SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
Download to read offline
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỒ THANH HỚN
VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỒ THANH HỚN
VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 62 38 01 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. TRƯƠNG HỒ HẢI
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Hồ Thanh Hớn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 6
1.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước 6
1.2. Tình hình nghiên cứu của tác giả nước ngoài 16
1.3. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục
nghiên cứu của luận án 20
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG 24
2.1. Khái niệm về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa
truyền thống 24
2.2. Nội dung vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 43
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị
văn hóa truyền thống 54
2.4. Nghiên cứu kinh nghiệm về việc phát huy vai trò của pháp luật trong giữ
gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống một số nước và giá trị tham khảo
cho Việt Nam 62
Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM 71
3.1. Vai trò của pháp luật trong thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về giữ
gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 71
3.2. Vai trò của pháp luật trong việc tạo lập cơ sở pháp lý cho các chủ thể giữ gìn,
phát huy giá trị văn hóa truyền thống 80
3.3. Vai trò của pháp luật trong bảo đảm hiệu quả đối với việc giữ gìn, phát huy giá trị
văn hóa truyền thống 95
3.4. Vai trò của pháp luật trong giáo dục nâng cao ý thức cho các chủ thể giữ gìn, phát
huy giá trị văn hóa truyền thống 107
3.5. Vai trò của pháp luật trong việc chuyển tải nội dung, bảo đảm thực hiện các cam kết
quốctếliênquanđếngiátrịvănhóatruyềnthốngmàViệtNamlàthànhviên 111
3.6. Nguyên nhân những kết quả đạt được và những hạn chế về vai trò của pháp luật
trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam 115
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT
TRONG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY 124
4.1. Các quan điểm bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn
hóa truyền thống ở Việt Nam 124
4.2. Giải pháp bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa
truyền thống ở Việt Nam hiện nay 133
KẾT LUẬN 155
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN 157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
PHỤ LỤC 174
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc
dân tộc là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Chính sách này đòi hỏi phải có
bước đi thích hợp với sự tham gia của nhiều phương tiện và nhiều thiết chế khác nhau
như kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật, nhà nước, các tổ chức xã hội bằng những
phương thức và biện pháp khác nhau. Trong hệ thống các thiết chế thuộc kiến trúc
thượng tầng, pháp luật có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống (GTVHTT) tốt đẹp của dân tộc, nhằm bảo đảm thực hiện thành công
các mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa. Để phát huy được vai trò đó, hệ thống
pháp luật phải đồng bộ, hoàn chỉnh. Từ đó pháp luật mới tạo lập được cơ sở pháp lý
vững chắc cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam vừa tiên tiến phù hợp các tiêu
chuẩn, chuẩn mực mới, hiện đại nhưng cũng vừa phát huy hết các giá trị văn hóa đặc
sắc vốn có nhằm đáp ứng yêu cầu giữ vững giá trị cốt lõi của dân tộc đồng thời tiếp thu
có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại.
Hệ thống pháp luật Việt Nam bước đầu đã thể chế hóa các quan điểm của Đảng
về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân
tộc; tạo được hành lang pháp lý cơ bản cho các hoạt động giữ gìn, phát huy GTVHTT
góp phần giáo dục nâng cao ý thức cho con người cũng như góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về văn hóa. Tuy nhiên, vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát
huy GTVHTT vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, pháp luật chưa chưa kịp thời thể chế hóa
các quan điểm, chủ trương của Đảng về giữ gìn và phát huy các GTVHTT; chưa bảo
đảm hành lang pháp lý vững chắc cho các chủ thể trong các hoạt động giữ gìn, phát
huy giá trị ấy. Pháp luật chưa trở thành một công cụ bảo đảm hiệu quả đối với việc giữ
gìn, phát huy những giá trị ấy dẫn đến những hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu
quốc gia về văn hóa. Bên cạnh đó, pháp luật cũng chưa làm tốt vai trò giáo dục nâng
cao ý thức con người đối với việc giữ gìn, phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền
thống trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Từ đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc và không phát huy
được các GTVHTT trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội.
2
Trên thực tế, ở một số địa phương hiện nay, có tình trạng lễ hội văn hóa truyền
thống được tổ chức tràn lan, gây lãng phí về thời gian và kinh phí, mất trật từ an toàn
xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, thậm chí, một số lễ hội bị thương mại hóa. Việc lợi
dụng các hoạt động văn hóa truyền thống nhằm trục lợi và đáp ứng các lợi ích cục bộ ở
các địa phương ngày càng phổ biến. Thực trạng này đòi hỏi cần tăng cường vai trò của
nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm phát huy và bảo
đảm tính hiệu quả vai trò của pháp luật trong việc giữ gìn, phát huy các GTVHTT. Cần
phải có lộ trình và bước đi thích hợp để phát huy vai trò của pháp luật trong việc điều tiết
các quan hệ xã hội bảo đảm cho các hoạt động văn hóa ngày càng lành mạnh, phát huy
tối đa các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân
cư. Qua đó góp phần xây dựng xã hội văn hóa, văn minh, dân chủ và hiện đại.
Trên bình diện quốc tế, việc gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN và hội nhập
quốc tế ngày càng sâu hơn trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội đỏi hỏi pháp luật
về văn hóa trong điều kiện này phải tiên tiến, hiện đại bảo đảm sự tương thích với hệ
thống pháp luật các quốc gia khác, phù hợp với luật pháp quốc tế và nội dung của các
điều ước quốc tế có liên quan. Ngoài ra, pháp luật cũng phải bảo đảm giữ vững các giá
trị cốt lõi của văn hóa truyền thống đã làm nên cốt cách, bản sắc, tâm hồn người Việt
trong suốt chiều dài lịch sử mà trong quá trình phát triển cần phải giữ vững. Trong điều
kiện đó hệ thống pháp luật phải có vai trò chuyển tải nội dung, bảo đảm củng cố, thực
hiện các cam kết quốc tế về văn hóa mà Việt Nam tham gia.
Từ thực trạng và yêu cầu trên đây, nhiệm vụ nghiên cứu một cách có hệ thống
những vấn đề lý luận và thực tiễn vai trò của pháp luật về văn hóa nói chung và vai trò
của pháp luật trong giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói riêng có tính
cấp thiết. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Vai trò của pháp luật trong
giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay” làm Luận án
tiến sĩ luật học, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò pháp luật trong giữ gìn phát huy
GTVHTT, Luận án đề xuất quan điểmvà các giải pháp bảo đảmphát huyvai trò của pháp luật
trong giữ gìn, phát huyGTVHTT ở Việt Nam hiện nay.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến vai trò của
pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT, từ đó chỉ ra những vấn đề đã được nghiên
cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy
GTVHTT ở Việt Nam. Cụ thể, phân tích làm rõ khái niệm, đặc trưng, nội dung, các
yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt
Nam; đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm về vai trò của pháp luật đối với giá trị truyền
thống một số quốc gia trên thế giới và rút ra giá trị tham khảo cho Việt Nam.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vai trò của pháp luật để làm rõ những kết quả
đạt được, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến thực trạng vai trò của pháp luật trong
giữ gìn, phát huy GTVHTT.
- Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ
gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò
của pháp luật trong giữ gìn, phát huy các GTVHTT ở Việt Nam dưới góc độ lý luận và
lịch sử nhà nước và pháp luật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Là đề tài thuộc chuyên ngành lý luận về nhà nước và pháp luật, nên việc nghiên
cứu không đi vào nghiên cứu vai trò của một ngành luật cụ thể, mà luận án chỉ tài tập
trung nghiên cứu trong phạm vi:
- Về nội dung: Thông qua nghiên cứu, phân tích hệ thống pháp luật thực định có
liên quan nhằm đánh giá vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt
Nam, bao gồm cả các quy định pháp luật cụ thể và kết quả thực thi các quy định đó đối
thực tiễn một số nội dung trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam.
- Về không gian: Để có dữ liệu phong phú và toàn diện, đề tài xác định phạm vi
nghiên cứu trên toàn quốc.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu thời gian từ năm 1986 đến nay.
4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Về cơ sở lý luận
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. Hệ thống quan
điểm của Học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật nói
chung và lý luận về vai trò của pháp luật nói riêng, các quan điểm chỉ đạo của Đảng ta hiện
nay về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, về hoàn thiện hệ thống pháp luật
cũng như các quan điểm về xây dựng và thực hiện pháp luật trong thời kỳ mới.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng phương pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, hệ thống; quy nạp, diễn dịch, cụ thể:
Ở Chương 1: Sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp
các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố để khảo cứu các kết quả
liên quan đến đề tài; từ đó chỉ ra những vấn đề tiếp tục nghiên cứu của luận án.
Ở Chương 2: Sử dụng phương pháp pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp quy
nạp, diễn dịch để nghiên cứu, phân tích, luận giải các khái niệm, phạm trù có tính lý
luận về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy các GTVHTT.
Ở Chương 3: Sử dụng phương pháp khảo sát văn bản, thống kê, đối chiếu, so
sánh, luận án phân tích đánh giá thực trạng với những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của
thực trạng về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay.
Ở Chương 4: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp - diễn dịch để
luận giải và đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ
gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay.
5. Đóng góp mới trong của luận án
Luận án là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện cả phương diện
lý luận lẫn thực tiễn về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt
Nam nên có những đóng góp mới như sau:
- Luận giải, đưa ra được khái niệm và xác định được nội dung vai trò của pháp
luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam; đồng thời xác định được các yếu tố
ảnh hưởng đến vai trò đó của pháp luật.
- Luận án chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng
vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam.
5
- Luận án đề xuất được các quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm vai trò của
pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án đã luận chứng được sự tác động, ảnh hưởng của những khuôn khổ và
quy tắc pháp lý trong thực hiện các mục tiêu về giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt
Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học
+ Về mặt lý luận: Kết quả của luận án làm sáng tỏ thêm vấn đề lý luận về vai trò
của pháp luật nói chung, vai trò của pháp luật về giữ gìn, phát huy GTVHTT nói riêng
và làm phong phú thêm kho tàng lý luận chung về nhà nước và pháp luật.
+ Về mặt thực tiễn:
- Kết quả đề tài góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho các cơ quan, tổ chức
và cá nhân về việc giữ gìn, phát huy GTVHTT trong quá trình thực hiện các mục tiêu
về kinh tế xã hội.
- Kết quả của đề tài là tài liệu cung cấp luận cứ khoa học giúp các cơ quan và tổ
chức những cơ sở để hoạch định chủ trương, chính sách, pháp luật hợp lý nhằm xây
dựng nền văn hóa
- Đề tài có giá trị tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các đơn vị
đào tạo chuyên ngành liên quan và có giá trị tham khảo cho nhưng ai quan tâm đến lĩnh
vực này.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận án được kết cấu làm 4 chương, 15 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Nghiên cứu các công trình khoa học đã được công bố cho thấy đến nay đã có
một số công trình nghiên cứu đề cập đến những nội dung liên quan đến đề tài luận án.
Những công trình đó được các tác giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu dưới nhiều
góc độ khác nhau và được đề cập đến những vấn đề sau:
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ TRONG NƯỚC
1.1.1. Nhóm công trình liên quan đến văn hóa truyền thống và giá trị văn
hóa truyền thống
- Công trình Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay của Phan
Huy Lê, Vũ Minh Giang [111]. Ở công trình này, nhiều vấn đề được các tác giả tập
trung nghiên cứu như truyền thống yêu nước, truyền thống dân chủ của Việt Nam, con
người Việt Nam ở thế kỷ XIX qua con mắt người nước ngoài; biểu hiện của giá trị
truyền thống Việt Nam qua ca dao, tục ngữ, qua tư liệu hương ước và sự biến đổi cấu
trúc cộng đồng làng quê Việt, trong đó đáng chú ý có bài nghiên cứu về con người Việt
Nam hiện tại trong mối liên hệ với các giá trị và phản giá trị của truyền thống. Trên cơ
sở số liệu do điều tra xã hội học cung cấp các tác giả đã đưa ra những nhận định của
mình về những vấn đề có liên quan đến con người Việt Nam hiện tại với các giá trị
truyền thống.
- Sách về giá trị văn hoá tinh thần Việt Nam của tập thể tác giả [149]. Trong
công trình này các tác giả khẳng định những tính cách dân tộc, những giá trị tinh thần
như lòng yêu nước, thương người là truyền thống vô cùng quý báu của con người Việt
Nam, dân tộc Việt Nam. Qua đó, đặt vấn đề phải kế thừa và phát huy những giá trị tinh
thần này trong việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam.
- Trong cuốn Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam của Trần Văn
Giàu [70], tác giả đã đưa ra những kiến giải sâu sắc về các giá trị truyền thống đặc thù
của dân tộc Việt Nam và đã khái quát cơ bản về các khái niệm giá trị tinh thần truyền
thống của dân tộc, ảnh hưởng của lịch sử đối với việc phát triển các giá trị truyền
thống. Tác giả cũng đã tập trung phân tích các đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
7
bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa; các
phạm trù được trình bày một cách có hệ thống và khoa học với ý nghĩa giống như một
“bảng giá trị tinh thần” của người Việt. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh trong bảng giá trị
tinh thần, yêu nước là giá trị đầu tiên và quan trọng nhất, là thước đo tiêu chuẩn cho
mọi thước đo trong cuộc sống của con người.
- Sách Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức và Hồ Sĩ Quý [30]. Trong
công trình này các tác giả đã đề cập mấy vấn đề về giá trị, giá trị truyền thống, giá trị
văn hóa truyền thống và sự chuyển biến của chúng sang hiện đại. Cuốn sách cũng đã đề
cập đến vấn đề khai thác, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trong quá trình
phát triển đất nước hiện nay
- Sách Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa của
Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên [31]. Cuốn sách đề cập đến vai trò của giá
trị truyền thống trong sự phát triển văn hóa Việt Nam trong quá khứ, cũng như trong sự
phát triển nền văn hóa mới Việt Nam. Qua công trình này, các tác giả muốn đề cập đến
thách thức của toàn cầu hóa đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống
của dân tộc. Trên cơ sở đánh giá thực trạng các giá trị truyền thống Việt Nam trước xu
thế toàn cầu hóa, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị truyền
thống Việt Nam.
- Sách Bản sắc văn hóa Việt Nam của Phan Ngọc [134]. Cuốn sách đã cung cấp
những khái niệm cơ bản của văn hóa học với những cách tiếp cận riêng của tác giả
trong nghiên cứu văn hóa. Qua việc khảo sát một số vấn đề cụ thể trong văn hóa Việt
Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp để bảo vệ văn hóa Việt Nam trong quá trình giao
lưu hội nhập cũng như cách phát huy văn hóa trong cuộc tiếp xúc văn hóa hiện nay.
- Sách Đại cương về văn hóa Việt Nam của Phạm Việt Thái, Đào Ngọc Tuấn
[152]. Cuốn sách này các tác giả tập trung tiến hành hệ thống hóa một số khái niệm và
phương pháp cơ bản của văn hóa học như làm rõ việc định vị và kết cấu văn hóa Việt
Nam, các yếu tố tinh thần của văn hóa. Các tác giả cũng đã xác đinh được thực trạng
văn hóa Việt Nam trong mối quan hệ tương tác với văn hóa bên ngoài trong bối cảnh
toàn cầu hóa.
- Tác giả Ngô Đức Thịnh có nhiều công trình về văn hóa và giá trị văn hóa
truyền thống Việt Nam, trong số đó tiêu biểu có quyển sách Những giá trị văn hóa
truyền thống Việt Nam [171]. Ở công trình này, tác giả xây dựng lý thuyết nghiên cứu
8
giá trị và hệ giá trị tổng quát văn hóa truyền thống Việt Nam và nghiên cứu các giá trị
văn hóa thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống dân tộc như trong thích
ứng, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; trong đời sống vật chất và tinh
thần của con người; trong giao lưu văn hóa; trong đấu tranh chống ngoại xâm. Còn
quyển Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi [172], tác giả đã thống kê,
phân tích những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc cũng như của mỗi vùng. Qua đó
khẳng định rằng, khi bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập và toàn cầu hóa, hệ GTVHTT
cũng có nhiều biến đổi để phù hợp với tình hình mới, nhưng dù ở bất cứ giai đoạn nào
của lịch thì các GTVHTT của dân tộc vẫn giữ nguyên vị trí đứng đầu trong quan niệm
của người dân, đó là tinh hoa của dân tộc.
- Tác giả Nguyễn Văn Dân có quyển sách Văn hóa và phát triển trong bối cảnh
toàn cầu hóa của [37]. Ở công trình này tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề như
khái niệm về văn hóa; bản sắc văn hóa và bản sắc dân tộc; toàn cầu hóa văn hóa và đa
dạng văn hóa; toàn cầu hóa văn hóa và văn hóa toàn cầu; toàn cầu hóa và xung đột văn
hóa; vai trò của văn hóa trong đổi với phát triển bền vững, trong bối cảnh toàn cầu hóa
và một số vấn đề cơ sở văn hóa của phát triển bền vững.
1.1.2. Nhóm công trình liên quan đến giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa
truyền thống
- Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam- mấy vấn đề lý luận và
thực tiễn của Thành Duy [44]. Ở công trình này tác giả khẳng định mối quan hệ
giữa bản sắc dân tộc với hiện đại hóa văn hóa Việt Nam là mối quan hệ biện chứng,
phát triển, nghĩa là hiện đại hóa chỉ có thể thành công nếu bản sắc dân tộc được coi
trọng như một động lực. Đồng thời khẳng định bản sắc dân tộc của văn hóa cũng
chỉ có thể được phát huy trong một đất nước được hiện đại hóa, do đó phát triển
kinh tế và văn hóa phải đồng bộ với nhau, chú trọng phát triển văn hóa làm nền tảng
tinh thần của xã hội.
- Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường
ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Duy Bắc [11]. Công trình này đã xây dựng được hệ
thống lý luận cơ bản về văn hóa, giá trị văn hóa và biến đổi giá trị văn hóa. Công trình
cũng đã chỉ ra thực trạng biến đổi các giá trị văn hóa, phát triển văn hóa ở nước ta trong
điều kiện hiện nay.
- Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong
đổi mới và hội nhập của Ngô Đức Thịnh [169]. Cuốn sách đề cập đến hệ giá trị tổng
9
quát truyền thống Việt Nam, ngoài nghiên cứu hệ giá trị tổng quát, cuốn sách còn phân
tích các giá trị văn hóa thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội của
dân tộc. Tác giả đã lựa chọn ra năm giá trị hàng đầu và tiêu biểu của dân tộc Việt Nam
trong tổng số 19 giá trị văn hóa đã đưa ra để khảo sát, đó là: Chủ nghĩa yêu nước; tính
cộng đồng (làng xóm, vùng miền, dân tộc); cần cù, chịu khó; hiếu học, khát vọng học;
gắn bó huyết thống và làng bản. Bên cạnh đó, tác giả còn nhìn nhận vấn đề hệ giá trị
văn hóa một cách hệ thống và đặc biệt là đặt nó trong bối cảnh văn hóa Việt Nam đã và
đang hội nhập với văn hóa khu vực và toàn nhân loại. Qua việc đánh giá thực trạng
biến đổi hệ giá trị văn hóa truyền thống hiện nay, tác giả đặt vấn đề bảo tồn, làm giàu
và phát huy GTVHTT trong đổi mới và hội nhập.
- Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay của
Phạm Thanh Hà [74]. Theo tác giả, giữ gìn bản sắc dân tộc không có nghĩa là giữ lại
tất cả những gì của quá khứ, mà phải giữ gìn một cách hợp lý, chúng ta phải chủ động
hội nhập trên cơ sở lựa chọn cái tốt đẹp của dân tộc mình và dân tộc khác, đồng thời
phải mạnh dạn vứt bỏ cái lạc hậu, cái không phù hợp. Do đó, đối với việc định hướng
và giải pháp nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện
nay, tác giả nhấn mạnh muốn giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam thì việc giữ gìn phải
được thực hiện thường xuyên, đồng bộ và cần có sự quan tâm của mọi cấp, ngành,
địa phương.
- Các giá trị văn hóa Việt Nam- Từ truyền thống đến hiện đại của Đỗ Huy [92].
Cuốn sách nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các chuẩn mực, các giá trị
văn hóa và lịch sử văn hóa Việt Nam trên góc nhìn giá trị học. Từ đó tác giả đặt vấn đề
kế thừa các giá trị văn hóa và định hướng xây dựng những giá trị của nền văn hóa mới
cũng như hướng phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam.
- Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của Trần Ngọc
Thêm [162]. Sách là công trình tập hợp các bài viết tập trung làm rõ giá trị học và hệ
giá trị trong các nền văn hóa trong đó bàn về cơ sở lý luận cùng kinh nghiệm nghiên
cứu và xây dựng hệ giá trị ở nhiều quốc gia (Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức,..)
xác định hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và hệ giá trị Việt Nam trên
các bình diện, các vùng miền.
- Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai
của Trần Ngọc Thêm [163]. Cuốn sách được tác giả tập trung vào các khái niệm học
thuật, các phương pháp, công cụ lý thuyết về các giá trị văn hóa chung. Cuốn sách cũng
10
chỉ rõ phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam như: tính mực thước, lạc quan, vui vẻ,
yêu đời, lòng biết ơn, trọng thể diện, trọng nữ. Đồng thời cuốn sách cũng bàn về
"Những biến động của hệ giá trị Việt Nam truyền thống trong giai đoạn hiện đại", theo
đó trước những thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ của không gian, thời gian, bối cảnh xã
hội, tốc độ thay đổi của nền kinh tế... đã khiến cho nhiều tính cách "xấu xí" của người
Việt bộc lộ rõ rệt.
Ngoài ra, sách cũng nói về "Con đường đi đến hệ giá trị Việt Nam mới", đề cao
vai trò của văn hóa trong mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Theo đó, văn hóa dân
tộc được tác giả khẳng định chính là được hình thành nên từ văn hóa của mỗi cá nhân,
sau đó nới rộng ra gia đình, cộng đồng, xã hội; các yếu tố như chính trị, kinh tế, giáo
dục đều giữ vai trò trong việc nhào nặn, định hình nền văn hóa.
- Quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hóa phi vật thể của tác giả Nguyễn Thị Hiền [79]. Công trình này tác giả khẳng
định để bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa phi vật thể, việc nâng cao vai
trò chủ động, tích cực của cộng đồng cùng với vai trò định hướng, đề ra các chính sách
của nhà nước là hướng đi đúng, cần triển khai tốt trong thực tế. Tuy nhiên, định hướng
này chưa được thực hiện tốt trong thực tiễn. Các địa phương trong chỉ đạo, quản lý về
di sản văn hóa chưa thống nhất và còn chồng chéo. Qua đánh giá thực trạng quản lý
nhà nước và vai trò của cộng đồng trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật
thể thông qua một vài trường hợp nghiên cứu di sản văn hóa tiêu biểu, tác giả đề xuất
một số phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và vai trò của
cộng đồng trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam.
- Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong việc xây
dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay của Võ Văn Thắng [158]. Công trình này tác giả đã
làm rõ vai trò và phân tích, đánh giá thực trạng của việc kế thừa, phát huy các
GTVHTT của dân tộc trong xây dựng lối sống ở nước ta thời gian qua, đồng thời đề
xuất một số phương hướng và giải pháp kế thừa, phát huy tốt hơn các GTVHTT để xây
dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay.
- Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong
bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay của Mai Thị Quý [145]. Luận án được tác giả tập trung
làm rõ các vấn đề về giá trị truyền thống, đánh giá thực trạng các giá trị truyền thống và
khẳng định sự cần thiết phải kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc trong bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay.
11
- Tác giả Huỳnh Thanh Quang với công trình luận án tiến sĩ triết học Phát huy
giá trị văn hóa khơmer vùng đồng bằng sông Cửu Long góp phần củng cố khối đại
đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay [140] đã tập trung phân tích làm sáng tỏ các
giá trị văn hóa khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long và việc phát huy các giá trị đó
trong việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề đặt
ra hiện nay về việc phát huy các giá trị văn hóa khơmer ở vùng này, đồng thời đề xuất
các phương hướng và giải pháp nhằm phát huy các giá trị văn hóa khơmer trong việc
phát huy khối đại đoàn kết ở vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
- Kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Gia- Rai ở tỉnh Gia
Lai trong môi trường văn hóa đương đại của tác giả Lê Văn Liêm [113]. Công trình
này tác giả đã làm rõ tầm quan trọng của vai trò kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống trong xây dựng môi trường văn hóa của dân tộc Gia- Rai ở tỉnh Gia Lai
trong điều kiện mới. Qua đó xác định nội dung, phương hướng giải pháp cơ bản bảo
đảm kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nhằm xây dựng đời sống văn
hóa tốt đẹp của dân tộc Gia- Rai trong môi trường văn hóa đương đại.
- Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt
Nam hiện nay của tác giả Ngô Thị Thu Ngà [130]. Công trình tác giả đã đánh giá vai
trò của các giá trị đạo đức truyền thống và thực trạng phát huy các giá trị đạo đức
truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ. Từ đó đề xuất các
phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tốt các giá trị đạo đức truyền thống trong
giai đoạn hiện nay.
- Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người
Việt Nam hiện nay của tác giả Cao Thu Hằng [76]. Công trình này tác giả khẳng định
các giá trị đạo đức truyền thống có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân
cách con người Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Từ việc phân tích và luận
giải về giá trị đạo đức truyền thống cũng như nhân cách và tính tất yếu của việc kế thừa
các giá trị của đạo đức truyền thống, tác giả đưa ra các giải pháp trong việc xây dựng
nhân cách con người Việt Nam hiện nay sao cho hiệu quả hơn.
- Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nước ta hiện nay của Hoàng Thị Hương [98].
Công trình này tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa phát
triển kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta.
Qua việc đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát
12
huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, công trình đã đưa ra một
số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết mối quan hệ giữa
phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền
núi phía Bắc.
- Di sản văn hóa người Việt ở thành phố Hồ Chí Minh và vấn đề bảo tồn, phát
huy trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hồ Văn Tường [190]. Công trình
này tác giả trình bày khái quát về đất và người thành phố Hồ Chí Minh; đặc điểm di
sản văn hóa vật thể của người Việt tại thành phố Hồ Chí Minh qua các công trình kiến
trúc nghệ thuật tiêu biểu. Qua đó, tác giả đặt ra vấn đề bảo tồn và phát huy các di sản
văn hóa của người Việt ở thành phố Hồ Chí Minh qua các công trình nghệ thuật tiêu
biểu trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
- Phát triển bền vững với việc giữ gìn giá trị truyền thống các dân tộc thiểu số
bản địa tỉnh Đăk Nông trong giai đoạn hiện nay của Bùi Thi Hòa [86]. Tác giả luận án
đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá trực tiễn của phát triển bền vững và
mối quan hệ giữa phát triển bền vững với việc giữ gìn giá trị truyền thống các dân tộc
thiểu số bản địa ở Đắk Nông. Qua đó, công trình luận chứng các phương hướng, giải
pháp giữ gìn các giá trị truyền thống các dân tộc thiểu số ở ĐăkNông đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững hiện nay trên địa bàn tỉnh.
- Công trình Hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên hiện
nay của tác giả Lê Cao Thắng [159] đã nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về giá
trị, GTVHTT của dân tộc và đánh giá thực trạng về giáo dục các GTVHTT cho sinh
viên trên địa bàn Hà Nội. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả giáo dục GTVHTT cho thanh niên nhằm xây dựng đội ngũ thanh niên phát triển
toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Qua đó góp phần vào việc thực hiện
chiến lược con người, phát triển giáo dục- đào tạo, xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến vai trò của pháp luật và
vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
1.1.3.1. Nhóm các công trình có liên quan đến vai trò của pháp luật
Tác giả Đào Trí Úc ở công trình Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật
[193] đã làm rõ tại sao phải hình thành lối sống theo pháp luật. Qua đó, công trình
khẳng định tầm quan trọng của pháp luật trong đời sống xã hội. Công trình đã gợi
mở những vấn đề về tăng cường vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội và đề
13
xuất các giải pháp xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật cho các tầng lớp nhân
dân trong cộng đồng dân cư.
- Đổi mới, hoàn thiện pháp luật trong phòng chống văn hóa độc hại và tệ nạn
xã hội ở nước ta hiện nay của Đỗ Văn Bích [12]. Công trình này tác giả làm rõ các
quan niệm về mối liên hệ giữa văn hóa độc hại và tệ nạn xã hội, đồng thời khẳng định
sự cần thiết dùng pháp luật để phòng chống văn hóa độc hại để góp phần giữ gìn và
nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán
tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới làm giàu đẹp thêm nền
văn hóa Việt Nam. Từ đó công trình xác định vai trò, nội dung điều chỉnh bằng pháp
luật cũng như đề xuất phương hướng, giải pháp đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong
phòng, chống văn hóa độc hại và tệ nạn xã hội.
- Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn xã hội trong
hoạt động của lực lượng cảnh sát nhân dân ở nước ta hiện nay của tác giả Lê Thế
Tiệm [178]. Ở công trình này tác giả đã tập trung làm rõ những phạm trù cơ bản của
quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn xã hội, về vai trò của pháp luật trong
quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội nói chung và trong hoạt động của lực lượng
cảnh sát nhân dân. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về trật tự
an toàn xã hội, tác giả đề xuất những phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý
nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn xã hội trong hoạt động của lực lượng cảnh
sát nhân dân.
- Tăng cường đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội bằng pháp luật ở Việt Nam
hiện nay của Phan Đình Khánh [106]. Luận án này được tác giả tập trung nghiên cứu
cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội bằng pháp luật
trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam. Tác giả tập trung làm rõ vai trò và
phương tiện của pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội. Từ đó khẳng
định pháp luật có vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội. Trên
cơ sở đó luận án đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường đấu tranh phòng,
chống tệ nạn xã hội bằng pháp luật ở Việt Nam.
- Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động bảo hiểm xã
hội ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Kim Thái [156]. Qua công trình này tác giả
khẳng định vai trò quan trọng của pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước, do đó
cần phải tăng cường hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động bảo
hiểm xã hội ở Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước đối với
14
bảo hiểm xã hội, luận án đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước
bằng pháp luật đối với bảo hiểm xã hội nhằm phát huy vai trò của pháp luật trong quản
lý nhà nước trong đó có quản lý hoạt động bảo hiểm xã hội.
1.1.3.2. Nhóm các công trình có liên quan đến vai trò của pháp luật trong các
lĩnh vực cụ thể
- Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội của tác giả Nguyễn Minh Đoan
[62]. Công trình này tác giả khẳng định pháp luật là công cụ điều chỉnh các mối quan
hệ xã hội và đời sống cộng đồng, là sản phẩm của sự phát triển xã hội vừa mang tính
khách quan vừa mang tính chủ quan. Từ khẳng định đó tác giả tập trung phân tích mối
liên hệ, vai trò, những tác động qua lại giữa pháp luật với nhà nước, với kinh tế, chính
trị, với đường lối, chính sách của Đảng, với dân chủ, đạo đức, tập tục, tôn giáo, với
điều lệ, văn kiện của tổ chức xã hội, với hương ước và với dư luận xã hội. Qua đó có
thể thấy rằng pháp luật không chỉ là công cụ quản lý xã hội cần thiết, mà còn rất quan
trọng và hiệu quả. Tuy vậy, qua công trình này tác giả cũng khẳng định pháp luật
không phải là chìa khóa vạn năng, nó có mối liên hệ mật thiết với các công cụ khác,
các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, đạo đức, tập quán, tôn giáo… và
chỉ đạt được hiệu quả cao nhất khi có sự phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ giữa pháp luật với
các công cụ đó.
- Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách của tác giả
Nguyễn Đình Đặng Lục [118]. Tác giả đã nêu lên vai trò của nhà trường, xã hội và
gia đình trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của người chưa thành
niên. Qua đó khẳng định đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên có liên quan đến
ý thức pháp luật để từ đó rút ra những vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác giáo
dục pháp luật đối với thế hệ công dân tương lai của đất nước. Từ kết quả nghiên cứu
trên, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho
những người chưa thành niên với mục đích giúp người chưa thành niên có nhận thức
tốt, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, bạn bè, cộng đồng và xã hội; có được
kỹ năng sống, cách ứng xử có văn hóa để thành công trong cuộc sống và đóng góp
cho sự phát triển của xã hội.
- Vai trò của pháp luật trong cuộc đấu tranh chống lợi dụng nhân quyền bảo vệ
an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay của Nguyễn Quang Thiện [166]. Luận án đã được
tác giả xây dựng cơ sở lý luận nhằm phát huy vai trò của pháp luật trong cuộc đấu tranh
chống lợi dụng nhân quyền, bảo vệ an ninh quốc gia, chống diễn biến hòa bình của chủ
15
nghĩa đế quốc. Trên cơ sở đó, tác giả luận chứng đề xuất các phương hướng và giải
pháp hoàn thiện pháp luật trong đấu tranh lợi dụng nhân quyền nhằm bạo vệ an ninh
quốc gia ở nước ta.
- Tác giả Đỗ Ngọc Thịnh trong luận án Vai trò của pháp luật trong quá trình
chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường
[168] đã nghiên cứu một cách có hệ thống và tổng quát vai trò của pháp luật trong quá
trình chuyển đổi cơ chế kinh tế nước ta. Qua đó khẳng định vai trò của pháp luật đối
với sự phát triển kinh tế, đồng thời làm sáng tỏ nguyên nhân pháp luật mất vai trò hoặc
trở nên hình thức trong kinh tế kế hoạch hóa tập trung- bao cấp trước đây ở Việt Nam.
Trên cơ sở luận chứng về cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò cụ thể của pháp luật trong
nhiều lĩnh vực của nền kinh tế thị trường, tác giả đề xuất những kiến nghị về các
phương hướng hoàn thiện pháp luật trong việc tăng cường vai trò của pháp luật trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tác giả Vũ Anh Tuấn trong luận án tiến sĩ luật học Vai trò của pháp luật trong
việc bảo đảm công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay [189] đã xây dựng cơ sở lý luận
và điều kiện để khẳng định vai trò quan trọng của pháp luật trong việc đảm bảo công
bằng xã hội trong việc tiếp cận và hưởng thụ những thành quả của quá trình phát triển,
đó là mục tiêu mà trong quá trình quản lý nhà nước luôn hướng tới. Qua việc đánh giá
thực trạng pháp luật về vấn đề bảo đảm công bằng xã hội ở Việt Nam, tác giả đề xuất
các giải pháp nhằm tăng cường vai trò của pháp luật trong việc bản đảm công bằng xã
hội ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án tiến sĩ luật học Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay của tác giả Võ Hãi Long [115] đã xây dựng những
luận cứ khoa học và thực tiễn, tìm kiếm giải pháp hữu ích cho việc phát huy vai trò của
pháp luật đối với sự phát triển bền vững ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
- Vai trò của pháp luật trong việc xây dựng đạo đức cho cán bộ lãnh đạo chính
trị ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Thị Thu Hường [100] được tác giả nghiên cứu
dưới góc độ triết học những vấn đề lý luận chung về vai trò của pháp luật trong việc
xây dựng đạo đức cho người cán bộ lãnh đạo chính trị. Qua việc đánh giá thực trạng
đạo đức cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay, luận án đã luận chứng các quan điểm và
một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tốt vai trò của pháp luật trong việc xây dựng
đạo đức cho người cán bộ lãnh đạo chính trị ở Việt Nam hiện nay.
16
- Các bài viết liên quan đến vai trò của pháp luật như: Vai trò của pháp luật
trong việc tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ, công chức ở nước ta của tác giả Nguyễn
Quốc Hiệp, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 02 năm 2007; Vai trò của pháp luật đối
với việc hình thành và phát triển ý thức đạo đức ở nước ta hiện nay của tác giả Lê Thị
