SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
=====***=====
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM
GIÚP HỌC SINH PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO TRONG GIỜ
ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12
Tác giả sáng kiến:Từ Thị Kim Tuyến
Mã sáng kiến: 095104
Vĩnh Phúc, năm 2020
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
=====***=====
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM
GIÚP HỌC SINH PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO TRONG
GIỜ ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12
Tác giả sáng kiến:Từ Thị Kim Tuyến
Mã sáng kiến: 095104
Vĩnh Phúc, năm 2020
1
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới mới phương pháp
giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng là một vấn đề không phải là mới. Nhưng để
thực hiện triệt để mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành đặt ra
không phải là dễ. Vấn đề cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới
hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ
động. Tức là đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh,
đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Bản thân tôi khi lựa chọn đề tài “Áp dụng
phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
trong giờ đọc – hiểu tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ văn 12” đã vấp
phải không ít khó khăn trong quá trình nghiên cứu và thực hiện. Phần vì kinh
nghiệm giảng dạy của bản thân chưa nhiều, đối tượng học sinh, cơ sở vật chất và
thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế. Song bằng nỗ lực của bản thân, qua đề tài
này tôi muốn có cái nhìn mới về đổi mới phương pháp giảng dạy trong giảng
dạy môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Từ đó đưa ra một số kết luận và
khuyến nghị qua quá trình thực hiện với hi vọng rằng đề tài này là một tài liệu
tham khảo có ý nghĩa đối với các đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng nghiệp trực
tiếp giảng dạy môn Ngữ văn.
Tuy nhiên, bản thân kinh nghiệm giảng dạy môn Ngữ văn còn ít, giảng
dạy trong điều kiện cơ sở vật chất và đối tượng học sinh còn nhiều hạn chế nên
đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các bạn đồng nghiệp và Lãnh đạo nhà trường.
2. Tên sáng kiến: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học
sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc – hiều tác phẩm văn học ở chương
trình ngữ văn 12
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Từ Thị Kim Tuyến
- Địa chỉ : Trường THPT Trần Hưng Đạo –Tam Dương - Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0978311604
- Email: tukimtuyen.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Từ Thị Kim Tuyến
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
2
Đề tài này, tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu một số phương pháp dạy học
tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc – hiều tác
phẩm văn học ở chương trình ngữ văn 12.Do thời gian và nguồn tư liệu có hạn,
với trình độ của giáo viên THPT, đề tài này tôi chỉ tìm hiểu một số phương pháp
dạy học tích cực và giới thiệu các phương pháp dạy học tích cực ở một số các
tác phẩm.Từ đó, giáo viên và học sinh tìm ra được giá trị của các phương pháp
dạy học tích cực một cách chủ động sáng tạo, khoa học và hiệu quả thông qua
việc tìm hiểu về các phương pháp dạy học tích cực trong một số tác phẩm văn
học hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 12 bên cạnh các phương
pháp dạy học khác. Đồng thời cũng có thể vận dụng phương pháp này vào tất cả
những giờ đọc văn khác
6. Ngàysáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, ( Năm học 2019-
2020)
7. Mô tả bản chất của sáng kiến.
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lí do chọn đề tài.
Từ nhiều năm nay, việc dạy học môn Ngữ văn được thực hiện theo
phương pháp truyền thống thiên về lí thuyết, thầy cô giáo soạn bài giảng, truyền
thụ đến học sinh, học sinh tiếp thu thụ động kiến thức ấy, ghi nhớ và vận dụng
vào bài kiểm tra. Cứ như thế thành một chu kì khép kín. Phương pháp dạy học
này có những ưu điểm riêng không thể phủ nhận được là đã đạt những kết quả
đáng kể trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên trong môi trường giáo
dục ngày nay phương pháp truyền thống ấy cũng bộc lộ không ít nhược điểm
như: Học sinh thụ động, chỉ biết tiếp nhận một chiều chứ không tự nghiên cứu,
tìm hiểu. Như thế, hậu quả khó tránh khỏi là học sinh dần dần mất đi năng lực tư
duy, tự cảm thụ tác phẩm mà chỉ chấp nhận và sao chép lại cảm thụ của thầy cô;
Giáo viên chỉ thuyết giảng, thỉnh thoảng lại đặt vào câu hỏi chiếu lệ sẽ không
thể nắm bắt được hiệu quả tiếp thu cũng như quan điểm, thái độ của học sinh.
Cảm nhận văn học mang tính chủ quan của giáo viên không có sự phản hồi từ
học sinh sẽ dễ trở thành khiên cưỡng áp đặt; Giờ đọc văn vì không có sự tương
tác qua lại giữa thầy và trò nên dần trở nên buồn tẻ, nặng nề không hứng thú.
Trước thực trạng ấy, có thể thấy đổi mới phương pháp dạy học là việc làm
cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với việc vực dậy môn Ngữ văn vốn đang
mất dần sức hút đối với học sinh.
3
Trong những năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cải cách quan trọng từ
giáo dục ở bậc tiểu học cho đến đào tạo đại học và sau đại học. Riêng ở phổ
thông, sự đổi mới thể hiện trên nhiều phương diện, rõ nhất là về chương trình,
sách giáo khoa và đặc biệt là phương pháp dạy học.
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là
thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy
học tíchcực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng
kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tạo niềm
tin, niềm vui hứng thú trong học tập.
Từ mục đích của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, tôi xin trao đổi
kinh nghiệm của bản thân về việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm
giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học ở
chương trình Ngữ văn 12.
2. Mục đích nghiên cứu :
Mục đích nghiên cứu đề tài này là góp phần rèn luyện tính sáng tạo cho
các em học sinh. Đồng thời giúp các em tiếp cận tri thức một cách hiệu quả nhất.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
+ Khách thể: Học sinh lớp 12 Trường THPT A.
+ Đối tượng nghiên cứu: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm
giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học ở
chương trình ngữ văn 12.
4. Giả thiết khoa học.
Một thực tế cho thấy, chất lượng giáo dục ở các trường THPT hiện nay
chưa đáp ứng mục tiêu đào tạo. Do khả năng nhận thức của cha mẹ học sinh còn
hạn chế, chưa chú trọng đến việc học hành của con cái, nên chưa có ý thức nhắc
nhở, động viên con em mình đến trường, chưa làm cho con em mình thấy được
giá trị của việc học; do các thầy cô giáo áp dụng các phương pháp dạy học chưa
phù hợp, chưa tạo ra được sức hút để học sinh đến trường. Nếu có sự phối kết
hợp tốt giữa gia đình và nhà trường, nếu các thầy cô giáo thực hiện tốt việc đổi
mới PPDH theo hướng tích cực thì chất lượng dạy - học sẽ được nâng cao lên rõ
rệt. Đặc biệt là trường THPT A.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện đổi mới chương trình SGK và
phương pháp dạy học.
- Thường xuyên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong các giờ
đọc - hiểu tác phẩm văn học nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh.
4
- Thực hiện biện pháp tác động nhằm cải tạo thực trạng để nâng cao chất
lượng dạy và học.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Đọc sách và tài liệu tham khảo có
liên quan đến đề tài, để khái quát những vấn đề, làm cơ sở cho vệc nghiên cứu
thực tiễn.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát theo dõi học sinh hoạt động
trong tất cả các giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học.
+ Phương pháp An két: Xây dựng một hệ thống câu hỏi ghi trên phiếu bài
tập, tìm hiểu mức độ nhận thức, biểu hiện, nguyên nhân của các em để có những
biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm những biện pháp nhằm
rèn luyện tính chủ động, sáng tạo cho học sinh trong thời gian một học kì và so
sánh kết quả thực nghiệm với kết quả thực trạng ban đầu chưa thực nghiệm, để
đánh giá kết quả của thực nghiệm có thành công hay không.
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Phương pháp này sử dụng
trong mỗi tiết học thông qua kết quả của việc áp dụng PPDH tích cực.
+ Phương pháp trò truyện: Trong quá trình dạy học tôi thường xuyên trò
truyện gần gũi với học sinh, trong giờ học hay ngoài giờ học, nhằm tạo cho học
sinh tính tự tin, bạo dạn. Để thăm dò mức độ biểu hiện của từng học sinh, từ đó
lập kế hoạch hướng dẫn rèn luyện cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
5
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
A- CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI.
I. Cơ sở lý luận:
1. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã phân tích và
nhận định sâu sắc thực trạng phương pháp giảng dạy ở nước ta thời gian qua còn
chậm đổi mới, chưa phát huy được khả năng sáng tạo của người học và yêu cầu
đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành lối tư duy sáng tạo ở người học.
2. Luật giáo dục của nước CHXHCNVN trong điều 4 (yêu cầu về nội
dung phương pháp giáo dục) cũng chỉ rõ: “Phươngphápgiáodục phảiphát huy
tính tích cực tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo ở người học, bồi dưỡng năng
lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục - trang 9 -
1998)
II. Cơ sở thực tiễn:
1. Trong bộ môn văn học ở trường phổ thông trung học nhiều năm nay
thực tế đã có nhiều đổi mới đáng kể nhưng vẫn còn có hiện tượng học sinh học
theo kiểu cũ: đọc thuộc, sao chép, nói lại ý sách vở thầy cô mà không hoặc ít có
sự sáng tạo khi tiếp xúc tác phẩm văn chương.
2. Hiện tượng ít tập trung suy nghĩ, ít tìm tòi ở học sinh phải được khắc
phục dần qua những giờ dạy của giáo viên ở trên lớp và cách học của học sinh.
3. Thị trường sách hiện nay: Sách in ấn nhiều, giảng giải cụ thể tác phẩm,
học sinh mua về chép lại một cách máy móc mà không suy nghĩ, sáng tạo do đó
dẫn đến tình trạng mù kiến thức.
4. Khi tiếp xúc với tác phẩm văn học, học sinh chỉ hiểu theo một chiều, ít
chịu khó phát hiện, vốn từ ngữ nghèo, diễn đạt kém. Vì vậy, không đạt hiệu quả
cao khi cảm nhận tác phẩm văn chương.
B- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
I. Vài nét khách thể nghiên cứu.
Trường THPT A là một trường với quy mô nhỏ được thành lập chưa lâu,
điều kiện thiết yếu để phục vụ cho dạy của giáo viên và học của học sinh còn
nhiều hạn chế. Đại đa số học sinh có tư tưởng lấy bằng cấp 3 để xin đi xuất khẩu
lao động hoặc di làm công nhân. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc dạy
học của giáo viên và việc học tập của học sinh, nhất là trong điều kiện kinh tế và
việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học hiện nay. Tuy nhiên, bằng sự nỗ
lực và lòng yêu nghề, chúng tôi đã dồn tâm huyết của mình vào công việc mà
ngành đã giao cho với mong muốn làm cho các em học sinh có vốn sống và vốn
6
kiến thức nhất định, để các em vững bước vào cuộc sống sau này. Để làm được
điều đó thì phải phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các em, tạo điều kiện
để các em được hoạt động, từ đó tạo sự ham muốn được đến lớp mà biện pháp
hữu hiệu nhất là phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Vì thế,
GV cần phải linh hoạt hơn trong quá trình thực hiện đổi mới bằng các biện pháp
khác nhau.
II. Thực nghiệm sư phạm.
1. Mục đích thực nghiệm:
Như ta đã biết, dạy học là một hoạt động có tính nghệ thuật cao đòi hỏi
người thầy phải biết lựa chọn sao cho phù hợp với đối tượng học và với thực
tiễn trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy trong nhà
trường việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Nhưng với trách nhiệm của một người thầy, tôi đã mạnh dạn áp dụng PPDH tích
cực vào trong dạy học với đối tượng là học sinh lớp 12A trường THPT A. Mục
đích của việc áp dụng thực nghiệm này là: Rèn luyện tính chủ động, sáng tạo
cho các em học sinh, đồng thời giúp các em tiếp cận tri thức một cách nhanh
nhất.
2. Biện pháp cụ thể:
Như ta đã biết tiếp nhận văn học là một hoạt động nhằm chiếm lĩnh giá trị
tư tưởng, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Thông qua quá trình đầu tiên là
tiếp xúc, cảm thụ văn bản ngôn từ đến việc cảm nhận, hiểu ra chân giá trị của
hình tượng nghệ thuật và cảm hứng của nhà văn, tài năng diễn tả của nhà văn để
làm nên tác phẩm đó. Và cuối cùng là quá trình kết thúc sự tiếp nhận ở người
đọc qua việc hiểu, rung cảm, có được những rung cảm, những ấn tượng và chịu
ảnh hưởng của tác phẩm, của hình tượng nghệ thuật trong đời sống cá nhân.
Quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học đã giúp cho con người có được
những thói quen, những tình cảm lành mạnh, những suy ngẫm để tự rèn luyện,
tự điều chỉnh bản thân bởi vì chức năng tiếp nhận văn học không chỉ đơn thuần
là quá trình người đọc tiếp xúc với tác phẩm văn học mà nó còn diễn ra quá trình
nhận thức ở họ khi người đọc và người học có ý thức cao về những vấn đề trong
tác phẩm văn học. Quá trình học văn ở trường THPT đối với lứa tuổi học sinh
chính là quá trình thầy cô giúp các em tiếp xúc tác phẩm, hiểu ra cái đúng, cái
hay của nó và bằng tài năng của mình người thầy phải cảm thụ, cảm nhận một
cách toàn diện để sau đó từng bước đưa HS bước vào tác phẩm mà phân tích,
cảm thụ và hiểu tác phẩm một cách đầy đủ, đúng đắn.
Trong cảm nhận tác phẩm văn học, người đọc phải dùng liên tưởng, tưởng
tượng để hình dung, để hiểu ý đồ, quan niệm nghệ thuật, tư tưởng nhà văn trong
7
tác phẩm, bởi vì nhà văn đã dùng liên tưởng, tưởng tượng làm phương tiện,
cách thức, thủ pháp nghệ thuật để sáng tác tác phẩm văn học. Quá trình tiếp xúc,
tiếp thu một giờ giảng văn trên lớp của học sinh phải nhờ vào tài năng, kĩ năng
của người thầy qua các thao tác đọc, phân tích, bình giảng, nhận xét để bằng các
giác quan, học sinh có thể hiểu tác phẩm qua hệ thống ngôn ngữ, hình tượng,
các thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm. Sự dẫn dắt của người thầy rất quan
trọng, vì thế thầy muốn dẫn dắt học sinh bước vào khám phá tác phẩm thì trước
hết phải hiểu tác phẩm, thâm nhập vào tác phẩm một cách tự nhiên, thoải mái và
có khả năng phân tích, đánh giá tác phẩm và qua sự cảm thụ của mình hướng
cho học sinh cảm thụ cái hay, chỗ độc đáo của tác phẩm để từ đó từng bước hiểu
ra vấn đề nhà văn đặt ra và giải quyết trong tác phẩm.
Đề cập đến bản chất của giờ giảng văn, GS Đặng Thai Mai cho rằng:
“giảng văn trước hết là theo dõi trong nếp áng văn tất cả cái tinh vi về tư tưởng,
cái độc đáo về nghệthuậtcủa một tác giả. Hiểu như vậy giảng văn trước hết là
chỉ ra sự thống nhấtgiữa hình thức và nội dung, giữa kĩ thuật và tư tưởng trong
một tác phẩm văn chương”( Giảng văn Chinh phụ ngâm - Đặng Thai Mai -
ĐHSPI HN; 1992). Vậy thì muốn chỉ ra sự thống nhất ấy trong tác phẩm rõ ràng
lao động của giáo viên dạy văn vừa phải có tính nghệ thuật vừa phải có tính sư
phạm. Mà tính nghệ thuật của giờ giảng văn tất nhiên lại phải phụ thuộc vào tài
năng của giáo viên và trình độ, khả năng của học sinh. Như trên đã nói, tiếp xúc
với tác phẩm văn chương, học sinh cần có sự liên tưởng, tưởng tượng phong
phú, rõ ràng mới có thể cảm nhận được cái hay của tác phẩm, cái tài của tác giả.
Việc đó theo tôi hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tiếp thu của học sinh qua tài
năng dẫn dắt của giáo viên. Vậy thì việc đầu tiên theo tôi người thầy dạy văn cần
phải làm đó là phải bằng mọi cách tác động vào tư duy sáng tạo của học sinh
trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học. Sự tác động ấy có thể bằng nhiều
hình thức khác nhau. Có thể đó là giọng đọc thiết tha diễn cảm khi phân tích tác
phẩm trữ tình, giọng đọc hài hước dí dỏm khi tiếp cận tác phẩm trào phúng,
giọng đọc đanh thép mạnh mẽ khi thể hiện thái độ căm thù, giọng đọc nhẹ nhàng
ấm áp khi diễn tả tình cảm yêu thương... hoặc có thể đó còn là một hệ thống câu
hỏi phù hợp, đúng lúc gõ vào trí tuệ học sinh, bắt học sinh phải suy nghĩ, phải
căng thẳng chút ít để phán đoán mở hướng hiểu, cách khai thác vấn đề.
Qua một số năm giảng dạy bộ môn văn ở trường THPT, tôi thấy rằng để
có được một giờ giảng văn trọn vẹn quả thật là khó bởi vì đó là cả một nghệ
thuật. Giờ giảng văn đòi hỏi học sinh phải liên tưởng, tưởng tượng mới có sự
sáng tạo trong phát hiện tìm tòi trong khi đó thời gian rất eo hẹp. Đã thế lớp học
có ít nhất hơn 30 học sinh, thầy chỉ có một mà trò thì quá nhiều, sự liên tưởng,
8
tưởng tượng không đồng đều ở học sinh. Tất cả chừng ấy yếu tố cũng đủ để
chúng ta hiểu rằng khó có thể cầu toàn đối với một giờ giảng văn. Tuy nhiên nói
như vậy không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn không thể có được những giờ
dạy, bài giảng thành công. Với những gì đã làm, đã học tập ở đồng nghiệp và
tiếp xúc với các khoá học sinh, tôi thấy rằng chúng ta có thể giúp cho học sinh
có điều kiện rèn luyện tư duy sáng tạo khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương qua
một số vấn đề, một số thao tác sau đây:
1. Trong giờ học văn, trước khi giảng giáo viên có thể dùng lời kể hoặc
lời dẫn kết hợp với một số hình ảnh, đoạn phim, bài hát, câu thơ minh hoạ để tạo
tâm thế thoải mái, giúp học sinh có điều kiện thâm nhập được vào tác phẩm, vào
bài dạy một cách hứng thú. Có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong phần
giới thiệu về tác giả, tác phẩm, giọng đọc của tác giả, hoặc nghệ sĩ, một vài hình
ảnh minh hoạ hoặc các tài liệu quý hiếm giúp học sinh hiểu sâu thêm tác phẩm.
Ví dụ:
- Dạy bài “ Ai đã dặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, ta
có thể dẫn dắt học sinh bằng lời giới thiệu, lời dẫn về con sông Hương của Huế
ở vẻ đẹp tự nhiên, văn hoá, lịch sử; hoặc cho học sinh nghe đoạn nhạc “Dòng
sông ai đã đặt tên?” kết hợp trình chiếu một số hình ảnh về sông Hương, xứ
Huế và hỏi cảm nhận của học sinh về dòng Hương.
- Dạy bài “ Sóng ” của Xuân Quỳnh, ta có thể bắt đầu bằng một đoạn bài
hát về biển, một bài thơ có cùng chủ đề hoặc một trò chơi từ đó gợi dẫn về vấn
đề cơ bản cần tìm hiểu trong tác phẩm.
- Dạy bài “Đàn ghi ta của Lor – ca” có thể cho học sinh khởi động bằng
cách nghe bài hát Cây đàn ghi ta của Lor – ca để tạo tâm thế và để học sinh
cảm nhận được phần nào về Lor – ca. Phần tìm hiểu về hình tượng Lor - ca có
thể trình chiếu một vài hình ảnh biểu tượng cho văn hóa Tây Ban Nha để học
sinh hiểu rõ hơn những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng, siêu thực trong bài.
Ví dụ: hình ảnh đàn ghi ta, hình ảnh đấu sĩ và bò tót, hình ảnh áo choàng đỏ gắt,
hình ảnh hoa li - la, thiếu nữ di gan…
2. Trong giờ Đọc văn, giọng đọc của giáo viên như trên đã nói là rất quan
trọng. Với giọng đọc của mình, giáo viên có thể đã và đang truyền thụ được cái
hồn của tác phẩm cho học sinh. Qua giọng đọc của thầy, học sinh đã có thể thấy
mở ra trong tâm trạng, trong cảm xúc và tư duy những gì cần lĩnh hội. Đọc
đúng, đọc diễn cảm đòi hỏi sự luyện tập công phu của người thầy. Nhiều đoạn
thơ, đoạn văn thầy không cần giảng, bình mà chỉ đọc đã có thể mở ra cho trò bao
nhiêu điều thú vị. Tuy nhiên không chỉ có thầy đọc mà thầy phải có trách nhiệm
tập luyện cho học sinh thói quen đọc đúng, đọc diễn cảm văn bản bởi vì đọc
9
chính là khâu đầu tiên giúp học sinh cảm nhận tác phẩm văn chương bằng chính
giọng đọc của mình để cảm thụ đúng tác phẩm, cảm thụ cái hay của tác phẩm
thông qua sự ngân vang của nó trong cảm xúc, là yếu tố quan trọng cho học
sinh đến được và dần hiểu tác phẩm văn chương. Một giờ giảng văn mà cả thầy
lẫn trò đều có giọng đọc tốt sẽ truyền được cảm xúc của mình từ tác phẩm cho
học sinh trong lớp.
3. Giáo viên cần xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp và sử dụng có
hiệu quả. Việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong giờ Đọc văn là hết sức cần thiết.
Nó sẽ giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp thu, làm chủ kiến thức. Thậm chí,
bằng hệ thống câu hỏi có chất lượng, người thầy có thể khơi gợi sự sáng tạo của
các em, làm cho giờ dạy trở nên hấp dẫn và có hiệu quả hơn rất nhiều.
* Để giúp các em phát huy tính sáng tạo của mình, trong giờ đọc – hiểu
tác phẩm, giáo viên nên xây dựng, sử dụng hệ thống câu hỏi sáng tạo. Đây là
loại câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng suy nghĩ độc lập, kết hợp với khả
năng tư duy chặt chẽ, trên nền tảng kiến thức đã có để tìm tòi, phát hiện ra cái
mới. Loại câu hỏi này mang đặc trưng của một giờ hướng dẫn học sinh cảm thụ
tác phẩm văn chương. Nó đáp ứng đúng đặc thù của bộ môn và phân môn, tạo
cảm hứng cho cả người dạy lẫn người học. Có thể phân ra nhiều kiểu nhỏ của
dạng câu hỏi sáng tạo:
+ Câu hỏi phân tích: Kiểu câu hỏi phân tích yêu cầu học sinh bám sát các
yếu tố của tác phẩm, đi sâu tìm hiểu giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác
phẩm.
Ví dụ: Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến được tác giả tập trung
khắc họa ở đoạn thứ ba trong bài thơ Tây Tiến?
+ Câu hỏi dẫn dắt gợi mở: Đây sẽ là câu hỏi mang lại nhiều hiệu quả và
thể hiện rất rõ khả năng sư phạm của người thầy. Từ những chi tiết cụ thể trong
tác phẩm, người thầy sẽ hướng dẫn học sinh huy động khả năng liên tưởng,
tưởng tượng của mình để tự học sinh sẽ phát hiện ra những điều mới mẻ, khơi
gợi ở học sinh sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú từ những gì đã có trong
văn bản.
Ví dụ: Khi tìm hiểu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, để chỉ ra được kết cấu
nghệ thuật của bài thơ và thấy được sự tương đồng giữa “sóng” với tâm hồn
người phụ nữ đang yêu, có thể đặt câu hỏi : Giữa sóng và em trong bài thơ có
mối quan hệnhư thế nào? Em có nhận xét gì về nghệthuật kết cấu của bài thơ?
Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái của tâm hồn
mình với những con sóng. Hãy chỉ ra sự tương đồng đó.
10
+ Câu hỏi nêu vấn đề: Đi-xtec-vec nói rằng: “Người giáo viên bình
thường mang chân lí đến cho học trò. Người giáo viên giỏi biết dạy học trò đi
tìm chân lí”. Mà trong thực tế, chân lí nhiều khi ẩn sau những nghịch lí. Ở mỗi
tác phẩm văn chương, đều có những vấn đề, những mâu thuẫn được đặt ra. Giáo
viên giỏi sẽ nắm bắt hoặc tìm cách tạo ra những tình huống có vấn đề để học
sinh chủ động giải quyết.
Ví dụ: Nghệ sĩ Phùng đã chụp bức ảnh con thuyền trên biển sớm mờ
sương từ một cự li rất gần. Hãylí giải vì sao Nguyễn Minh Châu lại đặt tên cho
tác phẩm của mình là “Chiếc thuyền ngoài xa” ?
* Để phát huy được tính sáng tạo của học sinh, khi xây dựng và sử dụng
hệ thống câu hỏi cần chú ý một số nguyên tắc sau:
- Cần khuyến khích được sự tham gia của tất cả các học sinh trong lớp:
Trình độ học sinh trong một lớp học không thể đồng đều. Tâm lí chung của
người dạy là hay chú ý đến những học sinh thông minh, hăng hái. Và câu hỏi
cũng thường hướng về những em vốn được coi là sáng dạ trong lớp. Như vậy,
những học sinh trung bình hoặc yếu kém thường không có cơ hội để trình bày ý
kiến. Muốn tránh tình trạng này, giáo viên nên chuẩn bị nhiều dạng câu hỏi, có
dễ, có khó. Những câu hỏi khó, nếu cần phải có cả câu hỏi gợi ý để khơi mở cho
học sinh con đường đến với chân lí.
- Không nên yêu cầu học sinh trả lời hoàn toàn theo ý mình: Tác phẩm
văn chương vốn đa thanh đa nghĩa. Với mỗi thời đại, mỗi dân tộc, thậm chí với
mỗi người đọc trong những hoàn cảnh khác nhau, nó lại mang những nét nghĩa
không hoàn toàn trùng lặp. Giáo viên cũng là một kiểu người đọc, có thể là
người đọc lớn tuổi, có kinh nghiệm sống, sự trải nghiệm nhiều hơn so với người
đọc - học sinh. Nhưng cần chú ý một điều, cách hiểu của người thầy về văn bản
văn học không phải là cách hiểu duy nhất đúng. Vậy cần tránh hiện tượng người
dạy cố gắng lái học sinh theo suy nghĩ của mình một cách gò ép, khiên cưỡng.
Điều này vừa phản giáo dục vừa không phù hợp với con đường tiếp cận cái hay
cái đẹp của văn chương phải bằng những rung động thẩm mĩ.
- Biết phân loại các câu trả lời: Đây là những tình huống sư phạm, yêu cầu
giáo viên phải có cách ứng xử hợp lí, khéo léo. Với những câu trả lời hoàn toàn
đúng, hãy khích lệ học sinh bằng một lời khen đúng mức. Các em sẽ cảm thấy tự
tin, thậm chí thấy mình đã thành công. Với những câu trả lời sai, cần nhạy bén
tìm ra nguyên nhân khiến học sinh nhầm lẫn. Nên tiếp tục có định hướng để các
em tìm ra câu trả lời đúng. Cũng cần hết sức quan tâm đến những câu trả lời
ngoài dự đoán.Trong một lớp học, giữa những học sinh bình thường có thể có
những em xuất sắc, năng lực cảm thụ vượt trội. Những học sinh này có thể đưa
11
ra những câu trả lời bất ngờ, thông minh, ngoài tầm dự đoán của giáo viên, thậm
chí còn gợi mở một hướng khái thác mới cho bài học. Người thầy không chỉ dạy
mà còn học được nhiều điều từ những học sinh như thế. Trong trường hợp này,
cần khuyến khích, khen ngợi, tạo cơ hội cho các em được phát triển năng lực
của mình.
4. Trong giờ học văn, để rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh, giáo viên
còn phải cố gắng tập cho học sinh có thói quen rèn luyện và thao tác những thói
quen cần thiết khi chuẩn bị ở nhà và khi học giờ giảng văn ở lớp. Theo tôi đó có
thể là những thói quen sau:
- Thói quen đọc tác phẩm cẩn thận, kỹ càng, đọc đúng đọc, diễn cảm để tự
cảm nhận tác phẩm, đồng thời với việc đọc có suy nghĩ là thói quen gạch chân
và ghi lại những đoạn hay của tác phẩm.
- Thói quen đọc thuộc tác phẩm, ghi nhớ, suy ngẫm tác phẩm, những câu
đoạn mà mình tâm đắc nhất.
- Thói quen liên tưởng, liên hệ với những vấn đề, những tác phẩm khác có
liên quan đến những giá trị cơ bản trong tác phẩm đang học.
- Thói quen lật đi lật lại những vấn đề quan trọng khi cảm nhận phân tích
tác phẩm.
- Thói quen cảm nhận tác phẩm theo nhiều chiều, nhiều khía cạnh không
máy móc thụ động; phải tập trung suy nghĩ, phát hiện những điều mới lạ ở tác
phẩm khi cảm nhận nó qua sự dẫn dắt gợi ý của thầy cô, có nghĩa là phải có sự
cảm nhận của riêng mình.
- Phải biết và có thói quen cảm nhận tác phẩm theo đặc trưng thể loại, đặc
trưng thi pháp.
5. Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh ở giờ học văn không chỉ dừng
lại ở những thao tác trên mà nó còn đòi hỏi ở cả thầy lẫn trò một cách học, cách
dạy hợp lý, khoa học, linh hoạt, không phải bài nào cũng giảng và liên tưởng
theo một cách, không phải tác giả tác phẩm nào cũng một dạng lời bình mà phải
tùy thuộc vào hoàn cảnh, tác phẩm cụ thể để hướng dẫn học sinh cách cảm thụ,
cách phát hiện. Về phía học sinh, theo tôi nếu cầu toàn 100% học sinh đều cảm
thụ tốt tác phẩm văn học bằng tư duy của các em thì khó mà đạt được. Vì vậy
phải tùy đối tượng, tùy năng lực cảm thụ văn học của từng đối tượng mà hướng
dẫn chỉ đạo các em phát hiện sáng tạo phù hợp.
6. Để giúp học sinh có được sự sáng tạo trong giờ học văn, giáo viên nên
hướng dẫn cho học sinh đi theo con đường thi pháp học bởi vì thi pháp học sẽ
giúp học sinh hiểu đúng, nhanh chóng phát hiện ra những điểm sáng thẩm mỹ ở
12
tác phẩm. Muốn vậy, người thầy phải nắm và vận dụng linh hoạt, vững vàng lý
luận thi pháp trong quá trình giảng văn.
Ví dụ: - Với thơ, nên đi từ mạch cảm hứng, cảm xúc của nhân vật trữ tình
hoặc hình tượng trữ tình trong tác phẩm ( Chẳng hạn khi tìm hiểu bài thơ “
Sóng” của Xuân Quỳnh ta có thể phân tích hình tượng sóng và hình tượng em;
Khi tìm hiểu bài thơ “Đất Nước ” của nguyễn Khoa Điềm ta phân tích theo
mạch trữ tình- chính luận của nhân vật trữ tình trong bài thơ).
- Với văn xuôi, có tác phẩm giảng bằng thi pháp nhân vật, có tác phẩm
giảng bằng thi pháp cốt truyện, tình tiết...( Chẳng hạn khi tìm hiểu tác phẩm “
Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài thì phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật; khi
tìm hiểu tác phẩm “ Ai đã đặttên cho dòng sông” hoặc “Người lái đò sông Đà”
thì phân tích tác phẩm theo đăc trưng thể loại bút kí, tuỳ bút).
7. Để phát huy sự sáng tạo, tích cực chủ động của học sinh, giáo viên cần
tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, đồng thời vận dụng các phương
pháp, kĩ thuật dạy học mới vào giờ đọc văn, như phương pháp thảo luận nhóm,
giao dự án, kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn, mảnh ghép,…v...v...
3. Minh hoạ đọc - hiểu tác phẩm:
Để tiến hành thực nghệm các vấn đề đã nêu ra, tôi xin chọn một tiết học
cụ thể để minh hoạ. Nhưng do thời gian và điều kiện cho nên tôi chỉ tóm tắt
ngắn gọn tiết học với mục tiêu tập trung vào việc áp dụng PPDH tích cực.
13
Ngàysoạn:
Tiết 37,38
SÓNG
- Xuân Quỳnh-
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Về kiến thức
- Qua 2 hình tượng sóng và em, HS cảm nhận được những cung bậc tình cảm, vẻ
đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu.
- Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết, sôi
nổi, nồng nàn, nhiều suy tư, trăn trở.
2. Về kĩ năng
- Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.
3. Về thái độ
- Nhận thức đúng đắn về một tình yêu đẹp.
- Trân trọng những khát vọng hạnh phúc chân chính, vẻ đẹp tâm hồn của người
phụ nữ.
4. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học:
+ Xác định mục tiêu học tập: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác,
chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
+ Đánh giá và điều chỉnh việc học: Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế
của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của
người khác khi gặp khó khăn trong học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện
và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
+ Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên
quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
+ Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Thực hiện giải pháp giải
quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện
- Năng lực giao tiếp:
+ Sử dụng tiếng Việt: Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các đề bài, lời giải
thích, cuộc thảo luận; có thái độ tíchcực trong khi nghe; có phản hồi phù hợp,...
+ Xác định mục đích giao tiếp: Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu
được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.
- Năng lực hợp tác:
14
+ Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Chủ động đề xuất mục đích hợp
tác khi được giao các nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn
thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp.
+ Đánh giá hoạt động hợp tác: Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt
động chung của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm.
- Năng lực thẩm mỹ:
+ Nhận ra cái đẹp: Có cảm xúc và chính kiến cá nhân trước hiện tượng trong tự
nhiên, đời sống xã hội và nghệ thuật.
+ Diễn tả, giao lưu thẩm mỹ: Giới thiệu được, tiếp nhận có chọn lọc thông tin
trao đổi về biểu hiện của cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong
nghệ thuật và trong tác phẩm của mình, của người khác.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Trờ chơi ô chữ, video bài hát “Sóng”, các bài thơ cùng chủ đề
2. Chuẩn bị của học sinh
- Soạn bài theo các câu hỏi hướng dẫn học bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
Lớp Ngày dạy Sĩ số
12A1
12A2
12A3
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
TRÒ CHƠI Ô CHỮ
+ GV đưa ra các câu hỏi học sinh
trả lời
+ Mỗi câu trả lời sẽ lộ ra một từ
khóa
+ từ khóa là “ Tình yêu”
=> Gv dẫn dắt và giới thiệu bài thơ
“Sóng” của XQ.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH
KIẾN THỨC MỚI.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
15
1. Hoạt động 1: Đóng vai
- 1hs đóng vai phóng viên hỏi về tác
giả Xuân Quỳnh.
-1 hs đóng vai tác giả trả lời các câu
hỏi của phóng viên.
2. Hoạt động 2: Phát vấn và trả
lời
- Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác,vị trí,
xuất xứ của bài thơ?
- Xuân Quỳnh (1942 - 1988).
- Quê: La Khê, Hà Đông, Hà Tây
- Cuộc đời:
+ Mẹ mất sớm, ở với bà nội.
+Từng là diễn viên múa Đoàn văn công
trung ương, biên tập viên báo Văn nghệ,
biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm
mới, Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà
văn Việt Nam khoá III.
+ Mất cùng chồng và con trai vì tai nạn
giao thông tại Hải Dương (29-4-1988)
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Tác phẩm tiêu biểu: SGK.
+ Phong cách thơ:
+) Tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ
giàu tình cảm yêu thương,vừa hồn
nhiên; vừa chân thành, đằm thắm
+) Trong T/Y luôn thể hiện cảm hứng:
• Khao khát gắn bó, hiến dâng hi
sinh cho T/Y
• Dự cảm lo âu, trăn trở suy tư đầy
bất ổn
- Vị trí:
+ Một trong những gương mặt tiêu biểu
của thế hệ nhà thơ chống Mĩ.
+ Một trong những nhà thơ viết thơ tình
hay nhất sau 1975.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, vị trí:
- Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi
thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái
Bình).
- Là một bài thơ đặc sắc viết về tình
yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ
Xuân Quỳnh.
- In trong tập Hoa dọc chiến hào
(1968).
16
- Bài thơ có thể chia thành mấy
đoạn? Nội dung của các đoạn?
- GV nêu vấn đề: Vậy tại sao bài
thơ “Sóng” lại hấp dẫn và có sức
sống lâu bền như vậy? Đi sâu vào
bài thơ ta sẽ lí giải được điều đó.
- Em có nhận xét gì về kết cấu và
hình tượng của bài thơ?
b. Bố cục: 9 khổ chia làm 3 phần
+ Phần 1: 4 khổ đầu
Em soi vào sóng tự nhận thức đặc điểm,
sắc thái của tình yêu.
+ Phần 2: 3 khổ tiếp theo ( khổ 5->7 )
Em thông qua sóng tự biểu hiện sắc
thái tình yêu.
+ Phần 3: 2 khổ cuối
Em hòa vào sóng để hi sinh, dâng hiến,
bất tử cho tình yêu.
c. Kết cấu hình tượng:
- Bao trùm và xuyên suốt toàn bộ bài
thơ là 2 hình tượng đan cài sóng và em
+ Em: là cái tôi trữ tình của nhà thơ (
trái tim của người phụ nữ hồn hậu, chân
thành, giàu tình yêu, giàu lòng vị tha
khao khát yêu thương gắn bó
+ Sóng: sáng tạo NT đặc sắc là hình ảnh
ẩn cho trái tim người phụ nữ khi yêu với
nhiều cung bậc cảm xúc ( sóng là hóa
thân của em)
=>”sóng” là hình tượng ẩn dụ, sự hoá
thân của nhân vật trữ tình “em”
- Sóng và em: Khi phân đôi (song hành,
tách rời), khi hoà nhập
+ Phân đôi: Soi chiếu làm nổi bật sự
tương đồng, em soi vào sóng để tự nhận
ra trái tim mình, sóng như sự kiểm
nghiệm của trái tim em.
+ Hòa nhập: Để âm vang cộng hưởng,
dào dạt của sóng là dào dạt của trái tim
em.
=> nét độc đáo trong cấu trúc hình
tượng, diễn tả sâu sắc, sinh động, mãnh
liệt khát vọng của Xuân Quỳnh.
17
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài thơ
Thao tác 1: Tìm hiểu 4 khổ thơ
đầu,thảo luận nhóm và điền vào
phiếu học tập
- Nhóm 1: Phân tích những đặc sắc
nghệ thuật (từ, câu, biện pháp tu từ)
trong khổ 1 để tìm ra tính chất của
sóng và đặc điểm tâm hồn của
người phụ nữ trong tình yêu.
- Nhóm 2: Phân tích những đặc sắc
nghệ thuật (từ, câu, biện pháp tu từ)
trong khổ 2 để tìm ra quy luật của
sóng và quy luật tình yêu của con
người.
- Nhóm 3: Phân tích những đặc sắc
nghệ thuật (từ, câu, biện pháp tu từ)
trong khổ 3,4 để tìm ra nguồn gốc
của tình yêu.
- Đại diện các nhóm trình bày, các
nhóm khác nghe và nhận xét theo kĩ
thuật 3,2,1
- GV chốt lại từng nội dung của mỗi
nhóm
+ GV: Liên hệ
o Thơ Xuân Diệu : “Làm sao cắt
nghĩa được tình yêu”
o Leptônxtôi: Có bao nhiêu cái
đầu là có bấy nhiêu cách suy nghĩ,
có bao nhiêu trái tim là có bấy
nhiêu cách yêu đương.
II. Tìm hiểu bài thơ
1. Bốn khổ đầu( khổ 1->4) : Em soi
vào sóng tự nhận thức đặc điểm, sắc
thái của tình yêu
a. Khổ 1
- Hai câu đầu:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
+ Tính từ đối lập: dữ dội>< dịu êm
Ồn ào>< lặng lẽ
=> Sóng với những trạng thái đầy phức
tạp, thất thường và luôn đối lập
=> Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ
khi yêu với những nét đối nghịch.
+ Quan hệ từ “và” (tính chất bổ sung)
=> Những nét tính cách kia không loại
trừ mà thống nhất bổ sung.
+ Hai tính từ :dịu êm và lặng lẽ ở cuối
dòng: => vẻ đẹp nữ tính truyền thống.
- Hai câu sau:
+ Nhân hoá:
“Sông - không hiểu mình”
18
o Câu nói của nhà toán học Pascan
: “trái tim có những lí lẽ riêng mà lí
trí không thể nào hiểu nổi”
Nhận xét cách cắt nghĩa tình yêu
của XQ?
“Sóng - tìm ra bể”
+ Đối lập: sông - bể
(không gian nhỏ- không gian rộng lớn)
=> Vận động của sóng: Từ bỏ không
gian chật hẹp của sông để tìm đến
không gian rộng lớn của biển.
=> Vận động của tình yêu: Đoạn tuyệt
cái cũ để tìm kiếm tri âm => vẻ đẹp
mới mẻ, hiện đại.
+ Kết từ “tận” => dù trắc trở gian lao
nhưng đầy quyết tâm
=> Tiểu kết: Khổ thơ miêu tả vẻ đẹp
tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu
vừa nữ tính lại vừa cá tính với khát
vọng tìm được tri âm tri kỉ.
b. Khổ 2:
- Hai câu đầu: đối lập: ngày xưa><
ngày sau => Quy luật bất biến của sóng
- Hai câu sau:
+ Từ láy bồi hồi: xao xuyến không yên.
+ Cụm từ: Ngực trẻ: trái tim người trẻ
tuổi.
=> Khát vọng tình yêu là vĩh hằng.
=> Xuân Quỳnh đã liên hệ tình yêu tuổi
trẻ với con sóng đại dương. Cũng như
sóng, con người đã đến và mãi mãi đến
với tình yêu.
c. Khổ 3, 4:
- Khổ 3: Những băn khoăn:
+ Điệp ngữ: Em nghĩ về: anh- em =>
tình yêu
Biển lớn => sóng
+ CHTT: từ nơi nào sóng lên => băn
khoăn về nguồn gốc của sóng, của tình
yêu.
- Khổ 4: Cắt nghĩa tình yêu
+ Sóng?- Gió
19
Thao tác 2: Tìm hiểu 3 khổ thơ
tiếp theo
GV: Nỗi nhớ trong tình yêu là cảm
xúc tự nhiên của con người, đã
được miêu tả rất nhiều trong thơ ca
xưa cũng như nay:
o Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, nhưngồi đống
than (Ca dao)
o “Nhớ chàng đằngđẵngđường
lên bằng trời”
(Chinh phụ ngâm)
o “Anh nhớ tiếng, anh nhơ hình,
anh nhớ ảnh. Anh nhớ em, anh nhớ
lắm. Em ơi!.”
(Xuân Diệu)
+ GV: Nỗi nhớ của nữ sĩ Xuân
Quỳnh được thể hiện như thế nào ?
+ GV: Tìm các biện pháp tu từ
được sử dụng để tác giả thể hiện nỗi
nhớ?
+ GV: Khổ thơ này có gì đặc biệt
so với các khổ thơ trong bài ?
+ GV: Tình yêu của Xuân Quỳnh
không chỉ gắn liền với nỗi nhớ mà
còn hướng tới điều gì ?
+ GV: “xuôi về phương bắc –
ngược về phương nam” cách nói có
gì khác thường? Nhằm nhấn mạnh
điều gì ?
+ GV: Câu thơ “Hướng về anh một
phương” cho thấy cách thể hiện
tình cảm của tác giả như thế no?
+ GV: Quan niệm của nh thơ Xuân
+ Gió?- Không biết- khi nào ta yêu
nhau
-> Không thể lí giải
=> XQ dựa vào quy luật tự nhiên để
truy tìm khởi nguồn của tình yêu nhưng
nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu
đều bất ngờ, đầy bí ẩn, không thể lí giải.
2. Ba khổ tiếp theo ( khổ 5->7 ) :Em
thông qua sóng tự biểu hiện sắc thái
tình yêu.
a. Khổ 5: Nỗi nhớ
+ Bao trùm cả không gian:
«sóng dưới lòng sâu, sóng trên mặt
nước»
+ Thao thức trong mọi thời gian:
«ngày đêm không ngủ được»
Phép đối, giọng thơ dào dạt, náo nức,
mãnh liệt: diễn tả nỗi nhớ da diết, không
thể nào nguôi, cứ cuồn cuộn, dào dạt
như sóng biển triền miên.
+ Sóng nhớ bờ mãnh liệt, tha thiết, còn
em nhớ anh đắm say hơn bội phần:
«Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức»
Cách nói cường điệu nhưng hợp lí:
nhằm tô đậm nỗi nhớ (choáng ngợp cõi
lòng không chỉ trong ý thức mà thấm
sâu vào trong tiềm thức).
=> Bày tỏ tình yêu một cách chân
thành, tha thiết mà mạnh dạn, mãnh liệt.
b. Khổ 6: Lòng chung thuỷ
+ Cách nói khẳng định:
em: dẫu xuôi - phương bắc; dẫu ngược -
phương nam → cách nói ngược → trái
ngang trong tình yêu => em: vẫn
«Hướng về anh một phương»
→ Lời thề thủy chung tuyệt đối trong
tình yêu: dù đi đâu về đâu vẫn hướng về
người mình đang thương nhớ đợi chờ.
+ Các điệp ngữ: «dẫu xuôi về, dẫu
ngược về» + điệp từ «phương» + các từ
20
Quỳnh về tình yêu thể hiện như thế
nào trong khổ thơ 6 và 7?
+ GV: Gợi ý
o Mạnh mẽ và chủ động trong tình
yêu, dám bày tỏ tình yêu của mình,
nỗi nhớ, khát khao của lòng mình.
o Vẫn giữ vẻ đẹp truyền thống của
người phụ nữ : thủy chung rất mực
trong tình yêu.
Thao tác 3: Tìm hiểu 2 khổ thơ
cuối
+ GV: Gọi HS đọc khổ 8 .
+ GV: Em hiểu như thế nào về khổ
thơ này?
+ GV: Gợi ý cho HS tìm hiểu các
quan hệ từ trong các câu thơ 1&2,
3&4.
o …tuy … (nhưng)…
quan hệ đối lập
o …..dẫu …. (nhưng ) ….
quan hệ đối lập
Cuộc đời > < năm tháng
sự nhạy cảm và lo âu của XQ về
giới hạn của cuộc đời trước sự trôi
chảy của thời gian
+ GV: Gọi HS đọc khổ 9 .
+ GV: Khép lại bài thơ Sóng, nhà
thơ bộc lộ cảm xúc gì ?
Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS
tổng kết bài học.
«em cũng nghĩ, hướng về anh»
Khẳng định niềm tin đợi chờ trong tình
yêu.
c. Khổ 7: Bên bờ hạnh phúc.
+ Mượn hình ảnh của sóng:
«Sóng ngoài đại dương» - «Con nào
chẳng tới bờ»
quy luật tất yếu, vĩnh hằng của con
sóng.
+ Quy luật của con người: Tình yêu là
sức mạnh giúp em và anh vượt qua gian
lao, thử thách để đạt đến bến bờ hạnh
phúc.
=> XQ thể hiện cái tôi của một con
người luôn có niềm tin mãnh liệt vào
tình yêu.
3. Hai khổ cuối ( khổ 8->9 ) : Em hòa
vào sóng để hi sinh, dâng hiến, bất tử
cho tình yêu.
a. Khổ 8: Những từ ngữ diễn tả quan
hệ đối lập:
«... tuy ... (nhưng) ...»
«... dẫu ... (nhưng) ...»
Cuộc đời - dài >< Năm tháng - đi qua
Sự nhạy cảm và âu lo, phấp phỏng về sự
hữu hạn của đời người với sự vô hạn
của cuộc đời và sự mong manh của
hạnh phúc
b. Khổ 9: Dùng từ chỉ số lượng lớn:
Làm sao tan ra → trăm con sóng →
ngàn năm còn vỗ
+ Khao khát được sẻ chia, hoà nhập vào
cuộc đời.
+ Khát vọng được sống hết mình trong
biển lớn tình yêu, muốn hoá thân vĩnh
viễn thành tình yêu muôn thuở.
=> Khát vọng khôn cùng về tình yêu bất
diệt.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
21
- Thao tác 1: Hướng dẫn tổng kết
Nghệ thuật .
+ GV: Đánh giá về nghệ thuật của
bài thơ ? Nhận xét về thể thơ, nhịp
thơ và hình tượng “sóng” ?
+ GV: Các yếu tố ấy có hiệu quả gì
trong việc thể hiện nội dung, cảm
xúc của bài thơ ?
- Thao tác 2: Hướng dẫn tổng kết
Nội dung.
+ GV: Em cảm nhận được vẻ đẹp gì
trong tâm hồn của nhà thơ qua bài
thơ Sóng?
Học sinh đọc phần Ghi nhớ.
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Qua bài thơ sóng, em hãy nhận xét
về vẻ đẹp truyền thống và hiện đại
trong tâm hồn người phụ nữ khi
yêu?
- Hs suy nghĩ trả lời, Gv nhận xét
IV: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV đưa ra tình huống, hs tìm cách
giải quyết: Theo em tuổi trẻ học
đường có nên yêu hay không? Vì
sao?
V. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
- HS tìm đọc những bài thơ khác
cùng đề tài tình yêu.
* Đoạn clip về bài hát Sóng: GV
dẫn dắt: “Sóng” là bông hoa nở dọc
chiến hào, nó đã trường tồn cùng
thời gian và sống mãi trong lòng
bạn đọc. Và đặc biệt nó còn nâng đỡ
bởi đôi cánh của âm nhạc. Mời các
em cùng thưởng thức một đoạn
video bài hát “Sóng”.
- Kết cấu tương đồng, hòa hợp giữa
sóng và em.
- Nhịp điệu tự nhiên, linh hoạt
- Ngôn từ, hình ảnh trong sáng, giản dị
hội tụ nhiều nét tiêu biểu trong phong
cách thơ XQ
2. Nội dung:
Là một bài thơ hay, thể hiện vẻ đẹp tâm
hồn của người phụ nữ đang yêu
SGK – ghi nhớ
22
III. Kết quả thực hiện:
Trong học kì I, năm học 2019 - 2020, tôi đã áp dụng các giải pháp trên
trong một số bài giảng văn ở lớp 12A để không ngừng góp phần rèn luyện, khơi
gợi khả năng sáng tạo ở các em học sinh. Thực tế qua các giờ dạy tôi thấy HS đã
kích thích được khả năng học tập sáng tạo, tích cực, chủ động, say mê tìm hiểu
kiến thức mới một cách có hiệu quả. Giờ học sôi nổi, hấp dẫn và có hiệu quả
hơn.
Bảng số liệu.
Kết quả
Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm
Số lượng % Số lượng %
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
02
14
20
3
5,1%
35,9%
51,3%
7,7%
05
19
15
0
12,8%
48,7%
38,5%
0 %
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy sau thực nghiệm chất lượng học tập
của học sinh được nâng lên rõ rệt. Cụ thể số học sinh khá giỏi tăng, học sinh
trung bình, yếu giảm đáng kể. Điều đó cho thấy đề tài bước đầu mang tính khả
thi.
PHẦN III
KẾT LUẬN
Góp phần khơi gợi và rèn luyện sự sáng tạo cho học sinh trong giờ đọc -
hiểu là công việc thường xuyên và cần thiết ở tất cả các môn học. Tuy nhiên ở
bộ môn văn các đặc thù của nó vẫn là sự sáng tạo dựa trên sự đồng cảm, sự cảm
nhận của người học qua người dạy văn và văn bản ngôn từ trong tác phẩm. Sự
sáng tạo trong văn chương không hề có sự giống nhau bởi sự liên tưởng, tưởng
tượng ở mỗi người khác nhau, tuy vậy vẫn có chỗ giống nhau trong tiếp nhận tác
phẩm văn học giữa các đối tượng: tác giả - người dạy - người học. Theo tôi để
có sự gặp nhau ấy, cả người dạy và người học phải có một trường liên tưởng,
một sự tưởng tượng phong phú, linh hoạt để từ đó người dạy có thể đưa người
học vào tác phẩm bằng hệ thống các câu hỏi, bằng lời bình, cách đọc, lời phân
tích và người học tiếp nhận tác phẩm bằng quá trình tích luỹ từ ngữ, vốn hiểu
biết và khả năng cảm nhận được tác phẩm văn chương để lĩnh hội từ người dạy
những gì tâm đắc nhất, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết, suy nghĩ trong nhiều
lĩnh vực khác nhau.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Học sinh nhớ nhiều, học
nhiều là điều đáng khuyến khích nhưng đó quyết không phải là điều chủ yếu.
Điều chủ yếu là dạy học sinh cách suy nghĩ sáng tạo. Chúng ta phải xem lại
23
cách giảng dạy văn trong trường phổ thông của chúng ta, không nên dạy như
cũ bởi vì dạy như cũ thì không những việc dạy văn không hay mà việc đào tạo
con người cũng không có kết quả. Vì vậy dứt khoát chúng ta phải có cách dạy
khác, phảidạycho học sinh biết suy nghĩ, suy nghĩbằng trí óc của mình và diễn
tả suy nghĩđó theo cách của mình thế nào cho tốt nhất”. Thiết nghĩ dạy học sinh
biết suy nghĩ sáng tạo trong giờ đọc văn là điều cần thiết. Tôi mong rằng đề tài
của tôi sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, đáp ứng nhu cầu đổi mới của
giáo dục nước nhà. Song đó mới chỉ là ý kiến chủ quan của riêng cá nhân tôi. Vì
thế, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí đồng nghiệp để đề tài
được hoàn chỉnh.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Giáo viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm cao, đầu tư chuyên môn, chuẩn bị kĩ
những câu hỏi thảo luận và dự kiến các phương án trả lời.
- Học sinh: Chuẩn bị bài, soạn bài,sách giáo khoa và các đồ dùng học tập khác.
- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, giấy A0, A3, A4, bút dạ, sách giáo
khoa…
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiếncó thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
Qua quá trình thực nghiệm thiết kế giáo án: Áp dụng phương pháp dạy học
tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc – hiều tác
phẩm văn học ở chương trình ngữ văn 12 trong dạy học bài “Sóng- Xuân
Quỳnh.”, tôi nhận thấy lý thuyết về Áp dụng phương pháp dạy học tích cực
nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc – hiều tác phẩm văn
học ở chương trình ngữ văn 12 đã có tính khả thi và ứng dụng vào thực tiễn.
Tóm lại, đề tài nghiên cứu này tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé
công sức vào công cuộc đổi mới dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường
phổ thông hiện nay, góp phần làm cho những giờ dạy văn trở nên thú vị, hấp dẫn
và đạt kết quả như mong muốn
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Đề tài nghiên cứu có tính khả thi, và ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu
quả cao trong giờ học văn ở trường phổ thông.
Giúp học sinh có niềm say mê và hứng thú với môn học
Với sáng kiến nhỏ này, người viết mong nhận được ý kiến đóng góp của các
đồng nghiệp nhằm bổ sung cho đề tài được sâu sắc và thiết thực hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
24
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)
Số
TT
Tên tổ
chức/cá nhân
Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1 Lớp 12 Trường THPT
Trần Hưng Đạo
năm học 2019-
2020
Các giờ Đọc- hiểu văn bản Ngữ văn
lớp 12
......., ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
........, ngày.....tháng......năm......
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
........, ngày.....tháng......năm......
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Từ Thị Kim Tuyến
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Rèn luyện tư duy sáng tạo trong giảng dạy văn chương.
( Nguyễn Trọng Hoàn - NXBGD 2001)
2. Đổi mới giảng dạy văn trong nhà trường.
( ĐHSP Huế - 2002)
3. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn Ngữ văn.
( Nguyễn Hải Châu – NXBGD 2007)
4. Kĩ năng đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 12.
(Nguyễn Kim Phong – NXBGD 2009)
5. Ngữ văn 12 ( sách giáo viên chỉnh lý hợp nhất năm 2008- NXBGD)
6. Tài liệu bồi dưỡng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học qua các đợt bồi
dưỡng hè./.
MỤC LỤC
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Trang
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………… . ............2
2. Mục đíchnghiên cứu………………………………………………... .............3
3. Khách thể và đốitượng nghiên cứu.……………………………….................3
4. Giả thiết khoa học…………………………………………………… .............3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………... .............3
6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………. .............4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
A. Cơ sở của đề tài........…………………………………………………............5
I/ Cơ sở lí luận.......................................................................................................5
II/ Cơ sở thực tiễn….........................................................………….....................5
B. Kết quả nghiên cứu thực tiễn………………………………………................5
I/ Vài nét về khách thể nghiên cứu……………………………………...............5
II/ Thực nghiệm sư phạm………………………………………………..............6
1. Mục đíchthực nghiệm………………………………………………...............6
2. Biện pháp cụ thể…………………………………………………….. ............6
3. Minh họa đọc – hiểu tác phẩm……………………………………….............12
III/ Kết quả thực hiện…………………………………………………...............22
PHẦN III: KẾT LUẬN 22

More Related Content

What's hot

Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...anh hieu
 
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Đinh Song
 
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15Đinh Song
 
Noi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuNoi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuHoai Bao
 
Sáng kiến kinh nghiệm môn toán THCS
Sáng kiến kinh nghiệm môn toán THCSSáng kiến kinh nghiệm môn toán THCS
Sáng kiến kinh nghiệm môn toán THCSHọc Tập Long An
 
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn nataliej4
 
10 b8 4-35_bt2
10 b8 4-35_bt210 b8 4-35_bt2
10 b8 4-35_bt210b8
 
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCSSáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCSHọc Tập Long An
 
Trinh và tú
Trinh và túTrinh và tú
Trinh và tú10b8
 
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn nataliej4
 
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănSkkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănjackjohn45
 

What's hot (18)

Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệmĐề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
 
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường THCS
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường THCSQuá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường THCS
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường THCS
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
 
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
 
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
 
Noi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuNoi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuu
 
Sáng kiến kinh nghiệm môn toán THCS
Sáng kiến kinh nghiệm môn toán THCSSáng kiến kinh nghiệm môn toán THCS
Sáng kiến kinh nghiệm môn toán THCS
 
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
 
Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAYĐề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
 
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểuLuận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
 
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
 
10 b8 4-35_bt2
10 b8 4-35_bt210 b8 4-35_bt2
10 b8 4-35_bt2
 
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
 
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viênLuận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCSSáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS
 
Trinh và tú
Trinh và túTrinh và tú
Trinh và tú
 
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
 
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănSkkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
 

Similar to Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo

Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...HanaTiti
 
Chuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdf
Chuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdfChuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdf
Chuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdfNuioKila
 
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...nataliej4
 
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...NuioKila
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Min Ku
 
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài 7 bảng tuần hoàn các nguyên tố...
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài 7 bảng tuần hoàn các nguyên tố...Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài 7 bảng tuần hoàn các nguyên tố...
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài 7 bảng tuần hoàn các nguyên tố...nataliej4
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS nataliej4
 
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...HanaTiti
 
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdfMột số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdfNuioKila
 
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen nataliej4
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcSang Nguyen
 
Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Minh Nguyen A
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcSang Nguyen
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcVõ Tâm Long
 
luận văn Vấn Đề Tự Học Của Sinh Viên Khoa Sƣ Phạm Nghệ Thuật Và Vai Trõ Của G...
luận văn Vấn Đề Tự Học Của Sinh Viên Khoa Sƣ Phạm Nghệ Thuật Và Vai Trõ Của G...luận văn Vấn Đề Tự Học Của Sinh Viên Khoa Sƣ Phạm Nghệ Thuật Và Vai Trõ Của G...
luận văn Vấn Đề Tự Học Của Sinh Viên Khoa Sƣ Phạm Nghệ Thuật Và Vai Trõ Của G...sividocz
 

Similar to Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo (20)

Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
 
Chuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdf
Chuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdfChuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdf
Chuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdf
 
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinhĐề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
 
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
 
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12
 
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài 7 bảng tuần hoàn các nguyên tố...
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài 7 bảng tuần hoàn các nguyên tố...Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài 7 bảng tuần hoàn các nguyên tố...
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài 7 bảng tuần hoàn các nguyên tố...
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!
 
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
 
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
 
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
 
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdfMột số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
 
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực
 
Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực
 
Chủ đề 2
Chủ đề 2 Chủ đề 2
Chủ đề 2
 
luận văn Vấn Đề Tự Học Của Sinh Viên Khoa Sƣ Phạm Nghệ Thuật Và Vai Trõ Của G...
luận văn Vấn Đề Tự Học Của Sinh Viên Khoa Sƣ Phạm Nghệ Thuật Và Vai Trõ Của G...luận văn Vấn Đề Tự Học Của Sinh Viên Khoa Sƣ Phạm Nghệ Thuật Và Vai Trõ Của G...
luận văn Vấn Đề Tự Học Của Sinh Viên Khoa Sƣ Phạm Nghệ Thuật Và Vai Trõ Của G...
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 

Recently uploaded (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 

Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo

  • 1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM GIÚP HỌC SINH PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO TRONG GIỜ ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 Tác giả sáng kiến:Từ Thị Kim Tuyến Mã sáng kiến: 095104 Vĩnh Phúc, năm 2020
  • 2. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM GIÚP HỌC SINH PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO TRONG GIỜ ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 Tác giả sáng kiến:Từ Thị Kim Tuyến Mã sáng kiến: 095104 Vĩnh Phúc, năm 2020
  • 3. 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng là một vấn đề không phải là mới. Nhưng để thực hiện triệt để mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành đặt ra không phải là dễ. Vấn đề cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động. Tức là đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh, đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Bản thân tôi khi lựa chọn đề tài “Áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc – hiểu tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ văn 12” đã vấp phải không ít khó khăn trong quá trình nghiên cứu và thực hiện. Phần vì kinh nghiệm giảng dạy của bản thân chưa nhiều, đối tượng học sinh, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế. Song bằng nỗ lực của bản thân, qua đề tài này tôi muốn có cái nhìn mới về đổi mới phương pháp giảng dạy trong giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Từ đó đưa ra một số kết luận và khuyến nghị qua quá trình thực hiện với hi vọng rằng đề tài này là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với các đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng nghiệp trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn. Tuy nhiên, bản thân kinh nghiệm giảng dạy môn Ngữ văn còn ít, giảng dạy trong điều kiện cơ sở vật chất và đối tượng học sinh còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và Lãnh đạo nhà trường. 2. Tên sáng kiến: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc – hiều tác phẩm văn học ở chương trình ngữ văn 12 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Từ Thị Kim Tuyến - Địa chỉ : Trường THPT Trần Hưng Đạo –Tam Dương - Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0978311604 - Email: tukimtuyen.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Từ Thị Kim Tuyến 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
  • 4. 2 Đề tài này, tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu một số phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc – hiều tác phẩm văn học ở chương trình ngữ văn 12.Do thời gian và nguồn tư liệu có hạn, với trình độ của giáo viên THPT, đề tài này tôi chỉ tìm hiểu một số phương pháp dạy học tích cực và giới thiệu các phương pháp dạy học tích cực ở một số các tác phẩm.Từ đó, giáo viên và học sinh tìm ra được giá trị của các phương pháp dạy học tích cực một cách chủ động sáng tạo, khoa học và hiệu quả thông qua việc tìm hiểu về các phương pháp dạy học tích cực trong một số tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 12 bên cạnh các phương pháp dạy học khác. Đồng thời cũng có thể vận dụng phương pháp này vào tất cả những giờ đọc văn khác 6. Ngàysáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, ( Năm học 2019- 2020) 7. Mô tả bản chất của sáng kiến. PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Lí do chọn đề tài. Từ nhiều năm nay, việc dạy học môn Ngữ văn được thực hiện theo phương pháp truyền thống thiên về lí thuyết, thầy cô giáo soạn bài giảng, truyền thụ đến học sinh, học sinh tiếp thu thụ động kiến thức ấy, ghi nhớ và vận dụng vào bài kiểm tra. Cứ như thế thành một chu kì khép kín. Phương pháp dạy học này có những ưu điểm riêng không thể phủ nhận được là đã đạt những kết quả đáng kể trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên trong môi trường giáo dục ngày nay phương pháp truyền thống ấy cũng bộc lộ không ít nhược điểm như: Học sinh thụ động, chỉ biết tiếp nhận một chiều chứ không tự nghiên cứu, tìm hiểu. Như thế, hậu quả khó tránh khỏi là học sinh dần dần mất đi năng lực tư duy, tự cảm thụ tác phẩm mà chỉ chấp nhận và sao chép lại cảm thụ của thầy cô; Giáo viên chỉ thuyết giảng, thỉnh thoảng lại đặt vào câu hỏi chiếu lệ sẽ không thể nắm bắt được hiệu quả tiếp thu cũng như quan điểm, thái độ của học sinh. Cảm nhận văn học mang tính chủ quan của giáo viên không có sự phản hồi từ học sinh sẽ dễ trở thành khiên cưỡng áp đặt; Giờ đọc văn vì không có sự tương tác qua lại giữa thầy và trò nên dần trở nên buồn tẻ, nặng nề không hứng thú. Trước thực trạng ấy, có thể thấy đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với việc vực dậy môn Ngữ văn vốn đang mất dần sức hút đối với học sinh.
  • 5. 3 Trong những năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cải cách quan trọng từ giáo dục ở bậc tiểu học cho đến đào tạo đại học và sau đại học. Riêng ở phổ thông, sự đổi mới thể hiện trên nhiều phương diện, rõ nhất là về chương trình, sách giáo khoa và đặc biệt là phương pháp dạy học. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tíchcực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui hứng thú trong học tập. Từ mục đích của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, tôi xin trao đổi kinh nghiệm của bản thân về việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ văn 12. 2. Mục đích nghiên cứu : Mục đích nghiên cứu đề tài này là góp phần rèn luyện tính sáng tạo cho các em học sinh. Đồng thời giúp các em tiếp cận tri thức một cách hiệu quả nhất. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. + Khách thể: Học sinh lớp 12 Trường THPT A. + Đối tượng nghiên cứu: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học ở chương trình ngữ văn 12. 4. Giả thiết khoa học. Một thực tế cho thấy, chất lượng giáo dục ở các trường THPT hiện nay chưa đáp ứng mục tiêu đào tạo. Do khả năng nhận thức của cha mẹ học sinh còn hạn chế, chưa chú trọng đến việc học hành của con cái, nên chưa có ý thức nhắc nhở, động viên con em mình đến trường, chưa làm cho con em mình thấy được giá trị của việc học; do các thầy cô giáo áp dụng các phương pháp dạy học chưa phù hợp, chưa tạo ra được sức hút để học sinh đến trường. Nếu có sự phối kết hợp tốt giữa gia đình và nhà trường, nếu các thầy cô giáo thực hiện tốt việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực thì chất lượng dạy - học sẽ được nâng cao lên rõ rệt. Đặc biệt là trường THPT A. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện đổi mới chương trình SGK và phương pháp dạy học. - Thường xuyên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong các giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh.
  • 6. 4 - Thực hiện biện pháp tác động nhằm cải tạo thực trạng để nâng cao chất lượng dạy và học. 6. Phương pháp nghiên cứu. Để nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Đọc sách và tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài, để khái quát những vấn đề, làm cơ sở cho vệc nghiên cứu thực tiễn. - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát theo dõi học sinh hoạt động trong tất cả các giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học. + Phương pháp An két: Xây dựng một hệ thống câu hỏi ghi trên phiếu bài tập, tìm hiểu mức độ nhận thức, biểu hiện, nguyên nhân của các em để có những biện pháp khắc phục. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm những biện pháp nhằm rèn luyện tính chủ động, sáng tạo cho học sinh trong thời gian một học kì và so sánh kết quả thực nghiệm với kết quả thực trạng ban đầu chưa thực nghiệm, để đánh giá kết quả của thực nghiệm có thành công hay không. + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Phương pháp này sử dụng trong mỗi tiết học thông qua kết quả của việc áp dụng PPDH tích cực. + Phương pháp trò truyện: Trong quá trình dạy học tôi thường xuyên trò truyện gần gũi với học sinh, trong giờ học hay ngoài giờ học, nhằm tạo cho học sinh tính tự tin, bạo dạn. Để thăm dò mức độ biểu hiện của từng học sinh, từ đó lập kế hoạch hướng dẫn rèn luyện cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
  • 7. 5 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A- CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI. I. Cơ sở lý luận: 1. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã phân tích và nhận định sâu sắc thực trạng phương pháp giảng dạy ở nước ta thời gian qua còn chậm đổi mới, chưa phát huy được khả năng sáng tạo của người học và yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành lối tư duy sáng tạo ở người học. 2. Luật giáo dục của nước CHXHCNVN trong điều 4 (yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục) cũng chỉ rõ: “Phươngphápgiáodục phảiphát huy tính tích cực tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo ở người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục - trang 9 - 1998) II. Cơ sở thực tiễn: 1. Trong bộ môn văn học ở trường phổ thông trung học nhiều năm nay thực tế đã có nhiều đổi mới đáng kể nhưng vẫn còn có hiện tượng học sinh học theo kiểu cũ: đọc thuộc, sao chép, nói lại ý sách vở thầy cô mà không hoặc ít có sự sáng tạo khi tiếp xúc tác phẩm văn chương. 2. Hiện tượng ít tập trung suy nghĩ, ít tìm tòi ở học sinh phải được khắc phục dần qua những giờ dạy của giáo viên ở trên lớp và cách học của học sinh. 3. Thị trường sách hiện nay: Sách in ấn nhiều, giảng giải cụ thể tác phẩm, học sinh mua về chép lại một cách máy móc mà không suy nghĩ, sáng tạo do đó dẫn đến tình trạng mù kiến thức. 4. Khi tiếp xúc với tác phẩm văn học, học sinh chỉ hiểu theo một chiều, ít chịu khó phát hiện, vốn từ ngữ nghèo, diễn đạt kém. Vì vậy, không đạt hiệu quả cao khi cảm nhận tác phẩm văn chương. B- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN I. Vài nét khách thể nghiên cứu. Trường THPT A là một trường với quy mô nhỏ được thành lập chưa lâu, điều kiện thiết yếu để phục vụ cho dạy của giáo viên và học của học sinh còn nhiều hạn chế. Đại đa số học sinh có tư tưởng lấy bằng cấp 3 để xin đi xuất khẩu lao động hoặc di làm công nhân. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc dạy học của giáo viên và việc học tập của học sinh, nhất là trong điều kiện kinh tế và việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học hiện nay. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực và lòng yêu nghề, chúng tôi đã dồn tâm huyết của mình vào công việc mà ngành đã giao cho với mong muốn làm cho các em học sinh có vốn sống và vốn
  • 8. 6 kiến thức nhất định, để các em vững bước vào cuộc sống sau này. Để làm được điều đó thì phải phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các em, tạo điều kiện để các em được hoạt động, từ đó tạo sự ham muốn được đến lớp mà biện pháp hữu hiệu nhất là phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Vì thế, GV cần phải linh hoạt hơn trong quá trình thực hiện đổi mới bằng các biện pháp khác nhau. II. Thực nghiệm sư phạm. 1. Mục đích thực nghiệm: Như ta đã biết, dạy học là một hoạt động có tính nghệ thuật cao đòi hỏi người thầy phải biết lựa chọn sao cho phù hợp với đối tượng học và với thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy trong nhà trường việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với trách nhiệm của một người thầy, tôi đã mạnh dạn áp dụng PPDH tích cực vào trong dạy học với đối tượng là học sinh lớp 12A trường THPT A. Mục đích của việc áp dụng thực nghiệm này là: Rèn luyện tính chủ động, sáng tạo cho các em học sinh, đồng thời giúp các em tiếp cận tri thức một cách nhanh nhất. 2. Biện pháp cụ thể: Như ta đã biết tiếp nhận văn học là một hoạt động nhằm chiếm lĩnh giá trị tư tưởng, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Thông qua quá trình đầu tiên là tiếp xúc, cảm thụ văn bản ngôn từ đến việc cảm nhận, hiểu ra chân giá trị của hình tượng nghệ thuật và cảm hứng của nhà văn, tài năng diễn tả của nhà văn để làm nên tác phẩm đó. Và cuối cùng là quá trình kết thúc sự tiếp nhận ở người đọc qua việc hiểu, rung cảm, có được những rung cảm, những ấn tượng và chịu ảnh hưởng của tác phẩm, của hình tượng nghệ thuật trong đời sống cá nhân. Quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học đã giúp cho con người có được những thói quen, những tình cảm lành mạnh, những suy ngẫm để tự rèn luyện, tự điều chỉnh bản thân bởi vì chức năng tiếp nhận văn học không chỉ đơn thuần là quá trình người đọc tiếp xúc với tác phẩm văn học mà nó còn diễn ra quá trình nhận thức ở họ khi người đọc và người học có ý thức cao về những vấn đề trong tác phẩm văn học. Quá trình học văn ở trường THPT đối với lứa tuổi học sinh chính là quá trình thầy cô giúp các em tiếp xúc tác phẩm, hiểu ra cái đúng, cái hay của nó và bằng tài năng của mình người thầy phải cảm thụ, cảm nhận một cách toàn diện để sau đó từng bước đưa HS bước vào tác phẩm mà phân tích, cảm thụ và hiểu tác phẩm một cách đầy đủ, đúng đắn. Trong cảm nhận tác phẩm văn học, người đọc phải dùng liên tưởng, tưởng tượng để hình dung, để hiểu ý đồ, quan niệm nghệ thuật, tư tưởng nhà văn trong
  • 9. 7 tác phẩm, bởi vì nhà văn đã dùng liên tưởng, tưởng tượng làm phương tiện, cách thức, thủ pháp nghệ thuật để sáng tác tác phẩm văn học. Quá trình tiếp xúc, tiếp thu một giờ giảng văn trên lớp của học sinh phải nhờ vào tài năng, kĩ năng của người thầy qua các thao tác đọc, phân tích, bình giảng, nhận xét để bằng các giác quan, học sinh có thể hiểu tác phẩm qua hệ thống ngôn ngữ, hình tượng, các thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm. Sự dẫn dắt của người thầy rất quan trọng, vì thế thầy muốn dẫn dắt học sinh bước vào khám phá tác phẩm thì trước hết phải hiểu tác phẩm, thâm nhập vào tác phẩm một cách tự nhiên, thoải mái và có khả năng phân tích, đánh giá tác phẩm và qua sự cảm thụ của mình hướng cho học sinh cảm thụ cái hay, chỗ độc đáo của tác phẩm để từ đó từng bước hiểu ra vấn đề nhà văn đặt ra và giải quyết trong tác phẩm. Đề cập đến bản chất của giờ giảng văn, GS Đặng Thai Mai cho rằng: “giảng văn trước hết là theo dõi trong nếp áng văn tất cả cái tinh vi về tư tưởng, cái độc đáo về nghệthuậtcủa một tác giả. Hiểu như vậy giảng văn trước hết là chỉ ra sự thống nhấtgiữa hình thức và nội dung, giữa kĩ thuật và tư tưởng trong một tác phẩm văn chương”( Giảng văn Chinh phụ ngâm - Đặng Thai Mai - ĐHSPI HN; 1992). Vậy thì muốn chỉ ra sự thống nhất ấy trong tác phẩm rõ ràng lao động của giáo viên dạy văn vừa phải có tính nghệ thuật vừa phải có tính sư phạm. Mà tính nghệ thuật của giờ giảng văn tất nhiên lại phải phụ thuộc vào tài năng của giáo viên và trình độ, khả năng của học sinh. Như trên đã nói, tiếp xúc với tác phẩm văn chương, học sinh cần có sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, rõ ràng mới có thể cảm nhận được cái hay của tác phẩm, cái tài của tác giả. Việc đó theo tôi hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tiếp thu của học sinh qua tài năng dẫn dắt của giáo viên. Vậy thì việc đầu tiên theo tôi người thầy dạy văn cần phải làm đó là phải bằng mọi cách tác động vào tư duy sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học. Sự tác động ấy có thể bằng nhiều hình thức khác nhau. Có thể đó là giọng đọc thiết tha diễn cảm khi phân tích tác phẩm trữ tình, giọng đọc hài hước dí dỏm khi tiếp cận tác phẩm trào phúng, giọng đọc đanh thép mạnh mẽ khi thể hiện thái độ căm thù, giọng đọc nhẹ nhàng ấm áp khi diễn tả tình cảm yêu thương... hoặc có thể đó còn là một hệ thống câu hỏi phù hợp, đúng lúc gõ vào trí tuệ học sinh, bắt học sinh phải suy nghĩ, phải căng thẳng chút ít để phán đoán mở hướng hiểu, cách khai thác vấn đề. Qua một số năm giảng dạy bộ môn văn ở trường THPT, tôi thấy rằng để có được một giờ giảng văn trọn vẹn quả thật là khó bởi vì đó là cả một nghệ thuật. Giờ giảng văn đòi hỏi học sinh phải liên tưởng, tưởng tượng mới có sự sáng tạo trong phát hiện tìm tòi trong khi đó thời gian rất eo hẹp. Đã thế lớp học có ít nhất hơn 30 học sinh, thầy chỉ có một mà trò thì quá nhiều, sự liên tưởng,
  • 10. 8 tưởng tượng không đồng đều ở học sinh. Tất cả chừng ấy yếu tố cũng đủ để chúng ta hiểu rằng khó có thể cầu toàn đối với một giờ giảng văn. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn không thể có được những giờ dạy, bài giảng thành công. Với những gì đã làm, đã học tập ở đồng nghiệp và tiếp xúc với các khoá học sinh, tôi thấy rằng chúng ta có thể giúp cho học sinh có điều kiện rèn luyện tư duy sáng tạo khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương qua một số vấn đề, một số thao tác sau đây: 1. Trong giờ học văn, trước khi giảng giáo viên có thể dùng lời kể hoặc lời dẫn kết hợp với một số hình ảnh, đoạn phim, bài hát, câu thơ minh hoạ để tạo tâm thế thoải mái, giúp học sinh có điều kiện thâm nhập được vào tác phẩm, vào bài dạy một cách hứng thú. Có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong phần giới thiệu về tác giả, tác phẩm, giọng đọc của tác giả, hoặc nghệ sĩ, một vài hình ảnh minh hoạ hoặc các tài liệu quý hiếm giúp học sinh hiểu sâu thêm tác phẩm. Ví dụ: - Dạy bài “ Ai đã dặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, ta có thể dẫn dắt học sinh bằng lời giới thiệu, lời dẫn về con sông Hương của Huế ở vẻ đẹp tự nhiên, văn hoá, lịch sử; hoặc cho học sinh nghe đoạn nhạc “Dòng sông ai đã đặt tên?” kết hợp trình chiếu một số hình ảnh về sông Hương, xứ Huế và hỏi cảm nhận của học sinh về dòng Hương. - Dạy bài “ Sóng ” của Xuân Quỳnh, ta có thể bắt đầu bằng một đoạn bài hát về biển, một bài thơ có cùng chủ đề hoặc một trò chơi từ đó gợi dẫn về vấn đề cơ bản cần tìm hiểu trong tác phẩm. - Dạy bài “Đàn ghi ta của Lor – ca” có thể cho học sinh khởi động bằng cách nghe bài hát Cây đàn ghi ta của Lor – ca để tạo tâm thế và để học sinh cảm nhận được phần nào về Lor – ca. Phần tìm hiểu về hình tượng Lor - ca có thể trình chiếu một vài hình ảnh biểu tượng cho văn hóa Tây Ban Nha để học sinh hiểu rõ hơn những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng, siêu thực trong bài. Ví dụ: hình ảnh đàn ghi ta, hình ảnh đấu sĩ và bò tót, hình ảnh áo choàng đỏ gắt, hình ảnh hoa li - la, thiếu nữ di gan… 2. Trong giờ Đọc văn, giọng đọc của giáo viên như trên đã nói là rất quan trọng. Với giọng đọc của mình, giáo viên có thể đã và đang truyền thụ được cái hồn của tác phẩm cho học sinh. Qua giọng đọc của thầy, học sinh đã có thể thấy mở ra trong tâm trạng, trong cảm xúc và tư duy những gì cần lĩnh hội. Đọc đúng, đọc diễn cảm đòi hỏi sự luyện tập công phu của người thầy. Nhiều đoạn thơ, đoạn văn thầy không cần giảng, bình mà chỉ đọc đã có thể mở ra cho trò bao nhiêu điều thú vị. Tuy nhiên không chỉ có thầy đọc mà thầy phải có trách nhiệm tập luyện cho học sinh thói quen đọc đúng, đọc diễn cảm văn bản bởi vì đọc
  • 11. 9 chính là khâu đầu tiên giúp học sinh cảm nhận tác phẩm văn chương bằng chính giọng đọc của mình để cảm thụ đúng tác phẩm, cảm thụ cái hay của tác phẩm thông qua sự ngân vang của nó trong cảm xúc, là yếu tố quan trọng cho học sinh đến được và dần hiểu tác phẩm văn chương. Một giờ giảng văn mà cả thầy lẫn trò đều có giọng đọc tốt sẽ truyền được cảm xúc của mình từ tác phẩm cho học sinh trong lớp. 3. Giáo viên cần xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp và sử dụng có hiệu quả. Việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong giờ Đọc văn là hết sức cần thiết. Nó sẽ giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp thu, làm chủ kiến thức. Thậm chí, bằng hệ thống câu hỏi có chất lượng, người thầy có thể khơi gợi sự sáng tạo của các em, làm cho giờ dạy trở nên hấp dẫn và có hiệu quả hơn rất nhiều. * Để giúp các em phát huy tính sáng tạo của mình, trong giờ đọc – hiểu tác phẩm, giáo viên nên xây dựng, sử dụng hệ thống câu hỏi sáng tạo. Đây là loại câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng suy nghĩ độc lập, kết hợp với khả năng tư duy chặt chẽ, trên nền tảng kiến thức đã có để tìm tòi, phát hiện ra cái mới. Loại câu hỏi này mang đặc trưng của một giờ hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm văn chương. Nó đáp ứng đúng đặc thù của bộ môn và phân môn, tạo cảm hứng cho cả người dạy lẫn người học. Có thể phân ra nhiều kiểu nhỏ của dạng câu hỏi sáng tạo: + Câu hỏi phân tích: Kiểu câu hỏi phân tích yêu cầu học sinh bám sát các yếu tố của tác phẩm, đi sâu tìm hiểu giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm. Ví dụ: Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến được tác giả tập trung khắc họa ở đoạn thứ ba trong bài thơ Tây Tiến? + Câu hỏi dẫn dắt gợi mở: Đây sẽ là câu hỏi mang lại nhiều hiệu quả và thể hiện rất rõ khả năng sư phạm của người thầy. Từ những chi tiết cụ thể trong tác phẩm, người thầy sẽ hướng dẫn học sinh huy động khả năng liên tưởng, tưởng tượng của mình để tự học sinh sẽ phát hiện ra những điều mới mẻ, khơi gợi ở học sinh sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú từ những gì đã có trong văn bản. Ví dụ: Khi tìm hiểu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, để chỉ ra được kết cấu nghệ thuật của bài thơ và thấy được sự tương đồng giữa “sóng” với tâm hồn người phụ nữ đang yêu, có thể đặt câu hỏi : Giữa sóng và em trong bài thơ có mối quan hệnhư thế nào? Em có nhận xét gì về nghệthuật kết cấu của bài thơ? Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái của tâm hồn mình với những con sóng. Hãy chỉ ra sự tương đồng đó.
  • 12. 10 + Câu hỏi nêu vấn đề: Đi-xtec-vec nói rằng: “Người giáo viên bình thường mang chân lí đến cho học trò. Người giáo viên giỏi biết dạy học trò đi tìm chân lí”. Mà trong thực tế, chân lí nhiều khi ẩn sau những nghịch lí. Ở mỗi tác phẩm văn chương, đều có những vấn đề, những mâu thuẫn được đặt ra. Giáo viên giỏi sẽ nắm bắt hoặc tìm cách tạo ra những tình huống có vấn đề để học sinh chủ động giải quyết. Ví dụ: Nghệ sĩ Phùng đã chụp bức ảnh con thuyền trên biển sớm mờ sương từ một cự li rất gần. Hãylí giải vì sao Nguyễn Minh Châu lại đặt tên cho tác phẩm của mình là “Chiếc thuyền ngoài xa” ? * Để phát huy được tính sáng tạo của học sinh, khi xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi cần chú ý một số nguyên tắc sau: - Cần khuyến khích được sự tham gia của tất cả các học sinh trong lớp: Trình độ học sinh trong một lớp học không thể đồng đều. Tâm lí chung của người dạy là hay chú ý đến những học sinh thông minh, hăng hái. Và câu hỏi cũng thường hướng về những em vốn được coi là sáng dạ trong lớp. Như vậy, những học sinh trung bình hoặc yếu kém thường không có cơ hội để trình bày ý kiến. Muốn tránh tình trạng này, giáo viên nên chuẩn bị nhiều dạng câu hỏi, có dễ, có khó. Những câu hỏi khó, nếu cần phải có cả câu hỏi gợi ý để khơi mở cho học sinh con đường đến với chân lí. - Không nên yêu cầu học sinh trả lời hoàn toàn theo ý mình: Tác phẩm văn chương vốn đa thanh đa nghĩa. Với mỗi thời đại, mỗi dân tộc, thậm chí với mỗi người đọc trong những hoàn cảnh khác nhau, nó lại mang những nét nghĩa không hoàn toàn trùng lặp. Giáo viên cũng là một kiểu người đọc, có thể là người đọc lớn tuổi, có kinh nghiệm sống, sự trải nghiệm nhiều hơn so với người đọc - học sinh. Nhưng cần chú ý một điều, cách hiểu của người thầy về văn bản văn học không phải là cách hiểu duy nhất đúng. Vậy cần tránh hiện tượng người dạy cố gắng lái học sinh theo suy nghĩ của mình một cách gò ép, khiên cưỡng. Điều này vừa phản giáo dục vừa không phù hợp với con đường tiếp cận cái hay cái đẹp của văn chương phải bằng những rung động thẩm mĩ. - Biết phân loại các câu trả lời: Đây là những tình huống sư phạm, yêu cầu giáo viên phải có cách ứng xử hợp lí, khéo léo. Với những câu trả lời hoàn toàn đúng, hãy khích lệ học sinh bằng một lời khen đúng mức. Các em sẽ cảm thấy tự tin, thậm chí thấy mình đã thành công. Với những câu trả lời sai, cần nhạy bén tìm ra nguyên nhân khiến học sinh nhầm lẫn. Nên tiếp tục có định hướng để các em tìm ra câu trả lời đúng. Cũng cần hết sức quan tâm đến những câu trả lời ngoài dự đoán.Trong một lớp học, giữa những học sinh bình thường có thể có những em xuất sắc, năng lực cảm thụ vượt trội. Những học sinh này có thể đưa
  • 13. 11 ra những câu trả lời bất ngờ, thông minh, ngoài tầm dự đoán của giáo viên, thậm chí còn gợi mở một hướng khái thác mới cho bài học. Người thầy không chỉ dạy mà còn học được nhiều điều từ những học sinh như thế. Trong trường hợp này, cần khuyến khích, khen ngợi, tạo cơ hội cho các em được phát triển năng lực của mình. 4. Trong giờ học văn, để rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh, giáo viên còn phải cố gắng tập cho học sinh có thói quen rèn luyện và thao tác những thói quen cần thiết khi chuẩn bị ở nhà và khi học giờ giảng văn ở lớp. Theo tôi đó có thể là những thói quen sau: - Thói quen đọc tác phẩm cẩn thận, kỹ càng, đọc đúng đọc, diễn cảm để tự cảm nhận tác phẩm, đồng thời với việc đọc có suy nghĩ là thói quen gạch chân và ghi lại những đoạn hay của tác phẩm. - Thói quen đọc thuộc tác phẩm, ghi nhớ, suy ngẫm tác phẩm, những câu đoạn mà mình tâm đắc nhất. - Thói quen liên tưởng, liên hệ với những vấn đề, những tác phẩm khác có liên quan đến những giá trị cơ bản trong tác phẩm đang học. - Thói quen lật đi lật lại những vấn đề quan trọng khi cảm nhận phân tích tác phẩm. - Thói quen cảm nhận tác phẩm theo nhiều chiều, nhiều khía cạnh không máy móc thụ động; phải tập trung suy nghĩ, phát hiện những điều mới lạ ở tác phẩm khi cảm nhận nó qua sự dẫn dắt gợi ý của thầy cô, có nghĩa là phải có sự cảm nhận của riêng mình. - Phải biết và có thói quen cảm nhận tác phẩm theo đặc trưng thể loại, đặc trưng thi pháp. 5. Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh ở giờ học văn không chỉ dừng lại ở những thao tác trên mà nó còn đòi hỏi ở cả thầy lẫn trò một cách học, cách dạy hợp lý, khoa học, linh hoạt, không phải bài nào cũng giảng và liên tưởng theo một cách, không phải tác giả tác phẩm nào cũng một dạng lời bình mà phải tùy thuộc vào hoàn cảnh, tác phẩm cụ thể để hướng dẫn học sinh cách cảm thụ, cách phát hiện. Về phía học sinh, theo tôi nếu cầu toàn 100% học sinh đều cảm thụ tốt tác phẩm văn học bằng tư duy của các em thì khó mà đạt được. Vì vậy phải tùy đối tượng, tùy năng lực cảm thụ văn học của từng đối tượng mà hướng dẫn chỉ đạo các em phát hiện sáng tạo phù hợp. 6. Để giúp học sinh có được sự sáng tạo trong giờ học văn, giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh đi theo con đường thi pháp học bởi vì thi pháp học sẽ giúp học sinh hiểu đúng, nhanh chóng phát hiện ra những điểm sáng thẩm mỹ ở
  • 14. 12 tác phẩm. Muốn vậy, người thầy phải nắm và vận dụng linh hoạt, vững vàng lý luận thi pháp trong quá trình giảng văn. Ví dụ: - Với thơ, nên đi từ mạch cảm hứng, cảm xúc của nhân vật trữ tình hoặc hình tượng trữ tình trong tác phẩm ( Chẳng hạn khi tìm hiểu bài thơ “ Sóng” của Xuân Quỳnh ta có thể phân tích hình tượng sóng và hình tượng em; Khi tìm hiểu bài thơ “Đất Nước ” của nguyễn Khoa Điềm ta phân tích theo mạch trữ tình- chính luận của nhân vật trữ tình trong bài thơ). - Với văn xuôi, có tác phẩm giảng bằng thi pháp nhân vật, có tác phẩm giảng bằng thi pháp cốt truyện, tình tiết...( Chẳng hạn khi tìm hiểu tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài thì phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật; khi tìm hiểu tác phẩm “ Ai đã đặttên cho dòng sông” hoặc “Người lái đò sông Đà” thì phân tích tác phẩm theo đăc trưng thể loại bút kí, tuỳ bút). 7. Để phát huy sự sáng tạo, tích cực chủ động của học sinh, giáo viên cần tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, đồng thời vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới vào giờ đọc văn, như phương pháp thảo luận nhóm, giao dự án, kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn, mảnh ghép,…v...v... 3. Minh hoạ đọc - hiểu tác phẩm: Để tiến hành thực nghệm các vấn đề đã nêu ra, tôi xin chọn một tiết học cụ thể để minh hoạ. Nhưng do thời gian và điều kiện cho nên tôi chỉ tóm tắt ngắn gọn tiết học với mục tiêu tập trung vào việc áp dụng PPDH tích cực.
  • 15. 13 Ngàysoạn: Tiết 37,38 SÓNG - Xuân Quỳnh- I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Về kiến thức - Qua 2 hình tượng sóng và em, HS cảm nhận được những cung bậc tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. - Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết, sôi nổi, nồng nàn, nhiều suy tư, trăn trở. 2. Về kĩ năng - Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ. 3. Về thái độ - Nhận thức đúng đắn về một tình yêu đẹp. - Trân trọng những khát vọng hạnh phúc chân chính, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ. 4. Các năng lực cần hình thành cho học sinh - Năng lực tự học: + Xác định mục tiêu học tập: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện. + Đánh giá và điều chỉnh việc học: Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: + Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập. + Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. + Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện - Năng lực giao tiếp: + Sử dụng tiếng Việt: Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các đề bài, lời giải thích, cuộc thảo luận; có thái độ tíchcực trong khi nghe; có phản hồi phù hợp,... + Xác định mục đích giao tiếp: Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. - Năng lực hợp tác:
  • 16. 14 + Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp. + Đánh giá hoạt động hợp tác: Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm. - Năng lực thẩm mỹ: + Nhận ra cái đẹp: Có cảm xúc và chính kiến cá nhân trước hiện tượng trong tự nhiên, đời sống xã hội và nghệ thuật. + Diễn tả, giao lưu thẩm mỹ: Giới thiệu được, tiếp nhận có chọn lọc thông tin trao đổi về biểu hiện của cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật và trong tác phẩm của mình, của người khác. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Chuẩn bị của giáo viên - Trờ chơi ô chữ, video bài hát “Sóng”, các bài thơ cùng chủ đề 2. Chuẩn bị của học sinh - Soạn bài theo các câu hỏi hướng dẫn học bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Lớp Ngày dạy Sĩ số 12A1 12A2 12A3 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: TRÒ CHƠI Ô CHỮ + GV đưa ra các câu hỏi học sinh trả lời + Mỗi câu trả lời sẽ lộ ra một từ khóa + từ khóa là “ Tình yêu” => Gv dẫn dắt và giới thiệu bài thơ “Sóng” của XQ. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả
  • 17. 15 1. Hoạt động 1: Đóng vai - 1hs đóng vai phóng viên hỏi về tác giả Xuân Quỳnh. -1 hs đóng vai tác giả trả lời các câu hỏi của phóng viên. 2. Hoạt động 2: Phát vấn và trả lời - Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác,vị trí, xuất xứ của bài thơ? - Xuân Quỳnh (1942 - 1988). - Quê: La Khê, Hà Đông, Hà Tây - Cuộc đời: + Mẹ mất sớm, ở với bà nội. +Từng là diễn viên múa Đoàn văn công trung ương, biên tập viên báo Văn nghệ, biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khoá III. + Mất cùng chồng và con trai vì tai nạn giao thông tại Hải Dương (29-4-1988) - Sự nghiệp sáng tác: + Tác phẩm tiêu biểu: SGK. + Phong cách thơ: +) Tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ giàu tình cảm yêu thương,vừa hồn nhiên; vừa chân thành, đằm thắm +) Trong T/Y luôn thể hiện cảm hứng: • Khao khát gắn bó, hiến dâng hi sinh cho T/Y • Dự cảm lo âu, trăn trở suy tư đầy bất ổn - Vị trí: + Một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ chống Mĩ. + Một trong những nhà thơ viết thơ tình hay nhất sau 1975. 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, vị trí: - Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). - Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. - In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
  • 18. 16 - Bài thơ có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung của các đoạn? - GV nêu vấn đề: Vậy tại sao bài thơ “Sóng” lại hấp dẫn và có sức sống lâu bền như vậy? Đi sâu vào bài thơ ta sẽ lí giải được điều đó. - Em có nhận xét gì về kết cấu và hình tượng của bài thơ? b. Bố cục: 9 khổ chia làm 3 phần + Phần 1: 4 khổ đầu Em soi vào sóng tự nhận thức đặc điểm, sắc thái của tình yêu. + Phần 2: 3 khổ tiếp theo ( khổ 5->7 ) Em thông qua sóng tự biểu hiện sắc thái tình yêu. + Phần 3: 2 khổ cuối Em hòa vào sóng để hi sinh, dâng hiến, bất tử cho tình yêu. c. Kết cấu hình tượng: - Bao trùm và xuyên suốt toàn bộ bài thơ là 2 hình tượng đan cài sóng và em + Em: là cái tôi trữ tình của nhà thơ ( trái tim của người phụ nữ hồn hậu, chân thành, giàu tình yêu, giàu lòng vị tha khao khát yêu thương gắn bó + Sóng: sáng tạo NT đặc sắc là hình ảnh ẩn cho trái tim người phụ nữ khi yêu với nhiều cung bậc cảm xúc ( sóng là hóa thân của em) =>”sóng” là hình tượng ẩn dụ, sự hoá thân của nhân vật trữ tình “em” - Sóng và em: Khi phân đôi (song hành, tách rời), khi hoà nhập + Phân đôi: Soi chiếu làm nổi bật sự tương đồng, em soi vào sóng để tự nhận ra trái tim mình, sóng như sự kiểm nghiệm của trái tim em. + Hòa nhập: Để âm vang cộng hưởng, dào dạt của sóng là dào dạt của trái tim em. => nét độc đáo trong cấu trúc hình tượng, diễn tả sâu sắc, sinh động, mãnh liệt khát vọng của Xuân Quỳnh.
  • 19. 17 Hoạt động 3: Tìm hiểu bài thơ Thao tác 1: Tìm hiểu 4 khổ thơ đầu,thảo luận nhóm và điền vào phiếu học tập - Nhóm 1: Phân tích những đặc sắc nghệ thuật (từ, câu, biện pháp tu từ) trong khổ 1 để tìm ra tính chất của sóng và đặc điểm tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. - Nhóm 2: Phân tích những đặc sắc nghệ thuật (từ, câu, biện pháp tu từ) trong khổ 2 để tìm ra quy luật của sóng và quy luật tình yêu của con người. - Nhóm 3: Phân tích những đặc sắc nghệ thuật (từ, câu, biện pháp tu từ) trong khổ 3,4 để tìm ra nguồn gốc của tình yêu. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nghe và nhận xét theo kĩ thuật 3,2,1 - GV chốt lại từng nội dung của mỗi nhóm + GV: Liên hệ o Thơ Xuân Diệu : “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” o Leptônxtôi: Có bao nhiêu cái đầu là có bấy nhiêu cách suy nghĩ, có bao nhiêu trái tim là có bấy nhiêu cách yêu đương. II. Tìm hiểu bài thơ 1. Bốn khổ đầu( khổ 1->4) : Em soi vào sóng tự nhận thức đặc điểm, sắc thái của tình yêu a. Khổ 1 - Hai câu đầu: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ + Tính từ đối lập: dữ dội>< dịu êm Ồn ào>< lặng lẽ => Sóng với những trạng thái đầy phức tạp, thất thường và luôn đối lập => Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu với những nét đối nghịch. + Quan hệ từ “và” (tính chất bổ sung) => Những nét tính cách kia không loại trừ mà thống nhất bổ sung. + Hai tính từ :dịu êm và lặng lẽ ở cuối dòng: => vẻ đẹp nữ tính truyền thống. - Hai câu sau: + Nhân hoá: “Sông - không hiểu mình”
  • 20. 18 o Câu nói của nhà toán học Pascan : “trái tim có những lí lẽ riêng mà lí trí không thể nào hiểu nổi” Nhận xét cách cắt nghĩa tình yêu của XQ? “Sóng - tìm ra bể” + Đối lập: sông - bể (không gian nhỏ- không gian rộng lớn) => Vận động của sóng: Từ bỏ không gian chật hẹp của sông để tìm đến không gian rộng lớn của biển. => Vận động của tình yêu: Đoạn tuyệt cái cũ để tìm kiếm tri âm => vẻ đẹp mới mẻ, hiện đại. + Kết từ “tận” => dù trắc trở gian lao nhưng đầy quyết tâm => Tiểu kết: Khổ thơ miêu tả vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu vừa nữ tính lại vừa cá tính với khát vọng tìm được tri âm tri kỉ. b. Khổ 2: - Hai câu đầu: đối lập: ngày xưa>< ngày sau => Quy luật bất biến của sóng - Hai câu sau: + Từ láy bồi hồi: xao xuyến không yên. + Cụm từ: Ngực trẻ: trái tim người trẻ tuổi. => Khát vọng tình yêu là vĩh hằng. => Xuân Quỳnh đã liên hệ tình yêu tuổi trẻ với con sóng đại dương. Cũng như sóng, con người đã đến và mãi mãi đến với tình yêu. c. Khổ 3, 4: - Khổ 3: Những băn khoăn: + Điệp ngữ: Em nghĩ về: anh- em => tình yêu Biển lớn => sóng + CHTT: từ nơi nào sóng lên => băn khoăn về nguồn gốc của sóng, của tình yêu. - Khổ 4: Cắt nghĩa tình yêu + Sóng?- Gió
  • 21. 19 Thao tác 2: Tìm hiểu 3 khổ thơ tiếp theo GV: Nỗi nhớ trong tình yêu là cảm xúc tự nhiên của con người, đã được miêu tả rất nhiều trong thơ ca xưa cũng như nay: o Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa, nhưngồi đống than (Ca dao) o “Nhớ chàng đằngđẵngđường lên bằng trời” (Chinh phụ ngâm) o “Anh nhớ tiếng, anh nhơ hình, anh nhớ ảnh. Anh nhớ em, anh nhớ lắm. Em ơi!.” (Xuân Diệu) + GV: Nỗi nhớ của nữ sĩ Xuân Quỳnh được thể hiện như thế nào ? + GV: Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng để tác giả thể hiện nỗi nhớ? + GV: Khổ thơ này có gì đặc biệt so với các khổ thơ trong bài ? + GV: Tình yêu của Xuân Quỳnh không chỉ gắn liền với nỗi nhớ mà còn hướng tới điều gì ? + GV: “xuôi về phương bắc – ngược về phương nam” cách nói có gì khác thường? Nhằm nhấn mạnh điều gì ? + GV: Câu thơ “Hướng về anh một phương” cho thấy cách thể hiện tình cảm của tác giả như thế no? + GV: Quan niệm của nh thơ Xuân + Gió?- Không biết- khi nào ta yêu nhau -> Không thể lí giải => XQ dựa vào quy luật tự nhiên để truy tìm khởi nguồn của tình yêu nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bất ngờ, đầy bí ẩn, không thể lí giải. 2. Ba khổ tiếp theo ( khổ 5->7 ) :Em thông qua sóng tự biểu hiện sắc thái tình yêu. a. Khổ 5: Nỗi nhớ + Bao trùm cả không gian: «sóng dưới lòng sâu, sóng trên mặt nước» + Thao thức trong mọi thời gian: «ngày đêm không ngủ được» Phép đối, giọng thơ dào dạt, náo nức, mãnh liệt: diễn tả nỗi nhớ da diết, không thể nào nguôi, cứ cuồn cuộn, dào dạt như sóng biển triền miên. + Sóng nhớ bờ mãnh liệt, tha thiết, còn em nhớ anh đắm say hơn bội phần: «Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức» Cách nói cường điệu nhưng hợp lí: nhằm tô đậm nỗi nhớ (choáng ngợp cõi lòng không chỉ trong ý thức mà thấm sâu vào trong tiềm thức). => Bày tỏ tình yêu một cách chân thành, tha thiết mà mạnh dạn, mãnh liệt. b. Khổ 6: Lòng chung thuỷ + Cách nói khẳng định: em: dẫu xuôi - phương bắc; dẫu ngược - phương nam → cách nói ngược → trái ngang trong tình yêu => em: vẫn «Hướng về anh một phương» → Lời thề thủy chung tuyệt đối trong tình yêu: dù đi đâu về đâu vẫn hướng về người mình đang thương nhớ đợi chờ. + Các điệp ngữ: «dẫu xuôi về, dẫu ngược về» + điệp từ «phương» + các từ
  • 22. 20 Quỳnh về tình yêu thể hiện như thế nào trong khổ thơ 6 và 7? + GV: Gợi ý o Mạnh mẽ và chủ động trong tình yêu, dám bày tỏ tình yêu của mình, nỗi nhớ, khát khao của lòng mình. o Vẫn giữ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ : thủy chung rất mực trong tình yêu. Thao tác 3: Tìm hiểu 2 khổ thơ cuối + GV: Gọi HS đọc khổ 8 . + GV: Em hiểu như thế nào về khổ thơ này? + GV: Gợi ý cho HS tìm hiểu các quan hệ từ trong các câu thơ 1&2, 3&4. o …tuy … (nhưng)… quan hệ đối lập o …..dẫu …. (nhưng ) …. quan hệ đối lập Cuộc đời > < năm tháng sự nhạy cảm và lo âu của XQ về giới hạn của cuộc đời trước sự trôi chảy của thời gian + GV: Gọi HS đọc khổ 9 . + GV: Khép lại bài thơ Sóng, nhà thơ bộc lộ cảm xúc gì ? Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS tổng kết bài học. «em cũng nghĩ, hướng về anh» Khẳng định niềm tin đợi chờ trong tình yêu. c. Khổ 7: Bên bờ hạnh phúc. + Mượn hình ảnh của sóng: «Sóng ngoài đại dương» - «Con nào chẳng tới bờ» quy luật tất yếu, vĩnh hằng của con sóng. + Quy luật của con người: Tình yêu là sức mạnh giúp em và anh vượt qua gian lao, thử thách để đạt đến bến bờ hạnh phúc. => XQ thể hiện cái tôi của một con người luôn có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu. 3. Hai khổ cuối ( khổ 8->9 ) : Em hòa vào sóng để hi sinh, dâng hiến, bất tử cho tình yêu. a. Khổ 8: Những từ ngữ diễn tả quan hệ đối lập: «... tuy ... (nhưng) ...» «... dẫu ... (nhưng) ...» Cuộc đời - dài >< Năm tháng - đi qua Sự nhạy cảm và âu lo, phấp phỏng về sự hữu hạn của đời người với sự vô hạn của cuộc đời và sự mong manh của hạnh phúc b. Khổ 9: Dùng từ chỉ số lượng lớn: Làm sao tan ra → trăm con sóng → ngàn năm còn vỗ + Khao khát được sẻ chia, hoà nhập vào cuộc đời. + Khát vọng được sống hết mình trong biển lớn tình yêu, muốn hoá thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở. => Khát vọng khôn cùng về tình yêu bất diệt. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật:
  • 23. 21 - Thao tác 1: Hướng dẫn tổng kết Nghệ thuật . + GV: Đánh giá về nghệ thuật của bài thơ ? Nhận xét về thể thơ, nhịp thơ và hình tượng “sóng” ? + GV: Các yếu tố ấy có hiệu quả gì trong việc thể hiện nội dung, cảm xúc của bài thơ ? - Thao tác 2: Hướng dẫn tổng kết Nội dung. + GV: Em cảm nhận được vẻ đẹp gì trong tâm hồn của nhà thơ qua bài thơ Sóng? Học sinh đọc phần Ghi nhớ. III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Qua bài thơ sóng, em hãy nhận xét về vẻ đẹp truyền thống và hiện đại trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu? - Hs suy nghĩ trả lời, Gv nhận xét IV: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV đưa ra tình huống, hs tìm cách giải quyết: Theo em tuổi trẻ học đường có nên yêu hay không? Vì sao? V. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG - HS tìm đọc những bài thơ khác cùng đề tài tình yêu. * Đoạn clip về bài hát Sóng: GV dẫn dắt: “Sóng” là bông hoa nở dọc chiến hào, nó đã trường tồn cùng thời gian và sống mãi trong lòng bạn đọc. Và đặc biệt nó còn nâng đỡ bởi đôi cánh của âm nhạc. Mời các em cùng thưởng thức một đoạn video bài hát “Sóng”. - Kết cấu tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em. - Nhịp điệu tự nhiên, linh hoạt - Ngôn từ, hình ảnh trong sáng, giản dị hội tụ nhiều nét tiêu biểu trong phong cách thơ XQ 2. Nội dung: Là một bài thơ hay, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ đang yêu SGK – ghi nhớ
  • 24. 22 III. Kết quả thực hiện: Trong học kì I, năm học 2019 - 2020, tôi đã áp dụng các giải pháp trên trong một số bài giảng văn ở lớp 12A để không ngừng góp phần rèn luyện, khơi gợi khả năng sáng tạo ở các em học sinh. Thực tế qua các giờ dạy tôi thấy HS đã kích thích được khả năng học tập sáng tạo, tích cực, chủ động, say mê tìm hiểu kiến thức mới một cách có hiệu quả. Giờ học sôi nổi, hấp dẫn và có hiệu quả hơn. Bảng số liệu. Kết quả Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Số lượng % Số lượng % Giỏi Khá Trung bình Yếu 02 14 20 3 5,1% 35,9% 51,3% 7,7% 05 19 15 0 12,8% 48,7% 38,5% 0 % Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy sau thực nghiệm chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Cụ thể số học sinh khá giỏi tăng, học sinh trung bình, yếu giảm đáng kể. Điều đó cho thấy đề tài bước đầu mang tính khả thi. PHẦN III KẾT LUẬN Góp phần khơi gợi và rèn luyện sự sáng tạo cho học sinh trong giờ đọc - hiểu là công việc thường xuyên và cần thiết ở tất cả các môn học. Tuy nhiên ở bộ môn văn các đặc thù của nó vẫn là sự sáng tạo dựa trên sự đồng cảm, sự cảm nhận của người học qua người dạy văn và văn bản ngôn từ trong tác phẩm. Sự sáng tạo trong văn chương không hề có sự giống nhau bởi sự liên tưởng, tưởng tượng ở mỗi người khác nhau, tuy vậy vẫn có chỗ giống nhau trong tiếp nhận tác phẩm văn học giữa các đối tượng: tác giả - người dạy - người học. Theo tôi để có sự gặp nhau ấy, cả người dạy và người học phải có một trường liên tưởng, một sự tưởng tượng phong phú, linh hoạt để từ đó người dạy có thể đưa người học vào tác phẩm bằng hệ thống các câu hỏi, bằng lời bình, cách đọc, lời phân tích và người học tiếp nhận tác phẩm bằng quá trình tích luỹ từ ngữ, vốn hiểu biết và khả năng cảm nhận được tác phẩm văn chương để lĩnh hội từ người dạy những gì tâm đắc nhất, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết, suy nghĩ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Học sinh nhớ nhiều, học nhiều là điều đáng khuyến khích nhưng đó quyết không phải là điều chủ yếu. Điều chủ yếu là dạy học sinh cách suy nghĩ sáng tạo. Chúng ta phải xem lại
  • 25. 23 cách giảng dạy văn trong trường phổ thông của chúng ta, không nên dạy như cũ bởi vì dạy như cũ thì không những việc dạy văn không hay mà việc đào tạo con người cũng không có kết quả. Vì vậy dứt khoát chúng ta phải có cách dạy khác, phảidạycho học sinh biết suy nghĩ, suy nghĩbằng trí óc của mình và diễn tả suy nghĩđó theo cách của mình thế nào cho tốt nhất”. Thiết nghĩ dạy học sinh biết suy nghĩ sáng tạo trong giờ đọc văn là điều cần thiết. Tôi mong rằng đề tài của tôi sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục nước nhà. Song đó mới chỉ là ý kiến chủ quan của riêng cá nhân tôi. Vì thế, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm cao, đầu tư chuyên môn, chuẩn bị kĩ những câu hỏi thảo luận và dự kiến các phương án trả lời. - Học sinh: Chuẩn bị bài, soạn bài,sách giáo khoa và các đồ dùng học tập khác. - Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, giấy A0, A3, A4, bút dạ, sách giáo khoa… 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiếncó thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Qua quá trình thực nghiệm thiết kế giáo án: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc – hiều tác phẩm văn học ở chương trình ngữ văn 12 trong dạy học bài “Sóng- Xuân Quỳnh.”, tôi nhận thấy lý thuyết về Áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc – hiều tác phẩm văn học ở chương trình ngữ văn 12 đã có tính khả thi và ứng dụng vào thực tiễn. Tóm lại, đề tài nghiên cứu này tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé công sức vào công cuộc đổi mới dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông hiện nay, góp phần làm cho những giờ dạy văn trở nên thú vị, hấp dẫn và đạt kết quả như mong muốn 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Đề tài nghiên cứu có tính khả thi, và ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả cao trong giờ học văn ở trường phổ thông. Giúp học sinh có niềm say mê và hứng thú với môn học Với sáng kiến nhỏ này, người viết mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp nhằm bổ sung cho đề tài được sâu sắc và thiết thực hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  • 26. 24 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Lớp 12 Trường THPT Trần Hưng Đạo năm học 2019- 2020 Các giờ Đọc- hiểu văn bản Ngữ văn lớp 12 ......., ngày.....tháng......năm...... Thủ trưởng đơn vị/ Chính quyền địa phương (Ký tên, đóng dấu) ........, ngày.....tháng......năm...... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký tên, đóng dấu) ........, ngày.....tháng......năm...... Tác giả sáng kiến (Ký, ghi rõ họ tên) Từ Thị Kim Tuyến
  • 27. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Rèn luyện tư duy sáng tạo trong giảng dạy văn chương. ( Nguyễn Trọng Hoàn - NXBGD 2001) 2. Đổi mới giảng dạy văn trong nhà trường. ( ĐHSP Huế - 2002) 3. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn Ngữ văn. ( Nguyễn Hải Châu – NXBGD 2007) 4. Kĩ năng đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 12. (Nguyễn Kim Phong – NXBGD 2009) 5. Ngữ văn 12 ( sách giáo viên chỉnh lý hợp nhất năm 2008- NXBGD) 6. Tài liệu bồi dưỡng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học qua các đợt bồi dưỡng hè./.
  • 28. MỤC LỤC PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Trang 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………… . ............2 2. Mục đíchnghiên cứu………………………………………………... .............3 3. Khách thể và đốitượng nghiên cứu.……………………………….................3 4. Giả thiết khoa học…………………………………………………… .............3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………... .............3 6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………. .............4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A. Cơ sở của đề tài........…………………………………………………............5 I/ Cơ sở lí luận.......................................................................................................5 II/ Cơ sở thực tiễn….........................................................………….....................5 B. Kết quả nghiên cứu thực tiễn………………………………………................5 I/ Vài nét về khách thể nghiên cứu……………………………………...............5 II/ Thực nghiệm sư phạm………………………………………………..............6 1. Mục đíchthực nghiệm………………………………………………...............6 2. Biện pháp cụ thể…………………………………………………….. ............6 3. Minh họa đọc – hiểu tác phẩm……………………………………….............12 III/ Kết quả thực hiện…………………………………………………...............22 PHẦN III: KẾT LUẬN 22