SlideShare a Scribd company logo
1 of 73
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC UỐNG
LÊN MEN TỪ TRÁI SƠ RI MALPIGHIA GLABRA L
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành: Công nghệ thực phẩm
Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Thu Thủy
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Yến
MSSV: 13030199 Lớp: DH13TP
Bà Rịa–Vũng Tàu, năm 2017
i
74
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH BÀ RỊA VŨNG TÀU Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên : Phạm Thị Yến Ngày sinh: 14/04/1994
MSSV : 13030199 Lớp: DH13TP
E-mail : yenyen090494@gmail.com
Trình độ đào tạo : Đại học
Hệ đào tạo : Chính quy
Ngành : Công nghệ thực phẩm
Chuyên nghành : Công nghệ thực phẩm
1. Tên đề tài : Nghiên cứu xây dựng Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ
ri Malpighia Glabra L
2. Nội dung các phần thuyết minh
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan tài liệu
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả và thảo luận
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
3. Giảng viên hướng dẫn : TS. Đặng Thu Thủy
4. Ngày giao đề tài: 06/02/2017
5. Ngày hoàn thành đồ án/khóa luận tốt nghiệp: 26/06/2017
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 26 tháng 06 năm 2017
TRƯỞNG NGÀNH CNTP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. Đặng Thị Hà TS. Đặng Thu Thủy
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày… tháng… năm 2017
Giảng viên hướng dẫn
TS. Đặng Thu Thủy
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày… tháng… năm 2017
Giảng viên phản biện
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đồ án này do tôi thực hiện, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của
giảng viên hướng dẫn – TS. Đặng Thu Thủy.
Để hoàn thành đồ án này, tôi chỉ sử dụng những tài liệu đã ghi trong mục tài
liệu tham khảo, ngoài ra không sử dụng bất cứ tài liệu nào khác mà không được ghi.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ luận văn nào trước đây.
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 26 tháng 06 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Yến
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp “Nghiên cứu Quy trình sản xuất
nước uống lên men từ trái Sơ ri Malpighia Glabra L” tôi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của quý thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên Viện Kỹ thuật –
Kinh tế biển của trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu đã tận tình hướng dẫn cho tôi
trong thời gian qua.
Tôi xin cảm ơn sâu sắc đến cô Đặng Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn
thành đồ án tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn phụ trách phòng thí nghiệm thầy Nguyễn Văn
Tới đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành các thí nghiệm trong đồ án này.
Sau cùng, xin cảm ơn hội đồng cảm quan đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
làm đồ án.
Vì kiến thức cũng như thời gian còn hạn chế nên bài báo cáo đồ án không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến từ Thầy
Cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 26 tháng 06 năm 2017
i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
1.1. Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của trái Sơ ri.......................................................3
1.1.1. Nguồn gốc.......................................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm hình thái, điều kiện sinh trưởng và phát triển.................................3
1.1.3. Phân loại..........................................................................................................5
1.1.4. Đặc điểm sinh lý .............................................................................................5
1.1.5. Thành phần hóa học của Sơ ri.........................................................................5
1.2. Nấm men Saccharomyces cerevisiae trong sản xuất nước uống lên men ............7
1.2.1. Gốc sinh học của nấm men Saccharomyces cerevisiae..................................7
1.2.2. Đặc điểm hình thái sinh lý học của nấm men Saccharomyces cerevisiae......7
1.2.3. Ứng dụng của Saccharomyces cerevisiae trong sản xuất sản phẩm lên men.9
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................14
2.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................14
2.2. Bố trí thí nghiệm .................................................................................................14
2.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................17
2.3.1. Phương pháp vi sinh .....................................................................................17
2.3.2. Phương pháp hóa sinh...................................................................................22
2.3.3. Phương pháp cảm quan.................................................................................24
2.3.4. Phương pháp thống kê ứng dụng và xử lý số liệu ........................................26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................27
3.1. Kết quả xác định các chỉ tiêu hóa lý của dịch ép Sơ ri .......................................27
3.1.1. Nồng độ chất khô tan (o
Bx) ..........................................................................29
3.1.2. pH..................................................................................................................29
ii
3.1.3. Acid tổng.......................................................................................................30
3.1.4. Độ nhớt .........................................................................................................30
3.2. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến mật độ Saccharomyces cerevisiae........27
3.3. Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ chất khô tan đến chất lượng sản phẩm .....30
3.4. Khảo sát ảnh hưởng của pH đến chất lượng sản phẩm.......................................33
3.5. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ giống đến chất lượng sản phẩm...........................35
3.6. Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian lên men đến chất lượng sản phẩm...........37
3.5. Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri............................................39
3.6. Đánh giá chất lượng sản phẩm nước uống lên men từ trái Sơ ri ........................41
3.6.1. Chất lượng cảm quan sản phẩm....................................................................41
3.6.2. Chỉ tiêu vi sinh vật........................................................................................41
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN.............................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................45
PHỤ LỤC ......................................................................................................................47
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của trái Sơ ri ..................................................................7
Bảng 2.1. Thành phần môi trường Sabouraud...............................................................18
Bảng 2.2. Đánh giá mùi của nước uống lên men từ trái Sơ ri.......................................25
Bảng 2.3. Đánh giá vị của nước uống lên men từ trái Sơ ri..........................................25
Bảng 2.4. Đánh giá độ trong và màu sắc của nước uống lên men từ trái Sơ ri.............26
Bảng 3.1. Nồng độ chất khô tan của dịch ép Sơ ri. .......................................................29
Bảng 3.2. pH của dịch ép Sơ ri......................................................................................29
Bảng 3.3. Hàm lượng acid tổng của dịch Sơ ri. ............................................................30
Bảng 3.4. Độ nhớt của dịch Sơ ri. .................................................................................30
Bảng 3.5. Sự thay đổi nồng độ chất khô tan trong thời gian lên men. ..........................31
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nồng độ chất khô tan đến độ cồn sau quá trình lên men. ....32
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nồng độ chất khô tan đến điểm cảm quan nước Sơ ri sau quá
trình lên men..................................................................................................................33
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của pH đến nồng độ chất khô tan trong thời gian lên men........34
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của pH đến độ cồn sau thời gian lên men..................................34
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của pH đến điểm cảm quan trung bình sau quá trình lên men.35
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của tỷ lệ nấm men đến nồng độ chất khô tan trong thời gian lên
men. ...............................................................................................................................36
Bảng 3.12. Ảnh hưởng tỷ lệ nấm men đến độ cồn sau thời gian lên men.....................37
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của tỷ lệ nấm men đến điểm cảm quan trung bình sau quá trình
lên men. .........................................................................................................................37
Bảng 3.14. Sự thay đổi của nồng độ chất khô tan trong thời gian lên men. .................38
Bảng 3.15. Sự thay đổi độ cồn trong thời gian lên men................................................38
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của tỷ lệ nấm men đến điểm cảm quan sau quá trình lên men.
.......................................................................................................................................39
Bảng 3.17. Kết quả cảm quan của nước uống lên men từ trái Sơ ri..............................41
Bảng 3.18. Các chỉ tiêu vi sinh vật của nước uống lên men từ trái Sơ ri......................42
iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hoa Sơ ri..........................................................................................................3
Hình 1.2. Trái Sơ ri..........................................................................................................4
Hình 1.3. Trái Sơ ri cắt dọc .............................................................................................4
Hình 1.4. Cấu tạo trái Sơ ri cắt ngang và dọc..................................................................5
Hình 1.5. Tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae ...................................................7
Hình 1.6. Cấu tạo tế bào nấm men ..................................................................................8
Hình 1.7. Cơ chế quá trình lên men...............................................................................10
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm..................................................................................15
Hình 2.2. Buồng đếm hồng cầu và lamelle ...................................................................18
Hình 2.3. Cách pha loãng mẫu theo dãy thập phân.......................................................20
Hình 2.4. Buồng đếm ở vật kính x4 (a), x10 (b), x40 (c)..............................................20
Hình 2.5. Tế bào nấm men nhuộm xanh methylen 2 % được quan sát ở vật kính x100
.......................................................................................................................................21
Hình 2.6. Nhớt kế ..........................................................................................................24
Hình 3.1. Đồ thị đường cong sinh trưởng của Saccharomyces cerevisiae....................27
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nồng độ chất khô tan trong thời gian lên men. 32
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của pH đến nồng độ chất khô tan trong thời
gian lên men...................................................................................................................34
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ giống đến nồng độ chất khô tan
trong thời gian lên men..................................................................................................36
Hình 3.5. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất nước lên men từ trái Sơ ri....................40
Hình 3.6. Nước uống lên men từ trái Sơ ri....................................................................42
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
1
MỞ ĐẦU
Hiện nay, khi công nghệ ngày càng phát triển thì các loại nước uống trên thị
trường càng đa dạng hơn về cả chất lượng và chủng loại. Nhu cầu thưởng thức các loại
nước uống từ trái cây cũng tăng lên.
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhu cầu về nước giải khát rất
lớn. Đồng thời Việt Nam cũng là một nước có nguồn trái cây phong phú, đa dạng và
sản lượng dồi dào. Một số loại trái cây như thanh long, vú sữa, xoài cát, chuối, nhãn
được xuất khẩu ra thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc số
lượng lớn. Bên cạnh đó, một số loại dù đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nhưng
vẫn rất khó cạnh tranh ra thị trường thế giới. Đại diện ở miền Nam Việt Nam là trái Sơ
ri. Nhu cầu thị trường trong nước năm 2014 từ khoảng 2.500–3.000 tấn/năm. Trên thế
giới, tại Brazil, năm 2004 đã xuất khẩu các sản phẩm từ trái Sơ ri sang các nước như
Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức, Pháp, khoảng 12.800 tấn.
Sơ ri hay còn gọi là kim đồng nam là “ông vua” cung cấp vitamin C, với hàm
lượng chiếm đến 4–4,5 % khối lượng, rất giàu vitamin A (khoảng 408–1000 IU /100
g) và một số dưỡng chất khác như các vitamin nhóm B, protein và các khoáng chất.
Với công dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa, kích thích sự sinh sản
collagen, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm cân và một số công dụng khác. Tuy nhiên là
loại trái cây có theo mùa, thời gian bảo quản không dài, dễ hư hỏng, dập nát nên giá trị
dinh dưỡng không cao và giá thành thấp gây nhiều bất lợi cho người trồng và cả người
tiêu thụ.
Mặt khác, trong những năm gần đây nhu cầu về nước uống được chế biến và
sản xuất các sản phẩm từ trái cây ngày một tăng cao. Để giải quyết vấn đề này sản xuất
nước uống lên men từ trái Sơ ri là một giải pháp hữu ích. Nước uống lên men từ trái
cây là một sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe, kích thích tiêu hóa
và phù hợp với nhiều lứa tuổi.
Từ yêu cầu trên, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất nước
uống lên men từ trái Sơ ri Malpighia glabra L” là cấp thiết.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước
Sơ ri lên men, từ đó đề xuất quy trình sản xuất nước uống nói trên.
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
2
Để đạt được mục tiêu trên, trong khuôn khổ của đề tài cần thực hiện những nội
dung sau:
- Xác định các chỉ tiêu hóa lý của trái Sơ ri (nồng độ chất khô, pH, độ nhớt, acid
tổng);
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm (nồng độ chất khô, pH, tỷ lệ nấm
men, thời gian nuôi cấy);
- Đưa ra quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri;
- Đánh giá chất lượng sản phẩm về tính chất cảm quan và chỉ tiêu vi sinh vật.
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của trái Sơ ri
1.1.1. Nguồn gốc
Sơ ri có tên gọi khoa học là Malpighia glabra L (hay Malpighia glabra Millsp)
là một loại cây bụi hay thân gỗ nhỏ, bắt nguồn từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Họ hàng gần nhất với loài M. glabra là loại M. punnicifolia được trồng phổ biến ở
Floria và Texas. Cả hai loại này được gọi chung là Aacerola (hay Barbados cherry)
[3].
Sơ ri chỉ là một loại cây trồng bình thường có nguồn gốc từ Tây Ấn và miền
Bắc Nam Mỹ, cho đến khi trường đại học Y Puerto Rico ở Rio Piedras (Tây Ban Nha)
công bố kết quả phân tích từ trái Sơ ri vào năm 1945: hàm lượng vitamin C trong trái
Sơ ri chiếm đến 4 % (khoảng 4000 mg/100 g trái tươi) nhưng trung bình là 1500 mg
vitamin C, trong kho đó lượng vitamin C trong vỏ cam chỉ khoảng 0,05 %. Lượng
magie, acid pantothenin và kali trong Sơ ri nhiều gấp đôi so với cam. Từ đó Sơ ri được
trồng phổ biến trên khắp thế giới [3].
Ở Việt Nam, Sơ ri được trồng từ rất lâu đời, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng
bằng sông Cửu Long. Tại đây Sơ ri được trồng ở khắp các địa phương nhưng tập trung
nhiều nhất ở Gò Công tỉnh Tiền Giang và Bình Phú thị xã Bến Tre [3].
1.1.2. Đặc điểm hình thái, điều kiện sinh trưởng và phát triển
Cây Sơ ri có thể cao tới 3 m, với tán lá dày và có gai. Lá thường xanh, dạng
đơn hình trứng – lá mác, dài 5–10 cm, với mép lá nhẵn.
Hình 1.1. Hoa Sơ ri.
Các hoa mọc thành tán với 2–5 hoa cùng nhau, mỗi hoa có đường kính 1–1,5
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
4
cm, 5 cánh hoa màu hồng hay đỏ [21].
Hình 1.2. Trái Sơ ri.
Trái Sơ ri có dạng hình tròn, dẹt ở hai đầu, có 3 múi. Vỏ quả nhắn bóng, mỏng,
mềm và rất dễ bị dập. Quả khi chín chuyển từ màu xanh sang màu đỏ tươi, có khi vàng
cam, thịt quả có màu vàng nhạt, hạt màu trắng ngà. Trọng lượng quả từ 3,8–5,5 g,
đường kính khoảng 1cm, chứa 2–3 hạt cứng. Phần ăn được khoảng 80 % trọng lượng
quả tươi. Nó là loại quả mọng và có vị ngọt, chứa nhiều vitamin C và các chất dinh
dưỡng khác. Mặc dù nó tương tự như quả anh đào, nhưng loài cây này không có quan
hệ họ hàng gì với anh đào thực thụ (Prunus). Quả tương tự như quả chùm ruột. Nước
ép từ quả Sơ ri thường được bổ sung cho nước ép nhiều loại quả khác để làm tăng hàm
lượng vitamin C [21].
Hình 1.3. Trái Sơ ri cắt dọc.
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
5
Hình 1.4. Cấu tạo trái Sơ ri cắt ngang và dọc.
1.1.3. Phân loại
Theo kết quả nghiên cứu phân loại thì ở nước ta có hai giống Sơ ri:
Giống Sơ ri chua (Sơ ri Gò Công) là giống đang ưa chuộng vì năng suất cao, có
vị chưa ngọt thích hợp cho người tiêu dùng. Được tiêu thụ trong nội địa, Sơ ri chua
ngọt thích hợp để làm sản phẩm nước ép hay xuất khẩu sang các nước như Singapore,
Hồng Kông, dưới dạng đông lạnh quả tươi.
Giống Sơ ri ngọt (Sơ ri Binh Phú) cho trái nhiều hơn và vỏ bóng đẹp hơn Sơ ri
chua. Sơ ri ngọt cho năng suất cao hơn Sơ ri chua, chủ yếu cung cấp cho thị trường nội
địa (không dùng để xuất khẩu) và sản xuất rượu vang quả.
1.1.4. Đặc điểm sinh lý
Sơ ri là loại cây ăn trái đa niên, có thể sống từ 30–40 năm, ưa nắng, chịu hạn,
phát triển tốt trên đất cát. Trái khi chín chuyển từ màu xanh sang màu đỏ tươi, có khi
vàng, thịt trái màu vàng nhạt, hạt trắng ngà. Là loại trái mọng nước có vị ngọt, chứa
nhiều nước khoảng hơn 80 %, hàm lượng vitamin C rất cao (chiếm tới 4,5 %) và nhiều
chất dinh dưỡng khác. Cây Sơ ri cho hoa trái quanh năm. Ở điều kiện khí hậu miền
Nam và nhất là đồng bằng Sông Cửu Long, mỗi tháng cho một lứa hoa. Nhiệt độ thích
hợp để cây phát triển là 24–28 o
C.
1.1.5. Thành phần hóa học của Sơ ri
Trái Sơ ri rất đa dạng về thành phần hóa học được thể hiện ở bảng 1.1. Nước
chiếm khoảng hơn 80–90 % trọng lượng quả. Hàm lượng nước trong trái Sơ ri tương
đối cao nên gây khó khăn trong quá trình bảo quản vì nước là môi trường thuận lợi để
vi sinh vật hoạt động. Trọng lượng quả từ 3,8–5,5 g, phần quả ăn được chiếm khoảng
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
6
80 % trọng lượng quả. Protein chiếm từ 0,68–1,8 %. Lipid hàm lượng không đáng kể
0,18–0,45 %. Có thể nói Sơ ri là loại quả giàu glucid nhất trong các loại trái cây màu
đỏ. Hàm lượng glucid trong Sơ ri ngọt tương đối cao hơn so với Sơ ri chua. Hàm
lượng glucid trong trái Sơ ri chua chiếm 15 % chủ yếu là glucose (2,22 %), fructose
(3,21 %), saccharose và dextrose.
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của trái Sơ ri [18].
Thành phần
hóa học
Hàm lượng g trong 100g
phần ăn được
Nước 81,9–91,10
Protein 0,68–1,8
Lipid 0,18–0,45
Glucid 6,98–14,0
Vitamin A 408–1000 IU
Tro 0,77–0,82
Chất xơ 0,6–1,2
Pectin 0,56–0,65
Vitamin B1 0,024–0,04 mg
Vitamin B2 0,038–0,079 mg
Vitamin B3 0,34–0,526 mg
Vitamin C 4500 mg
Ca 8,2–34,6 mg
P 16,2–37,5 mg
Fe 0,17–1,11 mg
*IU (International Unit – đơn vị quốc tế).
Acid hữu cơ chiếm khoảng 1–1,5 % chủ yếu là acid malic, acid citric, acid
tartaric.
Sơ ri được xem như một “siêu trái” bởi vì chứa hàm lượng vitamin C gấp từ
20–30 lần so với cam, trái Sơ ri có thể chứa lên đến 4,5 % vitamin C, còn cam chỉ
chứa khoảng 0,05 % trong một trái cam đã được bóc vỏ. Hàm lượng vitamin C của Sơ
ri thay đổi khác nhau tùy vào độ chín của trái. Trái xanh có hàm lượng vitamin C cao
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
7
gấp 2 lần trái chín.
Hàm lượng vitamin A khá lớn chiếm khoảng 408–1000 IU /100 g, và một lượng
nhỏ mỗi loại vitamin nhóm B. Các vitamin nhóm B tuy chiếm một lượng nhỏ nhưng
rất cân đối.
Ngoài ra còn có pectin (0,56–0,65 %) và cellulose (0,6–1,2 %). Hàm lượng tro
chứa trong phần thịt là 0,77–0,82 %.
1.2.Nấm men Saccharomyces cerevisiae trong sản xuất nước uống lên men
Nấm men là tên chung để chỉ những nhóm nấm có cấu tạo đơn bào, sống riêng
lẻ hoặc sống thành từng đám, không di động và sinh sản vô tính chủ yếu bằng hình
thức nảy chồi. Chúng phân bố rộng rãi trong thiên nhiên như trong đất, nước, lương
thực thực phẩm,... đặc biệt có nhiều trong các loại hoa quả chín, ngọt.
1.2.1. Gốc sinh học của nấm men Saccharomyces cerevisiae
Nấm men Saccharomyces cerevisiae thuộc giới nấm (Eumycophyta), lớp
Ascomycetes, bộ Endomycetes, họ Saccharomycetaceae, giống Saccharomyces và loài
Cerevisiae [7].
Hình 1.5. Tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae.
1.2.2. Đặc điểm hình thái sinh lý học của nấm men Saccharomyces cerevisiae
Nấm men là sinh vật đơn bào hiển vi, tế bào cơ bản giống như ở động, thực vât.
So sánh cấu tạo tế bào nấm men với vi khuẩn ta thấy có sự tiến hóa nhảy vọt từ nhân
sơ đến nhân chuẩn. Cùng với sự tiến hóa về nhân và cơ chế phân chia nhân (nhân có
màng, có các thể nhiễm sắc thể, phân bào có tơ,...) ở cơ thể nhân chuẩn xuất hiện
nhiều thể không thấy ở thể nhân sơ, như ti thể, lục lạp,... [1].
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
8
Nấm men Sacchamyces cerevisiae thường có dạng hình trứng, hình bầu dục.
Hình dạng nấm men không ổn định, nó phụ thuộc vào tuổi, giống và điều kiện ngoại
cảnh. Ví dụ, trong môi trường nuôi cấy giàu dinh dưỡng có hình bầu dục. Trong điều
kiện yếm khí thường có hình tròn, trong điều kiện hiếu khí tế bào có hình dài hơn [1].
Kích thước tế bào nấm men thay đổi rất nhiều từng giai đoạn phát triển. Nhìn
chung, tế bào nấm men to hơn tế bào vi khuẩn một cách rõ rệt, đường kính khoảng 7
µm; chiều dài 8–12 µm [1].
Trọng lượng riêng của tế bào nấm men không khác mấy so với vi khuẩn (ở nấm
men chỉ số này là 1,055–1,060; ở vi khuẩn: 1,050–1,112) [1].
Hình 1.6. Cấu tạo tế bào nấm men.
Sc- Sẹo chồi, Mi- Ti thể chứa ADN và ARN riêng, Cm- Màng tế bào, N- Nhân,
Cp- Tế bào chất, NL- Chất nhân, D- Thể Gongi Po- Polyphosphat, ER- Lưới nội chất,
Rb- Riboxom (80s), Li- Lipit, V- Không bào,Cw- Vỏ tế bào.
Phát triển tối ưu ở 33–35 o
C trong môi trường chứa 10–30 % glucose. Nhiệt độ
tối thiểu là 4 o
C trong 10 % glucose và 13 0
C trong 50 % glucose, nhiệt độ tối da là
38–39 o
C [22].
Có khả năng phát triển ở pH= 1,6 trong HCl; pH= 1,7 trong H3PO4 và pH= 1,8–
2 trong acid hữu cơ, phát triển mạnh nhất trong acid benzoic 100mg/kg ở pH= 2,5–4
và acid sorbic 200 mg/kg ở pH= 4 [22].
Sacchamyces cerevisiae có thể lên men đường glucose, galactose, maltose,
saccharose, rafinose và các dextrin đơn giản, không lên men được lactose, manitol,
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
9
không đồng hóa nitrate, không phân giải tinh bột.
Trong tế bào nấm men hầu như chứa tất cả các chất cần thiết cho sự sống như:
protein, glucid, lipid, các enzyme, các vitamin, các acid amine, các khoáng chất. Về
mặt dinh dưỡng nấm men rất giàu protein và vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B. Sinh
khối nấm men chứa khoảng 70–80 % H2O, 20–25 % chất khô.
1.2.3. Ứng dụng của Saccharomyces cerevisiae trong sản xuất sản phẩm lên men
a. Cơ sở sinh hóa của quá trình lên men
Để lên men người ta cho vào môi trường một lượng tế bào nhất định. Tùy theo
phương pháp lên men mà cho vào lượng nấm men là khác nhau. Thường khi lên men
lượng tế bào nấm men đạt 106
–108
tế bào trong 1ml dịch lên men [4]. Vì diện tích bề
mặt của tế bào nấm men lớn (do số lượng tế bào nấm men lớn) nên khả năng hấp thụ
các chất của tế bào nấm men là rất lớn. Đường lên men và các chất dinh dưỡng khác
có trong môi trường đầu tiên được hấp thu, sau đó được khuếch tán vào trong tế bào
nấm men. Rượu và CO2 được tạo thành theo phản ứng tổng quát sau:
C6H12O6 + 2ADP + 3H3PO4 = 2C2H5OH + 2CO2 + 2ATP + H2O
Như vậy sự lên men chuyển đường thành rượu là một dãy quá trình oxy hóa
khử có enzyme trong tế bào tham gia. Rượu etylic tạo thành khuếch tán ra môi trường
ngoài qua màng tế bào nấm men. Rượu hòa tan vô hạn trong nước nên khuếch tán rất
mạnh vào trong môi trường. CO2 cũng hòa tan vào trong môi trường nhưng không lớn.
Vì thế CO2 sinh ra trong quá trình lên men sẽ khuếch tán vào môi trường và nhanh
chóng đạt được trạng thái bão hòa. Khi bão hòa CO2 sẽ bám vào tế bào nấm men hình
thành những bọt khí. Bọt khí sinh ra ngày càng nhiều và lớn dần lên tạo thành túi khí
lớn, đến thời điểm nào đó có sự chênh lệch giữa những khối lượng riêng của môi
