SlideShare a Scribd company logo
1 of 35
- 1 -
Nội dung Trang
Phần 1: Mở đầu
1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm 3
2. Mục đíchcủa sáng kiến 5
3. Phạm vi, đốitượng áp dụng của sáng kiến 5
4. Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến 5
Phần 2: Nội dung
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến 6
II. Thực trạng của vấn đề 8
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 10
IV. Hiệu quả của sáng kiến 19
Phần 3: Kết luận và kiến nghị 23
Tài liệu tham khảo 25
Trang
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
=====***=====
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên sáng kiến:Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm
chính luận hiện đại Việt Nam
Tác giả sáng kiến: Từ Thị Kim Tuyến
Mã sáng kiến: 095104
Tam Dương, tháng 12 năm 2017
- 2 -
1. Lí do chọn đề tài:
Môn Ngữ văn có vị trí quan trọng trong nhà trường bởi chức năng đặc biệt của
nó. Nhà văn Mác-xim-Go-rơ-ki từng nói “Văn học là nhân học” dạy học văn là dạy
người ta cách sống, cách làm người, cách ăn ở thủy chung, nhân hậu, biết trọng nghĩa
khinh tài, biết yêu điều ngay thẳng và ghét sự độc ác, phản trắc, thiếu trung thực, gian
tà. Đồng thời nó cũng là tiếng gọi cứu nước thấm đượm ý chí kiên cường chống giặc
ngoại xâm, tràn ngập tình cảm anh hùng, khích lệ tinh thần dân tộc và lòng dũng cảm
của mọi người, cổ vũ mọi người đóng góp hy sinh cho Tổ quốc, cho sự nghệp chung.
Đó chính là giá trị văn học của dân tộc. Giá trị ấy phong phú trên nhiều mặt, bộc lộ
mỗi thời một khác nhưng cùng vun đắp đời sống tinh thân dân tộc.
Hiện nay, do sự tiến bộ của kỹ thuật và sự phát triển nhanh của khoa học, một
mặt xã hội đề ra những yêu cầu ngày càng cao đối với thế hệ trẻ, mặt khác cũng làm
cho hứng thú và nguyện vọng của thế hệ trẻ ngày càng phát triển. Vì thế học sinh có
điều kện để tìm hiểu tường tận để thỏa mãn hứng thú và nguyện vọng của mình thông
qua mạng internet, sách tham khảo, học thêm, các lớp đào tạo kỹ năng sống, các lớp
hướng nghiệp….Do đó đòi hỏi ở người thầy phải có tầm hiểu biết rộng, người thầy
phải thường xuyên theo dõi những xu hướng, những định hướng của môn mình phụ
trách. Đồng thời phải tự học, tự bồi dưỡng để cung cấp cho học sinh những kiến thức
chuẩn xác và liên hệ được nhiều kiến thức cũ và mới, giữa bộ môn khoa học này với
bộ môn khoa học khác.
Từ năm 2002, chương trình THPT môn Ngữ văn, Bộ Giáo dục đã hướng dẫn:
Quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong toàn bộ
môn học từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu trong quá
trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của học tập; tích hợp trong chương trình;
tích hợp trong SGK; tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và trong quá
trình học tập của học sinh. Nội dung tích hợp liên môn cũng nằm trong lộ trình đổi
mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo
định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TW
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Năm học mới 2014-2015, Bộ
- 3 -
GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục khuyến khích giáo viên dạy học theo hướng “tích
hợp liên môn”.
Dạy học liên môn trong môn Ngữ văn học là giúp người học nhận thức được
tác phẩm văn học trong môi trường văn hóa - lịch sử sản sinh ra nó hay trong môi
trường diễn xướng của nó; thấy được mối quan hệ mật thiết giữa văn học và lịch sử
phát sinh; văn học với các hình thái ý thức xã hội khác đồng thời khắc phục được tính
tản mạn trong kiến thức văn hóa của học sinh.
Thực tế cho thấy, những khác biệt về kinh nghiệm sống, văn hóa, giáo dục,
cách dùng ngôn ngữ, thể loại… khiến cho tầm đón nhận của học sinh so với tầm đón
nhận tác phẩm yêu cầu có độ vênh khá lớn.
Học sinh không hiểu do đó không thể yêu thích những tác phẩm văn chính luận
hiện đại dù các em vẫn biết đó là những tác phẩm đỉnh cao của văn học dân tộc.Vì
vậy, việc đưa học sinh về môi trường văn hóa của thời đại, kéo tầm đón nhận của các
em về trùng khít với yêu cầu tầm đón nhận của tác phẩm là việc cần thiết cả về mặt
khoa học lẫn giáo dục.
Vì thế, trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy việc tham khảo tài liệu từ các lĩnh
vực khác có vai trò quan trọng trong việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ tài liệu
tham khảo giúp người học xây dựng được tầm“đón nhận phù hợp với văn bản”
Ngoài ra, việc sử dụng tài liệu liên môn còn giúp người học có thêm cơ sở để
hiểu rõ quy luật phát triển của văn học, hình thành củng cố nhiều phương pháp
nghiên cứu văn học. Tài liệu tham khảo về lịch sử văn hóa là phương tiện có hiệu quả
để giúp giáo viên làm rõ nội dung sách giáo khoa kích thích sự hứng thú học tập của
học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn
Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn ở trường THPT, tôi luôn trăn trở với câu
hỏi:
Phải làm thế nào để học sinh phải hiểu rõ ràng, cụ thể những giá trị nội dung,
nghệ thuật, tư tưởng của một tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm chính luận
hiện đại nói riêng?
Phải tích hợp như thế nào cho phù hợp, đặc biệt đối với những tác phẩm văn
chính luận mà ở đó học sinh vừa phải hiểu được nội dung nghệ thuật vừa phải nắm
- 4 -
được quan điểm chính trị của người viết. Mà hệ thống quan điểm chính trị đó có sự
thay đổihoàn thiện trong từng giai đoạn lịch sử?
Làm cách nào để học sinh hiểu và đánh giá chính xác quan điểm tư tưởng của
tác giả là điều không dễ.
Tôi đã thử nhiều giải pháp, mỗi giải pháp đem lại thành công nhất định.Vì thế
qua mỗi lần thử nghiệm, tôi đã tự điều chỉnh và tự hoàn thiện dần phương pháp dạy
học. Tôi nhận thấy sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức của các môn mà học sinh
đã và đang được học như môn Lịch sử, môn GDCD, phân môn Làm văn, Tiếng
Việt… vào trong bài giảng đã đạt hiệu quả nhất định.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi xin đề xuất một số biện pháp, cách thức
“ Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đạiViệt Nam"
2. Tên sáng kiến: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại
Việt Nam
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Từ Thị Kim Tuyến
- Địa chỉ : Trường THPT Trần Hưng Đạo –Tam Dương - Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0978311604
- Email: tukimtuyen.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Từ Thị Kim Tuyến
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Đề tài này, tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về phương
pháp dạy học tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt
Nam. Từ đó, học sinh tìm ra được giá trị của dạy học tích hợp liên môn một cách chủ
động sáng tạo, khoa học và hiệu quả thông qua dạy học tích hợp liên môn trong dạy
học tác phẩm chính luận hiện đại bên cạnh các phương pháp dạy học khác. Đồng thời
cũng có thể vận dụng phương pháp này vào tất cả những giờ đọc văn khác
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm
hơn) ( Năm học 2017-2018)
7. Mô tả bản chất của sáng kiến.
- 5 -
PHẦN I - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến
1. Khái niệm tích hợp
Tích hợp (integration) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội
hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là
sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét
bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng giản
đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính chất
cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, là tính liên kết và tính toàn vẹn.
Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành
phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết,
chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp
nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được thụ đắc, tác động một cách riêng rẽ, không có sự
liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình
huống.
Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ
thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác
nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở
các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các
hợp phần của bộ môn đó. Trong Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 của
Bộ GD&ĐT, khái niệm tích hợp cũng được hiểu là “sự phối hợp các tri thức gần gũi,
có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau,
phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc.” (tr.
27)
Trên thế giới, tích hợp đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại, nó góp
phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính những hoạt động tích
hợp, trong đó học sinh học cách sử dụng phối hợp kiến thức, kỹ năng; có khả năng
huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của ình vào giải quyết các tình
huống cụ thể.
- 6 -
Những năm gần đây, nhiều phương pháp dạy học mới đã và đang được
nghiên cứu, áp dụng ở THPT như: dạy học tích cực, phương pháp thảo luận nhóm,
phương pháp tạo ô chữ, phương pháp sử dụng công nghệ thông tin trong dạy
học…Tất cả đêu nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh và phát triển tư duy sáng
tạo chủ động cho học sinh. Tích hợp liên môn trong dạy học các môn nói chung và
môn Ngữ văn nói riêng thực sự là phương pháp hữu hiệu, tạo ra môi trường giáo dục
mang tính phát huy tối đa năng lực tri thức của học sinh đêm đến hứng thú mới cho
việc dạy học ở trường phổ thông.
2. Quan điểm vận dụng tích hợp vàodạy học Ngữ văn ở trường THPT
Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT chẳng
những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các
phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như
hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật... mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là
cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà
trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ,
bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống
cụ thể mà HS sẽ gặp sau này. Nói khác đi, đó là lối dạy học khép kín “trong nội bộ
phân môn”, biệt lập các bộ phận Văn học, Tiếng Việt và Làm văn vốn có quan hệ gần
gũi về bản chất, nội dung và kĩ năng cũng như mục tiêu, đủ cho phép phối hợp, liên
kết nhằm tạo ra những đóng góp bổ sung cho nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại
kết quả tổng hợp và vững chắc trong việc giải quyết những tình huống tích hợp hoặc
những vấn đề thuộc từng phân môn.
3. Dạy học tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt
Nam
Việc dạy học tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại
không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ
thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước thực hiện để
chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển
năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ văn
theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp
- 7 -
các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác
động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc nội bộ phân
môn
Tích hợp kiến thức Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân, Tiếng Việt, Làm văn,
kĩ năng sống… trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại thực sự đã khơi dậy cho
học sinh niềm đam mê, ham hiểu biết đốivới tác phẩm chính luận.
II. Thực trạng vấn đề
Là một phương phức để tạo lập văn bản, văn nghị luận, chính luận có những
đặc trưng riêng. Khác với phương thức tự sự, miêu tả nhằm tái hiện con người, văn
nghị luận lấy việc đề xuất, bàn bạc, thảo luận, phê bình vấn đề có ý nghĩa xã hội làm
nội dung chủ yếu, hướng tới người thuyết phục, người đọc, người nghe tin vào ý kiến
đúng đắn cũng như phương thức trình bày, lập luận chủ đề của người viết.
Lối tư duy trong văn nghị luận khác với lối tư duy lối tư duy hình tượng. Trong
chính luận là lối tư duy logic, nó dựa trên những dữ kiện, phán đoán để tư duy. Thông
thường, lối thể hiện của của văn là tình tiết, diễn biến được thể hiện, triển khai theo
mạch cảm xúc. Còn trong văn chính luận, nó lại diễn biến theo diễn biến của sự kiện
đó hoặc diễn biến theo trình tự nhận thức và theo cách khai triển vấn đề. Cụ thể, nếu
trong văn học được thể hiện qua các tình tiết, hành động, lời nói thì trong chính luận,
chủ đề tác phẩm được thể hiện qua hệ thống luận điểm, luận chứng, luận cứ. Nói cách
khác, văn nghị luận là văn được thể hiện qua phương pháp nghiên cứu khoa học rất
chặt chẽ.
Tác phẩm chính luận trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ chính trị của
người viết đối với vấn đề chính trị. Qua tác phẩm học sinh còn nắm bắt được cảm
xúc, khát vọng, tâm huyết của người viết. Để từ đó khi liên hệ đến hiện thực đời sống,
học sinh có những suy nghĩ, hành động đúng.
Tuy nhiên, về phía GV: giáo viên lúng túng trong việc tạo hứng thú học tập cho
học sinh, một số GV ngại soạn giáo án tích hợp liên môn do mất nhiều thời gian tìm
hiểu tài liệu liên quan.
- 8 -
Về phía GV học sinh thường ngại học, không nhớ, không hiểu giá trị nội dung,
nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm chính luận, thực trạng phổ biến trong các tiết học
tác phẩm chính luận là học sinh thụ động ngồi nghe giảng.
Bảng điều tra mức độ hứng thú học tập của học sinh các tiết dạy văn chính luận
ở lớp 12A2, 12A3 năm học 2017-2018 khi giáo viên chưa dạy tích hợp liên môn
Lớp Sĩ số
Húng thú học tập Không hứng thú học tâp
Số lượng % Số lượng %
12A2 32 12 37,5 20 62,5
12A3 33 11 33,3 22 66,7
Bảng chất lượng bài kiểm tra 15 phút sau khi học bài “Tuyên ngôn Độc lập”
khi chưa sử dụng phương pháp tích hợp liên môn
Lớp Sĩ số
Giỏi Khá Tb Yếu
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
12A2 32 0 0 3 9,5 19 59,3 10 31,2
12A2 33 0 0 3 9,2 18 54,5 12 36,3
Khi được hỏi tại sao các em không húng thú học tập và kết quả kiểm tra nội
dung kiến thức không cao, thì câu trả lời chủ yếu tập trung vào các lý do sau:
- Do nội dung bài khô khan;
- Do các bài này ít được đưa vào bài kểm tra học kỳ;
- Do bối cảnh xã hội của tác phẩm và học sinh hiện nay là hoàn toàn khác nhau.
Hs không hiểu rõ hoàn cảnh lịch sử nước ta lúc đó;
- Do chưa thấy được giá tri tư tưởng thực sự của tác phẩm;
- Do học sinh ít quan tâm đến nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử;
- Do học sinh chủ yếu thi đại hộc khối A,B nên không thích học văn;
- Do phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Như vậy, trong số các nguyên nhân khiến cho HS không hứng thú học và kết
quả kiểm tra thấp có liên quan đến giáo viên, đó chính là phương pháp giảng dạy.
- 9 -
Nếu không thay đổi phương pháp dạy học, HS sẽ cảm thấy nhàm chán, tẻ nhạt, không