Tuyết Ba, tạp chí triết học số 10 năm 2006; Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của pháp
luật trong việc bảo vệ con người của tác giả Tống Đức Thảo, tạp chí Cộng sản, số 02
năm 2005; Vai trò của pháp luật quản lí chất thải nguy hiểm ở Việt Nam của tác giả Vũ
Thị Duyên Thuỷ, tạp chí luật học, số 03 năm 2009; Bàn về khái niệm, vị trí, vai trò của
pháp luật về đặc xá của tác giả Nguyễn Ngọc Anh, tạp chí tòa án nhân dân, số 13 năm
2007; Mấy ý kiến về hoạt động khuyến mại và Vai trò của pháp luật ở Việt Nam hiện
nay của tác giả Trần Dũng Hải, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 06 năm 2008; Vai trò
của pháp luật với vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay của tác giả
Lê Xuân Huy, tạp chí Lịch sử Đảng, số 11 năm 2007; Vai trò của pháp luật về đạo đức
Việt Nam của tác giả Lê Đinh Mùi, Niên giám khoa học 2011-2014 - Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh (tập 5)
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ NƯỚC NGOÀI
- Quyển sách Anthropological Perspectives on Intangible Cultural Heritage
[Cách tiếp cận nhân học tới di sản văn hóa phi vật thể] của tác giả Arizpe, Lourdes
[205]. Cuốn sách như là một cẩm nang liên quan đến khái niệm, quan điểm, nội dung,
tinh thần của Công ước 2003 của UNESCO về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể. Cuốn
sách cũng phân tích vai trò của nhà nước và cộng đồng xã hội trong việc nhận diện di sản
văn hóa phi vật thể và đề ra chính sách cùng bảo vệ, giữ gìn và phát triển giá trị di sản.
- Cuốn sách Indigenous Heritage and Intellectual Property: Genetic Resourcer,
Traditional Knowledge and Folklore [Di sản văn hóa bản địa và quyền sở hữu trí tuệ:
Nguồn lực phát sinh, trí thức truyền thống và văn hóa dân gian] [210], do Lewinskin
Von Silke làm chủ biên đã phân tích sâu về quyền của những tộc người bản địa, các
nguồn lực địa phương trong sáng tạo, duy trì các loại hình văn hóa truyền thống, trong
đó nhấn mạnh quyền của các dân tộc bản địa về di sản văn hóa còn được pháp luật của
các quốc gia bảo vệ.
- Blake, Janet có các công trình tiêu biểu như Commentary on the 2003
UNESCO Convention on the Safeguarding of the Intangible Cultural Heritage [Nhận
xét về Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ văn hóa phi vật thể] [206]. Công trình
này tác giả đã cung cấp một phần chung giới thiệu về Công ước 2003 và lịch sử phát
17
triển của nó, đồng thời tác giả cũng phân tích kỹ các điều khoản của Công ước xem
như là tư liệu quý giá giải thích về khái niệm, nội dung, quan điểm và tinh thần của
Công ước. Còn ở công trình Safeguarding Intangible Cultural Heritage- Challenges
and Approaches [Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể- Thách thức và cách tiếp cận]
[207], tác giả đã tập hợp các bài viết từ các ngành khoa học khác nhau như nhân học,
luật pháp, lịch sử và những ngành liên quan khác đến lĩnh vực di sản văn hóa phi vật
thể. Qua công trình này, tác giả muốn khẳng định việc bảo vệ di sản văn hóa là vấn đề
thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, các nhà nghiên cứu cũng như những người
thực hành trên thế giới và cũng còn nhiều cách hiểu, quan niệm khác nhau. Do đó, theo
tác giả cần có sự quan tâm sâu sắc hơn và chia sẽ những ý tưởng, trải nghiệm để thực
sự có chính sách về bảo vệ giá trị di sản phù hợp và hiệu quả hơn.
- Heritage Management in Korea and Japan. The Politics of Antiquity and
identily [Quản lý di sản ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Chính trị hóa về cổ tục và bản
sắc] của Hyung II Pai [209]. Ở công trình này, tác giả đã phân tích di sản văn hóa
phi vật thể như là tài sản quốc gia với các lăng mộ của triều đình, kiến trúc Phật
giáo, cung điện và kho tàng nghệ thuật ở Hàn Quốc và Nhật Bản đã thu hút các học
giả, nhà sưu tầm, những người bảo tồn và hàng triệu khách du lịch. Đó cũng là dấu
mốc mang tính biểu tượng của bản sắc văn hóa. Công trình đã chỉ ra nhiều vấn đề
về quản lý di sản, luật di sản và sự can thiệp, hỗ trợ của nhà nước vào lĩnh vực di
sản ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
- Intangible Heritage [Di sản phi vật thể], của Smith, Laurajane, Natsuko
Akagawa [213]. Cuốn sách này đưa ra phân tích về các tác động và hậu quả của ý
tưởng “di sản phi vật thể” đối với các cuộc tranh luận chính trị và học thuật quốc tế về
ý nghĩa và bản chất của di sản văn hóa và các quy trình quản lý được phát triển để bảo
vệ nó. Công trình đã cung cấp dữ liệu theo nhiều cách khác nhau về di sản văn hóa phi
vật thể đã được xác định và quản lý trong cả bối cảnh quốc gia và quốc tế với mục đích
tạo thuận lợi cho cuộc tranh luận quốc tế về ý nghĩa, bản chất và giá trị của di sản văn
hóa phi vật thể.
- On Intangible Heritage Safeguarding Governance: An Asia- Pacific Context
[Quản trị bảo vệ di sản phi vật thể: Bối cảnh Châu Á- Thái Bình Dương] của Seong-
Yong Park [212]. Cuốn sách này bao gồm quản lý di sản văn hóa phi vật thể thông qua
bối cảnh châu Á - Thái Bình Dương, đề cập đến sự phát triển mang tính lịch sử của các
công cụ quốc tế hướng dẫn chính sách văn hóa phi vật thể. Đây là công trình quan
18
trọng trực tiếp hướng tới việc quản lý di sản văn hóa phi vật thể. Với việc xem xét
Công ước 2003 về bảo vệ sự phát triển của di sản văn hóa phi vật thể, công trình này
cung cấp một sự hiểu biết về lý do tại sao Công ước này phải ra đời, cách thức phát
triển và áp dụng nó trong các tình huống khác nhau cũng như việc cần có những
phương thức quản lý, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã
hội, văn hóa, chính trị.
- Quyển sách Safeguarding Intangible Cultural Heritage [Bảo vệ di sản văn
hóa phi vật thể] do Stefano, Michelle L., Peter Davis, Gerard Corsane làm chủ biên
[214]. Cuốn sách này cung cấp một loạt các quan điểm quốc tế về những vấn đề di sản
văn hóa phi vật thể, khám phá cách tiếp cận toàn diện và tích hợp để bảo vệ văn hóa
phi vật thể. Các tác giả chứng minh rằng các phương pháp và thái độ thay thế thường
xuyên tồn tại ở cấp địa phương có thể là cách hiệu quả nhất để bảo vệ văn hóa phi vật
thể. Các quan điểm quản lý được thể hiện trong sách không chỉ từ phía nhà nước mà
còn từ những quyền lực tạo nên; và từ các nhà chuyên môn và những người thực hành.
Cuốn sách đề xuất một quan điểm trong quản lý di sản bao gồm nhiều quyền lực của cả
nhà nước, cộng đồng.
- Boswell, Rosabelle với công trình Challenges to Identifying and Managing
Intangible Cultural Heritage in Mauritius, Zanzibar and Seychelles [Thách thức nhận
diện và quản lý di sản văn hóa phi vật thể ở Mauritius, Zanzibar and Seychelles] [208].
Cuốn sách đã cung cấp một cuộc thảo luận sơ bộ về các yếu tố thách thức việc quản lý
di sản văn hóa phi vật thể trong các cộng đồng châu Phi của Zanzibar, Mauritius và
Seychelles. Tác giả cho rằng, quản lý di sản thiếu sự chỉ đạo, quan tâm của chính phủ
và không có sự đầu tư về nguồn lực, vật lực và tài lực thì di sản ít được trao truyền và
phát huy hiệu quả. Từ đó kết luận rằng cần có nhiều nguồn tài trợ và sự chú ý hơn cho
việc quản lý di sản ở châu Phi và cộng đồng người di cư của nó. Vì rằng, nếu không có
sự quan tâm của chính phủ kịp thời cũng như việc khuyến khích cộng đồng thực hành
di sản thì di sản sẽ bị kiệt quệ và khó có thể khôi phục lại được.
- Lewis, J, với công trình Designing a Cultural Polity [Phác thảo về chính sách
văn hóa] [211], đã đưa ra định hướng chung về chính sách văn hóa và sự phát huy
quyền lực nhà nước trong quản lý di sản văn hóa. Đồng thời, làm rõ vai trò của người
dân trong việc tham gia vào việc hoạch định và trực tiếp thực hiện các chính sách.
- Đánh giá về Công ước 2003 ở Hàn Quốc của Dawnhee Yim [36]. Ở công
trình này tác giả nhấn mạnh đến vai trò của nhà nước và yếu tố cộng đồng trong việc
19
bảo vệ và phát triển các giá trị văn hóa phi vật thể. Để thực hiện chương trình bảo tồn
di sản văn hóa phi vật thể, cơ sở pháp lý quan trọng vẫn là đạo Luật Bảo vệ di sản văn
hóa do Chính phủ Hàn Quốc thông qua năm 1962. Theo đó các cơ quan quản lý của
nhà nước về văn hóa như Ủy ban quản lý di sản văn hóa đóng vai trò quan trọng trong
thực hiện các chương trình này. Tác giả khẳng định ở Hàn Quốc, bất kỳ hình thức di
sản văn hóa phi vật thể nào được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia, thì di sản
nhân văn sống phải truyền tải di sản phi vật thể đó cho thế hệ tương lai, bao gồm cả
hình thức và khuôn mẫu của nó phải được giữ gìn mà không có bất kỳ sự thay đổi nào;
người học không phải trả bất cứ khoản tiền cho việc đào tạo này. Còn các nghệ nhân
được nhà nước hỗ trợ các chế độ và lương bỗng hàng tháng. Hàn Quốc cũng quan tâm
đến việc phục hồi, xây dựng các làng văn hóa truyền thống, các nhà hát trình diễn
nhằm quảng bá hình ảnh đất nước thông qua di sản và thu hút khách du lịch.
- Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể và vấn đề quản lý ở Miến Điện của Sanwin
[147] khẳng định chính sách nhất quán của Chính phủ Myanmar luôn coi văn hóa có
giá trị to lớn trong việc giữ gìn truyền thống và tinh thần dân tộc. Do đó, người dân
Myanmar luôn được định hướng tới việc bảo tồn và quảng bá văn hóa Myanmar.
Chính phủ luôn chú trọng đến công tác giảng dạy và nghiên cứu các giá trị văn hóa phi
vật thể, hoạt động hợp tác quốc tế trong và ngoài khối Asean nhằm bảo đảm thực hiện
có hiệu quả các cam kết quốc tế theo Công ước 2003 về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật
thể được quan tâm và thúc đẩy mở rộng mạng lưới và trao đổi chuyên môn. Vai trò của
các tổ chức đoàn thể cũng được chú trọng như Hiệp hội nghệ sĩ và Nghệ nhân
Myanmar, Hội sân khấu Myanmar đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực văn hóa.
- Suy ngẫm về việc thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ở
Mexico: 10 năm trải nghiệm và thử thách của Elady Quiroz [66]. Tác giả khẳng
định ở Mexico các cộng đồng có quyền tự trị để bảo vệ và phát huy môi trường
sống và toàn vẹn đất đai của mình. Họ cũng có một số luật đặc thù về các lĩnh vực
di sản văn hóa phi vật thể như Luật chung về phát triển xã hội, Luật về ngôn ngữ
của các dân tộc bản địa. Theo tác giả Sau khi Mexico phê chuẩn Công ước Bảo tồn
di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện
công ước này bắt đầu được quan tâm rộng rãi hơn cả trong các lĩnh vực học thuật và
thể chế trong môi trương văn hóa. Hiến pháp nước này xác định Công ước hay các
Điều ước quốc tế phù hợp với các điều khoản và mục tiêu của Hiến pháp do Tổng
thống và Thượng viện phê chuẩn, thì có tính chất của Luật tối cao. Từ nguyên tắc
20
Hiến pháp này cho thấy đó là một nghĩa vụ đối với chính phủ Mexico để thực hiện
các hành động cho phép thực hiện đầy đủ mọi quy tắc và nghĩa vụ được quy định
trong Công ước Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể.
- Khi cái vô hình gặp cái hữu hình: 10 năm thực hiện việc bảo tồn và phát huy
di sản văn hóa phi vật thể: kinh nghiệm, bài học của Nigeria và định hướng toàn cầu
trong tương lai của Augustus B. Ajibola [5]. Tác giả cho rằng Nigeria có một kho tàng
di sản văn hóa phi vật thể vô cùng phong phú trên tất cả các lĩnh vực khác nhau như
truyền thống truyền miệng và các loại hình biểu hiện văn hóa, bao gồm ngôn ngữ như
là một phương tiện của di sản văn hóa phi vật thể. Tác giả khẳng định Chính phủ
Nigeria xác định tầm quan trọng của mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển, cụ thể di
sản văn hóa phi vật thể như là sự bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Nhà nước đã cho
triển khai chương trình tư liệu hóa các di sản văn hóa phi vật thể và đã thiết lập một hệ
thống kho báu nhân văn sống.
1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.3.1. Đánh giá chung
Một là, các công trình nghiên cứu về văn hóa truyền thống đều rất sâu sắc
nhưng được nghiên cứu dưới góc độ ngành khoa học khác không thuộc khoa học pháp
lý, nên mục đích, nhiệm vụ đặt ra và kết quả đạt được không đánh giá được thực trạng
pháp luật với tư cách là công cụ tạo lập cơ sở pháp lý cho các chủ thể và bảo đảm hiệu
quả giữ gìn, phát huy các GTVHTT ở Việt Nam.
Các khái niệm về văn hóa, giá trị, GTVHTT, bản sắc văn hóa được các tác giả
nhìn nhận hết sức đa dạng với nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các khái niệm này
được xem là những cứ liệu quan trọng qua đó giúp tác giả luận án xác định các khái
niệm công cụ có liên quan đến những vấn đề lý luận GTVHTT dưới góc độ lý luận
chung về pháp luật. Đồng thời các quan điểm, giải pháp về bảo tồn, giữ gìn và phát huy
các giá trị truyền thống của dân tộc là căn cứ quan trọng để thông qua đó luận án đề
xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy
GTVHTT ở Việt Nam hiện nay.
Hai là, các công trình nghiên cứu về vấn đề liên quan đến vai trò của pháp
luật trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội, trong một số công trình các tác giả đã
tập trung, khai thác, làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn về những lĩnh vực cụ thể liên
quan đến pháp luật về văn hóa, cung cấp những thông tin có giá trị cho luận án để
21
thực hiện khảo cứu và đánh giá thực trạng về vai trò của pháp luật trong giữ gìn,
phát huy các GTVHTT. Một số kết quả nghiên cứu sẽ gợi mở, cung cấp thông tin,
sự kiện để tác giả luận án tham khảo làm luận cứ khoa học cho đề tài luận án. Tuy
nhiên, các công trình này không trực tiếp đề cập các vấn đề lý luận và thực tiễn về
vai trò của pháp luật đối với văn hóa và trong việc giữ gìn, phát huy GTVHTT ở
Việt Nam hiện nay.
Ba là, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của pháp luật nhưng
vấn đề vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam chưa được
nghiên cứu một cách có chiều sâu dưới cấp độ là luận án tiến sĩ, đề tài cấp Bộ, cấp Nhà
nước hay sách chuyên khảo.
Bốn là, về lý luận và thực tiễn nêu trên mới chỉ đề cập đến những mặt, những vấn
đề cụ thể mà chưa nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ, có tính hệ thống trong tất cả
các đề tài, công trình đã công bố liên quan đến pháp luật về văn hóa. Không những chưa
có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắc về vai trò của pháp luật trong
giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam mà còn chưa có một công trình nào đưa ra được
những giải pháp khả thi để bảo đảm nâng cao hiệu quả pháp luật với tư cách là công cụ
nhằm giữ gìn, phát huy tốt nhất GTVHTT ở Việt Nam.
Từ những đánh giá trên có thể kết luận rằng, trong luận án này ngoài nội dung
về văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống phải kế thừa các công trình nghiên cứu về
văn hóa dưới góc độ văn hóa, chính trị, triết học; những vấn đề lý luận về vai trò của
pháp luật nói chung có thể kế thừa một phần từ những công trình khác như các khái
niệm công cụ tiếp cận vấn đề dưới góc độ khoa học pháp lý; phương pháp đánh giá
thực trạng vai trò của pháp luật, thì những nội dung về cơ sở lý luận, thực trạng vai trò
của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam; các quan điểm, giải pháp
thể hiện sự đóng góp mới của đề tài cho vấn đề nghiên cứu.
Với nhận định như vậy, có thể khẳng định đề tài luận án “Vai trò của pháp luật
trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay” hoàn toàn
mới, không trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào đã công bố.
Để đạt được mục tiêu của luận án là nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về vai trò của
pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT dưới góc độ của chuyên ngành lý luận và
lịch sử về nhà nước và pháp luật, luận án kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu
của các công trình khoa học nêu trên và tiếp tục làm rõ một số vấn đề
22
1.3.2. Những vấn đề đặt ra đề tài cần tiếp tục nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của các công trình trên đây đã gợi mở, cung cấp thông tin,
phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề trong nhiều nội dung của luận án. Tuy
nhiên, nhiều vấn đề liên quan đến vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy
GTVHTT chưa được nghiên cứu đầy đủ và toàn diện, có tính hệ thống. Do vậy, luận án
tiếp tục nghiên cứu những nội dung sau:
Về mặt lý luận: các vấn đề tiếp tục nghiên cứu, giải quyết gồm: xây dựng khái
niệm, phân tích đặc trưng, làm rõ mối quan hệ giữa pháp luật với văn hóa và các hiện
tượng khác; xây dựng cơ sở lý luận về nội dung vai trò của pháp luật trong giữ gìn và
phát huy GTVHTT; nghiên cứu có chọn lọc việc phát huy vai trò của pháp luật đối với
GTVHTT ở một số nước và chỉ ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, các vấn đề tiếp tục nghiên cứu, giải quyết gồm: phân tích,
đánh giá toàn diện, có hệ thống thực trạng vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy
các GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, luận án đề xuất các quan điểm và
các nhóm giải pháp đồng bộ nhằm bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát
huy các GTVHTT ở Việt Nam hiện nay.
1.3.3. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu của luận án
- Giả thuyết của luận án: Luận án luận chứng rõ cơ sở lý luận về vai trò của
pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay.
- Câu hỏi nghiên cứu của luận án:
+ GTVHTT có vai trò như thế nào trong tiến trình xây dựng và phát triển đất
nước? Làm thế nào để giữ gìn, phát huy GTVHTT?
+ Pháp luật có mối quan hệ với văn hóa và các hiện tượng khác như thế nào?
+ Làm thế nào để phát huy vai trò của pháp luật trong việc đặt ra và thực
hiện các mục tiêu về xây dựng và phát triển nền văn hóa? Pháp luật có vai trò thế
nào trong giữ gìn, phát huy GTVHTT?
+ Thực tiễn vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam
thời gian qua được thể hiện như thế nào? Nguyên nhân?
+ Làm gì để bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở
Việt Nam hiện nay?
23
Tiểu kết chương 1
Từ những kết quả nghiên cứu của các công trình trên cho thấy đến nay đã có
khá nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan đến đề tài luận án. Những
công trình này liên quan đến các nhóm vấn đề cơ bản sau:
Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến đến văn hóa chủ yếu đi sâu
vào các khái niệm về giá trị, GTVHTT được các tác giả nhìn nhận hết sức đa dạng
với nhiều góc độ khác nhau. Đồng thời, tác giả các công trình cũng đưa ra các quan
điểm, giải pháp về bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống ở Việt Nam
hiện nay.
Liên quan đến vai trò của pháp luật, các tác giả đã nêu các công trình đều
nghiên cứu về vấn đề liên quan đến vai trò của pháp luật pháp luật nói chung. Trong
một số công trình các tác giả đã tập trung, khai thác, làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn
về những lĩnh vực cụ thể liên quan đến pháp luật về văn hóa, cung cấp những thông tin
có giá trị cho luận án để thực hiện khảo cứu và đánh giá thực trạng về vai trò của pháp
luật trong giữ gìn, phát huy các GTVHTT. Một số kết quả nghiên cứu sẽ gợi mở, cung
cấp thông tin, sự kiện để ứng viên tham khảo làm luận cứ khoa học cho đề tài của
mình. Tuy nhiên, các công trình này không trực tiếp đề cập các vấn đề lý luận và thực
tiễn về vai trò của pháp luật đối với văn hóa và trong việc giữ gìn, phát huy GTVHTT
ở Việt Nam hiện nay.
Tóm lại, các công trình khoa học được đề cập có liên quan đến đề tài, ở mức độ
khác nhau đều liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, cho đến nay
chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, có hệ thống vấn đề vai trò của pháp luật
trong giữ gìn, phát huy GTVHTT dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
Mặc dù vậy các công trình khoa học đó là các tài liệu tham khảo có giá trị đối với việc
nghiên cứu, giải quyết mục đích và nhiệm vụ của luận án.
24
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
2.1. KHÁI NIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN, PHÁT
HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
2.1.1. Khái niệm giá trị văn hóa truyền thống và giữ gìn, phát huy giá trị
văn hóa truyền thống
2.1.1.1. Khái niệm văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống
Khái niệm văn hóa rất phức tạp và đa nghĩa, hiện nay đã có rất nhiều định nghĩa
khác nhau về văn hóa như: văn hóa là trình độ phát triển vật chất và tinh thần của loài
người; văn hóa là khái niệm có nội dung bao gồm khoa học, kỹ thuật, giáo dục, văn
học, nghệ thuật; văn hóa là khái niệm chỉ lối sống, nếp sống, đạo dức xã hội. Đã có rất
nhiều nhà Nhân học, Dân tộc học đã đưa ra vô số định nghĩa, mà cho đến nay cũng
chưa thể nào thống kê được. Có thể nói “văn hóa là cái mà khi nhắc đến, ai cũng có thể
hình dung ra được nó như thế nào nhưng lại không nói được chính xác nó là cái gì”
[37, tr.11], có lẽ trong khoa học xã hội và nhân văn chưa có khái niệm nào phức tạp
như là khái niệm văn hóa. Năm 1988, khi phát động thập kỷ thế giới phát triển văn hóa,
ông Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO khi ấy đã đưa ra một định nghĩa có thể
coi là định nghĩa của UNESCO cho văn hóa như sau: “Văn hóa phản ánh và thể hiện
một cách sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ và
cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó cấu thành nên một hệ
thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc khẳng
định bản sắc riêng của mình” [37, tr.18].
Ở Việt Nam, theo từ điển tiếng Việt phổ thông của Viện ngôn ngữ học thì văn
hóa có năm nghĩa:
1. Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra trong quá trình lịch sử (ví dụ: kho tàng văn hóa dân tộc, văn hóa
phương đông, nền văn hóa cổ).
2. Những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần-
nói một cách tổng quát (ví dụ: phát triển văn hóa; công tác văn hóa, văn nghệ).
3. Tri thức kiến thức khoa học (ví dụ: Văn hóa học, trình độ văn hóa).
25
4. Trình độ cao trong sinh hoạt văn hóa xã hội, biểu hiện của văn minh (ví
dụ: Sống có văn hóa, ăn nói thiếu văn hóa).
5. Nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa được xác định trên cơ sở một
tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau (ví dụ:
Văn hóa Đông Sơn) [197, tr.1014].
Ông cha ta trước đây hay dùng khái niệm “văn hiến”, bao gồm các ý nghĩa: Xây
dựng một quốc gia có điển chương chế độ, kỹ cương sách vở, văn chương nghệ thuật
với những anh hùng hào kiệt. Cùng với sự tiếp biến văn hóa, thuật ngữ “văn hóa” đã
dần xâm nhập vào đời sống xã hội và được rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa quan tâm.
Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã khẳng định: “Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn
xưng nền văn hiến đã lâu”, học giả Đào Duy Anh trong cuốn “Việt Nam văn hóa sử
cương” thì cho rằng văn hóa là chung cho tất cả các phương tiện sinh hoạt của loài
người cho nên nói tới cách sinh hoạt của con người tức là văn hóa. Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng quan niệm văn hóa theo các quan điểm trên. Trong mục đọc sách ở phần
cuối tập Nhật ký trong tù (1942- 1943), lần đầu tiên Hồ Chí Minh có nêu ra một định
nghĩa về văn hóa như sau:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và
các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là
văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với
biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu
cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [124, tr.431]
Quan niệm trên về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ thống kê các
yếu tố cơ bản của đời sống tinh thần của con người, mà còn làm rõ bản chất, chức năng
của văn hóa. Người đã coi văn hóa là đời sống tinh thần, là thuộc về kiến trúc thượng
tầng, để có sự phân biệt tương đối với các mặt khác của đời sống xã hội; văn hóa phải
đi tiên phong trong mọi nhiệm vụ bảo vệ và kiến thiết đất nước. Do đó, tại Hội nghị
Văn hóa toàn quốc vào tháng 11 năm 1946 Người khẳng định văn hóa phải soi đường
cho quốc dân đi.
Theo Trần Ngọc Thêm thì khái niệm văn hoá bao giờ cũng có thể qui về hai
cách hiểu chính: Theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng.
26
Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng,
theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa
được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ
thuật…). Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị
trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh…). Giới hạn
theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng
vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…). Giới hạn theo thời gian,
văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hoá Hoà
Bình, văn hoá Đông Sơn…).
Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì do
con người sáng tạo ra [164].
Vẫn theo ông thì tuy có nhiều quan điểm khác nhau về văn hóa với những
khuynh hướng khác nhau nhưng tựu trung lại các định nghĩa văn hoá đều chứa một nét
nghĩa chung là “con người”, đều thừa nhận và khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa
văn hóa với con người. Văn hoá và con người là hai khái niệm không tách rời nhau,
con người xuất hiện từ lúc nào thì văn hoá xuất hiện từ lúc ấy, con người là chủ thể
sáng tạo ra văn hoá. Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình, con người
luôn sáng tạo không ngừng để làm nên các giá trị văn hoá. Theo ông thì văn hóa có tính
giá trị, do đó không phải cái gì do con người làm ra đều là văn hóa, mà chỉ có những gì
có giá trị mới thuộc về văn hoá.
Còn theo Tiến sĩ Trần Thị Minh ở công trình “Phát triển văn hóa với tư cách là
nền tảng tinh thần của xã hội”, tác giả cho rằng “Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất
và tinh thần do con người tạo ra nhằm mục đích phát triển bản thân con người và xã
hội” [13, tr.22].
Theo giáo trình Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng của Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (dùng cho hệ cử nhân chính trị) thì nói đến văn hóa là
“nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng lực, bản chất của con người nhằm
hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội” [87, tr.12]. Do đó, khái niệm văn hóa chứa
đựng bản chất nhân văn, nhân bản và cơ sở của mọi hoạt động văn hóa là hướng đến
cái chân, thiện, mỹ. Từ đó khẳng định: Văn hóa là hoạt động tinh thần hướng tới việc
sản xuất ra các giá trị chân, thiện, mỹ [87, tr.15].
Văn hóa là phương thức hoạt động của con người và sáng tạo là đặc điểm cơ
bản của văn hóa, nó trở thành lực đẩy kích thích xã hội phát triển và hình thành cùng
27
lúc khi con người tạo thành quần thể xã hội. Thường người ta chia văn hóa ra thành hai
lĩnh vực: Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, “sự phân chia này cũng là cần thiết để
có cái nhìn toàn diện hơn đối với các hoạt động và các sản phẩm văn hóa” [87, tr15].
Bên cạnh các sản phẩm tinh thần như các tác phẩm văn học - nghệ thuật, phong tục tập
quán, lối sống còn có các sản phẩm vật chất như các công trình kiến trúc, di tích lịch
sử… Tuy nhiên, sự phân chia đó cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi “cái gọi là văn hóa
vật chất hay văn hóa vật thể thực ra là vật thể hóa các giá trị tinh thần” [87, tr.15]. Cho
nên, không có cái văn hóa thuần túy tinh thần nào mà lại không thấy qua một yếu tố vật
chất để tồn tại và biểu hiện được.
Nói chung văn hóa là một hiện tượng xã hội có phạm vi biểu hiện rất rộng.
Vì thế theo GS. Đặng Xuân Kỳ khi tìm hiểu về lĩnh vực này khẳng định từ trước tới
nay đã có nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa, chung quy lại có ba cách hiểu
chính sau đây:
Thứ nhất, văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất- đó là toàn bộ những giá
trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra để đáp ứng nhu cầu tồn tại
và phát triển của mình trong tiến trình đi lên của lịch sử. Văn hóa là đặc
trưng của toàn bộ cuộc sống của loài người. Xây dựng văn hóa là xây dựng
tất cả các mặt của đời sống xã hội và quan tâm đến trình độ phát triển của
con người.
Thứ hai, văn hóa được hiểu theo nghĩa hẹp - đó là những giá trị tinh thần, là
đời sống tinh thần của xã hội, như đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ
thuật… Như vậy, văn hóa chỉ là một mặt, chứ không phải là toàn bộ đời
sống xã hội loài người.
Thứ ba, văn hóa còn được hiểu theo nghĩa hẹp nhất, thường dùng hàng ngày
- đó là trình độ học vấn của con người [109, tr155].
Từ các phân tích trên, có thể nói hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về
văn hóa. Các quan niệm đó được nghiên cứu bởi các ngành khoa học khác nhau nhưng
có điểm chung là đều khẳng định văn hóa có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, văn hóa bao hàm sự kết tinh của quá trình tiến hóa loài người. Tuy nhiên, trong
phạm vi luận án khái niệm văn hóa được hiểu “là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhằm
thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của mình” [172, tr.18].
28
Ngày nay, chúng ta đang xây dựng đất nước với một hành trang văn hóa chủ
yếu do xã hội truyền thống để lại, xã hội ấy đã tích lũy được những giá trị văn hóa đạt
tới đỉnh cao của xã hội văn minh nông nghiệp cổ truyền. Song trong điều kiện khoa
học, công nghệ phát triển mạnh mẽ và đang đóng vai trò của lực lượng sản xuất trực
tiếp như hiện nay thì văn hóa càng đóng một vai trò quan trọng trong việc đón nhận và
sử dụng kịp thời những thành tựu khoa học công nghệ để xây dựng kinh tế, văn hóa
của đất nước trên nền tảng các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Văn hóa truyền thống theo GS.TS Ngô Đức Thịnh là từ gốc Hán- Việt, do vậy
nó chịu ảnh hưởng về quan niệm của người Trung Hoa. Ông lý giải rằng theo từ điển
bách khoa toàn thư Trung Hoa- Từ Hải thì “truyền thống là sức mạnh của tập quán xã
hội được lưu truyền lại từ lịch sử. Nó tồn tại ở các lĩnh vực chế độ (chế độ xã hội), tư
tưởng, văn hóa, đạo đức. Truyền thống có tác động khống chế vô hình đến hành vi xã
hội của con người. truyền thống là biểu hiện tính kế thừa của lịch sử” [170, tr.20].
Cũng theo ông thì từ điển bách khoa thư của Liên Xô cho rằng truyền thống đó là:
Những yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội truyền thống từ đời này qua đời
khác và được lưu giữ trong các xã hội, giai cấp và nhóm xã hội trong quá
trình lâu dài, truyền thống được thể hiện trong chế định xã hội, chuẩn mực
và hành vi, các giá trị, tư tưởng, phong tục tập quán và lối sống… Truyền
thống tác động khống chế đến mọi xã hội và tất cả mọi lĩnh vực trong đời
sống xã hội [170, tr.20].
Nhưng không phải tất cả những gì thuộc về văn hóa truyền thống thì đều phải
giữ gìn, phát huy. Chỉ những yếu tố bền vững, có giá trị thúc đẩy quá trình phát triển thì
mới xem xét giữ gìn, phát huy nhằm tạo ra những động lực thúc đẩy thực hiện các mục
tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
khẳng định nền văn hóa chúng ta là nền văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị
quyết không nói đến GTVHTT nhưng nói đến bản sắc dân tộc, theo đó bản sắc dân bao
hàm tất cả các yếu tố thuộc văn hóa truyền thống, đó là:
Những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước
và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, y chí tự cường dân tộc, tinh
thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ
29
quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù,
sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối
sống [59, tr.304].
Do vậy khi nói đến văn hóa là nói đến giá trị. Dưới góc độ văn hóa học “giá trị
cũng như tập quán, chuẩn mực, tri thức…đều là sản phẩm của quá trình tư duy, sản
xuất tinh thần của con người, nó là yếu tố cốt lõi nhất của văn hóa” [170, tr.21].
Hiện nay, thuật ngữ giá trị được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học
khác nhau như toán học, xã hội học, triết học, văn hóa học… và theo nhiều nghĩa rộng,
hẹp khác nhau. J. H. Fichter, một nhà xã hội học hiện đại Mỹ, đã đưa ra một định nghĩa
và chuẩn xác về giá trị: “Theo cách mô tả của chúng ta có thể nói rằng, tất cả những gì
có lợi ích, đáng ham chuộng hoặc đáng kính phục đối với con người hoặc nhóm, đều là
“có một giá trị” [172, tr.21]. GS,TS Nguyễn Văn Huyên thì cho rằng “giá trị là phạm
trù người- chỉ con người xã hội mới có cái gọi là giá trị” [96, tr.84].
Còn theo GS,TS Trần Ngọc Thêm khi nói đến GTVHTT là nói đến hệ thống,
thang, bảng giá trị của dân tộc. Tất nhiên, các thang, bảng giá trị này phải mang tính
trường tồn bền vững, nó phải là giá đỡ tinh thần nhìn về cội nguồn truyền thống hướng
đến tương lai phát triển tốt đẹp hơn. Truyền thống thì có cái tốt, cái xấu, nhưng khi
chúng ta nói “giá trị truyền thống” thì như GS Trần Văn Giàu khẳng định ở đây chỉ có
cái tốt mà thôi, bởi vì chỉ có cái gì tốt đẹp đều được gọi là giá trị. Thậm chí, ông cũng
nhắc nhở rằng: “không phải mỗi cái gì tốt đẹp thì mới được gọi là giá trị, mà phải là
những cái phổ biến, cơ bản, có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức luân lý, có cả tác
dụng hướng dẫn sự nhận định và hướng dẫn sự hành động, thì mới được mang danh là
giá trị truyền thống” [69, tr.50]
Trong tác phẩm “giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam- truyền thống và biến
đổi” GS,TS Ngô Đức Thịnh cho rằng giá trị cũng như tập quán, chuẩn mực, tri
thức…đều là sản phẩm của quá trình tư duy, sáng tạo tinh thần của con người, nó là
yếu tố cốt lỗi nhất của văn hóa. Theo ông giá trị văn hóa là hình thái ý thức, của đời
sống tinh thần, tuy nhiên nó phản ánh và kết tinh những giá trị của cả đời sống vật chất
và đời sống văn hóa tinh thần của con người. Do vậy, với quan niệm này có thể khẳng
định GTVHTT là yếu tố cốt lỗi của văn hóa tinh thần. Ông cho rằng các nhà xã hội học
Việt Nam, trong quan niệm về giá trị đã khẳng định rõ hơn yếu tố chủ thể qua nhận
thức, tình cảm và hành vi của chủ thể.
30
Từ những nhận định trên ông đã đi đến kết luận về giá trị như sau:
Giá trị là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con người về bất
cứ một hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái đó là
cần, là tốt, là hay, là đẹp, nói theo cách các nhà triết học phương Tây một
thời, đó chính là những cái được con người cho là chân, thiện, mỹ, giúp
khẳng định và nâng cao bản chất người. Một khi những nhận thức giá trị ấy
đã hình thành và định hình thì nó chi phối cách suy nghĩ, niềm tin, hành vi,
tình cảm của con người [172, tr.22].
Theo ông nói đến giá trị thì có giá trị cá nhân và giá trị xã hội, từ đó ông lý giải:
Giá trị văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, nó được sáng tạo và kết tinh
trong trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng với môi
trường tự nhiên và xã hội nhất định. Giá trị văn hóa hướng đến những nhu
cầu và khát vọng của cộng đồng về những điều tốt đẹp (chân, thiện, mỹ),
từ đó bồi đắp và nâng cao bản chất Người. Giá trị văn hóa luôn ẩn tàng
trong bản sắc văn hóa, di sản văn hóa, biểu tượng, chuẩn mực văn hóa.
Chính vì vậy mà văn hóa thông qua hệ giá trị của nó góp phần điều tiết sự
phát triển xã hội [172, tr.23]
Khi nói đến truyền thống là nói đến “những truyền thống đã được thừa nhận,
đánh giá, thẩm định nghiêm ngặt của thời gian, nó được lựa chọn, thừa nhận của cộng
đồng qua những giai đoạn lịch sử” [158, tr.21]. Như vậy, giá trị truyền thống là những
cái tốt đẹp, có vai trò tích cực trong hiện tại, do đó khi nói đến GTVHTT là “nói đến
những giá trị tốt đẹp tiêu biểu cho một nền văn hóa được chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Cho nên nói đến GTVHTT cũng là nói đến những giá trị văn hóa
được hình thành và phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước của mỗi dân tộc,
nó có tính di truyền xã hội” [158, tr.22].
Trên cơ cở phân tích các tài liệu có liên quan trên, có thể khẳng định rằng khi
nói đến GTVHTT Việt Nam là nói đến hệ giá trị tốt đẹp đã được hun đúc trong suốt
chiều dài lịch sử của dân tộc và hệ giá trị đó là:
(1) Lòng yêu nước
Đây là giá trị phổ quát xuyên suốt tạo nên bản sắc văn hóa người Việt trong suốt
chiều dài lịch sử của dân tộc. Theo GS Trần Văn Giàu thì “tình cảm và tư tưởng yêu
nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam” [69,
tr.100]. Yêu nước đó là từ tình yêu gia đình, dòng tộc, làng xóm đến tình yêu quê
31
hương, xứ sở, đất nước và được nâng lên thành một thứ chủ nghĩa- chủ nghĩa yêu
nước; trở thành “cái trục chính của ý thức hệ Việt Nam, nó sản sinh và tích hợp các giá
trị tiêu biểu của Việt Nam” [172, tr.76].
(2) Tinh thần đoàn kết dân tộc
Tinh thần đoàn kết dân tộc gắn liền với chủ nghĩa yêu nước trong quá trình đấu
tranh chống giặc ngoại xâm, đây là nét đặc sắc tạo nên sự gắn bó keo sơn của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam qua các cuộc đấu tranh giữ nước và mỡ mang bờ cỏi, nó đã
trở thành chân lí, là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam.
(3) Tính nhân đạo, khoan dung, yêu thương con người người
Được bắt nguồn từ lòng yêu nước, tính cộng đồng, đoàn kết dân tộc, từ đó được
kết tinh thành sự khoan dung độ lượng, yêu thương con người, yêu thương đồng loại.
Đó là giá trị đạo đức lớn, có nét đẹp riêng, hình thành nên hệ giá trị văn hoá đặc sắc
Việt Nam.
(4) Quan niệm về giá trị chân- thiện- mỹ
Đó là tôn trọng lý lẽ, sự công bằng, bảo vệ lẽ phải, tôn trọng kỷ cương; các giá
trị thuần phong mỹ tục của người Việt; giá trị về đạo đức, nhân cách, phẩm giá con
người được đề cao.
(5) Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể
Các di sản về tiếng nói, chữ viết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; các
làng nghề truyền thống; phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống; các loại hình văn hóa
nghệ thuật truyền thống.
Từ những luận giải trên, có thể hiểu GTVHTT là những yếu tố tinh thần có giá
trị bền vững, tốt đẹp tiêu biểu cho nền văn hóa của dân tộc, có tác dụng tích cực thúc
đẩy sự phát triển của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử cũng như hiện tại có vai trò
góp phần thúc đẩy đạt được các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội trong tương lai.
2.1.1.2. Khái niệm giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
Giữ gìn, phát huy GTVHTT là nội dung cốt lõi, yêu cầu bắt buộc trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa hiện nay, đồng thời phải luôn gắn chặt với
quá trình hội nhập, tiếp nhận các giá trị của văn hóa đương đại. Qua đó, sẽ thúc đẩy
thực hiện thành công các mục tiêu về xây dựng, phát triển nền văn hóa và làm giàu đẹp
thêm giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc.
Giữ gìn theo Từ điển Tiếng Việt đó là: “Giữ cho được nguyên vẹn, không bị
mất mát, tổn hại (nói khái quát); giữ được ý tứ, thận trọng và đúng mực, tránh sơ suất
trong cử chỉ, nói năng” [197, tr.360].
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037