trường và tế bào nấm men sẽ nổi lên trên bề mặt. Khi lên trên bề mặt, do có sự thay
đổi đột ngột sức căng bề mặt nên chúng vỡ ra làm cho bọt khí CO2 thoát ra ngoài. Lúc
này tế bào nấm men sẽ bị chìm xuống, quá trình cữ diễn ra liên tục nên tế bào nấm
men chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động, làm tăng khả năng tiếp xúc giữa tế
bào nấm men và môi trường nên quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh và mạnh hơn.
Khí CO2 ức chế quá trình lên men, nhưng trong quá trình thoát khí CO2 làm tăng khả
năng lên men của nấm men [27].
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
10
Cơ chế của quá trình lên men được thể hiện chi tiết ở hình 1.7.
Hình 1.7. Cơ chế quá trình lên men.
b. Những yếu tố ảnh hưởng của đến quá trình lên men của nấm men Saccharomyces
cerevisiae
Glucose
Glucose – 6 – phosphat
Hexokinase
Fructose – 6 – phosphat
Phosphoglucose isomenase
Fructose – 1,6 – diphosphat
Phosphofructokinase
Aldolase
Glyceraldehyd – 3 – phosphat Dihydro acetone phosphat
Acid – 1,3 – diphosphoglyceric
Glyceraldehyd phosphatdehydrogenase
Acid – 3 – phosphoglyceric
Phosphofructokinase
Acid – 2 – phosphoglyceric
Phosphoglycerat–mutase
Acid phosphoenolpyruvic
Enoiase
Acid – enol – pyruvic
Pyruvat kinase
Acid pyruvic
Ethanal
Pyruvat–decarboxylase
Ethanol
Aldodeshydrogenase
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
11
- Môi trường nuôi cấy thích hợp cần có đủ nguồn carbon bằng cách bổ sung
đường saccharose để đạt nồng độ chất khô khoảng 16–18 %. Nếu cao hơn thì khả năng
lên men giảm và ngược lại nếu nồng độ đường thấp sẽ không đủ dinh dưỡng cho quá
trình lên men. Thường ở nồng độ từ 30–35 % thì sự lên men không xảy ra [22].
- Nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt đến goạt động của nấm men, nhiệt độ tối ưu là
28–30 o
C, trên 50 o
C và dưới 0 o
C thì nấm men không hoạt động. Trong thực tế, có thể
ở khoảng nhiệt độ 4–28 o
C tùy theo yêu cầu của người sử dụng [22].
- Nấm men có thể phát triển trong môi trường pH= 2–8 nhưng khoảng 4–4,5 là
thích hợp nhất [21]. Vi khuẩn bắt đầu phát triển ở pH= 4,2 và cao hơn, khi thấp hơn
mức này chỉ có nấm men phát triển được. Vì thế trong quá trình lên men điều chỉnh
pH < 4, thường là pH= 3,8 là thích hợp nhất, khi đó nấm men phát triển mạnh và hầu
như vi khuẩn không phát triển [22].
- Ảnh hưởng của oxy: Oxy là thành phần quan trọng trong gian đoạn phát triển
sinh khối của tế bào nấm men. Tuy nhiên nó là nguyên nhân gây hư hỏng sản phẩm
trong các công đoạn kế tiếp. Vì lên men là quá trình yếm khí, nhưng lên men trong giai
đoạn đầu nhất thiết phải cho dịch lên men tiếp xúc với oxy để cho nấm men sinh
trưởng và phát triển, khi dịch lên men đã đạt số lượng tế bào nấm men, thì ngăn chặn
dịch lên men tiếp xúc với oxy để nấm men tiến hành quá trình chuyển hóa đường
thành rượu và CO2 [10].
- Ảnh hưởng của nồng độ rượu và CO2: Rượu và CO2 có tác dụng kìm hãm sự
sinh trưởng và khả năng lên men của nấm men. Sự sinh trưởng của nấm men bị chậm
lại khi nồng độ rượu có trong môi trường lên men là khoảng 1%, từ 4–6 % có ảnh
hưởng xấu [10].
- Ảnh hưởng của số lượng tế bào nấm men: Số lượng tế bào nấm men cho vào
dịch lên men ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lên men. Nếu số lượng tế bào nấm men
cho vào thích hợp thì quá trình lên men diễn ra tốt và hiệu suất thu hồi cao, chất lượng
sản phẩm tốt hơn. Nếu số lượng nấm men quá ít thì tốc độ lên men chậm. Sinh khối tế
bào nấm men quá nhiều thì môi trường dịch lên men không đủ để nấm men phát triển,
tế bào nấm men chết dần, sản phẩm có mùi vị lạ, phí một lượng nấm men đáng kể
[10].
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
12
Vì vậy khảo sát những yếu tố trên để đưa ra tham số thích hợp cho quá trình sản
xuất nước uống lên men là rất quan trọng.
c. Một số ứng dụng của nấm men Saccharomyces cerevisiae
Hai trong những ứng dụng lâu đời nhất của Saccharomyces cerevisiae trong
công nghệ sinh học là đóng vai trò trong việc tạo ra đồ uống có cồn và sản xuất bánh
mì [20].
Rượu vang là một loại đồ uống rất phổ biến được lên men từ trái cây như nho,
táo, dâu, mận, thanh long,... Quá trình lên men rượu vang gồm lên men chính và lên
men phụ. Giai đoạn lên men chính là dùng dịch ép trái cây để lên men thành rượu, độ
cồn đạt được từ 12–15 %V, tiếp đến là giai đoạn lên men phụ diễn ra ít nhất từ 3–4
tháng, thời gian này sẽ tích tụ chất thơm đặc trưng của từng loại rượu vang [4].
Bia là một loại thức uống giải khát có độ cồn nhẹ từ 4–5 %V, có vị đắng dễ
chịu của hoa hublon. Người ta sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisiae ở dạng
biến chủng để lên men bia. Quá trình lên men gồm lên men chính và lên men phụ. Lên
men chính được thực hiện ở nhiệt độ cao, dịch đường ban đầu thường có nồng độ 9–
12%, sau lên men thì còn khoảng 2–3 %. Giai đoạn lên men phụ được thực hiện ở
nhiệt độ từ 0–5 o
C. Ở nhiệt độ lạnh, CO2 được giữ lại làm cho bia trong hơn [4].
Saccharomyces cerevisiae còn có ứng dụng rộng trong nhiều ngành công
nghiệp như trong sản xuất bánh mì, chúng chuyển hóa đường trong bột mì thành rượu
và CO2, chính CO2 là tác nhân làm nở bánh mì, CO2 tạo thành giữ trong các mạng
gluten của bột mì làm bánh mì nở và xốp [4].
Một số ứng dụng khác của Saccharomyces cerevisiae là được sử dụng trong
sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp; sản xuất glycerol, enzyme invertase
và dược phẩm [20].
Ngoài những ứng dụng trong lên men sản phẩm truyền thống trên, sản xuất
nước uống lên men có sử dụng giống Saccharomyces cerevisiae là một trong những xu
hướng khá được quan tâm. Một số đồ uống lên men từ trái cây được nghiên cứu gần
đây như: nước uống lên men từ thanh long, nước uống lên men từ chanh dây, từ xoài,
táo,...
Để góp phần làm đa dạng và phong phú dòng nước uống lên men, đồng thời
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
13
giúp làm tăng thời gian bảo quản của trái cây, nghĩa là giảm thiểu sự thất thoát kinh tế
cho người sản xuất và kinh doanh, từ đó nghiên cứu tìm ra quy trình sản xuất nước
uống lên men từ trái Sơ ri có sử dụng Saccharomyces cerevisiae là cần thiết.
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Để xây dựng quy trình sản xuất nước uống lên men từ Sơ ri trong khuôn khổ
của đề tài sử dụng:
- Sơ ri được thu mua từ chợ Rạch Dừa, phường 10, thành phố Vũng Tàu. Dạng
quả màu hồng cam đã đạt độ chín kỹ thuật, quả nguyên vẹn không hư hỏng, dập nát;
- Nấm men Saccharomyces cerevisiae thuộc chủng nấm men nổi, được giữ
trong ống nghiệm, nấm men dạng tiềm sinh, được cung cấp bởi Viện Vi sinh vật và
Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2.2. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm tiến hành để nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất nước uống lên
men từ Sơ ri thể hiện ở hình 2.1 được diễn ra từ 06/02/2017 đến 19/06/2017 tại Phòng
thí nghiệm Ngành Công nghệ thực phẩm, Viện Kỹ thuật – Kinh tế biển của Trường
Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
15
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm.
2.1.1. Xây dựng đường cong sinh trưởng của nấm men Saccharomyces cerevisiae
Mục đích: Xác định thời điểm nấm men Saccharomyces cerevisiae có sức sống
mạnh và với số lượng nhiều.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố
là mật độ tế bào nấm men S. cerevisiae sống, mỗi nghiệm thức làm song song 3 mẫu.
Nhân tố cố định:
- Thể tích môi trường nuôi cấy: 150 ml;
- Thời gian nuôi cấy: 72 giờ;
- Thể tích lấy mẫu: 1 ml;
Sơ ri
Ép lấy dịch
Xác định chỉ tiêu hóa lý:
o
Bx, pH, acid tổng, độ nhớt
Khảo sát sự ảnh hưởng của
thời gian lên men: 24 giờ, 48
giờ, 72 giờ, 96 giờ
Khảo sát sự ảnh hưởng của
nồng độ chất khô tan: 18
o
Bx,
20
o
Bx, 22
o
Bx, 24
o
Bx
Khảo sát ảnh hưởng của pH:
3,6; 3,8; 4,0; 4,2
Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ
giống: 1 %, 3 %, 5 %, 7 %
Dịch Sơ ri
Lên men
Nấm men thuần
Tăng sinh
Huấn luyện giống
Lắng lọc
Sản phẩm
Làm sạch
Phân loại
Điều chỉnh
dịch lên men
Chiết rót
Bã
Cặn
Đánh giá chất lượng
sản phẩm
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
16
- Khoảng cách thời gian lấy mẫu đếm: 6 giờ;
Nhân tố khảo sát:
- Mật độ tế bào nấm men sống.
2.1.2. Xác định chỉ tiêu hóa lý:
o
Bx, pH, acid tổng, độ nhớt
Mục đích: khảo sát sự thay đổi tính chất của nguyên liệu trong thời gian nghiên
cứu.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố
là nồng độ chất khô tan, thí nghiệm được lặp lại 3 lần, mỗi nghiệm thức làm song song
3 mẫu.
2.1.3. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chất khô tan đến chất lượng sản phẩm
Mục đích: nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ chất khô đến nồng độ chất
khô tan còn lại, độ cồn và tính chất cảm quan.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố
là nồng độ chất khô tan, mỗi nghiệm thức làm song song 3 mẫu.
Nhân tố cố định:
- Thời gian lên men: 96 giờ;
- pH= 4,0;
- Lượng S.cerevisiae bổ sung: 2 % tỷ lệ nấm men theo thể tích dịch ép Sơ ri với
mật độ là 2.107
tế bào/ml.
Nhân tố khảo sát:
- Nồng độ chất khô tan: 18 o
Bx, 20 o
Bx, 22 o
Bx, 24 o
Bx.
2.1.4. Khảo sát ảnh hưởng của pH đến chất lượng sản phẩm
Mục đích: nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của pH đến nồng độ chất khô tan còn
lại, độ cồn và tính chất cảm quan trong quá trình lên.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố
là pH, mỗi nghiệm thức làm song song 3 mẫu.
Nhân tố cố định:
- Thời gian lên men: 96 giờ;
- Nồng độ chất khô tan: kết quả từ 2.1.3;
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
17
- Lượng nấm men S. cerevisiae bổ sung: 2 % theo thể tích dịch ép Sơ ri, với mật
độ 2.107
tế bào/ml.
Nhân tố khảo sát:
- Điều chỉnh pH ở: 3,6; 3,8; 4,0; 4,2.
2.1.5. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nấm men đến chất lượng sản phẩm
Mục đích: khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ giống đến nồng độ chất khô tan còn
lại, độ cồn và tính chất cảm quan trong quá trình lên men.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố
là tỷ lệ nấm men, mỗi nghiệm thức làm song song 3 mẫu.
Nhân tố cố định:
- Thời gian lên men: 96 giờ;
- Nồng độ chất khô tan: kết quả từ 2.1.3;
- pH: kết quả từ 2.1.4;
Nhân tố khảo sát:
- Tỷ lệ nấm men S. cerevisiae bổ sung: 1 %; 3 %; 5 %; 7 % theo thể tích dịch ép
Sơ ri, với mật độ 2.107
tế bào/ml.
2.1.6. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến chất lượng sản phẩm
Mục đích: nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian đến nồng độ chất khô tan
còn lại, độ cồn và tính chất cảm quan trong quá trình lên men.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố
là thời gian lên men, mỗi nghiệm thức làm song song 3 mẫu.
Nhân tố cố định:
- Nồng độ chất khô tan: kết quả từ 2.1.3;
- pH: kết quả từ 2.1.4;
- Lượng nấm men S. cerevisiae bổ sung: kết quả từ 2.1.5;
Nhân tố khảo sát:
- Thời gian: 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ, 96 giờ.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp vi sinh
a. Tăng sinh nấm men [5],[12]
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
18
Chuẩn bị môi trường: Cân các thành phần của môi trường nuôi cấy (theo tỷ lệ ở
bảng 2.1), hòa vào nước vừa đủ 1000 ml, đun sôi hỗn hợp để các thành phần trong môi
trường hòa tan hoàn toàn rồi điều chỉnh môi trường pH= 4–5 bằng acid citric hoặc
NaOH 0,1N. Phân phối môi trường vào bình tam giác và bao kín miệng bình bằng giấy
bạc. Hấp khử trùng môi trường ở nhiệt độ 121o
C trong thời gian 20 phút.
Bảng 2.1. Thành phần môi trường Sabouraud.
STT Thành phần Khối lượng (g)
1 Peptone 10
2 Glucose 40
3 Agar 10
Để môi trường qua 24 giờ để quan sát nhằm đảm bảo môi trường nuôi cấy
không bị nhiễm các vi sinh vật khác.
Tiến hành tăng sinh S. cerevisiae: Hơ đỏ que cấy vòng, làm nguội và lấy một
vòng que cấy đầy hỗn hợp nấm men từ ống giữ giống, mở miệng bình môi trường đã
chuẩn bị trên cho đầu que cấy chứa nấm men vào và khuấy cho đến khi vòng que
không còn khối nấm men. Bao miệng bình lại và cho bình lên máy lắc ngang để tạo
oxy cho nấm men phát triển.
b. Xác định mật độ S. cerevisiae
Kiểm tra mật độ tế bào nấm men theo phương pháp đếm tế bào bằng kính hiển
vi, sử dụng buồng đếm hồng cầu.
Hình 2.2. Buồng đếm hồng cầu và lamelle.
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
19
Cách tiến hành:
- Pha loãng mẫu theo dãy thập phân tuần tự thành dãy các nồng độ 1/10, 1/100,
1/1000,... mỗi bậc pha loãng là 1/10 được thực hiện bằng cách dùng 1 ml mẫu thêm
vào 9 ml nước muối sinh lý 0,9 % NaCl, sau đó lắc kỹ sẽ được độ pha loãng 1/10, tiếp
tục pha loãng cho đến khi 1 ô nhỏ có khoảng 2,5–10 tế bào;
- Đặt lamelle sạch phủ khung đếm;
- Dùng micropipet hút dung dịch nấm men đã pha loãng, bỏ đi vào giọt đầu,
bơm nhẹ vào rãnh buồng đếm, dung dịch thấm vào kẽ buồng đếm và lamelle;
- Dung dịch chảy từ từ vào các rãnh, lan tỏa lắp đầy khắp lamelle. Nếu bị bọt
khí trong lamelle thì thực hiện lại thao tác;
- Đặt buồng đếm lên bàn kẹp của kính hiển vi, dùng kẹp cố định buồng đếm;
- Thao tác kính hiển vi, dùng vật kính x10 để điều chỉnh sơ bộ trước, sau đó
dùng vật kính x40 để đếm;
- Đếm số tế bào trong 5 ô lớn (4 ô ở góc và 1 ô ở chính giữa), đếm lần lượt từng
ô nhỏ trong 1 ô lớn. Trong tất cả các ô nhỏ cần đếm số tế bào nằm hẳn trong ô trước,
sau đó đếm số tế bào nằm ở 4 góc;
- Đếm tất cả 80 ô nhỏ có trong 5 ô lớn.
Số lượng tế bào được tính theo công thức (2.1).
N = (a/b).400/0,1.103
.h (2.1),
Trong đó:
- N: số tế bào có trong 1ml mẫu;
- a: số tế bào trong 5 ô vuông lớn (80 ô vuông nhỏ);
- b: số ô vuông nhỏ (16.5 = 80);
- 400: tổng số ô nhỏ trong ô trung tâm;
- 0,1: thể tích dịch tế bào (tính bằng mm3
) chứa trên ô trung tâm;
- h: hệ số pha loãng.
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
20
Hình 2.3. Cách pha loãng mẫu theo dãy thập phân
(a) (b) (c)
Hình 2.4. Buồng đếm ở vật kính x4 (a), x10 (b), x40 (c).
c. Phương pháp nhuộm xác định số tế bào chết [2]
Cách tiến hành:
- Pha loãng mẫu theo dãy thập trong nước muối sinh lý 0,9 % NaCl, cho đến khi
1 ô nhỏ có khoảng 2,5–10 tế bào;
- Dùng micropipet hút 1ml dung dịch nấm men đã pha loãng vào cốc nhỏ, nhỏ
thêm 1 giọt dung dịch xanh methylen 0,2 %, lắc đều trong vòng 1 phút, tiếp tục dùng
micropipet hút dịch đã nhuộm bỏ đi vào giọt đầu, bơm nhẹ vào rãnh buồng đếm, dung
dịch thấm vào kẽ buồng đếm và lamelle;
- Đặt lamelle sạch phủ khung đếm nhỏ từ từ dung dịch vào các rãnh, lan tỏa lắp
đầy khắp lamelle. Nếu bị bọt khí trong lamelle thì thực hiện lại thao tác;
- Đặt buồng đếm lên bàn kẹp của kính hiển vi, dùng kẹp cố định buồng đếm;
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
21
- Thao tác kính hiển vi, dùng vật kính x10 để điều chỉnh sơ bộ trước, sau đó
dùng vật kính x100 để đếm;
- Đếm số tế bào sống (tế bào không bắt màu) hoặc đếm số tế bào tổng và số tế
bào chết(tế bào bắt màu) trong 5 ô lớn (4 ô ở góc và 1 ô ở chính giữa), đếm lần lượt
từng ô nhỏ trong 1 ô lớn. Trong tất cả các ô nhỏ cần đếm số tế bào nằm hẳn trong ô
trước, sau đó đếm số tế bào nằm ở 4 góc;
- Đếm tất cả 80 ô nhỏ có trong 5 ô lớn;
Tính toán kết quả:
- Số tế bào sống trong 5 ô lớn= Tổng số tế bào trong 5 ô lớn - Số tế bào chết
trong 5 ô lớn;
- Số tế bào sống trong 1ml mẫu:
N’ = (a’/b).400/0,1.103
.h (2.2),
Trong đó:
- N’: số tế bào sống có trong 1ml mẫu;
- a’: số tế bào sống trong 5 ô vuông lớn (80 ô vuông nhỏ);
- b: số ô vuông nhỏ (16.5 = 80);
- 400: tổng số ô nhỏ trong ô trung tâm;
- 0,1: thể tích dịch tế bào (tính bằng mm3
) chứa trên ô trung tâm;
- h: hệ số pha loãng.
Hình 2.5. Tế bào nấm men nhuộm xanh methylen 2 % được quan sát ở vật kính
x100.
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
22
d. Huấn luyện giống
Sau khi xác định được thời gian lấy sinh khối thích hợp, cần huấn luyện giống
trước khi cho nấm men vào dịch quả lên men.
Chuẩn bị môi trường: Sử dụng môi trường tăng sinh được hấp khử trùng và
dịch trái Sơ ri đã lọc với tỷ lệ 1:1.
Tiến hành tăng sinh S. cerevisiae: Dùng micropipet hút 2 % theo thể tích dung
dịch nấm men tăng sinh đạt mật độ khoảng 106
–108
tế bào/ml vào môi trường huấn
luyện đã chuẩn bị, bao miệng bình lại và cho bình lên máy lắc ngang để tạo oxy cho
nấm men phát triển.
2.3.2. Phương pháp hóa sinh
a. Xác định hàm lượng chất khô tan (o
Bx)
Dùng dung dịch nước cất nhỏ lên mặt kính khúc xạ kế rồi đậy nắp kính lại xem
nền xanh trở về vị trí không chưa, nếu chưa thì dùng tua vít chỉnh cho về không.
Dùng ống nhỏ giọt hút dịch quả nhỏ 1–2 giọt vào mặt kính khúc xạ kế, đậy tấm
chắn sáng để dịch phủ đều trên lăng kính rồi đưa lên mắt ngắm điều chỉnh độ phóng
đại sau cho xem được rõ nhất và đọc số trên thang đo được.
b. Xác định pH [14]
Hiệu chỉnh máy đo bằng dịch chuẩn pH= 4, rửa đầu cực bằng nước cất rồi ngâm
ngập đầu cực đo pH trong dung dịch cần đo, đọc giá trị hiển thị ổn định trên máy.
c. Xác định acid tổng [16], [28]
Nghiền nhỏ 3–5 g mẫu trong cối sứ, sau đó chuyển sang tam giác 250 ml, thêm
nước cất sao cho đạt thể tích 150 ml. Đun 30 phút cách nhiệt ở nhiệt độ 80–90 0
C,
thỉnh thoảng lắc. Khi dung dịch đã nguội, lọc qua giấy lọc vào bình định mức 250 ml,
thêm nước cất định mức đến vạch, lắc đều dịch.
Lấy 50 ml dịch trên cho vào bình tam giác 250 ml, cho thêm 1–2 giọt
phenolphtalein rồi chuẩn độ bằng NaOH 0,1N cho tới khi xuất hiện màu hồng.
Lượng acid hữu cơ hòa tan trong mẫu tính ra %:
X =
.0,0067. . .100
.
a V T
v c
(2.3),
Trong đó:
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
23
- a: số ml NaOH 0,1N cần để chuẩn độ;
- 0,0067: số gam acid tương ứng với 1ml NaOH 0,1N (0,0067 là hệ số đối với
acid malic, nhưng lượng acid tổng số cũng tính theo hệ số này vì acid malic có nhiều
trong rau quả);
- T: hệ số điều chỉnh đối với NaOH 0,1N;
- V: tổng thể tích dung dịch chiết ;
- v: số ml dung dịch lấy để chuẩn độ;
- c: khối lượng mẫu (g).
d. Độ nhớt [9]
- Chuẩn bị mẫu thử: Mẫu được lắc đều trước khi thí nghiệm. Nếu trong mẫu có
các hạt lơ lửng phải lọc qua rây 75 μm để tránh làm nghẽn mao quản nhớt kế.
- Nhớt kế dùng đo phải sấy nóng ở 100 o
C trước khi nạp mẫu.
- Nạp 7ml mẫu vào nhánh I của nhớt kế.
- Dùng bóp cao su đẩy cho mực chất lỏng trong mao quản nhánh I lên trên vị trí
vạch C khoảng 5 mm. Để chất lỏng chảy tự do và dùng đồng hồ bấm giây xác định
thời gian chất lỏng chảy từ vị trí vạch C xuống vị trí vạch E. Ghi khoảng thời gian
chảy giữa hai vạch này để tính độ nhớt.
Tính độ nhớt động học υ theo công thức:
υ = C.t (2.4),
Trong đó:
- υ: độ nhớt động học, tính bằng cSt hay mm2
/s;
- C: hằng số của nhớt kế, mm2
/s2
. (C= 0,035 mm2
/s2
);
- t: thời gian chảy, s.
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
24
Hình 2.6. Nhớt kế.
e. Độ cồn
Sử dụng khúc xạ kế đo độ cồn trong rượu để xác định độ cồn trong dịch lên
men. Lấy 20 ml dịch lên men, rót dịch vào bình cầu rồi tráng bình bằng 100 ml nước
cất. Nối bình với hệ thống chưng cất cồn, tiến hành chưng cất và thu hồi nước ngưng
vào bình định mức 50 ml cho đến khi nước ngưng đến vạch của bình định mức. Dùng
đũa thủy tinh khuấy nhẹ nước ngưng sau khi nguội, lấy ra 1–2 giọt chấm vào mặt kính.
Đậy nắp kính lại. Quan sát và đọc độ cồn qua ống kính.
2.3.3. Phương pháp đánh giá cảm quan chất lượng sản phẩm
Chất lượng cảm quan sản phẩm được đánh giá theo tiêu chuẩn Việt Nam [15].
Tiêu chuẩn này sử dụng hệ số 20 điểm, xây dựng trên một thang thống nhất có 6 bậc
(từ 0–5) và điểm 5 là điểm cao nhất cho một chỉ tiêu.
Đối với sản phẩm đồ uống có cồn nói chung và sản phẩm nước uống lên men
nói riêng thì các chỉ tiêu cảm quan quan trọng cần đánh giá gồm: độ trong và màu sắc,
mùi, vị.
Dưới đây là bảng chuẩn được xây dựng để tiến hành đánh giá chất lượng cảm
quan của sản phẩm nước uống lên men từ trái Sơ ri. Dựa vào bảng để tiến hành lập
chọn 5 thành viên hội đồng đánh giá cảm quan.
Khi đánh giá cảm quan các chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm, hội đồng cảm quan
tham gia cho điểm, kết quả được trình bày là trung bình cộng điểm của các kiểm
nghiệm viên. Sau đây là bảng đánh giá về mùi, vị, độ trong và màu sắc lần lượt bảng
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
25
2.2, bảng 2.3 và bảng 2.4.
Bảng 2.2. Đánh giá mùi của nước uống lên men từ trái Sơ ri.
Các chỉ
tiêu
Hệ số
trọng
lượng
Điểm số
chất
lượng
Mô tả
Mùi 1,2
0 Có mùi lạ, khó chịu của sản phẩm hỏng
1 Mùi lạ rõ rệt, nồng, hăng
2
Không có mùi lạ, thoảng mùi nguyên liệu, mùi
rượu cao, không hài hòa
3
Có mùi thơm của nguyên liệu, mùi cồn cao,
không hài hòa
4
Mùi thơm nhẹ, đặc trưng của sản phẩm, thơm mùi
rượu và tương đối hài hòa
5
Mùi thơm dịu, hài hòa, mùi đặc trưng của nguyên
liệu, thoảng mùi rượu
Bảng 2.3. Đánh giá vị của nước uống lên men từ trái Sơ ri.
Các chỉ tiêu
Hệ số trọng
lượng
Điểm số
chất lượng
Mô tả
Vị 2,0
0
Vị chua rất gắt, đắng gắt, vị lạ của sản
phẩm hỏng
1
Vị chua gắt, đắng mạnh, không ngọt,
chát và có vị lạ
2 Vị chua nổi trội, ít ngọt, đắng
3
Sản phẩm thiếu vị đậm đà, hơi chua,
hậu yếu
4
Sản phẩm có vị hài hòa, dễ chịu, đặc
trưng, hậu vừa phải
5
Vị ngọt của đường, của rượu, hài hòa
với vị chua nhẹ của acid, vị đậm đà,
êm dịu, hậu kéo dài
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
26
Bảng 2.4. Đánh giá độ trong và màu sắc của nước uống lên men từ trái Sơ ri.
Các chỉ tiêu
Hệ số trọng
lượng
Điểm số
chất lượng
Mô tả
Độ trong,
màu sắc
0,8
0 Vẩn đục lơ lửng, màu bẩn, cánh gián
1
Đục, nhiều cặn lơ lửng, màu không
nâu nhạt
2
Hơi đục, nhiều cặn lơ lửng, màu nâu
đỏ nhạt
3
Hơi đục, ít cặn lơ lửng, màu vàng nâu
nhạt
4
Trong, không có vẩn đục, màu vàng
ngà, rót chảy lỏng đều
5
Rất trong, không vẩn đục, màu vàng
đẹp, rót chảy lỏng đều
2.3.4. Phương pháp thống kê ứng dụng và xử lý số liệu
Số liệu thu nhập được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai ANOVA
và kiểm định LSD của phần mềm Statgraphics và vẽ đồ thị tương quan bằng phần
mềm Excel.
Phân tích phương sai (Analysis of Variances – ANOVA): Phương pháp này
dùng để phân tích sự khác biệt của tính chất giữa các đối tượng hay các nhóm. Khi
phân tích chỉ một tính chất của một loạt đối tượng hay một loạt tính chất của một đối
tượng ta sử dụng ANOVA. Khi phân tích nhiều tính chất cùng lúc của một đối tượng
hay nhiều đối tượng của cùng một tính chất và quan tâm đến sự tác động qua lại giữa
các tính chất và đối tượng.
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đường cong sinh trưởng của nấm men Saccharomyces cerevisiae [1], [22]
Để xác định được thời điểm lấy giống để bổ sung vào dịch lên men, cần xác
định đường cong sinh trưởng của nấm men Saccharomyces cerevisiae nhằm có được
nấm men có sức sống mạnh và số lượng nhiều.
Sự sinh trưởng của nấm men S. cerevisiae được nghiên cứu bằng cách phân tích
đường cong sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy Sabouraud. Nấm men được nuôi
cấy trong một bình tam giác với pH môi trường là 5,6, được cung cấp oxy bằng cách
sử dụng máy lắc ngang, thực hiện ở nhiệt độ phòng thí nghiệm khoảng 28–32 o
C.
Trong quá trình nuôi cấy không thay đổi môi trường và thời gian nuôi cấy càng kéo
dài thì nồng độ chất dinh dưỡng càng giảm sút, các chất thải của trao đổi chất càng
tăng lên. Nếu lấy thời gian nuôi cấy là trục hoành và lấy số logarit của số lượng tế bào
sống làm trục tung sẽ vẽ được đường cong sinh trưởng của S. cerevisiae sinh sản bằng
cách nảy chồi. Đường cong này có 4 giai đoạn (phases) khác nhau như hình 3.1.
Hình 3.1. Đồ thị đường cong sinh trưởng của Saccharomyces cerevisiae.
Từ hình 3.1 nhận thấy: Đầu tiên là giai đoạn Tiềm phát (Lag phase) của nấm
men bắt đầu từ khi cấy vào môi trường đến khoảng 12 giờ sau đó đạt 3,4.107
tế bào/ml.
0
50
100
150
200
250
300
0 12 24 36 48 60 72
Sốtếbào(x106)
Thời gian (giờ)
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
28
Khi cấy nấm men vào môi trường mới, nấm men cần thời gian thích nghi, số lượng tế
bào thường không tăng lên ngay hay tăng rất chậm. Trong giai đoạn này tế bào chưa
phân cắt nhưng thể tích và khối lượng tăng lên rõ rệt do có sự tăng các thành phần mới
của tế bào.
Sau giai đoạn tiềm phát là giai đoạn Logarit (Log Phase), khoảng thời gian từ
12 giờ đến 24 giờ với mật độ 3,4.107
–2,23.108
tế bào/ml. Trong giai đoạn này nấm men
sinh trưởng và phân cắt với nhịp độ tối đa so với bản tính di truyền của chúng nếu gặp
môi trường và điều kiện nuôi cấy thích hợp. Nhịp độ sinh trưởng của chúng là không
thay đổi trong suốt giai đoạn này, các tế bào phân đôi một cách đều đặn. Do các tế bào
sinh ra chỉ khác nhau rất ít cho nên đường cong sinh trưởng là một đường trơn nhẵn
chứ không gấp khúc. Quần thể tế bào trong giai đoạn này có trạng thái hóa học và sinh
lý học cơ bản là như nhau cho nên việc nuôi cấy ở giai đoạn này thường được sử dụng
huấn luyện giống để cấy vào dịch quả tạo sản phẩm.
Tiếp đến là giai đoạn Ổn định (Stationary Phase) hay pha Cân bằng từ 24 giờ
đến 48 giờ. Giai đoạn này cho thấy sự sinh trưởng của quần thể dừng lại đạt trạng thái
cân bằng, qua hình 3.1 có thể thấy đường cong sinh trưởng đi ngang. Mật độ tế bào
nấm men trong giai đoạn ổn định khoảng 2,23.108
–2,70.108
tế bào/ml. Trong giai
đoạn này số lượng tế bào sống là không thay đổi, có thể do số lượng tế bào mới sinh ra
cân bằng với số lượng tế bào chết đi, hoặc là tế bào ngừng phân cắt mà vẫn giữ nguyên
hoạt tính trao đổi chất.
Cuối cùng là giai đoạn Tử vong (Death Phase) từ sau 48 giờ. Việc tiêu hao chất
dinh dưỡng và việc tích lũy các chất thải độc hại sẽ làm tổn thất đến môi trường sống
của nấm men, làm cho số lượng tế bào sống giảm xuống. Số lượng tế bào sinh ra ít
hơn số lượng tế bào chết đi, sau 72 giờ số tế bào sống còn lại là 1,27.108
tế bào/ml.
Như vậy, cuối giai đoạn Logarit đến đầu giai đoạn Ổn định (từ 24 giờ đến 30
giờ) thu sinh khối nấm men là thích hợp nhất, vì khi đó quần thể nấm men đạt trạng
thái cân bằng, số tế bào sinh ra ở mức cao và tế bào nấm men đang trong thời gian có
sức mạnh nhất, cho hiệu suất lên men dịch cao nhất.
3.2. Xác định các chỉ tiêu hóa lý của dịch ép Sơ ri
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
29
Trước khi tiến hành quy trình lên men, dự tính thời gian nghiên cứu là 4 tháng,
cần khảo các chỉ tiêu hóa lý ở 3 thời điểm: thời điểm bắt đầu (mẫu 1), thời điểm sau
khi bắt đầu 2 tháng (mẫu 2) và thời điểm kết thúc (mẫu 3) quá trình khảo sát, nhằm
đảm bảo sự tương đồng về thành phần hóa học của nguyên liệu trong suốt quá trình
tiến hành thí nghiệm. Mỗi mẫu thực hiện xác định các chỉ tiêu được lặp lại 3 lần.
3.2.1. Nồng độ chất khô tan (o
Bx)
Sơ ri được ép dịch, lọc và đo nồng độ chất khô tan bằng khúc xạ kế đo độ Brix
cho kết quả như bảng 3.1.
Bảng 3.1. Nồng độ chất khô tan của dịch ép Sơ ri.
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3
Nồng độ chất
khô tan (0
Bx)
8,233a
± 0,252 8,167a
± 0,289 8,211a
± 0,058
(Trong cùng một hàng, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%)
Từ bảng 3.1 nhận thấy ở 3 mẫu trên sự chênh lệch nồng độ chất khô tan của trái
Sơ ri trong quá trình khảo sát không đáng kể, nồng độ chênh lệch từ 0,022–0,066 o
Bx.
Như vậy, nguyên liệu trong quá trình khảo sát là có nồng độ chất khô tan tương đối
đồng nhất.
3.2.2. pH
Sau khi thu được dịch ép trái Sơ ri được mang đi đo pH bằng máy đó pH Meter.
Sự khác nhau pH giữa các mẫu dịch ép Sơ ri được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. pH của dịch ép Sơ ri.
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3
pH 3,793a
± 0,021 3,790a
± 0,030 3,797a
± 0,006
(Trong cùng một hàng, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%)
Từ bảng 3.2 ta thấy 3 mẫu dịch ép Sơ ri trên không có sự khác biệt. Chênh lệch
giữa số pH lớn nhất và pH thấp nhất là 0,007. Như vậy, nguyên liệu được sử dụng cho
những thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình lên men có pH
chênh lệch trong giới hạn cho phép.
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
30
3.2.3. Acid tổng
Dịch ép trái Sơ ri được xác định hàm lượng acid tổng bằng phương pháp chuẩn
độ bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,1 N. Sự khác nhau về hàm lượng acid tổng giữa các
mẫu dịch ép Sơ ri được thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Hàm lượng acid tổng của dịch Sơ ri.
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3
Acid tổng 2,392a
± 0,042 2,480a
± 0,071 2,480a
± 0,071
(Trong cùng một hàng, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%).
Từ bảng 3.3 ta thấy 3 mẫu dịch ép Sơ ri trên có hàm lượng acid tổng cao nhất là
2,480 và thấp nhất là 2,392, chênh lệch giữa các mẫu khoảng 0,069–0,088 và không có
sự khác biệt với độ tin cậy 95 %. Như vậy, nguyên liệu trong quá trình khảo sát là có
hàm lượng acid tổng tương đối gần nhau.
3.2.4. Độ nhớt
Sau khi thu được dịch ép trái Sơ ri được mang đi đo độ nhớt bằng nhớt kế. Sự
khác nhau về độ nhớt giữa các mẫu dịch ép Sơ ri được thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Độ nhớt của dịch Sơ ri.
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3
Độ nhớt 1,283a
± 0,041 1,259a
± 0,000 1,283a
± 0,041
(Trong cùng một hàng, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%).
Có thể nhận thấy từ bảng 3.4, độ nhớt của dịch ép Sơ ri trong 3 thời điểm với độ
tin cậy 95 % không có sự khác biệt. Sơ ri trong thời gian khảo sát các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình tạo thành sản phẩm có độ nhớt tương tự như nhau. Với độ nhớt
dao động khoảng từ 1,259–1,283 thì dịch ép Sơ ri không cần thiết phải xử lý bằng
enzyme pectinase trước khi đưa vào lên men.
3.3. Ảnh hưởng của nồng độ chất khô tan (o
Bx) đến chất lượng sản phẩm
Để đánh giá được sự ảnh hưởng của nồng độ chất khô tan đến chất lượng sản
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
31
phẩm nước Sơ ri lên men, đã tiến hành thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của yếu tố
trên đến nồng độ chất khô tan còn lại, độ cồn và các tính chất cảm quan trong các thời
điểm khác nhau của quá trình lên men.
Sơ ri là một loại trái cây có vị hơi chua và chứa lượng chất khô khoảng 8–9 o
Bx
nhỏ hơn so với yêu cầu của dịch lên men vì thế cần bổ sung đường để đạt nồng độ theo
yêu cầu của thí nghiệm.
Dịch trái Sơ ri sau khi ép và lọc có pH= 3,7–3,8, cần điều chỉnh pH đạt 4,0 bằng
NaHCO3. Khi pH cố định, điều chỉnh nồng độ chất khô tan ở các mức 18 o
Bx, 20 o
Bx,
22 o
Bx, 24 o
Bx tương ứng mẫu 1, 2, 3, 4. Cấy 2 % tỷ lệ nấm men theo thể tích dung
dịch mỗi mẫu là 100 ml với mật độ 2.107
tế bào/ml ở các mức nồng độ chất khô tan để
khảo sát các yếu tố bị ảnh hưởng và thu được kết quả ở (bảng 3.5, hình 3.2); bảng 3.6;
bảng 3.7.
Bảng 3.5. Sự thay đổi nồng độ chất khô tan trong thời gian lên men.
Thời gian
(giờ)
Nồng độ chất khô tan (o
Bx)
0 18 20 22 24
24 9,333d
± 0,289 12,067c
± 0,115 14,233b
± 0,058 16,700a
± 0,520
48 6,033d
± 0,058 6,967c
± 0,058 8,100b
± 0,100 10,167a
± 0,058
72 5,767d
± 0,058 6,733c
± 0,058 7,667b
± 0,153 9,267a
± 0,058
96 5,767d
± 0,058 6,433c
± 0,153 7,100b
± 0,100 8,433a
± 0,115
(Trong cùng một hàng, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%).
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
32
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nồng độ chất khô tan trong thời gian lên
men.
Từ bảng 3.5 và hình 3.2 cho thấy nồng độ chất khô tan giảm dần theo thời gian
lên men, nồng độ chất khô tan còn lại sau lên men giảm dần tương ứng với các mức
nồng độ chất khô tan được điều chỉnh trước khi lên men. Sau quá trình lên men, nồng
độ chất khô tan còn sót lại ở mẫu 18 o
Bx thấp (5,767 o
Bx), mẫu ở 20 o
Bx và 22 o
Bx thì
có vị khá hài hòa nồng độ chất khô tan còn lại không cao (lần lượt là 6,433 o
Bx và
7,100 o
Bx) và mẫu 24 o
Bx có nồng độ chất khô tan còn lại khá cao (8,433 o
Bx).
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nồng độ chất khô tan đến độ cồn sau quá trình lên men.
Nồng độ chất khô
tan (o
Bx)
Độ cồn
18 3,0
20 3,5
22 4,0
24 4,0
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nồng độ chất khô tan đến độ cồn trong quá trình
lên men (bảng 3.6) cho thấy, kết thúc quá trình lên men độ cồn tăng dần theo chiều
0
5
10
15
20
25
30
0 24 48 72 96
Nồngđộchấtkhôtan(oBx)
Thời gian (giờ)
18 độ Bx
20 độ Bx
22 độ Bx
24 độ Bx
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
33
tăng của nồng độ chất khô được điều chỉnh các mẫu. Ở mẫu nồng độ chất khô 18 o
Bx
có độ cồn 3 %V, 2 mẫu ở 20 o
Bx và 22 o
Bx thì độ cồn đạt 3,5–4,0 %V, các mẫu đều
cho độ cồn trong khoảng yêu cầu 3–5 %V.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nồng độ chất khô tan đến điểm cảm quan nước Sơ ri
sau quá trình lên men.
Nồng độ chất khô
tan (o
Bx)
Điểm cảm quan
trung bình
18 9,667b
± 0,577
20 12,667a
± 0,577
22 10,333b
± 0,577
24 10,000b
± 1,000
(Trong cùng một cột, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%).
Mặt khác, với mẫu lên men ở nồng độ chất khô 18 o
Bx, 22 o
Bx, 24 o
Bx cho
điểm cảm quan thấp khoảng 9,667–10,333 (với độ tin cậy 95% không có sự khác biệt
giữa các mẫu), riêng mẫu ở nồng độ 20 o
Bx có sự khác biệt rõ rệt, điểm cảm quan cao
nhất 12,667 (bảng 3.7).
Như vậy, tổng hợp so sánh giữa các mẫu thì mẫu lên men có nồng độ chất khô
tan là 20 o
Bx là thích hợp, sau quá trình lên men cho độ cồn đạt khoảng yêu cầu (3–
5%) và vị hài hòa, đạt điểm cảm quan cao nhất, được chọn lựa làm tham số cho quá
trình khảo sát nước uống Sơ ri lên men tiếp theo.
3.4. Ảnh hưởng của pH đến chất lượng sản phẩm
Để đánh giá được sự ảnh hưởng của pH đến chất lượng sản phẩm nước Sơ ri lên
men, đã tiến hành thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của yếu tố trên đến nồng độ chất
khô tan còn lại, độ cồn và các tính chất cảm quan trong các thời điểm khác nhau của
quá trình lên men.
Dịch khảo sát được điều chỉnh nồng độ chất khô tan 20 o
Bx, tiếp tục cần điều
chỉnh pH ở pH= 3,6; 3,8; 4,0; 4,2 bằng acid citric và NaHCO3. Cấy 2 % tỷ lệ nấm men
theo thể tích dung dịch mỗi mẫu là 100 ml với mật độ 2.107
tế bào/ml ở các mức pH để
khảo các yếu tố bị ảnh hưởng và thu được kết quả ở (bảng 3.8, hình 3.3); bảng 3.9;
bảng 3.10.
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
34
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của pH đến nồng độ chất khô tan trong thời gian lên men.
Thời gian
(giờ)
Nồng độ chất khô (o
Bx)
pH= 3,6 pH= 3,8 pH= 4,0 pH= 4,2
0 20 20 20 20
24 11,633a
± 0,153 11,067a
± 1,007 11,333a
± 0,577 12,000a
± 0,000
48 7,300b
± 0,361 7,667ab
± 0.493 7,733ab
± 0,351 8,033a
± 0,058
72 6,867a
± 0,058 6,933a
± 0,115 6,867a
± 0,153 6,933a
± 0,058
96 6,300b
± 0,100 6,733a
± 0,058 6,600ab
± 0,436 6,900a
± 0,000
(Trong cùng một hàng, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%)
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của pH đến nồng độ chất khô tan trong
thời gian lên men.
Ảnh hưởng của pH dịch trước khi lên men đến sự thay của đổi nồng độ chất khô
tan trong quá trình lên men tương đối giống nhau. Nồng độ chất khô tan giảm dần theo
thời gian lên men, khi kết thúc quá trình lên men các mẫu nồng độ chất khô tan còn lại
không cao, thấp nhất là 6,300 o
Bx và cao nhất là 6,900 o
Bx (bảng 3.8 và hình 3.3).
0
5
10
15
20
25
0 24 48 72 96
Nồngđộchấtkhôtan(oBx)
Thời gian (giờ)
3.6
3.8
4
4.2
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
35
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của pH đến độ cồn sau thời gian lên men.
pH Độ cồn
3,6 3,5
3,8 4,0
4,0 4,0
4,2 3,0
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của pH đến điểm cảm quan trung bình sau quá trình lên
men.
pH
Điểm cảm quan
trung bình
3,6 12,333ab
± 0,577
3,8 13,667a
± 1,155
4,0 13,000ab
± 1,000
4,2 11,333c
± 1,528
(Trong cùng một cột, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%).
Từ bảng 3.9 và bảng 3.10 cho thấy khi kết thúc quá trình lên men, các mẫu có
độ cồn đạt yêu cầu từ 3–5 %V. Mẫu có pH= 3,8 cho điểm cảm quan cao nhất (13,667),
tiếp đến là pH= 4,0 đạt (13,000) và pH= 3,6; pH= 4,2 có điểm cảm quan trung bình
thấp hơn (lần lượt là 12,333 và 11,333).
Qua tất cả những phân tích kết quả nêu trên, ở điều kiện pH= 3,8 là thích hợp
cho quá trình lên men. Ở pH này, nồng độ chất khô tan còn lại tương đối vừa phải và
độ cồn bằng 4 %V phù hợp độ cồn nước uống lên men yêu cầu. Ngoài ra, ở pH= 3,8
nấm men phát triển rất tốt và hạn chế được các tác nhân vi sinh vật khác.
3.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ giống đến chất lượng sản phẩm
Để đánh giá được sự ảnh hưởng của tỷ lệ nấm men đến chất lượng sản phẩm
nước Sơ ri lên men, đã tiến hành thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của yếu tố trên đến
nồng độ chất khô tan còn lại, độ cồn và các tính chất cảm quan trong các thời điểm
khác nhau của quá trình lên men.
Dịch khảo sát được điều chỉnh nồng độ chất khô 20 o
Bx và pH = 3,8. Cấy nấm
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
36
men Saccharomyces cerevisiae, tỷ lệ nấm men theo 100 ml dung dịch với mật độ là
2.107
tế bào/ml vào các mức 1 %, 3 %, 5 %, 7 % (lần lượt ứng với 2.107
tế bào/ml;
6.107
tế bào/ml; 10.107
tế bào/ml; 14.107
tế bào/ml) để để khảo các yếu tố bị ảnh hưởng
và thu được kết quả ở (bảng 3.11, hình 3.4); bảng 3.12; bảng 3.13.
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của tỷ lệ nấm men đến nồng độ chất khô tan trong thời
gian lên men.
Thời gian
(giờ)
Nồng độ chất khô tan (o
Bx)
1 % 3 % 5 % 7 %
0 20 20 20 20
24 15,567a
± 0,153 13,367b
± 0,058 12,567c
± 0,115 11,233d
± 0,252
48 14,033a
± 0,153 12,400b
± 0,173 11,433c
± 0,115 10,233d
± 0,058
72 12,433a
± 0,153 10,467b
± 0,058 8,533c
± 0,115 7,533d
± 0,252
96 10,100a
± 0,100 9,333b
± 0,058 7,200c
± 0,100 6,467d
± 0,115
(Trong cùng một hàng, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%)
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ giống đến nồng độ chất khô tan
trong thời gian lên men
Từ bảng 3.11 và hình 3.4 cho thấy, nồng độ chất khô tan giảm theo thời gian lên
men, nồng độ chất khô tan còn lại sau lên men giảm dần 10,100 o
Bx; 9,333 o
Bx; 7,200
0
5
10
15
20
25
0 24 48 72 96
Nồngđộchấtkhô(oBx)
Thời gian (giờ)
1%
3%
5%
7%
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
37
o
Bx, 6,467 o
Bx lần lượt với các mức tỷ lệ nấm men cấy vào dịch 1 %, 3 %, 5 %, 7 %.
Bảng 3.12. Ảnh hưởng tỷ lệ nấm men đến độ cồn sau thời gian lên men.
Tỷ lệ nấm men
(%)
Độ cồn
1 2,5
3 3,5
5 4,0
7 3,5
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của tỷ lệ nấm men đến điểm cảm quan trung bình sau quá
trình lên men.
Tỷ lệ nấm men
(%)
Điểm cảm quan
trung bình
1 11,000b
± 1,000
3 13,667ab
± 1,155
5 15,667a
± 2,082
7 14,000a
± 1,732
(Trong cùng một cột, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%).
Từ bảng 3.12 và bảng 3.13, cho thấy độ cồn sau quá trình lên men ở các mẫu có
sự khác biệt khá rõ ràng. Mẫu cấy 1% nấm men theo thể thích cho độ cồn là 2,5 %V,
không đạt yêu cầu; ở 3 % là 3,5 %V; ở 5 % là 4 %V và 7 % là 3,5 %V đạt yêu cầu về
độ cồn.
Mặt khác, mẫu 5 % tỷ lệ nấm men cho điểm cảm quan cao nhất (15,667), tiếp
đến là 3 % và 7 % lần lượt cho điểm khá cao 14,000 và 13,667, thấp nhất là 11,000
điểm của mẫu 1 % tỷ lệ nấm men.
Do đó, với dịch lên men có pH= 3,8; nồng độ chất khô là 20 o
Bx và tỷ lệ cấy
nấm men Saccharomyces cerevisiae 5 % theo thể tích với mật độ tế bào là 2.107
tế
bào/ml sẽ tạo ra độ cồn là 4 %V, vị hài hòa. Vì vậy, kiều kiện trên phù hợp với sản
xuất của nước uống lên men từ trái Sơ ri.
3.6. Ảnh hưởng của thời gian lên men đến chất lượng sản phẩm
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
38
Thời gian có tính quyết định đến chất lượng của sản phẩm nước uống lên men
có độ cồn thấp. Nếu thời gian lên men ngắn thì sản phẩm chưa đạt được tính chất đặc
trưng về mùi, vị, độ rượu. Nếu thời gian lên men quá dài thì làm độ rượu cao, có mùi
vị không tốt.
Để đánh giá được sự ảnh hưởng của thời gian lên men đến chất lượng sản
phẩm, đã tiến hành thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của yếu tố trên đến nồng độ chất
khô tan còn lại, độ cồn và các tính chất cảm quan trong các thời điểm khác nhau của
quá trình lên men.
Tiến hành điều chỉnh dịch quả với nồng độ chất khô 20 o
Bx và pH = 3,8; để
khảo sát và thu được kết quả ở bảng 3.14.
Bảng 3.14. Sự thay đổi của nồng độ chất khô tan trong thời gian lên men.
Thời gian (giờ)
Nồng độ chất khô tan
(o
Bx)
0 20
24 14,667a
± 0,056
48 10,000b
± 0,010
72 7,267c
± 0,289
96 6,700d
± 0,100
(Trong cùng một cột, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%)
Nồng độ chất khô tan giảm dần theo thời gian lên men, ở 24 giờ, 48 giờ nồng
độ chất khô quá cao lần lượt là 14,667 o
Bx và 10,000 o
Bx, ở 72 giờ và 96 giờ không
cao là 7,267 o
Bx và 6,700 o
Bx.
Bảng 3.15. Sự thay đổi độ cồn trong thời gian lên men.
Thời gian (giờ) Độ cồn
24 0d
48 2,633c
± 0,058
72 3,200b
± 0,100
96 4,033a
± 0,058
(Trong cùng một cột, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%).
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
39
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của tỷ lệ nấm men đến điểm cảm quan sau quá trình lên
men.
Thời gian lên
men (giờ)
Điểm cảm quan
trung bình
24 10,000c
± 1,000
48 11,667b
± 0,577
72 13,000a
± 1,000
96 12,000b
± 0,577
(Trong cùng một cột, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%)
Từ bảng 3.15 và bảng 3.16 cho thấy, theo thời gian lên men độ rượu tăng lên
còn nồng độ chất khô tan còn lại giảm dần.
Ở 24 giờ, cồn chưa sinh ra, điểm cảm quan thấp (10,000); đến 48 giờ cồn mới
đạt 2,633 %V, nồng độ chất khô tan còn lại khá cao (10,000) và điểm cảm quan thấp
(11,667) nên khoảng thời gian này chưa đạt yêu cầu.
Ở 72 giờ và 96 giờ, độ cồn lần lượt là 3,200 %V và 4,033 %V, vị khá hài hòa
nên điểm cảm quan cũng đạt 13,000 và 12,000 điểm.
Như vậy, thời gian kết thúc quá trình lên men có thể là 72 giờ hoặc 96 giờ,
nhưng so điểm cảm quan thì ở 72 giờ sản phẩm sẽ cho điểm cao hơn và có thể rút ngắn
được thời gian lên men, đồng nghĩa với việc tiết kiệm chi phí cho hoạt động sản xuất.
3.5. Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri
Sau quá trình làm việc tại phòng thí nghiệm, xác định các chỉ số hóa lý của
nguyên liệu, khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men của nấm men S.
cerevisiae ta xây dựng được quy trình sản xuất nước uống lên men từ Sơ ri (hình 3.5).
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
40
Hình 3.5. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất nước lên men từ trái Sơ ri.
Thuyết minh quy trình
Nguyên liệu: là yếu tố chính quyết định chất lượng sản phẩm vì vậy việc lựa
chọn nguyên liệu là rất quan trọng. Sơ ri phải đạt độ chín kỹ thuật: chín màu hồng
cam, căng bóng, không dập nát hay hư hỏng.
Làm sạch: Rửa để loại bỏ tạp chất và một số vi sinh vật bám trên quả nhằm
giảm tỷ lệ nhiễm bẩn và nhiễm khuẩn vào dịch quả. Rửa phải tiến hành nhanh chóng,
nhẹ nhàng để tránh làm dập quả, nước rửa.
Ép lấy dịch, lọc: Sơ ri được ép lấy dịch bỏ bã và lọc.
Chuẩn bị dịch lên men: Dịch Sơ ri sau khi ép có màu vàng đến vàng cam
Sơ ri
Làm sạch
Ép lấy dịch, lọc
Điều chỉnh dịch lên men
(pH= 3,8; 20 o
Bx)
Lên men 72 giờ
Lắng cặn, tách men
Chiết rót
Nấm men
Sản phẩm
Cặn
Saccharose
Nhân giống
Phân loại
NaHCO3
Bã
Tỷ lệ men giống 5%, mật
độ 2.107
tế bào/ml
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
41
thường có pH= 3,7–3,8 ta cần điều chỉnh pH= 3,8 thích hợp cho quá trình lên men
bằng NaHCO3 và bổ sung đường đạt 20 o
Bx.
Lên men: Cho dung dịch sau khi đã điều chỉnh nồng độ đường và acid thích
hợp vào bình lên men khoảng 70–80 % dung tích bình, cấy 5 % tỷ lệ nấm men theo thể
tích với mật độ 2.107
tế bào/ml. Thời gian lên men là 72 giờ.
Lắng cặn, tách men: Loại bỏ phần cặn, xác nấm men thu dịch.
Chiết rót: Phân phối dịch vào chai và đóng nắp.
3.6. Đánh giá chất lượng sản phẩm nước uống lên men từ trái Sơ ri
3.6.1. Chất lượng cảm quan sản phẩm
Sau khi thu được sản phẩm, sản xuất theo quy trình ở hình 3.5, sản phẩm được
tiến hành đánh giá cảm quan. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.17.
Bảng 3.17. Kết quả cảm quan của nước uống lên men từ trái Sơ ri.
Các chỉ tiêu
Điểm trung bình có trọng lượng
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Màu sắc 4,56 4,56 4,80
Mùi 8,00 8,00 8,00
Vị 3,36 3,36 3,36
Điểm chất lượng 15,92 15,92 16,16
Trung bình 16,00
Sản phẩm thu được có điểm trung bình là 16,00; như vậy theo TCVN 3215-79
thì sản phẩm nước Sơ ri lên men đạt loại khá.
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
42
Hình 3.6. Nước uống lên men từ trái Sơ ri.
3.6.2. Chỉ tiêu vi sinh vật
Sau khi nhận được nước Sơ ri lên men ở các điều kiện tối ưu, sản phẩm được
đưa đi kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh theo TCVN 7045:2002. Kết quả thu được thể hiện
ở bảng 3.18.
Bảng 3.18. Các chỉ tiêu vi sinh vật của nước uống lên men từ trái Sơ ri
Chỉ tiêu Khuẩn lạc/ml
Tổng số vi sinh vật hiếu khí, số khuẩn lạc trong 1 ml sản phẩm 102
E.coli, số vi khuẩn trong 1 ml sản phẩm 0
Cl. perfringens, số vi khuẩn trong 1 ml sản phẩm 0
Tổng số nấm men–nấm mốc, số khuẩn lạc trong 1 ml sản phẩm 10
Mang số liệu ở bảng 3.18 so sánh với yêu cầu trong TCVN 7045:2002 thì sản
phẩm nước uống lên men từ trái Sơ ri được tiến hành lên men tại phòng thí nghiệm của
Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu đạt yêu cầu về chỉ tiêu vi sinh vật có trong đồ uống
và an toàn cho người sử dụng.
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
43
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống lên men
từ trái Sơ ri Malpighia glabra L” cho thấy có thể chế biến nước uống lên men từ trái
Sơ ri đạt yêu cầu với các điều kiện như sau:
- Tiến hành lấy tế bào nấm men ở giai đoạn từ 24–30 giờ sau tăng sinh với mật
độ 2,23.108
–2,7.108
tế bào/ ml;
- Nồng độ đường được bổ sung vào dịch đến 20 o
Bx là thích hợp nhất, vừa cho
độ cồn thích hợp và nồng độ chất khô tan còn lại vừa tạo vị hài hòa cho sản phẩm;
- Điều chỉnh pH của dung dịch lên men đạt pH= 3,8;
- Tỷ lệ nấm men Saccharomyces cerevisiae cấy thích hợp cho quá trình lên men
là 5% theo thể tích dịch lên men, với mật độ 2.107
tế bào/ ml;
- Thời gian lên men thích hợp là 72 giờ.
- Tiến hành đánh giá cảm quan chất lượng sản phẩm theo TCVN 3215–79;
- Kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật trong nước Sơ ri lên men theo TCVN 7045:2002;
Với những điều kiện trên, tiến hành lên men dịch trái Sơ ri, thu được nước uống
lên men đạt độ cồn 4 %V, có vị hài hòa, mùi đặc trưng của nguyên liệu, đạt yêu cầu
của đồ uống lên men từ trái cây và có thể sản xuất và đưa ra thị trường tiêu thụ.
Kiến nghị
Vì thời gian và điều kiện kỹ thuật còn hạn chế nên đồ án này chỉ khảo sát được
các yếu tố cơ bản như: nồng độ chất khô, pH, tỷ lệ nấm men cấy vào dịch, thời gian
lên men và chỉ sử dụng một chủng giống Saccharomyces cerevisiae đã được phân lập
thuần chủng để lên men. Do đó để nghiên cứu được các chỉ tiêu tốt hơn cho quy trình
sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri tối ưu nhất, cần phải kiểm soát được các yếu
tố làm ảnh hưởng đến quá trình khảo sát và tiến hành nghiên cứu sâu hơn về:
- Khi nghiên cứu, tiến hành lên men trong điều kiện cần kiểm soát được nhiệt độ
môi trường đến tránh ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu;
- Nghiên cứu sự khác nhau về chất lượng sản phẩm đối với các loại Sơ ri khác
nhau;
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
44
- Nghiên cứu thời gian bảo quản nước uống Sơ ri lên men ở điều kiện: nhiệt độ
khác nhau, có và không có chất bảo quản.
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
[1]. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty, (2002), Vi sinh vật học,
Nhà xuất bản Giáo dục.
[2]. Nguyễn Lân Dũng, Đào Thị Lương, (2006), Nấm men, Vietsciences.
[3]. Phạm Ngọc Liễu, (2015), Hiện trạng và triển vọng phát triển của cây Sơ ri Gò
Công, Tiền Giang, Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ, quyển 5.
[4]. Nguyễn Đức Lượng (1999), Thực phẩm lên men truyền thống tập 3, Trường Đại
học Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
[5]. Lê Văn Việt Mẫn, (2010), Thí nghiệm Vi sinh vật học thực phẩm, ĐH Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh.
[6]. Phạm Minh Nhựt, Bùi Vũ Thùy Dương, Đàm Thị Hà, (2013), Nghiên cứu Quy
trình sản xuất nước thanh long lên men từ thanh long phụ phẩm bằng
Saccharomyces cerevisiae, Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc khu vực phía
Nam lần III.
[7]. Lương Đức Phẩm, (2009), Nấm men công nghiệp, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ
Thuật.
[8]. Trần Linh Thước, (2006), Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực
phẩm và mĩ phẩm, NXB Giáo dục.
[9]. Nguyễn Văn Toàn, Bài giảng thực hành chuyên ngành hóa dầu, Trường Đại học
Bà Rịa Vũng Tàu.
[10]. Lê Cảnh Tuấn, (2009), Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống lên men từ
chanh dây, Đồ án tốt nghiệp, trường Đại học Nha Trang.
[11]. Hà Duyên Tư, (2005), Kỹ thuật đánh giá cảm quan, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội.
[12]. Thực hành Vi sinh vật, (2013), Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu.
[13]. Hồng Xuân, (23-07-2014), Công dụng bất ngờ từ trái Sơ ri, Báo Phụ nữ.
[14]. TCVN 2655:1978.
[15]. TCVN 3215- 79.
[16]. TCVN 5483 – 2007.
[17]. https://giacmosuaviet.com.vn/products/nuoc-so-ri-vfresh-150ml.
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
[18]. http://sorigocong.com/tin-chi-tiet/trai-so-ri-acerola-16.html.
[19]. https://voer.edu.vn/c/duong-cong-sinh-truong/9b2ffb8d/719956c7.
[20]. http://icfood.vn/home/2016/07/13/phan-biet-cac-chung-men-saccharomyces
-cerevisiae/.
[21]. http://fruitvietnam.blogspot.com/2013/06/so-ri-uoc-menh-danh-la-vua-vitamin-
c.html.
[22]. http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/6165763
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
[23]. A. BEKATOROU el at, (2006), Food Grade Yeasts, Food Technol. Biotechnol.
[24]. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/genome?term=saccharomyces%20cerevisiae.
[25]. https://microbewiki.kenyon.edu/index.php/Saccharomyces_cerevisiae.
[26]. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27610566.
[27]. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3958177/.
[28]. http://www.academia.edu/2539675/production_of_wine_from_the_fermentation
_of_orange_juice_by_Saccharomyces_cerevisiae.
Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP
Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển
PHỤ LỤC
Phụ lục A
Bảng tính ANOVA và bảng so sánh các nghiệm thức kết quả chạy số liệu phần
mềm Statgraphics xác định các chỉ tiêu hóa lý của trái Sơ ri
- Nồng độ chất khô
ANOVA Table for Nong do chat kho by Mau
Source Sum of Squares Df Mean Square
Between groups 0.00888889 2 0.00444444
Within groups 0.3 6 0.05
Total (Corr.) 0.308889 8
Multiple Range Tests for Nong do chat kho by Mau
Method: 95.0 percent LSD
Mau Count Mean Homogeneous Groups
2 3 8.16667 X
3 3 8.23333 X
1 3 8.23333 X
- pH
ANOVA Table for pH by Mau
Source Sum of Squares Df Mean Square
Between groups 0.0000666667 2 0.0000333333
Within groups 0.00273333 6 0.000455556
Total (Corr.) 0.0028 8
Multiple Range Tests for pH by Mau
Method: 95.0 percent LSD
Mau Count Mean Homogeneous Groups
2 3 3.79 X
1 3 3.79333 X
3 3 3.79667 X
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY

More Related Content

What's hot

Công nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịtCông nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịtFood chemistry-09.1800.1595
 
Nước ép quả đục
Nước ép quả đụcNước ép quả đục
Nước ép quả đụcKej Ry
 
Quá trình lên men bia
Quá trình lên men biaQuá trình lên men bia
Quá trình lên men biaLanh Nguyen
 
Phép thử thị hiếu th
Phép thử thị hiếu thPhép thử thị hiếu th
Phép thử thị hiếu thduongduclong
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngPhân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​Man_Ebook
 
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quyNghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quyTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tcvn ve cac san pham thuc pham
Tcvn ve cac san pham thuc phamTcvn ve cac san pham thuc pham
Tcvn ve cac san pham thuc phamhopchuanhopquy
 
Thu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdf
Thu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdfThu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdf
Thu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdfMan_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm enzyme termamyl 120 l (α amylase)...
Khảo sát hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm enzyme termamyl 120 l (α amylase)...Khảo sát hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm enzyme termamyl 120 l (α amylase)...
Khảo sát hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm enzyme termamyl 120 l (α amylase)...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuNghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019PinkHandmade
 
Sản xuất nước ép táo đóng chai
Sản xuất nước ép táo đóng chaiSản xuất nước ép táo đóng chai
Sản xuất nước ép táo đóng chaiAfro Gift
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhNghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhMan_Ebook
 

What's hot (20)

Công nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịtCông nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịt
 
Cong nghe sau thu hoach rau qua
Cong nghe sau thu hoach rau quaCong nghe sau thu hoach rau qua
Cong nghe sau thu hoach rau qua
 
Nước ép quả đục
Nước ép quả đụcNước ép quả đục
Nước ép quả đục
 
Quá trình lên men bia
Quá trình lên men biaQuá trình lên men bia
Quá trình lên men bia
 
Phép thử thị hiếu th
Phép thử thị hiếu thPhép thử thị hiếu th
Phép thử thị hiếu th
 
Luận văn: Nghiên cứu sự thủy phân tinh bột bởi γ-amylase, HAY
Luận văn: Nghiên cứu sự thủy phân tinh bột bởi γ-amylase, HAYLuận văn: Nghiên cứu sự thủy phân tinh bột bởi γ-amylase, HAY
Luận văn: Nghiên cứu sự thủy phân tinh bột bởi γ-amylase, HAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
 
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngPhân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
 
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quyNghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
 
Bai giang cam quan
Bai giang cam quanBai giang cam quan
Bai giang cam quan
 
Công nghệ sản xuất mì chính
Công nghệ sản xuất mì chínhCông nghệ sản xuất mì chính
Công nghệ sản xuất mì chính
 
Tcvn ve cac san pham thuc pham
Tcvn ve cac san pham thuc phamTcvn ve cac san pham thuc pham
Tcvn ve cac san pham thuc pham
 
Thu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdf
Thu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdfThu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdf
Thu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdf
 
Khảo sát hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm enzyme termamyl 120 l (α amylase)...
Khảo sát hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm enzyme termamyl 120 l (α amylase)...Khảo sát hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm enzyme termamyl 120 l (α amylase)...
Khảo sát hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm enzyme termamyl 120 l (α amylase)...
 