hiểu được giá trị và ý nghĩa to lớn của tác phẩm chính luận.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giảiquyết vấn đề
1. Điều kiện để thực hiện
- Chuẩn bị của GV
+ Để xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp kiến thức liên môn, giáo viên
cần: Xác định đúng nội dung kiến thức nào trong bài cần tích hợp, tích hợp với kiến
thức thuộc môn học hay lĩnh vực nào, tích hợp ở mức độ nào; chọn hình thức tích
hợp: giáo viên diễn giảng bằng lời, cung cấp trên giáo cụ trực quan hay đưa ra nhiệm
vụ học sinh thu thập, tìm hiểu ở nhà trước hoặc sau bài học;
+ Xây dựng thiết kế bài giảng: phải bám sát kiến thức bài học, mục tiêu thời
lượng dành cho mỗi đơn vị kiến thức trong bài học để đưa ra phương pháp và cách tổ
chức dạy học phù hợp; cần đa dạng hóa các hình thức luyện tập sáng tạo để phát huy
khả năng liên tưởng, tưởng tượng của HS; dự kiến được các tình huống phát sinh
trước hoạt động tích hợp liên môn;
+ Chuẩn bị phương tiện dạy học SGK, SGV, bài soạn, phiếu học tập, hệ thống
câu hỏi kiểm tra, đánh giá và các tiêu chí kiểm tra, đánh giá xếp loại HS;
+ Chuẩn bị điều kiện học tập của học sinh.
- Chuẩn bị của học sinh:
+ Ôn tập bài cũ, chuẩn bị bài mới;
+ Chuẩn bị thái độ, tâm thế.
2. Vận dụng cáckiến thức liên môn
2.1. GV sử dụng tài liệu lịch sử
GV cần tìm hiểu những kiến thức lịch sử trong SGK lịch sử hay tài liệu tham
khảo môn Lịch sử để có những kiến thức chính xác, chặt chẽ. Sử dụng phương pháp
này, học sinh sẽ tiếp cận kiến thức Văn học qua tư liệu lịch sử, đặt tác giả, tác phẩm
vào môi trường ra đời của nó để học sinh đánh giá được những đóng góp cũng như
hạn chế của tác giả về nội dung tư tưởng hay nghệ thuật thể hiện.
- 10 -
Trong các bài học ở sách giáo khoa, các nhà biên soạn đã có phần tiểu dẫn trình
bày về tác giả hoàn cảnh ra đời tác phẩm để giáo viên khai thác tuy nhiên vẫn cần có
sự tham khảo thêm sử liệu để làm rõ yếu tố thời đại.
2.2. Gv sử dụng tài liệu địa lý
Với những hiểu biết về điều kiện tự nhiên, khí hậu địa hình của một khu vực
đóng vai trò vô cùng quan trọng để học sinh hiểu thêm không gian nghệ thuật trong
tác phẩm.
Chẳng hạn, tìm hiểu về câu hỏi: Bác đã đọc TNĐL vào thời gian nàoở đâu?
- GV trình chiếu 1 số hình ảnh địa danh Vườn hoa Ba Đình( Quảng trường Ba
Đình
- GV tích hợp kiến thức địa lí giới thiệu về địa danh Vườn hoa Ba Đình
( Quảng trường Ba Đình)
- Thờigian: 1phút29giây
+ Vị trí Quảng trường Ba Đình nằm ở phía Tây cổng thành cổ Hà Nội. Cho tới
đầu thế kỷ 20, khu vực này là một khoảng trống với bãi hoang, cùng hồ ao mới được
san lấp. Người Pháp đã xây dựng ở đây một vườn hoa. Xung quanh vườn hoa này
một số công trình công sở, biệt thự được xây dựng. Một trong những công trình được
xây dựng sớm là Phủ Toàn quyền (1902), sau này là Phủ Chủ tịch
+ Quảng trường Ba Đình là nơi chứng kiến bao sự kiện lịch sử của đất nước, và
đều gắn với mùa thu: Mùa thu Cách mạng tháng Tám năm 1945, mùa thu trở về Hà
Nội năm 1954; và mùa thu năm 1969, tại Hội trường Ba Đình, Việt Nam và bạn bè
quốc tế đã thương tiếc Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ba Đình trở thành đất mảnh đất thiêng
cùng những dấu ấn lịch sử không bao giờ phai mờ, cùng những kiến trúc tâm linh
hiện hữu: Lăng Bác, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
2.3. Sử dụng tư liệu về các tác phẩm nghệthuật
Hội họa, kiến trúc, sân khấu, điêu khắc, ca nhạc, phim ảnh…là kết quả sáng tạo
của xã hội loài người. Một hình ảnh nghệ thuật giúp người học sử dụng trí tưởng
tượng của mình tập trung vào những điểm quan trọng.
Giáo viên bổ sung hình ảnh tư liệu thuộc các lĩnh vực nói trên vào bài giảng để
học sinh có vốn văn hóa rộng khi tiếp nhận.
- 11 -
Bản thân văn học có mối quan hệ mật thiết với các loại hình nghệ thuật khác.
Học sinh tiếp nhận kiến thức văn học qua tranh ảnh đồ dùng trực quan kết hợp
với bài viết sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo sẽ nhớ lâu và hứng thú hơn.
Để việc khai thác nguồn tư liệu này có hiệu quả, phát huy tính tích cực của học
sinh, giáo viên cần nghiên cứu kỹ mục tiêu và nội dung của từng tư liệu trong bài học
tư liệu thuyết minh hình ảnh
Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên trình chiếu kênh
hình sẽ có ưu thế hơn vì học sinh được trực quan với hình ảnh rõ, kích thước lớn,
màu sắc sinh động và ấn tượng hơn
Ví dụ 1: Khi dạy phần mở đầu văn bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí
Minh, Gv trình chiếu đoạn phim tài liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc TNĐL( phần 1)
Ví dụ 2: Khi nói về nạn đói khủng khiếp trong lịch sử “ từ Quảng Trị … chết
đói” ngoài tích hợp kiến thức lịch sử GV trình chiếu đoạn phim tài liệu có những hình
ảnh về nạn đóikhủng khiếp năm 1945.
2.4. Sử dụng tài liệu các lĩnh vực văn hóa khác: Việc vận dụng kiến thức liên môn
của giáo dục công dân, giáo dục kĩ năng sống, kiến thức dân tộc học, triết học góp
phần làm sáng rõ khi lí giải các khái niệm hay tư tưởng tác phẩm.
3. Cách tích hợp liên môn trong nội dung dạy học tác phẩm chính luận hiện đại
Việt Nam
* Để thực hiện tốt bài dạycủa mình, tôi đã thực hiện các bước sau:
Bước 1: Đọc kỹ tác phẩm
Bước 2: Năm vững kiến thức cần đạt
Bước 3: Tìm hiểu kiến thức có liên quan ở trong SGK, sách tham khảo, mạng
internet…của các môn HS đã và đang học để liên hệ tíchhợp.
Bước 4: Lựa chọn, sắp xếp ý để soạn giáo án
* Để giúp học sinh nắm được tác phẩm chính luận, Gv cần hướng dẫn học sinh tìm
hiểu những nội dung sau:
- Nội dung 1: Tìm hiểu xuất xứ của tác phẩm
- Nội dung 2: Tìm hiểu giá trị nội dung của tác phẩm
- Nội dung 3: Tìm hiểu giá trị tư tưởng của tác phẩm
- 12 -
- Nội dung 4: Tim hiểu giá trị nghệ thuật
- Nội dung 5: Tìm hiểu ý nghĩa thời sự
3.1. Hướng dẫn HS tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
- Tìm hiểu vài nét về tác giả
- Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm
Để hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung này, GV cần tìm hiểu những kiến thức lịch
sử trong SGK lịch sử hay tài liệu tham khảo môn Lịch sử để có những kiến thức
chính xác, chặt chẽ.
Trong các bài học ở sách giáo khoa, các nhà biên soạn đã có phần tiểu dẫn trình
bày về tác giả hoàn cảnh ra đời tác phẩm để giáo viên khai thác tuy nhiên vẫn cần có
sự tham khảo thêm sử liệu để làm rõ yếu tố thời đại.
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản“Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh, GV có thể
chuẩn bị những kiến thức sau: Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (trong nước và hoàn
cảnh thế giới )
Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh
Gv cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung sau:
- Về tác giả PCT:Gv tích hợp với kiến thức lịch sử
+ Trong sách Đại cương lịch sử Việt nam đánh giá: PCT là một tấm gương
sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX. Ông là một nhà nho yêu nước, có
nhiều suy nghĩ tiến bộ, có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong
số các nhà nhoyêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX
+ Lịch sử lớp 11, Hs đã học: Phan Châu Trinh là người sớm tiếp thu tư tưởng
tiến bộ, chủ chương cứu nước bằng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân
quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như là
điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
- Về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (SGK)
Như vậy, GV phải tìm hiểu diễn thuyết là gì? Tác dụng của hình thức diễn thuyết?
Đồng thời sưu tầm và đọc toàn bộ Đạo đức và luân lý Đông Tây để có thể hiểu vị trí,
ý nghĩa của đoạn trích đã học.
- 13 -
- Ý nghĩa lịch sử của tác phẩm: Qua Đạo đức và luân lý Đông Tây, thấy rõ tư
tưởng của Phan Châu Trinh mang tính chất cải cách dân chủ của một nhà yêu nước,
một nhà cách mạng. Ông nhận thấy cần phải lật đổ bộ máy phong kiến, phải nâng cao
trình độ nhân dân lên, đề cao dân quyền, dân chủ phương Tây. Tư tưởng này đặt
trong bối cảnh nước ta những năm thế kỷ XX được coi là mới mẻ, do đó được nhiều
tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng.
3.2. Hướng dẫn Hs khám phá nội dung tác phẩm qua hệ thống các luận điểm tư
tưởng của tác phẩm.
Để làm được phần này, Gv cần chú trọng vào các câu hỏi sau để khai thác và
chuẩn bị kiến thức:
- Tác phẩm có mấy luận điểm
- Luận điểm đó được triển khai bằng các dẫn chứng, lý lẽ nào? Nhận xét cách
sử dụng dẫn chứng, lý lẽ của tác giả?
- Qua hệ thống tư tưởng luận điểm đó, văn bản hướng tới vấn đề (chủ đề) gì?
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh
Gv cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu mạch lập luận của đoạn trích
Xã hội nước ta tuyệt nhiên không có luận lí
Hiện trạng, nguyên nhân
Bên châu Âu, bên Pháp Ở nước ta
- Xã hội chủ nghĩa rất thịnh
hành
- Biểu hiện: “Mỗi khi... mới
nghe”
- Nguyên nhân: có đoàn
thể, công ích
- Không hiểu nghĩa vụ của loài người, nghĩa vụ của
mỗi ngườitrong nước
- Biểu hiện: “Ngườimình...đếnmình”
- Nguyên nhân: Bọn vua quan muốn giữ túi tham
của mìnhđược đầy mãi nên thiết pháp luật, phá tan
tành đoàn thể quốc dân
Cần phải xây dựng đoàn thể, truyền bá chủ nghĩa xã
hội để tiến lên giành độc lập, tự do cho đất nước
- 14 -
Để hướng dẫn Hs nắm được nội dung này, GV cần tích hợp với kiến thức lý
thuyết của Làm văn.
 Qua hệ thống luận điểm tư tưởng này, Phan Châu Trinh muốn kêu gọi mọi
người xây dựng luân lý xã hội ở nước ta. Ông thấy mối quan hệ mật thiết truyền bá
xã hội chủ nghĩa, gây dựng đoàn thể với sự nghiệp giành độc lập, tự do dân tộc. Đây
chính là quan điểm tiến bộ, tích cực trong tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh .
Ví dụ 2: Khi dạy tác phẩm “Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng cá nhân các dân
tộc bị áp bức” của Nguyễn An Ninh, Gv phải hướng dẫn Hs tìm ra hệ thống luận
điểm của bài gồm 3 luận điểm chính:
- Luận điểm 1: tác giả đúng trên lập trường dân tộc phê phán những hiện tượng
học đòi theo kiểu Tây hóa và lớn tiếng cảnh báo việc từ bỏ cha ông và tiếng mẹ đẻ đã
lam cho mọi người An Nam tha thiết giống nòi lo lắng.
- Luận điểm 2: tiếng nói là người bảo vệ quý báu của các dân tộc, là yếu tố
quan trọng giúp các dân tộc bị thống trị
- Luận điểm 3: Tiếng Việt không nghèo, cần phải hiểu tiếng nước ngoài nhưng
không được chốibỏ tiếng Việt, chối bỏ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với chốibỏ tự do.
 Qua ba luận điểm này, Nguyễn An Ninh muốn khẳng định vai trò tiếng mẹ
đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức.
3.3. Hướng đẫn HS khám phá giá trị tư tưởng của tác phẩm chính luận
Qua nội dung của các phần, của cả văn bản, người đọc cảm nhận được quan
điểm lập trường của tác giả về vấn đề chính trị, xã hội. GV cần có kiến thức về lịch
sử để hướng dẫn Hs đánh giá đúng đắn, khách quan vai trò đóng góp của tác giả vào
tư tưởng chính trị trong hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm.
Ví dụ 1: Khi dạy tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập”, Gv phải hướng dẫn HS
khám phá vẻ đẹp tầm vóc tư tưởng, tâm hồn, tình cảm của người viết được thể hiện
qua từng câu chữ. Ngay phần mở đầu, Chủ tịch HCM đã trích dẫn hai tuyên ngôn nổi
tiếng của nước Mĩ và nước Pháp. Từ quyền bình đẳng tự do của con người mà tác
giả đã suy ra quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới. Đây là cách vận
dụng khéo léo và đầy sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ trong lập luận. Đây
- 15 -
là một đóng góp riêng của tác giả cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu
tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân
loại thế kỉ XX.
Vi dụ 2: Khi hướng dẫn Hs tìm hiểu luận điểm 2, luận điểm 3 của văn bản “Về
luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh, GV phải hiểu rõ kiến thức lich sử về
Chủ nghĩa xã hội
- Tư tưởng của Phan Châu Trinh thực chất là tư tưởng dân chủ tư sản. Tư tưởng
này ở phương Tây đầu thế kỷ XX đã lạc hậu, vì bấy giờ người phương Tây đứng
trước ngưỡng cửa của cách mạng vô sản và chủ nghĩa xã hội: Năm 1917, cách mạng
vô sản tháng 10 Nga đã thành công. Nhưng đối với Việt Nam, tư tưởng dân chủ tư
sản hãy còn vai trò tiến bộ, còn có một số ý nghĩa cách mạng vì Việt Nam lúc đó còn
phải làm một cuộc cách mạng tư sản. Tầng lớp tư sản ở Việt Nam lúc bấy giờ còn có
biểu hiện tiến bộ tích cực. Điều đó cho thấy thái độ phê phán chế độ quân chủ phong
kiến triệt để mạnh mẽ, quan tâm tới vấn đề dân trí, đề cao tư tưởng đoàn thể, xã hội
chủ nghĩa là biểu hiện của thái độ trách nhiệm với vận mệnh toàn dân tộc của nhà yêu
nước, nhà cáchmạng tiến bộ Phan Châu Trinh.
3.4. Hướng dẫn HS khám phá giá trị nghệthuật của tác phẩm
GV phải gợi ý căn cứ vào những lý thuyết môn Làm văn, Tiếng Việt để HS
phát hiện các thao tác lập luận và các biện pháp nghệ thuật để tăng tính truyền cảm,
thuyết phục của bài văn chính luận, phần nào hiểu được phong cách chính luận của
tác giả.
Ví dụ 1: Khi GV dạy bài “Tuyên ngôn Độc lập”, hướng dẫn HS tập trung vào
đoạn văn sau: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các
xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.
Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ
cộng hòa”
- Thao tác sử dựng là chứng minh, giải thích với dẫn chứng rõ ràng, cụ thể, lý
lẽ chắc nịch về tình hình của bọn thực dân phong kiến ở nước ta và vị thế của nhân
dân ta.
- 16 -
- Biện pháp nghệ thuật: sử dụng câu văn ngắn, nhịp ngắn, liệt kê, điệp cú
pháp…đã thể hiện không khí bừng bừng, phấn chấn xông lên giành quyền sống,
quyền tự do của dân tôc; quá trình nổi dậy của dân tộc ta thật nhanh chóng, biết tận
dụng thời cơ, tạo nên sức mạnh to lớn, chiến thắng mọi kẻ thù. Điều đó thể hiện
phong cách chính luận ngắn gọn, sắc bén đanh thép của Chủ tịch HCM.
Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh
GV phải tập trung vào một số đoạn văn hay để yêu cầu Hs phát hiện thấy được phần
nào phong cách chính luận của Phan Châu Trinh
Ví dụ: Đoạn văn sau thể hiện rất rõ tình cảm, nhận thức của Phan Châu Trinh
về hiện thực xã hội: “Dân khôn mà chi! Dân khôn mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại
mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý! Chẳng
những thế mà thôi, một người làm quan một nhà có phước, dầu tham, dầu nhũng, dầu
vơ vét, dầu rút tỉa của dân thế nào cũng không có ai bình phẩm; dầu lấy lúa của dân
mua vườn sắm ruộng, xây nhà làm cửa cũng không ai chê bai.”
- Tác giả sử dung biện pháp tăng tiến: Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài,
bọn quan lại càng phú quý; biện pháp điệp cấu trúc, sử dụng liên tiếp câu cảm thán…
thể hiện thái độ vừa đau xót, vừa mỉa mai, vừa trách trong cách ứng xử của người dân.
