SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
1
1. Lời giới thiệu
Tích hợp trong dạy học nói chung, trong dạy học lịch sử có ý nghĩa quan
trọng trong giáo dưỡng, giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích
tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa.
Các chủ đề tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh,
có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề
tích hợp, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các
tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhờ đó năng lực
và phẩm chất của học sinh được phát triển.
Tài liệu Văn học, Địa lí là một nguồn tài liệu phong phú, còn ẩn chứa nhiều
tiềm năng có thể khai thác để sử dụng trong dạy học Lịch sử, góp phần nâng
cao hứng thú, tính tích cực và khả năng sáng tạo của học sinh.
Việc thực hiện vận dụng kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học lịch sử nói
chung đã được nhiều giáo viên môn Lịch sử thực hiện trong những năm qua. Tuy
nhiên, việc thực hiện tích hợp kiến thức như thế nào trong dạy học lịch sử đảm
bảo tính vừa sức và nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng tư duy sáng tạo
của học sinh trong học tập còn nhiều hạn chế, nhất là việc đưa ra các phương
pháp, cách thức tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học môn Lịch sử.
Trong những năm học trước, bản thân tôi cũng đã nghiên cứu, áp dụng việc
thực hiện tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong giảng dạy phần Lịch sử Việt
Nam các giai đoạn: 1919 – 1930; 1930 – 1945 và đều được hội đồng sáng kiến cấp
cơ sở đánh giá sáng kiến đạt loại khá, tốt.
Trong năm học 2018 – 2019 và năm học 2019 – 2020, với mong muốn nâng
cao hứng thú của học sinh trong học tập bộ môn, từ đó góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả giáo dục bộ môn, nhất là chất lượng ôn thi THPT Quốc gia môn
Lịch sử, tôi lựa chọn nội dung “Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học
Lịch sử Việt Nam từ năm 1954đến năm 1975 -Lớp 12 (Ban cơ bản)” làm đề tài
sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Tên sáng kiến: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch
sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 - Lớp 12 (Ban cơ bản).
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Phạm Thị Thanh Hảo
- Địa chỉ: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0978.599.120
- Email:Phamthanhhao.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Thị Thanh Hảo
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
2
- Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng trong việc giảng dạy môn Lịch sử,
chương IV phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, lớp 12 ban cơ
bản.
- Trong phạm vi đề tài này, tôi thực hiện nghiên cứu đưa ra các nội dung,
phương pháp tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong giai đoạn Lịch sử Việt
Nam từ năm 1954 đến năm 1975 thuộc chương trình Lịch sử lớp 12 – Ban cơ
bản.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Sáng kiến kinh nghiệm được
áp dụng lần đầu ngày 09 tháng 01 năm 2019 (trong năm học 2018 – 2019)
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tích hợp trong dạy học nói chung, Lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong
giáo dưỡng, giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng
hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học
kĩ thuật trong giai đoạn hiện nay đang đòi hỏi sự thay đổi căn bản và toàn diện
về nội dung và phương pháp giáo dục. Từ cách tiếp cận nội dung, giáo dục
chuyển sang tiếp cận năng lực. Điều đó đặt ra những yêu cầu về nguyên tắc và
phương pháp giáo dục theo hướng tích hợp để giải quyết vấn đề đặt ra trên
đây.
Tài liệu Văn học, Địa lí là một nguồn tài liệu phong phú, còn ẩn chứa nhiều
tiềm năng có thể khai thác để sử dụng trong dạy học lịch sử, góp phần nâng cao
hứng thú, tính tích cực và khả năng sáng tạo của học sinh.
Việc thực hiện vận dụng kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học lịch sử nói
chung đã được nhiều giáo viên môn Lịch sử thực hiện trong những năm qua.
Tuy nhiên, việc thực hiện tích hợp kiến thức như thế nào trong dạy học lịch
sử đảm bảo tính vừa sức và nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng tư duy
sáng tạo của học sinh trong học tập còn nhiều hạn chế, nhất là việc đưa ra các
phương pháp, cách thức tích hợp kiến thức văn học, địa lí trong dạy học lịch sử.
Xuất phát từ vị trí, ý nghĩa của tài liệu Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử
cùng những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện vận dụng kiến thức Văn
học, Địa lí trong giảng dạy Lịch sử; với mong muốn nâng cao hứng thú của học
sinh trong học tập bộ môn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo
dục, tôi lựa chọn nội dung “Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học
Lịch sử Việt Nam từ năm 1954đến năm 1975 -Lớp 12 (Ban cơ bản)” làm đề tài
sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
3
Qua đề tài này, tôi muốn giúp học thấy được mối liên hệ giữa kiến thức môn
Lịch sử với kiến thức Văn học, Địa lí, vai trò của tài liệu Văn học, Địa lí với việc
giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT nói chung và phần Lịch sử Việt Nam 1954
- 1975 nói riêng. Từ đó giúp cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh mang tính hệ
thống, khoa học và sâu sắc hơn.
Tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp tích hợp kiến thức Văn
học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam phần từ năm 1954 đến năm 1975 (ban
cơ bản), góp phần nâng cao hứng thú và năng lực tư duy sáng tạo của học sinh
trong học tập bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu việc vận dụng tích hợp kiến thức Văn
học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975.
- Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 12A5 trường Trung học phổ thông Trần
Hưng Đạo - tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp
lôgic cùng những phương pháp dạy học gắn liền với đặc trưng bộ môn nhằm phát
huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập như: Phương pháp thông tin,
tái hiện lịch sử; phương pháp nhận thức lịch sử.
- Phương pháp phỏng vấn: Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ phỏng vấn trực
tiếp một số học sinh về giờ học vận dụng phương pháp tích hợp và trao đổi với
một số giáo viên có kinh nghiệm trong việc vận dụng phương pháp dạy học tích
hợp liên môn.
- Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm là khâu quan trọng nhằm kiểm nghiệm, chứng minh
và đánh giá hiệu quả của việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn
trong giờ học lịch sử.
Thực nghiệm tiến hành tại trường THPT Trần Hưng Đạo, Giáo viên chọn 1
lớp học – lớp 12A5 để tiến hành thực nghiệm.
Thời gian thực nghiệm:
+ Ở giáo án thực nghiệm số 1 (tiết 38), tôi tiến hành dạy thực nghiệm vào tiết
2, thứ sáu, ngày 09 tháng 01 năm 2019 ở lớp 12A5.
+ Ở giáo án thực nghiệm số 2 (tiết 42), tôi tiến hành dạy thực nghiệm vào tiết
3 thứ tư, ngày 27 tháng 2 năm 2019 ở lớp 12A5.
- Phương pháp thống kê toán học: Dùng để xử lý số liệu thu thập được trong
quá trình nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu:
4
- Về nội dung: nghiên cứu phương pháp thực hiện tích hợp kiến thức Văn
học, Địa lí trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 (Lớp
12 - Ban cơ bản).
- Về khách thể nghiên cứu:
+ Năm học 2018 – 2019, tác giả nghiên cứu thực nghiệm trên 36 học sinh ở 1
lớp: 12A5 của trường THPT Trần Hưng Đạo.
+ Năm học 2019 – 2020, tác giả dự kiến nghiên cứu trên 78 học sinh ở lớp
12A1 và 12A3 của trường THPT Trần Hưng Đạo.khi dạy chương trình môn Lịch
sử lớp 12 ở học kì II.
- Về thời gian nghiên cứu: năm học 2018 – 2019 và năm học 2019 – 2020.
6. Điểm mới của đề tài
- Tìm hiểu, nghiên cứu, đưa ra các nội dung kiến thức Văn học, Địa lí có thể
thực hiện tích hợp trong quá trình dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1954
đến năm 1975.
- Tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp thực hiện tích hợp kiến
thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam phần Nam từ năm 1954 đến
năm 1975 (ban cơ bản), góp phần nâng cao hứng thú và năng lực tư duy sáng tạo
của học sinh trong học tập bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận; Phần nội dung của sáng kiến được
cấu tạo thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích hợp kiến thức Văn học, Địa
lí trong dạy học Lịch sử.
Chương 2. Tích hợp kiến thức Văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ
năm 1954 đến năm 1975.
Chương 3. Tích hợp tài liệu Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm
1954 đến năm 1975.
5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP KIẾN
THỨC VĂN HỌC, ĐỊA LÍ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
1.1 Tổng quan về tích hợp trong dạy học Lịch sử
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong
việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng
chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Thực hiện môn học tích hợp, các
quá trình học tập không bị cô lập với cuộc sống hàng ngày, các kiến thức gắn liền
với kinh nghiệm sống của học sinh và được liên hệ với các tình huống cụ thể, có ý
nghĩa với học sinh. Khi đó, học sinh được dạy sử dụng kiến thức trong những tình
huống cụ thể và việc giảng dạy kiến thức không chỉ là lí thuyết mà còn phục vụ
thiết yếu trong cuộc sống con người, để làm người lao động, công dân tốt. Mặt
khác, các kiến thức sẽ không lạc hậu do thường xuyên cập nhật với cuộc sống.
Theo đó khi đánh giá học sinh, thì ngoài kiến thức cần đánh giá học sinh về khả
năng sử dụng kiến thức ở các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Dạy học tích hợp giúp thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học trong
cùng một môn học và giữa các môn học khác nhau. Đồng thời, dạy học tích hợp
giúp tránh những kiến thức, kĩ năng, nội dung trùng lặp khi nghiên cứu riêng rẽ
từng môn học nhưng lại có những nội dung kiến thức, kĩ năng mà nếu theo một
môn học riêng rẽ sẽ không có được.
Như vậy, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng
cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đủ phẩm chất và năng
lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Dạy học theo hướng tích hợp
phát huy được tính tích cực của học sinh, góp phần đổi mới nội dung và phương
pháp dạy học.
1.2 Vị trí, vai trò của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông
Môn Lịch sử là một môn học bắt buộc trong trường phổ thông. Đây là một
trong những con đường giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua hoạt động dạy
và học. Theo chương trình đổi mới, bộ môn Lịch sử ở các cấp học nói chung và ở
trường THPT nói riêng sẽ cung cấp, củng cố và nâng cao kiến thức cho học sinh
một cách tương đối có hệ thống về Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam, kể từ khi
loài người xuất hiện cho đến nay.
Mục tiêu của môn Lịch sử ở trường THPT ngoài việc cung cấp kiến thức,
còn hướng tư tưởng tình cảm, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh.
1.2.1 Về kiến thức
Môn Lịch sử sẽ giúp cho học sinh có hiểu biết tương đối chắc chắn và có hệ
6
thống về lịch sử loài người. Qua mỗi bài học, mỗi lớp học, học sinh sẽ hiểu biết
sâu hơn và có hệ thống về quá trình phát triển của lịch sử loài người, lịch sử dân
tộc từ khởi thủy đến nay. Từ khi xuất hiện trên trái đất cho đến ngày nay, con
người đã trải qua biết bao thăng trầm, bao giai đoạn phát triển. Học sinh sẽ nắm
được những giai đoạn phát triển chủ yếu của lịch sử dân tộc, những sự kiện có ý
nghĩa về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội. Học sinh sẽ hiểu
biết được phần nào quá trình sáng tạo, văn minh, những nét lớn của văn hóa các
dân tộc trên thế giới, của văn hóa Việt Nam.
Nắm được những thành tựu chính về các mặt trong Lịch sử dân tộc, Lịch sử
thế giới đồng thời cũng sẽ nhận thức được một số hạn chế của Lịch sử mà chúng ta
cần khắc phục.
1.2.2 Về tư tưởng, tình cảm
+ Lịch sử sẽ giúp học sinh nhận thức được quá trình phấn đấu gian khổ và
sáng tạo, xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, xã hội cụ thể để vươn lên những
đỉnh cao mới của văn minh. Nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của con người,
của các dân tộc không ngừng được cải thiện và nâng cao.
+ Đời sống của các dân tộc luôn có mối quan hệ khăng khít, ảnh hưởng lẫn
nhau, dù có khi hòa thuận êm đẹp hay có khi trái ngược hoặc xung đột nhau.
+ Càng ngày càng thấy rõ trái đất và quê hương là ngôi nhà chung mà mọi
người, mọi dân tộc phải phấn đấu xây dựng, bảo vệ.
+ Nhận thức được những truyền thống cơ bản, tốt đẹp của dân tộc.
+ Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu quê hương và niềm tự hào chân chính.
+ Trân trọng và có ý thức giữ gìn nên văn hóa dân tộc được xây dựng và phát
triển qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Biết ơn tổ tiên, những anh hùng
dân tộc đã lao động, chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước; đồng
thời có quyết tâm vươn lên trong học tập, lao động xây dựng và bảo vệ đất nước
ngày nay.
1.2.3 Về kĩ năng.
Môn Lịch sử góp phần rèn các kĩ năng tư duy phân tích, khái quát, so sánh,
nhận xét, đánh giá...về một sự kiện, hiện tượng vấn đề lịch sử.
1.2.4 Định hướng năng lực hình thành
Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác;
năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
* Năng lực chuyên biệt:
- Thực hành bộ môn Lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến bài học;
- Phân tích mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động của các sự kiện lịch sử.
7
- Năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử (Điều tra, thu
thập, xử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết các vấn đề, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn cuộc sống).
1.3 Thực trạng việc dạy và học Lịch sử hiện nay
Thực tiễn dạy học lịch sử cho thấy, hiệu quả giờ dạy lịch sử còn nhiều hạn
chế, học sinh chưa yêu thích và ham học môn lịch sử. Căn cứ vào phổ điểm các
môn thi kì thi THPT Quốc gia trong năm học 2018 - 2019 thì kết quả của môn Lịch
sử so với các môn học khác chưa cao.
- Điểm trung bình môn Lịch sử trên cả nước: 4.3
- Tỉnh Vĩnh Phúc: 4.76
- Trường THPT Trần Hưng Đạo là: 4.6
- Ở lớp 12A5 Tôi đã dạy ôn thi THPT quốc gia năm học 2018 - 2019 có điểm
trung bình là 5.2.
Có thể thấy chất lượng môn Lịch sử trong kì thi THPT quốc gia của cả nước
nói chung nhìn chung còn thấp. Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ nhiều
yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Một trong những nguyên nhân không
thể không kể đến đó là đa số học sinh không thích học sử vì khó nhớ, khó thuộc.
Kết quả khảo sát về thái độ yêu thích môn Lịch sử của 36 học sinh lớp 12A5 tôi
giảng dạy trong năm học 2018 – 2019 tại trường THPT Trần Hưng Đạo như sau:
Thái độ Thích Bình thường Không thích
Tổng số
HS
Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%)
36 8 22.2 12 33.3 16 44.5
Môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục học sinh nhưng chỉ
có 22,2 % số học sinh hứng thú với lịch sử, còn 44,5 số học sinh được khảo sát lại
không hề thích lịch sử, đó là một nỗi băn khoăn, trăn trở không chỉ của riêng bản
thân tôi là giáo viên giảng dạy môn Lịch sử mà còn là vấn đề mà giáo dục và cả xã
hội rất quan tâm.
Hơn nữa, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trường THPT Trần Hưng Đạo là
trường có phần lớn học sinh có học lực yếu, trung bình với điểm đầu vào thấp
(Năm 2018: 3 điểm/1 môn; Năm 2019: 4 điểm).
Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục
bộ môn Lịch sử nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi giáo viên giảng dạy cần
nỗ lực học hỏi, tìm kiếm các phương pháp dạy học phù hợp với trình độ, khả năng
tiếp thu của học sinh, từng bước nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học
sinh.
8
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc dạy và học môn Lịch sử nói chung và
Lịch sử lớp 12 nói riêng, tôi thiết nghĩ cần phải phát huy hơn nữa hiệu quả của việc
dạy và học để nâng cao tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh theo tinh
thần đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá cũng như phương pháp dạy học.
Dạy học tích hợp là một xu thế đang được nhiều quốc gia trên thế giới và
Việt Nam rất quan tâm, đề cao và đang triển khai thực hiện. Trong những năm đất
nước và ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt,
sau đợt tập huấn về dạy học tích hợp do Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc tổ
chức, tôi đã luôn cố gắng, nỗ lực tạo hứng thú cho học sinh bằng việc đổi mới
phương pháp dạy học, vận dụng việc tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí, trong dạy
học lịch sử và đã thu được kết quả tốt. Với mong muốn nâng cao chất lượng giáo
dục môn Lịch sử nói chung và chất lượng môn Lịch sử ở trường THPT Trần Hưng
Đạo nói riêng, nhất là chất lượng thi THPT quốc gia, tôi muốn được chia sẻ kinh
nghiệm của mình cùng các đồng nghiệp về phương pháp dạy học này.
1.4. Vị trí, ý nghĩa tài liệu văn học, địa lí trong dạy học Lịch sử
Để tạo ra những biểu tượng lịch sử sinh động, chân xác, trong dạy học lịch sử
cần sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau trong đó tài liệu Văn học, Địa lí là một
trong những nguồn tài liệu phong phú, có nhiều lợi thế.
Với chức năng phản ánh cuộc sống, tài liệu văn học đã góp phần dựng lại bức
tranh quá khứ lịch sử, trình bày các đặc trưng của các hiện tượng kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, những quy luật của đời sống ở từng thời đại một cách
sinh động, hấp dẫn bằng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật.
Giữa Văn học và Sử học có mối quan hệ khăng khít. Khoa học Lịch sử dựa
vào những nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử có thật trong một giai đoạn nhất
định để khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách chân xác, khách quan, còn Văn
học dựa trên chất liệu cuộc sống để xây dựng hình tượng, cốt truyện, mỗi tác phẩm
văn học đều mang trong mình dấu ấn của thời đại.
Việc sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử sẽ giúp học sinh tránh
được tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử , giúp học sinh củng cố và phát triển kiến
thức lịch sử, phát huy tính tích cực, năng động của học sinh và gây hứng thú học
tập. Do đó, chất lượng dạy học lịch sử được nâng lên.
Sự kiện lịch sử gắn liền với vị trí không gian nhất định. Nhiều sự kiện lịch sử
xảy ra bắt nguồn từ đặc điểm địa lí hoặc do điều kiện địa lí tác động, chi phối. Do
vậy kiến thức địa lí có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong dạy học lịch sử. Bài học
lịch sử gắn với bản đồ và kiến thức địa lí luôn tạo ra sự hấp dẫn, giúp học sinh
nắm chắc sự kiện, biết lí giải bản chất sự kiện qua sự chi phối của yếu tố địa lí.
9
Việc tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử làm cho học
sinh nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục thống nhất, khắc phục
tình trạng nắm kiến thức lịch sử một cách rời rạc, phát huy tính chủ động, sáng tạo,
năng lực tư duy, phân tích và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn hoạt động
học tập của học sinh.
Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi lựa chọn nội dung:
“Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm
1954 đến năm 1975 - Lớp 12 (Ban cơ bản)” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của
