SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ HOA
TéI TRèN THUÕ
THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
(Trªn c¬ së sè liÖu thùc tiÔn ®Þa bµn thµnh phè Hµ Néi)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ HOA
TéI TRèN THUÕ
THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
(Trªn c¬ së sè liÖu thùc tiÔn ®Þa bµn thµnh phè Hµ Néi)
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG QUANG PHƢƠNG
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của bản thân. Các số liệu, trích dẫn có nguồn gốc rõ
ràng tuân thủ đúng nguyên tắc; kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trước đây.
Hà Nội, tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Trần Thị Hoa
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TRỐN THUẾ
THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ............... 7
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế ..................... 7
1.1.1. Khái niệm tội trốn thuế ........................................................................ 7
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế................................................. 8
1.2. Các tình tiết định khung tăng nặng đối với tội trốn thuế.............25
1.2.1. Các tình tiết tăng nặng theo khoản 2 Điều 161 BLHS.......................25
1.2.2. Các tình tiết tăng nặng theo khoản 3 Điều 161 BLHS.......................26
1.3. Các hình phạt đối với tội trốn thuế ................................................27
1.3.1. Hình phạt tiền.....................................................................................29
1.3.2. Hình phạt cải tạo không giam giữ......................................................30
1.3.3. Hình phạt tù có thời hạn.....................................................................30
1.4. Phân biệt tội trốn thuế với một số tội phạm về kinh tế khác .......31
1.4.1. Phân biệt tội trốn thuế với tội buôn lậu..............................................31
1.4.2. Phân biệt tội trốn thuế với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản..................32
1.4.3. Phân biệt tội trốn thuế với tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu
hành séc giả, các giấy tờ có giá khác .................................................33
1.5. Tổng quan về tội trốn thuế trong pháp luật hình sự Việt
Nam từ năm 1945 đến năm 1999 ....................................................36
1.5.1. Từ năm 1945 đến năm 1985...............................................................36
1.5.2. Từ năm 1985 đến năm 1999...............................................................39
Chƣơng 2: THỰC TIẾN XÉT XỬ TỘI TRỐN THUẾ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..........................................................41
2.1. Những yêu cầu bảo đảm việc xét xử tội trốn thuế đúng
pháp luật ...........................................................................................41
2.1.1. Phải định tội danh đúng......................................................................41
2.1.2. Quyết định hình phạt đúng.................................................................45
2.2. Kết quả xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội.......55
2.2.1. Kết quả đạt được trong công tác xét xử tội trốn thuế.........................55
2.2.2. Những vi phạm, sai lầm trong công tác xét xử tội trốn thuế..............56
Chƣơng 3: NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG VI PHẠM SAI LẦM
VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VIỆC XÉT XỬ TỘI
TRỐN THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.............65
3.1. Nguyên nhân của những vi phạm, sai lầm trong công tác xét
xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội ...........................65
3.1.1. Hệ thống pháp luật còn chưa đồng bộ, quy định còn chưa đầy đủ .........65
3.1.2. Năng lực của người tiến hành tố tụng còn hạn chế............................68
3.2. Dự báo tình hình tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội........69
3.3. Các giải pháp đảm bảo việc xét xử tội trốn thuế trên địa bàn
thành phố Hà Nội đúng pháp luật..................................................71
3.3.1. Hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn thi hành pháp luật......................71
3.3.2. Tăng cường công tác kiểm tra và phát triển án lệ..............................74
3.3.3. Nâng cao năng lực của người tiến hành tố tụng và luật sư................76
3.3.4. Một số giải pháp khác ........................................................................78
KẾT LUẬN....................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................82
PHỤ LỤC.......................................................................................................86
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABC: Ngân hàng thương mại Á châu
BLHS: Bộ luật hình sự
CAND: Công an nhân dân
CTTP: Cấu thành tội phạm
GTGT: Giá trị gia tăng
HĐQT: Hội đồng quản trị
HĐXX: Hội đồng xét xử
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TNHS: Trách nhiệm hình sự
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Tình hình thụ lý, giải quyết của Tòa án nhân dân thành phố
Hà Nội đối với tội trốn thuế từ năm 2010 đến năm 2014
86
Bảng 2.2. Hình phạt chính áp dụng đối với các bị cáo phạm tội
trốn thuế
86
Bảng 2.3. So sánh tội trốn thuế và các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến
năm 2014
87
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo pháp luật của mỗi người dân với
đất nước, không hoàn trả trực tiếp ngang giá, nhưng được dùng để trang trải
cho các chi phí vì lợi ích chung của toàn xã hội như đường xá, cầu cống, bệnh
viện, trường học… Bất kì một quốc gia nào tại bất kì thể chế chính trị nào
cũng cần phải xây dựng một hệ thống thuế khoán hoàn chỉnh và hợp lý bởi
thuế có vai trò đặc biệt quan trọng. Thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước
nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất xã hội vào ngân sách Nhà
nước; Là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nên kinh tế và đời
sống xã hội; góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và
công bằng xã hội.
Với vai trò quan trọng như vậy, các quy định liên quan đến thuế, nghĩa
vụ đóng thuế được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật do Quốc hội
ban hành, như: Luật quản lý thuế 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012);
Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và luật sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật quản lý thuế. Nghị định 91/2014 /NĐ-CP ngày 01/10/2014 của
Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế.
Thông tư số 156/TT – BTC ngày 6/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều
Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế
và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ…
Trong xu thế đất nước ngày càng phát triển, thuế lại càng đóng một vai
trò quan trọng hơn nữa. Tuy nhiên, một bộ phận người dân không nhận thức
được tầm quan trọng cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Nhà
nước mà tìm đủ mọi cách để trốn thuế. Điều này sẽ gây ra một thiệt hại lớn
cho nguồn ngân sách nhà nước và làm mất đi sự công bằng của xã hội, đặc
biệt là sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, sản xuất.
2
Thành phố Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là Trung tâm chính trị, văn
hóa, kinh tế, nơi các hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển không ngừng,
nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động kinh doanh
nhằm mục đích sinh lời. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá
nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách
nhà nước thông qua việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Tuy nhiên, bên cạnh đa
số doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội nhận
thức được nghĩa vụ đóng thuế của mình thì vẫn có không ít đối tượng trốn
thuế với thủ đoạn ngày càng tinh vi và xảo quyệt. Tùy tính chất, mức độ vi
phạm mà người có hành vi trốn thuế phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc
phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 161 BLHS 1999 (đã sửa đổi, bổ sung
năm 2009) (sau đây gọi là BLHS năm 1999). Trên thực tế hiện nay các hành
vi trốn thuế chủ yếu là bị xử phạt hành chính, việc xử lý hình sự còn hạn chế.
Đồng thời việc xử lý hình sự bên cạnh những kết quả đạt được góp phần răn
đe, giáo dục người phạm tội trốn thuế cũng như những người có ý định trốn
thuế thì cũng còn bộc lộ một số hạn chế, sai lầm do những nguyên nhân khách
quan và chủ quan nhất định.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt
Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)” mang tính
cấp thiết không những về lý luận mà còn là đòi hỏi thực tiễn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Sau khi BLHS năm 1985 được ban hành, tội trốn thuế đã được đề cập
trong các giáo trình, sách pháp lý, đề tài nghiên cứu như: Giáo trình luật hình
sự Việt Nam (phần các tội phạm) của Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội,
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1997; Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam, tập II của trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
1998; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự của Viện Khoa học pháp lý, Bộ tư
pháp, XNB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1987 (tái bản năm 1992,1997).
3
Sau khi BLHS năm 1999 ra đời, tội trốn thuế được đề cập trong công
trình: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) của Khoa luật –
Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002; Giáo
trình Luật hình sự Việt Nam của trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội, 2000; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần các
tội phạm) của TS Phùng Thế Vắc, TS Trần Văn Luyện, LS Th.s Phạm Thanh
Bình, Ts Nguyễn Đức Mai, Th.S Nguyễn Sỹ Đại, Th.S Nguyễn Mai Bộ, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần
các tội phạm, tập I (Bình luận chuyên sâu) của Th.S Đinh Văn Quế, Nxb
thành phố Hồ Chí Minh, 2002…Các công trình này đã đề cập đến tội trốn
thuế dưới góc độ pháp lý hình sự, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu
trong hệ thống pháp luật hình sự chung mà chưa nghiên cứu chuyên sâu về tội
trốn thuế một cách độc lập.
Một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về tội trốn thuế như: Luận án
tiến sĩ Luật học về “Hoạt động phòng ngừa tội phạm trốn thuế theo chức năng
của lực lượng cảnh sát kinh tế”, Hà Nội -2012 của tác giả Nguyễn Hải Hưng -
Học Viện Cảnh sát nhân dân; Luận án tiến sĩ Luật học “Hoạt động điều tra tội
phạm trốn thuế theo chức năng của lực lượng cảnh sát kinh tế”, Hà Nội- 2014
của tác giả Nguyễn Thành Phúc- Học Viện Cảnh sát nhân dân… Tuy nhiên
các công trình này chủ yếu nghiên cứu về góc độ tội phạm học đối với tội trốn
thuế trong phạm vi hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm của lực lượng
cảnh sát kinh tế. Có thể nói ở cấp độ Luận văn thạc sỹ, Luận án tiến sỹ chưa
có một công trình nào nghiên cứu tội trốn thuế trên cơ sở nghiên cứu số liệu
thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là hệ thống hóa một số quan điểm về tội trốn
4
thuế, nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn việc áp
dụng các quy định đó trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó tìm ra những hạn
chế của pháp luật cũng như công tác xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành
phố Hà Nội và đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm hạn chế những vi
phạm sai lầm ấy.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:
- Làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, lịch sử hình thành của tội trốn thuế;
- Nghiên cứu, phân tích những dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế, so sánh
tội trốn thuế với một số tội khác có liên quan từ đó rút ra những tồn tại, hạn chế
của các quy định về tội trốn thuế trong luật thực định Việt Nam cần khắc phục;
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về
tội trốn thuế, đồng thời phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế xung quanh
việc áp dụng;
- Từ đó đề xuất những hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định của
pháp luật về tội trốn thuế trong Bộ luật hình sự Việt Nam cũng như các giải
pháp đảm bảo cho việc xét xử tội trốn thuế đúng pháp luật.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
tội trốn thuế, thực tiễn xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tội trốn thuế dưới góc độ pháp lý hình sự, và tình
hình tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy
vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
5
tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Trong khi thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể
và đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy
nạp; phương pháp thống kê, phương pháp logic, phương pháp khảo sát …
6. Ý nghĩa của luận văn
Đây là công trình chuyên khảo, nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên
sâu, có hệ thống về tội trốn thuế dưới góc độ pháp lý hình sự. Có thể xem
những nội dung sau đây là những đóng góp về khoa học của luận văn:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về tội trốn thuế, khái quát
quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về tội phạm này;
- Làm sáng tỏ những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội trốn
thuế trong pháp luật hình sự hiện hành.
- Nghiên cứu đánh giá làm sáng tỏ tình hình áp dụng pháp luật về tội
trốn thuế (trên địa bàn Hà Nội); những tồn tại, hạn chế của thực tiễn áp dụng
pháp luật về tội phạm này, cũng như nguyên nhân của các tồn tại hạn chế đó;
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn luận văn đã đề ra các giải
pháp hoàn thiện pháp luật thực định, cũng như nâng cao hiệu quả xét xử đối
với tội trốn thuế.
Bên cạnh đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết và hữu ích cho
các nhà làm luật cũng như các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy, nghiên
cứu sinh, học viên, sinh viên thuộc các ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở
đào tạo luật. Luận văn còn tài liệu tham khảo cho các cán bộ đang công tác tại
các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án
hình sự được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật.
6
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương
Chương 1. Một số vấn đề chung về tội trốn thuế theo quy định của
luật hình sự Việt Nam.
Chương 2. Thực tiễn xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 3. Nguyên nhân của những vi phạm sai lầm và các giải pháp
bảo đảm việc xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố
Hà Nội đúng pháp luật.
7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TRỐN THUẾ
THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế
1.1.1. Khái niệm tội trốn thuế
Theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế thì ta có thể thấy
bản chất của thuế là loại quan hệ phân phối gắn với Nhà nước, loại quan hệ
giữa Nhà nước với người nộp thuế. Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc
mà các tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có các điều kiện nhất
định [36, tr.10]. Tuy nhiên trên thực tế, không phải ai cũng thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ thuế cho Nhà nước. Có nhiều hình thức vi phạm về nghĩa vụ thuế,
trong đó trốn thuế là một trong những hành vi vi phạm làm thất thu nguồn
ngân sách Nhà nước.Trốn thuế là không nộp thuế cho nhà nước theo quy định
của pháp luật [18, tr.111]. Là việc người có nghĩa vụ nộp thuế thực hiện các
phương thức mà pháp luật không cho phép để làm giảm số thuế phải nộp hoặc
không phải nộp thuế. Hành vi trốn thuế tùy vào mức độ khác nhau có thể bị
xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Vậy khi nào thì hành vi trốn thuế cấu
thành tội trốn thuế? Cũng như các tội phạm kinh tế khác, tội trốn thuế là hành
vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại
cho lợi ích của Nhà nước và xã hội thông qua việc vi phạm các quy định, các
chính sách về thu, nộp thuế.
Tội trốn thuế phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm nói chung,
mà theo PGS.TSKH Lê Cảm, phải thể hiện ở ba bình diện với năm đặc điểm
(dấu hiệu) của nó là: a) bình diện khách quan: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho
xã hội; b) bình diện pháp lý: tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự; c) bình
diện chủ quan: tội phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự và
đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi [4, tr.297].
8
Theo quy định tại BLHS năm 1999 thì:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh
tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp
khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa [21, Điều 8, Khoản 1].
Như vậy theo quy định này thì hành vi trốn thuế cấu thành tội trốn thuế
khi nó được coi là nguy hiểm cho xã hội do BLHS quy định, xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế của Nhà nước, do người có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu
TNHS và thực hiện với lỗi cố ý.
Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm tội trốn thuế như sau: Tội
trốn thuế là hành vi nguy hiểm cho xã hội thể hiện bằng việc không nộp thuế
cho Nhà nước theo quy định của pháp luật do người có năng lực trách nhiệm
hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế của nhà nước.
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, cấu thành tội phạm là tổng hợp
những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy
định trong luật hình sự [37, tr.74]. Cấu thành tội phạm được coi là khái niệm
pháp lý của loại tội phạm cụ thể, là sự mô tả khái quát loại tội phạm nhất định
trong luật hình sự.
Về mặt lý luận CTTP gồm bốn yếu tố là: khách thể của tội phạm, mặt
khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.
9
Theo quy định tại điều 161 BLHS năm 1999, các dấu hiệu pháp lý của bốn
yếu tố cấu thành tội trốn thuế bao gồm:
1.1.2.1. Khách thể của tội trốn thuế
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và
bị tội phạm xâm hại [37, tr.86]. Theo luật hình sự Việt Nam, khách thể của tội
phạm là các quan hệ xã hội được xác định tại khoản 1 Điều 8 BLHS 1999.
Mỗi một tội phạm đều gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho một hoặc
một số khách thể nhất định. Khách thể của tội phạm là một trong những căn
cứ quan trọng để đánh giá mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Tội trốn thuế là một trong những tội được quy định tại Chương XVI
của BLHS với tên gọi: “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”. Do đó,
khách thể mà tội trốn thuế xâm hại là trật tự quản lý kinh tế, mà cụ thể là trật
tự quản lý việc thu thuế, nộp ngân sách Nhà nước. Xâm hại đến nền kinh tế
quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước. Khách thể trực tiếp của tội
trốn thuế xâm hại đến là các quy định của Nhà nước về trách nhiệm phải đóng
thuế nộp vào ngân sách cho Nhà nước khi tham gia vào các hoạt động kinh
doanh, sản xuất, dịch vụ, …[15, tr.31]
Đối tượng tác động của tội phạm này là các loại thuế mà người phạm tội
có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Theo quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành, thông thường các loại thuế mà các chủ thể có thể phải nộp là:
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá
trị gia tăng, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân…
1.1.2.2. Mặt khách quan của tội trốn thuế
Bất kể một tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện diễn
ra hoặc tồn tại bên ngoài mà con người có thể trực tiếp nhận biết được. Đó là
hành vi khách quan; hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi và hậu quả; các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện
10
hành vi phạm tội (công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm
tội…). Tổng hợp tất cả các biểu hiện này tạo thành mặt khách quan của tội
phạm. Như vậy mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm,
bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới
khách quan [37, tr.99]. Nó là mặt bên ngoài của sự xâm hại nguy hiểm cho xã
hội, đến khách thể được luật hình sự bảo vệ.
Về Hành vi khách quan
Hành vi khách quan của tội trốn thuế được thể hiện là không chịu nộp
thuế theo quy định; không thực hiện đúng những quy định về chế độ kế toán,
hóa đơn, chứng từ, nộp thuế, quyết toán thuế… Hành vi này thường được thể
hiện ở hành vi khai báo gian dối trong sản xuất, kinh doanh để không phải
đóng thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn nhiều so với mức phải đóng. Như
khai bớt doanh thu, khai man hàng hóa, gian lận trong việc hoạch toán hoặc
có những thủ đoạn gian dối khác để không phải nộp số tiền thuế mà theo quy
định của pháp luật họ phải nộp.
Hành vi trốn thuế chỉ bị coi là tội phạm khi số tiền trốn thuế từ 100
triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính
về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy
định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194,
195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích
mà còn vi phạm.
Tuy nhiên không phải mọi hành vi trốn tránh việc nộp thuế đều bị coi là
tội trốn thuế.Theo quy định của pháp luật, trong thời hạn nhất định người có
nghĩa vụ nộp thuế phải đóng vào ngân sách nhà nước một khoản tiền nhất
định, người nộp thuế không có thủ đoạn gian dối để trốn thuế mà chỉ có hành
vi chây ỳ không chịu nộp thuế thì không phải là hành vi trốn thuế mà tùy theo
từng trường hợp mà người chây ỳ nộp thuế có thể bị xử phạt hành chính theo
quy định của pháp luật.
11
Nếu sau khi đã nộp đủ số tiền thuế cho Nhà nước, nhưng sau đó lại
dùng thủ đoạn gian dối để được hoàn thuế thì hành vi của người phạm tội là
hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ví dụ: Lợi dụng chính sách hoàn thuế giá
trị gia tăng, một số cá nhân, doanh nghiệp đã dùng thủ đoạn gian dối làm thủ
tục hoàn thuế giá trị gia tăng.
Hành vi trốn thuế có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau
nhưng đều có chung một mục đích là không phải nộp một khoản tiền hoặc
nộp ít hơn nhiều số tiền thuế mà họ có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách Nhà
nước. BLHS Việt Nam không mô tả cụ thể hành vi trốn thuế nhưng trong các
văn bản dưới luật đã có hướng dẫn chi tiết thế nào là hành vi trốn thuế.
Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-
TANDTC-VKSNDTC- BTC ngày 26/6/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa
án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Tài chính hướng dẫn
áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài
chính- kế toán và chứng khoán thì người phạm tội trốn thuế là người thực hiện
một trong các hành vi quy định tại Điều 108 của Luật quản lý thuế và thỏa mãn
các dấu hiệu được quy định tại BLHS. Đó là các hành vi liên quan đến các quy
định về lập hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, quy định về mở sổ và ghi sổ
kế toán hoặc các quy định về các khoản thu khác, cụ thể:
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế,
nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ
khai thuế…
- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan
đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
- Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá
trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của
hàng hóa, dịch vụ đã bán.
12
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hoạch toán
hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ
thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được
miễn, số tiền thuế được giảm, hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ,
số tiền thuế được hoàn
- Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định
sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn.
- Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà
không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông
quan trong thời gian 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan
- Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu.
- Cấu kết với người gửi hàng hóa để nhập khẩu hàng hóa
nhằm mục đích trốn thuế.
- Sử dụng hàng hóa được miễn thuế không đúng mục đích
quy định mà không khai thuế [23, Điều 108].
Với các hành vi trên mục đích cuối cùng của người trốn thuế là làm giảm
số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.
Hành vi khai báo gian dối trong trốn thuế là hành vi để phân biệt tội trốn
thuế với hành vi vi phạm hành chính - dây dưa không nộp thuế. Cùng là việc
không nộp thuế theo quy định của pháp luật, xong dây dưa không nộp thuế là
hành vi vi phạm về thu nộp tiền thuế nhưng người phải nộp thuế không có hành
vi gian dối trong việc kê khai thuế, mở, ghi chép sổ sách kế toán cũng như sử
dụng hóa đơn chứng từ….Hành vi dây dưa không nộp thuế chỉ bị coi là hành vi
vi phạm hành chính và bị xử lý bằng các biện pháp hành chính.
Trên thực tế để trốn thuế, người phạm tội thường sử dụng nhiều thủ
đoạn khác nhau như:
13
- Không kê khai thuế
Theo quy định của Luật quản lý thuế thì kê khai thuế là một trong
những hoạt động mà người nộp thuế phải có nghĩa vụ khai, nó giúp cơ quan
chức năng quản lý một cách hiệu quả về thuế của các cá nhân và doanh
nghiệp, nó là cơ sở để cơ quan chức năng tính thuế. Tuy nhiên một số doanh
nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, một số hoạt động lại không kê
khai thuế nhằm trốn thuế. Chẳng hạn như: Công ty xây dựng Bắc Hà, sau khi
đi vào hoạt động một thời gian, công ty này bán 50 % cổ phần cho một doanh
nghiệp khác thông qua hợp đồng chuyển nhượng vốn. Tuy nhiên lợi nhuận từ
việc chuyển nhượng này không được công ty kê khai thuế. Việc không kê
khai đã giúp công ty trốn 590 triệu đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp mà
lẽ ra công ty phải kê khai và nộp vào ngân sách nhà nước.
- Bỏ ngoài sổ sách kế toán
Đây là thủ đoạn khá phổ biến hiện nay, theo đó người nộp thuế thường
sử dụng đồng thời hai hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống sổ kế toán nội
bộ phản ánh đầy đủ các giao dịch kinh tế, hệ thống kế toán còn lại chỉ phản
ánh một phần các giao dịch kinh tế để khai thuế. Kiểu hành vi này thường xảy
ra ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, ăn uống,
khách sạn, xây dựng dân dụng và sản xuất nhỏ. Rất khó có thể xác định được
số thuế thất thu do hành vi trốn thuế này gây ra vì nếu xác định được thì đã
không xảy ra thất thu thuế. Một số vụ trốn thuế bị phanh phui thời gian qua
cho thấy hành vi này khá phổ biến và gây thất thu ngân sách. Chẳng hạn,
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp
Việt Nam đã trốn thuế 1.028 triệu đồng qua hành vi không ghi sổ kế toán tiền
bán quyền mua căn hộ; Công ty Viễn thông điện lực bán hàng không xuất hóa
đơn, không phản ánh vào sổ kế toán để trốn thuế 37 tỷ đồng [41].
14
- Tạo giao dịch mua hàng, hợp đồng dịch vụ giả mạo nhằm tăng khoản
chi cho doanh nghiệp
Trên thực tế doanh nghiệp không có các khoản chi này nhưng đã tự tạo
ra chứng từ để hợp pháp hóa khoản chi không có thực, vì thế có thể gọi đây là
chi khống. Chi khống thể hiện qua những bảng kê thanh toán giả mạo với chữ
ký giả, hợp đồng lao động giả mạo... và thể hiện ở những hóa đơn đi mua của
cơ sở kinh doanh khác. Bằng hành vi này, doanh nghiệp không chỉ trốn thuế
thu nhập doanh nghiệp mà còn trốn cả thuế GTGT thông qua việc khấu trừ
khống thuế GTGT đầu vào.
Ví dụ vụ án Lê Quốc Quân phạm tội trốn thuế, một trong những thủ
đoạn mà Quân thực hiện nhằm trốn thuế đó là lập khống các hợp đồng tư vấn
môi giới:
Theo bản án số 394/2013/HSST ngày 02/10/2014 của Tòa án nhân dân
thành phố Hà Nội: Lê Quốc Quân đã thuê Phạm Thị Phương làm kế toán
ngoài giờ cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam từ tháng 8
năm 2008 với công việc là làm sổ sách, cân đối sổ sách, báo cáo quyết toán
cho công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam. Để trốn thuế Lê Quốc
Quân đã chỉ đạo Lê Thị Phương lập khống các hợp đồng tư vấn môi giới
thương mại, cụ thể là tìm những người quen có bằng kế toán, tài chính,
chuyên gia kinh tế… rồi lấy thông tin của họ để lập hợp đồng tư vấn môi giới
thương mại khống với công ty. Năm 2010 và 2011 Phương đã lập khống
nhiều hợp đồng với 09 chuyên gia tư vấn để họ ký khống cho công ty. Tại văn
bản số 32640 ngày 12/12/2012 của Cục thuế thành phố Hà Nội kết luận: Công
ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam đã lập khống hồ sơ thuê chuyên
gia trong hai năm 2010 và 2011 với số tiền 1.750.000.000 đồng. Hành vi này
là trốn thuế thu nhập doanh nghiệp 437.500.000 đồng.
Đồng thời, để trốn thuế Quân đã chỉ đạo Phạm Thị Phương mua hóa
15
đơn GTGT khống hàng để kê khai nhằm tăng chi phí của doanh nghiệp để
trốn thuế. Thực hiện hành vi này, từ năn 2009 đến 2011 Công ty trách nhiệm
hữu hạn Giải pháp Việt Nam đã sử dụng 61 tờ hóa đơn GTGT khống hàng,
khống doanh số để kê khai, làm tăng chi phí cho công ty với số tiền:
859.050.789 đồng. Toàn bộ số hóa đơn này đã được Phạm Thị Phương đưa
vào kê khai chi phí của Công ty tại Chi cục thuế quận Cầu Giấy và đã trốn
212.262.697 đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên 01 hóa đơn
GTGT năm 2009 với số tiền là 18.150.000 đồng (4.537.500 tiền thuế), do tài
liệu giám định không có báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập doanh
nghiệp, do đó không đủ cơ sở để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp do sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Nên tổng số thuế thu nhập doanh
nghiệp Công ty đã trốn do hoạch toán 60 hóa đơn GTGT bất hợp pháp là
207.725.197 đồng
Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty THHH giải pháp Việt
Nam đã trốn do hoạch toán hợp đồng thuê chuyên gia khống và hoạch toán 60
hóa đơn GTGT khống là 645.225.197 đồng.
- Ghi giá bán thấp hơn giá thực tế
Đây là hành vi ghi giá bán trên hóa đơn và kê khai doanh thu tính thuế
thấp hơn giá khách hàng thực tế thanh toán. Hành vi này thường gặp ở các
doanh kinh doanh nhà hàng khách sạn, vận tải tư nhân, xăng dầu, kinh doanh
vật liệu xây dựng, bán ô tô và xe máy, hàng trang trí nội thất... Các công ty
xây dựng, khi thi công các công trình ở các địa phương khác hay xây nhà tư
nhân thường khai báo không trung thực, không kê khai hoặc giấu bớt một
phần công trình. Hành vi này làm giảm thuế GTGT và thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp.
- Hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định
Hành vi hạch toán kế toán sai quy định pháp luật nhằm che giấu doanh
16
thu tính thuế, hạch toán tăng chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp và tăng
thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Kế toán có thể hạch toán giảm trừ doanh
thu thông qua các hình thức giảm giá, chiết khấu không đúng quy định. Kế
toán có thể hạch toán sai tài khoản kế toán để che giấu doanh thu. Chẳng hạn,
khi phát sinh doanh thu bán hàng, lẽ ra phải hạch toán vào tài khoản 511 thì
kế toán lại hạch toán vào các tài khoản kế toán khác, như hạch toán vào tài
khoản 338 (phải trả khác), 138 (phải thu khác)... Một số doanh nghiệp nhượng
bán, trao đổi vật tư không ghi nhận doanh thu mà chỉ hạch toán thay đổi cơ
cấu tài sản lưu động bằng các bút toán nhập, xuất, thu, chi hoặc công nợ phải
thu, phải trả; bán phế liệu không xuất hóa đơn, không ghi nhận doanh thu
hoặc hạch toán giảm chi phí sản xuất.
Các dạng hạch toán sai nhằm tăng chi phí được trừ tính thuế thu nhập
doanh nghiệp và tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chủ yếu là: hạch toán
toàn bộ chi phí mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản vào chi phí quản lý
doanh nghiệp; hạch toán vào chi phí được trừ các khoản chi từ thiện…
- Khai sai chủng loại hàng hoá
Để trốn thuế nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp cố tình khai sai tên hàng
hóa, chủng loại hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích giảm số thuế phải nộp.
Chủ yếu là khai sai mã số hàng từ mã hàng có thuế suất cao sang mã hàng có
thuế suất thấp. Nhiều trường hợp, người nộp thuế lợi dụng sự phức tạp của
các hàng hóa là các hỗn hợp, các hóa chất khó phân biệt, xác định bằng cảm
quan để khai theo hướng có lợi cho mình. Hay người nộp thuế, trốn thuế bằng
cách nhập khẩu hàng hóa là sản phẩm hoàn chỉnh nhưng lại tháo bớt một số
bộ phận để trở thành hàng hóa chưa hoàn thiện nhằm hưởng thuế suất thấp
của hàng linh kiện;
- Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 87/2010/NĐ- CP ngày
17
13/8/2010 thì thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam được phân biệt theo
xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Các doanh nghiệp lợi dụng việc áp dụng thuế
suất ưu đãi đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc
vùng lãnh thổ có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam, theo thể chế khu
vực thương mại tự do, liên minh thuế quan …, các chủ hàng hóa cố tình khai
sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và làm các giấy chứng nhận xuất xứ giả để
được hưởng các mức thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt.
- Ký nhiều hợp đồng kinh tế lòng vòng để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi dụng chính sách của nhà nước trong việc thu một số loại thuế, các
doanh nghiệp ký các hợp đồng lòng vòng để nhằm trốn thuế. Chẳng hạn như
vụ Nguyễn Đức Kiên trốn thuế: Theo bản án số 219/2014/HSST ngày
09/6/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội: Lợi dụng việc miễn thuế
thu nhập cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2009 Trần Đức Kiên đã chỉ đạo,
hướng dẫn thuộc cấp của mình hợp thức hóa thu nhập của Công ty B&B
thành thu nhập của cá nhân, nhằm trốn thuế. Cụ thể như sau:
Công ty Cổ phần đầu tư B&B được thành lập theo giấy chứng nhận
kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. Người đại diện theo
pháp luật là Nguyễn Đức Kiên- Chủ tịch HĐQT; Đặng Ngọc Lan (vợ Kiên) –
Tổng giám đốc; Nguyễn Thúy Hương (em gái Kiên) - Ủy viên. Theo chỉ đạo
của Kiên ngày 25/12/2008 Công ty B&B đại diện là Đặng Ngọc Lan đã ký
hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính với ngân hàng thương mại Á châu (ACB)
để thực hiện hiện các giao dịch tài chính thông qua việc kinh doanh giá vàng
ngoài lãnh thổ Việt Nam. Cùng ngày bà Lan đại diện công ty B&B ký hợp
đồng ủy thác đầu tư tài chính với Nguyễn Thúy Hương để Công ty B&B nhận
ủy thác đầu tư thay bà Hương và ký Phụ lục hợp đồng với nội dung Nguyễn
Thúy Hương đồng ý để Công ty B&B được ủy thác lại cho ngân hàng ACB
18
thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc kinh doanh vàng…. Theo hợp đồng và
phụ lục này năm 2009 Công ty B&B thực hiện các lệnh ủy thác cho ngân
hàng ACB mua bán vàng trạng thái thu được lãi số tiền 100.046.895.705 đồng
và chuyển toàn bộ lợi nhuận kinh doanh của công ty cho bà Nguyễn Thúy
Hương thụ hưởng.
Tuy nhiên, do công ty B&B không đăng ký ngành nghề kinh doanh
nhận ủy thác đầu tư và kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài nên hợp
đồng và phụ lục đã ký giữa bà Hương và công ty B&B là không hợp pháp.
Với hành vi nêu trên Nguyễn Đức Kiên đã trốn thuế thu nhập doanh
nghiệp với số tiền 25.011.723.928 đồng.
* Ngoài ra tội phạm còn sử dụng nhiều thủ đoạn khác để trốn thuế như:
Xin tạm nghỉ kinh doanh, thông báo ngừng hoạt động để được miễn giảm
thuế nhưng trên thực tế vẫn kinh doanh.
Về hậu quả
Hậu quả của hành vi trốn thuế là những thiệt hại cho xã hội bao gồm cả
thiệt hại vật chất và phi vật chất như: những thiệt hại về tài sản, chính trị, văn
hóa xã hội…. Trong đó: hậu quả trực tiếp của hành vi trốn thuế là gây thiệt
hại cho ngân sách nhà nước, làm Nhà nước không thu được một khoản ngân
sách mà lẽ ra phải thu được; các thiệt hại khác khó có thể xảy ra. Hậu quả
gián tiếp có thể xảy ra, vì kính tế quyết định mọi vấn đề chính trị, xã hội nên
việc hao hụt ngân sách Nhà nước có thể kéo theo những hệ quả: chế độ phục
vụ nhân dân bị giảm sút về các mặt như chế độ y tế, giáo dục, đường xá…
làm chậm quá trình phát triển và đi lên của đất nước.
Đối với tội trốn thuế thì hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc phải
có trong CTTP. Việc người phạm tội đã trốn được số tiền định trốn hay chưa
không phải là yếu tố bắt buộc.
19
Về các dấu hiệu khách quan cụ thể của tội trốn thuế
Theo quy định tại Điều 161 BLHS ngoài hành vi khách quan, nhà làm
luật còn quy định dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc trong cấu
thành tội trốn thuế, đó là:
- Số tiền trốn thuế mà người có hành vi trốn thuế phải từ một trăm triệu
đồng trở lên: Một người thực hiện một trong các hành vi nêu trên nhằm mục
đích trốn thuế chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế khi số tiền họ
trốn thuế lớn hơn hoặc bằng một trăm triệu đồng; nếu số tiền trốn thuế ít hơn
thì tùy trường hợp mà họ bị xử lý hình sự hoặc chỉ bị xử phạt hành chính.
- Hoặc nếu số tiền trốn thuế dưới một trăm triệu đồng nhưng:
+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế:
Đây là trường hợp trước đó người người có hành vi trốn thuế đã bị xử
phạt hành chính về hành vi trốn thuế (phạt tiền) và chưa hết thời hạn được coi
là chưa bị xử lý vi phạm hành chính nay lại có hành vi vi phạm, nghĩa là chưa
quá một năm kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính
hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà lại vi phạm (Điều 7,
luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012).
Dấu hiệu “đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm” là dấu
hiện thuộc về mặt khách quan của tội trốn thuế đồng thời nó cũng là dấu hiệu
thuộc mặt khách quan của hầu hết các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
khác. Trong BLHS năm 1999, để cho chính xác, thống nhất với các văn bản
hành chính hiện hành, trong cấu thành của tội trốn thuế cũng như của nhiều tội
phạm khác như kinh doanh trái phép (Điều 159 BLHS 1999), tội lừa dối khách
hàng (Điều 162 BLHS 1999)… “dấu hiệu đã bị xử lý hành chính” được chỉnh
sửa thành “đã bị xử phạt hành chính”. Trước đây, trong nghị định số 46 ngày
10/5/1988 của Hội đồng Bộ trưởng quy định việc xử lý bằng biện pháp hành
chính các hành vi đầu cơ, buôn lậu, trốn thuế; Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành
20
chính năm 1989 (có hiệu lực đến ngày 1/8/1995) các khái niệm này chưa có sự
phân biệt. Nhưng từ khi pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1995 có
hiệu lực thi hành khái niệm “xử lý hành” và “xử phạt hành chính” đã có sự
phân biệt. Trong khi đó BLHS năm 1985, quy định dấu hiệu “đã bị xử lý hành
chính” đối với tội trốn thuế cũng như nhiều tội phạm chưa được sửa đổi, bổ
sung cho thống nhất. Các văn bản hướng dẫn về vấn đề này lại chưa có nên
trên thực tế có những cách hiểu và áp dụng khác nhau, không thống nhất. Khái
niệm “xử lý hành chính” rộng hơn, ngoài các biện pháp xử phạt hành chính còn
bao gồm các biện pháp khác như: biện pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn;
đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục, quản chế hành chính… Do
đó việc BLHS năm 1999 quy định tại Điều 161 – tội trốn thuế cũng như tại các
điều luật khác dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm” mới chính
xác. Với quy định này tạo điều kiện cho sự thống nhất trong việc áp dụng các
quy định về tội trốn thuế, tránh các cách hiểu khác nhau.
+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các
điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230,
232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm
Đây là trường hợp quy định về hai loại án tích khác nhau:
Loại thứ nhất đó là: đã bị kết án về tội trốn thuế, chưa được xóa án tích
nay lại có hành vi trốn thuế, nghĩa là chưa quá một năm nếu họ bị phạt tiền,
cải tạo không giam giữ hoặc tù nhưng được hưởng án treo; là 3 năm nếu họ bị
phạt tù tình từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành
bản án lại vi phạm (Điều 64 – BLHS năm 1999). Dấu hiệu này được quy định
khá phổ biến đối với các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như tội:
kinh doanh trái phép (Điều: 159 – BLHS năm 1999), tội lừa dối khách hàng
(điều 162- BLHS - 1999)…
Loại thứ hai, đó là đã bị kết án về một trong các tội phạm khác được
21
quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194,
195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của BLHS năm 1999 và chưa được xoá
án tích mà lại có hành vi trốn thuế. Đây là trường hợp đã bị tòa án kết án bằng
một bản án về một trong các tội này nhưng chưa được xóa án tích mà lại có
hành vi trốn thuế, nghĩa là tính từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết
thời hiệu thi hành bản án chưa quá các thời hạn sau đây:
a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền,cải
tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo; b)
Ba năm trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm; c) Năm
năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười
lăm năm; d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt tù từ trên mười
lăm năm [21, Điều 64, Khoản 2].
Tùy thuộc và từng bản án cũng như tội danh mà hình phạt, mức hình
phạt đã được tuyên mà có thời hạn bị coi là chưa được xóa án tích đối với mỗi
người bị kết án khác nhau.
Tóm lại, mặt khách quan của tội trốn thuế theo Điều 161 BLHS năm 1999
đòi hỏi phải có các dấu hiệu cần và đủ, hay nói cách khác một người chỉ có thể
bị truy cứu TNHS về tội trốn thuế khi thỏa mãi đồng thời các dấu hiệu sau:
- Thực hiện một trong các hành vi trốn thuế quy định tại Điều 108 luật quản
lý thuế.
- Người có hành vi trên đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế
hoặc bị kết án về tội trốn thuế hoặc một trong các tội quy định tại các điều
153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232,
233, 236 và 238 của Bộ luật này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, hoặc
trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên.
1.1.2.3. Chủ thể của tội trốn thuế
Theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành thì chủ thể của tội phạm chỉ
22
có thể là con người cụ thể mà không phải là pháp nhân. Tuy nhiên không phải ai
thực hiện hành vi được quy định trong luật hình sự đều có thể trở thành chủ thể
của tội phạm, mà chỉ những người có điều kiện có lỗi khi thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội mới có thể là chủ thể của tội phạm. Người có đủ điều kiện có lỗi
để trở thành chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và
đạt độ tuổi nhất định; đây là hai dấu hiệu bắt buộc của chủ thể tội phạm. Người
có năng lực TNHS là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng
nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả
năng điều khiển được hành vi ấy [37, tr.122-123].
Chủ thể của tội trốn thuế cũng phải thỏa mãn hai điều kiện về năng lực
TNHS và đạt độ tuổi nhất định. Tuy không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng
không phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội này, chỉ những người mà
theo quy định của pháp luật họ có nghĩa vụ phải nộp thuế thì mới có thể trở
thành chủ thể của tội phạm. Chủ thể của tội phạm phụ thuộc vào các đối
tượng phải nộp các loại thuế theo quy định của Nhà nước. Chẳng hạn như:
Chỉ những người có đăng ký kinh doanh mới phải chịu thuế giá trị gia tăng,
thuế thu nhập doanh nghiệp; chỉ những người buôn bán hàng hóa qua biên
giới mới phải nộp thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu; chỉ những người được giao
đất nông nghiệp mới phải nộp thuế nông nghiệp….
Theo quy định của Điều 161 BLHS thì chủ thể của tội trốn thuế chỉ là
người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực TNHS vì cả 3 khoản của Điều luật
thì mức hình phạt cao nhất của tội trốn thuế là 7 năm tù, do đó trốn thuế là tội
ít nghiêm trọng (đối với trường hợp thuộc khoản 1 và khoản 2), là tội nghiêm
trọng (đối với trường hợp thuộc khoản 3). Mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt
nghiêm trọng (Điều 12 BLHS năm 1999) nên đối với tội trốn thuế họ không
là chủ thể của tội phạm.
23
Tuy nhiên khi nghiên cứu những quy định của BLHS năm 1999 và các
văn bản pháp luật có liên quan thì tuổi của chủ thể tội trốn thuế cần chú ý một
số vấn đề:
Hành vi trốn thuế là một vi phạm hành chính cố ý, do đó, người có
hành vi này có thể bị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp
xử lý hành chính khi họ dưới 16 tuổi. Sau khi đủ 16 tuổi họ lại có hành vi trốn
thuế thì họ có bị xử lý về tội trốn thuế hay không. Thực tế có hai quan điểm
giải thích khác nhau: quan điểm thứ nhất cho rằng: trường hợp này không
được xử lý hình sự về tội trốn thuế do chưa thỏa mãi điều kiện chủ thể, vì
hành vi trốn thuế “đã bị xử phạt hành chính” được thực hiện trước khi họ đủ
16 tuổi. Quan điểm thứ 2 cho rằng: Có thể xử lý hình sự về tội trốn thuế đối
với trường hợp này. Theo quan điểm của tôi, quan điểm thứ hai là phù hợp vì
tuổi của chủ thể tội trốn thuế và tuổi của chủ thể bị áp dụng biện pháp xử phạt
hành chính là khác nhau. Đối với tội trốn thuế theo quy định tại Điều 161
BLHS năm 1999 chỉ đòi hỏi có đặc điểm xấu về nhân thân “đã bị xử phạt
hành chính” mà không đòi hỏi hành vi này và hành vi “còn vi phạm” về trốn
thuế đều phải thực hiện từ đủ 16 tuổi.
Trường hợp chủ thể của tội phạm đã bị kết án về một trong các tội quy
định tại các điều: 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195,
196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này có thể từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi, họ tham gia với tư cách là người thực hành hoặc người đồng phạm.
Sau khi họ đủ 16 tuổi họ lại có hành vi trốn thuế thì họ có bị xử lý hình sự về
tội trốn thuế hay không. Cũng tương tự như trường hợp trên, Điều 161 BLHS
năm 1999 chỉ đòi hỏi đặc điểm xấu về nhân thân của người thực hiện hành vi
trốn thuế là “đã bị kết án”; do đó, trong trường hợp này họ vẫn có thể phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế.
24
1.1.2.4. Mặt chủ quan của tội trốn thuế
Tội phạm là thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan. Mặt
khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là hoạt
động tâm lý bên trong của người phạm tội. Với ý nghĩa là một mặt của hiện tượng
thống nhất, mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại một cách độc lập mà luôn
gắn liền với mặt khách qua của tội phạm. Hoạt động tâm lí bên trong của người
phạm tội luôn gắn liền với biểu hiện bên ngoài của tội phạm [37, tr.133]. Do đó
mặt chủ quan của tội trốn thuế chính là hoạt động tâm lý bên trong của người
có hành vi trốn thuế.Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm các dấu hiệu: Lỗi,
động cơ và mục đích phạm tội, trong đó lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong tất cả
các CTTP [37, tr.134].
Chủ thể bị coi là có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu
hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện
khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi
hỏi của xà hội.
Lỗi của người thực hiện hành vi trốn thuế là cố ý; người phạm tội nhận
thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật; biết rõ hành vi trốn thuế của mình
gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước nhưng vẫn thực hiện.
Về mặt lý trí người phạm tội trốn thuế phải nhận thức được hành vi
phạm tội của mình với tất cả các tình tiết khách quan như: vi phạm các quy
định về thuế, trốn tránh việc nộp thuế… và tính chất của hành vi đó là nguy
hiểm cho xã hội. Dù thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành
vi trốn thuế có thể ở những mức độ khác nhau, nhưng về nguyên tắc người
phạm tội phải thấy được hành vi của họ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
đến trật tự quản lý kinh tế, đến ngân sách nhà nước.
Về ý chí, người phạm tội trốn thuế mong muốn cho hành vi trốn thuế
được thực hiện, mong muốn họ không phải nộp thuế hoặc nộp số thuế ít hơn
quy định của pháp luật.
25
Người thực hiện hành vi trốn thuế cũng có mục đích và động cơ nhất
định, như vụ lợi - trốn được càng nhiều thuế thì càng tốt. Tuy nhiên động cơ và
mục đích của người phạm tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc của CTTP.
1.2. Các tình tiết định khung tăng nặng đối với tội trốn thuế
1.2.1. Các tình tiết tăng nặng theo khoản 2 Điều 161 BLHS
Theo quy định tại khoản 2 của Điều 161 BLHS thì có hai trường hợp
phạm tội nhưng không được quy định thành hai điểm khác nhau như trong
một số tội phạm khác, hai trường hợp đó là: trốn thuế với số tiền từ ba trăm
triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này.
1.2.1.1. Trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm
triệu đồng
Khi người phạm tội thực hiện các hành vi gian dối nhằm mục đích trốn
thuế, căn cứ vào số tiền mà người phạm tội trốn thuế ta có thể xác định được
trường hợp phạm tội thuộc khoản 1 hay khoản 2 của Điều luật. Nếu từ ba
trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng thì người phạm tội bị truy cứu
TNHS theo khoản 2 Điều 161 BLHS. Việc xác định số tiền trốn thuế cần căn
cứ vào kết quả xác định thuế của các cơ quan thuế, các hóa đơn nộp thuế, các
thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện nhằm trốn thuế. Số tiền trốn thuế được
xác định là số tiền người phạm tội có ý định trốn tránh việc nộp thuế thông
qua việc thực hiện các thủ đoạn để không phải nộp thuế hoặc chỉ phải nộp số
tiền ít hơn so với mức đáng lẽ phải nộp, việc người phạm tội đã trốn được hay
chưa không phải là yếu tố bắt buộc.
1.2.1.2. Tái phạm về tội này
Theo quy định tại BLHS năm 1999 thì: “Tái phạm là trường hợp đã bị
kết án, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý” [21, Điều 49, Khoản 1]. Tội
trốn thuế luôn được thực hiện với lỗi cố ý, do đó tái phạm về tội trốn thuế là
26
trường hợp người phạm tội trước đó đã bị kết án về tội trốn thuế nhưng chưa
được xóa án tích mà lại phạm tội trốn thuế. Tội trốn thuế chỉ có thể là tội
phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng nên tái phạm về tội này
không bao gồm cả trường hợp tái phạm nguy hiểm tại điểm a khoản 2 Điều 49
BLHS năm 1999, vì tái phạm nguy hiểm theo điểm a khoản 2 Điều 49 là
trường hợp người đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt
nghiêm trọng do cố ý mà đối với tội trốn thuế không có trường hợp tội phạm
rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên người phạm tội trốn
thuế có thể tái phạm nguy hiểm theo điểm b khoản 2 Điều 49 BLHS trong
trường hợp đã tái phạm về tội trốn thuế chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục
phạm tội trốn thuế.
1.2.2. Các tình tiết tăng nặng theo khoản 3 Điều 161 BLHS
Khoản 3 của Điều luật cũng quy định hai trường hợp nhưng không quy
định thành các điểm khác nhau như một số tội phạm khác, đó là: Trốn thuế
với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt
nghiêm trọng khác.
1.2.2.1. Trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại
khoản 2 của Điều 161 BLHS, khác ở chỗ số tiền trốn thuế người phạm tội có
ý định trốn khi thực hiện các hành vi gian dối là từ sáu trăm triệu đồng trở lên.
Việc xác định số tiền trốn thuế cũng tương tự như trường hợp quy định tại
khoản 2 của Điều này.
1.2.2.2. Trốn thuế trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác
So với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khác quy định tại
Chương XVI của BLHS thì các tội phạm khác quy định gây hậu quả nghiêm
trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng còn tội trốn thuế và các tội quy
27
định tại Điều 180 và Điều 181 BLHS năm 1999, nhà làm luật quy định phạm
tội trong trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác với phạm tội gây hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể
định lượng được trên cơ sở hậu quả của tội phạm gây ra, còn phạm tội trong
trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khó có thể định lượng được.
Đối với tội trốn thuế, trường hợp phạm tội này được hướng dẫn tại thông
tư số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 26/6/2013
của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân Tối cao, Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS về các
tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính- kế toán và chứng khoán thì:
Phạm tội trốn thuế trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng là
trường hợp tuy số tiền trốn thuế có giá trị từ 300 triệu đồng đến
dưới 600 triệu đồng, nhưng người phạm tội đồng thời thực hiện một
trong các hành vi liên quan khác mà chưa đến mức bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về một tội phạm độc lập, như: đưa hối lộ; chống
người thi hành công vụ; gây thương tích cho người thi hành công
vụ; hủy hoại tài sản của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý
thuế và các cơ quan nhà nước khác có trách nhiệm trong việc thực
hiện quản lý thuế. Trường hợp các hành vi này có đủ yếu tố cấu
thành tội phạm khác thì ngoài tội trốn thuế, người phạm tội còn bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng [2].
1.3. Các hình phạt đối với tội trốn thuế
Với phương châm lấy giáo dục, thuyết phục làm chính, tăng cường các
hoạt động phòng ngừa, BLHS năm 1999 đề ra chính sách xử lý đối với các tội
phạm nói chung và trốn thuế nói riêng, như sau:
Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng
28
công minh theo đúng pháp luật. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước
pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần,
địa vị xã hội. Nghiêm trị người chủ mưu người cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố
chống đối, lưu man, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để phạm tội; người phạm tội dung thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất
chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tụ
thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn
hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra. Đối với người
lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ
hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát giáo
dục…. (Điều 3 BLHS năm 1999).
Trong BLHS năm 1999, chính sách xử lý hình sự đối với các tội phạm
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung cũng như đối với tội trốn thuế nói
riêng có nhiều thay đổi so với pháp luật thời kỳ trước, phạm vi áp dụng hình
phạt tù được thu hẹp, phạm vi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính, cũng
như các hình phạt không phải là hình phạt tù được mở rộng.
Chính sách xử lý đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong
đó có tội trốn thuế, theo BLHS năm 1999, để đạt được mục đích chung của
hình phạt là trừng trị và giáo dục, mặt khác hình phạt phải xuất phát từ “ tính
chất kinh tế” của các tội phạm này nhằm đạt được hiệu quả cao trong áp dụng
pháp luật [31, tr.180], [34, tr.3].
Theo quy định tại Điều 161 BLHS năm 1999, tội trốn thuế chỉ có thể bị
áp dụng một trong ba hình phạt chính là: phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù
có thời hạn và một hình phạt bổ sung là phạt tiền. Tòa án không được áp dụng
hình phạt nào khác trừ trường hợp “chuyển sang một hình phạt khác thuộc
loại nhẹ hơn” theo Điều 47 BLHS (trường hợp quyết định hình phạt nhẹ hơn
quy định của Bộ luật).
29
Sau đây là các hình phạt cụ thể được quy định đối với tội trốn thuế tại
Điều 161 BLHS năm 1999.
1.3.1. Hình phạt tiền
Phạt tiền là hình phạt tước của người phạm tội một khoản tiền nhất
định sung công quỹ Nhà nước [37, tr.238]. Đối với tội trốn thuế đây là hình
phạt tước của người trốn thuế một khoản tiền nhất định sung quỹ Nhà nước;
hình phạt tiền được áp dụng với hai tư cách, vừa là hình phạt chính, vừa là
hình phạt bổ sung.
Khi áp dụng là hình phạt chính thì người phạm tội trốn thuế sẽ bị phạt từ
một lần đến năm lần số tiền trốn thuế. Mức phạt cụ thể được quyết định tùy
thuộc vào tình chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm đã thực hiện. Khác với
một số tội phạm khác trong Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
như: tội kinh doanh trái phép (Điều 159- BLHS); tội tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán hàng cấm (Điều 155- BLHS); tội đầu cơ (Điều 160 - BLHS)… nhà làm
luật không ấn định cụ thể mức tiền phạt từ bao nhiêu đến bao nhiêu mà nhà làm
luật quy định giới hạn phạt gấp bao nhiêu lần số tiền trốn thuế. Quy định như
vậy là phù hợp bởi trốn thuế có thể xác định được chính xác số tiền thuế trốn
nên trốn càng nhiều thì mức phạt tiền càng lớn, nên cách quy định này có sự
phân hóa TNHS. Cách quy định này không chỉ áp dụng cho hình phạt chính mà
áp dụng cho cả hình phạt bổ sung (từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế).
Trong trường hợp thực hiện tội trốn thuế có đồng phạm thì trên cơ sở
nguyên tắc chung về cá thể hóa hình phạt, hình phạt tiền sẽ được tuyên phù
hợp với vai trò, trách nhiệm của từng người trong vụ đồng phạm cũng như các
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với từng người.
Đối với hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung thì chỉ
được áp dụng đối với người phạm tội trốn thuế từ 18 tuổi trở lên (Khoản
5,Điều 69 BLHS), còn người phạm tội từ 16 đến dưới 18 tuổi thì không
được áp dụng hình phạt bổ sung.
30
1.3.2. Hình phạt cải tạo không giam giữ
Theo Điều 31 BLHS năm 1999 thì cải tạo không giam giữ là hình phạt
chính có thời hạn từ sáu tháng đến ba năm được áp dụng đối với người phạm
tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc
nơi cư trú rõ ràng khi xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội
khỏi xã hội [37, tr.240].
Trong hệ thống hình phạt áp dụng đối với tội trốn thuế cũng như tội
phạm nói chung, hình phạt cải tạo không giam giữ là loại hình phạt nhẹ hơn
hình phạt tù có thời hạn nhưng lại nặng hơn hình phạt cảnh cáo và hình phạt
tiền. Người phạm tội trốn thuế có thể bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam
giữ nếu có đầy đủ các điều kiện sau:
- Người phạm tội có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ
ràng. Đây là điều kiện đầu tiên để xem xét, cân nhắc việc giao người bị kết án
về tội trốn thuế cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền
địa phương nơi người đó cư trú, sinh sống để đảm bảo cho việc theo dõi, giám
sát, giáo dục đối với người bị kết án.
- Xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội trốn thuế khỏi
xã hội. Khi xem xét điều kiện này, Tòa án phải phân tích, đánh giá các đặc
điểm thuộc về nhân thân người phạm tội; các tình tiết giảm nhẹ TNHS, cũng
như tất cả các tình tiết có ảnh hưởng đến tính chất, mức độ nguy hiểm của
hành vi trốn thuế đã thực hiện.
Khi đủ căn cứ để áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ người phạm
tội trốn thuế có thể phải chịu mức phạt đến hai năm.
1.3.3. Hình phạt tù có thời hạn
Đây là một hình phạt có tính phổ biến nhất, được Bộ luật hình sự quy định
đối với tất cả các tội. Đây là hình phạt buộc người phải kết án phải cách li khỏi
xã hội trong thời gian nhất định để học tập, lao động, cải tạo [37, tr.246].
Đối với tội trốn thuế, hình phạt tù có thời hạn được áp dụng tại hai
31
khung của Điều luật. Tương ứng với đó người phạm tội trốn thuế có thể phải
chịu hình phạt tù trong bốn trường hợp sau:
-Trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng;
- Tái phạm về tội trốn thuế;
Hai trường hợp này thì người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tiền
hoặc hình phạt tù có thời hạn. Đối với hình phạt tù, tùy theo tính chất, mức độ
vi phạm mà người phạm tội sẽ bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm
- Trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên;
- Trốn thuế trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.
Người trốn thuế nếu thuộc một trong hai trường hợp sau thì chỉ có thế
áp dụng hình phạt tù có thời hạn, tùy tính chất, mức độ mà họ có thể bị phạt tù
trong giới hạn từ hai năm đến bảy năm.
1.4. Phân biệt tội trốn thuế với một số tội phạm về kinh tế khác
Trốn thuế và một số tội phạm khác về kinh tế có một số đặc điểm
chung về một số dấu hiệu pháp lý, do đó khi áp dụng cần phải chú ý phân
biệt. Tội phạm về thuế liên quan nhiều đến các tội phạm khác nhau như: Tội
Lừa đảo chiếm đoạt (Điều 139); Tội buôn lậu (Điều 153); Tội làm, tàng trữ,
vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá khác (Điều 181)…
Để phân biệt các tội trên cần căn cứ vào các yêu tố CTTP của các tội
phạm đó.
1.4.1. Phân biệt tội trốn thuế với tội buôn lậu
Theo Điều 153 BLHS, buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép hàng hóa
qua biên giới. Tội buôn lậu và tội trốn thuế đều có dấu hiệu chung về mặt chủ
thể, mặt chủ quan và khách thể: đều do người có năng lực trách nhiệm hình
sự, đạt độ tuổi nhất định và có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định, thực hiện với
lỗi cố ý và đều xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế.
Về mặt khách quan của tội buôn lậu có đặc trưng đó là đưa hàng hóa
32
qua biên giới một cách trái phép. Hàng hóa được coi là hợp pháp khi đưa qua
biên giới là khi đưa qua cửa khẩu có khai báo hải quan và nộp thuế đầy đủ.
Hàng hóa đưa qua biên giới mà không khai báo hải quan để tránh phải nộp
các loại thuế theo quy định của pháp luật thì bị coi là vi phạm pháp luật; tùy
mức độ và tính chất mà bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tội trốn thuế và
buôn lậu đều có hành vi khách quan là dùng thủ đoạn gian dối để không phải
nộp thuế, tuy nhiên đối với tội buôn lậu đưa hang qua biên giới nhưng không
khai báo hải quan; còn hành vi trong tội trốn thuế có khai báo hải quan khi
đưa hàng qua biên giới nhưng khai báo gian dối nhằm trốn thuế.
1.4.2. Phân biệt tội trốn thuế với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Trong lĩnh vực thuế, tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có liên quan chặt
chẽ đến lĩnh vực thuế, mà điển hình là hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tiền
hoàn thuế GTGT.
- Về mặt chủ quan: Lỗi của người có hành vi trốn thuế và lừa đảo
chiếm đoạt tài sản đều là lỗi cố ý. Người phạm tội đều nhận thức rõ hành vi
của mình là gây nguy hiểm cho xã hội.
- Về mặt chủ thể: Đều là bất cứ người nào có năng lực TNHS và đạt độ
tuổi nhất định theo quy định của pháp luật. Nhưng chủ thể của tội trốn thuế
chỉ là những người có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
- Khách thể của tội phạm: Hai tội phạm này xâm phạm hai khách thể
khác nhau, đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm sở hữu: hành vi
lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT xâm phạm đến sở hữu của Nhà
nước, còn tội trốn thuế xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
- Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi trốn thuế bao gồm hành vi vi phạm pháp luật về thuế và hành
vi gian dối để không nộp thuế hoặc nộp thuế ít hơn so với mức phải nộp.
Hành vi trong mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm
33
hai hành vi khác nhau là: hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Hành vi lừa
dối là tiền đề, điều kiện để hành vi chiếm đoạt xảy ra, còn hành vi chiếm đoạt
là mục đích, kết quả của hành vi lừa dối.
Hành vi của người trốn thuế là việc bằng thủ đoạn gian dối người có
nghĩa vụ nộp thuế đã không nộp thuế, hoặc nộp ít hơn số thuế phải nộp; còn
sau khi đã nộp đủ số tiền thuế cho Nhà nước, nhưng sau đó lại dùng thủ đoạn
gian dối để được hoàn thuế thì hành vi của người phạm tội là hành vi lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.
Theo mục 1 của Thông tư liên tịch số 21/2004/BCA- TANDTC-
VKSNDTC-BTP hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với việc
truy cứu TNHS đối với các hành vi mua và sử dụng trái phép hóa đơn GTGT:
1.1. Người nào có hành vi mua hóa đơn giá trị gia tăng và sử
dụng trái phép hóa đơn đó để lập hồ sơ khống chiếm đoạt tiền hoàn
thuế giá trị gia tăng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
theo Điều 139 của BLHS:
a. Tiền hoàn thuế giá trị gia tăng từ năm trăm nghìn đồng trở lên;
b. Tiền hoàn thuế giá trị gia tăng dưới năm trăm nghìn đồng,
nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về
hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản,
nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm… [40].
1.4.3. Phân biệt tội trốn thuế với tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu
hành séc giả, các giấy tờ có giá khác
Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, giấy tờ có giá khác là
hành vi làm ra, cất giữ, vận chuyển, sử dụng, trao đổi, mua bán các loại séc
giả, các loại giấy tờ có giá giả khác, trong đó có hóa đơn giá trị gia tăng.
Tội phạm này cũng có các dấu hiệu giống đối với tội trốn thuế đó là các
34
dấu hiệu về chủ thể và khách thể, mặt chủ quan: Bất cứ ai có năng lực TNHS
và đạt độ tuổi nhất định đều có thể là chủ thể của hai loại tội này. Khách thể
mà hai tội này xâm phạm đều là trật tự quản lý về các giấy tờ có giá khác.
Người thực hiện hai tội này với lỗi cố ý, họ nhận thức rõ hành vi của mình là
vi phạm pháp luật và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn
nhưng để mặc hậu quả xảy ra.
Về mặt khách quan của tội phạm, trong đó có hành vi mua bán, sử dụng
trái phép hóa đơn GTGT đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch số
21/2004/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP của Viện kiểm sát nhân dân
Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp ngày 23/11/2004
hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mua, bán, sử
dụng trái phép hoá đơn giá trị gia tăng như sau:
1.3. Người nào có hành vi mua hoá đơn giá trị gia tăng và sử
dụng trái phép hoá đơn đó để hợp thức hoá chứng từ về việc buôn bán
trái phép hàng hoá thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
a. Nếu chứng minh được là hành vi buôn bán trái phép hàng
hoá qua biên giới mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về "tội buôn lậu" theo Điều 153 của
Bộ luật hình sự:
a.1. Hàng hoá có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên;
a.2. Hàng hoá có giá trị dưới một trăm triệu đồng,nhưng đã bị
xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều 153 hoặc tại một
trong các điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của trở lên.
Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các hành vi này,
nhưng chưa được xoá án tích mà còn vi phạm nếu không thuộc
trường hợp quy định tại các điều 193,194, 195, 196, 230, 232, 236
và 238 của Bộ luật hình sự.
35
b. Nếu không chứng minh được hành vi buôn bán trái phép
hàng hoá qua biên giới (tức là chỉ trong nội địa) mà thuộc một trong
các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "tội
trốn thuế" theo Điều 161 của Bộ luật hình sự:
b.1. Tiền trốn thuế từ năm mươi triệu đồng trở lên;
b.2. Tiền trốn thuế dưới năm triệu đồng, nhưng đã bị xử phạt
hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế
hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156,
157,158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232,233, 236 và
238 của Bộ luật hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
1.4. Người nào có hành vi mua hoá đơn giá trị gia tăng mà
không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các
tiểu mục 1.1, 1.2 và 1.3 mục này, thì việc truy cứu trách nhiệm
hình sự như sau:
a. Trường hợp chứng minh được khi mua hoá đơn giá trị gia
tăng mà hoá đơn giá trị gia tăng đó đã được ghi đầy đủ như đã mua
hàng hoá thì người mua bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "tội tàng
trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả" theo Điều 181 của Bộ
luật hình sự;
b. Trường hợp không chứng minh được hoá đơn giá trị gia
tăng đã được ghi đầy đủ như đã mua hàng hoá (hoá đơn giá trị gia
tăng còn nguyên như khi phát hành) thì người mua bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về "tội mua bán tài liệu của cơ quan nhà
nước" theo Điều 268 của Bộ luật hình sự, nếu số lượng hoá đơn
giá trị gia tăng từ năm mươi số trở lên (thông thường mỗi số có 3
liên) hoặc dưới năm mươi số,nhưng đã bị xử phạt hành chính
hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ con dấu,
tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội,nhưng chưa được
xoá án tích và mà còn vi phạm [40].
36
Tuy nhiên, một số quy định của Thông tư này không còn phù hợp với
quy định của BLHS năm 2009. Hiện nay BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung
còn thêm một tội liên quan đến hóa đơn đó là tội “mua bán trái phép hóa đơn”
– Điều 164a. Do đó cần phải sửa đổi, hướng dẫn cho phù hợp để việc áp dụng
pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử đảm bảo thống nhất, chính xác.
1.5. Tổng quan về tội trốn thuế trong pháp luật hình sự Việt Nam
từ năm 1945 đến năm 1999
1.5.1. Từ năm 1945 đến năm 1985
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa được thành lập. Pháp luật thời kỳ này chưa có một hệ thống hoàn
chỉnh, hệ thống hóa các quy định của pháp luật còn hạn chế trong nhiều lĩnh
vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, trước sự phát triển kinh tế,
đòi hỏi quản lý các nguồn thu ngân sách Nhà nước đã có nhiều văn bản ban
hành để xác lập về thuế như:
Thông tư 427 – TTG ngày 18/12/1954 của Thủ tướng chính phủ quy
định về thuế doanh nghiệp;
Nghị định số 715-TTg ngày 24-3-1956 của Thủ tướng chính phủ về ban
hành bản điều lệ thuế nông nghiệp áp dụng ở những nơi đã cải cách ruộng đất;
Quyết định số 200 -NQ/TVQH ngày 18-1-1966 của Ủy ban thường vụ
quốc hội về việc ban hành điều lệ thuế công thương nghiệp;
Nghị quyết số 487- NQ/QHK4 ngày 26/9/1974 của Ủy ban thường vụ
Quốc hội về việc ban hành điều lệ thuế hàng hóa.
Các văn bản Luật về thuế thời kỳ này đã xác định được các hành vi vi
phạm thể lệ về thuế, coi là một trong các hành vi xâm phạm chính sách quản
lý các hoạt động kinh doanh. Đồng thời cũng quy định các hành vi vi phạm cụ
thể về thuế và đường lối xử lý đối với các vi phạm. Một số dạng hành vi liên
quan đến trốn thuế cũng được ghi nhận như: Khai man, không chịu nộp thuế,
37
lập chứng từ giả, lập sổ sách không đúng thực tế… đều đã được quy định
trong các văn bản pháp luật để xử lý về hành vi trốn thuế.
Đối với người có hành vi trốn thuế ngoài việc quy định các chế tài đa
dạng như phạt tiền, tịch thu hàng hóa gian lận, đình chỉ hoạt động kinh doanh,
bước đầu đã có sự phân hóa trách nhiệm hình sự dựa trên cơ sở số tiền trốn
thuế và tính chất nghiêm trọng của hành vi trốn thuế.
Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật thời kỳ này chưa có điều luật nào khái
quát chung về tội trốn thuế, cũng như chưa có sự phân định rõ ràng giữa trốn
thuế là hành vi vi phạm hành chính với trốn thuế với tính chất là tội phạm.
Ngày 15/3/1976 Chính phủ ban hành Sắc luật số 03/SL-76 quy định về
tội phạm kinh tế, tại Điều 6 Sắc luật quy định:
Tội kinh tế là tội gây thiệt hại về kinh tế tài chính cho Nhà
nước, cho hợp tác xã, hoặc cho tập thể nhân dân, gây trở ngại cho
việc khôi phục và phát triển sản xuất, cho việc ổn định và cải thiện
đời sống của nhân dân, gồm các tội:
- Sản xuất hàng giả, cố ý lừa gạt người tiêu thụ.
- Kinh doanh trái phép, cố ý trốn tránh quy định của Nhà nước.
- Làm bạc giả hoặc tiêu thụ bạc giả
- Mua gian, bán lận, trốn thuế, lừa gạt nhà cầm quyền.
- Đầu cơ tích trữ, tung tin thất thiệt, dìm giá, tăng giá, phá rối
thị trường.
- Bán hàng Nhà nước cấm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp trên đây thì bị phạt
tù từ 6 tháng đến 5 năm và phạt tiền đến 50.000 đồng Ngân hàng
hoặc một trong hai hình phạt đó, trường hợp nghiêm trọng thì bị
phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình và bị tịch thu
một phần hoặc toàn bộ tài sản [5, Điều 6].
38
Như vậy, trong thời kỳ này tội trốn thuế đã được quy định là một trong
các tội phạm kinh tế, pháp luật đã xác định tính nguy hiểm cho xã hội của tội
trốn thuế. Sắc luật cũng quy định chế tài đối với tội trốn thuế nói riêng và hành
vi xâm phạm chế độ kinh tế nói chung một cách nghiêm khắc. Hình phạt áp
dụng đối với tội này là phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm hoặc phạt tiền đến 50000
đồng, trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị
xử tử hình. Những quy định này là cơ sở pháp lý cho việc xử lý hình sự đối với
các hành vi xâm phạm chế độ kinh tế nói chung và hành vi trốn thuế nói riêng,
góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế.
Năm 1982 để phù hợp với diễn biến của tình hình kinh tế - xã hội và
trên cơ sở Hiến pháp 1980, Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng
giả, kinh doanh trái phép được ban hành ngày 30/6/1982. Tại khoản 1 Điều 6
của Pháp lệnh này, trốn thuế được quy định là một trong những hành vi khách
quan của tội kinh doanh trái phép:
Người nào kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng
với nội dung được phép, trốn thuế, không niêm yết giá, nâng giá
cao hơn giá niêm yết, không đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, sử dụng
trái phép nhãn hiệu hàng hoá hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa dối cơ
quan Nhà nước và người tiêu dùng thì bị phạt cải tạo không giam
giữ từ ba tháng đến hai năm, hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai
năm, và bị phạt tiền gấp ba lần trị giá hàng phạm pháp [12, Điều 6].
Như vậy hành vi trốn thuế ngày càng được xác định cụ thể hóa. Trong
pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép
năm 1982 trốn thuế được coi là một trong những hành vi khách quan của tội
kinh doanh trái phép, trong nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý về kinh tế. Và
người phạm tội kinh doanh trái phép (trong đó có hành vi trốn thuế) luôn phải
chịu hình phạt tiền là hình phạt bắt buộc và phải chịu cải tạo không giam giữ
hoặc bị phạt tù. Như vậy thời kỳ này nhà làm luật đã chú trọng đến biện pháp
39
xử lý kinh tế đối với hành vi trốn thuế bởi nó xâm phạm đến trật tự kinh tế
nên cần phải đánh vào kinh tế của người phạm tội.
Tuy nhiên trong thời kỳ này các quy định về tội phạm chưa được quy
định tập trung thống nhất trong một văn bản, tội trốn thuế cũng chưa được
quy định là một tội cụ thể.
1.5.2. Từ năm 1985 đến năm 1999
Năm 1985, tại kỳ họp Quốc hội khóa VII đã thông qua BLHS đầu tiên
của nước ta. Nó là một công cụ sắc bén của Nhà nước chuyên chính vô sản để
bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân, đấu tranh chống và phòng ngừa mọi hành vi phạm tội,
góp phần hoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bộ
luật hình sự này kế thừa và phát triển Luật hình sự của Nhà nước ta ở các văn
bản pháp luật trước đó. Trong đó tội trốn thuế đã được quy định là một tội cụ
thể trong nhóm các tội phạm về kinh tế. Điều 169 Bộ luật hình sự năm 1985
quy định tội trốn thuế như sau: “Người nào trốn thuế với số lượng lớn hoặc
đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ
đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm” [19].
Tiếp theo đó, Bộ luật được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1991,
1992, quy định về tội trốn thuế cũng được bổ sung theo hướng cụ thể hơn, mở
rộng phạm vi và tăng nặng hình phạt áp dụng đối với tội trốn thuế. Theo luật
sửa đổi bổ sung năm 1992, Điều 169 quy định về tội trốn thuế như sau:
1. Người nào trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành
chính mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội trốn thuế với số lượng rất lớn hoặc đã bị kết án
nhưng chưa được xoá án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội
quy định ở các điều 96a, 97, 165, 166, 167, 168, 173 và 183 hoặc
40
trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba
năm đến mười hai năm.
Theo quy định điều luật qua các năm sửa đổi thì một trong những dấu
hiệu để xác định tội trốn thuế là dấu hiệu “trốn thuế với số lượng lớn”. Tuy
nhiên điều luật không quy định rõ thế nào là trốn thuế với số lượng lớn, chưa
định lượng cụ thể trong Điều luật. Theo thông tư liên tịch số 11/TTLT ngày
20/11/1990 của liên ngành Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Bộ Nội
vụ và Bộ Tư pháp hướng dẫn về xử lý đối với đối với các hành vi trốn thuế
thì: Trốn thuế với số lượng lớn là trốn thuế với số tiền thuế tương đương với
giá trị của 5 tấn gạo trở lên (điểm 4 – Thông tư liên tịch số 11). Tiếp đó để
phù hợp với tình hình mới, Thông tư liên ngành số 06 ngày 20-9-1996 của
Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư
pháp đã thay thế cho Thông tư số 11, hướng dẫn về xử lý đối với tội trốn thuế
như sau: “Người trốn thuế với số lượng từ năm mươi triệu đồng đến dưới một
trăm năm mươi triệu đồng thì bị coi là trốn thuế với số lượng lớn và bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 169 Bộ luật hình sự”. Cách quy
định này đã cụ thể hơn đảm bảo cho việc áp dụng được thống nhất.
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT

More Related Content

What's hot

Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luậtLuận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đLuận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Căn cứ tính thuế Thu nhập cá nhân theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Căn cứ tính thuế Thu nhập cá nhân theo pháp luật, 9đLuận văn: Căn cứ tính thuế Thu nhập cá nhân theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Căn cứ tính thuế Thu nhập cá nhân theo pháp luật, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAYĐề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOT
Luận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOTLuận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOT
Luận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAYLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAYLuận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOTLuận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túyLuận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hộiBài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hộihajz_zjah
 
Luận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà Nẵng
Luận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà NẵngLuận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà Nẵng
Luận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà Nẵng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luậtLuận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
 
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đLuận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đ
 
Luận văn: Căn cứ tính thuế Thu nhập cá nhân theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Căn cứ tính thuế Thu nhập cá nhân theo pháp luật, 9đLuận văn: Căn cứ tính thuế Thu nhập cá nhân theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Căn cứ tính thuế Thu nhập cá nhân theo pháp luật, 9đ
 
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAYĐề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOT
Luận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOTLuận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOT
Luận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOT
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAYLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAYLuận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAY
 
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOTLuận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
 
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
 
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túyLuận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
 
Bài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hộiBài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hội
 
Luận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà Nẵng
Luận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà NẵngLuận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà Nẵng
Luận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà Nẵng
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
 

Similar to Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT

Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAY
Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAYQuản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAY
Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng từ thực tiễn Quận 7, 9 ĐIỂM
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng từ thực tiễn Quận 7, 9 ĐIỂMLuận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng từ thực tiễn Quận 7, 9 ĐIỂM
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng từ thực tiễn Quận 7, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng tại Quận 7, TPHCM
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng tại Quận 7, TPHCMLuận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng tại Quận 7, TPHCM
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng tại Quận 7, TPHCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên QuangLuận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên QuangLuận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên Quang
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
hanhha12
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
TiLiu5
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
phamhieu56
 
Luận văn: Quản lý của UBND tỉnh về xử lý vi phạm hành chính, 9đ
Luận văn: Quản lý của UBND tỉnh về xử lý vi phạm hành chính, 9đLuận văn: Quản lý của UBND tỉnh về xử lý vi phạm hành chính, 9đ
Luận văn: Quản lý của UBND tỉnh về xử lý vi phạm hành chính, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú
Luận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trúLuận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú
Luận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật, HAYĐề tài: Bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOTPháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Xử lý vi phạm về thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk, 9đ
Xử lý vi phạm về thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk, 9đXử lý vi phạm về thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk, 9đ
Xử lý vi phạm về thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAY
Luận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAYLuận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAY
Luận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT (20)

Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAY
Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAYQuản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAY
Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng từ thực tiễn Quận 7, 9 ĐIỂM
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng từ thực tiễn Quận 7, 9 ĐIỂMLuận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng từ thực tiễn Quận 7, 9 ĐIỂM
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng từ thực tiễn Quận 7, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng tại Quận 7, TPHCM
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng tại Quận 7, TPHCMLuận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng tại Quận 7, TPHCM
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng tại Quận 7, TPHCM
 
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên QuangLuận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
 
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên QuangLuận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên Quang
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
 
Luận văn: Quản lý của UBND tỉnh về xử lý vi phạm hành chính, 9đ
Luận văn: Quản lý của UBND tỉnh về xử lý vi phạm hành chính, 9đLuận văn: Quản lý của UBND tỉnh về xử lý vi phạm hành chính, 9đ
Luận văn: Quản lý của UBND tỉnh về xử lý vi phạm hành chính, 9đ
 
Luận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú
Luận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trúLuận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú
Luận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú
 
Đề tài: Bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật, HAYĐề tài: Bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật, HAY
 
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
 
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOTPháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
 
Xử lý vi phạm về thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk, 9đ
Xử lý vi phạm về thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk, 9đXử lý vi phạm về thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk, 9đ
Xử lý vi phạm về thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk, 9đ
 
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAY
Luận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAYLuận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAY
Luận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 

Recently uploaded (10)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 

Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ HOA TéI TRèN THUÕ THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM (Trªn c¬ së sè liÖu thùc tiÔn ®Þa bµn thµnh phè Hµ Néi) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ HOA TéI TRèN THUÕ THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM (Trªn c¬ së sè liÖu thùc tiÔn ®Þa bµn thµnh phè Hµ Néi) Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG QUANG PHƢƠNG HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc; kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trước đây. Hà Nội, tháng 9 năm 2015 Tác giả luận văn Trần Thị Hoa
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TRỐN THUẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ............... 7 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế ..................... 7 1.1.1. Khái niệm tội trốn thuế ........................................................................ 7 1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế................................................. 8 1.2. Các tình tiết định khung tăng nặng đối với tội trốn thuế.............25 1.2.1. Các tình tiết tăng nặng theo khoản 2 Điều 161 BLHS.......................25 1.2.2. Các tình tiết tăng nặng theo khoản 3 Điều 161 BLHS.......................26 1.3. Các hình phạt đối với tội trốn thuế ................................................27 1.3.1. Hình phạt tiền.....................................................................................29 1.3.2. Hình phạt cải tạo không giam giữ......................................................30 1.3.3. Hình phạt tù có thời hạn.....................................................................30 1.4. Phân biệt tội trốn thuế với một số tội phạm về kinh tế khác .......31 1.4.1. Phân biệt tội trốn thuế với tội buôn lậu..............................................31 1.4.2. Phân biệt tội trốn thuế với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản..................32 1.4.3. Phân biệt tội trốn thuế với tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá khác .................................................33 1.5. Tổng quan về tội trốn thuế trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1999 ....................................................36 1.5.1. Từ năm 1945 đến năm 1985...............................................................36 1.5.2. Từ năm 1985 đến năm 1999...............................................................39
  • 5. Chƣơng 2: THỰC TIẾN XÉT XỬ TỘI TRỐN THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..........................................................41 2.1. Những yêu cầu bảo đảm việc xét xử tội trốn thuế đúng pháp luật ...........................................................................................41 2.1.1. Phải định tội danh đúng......................................................................41 2.1.2. Quyết định hình phạt đúng.................................................................45 2.2. Kết quả xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội.......55 2.2.1. Kết quả đạt được trong công tác xét xử tội trốn thuế.........................55 2.2.2. Những vi phạm, sai lầm trong công tác xét xử tội trốn thuế..............56 Chƣơng 3: NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG VI PHẠM SAI LẦM VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VIỆC XÉT XỬ TỘI TRỐN THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.............65 3.1. Nguyên nhân của những vi phạm, sai lầm trong công tác xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội ...........................65 3.1.1. Hệ thống pháp luật còn chưa đồng bộ, quy định còn chưa đầy đủ .........65 3.1.2. Năng lực của người tiến hành tố tụng còn hạn chế............................68 3.2. Dự báo tình hình tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội........69 3.3. Các giải pháp đảm bảo việc xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội đúng pháp luật..................................................71 3.3.1. Hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn thi hành pháp luật......................71 3.3.2. Tăng cường công tác kiểm tra và phát triển án lệ..............................74 3.3.3. Nâng cao năng lực của người tiến hành tố tụng và luật sư................76 3.3.4. Một số giải pháp khác ........................................................................78 KẾT LUẬN....................................................................................................80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................82 PHỤ LỤC.......................................................................................................86
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ABC: Ngân hàng thương mại Á châu BLHS: Bộ luật hình sự CAND: Công an nhân dân CTTP: Cấu thành tội phạm GTGT: Giá trị gia tăng HĐQT: Hội đồng quản trị HĐXX: Hội đồng xét xử TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TNHS: Trách nhiệm hình sự VKSND: Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1. Tình hình thụ lý, giải quyết của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đối với tội trốn thuế từ năm 2010 đến năm 2014 86 Bảng 2.2. Hình phạt chính áp dụng đối với các bị cáo phạm tội trốn thuế 86 Bảng 2.3. So sánh tội trốn thuế và các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014 87
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo pháp luật của mỗi người dân với đất nước, không hoàn trả trực tiếp ngang giá, nhưng được dùng để trang trải cho các chi phí vì lợi ích chung của toàn xã hội như đường xá, cầu cống, bệnh viện, trường học… Bất kì một quốc gia nào tại bất kì thể chế chính trị nào cũng cần phải xây dựng một hệ thống thuế khoán hoàn chỉnh và hợp lý bởi thuế có vai trò đặc biệt quan trọng. Thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất xã hội vào ngân sách Nhà nước; Là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nên kinh tế và đời sống xã hội; góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. Với vai trò quan trọng như vậy, các quy định liên quan đến thuế, nghĩa vụ đóng thuế được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành, như: Luật quản lý thuế 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012); Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế. Nghị định 91/2014 /NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. Thông tư số 156/TT – BTC ngày 6/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ… Trong xu thế đất nước ngày càng phát triển, thuế lại càng đóng một vai trò quan trọng hơn nữa. Tuy nhiên, một bộ phận người dân không nhận thức được tầm quan trọng cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước mà tìm đủ mọi cách để trốn thuế. Điều này sẽ gây ra một thiệt hại lớn cho nguồn ngân sách nhà nước và làm mất đi sự công bằng của xã hội, đặc biệt là sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, sản xuất.
  • 9. 2 Thành phố Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là Trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, nơi các hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển không ngừng, nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước thông qua việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Tuy nhiên, bên cạnh đa số doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội nhận thức được nghĩa vụ đóng thuế của mình thì vẫn có không ít đối tượng trốn thuế với thủ đoạn ngày càng tinh vi và xảo quyệt. Tùy tính chất, mức độ vi phạm mà người có hành vi trốn thuế phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 161 BLHS 1999 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009) (sau đây gọi là BLHS năm 1999). Trên thực tế hiện nay các hành vi trốn thuế chủ yếu là bị xử phạt hành chính, việc xử lý hình sự còn hạn chế. Đồng thời việc xử lý hình sự bên cạnh những kết quả đạt được góp phần răn đe, giáo dục người phạm tội trốn thuế cũng như những người có ý định trốn thuế thì cũng còn bộc lộ một số hạn chế, sai lầm do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nhất định. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)” mang tính cấp thiết không những về lý luận mà còn là đòi hỏi thực tiễn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Sau khi BLHS năm 1985 được ban hành, tội trốn thuế đã được đề cập trong các giáo trình, sách pháp lý, đề tài nghiên cứu như: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) của Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1997; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập II của trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự của Viện Khoa học pháp lý, Bộ tư pháp, XNB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1987 (tái bản năm 1992,1997).
  • 10. 3 Sau khi BLHS năm 1999 ra đời, tội trốn thuế được đề cập trong công trình: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) của Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần các tội phạm) của TS Phùng Thế Vắc, TS Trần Văn Luyện, LS Th.s Phạm Thanh Bình, Ts Nguyễn Đức Mai, Th.S Nguyễn Sỹ Đại, Th.S Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các tội phạm, tập I (Bình luận chuyên sâu) của Th.S Đinh Văn Quế, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 2002…Các công trình này đã đề cập đến tội trốn thuế dưới góc độ pháp lý hình sự, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu trong hệ thống pháp luật hình sự chung mà chưa nghiên cứu chuyên sâu về tội trốn thuế một cách độc lập. Một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về tội trốn thuế như: Luận án tiến sĩ Luật học về “Hoạt động phòng ngừa tội phạm trốn thuế theo chức năng của lực lượng cảnh sát kinh tế”, Hà Nội -2012 của tác giả Nguyễn Hải Hưng - Học Viện Cảnh sát nhân dân; Luận án tiến sĩ Luật học “Hoạt động điều tra tội phạm trốn thuế theo chức năng của lực lượng cảnh sát kinh tế”, Hà Nội- 2014 của tác giả Nguyễn Thành Phúc- Học Viện Cảnh sát nhân dân… Tuy nhiên các công trình này chủ yếu nghiên cứu về góc độ tội phạm học đối với tội trốn thuế trong phạm vi hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm của lực lượng cảnh sát kinh tế. Có thể nói ở cấp độ Luận văn thạc sỹ, Luận án tiến sỹ chưa có một công trình nào nghiên cứu tội trốn thuế trên cơ sở nghiên cứu số liệu thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là hệ thống hóa một số quan điểm về tội trốn
  • 11. 4 thuế, nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn việc áp dụng các quy định đó trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó tìm ra những hạn chế của pháp luật cũng như công tác xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội và đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm hạn chế những vi phạm sai lầm ấy. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là: - Làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, lịch sử hình thành của tội trốn thuế; - Nghiên cứu, phân tích những dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế, so sánh tội trốn thuế với một số tội khác có liên quan từ đó rút ra những tồn tại, hạn chế của các quy định về tội trốn thuế trong luật thực định Việt Nam cần khắc phục; - Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tội trốn thuế, đồng thời phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế xung quanh việc áp dụng; - Từ đó đề xuất những hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội trốn thuế trong Bộ luật hình sự Việt Nam cũng như các giải pháp đảm bảo cho việc xét xử tội trốn thuế đúng pháp luật. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội trốn thuế, thực tiễn xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu tội trốn thuế dưới góc độ pháp lý hình sự, và tình hình tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
  • 12. 5 tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Trong khi thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê, phương pháp logic, phương pháp khảo sát … 6. Ý nghĩa của luận văn Đây là công trình chuyên khảo, nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu, có hệ thống về tội trốn thuế dưới góc độ pháp lý hình sự. Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp về khoa học của luận văn: - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về tội trốn thuế, khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về tội phạm này; - Làm sáng tỏ những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội trốn thuế trong pháp luật hình sự hiện hành. - Nghiên cứu đánh giá làm sáng tỏ tình hình áp dụng pháp luật về tội trốn thuế (trên địa bàn Hà Nội); những tồn tại, hạn chế của thực tiễn áp dụng pháp luật về tội phạm này, cũng như nguyên nhân của các tồn tại hạn chế đó; - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn luận văn đã đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật thực định, cũng như nâng cao hiệu quả xét xử đối với tội trốn thuế. Bên cạnh đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết và hữu ích cho các nhà làm luật cũng như các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên thuộc các ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật. Luận văn còn tài liệu tham khảo cho các cán bộ đang công tác tại các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật.
  • 13. 6 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương Chương 1. Một số vấn đề chung về tội trốn thuế theo quy định của luật hình sự Việt Nam. Chương 2. Thực tiễn xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3. Nguyên nhân của những vi phạm sai lầm và các giải pháp bảo đảm việc xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội đúng pháp luật.
  • 14. 7 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TRỐN THUẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế 1.1.1. Khái niệm tội trốn thuế Theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế thì ta có thể thấy bản chất của thuế là loại quan hệ phân phối gắn với Nhà nước, loại quan hệ giữa Nhà nước với người nộp thuế. Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có các điều kiện nhất định [36, tr.10]. Tuy nhiên trên thực tế, không phải ai cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế cho Nhà nước. Có nhiều hình thức vi phạm về nghĩa vụ thuế, trong đó trốn thuế là một trong những hành vi vi phạm làm thất thu nguồn ngân sách Nhà nước.Trốn thuế là không nộp thuế cho nhà nước theo quy định của pháp luật [18, tr.111]. Là việc người có nghĩa vụ nộp thuế thực hiện các phương thức mà pháp luật không cho phép để làm giảm số thuế phải nộp hoặc không phải nộp thuế. Hành vi trốn thuế tùy vào mức độ khác nhau có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Vậy khi nào thì hành vi trốn thuế cấu thành tội trốn thuế? Cũng như các tội phạm kinh tế khác, tội trốn thuế là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước và xã hội thông qua việc vi phạm các quy định, các chính sách về thu, nộp thuế. Tội trốn thuế phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm nói chung, mà theo PGS.TSKH Lê Cảm, phải thể hiện ở ba bình diện với năm đặc điểm (dấu hiệu) của nó là: a) bình diện khách quan: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; b) bình diện pháp lý: tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự; c) bình diện chủ quan: tội phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi [4, tr.297].
  • 15. 8 Theo quy định tại BLHS năm 1999 thì: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [21, Điều 8, Khoản 1]. Như vậy theo quy định này thì hành vi trốn thuế cấu thành tội trốn thuế khi nó được coi là nguy hiểm cho xã hội do BLHS quy định, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, do người có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS và thực hiện với lỗi cố ý. Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm tội trốn thuế như sau: Tội trốn thuế là hành vi nguy hiểm cho xã hội thể hiện bằng việc không nộp thuế cho Nhà nước theo quy định của pháp luật do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của nhà nước. 1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự [37, tr.74]. Cấu thành tội phạm được coi là khái niệm pháp lý của loại tội phạm cụ thể, là sự mô tả khái quát loại tội phạm nhất định trong luật hình sự. Về mặt lý luận CTTP gồm bốn yếu tố là: khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.
  • 16. 9 Theo quy định tại điều 161 BLHS năm 1999, các dấu hiệu pháp lý của bốn yếu tố cấu thành tội trốn thuế bao gồm: 1.1.2.1. Khách thể của tội trốn thuế Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại [37, tr.86]. Theo luật hình sự Việt Nam, khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được xác định tại khoản 1 Điều 8 BLHS 1999. Mỗi một tội phạm đều gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho một hoặc một số khách thể nhất định. Khách thể của tội phạm là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội. Tội trốn thuế là một trong những tội được quy định tại Chương XVI của BLHS với tên gọi: “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”. Do đó, khách thể mà tội trốn thuế xâm hại là trật tự quản lý kinh tế, mà cụ thể là trật tự quản lý việc thu thuế, nộp ngân sách Nhà nước. Xâm hại đến nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước. Khách thể trực tiếp của tội trốn thuế xâm hại đến là các quy định của Nhà nước về trách nhiệm phải đóng thuế nộp vào ngân sách cho Nhà nước khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh, sản xuất, dịch vụ, …[15, tr.31] Đối tượng tác động của tội phạm này là các loại thuế mà người phạm tội có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, thông thường các loại thuế mà các chủ thể có thể phải nộp là: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân… 1.1.2.2. Mặt khách quan của tội trốn thuế Bất kể một tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài mà con người có thể trực tiếp nhận biết được. Đó là hành vi khách quan; hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện
  • 17. 10 hành vi phạm tội (công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…). Tổng hợp tất cả các biểu hiện này tạo thành mặt khách quan của tội phạm. Như vậy mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan [37, tr.99]. Nó là mặt bên ngoài của sự xâm hại nguy hiểm cho xã hội, đến khách thể được luật hình sự bảo vệ. Về Hành vi khách quan Hành vi khách quan của tội trốn thuế được thể hiện là không chịu nộp thuế theo quy định; không thực hiện đúng những quy định về chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, nộp thuế, quyết toán thuế… Hành vi này thường được thể hiện ở hành vi khai báo gian dối trong sản xuất, kinh doanh để không phải đóng thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn nhiều so với mức phải đóng. Như khai bớt doanh thu, khai man hàng hóa, gian lận trong việc hoạch toán hoặc có những thủ đoạn gian dối khác để không phải nộp số tiền thuế mà theo quy định của pháp luật họ phải nộp. Hành vi trốn thuế chỉ bị coi là tội phạm khi số tiền trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Tuy nhiên không phải mọi hành vi trốn tránh việc nộp thuế đều bị coi là tội trốn thuế.Theo quy định của pháp luật, trong thời hạn nhất định người có nghĩa vụ nộp thuế phải đóng vào ngân sách nhà nước một khoản tiền nhất định, người nộp thuế không có thủ đoạn gian dối để trốn thuế mà chỉ có hành vi chây ỳ không chịu nộp thuế thì không phải là hành vi trốn thuế mà tùy theo từng trường hợp mà người chây ỳ nộp thuế có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
  • 18. 11 Nếu sau khi đã nộp đủ số tiền thuế cho Nhà nước, nhưng sau đó lại dùng thủ đoạn gian dối để được hoàn thuế thì hành vi của người phạm tội là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ví dụ: Lợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng, một số cá nhân, doanh nghiệp đã dùng thủ đoạn gian dối làm thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng. Hành vi trốn thuế có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau nhưng đều có chung một mục đích là không phải nộp một khoản tiền hoặc nộp ít hơn nhiều số tiền thuế mà họ có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách Nhà nước. BLHS Việt Nam không mô tả cụ thể hành vi trốn thuế nhưng trong các văn bản dưới luật đã có hướng dẫn chi tiết thế nào là hành vi trốn thuế. Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA- TANDTC-VKSNDTC- BTC ngày 26/6/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính- kế toán và chứng khoán thì người phạm tội trốn thuế là người thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 108 của Luật quản lý thuế và thỏa mãn các dấu hiệu được quy định tại BLHS. Đó là các hành vi liên quan đến các quy định về lập hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, quy định về mở sổ và ghi sổ kế toán hoặc các quy định về các khoản thu khác, cụ thể: - Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế… - Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; - Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
  • 19. 12 - Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hoạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn - Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn. - Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan trong thời gian 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan - Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. - Cấu kết với người gửi hàng hóa để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế. - Sử dụng hàng hóa được miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai thuế [23, Điều 108]. Với các hành vi trên mục đích cuối cùng của người trốn thuế là làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm. Hành vi khai báo gian dối trong trốn thuế là hành vi để phân biệt tội trốn thuế với hành vi vi phạm hành chính - dây dưa không nộp thuế. Cùng là việc không nộp thuế theo quy định của pháp luật, xong dây dưa không nộp thuế là hành vi vi phạm về thu nộp tiền thuế nhưng người phải nộp thuế không có hành vi gian dối trong việc kê khai thuế, mở, ghi chép sổ sách kế toán cũng như sử dụng hóa đơn chứng từ….Hành vi dây dưa không nộp thuế chỉ bị coi là hành vi vi phạm hành chính và bị xử lý bằng các biện pháp hành chính. Trên thực tế để trốn thuế, người phạm tội thường sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau như:
  • 20. 13 - Không kê khai thuế Theo quy định của Luật quản lý thuế thì kê khai thuế là một trong những hoạt động mà người nộp thuế phải có nghĩa vụ khai, nó giúp cơ quan chức năng quản lý một cách hiệu quả về thuế của các cá nhân và doanh nghiệp, nó là cơ sở để cơ quan chức năng tính thuế. Tuy nhiên một số doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, một số hoạt động lại không kê khai thuế nhằm trốn thuế. Chẳng hạn như: Công ty xây dựng Bắc Hà, sau khi đi vào hoạt động một thời gian, công ty này bán 50 % cổ phần cho một doanh nghiệp khác thông qua hợp đồng chuyển nhượng vốn. Tuy nhiên lợi nhuận từ việc chuyển nhượng này không được công ty kê khai thuế. Việc không kê khai đã giúp công ty trốn 590 triệu đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp mà lẽ ra công ty phải kê khai và nộp vào ngân sách nhà nước. - Bỏ ngoài sổ sách kế toán Đây là thủ đoạn khá phổ biến hiện nay, theo đó người nộp thuế thường sử dụng đồng thời hai hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống sổ kế toán nội bộ phản ánh đầy đủ các giao dịch kinh tế, hệ thống kế toán còn lại chỉ phản ánh một phần các giao dịch kinh tế để khai thuế. Kiểu hành vi này thường xảy ra ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, ăn uống, khách sạn, xây dựng dân dụng và sản xuất nhỏ. Rất khó có thể xác định được số thuế thất thu do hành vi trốn thuế này gây ra vì nếu xác định được thì đã không xảy ra thất thu thuế. Một số vụ trốn thuế bị phanh phui thời gian qua cho thấy hành vi này khá phổ biến và gây thất thu ngân sách. Chẳng hạn, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam đã trốn thuế 1.028 triệu đồng qua hành vi không ghi sổ kế toán tiền bán quyền mua căn hộ; Công ty Viễn thông điện lực bán hàng không xuất hóa đơn, không phản ánh vào sổ kế toán để trốn thuế 37 tỷ đồng [41].
  • 21. 14 - Tạo giao dịch mua hàng, hợp đồng dịch vụ giả mạo nhằm tăng khoản chi cho doanh nghiệp Trên thực tế doanh nghiệp không có các khoản chi này nhưng đã tự tạo ra chứng từ để hợp pháp hóa khoản chi không có thực, vì thế có thể gọi đây là chi khống. Chi khống thể hiện qua những bảng kê thanh toán giả mạo với chữ ký giả, hợp đồng lao động giả mạo... và thể hiện ở những hóa đơn đi mua của cơ sở kinh doanh khác. Bằng hành vi này, doanh nghiệp không chỉ trốn thuế thu nhập doanh nghiệp mà còn trốn cả thuế GTGT thông qua việc khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào. Ví dụ vụ án Lê Quốc Quân phạm tội trốn thuế, một trong những thủ đoạn mà Quân thực hiện nhằm trốn thuế đó là lập khống các hợp đồng tư vấn môi giới: Theo bản án số 394/2013/HSST ngày 02/10/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội: Lê Quốc Quân đã thuê Phạm Thị Phương làm kế toán ngoài giờ cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam từ tháng 8 năm 2008 với công việc là làm sổ sách, cân đối sổ sách, báo cáo quyết toán cho công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam. Để trốn thuế Lê Quốc Quân đã chỉ đạo Lê Thị Phương lập khống các hợp đồng tư vấn môi giới thương mại, cụ thể là tìm những người quen có bằng kế toán, tài chính, chuyên gia kinh tế… rồi lấy thông tin của họ để lập hợp đồng tư vấn môi giới thương mại khống với công ty. Năm 2010 và 2011 Phương đã lập khống nhiều hợp đồng với 09 chuyên gia tư vấn để họ ký khống cho công ty. Tại văn bản số 32640 ngày 12/12/2012 của Cục thuế thành phố Hà Nội kết luận: Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam đã lập khống hồ sơ thuê chuyên gia trong hai năm 2010 và 2011 với số tiền 1.750.000.000 đồng. Hành vi này là trốn thuế thu nhập doanh nghiệp 437.500.000 đồng. Đồng thời, để trốn thuế Quân đã chỉ đạo Phạm Thị Phương mua hóa
  • 22. 15 đơn GTGT khống hàng để kê khai nhằm tăng chi phí của doanh nghiệp để trốn thuế. Thực hiện hành vi này, từ năn 2009 đến 2011 Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam đã sử dụng 61 tờ hóa đơn GTGT khống hàng, khống doanh số để kê khai, làm tăng chi phí cho công ty với số tiền: 859.050.789 đồng. Toàn bộ số hóa đơn này đã được Phạm Thị Phương đưa vào kê khai chi phí của Công ty tại Chi cục thuế quận Cầu Giấy và đã trốn 212.262.697 đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên 01 hóa đơn GTGT năm 2009 với số tiền là 18.150.000 đồng (4.537.500 tiền thuế), do tài liệu giám định không có báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó không đủ cơ sở để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp do sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Nên tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty đã trốn do hoạch toán 60 hóa đơn GTGT bất hợp pháp là 207.725.197 đồng Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty THHH giải pháp Việt Nam đã trốn do hoạch toán hợp đồng thuê chuyên gia khống và hoạch toán 60 hóa đơn GTGT khống là 645.225.197 đồng. - Ghi giá bán thấp hơn giá thực tế Đây là hành vi ghi giá bán trên hóa đơn và kê khai doanh thu tính thuế thấp hơn giá khách hàng thực tế thanh toán. Hành vi này thường gặp ở các doanh kinh doanh nhà hàng khách sạn, vận tải tư nhân, xăng dầu, kinh doanh vật liệu xây dựng, bán ô tô và xe máy, hàng trang trí nội thất... Các công ty xây dựng, khi thi công các công trình ở các địa phương khác hay xây nhà tư nhân thường khai báo không trung thực, không kê khai hoặc giấu bớt một phần công trình. Hành vi này làm giảm thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. - Hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định Hành vi hạch toán kế toán sai quy định pháp luật nhằm che giấu doanh
  • 23. 16 thu tính thuế, hạch toán tăng chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp và tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Kế toán có thể hạch toán giảm trừ doanh thu thông qua các hình thức giảm giá, chiết khấu không đúng quy định. Kế toán có thể hạch toán sai tài khoản kế toán để che giấu doanh thu. Chẳng hạn, khi phát sinh doanh thu bán hàng, lẽ ra phải hạch toán vào tài khoản 511 thì kế toán lại hạch toán vào các tài khoản kế toán khác, như hạch toán vào tài khoản 338 (phải trả khác), 138 (phải thu khác)... Một số doanh nghiệp nhượng bán, trao đổi vật tư không ghi nhận doanh thu mà chỉ hạch toán thay đổi cơ cấu tài sản lưu động bằng các bút toán nhập, xuất, thu, chi hoặc công nợ phải thu, phải trả; bán phế liệu không xuất hóa đơn, không ghi nhận doanh thu hoặc hạch toán giảm chi phí sản xuất. Các dạng hạch toán sai nhằm tăng chi phí được trừ tính thuế thu nhập doanh nghiệp và tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chủ yếu là: hạch toán toàn bộ chi phí mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản vào chi phí quản lý doanh nghiệp; hạch toán vào chi phí được trừ các khoản chi từ thiện… - Khai sai chủng loại hàng hoá Để trốn thuế nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp cố tình khai sai tên hàng hóa, chủng loại hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích giảm số thuế phải nộp. Chủ yếu là khai sai mã số hàng từ mã hàng có thuế suất cao sang mã hàng có thuế suất thấp. Nhiều trường hợp, người nộp thuế lợi dụng sự phức tạp của các hàng hóa là các hỗn hợp, các hóa chất khó phân biệt, xác định bằng cảm quan để khai theo hướng có lợi cho mình. Hay người nộp thuế, trốn thuế bằng cách nhập khẩu hàng hóa là sản phẩm hoàn chỉnh nhưng lại tháo bớt một số bộ phận để trở thành hàng hóa chưa hoàn thiện nhằm hưởng thuế suất thấp của hàng linh kiện; - Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 87/2010/NĐ- CP ngày
  • 24. 17 13/8/2010 thì thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam được phân biệt theo xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Các doanh nghiệp lợi dụng việc áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam, theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan …, các chủ hàng hóa cố tình khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và làm các giấy chứng nhận xuất xứ giả để được hưởng các mức thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt. - Ký nhiều hợp đồng kinh tế lòng vòng để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi dụng chính sách của nhà nước trong việc thu một số loại thuế, các doanh nghiệp ký các hợp đồng lòng vòng để nhằm trốn thuế. Chẳng hạn như vụ Nguyễn Đức Kiên trốn thuế: Theo bản án số 219/2014/HSST ngày 09/6/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội: Lợi dụng việc miễn thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2009 Trần Đức Kiên đã chỉ đạo, hướng dẫn thuộc cấp của mình hợp thức hóa thu nhập của Công ty B&B thành thu nhập của cá nhân, nhằm trốn thuế. Cụ thể như sau: Công ty Cổ phần đầu tư B&B được thành lập theo giấy chứng nhận kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật là Nguyễn Đức Kiên- Chủ tịch HĐQT; Đặng Ngọc Lan (vợ Kiên) – Tổng giám đốc; Nguyễn Thúy Hương (em gái Kiên) - Ủy viên. Theo chỉ đạo của Kiên ngày 25/12/2008 Công ty B&B đại diện là Đặng Ngọc Lan đã ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính với ngân hàng thương mại Á châu (ACB) để thực hiện hiện các giao dịch tài chính thông qua việc kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam. Cùng ngày bà Lan đại diện công ty B&B ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính với Nguyễn Thúy Hương để Công ty B&B nhận ủy thác đầu tư thay bà Hương và ký Phụ lục hợp đồng với nội dung Nguyễn Thúy Hương đồng ý để Công ty B&B được ủy thác lại cho ngân hàng ACB
  • 25. 18 thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc kinh doanh vàng…. Theo hợp đồng và phụ lục này năm 2009 Công ty B&B thực hiện các lệnh ủy thác cho ngân hàng ACB mua bán vàng trạng thái thu được lãi số tiền 100.046.895.705 đồng và chuyển toàn bộ lợi nhuận kinh doanh của công ty cho bà Nguyễn Thúy Hương thụ hưởng. Tuy nhiên, do công ty B&B không đăng ký ngành nghề kinh doanh nhận ủy thác đầu tư và kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài nên hợp đồng và phụ lục đã ký giữa bà Hương và công ty B&B là không hợp pháp. Với hành vi nêu trên Nguyễn Đức Kiên đã trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền 25.011.723.928 đồng. * Ngoài ra tội phạm còn sử dụng nhiều thủ đoạn khác để trốn thuế như: Xin tạm nghỉ kinh doanh, thông báo ngừng hoạt động để được miễn giảm thuế nhưng trên thực tế vẫn kinh doanh. Về hậu quả Hậu quả của hành vi trốn thuế là những thiệt hại cho xã hội bao gồm cả thiệt hại vật chất và phi vật chất như: những thiệt hại về tài sản, chính trị, văn hóa xã hội…. Trong đó: hậu quả trực tiếp của hành vi trốn thuế là gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước, làm Nhà nước không thu được một khoản ngân sách mà lẽ ra phải thu được; các thiệt hại khác khó có thể xảy ra. Hậu quả gián tiếp có thể xảy ra, vì kính tế quyết định mọi vấn đề chính trị, xã hội nên việc hao hụt ngân sách Nhà nước có thể kéo theo những hệ quả: chế độ phục vụ nhân dân bị giảm sút về các mặt như chế độ y tế, giáo dục, đường xá… làm chậm quá trình phát triển và đi lên của đất nước. Đối với tội trốn thuế thì hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc phải có trong CTTP. Việc người phạm tội đã trốn được số tiền định trốn hay chưa không phải là yếu tố bắt buộc.
  • 26. 19 Về các dấu hiệu khách quan cụ thể của tội trốn thuế Theo quy định tại Điều 161 BLHS ngoài hành vi khách quan, nhà làm luật còn quy định dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội trốn thuế, đó là: - Số tiền trốn thuế mà người có hành vi trốn thuế phải từ một trăm triệu đồng trở lên: Một người thực hiện một trong các hành vi nêu trên nhằm mục đích trốn thuế chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế khi số tiền họ trốn thuế lớn hơn hoặc bằng một trăm triệu đồng; nếu số tiền trốn thuế ít hơn thì tùy trường hợp mà họ bị xử lý hình sự hoặc chỉ bị xử phạt hành chính. - Hoặc nếu số tiền trốn thuế dưới một trăm triệu đồng nhưng: + Đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế: Đây là trường hợp trước đó người người có hành vi trốn thuế đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế (phạt tiền) và chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính nay lại có hành vi vi phạm, nghĩa là chưa quá một năm kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà lại vi phạm (Điều 7, luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012). Dấu hiệu “đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm” là dấu hiện thuộc về mặt khách quan của tội trốn thuế đồng thời nó cũng là dấu hiệu thuộc mặt khách quan của hầu hết các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khác. Trong BLHS năm 1999, để cho chính xác, thống nhất với các văn bản hành chính hiện hành, trong cấu thành của tội trốn thuế cũng như của nhiều tội phạm khác như kinh doanh trái phép (Điều 159 BLHS 1999), tội lừa dối khách hàng (Điều 162 BLHS 1999)… “dấu hiệu đã bị xử lý hành chính” được chỉnh sửa thành “đã bị xử phạt hành chính”. Trước đây, trong nghị định số 46 ngày 10/5/1988 của Hội đồng Bộ trưởng quy định việc xử lý bằng biện pháp hành chính các hành vi đầu cơ, buôn lậu, trốn thuế; Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành
  • 27. 20 chính năm 1989 (có hiệu lực đến ngày 1/8/1995) các khái niệm này chưa có sự phân biệt. Nhưng từ khi pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1995 có hiệu lực thi hành khái niệm “xử lý hành” và “xử phạt hành chính” đã có sự phân biệt. Trong khi đó BLHS năm 1985, quy định dấu hiệu “đã bị xử lý hành chính” đối với tội trốn thuế cũng như nhiều tội phạm chưa được sửa đổi, bổ sung cho thống nhất. Các văn bản hướng dẫn về vấn đề này lại chưa có nên trên thực tế có những cách hiểu và áp dụng khác nhau, không thống nhất. Khái niệm “xử lý hành chính” rộng hơn, ngoài các biện pháp xử phạt hành chính còn bao gồm các biện pháp khác như: biện pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục, quản chế hành chính… Do đó việc BLHS năm 1999 quy định tại Điều 161 – tội trốn thuế cũng như tại các điều luật khác dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm” mới chính xác. Với quy định này tạo điều kiện cho sự thống nhất trong việc áp dụng các quy định về tội trốn thuế, tránh các cách hiểu khác nhau. + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm Đây là trường hợp quy định về hai loại án tích khác nhau: Loại thứ nhất đó là: đã bị kết án về tội trốn thuế, chưa được xóa án tích nay lại có hành vi trốn thuế, nghĩa là chưa quá một năm nếu họ bị phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc tù nhưng được hưởng án treo; là 3 năm nếu họ bị phạt tù tình từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án lại vi phạm (Điều 64 – BLHS năm 1999). Dấu hiệu này được quy định khá phổ biến đối với các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như tội: kinh doanh trái phép (Điều: 159 – BLHS năm 1999), tội lừa dối khách hàng (điều 162- BLHS - 1999)… Loại thứ hai, đó là đã bị kết án về một trong các tội phạm khác được
  • 28. 21 quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của BLHS năm 1999 và chưa được xoá án tích mà lại có hành vi trốn thuế. Đây là trường hợp đã bị tòa án kết án bằng một bản án về một trong các tội này nhưng chưa được xóa án tích mà lại có hành vi trốn thuế, nghĩa là tính từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án chưa quá các thời hạn sau đây: a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền,cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo; b) Ba năm trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm; c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm; d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt tù từ trên mười lăm năm [21, Điều 64, Khoản 2]. Tùy thuộc và từng bản án cũng như tội danh mà hình phạt, mức hình phạt đã được tuyên mà có thời hạn bị coi là chưa được xóa án tích đối với mỗi người bị kết án khác nhau. Tóm lại, mặt khách quan của tội trốn thuế theo Điều 161 BLHS năm 1999 đòi hỏi phải có các dấu hiệu cần và đủ, hay nói cách khác một người chỉ có thể bị truy cứu TNHS về tội trốn thuế khi thỏa mãi đồng thời các dấu hiệu sau: - Thực hiện một trong các hành vi trốn thuế quy định tại Điều 108 luật quản lý thuế. - Người có hành vi trên đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc bị kết án về tội trốn thuế hoặc một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, hoặc trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên. 1.1.2.3. Chủ thể của tội trốn thuế Theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành thì chủ thể của tội phạm chỉ
  • 29. 22 có thể là con người cụ thể mà không phải là pháp nhân. Tuy nhiên không phải ai thực hiện hành vi được quy định trong luật hình sự đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm, mà chỉ những người có điều kiện có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mới có thể là chủ thể của tội phạm. Người có đủ điều kiện có lỗi để trở thành chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định; đây là hai dấu hiệu bắt buộc của chủ thể tội phạm. Người có năng lực TNHS là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy [37, tr.122-123]. Chủ thể của tội trốn thuế cũng phải thỏa mãn hai điều kiện về năng lực TNHS và đạt độ tuổi nhất định. Tuy không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng không phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội này, chỉ những người mà theo quy định của pháp luật họ có nghĩa vụ phải nộp thuế thì mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm. Chủ thể của tội phạm phụ thuộc vào các đối tượng phải nộp các loại thuế theo quy định của Nhà nước. Chẳng hạn như: Chỉ những người có đăng ký kinh doanh mới phải chịu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; chỉ những người buôn bán hàng hóa qua biên giới mới phải nộp thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu; chỉ những người được giao đất nông nghiệp mới phải nộp thuế nông nghiệp…. Theo quy định của Điều 161 BLHS thì chủ thể của tội trốn thuế chỉ là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực TNHS vì cả 3 khoản của Điều luật thì mức hình phạt cao nhất của tội trốn thuế là 7 năm tù, do đó trốn thuế là tội ít nghiêm trọng (đối với trường hợp thuộc khoản 1 và khoản 2), là tội nghiêm trọng (đối với trường hợp thuộc khoản 3). Mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng (Điều 12 BLHS năm 1999) nên đối với tội trốn thuế họ không là chủ thể của tội phạm.
  • 30. 23 Tuy nhiên khi nghiên cứu những quy định của BLHS năm 1999 và các văn bản pháp luật có liên quan thì tuổi của chủ thể tội trốn thuế cần chú ý một số vấn đề: Hành vi trốn thuế là một vi phạm hành chính cố ý, do đó, người có hành vi này có thể bị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính khi họ dưới 16 tuổi. Sau khi đủ 16 tuổi họ lại có hành vi trốn thuế thì họ có bị xử lý về tội trốn thuế hay không. Thực tế có hai quan điểm giải thích khác nhau: quan điểm thứ nhất cho rằng: trường hợp này không được xử lý hình sự về tội trốn thuế do chưa thỏa mãi điều kiện chủ thể, vì hành vi trốn thuế “đã bị xử phạt hành chính” được thực hiện trước khi họ đủ 16 tuổi. Quan điểm thứ 2 cho rằng: Có thể xử lý hình sự về tội trốn thuế đối với trường hợp này. Theo quan điểm của tôi, quan điểm thứ hai là phù hợp vì tuổi của chủ thể tội trốn thuế và tuổi của chủ thể bị áp dụng biện pháp xử phạt hành chính là khác nhau. Đối với tội trốn thuế theo quy định tại Điều 161 BLHS năm 1999 chỉ đòi hỏi có đặc điểm xấu về nhân thân “đã bị xử phạt hành chính” mà không đòi hỏi hành vi này và hành vi “còn vi phạm” về trốn thuế đều phải thực hiện từ đủ 16 tuổi. Trường hợp chủ thể của tội phạm đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều: 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này có thể từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, họ tham gia với tư cách là người thực hành hoặc người đồng phạm. Sau khi họ đủ 16 tuổi họ lại có hành vi trốn thuế thì họ có bị xử lý hình sự về tội trốn thuế hay không. Cũng tương tự như trường hợp trên, Điều 161 BLHS năm 1999 chỉ đòi hỏi đặc điểm xấu về nhân thân của người thực hiện hành vi trốn thuế là “đã bị kết án”; do đó, trong trường hợp này họ vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế.
  • 31. 24 1.1.2.4. Mặt chủ quan của tội trốn thuế Tội phạm là thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan. Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội. Với ý nghĩa là một mặt của hiện tượng thống nhất, mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại một cách độc lập mà luôn gắn liền với mặt khách qua của tội phạm. Hoạt động tâm lí bên trong của người phạm tội luôn gắn liền với biểu hiện bên ngoài của tội phạm [37, tr.133]. Do đó mặt chủ quan của tội trốn thuế chính là hoạt động tâm lý bên trong của người có hành vi trốn thuế.Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm các dấu hiệu: Lỗi, động cơ và mục đích phạm tội, trong đó lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong tất cả các CTTP [37, tr.134]. Chủ thể bị coi là có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xà hội. Lỗi của người thực hiện hành vi trốn thuế là cố ý; người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật; biết rõ hành vi trốn thuế của mình gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước nhưng vẫn thực hiện. Về mặt lý trí người phạm tội trốn thuế phải nhận thức được hành vi phạm tội của mình với tất cả các tình tiết khách quan như: vi phạm các quy định về thuế, trốn tránh việc nộp thuế… và tính chất của hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội. Dù thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi trốn thuế có thể ở những mức độ khác nhau, nhưng về nguyên tắc người phạm tội phải thấy được hành vi của họ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến trật tự quản lý kinh tế, đến ngân sách nhà nước. Về ý chí, người phạm tội trốn thuế mong muốn cho hành vi trốn thuế được thực hiện, mong muốn họ không phải nộp thuế hoặc nộp số thuế ít hơn quy định của pháp luật.
  • 32. 25 Người thực hiện hành vi trốn thuế cũng có mục đích và động cơ nhất định, như vụ lợi - trốn được càng nhiều thuế thì càng tốt. Tuy nhiên động cơ và mục đích của người phạm tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. 1.2. Các tình tiết định khung tăng nặng đối với tội trốn thuế 1.2.1. Các tình tiết tăng nặng theo khoản 2 Điều 161 BLHS Theo quy định tại khoản 2 của Điều 161 BLHS thì có hai trường hợp phạm tội nhưng không được quy định thành hai điểm khác nhau như trong một số tội phạm khác, hai trường hợp đó là: trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này. 1.2.1.1. Trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng Khi người phạm tội thực hiện các hành vi gian dối nhằm mục đích trốn thuế, căn cứ vào số tiền mà người phạm tội trốn thuế ta có thể xác định được trường hợp phạm tội thuộc khoản 1 hay khoản 2 của Điều luật. Nếu từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng thì người phạm tội bị truy cứu TNHS theo khoản 2 Điều 161 BLHS. Việc xác định số tiền trốn thuế cần căn cứ vào kết quả xác định thuế của các cơ quan thuế, các hóa đơn nộp thuế, các thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện nhằm trốn thuế. Số tiền trốn thuế được xác định là số tiền người phạm tội có ý định trốn tránh việc nộp thuế thông qua việc thực hiện các thủ đoạn để không phải nộp thuế hoặc chỉ phải nộp số tiền ít hơn so với mức đáng lẽ phải nộp, việc người phạm tội đã trốn được hay chưa không phải là yếu tố bắt buộc. 1.2.1.2. Tái phạm về tội này Theo quy định tại BLHS năm 1999 thì: “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý” [21, Điều 49, Khoản 1]. Tội trốn thuế luôn được thực hiện với lỗi cố ý, do đó tái phạm về tội trốn thuế là
  • 33. 26 trường hợp người phạm tội trước đó đã bị kết án về tội trốn thuế nhưng chưa được xóa án tích mà lại phạm tội trốn thuế. Tội trốn thuế chỉ có thể là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng nên tái phạm về tội này không bao gồm cả trường hợp tái phạm nguy hiểm tại điểm a khoản 2 Điều 49 BLHS năm 1999, vì tái phạm nguy hiểm theo điểm a khoản 2 Điều 49 là trường hợp người đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý mà đối với tội trốn thuế không có trường hợp tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên người phạm tội trốn thuế có thể tái phạm nguy hiểm theo điểm b khoản 2 Điều 49 BLHS trong trường hợp đã tái phạm về tội trốn thuế chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục phạm tội trốn thuế. 1.2.2. Các tình tiết tăng nặng theo khoản 3 Điều 161 BLHS Khoản 3 của Điều luật cũng quy định hai trường hợp nhưng không quy định thành các điểm khác nhau như một số tội phạm khác, đó là: Trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác. 1.2.2.1. Trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại khoản 2 của Điều 161 BLHS, khác ở chỗ số tiền trốn thuế người phạm tội có ý định trốn khi thực hiện các hành vi gian dối là từ sáu trăm triệu đồng trở lên. Việc xác định số tiền trốn thuế cũng tương tự như trường hợp quy định tại khoản 2 của Điều này. 1.2.2.2. Trốn thuế trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác So với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khác quy định tại Chương XVI của BLHS thì các tội phạm khác quy định gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng còn tội trốn thuế và các tội quy
  • 34. 27 định tại Điều 180 và Điều 181 BLHS năm 1999, nhà làm luật quy định phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác với phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể định lượng được trên cơ sở hậu quả của tội phạm gây ra, còn phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khó có thể định lượng được. Đối với tội trốn thuế, trường hợp phạm tội này được hướng dẫn tại thông tư số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 26/6/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính- kế toán và chứng khoán thì: Phạm tội trốn thuế trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp tuy số tiền trốn thuế có giá trị từ 300 triệu đồng đến dưới 600 triệu đồng, nhưng người phạm tội đồng thời thực hiện một trong các hành vi liên quan khác mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm độc lập, như: đưa hối lộ; chống người thi hành công vụ; gây thương tích cho người thi hành công vụ; hủy hoại tài sản của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế và các cơ quan nhà nước khác có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý thuế. Trường hợp các hành vi này có đủ yếu tố cấu thành tội phạm khác thì ngoài tội trốn thuế, người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng [2]. 1.3. Các hình phạt đối với tội trốn thuế Với phương châm lấy giáo dục, thuyết phục làm chính, tăng cường các hoạt động phòng ngừa, BLHS năm 1999 đề ra chính sách xử lý đối với các tội phạm nói chung và trốn thuế nói riêng, như sau: Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng
  • 35. 28 công minh theo đúng pháp luật. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Nghiêm trị người chủ mưu người cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu man, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dung thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tụ thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát giáo dục…. (Điều 3 BLHS năm 1999). Trong BLHS năm 1999, chính sách xử lý hình sự đối với các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung cũng như đối với tội trốn thuế nói riêng có nhiều thay đổi so với pháp luật thời kỳ trước, phạm vi áp dụng hình phạt tù được thu hẹp, phạm vi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính, cũng như các hình phạt không phải là hình phạt tù được mở rộng. Chính sách xử lý đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong đó có tội trốn thuế, theo BLHS năm 1999, để đạt được mục đích chung của hình phạt là trừng trị và giáo dục, mặt khác hình phạt phải xuất phát từ “ tính chất kinh tế” của các tội phạm này nhằm đạt được hiệu quả cao trong áp dụng pháp luật [31, tr.180], [34, tr.3]. Theo quy định tại Điều 161 BLHS năm 1999, tội trốn thuế chỉ có thể bị áp dụng một trong ba hình phạt chính là: phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn và một hình phạt bổ sung là phạt tiền. Tòa án không được áp dụng hình phạt nào khác trừ trường hợp “chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn” theo Điều 47 BLHS (trường hợp quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật).
  • 36. 29 Sau đây là các hình phạt cụ thể được quy định đối với tội trốn thuế tại Điều 161 BLHS năm 1999. 1.3.1. Hình phạt tiền Phạt tiền là hình phạt tước của người phạm tội một khoản tiền nhất định sung công quỹ Nhà nước [37, tr.238]. Đối với tội trốn thuế đây là hình phạt tước của người trốn thuế một khoản tiền nhất định sung quỹ Nhà nước; hình phạt tiền được áp dụng với hai tư cách, vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung. Khi áp dụng là hình phạt chính thì người phạm tội trốn thuế sẽ bị phạt từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế. Mức phạt cụ thể được quyết định tùy thuộc vào tình chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm đã thực hiện. Khác với một số tội phạm khác trong Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như: tội kinh doanh trái phép (Điều 159- BLHS); tội tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155- BLHS); tội đầu cơ (Điều 160 - BLHS)… nhà làm luật không ấn định cụ thể mức tiền phạt từ bao nhiêu đến bao nhiêu mà nhà làm luật quy định giới hạn phạt gấp bao nhiêu lần số tiền trốn thuế. Quy định như vậy là phù hợp bởi trốn thuế có thể xác định được chính xác số tiền thuế trốn nên trốn càng nhiều thì mức phạt tiền càng lớn, nên cách quy định này có sự phân hóa TNHS. Cách quy định này không chỉ áp dụng cho hình phạt chính mà áp dụng cho cả hình phạt bổ sung (từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế). Trong trường hợp thực hiện tội trốn thuế có đồng phạm thì trên cơ sở nguyên tắc chung về cá thể hóa hình phạt, hình phạt tiền sẽ được tuyên phù hợp với vai trò, trách nhiệm của từng người trong vụ đồng phạm cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với từng người. Đối với hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung thì chỉ được áp dụng đối với người phạm tội trốn thuế từ 18 tuổi trở lên (Khoản 5,Điều 69 BLHS), còn người phạm tội từ 16 đến dưới 18 tuổi thì không được áp dụng hình phạt bổ sung.
  • 37. 30 1.3.2. Hình phạt cải tạo không giam giữ Theo Điều 31 BLHS năm 1999 thì cải tạo không giam giữ là hình phạt chính có thời hạn từ sáu tháng đến ba năm được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi cư trú rõ ràng khi xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội [37, tr.240]. Trong hệ thống hình phạt áp dụng đối với tội trốn thuế cũng như tội phạm nói chung, hình phạt cải tạo không giam giữ là loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn nhưng lại nặng hơn hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền. Người phạm tội trốn thuế có thể bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ nếu có đầy đủ các điều kiện sau: - Người phạm tội có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng. Đây là điều kiện đầu tiên để xem xét, cân nhắc việc giao người bị kết án về tội trốn thuế cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú, sinh sống để đảm bảo cho việc theo dõi, giám sát, giáo dục đối với người bị kết án. - Xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội trốn thuế khỏi xã hội. Khi xem xét điều kiện này, Tòa án phải phân tích, đánh giá các đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội; các tình tiết giảm nhẹ TNHS, cũng như tất cả các tình tiết có ảnh hưởng đến tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi trốn thuế đã thực hiện. Khi đủ căn cứ để áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ người phạm tội trốn thuế có thể phải chịu mức phạt đến hai năm. 1.3.3. Hình phạt tù có thời hạn Đây là một hình phạt có tính phổ biến nhất, được Bộ luật hình sự quy định đối với tất cả các tội. Đây là hình phạt buộc người phải kết án phải cách li khỏi xã hội trong thời gian nhất định để học tập, lao động, cải tạo [37, tr.246]. Đối với tội trốn thuế, hình phạt tù có thời hạn được áp dụng tại hai
  • 38. 31 khung của Điều luật. Tương ứng với đó người phạm tội trốn thuế có thể phải chịu hình phạt tù trong bốn trường hợp sau: -Trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng; - Tái phạm về tội trốn thuế; Hai trường hợp này thì người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tiền hoặc hình phạt tù có thời hạn. Đối với hình phạt tù, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người phạm tội sẽ bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm - Trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên; - Trốn thuế trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác. Người trốn thuế nếu thuộc một trong hai trường hợp sau thì chỉ có thế áp dụng hình phạt tù có thời hạn, tùy tính chất, mức độ mà họ có thể bị phạt tù trong giới hạn từ hai năm đến bảy năm. 1.4. Phân biệt tội trốn thuế với một số tội phạm về kinh tế khác Trốn thuế và một số tội phạm khác về kinh tế có một số đặc điểm chung về một số dấu hiệu pháp lý, do đó khi áp dụng cần phải chú ý phân biệt. Tội phạm về thuế liên quan nhiều đến các tội phạm khác nhau như: Tội Lừa đảo chiếm đoạt (Điều 139); Tội buôn lậu (Điều 153); Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá khác (Điều 181)… Để phân biệt các tội trên cần căn cứ vào các yêu tố CTTP của các tội phạm đó. 1.4.1. Phân biệt tội trốn thuế với tội buôn lậu Theo Điều 153 BLHS, buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép hàng hóa qua biên giới. Tội buôn lậu và tội trốn thuế đều có dấu hiệu chung về mặt chủ thể, mặt chủ quan và khách thể: đều do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi nhất định và có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định, thực hiện với lỗi cố ý và đều xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế. Về mặt khách quan của tội buôn lậu có đặc trưng đó là đưa hàng hóa
  • 39. 32 qua biên giới một cách trái phép. Hàng hóa được coi là hợp pháp khi đưa qua biên giới là khi đưa qua cửa khẩu có khai báo hải quan và nộp thuế đầy đủ. Hàng hóa đưa qua biên giới mà không khai báo hải quan để tránh phải nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật thì bị coi là vi phạm pháp luật; tùy mức độ và tính chất mà bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tội trốn thuế và buôn lậu đều có hành vi khách quan là dùng thủ đoạn gian dối để không phải nộp thuế, tuy nhiên đối với tội buôn lậu đưa hang qua biên giới nhưng không khai báo hải quan; còn hành vi trong tội trốn thuế có khai báo hải quan khi đưa hàng qua biên giới nhưng khai báo gian dối nhằm trốn thuế. 1.4.2. Phân biệt tội trốn thuế với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Trong lĩnh vực thuế, tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực thuế, mà điển hình là hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT. - Về mặt chủ quan: Lỗi của người có hành vi trốn thuế và lừa đảo chiếm đoạt tài sản đều là lỗi cố ý. Người phạm tội đều nhận thức rõ hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội. - Về mặt chủ thể: Đều là bất cứ người nào có năng lực TNHS và đạt độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật. Nhưng chủ thể của tội trốn thuế chỉ là những người có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. - Khách thể của tội phạm: Hai tội phạm này xâm phạm hai khách thể khác nhau, đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm sở hữu: hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT xâm phạm đến sở hữu của Nhà nước, còn tội trốn thuế xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. - Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi trốn thuế bao gồm hành vi vi phạm pháp luật về thuế và hành vi gian dối để không nộp thuế hoặc nộp thuế ít hơn so với mức phải nộp. Hành vi trong mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm
  • 40. 33 hai hành vi khác nhau là: hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Hành vi lừa dối là tiền đề, điều kiện để hành vi chiếm đoạt xảy ra, còn hành vi chiếm đoạt là mục đích, kết quả của hành vi lừa dối. Hành vi của người trốn thuế là việc bằng thủ đoạn gian dối người có nghĩa vụ nộp thuế đã không nộp thuế, hoặc nộp ít hơn số thuế phải nộp; còn sau khi đã nộp đủ số tiền thuế cho Nhà nước, nhưng sau đó lại dùng thủ đoạn gian dối để được hoàn thuế thì hành vi của người phạm tội là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo mục 1 của Thông tư liên tịch số 21/2004/BCA- TANDTC- VKSNDTC-BTP hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với việc truy cứu TNHS đối với các hành vi mua và sử dụng trái phép hóa đơn GTGT: 1.1. Người nào có hành vi mua hóa đơn giá trị gia tăng và sử dụng trái phép hóa đơn đó để lập hồ sơ khống chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139 của BLHS: a. Tiền hoàn thuế giá trị gia tăng từ năm trăm nghìn đồng trở lên; b. Tiền hoàn thuế giá trị gia tăng dưới năm trăm nghìn đồng, nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm… [40]. 1.4.3. Phân biệt tội trốn thuế với tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá khác Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, giấy tờ có giá khác là hành vi làm ra, cất giữ, vận chuyển, sử dụng, trao đổi, mua bán các loại séc giả, các loại giấy tờ có giá giả khác, trong đó có hóa đơn giá trị gia tăng. Tội phạm này cũng có các dấu hiệu giống đối với tội trốn thuế đó là các
  • 41. 34 dấu hiệu về chủ thể và khách thể, mặt chủ quan: Bất cứ ai có năng lực TNHS và đạt độ tuổi nhất định đều có thể là chủ thể của hai loại tội này. Khách thể mà hai tội này xâm phạm đều là trật tự quản lý về các giấy tờ có giá khác. Người thực hiện hai tội này với lỗi cố ý, họ nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc hậu quả xảy ra. Về mặt khách quan của tội phạm, trong đó có hành vi mua bán, sử dụng trái phép hóa đơn GTGT đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp ngày 23/11/2004 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mua, bán, sử dụng trái phép hoá đơn giá trị gia tăng như sau: 1.3. Người nào có hành vi mua hoá đơn giá trị gia tăng và sử dụng trái phép hoá đơn đó để hợp thức hoá chứng từ về việc buôn bán trái phép hàng hoá thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau: a. Nếu chứng minh được là hành vi buôn bán trái phép hàng hoá qua biên giới mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "tội buôn lậu" theo Điều 153 của Bộ luật hình sự: a.1. Hàng hoá có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên; a.2. Hàng hoá có giá trị dưới một trăm triệu đồng,nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều 153 hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của trở lên. Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các hành vi này, nhưng chưa được xoá án tích mà còn vi phạm nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193,194, 195, 196, 230, 232, 236 và 238 của Bộ luật hình sự.
  • 42. 35 b. Nếu không chứng minh được hành vi buôn bán trái phép hàng hoá qua biên giới (tức là chỉ trong nội địa) mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "tội trốn thuế" theo Điều 161 của Bộ luật hình sự: b.1. Tiền trốn thuế từ năm mươi triệu đồng trở lên; b.2. Tiền trốn thuế dưới năm triệu đồng, nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157,158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232,233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. 1.4. Người nào có hành vi mua hoá đơn giá trị gia tăng mà không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1, 1.2 và 1.3 mục này, thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau: a. Trường hợp chứng minh được khi mua hoá đơn giá trị gia tăng mà hoá đơn giá trị gia tăng đó đã được ghi đầy đủ như đã mua hàng hoá thì người mua bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả" theo Điều 181 của Bộ luật hình sự; b. Trường hợp không chứng minh được hoá đơn giá trị gia tăng đã được ghi đầy đủ như đã mua hàng hoá (hoá đơn giá trị gia tăng còn nguyên như khi phát hành) thì người mua bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "tội mua bán tài liệu của cơ quan nhà nước" theo Điều 268 của Bộ luật hình sự, nếu số lượng hoá đơn giá trị gia tăng từ năm mươi số trở lên (thông thường mỗi số có 3 liên) hoặc dưới năm mươi số,nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội,nhưng chưa được xoá án tích và mà còn vi phạm [40].
  • 43. 36 Tuy nhiên, một số quy định của Thông tư này không còn phù hợp với quy định của BLHS năm 2009. Hiện nay BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung còn thêm một tội liên quan đến hóa đơn đó là tội “mua bán trái phép hóa đơn” – Điều 164a. Do đó cần phải sửa đổi, hướng dẫn cho phù hợp để việc áp dụng pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử đảm bảo thống nhất, chính xác. 1.5. Tổng quan về tội trốn thuế trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1999 1.5.1. Từ năm 1945 đến năm 1985 Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập. Pháp luật thời kỳ này chưa có một hệ thống hoàn chỉnh, hệ thống hóa các quy định của pháp luật còn hạn chế trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, trước sự phát triển kinh tế, đòi hỏi quản lý các nguồn thu ngân sách Nhà nước đã có nhiều văn bản ban hành để xác lập về thuế như: Thông tư 427 – TTG ngày 18/12/1954 của Thủ tướng chính phủ quy định về thuế doanh nghiệp; Nghị định số 715-TTg ngày 24-3-1956 của Thủ tướng chính phủ về ban hành bản điều lệ thuế nông nghiệp áp dụng ở những nơi đã cải cách ruộng đất; Quyết định số 200 -NQ/TVQH ngày 18-1-1966 của Ủy ban thường vụ quốc hội về việc ban hành điều lệ thuế công thương nghiệp; Nghị quyết số 487- NQ/QHK4 ngày 26/9/1974 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành điều lệ thuế hàng hóa. Các văn bản Luật về thuế thời kỳ này đã xác định được các hành vi vi phạm thể lệ về thuế, coi là một trong các hành vi xâm phạm chính sách quản lý các hoạt động kinh doanh. Đồng thời cũng quy định các hành vi vi phạm cụ thể về thuế và đường lối xử lý đối với các vi phạm. Một số dạng hành vi liên quan đến trốn thuế cũng được ghi nhận như: Khai man, không chịu nộp thuế,
  • 44. 37 lập chứng từ giả, lập sổ sách không đúng thực tế… đều đã được quy định trong các văn bản pháp luật để xử lý về hành vi trốn thuế. Đối với người có hành vi trốn thuế ngoài việc quy định các chế tài đa dạng như phạt tiền, tịch thu hàng hóa gian lận, đình chỉ hoạt động kinh doanh, bước đầu đã có sự phân hóa trách nhiệm hình sự dựa trên cơ sở số tiền trốn thuế và tính chất nghiêm trọng của hành vi trốn thuế. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật thời kỳ này chưa có điều luật nào khái quát chung về tội trốn thuế, cũng như chưa có sự phân định rõ ràng giữa trốn thuế là hành vi vi phạm hành chính với trốn thuế với tính chất là tội phạm. Ngày 15/3/1976 Chính phủ ban hành Sắc luật số 03/SL-76 quy định về tội phạm kinh tế, tại Điều 6 Sắc luật quy định: Tội kinh tế là tội gây thiệt hại về kinh tế tài chính cho Nhà nước, cho hợp tác xã, hoặc cho tập thể nhân dân, gây trở ngại cho việc khôi phục và phát triển sản xuất, cho việc ổn định và cải thiện đời sống của nhân dân, gồm các tội: - Sản xuất hàng giả, cố ý lừa gạt người tiêu thụ. - Kinh doanh trái phép, cố ý trốn tránh quy định của Nhà nước. - Làm bạc giả hoặc tiêu thụ bạc giả - Mua gian, bán lận, trốn thuế, lừa gạt nhà cầm quyền. - Đầu cơ tích trữ, tung tin thất thiệt, dìm giá, tăng giá, phá rối thị trường. - Bán hàng Nhà nước cấm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp trên đây thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm và phạt tiền đến 50.000 đồng Ngân hàng hoặc một trong hai hình phạt đó, trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản [5, Điều 6].
  • 45. 38 Như vậy, trong thời kỳ này tội trốn thuế đã được quy định là một trong các tội phạm kinh tế, pháp luật đã xác định tính nguy hiểm cho xã hội của tội trốn thuế. Sắc luật cũng quy định chế tài đối với tội trốn thuế nói riêng và hành vi xâm phạm chế độ kinh tế nói chung một cách nghiêm khắc. Hình phạt áp dụng đối với tội này là phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm hoặc phạt tiền đến 50000 đồng, trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình. Những quy định này là cơ sở pháp lý cho việc xử lý hình sự đối với các hành vi xâm phạm chế độ kinh tế nói chung và hành vi trốn thuế nói riêng, góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế. Năm 1982 để phù hợp với diễn biến của tình hình kinh tế - xã hội và trên cơ sở Hiến pháp 1980, Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép được ban hành ngày 30/6/1982. Tại khoản 1 Điều 6 của Pháp lệnh này, trốn thuế được quy định là một trong những hành vi khách quan của tội kinh doanh trái phép: Người nào kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung được phép, trốn thuế, không niêm yết giá, nâng giá cao hơn giá niêm yết, không đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hoá hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan Nhà nước và người tiêu dùng thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ ba tháng đến hai năm, hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm, và bị phạt tiền gấp ba lần trị giá hàng phạm pháp [12, Điều 6]. Như vậy hành vi trốn thuế ngày càng được xác định cụ thể hóa. Trong pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép năm 1982 trốn thuế được coi là một trong những hành vi khách quan của tội kinh doanh trái phép, trong nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý về kinh tế. Và người phạm tội kinh doanh trái phép (trong đó có hành vi trốn thuế) luôn phải chịu hình phạt tiền là hình phạt bắt buộc và phải chịu cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù. Như vậy thời kỳ này nhà làm luật đã chú trọng đến biện pháp
  • 46. 39 xử lý kinh tế đối với hành vi trốn thuế bởi nó xâm phạm đến trật tự kinh tế nên cần phải đánh vào kinh tế của người phạm tội. Tuy nhiên trong thời kỳ này các quy định về tội phạm chưa được quy định tập trung thống nhất trong một văn bản, tội trốn thuế cũng chưa được quy định là một tội cụ thể. 1.5.2. Từ năm 1985 đến năm 1999 Năm 1985, tại kỳ họp Quốc hội khóa VII đã thông qua BLHS đầu tiên của nước ta. Nó là một công cụ sắc bén của Nhà nước chuyên chính vô sản để bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh chống và phòng ngừa mọi hành vi phạm tội, góp phần hoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bộ luật hình sự này kế thừa và phát triển Luật hình sự của Nhà nước ta ở các văn bản pháp luật trước đó. Trong đó tội trốn thuế đã được quy định là một tội cụ thể trong nhóm các tội phạm về kinh tế. Điều 169 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định tội trốn thuế như sau: “Người nào trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm” [19]. Tiếp theo đó, Bộ luật được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1991, 1992, quy định về tội trốn thuế cũng được bổ sung theo hướng cụ thể hơn, mở rộng phạm vi và tăng nặng hình phạt áp dụng đối với tội trốn thuế. Theo luật sửa đổi bổ sung năm 1992, Điều 169 quy định về tội trốn thuế như sau: 1. Người nào trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội trốn thuế với số lượng rất lớn hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xoá án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội quy định ở các điều 96a, 97, 165, 166, 167, 168, 173 và 183 hoặc
  • 47. 40 trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm. Theo quy định điều luật qua các năm sửa đổi thì một trong những dấu hiệu để xác định tội trốn thuế là dấu hiệu “trốn thuế với số lượng lớn”. Tuy nhiên điều luật không quy định rõ thế nào là trốn thuế với số lượng lớn, chưa định lượng cụ thể trong Điều luật. Theo thông tư liên tịch số 11/TTLT ngày 20/11/1990 của liên ngành Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp hướng dẫn về xử lý đối với đối với các hành vi trốn thuế thì: Trốn thuế với số lượng lớn là trốn thuế với số tiền thuế tương đương với giá trị của 5 tấn gạo trở lên (điểm 4 – Thông tư liên tịch số 11). Tiếp đó để phù hợp với tình hình mới, Thông tư liên ngành số 06 ngày 20-9-1996 của Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp đã thay thế cho Thông tư số 11, hướng dẫn về xử lý đối với tội trốn thuế như sau: “Người trốn thuế với số lượng từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng thì bị coi là trốn thuế với số lượng lớn và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 169 Bộ luật hình sự”. Cách quy định này đã cụ thể hơn đảm bảo cho việc áp dụng được thống nhất.