SlideShare a Scribd company logo
1 of 73
MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD
5
1.1. Nhận thức chung về thuế GTGT 5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế GTGT 5
1.1.2. Các nội dung cơ bản của thuế GTGT ở nước ta 7
1.1.3. Vai trò của thuế GTGT 12
1.2. Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD 15
1.2.1. Vị trí, vai trò, đặc điểm của doanh nghiệp NQD 15
1.2.2. Thất thu thuế và sự cần thiết nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế
GTGT đối với doanh nghiệp NQD
17
1.2.3. Quy trình quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp 19
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NQD TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM.
23
2.1. Những đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế
GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm
23
2.1.1. Đặc điểm kinh tế – xã hội huyện Gia Lâm 23
2.1.2. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm. 25
2.1.3. Bộ máy quản lý thu thuế của chi cục thuế Gia Lâm. 26
2.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn huyện Gia Lâm
giai đoạn 2007- 2009.
29
2.2.1. Quản lý đối tượng nộp thuế 29
2.2.2. Quản lý căn cứ tính thuế 33
2.2.3. Quản lý và hỗ trợ công tác kê khai thuế 39
2.2.4. Quản lý việc thu nộp tiền thuế 42
2.2.5. Công tác hoàn thuế và quyết toán thuế 48
2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế 52
2.3. Đánh giá tình hình quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên
địa bàn huyện Gia Lâm
53
1
2.3.1. Những mặt làm được. 53
2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân. 54
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU
THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM.
57
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT trong thời gian tới 57
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT đối
với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm
59
3.2.1. Những biện pháp trong công tác quản lý thuế của chi cục 59
3.2.2. Kiện toàn bộ máy tổ chức và cán bộ 64
3.2.3. Áp dụng tiến bộ KHKT vào công tác quản lý 65
3.2.4. Tăng cường công tác tư vấn hỗ trợ người nộp thuế và công tác tuyên truyền
trong nhân dân.
66
3.2.5. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và cơ quan thuế cấp trên 67
Kết luận 71
Danh mục tài liệu tham khảo 73
2
LỜI MỞ ĐẦU
Để thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, nước ta
ngày càng đòi hỏi nhiều về nguồn vốn, trong đó nguồn vốn chủ yếu để ổn định
tình hình đất nước là nguồn vốn từ NSNN và khoản thu chủ yếu của NSNN là từ
thuế. Thuế là nguồn thu chủ yếu để đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy Nhà
nước và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đối với nước ta hiện
nay và trong những năm sau này, thuế tiếp tục trở thành công cụ tài chính quan
trọng giúp Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, đảm bảo tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội.
Trong hệ thống thuế của nước ta, thuế GTGT là một trong các sắc thuế
chủ đạo, đóng góp một phần không nhỏ trong tổng số thuế thu được hàng năm.
Luật thuế GTGT đã thay thế luật thuế doanh thu đã lỗi thời, được bắt đầu áp
dụng từ ngày 01/01/1999, đến nay đã được hơn 11 năm. Thuế GTGT đã bộc lộ
nhiều ưu điểm, mang lại những tác động tích cực đến nền kinh tế, nhưng đồng
thời trong công tác quản lý thuế GTGT cũng còn rất nhiều vướng mắc, gây ảnh
hưởng tới số thu cũng như các vấn đề kinh tế - xã hội khác.
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế trong những năm qua,
hoạt động của khu vực kinh tế NQD ở nước ta đã và đang ngày càng mở rộng
trên khắp các địa bàn trong từng địa phương và cả nước. Song đây cũng là khu
vực rất khó quản lý về thuế, hiện tượng trốn thuế, lậu thuế vẫn còn xảy ra. Vì
vậy quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế NQD phải tiếp tục cải tiến và hoàn
thiện nhằm thực hiện được mục tiêu, yêu cầu của quá trình đổi mới công tác
quản lý thuế đặt ra.
3
Xuất phát từ thực tế trên và qua thời gian thực tập ở chi cục thuế huyện
Gia Lâm, em tâm đắc chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị
gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia
Lâm” làm nội dung tìm hiểu và nghiên cứu của mình.
Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý thu thuế GTGT đối
với doanh nghiệp NQD.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh
nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế
GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Do còn nhiều hạn chế về thời gian và trình độ lý luận cũng như thực tiễn,
bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý
của các thầy giáo, cô giáo để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Võ Thị Phương Lan - giáo viên trực
tiếp hướng dẫn, các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý Tài chính công và các cô
chú, anh chị trong Đội kê khai - kế toán thuế - tin học thuộc Chi cục thuế huyện Gia
Lâm, TP Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn của mình.
4
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU
THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD
1.1. Nhận thức chung về thuế GTGT
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế GTGT
1.1.1.1. Khái niệm thuế GTGT
Thuế GTGT được một người Đức tên là Carl Friedrich Von Siemens đưa
ra lần đầu tiên vào năm 1918, nhưng ý tưởng này của ông không được chính phủ
Đức áp dụng. Đến năm 1954, thuế GTGT lần đầu tiên được áp dụng tại Pháp
dưới hình thức thuế đánh vào giai đoạn sản xuất. Đến năm 1968, thuế này được
nhập vào thuế lưu thông đánh vào dịch vụ và thuế địa phương đánh vào lưu
thông bán lẻ thành một loại thuế thống nhất chung. Từ đó đến nay, do tính ưu
việt của mình, thuế GTGT ngày càng được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên
thế giới. Năm 1988 số nước áp dụng thuế GTGT là 47 nước, tăng lên hơn 100
nước vào năm 1995 và hiện nay là trên 120 nước.
Ở Việt Nam, thuế GTGT được Quốc Hội khoá IX thông qua ở kỳ họp thứ
11 vào ngày 10 tháng 05 năm 1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999.
Sau hơn 11 năm áp dụng, những quy định trong luật thuế GTGT đã có nhiều
điều chỉnh để phù hợp hơn với nước ta cũng như tình hình kinh tế - xã hội trong
từng thời kỳ, và đã thể hiện tính ưu việt của mình trong vai trò huy động nguồn
tài chính cho NSNN cũng như điều tiết kinh tế vĩ mô.
Theo luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, thuế GTGT được định nghĩa như
sau: Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch
vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
5
1.1.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT
Thuế GTGT có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu: Đối tượng
nộp thuế GTGT là người bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ còn người chịu thuế
là người tiêu dùng hàng hoá dịch vụ cuối cùng. Nói cách khác Nhà nước gián
tiếp thu khoản thuế này của người tiêu dùng thông qua người bán hàng hoá và
cung cấp dịch vụ.
Thứ hai, thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn: Thuế GTGT là
thuế đánh vào phần thu nhập của người tiêu dùng để mua hàng hoá dịch vụ, nói
cách khác là đánh vào khâu tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên, do rất khó phân biệt
khâu tiêu dùng cuối cùng và khâu tiêu dùng trung gian nên thuế GTGT đánh vào
tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần
giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng số thuế thu được của tất cả các giai
đoạn đúng bằng số thuế tính theo giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Thứ ba, thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao: Thuế GTGT không phải
là yếu tố chi phí mà đơn thuần là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của người cung
cấp hàng hoá dịch vụ. Thuế GTGT không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả
kinh doanh của người nộp thuế, bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu kỳ
kinh tế; sản phẩm được luân chuyển qua nhiều hay ít giai đoạn thì số thuế GTGT
phải nộp của tất cả các giai đoạn không thay đổi.
Thứ tư, thuế GTGT có tính chất luỹ thoái so với thu nhập: Người chịu
thuế GTGT là người tiêu dùng những hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, không
phân biệt thu nhập cao hay thấp đều phải chịu số thuế như nhau. Như vậy, nếu so
sánh tỷ lệ giữa số thuế phải trả với thu nhập thì người có thu nhập cao hơn thì tỷ
lệ này sẽ thấp hơn và ngược lại.
6
1.1.2. Các nội dung cơ bản của thuế GTGT ở nước ta
Thuế GTGT ở nước ta hiện nay đang được thực hiện theo luật thuế GTGT
số 13/2008/QH12, bao gồm một số nội dung cơ bản sau:
1.1.2.1. Phạm vi áp dụng
* Đối tượng nộp thuế:
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ
chức kinh doanh (gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng
hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi là người nhập khẩu).
* Đối tượng chịu thuế:
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất,
kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ 25 nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc diện
không chịu thuế GTGT. Các hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế có các tính chất
cơ bản sau:
+ Là các hàng hoá, dịch vụ mang tính chất thiết yếu phục vụ cho nhu cầu
đời sống sản xuất cộng đồng, không đặt vấn đề điều tiết tiêu dùng.
+ Là các hàng hoá, dịch vụ thuộc các hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu
xã hội, nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh.
+ Là các hàng hoá, dịch vụ của một số ngành cần khuyến khích.
+ Các hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu nhưng không phục vụ cho sản xuất
kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam.
+ Một số hàng hoá, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm như dịch vụ tín
dụng, quỹ đầu tư.
Những cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT không
được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào.
7
1.1.2.2. Căn cứ tính thuế
Điều 6 luật thuế GTGT quy định: Thuế GTGT có hai căn cứ tính thuế là
giá tính thuế và thuế suất.
* Giá tính thuế
Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hoá đơn bán
hàng của người bán hàng, người cung cấp dịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT
được ghi trên chứng từ của hàng hoá nhập khẩu.
Giá tính thuế GTGT bao gồm các trường hợp:
- Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá
bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là
giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập
khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).
- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng,
cho là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại
thời điểm phát sinh các hoạt động này.
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế
GTGT.
- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo
giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó, không bao gồm khoản
lãi trả góp, lãi trả chậm.
- Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế GTGT.
- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công
trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT.
8
- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa
có thuế GTGT, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp
NSNN.
- Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng
hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá
thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công
thức sau:
Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán / (1 + thuế suất (%))
* Thuế suất
Thuế suất thuế GTGT được áp dụng thống nhất theo loại hàng hoá, dịch
vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất gia công và kinh doanh thương mại. Hiện nay,
thuế GTGT áp dụng các mức thuế suất 0%, 5% và 10%.
- Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc
tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp
chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch
vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch
vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài
nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến.
- Thuế suất 5%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ cho
sản xuất, tiêu dùng và các hàng hoá, dịch vụ cần ưu đãi như: nước sạch phục vụ
sản xuất và sinh hoạt; phân bón, thuốc trừ sâu; sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi,
thuỷ sản chưa qua chế biến; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp; thiết bị, dụng cụ y tế; giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập; dịch
vụ khoa học, công nghệ …
9
- Thuế suất 10%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thông thường không
thuộc diện miễn thuế hoặc hưởng thuế suất 0%, 5%.
1.1.2.3. Phương pháp tính thuế
Thuế GTGT được tính theo hai phương pháp: phương pháp khấu trừ
GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
* Phương pháp khấu trừ
Đối tượng áp dụng: là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành
lập theo luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp Nhà nước, luật hợp tác xã, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác, trừ các
đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT.
Điều kiện áp dụng: áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế
độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn,
chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, trừ các đối tượng
áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
Cách xác định số thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT
phải nộp
=
Số thuế GTGT
đầu ra
-
Số thuế GTGT
đầu vào được khấu trừ
Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế x thuế suất
Số thuế GTGT đầu ra phải nộp bằng tổng số thuế GTGT của hàng hoá,
dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT.
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên
hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa
nhập khẩu và đáp ứng điều kiện:
+ Có hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế
GTGT ở khâu nhập khẩu.
10
+ Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ
mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.
+ Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện trên còn
phải có hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá,
cung ứng dịch vụ, hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, chứng từ thanh toán qua ngân
hàng, tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
* Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
Đối tượng áp dụng: Cơ sở kinh doanh, cá nhân, hộ kinh doanh, không
thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo
quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam
không theo Luật đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;
hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý.
Cách xác định số thuế GTGT phải nộp:
Thuế GTGT
phải nộp
=
GTGT của hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế bán ra
x
Thuế suất của hàng hoá,
dịch vụ đó (%)
Trong đó:
GTGT của
hàng hoá,
dịch vụ chịu
thuế bán ra
=
Giá thanh toán của hàng
hoá, dịch vụ bán ra
-
Giá thanh toán của hàng
hoá, dịch vụ mua vào
Riêng đối với những cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có đầy đủ
hóa đơn, chứng từ theo chế độ quy định, xác định được đúng doanh thu bán hàng
hóa, dịch vụ nhưng không có đủ hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào thì
GTGT được xác định như sau:
GTGT của hàng hoá, = Doanh thu x Tỷ lệ % GTGT tính trên
11
dịch vụ chịu thuế bán ra doanh thu
1.1.2.4. Quy định về hoá đơn, chứng từ
Cơ sở kinh doanh khi mua bán hàng hoá dịch vụ đều phải có hoá đơn
chứng từ theo quy định của pháp luật.
Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hoá đơn GTGT. Khi lập hoá đơn, cơ sở kinh
doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hoá đơn. Đối với hoá đơn
GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí tính ngoài giá bán
(nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế; nếu không ghi tách riêng
giá bán chưa có thuế và thuế GTGT, chỉ ghi chung giá thanh toán thì thuế GTGT
đầu ra phải tính trên giá thanh toán, trừ trường hợp sử dụng chứng từ đặc thù.
Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hoá đơn bán hàng.
1.1.3. Vai trò của thuế GTGT
1.1.3.1. Vai trò của thuế GTGT đối với NSNN
Thuế GTGT thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối với mọi
tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ,
nên tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho NSNN. Bên cạnh đó, thuế
GTGT không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế,
bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu kỳ kinh tế, nên nguồn thu này đặc biệt
có ý nghĩa trong thời kỳ suy giảm của nền kinh tế.
1.1.3.2. Vai trò của thuế GTGT đối với lưu thông hàng hóa
Luật thuế doanh thu quy định doanh thu phát sinh là cơ sở để thực hiện
chế độ thu nộp thuế. Do đó Nhà nước đánh thuế trên toàn bộ doanh thu phát sinh
cuả sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu
12
dùng. Nếu các sản phẩm, hàng hoá chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế
Nhà nước thu cũng tăng thêm qua các khâu nên việc áp dụng thuế doanh thu dẫn
đến tình trạng thuế thu trùng lặp đối với phần doanh thu đã chịu thuế ở công
đoạn trước. Ðiều đó mang tính bất hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất và lưu
thông hàng hoá. Ưu điểm của thuế GTGT là Nhà nước chỉ thu thuế đối với phần
giá trị tăng thêm của các sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lưu thông mà không thu
thuế đối với toàn bộ doanh thu phát sinh như mô hình thuế doanh thu. Theo
nghiên cứu và thống kê của ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF) thì phần lớn các nước trong đó có cả Việt Nam sau khi áp dụng thuế
GTGT, giá cả các loại hàng hoá, dịch vụ đều không thay đổi hay chỉ thay đổi
một tỷ lệ không đáng kể và mức sản xuất cuả các doanh nghiệp, mức tiêu dùng
của dân chúng không sút giảm, hay chỉ suất giảm một tỷ lệ nhỏ trong thời gian
đầu, kể cả các trường hợp tăng thuế suất thuế GTGT đối với một số mặt hàng
trong định kỳ điều chỉnh.
Như vậy có thể thấy, việc áp dụng thuế GTGT đã góp phần ổn định giá cả,
mở rộng lưu thông hàng hóa, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và đẩy mạnh
xuất khẩu.
1.1.3.3. Vai trò của thuế GTGT đối với quản lý kinh tế - xã hội
Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý
vĩ mô đối với nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, do đó thuế GTGT có vai trò
rất quan trọng và được thể hiện như sau:
Một là, thuế GTGT khuyến khích đầu tư, phát triến sản xuất kinh doanh.
Điều đó thể hiện ở những quan điểm mà luật thuế GTGT áp dụng cho một số đối
tượng không chịu thuế. Thuế GTGT không thu vào vốn, nên khuyến khích các
13
cơ sở sản xuất kinh doanh bỏ vốn đầu tư, đổi mới công nghệ, phát triến sản xuất,
phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của nước ta.
Hai là, thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch
vụ qua các khâu luân chuyển, không tính trên toàn bộ giá cả của hàng hoá, dịch
vụ. Do vậy thuế GTGT đã khắc phục tính đánh trùng của thuế doanh thu, đồng
thời thúc đẩy chuyên môn hoá, nâng cao năng suất, chất lượng hạ giá thành sản
phẩm.
Ba là, thuế GTGT có diện bao quát rộng, bao gồm hầu như toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Thuế GTGT không những đánh vào
các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước mà còn đánh ở khâu nhập khẩu
hàng hoá, một phần tăng thu NSNN, một phần làm tăng giá vốn hàng nhập khẩu,
hạn chế hàng nhập khẩu, khuyến khích và một phần bảo hộ sản xuất kinh doanh
hàng nội địa.
Bốn là, thuế GTGT có 3 mức thuế suất, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong
việc tính thuế của ĐTNT và trong quản lý thuế của cơ quan thuế chức năng. Bên
cạnh đó, với ít mức thuế suất, loại thuế này mang tính trung lập, vì về cơ bản
không can thiệp sâu vào mục tiêu khuyến khính hay hạn chế sản xuất, kinh
doanh dịch vụ, tiêu dùng, theo ngành nghề cụ thể; không gây phức tạp trong việc
xem xét từng mặt hàng, ngành nghề có thuế suất chênh lệch nhau nhiều.
Năm là, thuế GTGT góp phần khuyến khích hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu
trên cơ sở áp dụng thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu. Vì vậy làm giảm giá
thành hàng xuất khẩu tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Sáu là, thuế GTGT được thực hiện thống nhất và chặt chẽ theo nguyên tắc