More Related Content

What's hot

Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...
Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...
Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...phamhieu56
 

What's hot (18)

Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOTLuận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
 
Luận án: Luật tục người Thái và quản lí cộng đồng người Thái
Luận án: Luật tục người Thái và quản lí cộng đồng người TháiLuận án: Luật tục người Thái và quản lí cộng đồng người Thái
Luận án: Luật tục người Thái và quản lí cộng đồng người Thái
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
 
Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...
Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...
Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...
 
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
 
Luận văn: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê, HOT
Luận văn: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê, HOTLuận văn: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê, HOT
Luận văn: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê, HOT
 
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOTLuận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với thanh niên tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với thanh niên tại Tp Đà NẵngLuận văn: Giáo dục pháp luật đối với thanh niên tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với thanh niên tại Tp Đà Nẵng
 
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái NguyênLuận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
Luận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dânLuận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
Luận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
 
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đPhổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ, HOT
Luận văn: Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ, HOTLuận văn: Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ, HOT
Luận văn: Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ, HOT
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
 

Similar to Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037

Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnLuận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnLuận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...
Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa  Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa  Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...
Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂMLuận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

Similar to Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037 (20)

La01.019 luật tục người thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộ...
La01.019 luật tục người thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộ...La01.019 luật tục người thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộ...
La01.019 luật tục người thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộ...
 
Luận án: Quản lý cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Quản lý cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung BộLuận án: Quản lý cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Quản lý cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
 
Luận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOT
Luận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOTLuận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOT
Luận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOT
 
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnLuận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
 
Bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam
Bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt NamBảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam
Bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội An
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội AnLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội An
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội An
 
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnLuận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
 
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình DươngQuản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
 
Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...
Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa  Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa  Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...
Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA PHÁP LUẬT.doc
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA PHÁP LUẬT.docCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA PHÁP LUẬT.doc
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA PHÁP LUẬT.doc
 
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công anCông tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an
 
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt NamLuận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
 
Đề tài: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HOT
Đề tài: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HOTĐề tài: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HOT
Đề tài: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HOT
 
Luận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt NamLuận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂMLuận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công an
Luận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công anLuận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công an
Luận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công an
 
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOTCông tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
 
Luận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HAY
Luận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HAYLuận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HAY
Luận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HAY
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Recently uploaded (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở việt nam hiện nay 6365037