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuNghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
 
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
 
Sản xuất nước ép táo đóng chai
Sản xuất nước ép táo đóng chaiSản xuất nước ép táo đóng chai
Sản xuất nước ép táo đóng chai
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhNghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
 

Similar to Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY

Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kimBước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kimTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá khả năng kí sinh tuyến trùng meloidogyne spp. gây hại cây trồng của ...
đáNh giá khả năng kí sinh tuyến trùng meloidogyne spp. gây hại cây trồng của ...đáNh giá khả năng kí sinh tuyến trùng meloidogyne spp. gây hại cây trồng của ...
đáNh giá khả năng kí sinh tuyến trùng meloidogyne spp. gây hại cây trồng của ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG VIDEO THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔ...
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG VIDEO THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔ...XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG VIDEO THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔ...
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG VIDEO THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Cấu trúc, thử hoạt tính sinh học của phức Mn(II), Pb(II) với thuốc thử 5-BSAT
Cấu trúc, thử hoạt tính sinh học của phức Mn(II), Pb(II) với thuốc thử 5-BSATCấu trúc, thử hoạt tính sinh học của phức Mn(II), Pb(II) với thuốc thử 5-BSAT
Cấu trúc, thử hoạt tính sinh học của phức Mn(II), Pb(II) với thuốc thử 5-BSATDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và thử hoạt tính sinh học của phức mn(ii), pb(i...
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và thử hoạt tính sinh học của phức mn(ii), pb(i...Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và thử hoạt tính sinh học của phức mn(ii), pb(i...
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và thử hoạt tính sinh học của phức mn(ii), pb(i...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3
Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3
Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3https://www.facebook.com/garmentspace
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân lập vi khuẩn lactic trong khoang miệng có khả năng ức chế sự tạo màng si...
Phân lập vi khuẩn lactic trong khoang miệng có khả năng ức chế sự tạo màng si...Phân lập vi khuẩn lactic trong khoang miệng có khả năng ức chế sự tạo màng si...
Phân lập vi khuẩn lactic trong khoang miệng có khả năng ức chế sự tạo màng si...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm P&G tại công ty trách nhiệm hữu hạn thư...
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm P&G tại công ty trách nhiệm hữu hạn thư...Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm P&G tại công ty trách nhiệm hữu hạn thư...
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm P&G tại công ty trách nhiệm hữu hạn thư...luanvantrust
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019hanhha12
 
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...nataliej4
 

Similar to Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY (20)

Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đĐề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
 
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đĐề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
 
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kimBước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
 
Đề tài: Sử dụng Diatomite chế tạo vật liệu gốm lọc nước, HOT, 9đ
Đề tài: Sử dụng Diatomite chế tạo vật liệu gốm lọc nước, HOT, 9đĐề tài: Sử dụng Diatomite chế tạo vật liệu gốm lọc nước, HOT, 9đ
Đề tài: Sử dụng Diatomite chế tạo vật liệu gốm lọc nước, HOT, 9đ
 
Đề tài: Nghiên cứu quy trình sản xuất cà phê nấm Linh Chi, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu quy trình sản xuất cà phê nấm Linh Chi, 9đĐề tài: Nghiên cứu quy trình sản xuất cà phê nấm Linh Chi, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu quy trình sản xuất cà phê nấm Linh Chi, 9đ
 
đáNh giá khả năng kí sinh tuyến trùng meloidogyne spp. gây hại cây trồng của ...
đáNh giá khả năng kí sinh tuyến trùng meloidogyne spp. gây hại cây trồng của ...đáNh giá khả năng kí sinh tuyến trùng meloidogyne spp. gây hại cây trồng của ...
đáNh giá khả năng kí sinh tuyến trùng meloidogyne spp. gây hại cây trồng của ...
 
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
 
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG VIDEO THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔ...
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG VIDEO THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔ...XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG VIDEO THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔ...
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG VIDEO THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Công nghệ sinh học Trường Đại học Nông Lâm.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Công nghệ sinh học Trường Đại học Nông Lâm.docKhóa luận tốt nghiệp Khoa Công nghệ sinh học Trường Đại học Nông Lâm.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Công nghệ sinh học Trường Đại học Nông Lâm.doc
 
Cấu trúc, thử hoạt tính sinh học của phức Mn(II), Pb(II) với thuốc thử 5-BSAT
Cấu trúc, thử hoạt tính sinh học của phức Mn(II), Pb(II) với thuốc thử 5-BSATCấu trúc, thử hoạt tính sinh học của phức Mn(II), Pb(II) với thuốc thử 5-BSAT
Cấu trúc, thử hoạt tính sinh học của phức Mn(II), Pb(II) với thuốc thử 5-BSAT
 
Đề tài nghiên cứu cấu trúc của phức Mn(II), Pb(II), HAY
Đề tài  nghiên cứu cấu trúc của phức Mn(II), Pb(II), HAYĐề tài  nghiên cứu cấu trúc của phức Mn(II), Pb(II), HAY
Đề tài nghiên cứu cấu trúc của phức Mn(II), Pb(II), HAY
 
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và thử hoạt tính sinh học của phức mn(ii), pb(i...
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và thử hoạt tính sinh học của phức mn(ii), pb(i...Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và thử hoạt tính sinh học của phức mn(ii), pb(i...
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và thử hoạt tính sinh học của phức mn(ii), pb(i...
 
Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3
Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3
Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3
 
BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
 
Phân lập vi khuẩn lactic trong khoang miệng có khả năng ức chế sự tạo màng si...
Phân lập vi khuẩn lactic trong khoang miệng có khả năng ức chế sự tạo màng si...Phân lập vi khuẩn lactic trong khoang miệng có khả năng ức chế sự tạo màng si...
Phân lập vi khuẩn lactic trong khoang miệng có khả năng ức chế sự tạo màng si...
 
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
 
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm P&G tại công ty trách nhiệm hữu hạn thư...
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm P&G tại công ty trách nhiệm hữu hạn thư...Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm P&G tại công ty trách nhiệm hữu hạn thư...
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm P&G tại công ty trách nhiệm hữu hạn thư...
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019
 
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 

Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC UỐNG LÊN MEN TỪ TRÁI SƠ RI MALPIGHIA GLABRA L Trình độ đào tạo: Đại học Ngành: Công nghệ thực phẩm Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Thu Thủy Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Yến MSSV: 13030199 Lớp: DH13TP Bà Rịa–Vũng Tàu, năm 2017
  • 3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH BÀ RỊA VŨNG TÀU Độc lập – Tự do- Hạnh phúc ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên : Phạm Thị Yến Ngày sinh: 14/04/1994 MSSV : 13030199 Lớp: DH13TP E-mail : yenyen090494@gmail.com Trình độ đào tạo : Đại học Hệ đào tạo : Chính quy Ngành : Công nghệ thực phẩm Chuyên nghành : Công nghệ thực phẩm 1. Tên đề tài : Nghiên cứu xây dựng Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri Malpighia Glabra L 2. Nội dung các phần thuyết minh Mở đầu Chương 1. Tổng quan tài liệu Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả và thảo luận Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục 3. Giảng viên hướng dẫn : TS. Đặng Thu Thủy 4. Ngày giao đề tài: 06/02/2017 5. Ngày hoàn thành đồ án/khóa luận tốt nghiệp: 26/06/2017 Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 26 tháng 06 năm 2017 TRƯỞNG NGÀNH CNTP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TS. Đặng Thị Hà TS. Đặng Thu Thủy
  • 4. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày… tháng… năm 2017 Giảng viên hướng dẫn TS. Đặng Thu Thủy
  • 5. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày… tháng… năm 2017 Giảng viên phản biện
  • 6. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đồ án này do tôi thực hiện, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn – TS. Đặng Thu Thủy. Để hoàn thành đồ án này, tôi chỉ sử dụng những tài liệu đã ghi trong mục tài liệu tham khảo, ngoài ra không sử dụng bất cứ tài liệu nào khác mà không được ghi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây. Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 26 tháng 06 năm 2017 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Yến
  • 7. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp “Nghiên cứu Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri Malpighia Glabra L” tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên Viện Kỹ thuật – Kinh tế biển của trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian qua. Tôi xin cảm ơn sâu sắc đến cô Đặng Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn phụ trách phòng thí nghiệm thầy Nguyễn Văn Tới đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành các thí nghiệm trong đồ án này. Sau cùng, xin cảm ơn hội đồng cảm quan đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đồ án. Vì kiến thức cũng như thời gian còn hạn chế nên bài báo cáo đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến từ Thầy Cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 26 tháng 06 năm 2017
  • 8. i MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3 1.1. Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của trái Sơ ri.......................................................3 1.1.1. Nguồn gốc.......................................................................................................3 1.1.2. Đặc điểm hình thái, điều kiện sinh trưởng và phát triển.................................3 1.1.3. Phân loại..........................................................................................................5 1.1.4. Đặc điểm sinh lý .............................................................................................5 1.1.5. Thành phần hóa học của Sơ ri.........................................................................5 1.2. Nấm men Saccharomyces cerevisiae trong sản xuất nước uống lên men ............7 1.2.1. Gốc sinh học của nấm men Saccharomyces cerevisiae..................................7 1.2.2. Đặc điểm hình thái sinh lý học của nấm men Saccharomyces cerevisiae......7 1.2.3. Ứng dụng của Saccharomyces cerevisiae trong sản xuất sản phẩm lên men.9 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................14 2.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................14 2.2. Bố trí thí nghiệm .................................................................................................14 2.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................17 2.3.1. Phương pháp vi sinh .....................................................................................17 2.3.2. Phương pháp hóa sinh...................................................................................22 2.3.3. Phương pháp cảm quan.................................................................................24 2.3.4. Phương pháp thống kê ứng dụng và xử lý số liệu ........................................26 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................27 3.1. Kết quả xác định các chỉ tiêu hóa lý của dịch ép Sơ ri .......................................27 3.1.1. Nồng độ chất khô tan (o Bx) ..........................................................................29 3.1.2. pH..................................................................................................................29
  • 9. ii 3.1.3. Acid tổng.......................................................................................................30 3.1.4. Độ nhớt .........................................................................................................30 3.2. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến mật độ Saccharomyces cerevisiae........27 3.3. Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ chất khô tan đến chất lượng sản phẩm .....30 3.4. Khảo sát ảnh hưởng của pH đến chất lượng sản phẩm.......................................33 3.5. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ giống đến chất lượng sản phẩm...........................35 3.6. Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian lên men đến chất lượng sản phẩm...........37 3.5. Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri............................................39 3.6. Đánh giá chất lượng sản phẩm nước uống lên men từ trái Sơ ri ........................41 3.6.1. Chất lượng cảm quan sản phẩm....................................................................41 3.6.2. Chỉ tiêu vi sinh vật........................................................................................41 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN.............................................................................................43 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................45 PHỤ LỤC ......................................................................................................................47
  • 10. iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần hóa học của trái Sơ ri ..................................................................7 Bảng 2.1. Thành phần môi trường Sabouraud...............................................................18 Bảng 2.2. Đánh giá mùi của nước uống lên men từ trái Sơ ri.......................................25 Bảng 2.3. Đánh giá vị của nước uống lên men từ trái Sơ ri..........................................25 Bảng 2.4. Đánh giá độ trong và màu sắc của nước uống lên men từ trái Sơ ri.............26 Bảng 3.1. Nồng độ chất khô tan của dịch ép Sơ ri. .......................................................29 Bảng 3.2. pH của dịch ép Sơ ri......................................................................................29 Bảng 3.3. Hàm lượng acid tổng của dịch Sơ ri. ............................................................30 Bảng 3.4. Độ nhớt của dịch Sơ ri. .................................................................................30 Bảng 3.5. Sự thay đổi nồng độ chất khô tan trong thời gian lên men. ..........................31 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nồng độ chất khô tan đến độ cồn sau quá trình lên men. ....32 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nồng độ chất khô tan đến điểm cảm quan nước Sơ ri sau quá trình lên men..................................................................................................................33 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của pH đến nồng độ chất khô tan trong thời gian lên men........34 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của pH đến độ cồn sau thời gian lên men..................................34 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của pH đến điểm cảm quan trung bình sau quá trình lên men.35 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của tỷ lệ nấm men đến nồng độ chất khô tan trong thời gian lên men. ...............................................................................................................................36 Bảng 3.12. Ảnh hưởng tỷ lệ nấm men đến độ cồn sau thời gian lên men.....................37 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của tỷ lệ nấm men đến điểm cảm quan trung bình sau quá trình lên men. .........................................................................................................................37 Bảng 3.14. Sự thay đổi của nồng độ chất khô tan trong thời gian lên men. .................38 Bảng 3.15. Sự thay đổi độ cồn trong thời gian lên men................................................38 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của tỷ lệ nấm men đến điểm cảm quan sau quá trình lên men. .......................................................................................................................................39 Bảng 3.17. Kết quả cảm quan của nước uống lên men từ trái Sơ ri..............................41 Bảng 3.18. Các chỉ tiêu vi sinh vật của nước uống lên men từ trái Sơ ri......................42
  • 11. iv DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Hoa Sơ ri..........................................................................................................3 Hình 1.2. Trái Sơ ri..........................................................................................................4 Hình 1.3. Trái Sơ ri cắt dọc .............................................................................................4 Hình 1.4. Cấu tạo trái Sơ ri cắt ngang và dọc..................................................................5 Hình 1.5. Tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae ...................................................7 Hình 1.6. Cấu tạo tế bào nấm men ..................................................................................8 Hình 1.7. Cơ chế quá trình lên men...............................................................................10 Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm..................................................................................15 Hình 2.2. Buồng đếm hồng cầu và lamelle ...................................................................18 Hình 2.3. Cách pha loãng mẫu theo dãy thập phân.......................................................20 Hình 2.4. Buồng đếm ở vật kính x4 (a), x10 (b), x40 (c)..............................................20 Hình 2.5. Tế bào nấm men nhuộm xanh methylen 2 % được quan sát ở vật kính x100 .......................................................................................................................................21 Hình 2.6. Nhớt kế ..........................................................................................................24 Hình 3.1. Đồ thị đường cong sinh trưởng của Saccharomyces cerevisiae....................27 Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nồng độ chất khô tan trong thời gian lên men. 32 Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của pH đến nồng độ chất khô tan trong thời gian lên men...................................................................................................................34 Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ giống đến nồng độ chất khô tan trong thời gian lên men..................................................................................................36 Hình 3.5. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất nước lên men từ trái Sơ ri....................40 Hình 3.6. Nước uống lên men từ trái Sơ ri....................................................................42
  • 12. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 1 MỞ ĐẦU Hiện nay, khi công nghệ ngày càng phát triển thì các loại nước uống trên thị trường càng đa dạng hơn về cả chất lượng và chủng loại. Nhu cầu thưởng thức các loại nước uống từ trái cây cũng tăng lên. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhu cầu về nước giải khát rất lớn. Đồng thời Việt Nam cũng là một nước có nguồn trái cây phong phú, đa dạng và sản lượng dồi dào. Một số loại trái cây như thanh long, vú sữa, xoài cát, chuối, nhãn được xuất khẩu ra thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc số lượng lớn. Bên cạnh đó, một số loại dù đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nhưng vẫn rất khó cạnh tranh ra thị trường thế giới. Đại diện ở miền Nam Việt Nam là trái Sơ ri. Nhu cầu thị trường trong nước năm 2014 từ khoảng 2.500–3.000 tấn/năm. Trên thế giới, tại Brazil, năm 2004 đã xuất khẩu các sản phẩm từ trái Sơ ri sang các nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức, Pháp, khoảng 12.800 tấn. Sơ ri hay còn gọi là kim đồng nam là “ông vua” cung cấp vitamin C, với hàm lượng chiếm đến 4–4,5 % khối lượng, rất giàu vitamin A (khoảng 408–1000 IU /100 g) và một số dưỡng chất khác như các vitamin nhóm B, protein và các khoáng chất. Với công dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa, kích thích sự sinh sản collagen, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm cân và một số công dụng khác. Tuy nhiên là loại trái cây có theo mùa, thời gian bảo quản không dài, dễ hư hỏng, dập nát nên giá trị dinh dưỡng không cao và giá thành thấp gây nhiều bất lợi cho người trồng và cả người tiêu thụ. Mặt khác, trong những năm gần đây nhu cầu về nước uống được chế biến và sản xuất các sản phẩm từ trái cây ngày một tăng cao. Để giải quyết vấn đề này sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri là một giải pháp hữu ích. Nước uống lên men từ trái cây là một sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe, kích thích tiêu hóa và phù hợp với nhiều lứa tuổi. Từ yêu cầu trên, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri Malpighia glabra L” là cấp thiết. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước Sơ ri lên men, từ đó đề xuất quy trình sản xuất nước uống nói trên.
  • 13. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 2 Để đạt được mục tiêu trên, trong khuôn khổ của đề tài cần thực hiện những nội dung sau: - Xác định các chỉ tiêu hóa lý của trái Sơ ri (nồng độ chất khô, pH, độ nhớt, acid tổng); - Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm (nồng độ chất khô, pH, tỷ lệ nấm men, thời gian nuôi cấy); - Đưa ra quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri; - Đánh giá chất lượng sản phẩm về tính chất cảm quan và chỉ tiêu vi sinh vật.
  • 14. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của trái Sơ ri 1.1.1. Nguồn gốc Sơ ri có tên gọi khoa học là Malpighia glabra L (hay Malpighia glabra Millsp) là một loại cây bụi hay thân gỗ nhỏ, bắt nguồn từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Họ hàng gần nhất với loài M. glabra là loại M. punnicifolia được trồng phổ biến ở Floria và Texas. Cả hai loại này được gọi chung là Aacerola (hay Barbados cherry) [3]. Sơ ri chỉ là một loại cây trồng bình thường có nguồn gốc từ Tây Ấn và miền Bắc Nam Mỹ, cho đến khi trường đại học Y Puerto Rico ở Rio Piedras (Tây Ban Nha) công bố kết quả phân tích từ trái Sơ ri vào năm 1945: hàm lượng vitamin C trong trái Sơ ri chiếm đến 4 % (khoảng 4000 mg/100 g trái tươi) nhưng trung bình là 1500 mg vitamin C, trong kho đó lượng vitamin C trong vỏ cam chỉ khoảng 0,05 %. Lượng magie, acid pantothenin và kali trong Sơ ri nhiều gấp đôi so với cam. Từ đó Sơ ri được trồng phổ biến trên khắp thế giới [3]. Ở Việt Nam, Sơ ri được trồng từ rất lâu đời, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây Sơ ri được trồng ở khắp các địa phương nhưng tập trung nhiều nhất ở Gò Công tỉnh Tiền Giang và Bình Phú thị xã Bến Tre [3]. 1.1.2. Đặc điểm hình thái, điều kiện sinh trưởng và phát triển Cây Sơ ri có thể cao tới 3 m, với tán lá dày và có gai. Lá thường xanh, dạng đơn hình trứng – lá mác, dài 5–10 cm, với mép lá nhẵn. Hình 1.1. Hoa Sơ ri. Các hoa mọc thành tán với 2–5 hoa cùng nhau, mỗi hoa có đường kính 1–1,5
  • 15. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 4 cm, 5 cánh hoa màu hồng hay đỏ [21]. Hình 1.2. Trái Sơ ri. Trái Sơ ri có dạng hình tròn, dẹt ở hai đầu, có 3 múi. Vỏ quả nhắn bóng, mỏng, mềm và rất dễ bị dập. Quả khi chín chuyển từ màu xanh sang màu đỏ tươi, có khi vàng cam, thịt quả có màu vàng nhạt, hạt màu trắng ngà. Trọng lượng quả từ 3,8–5,5 g, đường kính khoảng 1cm, chứa 2–3 hạt cứng. Phần ăn được khoảng 80 % trọng lượng quả tươi. Nó là loại quả mọng và có vị ngọt, chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng khác. Mặc dù nó tương tự như quả anh đào, nhưng loài cây này không có quan hệ họ hàng gì với anh đào thực thụ (Prunus). Quả tương tự như quả chùm ruột. Nước ép từ quả Sơ ri thường được bổ sung cho nước ép nhiều loại quả khác để làm tăng hàm lượng vitamin C [21]. Hình 1.3. Trái Sơ ri cắt dọc.
  • 16. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 5 Hình 1.4. Cấu tạo trái Sơ ri cắt ngang và dọc. 1.1.3. Phân loại Theo kết quả nghiên cứu phân loại thì ở nước ta có hai giống Sơ ri: Giống Sơ ri chua (Sơ ri Gò Công) là giống đang ưa chuộng vì năng suất cao, có vị chưa ngọt thích hợp cho người tiêu dùng. Được tiêu thụ trong nội địa, Sơ ri chua ngọt thích hợp để làm sản phẩm nước ép hay xuất khẩu sang các nước như Singapore, Hồng Kông, dưới dạng đông lạnh quả tươi. Giống Sơ ri ngọt (Sơ ri Binh Phú) cho trái nhiều hơn và vỏ bóng đẹp hơn Sơ ri chua. Sơ ri ngọt cho năng suất cao hơn Sơ ri chua, chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa (không dùng để xuất khẩu) và sản xuất rượu vang quả. 1.1.4. Đặc điểm sinh lý Sơ ri là loại cây ăn trái đa niên, có thể sống từ 30–40 năm, ưa nắng, chịu hạn, phát triển tốt trên đất cát. Trái khi chín chuyển từ màu xanh sang màu đỏ tươi, có khi vàng, thịt trái màu vàng nhạt, hạt trắng ngà. Là loại trái mọng nước có vị ngọt, chứa nhiều nước khoảng hơn 80 %, hàm lượng vitamin C rất cao (chiếm tới 4,5 %) và nhiều chất dinh dưỡng khác. Cây Sơ ri cho hoa trái quanh năm. Ở điều kiện khí hậu miền Nam và nhất là đồng bằng Sông Cửu Long, mỗi tháng cho một lứa hoa. Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là 24–28 o C. 1.1.5. Thành phần hóa học của Sơ ri Trái Sơ ri rất đa dạng về thành phần hóa học được thể hiện ở bảng 1.1. Nước chiếm khoảng hơn 80–90 % trọng lượng quả. Hàm lượng nước trong trái Sơ ri tương đối cao nên gây khó khăn trong quá trình bảo quản vì nước là môi trường thuận lợi để vi sinh vật hoạt động. Trọng lượng quả từ 3,8–5,5 g, phần quả ăn được chiếm khoảng
  • 17. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 6 80 % trọng lượng quả. Protein chiếm từ 0,68–1,8 %. Lipid hàm lượng không đáng kể 0,18–0,45 %. Có thể nói Sơ ri là loại quả giàu glucid nhất trong các loại trái cây màu đỏ. Hàm lượng glucid trong Sơ ri ngọt tương đối cao hơn so với Sơ ri chua. Hàm lượng glucid trong trái Sơ ri chua chiếm 15 % chủ yếu là glucose (2,22 %), fructose (3,21 %), saccharose và dextrose. Bảng 1.1. Thành phần hóa học của trái Sơ ri [18]. Thành phần hóa học Hàm lượng g trong 100g phần ăn được Nước 81,9–91,10 Protein 0,68–1,8 Lipid 0,18–0,45 Glucid 6,98–14,0 Vitamin A 408–1000 IU Tro 0,77–0,82 Chất xơ 0,6–1,2 Pectin 0,56–0,65 Vitamin B1 0,024–0,04 mg Vitamin B2 0,038–0,079 mg Vitamin B3 0,34–0,526 mg Vitamin C 4500 mg Ca 8,2–34,6 mg P 16,2–37,5 mg Fe 0,17–1,11 mg *IU (International Unit – đơn vị quốc tế). Acid hữu cơ chiếm khoảng 1–1,5 % chủ yếu là acid malic, acid citric, acid tartaric. Sơ ri được xem như một “siêu trái” bởi vì chứa hàm lượng vitamin C gấp từ 20–30 lần so với cam, trái Sơ ri có thể chứa lên đến 4,5 % vitamin C, còn cam chỉ chứa khoảng 0,05 % trong một trái cam đã được bóc vỏ. Hàm lượng vitamin C của Sơ ri thay đổi khác nhau tùy vào độ chín của trái. Trái xanh có hàm lượng vitamin C cao
  • 18. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 7 gấp 2 lần trái chín. Hàm lượng vitamin A khá lớn chiếm khoảng 408–1000 IU /100 g, và một lượng nhỏ mỗi loại vitamin nhóm B. Các vitamin nhóm B tuy chiếm một lượng nhỏ nhưng rất cân đối. Ngoài ra còn có pectin (0,56–0,65 %) và cellulose (0,6–1,2 %). Hàm lượng tro chứa trong phần thịt là 0,77–0,82 %. 1.2.Nấm men Saccharomyces cerevisiae trong sản xuất nước uống lên men Nấm men là tên chung để chỉ những nhóm nấm có cấu tạo đơn bào, sống riêng lẻ hoặc sống thành từng đám, không di động và sinh sản vô tính chủ yếu bằng hình thức nảy chồi. Chúng phân bố rộng rãi trong thiên nhiên như trong đất, nước, lương thực thực phẩm,... đặc biệt có nhiều trong các loại hoa quả chín, ngọt. 1.2.1. Gốc sinh học của nấm men Saccharomyces cerevisiae Nấm men Saccharomyces cerevisiae thuộc giới nấm (Eumycophyta), lớp Ascomycetes, bộ Endomycetes, họ Saccharomycetaceae, giống Saccharomyces và loài Cerevisiae [7]. Hình 1.5. Tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae. 1.2.2. Đặc điểm hình thái sinh lý học của nấm men Saccharomyces cerevisiae Nấm men là sinh vật đơn bào hiển vi, tế bào cơ bản giống như ở động, thực vât. So sánh cấu tạo tế bào nấm men với vi khuẩn ta thấy có sự tiến hóa nhảy vọt từ nhân sơ đến nhân chuẩn. Cùng với sự tiến hóa về nhân và cơ chế phân chia nhân (nhân có màng, có các thể nhiễm sắc thể, phân bào có tơ,...) ở cơ thể nhân chuẩn xuất hiện nhiều thể không thấy ở thể nhân sơ, như ti thể, lục lạp,... [1].
  • 19. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 8 Nấm men Sacchamyces cerevisiae thường có dạng hình trứng, hình bầu dục. Hình dạng nấm men không ổn định, nó phụ thuộc vào tuổi, giống và điều kiện ngoại cảnh. Ví dụ, trong môi trường nuôi cấy giàu dinh dưỡng có hình bầu dục. Trong điều kiện yếm khí thường có hình tròn, trong điều kiện hiếu khí tế bào có hình dài hơn [1]. Kích thước tế bào nấm men thay đổi rất nhiều từng giai đoạn phát triển. Nhìn chung, tế bào nấm men to hơn tế bào vi khuẩn một cách rõ rệt, đường kính khoảng 7 µm; chiều dài 8–12 µm [1]. Trọng lượng riêng của tế bào nấm men không khác mấy so với vi khuẩn (ở nấm men chỉ số này là 1,055–1,060; ở vi khuẩn: 1,050–1,112) [1]. Hình 1.6. Cấu tạo tế bào nấm men. Sc- Sẹo chồi, Mi- Ti thể chứa ADN và ARN riêng, Cm- Màng tế bào, N- Nhân, Cp- Tế bào chất, NL- Chất nhân, D- Thể Gongi Po- Polyphosphat, ER- Lưới nội chất, Rb- Riboxom (80s), Li- Lipit, V- Không bào,Cw- Vỏ tế bào. Phát triển tối ưu ở 33–35 o C trong môi trường chứa 10–30 % glucose. Nhiệt độ tối thiểu là 4 o C trong 10 % glucose và 13 0 C trong 50 % glucose, nhiệt độ tối da là 38–39 o C [22]. Có khả năng phát triển ở pH= 1,6 trong HCl; pH= 1,7 trong H3PO4 và pH= 1,8– 2 trong acid hữu cơ, phát triển mạnh nhất trong acid benzoic 100mg/kg ở pH= 2,5–4 và acid sorbic 200 mg/kg ở pH= 4 [22]. Sacchamyces cerevisiae có thể lên men đường glucose, galactose, maltose, saccharose, rafinose và các dextrin đơn giản, không lên men được lactose, manitol,
  • 20. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 9 không đồng hóa nitrate, không phân giải tinh bột. Trong tế bào nấm men hầu như chứa tất cả các chất cần thiết cho sự sống như: protein, glucid, lipid, các enzyme, các vitamin, các acid amine, các khoáng chất. Về mặt dinh dưỡng nấm men rất giàu protein và vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B. Sinh khối nấm men chứa khoảng 70–80 % H2O, 20–25 % chất khô. 1.2.3. Ứng dụng của Saccharomyces cerevisiae trong sản xuất sản phẩm lên men a. Cơ sở sinh hóa của quá trình lên men Để lên men người ta cho vào môi trường một lượng tế bào nhất định. Tùy theo phương pháp lên men mà cho vào lượng nấm men là khác nhau. Thường khi lên men lượng tế bào nấm men đạt 106 –108 tế bào trong 1ml dịch lên men [4]. Vì diện tích bề mặt của tế bào nấm men lớn (do số lượng tế bào nấm men lớn) nên khả năng hấp thụ các chất của tế bào nấm men là rất lớn. Đường lên men và các chất dinh dưỡng khác có trong môi trường đầu tiên được hấp thu, sau đó được khuếch tán vào trong tế bào nấm men. Rượu và CO2 được tạo thành theo phản ứng tổng quát sau: C6H12O6 + 2ADP + 3H3PO4 = 2C2H5OH + 2CO2 + 2ATP + H2O Như vậy sự lên men chuyển đường thành rượu là một dãy quá trình oxy hóa khử có enzyme trong tế bào tham gia. Rượu etylic tạo thành khuếch tán ra môi trường ngoài qua màng tế bào nấm men. Rượu hòa tan vô hạn trong nước nên khuếch tán rất mạnh vào trong môi trường. CO2 cũng hòa tan vào trong môi trường nhưng không lớn. Vì thế CO2 sinh ra trong quá trình lên men sẽ khuếch tán vào môi trường và nhanh chóng đạt được trạng thái bão hòa. Khi bão hòa CO2 sẽ bám vào tế bào nấm men hình thành những bọt khí. Bọt khí sinh ra ngày càng nhiều và lớn dần lên tạo thành túi khí lớn, đến thời điểm nào đó có sự chênh lệch giữa những khối lượng riêng của môi trường và tế bào nấm men sẽ nổi lên trên bề mặt. Khi lên trên bề mặt, do có sự thay đổi đột ngột sức căng bề mặt nên chúng vỡ ra làm cho bọt khí CO2 thoát ra ngoài. Lúc này tế bào nấm men sẽ bị chìm xuống, quá trình cữ diễn ra liên tục nên tế bào nấm men chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động, làm tăng khả năng tiếp xúc giữa tế bào nấm men và môi trường nên quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh và mạnh hơn. Khí CO2 ức chế quá trình lên men, nhưng trong quá trình thoát khí CO2 làm tăng khả năng lên men của nấm men [27].
