SlideShare a Scribd company logo
1 of 116
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐẶNG THỊ PHẤN
QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
TỪ THỰC TIỄN TỈNH NINH THUẬN
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. PHẠM HỮU NGHỊ
HÀ NỘI – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
Thạc sĩ Công tác xã hội về “Quản lý Công tác xã hội đối với Người có công
với cách mạng từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận” là hoàn toàn trung thực và
không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
ĐẶNG THỊ PHẤN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ
HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG..............................10
1.1. Các khái niệm........................................................................................... 10
1.2. Sự cần thiết phải quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách
mạng................................................................................................................ 14
1.3. Nội dung quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng
.........................................................................................................................15
1.4. Các yếu tố chi phối quản lý công tác xã hội đối với Người có công với
cách mạng........................................................................................................27
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI TỈNH NINH THUẬN...........30
2.1. Thực trạng và nhu cầu của Người có công với cách mạng tại tỉnh Ninh
Thuận...............................................................................................................30
2.2. Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng
......................................................................................................................... 44
2.3. Đánh giá quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng tại
tỉnh Ninh Thuận .............................................................................................. 55
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC
XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN
TỈNH NINH THUẬN .....................................................................................63
3.1. Giải pháp về xây dựng chương trình hỗ trợ công tác xã hội đối với Người
có công với cách mạng.................................................................................... 63
3.2. Giải pháp về tổ chức quản lý công tác xã hội đối với Người có công với
cách mạng........................................................................................................ 64
3.3. Giải pháp về tổ chức công tác nhân sự trong công tác xã hội đối với
Người có công với cách mạng ........................................................................65
3.4. Giải pháp về tổ chức các hoạt động hỗ trợ Người có công với cách mạng
......................................................................................................................... 66
3.5. Giải pháp về ra các quyết định trong việc hỗ trợ..................................... 68
3.6. Giải pháp về lưu trữ sổ sách hồ sơ, lập các báo cáo ................................ 69
KẾT LUẬN.....................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................75
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NCCVCM Người có công với cách mạng
BHYT Bảo hiểm y tế
CTXH Công tác xã hội
UBND Ủy ban nhân dân
LĐ - TB và XH Lao động - Thương binh và Xã hội
PL – UBTVQH Pháp lệnh - Ủy ban thường vụ quốc hội
NĐ – CP Nghị định - Chính phủ
VBHN-VPQH Văn bản hợp nhất- Văn phòng Quốc hội
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Độ tuổi của NCCVCM 33
Bảng 2.2. Những khó khăn gia đình NCCVCM đang gặp phải 41
Bảng 2.3. Nhu cầu quan trọng nhất 42
Bảng 2.4. Các loại hoạch định đang triển khai 50
Bảng 2.5. Thực tiễn công tác thực hành quản lý trường hợp đối với
NCCVCM của nhân viên CTXH
55
Bảng 2.6. Độ tuổi của Nhân viên CTXH 58
Biểu đồ 2.1. Tần suất khám chữa bệnh của NCCVCM 35
Biểu đồ 2.2. Thu nhập ngoài trợ cấp ưu đãi của NCCVCM 39
Biểu đồ 2.3. Những khó khăn gia đình NCCVCM đang gặp phải 41
Biểu đồ 2.4. Mục đích của Hoạch định/lập Kế hoạch 52
Biểu đồ 2.5. Hiệu quả của Hoạch định 53
Biểu đồ 2.6. So sánh mức độ hiểu biết về đặc trưng cơ bản của tổ chức
giữa Nhà quản lý và Nhân viên CTXH
54
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chiến tranh đã lùi xa hơn 41 năm nhưng vẫn còn một số NCCVCM chưa
được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước do hồ sơ bị thất lạc, còn nhiều liệt sĩ
vẫn chưa tìm được hài cốt hoặc hài cốt đã được quy tập về các nghĩa trang liệt sĩ
nhưng chưa có hoặc còn thiếu thông tin… Giải quyết các vấn đề này là việc làm
thiêng liêng, là trách nhiệm cao cả của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn
xã hội đối với NCCVCM.
Theo Báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội: Hiện nay, cả nước
có trên 8,8 triệu đối tượng NCCVCM, chiếm gần 10% dân số. Trong đó có trên 1,5
triệu NCCVCM đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nước. Hàng chục
nghìn con thương binh, con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu đãi về đào tạo, chăm sóc y
tế, gần 15.000 cán bộ lão thành cách mạng được hỗ trợ nhà ở…; chế độ, chính sách
đối với NCCVCM được thực hiện thông qua hình thức trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm y
tế và các chế độ ưu đãi khác (trang cấp, điều dưỡng, nhà ở, quà Tết, quà ngày 27-7
hằng năm, ưu đãi giáo dục, công tác mộ, nghĩa trang...). Trong bối cảnh tình hình
kinh tế - xã hội đất nước còn nhiều khó khăn, song kinh phí để thực hiện các chính
sách ưu đãi NCCVCM không những không giảm mà tăng dần hằng năm. Sau khi
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng được sửa đổi (năm 2012), bổ sung
một số chính sách và đối tượng được hưởng, dù điều kiện ngân sách phải tạm dừng
các khoản chi tiêu công, Nhà nước vẫn bảo đảm kinh phí chi trả ưu đãi kịp thời, đầy
đủ. Dù vậy, do hậu quả của chiến tranh, vẫn còn một số trường hợp chưa được xác
nhận và giải quyết chế độ. Khoảng 4% NCCVCM và gia đình vẫn còn khó khăn
trong cuộc sống.
Ninh Thuận là một tỉnh cực Nam Trung bộ, giàu truyền thống cách mạng.
Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã có
biết bao nhiêu người con Ninh Thuận đã hy sinh xương máu, cống hiến cuộc đời
mình cho sự nghiệp cách mạng. Theo tiếng gọi của non sông, họ đã phải bỏ lại gia
đình, vợ con, quê hương để tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Họ đã không ngại
2
gian khổ, mất mát, đóng góp một phần sức của sức người giành lại độc lập tự do
cho nhân dân.
Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước quan tâm ban hành nhiều Nghị quyết,
nhiều văn bản pháp luật về chính sách ưu đãi đối với Người có công và thực hiện
chính sách ưu đãi đối với Người có công. Vào những dịp Lễ, Tết, ngày truyền thống
Quân đội nhân dân Việt Nam, những ngày địa phương tổ chức những sự kiện đặc
biệt … NCCVCM được thăm hỏi, tôn vinh. Tuy nhiên, việc tổ chức CTXH đối với
NCCVCM vẫn chưa được quan tâm- nếu không nói là còn bỏ ngỏ.
Nghiên cứu một số hồ sơ chính sách xây dựng để hưởng chế độ của Người
hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, hồ sơ Bà Mẹ Việt Nam anh hùng… chúng
tôi nhận thấy rằng nếu chúng ta làm tốt CTXH đối với NCCVCM thì việc thực hiện
chính sách đối với họ sẽ trọn vẹn hơn, NCCVCM sẽ không còn cảm giác bị “bỏ
rơi”, “bị quên” sau khi đã đóng góp sức người, sức của cho hai cuộc kháng chiến.
NCCVCM, chính sách đối với NCCVCM có được đưa vào chương trình hoạch
định của các địa phương; công tác tổ chức thực hiện chính sách đối với NCCVCM
có được chuyên môn hóa hay vẫn chỉ là kiêm nhiệm, nhân viên làm công tác thực
hiện chính sách đối với NCCVCM tại các địa phương, các nhà quản lý các địa
phương đã đủ quỹ thời gian quan tâm đến CTXH tại địa phương; nhân sự làm
CTXH tại các địa phương có ổn định hay vẫn còn chấp vá, thiếu tính chuyên
nghiệp; lưu trữ hồ sơ NCCVCM sao cho khi có chính sách mới, chúng ta có thể
thống kê được danh sách, đến tận nhà thân chủ để hướng dẫn làm hồ sơ… đó là
những băn khoăn của những người làm công tác quản lý CTXH như chúng tôi cũng
như những nhà nghiên cứu về CTXH cần định hướng sau này.
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “ Quản lý công tác xã hội đối với người
có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận” làm luận văn thạc sỹ của
mình. Với đề tài này, tôi muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình
trong việc đưa ra một số giải pháp nâng cao hoạt động quản lý CTXH đối với
NCCVCM để nhằm giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của NCCVCM, thân
nhân của NCCVCM ngày một phong phú hơn, phù hợp với quá trình phát triển kinh
3
tế- xã hội của đất nước, phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của Đề án Phát triển
nghề CTXH mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCCVCM trong những năm qua, Đảng
và Nhà nước luôn quan tâm, có nhiều chủ trương chính sách nhằm tăng cường
công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện để từng bước nâng cao đời sống
NCCVCM. Các ngành các cấp, luôn xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng,
thường xuyên trong việc xây dựng triển khai các chiến lược trung hạn, dài hạn và
các giải pháp có tính lâu dài cũng như trước mắt. Tuy nhiên, trong các khâu xây
dựng, triển khai thì lại chưa gắn được các hoạt động trợ giúp của CTXH đối với
NCCVCM vào thực tiễn quản lý.
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cũng đã có một số đề tài khoa học liên
quan đến một vài khía cạnh của lĩnh vực đời sống NCCVCM như:
Đề tài ‘‘Công tác xã hội đối với thương binh từ thực tiễn xã Pơng Drang,
huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk’’ của học viên Cao học Vũ Thị Vân Anh thuộc
Học viện Khoa học xã hội. Đề tài cũng chỉ ra được có nhiều yếu tố tác động, ảnh
hưởng đến hoạt động CTXH đối với thương binh như: yếu tố về địa hình, về kinh tế
- xã hội của địa phương, yếu tố về trình độ học vấn, dân tộc... và đặc biệt là các yếu
tố từ chính những đặc điểm, nhận thức của thương binh, từ chính những năng lực,
trình độ của nhân viên CTXH tại địa phương, từ nhận thức của cộng đồng, chính
quyền địa phương các cấp. Các yếu tố này có thể ảnh hưởng tích cực, giúp thúc đẩy
sự phát triển các hoạt động CTXH một cách sâu rộng và lan tỏa rộng khắp trong
cộng đồng, nhưng ngược lại, các yếu tố này cũng có ảnh hưởng không tốt đến các
hoạt động CTXH, nó kìm hãm sự phát triển cũng như hiệu quả của các hoạt động.
Có nhiều bài viết của nhiều tác giả đăng trên Tạp chí Cộng sản, Trang thông
tin điện tử của Bộ LĐ- TB và XH, Báo Nhân dân Điện tử … tuy nhiên tất cả chủ
yếu đề cập việc thực hiện chính sách, công tác thăm hỏi, kiến nghị tăng mức chi, đề
xuất công tác truyền thông… mà chưa đề cập đến CTXH đối với NCCVCM.
Bài viết “ Còn nhiều việc phải làm trong tổng rà soát việc thực hiện chính sách
ưu đãi đối với người có công” của tác giả Nguyên Vũ nêu rõ: có đối tượng hưởng
4
nhiều loại chế độ chính sách trong khi cán bộ, ban rà soát chưa nắm chắc các chính
sách đối với từng nhóm đối tượng người có công, cho nên việc triển khai tại một số
địa bàn còn chậm và còn lúng túng khi xử lý một số trường hợp cụ thể, giải đáp cho
người dân về chính sách người có công chưa thỏa đáng; trình độ cán bộ phụ trách
công tác thương binh xã hội cấp xã ở một số nơi còn hạn chế; một số nơi cấp ủy,
chính quyền chưa vào cuộc tích cực, mới dừng ở việc ban hành văn bản, khâu kiểm
tra, đôn đốc, chỉ đạo cũng chưa được chú trọng; hoạt động thông tin, tuyên truyền
về cơ bản là tốt song ở một số địa bàn hiệu quả chưa cao. Qua đó tác giả xác định
những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện, cụ thể là: tiếp tục chỉ đạo tăng cường công
tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng, Nhà nước và kết quả thực hiện
chính sách ưu đãi đối với người có công; thông tin rõ các chế độ chính sách được
thụ hưởng của từng nhóm đối tượng. Tiếp nhận các thông tin phản ánh từ nhân dân,
nhất là những trường hợp trước đây chưa phát hiện hoặc do một lý do khách quan
mà người dân chưa phản ánh về các đối tượng hưởng sai chính sách đối với người
có công.
Bài viết “Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với nước hiện
nay và định hướng đến năm 2020” của nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ- TB và XH Phạm
Thị Hải Chuyền. Bài viết cũng chỉ nêu tăng cường công tác tuyên truyền, công tác
quy tập mộ liệt sỹ, tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công … chưa đề
cập CTXH với đối tượng NCCVCM.
Trên trang thông tin CTXH (congtacxahoi.molisa.gov.vn) cũng vậy, có rất
nhiều tài liệu CTXH các lĩnh vực khác nhau, phục vụ công tác nghiên cứu, tập huấn
… nhưng tài liệu CTXH về lĩnh vực NCCVCM hầu như không có.
Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào lĩnh vực CTXH với NCCVCM
của tỉnh Ninh Thuận nói riêng, của ngành CTXH còn non trẻ ở nước ta nói chung,
thông qua đề tài này tác giả không chỉ muốn tìm hiểu thực trạng về đời sống vật
chất tinh thần của người có công, thực trạng CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn
mà còn muốn góp phần tìm ra một số giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản
lý CTXH đối với NCCVCM trong thời gian đến.
5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực trạng của quản lý CTXH đối với
NCCVCM từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập trung giải
quyết những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý CTXH, CTXH đối với NCCVCM.
- Đi sâu vào tìm hiểu, đánh giá thực trạng đời sống của NCCVCM, thực trạng
CTXH, quản lý CTXH đối với NCCVCM cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả quản lý CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
- Dựa trên cơ sở phân tích đánh giá, tìm hiểu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng
nói trên để đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTXH đối với
NCCVCM trên địa bàn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý CTXH đối với NCCVCM tại Ninh Thuận.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về đối tượng: đề tài tập trung nghiên cứu 3 hoạt động
của quản lý CTXH là xây dựng chương trình hỗ trợ đối với NCCVCM, tổ chức hoạt
động, tổ chức nhân sự CTXH tại địa phương; nghiên cứu nhu cầu và thực trạng đời
sống NCCVCM, các hoạt động hỗ trợ xã hội đối với NCCVCM để từ đó đề xuất
giải pháp hoàn thiện quản lý CTXH đối với NCCVCM.
- Phạm vi nghiên cứu về khách thể: đề tài nghiên cứu trên 48 NCCVCM tại 7
huyện/thành phố; 40 nhân viên CTXH cấp cơ sở và 20 cán bộ quản lý có liên quan
đến CTXH đối với NCCVCM; 10 cán bộ quản lý có liên quan đến tổ chức, kiểm tra
và quản lý đối với NCCVCM.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: 7 huyện/thành phố thuộc tỉnh Ninh
Thuận.
6
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: từ những đánh giá thực trạng về
đời sống của NCCVCM, thực trạng của quản lý CTXH đối với NCCVCM ở góc độ
nhân viên CTXH, ở góc độ nhà quản lý CTXH trên địa bàn; rút ra được những lý
luận và đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý CTXH đối với
NCCVCM trên địa bàn.
- Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống những lý
thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, hệ thống các yếu tố có liên quan như dịch vụ
hỗ trợ của CTXH đối với NCCVCM, hệ thống chính sách ưu đãi đối với
NCCVCM...
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu: là phương pháp sử dụng các kỹ thuật
chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã được
công bố hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu những thông tin cần thiết phục vụ cho quá
trình nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để:
+ Đọc và tìm hiểu các giáo trình, tài liệu có liên quan đến CTXH như: Nhập
môn CTXH, Phát triển cộng đồng, Lý thuyết CTXH, Quản lý CTXH…
+ Phân tích những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề
CTXH đối với người có công như đề tài ‘‘Công tác xã hội đối với thương binh từ
thực tiễn xã Pơng Drang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk’’, các bài báo có liên
quan của các nhà khoa học đăng trên các tạp chí, trang thông tin điện tử có liên
quan.
+ Đọc và phân tích các tài liệu, báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận, Sở LĐ-
TB và XH Ninh Thuận như: “Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2016-
2020 tỉnh Ninh Thuận”, “Báo cáo tình hình thực hiện công tác Lao động, Người có
công và Xã hội năm 2015”; ‘‘Báo cáo công tác huy động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
năm 2015’’, “Báo cáo Kết quả thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại,
7
tố cáo, tiếp công dân và phòng chống tham nhũng từ năm 2013 đến năm 2015”,
“Báo cáo quyết toán năm 2014 chi trợ cấp ưu đãi Người có công của tỉnh và 7
huyện/ thành phố”, “Kế hoạch Lao động- Người có công và Xã hội giai đoạn 2016-
2020” ....
+ Đọc, tìm hiểu và phân tích, đánh giá các Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư
liên quan đến chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với Người có công và các biện pháp can
thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ họ.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: là phương pháp dựa trên hình thức hỏi đáp
gián tiếp dựa trên bảng các câu hỏi được soạn thảo trước, điều tra viên tiến hành
phát bảng hỏi, hướng dẫn thống nhất cách trả lời các câu hỏi, người được hỏi tự đọc
các câu hỏi trong bảng hỏi rồi ghi cách trả lời của mình vào phiếu hỏi rồi gửi lại cho
các điều tra viên.
Với phương pháp này, đề tài sẽ phát 118 bảng hỏi dành cho 48 đối tượng là
NCCVCM, 20 cán bộ quản lý CTXH, 40 nhân viên làm CTXH, 10 cán bộ làm công
tác liên quan đến quản lý CTXH (thanh tra, tổ chức, cán bộ phòng Người có công
thuộc Sở) đối với NCCVCM trên địa bàn.. để tìm hiểu, thu thập thông tin chung về
thực trạng quản lý CTXH trên địa bàn, thực trạng CTXH đối với NCCVCM, thực
trạng đời sống của NCCVCM như điều kiện về nhà ở, kinh tế gia đình, các nhu cầu
của NCCVCM …, tìm hiểu về thực trạng hoạt động CTXH đối với NCCVCM trên
địa bàn.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: là một phương pháp thu thập thông tin xã hội
học thông qua việc tác động tâm lý học xã hội trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và
người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu. Ở đề tài này, tác giả
phỏng vấn thêm qua điện thoại trường hợp NCCVCM cần làm rõ thêm về điều kiện
sống, nhà ở, tình trạng sức khỏe; phỏng vấn qua điện thoại các anh chị làm công tác
quản lý CTXH tại các huyện/thành phố để tìm hiểu thêm mức sống của NCCVCM,
mức độ quan tâm và tính chuyên nghiệp của nhân viên CTXH và tổ chức thực hiện
công tác quản lý CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn.
Tác giả sử dụng phương pháp này với mục đích nhằm tìm hiểu, thu thập thông
tin chuyên sâu về thực trạng quản lý CTXH đối với NCCVCM; thực trạng hoạt