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỒ THANH HỚN VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2018
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỒ THANH HỚN VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 62 38 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. TRƯƠNG HỒ HẢI HÀ NỘI - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Hồ Thanh Hớn
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước 6 1.2. Tình hình nghiên cứu của tác giả nước ngoài 16 1.3. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu của luận án 20 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG 24 2.1. Khái niệm về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 24 2.2. Nội dung vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 43 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 54 2.4. Nghiên cứu kinh nghiệm về việc phát huy vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống một số nước và giá trị tham khảo cho Việt Nam 62 Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM 71 3.1. Vai trò của pháp luật trong thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 71 3.2. Vai trò của pháp luật trong việc tạo lập cơ sở pháp lý cho các chủ thể giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 80 3.3. Vai trò của pháp luật trong bảo đảm hiệu quả đối với việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 95 3.4. Vai trò của pháp luật trong giáo dục nâng cao ý thức cho các chủ thể giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 107 3.5. Vai trò của pháp luật trong việc chuyển tải nội dung, bảo đảm thực hiện các cam kết quốctếliênquanđếngiátrịvănhóatruyềnthốngmàViệtNamlàthànhviên 111 3.6. Nguyên nhân những kết quả đạt được và những hạn chế về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam 115 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 124 4.1. Các quan điểm bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam 124 4.2. Giải pháp bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay 133 KẾT LUẬN 155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 PHỤ LỤC 174
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Chính sách này đòi hỏi phải có bước đi thích hợp với sự tham gia của nhiều phương tiện và nhiều thiết chế khác nhau như kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật, nhà nước, các tổ chức xã hội bằng những phương thức và biện pháp khác nhau. Trong hệ thống các thiết chế thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống (GTVHTT) tốt đẹp của dân tộc, nhằm bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa. Để phát huy được vai trò đó, hệ thống pháp luật phải đồng bộ, hoàn chỉnh. Từ đó pháp luật mới tạo lập được cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam vừa tiên tiến phù hợp các tiêu chuẩn, chuẩn mực mới, hiện đại nhưng cũng vừa phát huy hết các giá trị văn hóa đặc sắc vốn có nhằm đáp ứng yêu cầu giữ vững giá trị cốt lõi của dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Hệ thống pháp luật Việt Nam bước đầu đã thể chế hóa các quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc; tạo được hành lang pháp lý cơ bản cho các hoạt động giữ gìn, phát huy GTVHTT góp phần giáo dục nâng cao ý thức cho con người cũng như góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa. Tuy nhiên, vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, pháp luật chưa chưa kịp thời thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về giữ gìn và phát huy các GTVHTT; chưa bảo đảm hành lang pháp lý vững chắc cho các chủ thể trong các hoạt động giữ gìn, phát huy giá trị ấy. Pháp luật chưa trở thành một công cụ bảo đảm hiệu quả đối với việc giữ gìn, phát huy những giá trị ấy dẫn đến những hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về văn hóa. Bên cạnh đó, pháp luật cũng chưa làm tốt vai trò giáo dục nâng cao ý thức con người đối với việc giữ gìn, phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Từ đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc và không phát huy được các GTVHTT trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội.
  • 6. 2 Trên thực tế, ở một số địa phương hiện nay, có tình trạng lễ hội văn hóa truyền thống được tổ chức tràn lan, gây lãng phí về thời gian và kinh phí, mất trật từ an toàn xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, thậm chí, một số lễ hội bị thương mại hóa. Việc lợi dụng các hoạt động văn hóa truyền thống nhằm trục lợi và đáp ứng các lợi ích cục bộ ở các địa phương ngày càng phổ biến. Thực trạng này đòi hỏi cần tăng cường vai trò của nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm phát huy và bảo đảm tính hiệu quả vai trò của pháp luật trong việc giữ gìn, phát huy các GTVHTT. Cần phải có lộ trình và bước đi thích hợp để phát huy vai trò của pháp luật trong việc điều tiết các quan hệ xã hội bảo đảm cho các hoạt động văn hóa ngày càng lành mạnh, phát huy tối đa các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư. Qua đó góp phần xây dựng xã hội văn hóa, văn minh, dân chủ và hiện đại. Trên bình diện quốc tế, việc gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN và hội nhập quốc tế ngày càng sâu hơn trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội đỏi hỏi pháp luật về văn hóa trong điều kiện này phải tiên tiến, hiện đại bảo đảm sự tương thích với hệ thống pháp luật các quốc gia khác, phù hợp với luật pháp quốc tế và nội dung của các điều ước quốc tế có liên quan. Ngoài ra, pháp luật cũng phải bảo đảm giữ vững các giá trị cốt lõi của văn hóa truyền thống đã làm nên cốt cách, bản sắc, tâm hồn người Việt trong suốt chiều dài lịch sử mà trong quá trình phát triển cần phải giữ vững. Trong điều kiện đó hệ thống pháp luật phải có vai trò chuyển tải nội dung, bảo đảm củng cố, thực hiện các cam kết quốc tế về văn hóa mà Việt Nam tham gia. Từ thực trạng và yêu cầu trên đây, nhiệm vụ nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn vai trò của pháp luật về văn hóa nói chung và vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói riêng có tính cấp thiết. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay” làm Luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò pháp luật trong giữ gìn phát huy GTVHTT, Luận án đề xuất quan điểmvà các giải pháp bảo đảmphát huyvai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huyGTVHTT ở Việt Nam hiện nay.
  • 7. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ sau: - Tổng quan các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT, từ đó chỉ ra những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam. Cụ thể, phân tích làm rõ khái niệm, đặc trưng, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam; đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm về vai trò của pháp luật đối với giá trị truyền thống một số quốc gia trên thế giới và rút ra giá trị tham khảo cho Việt Nam. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vai trò của pháp luật để làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến thực trạng vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT. - Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy các GTVHTT ở Việt Nam dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Là đề tài thuộc chuyên ngành lý luận về nhà nước và pháp luật, nên việc nghiên cứu không đi vào nghiên cứu vai trò của một ngành luật cụ thể, mà luận án chỉ tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi: - Về nội dung: Thông qua nghiên cứu, phân tích hệ thống pháp luật thực định có liên quan nhằm đánh giá vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam, bao gồm cả các quy định pháp luật cụ thể và kết quả thực thi các quy định đó đối thực tiễn một số nội dung trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam. - Về không gian: Để có dữ liệu phong phú và toàn diện, đề tài xác định phạm vi nghiên cứu trên toàn quốc. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu thời gian từ năm 1986 đến nay.
  • 8. 4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Về cơ sở lý luận Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. Hệ thống quan điểm của Học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật nói chung và lý luận về vai trò của pháp luật nói riêng, các quan điểm chỉ đạo của Đảng ta hiện nay về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, về hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như các quan điểm về xây dựng và thực hiện pháp luật trong thời kỳ mới. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, hệ thống; quy nạp, diễn dịch, cụ thể: Ở Chương 1: Sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố để khảo cứu các kết quả liên quan đến đề tài; từ đó chỉ ra những vấn đề tiếp tục nghiên cứu của luận án. Ở Chương 2: Sử dụng phương pháp pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp quy nạp, diễn dịch để nghiên cứu, phân tích, luận giải các khái niệm, phạm trù có tính lý luận về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy các GTVHTT. Ở Chương 3: Sử dụng phương pháp khảo sát văn bản, thống kê, đối chiếu, so sánh, luận án phân tích đánh giá thực trạng với những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. Ở Chương 4: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp - diễn dịch để luận giải và đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. 5. Đóng góp mới trong của luận án Luận án là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam nên có những đóng góp mới như sau: - Luận giải, đưa ra được khái niệm và xác định được nội dung vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam; đồng thời xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò đó của pháp luật. - Luận án chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam.
  • 9. 5 - Luận án đề xuất được các quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. - Luận án đã luận chứng được sự tác động, ảnh hưởng của những khuôn khổ và quy tắc pháp lý trong thực hiện các mục tiêu về giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học + Về mặt lý luận: Kết quả của luận án làm sáng tỏ thêm vấn đề lý luận về vai trò của pháp luật nói chung, vai trò của pháp luật về giữ gìn, phát huy GTVHTT nói riêng và làm phong phú thêm kho tàng lý luận chung về nhà nước và pháp luật. + Về mặt thực tiễn: - Kết quả đề tài góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân về việc giữ gìn, phát huy GTVHTT trong quá trình thực hiện các mục tiêu về kinh tế xã hội. - Kết quả của đề tài là tài liệu cung cấp luận cứ khoa học giúp các cơ quan và tổ chức những cơ sở để hoạch định chủ trương, chính sách, pháp luật hợp lý nhằm xây dựng nền văn hóa - Đề tài có giá trị tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các đơn vị đào tạo chuyên ngành liên quan và có giá trị tham khảo cho nhưng ai quan tâm đến lĩnh vực này. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được kết cấu làm 4 chương, 15 tiết.
  • 10. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN Nghiên cứu các công trình khoa học đã được công bố cho thấy đến nay đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến những nội dung liên quan đến đề tài luận án. Những công trình đó được các tác giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau và được đề cập đến những vấn đề sau: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ TRONG NƯỚC 1.1.1. Nhóm công trình liên quan đến văn hóa truyền thống và giá trị văn hóa truyền thống - Công trình Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay của Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang [111]. Ở công trình này, nhiều vấn đề được các tác giả tập trung nghiên cứu như truyền thống yêu nước, truyền thống dân chủ của Việt Nam, con người Việt Nam ở thế kỷ XIX qua con mắt người nước ngoài; biểu hiện của giá trị truyền thống Việt Nam qua ca dao, tục ngữ, qua tư liệu hương ước và sự biến đổi cấu trúc cộng đồng làng quê Việt, trong đó đáng chú ý có bài nghiên cứu về con người Việt Nam hiện tại trong mối liên hệ với các giá trị và phản giá trị của truyền thống. Trên cơ sở số liệu do điều tra xã hội học cung cấp các tác giả đã đưa ra những nhận định của mình về những vấn đề có liên quan đến con người Việt Nam hiện tại với các giá trị truyền thống. - Sách về giá trị văn hoá tinh thần Việt Nam của tập thể tác giả [149]. Trong công trình này các tác giả khẳng định những tính cách dân tộc, những giá trị tinh thần như lòng yêu nước, thương người là truyền thống vô cùng quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Qua đó, đặt vấn đề phải kế thừa và phát huy những giá trị tinh thần này trong việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam. - Trong cuốn Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam của Trần Văn Giàu [70], tác giả đã đưa ra những kiến giải sâu sắc về các giá trị truyền thống đặc thù của dân tộc Việt Nam và đã khái quát cơ bản về các khái niệm giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, ảnh hưởng của lịch sử đối với việc phát triển các giá trị truyền thống. Tác giả cũng đã tập trung phân tích các đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
  • 11. 7 bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa; các phạm trù được trình bày một cách có hệ thống và khoa học với ý nghĩa giống như một “bảng giá trị tinh thần” của người Việt. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh trong bảng giá trị tinh thần, yêu nước là giá trị đầu tiên và quan trọng nhất, là thước đo tiêu chuẩn cho mọi thước đo trong cuộc sống của con người. - Sách Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức và Hồ Sĩ Quý [30]. Trong công trình này các tác giả đã đề cập mấy vấn đề về giá trị, giá trị truyền thống, giá trị văn hóa truyền thống và sự chuyển biến của chúng sang hiện đại. Cuốn sách cũng đã đề cập đến vấn đề khai thác, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trong quá trình phát triển đất nước hiện nay - Sách Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa của Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên [31]. Cuốn sách đề cập đến vai trò của giá trị truyền thống trong sự phát triển văn hóa Việt Nam trong quá khứ, cũng như trong sự phát triển nền văn hóa mới Việt Nam. Qua công trình này, các tác giả muốn đề cập đến thách thức của toàn cầu hóa đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc. Trên cơ sở đánh giá thực trạng các giá trị truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống Việt Nam. - Sách Bản sắc văn hóa Việt Nam của Phan Ngọc [134]. Cuốn sách đã cung cấp những khái niệm cơ bản của văn hóa học với những cách tiếp cận riêng của tác giả trong nghiên cứu văn hóa. Qua việc khảo sát một số vấn đề cụ thể trong văn hóa Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp để bảo vệ văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu hội nhập cũng như cách phát huy văn hóa trong cuộc tiếp xúc văn hóa hiện nay. - Sách Đại cương về văn hóa Việt Nam của Phạm Việt Thái, Đào Ngọc Tuấn [152]. Cuốn sách này các tác giả tập trung tiến hành hệ thống hóa một số khái niệm và phương pháp cơ bản của văn hóa học như làm rõ việc định vị và kết cấu văn hóa Việt Nam, các yếu tố tinh thần của văn hóa. Các tác giả cũng đã xác đinh được thực trạng văn hóa Việt Nam trong mối quan hệ tương tác với văn hóa bên ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa. - Tác giả Ngô Đức Thịnh có nhiều công trình về văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, trong số đó tiêu biểu có quyển sách Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam [171]. Ở công trình này, tác giả xây dựng lý thuyết nghiên cứu
  • 12. 8 giá trị và hệ giá trị tổng quát văn hóa truyền thống Việt Nam và nghiên cứu các giá trị văn hóa thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống dân tộc như trong thích ứng, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; trong đời sống vật chất và tinh thần của con người; trong giao lưu văn hóa; trong đấu tranh chống ngoại xâm. Còn quyển Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi [172], tác giả đã thống kê, phân tích những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc cũng như của mỗi vùng. Qua đó khẳng định rằng, khi bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập và toàn cầu hóa, hệ GTVHTT cũng có nhiều biến đổi để phù hợp với tình hình mới, nhưng dù ở bất cứ giai đoạn nào của lịch thì các GTVHTT của dân tộc vẫn giữ nguyên vị trí đứng đầu trong quan niệm của người dân, đó là tinh hoa của dân tộc. - Tác giả Nguyễn Văn Dân có quyển sách Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa của [37]. Ở công trình này tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề như khái niệm về văn hóa; bản sắc văn hóa và bản sắc dân tộc; toàn cầu hóa văn hóa và đa dạng văn hóa; toàn cầu hóa văn hóa và văn hóa toàn cầu; toàn cầu hóa và xung đột văn hóa; vai trò của văn hóa trong đổi với phát triển bền vững, trong bối cảnh toàn cầu hóa và một số vấn đề cơ sở văn hóa của phát triển bền vững. 1.1.2. Nhóm công trình liên quan đến giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống - Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam- mấy vấn đề lý luận và thực tiễn của Thành Duy [44]. Ở công trình này tác giả khẳng định mối quan hệ giữa bản sắc dân tộc với hiện đại hóa văn hóa Việt Nam là mối quan hệ biện chứng, phát triển, nghĩa là hiện đại hóa chỉ có thể thành công nếu bản sắc dân tộc được coi trọng như một động lực. Đồng thời khẳng định bản sắc dân tộc của văn hóa cũng chỉ có thể được phát huy trong một đất nước được hiện đại hóa, do đó phát triển kinh tế và văn hóa phải đồng bộ với nhau, chú trọng phát triển văn hóa làm nền tảng tinh thần của xã hội. - Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Duy Bắc [11]. Công trình này đã xây dựng được hệ thống lý luận cơ bản về văn hóa, giá trị văn hóa và biến đổi giá trị văn hóa. Công trình cũng đã chỉ ra thực trạng biến đổi các giá trị văn hóa, phát triển văn hóa ở nước ta trong điều kiện hiện nay. - Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập của Ngô Đức Thịnh [169]. Cuốn sách đề cập đến hệ giá trị tổng
  • 13. 9 quát truyền thống Việt Nam, ngoài nghiên cứu hệ giá trị tổng quát, cuốn sách còn phân tích các giá trị văn hóa thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội của dân tộc. Tác giả đã lựa chọn ra năm giá trị hàng đầu và tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trong tổng số 19 giá trị văn hóa đã đưa ra để khảo sát, đó là: Chủ nghĩa yêu nước; tính cộng đồng (làng xóm, vùng miền, dân tộc); cần cù, chịu khó; hiếu học, khát vọng học; gắn bó huyết thống và làng bản. Bên cạnh đó, tác giả còn nhìn nhận vấn đề hệ giá trị văn hóa một cách hệ thống và đặc biệt là đặt nó trong bối cảnh văn hóa Việt Nam đã và đang hội nhập với văn hóa khu vực và toàn nhân loại. Qua việc đánh giá thực trạng biến đổi hệ giá trị văn hóa truyền thống hiện nay, tác giả đặt vấn đề bảo tồn, làm giàu và phát huy GTVHTT trong đổi mới và hội nhập. - Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay của Phạm Thanh Hà [74]. Theo tác giả, giữ gìn bản sắc dân tộc không có nghĩa là giữ lại tất cả những gì của quá khứ, mà phải giữ gìn một cách hợp lý, chúng ta phải chủ động hội nhập trên cơ sở lựa chọn cái tốt đẹp của dân tộc mình và dân tộc khác, đồng thời phải mạnh dạn vứt bỏ cái lạc hậu, cái không phù hợp. Do đó, đối với việc định hướng và giải pháp nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tác giả nhấn mạnh muốn giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam thì việc giữ gìn phải được thực hiện thường xuyên, đồng bộ và cần có sự quan tâm của mọi cấp, ngành, địa phương. - Các giá trị văn hóa Việt Nam- Từ truyền thống đến hiện đại của Đỗ Huy [92]. Cuốn sách nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các chuẩn mực, các giá trị văn hóa và lịch sử văn hóa Việt Nam trên góc nhìn giá trị học. Từ đó tác giả đặt vấn đề kế thừa các giá trị văn hóa và định hướng xây dựng những giá trị của nền văn hóa mới cũng như hướng phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam. - Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của Trần Ngọc Thêm [162]. Sách là công trình tập hợp các bài viết tập trung làm rõ giá trị học và hệ giá trị trong các nền văn hóa trong đó bàn về cơ sở lý luận cùng kinh nghiệm nghiên cứu và xây dựng hệ giá trị ở nhiều quốc gia (Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức,..) xác định hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và hệ giá trị Việt Nam trên các bình diện, các vùng miền. - Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai của Trần Ngọc Thêm [163]. Cuốn sách được tác giả tập trung vào các khái niệm học thuật, các phương pháp, công cụ lý thuyết về các giá trị văn hóa chung. Cuốn sách cũng
  • 14. 10 chỉ rõ phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam như: tính mực thước, lạc quan, vui vẻ, yêu đời, lòng biết ơn, trọng thể diện, trọng nữ. Đồng thời cuốn sách cũng bàn về "Những biến động của hệ giá trị Việt Nam truyền thống trong giai đoạn hiện đại", theo đó trước những thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ của không gian, thời gian, bối cảnh xã hội, tốc độ thay đổi của nền kinh tế... đã khiến cho nhiều tính cách "xấu xí" của người Việt bộc lộ rõ rệt. Ngoài ra, sách cũng nói về "Con đường đi đến hệ giá trị Việt Nam mới", đề cao vai trò của văn hóa trong mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Theo đó, văn hóa dân tộc được tác giả khẳng định chính là được hình thành nên từ văn hóa của mỗi cá nhân, sau đó nới rộng ra gia đình, cộng đồng, xã hội; các yếu tố như chính trị, kinh tế, giáo dục đều giữ vai trò trong việc nhào nặn, định hình nền văn hóa. - Quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của tác giả Nguyễn Thị Hiền [79]. Công trình này tác giả khẳng định để bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa phi vật thể, việc nâng cao vai trò chủ động, tích cực của cộng đồng cùng với vai trò định hướng, đề ra các chính sách của nhà nước là hướng đi đúng, cần triển khai tốt trong thực tế. Tuy nhiên, định hướng này chưa được thực hiện tốt trong thực tiễn. Các địa phương trong chỉ đạo, quản lý về di sản văn hóa chưa thống nhất và còn chồng chéo. Qua đánh giá thực trạng quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thông qua một vài trường hợp nghiên cứu di sản văn hóa tiêu biểu, tác giả đề xuất một số phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. - Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay của Võ Văn Thắng [158]. Công trình này tác giả đã làm rõ vai trò và phân tích, đánh giá thực trạng của việc kế thừa, phát huy các GTVHTT của dân tộc trong xây dựng lối sống ở nước ta thời gian qua, đồng thời đề xuất một số phương hướng và giải pháp kế thừa, phát huy tốt hơn các GTVHTT để xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay. - Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay của Mai Thị Quý [145]. Luận án được tác giả tập trung làm rõ các vấn đề về giá trị truyền thống, đánh giá thực trạng các giá trị truyền thống và khẳng định sự cần thiết phải kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
  • 15. 11 - Tác giả Huỳnh Thanh Quang với công trình luận án tiến sĩ triết học Phát huy giá trị văn hóa khơmer vùng đồng bằng sông Cửu Long góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay [140] đã tập trung phân tích làm sáng tỏ các giá trị văn hóa khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long và việc phát huy các giá trị đó trong việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra hiện nay về việc phát huy các giá trị văn hóa khơmer ở vùng này, đồng thời đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm phát huy các giá trị văn hóa khơmer trong việc phát huy khối đại đoàn kết ở vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. - Kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Gia- Rai ở tỉnh Gia Lai trong môi trường văn hóa đương đại của tác giả Lê Văn Liêm [113]. Công trình này tác giả đã làm rõ tầm quan trọng của vai trò kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng môi trường văn hóa của dân tộc Gia- Rai ở tỉnh Gia Lai trong điều kiện mới. Qua đó xác định nội dung, phương hướng giải pháp cơ bản bảo đảm kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nhằm xây dựng đời sống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Gia- Rai trong môi trường văn hóa đương đại. - Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay của tác giả Ngô Thị Thu Ngà [130]. Công trình tác giả đã đánh giá vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống và thực trạng phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ. Từ đó đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tốt các giá trị đạo đức truyền thống trong giai đoạn hiện nay. - Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay của tác giả Cao Thu Hằng [76]. Công trình này tác giả khẳng định các giá trị đạo đức truyền thống có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Từ việc phân tích và luận giải về giá trị đạo đức truyền thống cũng như nhân cách và tính tất yếu của việc kế thừa các giá trị của đạo đức truyền thống, tác giả đưa ra các giải pháp trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay sao cho hiệu quả hơn. - Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nước ta hiện nay của Hoàng Thị Hương [98]. Công trình này tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta. Qua việc đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát
  • 16. 12 huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, công trình đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc. - Di sản văn hóa người Việt ở thành phố Hồ Chí Minh và vấn đề bảo tồn, phát huy trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hồ Văn Tường [190]. Công trình này tác giả trình bày khái quát về đất và người thành phố Hồ Chí Minh; đặc điểm di sản văn hóa vật thể của người Việt tại thành phố Hồ Chí Minh qua các công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu. Qua đó, tác giả đặt ra vấn đề bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của người Việt ở thành phố Hồ Chí Minh qua các công trình nghệ thuật tiêu biểu trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. - Phát triển bền vững với việc giữ gìn giá trị truyền thống các dân tộc thiểu số bản địa tỉnh Đăk Nông trong giai đoạn hiện nay của Bùi Thi Hòa [86]. Tác giả luận án đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá trực tiễn của phát triển bền vững và mối quan hệ giữa phát triển bền vững với việc giữ gìn giá trị truyền thống các dân tộc thiểu số bản địa ở Đắk Nông. Qua đó, công trình luận chứng các phương hướng, giải pháp giữ gìn các giá trị truyền thống các dân tộc thiểu số ở ĐăkNông đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững hiện nay trên địa bàn tỉnh. - Công trình Hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên hiện nay của tác giả Lê Cao Thắng [159] đã nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về giá trị, GTVHTT của dân tộc và đánh giá thực trạng về giáo dục các GTVHTT cho sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục GTVHTT cho thanh niên nhằm xây dựng đội ngũ thanh niên phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Qua đó góp phần vào việc thực hiện chiến lược con người, phát triển giáo dục- đào tạo, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến vai trò của pháp luật và vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 1.1.3.1. Nhóm các công trình có liên quan đến vai trò của pháp luật Tác giả Đào Trí Úc ở công trình Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật [193] đã làm rõ tại sao phải hình thành lối sống theo pháp luật. Qua đó, công trình khẳng định tầm quan trọng của pháp luật trong đời sống xã hội. Công trình đã gợi mở những vấn đề về tăng cường vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội và đề
  • 17. 13 xuất các giải pháp xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật cho các tầng lớp nhân dân trong cộng đồng dân cư. - Đổi mới, hoàn thiện pháp luật trong phòng chống văn hóa độc hại và tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay của Đỗ Văn Bích [12]. Công trình này tác giả làm rõ các quan niệm về mối liên hệ giữa văn hóa độc hại và tệ nạn xã hội, đồng thời khẳng định sự cần thiết dùng pháp luật để phòng chống văn hóa độc hại để góp phần giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam. Từ đó công trình xác định vai trò, nội dung điều chỉnh bằng pháp luật cũng như đề xuất phương hướng, giải pháp đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong phòng, chống văn hóa độc hại và tệ nạn xã hội. - Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn xã hội trong hoạt động của lực lượng cảnh sát nhân dân ở nước ta hiện nay của tác giả Lê Thế Tiệm [178]. Ở công trình này tác giả đã tập trung làm rõ những phạm trù cơ bản của quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn xã hội, về vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội nói chung và trong hoạt động của lực lượng cảnh sát nhân dân. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội, tác giả đề xuất những phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn xã hội trong hoạt động của lực lượng cảnh sát nhân dân. - Tăng cường đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội bằng pháp luật ở Việt Nam hiện nay của Phan Đình Khánh [106]. Luận án này được tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội bằng pháp luật trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam. Tác giả tập trung làm rõ vai trò và phương tiện của pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội. Từ đó khẳng định pháp luật có vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội. Trên cơ sở đó luận án đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội bằng pháp luật ở Việt Nam. - Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Kim Thái [156]. Qua công trình này tác giả khẳng định vai trò quan trọng của pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước, do đó cần phải tăng cường hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước đối với
  • 18. 14 bảo hiểm xã hội, luận án đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với bảo hiểm xã hội nhằm phát huy vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước trong đó có quản lý hoạt động bảo hiểm xã hội. 1.1.3.2. Nhóm các công trình có liên quan đến vai trò của pháp luật trong các lĩnh vực cụ thể - Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội của tác giả Nguyễn Minh Đoan [62]. Công trình này tác giả khẳng định pháp luật là công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và đời sống cộng đồng, là sản phẩm của sự phát triển xã hội vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Từ khẳng định đó tác giả tập trung phân tích mối liên hệ, vai trò, những tác động qua lại giữa pháp luật với nhà nước, với kinh tế, chính trị, với đường lối, chính sách của Đảng, với dân chủ, đạo đức, tập tục, tôn giáo, với điều lệ, văn kiện của tổ chức xã hội, với hương ước và với dư luận xã hội. Qua đó có thể thấy rằng pháp luật không chỉ là công cụ quản lý xã hội cần thiết, mà còn rất quan trọng và hiệu quả. Tuy vậy, qua công trình này tác giả cũng khẳng định pháp luật không phải là chìa khóa vạn năng, nó có mối liên hệ mật thiết với các công cụ khác, các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, đạo đức, tập quán, tôn giáo… và chỉ đạt được hiệu quả cao nhất khi có sự phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ giữa pháp luật với các công cụ đó. - Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách của tác giả Nguyễn Đình Đặng Lục [118]. Tác giả đã nêu lên vai trò của nhà trường, xã hội và gia đình trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của người chưa thành niên. Qua đó khẳng định đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên có liên quan đến ý thức pháp luật để từ đó rút ra những vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác giáo dục pháp luật đối với thế hệ công dân tương lai của đất nước. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho những người chưa thành niên với mục đích giúp người chưa thành niên có nhận thức tốt, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, bạn bè, cộng đồng và xã hội; có được kỹ năng sống, cách ứng xử có văn hóa để thành công trong cuộc sống và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. - Vai trò của pháp luật trong cuộc đấu tranh chống lợi dụng nhân quyền bảo vệ an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay của Nguyễn Quang Thiện [166]. Luận án đã được tác giả xây dựng cơ sở lý luận nhằm phát huy vai trò của pháp luật trong cuộc đấu tranh chống lợi dụng nhân quyền, bảo vệ an ninh quốc gia, chống diễn biến hòa bình của chủ
  • 19. 15 nghĩa đế quốc. Trên cơ sở đó, tác giả luận chứng đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật trong đấu tranh lợi dụng nhân quyền nhằm bạo vệ an ninh quốc gia ở nước ta. - Tác giả Đỗ Ngọc Thịnh trong luận án Vai trò của pháp luật trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường [168] đã nghiên cứu một cách có hệ thống và tổng quát vai trò của pháp luật trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế nước ta. Qua đó khẳng định vai trò của pháp luật đối với sự phát triển kinh tế, đồng thời làm sáng tỏ nguyên nhân pháp luật mất vai trò hoặc trở nên hình thức trong kinh tế kế hoạch hóa tập trung- bao cấp trước đây ở Việt Nam. Trên cơ sở luận chứng về cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò cụ thể của pháp luật trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế thị trường, tác giả đề xuất những kiến nghị về các phương hướng hoàn thiện pháp luật trong việc tăng cường vai trò của pháp luật trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Tác giả Vũ Anh Tuấn trong luận án tiến sĩ luật học Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay [189] đã xây dựng cơ sở lý luận và điều kiện để khẳng định vai trò quan trọng của pháp luật trong việc đảm bảo công bằng xã hội trong việc tiếp cận và hưởng thụ những thành quả của quá trình phát triển, đó là mục tiêu mà trong quá trình quản lý nhà nước luôn hướng tới. Qua việc đánh giá thực trạng pháp luật về vấn đề bảo đảm công bằng xã hội ở Việt Nam, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường vai trò của pháp luật trong việc bản đảm công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay. - Luận án tiến sĩ luật học Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững ở nước ta trong giai đoạn hiện nay của tác giả Võ Hãi Long [115] đã xây dựng những luận cứ khoa học và thực tiễn, tìm kiếm giải pháp hữu ích cho việc phát huy vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. - Vai trò của pháp luật trong việc xây dựng đạo đức cho cán bộ lãnh đạo chính trị ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Thị Thu Hường [100] được tác giả nghiên cứu dưới góc độ triết học những vấn đề lý luận chung về vai trò của pháp luật trong việc xây dựng đạo đức cho người cán bộ lãnh đạo chính trị. Qua việc đánh giá thực trạng đạo đức cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay, luận án đã luận chứng các quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tốt vai trò của pháp luật trong việc xây dựng đạo đức cho người cán bộ lãnh đạo chính trị ở Việt Nam hiện nay.
  • 20. 16 - Các bài viết liên quan đến vai trò của pháp luật như: Vai trò của pháp luật trong việc tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ, công chức ở nước ta của tác giả Nguyễn Quốc Hiệp, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 02 năm 2007; Vai trò của pháp luật đối với việc hình thành và phát triển ý thức đạo đức ở nước ta hiện nay của tác giả Lê Thị Tuyết Ba, tạp chí triết học số 10 năm 2006; Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ con người của tác giả Tống Đức Thảo, tạp chí Cộng sản, số 02 năm 2005; Vai trò của pháp luật quản lí chất thải nguy hiểm ở Việt Nam của tác giả Vũ Thị Duyên Thuỷ, tạp chí luật học, số 03 năm 2009; Bàn về khái niệm, vị trí, vai trò của pháp luật về đặc xá của tác giả Nguyễn Ngọc Anh, tạp chí tòa án nhân dân, số 13 năm 2007; Mấy ý kiến về hoạt động khuyến mại và Vai trò của pháp luật ở Việt Nam hiện nay của tác giả Trần Dũng Hải, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 06 năm 2008; Vai trò của pháp luật với vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay của tác giả Lê Xuân Huy, tạp chí Lịch sử Đảng, số 11 năm 2007; Vai trò của pháp luật về đạo đức Việt Nam của tác giả Lê Đinh Mùi, Niên giám khoa học 2011-2014 - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (tập 5) 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ NƯỚC NGOÀI - Quyển sách Anthropological Perspectives on Intangible Cultural Heritage [Cách tiếp cận nhân học tới di sản văn hóa phi vật thể] của tác giả Arizpe, Lourdes [205]. Cuốn sách như là một cẩm nang liên quan đến khái niệm, quan điểm, nội dung, tinh thần của Công ước 2003 của UNESCO về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể. Cuốn sách cũng phân tích vai trò của nhà nước và cộng đồng xã hội trong việc nhận diện di sản văn hóa phi vật thể và đề ra chính sách cùng bảo vệ, giữ gìn và phát triển giá trị di sản. - Cuốn sách Indigenous Heritage and Intellectual Property: Genetic Resourcer, Traditional Knowledge and Folklore [Di sản văn hóa bản địa và quyền sở hữu trí tuệ: Nguồn lực phát sinh, trí thức truyền thống và văn hóa dân gian] [210], do Lewinskin Von Silke làm chủ biên đã phân tích sâu về quyền của những tộc người bản địa, các nguồn lực địa phương trong sáng tạo, duy trì các loại hình văn hóa truyền thống, trong đó nhấn mạnh quyền của các dân tộc bản địa về di sản văn hóa còn được pháp luật của các quốc gia bảo vệ. - Blake, Janet có các công trình tiêu biểu như Commentary on the 2003 UNESCO Convention on the Safeguarding of the Intangible Cultural Heritage [Nhận xét về Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ văn hóa phi vật thể] [206]. Công trình này tác giả đã cung cấp một phần chung giới thiệu về Công ước 2003 và lịch sử phát
  • 21. 17 triển của nó, đồng thời tác giả cũng phân tích kỹ các điều khoản của Công ước xem như là tư liệu quý giá giải thích về khái niệm, nội dung, quan điểm và tinh thần của Công ước. Còn ở công trình Safeguarding Intangible Cultural Heritage- Challenges and Approaches [Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể- Thách thức và cách tiếp cận] [207], tác giả đã tập hợp các bài viết từ các ngành khoa học khác nhau như nhân học, luật pháp, lịch sử và những ngành liên quan khác đến lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Qua công trình này, tác giả muốn khẳng định việc bảo vệ di sản văn hóa là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, các nhà nghiên cứu cũng như những người thực hành trên thế giới và cũng còn nhiều cách hiểu, quan niệm khác nhau. Do đó, theo tác giả cần có sự quan tâm sâu sắc hơn và chia sẽ những ý tưởng, trải nghiệm để thực sự có chính sách về bảo vệ giá trị di sản phù hợp và hiệu quả hơn. - Heritage Management in Korea and Japan. The Politics of Antiquity and identily [Quản lý di sản ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Chính trị hóa về cổ tục và bản sắc] của Hyung II Pai [209]. Ở công trình này, tác giả đã phân tích di sản văn hóa phi vật thể như là tài sản quốc gia với các lăng mộ của triều đình, kiến trúc Phật giáo, cung điện và kho tàng nghệ thuật ở Hàn Quốc và Nhật Bản đã thu hút các học giả, nhà sưu tầm, những người bảo tồn và hàng triệu khách du lịch. Đó cũng là dấu mốc mang tính biểu tượng của bản sắc văn hóa. Công trình đã chỉ ra nhiều vấn đề về quản lý di sản, luật di sản và sự can thiệp, hỗ trợ của nhà nước vào lĩnh vực di sản ở Hàn Quốc và Nhật Bản. - Intangible Heritage [Di sản phi vật thể], của Smith, Laurajane, Natsuko Akagawa [213]. Cuốn sách này đưa ra phân tích về các tác động và hậu quả của ý tưởng “di sản phi vật thể” đối với các cuộc tranh luận chính trị và học thuật quốc tế về ý nghĩa và bản chất của di sản văn hóa và các quy trình quản lý được phát triển để bảo vệ nó. Công trình đã cung cấp dữ liệu theo nhiều cách khác nhau về di sản văn hóa phi vật thể đã được xác định và quản lý trong cả bối cảnh quốc gia và quốc tế với mục đích tạo thuận lợi cho cuộc tranh luận quốc tế về ý nghĩa, bản chất và giá trị của di sản văn hóa phi vật thể. - On Intangible Heritage Safeguarding Governance: An Asia- Pacific Context [Quản trị bảo vệ di sản phi vật thể: Bối cảnh Châu Á- Thái Bình Dương] của Seong- Yong Park [212]. Cuốn sách này bao gồm quản lý di sản văn hóa phi vật thể thông qua bối cảnh châu Á - Thái Bình Dương, đề cập đến sự phát triển mang tính lịch sử của các công cụ quốc tế hướng dẫn chính sách văn hóa phi vật thể. Đây là công trình quan
  • 22. 18 trọng trực tiếp hướng tới việc quản lý di sản văn hóa phi vật thể. Với việc xem xét Công ước 2003 về bảo vệ sự phát triển của di sản văn hóa phi vật thể, công trình này cung cấp một sự hiểu biết về lý do tại sao Công ước này phải ra đời, cách thức phát triển và áp dụng nó trong các tình huống khác nhau cũng như việc cần có những phương thức quản lý, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị. - Quyển sách Safeguarding Intangible Cultural Heritage [Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể] do Stefano, Michelle L., Peter Davis, Gerard Corsane làm chủ biên [214]. Cuốn sách này cung cấp một loạt các quan điểm quốc tế về những vấn đề di sản văn hóa phi vật thể, khám phá cách tiếp cận toàn diện và tích hợp để bảo vệ văn hóa phi vật thể. Các tác giả chứng minh rằng các phương pháp và thái độ thay thế thường xuyên tồn tại ở cấp địa phương có thể là cách hiệu quả nhất để bảo vệ văn hóa phi vật thể. Các quan điểm quản lý được thể hiện trong sách không chỉ từ phía nhà nước mà còn từ những quyền lực tạo nên; và từ các nhà chuyên môn và những người thực hành. Cuốn sách đề xuất một quan điểm trong quản lý di sản bao gồm nhiều quyền lực của cả nhà nước, cộng đồng. - Boswell, Rosabelle với công trình Challenges to Identifying and Managing Intangible Cultural Heritage in Mauritius, Zanzibar and Seychelles [Thách thức nhận diện và quản lý di sản văn hóa phi vật thể ở Mauritius, Zanzibar and Seychelles] [208]. Cuốn sách đã cung cấp một cuộc thảo luận sơ bộ về các yếu tố thách thức việc quản lý di sản văn hóa phi vật thể trong các cộng đồng châu Phi của Zanzibar, Mauritius và Seychelles. Tác giả cho rằng, quản lý di sản thiếu sự chỉ đạo, quan tâm của chính phủ và không có sự đầu tư về nguồn lực, vật lực và tài lực thì di sản ít được trao truyền và phát huy hiệu quả. Từ đó kết luận rằng cần có nhiều nguồn tài trợ và sự chú ý hơn cho việc quản lý di sản ở châu Phi và cộng đồng người di cư của nó. Vì rằng, nếu không có sự quan tâm của chính phủ kịp thời cũng như việc khuyến khích cộng đồng thực hành di sản thì di sản sẽ bị kiệt quệ và khó có thể khôi phục lại được. - Lewis, J, với công trình Designing a Cultural Polity [Phác thảo về chính sách văn hóa] [211], đã đưa ra định hướng chung về chính sách văn hóa và sự phát huy quyền lực nhà nước trong quản lý di sản văn hóa. Đồng thời, làm rõ vai trò của người dân trong việc tham gia vào việc hoạch định và trực tiếp thực hiện các chính sách. - Đánh giá về Công ước 2003 ở Hàn Quốc của Dawnhee Yim [36]. Ở công trình này tác giả nhấn mạnh đến vai trò của nhà nước và yếu tố cộng đồng trong việc
  • 23. 19 bảo vệ và phát triển các giá trị văn hóa phi vật thể. Để thực hiện chương trình bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, cơ sở pháp lý quan trọng vẫn là đạo Luật Bảo vệ di sản văn hóa do Chính phủ Hàn Quốc thông qua năm 1962. Theo đó các cơ quan quản lý của nhà nước về văn hóa như Ủy ban quản lý di sản văn hóa đóng vai trò quan trọng trong thực hiện các chương trình này. Tác giả khẳng định ở Hàn Quốc, bất kỳ hình thức di sản văn hóa phi vật thể nào được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia, thì di sản nhân văn sống phải truyền tải di sản phi vật thể đó cho thế hệ tương lai, bao gồm cả hình thức và khuôn mẫu của nó phải được giữ gìn mà không có bất kỳ sự thay đổi nào; người học không phải trả bất cứ khoản tiền cho việc đào tạo này. Còn các nghệ nhân được nhà nước hỗ trợ các chế độ và lương bỗng hàng tháng. Hàn Quốc cũng quan tâm đến việc phục hồi, xây dựng các làng văn hóa truyền thống, các nhà hát trình diễn nhằm quảng bá hình ảnh đất nước thông qua di sản và thu hút khách du lịch. - Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể và vấn đề quản lý ở Miến Điện của Sanwin [147] khẳng định chính sách nhất quán của Chính phủ Myanmar luôn coi văn hóa có giá trị to lớn trong việc giữ gìn truyền thống và tinh thần dân tộc. Do đó, người dân Myanmar luôn được định hướng tới việc bảo tồn và quảng bá văn hóa Myanmar. Chính phủ luôn chú trọng đến công tác giảng dạy và nghiên cứu các giá trị văn hóa phi vật thể, hoạt động hợp tác quốc tế trong và ngoài khối Asean nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế theo Công ước 2003 về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể được quan tâm và thúc đẩy mở rộng mạng lưới và trao đổi chuyên môn. Vai trò của các tổ chức đoàn thể cũng được chú trọng như Hiệp hội nghệ sĩ và Nghệ nhân Myanmar, Hội sân khấu Myanmar đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực văn hóa. - Suy ngẫm về việc thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ở Mexico: 10 năm trải nghiệm và thử thách của Elady Quiroz [66]. Tác giả khẳng định ở Mexico các cộng đồng có quyền tự trị để bảo vệ và phát huy môi trường sống và toàn vẹn đất đai của mình. Họ cũng có một số luật đặc thù về các lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể như Luật chung về phát triển xã hội, Luật về ngôn ngữ của các dân tộc bản địa. Theo tác giả Sau khi Mexico phê chuẩn Công ước Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện công ước này bắt đầu được quan tâm rộng rãi hơn cả trong các lĩnh vực học thuật và thể chế trong môi trương văn hóa. Hiến pháp nước này xác định Công ước hay các Điều ước quốc tế phù hợp với các điều khoản và mục tiêu của Hiến pháp do Tổng thống và Thượng viện phê chuẩn, thì có tính chất của Luật tối cao. Từ nguyên tắc
  • 24. 20 Hiến pháp này cho thấy đó là một nghĩa vụ đối với chính phủ Mexico để thực hiện các hành động cho phép thực hiện đầy đủ mọi quy tắc và nghĩa vụ được quy định trong Công ước Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. - Khi cái vô hình gặp cái hữu hình: 10 năm thực hiện việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể: kinh nghiệm, bài học của Nigeria và định hướng toàn cầu trong tương lai của Augustus B. Ajibola [5]. Tác giả cho rằng Nigeria có một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể vô cùng phong phú trên tất cả các lĩnh vực khác nhau như truyền thống truyền miệng và các loại hình biểu hiện văn hóa, bao gồm ngôn ngữ như là một phương tiện của di sản văn hóa phi vật thể. Tác giả khẳng định Chính phủ Nigeria xác định tầm quan trọng của mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển, cụ thể di sản văn hóa phi vật thể như là sự bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Nhà nước đã cho triển khai chương trình tư liệu hóa các di sản văn hóa phi vật thể và đã thiết lập một hệ thống kho báu nhân văn sống. 1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.3.1. Đánh giá chung Một là, các công trình nghiên cứu về văn hóa truyền thống đều rất sâu sắc nhưng được nghiên cứu dưới góc độ ngành khoa học khác không thuộc khoa học pháp lý, nên mục đích, nhiệm vụ đặt ra và kết quả đạt được không đánh giá được thực trạng pháp luật với tư cách là công cụ tạo lập cơ sở pháp lý cho các chủ thể và bảo đảm hiệu quả giữ gìn, phát huy các GTVHTT ở Việt Nam. Các khái niệm về văn hóa, giá trị, GTVHTT, bản sắc văn hóa được các tác giả nhìn nhận hết sức đa dạng với nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các khái niệm này được xem là những cứ liệu quan trọng qua đó giúp tác giả luận án xác định các khái niệm công cụ có liên quan đến những vấn đề lý luận GTVHTT dưới góc độ lý luận chung về pháp luật. Đồng thời các quan điểm, giải pháp về bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc là căn cứ quan trọng để thông qua đó luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. Hai là, các công trình nghiên cứu về vấn đề liên quan đến vai trò của pháp luật trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội, trong một số công trình các tác giả đã tập trung, khai thác, làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn về những lĩnh vực cụ thể liên quan đến pháp luật về văn hóa, cung cấp những thông tin có giá trị cho luận án để
  • 25. 21 thực hiện khảo cứu và đánh giá thực trạng về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy các GTVHTT. Một số kết quả nghiên cứu sẽ gợi mở, cung cấp thông tin, sự kiện để tác giả luận án tham khảo làm luận cứ khoa học cho đề tài luận án. Tuy nhiên, các công trình này không trực tiếp đề cập các vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của pháp luật đối với văn hóa và trong việc giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. Ba là, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của pháp luật nhưng vấn đề vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam chưa được nghiên cứu một cách có chiều sâu dưới cấp độ là luận án tiến sĩ, đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước hay sách chuyên khảo. Bốn là, về lý luận và thực tiễn nêu trên mới chỉ đề cập đến những mặt, những vấn đề cụ thể mà chưa nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ, có tính hệ thống trong tất cả các đề tài, công trình đã công bố liên quan đến pháp luật về văn hóa. Không những chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắc về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam mà còn chưa có một công trình nào đưa ra được những giải pháp khả thi để bảo đảm nâng cao hiệu quả pháp luật với tư cách là công cụ nhằm giữ gìn, phát huy tốt nhất GTVHTT ở Việt Nam. Từ những đánh giá trên có thể kết luận rằng, trong luận án này ngoài nội dung về văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống phải kế thừa các công trình nghiên cứu về văn hóa dưới góc độ văn hóa, chính trị, triết học; những vấn đề lý luận về vai trò của pháp luật nói chung có thể kế thừa một phần từ những công trình khác như các khái niệm công cụ tiếp cận vấn đề dưới góc độ khoa học pháp lý; phương pháp đánh giá thực trạng vai trò của pháp luật, thì những nội dung về cơ sở lý luận, thực trạng vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam; các quan điểm, giải pháp thể hiện sự đóng góp mới của đề tài cho vấn đề nghiên cứu. Với nhận định như vậy, có thể khẳng định đề tài luận án “Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay” hoàn toàn mới, không trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào đã công bố. Để đạt được mục tiêu của luận án là nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT dưới góc độ của chuyên ngành lý luận và lịch sử về nhà nước và pháp luật, luận án kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học nêu trên và tiếp tục làm rõ một số vấn đề
  • 26. 22 1.3.2. Những vấn đề đặt ra đề tài cần tiếp tục nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của các công trình trên đây đã gợi mở, cung cấp thông tin, phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề trong nhiều nội dung của luận án. Tuy nhiên, nhiều vấn đề liên quan đến vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT chưa được nghiên cứu đầy đủ và toàn diện, có tính hệ thống. Do vậy, luận án tiếp tục nghiên cứu những nội dung sau: Về mặt lý luận: các vấn đề tiếp tục nghiên cứu, giải quyết gồm: xây dựng khái niệm, phân tích đặc trưng, làm rõ mối quan hệ giữa pháp luật với văn hóa và các hiện tượng khác; xây dựng cơ sở lý luận về nội dung vai trò của pháp luật trong giữ gìn và phát huy GTVHTT; nghiên cứu có chọn lọc việc phát huy vai trò của pháp luật đối với GTVHTT ở một số nước và chỉ ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam. Về mặt thực tiễn, các vấn đề tiếp tục nghiên cứu, giải quyết gồm: phân tích, đánh giá toàn diện, có hệ thống thực trạng vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy các GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, luận án đề xuất các quan điểm và các nhóm giải pháp đồng bộ nhằm bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy các GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. 1.3.3. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu của luận án - Giả thuyết của luận án: Luận án luận chứng rõ cơ sở lý luận về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. - Câu hỏi nghiên cứu của luận án: + GTVHTT có vai trò như thế nào trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước? Làm thế nào để giữ gìn, phát huy GTVHTT? + Pháp luật có mối quan hệ với văn hóa và các hiện tượng khác như thế nào? + Làm thế nào để phát huy vai trò của pháp luật trong việc đặt ra và thực hiện các mục tiêu về xây dựng và phát triển nền văn hóa? Pháp luật có vai trò thế nào trong giữ gìn, phát huy GTVHTT? + Thực tiễn vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam thời gian qua được thể hiện như thế nào? Nguyên nhân? + Làm gì để bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay?
  • 27. 23 Tiểu kết chương 1 Từ những kết quả nghiên cứu của các công trình trên cho thấy đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan đến đề tài luận án. Những công trình này liên quan đến các nhóm vấn đề cơ bản sau: Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến đến văn hóa chủ yếu đi sâu vào các khái niệm về giá trị, GTVHTT được các tác giả nhìn nhận hết sức đa dạng với nhiều góc độ khác nhau. Đồng thời, tác giả các công trình cũng đưa ra các quan điểm, giải pháp về bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống ở Việt Nam hiện nay. Liên quan đến vai trò của pháp luật, các tác giả đã nêu các công trình đều nghiên cứu về vấn đề liên quan đến vai trò của pháp luật pháp luật nói chung. Trong một số công trình các tác giả đã tập trung, khai thác, làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn về những lĩnh vực cụ thể liên quan đến pháp luật về văn hóa, cung cấp những thông tin có giá trị cho luận án để thực hiện khảo cứu và đánh giá thực trạng về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy các GTVHTT. Một số kết quả nghiên cứu sẽ gợi mở, cung cấp thông tin, sự kiện để ứng viên tham khảo làm luận cứ khoa học cho đề tài của mình. Tuy nhiên, các công trình này không trực tiếp đề cập các vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của pháp luật đối với văn hóa và trong việc giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. Tóm lại, các công trình khoa học được đề cập có liên quan đến đề tài, ở mức độ khác nhau đều liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, có hệ thống vấn đề vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Mặc dù vậy các công trình khoa học đó là các tài liệu tham khảo có giá trị đối với việc nghiên cứu, giải quyết mục đích và nhiệm vụ của luận án.
  • 28. 24 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG 2.1. KHÁI NIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG 2.1.1. Khái niệm giá trị văn hóa truyền thống và giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 2.1.1.1. Khái niệm văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống Khái niệm văn hóa rất phức tạp và đa nghĩa, hiện nay đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa như: văn hóa là trình độ phát triển vật chất và tinh thần của loài người; văn hóa là khái niệm có nội dung bao gồm khoa học, kỹ thuật, giáo dục, văn học, nghệ thuật; văn hóa là khái niệm chỉ lối sống, nếp sống, đạo dức xã hội. Đã có rất nhiều nhà Nhân học, Dân tộc học đã đưa ra vô số định nghĩa, mà cho đến nay cũng chưa thể nào thống kê được. Có thể nói “văn hóa là cái mà khi nhắc đến, ai cũng có thể hình dung ra được nó như thế nào nhưng lại không nói được chính xác nó là cái gì” [37, tr.11], có lẽ trong khoa học xã hội và nhân văn chưa có khái niệm nào phức tạp như là khái niệm văn hóa. Năm 1988, khi phát động thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, ông Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO khi ấy đã đưa ra một định nghĩa có thể coi là định nghĩa của UNESCO cho văn hóa như sau: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ và cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình” [37, tr.18]. Ở Việt Nam, theo từ điển tiếng Việt phổ thông của Viện ngôn ngữ học thì văn hóa có năm nghĩa: 1. Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử (ví dụ: kho tàng văn hóa dân tộc, văn hóa phương đông, nền văn hóa cổ). 2. Những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần- nói một cách tổng quát (ví dụ: phát triển văn hóa; công tác văn hóa, văn nghệ). 3. Tri thức kiến thức khoa học (ví dụ: Văn hóa học, trình độ văn hóa).
  • 29. 25 4. Trình độ cao trong sinh hoạt văn hóa xã hội, biểu hiện của văn minh (ví dụ: Sống có văn hóa, ăn nói thiếu văn hóa). 5. Nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau (ví dụ: Văn hóa Đông Sơn) [197, tr.1014]. Ông cha ta trước đây hay dùng khái niệm “văn hiến”, bao gồm các ý nghĩa: Xây dựng một quốc gia có điển chương chế độ, kỹ cương sách vở, văn chương nghệ thuật với những anh hùng hào kiệt. Cùng với sự tiếp biến văn hóa, thuật ngữ “văn hóa” đã dần xâm nhập vào đời sống xã hội và được rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa quan tâm. Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã khẳng định: “Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu”, học giả Đào Duy Anh trong cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương” thì cho rằng văn hóa là chung cho tất cả các phương tiện sinh hoạt của loài người cho nên nói tới cách sinh hoạt của con người tức là văn hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng quan niệm văn hóa theo các quan điểm trên. Trong mục đọc sách ở phần cuối tập Nhật ký trong tù (1942- 1943), lần đầu tiên Hồ Chí Minh có nêu ra một định nghĩa về văn hóa như sau: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [124, tr.431] Quan niệm trên về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ thống kê các yếu tố cơ bản của đời sống tinh thần của con người, mà còn làm rõ bản chất, chức năng của văn hóa. Người đã coi văn hóa là đời sống tinh thần, là thuộc về kiến trúc thượng tầng, để có sự phân biệt tương đối với các mặt khác của đời sống xã hội; văn hóa phải đi tiên phong trong mọi nhiệm vụ bảo vệ và kiến thiết đất nước. Do đó, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vào tháng 11 năm 1946 Người khẳng định văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Theo Trần Ngọc Thêm thì khái niệm văn hoá bao giờ cũng có thể qui về hai cách hiểu chính: Theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng.
  • 30. 26 Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật…). Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh…). Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…). Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn…). Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra [164]. Vẫn theo ông thì tuy có nhiều quan điểm khác nhau về văn hóa với những khuynh hướng khác nhau nhưng tựu trung lại các định nghĩa văn hoá đều chứa một nét nghĩa chung là “con người”, đều thừa nhận và khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa văn hóa với con người. Văn hoá và con người là hai khái niệm không tách rời nhau, con người xuất hiện từ lúc nào thì văn hoá xuất hiện từ lúc ấy, con người là chủ thể sáng tạo ra văn hoá. Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình, con người luôn sáng tạo không ngừng để làm nên các giá trị văn hoá. Theo ông thì văn hóa có tính giá trị, do đó không phải cái gì do con người làm ra đều là văn hóa, mà chỉ có những gì có giá trị mới thuộc về văn hoá. Còn theo Tiến sĩ Trần Thị Minh ở công trình “Phát triển văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội”, tác giả cho rằng “Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra nhằm mục đích phát triển bản thân con người và xã hội” [13, tr.22]. Theo giáo trình Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (dùng cho hệ cử nhân chính trị) thì nói đến văn hóa là “nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng lực, bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội” [87, tr.12]. Do đó, khái niệm văn hóa chứa đựng bản chất nhân văn, nhân bản và cơ sở của mọi hoạt động văn hóa là hướng đến cái chân, thiện, mỹ. Từ đó khẳng định: Văn hóa là hoạt động tinh thần hướng tới việc sản xuất ra các giá trị chân, thiện, mỹ [87, tr.15]. Văn hóa là phương thức hoạt động của con người và sáng tạo là đặc điểm cơ bản của văn hóa, nó trở thành lực đẩy kích thích xã hội phát triển và hình thành cùng
  • 31. 27 lúc khi con người tạo thành quần thể xã hội. Thường người ta chia văn hóa ra thành hai lĩnh vực: Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, “sự phân chia này cũng là cần thiết để có cái nhìn toàn diện hơn đối với các hoạt động và các sản phẩm văn hóa” [87, tr15]. Bên cạnh các sản phẩm tinh thần như các tác phẩm văn học - nghệ thuật, phong tục tập quán, lối sống còn có các sản phẩm vật chất như các công trình kiến trúc, di tích lịch sử… Tuy nhiên, sự phân chia đó cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi “cái gọi là văn hóa vật chất hay văn hóa vật thể thực ra là vật thể hóa các giá trị tinh thần” [87, tr.15]. Cho nên, không có cái văn hóa thuần túy tinh thần nào mà lại không thấy qua một yếu tố vật chất để tồn tại và biểu hiện được. Nói chung văn hóa là một hiện tượng xã hội có phạm vi biểu hiện rất rộng. Vì thế theo GS. Đặng Xuân Kỳ khi tìm hiểu về lĩnh vực này khẳng định từ trước tới nay đã có nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa, chung quy lại có ba cách hiểu chính sau đây: Thứ nhất, văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất- đó là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của mình trong tiến trình đi lên của lịch sử. Văn hóa là đặc trưng của toàn bộ cuộc sống của loài người. Xây dựng văn hóa là xây dựng tất cả các mặt của đời sống xã hội và quan tâm đến trình độ phát triển của con người. Thứ hai, văn hóa được hiểu theo nghĩa hẹp - đó là những giá trị tinh thần, là đời sống tinh thần của xã hội, như đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật… Như vậy, văn hóa chỉ là một mặt, chứ không phải là toàn bộ đời sống xã hội loài người. Thứ ba, văn hóa còn được hiểu theo nghĩa hẹp nhất, thường dùng hàng ngày - đó là trình độ học vấn của con người [109, tr155]. Từ các phân tích trên, có thể nói hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa. Các quan niệm đó được nghiên cứu bởi các ngành khoa học khác nhau nhưng có điểm chung là đều khẳng định văn hóa có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, văn hóa bao hàm sự kết tinh của quá trình tiến hóa loài người. Tuy nhiên, trong phạm vi luận án khái niệm văn hóa được hiểu “là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của mình” [172, tr.18].
  • 32. 28 Ngày nay, chúng ta đang xây dựng đất nước với một hành trang văn hóa chủ yếu do xã hội truyền thống để lại, xã hội ấy đã tích lũy được những giá trị văn hóa đạt tới đỉnh cao của xã hội văn minh nông nghiệp cổ truyền. Song trong điều kiện khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ và đang đóng vai trò của lực lượng sản xuất trực tiếp như hiện nay thì văn hóa càng đóng một vai trò quan trọng trong việc đón nhận và sử dụng kịp thời những thành tựu khoa học công nghệ để xây dựng kinh tế, văn hóa của đất nước trên nền tảng các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Văn hóa truyền thống theo GS.TS Ngô Đức Thịnh là từ gốc Hán- Việt, do vậy nó chịu ảnh hưởng về quan niệm của người Trung Hoa. Ông lý giải rằng theo từ điển bách khoa toàn thư Trung Hoa- Từ Hải thì “truyền thống là sức mạnh của tập quán xã hội được lưu truyền lại từ lịch sử. Nó tồn tại ở các lĩnh vực chế độ (chế độ xã hội), tư tưởng, văn hóa, đạo đức. Truyền thống có tác động khống chế vô hình đến hành vi xã hội của con người. truyền thống là biểu hiện tính kế thừa của lịch sử” [170, tr.20]. Cũng theo ông thì từ điển bách khoa thư của Liên Xô cho rằng truyền thống đó là: Những yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội truyền thống từ đời này qua đời khác và được lưu giữ trong các xã hội, giai cấp và nhóm xã hội trong quá trình lâu dài, truyền thống được thể hiện trong chế định xã hội, chuẩn mực và hành vi, các giá trị, tư tưởng, phong tục tập quán và lối sống… Truyền thống tác động khống chế đến mọi xã hội và tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội [170, tr.20]. Nhưng không phải tất cả những gì thuộc về văn hóa truyền thống thì đều phải giữ gìn, phát huy. Chỉ những yếu tố bền vững, có giá trị thúc đẩy quá trình phát triển thì mới xem xét giữ gìn, phát huy nhằm tạo ra những động lực thúc đẩy thực hiện các mục tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII khẳng định nền văn hóa chúng ta là nền văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết không nói đến GTVHTT nhưng nói đến bản sắc dân tộc, theo đó bản sắc dân bao hàm tất cả các yếu tố thuộc văn hóa truyền thống, đó là: Những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, y chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ
  • 33. 29 quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống [59, tr.304]. Do vậy khi nói đến văn hóa là nói đến giá trị. Dưới góc độ văn hóa học “giá trị cũng như tập quán, chuẩn mực, tri thức…đều là sản phẩm của quá trình tư duy, sản xuất tinh thần của con người, nó là yếu tố cốt lõi nhất của văn hóa” [170, tr.21]. Hiện nay, thuật ngữ giá trị được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học khác nhau như toán học, xã hội học, triết học, văn hóa học… và theo nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau. J. H. Fichter, một nhà xã hội học hiện đại Mỹ, đã đưa ra một định nghĩa và chuẩn xác về giá trị: “Theo cách mô tả của chúng ta có thể nói rằng, tất cả những gì có lợi ích, đáng ham chuộng hoặc đáng kính phục đối với con người hoặc nhóm, đều là “có một giá trị” [172, tr.21]. GS,TS Nguyễn Văn Huyên thì cho rằng “giá trị là phạm trù người- chỉ con người xã hội mới có cái gọi là giá trị” [96, tr.84]. Còn theo GS,TS Trần Ngọc Thêm khi nói đến GTVHTT là nói đến hệ thống, thang, bảng giá trị của dân tộc. Tất nhiên, các thang, bảng giá trị này phải mang tính trường tồn bền vững, nó phải là giá đỡ tinh thần nhìn về cội nguồn truyền thống hướng đến tương lai phát triển tốt đẹp hơn. Truyền thống thì có cái tốt, cái xấu, nhưng khi chúng ta nói “giá trị truyền thống” thì như GS Trần Văn Giàu khẳng định ở đây chỉ có cái tốt mà thôi, bởi vì chỉ có cái gì tốt đẹp đều được gọi là giá trị. Thậm chí, ông cũng nhắc nhở rằng: “không phải mỗi cái gì tốt đẹp thì mới được gọi là giá trị, mà phải là những cái phổ biến, cơ bản, có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức luân lý, có cả tác dụng hướng dẫn sự nhận định và hướng dẫn sự hành động, thì mới được mang danh là giá trị truyền thống” [69, tr.50] Trong tác phẩm “giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam- truyền thống và biến đổi” GS,TS Ngô Đức Thịnh cho rằng giá trị cũng như tập quán, chuẩn mực, tri thức…đều là sản phẩm của quá trình tư duy, sáng tạo tinh thần của con người, nó là yếu tố cốt lỗi nhất của văn hóa. Theo ông giá trị văn hóa là hình thái ý thức, của đời sống tinh thần, tuy nhiên nó phản ánh và kết tinh những giá trị của cả đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của con người. Do vậy, với quan niệm này có thể khẳng định GTVHTT là yếu tố cốt lỗi của văn hóa tinh thần. Ông cho rằng các nhà xã hội học Việt Nam, trong quan niệm về giá trị đã khẳng định rõ hơn yếu tố chủ thể qua nhận thức, tình cảm và hành vi của chủ thể.
  • 34. 30 Từ những nhận định trên ông đã đi đến kết luận về giá trị như sau: Giá trị là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con người về bất cứ một hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái đó là cần, là tốt, là hay, là đẹp, nói theo cách các nhà triết học phương Tây một thời, đó chính là những cái được con người cho là chân, thiện, mỹ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất người. Một khi những nhận thức giá trị ấy đã hình thành và định hình thì nó chi phối cách suy nghĩ, niềm tin, hành vi, tình cảm của con người [172, tr.22]. Theo ông nói đến giá trị thì có giá trị cá nhân và giá trị xã hội, từ đó ông lý giải: Giá trị văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, nó được sáng tạo và kết tinh trong trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội nhất định. Giá trị văn hóa hướng đến những nhu cầu và khát vọng của cộng đồng về những điều tốt đẹp (chân, thiện, mỹ), từ đó bồi đắp và nâng cao bản chất Người. Giá trị văn hóa luôn ẩn tàng trong bản sắc văn hóa, di sản văn hóa, biểu tượng, chuẩn mực văn hóa. Chính vì vậy mà văn hóa thông qua hệ giá trị của nó góp phần điều tiết sự phát triển xã hội [172, tr.23] Khi nói đến truyền thống là nói đến “những truyền thống đã được thừa nhận, đánh giá, thẩm định nghiêm ngặt của thời gian, nó được lựa chọn, thừa nhận của cộng đồng qua những giai đoạn lịch sử” [158, tr.21]. Như vậy, giá trị truyền thống là những cái tốt đẹp, có vai trò tích cực trong hiện tại, do đó khi nói đến GTVHTT là “nói đến những giá trị tốt đẹp tiêu biểu cho một nền văn hóa được chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cho nên nói đến GTVHTT cũng là nói đến những giá trị văn hóa được hình thành và phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước của mỗi dân tộc, nó có tính di truyền xã hội” [158, tr.22]. Trên cơ cở phân tích các tài liệu có liên quan trên, có thể khẳng định rằng khi nói đến GTVHTT Việt Nam là nói đến hệ giá trị tốt đẹp đã được hun đúc trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc và hệ giá trị đó là: (1) Lòng yêu nước Đây là giá trị phổ quát xuyên suốt tạo nên bản sắc văn hóa người Việt trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Theo GS Trần Văn Giàu thì “tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam” [69, tr.100]. Yêu nước đó là từ tình yêu gia đình, dòng tộc, làng xóm đến tình yêu quê
  • 35. 31 hương, xứ sở, đất nước và được nâng lên thành một thứ chủ nghĩa- chủ nghĩa yêu nước; trở thành “cái trục chính của ý thức hệ Việt Nam, nó sản sinh và tích hợp các giá trị tiêu biểu của Việt Nam” [172, tr.76]. (2) Tinh thần đoàn kết dân tộc Tinh thần đoàn kết dân tộc gắn liền với chủ nghĩa yêu nước trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đây là nét đặc sắc tạo nên sự gắn bó keo sơn của cộng đồng các dân tộc Việt Nam qua các cuộc đấu tranh giữ nước và mỡ mang bờ cỏi, nó đã trở thành chân lí, là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. (3) Tính nhân đạo, khoan dung, yêu thương con người người Được bắt nguồn từ lòng yêu nước, tính cộng đồng, đoàn kết dân tộc, từ đó được kết tinh thành sự khoan dung độ lượng, yêu thương con người, yêu thương đồng loại. Đó là giá trị đạo đức lớn, có nét đẹp riêng, hình thành nên hệ giá trị văn hoá đặc sắc Việt Nam. (4) Quan niệm về giá trị chân- thiện- mỹ Đó là tôn trọng lý lẽ, sự công bằng, bảo vệ lẽ phải, tôn trọng kỷ cương; các giá trị thuần phong mỹ tục của người Việt; giá trị về đạo đức, nhân cách, phẩm giá con người được đề cao. (5) Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể Các di sản về tiếng nói, chữ viết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; các làng nghề truyền thống; phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống; các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống. Từ những luận giải trên, có thể hiểu GTVHTT là những yếu tố tinh thần có giá trị bền vững, tốt đẹp tiêu biểu cho nền văn hóa của dân tộc, có tác dụng tích cực thúc đẩy sự phát triển của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử cũng như hiện tại có vai trò góp phần thúc đẩy đạt được các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội trong tương lai. 2.1.1.2. Khái niệm giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Giữ gìn, phát huy GTVHTT là nội dung cốt lõi, yêu cầu bắt buộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa hiện nay, đồng thời phải luôn gắn chặt với quá trình hội nhập, tiếp nhận các giá trị của văn hóa đương đại. Qua đó, sẽ thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu về xây dựng, phát triển nền văn hóa và làm giàu đẹp thêm giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Giữ gìn theo Từ điển Tiếng Việt đó là: “Giữ cho được nguyên vẹn, không bị mất mát, tổn hại (nói khái quát); giữ được ý tứ, thận trọng và đúng mực, tránh sơ suất trong cử chỉ, nói năng” [197, tr.360].