  • 21. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 10 Cơ chế của quá trình lên men được thể hiện chi tiết ở hình 1.7. Hình 1.7. Cơ chế quá trình lên men. b. Những yếu tố ảnh hưởng của đến quá trình lên men của nấm men Saccharomyces cerevisiae Glucose Glucose – 6 – phosphat Hexokinase Fructose – 6 – phosphat Phosphoglucose isomenase Fructose – 1,6 – diphosphat Phosphofructokinase Aldolase Glyceraldehyd – 3 – phosphat Dihydro acetone phosphat Acid – 1,3 – diphosphoglyceric Glyceraldehyd phosphatdehydrogenase Acid – 3 – phosphoglyceric Phosphofructokinase Acid – 2 – phosphoglyceric Phosphoglycerat–mutase Acid phosphoenolpyruvic Enoiase Acid – enol – pyruvic Pyruvat kinase Acid pyruvic Ethanal Pyruvat–decarboxylase Ethanol Aldodeshydrogenase
  • 22. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 11 - Môi trường nuôi cấy thích hợp cần có đủ nguồn carbon bằng cách bổ sung đường saccharose để đạt nồng độ chất khô khoảng 16–18 %. Nếu cao hơn thì khả năng lên men giảm và ngược lại nếu nồng độ đường thấp sẽ không đủ dinh dưỡng cho quá trình lên men. Thường ở nồng độ từ 30–35 % thì sự lên men không xảy ra [22]. - Nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt đến goạt động của nấm men, nhiệt độ tối ưu là 28–30 o C, trên 50 o C và dưới 0 o C thì nấm men không hoạt động. Trong thực tế, có thể ở khoảng nhiệt độ 4–28 o C tùy theo yêu cầu của người sử dụng [22]. - Nấm men có thể phát triển trong môi trường pH= 2–8 nhưng khoảng 4–4,5 là thích hợp nhất [21]. Vi khuẩn bắt đầu phát triển ở pH= 4,2 và cao hơn, khi thấp hơn mức này chỉ có nấm men phát triển được. Vì thế trong quá trình lên men điều chỉnh pH < 4, thường là pH= 3,8 là thích hợp nhất, khi đó nấm men phát triển mạnh và hầu như vi khuẩn không phát triển [22]. - Ảnh hưởng của oxy: Oxy là thành phần quan trọng trong gian đoạn phát triển sinh khối của tế bào nấm men. Tuy nhiên nó là nguyên nhân gây hư hỏng sản phẩm trong các công đoạn kế tiếp. Vì lên men là quá trình yếm khí, nhưng lên men trong giai đoạn đầu nhất thiết phải cho dịch lên men tiếp xúc với oxy để cho nấm men sinh trưởng và phát triển, khi dịch lên men đã đạt số lượng tế bào nấm men, thì ngăn chặn dịch lên men tiếp xúc với oxy để nấm men tiến hành quá trình chuyển hóa đường thành rượu và CO2 [10]. - Ảnh hưởng của nồng độ rượu và CO2: Rượu và CO2 có tác dụng kìm hãm sự sinh trưởng và khả năng lên men của nấm men. Sự sinh trưởng của nấm men bị chậm lại khi nồng độ rượu có trong môi trường lên men là khoảng 1%, từ 4–6 % có ảnh hưởng xấu [10]. - Ảnh hưởng của số lượng tế bào nấm men: Số lượng tế bào nấm men cho vào dịch lên men ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lên men. Nếu số lượng tế bào nấm men cho vào thích hợp thì quá trình lên men diễn ra tốt và hiệu suất thu hồi cao, chất lượng sản phẩm tốt hơn. Nếu số lượng nấm men quá ít thì tốc độ lên men chậm. Sinh khối tế bào nấm men quá nhiều thì môi trường dịch lên men không đủ để nấm men phát triển, tế bào nấm men chết dần, sản phẩm có mùi vị lạ, phí một lượng nấm men đáng kể [10].
  • 23. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 12 Vì vậy khảo sát những yếu tố trên để đưa ra tham số thích hợp cho quá trình sản xuất nước uống lên men là rất quan trọng. c. Một số ứng dụng của nấm men Saccharomyces cerevisiae Hai trong những ứng dụng lâu đời nhất của Saccharomyces cerevisiae trong công nghệ sinh học là đóng vai trò trong việc tạo ra đồ uống có cồn và sản xuất bánh mì [20]. Rượu vang là một loại đồ uống rất phổ biến được lên men từ trái cây như nho, táo, dâu, mận, thanh long,... Quá trình lên men rượu vang gồm lên men chính và lên men phụ. Giai đoạn lên men chính là dùng dịch ép trái cây để lên men thành rượu, độ cồn đạt được từ 12–15 %V, tiếp đến là giai đoạn lên men phụ diễn ra ít nhất từ 3–4 tháng, thời gian này sẽ tích tụ chất thơm đặc trưng của từng loại rượu vang [4]. Bia là một loại thức uống giải khát có độ cồn nhẹ từ 4–5 %V, có vị đắng dễ chịu của hoa hublon. Người ta sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisiae ở dạng biến chủng để lên men bia. Quá trình lên men gồm lên men chính và lên men phụ. Lên men chính được thực hiện ở nhiệt độ cao, dịch đường ban đầu thường có nồng độ 9– 12%, sau lên men thì còn khoảng 2–3 %. Giai đoạn lên men phụ được thực hiện ở nhiệt độ từ 0–5 o C. Ở nhiệt độ lạnh, CO2 được giữ lại làm cho bia trong hơn [4]. Saccharomyces cerevisiae còn có ứng dụng rộng trong nhiều ngành công nghiệp như trong sản xuất bánh mì, chúng chuyển hóa đường trong bột mì thành rượu và CO2, chính CO2 là tác nhân làm nở bánh mì, CO2 tạo thành giữ trong các mạng gluten của bột mì làm bánh mì nở và xốp [4]. Một số ứng dụng khác của Saccharomyces cerevisiae là được sử dụng trong sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp; sản xuất glycerol, enzyme invertase và dược phẩm [20]. Ngoài những ứng dụng trong lên men sản phẩm truyền thống trên, sản xuất nước uống lên men có sử dụng giống Saccharomyces cerevisiae là một trong những xu hướng khá được quan tâm. Một số đồ uống lên men từ trái cây được nghiên cứu gần đây như: nước uống lên men từ thanh long, nước uống lên men từ chanh dây, từ xoài, táo,... Để góp phần làm đa dạng và phong phú dòng nước uống lên men, đồng thời
  • 24. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 13 giúp làm tăng thời gian bảo quản của trái cây, nghĩa là giảm thiểu sự thất thoát kinh tế cho người sản xuất và kinh doanh, từ đó nghiên cứu tìm ra quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri có sử dụng Saccharomyces cerevisiae là cần thiết.
  • 25. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 14 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Để xây dựng quy trình sản xuất nước uống lên men từ Sơ ri trong khuôn khổ của đề tài sử dụng: - Sơ ri được thu mua từ chợ Rạch Dừa, phường 10, thành phố Vũng Tàu. Dạng quả màu hồng cam đã đạt độ chín kỹ thuật, quả nguyên vẹn không hư hỏng, dập nát; - Nấm men Saccharomyces cerevisiae thuộc chủng nấm men nổi, được giữ trong ống nghiệm, nấm men dạng tiềm sinh, được cung cấp bởi Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2.2. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm tiến hành để nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất nước uống lên men từ Sơ ri thể hiện ở hình 2.1 được diễn ra từ 06/02/2017 đến 19/06/2017 tại Phòng thí nghiệm Ngành Công nghệ thực phẩm, Viện Kỹ thuật – Kinh tế biển của Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • 26. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 15 Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm. 2.1.1. Xây dựng đường cong sinh trưởng của nấm men Saccharomyces cerevisiae Mục đích: Xác định thời điểm nấm men Saccharomyces cerevisiae có sức sống mạnh và với số lượng nhiều. Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố là mật độ tế bào nấm men S. cerevisiae sống, mỗi nghiệm thức làm song song 3 mẫu. Nhân tố cố định: - Thể tích môi trường nuôi cấy: 150 ml; - Thời gian nuôi cấy: 72 giờ; - Thể tích lấy mẫu: 1 ml; Sơ ri Ép lấy dịch Xác định chỉ tiêu hóa lý: o Bx, pH, acid tổng, độ nhớt Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian lên men: 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ, 96 giờ Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ chất khô tan: 18 o Bx, 20 o Bx, 22 o Bx, 24 o Bx Khảo sát ảnh hưởng của pH: 3,6; 3,8; 4,0; 4,2 Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ giống: 1 %, 3 %, 5 %, 7 % Dịch Sơ ri Lên men Nấm men thuần Tăng sinh Huấn luyện giống Lắng lọc Sản phẩm Làm sạch Phân loại Điều chỉnh dịch lên men Chiết rót Bã Cặn Đánh giá chất lượng sản phẩm
  • 27. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 16 - Khoảng cách thời gian lấy mẫu đếm: 6 giờ; Nhân tố khảo sát: - Mật độ tế bào nấm men sống. 2.1.2. Xác định chỉ tiêu hóa lý: o Bx, pH, acid tổng, độ nhớt Mục đích: khảo sát sự thay đổi tính chất của nguyên liệu trong thời gian nghiên cứu. Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố là nồng độ chất khô tan, thí nghiệm được lặp lại 3 lần, mỗi nghiệm thức làm song song 3 mẫu. 2.1.3. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chất khô tan đến chất lượng sản phẩm Mục đích: nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ chất khô đến nồng độ chất khô tan còn lại, độ cồn và tính chất cảm quan. Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố là nồng độ chất khô tan, mỗi nghiệm thức làm song song 3 mẫu. Nhân tố cố định: - Thời gian lên men: 96 giờ; - pH= 4,0; - Lượng S.cerevisiae bổ sung: 2 % tỷ lệ nấm men theo thể tích dịch ép Sơ ri với mật độ là 2.107 tế bào/ml. Nhân tố khảo sát: - Nồng độ chất khô tan: 18 o Bx, 20 o Bx, 22 o Bx, 24 o Bx. 2.1.4. Khảo sát ảnh hưởng của pH đến chất lượng sản phẩm Mục đích: nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của pH đến nồng độ chất khô tan còn lại, độ cồn và tính chất cảm quan trong quá trình lên. Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố là pH, mỗi nghiệm thức làm song song 3 mẫu. Nhân tố cố định: - Thời gian lên men: 96 giờ; - Nồng độ chất khô tan: kết quả từ 2.1.3;
  • 28. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 17 - Lượng nấm men S. cerevisiae bổ sung: 2 % theo thể tích dịch ép Sơ ri, với mật độ 2.107 tế bào/ml. Nhân tố khảo sát: - Điều chỉnh pH ở: 3,6; 3,8; 4,0; 4,2. 2.1.5. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nấm men đến chất lượng sản phẩm Mục đích: khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ giống đến nồng độ chất khô tan còn lại, độ cồn và tính chất cảm quan trong quá trình lên men. Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố là tỷ lệ nấm men, mỗi nghiệm thức làm song song 3 mẫu. Nhân tố cố định: - Thời gian lên men: 96 giờ; - Nồng độ chất khô tan: kết quả từ 2.1.3; - pH: kết quả từ 2.1.4; Nhân tố khảo sát: - Tỷ lệ nấm men S. cerevisiae bổ sung: 1 %; 3 %; 5 %; 7 % theo thể tích dịch ép Sơ ri, với mật độ 2.107 tế bào/ml. 2.1.6. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến chất lượng sản phẩm Mục đích: nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian đến nồng độ chất khô tan còn lại, độ cồn và tính chất cảm quan trong quá trình lên men. Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố là thời gian lên men, mỗi nghiệm thức làm song song 3 mẫu. Nhân tố cố định: - Nồng độ chất khô tan: kết quả từ 2.1.3; - pH: kết quả từ 2.1.4; - Lượng nấm men S. cerevisiae bổ sung: kết quả từ 2.1.5; Nhân tố khảo sát: - Thời gian: 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ, 96 giờ. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp vi sinh a. Tăng sinh nấm men [5],[12]
  • 29. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 18 Chuẩn bị môi trường: Cân các thành phần của môi trường nuôi cấy (theo tỷ lệ ở bảng 2.1), hòa vào nước vừa đủ 1000 ml, đun sôi hỗn hợp để các thành phần trong môi trường hòa tan hoàn toàn rồi điều chỉnh môi trường pH= 4–5 bằng acid citric hoặc NaOH 0,1N. Phân phối môi trường vào bình tam giác và bao kín miệng bình bằng giấy bạc. Hấp khử trùng môi trường ở nhiệt độ 121o C trong thời gian 20 phút. Bảng 2.1. Thành phần môi trường Sabouraud. STT Thành phần Khối lượng (g) 1 Peptone 10 2 Glucose 40 3 Agar 10 Để môi trường qua 24 giờ để quan sát nhằm đảm bảo môi trường nuôi cấy không bị nhiễm các vi sinh vật khác. Tiến hành tăng sinh S. cerevisiae: Hơ đỏ que cấy vòng, làm nguội và lấy một vòng que cấy đầy hỗn hợp nấm men từ ống giữ giống, mở miệng bình môi trường đã chuẩn bị trên cho đầu que cấy chứa nấm men vào và khuấy cho đến khi vòng que không còn khối nấm men. Bao miệng bình lại và cho bình lên máy lắc ngang để tạo oxy cho nấm men phát triển. b. Xác định mật độ S. cerevisiae Kiểm tra mật độ tế bào nấm men theo phương pháp đếm tế bào bằng kính hiển vi, sử dụng buồng đếm hồng cầu. Hình 2.2. Buồng đếm hồng cầu và lamelle.
  • 30. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 19 Cách tiến hành: - Pha loãng mẫu theo dãy thập phân tuần tự thành dãy các nồng độ 1/10, 1/100, 1/1000,... mỗi bậc pha loãng là 1/10 được thực hiện bằng cách dùng 1 ml mẫu thêm vào 9 ml nước muối sinh lý 0,9 % NaCl, sau đó lắc kỹ sẽ được độ pha loãng 1/10, tiếp tục pha loãng cho đến khi 1 ô nhỏ có khoảng 2,5–10 tế bào; - Đặt lamelle sạch phủ khung đếm; - Dùng micropipet hút dung dịch nấm men đã pha loãng, bỏ đi vào giọt đầu, bơm nhẹ vào rãnh buồng đếm, dung dịch thấm vào kẽ buồng đếm và lamelle; - Dung dịch chảy từ từ vào các rãnh, lan tỏa lắp đầy khắp lamelle. Nếu bị bọt khí trong lamelle thì thực hiện lại thao tác; - Đặt buồng đếm lên bàn kẹp của kính hiển vi, dùng kẹp cố định buồng đếm; - Thao tác kính hiển vi, dùng vật kính x10 để điều chỉnh sơ bộ trước, sau đó dùng vật kính x40 để đếm; - Đếm số tế bào trong 5 ô lớn (4 ô ở góc và 1 ô ở chính giữa), đếm lần lượt từng ô nhỏ trong 1 ô lớn. Trong tất cả các ô nhỏ cần đếm số tế bào nằm hẳn trong ô trước, sau đó đếm số tế bào nằm ở 4 góc; - Đếm tất cả 80 ô nhỏ có trong 5 ô lớn. Số lượng tế bào được tính theo công thức (2.1). N = (a/b).400/0,1.103 .h (2.1), Trong đó: - N: số tế bào có trong 1ml mẫu; - a: số tế bào trong 5 ô vuông lớn (80 ô vuông nhỏ); - b: số ô vuông nhỏ (16.5 = 80); - 400: tổng số ô nhỏ trong ô trung tâm; - 0,1: thể tích dịch tế bào (tính bằng mm3 ) chứa trên ô trung tâm; - h: hệ số pha loãng.
  • 31. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 20 Hình 2.3. Cách pha loãng mẫu theo dãy thập phân (a) (b) (c) Hình 2.4. Buồng đếm ở vật kính x4 (a), x10 (b), x40 (c). c. Phương pháp nhuộm xác định số tế bào chết [2] Cách tiến hành: - Pha loãng mẫu theo dãy thập trong nước muối sinh lý 0,9 % NaCl, cho đến khi 1 ô nhỏ có khoảng 2,5–10 tế bào; - Dùng micropipet hút 1ml dung dịch nấm men đã pha loãng vào cốc nhỏ, nhỏ thêm 1 giọt dung dịch xanh methylen 0,2 %, lắc đều trong vòng 1 phút, tiếp tục dùng micropipet hút dịch đã nhuộm bỏ đi vào giọt đầu, bơm nhẹ vào rãnh buồng đếm, dung dịch thấm vào kẽ buồng đếm và lamelle; - Đặt lamelle sạch phủ khung đếm nhỏ từ từ dung dịch vào các rãnh, lan tỏa lắp đầy khắp lamelle. Nếu bị bọt khí trong lamelle thì thực hiện lại thao tác; - Đặt buồng đếm lên bàn kẹp của kính hiển vi, dùng kẹp cố định buồng đếm;
  • 32. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 21 - Thao tác kính hiển vi, dùng vật kính x10 để điều chỉnh sơ bộ trước, sau đó dùng vật kính x100 để đếm; - Đếm số tế bào sống (tế bào không bắt màu) hoặc đếm số tế bào tổng và số tế bào chết(tế bào bắt màu) trong 5 ô lớn (4 ô ở góc và 1 ô ở chính giữa), đếm lần lượt từng ô nhỏ trong 1 ô lớn. Trong tất cả các ô nhỏ cần đếm số tế bào nằm hẳn trong ô trước, sau đó đếm số tế bào nằm ở 4 góc; - Đếm tất cả 80 ô nhỏ có trong 5 ô lớn; Tính toán kết quả: - Số tế bào sống trong 5 ô lớn= Tổng số tế bào trong 5 ô lớn - Số tế bào chết trong 5 ô lớn; - Số tế bào sống trong 1ml mẫu: N’ = (a’/b).400/0,1.103 .h (2.2), Trong đó: - N’: số tế bào sống có trong 1ml mẫu; - a’: số tế bào sống trong 5 ô vuông lớn (80 ô vuông nhỏ); - b: số ô vuông nhỏ (16.5 = 80); - 400: tổng số ô nhỏ trong ô trung tâm; - 0,1: thể tích dịch tế bào (tính bằng mm3 ) chứa trên ô trung tâm; - h: hệ số pha loãng. Hình 2.5. Tế bào nấm men nhuộm xanh methylen 2 % được quan sát ở vật kính x100.
  • 33. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 22 d. Huấn luyện giống Sau khi xác định được thời gian lấy sinh khối thích hợp, cần huấn luyện giống trước khi cho nấm men vào dịch quả lên men. Chuẩn bị môi trường: Sử dụng môi trường tăng sinh được hấp khử trùng và dịch trái Sơ ri đã lọc với tỷ lệ 1:1. Tiến hành tăng sinh S. cerevisiae: Dùng micropipet hút 2 % theo thể tích dung dịch nấm men tăng sinh đạt mật độ khoảng 106 –108 tế bào/ml vào môi trường huấn luyện đã chuẩn bị, bao miệng bình lại và cho bình lên máy lắc ngang để tạo oxy cho nấm men phát triển. 2.3.2. Phương pháp hóa sinh a. Xác định hàm lượng chất khô tan (o Bx) Dùng dung dịch nước cất nhỏ lên mặt kính khúc xạ kế rồi đậy nắp kính lại xem nền xanh trở về vị trí không chưa, nếu chưa thì dùng tua vít chỉnh cho về không. Dùng ống nhỏ giọt hút dịch quả nhỏ 1–2 giọt vào mặt kính khúc xạ kế, đậy tấm chắn sáng để dịch phủ đều trên lăng kính rồi đưa lên mắt ngắm điều chỉnh độ phóng đại sau cho xem được rõ nhất và đọc số trên thang đo được. b. Xác định pH [14] Hiệu chỉnh máy đo bằng dịch chuẩn pH= 4, rửa đầu cực bằng nước cất rồi ngâm ngập đầu cực đo pH trong dung dịch cần đo, đọc giá trị hiển thị ổn định trên máy. c. Xác định acid tổng [16], [28] Nghiền nhỏ 3–5 g mẫu trong cối sứ, sau đó chuyển sang tam giác 250 ml, thêm nước cất sao cho đạt thể tích 150 ml. Đun 30 phút cách nhiệt ở nhiệt độ 80–90 0 C, thỉnh thoảng lắc. Khi dung dịch đã nguội, lọc qua giấy lọc vào bình định mức 250 ml, thêm nước cất định mức đến vạch, lắc đều dịch. Lấy 50 ml dịch trên cho vào bình tam giác 250 ml, cho thêm 1–2 giọt phenolphtalein rồi chuẩn độ bằng NaOH 0,1N cho tới khi xuất hiện màu hồng. Lượng acid hữu cơ hòa tan trong mẫu tính ra %: X = .0,0067. . .100 . a V T v c (2.3), Trong đó:
  • 34. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 23 - a: số ml NaOH 0,1N cần để chuẩn độ; - 0,0067: số gam acid tương ứng với 1ml NaOH 0,1N (0,0067 là hệ số đối với acid malic, nhưng lượng acid tổng số cũng tính theo hệ số này vì acid malic có nhiều trong rau quả); - T: hệ số điều chỉnh đối với NaOH 0,1N; - V: tổng thể tích dung dịch chiết ; - v: số ml dung dịch lấy để chuẩn độ; - c: khối lượng mẫu (g). d. Độ nhớt [9] - Chuẩn bị mẫu thử: Mẫu được lắc đều trước khi thí nghiệm. Nếu trong mẫu có các hạt lơ lửng phải lọc qua rây 75 μm để tránh làm nghẽn mao quản nhớt kế. - Nhớt kế dùng đo phải sấy nóng ở 100 o C trước khi nạp mẫu. - Nạp 7ml mẫu vào nhánh I của nhớt kế. - Dùng bóp cao su đẩy cho mực chất lỏng trong mao quản nhánh I lên trên vị trí vạch C khoảng 5 mm. Để chất lỏng chảy tự do và dùng đồng hồ bấm giây xác định thời gian chất lỏng chảy từ vị trí vạch C xuống vị trí vạch E. Ghi khoảng thời gian chảy giữa hai vạch này để tính độ nhớt. Tính độ nhớt động học υ theo công thức: υ = C.t (2.4), Trong đó: - υ: độ nhớt động học, tính bằng cSt hay mm2 /s; - C: hằng số của nhớt kế, mm2 /s2 . (C= 0,035 mm2 /s2 ); - t: thời gian chảy, s.
  • 35. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 24 Hình 2.6. Nhớt kế. e. Độ cồn Sử dụng khúc xạ kế đo độ cồn trong rượu để xác định độ cồn trong dịch lên men. Lấy 20 ml dịch lên men, rót dịch vào bình cầu rồi tráng bình bằng 100 ml nước cất. Nối bình với hệ thống chưng cất cồn, tiến hành chưng cất và thu hồi nước ngưng vào bình định mức 50 ml cho đến khi nước ngưng đến vạch của bình định mức. Dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ nước ngưng sau khi nguội, lấy ra 1–2 giọt chấm vào mặt kính. Đậy nắp kính lại. Quan sát và đọc độ cồn qua ống kính. 2.3.3. Phương pháp đánh giá cảm quan chất lượng sản phẩm Chất lượng cảm quan sản phẩm được đánh giá theo tiêu chuẩn Việt Nam [15]. Tiêu chuẩn này sử dụng hệ số 20 điểm, xây dựng trên một thang thống nhất có 6 bậc (từ 0–5) và điểm 5 là điểm cao nhất cho một chỉ tiêu. Đối với sản phẩm đồ uống có cồn nói chung và sản phẩm nước uống lên men nói riêng thì các chỉ tiêu cảm quan quan trọng cần đánh giá gồm: độ trong và màu sắc, mùi, vị. Dưới đây là bảng chuẩn được xây dựng để tiến hành đánh giá chất lượng cảm quan của sản phẩm nước uống lên men từ trái Sơ ri. Dựa vào bảng để tiến hành lập chọn 5 thành viên hội đồng đánh giá cảm quan. Khi đánh giá cảm quan các chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm, hội đồng cảm quan tham gia cho điểm, kết quả được trình bày là trung bình cộng điểm của các kiểm nghiệm viên. Sau đây là bảng đánh giá về mùi, vị, độ trong và màu sắc lần lượt bảng
  • 36. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 25 2.2, bảng 2.3 và bảng 2.4. Bảng 2.2. Đánh giá mùi của nước uống lên men từ trái Sơ ri. Các chỉ tiêu Hệ số trọng lượng Điểm số chất lượng Mô tả Mùi 1,2 0 Có mùi lạ, khó chịu của sản phẩm hỏng 1 Mùi lạ rõ rệt, nồng, hăng 2 Không có mùi lạ, thoảng mùi nguyên liệu, mùi rượu cao, không hài hòa 3 Có mùi thơm của nguyên liệu, mùi cồn cao, không hài hòa 4 Mùi thơm nhẹ, đặc trưng của sản phẩm, thơm mùi rượu và tương đối hài hòa 5 Mùi thơm dịu, hài hòa, mùi đặc trưng của nguyên liệu, thoảng mùi rượu Bảng 2.3. Đánh giá vị của nước uống lên men từ trái Sơ ri. Các chỉ tiêu Hệ số trọng lượng Điểm số chất lượng Mô tả Vị 2,0 0 Vị chua rất gắt, đắng gắt, vị lạ của sản phẩm hỏng 1 Vị chua gắt, đắng mạnh, không ngọt, chát và có vị lạ 2 Vị chua nổi trội, ít ngọt, đắng 3 Sản phẩm thiếu vị đậm đà, hơi chua, hậu yếu 4 Sản phẩm có vị hài hòa, dễ chịu, đặc trưng, hậu vừa phải 5 Vị ngọt của đường, của rượu, hài hòa với vị chua nhẹ của acid, vị đậm đà, êm dịu, hậu kéo dài
  • 37. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 26 Bảng 2.4. Đánh giá độ trong và màu sắc của nước uống lên men từ trái Sơ ri. Các chỉ tiêu Hệ số trọng lượng Điểm số chất lượng Mô tả Độ trong, màu sắc 0,8 0 Vẩn đục lơ lửng, màu bẩn, cánh gián 1 Đục, nhiều cặn lơ lửng, màu không nâu nhạt 2 Hơi đục, nhiều cặn lơ lửng, màu nâu đỏ nhạt 3 Hơi đục, ít cặn lơ lửng, màu vàng nâu nhạt 4 Trong, không có vẩn đục, màu vàng ngà, rót chảy lỏng đều 5 Rất trong, không vẩn đục, màu vàng đẹp, rót chảy lỏng đều 2.3.4. Phương pháp thống kê ứng dụng và xử lý số liệu Số liệu thu nhập được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai ANOVA và kiểm định LSD của phần mềm Statgraphics và vẽ đồ thị tương quan bằng phần mềm Excel. Phân tích phương sai (Analysis of Variances – ANOVA): Phương pháp này dùng để phân tích sự khác biệt của tính chất giữa các đối tượng hay các nhóm. Khi phân tích chỉ một tính chất của một loạt đối tượng hay một loạt tính chất của một đối tượng ta sử dụng ANOVA. Khi phân tích nhiều tính chất cùng lúc của một đối tượng hay nhiều đối tượng của cùng một tính chất và quan tâm đến sự tác động qua lại giữa các tính chất và đối tượng.
  • 38. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 27 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đường cong sinh trưởng của nấm men Saccharomyces cerevisiae [1], [22] Để xác định được thời điểm lấy giống để bổ sung vào dịch lên men, cần xác định đường cong sinh trưởng của nấm men Saccharomyces cerevisiae nhằm có được nấm men có sức sống mạnh và số lượng nhiều. Sự sinh trưởng của nấm men S. cerevisiae được nghiên cứu bằng cách phân tích đường cong sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy Sabouraud. Nấm men được nuôi cấy trong một bình tam giác với pH môi trường là 5,6, được cung cấp oxy bằng cách sử dụng máy lắc ngang, thực hiện ở nhiệt độ phòng thí nghiệm khoảng 28–32 o C. Trong quá trình nuôi cấy không thay đổi môi trường và thời gian nuôi cấy càng kéo dài thì nồng độ chất dinh dưỡng càng giảm sút, các chất thải của trao đổi chất càng tăng lên. Nếu lấy thời gian nuôi cấy là trục hoành và lấy số logarit của số lượng tế bào sống làm trục tung sẽ vẽ được đường cong sinh trưởng của S. cerevisiae sinh sản bằng cách nảy chồi. Đường cong này có 4 giai đoạn (phases) khác nhau như hình 3.1. Hình 3.1. Đồ thị đường cong sinh trưởng của Saccharomyces cerevisiae. Từ hình 3.1 nhận thấy: Đầu tiên là giai đoạn Tiềm phát (Lag phase) của nấm men bắt đầu từ khi cấy vào môi trường đến khoảng 12 giờ sau đó đạt 3,4.107 tế bào/ml. 0 50 100 150 200 250 300 0 12 24 36 48 60 72 Sốtếbào(x106) Thời gian (giờ)
  • 39. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 28 Khi cấy nấm men vào môi trường mới, nấm men cần thời gian thích nghi, số lượng tế bào thường không tăng lên ngay hay tăng rất chậm. Trong giai đoạn này tế bào chưa phân cắt nhưng thể tích và khối lượng tăng lên rõ rệt do có sự tăng các thành phần mới của tế bào. Sau giai đoạn tiềm phát là giai đoạn Logarit (Log Phase), khoảng thời gian từ 12 giờ đến 24 giờ với mật độ 3,4.107 –2,23.108 tế bào/ml. Trong giai đoạn này nấm men sinh trưởng và phân cắt với nhịp độ tối đa so với bản tính di truyền của chúng nếu gặp môi trường và điều kiện nuôi cấy thích hợp. Nhịp độ sinh trưởng của chúng là không thay đổi trong suốt giai đoạn này, các tế bào phân đôi một cách đều đặn. Do các tế bào sinh ra chỉ khác nhau rất ít cho nên đường cong sinh trưởng là một đường trơn nhẵn chứ không gấp khúc. Quần thể tế bào trong giai đoạn này có trạng thái hóa học và sinh lý học cơ bản là như nhau cho nên việc nuôi cấy ở giai đoạn này thường được sử dụng huấn luyện giống để cấy vào dịch quả tạo sản phẩm. Tiếp đến là giai đoạn Ổn định (Stationary Phase) hay pha Cân bằng từ 24 giờ đến 48 giờ. Giai đoạn này cho thấy sự sinh trưởng của quần thể dừng lại đạt trạng thái cân bằng, qua hình 3.1 có thể thấy đường cong sinh trưởng đi ngang. Mật độ tế bào nấm men trong giai đoạn ổn định khoảng 2,23.108 –2,70.108 tế bào/ml. Trong giai đoạn này số lượng tế bào sống là không thay đổi, có thể do số lượng tế bào mới sinh ra cân bằng với số lượng tế bào chết đi, hoặc là tế bào ngừng phân cắt mà vẫn giữ nguyên hoạt tính trao đổi chất. Cuối cùng là giai đoạn Tử vong (Death Phase) từ sau 48 giờ. Việc tiêu hao chất dinh dưỡng và việc tích lũy các chất thải độc hại sẽ làm tổn thất đến môi trường sống của nấm men, làm cho số lượng tế bào sống giảm xuống. Số lượng tế bào sinh ra ít hơn số lượng tế bào chết đi, sau 72 giờ số tế bào sống còn lại là 1,27.108 tế bào/ml. Như vậy, cuối giai đoạn Logarit đến đầu giai đoạn Ổn định (từ 24 giờ đến 30 giờ) thu sinh khối nấm men là thích hợp nhất, vì khi đó quần thể nấm men đạt trạng thái cân bằng, số tế bào sinh ra ở mức cao và tế bào nấm men đang trong thời gian có sức mạnh nhất, cho hiệu suất lên men dịch cao nhất. 3.2. Xác định các chỉ tiêu hóa lý của dịch ép Sơ ri