căn cứ vào hoá đơn mua, bán hàng để khấu trừ số thuế đã nộp ở khâu trước.Vì
vậy thuế GTGT khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh khi mua hàng hoá
phải có hoá đơn đầu vào và khi bán hàng phải xuất hoá đơn theo quy định. Với
14
nguyên tắc đó thuế GTGT sẽ góp phần hạn chế được những sai sót, gian lận
trong việc ghi chép hoá đơn. Hoạt động mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ có
hoá đơn chứng từ kèm theo được đưa vào nề nếp là tiền đề cho việc áp dụng tin
học vào quá trình quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý thu thuế được tốt hơn,
hạn chế thất thu cho NSNN.
Thuế GTGT được ban hành gắn liền với việc sửa đổi, bổ sung một số loại
thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu... góp phần làm cho hệ
thống chính sách thuế của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù hợp với sự vận
động và phát triển cuả nền kinh tế thị trường, tương đồng với hệ thống thuế trong
khu vực và trên thế giới, góp phần đẩy mạnh việc mở rộng hợp tác kinh tế và thu
hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Nhìn chung trong các loại thuế gián thu, thuế GTGT được coi là phương
pháp thu tiên bộ nhất hiện nay, được đánh giá cao do đạt được các mục tiêu lớn
của chính sách thuế.
1.2. Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD
1.2.1. Vị trí, vai trò, đặc điểm của doanh nghiệp NQD
Từ khi đường lối phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa với nhiều thành phần kinh tế được đưa vào thực hiện ở nước ta từ Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI, thành phần kinh tế tư bản tư nhân ngày càng khẳng
định vai trò của mình trong việc phát triển nền kinh tế. Đây là thành phần kinh tế
rất năng động, nhạy bén với kinh tế thị trường nên có những đóng góp không
nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước. Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX có đoạn viết: “ Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư
nhân rộng rãi trong các ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không
15
cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách pháp lý để kinh tế tư
bản tư nhân phát triển trên những hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra
nước ngoài; khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phiếu cho
người lao động, liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà
nước, xây dựng quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp với người lao động.” Các loại
hình doanh nghiệp thuộc thành phần này như công ty TNHH, công ty cổ phần,
doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ về số lượng, đóng góp không nhỏ cho
nguồn thu của NSNN. Theo số liệu điều tra doanh nghiệp của tổng cục thống kê
năm 2006, doanh nghiệp NQD tăng rất nhanh về số lượng, phần lớn tập trung
vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Năm 2000 mới có 35.004 doanh nghiệp
hoạt động, đến 2005 đã lên đến 105.569 doanh nghiệp, mỗi năm tăng trung bình
14.113 doanh nghiệp. Lao động bình quân năm 2005 là 32 người/doanh nghiệp
tăng không đáng kể so với mức 30 người năm 2000; số vốn bình quân đạt 7 tỷ
đồng/doanh nghiệp so với 3 tỷ đồng năm 2000.
Kinh tế dân doanh, đặc biệt là các loại hình doanh nghiệp phát triển mạnh,
đã góp phần quan trọng thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước như chủ
trương xoá đói giảm nghèo, phân bố lại cơ cấu nền kinh tế, giảm dần sự tách biệt
giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi… Trên cơ sở đánh giá
những ưu điểm của kinh tế dân doanh, đánh giá những tiềm năng phát triển, phân
tích các nguyên nhân kìm hãm, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những giải pháp
cơ bản để phát triển những loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới, trong
đó có những giải pháp về tài chính nói chung và về thuế nói riêng.
Như vậy, bằng sự khẳng định trong đường lối nêu tại Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX và những giải pháp cụ thể, khu vực kinh tế dân doanh
nói chung và doanh nghiệp NQD nói riêng sẽ phát triển nhanh chóng và đóng vai
16
trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
1.2.2. Thất thu thuế và sự cần thiết nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu
thuế GTGT đối với doanh nghệp NQD
* Các hình thức thất thu thuế:
Thất thu thuế là hiện tượng trong đó những khoản tiền từ những tổ chức cá
nhân có tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh cần phải được động viên
vào NSNN, song vì những lý do xuất phát từ phía Nhà nước, cơ quan thuế hay
chính những đối tượng nộp thuế gây ra mà những khoản tiền đó không được nộp
vào NSNN. Như vậy, thất thu thuế có thể hiểu là số thực thu vào NSNN thấp
hơn số thuế lẽ ra phải thu trong khoảng thời gian đó.
Về pháp lý, thất thu thuế được phân biệt theo hai loại là thất thu tiềm năng
và thất thu thực tế:
Thất thu tiềm năng: là thực trạng có nhiều nguồn thu cần thiết phải động
viên đóng góp cho NSNN, nhưng không được thu vì pháp luật chưa quy định chế
độ thu.
Thất thu thực tế: được hiểu là có nhiều khoản thu được pháp luật quy định
rõ, nhưng trên thực tế lại không thu được do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trong đó, một phần là do chính sách, chế độ thuế chưa thật sự phù hợp, do tổ
chức và biện pháp quản lý thu thuế kém hiệu quả, một phần là do ĐTNT cố ý
hay vô tình không làm tốt nghĩa vụ về thuế với Nhà nước.
* Nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế:
Nguyên nhân khách quan:
- Do những đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp trong thành phần kinh
tế dân doanh là sở hữu tư nhân, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, trình độ công nghệ, trình độ quản lý, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, số
17
lượng đối tượng đông, trải rộng trên khắp các miền trong cả nước làm cho công
tác quản lý thuế gặp nhiều khó khăn, phức tạp.
- Do các cơ chế quản lý khác chưa đồng bộ, chưa hỗ trợ tích cực cho công
tác quản lý thu thuế, có nhiều cơ chế quản lý còn quá thông thoáng dẫn đến sơ
hở để cho các cơ sở kinh doanh lợi dụng. Bên cạnh đó, chưa có sự phối hợp đồng
bộ giữa các cấp, các ngành trong quản lý thu thuế.
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế vẫn còn hạn chế như
cơ quan thuế chưa có quyền được điều tra, khởi tố các hành vi vi phạm pháp luật
thuế…
Nguyên nhân chủ quan:
- Trong quản lý thu thuế khu vực kinh tế dân doanh chưa thực hiện
nghiêm túc, đầy đủ các quy trình và biện pháp nghiệp vụ do ngành thuế đề ra,
chưa tranh thủ được sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự
phối hợp giữa các ngành và sự ủng hộ của nhân dân.
- Đội ngũ cán bộ quản lý thu thuế các cơ sở dân doanh còn ít, số lượng
đơn vị phải quản lý lớn.
- Một số cán bộ chưa đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, nhất là trong giai đoạn cải cách hiện nay.
* Hậu quả của thất thu thuế:
Về mặt kinh tế: Thuế và phí là nguồn thu chủ yếu của NSNN, đảm bảo nhu
cầu chi tiêu hợp lý của Nhà nước, bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư
phát triển. Thất thu thuế sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc giảm nguồn thu của
NSNN, đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lý điều tiết vĩ mô nền
kinh tế; ảnh hưởng đến khả năng huy động các nguồn lực.
Về mặt xã hội: Một trong những mục tiêu quan trọng của thuế là đảm bảo
bình đẳng và công bằng xã hội. Tình trạng thất thu thuế sẽ tạo điều kiện cho
18
những hoạt động sản xuất kinh doanh ngầm trái phép hoạt động ngày càng mạnh,
ảnh hưởng không tốt tới việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sản xuất kinh
doanh chính đáng. Thất thu thuế ảnh hưởng tới trật tự xã hội, vi phạm pháp luật
kinh tế. Những người trốn lậu thuế, gian lận tiền thuế thì xem thường pháp luật;
coi nhẹ kỷ cương Nhà nước; những người chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp,
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước ngày càng mất lòng tin vào
chính sách, chế độ, pháp luật thuế, nguy hiểm hơn là sự mất lòng tin vào đường
lối của Đảng trong phát triển kinh tế.
Vậy, qua các vấn đề nêu trên, có thể nói, để chống thất thu thuế nói chung
và thất thu thuế GTGT nói riêng, tất yếu phải nâng cao công tác quản lý thu thuế
đối với doanh nghiệp NQD lên một bước.
1.2.3. Quy trình quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp
Thực hiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp có các nội dung:
1.2.3.1. Quản lý đăng ký cấp mã số thuế.
Quy trình được quy định chi tiết tại Quyết định 443/QĐ-TCT ban hành
ngày 29/04/2009, bao gồm các công việc sau:
- Hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế, nơi nộp hồ sơ.
- Tiếp nhận và kiểm tra thủ tục hồ sơ đăng ký thuế.
- Nhập và xử lý thông tin đăng ký thuế.
- Trả kết quả đăng ký thuế cho người nộp thuế.
- Nhận kết quả cấp mã số doanh nghiệp từ Sở kế hoạch & đầu tư.
1.2.3.2. Quản lý khai thuế
Quy trình này được quy định chi tiết tại Quyết định số 422/QĐ-TCT ban
hành ngày 22/4/2008, bao gồm các nội dung:
- Quản lý tình trạng kê khai thuế của người nộp thuế.
- Xử lý hồ sơ khai thuế, gồm:
19
+ Cung cấp thông tin hỗ trợ người nộp thuế thực hiện kê khai thuế.
+ Tiếp nhận, phân loại, kiểm tra hồ sơ khai thuế.
+ Nhập hồ sơ khai thuế vào cơ sở dữ liệu quản lý thuế
+ Hạch toán nghĩa vụ thuế do người nộp thuế tự tính, tự khai trên hồ
sơ khai thuế.
+ Kiểm tra lỗi số học hồ sơ khai thuế.
+ Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế.
+ Xử lý hồ sơ khai thuế điều chỉnh, bổ sung của người nộp thuế.
+ Điều chỉnh hồ sơ khai thuế của người nộp thuế do cơ quan thuế
nhầm lẫn, sai sót.
+ Lưu hồ sơ khai thuế của người nộp thuế.
- Xử lý vi phạm về việc nộp hồ sơ khai thuế.
1.2.3.3. Quản lý thu nộp tiền thuế
Quy trình này được quy định chi tiết tại Quyết định số 422/QĐ-TCT ban
hành ngày 22/4/2008, bao gồm các nội dung:
- Tiếp nhận chứng từ nộp tiền thuế tại KBNN.
- Xử lý đối với chứng từ nộp tiền không đúng quy định.
- Chuyển tiền thuế từ tài khoản tạm giữ của cơ quan thuế (921) vào tài
khoản thu NSNN tại KBNN (741).
- Phân bổ và thông báo chứng từ nộp tiền của người nộp thuế được nộp tại
Sở giao dịch KBNN.
1.2.3.4. Quản lý cưỡng chế nợ thuế.
Quy trình này được quy định chi tiết tại Quyết định số 490/QĐ-TCT ban
hành ngày 08/05/2009, bao gồm các nội dung:
- Xác định người nợ thuế phải cưỡng chế.
- Thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin.
20
- Tổ chức thực hiện cưỡng chế.
- Theo dõi quá trình thực hiện cưỡng chế nợ thuế.
1.2.3.5. Quản lý hoàn thuế
Quy trình này được quy định chi tiết tại Quyết định số 422/QĐ-TCT ban
hành ngày 22/4/2008, bao gồm các nội dung:
- Hoàn thuế từ quỹ hoàn thuế GTGT: Lập ủy nhiệm chi, kèm theo Quyết
định hoàn thuế gửi KBNN đồng cấp để thực hiện chi tiền hoàn thuế cho người
nộp thuế; theo dõi, tiếp nhận chứng từ chi hoàn tiền thuế do KBNN chuyển sang
để cập nhật và thực hiện kế toán số thuế đã hoàn cho người nộp thuế.
- Hoàn trả số tiền nộp thừa từ NSNN.
- Thoái trả tiền thuế đã nộp vào tài khoản tạm giữ cho người nộp thuế theo
Quyết định giải quyết khiếu nại về thuế.
1.2.3.6. Quản lý thanh tra, kiểm tra thuế.
* Thanh tra thuế
- Lập kế hoạch thanh tra năm:
+ Thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về người nộp thuế.
+ Đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra.
+ Trình, duyệt kế hoạch thanh tra thuế năm.
+ Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra.
- Tổ chức thực hiện thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế:
+ Chuẩn bị thanh tra.
+ Công bố Quyết định thanh tra thuế.
. + Phân công công việc và lập nhật ký thanh tra thuế.
+ Thực hiện thanh tra theo các nội dung trong Quyết định thanh tra.
+ Thay đổi, bổ sung nội dung thanh tra hoặc gia hạn thời gian thanh
tra.
21
. + Lập Biên bản thanh tra thuế.
+ Công bố công khai Biên bản thanh tra.
- Xử lý kết quả sau thanh tra.
* Kiểm tra thuế
- Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế:
+ Thu thập, khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế.
+ Lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai
thuế
. + Duyệt và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ khai thuế
+ Kiểm tra hồ sơ thuế.
+ Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế
- Kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế:
+ Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
+ Lập biên bản kiểm tra.
+ Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế.
Chúng ta đã tìm hiểu về thuế GTGT và sự phát triển của các doanh nghiệp
NQD hiện nay, để từ đó thấy được sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác
quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD. Trong chương 2 của đề tài
chúng ta sẽ cùng nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với
doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm, tìm ra những điểm đã làm được
và chưa làm được của chi cục thuế Gia Lâm cùng những nguyên nhân của nó để
đề ra những giải pháp phù hợp.
22
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM.
2.1. Những đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác quản
lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện
Gia Lâm
2.1.1 Đặc điểm kinh tế – xã hội huyện Gia Lâm
* Vị trí địa lý
Gia Lâm là một huyện ngoại thành nằm ở phía Đông Bắc của thủ đô Hà
Nội, phía Đông, Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh; phía Nam, Đông Nam giáp tỉnh
Hưng Yên; phía Tây giáp quận Long Biên, quận Hoàng Mai; phía Bắc, Tây Bắc
giáp huyện Đông Anh; với hai con sông chảy qua là sông Hồng và sông Đuống,
cùng các quốc lộ 1A, 1B đi các tỉnh phía bắc, quốc lộ 5 đi Hải Dương, Hải
Phòng... đây thực sự là một vị thế rất có lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
Huyện Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 thị trấn: thị trấn
Yên Viên, thị trấn Trâu Quỳ và 20 xã: Lệ Chi, Kiêu Kỵ, Đình Xuyên, Dương Hà,
Ninh Hiệp, Bát Tràng, Kim Sơn, Cổ Bi, Dương Xá, Dương Quang, Đa Tốn, Phú
Thị, Đặng Xá, Kim Lan, Văn Đức, Yên Viên, Đông Dư, Yên Thường (Đình Vỹ),
Phù Đổng, Trung Mầu.
* Tình hình kinh tế - xã hội
Trước tháng 11 năm 2003 khi quận Long Biên chưa được thành lập thì
diện tích của huyện là 172,9 km², dân số 340.200 người. Năm 2003 khi quận trên
23
được thành lập thì diện tích huyện chỉ còn là 114,79 km² với dân số 190.194
người. Tính đến năm 2009, dân số của huyện vào khoảng 227.600 người.
Huyện Gia Lâm có một số làng nghề nổi tiếng : Bát Tràng (sản xuất gốm
sứ), Kiêu Kỵ (dát bạc, sơn son thếp vàng, đồ gỗ), Ninh Hiệp (trồng và kinh
doanh thuốc Bắc, buôn bán vải vóc). Hiện nay, thôn Đình Vỹ - xã Yên Thường
đang nổi lên như một điểm đầu tư hấp dẫn của các doanh nhân.
Huyện Gia Lâm là khu vực phát triển đô thị ở phía Đông của Thủ đô Hà
Nội; là nơi tập trung các công trình đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật quan
trọng của quốc gia và của thành phố. Bên cạnh đó, đây cũng là khu vực phát
triển các cơ sở công nghiệp quy mô, các trung tâm dịch vụ, thương mại lớn và là
khu vực nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội. Toàn huyện hiện có 3 siêu
thị lớn, 17 chợ, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp NQD vào khoảng
trên 13 nghìn người. Đây đồng thời cũng là vành đai xanh, cung ứng thực phẩm
của thành phố.
Có thể nhận thấy nền kinh tế Gia Lâm ngày càng khởi sắc, đang dần đi
vào ổn định và phát triển mạnh. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện ngày
càng được cải thiện và được đầu tư xây dựng mới theo quy hoạch, tốc độ đô thị
hoá ngày càng cao, sản xuất kinh doanh dịch vụ ngày càng phát triển, cơ cấu
kinh tế ngành chuyển dịch theo hướng tích cực, biểu hiện ở việc tỷ trọng ngành
nông nghiệp giảm, thay vào đó là tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng được
tăng lên. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; bộ
mặt nông thôn ngày càng đổi mới; an ninh trật tự và an toàn xã hội về cơ bản
được ổn định; hiệu lực quản lý Nhà nước trên các mặt được nâng cao. Năm 2008
đã có hơn 10.000 lao động của huyện được tạo việc làm và có thu nhập ổn định;
số hộ nghèo giảm còn 2,3%; xoá xong nhà dột nát; 100% xã, thị trấn có trạm y tế
24
đạt chuẩn; 22 trường học đạt chuẩn quốc gia; 100% các đường liên thôn, xã đã
được bê tông hoá.
Có thể nói, huyện Gia lâm có rất nhiều thuận lợi trong việc phát triển sản
xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ...Tuy nhiên, bên cạnh đó nảy sinh rất nhiều
khó khăn, phức tạp như dân số đông, địa bàn rộng lại là đầu mối giao thông
...dẫn đến nảy sinh những vướng mắc trong công tác quản lý xã hội và quản lý
thu thuế.
Dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân TP Hà nội, huyện uỷ – hội đồng
nhân dân, uỷ ban nhân dân huyện cùng với cục thuế TP Hà nội, sự hỗ trợ tích
cực có hiệu quả của các cơ quan hữu quan cũng như sự giúp đỡ của quần chúng
nhân dân, chi cục thuế Gia Lâm đã có nhiều giải pháp đồng bộ, khai thác những
tiềm năng thế mạnh nên chi cục ngày càng củng cố và có vị trí vững chắc đóng
góp rất nhiều trong công tác thu ngân sách của toàn thành phố.
2.1.2 Tình hình phát triển của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện
Gia Lâm.
Huyện Gia Lâm là một trong những địa bàn trong cả nước đang trong quá
trình đô thị hoá với sự mọc lên của nhiều xí nghiệp lớn tạo thành các khu công
nghiệp. Kinh tế xã - hội phát triển mạnh, cuộc sống trở nên sôi động, nhờ đó mà
sự phát triển của khu vực kinh tế NQD nói chung và kinh tế ở doanh nghiệp
NQD phát triển rất đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau: các ngành sản xuất,
ngành xây dựng, ngành thương nghiệp, ngành vận tải, ngành phục vụ, ngành
nông lâm thuỷ sản; được tổ chức hoạt động dưới những loại hình doanh nghiệp
khác nhau: công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, HTX, tổ sản
xuất, chi nhánh xí nghiệp, và các loại hình doanh nghiệp khác.
Đối với các ngành sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, sản xuất tiếp
tục phát triển ổn định, thu hút lao động và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho
25
hàng ngàn lao động. Các ngành nghề truyền thống, hoạt động dịch vụ vận tải,
dịch vụ cơ giới phục vụ nông nghiệp tiếp tục phát triển.
Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của các cấp lãnh đạo cũng như sự nỗ lực không
ngừng của người dân trên địa bàn huyện, trong những năm qua khu vực kinh tế
NQD trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Giá trị sản xuất
công nghiệp NQD năm 2008 đạt gần 603 triệu đồng. Trong quý I năm 2009, giá
trị sản xuất các ngành kinh tế tăng 10,96% so với cùng kỳ năm trước, trong đó
thương mại dịch vụ là 16,7%, công nghiệp xây dựng tăng 12,2%.
Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp NQD trên địa
bàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, chưa đồng bộ .Theo thống kê
của chi cục thuế Gia Lâm, số doanh nghiệp phát sinh ngày càng tăng, song nhiều
doanh nghiệp không có năng lực kinh doanh đã có đơn xin nghỉ và giải thể
doanh nghiệp; còn có một số hiện tượng doanh nghiệp tồn tại danh nghĩa, trốn
thuế nhà nước; chưa thực hiện đúng luật lao động về mua bảo hiểm xã hội cho
người lao động; việc tranh chấp lao động ở một số doanh nghiệp đôi khi chưa
được xử lý kịp thời, hiệu quả thấp.
Tuy còn nhiều những khó khăn, nhưng với mục tiêu xác định phát triển
doanh nghiệp NQD là chiến lược, mang lại nguồn thu chủ yếu, xây dựng và phát
triển kinh tế, xã hội của huyện, nên khu vực kinh tế này luôn nhận được sự quan
tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành trong toàn huyện.
2.1.3 Bộ máy quản lý thu thuế của Chi cục thuế Gia Lâm.
Chi cục thuế huyện Gia Lâm là tổ chức trực thuộc cục thuế TP Hà Nội, có
trụ sở tại số 55 - Cổ Bi – Gia Lâm – TP Hà Nội. Là một chi cục đóng trên địa
bàn thủ đô, chi cục thuế huyện Gia Lâm nằm trong hệ thống thu thuế Nhà nước,
chịu sự lãnh đạo song trùng của ngành thuế và cơ quan chính quyền các cấp từ
trung ương đến địa phương. Là cơ sở trực tiếp tổ chức thu thuế dựa vào kế hoạch
26
được giao, quyết toán thuế và đánh giá kết quả, kiểm tra xử lý các trường hợp
được giao, giải quyết đơn khiếu nại theo thẩm quyền.
Căn cứ vào việc phân cấp chức năng, nhiệm vụ của từng cấp cơ quan quản
lý thuế song song với việc thi hành Luật quản lý thuế, chi cục thuế trực tiếp quản
lý thuế đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, các đối tượng nộp thuế TNCN
(không qua khấu trừ tại nguồn), các khoản thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển
quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, các loại phí, lệ phí phát sinh trên địa bàn quận,
huyện, thị xã… và các sắc thuế mới ban hành trong giai đoạn 2008- 2010 theo
chương trình cải cách của Nhà nước. Chi cục thuế thực hiện tất cả các chức năng
quản lý thuế, trừ nhiệm vụ thanh tra thuế.
Theo khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ đã được xác định, cơ cấu tổ chức
của hệ thống Tổng cục Thuế được kiện toàn theo Quyết định 76/2007/QĐ- TTg
ngày 28/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 729/QĐ- TCT về việc
quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của chi cục thuế thuộc cục thuế và
chức năng nhiệm vụ của các đội thuộc chi cục thuế.
Hiện nay, chi cục thuế huyện Gia Lâm có tổng số 67 cán bộ viên chức,
bao gồm:
1 Chi cục trưởng (đ/c Nguyễn Đức Hiển)
3 Chi cục phó.
1 Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
1 Đội kê khai - kế toán thuế và tin học
1 Đội kiểm tra thuế
1 Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
1 Đội nghiệp vụ - dự toán
1 Đội hành chính - nhân sự - tài vụ - ấn chỉ
1 Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác
27
1 Đội quản lý thuế TNCN
3 Đội thuế liên xã, bao gồm:
Đội thuế liên xã số 1 ( xã Yên Viên, Yên Thường, Ninh Hiệp,
Trung Mầu, Phù Đổng, Dương Hà, Đình Xuyên và thị trấn Yên Viên)
Đội thuế liên xã số 2 ( xã Cổ Bi, Dương Xá, Phú Thị, Đặng Xá,
Kim Sơn. Lệ Chi, Dương Quang.
Đội thuế liên xã số 3 ( xã Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Đông Dư, Bát
Tràng, Kim Lan, Văn Đức và thị trấn Trâu Quỳ)
Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm lãnh đạo chi cục thuế thực hiện theo quy
định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chi cục trưởng
chịu trách nhiệm trước cục trưởng cục thuế về toàn bộ hoạt động của chi cục
thuế; phó chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước chi cục trưởng về lĩnh vực công
tác được phân công. Các đội thuế thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
28
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi cục thuế Gia Lâm:
2.2 Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn
huyện Gia Lâm giai đoạn 2007- 2009.
2.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế
Quản lý ĐTNT là khâu đầu tiên của quá trình quản lý thu thuế, quản lý
ĐTNT tốt sẽ tạo tiền đề định hướng cho quản lý doanh thu tính thuế, chi phí hợp
lý, hợp lệ trong việc xác định thu nhập chịu thuế.
29
Chi cục phóChi cục phó
Đội
nghiệp
vụ- dự
toán
Đội
tuyên
truyền
hỗ trợ
người
nộp
thuế
Đội
kiểm
tra
thuế
Đội
quản
lý thu
lệ phí
trước
bạ và
thu
khác
Đội kê
khai -
kế toán
thuế và
tin học
Đội
quản
lý thuế
TNCN
3 đội
thuế
liên xã
Đội
quản
lý nợ
và
cưỡng
chế nợ
Đội
hành
chính
-nhân
sự-tài
vụ-ấn
chỉ
Chi cục phó
Chi cục trưởng
Theo luật thuế GTGT thì tất cả các cơ sở kinh doanh đều phải kê khai
đăng ký thuế. Công tác này không chỉ để thực hiện quy trình thu nộp vào ngân
sách mà còn thực thi kiểm tra, kiểm soát quá trình vận động của nền kinh tế. Qua
đó, Nhà nước và cơ quan thuế có thể nắm bắt được số hộ sản xuất kinh doanh,
phân loại và có những chính sách quản lý phù hợp.
Trong những năm vừa qua, số lượng ĐTNT trên địa bàn huyện không
ngừng tăng lên, chủ yếu là các đơn vị được cấp mã số thuế mới và các đơn vị ở
nơi khác chuyển về. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp trong việc quản lý
ĐTNT, chi cục thuế huyện Gia Lâm đã áp dụng nhiều phương pháp quản lý khác
nhau như: quản lý theo mã số thuế, quản lý theo loại hình doanh nghiệp, quản lý
theo địa bàn, quản lý theo ngành nghề kinh doanh, quản lý theo thuế môn bài.
Mỗi cách quản lý được vận dụng tuỳ vào từng hoàn cảnh và phù hợp với các
mục tiêu quản lý nhất định. Ở đây chúng ta đi vào xem xét hai trong số các
phương pháp mà chi cục thuế huyện Gia Lâm đã thực hiện và mang lại hiệu quả.
Quản lý theo thuế môn bài
Theo quy định của pháp luật, các đơn vị tham gia hoạt động sản xuất kinh
doanh đều có trách nhiệm nộp thuế môn bài theo các mức thuế khác nhau, tuỳ
thuộc vào vốn kinh doanh của đơn vị đó. Hiện nay, có 4 mức thuế được áp dụng
cho các tổ chức kinh doanh là 3 triệu đồng, 2 triệu đồng, 1,5 triệu đồng, 1 triệu
đồng. Số doanh nghiệp nộp thuế môn bài theo từng mức được tổng hợp trong
bảng sau:
30
Bảng 2.1: Báo cáo thực thu thuế môn bài theo bậc môn bài của các doanh
nghiệp NQD
Đơn vị: triệu đồng
Bậc môn bài Mức
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số đơn
vị
Số tiền
Số đơn
vị
Số tiền
Số đơn
vị
Số tiền
A 3 15 45 22 66 28 84
B 2 47 94 64 128 85 170
C 1,5 87 130,5 105 157,5 136 204
D 1 396 396 551 551 702 702
Tổng số 545 665,5 742 892,5 951 1.160
( Nguồn: Báo cáo thống kê môn bài – Chi cục thuế Gia Lâm )
Qua các số liệu tổng hợp từ các năm 2007 đến 2009 tại bảng 2.1 có thể
thấy số doanh nghiệp có trách nhiệm nộp thuế môn bài mà chi cục quản lý không
ngừng tăng lên. Năm 2007 đơn vị nộp thuế môn bài là 545 đơn vị, thu tương ứng
665,5 triệu đồng. Năm 2008 là 742 đơn vị, tăng 197 đơn vị so với năm 2007, thu
thuế môn bài 892,5 triệu đồng. Năm 2009 là 951 đơn vị, tăng 209 đơn vị so với
năm 2008, và số thuế môn bài thu được là 1.160 triệu đồng. Tại chi cục thuế Gia
Lâm, số doanh nghiệp nộp thuế môn bài theo bậc 4 (D) chiếm đa số và cũng tăng
lên mạnh nhất, cho thấy chiếm đa số trên địa bàn huyện là các doanh nghiệp có
quy mô nhỏ.
Quản lý theo loại hình doanh nghiệp
Trong 3 năm từ 2007 đến 2009, số lượng doanh nghiệp mà chi cục quản lý
không ngừng gia tăng. Năm 2007, chi cục quản lý 659 đơn vị, trong đó số nghỉ
hoạt động do các lý do khác nhau là 114 đơn vị (chiếm 17%), số đang hoạt động
là 545 đơn vị. Năm 2008, số đơn vị chi cục quản lý đã tăng lên 780 đơn vị, trong
đó số nghỉ hoạt động là 38 đơn vị (chiếm 5%, giảm so với năm 2007), số đang
hoạt động là 742 đơn vị. Cũng với tốc độ tăng đó, năm 2009, số lượng đã tăng
31
tới 1.010 đơn vị, trong đó nghỉ hoạt động là 59 đơn vị (chiếm 6%), số đang hoạt
động là 951 đơn vị.
Các loại hình doanh nghiệp NQD do chi cục quản lý bao gồm: công ty cổ
phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, chi nhánh, HTX, tổ sản xuất và các
loại hình khác. Nhìn chung, trong các năm, công ty TNHH vẫn chiếm số lượng
lớn nhất. Số lượng cụ thể các loại hình doanh nghiệp thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu doanh nghiệp NQD trên địa bàn phân theo loại hình doanh
nghiệp
STT Loại hình
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số
cơ
sở
quản
lý
Số
nghỉ
hoạt
độn
g
Số
hoạt
độn
g
Số
cơ
sở
quản
lý
Số
nghỉ
hoạt
độn
g
Số
hoạt
độn
g
Số cơ
sở
quản
lý
Số
nghỉ
hoạt
độn
g
Số
hoạt
động
1 Công ty cổ phần 160 24 136 226 5 221 297 7 290
2 Công ty TNHH 412 72 340 463 29 434 615 36 579
3 DN tư nhân 43 10 33 40 4 36 44 9 35
4 Chi nhánh 12 3 9 16 0 16 19 3 16
5 HTX, tổ sản xuất 30 5 25 32 0 32 34 4 30
6 Loại hình khác 2 0 2 3 0 3 1 0 1
Tổng số 659 114 545 780 38 742 1.01
0
59 951
( Nguồn: Báo cáo ghi thu – Chi cục thuế Gia Lâm )
Nhìn chung, tình hình quản lý ĐTNT tại chi cục thuế Gia Lâm được thực
hiện tương đối tốt, đáp ứng được yêu cầu trong đổi mới công tác quản lý thuế.
Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, chi cục phân công nhiệm vụ cụ thể
cho từng cán bộ trong việc theo dõi ĐTNT về quy mô, tình hình sản xuất kinh
doanh thực tế để có biện pháp quản lý phù hợp. Đối với các doanh nghiệp nghỉ
hoạt động, chi cục tiến hành xác định rõ nguyên nhân, gồm có tạm nghỉ kinh
32
doanh, bỏ trốn, giải thể. Số lượng các doanh nghiệp giải thể do không đủ năng
lực hoạt động chiếm đa số trong các doanh nghiệp nghỉ hoạt động: năm 2007 là
52 đơn vị, năm 2008 là 20 đơn vị và năm 2009 là 24 đơn vị. Đối với các doanh
nghiệp mới đi vào hoạt động, chi cục cử cán bộ tiến hành xác minh địa điểm hoạt
động và thực hiện các thủ tục đưa doanh nghiệp vào quản lý. Các doanh nghiệp
đều được hướng dẫn, đôn đốc kê khai thuế kịp thời, đầy đủ.
Tuy nhiên, việc quản lý ĐTNT trên địa bàn huyện cũng gặp phải nhiều
khó khăn, dẫn đến một số hạn chế. Việc số lượng các doanh nghiệp không ngừng
tăng lên trong khi nhân lực ngành thuế có giới hạn đã gây ảnh hưởng không nhỏ,
khiến cho việc theo dõi sát sao các đối tượng quản lý càng trở nên khó khăn. Bên
cạnh đó, nhận thức về công tác thuế của nhiều đối tượng còn hạn chế, một số
đơn vị nghỉ kinh doanh nhưng không thông báo cho cơ quan thuế hoặc có đơn
xin nghỉ kinh doanh nhưng vẫn hoạt động. Những nguyên nhân đó gây ra nhiều
khó khăn trong công tác quản lý ĐTNT của chi cục.
2.2.2 Quản lý căn cứ tính thuế
Bên cạnh việc quản lý tốt ĐTNT, việc quản lý căn cứ tính thuế nhất là
quản lý doanh thu, mức thuế suất đối với khu vực NQD cũng được xem là điểm
then chốt, vì việc xác định đúng giá tính thuế cũng như đưa ra mức thuế suất hợp
lý sẽ giúp cơ quan thuế hoàn thành kế hoạch thu cũng như khuyến khích các
doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế -
xã hội.
Đứng trên góc độ quản lý thuế, căn cứ tính thuế là yếu tố cơ bản để đảm
bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời thuế cho NSNN. Tuy nhiên, việc quản lý căn
cứ tính thuế gặp rất nhiều khó khăn mà chủ yếu là xuất phát từ phía ĐTNT, vì
việc xác định căn cứ tính thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ. Chính vì
thế, để đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý căn cứ tính thuế, chi cục thuế Gia
33
Lâm đã tiến hành quản lý theo ba nhiệm vụ chủ yếu là: quản lý công tác kế toán
doanh nghiệp, quản lý việc miễn giảm thuế và quản lý việc sử dụng hóa đơn
chứng từ.
2.2.2.1 Quản lý công tác kế toán doanh nghiệp
Công tác kế toán doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển
của doanh nghiệp. Các số liệu trong sổ sách kế toán phản ánh tình hình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, là căn cứ để các nhà quản lý đề ra các kế hoạch
phát triển phù hợp với tình hình thực tế. Riêng đối với lĩnh vực quản lý thuế, kế
toán doanh nghiệp là căn cứ trong việc tính toán số thuế phải thu. Nói cách khác,
số liệu kế toán đầy đủ là điều kiện quan trọng trong việc phát huy hiệu quả công
tác quản lý thuế.
Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy nhưng hiện nay công tác kế toán
doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, gây khó khăn trong quản lý thuế.
Đa phần các doanh nghiệp trên địa bàn là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chủ yếu
chỉ sắp xếp một người làm kế toán, thậm chí là kiêm nhiệm chưa qua đào tạo
chính quy hoặc khi có thanh tra, kiểm tra mới thuê kế toán. Điều này làm cho
công tác kế toán không phản ánh đúng thực tế sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp vẫn chưa có ý thức tự giác thực hiện công tác
kế toán, nhiều khi chỉ thực hiện mang tính hình thức, chống chế, có nhiều nghiệp
vụ bỏ ngoài sổ sách kế toán.
Có thể kể ra một số sai phạm thường gặp trong công tác kế toán là: Đưa
vào khấu trừ thuế đầu vào không có hoá đơn hoặc hoá đơn không hợp pháp; kê
khai hoá đơn dịch vụ không được khấu trừ của hàng hoá không dùng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT; kê khai trùng lặp
thuế GTGT đầu vào…vv. Ví dụ: trong quỹ 4 năm 2009, chi cục thuế Gia Lâm đã
ra quyết định xử phạt hành chính đối với công ty TNHH Bảo Quang, mã số thuế:
34
0101309362, ở xóm 1 – thôn Bát Tràng – xã Bát Tràng – huyện Gia Lâm - TP
Hà Nội, đã vi phạm:
+ Ghi chép sổ sách kế toán không kịp thời, theo đúng quy định của chế độ
kế toán.
+ Sửa chữa tẩy xoá sổ kế toán không đúng quy định.
Và đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 2,5 triệu đồng.
Theo báo cáo năm 2008: số quyết định xử phạt là 342 quyết định, tổng số
tiền là 2.784.420.000 đồng, trong đó truy thu thuế là 1.825.750.000 đồng, phạt vi
phạm hành chính là 958.670.000 đồng. Năm 2009, số quyết định xử phạt là 412
quyết định, số tiền 3.443.560.000 đồng, trong đó truy thu thuế là 2.543.370.000
đồng, phạt vi phạm hành chính 900.190.000 đồng
Việc sai phạm của các doanh nghiệp về chế độ kế toán tăng lên, mà tập
trung chủ yếu ở các doanh nghiệp kinh doanh về khách sạn, dịch vụ ăn uống, xây
dựng, vận tải.. mà nguyên nhân một phần do nhận thức chưa đầy đủ của doanh
nghiệp về tính cấp thiết của công tác kế toán, mặt khác do đặc thù ngành kinh
doanh, không thể theo dõi một cách chính xác doanh thu, chi phí, dẫn đến chế độ
kế toán còn có nhiều hạn chế. Còn đối với chi cục thuế việc kiểm tra sổ sách
ngày càng được nhấn mạnh, chú trọng, quản lý ngày càng tốt hơn, thực hiện xử
phạt hành chính một cách kiên quyết hơn đối với doanh nghiệp thực hiện không
tốt chế độ kế toán.
2.2.2.2 Quản lý việc miễn giảm thuế
Giai đoạn 2007 – 2009 là giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động. Lạm
phát cao và đi kèm sau đó là suy thoái kinh tế đã đặt nhiều doanh nghiệp bên bờ
vực phá sản. Trước tình hình đó, Chính phủ đã có nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ
các doanh nghiệp, trong đó có công cụ thuế. Riêng đối với thuế GTGT, Bộ Tài
35
chính đã ban hành hàng loạt các văn bản về việc miễn giảm thuế nhằm giúp các
doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, có thể kể đến:
+ Thông tư số 13/2009/TT- BTC ngày 22 tháng 01 năm 2009 hướng dẫn
thực hiện giảm thuế GTGT đối với một số hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp kinh
doanh gặp khó khăn.
+ Thông tư số 18/2009/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2009 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT theo Danh mục
hàng hoá của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
+ Thông tư số 85/2009/TT-BTC ngày 28 tháng 04 năm 2009 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 58/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 04
năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm thực
hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo
gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp.
+ Thông tư số 91/2009/TT-BTC ngày 12 tháng 05 năm 2009 của Bộ Tài
chính Ban hành Danh mục bổ sung một số mặt hàng được giảm 50% mức thuế
suất thuế GTGT theo Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm
2009 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Thông tư số 112/2009/TT-BTc ngày 02 tháng 06 năm 2009 hướng dẫn
điều kiện áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% đối với vận tải quốc tế và dịch vụ
của ngành hàng không, hàng hải.
+ Công văn số 10219/BTC-TCT ngày 20 tháng 07 năm 2009 của Bộ Tài
chính gửi Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc giảm thuế
GTGT.
Nhận thức được mục tiêu của việc miễn giảm thuế GTGT cho các doanh
nghiệp, chi cục thuế Gia Lâm đã tiến hành xác định, thống kê số đơn vị được
miễn giảm, lập kế hoạch và trình lãnh đạo ký duyệt. Tính riêng năm 2009, số
36
đơn vị được miễn giảm là 215 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp có quy
mô nhỏ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong giai đoạn
kinh tế suy thoái, đồng thời kích cầu hàng hóa dịch vụ.
2.2.2.3 Quản lý việc sử dụng hoá đơn chứng từ
Chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn chứng từ được thực hiện theo nghị định
số 89/NĐ-CP ngày 7/11/2002, và các văn bản hướng dẫn thi hành: thông tư số
120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002, thông tư số 99/2003/TT-BTC ngày
23/10/2003.
Trong những năm qua, chi cục thuế Gia Lâm đã phấn đấu thực hiện tốt
công tác quản lý việc sử dụng hoá đơn chứng từ, đặc biệt là đối với các doanh
nghiệp NQD. Các cơ sở khi mua mới phải đầy đủ hồ sơ theo luật định. Khi nhận
được hồ sơ mua hoá đơn lần đầu của đơn vị, cán bộ thuế đã tiến hành kiểm tra sự
tồn tại thực tế của đơn vị trước khi tiến hành bán hoá đơn, đồng thời mở sổ theo
dõi và cấp sổ ST-22/HĐ cho đơn vị. Đối với các trường hợp mua bán hoá đơn
trước đây, tiến hành rà soát lại các thủ tục mua lần đầu và tiến hành bổ sung cho
đúng theo quy định. Căn cứ bảng kê, số lượng hoá đơn đã sử dụng, đã kê khai
thuế do đơn vị cung cấp, cán bộ thuế xác định số lượng hoá đơn cần bán cho tổ
chức, cá nhân lần tiếp sau cho phù hợp. Chi cục công khai các thủ tục mua hoá
đơn lần đầu cũng như các lần tiếp theo, đồng thời chỉ đạo các bộ phận, phối hợp
với nhau tạo điều kiện cho đối tượng mua hoá đơn một cách thuận tiện nhất
nhưng vẫn đảm bảo quản lý tốt các đối tượng. Đối với các đối tượng mua hoá
đơn là người nơi khác đến kinh doanh trên địa bàn, chi cục đã nắm bắt, quản lý
phù hợp, tránh tình trạng lợi dụng để kinh doanh hoá đơn.
Trên địa bàn huyện Gia Lâm, tất cả các doanh nghiệp NQD đang hoạt
động đều mua hoá đơn. Do lượng hoá đơn bán ra lớn, số lượng hoạt động cũng
tăng lên nên công tác kiểm tra, hướng dẫn cũng được tăng cường và chặt chẽ
37
hơn. Tuy nhiên, hành vi gian lận trong việc lập và sử dụng hoá, chứng từ luôn
tồn tại, có thể nhận diện được ở các khâu lập và sử dụng hoá đơn đầu vào lẫn đầu
ra.
Các hành vi gian lận phổ biến đối với hoá đơn đầu vào là: Các doanh
nghiệp thường lập hồ sơ mua hàng hoá của nhiều gia đình, doanh nghiệp ở nhiều
địa phương khác nhau; mua bán lòng vòng qua nhiều khâu trung gian; móc nối
với nhiều tổ chức, để hợp pháp hoá việc kê khai khống thuế GTGT đầu vào, làm
cho việc điều tra, xác minh gặp nhiều khó khăn, phức tạp; mua hoặc xin hoá đơn
hợp pháp của đơn vị khác hoặc dùng hoá đơn thật của mình nhưng thông báo
mất hoặc hết thời gian sử dụng để hợp thức hoá các khoản chi phí và thuế GTGT
đầu vào của hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế; tẩy xoá hoá đơn đã sử dụng để
nâng giá mua từ đó nâng thuế GTGT đầu vào. Ví dụ như, tháng 12/2008, công ty
TNHH Phương Hà, mã số thuế: 0101245415, tại xóm 2, xã Kim Lan – Gia Lâm
– TP Hà Nội, khi kê khai thuế GTGT đầu vào đã vi phạm về sử dụng hoá đơn:
các hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua và không ghi rõ tên và mã số thuế của đơn vị
bán. Chi cục đã truy thu số thuế GTGT đầu vào đó, số tiền 13.543.800 đồng.
Tuy các hành vi vi phạm vẫn còn phổ biến, nhưng chi cục thuế Gia Lâm
đã không ngừng cố gắng trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm,
chống thất thu cho NSNN. Chi cục cũng phối hợp liên ngành với các cơ quan
như: cơ quan Công an, quản lý thị trường… kiểm tra, xác minh những đối tượng
có quan hệ mua bán hàng hoá, trên cơ sở đó đối chiếu việc mua vào bán ra, để
tìm đối tượng có biểu hiện kinh doanh không lành mạnh. Xử lý kiên quyết những
trường hợp vi phạm các quy định về sử dụng hoá đơn, chứng từ; trường hợp nào
đã xác minh sử dụng hoá đơn bất hợp pháp thì kiên quyết tạm dừng cấp hoá đơn.
Bên cạnh đó, chi cục cũng thường xuyên chú trọng nâng cao ý thức trách nhiệm
trong việc chấp hành pháp luật thuế của các đối tượng được quản lý.
38
2.2.3 Quản lý và hỗ trợ công tác kê khai thuế
Tháng 11 năm 2006, luật quản lý thuế mới số 78/2006/QH11 được kỳ họp
thứ 10 Quốc hội khoá XI thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007.
Theo luật này, việc kê khai thuế GTGT .được thực hiện như sau:
+ Cơ sở kinh doanh tự tính và kê khai thuế GTGT hàng tháng theo mẫu tờ
khai do Bộ Tài Chính ban hành.
+ Cơ sở kinh doanh không phải gửi các bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua
vào, bán ra kèm theo tờ khai thuế GTGT.
+ Thời hạn nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế là ngày 25 của tháng tiếp
theo. Ngày nộp tờ khai được xác định là ngày bưu điện đóng dấu gửi đi (đối với
trường hợp gửi tờ khai qua bưu điện) hoặc là ngày cơ sở kinh doanh nộp tờ khai
trực tiếp tại cơ quan thuế.
+ Sau khi đã nộp tờ khai cho cơ quan thuế, nếu cơ sở kinh doanh có sự sai
sót, nhầm lẫn về số liệu đã kê khai, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai điều
chỉnh với cơ quan thuế.
Tại chi cục thuế Gia Lâm, việc thực hiện theo cơ chế tự kê khai thuế
GTGT nhìn chung đã được các doanh nghiệp chấp hành tương đối đầy đủ. Các
đơn vị nộp tờ khai đúng hạn và đủ thông tin. Tuy nhiên về chất lượng tờ khai vẫn
chưa thật đảm bảo, do chưa thực sự phản ánh đúng tình hình thực tế của đơn vị.
39
Bảng 2.3: Số cơ sở phải nộp tờ khai thuế GTGT trong tháng 12 các năm 2007, 2008, 2009
STT Loại hình
Tổng số cơ sở
phải nộp tờ khai
thuế GTGT
Số cơ sở đã nộp tờ khai
Số cơ sở chưa
nộp tờ khai
Số cơ sở có thuế
GTGT dương
Số cơ sở có thuế
GTGT âm, = 0
Tổng
(1) (2)
(3)=(6)+(7) (4) (5) (6)=(4)+(5) (7)
2007 2008 2009 200
7
200
8
200
9
200
7
200
8
200
9
200
7
200
8
200
9
200
7
200
8
2009
1 Công ty cổ
phần
136 220 291 18 24 53 112 195 230 130 219 283 6 1 8
2 Công ty TNHH 340 446 566 50 57 89 274 374 453 324 431 542 16 15 24
3 DN tư nhân 33 33 32 8 7 8 24 25 23 32 32 31 1 1 1
4 Chi nhánh 9 10 13 3 1 2 5 9 10 8 10 12 1 0 1
5 HTX, tổ sản
xuất
24 28 28 10 6 9 13 22 19 23 28 28 1 0 0
6 Loại hình khác 2 2 1 0 0 0 2 2 1 2 2 1 0 0 0
Tổng số 540 739 930 89 95 161 430 627 735 519 722 897 25 17 34
( Nguồn: Báo cáo ghi thu – Chi cục thuế Gia Lâm )
40
Bảng 2.3 phản ánh tình hình nộp tờ khai thuế GTGT của từng loại hình
doanh nghiệp tại chi cục thuế Gia Lâm trong các kỳ tính thuế tháng 12 các năm
2007, 2008, 2009. Nhìn vào đó ta có thể thấy, tuy vẫn còn các doanh nghiệp nộp
tờ khai thuế chậm, nhưng số lượng không nhiều và tỷ lệ có giảm, năm 2007 là
5%, 2008 giảm xuống còn 2% và năm 2009 là 4%. Tuy nhiên, trong các doanh
nghiệp đã nộp tờ khai, số cơ sở có thuế GTGT âm vẫn chiếm số lượng lớn, làm
giảm chất lượng tờ khai. Nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng tờ khai thuế
GTGT còn thấp là do ý thức chấp hành của ĐTNT. Nhiều doanh nghiệp cố ý
không kê khai hoặc kê khai thiếu doanh số làm giảm số thuế GTGT đầu ra, tăng
thuế GTGT đầu vào. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác như việc không có
thói quen sử dụng hoá đơn của khách hàng, số cán bộ thuế còn ít… cũng gây ảnh
hưởng, làm giảm chất lượng tờ khai thuế. Chẳng hạn như, trong tháng 12 năm
2009, chi cục đã tiến hành xử phạt vi phạm của công ty TNHH Thành An, mã số
thuế: 0100597598. Công ty này kê khai doanh số bán ra trong kỳ là 217,8 triệu
đồng, qua kiểm tra, cán bộ thuế phát hiện chưa kê khai doanh số bán lẻ cho các
đối tượng không lấy hoá đơn. Sau khi xác định đúng doanh số thực tế phát sinh
trong kỳ, công ty này phải nộp thuế GTGT theo doanh số thực tế, đồng thời phải
nộp tiền phạt theo quy định.
Việc thực hiện cơ chế tự kê khai trong quản lý thuế khi đưa vào áp dụng
đã thể hiện nhiều ưu điểm, đồng thời cũng có nhiều hạn chế mà quan trọng nhất
là nguy cơ trốn lậu thuế cao, gây thất thoát thuế, do cố ý hoặc do thiếu hiểu biết
chính sách, pháp luật về thuế. Vì thế, công tác hỗ trợ ĐTNT kê khai thuế càng
trở nên cần thiết. Chi cục thuế Gia Lâm đã tiến hành hỗ trợ trên cả hai phương
diện: Nâng cao kiến thức về các chính sách pháp luật thuế và hỗ trợ về nghiệp vụ
chuyên môn.
41
Thứ nhất, nâng cao kiến thức về các chính sách pháp luật thuế: Hệ
thống các chính sách pháp luật về thuế bao gồm rất nhiều các văn bản từ luật đến
các thông tư, nghị định và thường xuyên được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với
mục tiêu quản lý thuế trong từng thời kỳ. Việc nắm bắt được các văn bản này
một cách đầy đủ, kịp thời đối với các doanh nghiệp là hết sức khó khăn. Hiểu
được điều đó, đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế của chi cục cũng như
các cán bộ thuế trực tiếp làm việc với đối tượng đều nhiệt tình giải đáp các thắc
mắc, chấn chỉnh những hiểu biết sai lầm về chính sách thuế; từ đó, giúp các
ĐTNT hiểu và tuân thủ.
Thứ hai, hỗ trợ về nghiệp vụ chuyên môn: Các doanh nghiệp NQD do
chi cục thuế Gia Lâm quản lý có nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ, đi lên từ hộ
các thể, nên trình độ quản lý không cao và gặp nhiều khó khăn trong công tác kê
khai thuế. Chi cục đã tiến hành nâng cấp, ứng dụng các phần mềm quản lý thuế
mới, có nhiều ý kiến cải tiến công tác kê khai thuế để hỗ trợ tốt nhất cho người
nộp thuế cũng như công tác quản lý thuế.
Những năm vừa qua, nhờ sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ trong chi
cục trong việc áp dụng linh hoạt các biện pháp từ nhắc nhở, đôn đốc đến xử phạt
hành chính, thái độ và tính tự giác trong kê khai thuế nói chung và thuế GTGT
nói riêng của đại bộ phận các doanh nghiệp trên địa bàn đã có nhiều tiến bộ, số
tờ khai mắc lỗi ngày càng giảm.
2.2.4 Quản lý việc thu nộp tiền thuế
Công tác thu nộp tiền thuế là công đoạn cuối cùng của chu trình tính thuế.
Vấn đề quản lý khâu nộp thuế đối với khu vực kinh tế NQD được thực hiện tốt
hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả động viên vào NSNN.
Hàng tháng căn cứ vào số tờ khai thuế đã được các ĐTNT nộp lên, trong
thời gian quy định ( chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai
42
thuế), các ĐTNT phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế: Tuỳ vào từng ĐTNT mà có
thể nộp trực tiếp vào kho bạc hay nộp cho cán bộ thuế. Các cán bộ thuế có trách
nhiệm theo dõi, đôn đốc tình hình nộp thuế tại địa bàn mình phụ trách, sau đó
báo cáo kết quả thu cho tổ nghiệp vụ. Nhìn chung công tác quản lý thu nộp thuế
được chi cục thực hiện đúng quy định. Các cán bộ thuế luôn giữ đúng tinh thần
trách nhiệm, không xâm tiêu lạm dụng tiền thuế hay nộp muộn số thuế. Nhờ đó,
trong những năm qua chi cục thuế Gia Lâm luôn hoàn thành vượt mức giao dự
toán thu đối với các khoản thu chủ yếu. Riêng thuế công thương nghiệp, dịch vụ
NQD, tỷ lệ thực hiện so với dự toán luôn đạt mức cao.
43
Bảng 2.4: Bảng báo cáo tổng kết thu thuế
Đơn vị : triệu đồng
( Nguồn: Số liệu lịch sử các năm – Chi cục thuế Gia Lâm )
STT Nội dung
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Dự toán
Thực
hiện
Tỷ lệ
(%)
thực
hiện
so
với
dự
toán
Tỷ lệ
(%)
thực
hiện
so
với
năm
trước
Dự toán
Thực
hiện
Tỷ lệ
(%)
thực
hiện
so
với
dự
toán
Tỷ lệ
(%)
thực
hiện
so
với
năm
trước
Dự
toán
Thực
hiện
Tỷ lệ
(%)
thực
hiện
so
với
dự
toán
Tỷ lệ
(%)
thực
hiện
so với
năm
trước
1 Thuế CTN-DV
NQD
27.931 31.111 111 137 37.290 43.190 116 139 38.760 48.834 126 113
2 Lệ phí trước bạ 8.300 14.058 169 196 9.740 18.245 187 130 21.500 40.121 187 220
3 Thuế SDĐ nông
nghiệp
680 194 200 486 243 71 328 67
4 Thuế nhà đất 1.420 1.972 139 136 1.500 2.181 145 111 1.850 3.215 174 147
5 Thuế chuyển
quyền SDĐ
1.210 3.070 254 235 1.800 6.384 355 208 903 14
6 Tiền SDĐ 91.500 32.450 35 149 55.500 55.763 100 172 11.000 46.492 423 83
7 Thu tiền thuê đất 550 9.237 1.674 152 8.000 9.143 114 99 11.800 13.356 113 146
8 Thuế TNCN 183 538 341 186 3.000 8.091 270 2.373
9 Phí, lệ phí 1.300 1.359 105 107 1.000 2.095 210 154 1.200 2.147 179 102
Tổng cộng 132.211 94.120 71 152 115.030 137.828 120 146 89.110 163.487 183 119
Tổng thu trừ
tiền SDĐ
40.711 61.670 151 153 59.530 82.086 138 133 78.110 116.995 150 143
44
Năm 2007: Tổng thu trừ tiền SDĐ theo dự toán là 40.711 triệu đồng, thực
hiện là 61.670 triệu đồng, tăng 51% so với dự toán, tăng 53% so với năm 2006,
trong đó thuế CTN-DV NQD theo dự toán là 27.931 triệu đồng, thực hiện là
31.111 triệu đồng, tăng 11% so với dự toán và tăng 37% so với năm 2006.
Năm 2008: Tổng thu trừ tiền SDĐ theo dự toán và thực hiện tiếp tục tăng,
dự toán giao là 59.530 triệu đồng, thực hiện là 82.086 triệu đồng, tăng 38% so
với dự toán, tăng 33% so với năm 2007, trong đó thuế CTN-DV NQD theo dự
toán là 37.290 triệu đồng, thực hiện là 43.190 triệu đồng, tăng 16% so với dự
toán và tăng 39% so với năm 2007.
Năm 2009: Kết quả thu thuế tại chi cục tiếp tục đạt được kết quả cao, tổng
thu trừ tiền SDĐ theo dự toán giao là 78.110 triệu đồng, thực hiện là 116.995
triệu đồng, tăng 50% so với dự toán, tăng 43% so với năm 2008, trong đó thuế
CTN-DV NQD theo dự toán là 38.760 triệu đồng, thực hiện là 48.834 triệu đồng,
tăng 26% so với dự toán và tăng 13% so với năm 2008.
Trong nhiệm vụ được giao, chi cục thuế Gia Lâm luôn coi công tác quản
lý thu thuế khu vực NQD là trọng tâm, xác định đây là nhiệm vụ hết sức khó
khăn, nặng nề. Riêng công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp
NQD, trên cơ sở tờ khai thuế GTGT của các doanh nghiệp, cán bộ thuế sẽ kiểm
tra tính đầy đủ, đúng đắn của tờ khai, kiểm tra đúng mẫu tờ khai quy định, kê
khai đầy đủ các chỉ tiêu, có xác nhận của doanh nghiệp. Sau khi nhập tờ khai
thuế GTGT vào chương trình quản lý, chương trình sẽ xác định số thuế phải nộp
theo tờ khai, để theo dõi việc nộp thuế của doanh nghiệp vào kho bạc, đồng thời
phát hiện ra những lỗi tính toán tiền thuế của các doanh nghiệp, hay những lỗi
khác liên quan đến thủ tục tờ khai và ra thông báo đề nghị điều chỉnh tờ khai
thuế GTGT. Trong trường hợp không nộp tờ khai thuế GTGT, sẽ thực hiện phạt
vi phạm hành chính thuế đối với doanh nghiệp vi phạm và thực hiện ấn định thuế
45
đối với các doanh nghiệp không sửa lỗi tờ khai, không nộp tờ khai; doanh nghiệp
có nhiệm vụ phải nộp thuế GTGT vào kho bạc mà không cần phải ra thông báo
thuế, chỉ ra thông báo đối với thuế ấn định.
Bảng 2.5: Báo cáo thực thu thuế GTGT theo ngành
Đơn vị: triệu đồng
STT Ngành
Thực
thu
năm
2007
Năm 2008 Năm 2009
Thực
thu
So sánh với
năm trước Thực
thu
So sánh với
năm trước
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1 Sản xuất 3.142 6.079 2.937 193 8.920 2.841 147
2 Xây dựng 1.125 1.927 802 171 1.785 -142 93
3 Thương
nghiệp
5.702 9.102 3.400 160 13.570 4.468 149
4 Vận tải 1.052 1.306 254 124 1.909 603 146
5 Phục vụ 1.066 1.823 757 171 3.552 1.729 195
Tổng 12.087 20.255 8.168 168 29.736 9.481 147
( Nguồn: Báo cáo tình hình thực thu – Chi cục thuế Gia Lâm )
Qua bảng 2.5 ta thấy tổng thu năm 2008 và năm 2009 số thu thuế GTGT
nói chung và ở các ngành sản xuất kinh doanh tăng rất cao so với năm trước. Cụ
thể: năm 2008 tăng 8.168 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 68%., trong đó tăng mạnh
nhất vẫn là ngành sản xuất, tỷ lệ tăng là 93%. Năm 2009 tăng 9.481 triệu đồng,
tỷ lệ tăng 47%, tăng mạnh nhất trong ngành phục vụ với tỷ lệ tăng 95%. Để đạt
được kết quả cao, ban lãnh đạo chi cục thuế đã chỉ đạo các cán bộ quản lý doanh
nghiệp hàng tháng phải rà soát , đánh giá lại tờ khai thuế GTGT, có báo cáo
thẩm định tờ khai thuế hàng tháng. Tổ chức công tác duyệt bộ riêng đối với ghi
thu tập thể có tham gia của tổ kiểm tra, tổ xử lý dữ liệu và tổ nghiệp vụ hỗ trợ để
đánh giá thẩm định tờ khai thuế GTGT của các doanh nghiệp, từ đó phát hiện
46
các doanh nghiệp kê khai chưa sát với tình hình kinh doanh thực tế, kiểm tra các
sổ sách kế toán của những đơn vị có dấu hiệu nghi vấn.
Tình hình nợ đọng thuế GTGT
Mặc dù tổng thu thuế của chi cục đạt kết quả cao, hoàn thành và thu hơn
so với kế hoạch được giao, nhưng tình trạng nợ đọng thuế GTGT vẫn thường
xuyên xảy ra.
Bảng 2.6: Theo dõi tình hình nợ đọng thuế GTGT ở các doanh nghiệp NQD
Đơn vị: triệu đồng
Ngành
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Ghi
thu
Thực
thu
Nợ
đọng
Ghi
thu
Thực
thu
Nợ
đọng
Ghi
thu
Thực
thu
Nợ
đọng
Sản
xuất
3.460 3.142 318 6.502 6.079 423 9.727 8.920 807
Xây
dựng
1.154 1.125 29 1.968 1.927 41 1.818 1.785 33
Thương
nghiệp
6.428 5.702 726 10.204 9.102 1.102 14.847 13.570 1.277
Vận tải 1.089 1.052 37 1.356 1.306 50 1.970 1.909 61
Phục vụ 1.144 1.066 78 1.937 1.823 114 3.743 3.552 191
Tổng 13.275 12.087 1.188 21.967 20.255 1.730 32.105 29.736 2.369
( Nguồn: Báo cáo thực thu – Chi cục thuế Gia Lâm )
Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy tình trạng nợ đọng thuế vẫn luôn tồn tại và là
vấn đề nan giải trong quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng.
Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ đọng thuế GTGT
Ngành Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
47
Sản xuất 9,2% 6,5% 8,3%
Xây dựng 2,5% 2,1% 1,8%
Thương nghiệp 11,3% 10,8% 8,6%
Vận tải 3,4% 3,7% 3,1%
Phục vụ 6.8% 5,9% 5.1%
Trung bình 8,9% 7,9% 7,4%
Tính đến ngày 31/12/2009 có tổng số 205 đơn vị còn nợ đọng thuế GTGT
với số tiền là 2.369 triệu đồng, chiếm 30,2% tổng số nợ đọng, trong đó số có khả
năng thu là 164 đơn vị, tương ứng với 1.983 triệu đồng.
Chi cục luôn chú trọng đến công tác thu hồi nợ đọng, thường xuyên rà soát
phân loại nợ đọng để có biện pháp đôn đốc thu hồi thích hợp, thường xuyên tiến
hành các đợt cao điểm thu hồi nợ. Bên cạnh đó, chi cục cũng đã tranh thủ tối đa
sự giúp đỡ của chính quyền các cấp. Đối với những trường hợp có biểu hiện dây
dưa, chây ỳ thì thiết lập ngay hồ sơ, để kiên quyết xử lý dứt điểm, tiến hành phạt
hành chính, phạt nộp chậm. Nhờ đó, tỷ lệ nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu
có xu hướng giảm xuống.
2.2.5. Công tác hoàn thuế và quyết toán thuế
2.2.5.1. Hoàn thuế
Trong những năm qua, được sự chỉ đạo của UBND TP Hà Nội cũng như
cục thuế thành phố, chi cục thuế Gia Lâm đã tiến hành hoàn thuế GTGT cho các
ĐTNT đảm bảo kịp thời, chính xác, đúng đối tượng. Các doanh nghiệp nộp hồ sơ
hoàn thuế và được xét hoàn thuế trên địa bàn huyện chủ yếu là các doanh nghiệp
thuộc trường hợp 3 tháng liên tục có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Bảng 2.8: Tình hình hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp NQD
Đơn vị: triệu đồng
48
Số DN đề nghị
hoàn thuế
GTGT
Số tiền đề nghị
hoàn thuế
GTGT
Số DN được
hoàn thuế
GTGT
Số tiền được
hoàn thuế
GTGT
Năm 2007 32 1.672 29 1.332
Năm 2008 42 1.843 41 1.753
Năm 2009 48 1.958 45 1.556
( Nguồn: Chi cục thuế Gia Lâm )
Nhìn chung, các doanh nghiệp đều thực hiện tương đối đầy đủ về hồ sơ
xin hoàn thuế. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị do thực hiện hoàn thuế lần đầu
nên chưa có sự chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Đối với những đơn vị này chi cục đã
thông báo cho ĐTNN, đồng thời bố trí cán bộ hướng dẫn cụ thể cho ĐTNT để
hoàn chỉnh hồ sơ.
Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc pháp luật
về thuế thì vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp lợi dụng cơ chế hoàn thuế để
gian lận, chiếm đoạt tiền thuế. Có nhiều hình thức gian lận khác nhau được các
doanh nghiệp thực hiện nhưng chủ yếu vẫn là sử dụng hóa đơn giả, lập hóa đơn
khống, số tiền ghi trên hóa đơn không đúng với thực tế… Một ví dụ điển hình là
công ty TNHH Thành Lĩnh, mã số thuế 0103823848, năm 2009 doanh nghiệp
này đã nộp hồ sơ xin hoàn thuế GTGT, số tiền 206 triệu đồng. Qua điều tra xác
minh cán bộ thuế đã xác định số thuế GTGT đầu vào lũy kế chưa được khấu trừ
của doanh nghiệp này chỉ là 140 triệu đồng. Chi cục đã thực hiện hoàn thuế cho
công ty TNHH Thành Lĩnh theo đúng số thuế GTGT đầu vào lũy kế đã xác định
được.
Một số gian lận còn tồn tại trong việc hoàn thuế GTGT đều xuất phát từ
các nguyên nhân chủ quan mà nguyên nhân đầu tiên là do ý thức chấp hành pháp
luật thuế của ĐTNT chưa tốt. Do đó cần có sự phối hợp hoạt động giữa ngành
thuế và các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan cấp giấy phép kinh
49
doanh, ngành công an và quản lý thị trường để vừa đảm bảo quyền lợi cho người
nộp thuế vừa chống các hành vi gian lận để chiếm đoạt tiền thuế.
2.2.5.2. Quyết toán thuế
Quản lý quyết toán thuế là việc cơ quan thuế kiểm tra phần tự khai quyết
toán của cơ sở kinh doanh và xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ thuế cho
ĐTNT.
Theo quy định hiện hành, tất cả các cơ sở kinh doanh thuộc mọi thành
phần kinh tế ( trừ hộ kinh doanh vừa và nhỏ nộp thuế theo phương pháp ấn định
doanh thu ) đều phải thực hiện lập và gửi quyết toán thuế GTGT hàng năm cho
cơ quan thuế. Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán tài chính theo chế độ
Nhà nước quy định; trên cơ sở quyết toán tài chính, cơ sở kinh doanh có trách
nhiệm kê khai toàn bộ số thuế phải nộp, số thuế đã nộp hoặc số thuế được hoàn
của năm hoặc thời hạn quyết toán, số thuế còn thiếu hay nộp thừa tính đến thời
điểm quyết toán. Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng các chỉ tiêu và số liệu theo
mẫu quyết toán thuế ; gởi bản quyết toán thuế đến cơ quan thuế địa phương nơi
cơ sở đăng ký nộp thuế trong thời gian quy định. Mẫu tờ khai quyết toán thuế
được quy định khác nhau căn cứ theo phương pháp tính thuế áp dụng cho doanh
nghiệp.
Trong những năm qua, chi cục thuế Gia Lâm luôn gắn công tác quyết toán
thuế với công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm,
nhờ đó hoạt động quyết toán thuế được các doanh nghiệp chấp hành tương đối
đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp không chấp hành đúng
thời hạn quyết toán thuế, tình trạng nợ đọng thuế vẫn còn xảy ra. Có thể thấy
được tình trạng đó qua số liệu đưa ra ở bảng 2.9.
Bảng 2.9: Theo dõi quyết toán thuế GTGT của doanh nghiệp NQD
Đơn vị: triệu đồng
50
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Số thuế phải nộp 13.275 21.967 32.105
Số thuế đã nộp 12.087 20.255 29.736
Số thuế đã được hoàn 1.332 1.753 1.556
Số thuế còn thiếu 1.188 1.730 2.369
( Nguồn: Chi cục thuế Gia Lâm )
Tại chi cục thuế Gia Lâm, công tác kiểm tra quyết toán thuế được tiến
hành theo hai bước:
Bước 1: cán bộ thuế sẽ thực hiện kiểm tra tại bàn (kiểm tra thủ tục và hình
thức) đối với hồ sơ báo cáo quyết toán thuế. Sau đó ghi bổ sung vào sổ thuế đối
với khoản chênh lệch giữa số liệu báo cáo quyết toán chính thức so với số liệu do
doanh nghiệp đã tạm khai của niên độ báo cáo.
Bước 2: chính là những công việc kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện các
hành vi trốn, lậu thuế để truy thu lại cho NSNN đồng thời xử phạt đối với các
hành vi này.
Bên cạnh đó, chi cục cũng chú trọng kiểm tra quyết toán thuế của các
doanh nghiệp có hồ sơ hoàn thuế không đúng thực tế. Nhờ sự nỗ lực không
ngừng của các cán bộ thuế, tỷ lệ nợ đọng thuế và số hồ sơ quyết toán thuế không
đúng quy định của các doanh nghiệp có xu hướng giảm.
2.2.6 Công tác thanh tra, kiểm tra thuế
Trong cơ chế quản lý thuế hiện nay, ĐTNT là người thực hiện các công
việc từ tính thuế, kê khai thuế đến nộp thuế. Tuy nhiên, thực tế hiện nay còn
nhiều đối tượng không tự giác thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước,
hiện tượng kê khai thiếu, sai để trốn lậu thuế được thực hiện ngày càng tinh vi
hơn. Vì thế, công tác thanh tra, kiểm tra thuế càng thể hiện rõ vai trò của mình
trong việc giảm thất thu, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm của ĐTNT, tăng
51
cường hiệu quả quản lý của thuế và tăng cường kỷ cương trong việc chấp hành
pháp luật về thuế.
Đội kiểm tra thuế của chi cục thuế Gia Lâm thường xuyên tiến hành kiểm
tra ĐTNT, gồm:
+ Kiểm tra định kỳ: gồm việc kiểm tra tại trụ sở với các hồ sơ thuế và
kiểm tra tại cơ sở nộp thuế từ công tác đăng ký thuế, loại hình kinh doanh, sổ
sách kế toán, hoá đơn chứng từ kê khai thuế, thu nộp thuế…. nhằm phát hiện kịp
thời những sai sót cũng như những trường hợp cố tình vi phạm.
+ Kiểm tra đột xuất với những đối tượng bị nghi ngờ về sổ sách kế toán,
hoá đơn chứng từ, doanh thu tính thuế, giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào…
Công tác kiểm tra thuế được tiến hành thường xuyên đã phát hiện và xử lý
nhiều trường hợp vi phạm, ví dụ như công ty cổ phần Phúc Hiệp, mã số thuế
0103756535, trụ sở đóng tại xã Dương Xá – Gia Lâm – TP Hà Nội, đội kiểm tra
thuế đã phát hiện trong quý IV năm 2008 doanh nghiệp này đã có hiện tượng che
dấu doanh thu, đồng thời ghi sai số tiền giữa các liên hoá đơn. Cán bộ thuế đã
tiến hành truy thu 65,7 triệu đồng và phạt vi phạm số tiền 11,3 triệu đồng.
Năm 2009, đội kiểm tra thuế đã tiến hành rà soát và phát hiện 34 trường
hợp đã có đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng vẫn tiếp tục kinh doanh, 16 trường
hợp đã kinh doanh nhưng chưa có đăng ký kinh doanh, 362 trường hợp kê khai
sai thuế GTGT, truy thu thuế là 2.543.370.000 đồng, thu về số tiền phạt là
900.190.000 đồng. Từ đó ta có thể thấy số trường hợp vi phạm pháp luật về thuế
vẫn còn rất lớn, đòi hỏi cán bộ kiểm tra thuế càng phải nỗ lực hơn nữa trong việc
hạn chế hiện tượng trốn lậu thuế, trong việc giải quyết các khiếu nại của người
dân, từ đó tăng cường sự tin tưởng trong nhân dân.
52
Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm
Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm
Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm
Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm
Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm
Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm
Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm
Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm
Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm
Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm
Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm
Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm
Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm
Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm
Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm
Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm
Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm
Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm
Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm
Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm
Đề tài  nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm

More Related Content

What's hot

Lý thuyết chung về Thuế
Lý thuyết chung về ThuếLý thuyết chung về Thuế
Lý thuyết chung về ThuếVitHong102712
 
Báo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anh
Báo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anhBáo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anh
Báo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anhHoàng Hỡi
 
Hoàn thiện kế toán hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu và...
Hoàn thiện kế toán hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu và...Hoàn thiện kế toán hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu và...
Hoàn thiện kế toán hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu và...luanvantrust
 
Khái niệm trọng yếu
Khái niệm trọng yếuKhái niệm trọng yếu
Khái niệm trọng yếuThanh Vũ
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại công ty tuyển dụng
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại công ty tuyển dụngKế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại công ty tuyển dụng
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại công ty tuyển dụngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Lý thuyết chung về Thuế
Lý thuyết chung về ThuếLý thuyết chung về Thuế
Lý thuyết chung về Thuế
 
Quản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đQuản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đ
 
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...
 
Đề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Báo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anh
Báo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anhBáo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anh
Báo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anh
 
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty Thanh Tuấn, HAY
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty Thanh Tuấn, HAYĐề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty Thanh Tuấn, HAY
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty Thanh Tuấn, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Luận văn: Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩuLuận văn: Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Luận văn: Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
 
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk LắkLuận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
 
Luận Văn Thực Trạng Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Cục Thuế
Luận Văn Thực Trạng Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Cục ThuếLuận Văn Thực Trạng Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Cục Thuế
Luận Văn Thực Trạng Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Cục Thuế
 
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOT
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOTLuận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOT
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOT
 
Hoàn thiện kế toán hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu và...
Hoàn thiện kế toán hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu và...Hoàn thiện kế toán hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu và...
Hoàn thiện kế toán hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu và...
 
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây HồĐề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
 
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Luận văn:  Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOTLuận văn:  Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
 
Khái niệm trọng yếu
Khái niệm trọng yếuKhái niệm trọng yếu
Khái niệm trọng yếu
 
BÀI MẪU khóa luận quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU khóa luận quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp, HAYBÀI MẪU khóa luận quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU khóa luận quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
 
Chuyên đề thực trạng kế toán thuế giá trị gia tăng, HAY, MIỄN PHÍ
Chuyên đề thực trạng kế toán thuế giá trị gia tăng, HAY, MIỄN PHÍChuyên đề thực trạng kế toán thuế giá trị gia tăng, HAY, MIỄN PHÍ
Chuyên đề thực trạng kế toán thuế giá trị gia tăng, HAY, MIỄN PHÍ
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại công ty tuyển dụng
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại công ty tuyển dụngKế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại công ty tuyển dụng
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại công ty tuyển dụng
 
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty May Yes Vina, HOT
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty May Yes Vina, HOTĐề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty May Yes Vina, HOT
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty May Yes Vina, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
 

Similar to Đề tài nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm

Đề tài: Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp - Gửi miễn ...
Đề tài: Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp - Gửi miễn ...Đề tài: Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp - Gửi miễn ...
Đề tài: Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh KhôiKế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh KhôiYenPhuong16
 
Thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỉnh Thừa Thiên Hu...Thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỉnh Thừa Thiên Hu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Thuế Gtgt Đối Với Dntn Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Thuế Gtgt Đối Với Dntn Trên  Địa Bàn Tỉnh Đắk...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Thuế Gtgt Đối Với Dntn Trên  Địa Bàn Tỉnh Đắk...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Thuế Gtgt Đối Với Dntn Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Chi Cục Thuế Quận Cẩm L...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Chi Cục Thuế Quận Cẩm L...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Chi Cục Thuế Quận Cẩm L...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Chi Cục Thuế Quận Cẩm L...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

Similar to Đề tài nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm (20)

Báo Cáo Thực Tập Thuế Giá Trị Giá Tăng Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Thuế Giá Trị Giá Tăng Công Ty Xây DựngBáo Cáo Thực Tập Thuế Giá Trị Giá Tăng Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Thuế Giá Trị Giá Tăng Công Ty Xây Dựng
 
Đề tài: Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp - Gửi miễn ...
Đề tài: Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp - Gửi miễn ...Đề tài: Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp - Gửi miễn ...
Đề tài: Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp - Gửi miễn ...
 
Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với Doanh nghiệp quận Cầu Giấy
Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với Doanh nghiệp quận Cầu GiấyTăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với Doanh nghiệp quận Cầu Giấy
Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với Doanh nghiệp quận Cầu Giấy
 
Luận văn: Công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂMLuận văn: Công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh KhôiKế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
 
Lv (36)
Lv (36)Lv (36)
Lv (36)
 
Khóa luận: Thực trạng công tác kiểm tra thuê, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Thực trạng công tác kiểm tra thuê, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Thực trạng công tác kiểm tra thuê, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Thực trạng công tác kiểm tra thuê, HAY, 9 ĐIỂM
 
Thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỉnh Thừa Thiên Hu...Thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Đề tài kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay 2017
Đề tài  kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay 2017 Đề tài  kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay 2017
Đề tài kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay 2017
 
Đề tài: Thuế GTGT ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, HAY
Đề tài: Thuế GTGT ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, HAYĐề tài: Thuế GTGT ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, HAY
Đề tài: Thuế GTGT ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, HAY
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Thuế Gtgt Đối Với Dntn Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Thuế Gtgt Đối Với Dntn Trên  Địa Bàn Tỉnh Đắk...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Thuế Gtgt Đối Với Dntn Trên  Địa Bàn Tỉnh Đắk...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Thuế Gtgt Đối Với Dntn Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk...
 
Đề tài: Kiểm toán thuế GTGT tại Công ty kiểm toán ASCO, HAY
Đề tài: Kiểm toán thuế GTGT tại Công ty kiểm toán ASCO, HAYĐề tài: Kiểm toán thuế GTGT tại Công ty kiểm toán ASCO, HAY
Đề tài: Kiểm toán thuế GTGT tại Công ty kiểm toán ASCO, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂMLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty vật tư thép, HAY
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty vật tư thép, HAYĐề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty vật tư thép, HAY
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty vật tư thép, HAY
 
Cơ sở lý luận về điều chỉnh pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về điều chỉnh pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về điều chỉnh pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về điều chỉnh pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.docx
 
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhânLuận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
 
Quản Lý Thu Thuế Gtgt Tại Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
Quản Lý Thu Thuế Gtgt Tại Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.docQuản Lý Thu Thuế Gtgt Tại Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
Quản Lý Thu Thuế Gtgt Tại Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Tài Chính Công, 9 điểm.doc
Khóa luận tốt nghiệp ngành Tài Chính Công, 9 điểm.docKhóa luận tốt nghiệp ngành Tài Chính Công, 9 điểm.doc
Khóa luận tốt nghiệp ngành Tài Chính Công, 9 điểm.doc
 
Đề tài: Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
Đề tài: Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công tyĐề tài: Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
Đề tài: Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Chi Cục Thuế Quận Cẩm L...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Chi Cục Thuế Quận Cẩm L...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Chi Cục Thuế Quận Cẩm L...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Chi Cục Thuế Quận Cẩm L...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Đề tài nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm

  • 1. MỤC LỤC Lời mở đầu 3 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD 5 1.1. Nhận thức chung về thuế GTGT 5 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế GTGT 5 1.1.2. Các nội dung cơ bản của thuế GTGT ở nước ta 7 1.1.3. Vai trò của thuế GTGT 12 1.2. Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD 15 1.2.1. Vị trí, vai trò, đặc điểm của doanh nghiệp NQD 15 1.2.2. Thất thu thuế và sự cần thiết nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD 17 1.2.3. Quy trình quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp 19 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM. 23 2.1. Những đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm 23 2.1.1. Đặc điểm kinh tế – xã hội huyện Gia Lâm 23 2.1.2. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm. 25 2.1.3. Bộ máy quản lý thu thuế của chi cục thuế Gia Lâm. 26 2.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2007- 2009. 29 2.2.1. Quản lý đối tượng nộp thuế 29 2.2.2. Quản lý căn cứ tính thuế 33 2.2.3. Quản lý và hỗ trợ công tác kê khai thuế 39 2.2.4. Quản lý việc thu nộp tiền thuế 42 2.2.5. Công tác hoàn thuế và quyết toán thuế 48 2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế 52 2.3. Đánh giá tình hình quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm 53 1
  • 2. 2.3.1. Những mặt làm được. 53 2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân. 54 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM. 57 3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT trong thời gian tới 57 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm 59 3.2.1. Những biện pháp trong công tác quản lý thuế của chi cục 59 3.2.2. Kiện toàn bộ máy tổ chức và cán bộ 64 3.2.3. Áp dụng tiến bộ KHKT vào công tác quản lý 65 3.2.4. Tăng cường công tác tư vấn hỗ trợ người nộp thuế và công tác tuyên truyền trong nhân dân. 66 3.2.5. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và cơ quan thuế cấp trên 67 Kết luận 71 Danh mục tài liệu tham khảo 73 2
  • 3. LỜI MỞ ĐẦU Để thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, nước ta ngày càng đòi hỏi nhiều về nguồn vốn, trong đó nguồn vốn chủ yếu để ổn định tình hình đất nước là nguồn vốn từ NSNN và khoản thu chủ yếu của NSNN là từ thuế. Thuế là nguồn thu chủ yếu để đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đối với nước ta hiện nay và trong những năm sau này, thuế tiếp tục trở thành công cụ tài chính quan trọng giúp Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Trong hệ thống thuế của nước ta, thuế GTGT là một trong các sắc thuế chủ đạo, đóng góp một phần không nhỏ trong tổng số thuế thu được hàng năm. Luật thuế GTGT đã thay thế luật thuế doanh thu đã lỗi thời, được bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/1999, đến nay đã được hơn 11 năm. Thuế GTGT đã bộc lộ nhiều ưu điểm, mang lại những tác động tích cực đến nền kinh tế, nhưng đồng thời trong công tác quản lý thuế GTGT cũng còn rất nhiều vướng mắc, gây ảnh hưởng tới số thu cũng như các vấn đề kinh tế - xã hội khác. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế trong những năm qua, hoạt động của khu vực kinh tế NQD ở nước ta đã và đang ngày càng mở rộng trên khắp các địa bàn trong từng địa phương và cả nước. Song đây cũng là khu vực rất khó quản lý về thuế, hiện tượng trốn thuế, lậu thuế vẫn còn xảy ra. Vì vậy quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế NQD phải tiếp tục cải tiến và hoàn thiện nhằm thực hiện được mục tiêu, yêu cầu của quá trình đổi mới công tác quản lý thuế đặt ra. 3
  • 4. Xuất phát từ thực tế trên và qua thời gian thực tập ở chi cục thuế huyện Gia Lâm, em tâm đắc chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm” làm nội dung tìm hiểu và nghiên cứu của mình. Kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm. Do còn nhiều hạn chế về thời gian và trình độ lý luận cũng như thực tiễn, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Võ Thị Phương Lan - giáo viên trực tiếp hướng dẫn, các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý Tài chính công và các cô chú, anh chị trong Đội kê khai - kế toán thuế - tin học thuộc Chi cục thuế huyện Gia Lâm, TP Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn của mình. 4
  • 5. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD 1.1. Nhận thức chung về thuế GTGT 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế GTGT 1.1.1.1. Khái niệm thuế GTGT Thuế GTGT được một người Đức tên là Carl Friedrich Von Siemens đưa ra lần đầu tiên vào năm 1918, nhưng ý tưởng này của ông không được chính phủ Đức áp dụng. Đến năm 1954, thuế GTGT lần đầu tiên được áp dụng tại Pháp dưới hình thức thuế đánh vào giai đoạn sản xuất. Đến năm 1968, thuế này được nhập vào thuế lưu thông đánh vào dịch vụ và thuế địa phương đánh vào lưu thông bán lẻ thành một loại thuế thống nhất chung. Từ đó đến nay, do tính ưu việt của mình, thuế GTGT ngày càng được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Năm 1988 số nước áp dụng thuế GTGT là 47 nước, tăng lên hơn 100 nước vào năm 1995 và hiện nay là trên 120 nước. Ở Việt Nam, thuế GTGT được Quốc Hội khoá IX thông qua ở kỳ họp thứ 11 vào ngày 10 tháng 05 năm 1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Sau hơn 11 năm áp dụng, những quy định trong luật thuế GTGT đã có nhiều điều chỉnh để phù hợp hơn với nước ta cũng như tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, và đã thể hiện tính ưu việt của mình trong vai trò huy động nguồn tài chính cho NSNN cũng như điều tiết kinh tế vĩ mô. Theo luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, thuế GTGT được định nghĩa như sau: Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. 5
  • 6. 1.1.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT Thuế GTGT có một số đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu: Đối tượng nộp thuế GTGT là người bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ còn người chịu thuế là người tiêu dùng hàng hoá dịch vụ cuối cùng. Nói cách khác Nhà nước gián tiếp thu khoản thuế này của người tiêu dùng thông qua người bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Thứ hai, thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn: Thuế GTGT là thuế đánh vào phần thu nhập của người tiêu dùng để mua hàng hoá dịch vụ, nói cách khác là đánh vào khâu tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên, do rất khó phân biệt khâu tiêu dùng cuối cùng và khâu tiêu dùng trung gian nên thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng số thuế thu được của tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính theo giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Thứ ba, thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao: Thuế GTGT không phải là yếu tố chi phí mà đơn thuần là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của người cung cấp hàng hoá dịch vụ. Thuế GTGT không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu kỳ kinh tế; sản phẩm được luân chuyển qua nhiều hay ít giai đoạn thì số thuế GTGT phải nộp của tất cả các giai đoạn không thay đổi. Thứ tư, thuế GTGT có tính chất luỹ thoái so với thu nhập: Người chịu thuế GTGT là người tiêu dùng những hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, không phân biệt thu nhập cao hay thấp đều phải chịu số thuế như nhau. Như vậy, nếu so sánh tỷ lệ giữa số thuế phải trả với thu nhập thì người có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ này sẽ thấp hơn và ngược lại. 6
  • 7. 1.1.2. Các nội dung cơ bản của thuế GTGT ở nước ta Thuế GTGT ở nước ta hiện nay đang được thực hiện theo luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, bao gồm một số nội dung cơ bản sau: 1.1.2.1. Phạm vi áp dụng * Đối tượng nộp thuế: Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh (gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi là người nhập khẩu). * Đối tượng chịu thuế: Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ 25 nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT. Các hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế có các tính chất cơ bản sau: + Là các hàng hoá, dịch vụ mang tính chất thiết yếu phục vụ cho nhu cầu đời sống sản xuất cộng đồng, không đặt vấn đề điều tiết tiêu dùng. + Là các hàng hoá, dịch vụ thuộc các hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu xã hội, nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh. + Là các hàng hoá, dịch vụ của một số ngành cần khuyến khích. + Các hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu nhưng không phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam. + Một số hàng hoá, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm như dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư. Những cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào. 7
  • 8. 1.1.2.2. Căn cứ tính thuế Điều 6 luật thuế GTGT quy định: Thuế GTGT có hai căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất. * Giá tính thuế Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hoá đơn bán hàng của người bán hàng, người cung cấp dịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT được ghi trên chứng từ của hàng hoá nhập khẩu. Giá tính thuế GTGT bao gồm các trường hợp: - Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT. - Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). - Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. - Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT. - Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm. - Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế GTGT. - Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT. 8
  • 9. - Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế GTGT, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp NSNN. - Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT. - Đối với hàng hoá, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán / (1 + thuế suất (%)) * Thuế suất Thuế suất thuế GTGT được áp dụng thống nhất theo loại hàng hoá, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất gia công và kinh doanh thương mại. Hiện nay, thuế GTGT áp dụng các mức thuế suất 0%, 5% và 10%. - Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến. - Thuế suất 5%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và các hàng hoá, dịch vụ cần ưu đãi như: nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; phân bón, thuốc trừ sâu; sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; thiết bị, dụng cụ y tế; giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập; dịch vụ khoa học, công nghệ … 9
  • 10. - Thuế suất 10%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thông thường không thuộc diện miễn thuế hoặc hưởng thuế suất 0%, 5%. 1.1.2.3. Phương pháp tính thuế Thuế GTGT được tính theo hai phương pháp: phương pháp khấu trừ GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. * Phương pháp khấu trừ Đối tượng áp dụng: là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp Nhà nước, luật hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. Điều kiện áp dụng: áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Cách xác định số thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế x thuế suất Số thuế GTGT đầu ra phải nộp bằng tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT. Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện: + Có hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu. 10
  • 11. + Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng. + Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện trên còn phải có hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ, hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu. * Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT Đối tượng áp dụng: Cơ sở kinh doanh, cá nhân, hộ kinh doanh, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý. Cách xác định số thuế GTGT phải nộp: Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất của hàng hoá, dịch vụ đó (%) Trong đó: GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra = Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra - Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào Riêng đối với những cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo chế độ quy định, xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nhưng không có đủ hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào thì GTGT được xác định như sau: GTGT của hàng hoá, = Doanh thu x Tỷ lệ % GTGT tính trên 11
  • 12. dịch vụ chịu thuế bán ra doanh thu 1.1.2.4. Quy định về hoá đơn, chứng từ Cơ sở kinh doanh khi mua bán hàng hoá dịch vụ đều phải có hoá đơn chứng từ theo quy định của pháp luật. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hoá đơn GTGT. Khi lập hoá đơn, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hoá đơn. Đối với hoá đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế; nếu không ghi tách riêng giá bán chưa có thuế và thuế GTGT, chỉ ghi chung giá thanh toán thì thuế GTGT đầu ra phải tính trên giá thanh toán, trừ trường hợp sử dụng chứng từ đặc thù. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hoá đơn bán hàng. 1.1.3. Vai trò của thuế GTGT 1.1.3.1. Vai trò của thuế GTGT đối với NSNN Thuế GTGT thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ, nên tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho NSNN. Bên cạnh đó, thuế GTGT không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu kỳ kinh tế, nên nguồn thu này đặc biệt có ý nghĩa trong thời kỳ suy giảm của nền kinh tế. 1.1.3.2. Vai trò của thuế GTGT đối với lưu thông hàng hóa Luật thuế doanh thu quy định doanh thu phát sinh là cơ sở để thực hiện chế độ thu nộp thuế. Do đó Nhà nước đánh thuế trên toàn bộ doanh thu phát sinh cuả sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu 12
  • 13. dùng. Nếu các sản phẩm, hàng hoá chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế Nhà nước thu cũng tăng thêm qua các khâu nên việc áp dụng thuế doanh thu dẫn đến tình trạng thuế thu trùng lặp đối với phần doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trước. Ðiều đó mang tính bất hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất và lưu thông hàng hoá. Ưu điểm của thuế GTGT là Nhà nước chỉ thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm của các sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lưu thông mà không thu thuế đối với toàn bộ doanh thu phát sinh như mô hình thuế doanh thu. Theo nghiên cứu và thống kê của ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì phần lớn các nước trong đó có cả Việt Nam sau khi áp dụng thuế GTGT, giá cả các loại hàng hoá, dịch vụ đều không thay đổi hay chỉ thay đổi một tỷ lệ không đáng kể và mức sản xuất cuả các doanh nghiệp, mức tiêu dùng của dân chúng không sút giảm, hay chỉ suất giảm một tỷ lệ nhỏ trong thời gian đầu, kể cả các trường hợp tăng thuế suất thuế GTGT đối với một số mặt hàng trong định kỳ điều chỉnh. Như vậy có thể thấy, việc áp dụng thuế GTGT đã góp phần ổn định giá cả, mở rộng lưu thông hàng hóa, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu. 1.1.3.3. Vai trò của thuế GTGT đối với quản lý kinh tế - xã hội Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, do đó thuế GTGT có vai trò rất quan trọng và được thể hiện như sau: Một là, thuế GTGT khuyến khích đầu tư, phát triến sản xuất kinh doanh. Điều đó thể hiện ở những quan điểm mà luật thuế GTGT áp dụng cho một số đối tượng không chịu thuế. Thuế GTGT không thu vào vốn, nên khuyến khích các 13
  • 14. cơ sở sản xuất kinh doanh bỏ vốn đầu tư, đổi mới công nghệ, phát triến sản xuất, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của nước ta. Hai là, thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ qua các khâu luân chuyển, không tính trên toàn bộ giá cả của hàng hoá, dịch vụ. Do vậy thuế GTGT đã khắc phục tính đánh trùng của thuế doanh thu, đồng thời thúc đẩy chuyên môn hoá, nâng cao năng suất, chất lượng hạ giá thành sản phẩm. Ba là, thuế GTGT có diện bao quát rộng, bao gồm hầu như toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Thuế GTGT không những đánh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước mà còn đánh ở khâu nhập khẩu hàng hoá, một phần tăng thu NSNN, một phần làm tăng giá vốn hàng nhập khẩu, hạn chế hàng nhập khẩu, khuyến khích và một phần bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa. Bốn là, thuế GTGT có 3 mức thuế suất, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tính thuế của ĐTNT và trong quản lý thuế của cơ quan thuế chức năng. Bên cạnh đó, với ít mức thuế suất, loại thuế này mang tính trung lập, vì về cơ bản không can thiệp sâu vào mục tiêu khuyến khính hay hạn chế sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tiêu dùng, theo ngành nghề cụ thể; không gây phức tạp trong việc xem xét từng mặt hàng, ngành nghề có thuế suất chênh lệch nhau nhiều. Năm là, thuế GTGT góp phần khuyến khích hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu trên cơ sở áp dụng thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu. Vì vậy làm giảm giá thành hàng xuất khẩu tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Sáu là, thuế GTGT được thực hiện thống nhất và chặt chẽ theo nguyên tắc căn cứ vào hoá đơn mua, bán hàng để khấu trừ số thuế đã nộp ở khâu trước.Vì vậy thuế GTGT khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh khi mua hàng hoá phải có hoá đơn đầu vào và khi bán hàng phải xuất hoá đơn theo quy định. Với 14
  • 15. nguyên tắc đó thuế GTGT sẽ góp phần hạn chế được những sai sót, gian lận trong việc ghi chép hoá đơn. Hoạt động mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ có hoá đơn chứng từ kèm theo được đưa vào nề nếp là tiền đề cho việc áp dụng tin học vào quá trình quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý thu thuế được tốt hơn, hạn chế thất thu cho NSNN. Thuế GTGT được ban hành gắn liền với việc sửa đổi, bổ sung một số loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu... góp phần làm cho hệ thống chính sách thuế của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù hợp với sự vận động và phát triển cuả nền kinh tế thị trường, tương đồng với hệ thống thuế trong khu vực và trên thế giới, góp phần đẩy mạnh việc mở rộng hợp tác kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nhìn chung trong các loại thuế gián thu, thuế GTGT được coi là phương pháp thu tiên bộ nhất hiện nay, được đánh giá cao do đạt được các mục tiêu lớn của chính sách thuế. 1.2. Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD 1.2.1. Vị trí, vai trò, đặc điểm của doanh nghiệp NQD Từ khi đường lối phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế được đưa vào thực hiện ở nước ta từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, thành phần kinh tế tư bản tư nhân ngày càng khẳng định vai trò của mình trong việc phát triển nền kinh tế. Đây là thành phần kinh tế rất năng động, nhạy bén với kinh tế thị trường nên có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX có đoạn viết: “ Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong các ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không 15
  • 16. cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phiếu cho người lao động, liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước, xây dựng quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp với người lao động.” Các loại hình doanh nghiệp thuộc thành phần này như công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ về số lượng, đóng góp không nhỏ cho nguồn thu của NSNN. Theo số liệu điều tra doanh nghiệp của tổng cục thống kê năm 2006, doanh nghiệp NQD tăng rất nhanh về số lượng, phần lớn tập trung vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Năm 2000 mới có 35.004 doanh nghiệp hoạt động, đến 2005 đã lên đến 105.569 doanh nghiệp, mỗi năm tăng trung bình 14.113 doanh nghiệp. Lao động bình quân năm 2005 là 32 người/doanh nghiệp tăng không đáng kể so với mức 30 người năm 2000; số vốn bình quân đạt 7 tỷ đồng/doanh nghiệp so với 3 tỷ đồng năm 2000. Kinh tế dân doanh, đặc biệt là các loại hình doanh nghiệp phát triển mạnh, đã góp phần quan trọng thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước như chủ trương xoá đói giảm nghèo, phân bố lại cơ cấu nền kinh tế, giảm dần sự tách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi… Trên cơ sở đánh giá những ưu điểm của kinh tế dân doanh, đánh giá những tiềm năng phát triển, phân tích các nguyên nhân kìm hãm, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những giải pháp cơ bản để phát triển những loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới, trong đó có những giải pháp về tài chính nói chung và về thuế nói riêng. Như vậy, bằng sự khẳng định trong đường lối nêu tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và những giải pháp cụ thể, khu vực kinh tế dân doanh nói chung và doanh nghiệp NQD nói riêng sẽ phát triển nhanh chóng và đóng vai 16
  • 17. trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 1.2.2. Thất thu thuế và sự cần thiết nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghệp NQD * Các hình thức thất thu thuế: Thất thu thuế là hiện tượng trong đó những khoản tiền từ những tổ chức cá nhân có tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh cần phải được động viên vào NSNN, song vì những lý do xuất phát từ phía Nhà nước, cơ quan thuế hay chính những đối tượng nộp thuế gây ra mà những khoản tiền đó không được nộp vào NSNN. Như vậy, thất thu thuế có thể hiểu là số thực thu vào NSNN thấp hơn số thuế lẽ ra phải thu trong khoảng thời gian đó. Về pháp lý, thất thu thuế được phân biệt theo hai loại là thất thu tiềm năng và thất thu thực tế: Thất thu tiềm năng: là thực trạng có nhiều nguồn thu cần thiết phải động viên đóng góp cho NSNN, nhưng không được thu vì pháp luật chưa quy định chế độ thu. Thất thu thực tế: được hiểu là có nhiều khoản thu được pháp luật quy định rõ, nhưng trên thực tế lại không thu được do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, một phần là do chính sách, chế độ thuế chưa thật sự phù hợp, do tổ chức và biện pháp quản lý thu thuế kém hiệu quả, một phần là do ĐTNT cố ý hay vô tình không làm tốt nghĩa vụ về thuế với Nhà nước. * Nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế: Nguyên nhân khách quan: - Do những đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp trong thành phần kinh tế dân doanh là sở hữu tư nhân, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ công nghệ, trình độ quản lý, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, số 17
  • 18. lượng đối tượng đông, trải rộng trên khắp các miền trong cả nước làm cho công tác quản lý thuế gặp nhiều khó khăn, phức tạp. - Do các cơ chế quản lý khác chưa đồng bộ, chưa hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý thu thuế, có nhiều cơ chế quản lý còn quá thông thoáng dẫn đến sơ hở để cho các cơ sở kinh doanh lợi dụng. Bên cạnh đó, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong quản lý thu thuế. - Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế vẫn còn hạn chế như cơ quan thuế chưa có quyền được điều tra, khởi tố các hành vi vi phạm pháp luật thuế… Nguyên nhân chủ quan: - Trong quản lý thu thuế khu vực kinh tế dân doanh chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy trình và biện pháp nghiệp vụ do ngành thuế đề ra, chưa tranh thủ được sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự phối hợp giữa các ngành và sự ủng hộ của nhân dân. - Đội ngũ cán bộ quản lý thu thuế các cơ sở dân doanh còn ít, số lượng đơn vị phải quản lý lớn. - Một số cán bộ chưa đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhất là trong giai đoạn cải cách hiện nay. * Hậu quả của thất thu thuế: Về mặt kinh tế: Thuế và phí là nguồn thu chủ yếu của NSNN, đảm bảo nhu cầu chi tiêu hợp lý của Nhà nước, bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Thất thu thuế sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc giảm nguồn thu của NSNN, đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế; ảnh hưởng đến khả năng huy động các nguồn lực. Về mặt xã hội: Một trong những mục tiêu quan trọng của thuế là đảm bảo bình đẳng và công bằng xã hội. Tình trạng thất thu thuế sẽ tạo điều kiện cho 18
  • 19. những hoạt động sản xuất kinh doanh ngầm trái phép hoạt động ngày càng mạnh, ảnh hưởng không tốt tới việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sản xuất kinh doanh chính đáng. Thất thu thuế ảnh hưởng tới trật tự xã hội, vi phạm pháp luật kinh tế. Những người trốn lậu thuế, gian lận tiền thuế thì xem thường pháp luật; coi nhẹ kỷ cương Nhà nước; những người chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước ngày càng mất lòng tin vào chính sách, chế độ, pháp luật thuế, nguy hiểm hơn là sự mất lòng tin vào đường lối của Đảng trong phát triển kinh tế. Vậy, qua các vấn đề nêu trên, có thể nói, để chống thất thu thuế nói chung và thất thu thuế GTGT nói riêng, tất yếu phải nâng cao công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp NQD lên một bước. 1.2.3. Quy trình quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp Thực hiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp có các nội dung: 1.2.3.1. Quản lý đăng ký cấp mã số thuế. Quy trình được quy định chi tiết tại Quyết định 443/QĐ-TCT ban hành ngày 29/04/2009, bao gồm các công việc sau: - Hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế, nơi nộp hồ sơ. - Tiếp nhận và kiểm tra thủ tục hồ sơ đăng ký thuế. - Nhập và xử lý thông tin đăng ký thuế. - Trả kết quả đăng ký thuế cho người nộp thuế. - Nhận kết quả cấp mã số doanh nghiệp từ Sở kế hoạch & đầu tư. 1.2.3.2. Quản lý khai thuế Quy trình này được quy định chi tiết tại Quyết định số 422/QĐ-TCT ban hành ngày 22/4/2008, bao gồm các nội dung: - Quản lý tình trạng kê khai thuế của người nộp thuế. - Xử lý hồ sơ khai thuế, gồm: 19
  • 20. + Cung cấp thông tin hỗ trợ người nộp thuế thực hiện kê khai thuế. + Tiếp nhận, phân loại, kiểm tra hồ sơ khai thuế. + Nhập hồ sơ khai thuế vào cơ sở dữ liệu quản lý thuế + Hạch toán nghĩa vụ thuế do người nộp thuế tự tính, tự khai trên hồ sơ khai thuế. + Kiểm tra lỗi số học hồ sơ khai thuế. + Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. + Xử lý hồ sơ khai thuế điều chỉnh, bổ sung của người nộp thuế. + Điều chỉnh hồ sơ khai thuế của người nộp thuế do cơ quan thuế nhầm lẫn, sai sót. + Lưu hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. - Xử lý vi phạm về việc nộp hồ sơ khai thuế. 1.2.3.3. Quản lý thu nộp tiền thuế Quy trình này được quy định chi tiết tại Quyết định số 422/QĐ-TCT ban hành ngày 22/4/2008, bao gồm các nội dung: - Tiếp nhận chứng từ nộp tiền thuế tại KBNN. - Xử lý đối với chứng từ nộp tiền không đúng quy định. - Chuyển tiền thuế từ tài khoản tạm giữ của cơ quan thuế (921) vào tài khoản thu NSNN tại KBNN (741). - Phân bổ và thông báo chứng từ nộp tiền của người nộp thuế được nộp tại Sở giao dịch KBNN. 1.2.3.4. Quản lý cưỡng chế nợ thuế. Quy trình này được quy định chi tiết tại Quyết định số 490/QĐ-TCT ban hành ngày 08/05/2009, bao gồm các nội dung: - Xác định người nợ thuế phải cưỡng chế. - Thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin. 20
  • 21. - Tổ chức thực hiện cưỡng chế. - Theo dõi quá trình thực hiện cưỡng chế nợ thuế. 1.2.3.5. Quản lý hoàn thuế Quy trình này được quy định chi tiết tại Quyết định số 422/QĐ-TCT ban hành ngày 22/4/2008, bao gồm các nội dung: - Hoàn thuế từ quỹ hoàn thuế GTGT: Lập ủy nhiệm chi, kèm theo Quyết định hoàn thuế gửi KBNN đồng cấp để thực hiện chi tiền hoàn thuế cho người nộp thuế; theo dõi, tiếp nhận chứng từ chi hoàn tiền thuế do KBNN chuyển sang để cập nhật và thực hiện kế toán số thuế đã hoàn cho người nộp thuế. - Hoàn trả số tiền nộp thừa từ NSNN. - Thoái trả tiền thuế đã nộp vào tài khoản tạm giữ cho người nộp thuế theo Quyết định giải quyết khiếu nại về thuế. 1.2.3.6. Quản lý thanh tra, kiểm tra thuế. * Thanh tra thuế - Lập kế hoạch thanh tra năm: + Thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về người nộp thuế. + Đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra. + Trình, duyệt kế hoạch thanh tra thuế năm. + Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra. - Tổ chức thực hiện thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế: + Chuẩn bị thanh tra. + Công bố Quyết định thanh tra thuế. . + Phân công công việc và lập nhật ký thanh tra thuế. + Thực hiện thanh tra theo các nội dung trong Quyết định thanh tra. + Thay đổi, bổ sung nội dung thanh tra hoặc gia hạn thời gian thanh tra. 21
  • 22. . + Lập Biên bản thanh tra thuế. + Công bố công khai Biên bản thanh tra. - Xử lý kết quả sau thanh tra. * Kiểm tra thuế - Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế: + Thu thập, khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế. + Lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai thuế . + Duyệt và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ khai thuế + Kiểm tra hồ sơ thuế. + Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế - Kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế: + Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế. + Lập biên bản kiểm tra. + Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế. Chúng ta đã tìm hiểu về thuế GTGT và sự phát triển của các doanh nghiệp NQD hiện nay, để từ đó thấy được sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD. Trong chương 2 của đề tài chúng ta sẽ cùng nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm, tìm ra những điểm đã làm được và chưa làm được của chi cục thuế Gia Lâm cùng những nguyên nhân của nó để đề ra những giải pháp phù hợp. 22
  • 23. Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM. 2.1. Những đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm 2.1.1 Đặc điểm kinh tế – xã hội huyện Gia Lâm * Vị trí địa lý Gia Lâm là một huyện ngoại thành nằm ở phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, phía Đông, Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh; phía Nam, Đông Nam giáp tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp quận Long Biên, quận Hoàng Mai; phía Bắc, Tây Bắc giáp huyện Đông Anh; với hai con sông chảy qua là sông Hồng và sông Đuống, cùng các quốc lộ 1A, 1B đi các tỉnh phía bắc, quốc lộ 5 đi Hải Dương, Hải Phòng... đây thực sự là một vị thế rất có lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Huyện Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 thị trấn: thị trấn Yên Viên, thị trấn Trâu Quỳ và 20 xã: Lệ Chi, Kiêu Kỵ, Đình Xuyên, Dương Hà, Ninh Hiệp, Bát Tràng, Kim Sơn, Cổ Bi, Dương Xá, Dương Quang, Đa Tốn, Phú Thị, Đặng Xá, Kim Lan, Văn Đức, Yên Viên, Đông Dư, Yên Thường (Đình Vỹ), Phù Đổng, Trung Mầu. * Tình hình kinh tế - xã hội Trước tháng 11 năm 2003 khi quận Long Biên chưa được thành lập thì diện tích của huyện là 172,9 km², dân số 340.200 người. Năm 2003 khi quận trên 23
  • 24. được thành lập thì diện tích huyện chỉ còn là 114,79 km² với dân số 190.194 người. Tính đến năm 2009, dân số của huyện vào khoảng 227.600 người. Huyện Gia Lâm có một số làng nghề nổi tiếng : Bát Tràng (sản xuất gốm sứ), Kiêu Kỵ (dát bạc, sơn son thếp vàng, đồ gỗ), Ninh Hiệp (trồng và kinh doanh thuốc Bắc, buôn bán vải vóc). Hiện nay, thôn Đình Vỹ - xã Yên Thường đang nổi lên như một điểm đầu tư hấp dẫn của các doanh nhân. Huyện Gia Lâm là khu vực phát triển đô thị ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội; là nơi tập trung các công trình đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật quan trọng của quốc gia và của thành phố. Bên cạnh đó, đây cũng là khu vực phát triển các cơ sở công nghiệp quy mô, các trung tâm dịch vụ, thương mại lớn và là khu vực nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội. Toàn huyện hiện có 3 siêu thị lớn, 17 chợ, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp NQD vào khoảng trên 13 nghìn người. Đây đồng thời cũng là vành đai xanh, cung ứng thực phẩm của thành phố. Có thể nhận thấy nền kinh tế Gia Lâm ngày càng khởi sắc, đang dần đi vào ổn định và phát triển mạnh. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện ngày càng được cải thiện và được đầu tư xây dựng mới theo quy hoạch, tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, sản xuất kinh doanh dịch vụ ngày càng phát triển, cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch theo hướng tích cực, biểu hiện ở việc tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm, thay vào đó là tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng được tăng lên. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới; an ninh trật tự và an toàn xã hội về cơ bản được ổn định; hiệu lực quản lý Nhà nước trên các mặt được nâng cao. Năm 2008 đã có hơn 10.000 lao động của huyện được tạo việc làm và có thu nhập ổn định; số hộ nghèo giảm còn 2,3%; xoá xong nhà dột nát; 100% xã, thị trấn có trạm y tế 24
  • 25. đạt chuẩn; 22 trường học đạt chuẩn quốc gia; 100% các đường liên thôn, xã đã được bê tông hoá. Có thể nói, huyện Gia lâm có rất nhiều thuận lợi trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ...Tuy nhiên, bên cạnh đó nảy sinh rất nhiều khó khăn, phức tạp như dân số đông, địa bàn rộng lại là đầu mối giao thông ...dẫn đến nảy sinh những vướng mắc trong công tác quản lý xã hội và quản lý thu thuế. Dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân TP Hà nội, huyện uỷ – hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân huyện cùng với cục thuế TP Hà nội, sự hỗ trợ tích cực có hiệu quả của các cơ quan hữu quan cũng như sự giúp đỡ của quần chúng nhân dân, chi cục thuế Gia Lâm đã có nhiều giải pháp đồng bộ, khai thác những tiềm năng thế mạnh nên chi cục ngày càng củng cố và có vị trí vững chắc đóng góp rất nhiều trong công tác thu ngân sách của toàn thành phố. 2.1.2 Tình hình phát triển của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm. Huyện Gia Lâm là một trong những địa bàn trong cả nước đang trong quá trình đô thị hoá với sự mọc lên của nhiều xí nghiệp lớn tạo thành các khu công nghiệp. Kinh tế xã - hội phát triển mạnh, cuộc sống trở nên sôi động, nhờ đó mà sự phát triển của khu vực kinh tế NQD nói chung và kinh tế ở doanh nghiệp NQD phát triển rất đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau: các ngành sản xuất, ngành xây dựng, ngành thương nghiệp, ngành vận tải, ngành phục vụ, ngành nông lâm thuỷ sản; được tổ chức hoạt động dưới những loại hình doanh nghiệp khác nhau: công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, HTX, tổ sản xuất, chi nhánh xí nghiệp, và các loại hình doanh nghiệp khác. Đối với các ngành sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, sản xuất tiếp tục phát triển ổn định, thu hút lao động và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho 25
  • 26. hàng ngàn lao động. Các ngành nghề truyền thống, hoạt động dịch vụ vận tải, dịch vụ cơ giới phục vụ nông nghiệp tiếp tục phát triển. Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của các cấp lãnh đạo cũng như sự nỗ lực không ngừng của người dân trên địa bàn huyện, trong những năm qua khu vực kinh tế NQD trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Giá trị sản xuất công nghiệp NQD năm 2008 đạt gần 603 triệu đồng. Trong quý I năm 2009, giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng 10,96% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thương mại dịch vụ là 16,7%, công nghiệp xây dựng tăng 12,2%. Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, chưa đồng bộ .Theo thống kê của chi cục thuế Gia Lâm, số doanh nghiệp phát sinh ngày càng tăng, song nhiều doanh nghiệp không có năng lực kinh doanh đã có đơn xin nghỉ và giải thể doanh nghiệp; còn có một số hiện tượng doanh nghiệp tồn tại danh nghĩa, trốn thuế nhà nước; chưa thực hiện đúng luật lao động về mua bảo hiểm xã hội cho người lao động; việc tranh chấp lao động ở một số doanh nghiệp đôi khi chưa được xử lý kịp thời, hiệu quả thấp. Tuy còn nhiều những khó khăn, nhưng với mục tiêu xác định phát triển doanh nghiệp NQD là chiến lược, mang lại nguồn thu chủ yếu, xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của huyện, nên khu vực kinh tế này luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành trong toàn huyện. 2.1.3 Bộ máy quản lý thu thuế của Chi cục thuế Gia Lâm. Chi cục thuế huyện Gia Lâm là tổ chức trực thuộc cục thuế TP Hà Nội, có trụ sở tại số 55 - Cổ Bi – Gia Lâm – TP Hà Nội. Là một chi cục đóng trên địa bàn thủ đô, chi cục thuế huyện Gia Lâm nằm trong hệ thống thu thuế Nhà nước, chịu sự lãnh đạo song trùng của ngành thuế và cơ quan chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương. Là cơ sở trực tiếp tổ chức thu thuế dựa vào kế hoạch 26
  • 27. được giao, quyết toán thuế và đánh giá kết quả, kiểm tra xử lý các trường hợp được giao, giải quyết đơn khiếu nại theo thẩm quyền. Căn cứ vào việc phân cấp chức năng, nhiệm vụ của từng cấp cơ quan quản lý thuế song song với việc thi hành Luật quản lý thuế, chi cục thuế trực tiếp quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, các đối tượng nộp thuế TNCN (không qua khấu trừ tại nguồn), các khoản thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, các loại phí, lệ phí phát sinh trên địa bàn quận, huyện, thị xã… và các sắc thuế mới ban hành trong giai đoạn 2008- 2010 theo chương trình cải cách của Nhà nước. Chi cục thuế thực hiện tất cả các chức năng quản lý thuế, trừ nhiệm vụ thanh tra thuế. Theo khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ đã được xác định, cơ cấu tổ chức của hệ thống Tổng cục Thuế được kiện toàn theo Quyết định 76/2007/QĐ- TTg ngày 28/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 729/QĐ- TCT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của chi cục thuế thuộc cục thuế và chức năng nhiệm vụ của các đội thuộc chi cục thuế. Hiện nay, chi cục thuế huyện Gia Lâm có tổng số 67 cán bộ viên chức, bao gồm: 1 Chi cục trưởng (đ/c Nguyễn Đức Hiển) 3 Chi cục phó. 1 Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế 1 Đội kê khai - kế toán thuế và tin học 1 Đội kiểm tra thuế 1 Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 1 Đội nghiệp vụ - dự toán 1 Đội hành chính - nhân sự - tài vụ - ấn chỉ 1 Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác 27
  • 28. 1 Đội quản lý thuế TNCN 3 Đội thuế liên xã, bao gồm: Đội thuế liên xã số 1 ( xã Yên Viên, Yên Thường, Ninh Hiệp, Trung Mầu, Phù Đổng, Dương Hà, Đình Xuyên và thị trấn Yên Viên) Đội thuế liên xã số 2 ( xã Cổ Bi, Dương Xá, Phú Thị, Đặng Xá, Kim Sơn. Lệ Chi, Dương Quang. Đội thuế liên xã số 3 ( xã Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Đông Dư, Bát Tràng, Kim Lan, Văn Đức và thị trấn Trâu Quỳ) Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm lãnh đạo chi cục thuế thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước cục trưởng cục thuế về toàn bộ hoạt động của chi cục thuế; phó chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước chi cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công. Các đội thuế thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định. 28
  • 29. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi cục thuế Gia Lâm: 2.2 Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2007- 2009. 2.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế Quản lý ĐTNT là khâu đầu tiên của quá trình quản lý thu thuế, quản lý ĐTNT tốt sẽ tạo tiền đề định hướng cho quản lý doanh thu tính thuế, chi phí hợp lý, hợp lệ trong việc xác định thu nhập chịu thuế. 29 Chi cục phóChi cục phó Đội nghiệp vụ- dự toán Đội tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế Đội kiểm tra thuế Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác Đội kê khai - kế toán thuế và tin học Đội quản lý thuế TNCN 3 đội thuế liên xã Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ Đội hành chính -nhân sự-tài vụ-ấn chỉ Chi cục phó Chi cục trưởng
  • 30. Theo luật thuế GTGT thì tất cả các cơ sở kinh doanh đều phải kê khai đăng ký thuế. Công tác này không chỉ để thực hiện quy trình thu nộp vào ngân sách mà còn thực thi kiểm tra, kiểm soát quá trình vận động của nền kinh tế. Qua đó, Nhà nước và cơ quan thuế có thể nắm bắt được số hộ sản xuất kinh doanh, phân loại và có những chính sách quản lý phù hợp. Trong những năm vừa qua, số lượng ĐTNT trên địa bàn huyện không ngừng tăng lên, chủ yếu là các đơn vị được cấp mã số thuế mới và các đơn vị ở nơi khác chuyển về. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp trong việc quản lý ĐTNT, chi cục thuế huyện Gia Lâm đã áp dụng nhiều phương pháp quản lý khác nhau như: quản lý theo mã số thuế, quản lý theo loại hình doanh nghiệp, quản lý theo địa bàn, quản lý theo ngành nghề kinh doanh, quản lý theo thuế môn bài. Mỗi cách quản lý được vận dụng tuỳ vào từng hoàn cảnh và phù hợp với các mục tiêu quản lý nhất định. Ở đây chúng ta đi vào xem xét hai trong số các phương pháp mà chi cục thuế huyện Gia Lâm đã thực hiện và mang lại hiệu quả. Quản lý theo thuế môn bài Theo quy định của pháp luật, các đơn vị tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều có trách nhiệm nộp thuế môn bài theo các mức thuế khác nhau, tuỳ thuộc vào vốn kinh doanh của đơn vị đó. Hiện nay, có 4 mức thuế được áp dụng cho các tổ chức kinh doanh là 3 triệu đồng, 2 triệu đồng, 1,5 triệu đồng, 1 triệu đồng. Số doanh nghiệp nộp thuế môn bài theo từng mức được tổng hợp trong bảng sau: 30
  • 31. Bảng 2.1: Báo cáo thực thu thuế môn bài theo bậc môn bài của các doanh nghiệp NQD Đơn vị: triệu đồng Bậc môn bài Mức Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số đơn vị Số tiền Số đơn vị Số tiền Số đơn vị Số tiền A 3 15 45 22 66 28 84 B 2 47 94 64 128 85 170 C 1,5 87 130,5 105 157,5 136 204 D 1 396 396 551 551 702 702 Tổng số 545 665,5 742 892,5 951 1.160 ( Nguồn: Báo cáo thống kê môn bài – Chi cục thuế Gia Lâm ) Qua các số liệu tổng hợp từ các năm 2007 đến 2009 tại bảng 2.1 có thể thấy số doanh nghiệp có trách nhiệm nộp thuế môn bài mà chi cục quản lý không ngừng tăng lên. Năm 2007 đơn vị nộp thuế môn bài là 545 đơn vị, thu tương ứng 665,5 triệu đồng. Năm 2008 là 742 đơn vị, tăng 197 đơn vị so với năm 2007, thu thuế môn bài 892,5 triệu đồng. Năm 2009 là 951 đơn vị, tăng 209 đơn vị so với năm 2008, và số thuế môn bài thu được là 1.160 triệu đồng. Tại chi cục thuế Gia Lâm, số doanh nghiệp nộp thuế môn bài theo bậc 4 (D) chiếm đa số và cũng tăng lên mạnh nhất, cho thấy chiếm đa số trên địa bàn huyện là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Quản lý theo loại hình doanh nghiệp Trong 3 năm từ 2007 đến 2009, số lượng doanh nghiệp mà chi cục quản lý không ngừng gia tăng. Năm 2007, chi cục quản lý 659 đơn vị, trong đó số nghỉ hoạt động do các lý do khác nhau là 114 đơn vị (chiếm 17%), số đang hoạt động là 545 đơn vị. Năm 2008, số đơn vị chi cục quản lý đã tăng lên 780 đơn vị, trong đó số nghỉ hoạt động là 38 đơn vị (chiếm 5%, giảm so với năm 2007), số đang hoạt động là 742 đơn vị. Cũng với tốc độ tăng đó, năm 2009, số lượng đã tăng 31
  • 32. tới 1.010 đơn vị, trong đó nghỉ hoạt động là 59 đơn vị (chiếm 6%), số đang hoạt động là 951 đơn vị. Các loại hình doanh nghiệp NQD do chi cục quản lý bao gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, chi nhánh, HTX, tổ sản xuất và các loại hình khác. Nhìn chung, trong các năm, công ty TNHH vẫn chiếm số lượng lớn nhất. Số lượng cụ thể các loại hình doanh nghiệp thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.2: Cơ cấu doanh nghiệp NQD trên địa bàn phân theo loại hình doanh nghiệp STT Loại hình Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số cơ sở quản lý Số nghỉ hoạt độn g Số hoạt độn g Số cơ sở quản lý Số nghỉ hoạt độn g Số hoạt độn g Số cơ sở quản lý Số nghỉ hoạt độn g Số hoạt động 1 Công ty cổ phần 160 24 136 226 5 221 297 7 290 2 Công ty TNHH 412 72 340 463 29 434 615 36 579 3 DN tư nhân 43 10 33 40 4 36 44 9 35 4 Chi nhánh 12 3 9 16 0 16 19 3 16 5 HTX, tổ sản xuất 30 5 25 32 0 32 34 4 30 6 Loại hình khác 2 0 2 3 0 3 1 0 1 Tổng số 659 114 545 780 38 742 1.01 0 59 951 ( Nguồn: Báo cáo ghi thu – Chi cục thuế Gia Lâm ) Nhìn chung, tình hình quản lý ĐTNT tại chi cục thuế Gia Lâm được thực hiện tương đối tốt, đáp ứng được yêu cầu trong đổi mới công tác quản lý thuế. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, chi cục phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ trong việc theo dõi ĐTNT về quy mô, tình hình sản xuất kinh doanh thực tế để có biện pháp quản lý phù hợp. Đối với các doanh nghiệp nghỉ hoạt động, chi cục tiến hành xác định rõ nguyên nhân, gồm có tạm nghỉ kinh 32
  • 33. doanh, bỏ trốn, giải thể. Số lượng các doanh nghiệp giải thể do không đủ năng lực hoạt động chiếm đa số trong các doanh nghiệp nghỉ hoạt động: năm 2007 là 52 đơn vị, năm 2008 là 20 đơn vị và năm 2009 là 24 đơn vị. Đối với các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, chi cục cử cán bộ tiến hành xác minh địa điểm hoạt động và thực hiện các thủ tục đưa doanh nghiệp vào quản lý. Các doanh nghiệp đều được hướng dẫn, đôn đốc kê khai thuế kịp thời, đầy đủ. Tuy nhiên, việc quản lý ĐTNT trên địa bàn huyện cũng gặp phải nhiều khó khăn, dẫn đến một số hạn chế. Việc số lượng các doanh nghiệp không ngừng tăng lên trong khi nhân lực ngành thuế có giới hạn đã gây ảnh hưởng không nhỏ, khiến cho việc theo dõi sát sao các đối tượng quản lý càng trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, nhận thức về công tác thuế của nhiều đối tượng còn hạn chế, một số đơn vị nghỉ kinh doanh nhưng không thông báo cho cơ quan thuế hoặc có đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng vẫn hoạt động. Những nguyên nhân đó gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý ĐTNT của chi cục. 2.2.2 Quản lý căn cứ tính thuế Bên cạnh việc quản lý tốt ĐTNT, việc quản lý căn cứ tính thuế nhất là quản lý doanh thu, mức thuế suất đối với khu vực NQD cũng được xem là điểm then chốt, vì việc xác định đúng giá tính thuế cũng như đưa ra mức thuế suất hợp lý sẽ giúp cơ quan thuế hoàn thành kế hoạch thu cũng như khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội. Đứng trên góc độ quản lý thuế, căn cứ tính thuế là yếu tố cơ bản để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời thuế cho NSNN. Tuy nhiên, việc quản lý căn cứ tính thuế gặp rất nhiều khó khăn mà chủ yếu là xuất phát từ phía ĐTNT, vì việc xác định căn cứ tính thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ. Chính vì thế, để đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý căn cứ tính thuế, chi cục thuế Gia 33
  • 34. Lâm đã tiến hành quản lý theo ba nhiệm vụ chủ yếu là: quản lý công tác kế toán doanh nghiệp, quản lý việc miễn giảm thuế và quản lý việc sử dụng hóa đơn chứng từ. 2.2.2.1 Quản lý công tác kế toán doanh nghiệp Công tác kế toán doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Các số liệu trong sổ sách kế toán phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là căn cứ để các nhà quản lý đề ra các kế hoạch phát triển phù hợp với tình hình thực tế. Riêng đối với lĩnh vực quản lý thuế, kế toán doanh nghiệp là căn cứ trong việc tính toán số thuế phải thu. Nói cách khác, số liệu kế toán đầy đủ là điều kiện quan trọng trong việc phát huy hiệu quả công tác quản lý thuế. Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy nhưng hiện nay công tác kế toán doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, gây khó khăn trong quản lý thuế. Đa phần các doanh nghiệp trên địa bàn là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chủ yếu chỉ sắp xếp một người làm kế toán, thậm chí là kiêm nhiệm chưa qua đào tạo chính quy hoặc khi có thanh tra, kiểm tra mới thuê kế toán. Điều này làm cho công tác kế toán không phản ánh đúng thực tế sản xuất kinh doanh của đơn vị. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp vẫn chưa có ý thức tự giác thực hiện công tác kế toán, nhiều khi chỉ thực hiện mang tính hình thức, chống chế, có nhiều nghiệp vụ bỏ ngoài sổ sách kế toán. Có thể kể ra một số sai phạm thường gặp trong công tác kế toán là: Đưa vào khấu trừ thuế đầu vào không có hoá đơn hoặc hoá đơn không hợp pháp; kê khai hoá đơn dịch vụ không được khấu trừ của hàng hoá không dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT; kê khai trùng lặp thuế GTGT đầu vào…vv. Ví dụ: trong quỹ 4 năm 2009, chi cục thuế Gia Lâm đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với công ty TNHH Bảo Quang, mã số thuế: 34
  • 35. 0101309362, ở xóm 1 – thôn Bát Tràng – xã Bát Tràng – huyện Gia Lâm - TP Hà Nội, đã vi phạm: + Ghi chép sổ sách kế toán không kịp thời, theo đúng quy định của chế độ kế toán. + Sửa chữa tẩy xoá sổ kế toán không đúng quy định. Và đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 2,5 triệu đồng. Theo báo cáo năm 2008: số quyết định xử phạt là 342 quyết định, tổng số tiền là 2.784.420.000 đồng, trong đó truy thu thuế là 1.825.750.000 đồng, phạt vi phạm hành chính là 958.670.000 đồng. Năm 2009, số quyết định xử phạt là 412 quyết định, số tiền 3.443.560.000 đồng, trong đó truy thu thuế là 2.543.370.000 đồng, phạt vi phạm hành chính 900.190.000 đồng Việc sai phạm của các doanh nghiệp về chế độ kế toán tăng lên, mà tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp kinh doanh về khách sạn, dịch vụ ăn uống, xây dựng, vận tải.. mà nguyên nhân một phần do nhận thức chưa đầy đủ của doanh nghiệp về tính cấp thiết của công tác kế toán, mặt khác do đặc thù ngành kinh doanh, không thể theo dõi một cách chính xác doanh thu, chi phí, dẫn đến chế độ kế toán còn có nhiều hạn chế. Còn đối với chi cục thuế việc kiểm tra sổ sách ngày càng được nhấn mạnh, chú trọng, quản lý ngày càng tốt hơn, thực hiện xử phạt hành chính một cách kiên quyết hơn đối với doanh nghiệp thực hiện không tốt chế độ kế toán. 2.2.2.2 Quản lý việc miễn giảm thuế Giai đoạn 2007 – 2009 là giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động. Lạm phát cao và đi kèm sau đó là suy thoái kinh tế đã đặt nhiều doanh nghiệp bên bờ vực phá sản. Trước tình hình đó, Chính phủ đã có nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, trong đó có công cụ thuế. Riêng đối với thuế GTGT, Bộ Tài 35
  • 36. chính đã ban hành hàng loạt các văn bản về việc miễn giảm thuế nhằm giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, có thể kể đến: + Thông tư số 13/2009/TT- BTC ngày 22 tháng 01 năm 2009 hướng dẫn thực hiện giảm thuế GTGT đối với một số hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn. + Thông tư số 18/2009/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT theo Danh mục hàng hoá của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. + Thông tư số 85/2009/TT-BTC ngày 28 tháng 04 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 58/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp. + Thông tư số 91/2009/TT-BTC ngày 12 tháng 05 năm 2009 của Bộ Tài chính Ban hành Danh mục bổ sung một số mặt hàng được giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT theo Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. + Thông tư số 112/2009/TT-BTc ngày 02 tháng 06 năm 2009 hướng dẫn điều kiện áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% đối với vận tải quốc tế và dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải. + Công văn số 10219/BTC-TCT ngày 20 tháng 07 năm 2009 của Bộ Tài chính gửi Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc giảm thuế GTGT. Nhận thức được mục tiêu của việc miễn giảm thuế GTGT cho các doanh nghiệp, chi cục thuế Gia Lâm đã tiến hành xác định, thống kê số đơn vị được miễn giảm, lập kế hoạch và trình lãnh đạo ký duyệt. Tính riêng năm 2009, số 36
  • 37. đơn vị được miễn giảm là 215 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong giai đoạn kinh tế suy thoái, đồng thời kích cầu hàng hóa dịch vụ. 2.2.2.3 Quản lý việc sử dụng hoá đơn chứng từ Chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn chứng từ được thực hiện theo nghị định số 89/NĐ-CP ngày 7/11/2002, và các văn bản hướng dẫn thi hành: thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002, thông tư số 99/2003/TT-BTC ngày 23/10/2003. Trong những năm qua, chi cục thuế Gia Lâm đã phấn đấu thực hiện tốt công tác quản lý việc sử dụng hoá đơn chứng từ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp NQD. Các cơ sở khi mua mới phải đầy đủ hồ sơ theo luật định. Khi nhận được hồ sơ mua hoá đơn lần đầu của đơn vị, cán bộ thuế đã tiến hành kiểm tra sự tồn tại thực tế của đơn vị trước khi tiến hành bán hoá đơn, đồng thời mở sổ theo dõi và cấp sổ ST-22/HĐ cho đơn vị. Đối với các trường hợp mua bán hoá đơn trước đây, tiến hành rà soát lại các thủ tục mua lần đầu và tiến hành bổ sung cho đúng theo quy định. Căn cứ bảng kê, số lượng hoá đơn đã sử dụng, đã kê khai thuế do đơn vị cung cấp, cán bộ thuế xác định số lượng hoá đơn cần bán cho tổ chức, cá nhân lần tiếp sau cho phù hợp. Chi cục công khai các thủ tục mua hoá đơn lần đầu cũng như các lần tiếp theo, đồng thời chỉ đạo các bộ phận, phối hợp với nhau tạo điều kiện cho đối tượng mua hoá đơn một cách thuận tiện nhất nhưng vẫn đảm bảo quản lý tốt các đối tượng. Đối với các đối tượng mua hoá đơn là người nơi khác đến kinh doanh trên địa bàn, chi cục đã nắm bắt, quản lý phù hợp, tránh tình trạng lợi dụng để kinh doanh hoá đơn. Trên địa bàn huyện Gia Lâm, tất cả các doanh nghiệp NQD đang hoạt động đều mua hoá đơn. Do lượng hoá đơn bán ra lớn, số lượng hoạt động cũng tăng lên nên công tác kiểm tra, hướng dẫn cũng được tăng cường và chặt chẽ 37
  • 38. hơn. Tuy nhiên, hành vi gian lận trong việc lập và sử dụng hoá, chứng từ luôn tồn tại, có thể nhận diện được ở các khâu lập và sử dụng hoá đơn đầu vào lẫn đầu ra. Các hành vi gian lận phổ biến đối với hoá đơn đầu vào là: Các doanh nghiệp thường lập hồ sơ mua hàng hoá của nhiều gia đình, doanh nghiệp ở nhiều địa phương khác nhau; mua bán lòng vòng qua nhiều khâu trung gian; móc nối với nhiều tổ chức, để hợp pháp hoá việc kê khai khống thuế GTGT đầu vào, làm cho việc điều tra, xác minh gặp nhiều khó khăn, phức tạp; mua hoặc xin hoá đơn hợp pháp của đơn vị khác hoặc dùng hoá đơn thật của mình nhưng thông báo mất hoặc hết thời gian sử dụng để hợp thức hoá các khoản chi phí và thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế; tẩy xoá hoá đơn đã sử dụng để nâng giá mua từ đó nâng thuế GTGT đầu vào. Ví dụ như, tháng 12/2008, công ty TNHH Phương Hà, mã số thuế: 0101245415, tại xóm 2, xã Kim Lan – Gia Lâm – TP Hà Nội, khi kê khai thuế GTGT đầu vào đã vi phạm về sử dụng hoá đơn: các hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua và không ghi rõ tên và mã số thuế của đơn vị bán. Chi cục đã truy thu số thuế GTGT đầu vào đó, số tiền 13.543.800 đồng. Tuy các hành vi vi phạm vẫn còn phổ biến, nhưng chi cục thuế Gia Lâm đã không ngừng cố gắng trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm, chống thất thu cho NSNN. Chi cục cũng phối hợp liên ngành với các cơ quan như: cơ quan Công an, quản lý thị trường… kiểm tra, xác minh những đối tượng có quan hệ mua bán hàng hoá, trên cơ sở đó đối chiếu việc mua vào bán ra, để tìm đối tượng có biểu hiện kinh doanh không lành mạnh. Xử lý kiên quyết những trường hợp vi phạm các quy định về sử dụng hoá đơn, chứng từ; trường hợp nào đã xác minh sử dụng hoá đơn bất hợp pháp thì kiên quyết tạm dừng cấp hoá đơn. Bên cạnh đó, chi cục cũng thường xuyên chú trọng nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành pháp luật thuế của các đối tượng được quản lý. 38
  • 39. 2.2.3 Quản lý và hỗ trợ công tác kê khai thuế Tháng 11 năm 2006, luật quản lý thuế mới số 78/2006/QH11 được kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007. Theo luật này, việc kê khai thuế GTGT .được thực hiện như sau: + Cơ sở kinh doanh tự tính và kê khai thuế GTGT hàng tháng theo mẫu tờ khai do Bộ Tài Chính ban hành. + Cơ sở kinh doanh không phải gửi các bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra kèm theo tờ khai thuế GTGT. + Thời hạn nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế là ngày 25 của tháng tiếp theo. Ngày nộp tờ khai được xác định là ngày bưu điện đóng dấu gửi đi (đối với trường hợp gửi tờ khai qua bưu điện) hoặc là ngày cơ sở kinh doanh nộp tờ khai trực tiếp tại cơ quan thuế. + Sau khi đã nộp tờ khai cho cơ quan thuế, nếu cơ sở kinh doanh có sự sai sót, nhầm lẫn về số liệu đã kê khai, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai điều chỉnh với cơ quan thuế. Tại chi cục thuế Gia Lâm, việc thực hiện theo cơ chế tự kê khai thuế GTGT nhìn chung đã được các doanh nghiệp chấp hành tương đối đầy đủ. Các đơn vị nộp tờ khai đúng hạn và đủ thông tin. Tuy nhiên về chất lượng tờ khai vẫn chưa thật đảm bảo, do chưa thực sự phản ánh đúng tình hình thực tế của đơn vị. 39
  • 40. Bảng 2.3: Số cơ sở phải nộp tờ khai thuế GTGT trong tháng 12 các năm 2007, 2008, 2009 STT Loại hình Tổng số cơ sở phải nộp tờ khai thuế GTGT Số cơ sở đã nộp tờ khai Số cơ sở chưa nộp tờ khai Số cơ sở có thuế GTGT dương Số cơ sở có thuế GTGT âm, = 0 Tổng (1) (2) (3)=(6)+(7) (4) (5) (6)=(4)+(5) (7) 2007 2008 2009 200 7 200 8 200 9 200 7 200 8 200 9 200 7 200 8 200 9 200 7 200 8 2009 1 Công ty cổ phần 136 220 291 18 24 53 112 195 230 130 219 283 6 1 8 2 Công ty TNHH 340 446 566 50 57 89 274 374 453 324 431 542 16 15 24 3 DN tư nhân 33 33 32 8 7 8 24 25 23 32 32 31 1 1 1 4 Chi nhánh 9 10 13 3 1 2 5 9 10 8 10 12 1 0 1 5 HTX, tổ sản xuất 24 28 28 10 6 9 13 22 19 23 28 28 1 0 0 6 Loại hình khác 2 2 1 0 0 0 2 2 1 2 2 1 0 0 0 Tổng số 540 739 930 89 95 161 430 627 735 519 722 897 25 17 34 ( Nguồn: Báo cáo ghi thu – Chi cục thuế Gia Lâm ) 40
  • 41. Bảng 2.3 phản ánh tình hình nộp tờ khai thuế GTGT của từng loại hình doanh nghiệp tại chi cục thuế Gia Lâm trong các kỳ tính thuế tháng 12 các năm 2007, 2008, 2009. Nhìn vào đó ta có thể thấy, tuy vẫn còn các doanh nghiệp nộp tờ khai thuế chậm, nhưng số lượng không nhiều và tỷ lệ có giảm, năm 2007 là 5%, 2008 giảm xuống còn 2% và năm 2009 là 4%. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp đã nộp tờ khai, số cơ sở có thuế GTGT âm vẫn chiếm số lượng lớn, làm giảm chất lượng tờ khai. Nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng tờ khai thuế GTGT còn thấp là do ý thức chấp hành của ĐTNT. Nhiều doanh nghiệp cố ý không kê khai hoặc kê khai thiếu doanh số làm giảm số thuế GTGT đầu ra, tăng thuế GTGT đầu vào. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác như việc không có thói quen sử dụng hoá đơn của khách hàng, số cán bộ thuế còn ít… cũng gây ảnh hưởng, làm giảm chất lượng tờ khai thuế. Chẳng hạn như, trong tháng 12 năm 2009, chi cục đã tiến hành xử phạt vi phạm của công ty TNHH Thành An, mã số thuế: 0100597598. Công ty này kê khai doanh số bán ra trong kỳ là 217,8 triệu đồng, qua kiểm tra, cán bộ thuế phát hiện chưa kê khai doanh số bán lẻ cho các đối tượng không lấy hoá đơn. Sau khi xác định đúng doanh số thực tế phát sinh trong kỳ, công ty này phải nộp thuế GTGT theo doanh số thực tế, đồng thời phải nộp tiền phạt theo quy định. Việc thực hiện cơ chế tự kê khai trong quản lý thuế khi đưa vào áp dụng đã thể hiện nhiều ưu điểm, đồng thời cũng có nhiều hạn chế mà quan trọng nhất là nguy cơ trốn lậu thuế cao, gây thất thoát thuế, do cố ý hoặc do thiếu hiểu biết chính sách, pháp luật về thuế. Vì thế, công tác hỗ trợ ĐTNT kê khai thuế càng trở nên cần thiết. Chi cục thuế Gia Lâm đã tiến hành hỗ trợ trên cả hai phương diện: Nâng cao kiến thức về các chính sách pháp luật thuế và hỗ trợ về nghiệp vụ chuyên môn. 41
  • 42. Thứ nhất, nâng cao kiến thức về các chính sách pháp luật thuế: Hệ thống các chính sách pháp luật về thuế bao gồm rất nhiều các văn bản từ luật đến các thông tư, nghị định và thường xuyên được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với mục tiêu quản lý thuế trong từng thời kỳ. Việc nắm bắt được các văn bản này một cách đầy đủ, kịp thời đối với các doanh nghiệp là hết sức khó khăn. Hiểu được điều đó, đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế của chi cục cũng như các cán bộ thuế trực tiếp làm việc với đối tượng đều nhiệt tình giải đáp các thắc mắc, chấn chỉnh những hiểu biết sai lầm về chính sách thuế; từ đó, giúp các ĐTNT hiểu và tuân thủ. Thứ hai, hỗ trợ về nghiệp vụ chuyên môn: Các doanh nghiệp NQD do chi cục thuế Gia Lâm quản lý có nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ, đi lên từ hộ các thể, nên trình độ quản lý không cao và gặp nhiều khó khăn trong công tác kê khai thuế. Chi cục đã tiến hành nâng cấp, ứng dụng các phần mềm quản lý thuế mới, có nhiều ý kiến cải tiến công tác kê khai thuế để hỗ trợ tốt nhất cho người nộp thuế cũng như công tác quản lý thuế. Những năm vừa qua, nhờ sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ trong chi cục trong việc áp dụng linh hoạt các biện pháp từ nhắc nhở, đôn đốc đến xử phạt hành chính, thái độ và tính tự giác trong kê khai thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng của đại bộ phận các doanh nghiệp trên địa bàn đã có nhiều tiến bộ, số tờ khai mắc lỗi ngày càng giảm. 2.2.4 Quản lý việc thu nộp tiền thuế Công tác thu nộp tiền thuế là công đoạn cuối cùng của chu trình tính thuế. Vấn đề quản lý khâu nộp thuế đối với khu vực kinh tế NQD được thực hiện tốt hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả động viên vào NSNN. Hàng tháng căn cứ vào số tờ khai thuế đã được các ĐTNT nộp lên, trong thời gian quy định ( chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai 42
  • 43. thuế), các ĐTNT phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế: Tuỳ vào từng ĐTNT mà có thể nộp trực tiếp vào kho bạc hay nộp cho cán bộ thuế. Các cán bộ thuế có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc tình hình nộp thuế tại địa bàn mình phụ trách, sau đó báo cáo kết quả thu cho tổ nghiệp vụ. Nhìn chung công tác quản lý thu nộp thuế được chi cục thực hiện đúng quy định. Các cán bộ thuế luôn giữ đúng tinh thần trách nhiệm, không xâm tiêu lạm dụng tiền thuế hay nộp muộn số thuế. Nhờ đó, trong những năm qua chi cục thuế Gia Lâm luôn hoàn thành vượt mức giao dự toán thu đối với các khoản thu chủ yếu. Riêng thuế công thương nghiệp, dịch vụ NQD, tỷ lệ thực hiện so với dự toán luôn đạt mức cao. 43
  • 44. Bảng 2.4: Bảng báo cáo tổng kết thu thuế Đơn vị : triệu đồng ( Nguồn: Số liệu lịch sử các năm – Chi cục thuế Gia Lâm ) STT Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dự toán Thực hiện Tỷ lệ (%) thực hiện so với dự toán Tỷ lệ (%) thực hiện so với năm trước Dự toán Thực hiện Tỷ lệ (%) thực hiện so với dự toán Tỷ lệ (%) thực hiện so với năm trước Dự toán Thực hiện Tỷ lệ (%) thực hiện so với dự toán Tỷ lệ (%) thực hiện so với năm trước 1 Thuế CTN-DV NQD 27.931 31.111 111 137 37.290 43.190 116 139 38.760 48.834 126 113 2 Lệ phí trước bạ 8.300 14.058 169 196 9.740 18.245 187 130 21.500 40.121 187 220 3 Thuế SDĐ nông nghiệp 680 194 200 486 243 71 328 67 4 Thuế nhà đất 1.420 1.972 139 136 1.500 2.181 145 111 1.850 3.215 174 147 5 Thuế chuyển quyền SDĐ 1.210 3.070 254 235 1.800 6.384 355 208 903 14 6 Tiền SDĐ 91.500 32.450 35 149 55.500 55.763 100 172 11.000 46.492 423 83 7 Thu tiền thuê đất 550 9.237 1.674 152 8.000 9.143 114 99 11.800 13.356 113 146 8 Thuế TNCN 183 538 341 186 3.000 8.091 270 2.373 9 Phí, lệ phí 1.300 1.359 105 107 1.000 2.095 210 154 1.200 2.147 179 102 Tổng cộng 132.211 94.120 71 152 115.030 137.828 120 146 89.110 163.487 183 119 Tổng thu trừ tiền SDĐ 40.711 61.670 151 153 59.530 82.086 138 133 78.110 116.995 150 143 44
  • 45. Năm 2007: Tổng thu trừ tiền SDĐ theo dự toán là 40.711 triệu đồng, thực hiện là 61.670 triệu đồng, tăng 51% so với dự toán, tăng 53% so với năm 2006, trong đó thuế CTN-DV NQD theo dự toán là 27.931 triệu đồng, thực hiện là 31.111 triệu đồng, tăng 11% so với dự toán và tăng 37% so với năm 2006. Năm 2008: Tổng thu trừ tiền SDĐ theo dự toán và thực hiện tiếp tục tăng, dự toán giao là 59.530 triệu đồng, thực hiện là 82.086 triệu đồng, tăng 38% so với dự toán, tăng 33% so với năm 2007, trong đó thuế CTN-DV NQD theo dự toán là 37.290 triệu đồng, thực hiện là 43.190 triệu đồng, tăng 16% so với dự toán và tăng 39% so với năm 2007. Năm 2009: Kết quả thu thuế tại chi cục tiếp tục đạt được kết quả cao, tổng thu trừ tiền SDĐ theo dự toán giao là 78.110 triệu đồng, thực hiện là 116.995 triệu đồng, tăng 50% so với dự toán, tăng 43% so với năm 2008, trong đó thuế CTN-DV NQD theo dự toán là 38.760 triệu đồng, thực hiện là 48.834 triệu đồng, tăng 26% so với dự toán và tăng 13% so với năm 2008. Trong nhiệm vụ được giao, chi cục thuế Gia Lâm luôn coi công tác quản lý thu thuế khu vực NQD là trọng tâm, xác định đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, nặng nề. Riêng công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD, trên cơ sở tờ khai thuế GTGT của các doanh nghiệp, cán bộ thuế sẽ kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn của tờ khai, kiểm tra đúng mẫu tờ khai quy định, kê khai đầy đủ các chỉ tiêu, có xác nhận của doanh nghiệp. Sau khi nhập tờ khai thuế GTGT vào chương trình quản lý, chương trình sẽ xác định số thuế phải nộp theo tờ khai, để theo dõi việc nộp thuế của doanh nghiệp vào kho bạc, đồng thời phát hiện ra những lỗi tính toán tiền thuế của các doanh nghiệp, hay những lỗi khác liên quan đến thủ tục tờ khai và ra thông báo đề nghị điều chỉnh tờ khai thuế GTGT. Trong trường hợp không nộp tờ khai thuế GTGT, sẽ thực hiện phạt vi phạm hành chính thuế đối với doanh nghiệp vi phạm và thực hiện ấn định thuế 45
  • 46. đối với các doanh nghiệp không sửa lỗi tờ khai, không nộp tờ khai; doanh nghiệp có nhiệm vụ phải nộp thuế GTGT vào kho bạc mà không cần phải ra thông báo thuế, chỉ ra thông báo đối với thuế ấn định. Bảng 2.5: Báo cáo thực thu thuế GTGT theo ngành Đơn vị: triệu đồng STT Ngành Thực thu năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Thực thu So sánh với năm trước Thực thu So sánh với năm trước Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Sản xuất 3.142 6.079 2.937 193 8.920 2.841 147 2 Xây dựng 1.125 1.927 802 171 1.785 -142 93 3 Thương nghiệp 5.702 9.102 3.400 160 13.570 4.468 149 4 Vận tải 1.052 1.306 254 124 1.909 603 146 5 Phục vụ 1.066 1.823 757 171 3.552 1.729 195 Tổng 12.087 20.255 8.168 168 29.736 9.481 147 ( Nguồn: Báo cáo tình hình thực thu – Chi cục thuế Gia Lâm ) Qua bảng 2.5 ta thấy tổng thu năm 2008 và năm 2009 số thu thuế GTGT nói chung và ở các ngành sản xuất kinh doanh tăng rất cao so với năm trước. Cụ thể: năm 2008 tăng 8.168 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 68%., trong đó tăng mạnh nhất vẫn là ngành sản xuất, tỷ lệ tăng là 93%. Năm 2009 tăng 9.481 triệu đồng, tỷ lệ tăng 47%, tăng mạnh nhất trong ngành phục vụ với tỷ lệ tăng 95%. Để đạt được kết quả cao, ban lãnh đạo chi cục thuế đã chỉ đạo các cán bộ quản lý doanh nghiệp hàng tháng phải rà soát , đánh giá lại tờ khai thuế GTGT, có báo cáo thẩm định tờ khai thuế hàng tháng. Tổ chức công tác duyệt bộ riêng đối với ghi thu tập thể có tham gia của tổ kiểm tra, tổ xử lý dữ liệu và tổ nghiệp vụ hỗ trợ để đánh giá thẩm định tờ khai thuế GTGT của các doanh nghiệp, từ đó phát hiện 46
  • 47. các doanh nghiệp kê khai chưa sát với tình hình kinh doanh thực tế, kiểm tra các sổ sách kế toán của những đơn vị có dấu hiệu nghi vấn. Tình hình nợ đọng thuế GTGT Mặc dù tổng thu thuế của chi cục đạt kết quả cao, hoàn thành và thu hơn so với kế hoạch được giao, nhưng tình trạng nợ đọng thuế GTGT vẫn thường xuyên xảy ra. Bảng 2.6: Theo dõi tình hình nợ đọng thuế GTGT ở các doanh nghiệp NQD Đơn vị: triệu đồng Ngành Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Ghi thu Thực thu Nợ đọng Ghi thu Thực thu Nợ đọng Ghi thu Thực thu Nợ đọng Sản xuất 3.460 3.142 318 6.502 6.079 423 9.727 8.920 807 Xây dựng 1.154 1.125 29 1.968 1.927 41 1.818 1.785 33 Thương nghiệp 6.428 5.702 726 10.204 9.102 1.102 14.847 13.570 1.277 Vận tải 1.089 1.052 37 1.356 1.306 50 1.970 1.909 61 Phục vụ 1.144 1.066 78 1.937 1.823 114 3.743 3.552 191 Tổng 13.275 12.087 1.188 21.967 20.255 1.730 32.105 29.736 2.369 ( Nguồn: Báo cáo thực thu – Chi cục thuế Gia Lâm ) Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy tình trạng nợ đọng thuế vẫn luôn tồn tại và là vấn đề nan giải trong quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng. Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ đọng thuế GTGT Ngành Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 47
  • 48. Sản xuất 9,2% 6,5% 8,3% Xây dựng 2,5% 2,1% 1,8% Thương nghiệp 11,3% 10,8% 8,6% Vận tải 3,4% 3,7% 3,1% Phục vụ 6.8% 5,9% 5.1% Trung bình 8,9% 7,9% 7,4% Tính đến ngày 31/12/2009 có tổng số 205 đơn vị còn nợ đọng thuế GTGT với số tiền là 2.369 triệu đồng, chiếm 30,2% tổng số nợ đọng, trong đó số có khả năng thu là 164 đơn vị, tương ứng với 1.983 triệu đồng. Chi cục luôn chú trọng đến công tác thu hồi nợ đọng, thường xuyên rà soát phân loại nợ đọng để có biện pháp đôn đốc thu hồi thích hợp, thường xuyên tiến hành các đợt cao điểm thu hồi nợ. Bên cạnh đó, chi cục cũng đã tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của chính quyền các cấp. Đối với những trường hợp có biểu hiện dây dưa, chây ỳ thì thiết lập ngay hồ sơ, để kiên quyết xử lý dứt điểm, tiến hành phạt hành chính, phạt nộp chậm. Nhờ đó, tỷ lệ nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu có xu hướng giảm xuống. 2.2.5. Công tác hoàn thuế và quyết toán thuế 2.2.5.1. Hoàn thuế Trong những năm qua, được sự chỉ đạo của UBND TP Hà Nội cũng như cục thuế thành phố, chi cục thuế Gia Lâm đã tiến hành hoàn thuế GTGT cho các ĐTNT đảm bảo kịp thời, chính xác, đúng đối tượng. Các doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn thuế và được xét hoàn thuế trên địa bàn huyện chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc trường hợp 3 tháng liên tục có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết. Bảng 2.8: Tình hình hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp NQD Đơn vị: triệu đồng 48
  • 49. Số DN đề nghị hoàn thuế GTGT Số tiền đề nghị hoàn thuế GTGT Số DN được hoàn thuế GTGT Số tiền được hoàn thuế GTGT Năm 2007 32 1.672 29 1.332 Năm 2008 42 1.843 41 1.753 Năm 2009 48 1.958 45 1.556 ( Nguồn: Chi cục thuế Gia Lâm ) Nhìn chung, các doanh nghiệp đều thực hiện tương đối đầy đủ về hồ sơ xin hoàn thuế. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị do thực hiện hoàn thuế lần đầu nên chưa có sự chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Đối với những đơn vị này chi cục đã thông báo cho ĐTNN, đồng thời bố trí cán bộ hướng dẫn cụ thể cho ĐTNT để hoàn chỉnh hồ sơ. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc pháp luật về thuế thì vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp lợi dụng cơ chế hoàn thuế để gian lận, chiếm đoạt tiền thuế. Có nhiều hình thức gian lận khác nhau được các doanh nghiệp thực hiện nhưng chủ yếu vẫn là sử dụng hóa đơn giả, lập hóa đơn khống, số tiền ghi trên hóa đơn không đúng với thực tế… Một ví dụ điển hình là công ty TNHH Thành Lĩnh, mã số thuế 0103823848, năm 2009 doanh nghiệp này đã nộp hồ sơ xin hoàn thuế GTGT, số tiền 206 triệu đồng. Qua điều tra xác minh cán bộ thuế đã xác định số thuế GTGT đầu vào lũy kế chưa được khấu trừ của doanh nghiệp này chỉ là 140 triệu đồng. Chi cục đã thực hiện hoàn thuế cho công ty TNHH Thành Lĩnh theo đúng số thuế GTGT đầu vào lũy kế đã xác định được. Một số gian lận còn tồn tại trong việc hoàn thuế GTGT đều xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan mà nguyên nhân đầu tiên là do ý thức chấp hành pháp luật thuế của ĐTNT chưa tốt. Do đó cần có sự phối hợp hoạt động giữa ngành thuế và các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan cấp giấy phép kinh 49
  • 50. doanh, ngành công an và quản lý thị trường để vừa đảm bảo quyền lợi cho người nộp thuế vừa chống các hành vi gian lận để chiếm đoạt tiền thuế. 2.2.5.2. Quyết toán thuế Quản lý quyết toán thuế là việc cơ quan thuế kiểm tra phần tự khai quyết toán của cơ sở kinh doanh và xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ thuế cho ĐTNT. Theo quy định hiện hành, tất cả các cơ sở kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế ( trừ hộ kinh doanh vừa và nhỏ nộp thuế theo phương pháp ấn định doanh thu ) đều phải thực hiện lập và gửi quyết toán thuế GTGT hàng năm cho cơ quan thuế. Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán tài chính theo chế độ Nhà nước quy định; trên cơ sở quyết toán tài chính, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai toàn bộ số thuế phải nộp, số thuế đã nộp hoặc số thuế được hoàn của năm hoặc thời hạn quyết toán, số thuế còn thiếu hay nộp thừa tính đến thời điểm quyết toán. Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng các chỉ tiêu và số liệu theo mẫu quyết toán thuế ; gởi bản quyết toán thuế đến cơ quan thuế địa phương nơi cơ sở đăng ký nộp thuế trong thời gian quy định. Mẫu tờ khai quyết toán thuế được quy định khác nhau căn cứ theo phương pháp tính thuế áp dụng cho doanh nghiệp. Trong những năm qua, chi cục thuế Gia Lâm luôn gắn công tác quyết toán thuế với công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm, nhờ đó hoạt động quyết toán thuế được các doanh nghiệp chấp hành tương đối đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp không chấp hành đúng thời hạn quyết toán thuế, tình trạng nợ đọng thuế vẫn còn xảy ra. Có thể thấy được tình trạng đó qua số liệu đưa ra ở bảng 2.9. Bảng 2.9: Theo dõi quyết toán thuế GTGT của doanh nghiệp NQD Đơn vị: triệu đồng 50
  • 51. Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số thuế phải nộp 13.275 21.967 32.105 Số thuế đã nộp 12.087 20.255 29.736 Số thuế đã được hoàn 1.332 1.753 1.556 Số thuế còn thiếu 1.188 1.730 2.369 ( Nguồn: Chi cục thuế Gia Lâm ) Tại chi cục thuế Gia Lâm, công tác kiểm tra quyết toán thuế được tiến hành theo hai bước: Bước 1: cán bộ thuế sẽ thực hiện kiểm tra tại bàn (kiểm tra thủ tục và hình thức) đối với hồ sơ báo cáo quyết toán thuế. Sau đó ghi bổ sung vào sổ thuế đối với khoản chênh lệch giữa số liệu báo cáo quyết toán chính thức so với số liệu do doanh nghiệp đã tạm khai của niên độ báo cáo. Bước 2: chính là những công việc kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện các hành vi trốn, lậu thuế để truy thu lại cho NSNN đồng thời xử phạt đối với các hành vi này. Bên cạnh đó, chi cục cũng chú trọng kiểm tra quyết toán thuế của các doanh nghiệp có hồ sơ hoàn thuế không đúng thực tế. Nhờ sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ thuế, tỷ lệ nợ đọng thuế và số hồ sơ quyết toán thuế không đúng quy định của các doanh nghiệp có xu hướng giảm. 2.2.6 Công tác thanh tra, kiểm tra thuế Trong cơ chế quản lý thuế hiện nay, ĐTNT là người thực hiện các công việc từ tính thuế, kê khai thuế đến nộp thuế. Tuy nhiên, thực tế hiện nay còn nhiều đối tượng không tự giác thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, hiện tượng kê khai thiếu, sai để trốn lậu thuế được thực hiện ngày càng tinh vi hơn. Vì thế, công tác thanh tra, kiểm tra thuế càng thể hiện rõ vai trò của mình trong việc giảm thất thu, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm của ĐTNT, tăng 51
  • 52. cường hiệu quả quản lý của thuế và tăng cường kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về thuế. Đội kiểm tra thuế của chi cục thuế Gia Lâm thường xuyên tiến hành kiểm tra ĐTNT, gồm: + Kiểm tra định kỳ: gồm việc kiểm tra tại trụ sở với các hồ sơ thuế và kiểm tra tại cơ sở nộp thuế từ công tác đăng ký thuế, loại hình kinh doanh, sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ kê khai thuế, thu nộp thuế…. nhằm phát hiện kịp thời những sai sót cũng như những trường hợp cố tình vi phạm. + Kiểm tra đột xuất với những đối tượng bị nghi ngờ về sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ, doanh thu tính thuế, giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào… Công tác kiểm tra thuế được tiến hành thường xuyên đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm, ví dụ như công ty cổ phần Phúc Hiệp, mã số thuế 0103756535, trụ sở đóng tại xã Dương Xá – Gia Lâm – TP Hà Nội, đội kiểm tra thuế đã phát hiện trong quý IV năm 2008 doanh nghiệp này đã có hiện tượng che dấu doanh thu, đồng thời ghi sai số tiền giữa các liên hoá đơn. Cán bộ thuế đã tiến hành truy thu 65,7 triệu đồng và phạt vi phạm số tiền 11,3 triệu đồng. Năm 2009, đội kiểm tra thuế đã tiến hành rà soát và phát hiện 34 trường hợp đã có đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng vẫn tiếp tục kinh doanh, 16 trường hợp đã kinh doanh nhưng chưa có đăng ký kinh doanh, 362 trường hợp kê khai sai thuế GTGT, truy thu thuế là 2.543.370.000 đồng, thu về số tiền phạt là 900.190.000 đồng. Từ đó ta có thể thấy số trường hợp vi phạm pháp luật về thuế vẫn còn rất lớn, đòi hỏi cán bộ kiểm tra thuế càng phải nỗ lực hơn nữa trong việc hạn chế hiện tượng trốn lậu thuế, trong việc giải quyết các khiếu nại của người dân, từ đó tăng cường sự tin tưởng trong nhân dân. 52