SlideShare a Scribd company logo
1 of 64
1
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN THỊ NGÂN
TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHẨM CHẤT
TRUNG THỰC VÀ TRÁCH NHIỆM
QUA DẠY HỌC TẬP ĐỌC LỚP 4, 5
GIÁO DỤC HỌC (GIÁO DỤC TIỂU HỌC)
Thừa Thiên Huế, 12/2017
2
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN THỊ NGÂN
TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHẨM CHẤT
TRUNG THỰC VÀ TRÁCH NHIỆM
QUA DẠY HỌC TẬP ĐỌC LỚP 4, 5
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Mã số: 60 14 01 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ QUỲNH NGA
Thừa Thiên Huế, 12/2017
3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. “Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”, nền
tảng có vững chắc thì toàn hệ thống mới bền vững và phát triển hài hòa. Nghị quyết
số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo cũng xác lập rõ đường hướng phát triển giáo dục phổ thông: “Phát triển giáo
dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh
quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và
phẩm chất người học”. Quan trọng nhất, trong phần giải pháp, Ban chấp hành Trung
ương khoá XI đã nhấn mạnh đến việc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố
cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của
người học. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thông qua tháng 7/2017 và Dự
thảo chương trình môn học được xây dựng trên cơ sở phát triển năng lực và phẩm chất
người học, hài hòa đức, trí, thể, mĩ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Nội dung giáo
dục thiết kế theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và
ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Thông qua các bài học
đồng thời với việc hình thành tri thức và các kĩ năng cốt lõi, các nhà giáo dục đặc biệt
chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân;
tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh
hoa văn hóa nhân loại.
Trong hệ thống giáo dục phổ thông, môn Ngữ văn (ở tiểu học gọi là Tiếng Việt)
giữ ví trí quan trọng trong việc phát triển các năng lực ngôn ngữ (đọc, viết, nghe, nói),
đồng thời tích hợp hình thành ở học sinh các cảm xúc thẩm mĩ, những phẩm chất quan
trọng như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Trước định hướng đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông hiện nay, dạy học Ngữ văn càng cần thiết
phải nắm bắt những quan điểm chỉ đạo mang tính chiến lược để từng bước hoạch định
nội dung dạy học phù hợp, có sự kết nối giữa hiện tại và tương lai.Theo đó, trong giai
đoạn chuyển giao này, với định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học,
tích hợp giáo dục phẩm chất và năng lực trong môn Tiếng Việt tiểu học nói riêng, môn
Ngữ văn và các môn học khác nói chung vô cùng quan trọng nhằm giúp học sinh hình
thành những phẩm chất tốt đẹp để trở thành người công dân độc lập, tự chủ, biết yêu
thương và có tinh thần trách nhiệm.
1.2. Tích hợp là một trong những quan điểm cơ bản, cốt lõi để xây dựng
chương trình Tiếng Việt tiểu học hiện hành và cũng là định hướng chiến lược trong
chương trình Ngữ văn phổ thông giai đoạn sau 2018. Thông qua việc dạy tiếng mẹ đẻ,
trên nền những ngữ liệu gắn với hoạt động giao tiếp thông thường (văn bản thông tin
4
hay văn bản nhật dụng, văn bản nghệ thuật,...), các nhà giáo dục mong đợi sự kết nối
về tâm hồn, xúc cảm, về những rung động chân thành với những trải nghiệm lí thú
trong giờ học văn.
Với năm phẩm chất cần hình thành trong dạy học: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,
trung thực, trách nhiệm, chương trình Tiếng Việt tiểu học hiện hành hoàn toàn có khả
năng lồng ghép để ươm dệt trong mỗi học sinh. Lẽ tất nhiên, các phân môn Tiếng Việt
đều là địa hạt lí tưởng để thực hiện hoạt động tích hợp giáo dục các phẩm chất nói
trên. Mặc dù vậy, với những ngữ liệu dạy học sinh động, hấp dẫn, trong đó trên 85% là
văn bản nghệ thuật, Tập đọc luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với trẻ. Trong chương
trình, sách giáo khoa Tiếng Việt 4 và 5, gắn với các chủ điểm như “Măng mọc thẳng”,
“Trên đôi cánh ước mơ”, “Có chí thì nên”, “Những người quả cảm”, “Tình yêu cuộc
sống” (Tiếng Việt 4); “Việt Nam - Tổ quốc em”, “Cánh chim hoà bình”, “Con người
với thiên nhiên”, “Giữ lấy màu xanh”, “Vì hạnh phúc con người”, “Người công dân”,
“Vì cuộc sống thanh bình”, “Những chủ nhân tương lai” (Tiếng Việt 5), tích hợp hình
thành phẩm chất trung thực và trách nhiệm vừa có giá trị giáo dục vừa là thể nghiệm
để chuẩn bị kĩ năng dạy - học theo định hướng mới giai đoạn tới.
1.3. Mặc dù tích hợp không phải là quan điểm dạy học quá mới mẻ và xa lạ
nhưng những khảo nghiệm giáo dục trong suốt hành trình dài cho thấy giáo viên vẫn
gặp rất nhiều khó khăn trong dạy tích hợp. Giờ học đọc thường chỉ tập trung rèn luyện
các kĩ năng đọc (bao gồm đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm), ít hoặc
tích hợp một cách khá khiên cưỡng giáo dục phẩm chất cho học sinh. Trong khi Tập
đọc là phân môn có nhiều tiềm năng cho việc tích hợp hình thành những tư tưởng, tình
cảm đẹp thì các hoạt động trong giờ học chưa thật sự đạt được kì vọng như mong đợi.
Tính văn giảm, định hướng phát triển cảm xúc thẩm mĩ cũng chỉ dừng lại ở những
phân tích đơn điệu, chưa chạm được đến tâm hồn học sinh, chưa đánh thức ở các em
tình yêu cuộc sống, lòng bao dung và vị tha, đặc biệt là sự trung thực và ý thức trách
nhiệm với chính bản thân, với những người xung quanh hay với thiên nhiên - những
phẩm chất ngày càng trở nên quan trọng đối với trẻ trong thế giới hiện đại.
Từ những tiền đề lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài
Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học Tập đọc lớp
4, 5.
5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tích hợp là một khái niệm rộng, có nguồn gốc từ tiếng La tinh “integration”,
được các nhà khoa học, nhà giáo dục nghiên cứu, trình bày trong khá nhiều các công
trình về ngôn ngữ học, giáo dục học. “Từ điển tiếng Việt” (Hoàng Phê chủ biên), “Từ
điển tiếng Anh” (“Oxford Advanced Learner‟s Dictionary”, nhiều tác giả), “Từ điển
Giáo dục học” đã tường minh thuật ngữ này theo những điểm nhìn của chuyên ngành
nghiên cứu.
Từ góc nhìn của lí luận dạy học, các nhà sư phạm cũng lần lượt đề cập đến tích
hợp như một trong những quan điểm cơ bản để xây dựng chương trình, sách giáo khoa
hay cũng đồng thời là cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng hiện đại.
Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có nhóm tác giả Lê Phương Nga - Lê A - Đặng
Kim Nga - Đỗ Xuân Thảo với công trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
I” (2009); Hoàng Thị Tuyết với “Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học” (2012) cũng
nhấn mạnh tinh thần dạy học tích hợp. Theo bà, “Tích hợp là một quan điểm (một trào
lưu) lí luận dạy học (…) Xét theo cấu tạo nội dung chương trình, tích hợp có nghĩa là
sự hợp nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp các nội dung giáo dục có liên quan với nhau…
Xét theo mục đích học tập, tích hợp có nghĩa là sử dụng kiến thức hay kĩ năng học
được ở môn học này hay một phần học của môn học đó như những công cụ để nghĩa
cứu hay học tập trong các môn học khác hoặc trong các phần học khác nhau của cùng
một môn học” [13; tr.81].
Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Taffy E. Raphael - Efrieda H.
Hiebert (2007, Lê Công Tuấn và cộng sự dịch), Hoàng Hoà Bình - Nguyễn Minh
Thuyết (2012), Nguyễn Thị Hồng Nam - Dương Thị Hồng Hiếu (2016) về dạy học
Tiếng Việt theo hướng đổi mới, dạy học đọc hiểu văn bản cũng là những tư liệu quý
cho đề tài. Nếu Taffy E. Raphael - Efrieda H. Hiebert chú trọng sự kết nối giữa nói,
đọc và viết trong lớp học Ngữ văn hay tích hợp dạy đọc với các môn học khác thì
nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam - Dương Thị Hồng Hiếu lại nhấn mạnh rằng,
trong tiến trình dạy đọc văn bản, các hoạt động tư duy và cảm xúc liên tục xảy ra, tiếp
nối nhau. “Liên hệ” là một cách gọi tên việc tích hợp các phẩm chất đọc với các phẩm
chất nhân cách, theo đó, nói như Keene và Zimmerman, người học sẽ hiểu văn bản tốt
hơn khi họ thực hiện các loại liên hệ: liên hệ với bản thân (text-to-selt), liên hệ văn
bản này với văn bản khác (text-to-text), liên hệ với thế giới (text-to-world). Những trải
nghiệm cá nhân gắn với những phẩm chất nhân cách cần được xem là một trong
những tương tác có giá trị xảy ra trong giờ học đọc, không phải chỉ nhằm tô đậm nó,
khẳng định nó mà còn để hỗ trợ phát triển khả năng thâm nhập văn bản của bạn đọc -
học sinh.
6
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học Tập đọc lớp 4, 5
hướng tới mục đích nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt, tích
hợp giáo dục phẩm chất với quá trình rèn luyện, phát triển năng lực đọc.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học tích hợp, nhiệm vụ giáo dục phẩm chất
trung thực, trách nhiệm trong giai đoạn mới.
- Khảo sát thực trạng về dạy học Tập đọc và khả năng tích hợp giáo dục phẩm
chất cho học sinhlớp 4, 5 ở một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học Tập đọc có tích hợp giáo dục phẩm
chất trung thực và trách nhiệm nhằm hướng tới phát triển năng lực và phẩm chất cho
học sinh một cách toàn diện.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Quá trình tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua giờ Tập
đọc lớp 4 và 5.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các hoạt động tích hợp gắn với một số bài học/chủ điểm trong phân môn Tập
đọc lớp 4 và 5.
5.Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết: Dùng để tập hợp, hệ thống, phân tích và
tổng hợp cơ sở lí luận về tích hợp, dạy học tích hợp và dạy học Tập đọc ở tiểu học.
5.2.Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát và khảo cứu thông qua phiếu bài
tập, phỏng vấn trực tiếp nhằm đánh giá thực trạng tổ chức các hoạt động dạy học trong
môn Tập đọc gắn với định hướng tích hợp giáo dục phẩm chất.
5.3.Phƣơng pháp thống kê toán học: Dùng để xử lí các số liệu thu được từ thực tiễn,
các kết quả thực nghiệm sư phạm.
5.4. Thực nghiệm sƣ phạm: Xây dựng các mẫu hoạt động dạy học tích hợp giáo dục
phẩm chất trung thực và trách nhiệm cho học sinh; từ đó tổ chức thực nghiệm để đánh
giá hiệu quả, rút ra các kết luận sư phạm cần thiết.
7
6. Đóng góp của đề tài
- Về lí luận: Tổng hợp cơ sở lí luận về dạy học tích hợp, đánh giá vai trò, khả
năng tích hợp giáo dục phẩm chất qua các giờ học Tiếng Việt, trong đó có Tập đọc.
- Về thực tiễn: Đề xuất các thiết kế có tính ứng dụng về tích hợp giáo dục
phẩm chất trung thực và trách nhiệm trong giờ Tập đọc lớp 4 và 5; tạo tiền đề cho việc
dạy học tích hợp trong giai đoạn mới.
7. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung
của luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học của việc tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và
trách nhiệm qua dạy học Tập đọc lớp 4, 5
Chƣơng 2: Thiết kế hoạt động dạy học Tập đọc nhằm tích hợp giáo dục phẩm
chất trung thực và trách nhiệm cho học sinh lớp 4, 5
Chƣơng 3:Thực nghiệm sư phạm
8
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TÍCH HỢP
GIÁO DỤC PHẨM CHẤT TRUNG THỰC VÀ TRÁCH NGHIỆM
QUA DẠY HỌC TẬP ĐỌC LỚP 4, 5
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Tích hợp và dạy học tích hợp
1.1.1.1. Khái quát về nguyên tắc tích hợp trong giáo dục
Khái niệm tích hợp: Theo tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở Trường THCS,
THPT năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tích hợp (integration) có nghĩa là sự
hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu
một cách khái quát là sự hợp nhất hay nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đưa tới
một đối tượng mới như là một hệ thống nhất trên những nét bản chất của các thành
phần đối tượng chứ không phải là phép cộng đơn giản của những thuộc tính của các
thành phần ấy.
Tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau
đó là tính liên kết và tính toàn vẹn.
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục trở thành xu thế chính trong
việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương
trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ
sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Theo từ điển
giáo dục học: “dạy học tích hợp là hoạt động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng
dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong một kế kế hoạch
dạy học. Dạy học tích hợp theo nghĩa hẹp là: việc đưa những vấn đề về nội dung của
nhiều môn học vào một quá trình duy nhất trong đó những khai niệm khoa học được
đề cập đến theo một tinh thần và phương pháp thống nhất”. Cũng theo các tác giả của
cuốn từ điển này thì có hai kiểu tích hợp là tích hợp dọc và tích hợp ngang với nhiều
nội dung tích hợp khác nhau. Tích hợp dọc là loại tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai
hoặc nhều môn học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau. Tích hợp
ngang là tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tượng học tập, nghiên cứu thuộc lĩnh
vực khoa học khác nhau xung quanh một chủ đề.
Từ định nghĩa như thế một số nhà giáo dục đưa ra nội dung tích hợp như: tích
hợp bộ môn, tích hợp chương trình, tích hợp giảng dạy, tích hợp học tập, tích hợp kiến
thức, tích hợp kĩ năng…
9
Theo từ điển Bách khoa toàn thư [33] “tích hợp hệ thống là phối hợp các thiết
bị và công cụ khác nhau để cùng làm một việc với nhau trong hệ thống - một chương
trình nhằm giải quyết những nhiệm vụ chung nào đó.
Cùng với trào lưu này, theo Xaviers Roegiers [11,24] “khoa sư phạm tích hợp
là một quan niệm về quá trình học tập mà trong đó toàn thể các quá trình học tập góp
phần hình thành ở trong học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính được những điều
cần thiết cho học sinh nhằm phục vụ cho quá trình học tập, tương lai hoặc hòa nhập
vào học sinh cuộc sống lao động”. Như vậy chúng ta có thể hiểu được, tích hợp là một
hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu ố có liên quan với nhau
ở nhiều lĩnh vực và thông qua đó ta có thể đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.
Đối với Việt Nam, có rất nhiều nghiên cứu về dạy học tích hợp. Theo
NguyễnVăn Khải [18] “Dạy học tích hợp tạo ra các tính huống liên kết tri thức các
môn học, đó là tạo ra sự phát triển các năng lực của học sinh. Khi xây dựng các tình
huống kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển tư duy sáng
tạo”. Theo PGS.TS Cao Tự Các “Dạy học tích hợp, cơ sở cho sự phát triển năng lực
của học sinh” cho rằng: “Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy học nhằm hình thành
ở học sinh những năng lực giải quyết hiệu quả dựa trên sự huy động nội dung, kiến
thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau”. Như thế, theo tác giả thì sự kết hợp các
kiến thức kĩ năng ở các phân môn để giải quyết thực tiễn hay một vấn đề nào đó chính
là qa điểm dạy học tích hợp.
Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, theo tác giả Dương Tiến Sỹ “Tích hợp là sự
kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học
khác nhau thành một nội dung thống nhất, trên cơ sở các mối quan hệ lí luận và thực
tiễn được đề cập trong các môn đó”.
Nghiên cứu về dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt, tác giả Nguyễn Văn Tứ
trong “Giảng dạy bộ môn, phương pháp dạy học Tiếng Việt ở trường sư phạm theo
nguyên tắc tích hợp” thì có quan niệm định nghĩa khác về tích hợp khá cụ thê: “Tích
hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống ở những mức độ khác nhau các kiến
thức, kĩ năng thuộc các môn học hoặc các phân môn khác nhau thành một nội dung
thống nhất”. Nhà nghiên cứu GS. TS Lê Phương Nga trong “Phương pháp dạy học
Tiếng Việt ở Tiểu học” cũng cho rằng dạy học tích hợp “nghĩa là tổng hợp một đơn vị
học, thậm chí một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan
với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập của người
học [10,48]. Theo những quan điểm về dạy học tích hợp trên thì tích hợp là sự phối
hợp các tri thức ở các phân môn hay các môn học khác nhau nhằm đem lại một hiệu
quả tích cực hơn.
10
Tuy các nhà tác giả nghiên cứu và đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về dạy
học tích hợp nhưng nhìn chung các tác giả đều thống nhất được rằng tích hợp đề cao
sự chặt chẽ về mặt kiến thức giữa các môn học hoặc giữa các phân môn.
Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở học sinh
những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động
nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa
là đảm bảo để mỗi học sinh biết cách vận dụng kiến thức học được trong nhà trường
vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ, qua đó trở thành một người công dân
có trách nhiệm, một người lao động có năng lực. Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học
tập trong nhà trường phải được gắn với các tình huống của cuộc sống mà sau này
học sinh có thể đối mặt vì thế nó trở nên có nghĩa đối với học sinh. Với cách hiểu
như vậy, DHTH phải được thể hiện ở cả nội dung chương trình, phương pháp dạy
học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hình thức tổ chức dạy học.
Khái niệm dạy học tích hợp luôn luôn đi liền vơi quan điểm giáo dục toàn
diện, là dạy học trong đó lồng ghép với các tri thức khác nhau vào một hoặc nhiều
môn học để cung cấp cho học sinh một cách toàn diện các tri thức cần thiết.
Như vậy, thực hiện DHTH sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá
nhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong vai trò của người chủ gia đình,
người công dân, người lao động tương lai.
1.1.1.2. Định hƣớng dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt ở tiểu học
Chương trình Tiếng Việt tiểu học được xây dựng theo nguyên tắc dạy học tích
hợp. Mặc dù các phân môn Tiếng Việt đều có nhiệm vụ riêng tuy nhiên chúng đều
tích hợp nội hàm các kĩ năng khác nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Nội dung
dạy Tiếng Việt ở Tiểu học cũng là sự tích hợp giữa dạy tiếng và dạy văn. Khi học
sinh học một bài tập đọc, các em không chỉ rèn cho mình các kĩ năng nghe, nói,
đọc, viết hiểu nội dung tác phẩm mà các em còn được những điều khác như các ứng
xử với mọi người xung quanh, biết yêu thương giúp đỡ người khác, biết có trách
nhiệm với người thân và mọi người xung quanh, biết giữ gìn và phát huy cái
đẹp…thông qua các giá trị đó sẽ giúp các em hình thành và phát triển toàn diện.
Môn Tiếng Việt ở tiểu học bao gồm các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện
từ và câu, Tập viết, Kể chuyện, Tập làm văn. Mỗi phân môn đảm nhận chức năng
và nhiệm vụ riêng để phát triển cho học sinh những kĩ năng đặc thù, đồng thời kết
hợp để cung cấp đầy đủ các kiến thức, kĩ năng khác.
11
Tích hợp theo chiều ngang trong các phân môn Tiếng Việt còn là sự lồng ghép
các tri thức , kĩ năng môn Tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên
nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy. Hướng tích hợp này được
sách giáo khoa Tiếng Việt thực hiện thông qua hệ thống các chủ điểm. Chẳng hạn
như sách giáo khao Tiếng Việt lớp 2 thể hiện thông qua hệ thống 15 chủ điểm. Tập
1 gồm các chủ điểm: Em là học sinh, Trường học, Thầy Cô, Ông bà, Cha mẹ, Anh
em, Bạn trong nhà. Các chủ điểm đều tập trung vào các mảng mảng kiến thức nhà
trường và gia đình. Bên cạnh đó tập 2 thì gồm các chủ điểm: Chim chóc, Muông
thú, Sông biển, Cây cối, Bác Hồ, Bốn mùa, Nhân dân. Các chủ điểm tập trung vào