8
động CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn cũng như việc triển khai thực hiện
chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với NCCVCM.
- Phương pháp quan sát: là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã
hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn để thu thập các thông tin
từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Trong đề tài này tác giả sử dụng phương pháp này nhằm thu thập, bổ sung
thông tin còn thiếu và kiểm tra đối chiếu, so sánh các thông tin từ việc quan sát để
đánh giá độ tin cậy của các thông tin thông qua việc quan sát bối cảnh sống, thái độ,
thể trạng... của người được điều tra. Cũng thông qua đó hình thành được câu trả lời
đầy đủ và có được những thông tin chính xác cho bảng hỏi cũng như bảng phỏng
vấn sâu. Cụ thể đề tài tập trung quan sát các hoạt động CTXH hoặc các hoạt động
mang tính chất CTXH, quan sát về môi trường, không gian sống của NCCVCM,
quan sát về thể chất, thái độ giao tiếp và trạng thái tâm lý của đối tượng khảo sát với
người điều tra, nhằm xác định xem họ có gặp phải những vấn đề khó khăn về sức
khỏe, tâm lý hay không…
Hình thức thực hiện: quan sát tại các bữa ăn của NCCVCM điều dưỡng tại
Trung tâm Điều dưỡng Người có công tỉnh, quan sát thực trạng mức sống của
NCCVCM tại một số trường hợp cụ thể, thể hiện tại chương 2.
Thông qua phương pháp này, tác giả đối chiếu giữa thông tin nhận được với
các báo cáo của địa phương về quản lý CTXH đã đầy đủ chưa, có gì bất hợp lý,
chưa ổn …
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Những thông tin thu thập được từ luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm
hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích hoạt động quản lý CTXH đối với
NCCVCM.
Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực quản lý
CTXH đối với NCCVCM ở góc độ là nhân viên CTXH và ở góc độ là nhà quản lý
CTXH.
9
Các hoạt động để chuyển đổi việc thực hiện chính sách xã hội thành dịch vụ
cho NCCVCM và từ hoạt động dịch vụ có thể tham mưu điều chỉnh chính sách phù
hợp với thực tế cuộc sống.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Quản lý CTXH đối với NCCVCM là một hoạt động mới mẻ, vô cùng cần
thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Quá trình tổ
chức, thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, bất cập ở địa phương. Với luận văn này,
tôi mong muốn sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về thực trạng quản lý CTXH đối
với NCCVCM trên địa bàn; gợi mở một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hơn nữa
CTXH đối với NCCVCM. Đồng thời, cũng như là một thông điệp hướng sự quan
tâm và chung tay góp sức của cộng đồng, của các Hội Đoàn thể ở địa phương để
cùng thực hiện có hiệu quả hơn quản lý CTXH cho NCCVCM.
Giúp cho nhân viên CTXH nói riêng và các ngành khác nói chung hiểu biết
thêm về các chính sách, chế độ ưu đãi, các dịch vụ hỗ trợ của CTXH đối với
NCCVCM, hiểu về công tác hoạch định, tổ chức quản lý, tổ chức nhân sự, cách
thức ra quyết định và công tác lưu trữ, bảo quản hồ sơ, dữ liệu; về tổ chức quản lý
ca của nhân viên CTXH đối với NCCVCM.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận của quản lý công tác xã hội đối với Người
có công với cách mạng.
Chương 2. Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với Người có công tại tỉnh
Ninh Thuận.
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội đối với
Người có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận.
10
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI
VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Người có công với cách mạng:
Theo Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM số 01/VBHN-VPQH ngày 30/7/2012 định
nghĩa Người có công với cách mạng là:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm
nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
1.1.2. Công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng
Hiệp hội CTXH quốc tế và các trường đào tạo CTXH quốc tế (2011) thống
nhất một định nghĩa về CTXH như sau: CTXH là nghề nghiệp tham gia vào giải
quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã
hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng
sống của con người. CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận
về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với môi trường sống.
CTXH có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp
các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng
11
cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn
lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa
các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội..
CTXH đối với NCCVCM là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp
NCCVCM và thân nhân của họ, cộng đồng nơi họ sinh sống nâng cao năng lực đáp
ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội; tìm kiếm, biện hộ và kết nối họ với
các nguồn lực hỗ trợ về vật chất, tham vấn tâm lý cho NCCVCM khủng hoảng tinh
thần, tổ chức kết nối giao lưu giữa NCCVCM với các tổ chức xã hội, với đồng đội
nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần, đồng thời góp phần hoàn thiện chính sách ưu đãi
xã hội cũng như truyền thông đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc, tôn vinh
NCCVCM.
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của quản lý công tác xã hội đối với người có
công với cách mạng
Khái niệm quản lý và quản lý công tác xã hội đối với người có công với
cách mạng
Về thuật ngữ quản trị và quản lý: Rino J. Patti sử dụng hai thuật ngữ quản trị
và quản lý như nhau. Ông ta lưu ý rằng quản lý được nhân viên xã hội sử dụng ngày
càng nhiều để mô tả công việc mà họ làm. Đã có nhiều cố gắng phân biệt hai thuật
ngữ nhưng những khác biệt này không được chấp nhận hoàn toàn. Do vậy trong
Luận văn này có thể hiểu quản trị là quản lý.
Quản lý là những hoạt động cần thiết được thực hiện khi con người kết hợp
với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung.
Các hoạt động quản lý không những phát sinh khi con người kết hợp thành tổ
chức, mà còn cần thiết, bởi vì nếu không có những hoạt động quản lý thì trong tổ
chức sẽ dẫn tới tình trạng mạnh ai nấy làm, lộn xộn theo kiểu "trống đánh xuôi, kèn
thổi ngược". Ví như 2 người cùng khiêng một khúc gỗ hay cùng bơi một chiếc
thuyền, thay vì hai người cùng bước hay cùng đưa mái chèo về cùng một hướng thì
mỗi người lại bước hay đưa đẩy mái chèo về mỗi hướng khác nhau. Những hoạt
động khiến hai người cùng bước hay đẩy mái chèo về cùng một hướng là những
hoạt động quản lý.
12
Trong lĩnh vực thực hiện chính sách đối với NCCVCM cũng vậy, nếu chúng
ta không khéo kết hợp sẽ dễ xảy ra tình trạng mạnh ai nấy làm, sẽ có trường hợp
một đối tượng có rất nhiều cá nhân tổ chức quan tâm và ngược lại có những đối
tượng chỉ “xuân thu nhị kỳ” vào những dịp Lễ tết, hàng tháng đến nhận tiền trợ cấp
là xong.
Quản lý CTXH đối với NCCVCM là sự kết hợp để đạt được mục tiêu công
bằng trong chăm sóc, hỗ trợ, nâng cao mức sống cho NCCVCM, tạo điều kiện để
NCCVCM tham gia góp ý chính sách, đóng góp xây dựng quê hương, xây dựng
chính quyền. Bên cạnh đó, quản lý CTXH đối với NCCVCM nhằm đưa công tác
hoạch định, tổ chức nhân sự, tổ chức hoạt động CTXH đối với NCCVCM vào
chương trình hoạt động cụ thể, làm cơ sở cho công tác kiểm tra, đánh giá mức độ
thực hiện chính sách đối với NCCVCM trên địa bàn.
Đặc điểm của quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách
mạng
Chúng ta biết rằng, Quản lý CTXH là phương pháp quan trọng để tối đa hóa
tính hiệu quả của các chương trình hoạt động CTXH để giải quyết các vấn đề xã hội
và cải thiện điều kiện xã hội tốt hơn.
Quản lý CTXH cung cấp nền tảng để thực hành CTXH liên quan đến các
chức năng của cơ sở xã hội. Chất lượng thực hành CTXH phần lớn phụ thuộc vào
cách quản lý ngành CTXH. Và quản lý CTXH có những đặc điểm sau:
Đặc điểm 1. Sử dụng các nguyên tắc và kỹ thuật của quản lý tổng quát. Đó là
các nguyên tắc: phân chia công việc để chuyên môn hóa lao động; nguyên tắc về
quan hệ quyền hành; nguyên tắc về kỷ luật trong tổ chức; nguyên tắc về thống nhất
chỉ huy (thống nhất mệnh lệnh), thống nhất lãnh đạo; nguyên tắc lợi ích của cá nhân
dựa trên cơ sở lợi ích chung; nguyên tắc thù lao tương ứng giữa cấp quản lý và cấp
thừa hành; nguyên tắc tập trung thẩm quyền; phát huy sáng kiến cá nhân và tinh
thần tập thể; nguyên tắc trật tự công bằng, nguyên tắc ổn định nhiệm vụ… nhằm
phát huy sáng kiến cá nhân của người điều hành, nhân viên thừa hành, của thân
chủ.. nhằm đạt được mục tiêu của quản lý CTXH đối với NCCVCM.
13
Đặc điểm 2. Sử dụng triết lý, mục đích và các chức năng của CTXH, các
phương pháp chẩn đoán xã hội, phân tích và tổng hợp các nhu cầu của cá nhân,
nhóm hay cộng đồng, và sử dụng việc tổng quát hóa nhằm thay đổi và phát triển các
mục đích và chức năng của cơ sở.
CTXH sử dụng triết lý con người là mối quan tâm hàng đầu của xã hội; giữa
cá nhân và xã hội có sự phụ thuộc tương hỗ; cá nhân và xã hội phải có trách nhiệm
với nhau; mỗi người cần được phát huy tiềm năng của mình và thực hiện nhiệm vụ
của mình đối với xã hội thông qua sự tích cực tham gia và xã hội có trách nhiệm tạo
điều kiện để cá nhân khắc phục trở ngại, phát huy tiềm năng bởi chính những trở
ngại đó làm mất cân bằng trong quan hệ cá nhân và môi trường xã hội. Vậy thì đối
với NCCVCM để các cô, các chú, các mẹ …vượt qua nỗi đau chia cắt, phân ly,
CTXH giúp NCCVCM vượt qua nỗi đau, phát huy tiềm năng, tham gia đóng góp
cho xã hội, cho cộng đồng và cộng đồng xã hội tạo điều kiện về chính sách vay vốn,
hỗ trợ nhà ở, phát triển sản xuất… giúp NCCVCM khẳng định được mình, đưa ra
quyết định thay đổi thái độ đối với cuộc sống.
CTXH với mục đích hướng tới tạo ra “thay đổi” tích cực trong xã hội, nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người đặc biệt là những nhóm người
yếu thế, NCCVCM. CTXH thúc đẩy sự biến đổi xã hội, tăng cường các mối tương
tác hài hoà giữa cá nhân, gia đình và xã hội hướng tới tiến bộ và công bằng xã hội.
Với các chức năng phục hồi, phòng ngừa, phát triển và biến đổi nhằm mục đích đưa
NCCVCM về trạng thái bình thường yêu con người, yêu hòa bình, yêu quê hương
đất nước, chia sẻ với khó khăn chung của đất nước, của ngân sách quốc gia, giúp
NCCVCM sử dụng tối đa tiềm năng và năng lực của mình đồng thời tăng cường
hiệu quả các nguồn lực xã hội của cộng đồng sẵn có.
Đặc điểm 3. Trọng tâm chủ yếu là tiến trình giúp đỡ cá nhân, nhóm và cộng
đồng. Đó là quá trình đánh giá xác định vấn đề mà NCCVCM đang gặp phải, phân
tích vấn đề, xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề, thực hiện kế hoạch để giải quyết
vấn đề và lượng giá, kết thúc.
14
Đặc điểm 4. Quản lý CTXH là làm việc với con người dựa vào kiến thức và
hiểu biết hành vi con người, các mối quan hệ nhân sự và các tổ chức phục vụ con
người.
Đặc điểm 5. Các phương pháp CTXH không chỉ được sử dụng để cung cấp
dịch vụ mà còn trong tiến trình quản lý và các mối quan hệ với nhân viên.
1.2. Sự cần thiết phải quản lý công tác xã hội đối với Người có công với
cách mạng
Đất nước hòa bình, thống nhất đã hơn 41 năm nhưng hậu quả để lại của nó
vẫn còn vô cùng nặng nề, bi thương. Cuộc chiến tranh đã lấy đi sinh mạng của hàng
triệu người con đất Việt, để lại hàng triệu gia đình cha mẹ mất con, vợ mất chồng,
con mất cha, để lại hàng triệu thương binh, bệnh binh, hàng triệu người hoạt động
kháng chiến và con của họ bị nhiễm chất độc hóa học.
Do bị thương tật, bệnh tật trong chiến tranh lúc còn trẻ tuổi, nay về già vết
thương tái phát, họ cần có chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước. Bộ phận bị
nhiễm chất độc hóa học, điôxin, nay lại phát bệnh, hoặc sinh con bị dị tật, dị dạng,
cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù Nhà nước đã quan tâm trợ cấp
nhưng hầu như tất cả các khoản trợ cấp nhận được, gia đình NCCVCM đều ưu tiên
cho việc bồi dưỡng cho người bệnh, cho việc đáp ứng nhu cầu tối thiểu: ăn, mặc ..
Và tâm lý của người Việt Nam chúng ta, khi trong gia đình có người bị dị dạng, dị
tật vẫn rất ngại nói ra, tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp;
Một bộ phận không nhỏ thân nhân Liệt sỹ hy sinh đã lâu, đã nhận được giấy
báo tử, thân nhân đã được hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi của Nhà nước nhưng đến
nay hài cốt liệt sỹ vẫn chưa tìm thấy, tâm trạng của họ từ bồn chồn, bất an ban đầu
sang hoảng loạn, lo lắng, đau khổ, sang chấn tâm lý;
Mẹ Việt Nam anh hùng, dù chồng con hy sinh đã lâu, vẫn nghĩ chồng con
mình mới ra đi, vẫn còn sống đâu đó trên đất nước này, tâm trạng vừa cười móm
mém, tràn đầy hy vọng rồi sau đó lại khóc ngất khi thấy mọi người đến thăm nhân
các ngày Lễ, Tết; có mẹ vẫn còn đọc thơ khi tiễn chồng con ra đi mỗi khi có đoàn
đến thăm, thương vô cùng.
15
Thương binh- đặc biệt là thương binh nặng, thương binh có vết thương đặc
biệt nặng, mặc dù trợ cấp ưu đãi nhận được hiện nay có thể trang trải chi phí sinh
hoạt hàng ngày nhưng những sang chấn tâm lý trong chiến tranh, vết thương tái
phát khi trái gió trở trời vẫn cần có sự giúp đỡ của nhân viên CTXH, sự can thiệp
chăm sóc sức khỏe, y tế, cần có sự hỗ trợ theo Chương trình hoạch định cụ thể…
Có thể nói rằng, NCCVCM không chỉ cần trợ cấp ưu đãi hàng tháng, mà
CTXH đối với NCCVCM nên tạo điều kiện để họ có thể hòa nhập cộng đồng, tạo
điều kiện để họ ổn định cuộc sống, ổn định tâm lý và tham gia các hoạt động xã hội.
Muốn vậy ở góc độ nhân viên CTXH phải tổ chức quản lý trường hợp cho từng
trường hợp NCCVCM và thân nhân của họ. Bên cạnh đó, để công tác hỗ trợ
NCCVCM được ổn định, đưa vào chương trình hoạt động chung, Nhà quản lý CTXH
cần chỉ đạo tốt công tác xây dựng chương trình hỗ trợ NCCVCM, làm tốt công tác tổ
chức quản lý CTXH, quản lý nhân sự .. CTXH đối với NCCVCM. Và tiếp cận ở góc
độ quản lý CTXH là chuyển chính sách thành dịch vụ cụ thể thì đây là nhu cầu cấp
thiết của NCCVCM ở nước ta nói chung và tại tỉnh Ninh Thuận nói riêng.
1.3. Nội dung quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng
Quản lý CTXH là một tiến trình hành động liên tục của nhân viên xã hội
trong việc sử dụng các kiến thức, kỹ năng quản lý để chuyển đổi các chính sách xã
hội thành các dịch vụ xã hội sao cho các chính sách xã hội đó có ý nghĩa và hiệu
quả, tạo nên sự phù hợp của chính sách xã hội với nhu cầu thực tiễn của người dân
trong cộng đồng. Nó bao gồm hoạt động của những người lãnh đạo tổ chức và tất cả
những nhân viên trong tổ chức để hoàn thành mục đích chung của tổ chức.
Quản lý CTXH phân theo nhiều cấp độ: quản lý CTXH ở cấp độ cá nhân và
quản lý xã hội ở cấp độ tổ chức.
Ở cấp độ cá nhân, mỗi nhân viên CTXH xét tới các khía cạnh mang tính thừa
hành, tác nghiệp của nhân viên xã hội về quản lý ca, điều phối các nguồn lực trong
quá trình giúp đỡ trường hợp cụ thể. Trong công tác quản lý, nhân viên xã hội cần
có kỹ năng ghi chép phúc trình, quản lý lưu trữ hồ sơ theo đúng nguyên tắc nghề
nghiệp. Bên cạnh đó, nhân viên xã hội cũng cần biết tự bảo vệ bản thân, biết cách
xử lý những căng thẳng thần kinh do tính chất công việc luôn bị áp lực của nghề
16
nghiệp gây ra; có như vậy mới đảm bảo trạng thái thần kinh ổn định nhằm trợ giúp
đối tượng một cách khách quan và không bị chi phối bởi những áp lực khác.
Quản lý CTXH ở cấp độ tổ chức xét tới việc thực hiện chức năng quản lý của
nhà quản lý ở vị trí người lãnh đạo, quản lý tổ chức. Vai trò của nhà quản lý ở cấp độ tổ
chức thực hiện chức năng quản lý nghiêng về các khía cạnh liên quan đến vận hành
hoạt động của tổ chức, bao gồm việc hoạch định các chính sách và các khía cạnh liên
quan đến cấu trúc của tổ chức, công tác quản lý nhân lực, kiểm soát xung đột, kiểm
huấn, tìm kiếm nguồn lực (nhân lực, tài chính) cũng như điều phối nguồn lực (nhân
lực, tài chính) trong tổ chức sao cho sử dụng các nguồn lực đó có hiệu quả.
1.3.1. Xây dựng chương trình hỗ trợ công tác xã hội đối với Người có công
với cách mạng
Xây dựng chương trình hỗ trợ CTXH đối với NCCVCM là việc xác định
trước xem phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm, nghĩa là phải đưa
ra kế hoạch trước khi các hoạt động cụ thể được tiến hành sao cho chương trình hỗ
trợ CTXH đối với NCCVCM đạt hiệu quả cao nhất, lập chương trình phải xem xét
trên phương diện tình cảm, tâm lý, hoàn cảnh sống của NCCVCM, điều kiện ngân
sách và các khoản hỗ trợ khác mà đưa ra các phương án trợ giúp phù hợp.
Theo James H. Donnelly, JR., James L.Gibson và John M. I vancevich thì
"chức năng hoạch định bao gồm những hoạt động quản lý nhằm xác định mục tiêu
trong tương lai và những phương tiện thích hợp để đạt tới các mục tiêu đó. Kết quả
của chức năng hoạch định là một bản Kế hoạch, một văn bản xác định những
phương hướng hành động mà đơn vị sẽ thực hiện".
Xây dựng chương trình hỗ trợ CTXH đối với NCCVCM nhằm mục tiêu nâng
cao mức sống vật chất và tinh thần cho NCCVCM, là việc nhân viên CTXH trên cơ
sở điều kiện đặc điểm tự nhiên, hoàn cảnh sống, tình trạng sức khỏe, tâm lý của
NCCVCM, trên cơ sở nguồn lực của Nhà nước, của cộng đồng, năng lực của
NCCVCM để phân tích vấn đề, đưa ra phương án giải quyết phù hợp nhằm đạt
được hiệu quả tốt nhất, đồng thời thực hiện được mục tiêu của tổ chức.
Bảy bước đi và các hoạt động liên quan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
xây dựng chương trình hỗ trợ CTXH đối với NCCVCM. Đó là:
17
- Chọn lọc mục tiêu: Nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho
NCCVCM, tạo động lực cho NCCVCM để họ có thể cùng với nguồn lực hỗ trợ của
Nhà nước, của xã hội, vươn lên làm chủ cuộc sống, không trông chờ ỷ lại vào sự trợ
giúp của cộng đồng;
- Xem xét các tài nguyên cơ sở: nguồn trợ cấp ưu đãi, các nguồn lực khác
(nhân viên CTXH, mối quan hệ gia đình, cộng đồng, công tác huy động các quỹ của
địa phương, các quy định có liên quan đến NCCVCM của địa phương, của Trung
ương.. );
- Liệt kê các phương án: đối với từng trường hợp cụ thể sử dụng phương án
nào là phù hợp. Ví dụ: nhà ở NCCVCM còn tạm bợ, thiếu kiên cố, cần ưu tiên xây
mới; các hộ gia đình NCCVCM có điều kiện làm kinh tế nên có phương án hỗ trợ
vay vốn; gia đình NCCVCM có người bị khuyết tật, bị nhiễm chất độc hóa học cần
hỗ trợ về mặt y tế, điều dưỡng có thể kết nối với nguồn lực nào?
- Dự báo thành quả của mỗi phương án: dự kiến sẽ xây bao nhiêu nhà cho
NCCVCM từ nguồn tài trợ của ngân sách, từ nguồn huy động cộng đồng, Doanh
nghiệp; sẽ tư vấn tâm lý, đưa vào quản lý bao nhiêu trường hợp cần trợ giúp đặc
biệt .. Và ở góc độ tổng thể, góp phần ổn định chính trị, giải quyết tốt tăng trưởng
kinh tế gắn với thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.
- Quyết định phương án tốt nhất: trong các phương án đã đưa ra, chọn
phương án chung tốt nhất cho NCCVCM, phù hợp với điều kiện ngân sách, khả
năng thực hiện của địa phương;
- Hoạch định một chương trình hành động cụ thể: để thực hiện tốt phương án
trên cần có chương trình hỗ trợ cụ thể; thời gian thực hiện; đơn vị, cá nhân thực
hiện; thực hiện như thế nào .., ưu tiên thực hiện ở cộng đồng, hộ NCCVCM nào?..
