SlideShare a Scribd company logo
1 of 87
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ THANH TRÀ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ THANH TRÀ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số : 8 34 04 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐÀO THỊ MINH HẰNG
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các
cơ quan cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Học viên
Trần Thị Thanh Trà
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU
ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG ............................ 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm của người có công với cách mạng: .......................... 7
1.2. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng .......10
1.3. Quan điểm của Đảng, nhà nước về chính sách người có công với cách
mạng................................................................................................................24
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM.............................................................30
2.1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng.........30
2.2. Thực trạng việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách
mạng tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam..................................................35
2.3. Đánh giá chung về thực hiện chính sách người có công với cách mạng
trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.............................................52
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH
MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM .59
3.1. Quan điểm chỉ đạo, định hướng và những mục tiêu chủ yếu của chính
sách đối với người có công với cách mạng.....................................................59
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách người có công với cách mạng .................................................................61
KẾT LUẬN....................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
11
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là một trong
những chính sách được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng. Những chính sách
cho Người có công cách mạng như: chính sách bảo hiểm y tế, chính sách
chăm sóc sức khỏe, chính sách ưu đãi về kinh tế, chính sách trợ cấp... đã được
ban hành và thực hiện. Hơn nữa, được sự chung tay góp sức của toàn cộng
đồng, những chính sách này trong nhiều năm qua đã đạt được một số thành
tựu đáng khích lệ.
Sự thay đổi về tâm sinh lý, những khủng hoảng về tâm lý của tuổi già
đem lại. Như chúng ta đã biết, sức khỏe và chăm sóc sức khỏe có vai trò vô
cùng quan trọng đối với mỗi người. Tuy nhiên nguồn lực thực hiện chăm sóc
sức khỏe người có công cũng như các khó khăn còn tồn tại trong quá trình
thực hiện công tác chăm sóc. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã làm được
đối ới người có công còn rất nhiều những tồn tại hạn chế mà Nhà nước cần
sửa chưa khác phục như: công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách
ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có công với các mạng còn hình
thức chưa trọng tậm; việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền nhiều nơi
chưa sâu sát, thường xuyên. Công tác vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”chưa
huy động được nhiều đối tượng tham gia đóng góp; đời sống của một bộ phận
thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, đặc biệt là người
hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, gia đình có con dị dạng, dị
tật... còn gặp nhiều khó khăn.
Các hoạt động xác nhận người có công còn nhiều bất cập như: đối với
đối tượng lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa cần thiết mở rộng thêm căn cứ
xác nhận, đối với liệt sỹ, thương binh chưa có hướng dẫn cụ thể về thủ tục, hồ
22
sơ xác nhận liệt sỹ đối với trường hợp bị bắt, tra tấn.Việc khám giám định vết
thương còn sót cũng gặp nhiều trở ngại. Một số đối tượng đã lợi dụng kẽ hở
của chính sách để trục lợi. Hành vi này đã và đang gây nhiều bức xúc trong
dư luận. Nguyên nhân chính khiến việc trục lợi từ chính sách người có công
diễn biến phức tạp như trong thời gian qua trước hết do sự thiếu trung thực
của người xác lập hồ sơ. Bên cạnh đó, là việc tiếp tay, thiếu trách nhiệm của
những cán bộ chính sách trong thực thi công vụ. Thực tế hiện nay, có những
đường dây chuyên “chạy” chế độ chính sách ưu đãi. Và để làm được điều này,
rõ ràng phải có sự giúp sức, tiếp tay của những cán bộ trực tiếp thụ lý hồ sơ.
Qua nghiên cứu thực tế có rất nhiều luận văn đã viết về chính sách ưu
đãi đối với người có công cách mạng nhưng chưa có bài viết nào, tổng hợp
được các tồn tại, hạn chế mà các chính sách của nhà nước trong quá trình thực
hiện chính sách, từ đó đề ra những giải pháp tối ưu để chính sách ngày càng
đi vào cuộc sống. Xuất phát từ mong muốn làm được một việc có ích, là
người được sinh ra và lớn lên ở một địa phương (tỉnh) có truyền thống cách
mạng và là nơi có nhiều đối tượng chính sách nhất cả nước, hơn nữa, là một
công chức phụ trách công tác Chính sách người có công cấp xã, được tiếp xúc
hằng ngày với người có công với cách mạng và từ thực tế bắt nguồn từ nhu
cầu của người có công và việc thực hiện chính sách đối với công cách mạng,
tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công
với cách mạng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” làm luận
văn Thạc sỹ chuyên ngành Chính sách công, với mong muốn đề ra các giải
pháp mới trong quá trình thực hiện chính sách người có công trên địa bàn
huyện Nông Sơn nói riêng và trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu
Năm 1993, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội đã xuất bản cuốn Một số vấn đề
chính sách xã hội ở nước ta hiện nay của tác giả Hoàng Chí Bảo[4] Chính sách xã
33
hội không ngừng thay đổi để phù hợp với đối tượng áp dụng.
Nguyễn Đình Liêu, Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở Việt
Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật này. Thực trạng của pháp
luật này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và việc hoàn thiện pháp luật ưu
đãi người có công.
Năm 1997, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội đã xuất bản cuốn
Những điều cần biết về chính sách với người có công, trong đó nêu rõ những
căn cứ pháp lý về thực hiện chính sách ưu đãi với người có công ở nước ta.
Nguyễn Thị Hằng, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, Tiếp tục thực hiện tốt
hơn nữa chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, người
có công với cách mạng, Tạp chí Cộng sản số 7/2005. Tác giả nêu những nét
khái quát thành tựu đạt được trong việc thực hiện ưu đãi xã hội đối với
thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công trong 10 năm từ 1995 đến
2005, qua đó đúc kết những kinh nghiệm và đề ra những giải pháp nhằm thực
hiện tốt hơn chính sách ưu đãi xã hội.
Năm 2011, Hồ Thị Vân Kiều đã nghiên cứu về “Chăm sóc sức khỏe
người có công cách mạng: Thực trạng và giải pháp (điển cứu tại trung tâm
Hoài Ân, tỉnh Bình Định)”. Tác giả đã nghiên cứu tại huyện Hoài Ân hiện nay
nguồn nhân lực trong chăm sức khỏe người có công thì có 36,9% ý kiến cho
rằng bác sĩ, y tá, thiếu trách nhiệm, 13,8% là có cán bộ tôn trọng bệnh nhân.
lược những quan điểm, chủ trương của Đảng đối với công tác thương binh,
liệt sỹ từ năm 1986 đến năm 2012; đánh giá thực trạng quá trình thực hiện
chủ trương của Đảng về vấn đề này và đề ra giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn
công tác thương binh, liệt sỹ trong thời gian tới.[23]
Nguyễn Duy Kiên – Phó Cục trưởng Cục Người có công, Bộ LĐTBXH,
Chính sách Người có công – là trách nhiệm của toàn dân, Tạp chí Tuyên giáo số
7/2012.
44
Sổ tay các bộ làm công tác chính sách người có công với cách mạng xã,
phường. Biên soạn Nguyễn Đình Khải (chủ biên), Nguyễn Đức Tuệ nhà xuất
bản Lao động, năm 2012;
Hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi người có công cách mạng, Cục
người có công - Bộ Lao động Thương binh Xã hội, năm 2013.
Do đó, luận văn tốt nghiệp với đề tài “Thực hiện chính sách ưu đãi
đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh
Quảng Nam” không phải là một chủ đề mới trong hoạt động thực tiễn cũng
như trong nghiên cứu. Tuy nhiên, điểm nhấn của luận văn chính là tìm hiểu,
đánh giá về công tác thực hiện chính sách, nêu lên những tồn tại, hạn chế, bất
cập trong quá trình thực hiện chính sách tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng
Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng việc thực hiện các chính sách ưu đãi đối với
người có công với cách mạng, đánh giá các mặt ưu điểm, đặc biệt là các tồn
tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiền các chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Nông
Sơn, nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thực hiện chính sách
ưu đãi đối với người có công cách với cách mạng;
Tiến hành thống kê, phân tích đánh giá thực trạng công tác triển khai
thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa
bàn huyện Nông Sơn khoảng từ năm 2012 đến năm 2017;
Đánh giá những ưu điểm, tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực
hiện chính sách trên địa bàn nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
55
hoàn thiện nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có
công trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam đạt hiệu quả hơn, đáp
ứng được yêu cầu, mục tiêu của chính sách, tạo được niềm tin của người có
công đối với Đảng và Nhà nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là những vấn đề lý luận và
thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn
huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng
Nam.
Thời gian từ năm 2012 đến năm 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
*Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu:
Các tài liệu được tập trung thu thập bao gồm: các văn bản, chính sách
của Nhà nước cũng như địa phương về Người có công với cách mạng, các bản
báo cáo tổng kết về công tác thực hiện chính sách về Người có công của
phòng Người có công - sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam,
các bài viết.
Những nơi được thu thập tài liệu: phòng Người có công - Sở Lao động
Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, thư viện Học việc Khoa học Xã hội,
các thông tin, tài liệu internet….
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu; Phương pháp quan sát;
Phương pháp thống kê. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp như:
phương pháp phân tích đánh giá, phương pháp đối chiếu - so sánh, phương
66
tổng kết đánh giá thực tiễn để thực hiện việc hoàn chỉnh luận văn.
6. Ý nghĩa của luận văn
*Ý nghĩa lý luận: Góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi đối
với người có công với cách mạng trong giai đoạn hiện nay.
*Ý nghĩa thực tiễn: Đáng giá thực trạng việc quản lý nhà nước về các
chính sách ưu đãi trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, nêu lên
những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó trong việc thực hiện các chính
sách đối với người có công trong thời gian đến.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng việc thực hiện các
chính sách ưu đãi đối với người có công và làm tài liệu tham khảo cho hoạt
động điều chỉnh, hoàn thiện chính sách.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia
làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách ưu đãi đối với người
có công với cách mạng.
Chương 2. Thực trạng việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người
có công với cách mạng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả chính sách ưu đãi
đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh
Quảng Nam.
77
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm của người có công với cách mạng:
1.1.1. Khái niệm
Dân tộc ta đã trải qua biết bao cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự
do của Tổ quốc và trong những cuộc đấu tranh đó đã có biết bao nhiêu người
hy sinh xương máu, của cải và cả tính mạng của mình cho nền độc lập tự do
ấy, họ luôn được nhân dân, Tổ quốc đời đời ghi nhớ và biết ơn.
Theo nghĩa rộng: Người có công là những người không phân biệt tôn
giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, đã tự nguyện hiến dâng cuộc đời
mình cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước và kiến thiết đất nước. Họ có những
đóng góp, những cống hiến xuất sắc và vì lợi ích của dân tộc.
Theo nghĩa hẹp: Người có công với cách mạng là những người không
phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác có những đóng góp,
những cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm
1945, trong các cuộc giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận.
Theo pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH 13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội, Người có công với cách mạng bao gồm:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 1 tháng 1 năm 1945: là người
tham gia các tổ chức cách mạng từ ngày 31 tháng 12 năm 1944 về trước được
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận.
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 1 tháng 1 năm 1945 đến trước
Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng
88
01 năm 1945
- Liệt sĩ sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân
tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước,
của nhân dân và được Nhà nước truy tặng bằng "Tổ quốc ghi công
- Thân nhân liệt sỹ Gia đình liệt sĩ gồm những thân nhân của liệt sĩ: vợ
hoặc chồng, con, cha mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ và được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ".;
- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, dân là người được Nhà nước
tuyên dương anh hùng vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu hoặc
phục vụ chiến đấu.
- Anh hùng lao động là người được Nhà nước tuyên dương anh hùng vì
có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến
- Thương binh là quân nhân, công an nhân dân do chiến đấu, phục vụ
chiến đấu trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc
trong đấu tranh chống tội phạm, dũng cảm làm nhiệm vụ đặc biệt khó khăn
nguy hiểm vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân mà bị thương, mất sức lao
động từ 21% trở lên và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy
chứng nhận thương binh", tặng "Huy hiệu thương binh".
- Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh mà bị mất sức
lao động từ 61% trở lên do một trong các trường hợp sau đây và được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh";
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là người
trong thời gian ở tù không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến,
không làm tay sai cho địch và được tổ chức, cơ quan có thẩm quyền công
nhận;
- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù,
đày này là người trong thời gian ở tù không khai báo có hại cho cách mạng,
99
cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch và được tổ chức, cơ quan có
thẩm quyền công nhận;
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng
huân chương kháng chiến, huy chương kháng chiến;
- Người có công giúp đỡ cánh mạng là người đã có thành tích giúp đỡ
cách mạng trong lúc khó khăn nguy hiểm và được Nhà nước tặng kỷ niệm
chương "Tổ quốc ghi công" hoặc bằng "Có công với nước".
1.1.2. Đặc điểm
Người có công với nước được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước là
người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm và
được Nhà nước tặng kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công hoặc bằng có công
với nước, huân chương kháng chiến, huy chương kháng chiến.
Họ có ý thức tự chủ, tự kiềm chế, đúng đắn, hăng hái nhiệt tình tham
gia các hoạt động xã hội cũng như các công tác khác được giao.
Đối với tâm lý thương binh, bệnh binh từ năm 1975 trở lại đây: chủ
yếu là những người bị thương tật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc, phần lớn tuổi còn trẻ, trình độ văn hoá cao, họ vẫn nặng nề về tâm lý
thua thiệt những người xung quanh nên có tâm lý bi quan, thiếu tin tưởng và
một số thương binh còn gặp khó khăn trong cuộc sống, chưa tìm được việc
làm.
Họ rất muốn được sự quan tâm chia sẻ, động viên nhất là vào các dịp
ngày lễ, ngày tết bởi, điều này có ý nghĩa rất quan trọng để đưa ra những giải
pháp chăm sóc, hỗ trợ phù hợp, đem lại hiệu quả cao, nhằm bù đắp phần nào
những hy sinh cống hiến to lớn của người có công với cách mạng.
Mặt khác họ đã có nhiều cống hiến hy sinh, chịu nhiều thiệt thòi mất
mát vì sự nghiệp chung của dân tộc, do đó họ cần được mọi người tôn trọng,
1100
quan tâm chăm sóc, chia sẻ, động viên họ nhiều hơn để họ với đi nỗi đau mất
mát, quên đi bệnh tật và mất người thân, do vậy nhà nước và cộng đồng xã
hội phải có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với họ để
thể hiện đào lý “Uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa"
1.2. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách
mạng
Ưu đãi đối với người có công với cách mạng là sự đãi ngộ của Nhà
nước, cộng đồng xã hội đối với người có công với cách mạng và thân nhân
của họ, nhằm ghi nhớ công ơn của họ đối với đất nước.
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là bao gồm các
quy định của Nhà nước về chính sách, chế độ đối với người có công với cách
mạng và thân nhân của họ trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội.
Từ các khái niệm trên chúng ta có thể thấy chính sách ưu đãi đối với có
công với cách mạng là việc nhà nước và xã hội dành những điều kiện, quyền
lợi đặc biệt hơn so với đối tượng, học được đề cao và được coi trọng hơn cả
về vật chất lẫn tinh thần nhằm ghi nhận, đền đáp công lao của người người đã
đóng góp công sức, xương máu của mình cho đất nước.
1.2.1. Các cơ sở để xây dựng chính sách ưu đãi đối với người có công
1.2.1.1. Ý nghĩa:
Kế tục truyền thống của cha ông ta trước đây, ngay sau khi giành được
chính quyền, Đảng, Nhà nước đã sớm xây dựng hệ thống pháp luật ưu đãi đối
với những người có công như thương binh, gia đình liệt sĩ, đồng thời động
viên toàn dân làm tốt phong trào chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng này.
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng được Đảng và
Nhà nước đặc biệt quan tâm, có thể điểm qua các giai đoạn:
Từ năm 1947 đến kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược (1954), Nhà nước đã ban hành 24 văn bản dưới hình thức Sắc lệnh, Nghị
1111
định, Thông tư, Thông lệnh quy định những vấn đề cơ bản như: Quy định tiêu
chuẩn để xác định thương binh, tử sĩ; quy định trợ cấp hằng tháng đối với
thương binh, thân nhân tử sĩ, việc huấn luyện nghề, sắp xếp việc làm, các
chính sách ưu tiên đối với thương binh; gia đình tử sĩ được tặng "Bảng Tổ
quốc ghi ơn", thương binh được cấp Huy hiệu Thương binh; tổ chức các Trại
an dưỡng để thu nhận và chăm sóc thương binh, bệnh binh; đồng thời tháng
7-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào "Đón thương binh về
làng" chăm sóc; lập quỹ nghĩa thương; tổ chức bộ máy Bộ Thương binh - Cựu
binh. Thành lập trong mỗi khu kháng chiến một Sở Thương binh - Cựu binh,
trong mỗi tỉnh hoặc liên tỉnh một Ty Thương binh - Cựu binh. Như vậy, trong
thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, mặc dù hoàn cảnh đất nước còn
nghèo, nhưng Nhà nước đã ban hành một số văn bản thể hiện sự ưu đãi đối
với thương binh, gia đình liệt sĩ, đồng thời đề ra chủ trương hết sức đúng đắn
là toàn dân tham gia chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), chế độ ưu đãi đối
với thương binh, gia đình liệt sĩ được quan tâm với việc ban hành 184 văn bản
pháp luật, trong đó quy định một số điểm quan trọng như: Tiếp tục xác nhận
và giải quyết quyền lợi cho những quân nhân, dân quân, du kích, thanh niên
xung phong bị thương tật, bị chết trong chiến tranh; đối với những người hy
sinh trong kháng chiến chống Pháp, Nhà nước đã sửa đổi tiêu chuẩn "liệt sĩ"
thay tiêu chuẩn "tử sĩ" trước đây, cấp Bằng Tổ quốc ghi công thay "Bảng Tổ
quốc ghi ơn" liệt sĩ; quy định việc cất bốc quy tập mộ liệt sĩ, xây dựng các
nghĩa trang liệt sĩ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ngày càng cam go,
quyết liệt, Đảng, Nhà nước đã phát động cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện
với sự đóng góp hy sinh to lớn của mọi tầng lớp, mọi lực lượng, chế độ ưu đãi
đối với người có công được bổ sung các đối tượng mới như: Chế độ đối với
thanh niên xung phong (Chỉ thị số 71/TTg ngày 21-6-1965); Chế độ đối với
1122
dân công thời chiến (Nghị định số 77/CP ngày 26-4-1966); Chế độ đối với lực
lượng vận tải nhân dân (Quyết định số 84/CP ngày 04-5-1966); Chế độ đối
với công nhân viên chức, cán bộ giữ chức vụ chủ chốt ở xã, dân công phục vụ
các chiến trường quan trọng và nhân dân (Nghị định số 111B/CP) ngày 20-7-
1968; Chế độ đối với cán bộ y tế làm nhiệm vụ cấp cứu phòng không (Nghị
định số 111/CP ngày 28-6-1973). Đồng thời Nhà nước đã ban hành nhiều văn
bản thể hiện trách nhiệm đối với người có công như: Văn bản quy định những
ngành nghề dành để sắp xếp thương binh vào làm việc, các cơ quan xí nghiệp
phải nhận thương binh theo tỷ lệ 5% biên chế; quy định chế độ ưu đãi trong
giáo dục - đào tạo, trong y tế, được miễn, giảm giá vé tàu xe…
Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1985, chính sách ưu đãi người có công
có những thay đổi bổ sung cho phù hợp tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của
đất nước sau khi Tổ quốc thống nhất. Chính sách ưu đãi người có công tập
trung vào các nhiệm vụ như giải quyết các tồn đọng sau chiến tranh, thống
nhất các chế độ ưu đãi trong cả nước. Trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước
đã ban hành 523 văn bản pháp luật ưu đãi người có công, điển hình như: Ban
Đại diện Trung ương Đảng ở miền Nam có Chỉ thị số 15/CT-76 về việc tăng
cuờng công tác thương binh xã hội ở miền Nam, tập trung vào công tác xác
nhận thương binh, liệt sĩ, cất bốc quy tập mộ liệt sĩ, xây dựng nghĩa trang liệt
sĩ, tổ chức ổn định cuộc sống của người có công...
Việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với
cách mạng của Đảng đã đem lại kết quả thiết thực. Phong trào "Đền ơn đáp
nghĩa" với 5 chương trình tình nghĩa: Xây dựng nhà tình nghĩa; lập Quỹ đền
ơn đáp nghĩa; tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa; đón thương binh nặng về chăm sóc
tại gia đình và nhận phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã phát triển
rộng khắp với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Hệ thống chính sách ưu
đãi đối với người có công tiếp tục được hoàn thiện với việc ban hành Thông
1133
tư số 22/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội ngày
29-6-2016 Hướng dẫn điều chỉnh trợ cấp ưu đãi đối với nhóm đối tượng
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận và
đang hưởng trợ cấp trước ngày 01-9-2012.
Như vậy, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng đã
nhanh chóng được thực hiện tạo ra sức mạnh tổng hợp về chính trị, kinh tế và
xã hội, sự đồng thuận giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân và bản thân người có
công với cách mạng, có tác động sâu sắc đến toàn xã hội, cùng với Nhà nước
chăm lo người có công với cách mạng, phát huy truyền thống, đạo lý của dân
tộc "uống nước nhớ nguồn, "đền ơn đáp nghĩa" trong thời kỳ đổi mới. Phương
châm thực hiện chính sách ưu đãi cũng dựa trên cơ sở 3 nguồn lực “Nhà
nước, nhân dân và bản thân đối tượng”, luôn là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong
công tác ưu đãi người có công với cách mạng. Sự đóng góp của cộng đồng là
nguồn lực không thể thiếu để đạt mục tiêu của chính sách và bao giờ cũng là
nguồn bổ sung phong phú để góp phần cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn, chu
đáo hơn đời sống người có công.Với truyền thống gắn bó, đoàn kết, chung
lưng đấu cật chống thiên tai, địch họa trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước
và giữ nước của dân tộc ta, đạo lý nhân ái thủy chung, “uống nước nhớ
nguồn” đã trở thành lẽ sống, là nét đẹp trong đời sống của cộng đồng dân tộc
Việt Nam.
1.2.1.2. Mục tiêu của chính sách
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 773/QĐ-TTg về việc ban
hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19 tháng 7 năm
2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng. Theo đó,
nhiệm vụ đề ra đến năm 2020, phấn đấu đạt 100% gia đình người có công với
cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng
1144
dân cư nơi cư trú; năm 2018 đạt 99%; năm 2019 đạt 99,5%; 98% xã phường
làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.
Phấn đấu đến năm 2020, 100% người có công với cách mạng được lập
hồ sơ theo dõi sức khỏe, được khám sức khỏe định kỳ phát hiện các vấn đề về
sức khỏe, xác định nhu cầu, được chăm sóc, điều dưỡng, phục hồi chức năng,
cung cấp và sử dụng dụng cụ trợ giúp phù hợp với tình trạng bệnh, tật, dị
dạng, dị tật.
Bên cạnh đó, rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ưu
đãi người có công với cách mạng, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp
với thực tiễn; hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở cho các hộ gia đình người có công
với cách mạng giai đoạn 2; thực hiện có hiệu quả việc tìm kiếm, quy tập, xác
định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; tập trung tu bổ, tôn tạo hệ
thống các công trình ghi công liệt sĩ trên toàn quốc...
Tập trung khắc phục những hạn chế, tồn tại trong việc lập hồ sơ, thẩm
định hồ sơ đề nghị công nhận người có công với cách mạng; tìm kiếm, quy
tập hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; huy động, bố trí nguồn lực thực hiện
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; tôn tạo các công trình ghi
công liệt sĩ, nâng cao mức sống của người có công và gia đình có công với
cách mạng, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; xử lý
nghiêm những trường hợp trục lợi chính sách người có công với cách mạng.
1.2.1.3. Các tiêu chí xác định chính sách
Cần xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành, chính quyền địa
phương đối với việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách
mạng; triển khai thực hiện một cách khoa học, đồng bộ, thiết thực, hiệu quả.
Đồng thời, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội
nhằm hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu đối với công tác người có công với cách
mạng.
1155
Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công
tác người có công với cách mạng; rà soát, hoàn thiện hệ thống luật pháp,
chính sách người có công với cách mạng, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ,
phù hợp với thực tiễn. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp
thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện luật
pháp, chính sách đối với người có công với cách mạng.
Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chính sách ưu đãi người có
công với cách mạng càng được đặc biệt quan tâm, hệ thống chính sách, pháp
luật ưu đãi người có công đang từng bước hoàn thiện và phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Đối tượng người có công ngày một mở
rộng, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự đảm bảo công bằng và
sự đồng thuận của toàn xã hội.
Tiếp tục hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công sẽ tăng cường hiệu
quả của chế độ ưu đãi với mục tiêu quan tâm, chăm lo nhiều hơn, nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của đối tượng chính sách, tạo điều kiện cho việc
thực hiện công bằng xã hội, đúng theo nguyên tắc đã được ghi nhận trong
Cương lĩnh xây dựng đất nước: “Không chờ kinh tế phát triển cao mới giải
quyết các vấn đề xã hội mà ngay trong từng bước, trong suốt quá trình phát
triển tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội”.
1.2.2. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách
mạng
1.2.2.1.Các phương pháp thực hiện chính sách
+ Phương pháp tuyên truyền, vận động
Thực hiện chính sách tuyên truyền, vận động giáo dục nhằm không
ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp
Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ đối với các anh hùng liệt sỹ, người có công với
cách mạng, nâng cao ý thức, biết tôn trọng về những hy sinh, mất mát, chịu
1166
nhiều gian khổ của thế hệ cha ông trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc.
Tập trung thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thương binh, liệt sỹ, người có
công với cách mạng, đặc biệt quan tâm đến gia đình chính sách gặp nhiều khó
khăn, ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng; đẩy mạnh phong trào
"Đền ơn đáp nghĩa" với nhiều hình thức thiết thực; khuyến khích và động
viên ý thức tự vươn lên phát triển kinh tế thông qua các chương trình, dự án
vay vốn sản xuất, tạo việc làm, hỗ trợ nghề nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho
người có công tham gia hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thể hiện
tinh thần tàn nhưng không phế, vươn lên trong cuộc sống vừa làm giàu cho
bản thân vừa làm gương cho thế hệ con cháu mai sáu, bên canh đó cón chứng
minh cho thế hệ con cháu biết được rằng “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng
không bền..” giáo dục cho thế hệ mai sau tinh thần thép, tinh thần bất khuất,
kiên cường của những người có công với cách mạng, từ đó khơi dậy lòng yêu
nước, lòng tự hào dân tộc.
Nếu không thực hiện tốt công tác chính sách đối với người có công, thì
tình hình chính trị sẽ không ổn định, ảnh hưởng lớn đến ựu tồn vong của đất
nước, do vậy phương pháp tuyên truyền, vận động luôn là phương pháp hiệu
quả trong việc thực hiện chính sách đối với người có công, nó góp phần ổn
định chính trị, giữ vững thể chế nhà nước.
+ Phương pháp hành chính
Muốn thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công với cách
mạng, thì công cụ pháp lý, nhân tố con người cũng vô cùng quan trọng, chính
sách có tốt thì quá trình thực hiện chính sách sẽ tốt, chính sách mới đi vào
cuộc sống xã hội nói chung và đối với từng đối tượng nói riêng, nếu nhân tố
con người yếu thì chính sách sẽ không đi vào cuộc sống. Do vậy, việc hoạch
1177
định, xây dựng chính sách người có công không chỉ phụ thuộc vào điều kiện
tự nhiên mà còn phụ thuộc vào thể chế chính trị, phụ thuộc vào trình độ năng
lực của nhà lãnh đạo, phụ thuộc vào cái đức, cái tài, cái tâm của cơ quan ban
hành chính sách. nếu hội tụ đủ các điều kiện trên thì sẽ có được những quyết
sách quan trọng, phù hợp với thực tế và nhu cầu của đối tượng thụ hưởng là
những người có công với cách mạng.
Bên cạnh đó, việc lắng nghe ý kiến quần chúng, lắng nghe tâm tư
nguyện vọng của đối tượng thụ hưởng cũng không thể thiếu trong quá trình
thực hiện chính sách, những vấn đề tích cực cần phát huy, đề cao, nêu gương,
những biểu hiện hạn chế, tiêu cực cần thẳng thắn thừa nhận, khắc phục sửa
chữa và có biện pháp xử lý thích đáng, có như vậy thì chính sách mới thật sự
phát huy tác dụng và đem lại lòng tin của người có công với xã hội, đối với
đất nước.
+ Phương pháp kinh tế
Ưu tiên các nguồn lực để đảm bảo thực hiện tốt chính sách ưu đãi, có
các giải pháp thiết thực nhằm huy động nguồn lực xã hội vào việc chăm sóc
người có công với cách mạng. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho người
có công như: thăm hỏi, tặng quà nhân dịp các ngày lễ, tết, hỗ trợ làm nhà, xây
dựng nhà điều dưỡng, phát động toàn xã hội tham gia giúp đỡ người có công
thông qua 6 chương trình tình nghĩa như: Tặng số tiết kiệm, xây dựng nghĩa
trang, đài tưởng niệm, quỹ tình nghĩa, vườn cây và nhà tình nghĩa… góp phần
vào việc ổn định đời sống vật chất và tinh thần của người có công, tạo được
niềm tin vững chắc của các đối tượng với Đảng, Nhà nước
Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, tình hình lạm phát tăng cao, khủng
hoảng kinh tế trên thế giới cùng với giá cả của thị trường trong nước không
ổn định đã làm ảnh hưởng đến đời sống của người làm công ăn lương và đặc
biệt là các đối tượng yếu thế trong đó có người có công với cách mạng. Đòi
1188
hỏi toàn xã hội cần quan tâm hơn nữa để giúp họ có cuộc sống ổn định, được
phấn khởi về mặt tinh thần. Vì vậy việc triển khai nhiều chính sách nhằm giúp
cho người có công với cách mạng đảm bảo đời sống về vật chất lẫn tinh thần
phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, chế độ Bảo hiểm y tế, chế độ
về giáo dục, hoặc miễn giảm thuế, ưu tiên trong vay vốn sản xuất, cùng với
công tác xã hội hóa đã giúp người có công có cuộc sống dần ổn định, đời sống
tinh thần được cải thiện.
+ Phương pháp kết hợp giữa tuyên truyền vận động, hành chính và
Kinh tế.
Trong quá trình thực hiện chính sách người có công với cách mạng thì
tùy từng điều kiện, thời gian mà thực hiện các phương pháp cho phù hợp, tuy
nhiên một trong các phương pháp tối ưu phát huy tích cực được hiệu quả
chính sách thì phương pháp kết hợp giữa các phương pháp tuyên truyền, vận
động, phương pháp chính trị và phương pháp kinh tế là phương pháp mang leị
hiệu quả, kịp thời và đồng bộ nhất.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người
có công. Trong đó, đặc biệt quan tâm các gia đình chính sách có nhiều khó
khăn, người có công hiện đang sống cô đơn, không nơi nương tựa, các gia
đình chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng căn
cứ địa cách mạng trước đây, phấn đấu không để hộ người có công thuộc diện
hộ nghèo. Ưu tiên nguồn lực giải quyết những nhu cầu cấp thiết đối với người
có công, như phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, dạy nghề, tạo việc
làm, giúp đỡ các gia đình chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh…
Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật ưu
đãi người có công, đặc biệt chú trọng giải quyết các vướng mắc, tồn tại phát
sinh liên quan để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh
1199
tế - xã hội của đất nước.
1.2.2.2. Các bước tổ chức thực hiện chính sách
Do tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách người có công với
cách mạng nên các cơ quan nhà nước cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo sát sao
công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách. Để tổ chức, điều hành có
hiệu quả chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng nhà nước cần
phải thực hiện nhiều nội dung quản lý khác nhau, nhưng trước tiên cần tuân
thủ các bước tổ chức cơ bản sau đây:
+ Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đối với người
có công
Kế hoạch triển khai chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng
công được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống. Kế hoạch triển
khai chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng bao gồm những
nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, lập kế hoạch tổ chức điều hành cần đảm bảo những dự kiến
về hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách;
số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức; những dự kiến về cơ chế
trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức; cơ chế tác động giữa các cấp
thực hiện chính sách.
Thứ hai, xác định kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực như dự kiến về
các cơ sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực hiện
chính sách; các nguồn lực tài chính, các vật tư văn phòng phẩm...
Thứ ba, xác định thời gian triển khai thực hiện thông qua dự kiến về
thời gian duy trì chính sách; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ
tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm.
Thứ tư, lên kế hoạch kiểm tra thực hiện chính sách là những dự kiến về
tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách.
2200
Thứ năm, xây dựng dự kiến những nội quy, quy chế trong thực hiện
chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng;
+ Phân công, phối hợp thực hiện chính sách đối với người có công
Bước tiếp theo sau bước tuyên truyền, phổ biến là phân công, phối hợp
các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công
với cách mạng theo kế hoạch được phê duyệt. Chính sách ưu đãi đối với
người có công với cách mạng được thực hiện trên phạm vi cả nước vì thế số
lượng cá nhân và tổ chức tham gia thực hiện chính sách là rất lớn.
Hoạt động phân công, phổi hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính
sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng một cách chủ động, sáng tạo
để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
chính sách
+ Duy trì chính sách đối với người có công
Các chế độ ưu đãi được quy định đối với người có công, đã bao phủ
hầu hết các mặt trong đời sống, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng
thời kỳ, đảm bảo mức sống của người có công và thân nhân, do vậy chính
sách cần được duy trì, tồn tại và phát huy hơn nữa trong thực tế, để thực hiện
tốt “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với
cách mạng”, thì phải có sự đồng tâm, hợp lực của đông đảo các tầng lớp nhân
dân nhiệt và làm cho nó trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa của xã hội.
Muốn đời sống của người có công với cách mạng và gia đình người có công
với cách mạng không ngừng được cải thiện; nhiều người có ý chí vươn lên,
nỗ lực phấn đấu, tiếp tục có nhiều đóng góp vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng
và phát triển đất nước thì cần có sự đoàn kết nhất trí để đưa nền kinh tế đất
nước ngày càng phát triển bền vững hơn, toàn diện hơn…Đây là nhiệm vụ
của cơ quan nhà nước trong việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với
người có công với cách mạng.
2211
+ Điều chỉnh chính sách đối với người có công
Trong từng giai đoạn, điều kiện, hoàn cảnh, các chính sách đã được
điều chỉnh bổ sung cho phù hợp nhằm bù đắp phần nào những hy sinh, mất
mát của người có công cho nền độc lập tự do của tổ quốc. Khi đất nước bước
vào thời kỳ đổi mới, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng càng
được đặc biệt quan tâm, hệ thống chính sách, pháp luật ưu đãi người có công
đang từng bước hoàn thiện và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất
nước. Đối tượng người có công ngày một mở rộng, chế độ ưu đãi ngày một
nâng cao gắn liền với sự đảm bảo công bằng và sự đồng thuận của toàn xã
hội. Hoạt động điều chỉnh chính sách là hoạt động hết sức cần thiết để tạo cho
chính sách phù hợp hớp tình hình thực tế, phù hợp với xu hướng phát triển,
phù hợp giữa các đối tượng thụ hưởng và phù hợp không gian thời gian nhất
định.
Nếu chính sách không được điều chỉnh phù hợp thì việc thực hiện
chính sách sẽ không đi vào thực tế và không thể tồn tại.
+ Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách người có công
Đôn đốc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách
mạng là hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức có thẩm quyền thực hiện
thông qua các công cụ hữu ích nhằm làm cho các chủ thể thực hiện nêu cao ý
thức trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp theo định hướng chính sách.
Trên thực tế, khi triển khai thực hiện chính sách, không phải bộ phận nào
cũng làm tốt, làm nhanh như nhau, vì thế cần có hoạt động đôn đốc để vừa
thúc đẩy các chủ thể nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ, vừa phòng,
chống những hành vi vi phạm quy định trong thực hiện chính sách ưu đãi đối
với người có công với cách mạng.
+ Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách
người có công
2222
Tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách
mạng được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách. Trong quá
trình đó người ta có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực hiện
chính sách, trong đó đánh giá toàn bộ được thực hiện sau khi kết thúc chính
sách. Đánh giá tổng kết trong bước tổ chức thực hiện chính sách được hiểu là
quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo - điều hành và chấp hành chính sách
của các đối tượng thực hiện chính sách.
Đối tượng được xem xét, đánh giá tổng kết về chỉ đạo điều hành thực
hiện chính sách là các cơ quan nhà nước. Cơ sở để đánh giá, tổng kết công tác
chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách
mạng trong các cơ quan nhà nước là kế hoạch được giao và những nội quy,
quy chế được xây dựng ở bước 1 của phần này. Thước đo đánh giá kết quả
hưởng thụ của các đối tượng này là đời sống vật chất, tinh thần của đối tượng
chính sách có được chăm lo, nâng cao nhiều hơn, có được tạo điều kiện cho
việc thực hiện công bằng xã hội, đúng theo nguyên tắc đã được ghi nhận trong
Cương lĩnh xây dựng đất nước: “Không chờ kinh tế phát triển cao mới giải
quyết các vấn đề xã hội mà ngay trong từng bước, trong suốt quá trình phát
triển tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội”.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách
người có công với cách mạng
+ Điều kiện tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng nhất định đến việc tổ chức thực
hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, với đặc trưng là
vùng đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, hai đồng bằng lớn, nhiều sông,
ngòi và có bờ biển dài; đông dân, có nhiều thành phần dân tộc; Dân số còn
tăng nhanh, cơ cấu dân số thay đổi; Dân cư phân bố chưa hợp lí, phân bố
không hợp lí giữa các vùng đồng bằng với trung du và miền núi; Giữa thành
2233
thị và nông thôn. Các vùng có dân cư tập trung đông thường gắn liền với điều
kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, nguồn nước) thuận lợi cho sinh hoạt và cư trú;
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao, tập trung nhiều cơ sở kinh tế. Các
vùng có dân cư thưa thớt thường do thiếu sự đồng bộ của các yếu tố như
giao thông hạn chế, cơ sở hạ tầng kém, điều kiện tự nhiên ít thuận lợi, kinh tế
còn chậm phát triển, ít các cơ sở kinh tế.
Từ những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chính sách ưu đãi
người có công với cách mạng, từ đó tính thống nhất, tính đồng bộ sẽ không
phù hợp với thực tiễn từng vùng miền.
+ Yếu tố chính trị
Những nhà hoạch định chính sách cần đưa ra các chính sách ưu đãi bảo
đảm công bằng và tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Có thể nói, các đối
tượng người có công đã được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và
toàn xã hội, do vậy cần quan tâm đến việc ban hành các văn bản hướng dẫn
thực hiện Pháp lệnh và tổ chức tốt việc tuyên truyền, phổ biến chính sách,
pháp luật về người có công. Cần xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của các bộ,
ngành, chính quyền địa phương đối với việc thực hiện chính sách ưu đãi
người có công với cách mạng; triển khai thực hiện Kế hoạch một cách khoa
học, đồng bộ, thiết thực, hiệu quả, tránh các hiện tượng tiêu cực trong thực
hiện chính sách người có công hoặc các hiện tượng lợi dụng chức vụ, quyền
hạn dẫn đến sai phạm trong thực hiện chính sách và cần thẳng thắng thừa
nhận khuyết điểm, xử lý khuyết điểm để đem lại lòng tin của nhân dân đối với
Đảng và Nhà nước.
+ Yếu tố kinh tế
Để chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng đi vào cuộc
sống, nhà nước cần quan tâm, đề cao trách nhiệm đối với người có công, bố
trí ngân sách nhà nước và huy động mọi nguồn lực xã hội cùng Nhà nước
2244
chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho người có công và thân nhân
của người có công. Phong trào đền ơn, đáp nghĩa, toàn dân tham gia chăm sóc
người có công phát triển sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực và trở thành trách
nhiệm xã hội, tình cảm và nét đẹp văn hoá của dân tộc, như tinh thần Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu “Thực hiện tốt
các chính sách ưu đãi đối với người có công với nước, nâng cao mức sống về
vật chất và tinh thần của người có công ngang bằng hoặc cao hơn mức sống
trung bình của dân cư”. Do vậy, nhà nước cần tiếp tục chăm lo phát triển kinh
tế nước nhà mới đảm bảo được đời sống của người có công.
+ Yếu tố văn hóa, phong tục tập quán
Với sự đoàn kết, tương thân tương ái, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm
lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc và kết thúc với chiến thắng
Bạch Đằng oanh liệt. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn
con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Có những bà mẹ có
tới chín người con trai, một người con rể và cả chồng là liệt sĩ! Kế thừa những
giá trị tương thân tương ái và giàu lòng yêu nước ấy thì hoạt động đền ơn đáp
nghĩa đối với người có công thì không thể mất đi trong lòng mỗi con người
Việt Nam, đó cũng là một yếu tố tích cực ảnh hưởng đến việc tổ chức thực
hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
1.3. Quan điểm của Đảng, nhà nước về chính sách người có công
với cách mạng
1.3.1. Quan điểm
Chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng là một
trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đây là một vấn đề
chính trị - xã hội của quốc gia, dân tộc. Điều đó thể hiện đạo lý và truyền
thống “uống nước, nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc Việt Nam.
Thấm nhuần sâu sắc đạo lý và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thực
2255
hiện lời dạy ân cần của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thương binh, bệnh binh, gia
đình quân nhân và gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với
nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải yêu thương và giúp
đỡ họ”, Đảng, Nhà nước, nhân dân và lực lượng vũ trang ta luôn luôn trân
trọng, ghi nhớ công ơn và làm được nhiều việc tốt để tỏ lòng hiếu nghĩa bác
ái, quý trọng đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với
nước. Những việc làm đó không những có ý nghĩa về mặt đạo lý mà còn có
tác động thiết thực tạo động lực to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sắc lệnh số 20/SL Về chế độ hưu bổng thương tật đối với thương binh,
liệt sĩ và người có công với cách mạng. Đây là Sắc lệnh đầu tiên về chính
sách thương binh, liệt sĩ và người có công; một sự kiện quan trọng trong
chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta nhằm tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối
với sự hy sinh, cống hiến của các thương binh, liệt sĩ và người có công với
nước. Thấm nhuần sâu sắc và thực hiện lời dạy bảo ân cần của Người, Đảng,
Nhà nước, nhân dân và lực lượng vũ trang ta luôn luôn trân trọng, ghi nhớ
công ơn và làm nhiều việc tốt “đền ơn đáp nghĩa” đối với những người có
công với cách mạng. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn và giúp đỡ
những người anh dũng ấy”. Trong Di chúc trước lúc đi xa Bác Hồ đã căn dặn:
Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho thương binh, liệt sĩ
và người có công với cách mạng có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở
những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi một người để họ có thể dần dần tự lực
cánh sinh.. Những lời dạy bảo của Bác đang được Đảng, Nhà nước và lực
lượng vũ trang nhân dân ta phấn đấu thực hiện ngày càng tốt hơn và chu đáo
hơn. Đồng thời tiếp tục: “Huy động tốt nhất nguồn lực lao động để phục vụ
công cuộc xây dựng, phát triển đất nước”; “Tiếp tục hoàn thiện chính sách xã
hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, Bộ Lao động
2266
- Thương binh và Xã hội và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam đã xây dựng chương trình phối hợp, triển khai rà soát đối
với 7 đối tượng, bao gồm: liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng,
thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa
học, người có công giúp đỡ cách mạng và cựu thanh niên xung phong.
Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã phối hợp với các bộ, ngành đề
xuất với Đảng, Nhà nước tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chính sách đối với
người có công với cách mạng, ban hành nhiều chủ trương, chính sách mới,
phù hợp, như sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Tuyên dương Danh hiệu vinh dự
Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; Pháp lệnh Ưu đãi người có công với
cách mạng; Chỉ thị của Bộ Chính trị, các văn bản, quy định của Chính phủ về
tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; các chủ trương, chính sách lớn đối với người
tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
1.3.2. Các chính sách đã được xây dựng trong giai đoạn 2012-2017
Thông tư liên tịch số 41/2013/BYT-BLĐTBXH ngày 18/11/2013 của
Bộ Y tế và Bộ LĐTBXH Hướng dẫn giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có
liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng
chiến và con đẻ của họ.
Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016
Hướng dẫn khám, giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật, có liên quan đến phơi
nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ
của họ.
Thông tư số 25/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2016 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội về việc Hướng dẫn xác định, quản lý đối tượng tham
gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định
2277
chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà
nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".
Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ Quy định
chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi Người có công
với Cách mạng.
Nghị định số 70/2017/NĐ-CP ngày 06/6/2017 của Chính phủ quy định
mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày 07/11/2013 của Bộ Quốc phòng
hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi
người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng;
Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày
22/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng về
hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương
binh trong chiến tranh không còn giấy tờ;
Công văn số 2962/CS-TBLS ngày 15/12/2014 của Cục Chính sách về
việc thực hiện chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe đối với người có công
với cách mạng đang công tác trong quân đội;
Quyết định số 57/2013/TTg ngày 14/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và
Căm - phu - chia.
Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ LĐTBXH
Hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi Người có công với
cách mạng và thân nhân.
Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014
của Bộ LĐTBXH và Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi
sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với Người có
công với Cách mạng và thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ.
2288
Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 của Bộ LĐTBXH
Hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đã người có
công cách mạng;
Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường
vụ Quốc hội Sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công
với cách mạng.
Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ
Quy định về chế độ đối vối thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ
trong kháng chiến;
Thông tư liên tịch số 17/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 01/8/2014
của Bộ LĐTBXH và Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện trợ cấp một lần đối
với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Căm – pu – chia theo
Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg ngày 14/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiểu kết chương 1
Pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng không chỉ mang tính
chính trị, kinh tế, xã hội mà còn mang tính nhân văn sâu sắc. Nó là sự thể hiện
những truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, giáo dục cho thế hệ
trẻ ý thức trách nhiệm, ý thức rèn luyện, phấn đấu vươn lên để cống hiến, hy
sinh cho sự nghiệp gìn giữ, xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ những giá
trị tốt đẹp, những thành quả to lớn mà cha ông ta đã ra sức gìn giữ. Đồng thời
thể hiện được trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hiện “đền ơn đáp
nghĩa” đối với người có công với cách mạng. Vì vậy, chính sách đối với
người có công là chính sách vô cùng quan trọng.
Nhìn chung, pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng và thân
nhân luôn được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất
2299
nước trong từng thời kỳ, tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn thì một số quy
định trên vẫn chưa hoàn thiện, trở thành nguyên nhân ảnh hưởng hiệu quả ưu
đãi người có công với cách mạng. Do vậy, Nhà nước cần có những giải pháp
đồng bộ để hoàn thiện những quy định của pháp luật về hoạt động này. Có thể
khẳng định rằng, những vấn đề liên quan đến người có công là những vấn đề
rất nhạy cảm và phức tạp, do đó để xây dựng hệ thống pháp luật ưu đãi người
có công phải tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng, cần phải được tiến hành từng
bước, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước; đảm bảo công bằng
xã hội. Trước hết cần phải hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về
ưu đãi người có công; bổ sung, ban hành những quy định mới để giải quyết
những điểm bất hợp lý, những thiếu sót của pháp luật ưu đãi người có công.
Tập trung nguồn lực để giải quyết những nhu cầu cấp thiết của những người
có công như vấn đề về tăng mức trợ cấp; quan tâm đến dạy nghề, tạo việc
làm, giúp đỡ các gia đình chính sách khó khăn phát triển sản xuất, kinh
doanh; tuyên truyền, cổ vũ những tấm gương thương binh, gia đình liệt sĩ,
người có công tiêu biểu trong lao động, học tập, trong sản xuất, kinh doanh và
trong các hoạt động văn hóa, xã hội.
3300
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ
CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG SƠN,
TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội huyện Nông Sơn, tỉnh
Quảng
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên
Huyện Nông Sơn được chia tách từ huyện Quế Sơn theo Nghị định số
42/2008/NĐ-CP ngày 08/4/2008 của Chính phủ, có điều kiện địa lý: Phía Bắc
giáp với huyện Duy Xuyên và Đại Lộc, phía Nam giáp với huyện Hiệp Đức
và huyện Phước Sơn, phía Đông giáp với huyện Quế Sơn, phía Tây giáp với
huyện Nam Giang; cách trung tâm thành phố Tam kỳ 75km về phía Tây.
Tổng diện tích tự nhiên là 47.163,64 ha với tổng dân số 32.021 người. Nông
Sơn là nơi hội tụ của nhiều phong tục, tập quán. Phong phú về văn hóa, tín
ngưỡng, tâm linh và lễ hội. Nơi đây cũng là vùng đất học với nhiều nhà tri
thức nổi tiếng như “Tứ kiệt” Nguyễn Đình Hiến, bác sỹ Bùi Kiến Tín, giáo sư
Hoàng Châu Ký, nhà thơ Tường Linh v.v…
Nông Sơn xưa là căn cứ địa cách mạng. Rừng Nông Sơn che bộ đội,
vây quân thù. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Nông Sơn có vị
trí chiến lược quan trọng. Những địa danh lịch sử như: Tân Tỉnh -Trung Lộc,
của cụ Hường Hiệu, thời kỳ 1885-1887; Khu chiến Hoàng Văn Thụ, thời kỳ
1946-1954…ghi dấu một thời oanh liệt của bao thế hệ cách mạng anh hùng đã
lập nên nhiều chiến công vang dội; góp phần tô thắm thêm những trang sử vẻ
vang của quê hương, dân tộc, làm cho kẻ thù khiếp vía. Bia chiến thắng Nông
Sơn - Trung Phước (18/7/1974) là minh chứng cho tinh thần chiến đấu quật
cường, dũng cảm, khó khăn không sờn lòng, hiểm nguy không lùi bước, của
3311
quân và dân Nông Sơn trong cuộc kháng chiến trường kỳ…
Huyện Nông Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm,
mưa nhiều và mưa theo mùa, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh, có nền nhiệt
độ cao, nắng nhiều, ít chịu ảnh hưởng của giáo mùa đông bắc. Khí hậu chia
thành 2 mùa rõ rệt đố là mùa mưa và mùa khô, mùa khô từ tháng 2 đến tháng
8 đây là mùa của gió tây khô nóng, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau
đây là mừa có gió mùa đông bắc kéo theo mưa.Độ ẩm không khí trung bình
84%. Nhiệt độ trung bình 240
c mùa đông dao động từ 20-290
c. Lượng mưa
trung bình hằng năm: 2.580mm, lượng mưa lớn tập trung vào tháng 9,10 và
11 chiếm 85% lượng mưa cả năm.
Sông Thu Bồn: Từ hai nhánh sông Nước Trong và sông Gianh hợp lại
chảy theo hướng Bắc qua vùng núi phía Tây của huyện. Đoạn qua huyện dài
32km, độ dốc lớn, nhiều ghềnh cao, lòng sông trung bình 150m, lưu lượng
trung bình 200m2
/s thường gây ra lũ lụt và sạc lở đất.
Diện tích đất lâm nghệp của huyện là 39.717,68 ha, chiếm 86,73% tổng
diện tích tự nhiên. Một số khu vực rừng còn tương đối nguyên vẹn, nhiều loại
gỗ quý có giá trị kinh tế cao như kiền kiền, chò, sơn đào,... có vị trí quan
trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học, ở đây có hệ động vật rừng gồm nhiều
chủng loại như : rùa, chim, chà vá chân xám, voi,...
Có thể phác thảo Nông Sơn bởi các điểm nhấn: Đến đỉnh đèo Le, miền
sơn cước Nông Sơn hiện ra núi non trùng điệp. Nhìn hướng nào cũng thấy
núi, nhấp nhô, lớp lớp, ngút ngàn...Qua đèo Le, đường dốc quanh co. Một bên
là vách núi, bên kia là vực sâu tạo nên một bức tranh phong thủy hữu tình.Tân
tỉnh Trung Lộc- Đồng bằng Tây Viên dưới chân Hòn Tàu, Trung Phước - Đại
Bình, Cà Tang - Nông Sơn, Tý Sé - Dùi Chiêng, Hòn Kẽm- Đá Dừng… theo
dòng Thu Bồn như sợi chỉ xanh ngắt vắt dọc từ Đông sang Tây. Nông Sơn là
địa điểm lý thú đến để khai phá những vỉa quặng trầm tích dấu ấn văn hóa,
3322
giải mã những câu chuyện, giai thoại về mảnh đất và con người nơi đầu
nguồn sông Thu Bồn.
2.1.2. Về điều kiện kinh tế:
Toàn huyện có 14.235 người trong độ tuổi lao động, chiếm 41,2 % dân
số toàn Huyện, lao động công nghiệp trên địa bàn 700 người, lao động vận tải
210 người, lao động tư thương và dịch vụ tư nhân là 900 người, còn lại là lao
động nông nghiệp và các ngành nghề khác, hàng năm có kế hoạch mở lớp đào
tạo nghề mây tre, nghề hàn, thú y… tạo việc làm ổn định cho 1.567 lao động,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Là huyện có tiềm năng về đất đai, con người, có thế mạnh về phát triển
lâm nghiệp, du lịch - dịch vụ, CN- TTCN ... Có nguồn tài nguyên thiên nhiên
đa dạng và phong phú; Có lợi thế về phát triển cây lâm nghiệp; Có nguồn lao
động dồi dào chiếm 36% so với tổng số dân; Được hưởng nhiều ưu đãi từ các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; Nông nghiệp là ngành cung
cấp lương thực chính của địa phương; Đường giao thông ĐX, ĐH được đầu
tư bê tông hóa; Được đầu tư nhiều dự án như: Dự án 661 và dự án Việt Đức
về phát triển cây lâm nghiệp; Có nhiều dãy núi, khe đá có chiều hướng phát
triển về du lịch sinh thái như: Ha đá Hố Nhi (là căn cứ địa cách mạng), Vực
Thùng; Sai Mưa; Sai Hùng, Hòn Kẽm đá dừng, Suối nước nóng Tây Viên;
Làng trái cây Đại Bình…vv….
2.1.3. Nguồn nhân lực thực hiện chính sách người có công
Với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc, trong những năm qua,
các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể ở Nông Sơn đã tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ các chế độ, chính sách đối với người có
công với cách mạng; không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong
trào "Đền ơn đáp nghĩa", góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất
lượng cuộc sống của các đối tượng. Toàn huyện có 2.027 người có công với
3333
cách mạng, trong đó: có 05 người hoạt động cách mạng trước ngày
01/01/1945; 26 người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến tổng khởi
nghĩa năm 1945, có 15 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, có 09 Anh
hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 59 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, có 398
thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, có 206 bệnh binh, có
251 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độ hóa học và con đẻ của họ
bị nhiễm chất độc hóa học, có 387 gười có công giúp đỡ cách mạng, có 66
người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị bắt tù đày, có 267
người hưởng trợ cấp Tuất các loại và 37 người hưởng trợ cấp người phục vụ
các loại.
Từ nhiều năm nay huyện Nông Sơn luôn thực hiện tốt công tác “đền ơn
đáp nghĩa”, quan tâm chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công
với cách mạng. Hằng năm huyện đều có kế hoạch triển khai, hướng dẫn các
xã, các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh,
người có công.
Tri ân, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, thời gian qua từ nguồn kinh phí
của cấp trên hỗ trợ và ngân sách địa phương, huyện Nông Sơn đã đầu tư 9 tỷ
đồng tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ các xã Quế Lâm, Quế Ninh, Quế Phước, Sơn
Viên. Hiện nay, huyện tiếp tục sửa chữa, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ xã Quế
Trung với số tiền 10 tỷ đồng. Việc tiến hành rà soát thực hiện chính sách ưu
đãi cho người có công được thực hiện chặt chẽ, kịp thời, đúng đối tượng,
đúng quy định, công bằng và khách quan không để xảy ra sai sót, khiếu kiện.
Đặc biệt là vào các dịp lễ tết, công tác chăm lo cho các đối tượng chính sách,
người có công được địa phương chú trọng. Huyện đã cấp phát 1.571 suất quà
của Chủ tịch nước với mức 400 và 200 nghìn đồng, với số tiền hơn 323 triệu
đồng; Ủy ban nhân dân tỉnh cũng hỗ trợ 1.794 suất quà cho các gia đình chính
sách trên địa bàn huyện với tổng số tiền 557 triệu đồng; ngoài ra huyện Nông
3344
Sơn trích ngân sách hỗ trợ hơn 500 triệu đồng hỗ trợ cho cán bộ lão thành
cách mạng, các đối tượng bão trợ xã hội, gia đình chính sách, trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn, và cán bộ quân dân chính các thôn trên địa bàn
huyện…cấp 1.071 lượt thẻ BHYT/năm cho đối tượng chính sách.
Từ sau ngày tái lập huyện đến nay, bằng nhiều nguồn kinh phí Nông
Sơn đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa gần 1.000 nhà ở cho người có công, tổng
số tiền gần tỷ đồng. Bên cạnh đó, hàng năm huyện chỉ đạo các ban ngành,
đoàn thể, địa phương giúp đỡ các gia đình chính sách, người có công vươn lên
trong cuộc sống, tổ chức các đợt du khảo về nguồn; chăm sóc, dọn vệ sinh các
nghĩa trang liệt sĩ; thăm hỏi và tặng quà cho các gia đình chính sách, người có
công; tổ chức công tác khảo sát tìm mộ liệt sĩ, thăm hỏi, tặng quà cho các gia
đình chính sách, người có công trong dịp lễ, tết... Giúp đỡ cho con em thương
bệnh binh, gia đình liệt sĩ trên địa bàn về học phí, sách vở, dụng cụ học tập
khi tham gia học tập. Tạo điều kiện cho các hộ thương binh, liệt sĩ, thân nhân
người có công hoàn cảnh khó khăn được vay vốn phát triển kinh tế, xóa đói
giảm nghèo. Các hộ người có công, thương binh, bệnh binh phát huy bản
chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.
Toàn huyện hiện có 08 người trực tiếp phụ trách công tác chính sách
người có công, trong đó: cấp huyện 01 công chức, cấp xã 07 công chức làm
công tác chính sách ưu đãi người có công.
Sau khi tiếp thu các văn bản trên, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các
xã triển khai cho các ngành, mặt trận, đoàn thể xã được 10 cuộc có 378 lượt
người dự, triển khai tuyên truyền ra nhân dân và các đối tượng người có công
tại các khu dân cư được 80 cuộc, có trên 4.000 lượt người dự. Đồng thời chỉ
đạo Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn cán bộ phụ trách
Thương binh xã hội xã cụ thể, rõ ràng về hồ sơ, thủ tục để thực hiện các chế
độ chính sách cho các đối tượng theo đúng quy định, không để xảy ra trường
3355
hợp sai sót làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của gia đình Người có
công với cách mạng.
Tổ chức được nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ phụ
trách văn hóa xã hội và thương binh xã hội của xã. Phối hợp với các phòng,
ban, ngành huyện tổ chức nhiều cuộc hội nghị gặp gỡ trao đổi với người có
công và thân nhân người có công về các chế độ chính sách ưu đãi người có
công, với 320 người có công và thân nhân người có công tham dự.
(nguồn Phòng LĐ-TBXH huyện Nông Sơn năm 2017).
2.2. Thực trạng việc thực hiện chính sách đối với người có công với
cách mạng tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Tổ chức thực hiện chính sách người có công cách mạng ở
Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
+ Công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách người có
công
Mặc dù mới được chia tách nhưng do nhận thức sâu sắc về chính sách
ưu đãi đối với người có công với cách mạng là chính sách trước mắt đem lại
sự ổn định tình hình kinh tế chính trị, nên trong những năm qua huyện Nông
Sơn luôn dẫn đầu trong việc thực hiện chính sách đối với người có công. Trên
cơ sở các văn bản quy định về chính sách, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng
kịp thời các kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phù hợp với quá trình tổ
chức thực hiện chính sách. Kế hoạch triển khai chính sách ưu đãi đối với
người có công cách mạng công tại huyện được xây dựng đã đi vào cuộc sống
vào cuộc sống của chính những người có công trên địa bàn huyện.
Trên cơ sở đó, các xã tổ chức triển khai chính sách cũng phải xây dựng
kế hoạch, chương trình thực hiện riêng của đơn vị mình phù hợp với tình hình
thực tế nhưng không sai lệch chính sách.
Trong quá trình lập kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách, Ủy ban
3366
nhân dân huyện luôn đảm bảo về hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp
triển khai thực hiện chính sách, phân công trách nhiệm của cán bộ quản lý và
công chức; bố trí trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức thực hiện chính sách
như: bố trí con người, các nguồn lực tài chính, các vật tư văn phòng
phẩm...Đồng thời xác định thời gian triển khai thực hiện; dự kiến các bước tổ
chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh
nghiệm.
+ Công tác ban hành văn bản
Để thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người có công với cách
mạng trên địa bàn huyện, trên cơ sở các văn bản hướng dẫn thi hành về các
chế độ chính sách người có công, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức thành
lập các Hội đồng, các Ban chỉ đạo có liên quan đến từng nội dung chính sách,
phân công cụ thể cho các thành viên Hội đồng, thành viên Ban chỉ đạo để
triển khai thực hiện trên địa bàn toàn huyện. Ban hành kịp thời các văn bản
hướng dẫn các xã tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo thực hiện quy định các
chính sách; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các địa phương trong
quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân huyện cũng đã tiến hành
tổ chức Hội nghị triển khai, tập huấn cho các cán bộ, công chức về công tác rà
soát, thống kê các đối tượng theo quy định; đã chỉ đạo các ban ngành, đoàn
thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách đến
người dân, giúp cho người dân hiểu rõ mục đích và chính sách của chương
trình. Theo kết quả thông kế tại Phòng Lao đông – Thương binh Xã hội huyện
Nông Sơn, từ năm 2012 đến nay, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành 11
Quyết định thành lập các Ban chỉ đạo, 12 Hướng dẫn thi hành các văn bản của
cấp trên, 08 Công văn chỉ đạo triển khai và nhiều các văn bản khác về ưu đãi
người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Nông Sơn.
Nhìn chung, công tác chỉ đạo điều hành đã được Ủy ban nhân dân
3377
huyện Nông Sơn thực hiện nghiêm túc công khai, minh bạch, đúng đối tượng,
đúng quy trình xét duyệt, đảm bảo việc triển khai các chế độ chính sách đối
với người có công với cách mạng đến được với tất cả các đối tượng cần thụ
hưởng.
+Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách
Sau khi Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, để chính sách đi vào
thực hiện cuộc sống của người có công với cách mạng, các cơ quan liên qua
của huyện như: Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của huyện,
Mặt trận, các đoàn thể, Ủy ban nhân dân các xã tổ chức tuyên truyền, vận
động thực hiện chính sách đến mọi tầng lớp nhân dân, trước hết là đội ngũ cán
bộ, công chức và đảng viên nắm được các quy định về chế độ chính sách đối
với người có công cách mạng, nắm được Pháp lệnh ưu đãi đối với người có
công và các chính sách có liên quan.
Mặt trận, các đoàn thể thì tuyên truyền thông qua hội viên, đoàn viên
của mình về các chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với người có công.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức khác
như: Băng rôn, biểu ngữ, tờ rơi, panô, apphích, hội thi, hội diễn, các buổi
tuyên truyền, tọa đàm, họp tổ dân cư…từ đó cơ bản chính sách đến được với
người thụ hưởng và mọi người dân tham gia thực hiện hiểu rõ về mục đích,
yêu cầu của chính sách, hiểu về tính đúng đắn của chính sách.
Bên cạnh đó, việc quy định trách nhiệm mỗi cán bộ, công chức phụ
trách công cũng được tăng cường nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính
sách, đồng thời quy trách nhiệm cho các cán bộ, công chức đó khi làm sai
lệch, gây sách nhiễu hoặc phiền hà cho đối tượng.
+ Việc phân công phối hợp thực hiện
Việc phân công nhiệm vụ được thực hiện đúng Thông tư
37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 02/10/2015 về hướng dẫn chức năng,
3388
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh.
Theo đó Phòng Lao động – Thương binh xã hội huyện Nông Sơn thực
hiện nhiệm vụ: Trình Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh xem xét,
quyết định công nhận đối tượng là thương binh, liệt sỹ và người có công đối
với cách mạng theo quy định; Tổ chức thực hiện công tác chi trả chế độ trợ
cấp hàng tháng và một lần cho đối tượng chính sách người có công với cách
mạng; Hướng dẫn, kiểm tra các xã, thị trấn trong việc thực hiện chế độ, chính
sách ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách
mạng theo quy định của pháp luật;Thực hiện chế độ điều dưỡng đối với
thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, người có công với cách mạng và
cấp kinh phí mua dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp khác cho thương
binh, bệnh binh; Hướng dẫn và thực hiện lễ tưởng niệm liệt sỹ nhân các ngày
lễ lớn, truy điệu liệt sỹ khi báo tử; nâng cấp các nghĩa trang liệt sỹ, cung cấp
thông tin về tình hình mộ liệt sỹ theo hướng dẫn của Sở Lao động – Thương
binh và xã hội; lập kế hoạch và tổ chức thăm hỏi các gia đình thương binh,
bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng; Là thành viên của
Ban quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa huyện, tham mưu cho Ủy ban nhân dân
huyện thực hiện chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở cho đối tượng người có với
cách mạng; Là thành viên Hội đồng kiểm tra tỉnh trạng dị dạng dị tật cho con
đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và giao cho
01 Phó Phòng phụ trách và 01 công chức chuyên môn phụ trách lĩnh vực
chính sách.
Đối với xã bố trí 01 công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã phụ trách công
tác Lao động Thương binh xã hội ở xã chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp,
3399
báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách lao
động, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các
chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có công; quản lý
nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ;
Ngoài ra, đối với các Hội đồng xét duyệt chính sách cũng được giao
nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng để làm cơ sở cho các cấp thực hiện chức năng của
mình theo quy định của nhà nước, đối với Hội đồng xét duyệt chính sách
huyện Nông Sơn chủ tịch Hội đồng do đồng chí Phó Chủ tịch thường trực làm
Chủ tịch Hội đồng, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện
là cơ quan thường trực của Hội đồng, các thành viên là các ngành có liên quan
và Mặt trận và các đoàn thể. Đối với cấp xã, Chủ tịch Hội đồng chính sách là
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là phó Chủ
tịch Hội đồng và công chức phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội là
cơ quan thường trực hội đồng.
+ Việc duy trì chính sách
Gắn với công tác tuyên truyền vận động thực hiện chính sách thì việc
duy trì chính sách được thường xuyên thực hiện, hằng năm Ủy ban nhân dân
huyện thường chỉ đạo rà soát đối tượng có tham gia kháng chiến nhưng chưa
được giải quyết chế độ do nhiều nguyên nhân khác nhau để tiếp tục xét duyệt
để họ hưởng chế độ đúng với công sức của họ đã bỏ ra, thường xuyên tổ chức
các hoạt động về nguồn, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tiềm kiếm quy tập
một liệt sỹ; phụng dưỡng mẹ Việt Nam Anh hùng….để nhân rộng tinh thần
đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc.
Bên cạnh đó, huyện cũng thường xuyên phản ảnh những tồn tại, hạn
chế hoặc những điểm chưa phù hợp đối với các văn bản quy định khi áp dụng
vào tình hình thực tế ở địa phương đến với cấp tỉnh, cấp Trung ương để sửa
đổi, bổ sung kịp thời…các hoạt động trên cũng đồng thời cũng là hình thức
4400
duy trì chính sách trong quá trình thực hiện chính sách của huyện Nông Sơn.
+ Việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách
Để duy trì thực hiện tốt công tác chính sách thì huyện Nông Sơn tăng
cường hơn nữa công tác kiểm tra giám sát, hằng năm đều tổ chức kiểm tra,
giám ít nhất 1 lần/xã về công tác thực hiện chính sách đối với người có công,
từ công tác theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các chính sách ưu đãi với người
có công cũng vẫn còn tồn tại một số bất cập như: Công tác tuyên truyền phổ
biến các chế độ chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với những người
có công với cách mạng có nội dung chưa kịp thời dẫn đến một số đối tượng là
người có công lập hồ sơ đề nghị hưởng các chế độ trợ cấp còn chậm, hoặc
chưa được tiếp cận đầy đủ thông tin về các quy định hiện hành, việc thực hiện
chi trả cho người có công có lúc còn chậm so với thời gian quy
định…vv…Nhờ thực hiện tốt công tác theo dõi, kiểm tra nên tiến độ thực
hiện công tác chính sách trong thời gian gần đây tại huyện có nhiều khởi sắc,
các chế độ chính sách cơ bản được giải quyết kịp thời, đúng quy định, hạn chế
đáng kể được tình trạng tổ chức, cá nhân vi phạm chính sách người có công
trên địa bàn.
Bên cạnh đó, qua công tác theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện chính
sách tại các địa phương, huyện Nông Sơn cũng đã phát hiện nhiều chính sách
còn bất cập, những bất hợp lý, những vấn đề vướng mắc cần điều chỉnh kịp
thời để tháo gỡ, do vậy huyện đã đề xuất kiến nghị với Tỉnh, Trung ương
những nội dung mà địa phương còn thấy chưa hợp lý như: cần nghiên cứu,
ban hành Luật người có công với cách mạng trên cơ sở hợp nhất Pháp lệnh ưu
đãi người có công với cách mạng và Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự
Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Nghiên cứu để có chính sách phù hợp
đối với người được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích
kháng chiến; Điều chỉnh chế độ ưu đãi trong giáo dục - đào tạo, thống nhất
4411
đầu mối và quy định thủ tục đơn giản, thuận tiện cho người có công và thân
nhân của họ Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ổn định đội
ngũ cán bộ thực hiện công tác chính sách người có công ở cơ sở; ban hành
văn bản hướng dẫn chế độ và bố trí cán bộ quản lý chăm sóc nghĩa trang liệt
sĩ; Rà soát tổng thể các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ, kịp thời điều
chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhằm bảo đảm phù hợp với tinh
thần của Pháp lệnh.
+ Tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách
Việc đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người
có công với cách mạng làm một việc làm rất quan trọng và được quan tâm
thực hiện hằng năm, tổng kết đánh giá nhằm rút ra những tồn tại, hạn chế, bất
cập về nội dung của Pháp lệnh người có công và các văn bản hướng dẫn và
việc tổ chức thực hiện Pháp lệnh người có công. Mỗi lần đánh giá, không
đánh giá chung chung, hình thức; tránh đi sâu vào thành tích, nêu lên những
quy định còn bất cập, kiến nghị hướng sửa đổi (nếu có). Việc tổ chức tổng kết
phải được thực hiện nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm, đảm bảo
dân chủ, khách quan và toàn diện.
Nội dung luôn tổng kết bám sát những quy định của chính sách, phản
ánh đúng tình hình thực tế, phân tích, đánh giá kèm theo số liệu cụ thể. Đánh
giá kết quả đạt được trong việc thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng, trong đó tập trung vào các nội dung:
+ Tình hình triển khai thực hiện Pháp lệnh, các văn bản hướng dẫn từ
Trung ương đến địa phương (công tác tuyên truyền, phổ biến; công tác xã hội
hóa chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; công tác thanh tra, kiểm
tra; công tác bố trí nguồn nhân lực thực hiện…), tác động của Pháp lệnh ưu
đãi người có công với cách mạng đến sự phát triển, ổn định tình hình chính
trị, kinh tế - xã hội tại địa phương.
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn

More Related Content

What's hot

Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
“Một số giải pháp hoàn thiện công tác trả lương ”
 “Một số giải pháp hoàn thiện công tác trả lương ”   “Một số giải pháp hoàn thiện công tác trả lương ”
“Một số giải pháp hoàn thiện công tác trả lương ” Viện Quản Trị Ptdn
 
Nhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao độngNhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao độngBee Bee
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạngLuận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCMLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
 
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà NẵngLuận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
 
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động, HOT
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động, HOTLuận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động, HOT
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động, HOT
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAYLuận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
 
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữLuận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
 
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam ĐịnhChính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
 
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!
 
“Một số giải pháp hoàn thiện công tác trả lương ”
 “Một số giải pháp hoàn thiện công tác trả lương ”   “Một số giải pháp hoàn thiện công tác trả lương ”
“Một số giải pháp hoàn thiện công tác trả lương ”
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tậtVai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niênLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
 
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOTLuận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOTLuận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOTLuận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Thái Tuấn
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Thái TuấnLuận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Thái Tuấn
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Thái Tuấn
 
Nhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao độngNhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao động
 

Similar to Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn

Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công q...
Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công  q...Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công  q...
Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công q...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...
Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...
Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...nataliej4
 
Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...
Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...
Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn (20)

Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh XuânLuận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
 
Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công q...
Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công  q...Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công  q...
Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công q...
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAYLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
 
Luận văn: Chính sách đối với người có công tại huyện Hiệp Đức, HAY
Luận văn: Chính sách đối với người có công tại huyện Hiệp Đức, HAYLuận văn: Chính sách đối với người có công tại huyện Hiệp Đức, HAY
Luận văn: Chính sách đối với người có công tại huyện Hiệp Đức, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam KỳLuận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
 
Luận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái Bình
Luận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái BìnhLuận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái Bình
Luận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái Bình
 
Chính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng NgãiChính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước SơnLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
 
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế SơnLuận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn
 
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm LệLuận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ
 
Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...
Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...
Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...
 
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đLuận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Luận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành SơnLuận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn
 
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAYLuận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách nhà ở tại TP Đà Nẵng, HAY, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách nhà ở tại TP Đà Nẵng, HAY, 9đLuận văn: Thực hiện chính sách nhà ở tại TP Đà Nẵng, HAY, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách nhà ở tại TP Đà Nẵng, HAY, 9đ
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà NẵngLuận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
 
Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...
Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...
Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...
 
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật tại TP Đà Nẵng, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 

Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO THỊ MINH HẰNG HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các cơ quan cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên Trần Thị Thanh Trà
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG ............................ 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm của người có công với cách mạng: .......................... 7 1.2. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng .......10 1.3. Quan điểm của Đảng, nhà nước về chính sách người có công với cách mạng................................................................................................................24 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM.............................................................30 2.1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng.........30 2.2. Thực trạng việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam..................................................35 2.3. Đánh giá chung về thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.............................................52 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM .59 3.1. Quan điểm chỉ đạo, định hướng và những mục tiêu chủ yếu của chính sách đối với người có công với cách mạng.....................................................59 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách người có công với cách mạng .................................................................61 KẾT LUẬN....................................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. 11 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là một trong những chính sách được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng. Những chính sách cho Người có công cách mạng như: chính sách bảo hiểm y tế, chính sách chăm sóc sức khỏe, chính sách ưu đãi về kinh tế, chính sách trợ cấp... đã được ban hành và thực hiện. Hơn nữa, được sự chung tay góp sức của toàn cộng đồng, những chính sách này trong nhiều năm qua đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ. Sự thay đổi về tâm sinh lý, những khủng hoảng về tâm lý của tuổi già đem lại. Như chúng ta đã biết, sức khỏe và chăm sóc sức khỏe có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Tuy nhiên nguồn lực thực hiện chăm sóc sức khỏe người có công cũng như các khó khăn còn tồn tại trong quá trình thực hiện công tác chăm sóc. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã làm được đối ới người có công còn rất nhiều những tồn tại hạn chế mà Nhà nước cần sửa chưa khác phục như: công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có công với các mạng còn hình thức chưa trọng tậm; việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền nhiều nơi chưa sâu sát, thường xuyên. Công tác vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”chưa huy động được nhiều đối tượng tham gia đóng góp; đời sống của một bộ phận thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, đặc biệt là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, gia đình có con dị dạng, dị tật... còn gặp nhiều khó khăn. Các hoạt động xác nhận người có công còn nhiều bất cập như: đối với đối tượng lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa cần thiết mở rộng thêm căn cứ xác nhận, đối với liệt sỹ, thương binh chưa có hướng dẫn cụ thể về thủ tục, hồ
  • 6. 22 sơ xác nhận liệt sỹ đối với trường hợp bị bắt, tra tấn.Việc khám giám định vết thương còn sót cũng gặp nhiều trở ngại. Một số đối tượng đã lợi dụng kẽ hở của chính sách để trục lợi. Hành vi này đã và đang gây nhiều bức xúc trong dư luận. Nguyên nhân chính khiến việc trục lợi từ chính sách người có công diễn biến phức tạp như trong thời gian qua trước hết do sự thiếu trung thực của người xác lập hồ sơ. Bên cạnh đó, là việc tiếp tay, thiếu trách nhiệm của những cán bộ chính sách trong thực thi công vụ. Thực tế hiện nay, có những đường dây chuyên “chạy” chế độ chính sách ưu đãi. Và để làm được điều này, rõ ràng phải có sự giúp sức, tiếp tay của những cán bộ trực tiếp thụ lý hồ sơ. Qua nghiên cứu thực tế có rất nhiều luận văn đã viết về chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng nhưng chưa có bài viết nào, tổng hợp được các tồn tại, hạn chế mà các chính sách của nhà nước trong quá trình thực hiện chính sách, từ đó đề ra những giải pháp tối ưu để chính sách ngày càng đi vào cuộc sống. Xuất phát từ mong muốn làm được một việc có ích, là người được sinh ra và lớn lên ở một địa phương (tỉnh) có truyền thống cách mạng và là nơi có nhiều đối tượng chính sách nhất cả nước, hơn nữa, là một công chức phụ trách công tác Chính sách người có công cấp xã, được tiếp xúc hằng ngày với người có công với cách mạng và từ thực tế bắt nguồn từ nhu cầu của người có công và việc thực hiện chính sách đối với công cách mạng, tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Chính sách công, với mong muốn đề ra các giải pháp mới trong quá trình thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện Nông Sơn nói riêng và trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu Năm 1993, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội đã xuất bản cuốn Một số vấn đề chính sách xã hội ở nước ta hiện nay của tác giả Hoàng Chí Bảo[4] Chính sách xã
  • 7. 33 hội không ngừng thay đổi để phù hợp với đối tượng áp dụng. Nguyễn Đình Liêu, Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở Việt Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật này. Thực trạng của pháp luật này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và việc hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công. Năm 1997, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội đã xuất bản cuốn Những điều cần biết về chính sách với người có công, trong đó nêu rõ những căn cứ pháp lý về thực hiện chính sách ưu đãi với người có công ở nước ta. Nguyễn Thị Hằng, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, Tạp chí Cộng sản số 7/2005. Tác giả nêu những nét khái quát thành tựu đạt được trong việc thực hiện ưu đãi xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công trong 10 năm từ 1995 đến 2005, qua đó đúc kết những kinh nghiệm và đề ra những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách ưu đãi xã hội. Năm 2011, Hồ Thị Vân Kiều đã nghiên cứu về “Chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng: Thực trạng và giải pháp (điển cứu tại trung tâm Hoài Ân, tỉnh Bình Định)”. Tác giả đã nghiên cứu tại huyện Hoài Ân hiện nay nguồn nhân lực trong chăm sức khỏe người có công thì có 36,9% ý kiến cho rằng bác sĩ, y tá, thiếu trách nhiệm, 13,8% là có cán bộ tôn trọng bệnh nhân. lược những quan điểm, chủ trương của Đảng đối với công tác thương binh, liệt sỹ từ năm 1986 đến năm 2012; đánh giá thực trạng quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về vấn đề này và đề ra giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác thương binh, liệt sỹ trong thời gian tới.[23] Nguyễn Duy Kiên – Phó Cục trưởng Cục Người có công, Bộ LĐTBXH, Chính sách Người có công – là trách nhiệm của toàn dân, Tạp chí Tuyên giáo số 7/2012.
  • 8. 44 Sổ tay các bộ làm công tác chính sách người có công với cách mạng xã, phường. Biên soạn Nguyễn Đình Khải (chủ biên), Nguyễn Đức Tuệ nhà xuất bản Lao động, năm 2012; Hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi người có công cách mạng, Cục người có công - Bộ Lao động Thương binh Xã hội, năm 2013. Do đó, luận văn tốt nghiệp với đề tài “Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” không phải là một chủ đề mới trong hoạt động thực tiễn cũng như trong nghiên cứu. Tuy nhiên, điểm nhấn của luận văn chính là tìm hiểu, đánh giá về công tác thực hiện chính sách, nêu lên những tồn tại, hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về thực trạng việc thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, đánh giá các mặt ưu điểm, đặc biệt là các tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiền các chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Nông Sơn, nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công cách với cách mạng; Tiến hành thống kê, phân tích đánh giá thực trạng công tác triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Nông Sơn khoảng từ năm 2012 đến năm 2017; Đánh giá những ưu điểm, tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách trên địa bàn nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
  • 9. 55 hoàn thiện nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam đạt hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu của chính sách, tạo được niềm tin của người có công đối với Đảng và Nhà nước. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là những vấn đề lý luận và thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Thời gian từ năm 2012 đến năm 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu *Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu: Các tài liệu được tập trung thu thập bao gồm: các văn bản, chính sách của Nhà nước cũng như địa phương về Người có công với cách mạng, các bản báo cáo tổng kết về công tác thực hiện chính sách về Người có công của phòng Người có công - sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, các bài viết. Những nơi được thu thập tài liệu: phòng Người có công - Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, thư viện Học việc Khoa học Xã hội, các thông tin, tài liệu internet…. * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu; Phương pháp quan sát; Phương pháp thống kê. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp như: phương pháp phân tích đánh giá, phương pháp đối chiếu - so sánh, phương
  • 10. 66 tổng kết đánh giá thực tiễn để thực hiện việc hoàn chỉnh luận văn. 6. Ý nghĩa của luận văn *Ý nghĩa lý luận: Góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong giai đoạn hiện nay. *Ý nghĩa thực tiễn: Đáng giá thực trạng việc quản lý nhà nước về các chính sách ưu đãi trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, nêu lên những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó trong việc thực hiện các chính sách đối với người có công trong thời gian đến. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng việc thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công và làm tài liệu tham khảo cho hoạt động điều chỉnh, hoàn thiện chính sách. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Chương 2. Thực trạng việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.
  • 11. 77 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 1.1. Khái niệm, đặc điểm của người có công với cách mạng: 1.1.1. Khái niệm Dân tộc ta đã trải qua biết bao cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc và trong những cuộc đấu tranh đó đã có biết bao nhiêu người hy sinh xương máu, của cải và cả tính mạng của mình cho nền độc lập tự do ấy, họ luôn được nhân dân, Tổ quốc đời đời ghi nhớ và biết ơn. Theo nghĩa rộng: Người có công là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, đã tự nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước và kiến thiết đất nước. Họ có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc và vì lợi ích của dân tộc. Theo nghĩa hẹp: Người có công với cách mạng là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận. Theo pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH 13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Người có công với cách mạng bao gồm: - Người hoạt động cách mạng trước ngày 1 tháng 1 năm 1945: là người tham gia các tổ chức cách mạng từ ngày 31 tháng 12 năm 1944 về trước được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận. - Người hoạt động cách mạng từ ngày 1 tháng 1 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng
  • 12. 88 01 năm 1945 - Liệt sĩ sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân và được Nhà nước truy tặng bằng "Tổ quốc ghi công - Thân nhân liệt sỹ Gia đình liệt sĩ gồm những thân nhân của liệt sĩ: vợ hoặc chồng, con, cha mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ".; - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, dân là người được Nhà nước tuyên dương anh hùng vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu. - Anh hùng lao động là người được Nhà nước tuyên dương anh hùng vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến - Thương binh là quân nhân, công an nhân dân do chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc trong đấu tranh chống tội phạm, dũng cảm làm nhiệm vụ đặc biệt khó khăn nguy hiểm vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân mà bị thương, mất sức lao động từ 21% trở lên và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận thương binh", tặng "Huy hiệu thương binh". - Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh mà bị mất sức lao động từ 61% trở lên do một trong các trường hợp sau đây và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh"; - Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là người trong thời gian ở tù không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch và được tổ chức, cơ quan có thẩm quyền công nhận; - Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày này là người trong thời gian ở tù không khai báo có hại cho cách mạng,
  • 13. 99 cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch và được tổ chức, cơ quan có thẩm quyền công nhận; - Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng huân chương kháng chiến, huy chương kháng chiến; - Người có công giúp đỡ cánh mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn nguy hiểm và được Nhà nước tặng kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc bằng "Có công với nước". 1.1.2. Đặc điểm Người có công với nước được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm và được Nhà nước tặng kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công hoặc bằng có công với nước, huân chương kháng chiến, huy chương kháng chiến. Họ có ý thức tự chủ, tự kiềm chế, đúng đắn, hăng hái nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội cũng như các công tác khác được giao. Đối với tâm lý thương binh, bệnh binh từ năm 1975 trở lại đây: chủ yếu là những người bị thương tật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phần lớn tuổi còn trẻ, trình độ văn hoá cao, họ vẫn nặng nề về tâm lý thua thiệt những người xung quanh nên có tâm lý bi quan, thiếu tin tưởng và một số thương binh còn gặp khó khăn trong cuộc sống, chưa tìm được việc làm. Họ rất muốn được sự quan tâm chia sẻ, động viên nhất là vào các dịp ngày lễ, ngày tết bởi, điều này có ý nghĩa rất quan trọng để đưa ra những giải pháp chăm sóc, hỗ trợ phù hợp, đem lại hiệu quả cao, nhằm bù đắp phần nào những hy sinh cống hiến to lớn của người có công với cách mạng. Mặt khác họ đã có nhiều cống hiến hy sinh, chịu nhiều thiệt thòi mất mát vì sự nghiệp chung của dân tộc, do đó họ cần được mọi người tôn trọng,
  • 14. 1100 quan tâm chăm sóc, chia sẻ, động viên họ nhiều hơn để họ với đi nỗi đau mất mát, quên đi bệnh tật và mất người thân, do vậy nhà nước và cộng đồng xã hội phải có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với họ để thể hiện đào lý “Uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa" 1.2. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng Ưu đãi đối với người có công với cách mạng là sự đãi ngộ của Nhà nước, cộng đồng xã hội đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ, nhằm ghi nhớ công ơn của họ đối với đất nước. Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là bao gồm các quy định của Nhà nước về chính sách, chế độ đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Từ các khái niệm trên chúng ta có thể thấy chính sách ưu đãi đối với có công với cách mạng là việc nhà nước và xã hội dành những điều kiện, quyền lợi đặc biệt hơn so với đối tượng, học được đề cao và được coi trọng hơn cả về vật chất lẫn tinh thần nhằm ghi nhận, đền đáp công lao của người người đã đóng góp công sức, xương máu của mình cho đất nước. 1.2.1. Các cơ sở để xây dựng chính sách ưu đãi đối với người có công 1.2.1.1. Ý nghĩa: Kế tục truyền thống của cha ông ta trước đây, ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng, Nhà nước đã sớm xây dựng hệ thống pháp luật ưu đãi đối với những người có công như thương binh, gia đình liệt sĩ, đồng thời động viên toàn dân làm tốt phong trào chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng này. Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, có thể điểm qua các giai đoạn: Từ năm 1947 đến kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1954), Nhà nước đã ban hành 24 văn bản dưới hình thức Sắc lệnh, Nghị
  • 15. 1111 định, Thông tư, Thông lệnh quy định những vấn đề cơ bản như: Quy định tiêu chuẩn để xác định thương binh, tử sĩ; quy định trợ cấp hằng tháng đối với thương binh, thân nhân tử sĩ, việc huấn luyện nghề, sắp xếp việc làm, các chính sách ưu tiên đối với thương binh; gia đình tử sĩ được tặng "Bảng Tổ quốc ghi ơn", thương binh được cấp Huy hiệu Thương binh; tổ chức các Trại an dưỡng để thu nhận và chăm sóc thương binh, bệnh binh; đồng thời tháng 7-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào "Đón thương binh về làng" chăm sóc; lập quỹ nghĩa thương; tổ chức bộ máy Bộ Thương binh - Cựu binh. Thành lập trong mỗi khu kháng chiến một Sở Thương binh - Cựu binh, trong mỗi tỉnh hoặc liên tỉnh một Ty Thương binh - Cựu binh. Như vậy, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, mặc dù hoàn cảnh đất nước còn nghèo, nhưng Nhà nước đã ban hành một số văn bản thể hiện sự ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, đồng thời đề ra chủ trương hết sức đúng đắn là toàn dân tham gia chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), chế độ ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sĩ được quan tâm với việc ban hành 184 văn bản pháp luật, trong đó quy định một số điểm quan trọng như: Tiếp tục xác nhận và giải quyết quyền lợi cho những quân nhân, dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật, bị chết trong chiến tranh; đối với những người hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, Nhà nước đã sửa đổi tiêu chuẩn "liệt sĩ" thay tiêu chuẩn "tử sĩ" trước đây, cấp Bằng Tổ quốc ghi công thay "Bảng Tổ quốc ghi ơn" liệt sĩ; quy định việc cất bốc quy tập mộ liệt sĩ, xây dựng các nghĩa trang liệt sĩ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ngày càng cam go, quyết liệt, Đảng, Nhà nước đã phát động cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện với sự đóng góp hy sinh to lớn của mọi tầng lớp, mọi lực lượng, chế độ ưu đãi đối với người có công được bổ sung các đối tượng mới như: Chế độ đối với thanh niên xung phong (Chỉ thị số 71/TTg ngày 21-6-1965); Chế độ đối với
  • 16. 1122 dân công thời chiến (Nghị định số 77/CP ngày 26-4-1966); Chế độ đối với lực lượng vận tải nhân dân (Quyết định số 84/CP ngày 04-5-1966); Chế độ đối với công nhân viên chức, cán bộ giữ chức vụ chủ chốt ở xã, dân công phục vụ các chiến trường quan trọng và nhân dân (Nghị định số 111B/CP) ngày 20-7- 1968; Chế độ đối với cán bộ y tế làm nhiệm vụ cấp cứu phòng không (Nghị định số 111/CP ngày 28-6-1973). Đồng thời Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản thể hiện trách nhiệm đối với người có công như: Văn bản quy định những ngành nghề dành để sắp xếp thương binh vào làm việc, các cơ quan xí nghiệp phải nhận thương binh theo tỷ lệ 5% biên chế; quy định chế độ ưu đãi trong giáo dục - đào tạo, trong y tế, được miễn, giảm giá vé tàu xe… Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1985, chính sách ưu đãi người có công có những thay đổi bổ sung cho phù hợp tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước sau khi Tổ quốc thống nhất. Chính sách ưu đãi người có công tập trung vào các nhiệm vụ như giải quyết các tồn đọng sau chiến tranh, thống nhất các chế độ ưu đãi trong cả nước. Trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước đã ban hành 523 văn bản pháp luật ưu đãi người có công, điển hình như: Ban Đại diện Trung ương Đảng ở miền Nam có Chỉ thị số 15/CT-76 về việc tăng cuờng công tác thương binh xã hội ở miền Nam, tập trung vào công tác xác nhận thương binh, liệt sĩ, cất bốc quy tập mộ liệt sĩ, xây dựng nghĩa trang liệt sĩ, tổ chức ổn định cuộc sống của người có công... Việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng của Đảng đã đem lại kết quả thiết thực. Phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" với 5 chương trình tình nghĩa: Xây dựng nhà tình nghĩa; lập Quỹ đền ơn đáp nghĩa; tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa; đón thương binh nặng về chăm sóc tại gia đình và nhận phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã phát triển rộng khắp với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Hệ thống chính sách ưu đãi đối với người có công tiếp tục được hoàn thiện với việc ban hành Thông
  • 17. 1133 tư số 22/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội ngày 29-6-2016 Hướng dẫn điều chỉnh trợ cấp ưu đãi đối với nhóm đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận và đang hưởng trợ cấp trước ngày 01-9-2012. Như vậy, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng đã nhanh chóng được thực hiện tạo ra sức mạnh tổng hợp về chính trị, kinh tế và xã hội, sự đồng thuận giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân và bản thân người có công với cách mạng, có tác động sâu sắc đến toàn xã hội, cùng với Nhà nước chăm lo người có công với cách mạng, phát huy truyền thống, đạo lý của dân tộc "uống nước nhớ nguồn, "đền ơn đáp nghĩa" trong thời kỳ đổi mới. Phương châm thực hiện chính sách ưu đãi cũng dựa trên cơ sở 3 nguồn lực “Nhà nước, nhân dân và bản thân đối tượng”, luôn là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong công tác ưu đãi người có công với cách mạng. Sự đóng góp của cộng đồng là nguồn lực không thể thiếu để đạt mục tiêu của chính sách và bao giờ cũng là nguồn bổ sung phong phú để góp phần cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn, chu đáo hơn đời sống người có công.Với truyền thống gắn bó, đoàn kết, chung lưng đấu cật chống thiên tai, địch họa trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đạo lý nhân ái thủy chung, “uống nước nhớ nguồn” đã trở thành lẽ sống, là nét đẹp trong đời sống của cộng đồng dân tộc Việt Nam. 1.2.1.2. Mục tiêu của chính sách Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 773/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng. Theo đó, nhiệm vụ đề ra đến năm 2020, phấn đấu đạt 100% gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng
  • 18. 1144 dân cư nơi cư trú; năm 2018 đạt 99%; năm 2019 đạt 99,5%; 98% xã phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng. Phấn đấu đến năm 2020, 100% người có công với cách mạng được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, được khám sức khỏe định kỳ phát hiện các vấn đề về sức khỏe, xác định nhu cầu, được chăm sóc, điều dưỡng, phục hồi chức năng, cung cấp và sử dụng dụng cụ trợ giúp phù hợp với tình trạng bệnh, tật, dị dạng, dị tật. Bên cạnh đó, rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn; hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở cho các hộ gia đình người có công với cách mạng giai đoạn 2; thực hiện có hiệu quả việc tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; tập trung tu bổ, tôn tạo hệ thống các công trình ghi công liệt sĩ trên toàn quốc... Tập trung khắc phục những hạn chế, tồn tại trong việc lập hồ sơ, thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận người có công với cách mạng; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; huy động, bố trí nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ, nâng cao mức sống của người có công và gia đình có công với cách mạng, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; xử lý nghiêm những trường hợp trục lợi chính sách người có công với cách mạng. 1.2.1.3. Các tiêu chí xác định chính sách Cần xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương đối với việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; triển khai thực hiện một cách khoa học, đồng bộ, thiết thực, hiệu quả. Đồng thời, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu đối với công tác người có công với cách mạng.
  • 19. 1155 Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác người có công với cách mạng; rà soát, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách người có công với cách mạng, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện luật pháp, chính sách đối với người có công với cách mạng. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng càng được đặc biệt quan tâm, hệ thống chính sách, pháp luật ưu đãi người có công đang từng bước hoàn thiện và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Đối tượng người có công ngày một mở rộng, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự đảm bảo công bằng và sự đồng thuận của toàn xã hội. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công sẽ tăng cường hiệu quả của chế độ ưu đãi với mục tiêu quan tâm, chăm lo nhiều hơn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đối tượng chính sách, tạo điều kiện cho việc thực hiện công bằng xã hội, đúng theo nguyên tắc đã được ghi nhận trong Cương lĩnh xây dựng đất nước: “Không chờ kinh tế phát triển cao mới giải quyết các vấn đề xã hội mà ngay trong từng bước, trong suốt quá trình phát triển tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội”. 1.2.2. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng 1.2.2.1.Các phương pháp thực hiện chính sách + Phương pháp tuyên truyền, vận động Thực hiện chính sách tuyên truyền, vận động giáo dục nhằm không ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ đối với các anh hùng liệt sỹ, người có công với cách mạng, nâng cao ý thức, biết tôn trọng về những hy sinh, mất mát, chịu
  • 20. 1166 nhiều gian khổ của thế hệ cha ông trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tập trung thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng, đặc biệt quan tâm đến gia đình chính sách gặp nhiều khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng; đẩy mạnh phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" với nhiều hình thức thiết thực; khuyến khích và động viên ý thức tự vươn lên phát triển kinh tế thông qua các chương trình, dự án vay vốn sản xuất, tạo việc làm, hỗ trợ nghề nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho người có công tham gia hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thể hiện tinh thần tàn nhưng không phế, vươn lên trong cuộc sống vừa làm giàu cho bản thân vừa làm gương cho thế hệ con cháu mai sáu, bên canh đó cón chứng minh cho thế hệ con cháu biết được rằng “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền..” giáo dục cho thế hệ mai sau tinh thần thép, tinh thần bất khuất, kiên cường của những người có công với cách mạng, từ đó khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Nếu không thực hiện tốt công tác chính sách đối với người có công, thì tình hình chính trị sẽ không ổn định, ảnh hưởng lớn đến ựu tồn vong của đất nước, do vậy phương pháp tuyên truyền, vận động luôn là phương pháp hiệu quả trong việc thực hiện chính sách đối với người có công, nó góp phần ổn định chính trị, giữ vững thể chế nhà nước. + Phương pháp hành chính Muốn thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thì công cụ pháp lý, nhân tố con người cũng vô cùng quan trọng, chính sách có tốt thì quá trình thực hiện chính sách sẽ tốt, chính sách mới đi vào cuộc sống xã hội nói chung và đối với từng đối tượng nói riêng, nếu nhân tố con người yếu thì chính sách sẽ không đi vào cuộc sống. Do vậy, việc hoạch
  • 21. 1177 định, xây dựng chính sách người có công không chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc vào thể chế chính trị, phụ thuộc vào trình độ năng lực của nhà lãnh đạo, phụ thuộc vào cái đức, cái tài, cái tâm của cơ quan ban hành chính sách. nếu hội tụ đủ các điều kiện trên thì sẽ có được những quyết sách quan trọng, phù hợp với thực tế và nhu cầu của đối tượng thụ hưởng là những người có công với cách mạng. Bên cạnh đó, việc lắng nghe ý kiến quần chúng, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của đối tượng thụ hưởng cũng không thể thiếu trong quá trình thực hiện chính sách, những vấn đề tích cực cần phát huy, đề cao, nêu gương, những biểu hiện hạn chế, tiêu cực cần thẳng thắn thừa nhận, khắc phục sửa chữa và có biện pháp xử lý thích đáng, có như vậy thì chính sách mới thật sự phát huy tác dụng và đem lại lòng tin của người có công với xã hội, đối với đất nước. + Phương pháp kinh tế Ưu tiên các nguồn lực để đảm bảo thực hiện tốt chính sách ưu đãi, có các giải pháp thiết thực nhằm huy động nguồn lực xã hội vào việc chăm sóc người có công với cách mạng. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho người có công như: thăm hỏi, tặng quà nhân dịp các ngày lễ, tết, hỗ trợ làm nhà, xây dựng nhà điều dưỡng, phát động toàn xã hội tham gia giúp đỡ người có công thông qua 6 chương trình tình nghĩa như: Tặng số tiết kiệm, xây dựng nghĩa trang, đài tưởng niệm, quỹ tình nghĩa, vườn cây và nhà tình nghĩa… góp phần vào việc ổn định đời sống vật chất và tinh thần của người có công, tạo được niềm tin vững chắc của các đối tượng với Đảng, Nhà nước Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, tình hình lạm phát tăng cao, khủng hoảng kinh tế trên thế giới cùng với giá cả của thị trường trong nước không ổn định đã làm ảnh hưởng đến đời sống của người làm công ăn lương và đặc biệt là các đối tượng yếu thế trong đó có người có công với cách mạng. Đòi
  • 22. 1188 hỏi toàn xã hội cần quan tâm hơn nữa để giúp họ có cuộc sống ổn định, được phấn khởi về mặt tinh thần. Vì vậy việc triển khai nhiều chính sách nhằm giúp cho người có công với cách mạng đảm bảo đời sống về vật chất lẫn tinh thần phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, chế độ Bảo hiểm y tế, chế độ về giáo dục, hoặc miễn giảm thuế, ưu tiên trong vay vốn sản xuất, cùng với công tác xã hội hóa đã giúp người có công có cuộc sống dần ổn định, đời sống tinh thần được cải thiện. + Phương pháp kết hợp giữa tuyên truyền vận động, hành chính và Kinh tế. Trong quá trình thực hiện chính sách người có công với cách mạng thì tùy từng điều kiện, thời gian mà thực hiện các phương pháp cho phù hợp, tuy nhiên một trong các phương pháp tối ưu phát huy tích cực được hiệu quả chính sách thì phương pháp kết hợp giữa các phương pháp tuyên truyền, vận động, phương pháp chính trị và phương pháp kinh tế là phương pháp mang leị hiệu quả, kịp thời và đồng bộ nhất. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công. Trong đó, đặc biệt quan tâm các gia đình chính sách có nhiều khó khăn, người có công hiện đang sống cô đơn, không nơi nương tựa, các gia đình chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng trước đây, phấn đấu không để hộ người có công thuộc diện hộ nghèo. Ưu tiên nguồn lực giải quyết những nhu cầu cấp thiết đối với người có công, như phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, dạy nghề, tạo việc làm, giúp đỡ các gia đình chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh… Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật ưu đãi người có công, đặc biệt chú trọng giải quyết các vướng mắc, tồn tại phát sinh liên quan để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh
  • 23. 1199 tế - xã hội của đất nước. 1.2.2.2. Các bước tổ chức thực hiện chính sách Do tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng nên các cơ quan nhà nước cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo sát sao công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách. Để tổ chức, điều hành có hiệu quả chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng nhà nước cần phải thực hiện nhiều nội dung quản lý khác nhau, nhưng trước tiên cần tuân thủ các bước tổ chức cơ bản sau đây: + Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đối với người có công Kế hoạch triển khai chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng công được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống. Kế hoạch triển khai chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng bao gồm những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, lập kế hoạch tổ chức điều hành cần đảm bảo những dự kiến về hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách; số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức; những dự kiến về cơ chế trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức; cơ chế tác động giữa các cấp thực hiện chính sách. Thứ hai, xác định kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực như dự kiến về các cơ sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực hiện chính sách; các nguồn lực tài chính, các vật tư văn phòng phẩm... Thứ ba, xác định thời gian triển khai thực hiện thông qua dự kiến về thời gian duy trì chính sách; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm. Thứ tư, lên kế hoạch kiểm tra thực hiện chính sách là những dự kiến về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách.
  • 24. 2200 Thứ năm, xây dựng dự kiến những nội quy, quy chế trong thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; + Phân công, phối hợp thực hiện chính sách đối với người có công Bước tiếp theo sau bước tuyên truyền, phổ biến là phân công, phối hợp các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo kế hoạch được phê duyệt. Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng được thực hiện trên phạm vi cả nước vì thế số lượng cá nhân và tổ chức tham gia thực hiện chính sách là rất lớn. Hoạt động phân công, phổi hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách + Duy trì chính sách đối với người có công Các chế độ ưu đãi được quy định đối với người có công, đã bao phủ hầu hết các mặt trong đời sống, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ, đảm bảo mức sống của người có công và thân nhân, do vậy chính sách cần được duy trì, tồn tại và phát huy hơn nữa trong thực tế, để thực hiện tốt “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”, thì phải có sự đồng tâm, hợp lực của đông đảo các tầng lớp nhân dân nhiệt và làm cho nó trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa của xã hội. Muốn đời sống của người có công với cách mạng và gia đình người có công với cách mạng không ngừng được cải thiện; nhiều người có ý chí vươn lên, nỗ lực phấn đấu, tiếp tục có nhiều đóng góp vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước thì cần có sự đoàn kết nhất trí để đưa nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển bền vững hơn, toàn diện hơn…Đây là nhiệm vụ của cơ quan nhà nước trong việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
  • 25. 2211 + Điều chỉnh chính sách đối với người có công Trong từng giai đoạn, điều kiện, hoàn cảnh, các chính sách đã được điều chỉnh bổ sung cho phù hợp nhằm bù đắp phần nào những hy sinh, mất mát của người có công cho nền độc lập tự do của tổ quốc. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng càng được đặc biệt quan tâm, hệ thống chính sách, pháp luật ưu đãi người có công đang từng bước hoàn thiện và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Đối tượng người có công ngày một mở rộng, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự đảm bảo công bằng và sự đồng thuận của toàn xã hội. Hoạt động điều chỉnh chính sách là hoạt động hết sức cần thiết để tạo cho chính sách phù hợp hớp tình hình thực tế, phù hợp với xu hướng phát triển, phù hợp giữa các đối tượng thụ hưởng và phù hợp không gian thời gian nhất định. Nếu chính sách không được điều chỉnh phù hợp thì việc thực hiện chính sách sẽ không đi vào thực tế và không thể tồn tại. + Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách người có công Đôn đốc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức có thẩm quyền thực hiện thông qua các công cụ hữu ích nhằm làm cho các chủ thể thực hiện nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp theo định hướng chính sách. Trên thực tế, khi triển khai thực hiện chính sách, không phải bộ phận nào cũng làm tốt, làm nhanh như nhau, vì thế cần có hoạt động đôn đốc để vừa thúc đẩy các chủ thể nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ, vừa phòng, chống những hành vi vi phạm quy định trong thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. + Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách người có công
  • 26. 2222 Tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách. Trong quá trình đó người ta có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực hiện chính sách, trong đó đánh giá toàn bộ được thực hiện sau khi kết thúc chính sách. Đánh giá tổng kết trong bước tổ chức thực hiện chính sách được hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo - điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực hiện chính sách. Đối tượng được xem xét, đánh giá tổng kết về chỉ đạo điều hành thực hiện chính sách là các cơ quan nhà nước. Cơ sở để đánh giá, tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong các cơ quan nhà nước là kế hoạch được giao và những nội quy, quy chế được xây dựng ở bước 1 của phần này. Thước đo đánh giá kết quả hưởng thụ của các đối tượng này là đời sống vật chất, tinh thần của đối tượng chính sách có được chăm lo, nâng cao nhiều hơn, có được tạo điều kiện cho việc thực hiện công bằng xã hội, đúng theo nguyên tắc đã được ghi nhận trong Cương lĩnh xây dựng đất nước: “Không chờ kinh tế phát triển cao mới giải quyết các vấn đề xã hội mà ngay trong từng bước, trong suốt quá trình phát triển tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội”. 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách người có công với cách mạng + Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng nhất định đến việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, với đặc trưng là vùng đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, hai đồng bằng lớn, nhiều sông, ngòi và có bờ biển dài; đông dân, có nhiều thành phần dân tộc; Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số thay đổi; Dân cư phân bố chưa hợp lí, phân bố không hợp lí giữa các vùng đồng bằng với trung du và miền núi; Giữa thành
  • 27. 2233 thị và nông thôn. Các vùng có dân cư tập trung đông thường gắn liền với điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, nguồn nước) thuận lợi cho sinh hoạt và cư trú; Trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao, tập trung nhiều cơ sở kinh tế. Các vùng có dân cư thưa thớt thường do thiếu sự đồng bộ của các yếu tố như giao thông hạn chế, cơ sở hạ tầng kém, điều kiện tự nhiên ít thuận lợi, kinh tế còn chậm phát triển, ít các cơ sở kinh tế. Từ những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, từ đó tính thống nhất, tính đồng bộ sẽ không phù hợp với thực tiễn từng vùng miền. + Yếu tố chính trị Những nhà hoạch định chính sách cần đưa ra các chính sách ưu đãi bảo đảm công bằng và tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Có thể nói, các đối tượng người có công đã được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, do vậy cần quan tâm đến việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh và tổ chức tốt việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về người có công. Cần xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương đối với việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; triển khai thực hiện Kế hoạch một cách khoa học, đồng bộ, thiết thực, hiệu quả, tránh các hiện tượng tiêu cực trong thực hiện chính sách người có công hoặc các hiện tượng lợi dụng chức vụ, quyền hạn dẫn đến sai phạm trong thực hiện chính sách và cần thẳng thắng thừa nhận khuyết điểm, xử lý khuyết điểm để đem lại lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. + Yếu tố kinh tế Để chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng đi vào cuộc sống, nhà nước cần quan tâm, đề cao trách nhiệm đối với người có công, bố trí ngân sách nhà nước và huy động mọi nguồn lực xã hội cùng Nhà nước
  • 28. 2244 chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho người có công và thân nhân của người có công. Phong trào đền ơn, đáp nghĩa, toàn dân tham gia chăm sóc người có công phát triển sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực và trở thành trách nhiệm xã hội, tình cảm và nét đẹp văn hoá của dân tộc, như tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu “Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với người có công với nước, nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần của người có công ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư”. Do vậy, nhà nước cần tiếp tục chăm lo phát triển kinh tế nước nhà mới đảm bảo được đời sống của người có công. + Yếu tố văn hóa, phong tục tập quán Với sự đoàn kết, tương thân tương ái, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Có những bà mẹ có tới chín người con trai, một người con rể và cả chồng là liệt sĩ! Kế thừa những giá trị tương thân tương ái và giàu lòng yêu nước ấy thì hoạt động đền ơn đáp nghĩa đối với người có công thì không thể mất đi trong lòng mỗi con người Việt Nam, đó cũng là một yếu tố tích cực ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. 1.3. Quan điểm của Đảng, nhà nước về chính sách người có công với cách mạng 1.3.1. Quan điểm Chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đây là một vấn đề chính trị - xã hội của quốc gia, dân tộc. Điều đó thể hiện đạo lý và truyền thống “uống nước, nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc Việt Nam. Thấm nhuần sâu sắc đạo lý và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thực
  • 29. 2255 hiện lời dạy ân cần của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải yêu thương và giúp đỡ họ”, Đảng, Nhà nước, nhân dân và lực lượng vũ trang ta luôn luôn trân trọng, ghi nhớ công ơn và làm được nhiều việc tốt để tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái, quý trọng đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với nước. Những việc làm đó không những có ý nghĩa về mặt đạo lý mà còn có tác động thiết thực tạo động lực to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sắc lệnh số 20/SL Về chế độ hưu bổng thương tật đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng. Đây là Sắc lệnh đầu tiên về chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công; một sự kiện quan trọng trong chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta nhằm tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự hy sinh, cống hiến của các thương binh, liệt sĩ và người có công với nước. Thấm nhuần sâu sắc và thực hiện lời dạy bảo ân cần của Người, Đảng, Nhà nước, nhân dân và lực lượng vũ trang ta luôn luôn trân trọng, ghi nhớ công ơn và làm nhiều việc tốt “đền ơn đáp nghĩa” đối với những người có công với cách mạng. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn và giúp đỡ những người anh dũng ấy”. Trong Di chúc trước lúc đi xa Bác Hồ đã căn dặn: Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi một người để họ có thể dần dần tự lực cánh sinh.. Những lời dạy bảo của Bác đang được Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang nhân dân ta phấn đấu thực hiện ngày càng tốt hơn và chu đáo hơn. Đồng thời tiếp tục: “Huy động tốt nhất nguồn lực lao động để phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước”; “Tiếp tục hoàn thiện chính sách xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, Bộ Lao động
  • 30. 2266 - Thương binh và Xã hội và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã xây dựng chương trình phối hợp, triển khai rà soát đối với 7 đối tượng, bao gồm: liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, người có công giúp đỡ cách mạng và cựu thanh niên xung phong. Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã phối hợp với các bộ, ngành đề xuất với Đảng, Nhà nước tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chính sách đối với người có công với cách mạng, ban hành nhiều chủ trương, chính sách mới, phù hợp, như sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Tuyên dương Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; Chỉ thị của Bộ Chính trị, các văn bản, quy định của Chính phủ về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; các chủ trương, chính sách lớn đối với người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. 1.3.2. Các chính sách đã được xây dựng trong giai đoạn 2012-2017 Thông tư liên tịch số 41/2013/BYT-BLĐTBXH ngày 18/11/2013 của Bộ Y tế và Bộ LĐTBXH Hướng dẫn giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ. Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 Hướng dẫn khám, giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật, có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ. Thông tư số 25/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc Hướng dẫn xác định, quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định
  • 31. 2277 chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng". Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi Người có công với Cách mạng. Nghị định số 70/2017/NĐ-CP ngày 06/6/2017 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày 07/11/2013 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng; Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng về hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ; Công văn số 2962/CS-TBLS ngày 15/12/2014 của Cục Chính sách về việc thực hiện chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe đối với người có công với cách mạng đang công tác trong quân đội; Quyết định số 57/2013/TTg ngày 14/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Căm - phu - chia. Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ LĐTBXH Hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi Người có công với cách mạng và thân nhân. Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của Bộ LĐTBXH và Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với Người có công với Cách mạng và thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ.
  • 32. 2288 Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 của Bộ LĐTBXH Hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đã người có công cách mạng; Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội Sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về chế độ đối vối thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến; Thông tư liên tịch số 17/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 01/8/2014 của Bộ LĐTBXH và Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Căm – pu – chia theo Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg ngày 14/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Tiểu kết chương 1 Pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng không chỉ mang tính chính trị, kinh tế, xã hội mà còn mang tính nhân văn sâu sắc. Nó là sự thể hiện những truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm, ý thức rèn luyện, phấn đấu vươn lên để cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp gìn giữ, xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ những giá trị tốt đẹp, những thành quả to lớn mà cha ông ta đã ra sức gìn giữ. Đồng thời thể hiện được trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hiện “đền ơn đáp nghĩa” đối với người có công với cách mạng. Vì vậy, chính sách đối với người có công là chính sách vô cùng quan trọng. Nhìn chung, pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân luôn được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất
  • 33. 2299 nước trong từng thời kỳ, tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn thì một số quy định trên vẫn chưa hoàn thiện, trở thành nguyên nhân ảnh hưởng hiệu quả ưu đãi người có công với cách mạng. Do vậy, Nhà nước cần có những giải pháp đồng bộ để hoàn thiện những quy định của pháp luật về hoạt động này. Có thể khẳng định rằng, những vấn đề liên quan đến người có công là những vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp, do đó để xây dựng hệ thống pháp luật ưu đãi người có công phải tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng, cần phải được tiến hành từng bước, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước; đảm bảo công bằng xã hội. Trước hết cần phải hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi người có công; bổ sung, ban hành những quy định mới để giải quyết những điểm bất hợp lý, những thiếu sót của pháp luật ưu đãi người có công. Tập trung nguồn lực để giải quyết những nhu cầu cấp thiết của những người có công như vấn đề về tăng mức trợ cấp; quan tâm đến dạy nghề, tạo việc làm, giúp đỡ các gia đình chính sách khó khăn phát triển sản xuất, kinh doanh; tuyên truyền, cổ vũ những tấm gương thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công tiêu biểu trong lao động, học tập, trong sản xuất, kinh doanh và trong các hoạt động văn hóa, xã hội.
  • 34. 3300 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng 2.1.1. Về điều kiện tự nhiên Huyện Nông Sơn được chia tách từ huyện Quế Sơn theo Nghị định số 42/2008/NĐ-CP ngày 08/4/2008 của Chính phủ, có điều kiện địa lý: Phía Bắc giáp với huyện Duy Xuyên và Đại Lộc, phía Nam giáp với huyện Hiệp Đức và huyện Phước Sơn, phía Đông giáp với huyện Quế Sơn, phía Tây giáp với huyện Nam Giang; cách trung tâm thành phố Tam kỳ 75km về phía Tây. Tổng diện tích tự nhiên là 47.163,64 ha với tổng dân số 32.021 người. Nông Sơn là nơi hội tụ của nhiều phong tục, tập quán. Phong phú về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh và lễ hội. Nơi đây cũng là vùng đất học với nhiều nhà tri thức nổi tiếng như “Tứ kiệt” Nguyễn Đình Hiến, bác sỹ Bùi Kiến Tín, giáo sư Hoàng Châu Ký, nhà thơ Tường Linh v.v… Nông Sơn xưa là căn cứ địa cách mạng. Rừng Nông Sơn che bộ đội, vây quân thù. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Nông Sơn có vị trí chiến lược quan trọng. Những địa danh lịch sử như: Tân Tỉnh -Trung Lộc, của cụ Hường Hiệu, thời kỳ 1885-1887; Khu chiến Hoàng Văn Thụ, thời kỳ 1946-1954…ghi dấu một thời oanh liệt của bao thế hệ cách mạng anh hùng đã lập nên nhiều chiến công vang dội; góp phần tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của quê hương, dân tộc, làm cho kẻ thù khiếp vía. Bia chiến thắng Nông Sơn - Trung Phước (18/7/1974) là minh chứng cho tinh thần chiến đấu quật cường, dũng cảm, khó khăn không sờn lòng, hiểm nguy không lùi bước, của
  • 35. 3311 quân và dân Nông Sơn trong cuộc kháng chiến trường kỳ… Huyện Nông Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh, có nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, ít chịu ảnh hưởng của giáo mùa đông bắc. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt đố là mùa mưa và mùa khô, mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8 đây là mùa của gió tây khô nóng, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau đây là mừa có gió mùa đông bắc kéo theo mưa.Độ ẩm không khí trung bình 84%. Nhiệt độ trung bình 240 c mùa đông dao động từ 20-290 c. Lượng mưa trung bình hằng năm: 2.580mm, lượng mưa lớn tập trung vào tháng 9,10 và 11 chiếm 85% lượng mưa cả năm. Sông Thu Bồn: Từ hai nhánh sông Nước Trong và sông Gianh hợp lại chảy theo hướng Bắc qua vùng núi phía Tây của huyện. Đoạn qua huyện dài 32km, độ dốc lớn, nhiều ghềnh cao, lòng sông trung bình 150m, lưu lượng trung bình 200m2 /s thường gây ra lũ lụt và sạc lở đất. Diện tích đất lâm nghệp của huyện là 39.717,68 ha, chiếm 86,73% tổng diện tích tự nhiên. Một số khu vực rừng còn tương đối nguyên vẹn, nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như kiền kiền, chò, sơn đào,... có vị trí quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học, ở đây có hệ động vật rừng gồm nhiều chủng loại như : rùa, chim, chà vá chân xám, voi,... Có thể phác thảo Nông Sơn bởi các điểm nhấn: Đến đỉnh đèo Le, miền sơn cước Nông Sơn hiện ra núi non trùng điệp. Nhìn hướng nào cũng thấy núi, nhấp nhô, lớp lớp, ngút ngàn...Qua đèo Le, đường dốc quanh co. Một bên là vách núi, bên kia là vực sâu tạo nên một bức tranh phong thủy hữu tình.Tân tỉnh Trung Lộc- Đồng bằng Tây Viên dưới chân Hòn Tàu, Trung Phước - Đại Bình, Cà Tang - Nông Sơn, Tý Sé - Dùi Chiêng, Hòn Kẽm- Đá Dừng… theo dòng Thu Bồn như sợi chỉ xanh ngắt vắt dọc từ Đông sang Tây. Nông Sơn là địa điểm lý thú đến để khai phá những vỉa quặng trầm tích dấu ấn văn hóa,
  • 36. 3322 giải mã những câu chuyện, giai thoại về mảnh đất và con người nơi đầu nguồn sông Thu Bồn. 2.1.2. Về điều kiện kinh tế: Toàn huyện có 14.235 người trong độ tuổi lao động, chiếm 41,2 % dân số toàn Huyện, lao động công nghiệp trên địa bàn 700 người, lao động vận tải 210 người, lao động tư thương và dịch vụ tư nhân là 900 người, còn lại là lao động nông nghiệp và các ngành nghề khác, hàng năm có kế hoạch mở lớp đào tạo nghề mây tre, nghề hàn, thú y… tạo việc làm ổn định cho 1.567 lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Là huyện có tiềm năng về đất đai, con người, có thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, du lịch - dịch vụ, CN- TTCN ... Có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú; Có lợi thế về phát triển cây lâm nghiệp; Có nguồn lao động dồi dào chiếm 36% so với tổng số dân; Được hưởng nhiều ưu đãi từ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực chính của địa phương; Đường giao thông ĐX, ĐH được đầu tư bê tông hóa; Được đầu tư nhiều dự án như: Dự án 661 và dự án Việt Đức về phát triển cây lâm nghiệp; Có nhiều dãy núi, khe đá có chiều hướng phát triển về du lịch sinh thái như: Ha đá Hố Nhi (là căn cứ địa cách mạng), Vực Thùng; Sai Mưa; Sai Hùng, Hòn Kẽm đá dừng, Suối nước nóng Tây Viên; Làng trái cây Đại Bình…vv…. 2.1.3. Nguồn nhân lực thực hiện chính sách người có công Với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể ở Nông Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng; không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của các đối tượng. Toàn huyện có 2.027 người có công với
  • 37. 3333 cách mạng, trong đó: có 05 người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; 26 người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến tổng khởi nghĩa năm 1945, có 15 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, có 09 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 59 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, có 398 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, có 206 bệnh binh, có 251 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độ hóa học và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học, có 387 gười có công giúp đỡ cách mạng, có 66 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị bắt tù đày, có 267 người hưởng trợ cấp Tuất các loại và 37 người hưởng trợ cấp người phục vụ các loại. Từ nhiều năm nay huyện Nông Sơn luôn thực hiện tốt công tác “đền ơn đáp nghĩa”, quan tâm chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Hằng năm huyện đều có kế hoạch triển khai, hướng dẫn các xã, các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, người có công. Tri ân, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, thời gian qua từ nguồn kinh phí của cấp trên hỗ trợ và ngân sách địa phương, huyện Nông Sơn đã đầu tư 9 tỷ đồng tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ các xã Quế Lâm, Quế Ninh, Quế Phước, Sơn Viên. Hiện nay, huyện tiếp tục sửa chữa, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ xã Quế Trung với số tiền 10 tỷ đồng. Việc tiến hành rà soát thực hiện chính sách ưu đãi cho người có công được thực hiện chặt chẽ, kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định, công bằng và khách quan không để xảy ra sai sót, khiếu kiện. Đặc biệt là vào các dịp lễ tết, công tác chăm lo cho các đối tượng chính sách, người có công được địa phương chú trọng. Huyện đã cấp phát 1.571 suất quà của Chủ tịch nước với mức 400 và 200 nghìn đồng, với số tiền hơn 323 triệu đồng; Ủy ban nhân dân tỉnh cũng hỗ trợ 1.794 suất quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn huyện với tổng số tiền 557 triệu đồng; ngoài ra huyện Nông
  • 38. 3344 Sơn trích ngân sách hỗ trợ hơn 500 triệu đồng hỗ trợ cho cán bộ lão thành cách mạng, các đối tượng bão trợ xã hội, gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, và cán bộ quân dân chính các thôn trên địa bàn huyện…cấp 1.071 lượt thẻ BHYT/năm cho đối tượng chính sách. Từ sau ngày tái lập huyện đến nay, bằng nhiều nguồn kinh phí Nông Sơn đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa gần 1.000 nhà ở cho người có công, tổng số tiền gần tỷ đồng. Bên cạnh đó, hàng năm huyện chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, địa phương giúp đỡ các gia đình chính sách, người có công vươn lên trong cuộc sống, tổ chức các đợt du khảo về nguồn; chăm sóc, dọn vệ sinh các nghĩa trang liệt sĩ; thăm hỏi và tặng quà cho các gia đình chính sách, người có công; tổ chức công tác khảo sát tìm mộ liệt sĩ, thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách, người có công trong dịp lễ, tết... Giúp đỡ cho con em thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ trên địa bàn về học phí, sách vở, dụng cụ học tập khi tham gia học tập. Tạo điều kiện cho các hộ thương binh, liệt sĩ, thân nhân người có công hoàn cảnh khó khăn được vay vốn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Các hộ người có công, thương binh, bệnh binh phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Toàn huyện hiện có 08 người trực tiếp phụ trách công tác chính sách người có công, trong đó: cấp huyện 01 công chức, cấp xã 07 công chức làm công tác chính sách ưu đãi người có công. Sau khi tiếp thu các văn bản trên, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các xã triển khai cho các ngành, mặt trận, đoàn thể xã được 10 cuộc có 378 lượt người dự, triển khai tuyên truyền ra nhân dân và các đối tượng người có công tại các khu dân cư được 80 cuộc, có trên 4.000 lượt người dự. Đồng thời chỉ đạo Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn cán bộ phụ trách Thương binh xã hội xã cụ thể, rõ ràng về hồ sơ, thủ tục để thực hiện các chế độ chính sách cho các đối tượng theo đúng quy định, không để xảy ra trường
  • 39. 3355 hợp sai sót làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của gia đình Người có công với cách mạng. Tổ chức được nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách văn hóa xã hội và thương binh xã hội của xã. Phối hợp với các phòng, ban, ngành huyện tổ chức nhiều cuộc hội nghị gặp gỡ trao đổi với người có công và thân nhân người có công về các chế độ chính sách ưu đãi người có công, với 320 người có công và thân nhân người có công tham dự. (nguồn Phòng LĐ-TBXH huyện Nông Sơn năm 2017). 2.2. Thực trạng việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam 2.2.1. Tổ chức thực hiện chính sách người có công cách mạng ở Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam + Công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách người có công Mặc dù mới được chia tách nhưng do nhận thức sâu sắc về chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là chính sách trước mắt đem lại sự ổn định tình hình kinh tế chính trị, nên trong những năm qua huyện Nông Sơn luôn dẫn đầu trong việc thực hiện chính sách đối với người có công. Trên cơ sở các văn bản quy định về chính sách, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng kịp thời các kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phù hợp với quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Kế hoạch triển khai chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng công tại huyện được xây dựng đã đi vào cuộc sống vào cuộc sống của chính những người có công trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó, các xã tổ chức triển khai chính sách cũng phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện riêng của đơn vị mình phù hợp với tình hình thực tế nhưng không sai lệch chính sách. Trong quá trình lập kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách, Ủy ban
  • 40. 3366 nhân dân huyện luôn đảm bảo về hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách, phân công trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức; bố trí trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức thực hiện chính sách như: bố trí con người, các nguồn lực tài chính, các vật tư văn phòng phẩm...Đồng thời xác định thời gian triển khai thực hiện; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm. + Công tác ban hành văn bản Để thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện, trên cơ sở các văn bản hướng dẫn thi hành về các chế độ chính sách người có công, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức thành lập các Hội đồng, các Ban chỉ đạo có liên quan đến từng nội dung chính sách, phân công cụ thể cho các thành viên Hội đồng, thành viên Ban chỉ đạo để triển khai thực hiện trên địa bàn toàn huyện. Ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn các xã tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo thực hiện quy định các chính sách; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các địa phương trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân huyện cũng đã tiến hành tổ chức Hội nghị triển khai, tập huấn cho các cán bộ, công chức về công tác rà soát, thống kê các đối tượng theo quy định; đã chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách đến người dân, giúp cho người dân hiểu rõ mục đích và chính sách của chương trình. Theo kết quả thông kế tại Phòng Lao đông – Thương binh Xã hội huyện Nông Sơn, từ năm 2012 đến nay, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành 11 Quyết định thành lập các Ban chỉ đạo, 12 Hướng dẫn thi hành các văn bản của cấp trên, 08 Công văn chỉ đạo triển khai và nhiều các văn bản khác về ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Nông Sơn. Nhìn chung, công tác chỉ đạo điều hành đã được Ủy ban nhân dân
  • 41. 3377 huyện Nông Sơn thực hiện nghiêm túc công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng quy trình xét duyệt, đảm bảo việc triển khai các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng đến được với tất cả các đối tượng cần thụ hưởng. +Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách Sau khi Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, để chính sách đi vào thực hiện cuộc sống của người có công với cách mạng, các cơ quan liên qua của huyện như: Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của huyện, Mặt trận, các đoàn thể, Ủy ban nhân dân các xã tổ chức tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách đến mọi tầng lớp nhân dân, trước hết là đội ngũ cán bộ, công chức và đảng viên nắm được các quy định về chế độ chính sách đối với người có công cách mạng, nắm được Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công và các chính sách có liên quan. Mặt trận, các đoàn thể thì tuyên truyền thông qua hội viên, đoàn viên của mình về các chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với người có công. Ngoài ra, công tác tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức khác như: Băng rôn, biểu ngữ, tờ rơi, panô, apphích, hội thi, hội diễn, các buổi tuyên truyền, tọa đàm, họp tổ dân cư…từ đó cơ bản chính sách đến được với người thụ hưởng và mọi người dân tham gia thực hiện hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách, hiểu về tính đúng đắn của chính sách. Bên cạnh đó, việc quy định trách nhiệm mỗi cán bộ, công chức phụ trách công cũng được tăng cường nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách, đồng thời quy trách nhiệm cho các cán bộ, công chức đó khi làm sai lệch, gây sách nhiễu hoặc phiền hà cho đối tượng. + Việc phân công phối hợp thực hiện Việc phân công nhiệm vụ được thực hiện đúng Thông tư 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 02/10/2015 về hướng dẫn chức năng,
  • 42. 3388 nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Theo đó Phòng Lao động – Thương binh xã hội huyện Nông Sơn thực hiện nhiệm vụ: Trình Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh xem xét, quyết định công nhận đối tượng là thương binh, liệt sỹ và người có công đối với cách mạng theo quy định; Tổ chức thực hiện công tác chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng và một lần cho đối tượng chính sách người có công với cách mạng; Hướng dẫn, kiểm tra các xã, thị trấn trong việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật;Thực hiện chế độ điều dưỡng đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, người có công với cách mạng và cấp kinh phí mua dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp khác cho thương binh, bệnh binh; Hướng dẫn và thực hiện lễ tưởng niệm liệt sỹ nhân các ngày lễ lớn, truy điệu liệt sỹ khi báo tử; nâng cấp các nghĩa trang liệt sỹ, cung cấp thông tin về tình hình mộ liệt sỹ theo hướng dẫn của Sở Lao động – Thương binh và xã hội; lập kế hoạch và tổ chức thăm hỏi các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng; Là thành viên của Ban quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa huyện, tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở cho đối tượng người có với cách mạng; Là thành viên Hội đồng kiểm tra tỉnh trạng dị dạng dị tật cho con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và giao cho 01 Phó Phòng phụ trách và 01 công chức chuyên môn phụ trách lĩnh vực chính sách. Đối với xã bố trí 01 công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã phụ trách công tác Lao động Thương binh xã hội ở xã chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp,
  • 43. 3399 báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách lao động, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có công; quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ; Ngoài ra, đối với các Hội đồng xét duyệt chính sách cũng được giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng để làm cơ sở cho các cấp thực hiện chức năng của mình theo quy định của nhà nước, đối với Hội đồng xét duyệt chính sách huyện Nông Sơn chủ tịch Hội đồng do đồng chí Phó Chủ tịch thường trực làm Chủ tịch Hội đồng, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện là cơ quan thường trực của Hội đồng, các thành viên là các ngành có liên quan và Mặt trận và các đoàn thể. Đối với cấp xã, Chủ tịch Hội đồng chính sách là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là phó Chủ tịch Hội đồng và công chức phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực hội đồng. + Việc duy trì chính sách Gắn với công tác tuyên truyền vận động thực hiện chính sách thì việc duy trì chính sách được thường xuyên thực hiện, hằng năm Ủy ban nhân dân huyện thường chỉ đạo rà soát đối tượng có tham gia kháng chiến nhưng chưa được giải quyết chế độ do nhiều nguyên nhân khác nhau để tiếp tục xét duyệt để họ hưởng chế độ đúng với công sức của họ đã bỏ ra, thường xuyên tổ chức các hoạt động về nguồn, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tiềm kiếm quy tập một liệt sỹ; phụng dưỡng mẹ Việt Nam Anh hùng….để nhân rộng tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc. Bên cạnh đó, huyện cũng thường xuyên phản ảnh những tồn tại, hạn chế hoặc những điểm chưa phù hợp đối với các văn bản quy định khi áp dụng vào tình hình thực tế ở địa phương đến với cấp tỉnh, cấp Trung ương để sửa đổi, bổ sung kịp thời…các hoạt động trên cũng đồng thời cũng là hình thức
  • 44. 4400 duy trì chính sách trong quá trình thực hiện chính sách của huyện Nông Sơn. + Việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách Để duy trì thực hiện tốt công tác chính sách thì huyện Nông Sơn tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra giám sát, hằng năm đều tổ chức kiểm tra, giám ít nhất 1 lần/xã về công tác thực hiện chính sách đối với người có công, từ công tác theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các chính sách ưu đãi với người có công cũng vẫn còn tồn tại một số bất cập như: Công tác tuyên truyền phổ biến các chế độ chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với những người có công với cách mạng có nội dung chưa kịp thời dẫn đến một số đối tượng là người có công lập hồ sơ đề nghị hưởng các chế độ trợ cấp còn chậm, hoặc chưa được tiếp cận đầy đủ thông tin về các quy định hiện hành, việc thực hiện chi trả cho người có công có lúc còn chậm so với thời gian quy định…vv…Nhờ thực hiện tốt công tác theo dõi, kiểm tra nên tiến độ thực hiện công tác chính sách trong thời gian gần đây tại huyện có nhiều khởi sắc, các chế độ chính sách cơ bản được giải quyết kịp thời, đúng quy định, hạn chế đáng kể được tình trạng tổ chức, cá nhân vi phạm chính sách người có công trên địa bàn. Bên cạnh đó, qua công tác theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện chính sách tại các địa phương, huyện Nông Sơn cũng đã phát hiện nhiều chính sách còn bất cập, những bất hợp lý, những vấn đề vướng mắc cần điều chỉnh kịp thời để tháo gỡ, do vậy huyện đã đề xuất kiến nghị với Tỉnh, Trung ương những nội dung mà địa phương còn thấy chưa hợp lý như: cần nghiên cứu, ban hành Luật người có công với cách mạng trên cơ sở hợp nhất Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Nghiên cứu để có chính sách phù hợp đối với người được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích kháng chiến; Điều chỉnh chế độ ưu đãi trong giáo dục - đào tạo, thống nhất
  • 45. 4411 đầu mối và quy định thủ tục đơn giản, thuận tiện cho người có công và thân nhân của họ Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ổn định đội ngũ cán bộ thực hiện công tác chính sách người có công ở cơ sở; ban hành văn bản hướng dẫn chế độ và bố trí cán bộ quản lý chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ; Rà soát tổng thể các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ, kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhằm bảo đảm phù hợp với tinh thần của Pháp lệnh. + Tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách Việc đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng làm một việc làm rất quan trọng và được quan tâm thực hiện hằng năm, tổng kết đánh giá nhằm rút ra những tồn tại, hạn chế, bất cập về nội dung của Pháp lệnh người có công và các văn bản hướng dẫn và việc tổ chức thực hiện Pháp lệnh người có công. Mỗi lần đánh giá, không đánh giá chung chung, hình thức; tránh đi sâu vào thành tích, nêu lên những quy định còn bất cập, kiến nghị hướng sửa đổi (nếu có). Việc tổ chức tổng kết phải được thực hiện nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm, đảm bảo dân chủ, khách quan và toàn diện. Nội dung luôn tổng kết bám sát những quy định của chính sách, phản ánh đúng tình hình thực tế, phân tích, đánh giá kèm theo số liệu cụ thể. Đánh giá kết quả đạt được trong việc thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó tập trung vào các nội dung: + Tình hình triển khai thực hiện Pháp lệnh, các văn bản hướng dẫn từ Trung ương đến địa phương (công tác tuyên truyền, phổ biến; công tác xã hội hóa chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; công tác thanh tra, kiểm tra; công tác bố trí nguồn nhân lực thực hiện…), tác động của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đến sự phát triển, ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội tại địa phương.