thiên nhiên và bước đầu có liên quan đến xã hội. Chúng ta nhìn thấy sách giáo khoa
bước đầu đã hướng các em vào lĩnh vực đời sống giúp cho các em không những tiếp
thu các kiến thức hình thành các kĩ năngmà còn hướng các em tìm hiểu được thế
giới xung quanh của các em. Trước đây các phân môn trong môn Tiếng Việt như
Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn ít gắn bó chặt chẽ với nhau.
Nhưng sau này, lại được tập trung lại xoay quanh các chủ điểm và các bài học.
Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp các kiến thức, kĩ năng đã học trước đó với
một đơn vị kiến thức, kĩ năng mới theo nguyên tắc đồng tâm kế thừa và phát triển.
Kiến thức k năng của lớp trên bao hàm kiến thức kĩ năng của lớp dưới nhưng nâng
cao và sâu sắc hơn.
Cấu trúc chủ điểm của scahs giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học chính là sự thể
hiện rõ nhất về tính đồng trục xoáy trôn ốc. Về kiến thức các chủ điểm ở lớp 2, 3
xoay quanh các vấn đề về nhà trường, bạn bè, xã hội và thiên nhiên. Ở lớp 2, 3, thời
gian dành cho mỗi đơn vị học là 2 tuần/1 chủ điểm. Lên lớp 4, 5 mỗi chủ điểm nói
trên lại chia thành nhiều chủ điểm nhỏ, quỹ thời gian của các chủ điểm dài hơn (3-4
tuần/1 chủ điểm) tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh hiểu biết sâu hơn. Bên cạnh
đó, các chủ điểm được mở rộng và nâng cao dần ở mỗi lớp.
Các chủ điểm ở lớp 2, 3 nói về những vấn đề chung của cuộc sống. sang lớp 4,
các chủ điểm cũng đã đi sâu phản ánh các phương diện của con người. Lên tới lớp
5, các bài học đã có nội dung xoay quanh các vấn đề lớn đặt ra cho đất nước, dân
tộc và nhân loại.
Về kĩ năng, ở lớp 1 từ chỗ các em biết đọc trơn và đọc thầm bước sang lớp 2,
3 các em đã đọc thông thạo và hiểu đúng một văn bản ngắn, viết rõ ràng và đúng
chính tả các chữ thông thường và thống qua thực hành các em cũng biết được một
số kiến thức sơ giản về câu. Khi các em lên lớp 4, 5 các em phải hiểu được nội
dung; bước đầu biết đọc diễn cảm một văn bản ngắn; biết viết bài văn hoặc nói ngắn
12
về một đề tài quen thuộc; biết vận dụng một số kiến thức sơ giản về từ, câu để đọc,
viết, nghe, nói có hiệu quả. Tính đồng tâm kế thừa và phát triển thể hiện rõ trong
một lớp, trong học kì theo nguyên tắc hệ thống.
1.1.2. Giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm trong nhà trường phổ thông
1.1.2.1. Định hướng giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm trong giai đoạn mới
Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, mục tiêu giáo dục không chỉ là “học để
hiểu biết” mà còn “học để sáng tao, để làm, để chung sống và để làm người”. Đặc biệt,
trong thời đại ngày nay, khi sự giao thoa văn hóa giữa các nước diễn ra thì trong quá
trình dạy học người giáo viên tích hợp để giáo dục đạo đức, phẩm chất cho học sinh
càng phải được chú trọng. Trong hoàn cảnh lịch sử, điều kiện xã hội hiện tại, phẩm
chất của con người l là một giá trị tinh thần cơ bản trong văn hóa truyền thống của con
người Việt Nam ta. Phẩm chất là cái làm nên giá trị của con người, và đã thấm sâu
trong các mối quan hệ từ gia đình, bạn bè, xóm làng, và xã hội.
Chất có nghĩa là cái vốn có, chất là tính quy định bên trong một vật này khác
một vật khác. Phẩm chất chỉ tính chất và đặc điểm vốn có cúa sự vật. Theo nghĩa rộng
phẩm chất chỉ các đặc điểm tâm lí nhưu tính cách, phong cách của con người…Như
vậy chúng ta có thể hiểu phẩm chất không chỉ là những đặc trưng có sẵn của sinh lí
học mà là tổng hòa các yếu tố bên trong, chúng ta hình thành các phẩm chất tâm lí
thông qua các hoạt động, các mối quan hệ trong thực tiễn đời sống.
Trong xu thế ngày nay, với xu thế hội nhập toàn cầu, đất nước ta càng ngày
không ngừng đổi mới và luôn phát triển. Nhưng cũng từ đó, sức hút của đồng tiền và
sự tha hóa của mô số bộ phận trong xã hội ngày càng tăng, phẩm chất đạo đực của
con người chúng ta càng dễ bị tha hóa và cuốn theo đồng tiền. Đất nước ta có sự cải
thiện về mức sống vật chất đầy ấn tượng. Tuy nhiên, nhân cách thế hệ trẻ của nước ta
đang bị giao thoa bởi ba hệ giá trị: Hệ giá trị do quá trình lạc hậu của giáo dục từ
trước tác động, hệ giá trị do hệ lụy nền giáo dục chịu ảnh hưởng kinh tế bao cấp tác
động, hệ giá trị do nền giáo dục nhúng vào nền kinh tế thị trường chưa hoàn chỉnh đã
tạo nên tiêu cực tác động vào dạy học. Chính vì vậy chúng ta cần phải đề cao việc
giáo dục phẩm chất cho học sinh là một nội dung không thể thiếu trong quá trình
gíao dục.
Mỗi ngày đến trường các bạn học sinh được tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới
từ sự truyền dạy của các thầy, cô giáo. Tuy nhiên, có một số bạn trong quá trình học
tập đã có những hành vi gian lận, không trung thực để có được kết quả cao hơn so với
nỗ lực của mình. Thiếu trung thực trong học tập sẽ kéo theo hàng loạt các thói hư, tật
xấu khác như ỷ lại, lười nhác… dẫn đến kiến thức ngày càng đi xuống. Khi học sinh ý
13
thức được sự trung thực trong học tập, các em sẽ chủ động tiếp thu các bài học, thấy
được hạn chế của mình trong từng môn học để khắc phục kịp thời.
Khi nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc đến câu
nói của Người “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài
thì làm việc gì cùng khó”. “Tài” và “đức” hay “hồng” và “chuyên” là hai yếu tố luôn
đi liền với nhau đặc biệt là vai trò của yếu tố đạo đức là không thể nào thiếu trong
mọi công việc. Lời dạy của Bác vừa có ý nghĩa lí luận vừa mang giá trị thực tiễn và
nhờ đó giáo dục sau này luôn quan tâm chú trọng việc giáo dục phẩm chất.
Mục tiêu của giáo dục là phải đào tạo ra những con người chủ nhân tương lai
của đất nước vừa “hồng” vừa “chuyên”. Chính vì vậy, giáo dục đạo đức cho thế hệ
trẻ nói chung và cho học sinh trường trung học cơ sở nói riêng là rất cần thiết.
C.Mác (1818 -1883), người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, cho
rằng: “Con người phát triển toàn diện sẽ là mục đích của nền giáo dục cộng sản chủ
nghĩa và con người phát triển toàn diện là con người phát triển đầy đủ, tối đa năng
lực sẵn có về tất cả mọi mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, tình cảm, nhận thức, năng lực,
óc thẩm mỹ và có khả năng cảm thụ được tất cả những hiện tượng tự nhiên, xã hội
xảy ra chung quanh,..” [57].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị
quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đưa ra mục tiêu “Đối với giáo
dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực
công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt giáo dục lý tưởng, truyền thống,
đạo đức, lối sống”[29, Tr3].
Nghị Quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định: Đổi mới chương trình
nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy
người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện
đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận
dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri
thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa,
truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn
của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh [ 29, Tr5].
14
Để thực hiện mục tiêu nêu trên, hệ thống giáo dục đào tạo ở nước ta đã được
hình thành với nhiều bậc học, cấp học có nội dung phù hợp với lứa tuổi và khả năng
của người học với những mục đích cụ thể. Để giúp học sinh phát triển toàn diện hình
thành nhân cách con người trong một quốc gia phát triển theo định hướng XHCN
như Việt Nam, ngoài việc đẩy mạnh hoạt động dạy học nhằm truyền thụ cho học
sinh những tri thức khoa học cơ bản và có hệ thống còn phải đẩy mạnh hoạt động
giáo dục nhằm hình thành cho học sinh về ý thức và niềm tin, về thái độ ứng xử
đúng đắn trong các quan hệ giao tiếp hàng ngày, về hành vi và các kỹ năng hoạt
động, tạo cơ sở để học sinh bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp.
Trong thực tế đã có những biểu hiện như ở tỷ lệ HS nói dối cha mẹ tăng dần
cùng lứa tuổi. Một khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam
cho thấy, tỷ lệ học sinh tiểu học nói dối cha mẹ là 22%. Ở trường, hành vi này cũng
được thể hiện qua tỷ lệ quay cóp: ở tiểu học là 8%. Các trường chỉ chú trọng đến
việc trang bị những kiến thức chuyên môn mà chưa quan tâm đến giáo dục phẩm
chất cho học sinh đúng như yêu cầu. Có thể thấy, ở các trường học chưa có những
giải pháp quản lý nhằm phát huy ý thức tự rèn luyện của học sinh. Tuy nhiên trong
thực tế việc quản lý hoạt động giáo dục phẩm chất cho học sinh nói chung và học
sinh tiểu học nói riêng chưa được quan tâm đúng mức.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông tổng
thể (7/2017) và ban hành Dự thảo chương trình môn học (1/2018). Chương trình thể
hiện rõ, song song với việc cung cấp các kiến thức về tự nhiên – cxax hội, về loài
người, theo chương trình này, học sinh còn được giáo dục các phẩm chất cần thiết để
trở thành người có ích cho xã hội hiện đại. Chương trình giáo dục phổ thông tổng
thể quy định các năng lực và phẩm chất cần đạt được của học sinh. Với năm phẩm
chất cần hình thành trong dạy học: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách
nhiệm. Đối với học sinh tiểu học, mục tiêu xây dựng năm phẩm chất là định hướng
giáo dục vê giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quen, nề nếp trong
học tập và trong sinh hoạt. Từ đó, giúp học sinh trở thành người công dân có trách
nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của
cá nhân và yêu cầu của của sự nghiệ xây dựng, bảo vệ đất nước trong xu thế ngày
nay, với xu thế hội nhập toàn cầu thì chương trình Tiếng Việt tiểu học hiện hành
hoàn toàn có khả năng lồng ghép để ươm dệt trong mỗi học sinh.
1.1.2.2. Môn Tiếng Việt và vấn đề tích hợp giáo dục phẩm chất cho học sinh
Ở lứa tuổi Tiểu học, các em bắt đầu có thể hiểu được mình là người thế nào, có
những phẩm chất gì, mọi người đối xử với mình ra sao, yêu hay ghét? Các em như
15
những cành cây non dễ uốn nắn. Chính vì thế, chúng ta cần giáo dục kịp thời cho các
em những chuẩn mực đạo đức về tính trung thực và trách nhiệm để các em có những
tình cảm, thái độ và hành vi đạo đức đúng đắn. Hình thành nhân cách của con người
luôn là mục tiêu đầu tiên của giáo dục.
Như lời dạy của Hồ Chí Minh trung thực là là một phẩm chất đạo đức, thể hiện
sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm; giữa tư tưởng đạo
đức và hành vi đạo đức của mỗi người. Đối lập với trung thực là giả dối. Trong quan
hệ giữa người với người, Hồ Chí Minh coi trung thực là nói đi đôi với làm. Trong bài
giảng “Tư cách một người cách mệnh”, Người viết: “Nói thì phải làm”...
Cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức “trung thực” bắt nguồn từ
truyền thống của dân tộc: những phẩm chất thật thà, ngay thẳng, vị tha, thương yêu
con người, sống có tình, có nghĩa... Tất cả những điều đó làm nổi lên đức tính trung
thực của người Việt Nam. Đồng thời, Hồ Chí Minh còn tiếp thu, thâu hái những tinh
hoa văn hóa đạo đức của nhân loại, từ triết lý “kỷ sở bất dục, mặc thi ư nhân” “chính
danh quân tử” của Nho giáo; những lời răn dạy “từ bi, hỷ xả”, “cứu khổ, cứu nạn”,
không nói dối trá, không ăn cắp, cưu mang giúp đỡ con người… của Phật giáo; đến
đức hy sinh, tự sám hối với mình của Công giáo…Trung thực trong tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh mang nội dung đạo đức cao quý của người cộng sản, những người đã
công khai nói về sự tự nguyện hy sinh, cống hiến cả cuộc sống của mình cho mục tiêu
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người…
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, biểu hiện cụ thể của trung thực là “nói thì phải
làm”. Nói đi đôi với làm là nguyên tắc thực hành đạo đức, là phương châm hoạt động,
là biểu hiện sinh động cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý
luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động trong một con người.
Về trách nhiệm Như lời dạy của Hồ Chí Minh coi trách nhiệm là việc phải làm
không thể thoái thác. Trách nhiệm như là bổn phận của mỗi người, dù ở cương vị nào,
to hay nhỏ, lớn hay bé, mỗi người đều có „bổn phận”. Ý thức trách nhiệm là tự ý thức
được về các công việc phải làm, “nhận rõ phải, trái, đúng sai”, tự mình xác định việc
cần làm. Trên cơ sở có ý thức đúng đắn, tự giác, tích cực thực hiện trách nhiệm của
mình là “có tinh thần trách nhiệm cao”.
Theo “Từ điển Tiếng Việt” khái niệm trung thực được hiểu là ngay thẳng, thật
thà. Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải ; sống ngay thẳng ,
thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
“Trách nhiệm” theo Từ điển tiếng Việt là “Điều phải làm, phải gánh vác hoặc
phải nhận lấy về mình”; hay “được hiểu là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của
16
mình, bảo đảm làm đúng đắn, nếu sai trái thì phải chịu phần hậu quả”; hoặc “là phần
việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả
không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả”. Và “trách nhiệm là phải bảo đảm làm tròn
những sự việc được giao cho. Nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu hậu quả”.
Kỳ thực, trong cuộc đời một người là không có khả năng không phạm phải sai
lầm, điều quan trọng nhất chính là có thể kịp thời cải sửa. Trong “Tả truyện” viết:
“Nhân thùy vô quá. Quá nhi năng cải, thiện mạc đại yên”, tức là con người ai không
có lỗi lầm? Có lỗi mà có thể sửa thì chẳng gì tốt đẹp bằng. Còn nếu có lỗi mà không
muốn sửa thì chính là phạm thêm một tầng sai lầm trầm trọng. Đúng như lời Khổng
Tử nói: “Quá nhi bất cải, thị vị quá hĩ”, đã sai mà không chịu sửa, vậy mới gọi là sai.
Vậy nên, chúng ta cần giáo dục cho các em phẩm chất „trách nhiệm” với bản thân, gia
đình, xá hội, môi trường sống, biết yêu thiên nhiên, yêu thương bạn bè có phẩm chất
nhân ái cũng là trách nhiệm.
Người có trách nhiệm là người hoàn thành bổn phận của mình trong gia đình,
tại trường học và trong cộng đồng. Họ ý thức là mình phải chịu trách nhiệm trước
những hành động của mình. Vì vậy khi phạm lỗi, họ thừa nhận, xin lỗi và cố gắng sửa
đổi.
Tiếng Việt là một trong những môn học mà việc hình thành và phát triển phẩm
chất trung thực và trách nhiệm cho học sinh một cách thuận lợi và lí tưởng nhất. Bởi
lẽ, môn Tiếng Việt ở Tiểu học chứa đựng khá nhiều tác phẩm văn học. Thông qua các
tác phẩm trong phân môn Tiếng Việt giúp cho các em có cảm xúc, biết việc tốt, yêu
thương quý mến người tốt, biết phản ứng trước những điều xấu xa chê ghét điều xấu
và luôn có trách nhiệm đối với bản thân, bạn bè, gia đình và xã hội.
Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể (tháng 7/2017) cụ thể của các biểu hiện
của phẩm chất trung thực bao gồm: Thật thà, ngay thẳng trong học tập và lao động;
mạnh dạn nói lên ý kiến của mình trước người thân, bạn bè, thầy cô và những người
khác. Không nói dối; luôn giữ lời hứa với người thân, bạn bè, thầy cô và những người
khác; mạnh dạn nhận lỗi, nhận thiếu sót của bản thân; Không tự tiện lấy đồ vật, tiền
bạc của người thân, bạn bè, thầy cô và những người khác; Không đồng tình với các
hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.
Biểu hiện của phẩm chất trách nhiệm:
- Có trách nhiệm với bản thân: Có ý thức giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc
sức khỏe; Có ý thức sinh hoạt nề nếp.
- Có trách nhiệm với gia đình: Có ý thức giữ gìn đồ dùng trong nhà, không làm hỏng,
làm mất đồ dùng của cá nhân và gia đình; Không bỏ thừa đồ ăn, thức uống; có ý thức
tiết kiệm tiền bạc, điện nước trong gia đình.
17
- Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội: Tự giác thực hiện nghiêm túc nội quy của
nhà trường và các quy định, quy ước của tập thể; giữ vệ sinh chung; bảo
vệ của công. Không gây mất trật tự, cãi nhau, đánh nhau tại trường học, nơi ở và
nơi công cộng. Nhắc nhở bạn bè chấp hành nội quy trường lớp; nhắc nhở người thân
chấp hành luật lệ nơi công cộng. Có trách nhiệm với công việc được giao ở trường, ở
lớp. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
- Có trách nhiệm với môi trường sống: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh và các
con vật có ích. Có ý thức giữ vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi. Không đồng
tình v ới những hành vi xâm hại thiên nhiên.
Đối với chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học hiện hành cũng cơ bản đã thể
hiện rõ mục tiêu giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm. Thông qua các tác
phẩm đã góp phần giáo dục cho các em đức tính thật thà, ngay thẳng. Định hướng tích
hợp được cụ thể hóa trong việc lựa chọn các văn bản dạy học đọc. Chẳng hạn như:
“Những hạt thóc giống” Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự
thật. Thông qua bài đọc các em sẽ hiểu được rằng: Người trung thực là người đáng
quý vì họ bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình và nói dối làm hỏng việc
chung. Người trung thực sẽ thích nghe nói thật, dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt,
do đó sẽ làm được nhiều điều ích nước lợi dân. Câu chuyện “Ai ngoan sẽ được
thưởng” sẽ giúp cho các em nhận ra được rằng là một học sinh ngoan không chỉ là
vâng lời cô giáo, chơi đoàn kết với bạn bè mà là một học sinh ngoan còn cần phải thật
thà, biết tự nhận lỗi khi mình mắc lỗi, bạn Tộ trong câu chuyện rất đáng được khen và
được thưởng kẹo đấy! Vì đã biết nhận lỗi của mình. Một trong những câu chuyện nhỏ
nói về tề bạn mà thể hiện được tính trung thực của mình, sẵn sàng nhận lỗi khi làm
điều sai đó là câu chuyện “Bím tóc đuôi sam”. Bạn Hà đã rất bực mình và khóc nấc
lên khi bạn Tuấn cứ trêu đùa bím tóc cua mình. Tuấn sau khi thấy có lỗi vì làm bạn
khóc cũng đã tới nhạn lỗi và mong Hà tha thứ sau buổi học. Qua câu chuyện không
những giáo dục trẻ lòng bao dung, tha lỗi cho hành vi sai trái của bạn mà còn giáo
dục các em nhận ra khi mình có lỗi mình phải thẳng thắn nhìn nhận và có trách nhiệm
với bạn bè vì những điều sai trái. Đó cũng chính là một biểu hiện về tính trung thực và
trách nhiệm. Câu chuyện “Con gái” tập đọc lớp 5 trang 112 đọc câu chuyện này, các
em không những biết Mơ luôn là học sinh giỏi. Đi học về Mơ giúp mẹ tưới rau, chẻ
củi, nấu cơm trong khi các bạn trai còn mải đi đá bóng. Bố đi công tác, mẹ lại mới
sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ đặc biệt là Mơ đã dũng cảm lao
xuống ngòi nước để cứu Hoan, các em cũng có suy nghĩ sinh con là trai hay gái không
quan trọng. Điều quan trọng là người con đó phải ngoan ngoãn, hiếu thảo làm vui lòng
cha mẹ. Đúng như câu ca dao: Trai mà chi, gái mà chi. Sinh con có nghĩa có nghì là
18
hơn. Bên cạnh đó qua bài học còn giáo dục cho các em biết được trách nhiệm của một
người con gái lớn đối với gia đình, thương yêu bố mẹ, ngoan ngoãn, chăm chỉ học
hành.
Tinh thần trách nhiệm của mỗi người được thể hiện bằng suy nghĩ và hành
động khác nhau. Thông qua bài tập đọc “Thưa chuyện với mẹ” Tập đọc lớp 4 tập 1
tuần 9 trang 85 Cương đã hiểu được sự vất vả của mẹ, từ đó thêm yêu thương bố mẹ
mình, có ý thức giúp đỡ những người thân trong gia đình, thể hiện được tình yêu
thương của con cái đối với cha mẹ, Cương xin mẹ học nghề rèn để kiếm sống cũng là
đỡ đần cho mẹ vì thương mẹ quá vất vả. Qua bài học này không những các em biết
được lòng nhân ái mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ và
gia đình.
Thông qua bài thơ “Mẹ ốm” của tác giả Trần Đăng Khoa là một baì thơ cảm
động thể hiện tình yêu thương của con cái đối với cha mẹ. Khi các em đọc và hiểu bài
thơ, các em ẽ hiểu thêm nỗi vất vả của người làm cha, làm mẹ. Từ đó, các em sẽ thên
yêu thương bố mẹ mình và sẵn sàng giúp đỡ người thân. Để mẹ khỏi bị ốm, cậu bé sẵn
sàng làm tất cả mọi việc như: “Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca”, “diễn kịch giữa
nhà”, “sắm cả ba vai chèo”. Tình yêu thương của cậu bé dành cho mẹ được thể hiện
qua những cụ thể nhưng lại rất dễ thương. Những việc làm của cậu bé trong bài thơ
không những cho chúng ta thấy được lòng nhân ái của con người mà còn thể hiện
được sự trách nhiệm của mình đối với người thân khi đau ốm, trách nhiệm của con cái
đối với cha mẹ.
Chúng ta nhận thấy rằng, định hướng tích hợp đã khẳng định nguyên lí bền
vững rằng, việc giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm không khi nào thực
hiện thành công bằng những lời dạy, chỉ bảo rập khuôn, khô cứng. Rõ ràng, thông qua
môn Tiếng Việt, bằng các tác phẩm, các em cảm thụ bài văn và sẻ hiểu thêm nhiều giá
trị sống khác nhau. Qua bài học các em chắc hẳn rằng có mong muốn làm được nhiều
điều tốt đẹp và có ích cho xã hội, sẵn sàng yêu thương và có trách nhiệm với bản thân,
gia đình, và mọi ngời xung quanh để trở thành người công dân tốt.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Phân môn Tập đọc lớp 4, 5 từ điểm nhìn tích hợp giáo dục phẩm chất
1.2.1.1. Ngữ liệu dạy học Tập đọc lớp 4, 5
Ở lớp 1, Tập đọc được học trong phần Luyện tập tổng ợp. Từ lớp 2 đến lướp 5
các bài tập đọc được phẩn bổ vào từng tuần cùng với các phân môn khác như: Kể
chuyện, Tập làm văn, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu.
19
Chương trình phân môn Tập đọc lớp 4, 5 ược cấu tạo theo chủ điểm, xoay
quanh các mảng kiến thức: gia đình, nhà trường, xã hội, thiên nhiên và con người.
Ở lớp 4, các chủ điểm phản ánh những phương diện khác nhau của con người,
cụ thể:
+ Các phẩm chất:
- Nhân ái: (Thương người như thể thương thân Từ tuần 1 đến tuần 3).
- Trung thực (Măng mọc thẳng Từ tuần 4 đến tuần 6).
-Nghị lực (Có chí thì nên Từ tuần 11 đến tuần 13)
- Thẩm mĩ, yêu cái đẹp (Vẻ đẹp muôn màu Từ tuần 22 đến tuần 24)
- Dũng cảm (Những người quả cảm Từ tuần 25 đến tuần 27).
- Tinh thần lạc quan yêu đời (Tình yêu cuộc sống Từ tuần 32 đến tuần 34).
+ Năng lực (Người ta là hoa đất Từ tuần 19 đến tuần 21)
+ Ước mơ hoài bão (Trên đôi cánh ước mơ Từ tuần 7 đến tuần 9).
+ Sở thích:
- Vui chơi (Tiếng sáo diều Từ tuần 14 đến tuần 17).
- Du lịch, thám hiểm (Khám phá thế giới Từ tuần 29 đến tuần 31).
Khi các em bước sang lớp 5, các baig tập đọc có nội dung lớn hơn và xoay
quanh các chủ điểm, chủ đề như: đất nước, nhân loại, dân tộc.
+ Yêu Tổ quốc (Việt Nam -Tổ quốc tôi)
+ Sống cùng thiên nhiên, bảo vệ môi trường (Giữ lấy màu xanh)
+ Bảo vệ an ninh, trật tự xã hội (Vì cuộc sống thanh bình)
+ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc (Nhớ nguồn)
+ Thực hiện quyền bình đẳng nam, nữ (Nam và nữ)
+ Thực hiện quyền trẻ em (Những chủ nhân tương lai)
+ Bảo vệ hòa bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc (Cánh chim hòa bình)
+ Chống bệnh tật, lạc hậu, nghèo đói (Vì hạnh phúc con người)
+ Tuân thủ pháp luật, xây dựng xã hội văn minh tiên tiến (Người công dân).
Qua khảo sát chương trình Tập đọc lớp 4, 5 chúng tôi nhận thấy việc dạy học
Tập đọc kết hợp với việc giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm cho các em là
một cơ hội dễ dàng và đầy ấn tượng. Mặc dù các chủ điểm khá phong phú và đa dạng,
gắn với nhiều vấn đề khác nhau của đất nước, xã hội và trải rộng. Bên cạnh đó chúng
ta cũng dễ dàng nhận thấy qua mỗi bài Tập đọc vẫn tỏa sáng nhiều phẩm chất tốt đẹp
mà người học cần đến. Với những biểu hiện của phẩm chất trung thực và trách nhiệm
được định nghĩa trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (2018),
chúng tôi đã khảo sát và hệ thống những nội dung có thể tích hợp gaios dục phẩm chất
trung thực và trách nhiệm trong chương trình Tập đọc lớp 4, 5 như sau :
Bảng 1.1.
20
Nội dung tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm trong Tập đọc
lớp 4
Stt Chủ
điểm
Tên bài Nội dung tích hợp giáo dục phẩm
chất trách nhiệm
Địa chỉ
tích hợp
1
Măng
mọc
thẳng
Thương
người
như thể
thương
thân
Một người chính
trực
Giáo dục học sinh sự trung thực thông
qua các việc làm không nhận của đút
lót, không vì tình riêng
Phần tổng
kết bài
2 Tre Việt Nam Giáo dục học sinh sự chính trực thông
qua các chi tiết không chịu mọc cong…
Phần tìm
hiểu bài
3 Những hạt thóc
giống
Giáo dục học sinh phẩm chất trung thực
thông qua các việc làm nói thật, không
nói dối
Phần tìm
hiểu bài
4 Nỗi dằn vặt của
An-đrây-ca
Giáo dục học sinh yêu thương người
thân, lòng trung thực thể hiện qua việc
làm: nghiêm khắc với lỗi lầm của bản
thân. Giáo dục học sinh yêu thương, ý
thức trách nhiệm với người thân thông
qua các việc làm: cảm thấy dằn vặt, hối
hận khi làm việc sai với người thân
Phần tìm
hiểu bài
5 Chị em tôi Giáo dục học sinh trung thực thông qua
việc làm: không nói dối
Phần tìm
hiểu bài
6 Dế Mèn bênh vực
kẻ yếu
Giáo dục học sinh bênh vực người yếu,
xóa bỏ áp bức, bất công thể hiện trách
nhiệm của bản thân với mọi người
thông qua các chi tiết Dế Mèn bảo Nhà
Trò: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với
tôi đây.
Liên hệ
giáo dục
7 Mẹ ốm Giáo dục học sinh yêu thương, hiếu
thảo, biết ơn mẹ thể hiện trách nhiệm
bản thân đối với mẹ thông qua các việc
làm ngâm thơ, kể chuyện, múa ca, diễn
kịch…để mẹ vui.
Tình yêu thương của cậu bé dành cho
mẹ được thể hiện qua những cụ thể
Giới thiệu
bài
Tìm hiểu
bài
21
nhưng lại rất dễ thương. Những việc
làm của cậu bé trong bài thơ không
những cho chúng ta thấy được lòng
nhân ái của con người mà còn thể hiện
được sự trách nhiệm của mình đối với
người thân khi đau ốm, trách nhiệm của
con cái đối với cha mẹ.
8 Truyện cổ nước
mình
Giáo dục học sinh có tấm lòng nhân
hậu thông qua các câu truyện cổ
Liên hệ
giáo dục
9 Thư thăm bạn Giáo dục học sinh yêu thương bạn,
muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn thể
hiện trách nhiệm yêu thương, chia sẻ,
giúp đỡ lẫn nhau trong tai họa
Giới thiệu
bài
Tìm hiểu
bài
10 Người ăn xin Giáo dục học sinh có tấm lòng nhân hậu
thể hiện trách nhiệm với những nỗi bất
hạnh thông qua các việc làm giúp đỡ
những người gặp hoàn cảnh khó khăn
Liên hệ
giáo dục
11
Trên
đôi
cánh
ước mơ
Trung thu độc lập Giáo dục học sinh trách nhiệm của bản
thân trong việc bảo vệ và xây dựng đất
nước
Phần tổng
kết bài
12
Thưa chuyện với
mẹ
Thông qua bài tập đọc “Thưa chuyện
với mẹ” Tập đọc lớp 4 tập 1 tuần 9
trang 85 Cương đã hiểu được sự vất vả
của mẹ, từ đó thêm yêu thương bố mẹ
mình, có ý thức giúp đỡ những người
thân trong gia đình, thể hiện được tình
yêu thương của con cái đối với cha mẹ,
Cương xin mẹ học nghề rèn để kiếm
sống cũng là đỡ đần cho mẹ vì thương
mẹ quá vất vả. Qua bài học này không
những các em biết được lòng nhân ái
mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm của
con cái đối với cha mẹ và phụ giúp gia
đình.
Phần tổng
kết bài
13 Có chí
thì nên
Ông trạng thả diều Thông qua bài học GV tích hợp lồng
ghép giáo dục cho học sinh, tính kiên trì
Tích hợp
trong phần
22
nhẫn nại; biết chịu khó trong mọi công
việc và trách nhiệm với bản thân gia
đình.
giới thiệu
bài, phần
tìm hiểu
bài và liên
hệ thực
tiễn bản
thân.
14 “Vua tàu thủy”
Bạch Thái Bưởi
Giáo dục học sinh nghị lực và ý chí
vươn lên thể hiện trách nhiệm khơi dậy
lòng tự hào đân tộc giúp phát triển kinh
tế Việt Nam qua các việc làm: Bạch
Thái Bưởi đã khơi dậy lòng tự hào dân
tộc Việt Nam: cho người đến các bến
tàu diễn thuyết, kêu gọi hành khách với
khẩu hiệu “Người ta phải đi tàu ta”
Phần tổng
kết bài
15
Tiếng
sáo
diều
Tuổi ngựa Giáo dục học sinh yêu mẹ, đi đâu cũng
nhớ tìm đường về với mẹ thể hiện trách
nhiệm của mình không được làm mẹ
buồn, lo lắng qua lời “ngựa con nhắn
nhủ với mẹ:
Nhưng mẹ ơi, đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách biển
Con tìm về với mẹ
Phần tổng
kết bài
16 Kéo co Giáo dục học sinh trách nhiệm giữ gìn,
phát huy các trò chơi dân gian, thường
xuyên tổ chức chơi các trò chơi dân gian
Phần tổng
kết bài
17
Người
ta là
hoa đất
Bốn anh tài Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết,
trách nhiệm giúp đỡ bản làng qua các
việc làm của bốn anh tài chống yêu tinh
Phần tổng
kết bài
18 Trống đồng Đông
Sơn
Giáo dục học sinh tự hào với bộ sưu tập
trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa
dạng với văn hóa đặc sắc qua đó thể
hiện tinh thần trách nhiệm trong việc
bảo vệ các cổ vật.
Phần tổng
kết bài
23
Bảng 1.2.
Nội dung tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm trong Tập đọc
lớp 5
Stt Chủ
điểm
Tên bài Nội dung tích hợp giáo dục phẩm chất
trách nhiệm
Địa chỉ
tích hợp
1
Việt
Nam
– Tổ
quốc
em
Thư gửi các học
sinh
Học sinh có trách nhiệm học tập (qua lời
dạy của Bác: Non sông Việt Nam có trở
nên tươi đẹp hay không, …)
Tìm hiểu
bài
2 Nghìn năm văn
hiến
Có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ các giá
trị văn hóa vật thể, phi vật thể của dân
tộc
Liên hệ,
giáo dục
3 Lòng dân Có trách nhiệm bảo vệ cán bộ, học sinh
biết quan tâm bảo vệ mọi người xung
quanh
Tìm hiểu
bài, liên hệ
thực tế
4
Cánh
chim
hòa
bình
Những con sếu
bằng giấy
Thấu hiểu nổi lòng của Xa-xa-cô (trẻ em
trên toàn thế giới gấp sếu gửi cho Xa-xa-
cô) Có trách nhiệm bảo vệ hòa bình
(cùng nhau góp tiền xây tượng đài)
Tìm hiểu
bài, liên hệ
thực tế
5 Ê-mi-li con Thể hiện trách nhiệm của một con người
vì hòa bình (chú Mo-ri-xơn tự thiêu lên
án cuộc chiến tranh Mĩ xâm lược Việt
Nam)
Biết nghĩ về những người xung quanh
Giới thiệu
bài, tìm
hiểu bài
6
Con
ngƣời
với
thiên
nhiên
Những người bạn
tốt
Trung thực với lời nói của mình (qua lời
tâu của A-ri-ôn với vua)
Giới thiệu
bài
Tìm hiểu
bài
7 Kì diệu rừng xanh Có trách nhiệm yêu quý và bảo vệ thiên
nhiên đa sắc màu
Liên hệ
giáo dục
8 Cái gì quý nhất Trung thực trong tranh luận (biết bảo vệ
quan điểm của mình)
Có trách nhiệm với người lao động (hiểu
lời giải thích của thầy giáo)
Giới thiệu
bài
Tìm hiểu
bài
9 Đất Cà Mau Biết yêu quý mãnh đất cuối cùng của Tổ Liên hệ
24
quốc giáo dục
10 Chuyện một khu
vườn nhỏ
Trung thực trong lời nói (kể) của mình
(Thu mách với Hà là ban công nhà Thu
có chim đến mà Hà không tin)
Giới thiệu
bài
Tìm hiểu
bài
11 Hành trình của bầy
ong
Có trách nhiệm với bản thân, chăm chỉ,
đoàn kết như những chú ong nhỏ dễ
thương
Liên hệ
giáo dục
12 Người gác rừng tí
hon
Thể hiện được trách nhiệm của mình
trước những việc làm không tốt của
người khác (bạn nhỏ phát hiện tự tham
gia bắt bọn trộm gỗ), phối hợp với chú
công an rất tốt
Giới thiệu
bài
Tìm hiểu
bài
13 Trồng rừng ngập
mặn
Có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên rừng Liên hệ
giáo dục
14
Vì
hạnh
phúc
con
ngƣời
Chuổi ngọc lam Trung thực với chính mình và người
khác (cô bé Gioan mua chuỗi ngọc lam
với tất cả tiền tiết kiệm của mình)
Giới thiệu
và tìm hiểu
bài
15 Hạt gạo làng ta Có trách nhiệm giữ gìn yêu quý hạt gạo
của đất nước mình (gọi hạt gạo là hạt
vàng làng ta)
Giáo dục
liên hệ
16 Buôn Chư Lênh
dón cô giáo
Đức tính trung thực là đáng quý, có trách
nhiệm với việc học của mình (cô giáo Y
Hoa chém rất sâu vào cột nhà, Cả buôn
làng rất vui mừng khi thấy chữ cô giáo)
Giới thiệu
và tìm hiểu
bài
17 Thầy thuốc như
mẹ hiền
Có trách nhiệm với những người xung
quanh (Lãn Ông chữa bệnh cho dân
nghèo)
Tìm hiểu
bài
18 Ngu Công xã
Trịnh Tường
Có trách nhiệm, có nghị lực sẽ làm nên
việc lớn có ích
Tìm hiểu
bài
19 Ca dao về lao động
sản xuất
Có tinh thần trách nhiệm, lạc quan Tìm hiểu
bài
20 Ngƣời
công
dân
Người công dân số
một
Phải trung thực và có trách nhiệm, yêu
quý Bác Hồ (Bác đã tìm ra con đường
cứu nước)
Giáo dục
liên hệ
21 Thái sư Trần Thủ Trung thực với việc làm của mình, biết Tìm hiểu
25
Độ tôn trộng người khác (ban thưởng cho
người biết giữ phép nước)
bài
22
Nhà tài trợ đặc biệt
của cách mạng
Phẩm chất trách nhiệm của một công dân
(trả lời nội dung câu hỏi 3)
Tìm hiểu
bài. Liên
hệ dục
23 Trí dũng song toàn Thể hiện đúng trách nhiệm của mình khi
nhận nhiệm vụ (sự đối dáp thông minh
của đại thần đã mang lại lợi ích cho đất
nước)
Liên hệ
giáo dục
24 Tiếng rao đêm Trách nhiệm của mỗi người trong cuộc
sống (trả lời câu hỏi 4)
Giới thiệu
bài, liên hệ
giáo dục
25
Vì
cuộc
sống
thanh
bình
Lập làng giữ biển Trách nhiệm của mỗi công dân đối với
biển đảo quê hương (cả nhà Nhụ ra lập
làng sống ở đảo khơi)
Liên hệ
giáo dục
26 Phân xữ tài tình Phải trung thực trong từng việc làm của
mình, đó mới là người tốt (gian dối lấy
cắp đồ của người khác là không trung
thực)
Liên hệ
giáo dục
27 Chú đi tuần Phải có tránh nhiệm học tập để không
phụ lòng mong đợi của thế hệ đi trước
chăm lo cho mình (trả lời câu hỏi 3, học
thuộc câu thơ: Mai các cháu học hành
tiến bộ Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay)
Tìm hiểu
bài, liên hệ
giáo dục
28 Luật tục xưa của
người Ê-đê
Trung thực là một đức tính tốt của con
người
Liên hệ
giáo dục
29 Hộp thư mật Trách nhiệm của mỗi người khi làm việc
(anh Hai Long đã hoàn thành nhiệm vụ
tình báo của mình)
Liên hệ
giáo dục
30 Nghĩa thầy trò Có trách nhiệm nhớ ơn thầy cô (đức tính
tôn sư trọng đạo)
Giới thiệu
bài
Liên hệ
giáo dục
31 Tranh làng Hồ Có trách nhiệm giữu gìn những nét đẹp
của tranh dân gian làng Hồ
Liên hệ
giáo dục
32 Đất nước Trách nhiệm yêu mến đất nước, tự hào Tìm hiểu
26
về truyền thống dân tộc
(trả lời câu hỏi 3 của bài)
bài
Liên hệ
giáo dục
33
Nam
và nữ
Một vụ đắm tàu Khi bạn bị thương, Giu-li-ét-ta lo lắng ân
cần băng bó vết thương cho bạn.
Quyết định nhường bạn xuống xuồng
cứu nạn của Ma-ri-ô cho thấy Ma-ri-ô có
tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho
bạn, hi sinh bản thân vì bạn.
Có trách nhiệm với bản thân và bạn bè
34 Con gái Đi học về Mơ giúp mẹ tưới rau, chẻ củi,
nấu cơm trong khi các bạn trai còn mải
đi đá bóng. Bố đi công tác, mẹ lại mới
sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong
nhà giúp mẹ đặc biệt là Mơ đã dũng cảm
lao xuống ngòi nước để cứu Hoan, các
em cũng có suy nghĩ sinh con là trai hay
gái không quan trọng. Điều quan trọng là
người con đó phải ngoan ngoãn, hiếu
thảo làm vui lòng cha mẹ.
Tích hợp giáo dục học sinh đức tính của
bạn Mơ không những biết quan tâm
người khác, sẵn sàng cứu bạn mà còn là
một cô bé có trách nhiệm với gia đình là
một người chị.
35 Bầm ơi Tích hợp giáo dục học sinh phải biết
quan tâm quan tâm người khác, đừng để
người mình yêu thương phải lo lắng cho
mình. Trách nhiệm với bản thân
36 Luật bảo vệ căm
sóc và giáo dục trẻ
em
Giáo dục các em về quyền và bổn phận
của mình để có trách nhiệm phải chăm
chỉ học tập
Bảng 1.1. Nội dung tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực Trong Tập đọc lớp 4
Stt Chủ điểm Tên bài Nội dung tích hợp giáo Địa chỉ tích
27
dục phẩm chất trung
thực
hợp
1
Bảng 1.2. Nội dung tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực Trong Tập đọc lớp 5
Stt Chủ điểm Tên bài Nội dung tích hợp giáo
dục phẩm chất trung
thực
Địa chỉ tích
hợp
1
Bảng 1.3. Nội dung tích hợp giáo dục phẩm chất trách nhiệm trong Tập đọc lớp 4
Stt Chủ điểm Tên bài Nội dung tích hợp giáo
dục phẩm chất trách
nhiệm
Địa chỉ tích
hợp
1
Bảng 1.4. Nội dung tích hợp giáo dục phẩm chất trách nhiệm trong Tập đọc lớp 5
Stt Chủ điểm Tên bài Nội dung tích hợp giáo
dục phẩm chất trách
nhiệm
Địa chỉ tích
hợp
1
1.2.1.2. Nguyên tắc tích hợp giáo dục phẩm chất trong giờ học đọc
1.2.2. Thực trạng tích hợp giáo dục phẩm chất trong giờ Tập đọc lớp 4, 5
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát bàng phiếu hỏi đối với 4 giáo viên giảng dạy
Tiếng Việt lớp 4, 5 tại Trường Tiểu hoc Điền Hương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế nơi tôi công tác. Khi chúng tôi hỏi về vấn đề dạy học môn Tiếng Việt mà
có lồng ghép giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm cho học sinh lớp 4, 5, thì
tất cả giáo viên trường tôi đều nhận thức được tầm quan trọng của việc tích hợp giáo
dục phẩm chất cho học sinh. Hầu như tất cả các thầy cô lâu nay cứ nghĩ và cho rằng
việc giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm cho học sinh thường ở việc dạy học
môn Đạo đức. Tuy nhiên, nếu dạy Tập đọc 4, 5 mà có lồng ghép đồng thời để tích hợp
để giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm cũng sẽ dễ dàng thực hiện vì nội
dung các tác phẩm, văn bản Tập đọc ở các khối lớp này đều có nhiệu nội dung mà khi
chúng ta triển khai tích hợp khá lí tưởng. Bên cạnh đó, giáo viên cũng đã nêu ra nhiều
khó khăn trong quá trình dạy học như: khả năng nhận diện các vấn đề giáo dục phẩm
28
chất trong hoạt động đọc, trong văn bản của học sinh, những tác phẩm có nội dung
tích hợp rõ ràng thì giáo viên dễ dàng phát hiện, có nhiều tác phẩm giáo viên cứ nghĩ
rằng tích hợp giáo dục phẩm chất này nhưng không hề nghĩ đến có thể giáo dục phẩm
chất khác thông qua bài đọc đó, thời gian lên lớp không có nhiều, việc xác định nội
dung và thời điểm để tích hợp gặp khó khăn,…Chính vì thế, các giáo viên ít có thể
thực hiện việc giáo dục phẩm chất cho học sinh trong suốt toàn bộ hành trình dạy các
văn bản đọc hiểu các bài Tập đọc được.
Các giáo viên khối 4, 5 cũng cho rằng, nên và sẽ thường xuyên được thực hiện
việc giáo dục phẩm chất vào cuối mỗi tiết học. Cũng có giáo viên lại cho rằng, tích
hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm (hay bất cứ phẩm chất, kĩ năng nào)
chúng ta cũng cần thực hiện ngay khi tìm hiểu các chi tiết, hình ảnh mà có hàm chứa
thông điệp chúng ta cần hướng tới và chuyển tải cho học sinh.
Chẳng hạn như, khi chúng ta cần nhấn mạnh tính trung thực của cậu bé Chôm
trong bài “Những hạt thóc giống” SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 46, ngay sau khi
chúng ta hỏi câu hỏi Hành động của chú bé Chôm có gì khác so với mọi người? Khi
học sinh trả lời xong, giáo viên cần giáo dục lồng ghép tích hợp phẩm chất trung trực
cho học sinh. Thầy Cao Chánh Quý giảng dạy lớp 5/2 Trường Tiểu học Điền Hương
cho rằng việc giáo dục phẩm chất cho học sinh không phải là mới, thật ra thì từ lâu
chúng ta đã giáo dục cho học sinh và thường là đưa vào phần liên hệ thực tế phần cuối
bài, thầy cũng cho rằng việc giáo dục phẩm chất cho học sinh không biết nên đưa vào
như thế nào cho phù hợp, thầy băn khoăn vì quy trình tiết Tập đọc vốn dĩ rất dài, sợ
thời gian không đảm bảo. Bên cạnh đó, thầy Hồ Phong Vũ giáo viên giảng dạy lớp 4/1
Trường Tiểu học Điền Hương việc nghiên cứu từng bài dạy cụ thể thì cần giáo dục
cho học sinh phẩm chất gì cũng còn gặp khó khăn vì hầu như các phẩm chất cứ đan
xen nhau, một bài có thể giáo dục nhiều phẩm chất, học sinh vùng nông thôn cũng còn
chậm so với các trường thành phố, cách phát âm của địa phương ảnh hưởng của
phương ngữ thổ ngữ vùng miền gặp lỗi khi phát âm, nên giáo viên tập trung luyện đọc
và chữa lỗi cũng mất nhều thời gian.
Cô giáo Lê Thị Kim Đức tổ trưởng chuyên môn 4,5 Trường Tiểu học Điền
Hương thì cho rằng, lâu nay các bài học vốn dĩ đã thể hiện các phẩm chất để chúng ta
cần giáo dục cho học sinh, chúng ta đang thực hiện Thông tư 22 của Bộ giáo dục &
Đào tạo ban hành …. Đã đưa ra 4 phẩm chất mà chúng ta cần giáo dục cho học sinh:
chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kĩ luật; đoàn kết, yêu thương.
Biểu hiện của sự trung thực cũng đã thể hiện rõ như HS thể hiện sự thật thà, ghét sự
gian dối; HS luôn nói đúng về sự việc, không nói sai về người khác; HS tôn trọng cam
kết, giữ đúng lời hứa. Biểu hiện của sự trách nhiệm: HS luôn nỗ lực, có trách nhiệm
trong học tập, rèn luyện bản thân, HS tự chịu trách nhiệm, không đổ lỗi, sẵn sàng nhận
29
lỗi khi làm sai. Cô cũng cho rằng việc giáo dục, việc giáo dục phẩm chất hiện nay
trong các bài Tập đọc vẫn còn chung chung, chưa cụ thể và còn khá gượng gạo.
Những bài Tập đọc là văn xuôi miêu tả thường được gắn với nhiệm vụ giáo dục “tích
hợp bảo vệ môi trường”, trong đó những bài học đa phần đều giáo dục trách nhiệm của
bản thân, trách nhiệm với gia đình, xã hôi… cũng là tích hợp trách nhiệm. Cái “tích
hợp” như thế nên theo cô học sinh sẽ trả lời một cách khuôn mẫu, lúc nào cũng “em cố
gắng học tập thật giỏi”, các em không trả lời bằng sự trải nghiệm bằng chính cảm xúc
cuộc sống của các em. Còn giáo viên sẽ nhầm lẫn giữa việc giáo dục trách nhiệm cho
học sinh, chính vì bản chất của từng bài đọc mặc dù cũng giáo dục trách nhiệm nhưng
mỗi trách nhiệm giáo viên cần định hướng cách giáo dục khác nhau. Mỗi đức tính
“trung thực” của mỗi tác phẩm cũng khác nhau.
Chúng tôi đã dự giờ 4 tiêt Tập đọc, trong đó 2 tiết lớp 4 và 2 tiết lớp 5. Sau khi
dự giờ và chúng tôi đã tiến hành tổ chức chuyên đề trao đổi dạy học tích hợp giáo dục
phẩm chất qua môn Tập đọc. Chúng tôi nhận thấy, việc dạy học tích hợp giáo dục
phẩm chất trung thực và trách nhiệm vẫn còn nhiều thiếu sót, cách thức giáo viên chọn
địa chỉ để tích hợp (phần giới thiệu bài, phần tìm hiểu bài, kết thúc bài), khai thác sâu
những vấn đề cụ thể gắn với nội dung của từng bài học chưa được chú ý. Vẫn là giáo
dục trách nhiệm nhưng trong “Hành trình của bầy ong”, trách nhiệm ấy gắn với sự
đoàn kết chăm chỉ, đem đến những mật ngọt cho đời theo năm tháng khi những mùa
hoa đã tàn phai “chắt trong vị ngọt mùi hương, lặng thầm thay những con đường ong
bay, trải qua mưa nắng vơi đầy, men trời đất đủ làm say đất trời, bầy ong giữ hộ cho
người, những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày. Mỗi học sinh như một chú ong nhỏ dễ
thương chăm chỉ, đoàn kết, trách nhiệm. Bài thơ không hề nhắc đến sự phân chia trách
nhiệm cụ thể cho từng chú ong. Trong khí đó bài văn “Người gác rừng tí hon” sách
Tiếng Việt lớp 5 tập 1 tuần 13 trang 124 giáo dục sự trách nhiệm khác “sau nghi nghe
em báo tin có bọn trộm gỗ, các chú công an dặn dò em cách phối hợp với các chú để
bắt bọn trộm, thu lại gỗ” trách nhiệm của bạn nhỏ “phối hợp” tức là kết hợp, cùng
hành động hoặc hoạt động hỗ trợ lẫn nhau, phối hợp hết sức ăn ý, bảo vệ rừng. Nếu
khi người giáo vin hỏi các em có trách nhiệm gì và liên hệ trong thực tiễn, thì chắc hẵn
các em cứ trả lời nào là học hành chăm chỉ, nào là phân công trách nhiệm cho từng
thành viên trong lớp,… Còn qua bài “Một người chính trực” chúng ta giáo dục học
sinh sự trung thực thông qua các việc làm không nhận của đút lót, không vì tình riêng.
Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện ở chỗ ông không
nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông Tô Hiến Thành cương quyết
làm theo di chiếu, lập thái tử Long Cán lên làm vua. Còn sự trung thực ở bài Tập đọc
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca (trang 55 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) giáo dục học sinh
30
yêu thương người thân, lòng trung thực thể hiện qua việc làm: nghiêm khắc với lỗi
lầm của bản thân.
Rõ ràng, chúng ta muốn đạt hiệu quả về việc giáo dục tích hợp cao hơn thì
chúng ta cần phải nỗ lực để nghiên cứu bài, thâm nhập văn bản, dùng những trải
nghiệm thực tế của bản thân để có thể nhận diện được vấn đề cần giáo dục và còn có
thể định hướng đúng đắn cho học sinh trong cách liên hệ cụ thể qua việc trải nghiệm
của bản thân thì các em mới có thể trả lời bằng chính cảm xúc của mình được, khi đó
hiệu quả của việc giáo dục sẽ cao. Bên cạnh đó, người giáo viên cũng cần phải đặt
mục tiêu đối với từng bài dạy cụ thể, cần phải xác định chính xác tích hợp phẩm chất
gì, nội dung gì, thờ điểm nào, cách thức tổ chức lớp học, phương pháp dẫn dắt (tổ
chức trò chơi, tình huống…). Mặc khác, chính học sinh sẽ là người đồng hành cùng
với giáo viên giải mã những bài học đạo đức trong từng tác phẩm và là là những người
đồng hành sáng tạo của chúng ta.
31
Chƣơng 2
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẬP ĐỌC NHẰM TÍCH HỢP
GIÁO DỤC PHẨM CHẤT TRUNG THỰC VÀ TRÁCH NHIỆM
CHO HỌC SINH LỚP 4, 5
2.1. Nguyên tắc thiết kế
2.1.1. Đảm bảo mục tiêu và nguyên tắc tích hợp giáo dục phẩm chất
Khi chúng ta xây dựng một biện pháp dạy học, chúng ta cần căn cứ vòa mục
tiêu bài học, phân môn. Ở chương trình lớp 4, 5, đối với phân môn Tập đọc có yêu cầu
cao hơn về năng lực đọc, các em phải xá định được chủ thể bài học, phải hiểu được và
ghi nhớ thông tin một cách chính xác. Đồng thời những mục tiêu lớn như hình thành
thành nhân cách, giáo dục phẩm chất chúng ta cũng cần đặt ra trong bài học, chúng ta
cần tập trung hướng đến việc giáo dục phẩm chất cho các em thông qua tập đọc.
Mỗi tác phẩm, văn bản khi các em học sẽ giáo dục cho học sinh một hay nhiều
phẩm chất khác nhau. có nhiều tác phẩm chúng ta mới nhìn vào chỉ cảm nhận và hiểu
là cần phải giáo dục một phẩm chất nhân ái. Tuy nhiên chúng ta nghiên cứu tìm hiểu
sâu sẽ nhận thấy cốt lõi của bài vẫn có thể giáo dục cho các em nhiều phâm chất khác.
Khi chúng ta dạy kết thúc một văn bản, một tác phẩm, người giáo viên không chỉ giup
cho các em hiểu được nội dung của văn bản đó là cái gì? như thế nào? Mà còn tích
hợp chuyển tải các thông điệp đó một cách nhẹ nhàng, tươi mới, hấp dẫn cho các em.
Người giáo viên phải cần xác định được sau bài học thì học sinh rút ra những
bài học gì và ứng dụng vào thực tiễn như thế nào, các em học được đức tính gì và giáo
dục học sinh phẩm chất nào.
Mục đích, yêu cầu của từng bài dạy cụ thể là cơ sở để giáo viên phải tìm ra các
biện pháp thích hợp. Bên cạnh đó, người giáo viên cũng phải cần xem xét nội dung
các biện pháp phù hợp với thời gian của tiết học và các hoạt động. Có bài học chúng ta
cần tích hợp vào hoạt động giới thiệu bài, tìm hiểu bài, có bài thì hoạt động kết thúc
bài học. Khi tìm hiểu thực trạng dạy học tích hợp phẩm chất trung thực và trách nhiệm
trong tập đọc lớp 4, 5, nhiều giáo viên trao đổi và chia sẻ không thể thực hiện được
tích hợp giáo dục các phẩm chất vì thời gian trong một tiết học ít, nội dung tiết tập đọc
dài, kiến thức cần truyền tải đến các em lại rất nhiều. Bên cạnh đó, chúng tôi lại cho
rằng, vốn dĩ hoạt động tích hợp có thể chuyển tải đến học sinh một ách nhẹ nhàng, tự
nhiên, đôi thi chúng ta xen lẫn vào các hoạt động mà không nhất thiết phải là một hoạt
động tách rời độc lập. Nói cách khác, mục tiêu tích hợp không chỉ gắn vào mục tiêu
của bải học , mà chính là hòa trộn trong từng mục tiêu của giờ học tập đọc như tích
hợp qua phát triển kĩ năng đọc thành tiếng - đọc diễn cảm, tích hợp qua kĩ năng đọc
hiểu – tìm hiểu bài. Bám sát mục tiêu vầ yêu cầu của từng phân môn, yêu cầu của từng
32
bài học, người giáo viên sẻ xác định một cách chính xác và thực hiện các biện pháp
tích hợp giáo dục phẩm chất cho các em một cách nhẹ nhàng, tự nhiên mà lại hiệu quả.
2.1.2. Đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, tính hấp dẫn
Tính hệ thống thể hiện ở việc phải tôn trọng nội dung của các bài học, chúng ta
chỉ dựa vòa đó để đề xuất các biện pháp thích hợp. Các biện pháp mà chúng ta đưa ra
phải lãm rõ hơn nội dung bài học, chúng ta có thể mở rộng nhng không được dàn trải
và tránh lan man, thiếu trọng điểm, không đúng trọng tâm của bài. Chẳng hạnh như
khi xấy dựng hệ thống câu hỏi để tìm hiểu bài nhằm tích hợp giáo dục phẩm chất trung
thực, trách nhiệm cho học sinh chúng ta cần phải sắp xếp theo trình tự nhất định, tạo
được tính kết nối giữa các đơn vị trong bài. Người giáo viên cần lấy văn bản làm
phương tiệ, mục đích, làm tâm điểm để đề xuất hay thực hiện các ện pháp. Mặt khác,
các biện pháp người giáo viên đưa ra cũng phải thống nhất với nhau, hỗ trợ lẫn nhau,
làm sao để một bài dạy chúng ta có thể sử dụng được nhiều biện pháp tích hợp giáo
dục phẩm chất nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học phân môn Tập đọc, các em vừa
nắm được nội dung của bài mà còn hiểu được những vấn đề tích hợp giáo dục phẩm
chất mà người giáo viên muốn truyền tải.
Các biện pháp đề xuất cũng cần đảm bảo tính khoa học, đó là sự phù hợp giữa
nội dung và phương pháp, sự logic trong cách lựa chọn thờ điểm và hình thức mà
chúng ta thực hiện. Các biện pháp mà chúng ta xây dựng phải dựa trên cơ sở lí luận,
nền tảng khoa học một cách chính xác. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến mục đích học tập: Học để làm việc, làm người,
làm cán bộ; học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại; học
để xây dựng chủ nghĩa xã hội, cải tạo con người. Do đó, học phải kết hợp với thực
hành, học và hành phải thống nhất với nhau. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ rõ lý luận
và thực tiễn gắn bó chặt chẽ với nhau, Trong quá trình giảng dạy, nếu chỉ có trình bày
lý luận mà không gắn với thực tiễn, tri thức khoa học với kinh nghiệm, thì người học
không thể nhận thức được thực chất của lý luận và do vậy không thể vận dụng vào giải
quyết tốt những vấn đề thực tiễn. Vì vậy, cần khắc phục tình trạng giảng dạy chỉ lý
thuyết suông, xa rời thực tiễn chuyên môn nghề nghiệp của người học.
Tính khoa học cũng phải luôn đi kèm với tính thực tiễn bởi vì nội dung và
phương pháp dạy học cũng phụ thuộc vào thực tiễn của từng vùng miền. Nếu chúng ta
không xuất phát từ thực tiễn, các biện pháp mà chúng ta đưa ra chỉ mãi mãi ở góc độ lí
luận góc độ âm thầm, lặng lẽ của nó.
Người giáo viên cũng cần phải dựa vào tính khoa học và tính thực tiễn để linh
hoạt trong cách đề xuất và đưa ra các biện pháp vận dụng tích hợp giáo dục phẩm chất
trung thực và trách nhiệm cho học sinh, để đưa các biện pháp vào ứng dụng đem lại
hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn.
33
Một trong những yếu tố quan trọng khi chúng ta thực hiện các hoạt động mà
thành công hay không là mức độ hứng thú của người học. Các em tiếp cận từng hoạt
động và tiếp thu nhịp nhàng và hăng say. Tính hấp dẫn thể hiện ở sự đa dạng, phong
phú về hình thức và cấu trúc. Do vậy, khi chúng ta thiết kế các hoạt động dạy học mà
sử dụng các biện pháp tích hợp nhằm giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm
cho học sinh chúng ta cần đa dạng, phong phú và hấp dẫn thì sẽ kích thích được sự
hưng thú của học sinh trong quá trình truyền thụ kiến thức. Một khi các em hứng thú,
say mê thì chúng ta truyền thụ kiến thức và giáo dục các em một cách tự nhiên, không
áp đặt và gò ép. Quá trình tìm hiểu tác phẩm văn bản sẽ diễn ra một cách thuận lơi khi
các em được học kết hợp với chơi, chơi kết hợp với học. Điều quan trọng là làm sao
khi tâm lí các em khi học không nặng nề, áp lực mà quá trình học diễn ra một cách tự
nhiên quen thuộc, công việc giáo dục phẩm chất thuận lợi dễ dàng hơn. Như vậy, học
sinh sẽ tự động chiếm lĩnh tri thức, từ đó các em sẽ phát huy hết khả năng và năng lực
của mình một cách tự do thoải. Để làm được điều này, đòi hỏi các biện pháp cần đa
dạng và hấp dẫn cả về hình thức lẫn nội dung khi đó học sinh sẽ lĩnh hội một cách tự
nhiên thoải mái.
Phương pháp giảng dạy của người giáo viên là vô cùng quan trọng, những lời
dẫn dắt và chuyển tiếp các hoạt động một cách nhịp nhàng cũng tăng thêm hứng thú
cho các em. Chẳng hạn như, khi giáo viên bắt đầu vào bài dạy, mở đầu bài học, giáo
viên dẫn dắt để giới thiệu bài, qua lời giới thiệu cũng sẽ tạo cho các em tâm thế thoiar
mái, hăng say và có định hướng cho mình được trong bài học mình sẽ tiếp thu cái gì,
rút ra được bài học gì. Chính vì chúng ta nhận thấy việc giáo dục phẩm chất của chúng
ta có thể tích hợp vào hoạt động giới thiệu bài, hoạt động tìm hiểu bài, hoạt động kết
bài. Giáo viên cũng cần thay đổi hình thức dạy học, việc tổ chức các hoạt động thành
công không chỉ phương pháp dạy học mà hình thức tổ chức cũng rất quan trọng.
Những lời nói giới thiệu thông thường, giáo viên cũng có thể thay đổi bằng cách cho
các em xem tranh ảnh, video, một trò chơi hay một tình huống gây bất ngờ cho các
em... khi đó không khí lớp học sẽ diễn ra thoải mái, sôi nỗi, việc tiếp nhận thông tin
kiến thức sẽ dễ dàng. Khi chúng ta tổ chức các hoạt động mà có điểm tựa này sẽ tạo
cho chúng ta thuận lợi hơn việc tích hợp giáo dục phẩm chất khi các em từng bước đi
sâu vào các hoạt động của bài học. Hay với việc xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu,
cảm thụ văn học, chúng ta cần thiết kế theo nhiều hình thức khác nhau như tự luận,
trắc nghiệm, tổ chức trò chơi, tạo các tình huống...để tăng cường sự chú ý ghi nhớ, tạo
cho các em sự say mê hứng thú tiếp nhận kiến thức thông điệp giáo dục mà giáo viên
truyền thụ. Tính hấp dẫn còn nằm ở việc, nội dung tích hợp thực sự cụ thể, những gì
gần gũi xung quanh các em, rât sống động vừa là chính của nội dung bài học mà học
sinh sẽ phải tiếp thu. Khi các em bất ngờ nhận ra được những điều bình dị nhất về tình
34
yêu thương con người, trung thực mạnh dạn nói lên ý kiến của mình trước người thân,
bạn bè, thầy cô và những người khác, có trách nhiệm với bản thân gia đình xã hội và
thiên nhiên các em sẽ có cảm xúc thực sự, các em sẽ bị hấp dẫn lôi cuốn bởi những vẻ
đẹp toát lên từ những bài thơ, những câu văn, từ từng hình ảnh, từng nhân vật. Phẩm
chất là cái làm nên giá trị của con người, và đã thấm sâu trong các mối quan hệ từ gia
đình, bạn bè, xóm làng, và xã hội.
2.1.3. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm lí và trình độ đọc của học sinh lớp 4, 5
Khi chúng ta xây dựng các biện pháp dạy học tích hợp để giáo dục phẩm chất
trung thực và trách nhiệm cho các em, chúng ta muốn phát huy tốt vai trò chủ thể của
người học, các em tiếp thu lĩnh hội kiến thức một cách nhịp nhàng thì chúng ta cũng
phải chú ý đến tính vừa sức và phù hợp với tâm lí của học sinh. Các biện pháp mà
chúng ta thiết kế để tích hợp không nên dễ dàng quá dẫn đến các em sẽ nhàm chán.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải quan tâm đến các em, không nên đưa ra các kiến thức
quá xa vời hay quá khó đối với các em thì chúng ta cũng gây căng thẳng, tâm lí các em
lo lắng không thoải mái sẽ giảm mức hứng thú của các em dẫn đến hiệu quả tiết dạy
không cao. Trong dạy học, chúng ta cần tìm hiểu các đối tượng học sinh, đưa ra các
câu hỏi và giảng bài vừ tầm với các em. Giáo viên cần phải lưu ý yêu cầu và thời gian
đặt ra cho tiết dạy. Các câu hỏi đưa ra cần chú ý đến các đối tượng học sinh
2.2. Quy trình thiết kế hoạt động dạy học Tập đọc nhằm tích hợp giáo dục phẩm
chất trung thực và trách nhiệm cho học sinh lớp 4, 5
2.2.1. Xác định kết quả mong đợi
2.2.2. Xác định địa chỉ tích hợp
2.2.3. Xây dựng kế hoạch và nội dung tích hợp
2.2.4. Kiểm tra, hiệu chỉnh và hoàn thiện các hoạt động dạy học
2.3. Một số hình thức tổ chức hoạt động dạy họcTập đọc nhằm tích hợp giáo dục
phẩm chất trung thực và trách nhiệm cho học sinh lớp 4, 5
2.3.1. Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua hoạt động đọc hiểu
2.3.1.1. Mục đích
2.3.1.2. Điều kiện tổ chức hoạt động
2.3.1.3. Các hoạt động cơ bản
2.3.1.4. Hướng dẫn thực hiện
2.3.2. Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua hoạt động ứng dụng
2.3.1.1. Mục đích
2.3.1.2. Điều kiện tổ chức hoạt động
2.3.1.3. Các hoạt động cơ bản
2.3.1.4. Hướng dẫn thực hiện
35
2.3.4. Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua hoạt động đọc - trải
nghiệm
2.3.1.1. Mục đích
2.3.1.2. Điều kiện tổ chức hoạt động
2.3.1.3. Các hoạt động cơ bản
2.3.1.4. Hướng dẫn thực hiện
36
Chƣơng 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
3.2. Giải thuyết thực nghiệm
3.3. Đối tƣợng và phạm vi thực nghiệm
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm
3.3.2. Phạm vi thực nghiệm
3.4. Phƣơng pháp đánh giá thực nghiệm
3.5. Kế hoạch thực nghiệm
Qua lí luận và thực tiễn dạy học, chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng và cần thiết
của các biện pháp nhằm giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm cho học sinh
lớp 4, 5 qua phân môn Tập đọc. Trong phạm vi đề tài cũng như thời gian của chúng tôi
có hạn nên chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm 4 tiết trên 4 lớp của Trường chúng tôi
công tác.
- Thực nghiệm giảng dạy:
+ Giáo án 1: Hành trình của bầy ong (Tiếng Việt lớp 5, tập 1, trang 117). Dạy thực
nghiệm tại lớp 5/2 Trường Tiểu học Điền Hương. Giáo án thiết kế tích hợp chủ yếu
thực hiện các biện pháp:
*Giáo dục các phẩm chất: chăm chỉ, cần cù, sáng tạo, đoàn kết, trách nhiệm,... cho HS.
* Xây dựng hệ thống câu hỏi giúp tích hợp phẩm chất trách nhiệm cho học sinh.
* Liên hệ thực tiễn: Bắt nhịp từ văn học sang liên hệ thực tế cá nhân trong học tập phải
chăm chỉ, đoàn kết, trách nhiệm như những chú ong nhỏ.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN TẬP ĐỌC - LỚP 5
BÀI: HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
Nguyễn Đức Mậu
I. Mục tiêu:
- Biết đọc lưu loát và diễn cảm bài thơ, giọng trải dài, tha thiết, cảm hứng ca ngợi
những phẩm chất cao quý, đáng kính trọng của bầy ong. Ngắt nhịp đúng những câu
thơ lục bát.
37
- Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: Cần cù làm việc, tìm hoa gây mật, giữ
hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài.
* Học sinh năng khiếu thuộc và đọc diễn cảm được toàn bài.
- Mục tiêu tích hợp: Giáo dục các phẩm chất: chăm chỉ, cần cù, sáng tạo, đoàn kết,
trách nhiệm,... cho HS.
- Địa chỉ tích hợp: Tích hợp trong phần giới thiệu bài, trả lời các câu hỏi trong phần
tìm hiểu bài, thực hành đọc diễn cảm và liên hệ thực tiễn bản thân.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy - học:
- Ứng dụng CNTT hỗ trợ dạy học.
- Học sinh: SGK
III. Phƣơng pháp :
- Đàm thoại, trực quan, thảo luận,...
IV. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) “Mùa thảo
quả”
Câu 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng
cách nào ?
- GV gọi HS lên trước lớp đọc bài và trả lời
câu hỏi.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc hay và
trả lời đúng.
- Nhận xét bài cũ, tuyên dương HS.
B. Bài mới :
- 1 HS lên trước lớp đọc đoạn 1 của
bài và trả lời câu hỏi.
1. Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng
hương thơm đặc biệt quyến rũ lan xa,
làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất
trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn của
người đi rừng cũng thơm.
- HS khác nhận xét bạn.
- HS trả lời các câu hỏi của GV
38
1. Giới thiệu bài : (2 phút)
- GV giới thiệu tranh của bài học; gợi ý cho
HS nói những điều em biết về loài ong.
- Qua bài học hôm nay “Hành trình của bầy
ong” của nhà thơ (Nguyễn Đức Mậu) các em
cùng tìm hiểu xem loài ong có những phẩm
chất gì, chúng có ích như thế nào nhé.
- GV ghi đề bài và tác giả lên bảng lớp.
2. Luyện đọc: (7 phút)
- GV gọi 1 HS đọc to toàn bài.
H: Các em chú ý đọc thầm và chia đoạn.
- Yêu cầu học sinh cho biết bài tập đọc có
thể chia làm mấy đoạn?
- Giáo viên chốt lại:
- GV cho HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ theo thứ
tự lần 1.
- Yêu cầu học sinh tìm các từ khó trong bài.
- GV kết hợp nhận xét và sửa lỗi phát âm,
giọng đọc, cách ngắt nhịp thơ cho HS.
- GV gọi 1 HS đọc phần chú giải trong SGK.
- GV kết hợp giải nghĩa từ khó có ở trong bài
(hành trình, thăm thẳm)
Ví dụ: HS nêu “Ong là con vật chăm
chỉ, chuyên cần, làm nhiều việc có ích
cho đời, hút nhụy hoa làm nên mật
ngọt cho người, thụ phấn làm cho cây
đơm hoa kết trái; rất đoàn kết, có tổ
chức,...”
- HS chú ý lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài cả lớp chú ý đọc
thầm theo.
- Bài này gồm có 4 khổ thơ.
- Từng tốp 4 HS đọc tiếp nối nhau đọc
4 khổ thơ.
- Học sinh tìm và nêu: đẫm, rừng sâu,
hoa ban, chắn bão, giữ hộ…
- 1 HS đọc các từ ở phần chú giải.
- HS hiểu thêm từ khó có ở trong bài
(hành trình, thăm thẳm)
- HS hiểu 2 câu thơ
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc

More Related Content

What's hot

Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn nataliej4
 
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...jackjohn45
 
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lựcLuận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lựcDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn nataliej4
 
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănSkkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănjackjohn45
 
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn nataliej4
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảm
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảmLuận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảm
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảmDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

What's hot (16)

Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAYLuận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
 
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
 
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
 
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinhLuận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
 
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lựcLuận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
 
Luận văn: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu văn bản
Luận văn: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu văn bảnLuận văn: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu văn bản
Luận văn: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu văn bản
 
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạoPhương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
 
Đề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAYĐề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAY
 
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
 
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănSkkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
 
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
 
Năng lực đọc hiểu và hứng thú học tiếng anh của sinh viên năm nhất
Năng lực đọc hiểu và hứng thú học tiếng anh của sinh viên năm nhấtNăng lực đọc hiểu và hứng thú học tiếng anh của sinh viên năm nhất
Năng lực đọc hiểu và hứng thú học tiếng anh của sinh viên năm nhất
 
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểuLuận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảm
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảmLuận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảm
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảm
 

Similar to Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc

Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinh
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinhLuận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinh
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...
Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...
Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
N1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptxN1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptxEdot2
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS nataliej4
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Min Ku
 
Kh suphamtichhop-201407-in
Kh suphamtichhop-201407-inKh suphamtichhop-201407-in
Kh suphamtichhop-201407-inLiem Phan
 
sáng kiến DẠY TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN ĐỘCLẬP” CỦA HỒ CHÍ MINH (TIẾT 7,8 - PPCT L...
sáng kiến DẠY TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN ĐỘCLẬP” CỦA HỒ CHÍ MINH (TIẾT 7,8 - PPCT L...sáng kiến DẠY TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN ĐỘCLẬP” CỦA HỒ CHÍ MINH (TIẾT 7,8 - PPCT L...
sáng kiến DẠY TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN ĐỘCLẬP” CỦA HỒ CHÍ MINH (TIẾT 7,8 - PPCT L...jackjohn45
 
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...nataliej4
 
Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang Tao
Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang TaoBat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang Tao
Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang TaoTopSKKN
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu vă...
Luận văn: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu vă...Luận văn: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu vă...
Luận văn: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu vă...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...HanaTiti
 

Similar to Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc (19)

Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinh
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinhLuận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinh
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinh
 
Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...
Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...
Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...
 
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh Thpt
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh ThptKhoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh Thpt
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh Thpt
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
 
N1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptxN1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptx
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12
 
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viênLuận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
 
Kh suphamtichhop-201407-in
Kh suphamtichhop-201407-inKh suphamtichhop-201407-in
Kh suphamtichhop-201407-in
 
sáng kiến DẠY TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN ĐỘCLẬP” CỦA HỒ CHÍ MINH (TIẾT 7,8 - PPCT L...
sáng kiến DẠY TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN ĐỘCLẬP” CỦA HỒ CHÍ MINH (TIẾT 7,8 - PPCT L...sáng kiến DẠY TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN ĐỘCLẬP” CỦA HỒ CHÍ MINH (TIẾT 7,8 - PPCT L...
sáng kiến DẠY TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN ĐỘCLẬP” CỦA HỒ CHÍ MINH (TIẾT 7,8 - PPCT L...
 
Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học chủ đề Xác suất của biến cố
Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học chủ đề Xác suất của biến cốĐề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học chủ đề Xác suất của biến cố
Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học chủ đề Xác suất của biến cố
 
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...
 
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
 
Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang Tao
Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang TaoBat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang Tao
Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang Tao
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu vă...
Luận văn: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu vă...Luận văn: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu vă...
Luận văn: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học đọc hiểu vă...
 
Luận án: Nhu cầu về tiểu kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh của sinh viên
Luận án: Nhu cầu về tiểu kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh của sinh viênLuận án: Nhu cầu về tiểu kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh của sinh viên
Luận án: Nhu cầu về tiểu kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh của sinh viên
 
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
 
Đề tài: Phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn THPT, HAY
Đề tài: Phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn THPT, HAYĐề tài: Phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn THPT, HAY
Đề tài: Phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn THPT, HAY
 
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 

Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc

  • 1. 1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN THỊ NGÂN TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHẨM CHẤT TRUNG THỰC VÀ TRÁCH NHIỆM QUA DẠY HỌC TẬP ĐỌC LỚP 4, 5 GIÁO DỤC HỌC (GIÁO DỤC TIỂU HỌC) Thừa Thiên Huế, 12/2017
  • 2. 2 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN THỊ NGÂN TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHẨM CHẤT TRUNG THỰC VÀ TRÁCH NHIỆM QUA DẠY HỌC TẬP ĐỌC LỚP 4, 5 Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học) Mã số: 60 14 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ QUỲNH NGA Thừa Thiên Huế, 12/2017
  • 3. 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. “Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”, nền tảng có vững chắc thì toàn hệ thống mới bền vững và phát triển hài hòa. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng xác lập rõ đường hướng phát triển giáo dục phổ thông: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Quan trọng nhất, trong phần giải pháp, Ban chấp hành Trung ương khoá XI đã nhấn mạnh đến việc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thông qua tháng 7/2017 và Dự thảo chương trình môn học được xây dựng trên cơ sở phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mĩ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Nội dung giáo dục thiết kế theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Thông qua các bài học đồng thời với việc hình thành tri thức và các kĩ năng cốt lõi, các nhà giáo dục đặc biệt chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân; tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong hệ thống giáo dục phổ thông, môn Ngữ văn (ở tiểu học gọi là Tiếng Việt) giữ ví trí quan trọng trong việc phát triển các năng lực ngôn ngữ (đọc, viết, nghe, nói), đồng thời tích hợp hình thành ở học sinh các cảm xúc thẩm mĩ, những phẩm chất quan trọng như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Trước định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông hiện nay, dạy học Ngữ văn càng cần thiết phải nắm bắt những quan điểm chỉ đạo mang tính chiến lược để từng bước hoạch định nội dung dạy học phù hợp, có sự kết nối giữa hiện tại và tương lai.Theo đó, trong giai đoạn chuyển giao này, với định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học, tích hợp giáo dục phẩm chất và năng lực trong môn Tiếng Việt tiểu học nói riêng, môn Ngữ văn và các môn học khác nói chung vô cùng quan trọng nhằm giúp học sinh hình thành những phẩm chất tốt đẹp để trở thành người công dân độc lập, tự chủ, biết yêu thương và có tinh thần trách nhiệm. 1.2. Tích hợp là một trong những quan điểm cơ bản, cốt lõi để xây dựng chương trình Tiếng Việt tiểu học hiện hành và cũng là định hướng chiến lược trong chương trình Ngữ văn phổ thông giai đoạn sau 2018. Thông qua việc dạy tiếng mẹ đẻ, trên nền những ngữ liệu gắn với hoạt động giao tiếp thông thường (văn bản thông tin
  • 4. 4 hay văn bản nhật dụng, văn bản nghệ thuật,...), các nhà giáo dục mong đợi sự kết nối về tâm hồn, xúc cảm, về những rung động chân thành với những trải nghiệm lí thú trong giờ học văn. Với năm phẩm chất cần hình thành trong dạy học: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, chương trình Tiếng Việt tiểu học hiện hành hoàn toàn có khả năng lồng ghép để ươm dệt trong mỗi học sinh. Lẽ tất nhiên, các phân môn Tiếng Việt đều là địa hạt lí tưởng để thực hiện hoạt động tích hợp giáo dục các phẩm chất nói trên. Mặc dù vậy, với những ngữ liệu dạy học sinh động, hấp dẫn, trong đó trên 85% là văn bản nghệ thuật, Tập đọc luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với trẻ. Trong chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt 4 và 5, gắn với các chủ điểm như “Măng mọc thẳng”, “Trên đôi cánh ước mơ”, “Có chí thì nên”, “Những người quả cảm”, “Tình yêu cuộc sống” (Tiếng Việt 4); “Việt Nam - Tổ quốc em”, “Cánh chim hoà bình”, “Con người với thiên nhiên”, “Giữ lấy màu xanh”, “Vì hạnh phúc con người”, “Người công dân”, “Vì cuộc sống thanh bình”, “Những chủ nhân tương lai” (Tiếng Việt 5), tích hợp hình thành phẩm chất trung thực và trách nhiệm vừa có giá trị giáo dục vừa là thể nghiệm để chuẩn bị kĩ năng dạy - học theo định hướng mới giai đoạn tới. 1.3. Mặc dù tích hợp không phải là quan điểm dạy học quá mới mẻ và xa lạ nhưng những khảo nghiệm giáo dục trong suốt hành trình dài cho thấy giáo viên vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong dạy tích hợp. Giờ học đọc thường chỉ tập trung rèn luyện các kĩ năng đọc (bao gồm đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm), ít hoặc tích hợp một cách khá khiên cưỡng giáo dục phẩm chất cho học sinh. Trong khi Tập đọc là phân môn có nhiều tiềm năng cho việc tích hợp hình thành những tư tưởng, tình cảm đẹp thì các hoạt động trong giờ học chưa thật sự đạt được kì vọng như mong đợi. Tính văn giảm, định hướng phát triển cảm xúc thẩm mĩ cũng chỉ dừng lại ở những phân tích đơn điệu, chưa chạm được đến tâm hồn học sinh, chưa đánh thức ở các em tình yêu cuộc sống, lòng bao dung và vị tha, đặc biệt là sự trung thực và ý thức trách nhiệm với chính bản thân, với những người xung quanh hay với thiên nhiên - những phẩm chất ngày càng trở nên quan trọng đối với trẻ trong thế giới hiện đại. Từ những tiền đề lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học Tập đọc lớp 4, 5.
  • 5. 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tích hợp là một khái niệm rộng, có nguồn gốc từ tiếng La tinh “integration”, được các nhà khoa học, nhà giáo dục nghiên cứu, trình bày trong khá nhiều các công trình về ngôn ngữ học, giáo dục học. “Từ điển tiếng Việt” (Hoàng Phê chủ biên), “Từ điển tiếng Anh” (“Oxford Advanced Learner‟s Dictionary”, nhiều tác giả), “Từ điển Giáo dục học” đã tường minh thuật ngữ này theo những điểm nhìn của chuyên ngành nghiên cứu. Từ góc nhìn của lí luận dạy học, các nhà sư phạm cũng lần lượt đề cập đến tích hợp như một trong những quan điểm cơ bản để xây dựng chương trình, sách giáo khoa hay cũng đồng thời là cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng hiện đại. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có nhóm tác giả Lê Phương Nga - Lê A - Đặng Kim Nga - Đỗ Xuân Thảo với công trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học I” (2009); Hoàng Thị Tuyết với “Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học” (2012) cũng nhấn mạnh tinh thần dạy học tích hợp. Theo bà, “Tích hợp là một quan điểm (một trào lưu) lí luận dạy học (…) Xét theo cấu tạo nội dung chương trình, tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp các nội dung giáo dục có liên quan với nhau… Xét theo mục đích học tập, tích hợp có nghĩa là sử dụng kiến thức hay kĩ năng học được ở môn học này hay một phần học của môn học đó như những công cụ để nghĩa cứu hay học tập trong các môn học khác hoặc trong các phần học khác nhau của cùng một môn học” [13; tr.81]. Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Taffy E. Raphael - Efrieda H. Hiebert (2007, Lê Công Tuấn và cộng sự dịch), Hoàng Hoà Bình - Nguyễn Minh Thuyết (2012), Nguyễn Thị Hồng Nam - Dương Thị Hồng Hiếu (2016) về dạy học Tiếng Việt theo hướng đổi mới, dạy học đọc hiểu văn bản cũng là những tư liệu quý cho đề tài. Nếu Taffy E. Raphael - Efrieda H. Hiebert chú trọng sự kết nối giữa nói, đọc và viết trong lớp học Ngữ văn hay tích hợp dạy đọc với các môn học khác thì nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam - Dương Thị Hồng Hiếu lại nhấn mạnh rằng, trong tiến trình dạy đọc văn bản, các hoạt động tư duy và cảm xúc liên tục xảy ra, tiếp nối nhau. “Liên hệ” là một cách gọi tên việc tích hợp các phẩm chất đọc với các phẩm chất nhân cách, theo đó, nói như Keene và Zimmerman, người học sẽ hiểu văn bản tốt hơn khi họ thực hiện các loại liên hệ: liên hệ với bản thân (text-to-selt), liên hệ văn bản này với văn bản khác (text-to-text), liên hệ với thế giới (text-to-world). Những trải nghiệm cá nhân gắn với những phẩm chất nhân cách cần được xem là một trong những tương tác có giá trị xảy ra trong giờ học đọc, không phải chỉ nhằm tô đậm nó, khẳng định nó mà còn để hỗ trợ phát triển khả năng thâm nhập văn bản của bạn đọc - học sinh.
  • 6. 6 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu Giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học Tập đọc lớp 4, 5 hướng tới mục đích nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt, tích hợp giáo dục phẩm chất với quá trình rèn luyện, phát triển năng lực đọc. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học tích hợp, nhiệm vụ giáo dục phẩm chất trung thực, trách nhiệm trong giai đoạn mới. - Khảo sát thực trạng về dạy học Tập đọc và khả năng tích hợp giáo dục phẩm chất cho học sinhlớp 4, 5 ở một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học Tập đọc có tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm nhằm hướng tới phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh một cách toàn diện. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Quá trình tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua giờ Tập đọc lớp 4 và 5. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Các hoạt động tích hợp gắn với một số bài học/chủ điểm trong phân môn Tập đọc lớp 4 và 5. 5.Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết: Dùng để tập hợp, hệ thống, phân tích và tổng hợp cơ sở lí luận về tích hợp, dạy học tích hợp và dạy học Tập đọc ở tiểu học. 5.2.Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát và khảo cứu thông qua phiếu bài tập, phỏng vấn trực tiếp nhằm đánh giá thực trạng tổ chức các hoạt động dạy học trong môn Tập đọc gắn với định hướng tích hợp giáo dục phẩm chất. 5.3.Phƣơng pháp thống kê toán học: Dùng để xử lí các số liệu thu được từ thực tiễn, các kết quả thực nghiệm sư phạm. 5.4. Thực nghiệm sƣ phạm: Xây dựng các mẫu hoạt động dạy học tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm cho học sinh; từ đó tổ chức thực nghiệm để đánh giá hiệu quả, rút ra các kết luận sư phạm cần thiết.
  • 7. 7 6. Đóng góp của đề tài - Về lí luận: Tổng hợp cơ sở lí luận về dạy học tích hợp, đánh giá vai trò, khả năng tích hợp giáo dục phẩm chất qua các giờ học Tiếng Việt, trong đó có Tập đọc. - Về thực tiễn: Đề xuất các thiết kế có tính ứng dụng về tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm trong giờ Tập đọc lớp 4 và 5; tạo tiền đề cho việc dạy học tích hợp trong giai đoạn mới. 7. Cấu trúc khoá luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung của luận văn được cấu trúc thành 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học của việc tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học Tập đọc lớp 4, 5 Chƣơng 2: Thiết kế hoạt động dạy học Tập đọc nhằm tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm cho học sinh lớp 4, 5 Chƣơng 3:Thực nghiệm sư phạm
  • 8. 8 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHẨM CHẤT TRUNG THỰC VÀ TRÁCH NGHIỆM QUA DẠY HỌC TẬP ĐỌC LỚP 4, 5 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Tích hợp và dạy học tích hợp 1.1.1.1. Khái quát về nguyên tắc tích hợp trong giáo dục Khái niệm tích hợp: Theo tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở Trường THCS, THPT năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tích hợp (integration) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một hệ thống nhất trên những nét bản chất của các thành phần đối tượng chứ không phải là phép cộng đơn giản của những thuộc tính của các thành phần ấy. Tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau đó là tính liên kết và tính toàn vẹn. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục trở thành xu thế chính trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Theo từ điển giáo dục học: “dạy học tích hợp là hoạt động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong một kế kế hoạch dạy học. Dạy học tích hợp theo nghĩa hẹp là: việc đưa những vấn đề về nội dung của nhiều môn học vào một quá trình duy nhất trong đó những khai niệm khoa học được đề cập đến theo một tinh thần và phương pháp thống nhất”. Cũng theo các tác giả của cuốn từ điển này thì có hai kiểu tích hợp là tích hợp dọc và tích hợp ngang với nhiều nội dung tích hợp khác nhau. Tích hợp dọc là loại tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai hoặc nhều môn học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau. Tích hợp ngang là tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tượng học tập, nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học khác nhau xung quanh một chủ đề. Từ định nghĩa như thế một số nhà giáo dục đưa ra nội dung tích hợp như: tích hợp bộ môn, tích hợp chương trình, tích hợp giảng dạy, tích hợp học tập, tích hợp kiến thức, tích hợp kĩ năng…
  • 9. 9 Theo từ điển Bách khoa toàn thư [33] “tích hợp hệ thống là phối hợp các thiết bị và công cụ khác nhau để cùng làm một việc với nhau trong hệ thống - một chương trình nhằm giải quyết những nhiệm vụ chung nào đó. Cùng với trào lưu này, theo Xaviers Roegiers [11,24] “khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập mà trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở trong học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính được những điều cần thiết cho học sinh nhằm phục vụ cho quá trình học tập, tương lai hoặc hòa nhập vào học sinh cuộc sống lao động”. Như vậy chúng ta có thể hiểu được, tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu ố có liên quan với nhau ở nhiều lĩnh vực và thông qua đó ta có thể đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Đối với Việt Nam, có rất nhiều nghiên cứu về dạy học tích hợp. Theo NguyễnVăn Khải [18] “Dạy học tích hợp tạo ra các tính huống liên kết tri thức các môn học, đó là tạo ra sự phát triển các năng lực của học sinh. Khi xây dựng các tình huống kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển tư duy sáng tạo”. Theo PGS.TS Cao Tự Các “Dạy học tích hợp, cơ sở cho sự phát triển năng lực của học sinh” cho rằng: “Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở học sinh những năng lực giải quyết hiệu quả dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau”. Như thế, theo tác giả thì sự kết hợp các kiến thức kĩ năng ở các phân môn để giải quyết thực tiễn hay một vấn đề nào đó chính là qa điểm dạy học tích hợp. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, theo tác giả Dương Tiến Sỹ “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, trên cơ sở các mối quan hệ lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn đó”. Nghiên cứu về dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt, tác giả Nguyễn Văn Tứ trong “Giảng dạy bộ môn, phương pháp dạy học Tiếng Việt ở trường sư phạm theo nguyên tắc tích hợp” thì có quan niệm định nghĩa khác về tích hợp khá cụ thê: “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống ở những mức độ khác nhau các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học hoặc các phân môn khác nhau thành một nội dung thống nhất”. Nhà nghiên cứu GS. TS Lê Phương Nga trong “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” cũng cho rằng dạy học tích hợp “nghĩa là tổng hợp một đơn vị học, thậm chí một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập của người học [10,48]. Theo những quan điểm về dạy học tích hợp trên thì tích hợp là sự phối hợp các tri thức ở các phân môn hay các môn học khác nhau nhằm đem lại một hiệu quả tích cực hơn.
  • 10. 10 Tuy các nhà tác giả nghiên cứu và đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về dạy học tích hợp nhưng nhìn chung các tác giả đều thống nhất được rằng tích hợp đề cao sự chặt chẽ về mặt kiến thức giữa các môn học hoặc giữa các phân môn. Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở học sinh những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là đảm bảo để mỗi học sinh biết cách vận dụng kiến thức học được trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ, qua đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực. Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập trong nhà trường phải được gắn với các tình huống của cuộc sống mà sau này học sinh có thể đối mặt vì thế nó trở nên có nghĩa đối với học sinh. Với cách hiểu như vậy, DHTH phải được thể hiện ở cả nội dung chương trình, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hình thức tổ chức dạy học. Khái niệm dạy học tích hợp luôn luôn đi liền vơi quan điểm giáo dục toàn diện, là dạy học trong đó lồng ghép với các tri thức khác nhau vào một hoặc nhiều môn học để cung cấp cho học sinh một cách toàn diện các tri thức cần thiết. Như vậy, thực hiện DHTH sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong vai trò của người chủ gia đình, người công dân, người lao động tương lai. 1.1.1.2. Định hƣớng dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt ở tiểu học Chương trình Tiếng Việt tiểu học được xây dựng theo nguyên tắc dạy học tích hợp. Mặc dù các phân môn Tiếng Việt đều có nhiệm vụ riêng tuy nhiên chúng đều tích hợp nội hàm các kĩ năng khác nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Nội dung dạy Tiếng Việt ở Tiểu học cũng là sự tích hợp giữa dạy tiếng và dạy văn. Khi học sinh học một bài tập đọc, các em không chỉ rèn cho mình các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết hiểu nội dung tác phẩm mà các em còn được những điều khác như các ứng xử với mọi người xung quanh, biết yêu thương giúp đỡ người khác, biết có trách nhiệm với người thân và mọi người xung quanh, biết giữ gìn và phát huy cái đẹp…thông qua các giá trị đó sẽ giúp các em hình thành và phát triển toàn diện. Môn Tiếng Việt ở tiểu học bao gồm các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết, Kể chuyện, Tập làm văn. Mỗi phân môn đảm nhận chức năng và nhiệm vụ riêng để phát triển cho học sinh những kĩ năng đặc thù, đồng thời kết hợp để cung cấp đầy đủ các kiến thức, kĩ năng khác.
  • 11. 11 Tích hợp theo chiều ngang trong các phân môn Tiếng Việt còn là sự lồng ghép các tri thức , kĩ năng môn Tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy. Hướng tích hợp này được sách giáo khoa Tiếng Việt thực hiện thông qua hệ thống các chủ điểm. Chẳng hạn như sách giáo khao Tiếng Việt lớp 2 thể hiện thông qua hệ thống 15 chủ điểm. Tập 1 gồm các chủ điểm: Em là học sinh, Trường học, Thầy Cô, Ông bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn trong nhà. Các chủ điểm đều tập trung vào các mảng mảng kiến thức nhà trường và gia đình. Bên cạnh đó tập 2 thì gồm các chủ điểm: Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối, Bác Hồ, Bốn mùa, Nhân dân. Các chủ điểm tập trung vào thiên nhiên và bước đầu có liên quan đến xã hội. Chúng ta nhìn thấy sách giáo khoa bước đầu đã hướng các em vào lĩnh vực đời sống giúp cho các em không những tiếp thu các kiến thức hình thành các kĩ năngmà còn hướng các em tìm hiểu được thế giới xung quanh của các em. Trước đây các phân môn trong môn Tiếng Việt như Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn ít gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhưng sau này, lại được tập trung lại xoay quanh các chủ điểm và các bài học. Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp các kiến thức, kĩ năng đã học trước đó với một đơn vị kiến thức, kĩ năng mới theo nguyên tắc đồng tâm kế thừa và phát triển. Kiến thức k năng của lớp trên bao hàm kiến thức kĩ năng của lớp dưới nhưng nâng cao và sâu sắc hơn. Cấu trúc chủ điểm của scahs giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học chính là sự thể hiện rõ nhất về tính đồng trục xoáy trôn ốc. Về kiến thức các chủ điểm ở lớp 2, 3 xoay quanh các vấn đề về nhà trường, bạn bè, xã hội và thiên nhiên. Ở lớp 2, 3, thời gian dành cho mỗi đơn vị học là 2 tuần/1 chủ điểm. Lên lớp 4, 5 mỗi chủ điểm nói trên lại chia thành nhiều chủ điểm nhỏ, quỹ thời gian của các chủ điểm dài hơn (3-4 tuần/1 chủ điểm) tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh hiểu biết sâu hơn. Bên cạnh đó, các chủ điểm được mở rộng và nâng cao dần ở mỗi lớp. Các chủ điểm ở lớp 2, 3 nói về những vấn đề chung của cuộc sống. sang lớp 4, các chủ điểm cũng đã đi sâu phản ánh các phương diện của con người. Lên tới lớp 5, các bài học đã có nội dung xoay quanh các vấn đề lớn đặt ra cho đất nước, dân tộc và nhân loại. Về kĩ năng, ở lớp 1 từ chỗ các em biết đọc trơn và đọc thầm bước sang lớp 2, 3 các em đã đọc thông thạo và hiểu đúng một văn bản ngắn, viết rõ ràng và đúng chính tả các chữ thông thường và thống qua thực hành các em cũng biết được một số kiến thức sơ giản về câu. Khi các em lên lớp 4, 5 các em phải hiểu được nội dung; bước đầu biết đọc diễn cảm một văn bản ngắn; biết viết bài văn hoặc nói ngắn
  • 12. 12 về một đề tài quen thuộc; biết vận dụng một số kiến thức sơ giản về từ, câu để đọc, viết, nghe, nói có hiệu quả. Tính đồng tâm kế thừa và phát triển thể hiện rõ trong một lớp, trong học kì theo nguyên tắc hệ thống. 1.1.2. Giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm trong nhà trường phổ thông 1.1.2.1. Định hướng giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm trong giai đoạn mới Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, mục tiêu giáo dục không chỉ là “học để hiểu biết” mà còn “học để sáng tao, để làm, để chung sống và để làm người”. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, khi sự giao thoa văn hóa giữa các nước diễn ra thì trong quá trình dạy học người giáo viên tích hợp để giáo dục đạo đức, phẩm chất cho học sinh càng phải được chú trọng. Trong hoàn cảnh lịch sử, điều kiện xã hội hiện tại, phẩm chất của con người l là một giá trị tinh thần cơ bản trong văn hóa truyền thống của con người Việt Nam ta. Phẩm chất là cái làm nên giá trị của con người, và đã thấm sâu trong các mối quan hệ từ gia đình, bạn bè, xóm làng, và xã hội. Chất có nghĩa là cái vốn có, chất là tính quy định bên trong một vật này khác một vật khác. Phẩm chất chỉ tính chất và đặc điểm vốn có cúa sự vật. Theo nghĩa rộng phẩm chất chỉ các đặc điểm tâm lí nhưu tính cách, phong cách của con người…Như vậy chúng ta có thể hiểu phẩm chất không chỉ là những đặc trưng có sẵn của sinh lí học mà là tổng hòa các yếu tố bên trong, chúng ta hình thành các phẩm chất tâm lí thông qua các hoạt động, các mối quan hệ trong thực tiễn đời sống. Trong xu thế ngày nay, với xu thế hội nhập toàn cầu, đất nước ta càng ngày không ngừng đổi mới và luôn phát triển. Nhưng cũng từ đó, sức hút của đồng tiền và sự tha hóa của mô số bộ phận trong xã hội ngày càng tăng, phẩm chất đạo đực của con người chúng ta càng dễ bị tha hóa và cuốn theo đồng tiền. Đất nước ta có sự cải thiện về mức sống vật chất đầy ấn tượng. Tuy nhiên, nhân cách thế hệ trẻ của nước ta đang bị giao thoa bởi ba hệ giá trị: Hệ giá trị do quá trình lạc hậu của giáo dục từ trước tác động, hệ giá trị do hệ lụy nền giáo dục chịu ảnh hưởng kinh tế bao cấp tác động, hệ giá trị do nền giáo dục nhúng vào nền kinh tế thị trường chưa hoàn chỉnh đã tạo nên tiêu cực tác động vào dạy học. Chính vì vậy chúng ta cần phải đề cao việc giáo dục phẩm chất cho học sinh là một nội dung không thể thiếu trong quá trình gíao dục. Mỗi ngày đến trường các bạn học sinh được tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới từ sự truyền dạy của các thầy, cô giáo. Tuy nhiên, có một số bạn trong quá trình học tập đã có những hành vi gian lận, không trung thực để có được kết quả cao hơn so với nỗ lực của mình. Thiếu trung thực trong học tập sẽ kéo theo hàng loạt các thói hư, tật xấu khác như ỷ lại, lười nhác… dẫn đến kiến thức ngày càng đi xuống. Khi học sinh ý
  • 13. 13 thức được sự trung thực trong học tập, các em sẽ chủ động tiếp thu các bài học, thấy được hạn chế của mình trong từng môn học để khắc phục kịp thời. Khi nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc đến câu nói của Người “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cùng khó”. “Tài” và “đức” hay “hồng” và “chuyên” là hai yếu tố luôn đi liền với nhau đặc biệt là vai trò của yếu tố đạo đức là không thể nào thiếu trong mọi công việc. Lời dạy của Bác vừa có ý nghĩa lí luận vừa mang giá trị thực tiễn và nhờ đó giáo dục sau này luôn quan tâm chú trọng việc giáo dục phẩm chất. Mục tiêu của giáo dục là phải đào tạo ra những con người chủ nhân tương lai của đất nước vừa “hồng” vừa “chuyên”. Chính vì vậy, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung và cho học sinh trường trung học cơ sở nói riêng là rất cần thiết. C.Mác (1818 -1883), người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, cho rằng: “Con người phát triển toàn diện sẽ là mục đích của nền giáo dục cộng sản chủ nghĩa và con người phát triển toàn diện là con người phát triển đầy đủ, tối đa năng lực sẵn có về tất cả mọi mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, tình cảm, nhận thức, năng lực, óc thẩm mỹ và có khả năng cảm thụ được tất cả những hiện tượng tự nhiên, xã hội xảy ra chung quanh,..” [57]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đưa ra mục tiêu “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống”[29, Tr3]. Nghị Quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định: Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh [ 29, Tr5].
  • 14. 14 Để thực hiện mục tiêu nêu trên, hệ thống giáo dục đào tạo ở nước ta đã được hình thành với nhiều bậc học, cấp học có nội dung phù hợp với lứa tuổi và khả năng của người học với những mục đích cụ thể. Để giúp học sinh phát triển toàn diện hình thành nhân cách con người trong một quốc gia phát triển theo định hướng XHCN như Việt Nam, ngoài việc đẩy mạnh hoạt động dạy học nhằm truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học cơ bản và có hệ thống còn phải đẩy mạnh hoạt động giáo dục nhằm hình thành cho học sinh về ý thức và niềm tin, về thái độ ứng xử đúng đắn trong các quan hệ giao tiếp hàng ngày, về hành vi và các kỹ năng hoạt động, tạo cơ sở để học sinh bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp. Trong thực tế đã có những biểu hiện như ở tỷ lệ HS nói dối cha mẹ tăng dần cùng lứa tuổi. Một khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam cho thấy, tỷ lệ học sinh tiểu học nói dối cha mẹ là 22%. Ở trường, hành vi này cũng được thể hiện qua tỷ lệ quay cóp: ở tiểu học là 8%. Các trường chỉ chú trọng đến việc trang bị những kiến thức chuyên môn mà chưa quan tâm đến giáo dục phẩm chất cho học sinh đúng như yêu cầu. Có thể thấy, ở các trường học chưa có những giải pháp quản lý nhằm phát huy ý thức tự rèn luyện của học sinh. Tuy nhiên trong thực tế việc quản lý hoạt động giáo dục phẩm chất cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (7/2017) và ban hành Dự thảo chương trình môn học (1/2018). Chương trình thể hiện rõ, song song với việc cung cấp các kiến thức về tự nhiên – cxax hội, về loài người, theo chương trình này, học sinh còn được giáo dục các phẩm chất cần thiết để trở thành người có ích cho xã hội hiện đại. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể quy định các năng lực và phẩm chất cần đạt được của học sinh. Với năm phẩm chất cần hình thành trong dạy học: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Đối với học sinh tiểu học, mục tiêu xây dựng năm phẩm chất là định hướng giáo dục vê giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quen, nề nếp trong học tập và trong sinh hoạt. Từ đó, giúp học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của của sự nghiệ xây dựng, bảo vệ đất nước trong xu thế ngày nay, với xu thế hội nhập toàn cầu thì chương trình Tiếng Việt tiểu học hiện hành hoàn toàn có khả năng lồng ghép để ươm dệt trong mỗi học sinh. 1.1.2.2. Môn Tiếng Việt và vấn đề tích hợp giáo dục phẩm chất cho học sinh Ở lứa tuổi Tiểu học, các em bắt đầu có thể hiểu được mình là người thế nào, có những phẩm chất gì, mọi người đối xử với mình ra sao, yêu hay ghét? Các em như
  • 15. 15 những cành cây non dễ uốn nắn. Chính vì thế, chúng ta cần giáo dục kịp thời cho các em những chuẩn mực đạo đức về tính trung thực và trách nhiệm để các em có những tình cảm, thái độ và hành vi đạo đức đúng đắn. Hình thành nhân cách của con người luôn là mục tiêu đầu tiên của giáo dục. Như lời dạy của Hồ Chí Minh trung thực là là một phẩm chất đạo đức, thể hiện sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm; giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người. Đối lập với trung thực là giả dối. Trong quan hệ giữa người với người, Hồ Chí Minh coi trung thực là nói đi đôi với làm. Trong bài giảng “Tư cách một người cách mệnh”, Người viết: “Nói thì phải làm”... Cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức “trung thực” bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc: những phẩm chất thật thà, ngay thẳng, vị tha, thương yêu con người, sống có tình, có nghĩa... Tất cả những điều đó làm nổi lên đức tính trung thực của người Việt Nam. Đồng thời, Hồ Chí Minh còn tiếp thu, thâu hái những tinh hoa văn hóa đạo đức của nhân loại, từ triết lý “kỷ sở bất dục, mặc thi ư nhân” “chính danh quân tử” của Nho giáo; những lời răn dạy “từ bi, hỷ xả”, “cứu khổ, cứu nạn”, không nói dối trá, không ăn cắp, cưu mang giúp đỡ con người… của Phật giáo; đến đức hy sinh, tự sám hối với mình của Công giáo…Trung thực trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mang nội dung đạo đức cao quý của người cộng sản, những người đã công khai nói về sự tự nguyện hy sinh, cống hiến cả cuộc sống của mình cho mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người… Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, biểu hiện cụ thể của trung thực là “nói thì phải làm”. Nói đi đôi với làm là nguyên tắc thực hành đạo đức, là phương châm hoạt động, là biểu hiện sinh động cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động trong một con người. Về trách nhiệm Như lời dạy của Hồ Chí Minh coi trách nhiệm là việc phải làm không thể thoái thác. Trách nhiệm như là bổn phận của mỗi người, dù ở cương vị nào, to hay nhỏ, lớn hay bé, mỗi người đều có „bổn phận”. Ý thức trách nhiệm là tự ý thức được về các công việc phải làm, “nhận rõ phải, trái, đúng sai”, tự mình xác định việc cần làm. Trên cơ sở có ý thức đúng đắn, tự giác, tích cực thực hiện trách nhiệm của mình là “có tinh thần trách nhiệm cao”. Theo “Từ điển Tiếng Việt” khái niệm trung thực được hiểu là ngay thẳng, thật thà. Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải ; sống ngay thẳng , thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. “Trách nhiệm” theo Từ điển tiếng Việt là “Điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình”; hay “được hiểu là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của
  • 16. 16 mình, bảo đảm làm đúng đắn, nếu sai trái thì phải chịu phần hậu quả”; hoặc “là phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả”. Và “trách nhiệm là phải bảo đảm làm tròn những sự việc được giao cho. Nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu hậu quả”. Kỳ thực, trong cuộc đời một người là không có khả năng không phạm phải sai lầm, điều quan trọng nhất chính là có thể kịp thời cải sửa. Trong “Tả truyện” viết: “Nhân thùy vô quá. Quá nhi năng cải, thiện mạc đại yên”, tức là con người ai không có lỗi lầm? Có lỗi mà có thể sửa thì chẳng gì tốt đẹp bằng. Còn nếu có lỗi mà không muốn sửa thì chính là phạm thêm một tầng sai lầm trầm trọng. Đúng như lời Khổng Tử nói: “Quá nhi bất cải, thị vị quá hĩ”, đã sai mà không chịu sửa, vậy mới gọi là sai. Vậy nên, chúng ta cần giáo dục cho các em phẩm chất „trách nhiệm” với bản thân, gia đình, xá hội, môi trường sống, biết yêu thiên nhiên, yêu thương bạn bè có phẩm chất nhân ái cũng là trách nhiệm. Người có trách nhiệm là người hoàn thành bổn phận của mình trong gia đình, tại trường học và trong cộng đồng. Họ ý thức là mình phải chịu trách nhiệm trước những hành động của mình. Vì vậy khi phạm lỗi, họ thừa nhận, xin lỗi và cố gắng sửa đổi. Tiếng Việt là một trong những môn học mà việc hình thành và phát triển phẩm chất trung thực và trách nhiệm cho học sinh một cách thuận lợi và lí tưởng nhất. Bởi lẽ, môn Tiếng Việt ở Tiểu học chứa đựng khá nhiều tác phẩm văn học. Thông qua các tác phẩm trong phân môn Tiếng Việt giúp cho các em có cảm xúc, biết việc tốt, yêu thương quý mến người tốt, biết phản ứng trước những điều xấu xa chê ghét điều xấu và luôn có trách nhiệm đối với bản thân, bạn bè, gia đình và xã hội. Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể (tháng 7/2017) cụ thể của các biểu hiện của phẩm chất trung thực bao gồm: Thật thà, ngay thẳng trong học tập và lao động; mạnh dạn nói lên ý kiến của mình trước người thân, bạn bè, thầy cô và những người khác. Không nói dối; luôn giữ lời hứa với người thân, bạn bè, thầy cô và những người khác; mạnh dạn nhận lỗi, nhận thiếu sót của bản thân; Không tự tiện lấy đồ vật, tiền bạc của người thân, bạn bè, thầy cô và những người khác; Không đồng tình với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống. Biểu hiện của phẩm chất trách nhiệm: - Có trách nhiệm với bản thân: Có ý thức giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khỏe; Có ý thức sinh hoạt nề nếp. - Có trách nhiệm với gia đình: Có ý thức giữ gìn đồ dùng trong nhà, không làm hỏng, làm mất đồ dùng của cá nhân và gia đình; Không bỏ thừa đồ ăn, thức uống; có ý thức tiết kiệm tiền bạc, điện nước trong gia đình.
  • 17. 17 - Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội: Tự giác thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường và các quy định, quy ước của tập thể; giữ vệ sinh chung; bảo vệ của công. Không gây mất trật tự, cãi nhau, đánh nhau tại trường học, nơi ở và nơi công cộng. Nhắc nhở bạn bè chấp hành nội quy trường lớp; nhắc nhở người thân chấp hành luật lệ nơi công cộng. Có trách nhiệm với công việc được giao ở trường, ở lớp. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. - Có trách nhiệm với môi trường sống: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh và các con vật có ích. Có ý thức giữ vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi. Không đồng tình v ới những hành vi xâm hại thiên nhiên. Đối với chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học hiện hành cũng cơ bản đã thể hiện rõ mục tiêu giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm. Thông qua các tác phẩm đã góp phần giáo dục cho các em đức tính thật thà, ngay thẳng. Định hướng tích hợp được cụ thể hóa trong việc lựa chọn các văn bản dạy học đọc. Chẳng hạn như: “Những hạt thóc giống” Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. Thông qua bài đọc các em sẽ hiểu được rằng: Người trung thực là người đáng quý vì họ bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình và nói dối làm hỏng việc chung. Người trung thực sẽ thích nghe nói thật, dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt, do đó sẽ làm được nhiều điều ích nước lợi dân. Câu chuyện “Ai ngoan sẽ được thưởng” sẽ giúp cho các em nhận ra được rằng là một học sinh ngoan không chỉ là vâng lời cô giáo, chơi đoàn kết với bạn bè mà là một học sinh ngoan còn cần phải thật thà, biết tự nhận lỗi khi mình mắc lỗi, bạn Tộ trong câu chuyện rất đáng được khen và được thưởng kẹo đấy! Vì đã biết nhận lỗi của mình. Một trong những câu chuyện nhỏ nói về tề bạn mà thể hiện được tính trung thực của mình, sẵn sàng nhận lỗi khi làm điều sai đó là câu chuyện “Bím tóc đuôi sam”. Bạn Hà đã rất bực mình và khóc nấc lên khi bạn Tuấn cứ trêu đùa bím tóc cua mình. Tuấn sau khi thấy có lỗi vì làm bạn khóc cũng đã tới nhạn lỗi và mong Hà tha thứ sau buổi học. Qua câu chuyện không những giáo dục trẻ lòng bao dung, tha lỗi cho hành vi sai trái của bạn mà còn giáo dục các em nhận ra khi mình có lỗi mình phải thẳng thắn nhìn nhận và có trách nhiệm với bạn bè vì những điều sai trái. Đó cũng chính là một biểu hiện về tính trung thực và trách nhiệm. Câu chuyện “Con gái” tập đọc lớp 5 trang 112 đọc câu chuyện này, các em không những biết Mơ luôn là học sinh giỏi. Đi học về Mơ giúp mẹ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm trong khi các bạn trai còn mải đi đá bóng. Bố đi công tác, mẹ lại mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ đặc biệt là Mơ đã dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan, các em cũng có suy nghĩ sinh con là trai hay gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó phải ngoan ngoãn, hiếu thảo làm vui lòng cha mẹ. Đúng như câu ca dao: Trai mà chi, gái mà chi. Sinh con có nghĩa có nghì là
  • 18. 18 hơn. Bên cạnh đó qua bài học còn giáo dục cho các em biết được trách nhiệm của một người con gái lớn đối với gia đình, thương yêu bố mẹ, ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành. Tinh thần trách nhiệm của mỗi người được thể hiện bằng suy nghĩ và hành động khác nhau. Thông qua bài tập đọc “Thưa chuyện với mẹ” Tập đọc lớp 4 tập 1 tuần 9 trang 85 Cương đã hiểu được sự vất vả của mẹ, từ đó thêm yêu thương bố mẹ mình, có ý thức giúp đỡ những người thân trong gia đình, thể hiện được tình yêu thương của con cái đối với cha mẹ, Cương xin mẹ học nghề rèn để kiếm sống cũng là đỡ đần cho mẹ vì thương mẹ quá vất vả. Qua bài học này không những các em biết được lòng nhân ái mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ và gia đình. Thông qua bài thơ “Mẹ ốm” của tác giả Trần Đăng Khoa là một baì thơ cảm động thể hiện tình yêu thương của con cái đối với cha mẹ. Khi các em đọc và hiểu bài thơ, các em ẽ hiểu thêm nỗi vất vả của người làm cha, làm mẹ. Từ đó, các em sẽ thên yêu thương bố mẹ mình và sẵn sàng giúp đỡ người thân. Để mẹ khỏi bị ốm, cậu bé sẵn sàng làm tất cả mọi việc như: “Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca”, “diễn kịch giữa nhà”, “sắm cả ba vai chèo”. Tình yêu thương của cậu bé dành cho mẹ được thể hiện qua những cụ thể nhưng lại rất dễ thương. Những việc làm của cậu bé trong bài thơ không những cho chúng ta thấy được lòng nhân ái của con người mà còn thể hiện được sự trách nhiệm của mình đối với người thân khi đau ốm, trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. Chúng ta nhận thấy rằng, định hướng tích hợp đã khẳng định nguyên lí bền vững rằng, việc giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm không khi nào thực hiện thành công bằng những lời dạy, chỉ bảo rập khuôn, khô cứng. Rõ ràng, thông qua môn Tiếng Việt, bằng các tác phẩm, các em cảm thụ bài văn và sẻ hiểu thêm nhiều giá trị sống khác nhau. Qua bài học các em chắc hẳn rằng có mong muốn làm được nhiều điều tốt đẹp và có ích cho xã hội, sẵn sàng yêu thương và có trách nhiệm với bản thân, gia đình, và mọi ngời xung quanh để trở thành người công dân tốt. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Phân môn Tập đọc lớp 4, 5 từ điểm nhìn tích hợp giáo dục phẩm chất 1.2.1.1. Ngữ liệu dạy học Tập đọc lớp 4, 5 Ở lớp 1, Tập đọc được học trong phần Luyện tập tổng ợp. Từ lớp 2 đến lướp 5 các bài tập đọc được phẩn bổ vào từng tuần cùng với các phân môn khác như: Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu.
  • 19. 19 Chương trình phân môn Tập đọc lớp 4, 5 ược cấu tạo theo chủ điểm, xoay quanh các mảng kiến thức: gia đình, nhà trường, xã hội, thiên nhiên và con người. Ở lớp 4, các chủ điểm phản ánh những phương diện khác nhau của con người, cụ thể: + Các phẩm chất: - Nhân ái: (Thương người như thể thương thân Từ tuần 1 đến tuần 3). - Trung thực (Măng mọc thẳng Từ tuần 4 đến tuần 6). -Nghị lực (Có chí thì nên Từ tuần 11 đến tuần 13) - Thẩm mĩ, yêu cái đẹp (Vẻ đẹp muôn màu Từ tuần 22 đến tuần 24) - Dũng cảm (Những người quả cảm Từ tuần 25 đến tuần 27). - Tinh thần lạc quan yêu đời (Tình yêu cuộc sống Từ tuần 32 đến tuần 34). + Năng lực (Người ta là hoa đất Từ tuần 19 đến tuần 21) + Ước mơ hoài bão (Trên đôi cánh ước mơ Từ tuần 7 đến tuần 9). + Sở thích: - Vui chơi (Tiếng sáo diều Từ tuần 14 đến tuần 17). - Du lịch, thám hiểm (Khám phá thế giới Từ tuần 29 đến tuần 31). Khi các em bước sang lớp 5, các baig tập đọc có nội dung lớn hơn và xoay quanh các chủ điểm, chủ đề như: đất nước, nhân loại, dân tộc. + Yêu Tổ quốc (Việt Nam -Tổ quốc tôi) + Sống cùng thiên nhiên, bảo vệ môi trường (Giữ lấy màu xanh) + Bảo vệ an ninh, trật tự xã hội (Vì cuộc sống thanh bình) + Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc (Nhớ nguồn) + Thực hiện quyền bình đẳng nam, nữ (Nam và nữ) + Thực hiện quyền trẻ em (Những chủ nhân tương lai) + Bảo vệ hòa bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc (Cánh chim hòa bình) + Chống bệnh tật, lạc hậu, nghèo đói (Vì hạnh phúc con người) + Tuân thủ pháp luật, xây dựng xã hội văn minh tiên tiến (Người công dân). Qua khảo sát chương trình Tập đọc lớp 4, 5 chúng tôi nhận thấy việc dạy học Tập đọc kết hợp với việc giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm cho các em là một cơ hội dễ dàng và đầy ấn tượng. Mặc dù các chủ điểm khá phong phú và đa dạng, gắn với nhiều vấn đề khác nhau của đất nước, xã hội và trải rộng. Bên cạnh đó chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy qua mỗi bài Tập đọc vẫn tỏa sáng nhiều phẩm chất tốt đẹp mà người học cần đến. Với những biểu hiện của phẩm chất trung thực và trách nhiệm được định nghĩa trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (2018), chúng tôi đã khảo sát và hệ thống những nội dung có thể tích hợp gaios dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm trong chương trình Tập đọc lớp 4, 5 như sau : Bảng 1.1.
  • 20. 20 Nội dung tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm trong Tập đọc lớp 4 Stt Chủ điểm Tên bài Nội dung tích hợp giáo dục phẩm chất trách nhiệm Địa chỉ tích hợp 1 Măng mọc thẳng Thương người như thể thương thân Một người chính trực Giáo dục học sinh sự trung thực thông qua các việc làm không nhận của đút lót, không vì tình riêng Phần tổng kết bài 2 Tre Việt Nam Giáo dục học sinh sự chính trực thông qua các chi tiết không chịu mọc cong… Phần tìm hiểu bài 3 Những hạt thóc giống Giáo dục học sinh phẩm chất trung thực thông qua các việc làm nói thật, không nói dối Phần tìm hiểu bài 4 Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca Giáo dục học sinh yêu thương người thân, lòng trung thực thể hiện qua việc làm: nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. Giáo dục học sinh yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân thông qua các việc làm: cảm thấy dằn vặt, hối hận khi làm việc sai với người thân Phần tìm hiểu bài 5 Chị em tôi Giáo dục học sinh trung thực thông qua việc làm: không nói dối Phần tìm hiểu bài 6 Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Giáo dục học sinh bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công thể hiện trách nhiệm của bản thân với mọi người thông qua các chi tiết Dế Mèn bảo Nhà Trò: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Liên hệ giáo dục 7 Mẹ ốm Giáo dục học sinh yêu thương, hiếu thảo, biết ơn mẹ thể hiện trách nhiệm bản thân đối với mẹ thông qua các việc làm ngâm thơ, kể chuyện, múa ca, diễn kịch…để mẹ vui. Tình yêu thương của cậu bé dành cho mẹ được thể hiện qua những cụ thể Giới thiệu bài Tìm hiểu bài
  • 21. 21 nhưng lại rất dễ thương. Những việc làm của cậu bé trong bài thơ không những cho chúng ta thấy được lòng nhân ái của con người mà còn thể hiện được sự trách nhiệm của mình đối với người thân khi đau ốm, trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. 8 Truyện cổ nước mình Giáo dục học sinh có tấm lòng nhân hậu thông qua các câu truyện cổ Liên hệ giáo dục 9 Thư thăm bạn Giáo dục học sinh yêu thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn thể hiện trách nhiệm yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong tai họa Giới thiệu bài Tìm hiểu bài 10 Người ăn xin Giáo dục học sinh có tấm lòng nhân hậu thể hiện trách nhiệm với những nỗi bất hạnh thông qua các việc làm giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn Liên hệ giáo dục 11 Trên đôi cánh ước mơ Trung thu độc lập Giáo dục học sinh trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước Phần tổng kết bài 12 Thưa chuyện với mẹ Thông qua bài tập đọc “Thưa chuyện với mẹ” Tập đọc lớp 4 tập 1 tuần 9 trang 85 Cương đã hiểu được sự vất vả của mẹ, từ đó thêm yêu thương bố mẹ mình, có ý thức giúp đỡ những người thân trong gia đình, thể hiện được tình yêu thương của con cái đối với cha mẹ, Cương xin mẹ học nghề rèn để kiếm sống cũng là đỡ đần cho mẹ vì thương mẹ quá vất vả. Qua bài học này không những các em biết được lòng nhân ái mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ và phụ giúp gia đình. Phần tổng kết bài 13 Có chí thì nên Ông trạng thả diều Thông qua bài học GV tích hợp lồng ghép giáo dục cho học sinh, tính kiên trì Tích hợp trong phần
  • 22. 22 nhẫn nại; biết chịu khó trong mọi công việc và trách nhiệm với bản thân gia đình. giới thiệu bài, phần tìm hiểu bài và liên hệ thực tiễn bản thân. 14 “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi Giáo dục học sinh nghị lực và ý chí vươn lên thể hiện trách nhiệm khơi dậy lòng tự hào đân tộc giúp phát triển kinh tế Việt Nam qua các việc làm: Bạch Thái Bưởi đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc Việt Nam: cho người đến các bến tàu diễn thuyết, kêu gọi hành khách với khẩu hiệu “Người ta phải đi tàu ta” Phần tổng kết bài 15 Tiếng sáo diều Tuổi ngựa Giáo dục học sinh yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ thể hiện trách nhiệm của mình không được làm mẹ buồn, lo lắng qua lời “ngựa con nhắn nhủ với mẹ: Nhưng mẹ ơi, đừng buồn Dẫu cách núi cách rừng Dẫu cách sông cách biển Con tìm về với mẹ Phần tổng kết bài 16 Kéo co Giáo dục học sinh trách nhiệm giữ gìn, phát huy các trò chơi dân gian, thường xuyên tổ chức chơi các trò chơi dân gian Phần tổng kết bài 17 Người ta là hoa đất Bốn anh tài Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết, trách nhiệm giúp đỡ bản làng qua các việc làm của bốn anh tài chống yêu tinh Phần tổng kết bài 18 Trống đồng Đông Sơn Giáo dục học sinh tự hào với bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với văn hóa đặc sắc qua đó thể hiện tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ các cổ vật. Phần tổng kết bài
  • 23. 23 Bảng 1.2. Nội dung tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm trong Tập đọc lớp 5 Stt Chủ điểm Tên bài Nội dung tích hợp giáo dục phẩm chất trách nhiệm Địa chỉ tích hợp 1 Việt Nam – Tổ quốc em Thư gửi các học sinh Học sinh có trách nhiệm học tập (qua lời dạy của Bác: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, …) Tìm hiểu bài 2 Nghìn năm văn hiến Có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của dân tộc Liên hệ, giáo dục 3 Lòng dân Có trách nhiệm bảo vệ cán bộ, học sinh biết quan tâm bảo vệ mọi người xung quanh Tìm hiểu bài, liên hệ thực tế 4 Cánh chim hòa bình Những con sếu bằng giấy Thấu hiểu nổi lòng của Xa-xa-cô (trẻ em trên toàn thế giới gấp sếu gửi cho Xa-xa- cô) Có trách nhiệm bảo vệ hòa bình (cùng nhau góp tiền xây tượng đài) Tìm hiểu bài, liên hệ thực tế 5 Ê-mi-li con Thể hiện trách nhiệm của một con người vì hòa bình (chú Mo-ri-xơn tự thiêu lên án cuộc chiến tranh Mĩ xâm lược Việt Nam) Biết nghĩ về những người xung quanh Giới thiệu bài, tìm hiểu bài 6 Con ngƣời với thiên nhiên Những người bạn tốt Trung thực với lời nói của mình (qua lời tâu của A-ri-ôn với vua) Giới thiệu bài Tìm hiểu bài 7 Kì diệu rừng xanh Có trách nhiệm yêu quý và bảo vệ thiên nhiên đa sắc màu Liên hệ giáo dục 8 Cái gì quý nhất Trung thực trong tranh luận (biết bảo vệ quan điểm của mình) Có trách nhiệm với người lao động (hiểu lời giải thích của thầy giáo) Giới thiệu bài Tìm hiểu bài 9 Đất Cà Mau Biết yêu quý mãnh đất cuối cùng của Tổ Liên hệ
  • 24. 24 quốc giáo dục 10 Chuyện một khu vườn nhỏ Trung thực trong lời nói (kể) của mình (Thu mách với Hà là ban công nhà Thu có chim đến mà Hà không tin) Giới thiệu bài Tìm hiểu bài 11 Hành trình của bầy ong Có trách nhiệm với bản thân, chăm chỉ, đoàn kết như những chú ong nhỏ dễ thương Liên hệ giáo dục 12 Người gác rừng tí hon Thể hiện được trách nhiệm của mình trước những việc làm không tốt của người khác (bạn nhỏ phát hiện tự tham gia bắt bọn trộm gỗ), phối hợp với chú công an rất tốt Giới thiệu bài Tìm hiểu bài 13 Trồng rừng ngập mặn Có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên rừng Liên hệ giáo dục 14 Vì hạnh phúc con ngƣời Chuổi ngọc lam Trung thực với chính mình và người khác (cô bé Gioan mua chuỗi ngọc lam với tất cả tiền tiết kiệm của mình) Giới thiệu và tìm hiểu bài 15 Hạt gạo làng ta Có trách nhiệm giữ gìn yêu quý hạt gạo của đất nước mình (gọi hạt gạo là hạt vàng làng ta) Giáo dục liên hệ 16 Buôn Chư Lênh dón cô giáo Đức tính trung thực là đáng quý, có trách nhiệm với việc học của mình (cô giáo Y Hoa chém rất sâu vào cột nhà, Cả buôn làng rất vui mừng khi thấy chữ cô giáo) Giới thiệu và tìm hiểu bài 17 Thầy thuốc như mẹ hiền Có trách nhiệm với những người xung quanh (Lãn Ông chữa bệnh cho dân nghèo) Tìm hiểu bài 18 Ngu Công xã Trịnh Tường Có trách nhiệm, có nghị lực sẽ làm nên việc lớn có ích Tìm hiểu bài 19 Ca dao về lao động sản xuất Có tinh thần trách nhiệm, lạc quan Tìm hiểu bài 20 Ngƣời công dân Người công dân số một Phải trung thực và có trách nhiệm, yêu quý Bác Hồ (Bác đã tìm ra con đường cứu nước) Giáo dục liên hệ 21 Thái sư Trần Thủ Trung thực với việc làm của mình, biết Tìm hiểu
  • 25. 25 Độ tôn trộng người khác (ban thưởng cho người biết giữ phép nước) bài 22 Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng Phẩm chất trách nhiệm của một công dân (trả lời nội dung câu hỏi 3) Tìm hiểu bài. Liên hệ dục 23 Trí dũng song toàn Thể hiện đúng trách nhiệm của mình khi nhận nhiệm vụ (sự đối dáp thông minh của đại thần đã mang lại lợi ích cho đất nước) Liên hệ giáo dục 24 Tiếng rao đêm Trách nhiệm của mỗi người trong cuộc sống (trả lời câu hỏi 4) Giới thiệu bài, liên hệ giáo dục 25 Vì cuộc sống thanh bình Lập làng giữ biển Trách nhiệm của mỗi công dân đối với biển đảo quê hương (cả nhà Nhụ ra lập làng sống ở đảo khơi) Liên hệ giáo dục 26 Phân xữ tài tình Phải trung thực trong từng việc làm của mình, đó mới là người tốt (gian dối lấy cắp đồ của người khác là không trung thực) Liên hệ giáo dục 27 Chú đi tuần Phải có tránh nhiệm học tập để không phụ lòng mong đợi của thế hệ đi trước chăm lo cho mình (trả lời câu hỏi 3, học thuộc câu thơ: Mai các cháu học hành tiến bộ Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay) Tìm hiểu bài, liên hệ giáo dục 28 Luật tục xưa của người Ê-đê Trung thực là một đức tính tốt của con người Liên hệ giáo dục 29 Hộp thư mật Trách nhiệm của mỗi người khi làm việc (anh Hai Long đã hoàn thành nhiệm vụ tình báo của mình) Liên hệ giáo dục 30 Nghĩa thầy trò Có trách nhiệm nhớ ơn thầy cô (đức tính tôn sư trọng đạo) Giới thiệu bài Liên hệ giáo dục 31 Tranh làng Hồ Có trách nhiệm giữu gìn những nét đẹp của tranh dân gian làng Hồ Liên hệ giáo dục 32 Đất nước Trách nhiệm yêu mến đất nước, tự hào Tìm hiểu
  • 26. 26 về truyền thống dân tộc (trả lời câu hỏi 3 của bài) bài Liên hệ giáo dục 33 Nam và nữ Một vụ đắm tàu Khi bạn bị thương, Giu-li-ét-ta lo lắng ân cần băng bó vết thương cho bạn. Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô cho thấy Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn. Có trách nhiệm với bản thân và bạn bè 34 Con gái Đi học về Mơ giúp mẹ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm trong khi các bạn trai còn mải đi đá bóng. Bố đi công tác, mẹ lại mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ đặc biệt là Mơ đã dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan, các em cũng có suy nghĩ sinh con là trai hay gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó phải ngoan ngoãn, hiếu thảo làm vui lòng cha mẹ. Tích hợp giáo dục học sinh đức tính của bạn Mơ không những biết quan tâm người khác, sẵn sàng cứu bạn mà còn là một cô bé có trách nhiệm với gia đình là một người chị. 35 Bầm ơi Tích hợp giáo dục học sinh phải biết quan tâm quan tâm người khác, đừng để người mình yêu thương phải lo lắng cho mình. Trách nhiệm với bản thân 36 Luật bảo vệ căm sóc và giáo dục trẻ em Giáo dục các em về quyền và bổn phận của mình để có trách nhiệm phải chăm chỉ học tập Bảng 1.1. Nội dung tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực Trong Tập đọc lớp 4 Stt Chủ điểm Tên bài Nội dung tích hợp giáo Địa chỉ tích
  • 27. 27 dục phẩm chất trung thực hợp 1 Bảng 1.2. Nội dung tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực Trong Tập đọc lớp 5 Stt Chủ điểm Tên bài Nội dung tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực Địa chỉ tích hợp 1 Bảng 1.3. Nội dung tích hợp giáo dục phẩm chất trách nhiệm trong Tập đọc lớp 4 Stt Chủ điểm Tên bài Nội dung tích hợp giáo dục phẩm chất trách nhiệm Địa chỉ tích hợp 1 Bảng 1.4. Nội dung tích hợp giáo dục phẩm chất trách nhiệm trong Tập đọc lớp 5 Stt Chủ điểm Tên bài Nội dung tích hợp giáo dục phẩm chất trách nhiệm Địa chỉ tích hợp 1 1.2.1.2. Nguyên tắc tích hợp giáo dục phẩm chất trong giờ học đọc 1.2.2. Thực trạng tích hợp giáo dục phẩm chất trong giờ Tập đọc lớp 4, 5 Chúng tôi đã tiến hành khảo sát bàng phiếu hỏi đối với 4 giáo viên giảng dạy Tiếng Việt lớp 4, 5 tại Trường Tiểu hoc Điền Hương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế nơi tôi công tác. Khi chúng tôi hỏi về vấn đề dạy học môn Tiếng Việt mà có lồng ghép giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm cho học sinh lớp 4, 5, thì tất cả giáo viên trường tôi đều nhận thức được tầm quan trọng của việc tích hợp giáo dục phẩm chất cho học sinh. Hầu như tất cả các thầy cô lâu nay cứ nghĩ và cho rằng việc giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm cho học sinh thường ở việc dạy học môn Đạo đức. Tuy nhiên, nếu dạy Tập đọc 4, 5 mà có lồng ghép đồng thời để tích hợp để giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm cũng sẽ dễ dàng thực hiện vì nội dung các tác phẩm, văn bản Tập đọc ở các khối lớp này đều có nhiệu nội dung mà khi chúng ta triển khai tích hợp khá lí tưởng. Bên cạnh đó, giáo viên cũng đã nêu ra nhiều khó khăn trong quá trình dạy học như: khả năng nhận diện các vấn đề giáo dục phẩm
  • 28. 28 chất trong hoạt động đọc, trong văn bản của học sinh, những tác phẩm có nội dung tích hợp rõ ràng thì giáo viên dễ dàng phát hiện, có nhiều tác phẩm giáo viên cứ nghĩ rằng tích hợp giáo dục phẩm chất này nhưng không hề nghĩ đến có thể giáo dục phẩm chất khác thông qua bài đọc đó, thời gian lên lớp không có nhiều, việc xác định nội dung và thời điểm để tích hợp gặp khó khăn,…Chính vì thế, các giáo viên ít có thể thực hiện việc giáo dục phẩm chất cho học sinh trong suốt toàn bộ hành trình dạy các văn bản đọc hiểu các bài Tập đọc được. Các giáo viên khối 4, 5 cũng cho rằng, nên và sẽ thường xuyên được thực hiện việc giáo dục phẩm chất vào cuối mỗi tiết học. Cũng có giáo viên lại cho rằng, tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm (hay bất cứ phẩm chất, kĩ năng nào) chúng ta cũng cần thực hiện ngay khi tìm hiểu các chi tiết, hình ảnh mà có hàm chứa thông điệp chúng ta cần hướng tới và chuyển tải cho học sinh. Chẳng hạn như, khi chúng ta cần nhấn mạnh tính trung thực của cậu bé Chôm trong bài “Những hạt thóc giống” SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 46, ngay sau khi chúng ta hỏi câu hỏi Hành động của chú bé Chôm có gì khác so với mọi người? Khi học sinh trả lời xong, giáo viên cần giáo dục lồng ghép tích hợp phẩm chất trung trực cho học sinh. Thầy Cao Chánh Quý giảng dạy lớp 5/2 Trường Tiểu học Điền Hương cho rằng việc giáo dục phẩm chất cho học sinh không phải là mới, thật ra thì từ lâu chúng ta đã giáo dục cho học sinh và thường là đưa vào phần liên hệ thực tế phần cuối bài, thầy cũng cho rằng việc giáo dục phẩm chất cho học sinh không biết nên đưa vào như thế nào cho phù hợp, thầy băn khoăn vì quy trình tiết Tập đọc vốn dĩ rất dài, sợ thời gian không đảm bảo. Bên cạnh đó, thầy Hồ Phong Vũ giáo viên giảng dạy lớp 4/1 Trường Tiểu học Điền Hương việc nghiên cứu từng bài dạy cụ thể thì cần giáo dục cho học sinh phẩm chất gì cũng còn gặp khó khăn vì hầu như các phẩm chất cứ đan xen nhau, một bài có thể giáo dục nhiều phẩm chất, học sinh vùng nông thôn cũng còn chậm so với các trường thành phố, cách phát âm của địa phương ảnh hưởng của phương ngữ thổ ngữ vùng miền gặp lỗi khi phát âm, nên giáo viên tập trung luyện đọc và chữa lỗi cũng mất nhều thời gian. Cô giáo Lê Thị Kim Đức tổ trưởng chuyên môn 4,5 Trường Tiểu học Điền Hương thì cho rằng, lâu nay các bài học vốn dĩ đã thể hiện các phẩm chất để chúng ta cần giáo dục cho học sinh, chúng ta đang thực hiện Thông tư 22 của Bộ giáo dục & Đào tạo ban hành …. Đã đưa ra 4 phẩm chất mà chúng ta cần giáo dục cho học sinh: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kĩ luật; đoàn kết, yêu thương. Biểu hiện của sự trung thực cũng đã thể hiện rõ như HS thể hiện sự thật thà, ghét sự gian dối; HS luôn nói đúng về sự việc, không nói sai về người khác; HS tôn trọng cam kết, giữ đúng lời hứa. Biểu hiện của sự trách nhiệm: HS luôn nỗ lực, có trách nhiệm trong học tập, rèn luyện bản thân, HS tự chịu trách nhiệm, không đổ lỗi, sẵn sàng nhận
  • 29. 29 lỗi khi làm sai. Cô cũng cho rằng việc giáo dục, việc giáo dục phẩm chất hiện nay trong các bài Tập đọc vẫn còn chung chung, chưa cụ thể và còn khá gượng gạo. Những bài Tập đọc là văn xuôi miêu tả thường được gắn với nhiệm vụ giáo dục “tích hợp bảo vệ môi trường”, trong đó những bài học đa phần đều giáo dục trách nhiệm của bản thân, trách nhiệm với gia đình, xã hôi… cũng là tích hợp trách nhiệm. Cái “tích hợp” như thế nên theo cô học sinh sẽ trả lời một cách khuôn mẫu, lúc nào cũng “em cố gắng học tập thật giỏi”, các em không trả lời bằng sự trải nghiệm bằng chính cảm xúc cuộc sống của các em. Còn giáo viên sẽ nhầm lẫn giữa việc giáo dục trách nhiệm cho học sinh, chính vì bản chất của từng bài đọc mặc dù cũng giáo dục trách nhiệm nhưng mỗi trách nhiệm giáo viên cần định hướng cách giáo dục khác nhau. Mỗi đức tính “trung thực” của mỗi tác phẩm cũng khác nhau. Chúng tôi đã dự giờ 4 tiêt Tập đọc, trong đó 2 tiết lớp 4 và 2 tiết lớp 5. Sau khi dự giờ và chúng tôi đã tiến hành tổ chức chuyên đề trao đổi dạy học tích hợp giáo dục phẩm chất qua môn Tập đọc. Chúng tôi nhận thấy, việc dạy học tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm vẫn còn nhiều thiếu sót, cách thức giáo viên chọn địa chỉ để tích hợp (phần giới thiệu bài, phần tìm hiểu bài, kết thúc bài), khai thác sâu những vấn đề cụ thể gắn với nội dung của từng bài học chưa được chú ý. Vẫn là giáo dục trách nhiệm nhưng trong “Hành trình của bầy ong”, trách nhiệm ấy gắn với sự đoàn kết chăm chỉ, đem đến những mật ngọt cho đời theo năm tháng khi những mùa hoa đã tàn phai “chắt trong vị ngọt mùi hương, lặng thầm thay những con đường ong bay, trải qua mưa nắng vơi đầy, men trời đất đủ làm say đất trời, bầy ong giữ hộ cho người, những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày. Mỗi học sinh như một chú ong nhỏ dễ thương chăm chỉ, đoàn kết, trách nhiệm. Bài thơ không hề nhắc đến sự phân chia trách nhiệm cụ thể cho từng chú ong. Trong khí đó bài văn “Người gác rừng tí hon” sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1 tuần 13 trang 124 giáo dục sự trách nhiệm khác “sau nghi nghe em báo tin có bọn trộm gỗ, các chú công an dặn dò em cách phối hợp với các chú để bắt bọn trộm, thu lại gỗ” trách nhiệm của bạn nhỏ “phối hợp” tức là kết hợp, cùng hành động hoặc hoạt động hỗ trợ lẫn nhau, phối hợp hết sức ăn ý, bảo vệ rừng. Nếu khi người giáo vin hỏi các em có trách nhiệm gì và liên hệ trong thực tiễn, thì chắc hẵn các em cứ trả lời nào là học hành chăm chỉ, nào là phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong lớp,… Còn qua bài “Một người chính trực” chúng ta giáo dục học sinh sự trung thực thông qua các việc làm không nhận của đút lót, không vì tình riêng. Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện ở chỗ ông không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông Tô Hiến Thành cương quyết làm theo di chiếu, lập thái tử Long Cán lên làm vua. Còn sự trung thực ở bài Tập đọc Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca (trang 55 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) giáo dục học sinh
  • 30. 30 yêu thương người thân, lòng trung thực thể hiện qua việc làm: nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. Rõ ràng, chúng ta muốn đạt hiệu quả về việc giáo dục tích hợp cao hơn thì chúng ta cần phải nỗ lực để nghiên cứu bài, thâm nhập văn bản, dùng những trải nghiệm thực tế của bản thân để có thể nhận diện được vấn đề cần giáo dục và còn có thể định hướng đúng đắn cho học sinh trong cách liên hệ cụ thể qua việc trải nghiệm của bản thân thì các em mới có thể trả lời bằng chính cảm xúc của mình được, khi đó hiệu quả của việc giáo dục sẽ cao. Bên cạnh đó, người giáo viên cũng cần phải đặt mục tiêu đối với từng bài dạy cụ thể, cần phải xác định chính xác tích hợp phẩm chất gì, nội dung gì, thờ điểm nào, cách thức tổ chức lớp học, phương pháp dẫn dắt (tổ chức trò chơi, tình huống…). Mặc khác, chính học sinh sẽ là người đồng hành cùng với giáo viên giải mã những bài học đạo đức trong từng tác phẩm và là là những người đồng hành sáng tạo của chúng ta.
  • 31. 31 Chƣơng 2 THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẬP ĐỌC NHẰM TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHẨM CHẤT TRUNG THỰC VÀ TRÁCH NHIỆM CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 2.1. Nguyên tắc thiết kế 2.1.1. Đảm bảo mục tiêu và nguyên tắc tích hợp giáo dục phẩm chất Khi chúng ta xây dựng một biện pháp dạy học, chúng ta cần căn cứ vòa mục tiêu bài học, phân môn. Ở chương trình lớp 4, 5, đối với phân môn Tập đọc có yêu cầu cao hơn về năng lực đọc, các em phải xá định được chủ thể bài học, phải hiểu được và ghi nhớ thông tin một cách chính xác. Đồng thời những mục tiêu lớn như hình thành thành nhân cách, giáo dục phẩm chất chúng ta cũng cần đặt ra trong bài học, chúng ta cần tập trung hướng đến việc giáo dục phẩm chất cho các em thông qua tập đọc. Mỗi tác phẩm, văn bản khi các em học sẽ giáo dục cho học sinh một hay nhiều phẩm chất khác nhau. có nhiều tác phẩm chúng ta mới nhìn vào chỉ cảm nhận và hiểu là cần phải giáo dục một phẩm chất nhân ái. Tuy nhiên chúng ta nghiên cứu tìm hiểu sâu sẽ nhận thấy cốt lõi của bài vẫn có thể giáo dục cho các em nhiều phâm chất khác. Khi chúng ta dạy kết thúc một văn bản, một tác phẩm, người giáo viên không chỉ giup cho các em hiểu được nội dung của văn bản đó là cái gì? như thế nào? Mà còn tích hợp chuyển tải các thông điệp đó một cách nhẹ nhàng, tươi mới, hấp dẫn cho các em. Người giáo viên phải cần xác định được sau bài học thì học sinh rút ra những bài học gì và ứng dụng vào thực tiễn như thế nào, các em học được đức tính gì và giáo dục học sinh phẩm chất nào. Mục đích, yêu cầu của từng bài dạy cụ thể là cơ sở để giáo viên phải tìm ra các biện pháp thích hợp. Bên cạnh đó, người giáo viên cũng phải cần xem xét nội dung các biện pháp phù hợp với thời gian của tiết học và các hoạt động. Có bài học chúng ta cần tích hợp vào hoạt động giới thiệu bài, tìm hiểu bài, có bài thì hoạt động kết thúc bài học. Khi tìm hiểu thực trạng dạy học tích hợp phẩm chất trung thực và trách nhiệm trong tập đọc lớp 4, 5, nhiều giáo viên trao đổi và chia sẻ không thể thực hiện được tích hợp giáo dục các phẩm chất vì thời gian trong một tiết học ít, nội dung tiết tập đọc dài, kiến thức cần truyền tải đến các em lại rất nhiều. Bên cạnh đó, chúng tôi lại cho rằng, vốn dĩ hoạt động tích hợp có thể chuyển tải đến học sinh một ách nhẹ nhàng, tự nhiên, đôi thi chúng ta xen lẫn vào các hoạt động mà không nhất thiết phải là một hoạt động tách rời độc lập. Nói cách khác, mục tiêu tích hợp không chỉ gắn vào mục tiêu của bải học , mà chính là hòa trộn trong từng mục tiêu của giờ học tập đọc như tích hợp qua phát triển kĩ năng đọc thành tiếng - đọc diễn cảm, tích hợp qua kĩ năng đọc hiểu – tìm hiểu bài. Bám sát mục tiêu vầ yêu cầu của từng phân môn, yêu cầu của từng
  • 32. 32 bài học, người giáo viên sẻ xác định một cách chính xác và thực hiện các biện pháp tích hợp giáo dục phẩm chất cho các em một cách nhẹ nhàng, tự nhiên mà lại hiệu quả. 2.1.2. Đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, tính hấp dẫn Tính hệ thống thể hiện ở việc phải tôn trọng nội dung của các bài học, chúng ta chỉ dựa vòa đó để đề xuất các biện pháp thích hợp. Các biện pháp mà chúng ta đưa ra phải lãm rõ hơn nội dung bài học, chúng ta có thể mở rộng nhng không được dàn trải và tránh lan man, thiếu trọng điểm, không đúng trọng tâm của bài. Chẳng hạnh như khi xấy dựng hệ thống câu hỏi để tìm hiểu bài nhằm tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực, trách nhiệm cho học sinh chúng ta cần phải sắp xếp theo trình tự nhất định, tạo được tính kết nối giữa các đơn vị trong bài. Người giáo viên cần lấy văn bản làm phương tiệ, mục đích, làm tâm điểm để đề xuất hay thực hiện các ện pháp. Mặt khác, các biện pháp người giáo viên đưa ra cũng phải thống nhất với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, làm sao để một bài dạy chúng ta có thể sử dụng được nhiều biện pháp tích hợp giáo dục phẩm chất nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học phân môn Tập đọc, các em vừa nắm được nội dung của bài mà còn hiểu được những vấn đề tích hợp giáo dục phẩm chất mà người giáo viên muốn truyền tải. Các biện pháp đề xuất cũng cần đảm bảo tính khoa học, đó là sự phù hợp giữa nội dung và phương pháp, sự logic trong cách lựa chọn thờ điểm và hình thức mà chúng ta thực hiện. Các biện pháp mà chúng ta xây dựng phải dựa trên cơ sở lí luận, nền tảng khoa học một cách chính xác. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến mục đích học tập: Học để làm việc, làm người, làm cán bộ; học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại; học để xây dựng chủ nghĩa xã hội, cải tạo con người. Do đó, học phải kết hợp với thực hành, học và hành phải thống nhất với nhau. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ rõ lý luận và thực tiễn gắn bó chặt chẽ với nhau, Trong quá trình giảng dạy, nếu chỉ có trình bày lý luận mà không gắn với thực tiễn, tri thức khoa học với kinh nghiệm, thì người học không thể nhận thức được thực chất của lý luận và do vậy không thể vận dụng vào giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn. Vì vậy, cần khắc phục tình trạng giảng dạy chỉ lý thuyết suông, xa rời thực tiễn chuyên môn nghề nghiệp của người học. Tính khoa học cũng phải luôn đi kèm với tính thực tiễn bởi vì nội dung và phương pháp dạy học cũng phụ thuộc vào thực tiễn của từng vùng miền. Nếu chúng ta không xuất phát từ thực tiễn, các biện pháp mà chúng ta đưa ra chỉ mãi mãi ở góc độ lí luận góc độ âm thầm, lặng lẽ của nó. Người giáo viên cũng cần phải dựa vào tính khoa học và tính thực tiễn để linh hoạt trong cách đề xuất và đưa ra các biện pháp vận dụng tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm cho học sinh, để đưa các biện pháp vào ứng dụng đem lại hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn.
  • 33. 33 Một trong những yếu tố quan trọng khi chúng ta thực hiện các hoạt động mà thành công hay không là mức độ hứng thú của người học. Các em tiếp cận từng hoạt động và tiếp thu nhịp nhàng và hăng say. Tính hấp dẫn thể hiện ở sự đa dạng, phong phú về hình thức và cấu trúc. Do vậy, khi chúng ta thiết kế các hoạt động dạy học mà sử dụng các biện pháp tích hợp nhằm giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm cho học sinh chúng ta cần đa dạng, phong phú và hấp dẫn thì sẽ kích thích được sự hưng thú của học sinh trong quá trình truyền thụ kiến thức. Một khi các em hứng thú, say mê thì chúng ta truyền thụ kiến thức và giáo dục các em một cách tự nhiên, không áp đặt và gò ép. Quá trình tìm hiểu tác phẩm văn bản sẽ diễn ra một cách thuận lơi khi các em được học kết hợp với chơi, chơi kết hợp với học. Điều quan trọng là làm sao khi tâm lí các em khi học không nặng nề, áp lực mà quá trình học diễn ra một cách tự nhiên quen thuộc, công việc giáo dục phẩm chất thuận lợi dễ dàng hơn. Như vậy, học sinh sẽ tự động chiếm lĩnh tri thức, từ đó các em sẽ phát huy hết khả năng và năng lực của mình một cách tự do thoải. Để làm được điều này, đòi hỏi các biện pháp cần đa dạng và hấp dẫn cả về hình thức lẫn nội dung khi đó học sinh sẽ lĩnh hội một cách tự nhiên thoải mái. Phương pháp giảng dạy của người giáo viên là vô cùng quan trọng, những lời dẫn dắt và chuyển tiếp các hoạt động một cách nhịp nhàng cũng tăng thêm hứng thú cho các em. Chẳng hạn như, khi giáo viên bắt đầu vào bài dạy, mở đầu bài học, giáo viên dẫn dắt để giới thiệu bài, qua lời giới thiệu cũng sẽ tạo cho các em tâm thế thoiar mái, hăng say và có định hướng cho mình được trong bài học mình sẽ tiếp thu cái gì, rút ra được bài học gì. Chính vì chúng ta nhận thấy việc giáo dục phẩm chất của chúng ta có thể tích hợp vào hoạt động giới thiệu bài, hoạt động tìm hiểu bài, hoạt động kết bài. Giáo viên cũng cần thay đổi hình thức dạy học, việc tổ chức các hoạt động thành công không chỉ phương pháp dạy học mà hình thức tổ chức cũng rất quan trọng. Những lời nói giới thiệu thông thường, giáo viên cũng có thể thay đổi bằng cách cho các em xem tranh ảnh, video, một trò chơi hay một tình huống gây bất ngờ cho các em... khi đó không khí lớp học sẽ diễn ra thoải mái, sôi nỗi, việc tiếp nhận thông tin kiến thức sẽ dễ dàng. Khi chúng ta tổ chức các hoạt động mà có điểm tựa này sẽ tạo cho chúng ta thuận lợi hơn việc tích hợp giáo dục phẩm chất khi các em từng bước đi sâu vào các hoạt động của bài học. Hay với việc xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu, cảm thụ văn học, chúng ta cần thiết kế theo nhiều hình thức khác nhau như tự luận, trắc nghiệm, tổ chức trò chơi, tạo các tình huống...để tăng cường sự chú ý ghi nhớ, tạo cho các em sự say mê hứng thú tiếp nhận kiến thức thông điệp giáo dục mà giáo viên truyền thụ. Tính hấp dẫn còn nằm ở việc, nội dung tích hợp thực sự cụ thể, những gì gần gũi xung quanh các em, rât sống động vừa là chính của nội dung bài học mà học sinh sẽ phải tiếp thu. Khi các em bất ngờ nhận ra được những điều bình dị nhất về tình
  • 34. 34 yêu thương con người, trung thực mạnh dạn nói lên ý kiến của mình trước người thân, bạn bè, thầy cô và những người khác, có trách nhiệm với bản thân gia đình xã hội và thiên nhiên các em sẽ có cảm xúc thực sự, các em sẽ bị hấp dẫn lôi cuốn bởi những vẻ đẹp toát lên từ những bài thơ, những câu văn, từ từng hình ảnh, từng nhân vật. Phẩm chất là cái làm nên giá trị của con người, và đã thấm sâu trong các mối quan hệ từ gia đình, bạn bè, xóm làng, và xã hội. 2.1.3. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm lí và trình độ đọc của học sinh lớp 4, 5 Khi chúng ta xây dựng các biện pháp dạy học tích hợp để giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm cho các em, chúng ta muốn phát huy tốt vai trò chủ thể của người học, các em tiếp thu lĩnh hội kiến thức một cách nhịp nhàng thì chúng ta cũng phải chú ý đến tính vừa sức và phù hợp với tâm lí của học sinh. Các biện pháp mà chúng ta thiết kế để tích hợp không nên dễ dàng quá dẫn đến các em sẽ nhàm chán. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải quan tâm đến các em, không nên đưa ra các kiến thức quá xa vời hay quá khó đối với các em thì chúng ta cũng gây căng thẳng, tâm lí các em lo lắng không thoải mái sẽ giảm mức hứng thú của các em dẫn đến hiệu quả tiết dạy không cao. Trong dạy học, chúng ta cần tìm hiểu các đối tượng học sinh, đưa ra các câu hỏi và giảng bài vừ tầm với các em. Giáo viên cần phải lưu ý yêu cầu và thời gian đặt ra cho tiết dạy. Các câu hỏi đưa ra cần chú ý đến các đối tượng học sinh 2.2. Quy trình thiết kế hoạt động dạy học Tập đọc nhằm tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm cho học sinh lớp 4, 5 2.2.1. Xác định kết quả mong đợi 2.2.2. Xác định địa chỉ tích hợp 2.2.3. Xây dựng kế hoạch và nội dung tích hợp 2.2.4. Kiểm tra, hiệu chỉnh và hoàn thiện các hoạt động dạy học 2.3. Một số hình thức tổ chức hoạt động dạy họcTập đọc nhằm tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm cho học sinh lớp 4, 5 2.3.1. Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua hoạt động đọc hiểu 2.3.1.1. Mục đích 2.3.1.2. Điều kiện tổ chức hoạt động 2.3.1.3. Các hoạt động cơ bản 2.3.1.4. Hướng dẫn thực hiện 2.3.2. Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua hoạt động ứng dụng 2.3.1.1. Mục đích 2.3.1.2. Điều kiện tổ chức hoạt động 2.3.1.3. Các hoạt động cơ bản 2.3.1.4. Hướng dẫn thực hiện
  • 35. 35 2.3.4. Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua hoạt động đọc - trải nghiệm 2.3.1.1. Mục đích 2.3.1.2. Điều kiện tổ chức hoạt động 2.3.1.3. Các hoạt động cơ bản 2.3.1.4. Hướng dẫn thực hiện
  • 36. 36 Chƣơng 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm 3.2. Giải thuyết thực nghiệm 3.3. Đối tƣợng và phạm vi thực nghiệm 3.3.1. Đối tượng thực nghiệm 3.3.2. Phạm vi thực nghiệm 3.4. Phƣơng pháp đánh giá thực nghiệm 3.5. Kế hoạch thực nghiệm Qua lí luận và thực tiễn dạy học, chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng và cần thiết của các biện pháp nhằm giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm cho học sinh lớp 4, 5 qua phân môn Tập đọc. Trong phạm vi đề tài cũng như thời gian của chúng tôi có hạn nên chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm 4 tiết trên 4 lớp của Trường chúng tôi công tác. - Thực nghiệm giảng dạy: + Giáo án 1: Hành trình của bầy ong (Tiếng Việt lớp 5, tập 1, trang 117). Dạy thực nghiệm tại lớp 5/2 Trường Tiểu học Điền Hương. Giáo án thiết kế tích hợp chủ yếu thực hiện các biện pháp: *Giáo dục các phẩm chất: chăm chỉ, cần cù, sáng tạo, đoàn kết, trách nhiệm,... cho HS. * Xây dựng hệ thống câu hỏi giúp tích hợp phẩm chất trách nhiệm cho học sinh. * Liên hệ thực tiễn: Bắt nhịp từ văn học sang liên hệ thực tế cá nhân trong học tập phải chăm chỉ, đoàn kết, trách nhiệm như những chú ong nhỏ. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TẬP ĐỌC - LỚP 5 BÀI: HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG Nguyễn Đức Mậu I. Mục tiêu: - Biết đọc lưu loát và diễn cảm bài thơ, giọng trải dài, tha thiết, cảm hứng ca ngợi những phẩm chất cao quý, đáng kính trọng của bầy ong. Ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát.
  • 37. 37 - Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: Cần cù làm việc, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài. * Học sinh năng khiếu thuộc và đọc diễn cảm được toàn bài. - Mục tiêu tích hợp: Giáo dục các phẩm chất: chăm chỉ, cần cù, sáng tạo, đoàn kết, trách nhiệm,... cho HS. - Địa chỉ tích hợp: Tích hợp trong phần giới thiệu bài, trả lời các câu hỏi trong phần tìm hiểu bài, thực hành đọc diễn cảm và liên hệ thực tiễn bản thân. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy - học: - Ứng dụng CNTT hỗ trợ dạy học. - Học sinh: SGK III. Phƣơng pháp : - Đàm thoại, trực quan, thảo luận,... IV. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) “Mùa thảo quả” Câu 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ? - GV gọi HS lên trước lớp đọc bài và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, tuyên dương HS đọc hay và trả lời đúng. - Nhận xét bài cũ, tuyên dương HS. B. Bài mới : - 1 HS lên trước lớp đọc đoạn 1 của bài và trả lời câu hỏi. 1. Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng hương thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng thơm. - HS khác nhận xét bạn. - HS trả lời các câu hỏi của GV
  • 38. 38 1. Giới thiệu bài : (2 phút) - GV giới thiệu tranh của bài học; gợi ý cho HS nói những điều em biết về loài ong. - Qua bài học hôm nay “Hành trình của bầy ong” của nhà thơ (Nguyễn Đức Mậu) các em cùng tìm hiểu xem loài ong có những phẩm chất gì, chúng có ích như thế nào nhé. - GV ghi đề bài và tác giả lên bảng lớp. 2. Luyện đọc: (7 phút) - GV gọi 1 HS đọc to toàn bài. H: Các em chú ý đọc thầm và chia đoạn. - Yêu cầu học sinh cho biết bài tập đọc có thể chia làm mấy đoạn? - Giáo viên chốt lại: - GV cho HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ theo thứ tự lần 1. - Yêu cầu học sinh tìm các từ khó trong bài. - GV kết hợp nhận xét và sửa lỗi phát âm, giọng đọc, cách ngắt nhịp thơ cho HS. - GV gọi 1 HS đọc phần chú giải trong SGK. - GV kết hợp giải nghĩa từ khó có ở trong bài (hành trình, thăm thẳm) Ví dụ: HS nêu “Ong là con vật chăm chỉ, chuyên cần, làm nhiều việc có ích cho đời, hút nhụy hoa làm nên mật ngọt cho người, thụ phấn làm cho cây đơm hoa kết trái; rất đoàn kết, có tổ chức,...” - HS chú ý lắng nghe. - 1 HS đọc toàn bài cả lớp chú ý đọc thầm theo. - Bài này gồm có 4 khổ thơ. - Từng tốp 4 HS đọc tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ. - Học sinh tìm và nêu: đẫm, rừng sâu, hoa ban, chắn bão, giữ hộ… - 1 HS đọc các từ ở phần chú giải. - HS hiểu thêm từ khó có ở trong bài (hành trình, thăm thẳm) - HS hiểu 2 câu thơ