Qua đó thấy được nỗi đau xót trăn trở của tác giả trước tình trạng tối tăm của xã hội
Việt Nam đương thời, sự thấp kém, cam chịu của người dân.
- Khi viết, Phan Châu Trinh không dùng giọng điệu mạnh mẽ mà dùng cách
viêt đầy cảm xúc xót xa. Chính những yếu tố này làm tăng thêm sức truyền cảm
thuyết phục của văn bản, góp phần thức tỉnh tâm hồn và nhận thức của người dân.
3.5. Giúp Hs thấy được ý nghĩa thời sự của tác phẩm
Tác phẩm chính luận xuất sắc đồng thời cũng là những áng văn hùng biện có
giá trị lâu bền. Vì thế những quan điểm, lập trường của tác giả luôn có ý nghĩa nhất
định đốivới xã hội hiện nay.
Để gợi mở cho HS thấy được điều này, giáo viên cần sử dụng kiến thức của
môn GDCD để giáo dục tư tưởng, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh hôm nay vì
mục đích của văn bản chính luận là hướng người đọc đến nhận thức đúng, hành động
đúng.
- 17 -
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Tiềng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”
Gv phải nhấn mạnh đến việc giữ gìn những giá trị của dân tộc, vai trò của việc học
ngoại ngữ trong xã hội hiện nay, vì trong bài: Chính sách đối ngoại của GDCD lớp
11 đã chỉ rõ trách nhiệm của công dân với chính sách đối ngoại là:
- Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào công việc liên quan đến
đối ngoại như: rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ văn hóa và khả năng tiếp thu
giao tiếp bằng ngoại ngữ…
- Khi quan hệ với các đối tác nước ngoài cần thể hiện ý thức dân tộc và phát
huy những nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc.
Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh
về thực trạng luân lý xã hội nước ta đầu thế kỷ XX trong bài giáo viên cho học sinh
liên hệ với bài học đạo đức của môn giáo dục công dân 10 để HS thấy rõ vai trò của
đạo đức đối với xã hội. Để học sinh có ý thức được việc sống theo các quy tắc, chuẩn
mực đạo đức phải luôn được tôn trọng, củng cố và phát triển thì xã hội mới có thể
phát triển bền vững. Ngược lại, nếu nơi nào sống không có đạo đức thì nơi ấy sẽ mất
ổn định, mất đoàn kết, dẫn đến tranh giành, cướp giật… Đó chính là nguyên nhân của
sự bất ổn trong đời sống kinh tế, chính trị.
- 18 -
PHẦN II - PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
1. Thực nghiệm
1.1. Mục đích thực nghiệm
Việc tổ chức thực nghiệm một số phương pháp “ Tích hợp liên môn trong dạy
học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam tại trường THPT Trần Hưng Đạo” nhằm
kiểm chứng những kết luận trong tiến trình nghiên cứu lý luận. Đồng thời, tìm hiểu
tính khả thi và bước đầu đánh giá mức độ hiệu quả của các giải pháp được đề xuất
cũng như những hạn chế còn tồn tại của các giải pháp đó khi ứng dụng vào thực tiễn.
Từ đó làm cơ sở hoàn thiện các giải pháp đề xuất để ứng dụng vào dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học giờ đọc văn tại trường THPT Trần Hưng Đạo.
1.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
- Đối tượng thực nghiệm: Lớp được lựa chọn thực nghiệm và đối chứng có số
lượng HS tương đương nhau, mặt bằng về học lực tương đối đồng đều.
- Địa bàn thực nghiệm Trường THPT Trần Hưng Đạo
1.3. Nội dung và phương phápthực nghiệm
- Nội dung thực nghiệm sư phạm của là đánh giá năng lực thông qua kết quả
thực hiện các yêu cầu về tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện
đại tại lớp 12A2, 12A3.
- Phương pháp thực nghiệm
+ Xây dựng thiết kế lên lớp theo tinh thần ứng dụng những nghiên cứu lý luận.
+ Trao đổi thống nhất với giáo viên kế hoạch thực nghiệm.
+ Tổ chức dạy học song songhai loại giáo án thực nghiệm và đối chứng.
+ Tiến hành kiểm tra HS: sau khi học xong tác phẩm thực nghiệm, đưa ra các
câu hỏi kiểm tra kiến thức giống nhau cho cả lớp thực nghiệm và đốichứng.
+ Tiến hành phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm và đối chứng để rút ra
những kết luận về thực nghiệm.
1.4. Quytrình tiến hành thực nghiệm
Quy trình tiến hành thực nghiệm được thực hiện lần lượt theo các bước sau :
- Bước 1 : Xây dựng phiếu và kiểm tra kiến thức thông qua khả năng tích hợp
liên môn của HS.
- 19 -
- Bước 2 : Xây dựng thiết kế giáo án thực nghiệm và thống nhất với GV kế
hoạch thực nghiệm .
- Bước 3: Kiểm tra và đánh giá mức độ tiếp nhận của HS (cả lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng)
- Bước 4: Xử lý và đánh giá kết quả thực nghiệm để rút ra những kết luận
bước đầu về thực nghiệm .
Tôi tiến hành tổ chức dạy học thực nghiệm ở lớp 12A2, 12A3 nội dung bài học
theo Sách giáo khoa, theo phân phối chương trình và theo tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ
năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cụ thể: Tiết 7,8: Đọc văn : Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
2. Đánhgiá kết quả thực nghiệm
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học
vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết.
Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn
phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em
giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu
quả nhất.
Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên
tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với lớp 12A2,12A3 ( trong năm học 2017-2018)
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, GDCD, giáo dục kĩ
năng sống... vào môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ
ý hơn. Từ đó bài làm có sức thuyết phục hơn nhất là đốivới văn bản chính luận.
Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực,
sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương bồi dưỡng lòng tự hào và yêu
quê hương đất nước mình hơn đồng thời giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi
đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng
dụng vào thực tế đời sống.
Bảng điều tra mức độ hứng thú học tâp của học sinh lớp đối chứng và lớp thực
nghiệm
Lớp đối chứng (bảng 1)
- 20 -
Lớp Sĩ số
Húng thú học tập Không hứng thú học tâp
Số lượng % Số lượng %
12A2 29 10 34,4 19 65,6
Lớp thực nghiệm ( bảng 2)
Lớp Sĩ số
Húng thú học tập Không hứng thú học tâp
Số lượng % Số lượng %
12A3 33 28 84,9 5 15,1
Bảng kết quả kiểm tra kiểm tra 15 phút sau khi dạy bài “Tuyên ngôn Độc lập” ở lớp
đối chứng và lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng ( bảng 1)
Lớp Tổng số
HS
Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém
SL % SL % SL % SL %
12A2 29 0 0 6 20,7 10 34,4 13 44,9
Lớp thực nghiệm ( bảng 2)
Lớp Tổng số
HS
Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém
SL % SL % SL % SL %
12A3 33 2 6,2 15 45,4 11 33,3 5 15,1
Kết quả thực nghiệm như đã trình bày trong bảng cho thấy tỷ lệ học sinh hứng
thú học tập của lớp thực nghiệm là cao hơn lớp đối chứng.
Cụ thể, lớp thực nghiệm có học sinh đạt kết quả kiểm tra loại giỏi 6,2% loại
khá 45,4% cao hơn lớp đối chứng. Ngược lại, học sinh bị điểm yếu, kém ở lớp thực
nghiệm là 15,1% còn lớp đối chứng là 44,9%. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, mục đích
thực nghiệm của tôi không phải là chỉ qua một vài tiết dạy để khẳng định ưu thế
tuyệt đối của các biện pháp đề ra mà chỉ nhằm bước đầu đánh giá hiệu quả, rút kinh
nghiệm để hoàn thiện hơn việc ứng dụng một số phương pháp “ Tích hợp liên môn
trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam tại trường THPT Trần Hưng
Đạo”.
- 21 -
PHẦN III: PHỤ LỤC
GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM
Ngàysoạn:
Ngàydạy:
Tiết 7,8 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(Hồ Chí Minh)
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS
1. Kiến thức: Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của TNĐL cũng như vẻ
đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả.
2. Kĩ năng: Đọc-hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ: Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức về giá
trị to lớn của nền độc lập
4. Năng lực: Đọc - hiểu văn bản chính luận, giải quyết vấn đề, thưởng thức văn học
và cảm thụ thẩm mỹ
II. Chuẩn bị của GV - HS
1. Giáoviên: SGK, SGV, Sách chuẩn KT- KN, thiết kế bài học…
2. Học sinh: Chủ động tìm hiểu bài học qua các câu hỏi SGK và những định hướng
của giáo viên ở tiết trước. Nắm vững yêu cầu bài học.
III. Phương pháp:
- Tổ chức HS đọc diễn cảm văn bản
- Định hướng học sinh phân tích cắt nghĩa và khái quát bằng đàm thoại, gợi mở, nêu
vấn đề, thảo luận, thuyết giảng...
- Tíchhợp liên môn: Tiếng Việt, Làm văn, kiến thức môn Địa lí, Lịch sử, GDCD...
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn địnhtổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu Phần 2 : Tác phẩm
- 22 -
chung về tác phẩm
-Yêu cầu HS theo dõi phần tiểu dẫn
(SGK), trả lời ngắn gọn.
? TNĐL ra đời trong hoàn cảnh nào
- GV trình chiếu 1 số hình ảnh địa danh
Vườn hoa Ba Đình ( Quảng trường Ba
Đình
- GV tích hợp kiến thức địa lí giới thiệu
về địa danh Vườn hoa Ba Đình ( Quảng
trường Ba Đình
- Vị trí Quảng trường Ba Đình nằm ở
phía Tây cổng thành cổ Hà Nội. Cho tới
đầu thế kỷ 20, khu vực này là một
khoảng trống với bãi hoang, cùng hồ ao
mới được san lấp. Người Pháp đã xây
dựng ở đây một vườn hoa. Xung quanh
vườn hoa này một số công trình công
sở, biệt thự được xây dựng. Một trong
những công trình được xây dựng sớm là
Phủ Toàn quyền (1902), sau này là Phủ
Chủ tịch
- Quảng trường Ba Đình là nơi chứng
kiến bao sự kiện lịch sử của đất nước,
và đều gắn với mùa thu: Mùa thu Cách
mạng tháng Tám năm 1945, mùa thu trở
về Hà Nội năm 1954; và mùa thu năm
1969, tại Hội trường Ba Đình, Việt Nam
và bạn bè quốc tế đã thương tiếc Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Ba Đình trở thành
đất mảnh đất thiêng cùng những dấu ấn
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh ra đời ( SGK)
- Trên thế giới:
- Trong nước:
Bổ sung: Quốc dân Đảng Trung Quốc
tiến vào từ phía Bắc, đằng sau là đế quốc
Mĩ. Quân đội Anh tiến vào từ phía Nam,
đằng sau là lính viễn chinh Pháp. Lúc
này thực dân Pháp tuyên bố: Đông
Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị
Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng,
vậy Đông Dương đương nhiên thuộc về
người Pháp
-> Bản tuyên ngôn ra đời trong âm mưu
trắng trợn của thực dân Pháp.
- 23 -
lịch sử không bao giờ phai mờ, cùng
những kiến trúc tâm linh hiện hữu: Lăng
Bác, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt
sĩ.
? Tác phẩm hướng đến đối tượng
? Tác giả viết nhằm mụcđích gì
- HS theo dõi SGK trả lời ngắn gọn
nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung, chốtKT
- Thuyết giảng, lấy VD chứng minh để
khắc sâu KT cho HS
? Bố cục văn bản? Mạch lập luận của
tác phẩm?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu sâu bố cục
để chỉ ra mạch lập luận.
- HS phát biểu, chỉ ra giá trị của mạch
lập luận.
2. Đối tượng và mụcđích viết:
Đối tượng Mục đích
Nhân dân ta
ND toàn thế giới
Tuyên bố nền độc
lập của nước ta
Các thế lực thù
địch và cơ hội
quốc tế đang dã
tâm tái nô dịch đất
nước ta, đặc biệt
là thực dân Pháp
và đế quốc Mĩ
Tranh luận ngầm
nhằm bác bỏ luận
điệu xảo trá của
thực dân Pháp
3. Bố cục : 3 phần (3 luận điểm)
- Đoạn 1: Từ đầu đến không ai chối cãi
được) Nêu nguyên lí chung của bản
TNĐL.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến ...cộng hòa : Tố
cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng
định thực tế lịch sử là nhân dân ta đã kiên
trì đấu tranh giành chính quyền, lập nên
nước VN Dân Chủ Cộng hoà.
- Đoạn 3: đoạn còn lại : Lời tuyên ngôn
và tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập
tự do của dân tộc VN.
→ Mạch lập luận lôgic chẽ: cơ sở lập
luận đối chiếu vào thực tiễn, rút ra kết
- 24 -
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc -
hiểu văn bản
- Gv hướng dẫn cách đọc (đọc với giọng
trang trọng)
- Gọi HS đọc phần 1
- Gv trình chiếu đoạn Video Chủ tịch
Hồ Chí Minh đọc TNĐL
? Nguyên lí chung của bản TN viết về
vấn đề gì?
? Bác dựa vào cơ sở pháp lí nào để viết
tuyên ngôn?
? Mục đích, ý nghĩa của việc Bác sử
dụng lời lẽ của haibản tuyên ngôn?
luận phù hợp.
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Phần mở đầu: Nêu nguyên lí chung
làm cơ sở pháp lí cho bản TNĐL (Cơ sở
lí luận)
- Nêu nguyên lí chung (lẽ phải – chân
lí): quyền bình đẳng, tự do, sung sướng,
hạnh phúc của con người và các dân tộc
trên thế giới: Hồ Chủ Tịch đã trích dẫn 2
bản Tuyên ngôn
+ Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776) của
nước Mĩ.
+ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
(1791) của Cách mạng Pháp.
- Tríchdẫn 2 bản Tuyên ngôn nhằm:
+ Đề cao những giá trị của tư tưởng nhân
đạo và văn minh nhận loại;
+ Tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở lập
luận tiếp theo.
- Ý nghĩa của việc trích dẫn các bản
Tuyên ngôn
+ Xác lập cơ sở pháp lí vững chắc cho
bản Tuyên ngôn, tạo tiền đề để khẳng
định quyền độc lập chính đáng của dân
tộc Việt Nam, hoàn toàn phù hợp với
công pháp quốc tế, được nhân loại tiến
bộ thừa nhận;
+ Khẳng định tính chất, ý nghĩa to lớn
của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 khi
đặt bản Tuyên ngôn Độc lập sánh ngang
- 25 -
? Khép lại phần mở đầu HCM khẳng
định: “Đó là...được” tại sao ngay phần
mở đầu, tác giả lại chốt lại bằng 1 câu
văn đanh thép và quyết liệt như vậy?
- HS thảo luận, trả lời, nhận xét, bổ
sung.
- GV nhận xét, chốtKT.
? Ý kiến suy rộng ra của Bác có ý nghĩa
như thế nào
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốtKT.
GVTT: Dẫn lời một nhà nghiên cứu
nước ngoài “ Cống hiến nổi tiếng của
cụ HCM là ở chỗ Người đã phát triển
quyền lợi của con người thành quyền lợi
của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi dân
tộc đều có quyền tự quyết lấy vận mệnh
của mình”
? Việc trích dẫn các bản tuyên ngôn đã
cho thấyđiều gì
? Phần mở đầu đã giúp anh (chị) hiểu
thêm gì về tác giả và học thêm ở bác
cách lập luận như thế nào?
cùng những bản Tuyên ngôn nổi tiếng
trong lịch sử nhân loại.
+ Ngầm cảnh báo âm mưu xâm lược của
kẻ thù: nếu chúng xâm lược Việt Nam
chính là phản bội tổ tiên mình, làm vấy
bẩn lá cờ nhân đạo thiêng liêng của
những cuộc cách mạng vĩ đại của họ mà
được cả thế giới ngưỡng vọng. Đó là
cách dùng "gậy ông đập lưng ông".
- Ý kiến suy rộng ra: đã bổ sung những
chân lí của thời đại mới: thời đại của
những cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp -> Từ quyền bình
đẳng, tự do của con người, HCM suy
rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của
các dân tộc  Đây là một đóng góp riêng
của Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại
- 26 -
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốtKT.
Hết tiết 1 chuyển tiết 2
- GV hướng dẫn cách đọc: Đọc phần tố
cáo tội ác của thực dân Pháp với giọng
hùng hồn, đanh thép nhấn mạnh vào các
cấu trúc trùng điệp
- Gv trình chiếu đoạn phim tài liệu Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc TNĐL
- HS đọc đoạn “Thế mà… chính
nghĩa” ? Lời kết tội trên đã được làm
sáng tỏ như thế nào trong nội dung của
bản TNĐL?
- GV bình giảng hai chữ “thế mà” tác
giả đã tạo ra sự đối lập giữa phần MĐ
và nội dung. Không chỉ đơn thuần là từ
nối liên kết đoạn văn mà còn làm nổi
bật quan hệ tương phản giữa “lí lẽ” tốt
đẹp và những hành động trắng trợn. là
phép liệt kê kể tội TD.
? Trong Bản TNĐL, Người vạch trần
bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của
thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự
 Đánh giá: Việc trích dẫn các bản
tuyên ngôn đã cho thấy trí tuệ sắc sảo,
tầm nhìn sáng suốt, vốn văn hóa sâu rộng
cũng như nghệ thuật lập luận vô cùng
chặt chẽ, thuyết phục của Hồ Chí Minh
Đoạn văn chính luận mẫu mực
2. Phần 2
a. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:
Đã phản bội và chà đạp lên nguyên lí mà
tổ tiên họ xây dựng.- Người vạch trần
bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của
thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thật
lich sử không thể chốicãi
+ Về chính trị( SGK)
+ Về kinh tế ( SGK)
→ Đây là những âm mưu thâm độc,
chính sách tàn bạo của thực dân Pháp.
Nghệ thuật:
+ Mỗi tội ác được diễn tả bằng 1 vài câu
và tách thành những đoạn văn riêng biệt,
nhiều đoạn văn đặc biệt chỉ bao gồm 1
câu → Tội ác của thực dân Pháp như
được phơi bày ra rành rọt hơn trước nhân
dân ta và nhân dân trên thế giới
+ Thủ pháp so sánh, ẩn dụ, các điệp từ
“chúng”, phép lặp cú pháp mang tính
chất liệt kê kết hợp với giọng điệu đanh
- 27 -
thật lịch sử nào
(Bác đã vạch rõ những tội ác của thực
dân Pháp trên những lĩnh vực nào?
HS thảo luận nhóm bàn
? Nhà văn đã sử dụng biện pháp NT gì
để tăng cường sức mạnh tố cáo?
? Nhằm bác bỏ những luận điệu nào
của thực dân Pháp
? Hình dung tâm trạng, tình cảm của
Bác
- HS thảo luận, đại diện trả lời, nhận
xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung, chốtKT
- Liên hệ với Nguyễn Trãi trong Đại cáo
bình Ngô về việc tố cáo tội ác của giặc
Minh.
? Người vạch trần bản chất hèn nhát,
xảo trá, vô liêm xỉ của TDP bằng lí lẽ
và sự thật lịch sử bằng những đoạn văn
dài ghi mộc thời gian cụ thể theo diễn
tiến nhưthế nào
? Nhằm bác bỏ những luận điệu nào
của thực dân Pháp
? Sự thật đó có sức mạnh lớn lao nhằm
bác bỏ những luận điệu nào của TDP
- HS thảo luận cặp đôi, đại diện trả lời,
nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, bổ sung, chốtKT
- Khi nói về nạn đói khủng khiếp trong
lịch sử “ từ QT… chết đói” GV tích hợp
thép liên hoàn, trùng điệp
-> diễn tả những tội ác như dồn
dập,chồngchất, tăng dần lên mãi.
 Sự thật đó có sức mạnh lớn lao,bác bỏ
luận điệu của thực dân Pháp về công
“khaihóa”
- Người vạch trần bản chất hèn nhát, xảo
trá, vô liêm xỉ của thực dân Pháp bằng lí
lẽ và sự thật lịch sửbằng những đoạn văn
dài ghi mộc thời gian cụ thể theo diễn
tiến.
+ Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến
xâm lăng Đông Dương
→ Bọn quỳ thực dân Pháp gối đầu hàng,
mở của nước ta rước Nhật→ Kết quả:
gây ra năn đói khủng khiếp trong lịch sử
“ từ Quảng trị … chết đói”
+ Ngày 9/3 năm nay, Nhật tước khí giới
của quân đội P → bọn thực dân Pháp bỏ
chạy, đầu hàng → trong 5 năm bán nước
- 28 -
kiến thức lịch sử
( 2phút29 giây)
+ G V trình chiếu đoạn phim tài liệu:
Nạn đói khủng khiếp năm 1945
+Kiến thức lịch sử: Theo giáo sư Văn
Tạo, nguyên viện trưởng Viện Sử học
VN, ngoài các chính sách tô cao thuế
nặng, Nhật còn đưa ra một “chương
trình kinh tế chỉ huy” nhằm thực hiện
một cách triệt để chủ trương phát xít
của mình.
Cụ thể, bắt đầu từ ngày 6-5-1941 Nhật
buộc Pháp ký một hiệp ước kinh tế yêu
cầu Pháp phải cung cấp lương thực ở
Đông Dương cho Nhật hằng năm.
Bốn năm liền từ 1941-1944 Nhật - Pháp
đã ký bốn hiệp định giao nộp lúa, ngô
cho Nhật mỗi năm từ 700.000 - 1,3 triệu
tấn, tương đương 50-80% tổng sản
lượng lương thực VN thời đó.
Để phục vụ chiến tranh, phát xít Nhật
còn cần rất nhiều nguyên liệu từ những
cây trồng có sợi, có dầu như đay, gai,
bông, thầu dầu... nên chúng đã bắt rất
nhiều vùng quê nhổ lúa trồng đay và các
loại cây trên.
Tài liệu của người Pháp thống kê: năm
1944 VN trồng tới 45.000ha đay, gấp
chín lần diện tích của năm 1940 do 10
công ty độc quyền của Nhật thu mua,
ta 2 lần cho Nhật
+ Trước ngày 9/3 → thẳng tay khủng bố
Việt Minh…
 Sự thật đó có sức mạnh lớn lao, bác
bỏ luận điệu của thực dân Pháp về
quyền“ bảohộ” Đông Dương
- 29 -
chế biến, kinh doanh thứ cây này.
Cũng theo tài liệu trên, chiến tranh của
đồng minh với Nhật tại Đông Dương
khiến 50% hệ thống giao thông Nam -
Bắc VN bị phá hủy, 90% phương tiện
vận tải bị hư hỏng khiến việc đưa lương
thực cứu trợ từ Nam ra Bắc càng thêm
khó khăn.
Chiến tranh làm cho nhu cầu nhiên liệu:
than, dầu, điện của Nhật tăng cao.
Chúng đã lấy ngô, vừng, lạc và cả lúa
gạo để thay thế những nhiên liệu này
phục vụ mưu đồ phát xít, đẩy người dân
vào thảm họa chết đói.
+ GV gợi dẫn học sinh đọc: Hồ sơ nạn
đói 1945
? Tinh thần nhân đạo của ta được thể
hiện nhưthế nào
- Gv liên hệ với Bình Ngô đại cáo, thái
độ khoan hồng trong xã hội ngày
nay( đối với những tù nhân cải tạo
tốt…)
- GV hướng dẫn đọc: giọng tự hào,
nhấn vào các chữ “Sựthật”
? Lấy lẽ phải làm tiền đề cho mọi lập
luận, tác giả đã nêu bật quá trình đấu
tranh giành chính quyền của nhân dân
ta dưới sự lãnh đạo của MTVM như thế
nào?
? Tại sao HCM lại chủ ý điệp đi nhấn
b. Quá trình đấu tranh chính nghĩa và
tinh thần nhân đạo của ta và khẳng
định thực tế lịch sử
- Tinh thần nhân đạo: Đồng bào ta vẫn
giữ một thái độ khoan hồng…sau biến
động 9/3, Việt Minh đã giúp, cứu, bảo
- 30 -
lại “Sự thật” mà không phải bằng
chứng cứ hùng hồn khác?
? Gắn với hoàn cảnh sáng tác, mục đích
và đối tượng hướng tới của bản TN “Sự
thật” này có vai trò như thế nào?
- HS dựa vào văn bản để tóm tắt, tái
hiện.
- GV giảng bình: Người láy đi láy lại 2
chữ “sự thật là” vì: không có lí lẽ nào
thuyết phục cao hơn là lí lẽ của sự thật;
sự thật còn là bằng chứng xác đáng
không thể bác bỏ được
- Gọi học sinh đọc phần 3.
- Giọng trang trọng, hùng biện.
? Tác giả đã phát biểu lời tuyên ngôn và
tuyên bố cuối cùng ntn?
- HS dựa vào SGK để tái hiện kiến thức.
vệ…
- Quá trình đấu tranh chính nghĩa của
nhân dân ta và khẳng định thực tế lịch sử:
+ Sự thật là từ năm 1940 ta là…. nhân
dân ta cả nước nổi dậy giành chính
quyền…
+ Sự thật là dân ta lấy lại…
+ Tác giả chỉ rõ một cục diện chính trị
mới “Pháp chạy… thoái vị” từ nô lệ dân
ta đã giành độc lập, chấm dứt chế độ
phong kiến, chế độ thực dân→ 1 chế độ
mới ra đời.
 Bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân
Pháp Đông Dương là đất “bảo hộ” của
người Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật
đã đầu hàng đồng minh, vậy Đông
Dương đương nhiên là thuộc quyền của
chúng .
 Với lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén,
bằng chứng xác thực, Người đã vạch rõ
tội ác bản chất tàn bạo, hèn nhát của;
đồng thời ca ngợi cuộc đấu tranh chính
nghĩa và tinh thần nhân đạo của ta.
3. Tuyên bố độc lập
- Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực
dân Pháp
- Kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm
mưu của thực dân Pháp
- Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận
- 31 -
Hoạt động 3: GV dẫn dắt và hướng
dẫn HS tổng kết.
- HS đọc ghi nhớ - 42
? Nêu các giá trị của Bản TNĐL
? TNĐL không chỉ là còn văn kiện lịch
sử vô giá mà còn là một áng văn chính
luận mẫu mực của mọi thời đại. Hãy chỉ
ra giá trị văn chương của TP?
quyền độc lập, tự do của Việt Nam và
khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền độc
lập, tự do ấy.
III. Tổng kết
1. Ý nghĩa văn bản TNĐL
- Là một văn kiện lịch sử vô giá... → Giá
trị lịch sử
- Là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh
giải phóng dân tộc và tinh thần yêu
chuộng độc lập, tự do → Giá trị tư tưởng
- Là một bài văn chính luận mẫu mực,
lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng
chứng xác thực, giàu sức thuyết phục,
ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn → Giá trị
nghệthuật
2. Nghệ thuật
- Lâp luận chặt chẽ…., ngôn ngữ vừa
chính xác vừa gợi cảm, giọng văn linh
hoạt
4. Củng cố : GV tổ chức cho HS tự kiểm tra, đánh giá kiến thức trọng tâm, sử dụng
kĩ thuật dạy học tích cực: Kỹ thuật “ Trình bày 1 phút”, “ Hỏi các chuyên gia”
5. Dặn dò
- Học bài, làm bài tập SGK (tr42)
- Chuẩn bị bài tiếp: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
V. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Giáo viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm cao, đầu tư chuyên môn, chuẩn bị kĩ những
câu hỏi thảo luận và dự kiến các phương án trả lời.
- 32 -
- Học sinh: Chuẩn bị bài, soạn bài,sách giáo khoa và các đồ dùng học tập khác.
- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, giấy A0, A3, A4, bút dạ, sách giáo khoa…
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo
ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)theo các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả:
Qua quá trình thực nghiệm thiết kế giáo án: về phương pháp dạy học tích hợp liên
môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam, tôi nhận thấy lý thuyết về
phương pháp dạy học tích hợp liên môn đã có tính khả thi và ứng dụng vào thực tiễn.
Phương pháp dạy học tích hợp liên môn cùng với những phương pháp dạy học tích
cực khác sẽ mở ra nhiều triển vọng cho quá trình đổi mới dạy học tác phẩm văn
chương ở nhà trường Phổ thông
Tóm lại, đề tài nghiên cứu này tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé công sức
vào công cuộc đổi mới dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông
hiện nay, góp phần làm cho những giờ dạy văn trở nên thú vị, hấp dẫn và đạt kết quả
như mong muốn
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Đề tài nghiên cứu có tính khả thi, và ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả
cao trong giờ học văn ở trường phổ thông.
Giúp học sinh có niềm say mê và hứng thú với môn học
Với sáng kiến nhỏ này, người viết mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng
nghiệp nhằm bổ sung cho đề tài được sâu sắc và thiết thực hơn.
10.3. Kết luận
Vận dụng quan điểm tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ văn nói chung và
trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam nói riêng là cách thức để khắc
phục, hạn chế lối dạy học đó nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ
năng mà HS lĩnh hội được, bảo đảm cho mỗi HS khả năng huy động có hiệu quả
những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa,
cũng có khi là một tình huống khó khăn, bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Mặt
khác, tránh được những nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội
những nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không
có được.
- 33 -
Qua các tiết dạy thực nghiệm, tôi nhận thấy việc sử dụng kết hợp một số
phương pháp “Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Viết
Nam” đã thực sự giúp học sinh mạnh dạn phát hiện vấn đề và có những tưởng tượng
phong phú độc đáo, tạo được một không khí học tập sôi nổi, khơi gợi được hứng thú
cho học sinh. Nhiều học sinh đã bám sát văn bản để lấy đó làm căn cứ “xuất phát
điểm” và kiểm chứng cho đọc hiểu văn bản chính luận.
10.4. Kiến nghị
Để xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp kiến thức liên môn trong môn Ngữ
văn, giáo viên cần chú ý đến nguyên tắc tích hợp liên môn
Tích hợp phải tuân thủ nguyên tắc: Chọn lọc, phù hợp, vừa đủ. Chọn lọc những
kiến thức thật cần thiết để tích hợp nhằm giúp học sinh lấy đó làm phương tiện khám
phá, lĩnh hội kiến thức mới trong bài. Phù hợp trình độ nhận thức, tâm sinh lí của học
sinh; giáo viên tránh biến giờ học thành phô diễn sự uyên bác của mình.
Không vì tích hợp mà làm bài học nặng nề kiến thức, quá tải cho học sinh hoặc
giáo viên tham tích hợp nên bỏ qua kiến thức cơ bản học sinh cần đạt trong chính tiết
học đó.
Chọn hình thức tích hợp: giáo viên diễn giảng bằng lời, cung cấp trên giáo cụ
trực quan hay đưa ra nhiệm vụ học sinh thu thập, tìm hiểu ở nhà trước hoặc sau bài
học.
Để có một bài dạy theo hướng tích hợp liên môn, GV cần chuẩn bị sâu sắc về
mặt nội dung, kiến thức để chủ động trong cách đánh giá và phát huy năng lực của
học sinh.
Vẫn đảm bảo quan điểm giáo dục hiện nay “ lấy học sinh làm trung tâm”, tích
cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, mọi khâu của quá trình dạy
học. Do vậy, khi giảng bài GV không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà
cần thiết xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương tác, dẫn dắt học sinh từng
bước thực hiện chiếm lĩnh đối tượng học tập nội dung môn học; đồng thời hình thành
và phát triển năng lực, kỹ năng tích hợp, tránh áp đặt.
Tôixin chân thành cảm ơn!
- 34 -
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu (nếu có)
Số
TT
Tên tổ
chức/cá nhân
Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1 Lớp 12A2 Trường THPT Trần
Hưng Đạo năm học
2017-2018
Bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí
MInh
2 Học sinh Trường THPT Trần
Hưng Đạo( nơi tôi
công tác)
Tất cả các giờ học môn Ngữ Văn ở các
lớp 11A1, 11A2, 11A3, 12A2
Tam Dương, ngày.....tháng......năm 2018
Thủ trưởng đơn vị/Chính quyền địa
phương
(Ký tên, đóng dấu)
Tam Dương, ngày25 tháng 12 năm 2017
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Từ Thị Kim Tuyến
- 35 -
PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 (tập 1, 2)
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo viên Ngữ Văn 12(tập 1, 2),
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006), Sách giáo khoa Ngữ Văn 11(tập 2, 2),
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006), Sách giáo viên Ngữ Văn 11(tập 2, 2),
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm
văn chương, Nxb Giáo dục, Hà Nội
6. Nguyễn Trí (2003), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn - tiếng Việt,
Nxb Giáo dục.
7. Phan Trọng Luận (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp
12 môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội
8. Chương trình THPT, môn Ngữvăn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT
9. Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổimới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
10. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (2010), Dạy học theo Chuẩn hiến thức, kĩ năng môn
Ngữ văn 11+12, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội

More Related Content

What's hot

Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Hoa Phượng
 
Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...
Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...
Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...nataliej4
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP nataliej4
 
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...Học Tập Long An
 
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn nataliej4
 
Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Tiết Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 8 - 9 Ở Trường THCS
Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Tiết Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 8 - 9 Ở Trường THCS Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Tiết Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 8 - 9 Ở Trường THCS
Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Tiết Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 8 - 9 Ở Trường THCS nataliej4
 
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdf
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdfchuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdf
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdfLuckyStar21
 
Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...
Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...
Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...nataliej4
 
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn nataliej4
 
Tailieu.vncty.com mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
Tailieu.vncty.com   mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...Tailieu.vncty.com   mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
Tailieu.vncty.com mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...Trần Đức Anh
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảm
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảmLuận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảm
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảmDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

What's hot (17)

Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinhLuận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
 
Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8
 
Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...
Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...
Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...
 
Đề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAYĐề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAY
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP
 
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCMLuận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
 
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAYLuận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
 
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
 
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
 
Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Tiết Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 8 - 9 Ở Trường THCS
Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Tiết Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 8 - 9 Ở Trường THCS Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Tiết Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 8 - 9 Ở Trường THCS
Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Tiết Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 8 - 9 Ở Trường THCS
 
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdf
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdfchuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdf
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdf
 
Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...
Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...
Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...
 
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểuLuận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
 
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
Tailieu.vncty.com mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
Tailieu.vncty.com   mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...Tailieu.vncty.com   mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
Tailieu.vncty.com mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảm
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảmLuận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảm
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảm
 

Similar to Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại

Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang Tao
Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang TaoBat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang Tao
Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang TaoTopSKKN
 
Dạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số
Dạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm sốDạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số
Dạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm sốDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...HanaTiti
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinh
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinhLuận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinh
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...jackjohn45
 
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS nataliej4
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...nataliej4
 
Skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy tiết ôn tập môn ngữ văn lớp 8 9 ở trườ...
Skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy tiết ôn tập môn ngữ văn lớp 8   9 ở trườ...Skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy tiết ôn tập môn ngữ văn lớp 8   9 ở trườ...
Skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy tiết ôn tập môn ngữ văn lớp 8 9 ở trườ...nataliej4
 

Similar to Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại (20)

Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang Tao
Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang TaoBat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang Tao
Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang Tao
 
Dạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số
Dạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm sốDạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số
Dạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số
 
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
 
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh Thpt
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh ThptKhoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh Thpt
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh Thpt
 
Nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử cho học sinh từ các hoạt động ngoại khóa
Nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử cho học sinh từ các hoạt động ngoại khóaNâng cao chất lượng giáo dục lịch sử cho học sinh từ các hoạt động ngoại khóa
Nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử cho học sinh từ các hoạt động ngoại khóa
 
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
 
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sửLuận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
 
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinh
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinhLuận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinh
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinh
 
Khoá Luận Hoạt Động Ngoại Khóa Văn Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông
Khoá Luận Hoạt Động Ngoại Khóa Văn Học Ở Trường Trung Học Phổ ThôngKhoá Luận Hoạt Động Ngoại Khóa Văn Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông
Khoá Luận Hoạt Động Ngoại Khóa Văn Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông
 
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
 
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...
 
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
 
Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học chủ đề Xác suất của biến cố
Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học chủ đề Xác suất của biến cốĐề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học chủ đề Xác suất của biến cố
Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học chủ đề Xác suất của biến cố
 
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạoPhương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
 
Skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy tiết ôn tập môn ngữ văn lớp 8 9 ở trườ...
Skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy tiết ôn tập môn ngữ văn lớp 8   9 ở trườ...Skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy tiết ôn tập môn ngữ văn lớp 8   9 ở trườ...
Skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy tiết ôn tập môn ngữ văn lớp 8 9 ở trườ...
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại

  • 1. - 1 - Nội dung Trang Phần 1: Mở đầu 1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm 3 2. Mục đíchcủa sáng kiến 5 3. Phạm vi, đốitượng áp dụng của sáng kiến 5 4. Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến 5 Phần 2: Nội dung I. Cơ sở lí luận của sáng kiến 6 II. Thực trạng của vấn đề 8 III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 10 IV. Hiệu quả của sáng kiến 19 Phần 3: Kết luận và kiến nghị 23 Tài liệu tham khảo 25 Trang SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến:Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam Tác giả sáng kiến: Từ Thị Kim Tuyến Mã sáng kiến: 095104 Tam Dương, tháng 12 năm 2017
  • 2. - 2 - 1. Lí do chọn đề tài: Môn Ngữ văn có vị trí quan trọng trong nhà trường bởi chức năng đặc biệt của nó. Nhà văn Mác-xim-Go-rơ-ki từng nói “Văn học là nhân học” dạy học văn là dạy người ta cách sống, cách làm người, cách ăn ở thủy chung, nhân hậu, biết trọng nghĩa khinh tài, biết yêu điều ngay thẳng và ghét sự độc ác, phản trắc, thiếu trung thực, gian tà. Đồng thời nó cũng là tiếng gọi cứu nước thấm đượm ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm, tràn ngập tình cảm anh hùng, khích lệ tinh thần dân tộc và lòng dũng cảm của mọi người, cổ vũ mọi người đóng góp hy sinh cho Tổ quốc, cho sự nghệp chung. Đó chính là giá trị văn học của dân tộc. Giá trị ấy phong phú trên nhiều mặt, bộc lộ mỗi thời một khác nhưng cùng vun đắp đời sống tinh thân dân tộc. Hiện nay, do sự tiến bộ của kỹ thuật và sự phát triển nhanh của khoa học, một mặt xã hội đề ra những yêu cầu ngày càng cao đối với thế hệ trẻ, mặt khác cũng làm cho hứng thú và nguyện vọng của thế hệ trẻ ngày càng phát triển. Vì thế học sinh có điều kện để tìm hiểu tường tận để thỏa mãn hứng thú và nguyện vọng của mình thông qua mạng internet, sách tham khảo, học thêm, các lớp đào tạo kỹ năng sống, các lớp hướng nghiệp….Do đó đòi hỏi ở người thầy phải có tầm hiểu biết rộng, người thầy phải thường xuyên theo dõi những xu hướng, những định hướng của môn mình phụ trách. Đồng thời phải tự học, tự bồi dưỡng để cung cấp cho học sinh những kiến thức chuẩn xác và liên hệ được nhiều kiến thức cũ và mới, giữa bộ môn khoa học này với bộ môn khoa học khác. Từ năm 2002, chương trình THPT môn Ngữ văn, Bộ Giáo dục đã hướng dẫn: Quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu trong quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong SGK; tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và trong quá trình học tập của học sinh. Nội dung tích hợp liên môn cũng nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Năm học mới 2014-2015, Bộ
  • 3. - 3 - GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục khuyến khích giáo viên dạy học theo hướng “tích hợp liên môn”. Dạy học liên môn trong môn Ngữ văn học là giúp người học nhận thức được tác phẩm văn học trong môi trường văn hóa - lịch sử sản sinh ra nó hay trong môi trường diễn xướng của nó; thấy được mối quan hệ mật thiết giữa văn học và lịch sử phát sinh; văn học với các hình thái ý thức xã hội khác đồng thời khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức văn hóa của học sinh. Thực tế cho thấy, những khác biệt về kinh nghiệm sống, văn hóa, giáo dục, cách dùng ngôn ngữ, thể loại… khiến cho tầm đón nhận của học sinh so với tầm đón nhận tác phẩm yêu cầu có độ vênh khá lớn. Học sinh không hiểu do đó không thể yêu thích những tác phẩm văn chính luận hiện đại dù các em vẫn biết đó là những tác phẩm đỉnh cao của văn học dân tộc.Vì vậy, việc đưa học sinh về môi trường văn hóa của thời đại, kéo tầm đón nhận của các em về trùng khít với yêu cầu tầm đón nhận của tác phẩm là việc cần thiết cả về mặt khoa học lẫn giáo dục. Vì thế, trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy việc tham khảo tài liệu từ các lĩnh vực khác có vai trò quan trọng trong việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ tài liệu tham khảo giúp người học xây dựng được tầm“đón nhận phù hợp với văn bản” Ngoài ra, việc sử dụng tài liệu liên môn còn giúp người học có thêm cơ sở để hiểu rõ quy luật phát triển của văn học, hình thành củng cố nhiều phương pháp nghiên cứu văn học. Tài liệu tham khảo về lịch sử văn hóa là phương tiện có hiệu quả để giúp giáo viên làm rõ nội dung sách giáo khoa kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn ở trường THPT, tôi luôn trăn trở với câu hỏi: Phải làm thế nào để học sinh phải hiểu rõ ràng, cụ thể những giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của một tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm chính luận hiện đại nói riêng? Phải tích hợp như thế nào cho phù hợp, đặc biệt đối với những tác phẩm văn chính luận mà ở đó học sinh vừa phải hiểu được nội dung nghệ thuật vừa phải nắm
  • 4. - 4 - được quan điểm chính trị của người viết. Mà hệ thống quan điểm chính trị đó có sự thay đổihoàn thiện trong từng giai đoạn lịch sử? Làm cách nào để học sinh hiểu và đánh giá chính xác quan điểm tư tưởng của tác giả là điều không dễ. Tôi đã thử nhiều giải pháp, mỗi giải pháp đem lại thành công nhất định.Vì thế qua mỗi lần thử nghiệm, tôi đã tự điều chỉnh và tự hoàn thiện dần phương pháp dạy học. Tôi nhận thấy sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức của các môn mà học sinh đã và đang được học như môn Lịch sử, môn GDCD, phân môn Làm văn, Tiếng Việt… vào trong bài giảng đã đạt hiệu quả nhất định. Xuất phát từ những lý do trên, tôi xin đề xuất một số biện pháp, cách thức “ Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đạiViệt Nam" 2. Tên sáng kiến: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Từ Thị Kim Tuyến - Địa chỉ : Trường THPT Trần Hưng Đạo –Tam Dương - Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0978311604 - Email: tukimtuyen.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Từ Thị Kim Tuyến 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Đề tài này, tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam. Từ đó, học sinh tìm ra được giá trị của dạy học tích hợp liên môn một cách chủ động sáng tạo, khoa học và hiệu quả thông qua dạy học tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại bên cạnh các phương pháp dạy học khác. Đồng thời cũng có thể vận dụng phương pháp này vào tất cả những giờ đọc văn khác 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn) ( Năm học 2017-2018) 7. Mô tả bản chất của sáng kiến.
  • 5. - 5 - PHẦN I - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN I. Cơ sở lí luận của sáng kiến 1. Khái niệm tích hợp Tích hợp (integration) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, là tính liên kết và tính toàn vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được thụ đắc, tác động một cách riêng rẽ, không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Trong Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT, khái niệm tích hợp cũng được hiểu là “sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc.” (tr. 27) Trên thế giới, tích hợp đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại, nó góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính những hoạt động tích hợp, trong đó học sinh học cách sử dụng phối hợp kiến thức, kỹ năng; có khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của ình vào giải quyết các tình huống cụ thể.
  • 6. - 6 - Những năm gần đây, nhiều phương pháp dạy học mới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở THPT như: dạy học tích cực, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp tạo ô chữ, phương pháp sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học…Tất cả đêu nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh và phát triển tư duy sáng tạo chủ động cho học sinh. Tích hợp liên môn trong dạy học các môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng thực sự là phương pháp hữu hiệu, tạo ra môi trường giáo dục mang tính phát huy tối đa năng lực tri thức của học sinh đêm đến hứng thú mới cho việc dạy học ở trường phổ thông. 2. Quan điểm vận dụng tích hợp vàodạy học Ngữ văn ở trường THPT Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật... mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này. Nói khác đi, đó là lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn”, biệt lập các bộ phận Văn học, Tiếng Việt và Làm văn vốn có quan hệ gần gũi về bản chất, nội dung và kĩ năng cũng như mục tiêu, đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm tạo ra những đóng góp bổ sung cho nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả tổng hợp và vững chắc trong việc giải quyết những tình huống tích hợp hoặc những vấn đề thuộc từng phân môn. 3. Dạy học tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam Việc dạy học tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp
  • 7. - 7 - các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc nội bộ phân môn Tích hợp kiến thức Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân, Tiếng Việt, Làm văn, kĩ năng sống… trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại thực sự đã khơi dậy cho học sinh niềm đam mê, ham hiểu biết đốivới tác phẩm chính luận. II. Thực trạng vấn đề Là một phương phức để tạo lập văn bản, văn nghị luận, chính luận có những đặc trưng riêng. Khác với phương thức tự sự, miêu tả nhằm tái hiện con người, văn nghị luận lấy việc đề xuất, bàn bạc, thảo luận, phê bình vấn đề có ý nghĩa xã hội làm nội dung chủ yếu, hướng tới người thuyết phục, người đọc, người nghe tin vào ý kiến đúng đắn cũng như phương thức trình bày, lập luận chủ đề của người viết. Lối tư duy trong văn nghị luận khác với lối tư duy lối tư duy hình tượng. Trong chính luận là lối tư duy logic, nó dựa trên những dữ kiện, phán đoán để tư duy. Thông thường, lối thể hiện của của văn là tình tiết, diễn biến được thể hiện, triển khai theo mạch cảm xúc. Còn trong văn chính luận, nó lại diễn biến theo diễn biến của sự kiện đó hoặc diễn biến theo trình tự nhận thức và theo cách khai triển vấn đề. Cụ thể, nếu trong văn học được thể hiện qua các tình tiết, hành động, lời nói thì trong chính luận, chủ đề tác phẩm được thể hiện qua hệ thống luận điểm, luận chứng, luận cứ. Nói cách khác, văn nghị luận là văn được thể hiện qua phương pháp nghiên cứu khoa học rất chặt chẽ. Tác phẩm chính luận trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ chính trị của người viết đối với vấn đề chính trị. Qua tác phẩm học sinh còn nắm bắt được cảm xúc, khát vọng, tâm huyết của người viết. Để từ đó khi liên hệ đến hiện thực đời sống, học sinh có những suy nghĩ, hành động đúng. Tuy nhiên, về phía GV: giáo viên lúng túng trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, một số GV ngại soạn giáo án tích hợp liên môn do mất nhiều thời gian tìm hiểu tài liệu liên quan.
  • 8. - 8 - Về phía GV học sinh thường ngại học, không nhớ, không hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm chính luận, thực trạng phổ biến trong các tiết học tác phẩm chính luận là học sinh thụ động ngồi nghe giảng. Bảng điều tra mức độ hứng thú học tập của học sinh các tiết dạy văn chính luận ở lớp 12A2, 12A3 năm học 2017-2018 khi giáo viên chưa dạy tích hợp liên môn Lớp Sĩ số Húng thú học tập Không hứng thú học tâp Số lượng % Số lượng % 12A2 32 12 37,5 20 62,5 12A3 33 11 33,3 22 66,7 Bảng chất lượng bài kiểm tra 15 phút sau khi học bài “Tuyên ngôn Độc lập” khi chưa sử dụng phương pháp tích hợp liên môn Lớp Sĩ số Giỏi Khá Tb Yếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 12A2 32 0 0 3 9,5 19 59,3 10 31,2 12A2 33 0 0 3 9,2 18 54,5 12 36,3 Khi được hỏi tại sao các em không húng thú học tập và kết quả kiểm tra nội dung kiến thức không cao, thì câu trả lời chủ yếu tập trung vào các lý do sau: - Do nội dung bài khô khan; - Do các bài này ít được đưa vào bài kểm tra học kỳ; - Do bối cảnh xã hội của tác phẩm và học sinh hiện nay là hoàn toàn khác nhau. Hs không hiểu rõ hoàn cảnh lịch sử nước ta lúc đó; - Do chưa thấy được giá tri tư tưởng thực sự của tác phẩm; - Do học sinh ít quan tâm đến nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử; - Do học sinh chủ yếu thi đại hộc khối A,B nên không thích học văn; - Do phương pháp giảng dạy của giáo viên. Như vậy, trong số các nguyên nhân khiến cho HS không hứng thú học và kết quả kiểm tra thấp có liên quan đến giáo viên, đó chính là phương pháp giảng dạy.
  • 9. - 9 - Nếu không thay đổi phương pháp dạy học, HS sẽ cảm thấy nhàm chán, tẻ nhạt, không hiểu được giá trị và ý nghĩa to lớn của tác phẩm chính luận. III. Các biện pháp đã tiến hành để giảiquyết vấn đề 1. Điều kiện để thực hiện - Chuẩn bị của GV + Để xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp kiến thức liên môn, giáo viên cần: Xác định đúng nội dung kiến thức nào trong bài cần tích hợp, tích hợp với kiến thức thuộc môn học hay lĩnh vực nào, tích hợp ở mức độ nào; chọn hình thức tích hợp: giáo viên diễn giảng bằng lời, cung cấp trên giáo cụ trực quan hay đưa ra nhiệm vụ học sinh thu thập, tìm hiểu ở nhà trước hoặc sau bài học; + Xây dựng thiết kế bài giảng: phải bám sát kiến thức bài học, mục tiêu thời lượng dành cho mỗi đơn vị kiến thức trong bài học để đưa ra phương pháp và cách tổ chức dạy học phù hợp; cần đa dạng hóa các hình thức luyện tập sáng tạo để phát huy khả năng liên tưởng, tưởng tượng của HS; dự kiến được các tình huống phát sinh trước hoạt động tích hợp liên môn; + Chuẩn bị phương tiện dạy học SGK, SGV, bài soạn, phiếu học tập, hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá và các tiêu chí kiểm tra, đánh giá xếp loại HS; + Chuẩn bị điều kiện học tập của học sinh. - Chuẩn bị của học sinh: + Ôn tập bài cũ, chuẩn bị bài mới; + Chuẩn bị thái độ, tâm thế. 2. Vận dụng cáckiến thức liên môn 2.1. GV sử dụng tài liệu lịch sử GV cần tìm hiểu những kiến thức lịch sử trong SGK lịch sử hay tài liệu tham khảo môn Lịch sử để có những kiến thức chính xác, chặt chẽ. Sử dụng phương pháp này, học sinh sẽ tiếp cận kiến thức Văn học qua tư liệu lịch sử, đặt tác giả, tác phẩm vào môi trường ra đời của nó để học sinh đánh giá được những đóng góp cũng như hạn chế của tác giả về nội dung tư tưởng hay nghệ thuật thể hiện.
  • 10. - 10 - Trong các bài học ở sách giáo khoa, các nhà biên soạn đã có phần tiểu dẫn trình bày về tác giả hoàn cảnh ra đời tác phẩm để giáo viên khai thác tuy nhiên vẫn cần có sự tham khảo thêm sử liệu để làm rõ yếu tố thời đại. 2.2. Gv sử dụng tài liệu địa lý Với những hiểu biết về điều kiện tự nhiên, khí hậu địa hình của một khu vực đóng vai trò vô cùng quan trọng để học sinh hiểu thêm không gian nghệ thuật trong tác phẩm. Chẳng hạn, tìm hiểu về câu hỏi: Bác đã đọc TNĐL vào thời gian nàoở đâu? - GV trình chiếu 1 số hình ảnh địa danh Vườn hoa Ba Đình( Quảng trường Ba Đình - GV tích hợp kiến thức địa lí giới thiệu về địa danh Vườn hoa Ba Đình ( Quảng trường Ba Đình) - Thờigian: 1phút29giây + Vị trí Quảng trường Ba Đình nằm ở phía Tây cổng thành cổ Hà Nội. Cho tới đầu thế kỷ 20, khu vực này là một khoảng trống với bãi hoang, cùng hồ ao mới được san lấp. Người Pháp đã xây dựng ở đây một vườn hoa. Xung quanh vườn hoa này một số công trình công sở, biệt thự được xây dựng. Một trong những công trình được xây dựng sớm là Phủ Toàn quyền (1902), sau này là Phủ Chủ tịch + Quảng trường Ba Đình là nơi chứng kiến bao sự kiện lịch sử của đất nước, và đều gắn với mùa thu: Mùa thu Cách mạng tháng Tám năm 1945, mùa thu trở về Hà Nội năm 1954; và mùa thu năm 1969, tại Hội trường Ba Đình, Việt Nam và bạn bè quốc tế đã thương tiếc Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ba Đình trở thành đất mảnh đất thiêng cùng những dấu ấn lịch sử không bao giờ phai mờ, cùng những kiến trúc tâm linh hiện hữu: Lăng Bác, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ. 2.3. Sử dụng tư liệu về các tác phẩm nghệthuật Hội họa, kiến trúc, sân khấu, điêu khắc, ca nhạc, phim ảnh…là kết quả sáng tạo của xã hội loài người. Một hình ảnh nghệ thuật giúp người học sử dụng trí tưởng tượng của mình tập trung vào những điểm quan trọng. Giáo viên bổ sung hình ảnh tư liệu thuộc các lĩnh vực nói trên vào bài giảng để học sinh có vốn văn hóa rộng khi tiếp nhận.
  • 11. - 11 - Bản thân văn học có mối quan hệ mật thiết với các loại hình nghệ thuật khác. Học sinh tiếp nhận kiến thức văn học qua tranh ảnh đồ dùng trực quan kết hợp với bài viết sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo sẽ nhớ lâu và hứng thú hơn. Để việc khai thác nguồn tư liệu này có hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên cần nghiên cứu kỹ mục tiêu và nội dung của từng tư liệu trong bài học tư liệu thuyết minh hình ảnh Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên trình chiếu kênh hình sẽ có ưu thế hơn vì học sinh được trực quan với hình ảnh rõ, kích thước lớn, màu sắc sinh động và ấn tượng hơn Ví dụ 1: Khi dạy phần mở đầu văn bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh, Gv trình chiếu đoạn phim tài liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc TNĐL( phần 1) Ví dụ 2: Khi nói về nạn đói khủng khiếp trong lịch sử “ từ Quảng Trị … chết đói” ngoài tích hợp kiến thức lịch sử GV trình chiếu đoạn phim tài liệu có những hình ảnh về nạn đóikhủng khiếp năm 1945. 2.4. Sử dụng tài liệu các lĩnh vực văn hóa khác: Việc vận dụng kiến thức liên môn của giáo dục công dân, giáo dục kĩ năng sống, kiến thức dân tộc học, triết học góp phần làm sáng rõ khi lí giải các khái niệm hay tư tưởng tác phẩm. 3. Cách tích hợp liên môn trong nội dung dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam * Để thực hiện tốt bài dạycủa mình, tôi đã thực hiện các bước sau: Bước 1: Đọc kỹ tác phẩm Bước 2: Năm vững kiến thức cần đạt Bước 3: Tìm hiểu kiến thức có liên quan ở trong SGK, sách tham khảo, mạng internet…của các môn HS đã và đang học để liên hệ tíchhợp. Bước 4: Lựa chọn, sắp xếp ý để soạn giáo án * Để giúp học sinh nắm được tác phẩm chính luận, Gv cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung sau: - Nội dung 1: Tìm hiểu xuất xứ của tác phẩm - Nội dung 2: Tìm hiểu giá trị nội dung của tác phẩm - Nội dung 3: Tìm hiểu giá trị tư tưởng của tác phẩm
  • 12. - 12 - - Nội dung 4: Tim hiểu giá trị nghệ thuật - Nội dung 5: Tìm hiểu ý nghĩa thời sự 3.1. Hướng dẫn HS tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm - Tìm hiểu vài nét về tác giả - Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm Để hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung này, GV cần tìm hiểu những kiến thức lịch sử trong SGK lịch sử hay tài liệu tham khảo môn Lịch sử để có những kiến thức chính xác, chặt chẽ. Trong các bài học ở sách giáo khoa, các nhà biên soạn đã có phần tiểu dẫn trình bày về tác giả hoàn cảnh ra đời tác phẩm để giáo viên khai thác tuy nhiên vẫn cần có sự tham khảo thêm sử liệu để làm rõ yếu tố thời đại. Ví dụ 1: Khi dạy văn bản“Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh, GV có thể chuẩn bị những kiến thức sau: Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (trong nước và hoàn cảnh thế giới ) Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh Gv cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung sau: - Về tác giả PCT:Gv tích hợp với kiến thức lịch sử + Trong sách Đại cương lịch sử Việt nam đánh giá: PCT là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX. Ông là một nhà nho yêu nước, có nhiều suy nghĩ tiến bộ, có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nhoyêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX + Lịch sử lớp 11, Hs đã học: Phan Châu Trinh là người sớm tiếp thu tư tưởng tiến bộ, chủ chương cứu nước bằng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như là điều kiện tiên quyết để giành độc lập. - Về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (SGK) Như vậy, GV phải tìm hiểu diễn thuyết là gì? Tác dụng của hình thức diễn thuyết? Đồng thời sưu tầm và đọc toàn bộ Đạo đức và luân lý Đông Tây để có thể hiểu vị trí, ý nghĩa của đoạn trích đã học.
  • 13. - 13 - - Ý nghĩa lịch sử của tác phẩm: Qua Đạo đức và luân lý Đông Tây, thấy rõ tư tưởng của Phan Châu Trinh mang tính chất cải cách dân chủ của một nhà yêu nước, một nhà cách mạng. Ông nhận thấy cần phải lật đổ bộ máy phong kiến, phải nâng cao trình độ nhân dân lên, đề cao dân quyền, dân chủ phương Tây. Tư tưởng này đặt trong bối cảnh nước ta những năm thế kỷ XX được coi là mới mẻ, do đó được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng. 3.2. Hướng dẫn Hs khám phá nội dung tác phẩm qua hệ thống các luận điểm tư tưởng của tác phẩm. Để làm được phần này, Gv cần chú trọng vào các câu hỏi sau để khai thác và chuẩn bị kiến thức: - Tác phẩm có mấy luận điểm - Luận điểm đó được triển khai bằng các dẫn chứng, lý lẽ nào? Nhận xét cách sử dụng dẫn chứng, lý lẽ của tác giả? - Qua hệ thống tư tưởng luận điểm đó, văn bản hướng tới vấn đề (chủ đề) gì? Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh Gv cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu mạch lập luận của đoạn trích Xã hội nước ta tuyệt nhiên không có luận lí Hiện trạng, nguyên nhân Bên châu Âu, bên Pháp Ở nước ta - Xã hội chủ nghĩa rất thịnh hành - Biểu hiện: “Mỗi khi... mới nghe” - Nguyên nhân: có đoàn thể, công ích - Không hiểu nghĩa vụ của loài người, nghĩa vụ của mỗi ngườitrong nước - Biểu hiện: “Ngườimình...đếnmình” - Nguyên nhân: Bọn vua quan muốn giữ túi tham của mìnhđược đầy mãi nên thiết pháp luật, phá tan tành đoàn thể quốc dân Cần phải xây dựng đoàn thể, truyền bá chủ nghĩa xã hội để tiến lên giành độc lập, tự do cho đất nước
  • 14. - 14 - Để hướng dẫn Hs nắm được nội dung này, GV cần tích hợp với kiến thức lý thuyết của Làm văn.  Qua hệ thống luận điểm tư tưởng này, Phan Châu Trinh muốn kêu gọi mọi người xây dựng luân lý xã hội ở nước ta. Ông thấy mối quan hệ mật thiết truyền bá xã hội chủ nghĩa, gây dựng đoàn thể với sự nghiệp giành độc lập, tự do dân tộc. Đây chính là quan điểm tiến bộ, tích cực trong tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh . Ví dụ 2: Khi dạy tác phẩm “Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng cá nhân các dân tộc bị áp bức” của Nguyễn An Ninh, Gv phải hướng dẫn Hs tìm ra hệ thống luận điểm của bài gồm 3 luận điểm chính: - Luận điểm 1: tác giả đúng trên lập trường dân tộc phê phán những hiện tượng học đòi theo kiểu Tây hóa và lớn tiếng cảnh báo việc từ bỏ cha ông và tiếng mẹ đẻ đã lam cho mọi người An Nam tha thiết giống nòi lo lắng. - Luận điểm 2: tiếng nói là người bảo vệ quý báu của các dân tộc, là yếu tố quan trọng giúp các dân tộc bị thống trị - Luận điểm 3: Tiếng Việt không nghèo, cần phải hiểu tiếng nước ngoài nhưng không được chốibỏ tiếng Việt, chối bỏ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với chốibỏ tự do.  Qua ba luận điểm này, Nguyễn An Ninh muốn khẳng định vai trò tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức. 3.3. Hướng đẫn HS khám phá giá trị tư tưởng của tác phẩm chính luận Qua nội dung của các phần, của cả văn bản, người đọc cảm nhận được quan điểm lập trường của tác giả về vấn đề chính trị, xã hội. GV cần có kiến thức về lịch sử để hướng dẫn Hs đánh giá đúng đắn, khách quan vai trò đóng góp của tác giả vào tư tưởng chính trị trong hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm. Ví dụ 1: Khi dạy tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập”, Gv phải hướng dẫn HS khám phá vẻ đẹp tầm vóc tư tưởng, tâm hồn, tình cảm của người viết được thể hiện qua từng câu chữ. Ngay phần mở đầu, Chủ tịch HCM đã trích dẫn hai tuyên ngôn nổi tiếng của nước Mĩ và nước Pháp. Từ quyền bình đẳng tự do của con người mà tác giả đã suy ra quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới. Đây là cách vận dụng khéo léo và đầy sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ trong lập luận. Đây
  • 15. - 15 - là một đóng góp riêng của tác giả cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại thế kỉ XX. Vi dụ 2: Khi hướng dẫn Hs tìm hiểu luận điểm 2, luận điểm 3 của văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh, GV phải hiểu rõ kiến thức lich sử về Chủ nghĩa xã hội - Tư tưởng của Phan Châu Trinh thực chất là tư tưởng dân chủ tư sản. Tư tưởng này ở phương Tây đầu thế kỷ XX đã lạc hậu, vì bấy giờ người phương Tây đứng trước ngưỡng cửa của cách mạng vô sản và chủ nghĩa xã hội: Năm 1917, cách mạng vô sản tháng 10 Nga đã thành công. Nhưng đối với Việt Nam, tư tưởng dân chủ tư sản hãy còn vai trò tiến bộ, còn có một số ý nghĩa cách mạng vì Việt Nam lúc đó còn phải làm một cuộc cách mạng tư sản. Tầng lớp tư sản ở Việt Nam lúc bấy giờ còn có biểu hiện tiến bộ tích cực. Điều đó cho thấy thái độ phê phán chế độ quân chủ phong kiến triệt để mạnh mẽ, quan tâm tới vấn đề dân trí, đề cao tư tưởng đoàn thể, xã hội chủ nghĩa là biểu hiện của thái độ trách nhiệm với vận mệnh toàn dân tộc của nhà yêu nước, nhà cáchmạng tiến bộ Phan Châu Trinh. 3.4. Hướng dẫn HS khám phá giá trị nghệthuật của tác phẩm GV phải gợi ý căn cứ vào những lý thuyết môn Làm văn, Tiếng Việt để HS phát hiện các thao tác lập luận và các biện pháp nghệ thuật để tăng tính truyền cảm, thuyết phục của bài văn chính luận, phần nào hiểu được phong cách chính luận của tác giả. Ví dụ 1: Khi GV dạy bài “Tuyên ngôn Độc lập”, hướng dẫn HS tập trung vào đoạn văn sau: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa” - Thao tác sử dựng là chứng minh, giải thích với dẫn chứng rõ ràng, cụ thể, lý lẽ chắc nịch về tình hình của bọn thực dân phong kiến ở nước ta và vị thế của nhân dân ta.
  • 16. - 16 - - Biện pháp nghệ thuật: sử dụng câu văn ngắn, nhịp ngắn, liệt kê, điệp cú pháp…đã thể hiện không khí bừng bừng, phấn chấn xông lên giành quyền sống, quyền tự do của dân tôc; quá trình nổi dậy của dân tộc ta thật nhanh chóng, biết tận dụng thời cơ, tạo nên sức mạnh to lớn, chiến thắng mọi kẻ thù. Điều đó thể hiện phong cách chính luận ngắn gọn, sắc bén đanh thép của Chủ tịch HCM. Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh GV phải tập trung vào một số đoạn văn hay để yêu cầu Hs phát hiện thấy được phần nào phong cách chính luận của Phan Châu Trinh Ví dụ: Đoạn văn sau thể hiện rất rõ tình cảm, nhận thức của Phan Châu Trinh về hiện thực xã hội: “Dân khôn mà chi! Dân khôn mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý! Chẳng những thế mà thôi, một người làm quan một nhà có phước, dầu tham, dầu nhũng, dầu vơ vét, dầu rút tỉa của dân thế nào cũng không có ai bình phẩm; dầu lấy lúa của dân mua vườn sắm ruộng, xây nhà làm cửa cũng không ai chê bai.” - Tác giả sử dung biện pháp tăng tiến: Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý; biện pháp điệp cấu trúc, sử dụng liên tiếp câu cảm thán… thể hiện thái độ vừa đau xót, vừa mỉa mai, vừa trách trong cách ứng xử của người dân. Qua đó thấy được nỗi đau xót trăn trở của tác giả trước tình trạng tối tăm của xã hội Việt Nam đương thời, sự thấp kém, cam chịu của người dân. - Khi viết, Phan Châu Trinh không dùng giọng điệu mạnh mẽ mà dùng cách viêt đầy cảm xúc xót xa. Chính những yếu tố này làm tăng thêm sức truyền cảm thuyết phục của văn bản, góp phần thức tỉnh tâm hồn và nhận thức của người dân. 3.5. Giúp Hs thấy được ý nghĩa thời sự của tác phẩm Tác phẩm chính luận xuất sắc đồng thời cũng là những áng văn hùng biện có giá trị lâu bền. Vì thế những quan điểm, lập trường của tác giả luôn có ý nghĩa nhất định đốivới xã hội hiện nay. Để gợi mở cho HS thấy được điều này, giáo viên cần sử dụng kiến thức của môn GDCD để giáo dục tư tưởng, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh hôm nay vì mục đích của văn bản chính luận là hướng người đọc đến nhận thức đúng, hành động đúng.
  • 17. - 17 - Ví dụ 1: Khi dạy bài “Tiềng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” Gv phải nhấn mạnh đến việc giữ gìn những giá trị của dân tộc, vai trò của việc học ngoại ngữ trong xã hội hiện nay, vì trong bài: Chính sách đối ngoại của GDCD lớp 11 đã chỉ rõ trách nhiệm của công dân với chính sách đối ngoại là: - Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào công việc liên quan đến đối ngoại như: rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ văn hóa và khả năng tiếp thu giao tiếp bằng ngoại ngữ… - Khi quan hệ với các đối tác nước ngoài cần thể hiện ý thức dân tộc và phát huy những nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc. Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh về thực trạng luân lý xã hội nước ta đầu thế kỷ XX trong bài giáo viên cho học sinh liên hệ với bài học đạo đức của môn giáo dục công dân 10 để HS thấy rõ vai trò của đạo đức đối với xã hội. Để học sinh có ý thức được việc sống theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức phải luôn được tôn trọng, củng cố và phát triển thì xã hội mới có thể phát triển bền vững. Ngược lại, nếu nơi nào sống không có đạo đức thì nơi ấy sẽ mất ổn định, mất đoàn kết, dẫn đến tranh giành, cướp giật… Đó chính là nguyên nhân của sự bất ổn trong đời sống kinh tế, chính trị.
  • 18. - 18 - PHẦN II - PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ 1. Thực nghiệm 1.1. Mục đích thực nghiệm Việc tổ chức thực nghiệm một số phương pháp “ Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam tại trường THPT Trần Hưng Đạo” nhằm kiểm chứng những kết luận trong tiến trình nghiên cứu lý luận. Đồng thời, tìm hiểu tính khả thi và bước đầu đánh giá mức độ hiệu quả của các giải pháp được đề xuất cũng như những hạn chế còn tồn tại của các giải pháp đó khi ứng dụng vào thực tiễn. Từ đó làm cơ sở hoàn thiện các giải pháp đề xuất để ứng dụng vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học giờ đọc văn tại trường THPT Trần Hưng Đạo. 1.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm - Đối tượng thực nghiệm: Lớp được lựa chọn thực nghiệm và đối chứng có số lượng HS tương đương nhau, mặt bằng về học lực tương đối đồng đều. - Địa bàn thực nghiệm Trường THPT Trần Hưng Đạo 1.3. Nội dung và phương phápthực nghiệm - Nội dung thực nghiệm sư phạm của là đánh giá năng lực thông qua kết quả thực hiện các yêu cầu về tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại tại lớp 12A2, 12A3. - Phương pháp thực nghiệm + Xây dựng thiết kế lên lớp theo tinh thần ứng dụng những nghiên cứu lý luận. + Trao đổi thống nhất với giáo viên kế hoạch thực nghiệm. + Tổ chức dạy học song songhai loại giáo án thực nghiệm và đối chứng. + Tiến hành kiểm tra HS: sau khi học xong tác phẩm thực nghiệm, đưa ra các câu hỏi kiểm tra kiến thức giống nhau cho cả lớp thực nghiệm và đốichứng. + Tiến hành phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm và đối chứng để rút ra những kết luận về thực nghiệm. 1.4. Quytrình tiến hành thực nghiệm Quy trình tiến hành thực nghiệm được thực hiện lần lượt theo các bước sau : - Bước 1 : Xây dựng phiếu và kiểm tra kiến thức thông qua khả năng tích hợp liên môn của HS.
  • 19. - 19 - - Bước 2 : Xây dựng thiết kế giáo án thực nghiệm và thống nhất với GV kế hoạch thực nghiệm . - Bước 3: Kiểm tra và đánh giá mức độ tiếp nhận của HS (cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng) - Bước 4: Xử lý và đánh giá kết quả thực nghiệm để rút ra những kết luận bước đầu về thực nghiệm . Tôi tiến hành tổ chức dạy học thực nghiệm ở lớp 12A2, 12A3 nội dung bài học theo Sách giáo khoa, theo phân phối chương trình và theo tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể: Tiết 7,8: Đọc văn : Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh 2. Đánhgiá kết quả thực nghiệm Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với lớp 12A2,12A3 ( trong năm học 2017-2018) Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, GDCD, giáo dục kĩ năng sống... vào môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn. Từ đó bài làm có sức thuyết phục hơn nhất là đốivới văn bản chính luận. Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương bồi dưỡng lòng tự hào và yêu quê hương đất nước mình hơn đồng thời giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào thực tế đời sống. Bảng điều tra mức độ hứng thú học tâp của học sinh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm Lớp đối chứng (bảng 1)
  • 20. - 20 - Lớp Sĩ số Húng thú học tập Không hứng thú học tâp Số lượng % Số lượng % 12A2 29 10 34,4 19 65,6 Lớp thực nghiệm ( bảng 2) Lớp Sĩ số Húng thú học tập Không hứng thú học tâp Số lượng % Số lượng % 12A3 33 28 84,9 5 15,1 Bảng kết quả kiểm tra kiểm tra 15 phút sau khi dạy bài “Tuyên ngôn Độc lập” ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm Lớp đối chứng ( bảng 1) Lớp Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém SL % SL % SL % SL % 12A2 29 0 0 6 20,7 10 34,4 13 44,9 Lớp thực nghiệm ( bảng 2) Lớp Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém SL % SL % SL % SL % 12A3 33 2 6,2 15 45,4 11 33,3 5 15,1 Kết quả thực nghiệm như đã trình bày trong bảng cho thấy tỷ lệ học sinh hứng thú học tập của lớp thực nghiệm là cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể, lớp thực nghiệm có học sinh đạt kết quả kiểm tra loại giỏi 6,2% loại khá 45,4% cao hơn lớp đối chứng. Ngược lại, học sinh bị điểm yếu, kém ở lớp thực nghiệm là 15,1% còn lớp đối chứng là 44,9%. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, mục đích thực nghiệm của tôi không phải là chỉ qua một vài tiết dạy để khẳng định ưu thế tuyệt đối của các biện pháp đề ra mà chỉ nhằm bước đầu đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn việc ứng dụng một số phương pháp “ Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam tại trường THPT Trần Hưng Đạo”.
  • 21. - 21 - PHẦN III: PHỤ LỤC GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM Ngàysoạn: Ngàydạy: Tiết 7,8 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (Hồ Chí Minh) I. Mục tiêu bài học: Giúp HS 1. Kiến thức: Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của TNĐL cũng như vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả. 2. Kĩ năng: Đọc-hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ: Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức về giá trị to lớn của nền độc lập 4. Năng lực: Đọc - hiểu văn bản chính luận, giải quyết vấn đề, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mỹ II. Chuẩn bị của GV - HS 1. Giáoviên: SGK, SGV, Sách chuẩn KT- KN, thiết kế bài học… 2. Học sinh: Chủ động tìm hiểu bài học qua các câu hỏi SGK và những định hướng của giáo viên ở tiết trước. Nắm vững yêu cầu bài học. III. Phương pháp: - Tổ chức HS đọc diễn cảm văn bản - Định hướng học sinh phân tích cắt nghĩa và khái quát bằng đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận, thuyết giảng... - Tíchhợp liên môn: Tiếng Việt, Làm văn, kiến thức môn Địa lí, Lịch sử, GDCD... IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn địnhtổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu Phần 2 : Tác phẩm
  • 22. - 22 - chung về tác phẩm -Yêu cầu HS theo dõi phần tiểu dẫn (SGK), trả lời ngắn gọn. ? TNĐL ra đời trong hoàn cảnh nào - GV trình chiếu 1 số hình ảnh địa danh Vườn hoa Ba Đình ( Quảng trường Ba Đình - GV tích hợp kiến thức địa lí giới thiệu về địa danh Vườn hoa Ba Đình ( Quảng trường Ba Đình - Vị trí Quảng trường Ba Đình nằm ở phía Tây cổng thành cổ Hà Nội. Cho tới đầu thế kỷ 20, khu vực này là một khoảng trống với bãi hoang, cùng hồ ao mới được san lấp. Người Pháp đã xây dựng ở đây một vườn hoa. Xung quanh vườn hoa này một số công trình công sở, biệt thự được xây dựng. Một trong những công trình được xây dựng sớm là Phủ Toàn quyền (1902), sau này là Phủ Chủ tịch - Quảng trường Ba Đình là nơi chứng kiến bao sự kiện lịch sử của đất nước, và đều gắn với mùa thu: Mùa thu Cách mạng tháng Tám năm 1945, mùa thu trở về Hà Nội năm 1954; và mùa thu năm 1969, tại Hội trường Ba Đình, Việt Nam và bạn bè quốc tế đã thương tiếc Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ba Đình trở thành đất mảnh đất thiêng cùng những dấu ấn I. Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh ra đời ( SGK) - Trên thế giới: - Trong nước: Bổ sung: Quốc dân Đảng Trung Quốc tiến vào từ phía Bắc, đằng sau là đế quốc Mĩ. Quân đội Anh tiến vào từ phía Nam, đằng sau là lính viễn chinh Pháp. Lúc này thực dân Pháp tuyên bố: Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên thuộc về người Pháp -> Bản tuyên ngôn ra đời trong âm mưu trắng trợn của thực dân Pháp.
  • 23. - 23 - lịch sử không bao giờ phai mờ, cùng những kiến trúc tâm linh hiện hữu: Lăng Bác, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ. ? Tác phẩm hướng đến đối tượng ? Tác giả viết nhằm mụcđích gì - HS theo dõi SGK trả lời ngắn gọn nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung, chốtKT - Thuyết giảng, lấy VD chứng minh để khắc sâu KT cho HS ? Bố cục văn bản? Mạch lập luận của tác phẩm? - GV hướng dẫn HS tìm hiểu sâu bố cục để chỉ ra mạch lập luận. - HS phát biểu, chỉ ra giá trị của mạch lập luận. 2. Đối tượng và mụcđích viết: Đối tượng Mục đích Nhân dân ta ND toàn thế giới Tuyên bố nền độc lập của nước ta Các thế lực thù địch và cơ hội quốc tế đang dã tâm tái nô dịch đất nước ta, đặc biệt là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ Tranh luận ngầm nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp 3. Bố cục : 3 phần (3 luận điểm) - Đoạn 1: Từ đầu đến không ai chối cãi được) Nêu nguyên lí chung của bản TNĐL. - Đoạn 2: Tiếp theo đến ...cộng hòa : Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân ta đã kiên trì đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước VN Dân Chủ Cộng hoà. - Đoạn 3: đoạn còn lại : Lời tuyên ngôn và tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc VN. → Mạch lập luận lôgic chẽ: cơ sở lập luận đối chiếu vào thực tiễn, rút ra kết
  • 24. - 24 - Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản - Gv hướng dẫn cách đọc (đọc với giọng trang trọng) - Gọi HS đọc phần 1 - Gv trình chiếu đoạn Video Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc TNĐL ? Nguyên lí chung của bản TN viết về vấn đề gì? ? Bác dựa vào cơ sở pháp lí nào để viết tuyên ngôn? ? Mục đích, ý nghĩa của việc Bác sử dụng lời lẽ của haibản tuyên ngôn? luận phù hợp. II. Đọc-hiểu văn bản 1. Phần mở đầu: Nêu nguyên lí chung làm cơ sở pháp lí cho bản TNĐL (Cơ sở lí luận) - Nêu nguyên lí chung (lẽ phải – chân lí): quyền bình đẳng, tự do, sung sướng, hạnh phúc của con người và các dân tộc trên thế giới: Hồ Chủ Tịch đã trích dẫn 2 bản Tuyên ngôn + Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776) của nước Mĩ. + Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp. - Tríchdẫn 2 bản Tuyên ngôn nhằm: + Đề cao những giá trị của tư tưởng nhân đạo và văn minh nhận loại; + Tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở lập luận tiếp theo. - Ý nghĩa của việc trích dẫn các bản Tuyên ngôn + Xác lập cơ sở pháp lí vững chắc cho bản Tuyên ngôn, tạo tiền đề để khẳng định quyền độc lập chính đáng của dân tộc Việt Nam, hoàn toàn phù hợp với công pháp quốc tế, được nhân loại tiến bộ thừa nhận; + Khẳng định tính chất, ý nghĩa to lớn của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 khi đặt bản Tuyên ngôn Độc lập sánh ngang
  • 25. - 25 - ? Khép lại phần mở đầu HCM khẳng định: “Đó là...được” tại sao ngay phần mở đầu, tác giả lại chốt lại bằng 1 câu văn đanh thép và quyết liệt như vậy? - HS thảo luận, trả lời, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốtKT. ? Ý kiến suy rộng ra của Bác có ý nghĩa như thế nào - HS trả lời, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốtKT. GVTT: Dẫn lời một nhà nghiên cứu nước ngoài “ Cống hiến nổi tiếng của cụ HCM là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết lấy vận mệnh của mình” ? Việc trích dẫn các bản tuyên ngôn đã cho thấyđiều gì ? Phần mở đầu đã giúp anh (chị) hiểu thêm gì về tác giả và học thêm ở bác cách lập luận như thế nào? cùng những bản Tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử nhân loại. + Ngầm cảnh báo âm mưu xâm lược của kẻ thù: nếu chúng xâm lược Việt Nam chính là phản bội tổ tiên mình, làm vấy bẩn lá cờ nhân đạo thiêng liêng của những cuộc cách mạng vĩ đại của họ mà được cả thế giới ngưỡng vọng. Đó là cách dùng "gậy ông đập lưng ông". - Ý kiến suy rộng ra: đã bổ sung những chân lí của thời đại mới: thời đại của những cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp -> Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, HCM suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc  Đây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại
  • 26. - 26 - - HS trả lời, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốtKT. Hết tiết 1 chuyển tiết 2 - GV hướng dẫn cách đọc: Đọc phần tố cáo tội ác của thực dân Pháp với giọng hùng hồn, đanh thép nhấn mạnh vào các cấu trúc trùng điệp - Gv trình chiếu đoạn phim tài liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc TNĐL - HS đọc đoạn “Thế mà… chính nghĩa” ? Lời kết tội trên đã được làm sáng tỏ như thế nào trong nội dung của bản TNĐL? - GV bình giảng hai chữ “thế mà” tác giả đã tạo ra sự đối lập giữa phần MĐ và nội dung. Không chỉ đơn thuần là từ nối liên kết đoạn văn mà còn làm nổi bật quan hệ tương phản giữa “lí lẽ” tốt đẹp và những hành động trắng trợn. là phép liệt kê kể tội TD. ? Trong Bản TNĐL, Người vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự  Đánh giá: Việc trích dẫn các bản tuyên ngôn đã cho thấy trí tuệ sắc sảo, tầm nhìn sáng suốt, vốn văn hóa sâu rộng cũng như nghệ thuật lập luận vô cùng chặt chẽ, thuyết phục của Hồ Chí Minh Đoạn văn chính luận mẫu mực 2. Phần 2 a. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp: Đã phản bội và chà đạp lên nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng.- Người vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thật lich sử không thể chốicãi + Về chính trị( SGK) + Về kinh tế ( SGK) → Đây là những âm mưu thâm độc, chính sách tàn bạo của thực dân Pháp. Nghệ thuật: + Mỗi tội ác được diễn tả bằng 1 vài câu và tách thành những đoạn văn riêng biệt, nhiều đoạn văn đặc biệt chỉ bao gồm 1 câu → Tội ác của thực dân Pháp như được phơi bày ra rành rọt hơn trước nhân dân ta và nhân dân trên thế giới + Thủ pháp so sánh, ẩn dụ, các điệp từ “chúng”, phép lặp cú pháp mang tính chất liệt kê kết hợp với giọng điệu đanh
  • 27. - 27 - thật lịch sử nào (Bác đã vạch rõ những tội ác của thực dân Pháp trên những lĩnh vực nào? HS thảo luận nhóm bàn ? Nhà văn đã sử dụng biện pháp NT gì để tăng cường sức mạnh tố cáo? ? Nhằm bác bỏ những luận điệu nào của thực dân Pháp ? Hình dung tâm trạng, tình cảm của Bác - HS thảo luận, đại diện trả lời, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung, chốtKT - Liên hệ với Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô về việc tố cáo tội ác của giặc Minh. ? Người vạch trần bản chất hèn nhát, xảo trá, vô liêm xỉ của TDP bằng lí lẽ và sự thật lịch sử bằng những đoạn văn dài ghi mộc thời gian cụ thể theo diễn tiến nhưthế nào ? Nhằm bác bỏ những luận điệu nào của thực dân Pháp ? Sự thật đó có sức mạnh lớn lao nhằm bác bỏ những luận điệu nào của TDP - HS thảo luận cặp đôi, đại diện trả lời, nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, bổ sung, chốtKT - Khi nói về nạn đói khủng khiếp trong lịch sử “ từ QT… chết đói” GV tích hợp thép liên hoàn, trùng điệp -> diễn tả những tội ác như dồn dập,chồngchất, tăng dần lên mãi.  Sự thật đó có sức mạnh lớn lao,bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp về công “khaihóa” - Người vạch trần bản chất hèn nhát, xảo trá, vô liêm xỉ của thực dân Pháp bằng lí lẽ và sự thật lịch sửbằng những đoạn văn dài ghi mộc thời gian cụ thể theo diễn tiến. + Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương → Bọn quỳ thực dân Pháp gối đầu hàng, mở của nước ta rước Nhật→ Kết quả: gây ra năn đói khủng khiếp trong lịch sử “ từ Quảng trị … chết đói” + Ngày 9/3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội P → bọn thực dân Pháp bỏ chạy, đầu hàng → trong 5 năm bán nước
  • 28. - 28 - kiến thức lịch sử ( 2phút29 giây) + G V trình chiếu đoạn phim tài liệu: Nạn đói khủng khiếp năm 1945 +Kiến thức lịch sử: Theo giáo sư Văn Tạo, nguyên viện trưởng Viện Sử học VN, ngoài các chính sách tô cao thuế nặng, Nhật còn đưa ra một “chương trình kinh tế chỉ huy” nhằm thực hiện một cách triệt để chủ trương phát xít của mình. Cụ thể, bắt đầu từ ngày 6-5-1941 Nhật buộc Pháp ký một hiệp ước kinh tế yêu cầu Pháp phải cung cấp lương thực ở Đông Dương cho Nhật hằng năm. Bốn năm liền từ 1941-1944 Nhật - Pháp đã ký bốn hiệp định giao nộp lúa, ngô cho Nhật mỗi năm từ 700.000 - 1,3 triệu tấn, tương đương 50-80% tổng sản lượng lương thực VN thời đó. Để phục vụ chiến tranh, phát xít Nhật còn cần rất nhiều nguyên liệu từ những cây trồng có sợi, có dầu như đay, gai, bông, thầu dầu... nên chúng đã bắt rất nhiều vùng quê nhổ lúa trồng đay và các loại cây trên. Tài liệu của người Pháp thống kê: năm 1944 VN trồng tới 45.000ha đay, gấp chín lần diện tích của năm 1940 do 10 công ty độc quyền của Nhật thu mua, ta 2 lần cho Nhật + Trước ngày 9/3 → thẳng tay khủng bố Việt Minh…  Sự thật đó có sức mạnh lớn lao, bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp về quyền“ bảohộ” Đông Dương
  • 29. - 29 - chế biến, kinh doanh thứ cây này. Cũng theo tài liệu trên, chiến tranh của đồng minh với Nhật tại Đông Dương khiến 50% hệ thống giao thông Nam - Bắc VN bị phá hủy, 90% phương tiện vận tải bị hư hỏng khiến việc đưa lương thực cứu trợ từ Nam ra Bắc càng thêm khó khăn. Chiến tranh làm cho nhu cầu nhiên liệu: than, dầu, điện của Nhật tăng cao. Chúng đã lấy ngô, vừng, lạc và cả lúa gạo để thay thế những nhiên liệu này phục vụ mưu đồ phát xít, đẩy người dân vào thảm họa chết đói. + GV gợi dẫn học sinh đọc: Hồ sơ nạn đói 1945 ? Tinh thần nhân đạo của ta được thể hiện nhưthế nào - Gv liên hệ với Bình Ngô đại cáo, thái độ khoan hồng trong xã hội ngày nay( đối với những tù nhân cải tạo tốt…) - GV hướng dẫn đọc: giọng tự hào, nhấn vào các chữ “Sựthật” ? Lấy lẽ phải làm tiền đề cho mọi lập luận, tác giả đã nêu bật quá trình đấu tranh giành chính quyền của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của MTVM như thế nào? ? Tại sao HCM lại chủ ý điệp đi nhấn b. Quá trình đấu tranh chính nghĩa và tinh thần nhân đạo của ta và khẳng định thực tế lịch sử - Tinh thần nhân đạo: Đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng…sau biến động 9/3, Việt Minh đã giúp, cứu, bảo
  • 30. - 30 - lại “Sự thật” mà không phải bằng chứng cứ hùng hồn khác? ? Gắn với hoàn cảnh sáng tác, mục đích và đối tượng hướng tới của bản TN “Sự thật” này có vai trò như thế nào? - HS dựa vào văn bản để tóm tắt, tái hiện. - GV giảng bình: Người láy đi láy lại 2 chữ “sự thật là” vì: không có lí lẽ nào thuyết phục cao hơn là lí lẽ của sự thật; sự thật còn là bằng chứng xác đáng không thể bác bỏ được - Gọi học sinh đọc phần 3. - Giọng trang trọng, hùng biện. ? Tác giả đã phát biểu lời tuyên ngôn và tuyên bố cuối cùng ntn? - HS dựa vào SGK để tái hiện kiến thức. vệ… - Quá trình đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta và khẳng định thực tế lịch sử: + Sự thật là từ năm 1940 ta là…. nhân dân ta cả nước nổi dậy giành chính quyền… + Sự thật là dân ta lấy lại… + Tác giả chỉ rõ một cục diện chính trị mới “Pháp chạy… thoái vị” từ nô lệ dân ta đã giành độc lập, chấm dứt chế độ phong kiến, chế độ thực dân→ 1 chế độ mới ra đời.  Bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng đồng minh, vậy Đông Dương đương nhiên là thuộc quyền của chúng .  Với lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, Người đã vạch rõ tội ác bản chất tàn bạo, hèn nhát của; đồng thời ca ngợi cuộc đấu tranh chính nghĩa và tinh thần nhân đạo của ta. 3. Tuyên bố độc lập - Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp - Kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp - Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận
  • 31. - 31 - Hoạt động 3: GV dẫn dắt và hướng dẫn HS tổng kết. - HS đọc ghi nhớ - 42 ? Nêu các giá trị của Bản TNĐL ? TNĐL không chỉ là còn văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một áng văn chính luận mẫu mực của mọi thời đại. Hãy chỉ ra giá trị văn chương của TP? quyền độc lập, tự do của Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do ấy. III. Tổng kết 1. Ý nghĩa văn bản TNĐL - Là một văn kiện lịch sử vô giá... → Giá trị lịch sử - Là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do → Giá trị tư tưởng - Là một bài văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn → Giá trị nghệthuật 2. Nghệ thuật - Lâp luận chặt chẽ…., ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm, giọng văn linh hoạt 4. Củng cố : GV tổ chức cho HS tự kiểm tra, đánh giá kiến thức trọng tâm, sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực: Kỹ thuật “ Trình bày 1 phút”, “ Hỏi các chuyên gia” 5. Dặn dò - Học bài, làm bài tập SGK (tr42) - Chuẩn bị bài tiếp: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. V. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm cao, đầu tư chuyên môn, chuẩn bị kĩ những câu hỏi thảo luận và dự kiến các phương án trả lời.
  • 32. - 32 - - Học sinh: Chuẩn bị bài, soạn bài,sách giáo khoa và các đồ dùng học tập khác. - Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, giấy A0, A3, A4, bút dạ, sách giáo khoa… 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Qua quá trình thực nghiệm thiết kế giáo án: về phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam, tôi nhận thấy lý thuyết về phương pháp dạy học tích hợp liên môn đã có tính khả thi và ứng dụng vào thực tiễn. Phương pháp dạy học tích hợp liên môn cùng với những phương pháp dạy học tích cực khác sẽ mở ra nhiều triển vọng cho quá trình đổi mới dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường Phổ thông Tóm lại, đề tài nghiên cứu này tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé công sức vào công cuộc đổi mới dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông hiện nay, góp phần làm cho những giờ dạy văn trở nên thú vị, hấp dẫn và đạt kết quả như mong muốn 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Đề tài nghiên cứu có tính khả thi, và ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả cao trong giờ học văn ở trường phổ thông. Giúp học sinh có niềm say mê và hứng thú với môn học Với sáng kiến nhỏ này, người viết mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp nhằm bổ sung cho đề tài được sâu sắc và thiết thực hơn. 10.3. Kết luận Vận dụng quan điểm tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ văn nói chung và trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam nói riêng là cách thức để khắc phục, hạn chế lối dạy học đó nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà HS lĩnh hội được, bảo đảm cho mỗi HS khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa, cũng có khi là một tình huống khó khăn, bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Mặt khác, tránh được những nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội những nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không có được.
  • 33. - 33 - Qua các tiết dạy thực nghiệm, tôi nhận thấy việc sử dụng kết hợp một số phương pháp “Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Viết Nam” đã thực sự giúp học sinh mạnh dạn phát hiện vấn đề và có những tưởng tượng phong phú độc đáo, tạo được một không khí học tập sôi nổi, khơi gợi được hứng thú cho học sinh. Nhiều học sinh đã bám sát văn bản để lấy đó làm căn cứ “xuất phát điểm” và kiểm chứng cho đọc hiểu văn bản chính luận. 10.4. Kiến nghị Để xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp kiến thức liên môn trong môn Ngữ văn, giáo viên cần chú ý đến nguyên tắc tích hợp liên môn Tích hợp phải tuân thủ nguyên tắc: Chọn lọc, phù hợp, vừa đủ. Chọn lọc những kiến thức thật cần thiết để tích hợp nhằm giúp học sinh lấy đó làm phương tiện khám phá, lĩnh hội kiến thức mới trong bài. Phù hợp trình độ nhận thức, tâm sinh lí của học sinh; giáo viên tránh biến giờ học thành phô diễn sự uyên bác của mình. Không vì tích hợp mà làm bài học nặng nề kiến thức, quá tải cho học sinh hoặc giáo viên tham tích hợp nên bỏ qua kiến thức cơ bản học sinh cần đạt trong chính tiết học đó. Chọn hình thức tích hợp: giáo viên diễn giảng bằng lời, cung cấp trên giáo cụ trực quan hay đưa ra nhiệm vụ học sinh thu thập, tìm hiểu ở nhà trước hoặc sau bài học. Để có một bài dạy theo hướng tích hợp liên môn, GV cần chuẩn bị sâu sắc về mặt nội dung, kiến thức để chủ động trong cách đánh giá và phát huy năng lực của học sinh. Vẫn đảm bảo quan điểm giáo dục hiện nay “ lấy học sinh làm trung tâm”, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, mọi khâu của quá trình dạy học. Do vậy, khi giảng bài GV không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương tác, dẫn dắt học sinh từng bước thực hiện chiếm lĩnh đối tượng học tập nội dung môn học; đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kỹ năng tích hợp, tránh áp đặt. Tôixin chân thành cảm ơn!
  • 34. - 34 - 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Lớp 12A2 Trường THPT Trần Hưng Đạo năm học 2017-2018 Bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí MInh 2 Học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo( nơi tôi công tác) Tất cả các giờ học môn Ngữ Văn ở các lớp 11A1, 11A2, 11A3, 12A2 Tam Dương, ngày.....tháng......năm 2018 Thủ trưởng đơn vị/Chính quyền địa phương (Ký tên, đóng dấu) Tam Dương, ngày25 tháng 12 năm 2017 Tác giả sáng kiến (Ký, ghi rõ họ tên) Từ Thị Kim Tuyến
  • 35. - 35 - PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 (tập 1, 2) Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo viên Ngữ Văn 12(tập 1, 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006), Sách giáo khoa Ngữ Văn 11(tập 2, 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006), Sách giáo viên Ngữ Văn 11(tập 2, 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, Nxb Giáo dục, Hà Nội 6. Nguyễn Trí (2003), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn - tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 7. Phan Trọng Luận (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội 8. Chương trình THPT, môn Ngữvăn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT 9. Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổimới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 10. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (2010), Dạy học theo Chuẩn hiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 11+12, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội