SlideShare a Scribd company logo
1 of 73
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, với việc nền kinh tế của đất nước tăng trưởng và
phát triển mạnh mẽ, nguồn thu từ thuế của nhà nước là nguồn thu lớn và cực kì
quan trọng. Để tăng cường xây dựng và phát triển cở sở hạ tầng của đất nước,
nhà nước đã dùng thuế để huy động một phần thu nhập từ các cá nhân, doanh
nghiệp để phục vụ cho việc chi tiêu của mình.
Để làm tốt công việc này,công tác kiểm tra là rất quan trọng. Việc gian lận
thuế, trốn thuế, nộp chậm đang diễn ra ngày càng nhiều với thủ đoạn ngày càng
tinh vi đang là một thách thức không nhỏ đối với ngành thuế. Tăng cường công
tác kiểm tra đối với đối tượng nộp thuế sẽ đảm bảo cho nguồn thu được đảm bảo
và công bằng với các đối tượng nộp thuế.
Công tác kiểm tra thuế là một chức năng thiết yếu của quản lý thuế.
Không chỉ góp phần thu đúng,thu đủ cho ngân sách nhà nước mà còn khẳng định
sự uy nghiêm của nhà nước trong quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn đó những tình
trạng chưa chú trọng đến công tác kiểm tra tại một số nơi,một số cán bộ vẫn
chưa thực sự tham mưu giúp việc cho lãnh đạo, cho công tác quản lý thu thuế
nên hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trọng tình hình
mới.
Xuất phát từ tình hình chung cũng như thời gian thực tập tại Đội Kiểm tra
thuế tại Chi cục thuế Huyện Kỳ Anh,em đã đi sâu nghiên cứu đề tài :
“ Tăng cường công tác kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Huyện Kỳ Anh”
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Kiểm tra thuế là một trong những chức năng quan trọng nhất của quản lý
thuế. Kiểm tra thuế góp phần thu đúng,thu đủ cho ngân sách nhà nước,là tiêu chí
đánh giá hiệu quả của công tác quản lý thuế. Đặc biệt, trong bối cảnh áp dụng cơ
chế tự khai, tự nộp như hiện nay,công tác kiểm tra thuế là rất quan trọng . Cơ chế
để đối tượng nộp thuế tự khai, tự nộp tuy hợp lý nhưng nó cũng tiềm ẩn những
gian lận thuế, trốn lậu thuế của đối tượng nộp thuế. Vì vậy, tăng cường công tác
kiểm tra thuế sẽ hạn chế được những hạn chế trên.
Thấy được tầm quan trọng của công tác kiểm tra thuế đối với đối tượng
nộp thuế , Tổng cục Thuế đã tập trung nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả công
tác kiểm tra như : Tổ chức sắp xếp lại bộ máy, xây dựng quy trình hợp lý, nâng
cao năng lực kiểm tra viên…Nhờ những điều chỉnh này, công tác kiểm tra đã đạt
được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập
trong công tác kiểm tra thuế ảnh hưởng đến hiệu quả của nó và không đáp ứng
được yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chính vì vậy,việc nghiên cứu đề tài “Tăng cường công tác kiểm tra thuế
GTGT và thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn
Huyện Kỳ Anh” là rất thiết thực.
2. Mục đích nghiên cứu.
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm phân tích thực trạng của công tác kiểm
tra thuế để thấy được những hạn chế cần sửa đổi. Qua đó có thể đề ra các biện
pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó theo hướng hợp lý nhất nhằm nâng cao
hiệu quả công tác kiểm tra thuế cũng như công tác quản lý thuế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về lý thuyết và
thực tiễn của việc tổ chức,thực hiện hoạt động kiểm tra thuế đối với đối tượng
nộp thuế ở Chi cục Thuế Huyện Kỳ Anh đặt ra trong cải cách hành chính và hiện
đại hóa ngành thuế.
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu,kết luận, nội dung đề tài được trình bày trong 3
chương
Chương 1 : Những vấn đề cơ bản của kiểm tra thuế GTGT,TNDN đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Chương 2 : Thực trạng công tác kiểm tra thuế GTGT,TNDN đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Chi cục thuế huyện Kỳ Anh
Chương 3 : Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế GTGT, TNDN
đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Chi cục thuế huyện Kỳ Anh.
Chương 1
Những vấn đề cơ bản của kiểm tra thuế GTGT,TNDN đối
với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
1.1. Khái quát về kiểm tra thuế
1.1.1. Khái niệm,mục đích,yêu cầu,nguyên tắc kiểm tra thuế
1.1.1.1. Khái niệm về kiểm tra thuế
Theo từ điển Tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học biên soạn, kiểm tra là “xem
xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” [ tr.253]. Theo Đại từ điển Tiếng việt
do Trung tâm ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam biên soạn, kiểm tra là “xem xét
thực chất, thực tế” ” [ tr.973]. Theo từ điển Luật học, kiểm tra là “xem xét tình
hình thực tế thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn nói chung hay một
công tác cụ thể được giao để đánh giá, nhận xét”…[ tr.265].
Theo giáo trình nghiệp vụ thuế của Học viện tài chính, “Kiểm tra thuế là hoạt
động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng kiểm
tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ yêu cầu đặt ra đối với đối tượng
kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá”
Theo giáo sư Michel Bouvier, tác giả cuốn “Nhập môn về luật thuế đại
cương và lý thuết thuế”, kiểm tra thuế là “hoạt động nhằm xem xét tính trung
thực, tính chính xác của cơ sở tính thuế mà người nộp thuế đã kê khai” [ tr.153].
Tổng hợp các quan niệm trên có thể hiểu kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan
thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu
với chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những
nhận xét, đánh giá về tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế của đối tượng kiểm tra.
1.1.1.2. Mục đích, yêu cầu của công tác kiểm tra thuế
a. Mục đích của kiểm tra thuế
Để phát huy được vai trò công tác kiểm tra cần phải hướng vào những
mục đích sau đây:
- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hiện tượng trốn lậu thuế, xâm
tiêu tiền thuế, dây dưa nợ đọng thuế đối với các ĐTNT và cơ quan thu thuế
- Phát hiện những điểm bất hợp lý, chồng chéo giữa những kẽ hở trong
các luật, pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện để kịp thời bổ
sung, sửa đổi xác lập căn cứ cải tiến hệ thống tổ chức, đổi mới công tác thu thuế
nhằm đạt hiệu quả cao.
- Điều tra xác minh, làm sáng tỏ những vấn đề mà dư luận xã hội quan
tâm, đơn thư tố giác của quần chúng nhân dân.
b. Yêu cầucủa công tác kiểm tra thuế
Kiểm tra thuế là hoạt động có tính pháp lý cao, liên quan đến lợi ích kinh
tế và chính trị của nhiều đối tượng trong xã hội. Vì vậy, công tác kiểm tra đòi hỏi
phải đảm bảo yêu cầu:
- Kiểm tra thuế phải đảm bảo tính chính xác, khách quan trung thực, xử lý
đúng tội, không bao che, không quy chụp cho các đối tượng được kiểm tra đảm
bảo sự tin tưởng của quần chúng nhân dân.
- Kiểm tra thuế phải dựa vào pháp luật và chỉ tuân thủ theo pháp luật, phải
coi pháp luật là cơ sở pháp lý, là chuẩn mực để kết luận vấn đề, tránh biểu hiện
chủ quan, tuỳ tiện trong công tác xử lý.
- Kiểm tra thuế phải đảm bảo công khai, dân chủ kịp thời, tạo điều kiện
tốt nhất để quần chúng nhân dân tham gia đóng góp ý kiến.
1.1.1.3. Nguyên tắc hoạt động kiểm tra thuế
Mục đích của kiểm tra thuế là ngăn ngừa và xử lý những sai phạm làm ảnh
hưởng đến lợi ích của nhà nước,nhân dân,các doanh nghiệp góp phần hoàn thiện
chính sách thuế. Để đạt được mục đích trên,công tác kiểm tra phải tuân thủ
những nguyên tắc sau :
a. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật :
Pháp luật thể hiện ý chí của Nhà nước,nguyện vọng và lợi ích của nhân
dân. Kiểm tra thuế là kiểm tra việc thực hiện pháp luật nên phải tuân thủ pháp
luật. Đây là nguyên tắc cần thiết để đề cao trách nhiệm của chủ thể kiểm tra,nâng
cao hiệu lực của công tác kiểm tra thuế, ngăn chặn tình trạng làm trái pháp luật.
Thực hiện đúng nguyên tắc này có nghĩa là các cơ quan và cán bộ kiểm tra
thuế phải thực hiện đúng chức năng,trách nhiệm,quyền hạn mà pháp luật quy
định; xem xét sự đúng sai của đối tượng kiểm tra phải căn cứ vào quy định của
pháp luật.
b. Nguyên tắc trung thực,chính xác,kháchquan :
Đảm bảo tính trung thực,chính xác,khách quan là vấn đề có tính nguyên
tắc cao trong công tác kiểm tra. Có trung thực,chính xác,khách quan trong công
tác kiểm tra thì mới cho phép đánh giá đúng thực trạng của đối tượng kiểm
tra,xử lý đúng người,đúng pháp luật.
Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động kiểm tra phải tôn trọng sự thật,đánh giá
sự vật hiện tượng như nó vốn có. Phải phản ánh và đánh giá đúng bản chất của
sự vật,hiện tượng vô tư,không thiên lệch,không vì quyền lợi cá nhân.
c. Nguyên tắc công khai dân chủ :
Tính công khai trong kiểm tra thuế tức là phải thực hiện phương châm “
dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để thu hút sự tham gia, đồng tình ủng
hộ của nhân dân. Tuy nhiên, tùy trường hợp cụ thể mà xác định phạm vi công
khai và hình thức công khai cho phù hợp.
Dân chủ trong hoạt động kiểm tra là thể hiện sự tôn trọng khách quan, tôn
trọng quần chúng nhân dân. Dân chủ trong kiểm tra nhằm lôi cuốn sự tham gia
đông đảo của quần chúng nhân dân, sử dụng quần chúng nhân dân như là tai mắt
của lực lượng kiểm tra. Phải coi trọng việc tiếp nhận, thu thập ý kiến của mọi đối
tượng có liên quan, tạo điều kiện cho đối tượng kiểm tra được trình bày ý kiến
của mình.
d. Nguyên tắc bảo vệ bí mật :
Hoạt động kiểm tra thuế tiếp cận với nhiều vấn đề, nhiều tài liệu liên quan
đến bí mật, bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp, bí mật quốc gia. Nếu để lộ
cho những đối tượng không được phép biết sẽ làm thiệt hại lợi ích của quốc gia
và các doanh nghiệp.
e. Nguyên tắc hiệu quả :
Thực hiện nguyên tắc này mới đảm bảo công tác kiểm tra thuế đạt được
mục đích của nó. Nguyên tắc này đòi hỏi kiểm tra thuế phải đảm bảo tính hiệu
quả, nghĩa là phải có tác dụng đề phòng, ngăn ngừa những thiếu sót, vi phạm,
giúp các đối tượng kiểm tra thực hiện đúng chính sách thuế.
1.1.1.4. Phân loại kiểm tra thuế :
a. Theo tính kế hoạch:
- Kiểm tra theo kế hoạch : Kiểm tra theo chương trình, kế hoạch được tiến
hành theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. Căn cứ vào nguồn lực hiện
có, tình hình chấp hành pháp luật thuế trên địa bàn và mục tiêu quản lý thuế, cơ
quan thuế xây dựng kế hoạch kiểm tra và trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ
chức thực hiện kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt.
- Kiểm tra đột xuất : Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ
quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, theo yêu cầu của việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
giao.
b. Theo nội dung và phạm vi kiểm tra :
- Kiểm tra toàn diện: Với hình thức này, cơ quan chức năng tiến hành
kiểm tra toàn bộ công tác quản lý thu của một cơ quan thuế hoặc toàn bộ quá
trình kê khai, nộp thuế với tất cả các sắc thuế của một đối tượng nộp thuế.
- Kiểm tra bộ phận: Hình thức này thường được áp dụng khi kiểm tra một
hoặc một vài sắc thuế.; một hoặc một số kỳ tính thuế hoặc một vài quy trình
quản lý thuế.
c. Theo địa điểm tiến hành kiểm tra :
- Kiểm tra tại cơ quan thuế (tại bàn).
- Kiểm tra tại cơ sở của đối tượng kiểm tra.
1.1.2. Nội dung kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh :
Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là nội dung quan
trọng trong công tác quản lý thuế. Theo quy định của pháp luật tất cả các cơ sở
kinh doanh phải thực hiện đầy đủ việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, chế độ
hạch toán kế toán, hóa đơn chứng từ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở kinh doanh
không tuân thủ đúng các quy định trên, do vậy phải tăng cường công tác kiểm tra
thuế để ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những vi phạm đó. Nội dung của kiểm tra
thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tập trung vào những nội dung sau :
1.1.2.1. Kiểm tra việc chấp hành những quy định về đăng ký thuế
Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế là quyền và nghĩa vụ của các doanh
nghiệp. Mục tiêu của việc kê khai, đăng ký thuế nhằm giúp cho cơ quan quản lý
thuế quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp ngay từ khi bắt đầu hoạt động; quản lý
hồ sơ doanh nghiệp để lưu giữ, tra cứu, kiểm tra khi cần thiết.
Căn cứ vào số liệu tổng hợp về đăng ký kinh doanh, đăng ký kê khai, nộp
thuế; cơ quan thuế phối hợp với các ngành có liên quan để chuẩn bị điều kiện vật
chất phục vụ tốt công tác quản lý đối với cơ sở kinh doanh theo đúng luật thuế.
Xác định những đối tượng còn sót chưa đăng ký kinh doanh hoặc chưa đăng ký
thuế.
Nội dung kiểm tra đăng ký thuế đối với doanh nghiệp là xem xét trên từng
địa bàn, trong từng loại ngành nghề có bao nhiêu đơn vị thực tế có hoạt động
kinh doanh, số lượng đơn vị đăng ký và chưa kê khai đăng ký thuế và cơ sở kinh
doanh đã đăng ký có làm đúng những quy định về đăng ký kinh doanh, đăng ký
thuế không.
Đối với mỗi cơ sở kinh doanh khi kiểm tra cần đi sâu xem xét tính pháp lý
của đăng ký thuế; kiểm tra tính trung thực của các tài liệu, số liệu kê khai trong
đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế về vốn, địa điểm, ngành nghề kinh doanh,
thời gian thực tế kinh doanh… nhằm phát hiện và xử lý những gian lận trong kê
khai đăng ký thuế. Cần coi trọng việc kiểm tra nội dung ghi trong đăng ký kinh
doanh, đăng ký thuế vì đây là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý thu thuế, để
tránh bỏ sót đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, bỏ sót nguồn thu.
1.1.2.2. Kiểm tra việc chấp hành chế độ hóa đơn, chứng từ :
Việc thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ có liên quan mật thiết
đến việc tính thuế, nộp thuế và công tác quản lý của Nhà nước. Nội dung kiểm
tra này bao gồm: kiểm tra việc tổ chức thực hiện Luật kế toán của các cơ sở kinh
doanh, việc lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ có liên quan đến việc tính thuế.
Nội dung của kiểm tra chứng từ, hoá đơn là xác định tính hợp pháp, hợp lý, tính
trung thực của từng loại chứng từ hóa đơn có liên quan như: hoá đơn bán hàng,
phiếu xuất kho, chứng từ thu chi…
Qua kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hoá đơn
đảm bảo chính xác các căn cứ tính thuế, ngăn chặn kịp thời việc hạch toán sai để
trốn lậu thuế. Do vậy, nội dung kiểm tra này cần được tiến hành thường xuyên;
đây là nội dung kiểm tra phức tạp nhất, tốn nhiều thời gian và công sức nhất.
1.2.3. Kiểm tra việc thực hiện kê khai, tính thuế và nộp thuế
Kê khai, tính thuế, nộp thuế là nghĩa vụ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân kinh doanh. Nội dung công tác kiểm tra việc kê khai tính thuế, nộp thuế đối
với doanh nghiệp bao gồm:
- Kiểm tra để xác định đúng đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế là
yêu cầu bắt buộc phải làm trước khi xác định mức thuế phải nộp. Trong thực tế,
nhiều hoạt động kinh doanh phức tạp phải kiểm tra để xác định đối tượng chịu
thuế, đối tượng nộp thuế đúng với quy định của từng sắc thuế tránh bỏ sót nguồn
thu.
- Kiểm tra căn cứ tính thuế trên cơ sở kiểm tra sổ sách kế toán, chứng từ,
hoá đơn và các tài liệu có liên quan nhằm xác định đúng số thuế phải nộp, số
thuế đã nộp, số thuế được miễn, giảm, số thuế được hoàn trong kỳ của đơn vị.
Đối chiếu số liệu trên các tờ khai, bảng kê, quyết toán thuế đơn vị đã kê khai với
số liệu kiểm tra trên sổ sách kế toán và tình hình thực tế của đơn vị để phát hiện
số thuế đơn vị kê khai thiếu, số thuế ẩn lậu. Đây là một khâu rất quan trọng trong
qúa trình kiểm tra thuế, đòi hỏi cán bộ thuế phải nắm vững nội dung những quy
định của các Luật thuế, các văn bản hướng dẫn thực hiện và đặc biệt phải thông
thạo nghiệp vụ kế toán.
- Kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp để
xác định xem cơ sở kinh doanh có thực hiện nghiêm túc quy định về thời hạn
nộp thuế của các luật thuế không, có dây dưa nộp chậm tiền thuế để chiếm dụng
ngân sách nhà nước không, có nợ đọng thuế không. Đặc biệt chú trọng đến
những cơ sở có biểu hiện vi phạm nhiều lần, với số lượng lớn nhằm giảm thiểu
tối đa khả năng thất thoát tiền thuế của Nhà nước. Để đạt được yêu cầu trên, cần
đối chiếu thời gian nộp thuế theo quy định của các luật thuế với thời gian nộp
thuế của các doanh nghiệp qua các chứng từ nộp thuế như giấy nộp tiền vào kho
bạc, biên lai thuế.
1.1.3. Phương pháp kiểm tra thuế
1.1.3.1. Phương pháp đối chiếu, so sánh :
Đây là phương pháp nghiệp vụ được sử dụng chủ yếu trong suốt quá trình
tiến hành một cuộc kiểm tra thuế. Nội dung của phương pháp này là việc tiến
hành so sánh, đối chiếu các nội dung cần kiểm tra để xác định tính hợp lý, khách
quan, trung thực của nội dung kiểm tra. Cụ thể là : Đối chiếu tài liệu, số liệu của
đơn vị được kiểm tra với đơn vị khác; đối chiếu giữa báo cáo kế toán với sổ kế
toán, giữa sổ tổng hợp với sổ chi tiết; đối chiếu giữa số liệu báo cáo thống kê với
thực tế về hiện vật; đối chiếu giữa nội dung tài liệu, báo cáo quyêt toán sổ sách,
chứng từ với các chuẩn mực.
1.1.3.2. Phương pháp kiểm tra đi từ tổng hợp đến chi tiết :
Trình tự hạch toán kế toán phải theo nguyên tắc đi từ chi tiết đến tổng hợp.
Tuy nhiên, trong công tác kiểm tra thuế phương pháp tối ưu để kiểm tra số liệu là
kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết.
Theo phương pháp này, trước hết kiểm tra số liệu tổng hợp sau đó mới
kiểm tra số chi tiết.
Việc kiểm tra số liệu tổng hợp được tiến hành với các số liệu đã được tổng
hợp theo nội dung kinh tế, phản ánh trên các báo cáo tổng hợp như : Bảng tổng
kết tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh…Từ việc phân tích đối chiếu trên tài liệu
tổng hợp rút ra nhận xét tổng quát và những vấn đề cần đi sâu kiểm tra.
Kiểm tra số liệu chi tiết là việc kiểm tra số liệu của từng nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, thể hiện trên chứng từ gốc hoặc bảng kê chi tiết.
1.1.3.3. Phương pháp kiểm tra chứng từ gốc :
Kiểm tra chứng từ gốc có ý nghĩa quan trọng vì chúng là cơ sở pháp lý ghi
nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành, là cơ sở của mọi số liệu
kế toán.
Có ba phương pháp kiểm tra chứng từ gốc:
- Kiểm tra theo trình tự thời gian : là việc thực hiện kiểm tra chứng từ gốc
đã được sắp xếp theo trình tự thời gian phát sinh. Phương pháp này mất nhiều
thời gian và hiệu quả thấp nên ít được sử dụng.
- Kiểm tra theo loại nghiệp vụ : là việc thực hiện kiểm tra chứng từ gốc đã
được phân loại, sắp xếp theo một nghiệp vụ nhất định, như chứng từ thu, chi tiền
mặt, xuất, nhập kho… Phương pháp này được áp dụng khi cần rút ra kết luận
đầy đủ về một loại nghiệp vụ theo yêu cầu của nội dung kiểm tra. Phương pháp
này tiết kiệm thời gian và cho hiệu quả cao.
- Kiểm tra điển hình : là việc kiểm tra ngẫu nhiên một số chứng từ của một
loại nghiệp vụ để rút ra kết luận chung. Phương pháp này tiết kiệm nhiều thời
gian nhưng độ tin cậy của kết luận không cao.
1.1.3.4. Các phương pháp kiểm tra bổ trợ :
- Phương pháp quan sát : Quan sát trực tiếp những công việc có liên quan
đến nội dung kiểm tra tại hiện trường. Khi thực hiện phương pháp này phải kín
đáo và không gây cản trở công việc.
- Phương pháp phỏng vấn : Phương pháp này được sử dụng khi cần thu
thập thông tin từ những người có quan hệ trực tiếp, gián tiếp đến nội dung kiểm
tra.
- Phương pháp thẩm tra và xác nhận từng phần : Mục đích của phương
pháp này nhằm đảm bảo kết luận kiểm tra về từng nội dung được chuẩn xác,
trung thực, khách quan. Khi kiểm tra phải đối chiếu với nhiều nguồn số liệu,
nhiều nguồn thông tin để đảm bảo tính khớp đúng của sự việc.
- Các phương pháp toán học : Đó là các phương pháp số học, toán kinh
tế,…giúp cho việc tính toán, đối chiếu và tổng hợp số liệu.
1.2. Kiểm tra thuế GTGT, TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh
1.2.1. Quy trình kiểm tra thuế GTGT, TNDN :
1.2.1.1. Quy trình kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế :
Bước 1 : Đối chiếu hồ sơ khai thuế
Công chức thuế thực hiện việc kiểm tra nội dung kê khai trong hồ sơ thuế,
đối chiếu với cơ sở dữ liệu người nộp thuế và tài liệu liên quan. Sau khi kiểm tra,
công chức thuế xác nhận kết quả kiểm tra thuế vào hồ sơ thuế theo một trong các
trường hợp :
- Đối với hồ sơ khai đầy đủ và chính xác thì chấp nhận
- Nếu hồ sơ khai chưa đủ thì thông báo với người khai để hoàn chỉnh hồ
sơ
- Đối với hồ sơ cần được làm rõ thì ghi rõ nội dung để kiểm tra tiếp
Bước 2 : Kiểm tra để làm rõ nội dung cần bổ sung trong hồ sơ khai thuế
Nếu kiểm tra mà thấy nội dung khai chưa đúng, chưa đủ thì cơ quan thuế
ra thông báo bằng văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông
tin, tài liệu
Thời gian giải trình hoặc bổ sung thông tin không quá 10 ngày. Người nộp
thuế có thể đến cơ quan thuế giải trình trực tiếp hoặc bổ sung thông tin, tài liệu
1.2.1.2. Kiểm tra tại trụ sở của đối tượng nộp thuế :
Bước 1 : Chuẩn bị kiểm tra
- Soạn thảo và ban hành quyết định kiểm tra
- Thu thập thêm thông tin về đối tượng kiểm tra
- Chuẩn bị nhân sự và các tài liệu cần thiết cho kiểm tra
Bước 2 : Tiến hành kiểm tra
- Thông báo quyết định kiểm tra
- Tiến hành kiểm tra thực tế
- Đề nghị và công bố quyết định gia hạn kiểm tra
Bước 3 : Tổng hợp kết quả và kết thúc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
- Lập biên bản kiểm tra
- Công bố kết luận kiểm tra
Bước 4 : Xử lý kết quả kiểm tra
- Báo cáo kết quả kiểm tra với người ra quyết định
- Soạn thảo và ban hành quyết định xử lý.
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra thuế
GTGT, TNDN đối với các doanhnghiệp ngoàiquốc doanh :
Hiệu quả công tác kiểm tra thuế GTGT, TNDN đối với doanh nghiệp
ngoài quốc doanh không chỉ được xem xét, đánh giá đơn thuần ở khía cạnh vật
chất (hiệu quả kinh tế) mà còn được xem xét, đánh giá dưới giác độ hiệu quả xã
hội - chính trị. Vì vậy, các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra thuế
GTGT, TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh được chia 2 nhóm là:
1.2.2.1. Các tiêuchí định lượng :
Các tiêu chí định lượng thể hiện ở kết quả thực tế của nghiệp vụ kiểm tra
đã được tiến hành. Đó là kết quả cụ thể của việc thực hiện nhiệm vụ được giao
hoặc kết quả đem lại của các nghiệp vụ kiểm tra. Các tiêu chí này thường gồm:
- Tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra về từng chỉ tiêu định lượng của kế
hoạch: Đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: Tỷ lệ hoàn thành
kế hoạch về đối tượng kiểm tra so với kế hoạch năm; tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
về số thời gian kiểm tra so với kế hoạch năm; Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số
vụ việc khiếu tố giải quyết được so với kế hoạch năm; Tỷ lệ kiểm tra hàng năm
so với tổng số đối tượng kiểm tra…
- Tình hình vi phạm pháp luật thuế đã phát hiện qua kiểm tra: Đánh giá
tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: Tỷ lệ vi phạp pháp luật thuế/tổng
số đối tượng kiểm tra; Tổng số tiền thuế truy thu qua kiểm tra; Số tiền truy thu
bình quân/đối tượng kiểm tra.
- Chi phí vật chất và thời gian cho kiểm tra: Đánh giá tiêu chí này thường
dự vào các chỉ tiêu như: Thời gian bình quân cho 1 cuộc kiểm tra; Số đối tượng
được kiểm tra bình quân/kiểm tra viên hàng năm; chi phí bằng tiền trực tiếp cho
kiểm tra;…
- Hiệu qủa trực tiếp của kiểm tra: Đánh giá tiêu chí này thường dựa vào
các chỉ tiêu như: Chi phí kiểm tra so với số thuế truy thu được đã nộp NSNN; Tỷ
lệ giữ nguyên; Sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định truy thu thuế theo biên bản kiểm
tra thuế khi giải quyết khiếu nại của đối tượng kiểm tra; Tỷ lệ các trường hợp đối
tượng kiểm tra chấp nhận hoàn toàn kết luận kiểm tra; Tỷ lệ số thuế truy thu
được nộp vào NSNN/Tổng số thuế truy thu…
1.2.2.2. Các tiêu chí định tính :
Các chỉ tiêu định tính thường là hệ qủa của công tác kiểm tra mà không
thể hoặc khó tính toán, đo đếm được. Đó thường là những hiệu qủa có tính xã
hội, chính trị như:
- Sự chuyển biến về ý thức tuân thủ pháp luật thuế. Tiêu chí này có thể đo
lường được thông qua so sánh tỷ lệ tuận thủ pháp luật thuế của đối tượng kiểm
tra qua các năm, đặc biệt là những đối tượng đã được kiểm tra (mức độ tái
phạm).
- Tác dụng trong việc ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế; tạo sự
công bằng giữa các đối tượng nộp thuế; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Có thể đánh giá tác dụng này thông qua xem xét tỷ lệ đối tượng vi phạm bị xử lý
truy thu thuế và xử phạt hành chính thuế (chia theo hình thức xử phạt)
- Tác dụng trong việc phòng chống tham nhũng trong nội bộ cơ quan quản
lý thuế và tạo lòng tin của nhân dân vào hoạt động kiểm tra thuế.Có thể đánh giá
tác dụng này thông qua xem xét tỷ lệ cán bộ thuế vi phạm pháp luật trong kiểm
tra; Tỷ lệ cán bộ thuế vi phạm pháp luật bị xử lý (chia theo hình thức); những vụ
việc vi phạm quan trọng và nhạy cảm được phát hiện và xử lý…
1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kiểm tra thuế GTGT,
TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh :
1.2.3.1. Điềukiện kinh tế xã hội và trình độ dân trí :
Điều kiện kinh tế xã hội là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp
đến quản lý thuế nói chung và hoạt động kiểm tra thuế GTGT, TNDN nói riêng.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hội nhập sâu rộng hiện nay
thì hệ thống luật pháp sẽ dần được hoàn thiện, cơ sở trang thiết bị vật chất kỹ
thuật ngày càng được hiện đại hoá và số lượng người nộp thuế không ngừng tăng
lên nhanh chóng…Tất cả những biến đổi trên đều tác động lớn tới hiệu qủa công
tác kiểm tra thuế GTGT, TNDN. Việc có được một hệ thống pháp luật thuế đồng
bộ, hoàn thiện, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước sẽ là cơ sở
pháp lý quan trọng để hoạt động kiểm tra thuế GTGT, TNDN đi vào khuôn khổ,
đồng thời nó cũng giúp cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiểu và nghiêm
túc thực hiện theo quy định của pháp luật. Số lượng người nộp thuế ngày càng
tăng sẽ là một thách thức không nhỏ đến công tác kiểm tra.
Trình độ dân trí càng cao, sự hiểu biết về pháp luật thuế cũng như ý thức
tự tuân thủ của người nộp thuế ngày càng đựơc cải thiện, bởi họ hiểu rõ quyền,
lợi ích và trách nhiệm của mình khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu qủa các cuộc kiểm tra thuế GTGT, TNDN.
Ngược lại, cũng vị sự hiểu biết về pháp luật thuế mà khả năng, thủ đoạn trốn,
tránh thuế của người nộp thuế ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây khó khăn cho
cán bộ kiểm tra thuế trong việc phát hiện ra các gian lận, giảm hiệu quả kiểm tra
thuế.
1.2.3.2. Mô hình quản lý thuế :
Quản lý thuế được thực hiện theo những mô hình quản lý nhất định. Lịch
sử quản lý thuế cho thấy có 3 mô hình quản lý thuế cơ bản: mô hình quản lý theo
sắc thuế, mô hình quản lý theo chức năng và mô hình quản lý thu theo ĐTNT.
Mỗi mô hình có những ảnh hưởng khác nhau đến hiệu qủa công tác kiểm tra
thuế.
- Mô hình quản lý theo sắc thuế : Theo mô hình này, cơ quan thuế được tổ
chức thành các bộ phận (phòng, ban) riêng biệt để chuyên trách quản lý một sắc
thuế cụ thể. Mỗi phòng, ban thực hiện tất cả các chức năng, các nghiệp vụ để
quản lý thu đối với một hoặc một vài sắc thuế. Mô hình này phát huy hiệu qủa
cao nhất trong từng trường hợp kiểm tra một sắc thuế của một đối tượng nộp
thuế bởi tính chuyên môn hóa theo sắc thuế cao. Tuy nhiên, trong trường hợp
kiểm tra một đối tượng nộp thuế nộp nhiều sắc thuế khác nhau lại xảy ra hiện
tượng chồng chéo về chức năng giữa các phòng ban.
- Mô hình quản lý thu theo chức năng : Theo mô hình này, bộ máy quản lý
thuế được tổ chức theo các nhóm chức năng, mỗi bộ phận thực hiện một công
việc nghiệp vụ cụ thể có liên quan đến tất cả các sắc thuế như: Đăng ký thuế, Xử
lý tờ khai thuế và Kế toán thuế, Thanh tra thuế, Kiểm tra thuế, Thu nợ…) Quản
lý theo mô hình này cho phép cơ quan thuế chuẩn hóa mạnh hơn về quy trình thủ
tục làm việc đối với các loại thuế, đơn giản hóa hệ thống tin học và giao tiếp với
đối tượng nộp thuế, đồng thời nâng cao hiệu quả chung của ngành.
- Mô hình quản lý thu theo ĐTNT : Đây là mô hình đang được áp dụng tại
một số nước phát triển. Theo mô hình này, ĐTNT được phân loại để quản lý
theo nhóm trên cơ sở đặc điểm và mực độ tuân thủ pháp luật thúê của ĐTNT. Do
đặc điểm và mức độ tuân thủ pháp luật thuế của mỗi nhóm ĐTNT là khác nhau
nên mỗi nhóm cũng có những rủi ro khác nhau về số thu. Để quản lý hiệu qủa
những rủi ro này, cơ quan thuế cần phải phát triển và thực hiện các chiến lược
sao cho phù hợp với đặc tính và sự tuân thủ của từng nhómđối tượng nộp thuế.
Do đó, mỗi phòng, ban trong cơ quan thuế sẽ chịu trách nhiệm quản lý một hoặc
vài nhóm đối tượng cụ thể. Các nhóm ĐTNT được phân chia dựa trên cơ sở quy
mô hoạt động, hình thức sở hữu, ngành kinh tế… Ví dụ: Nhóm doanh nghiệp
lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhóm người làm công ăn lương…
1.2.3.3. Cơ chế quản lý thuế :
Để tiến hành công tác thu nộp thuế, người ta thường chọn một trong hai cơ
chế: Cơ quan thuế tính và ra thông báo nộp thuế và cơ sở sản xuất kinh doanh tự
khai tự nộp thuế.
- Cơ chế cơ quan thuế tính và ra thông báo nộp thuế : Đây là cơ chế quản
lý thuế theo đó định kỳ theo thời gian, căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh và các quy định của pháp luật thuế, các ĐTNT phải kê khai thuế và
nộp tờ khai cho cơ quan thuế.
Hiệu quả quản lý của cơ quan thuế thấp do phải làm thay các công việc
cho ĐTNT, không đủ điều kiện tập trung thời gian và công sức cho công việc
kiểm tra thuế…
Dễ xảy ra hiện tượng tiêu cực giữa cán bộ thuế và ĐTNT, làm thất thu
ngân sách nhà nước.
Nhìn chung, có chế này mang tính áp đặt, không nâng cao được tính tự
giác, trách nhiệm công dân của ĐTNT. Do vậy, công tác kiểm tra thuế gặp nhiều
khó khăn, hiệu quả thu được không cao.
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, hiện nay các quốc gia trên thế
giới đang chuyển sang thực hiện cơ chế tự kê khai, tự tính, tự nộp thuế.
- Cơ chế cơ sở kinh doanh tự khai tự tính tự nộp thuế : Đây là cơ chế quản
lý thuế theo đó ĐTNT căn cứ vào kết quản sản xuất kinh doanh trong kỳ kê khai
của mình và căn cứ vào các quy định của pháp luật về thuế tự kê khai, tự tính
toán số thuế phải nộp, chủ động nộp thuế cho nhà nước theo đúng thời hạn quy
định của pháp luật thuế.
Trong cơ chế tự khai tự tính tự nộp thuế, ĐTNT phải hiểu biết đầy đủ về
các quyền và nghĩa vụ của mình để có thể tự tính toán được nghĩa vụ thuế.
ĐTNT tự kê khai, tự tính số thuế phải nộp và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế
trên cơ sở kết quản sản xuất kinh doanh của mình và chính sách chế độ về thuế
mà không cần sự xác nhận trực tiếp của cơ quan thuế. Trên cơ sở số thuế đã kê
khai, cơ sở kinh doanh chủ động nộp tiền thuế vào NSNN. Đồng thời, ĐTNT
được áp dụng các thủ tục kê khai, nộp thuế đơn giản, thuận lợi và được hướng
dẫn, được cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chất lượng cao nhằm tạo thuận lợi cho họ
tự giác tuân thủ đúng nghĩa vụ thuế theo quy định.
Chương 2
Thực trạng công tác kiểm tra thuế GTGT, TNDN đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Chi cục thuế huyện Kỳ
Anh
2.1. Khái quát tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của Chi
cục thuế huyện Kỳ Anh
2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục thuế huyện Kỳ Anh
Chi cục thuế huyện Kỳ Anh thuộc Cục thuế Hà Tĩnh,nằm trên địa bàn Khu
Châu phố Thị trấn Kỳ Anh Hà Tĩnh, có chức năng tổ chức thực hiện công tác
quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây
gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy
định của pháp luật.
Tổng số cán bộ công nhân viên : 52 người , trong đó có 16 nữ và 36 nam.
Ban lãnh đạo Chi cục gồm có 3 người : 1 Chi cục trưởng và 2 phó Chi cục
trưởng
- Ông Trần Xuân Phượng : Chi cục trưởng
- Ông Cao Xuân Nhị : Phó Chi cục trưởng
- Ông Chu Minh Thảo : Phó Chi cục trưởng
Một ban chi ủy có 5 người.
Chi cục có 8 đội thuế. Trong đó có 3 đội thuế liên xã phụ trách vùng và 5 đội
thuế văn phòng.
Ba đội thuế phụ trách vùng : Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý
thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được
phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ,
kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp,
thuế tài nguyên ...).
- Đội thuế Liên xã Vùng giữa,Vùng trên - phụ trách 19 xã . Đội trưởng :
Lê Xuân Tuệ
- Đội thuế Liên xã Vùng trong – phụ trách 6 xã . Đội trưởng : Nguyễn
Tiến Cảnh
- Đội thuế Liên xã Vùng ngoài – phụ trách 8 xã . Đội trưởng : Hoàng
Minh Đức
Năm đội thuế văn phòng :
- Đội Hành chính,Nhân sự,Tài vụ,ấn chỉ : Giúp Chi Cục trưởng Chi Cục
thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu
trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý
ấn chỉ thuế trong toàn Chi Cục thuế.
- Đội Trước bạ-Thu khác : Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu
lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các
khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và
các khoản thu khác (sau đây gọi chung là các khoản thu về đất bao gồm cả thuế
TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí trước
bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý.
- Đội Kê khai Kế toán và Tin học : Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế
thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê
thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học;
triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ
công tác quản lý thuế
- Đội Kiểm tra thuế : Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công
tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp
thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục
Thuế.
- Đội Tuyên truyền Hỗ trợ - Nghiệp vụ Dự toán – Thu nhập cá nhân : Giúp
Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp
luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý.
2.1.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của Chi cục thuế huyện Kỳ
Anh
2.1.2.1. Kết quả chung
Cũng như các Chi cục thuế khác,với chức năng và nhiệm vụ được giao
Chi cục thuế huyện Kỳ Anh đã góp phần không nhỏ cho việc tăng thu vào ngân
sách Nhà nước. Cụ thể, trong những năm vừa qua, Chi cục thuế huyện đã đạt
được được kết quả sau:
Bảng 2.1: Số thu ngân sách của Chi cục thuế Kỳ Anh
(ĐVT: triệu đồng)
Năm 2009 2010 2011
Dự toán pháp lệnh 56.820 141.930 128.700
Thực hiện 69.423 222.970 175.132
% so DT pháp lệnh 122% 157% 136%
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Kỳ Anh)
Chi cục thuế huyện Kỳ Anh được giao nhiệm vụ quản lý thu các loại thuế,
lệ phí trên địa bàn huyện.Với sự lãnh đạo,quan tâm sát sao của lãnh đạo chi cục
và chính quyền địa phương chi cục thuế đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức
các chỉ tiêu pháp lệnh được giao trên địa bàn huyện.Kế hoạch pháp lệnh năm
2010 là 141,93 tỷ đồng trong đó ngoài quốc doanh là 100 tỷ đồng. Năm 2010
tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện là 222,67 tỷ đồng đạt 157% kế hoạch pháp
định. Riêng khu vực Ngoài quốc doanh đạt 201 tỷ đồng đạt 201% kế hoạch pháp
lệnh. Năm 2011,kế hoạch được giao là thu 128,7 tỷ đồng ; trong năm 2011 tổng
thu đạt 175,123 tỷ đồng đạt 136% kế hoạch được giao.
Năm 2011 Chi cục thuế huyện Kỳ Anh triển khai thực hiện nhiệm vụ công
tác trong điều kiện không thuận lợi, giá cả biến động mạnh, lạm phát tăng cao,
thiên tai lũ lụt xảy ra trên diện rộng…ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
thường xuyên của Cục thuế, HĐND, UBND tỉnh trong việc thực hiện tổ chức
công tác thuế trên địa bàn, các doanh nghiệp đã nỗ lực vượt qua khó khăn thách
thức để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và chấp hành chính sách thuế…Vì
vậy năm 2011 đã hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách được giao. Cụ
thể như sau:
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách theo từng khu vực và
từng sắc thuế những năm gần đây
ST
T
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Kế
hoạch
Thực
hiện
Tỷ
lệ
(% )
Kế
hoạch
Thực
hiện
Tỷ lệ
(% )
Kế
hoạch
Thực
hiện
Tỷ
lệ
(% )
1. Thu QD 5.000 3.332 67 6.000 4.326 72 7.000 22.138 316
2. Ngoài QD 8.200 12.580 153 14.530 27.271 188 46.000 43.778 95
3. Thuế nhà đất 850 916 108 850 1.076 127 1.200 1.196 100
4. Phí - lệ phí 1.950 1.431 73 2.500 2.654 106 3.000 3.164 105
5. Cấp quyền 30.000 27.919 93 25.000 96.828 188 40.000 65.957 165
6. Trước bạ 4.000 5.717 143 5.850 8.686 148 13.000 15.449 119
7. Thuê đất 2.500 2.200 88 70.000 7.3044 104 7.500 6.864 92
8.
Thu khác NS
huyện
1.900 7.500 395 8.000 1.841 23 2.500 1.560 62
(Nguồn:Báo cáo tổng kết thuế2011 của Chi cục thuế huyện Kỳ Anh)
Nhìn vào bảng tổng hợp thu ngân sách tại Chi cục Thuế Kỳ Anh ta thấy
được công tác quản lý thu thuế đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng, các năm
đều hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Cụ thể:
Tổng thu năm 2011 đạt 175,128 tỷ đồng, các khoản thu vượt kế hoạch giao
và tăng cao so với cùng kỳ năm trước như :
Thu quốc doanh đạt 316% kế hoạch, bằng 443% so với cùng kỳ năm trước.
Thu cấp quyền đạt 165% kế hoạch.
Thu khác tại xã đạt 220 % kế hoạch, bằng 210 % so với cùng kỳ năm trước.
Thuế TNCN đạt 114% kế hoạch, bằng 184% so với cùng kỳ năm trước.
Trước bạ thu đạt 119% kế hoạch, bằng 178% so với cùng kỳ năm trước.
Thu ngoài quốc doanh bằng 165% so với cùng kỳ năm trước, nhưng chỉ đạt
95 % kế hoạch nguyên nhân là năm 2011 cả nước triển khai thực hiện Nghị
quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an
sinh xã hội, vì vậy các nguồn vốn đầu tư bị cắt giảm, trong khi đó chỉ tiêu giao
thu bằng 173% so với thực hiện năm trước.
Thuế nhà đất bằng 111% so với cùng kỳ năm trước.
Phí - lệ phí thu bằng 119% so với cùng kỳ năm trước.
9.
Thu khác NS tại
xã
1.850 6.448 349 8.000 5.073 63 5.000 11.023 220
10. Thuế TNCN 570 1.345 236 1.200 2.171 181 3.500 4.000 114
Tổng 56.820 69.423 122 141.930 222.970 157 128.700 175.128 123
Năm 2012, nhiệm vụ được giao cho Chi cục Thuế huyện Kỳ Anh khá nặng
nề, kế hoạch giao 227,4 tỷ đồng tăng 77% so với kế hoạch được giao của năm
2011.
Qua số liệu trên ta thấy rằng, số thu NSNN từ khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số thu từ thuế và phí của toàn huyện và
số thu tuyệt đối năm sau cao hơn năm trước. Điều này cho thấy vai trò quan
trọng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cho việc đảm bảo nguồn thu cho
ngân sách huyện và khả năng có thể động viên nguồn thu từ khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh. Do vậy, việc quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh, tăng cường công tác kiểm tra thuế phải đảm bảo chống thất thu, thi
hành đúng pháp luật thuế, đồng thời phải đảm bảo tạo điều kiện cho khu vực
kinh tế này phát triển về mọi mặt để nuôi dưỡng nguồn thu và có thể tạo ra
nguồn thu vững chắc trong tương lai.
2.1.2.2. Tình hình thực hiện công tác quản lý thuế GTGT, TNDN đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh ở Chi cục thuế huyện Kỳ Anh
Từ năm 1999, khi bắt đầu áp dụng Luật thuế GTGT, các thành phần kinh
tế trong cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Kỳ Anh nói riêng ngày càng đa
dạng. Đặc biệt, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động ngày càng
nhiều và phức tạp. Đa số cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh là phân tán vốn ít, có những cơ sở kinh doanh có mã số thuế từ Cục
thuế chuyển về nhưng lại bỏ kinh doanh. Mặt khác, một số cơ sở sản xuất kinh
doanh hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn chưa ổn định và gặp nhiều khó
khăn. Hơn nữa, trình độ kinh doanh và sự hiểu biết về chính sách, chế độ thuế
các cơ sở kinh doanh thuộc khu vực kinh tế này còn hạn chế cho nên có một số
đối tượng có hành vi trốn lậu thuế, không thực hiện nghiêm minh về chính sách,
chế độ của pháp luật thuế gây khó khăn không nhỏ cho công tác kiểm tra của Chi
cục.
Bảng 2.3 : Tình hình các doanh nghiệp trên địa bàn huyện
Loại hình
Đang hoạt động So sánh
Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Tỷ lệ
Công ty TNHH 72 90 18 25%
Công ty cổ phần 87 105 18 20,69%
DN tư nhân 36 68 32 88,89%
Khác 3 3 0 0%
Tổng 198 266 68 34,34%
(Nguồn:Chi cục thuế huyện Kỳ Anh)
Trên địa bàn huyện hiện có nhiều doanh nghiệp có hoạt động chịu thuế
GTGT, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại. Để quản lý được các doanh
nghiệp này tuân thủ đúng pháp luật thuế là một công việc khó khăn đối với Chi
cục thuế huyện. Tăng cường công tác kiểm tra thuế GTGT đối với các doanh
nghiệp này là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn các hình thức trốn lậu thuế
cũng như vi phạm pháp luật về thuế.
Chi cục thuế huyện được phân cấp quản lý thu thuế GTGT của các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện. Số thu về thuế GTGT ngày càng
đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng số thu của toàn Chi cục. Do vậy, Chi cục cần
quan tâm và kiểm tra các doanh nghiệp có các hoạt động chịu thuế GTGT để
đảm bảo cho nguồn thu không bị thất thoát.
Thuế TNDN là một nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước trên địa bàn
huyện. Số lượng doanh nghiệp và thu nhập chịu thuế TNDN ngày càng tăng
trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay. Trên địa bàn huyện hiện có 266
doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động. Với số doanh nghiệp này thì
công tác quản lý thuế TNDN của các doanh nghiệp này là rất khó khăn. Tuy
nhiên, số thu từ các doanh nghiệp này lại biến động khá phức tạp qua các năm.
Nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động vì nhiều lý do khác nhau. Nhiều
doanh nghiệp còn nợ thuế TNDN mà không có khả năng trả… Điều này cho thấy
rằng công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp này cần phải được
tăng cường, công tác kiểm tra thuế TNDN phải tiến hành với các doanh nghiệp
có nghi ngờ về gian lận thuế và phải tiến hành có chất lượng.
2.2. Thực trạng công tác kiểm tra thuế GTGT, TNDN đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Kỳ Anh
2.2.1. Tổ chức bộ máy và nhiệm vụ quyền hạn của kiểm tra đối tượng nộp thuế ở
Chi cục thuế huyện Kỳ Anh
2.2.1.1. Tổ chức bộ máy và lực lượng kiểm tra thuế
Nhận thức kiểm tra là một chức năng cực kỳ quan trọng trong công tác
quản lý thuế. Chi cục thuế Kỳ Anh luôn chú trọng xây dựng bộ máy kiểm tra
trong toàn Chi Cục, lực lượng kiểm tra ngày càng được tăng cường cả về số
lượng và chất lượng, một số lượng công chức thuế có trình độ chuyên môn cao
được ưu tiên tăng cường cho lực lượng kiểm tra.
Chi cục thuế huyện Kỳ Anh, tính đến 31/12/2011, tổng số công chức thuế
làm công tác kiểm tra là 13 người, chiếm 25% tổng số cán bộ thuế tại Chi cục
thuế. Với ưu thế về số lượng, chất lượng và cơ cấu như vậy, lực lượng kiểm tra
thuế đã đáp ứng được phần lớn các yêu cầu đa dạng của hoạt động kiểm tra thuế
góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị mà Chi Cục thuế đặt ra.
2.2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
Thứ nhất, nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm tra thuế trong tổ chức bộ máy
ngành thuế
Xuất phát từ vị thế là bộ máy giúp việc cho thủ trưởng cơ quan thuế chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm tra được gắn với thẩm quyền trong lĩnh vực
kiểm tra của thủ trưởng cơ quan thuế (Cục trưởng cục thuê). Chức năng và
quyền hạn chủ yếu của bộ máy kiểm tra thuế bao gồm: Kiểm tra đối tượng nộp
thuế; Kiểm tra nội bộ; xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và giải
quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền. Cụ thể :
- Xây dựng chiến lược, chương trình phát triển, kế hoạch năm năm, hàng
năm về công tác kiểm tra thuế người nộp thuế.
- Nghiên cứu, xây dựng các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ, kỹ
năng về kiểm tra thuế, giải quyết tố cáo về việc trốn thuế, gian lận thuế của
người nộp thuế.
- Triển khai thực hiện các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ, kỹ
năng về kiểm tra thuế, giải quyết tố cáo về việc trốn thuế, gian lận thuế của
người nộp thuế.
- Triển khai việc thu thập, xử lý, sử dụng thông tin từ người nộp thuế, cơ
quan thuế và từ bên thứ ba thuộc lĩnh vực quản lý.
- Tổ chức phân tích đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người
nộp thuế, xác định các lĩnh vực rủi ro
- Tổ chức kiểm tra thuế đối với các trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian
lận thuế liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, tổ chức kiểm tra thuế giải quyết
tố cáo về việc trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế.
- Tổ chức thực hiện công tác giám định tư pháp về thuế, cử giám định viên
trực tiếp thực hiện giám định tư pháp về thuế theo thẩm quyền được phân công.
Thứ hai, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ kiểm tra thuế trong quá trình
kiểm tra.
Theo điều 80 Luật quản lý thuế số 78/2006/QHH ngày 29/11/2006 thì thủ
trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế có những nhiệm vụ và
quyền hạn sau: Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định
kiểm tra thuế, áp dụng biện pháp tạm giữ tải liệu, tang vật liên quan đến hành vi
trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tài điều 90 của Luật này; gia hạn kiểm tra
trong trường hợp cần thiết; quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính
theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử phạt vi
phạm hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hành vi hành chính,
quyết định hành chính của công chức quản lý thuế.
Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức quản lý thuế khi thực hiện kiểm
tra thuế được quy định tại Khoản 2 điều 80 luật quản lý thuế: Thực hiện đúng nội
dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế, yêu cầu người nộp thuế cung
cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra; lập biên bản kiểm tra
thuế; báo cáo kết quả kiểm tra với người đã ra quyết định kiểm tra và chịu trách
nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó; xử
phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với người có thẩm
quyền ra quyết định xử lý vi phạm.
2.2.2. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế GTGT, TNDN đối
với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Để đảm bảo cho công tác quản lý thuế đạt hiệu quả cao nhất, Chi cục thuế
huyện đã có những chỉ đạo cho việc xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế GTGT,
TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Công tác kiểm tra thuế GTGT,
TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải đạt được những mục tiêu đề
ra về số lượng cũng như chất lượng. Các doanh nghiệp trên địa bàn thường có
biến động về số lượng, vì vậy công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp
ngoài quốc doanh là khá phức tạp. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp thành lập
mới cho nên cần kiểm tra rõ xem nó có tồn tại thật không và có đăng ký thuế
chưa. Cần tăng cường kiểm tra đối với các doanh nghiệp thương mại dịch vụ và
các doanh nghiệp xây dựng để ngăn ngừa tình trạng trốn lậu thuế GTGT như
trước đây. Kiểm tra hóa đơn GTGT, kiểm tra tình hình hoạt động để biết được
tình hình thực hiện pháp luật thuế của từng doanh nghiệp, từ đó có những công
tác quản lý riêng đối với từng nhóm doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các hoạt động chịu thuế GTGT của một số doanh nghiệp xây
dựng ít nên hoạt động kiểm tra thường sơ sài và thường bỏ sót. Vì vậy, công tác
xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế GTGT vẫn còn nhiều hạn chế. Hoạt động kiểm
tra thuế GTGT thường chú trọng đến các doanh nghiệp thương mại mà bỏ sót
các doanh nghiệp xây dựng. Vì vậy, trong thời gian tới, Chi cục phải có những
kế hoạch kiểm tra thuế GTGT đối với các doanh nghiệp xây dựng để tránh làm
thất thu nguồn thu thuế cho ngân sách nhà nước.
Cần kiểm tra kỹ đối với những doanh nghiệp có nghi ngờ về gian lận thuế
TNDN. Việc xét miễn giảm thuế đối với doanh nghiệp cũng cần chú trọng để
không làm thất thu nguồn thuế. Phân loại doanh nghiệp theo quy mô trên cơ sở
doanh thu và số thuế mà các doanh nghiệp đã nộp một vài năm gần đây. Từ đó
xây dựng kế hoạch kiểm tra cho từng nhóm doanh nghiệp đó. Phân bổ kế hoạch
dựa trên nguồn nhân lực và mục tiêu triển khai công tác kiểm tra năm. Phải tiến
hành dự kiến cụ thể số doanh nghiệp thực hiện kiểm tra năm trên cơ sở hệ thống
các chỉ tiêu tính toán đã xây dựng được (tổng nguồn nhân lực, số ngày làm việc.
Phân bổ kiểm tra tại cơ qua thuế, tại trụ sở doanh nghiệp…)
Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra của
Cục thuế nói chung và Chi cục thuế Kỳ Anh nói riêng vẫn còn mang nặng tính
hình thức, chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm và đánh giá chủ quan của cán bộ
đảm nhiệm công tác xây dựng kế hoạch chưa đi sâu phân tích và căn cứ vào kết
quả phân tích thông tin doanh nghiệp để lập kế hoạch sát đúng với yêu cầu.
Trong năm 2010, Chi cục đề ra kế hoạch kiểm tra thuế đối với 84 doanh
nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 31,57% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động
trên địa bàn huyện. Thực tế thì Chi cục chỉ kiểm tra được 62 doanh nghiệp đạt
73,8% kế hoạch đề ra. Qua những cuộc kiểm tra này đã phát hiện nhiều doanh
nghiệp còn vi phạm pháp luật về thuế. Trong năm 2011, Chi cục đã đề ra kế
hoạch kiểm tra thuế đối với 92 doanh nghiệp chiếm 34,5% tổng số doanh nghiệp
đang hoạt động dưới sự quản lý của Chi cục. Thực tế Chi cục đã kiểm tra được
80 doanh nghiệp đạt 86,95% kế hoạch. Như vậy có thể thấy số lượng doanh
nghiệp được kiểm tra là khá ít, tuy năm 2011 số doanh nghiệp được kiểm tra
nhiều hơn năm 2010 nhưng như vậy là chưa đáp ứng với yêu cầu quản lý doanh
nghiệp ngoài quốc doanh. Kế hoạch xây dựng công tác kiểm tra cũng cần được
chú trọng hơn trong năm tới. Cần kiểm tra nhiều doanh nghiệp hơn để đảm bảo
công bằng và tránh thất thu thuế.
Nguyên nhân là do cơ sơ dữ liệu về các doanh nghiệp chưa đầy đủ, không đáp
ứng được yêu cầu để áp dụng kỹ thuật xây dựng kế hoạch kiểm tra trên cơ sở
phân tích các chỉ tiêu, đánh giả rủi ro và mức độ tuân thủ pháp luật…theo hướng
dẫn của Tổng Cục Thuế. Đối với chỉ tiêu phát triển của từng ngành trên từng khu
vực khác nhau cũng không đầy đủ, không được đánh giá chính xác, thiếu cơ sở
để so sánh và xây dựng kế hoạch kiểm tra khi đánh giá chỉ tiêu quy mô và tốc độ
phát triển của ngành và doanh nghiệp cùng ngành.
Mặt khác sự phối hợp giữa bộ phận xử lý dữ liệu, bộ phận qủan lý và bộ
phận kiểm tra chưa chặt chẽ, sự năng động trong việc khai thác thông tin từ bên
ngoài của cán bộ làm công tác kiểm tra còn hạn chế…dẫn đến khả năng đánh
giá, phân tích xung quanh các doanh nghiệp chưa cao. Ngoài ra, hệ thống chỉ
tiêu phân tích đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp chưa được xây dựng
hoàn chỉnh đã gây khó khăn cho việc lựa chọn đối tượng kiểm tra thuế.
Hàng năm Chi cục thuế Kỳ Anh chỉ tiến hành kiểm tra được khoảng hơn
20% tổng số doanh nghiệp mà Chi cục thuế đang quản lý. Trong đó có những
doanh nghiệp năm nào cũng được đưa vào kế hoạch kiểm tra và còn những
doanh nghiệp 5 năm vẫn không đưa vào kế hoạch kiểm tra. Do đó, việc xây dựng
kế hoạch kiểm tra đòi hỏi phải được quan tâm đúng mức, bởi nếu không sẽ có
nhiều doanh nghiệp liên tục bị kiểm tra trong khi lại bỏ sót các doanh nghiệp
nhiều năm không bị quyết toán hoặc những doanh nghiệp có cán bộ kế toán giỏi
xây dựng được một hệ thống báo cáo tài chính hoàn chỉnh mà chỉ dựa vào đó cán
bộ thuế sẽ không thể đánh giá được hết rủi ro.
2.2.3. Thực trạng công tác kiểm tra đăng ký thuế GTGT, TNDN
Công tác quản lý đối tượng nộp thuế là công việc đầu tiên trong quá trình
thu thuế và có ý nghĩa quyết định đến số thu vào Ngân sách nhà nước. Trong địa
bàn mà Chi cục quản lý tính đến ngày 31/12/2011 có 266 DN được phân loại
như bảng dưới đây :
Bảng 2.4 : Tình hình hoạt động của doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm
2010 - 2011
DOANH NGHIỆP
Năm So sánh
2010 2011 Chênh lệch Tỷ lệ
Số DN đang hoạt động 198 266 68 34.34%
Số DN không đăng ký thuế 3 0 -3 -100%
Số DN giải thể, phá sản 8 20 12 150%
Tổng 209 286 77 36.84%
(Nguồn:Chi cục thuế huyện Kỳ Anh)
Một số cuộc điều tra cho thấy, có những doanh nghiệp sau khi đăng ký
kinh doanh đã chuyển địa điểm, trụ sở và hoạt động ngoài vòng pháp luật, thoát
khỏi những ràng buộc pháp lý đối với nhà nước. Không ít doanh nghiệp đã được
cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế nhưng không đi vào hoạt
động hoặc thay đổi chức năng hoạt động nhưng không đăng ký lại. Chính những
doanh nghiệp này là mầm mống của hoạt động làm ăn phi pháp với các hành vi
nghiêm trọng, gây thất thoát tài sản của Nhà nước như bán hoá đơn tài chính,
làm giả hồ sơ để hoàn thuế, sản xuất hàng giả…ảnh hưởng đến môi trường kinh
doanh của nền kinh tế.
Bảng 2.5 : Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn hoạt động theo
ngành năm 2010 - 2011
Ngành
Năm Chênh lệch
2010 2011 Tuyệt đối Tương đối
Vận tải 9 21 12 13.33%
Dịch vụ 16 20 4 25%
Thương mại 106 147 41 38.67%
Xây dựng 48 52 4 8.33%
Sản xuất 19 26 7 36.84%
Tổng 198 266 68 34.34%
(Nguồn:Chi cục thuế huyện Kỳ Anh)
Việc các doanh nghiệp thương mại và các doanh nghiệp tăng nhiều trong
những năm gần đây làm tăng các hoạt động chịu thuế GTGT càng nhiều. Vì vậy,
công tác kiểm tra đăng ký thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh được đẩy mạnh. Theo các loại hình đăng ký kinh doanh của các doanh
nghiệp Chi cục đã có những thống kê để kiểm tra tình hình hoạt động của các
doanh nghiệp để tránh tình trạng doanh nghiệp hoạt động không như loại hình
đăng ký kinh doanh.
Tổ kiểm tra của Chi cục đã thường xuyên phối hợp với các đội thuế xã và
liên xã kiểm tra tình hình kinh doanh thực tế của các cơ sở kinh doanh. Qua kiểm
tra đã phát hiện một số cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng không
đăng ký kinh doanh hoặc có đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký nộp thuế.
Điển hình như công ty TNHH Vỹ Nghiệp tại xã Kỳ Liên có đăng ký kinh doanh
nhưng không đăng ký nộp thuế. Công tác kiểm tra đăng ký thuế của Chi cục thời
gian qua còn hạn chế chủ yếu là mới kiểm tra và nắm bắt được các cơ sở kinh
doanh nằm trên các trục đường chính của các xã, thị trấn; còn các cơ sở kinh
doanh nằm rải rác trong các đường làng ngõ xóm chưa được kiểm tra phát hiện
và đưa vào quản lý kịp thời.
2.2.4. Thực trạng công tác kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, hóa đơn,
chứng từ , sổ sách của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Chi cục thuế Kỳ Anh
2.2.4.1. Đối với thuế GTGT
Công tác kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, sổ
sách thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được Chi cục thuế
huyện rất quan tâm và thực hiện nghiêm chỉnh. Trong năm 2010 trên địa bàn
huyện có 160 đối tượng sử dụng hóa đơn GTGT đã sử dụng 431 quyển và có 25
đối tượng sử dụng hóa đơn thông thường đã sử dụng 146 quyển.
Gửi đi đề nghị xác minh 15 số hóa đơn, đã nhận được trả lời xác minh kết
quả số liệu đúng với số liệu đề nghị xác minh. Nhận xác minh 20 số hóa đơn số
liệu xác minh đúng với nội dung yêu cầu xác minh.
Do trình độ kế toán viên chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu hiện tại, đồng
thời ảnh hưởng của thói quen cũ nên ở hầu hết các doanh nghiệp đều chưa quan
tâm đúng mức tới việc nghiên cứu, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về Luật kế
toán. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành luật của các doanh nghiệp còn kém.
Việc lựa chọn hình thức kế toán nào là do doanh nghiệp tự quyết định trên
cơ sở phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý kinh doanh cũng như trình độ
của người làm kế toán ở doanh nghiệp. Song một số doanh nghiệp lựa chọn
những mẫu sổ không được sử dụng hoặc nội dung ghi chép trong sổ chưa đầy
đủ. Đối với không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ, công tác kế toán chỉ là “công cụ
đối phó” với việc kiểm tra, quyết toán thuế, trong đơn vị tồn tại hai hệ thống sổ
sách kế toán, một hệ thống được gọi là “kế toán nội bộ” chỉ có chủ doanh nghiệp
được biết, không theo bất kỳ quy định nào của pháp luật. Hệ thống thứ 2 được
gọi là “kế toán thuế” - về hình thức thì theo đúng quy định của pháp luật nhưng
thông tin, số liệu trong đó hoàn toàn không phản ánh đúng thực tiễn hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp không mở sổ sách theo chế
độ kế toán hiện hành mà chỉ đi thuê kế toán làm công, ghi chép và hoạch toán
theo ý của chủ doanh nghiệp…
Hiện nay, hầu như chưa có doanh nghiệp nào lập được danh mục các
chứng từ cần thiết cũng như thiết lập cho mình một trình tự luân chuyển chứng
từ hợp lý và phổ biến nó tới từng kế toán viên của doanh nghiệp. Mặt khác, các
doanh nghiệp còn vi phạm đến những quy định mang tính bắt buộc của chế độ
chứng từ kế toán như: lập chứng từ không theo biểu mẫu quy định, có nhiều loại
chứng từ viết tay không đảm bảo tính pháp lý, không phản ánh đầy đủ các nội
dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không đủ chữ ký kiểm soát theo quy định,
không đầy đủ và chính xác về số lượng và giá trị…
Các doanh nghiệp đều tiến hành lập BCTC theo quy định. Tuy nhiên,
BCTC không đảm bảo độ chính xác do quá trình ghi chép, hạch toán chưa
chuẩn; doanh nghiệp lập BCTC chủ yếu chỉ để phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm
soát và cho mục đích thuế của Nhà nước; thường tự ý thêm bớt các chỉ tiêu trên
BCTC; còn vi phạm các quy định về thời hạn nộp cũng như công khai BCTC
làm giảm hiệu quả sử dụng BCTC.
Trên địa bàn huyện hiện nay còn xuất hiện tình trạng sử dụng hóa đơn giả,
có những doanh nghiệp thành lập ra chỉ để in hóa đơn GTGT giả theo yêu cầu
của khách hàng. Điển hình có 2 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giả với số lượng
khá nhiều đó là Công ty TNHH Hoàng Thái và Công ty TNHH Việt Đức. Qua
công tác kiểm tra đã phát hiện Công ty TNHH Hoàng Thái sử dụng 14 hóa đơn
giả để trốn thuế, Công ty TNHH Việt Đức sử dụng 12 hóa đơn giả. Bên cạnh đó
có Công ty TNHH và thương mại dịch vụ Lý Hà thành lập năm 2009 đã lập
nhiều hóa đơn cho các doanh nghiệp khác không đúng sự thật. Ban lãnh đạo Chi
cục đã có những chỉ đạo cho công tác kiểm tra thuế GTGT phải cẩn thận, tỷ mỷ
để tránh xảy ra những sai sót do hóa đơn giả. Phối hợp với cơ quan có liên quan
để xử lý những vi phạm này theo pháp luật.
2.2.4.2. Đối với thuế TNDN
Việc chấp hành chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, sổ sách về thuế TNDN
của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là khá tốt. Công tác kiểm tra cũng được
tiến hành thường xuyên để phát hiện và xử lý những vi phạm.
Các doanh nghiệp đã tuân thủ chế độ kế toán thông suốt trong nhiều năm,
sử dụng hóa đơn hợp pháp. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ kế toán của các cơ sở kinh
doanh chưa được đồng đều, phần lớn chưa được đào tạo chính quy về tài chính-
kế toán; thậm chí có cơ sở kinh doanh mà kế toán viên chưa được đào tạo về kế
toán nên việc thực hiện chế độ kế toán chưa thật tốt. Trên thực tế có nhiều cơ sở
kinh doanh vi phạm chế độ kế toán một cách cố ý để trốn lậu thuế. Điển hình ở
một số doanh nghiệp như : Công ty tư nhân Hoàng Nghiệp thành lập nhưng khi
kiểm tra thì chưa có nhân viên kế toán. Công ty TNHH Thái Linh nhân viên kế
toán chưa có chứng chỉ hay bằng cấp gì về kế toán.
Công tác kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán còn một số hạn chế. Đó
là: chưa chú trọng kiểm tra đột xuất và kiểm tra chuyên đề; chưa phân loại đối
tượng để kiểm tra một cách hiệu quả, đối tượng cố tình vi phạm chế độ kế toán
và vô ý vi phạm không được phân loại rõ để có trọng tâm kiểm tra trong thời
gian sau; công tác kiểm tra đôi khi còn qua loa đại khái; chưa có biện pháp ngăn
chặn có hiệu quả hiện tượng kinh doanh không ghi chép sổ sách kế toán…
Sử dụng hóa đơn giả để trốn lậu thuế cũng là một vấn đề cần quan tâm.
Cần tích cực kiểm tra, đối chiếu hóa đơn để tránh những sai sót khi thực hiện
kiểm tra. Quản lý hóa đơn bán hàng là một yêu cầu cấp thiết trong quản lý hoạt
động, sản xuất kinh doanh của đơn vị và hộ có tác động trực tiếp đến việc xác
định doanh thu, chi phí khi tính thuế TNDN để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp
thời cho ngân sách nhà nước.
Sử dụng 2 hệ thống ghi sổ song song trong các doanh nghiệp cũng cần
được chú trọng giải quyết. Cần tăng cường công tác kiểm tra để giải quyết vấn
đề này khi nó đang ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp.
2.2.5. Thực trạng công tác kiểm tra công tác kê khai, tính thuế và nộp thuế GTGT,
TNDN của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
2.2.5.1. Đối với thuế GTGT
Về công tác kê khai thuế GTGT
Nhìn chung thì các doanh nghiệp ngày càng chấp hành tốt việc khai thuế
hàng tháng, đặc biệt là khai thuế GTGT. Trong năm 2011, Chi cục đã kiểm tra
140 doanh nghiệp chiếm 52,63% tổng số doanh về công tác kê khai thuế GTGT
thì có 16 doanh nghiệp vi phạm về khai thuế chiếm 6% tổng số doanh nghiệp
trên địa bàn. Còn trong năm 2010, Chi cục đã kiểm tra 120 doanh nghiệp chiếm
60,6% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động thì có đến 60 doanh nghiệp vi phạm
về kê khai thuế GTGT chiếm 30,3% tổng số doanh nghiệp.
Trong năm có 1240 tờ khai thuế GTGT được nộp về Chi cục, có 40 tờ
khai nộp chậm chiếm 3,22% tổng số tờ khai thuế GTGT. Chi cục đã xử phạt 24
trường hợp chiếm 1,93% và phạt cảnh cáo 16 trường hợp chiếm 1,29%. Tổng số
tiền phạt là 20 triệu đồng.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại về việc kê khai thuế GTGT của các
doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Kê khai thiếu, không đúng với thực tế vẫn xảy
ra với một số doanh nghiệp thương mại. Một số doanh nghiệp lợi dụng mục đích
tiêu dùng của khách hàng để ghi giảm số tiền trên hóa đơn để giảm bớt thuế
GTGT phải nộp. Qua kiểm tra tại trụ sở của 40 doanh nghiệp thương mại trong
năm 2011 thì có 12 doanh nghiệp có vi phạm. Điển hình như công ty TNHH
thương mại và dịch vụ Phú Sang đã có 25 hóa đơn ghi sai số tiền. Trên hóa đơn
là 7 triệu đồng/laptop, tuy nhiên qua kiểm tra thì giá bán của doanh nghiệp là 14
triệu đồng/laptop.
Về công tác tính và nộp thuế GTGT
Việc tính và nộp thuế GTGT của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện là
khá tuân thủ. Nhiều doanh nghiệp đã tính thuế chuẩn xác, nộp thuế kịp thời đã
được tuyên dương trong năm 2011 như : Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà
Tĩnh, Công ty TNHH Hoành Sơn…
Tính thuế GTGT để nộp của một số doanh nghiệp vẫn còn những tồn tại.
Tính sai số thuế là sai sót thường xảy ra ở một số doanh nghiệp thương mại.
Khấu trừ thuế là vấn đề cần quan tâm nhất. Đối với vấn đề khấu trừ, nhiều doanh
nghiệp lợi dụng để trốn thuế, nhiều doanh nghiệp thì do hiểu sai…chung lại là số
thuế GTGT thất thoát ở đây là khá nhiều. Năm 2011 Chi cục đã yêu cầu 124 lượt
doanh nghiệp giải trình, kê khai bổ sung doanh thu, thuế GTGT đầu ra tăng
150,4 triệu đồng. Điển hình về tính sai thuế có một số doanh nghiệp : Doanh
nghiệp Hưng Thành đã khai tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 16 triệu
đồng, trong khi kiểm tra thì phát hiện số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của
doanh nghiệp chỉ có 7 triệu đồng; Hoặc như Công ty TNHH thương mại dịch vụ
Bích Thủy thì khai giảm thuế GTGT đầu ra đến 35 triệu đồng, số thuế GTGT
đầu ra mà doanh nghiệp này khai báo là 140 triệu đồng, khi kiểm tra thì phát
hiện số thuế GTGT đầu ra thực tế của doanh nghiệp này là 175 triệu đồng. Cho
nên Chi cục đã tiến hành nhiều cuộc kiểm tra để xác định những sai phạm của
doanh nghiệp, thu hồi số thuế GTGT bị thất thoát.
Công tác nộp thuế GTGT là khá tốt. Một số doanh nghiệp nộp thuế rất
đúng hạn nhưng vẫn còn một số doanh nghiệp còn nộp chậm. Những doanh
nghiệp có số thuế GTGT phải nộp ít và những doanh nghiệp chuyên về hoạt
động chịu thuế GTGT thì thường nộp đúng hạn. Còn các doanh nghiệp khác thì
thường nộp chậm. Năm 2011 có 148 doanh nghiệp nộp thuế GTGT thì có 102
doanh nghiệp nộp đúng hạn chiếm 68,9% và 46 doanh nghiệp nộp chậm chiếm
31,1%. Chi cục đã xử phạt những doanh nghiệp nộp chậm với số thuế phạt là 18
triệu đồng.
Hoàn thuế GTGT cũng là công tác được chi cục chú trọng. Năm 2010 có
10 doanh nghiệp xin hoàn thuế với số thuế xin hoàn là 3,1 tỷ đồng; Chi cục đã
hoàn thuế cho 7 doanh nghiệp với số thuế hoàn là 2.135,84 triệu đồng. Trong
năm 2011, Chi cục đã giải quyết hoàn thuế GTGT cho 8 doanh nghiệp với số
thuế hoàn là 2,7 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2010. Công tác hoàn thuế GTGT
khá phức tạp vì các doanh nghiệp đề nghị hoàn thuế đều đưa ra mức thuế đề nghị
được hoàn là khá lớn, đòi hỏi công tác kiểm tra hoàn thuế phải tiến hành cẩn
thận, chính xác để xác định đúng số thuế mà doanh nghiệp được hoàn.
2.2.3.3.2. Đối với thuế TNDN
Về công tác kê khai thuế TNDN
Sau khi luật quản lý thuế có hiệu lực, việc kê khai thuế của người nộp
thuế đã được chủ động hơn, tờ khai thuế đã nộp nhanh chóng hơn so với trước
đây. Đáng chú ý các nội dung ghi trên tờ khai rõ ràng và chính xác hơn bởi có sự
hỗ trợ từ ứng dụng công nghệ thông tin. Số tờ khai nộp chậm và vi phạm hành
chính về thuế giảm hẳn so với trước thời điểm Luật có hiệu lực.
Chi cục đã có những chỉ đạo về kiểm tra khai thuế TNDN trong những
năm gần đây. Đã có những doanh nghiệp gian lận trong kê khai thuế TNDN bị
phát hiện trong những đợt kiểm tra của đội kiểm tra thuế. Xu hướng kê khai lỗ
của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn dần trở thành xu hướng chung của các
doanh nghiệp. Để trốn lậu thuế các doanh nghiệp đã dùng mọi thủ đoạn để kê
khai lỗ, tuy nhiên qua công tác kiểm tra thì những doanh nghiệp này đã bị phanh
phui và bị xử phạt theo quy định
Bảng 2.7 : Tổng hợp số liệu kiểm tra quyêt toán thuế năm 2010 – 2011
Năm 2010 2011
Tổng số DN quản lý 198 266
Số DN kê khai lỗ 6 19
Tỷ lệ DN kê khai lỗ 3.03% 7.14%
Số DN kê khai lỗ được kiểm tra 4 11
Số DN bị truy thu thêm sau kiểm tra 112 263
(Nguồn : Chicục thuế huyện Kỳ Anh)
Công tác nộp tờ khai cũng được cải thiện trong những năm gần đây. Việc
nộp chậm tờ khai chỉ còn xảy ra rải rác ở một số doanh nghiệp.
Về công tác tính và nộp thuế TNDN
Việc tính thuế TNDN phải nộp của các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn còn
nhiều tồn tại. Nhận thấy được điều này, đội kiểm tra thuế đã thực hiện nhiều
cuộc kiểm tra thuế TNDN ở một số doanh nghiệp có dấu hiệu khả nghi. Công tác
kiểm tra thuế TNDN ở Chi cục chủ yếu chú trọng vào doanh thu và chi phí được
trừ.
Bảng 2.8 : Kết quả kiểm tra doanh thu năm 2011
Chỉ tiêu
Số
đơn
vị
Tỷ lệ
DT DN
tự khai
DT sau
kiểm tra
Chênh lệch
Tuyệt
đối
Tỷ lệ
DT khai đúng 29 43,94% 19.252 19.252 0 0
DT khai tăng 0 0
DT khai giảm 37 56,06% 2.213 2.778 -565 -25,53%
Tổng 66 100% 21.465 22.030 -565 -26.32%
(Nguồn : Chicục thuế huyện Kỳ Anh)
Qua số liệu trên ta thấy số doanh nghiệp khai giảm doanh thu đang khá
lớn. Do vậy, công tác kiểm tra doanh thu của các doanh nghiệp cần được tiến
hành nhiều hơn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để không làm thất
thu nguồn thuế cho ngân sách nhà nước, cũng như đảm bảo công bằng cho
những doanh nghiệp tuân thủ đúng. Điển hình có một vài doanh nghiệp khai
giảm doanh thu như : Công ty TNHH Thi Nhàn chuyên bán xe máy. Cán bộ
quản lý đã kiểm tra quyết toán năm 2011 qua việc đối chiếu giữa nhật kí bán
hàng, sổ cái và sổ chi tiết phải thu của khách hàng thấy giá ghi một chiếc xe
Novol LX trên nhật kí bán hàng là 38.400.000 đồng còn giá ghi trên sổ chi tiết
phải thu của khách hàng là 32.500.000 đồng. DNTN Quang Hải bỏ sót 1 hóa
đơn đầu vào trị giá 98 triệu đồng. Qua kiểm tra thực tế, cán bộ đã xác minh
doanh nghiệp đã gian lận lập hóa đơn đầu vào, sử dụng hóa đơn khống của
DNTN Kim Long (mã số thuế 0200013752) đã ngừng hoạt động kinh doanh từ
năm 2009.
Các hình thức khai giảm doanh thu chủ yếu là bán hàng không xuất hóa
đơn : Lợi dụng thói quen tiêu dùng của người dân khi mua hàng hóa nhằm mục
đích tiêu dùng không lấy hóa đơn bán hàng hoặc thông đồng với người mua hàng
để ghi giá bán thấp hơn so với giá thực bán. Hình thức này diễn ra với các DN
kinh doanh những mặt hàng như xe máy, đồ điện tử, điện lạnh, … Hoặc những
DN sản xuất cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng như đồ gỗ, cơ khí, kinh
doanh nhà hàng, khách sạn. Hoặc Cố tình bỏ sót hóa đơn không kê khai khi lập
báo cáo quyết toán thuế.
Bảng 2.9 : Kết quả kiểm tra chi phí được trừ năm 2011
Chỉ tiêu
Số
đơn
vị
Tỷ lệ DN khai
Kiểm tra
lại
Chênh lệch
Tuyệt đối Tỷ lệ
Chi phí khai đúng 3 4.54% 3.368 3.368 0 0
Chi phí khai tăng 63 95.46% 20.882 17.295 3.587 17,17%
Chi phí khai giảm 0 0
Tổng 66 100% 24.250 20.663 3.587 14.79%
(Nguồn : Chicục thuế huyện Kỳ Anh)
Khai tăng chí phí được trừ để giảm số thuế TNDN phải nộp đang là một
vấn đề lớn cần chú ý của chi cục thuế. Trong 66 doanh nghiệp được kiểm tra thì
có đến 63 doanh nghiệp khai tăng chi phí. Công tác kiểm tra thuế TNDN cần
được tăng cường mạnh hơn để khống chế được phần chi phí khai tăng không hợp
lý của các doanh nghiệp như hiện nay. Thống kê cho thấy số đơn vị khai đúng
tổng chi phí được trừ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (4,54%) trong khi những đơn vị khai sai
chi phí lại chiếm phần lớn 95.46%. Số chi phí khai sai lên đến 3.587 triệu đồng
mà trong đó chỉ là khai tăng.
Một số đơn vị khai tăng chi phí điển hình:
Đơn vị : triệu đồng
Tên đơn vị Chênh lệch CP trước và sau ktra
Công ty TNHH Phước Lợi 426
Công ty CP Hưng Phú 332
Công ty TNHH Hải Đăng 167
Về công tác nộp thuế cũng là vấn đề đang gây khó khăn cho Chi cục thuế.
Nộp chậm vẫn đang xảy ra nhiều ở nhiều doanh nghiệp, có những doanh nghiệp
không nộp đủ trong nhiều năm gần đây, có những số thuế thành nợ khó đòi của
Chi cục. Công tác quản lý nợ thuế càng khó khăn trong công tác thu hồi nợ thuế.
Cuối năm 2010, số thuế nợ là 8.726 triệu đồng. Tính đến ngày 31/12/2011 thì số
nợ thuế là 13.900 triệu đồng nhiều hơn 59,94% so với năm 2010. Trong đó nợ
khó thu là 9.682,8 triệu đồng ; nợ chờ xử lý 313 triệu đồng; nợ có khả năng thu
3.904,2 triệu đồng. Có thể thấy công tác quản lý nợ cần được chú trọng hơn, các
doanh nghiệp ngày càng nợ thuế nhiều và đưa ra nhiều lý do để tránh bị phạt.
Năm 2010, Chi cục đã tiến hành biện pháp cưỡng chế đối với 2 đơn vị, số tiền
thuế thu được là 501 triệu đồng.
2.3. Những vướng mắc trong công tác kiểm tra thuế GTGT,
TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Chi cục thuế Kỳ
Anh
2.3.1. Về cơ chế chính sách
Nguyên tắc quản lý của mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng đòi hỏi
phải có các quy trình, quy chế phối hợp giữa các bộ phận, nhằm gắn kết chặt chẽ
các chức năng trong quá trình thực hiện quản lý. Không chỉ thế các quy trình
phải thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong quá trình phối hợp
thực hiện công việc cụ thể ở mỗi chức năng mới, từ đó chuẩn hoá các quy trình
theo hướng ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, đảm bảo công tác quản lý
thuế được thực hiện đồng bộ, hiệu qủa. Song thời gian qua, công việc này triển
khai còn chậm so với tiến độ triển khai của Luật quản lý thuế.
- Nội dung các sắc thuế còn phức tạp, hệ thống chính sách thuế vẫn còn
lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn, giảm thuế gây khó khăn
trong quá trình kiểm tra cũng như dễ phát sinh tiêu cực.
- Việc quy định các sắc thuế thiếu tính rõ ràng, còn lẫn lộn trong chức
năng của từng sắc thuế, thể hiện ở phạm vi của đối tượng chịu thuế. Giữa các sắc
thuế trong hệ thống chính sách thuế còn thiếu sự kết hợp hài hoà. Giữa mục tiêu
số thu cho ngân sách và mục tiêu kích thích sản xuất phát triển và điều tiết vĩ mô
nền kinh tế thông qua từng sắc thuế.
- Các văn bản hướng dẫn về thực hiện pháp luật thuế còn thiếu rõ ràng,
không cụ thể gây lúng túng trong quá trình thực hiện cho cả ĐTNT và cán bộ
thuế. Ví dụ: Hiện nay, việc quy định về thủ tục đăng ký, kê khai, tính và nộp
thuế đang được thực hiện theo thông tư 28/2011 của Bộ Tài Chính, tại thông tư
này không quy định rõ một số trường hợp gây khó khăn cho cơ quan thuế trong
việc theo dõi quản lý thu và việc giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp.
Chức năng và quyền hạn của kiểm tra thuế còn bị bó hẹp chưa trở thành
công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi
vi phạm về thuế. Chức năng điều tra các hành vi trốn thuế, gian lận tiền thuế
chưa được quy định là một chức năng của cơ quan thuế. Để tăng cường tính pháp
lý việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi thực
hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi phải tăng thêm quyền cho cơ
quan thuế, trong đó có quyền điều tra thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh, khởi tố các vi phạm pháp luật thuế đối với một số trường hợp nhất định,
chẳng hạn trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế liên quan đến
nhiều tổ chức, cá nhân; hoặc cần có giám định của cơ quan chuyên môn… Mục
đích của việc thực hiện các biện pháp điều tra thuế là nhằm phát hiện, ngăn chặn
các hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số
thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, theo quy định của Luật quản
lý thuế hiện hành, cơ quan thuế không được giao chức năng khởi tố, điều tra các
vi phạm pháp luật thuế mà phải chuyển qua cơ quan công an. Trong khi đó, lực
lượng công an gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra do thiếu thông tin về
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; thiếu chuyên môn về quản lý thuế, khi
chuyển từ cơ quan thuế sang cơ quan điều tra, việc tiếp cận tài liệu, sổ sách kế
toán và các hồ sơ khác có liên quan đến hành vi trốn thuế của doanh nghiệp lại
phải bắt đầu lại từ đầu, cho dù đã có những kết quả sơ bộ sau quá trình kiểm tra
của cơ quan thuế. Do vậy, công tác điều tra các trường hợp vi phạm về thuế của
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiến hành rất chậm và hiệu quả chưa cao.
2.3.2. Về tổ chức thực hiện
Về lực lượng cán bộ kiểm tra thuế:
Để triển khai hiệu quả cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi phải có
một lực lượng kiểm tra thuế đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng. Lực lượng
kiểm tra thuế ở Chi cục thuế Kỳ Anh đã được tăng cường nhưng còn mỏng (chỉ
chiếm gần 25% trong tổng số cán bộ làm công tác kiểm tra toàn Cục) do đó cần
bổ sung thêm cán bộ cho hệ thống này. Bên cạnh đó, chất lượng cán bộ kiểm tra
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, công tác triển khai đào tạo cho cán bộ
kiểm tra vẫn còn chậm, cán bộ làm công tác này vẫn còn yếu về kỹ năng và
nghiệp vụ. Ngoài ra, chế độ đãi ngộ chưa thoả đáng đã làm ảnh hưởng không
nhỏ tới trình độ chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp của cán bộ kiểm tra.
Về công tác nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ kiểm tra:
Chưa có chế độ khuyến khích có hiệu quả để cán bộ kiểm tra thuế tự học
hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn. Việc khuyến khích đối với cán bộ không chỉ
là vấn đề lương thưởng liên quan đến bằng cấp mà còn là vấn đề tạo áp lực phải
đạt đến một trình độ chuyên môn nhất định, tạo điều kiện thuận lợi để học tập.
Công tác quy hoạch, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ công chức còn nhiều bất
cập, không theo kịp đòi hỏi của thực tiễn quản lý. Việc lựa chọn cán bộ vào bộ
phận kiểm tra vẫn mang nặng cảm tính.
Công tác tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và tập huấn trong nội bộ
ngành thuế chưa đa dạng, phong phú; chưa xây dựng được một chương trình đào
tạo chuẩn và chuyên sâu về kiểm tra, hệ thống giáo trình đào tạo xây dựng còn
chậm, còn dựa trên các kiến thức cũ.
Mặc dù đã được làm công tác tư tưỏng, được tập huấn trước khi triển khai
thực hiện Luật quản lý thuế nhưng cách nghĩ, cách làm của một số công chức
chưa theo kịp tiến độ đổi mới, chưa thấy hết tính ưu việt của mô hình tổ chức bộ
máy theo chức năng với việc triển khai mạnh mẽ các ứng dụng công nghệ tin học
để chuyên môn hóa công việc và liên kết hoá các bộ phận của quy trình quản lý
thuế nên hiệu quả chưa đạt như mong muốn. Nhiều cán bộ còn yếu về tin học
nên hạn chế trong việc khai thác thông tin, dữ liệu về người nộp thuế dẫn đến
việc không chính xác khi phân tích rủi ro doanh nghiệp.
Hệ thống cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp ngoàiquốcdoanh làm căn cứ
cho việc phân tích, đánh giá việc chấp hành nghĩa vụ thuếcủa các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh còn sơ sài:
Điều này xuất phát từ việc trong một thời gian dài toàn ngành Thuế chưa
quan tâm đến việc thu thập và lưu trữ thông tin về các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh,chưa xây dựng được hệ thống các tiêu chí và nội dung cần thu thập thông
tin về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngoài ra trong giai đoạn đó chưa áp
dụng rộng rãi công nghệ thông tin nên việc lưu trữ thông tin thủ công gặp nhiều
khó khăn do đó cơ quan thuế không có đủ thông tin về các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, gây ảnh hưởng không tốt tới việc lựa chọn đối tượng kiểm tra cũng
như hiệu quả công tác kiểm tra thuế tại doanh nghiệp.
Công tác thu thập thông tin doanh nghiệp từ các phía còn nhiều khó khăn
do chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của
các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan như: Hải quan, Công
An, Bộ - Sở kế hoạch đầu tư, địa chính, kiểm sát, ngân hàng…Sự phối hợp của
các cơ quan này hiện nay chỉ mang tính chất giúp đỡ chưa thực sự hiệu quả.
2.3.3. Nguyên nhân khác
Mặc dù Luật quản lý thuế đã quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người
nộp thuế cũng như những chế tài mà cơ quan thuế có quyền áp dụng đối với
những trường hợp vi phạm pháp luật về thuế, song vẫn còn một bộ phận không
nhỏ doanh nghiệp chưa tự giác chấp hành tốt pháp luật thuế. Nguyên nhân là
doanh nghiệp, đặc biệt là hộ kinh doanh do kiến thức còn hạn chế, lại phân tán
rộng trên địa bàn khác nhau nên việc tiếp cận theo phương thức quản lý thuế mới
bước đầu còn nhiều khó khăn. Thêm vào đó, vẫn còn một số doanh nghiệp, hộ
gia đình, cá nhân kinh doanh cố ý tìm mọi thủ đoạn dưới mọi hình thức để trốn
thuế, lậu thuế, gian lận các khoản tiền uthế phải nộp.
- Việc tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn giải thích chính sách thuế chưa
thường xuyên, liên tục để nâng cao tính tuân thủ, tự nguyện, nâng cao trách
nhiệm pháp luật về thuế của người nộp thuế.
- Cơ sở vật chất phục vụ công tác kiểm tra thuế chưa đáp ứng được đòi hỏi
thực tiễn. Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng các doanh
nghiệp tăng lên nhanh chóng, hoạt động kinh doanh ngày càng phức tạp. Vì vậy,
đòi hỏi phải đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá, ứng dụng công nghệ thông tin để có
thể phân tích, xử lý khối lượng thông tin từ các doanh nghiệp…Tuy nhiên, việc
triển khai các ứng dụng tin học vào phục vụ công tác kiểm tra vẫn còn chậm.
Chương 3
Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế GTGT,
TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Chi cục
thuế huyện Kỳ Anh
Kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

More Related Content

What's hot

[Luanvandaihoc.com] Thực trạng của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
[Luanvandaihoc.com] Thực trạng của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam[Luanvandaihoc.com] Thực trạng của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
[Luanvandaihoc.com] Thực trạng của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
Thư viện luận văn đại hoc
 
Kiểm toán nhà nước (1)
Kiểm toán nhà nước (1)Kiểm toán nhà nước (1)
Kiểm toán nhà nước (1)
Hòa Cao
 
Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộTổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
Quỳnh Trọng
 

What's hot (20)

Luận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAY
Luận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAYLuận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAY
Luận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAY
 
Đề tài: Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể, HAY
Đề tài: Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể, HAYĐề tài: Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể, HAY
Đề tài: Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể, HAY
 
Tailieu.vncty.com thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
Tailieu.vncty.com   thuc trang cong tac kiem toan o viet namTailieu.vncty.com   thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
Tailieu.vncty.com thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
 
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh XuânĐề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
 
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệpLuận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
 
Quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng
Quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăngQuyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng
Quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng
 
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAYLuận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
 
Luận án: Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay
Luận án: Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nayLuận án: Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay
Luận án: Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay
 
Đề tài: Thuế GTGT ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, HAY
Đề tài: Thuế GTGT ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, HAYĐề tài: Thuế GTGT ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, HAY
Đề tài: Thuế GTGT ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, HAY
 
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HI...
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HI...ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HI...
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HI...
 
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
 
[Luanvandaihoc.com] Thực trạng của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
[Luanvandaihoc.com] Thực trạng của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam[Luanvandaihoc.com] Thực trạng của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
[Luanvandaihoc.com] Thực trạng của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
 
Luận văn: Phối kết hợp trong quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Luận văn: Phối kết hợp trong quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩuLuận văn: Phối kết hợp trong quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Luận văn: Phối kết hợp trong quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu
 
Quản lý thuế xuất, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam, 9đ
Quản lý thuế xuất, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam, 9đQuản lý thuế xuất, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam, 9đ
Quản lý thuế xuất, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhânLuận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
 
Kiểm toán căn bản - Kiểm toán nhà nước.
Kiểm toán căn bản - Kiểm toán nhà nước.Kiểm toán căn bản - Kiểm toán nhà nước.
Kiểm toán căn bản - Kiểm toán nhà nước.
 
Kiểm toán nhà nước (1)
Kiểm toán nhà nước (1)Kiểm toán nhà nước (1)
Kiểm toán nhà nước (1)
 
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộTổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
 

Similar to Kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

luan van tot nghiep kiem toan.pdf
luan van tot nghiep kiem toan.pdfluan van tot nghiep kiem toan.pdf
luan van tot nghiep kiem toan.pdf
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (20)

Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình
Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Ninh BìnhKiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình
Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình
 
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục ThuếLuận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế
 
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Nin...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Nin...Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Nin...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Nin...
 
Khóa luận: Thực trạng công tác kiểm tra thuê, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Thực trạng công tác kiểm tra thuê, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Thực trạng công tác kiểm tra thuê, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Thực trạng công tác kiểm tra thuê, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra th...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra th...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra th...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra th...
 
Luận văn: Công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂMLuận văn: Công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra thuế tại Cục thuế
Nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra thuế tại Cục thuếNhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra thuế tại Cục thuế
Nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra thuế tại Cục thuế
 
Những bài luận văn thạc sĩ về quản lý thuế
Những bài luận văn thạc sĩ về quản lý thuếNhững bài luận văn thạc sĩ về quản lý thuế
Những bài luận văn thạc sĩ về quản lý thuế
 
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...
 
Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn hu...
Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn hu...Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn hu...
Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn hu...
 
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk LắkLuận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
 
Luận Văn Kiểm Soát Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế Khu Vực Quế Sơ...
Luận Văn Kiểm Soát Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế Khu Vực Quế Sơ...Luận Văn Kiểm Soát Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế Khu Vực Quế Sơ...
Luận Văn Kiểm Soát Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế Khu Vực Quế Sơ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂMLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại huyện Vũng Liêm
Luận văn: Thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại huyện Vũng LiêmLuận văn: Thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại huyện Vũng Liêm
Luận văn: Thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại huyện Vũng Liêm
 
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Trà Vinh, 9đLuận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Trà Vinh, 9đ
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...
Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...
Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...
 
luan van tot nghiep kiem toan.pdf
luan van tot nghiep kiem toan.pdfluan van tot nghiep kiem toan.pdf
luan van tot nghiep kiem toan.pdf
 
BAI_GING_PL_QUN_LY_THUE.pptx
BAI_GING_PL_QUN_LY_THUE.pptxBAI_GING_PL_QUN_LY_THUE.pptx
BAI_GING_PL_QUN_LY_THUE.pptx
 
Thuế
ThuếThuế
Thuế
 
Quản Lý Thu Thuế Gtgt Tại Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
Quản Lý Thu Thuế Gtgt Tại Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.docQuản Lý Thu Thuế Gtgt Tại Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
Quản Lý Thu Thuế Gtgt Tại Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
HuyBo25
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 

Recently uploaded (20)

Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 

Kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

  • 1. LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, với việc nền kinh tế của đất nước tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, nguồn thu từ thuế của nhà nước là nguồn thu lớn và cực kì quan trọng. Để tăng cường xây dựng và phát triển cở sở hạ tầng của đất nước, nhà nước đã dùng thuế để huy động một phần thu nhập từ các cá nhân, doanh nghiệp để phục vụ cho việc chi tiêu của mình. Để làm tốt công việc này,công tác kiểm tra là rất quan trọng. Việc gian lận thuế, trốn thuế, nộp chậm đang diễn ra ngày càng nhiều với thủ đoạn ngày càng tinh vi đang là một thách thức không nhỏ đối với ngành thuế. Tăng cường công tác kiểm tra đối với đối tượng nộp thuế sẽ đảm bảo cho nguồn thu được đảm bảo và công bằng với các đối tượng nộp thuế. Công tác kiểm tra thuế là một chức năng thiết yếu của quản lý thuế. Không chỉ góp phần thu đúng,thu đủ cho ngân sách nhà nước mà còn khẳng định sự uy nghiêm của nhà nước trong quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn đó những tình trạng chưa chú trọng đến công tác kiểm tra tại một số nơi,một số cán bộ vẫn chưa thực sự tham mưu giúp việc cho lãnh đạo, cho công tác quản lý thu thuế nên hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trọng tình hình mới. Xuất phát từ tình hình chung cũng như thời gian thực tập tại Đội Kiểm tra thuế tại Chi cục thuế Huyện Kỳ Anh,em đã đi sâu nghiên cứu đề tài : “ Tăng cường công tác kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Huyện Kỳ Anh”
  • 2. 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Kiểm tra thuế là một trong những chức năng quan trọng nhất của quản lý thuế. Kiểm tra thuế góp phần thu đúng,thu đủ cho ngân sách nhà nước,là tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lý thuế. Đặc biệt, trong bối cảnh áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp như hiện nay,công tác kiểm tra thuế là rất quan trọng . Cơ chế để đối tượng nộp thuế tự khai, tự nộp tuy hợp lý nhưng nó cũng tiềm ẩn những gian lận thuế, trốn lậu thuế của đối tượng nộp thuế. Vì vậy, tăng cường công tác kiểm tra thuế sẽ hạn chế được những hạn chế trên. Thấy được tầm quan trọng của công tác kiểm tra thuế đối với đối tượng nộp thuế , Tổng cục Thuế đã tập trung nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra như : Tổ chức sắp xếp lại bộ máy, xây dựng quy trình hợp lý, nâng cao năng lực kiểm tra viên…Nhờ những điều chỉnh này, công tác kiểm tra đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong công tác kiểm tra thuế ảnh hưởng đến hiệu quả của nó và không đáp ứng được yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy,việc nghiên cứu đề tài “Tăng cường công tác kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Huyện Kỳ Anh” là rất thiết thực. 2. Mục đích nghiên cứu. Việc nghiên cứu đề tài này nhằm phân tích thực trạng của công tác kiểm tra thuế để thấy được những hạn chế cần sửa đổi. Qua đó có thể đề ra các biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó theo hướng hợp lý nhất nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế cũng như công tác quản lý thuế.
  • 3. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về lý thuyết và thực tiễn của việc tổ chức,thực hiện hoạt động kiểm tra thuế đối với đối tượng nộp thuế ở Chi cục Thuế Huyện Kỳ Anh đặt ra trong cải cách hành chính và hiện đại hóa ngành thuế. 4. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu,kết luận, nội dung đề tài được trình bày trong 3 chương Chương 1 : Những vấn đề cơ bản của kiểm tra thuế GTGT,TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Chương 2 : Thực trạng công tác kiểm tra thuế GTGT,TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Chi cục thuế huyện Kỳ Anh Chương 3 : Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế GTGT, TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Chi cục thuế huyện Kỳ Anh.
  • 4. Chương 1 Những vấn đề cơ bản của kiểm tra thuế GTGT,TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 1.1. Khái quát về kiểm tra thuế 1.1.1. Khái niệm,mục đích,yêu cầu,nguyên tắc kiểm tra thuế 1.1.1.1. Khái niệm về kiểm tra thuế Theo từ điển Tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học biên soạn, kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” [ tr.253]. Theo Đại từ điển Tiếng việt do Trung tâm ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam biên soạn, kiểm tra là “xem xét thực chất, thực tế” ” [ tr.973]. Theo từ điển Luật học, kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn nói chung hay một công tác cụ thể được giao để đánh giá, nhận xét”…[ tr.265]. Theo giáo trình nghiệp vụ thuế của Học viện tài chính, “Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá” Theo giáo sư Michel Bouvier, tác giả cuốn “Nhập môn về luật thuế đại cương và lý thuết thuế”, kiểm tra thuế là “hoạt động nhằm xem xét tính trung thực, tính chính xác của cơ sở tính thuế mà người nộp thuế đã kê khai” [ tr.153]. Tổng hợp các quan niệm trên có thể hiểu kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá về tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế của đối tượng kiểm tra.
  • 5. 1.1.1.2. Mục đích, yêu cầu của công tác kiểm tra thuế a. Mục đích của kiểm tra thuế Để phát huy được vai trò công tác kiểm tra cần phải hướng vào những mục đích sau đây: - Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hiện tượng trốn lậu thuế, xâm tiêu tiền thuế, dây dưa nợ đọng thuế đối với các ĐTNT và cơ quan thu thuế - Phát hiện những điểm bất hợp lý, chồng chéo giữa những kẽ hở trong các luật, pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện để kịp thời bổ sung, sửa đổi xác lập căn cứ cải tiến hệ thống tổ chức, đổi mới công tác thu thuế nhằm đạt hiệu quả cao. - Điều tra xác minh, làm sáng tỏ những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm, đơn thư tố giác của quần chúng nhân dân. b. Yêu cầucủa công tác kiểm tra thuế Kiểm tra thuế là hoạt động có tính pháp lý cao, liên quan đến lợi ích kinh tế và chính trị của nhiều đối tượng trong xã hội. Vì vậy, công tác kiểm tra đòi hỏi phải đảm bảo yêu cầu: - Kiểm tra thuế phải đảm bảo tính chính xác, khách quan trung thực, xử lý đúng tội, không bao che, không quy chụp cho các đối tượng được kiểm tra đảm bảo sự tin tưởng của quần chúng nhân dân. - Kiểm tra thuế phải dựa vào pháp luật và chỉ tuân thủ theo pháp luật, phải coi pháp luật là cơ sở pháp lý, là chuẩn mực để kết luận vấn đề, tránh biểu hiện chủ quan, tuỳ tiện trong công tác xử lý. - Kiểm tra thuế phải đảm bảo công khai, dân chủ kịp thời, tạo điều kiện tốt nhất để quần chúng nhân dân tham gia đóng góp ý kiến.
  • 6. 1.1.1.3. Nguyên tắc hoạt động kiểm tra thuế Mục đích của kiểm tra thuế là ngăn ngừa và xử lý những sai phạm làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước,nhân dân,các doanh nghiệp góp phần hoàn thiện chính sách thuế. Để đạt được mục đích trên,công tác kiểm tra phải tuân thủ những nguyên tắc sau : a. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật : Pháp luật thể hiện ý chí của Nhà nước,nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Kiểm tra thuế là kiểm tra việc thực hiện pháp luật nên phải tuân thủ pháp luật. Đây là nguyên tắc cần thiết để đề cao trách nhiệm của chủ thể kiểm tra,nâng cao hiệu lực của công tác kiểm tra thuế, ngăn chặn tình trạng làm trái pháp luật. Thực hiện đúng nguyên tắc này có nghĩa là các cơ quan và cán bộ kiểm tra thuế phải thực hiện đúng chức năng,trách nhiệm,quyền hạn mà pháp luật quy định; xem xét sự đúng sai của đối tượng kiểm tra phải căn cứ vào quy định của pháp luật. b. Nguyên tắc trung thực,chính xác,kháchquan : Đảm bảo tính trung thực,chính xác,khách quan là vấn đề có tính nguyên tắc cao trong công tác kiểm tra. Có trung thực,chính xác,khách quan trong công tác kiểm tra thì mới cho phép đánh giá đúng thực trạng của đối tượng kiểm tra,xử lý đúng người,đúng pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động kiểm tra phải tôn trọng sự thật,đánh giá sự vật hiện tượng như nó vốn có. Phải phản ánh và đánh giá đúng bản chất của sự vật,hiện tượng vô tư,không thiên lệch,không vì quyền lợi cá nhân.
  • 7. c. Nguyên tắc công khai dân chủ : Tính công khai trong kiểm tra thuế tức là phải thực hiện phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để thu hút sự tham gia, đồng tình ủng hộ của nhân dân. Tuy nhiên, tùy trường hợp cụ thể mà xác định phạm vi công khai và hình thức công khai cho phù hợp. Dân chủ trong hoạt động kiểm tra là thể hiện sự tôn trọng khách quan, tôn trọng quần chúng nhân dân. Dân chủ trong kiểm tra nhằm lôi cuốn sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân, sử dụng quần chúng nhân dân như là tai mắt của lực lượng kiểm tra. Phải coi trọng việc tiếp nhận, thu thập ý kiến của mọi đối tượng có liên quan, tạo điều kiện cho đối tượng kiểm tra được trình bày ý kiến của mình. d. Nguyên tắc bảo vệ bí mật : Hoạt động kiểm tra thuế tiếp cận với nhiều vấn đề, nhiều tài liệu liên quan đến bí mật, bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp, bí mật quốc gia. Nếu để lộ cho những đối tượng không được phép biết sẽ làm thiệt hại lợi ích của quốc gia và các doanh nghiệp. e. Nguyên tắc hiệu quả : Thực hiện nguyên tắc này mới đảm bảo công tác kiểm tra thuế đạt được mục đích của nó. Nguyên tắc này đòi hỏi kiểm tra thuế phải đảm bảo tính hiệu quả, nghĩa là phải có tác dụng đề phòng, ngăn ngừa những thiếu sót, vi phạm, giúp các đối tượng kiểm tra thực hiện đúng chính sách thuế.
  • 8. 1.1.1.4. Phân loại kiểm tra thuế : a. Theo tính kế hoạch: - Kiểm tra theo kế hoạch : Kiểm tra theo chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. Căn cứ vào nguồn lực hiện có, tình hình chấp hành pháp luật thuế trên địa bàn và mục tiêu quản lý thuế, cơ quan thuế xây dựng kế hoạch kiểm tra và trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt. - Kiểm tra đột xuất : Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao. b. Theo nội dung và phạm vi kiểm tra : - Kiểm tra toàn diện: Với hình thức này, cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra toàn bộ công tác quản lý thu của một cơ quan thuế hoặc toàn bộ quá trình kê khai, nộp thuế với tất cả các sắc thuế của một đối tượng nộp thuế. - Kiểm tra bộ phận: Hình thức này thường được áp dụng khi kiểm tra một hoặc một vài sắc thuế.; một hoặc một số kỳ tính thuế hoặc một vài quy trình quản lý thuế. c. Theo địa điểm tiến hành kiểm tra : - Kiểm tra tại cơ quan thuế (tại bàn). - Kiểm tra tại cơ sở của đối tượng kiểm tra.
  • 9. 1.1.2. Nội dung kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh : Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là nội dung quan trọng trong công tác quản lý thuế. Theo quy định của pháp luật tất cả các cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, chế độ hạch toán kế toán, hóa đơn chứng từ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở kinh doanh không tuân thủ đúng các quy định trên, do vậy phải tăng cường công tác kiểm tra thuế để ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những vi phạm đó. Nội dung của kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tập trung vào những nội dung sau : 1.1.2.1. Kiểm tra việc chấp hành những quy định về đăng ký thuế Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế là quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp. Mục tiêu của việc kê khai, đăng ký thuế nhằm giúp cho cơ quan quản lý thuế quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp ngay từ khi bắt đầu hoạt động; quản lý hồ sơ doanh nghiệp để lưu giữ, tra cứu, kiểm tra khi cần thiết. Căn cứ vào số liệu tổng hợp về đăng ký kinh doanh, đăng ký kê khai, nộp thuế; cơ quan thuế phối hợp với các ngành có liên quan để chuẩn bị điều kiện vật chất phục vụ tốt công tác quản lý đối với cơ sở kinh doanh theo đúng luật thuế. Xác định những đối tượng còn sót chưa đăng ký kinh doanh hoặc chưa đăng ký thuế. Nội dung kiểm tra đăng ký thuế đối với doanh nghiệp là xem xét trên từng địa bàn, trong từng loại ngành nghề có bao nhiêu đơn vị thực tế có hoạt động kinh doanh, số lượng đơn vị đăng ký và chưa kê khai đăng ký thuế và cơ sở kinh doanh đã đăng ký có làm đúng những quy định về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế không.
  • 10. Đối với mỗi cơ sở kinh doanh khi kiểm tra cần đi sâu xem xét tính pháp lý của đăng ký thuế; kiểm tra tính trung thực của các tài liệu, số liệu kê khai trong đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế về vốn, địa điểm, ngành nghề kinh doanh, thời gian thực tế kinh doanh… nhằm phát hiện và xử lý những gian lận trong kê khai đăng ký thuế. Cần coi trọng việc kiểm tra nội dung ghi trong đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế vì đây là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý thu thuế, để tránh bỏ sót đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, bỏ sót nguồn thu. 1.1.2.2. Kiểm tra việc chấp hành chế độ hóa đơn, chứng từ : Việc thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ có liên quan mật thiết đến việc tính thuế, nộp thuế và công tác quản lý của Nhà nước. Nội dung kiểm tra này bao gồm: kiểm tra việc tổ chức thực hiện Luật kế toán của các cơ sở kinh doanh, việc lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ có liên quan đến việc tính thuế. Nội dung của kiểm tra chứng từ, hoá đơn là xác định tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực của từng loại chứng từ hóa đơn có liên quan như: hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho, chứng từ thu chi… Qua kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hoá đơn đảm bảo chính xác các căn cứ tính thuế, ngăn chặn kịp thời việc hạch toán sai để trốn lậu thuế. Do vậy, nội dung kiểm tra này cần được tiến hành thường xuyên; đây là nội dung kiểm tra phức tạp nhất, tốn nhiều thời gian và công sức nhất. 1.2.3. Kiểm tra việc thực hiện kê khai, tính thuế và nộp thuế Kê khai, tính thuế, nộp thuế là nghĩa vụ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh. Nội dung công tác kiểm tra việc kê khai tính thuế, nộp thuế đối với doanh nghiệp bao gồm: - Kiểm tra để xác định đúng đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế là yêu cầu bắt buộc phải làm trước khi xác định mức thuế phải nộp. Trong thực tế,
  • 11. nhiều hoạt động kinh doanh phức tạp phải kiểm tra để xác định đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế đúng với quy định của từng sắc thuế tránh bỏ sót nguồn thu. - Kiểm tra căn cứ tính thuế trên cơ sở kiểm tra sổ sách kế toán, chứng từ, hoá đơn và các tài liệu có liên quan nhằm xác định đúng số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế được miễn, giảm, số thuế được hoàn trong kỳ của đơn vị. Đối chiếu số liệu trên các tờ khai, bảng kê, quyết toán thuế đơn vị đã kê khai với số liệu kiểm tra trên sổ sách kế toán và tình hình thực tế của đơn vị để phát hiện số thuế đơn vị kê khai thiếu, số thuế ẩn lậu. Đây là một khâu rất quan trọng trong qúa trình kiểm tra thuế, đòi hỏi cán bộ thuế phải nắm vững nội dung những quy định của các Luật thuế, các văn bản hướng dẫn thực hiện và đặc biệt phải thông thạo nghiệp vụ kế toán. - Kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp để xác định xem cơ sở kinh doanh có thực hiện nghiêm túc quy định về thời hạn nộp thuế của các luật thuế không, có dây dưa nộp chậm tiền thuế để chiếm dụng ngân sách nhà nước không, có nợ đọng thuế không. Đặc biệt chú trọng đến những cơ sở có biểu hiện vi phạm nhiều lần, với số lượng lớn nhằm giảm thiểu tối đa khả năng thất thoát tiền thuế của Nhà nước. Để đạt được yêu cầu trên, cần đối chiếu thời gian nộp thuế theo quy định của các luật thuế với thời gian nộp thuế của các doanh nghiệp qua các chứng từ nộp thuế như giấy nộp tiền vào kho bạc, biên lai thuế. 1.1.3. Phương pháp kiểm tra thuế 1.1.3.1. Phương pháp đối chiếu, so sánh : Đây là phương pháp nghiệp vụ được sử dụng chủ yếu trong suốt quá trình tiến hành một cuộc kiểm tra thuế. Nội dung của phương pháp này là việc tiến
  • 12. hành so sánh, đối chiếu các nội dung cần kiểm tra để xác định tính hợp lý, khách quan, trung thực của nội dung kiểm tra. Cụ thể là : Đối chiếu tài liệu, số liệu của đơn vị được kiểm tra với đơn vị khác; đối chiếu giữa báo cáo kế toán với sổ kế toán, giữa sổ tổng hợp với sổ chi tiết; đối chiếu giữa số liệu báo cáo thống kê với thực tế về hiện vật; đối chiếu giữa nội dung tài liệu, báo cáo quyêt toán sổ sách, chứng từ với các chuẩn mực. 1.1.3.2. Phương pháp kiểm tra đi từ tổng hợp đến chi tiết : Trình tự hạch toán kế toán phải theo nguyên tắc đi từ chi tiết đến tổng hợp. Tuy nhiên, trong công tác kiểm tra thuế phương pháp tối ưu để kiểm tra số liệu là kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết. Theo phương pháp này, trước hết kiểm tra số liệu tổng hợp sau đó mới kiểm tra số chi tiết. Việc kiểm tra số liệu tổng hợp được tiến hành với các số liệu đã được tổng hợp theo nội dung kinh tế, phản ánh trên các báo cáo tổng hợp như : Bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh…Từ việc phân tích đối chiếu trên tài liệu tổng hợp rút ra nhận xét tổng quát và những vấn đề cần đi sâu kiểm tra. Kiểm tra số liệu chi tiết là việc kiểm tra số liệu của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thể hiện trên chứng từ gốc hoặc bảng kê chi tiết. 1.1.3.3. Phương pháp kiểm tra chứng từ gốc : Kiểm tra chứng từ gốc có ý nghĩa quan trọng vì chúng là cơ sở pháp lý ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành, là cơ sở của mọi số liệu kế toán. Có ba phương pháp kiểm tra chứng từ gốc:
  • 13. - Kiểm tra theo trình tự thời gian : là việc thực hiện kiểm tra chứng từ gốc đã được sắp xếp theo trình tự thời gian phát sinh. Phương pháp này mất nhiều thời gian và hiệu quả thấp nên ít được sử dụng. - Kiểm tra theo loại nghiệp vụ : là việc thực hiện kiểm tra chứng từ gốc đã được phân loại, sắp xếp theo một nghiệp vụ nhất định, như chứng từ thu, chi tiền mặt, xuất, nhập kho… Phương pháp này được áp dụng khi cần rút ra kết luận đầy đủ về một loại nghiệp vụ theo yêu cầu của nội dung kiểm tra. Phương pháp này tiết kiệm thời gian và cho hiệu quả cao. - Kiểm tra điển hình : là việc kiểm tra ngẫu nhiên một số chứng từ của một loại nghiệp vụ để rút ra kết luận chung. Phương pháp này tiết kiệm nhiều thời gian nhưng độ tin cậy của kết luận không cao. 1.1.3.4. Các phương pháp kiểm tra bổ trợ : - Phương pháp quan sát : Quan sát trực tiếp những công việc có liên quan đến nội dung kiểm tra tại hiện trường. Khi thực hiện phương pháp này phải kín đáo và không gây cản trở công việc. - Phương pháp phỏng vấn : Phương pháp này được sử dụng khi cần thu thập thông tin từ những người có quan hệ trực tiếp, gián tiếp đến nội dung kiểm tra. - Phương pháp thẩm tra và xác nhận từng phần : Mục đích của phương pháp này nhằm đảm bảo kết luận kiểm tra về từng nội dung được chuẩn xác, trung thực, khách quan. Khi kiểm tra phải đối chiếu với nhiều nguồn số liệu, nhiều nguồn thông tin để đảm bảo tính khớp đúng của sự việc. - Các phương pháp toán học : Đó là các phương pháp số học, toán kinh tế,…giúp cho việc tính toán, đối chiếu và tổng hợp số liệu.
  • 14. 1.2. Kiểm tra thuế GTGT, TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.2.1. Quy trình kiểm tra thuế GTGT, TNDN : 1.2.1.1. Quy trình kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế : Bước 1 : Đối chiếu hồ sơ khai thuế Công chức thuế thực hiện việc kiểm tra nội dung kê khai trong hồ sơ thuế, đối chiếu với cơ sở dữ liệu người nộp thuế và tài liệu liên quan. Sau khi kiểm tra, công chức thuế xác nhận kết quả kiểm tra thuế vào hồ sơ thuế theo một trong các trường hợp : - Đối với hồ sơ khai đầy đủ và chính xác thì chấp nhận - Nếu hồ sơ khai chưa đủ thì thông báo với người khai để hoàn chỉnh hồ sơ - Đối với hồ sơ cần được làm rõ thì ghi rõ nội dung để kiểm tra tiếp Bước 2 : Kiểm tra để làm rõ nội dung cần bổ sung trong hồ sơ khai thuế Nếu kiểm tra mà thấy nội dung khai chưa đúng, chưa đủ thì cơ quan thuế ra thông báo bằng văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu Thời gian giải trình hoặc bổ sung thông tin không quá 10 ngày. Người nộp thuế có thể đến cơ quan thuế giải trình trực tiếp hoặc bổ sung thông tin, tài liệu 1.2.1.2. Kiểm tra tại trụ sở của đối tượng nộp thuế : Bước 1 : Chuẩn bị kiểm tra - Soạn thảo và ban hành quyết định kiểm tra - Thu thập thêm thông tin về đối tượng kiểm tra - Chuẩn bị nhân sự và các tài liệu cần thiết cho kiểm tra Bước 2 : Tiến hành kiểm tra
  • 15. - Thông báo quyết định kiểm tra - Tiến hành kiểm tra thực tế - Đề nghị và công bố quyết định gia hạn kiểm tra Bước 3 : Tổng hợp kết quả và kết thúc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế - Lập biên bản kiểm tra - Công bố kết luận kiểm tra Bước 4 : Xử lý kết quả kiểm tra - Báo cáo kết quả kiểm tra với người ra quyết định - Soạn thảo và ban hành quyết định xử lý. 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra thuế GTGT, TNDN đối với các doanhnghiệp ngoàiquốc doanh : Hiệu quả công tác kiểm tra thuế GTGT, TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh không chỉ được xem xét, đánh giá đơn thuần ở khía cạnh vật chất (hiệu quả kinh tế) mà còn được xem xét, đánh giá dưới giác độ hiệu quả xã hội - chính trị. Vì vậy, các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra thuế GTGT, TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh được chia 2 nhóm là: 1.2.2.1. Các tiêuchí định lượng : Các tiêu chí định lượng thể hiện ở kết quả thực tế của nghiệp vụ kiểm tra đã được tiến hành. Đó là kết quả cụ thể của việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc kết quả đem lại của các nghiệp vụ kiểm tra. Các tiêu chí này thường gồm: - Tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra về từng chỉ tiêu định lượng của kế hoạch: Đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về đối tượng kiểm tra so với kế hoạch năm; tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số thời gian kiểm tra so với kế hoạch năm; Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số
  • 16. vụ việc khiếu tố giải quyết được so với kế hoạch năm; Tỷ lệ kiểm tra hàng năm so với tổng số đối tượng kiểm tra… - Tình hình vi phạm pháp luật thuế đã phát hiện qua kiểm tra: Đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: Tỷ lệ vi phạp pháp luật thuế/tổng số đối tượng kiểm tra; Tổng số tiền thuế truy thu qua kiểm tra; Số tiền truy thu bình quân/đối tượng kiểm tra. - Chi phí vật chất và thời gian cho kiểm tra: Đánh giá tiêu chí này thường dự vào các chỉ tiêu như: Thời gian bình quân cho 1 cuộc kiểm tra; Số đối tượng được kiểm tra bình quân/kiểm tra viên hàng năm; chi phí bằng tiền trực tiếp cho kiểm tra;… - Hiệu qủa trực tiếp của kiểm tra: Đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: Chi phí kiểm tra so với số thuế truy thu được đã nộp NSNN; Tỷ lệ giữ nguyên; Sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định truy thu thuế theo biên bản kiểm tra thuế khi giải quyết khiếu nại của đối tượng kiểm tra; Tỷ lệ các trường hợp đối tượng kiểm tra chấp nhận hoàn toàn kết luận kiểm tra; Tỷ lệ số thuế truy thu được nộp vào NSNN/Tổng số thuế truy thu… 1.2.2.2. Các tiêu chí định tính : Các chỉ tiêu định tính thường là hệ qủa của công tác kiểm tra mà không thể hoặc khó tính toán, đo đếm được. Đó thường là những hiệu qủa có tính xã hội, chính trị như: - Sự chuyển biến về ý thức tuân thủ pháp luật thuế. Tiêu chí này có thể đo lường được thông qua so sánh tỷ lệ tuận thủ pháp luật thuế của đối tượng kiểm tra qua các năm, đặc biệt là những đối tượng đã được kiểm tra (mức độ tái phạm).
  • 17. - Tác dụng trong việc ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế; tạo sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Có thể đánh giá tác dụng này thông qua xem xét tỷ lệ đối tượng vi phạm bị xử lý truy thu thuế và xử phạt hành chính thuế (chia theo hình thức xử phạt) - Tác dụng trong việc phòng chống tham nhũng trong nội bộ cơ quan quản lý thuế và tạo lòng tin của nhân dân vào hoạt động kiểm tra thuế.Có thể đánh giá tác dụng này thông qua xem xét tỷ lệ cán bộ thuế vi phạm pháp luật trong kiểm tra; Tỷ lệ cán bộ thuế vi phạm pháp luật bị xử lý (chia theo hình thức); những vụ việc vi phạm quan trọng và nhạy cảm được phát hiện và xử lý… 1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kiểm tra thuế GTGT, TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh : 1.2.3.1. Điềukiện kinh tế xã hội và trình độ dân trí : Điều kiện kinh tế xã hội là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý thuế nói chung và hoạt động kiểm tra thuế GTGT, TNDN nói riêng. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hội nhập sâu rộng hiện nay thì hệ thống luật pháp sẽ dần được hoàn thiện, cơ sở trang thiết bị vật chất kỹ thuật ngày càng được hiện đại hoá và số lượng người nộp thuế không ngừng tăng lên nhanh chóng…Tất cả những biến đổi trên đều tác động lớn tới hiệu qủa công tác kiểm tra thuế GTGT, TNDN. Việc có được một hệ thống pháp luật thuế đồng bộ, hoàn thiện, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để hoạt động kiểm tra thuế GTGT, TNDN đi vào khuôn khổ, đồng thời nó cũng giúp cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiểu và nghiêm túc thực hiện theo quy định của pháp luật. Số lượng người nộp thuế ngày càng tăng sẽ là một thách thức không nhỏ đến công tác kiểm tra.
  • 18. Trình độ dân trí càng cao, sự hiểu biết về pháp luật thuế cũng như ý thức tự tuân thủ của người nộp thuế ngày càng đựơc cải thiện, bởi họ hiểu rõ quyền, lợi ích và trách nhiệm của mình khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu qủa các cuộc kiểm tra thuế GTGT, TNDN. Ngược lại, cũng vị sự hiểu biết về pháp luật thuế mà khả năng, thủ đoạn trốn, tránh thuế của người nộp thuế ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây khó khăn cho cán bộ kiểm tra thuế trong việc phát hiện ra các gian lận, giảm hiệu quả kiểm tra thuế. 1.2.3.2. Mô hình quản lý thuế : Quản lý thuế được thực hiện theo những mô hình quản lý nhất định. Lịch sử quản lý thuế cho thấy có 3 mô hình quản lý thuế cơ bản: mô hình quản lý theo sắc thuế, mô hình quản lý theo chức năng và mô hình quản lý thu theo ĐTNT. Mỗi mô hình có những ảnh hưởng khác nhau đến hiệu qủa công tác kiểm tra thuế. - Mô hình quản lý theo sắc thuế : Theo mô hình này, cơ quan thuế được tổ chức thành các bộ phận (phòng, ban) riêng biệt để chuyên trách quản lý một sắc thuế cụ thể. Mỗi phòng, ban thực hiện tất cả các chức năng, các nghiệp vụ để quản lý thu đối với một hoặc một vài sắc thuế. Mô hình này phát huy hiệu qủa cao nhất trong từng trường hợp kiểm tra một sắc thuế của một đối tượng nộp thuế bởi tính chuyên môn hóa theo sắc thuế cao. Tuy nhiên, trong trường hợp kiểm tra một đối tượng nộp thuế nộp nhiều sắc thuế khác nhau lại xảy ra hiện tượng chồng chéo về chức năng giữa các phòng ban. - Mô hình quản lý thu theo chức năng : Theo mô hình này, bộ máy quản lý thuế được tổ chức theo các nhóm chức năng, mỗi bộ phận thực hiện một công việc nghiệp vụ cụ thể có liên quan đến tất cả các sắc thuế như: Đăng ký thuế, Xử
  • 19. lý tờ khai thuế và Kế toán thuế, Thanh tra thuế, Kiểm tra thuế, Thu nợ…) Quản lý theo mô hình này cho phép cơ quan thuế chuẩn hóa mạnh hơn về quy trình thủ tục làm việc đối với các loại thuế, đơn giản hóa hệ thống tin học và giao tiếp với đối tượng nộp thuế, đồng thời nâng cao hiệu quả chung của ngành. - Mô hình quản lý thu theo ĐTNT : Đây là mô hình đang được áp dụng tại một số nước phát triển. Theo mô hình này, ĐTNT được phân loại để quản lý theo nhóm trên cơ sở đặc điểm và mực độ tuân thủ pháp luật thúê của ĐTNT. Do đặc điểm và mức độ tuân thủ pháp luật thuế của mỗi nhóm ĐTNT là khác nhau nên mỗi nhóm cũng có những rủi ro khác nhau về số thu. Để quản lý hiệu qủa những rủi ro này, cơ quan thuế cần phải phát triển và thực hiện các chiến lược sao cho phù hợp với đặc tính và sự tuân thủ của từng nhómđối tượng nộp thuế. Do đó, mỗi phòng, ban trong cơ quan thuế sẽ chịu trách nhiệm quản lý một hoặc vài nhóm đối tượng cụ thể. Các nhóm ĐTNT được phân chia dựa trên cơ sở quy mô hoạt động, hình thức sở hữu, ngành kinh tế… Ví dụ: Nhóm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhóm người làm công ăn lương… 1.2.3.3. Cơ chế quản lý thuế : Để tiến hành công tác thu nộp thuế, người ta thường chọn một trong hai cơ chế: Cơ quan thuế tính và ra thông báo nộp thuế và cơ sở sản xuất kinh doanh tự khai tự nộp thuế. - Cơ chế cơ quan thuế tính và ra thông báo nộp thuế : Đây là cơ chế quản lý thuế theo đó định kỳ theo thời gian, căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các quy định của pháp luật thuế, các ĐTNT phải kê khai thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế.
  • 20. Hiệu quả quản lý của cơ quan thuế thấp do phải làm thay các công việc cho ĐTNT, không đủ điều kiện tập trung thời gian và công sức cho công việc kiểm tra thuế… Dễ xảy ra hiện tượng tiêu cực giữa cán bộ thuế và ĐTNT, làm thất thu ngân sách nhà nước. Nhìn chung, có chế này mang tính áp đặt, không nâng cao được tính tự giác, trách nhiệm công dân của ĐTNT. Do vậy, công tác kiểm tra thuế gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thu được không cao. Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, hiện nay các quốc gia trên thế giới đang chuyển sang thực hiện cơ chế tự kê khai, tự tính, tự nộp thuế. - Cơ chế cơ sở kinh doanh tự khai tự tính tự nộp thuế : Đây là cơ chế quản lý thuế theo đó ĐTNT căn cứ vào kết quản sản xuất kinh doanh trong kỳ kê khai của mình và căn cứ vào các quy định của pháp luật về thuế tự kê khai, tự tính toán số thuế phải nộp, chủ động nộp thuế cho nhà nước theo đúng thời hạn quy định của pháp luật thuế. Trong cơ chế tự khai tự tính tự nộp thuế, ĐTNT phải hiểu biết đầy đủ về các quyền và nghĩa vụ của mình để có thể tự tính toán được nghĩa vụ thuế. ĐTNT tự kê khai, tự tính số thuế phải nộp và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế trên cơ sở kết quản sản xuất kinh doanh của mình và chính sách chế độ về thuế mà không cần sự xác nhận trực tiếp của cơ quan thuế. Trên cơ sở số thuế đã kê khai, cơ sở kinh doanh chủ động nộp tiền thuế vào NSNN. Đồng thời, ĐTNT được áp dụng các thủ tục kê khai, nộp thuế đơn giản, thuận lợi và được hướng dẫn, được cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chất lượng cao nhằm tạo thuận lợi cho họ tự giác tuân thủ đúng nghĩa vụ thuế theo quy định.
  • 21. Chương 2 Thực trạng công tác kiểm tra thuế GTGT, TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Chi cục thuế huyện Kỳ Anh 2.1. Khái quát tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của Chi cục thuế huyện Kỳ Anh 2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục thuế huyện Kỳ Anh Chi cục thuế huyện Kỳ Anh thuộc Cục thuế Hà Tĩnh,nằm trên địa bàn Khu Châu phố Thị trấn Kỳ Anh Hà Tĩnh, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Tổng số cán bộ công nhân viên : 52 người , trong đó có 16 nữ và 36 nam. Ban lãnh đạo Chi cục gồm có 3 người : 1 Chi cục trưởng và 2 phó Chi cục trưởng - Ông Trần Xuân Phượng : Chi cục trưởng
  • 22. - Ông Cao Xuân Nhị : Phó Chi cục trưởng - Ông Chu Minh Thảo : Phó Chi cục trưởng Một ban chi ủy có 5 người. Chi cục có 8 đội thuế. Trong đó có 3 đội thuế liên xã phụ trách vùng và 5 đội thuế văn phòng. Ba đội thuế phụ trách vùng : Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên ...). - Đội thuế Liên xã Vùng giữa,Vùng trên - phụ trách 19 xã . Đội trưởng : Lê Xuân Tuệ - Đội thuế Liên xã Vùng trong – phụ trách 6 xã . Đội trưởng : Nguyễn Tiến Cảnh - Đội thuế Liên xã Vùng ngoài – phụ trách 8 xã . Đội trưởng : Hoàng Minh Đức Năm đội thuế văn phòng : - Đội Hành chính,Nhân sự,Tài vụ,ấn chỉ : Giúp Chi Cục trưởng Chi Cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Chi Cục thuế. - Đội Trước bạ-Thu khác : Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác (sau đây gọi chung là các khoản thu về đất bao gồm cả thuế
  • 23. TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí trước bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý. - Đội Kê khai Kế toán và Tin học : Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế - Đội Kiểm tra thuế : Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. - Đội Tuyên truyền Hỗ trợ - Nghiệp vụ Dự toán – Thu nhập cá nhân : Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý. 2.1.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của Chi cục thuế huyện Kỳ Anh 2.1.2.1. Kết quả chung Cũng như các Chi cục thuế khác,với chức năng và nhiệm vụ được giao Chi cục thuế huyện Kỳ Anh đã góp phần không nhỏ cho việc tăng thu vào ngân sách Nhà nước. Cụ thể, trong những năm vừa qua, Chi cục thuế huyện đã đạt được được kết quả sau: Bảng 2.1: Số thu ngân sách của Chi cục thuế Kỳ Anh (ĐVT: triệu đồng) Năm 2009 2010 2011
  • 24. Dự toán pháp lệnh 56.820 141.930 128.700 Thực hiện 69.423 222.970 175.132 % so DT pháp lệnh 122% 157% 136% (Nguồn: Chi cục thuế huyện Kỳ Anh) Chi cục thuế huyện Kỳ Anh được giao nhiệm vụ quản lý thu các loại thuế, lệ phí trên địa bàn huyện.Với sự lãnh đạo,quan tâm sát sao của lãnh đạo chi cục và chính quyền địa phương chi cục thuế đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu pháp lệnh được giao trên địa bàn huyện.Kế hoạch pháp lệnh năm 2010 là 141,93 tỷ đồng trong đó ngoài quốc doanh là 100 tỷ đồng. Năm 2010 tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện là 222,67 tỷ đồng đạt 157% kế hoạch pháp định. Riêng khu vực Ngoài quốc doanh đạt 201 tỷ đồng đạt 201% kế hoạch pháp lệnh. Năm 2011,kế hoạch được giao là thu 128,7 tỷ đồng ; trong năm 2011 tổng thu đạt 175,123 tỷ đồng đạt 136% kế hoạch được giao. Năm 2011 Chi cục thuế huyện Kỳ Anh triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác trong điều kiện không thuận lợi, giá cả biến động mạnh, lạm phát tăng cao, thiên tai lũ lụt xảy ra trên diện rộng…ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Cục thuế, HĐND, UBND tỉnh trong việc thực hiện tổ chức công tác thuế trên địa bàn, các doanh nghiệp đã nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và chấp hành chính sách thuế…Vì vậy năm 2011 đã hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách được giao. Cụ thể như sau:
  • 25. Bảng 2.2: Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách theo từng khu vực và từng sắc thuế những năm gần đây ST T Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ (% ) Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ (% ) Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ (% ) 1. Thu QD 5.000 3.332 67 6.000 4.326 72 7.000 22.138 316 2. Ngoài QD 8.200 12.580 153 14.530 27.271 188 46.000 43.778 95 3. Thuế nhà đất 850 916 108 850 1.076 127 1.200 1.196 100 4. Phí - lệ phí 1.950 1.431 73 2.500 2.654 106 3.000 3.164 105 5. Cấp quyền 30.000 27.919 93 25.000 96.828 188 40.000 65.957 165 6. Trước bạ 4.000 5.717 143 5.850 8.686 148 13.000 15.449 119 7. Thuê đất 2.500 2.200 88 70.000 7.3044 104 7.500 6.864 92 8. Thu khác NS huyện 1.900 7.500 395 8.000 1.841 23 2.500 1.560 62
  • 26. (Nguồn:Báo cáo tổng kết thuế2011 của Chi cục thuế huyện Kỳ Anh) Nhìn vào bảng tổng hợp thu ngân sách tại Chi cục Thuế Kỳ Anh ta thấy được công tác quản lý thu thuế đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng, các năm đều hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Cụ thể: Tổng thu năm 2011 đạt 175,128 tỷ đồng, các khoản thu vượt kế hoạch giao và tăng cao so với cùng kỳ năm trước như : Thu quốc doanh đạt 316% kế hoạch, bằng 443% so với cùng kỳ năm trước. Thu cấp quyền đạt 165% kế hoạch. Thu khác tại xã đạt 220 % kế hoạch, bằng 210 % so với cùng kỳ năm trước. Thuế TNCN đạt 114% kế hoạch, bằng 184% so với cùng kỳ năm trước. Trước bạ thu đạt 119% kế hoạch, bằng 178% so với cùng kỳ năm trước. Thu ngoài quốc doanh bằng 165% so với cùng kỳ năm trước, nhưng chỉ đạt 95 % kế hoạch nguyên nhân là năm 2011 cả nước triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, vì vậy các nguồn vốn đầu tư bị cắt giảm, trong khi đó chỉ tiêu giao thu bằng 173% so với thực hiện năm trước. Thuế nhà đất bằng 111% so với cùng kỳ năm trước. Phí - lệ phí thu bằng 119% so với cùng kỳ năm trước. 9. Thu khác NS tại xã 1.850 6.448 349 8.000 5.073 63 5.000 11.023 220 10. Thuế TNCN 570 1.345 236 1.200 2.171 181 3.500 4.000 114 Tổng 56.820 69.423 122 141.930 222.970 157 128.700 175.128 123
  • 27. Năm 2012, nhiệm vụ được giao cho Chi cục Thuế huyện Kỳ Anh khá nặng nề, kế hoạch giao 227,4 tỷ đồng tăng 77% so với kế hoạch được giao của năm 2011. Qua số liệu trên ta thấy rằng, số thu NSNN từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số thu từ thuế và phí của toàn huyện và số thu tuyệt đối năm sau cao hơn năm trước. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cho việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách huyện và khả năng có thể động viên nguồn thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Do vậy, việc quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tăng cường công tác kiểm tra thuế phải đảm bảo chống thất thu, thi hành đúng pháp luật thuế, đồng thời phải đảm bảo tạo điều kiện cho khu vực kinh tế này phát triển về mọi mặt để nuôi dưỡng nguồn thu và có thể tạo ra nguồn thu vững chắc trong tương lai. 2.1.2.2. Tình hình thực hiện công tác quản lý thuế GTGT, TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Chi cục thuế huyện Kỳ Anh Từ năm 1999, khi bắt đầu áp dụng Luật thuế GTGT, các thành phần kinh tế trong cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Kỳ Anh nói riêng ngày càng đa dạng. Đặc biệt, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động ngày càng nhiều và phức tạp. Đa số cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là phân tán vốn ít, có những cơ sở kinh doanh có mã số thuế từ Cục thuế chuyển về nhưng lại bỏ kinh doanh. Mặt khác, một số cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn chưa ổn định và gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, trình độ kinh doanh và sự hiểu biết về chính sách, chế độ thuế các cơ sở kinh doanh thuộc khu vực kinh tế này còn hạn chế cho nên có một số đối tượng có hành vi trốn lậu thuế, không thực hiện nghiêm minh về chính sách,
  • 28. chế độ của pháp luật thuế gây khó khăn không nhỏ cho công tác kiểm tra của Chi cục. Bảng 2.3 : Tình hình các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Loại hình Đang hoạt động So sánh Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Tỷ lệ Công ty TNHH 72 90 18 25% Công ty cổ phần 87 105 18 20,69% DN tư nhân 36 68 32 88,89% Khác 3 3 0 0% Tổng 198 266 68 34,34% (Nguồn:Chi cục thuế huyện Kỳ Anh) Trên địa bàn huyện hiện có nhiều doanh nghiệp có hoạt động chịu thuế GTGT, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại. Để quản lý được các doanh nghiệp này tuân thủ đúng pháp luật thuế là một công việc khó khăn đối với Chi cục thuế huyện. Tăng cường công tác kiểm tra thuế GTGT đối với các doanh nghiệp này là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn các hình thức trốn lậu thuế cũng như vi phạm pháp luật về thuế. Chi cục thuế huyện được phân cấp quản lý thu thuế GTGT của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện. Số thu về thuế GTGT ngày càng
  • 29. đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng số thu của toàn Chi cục. Do vậy, Chi cục cần quan tâm và kiểm tra các doanh nghiệp có các hoạt động chịu thuế GTGT để đảm bảo cho nguồn thu không bị thất thoát. Thuế TNDN là một nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện. Số lượng doanh nghiệp và thu nhập chịu thuế TNDN ngày càng tăng trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay. Trên địa bàn huyện hiện có 266 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động. Với số doanh nghiệp này thì công tác quản lý thuế TNDN của các doanh nghiệp này là rất khó khăn. Tuy nhiên, số thu từ các doanh nghiệp này lại biến động khá phức tạp qua các năm. Nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động vì nhiều lý do khác nhau. Nhiều doanh nghiệp còn nợ thuế TNDN mà không có khả năng trả… Điều này cho thấy rằng công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp này cần phải được tăng cường, công tác kiểm tra thuế TNDN phải tiến hành với các doanh nghiệp có nghi ngờ về gian lận thuế và phải tiến hành có chất lượng. 2.2. Thực trạng công tác kiểm tra thuế GTGT, TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Kỳ Anh 2.2.1. Tổ chức bộ máy và nhiệm vụ quyền hạn của kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Chi cục thuế huyện Kỳ Anh 2.2.1.1. Tổ chức bộ máy và lực lượng kiểm tra thuế Nhận thức kiểm tra là một chức năng cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý thuế. Chi cục thuế Kỳ Anh luôn chú trọng xây dựng bộ máy kiểm tra trong toàn Chi Cục, lực lượng kiểm tra ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, một số lượng công chức thuế có trình độ chuyên môn cao được ưu tiên tăng cường cho lực lượng kiểm tra.
  • 30. Chi cục thuế huyện Kỳ Anh, tính đến 31/12/2011, tổng số công chức thuế làm công tác kiểm tra là 13 người, chiếm 25% tổng số cán bộ thuế tại Chi cục thuế. Với ưu thế về số lượng, chất lượng và cơ cấu như vậy, lực lượng kiểm tra thuế đã đáp ứng được phần lớn các yêu cầu đa dạng của hoạt động kiểm tra thuế góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị mà Chi Cục thuế đặt ra. 2.2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn Thứ nhất, nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm tra thuế trong tổ chức bộ máy ngành thuế Xuất phát từ vị thế là bộ máy giúp việc cho thủ trưởng cơ quan thuế chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm tra được gắn với thẩm quyền trong lĩnh vực kiểm tra của thủ trưởng cơ quan thuế (Cục trưởng cục thuê). Chức năng và quyền hạn chủ yếu của bộ máy kiểm tra thuế bao gồm: Kiểm tra đối tượng nộp thuế; Kiểm tra nội bộ; xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền. Cụ thể : - Xây dựng chiến lược, chương trình phát triển, kế hoạch năm năm, hàng năm về công tác kiểm tra thuế người nộp thuế. - Nghiên cứu, xây dựng các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ, kỹ năng về kiểm tra thuế, giải quyết tố cáo về việc trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế. - Triển khai thực hiện các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ, kỹ năng về kiểm tra thuế, giải quyết tố cáo về việc trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế. - Triển khai việc thu thập, xử lý, sử dụng thông tin từ người nộp thuế, cơ quan thuế và từ bên thứ ba thuộc lĩnh vực quản lý.
  • 31. - Tổ chức phân tích đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, xác định các lĩnh vực rủi ro - Tổ chức kiểm tra thuế đối với các trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, tổ chức kiểm tra thuế giải quyết tố cáo về việc trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế. - Tổ chức thực hiện công tác giám định tư pháp về thuế, cử giám định viên trực tiếp thực hiện giám định tư pháp về thuế theo thẩm quyền được phân công. Thứ hai, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ kiểm tra thuế trong quá trình kiểm tra. Theo điều 80 Luật quản lý thuế số 78/2006/QHH ngày 29/11/2006 thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế, áp dụng biện pháp tạm giữ tải liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tài điều 90 của Luật này; gia hạn kiểm tra trong trường hợp cần thiết; quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hành vi hành chính, quyết định hành chính của công chức quản lý thuế. Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức quản lý thuế khi thực hiện kiểm tra thuế được quy định tại Khoản 2 điều 80 luật quản lý thuế: Thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế, yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra; lập biên bản kiểm tra thuế; báo cáo kết quả kiểm tra với người đã ra quyết định kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó; xử
  • 32. phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với người có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm. 2.2.2. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế GTGT, TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Để đảm bảo cho công tác quản lý thuế đạt hiệu quả cao nhất, Chi cục thuế huyện đã có những chỉ đạo cho việc xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế GTGT, TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Công tác kiểm tra thuế GTGT, TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải đạt được những mục tiêu đề ra về số lượng cũng như chất lượng. Các doanh nghiệp trên địa bàn thường có biến động về số lượng, vì vậy công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là khá phức tạp. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp thành lập mới cho nên cần kiểm tra rõ xem nó có tồn tại thật không và có đăng ký thuế chưa. Cần tăng cường kiểm tra đối với các doanh nghiệp thương mại dịch vụ và các doanh nghiệp xây dựng để ngăn ngừa tình trạng trốn lậu thuế GTGT như trước đây. Kiểm tra hóa đơn GTGT, kiểm tra tình hình hoạt động để biết được tình hình thực hiện pháp luật thuế của từng doanh nghiệp, từ đó có những công tác quản lý riêng đối với từng nhóm doanh nghiệp. Tuy nhiên, các hoạt động chịu thuế GTGT của một số doanh nghiệp xây dựng ít nên hoạt động kiểm tra thường sơ sài và thường bỏ sót. Vì vậy, công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế GTGT vẫn còn nhiều hạn chế. Hoạt động kiểm tra thuế GTGT thường chú trọng đến các doanh nghiệp thương mại mà bỏ sót các doanh nghiệp xây dựng. Vì vậy, trong thời gian tới, Chi cục phải có những kế hoạch kiểm tra thuế GTGT đối với các doanh nghiệp xây dựng để tránh làm thất thu nguồn thu thuế cho ngân sách nhà nước.
  • 33. Cần kiểm tra kỹ đối với những doanh nghiệp có nghi ngờ về gian lận thuế TNDN. Việc xét miễn giảm thuế đối với doanh nghiệp cũng cần chú trọng để không làm thất thu nguồn thuế. Phân loại doanh nghiệp theo quy mô trên cơ sở doanh thu và số thuế mà các doanh nghiệp đã nộp một vài năm gần đây. Từ đó xây dựng kế hoạch kiểm tra cho từng nhóm doanh nghiệp đó. Phân bổ kế hoạch dựa trên nguồn nhân lực và mục tiêu triển khai công tác kiểm tra năm. Phải tiến hành dự kiến cụ thể số doanh nghiệp thực hiện kiểm tra năm trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu tính toán đã xây dựng được (tổng nguồn nhân lực, số ngày làm việc. Phân bổ kiểm tra tại cơ qua thuế, tại trụ sở doanh nghiệp…) Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra của Cục thuế nói chung và Chi cục thuế Kỳ Anh nói riêng vẫn còn mang nặng tính hình thức, chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm và đánh giá chủ quan của cán bộ đảm nhiệm công tác xây dựng kế hoạch chưa đi sâu phân tích và căn cứ vào kết quả phân tích thông tin doanh nghiệp để lập kế hoạch sát đúng với yêu cầu. Trong năm 2010, Chi cục đề ra kế hoạch kiểm tra thuế đối với 84 doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 31,57% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện. Thực tế thì Chi cục chỉ kiểm tra được 62 doanh nghiệp đạt 73,8% kế hoạch đề ra. Qua những cuộc kiểm tra này đã phát hiện nhiều doanh nghiệp còn vi phạm pháp luật về thuế. Trong năm 2011, Chi cục đã đề ra kế hoạch kiểm tra thuế đối với 92 doanh nghiệp chiếm 34,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động dưới sự quản lý của Chi cục. Thực tế Chi cục đã kiểm tra được 80 doanh nghiệp đạt 86,95% kế hoạch. Như vậy có thể thấy số lượng doanh nghiệp được kiểm tra là khá ít, tuy năm 2011 số doanh nghiệp được kiểm tra nhiều hơn năm 2010 nhưng như vậy là chưa đáp ứng với yêu cầu quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Kế hoạch xây dựng công tác kiểm tra cũng cần được
  • 34. chú trọng hơn trong năm tới. Cần kiểm tra nhiều doanh nghiệp hơn để đảm bảo công bằng và tránh thất thu thuế. Nguyên nhân là do cơ sơ dữ liệu về các doanh nghiệp chưa đầy đủ, không đáp ứng được yêu cầu để áp dụng kỹ thuật xây dựng kế hoạch kiểm tra trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu, đánh giả rủi ro và mức độ tuân thủ pháp luật…theo hướng dẫn của Tổng Cục Thuế. Đối với chỉ tiêu phát triển của từng ngành trên từng khu vực khác nhau cũng không đầy đủ, không được đánh giá chính xác, thiếu cơ sở để so sánh và xây dựng kế hoạch kiểm tra khi đánh giá chỉ tiêu quy mô và tốc độ phát triển của ngành và doanh nghiệp cùng ngành. Mặt khác sự phối hợp giữa bộ phận xử lý dữ liệu, bộ phận qủan lý và bộ phận kiểm tra chưa chặt chẽ, sự năng động trong việc khai thác thông tin từ bên ngoài của cán bộ làm công tác kiểm tra còn hạn chế…dẫn đến khả năng đánh giá, phân tích xung quanh các doanh nghiệp chưa cao. Ngoài ra, hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp chưa được xây dựng hoàn chỉnh đã gây khó khăn cho việc lựa chọn đối tượng kiểm tra thuế. Hàng năm Chi cục thuế Kỳ Anh chỉ tiến hành kiểm tra được khoảng hơn 20% tổng số doanh nghiệp mà Chi cục thuế đang quản lý. Trong đó có những doanh nghiệp năm nào cũng được đưa vào kế hoạch kiểm tra và còn những doanh nghiệp 5 năm vẫn không đưa vào kế hoạch kiểm tra. Do đó, việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đòi hỏi phải được quan tâm đúng mức, bởi nếu không sẽ có nhiều doanh nghiệp liên tục bị kiểm tra trong khi lại bỏ sót các doanh nghiệp nhiều năm không bị quyết toán hoặc những doanh nghiệp có cán bộ kế toán giỏi xây dựng được một hệ thống báo cáo tài chính hoàn chỉnh mà chỉ dựa vào đó cán bộ thuế sẽ không thể đánh giá được hết rủi ro.
  • 35. 2.2.3. Thực trạng công tác kiểm tra đăng ký thuế GTGT, TNDN Công tác quản lý đối tượng nộp thuế là công việc đầu tiên trong quá trình thu thuế và có ý nghĩa quyết định đến số thu vào Ngân sách nhà nước. Trong địa bàn mà Chi cục quản lý tính đến ngày 31/12/2011 có 266 DN được phân loại như bảng dưới đây : Bảng 2.4 : Tình hình hoạt động của doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2010 - 2011 DOANH NGHIỆP Năm So sánh 2010 2011 Chênh lệch Tỷ lệ Số DN đang hoạt động 198 266 68 34.34% Số DN không đăng ký thuế 3 0 -3 -100% Số DN giải thể, phá sản 8 20 12 150% Tổng 209 286 77 36.84% (Nguồn:Chi cục thuế huyện Kỳ Anh) Một số cuộc điều tra cho thấy, có những doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh đã chuyển địa điểm, trụ sở và hoạt động ngoài vòng pháp luật, thoát khỏi những ràng buộc pháp lý đối với nhà nước. Không ít doanh nghiệp đã được
  • 36. cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế nhưng không đi vào hoạt động hoặc thay đổi chức năng hoạt động nhưng không đăng ký lại. Chính những doanh nghiệp này là mầm mống của hoạt động làm ăn phi pháp với các hành vi nghiêm trọng, gây thất thoát tài sản của Nhà nước như bán hoá đơn tài chính, làm giả hồ sơ để hoàn thuế, sản xuất hàng giả…ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của nền kinh tế. Bảng 2.5 : Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn hoạt động theo ngành năm 2010 - 2011 Ngành Năm Chênh lệch 2010 2011 Tuyệt đối Tương đối Vận tải 9 21 12 13.33% Dịch vụ 16 20 4 25% Thương mại 106 147 41 38.67% Xây dựng 48 52 4 8.33% Sản xuất 19 26 7 36.84% Tổng 198 266 68 34.34% (Nguồn:Chi cục thuế huyện Kỳ Anh)
  • 37. Việc các doanh nghiệp thương mại và các doanh nghiệp tăng nhiều trong những năm gần đây làm tăng các hoạt động chịu thuế GTGT càng nhiều. Vì vậy, công tác kiểm tra đăng ký thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được đẩy mạnh. Theo các loại hình đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp Chi cục đã có những thống kê để kiểm tra tình hình hoạt động của các doanh nghiệp để tránh tình trạng doanh nghiệp hoạt động không như loại hình đăng ký kinh doanh. Tổ kiểm tra của Chi cục đã thường xuyên phối hợp với các đội thuế xã và liên xã kiểm tra tình hình kinh doanh thực tế của các cơ sở kinh doanh. Qua kiểm tra đã phát hiện một số cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh hoặc có đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký nộp thuế. Điển hình như công ty TNHH Vỹ Nghiệp tại xã Kỳ Liên có đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký nộp thuế. Công tác kiểm tra đăng ký thuế của Chi cục thời gian qua còn hạn chế chủ yếu là mới kiểm tra và nắm bắt được các cơ sở kinh doanh nằm trên các trục đường chính của các xã, thị trấn; còn các cơ sở kinh doanh nằm rải rác trong các đường làng ngõ xóm chưa được kiểm tra phát hiện và đưa vào quản lý kịp thời. 2.2.4. Thực trạng công tác kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ , sổ sách của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Chi cục thuế Kỳ Anh 2.2.4.1. Đối với thuế GTGT Công tác kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, sổ sách thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được Chi cục thuế huyện rất quan tâm và thực hiện nghiêm chỉnh. Trong năm 2010 trên địa bàn
  • 38. huyện có 160 đối tượng sử dụng hóa đơn GTGT đã sử dụng 431 quyển và có 25 đối tượng sử dụng hóa đơn thông thường đã sử dụng 146 quyển. Gửi đi đề nghị xác minh 15 số hóa đơn, đã nhận được trả lời xác minh kết quả số liệu đúng với số liệu đề nghị xác minh. Nhận xác minh 20 số hóa đơn số liệu xác minh đúng với nội dung yêu cầu xác minh. Do trình độ kế toán viên chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu hiện tại, đồng thời ảnh hưởng của thói quen cũ nên ở hầu hết các doanh nghiệp đều chưa quan tâm đúng mức tới việc nghiên cứu, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về Luật kế toán. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành luật của các doanh nghiệp còn kém. Việc lựa chọn hình thức kế toán nào là do doanh nghiệp tự quyết định trên cơ sở phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý kinh doanh cũng như trình độ của người làm kế toán ở doanh nghiệp. Song một số doanh nghiệp lựa chọn những mẫu sổ không được sử dụng hoặc nội dung ghi chép trong sổ chưa đầy đủ. Đối với không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ, công tác kế toán chỉ là “công cụ đối phó” với việc kiểm tra, quyết toán thuế, trong đơn vị tồn tại hai hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống được gọi là “kế toán nội bộ” chỉ có chủ doanh nghiệp được biết, không theo bất kỳ quy định nào của pháp luật. Hệ thống thứ 2 được gọi là “kế toán thuế” - về hình thức thì theo đúng quy định của pháp luật nhưng thông tin, số liệu trong đó hoàn toàn không phản ánh đúng thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp không mở sổ sách theo chế độ kế toán hiện hành mà chỉ đi thuê kế toán làm công, ghi chép và hoạch toán theo ý của chủ doanh nghiệp… Hiện nay, hầu như chưa có doanh nghiệp nào lập được danh mục các chứng từ cần thiết cũng như thiết lập cho mình một trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý và phổ biến nó tới từng kế toán viên của doanh nghiệp. Mặt khác, các
  • 39. doanh nghiệp còn vi phạm đến những quy định mang tính bắt buộc của chế độ chứng từ kế toán như: lập chứng từ không theo biểu mẫu quy định, có nhiều loại chứng từ viết tay không đảm bảo tính pháp lý, không phản ánh đầy đủ các nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không đủ chữ ký kiểm soát theo quy định, không đầy đủ và chính xác về số lượng và giá trị… Các doanh nghiệp đều tiến hành lập BCTC theo quy định. Tuy nhiên, BCTC không đảm bảo độ chính xác do quá trình ghi chép, hạch toán chưa chuẩn; doanh nghiệp lập BCTC chủ yếu chỉ để phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát và cho mục đích thuế của Nhà nước; thường tự ý thêm bớt các chỉ tiêu trên BCTC; còn vi phạm các quy định về thời hạn nộp cũng như công khai BCTC làm giảm hiệu quả sử dụng BCTC. Trên địa bàn huyện hiện nay còn xuất hiện tình trạng sử dụng hóa đơn giả, có những doanh nghiệp thành lập ra chỉ để in hóa đơn GTGT giả theo yêu cầu của khách hàng. Điển hình có 2 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giả với số lượng khá nhiều đó là Công ty TNHH Hoàng Thái và Công ty TNHH Việt Đức. Qua công tác kiểm tra đã phát hiện Công ty TNHH Hoàng Thái sử dụng 14 hóa đơn giả để trốn thuế, Công ty TNHH Việt Đức sử dụng 12 hóa đơn giả. Bên cạnh đó có Công ty TNHH và thương mại dịch vụ Lý Hà thành lập năm 2009 đã lập nhiều hóa đơn cho các doanh nghiệp khác không đúng sự thật. Ban lãnh đạo Chi cục đã có những chỉ đạo cho công tác kiểm tra thuế GTGT phải cẩn thận, tỷ mỷ để tránh xảy ra những sai sót do hóa đơn giả. Phối hợp với cơ quan có liên quan để xử lý những vi phạm này theo pháp luật.
  • 40. 2.2.4.2. Đối với thuế TNDN Việc chấp hành chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, sổ sách về thuế TNDN của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là khá tốt. Công tác kiểm tra cũng được tiến hành thường xuyên để phát hiện và xử lý những vi phạm. Các doanh nghiệp đã tuân thủ chế độ kế toán thông suốt trong nhiều năm, sử dụng hóa đơn hợp pháp. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ kế toán của các cơ sở kinh doanh chưa được đồng đều, phần lớn chưa được đào tạo chính quy về tài chính- kế toán; thậm chí có cơ sở kinh doanh mà kế toán viên chưa được đào tạo về kế toán nên việc thực hiện chế độ kế toán chưa thật tốt. Trên thực tế có nhiều cơ sở kinh doanh vi phạm chế độ kế toán một cách cố ý để trốn lậu thuế. Điển hình ở một số doanh nghiệp như : Công ty tư nhân Hoàng Nghiệp thành lập nhưng khi kiểm tra thì chưa có nhân viên kế toán. Công ty TNHH Thái Linh nhân viên kế toán chưa có chứng chỉ hay bằng cấp gì về kế toán. Công tác kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán còn một số hạn chế. Đó là: chưa chú trọng kiểm tra đột xuất và kiểm tra chuyên đề; chưa phân loại đối tượng để kiểm tra một cách hiệu quả, đối tượng cố tình vi phạm chế độ kế toán và vô ý vi phạm không được phân loại rõ để có trọng tâm kiểm tra trong thời gian sau; công tác kiểm tra đôi khi còn qua loa đại khái; chưa có biện pháp ngăn chặn có hiệu quả hiện tượng kinh doanh không ghi chép sổ sách kế toán… Sử dụng hóa đơn giả để trốn lậu thuế cũng là một vấn đề cần quan tâm. Cần tích cực kiểm tra, đối chiếu hóa đơn để tránh những sai sót khi thực hiện kiểm tra. Quản lý hóa đơn bán hàng là một yêu cầu cấp thiết trong quản lý hoạt động, sản xuất kinh doanh của đơn vị và hộ có tác động trực tiếp đến việc xác định doanh thu, chi phí khi tính thuế TNDN để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời cho ngân sách nhà nước.
  • 41. Sử dụng 2 hệ thống ghi sổ song song trong các doanh nghiệp cũng cần được chú trọng giải quyết. Cần tăng cường công tác kiểm tra để giải quyết vấn đề này khi nó đang ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp. 2.2.5. Thực trạng công tác kiểm tra công tác kê khai, tính thuế và nộp thuế GTGT, TNDN của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 2.2.5.1. Đối với thuế GTGT Về công tác kê khai thuế GTGT Nhìn chung thì các doanh nghiệp ngày càng chấp hành tốt việc khai thuế hàng tháng, đặc biệt là khai thuế GTGT. Trong năm 2011, Chi cục đã kiểm tra 140 doanh nghiệp chiếm 52,63% tổng số doanh về công tác kê khai thuế GTGT thì có 16 doanh nghiệp vi phạm về khai thuế chiếm 6% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn. Còn trong năm 2010, Chi cục đã kiểm tra 120 doanh nghiệp chiếm 60,6% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động thì có đến 60 doanh nghiệp vi phạm về kê khai thuế GTGT chiếm 30,3% tổng số doanh nghiệp. Trong năm có 1240 tờ khai thuế GTGT được nộp về Chi cục, có 40 tờ khai nộp chậm chiếm 3,22% tổng số tờ khai thuế GTGT. Chi cục đã xử phạt 24 trường hợp chiếm 1,93% và phạt cảnh cáo 16 trường hợp chiếm 1,29%. Tổng số tiền phạt là 20 triệu đồng. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại về việc kê khai thuế GTGT của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Kê khai thiếu, không đúng với thực tế vẫn xảy ra với một số doanh nghiệp thương mại. Một số doanh nghiệp lợi dụng mục đích tiêu dùng của khách hàng để ghi giảm số tiền trên hóa đơn để giảm bớt thuế GTGT phải nộp. Qua kiểm tra tại trụ sở của 40 doanh nghiệp thương mại trong năm 2011 thì có 12 doanh nghiệp có vi phạm. Điển hình như công ty TNHH thương mại và dịch vụ Phú Sang đã có 25 hóa đơn ghi sai số tiền. Trên hóa đơn
  • 42. là 7 triệu đồng/laptop, tuy nhiên qua kiểm tra thì giá bán của doanh nghiệp là 14 triệu đồng/laptop. Về công tác tính và nộp thuế GTGT Việc tính và nộp thuế GTGT của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện là khá tuân thủ. Nhiều doanh nghiệp đã tính thuế chuẩn xác, nộp thuế kịp thời đã được tuyên dương trong năm 2011 như : Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Tĩnh, Công ty TNHH Hoành Sơn… Tính thuế GTGT để nộp của một số doanh nghiệp vẫn còn những tồn tại. Tính sai số thuế là sai sót thường xảy ra ở một số doanh nghiệp thương mại. Khấu trừ thuế là vấn đề cần quan tâm nhất. Đối với vấn đề khấu trừ, nhiều doanh nghiệp lợi dụng để trốn thuế, nhiều doanh nghiệp thì do hiểu sai…chung lại là số thuế GTGT thất thoát ở đây là khá nhiều. Năm 2011 Chi cục đã yêu cầu 124 lượt doanh nghiệp giải trình, kê khai bổ sung doanh thu, thuế GTGT đầu ra tăng 150,4 triệu đồng. Điển hình về tính sai thuế có một số doanh nghiệp : Doanh nghiệp Hưng Thành đã khai tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 16 triệu đồng, trong khi kiểm tra thì phát hiện số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của doanh nghiệp chỉ có 7 triệu đồng; Hoặc như Công ty TNHH thương mại dịch vụ Bích Thủy thì khai giảm thuế GTGT đầu ra đến 35 triệu đồng, số thuế GTGT đầu ra mà doanh nghiệp này khai báo là 140 triệu đồng, khi kiểm tra thì phát hiện số thuế GTGT đầu ra thực tế của doanh nghiệp này là 175 triệu đồng. Cho nên Chi cục đã tiến hành nhiều cuộc kiểm tra để xác định những sai phạm của doanh nghiệp, thu hồi số thuế GTGT bị thất thoát. Công tác nộp thuế GTGT là khá tốt. Một số doanh nghiệp nộp thuế rất đúng hạn nhưng vẫn còn một số doanh nghiệp còn nộp chậm. Những doanh nghiệp có số thuế GTGT phải nộp ít và những doanh nghiệp chuyên về hoạt
  • 43. động chịu thuế GTGT thì thường nộp đúng hạn. Còn các doanh nghiệp khác thì thường nộp chậm. Năm 2011 có 148 doanh nghiệp nộp thuế GTGT thì có 102 doanh nghiệp nộp đúng hạn chiếm 68,9% và 46 doanh nghiệp nộp chậm chiếm 31,1%. Chi cục đã xử phạt những doanh nghiệp nộp chậm với số thuế phạt là 18 triệu đồng. Hoàn thuế GTGT cũng là công tác được chi cục chú trọng. Năm 2010 có 10 doanh nghiệp xin hoàn thuế với số thuế xin hoàn là 3,1 tỷ đồng; Chi cục đã hoàn thuế cho 7 doanh nghiệp với số thuế hoàn là 2.135,84 triệu đồng. Trong năm 2011, Chi cục đã giải quyết hoàn thuế GTGT cho 8 doanh nghiệp với số thuế hoàn là 2,7 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2010. Công tác hoàn thuế GTGT khá phức tạp vì các doanh nghiệp đề nghị hoàn thuế đều đưa ra mức thuế đề nghị được hoàn là khá lớn, đòi hỏi công tác kiểm tra hoàn thuế phải tiến hành cẩn thận, chính xác để xác định đúng số thuế mà doanh nghiệp được hoàn. 2.2.3.3.2. Đối với thuế TNDN Về công tác kê khai thuế TNDN Sau khi luật quản lý thuế có hiệu lực, việc kê khai thuế của người nộp thuế đã được chủ động hơn, tờ khai thuế đã nộp nhanh chóng hơn so với trước đây. Đáng chú ý các nội dung ghi trên tờ khai rõ ràng và chính xác hơn bởi có sự hỗ trợ từ ứng dụng công nghệ thông tin. Số tờ khai nộp chậm và vi phạm hành chính về thuế giảm hẳn so với trước thời điểm Luật có hiệu lực. Chi cục đã có những chỉ đạo về kiểm tra khai thuế TNDN trong những năm gần đây. Đã có những doanh nghiệp gian lận trong kê khai thuế TNDN bị phát hiện trong những đợt kiểm tra của đội kiểm tra thuế. Xu hướng kê khai lỗ của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn dần trở thành xu hướng chung của các doanh nghiệp. Để trốn lậu thuế các doanh nghiệp đã dùng mọi thủ đoạn để kê
  • 44. khai lỗ, tuy nhiên qua công tác kiểm tra thì những doanh nghiệp này đã bị phanh phui và bị xử phạt theo quy định
  • 45. Bảng 2.7 : Tổng hợp số liệu kiểm tra quyêt toán thuế năm 2010 – 2011 Năm 2010 2011 Tổng số DN quản lý 198 266 Số DN kê khai lỗ 6 19 Tỷ lệ DN kê khai lỗ 3.03% 7.14% Số DN kê khai lỗ được kiểm tra 4 11 Số DN bị truy thu thêm sau kiểm tra 112 263 (Nguồn : Chicục thuế huyện Kỳ Anh) Công tác nộp tờ khai cũng được cải thiện trong những năm gần đây. Việc nộp chậm tờ khai chỉ còn xảy ra rải rác ở một số doanh nghiệp. Về công tác tính và nộp thuế TNDN Việc tính thuế TNDN phải nộp của các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn còn nhiều tồn tại. Nhận thấy được điều này, đội kiểm tra thuế đã thực hiện nhiều cuộc kiểm tra thuế TNDN ở một số doanh nghiệp có dấu hiệu khả nghi. Công tác kiểm tra thuế TNDN ở Chi cục chủ yếu chú trọng vào doanh thu và chi phí được trừ.
  • 46. Bảng 2.8 : Kết quả kiểm tra doanh thu năm 2011 Chỉ tiêu Số đơn vị Tỷ lệ DT DN tự khai DT sau kiểm tra Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ DT khai đúng 29 43,94% 19.252 19.252 0 0 DT khai tăng 0 0 DT khai giảm 37 56,06% 2.213 2.778 -565 -25,53% Tổng 66 100% 21.465 22.030 -565 -26.32% (Nguồn : Chicục thuế huyện Kỳ Anh) Qua số liệu trên ta thấy số doanh nghiệp khai giảm doanh thu đang khá lớn. Do vậy, công tác kiểm tra doanh thu của các doanh nghiệp cần được tiến hành nhiều hơn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để không làm thất thu nguồn thuế cho ngân sách nhà nước, cũng như đảm bảo công bằng cho những doanh nghiệp tuân thủ đúng. Điển hình có một vài doanh nghiệp khai giảm doanh thu như : Công ty TNHH Thi Nhàn chuyên bán xe máy. Cán bộ quản lý đã kiểm tra quyết toán năm 2011 qua việc đối chiếu giữa nhật kí bán hàng, sổ cái và sổ chi tiết phải thu của khách hàng thấy giá ghi một chiếc xe Novol LX trên nhật kí bán hàng là 38.400.000 đồng còn giá ghi trên sổ chi tiết phải thu của khách hàng là 32.500.000 đồng. DNTN Quang Hải bỏ sót 1 hóa đơn đầu vào trị giá 98 triệu đồng. Qua kiểm tra thực tế, cán bộ đã xác minh
  • 47. doanh nghiệp đã gian lận lập hóa đơn đầu vào, sử dụng hóa đơn khống của DNTN Kim Long (mã số thuế 0200013752) đã ngừng hoạt động kinh doanh từ năm 2009. Các hình thức khai giảm doanh thu chủ yếu là bán hàng không xuất hóa đơn : Lợi dụng thói quen tiêu dùng của người dân khi mua hàng hóa nhằm mục đích tiêu dùng không lấy hóa đơn bán hàng hoặc thông đồng với người mua hàng để ghi giá bán thấp hơn so với giá thực bán. Hình thức này diễn ra với các DN kinh doanh những mặt hàng như xe máy, đồ điện tử, điện lạnh, … Hoặc những DN sản xuất cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng như đồ gỗ, cơ khí, kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Hoặc Cố tình bỏ sót hóa đơn không kê khai khi lập báo cáo quyết toán thuế. Bảng 2.9 : Kết quả kiểm tra chi phí được trừ năm 2011 Chỉ tiêu Số đơn vị Tỷ lệ DN khai Kiểm tra lại Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ Chi phí khai đúng 3 4.54% 3.368 3.368 0 0 Chi phí khai tăng 63 95.46% 20.882 17.295 3.587 17,17% Chi phí khai giảm 0 0 Tổng 66 100% 24.250 20.663 3.587 14.79% (Nguồn : Chicục thuế huyện Kỳ Anh) Khai tăng chí phí được trừ để giảm số thuế TNDN phải nộp đang là một vấn đề lớn cần chú ý của chi cục thuế. Trong 66 doanh nghiệp được kiểm tra thì
  • 48. có đến 63 doanh nghiệp khai tăng chi phí. Công tác kiểm tra thuế TNDN cần được tăng cường mạnh hơn để khống chế được phần chi phí khai tăng không hợp lý của các doanh nghiệp như hiện nay. Thống kê cho thấy số đơn vị khai đúng tổng chi phí được trừ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (4,54%) trong khi những đơn vị khai sai chi phí lại chiếm phần lớn 95.46%. Số chi phí khai sai lên đến 3.587 triệu đồng mà trong đó chỉ là khai tăng. Một số đơn vị khai tăng chi phí điển hình: Đơn vị : triệu đồng Tên đơn vị Chênh lệch CP trước và sau ktra Công ty TNHH Phước Lợi 426 Công ty CP Hưng Phú 332 Công ty TNHH Hải Đăng 167 Về công tác nộp thuế cũng là vấn đề đang gây khó khăn cho Chi cục thuế. Nộp chậm vẫn đang xảy ra nhiều ở nhiều doanh nghiệp, có những doanh nghiệp không nộp đủ trong nhiều năm gần đây, có những số thuế thành nợ khó đòi của Chi cục. Công tác quản lý nợ thuế càng khó khăn trong công tác thu hồi nợ thuế. Cuối năm 2010, số thuế nợ là 8.726 triệu đồng. Tính đến ngày 31/12/2011 thì số nợ thuế là 13.900 triệu đồng nhiều hơn 59,94% so với năm 2010. Trong đó nợ khó thu là 9.682,8 triệu đồng ; nợ chờ xử lý 313 triệu đồng; nợ có khả năng thu 3.904,2 triệu đồng. Có thể thấy công tác quản lý nợ cần được chú trọng hơn, các doanh nghiệp ngày càng nợ thuế nhiều và đưa ra nhiều lý do để tránh bị phạt. Năm 2010, Chi cục đã tiến hành biện pháp cưỡng chế đối với 2 đơn vị, số tiền thuế thu được là 501 triệu đồng.
  • 49. 2.3. Những vướng mắc trong công tác kiểm tra thuế GTGT, TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Chi cục thuế Kỳ Anh 2.3.1. Về cơ chế chính sách Nguyên tắc quản lý của mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng đòi hỏi phải có các quy trình, quy chế phối hợp giữa các bộ phận, nhằm gắn kết chặt chẽ các chức năng trong quá trình thực hiện quản lý. Không chỉ thế các quy trình phải thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong quá trình phối hợp thực hiện công việc cụ thể ở mỗi chức năng mới, từ đó chuẩn hoá các quy trình theo hướng ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, đảm bảo công tác quản lý thuế được thực hiện đồng bộ, hiệu qủa. Song thời gian qua, công việc này triển khai còn chậm so với tiến độ triển khai của Luật quản lý thuế. - Nội dung các sắc thuế còn phức tạp, hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn, giảm thuế gây khó khăn trong quá trình kiểm tra cũng như dễ phát sinh tiêu cực. - Việc quy định các sắc thuế thiếu tính rõ ràng, còn lẫn lộn trong chức năng của từng sắc thuế, thể hiện ở phạm vi của đối tượng chịu thuế. Giữa các sắc thuế trong hệ thống chính sách thuế còn thiếu sự kết hợp hài hoà. Giữa mục tiêu số thu cho ngân sách và mục tiêu kích thích sản xuất phát triển và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua từng sắc thuế. - Các văn bản hướng dẫn về thực hiện pháp luật thuế còn thiếu rõ ràng, không cụ thể gây lúng túng trong quá trình thực hiện cho cả ĐTNT và cán bộ thuế. Ví dụ: Hiện nay, việc quy định về thủ tục đăng ký, kê khai, tính và nộp thuế đang được thực hiện theo thông tư 28/2011 của Bộ Tài Chính, tại thông tư
  • 50. này không quy định rõ một số trường hợp gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc theo dõi quản lý thu và việc giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp. Chức năng và quyền hạn của kiểm tra thuế còn bị bó hẹp chưa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. Chức năng điều tra các hành vi trốn thuế, gian lận tiền thuế chưa được quy định là một chức năng của cơ quan thuế. Để tăng cường tính pháp lý việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi phải tăng thêm quyền cho cơ quan thuế, trong đó có quyền điều tra thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khởi tố các vi phạm pháp luật thuế đối với một số trường hợp nhất định, chẳng hạn trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân; hoặc cần có giám định của cơ quan chuyên môn… Mục đích của việc thực hiện các biện pháp điều tra thuế là nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, theo quy định của Luật quản lý thuế hiện hành, cơ quan thuế không được giao chức năng khởi tố, điều tra các vi phạm pháp luật thuế mà phải chuyển qua cơ quan công an. Trong khi đó, lực lượng công an gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra do thiếu thông tin về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; thiếu chuyên môn về quản lý thuế, khi chuyển từ cơ quan thuế sang cơ quan điều tra, việc tiếp cận tài liệu, sổ sách kế toán và các hồ sơ khác có liên quan đến hành vi trốn thuế của doanh nghiệp lại phải bắt đầu lại từ đầu, cho dù đã có những kết quả sơ bộ sau quá trình kiểm tra của cơ quan thuế. Do vậy, công tác điều tra các trường hợp vi phạm về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiến hành rất chậm và hiệu quả chưa cao.
  • 51. 2.3.2. Về tổ chức thực hiện Về lực lượng cán bộ kiểm tra thuế: Để triển khai hiệu quả cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi phải có một lực lượng kiểm tra thuế đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng. Lực lượng kiểm tra thuế ở Chi cục thuế Kỳ Anh đã được tăng cường nhưng còn mỏng (chỉ chiếm gần 25% trong tổng số cán bộ làm công tác kiểm tra toàn Cục) do đó cần bổ sung thêm cán bộ cho hệ thống này. Bên cạnh đó, chất lượng cán bộ kiểm tra vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, công tác triển khai đào tạo cho cán bộ kiểm tra vẫn còn chậm, cán bộ làm công tác này vẫn còn yếu về kỹ năng và nghiệp vụ. Ngoài ra, chế độ đãi ngộ chưa thoả đáng đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới trình độ chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp của cán bộ kiểm tra. Về công tác nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ kiểm tra: Chưa có chế độ khuyến khích có hiệu quả để cán bộ kiểm tra thuế tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn. Việc khuyến khích đối với cán bộ không chỉ là vấn đề lương thưởng liên quan đến bằng cấp mà còn là vấn đề tạo áp lực phải đạt đến một trình độ chuyên môn nhất định, tạo điều kiện thuận lợi để học tập. Công tác quy hoạch, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ công chức còn nhiều bất cập, không theo kịp đòi hỏi của thực tiễn quản lý. Việc lựa chọn cán bộ vào bộ phận kiểm tra vẫn mang nặng cảm tính. Công tác tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và tập huấn trong nội bộ ngành thuế chưa đa dạng, phong phú; chưa xây dựng được một chương trình đào tạo chuẩn và chuyên sâu về kiểm tra, hệ thống giáo trình đào tạo xây dựng còn chậm, còn dựa trên các kiến thức cũ. Mặc dù đã được làm công tác tư tưỏng, được tập huấn trước khi triển khai thực hiện Luật quản lý thuế nhưng cách nghĩ, cách làm của một số công chức
  • 52. chưa theo kịp tiến độ đổi mới, chưa thấy hết tính ưu việt của mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng với việc triển khai mạnh mẽ các ứng dụng công nghệ tin học để chuyên môn hóa công việc và liên kết hoá các bộ phận của quy trình quản lý thuế nên hiệu quả chưa đạt như mong muốn. Nhiều cán bộ còn yếu về tin học nên hạn chế trong việc khai thác thông tin, dữ liệu về người nộp thuế dẫn đến việc không chính xác khi phân tích rủi ro doanh nghiệp. Hệ thống cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp ngoàiquốcdoanh làm căn cứ cho việc phân tích, đánh giá việc chấp hành nghĩa vụ thuếcủa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn sơ sài: Điều này xuất phát từ việc trong một thời gian dài toàn ngành Thuế chưa quan tâm đến việc thu thập và lưu trữ thông tin về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,chưa xây dựng được hệ thống các tiêu chí và nội dung cần thu thập thông tin về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngoài ra trong giai đoạn đó chưa áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin nên việc lưu trữ thông tin thủ công gặp nhiều khó khăn do đó cơ quan thuế không có đủ thông tin về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, gây ảnh hưởng không tốt tới việc lựa chọn đối tượng kiểm tra cũng như hiệu quả công tác kiểm tra thuế tại doanh nghiệp. Công tác thu thập thông tin doanh nghiệp từ các phía còn nhiều khó khăn do chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan như: Hải quan, Công An, Bộ - Sở kế hoạch đầu tư, địa chính, kiểm sát, ngân hàng…Sự phối hợp của các cơ quan này hiện nay chỉ mang tính chất giúp đỡ chưa thực sự hiệu quả. 2.3.3. Nguyên nhân khác Mặc dù Luật quản lý thuế đã quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế cũng như những chế tài mà cơ quan thuế có quyền áp dụng đối với
  • 53. những trường hợp vi phạm pháp luật về thuế, song vẫn còn một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp chưa tự giác chấp hành tốt pháp luật thuế. Nguyên nhân là doanh nghiệp, đặc biệt là hộ kinh doanh do kiến thức còn hạn chế, lại phân tán rộng trên địa bàn khác nhau nên việc tiếp cận theo phương thức quản lý thuế mới bước đầu còn nhiều khó khăn. Thêm vào đó, vẫn còn một số doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh cố ý tìm mọi thủ đoạn dưới mọi hình thức để trốn thuế, lậu thuế, gian lận các khoản tiền uthế phải nộp. - Việc tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn giải thích chính sách thuế chưa thường xuyên, liên tục để nâng cao tính tuân thủ, tự nguyện, nâng cao trách nhiệm pháp luật về thuế của người nộp thuế. - Cơ sở vật chất phục vụ công tác kiểm tra thuế chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn. Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, hoạt động kinh doanh ngày càng phức tạp. Vì vậy, đòi hỏi phải đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá, ứng dụng công nghệ thông tin để có thể phân tích, xử lý khối lượng thông tin từ các doanh nghiệp…Tuy nhiên, việc triển khai các ứng dụng tin học vào phục vụ công tác kiểm tra vẫn còn chậm. Chương 3 Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế GTGT, TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Chi cục thuế huyện Kỳ Anh