SlideShare a Scribd company logo
1 of 69
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn
vị thực tập.
Tác giả luận văn
Duy
Đoàn Văn Duy
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy ii Lớp CQ48/02.04
Mục lục
Lời cam đoan............................................................................................... i
Mục lục...................................................................................................... ii
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................... v
Danh mục các bảng.................................................................................... vi
Phần mở đầu............................................................................................... 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH..................................................................... 4
1.1 Những lý luận chung về quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh. . 4
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của thuế giá trị gia tăng...................................... 4
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hộ kinh doanh.................................. 4
1.1.3 Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh................................................... 5
1.2 Nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng:........................................... 8
1.2.1 Phạm vi áp dụng thuế giá trị gia tăng:.................................................. 8
1.2.2 Căn cứ tính thuế:............................................................................... 8
1.3 Sự cần thiết phải quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh............ 13
2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội quận Thanh Xuân.......................... 15
2.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội quận Thanh Xuân ....................................... 15
2.1.2 Tổ chức bộ máy chi cục thuế quận Thanh Xuân................................ 17
2.2 Thực trạng quản lý việc thực hiện luật thuế giá trị gia tăng của các hộ
kinh doanh trên địa bàn của chi cục thuế quận Thanh Xuân. ....................... 26
2.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế.............................................................. 26
2.2.2 Quản lý căn cứ tính thuế. ................................................................. 37
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy iii Lớp CQ48/02.04
2.2.3 Tình hình quản lý thu nộp thuế và thu hồi nợ đọng ........................... 40
2.2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh
trên địa bàn quận Thanh Xuân................................................................... 47
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
THANH XUÂN ....................................................................................... 50
3.1 Mục tiêu, định hướng của công tác quản lý thuế trên địa bàn Quận Thanh
Xuân 50
3.1.1 Mục tiêu .......................................................................................... 50
3.1.2 Định hướng...................................................................................... 52
3.2 Các biện pháp chung nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT
đồi với hộ cá thể trên địa bàn quận Thanh Xuân ........................................ 52
3.2.1 Các biện pháp quản lý đối tượng nộp thuế. ....................................... 52
3.2.2 Quản lý chặt chẽ căn cứ tính thuế..................................................... 54
3.2.3 Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ cho các hộ nộp thuế.......... 54
3.2.4 Tăng cường công tác kê khai – kế toán thuế - tin học........................ 55
3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra thuế, kiểm tra nội bộ.......................... 56
3.2.6 Tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế................... 57
3.3 Các biện pháp khác.......................................................................... 57
3.3.1 Tổ chức tốt công tác cán bộ và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cho cán bộ thuế.................................................................................... 58
3.3.2 Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và
chống lãng phí .......................................................................................... 59
3.3.3 . Các biện pháp khác........................................................................ 60
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy iv Lớp CQ48/02.04
KẾT LUẬN.............................................................................................. 62
Danh mục các tài liệu tham khảo ............................................................... 63
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy v Lớp CQ48/02.04
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HKD: hộ kinh doanh
GTGT: giá trị gia tang
VAT: thuế giá trị gia tang
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy vi Lớp CQ48/02.04
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tình hình quản lý hộ kinh doanh trên địa bàn
Bảng 2: Số lượng hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân
Bảng 3: Tình hình quản lý hộ kinh doanh theo ngành nghề
Bảng 4: Tình hình hộ nghỉ kinh doanh
Bảng 5: Tình hình hộ mới ra kinh doanh
Bảng 6: Tình hình quản lý doanh thu đối với các hộ khoán
Bảng 7: Tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế GTGT của hộ kinh doanh trên
địa bàn quận Thanh Xuân
Bảng 8: Tình hình ghi thu thuế GTGT
Bảng 9: Tỷ lệ nợ thuế GTGT
Bảng 10: Tình hình quản lý nợ của hộ kinh doanh
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN , thông qua nguồn thu này để Chính
phủ chi tiêu cho các công trình công cộng, cải thiện hệ thống an sinh xã hội.
Vì vậy, vấn đề quản lý thu thuế sao cho thu đúng, thu đủ luôn được đặt ra để
tạo nguồn thu cho ngân sách và đảm bảo sự công bằng trong nghĩa vụ đóng
góp của người dân. Trong thời gian qua, công tác quản lý thu thuế GTGT đối
với hộ kinh doanh trên địa quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội đã có nhiều
chuyển biến tích cực, góp phần hạn chế thất thu, tăng thu cho ngân sách Nhà
nước với tỷ lệ tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, ý thức tự giác
chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các hộ kinh doanh vẫn còn thấp, tình trạng
vi phạm pháp luật thuế vẫn luôn xảy ra ở nhiều hình thức, với mức độ khác
nhau, nợ thuế ngày càng tăng. Đối với nguồn thu này còn nhiều tiềm năng
khai thác bởi thực trang quản lý thuế còn sót hộ, doanh thu tính thuế còn chưa
tương xứng với doanh thu thực tế kinh doanh của hộ… Do đó, vấn đề cấp
thiết đặt ra là phải hoàn thiện chính sách và công cụ quản lý để nâng cao hiệu
lực của công tác quản lý thuế đối với các HKD cá thể trên địa bàn quận Thanh
Xuân nhằm hướng tới 2 mục tiêu cơ bản là:
- Về phía ngành thuế: Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế vào
Ngân sách Nhà nước, đảm bảo nguồn thu ổn định và tăng thu qua các năm.
-Về phía hộ kinh doanh: Nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của hộ
kinh doanh đối với NSNN, tạo cơ sở pháp lý giải quyết đầy đủ các quyền lợi
của người nộp thuế.
Nhận thức được vấn đề này, trong quá trình thực tập tại chi cục thuế quận
Thanh Xuân, em đã đi sâu và tìm hiểu đề tài “Quản lý thuế GTGT đối với
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 2 Lớp CQ48/02.04
các hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội”
làm đề tài luận văn của mình.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên
địa bàn quận Thanh xuân.
* Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống hóa vấn đề lý luận về quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh
doanh
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ
kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân, chỉ ra những kết quả đạt được và
hạn chế trong công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh ở quận.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ
kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân, thánh phố Hà Nội trong thời gian
tới.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài đi sâu phân tích thực trạng quản lý thuế GTGT trên địa bàn, bao
gồm: hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai và theo phương pháp khoán.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân
tích, thống kê, so sánh, tổng hợp.
5. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu theo 3 chương.
Bố cục của luận văn gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận chung về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh
doanh.
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 3 Lớp CQ48/02.04
Phần 2: Thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh
doanh.
Phần 3: Giải pháp tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị
gia tăng đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lý Phương Duyên và các cán bộ ở Chi
cục thuế quận Thanh Xuân đã tận tình quan tâm, hướng dẫn, giúp em hoàn
thành bài luận văn của mình.Là một sinh viên, kiến thức lý luận và thực tiễn
còn hạn chế do vậy không thể tránh khỏi những khiếm khuyết trong nội dung
và phương pháp nghiên cứu. Em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của
thầy cô giáo, của cán bộ thuế để em có thể bổ sung, nâng cao kiến thức của
mình và phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 4 Lớp CQ48/02.04
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH
1.1 Những lý luận chung về quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh
doanh.
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của thuế giá trị gia tăng
 Khái niệm: Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của
hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu
dùng.
 Đặc điểm:
 Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn. Thuế GTGT đánh
vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên
phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng số thuế thu được của tất cả các
giai đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
 Thuế GTGT là loại thuế mang tính trung lập cao bởi vì mục đích của
nó không nhằm điều chỉnh sự chênh lệch về thu nhập hay tài sản như thuế thu
nhập, thuế tài sản.
 Thuế GTGT là loại thuế gián thu là một yếu tố cấu thành trong giá cả
hàng hoá, dịch vụ nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng khi
họ tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
 Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập.
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hộ kinh doanh
1.1.2.1 Khái niệm hộ kinh doanh:
Theo Nghị định số 88/2006/NĐ- CP về đang ký kinh doanh, khái niệm
pháp lý về hộ kinh doanh được sử dụng thống nhất hiện nay là:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm
người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được kinh doanh tại một địa điểm,
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 5 Lớp CQ48/02.04
sử dụng không quá mười lao động, không có con dầu và chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh” ( điều 36).
1.1.2.2 Đặc điểm của hộ kinh doanh:
- Đặc điểm về sở hữu: HKD mang tính chất của một hộ gia đình, hoạt động
dựa vào vốn, tài sản và sức lao động của những người trong gia đình.
- Quy mô SXKD nhỏ, trình độ chuyên môn, quản lý chủ yếu là từ kinh
nghiệm.
-Số lượng HKD lớn, đa dạng về đối tượng, hình thức, ngành nghề, địa bàn
và thời gian hoạt động.
-Về ý thức tuân thủ pháp luật thuế còn thấp.
1.1.2.3 Vai trò của hộ kinh doanh.
- HKD góp phần tạo việc làm, sử dụng số lượng lớn lao động, góp phần
tăng thu nhập.
-HKD huy động được một khối lượng vốn lớn, khai thác tiềm năng, sức
sáng tạo trong dân, thúc đẩy sản xuất phát triển.
-HKD góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở
nông thôn.
-HKD tạo ra mạng lưới phân phối lưu thông hàng hóa đa dạng, rộng khắp
về tận những vùng sâu, vùng xa.
-Sự phát triển của HKD góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo
nguồn thu ổn định và ngày càng tăng cho NSNN.
1.1.3 Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh.
1.1.3.1 Khái niệm quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 6 Lớp CQ48/02.04
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh là việc tổ chức thực thi
pháp luật thuế của Nhà nước bao gồm các hoạt động tác động và điều hành
hoạt động đóng thuế của hộ kinh doanh.
1.1.3.2 Vai trò quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh
-Đảm bảo nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng được tập trung chính xác, kịp
thời, thường xuyên và ổn định vào NSNN.
-Góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật cũng như các quy định về quản
lý thuế. Những điểm còn bất cập trong chính sách thuế và những khiếm
khuyết trong các luật thuế được phát hiện trong quá trình áp dụng luật vào
thực tiễn và qua các hoạt động quản lý thuế .
-Thông qua quản lý thuế, Nhà nước thực hiện kiểm soát và điều tiết các
hoạt động kinh tế của hộ kinh doanh.
1.1.3.3 Nội dungquản lý thuế đối với hộ kinh doanh
a. Quản lý các thủ tục hành chính về thuế
Quản lý các thủ tục hành chính thuế là hoạt động của CQT nhằm tạo điều
kiện cho NNT đăng ký thuế, kê khai thuế và thực hiện nộp theo đúng qui
định. Các thủ tục hành chính thuế gồm: Đăng ký thuế, kê khai thuế, ấn định
thuế, nộp thuế, giải quyết hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế và xóa nợ thuế, xử
phạt về thuế.
b. Giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế
(1) Quản lý thông tin về đối tượng nộp thuế. Là quá trình cơ quan thuế
thực hiện các bước công việc từ khâu quản lý đăng ký thuế, nhập và xử lý dữ
liệu khai ban đầu của NNT.
(2) Kiểm tra thuế:
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 7 Lớp CQ48/02.04
+ Kiểm tra thuế tại trụ sở CQT.
+ Kiểm tra thuế tại trụ sở NNT.
(3)Thanh tra thuế : cơ quan thuế thành lập đoàn thanh tra để phát hiện,
ngăn chặn và xử lý những hành vi trài pháp luật.
c. Quản lý quy trình thu thuế
(1) Lập dự toán thu thuế
Dự toán thu thuế là bảng tổng hợp số thu dự kiến về thuế trong một thời kỳ
nhất định, không tách rời dự toán NSNN.
(2) Tuyên truyền, hỗ trợ về thuế
Tuyên truyền, hỗ trợ về thuế là các hoạt động của CQT nhằm triển khai,
phổ biến chính sách thuế, thông tin, hướng dẫn để HKD hiểu biết đầy đủ các
qui định về chính sách thuế và các thủ tục hành chính thuế.
(3) Tổ chức bộ máy thu thuế
Đây là khâu quan trọng trong quản lý thuế, bao gồm việc xác định cơ cấu
tổ chức bộ máy cơ quan thuế các cấp và phân bổ đội ngũ cán bộ công chức
một cách hợp lý đảm bảo tính thống nhất, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các
chức năng quản lý thuế.
(4) Quản lý nợ thuế
Nội dung của công tác quản lý nợ thuế bao gồm:
- Theo dõi, phân tích số thuế nợ của NNT theo từng loại thuế, mức nợ, tuổi
nợ.
- Kết hợp phân tích nợ với phân tích thông tin về SXKD, tình hình tài
chính của NNT để xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức thu nợ, áp dụng các
biện pháp cưỡng chế nợ thuế phù hợp.
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 8 Lớp CQ48/02.04
- Giám sát chặt chẽ, có biện pháp kịp thời để đônđốc, xử phạt nợ thuế theo
quy định của Luật thuế.
-Tổ chức cưỡng chế nợ thuế.
1.2 Nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng:
1.2.1 Phạm vi áp dụng thuế giá trị gia tăng:
 Đối tượng chịu thuế GTGT: Hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất,
kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa dịch vụ mua của
các tổ chức, cá nhân nước ngoài), trừ 26 nhóm đối tượng không chịu thuế
theo quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng theo thông tư 219 của Bộ Tài
Chính.
 Đối tượng không chịu thuế GTGT: 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ được
quy định trong thông tư 219 của Bộ tài chính.
 Người nộp thuế : Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt
ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh)
và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế
GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu).
1.2.2 Căn cứ tính thuế:
1.2.2.1 Giá tính thuế:
 Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá
bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.Đối với
hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường
nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa vừa chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 9 Lớp CQ48/02.04
 Đối với hàng hóa nhập khẩu:
Giá tính thuế = giá tính thuế NK + thuế NK phải nộp (nếu có) + thuế
tiêu thụ đặc biệt phải nộp (nếu có) + thuế bảo vệ môi trường( nếu có ).
 Trường hợp được giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt thì giá
tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu,
thuế tiêu thụ đặc biệt tính theo mức thuế phải nộp sau khi đã được giảm.
 Trường hợp miễn thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt thì giá tính thuế
GTGT là giá tính thuế hàng nhập khẩu ( do thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc
biệt đã được miễn).
1.2.2.2 Thuế suất thuế GTGT:
 Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động
xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận
tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất
khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại
khoản 3 Điều 9 thông tư 219/2013/TT-BC .
 Thuế suất 5%: áp dụng cho một số loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt thiết
yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng và các hàng hoá, dịch vụ cần ưu đãi
như nước sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt; thuốc chữa bệnh, phòng
bệnh; giáo cụ đồ dùng để giảng dậy và học tập…. trong thông tư
219/2013/TT-BC.
 Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không được quy định
tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BC.
1.2.2.3 Phương pháp tính thuế:
 Hộ kinh doanh cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp
khoán.
 Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đăng ký kinh doanh hoặc
không phải đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế, đã được cơ quan thuế
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 10 Lớp CQ48/02.04
đôn đốc nhưng quá thời hạn theo thông báo đôn đốc của cơ quan thuế, hộ
kinh doanh, cá nhân kinh doanh vẫn không thực hiện đăng ký thuế.
 Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán hóa
đơn, chứng từ.
 Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện nộp tờ khai thuế
theo quy định.
 Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mở số kế toán nhưng qua kiểm
tra của cơ quan thuế thấy thực hiện không đúng chế độ kế toán, không thực
hiện đúng và đầy đủ hóa đơn, chứng từ khi mua hàng hóa, dịch vụ, kê khai
không chính xác trung thực, cơ quan thuế không thể căn cứ vào sổ sách, hóa
đơn, chứng từ để xác định số thuế phải nộp phù hợp với thực tế kinh doanh.
 Hộ gia đình và các cá nhân khai thác tài nguyên thủ công, phân tán, lưu
động và không thường xuyên.
 Căn cứ vào tài liệu kê khai của người nộp thuế về doanh thu, thu nhập,
sản lượng và giá bán tài nguyên khai thác, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, Chi
cục thuế phối hợp với hội đồng tư vấn xã, phường kiểm tra tính đúng đắn,
trung thực của hồ sơ khai thuế, tổ chức điều tra xác định lại doanh thu, thu
nhập những trường hợp có nghi vấn khai không đúng để ấn định lại doanh thu
kinh doanh. Để đảm bảo việc xác định thuế được công bằng, trước khi thông
báo số thuế cho từng hộ, cá nhân Chi cục thuế phải công khai dự kiến doanh
thu, số thuế phải nộp của từng hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán
để lấy ý kiến của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, sau đó tham khảo ý
kiến của hội đồng tư vấn thuế xã, phường để xác định và thông báo cho hộ, cá
nhận biết để thực hiện.
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 11 Lớp CQ48/02.04
 Xác định số thuế phải nộp:
Số thuế
GTGT
phải nộp
=
Doanh số
bán ra của
hàng hóa
dịch vụ
x
Tỷ lệ (%)
GTGT hàng
hóa, dịch vụ
đó
x
Thuế suất
thuế GTGT
 Hộ kinh doanh cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê
khai
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo một trong hai phương pháo khấu
trừ và phương pháp thực tiếp trên GTGT.
Phương phápkhấutrừ:áp dụngcho các hộ kinhdoanhthực hiệnđầy đủ chế
độ kếtoán hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Xác định số thuế phải nộp.
Số thuế GTGT
phải nộp
= Số thuế GTGT đầu ra -
Số thuế GTGT đầu
vào
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:
 Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
 Hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
Xác định số thuế phải nộp
Số thuế GTGT
phải nộp
=
GTGT của hàng
hóa, dịch vụ chịu
thuế đầu ra
x
Thuế suất áp dụng
cho hàng hóa, dịch
vụ đó
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 12 Lớp CQ48/02.04
Phương pháp trực tiếp trên doanh thu:
 Áp dụng đốivới cơ sở sản xuất kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có đủ
hóa đơn của hàng hóa dịch vụ bán ra theo chế độ quy định hoặc có đủ điều
kiện xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa dịch vụ như hợp đồng
nhưng không có đủ hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ đầu vào thì GTGT được
xác định bằng:
Số thuế
GTGT phải
nộp
=
Doanh thu bán
ra của hàng
hóa, dịch vụ
x
Tỷ lệ (%)
GTGT hàng
hóa,dịch vụ
đó
x
Thuế suất
GTGT
1.2.2.4 Đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế.
 Đăng ký thuế: các hộ cá thể khi ra kinh doanh phải đăng ký nộp thuế
với chi cục thuế về địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, lao động,
tiền vốn, nơi nộp thuế và các chỉ tiêu liên quan khác.
 Kê khai thuế:
Thời hạn nộp hồ sơ khai tháng đối với hộ nộp thuế theo phương pháp kê
khai (trừ trường hợp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT): chậm
nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo của tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán: hộ nộp thuế khoán thực hiện nộp hồ
sơ khai thuế theo năm ( một năm khai một lần). Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
chậm nhất là ngày 15 của tháng 12 của năm trước. Trường hợp mới ra kinh
doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là mười ngày kể từ
ngày bắt đầu kinh doanh.
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 13 Lớp CQ48/02.04
 Nộp thuế: hộ cá thể nộp thuế vào NSNN tại kho bạc Nhà Nước, tại cơ
quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế, thông qua các tổ chức cá nhân được
cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế - ủy nhiệm thu (đối với hộ khoán). Thời hạn
nộp thuế đối với hộ kê khai chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ
sơ khai thuế, đối với hộ khoán nộp thuế khoán chậm nhất là ngày cuối cùng
của tháng.
1.3 Sự cần thiết phải quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh
Thuế GTGT là một sắc thuế quan trọng trong hệ thống thuế của nước ta.
Việc áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu nhằm đảm bảo việc tập
trung nguồn thu cho NSNN. Mặt khác, trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện
nay, chi tiêu cho phát triển là một nhu cầu vô cùng lớn nên xảy ra hiện tượng
thiếu hụt ngân sách. Vì vậy, chúng ta phải tìm mọi biện pháp để tăng thu
NSNN. Với đường lối đổi mới kinh tế tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế
phát triển bình đẳng trước pháp luật thì việc quản lý thu thuế khu vực kinh tế
nào cũng rất quan trọng. Thành phần ngoài quốc doanh nói chung và kinh tế cá
thể nói tiêng lại đang phát triển cả về quy mô và số lượng, thu nhập tăng nhanh
thì việc tăng cường quản lý thu thuế khu vực kinh tế này là rất cần thiết
Bên cạnh đó, đảm bảo công bằng xã hội là một yêu cầu đặt ra với chính
sách thuế và bản thân với chính sách thuế cũng phải đảm bảo sự công bằng xã
hội vì có công bằng xã hội thì mới có thể động viên số thu lớn nhất trong thời
gian ngắn nhất. Tăng cường quản lý thuế GTGT đối với thành phần kinh tế cá
thể một cách chặt chẽ chính là biện pháp để đảm bảo tính công bằng xã hội, từ
đó giảm tối đa hiện tượng trốn lậu thuế, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa
các thành phần kinh tế
Ngoài ra, thông qua quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh sẽ tạo điều
kiện cho nhà nước trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế thông qua:
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 14 Lớp CQ48/02.04
 Kiểm tra, kiểm soátcác ngành nghề, mặt hàng kinh doanh, từđó giúp cho
các cơ quan quản lý kinh tế có định hướng phát triển ngành nghề phù hợp.
 Nắm được mức độ tiêu dùng, cơ cấu tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ từ đó
giúp nhà nước có cơ sở định hướng cho tiêu dùng trong dân cư phù hợp với
từng giai đoạn phát triển kinh tế cá thể.
Trong những năm gần đây, việc quản lý thu thuế nói chung và thuế GTGT
đối với thành phần kinh tế cá thể còn nhiều thiếu sót dẫn đến hậu quả là gây
ra nguồn thất thu thuế, nhà nước bị chiếm dụng vốn gây ra tác động xấu đối
với nền kinh tế. Thuế GTGT đòi hỏi phải thay đổi một thói quen vốn đã in sâu
trong cách nghĩ và cách làm của mỗi người là: mua bán hàng hóa không cần
hóa đơn, linh hoạt đến mức tùy tiện trong ghi chép chứng từ, sổ kế toán, tính
thuế trên tổng doanh thu, không phân biệt giữa doanh nghiệp có nhiều và
doanh nghiệp có ít giá trị gia tăng và việc thay đổi thói quen cố hữu này là
điều hết sức khó khăn.
Thành phần kinh tế cá thể chủ yếu là những hộ có quy mô nhỏ, hoạt động
phân tán nên công tác quản lý thuế gặp nhiều khó khăn.
Cũng bởi những lý do trên mà đề tài này xin đề cập đến thực trạng công
tác quản lý thực hiện Luật thuế GTGT của các hộ kinh doanh trên địa bàn
quận Thanh Xuân. Từ đó, rút ra các biện pháp cần thiết để tăng cường công
tác quản lý thực hiện Luật thuế GTGT của các hộ kinh doanh trên địa bàn
quận Thanh Xuân.
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 15 Lớp CQ48/02.04
Chương II: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI QUẬN
THANH XUÂN VÀ CHI CỤC THUẾ QUẬN THANH XUÂN
2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội quận Thanh Xuân.
2.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội quận Thanh Xuân
Quận Thanh Xuân được thành lập theo nghị định số 74/NĐ – CP của chính
phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997. Địa giới hành chính
của quận bao gồm một số phường được tách ra từ Quận Đống Đa cùng với
một số xã của hai Huyện Từ Liêm và Huyện Thanh Trì chuyển sang. Hiện
nay, quận có tổng diện tích là 9,11 km2, chia làm 11 đơn vị hành chính trực
thuộc gồm các phường: Thanh Xuân Trung, Thượng Đình, Kim Giang,
Phương Liệt, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Bắc, Khương Mai, Khương
Trung, Khương Đình, Hạ Đình, Nhân Chính với dân số toàn quận trên
218.560 người (năm 2012). Điều đó phần lớn cho thấy Quận Thanh Xuân có
lực lượng lao động mạnh mẽ và dồi dào. Đây là điều kiện tốt để cung cấp
nguồn lao động cho sản xuất, kinh doanh cũng như tạo ra một thị trường lớn
cho việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Quận Thanh Xuân nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam nội thành Hà Nội, phía
đông giáp quận Hai Bà Trưng, phía tây giáp huyện Từ Liêm và quận Hà đông,
phía nam giáp huyện Thanh trì, phía bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu
Giấy. Đây là một địa phương có nhiều di tích lịch sử đã được xếp hạng như
Đình vòng, Đình Khương Trung, Đình Quan Nhân, Cự Chính... Thanh Xuân
là quê hương của nhiều danh nhân, nhà văn, nhà báo mà tiêu biểu là Đặng
Trần Côn, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân... Đây là nơi tập trung nhiều đầu
mối giao thông quan trọng như Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Khuất Duy
Tiến... Vị trí địa lý đã tạo cho quận Thanh Xuân có nhiều điều kiện thuận lợi
để phát triển, thu hút đầu tư và giao lưu Văn hóa – Xã hội. Hiện nay, quận
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 16 Lớp CQ48/02.04
Thanh Xuân đang tiến hành quy hoạch mạnh mẽ, nhiều khu đô thị mới mọc
lên như: Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính đang phát triển mạnh như một
trung tâm mới của Thành phố... nhiều tuyến phố được mở rộng và xây dựng
mới đã tạo cho quận mặt khang trang và to đẹp hơn. Cùng với quá trình đô thị
hóa, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao về mọi mặt, nhu cầu tiêu
dùng phục vụ sinh hoạt ngày cang phong phú và đa dạng, tạo điều kiện cho
hoạt động sản xuất kinh doanh rất phát triển với nhiều loại hình kinh doanh
rất khác nhau, thu hút nhiều lao động, giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu
nhập cho người dân và góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Về mặt Kinh tế, Quận định hướng phát triển kinh tế với cơ cấu công
nghiệp - dịch vụ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ. Năm 1997, khi quận
bắt đầu được hình thành thì toàn quận chỉ có 97 doanh nghiệp nhưng số lượng
doanh nghiệp ngày càng tăng lên nhanh chóng qua các năm. Đến tháng
12/2009 quận đã có 7706 doanh nghiệp, trong đó chiếm tỷ trọng nhiều nhất là
các công ty TNHH (3914 doanh nghiệp). Năm 2009 được coi là năm có nhiều
biến động kinh tế như khủng hoảng kinh tế tài chính tổng thu vào NSNN năm
2009 là 580.943 triệu đồng, đạt 135% so với dự toán pháp lệnh. Sau đó, số
doanh nghiệp trên địa bàn quận tiếp tục tăng lên tới 9520 doanh nghiệp tại
thời điểm tháng 12/2010 và số thu cho ngân sách nhà nước lúc này là
1.755.868 triệu đồng - những con số đáng tự hào đối với Quận ủy, Ủy ban
nhân dân quận Thanh Xuân - hoàn thành dự toán trước 4 tháng, hoàn thành
nhiệm vụ của kế hoạch năm năm 2006 – 2010 đầy thách thức cũng như đem
lại một sức mạnh kinh tế to lớn không chỉ đối với địa bàn quận mà còn có ý
nghĩa lớn đối với Thành Phố Hà Nội. Đến tháng 12/2011 số doanh nghiệp
trên địa bàn quận là 11.350 doanh nghiệp và số thu cho NSNN là 1.725 tỷ
đồng. Tính đến tháng 12/2012, trên địa bàn quận có 12.873 doanh nghiệp.
Năm 2012 là năm tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do
khủng hoảng tài chính và thêm vào đó chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nợ
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 17 Lớp CQ48/02.04
công ở Châu Âu chưa được giải quyết, tổng thu vào ngân sách nhà nước năm
2012 là 1.663 tỷ đồng. Năm 2013, tình hình kinh tế cả nước vẫn gặp nhiều
khó khăn, thách thức lớn, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ngừng hoạt động, thậm
chí phải giải thể. Do đó, đến cuối năm 2013, số doanh nghiệp trên địa bàn có
8.498 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là các
công ty cổ phần với 4.633 doanh nghiệp (54,52%) và các công ty TNHH với
3.824 doanh nghiệp (45%), và thực trạng năm 2013 đã ảnh hưởng lớn đến kết
quả thu NSNN, do đó việc thực hiện dự toán thu NSNN năm 2013 đạt kết quả
chưa cao cùng với con số 1.552 tỷ đồng.
Năm 2014, tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội giai
đoạn 2011 – 2015. Quận Thanh Xuân tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng và ổn
định. Đi đôi với tăng trưởng kinh tế là sự phát triển về mặt xã hội, nâng cao
chất lượng cuộc sống. Để triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế -
Xã hội lớn thì cần động viên nguồn tài chính không nhỏ vào NSNN. Do đó,
nhiệm vụ thu được giao hết sức nặng nề, cơ quan thuế và các ban ngành liên
quan cần có sự phối hợp đồng bộ để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác
quản lý thuế trên địa bàn quận Thanh Xuân.
2.1.2 Tổ chức bộ máy chi cục thuế quận Thanh Xuân.
Chi cục thuế Quận Thanh Xuân được thành lập theo quyết định số
1174/QĐ-TCT/TCCB ngày 21/12/1996 của bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tổ chức bộ máy:
Hiện nay, chi cục thuế Quận Thanh Xuân có tổng số 139 cán bộ và 4 người
hợp đồngtheo nghị định 68/2000/NĐ-CP. Trongđó,có 95% cánbộ trình độ đại
học và trên đại học, 5% cánbộ có trình độ cao đẳng và trung cấp.Ban lãnh đạo
chicục bao gồmcó 01 đồngchí chicục trưởngvà 3 đồngchí phó chicục trưởng.
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 18 Lớp CQ48/02.04
Căn cứ quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 20/03/2010 của tổng cục trưởng
tổng cục thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
chi cục thuế trực thuộc cục thuế. Cơ cấu bộ máy quản lý của chi cục thuế
quận Thanh Xuân được mô tả theo sơ đồ sau:
CHI CỤC TRƯỞNG
NGUYỄN TRƯỜNG GIANG
CHI CỤC PHÓ
VŨ VĂN THỊNH
CHI CỤC PHÓ
LÊ TRUNG
DŨNG
CHI CỤC PHÓ
NGUYỄN
VĂN PHONG
+ Phụ trách chung
khối doanh nghiệp
+ Đội tổng hợp-
nghiệp vụ- dự
toán- kê khai thuế
và tin học
+ Đội tuyên truyền
- hỗ trợ người nộp
thuế - ấn chỉ
+ Đội kiểm tra
thuế số 1
+ Bộ phận một
cửa một dấu.
+ Đội quản lý
thu lệ phí trước
bạ và thu khác
+ Đội kiểm tra
thuế số 2
+ Đội hành
chính- nhân sự-
tài vụ (không
phụ trách mảng
tổ chức cán bộ).
+ Đội kiểm tra
nội bộ
+ Đội điều hành
công tác tổ chức
cán bộ
+ Phụ trách
chung toàn bộ
hoạt động của
Chi cục
+ Đội quản lý nợ và
cưỡng chế thuế.
+ Đội thuế liên
phường Khương
Đình- Khương Mai-
Phương Liệt.
+ Đội thuế liên
phường Nhân
Chính- Thượng
Đình- Hạ Đình.
+ Đội thuế liên
phường Thanh
Xuân Bắc- Thanh
Xuân Nam, Kim
Giang.
+ Phụ trách khối cá
thể.
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 19 Lớp CQ48/02.04
* Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong chi cục:
1) Đội Tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế - ấn chỉ:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính
sách pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi chi cục thuế quản lý.
Cụ thể:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch hỗ trợ người nộp thuế, tuyên truyền
chính sách, pháp luật thuế người dân, các cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn
và tổ chức thực hiện;
- Chủ trì, phối hợp với các Đội thuộc Chi cục, tổ chức liên quan các hội
nghị đối thoại với người nộp thuế trên địa bàn.
- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp
quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội…
- Xây dựng kế hoạch năm về quản lý ấn chỉ thuế của Chi cục thuế hàng
năm, tổ chức thực hiện quản lý ấn chỉ thuế.
2) Đội Tổng hợp -Nghiệp vụ -Dự toán - Kê khai - Kế toán thuế và Tin học:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý
hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và
vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng
các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế. Cụ thể:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện công tác xử lý hồ
sơ khai thuế, kế toán thuế và tin học của Chi cục thuế;
- Thực hiện công tác đăng ký thuế, cấp mã số thuế cho người nộp thuế, hồ
sơ hoàn thuế, các tài liệu, chứng từ liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp
thuế theo quy định; nhập dữ liệu, ghi chép toàn bộ các thông tin trên tờ khai,
chứng từ và các tài liệu có liên quan đến nghĩa vụ của người nộp thuế;
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 20 Lớp CQ48/02.04
- Kiểm tra ban đầu các hồ sơ khai thuế, yêu cầu người nộp thuế điều chỉnh
kịp thời nếu phát hiện kê khai không đúng quy định; thực hiện việc điều chỉnh
các số liệu về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi nhận được tờ khai điều
chỉnh các số liệu, các quyết định xử lý hành chính về thuế hoặc thông tin điều
chỉnh khác của người nộp thuế theo quy định;
- Xử lý và kiến nghị xử lý các vi phạm của người nộp thuế về thủ tục đăng
ký thuế, nộp hồ sơ kê khai thuế, ngừng nghỉ kinh doanh, bỏ địa bàn kinh
doanh thuộc phạm vi quản lý…
- Hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán
bộ, công chức thuế trong Chi cục; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu
ngân sách Nhà nước được giao của Chi cục thuế;
- Phân tíchtìnhhìnhsản xuất kinh doanhvà các biến độngảnh hưởng đến kết
quả thu ngân sáchnhà nước;đánhgiá, dựbáo khả năng thu ngân sách nhà nước,
tiến độ thực hiện dự toán thu thuế của Chi cục thuế, phối hợp với các cấp, các
ngành có liên quan triển khai các biện pháp quản lý thu thuế trên địa bàn;
- Xây dựng dự toán trình cấp có thẩm quyền và tham mưu cho lãnh đạo
Chi cục thuế giao dự toán thu ngân sách nhà nước cho các đội; tổ chức thực
hiện dự toán thu thuế hàng tháng, quý, năm trên địa bàn quản lý; Tham mưu
đề xuất với cơ quan thuế cấp trên, lãnh đạo Chi cục các biện pháp nâng cao
hiệu quả công tác quản lý thu thuế ...
- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp
quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội…
3) Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ:
Thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt
đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. Cụ thể:
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 21 Lớp CQ48/02.04
- Xây dựng chương trình, kế hoạch quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu tiền
nợ thuế, tiền phạt trên địa bàn;
- Thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền phạt; theo dõi, đôn đốc, tổng
hợp kết quả thu hồi tiền thuế nợ, tiền phạt vào ngân sách Nhà nước; thực hiện
xác nhận tình trạng nợ ngân sách nhà nước;
- Theo dõi tình hình kê khai, nộp thuế của người nộp thuế, phân loại nợ
thuế theo quy định; phân tích tình trạng nợ thuế của từng đối tượng nộp thuế
trên địa bàn …
- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp
quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội…
4) Đội Kiểm tra thuế số 1 và đội kiểm tra thuế số 2:
Hai Đội kiểm tra thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải
quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán
thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. Cụ thể là:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát
kê khai thuế trên địa bàn; Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác
định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế;
- Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, thu
thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ
quan Thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện
những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải
trình hoặc điều chỉnh kịp thời;
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở
của người nộp thuế; kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy
định của Luật Quản lý thuế;
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 22 Lớp CQ48/02.04
- Xác định các trường hợp có dấu hiệu trốn lậu thuế, gian luận thuế để
chuyển hồ sơ cho bộ phận thanh tra của cơ quan thuế cấp trên giải quyết…
- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp
quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội…
5) Kiểm tra nội bộ:
Giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật,
tính liêm chính của cơ quan Thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao
gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại
liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến
việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức
thuế thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục thuế. Cụ thể:
- Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ trên địa bàn
quản lý;
- Tổ chức kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về thuế, các văn bản pháp luật
khác có liên quan của các bộ phận và công chức thuế trong Chi cục Thuế;
Kiểm tra tính liêm chính của các cán bộ thuế trong việc thực hiện công tác
quản lý thuế, quản lý chi tiêu tài chính, quản lý ấn chỉ thuế trong nội bộ cơ
quan; Tổ chức phúc tra kết quả kiểm tra của đội kiểm tra thuế theo chỉ đạo
của Chi cục trưởng, hoặc khi có đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong
hoạt động kiểm tra thuế thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục trưởng; Tổ
chức kiểm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực
thi công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền giải quyết
của Chi cục trưởng Chi cục thuế;
- Đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý đối với các bộ phận thuộc Chi cục
thuế, công chức thuế vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế, quy trình nghiệp vụ
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 23 Lớp CQ48/02.04
quản lý thuế phát hiện khi kiểm tra nội bộ và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đội
thực hiện nhiệm vụ thanh tra thuế khi được Cục Thuế uỷ quyền và phân cấp.
- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp
quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội…
6) Đội Quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác:
Quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền
sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau
này), phí, lệ phí và các khoản thu khác. Cụ thể:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác quản lý đối với các
khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác trên địa bàn;
- Tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế; kiểm tra hồ sơ khai thuế;
tính thuế, phát hành thông báo thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác;
- Tổ chức thu nộp hoặc phối hợp với kho Bạc để thu nộp tiền thuế và các
khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác theo thông báo;
- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thu trên;
- Đề xuất xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp
luật về thuế trong việc chấp hành nghĩa vụ nộp các khoản thu về đất, lệ phí
trước bạ và thu khác; đôn đốc thực hiện các quyết định xử lý vi phạm;
- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp
quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội;
7) Ba đội thuế liên phường (Đội thuế liên phường Thanh Xuân Bắc –
Thanh Xuân Trung – Thanh Xuân Nam, Kim Giang; Đội thuế liên phường
Nhân Chính -Thượng Đình – Hạ Đình;Đội thuế liên phường KhươngĐình –
Khương Mai – Phương Liệt):
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 24 Lớp CQ48/02.04
Thực hiện chức năng quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp
thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh
doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân;
thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên). Cụ thể:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác quản lý thuế đối với người
nộp thuế trên địa bàn được phân công;
- Nắm tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn, lập danh sách và sơ đồ
quản lý người nộp thuế;
- Tổ chức cho người nộp thuế trên địa bàn được đăng ký mã số thuế;
hướng dẫn người nộp thuế trên địa bàn thực hiện pháp luật về thuế;
- Thực hiện điều tra doanh thu, ấn định thuế đối với trường hợp khoán ổn
định đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Đội theo quy định của
pháp luật;
- Tiếp nhận tờ khai đăng ký thuế, tờ khai thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
(nếu có) chuyển Đội Tổng hợp -Nghiệp vụ - Dự toán - Kê khai - Kế toán thuế
và Tin học xử lý; tiếp nhận đơn ngừng nghỉ kinh doanh, đơn xin miễn giảm
thuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn, trình cấp có thẩm quyền xem xét,
quyết định ...
8) Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác Hành chính, văn thư,
lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ
trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý. Đội có nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Xây dựng kế hoạch hàng năm về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí
hoạt động của Chi cục Thuế hàng năm;
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 25 Lớp CQ48/02.04
- Tổ chức thực hiện công tác Hành chính, văn thư, lưu trữ; xây dựng và
thực hiện dự toán kinh phí, quản lý kinh phí hoạt động, trang thiết bị, phương
tiện làm việc, trang phục; thực hiện nhiệm vụ đơn vị dự toán cấp 3 của Chi
cục Thuế;
- Phối hợp với các đơn vị chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ
cho hội nghị cuộc họp của Lãnh đạo Chi cục Thuế;
- Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế, chế độ quản lý, sử dụng công
chức thuế, lao động tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng công chức thuế, công tác
bảo vệ chính trị nội bộ của Chi cục Thuế theo phân cấp quản lý;
- Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý đối với cán bộ, công
chức thuế vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định, quy trình quản lý thuế
theo phân cấp quản lý cán bộ;
- Tổ chức các phong trào thi đua của ngành, địa phương; theo dõi, tổng
hợp công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Chi cục Thuế theo quy định;
- Thực hiện công tác phục vụ cho các hoạt động của nội bộ Chi cục thuế;
tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, kho tàng ấn chỉ, tài sản, phòng cháy chữa
cháy đảm bảo an toàn, vệ sinh cơ quan; quản lý cơ sở vật chất, phương tiện đi
lại và tài sản công; phối hợp với các phòng đôn đốc việc thực hiện nội quy,
quy chế và kỷ luật lao động;
- Tổng hợp, báo cáo công tác nhân sự, hành chính, văn thư, lưu trữ, công
tác quản lý tài chính, quản trị trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý;
- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp
quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội và của Chi cục Thuế theo
quy định hiện hành về văn thư, lưu trữ;
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 26 Lớp CQ48/02.04
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục thuế giao.
2.2 Thực trạng quản lý việc thực hiện luật thuế giá trị gia tăng của các
hộ kinh doanh trên địa bàn của chi cục thuế quận Thanh Xuân.
2.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế
Trong những năm vừa qua, ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công chức của
Chi cục thuế quận Thanh Xuân đã có rất nhiều cố gắng nỗ lực trong công tác
quản lý đối tượng nộp thuế và đặc biệt là với thành phần kinh tế cá thể.
Trên địa bàn quận Thanh Xuân thành phần kinh tế cá thể chiếm một số
lượng rất lớn, ngành nghề hoạt động đa dạng như sản xuất, ăn uống, thương
nghiệp, dịch vụ, thuê nhà, vận tải... quy mô hoạt động cũng rất phong phú,
trình độ học vấn của người nộp thuế cũng rất khác nhau vì vậy việc quản lý
thực hiện Luật thuế GTGT của chi cục cũng gặp rất nhiều khó khăn và trở
ngại. Tuy nhiên chi cục thuế quận Thanh Xuân đã có sự nỗ lực rất lớn trong
công tác quản lý đối tượng nộp thuế. Cụ thể :
 Quản lý số lượng hộ kinh doanh:
Trong những năm qua, số lượng hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận
Thanh Xuân tăng nhanh với các loại hình kinh doanh phong phú đem lại
nguồn thu rất lớn cho NSNN.
Để rõ hơn về tình hình quản lý hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh
Xuân, ta xem xét khái quát bảng số liệu sau:
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 27 Lớp CQ48/02.04
Bảng 1: Tình hình quản lý hộ kinh doanh trên địa bàn.
Chỉ tiêu
Tháng
12/2011
Tháng
12/2012
So sánh
Tháng
12/2013
So sánh
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Số hộ kinh
doanh thực
tế
8040 7870 (170) (2,12) 7534 (336) (4,27)
Số hộ
quản lý
7120 7304 184 2,58 7329 25 0.34
(Nguồn: chi cục thuế quận Thanh Xuân)
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy cuối năm 2012, số hộ kinh doanh thực tế trên
địa bàn là 7870 giảm 170 hộ so với cuối năm 2011 tương ứng giảm với tỷ lệ
2,12%.Không chỉ có thế số hộ kinh doanh thực tế trên địa bàn quận cuối năm
2013 tiếp tục giảm so với cuối năm 2012, cụ thể : số hộ kinh doanh thực tế
cuối năm 2013 là 7534 hộ giảm 336 hộ so với cuối năm 2012 và giảm tương
ứng là 4,27%. Nguyên nhân số lượng hộ kinh doanh thực tế liên tục giảm qua
các năm là do nền kinh tế thế giới khủng hoảng tác động trực tiếp đến tình
hình kinh tế của nước ta khiến cho lạm phát tăng cao dẫn đến việc sản xuất
kinh doanh gặp nhiều khó khăn,chi phí đầu vào tăng cao cùng với chính sách
thắt chặt tiền tệ của nhà nước làm cho tình trạng kinh doanh thua lỗ xảy ra
khắp nơi, kinh doanh không đủ bù đắp chi phí nên các cơ sở sản xuất kinh
doanh bắt buộc phải dừng hoạt động. Nhưng chi cục thuế đã có những thay
đổi tích cực và phù hợp trong biện pháp quản lý đối tượng nộp thuế và bên
cạnh đó các cán bộ thuế cũng đã nỗ lực trong việc rà soát địa bàn, công tác
đăng ký và kê khai thuế có nhiều chuyển biến tích cực nên đã đạt được nhiều
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 28 Lớp CQ48/02.04
kết quả khả quan trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế. Cụ thể như số hộ
được quản lý cuối năm 2012 đã tăng 184 hộ so với năm 2011, tương ứng tăng
2,58% và số hộ kinh doanh được quản lý năm 2013 cũng tăng nhẹ 25 hộ so
với năm 2012 tương ứng với 0,34%.Tuy nhiên bên cạnh đó cuối năm 2011,
2012 và 2013 lần lượt còn tồn tại 920, 566, 205 hộ kinh doanh chưa được
quản lý. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như nhiều
cửa hàng, dịch vụ mới mở songcông tác cập nhật các hộ kinh doanh trong các
ngõ xóm, tuyến phố còn hạn chế, tình trạng chuyển đổi chủ ốt, chủ cửa hàng
kinh doanh, sang nhượng tên nhưng cán bộ thuế chưa nắm bắt được, các dịnh
vụ kinh doanh vỉa hè như quán ăn, bán quần áo... Tuy nhiên chúng ta vẫn phải
ghi nhận sự cố gắng và nỗ lực của các cán bộ thuế trong việc quản lý đối
tượng nộp thuế khi số lượng hộ kinh doanh chưa được quản lý liên tục giảm
qua các năm.Ta tiếp tục tìm hiểu bảng số liệu sau đây để rõ hơn sự biến động
về số lượng hộ kinh doanh do chi cục thuế quận Thanh Xuân quản lý.
Bảng 2: Số lượng hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân
Diễn giải
Tháng
12/2011
Tháng
12/2012
Chênh lệch
Tháng
12/2013
Chênh lệch
Tuyệt
đối
Tương
đối(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối(%)
Hộ kê khai 129 136 7 5,43 94 (42) (30,88)
Hộ khoán
thuế
6991 7168 177 2,53 7235 67 0,93
Tổng số 7120 7304 184 2,58 7329 25 0,34
(Nguồn:chi cục thuế quận Thanh Xuân)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, hộ khoán thuế chiếm tỷ trọng khá lớn
trong cơ cấu hộ kinh doanh trong năm 2011 là 98,19%, năm 2012 là 98,14%
và năm 2013 là 98,71%. Bên cạnh đó số lượng hộ khoán thuế còn liên tục
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 29 Lớp CQ48/02.04
tăng qua các năm cụ thể: năm 2011 số lượng hộ khoán là 6991 hộ thì đến năm
2012 là 7168 hộ, tăng 177 hộ tương ứng tăng 2,53%, năm 2013 số lượng hộ
khoán tăng nhẹ lên 7235 hộ, tăng 67 hộ tương ứng 0,93%. Tốc độ tăng trưởng
về số lượng hộ kinh doanh năm 2013 thấp hơn so với năm 2012 cụ thể: nếu
như năm 2012 quận Thanh Xuân có 7304 hộ kinh doanh cá thể, tăng 184 hộ
so với năm 2011( 7120 hộ) tăng tương ứng 2,58% thì năm 2013 số lượng hộ
kinh doanh tăng nhẹ 25 hộ lên 7329 hộ tương ứng 0,34%. Số liệu trên cho ta
thấy cho dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng các hộ kinh doanh trên địa
bàn quận Thanh Xuân vẫn thích ứng được và tăng trưởng về số lượng. Điều
đó chứng tỏ các hộ kinh doanh này có sức cạnh tranh khá tốt trên thị trường.
 Quản lý ngành nghề kinh doanh:
Một khâu rất quan trọng trong quá trình quản lý đối tượng nộp thuế đó
chính là quản lý ngành nghề kinh doanh, từ đó mới đảm bảo tính thuế đúng và
đủ. Để quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế cần nắm bắt chặt
chẽ được tình hình hoạt động trên các ngành nghề, mặt hàng, quy mô của hộ
kinh doanh cá thể, để từ đó đảm bảo công tác tính thuế. Do vậy, trong công
tác quản lý thu, chi cục thuế đã thực hiện phân loại các ngành nghề kinh
doanh đối với hộ cá thể.
Để thấy được điều đó ta phân tích thêm bảng số liệu sau:
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 30 Lớp CQ48/02.04
Bảng 3 : Tình hình quản lý hộ kinh doanh theo ngành nghề
(Nguồn: Chi cục thuế quận Thanh Xuân)
Ngành nghề
Tháng 12/2011 Tháng 12/2012 Tháng 12/2013
Số hộ
thực tế
Số hộ quản
lý
chênh lệch
Số hộ
thực tế
Số hộ
quản lý
chênh lệch
Số hộ
thực tế
Số hộ quản
lý
chênh lệch
Sản xuất 750 720 30 653 630 23 546 536 10
Vận tải 670 550 120 660 567 93 643 611 32
Thương
mại
4060 3830 230 4030 3920 110 3910 3880 30
Ăn uống 725 300 425 720 457 263 702 582 120
Dịch vụ 1835 1720 115 1807 1730 77 1733 1720 13
Tổng
cộng
8040 7120 920 7870 7304 566 7534 7329 205
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 31 Lớp CQ48/02.04
Từ bên bảng số liệu trên ta có thể thấy ngành ăn uống là còn bị bỏ sót
nhiều nhất với 425 hộ năm 2011 nhưng con số này đã giảm mạnh sau 2 năm
2012 và 2013 với lần lượt là 263 và 120 hộ. Cuối năm 2011, chi cục thuế còn
chưa quản lý được 920 hộ tuy nhiên con số này liên tục giảm qua các năm
2012 với 566 hộ bị bỏ sót và 205 hộ cuối năm 2013. Cụ thể:
 Ngành sản xuất: cuối năm 2011 còn sót 30 hộ, năm 2012 sót 23 hộ và
đến cuối năm 2013 chỉ còn sót có 10 hộ. Như vậy qua 3 năm thì chi cục thuế
đã quản lý thêm được: 30-10= 20 hộ kinh doanh.
 Ngành vận tải: cuối năm 2011 còn sót 120 hộ, năm 2012 sót 93 hộ và
đến cuối năm 2013 chỉ còn sót có 32 hộ. Như vậy qua 3 năm thì chi cục thuế
đã quản lý thêm được: 120 – 32 = 88 hộ kinh doanh.
 Ngành thương mại: cuối năm 2011 còn sót 230 hộ, năm 2012 sót 110
hộ và đến cuối năm 2013 chỉ còn sót có 30 hộ. Như vậy qua 3 năm thì chi cục
thuế đã quản lý thêm được: 230 – 30 = 200 hộ kinh doanh.
 Ngành ăn uống: cuối năm 2011 còn sót 425 hộ, năm 2012 sót 263 hộ và
đến cuối năm 2013 chỉ còn sót có 120 hộ. Như vậy qua 3 năm thì chi cục thuế
đã quản lý thêm được: 425 – 120 = 305 hộ kinh doanh.
 Ngành dịch vụ: cuối năm 2011 còn sót 115 hộ, năm 2012 sót 77 hộ và
đến cuối năm 2013 chỉ còn sót có 13 hộ. Như vậy qua 3 năm thì chi cục thuế
đã quản lý thêm được: 115 – 13 = 102 hộ kinh doanh.
Đây là một dấu hiệu khả quan, có ảnh hưởng tích cực đến công tác quản lý
đối tượng nộp thuế trên đại bàn quận Thanh Xuân. Chúng ta có thế thấy cuối
năm 2013 thì số hộ kinh doanh ăn uống bị bỏ sót vẫn chiếm tỷ trọng cao ( 120
trong 205 hộ tương ứng với 49,76%). Nguyên nhân có thể thấy là ngành này
hoạt động với quy mô nhỏ, chu kỳ bất thường phụ thuộc vào tình hình kinh tế
của từng đối tượng, địa điểm kinh doanh thay đổi liên tục hoặc lấn chiếm vỉa
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 32 Lớp CQ48/02.04
hè làm địa điểm kinh doanh cho nên công tác quản lý của cán bộ thuế với các
đối tượng này còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn.
Từ những số liệu tổng hợp thu được tại chi cục thuế quận Thanh Xuân và
qua suy luận thực tế ta có thể thấy tình trạng hộ kinh doanh bị bỏ sót xảy ra
do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do một số hộ cố tình
trốn thuế, không tự giác kê khai nộp thuế và cũng có một số trường hợp hộ
không ra đăng ký kinh doanh. Bên cạnh những nguyên nhân từ phía đối tượng
nộp thuế thì còn một số nguyên nhân như cán bộ thuế chưa bám sát được địa
bàn để nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể,
công tác kiểm tra còn nhiều thiếu sót, công tác phối hợp với những cơ quan
liên quan để giám sát theo dõi đối tượng nộp thuế chưa thật sự hiệu quả.
Để tìm hiểu rõ hơn ta đi tìm hiểu thêm một số trường hợp cụ thế sau:
Trường hợp 1: có những hộ nộp đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng thực tế
vẫn kinh doanh.
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 33 Lớp CQ48/02.04
Bảng 4: Tình hình hộ nghỉ kinh doanh
Ngành
nghề
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số hộ
nghỉ
(hộ)
Số thuế
VAT
(1000đ)
Số hộ
nghỉ
(hộ)
Số thuế
VAT
(1000đ)
Số hộ
nghỉ
(hộ)
Số thuế
VAT
(1000đ)
Sản xuất 35 15.420 67 12.420 82 23.284
Vận tải 17 24.319 10 20.710 46 17.435
Thương
mại
185 54.081 80 42.120 183 72.935
Ăn uống 5 4.488 3 4.585 4 6.429
Dịch vụ 103 22.150 50 28.285 105 32.637
Tổng 345 120.458 210 108.120 420 152.720
(Nguồn:Chi cục thuế quận Thanh Xuân)
Như vậy, cuối năm 2011 thì tổng số hộ nghỉ là 345 hộ tương ứng số thuế
VAT giảm đi là 120.458.000 (đồng) trong đó ngành thương mại có chiếm tỷ
trọng lớn nhất với số thuế giảm là 54.081.000 (đồng) . Sang đến cuối năm
2012, thì ngành thương mại vẫn là ngành có số giảm về tiền thuế VAT và số
hộ kinh doanh nhiều nhất với 80 hộ tương ứng giảm 42.120.000 đồng tiền
thuế VAT trong tổng số 108.120.000 (đồng) tương ứng giảm 38,96%. Sang
đến cuối năm 2013 thì số lượng hộ thương mại nghỉ kinh doanh vẫn duy trì ở
mức cao với 183 hộ trong tổng số 420 hộ ( chiếm 43,57%) đồng thời giảm số
lượng thuế VAT đi 72.935.000 đồng chiếm 47,75% số thuế VAT thất thu.
Trong khi đó số lượng hộ kinh doanh trong ngành ăn uống giảm ít nhất. Cụ
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 34 Lớp CQ48/02.04
thể: năm 2011, có 5 hộ kinh doanh trong ngành ăn uống nghỉ trong tổng số
345 hộ (chiếm 1,45%) làm cho số thuế GTGT chi cục thuế thu được giảm đi
4.488.000 đồng; đến năm 2012, số lượng hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn
uống giảm đi 3 hộ trong tổng số 210 hộ nghỉ kinh doanh( chiếm 1,43%) tương
ứng số thuế GTGT phải nộp giảm 4.585.000 đồng và đến năm 2013 thì con số
này vẫn duy trì ở mức 4 hộ nghỉ trong tổng số 420 hộ( chiếm 0,95%) tương
ứng số thuế GTGT phải nộp giảm 6.429.000 đồng .
Nguyên nhân có thể thấy là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế,
lạm phát đẩy giá cả tăng cao làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm, việc kinh doanh
gặp nhiều khó khăn hơn. Bên cạnh nguyên nhân khách quan thì cũng cần phải
xét đến các nguyên chủ quan là hộ kinh doanh dựa vào những kẻ hở của pháp
luật để tìm cách trốn thuế, theo quy định của chính sách hiện hành, các hộ sản
xuất kinh doanh cá thể thuộc đói tượng nộp thuế theo phương thức khoán, có
nguyện vọng tạm nghỉ sản xuất, kinh doanh hoặc đột xuất nghỉ kinh doanh vì
lý do khách quan như tai nạn, ốm đau…và thực tế có nghỉ kinh doanh thì
được xét miễn giảm thuế. Lợi dụng điều này nên có một số hộ đã làm đơn xin
nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh. Trong thời gian qua, chi cục
đã có nhiều biện pháp phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực
hiện rà soát, kiểm tra tình hình hộ kinh doanh trên địa bàn và đã phát hiện ra
nhiều trường hợp gian lận, chi cục cũng đã có những biện pháp xử lý phù hợp
đối tượng vi phạm để răn đe và truy thu lại số thuế mà hộ kinh doanh đó đã
gian lận. Tuy rất nỗ lực trong công tác rà soát địa bàn, quản lý đối tượng nộp
thuế nhưng trong thực tế do địa bàn quản lý quá rộng nên có những lúc cán bộ
thuế cũng chưa thể nắm bắt hết được tình hình hộ kinh doanh và do ý thức
chấp hành pháp luật về thuế của đối tượng nộp thuế chưa cao nên tình trạng
các hộ kinh doanh có đơn xin nghỉ nhưng thực tế vẫn kinh doanh còn tồn tại.
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 35 Lớp CQ48/02.04
Bảng 5: Tình hình hộ mới ra kinh doanh.
Ngành
nghề
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số hộ
(hộ)
Số thuế
VAT
(1000đ
)
Số
hộ
(hộ)
Số thuế
VAT
(1000đ
)
Số
hộ
(hộ)
Số thuế
VAT
(1000đ
)
Sản xuất 4 823 1 153 5 1.426
Vận tải 33 12.801 52 24.312 43 13.331
thương mại 297 94.223 174 70.385 206 73.823
Ăn uống 112 32.965 195 48.245 163 42.374
Dịch vụ 210 62.930 183 115.473 203 94.832
Tổng 656 203.742 609 258.568 620 225.786
(Nguồn:số liệu tổng hợp phòng kê khai- kế toán thuế)
Từ bảng số liệu trên ta thấy số lượng hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh
tăng đều đặn hàng năm, cụ thể trong năm 2011 có 656 hộ đăng ký kinh doanh,
năm 2012 có 609 hộ và năm 2013 thì có 620 hộ mới đi vào kinh doanh. Từ đó
cho thấy dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thì số lượng hộ
mới đi vào kinh doanh vẫn tăng đều đặn hàng năm. Nguyên nhân có thể xuất
phát từ đặc điểm của hộ kinh doanh: quy mô nhỏ, vốn ít, trình độ quản lý thấp
cho nên hộ kinh doanh dễ xoay sở để vượt qua tác động của cuộc khủng
hoảng kinh tế. Với số hộ mới ra kinh doanh như trên thì nguồn thu thuế
GTGT của chi cục thuế tương ứng cũng tăng lên. Năm 2011 chi cục thuế thu
được 203.742.000 đồng thuế VAT trong đó ngành thương mại chiếm tỷ lệ
nhiều nhất là 94.223.000 đồng tương ứng 46,24%; năm 2012 là 258.568.000
đồng thuế VAT trong đó ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 115.473.000
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 36 Lớp CQ48/02.04
đồng tương ứng 44,66%; năm 2013 là 225.786.000 đồng thuế VAT trong đó
ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 94.832.000 đồng tương ứng 42%.
Qua bản số liệu trên chúng ta có thể thấy trong 3 năm, số lượng hộ sản xuất
mới đi vào kinh doanh rất ít do đó số thuế VAT thu được là rất nhỏ. Cụ thể:
năm 2011 có 4 hộ, số thuế VAT thu được là 823.000 đồng tương ứng 0,4%;
năm 2012 có 1 hộ, số thuế VAT thu được là 153.000 đồng tương ứng với
0,06%; năm 2013 tình hình có khởi sắc hơn với 5 hộ mới đi vào kinh doanh,
số thuế VAT thu được là 1.426.000 đồng tương ứng với 0,63%. Điều này cho
thấy ngành sản xuất chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh
tế cả về số lượn hộ mới đi vào kinh doanh lẫn số thuế VAT thu được.
So sánh số liệu của bảng 3 và bảng 4, có thể thấy số hộ mới ra kinh doanh
nhiều hẳn so với số hộ nghỉ kinh doanh. Cụ thế, cuối năm 2011 số chênh lệch
là 311 hộ, cuối năm 2012 thì con số đã lên đến 399 hộ và đến cuối năm 2013
thì con số này là 200 hộ. Đồng thời ta cũng thể thấy số thuế VAT thu được từ
những hộ mới ra kinh doanh cuối năm bù đắp số thuế VAT bị giảm của
những hộ nghỉ kinh doanh. Từ đó làm tăng tổng số thuế thu được của chi cục.
Điều đó cho thấy số thuế VAT thu được từ của chi cục thuế ít chịu ảnh hưởng
bởi cuộc khủng hoảng kinh tế.
Trường hợp 3: Đối với những hộ kinh doanh vãng lai
Hộ kinh doanh vãng lai là những hộ kinh doanh không có địa điểm kinh
doanh, thời gian kinh doanh cố định. Chính vì những đặc tính đó mà việc
quản lý những đối tượng này gặp phải khá nhiều khó khăn.
Dựa trên tìm hiểu thực tế, thì quận Thanh Xuân có diện tích không lớn, các
hộ kinh doanh chủ yếu là người dân bản xứ tuy nhiên số lượng người ở địa
phương khác cũng khá lớn do đó số hộ kinh doanh vãng lai trên địa bàn là
tương đối nhiều, đó chính là một thách thức trong quản lý của chi cục thuế
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 37 Lớp CQ48/02.04
quận Thanh Xuân. Do đó đòi hỏi cán bộ tại các đội liên xã luôn có những hoạt
động giám sát chặt chẽ, nắm bắt và thu thập đầy đủ về số lượng hộ kinh
doanh vãng lai, không để xảy ra thiếu sót gây thất thu cho NSNN.
2.2.2 Quản lý căn cứ tính thuế.
Hiện này, chi cục thuế quận Thanh Xuân quản lý các hộ kinh doanh dưới
hình thức khoán doanh thu là chính, chỉ có một vài hộ thực hiện tốt chế độ
hóa đơn, chứng từ nên xin được tính thuế bằng hình thức khấu trừ. Vì con số
đấy là rất nhỏ nên chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu các hộ nộp thuế theo hình
thức khoán là chủ yếu. Trong quá trình thực hiện việc nộp thuế theo hình thức
khoán thì việc thất thu thuế đối với các hộ kinh doanh là không thể tránh khỏi.
Do đó đòi hỏi chi cục thuế cần phải thường xuyên tiền hành điều tra doanh
thu của các hộ dựa trên giá cả thị trường của từng mặt hàng trên địa bàn để ấn
định mức doanh thu sát thực tế hơn. Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các đội
liên với hội đồng tư vẫn xã, ban quản lý thị trường, ban quản lý chợ để tiến
hành ấn định doanh thu hợp lý. Ta tiến hành nghiên cứu tình hình tổng thể
thông qua bảng số liệu sau.
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 38 Lớp CQ48/02.04
Bảng 6: Tình hình quản lý doanh thu đối với các hộ khoán.
Ngành
nghề
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số
hộ
(hộ)
Doanh thu
(1000đ
)
Số
hộ
(hộ)
Doanh thu
(1000đ
)
Số
hộ
(hộ)
Doanh thu
(1000đ
)
Sản xuất 644 41.769.731 602 37.825.726 598 32.853.442
Vận tải 546 72.954.362 575 74.083.542 582 74.866.397
Thương
mại
3.803 162.738.926 3.763 159.845.635 3.726 156.435.836
Ăn uống 296 6.149.040 465 7.973.547 577 8.463.968
Dịch vụ 1.702 139.824.673 1.763 141.918.670 1.752 144.554.311
Tổng 6.991 423.436.732 7.168 421.647.120 7.235 417.173.954
(Nguồn:chi cục thuế quận Thanh Xuân)
Tại thời điểm cuối năm 2011 tổng doanh thu trên địa bàn quận Thanh
Xuân là 423.436.732.000 (đồng), cuối năm 2012 tổng doanh thu là
421.647.120.000 đồng giảm 1.789.612.000 (đồng) so với số doanh thu cùng
kỳ năm ngoái, tương ứng giảm 0,42%, tương tự năm 2013 chi cục thuế quận
Thanh xuân có số tổng doanh thu là 417.173.954.000 đồng giảm
4.473.166.000 đồng tương ứng giảm 1,06%. Trong đó:
 Ngành thương mại có doanh thu cao nhất cụ thể: năm 2011 doanh thu
của thương mại là 162.738.926.000 đồng; năm 2012 là 159.845.635.000 đồng
giảm 2.893.291.000 (đồng), tương ứng với tỷ lệ giảm là 1,77%; năm 2013
ngành thương mại có doanh thu là 156.435.836.000 đồng giảm 3.409.799.000
đồng tương ứng với giảm 2,13%.
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 39 Lớp CQ48/02.04
 Ngành ăn uống có doanh thu thấp nhất: năm 2011 doanh thu của ngành
ăn uống là 6.149.040.000 đồng; năm 2012 là 7.973.547.000 đồng tăng
1.824.507.000 đồng tương ứng tăng 29,67%; năm 2013 ngành ăn uống có
doanh thu là 8.463.968.000 đồng tăng 490.421.000 đồng tương ứng tăng
6,15%
Như vậy tăng nhiều nhất từ năm 2011-2013 là ngành dịch vụ với
4.729.638.000 (đồng).Tuy nhiên tốc độ tăng nhanh nhất từ năm 2011-2013 lại
là ngành ăn uống với tỷ lệ tăng qua 2 năm lần lượt là 29,67% và 6,15%
Nguyên nhân là do tăng về số hộ và quy mô kinh doanh. Việc giảm doanh thu
ở ngành sản xuất nguyên nhân có thể là do một số hộ đã chuyển sang ngành
nghề khác dẫn tới số hộ sản xuất giảm kéo theo doanh thu giảm.
Nhìn chung doanh thu từ năm 2011-2013 có xu hướng giảm qua các năm
trong đó doanh thu của ngành sản xuất, thương mại giảm khá mạnh.Trong khi
đó thì doanh thu ngành ăn uống, dịch vụ tăng mạnh và ngành vận tải có doanh
thu tăng nhẹ. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh
tế làm cho các hộ kinh doanh có xu hướng chuyển từ ngành sản xuất và
thương mại sang các ngành khác.
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại một số vấn đề như sau:
 Một số hộ kinh doanh khi bị điều chỉnh doanh thu khoán thì có ý chống
đối không tuân theo, thể hiện ý thức tự giác của hộ kinh doanh là chưa cao.
 Số hộ kinh doanh lớn, quy mô vốn nhỏ nằm rải rác dẫn đến khó quản lý
trong khi đội ngũ cán bộ thuế còn mỏng. Vì vậy chưa thể sâu sát, nắm được
hoạt động kinh doanh thực tế trên địa bàn.
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 40 Lớp CQ48/02.04
 Số lượt hộ điều chỉnh doanh thu cònquá thấp so với số công bố ổn định
thuế, còn nhiều hộ vẫn chưa xem xét lại mức doanh thu và mức thuế nên nhìn
chung doanh thu khoán hiện nay thấp hơn doanh thu thực tế kinh doanh.
Nhận thức được điều đó, cơ quan thuế cần phải có những biện pháp thích
hợp để hạn chế tính trạng thất thu thuế cho NSNN.
2.2.3 Tình hình quản lý thu nộp thuế và thu hồi nợ đọng
Trong những năm qua để tiến hành quản lý việc thu nộp thuế đầy đủ cho
NSNN thì chi cục thuế không ngừng phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được
giao. Với tỷ lệ nợ đọng thuế GTGT không quá 5%, cho thấy chi cục thuế quận
Thanh Xuân đã thực hiện công tác đôn đốc thu nộp đối với các hộ kinh doanh
cá thể là khá tốt. Mặc dù ý thức chấp hành pháp luật của các hộ kinh doanh
chưa phải là cao, nhưng các cán bộ thuế đã chủ động đôn đốc các hộ kinh
doanh thuộc phạm vi quản lý của mình, theo dõi tình hình thu nộp của các hộ
một cách thường xuyên, tổ chức công tác lập bộ thuế hàng tháng, lập bộ
những hộ mới phát sinh. Tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế GTGT của
quận Thanh Xuân được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 7: Tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế GTGT của hộ kinh
doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân.
Đơn vị tính: nghìn đồng
Năm Kế hoạch Thực hiện
Chênh lệch
Tuyệt đối Tỷ lệ (%)
2011 25.036.720 26.030.119 993.399 3,96
2012 22.353.830 24.026.291 1.672.461 7,48
2013 20.784.910 23.385.146 2.600.236 12,51
(Nguồn:chi cục thuế quận Thanh Xuân)
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 41 Lớp CQ48/02.04
Qua bản số liệu trên ta thấy số thu thuế của hộ kinh doanh tại chi cục thuế
quận Thanh Xuân đều giảm qua 3 năm 2011, 2012 và 2013. Cụ thể:
 Năm 2011: kế hoạch thu thuế của chi cục thế là 25.036.720.000( đồng)
trong khi thực hiện được 24.026.291.000 đồng, tăng hơn 993.339.000 đồng so
với kế hoạch đã đề ra, tương ứng tăng 3,96%.
 Năm 2012: kế hoạch thu thuế của chi cục thế là 22.353.830.000( đồng)
trong khi thực hiện được 26.030.119.000 đồng, tăng hơn 1.672.461.000 đồng
so với kế hoạch đã đề ra, tương ứng tăng 7,48%.
 Năm 2013: kế hoạch thu thuế của chi cục thế là 20.784.910.000( đồng)
trong khi thực hiện được 23.385.146.000 đồng, tăng hơn 2.600.236.000 đồng
so với kế hoạch đã đề ra, tương ứng tăng 12,51%.
Thông qua số liệu trên chúng ta có thể thấy là tuy số thuế có giảm qua từng
năm thế nhưng chi cục thuế quận Thanh Xuân đã thu được số thuế VAT thực
tế vượt hơn so với dự kiến. Đạt được kết quả này là nhờ chi cục thuế hàng
năm tổ chức tốt các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ, tập thể chi cục
thuế đã nêu cao tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn bằng nhiều biện pháp:
tổ chức chỉ đạo thu thuế ngay từ đầu năm, tăng cường công tác quản lý thu,
công khai thủ tục hành chính thuế tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế
thực hiện chính sách thuế…
Để nắm rõ hơn về tình hình ghi thu thuế, ta đi vào phân tích bảng số liệu
sau:
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 42 Lớp CQ48/02.04
Bảng 8: Tình hình ghi thu thuế GTGT:
Ngành
nghề
Tháng 12/2011 Tháng 12/2012 Tháng 12/2013
Số
hộ
(hộ)
Thuế
(1000đ
)
Số
hộ
(hộ)
Thuế
(1000đ
)
Số
hộ
(hộ)
Thuế
(1000đ
)
Sản xuất 644 182.660 602 170.767 598 167.915
Vận tải 546 359.101 575 368.124 582 370.146
Thương
mại
3803 835.266 3763 815.443 3726 781.598
Ăn uống 296 35.952 465 37.683 577 38.794
Dịch vụ 1702 736.197 1763 740.171 1752 749.307
Tổng 6991 2.149.176 7168 2.132.188 7235 2.107.760
(nguồn:chi cục thuế quận ThanhXuân)
Thời điểm cuối năm 2011 tổng số thuế GTGT mà chi cục thu được là
2.149.176.000 đồng, số thuế tháng 12/2012 là 2.132.188.000 đồng giảm
16.988.000 đồng tương ứng giảm 0,79%, số thuế tháng 12/2013 là
2.107.760.000 đồng, giảm 24.428.000 đồng tương ứng giảm 1,15% so với
cùng kì năm ngoái. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm về số thuế chính là doanh
thu cuối năm liên tục giảm liên tiếp qua 3 năm 2011, 2012 và 2013.Cụ thể:
 Ngành thương mại có số thuế GTGT phải nộp là nhiều nhất, cụ thể: số
thuế tại thời điểm tháng 12/2011 là 835.266.000 đồng, tháng 12/2012 là
815.443.000 đồng, giảm 19.823.000 đồng, tương ứng giảm 2,37%; tháng
12/2013 là 781.598.000 đồng, giảm 33.845.000 đồng tương ứng giảm 4,15%.
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 43 Lớp CQ48/02.04
 Ngành ăn uống có số thuế GTGT phải nộp là ít nhất, cụ thể: số thuế tại
thời điểm tháng 12/2011 là 35.952.000 đồng, tháng 12/2012 là 37.683.000
đồng, tăng 1.731.000 đồng, tương ứng tăng 4,81%; tháng 12/2013 là
38.794.000 tăng 1.111.000 đồng, tương ứng tăng 2,95%.
 Ngành dịch vụ: số thuế tại thời điểm tháng 12/2011 là 736.197.000
đồng, tháng 12/2012 là 740.171.000 đồng, tăng 3.974.000 đồng, tương ứng
tăng 0.54%; tháng 12/2013 là 749.307.000 đồng, tăng 9.136.000 đồng, tương
ứng tăng 1,23%.
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy số thu thuế GTGT tại thời điểm
cuối năm của chi cục thuế quân Thanh Xuân liên tục giảm qua các năm. Tuy
nhiên số lượng thuế GTGT giảm qua các năm không biến động quá lớn,
không ảnh hưởng tới kế hoạch thu thuế của chi cục. Điều đó chứng tỏ chi cục
đã có những bước đi đúng đắn hợp lý trong công tác quản lý thu thuế GTGT
trong khu vực, góp phần làm giảm số thuế thất thu.
Tuy nhiên để có cái nhìn toàn diện hơn về công tác quản lý thực hiện Luật
thuế GTGT tại chi cục thuế ta đi xem xét thêm tình trạng thu hồi nợ đọng thuế
GTGT. Chi cục thuế đã và đang thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ đóng thuế.
Kết hợp với nhiều cơ quan ban ngành xã, kho bạc và công an, chi cục thuế đã
đẩy mạnh công tác thu hồi nợ. Đội quản lý nợ đã chủ động rà soát và tiến
hành phân tích các khoản nợ của từng loại thuế, hướng dẫn các đơn vị kiểm
tra xử lý truy thu tiền thuế nợ đọng. Cụ thể ta xem bảng chi tiết số liệu sau:
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 44 Lớp CQ48/02.04
Bảng 9: Tỷ lệ nợ thuế GTGT:
Đơn vị: nghìn đồng
(Nguồn:chi cục thuếquận ThanhXuân)
Ngành
Tháng 12/Năm 2011 Tháng 12/Năm 2012 Tháng 12/Năm 2013
Ghi thu Thực thu Nợ % Nợ Ghi thu Thực thu Nợ %Nợ Ghi thu Thực thu Nợ %Nợ
Sản
xuất
182.660 118.935 63.725 34,89 170.767 95.619 75.148 44,01 167.915 62.091 105.824 63,02
Vận tải 359.101 336.576 22.525 6,27 368.124 340.011 28.113 7,64 370.146 337.182 32.964 8,91
Thương
mại
835.266 755.014 80.252 9,61 815.443 710.081 105.362 12,92 781.598 655.977 125.621 16,07
Ăn
uống
35.952 34.294 1.658 4,61 37.683 35.820 1.863 4,94 38.794 36.631 2.163 5,58
Dịch vụ 736.197 698.373 37.824 5,14 740.171 700.345 39.826 5,38 74.9307 703.622 45.685 6,1
Tổng 2.149.176 1.943.192 205.984 9,58 2.132.188 1.881.876 250.312 11,74 2.107.760 1.795.503 312.257 14,81
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 45 Lớp CQ48/02.04
Từ bảng trên ta thấy được tỷ lệ nợ đọng thuế GTGT tại địa bàn quận
Thanh Xuân là khá cao và có xu hướng tăng lên: tại thời điểm tháng 12/2011
thì tỉ lệ nợ đọng thuế là 9,58 % tăng lên 11,74% trong tháng 12/2012 và lên
đến 14,81% trong tháng 12/2013. Bên cạnh đó số thuế ghi thu của các ngành
cũng giảm do số nợ đọng thuế tăng qua 3 năm. Trong đó:
*Ngành sản xuất có tỷ lệ nợ đọng thuế cao nhất. Cụ thể: tháng 12/2011
ngành sản xuất nợ 63.725.000 đồng chiếm 34,89% số thuế GTGT phải nộp;
tháng 12/2012 nợ 75.148.000 đồng chiếm 44,01% số thuế GTGT phải nộp,
tăng 11.423.000 đồng so với cùng kì năm ngoái tương ứng 17,92%; số nợ
tháng 12/2013 là 105.824.000 đồng chiếm 63,02% số thuế phải nộp, tăng
30.676.000 đồng so với cùng kì năm ngoái tương ứng 40,82%.
*Ngành ăn uống có tỷ lệ nợ đọng thuế thấp nhất, cụ thể: tháng 12/2011
ngành ăn uống nợ 1.658.000 đồng chiếm 4,61% số thuế GTGT phải nộp;
tháng 12/2012 nợ 1.863.000 đồng chiếm 4,94% số thuế GTGT phải nộp, tăng
205.000 đồng so với cùng kì năm ngoái tương ứng 12,36%; số nợ tháng
12/2013 là 2.163.000 đồng chiếm 5,58% số thuế phải nộp, tăng 300.000 đồng
so với cùng kì năm ngoái tương ứng 16,21%.
Qua phân tích trên, ta có thể thấy được ngành sản xuất là ngành có tỷ lệ nợ
thuế và tốc độ tăng nợ thuế là cao nhất trong 5 ngành. Nguyên nhân chủ yếu
là do sự suy thoái của nền kinh tế tác động đến hoạt động sản xuất của hộ
kinh doanh. Số nợ đọng thuế GTGT cao có thể là do hộ kinh doanh không có
tiền mặt để nộp điều này chứng tỏ các hộ này đang bị chiếm dụng vốn, thời
gian thu hồi vốn chậm.
Để biết rõ hơn về tình hình quản lý nợ thuế của đối tượng nộp thuế ta xem
xét bảng số liệu dưới đây:
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 46 Lớp CQ48/02.04
Bảng 10: Tình hình quản lý nợ của hộkinh doanh:
Đơn vị: nghìn đồng
Cuối năm
Tổng số tiền
nợ
Nợ khó
thu
Nợ có khả năng thu Nợ chờ xử lý
2011 205.984 0 205.984 0
2012 250.312 0 250.312 0
2013 312.257 0 312.257 0
(Nguồn:chi cục thuế quận Thanh Xuân)
Qua bảng số liệu trên ta thấy số tiền nợ thuế GTGT liên tục tăng qua các
năm. Cụ thể: số tiền nợ cuối năm 2011 là 205.984.000 đồng; cuối năm 2012
là 250.312.000 đồng, tăng 44.328.000 đồng tương ứng tăng 21,52%; cuối năm
2013 là 312.257.000 đồng, tăng 61.954.000 đồng, tương ứng tăng 24,74%.
Tuy vậy nhưng chúng ta có tin tích cực là không có nợ khó thu và nợ chờ
xử lý. Điều đó cho ta thấy chi cục đã chủ động rà soát và tiến hành phân tích
các khoản nợ của từng loại thuế, hướng dẫn các đơn vị kiểm tra xử lý truy thu
số tiền nợ đọng thuế; đội liên xã phối hợp với UBND các xã, thị trấn thông
qua biện pháp quản lý hành chính tại địa phương tổ chức thu thuế nợ đọng đạt
hiệu quả tốt. bên cạnh đó do ý thức chấp hành luật thuế chưa cao một số hộ
kinh doanh vẫn chây ỳ, không chịu nộp thuế, tìm mọi cách để giảm số thuế
phải nộp. Đối với những đối tượng này, chi cục cần có những biện pháp mạnh
tay: về ngắn hạn đối với những hộ khoán này đang nợ thuế tháng thì chi cục
cử cán bộ cưỡng chế thuế xuống địa bàn, phối hợp cùng bên an ninh xã đến
địa điểm kinh doanh của người nộp thuế lập biên bản cưỡng chế, thu nợ tiền
thuế; về dài hạn, chi cục lập nhóm những đối tượng nợ đọng thường xuyên,
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 47 Lớp CQ48/02.04
hàng tháng cán bộ ở đội thuế liên xã thường xuyên đến kiểm tra nhắc nhở,
nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của những hộ này.
2.2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh
doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân.
Trong quá trình thực hiện quản lý thuế, chi cục thuế quận Thanh Xuân đã
có cố gắng nhiều để thực hiện hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ theo sự chỉ
đạo của cục thuế Hà Nội. Chi cục đã không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình
độ nghệp vụ, ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ thuế,
để đáp ứng nhu cầu quản lý trong cơ chế thị trường hiện nay. Trong quá trình
thực hiện chi cục thuế quận Thanh Xuân đã đạt được những kết quả nhất định,
nhưng cũng gặp không ít những khó khăn gây ra hạn chế trong công tác quản
lý thuế GTGT đối với hộ sản xuất kinh doanh cá thể.
Những kết quả đạt được:
 Số thuế GTGT ghi thu của chi cục thế quận Thanh Xuân luôn vượt mức
kế hoạch đề ra trong cả 3 năm 2011, 2012 và 2013.
 Về công tác quản lý đối tượng nộp thuế, chi cục đã có sự phối hợp với
các cấp chính quyền địa phương, thường xuyên ra soát các hộ kinh doanh, chi
cục thuế đã đưa được thêm nhiều hộ thực tế mới kinh doanh trên địa bàn vào
diện quản lý. Cụ thể : năm 2012, chi cục thuế đã thêm được 184 hộ vào diện
quản lý, năm 2013 thêm 25 hộ vào diện quản lý.
 Đẩy mạnh công tác đăng ký, kê khai thuế nên số hộ trong diện quản lý
đã được cấp MST đạt 100%.
 Nhìn chung ý thức chấp hành luật thuế GTGT của các đối tượng nộp
thuế trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực. Hầu hết các hộ kinh
doanh đã có ý thức trong việc kê khai nộp thuế GTGT kịp thời, đúng thời gian
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 48 Lớp CQ48/02.04
quy định trong thông báo thuế. Nhiều hộ kinh doanh đã thực hiện tốt chế độ
kế toán, hóa đơn, chứng từ.
 Chi cục thuế đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
về chế độ, chính sách pháp luật thuế, từ đó ý thức thực hiện pháp luật của các
hộ kinh doanh cá thể đã được nâng cao.
Những tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được của công tác quản lý thu thuế GTGT đối
với hộ kinh doanh cá thể trong thời gian qua, vẫn còn những tồn tại sau:
 Dù đã có nhiều cố gắng trong công tác rà soát hộ nhưng cuối năm 2013
vẫn còn tồn tại 205 hộ chưa được đưa vào quản lý, gây thất thu NSNN tại địa
bàn.
 Tình trạng doanh nghiệp, hộ kinh doanh cố tình gian lận thuế với các
hành vi, thủ đoạn ngày càng tinh vi và phức tạp hơn.
 Chưa thể nắm bắt hết được tình hình kinh doanh thực tế của các hộ, nên
vẫn còn tồn tại những hộ xin nghỉ kinh doanh nhưng vẫn tiến hành hoạt động
nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.
 Số thuế GTGT ghi thu giảm qua các năm.
 Số thuế GTGT nợ đọng tăng qua các năm
Nguyên nhân của những hạn chế trên
 Nguyên nhân khách quan:
 Chế độ tự kê khai, tự tính, tự nộp đã thay thế cho chế độ chuyên quản
trong ngành quản lý thuế nên yêu cầu cao về tính tự giác từ người nộp thuế.
 Công tác quản lý hóa đơn, chứng từ, kế toán của các hộ kinh doanh cá
thể còn thấp, không cập nhật các thông tin pháp luật mới, đặc biệt là các văn
bản về thuế và kế toán.
Học viện tài chính Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Đoàn Văn Duy 49 Lớp CQ48/02.04
 Đặc điểm quy mô sản xuất kinh doanh hộ cá thể là nhỏ lẻ, phân bố rộng
khắp, dễ di chuyển địa điểm kinh doanh trong khi lực lượng cán bộ thuế
mỏng, khó khăn trong công tác quản lý.
 Công tác tuyên truyền hỗ trợ mặc dù đã được đẩy mạnh, nhưng vẫn còn
tồn tại những hộ kinh doanh cá thể ý thức kém, không tự giác kê khai, nộp
thuế và luôn tìm cách trốn thuế, gây nhiều khó khăn cho các cán bộ thuế.
 Nguyên nhân chủ quan từ phía chi cục thuế:
 Chưa có sự thống nhất trong phối hợp giữa cơ quan thuế với các ban
ngành liên quan: quản lý thị trường, công an xã... nên vẫn gặp nhiều khó khăn
trong công tác quản lý thu thuế.
 Số lượng cán bộ chưa đủ đáp ứng lượng công việc nhiều cũng như tính
phức tạp của công tác quản lý.
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân

More Related Content

What's hot

Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...
Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...
Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giáo trình thuế
Giáo trình thuếGiáo trình thuế
Giáo trình thuếCong Tran
 
Đề tài nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh ngh...
Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh ngh...Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh ngh...
Đề tài nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh ngh...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (19)

Đề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...
Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...
Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...
 
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon TumLuận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
 
Luận án: Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay
Luận án: Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nayLuận án: Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay
Luận án: Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay
 
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Trà Vinh, 9đLuận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Trà Vinh, 9đ
 
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk LắkLuận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
 
Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nayHiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
 
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Luận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAY
Luận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAYLuận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAY
Luận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAY
 
Giáo trình thuế
Giáo trình thuếGiáo trình thuế
Giáo trình thuế
 
Luận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOT
Luận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOTLuận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOT
Luận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanhLuận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh
 
Đề tài nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh ngh...
Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh ngh...Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh ngh...
Đề tài nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh ngh...
 
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...
 
Luận văn: Căn cứ tính thuế Thu nhập cá nhân theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Căn cứ tính thuế Thu nhập cá nhân theo pháp luật, 9đLuận văn: Căn cứ tính thuế Thu nhập cá nhân theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Căn cứ tính thuế Thu nhập cá nhân theo pháp luật, 9đ
 
Quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế tỉnh Quảng Bình, 9đ
Quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế tỉnh Quảng Bình, 9đQuản lý thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế tỉnh Quảng Bình, 9đ
Quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Đề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Luận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAY
Luận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAYLuận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAY
Luận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAY
 

Similar to Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân

Đề tài: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại cục thuế huyện Kinh Môn - Gửi m...
Đề tài: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại cục thuế huyện Kinh Môn - Gửi m...Đề tài: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại cục thuế huyện Kinh Môn - Gửi m...
Đề tài: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại cục thuế huyện Kinh Môn - Gửi m...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...
kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...
kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...nataliej4
 
Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty TNHH Côn...
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty TNHH Côn...Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty TNHH Côn...
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty TNHH Côn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Ngọc Anh Gò Công.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Ngọc Anh Gò Công.pdfBáo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Ngọc Anh Gò Công.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Ngọc Anh Gò Công.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃIKẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃILuong Nguyen
 
Tiểu luận tình huống chuyên viên kế toán văn phòng UBND tỉnh
Tiểu luận tình huống chuyên viên kế toán văn phòng UBND tỉnhTiểu luận tình huống chuyên viên kế toán văn phòng UBND tỉnh
Tiểu luận tình huống chuyên viên kế toán văn phòng UBND tỉnhViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân (20)

Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đQuản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục ThuếHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
 
Đề tài: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại cục thuế huyện Kinh Môn - Gửi m...
Đề tài: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại cục thuế huyện Kinh Môn - Gửi m...Đề tài: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại cục thuế huyện Kinh Môn - Gửi m...
Đề tài: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại cục thuế huyện Kinh Môn - Gửi m...
 
Quản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đQuản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp chống gian lận Thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Giải pháp chống gian lận Thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đĐề tài: Giải pháp chống gian lận Thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Giải pháp chống gian lận Thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng Ngãi
 
kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...
kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...
kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...
 
Đề tài: Quản lý thuế thu nhập cá nhân Chi cục thuế quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thuế thu nhập cá nhân Chi cục thuế quận Tây HồĐề tài: Quản lý thuế thu nhập cá nhân Chi cục thuế quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thuế thu nhập cá nhân Chi cục thuế quận Tây Hồ
 
Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty TNHH Côn...
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty TNHH Côn...Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty TNHH Côn...
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty TNHH Côn...
 
Luận văn: Quản lý thuế GTGT với hộ cá thể tại chi cục thuế Hoài Đức
Luận văn: Quản lý thuế GTGT với hộ cá thể tại chi cục thuế Hoài ĐứcLuận văn: Quản lý thuế GTGT với hộ cá thể tại chi cục thuế Hoài Đức
Luận văn: Quản lý thuế GTGT với hộ cá thể tại chi cục thuế Hoài Đức
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế TP. Hồ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế TP. Hồ...Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế TP. Hồ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế TP. Hồ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Ngọc Anh Gò Công.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Ngọc Anh Gò Công.pdfBáo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Ngọc Anh Gò Công.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Ngọc Anh Gò Công.pdf
 
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công tyKế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty
 
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃIKẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
 
Đề tài: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
Đề tài: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thểĐề tài: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
Đề tài: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
 
Tiểu luận tình huống chuyên viên kế toán văn phòng UBND tỉnh
Tiểu luận tình huống chuyên viên kế toán văn phòng UBND tỉnhTiểu luận tình huống chuyên viên kế toán văn phòng UBND tỉnh
Tiểu luận tình huống chuyên viên kế toán văn phòng UBND tỉnh
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân

  • 1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn Duy Đoàn Văn Duy
  • 2. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy ii Lớp CQ48/02.04 Mục lục Lời cam đoan............................................................................................... i Mục lục...................................................................................................... ii Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................... v Danh mục các bảng.................................................................................... vi Phần mở đầu............................................................................................... 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH..................................................................... 4 1.1 Những lý luận chung về quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh. . 4 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của thuế giá trị gia tăng...................................... 4 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hộ kinh doanh.................................. 4 1.1.3 Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh................................................... 5 1.2 Nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng:........................................... 8 1.2.1 Phạm vi áp dụng thuế giá trị gia tăng:.................................................. 8 1.2.2 Căn cứ tính thuế:............................................................................... 8 1.3 Sự cần thiết phải quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh............ 13 2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội quận Thanh Xuân.......................... 15 2.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội quận Thanh Xuân ....................................... 15 2.1.2 Tổ chức bộ máy chi cục thuế quận Thanh Xuân................................ 17 2.2 Thực trạng quản lý việc thực hiện luật thuế giá trị gia tăng của các hộ kinh doanh trên địa bàn của chi cục thuế quận Thanh Xuân. ....................... 26 2.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế.............................................................. 26 2.2.2 Quản lý căn cứ tính thuế. ................................................................. 37
  • 3. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy iii Lớp CQ48/02.04 2.2.3 Tình hình quản lý thu nộp thuế và thu hồi nợ đọng ........................... 40 2.2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân................................................................... 47 Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN ....................................................................................... 50 3.1 Mục tiêu, định hướng của công tác quản lý thuế trên địa bàn Quận Thanh Xuân 50 3.1.1 Mục tiêu .......................................................................................... 50 3.1.2 Định hướng...................................................................................... 52 3.2 Các biện pháp chung nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đồi với hộ cá thể trên địa bàn quận Thanh Xuân ........................................ 52 3.2.1 Các biện pháp quản lý đối tượng nộp thuế. ....................................... 52 3.2.2 Quản lý chặt chẽ căn cứ tính thuế..................................................... 54 3.2.3 Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ cho các hộ nộp thuế.......... 54 3.2.4 Tăng cường công tác kê khai – kế toán thuế - tin học........................ 55 3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra thuế, kiểm tra nội bộ.......................... 56 3.2.6 Tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế................... 57 3.3 Các biện pháp khác.......................................................................... 57 3.3.1 Tổ chức tốt công tác cán bộ và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuế.................................................................................... 58 3.3.2 Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí .......................................................................................... 59 3.3.3 . Các biện pháp khác........................................................................ 60
  • 4. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy iv Lớp CQ48/02.04 KẾT LUẬN.............................................................................................. 62 Danh mục các tài liệu tham khảo ............................................................... 63
  • 5. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy v Lớp CQ48/02.04 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HKD: hộ kinh doanh GTGT: giá trị gia tang VAT: thuế giá trị gia tang
  • 6. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy vi Lớp CQ48/02.04 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Tình hình quản lý hộ kinh doanh trên địa bàn Bảng 2: Số lượng hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân Bảng 3: Tình hình quản lý hộ kinh doanh theo ngành nghề Bảng 4: Tình hình hộ nghỉ kinh doanh Bảng 5: Tình hình hộ mới ra kinh doanh Bảng 6: Tình hình quản lý doanh thu đối với các hộ khoán Bảng 7: Tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế GTGT của hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân Bảng 8: Tình hình ghi thu thuế GTGT Bảng 9: Tỷ lệ nợ thuế GTGT Bảng 10: Tình hình quản lý nợ của hộ kinh doanh
  • 7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN , thông qua nguồn thu này để Chính phủ chi tiêu cho các công trình công cộng, cải thiện hệ thống an sinh xã hội. Vì vậy, vấn đề quản lý thu thuế sao cho thu đúng, thu đủ luôn được đặt ra để tạo nguồn thu cho ngân sách và đảm bảo sự công bằng trong nghĩa vụ đóng góp của người dân. Trong thời gian qua, công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh trên địa quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần hạn chế thất thu, tăng thu cho ngân sách Nhà nước với tỷ lệ tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các hộ kinh doanh vẫn còn thấp, tình trạng vi phạm pháp luật thuế vẫn luôn xảy ra ở nhiều hình thức, với mức độ khác nhau, nợ thuế ngày càng tăng. Đối với nguồn thu này còn nhiều tiềm năng khai thác bởi thực trang quản lý thuế còn sót hộ, doanh thu tính thuế còn chưa tương xứng với doanh thu thực tế kinh doanh của hộ… Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải hoàn thiện chính sách và công cụ quản lý để nâng cao hiệu lực của công tác quản lý thuế đối với các HKD cá thể trên địa bàn quận Thanh Xuân nhằm hướng tới 2 mục tiêu cơ bản là: - Về phía ngành thuế: Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế vào Ngân sách Nhà nước, đảm bảo nguồn thu ổn định và tăng thu qua các năm. -Về phía hộ kinh doanh: Nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh đối với NSNN, tạo cơ sở pháp lý giải quyết đầy đủ các quyền lợi của người nộp thuế. Nhận thức được vấn đề này, trong quá trình thực tập tại chi cục thuế quận Thanh Xuân, em đã đi sâu và tìm hiểu đề tài “Quản lý thuế GTGT đối với
  • 8. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 2 Lớp CQ48/02.04 các hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn của mình. 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh xuân. * Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống hóa vấn đề lý luận về quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân, chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh ở quận. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân, thánh phố Hà Nội trong thời gian tới. 3. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài đi sâu phân tích thực trạng quản lý thuế GTGT trên địa bàn, bao gồm: hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai và theo phương pháp khoán. 4. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp. 5. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu theo 3 chương. Bố cục của luận văn gồm 3 phần: Phần 1: Cơ sở lý luận chung về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh.
  • 9. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 3 Lớp CQ48/02.04 Phần 2: Thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh. Phần 3: Giải pháp tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lý Phương Duyên và các cán bộ ở Chi cục thuế quận Thanh Xuân đã tận tình quan tâm, hướng dẫn, giúp em hoàn thành bài luận văn của mình.Là một sinh viên, kiến thức lý luận và thực tiễn còn hạn chế do vậy không thể tránh khỏi những khiếm khuyết trong nội dung và phương pháp nghiên cứu. Em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô giáo, của cán bộ thuế để em có thể bổ sung, nâng cao kiến thức của mình và phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 10. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 4 Lớp CQ48/02.04 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH 1.1 Những lý luận chung về quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh. 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của thuế giá trị gia tăng  Khái niệm: Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.  Đặc điểm:  Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn. Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng số thuế thu được của tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.  Thuế GTGT là loại thuế mang tính trung lập cao bởi vì mục đích của nó không nhằm điều chỉnh sự chênh lệch về thu nhập hay tài sản như thuế thu nhập, thuế tài sản.  Thuế GTGT là loại thuế gián thu là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng khi họ tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.  Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập. 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hộ kinh doanh 1.1.2.1 Khái niệm hộ kinh doanh: Theo Nghị định số 88/2006/NĐ- CP về đang ký kinh doanh, khái niệm pháp lý về hộ kinh doanh được sử dụng thống nhất hiện nay là: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được kinh doanh tại một địa điểm,
  • 11. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 5 Lớp CQ48/02.04 sử dụng không quá mười lao động, không có con dầu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh” ( điều 36). 1.1.2.2 Đặc điểm của hộ kinh doanh: - Đặc điểm về sở hữu: HKD mang tính chất của một hộ gia đình, hoạt động dựa vào vốn, tài sản và sức lao động của những người trong gia đình. - Quy mô SXKD nhỏ, trình độ chuyên môn, quản lý chủ yếu là từ kinh nghiệm. -Số lượng HKD lớn, đa dạng về đối tượng, hình thức, ngành nghề, địa bàn và thời gian hoạt động. -Về ý thức tuân thủ pháp luật thuế còn thấp. 1.1.2.3 Vai trò của hộ kinh doanh. - HKD góp phần tạo việc làm, sử dụng số lượng lớn lao động, góp phần tăng thu nhập. -HKD huy động được một khối lượng vốn lớn, khai thác tiềm năng, sức sáng tạo trong dân, thúc đẩy sản xuất phát triển. -HKD góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn. -HKD tạo ra mạng lưới phân phối lưu thông hàng hóa đa dạng, rộng khắp về tận những vùng sâu, vùng xa. -Sự phát triển của HKD góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo nguồn thu ổn định và ngày càng tăng cho NSNN. 1.1.3 Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh. 1.1.3.1 Khái niệm quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh
  • 12. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 6 Lớp CQ48/02.04 Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh là việc tổ chức thực thi pháp luật thuế của Nhà nước bao gồm các hoạt động tác động và điều hành hoạt động đóng thuế của hộ kinh doanh. 1.1.3.2 Vai trò quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh -Đảm bảo nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng được tập trung chính xác, kịp thời, thường xuyên và ổn định vào NSNN. -Góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật cũng như các quy định về quản lý thuế. Những điểm còn bất cập trong chính sách thuế và những khiếm khuyết trong các luật thuế được phát hiện trong quá trình áp dụng luật vào thực tiễn và qua các hoạt động quản lý thuế . -Thông qua quản lý thuế, Nhà nước thực hiện kiểm soát và điều tiết các hoạt động kinh tế của hộ kinh doanh. 1.1.3.3 Nội dungquản lý thuế đối với hộ kinh doanh a. Quản lý các thủ tục hành chính về thuế Quản lý các thủ tục hành chính thuế là hoạt động của CQT nhằm tạo điều kiện cho NNT đăng ký thuế, kê khai thuế và thực hiện nộp theo đúng qui định. Các thủ tục hành chính thuế gồm: Đăng ký thuế, kê khai thuế, ấn định thuế, nộp thuế, giải quyết hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế và xóa nợ thuế, xử phạt về thuế. b. Giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế (1) Quản lý thông tin về đối tượng nộp thuế. Là quá trình cơ quan thuế thực hiện các bước công việc từ khâu quản lý đăng ký thuế, nhập và xử lý dữ liệu khai ban đầu của NNT. (2) Kiểm tra thuế:
  • 13. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 7 Lớp CQ48/02.04 + Kiểm tra thuế tại trụ sở CQT. + Kiểm tra thuế tại trụ sở NNT. (3)Thanh tra thuế : cơ quan thuế thành lập đoàn thanh tra để phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi trài pháp luật. c. Quản lý quy trình thu thuế (1) Lập dự toán thu thuế Dự toán thu thuế là bảng tổng hợp số thu dự kiến về thuế trong một thời kỳ nhất định, không tách rời dự toán NSNN. (2) Tuyên truyền, hỗ trợ về thuế Tuyên truyền, hỗ trợ về thuế là các hoạt động của CQT nhằm triển khai, phổ biến chính sách thuế, thông tin, hướng dẫn để HKD hiểu biết đầy đủ các qui định về chính sách thuế và các thủ tục hành chính thuế. (3) Tổ chức bộ máy thu thuế Đây là khâu quan trọng trong quản lý thuế, bao gồm việc xác định cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan thuế các cấp và phân bổ đội ngũ cán bộ công chức một cách hợp lý đảm bảo tính thống nhất, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chức năng quản lý thuế. (4) Quản lý nợ thuế Nội dung của công tác quản lý nợ thuế bao gồm: - Theo dõi, phân tích số thuế nợ của NNT theo từng loại thuế, mức nợ, tuổi nợ. - Kết hợp phân tích nợ với phân tích thông tin về SXKD, tình hình tài chính của NNT để xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức thu nợ, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế phù hợp.
  • 14. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 8 Lớp CQ48/02.04 - Giám sát chặt chẽ, có biện pháp kịp thời để đônđốc, xử phạt nợ thuế theo quy định của Luật thuế. -Tổ chức cưỡng chế nợ thuế. 1.2 Nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng: 1.2.1 Phạm vi áp dụng thuế giá trị gia tăng:  Đối tượng chịu thuế GTGT: Hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa dịch vụ mua của các tổ chức, cá nhân nước ngoài), trừ 26 nhóm đối tượng không chịu thuế theo quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng theo thông tư 219 của Bộ Tài Chính.  Đối tượng không chịu thuế GTGT: 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ được quy định trong thông tư 219 của Bộ tài chính.  Người nộp thuế : Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu). 1.2.2 Căn cứ tính thuế: 1.2.2.1 Giá tính thuế:  Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
  • 15. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 9 Lớp CQ48/02.04  Đối với hàng hóa nhập khẩu: Giá tính thuế = giá tính thuế NK + thuế NK phải nộp (nếu có) + thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp (nếu có) + thuế bảo vệ môi trường( nếu có ).  Trường hợp được giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt thì giá tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt tính theo mức thuế phải nộp sau khi đã được giảm.  Trường hợp miễn thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt thì giá tính thuế GTGT là giá tính thuế hàng nhập khẩu ( do thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đã được miễn). 1.2.2.2 Thuế suất thuế GTGT:  Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều 9 thông tư 219/2013/TT-BC .  Thuế suất 5%: áp dụng cho một số loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt thiết yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng và các hàng hoá, dịch vụ cần ưu đãi như nước sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt; thuốc chữa bệnh, phòng bệnh; giáo cụ đồ dùng để giảng dậy và học tập…. trong thông tư 219/2013/TT-BC.  Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BC. 1.2.2.3 Phương pháp tính thuế:  Hộ kinh doanh cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.  Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đăng ký kinh doanh hoặc không phải đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế, đã được cơ quan thuế
  • 16. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 10 Lớp CQ48/02.04 đôn đốc nhưng quá thời hạn theo thông báo đôn đốc của cơ quan thuế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh vẫn không thực hiện đăng ký thuế.  Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ.  Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện nộp tờ khai thuế theo quy định.  Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mở số kế toán nhưng qua kiểm tra của cơ quan thuế thấy thực hiện không đúng chế độ kế toán, không thực hiện đúng và đầy đủ hóa đơn, chứng từ khi mua hàng hóa, dịch vụ, kê khai không chính xác trung thực, cơ quan thuế không thể căn cứ vào sổ sách, hóa đơn, chứng từ để xác định số thuế phải nộp phù hợp với thực tế kinh doanh.  Hộ gia đình và các cá nhân khai thác tài nguyên thủ công, phân tán, lưu động và không thường xuyên.  Căn cứ vào tài liệu kê khai của người nộp thuế về doanh thu, thu nhập, sản lượng và giá bán tài nguyên khai thác, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, Chi cục thuế phối hợp với hội đồng tư vấn xã, phường kiểm tra tính đúng đắn, trung thực của hồ sơ khai thuế, tổ chức điều tra xác định lại doanh thu, thu nhập những trường hợp có nghi vấn khai không đúng để ấn định lại doanh thu kinh doanh. Để đảm bảo việc xác định thuế được công bằng, trước khi thông báo số thuế cho từng hộ, cá nhân Chi cục thuế phải công khai dự kiến doanh thu, số thuế phải nộp của từng hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán để lấy ý kiến của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, sau đó tham khảo ý kiến của hội đồng tư vấn thuế xã, phường để xác định và thông báo cho hộ, cá nhận biết để thực hiện.
  • 17. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 11 Lớp CQ48/02.04  Xác định số thuế phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp = Doanh số bán ra của hàng hóa dịch vụ x Tỷ lệ (%) GTGT hàng hóa, dịch vụ đó x Thuế suất thuế GTGT  Hộ kinh doanh cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo một trong hai phương pháo khấu trừ và phương pháp thực tiếp trên GTGT. Phương phápkhấutrừ:áp dụngcho các hộ kinhdoanhthực hiệnđầy đủ chế độ kếtoán hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Xác định số thuế phải nộp. Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:  Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.  Hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. Xác định số thuế phải nộp Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế đầu ra x Thuế suất áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ đó
  • 18. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 12 Lớp CQ48/02.04 Phương pháp trực tiếp trên doanh thu:  Áp dụng đốivới cơ sở sản xuất kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có đủ hóa đơn của hàng hóa dịch vụ bán ra theo chế độ quy định hoặc có đủ điều kiện xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa dịch vụ như hợp đồng nhưng không có đủ hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ đầu vào thì GTGT được xác định bằng: Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu bán ra của hàng hóa, dịch vụ x Tỷ lệ (%) GTGT hàng hóa,dịch vụ đó x Thuế suất GTGT 1.2.2.4 Đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế.  Đăng ký thuế: các hộ cá thể khi ra kinh doanh phải đăng ký nộp thuế với chi cục thuế về địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, lao động, tiền vốn, nơi nộp thuế và các chỉ tiêu liên quan khác.  Kê khai thuế: Thời hạn nộp hồ sơ khai tháng đối với hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai (trừ trường hợp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT): chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo của tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán: hộ nộp thuế khoán thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo năm ( một năm khai một lần). Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày 15 của tháng 12 của năm trước. Trường hợp mới ra kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là mười ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
  • 19. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 13 Lớp CQ48/02.04  Nộp thuế: hộ cá thể nộp thuế vào NSNN tại kho bạc Nhà Nước, tại cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế, thông qua các tổ chức cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế - ủy nhiệm thu (đối với hộ khoán). Thời hạn nộp thuế đối với hộ kê khai chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, đối với hộ khoán nộp thuế khoán chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng. 1.3 Sự cần thiết phải quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh Thuế GTGT là một sắc thuế quan trọng trong hệ thống thuế của nước ta. Việc áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu nhằm đảm bảo việc tập trung nguồn thu cho NSNN. Mặt khác, trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, chi tiêu cho phát triển là một nhu cầu vô cùng lớn nên xảy ra hiện tượng thiếu hụt ngân sách. Vì vậy, chúng ta phải tìm mọi biện pháp để tăng thu NSNN. Với đường lối đổi mới kinh tế tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng trước pháp luật thì việc quản lý thu thuế khu vực kinh tế nào cũng rất quan trọng. Thành phần ngoài quốc doanh nói chung và kinh tế cá thể nói tiêng lại đang phát triển cả về quy mô và số lượng, thu nhập tăng nhanh thì việc tăng cường quản lý thu thuế khu vực kinh tế này là rất cần thiết Bên cạnh đó, đảm bảo công bằng xã hội là một yêu cầu đặt ra với chính sách thuế và bản thân với chính sách thuế cũng phải đảm bảo sự công bằng xã hội vì có công bằng xã hội thì mới có thể động viên số thu lớn nhất trong thời gian ngắn nhất. Tăng cường quản lý thuế GTGT đối với thành phần kinh tế cá thể một cách chặt chẽ chính là biện pháp để đảm bảo tính công bằng xã hội, từ đó giảm tối đa hiện tượng trốn lậu thuế, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế Ngoài ra, thông qua quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho nhà nước trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế thông qua:
  • 20. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 14 Lớp CQ48/02.04  Kiểm tra, kiểm soátcác ngành nghề, mặt hàng kinh doanh, từđó giúp cho các cơ quan quản lý kinh tế có định hướng phát triển ngành nghề phù hợp.  Nắm được mức độ tiêu dùng, cơ cấu tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ từ đó giúp nhà nước có cơ sở định hướng cho tiêu dùng trong dân cư phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế cá thể. Trong những năm gần đây, việc quản lý thu thuế nói chung và thuế GTGT đối với thành phần kinh tế cá thể còn nhiều thiếu sót dẫn đến hậu quả là gây ra nguồn thất thu thuế, nhà nước bị chiếm dụng vốn gây ra tác động xấu đối với nền kinh tế. Thuế GTGT đòi hỏi phải thay đổi một thói quen vốn đã in sâu trong cách nghĩ và cách làm của mỗi người là: mua bán hàng hóa không cần hóa đơn, linh hoạt đến mức tùy tiện trong ghi chép chứng từ, sổ kế toán, tính thuế trên tổng doanh thu, không phân biệt giữa doanh nghiệp có nhiều và doanh nghiệp có ít giá trị gia tăng và việc thay đổi thói quen cố hữu này là điều hết sức khó khăn. Thành phần kinh tế cá thể chủ yếu là những hộ có quy mô nhỏ, hoạt động phân tán nên công tác quản lý thuế gặp nhiều khó khăn. Cũng bởi những lý do trên mà đề tài này xin đề cập đến thực trạng công tác quản lý thực hiện Luật thuế GTGT của các hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân. Từ đó, rút ra các biện pháp cần thiết để tăng cường công tác quản lý thực hiện Luật thuế GTGT của các hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân.
  • 21. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 15 Lớp CQ48/02.04 Chương II: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI QUẬN THANH XUÂN VÀ CHI CỤC THUẾ QUẬN THANH XUÂN 2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội quận Thanh Xuân. 2.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội quận Thanh Xuân Quận Thanh Xuân được thành lập theo nghị định số 74/NĐ – CP của chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997. Địa giới hành chính của quận bao gồm một số phường được tách ra từ Quận Đống Đa cùng với một số xã của hai Huyện Từ Liêm và Huyện Thanh Trì chuyển sang. Hiện nay, quận có tổng diện tích là 9,11 km2, chia làm 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Thanh Xuân Trung, Thượng Đình, Kim Giang, Phương Liệt, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Bắc, Khương Mai, Khương Trung, Khương Đình, Hạ Đình, Nhân Chính với dân số toàn quận trên 218.560 người (năm 2012). Điều đó phần lớn cho thấy Quận Thanh Xuân có lực lượng lao động mạnh mẽ và dồi dào. Đây là điều kiện tốt để cung cấp nguồn lao động cho sản xuất, kinh doanh cũng như tạo ra một thị trường lớn cho việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Quận Thanh Xuân nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam nội thành Hà Nội, phía đông giáp quận Hai Bà Trưng, phía tây giáp huyện Từ Liêm và quận Hà đông, phía nam giáp huyện Thanh trì, phía bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy. Đây là một địa phương có nhiều di tích lịch sử đã được xếp hạng như Đình vòng, Đình Khương Trung, Đình Quan Nhân, Cự Chính... Thanh Xuân là quê hương của nhiều danh nhân, nhà văn, nhà báo mà tiêu biểu là Đặng Trần Côn, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân... Đây là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng như Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Khuất Duy Tiến... Vị trí địa lý đã tạo cho quận Thanh Xuân có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, thu hút đầu tư và giao lưu Văn hóa – Xã hội. Hiện nay, quận
  • 22. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 16 Lớp CQ48/02.04 Thanh Xuân đang tiến hành quy hoạch mạnh mẽ, nhiều khu đô thị mới mọc lên như: Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính đang phát triển mạnh như một trung tâm mới của Thành phố... nhiều tuyến phố được mở rộng và xây dựng mới đã tạo cho quận mặt khang trang và to đẹp hơn. Cùng với quá trình đô thị hóa, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao về mọi mặt, nhu cầu tiêu dùng phục vụ sinh hoạt ngày cang phong phú và đa dạng, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh rất phát triển với nhiều loại hình kinh doanh rất khác nhau, thu hút nhiều lao động, giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho người dân và góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước. Về mặt Kinh tế, Quận định hướng phát triển kinh tế với cơ cấu công nghiệp - dịch vụ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ. Năm 1997, khi quận bắt đầu được hình thành thì toàn quận chỉ có 97 doanh nghiệp nhưng số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng lên nhanh chóng qua các năm. Đến tháng 12/2009 quận đã có 7706 doanh nghiệp, trong đó chiếm tỷ trọng nhiều nhất là các công ty TNHH (3914 doanh nghiệp). Năm 2009 được coi là năm có nhiều biến động kinh tế như khủng hoảng kinh tế tài chính tổng thu vào NSNN năm 2009 là 580.943 triệu đồng, đạt 135% so với dự toán pháp lệnh. Sau đó, số doanh nghiệp trên địa bàn quận tiếp tục tăng lên tới 9520 doanh nghiệp tại thời điểm tháng 12/2010 và số thu cho ngân sách nhà nước lúc này là 1.755.868 triệu đồng - những con số đáng tự hào đối với Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân - hoàn thành dự toán trước 4 tháng, hoàn thành nhiệm vụ của kế hoạch năm năm 2006 – 2010 đầy thách thức cũng như đem lại một sức mạnh kinh tế to lớn không chỉ đối với địa bàn quận mà còn có ý nghĩa lớn đối với Thành Phố Hà Nội. Đến tháng 12/2011 số doanh nghiệp trên địa bàn quận là 11.350 doanh nghiệp và số thu cho NSNN là 1.725 tỷ đồng. Tính đến tháng 12/2012, trên địa bàn quận có 12.873 doanh nghiệp. Năm 2012 là năm tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và thêm vào đó chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nợ
  • 23. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 17 Lớp CQ48/02.04 công ở Châu Âu chưa được giải quyết, tổng thu vào ngân sách nhà nước năm 2012 là 1.663 tỷ đồng. Năm 2013, tình hình kinh tế cả nước vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ngừng hoạt động, thậm chí phải giải thể. Do đó, đến cuối năm 2013, số doanh nghiệp trên địa bàn có 8.498 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là các công ty cổ phần với 4.633 doanh nghiệp (54,52%) và các công ty TNHH với 3.824 doanh nghiệp (45%), và thực trạng năm 2013 đã ảnh hưởng lớn đến kết quả thu NSNN, do đó việc thực hiện dự toán thu NSNN năm 2013 đạt kết quả chưa cao cùng với con số 1.552 tỷ đồng. Năm 2014, tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2011 – 2015. Quận Thanh Xuân tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng và ổn định. Đi đôi với tăng trưởng kinh tế là sự phát triển về mặt xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống. Để triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - Xã hội lớn thì cần động viên nguồn tài chính không nhỏ vào NSNN. Do đó, nhiệm vụ thu được giao hết sức nặng nề, cơ quan thuế và các ban ngành liên quan cần có sự phối hợp đồng bộ để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế trên địa bàn quận Thanh Xuân. 2.1.2 Tổ chức bộ máy chi cục thuế quận Thanh Xuân. Chi cục thuế Quận Thanh Xuân được thành lập theo quyết định số 1174/QĐ-TCT/TCCB ngày 21/12/1996 của bộ trưởng Bộ Tài chính. Tổ chức bộ máy: Hiện nay, chi cục thuế Quận Thanh Xuân có tổng số 139 cán bộ và 4 người hợp đồngtheo nghị định 68/2000/NĐ-CP. Trongđó,có 95% cánbộ trình độ đại học và trên đại học, 5% cánbộ có trình độ cao đẳng và trung cấp.Ban lãnh đạo chicục bao gồmcó 01 đồngchí chicục trưởngvà 3 đồngchí phó chicục trưởng.
  • 24. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 18 Lớp CQ48/02.04 Căn cứ quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 20/03/2010 của tổng cục trưởng tổng cục thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục thuế trực thuộc cục thuế. Cơ cấu bộ máy quản lý của chi cục thuế quận Thanh Xuân được mô tả theo sơ đồ sau: CHI CỤC TRƯỞNG NGUYỄN TRƯỜNG GIANG CHI CỤC PHÓ VŨ VĂN THỊNH CHI CỤC PHÓ LÊ TRUNG DŨNG CHI CỤC PHÓ NGUYỄN VĂN PHONG + Phụ trách chung khối doanh nghiệp + Đội tổng hợp- nghiệp vụ- dự toán- kê khai thuế và tin học + Đội tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế - ấn chỉ + Đội kiểm tra thuế số 1 + Bộ phận một cửa một dấu. + Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác + Đội kiểm tra thuế số 2 + Đội hành chính- nhân sự- tài vụ (không phụ trách mảng tổ chức cán bộ). + Đội kiểm tra nội bộ + Đội điều hành công tác tổ chức cán bộ + Phụ trách chung toàn bộ hoạt động của Chi cục + Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế. + Đội thuế liên phường Khương Đình- Khương Mai- Phương Liệt. + Đội thuế liên phường Nhân Chính- Thượng Đình- Hạ Đình. + Đội thuế liên phường Thanh Xuân Bắc- Thanh Xuân Nam, Kim Giang. + Phụ trách khối cá thể.
  • 25. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 19 Lớp CQ48/02.04 * Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong chi cục: 1) Đội Tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế - ấn chỉ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi chi cục thuế quản lý. Cụ thể: - Xây dựng chương trình, kế hoạch hỗ trợ người nộp thuế, tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế người dân, các cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn và tổ chức thực hiện; - Chủ trì, phối hợp với các Đội thuộc Chi cục, tổ chức liên quan các hội nghị đối thoại với người nộp thuế trên địa bàn. - Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội… - Xây dựng kế hoạch năm về quản lý ấn chỉ thuế của Chi cục thuế hàng năm, tổ chức thực hiện quản lý ấn chỉ thuế. 2) Đội Tổng hợp -Nghiệp vụ -Dự toán - Kê khai - Kế toán thuế và Tin học: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế. Cụ thể: - Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện công tác xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế và tin học của Chi cục thuế; - Thực hiện công tác đăng ký thuế, cấp mã số thuế cho người nộp thuế, hồ sơ hoàn thuế, các tài liệu, chứng từ liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định; nhập dữ liệu, ghi chép toàn bộ các thông tin trên tờ khai, chứng từ và các tài liệu có liên quan đến nghĩa vụ của người nộp thuế;
  • 26. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 20 Lớp CQ48/02.04 - Kiểm tra ban đầu các hồ sơ khai thuế, yêu cầu người nộp thuế điều chỉnh kịp thời nếu phát hiện kê khai không đúng quy định; thực hiện việc điều chỉnh các số liệu về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi nhận được tờ khai điều chỉnh các số liệu, các quyết định xử lý hành chính về thuế hoặc thông tin điều chỉnh khác của người nộp thuế theo quy định; - Xử lý và kiến nghị xử lý các vi phạm của người nộp thuế về thủ tục đăng ký thuế, nộp hồ sơ kê khai thuế, ngừng nghỉ kinh doanh, bỏ địa bàn kinh doanh thuộc phạm vi quản lý… - Hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước được giao của Chi cục thuế; - Phân tíchtìnhhìnhsản xuất kinh doanhvà các biến độngảnh hưởng đến kết quả thu ngân sáchnhà nước;đánhgiá, dựbáo khả năng thu ngân sách nhà nước, tiến độ thực hiện dự toán thu thuế của Chi cục thuế, phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan triển khai các biện pháp quản lý thu thuế trên địa bàn; - Xây dựng dự toán trình cấp có thẩm quyền và tham mưu cho lãnh đạo Chi cục thuế giao dự toán thu ngân sách nhà nước cho các đội; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng tháng, quý, năm trên địa bàn quản lý; Tham mưu đề xuất với cơ quan thuế cấp trên, lãnh đạo Chi cục các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế ... - Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội… 3) Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ: Thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. Cụ thể:
  • 27. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 21 Lớp CQ48/02.04 - Xây dựng chương trình, kế hoạch quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt trên địa bàn; - Thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền phạt; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thu hồi tiền thuế nợ, tiền phạt vào ngân sách Nhà nước; thực hiện xác nhận tình trạng nợ ngân sách nhà nước; - Theo dõi tình hình kê khai, nộp thuế của người nộp thuế, phân loại nợ thuế theo quy định; phân tích tình trạng nợ thuế của từng đối tượng nộp thuế trên địa bàn … - Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội… 4) Đội Kiểm tra thuế số 1 và đội kiểm tra thuế số 2: Hai Đội kiểm tra thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. Cụ thể là: - Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế trên địa bàn; Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; - Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan Thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời; - Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của người nộp thuế; kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế;
  • 28. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 22 Lớp CQ48/02.04 - Xác định các trường hợp có dấu hiệu trốn lậu thuế, gian luận thuế để chuyển hồ sơ cho bộ phận thanh tra của cơ quan thuế cấp trên giải quyết… - Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội… 5) Kiểm tra nội bộ: Giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan Thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục thuế. Cụ thể: - Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ trên địa bàn quản lý; - Tổ chức kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về thuế, các văn bản pháp luật khác có liên quan của các bộ phận và công chức thuế trong Chi cục Thuế; Kiểm tra tính liêm chính của các cán bộ thuế trong việc thực hiện công tác quản lý thuế, quản lý chi tiêu tài chính, quản lý ấn chỉ thuế trong nội bộ cơ quan; Tổ chức phúc tra kết quả kiểm tra của đội kiểm tra thuế theo chỉ đạo của Chi cục trưởng, hoặc khi có đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kiểm tra thuế thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục trưởng; Tổ chức kiểm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực thi công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục trưởng Chi cục thuế; - Đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý đối với các bộ phận thuộc Chi cục thuế, công chức thuế vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế, quy trình nghiệp vụ
  • 29. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 23 Lớp CQ48/02.04 quản lý thuế phát hiện khi kiểm tra nội bộ và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đội thực hiện nhiệm vụ thanh tra thuế khi được Cục Thuế uỷ quyền và phân cấp. - Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội… 6) Đội Quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác: Quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác. Cụ thể: - Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác quản lý đối với các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác trên địa bàn; - Tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế; kiểm tra hồ sơ khai thuế; tính thuế, phát hành thông báo thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác; - Tổ chức thu nộp hoặc phối hợp với kho Bạc để thu nộp tiền thuế và các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác theo thông báo; - Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thu trên; - Đề xuất xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế trong việc chấp hành nghĩa vụ nộp các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác; đôn đốc thực hiện các quyết định xử lý vi phạm; - Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội; 7) Ba đội thuế liên phường (Đội thuế liên phường Thanh Xuân Bắc – Thanh Xuân Trung – Thanh Xuân Nam, Kim Giang; Đội thuế liên phường Nhân Chính -Thượng Đình – Hạ Đình;Đội thuế liên phường KhươngĐình – Khương Mai – Phương Liệt):
  • 30. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 24 Lớp CQ48/02.04 Thực hiện chức năng quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên). Cụ thể: - Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác quản lý thuế đối với người nộp thuế trên địa bàn được phân công; - Nắm tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn, lập danh sách và sơ đồ quản lý người nộp thuế; - Tổ chức cho người nộp thuế trên địa bàn được đăng ký mã số thuế; hướng dẫn người nộp thuế trên địa bàn thực hiện pháp luật về thuế; - Thực hiện điều tra doanh thu, ấn định thuế đối với trường hợp khoán ổn định đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Đội theo quy định của pháp luật; - Tiếp nhận tờ khai đăng ký thuế, tờ khai thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế (nếu có) chuyển Đội Tổng hợp -Nghiệp vụ - Dự toán - Kê khai - Kế toán thuế và Tin học xử lý; tiếp nhận đơn ngừng nghỉ kinh doanh, đơn xin miễn giảm thuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định ... 8) Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác Hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý. Đội có nhiệm vụ cụ thể như sau: - Xây dựng kế hoạch hàng năm về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động của Chi cục Thuế hàng năm;
  • 31. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 25 Lớp CQ48/02.04 - Tổ chức thực hiện công tác Hành chính, văn thư, lưu trữ; xây dựng và thực hiện dự toán kinh phí, quản lý kinh phí hoạt động, trang thiết bị, phương tiện làm việc, trang phục; thực hiện nhiệm vụ đơn vị dự toán cấp 3 của Chi cục Thuế; - Phối hợp với các đơn vị chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cho hội nghị cuộc họp của Lãnh đạo Chi cục Thuế; - Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế, chế độ quản lý, sử dụng công chức thuế, lao động tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng công chức thuế, công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Chi cục Thuế theo phân cấp quản lý; - Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý đối với cán bộ, công chức thuế vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định, quy trình quản lý thuế theo phân cấp quản lý cán bộ; - Tổ chức các phong trào thi đua của ngành, địa phương; theo dõi, tổng hợp công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Chi cục Thuế theo quy định; - Thực hiện công tác phục vụ cho các hoạt động của nội bộ Chi cục thuế; tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, kho tàng ấn chỉ, tài sản, phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn, vệ sinh cơ quan; quản lý cơ sở vật chất, phương tiện đi lại và tài sản công; phối hợp với các phòng đôn đốc việc thực hiện nội quy, quy chế và kỷ luật lao động; - Tổng hợp, báo cáo công tác nhân sự, hành chính, văn thư, lưu trữ, công tác quản lý tài chính, quản trị trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý; - Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội và của Chi cục Thuế theo quy định hiện hành về văn thư, lưu trữ;
  • 32. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 26 Lớp CQ48/02.04 - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục thuế giao. 2.2 Thực trạng quản lý việc thực hiện luật thuế giá trị gia tăng của các hộ kinh doanh trên địa bàn của chi cục thuế quận Thanh Xuân. 2.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế Trong những năm vừa qua, ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công chức của Chi cục thuế quận Thanh Xuân đã có rất nhiều cố gắng nỗ lực trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế và đặc biệt là với thành phần kinh tế cá thể. Trên địa bàn quận Thanh Xuân thành phần kinh tế cá thể chiếm một số lượng rất lớn, ngành nghề hoạt động đa dạng như sản xuất, ăn uống, thương nghiệp, dịch vụ, thuê nhà, vận tải... quy mô hoạt động cũng rất phong phú, trình độ học vấn của người nộp thuế cũng rất khác nhau vì vậy việc quản lý thực hiện Luật thuế GTGT của chi cục cũng gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Tuy nhiên chi cục thuế quận Thanh Xuân đã có sự nỗ lực rất lớn trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế. Cụ thể :  Quản lý số lượng hộ kinh doanh: Trong những năm qua, số lượng hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Thanh Xuân tăng nhanh với các loại hình kinh doanh phong phú đem lại nguồn thu rất lớn cho NSNN. Để rõ hơn về tình hình quản lý hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân, ta xem xét khái quát bảng số liệu sau:
  • 33. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 27 Lớp CQ48/02.04 Bảng 1: Tình hình quản lý hộ kinh doanh trên địa bàn. Chỉ tiêu Tháng 12/2011 Tháng 12/2012 So sánh Tháng 12/2013 So sánh Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Số hộ kinh doanh thực tế 8040 7870 (170) (2,12) 7534 (336) (4,27) Số hộ quản lý 7120 7304 184 2,58 7329 25 0.34 (Nguồn: chi cục thuế quận Thanh Xuân) Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy cuối năm 2012, số hộ kinh doanh thực tế trên địa bàn là 7870 giảm 170 hộ so với cuối năm 2011 tương ứng giảm với tỷ lệ 2,12%.Không chỉ có thế số hộ kinh doanh thực tế trên địa bàn quận cuối năm 2013 tiếp tục giảm so với cuối năm 2012, cụ thể : số hộ kinh doanh thực tế cuối năm 2013 là 7534 hộ giảm 336 hộ so với cuối năm 2012 và giảm tương ứng là 4,27%. Nguyên nhân số lượng hộ kinh doanh thực tế liên tục giảm qua các năm là do nền kinh tế thế giới khủng hoảng tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế của nước ta khiến cho lạm phát tăng cao dẫn đến việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn,chi phí đầu vào tăng cao cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước làm cho tình trạng kinh doanh thua lỗ xảy ra khắp nơi, kinh doanh không đủ bù đắp chi phí nên các cơ sở sản xuất kinh doanh bắt buộc phải dừng hoạt động. Nhưng chi cục thuế đã có những thay đổi tích cực và phù hợp trong biện pháp quản lý đối tượng nộp thuế và bên cạnh đó các cán bộ thuế cũng đã nỗ lực trong việc rà soát địa bàn, công tác đăng ký và kê khai thuế có nhiều chuyển biến tích cực nên đã đạt được nhiều
  • 34. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 28 Lớp CQ48/02.04 kết quả khả quan trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế. Cụ thể như số hộ được quản lý cuối năm 2012 đã tăng 184 hộ so với năm 2011, tương ứng tăng 2,58% và số hộ kinh doanh được quản lý năm 2013 cũng tăng nhẹ 25 hộ so với năm 2012 tương ứng với 0,34%.Tuy nhiên bên cạnh đó cuối năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt còn tồn tại 920, 566, 205 hộ kinh doanh chưa được quản lý. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như nhiều cửa hàng, dịch vụ mới mở songcông tác cập nhật các hộ kinh doanh trong các ngõ xóm, tuyến phố còn hạn chế, tình trạng chuyển đổi chủ ốt, chủ cửa hàng kinh doanh, sang nhượng tên nhưng cán bộ thuế chưa nắm bắt được, các dịnh vụ kinh doanh vỉa hè như quán ăn, bán quần áo... Tuy nhiên chúng ta vẫn phải ghi nhận sự cố gắng và nỗ lực của các cán bộ thuế trong việc quản lý đối tượng nộp thuế khi số lượng hộ kinh doanh chưa được quản lý liên tục giảm qua các năm.Ta tiếp tục tìm hiểu bảng số liệu sau đây để rõ hơn sự biến động về số lượng hộ kinh doanh do chi cục thuế quận Thanh Xuân quản lý. Bảng 2: Số lượng hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân Diễn giải Tháng 12/2011 Tháng 12/2012 Chênh lệch Tháng 12/2013 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Hộ kê khai 129 136 7 5,43 94 (42) (30,88) Hộ khoán thuế 6991 7168 177 2,53 7235 67 0,93 Tổng số 7120 7304 184 2,58 7329 25 0,34 (Nguồn:chi cục thuế quận Thanh Xuân) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, hộ khoán thuế chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu hộ kinh doanh trong năm 2011 là 98,19%, năm 2012 là 98,14% và năm 2013 là 98,71%. Bên cạnh đó số lượng hộ khoán thuế còn liên tục
  • 35. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 29 Lớp CQ48/02.04 tăng qua các năm cụ thể: năm 2011 số lượng hộ khoán là 6991 hộ thì đến năm 2012 là 7168 hộ, tăng 177 hộ tương ứng tăng 2,53%, năm 2013 số lượng hộ khoán tăng nhẹ lên 7235 hộ, tăng 67 hộ tương ứng 0,93%. Tốc độ tăng trưởng về số lượng hộ kinh doanh năm 2013 thấp hơn so với năm 2012 cụ thể: nếu như năm 2012 quận Thanh Xuân có 7304 hộ kinh doanh cá thể, tăng 184 hộ so với năm 2011( 7120 hộ) tăng tương ứng 2,58% thì năm 2013 số lượng hộ kinh doanh tăng nhẹ 25 hộ lên 7329 hộ tương ứng 0,34%. Số liệu trên cho ta thấy cho dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng các hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân vẫn thích ứng được và tăng trưởng về số lượng. Điều đó chứng tỏ các hộ kinh doanh này có sức cạnh tranh khá tốt trên thị trường.  Quản lý ngành nghề kinh doanh: Một khâu rất quan trọng trong quá trình quản lý đối tượng nộp thuế đó chính là quản lý ngành nghề kinh doanh, từ đó mới đảm bảo tính thuế đúng và đủ. Để quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế cần nắm bắt chặt chẽ được tình hình hoạt động trên các ngành nghề, mặt hàng, quy mô của hộ kinh doanh cá thể, để từ đó đảm bảo công tác tính thuế. Do vậy, trong công tác quản lý thu, chi cục thuế đã thực hiện phân loại các ngành nghề kinh doanh đối với hộ cá thể. Để thấy được điều đó ta phân tích thêm bảng số liệu sau:
  • 36. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 30 Lớp CQ48/02.04 Bảng 3 : Tình hình quản lý hộ kinh doanh theo ngành nghề (Nguồn: Chi cục thuế quận Thanh Xuân) Ngành nghề Tháng 12/2011 Tháng 12/2012 Tháng 12/2013 Số hộ thực tế Số hộ quản lý chênh lệch Số hộ thực tế Số hộ quản lý chênh lệch Số hộ thực tế Số hộ quản lý chênh lệch Sản xuất 750 720 30 653 630 23 546 536 10 Vận tải 670 550 120 660 567 93 643 611 32 Thương mại 4060 3830 230 4030 3920 110 3910 3880 30 Ăn uống 725 300 425 720 457 263 702 582 120 Dịch vụ 1835 1720 115 1807 1730 77 1733 1720 13 Tổng cộng 8040 7120 920 7870 7304 566 7534 7329 205
  • 37. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 31 Lớp CQ48/02.04 Từ bên bảng số liệu trên ta có thể thấy ngành ăn uống là còn bị bỏ sót nhiều nhất với 425 hộ năm 2011 nhưng con số này đã giảm mạnh sau 2 năm 2012 và 2013 với lần lượt là 263 và 120 hộ. Cuối năm 2011, chi cục thuế còn chưa quản lý được 920 hộ tuy nhiên con số này liên tục giảm qua các năm 2012 với 566 hộ bị bỏ sót và 205 hộ cuối năm 2013. Cụ thể:  Ngành sản xuất: cuối năm 2011 còn sót 30 hộ, năm 2012 sót 23 hộ và đến cuối năm 2013 chỉ còn sót có 10 hộ. Như vậy qua 3 năm thì chi cục thuế đã quản lý thêm được: 30-10= 20 hộ kinh doanh.  Ngành vận tải: cuối năm 2011 còn sót 120 hộ, năm 2012 sót 93 hộ và đến cuối năm 2013 chỉ còn sót có 32 hộ. Như vậy qua 3 năm thì chi cục thuế đã quản lý thêm được: 120 – 32 = 88 hộ kinh doanh.  Ngành thương mại: cuối năm 2011 còn sót 230 hộ, năm 2012 sót 110 hộ và đến cuối năm 2013 chỉ còn sót có 30 hộ. Như vậy qua 3 năm thì chi cục thuế đã quản lý thêm được: 230 – 30 = 200 hộ kinh doanh.  Ngành ăn uống: cuối năm 2011 còn sót 425 hộ, năm 2012 sót 263 hộ và đến cuối năm 2013 chỉ còn sót có 120 hộ. Như vậy qua 3 năm thì chi cục thuế đã quản lý thêm được: 425 – 120 = 305 hộ kinh doanh.  Ngành dịch vụ: cuối năm 2011 còn sót 115 hộ, năm 2012 sót 77 hộ và đến cuối năm 2013 chỉ còn sót có 13 hộ. Như vậy qua 3 năm thì chi cục thuế đã quản lý thêm được: 115 – 13 = 102 hộ kinh doanh. Đây là một dấu hiệu khả quan, có ảnh hưởng tích cực đến công tác quản lý đối tượng nộp thuế trên đại bàn quận Thanh Xuân. Chúng ta có thế thấy cuối năm 2013 thì số hộ kinh doanh ăn uống bị bỏ sót vẫn chiếm tỷ trọng cao ( 120 trong 205 hộ tương ứng với 49,76%). Nguyên nhân có thể thấy là ngành này hoạt động với quy mô nhỏ, chu kỳ bất thường phụ thuộc vào tình hình kinh tế của từng đối tượng, địa điểm kinh doanh thay đổi liên tục hoặc lấn chiếm vỉa
  • 38. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 32 Lớp CQ48/02.04 hè làm địa điểm kinh doanh cho nên công tác quản lý của cán bộ thuế với các đối tượng này còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Từ những số liệu tổng hợp thu được tại chi cục thuế quận Thanh Xuân và qua suy luận thực tế ta có thể thấy tình trạng hộ kinh doanh bị bỏ sót xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do một số hộ cố tình trốn thuế, không tự giác kê khai nộp thuế và cũng có một số trường hợp hộ không ra đăng ký kinh doanh. Bên cạnh những nguyên nhân từ phía đối tượng nộp thuế thì còn một số nguyên nhân như cán bộ thuế chưa bám sát được địa bàn để nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể, công tác kiểm tra còn nhiều thiếu sót, công tác phối hợp với những cơ quan liên quan để giám sát theo dõi đối tượng nộp thuế chưa thật sự hiệu quả. Để tìm hiểu rõ hơn ta đi tìm hiểu thêm một số trường hợp cụ thế sau: Trường hợp 1: có những hộ nộp đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.
  • 39. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 33 Lớp CQ48/02.04 Bảng 4: Tình hình hộ nghỉ kinh doanh Ngành nghề Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số hộ nghỉ (hộ) Số thuế VAT (1000đ) Số hộ nghỉ (hộ) Số thuế VAT (1000đ) Số hộ nghỉ (hộ) Số thuế VAT (1000đ) Sản xuất 35 15.420 67 12.420 82 23.284 Vận tải 17 24.319 10 20.710 46 17.435 Thương mại 185 54.081 80 42.120 183 72.935 Ăn uống 5 4.488 3 4.585 4 6.429 Dịch vụ 103 22.150 50 28.285 105 32.637 Tổng 345 120.458 210 108.120 420 152.720 (Nguồn:Chi cục thuế quận Thanh Xuân) Như vậy, cuối năm 2011 thì tổng số hộ nghỉ là 345 hộ tương ứng số thuế VAT giảm đi là 120.458.000 (đồng) trong đó ngành thương mại có chiếm tỷ trọng lớn nhất với số thuế giảm là 54.081.000 (đồng) . Sang đến cuối năm 2012, thì ngành thương mại vẫn là ngành có số giảm về tiền thuế VAT và số hộ kinh doanh nhiều nhất với 80 hộ tương ứng giảm 42.120.000 đồng tiền thuế VAT trong tổng số 108.120.000 (đồng) tương ứng giảm 38,96%. Sang đến cuối năm 2013 thì số lượng hộ thương mại nghỉ kinh doanh vẫn duy trì ở mức cao với 183 hộ trong tổng số 420 hộ ( chiếm 43,57%) đồng thời giảm số lượng thuế VAT đi 72.935.000 đồng chiếm 47,75% số thuế VAT thất thu. Trong khi đó số lượng hộ kinh doanh trong ngành ăn uống giảm ít nhất. Cụ
  • 40. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 34 Lớp CQ48/02.04 thể: năm 2011, có 5 hộ kinh doanh trong ngành ăn uống nghỉ trong tổng số 345 hộ (chiếm 1,45%) làm cho số thuế GTGT chi cục thuế thu được giảm đi 4.488.000 đồng; đến năm 2012, số lượng hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống giảm đi 3 hộ trong tổng số 210 hộ nghỉ kinh doanh( chiếm 1,43%) tương ứng số thuế GTGT phải nộp giảm 4.585.000 đồng và đến năm 2013 thì con số này vẫn duy trì ở mức 4 hộ nghỉ trong tổng số 420 hộ( chiếm 0,95%) tương ứng số thuế GTGT phải nộp giảm 6.429.000 đồng . Nguyên nhân có thể thấy là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, lạm phát đẩy giá cả tăng cao làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn hơn. Bên cạnh nguyên nhân khách quan thì cũng cần phải xét đến các nguyên chủ quan là hộ kinh doanh dựa vào những kẻ hở của pháp luật để tìm cách trốn thuế, theo quy định của chính sách hiện hành, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể thuộc đói tượng nộp thuế theo phương thức khoán, có nguyện vọng tạm nghỉ sản xuất, kinh doanh hoặc đột xuất nghỉ kinh doanh vì lý do khách quan như tai nạn, ốm đau…và thực tế có nghỉ kinh doanh thì được xét miễn giảm thuế. Lợi dụng điều này nên có một số hộ đã làm đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh. Trong thời gian qua, chi cục đã có nhiều biện pháp phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện rà soát, kiểm tra tình hình hộ kinh doanh trên địa bàn và đã phát hiện ra nhiều trường hợp gian lận, chi cục cũng đã có những biện pháp xử lý phù hợp đối tượng vi phạm để răn đe và truy thu lại số thuế mà hộ kinh doanh đó đã gian lận. Tuy rất nỗ lực trong công tác rà soát địa bàn, quản lý đối tượng nộp thuế nhưng trong thực tế do địa bàn quản lý quá rộng nên có những lúc cán bộ thuế cũng chưa thể nắm bắt hết được tình hình hộ kinh doanh và do ý thức chấp hành pháp luật về thuế của đối tượng nộp thuế chưa cao nên tình trạng các hộ kinh doanh có đơn xin nghỉ nhưng thực tế vẫn kinh doanh còn tồn tại.
  • 41. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 35 Lớp CQ48/02.04 Bảng 5: Tình hình hộ mới ra kinh doanh. Ngành nghề Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số hộ (hộ) Số thuế VAT (1000đ ) Số hộ (hộ) Số thuế VAT (1000đ ) Số hộ (hộ) Số thuế VAT (1000đ ) Sản xuất 4 823 1 153 5 1.426 Vận tải 33 12.801 52 24.312 43 13.331 thương mại 297 94.223 174 70.385 206 73.823 Ăn uống 112 32.965 195 48.245 163 42.374 Dịch vụ 210 62.930 183 115.473 203 94.832 Tổng 656 203.742 609 258.568 620 225.786 (Nguồn:số liệu tổng hợp phòng kê khai- kế toán thuế) Từ bảng số liệu trên ta thấy số lượng hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh tăng đều đặn hàng năm, cụ thể trong năm 2011 có 656 hộ đăng ký kinh doanh, năm 2012 có 609 hộ và năm 2013 thì có 620 hộ mới đi vào kinh doanh. Từ đó cho thấy dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thì số lượng hộ mới đi vào kinh doanh vẫn tăng đều đặn hàng năm. Nguyên nhân có thể xuất phát từ đặc điểm của hộ kinh doanh: quy mô nhỏ, vốn ít, trình độ quản lý thấp cho nên hộ kinh doanh dễ xoay sở để vượt qua tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế. Với số hộ mới ra kinh doanh như trên thì nguồn thu thuế GTGT của chi cục thuế tương ứng cũng tăng lên. Năm 2011 chi cục thuế thu được 203.742.000 đồng thuế VAT trong đó ngành thương mại chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 94.223.000 đồng tương ứng 46,24%; năm 2012 là 258.568.000 đồng thuế VAT trong đó ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 115.473.000
  • 42. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 36 Lớp CQ48/02.04 đồng tương ứng 44,66%; năm 2013 là 225.786.000 đồng thuế VAT trong đó ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 94.832.000 đồng tương ứng 42%. Qua bản số liệu trên chúng ta có thể thấy trong 3 năm, số lượng hộ sản xuất mới đi vào kinh doanh rất ít do đó số thuế VAT thu được là rất nhỏ. Cụ thể: năm 2011 có 4 hộ, số thuế VAT thu được là 823.000 đồng tương ứng 0,4%; năm 2012 có 1 hộ, số thuế VAT thu được là 153.000 đồng tương ứng với 0,06%; năm 2013 tình hình có khởi sắc hơn với 5 hộ mới đi vào kinh doanh, số thuế VAT thu được là 1.426.000 đồng tương ứng với 0,63%. Điều này cho thấy ngành sản xuất chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế cả về số lượn hộ mới đi vào kinh doanh lẫn số thuế VAT thu được. So sánh số liệu của bảng 3 và bảng 4, có thể thấy số hộ mới ra kinh doanh nhiều hẳn so với số hộ nghỉ kinh doanh. Cụ thế, cuối năm 2011 số chênh lệch là 311 hộ, cuối năm 2012 thì con số đã lên đến 399 hộ và đến cuối năm 2013 thì con số này là 200 hộ. Đồng thời ta cũng thể thấy số thuế VAT thu được từ những hộ mới ra kinh doanh cuối năm bù đắp số thuế VAT bị giảm của những hộ nghỉ kinh doanh. Từ đó làm tăng tổng số thuế thu được của chi cục. Điều đó cho thấy số thuế VAT thu được từ của chi cục thuế ít chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế. Trường hợp 3: Đối với những hộ kinh doanh vãng lai Hộ kinh doanh vãng lai là những hộ kinh doanh không có địa điểm kinh doanh, thời gian kinh doanh cố định. Chính vì những đặc tính đó mà việc quản lý những đối tượng này gặp phải khá nhiều khó khăn. Dựa trên tìm hiểu thực tế, thì quận Thanh Xuân có diện tích không lớn, các hộ kinh doanh chủ yếu là người dân bản xứ tuy nhiên số lượng người ở địa phương khác cũng khá lớn do đó số hộ kinh doanh vãng lai trên địa bàn là tương đối nhiều, đó chính là một thách thức trong quản lý của chi cục thuế
  • 43. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 37 Lớp CQ48/02.04 quận Thanh Xuân. Do đó đòi hỏi cán bộ tại các đội liên xã luôn có những hoạt động giám sát chặt chẽ, nắm bắt và thu thập đầy đủ về số lượng hộ kinh doanh vãng lai, không để xảy ra thiếu sót gây thất thu cho NSNN. 2.2.2 Quản lý căn cứ tính thuế. Hiện này, chi cục thuế quận Thanh Xuân quản lý các hộ kinh doanh dưới hình thức khoán doanh thu là chính, chỉ có một vài hộ thực hiện tốt chế độ hóa đơn, chứng từ nên xin được tính thuế bằng hình thức khấu trừ. Vì con số đấy là rất nhỏ nên chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu các hộ nộp thuế theo hình thức khoán là chủ yếu. Trong quá trình thực hiện việc nộp thuế theo hình thức khoán thì việc thất thu thuế đối với các hộ kinh doanh là không thể tránh khỏi. Do đó đòi hỏi chi cục thuế cần phải thường xuyên tiền hành điều tra doanh thu của các hộ dựa trên giá cả thị trường của từng mặt hàng trên địa bàn để ấn định mức doanh thu sát thực tế hơn. Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các đội liên với hội đồng tư vẫn xã, ban quản lý thị trường, ban quản lý chợ để tiến hành ấn định doanh thu hợp lý. Ta tiến hành nghiên cứu tình hình tổng thể thông qua bảng số liệu sau.
  • 44. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 38 Lớp CQ48/02.04 Bảng 6: Tình hình quản lý doanh thu đối với các hộ khoán. Ngành nghề Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số hộ (hộ) Doanh thu (1000đ ) Số hộ (hộ) Doanh thu (1000đ ) Số hộ (hộ) Doanh thu (1000đ ) Sản xuất 644 41.769.731 602 37.825.726 598 32.853.442 Vận tải 546 72.954.362 575 74.083.542 582 74.866.397 Thương mại 3.803 162.738.926 3.763 159.845.635 3.726 156.435.836 Ăn uống 296 6.149.040 465 7.973.547 577 8.463.968 Dịch vụ 1.702 139.824.673 1.763 141.918.670 1.752 144.554.311 Tổng 6.991 423.436.732 7.168 421.647.120 7.235 417.173.954 (Nguồn:chi cục thuế quận Thanh Xuân) Tại thời điểm cuối năm 2011 tổng doanh thu trên địa bàn quận Thanh Xuân là 423.436.732.000 (đồng), cuối năm 2012 tổng doanh thu là 421.647.120.000 đồng giảm 1.789.612.000 (đồng) so với số doanh thu cùng kỳ năm ngoái, tương ứng giảm 0,42%, tương tự năm 2013 chi cục thuế quận Thanh xuân có số tổng doanh thu là 417.173.954.000 đồng giảm 4.473.166.000 đồng tương ứng giảm 1,06%. Trong đó:  Ngành thương mại có doanh thu cao nhất cụ thể: năm 2011 doanh thu của thương mại là 162.738.926.000 đồng; năm 2012 là 159.845.635.000 đồng giảm 2.893.291.000 (đồng), tương ứng với tỷ lệ giảm là 1,77%; năm 2013 ngành thương mại có doanh thu là 156.435.836.000 đồng giảm 3.409.799.000 đồng tương ứng với giảm 2,13%.
  • 45. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 39 Lớp CQ48/02.04  Ngành ăn uống có doanh thu thấp nhất: năm 2011 doanh thu của ngành ăn uống là 6.149.040.000 đồng; năm 2012 là 7.973.547.000 đồng tăng 1.824.507.000 đồng tương ứng tăng 29,67%; năm 2013 ngành ăn uống có doanh thu là 8.463.968.000 đồng tăng 490.421.000 đồng tương ứng tăng 6,15% Như vậy tăng nhiều nhất từ năm 2011-2013 là ngành dịch vụ với 4.729.638.000 (đồng).Tuy nhiên tốc độ tăng nhanh nhất từ năm 2011-2013 lại là ngành ăn uống với tỷ lệ tăng qua 2 năm lần lượt là 29,67% và 6,15% Nguyên nhân là do tăng về số hộ và quy mô kinh doanh. Việc giảm doanh thu ở ngành sản xuất nguyên nhân có thể là do một số hộ đã chuyển sang ngành nghề khác dẫn tới số hộ sản xuất giảm kéo theo doanh thu giảm. Nhìn chung doanh thu từ năm 2011-2013 có xu hướng giảm qua các năm trong đó doanh thu của ngành sản xuất, thương mại giảm khá mạnh.Trong khi đó thì doanh thu ngành ăn uống, dịch vụ tăng mạnh và ngành vận tải có doanh thu tăng nhẹ. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho các hộ kinh doanh có xu hướng chuyển từ ngành sản xuất và thương mại sang các ngành khác. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại một số vấn đề như sau:  Một số hộ kinh doanh khi bị điều chỉnh doanh thu khoán thì có ý chống đối không tuân theo, thể hiện ý thức tự giác của hộ kinh doanh là chưa cao.  Số hộ kinh doanh lớn, quy mô vốn nhỏ nằm rải rác dẫn đến khó quản lý trong khi đội ngũ cán bộ thuế còn mỏng. Vì vậy chưa thể sâu sát, nắm được hoạt động kinh doanh thực tế trên địa bàn.
  • 46. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 40 Lớp CQ48/02.04  Số lượt hộ điều chỉnh doanh thu cònquá thấp so với số công bố ổn định thuế, còn nhiều hộ vẫn chưa xem xét lại mức doanh thu và mức thuế nên nhìn chung doanh thu khoán hiện nay thấp hơn doanh thu thực tế kinh doanh. Nhận thức được điều đó, cơ quan thuế cần phải có những biện pháp thích hợp để hạn chế tính trạng thất thu thuế cho NSNN. 2.2.3 Tình hình quản lý thu nộp thuế và thu hồi nợ đọng Trong những năm qua để tiến hành quản lý việc thu nộp thuế đầy đủ cho NSNN thì chi cục thuế không ngừng phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Với tỷ lệ nợ đọng thuế GTGT không quá 5%, cho thấy chi cục thuế quận Thanh Xuân đã thực hiện công tác đôn đốc thu nộp đối với các hộ kinh doanh cá thể là khá tốt. Mặc dù ý thức chấp hành pháp luật của các hộ kinh doanh chưa phải là cao, nhưng các cán bộ thuế đã chủ động đôn đốc các hộ kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của mình, theo dõi tình hình thu nộp của các hộ một cách thường xuyên, tổ chức công tác lập bộ thuế hàng tháng, lập bộ những hộ mới phát sinh. Tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế GTGT của quận Thanh Xuân được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 7: Tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế GTGT của hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân. Đơn vị tính: nghìn đồng Năm Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 2011 25.036.720 26.030.119 993.399 3,96 2012 22.353.830 24.026.291 1.672.461 7,48 2013 20.784.910 23.385.146 2.600.236 12,51 (Nguồn:chi cục thuế quận Thanh Xuân)
  • 47. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 41 Lớp CQ48/02.04 Qua bản số liệu trên ta thấy số thu thuế của hộ kinh doanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân đều giảm qua 3 năm 2011, 2012 và 2013. Cụ thể:  Năm 2011: kế hoạch thu thuế của chi cục thế là 25.036.720.000( đồng) trong khi thực hiện được 24.026.291.000 đồng, tăng hơn 993.339.000 đồng so với kế hoạch đã đề ra, tương ứng tăng 3,96%.  Năm 2012: kế hoạch thu thuế của chi cục thế là 22.353.830.000( đồng) trong khi thực hiện được 26.030.119.000 đồng, tăng hơn 1.672.461.000 đồng so với kế hoạch đã đề ra, tương ứng tăng 7,48%.  Năm 2013: kế hoạch thu thuế của chi cục thế là 20.784.910.000( đồng) trong khi thực hiện được 23.385.146.000 đồng, tăng hơn 2.600.236.000 đồng so với kế hoạch đã đề ra, tương ứng tăng 12,51%. Thông qua số liệu trên chúng ta có thể thấy là tuy số thuế có giảm qua từng năm thế nhưng chi cục thuế quận Thanh Xuân đã thu được số thuế VAT thực tế vượt hơn so với dự kiến. Đạt được kết quả này là nhờ chi cục thuế hàng năm tổ chức tốt các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ, tập thể chi cục thuế đã nêu cao tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn bằng nhiều biện pháp: tổ chức chỉ đạo thu thuế ngay từ đầu năm, tăng cường công tác quản lý thu, công khai thủ tục hành chính thuế tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện chính sách thuế… Để nắm rõ hơn về tình hình ghi thu thuế, ta đi vào phân tích bảng số liệu sau:
  • 48. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 42 Lớp CQ48/02.04 Bảng 8: Tình hình ghi thu thuế GTGT: Ngành nghề Tháng 12/2011 Tháng 12/2012 Tháng 12/2013 Số hộ (hộ) Thuế (1000đ ) Số hộ (hộ) Thuế (1000đ ) Số hộ (hộ) Thuế (1000đ ) Sản xuất 644 182.660 602 170.767 598 167.915 Vận tải 546 359.101 575 368.124 582 370.146 Thương mại 3803 835.266 3763 815.443 3726 781.598 Ăn uống 296 35.952 465 37.683 577 38.794 Dịch vụ 1702 736.197 1763 740.171 1752 749.307 Tổng 6991 2.149.176 7168 2.132.188 7235 2.107.760 (nguồn:chi cục thuế quận ThanhXuân) Thời điểm cuối năm 2011 tổng số thuế GTGT mà chi cục thu được là 2.149.176.000 đồng, số thuế tháng 12/2012 là 2.132.188.000 đồng giảm 16.988.000 đồng tương ứng giảm 0,79%, số thuế tháng 12/2013 là 2.107.760.000 đồng, giảm 24.428.000 đồng tương ứng giảm 1,15% so với cùng kì năm ngoái. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm về số thuế chính là doanh thu cuối năm liên tục giảm liên tiếp qua 3 năm 2011, 2012 và 2013.Cụ thể:  Ngành thương mại có số thuế GTGT phải nộp là nhiều nhất, cụ thể: số thuế tại thời điểm tháng 12/2011 là 835.266.000 đồng, tháng 12/2012 là 815.443.000 đồng, giảm 19.823.000 đồng, tương ứng giảm 2,37%; tháng 12/2013 là 781.598.000 đồng, giảm 33.845.000 đồng tương ứng giảm 4,15%.
  • 49. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 43 Lớp CQ48/02.04  Ngành ăn uống có số thuế GTGT phải nộp là ít nhất, cụ thể: số thuế tại thời điểm tháng 12/2011 là 35.952.000 đồng, tháng 12/2012 là 37.683.000 đồng, tăng 1.731.000 đồng, tương ứng tăng 4,81%; tháng 12/2013 là 38.794.000 tăng 1.111.000 đồng, tương ứng tăng 2,95%.  Ngành dịch vụ: số thuế tại thời điểm tháng 12/2011 là 736.197.000 đồng, tháng 12/2012 là 740.171.000 đồng, tăng 3.974.000 đồng, tương ứng tăng 0.54%; tháng 12/2013 là 749.307.000 đồng, tăng 9.136.000 đồng, tương ứng tăng 1,23%. Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy số thu thuế GTGT tại thời điểm cuối năm của chi cục thuế quân Thanh Xuân liên tục giảm qua các năm. Tuy nhiên số lượng thuế GTGT giảm qua các năm không biến động quá lớn, không ảnh hưởng tới kế hoạch thu thuế của chi cục. Điều đó chứng tỏ chi cục đã có những bước đi đúng đắn hợp lý trong công tác quản lý thu thuế GTGT trong khu vực, góp phần làm giảm số thuế thất thu. Tuy nhiên để có cái nhìn toàn diện hơn về công tác quản lý thực hiện Luật thuế GTGT tại chi cục thuế ta đi xem xét thêm tình trạng thu hồi nợ đọng thuế GTGT. Chi cục thuế đã và đang thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ đóng thuế. Kết hợp với nhiều cơ quan ban ngành xã, kho bạc và công an, chi cục thuế đã đẩy mạnh công tác thu hồi nợ. Đội quản lý nợ đã chủ động rà soát và tiến hành phân tích các khoản nợ của từng loại thuế, hướng dẫn các đơn vị kiểm tra xử lý truy thu tiền thuế nợ đọng. Cụ thể ta xem bảng chi tiết số liệu sau:
  • 50. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 44 Lớp CQ48/02.04 Bảng 9: Tỷ lệ nợ thuế GTGT: Đơn vị: nghìn đồng (Nguồn:chi cục thuếquận ThanhXuân) Ngành Tháng 12/Năm 2011 Tháng 12/Năm 2012 Tháng 12/Năm 2013 Ghi thu Thực thu Nợ % Nợ Ghi thu Thực thu Nợ %Nợ Ghi thu Thực thu Nợ %Nợ Sản xuất 182.660 118.935 63.725 34,89 170.767 95.619 75.148 44,01 167.915 62.091 105.824 63,02 Vận tải 359.101 336.576 22.525 6,27 368.124 340.011 28.113 7,64 370.146 337.182 32.964 8,91 Thương mại 835.266 755.014 80.252 9,61 815.443 710.081 105.362 12,92 781.598 655.977 125.621 16,07 Ăn uống 35.952 34.294 1.658 4,61 37.683 35.820 1.863 4,94 38.794 36.631 2.163 5,58 Dịch vụ 736.197 698.373 37.824 5,14 740.171 700.345 39.826 5,38 74.9307 703.622 45.685 6,1 Tổng 2.149.176 1.943.192 205.984 9,58 2.132.188 1.881.876 250.312 11,74 2.107.760 1.795.503 312.257 14,81
  • 51. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 45 Lớp CQ48/02.04 Từ bảng trên ta thấy được tỷ lệ nợ đọng thuế GTGT tại địa bàn quận Thanh Xuân là khá cao và có xu hướng tăng lên: tại thời điểm tháng 12/2011 thì tỉ lệ nợ đọng thuế là 9,58 % tăng lên 11,74% trong tháng 12/2012 và lên đến 14,81% trong tháng 12/2013. Bên cạnh đó số thuế ghi thu của các ngành cũng giảm do số nợ đọng thuế tăng qua 3 năm. Trong đó: *Ngành sản xuất có tỷ lệ nợ đọng thuế cao nhất. Cụ thể: tháng 12/2011 ngành sản xuất nợ 63.725.000 đồng chiếm 34,89% số thuế GTGT phải nộp; tháng 12/2012 nợ 75.148.000 đồng chiếm 44,01% số thuế GTGT phải nộp, tăng 11.423.000 đồng so với cùng kì năm ngoái tương ứng 17,92%; số nợ tháng 12/2013 là 105.824.000 đồng chiếm 63,02% số thuế phải nộp, tăng 30.676.000 đồng so với cùng kì năm ngoái tương ứng 40,82%. *Ngành ăn uống có tỷ lệ nợ đọng thuế thấp nhất, cụ thể: tháng 12/2011 ngành ăn uống nợ 1.658.000 đồng chiếm 4,61% số thuế GTGT phải nộp; tháng 12/2012 nợ 1.863.000 đồng chiếm 4,94% số thuế GTGT phải nộp, tăng 205.000 đồng so với cùng kì năm ngoái tương ứng 12,36%; số nợ tháng 12/2013 là 2.163.000 đồng chiếm 5,58% số thuế phải nộp, tăng 300.000 đồng so với cùng kì năm ngoái tương ứng 16,21%. Qua phân tích trên, ta có thể thấy được ngành sản xuất là ngành có tỷ lệ nợ thuế và tốc độ tăng nợ thuế là cao nhất trong 5 ngành. Nguyên nhân chủ yếu là do sự suy thoái của nền kinh tế tác động đến hoạt động sản xuất của hộ kinh doanh. Số nợ đọng thuế GTGT cao có thể là do hộ kinh doanh không có tiền mặt để nộp điều này chứng tỏ các hộ này đang bị chiếm dụng vốn, thời gian thu hồi vốn chậm. Để biết rõ hơn về tình hình quản lý nợ thuế của đối tượng nộp thuế ta xem xét bảng số liệu dưới đây:
  • 52. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 46 Lớp CQ48/02.04 Bảng 10: Tình hình quản lý nợ của hộkinh doanh: Đơn vị: nghìn đồng Cuối năm Tổng số tiền nợ Nợ khó thu Nợ có khả năng thu Nợ chờ xử lý 2011 205.984 0 205.984 0 2012 250.312 0 250.312 0 2013 312.257 0 312.257 0 (Nguồn:chi cục thuế quận Thanh Xuân) Qua bảng số liệu trên ta thấy số tiền nợ thuế GTGT liên tục tăng qua các năm. Cụ thể: số tiền nợ cuối năm 2011 là 205.984.000 đồng; cuối năm 2012 là 250.312.000 đồng, tăng 44.328.000 đồng tương ứng tăng 21,52%; cuối năm 2013 là 312.257.000 đồng, tăng 61.954.000 đồng, tương ứng tăng 24,74%. Tuy vậy nhưng chúng ta có tin tích cực là không có nợ khó thu và nợ chờ xử lý. Điều đó cho ta thấy chi cục đã chủ động rà soát và tiến hành phân tích các khoản nợ của từng loại thuế, hướng dẫn các đơn vị kiểm tra xử lý truy thu số tiền nợ đọng thuế; đội liên xã phối hợp với UBND các xã, thị trấn thông qua biện pháp quản lý hành chính tại địa phương tổ chức thu thuế nợ đọng đạt hiệu quả tốt. bên cạnh đó do ý thức chấp hành luật thuế chưa cao một số hộ kinh doanh vẫn chây ỳ, không chịu nộp thuế, tìm mọi cách để giảm số thuế phải nộp. Đối với những đối tượng này, chi cục cần có những biện pháp mạnh tay: về ngắn hạn đối với những hộ khoán này đang nợ thuế tháng thì chi cục cử cán bộ cưỡng chế thuế xuống địa bàn, phối hợp cùng bên an ninh xã đến địa điểm kinh doanh của người nộp thuế lập biên bản cưỡng chế, thu nợ tiền thuế; về dài hạn, chi cục lập nhóm những đối tượng nợ đọng thường xuyên,
  • 53. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 47 Lớp CQ48/02.04 hàng tháng cán bộ ở đội thuế liên xã thường xuyên đến kiểm tra nhắc nhở, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của những hộ này. 2.2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân. Trong quá trình thực hiện quản lý thuế, chi cục thuế quận Thanh Xuân đã có cố gắng nhiều để thực hiện hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ theo sự chỉ đạo của cục thuế Hà Nội. Chi cục đã không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ nghệp vụ, ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ thuế, để đáp ứng nhu cầu quản lý trong cơ chế thị trường hiện nay. Trong quá trình thực hiện chi cục thuế quận Thanh Xuân đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng cũng gặp không ít những khó khăn gây ra hạn chế trong công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Những kết quả đạt được:  Số thuế GTGT ghi thu của chi cục thế quận Thanh Xuân luôn vượt mức kế hoạch đề ra trong cả 3 năm 2011, 2012 và 2013.  Về công tác quản lý đối tượng nộp thuế, chi cục đã có sự phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, thường xuyên ra soát các hộ kinh doanh, chi cục thuế đã đưa được thêm nhiều hộ thực tế mới kinh doanh trên địa bàn vào diện quản lý. Cụ thể : năm 2012, chi cục thuế đã thêm được 184 hộ vào diện quản lý, năm 2013 thêm 25 hộ vào diện quản lý.  Đẩy mạnh công tác đăng ký, kê khai thuế nên số hộ trong diện quản lý đã được cấp MST đạt 100%.  Nhìn chung ý thức chấp hành luật thuế GTGT của các đối tượng nộp thuế trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực. Hầu hết các hộ kinh doanh đã có ý thức trong việc kê khai nộp thuế GTGT kịp thời, đúng thời gian
  • 54. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 48 Lớp CQ48/02.04 quy định trong thông báo thuế. Nhiều hộ kinh doanh đã thực hiện tốt chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.  Chi cục thuế đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế về chế độ, chính sách pháp luật thuế, từ đó ý thức thực hiện pháp luật của các hộ kinh doanh cá thể đã được nâng cao. Những tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt được của công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trong thời gian qua, vẫn còn những tồn tại sau:  Dù đã có nhiều cố gắng trong công tác rà soát hộ nhưng cuối năm 2013 vẫn còn tồn tại 205 hộ chưa được đưa vào quản lý, gây thất thu NSNN tại địa bàn.  Tình trạng doanh nghiệp, hộ kinh doanh cố tình gian lận thuế với các hành vi, thủ đoạn ngày càng tinh vi và phức tạp hơn.  Chưa thể nắm bắt hết được tình hình kinh doanh thực tế của các hộ, nên vẫn còn tồn tại những hộ xin nghỉ kinh doanh nhưng vẫn tiến hành hoạt động nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.  Số thuế GTGT ghi thu giảm qua các năm.  Số thuế GTGT nợ đọng tăng qua các năm Nguyên nhân của những hạn chế trên  Nguyên nhân khách quan:  Chế độ tự kê khai, tự tính, tự nộp đã thay thế cho chế độ chuyên quản trong ngành quản lý thuế nên yêu cầu cao về tính tự giác từ người nộp thuế.  Công tác quản lý hóa đơn, chứng từ, kế toán của các hộ kinh doanh cá thể còn thấp, không cập nhật các thông tin pháp luật mới, đặc biệt là các văn bản về thuế và kế toán.
  • 55. Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Sinh viên: Đoàn Văn Duy 49 Lớp CQ48/02.04  Đặc điểm quy mô sản xuất kinh doanh hộ cá thể là nhỏ lẻ, phân bố rộng khắp, dễ di chuyển địa điểm kinh doanh trong khi lực lượng cán bộ thuế mỏng, khó khăn trong công tác quản lý.  Công tác tuyên truyền hỗ trợ mặc dù đã được đẩy mạnh, nhưng vẫn còn tồn tại những hộ kinh doanh cá thể ý thức kém, không tự giác kê khai, nộp thuế và luôn tìm cách trốn thuế, gây nhiều khó khăn cho các cán bộ thuế.  Nguyên nhân chủ quan từ phía chi cục thuế:  Chưa có sự thống nhất trong phối hợp giữa cơ quan thuế với các ban ngành liên quan: quản lý thị trường, công an xã... nên vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý thu thuế.  Số lượng cán bộ chưa đủ đáp ứng lượng công việc nhiều cũng như tính phức tạp của công tác quản lý.