- Sẵn lòng thay đổi: quá trình thưc hiện sẽ có những nội dung, những chính
sách khi đưa vào thực hiện có thể sẽ chưa phù hợp; thực tiễn quản lý giúp chúng ta
có kiến nghị, điều chỉnh bổ sung để chính sách được thực hiện phù hợp hơn.
Trong quản lý CTXH, hoạch định cần thiết ở tất cả các cấp tác vụ và là bộ
phận trong công việc thường ngày của mỗi nhân viên. Nó là một bộ phận chủ yếu
18
của CTXH thực hành và được xem là quan trọng trong tác vụ điều hành của các cơ
sở xã hội và trong cung ứng các dịch vụ xã hội.
Đối tượng của hoạch định chính là những hoạt động, những lực lượng ... có
ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định và tổ chức thực hiện các mục tiêu. Muốn cho
công tác hoạch định đạt được kết quả mong muốn thì hoạch định phải đáp đáp ứng
được các đòi hỏi sau: khoa học, khách quan, hệ thống, nhất quán, khả thi, cụ thể,
linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.
1.3.2. Tổ chức trong quản lý công tác xã hội đối với Người có công với
cách mạng
Tổ chức có 2 ý nghĩa chính:
- Cấu trúc của cơ sở
- Tiến trình làm cho cơ sở được/trở thành có tổ chức
Theo Barnard: Tổ chức hình thành khi con người giao tiếp với người khác và
mong muốn hành động vì mục đích chung
Những yếu tố của một tổ chức (theo Barnard):
- Sự giao tiếp (thông đạt, truyền thông)
- Quyết tâm phục vụ
- Vì một mục đích chung
Định nghĩa về tổ chức là một việc phức tạp. Hầu như mỗi nhà nghiên cứu
về quản lý đều đưa ra những định nghĩa của riêng mình dựa theo các lý thuyết tiếp
cận khác nhau.
"Tổ chức" theo từ gốc Hy Lạp nghĩa là "hài hoà", từ "tổ chức" nói lên một
quan điểm rất tổng quát "đó là cái đem lại bản chất thích nghi với sự sống".
Theo Chester I. Barnard thì tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay nỗ
lực của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức.
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ thì "tổ chức" có các nghĩa sau đây:
- Làm cho thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức
năng nhất định.
- Làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được
một hiệu quả lớn nhất.
19
- Làm công tác tổ chức cán bộ v.v...
Như vậy, tổ chức là một trong những chức năng của quản lý, liên quan đến
các hoạt động thành lập nên các bộ phận trong tổ chức, bao gồm các khâu (các bộ
phận chức năng) và các cấp (cao, trung và cơ sở) để đảm nhận những hoạt động cần
thiết, xác lập các mối quan hệ và nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ
phận đó. Hay nói một cách tổng quát thì tổ chức là một hoạt động bao gồm việc tổ
chức cơ cấu tổ chức bộ máy, tổ chức nhân sự và tổ chức công việc. Tổ chức trong
quản lý CTXH đối với NCCVCM là việc hình thành các phòng ban có liên quan đến
quản lý CTXH đối với NCCVCM từ Trung ương (Cục Người có công, Cục Bảo trợ xã
hội thuộc Bộ LĐ- TB và XH, Cục chính sách thuộc Bộ Quốc phòng..) đến địa phương
(phòng Người có công, phòng Bảo trợ xã hội thuộc Sở LĐ- TB và XH, Phòng chính
trị- Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh), công chức làm CTXH, nhà quản lý CTXH cấp huyện,
cấp xã.
- Khái niệm cơ cấu tổ chức quản lý:
Phạm trù "cơ cấu" phản ánh sự cấu tạo và hình thức bên trong của hệ thống.
Cơ cấu tạo điều kiện duy trì trạng thái ổn định của tổ chức.
Cơ cấu tổ chức quản lý là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác
nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và có
những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu
khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục tiêu
chung đã xác định.
Cơ cấu tổ chức trong quản lý CTXH đối với NCCVCM đó là việc tổ chức
thực hiện, là sự kết hợp trong giải quyết hồ sơ, giải quyết các vấn đề cho NCCVCM
của cơ quan Quân sự, Hội Cựu thanh niên xung phong, Đoàn Thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh, cơ quan LĐ- TB và XH, UBND các cấp trong việc giải quyết hồ sơ
hưởng trợ cấp ưu đãi, tổ chức thăm hỏi, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho
NCCVCM, tạo động lực, giúp NCCVCM bằng nội lực của mình tự vươn lên, nâng
cao mức sống vật chất và tinh thần, cùng cộng đồng nơi sinh sống quyết định các
vấn đề có liên quan của chính họ và của cộng đồng.
20
1.3.3. Tổ chức công tác nhân sự trong công tác xã hội đối với Người có
công với cách mạng
Công tác nhân sự là một tiến trình quản lý quan trọng bao gồm tìm được
nhân sự, duy trì và làm việc với nhân viên và kết thúc công việc của họ khi cần
thiết. Sự hiệu quả và kết quả hoạt động của một cơ sở có liên quan trực tiếp với
nhân sự. Tổ chức nhân sự trong CTXH đối với NCCVCM đó là tiến trình tuyển
chọn nhân viên CTXH tốt nghiệp ngành nghề phù hợp qua thi tuyển hoặc xét tuyển,
kiểm huấn nhân viên CTXH, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng các nghiệp vụ về thủ
tục hồ sơ trong giải quyết chính sách ưu đãi đối với NCCVCM, các nguồn lực của
cơ sở, nguồn lực có thể kết nối trong thực hiện CTXH đối với NCCVCM, vận dụng
các kỹ năng của CTXH để làm việc với thân chủ là NCCVCM, trên cơ sở đó đánh
giá hiệu quả công việc, hiệu quả quản lý CTXH của cá nhân, của cơ sở.
Mỗi cơ sở thường có chính sách nhân sự và phương thức tuyển chọn riêng.
Việc này trước hết bao gồm soạn một bảng mô tả công việc sau khi đã phân tích
công việc. Ray Johns cho rằng một bản mô tả công việc bao gồm:
Mô tả vị trí công việc, vị trí gì và chịu trách nhiệm với ai;
Nhiệm vụ và trách nhiệm;
Yêu cầu về năng lực chuyên môn; và
Các mối quan hệ
Tiến trình chủ yếu của công tác nhân sự bao gồm: Tuyển mộ; Tuyển chọn;
Bổ nhiệm; Định hướng; Thăng thưởng; Đánh giá; Chấm dứt công việc
Tuyển mộ: Tuyển dụng nhân viên giỏi bằng các hình thức: Quảng cáo, thông
báo, gửi thư đến trường đào tạo chuyên ngành CTXH, website của Bộ/Sở LĐ- TB
và XH và các đơn vị trực thuộc Bộ/Sở
Tuyển chọn: Bằng cách phỏng vấn vòng loại, xem xét đơn xin việc, kiểm tra
hồ sơ lý lịch, trắc nghiệm, phỏng vấn toàn diện, phân tích và quyết định.
Bổ nhiệm: nhân sự qua tuyển chọn sẽ được phân công làm một vị trí việc làm
nào đó ứng với trình độ chuyên môn đào tạo, năng lực sở trường, trách nhiệm,
quyền hạn, nghĩa vụ và chế độ lương thưởng, đào tạo cũng như cơ hội thăng tiến.
21
Định hướng: Giới thiệu nhân viên mới với cơ sở, dịch vụ của của cơ sở hiện
có và cộng đồng; giải thích chính sách cơ bản của cơ sở, cơ cấu tổ chức, dịch vụ,
ban điều hành, các mối quan hệ cộng đồng; lịch sử cơ sở và các dịch vụ; những
chính sách, quy định và thủ tục cơ bản; cơ cấu tổ chức của cơ sở, bao gồm cả cấp
bậc, chức vụ của nhân viên mới; thông tin cơ bản về lương, giờ giấc làm việc, các
kỳ nghỉ phép, nghỉ ốm...
Thăng thưởng bao gồm cơ hội thăng tiến, cơ hội được đào tạo nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ.
Đánh giá thành tích công việc: nhằm giúp cho cấp dưới biết họ làm việc như
thế nào; Quyết định tăng lương xứng đáng với hiệu quả công việc; khám phá nhu
cầu huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng; xác định ứng viên thăng thưởng; nhận rõ những
trở ngại với thành tích công việc; cải thiện thành tích cá nhân và đơn vị.
Kết thúc công việc
1.3.4. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ Người có công với cách mạng
Chúng ta biết rằng, quản lý CTXH có các chức năng sau: (i) là phương tiện
giải quyết các nhu cầu xã hội được nhận diện thông qua các dịch vụ xã hội công
hoặc tư; (ii) là hành động xã hội để cải tiến hoặc đưa ra các dịch vụ mới đáp ứng
nhu cầu của các nhóm thân chủ cụ thể hay của một cộng đồng; (iii) ra quyết định ở
mọi cấp quản lý.
Để thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ NCCVCM trong bối cảnh CTXH còn
là một lĩnh vực mới mẻ không chỉ đối với các tầng lớp nhân dân, đối tượng yếu thế
mà lạ lẫm cả đối với các Nhà quản lý ở các lĩnh vực khác, cần tập trung tuyên
truyền để CTXH thực sự đến đúng địa chỉ, giúp đối tượng tự nhận thức, tự quyết
định phương thức giải quyết vấn đề cho riêng mình và bằng kinh nghiệm giải quyết
vấn đề của mình có thể gợi ý cách giải quyết vấn đề tương tự của cộng đồng mình.
Tuyên truyền trong quản lý CTXH đối với NCCVCM tập trung vào hai
nhóm đối tượng:
Nhóm đối tượng vận động ủng hộ về chủ trương, chính sách tạo môi trường
thuận lợi cho thực hiện các hoạt động truyền thông về CTXH ở cộng đồng. Nhóm
22
này gồm lãnh đạo Đảng và chính quyền ở xã và thôn, bao gồm cả trưởng thôn, công
an thôn, và các chức sắc tôn giáo.
Nhóm đối tượng huy động cộng đồng tham gia tạo môi trường hỗ trợ thuận
lợi cho duy trì hành vi như các dịch vụ hỗ trợ cho nhu cầu thay đổi hành vi bền
vững, cộng đồng cùng tham gia tạo môi trường sống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau,
thân thiện, và an toàn. Đối tượng truyền thông trong nhóm này gồm lãnh đạo các tổ
chức quần chúng, xã hội, ban ngành đoàn thể, các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp
trên địa bàn,…
- Phát triển cộng đồng
Cuộc sống luôn tồn tại các vấn đề và nhu cầu cần giải quyết các vấn đề đó.
Tương tự cộng đồng cũng luôn có các vấn đề cần giải quyết. Đó là một điều tất yếu.
Nếu biết phân tích các vấn đề cộng đồng, chúng ta sẽ tìm được các giải pháp hiệu
quả giải quyết các vấn đề đó.
Đứng trước một vấn đề chúng ta nên phân tích tại sao vấn đề đó xảy ra thay
vì chỉ đơn giản bắt tay ngay vào giải quyết vấn đề. Phân tích tốt sẽ giúp chúng ta có
được giải pháp chiến lược lâu dài.
Năm 2010, nghề CTXH ở nước ta mới được công nhận chính thức là một
nghề chuyên nghiệp cùng với các hoạt động hỗ trợ để phát triển nghề. Các hoạt
động an sinh xã hội cũng được thực hiện như hỗ trợ cho NCCVCM, hỗ trợ chế độ
cho trẻ em khuyết tật, người tâm thần, thương binh…
Phát triển cộng đồng là lĩnh vực rộng do tùy từng hoàn cảnh khác nhau mà
“cộng đồng” được định nghĩa khác nhau. Vai trò của cán bộ CTXH trong phát triển
cộng đồng được gói gọn trong một số vai trò sau:
Hướng dẫn: Xác định các nguồn lực cộng đồng có lợi cho thân chủ, và tận
dụng nguồn lực đó để hỗ trợ các nhóm yếu thế trong cộng đồng.
Người hỗ trợ: Cán bộ CTXH hỗ trợ cộng đồng bằng cách tìm ra các thế
mạnh của cộng đồng, tháo bỏ các rào cản để thực hiện mục tiêu đề ra.
Tư vấn: Dựa trên kinh nghiệm và chuyên môn, cán bộ CTXH cần cung cấp
thông tin và đưa ra các lời khuyên trực tiếp để giải quyết vấn đề của cộng đồng.
23
Điều phối: Cán bộ CTXH nên điều phối và lồng ghép các hoạt động khác
nhau để giải quyết vấn đề xã hội. Điều này giúp tránh trùng lặp dịch vụ trong cùng
một cộng đồng và hỗ trợ cộng đồng tự phát triển kế hoạch.
Tổ chức: Thiết lập các mối quan hệ, hợp tác, điều phối và lồng ghép giữa bên
cung cấp dịch vụ, tổ chức xã hội, khách hàng nhằm đạt được mục tiêu của cộng đồng.
Thúc đẩy: Bao gồm hỗ trợ nhằm giúp cộng đồng tự quyết định, tăng tự tin và
năng lực trong giải quyết các vấn đề của cộng đồng.
Giáo dục: Cung cấp các thông tin cần thiết để đương đầu với các tình huống
mới, hỗ trợ cộng đồng thực hành các kỹ năng và hành vi mới có lợi thông qua việc
tận dụng các chuyên gia tại cộng đồng.
Nghiên cứu: Đây là vai trò cần thiết nhằm thu thập thông tin, đánh giá nhu
cầu, xác định các giải pháp nhằm phát triển kế hoạch can thiệp hiệu quả.
Vận động: Với vai trò đại diện cho quyền lợi của cá nhân, cộng đồng, cán bộ
CTXH cần phải thương lượng để đảm bảo quyền lợi của thân chủ, đặc biệt là với
nhóm yếu thế, NCCVCM.
Trung gian: Nỗ lực giải quyết tranh chấp giữa thân chủ và cá nhân và tổ chức
khác, tìm ra các điểm tương đồng để hai bên có thể tìm được giải pháp giải quyết
xung đột.
Quản lý: Cán bộ CTXH được ví như là một nhà quản lý các nhiệm vụ và
chức năng sao cho có thể thực hiện kế hoạch hành động, kiểm soát các vấn đề liên
quan không chỉ của cộng đồng mà cả cá nhân.
Thương lượng: Là quá trình hai bên cùng bàn bạc, thảo luận để đạt được sự
đồng thuận mà không ảnh hưởng đến quyền lợi mỗi bên, đặc biệt trong quá trình tận
dụng các nguồn lực của cộng đồng.
Tổ chức các hoạt động hỗ trợ NCCVCM đó là việc Nhà quản lý CTXH xây
dựng chương trình hỗ trợ, tổ chức, bố trí nguồn lực thực hiện chương trình (truyền
thông, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, phụng dưỡng, chăm sóc NCCVCM) sao cho đạt
hiệu quả cao nhất- tùy theo nhu cầu mà NCCVCM đang hướng đến. Vai trò của
nhân viên CTXH thì khác hơn: vừa là tác nhân chính thực hiện chương trình hỗ trợ,
vừa thông qua việc lập hồ sơ quản lý ca, thực hiện hỗ trợ, trao quyền, kiểm tra,
24
lượng giá để chương trình đạt được sự đồng thuận của NCCVCM, của cộng đồng
nơi NCCVCM sinh sống mà không ảnh hưởng đến quyền lợi mỗi bên, đặc biệt
trong quá trình tận dụng các nguồn lực của cộng đồng.
1.3.5. Ra quyết định trong quản lý công tác xã hội
Ra quyết định là việc làm rất quan trọng trong quản lý, đặc biệt trong CTXH,
nơi mà các quyết định hằng ngày ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều cá nhân,
nhóm và cộng đồng, nhân viên cũng như thân chủ.
Quản lý đã được định nghĩa như là tiến trình ra quyết định và thực thi chúng.
Nhà quản lý ra nhiều quyết định hằng ngày, mỗi một quyết định làm thay đổi
dịch vụ của cơ quan trực tiếp hoặc gián tiếp.
Kể về mặt lượng và chất thì việc ra quyết định là một bộ phận chính của
quản lý. Ra quyết định là quan trọng trong CTXH bởi vì nó ảnh hưởng đến đời sống
của nhiều cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng. Nó cũng là một bộ phận chủ yếu
của tiến trình trị liệu. Trong quản lý, ra quyết định cũng quan trọng vì nó ảnh hưởng
đến tinh thần của nhân viên và sự phân phối các dịch vụ xã hội.
Những khó khăn trong việc ra quyết định
Carlisle đề ra một số hạn chế trong giải quyết vấn đề trong quản lý, 4 hạn chế
hết sức quan trọng là :
1- Con người có sự hạn chế về tính luận lý và kiến thức
2- Việc thiếu thời gian thường ngăn cản phân tích sâu
3- Các mục tiêu tìm kiếm thường không tối đa
4- Sức ép do người khác tác động thường có ý nghĩa hơn là “các dữ kiện”
thu lượm được để ủng hộ mỗi phương án
Các nguy hiểm và khó khăn trong tiến trình ra quyết định :
Sự chần chừ
Quá đơn giản hóa
Hành vi không hợp lý
Sai lầm làm nản lòng
25
Những hướng dẫn ra quyết định:
Xác định tình huống hoặc vấn đề: Cần thiết phải hiểu vấn đề thực sự là gì
và am hiểu bối cảnh của nó.
Thu thập thông tin và khảo sát các dữ kiện: Thu thập dữ kiện chỉ là một
sự tương đối gần đúng bởi vì thường khó có thể thu thập tất cả những thông tin
chính xác đang có. Những dữ kiện căn bản cần được tìm hiểu chắc chắn để có thêm
ý nghĩa trong việc ra quyết định. Dữ kiện cần được nghiên cứu cẩn thận và khách
quan và đo lường tầm quan trọng của nó. Khảo sát và phân tích thông tin giúp cho
việc thiết lập các ưu tiên.
Đưa ra các lựa chọn: Quan trọng là nhận diện và am hiểu các phương án
khác nhau và mỗi phương án cần được nắm vững và làm sáng tỏ.
Dự đoán các kết quả có thể có được của các lựa chọn: Mỗi phương án cần
được cân nhắc xem xét về những gì có thể xảy ra nếu một phương hướng nào đó
được lựa chọn. Về trách nhiệm mà nó sẽ làm lợi cho cơ sở và cá nhân. Việc quản lý
thời gian là quan trọng.
Xem xét cảm nghĩ: Các quyết định được đưa ra dựa trên một cơ sở hợp lý
sau khi xem xét cẩn thận những dữ kiện, các phương án và những thành quả dự
kiến. Trong tiến trình ra quyết định, việc xem xét những cảm nghĩ riêng về những
chọn lựa khác nhau là tối cần thiết.
Chọn hành động chắc chắn: Chọn con đường thích hợp và có lý nhất.
Thời gian sử dụng cũng cần cho việc ra quyết định vững chắc.
Theo dõi xuyên suốt: Cần thực hiện mỗi một nỗ lực hỗ trợ cho việc ra quyết
định và làm những việc cần làm để thực hiện nó.
Linh hoạt: Cần có đầu óc thoáng trong trường hợp có sai sót xảy ra hoặc có
một phương án khác đáng giá hơn hay có lợi hơn. Một quyết định không nên cứng
nhắc chỉ vì sự kiên quyết. Nó chỉ được thực hiện nếu nó có vẻ tối ưu và không có
những lý do thuyết phục nào đòi thay đổi nó.
Lượng giá các kết quả: Cần phải lượng giá cẩn thận để đoán chắc rằng
quyết định sẽ mang đến sự phát triển.
26
Ra quyết định trong CTXH đối với NCCVCM là việc Nhà quản lý căn cứ
nguồn lực của cơ sở (chính sách ưu đãi đối với NCCVCM, đội ngũ nhân viên
CTXH, các quy định hướng dẫn thực hiện hỗ trợ về nhà ở, giáo dục đào tạo; nhu
cầu về sửa chữa, xây dựng nhà ở, các công trình ghi công..) để ra quyết định quản lý
phù hợp (quyết định hưởng chính sách, quyết định hỗ trợ xây dựng nhà ở, quyết
định huy động nguồn Quỹ đền ơn đáp nghĩa,..); quá trình tổ chức thực hiện quyết
định thường xuyên kiểm tra, giám sát tính phù hợp, tính đúng đắn của quyết định để
có điều chỉnh, bổ sung kịp thời sao cho quyết định quản lý phù hợp với yêu cầu,
mục tiêu quản lý CTXH đối với NCCVCM.
1.3.6. Hồ sơ và lưu trữ sổ sách hồ sơ trong quản lý công tác xã hội
Tầm quan trọng của hồ sơ và lưu trữ hồ sơ trong quản lý CTXH.
- Phục vụ cho việc làm các báo cáo và giải trình khi cần thiết;
- Cơ sở cho nghiên cứu cải tiến chính sách của tổ chức và thủ tục trong công
tác quản lý;
- Phục vụ cho công tác đào tạo và kiểm huấn;
- Tra cứu khi cần thiết.
Nguyên tắc lưu trữ hồ sơ.
- Tính bảo mật: Điều này có nghĩa là các hồ sơ phải được cất giữ cẩn thận để
tránh bị lộ thông tin về đối tượng cho những người không có trách nhiệm. Muốn
vậy, hồ sơ phải được khoá kỹ càng, cất xa các tài liệu thông thường khác và không
được để bừa bãi trên bàn làm việc- nơi mà người khác có thể dễ dàng lấy được.
- Tính giới hạn: Điều này có nghĩa là các hồ sơ được đưa vào lưu trữ cần
chọn những thông tin cần thiết và thời hạn cần thiết của việc lưu trữ, nhằm tránh
tình trạng đưa vào lưu trữ cả những thông tin không cần thiết, cũng như kéo dài quá
lâu thời gian lưu trữ là không cần thiết. Tuy vậy đối với hồ sơ NCCVCM cần lưu
trữ lâu dài do vậy việc lưu hai loại hồ sơ NCCVCM và hồ sơ quản lý ca NCCVCM
cần phải lưu trữ riêng, khác hệ thống.
- Tính khuyết danh: Việc sử dụng thông tin về đối tượng là cần thiết nhưng
lại không nhất thiết đưa ra tên tuổi của đối tượng, nhất là khi sử dụng các thông tin
này phục vụ cho công tác đào tạo (trường hợp lấy làm ví dụ điển cứu).
27
- Thuận tiện khi cần tra cứu: Hồ sơ tuy được cất trữ kỹ càng, nhưng phải
đảm bảo cho việc tra cứu khi cần thiết, kể cả trong những trường hợp bản thân đối
đượng muốn được tiếp cận với hồ sơ về họ.
Các phương tiện lưu trữ thông tin về đối tượng.
- Các phương tiện thủ công: Các văn bản, giấy tờ v.v...
- Các phương tiện kỹ thuật: Băng video; Băng cát sét; Đĩa CD, lưu trữ vào
phần mềm quản lý chuyên dụng trên máy tính, v.v...
1.4. Các yếu tố chi phối quản lý công tác xã hội đối với Người có công
với cách mạng
- Yếu tố thuộc về chính sách: Quản lý CTXH đến nay vẫn là một lĩnh vực
còn rất mới mẻ ở Việt Nam- riêng ở lĩnh vực NCCVCM thì CTXH đối với đối
tượng này còn nghèo nàn tài liệu nghiên cứu. Các kỹ năng làm việc với NCCVCM,
các nội dung có tính chất định hướng cho CTXH đối với NCCVCM của các cơ
quan chuyên môn cấp vĩ mô vẫn chưa nhiều, chủ yếu thực hiện chính sách để nâng
cao mức sống, nhà ở, chăm sóc sức khỏe.
Chính sách đối với NCCVCM chưa quy định phải thực hành quản lý ca đối
với NCCVCM, chưa có hướng dẫn việc lập chương trình hỗ trợ đối với NCCVCM,
công tác tổ chức quản lý, tổ chức nhân sự thực hiện CTXH đối với NCCVCM từ
Trung ương đến địa phương. Hiện nay, tại các Phòng LĐ- TB và XH chỉ thực hiện
sổ ghi chép, theo dõi đối tượng NCCVCM theo xã, theo từng đối tượng quản lý.
- Yếu tố thuộc về nhân viên quản lý CTXH: Nhân viên CTXH chưa được
đào tạo bài bản về thực hành CTXH đối với NCCVCM nên công tác quản lý ca,
thực hiện các nội dung có liên quan đến quản lý CTXH đối với NCCVCM còn
nhiều hạn chế. Như đã nêu trên, nhân viên CTXH trên địa bàn tỉnh không nhiều và
hầu hết tập trung cho CTXH đối với trẻ em và các lĩnh vực khác. Trong 40 nhân
viên CTXH được điều tra, chỉ có 7 người tốt nghiệp chuyên ngành CTXH, 1 người
tốt nghiệp ngành Xã hội học, 4 người tốt nghiệp hành chính quản lý học, số còn lại
tốt nghiệp từ các ngành khác như sư phạm, công nghệ thực phẩm... Công tác kiểm
huấn đầu vào đã hầu như không có; việc hướng dẫn, giao nhiệm vụ quản lý ca cho
NCCVCM lại càng không, thực hiện thì lúng túng, vừa làm vừa đúc rút kinh
28
nghiệm và chủ yếu là phối hợp với cán sự xã hội cấp xã hướng dẫn lập hồ sơ, giải
quyết chính sách; chưa biến việc thực hiện chính sách thành dịch vụ và vì vậy việc
dùng kinh nghiệm để kiến nghị sửa đổi chính sách chưa được nhiều.
- Yếu tố thuộc về nhóm đối tượng NCCVCM: NCCVCM sau thời gian chiến
đấu trở về, đất nước còn đang nhiều khó khăn, chia sẻ khó khăn chung của đất
nước, hầu hết NCCVCM đều chủ động trong làm kinh tế gia đình, tăng thu nhập để
đảm bảo cuộc sống. Bên cạnh đó, CTXH đối với họ quả là quá lạ lẫm nên đa phần
họ không quan tâm. NCCVCM chỉ kiến nghị khi có đồng đội, có hàng xóm cùng
tham gia cách mạng như mình, bị thương, bị tù đày như mình đã được hưởng chính
sách, còn mình hoặc đồng đội khác của mình chưa được hưởng. Một số NCCVCM
còn có thái độ công thần, xem công trạng của mình là trên hết, luôn muốn thế hệ trẻ
hôm nay- những người thực hiện chính sách phải đề cao mình, không hợp tác giải
quyết chính sách hoặc thường xuyên thưa kiện, yêu sách.
- Yếu tố thuộc về cơ sở vật chất: cơ sở vật chất để thực hiện quản lý CTXH
được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư. Các Trung tâm điều dưỡng NCCVCM ở
tỉnh, Khu vực.. được đầu tư khang trang, tạo điều kiện cho NCCVCM được điều trị
điều dưỡng, phục hồi sức khỏe; các công trình tôn vinh, đền ơn đáp nghĩa.. được
quan tâm đầu tư, Nhà lưu trữ hồ sơ NCCVCM tại các Sở LĐ- TB và XH được quan
tâm đầu tư, tập huấn cho nhân viên lưu trữ hồ sơ để thuận tiện cho việc giải quyết
chính sách NCCVCM và mở rộng chính sách cho NCCVCM sau này. NCCVCM
được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, một lần, được thăm hỏi, tặng quà nhân ngày
27/7, nhân ngày Tết cổ truyền, được hỗ trợ nhà ở, được ưu đãi trong giáo dục và với
việc hỗ trợ vật chất như vậy đã mang tính chất của CTXH.
- Yếu tố thuộc về vận động, kết nối nguồn lực: Tùy theo từng địa phương, sự
quan tâm, mức độ hiểu biết về CTXH đối với NCCVCM của nhà quản lý, của nhân
viên CTXH mà việc vận động kết nối nguồn lực sẽ khác nhau. Nếu chúng ta vận
động tốt nguồn lực sẽ tạo điều kiện nâng cao mức sống NCCVCM và ngược lại khi
NCCVCM mức sống nâng cao họ sẽ quay lại giúp NCCVCM, hàng xóm, đồng đội..
và đây là nguồn lực rất có ý nghĩa.
29
Kết luận Chương 1
Quản lý CTXH đối với NCCVCM là vấn đề còn mới mẻ, do vậy quá trình
nghiên cứu có những hạn chế nhất định. CTXH đối với NCCVCM là đặc thù riêng
có của ngành CTXH tại Việt Nam. Thực tiễn công tác quản lý CTXH đối với
NCCVCM và việc vận dụng những tài liệu đã có trong quản lý CTXH để sử dụng
linh hoạt vào quản lý CTXH đối với NCCVCM vẫn là công việc đặt ra cho các nhà
nghiên cứu khoa học xã hội, các học viên chuyên ngành CTXH sau này giải quyết.
30
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ
CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI TỈNH NINH THUẬN
2.1. Thực trạng và nhu cầu của Người có công với cách mạng tại tỉnh
Ninh Thuận
2.1.1. Thực trạng Người có công với cách mạng tại tỉnh Ninh Thuận
Sau những năm tháng tham gia chiến đấu, công tác ở những nơi gian khổ, trở
về với cuộc sống đời thường, NCCVCM gặp nhiều khó khăn hơn để theo kịp nhịp
sống thay đổi từng ngày. Hầu hết các cô, các chú tuổi đã cao, sức khỏe suy giảm
nhiều vì thương tật, bệnh tật, lại thiếu kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất kinh
doanh, thiếu nguồn vốn để đầu tư, trình độ tay nghề thấp hoặc không có, do vậy đời
sống của NCCVCM và gia đình họ hầu hết còn nhiều khó khăn, mức sống chưa
bằng so với mức sống trung bình của người dân nơi cư trú.
Theo báo cáo tổng kết công tác lao động- thương binh và xã hội năm 2015
của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, tỉnh Ninh Thuận đang quản lý gần
40.000 hồ sơ NCCVCM và hơn 10% số hồ sơ quản lý được hưởng trợ cấp ưu đãi
hàng tháng. Theo Nghị định mới, một số đối tượng chưa thực hiện chính sách trước
đây, nay đã mở rộng hơn; quá trình giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp ưu đãi đã vận
dụng linh hoạt hơn: Một số Giấy chứng nhận hy sinh, giấy chứng nhận bị thương
trước đây làm thường bị sai sót thông tin thân nhân, sai, không ghi năm sinh của
thân nhân .. đã có văn bản hướng dẫn điều chỉnh thông tin, cấp lại Giấy chứng nhận
.. nhằm tạo điều kiện tốt nhất để giải quyết chính sách cho NCCVCM trên địa bàn.
Theo kết quả điều tra, độ tuổi của NCCVCM trên địa bàn tỉnh như sau:
Bảng 2.1. Độ tuổi của NCCVCM
Dưới 60 tuổi Từ 60 đến 70 tuổi Từ 70 đến 80 tuổi Trên 80 tuổi
29,2% 39,6% 22,9% 8,3%
Về công việc làm thêm để tăng thu nhập: Với những nơi điều kiện kinh tế phát
triển như các thành phố lớn, trung tâm huyện/thành phố cơ hội việc làm cho thương
binh, bệnh binh và thân nhân của họ mặc dù không lớn nhưng cũng đáp ứng phần nào
nhu cầu làm việc và tạo ra thu nhập cho họ. Ở những nơi điều kiện kinh tế kém phát
31
triển hơn như khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện khó khăn thì việc làm đối với
gia đình họ còn xa vời. Cuộc sống của bản thân và gia đình NCCVCM chỉ có thể trông
chờ vào khoản trợ cấp ưu đãi hàng tháng ít ỏi so với những khoản chi tiêu hàng ngày.
Để tìm hiểu thực trạng đời sống của NCCVCM tại tỉnh Ninh Thuận, tác giả đã
sử dụng phương pháp quan sát, phiếu hỏi, phân tích từ đó thấy được sự đánh giá của
bản thân thương binh, bệnh binh với cuộc sống thực tại của họ, những tâm tư nguyện
vọng cũng như việc thực hiện các chính sách ưu đãi chăm sóc NCCVCM ở địa
phương được thực hiện ra sao và hiệu quả mà nó đem lại như thế nào.
Thực trạng về sức khỏe
So với độ tuổi của mình, phần lớn NCCVCM đều già hơn, ưu tư hơn vì những
lo toan trong cuộc sống. Tuổi tác cao, lại mang thương tật, bệnh tật nên sức khỏe họ
giảm sút nhiều, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của chính những
NCCVCM.
Trong tổng số NCCVCM được điều tra, 70,8% NCCVCM trên 60 tuổi, tuổi
cao sức yếu đó là quy luật của tự nhiên, do vậy điều kiện sức khỏe các các cô, các
chú đã yếu đi nhiều. Quan sát tại các bữa ăn của NCCVCM tại Trung tâm Điều
dưỡng Người có công của tỉnh, đa phần các chú đều ăn rất ít (dù nhân viên y tế đã
cho các cô, các chú uống thuốc bổ), CTXH đối với NCCVCM cần quan tâm sao cho
các cụ được sống vui, sống khỏe, được sống trong tình thương yêu của gia đình, của
cộng đồng và đặc biệt là sự tôn vinh, kính trọng của chính quyền địa phương, sự
quan tâm thăm hỏi của nhân viên CTXH trong tổng thể của công tác hoạch định lâu
dài, có tổ chức từ Trung ương đến cơ sở, đồng thời quan tâm đến việc triển khai
thực hiện, kiểm tra giám sát.
Thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên, những
thương tật khiến họ càng yếu đi, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đều phải có
người giúp đỡ. Nhà nước đã có chính sách chăm sóc sức khỏe NCCVCM bằng cách
hỗ trợ 100% chi phí mua thẻ BHYT và NCCVCM khi đi khám chữa bệnh không
phải đóng thêm khoản kinh phí nào, tại gia đình thì có phụ cấp cho người phục vụ
thương bệnh binh nặng, mẹ Việt Nam anh hùng. Cộng đồng xã hội cũng quan tâm
đến NCCVCM bằng cách tổ chức các đợt khám chữa bệnh miễn phí tại cộng đồng,
32
bản thân NCCVCM cũng có ý thức chăm sóc sức khỏe của mình, họ thường xuyên
thăm khám, theo dõi tình trạng sức khỏe nên nhìn chung tuổi cao nhưng sức khỏe
của một số cụ vẫn còn tráng kiện.
Bệnh lý do tuổi tác đã đành, những vết thương của chiến tranh đã và đang
hành hạ về thể xác lẫn tinh thần đối với mỗi thương binh, bệnh binh. Họ thường
xuyên phải chịu những cơn đau mỗi khi trái gió, trở trời. Bởi vậy, để chăm sóc tốt
hơn đời sống cho thương binh, bệnh binh cần phải chú ý đến công tác chăm sóc sức
khỏe, tổ chức khám chữa bệnh định kỳ cho thương binh, bệnh binh trên địa bàn để
họ ổn định sức khỏe, ổn định cuộc sống.
Theo kết quả điều tra, tần suất khám chữa bệnh của NCCVCM thể hiện ở
biểu đồ:
Biểu đồ 2.1. Tần suất khám chữa bệnh của NCCVCM
NCCVCM thường xuyên thăm khám sức khỏe tại các cơ sở y tế, chỉ có
4,2% không đi khám chữa bệnh; 95,8% thường xuyên khám chữa bệnh và nhập
viện hàng tháng. Đến các cơ sở y tế, các phòng khám bệnh BHYT chúng ta bắt gặp
đa phần người chờ khám bệnh là các cô, các chú là NCCVCM, người HĐKC đã về
hưu. Và nếu các cô, chú đến Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận để khám, thì thời gian đi về
ít nhất mất 2 giờ đồng hồ cho việc thăm khám (nếu không có các xét nghiệm cần
thiết) và thời gian sẽ dài hơn đối với NCCVCM bị đau nhức bởi vết thương tái phát.
Thiết nghĩ, chăm lo cuộc sống cho thương binh, bệnh binh không chỉ dừng ở
những hỗ trợ về vật chất, tinh thần nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm bớt
33
khó khăn, mà việc chăm lo sức khỏe cho họ chiếm một vị trí rất quan trọng. Đây là
việc làm đòi hỏi sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng. Và nếu ở những địa
phương có điều kiện nên chăng chúng ta dành hẳn một phòng/khu khám chữa bệnh
cho NCCVCM.
Thực trạng về thu nhập
NCCVCM có thu nhập thêm do làm kinh tế gia đình chăn nuôi, trồng trọt
đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình họ, góp phần cải thiện chất lượng cuộc
sống. Một phần là do họ tự vay vốn để làm kinh tế gia đình và có sự hướng dẫn kỹ
thuật, giúp đỡ của các chi hội ngành nghề của địa phương. Bên cạnh sự hỗ trợ từ
phía nhà nước, mỗi thương binh, bệnh binh đều phải tự nỗ lực vươn lên rất nhiều để
kiếm thêm thu nhập từ kinh doanh các dịch vụ nhỏ lẻ, buôn bán nhỏ hay chăn nuôi
trồng trọt.
Những nhận xét sau đây tại các Hội nghị biểu dương NCCVCM hàng năm
tại tỉnh Ninh Thuận sẽ minh chứng cho nhận định trên “Ơn trả, nghĩa đền, đó là
truyền thống đạo lý của dân tộc ta. Không ỷ lại sự quan tâm chăm sóc của Đảng,
Nhà nước; trong những năm qua, các đồng chí thương binh, bệnh binh, thân nhân
liệt sĩ và gia đình NCCVCM đã nỗ lực phấn đấu, vượt lên khó khăn, cần cù, sáng
tạo trong lao động sản xuất để làm giàu chính đáng cho gia đình và xã hội, ngày
càng xuất hiện nhiều tấm gương rất đáng khâm phục, bởi họ không chỉ là những
anh hùng trong chiến đấu mà còn là các chiến sỹ tiên phong trong trận chiến chống
lại đói nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần xây dựng và phát triển quê hương, đất
nước ngày hôm nay”.
Bệnh binh Katơr Theo, cư trú xã Phước Tân, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh
Thuận, mặc dù sức khỏe nay bệnh mai đau nhưng vẫn cố gắng lao động sản xuất,
phát triển kinh tế gia đình. Ông tâm sự: “Đất nước còn nghèo lắm, để các con có
điều kiện học hành, tui và bả phải ráng làm thôi. Nhờ trời, trong bốn đứa con của
chú, ba đứa đã có công ăn việc làm ổn định. Nói cho các cháu mừng, ngoài tiền
được lĩnh hàng tháng, gia đình còn làm thêm 7 sào lúa nước, 1,5 ha vườn cây ăn
trái, chăn nuôi 7 con bò, kinh tế gia đình nói chung là ổn, có thể giúp đỡ chòm xóm
xung quanh” .
34
Đó là Thương binh 4/4 Lê Quang Vũ, thường trú phường Đạo Long, thành
phố Phan Rang –Tháp Chàm. Là Bí thư chi bộ khu phố 6, bản thân luôn tu dưỡng,
rèn luyện mình trong sáng về phẩm chất đạo đức,cố gắng trong mọi lĩnh vực công
tác, tích cực tham gia phong trào Đền ơn đáp nghĩa ở địa phương. Chú tâm sự: “Dù
là Thương binh nhưng so với nhiều người khác chú vẫn còn may mắn, sức khỏe
tương đối ổn, còn tham gia vào các hoạt động xã hội. Nhờ vậy, chú thường xuyên
gần gũi, gặp gỡ các gia đình người có công, gặp gỡ đồng đội và người thân của họ
để động viên, thăm hỏi, lắng nghe ý kiến của họ, kịp thời báo cáo với cấp trên xem
xét giải quyết. Tôi rất tự hào vì mình đã đóng góp một phần công sức của mình để
khu phố không còn hộ chính sách nghèo, nhà ở của NCCVCM kiên cố, cuộc sống
ổn định”. Là người gương mẫu đi đầu trong các phong trào ở địa phương, đoàn kết
thân tình được bà con quý mến. Chú có 4 con học Đại học và Cao đẳng, hiện nay 3
con đã có việc làm ổn định và 1 con đang học cao đẳng hệ chính quy .
Có thể nói, không phải thương binh, bệnh binh không muốn có thêm thu
nhập hay không thể tạo thêm thu nhập mà vì họ không đủ điều kiện sức khỏe, thời
gian để tìm kiếm việc làm tạo ra thu nhập.
Thương binh 41% Nguyễn Ngọc Gặp, 72 tuổi, cư trú tại thôn Lâm Phú, xã
Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, chú vừa là Thương binh vừa là cán bộ
hưu trí nhưng cuộc sống vẫn đang rất chật vật vì vợ chú đang mang trong mình căn
bệnh hiểm nghèo. Chú bộc bạch: “Chú thím đã rất cố gắng làm ăn, chắt chiu dành
dụm lúc còn trẻ nhưng mấy năm nay do căn bệnh hiểm ác của thím, đi đi lại lại vô
thuốc, bồi dưỡng nhiều, nên rất khó khăn. Các con của chú, rồi hàng xóm, cán bộ
chính sách thỉnh thoảng có hỗ trợ thêm nhưng vẫn không đủ đâu cả. Muốn làm
thêm thì sức khỏe không cho phép, chịu thôi...”
Hoàn cảnh tương tự có Thương binh 81% Nguyễn Văn Hải, trú tại thôn Đắc
Nhơn, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn. Mặc dù hàng tháng tiền trợ cấp ưu đãi có
tăng hơn so với mọi năm nhưng do vết thương cũ thường xuyên tái phát, mới 64
tuổi mà trông chú đã già lắm rồi. Chú trải lòng: “Chú không muốn mọi người nhìn
chú như một bệnh nhân nhưng quả thật sức khỏe của chú những năm gần đây sa sút
nhiều. Đi điều dưỡng đợt nào cũng đi cao lắm là 3 ngày phải về vì điều kiện sức
35
khỏe, chú không muốn các em ở Trung tâm Điều dưỡng phải quá vất vả và mất thời
gian vì chú”
Tại thôn Ma Ty, xã Phước Thắng, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, trường
hợp bệnh binh 61%- 70% Ka Dá Đê, sinh năm 1951, không có gia đình, ở với cháu
gọi bằng cậu là Ka Dá Thị Lý. Do tập quán sinh quá nhiều con, cháu của chú dù rất
cố gắng nhưng gia cảnh vẫn còn khó khăn. Một mặt do điều kiện tự nhiên tại thôn
Ma Ty quá khắc nghiệt, mặt khác do tư tưởng hài lòng với cuộc sống hiện tại, trông
chờ ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội nên những năm qua
gia đình 12 khẩu vẫn rất khó khăn. Vận động các cháu của chú tham gia xuất khẩu
lao động thì không đi, do ngại đi xa; đi làm ngoài tỉnh thì không quen với tác phong
công nghiệp, đi khoảng 1 tháng, sau khi lĩnh lương là về luôn. Có chăng chỉ đi Tây
nguyên hái cà phê theo mùa vụ, 1 tuần- 10 ngày thì về. Ăn hết tiền làm được mới đi
làm tiếp.
Theo số liệu điều tra, nếu không có trợ cấp ưu đãi, chỉ tính chỉ tiêu nghèo về
thu nhập, thì trong 100% NCCVCM trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có: 37,6% hộ gia
đình NCCVCM sẽ có mức thu nhập xếp vào nhóm hộ nghèo, 25% thuộc diện hộ
cận nghèo và 37,4% không nghèo.
Thực trạng thu nhập ngoài trợ cấp ưu đãi thể hiện qua bảng sau:
Biểu đồ 2.2. Thu nhập ngoài trợ cấp ưu đãi của NCCVCM
36
Thực trạng về việc làm
Việc làm đối với người bình thường đã khó, đối với NCCVCM còn khó khăn
hơn, bởi để có một công việc cho thu nhập ổn định phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ tay nghề, kinh nghiệm trong công việc, tuổi tác
phù hợp. Ưu tiên đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm cho NCCVCM và con em của
họ là một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Có việc làm sẽ tạo ra thu
nhập ổn định đồng thời khẳng định giá trị cống hiến của thương binh, bệnh binh
không chỉ trong thời chiến mà còn trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước.
Đảng và Nhà nước quan tâm đến công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm
cho con NCCVCM, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày
28/11/2012 về việc thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con liệt
sĩ, con thương binh nặng, con bệnh binh nặng; trên cơ sở đó, UBND tỉnh Ninh
Thuận đã xây dựng Kế hoạch số 2373/KH-UBND ngày 25/11/2013 triển khai thực
hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con liệt sĩ, con thương binh
nặng, con bệnh binh nặng. Tuy nhiên hiệu quả của việc này không lớn do phần đông
con liệt sĩ, con thương binh nặng, con bệnh binh nặng tuổi đã lớn; hoặc nếu có học
hành, có bằng cấp cũng đã được địa phương ưu tiên tạo việc làm phù hợp.
Với cơ chế chuộng bằng cấp như hiện nay, Thương, bệnh binh nếu chưa có
việc làm sẽ chỉ có thể làm bảo vệ tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, Công ty,
Nhà máy.. hoặc buôn bán nhỏ, nuôi gà vịt tại nhà bởi đa phần NCCVCM tuổi đã
cao, mắt yếu, sức khỏe không cho phép làm các công việc phải xông pha ngoài mưa
nắng, các công việc có áp lực cao.
Không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định sẽ ảnh hưởng đến
thu nhập và chất lượng cuộc sống của NCCVCM và gia đình họ.
Với những khó khăn vốn có, hầu hết thương binh, bệnh binh không thể chăm
lo hết cho con cái của họ, vì vậy ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với con em gia
đình thương binh, bệnh binh là điều rất cần thiết. Ưu đãi trong miễn giảm học phí,
trang thiết bị đồ dùng sách vở học tập, trợ cấp hàng tháng cho con em gia đình
thương binh, bệnh binh đang theo học tại các trường công lập, trường cao đẳng đại
học, trung cấp chuyên nghiệp vừa thể hiện trách nhiệm, tình cảm, lòng biết ơn, sự
37
đền đáp đối với công lao hy sinh của thương binh, bệnh binh và gia đình họ. Tuy
nhiên bên cạnh việc thực hiện ưu đãi trong giáo dục, Nhà nước và chính quyền các
cấp cũng cần có các qui định cụ thể ưu tiên giải quyết việc làm cho con em các gia
đình thương binh, bệnh binh- nhất là trong bối cảnh phải thi công chức, xét tuyển
viên chức cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Thực trạng về hoàn cảnh sống
Tình trạng sức khỏe, vấn đề việc làm, mức thu nhập đều là những nhân tố
ảnh hưởng đến hoàn cảnh điều kiện sống của NCCVCM và gia đình của họ.
Theo kết quả khảo sát, hoàn cảnh sống của NCCVCM vẫn còn khó khăn.
Bảng 2.2. Những khó khăn gia đình NCCVCM đang gặp phải
Thiếu đất
sản xuất
Thiếu vốn
Thiếu lao
động
Thiếu công
cụ
Thiếu kiến
thức kỹ
thuật
Thiếu
thông tin về
chính sách
NCC
6,30% 20,80% 14,60% 2,10% 31,30% 25%
Những khó khăn mà gia đình chính sách NCC trên địa bàn tỉnh đang gặp
phải hiện nay, đó là thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, thiếu lao động, thiếu công cụ,
thiếu kiến thức, kỹ thuật và thiếu thông tin về chính sách ưu đãi đối với NCCVCM.
Biểu đồ 2.3. Những khó khăn gia đình NCCVCM đang gặp phải
Thiếu thông tin về chính sách ưu đãi đối với NCCVCM tương đối lớn (25%).
Do vậy tăng cường công tác thông tin bằng nhiều hình thức trực tiếp (trao đổi, vãng gia)
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf

More Related Content

Similar to [123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf

Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...
Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...
Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...
Tania Bergnaum
 

Similar to [123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf (20)

Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái BìnhQuản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
 
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông SơnChính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà NẵngLuận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam KỳLuận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
Luận văn: Thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại TP Tam Kỳ
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAYLuận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
 
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng NgãiChính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
 
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAYLuận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã, HOT
 
Đề tài: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã tỉnh Đăk Lăk
Đề tài: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã tỉnh Đăk LăkĐề tài: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã tỉnh Đăk Lăk
Đề tài: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã tỉnh Đăk Lăk
 
Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã ở tỉnh Đăk Lăk
Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã ở tỉnh Đăk LăkThực hiện chính sách đối với công chức cấp xã ở tỉnh Đăk Lăk
Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã ở tỉnh Đăk Lăk
 
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện BiênĐảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
 
Đề tài: Đảm bảo An sinh xã hội tại huyện nghèo ở Điện Biên, HAY
Đề tài: Đảm bảo An sinh xã hội tại huyện nghèo ở Điện Biên, HAYĐề tài: Đảm bảo An sinh xã hội tại huyện nghèo ở Điện Biên, HAY
Đề tài: Đảm bảo An sinh xã hội tại huyện nghèo ở Điện Biên, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...
Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...
Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái BìnhVai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình
 

More from huynhminhquan

[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...
[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...
[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...
huynhminhquan
 
40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdf
40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdf40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdf
40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdf
huynhminhquan
 
Luận văn HLU 2019. PL và thực tiễn công nhận và cho thi hành phán quyết của T...
Luận văn HLU 2019. PL và thực tiễn công nhận và cho thi hành phán quyết của T...Luận văn HLU 2019. PL và thực tiễn công nhận và cho thi hành phán quyết của T...
Luận văn HLU 2019. PL và thực tiễn công nhận và cho thi hành phán quyết của T...
huynhminhquan
 
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
huynhminhquan
 
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf
huynhminhquan
 
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdf
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdfLICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdf
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdf
huynhminhquan
 
Phap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdf
Phap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdfPhap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdf
Phap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdf
huynhminhquan
 
[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...
[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...
[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...
huynhminhquan
 
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx
huynhminhquan
 
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.docx
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.docxLICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.docx
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.docx
huynhminhquan
 
thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...
thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...
thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...
huynhminhquan
 
[123doc] - quy-pham-xung-dot-ve-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai.doc
[123doc] - quy-pham-xung-dot-ve-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai.doc[123doc] - quy-pham-xung-dot-ve-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai.doc
[123doc] - quy-pham-xung-dot-ve-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai.doc
huynhminhquan
 
khoa-luan-phap-luat-ve-nuoi-con-co-yeu-to-nuoc-ngoai.doc
khoa-luan-phap-luat-ve-nuoi-con-co-yeu-to-nuoc-ngoai.dockhoa-luan-phap-luat-ve-nuoi-con-co-yeu-to-nuoc-ngoai.doc
khoa-luan-phap-luat-ve-nuoi-con-co-yeu-to-nuoc-ngoai.doc
huynhminhquan
 
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...
huynhminhquan
 
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docx
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docxLuan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docx
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docx
huynhminhquan
 
[123doc] - an-sinh-xa-hoi-chinh-sach-doi-voi-nguoi-co-cong-thuc-trang-va-gia-...
[123doc] - an-sinh-xa-hoi-chinh-sach-doi-voi-nguoi-co-cong-thuc-trang-va-gia-...[123doc] - an-sinh-xa-hoi-chinh-sach-doi-voi-nguoi-co-cong-thuc-trang-va-gia-...
[123doc] - an-sinh-xa-hoi-chinh-sach-doi-voi-nguoi-co-cong-thuc-trang-va-gia-...
huynhminhquan
 
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdf
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdfLuan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdf
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdf
huynhminhquan
 
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
huynhminhquan
 

More from huynhminhquan (20)

ETS Toeic 2020 RC.pdf
ETS Toeic 2020 RC.pdfETS Toeic 2020 RC.pdf
ETS Toeic 2020 RC.pdf
 
[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...
[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...
[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...
 
40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdf
40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdf40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdf
40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdf
 
Luận văn HLU 2019. PL và thực tiễn công nhận và cho thi hành phán quyết của T...
Luận văn HLU 2019. PL và thực tiễn công nhận và cho thi hành phán quyết của T...Luận văn HLU 2019. PL và thực tiễn công nhận và cho thi hành phán quyết của T...
Luận văn HLU 2019. PL và thực tiễn công nhận và cho thi hành phán quyết của T...
 
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
 
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf
 
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdf
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdfLICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdf
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdf
 
Phap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdf
Phap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdfPhap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdf
Phap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdf
 
[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...
[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...
[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...
 
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx
 
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.docx
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.docxLICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.docx
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.docx
 
thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...
thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...
thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...
 
[123doc] - quy-pham-xung-dot-ve-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai.doc
[123doc] - quy-pham-xung-dot-ve-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai.doc[123doc] - quy-pham-xung-dot-ve-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai.doc
[123doc] - quy-pham-xung-dot-ve-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai.doc
 
khoa-luan-phap-luat-ve-nuoi-con-co-yeu-to-nuoc-ngoai.doc
khoa-luan-phap-luat-ve-nuoi-con-co-yeu-to-nuoc-ngoai.dockhoa-luan-phap-luat-ve-nuoi-con-co-yeu-to-nuoc-ngoai.doc
khoa-luan-phap-luat-ve-nuoi-con-co-yeu-to-nuoc-ngoai.doc
 
Part 7 ECONOMY 5.docx
Part 7  ECONOMY 5.docxPart 7  ECONOMY 5.docx
Part 7 ECONOMY 5.docx
 
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...
 
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docx
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docxLuan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docx
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docx
 
[123doc] - an-sinh-xa-hoi-chinh-sach-doi-voi-nguoi-co-cong-thuc-trang-va-gia-...
[123doc] - an-sinh-xa-hoi-chinh-sach-doi-voi-nguoi-co-cong-thuc-trang-va-gia-...[123doc] - an-sinh-xa-hoi-chinh-sach-doi-voi-nguoi-co-cong-thuc-trang-va-gia-...
[123doc] - an-sinh-xa-hoi-chinh-sach-doi-voi-nguoi-co-cong-thuc-trang-va-gia-...
 
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdf
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdfLuan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdf
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdf
 
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
 

[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thuc-tien-tinh-ninh-thuan.pdf

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THỊ PHẤN QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH NINH THUẬN Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. PHẠM HỮU NGHỊ HÀ NỘI – 2016
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Quản lý Công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./. TÁC GIẢ LUẬN VĂN ĐẶNG THỊ PHẤN
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG..............................10 1.1. Các khái niệm........................................................................................... 10 1.2. Sự cần thiết phải quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng................................................................................................................ 14 1.3. Nội dung quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng .........................................................................................................................15 1.4. Các yếu tố chi phối quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng........................................................................................................27 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI TỈNH NINH THUẬN...........30 2.1. Thực trạng và nhu cầu của Người có công với cách mạng tại tỉnh Ninh Thuận...............................................................................................................30 2.2. Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng ......................................................................................................................... 44 2.3. Đánh giá quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng tại tỉnh Ninh Thuận .............................................................................................. 55 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH NINH THUẬN .....................................................................................63 3.1. Giải pháp về xây dựng chương trình hỗ trợ công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng.................................................................................... 63 3.2. Giải pháp về tổ chức quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng........................................................................................................ 64 3.3. Giải pháp về tổ chức công tác nhân sự trong công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng ........................................................................65 3.4. Giải pháp về tổ chức các hoạt động hỗ trợ Người có công với cách mạng ......................................................................................................................... 66 3.5. Giải pháp về ra các quyết định trong việc hỗ trợ..................................... 68 3.6. Giải pháp về lưu trữ sổ sách hồ sơ, lập các báo cáo ................................ 69 KẾT LUẬN.....................................................................................................71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................75
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NCCVCM Người có công với cách mạng BHYT Bảo hiểm y tế CTXH Công tác xã hội UBND Ủy ban nhân dân LĐ - TB và XH Lao động - Thương binh và Xã hội PL – UBTVQH Pháp lệnh - Ủy ban thường vụ quốc hội NĐ – CP Nghị định - Chính phủ VBHN-VPQH Văn bản hợp nhất- Văn phòng Quốc hội
  • 5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Độ tuổi của NCCVCM 33 Bảng 2.2. Những khó khăn gia đình NCCVCM đang gặp phải 41 Bảng 2.3. Nhu cầu quan trọng nhất 42 Bảng 2.4. Các loại hoạch định đang triển khai 50 Bảng 2.5. Thực tiễn công tác thực hành quản lý trường hợp đối với NCCVCM của nhân viên CTXH 55 Bảng 2.6. Độ tuổi của Nhân viên CTXH 58 Biểu đồ 2.1. Tần suất khám chữa bệnh của NCCVCM 35 Biểu đồ 2.2. Thu nhập ngoài trợ cấp ưu đãi của NCCVCM 39 Biểu đồ 2.3. Những khó khăn gia đình NCCVCM đang gặp phải 41 Biểu đồ 2.4. Mục đích của Hoạch định/lập Kế hoạch 52 Biểu đồ 2.5. Hiệu quả của Hoạch định 53 Biểu đồ 2.6. So sánh mức độ hiểu biết về đặc trưng cơ bản của tổ chức giữa Nhà quản lý và Nhân viên CTXH 54
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chiến tranh đã lùi xa hơn 41 năm nhưng vẫn còn một số NCCVCM chưa được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước do hồ sơ bị thất lạc, còn nhiều liệt sĩ vẫn chưa tìm được hài cốt hoặc hài cốt đã được quy tập về các nghĩa trang liệt sĩ nhưng chưa có hoặc còn thiếu thông tin… Giải quyết các vấn đề này là việc làm thiêng liêng, là trách nhiệm cao cả của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với NCCVCM. Theo Báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội: Hiện nay, cả nước có trên 8,8 triệu đối tượng NCCVCM, chiếm gần 10% dân số. Trong đó có trên 1,5 triệu NCCVCM đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nước. Hàng chục nghìn con thương binh, con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu đãi về đào tạo, chăm sóc y tế, gần 15.000 cán bộ lão thành cách mạng được hỗ trợ nhà ở…; chế độ, chính sách đối với NCCVCM được thực hiện thông qua hình thức trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm y tế và các chế độ ưu đãi khác (trang cấp, điều dưỡng, nhà ở, quà Tết, quà ngày 27-7 hằng năm, ưu đãi giáo dục, công tác mộ, nghĩa trang...). Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội đất nước còn nhiều khó khăn, song kinh phí để thực hiện các chính sách ưu đãi NCCVCM không những không giảm mà tăng dần hằng năm. Sau khi Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng được sửa đổi (năm 2012), bổ sung một số chính sách và đối tượng được hưởng, dù điều kiện ngân sách phải tạm dừng các khoản chi tiêu công, Nhà nước vẫn bảo đảm kinh phí chi trả ưu đãi kịp thời, đầy đủ. Dù vậy, do hậu quả của chiến tranh, vẫn còn một số trường hợp chưa được xác nhận và giải quyết chế độ. Khoảng 4% NCCVCM và gia đình vẫn còn khó khăn trong cuộc sống. Ninh Thuận là một tỉnh cực Nam Trung bộ, giàu truyền thống cách mạng. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã có biết bao nhiêu người con Ninh Thuận đã hy sinh xương máu, cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng. Theo tiếng gọi của non sông, họ đã phải bỏ lại gia đình, vợ con, quê hương để tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Họ đã không ngại
  • 7. 2 gian khổ, mất mát, đóng góp một phần sức của sức người giành lại độc lập tự do cho nhân dân. Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước quan tâm ban hành nhiều Nghị quyết, nhiều văn bản pháp luật về chính sách ưu đãi đối với Người có công và thực hiện chính sách ưu đãi đối với Người có công. Vào những dịp Lễ, Tết, ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, những ngày địa phương tổ chức những sự kiện đặc biệt … NCCVCM được thăm hỏi, tôn vinh. Tuy nhiên, việc tổ chức CTXH đối với NCCVCM vẫn chưa được quan tâm- nếu không nói là còn bỏ ngỏ. Nghiên cứu một số hồ sơ chính sách xây dựng để hưởng chế độ của Người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, hồ sơ Bà Mẹ Việt Nam anh hùng… chúng tôi nhận thấy rằng nếu chúng ta làm tốt CTXH đối với NCCVCM thì việc thực hiện chính sách đối với họ sẽ trọn vẹn hơn, NCCVCM sẽ không còn cảm giác bị “bỏ rơi”, “bị quên” sau khi đã đóng góp sức người, sức của cho hai cuộc kháng chiến. NCCVCM, chính sách đối với NCCVCM có được đưa vào chương trình hoạch định của các địa phương; công tác tổ chức thực hiện chính sách đối với NCCVCM có được chuyên môn hóa hay vẫn chỉ là kiêm nhiệm, nhân viên làm công tác thực hiện chính sách đối với NCCVCM tại các địa phương, các nhà quản lý các địa phương đã đủ quỹ thời gian quan tâm đến CTXH tại địa phương; nhân sự làm CTXH tại các địa phương có ổn định hay vẫn còn chấp vá, thiếu tính chuyên nghiệp; lưu trữ hồ sơ NCCVCM sao cho khi có chính sách mới, chúng ta có thể thống kê được danh sách, đến tận nhà thân chủ để hướng dẫn làm hồ sơ… đó là những băn khoăn của những người làm công tác quản lý CTXH như chúng tôi cũng như những nhà nghiên cứu về CTXH cần định hướng sau này. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “ Quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận” làm luận văn thạc sỹ của mình. Với đề tài này, tôi muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong việc đưa ra một số giải pháp nâng cao hoạt động quản lý CTXH đối với NCCVCM để nhằm giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của NCCVCM, thân nhân của NCCVCM ngày một phong phú hơn, phù hợp với quá trình phát triển kinh
  • 8. 3 tế- xã hội của đất nước, phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của Đề án Phát triển nghề CTXH mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCCVCM trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, có nhiều chủ trương chính sách nhằm tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện để từng bước nâng cao đời sống NCCVCM. Các ngành các cấp, luôn xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên trong việc xây dựng triển khai các chiến lược trung hạn, dài hạn và các giải pháp có tính lâu dài cũng như trước mắt. Tuy nhiên, trong các khâu xây dựng, triển khai thì lại chưa gắn được các hoạt động trợ giúp của CTXH đối với NCCVCM vào thực tiễn quản lý. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cũng đã có một số đề tài khoa học liên quan đến một vài khía cạnh của lĩnh vực đời sống NCCVCM như: Đề tài ‘‘Công tác xã hội đối với thương binh từ thực tiễn xã Pơng Drang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk’’ của học viên Cao học Vũ Thị Vân Anh thuộc Học viện Khoa học xã hội. Đề tài cũng chỉ ra được có nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng đến hoạt động CTXH đối với thương binh như: yếu tố về địa hình, về kinh tế - xã hội của địa phương, yếu tố về trình độ học vấn, dân tộc... và đặc biệt là các yếu tố từ chính những đặc điểm, nhận thức của thương binh, từ chính những năng lực, trình độ của nhân viên CTXH tại địa phương, từ nhận thức của cộng đồng, chính quyền địa phương các cấp. Các yếu tố này có thể ảnh hưởng tích cực, giúp thúc đẩy sự phát triển các hoạt động CTXH một cách sâu rộng và lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng, nhưng ngược lại, các yếu tố này cũng có ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động CTXH, nó kìm hãm sự phát triển cũng như hiệu quả của các hoạt động. Có nhiều bài viết của nhiều tác giả đăng trên Tạp chí Cộng sản, Trang thông tin điện tử của Bộ LĐ- TB và XH, Báo Nhân dân Điện tử … tuy nhiên tất cả chủ yếu đề cập việc thực hiện chính sách, công tác thăm hỏi, kiến nghị tăng mức chi, đề xuất công tác truyền thông… mà chưa đề cập đến CTXH đối với NCCVCM. Bài viết “ Còn nhiều việc phải làm trong tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công” của tác giả Nguyên Vũ nêu rõ: có đối tượng hưởng
  • 9. 4 nhiều loại chế độ chính sách trong khi cán bộ, ban rà soát chưa nắm chắc các chính sách đối với từng nhóm đối tượng người có công, cho nên việc triển khai tại một số địa bàn còn chậm và còn lúng túng khi xử lý một số trường hợp cụ thể, giải đáp cho người dân về chính sách người có công chưa thỏa đáng; trình độ cán bộ phụ trách công tác thương binh xã hội cấp xã ở một số nơi còn hạn chế; một số nơi cấp ủy, chính quyền chưa vào cuộc tích cực, mới dừng ở việc ban hành văn bản, khâu kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo cũng chưa được chú trọng; hoạt động thông tin, tuyên truyền về cơ bản là tốt song ở một số địa bàn hiệu quả chưa cao. Qua đó tác giả xác định những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện, cụ thể là: tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng, Nhà nước và kết quả thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công; thông tin rõ các chế độ chính sách được thụ hưởng của từng nhóm đối tượng. Tiếp nhận các thông tin phản ánh từ nhân dân, nhất là những trường hợp trước đây chưa phát hiện hoặc do một lý do khách quan mà người dân chưa phản ánh về các đối tượng hưởng sai chính sách đối với người có công. Bài viết “Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với nước hiện nay và định hướng đến năm 2020” của nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ- TB và XH Phạm Thị Hải Chuyền. Bài viết cũng chỉ nêu tăng cường công tác tuyên truyền, công tác quy tập mộ liệt sỹ, tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công … chưa đề cập CTXH với đối tượng NCCVCM. Trên trang thông tin CTXH (congtacxahoi.molisa.gov.vn) cũng vậy, có rất nhiều tài liệu CTXH các lĩnh vực khác nhau, phục vụ công tác nghiên cứu, tập huấn … nhưng tài liệu CTXH về lĩnh vực NCCVCM hầu như không có. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào lĩnh vực CTXH với NCCVCM của tỉnh Ninh Thuận nói riêng, của ngành CTXH còn non trẻ ở nước ta nói chung, thông qua đề tài này tác giả không chỉ muốn tìm hiểu thực trạng về đời sống vật chất tinh thần của người có công, thực trạng CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn mà còn muốn góp phần tìm ra một số giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý CTXH đối với NCCVCM trong thời gian đến.
  • 10. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực trạng của quản lý CTXH đối với NCCVCM từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý CTXH, CTXH đối với NCCVCM. - Đi sâu vào tìm hiểu, đánh giá thực trạng đời sống của NCCVCM, thực trạng CTXH, quản lý CTXH đối với NCCVCM cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. - Dựa trên cơ sở phân tích đánh giá, tìm hiểu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng nói trên để đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản lý CTXH đối với NCCVCM tại Ninh Thuận. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về đối tượng: đề tài tập trung nghiên cứu 3 hoạt động của quản lý CTXH là xây dựng chương trình hỗ trợ đối với NCCVCM, tổ chức hoạt động, tổ chức nhân sự CTXH tại địa phương; nghiên cứu nhu cầu và thực trạng đời sống NCCVCM, các hoạt động hỗ trợ xã hội đối với NCCVCM để từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý CTXH đối với NCCVCM. - Phạm vi nghiên cứu về khách thể: đề tài nghiên cứu trên 48 NCCVCM tại 7 huyện/thành phố; 40 nhân viên CTXH cấp cơ sở và 20 cán bộ quản lý có liên quan đến CTXH đối với NCCVCM; 10 cán bộ quản lý có liên quan đến tổ chức, kiểm tra và quản lý đối với NCCVCM. - Phạm vi nghiên cứu về không gian: 7 huyện/thành phố thuộc tỉnh Ninh Thuận.
  • 11. 6 - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2016. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận - Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: từ những đánh giá thực trạng về đời sống của NCCVCM, thực trạng của quản lý CTXH đối với NCCVCM ở góc độ nhân viên CTXH, ở góc độ nhà quản lý CTXH trên địa bàn; rút ra được những lý luận và đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn. - Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống những lý thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, hệ thống các yếu tố có liên quan như dịch vụ hỗ trợ của CTXH đối với NCCVCM, hệ thống chính sách ưu đãi đối với NCCVCM... 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu: là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã được công bố hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để: + Đọc và tìm hiểu các giáo trình, tài liệu có liên quan đến CTXH như: Nhập môn CTXH, Phát triển cộng đồng, Lý thuyết CTXH, Quản lý CTXH… + Phân tích những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề CTXH đối với người có công như đề tài ‘‘Công tác xã hội đối với thương binh từ thực tiễn xã Pơng Drang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk’’, các bài báo có liên quan của các nhà khoa học đăng trên các tạp chí, trang thông tin điện tử có liên quan. + Đọc và phân tích các tài liệu, báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận, Sở LĐ- TB và XH Ninh Thuận như: “Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2016- 2020 tỉnh Ninh Thuận”, “Báo cáo tình hình thực hiện công tác Lao động, Người có công và Xã hội năm 2015”; ‘‘Báo cáo công tác huy động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa năm 2015’’, “Báo cáo Kết quả thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại,
  • 12. 7 tố cáo, tiếp công dân và phòng chống tham nhũng từ năm 2013 đến năm 2015”, “Báo cáo quyết toán năm 2014 chi trợ cấp ưu đãi Người có công của tỉnh và 7 huyện/ thành phố”, “Kế hoạch Lao động- Người có công và Xã hội giai đoạn 2016- 2020” .... + Đọc, tìm hiểu và phân tích, đánh giá các Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư liên quan đến chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với Người có công và các biện pháp can thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ họ. - Phương pháp điều tra bảng hỏi: là phương pháp dựa trên hình thức hỏi đáp gián tiếp dựa trên bảng các câu hỏi được soạn thảo trước, điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi, hướng dẫn thống nhất cách trả lời các câu hỏi, người được hỏi tự đọc các câu hỏi trong bảng hỏi rồi ghi cách trả lời của mình vào phiếu hỏi rồi gửi lại cho các điều tra viên. Với phương pháp này, đề tài sẽ phát 118 bảng hỏi dành cho 48 đối tượng là NCCVCM, 20 cán bộ quản lý CTXH, 40 nhân viên làm CTXH, 10 cán bộ làm công tác liên quan đến quản lý CTXH (thanh tra, tổ chức, cán bộ phòng Người có công thuộc Sở) đối với NCCVCM trên địa bàn.. để tìm hiểu, thu thập thông tin chung về thực trạng quản lý CTXH trên địa bàn, thực trạng CTXH đối với NCCVCM, thực trạng đời sống của NCCVCM như điều kiện về nhà ở, kinh tế gia đình, các nhu cầu của NCCVCM …, tìm hiểu về thực trạng hoạt động CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn. - Phương pháp phỏng vấn sâu: là một phương pháp thu thập thông tin xã hội học thông qua việc tác động tâm lý học xã hội trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu. Ở đề tài này, tác giả phỏng vấn thêm qua điện thoại trường hợp NCCVCM cần làm rõ thêm về điều kiện sống, nhà ở, tình trạng sức khỏe; phỏng vấn qua điện thoại các anh chị làm công tác quản lý CTXH tại các huyện/thành phố để tìm hiểu thêm mức sống của NCCVCM, mức độ quan tâm và tính chuyên nghiệp của nhân viên CTXH và tổ chức thực hiện công tác quản lý CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn. Tác giả sử dụng phương pháp này với mục đích nhằm tìm hiểu, thu thập thông tin chuyên sâu về thực trạng quản lý CTXH đối với NCCVCM; thực trạng hoạt
  • 13. 8 động CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn cũng như việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với NCCVCM. - Phương pháp quan sát: là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn để thu thập các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong đề tài này tác giả sử dụng phương pháp này nhằm thu thập, bổ sung thông tin còn thiếu và kiểm tra đối chiếu, so sánh các thông tin từ việc quan sát để đánh giá độ tin cậy của các thông tin thông qua việc quan sát bối cảnh sống, thái độ, thể trạng... của người được điều tra. Cũng thông qua đó hình thành được câu trả lời đầy đủ và có được những thông tin chính xác cho bảng hỏi cũng như bảng phỏng vấn sâu. Cụ thể đề tài tập trung quan sát các hoạt động CTXH hoặc các hoạt động mang tính chất CTXH, quan sát về môi trường, không gian sống của NCCVCM, quan sát về thể chất, thái độ giao tiếp và trạng thái tâm lý của đối tượng khảo sát với người điều tra, nhằm xác định xem họ có gặp phải những vấn đề khó khăn về sức khỏe, tâm lý hay không… Hình thức thực hiện: quan sát tại các bữa ăn của NCCVCM điều dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng Người có công tỉnh, quan sát thực trạng mức sống của NCCVCM tại một số trường hợp cụ thể, thể hiện tại chương 2. Thông qua phương pháp này, tác giả đối chiếu giữa thông tin nhận được với các báo cáo của địa phương về quản lý CTXH đã đầy đủ chưa, có gì bất hợp lý, chưa ổn … 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Những thông tin thu thập được từ luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích hoạt động quản lý CTXH đối với NCCVCM. Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực quản lý CTXH đối với NCCVCM ở góc độ là nhân viên CTXH và ở góc độ là nhà quản lý CTXH.
  • 14. 9 Các hoạt động để chuyển đổi việc thực hiện chính sách xã hội thành dịch vụ cho NCCVCM và từ hoạt động dịch vụ có thể tham mưu điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tế cuộc sống. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Quản lý CTXH đối với NCCVCM là một hoạt động mới mẻ, vô cùng cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Quá trình tổ chức, thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, bất cập ở địa phương. Với luận văn này, tôi mong muốn sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về thực trạng quản lý CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn; gợi mở một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hơn nữa CTXH đối với NCCVCM. Đồng thời, cũng như là một thông điệp hướng sự quan tâm và chung tay góp sức của cộng đồng, của các Hội Đoàn thể ở địa phương để cùng thực hiện có hiệu quả hơn quản lý CTXH cho NCCVCM. Giúp cho nhân viên CTXH nói riêng và các ngành khác nói chung hiểu biết thêm về các chính sách, chế độ ưu đãi, các dịch vụ hỗ trợ của CTXH đối với NCCVCM, hiểu về công tác hoạch định, tổ chức quản lý, tổ chức nhân sự, cách thức ra quyết định và công tác lưu trữ, bảo quản hồ sơ, dữ liệu; về tổ chức quản lý ca của nhân viên CTXH đối với NCCVCM. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận của quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng. Chương 2. Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với Người có công tại tỉnh Ninh Thuận. Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận.
  • 15. 10 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Người có công với cách mạng: Theo Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM số 01/VBHN-VPQH ngày 30/7/2012 định nghĩa Người có công với cách mạng là: a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; c) Liệt sĩ; d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng; đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; h) Bệnh binh; i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; m) Người có công giúp đỡ cách mạng. 1.1.2. Công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng Hiệp hội CTXH quốc tế và các trường đào tạo CTXH quốc tế (2011) thống nhất một định nghĩa về CTXH như sau: CTXH là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với môi trường sống. CTXH có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng
  • 16. 11 cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.. CTXH đối với NCCVCM là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp NCCVCM và thân nhân của họ, cộng đồng nơi họ sinh sống nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội; tìm kiếm, biện hộ và kết nối họ với các nguồn lực hỗ trợ về vật chất, tham vấn tâm lý cho NCCVCM khủng hoảng tinh thần, tổ chức kết nối giao lưu giữa NCCVCM với các tổ chức xã hội, với đồng đội nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần, đồng thời góp phần hoàn thiện chính sách ưu đãi xã hội cũng như truyền thông đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc, tôn vinh NCCVCM. 1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng Khái niệm quản lý và quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng Về thuật ngữ quản trị và quản lý: Rino J. Patti sử dụng hai thuật ngữ quản trị và quản lý như nhau. Ông ta lưu ý rằng quản lý được nhân viên xã hội sử dụng ngày càng nhiều để mô tả công việc mà họ làm. Đã có nhiều cố gắng phân biệt hai thuật ngữ nhưng những khác biệt này không được chấp nhận hoàn toàn. Do vậy trong Luận văn này có thể hiểu quản trị là quản lý. Quản lý là những hoạt động cần thiết được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung. Các hoạt động quản lý không những phát sinh khi con người kết hợp thành tổ chức, mà còn cần thiết, bởi vì nếu không có những hoạt động quản lý thì trong tổ chức sẽ dẫn tới tình trạng mạnh ai nấy làm, lộn xộn theo kiểu "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". Ví như 2 người cùng khiêng một khúc gỗ hay cùng bơi một chiếc thuyền, thay vì hai người cùng bước hay cùng đưa mái chèo về cùng một hướng thì mỗi người lại bước hay đưa đẩy mái chèo về mỗi hướng khác nhau. Những hoạt động khiến hai người cùng bước hay đẩy mái chèo về cùng một hướng là những hoạt động quản lý.
  • 17. 12 Trong lĩnh vực thực hiện chính sách đối với NCCVCM cũng vậy, nếu chúng ta không khéo kết hợp sẽ dễ xảy ra tình trạng mạnh ai nấy làm, sẽ có trường hợp một đối tượng có rất nhiều cá nhân tổ chức quan tâm và ngược lại có những đối tượng chỉ “xuân thu nhị kỳ” vào những dịp Lễ tết, hàng tháng đến nhận tiền trợ cấp là xong. Quản lý CTXH đối với NCCVCM là sự kết hợp để đạt được mục tiêu công bằng trong chăm sóc, hỗ trợ, nâng cao mức sống cho NCCVCM, tạo điều kiện để NCCVCM tham gia góp ý chính sách, đóng góp xây dựng quê hương, xây dựng chính quyền. Bên cạnh đó, quản lý CTXH đối với NCCVCM nhằm đưa công tác hoạch định, tổ chức nhân sự, tổ chức hoạt động CTXH đối với NCCVCM vào chương trình hoạt động cụ thể, làm cơ sở cho công tác kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện chính sách đối với NCCVCM trên địa bàn. Đặc điểm của quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng Chúng ta biết rằng, Quản lý CTXH là phương pháp quan trọng để tối đa hóa tính hiệu quả của các chương trình hoạt động CTXH để giải quyết các vấn đề xã hội và cải thiện điều kiện xã hội tốt hơn. Quản lý CTXH cung cấp nền tảng để thực hành CTXH liên quan đến các chức năng của cơ sở xã hội. Chất lượng thực hành CTXH phần lớn phụ thuộc vào cách quản lý ngành CTXH. Và quản lý CTXH có những đặc điểm sau: Đặc điểm 1. Sử dụng các nguyên tắc và kỹ thuật của quản lý tổng quát. Đó là các nguyên tắc: phân chia công việc để chuyên môn hóa lao động; nguyên tắc về quan hệ quyền hành; nguyên tắc về kỷ luật trong tổ chức; nguyên tắc về thống nhất chỉ huy (thống nhất mệnh lệnh), thống nhất lãnh đạo; nguyên tắc lợi ích của cá nhân dựa trên cơ sở lợi ích chung; nguyên tắc thù lao tương ứng giữa cấp quản lý và cấp thừa hành; nguyên tắc tập trung thẩm quyền; phát huy sáng kiến cá nhân và tinh thần tập thể; nguyên tắc trật tự công bằng, nguyên tắc ổn định nhiệm vụ… nhằm phát huy sáng kiến cá nhân của người điều hành, nhân viên thừa hành, của thân chủ.. nhằm đạt được mục tiêu của quản lý CTXH đối với NCCVCM.
  • 18. 13 Đặc điểm 2. Sử dụng triết lý, mục đích và các chức năng của CTXH, các phương pháp chẩn đoán xã hội, phân tích và tổng hợp các nhu cầu của cá nhân, nhóm hay cộng đồng, và sử dụng việc tổng quát hóa nhằm thay đổi và phát triển các mục đích và chức năng của cơ sở. CTXH sử dụng triết lý con người là mối quan tâm hàng đầu của xã hội; giữa cá nhân và xã hội có sự phụ thuộc tương hỗ; cá nhân và xã hội phải có trách nhiệm với nhau; mỗi người cần được phát huy tiềm năng của mình và thực hiện nhiệm vụ của mình đối với xã hội thông qua sự tích cực tham gia và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để cá nhân khắc phục trở ngại, phát huy tiềm năng bởi chính những trở ngại đó làm mất cân bằng trong quan hệ cá nhân và môi trường xã hội. Vậy thì đối với NCCVCM để các cô, các chú, các mẹ …vượt qua nỗi đau chia cắt, phân ly, CTXH giúp NCCVCM vượt qua nỗi đau, phát huy tiềm năng, tham gia đóng góp cho xã hội, cho cộng đồng và cộng đồng xã hội tạo điều kiện về chính sách vay vốn, hỗ trợ nhà ở, phát triển sản xuất… giúp NCCVCM khẳng định được mình, đưa ra quyết định thay đổi thái độ đối với cuộc sống. CTXH với mục đích hướng tới tạo ra “thay đổi” tích cực trong xã hội, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người đặc biệt là những nhóm người yếu thế, NCCVCM. CTXH thúc đẩy sự biến đổi xã hội, tăng cường các mối tương tác hài hoà giữa cá nhân, gia đình và xã hội hướng tới tiến bộ và công bằng xã hội. Với các chức năng phục hồi, phòng ngừa, phát triển và biến đổi nhằm mục đích đưa NCCVCM về trạng thái bình thường yêu con người, yêu hòa bình, yêu quê hương đất nước, chia sẻ với khó khăn chung của đất nước, của ngân sách quốc gia, giúp NCCVCM sử dụng tối đa tiềm năng và năng lực của mình đồng thời tăng cường hiệu quả các nguồn lực xã hội của cộng đồng sẵn có. Đặc điểm 3. Trọng tâm chủ yếu là tiến trình giúp đỡ cá nhân, nhóm và cộng đồng. Đó là quá trình đánh giá xác định vấn đề mà NCCVCM đang gặp phải, phân tích vấn đề, xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề, thực hiện kế hoạch để giải quyết vấn đề và lượng giá, kết thúc.
  • 19. 14 Đặc điểm 4. Quản lý CTXH là làm việc với con người dựa vào kiến thức và hiểu biết hành vi con người, các mối quan hệ nhân sự và các tổ chức phục vụ con người. Đặc điểm 5. Các phương pháp CTXH không chỉ được sử dụng để cung cấp dịch vụ mà còn trong tiến trình quản lý và các mối quan hệ với nhân viên. 1.2. Sự cần thiết phải quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng Đất nước hòa bình, thống nhất đã hơn 41 năm nhưng hậu quả để lại của nó vẫn còn vô cùng nặng nề, bi thương. Cuộc chiến tranh đã lấy đi sinh mạng của hàng triệu người con đất Việt, để lại hàng triệu gia đình cha mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha, để lại hàng triệu thương binh, bệnh binh, hàng triệu người hoạt động kháng chiến và con của họ bị nhiễm chất độc hóa học. Do bị thương tật, bệnh tật trong chiến tranh lúc còn trẻ tuổi, nay về già vết thương tái phát, họ cần có chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước. Bộ phận bị nhiễm chất độc hóa học, điôxin, nay lại phát bệnh, hoặc sinh con bị dị tật, dị dạng, cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù Nhà nước đã quan tâm trợ cấp nhưng hầu như tất cả các khoản trợ cấp nhận được, gia đình NCCVCM đều ưu tiên cho việc bồi dưỡng cho người bệnh, cho việc đáp ứng nhu cầu tối thiểu: ăn, mặc .. Và tâm lý của người Việt Nam chúng ta, khi trong gia đình có người bị dị dạng, dị tật vẫn rất ngại nói ra, tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp; Một bộ phận không nhỏ thân nhân Liệt sỹ hy sinh đã lâu, đã nhận được giấy báo tử, thân nhân đã được hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi của Nhà nước nhưng đến nay hài cốt liệt sỹ vẫn chưa tìm thấy, tâm trạng của họ từ bồn chồn, bất an ban đầu sang hoảng loạn, lo lắng, đau khổ, sang chấn tâm lý; Mẹ Việt Nam anh hùng, dù chồng con hy sinh đã lâu, vẫn nghĩ chồng con mình mới ra đi, vẫn còn sống đâu đó trên đất nước này, tâm trạng vừa cười móm mém, tràn đầy hy vọng rồi sau đó lại khóc ngất khi thấy mọi người đến thăm nhân các ngày Lễ, Tết; có mẹ vẫn còn đọc thơ khi tiễn chồng con ra đi mỗi khi có đoàn đến thăm, thương vô cùng.
  • 20. 15 Thương binh- đặc biệt là thương binh nặng, thương binh có vết thương đặc biệt nặng, mặc dù trợ cấp ưu đãi nhận được hiện nay có thể trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày nhưng những sang chấn tâm lý trong chiến tranh, vết thương tái phát khi trái gió trở trời vẫn cần có sự giúp đỡ của nhân viên CTXH, sự can thiệp chăm sóc sức khỏe, y tế, cần có sự hỗ trợ theo Chương trình hoạch định cụ thể… Có thể nói rằng, NCCVCM không chỉ cần trợ cấp ưu đãi hàng tháng, mà CTXH đối với NCCVCM nên tạo điều kiện để họ có thể hòa nhập cộng đồng, tạo điều kiện để họ ổn định cuộc sống, ổn định tâm lý và tham gia các hoạt động xã hội. Muốn vậy ở góc độ nhân viên CTXH phải tổ chức quản lý trường hợp cho từng trường hợp NCCVCM và thân nhân của họ. Bên cạnh đó, để công tác hỗ trợ NCCVCM được ổn định, đưa vào chương trình hoạt động chung, Nhà quản lý CTXH cần chỉ đạo tốt công tác xây dựng chương trình hỗ trợ NCCVCM, làm tốt công tác tổ chức quản lý CTXH, quản lý nhân sự .. CTXH đối với NCCVCM. Và tiếp cận ở góc độ quản lý CTXH là chuyển chính sách thành dịch vụ cụ thể thì đây là nhu cầu cấp thiết của NCCVCM ở nước ta nói chung và tại tỉnh Ninh Thuận nói riêng. 1.3. Nội dung quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng Quản lý CTXH là một tiến trình hành động liên tục của nhân viên xã hội trong việc sử dụng các kiến thức, kỹ năng quản lý để chuyển đổi các chính sách xã hội thành các dịch vụ xã hội sao cho các chính sách xã hội đó có ý nghĩa và hiệu quả, tạo nên sự phù hợp của chính sách xã hội với nhu cầu thực tiễn của người dân trong cộng đồng. Nó bao gồm hoạt động của những người lãnh đạo tổ chức và tất cả những nhân viên trong tổ chức để hoàn thành mục đích chung của tổ chức. Quản lý CTXH phân theo nhiều cấp độ: quản lý CTXH ở cấp độ cá nhân và quản lý xã hội ở cấp độ tổ chức. Ở cấp độ cá nhân, mỗi nhân viên CTXH xét tới các khía cạnh mang tính thừa hành, tác nghiệp của nhân viên xã hội về quản lý ca, điều phối các nguồn lực trong quá trình giúp đỡ trường hợp cụ thể. Trong công tác quản lý, nhân viên xã hội cần có kỹ năng ghi chép phúc trình, quản lý lưu trữ hồ sơ theo đúng nguyên tắc nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nhân viên xã hội cũng cần biết tự bảo vệ bản thân, biết cách xử lý những căng thẳng thần kinh do tính chất công việc luôn bị áp lực của nghề
  • 21. 16 nghiệp gây ra; có như vậy mới đảm bảo trạng thái thần kinh ổn định nhằm trợ giúp đối tượng một cách khách quan và không bị chi phối bởi những áp lực khác. Quản lý CTXH ở cấp độ tổ chức xét tới việc thực hiện chức năng quản lý của nhà quản lý ở vị trí người lãnh đạo, quản lý tổ chức. Vai trò của nhà quản lý ở cấp độ tổ chức thực hiện chức năng quản lý nghiêng về các khía cạnh liên quan đến vận hành hoạt động của tổ chức, bao gồm việc hoạch định các chính sách và các khía cạnh liên quan đến cấu trúc của tổ chức, công tác quản lý nhân lực, kiểm soát xung đột, kiểm huấn, tìm kiếm nguồn lực (nhân lực, tài chính) cũng như điều phối nguồn lực (nhân lực, tài chính) trong tổ chức sao cho sử dụng các nguồn lực đó có hiệu quả. 1.3.1. Xây dựng chương trình hỗ trợ công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng Xây dựng chương trình hỗ trợ CTXH đối với NCCVCM là việc xác định trước xem phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm, nghĩa là phải đưa ra kế hoạch trước khi các hoạt động cụ thể được tiến hành sao cho chương trình hỗ trợ CTXH đối với NCCVCM đạt hiệu quả cao nhất, lập chương trình phải xem xét trên phương diện tình cảm, tâm lý, hoàn cảnh sống của NCCVCM, điều kiện ngân sách và các khoản hỗ trợ khác mà đưa ra các phương án trợ giúp phù hợp. Theo James H. Donnelly, JR., James L.Gibson và John M. I vancevich thì "chức năng hoạch định bao gồm những hoạt động quản lý nhằm xác định mục tiêu trong tương lai và những phương tiện thích hợp để đạt tới các mục tiêu đó. Kết quả của chức năng hoạch định là một bản Kế hoạch, một văn bản xác định những phương hướng hành động mà đơn vị sẽ thực hiện". Xây dựng chương trình hỗ trợ CTXH đối với NCCVCM nhằm mục tiêu nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho NCCVCM, là việc nhân viên CTXH trên cơ sở điều kiện đặc điểm tự nhiên, hoàn cảnh sống, tình trạng sức khỏe, tâm lý của NCCVCM, trên cơ sở nguồn lực của Nhà nước, của cộng đồng, năng lực của NCCVCM để phân tích vấn đề, đưa ra phương án giải quyết phù hợp nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất, đồng thời thực hiện được mục tiêu của tổ chức. Bảy bước đi và các hoạt động liên quan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xây dựng chương trình hỗ trợ CTXH đối với NCCVCM. Đó là:
  • 22. 17 - Chọn lọc mục tiêu: Nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho NCCVCM, tạo động lực cho NCCVCM để họ có thể cùng với nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của xã hội, vươn lên làm chủ cuộc sống, không trông chờ ỷ lại vào sự trợ giúp của cộng đồng; - Xem xét các tài nguyên cơ sở: nguồn trợ cấp ưu đãi, các nguồn lực khác (nhân viên CTXH, mối quan hệ gia đình, cộng đồng, công tác huy động các quỹ của địa phương, các quy định có liên quan đến NCCVCM của địa phương, của Trung ương.. ); - Liệt kê các phương án: đối với từng trường hợp cụ thể sử dụng phương án nào là phù hợp. Ví dụ: nhà ở NCCVCM còn tạm bợ, thiếu kiên cố, cần ưu tiên xây mới; các hộ gia đình NCCVCM có điều kiện làm kinh tế nên có phương án hỗ trợ vay vốn; gia đình NCCVCM có người bị khuyết tật, bị nhiễm chất độc hóa học cần hỗ trợ về mặt y tế, điều dưỡng có thể kết nối với nguồn lực nào? - Dự báo thành quả của mỗi phương án: dự kiến sẽ xây bao nhiêu nhà cho NCCVCM từ nguồn tài trợ của ngân sách, từ nguồn huy động cộng đồng, Doanh nghiệp; sẽ tư vấn tâm lý, đưa vào quản lý bao nhiêu trường hợp cần trợ giúp đặc biệt .. Và ở góc độ tổng thể, góp phần ổn định chính trị, giải quyết tốt tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn. - Quyết định phương án tốt nhất: trong các phương án đã đưa ra, chọn phương án chung tốt nhất cho NCCVCM, phù hợp với điều kiện ngân sách, khả năng thực hiện của địa phương; - Hoạch định một chương trình hành động cụ thể: để thực hiện tốt phương án trên cần có chương trình hỗ trợ cụ thể; thời gian thực hiện; đơn vị, cá nhân thực hiện; thực hiện như thế nào .., ưu tiên thực hiện ở cộng đồng, hộ NCCVCM nào?.. - Sẵn lòng thay đổi: quá trình thưc hiện sẽ có những nội dung, những chính sách khi đưa vào thực hiện có thể sẽ chưa phù hợp; thực tiễn quản lý giúp chúng ta có kiến nghị, điều chỉnh bổ sung để chính sách được thực hiện phù hợp hơn. Trong quản lý CTXH, hoạch định cần thiết ở tất cả các cấp tác vụ và là bộ phận trong công việc thường ngày của mỗi nhân viên. Nó là một bộ phận chủ yếu
  • 23. 18 của CTXH thực hành và được xem là quan trọng trong tác vụ điều hành của các cơ sở xã hội và trong cung ứng các dịch vụ xã hội. Đối tượng của hoạch định chính là những hoạt động, những lực lượng ... có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định và tổ chức thực hiện các mục tiêu. Muốn cho công tác hoạch định đạt được kết quả mong muốn thì hoạch định phải đáp đáp ứng được các đòi hỏi sau: khoa học, khách quan, hệ thống, nhất quán, khả thi, cụ thể, linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. 1.3.2. Tổ chức trong quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng Tổ chức có 2 ý nghĩa chính: - Cấu trúc của cơ sở - Tiến trình làm cho cơ sở được/trở thành có tổ chức Theo Barnard: Tổ chức hình thành khi con người giao tiếp với người khác và mong muốn hành động vì mục đích chung Những yếu tố của một tổ chức (theo Barnard): - Sự giao tiếp (thông đạt, truyền thông) - Quyết tâm phục vụ - Vì một mục đích chung Định nghĩa về tổ chức là một việc phức tạp. Hầu như mỗi nhà nghiên cứu về quản lý đều đưa ra những định nghĩa của riêng mình dựa theo các lý thuyết tiếp cận khác nhau. "Tổ chức" theo từ gốc Hy Lạp nghĩa là "hài hoà", từ "tổ chức" nói lên một quan điểm rất tổng quát "đó là cái đem lại bản chất thích nghi với sự sống". Theo Chester I. Barnard thì tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay nỗ lực của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ thì "tổ chức" có các nghĩa sau đây: - Làm cho thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng nhất định. - Làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được một hiệu quả lớn nhất.
  • 24. 19 - Làm công tác tổ chức cán bộ v.v... Như vậy, tổ chức là một trong những chức năng của quản lý, liên quan đến các hoạt động thành lập nên các bộ phận trong tổ chức, bao gồm các khâu (các bộ phận chức năng) và các cấp (cao, trung và cơ sở) để đảm nhận những hoạt động cần thiết, xác lập các mối quan hệ và nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận đó. Hay nói một cách tổng quát thì tổ chức là một hoạt động bao gồm việc tổ chức cơ cấu tổ chức bộ máy, tổ chức nhân sự và tổ chức công việc. Tổ chức trong quản lý CTXH đối với NCCVCM là việc hình thành các phòng ban có liên quan đến quản lý CTXH đối với NCCVCM từ Trung ương (Cục Người có công, Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ LĐ- TB và XH, Cục chính sách thuộc Bộ Quốc phòng..) đến địa phương (phòng Người có công, phòng Bảo trợ xã hội thuộc Sở LĐ- TB và XH, Phòng chính trị- Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh), công chức làm CTXH, nhà quản lý CTXH cấp huyện, cấp xã. - Khái niệm cơ cấu tổ chức quản lý: Phạm trù "cơ cấu" phản ánh sự cấu tạo và hình thức bên trong của hệ thống. Cơ cấu tạo điều kiện duy trì trạng thái ổn định của tổ chức. Cơ cấu tổ chức quản lý là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục tiêu chung đã xác định. Cơ cấu tổ chức trong quản lý CTXH đối với NCCVCM đó là việc tổ chức thực hiện, là sự kết hợp trong giải quyết hồ sơ, giải quyết các vấn đề cho NCCVCM của cơ quan Quân sự, Hội Cựu thanh niên xung phong, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, cơ quan LĐ- TB và XH, UBND các cấp trong việc giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp ưu đãi, tổ chức thăm hỏi, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho NCCVCM, tạo động lực, giúp NCCVCM bằng nội lực của mình tự vươn lên, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần, cùng cộng đồng nơi sinh sống quyết định các vấn đề có liên quan của chính họ và của cộng đồng.
  • 25. 20 1.3.3. Tổ chức công tác nhân sự trong công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng Công tác nhân sự là một tiến trình quản lý quan trọng bao gồm tìm được nhân sự, duy trì và làm việc với nhân viên và kết thúc công việc của họ khi cần thiết. Sự hiệu quả và kết quả hoạt động của một cơ sở có liên quan trực tiếp với nhân sự. Tổ chức nhân sự trong CTXH đối với NCCVCM đó là tiến trình tuyển chọn nhân viên CTXH tốt nghiệp ngành nghề phù hợp qua thi tuyển hoặc xét tuyển, kiểm huấn nhân viên CTXH, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng các nghiệp vụ về thủ tục hồ sơ trong giải quyết chính sách ưu đãi đối với NCCVCM, các nguồn lực của cơ sở, nguồn lực có thể kết nối trong thực hiện CTXH đối với NCCVCM, vận dụng các kỹ năng của CTXH để làm việc với thân chủ là NCCVCM, trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả công việc, hiệu quả quản lý CTXH của cá nhân, của cơ sở. Mỗi cơ sở thường có chính sách nhân sự và phương thức tuyển chọn riêng. Việc này trước hết bao gồm soạn một bảng mô tả công việc sau khi đã phân tích công việc. Ray Johns cho rằng một bản mô tả công việc bao gồm: Mô tả vị trí công việc, vị trí gì và chịu trách nhiệm với ai; Nhiệm vụ và trách nhiệm; Yêu cầu về năng lực chuyên môn; và Các mối quan hệ Tiến trình chủ yếu của công tác nhân sự bao gồm: Tuyển mộ; Tuyển chọn; Bổ nhiệm; Định hướng; Thăng thưởng; Đánh giá; Chấm dứt công việc Tuyển mộ: Tuyển dụng nhân viên giỏi bằng các hình thức: Quảng cáo, thông báo, gửi thư đến trường đào tạo chuyên ngành CTXH, website của Bộ/Sở LĐ- TB và XH và các đơn vị trực thuộc Bộ/Sở Tuyển chọn: Bằng cách phỏng vấn vòng loại, xem xét đơn xin việc, kiểm tra hồ sơ lý lịch, trắc nghiệm, phỏng vấn toàn diện, phân tích và quyết định. Bổ nhiệm: nhân sự qua tuyển chọn sẽ được phân công làm một vị trí việc làm nào đó ứng với trình độ chuyên môn đào tạo, năng lực sở trường, trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và chế độ lương thưởng, đào tạo cũng như cơ hội thăng tiến.
  • 26. 21 Định hướng: Giới thiệu nhân viên mới với cơ sở, dịch vụ của của cơ sở hiện có và cộng đồng; giải thích chính sách cơ bản của cơ sở, cơ cấu tổ chức, dịch vụ, ban điều hành, các mối quan hệ cộng đồng; lịch sử cơ sở và các dịch vụ; những chính sách, quy định và thủ tục cơ bản; cơ cấu tổ chức của cơ sở, bao gồm cả cấp bậc, chức vụ của nhân viên mới; thông tin cơ bản về lương, giờ giấc làm việc, các kỳ nghỉ phép, nghỉ ốm... Thăng thưởng bao gồm cơ hội thăng tiến, cơ hội được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đánh giá thành tích công việc: nhằm giúp cho cấp dưới biết họ làm việc như thế nào; Quyết định tăng lương xứng đáng với hiệu quả công việc; khám phá nhu cầu huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng; xác định ứng viên thăng thưởng; nhận rõ những trở ngại với thành tích công việc; cải thiện thành tích cá nhân và đơn vị. Kết thúc công việc 1.3.4. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ Người có công với cách mạng Chúng ta biết rằng, quản lý CTXH có các chức năng sau: (i) là phương tiện giải quyết các nhu cầu xã hội được nhận diện thông qua các dịch vụ xã hội công hoặc tư; (ii) là hành động xã hội để cải tiến hoặc đưa ra các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của các nhóm thân chủ cụ thể hay của một cộng đồng; (iii) ra quyết định ở mọi cấp quản lý. Để thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ NCCVCM trong bối cảnh CTXH còn là một lĩnh vực mới mẻ không chỉ đối với các tầng lớp nhân dân, đối tượng yếu thế mà lạ lẫm cả đối với các Nhà quản lý ở các lĩnh vực khác, cần tập trung tuyên truyền để CTXH thực sự đến đúng địa chỉ, giúp đối tượng tự nhận thức, tự quyết định phương thức giải quyết vấn đề cho riêng mình và bằng kinh nghiệm giải quyết vấn đề của mình có thể gợi ý cách giải quyết vấn đề tương tự của cộng đồng mình. Tuyên truyền trong quản lý CTXH đối với NCCVCM tập trung vào hai nhóm đối tượng: Nhóm đối tượng vận động ủng hộ về chủ trương, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho thực hiện các hoạt động truyền thông về CTXH ở cộng đồng. Nhóm
  • 27. 22 này gồm lãnh đạo Đảng và chính quyền ở xã và thôn, bao gồm cả trưởng thôn, công an thôn, và các chức sắc tôn giáo. Nhóm đối tượng huy động cộng đồng tham gia tạo môi trường hỗ trợ thuận lợi cho duy trì hành vi như các dịch vụ hỗ trợ cho nhu cầu thay đổi hành vi bền vững, cộng đồng cùng tham gia tạo môi trường sống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, thân thiện, và an toàn. Đối tượng truyền thông trong nhóm này gồm lãnh đạo các tổ chức quần chúng, xã hội, ban ngành đoàn thể, các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn,… - Phát triển cộng đồng Cuộc sống luôn tồn tại các vấn đề và nhu cầu cần giải quyết các vấn đề đó. Tương tự cộng đồng cũng luôn có các vấn đề cần giải quyết. Đó là một điều tất yếu. Nếu biết phân tích các vấn đề cộng đồng, chúng ta sẽ tìm được các giải pháp hiệu quả giải quyết các vấn đề đó. Đứng trước một vấn đề chúng ta nên phân tích tại sao vấn đề đó xảy ra thay vì chỉ đơn giản bắt tay ngay vào giải quyết vấn đề. Phân tích tốt sẽ giúp chúng ta có được giải pháp chiến lược lâu dài. Năm 2010, nghề CTXH ở nước ta mới được công nhận chính thức là một nghề chuyên nghiệp cùng với các hoạt động hỗ trợ để phát triển nghề. Các hoạt động an sinh xã hội cũng được thực hiện như hỗ trợ cho NCCVCM, hỗ trợ chế độ cho trẻ em khuyết tật, người tâm thần, thương binh… Phát triển cộng đồng là lĩnh vực rộng do tùy từng hoàn cảnh khác nhau mà “cộng đồng” được định nghĩa khác nhau. Vai trò của cán bộ CTXH trong phát triển cộng đồng được gói gọn trong một số vai trò sau: Hướng dẫn: Xác định các nguồn lực cộng đồng có lợi cho thân chủ, và tận dụng nguồn lực đó để hỗ trợ các nhóm yếu thế trong cộng đồng. Người hỗ trợ: Cán bộ CTXH hỗ trợ cộng đồng bằng cách tìm ra các thế mạnh của cộng đồng, tháo bỏ các rào cản để thực hiện mục tiêu đề ra. Tư vấn: Dựa trên kinh nghiệm và chuyên môn, cán bộ CTXH cần cung cấp thông tin và đưa ra các lời khuyên trực tiếp để giải quyết vấn đề của cộng đồng.
  • 28. 23 Điều phối: Cán bộ CTXH nên điều phối và lồng ghép các hoạt động khác nhau để giải quyết vấn đề xã hội. Điều này giúp tránh trùng lặp dịch vụ trong cùng một cộng đồng và hỗ trợ cộng đồng tự phát triển kế hoạch. Tổ chức: Thiết lập các mối quan hệ, hợp tác, điều phối và lồng ghép giữa bên cung cấp dịch vụ, tổ chức xã hội, khách hàng nhằm đạt được mục tiêu của cộng đồng. Thúc đẩy: Bao gồm hỗ trợ nhằm giúp cộng đồng tự quyết định, tăng tự tin và năng lực trong giải quyết các vấn đề của cộng đồng. Giáo dục: Cung cấp các thông tin cần thiết để đương đầu với các tình huống mới, hỗ trợ cộng đồng thực hành các kỹ năng và hành vi mới có lợi thông qua việc tận dụng các chuyên gia tại cộng đồng. Nghiên cứu: Đây là vai trò cần thiết nhằm thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu, xác định các giải pháp nhằm phát triển kế hoạch can thiệp hiệu quả. Vận động: Với vai trò đại diện cho quyền lợi của cá nhân, cộng đồng, cán bộ CTXH cần phải thương lượng để đảm bảo quyền lợi của thân chủ, đặc biệt là với nhóm yếu thế, NCCVCM. Trung gian: Nỗ lực giải quyết tranh chấp giữa thân chủ và cá nhân và tổ chức khác, tìm ra các điểm tương đồng để hai bên có thể tìm được giải pháp giải quyết xung đột. Quản lý: Cán bộ CTXH được ví như là một nhà quản lý các nhiệm vụ và chức năng sao cho có thể thực hiện kế hoạch hành động, kiểm soát các vấn đề liên quan không chỉ của cộng đồng mà cả cá nhân. Thương lượng: Là quá trình hai bên cùng bàn bạc, thảo luận để đạt được sự đồng thuận mà không ảnh hưởng đến quyền lợi mỗi bên, đặc biệt trong quá trình tận dụng các nguồn lực của cộng đồng. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ NCCVCM đó là việc Nhà quản lý CTXH xây dựng chương trình hỗ trợ, tổ chức, bố trí nguồn lực thực hiện chương trình (truyền thông, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, phụng dưỡng, chăm sóc NCCVCM) sao cho đạt hiệu quả cao nhất- tùy theo nhu cầu mà NCCVCM đang hướng đến. Vai trò của nhân viên CTXH thì khác hơn: vừa là tác nhân chính thực hiện chương trình hỗ trợ, vừa thông qua việc lập hồ sơ quản lý ca, thực hiện hỗ trợ, trao quyền, kiểm tra,
  • 29. 24 lượng giá để chương trình đạt được sự đồng thuận của NCCVCM, của cộng đồng nơi NCCVCM sinh sống mà không ảnh hưởng đến quyền lợi mỗi bên, đặc biệt trong quá trình tận dụng các nguồn lực của cộng đồng. 1.3.5. Ra quyết định trong quản lý công tác xã hội Ra quyết định là việc làm rất quan trọng trong quản lý, đặc biệt trong CTXH, nơi mà các quyết định hằng ngày ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều cá nhân, nhóm và cộng đồng, nhân viên cũng như thân chủ. Quản lý đã được định nghĩa như là tiến trình ra quyết định và thực thi chúng. Nhà quản lý ra nhiều quyết định hằng ngày, mỗi một quyết định làm thay đổi dịch vụ của cơ quan trực tiếp hoặc gián tiếp. Kể về mặt lượng và chất thì việc ra quyết định là một bộ phận chính của quản lý. Ra quyết định là quan trọng trong CTXH bởi vì nó ảnh hưởng đến đời sống của nhiều cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng. Nó cũng là một bộ phận chủ yếu của tiến trình trị liệu. Trong quản lý, ra quyết định cũng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tinh thần của nhân viên và sự phân phối các dịch vụ xã hội. Những khó khăn trong việc ra quyết định Carlisle đề ra một số hạn chế trong giải quyết vấn đề trong quản lý, 4 hạn chế hết sức quan trọng là : 1- Con người có sự hạn chế về tính luận lý và kiến thức 2- Việc thiếu thời gian thường ngăn cản phân tích sâu 3- Các mục tiêu tìm kiếm thường không tối đa 4- Sức ép do người khác tác động thường có ý nghĩa hơn là “các dữ kiện” thu lượm được để ủng hộ mỗi phương án Các nguy hiểm và khó khăn trong tiến trình ra quyết định : Sự chần chừ Quá đơn giản hóa Hành vi không hợp lý Sai lầm làm nản lòng
  • 30. 25 Những hướng dẫn ra quyết định: Xác định tình huống hoặc vấn đề: Cần thiết phải hiểu vấn đề thực sự là gì và am hiểu bối cảnh của nó. Thu thập thông tin và khảo sát các dữ kiện: Thu thập dữ kiện chỉ là một sự tương đối gần đúng bởi vì thường khó có thể thu thập tất cả những thông tin chính xác đang có. Những dữ kiện căn bản cần được tìm hiểu chắc chắn để có thêm ý nghĩa trong việc ra quyết định. Dữ kiện cần được nghiên cứu cẩn thận và khách quan và đo lường tầm quan trọng của nó. Khảo sát và phân tích thông tin giúp cho việc thiết lập các ưu tiên. Đưa ra các lựa chọn: Quan trọng là nhận diện và am hiểu các phương án khác nhau và mỗi phương án cần được nắm vững và làm sáng tỏ. Dự đoán các kết quả có thể có được của các lựa chọn: Mỗi phương án cần được cân nhắc xem xét về những gì có thể xảy ra nếu một phương hướng nào đó được lựa chọn. Về trách nhiệm mà nó sẽ làm lợi cho cơ sở và cá nhân. Việc quản lý thời gian là quan trọng. Xem xét cảm nghĩ: Các quyết định được đưa ra dựa trên một cơ sở hợp lý sau khi xem xét cẩn thận những dữ kiện, các phương án và những thành quả dự kiến. Trong tiến trình ra quyết định, việc xem xét những cảm nghĩ riêng về những chọn lựa khác nhau là tối cần thiết. Chọn hành động chắc chắn: Chọn con đường thích hợp và có lý nhất. Thời gian sử dụng cũng cần cho việc ra quyết định vững chắc. Theo dõi xuyên suốt: Cần thực hiện mỗi một nỗ lực hỗ trợ cho việc ra quyết định và làm những việc cần làm để thực hiện nó. Linh hoạt: Cần có đầu óc thoáng trong trường hợp có sai sót xảy ra hoặc có một phương án khác đáng giá hơn hay có lợi hơn. Một quyết định không nên cứng nhắc chỉ vì sự kiên quyết. Nó chỉ được thực hiện nếu nó có vẻ tối ưu và không có những lý do thuyết phục nào đòi thay đổi nó. Lượng giá các kết quả: Cần phải lượng giá cẩn thận để đoán chắc rằng quyết định sẽ mang đến sự phát triển.
  • 31. 26 Ra quyết định trong CTXH đối với NCCVCM là việc Nhà quản lý căn cứ nguồn lực của cơ sở (chính sách ưu đãi đối với NCCVCM, đội ngũ nhân viên CTXH, các quy định hướng dẫn thực hiện hỗ trợ về nhà ở, giáo dục đào tạo; nhu cầu về sửa chữa, xây dựng nhà ở, các công trình ghi công..) để ra quyết định quản lý phù hợp (quyết định hưởng chính sách, quyết định hỗ trợ xây dựng nhà ở, quyết định huy động nguồn Quỹ đền ơn đáp nghĩa,..); quá trình tổ chức thực hiện quyết định thường xuyên kiểm tra, giám sát tính phù hợp, tính đúng đắn của quyết định để có điều chỉnh, bổ sung kịp thời sao cho quyết định quản lý phù hợp với yêu cầu, mục tiêu quản lý CTXH đối với NCCVCM. 1.3.6. Hồ sơ và lưu trữ sổ sách hồ sơ trong quản lý công tác xã hội Tầm quan trọng của hồ sơ và lưu trữ hồ sơ trong quản lý CTXH. - Phục vụ cho việc làm các báo cáo và giải trình khi cần thiết; - Cơ sở cho nghiên cứu cải tiến chính sách của tổ chức và thủ tục trong công tác quản lý; - Phục vụ cho công tác đào tạo và kiểm huấn; - Tra cứu khi cần thiết. Nguyên tắc lưu trữ hồ sơ. - Tính bảo mật: Điều này có nghĩa là các hồ sơ phải được cất giữ cẩn thận để tránh bị lộ thông tin về đối tượng cho những người không có trách nhiệm. Muốn vậy, hồ sơ phải được khoá kỹ càng, cất xa các tài liệu thông thường khác và không được để bừa bãi trên bàn làm việc- nơi mà người khác có thể dễ dàng lấy được. - Tính giới hạn: Điều này có nghĩa là các hồ sơ được đưa vào lưu trữ cần chọn những thông tin cần thiết và thời hạn cần thiết của việc lưu trữ, nhằm tránh tình trạng đưa vào lưu trữ cả những thông tin không cần thiết, cũng như kéo dài quá lâu thời gian lưu trữ là không cần thiết. Tuy vậy đối với hồ sơ NCCVCM cần lưu trữ lâu dài do vậy việc lưu hai loại hồ sơ NCCVCM và hồ sơ quản lý ca NCCVCM cần phải lưu trữ riêng, khác hệ thống. - Tính khuyết danh: Việc sử dụng thông tin về đối tượng là cần thiết nhưng lại không nhất thiết đưa ra tên tuổi của đối tượng, nhất là khi sử dụng các thông tin này phục vụ cho công tác đào tạo (trường hợp lấy làm ví dụ điển cứu).
  • 32. 27 - Thuận tiện khi cần tra cứu: Hồ sơ tuy được cất trữ kỹ càng, nhưng phải đảm bảo cho việc tra cứu khi cần thiết, kể cả trong những trường hợp bản thân đối đượng muốn được tiếp cận với hồ sơ về họ. Các phương tiện lưu trữ thông tin về đối tượng. - Các phương tiện thủ công: Các văn bản, giấy tờ v.v... - Các phương tiện kỹ thuật: Băng video; Băng cát sét; Đĩa CD, lưu trữ vào phần mềm quản lý chuyên dụng trên máy tính, v.v... 1.4. Các yếu tố chi phối quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng - Yếu tố thuộc về chính sách: Quản lý CTXH đến nay vẫn là một lĩnh vực còn rất mới mẻ ở Việt Nam- riêng ở lĩnh vực NCCVCM thì CTXH đối với đối tượng này còn nghèo nàn tài liệu nghiên cứu. Các kỹ năng làm việc với NCCVCM, các nội dung có tính chất định hướng cho CTXH đối với NCCVCM của các cơ quan chuyên môn cấp vĩ mô vẫn chưa nhiều, chủ yếu thực hiện chính sách để nâng cao mức sống, nhà ở, chăm sóc sức khỏe. Chính sách đối với NCCVCM chưa quy định phải thực hành quản lý ca đối với NCCVCM, chưa có hướng dẫn việc lập chương trình hỗ trợ đối với NCCVCM, công tác tổ chức quản lý, tổ chức nhân sự thực hiện CTXH đối với NCCVCM từ Trung ương đến địa phương. Hiện nay, tại các Phòng LĐ- TB và XH chỉ thực hiện sổ ghi chép, theo dõi đối tượng NCCVCM theo xã, theo từng đối tượng quản lý. - Yếu tố thuộc về nhân viên quản lý CTXH: Nhân viên CTXH chưa được đào tạo bài bản về thực hành CTXH đối với NCCVCM nên công tác quản lý ca, thực hiện các nội dung có liên quan đến quản lý CTXH đối với NCCVCM còn nhiều hạn chế. Như đã nêu trên, nhân viên CTXH trên địa bàn tỉnh không nhiều và hầu hết tập trung cho CTXH đối với trẻ em và các lĩnh vực khác. Trong 40 nhân viên CTXH được điều tra, chỉ có 7 người tốt nghiệp chuyên ngành CTXH, 1 người tốt nghiệp ngành Xã hội học, 4 người tốt nghiệp hành chính quản lý học, số còn lại tốt nghiệp từ các ngành khác như sư phạm, công nghệ thực phẩm... Công tác kiểm huấn đầu vào đã hầu như không có; việc hướng dẫn, giao nhiệm vụ quản lý ca cho NCCVCM lại càng không, thực hiện thì lúng túng, vừa làm vừa đúc rút kinh
  • 33. 28 nghiệm và chủ yếu là phối hợp với cán sự xã hội cấp xã hướng dẫn lập hồ sơ, giải quyết chính sách; chưa biến việc thực hiện chính sách thành dịch vụ và vì vậy việc dùng kinh nghiệm để kiến nghị sửa đổi chính sách chưa được nhiều. - Yếu tố thuộc về nhóm đối tượng NCCVCM: NCCVCM sau thời gian chiến đấu trở về, đất nước còn đang nhiều khó khăn, chia sẻ khó khăn chung của đất nước, hầu hết NCCVCM đều chủ động trong làm kinh tế gia đình, tăng thu nhập để đảm bảo cuộc sống. Bên cạnh đó, CTXH đối với họ quả là quá lạ lẫm nên đa phần họ không quan tâm. NCCVCM chỉ kiến nghị khi có đồng đội, có hàng xóm cùng tham gia cách mạng như mình, bị thương, bị tù đày như mình đã được hưởng chính sách, còn mình hoặc đồng đội khác của mình chưa được hưởng. Một số NCCVCM còn có thái độ công thần, xem công trạng của mình là trên hết, luôn muốn thế hệ trẻ hôm nay- những người thực hiện chính sách phải đề cao mình, không hợp tác giải quyết chính sách hoặc thường xuyên thưa kiện, yêu sách. - Yếu tố thuộc về cơ sở vật chất: cơ sở vật chất để thực hiện quản lý CTXH được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư. Các Trung tâm điều dưỡng NCCVCM ở tỉnh, Khu vực.. được đầu tư khang trang, tạo điều kiện cho NCCVCM được điều trị điều dưỡng, phục hồi sức khỏe; các công trình tôn vinh, đền ơn đáp nghĩa.. được quan tâm đầu tư, Nhà lưu trữ hồ sơ NCCVCM tại các Sở LĐ- TB và XH được quan tâm đầu tư, tập huấn cho nhân viên lưu trữ hồ sơ để thuận tiện cho việc giải quyết chính sách NCCVCM và mở rộng chính sách cho NCCVCM sau này. NCCVCM được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, một lần, được thăm hỏi, tặng quà nhân ngày 27/7, nhân ngày Tết cổ truyền, được hỗ trợ nhà ở, được ưu đãi trong giáo dục và với việc hỗ trợ vật chất như vậy đã mang tính chất của CTXH. - Yếu tố thuộc về vận động, kết nối nguồn lực: Tùy theo từng địa phương, sự quan tâm, mức độ hiểu biết về CTXH đối với NCCVCM của nhà quản lý, của nhân viên CTXH mà việc vận động kết nối nguồn lực sẽ khác nhau. Nếu chúng ta vận động tốt nguồn lực sẽ tạo điều kiện nâng cao mức sống NCCVCM và ngược lại khi NCCVCM mức sống nâng cao họ sẽ quay lại giúp NCCVCM, hàng xóm, đồng đội.. và đây là nguồn lực rất có ý nghĩa.
  • 34. 29 Kết luận Chương 1 Quản lý CTXH đối với NCCVCM là vấn đề còn mới mẻ, do vậy quá trình nghiên cứu có những hạn chế nhất định. CTXH đối với NCCVCM là đặc thù riêng có của ngành CTXH tại Việt Nam. Thực tiễn công tác quản lý CTXH đối với NCCVCM và việc vận dụng những tài liệu đã có trong quản lý CTXH để sử dụng linh hoạt vào quản lý CTXH đối với NCCVCM vẫn là công việc đặt ra cho các nhà nghiên cứu khoa học xã hội, các học viên chuyên ngành CTXH sau này giải quyết.
  • 35. 30 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI TỈNH NINH THUẬN 2.1. Thực trạng và nhu cầu của Người có công với cách mạng tại tỉnh Ninh Thuận 2.1.1. Thực trạng Người có công với cách mạng tại tỉnh Ninh Thuận Sau những năm tháng tham gia chiến đấu, công tác ở những nơi gian khổ, trở về với cuộc sống đời thường, NCCVCM gặp nhiều khó khăn hơn để theo kịp nhịp sống thay đổi từng ngày. Hầu hết các cô, các chú tuổi đã cao, sức khỏe suy giảm nhiều vì thương tật, bệnh tật, lại thiếu kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất kinh doanh, thiếu nguồn vốn để đầu tư, trình độ tay nghề thấp hoặc không có, do vậy đời sống của NCCVCM và gia đình họ hầu hết còn nhiều khó khăn, mức sống chưa bằng so với mức sống trung bình của người dân nơi cư trú. Theo báo cáo tổng kết công tác lao động- thương binh và xã hội năm 2015 của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, tỉnh Ninh Thuận đang quản lý gần 40.000 hồ sơ NCCVCM và hơn 10% số hồ sơ quản lý được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Theo Nghị định mới, một số đối tượng chưa thực hiện chính sách trước đây, nay đã mở rộng hơn; quá trình giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp ưu đãi đã vận dụng linh hoạt hơn: Một số Giấy chứng nhận hy sinh, giấy chứng nhận bị thương trước đây làm thường bị sai sót thông tin thân nhân, sai, không ghi năm sinh của thân nhân .. đã có văn bản hướng dẫn điều chỉnh thông tin, cấp lại Giấy chứng nhận .. nhằm tạo điều kiện tốt nhất để giải quyết chính sách cho NCCVCM trên địa bàn. Theo kết quả điều tra, độ tuổi của NCCVCM trên địa bàn tỉnh như sau: Bảng 2.1. Độ tuổi của NCCVCM Dưới 60 tuổi Từ 60 đến 70 tuổi Từ 70 đến 80 tuổi Trên 80 tuổi 29,2% 39,6% 22,9% 8,3% Về công việc làm thêm để tăng thu nhập: Với những nơi điều kiện kinh tế phát triển như các thành phố lớn, trung tâm huyện/thành phố cơ hội việc làm cho thương binh, bệnh binh và thân nhân của họ mặc dù không lớn nhưng cũng đáp ứng phần nào nhu cầu làm việc và tạo ra thu nhập cho họ. Ở những nơi điều kiện kinh tế kém phát
  • 36. 31 triển hơn như khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện khó khăn thì việc làm đối với gia đình họ còn xa vời. Cuộc sống của bản thân và gia đình NCCVCM chỉ có thể trông chờ vào khoản trợ cấp ưu đãi hàng tháng ít ỏi so với những khoản chi tiêu hàng ngày. Để tìm hiểu thực trạng đời sống của NCCVCM tại tỉnh Ninh Thuận, tác giả đã sử dụng phương pháp quan sát, phiếu hỏi, phân tích từ đó thấy được sự đánh giá của bản thân thương binh, bệnh binh với cuộc sống thực tại của họ, những tâm tư nguyện vọng cũng như việc thực hiện các chính sách ưu đãi chăm sóc NCCVCM ở địa phương được thực hiện ra sao và hiệu quả mà nó đem lại như thế nào. Thực trạng về sức khỏe So với độ tuổi của mình, phần lớn NCCVCM đều già hơn, ưu tư hơn vì những lo toan trong cuộc sống. Tuổi tác cao, lại mang thương tật, bệnh tật nên sức khỏe họ giảm sút nhiều, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của chính những NCCVCM. Trong tổng số NCCVCM được điều tra, 70,8% NCCVCM trên 60 tuổi, tuổi cao sức yếu đó là quy luật của tự nhiên, do vậy điều kiện sức khỏe các các cô, các chú đã yếu đi nhiều. Quan sát tại các bữa ăn của NCCVCM tại Trung tâm Điều dưỡng Người có công của tỉnh, đa phần các chú đều ăn rất ít (dù nhân viên y tế đã cho các cô, các chú uống thuốc bổ), CTXH đối với NCCVCM cần quan tâm sao cho các cụ được sống vui, sống khỏe, được sống trong tình thương yêu của gia đình, của cộng đồng và đặc biệt là sự tôn vinh, kính trọng của chính quyền địa phương, sự quan tâm thăm hỏi của nhân viên CTXH trong tổng thể của công tác hoạch định lâu dài, có tổ chức từ Trung ương đến cơ sở, đồng thời quan tâm đến việc triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát. Thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên, những thương tật khiến họ càng yếu đi, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đều phải có người giúp đỡ. Nhà nước đã có chính sách chăm sóc sức khỏe NCCVCM bằng cách hỗ trợ 100% chi phí mua thẻ BHYT và NCCVCM khi đi khám chữa bệnh không phải đóng thêm khoản kinh phí nào, tại gia đình thì có phụ cấp cho người phục vụ thương bệnh binh nặng, mẹ Việt Nam anh hùng. Cộng đồng xã hội cũng quan tâm đến NCCVCM bằng cách tổ chức các đợt khám chữa bệnh miễn phí tại cộng đồng,
  • 37. 32 bản thân NCCVCM cũng có ý thức chăm sóc sức khỏe của mình, họ thường xuyên thăm khám, theo dõi tình trạng sức khỏe nên nhìn chung tuổi cao nhưng sức khỏe của một số cụ vẫn còn tráng kiện. Bệnh lý do tuổi tác đã đành, những vết thương của chiến tranh đã và đang hành hạ về thể xác lẫn tinh thần đối với mỗi thương binh, bệnh binh. Họ thường xuyên phải chịu những cơn đau mỗi khi trái gió, trở trời. Bởi vậy, để chăm sóc tốt hơn đời sống cho thương binh, bệnh binh cần phải chú ý đến công tác chăm sóc sức khỏe, tổ chức khám chữa bệnh định kỳ cho thương binh, bệnh binh trên địa bàn để họ ổn định sức khỏe, ổn định cuộc sống. Theo kết quả điều tra, tần suất khám chữa bệnh của NCCVCM thể hiện ở biểu đồ: Biểu đồ 2.1. Tần suất khám chữa bệnh của NCCVCM NCCVCM thường xuyên thăm khám sức khỏe tại các cơ sở y tế, chỉ có 4,2% không đi khám chữa bệnh; 95,8% thường xuyên khám chữa bệnh và nhập viện hàng tháng. Đến các cơ sở y tế, các phòng khám bệnh BHYT chúng ta bắt gặp đa phần người chờ khám bệnh là các cô, các chú là NCCVCM, người HĐKC đã về hưu. Và nếu các cô, chú đến Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận để khám, thì thời gian đi về ít nhất mất 2 giờ đồng hồ cho việc thăm khám (nếu không có các xét nghiệm cần thiết) và thời gian sẽ dài hơn đối với NCCVCM bị đau nhức bởi vết thương tái phát. Thiết nghĩ, chăm lo cuộc sống cho thương binh, bệnh binh không chỉ dừng ở những hỗ trợ về vật chất, tinh thần nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm bớt
  • 38. 33 khó khăn, mà việc chăm lo sức khỏe cho họ chiếm một vị trí rất quan trọng. Đây là việc làm đòi hỏi sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng. Và nếu ở những địa phương có điều kiện nên chăng chúng ta dành hẳn một phòng/khu khám chữa bệnh cho NCCVCM. Thực trạng về thu nhập NCCVCM có thu nhập thêm do làm kinh tế gia đình chăn nuôi, trồng trọt đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình họ, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống. Một phần là do họ tự vay vốn để làm kinh tế gia đình và có sự hướng dẫn kỹ thuật, giúp đỡ của các chi hội ngành nghề của địa phương. Bên cạnh sự hỗ trợ từ phía nhà nước, mỗi thương binh, bệnh binh đều phải tự nỗ lực vươn lên rất nhiều để kiếm thêm thu nhập từ kinh doanh các dịch vụ nhỏ lẻ, buôn bán nhỏ hay chăn nuôi trồng trọt. Những nhận xét sau đây tại các Hội nghị biểu dương NCCVCM hàng năm tại tỉnh Ninh Thuận sẽ minh chứng cho nhận định trên “Ơn trả, nghĩa đền, đó là truyền thống đạo lý của dân tộc ta. Không ỷ lại sự quan tâm chăm sóc của Đảng, Nhà nước; trong những năm qua, các đồng chí thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và gia đình NCCVCM đã nỗ lực phấn đấu, vượt lên khó khăn, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất để làm giàu chính đáng cho gia đình và xã hội, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương rất đáng khâm phục, bởi họ không chỉ là những anh hùng trong chiến đấu mà còn là các chiến sỹ tiên phong trong trận chiến chống lại đói nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần xây dựng và phát triển quê hương, đất nước ngày hôm nay”. Bệnh binh Katơr Theo, cư trú xã Phước Tân, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, mặc dù sức khỏe nay bệnh mai đau nhưng vẫn cố gắng lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Ông tâm sự: “Đất nước còn nghèo lắm, để các con có điều kiện học hành, tui và bả phải ráng làm thôi. Nhờ trời, trong bốn đứa con của chú, ba đứa đã có công ăn việc làm ổn định. Nói cho các cháu mừng, ngoài tiền được lĩnh hàng tháng, gia đình còn làm thêm 7 sào lúa nước, 1,5 ha vườn cây ăn trái, chăn nuôi 7 con bò, kinh tế gia đình nói chung là ổn, có thể giúp đỡ chòm xóm xung quanh” .
  • 39. 34 Đó là Thương binh 4/4 Lê Quang Vũ, thường trú phường Đạo Long, thành phố Phan Rang –Tháp Chàm. Là Bí thư chi bộ khu phố 6, bản thân luôn tu dưỡng, rèn luyện mình trong sáng về phẩm chất đạo đức,cố gắng trong mọi lĩnh vực công tác, tích cực tham gia phong trào Đền ơn đáp nghĩa ở địa phương. Chú tâm sự: “Dù là Thương binh nhưng so với nhiều người khác chú vẫn còn may mắn, sức khỏe tương đối ổn, còn tham gia vào các hoạt động xã hội. Nhờ vậy, chú thường xuyên gần gũi, gặp gỡ các gia đình người có công, gặp gỡ đồng đội và người thân của họ để động viên, thăm hỏi, lắng nghe ý kiến của họ, kịp thời báo cáo với cấp trên xem xét giải quyết. Tôi rất tự hào vì mình đã đóng góp một phần công sức của mình để khu phố không còn hộ chính sách nghèo, nhà ở của NCCVCM kiên cố, cuộc sống ổn định”. Là người gương mẫu đi đầu trong các phong trào ở địa phương, đoàn kết thân tình được bà con quý mến. Chú có 4 con học Đại học và Cao đẳng, hiện nay 3 con đã có việc làm ổn định và 1 con đang học cao đẳng hệ chính quy . Có thể nói, không phải thương binh, bệnh binh không muốn có thêm thu nhập hay không thể tạo thêm thu nhập mà vì họ không đủ điều kiện sức khỏe, thời gian để tìm kiếm việc làm tạo ra thu nhập. Thương binh 41% Nguyễn Ngọc Gặp, 72 tuổi, cư trú tại thôn Lâm Phú, xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, chú vừa là Thương binh vừa là cán bộ hưu trí nhưng cuộc sống vẫn đang rất chật vật vì vợ chú đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo. Chú bộc bạch: “Chú thím đã rất cố gắng làm ăn, chắt chiu dành dụm lúc còn trẻ nhưng mấy năm nay do căn bệnh hiểm ác của thím, đi đi lại lại vô thuốc, bồi dưỡng nhiều, nên rất khó khăn. Các con của chú, rồi hàng xóm, cán bộ chính sách thỉnh thoảng có hỗ trợ thêm nhưng vẫn không đủ đâu cả. Muốn làm thêm thì sức khỏe không cho phép, chịu thôi...” Hoàn cảnh tương tự có Thương binh 81% Nguyễn Văn Hải, trú tại thôn Đắc Nhơn, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn. Mặc dù hàng tháng tiền trợ cấp ưu đãi có tăng hơn so với mọi năm nhưng do vết thương cũ thường xuyên tái phát, mới 64 tuổi mà trông chú đã già lắm rồi. Chú trải lòng: “Chú không muốn mọi người nhìn chú như một bệnh nhân nhưng quả thật sức khỏe của chú những năm gần đây sa sút nhiều. Đi điều dưỡng đợt nào cũng đi cao lắm là 3 ngày phải về vì điều kiện sức
  • 40. 35 khỏe, chú không muốn các em ở Trung tâm Điều dưỡng phải quá vất vả và mất thời gian vì chú” Tại thôn Ma Ty, xã Phước Thắng, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, trường hợp bệnh binh 61%- 70% Ka Dá Đê, sinh năm 1951, không có gia đình, ở với cháu gọi bằng cậu là Ka Dá Thị Lý. Do tập quán sinh quá nhiều con, cháu của chú dù rất cố gắng nhưng gia cảnh vẫn còn khó khăn. Một mặt do điều kiện tự nhiên tại thôn Ma Ty quá khắc nghiệt, mặt khác do tư tưởng hài lòng với cuộc sống hiện tại, trông chờ ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội nên những năm qua gia đình 12 khẩu vẫn rất khó khăn. Vận động các cháu của chú tham gia xuất khẩu lao động thì không đi, do ngại đi xa; đi làm ngoài tỉnh thì không quen với tác phong công nghiệp, đi khoảng 1 tháng, sau khi lĩnh lương là về luôn. Có chăng chỉ đi Tây nguyên hái cà phê theo mùa vụ, 1 tuần- 10 ngày thì về. Ăn hết tiền làm được mới đi làm tiếp. Theo số liệu điều tra, nếu không có trợ cấp ưu đãi, chỉ tính chỉ tiêu nghèo về thu nhập, thì trong 100% NCCVCM trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có: 37,6% hộ gia đình NCCVCM sẽ có mức thu nhập xếp vào nhóm hộ nghèo, 25% thuộc diện hộ cận nghèo và 37,4% không nghèo. Thực trạng thu nhập ngoài trợ cấp ưu đãi thể hiện qua bảng sau: Biểu đồ 2.2. Thu nhập ngoài trợ cấp ưu đãi của NCCVCM
  • 41. 36 Thực trạng về việc làm Việc làm đối với người bình thường đã khó, đối với NCCVCM còn khó khăn hơn, bởi để có một công việc cho thu nhập ổn định phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ tay nghề, kinh nghiệm trong công việc, tuổi tác phù hợp. Ưu tiên đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm cho NCCVCM và con em của họ là một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Có việc làm sẽ tạo ra thu nhập ổn định đồng thời khẳng định giá trị cống hiến của thương binh, bệnh binh không chỉ trong thời chiến mà còn trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước quan tâm đến công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con NCCVCM, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 28/11/2012 về việc thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con liệt sĩ, con thương binh nặng, con bệnh binh nặng; trên cơ sở đó, UBND tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng Kế hoạch số 2373/KH-UBND ngày 25/11/2013 triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con liệt sĩ, con thương binh nặng, con bệnh binh nặng. Tuy nhiên hiệu quả của việc này không lớn do phần đông con liệt sĩ, con thương binh nặng, con bệnh binh nặng tuổi đã lớn; hoặc nếu có học hành, có bằng cấp cũng đã được địa phương ưu tiên tạo việc làm phù hợp. Với cơ chế chuộng bằng cấp như hiện nay, Thương, bệnh binh nếu chưa có việc làm sẽ chỉ có thể làm bảo vệ tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, Công ty, Nhà máy.. hoặc buôn bán nhỏ, nuôi gà vịt tại nhà bởi đa phần NCCVCM tuổi đã cao, mắt yếu, sức khỏe không cho phép làm các công việc phải xông pha ngoài mưa nắng, các công việc có áp lực cao. Không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định sẽ ảnh hưởng đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của NCCVCM và gia đình họ. Với những khó khăn vốn có, hầu hết thương binh, bệnh binh không thể chăm lo hết cho con cái của họ, vì vậy ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với con em gia đình thương binh, bệnh binh là điều rất cần thiết. Ưu đãi trong miễn giảm học phí, trang thiết bị đồ dùng sách vở học tập, trợ cấp hàng tháng cho con em gia đình thương binh, bệnh binh đang theo học tại các trường công lập, trường cao đẳng đại học, trung cấp chuyên nghiệp vừa thể hiện trách nhiệm, tình cảm, lòng biết ơn, sự
  • 42. 37 đền đáp đối với công lao hy sinh của thương binh, bệnh binh và gia đình họ. Tuy nhiên bên cạnh việc thực hiện ưu đãi trong giáo dục, Nhà nước và chính quyền các cấp cũng cần có các qui định cụ thể ưu tiên giải quyết việc làm cho con em các gia đình thương binh, bệnh binh- nhất là trong bối cảnh phải thi công chức, xét tuyển viên chức cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Thực trạng về hoàn cảnh sống Tình trạng sức khỏe, vấn đề việc làm, mức thu nhập đều là những nhân tố ảnh hưởng đến hoàn cảnh điều kiện sống của NCCVCM và gia đình của họ. Theo kết quả khảo sát, hoàn cảnh sống của NCCVCM vẫn còn khó khăn. Bảng 2.2. Những khó khăn gia đình NCCVCM đang gặp phải Thiếu đất sản xuất Thiếu vốn Thiếu lao động Thiếu công cụ Thiếu kiến thức kỹ thuật Thiếu thông tin về chính sách NCC 6,30% 20,80% 14,60% 2,10% 31,30% 25% Những khó khăn mà gia đình chính sách NCC trên địa bàn tỉnh đang gặp phải hiện nay, đó là thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, thiếu lao động, thiếu công cụ, thiếu kiến thức, kỹ thuật và thiếu thông tin về chính sách ưu đãi đối với NCCVCM. Biểu đồ 2.3. Những khó khăn gia đình NCCVCM đang gặp phải Thiếu thông tin về chính sách ưu đãi đối với NCCVCM tương đối lớn (25%). Do vậy tăng cường công tác thông tin bằng nhiều hình thức trực tiếp (trao đổi, vãng gia)