  • 40. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 29 Trước khi tiến hành quy trình lên men, dự tính thời gian nghiên cứu là 4 tháng, cần khảo các chỉ tiêu hóa lý ở 3 thời điểm: thời điểm bắt đầu (mẫu 1), thời điểm sau khi bắt đầu 2 tháng (mẫu 2) và thời điểm kết thúc (mẫu 3) quá trình khảo sát, nhằm đảm bảo sự tương đồng về thành phần hóa học của nguyên liệu trong suốt quá trình tiến hành thí nghiệm. Mỗi mẫu thực hiện xác định các chỉ tiêu được lặp lại 3 lần. 3.2.1. Nồng độ chất khô tan (o Bx) Sơ ri được ép dịch, lọc và đo nồng độ chất khô tan bằng khúc xạ kế đo độ Brix cho kết quả như bảng 3.1. Bảng 3.1. Nồng độ chất khô tan của dịch ép Sơ ri. Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Nồng độ chất khô tan (0 Bx) 8,233a ± 0,252 8,167a ± 0,289 8,211a ± 0,058 (Trong cùng một hàng, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%) Từ bảng 3.1 nhận thấy ở 3 mẫu trên sự chênh lệch nồng độ chất khô tan của trái Sơ ri trong quá trình khảo sát không đáng kể, nồng độ chênh lệch từ 0,022–0,066 o Bx. Như vậy, nguyên liệu trong quá trình khảo sát là có nồng độ chất khô tan tương đối đồng nhất. 3.2.2. pH Sau khi thu được dịch ép trái Sơ ri được mang đi đo pH bằng máy đó pH Meter. Sự khác nhau pH giữa các mẫu dịch ép Sơ ri được thể hiện ở bảng 3.2. Bảng 3.2. pH của dịch ép Sơ ri. Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 pH 3,793a ± 0,021 3,790a ± 0,030 3,797a ± 0,006 (Trong cùng một hàng, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%) Từ bảng 3.2 ta thấy 3 mẫu dịch ép Sơ ri trên không có sự khác biệt. Chênh lệch giữa số pH lớn nhất và pH thấp nhất là 0,007. Như vậy, nguyên liệu được sử dụng cho những thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình lên men có pH chênh lệch trong giới hạn cho phép.
  • 41. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 30 3.2.3. Acid tổng Dịch ép trái Sơ ri được xác định hàm lượng acid tổng bằng phương pháp chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,1 N. Sự khác nhau về hàm lượng acid tổng giữa các mẫu dịch ép Sơ ri được thể hiện ở bảng 3.3. Bảng 3.3. Hàm lượng acid tổng của dịch Sơ ri. Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Acid tổng 2,392a ± 0,042 2,480a ± 0,071 2,480a ± 0,071 (Trong cùng một hàng, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%). Từ bảng 3.3 ta thấy 3 mẫu dịch ép Sơ ri trên có hàm lượng acid tổng cao nhất là 2,480 và thấp nhất là 2,392, chênh lệch giữa các mẫu khoảng 0,069–0,088 và không có sự khác biệt với độ tin cậy 95 %. Như vậy, nguyên liệu trong quá trình khảo sát là có hàm lượng acid tổng tương đối gần nhau. 3.2.4. Độ nhớt Sau khi thu được dịch ép trái Sơ ri được mang đi đo độ nhớt bằng nhớt kế. Sự khác nhau về độ nhớt giữa các mẫu dịch ép Sơ ri được thể hiện ở bảng 3.4. Bảng 3.4. Độ nhớt của dịch Sơ ri. Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Độ nhớt 1,283a ± 0,041 1,259a ± 0,000 1,283a ± 0,041 (Trong cùng một hàng, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%). Có thể nhận thấy từ bảng 3.4, độ nhớt của dịch ép Sơ ri trong 3 thời điểm với độ tin cậy 95 % không có sự khác biệt. Sơ ri trong thời gian khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo thành sản phẩm có độ nhớt tương tự như nhau. Với độ nhớt dao động khoảng từ 1,259–1,283 thì dịch ép Sơ ri không cần thiết phải xử lý bằng enzyme pectinase trước khi đưa vào lên men. 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ chất khô tan (o Bx) đến chất lượng sản phẩm Để đánh giá được sự ảnh hưởng của nồng độ chất khô tan đến chất lượng sản
  • 42. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 31 phẩm nước Sơ ri lên men, đã tiến hành thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của yếu tố trên đến nồng độ chất khô tan còn lại, độ cồn và các tính chất cảm quan trong các thời điểm khác nhau của quá trình lên men. Sơ ri là một loại trái cây có vị hơi chua và chứa lượng chất khô khoảng 8–9 o Bx nhỏ hơn so với yêu cầu của dịch lên men vì thế cần bổ sung đường để đạt nồng độ theo yêu cầu của thí nghiệm. Dịch trái Sơ ri sau khi ép và lọc có pH= 3,7–3,8, cần điều chỉnh pH đạt 4,0 bằng NaHCO3. Khi pH cố định, điều chỉnh nồng độ chất khô tan ở các mức 18 o Bx, 20 o Bx, 22 o Bx, 24 o Bx tương ứng mẫu 1, 2, 3, 4. Cấy 2 % tỷ lệ nấm men theo thể tích dung dịch mỗi mẫu là 100 ml với mật độ 2.107 tế bào/ml ở các mức nồng độ chất khô tan để khảo sát các yếu tố bị ảnh hưởng và thu được kết quả ở (bảng 3.5, hình 3.2); bảng 3.6; bảng 3.7. Bảng 3.5. Sự thay đổi nồng độ chất khô tan trong thời gian lên men. Thời gian (giờ) Nồng độ chất khô tan (o Bx) 0 18 20 22 24 24 9,333d ± 0,289 12,067c ± 0,115 14,233b ± 0,058 16,700a ± 0,520 48 6,033d ± 0,058 6,967c ± 0,058 8,100b ± 0,100 10,167a ± 0,058 72 5,767d ± 0,058 6,733c ± 0,058 7,667b ± 0,153 9,267a ± 0,058 96 5,767d ± 0,058 6,433c ± 0,153 7,100b ± 0,100 8,433a ± 0,115 (Trong cùng một hàng, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%).
  • 43. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 32 Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nồng độ chất khô tan trong thời gian lên men. Từ bảng 3.5 và hình 3.2 cho thấy nồng độ chất khô tan giảm dần theo thời gian lên men, nồng độ chất khô tan còn lại sau lên men giảm dần tương ứng với các mức nồng độ chất khô tan được điều chỉnh trước khi lên men. Sau quá trình lên men, nồng độ chất khô tan còn sót lại ở mẫu 18 o Bx thấp (5,767 o Bx), mẫu ở 20 o Bx và 22 o Bx thì có vị khá hài hòa nồng độ chất khô tan còn lại không cao (lần lượt là 6,433 o Bx và 7,100 o Bx) và mẫu 24 o Bx có nồng độ chất khô tan còn lại khá cao (8,433 o Bx). Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nồng độ chất khô tan đến độ cồn sau quá trình lên men. Nồng độ chất khô tan (o Bx) Độ cồn 18 3,0 20 3,5 22 4,0 24 4,0 Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nồng độ chất khô tan đến độ cồn trong quá trình lên men (bảng 3.6) cho thấy, kết thúc quá trình lên men độ cồn tăng dần theo chiều 0 5 10 15 20 25 30 0 24 48 72 96 Nồngđộchấtkhôtan(oBx) Thời gian (giờ) 18 độ Bx 20 độ Bx 22 độ Bx 24 độ Bx
  • 44. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 33 tăng của nồng độ chất khô được điều chỉnh các mẫu. Ở mẫu nồng độ chất khô 18 o Bx có độ cồn 3 %V, 2 mẫu ở 20 o Bx và 22 o Bx thì độ cồn đạt 3,5–4,0 %V, các mẫu đều cho độ cồn trong khoảng yêu cầu 3–5 %V. Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nồng độ chất khô tan đến điểm cảm quan nước Sơ ri sau quá trình lên men. Nồng độ chất khô tan (o Bx) Điểm cảm quan trung bình 18 9,667b ± 0,577 20 12,667a ± 0,577 22 10,333b ± 0,577 24 10,000b ± 1,000 (Trong cùng một cột, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%). Mặt khác, với mẫu lên men ở nồng độ chất khô 18 o Bx, 22 o Bx, 24 o Bx cho điểm cảm quan thấp khoảng 9,667–10,333 (với độ tin cậy 95% không có sự khác biệt giữa các mẫu), riêng mẫu ở nồng độ 20 o Bx có sự khác biệt rõ rệt, điểm cảm quan cao nhất 12,667 (bảng 3.7). Như vậy, tổng hợp so sánh giữa các mẫu thì mẫu lên men có nồng độ chất khô tan là 20 o Bx là thích hợp, sau quá trình lên men cho độ cồn đạt khoảng yêu cầu (3– 5%) và vị hài hòa, đạt điểm cảm quan cao nhất, được chọn lựa làm tham số cho quá trình khảo sát nước uống Sơ ri lên men tiếp theo. 3.4. Ảnh hưởng của pH đến chất lượng sản phẩm Để đánh giá được sự ảnh hưởng của pH đến chất lượng sản phẩm nước Sơ ri lên men, đã tiến hành thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của yếu tố trên đến nồng độ chất khô tan còn lại, độ cồn và các tính chất cảm quan trong các thời điểm khác nhau của quá trình lên men. Dịch khảo sát được điều chỉnh nồng độ chất khô tan 20 o Bx, tiếp tục cần điều chỉnh pH ở pH= 3,6; 3,8; 4,0; 4,2 bằng acid citric và NaHCO3. Cấy 2 % tỷ lệ nấm men theo thể tích dung dịch mỗi mẫu là 100 ml với mật độ 2.107 tế bào/ml ở các mức pH để khảo các yếu tố bị ảnh hưởng và thu được kết quả ở (bảng 3.8, hình 3.3); bảng 3.9; bảng 3.10.
  • 45. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 34 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của pH đến nồng độ chất khô tan trong thời gian lên men. Thời gian (giờ) Nồng độ chất khô (o Bx) pH= 3,6 pH= 3,8 pH= 4,0 pH= 4,2 0 20 20 20 20 24 11,633a ± 0,153 11,067a ± 1,007 11,333a ± 0,577 12,000a ± 0,000 48 7,300b ± 0,361 7,667ab ± 0.493 7,733ab ± 0,351 8,033a ± 0,058 72 6,867a ± 0,058 6,933a ± 0,115 6,867a ± 0,153 6,933a ± 0,058 96 6,300b ± 0,100 6,733a ± 0,058 6,600ab ± 0,436 6,900a ± 0,000 (Trong cùng một hàng, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%) Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của pH đến nồng độ chất khô tan trong thời gian lên men. Ảnh hưởng của pH dịch trước khi lên men đến sự thay của đổi nồng độ chất khô tan trong quá trình lên men tương đối giống nhau. Nồng độ chất khô tan giảm dần theo thời gian lên men, khi kết thúc quá trình lên men các mẫu nồng độ chất khô tan còn lại không cao, thấp nhất là 6,300 o Bx và cao nhất là 6,900 o Bx (bảng 3.8 và hình 3.3). 0 5 10 15 20 25 0 24 48 72 96 Nồngđộchấtkhôtan(oBx) Thời gian (giờ) 3.6 3.8 4 4.2
  • 46. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 35 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của pH đến độ cồn sau thời gian lên men. pH Độ cồn 3,6 3,5 3,8 4,0 4,0 4,0 4,2 3,0 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của pH đến điểm cảm quan trung bình sau quá trình lên men. pH Điểm cảm quan trung bình 3,6 12,333ab ± 0,577 3,8 13,667a ± 1,155 4,0 13,000ab ± 1,000 4,2 11,333c ± 1,528 (Trong cùng một cột, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%). Từ bảng 3.9 và bảng 3.10 cho thấy khi kết thúc quá trình lên men, các mẫu có độ cồn đạt yêu cầu từ 3–5 %V. Mẫu có pH= 3,8 cho điểm cảm quan cao nhất (13,667), tiếp đến là pH= 4,0 đạt (13,000) và pH= 3,6; pH= 4,2 có điểm cảm quan trung bình thấp hơn (lần lượt là 12,333 và 11,333). Qua tất cả những phân tích kết quả nêu trên, ở điều kiện pH= 3,8 là thích hợp cho quá trình lên men. Ở pH này, nồng độ chất khô tan còn lại tương đối vừa phải và độ cồn bằng 4 %V phù hợp độ cồn nước uống lên men yêu cầu. Ngoài ra, ở pH= 3,8 nấm men phát triển rất tốt và hạn chế được các tác nhân vi sinh vật khác. 3.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ giống đến chất lượng sản phẩm Để đánh giá được sự ảnh hưởng của tỷ lệ nấm men đến chất lượng sản phẩm nước Sơ ri lên men, đã tiến hành thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của yếu tố trên đến nồng độ chất khô tan còn lại, độ cồn và các tính chất cảm quan trong các thời điểm khác nhau của quá trình lên men. Dịch khảo sát được điều chỉnh nồng độ chất khô 20 o Bx và pH = 3,8. Cấy nấm
  • 47. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 36 men Saccharomyces cerevisiae, tỷ lệ nấm men theo 100 ml dung dịch với mật độ là 2.107 tế bào/ml vào các mức 1 %, 3 %, 5 %, 7 % (lần lượt ứng với 2.107 tế bào/ml; 6.107 tế bào/ml; 10.107 tế bào/ml; 14.107 tế bào/ml) để để khảo các yếu tố bị ảnh hưởng và thu được kết quả ở (bảng 3.11, hình 3.4); bảng 3.12; bảng 3.13. Bảng 3.11. Ảnh hưởng của tỷ lệ nấm men đến nồng độ chất khô tan trong thời gian lên men. Thời gian (giờ) Nồng độ chất khô tan (o Bx) 1 % 3 % 5 % 7 % 0 20 20 20 20 24 15,567a ± 0,153 13,367b ± 0,058 12,567c ± 0,115 11,233d ± 0,252 48 14,033a ± 0,153 12,400b ± 0,173 11,433c ± 0,115 10,233d ± 0,058 72 12,433a ± 0,153 10,467b ± 0,058 8,533c ± 0,115 7,533d ± 0,252 96 10,100a ± 0,100 9,333b ± 0,058 7,200c ± 0,100 6,467d ± 0,115 (Trong cùng một hàng, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%) Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ giống đến nồng độ chất khô tan trong thời gian lên men Từ bảng 3.11 và hình 3.4 cho thấy, nồng độ chất khô tan giảm theo thời gian lên men, nồng độ chất khô tan còn lại sau lên men giảm dần 10,100 o Bx; 9,333 o Bx; 7,200 0 5 10 15 20 25 0 24 48 72 96 Nồngđộchấtkhô(oBx) Thời gian (giờ) 1% 3% 5% 7%
  • 48. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 37 o Bx, 6,467 o Bx lần lượt với các mức tỷ lệ nấm men cấy vào dịch 1 %, 3 %, 5 %, 7 %. Bảng 3.12. Ảnh hưởng tỷ lệ nấm men đến độ cồn sau thời gian lên men. Tỷ lệ nấm men (%) Độ cồn 1 2,5 3 3,5 5 4,0 7 3,5 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của tỷ lệ nấm men đến điểm cảm quan trung bình sau quá trình lên men. Tỷ lệ nấm men (%) Điểm cảm quan trung bình 1 11,000b ± 1,000 3 13,667ab ± 1,155 5 15,667a ± 2,082 7 14,000a ± 1,732 (Trong cùng một cột, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%). Từ bảng 3.12 và bảng 3.13, cho thấy độ cồn sau quá trình lên men ở các mẫu có sự khác biệt khá rõ ràng. Mẫu cấy 1% nấm men theo thể thích cho độ cồn là 2,5 %V, không đạt yêu cầu; ở 3 % là 3,5 %V; ở 5 % là 4 %V và 7 % là 3,5 %V đạt yêu cầu về độ cồn. Mặt khác, mẫu 5 % tỷ lệ nấm men cho điểm cảm quan cao nhất (15,667), tiếp đến là 3 % và 7 % lần lượt cho điểm khá cao 14,000 và 13,667, thấp nhất là 11,000 điểm của mẫu 1 % tỷ lệ nấm men. Do đó, với dịch lên men có pH= 3,8; nồng độ chất khô là 20 o Bx và tỷ lệ cấy nấm men Saccharomyces cerevisiae 5 % theo thể tích với mật độ tế bào là 2.107 tế bào/ml sẽ tạo ra độ cồn là 4 %V, vị hài hòa. Vì vậy, kiều kiện trên phù hợp với sản xuất của nước uống lên men từ trái Sơ ri. 3.6. Ảnh hưởng của thời gian lên men đến chất lượng sản phẩm
  • 49. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 38 Thời gian có tính quyết định đến chất lượng của sản phẩm nước uống lên men có độ cồn thấp. Nếu thời gian lên men ngắn thì sản phẩm chưa đạt được tính chất đặc trưng về mùi, vị, độ rượu. Nếu thời gian lên men quá dài thì làm độ rượu cao, có mùi vị không tốt. Để đánh giá được sự ảnh hưởng của thời gian lên men đến chất lượng sản phẩm, đã tiến hành thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của yếu tố trên đến nồng độ chất khô tan còn lại, độ cồn và các tính chất cảm quan trong các thời điểm khác nhau của quá trình lên men. Tiến hành điều chỉnh dịch quả với nồng độ chất khô 20 o Bx và pH = 3,8; để khảo sát và thu được kết quả ở bảng 3.14. Bảng 3.14. Sự thay đổi của nồng độ chất khô tan trong thời gian lên men. Thời gian (giờ) Nồng độ chất khô tan (o Bx) 0 20 24 14,667a ± 0,056 48 10,000b ± 0,010 72 7,267c ± 0,289 96 6,700d ± 0,100 (Trong cùng một cột, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%) Nồng độ chất khô tan giảm dần theo thời gian lên men, ở 24 giờ, 48 giờ nồng độ chất khô quá cao lần lượt là 14,667 o Bx và 10,000 o Bx, ở 72 giờ và 96 giờ không cao là 7,267 o Bx và 6,700 o Bx. Bảng 3.15. Sự thay đổi độ cồn trong thời gian lên men. Thời gian (giờ) Độ cồn 24 0d 48 2,633c ± 0,058 72 3,200b ± 0,100 96 4,033a ± 0,058 (Trong cùng một cột, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%).
  • 50. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 39 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của tỷ lệ nấm men đến điểm cảm quan sau quá trình lên men. Thời gian lên men (giờ) Điểm cảm quan trung bình 24 10,000c ± 1,000 48 11,667b ± 0,577 72 13,000a ± 1,000 96 12,000b ± 0,577 (Trong cùng một cột, những số có số mũ khác nhau thì khác biệt với độ tin cậy 95%) Từ bảng 3.15 và bảng 3.16 cho thấy, theo thời gian lên men độ rượu tăng lên còn nồng độ chất khô tan còn lại giảm dần. Ở 24 giờ, cồn chưa sinh ra, điểm cảm quan thấp (10,000); đến 48 giờ cồn mới đạt 2,633 %V, nồng độ chất khô tan còn lại khá cao (10,000) và điểm cảm quan thấp (11,667) nên khoảng thời gian này chưa đạt yêu cầu. Ở 72 giờ và 96 giờ, độ cồn lần lượt là 3,200 %V và 4,033 %V, vị khá hài hòa nên điểm cảm quan cũng đạt 13,000 và 12,000 điểm. Như vậy, thời gian kết thúc quá trình lên men có thể là 72 giờ hoặc 96 giờ, nhưng so điểm cảm quan thì ở 72 giờ sản phẩm sẽ cho điểm cao hơn và có thể rút ngắn được thời gian lên men, đồng nghĩa với việc tiết kiệm chi phí cho hoạt động sản xuất. 3.5. Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri Sau quá trình làm việc tại phòng thí nghiệm, xác định các chỉ số hóa lý của nguyên liệu, khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men của nấm men S. cerevisiae ta xây dựng được quy trình sản xuất nước uống lên men từ Sơ ri (hình 3.5).
  • 51. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 40 Hình 3.5. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất nước lên men từ trái Sơ ri. Thuyết minh quy trình Nguyên liệu: là yếu tố chính quyết định chất lượng sản phẩm vì vậy việc lựa chọn nguyên liệu là rất quan trọng. Sơ ri phải đạt độ chín kỹ thuật: chín màu hồng cam, căng bóng, không dập nát hay hư hỏng. Làm sạch: Rửa để loại bỏ tạp chất và một số vi sinh vật bám trên quả nhằm giảm tỷ lệ nhiễm bẩn và nhiễm khuẩn vào dịch quả. Rửa phải tiến hành nhanh chóng, nhẹ nhàng để tránh làm dập quả, nước rửa. Ép lấy dịch, lọc: Sơ ri được ép lấy dịch bỏ bã và lọc. Chuẩn bị dịch lên men: Dịch Sơ ri sau khi ép có màu vàng đến vàng cam Sơ ri Làm sạch Ép lấy dịch, lọc Điều chỉnh dịch lên men (pH= 3,8; 20 o Bx) Lên men 72 giờ Lắng cặn, tách men Chiết rót Nấm men Sản phẩm Cặn Saccharose Nhân giống Phân loại NaHCO3 Bã Tỷ lệ men giống 5%, mật độ 2.107 tế bào/ml
  • 52. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 41 thường có pH= 3,7–3,8 ta cần điều chỉnh pH= 3,8 thích hợp cho quá trình lên men bằng NaHCO3 và bổ sung đường đạt 20 o Bx. Lên men: Cho dung dịch sau khi đã điều chỉnh nồng độ đường và acid thích hợp vào bình lên men khoảng 70–80 % dung tích bình, cấy 5 % tỷ lệ nấm men theo thể tích với mật độ 2.107 tế bào/ml. Thời gian lên men là 72 giờ. Lắng cặn, tách men: Loại bỏ phần cặn, xác nấm men thu dịch. Chiết rót: Phân phối dịch vào chai và đóng nắp. 3.6. Đánh giá chất lượng sản phẩm nước uống lên men từ trái Sơ ri 3.6.1. Chất lượng cảm quan sản phẩm Sau khi thu được sản phẩm, sản xuất theo quy trình ở hình 3.5, sản phẩm được tiến hành đánh giá cảm quan. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.17. Bảng 3.17. Kết quả cảm quan của nước uống lên men từ trái Sơ ri. Các chỉ tiêu Điểm trung bình có trọng lượng Lần 1 Lần 2 Lần 3 Màu sắc 4,56 4,56 4,80 Mùi 8,00 8,00 8,00 Vị 3,36 3,36 3,36 Điểm chất lượng 15,92 15,92 16,16 Trung bình 16,00 Sản phẩm thu được có điểm trung bình là 16,00; như vậy theo TCVN 3215-79 thì sản phẩm nước Sơ ri lên men đạt loại khá.
  • 53. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 42 Hình 3.6. Nước uống lên men từ trái Sơ ri. 3.6.2. Chỉ tiêu vi sinh vật Sau khi nhận được nước Sơ ri lên men ở các điều kiện tối ưu, sản phẩm được đưa đi kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh theo TCVN 7045:2002. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.18. Bảng 3.18. Các chỉ tiêu vi sinh vật của nước uống lên men từ trái Sơ ri Chỉ tiêu Khuẩn lạc/ml Tổng số vi sinh vật hiếu khí, số khuẩn lạc trong 1 ml sản phẩm 102 E.coli, số vi khuẩn trong 1 ml sản phẩm 0 Cl. perfringens, số vi khuẩn trong 1 ml sản phẩm 0 Tổng số nấm men–nấm mốc, số khuẩn lạc trong 1 ml sản phẩm 10 Mang số liệu ở bảng 3.18 so sánh với yêu cầu trong TCVN 7045:2002 thì sản phẩm nước uống lên men từ trái Sơ ri được tiến hành lên men tại phòng thí nghiệm của Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu đạt yêu cầu về chỉ tiêu vi sinh vật có trong đồ uống và an toàn cho người sử dụng.
  • 54. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 43 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Qua quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri Malpighia glabra L” cho thấy có thể chế biến nước uống lên men từ trái Sơ ri đạt yêu cầu với các điều kiện như sau: - Tiến hành lấy tế bào nấm men ở giai đoạn từ 24–30 giờ sau tăng sinh với mật độ 2,23.108 –2,7.108 tế bào/ ml; - Nồng độ đường được bổ sung vào dịch đến 20 o Bx là thích hợp nhất, vừa cho độ cồn thích hợp và nồng độ chất khô tan còn lại vừa tạo vị hài hòa cho sản phẩm; - Điều chỉnh pH của dung dịch lên men đạt pH= 3,8; - Tỷ lệ nấm men Saccharomyces cerevisiae cấy thích hợp cho quá trình lên men là 5% theo thể tích dịch lên men, với mật độ 2.107 tế bào/ ml; - Thời gian lên men thích hợp là 72 giờ. - Tiến hành đánh giá cảm quan chất lượng sản phẩm theo TCVN 3215–79; - Kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật trong nước Sơ ri lên men theo TCVN 7045:2002; Với những điều kiện trên, tiến hành lên men dịch trái Sơ ri, thu được nước uống lên men đạt độ cồn 4 %V, có vị hài hòa, mùi đặc trưng của nguyên liệu, đạt yêu cầu của đồ uống lên men từ trái cây và có thể sản xuất và đưa ra thị trường tiêu thụ. Kiến nghị Vì thời gian và điều kiện kỹ thuật còn hạn chế nên đồ án này chỉ khảo sát được các yếu tố cơ bản như: nồng độ chất khô, pH, tỷ lệ nấm men cấy vào dịch, thời gian lên men và chỉ sử dụng một chủng giống Saccharomyces cerevisiae đã được phân lập thuần chủng để lên men. Do đó để nghiên cứu được các chỉ tiêu tốt hơn cho quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri tối ưu nhất, cần phải kiểm soát được các yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình khảo sát và tiến hành nghiên cứu sâu hơn về: - Khi nghiên cứu, tiến hành lên men trong điều kiện cần kiểm soát được nhiệt độ môi trường đến tránh ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu; - Nghiên cứu sự khác nhau về chất lượng sản phẩm đối với các loại Sơ ri khác nhau;
  • 55. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển 44 - Nghiên cứu thời gian bảo quản nước uống Sơ ri lên men ở điều kiện: nhiệt độ khác nhau, có và không có chất bảo quản.
  • 56. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT [1]. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty, (2002), Vi sinh vật học, Nhà xuất bản Giáo dục. [2]. Nguyễn Lân Dũng, Đào Thị Lương, (2006), Nấm men, Vietsciences. [3]. Phạm Ngọc Liễu, (2015), Hiện trạng và triển vọng phát triển của cây Sơ ri Gò Công, Tiền Giang, Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ, quyển 5. [4]. Nguyễn Đức Lượng (1999), Thực phẩm lên men truyền thống tập 3, Trường Đại học Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. [5]. Lê Văn Việt Mẫn, (2010), Thí nghiệm Vi sinh vật học thực phẩm, ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. [6]. Phạm Minh Nhựt, Bùi Vũ Thùy Dương, Đàm Thị Hà, (2013), Nghiên cứu Quy trình sản xuất nước thanh long lên men từ thanh long phụ phẩm bằng Saccharomyces cerevisiae, Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc khu vực phía Nam lần III. [7]. Lương Đức Phẩm, (2009), Nấm men công nghiệp, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật. [8]. Trần Linh Thước, (2006), Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mĩ phẩm, NXB Giáo dục. [9]. Nguyễn Văn Toàn, Bài giảng thực hành chuyên ngành hóa dầu, Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu. [10]. Lê Cảnh Tuấn, (2009), Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống lên men từ chanh dây, Đồ án tốt nghiệp, trường Đại học Nha Trang. [11]. Hà Duyên Tư, (2005), Kỹ thuật đánh giá cảm quan, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [12]. Thực hành Vi sinh vật, (2013), Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu. [13]. Hồng Xuân, (23-07-2014), Công dụng bất ngờ từ trái Sơ ri, Báo Phụ nữ. [14]. TCVN 2655:1978. [15]. TCVN 3215- 79. [16]. TCVN 5483 – 2007. [17]. https://giacmosuaviet.com.vn/products/nuoc-so-ri-vfresh-150ml.
  • 57. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển [18]. http://sorigocong.com/tin-chi-tiet/trai-so-ri-acerola-16.html. [19]. https://voer.edu.vn/c/duong-cong-sinh-truong/9b2ffb8d/719956c7. [20]. http://icfood.vn/home/2016/07/13/phan-biet-cac-chung-men-saccharomyces -cerevisiae/. [21]. http://fruitvietnam.blogspot.com/2013/06/so-ri-uoc-menh-danh-la-vua-vitamin- c.html. [22]. http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/6165763 TÀI LIỆU TIẾNG ANH [23]. A. BEKATOROU el at, (2006), Food Grade Yeasts, Food Technol. Biotechnol. [24]. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/genome?term=saccharomyces%20cerevisiae. [25]. https://microbewiki.kenyon.edu/index.php/Saccharomyces_cerevisiae. [26]. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27610566. [27]. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3958177/. [28]. http://www.academia.edu/2539675/production_of_wine_from_the_fermentation _of_orange_juice_by_Saccharomyces_cerevisiae.
  • 58. Đồ án tốt nghiệp đại học Khóa 2013-2017 DH13TP Ngành Công nghệ thực phẩm Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển PHỤ LỤC Phụ lục A Bảng tính ANOVA và bảng so sánh các nghiệm thức kết quả chạy số liệu phần mềm Statgraphics xác định các chỉ tiêu hóa lý của trái Sơ ri - Nồng độ chất khô ANOVA Table for Nong do chat kho by Mau Source Sum of Squares Df Mean Square Between groups 0.00888889 2 0.00444444 Within groups 0.3 6 0.05 Total (Corr.) 0.308889 8 Multiple Range Tests for Nong do chat kho by Mau Method: 95.0 percent LSD Mau Count Mean Homogeneous Groups 2 3 8.16667 X 3 3 8.23333 X 1 3 8.23333 X - pH ANOVA Table for pH by Mau Source Sum of Squares Df Mean Square Between groups 0.0000666667 2 0.0000333333 Within groups 0.00273333 6 0.000455556 Total (Corr.) 0.0028 8 Multiple Range Tests for pH by Mau Method: 95.0 percent LSD Mau Count Mean Homogeneous Groups 2 3 3.79 X 1 3 3.79333 X 3 3 3.79667 X