mình.
10
CHƯƠNG 2
TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
2.1 Vị trí, ý nghĩa của tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử
Trong các nguồn tài liệu tham khảo, tài liệu Văn học có khả năng to lớn trong
việc tạo biểu tượng cho học sinh bởi lẽ bản thân các tác phẩm văn học đã chứa
đựng những sự kiện lịch sử, cung cấp những tri thức có giá trị về mọi mặt của
đời sống xã hội. Đối tượng của Văn học cũng như Sử học là toàn bộ thế giới
nhưng Văn học không miêu tả, tái hiện những con người cụ thể, cá biệt có thật
trong đời sống như lịch sử mà xuất phát từ những mẫu hình có thật để dựng nên
những hình tượng văn học giàu tính nghệ thuật khiến học sinh dễ hình dung
kiến thức và nhớ lâu. Tài liệu văn học được sử dụng sẽ làm cho sự kiện trở nên cụ
thể, sinh động.
Những hình ảnh văn học sinh động đó chính là cơ sở để tạo biểu tượng lịch
sử. Hiệu quả của việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó sử dụng tài liệu văn học có lợi thế đặc biệt. Trong dạy học lịch sử,
việc miêu tả, tường thuật, giải thích, so sánh, nêu đặc điểm nhân vật lịch sử
v.v…rất được coi trọng. Tài liệu văn học có cơ sở để giúp giáo viên lịch sử
thực hiện điều đó.
Tài liệu văn học với sự phản ánh thực qua cách nhìn, thái độ quan điểm của
tác giả đối với hiện tượng được miêu tả nên có tác động mạnh mẽ vào tâm hồn
người đọc. Người đọc sẽ hình thành tình cảm tích cực hay tiêu cực qua tác động
của các tác phẩm văn học.
Học sinh không chỉ được giáo dục về tư tưởng, đạo đức khi tiếp xúc với văn
học mà những hình tượng văn học điển hình còn tạo hứng thú học tập lịch sử cho
các em.
Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử cũng là nhằm làm cho
các kiến thức lịch sử dễ tiếp nhận đối với học sinh, các em dường như được tham
dự, chứng kiến lịch sử quá khứ. Đây là việc phát huy trí tưởng tượng tái tạo cho
học sinh, rất cần cho việc học tập lịch sử bởi nếu không hình dung quá khứ
khách quan thì không thể hiểu bản chất lịch sử, dễ rơi vào tình trạng “hiện đại
hóa” lịch sử. Do đó việc sử dụng tài liệu văn học trong bài giảng của giáo viên là
một việc làm thiết thực, một yêu cầu bức thiết nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.
2.2. Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử
Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử giúp học sinh nắm kiến
thức lịch sử sâu sắc, toàn diện hơn, đặc biệt các em có sự liên hệ, tích hợp kiến
11
thức giữa các môn học, tránh được tình trạng rời rạc, tản mạn trong kiến thức của
học sinh, tính hệ thống của các tri thức đó sẽ giúp học sinh hiểu sự kiện, có khả
năng phân tích sự kiện, tìm ra bản chất, qui luật phát triển của lịch sử. Tuy nhiên
không phải cứ đưa tài liệu văn học, địa lí vào bài giảng lịch sử là giáo viên đã đạt
hiệu quả dạy học như trên mà việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử
phải tuân thủ theo những nguyên tắc dạy học nói chung và yêu cầu cụ thể sau đây.
Tài liệu văn học phải phù hợp với nội dung bài giảng và trình độ nhận thức
của học sinh.
Tài liệu văn học phải đảm bảo tính tiêu biểu, điển hình.
Lựa chọn các biện pháp thích hợp để sử dụng tài liệu văn học.
Tài liệu văn học, sử dụng trong sự kết hợp giữa các phương pháp, các loại tài
liệu khác nhau.
Tài liệu văn học đảm bảo tính khoa học và tính tư tưởng.
2.3. Phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử
2.3.1 Vậndụng kiến thức văn học trong kể chuyện lịch sử
Trong dạy học lịch sử, giáo viên có thể sử dụng những câu chuyện trong văn
học để xây dựng những mẩu chuyện về sự kiện lịch sử. Những mẩu chuyện lịch sử
luôn cuốn hút học sinh, với ngữ điệu và các thao tác sư phạm phù hợp, giáo viên
khi kể một câu chuyện lịch sử không những khiến học sinh dễ nhớ và nhớ lâu sự
kiện mà tâm hồn, trái tim các em cũng sẽ thực sự rung cảm.
Chẳng hạn khi dạy bài 21: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh
chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)”, mục I.
Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về
Đông Dương, giáo viên có thể xây dựng đoạn kể chuyện về Ngô Đình Diệm để
giúp học sinh thấy được nguồn gốc tội ác mà Diệm đã gây ra cho nhân dân miền
Nam, hiểu được bản chất của chế độ thực dân mới, căm thù chế độ Mĩ - Diệm và
có thái độ bất bình với những hành động phi nhân tính của chúng.
“Ngô Đình Diệm quê ở làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Thuởnhỏhọc tại Huế. Năm 1918 họctrường Hậu Bổ. Tốt nghiệp và bắt đầu làm
quan từ năm 1920 tạiThừa Thiên Huế, Quảng Trị. Năm 1945, bị Nhật loại không
cho làm thủ tướng chính phủ thân Nhật. Sau cách mạng tháng Tám, Diệm bị lực
lượng cách mạng tạm giữ một thời gian rồi được phóng thích về sống ẩn ở Đà Lạt
với em là Ngô Đình Nhu. Năm 1950, Diệm sang Mĩ sống tại các chủng viện lớn ở
Mĩ và học đại học Michêgan Hoa Kì. Năm 1954, đượcBảo Đạimời làm thủ tướng
– do Mĩ chỉ đạo thay Bửu Lộc. Sau khi cầm quyền năm 1955 đã lật đổ Bảo Đại.
Từ đó NgôĐình Diệm trực tiếp đối đầu với cách mạng Việt Nam, ra sức phá hoại
hiệp định Giơnevơ và ý đồ chia cắt đất nước. Được nuôi dưỡng từ thế lực ngoại
12
bang, qua bàntay trùm gián điệp hồng y Spellman, y và gia đình là tiêu biểu cho
tầng lớp tư sản, đại địa chủ đội lốt thiên chúa giáo, có nhiều nợ máu với nhân dân
và mang ý thức phục thù. Do đó để duy trì chính quyền, Ngô Đình Diệm đã thi
hành nhiều chính sách và biện pháp đi ngược lại truyền thống dân tộc.
Ngay khi được Mĩ đưa về làm thủ tướng rồi làm tổng thống bù nhìn, Ngô
Đình Diệm thực hiện chính sách “gia đình trị” gồm 4 anh em ruột: Ngô Đình
Thục(giám mục), Ngô Đình Nhu, NgôĐình Luyện và Trần Lệ Xuân (vợ Nhu) với
các nhân vậttrong gia đình thông gia (Trần Văn Trương) cùng cácthế lực đàn áp
nhân dân và các lực lượng đối kháng, coi “sự nghiệp truyền đạo là thành lũy
chống cộng sản”. Trong thời gian cầm quyền, Diệm thực hiện nhiều chính sách
chống Phậtgiáo, âm mưu đưa Thiên chúa giáo lên vị trí Quốc đạo và sử dụng tôn
giáo này là công cụ đắc lực để phá hoại phong trào cách mạng miền Nam. Thi
hành chính sách “tố cộng, diệt cộng”, luật 10/59 lê máy chém khắp miền Nam,
đàn áp lực lượng cách mạng. Ngày2/11/1963, anh em Ngô Đình Diệm bị các thế
lực khác do Mĩ dàn dựng và tổ chức giết chết trong cuộc đảo chính”.
Hay khi dạy mục III – Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn
và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng Khởi (1954 – 1960), khi nói về
chính sách tố cộng, diệt cộng của chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt
Nam, giáo viên có thể sử dụng mẩu chuyện trong tác phẩm: “Chân dung Anh
hùng thời đại Hồ Chí Minh”, tập 2. Nxb Lao Động; để kể chuyện về tấm gương
anh hùng Trần Thị Lý:
“ChịTrần Thị Lý tức là Trần Thị Nhậm, bídanh Bích Ngọc quê ở tỉnh Quảng
Nam – mảnh đất mang truyền thống “Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mĩ”.
Tháng 1 năm 1955, chị Lý nhận nhiệm vụ mới, phụ trách đường dây hoạt
động bí mật của tỉnh tại Đà Nẵng. Thời gian này địch kiểm soát gắt gao. Chính
quyền Diệm lê máy chém đi khắp nơi với chính sách “tố cộng, diệt cộng”, dùng
mọi thủ đoạn đánh phá tràn lan, đánh vào các vùng trọng điểm, chà xát nhiều lần
trên khu vực...Mặc dù bị địch kiểm soát gắt gaonhưng Lý vẫn kiên trì bền bỉ, ban
ngàynằm hầm hoặc rút ra ngoài đồng, ngoàikhu vực lùng sục của địch, đêm đêm
trở về bám dân, gây cơ sở cách mạng.
Bước vào năm 1957, chính quyền Diệm ban hành đạoluật “đặt Cộng sản ra
ngoàivòng pháp luật”. Không khí khủng bố, giết chóc bao trùm khắp nông thôn,
thành thị. Bọn phản động hoành hành khắp nơi, dồn dân đến nghẹt thở. Chị Lý
trong lúc đang làm nhiệm vụ đã bị giặc bắt. Chúng tra tấn chị dã man, chúng
dùng daosắc rạch người chị theo đường ô quả trám, toàn thân thể chị nhuộm một
màu máu đỏ. Đâu chỉ có vậy, chúng còn dùng mọi phương tiện, kỹ thuậtcủa chiến
tranh tàn ác: “điệt giật, dùiđâm, daocắt, lửa nung” hòng làm nhụt ý chí của chị.
13
Hai vai chị tím bầm, dập nát, đôi chân bị thương nặng, những vết dao cắt, lửa
nung dâm vào vùng bùng thành những hố sâu hoắm. Trên cơ thể mảnh dẻ của
người con gái xứ Quảng ấy đầm đìa máu với hơn 50 vết thương trên người.
Nhưng ở chị dường như có một nghịlực phi thường, chị chịu đựng bao nhiêu cực
hình đó không một tiếng thở than rên xiết. Chị quên đi cái đau đớn để giữ vững
bảo toàn bí mật cho cách mạng. Tháng 10 năm 1958, Trần Thị Lý bị tra tấn tới
kiệt sức, địch cho rằng chị không thể sống được nữa nên đem vứt chị ngoài nhà
lao. Trần Thị Lý được cơ sở đưa về nhà chăm sóc, sau đó được đưa ra khỏi Gò
Nổi và được tổ chức đưa ra miền Bắc chữa trị các vết thương. Trong những năm
tháng chị điều trị tại Bệnh viện Việt Xô, nhà thơ Tố Hữu đã viết tặng chị bài thơ
“Người con gái Việt Nam” để tôn vinh sự kiên trinh, bất khuất của chị:
“Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, là mây hay là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?”
... “Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi em đã sống !
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng !”
... “ Từ cõi chết, em trở về, chói lọi
Như buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọi
Em trở về, người con gái quang vinh
Cả nước ôm em, khúc ruột của mình.”
(Trích “Người con gái Việt Nam – Tố Hữu”).
Hoặc giáo viên có thể sử dụng Báo cáo của ông Tôn Quang Phiệt về vụ thảm
sát ở nhà giam Phú Lợi (01-12-1958) để kể chuyện cho học sinh, giúp học sinh
hiểu rõ hơn về chính sách khủng bố của Mĩ – Diệm ở miền Nam trong những năm
1957 – 1959:
“Trạitập trung Phú Lợi thuộc tỉnh Thủ Dầu Một, cách Sài Gòn 33 cây số ở
một vùng rừng hẻo lánh. Trại rộng 120 mẫu tây, xung quanh có tường cao 3
thước. Có một hệ thống đồn bốt gồm 12 tháp canh với một tiểu đoàn bảo an vũ
trang đầy đủ và mật thám, cảnh sát bao vây xung quanh.
Hôm đó như thường lệ, đến bữa ăn anh chị em cùng nhau ra ăn cơm. Nhưng
vừa ăn xong thì ai nấy đều ôm bụng kêu la, nằm xuống dẫydụa, có người thể chất
yếu hoặc trúng độc mạnh thì chết lịm ngay.
Cảm biết là nhà cầm quyền miền Nam bỏ thuốc độc, cả trại náo động kêu la
ầm ỹ đòi bọn chúng mởcửa nhà giam cứu chữa. Nhưng bọn cai ngục đã được chỉ
thị ra lệnh cho lính khóa chặt các cửa nhà giam, đồng thời bủa lính bao vây trại,
14
canh giữ nghiêm ngặt các ngả đường ra vào.
Một số ít anh chị em đã cố đu người lên xà nhà dỡ nóc nhà trèo lên kêu cứu,
đòi chính quyền miền Nam phảiđem thuốc men cứu chữa. Nhưng bọn Mỹ - Diệm
đã cho lính bắn xả vào giết chết một số.
Tính ra chỉ trong ngày1-12, hơn 1.000 anhchị em đã bị chết rất thê thảm. Số
còn lại thì nằm mê man bấttỉnh. Trong lúc anh chị em trong các trại giam kêu la
ầm ĩ thì đồng bào xung quanh dò hỏi biết tin rất kinh hoàng và căm phẫn, nhiều
người kéo nhau tản cư về phía Sài Gòn, Chợ Lớn.
Đến ngày 2-12 thêm một số anh chị em nữa bị chết. Hơn 4.000 anh chị em
còn lại đã nhấttề tuyệt thực đấu tranh đòi Mỹ - Diệm phảicứu chữa những người
còn lại. Nhiều anh em cố gượng leo lên dỡ nóc nhà kêu cứu. Tiếng la thét vang
dậy cả khu trại.
Bọn Mỹ - Diệm lập tức điều động thêm về Phú Lợi một trung đoàn bộ binh
bao vây chặt chẽ trại tập trung, lùng khắp các xóm làng lân cận, hạ lệnh giới
nghiêm, cấm nhân dân tụ họp bàn tán.
Chúng lạicho xe vòi rồng đến phun nướcđàn áp cuộc đấu tranh. Từ sân tập
bắn, hàng loạtsúng liên thanh nổdồn vào phía các nhà giam. Anh chị em đã yếu
sức bị chết thêm một số, có anh chị em bị nước phun ngã từtrên xà nhà xuống gẫy
tay chân hay vỡ sọ mà chết lập tức.
Bọn Mỹ - Diệm muốn làm cho phi tang đã đưa dầu xăng phun vào trại và
ném bùinhùiđốt. Có một nhà giam bốc cháy, một số anh chị em còn sống bị chết
thiêu. Nhiều xác chết từ hôm 1-12 đã bị cháy tiêu.
Đồng bào xung quanh châu thành rất căm phẫn Mỹ - Diệm và thương xót
cho các nạn nhân, đã mua thuốc men kéo đến đòi được giúp đỡ những người bị
nạn. Các gia đình có thân nhân bị giam giữ rất là xao xuyến đã đòi các báo chí
Sài Gòn cho biết tin tức. Nhưng bọn Mỹ - Diệm cố tình bưng bít không cho các
báo đả động đến việc này.
Muốn đánh lừa dư luận bọn Mỹ - Diệm cho tung tin là ở Bình Dương có
bệnh ôn dịch, tù nhân bị bệnh mà chết.
Nhưng ai cũng biết là nói láo, vì sau khi vụ nàyxảy ra, người ta đã đem cơm
cho chó ăn thì chó chết, bỏ cho cá ăn thì cá chết. Cuối cùng chính quyền miền
Nam lại tung tin là các tù nhân uống thuốcđộc tự tử để đánh lừa dư luận. Nói láo
nữa! đồng bào chúng ta ở miền Nam là những người yêu nước đã có một truyền
thống anh dũng bấtkhuất, dẫu bịkhổ sở dưới sự khủng bố của Mỹ - Diệm vẫn đấu
tranh để sống, để đuổi Mỹ - Diệm ra khỏi miền Nam, để thống nhất nước nhà,
không khi nào có cái tư tưởng tự sát. Luận điệu Mỹ - Diệm nhất định không lừa
dối được ai, không lừa dối được nhân dân ta, không lừa dối được dư luận thế
15
giới”.
Dạy về diễn biến phong trào Đồng Khởi (1959-1960), giáo viên có thể sử
dụng truyện ngắn Rừng xà nu của tác giả Nguyễn Trung Thành để kể chuyện về
cuộc đấu tranh của nhân dân ngôi làng của người Giẻ Triêng có tên là làng Xốp
Nghét của xã Xốp, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum để giúp cho học sinh về cuộc
sống, chiến đấu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên kháng chiến chống đế quốc
Mĩ xâm lược:
“Hồi ấy, bị bọn Mỹ – ngụytàn ác tấn công, nhưng làng vẫn bí mật nuôi giấu
cán bộ cách mạng. Tnú và Mai được giao làm liên lạc cho Quyết, rồi được Quyết
dạy chữ.
Một lần, trong chuyến đưa thư của anh Quyết lên huyện, Tnú bị phục bắt,
bị tra tấn nhưng anh không khai. Ở tù 3 năm, Tnú vượt ngục, trở về làng thay anh
Quyết chỉ huy buôn làng chuẩn bị vũ khí chiến đấu và cưới Mai.
Tin làng Xô Man chuẩn bịvũ khí chờ thời cơ nổi dậy đến tai lũ chó săn nguỵ
quân Cộng hoà. Dục đưa lính đến lùng sục vây ráp. Cụ Mết, Tnú cùng thanh
niên lánh vào rừng. Không bắtđược Tnú, địch bắt Mai cùng với đứa con nhỏ chưa
đầy tháng.
Từ vị trí ẩn nấp, Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị nguỵquân đánh đập. Sôi sục
căm thù, Tnú nhảyxổ vào cứu vợ nhưng rồi Mai cũng chết, đứa con cũng chết anh
cũng bị bắt... Địch tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay Tnú trước mặt dân làng.
Tnú chịu đựng không kêu la. Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay,
Anh nghelửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi.
Răng anh cắn nátmôi anh rồi. Anh không kêu lên. Tnú không thèm kêu van, người
cộng sản không thèm kêu van.
Tnú thét lên một tiếng. Tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng
thét dữ dội hơn. Dân làng đồng thanh “giết”, nhất tề nổi dậy. Dục và quân địch
đã bị cụ Mết và thanh niên tiêu diệt sạch. Làng Xô Man giành phần thắng. Tnú
gia nhập bộ đội giải phóng miền Nam…”
Khi dạy bài 21, mục V.1 Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền
Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”” của Mĩ, giáo viên có thể
sử dụng đoạn trích trong tác phẩm “Những mẩu chuyện lịch sử” Nxb Giáo dục để
kể câu chuyện về “Con quái vật M.113” giúp học sinh hiểu sâu sắc về các chiến
thuật mới: “trực thăng vận”, “thiết xa vận” mà Mĩ sử dụng trong chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam:
“Đã từ lâu, vùng Đồng Tháp Mười nhưmột mũi đinh nhọn chĩa vào mắt bọn
xâm lược. Chúng rất cay vì bình định vùng này mà không làm nổi. Kể cả khá
nhiều trận, Mĩ – Diệm tấn công bào khu vực sình lầy song lần nào cũng hậm hực
16
thua đau. Chúng bàn nhau: “chiến thuật trực thăng vận” không thể áp dụng ở
vùng đầm lầy rậm rạp mênh mông này được vì không có chỗ cho máy bayhạ cánh
đổ quân mà dùng chiến thuậtnhảydù càng nguyhiểm. Phải tìm ra một thứ vũ khí
gì mới có thể vùng vẫy trên bùn nước.
Cho đến ngày 4/6/1962, theo hãng A.P, đế quốc Mĩ đã sáng chế ra một thứ
vũ kí mới toanh rất lợi hại đưa sang Việt Nam để tấn công vùng Đồng Tháp Mười.
Đó là loại xe bọc thép lội nước mà bọn Hakin đặt cho một cái tên khá hấp dẫn
“Thiết vận xa M.113”. Theo miêu tả thì loại xe này vừa chạy rất nhanh ở trên
ruộng khô, lại có thể lặn ngụp trong bùn nước, ao đầm. Mỗi xe, trang bị đầy đủ có
thể trở nặng hàngmấy tấn, trên nóc đặt một khẩu trọng liên 50 ly, đằng trước có
một tấm khiên bằng kim loại rất dày có thể chịu được sức công phá của đạn súng
cỡ 50 và 75 ly. Đặc biệt loại xe M.113 còn được trang bị tia hồng ngoại có thể
chiếu sáng ban đêm với tầm phóng khá xa, phát hiện được mọi chướng ngại vật
ngang đường.
Tên đạiúy Mĩ W. Bơ-ric-kơ, cố vấn của đại đội thiết xa vận M.113 đã phỉnh
phờbọn lính: “binh sĩ hành quân được ngồi trong thiết xa vận M.113 thì sẽ được
bảo đảm yên trí như ngồi trong hầm phòng ngự boong ke rất vững chãi. Có thể
nói chắcchắn rằng, loại xe này có thể giúp cho binh sĩ hoạt động với một niềm tin
mới và một tính chiến đấu mới. Ngoài tác dụng xung kích, loại M.113 này còn có
một giá trị tâm lí đặc biệt vì nó sẽ làm cho du kích việt cộng khiếp hãi khi nhìn
thấy “con quáivật bằng thép” này bất ngờ xuất hiện và gầm rú trên đồng ruộng,
kênh rạch”.
Khi dạy bài 21, mục V.2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt” của Mĩ, sau khi giáo viên tường thuật xong các thắng lợi của ta, để nhấn
mạnh hơn sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ cách mạng miền Nam, giáo viên có
thể sử dụng đoạn trích về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi trong sách “Những mẩu
chuyện lịch sử” của Nxb Giáo dục để xây dựng bài kể chuyện cho học sinh về tấm
gương hy sinh của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi:
“Nguyễn Văn Trỗi quê ở xã ThanhQuýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Gia đình nghèo, mẹ mất sớm, bố đi làm xa, anh sớm có ý thức tự lập, năm 15 tuổi
đã ra Đà Nẵng, rồi vào Sài Gòn tìm việc, lúc đầu làm nghề đạp xe xích lô, sau xin
vào học nghề thợ điện.
Anh sớm giác ngộ cách mạng. Trong những năm 1963 – 1964, phong trào
đấu tranh của nhân dân ta chống đế quốc Mĩ và bọn bù nhìn tay sau phát triển rất
mạnh, chính phủ Mĩphảicử nhiều pháiđoàn quân sự cao cấp sang miền Nam Việt
Nam xem xét tình hình tìm cách đối phó.
17
Các chiến sĩ biệt động nội thành khẩn trương triển khai các trận đánh địch.
Anh Trỗi mới lập gia đình nên tổ chức muốn giành cho anh một thời gian nghỉ
ngơi và thu xếp việc nhà nhưng anh đã xung phong nhận nhiệm vụ đặc biệt: đặt
mìn tại cầu Công Lí để giết tên MácNa-ma-ra, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mĩ, khi
xe của hắn đi qua, Anh đã bị kẻ thù bắt lúc đang thi hành nhiệm vụ (9-5-1964).
Giặc Mĩ và tay sau dùng mọi thủ đoạn dã man, thâm độc, từ dụ dỗ, mua
chuộc đến tra tấn, khủng bốđề hòng anh khai ra các cơ quan bí mất của ta trong
nội thành. Nhưng trước sau anh chỉ nhận có một mình mưu giết Mác Na-ma-ra.
Anh lớn tiếng khẳng định: “còn giặc Mĩ trên đất nước Việt Nam thì không ai có
hạnh phúc nổi cả!”.
Cuối cùng, chúng đưa anh ra pháp trường. Tháiđộ hiên ngang của anh trước
mũi súng quân thù đã làm cho chính bọn chúng khiếp đảm, run sợ, còn nhân dân
và nước và nhân dân tiến bộ thế giới đều kính phục, ngưỡng mộ. Những người du
kích Vê-nê-xuê-la đã bắt cóc một tên Đại tá Mĩ để đổi mạng cho anh, nhưng bọn
Mĩ lật lọng không giữ lời cam kết. Chúng xử bắn anh ngày15-10-1964 ở Sài Gòn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi trên tấm ảnh Nguyễn Văn Trỗi trên pháp trường
như sau: Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh
chống đế quốc Mĩ đến hơi thở cuối cùng. Chíkhí lẫm liệt của anh hùng Trỗi là một
tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu
thanh niên học tập”.
Nhà thơ Tố Hữu đã có những vần thơ ca ngợichiến công của người anh hùng
yêu nước ấy trong bài thơ: “Hãy nhớ lấy lời tôi”
Có những phút giây làm nên lịch sử
Có cái chết hoá thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca
Có những con người như chân lý sinh ra
Nguyễn Văn Trỗi
Anh đã chết rồi. Anh còn sống mãi
....
Phút giây thiêng anh gọi bác ba lần
Súng đã nổ, mười viên đạn Mĩ
Anh gục xuống. Không! anh thẳng dậy
Anh vẫn còn hô: Việt Nam muôn năm:!
Máu tim anh nhuộm đỏ đất anh nằm”.
Khi dạy về phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam trong đấu
tranh chống “Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, giáo viên có thể sử dụng
tư liệu trong tác phẩm “Chuyện kể về các nữ anh hùng thời đại Hồ Chí Minh”, Báo
18
Quân đội nhân dân (2004) kể chuyện về Nữ anh hùng Út Tịch – Người mẹ cầm
súng để khắc sâu cho học sinh hình tượng và vai trò của người phụ nữ - “đội quân
tóc dài” trong đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ:
“ChịNguyễn Út Tịch sinh năm 1920, quêở xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kẻ, tỉnh
Trà Vinh. Xuất thân trong một gia đình cố nông, ngay từ nhỏ chị đã đi ở đợ cho
địa chủ, chịu biết bao cay đắng, áp bứccủa đế quốc, phong kiến. Khi lấy chồng, cả
hai vợ chồng chị vẫn phảiđi ở đợ cho đến ngàycách mạng thángTám thành công.
Hai vợ chồng chị hăng hái tham gia cách mạng từ năm 1945.
Vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà, tuy đã 6 con nhưng chị Út Tịch vẫn
đánh giặcrất hăng hái, có nhiều mưu mẹo tài tình. Khi có thai 8 tháng vẫn chỉ huy
du kích đánh hai đồn giặc. Trong một trận địch càn vào xã, lúc đó Út Tịch vừa
sinh con được haitháng nhưng khinghetiếng súng, chị vội ôm con giấu dưới hầm
bí mật sau vườn, rồi tay cầm súng, vai vác xẻng, men theo chiến hào, chị chảy tất
tưởi về phía có tiếng súng nổ.
Chị bò đến một mô đất cao, đào ngay công sự rồi giương súng nhả đạn về
phía địch. Khi giáp trận, chị nhanh nhưcon sóc, chạy hết nơi này đến nơi khác, lợi
dụng địa hình, nổ súng giết giặc.
Vừa pháthiện một tên giặc đang trút đạn vào ấp, chị lặng lẽ luồn ra phía sau,
nhằm đúng đầunó bóp cò. Súng địch câm họng. Trong khi cố trườn lên bờ đê lấy
súng địch, do sức yếu bị trượt chân ngã lăn xuống ruộng ngất xỉu, tỉnh dậy chị lại
tiếp tục chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc.
Người con gái miền Nam anh hùng, Nguyễn Thị Út mưu tài dũng lược, đảm
đang đượcnhà nước tặng thưởng huân chương Quâncông giải phóng hạng Ba và
danh hiệu cao quý, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (8/5/1965).
Hay giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong tác phẩm “Vụ ám sát Ngô
Đình Diệm và J.F. Kennedy”, Nxb Công an nhân dân, 2003 (tr.61-63) để kể
chuyện về vụ Dương Văn Minh đảo chính giết anh em Diệm – Nhu, mở đầu cho
cuộc khủng hoảng triền miên của chính quyền Sài Gòn:
“ Vào lúc 1 giờ chiều ngày 1-11-1963, cuộc lật đổ bằng quân sự, cuộc đảo
chính chống chính quyền Diệm do tướng Việt Nam Dương Văn Minh (biệt danh là
Minh Lớn) cầm đầu. Để phòng ngừa, Minh Lớn ra lệnh giết một tướng chỉ huy hải
quân thân Diệm rất có thế lực và nhiều chỉ huyđặc biệt Nam Việt Nam ngay trước
khi cuộc đảo chính chính thức xảy ra, bóp chết mọi ý đồ tập hợp lại lực lượng và
rồi giao tranh bắt đầu bằng cuộc tấn công chớp nhoáng vào các trung tâm truyền
tin, các đàiphátthanh, Sởcảnh sát và Dinh Tổng thống lộng lẫy của Diệm. Trong
khi đó, các đơn vị quân đội chủ lực có thể được sử dụng để bảo vệ Diệm đã bị
khôn khéo điều động ra khỏi vùng giao tranh. Khi cuộc nổi dậy bắt đầu, Lodge
19
liền được tổ đặc trách CIA thông báo. Khi Diệm cho gọi đích thân bị đại sứ này
và yêu cầu được biết tháiđộ của Mĩ, Lodge đáp: “ Tôi cảm thấy không đủ thông
tin để có thể trả lời ngài”.
- Sao ông đại sứ lại có thể trả lời người đứng đầu một nước đồng minh như
thế?
- Lodgecho rằng ông không biết gì về lập trường của chính phủ ông! Diệm
gác điện thoại.
Cuộc đảo chính diễn tiến như một bộ máy đồng hồ. Khiđụng độ dữ dội nổ ra
tại Dinh Tổng thống, Diệm và Nhu tìm cách tẩu thoát qua một đường hầm ngầm,
sau đó được một người bạn ở Chợ Lớn che dấu (Chợ Lớn là nơi Nhu có nhiều
người quen thông qua một mạng lưới thuốc phiện). Thật thú vị để nói thêm ở đây,
như một chi tiết bổ sung cho bản chất của Diệm, Nhu, rằng các lực lượng bảo vệ
trung thành của Tổng thống trong dinh tiếp tục chiến đấu thêm nhiều tiếng đồng
hồ nữa và hi sinh mà không hay biết rằng vị Tổng thống mà họ đang chiến đấu
bảo vệ đã bỏ chạy từ lâu.
Khi đã đến được chỗ an toàn cách xa dinh, lẽ ra Diệm có thể gọi một cú điện
thoại theo cách không thể truy ra người gọi để khuyên các lực lượng bảo vệ của
mình trong dinh đầu hàng phe đảo chính để giữ mạng sống. Nhưng Diệm không
làm thế, ông ta quyết định để cho họ chết.
Nhưng chính Diệm cuối cùng cũng phải đầu hàng – vì quá ít lựa chọn – và
cuộc giao tranh chấm dứt. Sau một hồi mặc cả, Diệm đồng ý tiết lộ chỗ trốn của
mình và công khai đầu hàng Minh Lớn và các tướng lĩnh của ông nếu như họ hứa
để cho Diệm và Nhu an toàn chạy ra nước ngoài. Minh đồng ý.
Lúc đó Diệm cho ông biết ông và Nhu đang lẩn trốn trong một nhà thờ công
giáo ở ChợLớn, và ông đảm bảo rằng họ sẽ chờ quân của ông Minh tới bắt đưa
về tổng hành dinh đểông chính thức thoái vị. Minh phái các vệ sĩ của ông và một
trung đội quân ra đi thi hành lệnh bắt Diệm. Khi họ đến nhà thờ, Diệm và Nhu
hòa dịu nộp mình. Sau đó haiông được hộ tống ra khỏi nhà thờ và đưa vào trong
một chiếc xe bọc thép.
Ngaykhi cánh cửa chiếc xe bọc thép vừa đóng lại, Diệm và Nhu liền bị đánh
đập, trói gô bốn vó, rồi bị bắn cho tới chết”.
Khi dạy về việc chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền
Nam, giáo viên có thể kết hợp kể chuyện về 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc, dựa trên
tác phẩm cùng tên của tác giả Nghiêm Văn Tân:
“Tiểu đội 4 thuộc Đạiđội 552, Tổng đội Thanh niên xung phong 55 Hà Tĩnh
gồm 10 cô gái còn rất trẻ tuổi từ 17 đến 24 do chị Võ Thị Tần làm Tiểu đội trưởng
là đơn vị làm việc thường trực tại Ngã ba Đồng Lộc, chịu trách nhiệm san lấp bom
20
ở đoạn đường này để không đứt mạch giao thông nối hậu phương với tiền tuyến.
Bình thường tiểu đội hoạt động về đêm để lấp hố bom mà máybay đã bắn phá vào
ban ngày. Sau cuộc tổng tấn công và nổi dậy tết mậu thân năm 1968, ngãba Đồng
Lộc đã trở thành mạch máu giaothông quan trọng, nối liền hậu phương lớn miền
Bắc và tiền tuyến lớn Miền Nam. Đế quốc Mỹ biết được điều đó nên đã tìm mọi
cách cắt đứt con đường này. Thế nhưng những cô gái thanh niên xung phong đã
dũng cảm xả thân quên mình, quyết “sống bám cầu, bám đường”. Họ đã luôn
chiến đấu với khẩu hiệu “máu có thể chảy, tim có thể ngừng nhưngmạch máu giao
thông không baogiờ tắt”. Mưa bom bão đạn không thể làm khuất phục ý chí chiến
đấu của họ.
…Hôm đó, 10 cô gái ra đến hiện trường đã nhanhchóng triển khai công việc,
người đào, người xúc, hồ hởi làm việc, vừa làm vừa chuyện trò trêu đùa nhau.
Bỗng có một tốp máy bay vượt qua trọng điểm. Tất cả chị em nhanh chóng nép
mình vào triền đồi, nơi thành hố bom cũ tạo nên một cái rãnh lớn. Tốp đi sau của
tiểu đội 5 cũng dừng lại quan sát. Một lúc sau, hết tiếng máy bay cả tiểu đội tiếp
tục đứng dậy làm việc. Bất ngờ, một trong tốp chiếc máy bay lúc nãy quay lại, thả
một loạt bom. Một quả bom rơi trúng trước cửa hầm các chị đang còn trú ẩn.
Tiếng nổ chát chúa, đất đá tung toé, khói bom mù mịt, đen ngòm trùm lên cả đội
hình 10 cô.
Tốp thanh niên xung phong tiểu đội 5 đi sau chạy ào đến gào thét, bộ đội,
nhân dân ở gần đó cũng lao ra gọi tên từng người. Đến nơi, chỉ còn thấy hố bom
sâu hoắm, một vài chiếc cuốc, xẻnh văng ra nhưng không còn thấy một ai, không
nghethấy một tiếng người. Cả 10 cô gái thanh niên xung phong đã anh dũng hy
sinh. Suốt đêm hôm đó và cả ngày hôm sau, đồng đội đã đào bới, tìm kiếm thi thể
các chị, đem về tắm rửa sạch sẽ. Tất cả đều như đang vừa đi vào giấc ngủ dài.
Đồng đội đã đặt các chị vào khu đồi Bãi Dịa với lòng xót thương vô hạn.
Riêng chị Hồ ThịCúc, mãi sang ngày thứ 3 đồng đội mới tìm thấy chị cũng
ở trong căn hầm đó, do đấtđá vùi sâu quá nên đồng đội không tìm ra nổi. Lúc tìm
thấy chị trong tư thế ngồi, đầu đội nón, bên cạnh là cái cuốc, 10 đầu ngón tay bị
bầm tím vì đang bới đất để tìm đường ra….”
Khi dạy cho học sinh thành tựu của nhân dân miền Bắc trong chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ (1964 – 1968), giáo viên
có thể sử dụng tư liệu trong tác phẩm “Những mẩu chuyện lịch sử” của Nxb Giáo
dục để kể chuyện về anh hùng Nguyễn Viết Xuân nhằm khắc họa cho học sinh về
tấm gương chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ lực lượng phòng không, không
quân, thể hiện sáng ngời chân lí: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, đồng thời
thể hiện sức mạnh của một dân tộc giàu truyền thống cần cù, sáng tạo, chiến đấu
21
dũng cảm, lập nhiều thành tích trong chiến đấu:
“Nguyễn Viết Xuân sinh năm 1964, sinh ra trong một gia đình cố nông ở xã
Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 18/11/1964, nhiều tốp máy bay Mĩ đến bắn phá vùng Chả Lò thuộc
miền Tây tỉnh Quảng Bình. Ngayđợtđầu, 3 chiếc F.100 bất ngờ lao vào trận địa
của đạiđội, lúc đó là 10h43 phút. Khẩu đội trưởng khẩu đội 3 Nguyễn Duy Dĩnh
hô lớn: “Bắn!”.Loạtđạn xé không khí, đón lấy chiếc đi đầu. Bọn địch đổi hướng
và tập trung công kích vào khẩu đội 3. Cả trận địa nổ súng giòn giã đánh trả lũ
máy bayđịch. Một chiếc F.100 bốccháy lao xuống phía núinhưng một chiếc khác
đã phóng một loạt tên lửa về phía khẩu đội 3. Bất chấp nguy hiểm, Nguyễn Viết
Xuân lao ra khỏi công sự đứng bên khẩu đội hô lớn:”Nhằm thẳng quân thù,
bắn!”. Lướilửa của đại đội vây lấy lũ máy bay Mĩ và một chiếc nữa lại phải đền
tội. Đợt chiến đấu lần thứ nhất kết thúc vào lúc 11h 4 phút, đồng chí đi khắp các
khẩu đội để nắm tình hình.
Bọn địch lại ập đến bắn phá điên cuồng, bắn phá trận địa đại đội. Không
may đồng chí Xuân bị một viên đạn xiết vào đùi làm cho một chân bị giập nát.
Máu chảy xối xả. Xuân nghiến răng không kêu một tiếng. Chiến sĩ Tình quay lại
thấy chính trị viên bị thương, lửa căm thù bốc lên ngùn ngụt. Anh định thét vang
lên ngaygiữa trận địa để báotin cho tất cả đơn vị biết nhưng chính trị viên Xuân
đã ra lệnh cho Tình giữ im lặng. Đồng chí Xuân nói:
- Đồng chí không được cho ai biết tôi bị thương. Đồng chí hãy giúp tôi
truyền lênh chiến đấu.
- Tình gọi y tá Nhu. Thấymáu Xuân ra nhiều, y tá Nhu thương đến chảy nước
mắt nhưng Xuân vẫn bình tĩnh bảo:
- Đi băng cho những anh em bị thương đi đã.
Y tá Nhu không nghe lời Xuân nói, vội kéo chân của Xuân để băng. Xuân
bảo: Cậu cắt chân cho mình để khỏi vướng.
Nhu chần chừ không muốn cắt nhưng Xuân lại bảo:
- Cắt đi…và giấu cái chân vào chỗ kín hộ tôi.
Vì thiếu thuốc tê và dụng cụ, máu ra nhiều, chân nhức buốt nhưng Nguyễn
Viết Xuân vẫn cắn chặt chiếc khăn không bật ra một tiếng nào. Các khẩu đội biết
Xuân bịthương, lòng căm thù sôi lên. Những viên đạn xé đỏ không khí vút lên đón
lấy đầu máy bay địch. Một chiếc F.100 bịtrúng đạn, bốc cháy. Nó như con thú bị
chém ngang cổ, nhào đi hai vòng rồi mang theo khối lửa trên mình rơi chếch về
hướng Nam. Haichiếc còn lại hốt hoảng trước những làn đạn dày đặc của quân
ta không dám xà xuống thấp nữa. Chúng trúttừ trên cao loạt đạn cuối cùng và bỏ
chạy.
22
Chính trị viên Nguyễn Viết Xuân đã hy sinh nhưng hình ảnh người bí thư chi
bộ tận tụy, gương mẫu trong công tác, dũng cảm trong chiến đấu, có lòng yêu
thương đồng đội và nhân dân sâu sắc vẫn hiện rõ trong tâm trí các cán bộ, chiến
sĩ và nhân dân ta. “Nhằm thẳngquânthù, bắn!”,khẩu lệnh của anh đã trở thành
bất diệt. Đó là khẩu lệnh mang tinh thần quyết thắng giặcMĩ xâm lược của Đảng,
của quân độita và nhân dân ta, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam”.
Khi dạy bài 22 mục IV. 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, khi nhấn mạnh thành tích của
nhân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần hai,
đặc biệt là thắng lợi trong trận: “Điện Biên Phủ trên không” của quân dân miền
Bắc, giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trên báo Quân đội nhân dân năm 1973:
“Say mê rèn luyện, dũng cảm chiến đấu như anh hùng Phạm Tuân” để kể chuyện
về anh hùng Phạm Tuân:
“Phạm Tuânsinh năm 1947,quêxã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái
Bình. Nhập ngũ năm 1965,khiđược tuyên dương anh hùng đồng chílà Thượng úy,
trung đội trưởng đạiđội 5 máybay tiêm kích Mic 21, trung đoàn 92, sư đoàn 371,
Bộ tư lệnh Phòng không – Không quân, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong thời gian từ 18 đến 29/12/1972, may bay Mĩ đánh phá miền Bắc dữ
dội. Phạm Tuân xung phong trực chiến liên tục và chủ động xin được cất cánh
đánh máy bay của địch.
Đêm 18/12/1972, khi được lệnh cất cánh, mặc cho máy bay địch đánh phá
sân bay, đồng chí nhanh chóng vận động qua hố bom, đến nơi để máy bay và lập
tức cất cánh.
Phát hiện máy bay đồng chí bay lên, địch phóng tên lửa tới, anh bình tĩnh
tránh tên lửa địch đến khu vực chiến đấu kịp thời.
Đêm 27/12, nhiều tốp B52 từ Tây Bắc bay vào bắn phá Hà Nội. Được lệnh
cất cánh, phạm Tuân lập tức điều khiển máy bay tiếp cận khu vực có máy bay địch.
Anh dũng cảm xông thẳng vàotốp B52, bắn hai quả tên lửa, hạ tại chỗ một chiếc.
Sau đó nhanh chóng vượt khỏi tốp máy bay yểm trợ của địch về hạ cánh an toàn.
Hành động của anh được nhân dân và đồng đội mến phục, quân thù khiếp sợ.
Phạm Tuân luôn chịu khó nghiên cứu, học tập, lái thành thạo 2 loại máy bay
Mic 17 và Mic 21 trong mọi điều kiện thời tiết, giúp anh em lái mới nhanh chóng
cất cánh chiến đấu được. Đơn vị do anh phụ trách ngày càng tiến bộ. Anh luôn
gương mẫu chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh chiến đấu, khiêm tốn giản dị, được mọi
người tin yêu.
Đồng chí Phạm Tuânđượctặng thưởng 1 huân chương Quân công hạng ba
và danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
23
Khi dạy bài 23, Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở Miền Bắc, giải
phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975), khi dạy về diễn biến của chiến dịch Hồ
Chí Minh, giáo viên có thể kết hợp sử dụng tư liệu trong tác phẩm “Chiến dịch Hồ
Chí Minh qua hồi ức các tư lệnh và chính ủy”, Nxb Quân đội nhân dân, để kể
chuyện lịch sử cho học sinh. Về việc đánh chiếm Dinh Độc Lập đồng chí Phạm
Xuân Thệ, Trung đoàn phó trung đoàn 66, sư đoàn 304 đã kể lại như sau:
“Tiêu diệt xong mấy xe tăng của địch, tăng của Lữ đoàn 203 lao vút ngayqua
cầu SàiGòn. Trên mỗi xe tăng của ta đều có một tiểu đội bộ binh của Tiểu đoàn 7
trung đoàn 66. Anh em đặc công cũng bám vào xe tăng, thẳng tiến. Tôi đi trên
chiếc xe thép lấy được của địch ở Đà Nẵng, sau mấy chiếc xe tăng đi đầu xe nào
cũng cắm lá cờ nửa đỏ nửa xanh bay phần phật trước gió…. Theo sự phân công
của trung đoàn trưởng, tôi đi cùng Tiểu đoàn 7 vào chiếm Dinh Độc Lập. Lính dù
đứng trước Dinh Độc Lập, chúng đều mang súng nhưng không có hành động
chống cự gì. Anh em ta cũng chỉ bắn chỉ thiên. Xe tăng thứ nhất của ta tiến vòng
sang phía trái Dinh Độc Lập, xe tăng thứ hai mang biển hiệu 843 tiến thẳng vào
dinh, húcđổ cổng. Bọn lính dù dạt vào góc trái sân ở trước dinh. Các xe khác lần
lượt vây quanhDinh Độc Lập. Bộ binh, đặccông nhảyxuống, chiếm lĩnh các vị trí
cao, vị chí chiến đấu thuận lợi
- Nguyễn Hữu Hạnh - phụ tá cho Tổng thống Dương Văn Minh đưa đồng chí
Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó trung đoàn 66, sư đoàn 304 vào phòng khánh
tiết, nơi đang tập trung Nội các Sài Gòn.
- Dương Văn Minh cúi chào nói: Chào cấp chỉ huy. Trước sức mạnh của
quân giảiphóng, Chúng tôi biết thế nào chúng tôi cũng thất bại. Toàn bộ nội các
chúng tôi đang chờ quân giải phóng vào để bàn giao.
Ngừng một giây tôi nói tiếp: Bây giờ các anh chỉ có việc đầu hàng. Mặt
Dương Văn Minh bỗng tái đi. Ông ta cúi đầu xuống, trầm ngâm. Nhiều tiếng xì
xào, lầm rầm trong phòng khánh tiết. Vẻ buồn và thất vọng lộ rõ trên nét mặt từng
người, bên ngoài nhiều tràng súng tiểu liên nổ nối tiếp nhau làm cho không khí
trong phòng thêm nặng nề.
Lúcđó khoảng 9 giờ rưỡi. Đồng chí Phạm Xuân Thệ nói: Dương Văn Minh
ông hãy ra tuyên bố đầu hàng ở đài phát thanh. Từ âu sầu đến ngạc nhiên và lo
lắng, Dương Văn Minh trao đổi gì đó với Vũ Văn Mẫu và mấy người khác. Bên
ngoài, những tràng tiểu liên vẫn nổ giòn giã với tiếng reo của nhân dân: Hoan hô
Quân giải phóng, Sài Gòn giải phóng muôn năm!
Dương Văn Minh đến trước tôi cúi đầu: Thưa cấp chỉ huy quân giải phóng,
súng nổ nhiều lắm. Đi ra ngoài bây giờ an toàn sao được. Hay là ...
- Vẻ mặt Dương Văn Minh càng tái hơn.
24
- Các ông không lo. Chúng tôi đảm bảo sự an toàn cho các ông -đồng chí
Phạm Xuân Thệ tiếp lời. Sau khoảng 30 phút từ lúc tôi vào phòng khánh tiết,
Dương Văn Minh là Vũ Văn Mẫu mới chịu ra đàiphátthanh tuyên bố đầu hàng và
cũng không lâu sau, bộ đội ta từ các hướng đã tràn vào khắp các đường phố. Lá
cờ nửa xanh nửa đỏ, với ngôi sao sáng ngời đã được Đại đội trưởng xe tăng Bùi
Quang Thậnkéo lên nóc Dinh Độc Lập. Lúc ấy là 11h30 ngày 30 – 4 – 1975. Cờ
bay gieo vui mang đến cho người dân thành phố lòng tự hào dân tộc và không khí
trong lành của của độc lập tự do. Các nhà báo nước ngoài cũng như trong nước
chạy hết góc này đến góc khác, ghi lại hình ảnh giờ phút này trên đường phố Sài
Gòn giải phóng”
2.3.2. Xây dựng các bài miêu tả, tường thuật
Trong quá trình dạy học lịch sử, việc miêu tả, tường thuật không chỉ để tái
hiện nhằm khôi phục lại hình ảnh của quá khứ mà nó còn giúp học sinh nhận thức
sâu sắc sự kiện, qua đó có thể trình bày suy nghĩ, hiểu biết, tìm tòi nghiên cứu của
mình. Việc sử dụng phương pháp miêu tả, tường thuật giúp giáo viên thực hiện
được nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển tư duy học sinh.
Chẳng hạn, khi dạy về tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp
định Giơnevơ, giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong tác phẩm “Miền Nam Việt
Nam từ sau Điện Biên Phủ” của tác giả Nguyễn Khắc Viện để khắc họa cho học
sinh về thực chất của chế độ Mĩ – Diệm ở miền Nam Việt Nam.
“Trong tổng số 14 đến 15 tỉ đồng (tiền Việt Nam), quân đội chiếm trung
bình tư năm đến sáu tỉ, bộ máy hành chính bao gồm các cơ quan cảnh sát và an
ninh cũng chiếm bằng ngần ấy. Hơn một tỉ được dành để làm những con đường
giao thông nhằm tạo thuận lợi cho các cuộc hành quân…
Người ta thấy phần ngân sách dành cho cảnh sát và an ninh thậm trí còn
vượt quá phần giành choquân độicùng với đà mở rộng quy mô của các cuộc hành
quân đàn áp. Việc xem xét ngân sách làm nổi bật lên một sự thật chính quyền
Diệm chung quychỉ là một bộ máy quân sự và cảnh sát khổng lồ, bên cạnh nó thì
những cơ quan kinh tế, văn hóa, xã hội chẳng qua chỉlà những mẩu đầu thừa đuôi
thẹo.
Vì con số những người bị giam không giảm, Chính phủ buộc phải dành
trong dự án ngân sách của năm nay, 112 triệu đồng cho các nhà tù. Biết rằng, sáu
triệu đồng được dành cho trường Đại học Huế, một bài tính đơn giản đủ chỉ ra
rằng với số tiền dành cho các nhà tù, ngườita có thể xây dựng thêm 19 trường đại
học mới.
Các nhà tù được mô tả như sau:
25
Chúng ta hãychọn một phòng trong số nhiều phòng giam khác trong nhà tù
Gia Định có 15m chiều dài, 3,6m chiều rộng, tức là 54m2, trong đó chồng chất 150
người bị giam; chỉ cần làm một phép chia để thấy rằng cứ ba người một mét
vuông. Đấy chính là nơi những người bị giam ăn, nằm, rửa ráy và đại tiện. Chậu
đựng phân đượcđặt ở một góc phòng... Ngồixổm thì những ngườibị giam vừa vặn
có đủ chỗ, nếu ngồixếp bằng thì hết sức chật. Ban đêm, họ phải nằm nghiêng, co
quắp ngườilại mới có thể ngủ. Vì vậy, một phần tư trong số họ phải đứng thường
xuyên để cho người khác có thể duỗi ming một chút!... Một số ít bị giam ở đây từ
15 đến 18 tháng nay mà chưa hề được ra trước tòa án. Đối với tỉnh Quảng Nam,
các nhà lao nhỏ xíu của tỉnh chứa đến 2000 người.
Ở các thành phố, những vụ bắt bớ vào ban đêm, không xét xử, do cảnh sát
mật tiến hành, tiếp theo đó là sự thủ tiêu về thể xác hoặc đày ra các nhà tù Côn
Đảo, Phú Quốc, Chí Hòa... tình trạng đó như một sự đe dọa chết chóc treo lơ lửng
trên đầu tất cả mọi người, kể cả các viên chức cao cấp. Những viên bộ trưởng như
Nguyễn Hữu Châu, những viên tướng nhưDương Văn Đức đã chỉ thoát chết bằng
cách bỏ trốn sang Pháp.”
Dạy bài 21, mục V.2: Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961-1965), giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong
tác phẩm “Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963” của tác giả Lê
Cung để xây dựng bài miêu tả về phong trào đấu tranh chính trị chống chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ – Diệm của nhân dân miền Nam Việt Nam, nhất là
đấu tranh của đội ngũ tăng ni, phật tử:
“Ngày11-6-1963, tạingã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (Sài
Gòn), Hòa thượng Thích Quảng Đứcđã anh dũng tự thiêu trước sự chứng kiến của
hàng chục vạn tăng ni, phật tử cùng những quan sát viên, báo chí quốc tế. Lực
lượng Diệm được điều động đến để hòng phá tan cuộc tự thiêu nhưng bị thất bại vì
tăng ni, phậttử đã kiên quyết bảo vệ bằng cách vây quanh nhà nhiều vòng. Cuộc
hi sinh phi thường và dũng cảm của Hòa thượng Thích Quảng Đức, hình ảnh cụ
ngồi thẳng nhưtượng đá trong ngọn lửa rực hồng đã nhanh nhưmột làn sóng điện
làm sôi nổi dư luận trong cả nước Việt Nam và trên thế giới. Ảnh của vị hòa
thượng Việt Nam Thích Quảng Đức ngồi trong ngọn lửa được đăng trên hầu hất
các báo khắp năm châu, với những dòng chữ nói lên sự khâm phục”.
Khi giảng dạy về thành tựu của nhân dân miền Nam trong chiến đấu chống
“Chiến lược Chiến tranh cục bộ” của Mĩ, giáo viên có thể sử dụng những đoạn
trích trong tác phẩm “Tiến trình Lịch sử Việt Nam” của tác giả Nguyễn Quang
Ngọc, xây dựng thành bài tường thuật về những thắng lợi mở đầu trong chiến đấu
chống “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam:
26
“Cuốitháng 3 năm 1965,đơn vị lĩnh Mĩ đầu tiên vào đóng quân tạiĐà Nẵng.
Ngày24-5-1965, mộtnhóm gồm 7 chiến sĩ đặc công Quảng Nam đã tập kích diệt
gọn một trung đội địch ở Cầu Sắt (Quảng Nam).
Đêm 26 rạng sáng 27 tháng 5, bộ đội quân khu 5 cùng lực lượng đặc công bí
mật tập kịch một đơn vị lính thủy đánh bộMĩ ở Núi Thành(QuảngNam), loại khỏi
vòng chiến đấu 180 tên. Đây là chiến thắng đầu tiên của lực lượng vũ trang cách
mạng miền Nam, tiêu diệt gọn một đại đội địch, mở đầu phong trào “tìm Mĩ mà
diệt” trên khắp miền Nam.
Ngày18-8-1965, Mĩsử dụng 9000quâncàn quétvùng Vạn Tường (Bình Sơn
– Quảng Ngãi)nhằmtiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. Chúng hi vọng sẽ giành được
thắng lợi đầu tiên cho quân viễn chinh.
Lực lượng bộ đội và du kích địa phương bám trụ kiên cường đánh địch. Sau
một ngàychiến đấu, đã đánh bạicuộc càn quét đầu tiên đông quân nhất của địch
trên chiến trường miền Nam. Chiến thắng Vạn Tường có ý nghĩa như Ấp Bắc với
quân Mĩ, nó chứng tỏ một cách hùng hồn khả năng của ta đánh bại được quân Mĩ
trong điều kiện chúng có ưu thế tuyệt đối về binh lực và hỏa lực”.
Khi dạy mục 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản
xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong tác
phẩm “Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước”, của Viện nghiên cứu Lịch
sử Quân sự Việt Nam để xây dựng thành bài tường thuật:
“Ngày 14-12-1972, Ních-xơn chính thức phê chuẩn kế hoạch tấn công ồ ạt
bằng không quân chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng với mật danh Lai-nơ Bếch-cơ
2.
Theo kế hoạch, một lực lượng lớn không quân Mĩ sẽ tiến hành đánh phá dữ
dội và liên tục 24/24 giờ. Các máy bay chiến lược B52 sẽ hoạt động về ban đêm.
Máy baychiến thuậtvừa làm nhiệm vụ yểm trợ cho máy bay B52, vừa sử dụng vũ
khí, khí tài, điều khiển bằng tia lade để công kích, chế áp mạnh các mục tiêu, đặc
biệt là sân bay, trận địa tên lửa, trận địa pháophòng không. Với các loại máy bay
và vũ khí, khí tài hiện đại, đế quốc Mĩ tin rằng, thông qua đòn đánh có tính chất
hủy diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng miền Bắc, buộc chúng ta phảitrở lại hội nghị
Pari, chấp thuận các đòi hỏi của Mĩ.
Toàn bộ lực lượng không quân chiến lược, chiến thuật Mĩ ở khu vực Đông
Nam Á, TháiBình Dương được huy động vào chiến dịch này. Trên vùng biển Việt
Nam, 5 tàu sân baybắt đầu tiến dần vào Vịnh Bắc Bộ, các căn cứ quân sự của Mĩ
ở Philippin nhậnthêm 50 máy bay tiếp dầu. Ních xơn ra lệnh cho không quân và
hải quân Mĩ tiếp tục bao vây, phong tỏa vùng biển miền Bắc, tập trung vào cảng
27
Hải Phòng. Tổng thống Mĩ đích thân theo dõi, kiểm soát toàn bộ quá trình chuẩn
bị và thực hành chiến dịch.
…
19 giờ 10 phút ngày 18-12-1972, ra đa cảnh giới của ta phát hiện các tốp
máy bay B52 đang bay vào vùng trời miền Bắc. 19 giờ 15 phút, lệnh báo động
khẩn cấp được phát ra. Ít phút sau, máy bay F111 ập tới ném bom sân bay Nội
Bài, sân bay Kép. Từ 19 giờ 15 phút, hàng chụctốp máy nay B52 được hàng trăm
máy bay cường kích và tiêm kích hộ tống đã tới vùng trời Hà Nội, ồ ạt dội bom
xuống khu vực sân bay Nội Bài, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm, Mễ Trì…Một số
sân bayvà Đàiphátthanh Mễ Trì bị bon B52 phá nát. Một số trận địa tên lửa, trận
địa cao xạ bảo vệ sân bay Nội Bài, Cầu Đuống, Gia Lâm bị không quân Mĩ đánh
trúng.
Các ngày19, 20 tháng 12, máybay chiến thuật của Mĩ tiếp tục đánh phá các
mục tiêu ở Hà Nội, Yên Bái, Quảng Ninh,sục tìm các sân bay dã chiến và trận địa
tên lửa của ta. Đêm 19, 20 tháng 12, mỗi đêm gần 100 lần chiếc máy bay B52 liên
tục dội bom xuống Hà Nội, trong lúc máy bay chiến thuật đánh phá Hải Phòng,
Thái Nguyên, Bắc Giang.
Liên tục trong các ngành từ20 đến 24-12, mỗi đêm địch sử dụng trên dưới 30
lần chiếc máybay B52 đánh phá cácmục tiêu. Ngày26-12, chiến dịch tập kích Hà
Nội, Hải Phòng của không quân Mĩ tiếp tục sau 36 giờ ngừng hoạt động nhân dịp
lễ Nô en.
Dồn lực lượng đánh đòn quyết định, đế quốcMĩ đã gây cho ta những tổn thất
nặng nềvề ngườivà của. Ở Hà Nội, hơn 100 điểm của thành phố bị bom Mĩ đánh
trúng, hàng trăm ngườichết, hàng ngànngườibị thương. Riêng phố Khâm Thiên,
bom B52 đã sát hại 300 người, phá sập 2000 ngôinhà. Ở HảiPhòng, 11 tiểu khu ở
Hồng Bàng, LêChân và một số xã ngoạithành bị hàng ngànquả bom B52 càynát.
Dưới bom đạn quân thù, Hà Nội, Hải Phòng không hề nao núng. Lực lượng
phòng không kiên cường đánh trả. Các chiến sĩ rada phátsóng, lọc qua những lớp
nhiễu dày đặccủa địch để tìm kiếm mụctiêu B52. Không quâncủa ta xuất kích cản
phá, gâyrối đội hình máy bay yểm trợ các tốp B52. Từ các trận địa tên lửa, pháo
cao xạ và súng máy cao xạ của ta liên tiếp bắn lên.
Trong 12 ngày đêm dùng B52 tập kích vào Hà Nội, Hải Phòng đã sử dụng
35000 tấn chấtnổ, 729 lần chiếc máy baychiến lược B52, gần 4000lần chiếc máy
bay chiến thuật. Riêng Hà Nội, địch đã tập trung 444 lần chiếc máy bay B52 và
hơn 1000 lần chiếc máy baychiến thuật đánh phá.Nhưng Mĩ chẳng những không
đạt được mục tiêu của cuộc tập kích chiến lược mà còn bị thất bại nặng nề: 81
máy bay hiện đại bị bắn rơi, 43 giặc lái bị bắt sống. Ngày 30-12, chính Phủ Mĩ
28
buộc phảiđơn phương tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam từ vĩ
tuyến 20 trở ra và đề nghị ta nối lại cuộc đàm phán ở Pari”.
Khi dạy bài 23: “Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội miền Bắc, giải phóng
hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975)”, mục II. Miền Nam đấu tranh chống địch
“bình định, lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn, giáo viên có
thể sử dụng các đoạn trích trong tác phẩm “Đại thắng mùa Xuân 1975” của Đại
tướng Văn Tiến Dũng khi nói về tình hình nội bộ của chính quyền Sài Gòn sau
hiệp định Pari 1973, để giúp học sinh khắc sâu kiến thức:
“BáoTiền Tuyến của quân độingụy nêu đầu đề suốt 8 cột: “Cộng hòa Việt
Nam không bao giờ đầu hàng cộng sản”. Nhưng Vayen ngày 21 tháng 4 đã than
thở: “tình hình quân sự là tuyệt vọng”. Và trong một bài diễn văn ở trường
Niuolân ngày 23 tháng 4, Pho đã ngầm ngùi nói: “Chiến tranh đã kết thúc đối
với người Mĩ, không thể giúp đỡ người Việt Nam được nữa, họ phải đương đầu
với bất cứ số phận nào đang đợi họ”.
Nội bộ quan thầy bi đát, rối ren, nội bộ bọn tay sai ở Sài Gòn cũng lâm vào
thời kì khủng hoảng cực kì nghiêm trọng...chủ nghĩathực dân mới của Mĩ thường
thực hiện chính sách dùng nhiều ngựa. Trong tình hình bình thường, chính sách
này có tác dụng kiềm chế lẫn nhau giữa bọn tay sai, vừa tạo ra bộ mặt dân chủ
giả hiệu, lừa mị quần chúng, vừa che đậy sự thống trị của Mĩ. Song, trong cơn
nguykhốn, chính sách nàylại sinh phản tác dụng. Cáctập đoàn tay sai không chỉ
hoạt động theo chiều hướng cấu kết để kêu gào“chống cộng” ngăn chặn thất bại,
mà còn biến thất bại thành một thứ vũ khí chống lại nhau, thanh toán lẫn nhau,
tranh nhau làm ngựa nòi cho Mĩ, làm cho bộ máyngụyquyền ngàycàng suy yếu”.
Khi dạy về trận then chốt mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên ở Buôn Ma
Thuột, giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong tác phẩm “Tiếng Sấm Tây
Nguyên” của Nxb Từ điển Bách Khoa để tường thuật về trận đánh này:
“TạiBuôn Ma Thuột, quân địch lúc nàyở trong thị xã có cơ sở chỉ huy pháo
binh 1 xe tăng, 2 tiểu đoàn bảo an. Quân số khoảng 8.000 tên.
2 giờ sáng ngày 10 – 3 – 1975, Trung đoàn đặc công 198 tiến công 3 vị trí:
sân bay Hòa Bình, sân bay thị xã, cụm kho Mai Hắc Đế.
Cùng giờ hỏa lực H12 và ĐKB của ta đánh vào sư đoàn bộ sư đoàn 23, chỉ
huy sở tiểu khu và khu pháo binh thiết giáp. Địch vẫn đinh ninh rằng cũng như
năm 1968, ta chỉ dùng đặc công và pháo binh đánh rồi sẽ rút.
Cùng lúc, khi pháo bắt đầu bắn, lợi dụng tiếng nổ mũi tiến công của ta tập
kích cách thị xã 10 – 15 km, xe tăng 20 – 25 km có bộ phận 40 km, bắt đầu vượt
sông Sêrêpốc tiến vào tuyến xuất pháttiến công. Một cuộc tiến công gồm 12 trung
đoàn binh chủng trên 5 mũi khác nhau đã được điều khiển nhịp nhàng, chặt chẽ.
29
Một cuộc tiến công quân binh chủng hợp thành tuyệt đẹp. 5 giờ ngày 10 tháng 3
năm 1975 toàn bộ đội hình đã chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công hình thành thế
bao vây sát thị xã.
5 giờ 30 phútpháobinh bắn thử, 7 giờ 15 phútpháobinh bắtđầu trút bão lửa
xuống các mục tiêu quy định. Pháocao xạ tiến sát đội hình bộ binh. 9 giờ ngày 10
– 3 các mũi bộ binh Sư đoàn 23 trên tất cả các hướng quân địch đều chống trả
quyết liệt.
Đêm 10 – 3, Liên đoàn biệt động quân 21 đượclệnh từ Buôn Hồ tiến về thị xã
để cứu nguycho sở chỉ huysư đoàn 23, nhưng đến khu vực suối Ja Tum vấp phải
quân ta. Bọn nàyđã chuồn ra phía đông thị xã ẩn nấp. Trong đêm 10 – 3 ta nắm
lại tình hình, tổ chức hiệp đồng lại các mũi, hội quân ở sư đoàn bộ sư đoàn 23. 6
giớ sáng ngày 11 tháng 3 quân ta đánh chiếm Sở Chỉ huy Sư đoàn 23. Mục tiêu
chủ yếu của trận đánh đã hoàn thành,cơ quan đầu nãocủa địch ở Buôn Ma Thuột
đã bị đập tan.
Đến 11 giờ trưa ngày 11 – 3 – 1975, ngọn cờ chiến thắng của bộ đội Tây
Nguyên đã phấtcao trên nóc hầm chỉ huy sư đoàn 23 ngụy. Sau đó, quân ta nhanh
chóng pháttriển thắng lợi tiêu diệt địch ở các vùng phụ cận như hậu cứ 45, trường
huấn luyện, căn cứ 53 ở ấp Châu Sơn.
Trận đánh thị xã Buôn Ma Thuột là một trận tiến công xuất sắc. Chỉ trong
vòng 33 giờ, bằng nghệ thuật chiến đấu tài giỏi, bằng sức mạnh hiệp đồng binh
chủng quy mô lớn và bằng tinh thần chiến đấu của cán bộ, bộ đội ta đã lập nên
chiến công Tây Nguyên đại thắng vang dội, làm đòn mở đầu cho cuộc Tổng tiến
công chiến lược mùa Xuân 1975”.
Khi dạy về chiến dịch Huế - Đà Nẵng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
xuân 1975, giáo viên cũng có thể sử dụng đoạn trích trong tác phẩm “Đại thắng
mùa Xuân” của đại tướng Văn Tiến Dũng để tường thuật về chiến dịch giải phóng
Đà Nẵng:
“Từngày25 – 3 thành phốĐà Nẵng trở nên hỗn loạn. Các lực lượng của ta
tiến nhanh áp sát thành phố. Địch buộc phải bỏ kế hoạch co cụm ở Đà Nẵng và
bắt đầu dùng máy bay bôinh 727 và máy bay lên thẳng di tán bọn cố vấn Mĩ và
một phần lực lượng ngụy. Chúngtranh nhaulên máy bay, gây ra cảnh huyên náo,
ẩu đả ở sân bay. Có những tên bị bánh máybayđè nát trên đường băng hoặc mắc
kẹt trong càng máybay lên thẳng. Binh lính, sĩ quan ngụycùng gia đình chen nhau
chạy.
Sư đoàn thủy quân lục chiến địch trước khi rút chạy gây ra nhiều vụ cướp
bóc, bắn nhau và hãm hiếp phụ nữ. 3.200 tân binh địch ở trung tâm huấn luyện
Hòa Cầm nổi dậy đấu tranh bỏ ngũ chạy ra với cách mạng hoặc về nhà. Pháo lớn
30
của ta bắtđầu vào sân bay Đà Nẵng, căn cứ Hòa Khánh nơiBộ Tư lệnh sư đoàn 3
ngụy đóng, cảng Sơn Trà, sở chỉ huy sư đoàn ở Non Nước làm cho địch trong
thành phốcàng hoảng loạn. Anh em ta bị địch bắt giam ở nhà lao Non Nước vùng
dạy nhà lao, thoát ra ngoài. Sư đoàn 2 của Quân khu 5 do đồng chí đại tá Nguyễn
Chơn – Anh hùng quânđộilàm Sư đoàn Trưởng ở phía nam Đà Nẵng. Ngày 29/3,
bộ binh và xe tăng thuộc Quân đoàn 2 cùng lực lượng vũ trang của quân khu V từ
bốn hướng bắc, tây bắc, tây nam và nam nhanh chóng đánh thẳng vào thành phố
chiếm sân bay Nước Mặn. Một số cơ sở cách mạng và quân biệt động ta ở trong
thành phố chiếm cầu Trịnh Minh Thế, cắm cờ ở tòa thị chính, tự vệ và nhân dân
dẫn đường cho bộ đội chiếm nhanh chóng các vị trí địch và đuổi bắt tàn quân địch.
Trong vòng 32 giờ ta đã tiêu diệt và làm tan rã hơn 100.000quân địch ở Đà Nẵng
chiếm được một căn cứ quân sự liên hợp mạnh, giảiphóng Đà Nẵng, ta đã kết thúc
quá trình tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân đoàn 1, xóa bỏ Quân khu I của
ngụy, tạo điều kiện thúc đẩyquân ngụynhanhchóng đitới chỗ sụp đổ hoàn toàn”.
2.3.3. Sử dụng tài liệu Văn học để khắc sâu kiến thức cho học sinh
Giáo viên khi dạy học lịch sử nếu biết khắc sâu những kiến thức cơ bản bằng
các phương pháp phù hợp sẽ giúp học sinh hiểu bài sâu sắc, trên cơ sở đó trình
độ nhận thức của các em sẽ được nâng lên ở mức khái quát lí luận, việc khắc sâu
kiến thức cũng là một yếu tố quan trọng để giáo dục tư tưởng chính trị, hình
thành thế giới quan khoa học và phát triển năng lực tư duy của học sinh.
Khi dạy về chiến dịch tố cộng, diệt cộng của chính quyền Diệm ở miền Nam
Việt Nam trong những năm 1957 – 1959, giáo viên có thể sử dụng đoạn thơ trong
bài “Lá thư bến Tre” của Tố Hữu, miêu tả về tội ác của Mĩ – Diệm trong chiến
dịch này:
“Biết không anh? Giồng Keo, Giồng Trôm.
Thảm lắm anh à, lũ ác ôn
Giết cả trăm người, trong một sáng
Máu tươi lênh láng đỏ đường thôn.
Có những ông già, nó khảo tra
Chẳng khai, nó chém giữa sân nhà
Có chị gần sinh, không chịu nhục
Lấy vồ nó đập, vọt thai ra.
Anh biết không? Long Mỹ, Hiệp Hưng
Nó giết thanh niên, ác quá chừng.
31
Hăm sáu đầu trai bêu cọc sắt
Ba hôm mắt vẫn mở trừng trừng!
Có em nhỏ nghịch, ra xem giặc
Nó bắt vô vườn, trói gốc sau
Nó đốt, nó cười… em nhỏ hét:
“Má ơi, nóng quá, cứu con mau!...”.
Giáo viên có thể sử dụng bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” của tác giả Lê Anh
Xuân để tạo biểu tượng cho học sinh về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ quân
giải phóng khi tấn công vào các vị trí đầu não của địch ở Sài Gòn như Tòa Đại sứ
Mĩ, Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, Đài phát thanh, Sân bay
Tân Sơn Nhất… trong cuộc Tổng tiến công và nội dậy Xuân Mậu Thân năm 1968:
“Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và anh chết trong khi đang dứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng
Chợt thấy anh giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân anh tránh đạn
Bởi anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công…”
Để khẳng định quyết tâm và ý chí sắt đá của nhân dân Việt Nam kiên quyết
chống Mĩ đến thắng lợi cuối cùng, giáo viên có thể sử dụng Di chúc của chủ tịch
Hồ Chí Minh để khắc sâu kiến thức cho học sinh:
“Cuộckháng chiến chống Mĩ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hi
sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mĩ đến
thắng lợi hoàn toàn.
Còn non, còn nước, còn người
Thắng giặc Mĩ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhấtđịnh sẽ hoàn toàn thắng lợi.
Đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất.
Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là
một nước nhỏ mà anh dũng đánhthắng haiđếquốc to là Pháp và Mĩ, đã góp phần
xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc…”
Khi dạy về cuộc tiếng công chiến lược năm 1972, giáo viên có thể sử dụng
đoạn trích trong tác phẩm “Huyền thoại thành cổ Quảng Trị”, Nxb Quân đội nhân
dân để khắc họa cho học sinh về tấm gương chiến đấu hi sinh của các chiến sĩ
thành cổ Quảng Trị qua những đoạn:
32
“Chỉ trong 81 ngày đêm với chiến dịch tái chiếm Thành Cổ, quân đội Mỹ -
Ngụy đã ném xuống đây 328.000 tấn bom đạn, tương đương với sức công phá của 7
quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima năm 1945. Những chiến sĩ
Thành Cổđã chiến đấu ngoan cường từ ngày28/6/1972đến 16/9/1972, tiêu diệt 2
sư đoàn cơ động chiến lược của địch, diệt 26.000 tên, bắt sống 71 tên, đánh thiệt
hại nặng 19 tiểu đoàn, phá hỏng 349 xe quân sự trong đó có 200 xe tăng và thiết
giáp, bắn rơi 205 máy bay, thu 500 súng các loại. Tại chiến trường vô cùng ác liệt
này, hàng ngàn người con ưu tú của Tổ quốc đã ngã xuống đem theo tuổi thanh
xuân, đem theo bao ước nguyện hóa thân vào lòng đất…”
Hay giáo viên có thể sử dụng bài thơ "Lời người bên sông" của tác giả Lê Bá
Dương để khắc sâu cho học sinh về sự hi sinh anh dũng của các chiến sĩ quân đội
nhân dân Việt Nam bên dòng sông Thạch Hãn ở thành cổ Quảng Trị:
"Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
cho vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm"
Giáo viên có thể sử dụng tư liệu trong tác phẩm: “Từ điển Hồ Chí Minh sơ
giản” để khắc sâu kiến thức cho học sinh khi dạy về cuộc chiến đấu chống chiến
tranh phá hoại của Mĩ:
“Bất chấp hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương và luật pháp quốc tế,
năm 1964, chính quyền Giôn-xơn mở rộng chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam.
Ngày7-8-1964,khi tuyên dương công trạng các đơn vị phòng không và hải quân
đã lập chiến công trừng trị bọn khiêu khích và gây chiến, Hồ Chí Minh nói: “Để
gỡ thế bí của chúng trong cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam nước ta, đế quốc
Mĩ ráo riết hoạt động khiêu khích phá hoại miền Bắc. Chúng ta phải biết rằng, đế
quốc Mĩ và tay sai chết thì chết, nết không chừa. Chúng còn nhiều âm mưu hiểm
ác…nhân dân ta rất yêu chuộng hòa bình, nhưng nếu đế quốc Mĩ và tay sai xâm
phạm đến miền Bắc nước ta thì toàn dân ra nhất định sẽ đánh bại chúng.
Ngày 20-2-1965, Tổng thống Mĩ Giôn-xơn quyết định thi hành kế hoạch
“Sấm rền”, liên tục đánh phá miền BắcViệt Nam. Hồ Chí Minh cùng Trung ương
Đảng Laođộng Việt Nam và Chính phủ vạch ra đường lối lãnh đạo toàn dân chiến
đấu chống cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ.
Sau khi đế quốc Mĩ leo thang chiến tranh, bắn phá ngoại ô Hà Nội và Hải
Phòng (17-4-1966),trong “Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước” ngày 17-7-
1966, HồChí Minh nhấn mạnh:“Đólà hành động tuyệt vọng của chúng, khácnào
con thú dữ bị thương nặng, giãydụa một cách hung tợn trước hơi thở cuối cùng”.
Người cũng nói lên quyết tâm đánh thắng quân xâm lược của toàn dân Việt Nam:
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam

More Related Content

What's hot

Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12
Min Ku
 

What's hot (18)

Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọcLuận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
 
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
 
Đề tài khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
Đề tài   khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8Đề tài   khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
Đề tài khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinhLuận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
 
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12
 
Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...
Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...
Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP
 
Đề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAYĐề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAY
 
Vấn đề giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trị
Vấn đề giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trịVấn đề giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trị
Vấn đề giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trị
 
Tổng hợp sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử 10 11-12 thpt
Tổng hợp sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử 10 11-12 thptTổng hợp sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử 10 11-12 thpt
Tổng hợp sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử 10 11-12 thpt
 
Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...
Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...
Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...
 
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
 
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệmĐề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
 
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCMLuận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
 
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAYLuận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
 

Similar to Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam

Nghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc nopNghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc nop
tranthikimngan
 

Similar to Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam (20)

Top 9 Mau Sang Kien Kinh Nghiem Lich Su 7 Xuat Sac Nhat
Top 9 Mau Sang Kien Kinh Nghiem Lich Su 7 Xuat Sac NhatTop 9 Mau Sang Kien Kinh Nghiem Lich Su 7 Xuat Sac Nhat
Top 9 Mau Sang Kien Kinh Nghiem Lich Su 7 Xuat Sac Nhat
 
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
 
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
 
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
 
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
 
Ung dung cntt 1 tiet day Lich su
Ung dung cntt 1 tiet day Lich suUng dung cntt 1 tiet day Lich su
Ung dung cntt 1 tiet day Lich su
 
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
 
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh Thpt
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh ThptKhoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh Thpt
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh Thpt
 
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sửLuận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
 
Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học chủ đề Xác suất của biến cố
Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học chủ đề Xác suất của biến cốĐề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học chủ đề Xác suất của biến cố
Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học chủ đề Xác suất của biến cố
 
Khoá Luận Giáo Dục Di Sản Văn Hóa Trong Dạy Học Địa Lý Lớp 12
Khoá Luận Giáo Dục Di Sản Văn Hóa Trong Dạy Học Địa Lý Lớp 12Khoá Luận Giáo Dục Di Sản Văn Hóa Trong Dạy Học Địa Lý Lớp 12
Khoá Luận Giáo Dục Di Sản Văn Hóa Trong Dạy Học Địa Lý Lớp 12
 
Khoá Luận Giáo Dục Di Sản Văn Hóa Trong Dạy Học Địa Lý Lớp 12
Khoá Luận Giáo Dục Di Sản Văn Hóa Trong Dạy Học Địa Lý Lớp 12Khoá Luận Giáo Dục Di Sản Văn Hóa Trong Dạy Học Địa Lý Lớp 12
Khoá Luận Giáo Dục Di Sản Văn Hóa Trong Dạy Học Địa Lý Lớp 12
 
Dạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số
Dạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm sốDạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số
Dạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số
 
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạoPhương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
 
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinh
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinhLuận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinh
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinh
 
Nghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc nopNghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc nop
 
Khoá Luận Xây Dựng Một Số Giải Pháp Tích Hợp Kiến Thức Địa Lí Địa Phương Vào ...
Khoá Luận Xây Dựng Một Số Giải Pháp Tích Hợp Kiến Thức Địa Lí Địa Phương Vào ...Khoá Luận Xây Dựng Một Số Giải Pháp Tích Hợp Kiến Thức Địa Lí Địa Phương Vào ...
Khoá Luận Xây Dựng Một Số Giải Pháp Tích Hợp Kiến Thức Địa Lí Địa Phương Vào ...
 
Khoá Luận Xây Dựng Một Số Giải Pháp Tích Hợp Kiến Thức Địa Lí Địa Phương Vào ...
Khoá Luận Xây Dựng Một Số Giải Pháp Tích Hợp Kiến Thức Địa Lí Địa Phương Vào ...Khoá Luận Xây Dựng Một Số Giải Pháp Tích Hợp Kiến Thức Địa Lí Địa Phương Vào ...
Khoá Luận Xây Dựng Một Số Giải Pháp Tích Hợp Kiến Thức Địa Lí Địa Phương Vào ...
 
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểuLuận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 

Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam

  • 1. 1 1. Lời giới thiệu Tích hợp trong dạy học nói chung, trong dạy học lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong giáo dưỡng, giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Các chủ đề tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhờ đó năng lực và phẩm chất của học sinh được phát triển. Tài liệu Văn học, Địa lí là một nguồn tài liệu phong phú, còn ẩn chứa nhiều tiềm năng có thể khai thác để sử dụng trong dạy học Lịch sử, góp phần nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng sáng tạo của học sinh. Việc thực hiện vận dụng kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học lịch sử nói chung đã được nhiều giáo viên môn Lịch sử thực hiện trong những năm qua. Tuy nhiên, việc thực hiện tích hợp kiến thức như thế nào trong dạy học lịch sử đảm bảo tính vừa sức và nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập còn nhiều hạn chế, nhất là việc đưa ra các phương pháp, cách thức tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học môn Lịch sử. Trong những năm học trước, bản thân tôi cũng đã nghiên cứu, áp dụng việc thực hiện tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong giảng dạy phần Lịch sử Việt Nam các giai đoạn: 1919 – 1930; 1930 – 1945 và đều được hội đồng sáng kiến cấp cơ sở đánh giá sáng kiến đạt loại khá, tốt. Trong năm học 2018 – 2019 và năm học 2019 – 2020, với mong muốn nâng cao hứng thú của học sinh trong học tập bộ môn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục bộ môn, nhất là chất lượng ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử, tôi lựa chọn nội dung “Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954đến năm 1975 -Lớp 12 (Ban cơ bản)” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Tên sáng kiến: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 - Lớp 12 (Ban cơ bản). 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Phạm Thị Thanh Hảo - Địa chỉ: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0978.599.120 - Email:Phamthanhhao.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Thị Thanh Hảo 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
  • 2. 2 - Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng trong việc giảng dạy môn Lịch sử, chương IV phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, lớp 12 ban cơ bản. - Trong phạm vi đề tài này, tôi thực hiện nghiên cứu đưa ra các nội dung, phương pháp tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong giai đoạn Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 thuộc chương trình Lịch sử lớp 12 – Ban cơ bản. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng lần đầu ngày 09 tháng 01 năm 2019 (trong năm học 2018 – 2019) 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tích hợp trong dạy học nói chung, Lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong giáo dưỡng, giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật trong giai đoạn hiện nay đang đòi hỏi sự thay đổi căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục. Từ cách tiếp cận nội dung, giáo dục chuyển sang tiếp cận năng lực. Điều đó đặt ra những yêu cầu về nguyên tắc và phương pháp giáo dục theo hướng tích hợp để giải quyết vấn đề đặt ra trên đây. Tài liệu Văn học, Địa lí là một nguồn tài liệu phong phú, còn ẩn chứa nhiều tiềm năng có thể khai thác để sử dụng trong dạy học lịch sử, góp phần nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng sáng tạo của học sinh. Việc thực hiện vận dụng kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học lịch sử nói chung đã được nhiều giáo viên môn Lịch sử thực hiện trong những năm qua. Tuy nhiên, việc thực hiện tích hợp kiến thức như thế nào trong dạy học lịch sử đảm bảo tính vừa sức và nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập còn nhiều hạn chế, nhất là việc đưa ra các phương pháp, cách thức tích hợp kiến thức văn học, địa lí trong dạy học lịch sử. Xuất phát từ vị trí, ý nghĩa của tài liệu Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử cùng những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện vận dụng kiến thức Văn học, Địa lí trong giảng dạy Lịch sử; với mong muốn nâng cao hứng thú của học sinh trong học tập bộ môn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, tôi lựa chọn nội dung “Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954đến năm 1975 -Lớp 12 (Ban cơ bản)” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
  • 3. 3 Qua đề tài này, tôi muốn giúp học thấy được mối liên hệ giữa kiến thức môn Lịch sử với kiến thức Văn học, Địa lí, vai trò của tài liệu Văn học, Địa lí với việc giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT nói chung và phần Lịch sử Việt Nam 1954 - 1975 nói riêng. Từ đó giúp cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh mang tính hệ thống, khoa học và sâu sắc hơn. Tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam phần từ năm 1954 đến năm 1975 (ban cơ bản), góp phần nâng cao hứng thú và năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu việc vận dụng tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. - Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 12A5 trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo - tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic cùng những phương pháp dạy học gắn liền với đặc trưng bộ môn nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập như: Phương pháp thông tin, tái hiện lịch sử; phương pháp nhận thức lịch sử. - Phương pháp phỏng vấn: Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ phỏng vấn trực tiếp một số học sinh về giờ học vận dụng phương pháp tích hợp và trao đổi với một số giáo viên có kinh nghiệm trong việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn. - Phương pháp thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm là khâu quan trọng nhằm kiểm nghiệm, chứng minh và đánh giá hiệu quả của việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong giờ học lịch sử. Thực nghiệm tiến hành tại trường THPT Trần Hưng Đạo, Giáo viên chọn 1 lớp học – lớp 12A5 để tiến hành thực nghiệm. Thời gian thực nghiệm: + Ở giáo án thực nghiệm số 1 (tiết 38), tôi tiến hành dạy thực nghiệm vào tiết 2, thứ sáu, ngày 09 tháng 01 năm 2019 ở lớp 12A5. + Ở giáo án thực nghiệm số 2 (tiết 42), tôi tiến hành dạy thực nghiệm vào tiết 3 thứ tư, ngày 27 tháng 2 năm 2019 ở lớp 12A5. - Phương pháp thống kê toán học: Dùng để xử lý số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu. 5. Phạm vi nghiên cứu:
  • 4. 4 - Về nội dung: nghiên cứu phương pháp thực hiện tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 (Lớp 12 - Ban cơ bản). - Về khách thể nghiên cứu: + Năm học 2018 – 2019, tác giả nghiên cứu thực nghiệm trên 36 học sinh ở 1 lớp: 12A5 của trường THPT Trần Hưng Đạo. + Năm học 2019 – 2020, tác giả dự kiến nghiên cứu trên 78 học sinh ở lớp 12A1 và 12A3 của trường THPT Trần Hưng Đạo.khi dạy chương trình môn Lịch sử lớp 12 ở học kì II. - Về thời gian nghiên cứu: năm học 2018 – 2019 và năm học 2019 – 2020. 6. Điểm mới của đề tài - Tìm hiểu, nghiên cứu, đưa ra các nội dung kiến thức Văn học, Địa lí có thể thực hiện tích hợp trong quá trình dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. - Tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp thực hiện tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam phần Nam từ năm 1954 đến năm 1975 (ban cơ bản), góp phần nâng cao hứng thú và năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận; Phần nội dung của sáng kiến được cấu tạo thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử. Chương 2. Tích hợp kiến thức Văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Chương 3. Tích hợp tài liệu Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975.
  • 5. 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC, ĐỊA LÍ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 1.1 Tổng quan về tích hợp trong dạy học Lịch sử Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Thực hiện môn học tích hợp, các quá trình học tập không bị cô lập với cuộc sống hàng ngày, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh và được liên hệ với các tình huống cụ thể, có ý nghĩa với học sinh. Khi đó, học sinh được dạy sử dụng kiến thức trong những tình huống cụ thể và việc giảng dạy kiến thức không chỉ là lí thuyết mà còn phục vụ thiết yếu trong cuộc sống con người, để làm người lao động, công dân tốt. Mặt khác, các kiến thức sẽ không lạc hậu do thường xuyên cập nhật với cuộc sống. Theo đó khi đánh giá học sinh, thì ngoài kiến thức cần đánh giá học sinh về khả năng sử dụng kiến thức ở các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Dạy học tích hợp giúp thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học trong cùng một môn học và giữa các môn học khác nhau. Đồng thời, dạy học tích hợp giúp tránh những kiến thức, kĩ năng, nội dung trùng lặp khi nghiên cứu riêng rẽ từng môn học nhưng lại có những nội dung kiến thức, kĩ năng mà nếu theo một môn học riêng rẽ sẽ không có được. Như vậy, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của học sinh, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. 1.2 Vị trí, vai trò của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông Môn Lịch sử là một môn học bắt buộc trong trường phổ thông. Đây là một trong những con đường giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua hoạt động dạy và học. Theo chương trình đổi mới, bộ môn Lịch sử ở các cấp học nói chung và ở trường THPT nói riêng sẽ cung cấp, củng cố và nâng cao kiến thức cho học sinh một cách tương đối có hệ thống về Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam, kể từ khi loài người xuất hiện cho đến nay. Mục tiêu của môn Lịch sử ở trường THPT ngoài việc cung cấp kiến thức, còn hướng tư tưởng tình cảm, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. 1.2.1 Về kiến thức Môn Lịch sử sẽ giúp cho học sinh có hiểu biết tương đối chắc chắn và có hệ
  • 6. 6 thống về lịch sử loài người. Qua mỗi bài học, mỗi lớp học, học sinh sẽ hiểu biết sâu hơn và có hệ thống về quá trình phát triển của lịch sử loài người, lịch sử dân tộc từ khởi thủy đến nay. Từ khi xuất hiện trên trái đất cho đến ngày nay, con người đã trải qua biết bao thăng trầm, bao giai đoạn phát triển. Học sinh sẽ nắm được những giai đoạn phát triển chủ yếu của lịch sử dân tộc, những sự kiện có ý nghĩa về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội. Học sinh sẽ hiểu biết được phần nào quá trình sáng tạo, văn minh, những nét lớn của văn hóa các dân tộc trên thế giới, của văn hóa Việt Nam. Nắm được những thành tựu chính về các mặt trong Lịch sử dân tộc, Lịch sử thế giới đồng thời cũng sẽ nhận thức được một số hạn chế của Lịch sử mà chúng ta cần khắc phục. 1.2.2 Về tư tưởng, tình cảm + Lịch sử sẽ giúp học sinh nhận thức được quá trình phấn đấu gian khổ và sáng tạo, xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, xã hội cụ thể để vươn lên những đỉnh cao mới của văn minh. Nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của con người, của các dân tộc không ngừng được cải thiện và nâng cao. + Đời sống của các dân tộc luôn có mối quan hệ khăng khít, ảnh hưởng lẫn nhau, dù có khi hòa thuận êm đẹp hay có khi trái ngược hoặc xung đột nhau. + Càng ngày càng thấy rõ trái đất và quê hương là ngôi nhà chung mà mọi người, mọi dân tộc phải phấn đấu xây dựng, bảo vệ. + Nhận thức được những truyền thống cơ bản, tốt đẹp của dân tộc. + Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu quê hương và niềm tự hào chân chính. + Trân trọng và có ý thức giữ gìn nên văn hóa dân tộc được xây dựng và phát triển qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Biết ơn tổ tiên, những anh hùng dân tộc đã lao động, chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước; đồng thời có quyết tâm vươn lên trong học tập, lao động xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay. 1.2.3 Về kĩ năng. Môn Lịch sử góp phần rèn các kĩ năng tư duy phân tích, khái quát, so sánh, nhận xét, đánh giá...về một sự kiện, hiện tượng vấn đề lịch sử. 1.2.4 Định hướng năng lực hình thành Các năng lực chung: - Năng lực tự học; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng công nghệ thông tin. * Năng lực chuyên biệt: - Thực hành bộ môn Lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến bài học; - Phân tích mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động của các sự kiện lịch sử.
  • 7. 7 - Năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử (Điều tra, thu thập, xử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết các vấn đề, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống). 1.3 Thực trạng việc dạy và học Lịch sử hiện nay Thực tiễn dạy học lịch sử cho thấy, hiệu quả giờ dạy lịch sử còn nhiều hạn chế, học sinh chưa yêu thích và ham học môn lịch sử. Căn cứ vào phổ điểm các môn thi kì thi THPT Quốc gia trong năm học 2018 - 2019 thì kết quả của môn Lịch sử so với các môn học khác chưa cao. - Điểm trung bình môn Lịch sử trên cả nước: 4.3 - Tỉnh Vĩnh Phúc: 4.76 - Trường THPT Trần Hưng Đạo là: 4.6 - Ở lớp 12A5 Tôi đã dạy ôn thi THPT quốc gia năm học 2018 - 2019 có điểm trung bình là 5.2. Có thể thấy chất lượng môn Lịch sử trong kì thi THPT quốc gia của cả nước nói chung nhìn chung còn thấp. Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Một trong những nguyên nhân không thể không kể đến đó là đa số học sinh không thích học sử vì khó nhớ, khó thuộc. Kết quả khảo sát về thái độ yêu thích môn Lịch sử của 36 học sinh lớp 12A5 tôi giảng dạy trong năm học 2018 – 2019 tại trường THPT Trần Hưng Đạo như sau: Thái độ Thích Bình thường Không thích Tổng số HS Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) 36 8 22.2 12 33.3 16 44.5 Môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục học sinh nhưng chỉ có 22,2 % số học sinh hứng thú với lịch sử, còn 44,5 số học sinh được khảo sát lại không hề thích lịch sử, đó là một nỗi băn khoăn, trăn trở không chỉ của riêng bản thân tôi là giáo viên giảng dạy môn Lịch sử mà còn là vấn đề mà giáo dục và cả xã hội rất quan tâm. Hơn nữa, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trường THPT Trần Hưng Đạo là trường có phần lớn học sinh có học lực yếu, trung bình với điểm đầu vào thấp (Năm 2018: 3 điểm/1 môn; Năm 2019: 4 điểm). Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục bộ môn Lịch sử nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi giáo viên giảng dạy cần nỗ lực học hỏi, tìm kiếm các phương pháp dạy học phù hợp với trình độ, khả năng tiếp thu của học sinh, từng bước nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học sinh.
  • 8. 8 Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc dạy và học môn Lịch sử nói chung và Lịch sử lớp 12 nói riêng, tôi thiết nghĩ cần phải phát huy hơn nữa hiệu quả của việc dạy và học để nâng cao tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh theo tinh thần đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá cũng như phương pháp dạy học. Dạy học tích hợp là một xu thế đang được nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam rất quan tâm, đề cao và đang triển khai thực hiện. Trong những năm đất nước và ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt, sau đợt tập huấn về dạy học tích hợp do Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc tổ chức, tôi đã luôn cố gắng, nỗ lực tạo hứng thú cho học sinh bằng việc đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng việc tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí, trong dạy học lịch sử và đã thu được kết quả tốt. Với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử nói chung và chất lượng môn Lịch sử ở trường THPT Trần Hưng Đạo nói riêng, nhất là chất lượng thi THPT quốc gia, tôi muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình cùng các đồng nghiệp về phương pháp dạy học này. 1.4. Vị trí, ý nghĩa tài liệu văn học, địa lí trong dạy học Lịch sử Để tạo ra những biểu tượng lịch sử sinh động, chân xác, trong dạy học lịch sử cần sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau trong đó tài liệu Văn học, Địa lí là một trong những nguồn tài liệu phong phú, có nhiều lợi thế. Với chức năng phản ánh cuộc sống, tài liệu văn học đã góp phần dựng lại bức tranh quá khứ lịch sử, trình bày các đặc trưng của các hiện tượng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, những quy luật của đời sống ở từng thời đại một cách sinh động, hấp dẫn bằng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật. Giữa Văn học và Sử học có mối quan hệ khăng khít. Khoa học Lịch sử dựa vào những nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử có thật trong một giai đoạn nhất định để khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách chân xác, khách quan, còn Văn học dựa trên chất liệu cuộc sống để xây dựng hình tượng, cốt truyện, mỗi tác phẩm văn học đều mang trong mình dấu ấn của thời đại. Việc sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử sẽ giúp học sinh tránh được tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử , giúp học sinh củng cố và phát triển kiến thức lịch sử, phát huy tính tích cực, năng động của học sinh và gây hứng thú học tập. Do đó, chất lượng dạy học lịch sử được nâng lên. Sự kiện lịch sử gắn liền với vị trí không gian nhất định. Nhiều sự kiện lịch sử xảy ra bắt nguồn từ đặc điểm địa lí hoặc do điều kiện địa lí tác động, chi phối. Do vậy kiến thức địa lí có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong dạy học lịch sử. Bài học lịch sử gắn với bản đồ và kiến thức địa lí luôn tạo ra sự hấp dẫn, giúp học sinh nắm chắc sự kiện, biết lí giải bản chất sự kiện qua sự chi phối của yếu tố địa lí.
  • 9. 9 Việc tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử làm cho học sinh nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục thống nhất, khắc phục tình trạng nắm kiến thức lịch sử một cách rời rạc, phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng lực tư duy, phân tích và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn hoạt động học tập của học sinh. Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi lựa chọn nội dung: “Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 - Lớp 12 (Ban cơ bản)” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
  • 10. 10 CHƯƠNG 2 TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 2.1 Vị trí, ý nghĩa của tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Trong các nguồn tài liệu tham khảo, tài liệu Văn học có khả năng to lớn trong việc tạo biểu tượng cho học sinh bởi lẽ bản thân các tác phẩm văn học đã chứa đựng những sự kiện lịch sử, cung cấp những tri thức có giá trị về mọi mặt của đời sống xã hội. Đối tượng của Văn học cũng như Sử học là toàn bộ thế giới nhưng Văn học không miêu tả, tái hiện những con người cụ thể, cá biệt có thật trong đời sống như lịch sử mà xuất phát từ những mẫu hình có thật để dựng nên những hình tượng văn học giàu tính nghệ thuật khiến học sinh dễ hình dung kiến thức và nhớ lâu. Tài liệu văn học được sử dụng sẽ làm cho sự kiện trở nên cụ thể, sinh động. Những hình ảnh văn học sinh động đó chính là cơ sở để tạo biểu tượng lịch sử. Hiệu quả của việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sử dụng tài liệu văn học có lợi thế đặc biệt. Trong dạy học lịch sử, việc miêu tả, tường thuật, giải thích, so sánh, nêu đặc điểm nhân vật lịch sử v.v…rất được coi trọng. Tài liệu văn học có cơ sở để giúp giáo viên lịch sử thực hiện điều đó. Tài liệu văn học với sự phản ánh thực qua cách nhìn, thái độ quan điểm của tác giả đối với hiện tượng được miêu tả nên có tác động mạnh mẽ vào tâm hồn người đọc. Người đọc sẽ hình thành tình cảm tích cực hay tiêu cực qua tác động của các tác phẩm văn học. Học sinh không chỉ được giáo dục về tư tưởng, đạo đức khi tiếp xúc với văn học mà những hình tượng văn học điển hình còn tạo hứng thú học tập lịch sử cho các em. Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử cũng là nhằm làm cho các kiến thức lịch sử dễ tiếp nhận đối với học sinh, các em dường như được tham dự, chứng kiến lịch sử quá khứ. Đây là việc phát huy trí tưởng tượng tái tạo cho học sinh, rất cần cho việc học tập lịch sử bởi nếu không hình dung quá khứ khách quan thì không thể hiểu bản chất lịch sử, dễ rơi vào tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử. Do đó việc sử dụng tài liệu văn học trong bài giảng của giáo viên là một việc làm thiết thực, một yêu cầu bức thiết nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. 2.2. Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử giúp học sinh nắm kiến thức lịch sử sâu sắc, toàn diện hơn, đặc biệt các em có sự liên hệ, tích hợp kiến
  • 11. 11 thức giữa các môn học, tránh được tình trạng rời rạc, tản mạn trong kiến thức của học sinh, tính hệ thống của các tri thức đó sẽ giúp học sinh hiểu sự kiện, có khả năng phân tích sự kiện, tìm ra bản chất, qui luật phát triển của lịch sử. Tuy nhiên không phải cứ đưa tài liệu văn học, địa lí vào bài giảng lịch sử là giáo viên đã đạt hiệu quả dạy học như trên mà việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử phải tuân thủ theo những nguyên tắc dạy học nói chung và yêu cầu cụ thể sau đây. Tài liệu văn học phải phù hợp với nội dung bài giảng và trình độ nhận thức của học sinh. Tài liệu văn học phải đảm bảo tính tiêu biểu, điển hình. Lựa chọn các biện pháp thích hợp để sử dụng tài liệu văn học. Tài liệu văn học, sử dụng trong sự kết hợp giữa các phương pháp, các loại tài liệu khác nhau. Tài liệu văn học đảm bảo tính khoa học và tính tư tưởng. 2.3. Phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử 2.3.1 Vậndụng kiến thức văn học trong kể chuyện lịch sử Trong dạy học lịch sử, giáo viên có thể sử dụng những câu chuyện trong văn học để xây dựng những mẩu chuyện về sự kiện lịch sử. Những mẩu chuyện lịch sử luôn cuốn hút học sinh, với ngữ điệu và các thao tác sư phạm phù hợp, giáo viên khi kể một câu chuyện lịch sử không những khiến học sinh dễ nhớ và nhớ lâu sự kiện mà tâm hồn, trái tim các em cũng sẽ thực sự rung cảm. Chẳng hạn khi dạy bài 21: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)”, mục I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, giáo viên có thể xây dựng đoạn kể chuyện về Ngô Đình Diệm để giúp học sinh thấy được nguồn gốc tội ác mà Diệm đã gây ra cho nhân dân miền Nam, hiểu được bản chất của chế độ thực dân mới, căm thù chế độ Mĩ - Diệm và có thái độ bất bình với những hành động phi nhân tính của chúng. “Ngô Đình Diệm quê ở làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Thuởnhỏhọc tại Huế. Năm 1918 họctrường Hậu Bổ. Tốt nghiệp và bắt đầu làm quan từ năm 1920 tạiThừa Thiên Huế, Quảng Trị. Năm 1945, bị Nhật loại không cho làm thủ tướng chính phủ thân Nhật. Sau cách mạng tháng Tám, Diệm bị lực lượng cách mạng tạm giữ một thời gian rồi được phóng thích về sống ẩn ở Đà Lạt với em là Ngô Đình Nhu. Năm 1950, Diệm sang Mĩ sống tại các chủng viện lớn ở Mĩ và học đại học Michêgan Hoa Kì. Năm 1954, đượcBảo Đạimời làm thủ tướng – do Mĩ chỉ đạo thay Bửu Lộc. Sau khi cầm quyền năm 1955 đã lật đổ Bảo Đại. Từ đó NgôĐình Diệm trực tiếp đối đầu với cách mạng Việt Nam, ra sức phá hoại hiệp định Giơnevơ và ý đồ chia cắt đất nước. Được nuôi dưỡng từ thế lực ngoại
  • 12. 12 bang, qua bàntay trùm gián điệp hồng y Spellman, y và gia đình là tiêu biểu cho tầng lớp tư sản, đại địa chủ đội lốt thiên chúa giáo, có nhiều nợ máu với nhân dân và mang ý thức phục thù. Do đó để duy trì chính quyền, Ngô Đình Diệm đã thi hành nhiều chính sách và biện pháp đi ngược lại truyền thống dân tộc. Ngay khi được Mĩ đưa về làm thủ tướng rồi làm tổng thống bù nhìn, Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách “gia đình trị” gồm 4 anh em ruột: Ngô Đình Thục(giám mục), Ngô Đình Nhu, NgôĐình Luyện và Trần Lệ Xuân (vợ Nhu) với các nhân vậttrong gia đình thông gia (Trần Văn Trương) cùng cácthế lực đàn áp nhân dân và các lực lượng đối kháng, coi “sự nghiệp truyền đạo là thành lũy chống cộng sản”. Trong thời gian cầm quyền, Diệm thực hiện nhiều chính sách chống Phậtgiáo, âm mưu đưa Thiên chúa giáo lên vị trí Quốc đạo và sử dụng tôn giáo này là công cụ đắc lực để phá hoại phong trào cách mạng miền Nam. Thi hành chính sách “tố cộng, diệt cộng”, luật 10/59 lê máy chém khắp miền Nam, đàn áp lực lượng cách mạng. Ngày2/11/1963, anh em Ngô Đình Diệm bị các thế lực khác do Mĩ dàn dựng và tổ chức giết chết trong cuộc đảo chính”. Hay khi dạy mục III – Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng Khởi (1954 – 1960), khi nói về chính sách tố cộng, diệt cộng của chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam, giáo viên có thể sử dụng mẩu chuyện trong tác phẩm: “Chân dung Anh hùng thời đại Hồ Chí Minh”, tập 2. Nxb Lao Động; để kể chuyện về tấm gương anh hùng Trần Thị Lý: “ChịTrần Thị Lý tức là Trần Thị Nhậm, bídanh Bích Ngọc quê ở tỉnh Quảng Nam – mảnh đất mang truyền thống “Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mĩ”. Tháng 1 năm 1955, chị Lý nhận nhiệm vụ mới, phụ trách đường dây hoạt động bí mật của tỉnh tại Đà Nẵng. Thời gian này địch kiểm soát gắt gao. Chính quyền Diệm lê máy chém đi khắp nơi với chính sách “tố cộng, diệt cộng”, dùng mọi thủ đoạn đánh phá tràn lan, đánh vào các vùng trọng điểm, chà xát nhiều lần trên khu vực...Mặc dù bị địch kiểm soát gắt gaonhưng Lý vẫn kiên trì bền bỉ, ban ngàynằm hầm hoặc rút ra ngoài đồng, ngoàikhu vực lùng sục của địch, đêm đêm trở về bám dân, gây cơ sở cách mạng. Bước vào năm 1957, chính quyền Diệm ban hành đạoluật “đặt Cộng sản ra ngoàivòng pháp luật”. Không khí khủng bố, giết chóc bao trùm khắp nông thôn, thành thị. Bọn phản động hoành hành khắp nơi, dồn dân đến nghẹt thở. Chị Lý trong lúc đang làm nhiệm vụ đã bị giặc bắt. Chúng tra tấn chị dã man, chúng dùng daosắc rạch người chị theo đường ô quả trám, toàn thân thể chị nhuộm một màu máu đỏ. Đâu chỉ có vậy, chúng còn dùng mọi phương tiện, kỹ thuậtcủa chiến tranh tàn ác: “điệt giật, dùiđâm, daocắt, lửa nung” hòng làm nhụt ý chí của chị.
  • 13. 13 Hai vai chị tím bầm, dập nát, đôi chân bị thương nặng, những vết dao cắt, lửa nung dâm vào vùng bùng thành những hố sâu hoắm. Trên cơ thể mảnh dẻ của người con gái xứ Quảng ấy đầm đìa máu với hơn 50 vết thương trên người. Nhưng ở chị dường như có một nghịlực phi thường, chị chịu đựng bao nhiêu cực hình đó không một tiếng thở than rên xiết. Chị quên đi cái đau đớn để giữ vững bảo toàn bí mật cho cách mạng. Tháng 10 năm 1958, Trần Thị Lý bị tra tấn tới kiệt sức, địch cho rằng chị không thể sống được nữa nên đem vứt chị ngoài nhà lao. Trần Thị Lý được cơ sở đưa về nhà chăm sóc, sau đó được đưa ra khỏi Gò Nổi và được tổ chức đưa ra miền Bắc chữa trị các vết thương. Trong những năm tháng chị điều trị tại Bệnh viện Việt Xô, nhà thơ Tố Hữu đã viết tặng chị bài thơ “Người con gái Việt Nam” để tôn vinh sự kiên trinh, bất khuất của chị: “Em là ai? Cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi Mái tóc em đây, là mây hay là suối Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông Thịt da em hay là sắt là đồng ?” ... “Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi em đã sống ! Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng !” ... “ Từ cõi chết, em trở về, chói lọi Như buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọi Em trở về, người con gái quang vinh Cả nước ôm em, khúc ruột của mình.” (Trích “Người con gái Việt Nam – Tố Hữu”). Hoặc giáo viên có thể sử dụng Báo cáo của ông Tôn Quang Phiệt về vụ thảm sát ở nhà giam Phú Lợi (01-12-1958) để kể chuyện cho học sinh, giúp học sinh hiểu rõ hơn về chính sách khủng bố của Mĩ – Diệm ở miền Nam trong những năm 1957 – 1959: “Trạitập trung Phú Lợi thuộc tỉnh Thủ Dầu Một, cách Sài Gòn 33 cây số ở một vùng rừng hẻo lánh. Trại rộng 120 mẫu tây, xung quanh có tường cao 3 thước. Có một hệ thống đồn bốt gồm 12 tháp canh với một tiểu đoàn bảo an vũ trang đầy đủ và mật thám, cảnh sát bao vây xung quanh. Hôm đó như thường lệ, đến bữa ăn anh chị em cùng nhau ra ăn cơm. Nhưng vừa ăn xong thì ai nấy đều ôm bụng kêu la, nằm xuống dẫydụa, có người thể chất yếu hoặc trúng độc mạnh thì chết lịm ngay. Cảm biết là nhà cầm quyền miền Nam bỏ thuốc độc, cả trại náo động kêu la ầm ỹ đòi bọn chúng mởcửa nhà giam cứu chữa. Nhưng bọn cai ngục đã được chỉ thị ra lệnh cho lính khóa chặt các cửa nhà giam, đồng thời bủa lính bao vây trại,
  • 14. 14 canh giữ nghiêm ngặt các ngả đường ra vào. Một số ít anh chị em đã cố đu người lên xà nhà dỡ nóc nhà trèo lên kêu cứu, đòi chính quyền miền Nam phảiđem thuốc men cứu chữa. Nhưng bọn Mỹ - Diệm đã cho lính bắn xả vào giết chết một số. Tính ra chỉ trong ngày1-12, hơn 1.000 anhchị em đã bị chết rất thê thảm. Số còn lại thì nằm mê man bấttỉnh. Trong lúc anh chị em trong các trại giam kêu la ầm ĩ thì đồng bào xung quanh dò hỏi biết tin rất kinh hoàng và căm phẫn, nhiều người kéo nhau tản cư về phía Sài Gòn, Chợ Lớn. Đến ngày 2-12 thêm một số anh chị em nữa bị chết. Hơn 4.000 anh chị em còn lại đã nhấttề tuyệt thực đấu tranh đòi Mỹ - Diệm phảicứu chữa những người còn lại. Nhiều anh em cố gượng leo lên dỡ nóc nhà kêu cứu. Tiếng la thét vang dậy cả khu trại. Bọn Mỹ - Diệm lập tức điều động thêm về Phú Lợi một trung đoàn bộ binh bao vây chặt chẽ trại tập trung, lùng khắp các xóm làng lân cận, hạ lệnh giới nghiêm, cấm nhân dân tụ họp bàn tán. Chúng lạicho xe vòi rồng đến phun nướcđàn áp cuộc đấu tranh. Từ sân tập bắn, hàng loạtsúng liên thanh nổdồn vào phía các nhà giam. Anh chị em đã yếu sức bị chết thêm một số, có anh chị em bị nước phun ngã từtrên xà nhà xuống gẫy tay chân hay vỡ sọ mà chết lập tức. Bọn Mỹ - Diệm muốn làm cho phi tang đã đưa dầu xăng phun vào trại và ném bùinhùiđốt. Có một nhà giam bốc cháy, một số anh chị em còn sống bị chết thiêu. Nhiều xác chết từ hôm 1-12 đã bị cháy tiêu. Đồng bào xung quanh châu thành rất căm phẫn Mỹ - Diệm và thương xót cho các nạn nhân, đã mua thuốc men kéo đến đòi được giúp đỡ những người bị nạn. Các gia đình có thân nhân bị giam giữ rất là xao xuyến đã đòi các báo chí Sài Gòn cho biết tin tức. Nhưng bọn Mỹ - Diệm cố tình bưng bít không cho các báo đả động đến việc này. Muốn đánh lừa dư luận bọn Mỹ - Diệm cho tung tin là ở Bình Dương có bệnh ôn dịch, tù nhân bị bệnh mà chết. Nhưng ai cũng biết là nói láo, vì sau khi vụ nàyxảy ra, người ta đã đem cơm cho chó ăn thì chó chết, bỏ cho cá ăn thì cá chết. Cuối cùng chính quyền miền Nam lại tung tin là các tù nhân uống thuốcđộc tự tử để đánh lừa dư luận. Nói láo nữa! đồng bào chúng ta ở miền Nam là những người yêu nước đã có một truyền thống anh dũng bấtkhuất, dẫu bịkhổ sở dưới sự khủng bố của Mỹ - Diệm vẫn đấu tranh để sống, để đuổi Mỹ - Diệm ra khỏi miền Nam, để thống nhất nước nhà, không khi nào có cái tư tưởng tự sát. Luận điệu Mỹ - Diệm nhất định không lừa dối được ai, không lừa dối được nhân dân ta, không lừa dối được dư luận thế
  • 15. 15 giới”. Dạy về diễn biến phong trào Đồng Khởi (1959-1960), giáo viên có thể sử dụng truyện ngắn Rừng xà nu của tác giả Nguyễn Trung Thành để kể chuyện về cuộc đấu tranh của nhân dân ngôi làng của người Giẻ Triêng có tên là làng Xốp Nghét của xã Xốp, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum để giúp cho học sinh về cuộc sống, chiến đấu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược: “Hồi ấy, bị bọn Mỹ – ngụytàn ác tấn công, nhưng làng vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ cách mạng. Tnú và Mai được giao làm liên lạc cho Quyết, rồi được Quyết dạy chữ. Một lần, trong chuyến đưa thư của anh Quyết lên huyện, Tnú bị phục bắt, bị tra tấn nhưng anh không khai. Ở tù 3 năm, Tnú vượt ngục, trở về làng thay anh Quyết chỉ huy buôn làng chuẩn bị vũ khí chiến đấu và cưới Mai. Tin làng Xô Man chuẩn bịvũ khí chờ thời cơ nổi dậy đến tai lũ chó săn nguỵ quân Cộng hoà. Dục đưa lính đến lùng sục vây ráp. Cụ Mết, Tnú cùng thanh niên lánh vào rừng. Không bắtđược Tnú, địch bắt Mai cùng với đứa con nhỏ chưa đầy tháng. Từ vị trí ẩn nấp, Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị nguỵquân đánh đập. Sôi sục căm thù, Tnú nhảyxổ vào cứu vợ nhưng rồi Mai cũng chết, đứa con cũng chết anh cũng bị bắt... Địch tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay Tnú trước mặt dân làng. Tnú chịu đựng không kêu la. Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay, Anh nghelửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh cắn nátmôi anh rồi. Anh không kêu lên. Tnú không thèm kêu van, người cộng sản không thèm kêu van. Tnú thét lên một tiếng. Tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Dân làng đồng thanh “giết”, nhất tề nổi dậy. Dục và quân địch đã bị cụ Mết và thanh niên tiêu diệt sạch. Làng Xô Man giành phần thắng. Tnú gia nhập bộ đội giải phóng miền Nam…” Khi dạy bài 21, mục V.1 Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”” của Mĩ, giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong tác phẩm “Những mẩu chuyện lịch sử” Nxb Giáo dục để kể câu chuyện về “Con quái vật M.113” giúp học sinh hiểu sâu sắc về các chiến thuật mới: “trực thăng vận”, “thiết xa vận” mà Mĩ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam: “Đã từ lâu, vùng Đồng Tháp Mười nhưmột mũi đinh nhọn chĩa vào mắt bọn xâm lược. Chúng rất cay vì bình định vùng này mà không làm nổi. Kể cả khá nhiều trận, Mĩ – Diệm tấn công bào khu vực sình lầy song lần nào cũng hậm hực
  • 16. 16 thua đau. Chúng bàn nhau: “chiến thuật trực thăng vận” không thể áp dụng ở vùng đầm lầy rậm rạp mênh mông này được vì không có chỗ cho máy bayhạ cánh đổ quân mà dùng chiến thuậtnhảydù càng nguyhiểm. Phải tìm ra một thứ vũ khí gì mới có thể vùng vẫy trên bùn nước. Cho đến ngày 4/6/1962, theo hãng A.P, đế quốc Mĩ đã sáng chế ra một thứ vũ kí mới toanh rất lợi hại đưa sang Việt Nam để tấn công vùng Đồng Tháp Mười. Đó là loại xe bọc thép lội nước mà bọn Hakin đặt cho một cái tên khá hấp dẫn “Thiết vận xa M.113”. Theo miêu tả thì loại xe này vừa chạy rất nhanh ở trên ruộng khô, lại có thể lặn ngụp trong bùn nước, ao đầm. Mỗi xe, trang bị đầy đủ có thể trở nặng hàngmấy tấn, trên nóc đặt một khẩu trọng liên 50 ly, đằng trước có một tấm khiên bằng kim loại rất dày có thể chịu được sức công phá của đạn súng cỡ 50 và 75 ly. Đặc biệt loại xe M.113 còn được trang bị tia hồng ngoại có thể chiếu sáng ban đêm với tầm phóng khá xa, phát hiện được mọi chướng ngại vật ngang đường. Tên đạiúy Mĩ W. Bơ-ric-kơ, cố vấn của đại đội thiết xa vận M.113 đã phỉnh phờbọn lính: “binh sĩ hành quân được ngồi trong thiết xa vận M.113 thì sẽ được bảo đảm yên trí như ngồi trong hầm phòng ngự boong ke rất vững chãi. Có thể nói chắcchắn rằng, loại xe này có thể giúp cho binh sĩ hoạt động với một niềm tin mới và một tính chiến đấu mới. Ngoài tác dụng xung kích, loại M.113 này còn có một giá trị tâm lí đặc biệt vì nó sẽ làm cho du kích việt cộng khiếp hãi khi nhìn thấy “con quáivật bằng thép” này bất ngờ xuất hiện và gầm rú trên đồng ruộng, kênh rạch”. Khi dạy bài 21, mục V.2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, sau khi giáo viên tường thuật xong các thắng lợi của ta, để nhấn mạnh hơn sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ cách mạng miền Nam, giáo viên có thể sử dụng đoạn trích về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi trong sách “Những mẩu chuyện lịch sử” của Nxb Giáo dục để xây dựng bài kể chuyện cho học sinh về tấm gương hy sinh của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi: “Nguyễn Văn Trỗi quê ở xã ThanhQuýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Gia đình nghèo, mẹ mất sớm, bố đi làm xa, anh sớm có ý thức tự lập, năm 15 tuổi đã ra Đà Nẵng, rồi vào Sài Gòn tìm việc, lúc đầu làm nghề đạp xe xích lô, sau xin vào học nghề thợ điện. Anh sớm giác ngộ cách mạng. Trong những năm 1963 – 1964, phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống đế quốc Mĩ và bọn bù nhìn tay sau phát triển rất mạnh, chính phủ Mĩphảicử nhiều pháiđoàn quân sự cao cấp sang miền Nam Việt Nam xem xét tình hình tìm cách đối phó.
  • 17. 17 Các chiến sĩ biệt động nội thành khẩn trương triển khai các trận đánh địch. Anh Trỗi mới lập gia đình nên tổ chức muốn giành cho anh một thời gian nghỉ ngơi và thu xếp việc nhà nhưng anh đã xung phong nhận nhiệm vụ đặc biệt: đặt mìn tại cầu Công Lí để giết tên MácNa-ma-ra, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mĩ, khi xe của hắn đi qua, Anh đã bị kẻ thù bắt lúc đang thi hành nhiệm vụ (9-5-1964). Giặc Mĩ và tay sau dùng mọi thủ đoạn dã man, thâm độc, từ dụ dỗ, mua chuộc đến tra tấn, khủng bốđề hòng anh khai ra các cơ quan bí mất của ta trong nội thành. Nhưng trước sau anh chỉ nhận có một mình mưu giết Mác Na-ma-ra. Anh lớn tiếng khẳng định: “còn giặc Mĩ trên đất nước Việt Nam thì không ai có hạnh phúc nổi cả!”. Cuối cùng, chúng đưa anh ra pháp trường. Tháiđộ hiên ngang của anh trước mũi súng quân thù đã làm cho chính bọn chúng khiếp đảm, run sợ, còn nhân dân và nước và nhân dân tiến bộ thế giới đều kính phục, ngưỡng mộ. Những người du kích Vê-nê-xuê-la đã bắt cóc một tên Đại tá Mĩ để đổi mạng cho anh, nhưng bọn Mĩ lật lọng không giữ lời cam kết. Chúng xử bắn anh ngày15-10-1964 ở Sài Gòn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi trên tấm ảnh Nguyễn Văn Trỗi trên pháp trường như sau: Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mĩ đến hơi thở cuối cùng. Chíkhí lẫm liệt của anh hùng Trỗi là một tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập”. Nhà thơ Tố Hữu đã có những vần thơ ca ngợichiến công của người anh hùng yêu nước ấy trong bài thơ: “Hãy nhớ lấy lời tôi” Có những phút giây làm nên lịch sử Có cái chết hoá thành bất tử Có những lời hơn mọi bài ca Có những con người như chân lý sinh ra Nguyễn Văn Trỗi Anh đã chết rồi. Anh còn sống mãi .... Phút giây thiêng anh gọi bác ba lần Súng đã nổ, mười viên đạn Mĩ Anh gục xuống. Không! anh thẳng dậy Anh vẫn còn hô: Việt Nam muôn năm:! Máu tim anh nhuộm đỏ đất anh nằm”. Khi dạy về phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam trong đấu tranh chống “Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, giáo viên có thể sử dụng tư liệu trong tác phẩm “Chuyện kể về các nữ anh hùng thời đại Hồ Chí Minh”, Báo
  • 18. 18 Quân đội nhân dân (2004) kể chuyện về Nữ anh hùng Út Tịch – Người mẹ cầm súng để khắc sâu cho học sinh hình tượng và vai trò của người phụ nữ - “đội quân tóc dài” trong đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ: “ChịNguyễn Út Tịch sinh năm 1920, quêở xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kẻ, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong một gia đình cố nông, ngay từ nhỏ chị đã đi ở đợ cho địa chủ, chịu biết bao cay đắng, áp bứccủa đế quốc, phong kiến. Khi lấy chồng, cả hai vợ chồng chị vẫn phảiđi ở đợ cho đến ngàycách mạng thángTám thành công. Hai vợ chồng chị hăng hái tham gia cách mạng từ năm 1945. Vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà, tuy đã 6 con nhưng chị Út Tịch vẫn đánh giặcrất hăng hái, có nhiều mưu mẹo tài tình. Khi có thai 8 tháng vẫn chỉ huy du kích đánh hai đồn giặc. Trong một trận địch càn vào xã, lúc đó Út Tịch vừa sinh con được haitháng nhưng khinghetiếng súng, chị vội ôm con giấu dưới hầm bí mật sau vườn, rồi tay cầm súng, vai vác xẻng, men theo chiến hào, chị chảy tất tưởi về phía có tiếng súng nổ. Chị bò đến một mô đất cao, đào ngay công sự rồi giương súng nhả đạn về phía địch. Khi giáp trận, chị nhanh nhưcon sóc, chạy hết nơi này đến nơi khác, lợi dụng địa hình, nổ súng giết giặc. Vừa pháthiện một tên giặc đang trút đạn vào ấp, chị lặng lẽ luồn ra phía sau, nhằm đúng đầunó bóp cò. Súng địch câm họng. Trong khi cố trườn lên bờ đê lấy súng địch, do sức yếu bị trượt chân ngã lăn xuống ruộng ngất xỉu, tỉnh dậy chị lại tiếp tục chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc. Người con gái miền Nam anh hùng, Nguyễn Thị Út mưu tài dũng lược, đảm đang đượcnhà nước tặng thưởng huân chương Quâncông giải phóng hạng Ba và danh hiệu cao quý, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (8/5/1965). Hay giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong tác phẩm “Vụ ám sát Ngô Đình Diệm và J.F. Kennedy”, Nxb Công an nhân dân, 2003 (tr.61-63) để kể chuyện về vụ Dương Văn Minh đảo chính giết anh em Diệm – Nhu, mở đầu cho cuộc khủng hoảng triền miên của chính quyền Sài Gòn: “ Vào lúc 1 giờ chiều ngày 1-11-1963, cuộc lật đổ bằng quân sự, cuộc đảo chính chống chính quyền Diệm do tướng Việt Nam Dương Văn Minh (biệt danh là Minh Lớn) cầm đầu. Để phòng ngừa, Minh Lớn ra lệnh giết một tướng chỉ huy hải quân thân Diệm rất có thế lực và nhiều chỉ huyđặc biệt Nam Việt Nam ngay trước khi cuộc đảo chính chính thức xảy ra, bóp chết mọi ý đồ tập hợp lại lực lượng và rồi giao tranh bắt đầu bằng cuộc tấn công chớp nhoáng vào các trung tâm truyền tin, các đàiphátthanh, Sởcảnh sát và Dinh Tổng thống lộng lẫy của Diệm. Trong khi đó, các đơn vị quân đội chủ lực có thể được sử dụng để bảo vệ Diệm đã bị khôn khéo điều động ra khỏi vùng giao tranh. Khi cuộc nổi dậy bắt đầu, Lodge
  • 19. 19 liền được tổ đặc trách CIA thông báo. Khi Diệm cho gọi đích thân bị đại sứ này và yêu cầu được biết tháiđộ của Mĩ, Lodge đáp: “ Tôi cảm thấy không đủ thông tin để có thể trả lời ngài”. - Sao ông đại sứ lại có thể trả lời người đứng đầu một nước đồng minh như thế? - Lodgecho rằng ông không biết gì về lập trường của chính phủ ông! Diệm gác điện thoại. Cuộc đảo chính diễn tiến như một bộ máy đồng hồ. Khiđụng độ dữ dội nổ ra tại Dinh Tổng thống, Diệm và Nhu tìm cách tẩu thoát qua một đường hầm ngầm, sau đó được một người bạn ở Chợ Lớn che dấu (Chợ Lớn là nơi Nhu có nhiều người quen thông qua một mạng lưới thuốc phiện). Thật thú vị để nói thêm ở đây, như một chi tiết bổ sung cho bản chất của Diệm, Nhu, rằng các lực lượng bảo vệ trung thành của Tổng thống trong dinh tiếp tục chiến đấu thêm nhiều tiếng đồng hồ nữa và hi sinh mà không hay biết rằng vị Tổng thống mà họ đang chiến đấu bảo vệ đã bỏ chạy từ lâu. Khi đã đến được chỗ an toàn cách xa dinh, lẽ ra Diệm có thể gọi một cú điện thoại theo cách không thể truy ra người gọi để khuyên các lực lượng bảo vệ của mình trong dinh đầu hàng phe đảo chính để giữ mạng sống. Nhưng Diệm không làm thế, ông ta quyết định để cho họ chết. Nhưng chính Diệm cuối cùng cũng phải đầu hàng – vì quá ít lựa chọn – và cuộc giao tranh chấm dứt. Sau một hồi mặc cả, Diệm đồng ý tiết lộ chỗ trốn của mình và công khai đầu hàng Minh Lớn và các tướng lĩnh của ông nếu như họ hứa để cho Diệm và Nhu an toàn chạy ra nước ngoài. Minh đồng ý. Lúc đó Diệm cho ông biết ông và Nhu đang lẩn trốn trong một nhà thờ công giáo ở ChợLớn, và ông đảm bảo rằng họ sẽ chờ quân của ông Minh tới bắt đưa về tổng hành dinh đểông chính thức thoái vị. Minh phái các vệ sĩ của ông và một trung đội quân ra đi thi hành lệnh bắt Diệm. Khi họ đến nhà thờ, Diệm và Nhu hòa dịu nộp mình. Sau đó haiông được hộ tống ra khỏi nhà thờ và đưa vào trong một chiếc xe bọc thép. Ngaykhi cánh cửa chiếc xe bọc thép vừa đóng lại, Diệm và Nhu liền bị đánh đập, trói gô bốn vó, rồi bị bắn cho tới chết”. Khi dạy về việc chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam, giáo viên có thể kết hợp kể chuyện về 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc, dựa trên tác phẩm cùng tên của tác giả Nghiêm Văn Tân: “Tiểu đội 4 thuộc Đạiđội 552, Tổng đội Thanh niên xung phong 55 Hà Tĩnh gồm 10 cô gái còn rất trẻ tuổi từ 17 đến 24 do chị Võ Thị Tần làm Tiểu đội trưởng là đơn vị làm việc thường trực tại Ngã ba Đồng Lộc, chịu trách nhiệm san lấp bom
  • 20. 20 ở đoạn đường này để không đứt mạch giao thông nối hậu phương với tiền tuyến. Bình thường tiểu đội hoạt động về đêm để lấp hố bom mà máybay đã bắn phá vào ban ngày. Sau cuộc tổng tấn công và nổi dậy tết mậu thân năm 1968, ngãba Đồng Lộc đã trở thành mạch máu giaothông quan trọng, nối liền hậu phương lớn miền Bắc và tiền tuyến lớn Miền Nam. Đế quốc Mỹ biết được điều đó nên đã tìm mọi cách cắt đứt con đường này. Thế nhưng những cô gái thanh niên xung phong đã dũng cảm xả thân quên mình, quyết “sống bám cầu, bám đường”. Họ đã luôn chiến đấu với khẩu hiệu “máu có thể chảy, tim có thể ngừng nhưngmạch máu giao thông không baogiờ tắt”. Mưa bom bão đạn không thể làm khuất phục ý chí chiến đấu của họ. …Hôm đó, 10 cô gái ra đến hiện trường đã nhanhchóng triển khai công việc, người đào, người xúc, hồ hởi làm việc, vừa làm vừa chuyện trò trêu đùa nhau. Bỗng có một tốp máy bay vượt qua trọng điểm. Tất cả chị em nhanh chóng nép mình vào triền đồi, nơi thành hố bom cũ tạo nên một cái rãnh lớn. Tốp đi sau của tiểu đội 5 cũng dừng lại quan sát. Một lúc sau, hết tiếng máy bay cả tiểu đội tiếp tục đứng dậy làm việc. Bất ngờ, một trong tốp chiếc máy bay lúc nãy quay lại, thả một loạt bom. Một quả bom rơi trúng trước cửa hầm các chị đang còn trú ẩn. Tiếng nổ chát chúa, đất đá tung toé, khói bom mù mịt, đen ngòm trùm lên cả đội hình 10 cô. Tốp thanh niên xung phong tiểu đội 5 đi sau chạy ào đến gào thét, bộ đội, nhân dân ở gần đó cũng lao ra gọi tên từng người. Đến nơi, chỉ còn thấy hố bom sâu hoắm, một vài chiếc cuốc, xẻnh văng ra nhưng không còn thấy một ai, không nghethấy một tiếng người. Cả 10 cô gái thanh niên xung phong đã anh dũng hy sinh. Suốt đêm hôm đó và cả ngày hôm sau, đồng đội đã đào bới, tìm kiếm thi thể các chị, đem về tắm rửa sạch sẽ. Tất cả đều như đang vừa đi vào giấc ngủ dài. Đồng đội đã đặt các chị vào khu đồi Bãi Dịa với lòng xót thương vô hạn. Riêng chị Hồ ThịCúc, mãi sang ngày thứ 3 đồng đội mới tìm thấy chị cũng ở trong căn hầm đó, do đấtđá vùi sâu quá nên đồng đội không tìm ra nổi. Lúc tìm thấy chị trong tư thế ngồi, đầu đội nón, bên cạnh là cái cuốc, 10 đầu ngón tay bị bầm tím vì đang bới đất để tìm đường ra….” Khi dạy cho học sinh thành tựu của nhân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ (1964 – 1968), giáo viên có thể sử dụng tư liệu trong tác phẩm “Những mẩu chuyện lịch sử” của Nxb Giáo dục để kể chuyện về anh hùng Nguyễn Viết Xuân nhằm khắc họa cho học sinh về tấm gương chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ lực lượng phòng không, không quân, thể hiện sáng ngời chân lí: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, đồng thời thể hiện sức mạnh của một dân tộc giàu truyền thống cần cù, sáng tạo, chiến đấu
  • 21. 21 dũng cảm, lập nhiều thành tích trong chiến đấu: “Nguyễn Viết Xuân sinh năm 1964, sinh ra trong một gia đình cố nông ở xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 18/11/1964, nhiều tốp máy bay Mĩ đến bắn phá vùng Chả Lò thuộc miền Tây tỉnh Quảng Bình. Ngayđợtđầu, 3 chiếc F.100 bất ngờ lao vào trận địa của đạiđội, lúc đó là 10h43 phút. Khẩu đội trưởng khẩu đội 3 Nguyễn Duy Dĩnh hô lớn: “Bắn!”.Loạtđạn xé không khí, đón lấy chiếc đi đầu. Bọn địch đổi hướng và tập trung công kích vào khẩu đội 3. Cả trận địa nổ súng giòn giã đánh trả lũ máy bayđịch. Một chiếc F.100 bốccháy lao xuống phía núinhưng một chiếc khác đã phóng một loạt tên lửa về phía khẩu đội 3. Bất chấp nguy hiểm, Nguyễn Viết Xuân lao ra khỏi công sự đứng bên khẩu đội hô lớn:”Nhằm thẳng quân thù, bắn!”. Lướilửa của đại đội vây lấy lũ máy bay Mĩ và một chiếc nữa lại phải đền tội. Đợt chiến đấu lần thứ nhất kết thúc vào lúc 11h 4 phút, đồng chí đi khắp các khẩu đội để nắm tình hình. Bọn địch lại ập đến bắn phá điên cuồng, bắn phá trận địa đại đội. Không may đồng chí Xuân bị một viên đạn xiết vào đùi làm cho một chân bị giập nát. Máu chảy xối xả. Xuân nghiến răng không kêu một tiếng. Chiến sĩ Tình quay lại thấy chính trị viên bị thương, lửa căm thù bốc lên ngùn ngụt. Anh định thét vang lên ngaygiữa trận địa để báotin cho tất cả đơn vị biết nhưng chính trị viên Xuân đã ra lệnh cho Tình giữ im lặng. Đồng chí Xuân nói: - Đồng chí không được cho ai biết tôi bị thương. Đồng chí hãy giúp tôi truyền lênh chiến đấu. - Tình gọi y tá Nhu. Thấymáu Xuân ra nhiều, y tá Nhu thương đến chảy nước mắt nhưng Xuân vẫn bình tĩnh bảo: - Đi băng cho những anh em bị thương đi đã. Y tá Nhu không nghe lời Xuân nói, vội kéo chân của Xuân để băng. Xuân bảo: Cậu cắt chân cho mình để khỏi vướng. Nhu chần chừ không muốn cắt nhưng Xuân lại bảo: - Cắt đi…và giấu cái chân vào chỗ kín hộ tôi. Vì thiếu thuốc tê và dụng cụ, máu ra nhiều, chân nhức buốt nhưng Nguyễn Viết Xuân vẫn cắn chặt chiếc khăn không bật ra một tiếng nào. Các khẩu đội biết Xuân bịthương, lòng căm thù sôi lên. Những viên đạn xé đỏ không khí vút lên đón lấy đầu máy bay địch. Một chiếc F.100 bịtrúng đạn, bốc cháy. Nó như con thú bị chém ngang cổ, nhào đi hai vòng rồi mang theo khối lửa trên mình rơi chếch về hướng Nam. Haichiếc còn lại hốt hoảng trước những làn đạn dày đặc của quân ta không dám xà xuống thấp nữa. Chúng trúttừ trên cao loạt đạn cuối cùng và bỏ chạy.
  • 22. 22 Chính trị viên Nguyễn Viết Xuân đã hy sinh nhưng hình ảnh người bí thư chi bộ tận tụy, gương mẫu trong công tác, dũng cảm trong chiến đấu, có lòng yêu thương đồng đội và nhân dân sâu sắc vẫn hiện rõ trong tâm trí các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta. “Nhằm thẳngquânthù, bắn!”,khẩu lệnh của anh đã trở thành bất diệt. Đó là khẩu lệnh mang tinh thần quyết thắng giặcMĩ xâm lược của Đảng, của quân độita và nhân dân ta, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam”. Khi dạy bài 22 mục IV. 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, khi nhấn mạnh thành tích của nhân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần hai, đặc biệt là thắng lợi trong trận: “Điện Biên Phủ trên không” của quân dân miền Bắc, giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trên báo Quân đội nhân dân năm 1973: “Say mê rèn luyện, dũng cảm chiến đấu như anh hùng Phạm Tuân” để kể chuyện về anh hùng Phạm Tuân: “Phạm Tuânsinh năm 1947,quêxã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Nhập ngũ năm 1965,khiđược tuyên dương anh hùng đồng chílà Thượng úy, trung đội trưởng đạiđội 5 máybay tiêm kích Mic 21, trung đoàn 92, sư đoàn 371, Bộ tư lệnh Phòng không – Không quân, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong thời gian từ 18 đến 29/12/1972, may bay Mĩ đánh phá miền Bắc dữ dội. Phạm Tuân xung phong trực chiến liên tục và chủ động xin được cất cánh đánh máy bay của địch. Đêm 18/12/1972, khi được lệnh cất cánh, mặc cho máy bay địch đánh phá sân bay, đồng chí nhanh chóng vận động qua hố bom, đến nơi để máy bay và lập tức cất cánh. Phát hiện máy bay đồng chí bay lên, địch phóng tên lửa tới, anh bình tĩnh tránh tên lửa địch đến khu vực chiến đấu kịp thời. Đêm 27/12, nhiều tốp B52 từ Tây Bắc bay vào bắn phá Hà Nội. Được lệnh cất cánh, phạm Tuân lập tức điều khiển máy bay tiếp cận khu vực có máy bay địch. Anh dũng cảm xông thẳng vàotốp B52, bắn hai quả tên lửa, hạ tại chỗ một chiếc. Sau đó nhanh chóng vượt khỏi tốp máy bay yểm trợ của địch về hạ cánh an toàn. Hành động của anh được nhân dân và đồng đội mến phục, quân thù khiếp sợ. Phạm Tuân luôn chịu khó nghiên cứu, học tập, lái thành thạo 2 loại máy bay Mic 17 và Mic 21 trong mọi điều kiện thời tiết, giúp anh em lái mới nhanh chóng cất cánh chiến đấu được. Đơn vị do anh phụ trách ngày càng tiến bộ. Anh luôn gương mẫu chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh chiến đấu, khiêm tốn giản dị, được mọi người tin yêu. Đồng chí Phạm Tuânđượctặng thưởng 1 huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
  • 23. 23 Khi dạy bài 23, Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở Miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975), khi dạy về diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh, giáo viên có thể kết hợp sử dụng tư liệu trong tác phẩm “Chiến dịch Hồ Chí Minh qua hồi ức các tư lệnh và chính ủy”, Nxb Quân đội nhân dân, để kể chuyện lịch sử cho học sinh. Về việc đánh chiếm Dinh Độc Lập đồng chí Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó trung đoàn 66, sư đoàn 304 đã kể lại như sau: “Tiêu diệt xong mấy xe tăng của địch, tăng của Lữ đoàn 203 lao vút ngayqua cầu SàiGòn. Trên mỗi xe tăng của ta đều có một tiểu đội bộ binh của Tiểu đoàn 7 trung đoàn 66. Anh em đặc công cũng bám vào xe tăng, thẳng tiến. Tôi đi trên chiếc xe thép lấy được của địch ở Đà Nẵng, sau mấy chiếc xe tăng đi đầu xe nào cũng cắm lá cờ nửa đỏ nửa xanh bay phần phật trước gió…. Theo sự phân công của trung đoàn trưởng, tôi đi cùng Tiểu đoàn 7 vào chiếm Dinh Độc Lập. Lính dù đứng trước Dinh Độc Lập, chúng đều mang súng nhưng không có hành động chống cự gì. Anh em ta cũng chỉ bắn chỉ thiên. Xe tăng thứ nhất của ta tiến vòng sang phía trái Dinh Độc Lập, xe tăng thứ hai mang biển hiệu 843 tiến thẳng vào dinh, húcđổ cổng. Bọn lính dù dạt vào góc trái sân ở trước dinh. Các xe khác lần lượt vây quanhDinh Độc Lập. Bộ binh, đặccông nhảyxuống, chiếm lĩnh các vị trí cao, vị chí chiến đấu thuận lợi - Nguyễn Hữu Hạnh - phụ tá cho Tổng thống Dương Văn Minh đưa đồng chí Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó trung đoàn 66, sư đoàn 304 vào phòng khánh tiết, nơi đang tập trung Nội các Sài Gòn. - Dương Văn Minh cúi chào nói: Chào cấp chỉ huy. Trước sức mạnh của quân giảiphóng, Chúng tôi biết thế nào chúng tôi cũng thất bại. Toàn bộ nội các chúng tôi đang chờ quân giải phóng vào để bàn giao. Ngừng một giây tôi nói tiếp: Bây giờ các anh chỉ có việc đầu hàng. Mặt Dương Văn Minh bỗng tái đi. Ông ta cúi đầu xuống, trầm ngâm. Nhiều tiếng xì xào, lầm rầm trong phòng khánh tiết. Vẻ buồn và thất vọng lộ rõ trên nét mặt từng người, bên ngoài nhiều tràng súng tiểu liên nổ nối tiếp nhau làm cho không khí trong phòng thêm nặng nề. Lúcđó khoảng 9 giờ rưỡi. Đồng chí Phạm Xuân Thệ nói: Dương Văn Minh ông hãy ra tuyên bố đầu hàng ở đài phát thanh. Từ âu sầu đến ngạc nhiên và lo lắng, Dương Văn Minh trao đổi gì đó với Vũ Văn Mẫu và mấy người khác. Bên ngoài, những tràng tiểu liên vẫn nổ giòn giã với tiếng reo của nhân dân: Hoan hô Quân giải phóng, Sài Gòn giải phóng muôn năm! Dương Văn Minh đến trước tôi cúi đầu: Thưa cấp chỉ huy quân giải phóng, súng nổ nhiều lắm. Đi ra ngoài bây giờ an toàn sao được. Hay là ... - Vẻ mặt Dương Văn Minh càng tái hơn.
  • 24. 24 - Các ông không lo. Chúng tôi đảm bảo sự an toàn cho các ông -đồng chí Phạm Xuân Thệ tiếp lời. Sau khoảng 30 phút từ lúc tôi vào phòng khánh tiết, Dương Văn Minh là Vũ Văn Mẫu mới chịu ra đàiphátthanh tuyên bố đầu hàng và cũng không lâu sau, bộ đội ta từ các hướng đã tràn vào khắp các đường phố. Lá cờ nửa xanh nửa đỏ, với ngôi sao sáng ngời đã được Đại đội trưởng xe tăng Bùi Quang Thậnkéo lên nóc Dinh Độc Lập. Lúc ấy là 11h30 ngày 30 – 4 – 1975. Cờ bay gieo vui mang đến cho người dân thành phố lòng tự hào dân tộc và không khí trong lành của của độc lập tự do. Các nhà báo nước ngoài cũng như trong nước chạy hết góc này đến góc khác, ghi lại hình ảnh giờ phút này trên đường phố Sài Gòn giải phóng” 2.3.2. Xây dựng các bài miêu tả, tường thuật Trong quá trình dạy học lịch sử, việc miêu tả, tường thuật không chỉ để tái hiện nhằm khôi phục lại hình ảnh của quá khứ mà nó còn giúp học sinh nhận thức sâu sắc sự kiện, qua đó có thể trình bày suy nghĩ, hiểu biết, tìm tòi nghiên cứu của mình. Việc sử dụng phương pháp miêu tả, tường thuật giúp giáo viên thực hiện được nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển tư duy học sinh. Chẳng hạn, khi dạy về tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơnevơ, giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong tác phẩm “Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ” của tác giả Nguyễn Khắc Viện để khắc họa cho học sinh về thực chất của chế độ Mĩ – Diệm ở miền Nam Việt Nam. “Trong tổng số 14 đến 15 tỉ đồng (tiền Việt Nam), quân đội chiếm trung bình tư năm đến sáu tỉ, bộ máy hành chính bao gồm các cơ quan cảnh sát và an ninh cũng chiếm bằng ngần ấy. Hơn một tỉ được dành để làm những con đường giao thông nhằm tạo thuận lợi cho các cuộc hành quân… Người ta thấy phần ngân sách dành cho cảnh sát và an ninh thậm trí còn vượt quá phần giành choquân độicùng với đà mở rộng quy mô của các cuộc hành quân đàn áp. Việc xem xét ngân sách làm nổi bật lên một sự thật chính quyền Diệm chung quychỉ là một bộ máy quân sự và cảnh sát khổng lồ, bên cạnh nó thì những cơ quan kinh tế, văn hóa, xã hội chẳng qua chỉlà những mẩu đầu thừa đuôi thẹo. Vì con số những người bị giam không giảm, Chính phủ buộc phải dành trong dự án ngân sách của năm nay, 112 triệu đồng cho các nhà tù. Biết rằng, sáu triệu đồng được dành cho trường Đại học Huế, một bài tính đơn giản đủ chỉ ra rằng với số tiền dành cho các nhà tù, ngườita có thể xây dựng thêm 19 trường đại học mới. Các nhà tù được mô tả như sau:
  • 25. 25 Chúng ta hãychọn một phòng trong số nhiều phòng giam khác trong nhà tù Gia Định có 15m chiều dài, 3,6m chiều rộng, tức là 54m2, trong đó chồng chất 150 người bị giam; chỉ cần làm một phép chia để thấy rằng cứ ba người một mét vuông. Đấy chính là nơi những người bị giam ăn, nằm, rửa ráy và đại tiện. Chậu đựng phân đượcđặt ở một góc phòng... Ngồixổm thì những ngườibị giam vừa vặn có đủ chỗ, nếu ngồixếp bằng thì hết sức chật. Ban đêm, họ phải nằm nghiêng, co quắp ngườilại mới có thể ngủ. Vì vậy, một phần tư trong số họ phải đứng thường xuyên để cho người khác có thể duỗi ming một chút!... Một số ít bị giam ở đây từ 15 đến 18 tháng nay mà chưa hề được ra trước tòa án. Đối với tỉnh Quảng Nam, các nhà lao nhỏ xíu của tỉnh chứa đến 2000 người. Ở các thành phố, những vụ bắt bớ vào ban đêm, không xét xử, do cảnh sát mật tiến hành, tiếp theo đó là sự thủ tiêu về thể xác hoặc đày ra các nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc, Chí Hòa... tình trạng đó như một sự đe dọa chết chóc treo lơ lửng trên đầu tất cả mọi người, kể cả các viên chức cao cấp. Những viên bộ trưởng như Nguyễn Hữu Châu, những viên tướng nhưDương Văn Đức đã chỉ thoát chết bằng cách bỏ trốn sang Pháp.” Dạy bài 21, mục V.2: Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961-1965), giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong tác phẩm “Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963” của tác giả Lê Cung để xây dựng bài miêu tả về phong trào đấu tranh chính trị chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ – Diệm của nhân dân miền Nam Việt Nam, nhất là đấu tranh của đội ngũ tăng ni, phật tử: “Ngày11-6-1963, tạingã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (Sài Gòn), Hòa thượng Thích Quảng Đứcđã anh dũng tự thiêu trước sự chứng kiến của hàng chục vạn tăng ni, phật tử cùng những quan sát viên, báo chí quốc tế. Lực lượng Diệm được điều động đến để hòng phá tan cuộc tự thiêu nhưng bị thất bại vì tăng ni, phậttử đã kiên quyết bảo vệ bằng cách vây quanh nhà nhiều vòng. Cuộc hi sinh phi thường và dũng cảm của Hòa thượng Thích Quảng Đức, hình ảnh cụ ngồi thẳng nhưtượng đá trong ngọn lửa rực hồng đã nhanh nhưmột làn sóng điện làm sôi nổi dư luận trong cả nước Việt Nam và trên thế giới. Ảnh của vị hòa thượng Việt Nam Thích Quảng Đức ngồi trong ngọn lửa được đăng trên hầu hất các báo khắp năm châu, với những dòng chữ nói lên sự khâm phục”. Khi giảng dạy về thành tựu của nhân dân miền Nam trong chiến đấu chống “Chiến lược Chiến tranh cục bộ” của Mĩ, giáo viên có thể sử dụng những đoạn trích trong tác phẩm “Tiến trình Lịch sử Việt Nam” của tác giả Nguyễn Quang Ngọc, xây dựng thành bài tường thuật về những thắng lợi mở đầu trong chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam:
  • 26. 26 “Cuốitháng 3 năm 1965,đơn vị lĩnh Mĩ đầu tiên vào đóng quân tạiĐà Nẵng. Ngày24-5-1965, mộtnhóm gồm 7 chiến sĩ đặc công Quảng Nam đã tập kích diệt gọn một trung đội địch ở Cầu Sắt (Quảng Nam). Đêm 26 rạng sáng 27 tháng 5, bộ đội quân khu 5 cùng lực lượng đặc công bí mật tập kịch một đơn vị lính thủy đánh bộMĩ ở Núi Thành(QuảngNam), loại khỏi vòng chiến đấu 180 tên. Đây là chiến thắng đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, tiêu diệt gọn một đại đội địch, mở đầu phong trào “tìm Mĩ mà diệt” trên khắp miền Nam. Ngày18-8-1965, Mĩsử dụng 9000quâncàn quétvùng Vạn Tường (Bình Sơn – Quảng Ngãi)nhằmtiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. Chúng hi vọng sẽ giành được thắng lợi đầu tiên cho quân viễn chinh. Lực lượng bộ đội và du kích địa phương bám trụ kiên cường đánh địch. Sau một ngàychiến đấu, đã đánh bạicuộc càn quét đầu tiên đông quân nhất của địch trên chiến trường miền Nam. Chiến thắng Vạn Tường có ý nghĩa như Ấp Bắc với quân Mĩ, nó chứng tỏ một cách hùng hồn khả năng của ta đánh bại được quân Mĩ trong điều kiện chúng có ưu thế tuyệt đối về binh lực và hỏa lực”. Khi dạy mục 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong tác phẩm “Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước”, của Viện nghiên cứu Lịch sử Quân sự Việt Nam để xây dựng thành bài tường thuật: “Ngày 14-12-1972, Ních-xơn chính thức phê chuẩn kế hoạch tấn công ồ ạt bằng không quân chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng với mật danh Lai-nơ Bếch-cơ 2. Theo kế hoạch, một lực lượng lớn không quân Mĩ sẽ tiến hành đánh phá dữ dội và liên tục 24/24 giờ. Các máy bay chiến lược B52 sẽ hoạt động về ban đêm. Máy baychiến thuậtvừa làm nhiệm vụ yểm trợ cho máy bay B52, vừa sử dụng vũ khí, khí tài, điều khiển bằng tia lade để công kích, chế áp mạnh các mục tiêu, đặc biệt là sân bay, trận địa tên lửa, trận địa pháophòng không. Với các loại máy bay và vũ khí, khí tài hiện đại, đế quốc Mĩ tin rằng, thông qua đòn đánh có tính chất hủy diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng miền Bắc, buộc chúng ta phảitrở lại hội nghị Pari, chấp thuận các đòi hỏi của Mĩ. Toàn bộ lực lượng không quân chiến lược, chiến thuật Mĩ ở khu vực Đông Nam Á, TháiBình Dương được huy động vào chiến dịch này. Trên vùng biển Việt Nam, 5 tàu sân baybắt đầu tiến dần vào Vịnh Bắc Bộ, các căn cứ quân sự của Mĩ ở Philippin nhậnthêm 50 máy bay tiếp dầu. Ních xơn ra lệnh cho không quân và hải quân Mĩ tiếp tục bao vây, phong tỏa vùng biển miền Bắc, tập trung vào cảng
  • 27. 27 Hải Phòng. Tổng thống Mĩ đích thân theo dõi, kiểm soát toàn bộ quá trình chuẩn bị và thực hành chiến dịch. … 19 giờ 10 phút ngày 18-12-1972, ra đa cảnh giới của ta phát hiện các tốp máy bay B52 đang bay vào vùng trời miền Bắc. 19 giờ 15 phút, lệnh báo động khẩn cấp được phát ra. Ít phút sau, máy bay F111 ập tới ném bom sân bay Nội Bài, sân bay Kép. Từ 19 giờ 15 phút, hàng chụctốp máy nay B52 được hàng trăm máy bay cường kích và tiêm kích hộ tống đã tới vùng trời Hà Nội, ồ ạt dội bom xuống khu vực sân bay Nội Bài, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm, Mễ Trì…Một số sân bayvà Đàiphátthanh Mễ Trì bị bon B52 phá nát. Một số trận địa tên lửa, trận địa cao xạ bảo vệ sân bay Nội Bài, Cầu Đuống, Gia Lâm bị không quân Mĩ đánh trúng. Các ngày19, 20 tháng 12, máybay chiến thuật của Mĩ tiếp tục đánh phá các mục tiêu ở Hà Nội, Yên Bái, Quảng Ninh,sục tìm các sân bay dã chiến và trận địa tên lửa của ta. Đêm 19, 20 tháng 12, mỗi đêm gần 100 lần chiếc máy bay B52 liên tục dội bom xuống Hà Nội, trong lúc máy bay chiến thuật đánh phá Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang. Liên tục trong các ngành từ20 đến 24-12, mỗi đêm địch sử dụng trên dưới 30 lần chiếc máybay B52 đánh phá cácmục tiêu. Ngày26-12, chiến dịch tập kích Hà Nội, Hải Phòng của không quân Mĩ tiếp tục sau 36 giờ ngừng hoạt động nhân dịp lễ Nô en. Dồn lực lượng đánh đòn quyết định, đế quốcMĩ đã gây cho ta những tổn thất nặng nềvề ngườivà của. Ở Hà Nội, hơn 100 điểm của thành phố bị bom Mĩ đánh trúng, hàng trăm ngườichết, hàng ngànngườibị thương. Riêng phố Khâm Thiên, bom B52 đã sát hại 300 người, phá sập 2000 ngôinhà. Ở HảiPhòng, 11 tiểu khu ở Hồng Bàng, LêChân và một số xã ngoạithành bị hàng ngànquả bom B52 càynát. Dưới bom đạn quân thù, Hà Nội, Hải Phòng không hề nao núng. Lực lượng phòng không kiên cường đánh trả. Các chiến sĩ rada phátsóng, lọc qua những lớp nhiễu dày đặccủa địch để tìm kiếm mụctiêu B52. Không quâncủa ta xuất kích cản phá, gâyrối đội hình máy bay yểm trợ các tốp B52. Từ các trận địa tên lửa, pháo cao xạ và súng máy cao xạ của ta liên tiếp bắn lên. Trong 12 ngày đêm dùng B52 tập kích vào Hà Nội, Hải Phòng đã sử dụng 35000 tấn chấtnổ, 729 lần chiếc máy baychiến lược B52, gần 4000lần chiếc máy bay chiến thuật. Riêng Hà Nội, địch đã tập trung 444 lần chiếc máy bay B52 và hơn 1000 lần chiếc máy baychiến thuật đánh phá.Nhưng Mĩ chẳng những không đạt được mục tiêu của cuộc tập kích chiến lược mà còn bị thất bại nặng nề: 81 máy bay hiện đại bị bắn rơi, 43 giặc lái bị bắt sống. Ngày 30-12, chính Phủ Mĩ
  • 28. 28 buộc phảiđơn phương tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị ta nối lại cuộc đàm phán ở Pari”. Khi dạy bài 23: “Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975)”, mục II. Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định, lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn, giáo viên có thể sử dụng các đoạn trích trong tác phẩm “Đại thắng mùa Xuân 1975” của Đại tướng Văn Tiến Dũng khi nói về tình hình nội bộ của chính quyền Sài Gòn sau hiệp định Pari 1973, để giúp học sinh khắc sâu kiến thức: “BáoTiền Tuyến của quân độingụy nêu đầu đề suốt 8 cột: “Cộng hòa Việt Nam không bao giờ đầu hàng cộng sản”. Nhưng Vayen ngày 21 tháng 4 đã than thở: “tình hình quân sự là tuyệt vọng”. Và trong một bài diễn văn ở trường Niuolân ngày 23 tháng 4, Pho đã ngầm ngùi nói: “Chiến tranh đã kết thúc đối với người Mĩ, không thể giúp đỡ người Việt Nam được nữa, họ phải đương đầu với bất cứ số phận nào đang đợi họ”. Nội bộ quan thầy bi đát, rối ren, nội bộ bọn tay sai ở Sài Gòn cũng lâm vào thời kì khủng hoảng cực kì nghiêm trọng...chủ nghĩathực dân mới của Mĩ thường thực hiện chính sách dùng nhiều ngựa. Trong tình hình bình thường, chính sách này có tác dụng kiềm chế lẫn nhau giữa bọn tay sai, vừa tạo ra bộ mặt dân chủ giả hiệu, lừa mị quần chúng, vừa che đậy sự thống trị của Mĩ. Song, trong cơn nguykhốn, chính sách nàylại sinh phản tác dụng. Cáctập đoàn tay sai không chỉ hoạt động theo chiều hướng cấu kết để kêu gào“chống cộng” ngăn chặn thất bại, mà còn biến thất bại thành một thứ vũ khí chống lại nhau, thanh toán lẫn nhau, tranh nhau làm ngựa nòi cho Mĩ, làm cho bộ máyngụyquyền ngàycàng suy yếu”. Khi dạy về trận then chốt mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên ở Buôn Ma Thuột, giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong tác phẩm “Tiếng Sấm Tây Nguyên” của Nxb Từ điển Bách Khoa để tường thuật về trận đánh này: “TạiBuôn Ma Thuột, quân địch lúc nàyở trong thị xã có cơ sở chỉ huy pháo binh 1 xe tăng, 2 tiểu đoàn bảo an. Quân số khoảng 8.000 tên. 2 giờ sáng ngày 10 – 3 – 1975, Trung đoàn đặc công 198 tiến công 3 vị trí: sân bay Hòa Bình, sân bay thị xã, cụm kho Mai Hắc Đế. Cùng giờ hỏa lực H12 và ĐKB của ta đánh vào sư đoàn bộ sư đoàn 23, chỉ huy sở tiểu khu và khu pháo binh thiết giáp. Địch vẫn đinh ninh rằng cũng như năm 1968, ta chỉ dùng đặc công và pháo binh đánh rồi sẽ rút. Cùng lúc, khi pháo bắt đầu bắn, lợi dụng tiếng nổ mũi tiến công của ta tập kích cách thị xã 10 – 15 km, xe tăng 20 – 25 km có bộ phận 40 km, bắt đầu vượt sông Sêrêpốc tiến vào tuyến xuất pháttiến công. Một cuộc tiến công gồm 12 trung đoàn binh chủng trên 5 mũi khác nhau đã được điều khiển nhịp nhàng, chặt chẽ.
  • 29. 29 Một cuộc tiến công quân binh chủng hợp thành tuyệt đẹp. 5 giờ ngày 10 tháng 3 năm 1975 toàn bộ đội hình đã chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công hình thành thế bao vây sát thị xã. 5 giờ 30 phútpháobinh bắn thử, 7 giờ 15 phútpháobinh bắtđầu trút bão lửa xuống các mục tiêu quy định. Pháocao xạ tiến sát đội hình bộ binh. 9 giờ ngày 10 – 3 các mũi bộ binh Sư đoàn 23 trên tất cả các hướng quân địch đều chống trả quyết liệt. Đêm 10 – 3, Liên đoàn biệt động quân 21 đượclệnh từ Buôn Hồ tiến về thị xã để cứu nguycho sở chỉ huysư đoàn 23, nhưng đến khu vực suối Ja Tum vấp phải quân ta. Bọn nàyđã chuồn ra phía đông thị xã ẩn nấp. Trong đêm 10 – 3 ta nắm lại tình hình, tổ chức hiệp đồng lại các mũi, hội quân ở sư đoàn bộ sư đoàn 23. 6 giớ sáng ngày 11 tháng 3 quân ta đánh chiếm Sở Chỉ huy Sư đoàn 23. Mục tiêu chủ yếu của trận đánh đã hoàn thành,cơ quan đầu nãocủa địch ở Buôn Ma Thuột đã bị đập tan. Đến 11 giờ trưa ngày 11 – 3 – 1975, ngọn cờ chiến thắng của bộ đội Tây Nguyên đã phấtcao trên nóc hầm chỉ huy sư đoàn 23 ngụy. Sau đó, quân ta nhanh chóng pháttriển thắng lợi tiêu diệt địch ở các vùng phụ cận như hậu cứ 45, trường huấn luyện, căn cứ 53 ở ấp Châu Sơn. Trận đánh thị xã Buôn Ma Thuột là một trận tiến công xuất sắc. Chỉ trong vòng 33 giờ, bằng nghệ thuật chiến đấu tài giỏi, bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn và bằng tinh thần chiến đấu của cán bộ, bộ đội ta đã lập nên chiến công Tây Nguyên đại thắng vang dội, làm đòn mở đầu cho cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975”. Khi dạy về chiến dịch Huế - Đà Nẵng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, giáo viên cũng có thể sử dụng đoạn trích trong tác phẩm “Đại thắng mùa Xuân” của đại tướng Văn Tiến Dũng để tường thuật về chiến dịch giải phóng Đà Nẵng: “Từngày25 – 3 thành phốĐà Nẵng trở nên hỗn loạn. Các lực lượng của ta tiến nhanh áp sát thành phố. Địch buộc phải bỏ kế hoạch co cụm ở Đà Nẵng và bắt đầu dùng máy bay bôinh 727 và máy bay lên thẳng di tán bọn cố vấn Mĩ và một phần lực lượng ngụy. Chúngtranh nhaulên máy bay, gây ra cảnh huyên náo, ẩu đả ở sân bay. Có những tên bị bánh máybayđè nát trên đường băng hoặc mắc kẹt trong càng máybay lên thẳng. Binh lính, sĩ quan ngụycùng gia đình chen nhau chạy. Sư đoàn thủy quân lục chiến địch trước khi rút chạy gây ra nhiều vụ cướp bóc, bắn nhau và hãm hiếp phụ nữ. 3.200 tân binh địch ở trung tâm huấn luyện Hòa Cầm nổi dậy đấu tranh bỏ ngũ chạy ra với cách mạng hoặc về nhà. Pháo lớn
  • 30. 30 của ta bắtđầu vào sân bay Đà Nẵng, căn cứ Hòa Khánh nơiBộ Tư lệnh sư đoàn 3 ngụy đóng, cảng Sơn Trà, sở chỉ huy sư đoàn ở Non Nước làm cho địch trong thành phốcàng hoảng loạn. Anh em ta bị địch bắt giam ở nhà lao Non Nước vùng dạy nhà lao, thoát ra ngoài. Sư đoàn 2 của Quân khu 5 do đồng chí đại tá Nguyễn Chơn – Anh hùng quânđộilàm Sư đoàn Trưởng ở phía nam Đà Nẵng. Ngày 29/3, bộ binh và xe tăng thuộc Quân đoàn 2 cùng lực lượng vũ trang của quân khu V từ bốn hướng bắc, tây bắc, tây nam và nam nhanh chóng đánh thẳng vào thành phố chiếm sân bay Nước Mặn. Một số cơ sở cách mạng và quân biệt động ta ở trong thành phố chiếm cầu Trịnh Minh Thế, cắm cờ ở tòa thị chính, tự vệ và nhân dân dẫn đường cho bộ đội chiếm nhanh chóng các vị trí địch và đuổi bắt tàn quân địch. Trong vòng 32 giờ ta đã tiêu diệt và làm tan rã hơn 100.000quân địch ở Đà Nẵng chiếm được một căn cứ quân sự liên hợp mạnh, giảiphóng Đà Nẵng, ta đã kết thúc quá trình tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân đoàn 1, xóa bỏ Quân khu I của ngụy, tạo điều kiện thúc đẩyquân ngụynhanhchóng đitới chỗ sụp đổ hoàn toàn”. 2.3.3. Sử dụng tài liệu Văn học để khắc sâu kiến thức cho học sinh Giáo viên khi dạy học lịch sử nếu biết khắc sâu những kiến thức cơ bản bằng các phương pháp phù hợp sẽ giúp học sinh hiểu bài sâu sắc, trên cơ sở đó trình độ nhận thức của các em sẽ được nâng lên ở mức khái quát lí luận, việc khắc sâu kiến thức cũng là một yếu tố quan trọng để giáo dục tư tưởng chính trị, hình thành thế giới quan khoa học và phát triển năng lực tư duy của học sinh. Khi dạy về chiến dịch tố cộng, diệt cộng của chính quyền Diệm ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1957 – 1959, giáo viên có thể sử dụng đoạn thơ trong bài “Lá thư bến Tre” của Tố Hữu, miêu tả về tội ác của Mĩ – Diệm trong chiến dịch này: “Biết không anh? Giồng Keo, Giồng Trôm. Thảm lắm anh à, lũ ác ôn Giết cả trăm người, trong một sáng Máu tươi lênh láng đỏ đường thôn. Có những ông già, nó khảo tra Chẳng khai, nó chém giữa sân nhà Có chị gần sinh, không chịu nhục Lấy vồ nó đập, vọt thai ra. Anh biết không? Long Mỹ, Hiệp Hưng Nó giết thanh niên, ác quá chừng.
  • 31. 31 Hăm sáu đầu trai bêu cọc sắt Ba hôm mắt vẫn mở trừng trừng! Có em nhỏ nghịch, ra xem giặc Nó bắt vô vườn, trói gốc sau Nó đốt, nó cười… em nhỏ hét: “Má ơi, nóng quá, cứu con mau!...”. Giáo viên có thể sử dụng bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” của tác giả Lê Anh Xuân để tạo biểu tượng cho học sinh về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ quân giải phóng khi tấn công vào các vị trí đầu não của địch ở Sài Gòn như Tòa Đại sứ Mĩ, Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, Đài phát thanh, Sân bay Tân Sơn Nhất… trong cuộc Tổng tiến công và nội dậy Xuân Mậu Thân năm 1968: “Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và anh chết trong khi đang dứng bắn Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng Chợt thấy anh giặc hốt hoảng xin hàng Có thằng sụp xuống chân anh tránh đạn Bởi anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công…” Để khẳng định quyết tâm và ý chí sắt đá của nhân dân Việt Nam kiên quyết chống Mĩ đến thắng lợi cuối cùng, giáo viên có thể sử dụng Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh để khắc sâu kiến thức cho học sinh: “Cuộckháng chiến chống Mĩ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hi sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mĩ đến thắng lợi hoàn toàn. Còn non, còn nước, còn người Thắng giặc Mĩ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay! Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhấtđịnh sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà anh dũng đánhthắng haiđếquốc to là Pháp và Mĩ, đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc…” Khi dạy về cuộc tiếng công chiến lược năm 1972, giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong tác phẩm “Huyền thoại thành cổ Quảng Trị”, Nxb Quân đội nhân dân để khắc họa cho học sinh về tấm gương chiến đấu hi sinh của các chiến sĩ thành cổ Quảng Trị qua những đoạn:
  • 32. 32 “Chỉ trong 81 ngày đêm với chiến dịch tái chiếm Thành Cổ, quân đội Mỹ - Ngụy đã ném xuống đây 328.000 tấn bom đạn, tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima năm 1945. Những chiến sĩ Thành Cổđã chiến đấu ngoan cường từ ngày28/6/1972đến 16/9/1972, tiêu diệt 2 sư đoàn cơ động chiến lược của địch, diệt 26.000 tên, bắt sống 71 tên, đánh thiệt hại nặng 19 tiểu đoàn, phá hỏng 349 xe quân sự trong đó có 200 xe tăng và thiết giáp, bắn rơi 205 máy bay, thu 500 súng các loại. Tại chiến trường vô cùng ác liệt này, hàng ngàn người con ưu tú của Tổ quốc đã ngã xuống đem theo tuổi thanh xuân, đem theo bao ước nguyện hóa thân vào lòng đất…” Hay giáo viên có thể sử dụng bài thơ "Lời người bên sông" của tác giả Lê Bá Dương để khắc sâu cho học sinh về sự hi sinh anh dũng của các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam bên dòng sông Thạch Hãn ở thành cổ Quảng Trị: "Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm Có tuổi hai mươi thành sóng nước cho vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm" Giáo viên có thể sử dụng tư liệu trong tác phẩm: “Từ điển Hồ Chí Minh sơ giản” để khắc sâu kiến thức cho học sinh khi dạy về cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ: “Bất chấp hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương và luật pháp quốc tế, năm 1964, chính quyền Giôn-xơn mở rộng chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam. Ngày7-8-1964,khi tuyên dương công trạng các đơn vị phòng không và hải quân đã lập chiến công trừng trị bọn khiêu khích và gây chiến, Hồ Chí Minh nói: “Để gỡ thế bí của chúng trong cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam nước ta, đế quốc Mĩ ráo riết hoạt động khiêu khích phá hoại miền Bắc. Chúng ta phải biết rằng, đế quốc Mĩ và tay sai chết thì chết, nết không chừa. Chúng còn nhiều âm mưu hiểm ác…nhân dân ta rất yêu chuộng hòa bình, nhưng nếu đế quốc Mĩ và tay sai xâm phạm đến miền Bắc nước ta thì toàn dân ra nhất định sẽ đánh bại chúng. Ngày 20-2-1965, Tổng thống Mĩ Giôn-xơn quyết định thi hành kế hoạch “Sấm rền”, liên tục đánh phá miền BắcViệt Nam. Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng Laođộng Việt Nam và Chính phủ vạch ra đường lối lãnh đạo toàn dân chiến đấu chống cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ. Sau khi đế quốc Mĩ leo thang chiến tranh, bắn phá ngoại ô Hà Nội và Hải Phòng (17-4-1966),trong “Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước” ngày 17-7- 1966, HồChí Minh nhấn mạnh:“Đólà hành động tuyệt vọng của chúng, khácnào con thú dữ bị thương nặng, giãydụa một cách hung tợn trước hơi thở cuối cùng”. Người cũng nói lên quyết tâm đánh thắng quân xâm lược của toàn dân Việt Nam: