SlideShare a Scribd company logo
1 of 46
Download to read offline
SỞ GD & ĐT HƯNG YÊN
Đơn vị: TRƯỜNG THPT NAM KHOÁI CHÂU
-----------------------------
Mã số: …………………………………….
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 11
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở LĨNH VỰC
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HÀNH VI
TỪ MÔN NGỮ VĂN
Người thực hiện: VŨ THỊ QUẾ TÂM
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục:
Phương pháp dạy học bộ môn:
Phương pháp giáo dục:
Lĩnh vực khác:
Có đính kèm:
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học 2015-2016
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
- Họ và tên: Vũ Thị Quế Tâm
- Ngày tháng năm sinh: 17-05-1977
- Nam, nữ: Nữ
- Đơn vị: THPT Nam Khoái Châu, Hưng Yên
- Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn tổ Ngữ văn
- Điện thoại (NR):
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị: Thạc sĩ Giáo dục học - chuyên ngành PPDH Ngữ Văn
- Năm nhận bằng: 2008
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Văn THPT
- Số năm kinh nghiệm: 15 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Đề tài: Tổ chức hoạt động ngoại khóa VH dân gian cho HS lớp 10
THPT (2011- 2012) – giải C
+ Đề tài: Hướng dẫn học sinh tiếp nhận văn bản Hồn Trương Ba, da hàng
thịt (Lưu Quang Vũ) (2013- 2014)
- Hướng dẫn học sinh nghiên cứu Khoa học kĩ thuật:
Đề tài: Sưu tầm, khảo cứu ca dao, tục ngữ của Khoái Châu- Hưng Yên
(2015-2016) – giải Nhì
MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
PHẦN NỘI DUNG 3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 3
II. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI HƯỚNG DẪN HỌC SINH
NGHIÊN CỨU KHKT Ở LĨNH VỰC KHXH &HV
4
III. CÁC BƯỚC HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC Ở LĨNH VỰC KHXH &HV TỪ MÔN NGỮ VĂN
5
1. Bước 1: Chuẩn bị của giáo viên 5
2. Bước 2: Thành lập nhóm nghiên cứu 10
3. Bước 3: Hướng dẫn học sinh lựa chọn ý tưởng 11
4. Bước 4: Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch dự trù kinh phí,
kế hoạch nghiên cứu
13
5. Bước 5: Giám sát, tư vấn quá trình nghiên cứu của học
sinh
15
6. Bước 6: Hướng dẫn học sinh hoàn thiện sản phẩm, viết
báo cáo, thảo luận
17
7. Bước 7: Góp ý thiết kế poster, tập thuyết trình, dự kiến
những câu hỏi tình huống
18
IV. KẾT QUẢ 19
KẾT LUẬN 23
Tài liệu tham khảo chính 24
Các phụ lục 25
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KHKT Khoa học kĩ thuật
KHXH & HV Khoa học xã hội và hành vi
VHDG Văn học dân gian
1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cuộc thi Khoa học- kĩ thuật (KH KT) dành cho học sinh THPT được Bộ
Giáo dục và đào tạo chính thức triển khai và tổ chức từ năm học 2013-2014.
Cuộc thi được tiền hành từ cấp trường, cấp tỉnh đến cấp quốc gia. Đối tượng
tham gia cuộc thi là những học sinh theo học từ lớp 9 đến lớp 12. Mục đích của
cuộc thi là nhằm khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công
nghệ, kĩ thuật, vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề
thực tiễn của cuộc sống, khám phá và phát huy tiềm năng sáng tạo của học sinh,
tạo môi trường học tập tích cực, là tiền đề để các em hòa nhập với cuộc sống
cũng như công tác nghiên cứu khoa học sau này. Đặc biệt cuộc thi góp phần
không nhỏ thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh
giá nhằm phát huy năng lực học sinh, nâng cao chất lượng dạy học. Qua đây
cũng tạo cơ hội để học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu của mình tới tất cả
thầy cô bạn bè, tới các nhà khoa học … từ đó học sinh có thêm cơ hội được giúp
đỡ đào tạo, rèn luyện, đưa sản phẩm ứng dụng vào thực tế.
Tuy nhiên, qua quan sát, qua quá trình tham gia hướng dẫn học sinh nghiên
cứu khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi, tôi nhận thấy
số đề tài ở lĩnh vực này ít hơn các lĩnh vực khác, nghiên cứu khoa học ít hơn
sáng chế kĩ thuật. Khi phát động phong trào trong nhà trường số lượng học sinh
đăng kí ở các lĩnh vực: Khoa học động vật, Hóa Sinh, Hóa học, Kĩ thuật cơ khí,
Kĩ thuật môi trường, Rô bốt và máy thông minh… nhiều hơn, thậm chí nếu không
động viên, gợi ý thì học sinh không đăng kí nghiên cứu ở lĩnh vực khoa học xã hội
và hành vi, nhất là nghiên cứu những nội dung có xuất phát điểm từ môn Ngữ Văn.
Với những lý do trên, từ kinh nghiệm thực tế, tuy chưa thật nhiều, tôi chọn đề
tài: Hướng dẫn học sinh lớp 11 THPT nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học
xã hội và hành vi từ môn Ngữ Văn để đúc rút kinh nghiệm, và hi vọng có thể giúp
2
đồng nghiệp tham khảo, có thể tháo gỡ những khó khăn trong nhiệm vụ dạy học
này.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đúc kết kinh nghiệm hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực
Khoa học xã hội và hành vi từ môn Ngữ Văn.
- Cung cấp một số kinh nghiệm của bản thân trong việc hướng dẫn học
sinh nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các bước hướng dẫn học sinh lớp 11 tiến hành nghiên cứu khoa học ở
lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi từ môn Ngữ Văn
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Để thực hiện đề tài, tôi sử dụng phương pháp thực hành, thực nghiệm,
nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng kết kinh nghiệm
3
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Nghiên cứu là quá trình con người khám phá hoặc sáng tạo ra tri thức mới
về thế giới mà chúng ta đang sống, và mục tiêu chính của đổi mới phương pháp
dạy học là nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới nền giáo dục nước nhà.
Theo Luật giáo dục Việt Nam “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đắc điểm của
từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thưucj tiến tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui
hứng thú học tập cho học sinh”
Cuộc thi KH KT dành cho học sinh THCS và THPT đã được tổ chức nhằm
hướng tới mục tiêu đổi mới đó. Cuộc thi được hướng dẫn bởi rất nhiều văn bản
khác nhau của Bộ, Sở cũng như sự chỉ đạo cụ thể của từng nhà trường. Về cơ
bản có một số những văn bản chỉ đạo và hướng dẫn như sau:
- Thông tư số 38/2012/TT-BGD ĐT, ngày 02 tháng 11 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Ban hành Quy chế thi sáng tạo khoa học kĩ thuật
cấp quốc gia cho học sinh THCS và THPT.
- Các văn bản chỉ đạo cuộc thi của Bộ GD & ĐT hằng năm về việc hướng
dẫn triển khai hoạt động nghiên cứu KH KT cấp quốc gia dành cho học sinh
THCS và THPT
- Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học của bộ
GD & ĐT, Sở GD & ĐT qua các năm
- Tài liệu tập huấn tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học kĩ
thuật và cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học.
2. Cơ sở thực tiễn
4
Cuộc thi học sinh nghiên cứu KH KT đã góp phần thể hiện sự quan
tâm của các cấp ở địa phương, nâng cao chất lượng của việc dạy học ở các
nhà trường, đặc biệt là học sinh đã mạnh dạn vận dụng kiến thức, kĩ năng đã
được học ứng dụng vào thực tiễn đời sống sản xuất, khoa học kỹ thuật, tạo ra
những sản phẩm khoa học phục vụ học tập và nuôi dưỡng ý tưởng sáng tạo.
Đây là cuộc thi rất có ý nghĩa đối với lứa tuổi học sinh, với nhà trường phổ
thông trung học. Cuộc thi đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các bậc
phụ huynh, các nhà khoa học tham gia giúp đỡ về khoa học, kỹ thuật và tài
chính, tạo động lực mạnh mẽ cho các em học sinh học tập, nghiên cứu, nuôi
dưỡng và phát triển, biến các ước mơ, ý tưởng khoa học thành các sản phẩm
hiện thực.
Việc tham gia vào một đề tài nghiên cứu KH KT đòi hỏi học sinh phải vận
dụng tổng hợp nhiều lĩnh vực kiến thức, phải thực hành trong thực tế. Lĩnh vực
khoa học xã hội và hành vi là một lĩnh vực ít được học sinh yêu thích, hứng thú
bởi sản phẩm có phạm vi ứng dụng trong đời sống không phổ biến, không dễ
thấy như các lĩnh vực khác. Với giáo viên, để khơi gợi sự hứng thú, tạo niềm yêu
thích, dẫn dắt học sinh trải nghiệm, hoàn thiện sản phẩm nhiều khi còn lúng túng,
sản phẩm chưa rõ, chưa thuyết phục, hoặc khả năng ứng dụng không cao.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đó, tôi mạnh dạn trình
bày những kinh nghiệm của mình về những khó khăn và các bước khi hướng dẫn
học sinh lớp 11 nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi
(KHXH &HV) từ môn Ngữ Văn.
II. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC Ở LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HÀNH VI
Về phía giáo viên, bên cạnh các thầy cô thực sự hiểu được ý nghĩa của việc
hướng dẫn học sinh nghiên cứu KH KT, việc khuyến khích học sinh tham gia
nghiên cứu khoa học không chỉ nhằm khơi dậy ở các em niềm đam mê tìm tòi
nghiên cứu mà qua đó giúp giáo viên thay đổi phương pháp dạy học, việc tham
5
gia nghiên cứu khoa học còn cung cấp những kỹ năng thiết yếu làm hành trang
cho các em sau này- thì cũng có không ít thầy cô còn chưa hiểu, nhất là nhiều
thầy cô ngại khó, ngại khổ. Có nhiều giáo viên chưa nắm rõ các vấn đề quan
trọng, chưa xác định được các bước cần thiết để hướng dẫn học sinh tiến hành
nghiên cứu khoa học, đặc biệt ở lĩnh vực KHXH & HV. Thậm chí, vẫn còn thầy
cô cho rằng học sinh chỉ cần “học gạo”, học để thi đỗ vào một trường đại học
nào đó là đủ.
Về phía học sinh, hầu hết các em chưa được tham gia nghiên cứu khoa học
ở những cấp học dưới, các em cho rằng nghiên cứu khoa học với học sinh là quá
khó, thường tỏ ra rất ngại khi tham gia, không dám trình bày ý tưởng, không
định hướng được vấn đề cần nghiên cứu như thế nào. Cũng có không ít học sinh
quá quen với cách dạy học truyền thống, ỷ lại, lưởi suy nghĩ, trong giờ học
thường lơ là, không tập trung học bài, làm bài, hổng về kiến thức nên chẳng có
ý tưởng nghiên cứu gì. Có nhiều em, dù lực học khá, thông minh nhưng chịu
ảnh hưởng từ gia đình, thầy cô nên chỉ chăm chăm vào việc “học gạo”, ôn thi để
đỗ vào đại học.
Trước những khó khăn như vậy, để có thể khơi gợi được hứng thú nghiên
cứu khoa học ở lĩnh vực KHXH & HV từ môn Ngữ Văn, để hướng dẫn các em
tham gia, nghiên cứu thành công một đề tài, rất cần sự tâm huyết, hiểu biết, kiên
trì của thầy cô từ khâu tạo cảm hứng, gợi mở vấn đề trong từng tiết học, công
tác chuẩn bị đến khác bước khác trong suốt quá trình học sinh nghiên cứu. Qua
kinh nghiệm thực tiễn, tôi xin trình bày kinh nghiệm của mình về các bước
hướng dẫn học sinh nghiên cứu Khoa học ở KHXH & HV từ môn Ngữ Văn.
III. CÁC BƯỚC HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC Ở LĨNH VỰC KHXH &HV TỪ MÔN NGỮ VĂN
1. Bước 1: Công tác chuẩn bị của giáo viên
1.1. Có hiểu biết về nghiên cứu KHKT dành cho học sinh THPT
6
Để có thể khơi gợi cảm hứng, sự thích thú của học sinh, khát khao
muốn nghiên cứu khoa học, thì bản thân giáo viên phải là người nắm rõ nhất
ý nghĩa của nghiên cứu KHKT với học sinh, nắm vững được những yêu cầu
của cuộc thi ... mới có thể gợi mở đề tài, ý tưởng cũng như tiến trình học
sinh nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Về vấn đề này, trong tài liệu tập huấn
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo KH KT và cuộc thi KH KT dành
cho học sinh THPT (Bộ GD & ĐT, Dự án phát triển TH giai đoạn 2) cũng
đã hướng dẫn rất cụ thể. Đó là những quy định về lĩnh vực, lĩnh vực chuyên
sâu- giáo viên cần đọc kĩ để tránh sự nhầm lẫn lĩnh vực; những yêu cầu cụ
thể về Hồ sơ nghiên cứu khoa học- bao gồm: Kế hoạch nghiên cứu, Báo cáo
dự án, sổ tay khoa học, các phiếu đăng kí, phiếu của giáo viên hướng dẫn,
phiếu xác nhận của nhà khoa học, phiếu xác nhận của cơ quan nghiên cứu...
Giáo viên cần nắm vững thì mới có thể hướng dẫn học sinh lên kế hoạch
nghiên cứu cụ thể được.
Một hiểu biết cần thiết mà giáo viên cũng đã được trang bị ở trường
Đại học đó là cách thức nghiên cứu khoa học, những phương pháp nghiên
cứu khoa học. Chúng ta cần nắm vững tiến trình nghiên cứu: từ lý do chọn
đề tài, tính cấp thiết, tính mới, những đóng góp của một đề tài, một dự án,
đến dự báo được kết quả nghiên cứu, khả năng vận dụng vào đời sống thực
tiễn của đề tài của dự án như thế nào; dự tính được thời gian học sinh có thể
hoàn thành
1.2. Khi soạn bài, lên lớp
Soạn bài, lên lớp triền khai dạy học là công việc hàng ngày, nhưng
chính từ công việc hàng ngày này giáo viên, trong mỗi giờ học cần chủ động
khơi gợi cho học sinh những vấn đề có thể hướng dẫn học sinh nghiên cứu.
Một tiết học thông thường có thể có rất nhiều những nội dung có khả năng
ứng dụng vào trong đời sống thực tế rất cao, tùy thuộc vào nội dung kiến
thức giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài học khi soạn bài đề có thể khơi gợi
cho học sinh những ý tưởng, dự án vừa sức. Một điều quan trọng là, để học
sinh lớp 11 có thể bắt tay vào nghiên cứu, thực hiện dự án thì giáo viên
thường phải khơi gợi từ lớp 10 để các em có thời gian chuẩn bị, nghiên cứu.
Chẳng hạn ở một số tiết học ở lớp 10 chúng ta có thể gợi mở vấn đề:
7
STT Tên bài Nội dung gợi mở
1 Khái quát về văn học dân
gian Việt Nam
- Văn học dân gian ở tỉnh, ở
huyện mình được lưu giữ và
phát triển như thế nào?
- Vai trò của văn học, văn hóa
dân gian trong đời sống thực tế
- Khảo sát thực tế về việc giữ
gìn, bảo tồn văn hóa dân gian ở
địa phương
2 - Hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ
- Đặc điểm của ngôn ngữ
nói và ngôn ngữ viết
- Phong cách ngôn ngữ sinh
hoạt
- Thực trạng sử dụng Tiếng Việt
của học sinh hiện nay?
- Biện pháp để khắc phục tình
trạng sử dụng ngôn ngữ “tuổi
teen”, ngôn ngữ lai căng pha tạp
trong học sinh
- Khảo sát và chú giải từ địa
phương, tiếng “lóng” thường
gặp
3 Truyện Kiều - Khảo sát một số cách dử dụng
từ ngữ của Nguyễn Du- cái hay,
cái đẹp trong ngôn ngữ Truyện
Kiều
- Hình thức nghệ thuật “lảy
Kiều”; nguyên nhân, sự tồn tại
của tục “bói Kiều”...
4 - Những yêu cầu về sử dụng
Tiếng Việt
- Viết quảng cáo
- Tình trạng dùng từ, viết câu
không đúng quy tắc, lạm dụng
ngôn ngữ nước ngoài trong
quảng cáo ở địa phương, ở Việt
Nam- cách khắc phục...
8
Hoặc có thể gợi mở một số vấn đề có liên quan đến kiến thức ở lớp 11,
như ở bài: Đọc thêm “Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp
bức” của Nguyễn An Ninh tôi đã gợi mở như sau: Sau khi tổng kết bài học,
nhấn mạnh vai trò của tiếng Việt trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, trong
đời sống văn hóa, xã hội của đất nước, tôi nêu hiện tượng sử dụng tiếng Việt
không đúng quy tắc có lẽ rất phổ biến trong đời sống hàng ngày hiện nay
9
Tôi đã gợi mở dự án:
- * Khảo sát thực trạng sử dụng Tiếng
Việt ở trường học, địa phương/ hướng
phát huy/ biện pháp khắc phục?
- Tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ đối
với vận mệnh dân tộc được biểu hiện
cụ thể như thế nào qua các cuộc đấu
tranh chống ngoại xâm?
Để bước này có hiệu quả, khơi gợi được ở học sinh khát khao nghiên cứu,
sáng tạo bản thân mỗi giáo viên phải có lòng yêu nghề, say nghề, luôn tìm tòi,
sáng tạo. Chúng ta có thể đổi mới dạy học từ những bài học, tiết học quen thuộc
như thế chứ không cần phải chờ đợi đến lúc thay đổi chương trình, thay đổi sách
giáo khoa. Ở một góc nhìn nào đó, đổi mới dạy học nói riêng và đổi mới giáo
dục nói chung, quyền năng là người thầy!
Và trong năm học 2014-2015 khi dạy bài Khái quát về VHDG Việt Nam
tôi đã gieo vấn đề: Các em đã có những hiểu biết gì về VH DG của Khoái Châu,
10
Hưng Yên, các em có thuộc những câu ca dao nào viết về vùng đất quê mình
không? Các lễ hội ở Khoái Châu mà em biết? Vai trò của lễ hội trong đời sống
tinh thần của người dân quê em? Học sinh đã rất hào hứng và xung phong tham
gia sưu tầm và khảo cứu một thể loại nhỏ trong VH DG của Khoái Châu.
2. Bước 2: Thành lập nhóm nghiên cứu
Theo quy định của cuộc thi thì mỗi nhóm nghiên cứu chỉ có tối đa là 02
học sinh, vì vậy giáo viên cũng nên cân nhắc kĩ lưỡng khi lựa chọn học sinh
tham gia. Với lĩnh vực nghiên cứu là Khoa học xã hội và hành vi từ môn Ngữ
Văn cũng cần có tiêu chí riêng. Với bản thân tôi có đề ra mấy câu hỏi khi lựa
chọn học sinh như sau:
- Khả năng diễn đạt bằng ngôn từ, khả năng giao tiếp, khả năng lập luận?
- Khả năng cảm thụ văn học nghệ thuật?
- Sự am hiểu về đời sống văn hóa, xã hội?
- Khả năng trong việc lập kế hoạch cá nhân, quản lý thời gian?
- Vấn đề về sức khỏe?
-...
- Sự say mê, kiên trì, tình độc lập?
- Khả năng hợp tác?
Bên cạnh những nét riêng, điểm giống nhau khi lựa chọn học sinh để thành
lập nhóm nghiên cứu ở bất kì lĩnh vực nào đó phải là những học sinh có ý tưởng
về dự án trong quá trình học tập, dù ý tưởng đó không trùng khít với sự gợi mở
của giáo viên. Bởi đó là học sinh chủ động, tích cực trong học tập, và các em có
hiểu biết về vấn đề, lĩnh vực nghiên cứu. Trong những trường hợp cần thiết mới
lựa chọn động viên những học sinh khác tham gia. Ngoài ra, trong nhóm 02 em
cũng nên là những học sinh có thể là bạn thân, cũng chú ý đến hoàn cảnh gia
đình – các em có thời gian để tham không, vì để hoàn thành dự án cũng cần rất
nhiều thời gian ngoài thời gian học tập ở trên lớp.
3. Bước 3: Hướng dẫn học sinh lựa chọn ý tưởng
11
Đây có lẽ là bước khó khăn nhất. Việc lựa chọn chủ đề, ý tưởng phải xuất
phát từ học sinh, trên nền tảng hiểu biết, sự hững thú, đam mê của học sinh,
nhưng cũng phải chú ý tính vừa sức, ý tưởng đề tài phải nằm trong khả năng
thực hiện của học sinh. Có thể gợi mở học sinh lựa chọn ý tưởng qua các câu
hỏi:
- Có những điều gì thuộc phạm vi chủ đề mà em quan tâm, có khả năng tìm
hiểu, nghiên cứu?
- Vấn đề đó là gì? Nếu nghiên cứu em sẽ nghiên cứu trong phạm vi như thế
nào? Hình dung về kết quả có thể sẽ đạt được?
- Kết quả đạt được ấy có tính mới mẻ sáng tạo không?
- Những công trình nghiên cứu trước đó là gì? Có những vấn đề gì đã được
giải quyết rồi? Em dự định sẽ giải quyết được vấn đề gì? Tác dụng- hiệu quả
của vấn đề trong thực tế đời sống?
Hoặc có thể dẫn giải học sinh hai cách chọn đề tài như sau:
- Nghiên cứu một vấn đề phổ biến? Có thể có những công trình trước đó
nhưng ở diện rộng hơn hoặc hẹp hơn? – Đây là cách chọn đề tài an toàn. Cách
này có hạn chế là tính mới không mạnh.
- Nghiên cứu một vấn đề mới mẻ và có thể có tác động rộng rãi? Tính mới
như thế nào cũng cần phải chỉ rõ? Với đề tài thuộc loại này chắn chắn sẽ gây
được sự chú ý. Nhưng với đề tài dạng này, các em học sinh phải bỏ rất nhiều
công sức
Giáo viên cần gợi ý, hướng dẫn học sinh qua quá trình trao đổi, thảo luận
để tìm đề tài nghiên cứu phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế, xác định
vấn đề nghiên cứu là gì, không nên tiến hành đề tài khi chưa xác định rõ chủ đề
phải theo đuổi. Nếu vấn đề không rõ ràng thì không có kết quả, hoặc kết quả
cũng không rõ ràng. Xác định được vấn đè cần nghiên cứu sẽ giúp bạn tìm được
tên đề tài thích hợp. Tên đề tài nên ngắn gọn, súc tích và gắn liền với vấn đề đã
chọn.
12
Sau khi đã chọn được ý tưởng, hình thành được đề tài, giáo viên cũng phải
hướng dẫn học sinh xác định được mục tiêu của đề tài, mục tiêu càng cụ thể
càng tốt. Bởi mục tiêu càng rõ ràng sẽ giúp xác định được thưoif gian cần phân
bổ và những gì cần chuẩn bị (đối tượng tiếp cận, thông tin cần thu thập, phương
pháp xử lý thông tin, cách tiếp cận thực tế, giải pháp cho những mục tiêu, phân
công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm...). Mục tiêu của đề tài cũng
không nên quá nhiều hơn 3 và tốt nhất không nêu ra những mục tiêu nào không
chắc.
Giáo viên cũng yêu cầu học sinh chỉ rõ những lợi ích mà đề tài nghiên cứu
KH sẽ mang lại là gì? Vấn đề của đề tài sẽ góp phần giúp giải quyết các vẫn đề
trong thực tiễn xã hội? Những đối tượng cá nhân nào sẽ được hưởng lợi nếu đề
tài được ứng dụng? Việc làm này giúp cho sản phẩm của học sinh nghiên cứu
khoa học trong lĩnh vực KHXH & HV hình dung được sản phẩm cụ thể có tính
ứng dụng cụ thể trong đời sống thực tế.
Chẳng hạn như với các vấn đề được khơi mở trong bài học Khái quát về
văn học dân gian Việt Nam (Các em đã có những hiểu biết gì về VH DG của
Khoái Châu, Hưng Yên, các em có thuộc những câu ca dao nào viết về vùng đất
quê mình không? Các lễ hội ở Khoái Châu mà em biết? Vai trò của lễ hội trong
đời sống tinh thần của người dân quê em?), tôi hướng dẫn học sinh thảo luận về
ý tưởng và mục tiêu, kết quả mong đợi như sau:
- Trong nền Văn học dân gian đồ sộ của nước nhà thì VH DG vùng đất
Hưng Yên nói chung và Khoái Châu giữ vị trí, vai trò như thế nào?
- Vốn văn học dân gian của quê hương hiện tại được lưu giữ và lưu truyền
ra sao, nó có tác động, ảnh hưởng tới những sinh hoạt văn hóa, hay cuộc sống
hiện đại của giới trẻ chúng em không?
- Vấn đề sưu tầm, khảo cứu, chú giải về ca dao tục ngữ để giúp các bạn trẻ
hiểu, yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn vốn văn học của quê hương?
Kết quả thảo luận HS đã hướng đến đề tài: Sưu tầm, khảo cứu ca dao, tục
13
ngữ của Khoái Châu, và bước đầu tìm một số những biện pháp để gìn giữ, lưu
truyền vốn văn học dân gian của quê hương mình.
Với đề tài này, sau thảo luận học sinh đã hình dung được mục tiêu nghiên
cứu và kết quả mong đợi:
- Khảo sát thực tế về sự lưu giữ, lưu truyền ca dao, tục ngữ của vùng
Khoái Châu- Hưng; Sưu tầm, khảo cứu, ca dao tục ngữ của Khoái Châu
- Đánh giá về giá trị nội dung nghệ thuật của ca dao, tục ngữ Khoái Châu.
- Đề xuất hình thức lưu giữ và lưu truyền hấp dẫn với giới trẻ, với học
sinh.
Văn bản sưu tầm được, có những chú giải cụ thể sẽ là một nguồn tư liệu
hữu ích cho những người yêu thích văn hóa, văn học dân gian, tài liệu giáo dục
kiến thức khoa học cơ bản, giáo dục địa phương, sản phẩm du lịch. Đề tài này
cũng là tiền đề để học sinh có thể mở rộng nghiên cứu về văn hóa dân gian,
phong tục, lễ hội của Khoái Châu, mở rộng ra là của Hưng Yên, hoặc ở những
phạm vi lớn hơn.
4. Bước 4: Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch dự trù kinh phí, kế hoạch
nghiên cứu
4.1. Giáo viên cần nắm rõ các mặt của dự án để hướng dẫn học sinh lập đề
cương dự trù kinh phí, các hồ sơ ban đầu để xin ý kiến của nhà trường, phụ
huynh. Các vấn đề cơ bản có thể liên quan đến kinh phí trong quá trình thực
hiện dự án KHXH &HV như:
- Đi thực tế thu thập tài liệu có liên quan; gặp gỡ các chuyên gia
- Các khảo sát thăm dò
- Kinh phí để hoàn thiện sản phẩm
- Thiết kế poster cho cuộc thi
4.2. Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch nghiên cứu đề tài
Như trên đã nói, lựa chọn một chủ đề rõ ràng không chỉ vì mối quan tâm
mà còn vì xác định thời gian có thể hoàn thành. Một khi có một ý tưởng nghiên
14
cứu khả thi thì bước tiếp theo là giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch
nghiên cứu. Việc giúp học sinh lập kế hoạch nghiên cứu có thể dựa trên một số
câu hỏi sau:
- Trình tự các bước thực hiện đề tài, triển khai ý tưởng, thời gian thực hiện
các bước, ai là người thực hiện?
- Có kiểm nghiệm trong thực tế không? Thời gian kiểm nghiệm? Các bước
tiến hành kiểm nghiệm? Dự kiến được những tình huống có thể xảy ra trong quá
trình kiểm nghiệm? Thời gian để giải quyết những tình huống ấy?
- Dự kiến thời gian báo cáo với giáo viên hướng dẫn về tiến độ nghiên cứu.
Giáo viên cũng cần lưu ý học sinh trong khi lập kế hoạch nghiên cứu phải
bám sát mục tiêu của đề tài, dự kiến thời gian cụ thể theo tuần, tháng, năm; rất
cần thiết trong việc lập một sổ tay khoa học để ghi lại tất cả các hoạt động
nghiên cứu, kết quả cụ thể từng hoạt động. Việc lập sổ tay nghiên cứu phải
được bắt đầu từ khi hình thành ý tưởng, ghi lại quá trình thảo luận để thống nhất
đề tài, mục tiêu nghiên cứu. Căn cứ vào sổ tay khoa học giáo viên có thể giám
sát toàn bộ quá trình thực hiện đề tài của học sinh để từ đó có những điều chỉnh,
tư vấn cụ thể.
Trong khi hướng dẫn học sinh lập kế hoạch nghiên cứu, giáo viên cũng cần
định hướng học sinh chia lĩnh vực công việc để thực hiện, tránh chồng chéo ảnh
hưởng đến tiến độ nghiên cứu.
Chẳng hạn với dự án “Sưu tầm, khảo cứu ca dao, tục ngữ của Khoái
Châu” tôi đã hướng dẫn học sinh lập kế hoạch nghiên cứu với một số những nội
dung cụ thể như sau:
- Dự kiến kết quả mong đợi: sưu tầm được càng nhiều, hết càng tốt; khảo
cứu, chú giải chi tiết, chính xác nhất có thể; có sản phẩm cụ thể, sáng tạo, vận
dụng được trong đời sống thực tế
- Tiến trình nghiên cứu bao gồm: khảo sát thực tế (chú trọng kết hợp với
sưu tầm) – tìm tài liệu liên quan trong thư viện – đi thực tế để sưu tầm, kiểm
15
nghiệm, chú giải – gặp gỡ các chuyên gia để được hướng dẫn – tổng hợp các kết
quả, phân tích- hoàn thiện sản phẩm - viết báo cáo
- Chia lĩnh vực cho học sinh:
+ Phiếu khảo sát: có 02 phiếu, mỗi học sinh phụ trách một phiếu ở tất các
các khâu (phát phiếu, tổng hợp, phân tích).
+ Tìm tài liệu: mỗi học sinh phụ trách một nguồn theo sở trường và điều
kiện: Nguồn thư viện – nguồn truyền thông.
+ Đi thực tế: chia theo đơn vị hành chính của huyện, mỗi học sinh được
phụ trách vài xã (trong thực tế các em vẫn hỗ trợ nhau trong việc đi thực tế, có
cả sự hỗ trợ của cha mẹ, giáo viên...)
+ Gặp chuyên gia: cả nhóm- để các em cùng được lắng nghe những lời
khuyên, sự hướng dẫ bổ ích, và đây cũng là một trải nghiệm khoa học mới mẻ,
thú vị của học sinh.
+ Hoàn thiện sản phẩm, viết báo cáo: cả nhóm thảo luận, tùy theo nội dung
cụ thể có thể chia nhỏ để hoàn thiện. Chẳng hạn: 01 học sinh hoàn thiện sản
phẩm tranh ảnh có ghi những câu ca dao, tục ngữ đặc trưng của vùng miền để
làm sản phẩm du lịch; 01 học sinh viết báo cáo; chia lĩnh vực hoàn thiện giải
pháp lưu giữ, lưu truyền (thiết kế forum, trang mạng xã hội, in tờ rơi...)
5. Bước 5: Giám sát, tư vấn quá trình nghiên cứu của học sinh
5.1. Thông qua sổ tay khoa học, báo cáo tiến độ, giáo viên nắm sát tiến độ
và những kết quả đạt được của học sinh để có thể tư vấn, điều chỉnh, bổ sung
những vấn đề mà học sinh tiến hành chưa chính xác. Cần tập trung nhóm để
thảo luận các vấn đề nảy sinh trong qua trình nghiên cứu, đánh giá các kết quả
của đề tài theo từng giai đoạn cụ thể để chỉnh sửa, bổ sung những vấn đề theo
định hướng ban đầu. Hướng dẫn học sinh phân tích kết quả, sắp xếp các kết quả
để có thể kiểm chứng ngay, tìm ra những sai sót trong khảo sát, thực nghiệm.
Việc tìm ra có những sai sót nào không là một kĩ năng cơ bản mà nhà khoa học
phải phát triển, một thông số nào đó thay đổi hoặc không rõ ràng mà không dẫn
16
đến thay đổi kết quả nghiên cứu cũng là một “khám phá” giống như việc tìm ra
một sự thay đổi nào đó do thông số gây ra.
5.2. Hướng dẫn học sinh đưa ra kết luận:
- Kết quả phải được biểu thị bằng số liệu; sản phẩm càng “nhìn thấy: rõ
càng tốt.
- Những thông số nào là quan trọng?
- Đã thu thập đủ dữ liệu chưa? Có cần phải tiến hành thêm nữa không?
- Giữ một cách nhìn cởi mở- đừng bao giờ thay đởi kết quả cho phù hợp
với một lý thuyết, thậm chí nếu kết quả không hỗ trợ giả thuyết đó là điều bình
thường và trong nhiều trường hợp đó lại là một điều tốt. Cố gắng giải thích tại
sao thu được kết quả khác so với những tài liệu tham khảo? Có những sai sót
gây nên sự khác biệt này? Nếu có hãy tìm ra chúng?
- Hãy nghĩ đến ứng dụng thực tế có thể được áp dụng từ nghiên cứu này?
Công trình này có thể được sử dụng vào thực tế như thế nào?
- Có thể mở rộng được phạm vi nghiên cứu của đề tài không?
Chẳng hạn với dự án “Sưu tầm, khảo cứu ca dao, tục ngữ của Khoái
Châu” tôi đã hướng dẫn học sinh đi đến một số kết luận như sau:
- Tìm được bao nhiêu bài ca dao, câu tục ngữ? Có thể tìm được hơn nữa
không? So với các tài liệu đã có có phát hiện, bổ sung được những câu ca dao,
tục ngữ nào không?
- Chú giải đã chính xác đầy đủ chưa? So với các tài liệu trước đó có phần
chú giải nào khác biệt?
- Lấy tiêu chí nào để phân loại và sắp xếp?
- Vài nét về giá trị nội dung - nghệ thuật của ca dao, tục ngữ Khoái Châu?
- Đề xuất một số biện pháp lưu giữ và lưu truyền ca dao, tục ngữ của
Khoái Châu- Hưng Yên?
Với sự gợi ý, hướng dẫn như vậy các em cũng đã tìm ra một số sự khác
biệt trong chú giải so với các tài liệu đã có, khẳng định được đó là những chú
giải chưa chính xác; bổ sung thêm được những câu ca dao, tục ngữ cổ, hoặc mới
17
chưa có trong bất kì tài liệu nào; các em đã thiết kế được một số mẫu sản phẩm
danh cho du lịch văn hóa của quê hương; đặc biệt các em cũng thấy được ý
nghĩa của công trình nghiên cứu của mình là hoàn toàn mới mẻ vì chưa có tài
liệu nào riêng về ca dao, tục ngữ của Khoái Châu, có định hướng được sự phát
triển của đề tài: nghiên cứu về truyện cổ tích, truyền thuyết, văn hóa dân gian, lễ
hội của Khoái Châu- đây là những hướng nghiên cứu hoàn toàn khả thi.
6. Bước 6: Hướng dẫn học sinh hoàn thiện sản phẩm, viết báo cáo,
thảo luận
6.1. Sau khi hoàn thành gia đoạn thực nghiệm, thu thập đầy đủ thông tin số
liệu của đề tài, có sản phẩm cụ thể, toàn bộ nhóm nghiên cứu cần tập trung trao
đổi, thảo luận những vấn đề còn thắc mắc, đồng thời phân công mỗi người trong
nhóm hoàn thành công việc báo cáo đề tài, làm thuyết trình về đề tài.
Báo cáo nghiên cứu phải được chuẩn bị cùng với sổ tay khoa học và bất cứ
biểu mẫu giấy tờ cần thiết khác. Một báo cáo thường có các mục sau:
- Trang bìa và mục lục- giúp người đọc có thể quan sát cấu trúc của báo
cáo một cách nhanh chóng.
- Phần giới thiệu: mục tiêu nghiên cứu, giải thích lý do nảy sinh ý tưởng
nghiên cứu và những điều kì vọng đạt được; phương pháp nghiên cứu...
- Kết quả chính
Báo cáo phải đủ chi tiết để người khác cũng có thể lặp lại được quá trình
nghiên cứu, thí nghiệm (nếu có), kèm theo ảnh
6.2. Thảo luận
Đây là phần khó, nhưng cũng là trọng tâm của báo cáo. So sánh kết quả
với những giá trị lý thuyết, những dữ liệu đã công bố, những kết quả kì vọng.
Thêm vào phần thảo luận những sai sót có thể có. Dữ liệu đã thay đổi như thế
nào trong qua trình thực nghiệm, kết quả đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi
những yếu tố không được kiểm soát...
Kết luận cần tóm tắt ngắn gọn, kết quả phải dựa trên những số liệu, sản
phẩm cụ thể, không thể nói chung chung. Không đưa vào kết luận một điều gì
18
nếu chưa đề cập đến ở phần thảo luận, cũng nên nhắc tới những ứng dụng thực
tế.
Cũng nên có lời cám ơn với những người đã hỗ trợ nghiên cứu.
7. Bước 7: Góp ý thiết kế poster, tập thuyết trình, dự kiến những câu
hỏi tình huống
Muốn thu hút và giới thiệu được đề tài, hãy tạo thuận lợi cho những khán
giả quan tâm, giám khảo có thể tiếp cận công trình và những kết quả đạt được.
Lưu ý một số nguyên tắc:
- Đảm bảo theo mẫu (nếu có)
- Chú ý đến năm- đảm bảo rằng trưng bày chỉ phản ánh công trình của năm
nay.
- Có sổ ghi dữ liệu
- Kèm theo ảnh- có thể chụp ảnh những phần quan trọng, ghi rõ nguồn.
- Phải ngăn nắp, hợp lý, dễ đọc
- Làm nổi bật kết quả, gây sự chú ý
- Tính chính xác và đầy đủ- cần tuân theo những quy định về kích thước,
an toàn khi trưng bày
Tuy nhiên cũng cần lưu ý thêm rằng: giám khảo sẽ chấm điểm công trình,
chấm điểm thí sinh đã tuân thủ các phương pháp khoa học như thế nào, chứ
không phải phần trưng bày, nên cũng cần thiết phải tốn quá nhiều tiền bạc,
không phô diễn quá mức, bảng trưng bày chỉ cung cấp thông tin. Giám khảo
cũng đánh giá cao những thí sinh có thể diễn thuyết và trình bày một cách thoải
mái về dự án của mình, họ không quan tâm đến những bài thuyết trình học
thuộc lóng, họ muốn xem người thuyết trình nắm vững nội dung công trình như
thế nào? Vì thế, giáo viên cũng cần cho học sinh biết thanh điểm chấm của giám
khảo, dự kiến một số tình huống và hơn hết là hướng dẫn các em kĩ năng thuyết
trình, động viên để các em tự tin, thoải mái.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
19
Hàng năm trường THPT Nam Khoái Châu vẫn tổ chức phong trào học sinh
nghiên cứu KHKT, nhưng trong lĩnh vực KHXH &HV thì trường cũng như bản
thân tôi mới tham gia lần đầu. Nhưng bằng tất cả sự cố gắng của học sinh, giáo
viên, đặc biệt là tôi đã nghiên cứu kĩ tài liệu hướng dẫn của Bộ GD& ĐT, các
văn bản hướng dẫn của Sở GD ĐT Hưng yên, nên đã tổ chức và hướng dẫn học
sinh đạt hiệu quả:
- Các em đã hoàn thành việc sưu tầm, khảo cứu ca dao, tục ngữ của Khoái
Châu. Công trình bao gồm: Sưu tầm, chú giải 44 bài ca dao, 20 câu tục ngữ về,
xuất phát từ vùng đất Khoái Châu (những bài ca dao, những câu tục ngữ còn
in đậm dấu ấn vùng miền)
Ví dụ tiêu biểu như: Về ca dao
Ai về thăm đất Đa Hòa
Có ông Đồng Tử yêu bà Tiên Dung
Chú giải: Thôn Đa Hòa thuộc xã Bình Minh, có đền thờ Đức thánh Chử
Đồng Tử (một trong “tứ bất tử” của người Việt Nam), ngôi đền nằm bên dòng
sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên nơi nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, con
gái vua Hùng thứ 18 kỳ ngộ và nên duyên với chàng Chử nghèo khó; Ngôi đền
Ða Hoà (được nhà nước xếp hạng di tích văn hoá năm 1962)
Ai vê Dạ Trạch, Khoái Châu
Có Triệu Quang Phục diệt làu quân Lương
Chú giải: Triệu Việt Vương- Triệu Quang Phục lập căn cứ chống quân
Lương ở đầm Dạ Trạch (có nơi còn gọi Triệu Quang Phục là Dạ Trạch Vương);
Người đời sau lập đền thờ ông ở cửa biển Đại Nha (Đại Nha có tên khác là Đại
Ác, thời nhà Lý đổi là Đại An), nay là cửa Liêu (cửa sông Đáy). Các đền thờ tập
trung chủ yếu ở vùng ven biển 2 tỉnh Ninh Bình và Nam Định. Ninh Bình hiện
là tỉnh có nhiều đền thờ Triệu Việt Vương nhất.
Về tục ngữ:
20
Bỏ con bỏ cháu không bỏ Hai mươi sáu chợ Giàn
Chú giải: Chợ Giàn thuộc xã Thuần Hưng. Ngày 26 tháng Chạp là phiên
chợ cuối cùng của năm nên hàng hóa phong phú, người đi chợ mua sắm tết
đông vui nhộn nhịp
Chết không quên con cháu
Sống không quên hai mươi sáu chợ Giàn
Chú giải: Chợ Giàn thuộc xã Thuần Hưng, là chợ nổi tiếng. Chợ có 8
quán, mỗi quán 2 dãy , hai hàng gà vịt, hai quán bán lợn và trâu, một quán
thịt… một tháng 6 phiên vào ngày 1, 6, 11, 16 , 21 và 26 (âm lịch) trước đây
chợ đông vui tấp nập
Cam Thanh Hà, gà Đông Cảo.
Chú giải: Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương có giống cam ngọt. Xã Đông
Tảo có giống gà nổi tiếng
Và có bước đầu nhận xét về giái trị nội dung- nghệ thuật của ca dao, tục
ngữ của Khoái Châu.
- Hoàn thành tài liệu chi tiết về một mảng thể loại văn học dân gian có thể
sử dụng hiệu quả trong chương trình giáo dục địa phương, dạy học theo chủ đề
tích hợp thuộc các môn khoa học xã hội
- Có sản phẩm là những bức bưu ảnh giúp học sinh, người dân, du khách
có thêm hiểu biết về thiên nhiên, con người văn hóa, lịch sử của quê hương
Khoái Châu.
Ví dụ như:
21
Bình Minh trên dải sông Hồng
Sum suê bóng nhãn, mượt đồng đay xanh
Ai về thăm đất Đa Hòa
Có ông Đồng Tử yêu bà Tiên Dung
- Thiết kế được forum, mạng xã hội facebook … với chủ đề về ca dao, tục
ngữ Khoái Châu- Hưng Yên
22
Với công trình này, các em đã đoạt giải Nhì trong Cuộc thi nghiên cứu
KHKT danh cho học sinh năm học 2015- 2016 ở lĩnh vực KHXH & HV (không
có giải Nhất).
PHẦN KẾT LUẬN
23
Những kinh nghiệm nêu lên trong đề tài nhằm đúc rút tổng kết kinh
nghiệm hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học của bản thân, trong phạm vi
một lĩnh vực, từ một bộ môn, ngoài ra bản thân tôi cũng mới tham gia hướng
dẫn, học sinh mới tham gia cuộc thi, tất cả còn rất mới mẻ và có nhiều bỡ ngỡ,
nên chắc chắn đề tài còn những thiếu sót. Tôi mong rằng, trong những năm học
kế tiếp tiếp tục tham gia, tiếp tục có thêm những kinh nghiệm quý báu để chia
sẻ với đồng nghiệp. Đặc biệt có thêm kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh
nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả cao, giúp các em hình thành những kĩ năng,
năng lực cần thiết trong học tập và cuộc sống.
Về những kiến nghị: tôi rất mong muốn trong quá trình hướng dẫn học
sinh nghiên cứu, giáo viên được tạo điều kiện hơn nữa về thời gian, cơ sở vật
chất; những công trình nghiên cứu của học sinh có ứng dụng thực tế nên tạo
điều kiện cho những công trình ấy được phát huy hết giá trị của mình.
24
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11- NXB GD
2. Các văn bản tài liệu chỉ đạo, hướng dẫn cuộc thi KHKT.
3. Nguồn mạng Internet –các vấn đề có liên quan
4. Tục ngữ ca dao Hưng Yên- Nhà xuất bản Dân Trí- tác giả vũ Tiến Kì
(chủ biên)
5. Văn học dân gian Hưng Yên – nhà xuất bản Văn học Nghệ thuật- tác giả
Nguyễn Thành Tuấn
6. Văn hóa văn nghệ dân gian Hưng Yên- Đôi nét phác thảo- nhà xuất bản
Hội Nhà văn- nhiều tác giả.
7. Văn học dân gian Việt Nam- nhà xuất bản giáo dục- tác giả Đinh Gia
Khánh (chủ biên)
25
PHỤ LỤC
1. Phiếu khảo sát
Phiếu 1
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT NAM KHOÁI CHÂU
PHIẾU KHẢO SÁT, THĂM DÒ Ý KIẾN
<Về ca dao, tục ngữ của Khoái Châu>
Họ và tên: .............................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................
Nghề nghiệp: ........................................................................................................
Xin Quý ông/bà, anh (chị) dành chút thời gian đọc và điền giúp chúng tôi các
thông tin trong phiếu khảo sát này. Ý kiến của Quý ông/bà, anh (chị) là những đóng
góp quý báu với chúng tôi.
Trân trọng cảm ơn!
Chọn bằng cách đánh dấu X vào ô vuông
1. Ông/ bà, anh (chị) có biết vùng Khoái Châu có những bài ca dao, những
câu tục ngữ rất đặc trưng cho vùng quê này không?
 Biết  Không biết
2. Ông/ bà, anh (chị) hàng ngày có thường hay đọc, hoặc vận dụng trong lời
nói của mình không?
 Không  Thỉnh thoảng  Thường
xuyên
3. Ông/ bà, anh (chị) có biết cuốn sách, chương trình truyền hình, truyền
thanh, học tập hoặc trang web nào có nội dung nói đến, bàn luận về ca dao, tục
ngữ của vùng Khoái Châu không?
 Không biết  Có biết
(Nếu biết Ông/ bà, anh (chị) vui lòng ghi thông tin vào đây:
26
4. - Ông/ bà, anh (chị) có muốn tìm hiểu về ca dao, tục ngữ của Khoái Châu
không?
 Không muốn tìm hiểu  Có muốn tìm hiểu  Rất muốn tìm hiểu
- Nếu muốn biết, Ông/ bà, anh (chị) thấy hình thức nào dễ dàng tiếp cận nhất:
Sách, báoin Truyềnhình, truyềnthanh Báomạng, mạngxãhội
 Sinh hoạt văn hóa dân gian  Trong nhà trường (giáo dục địa phương)
5. Ông/ bà, anh (chị) thuộc bài ca dao, câu tục ngữ nào của Khoái Châu (xin
vui lòng ghi vào đây)?
Chân thành cảm ơn sự hợp tác của Ông/ bà, anh (chị)!
27
Phiếu 2
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT NAM KHOÁI CHÂU
PHIẾU KHẢO SÁT, THĂM DÒ Ý KIẾN
<Về ca dao, tục ngữ của Khoái Châu>
Họ và tên: .............................................................................................................
Lớp .......................................................................................................................
Xin các bạn dành chút thời gian đọc và điền giúp chúng tôi các thông tin trong
phiếu khảo sát này. Ý kiến của các bạn là những đóng góp quý báu với chúng tôi.
Trân trọng cảm ơn!
Chọn bằng cách đánh dấu X vào ô vuông
1. Các bạn có biết vùng Khoái Châu có những bài ca dao, những câu tục
ngữ rất đặc trưng cho vùng quê này không?
 Biết  Không biết
2. Các bạn hàng ngày có thường hay đọc, hoặc vận dụng trong lời nói của
mình không?
 Không  Thỉnh thoảng  Thường xuyên
3. Các bạn có biết cuốn sách, chương trình truyền hình, truyền thanh, học
tập hoặc trang web nào có nội dung nói đến, bàn luận về ca dao, tục ngữ của
vùng Khoái Châu không?
 Không biết  Có biết
(Nếu biết các bạn vui lòng ghi thông tin vào đây:
4. - Các bạn có muốn tìm hiểu về ca dao, tục ngữ của Khoái Châu không?
 Không muốn tìm hiểu  Có muốn tìm hiểu  Rất muốn tìm hiểu
- Nếu muốn biết, các bạn thấy hình thức nào dễ dàng tiếp cận nhất:
 Sách, báo in  Truyền hình, truyền thanh  Báo mạng, mạng xã hội
28
 Sinh hoạt văn hóa dân gian ở địa phương  Trong nhà trường (giáo dục địa
phương)
5. Các bạn thuộc bài ca dao, câu tục ngữ nào của Khoái Châu (xin vui lòng
ghi vào đây)?
Chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn!
KẾT QUẢ KHẢO SÁT, THĂM DÒ Ý KIẾN (Với 100 phiếu)
Kết quả phiếu 1
1. Ông/ bà, anh (chị) có biết vùng Khoái Châu có những bài ca dao, những câu
tục ngữ rất đặc trưng cho vùng quê này không?
Lựa chọn Số phiếu Phần trăm
 Biết 43 43%
 Không biết 57 57%
2. Ông/ bà, anh (chị) hàng ngày có thường hay đọc, hoặc vận dụng trong lời nói
của mình không?
Lựa chọn Số phiếu Phần trăm
 Không 50 50%
29
 Thỉnh thoảng 47 47%
 Thường xuyên 3 3%
3. Ông/ bà, anh (chị) có biết cuốn sách, chương trình truyền hình, truyền thanh,
học tập hoặc trang web nào có nội dung nói đến, bàn luận về ca dao, tục ngữ của
vùng Khoái Châu không?
Lựa chọn Số phiếu Phần trăm
 Không biết 98 98%
 Có biết 2 2%
4. Ông/ bà, anh (chị) có muốn tìm hiểu về ca dao, tục ngữ của Khoái Châu không?
Lựa chọn Số phiếu Phần trăm
 Không 8 8%
 Có muốn biết 64 64%
 Rất muốn biết 28 28%
(Nếu muốn biết, các bạn thấy hình thức nào dễ dàng tiếp cận nhất
Lựa chọn Số phiếu Phần trăm
 Sách, báo in 34 34%
 Truyền hình, truyền thanh 32 32%
 Báo mạng, mạng xã hội 16 16%
 Sinh hoạt văn hóa dân gian 18 18%
 Trong nhà trường, giáo dục địa phương 2 2%
5. Ông/ bà, anh (chị) thuộc bài ca dao, câu tục ngữ nào của Khoái Châu (xin vui
lòng ghi vào đây)?
(Tổng hợp các câu ca dao, tục ngữ trên các phiếu để sưu tầm, khảo cứu)
30
Kết quả phiếu 2
1. Các bạn có biết vùng Khoái Châu có những bài ca dao, những câu tục ngữ rất
đặc trưng cho vùng quê này không?
Lựa chọn Số phiếu Phần trăm
 Biết 72 72%
 Không biết 28 28%
2. Các bạn hàng ngày có thường hay đọc, hoặc vận dụng trong lời nói của mình
không?
Lựa chọn Số phiếu Phần trăm
 Không 31 31%
 Thỉnh thoảng 67 67%
 Thường xuyên 2 2%
3. Các bạn có biết cuốn sách, chương trình truyền hình, truyền thanh, học tập
hoặc trang web nào có nội dung nói đến, bàn luận về ca dao, tục ngữ của vùng
Khoái Châu không?
Lựa chọn Số phiếu Phần trăm
 Không biết 90 90%
 Có biết 10 10%
4. Các bạn có muốn tìm hiểu về ca dao, tục ngữ của Khoái Châu không?
Lựa chọn Số phiếu Phần trăm
 Không 3 3%
 Có muốn biết 82 82%
 Rất muốn biết 15 15%
(Nếu muốn biết, các bạn thấy hình thức nào dễ dàng tiếp cận nhất
31
Lựa chọn Số phiếu Phần trăm
 Sách, báo in 7 7%
 Truyền hình, truyền thanh 11 11%
 Báo mạng, mạng xã hội 42 42%
 Sinh hoạt văn hóa dân gian 20 20%
 Trong nhà trường, giáo dục địa phương 20 20%
5. Các bạn thuộc bài ca dao, câu tục ngữ nào của Khoái Châu (xin vui lòng ghi
vào đây)?
(Tổng hợp các câu ca dao, tục ngữ trên các phiếu để sưu tầm, khảo cứu)
32
2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
H.1. Đến thư viện tỉnh Hưng Yên.
H.2. Được cô thủ thư giúp đỡ nhiệt tình!
33
- Gặp gỡ các bậc cao niên của địa phương để có thêm thông tin thực tế về việc lưu
giữ và lưu truyền, lí giải nội dung, địa danh, sự việc xuất hiện trong ca dao, tục ngữ.
H.3. BàĐàoThịĐoàn73tuổi(Đội5thôn2xãĐạiHưng, KhoáiChâu, HưngYên)
H.4. Ông Chu Huy Phương (Phó chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hưng
Yên) hướng dẫn cách sưu tầm, khảo cứu, cách viết tiểu luận, phê bình.
34
H.5. Giáo viên hướng dẫn cách phân loại, chú giải và nhận xét về nội dung, nghệ
thuật của ca dao, tục ngữ Khoái Châu- Hưng Yên
35
36
37
38
39
40
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi viết, đúc kết từ kinh
nghiêm dạy học của bản thân, không sao chép!
Khoái Châu ngày 10 tháng 3 năm 2016
Người viết
Vũ Thị Quế Tâm
41
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THPT NAM KHOÁI CHÂU
Tổng điểm……………………. Xếp loại………………….
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH
42
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
Tổng điểm……………………. Xếp loại………………….
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH

More Related Content

What's hot

Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.Nguyễn Bá Quý
 
Lý luận dạy học đại học
Lý luận dạy học đại họcLý luận dạy học đại học
Lý luận dạy học đại họcJame Quintina
 
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Các loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdf
Các loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdfCác loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdf
Các loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdfTuyetHa9
 
Báo cáo tìm hiểu thực tế giáo dục
Báo cáo tìm hiểu thực tế giáo dụcBáo cáo tìm hiểu thực tế giáo dục
Báo cáo tìm hiểu thực tế giáo dụcMai Tran
 
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs svTuan Hoang
 
Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Minh Nguyen A
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bảng tiêu chí đánh giá bài thuyết trình
Bảng tiêu chí đánh giá bài thuyết trìnhBảng tiêu chí đánh giá bài thuyết trình
Bảng tiêu chí đánh giá bài thuyết trìnhDiệu Linh
 
Một số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcMột số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcDiu Diu
 
Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1Sùng A Tô
 
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-poster
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-posterBảng tiêu-chí-đánh-giá-poster
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-posterKham Sang
 
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - LỚP 10 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - BẢN ...
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - LỚP 10 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - BẢN ...GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - LỚP 10 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - BẢN ...
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - LỚP 10 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - BẢN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TÌNH DỤC AN TOÀN.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TÌNH DỤC AN TOÀN.pdfNHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TÌNH DỤC AN TOÀN.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TÌNH DỤC AN TOÀN.pdfNuioKila
 

What's hot (20)

Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
 
Lý luận dạy học đại học
Lý luận dạy học đại họcLý luận dạy học đại học
Lý luận dạy học đại học
 
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
 
Các loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdf
Các loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdfCác loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdf
Các loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdf
 
Báo cáo tìm hiểu thực tế giáo dục
Báo cáo tìm hiểu thực tế giáo dụcBáo cáo tìm hiểu thực tế giáo dục
Báo cáo tìm hiểu thực tế giáo dục
 
nội dung giáo dục
nội dung giáo dụcnội dung giáo dục
nội dung giáo dục
 
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
 
Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
 
Bảng tiêu chí đánh giá bài thuyết trình
Bảng tiêu chí đánh giá bài thuyết trìnhBảng tiêu chí đánh giá bài thuyết trình
Bảng tiêu chí đánh giá bài thuyết trình
 
Một số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcMột số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lực
 
Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1
 
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-poster
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-posterBảng tiêu-chí-đánh-giá-poster
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-poster
 
Day hoc theo du an
Day hoc theo du anDay hoc theo du an
Day hoc theo du an
 
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - LỚP 10 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - BẢN ...
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - LỚP 10 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - BẢN ...GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - LỚP 10 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - BẢN ...
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - LỚP 10 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - BẢN ...
 
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinhLuận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌCNGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương
Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng VươngLuận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương
Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương
 
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TÌNH DỤC AN TOÀN.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TÌNH DỤC AN TOÀN.pdfNHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TÌNH DỤC AN TOÀN.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TÌNH DỤC AN TOÀN.pdf
 

Similar to Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi từ môn ngữ văn

Th s31 037_nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoại khoá, về dòng điện không đổi vậ...
Th s31 037_nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoại khoá, về dòng điện không đổi vậ...Th s31 037_nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoại khoá, về dòng điện không đổi vậ...
Th s31 037_nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoại khoá, về dòng điện không đổi vậ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...nataliej4
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM, HƯ...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM, HƯ...SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM, HƯ...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM, HƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...HanaTiti
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...hajz_zjah
 
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...Man_Ebook
 

Similar to Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi từ môn ngữ văn (20)

Th s31 037_nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoại khoá, về dòng điện không đổi vậ...
Th s31 037_nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoại khoá, về dòng điện không đổi vậ...Th s31 037_nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoại khoá, về dòng điện không đổi vậ...
Th s31 037_nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoại khoá, về dòng điện không đổi vậ...
 
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...
 
Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...
Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...
Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
 
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
 
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂMBÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
 
Luận án: Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên, HAY
Luận án: Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên, HAYLuận án: Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên, HAY
Luận án: Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên, HAY
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
 
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...
 
SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM, HƯ...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM, HƯ...SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM, HƯ...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM, HƯ...
 
Luận án: Phát triển tư duy vật lí cho học sinh học vật lí lớp 10
Luận án: Phát triển tư duy vật lí cho học sinh học vật lí lớp 10Luận án: Phát triển tư duy vật lí cho học sinh học vật lí lớp 10
Luận án: Phát triển tư duy vật lí cho học sinh học vật lí lớp 10
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộcLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
 
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...
 
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
 
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạoPhương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
 
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểuLuận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
 
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (19)

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi từ môn ngữ văn

  • 1. SỞ GD & ĐT HƯNG YÊN Đơn vị: TRƯỜNG THPT NAM KHOÁI CHÂU ----------------------------- Mã số: ……………………………………. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 11 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HÀNH VI TỪ MÔN NGỮ VĂN Người thực hiện: VŨ THỊ QUẾ TÂM Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục: Phương pháp dạy học bộ môn: Phương pháp giáo dục: Lĩnh vực khác: Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học 2015-2016
  • 2. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN - Họ và tên: Vũ Thị Quế Tâm - Ngày tháng năm sinh: 17-05-1977 - Nam, nữ: Nữ - Đơn vị: THPT Nam Khoái Châu, Hưng Yên - Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn tổ Ngữ văn - Điện thoại (NR): II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị: Thạc sĩ Giáo dục học - chuyên ngành PPDH Ngữ Văn - Năm nhận bằng: 2008 III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Văn THPT - Số năm kinh nghiệm: 15 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Đề tài: Tổ chức hoạt động ngoại khóa VH dân gian cho HS lớp 10 THPT (2011- 2012) – giải C + Đề tài: Hướng dẫn học sinh tiếp nhận văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) (2013- 2014) - Hướng dẫn học sinh nghiên cứu Khoa học kĩ thuật: Đề tài: Sưu tầm, khảo cứu ca dao, tục ngữ của Khoái Châu- Hưng Yên (2015-2016) – giải Nhì
  • 3. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 PHẦN NỘI DUNG 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 3 II. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU KHKT Ở LĨNH VỰC KHXH &HV 4 III. CÁC BƯỚC HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở LĨNH VỰC KHXH &HV TỪ MÔN NGỮ VĂN 5 1. Bước 1: Chuẩn bị của giáo viên 5 2. Bước 2: Thành lập nhóm nghiên cứu 10 3. Bước 3: Hướng dẫn học sinh lựa chọn ý tưởng 11 4. Bước 4: Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch dự trù kinh phí, kế hoạch nghiên cứu 13 5. Bước 5: Giám sát, tư vấn quá trình nghiên cứu của học sinh 15 6. Bước 6: Hướng dẫn học sinh hoàn thiện sản phẩm, viết báo cáo, thảo luận 17 7. Bước 7: Góp ý thiết kế poster, tập thuyết trình, dự kiến những câu hỏi tình huống 18 IV. KẾT QUẢ 19 KẾT LUẬN 23 Tài liệu tham khảo chính 24 Các phụ lục 25
  • 4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT KHKT Khoa học kĩ thuật KHXH & HV Khoa học xã hội và hành vi VHDG Văn học dân gian
  • 5. 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cuộc thi Khoa học- kĩ thuật (KH KT) dành cho học sinh THPT được Bộ Giáo dục và đào tạo chính thức triển khai và tổ chức từ năm học 2013-2014. Cuộc thi được tiền hành từ cấp trường, cấp tỉnh đến cấp quốc gia. Đối tượng tham gia cuộc thi là những học sinh theo học từ lớp 9 đến lớp 12. Mục đích của cuộc thi là nhằm khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kĩ thuật, vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, khám phá và phát huy tiềm năng sáng tạo của học sinh, tạo môi trường học tập tích cực, là tiền đề để các em hòa nhập với cuộc sống cũng như công tác nghiên cứu khoa học sau này. Đặc biệt cuộc thi góp phần không nhỏ thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm phát huy năng lực học sinh, nâng cao chất lượng dạy học. Qua đây cũng tạo cơ hội để học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu của mình tới tất cả thầy cô bạn bè, tới các nhà khoa học … từ đó học sinh có thêm cơ hội được giúp đỡ đào tạo, rèn luyện, đưa sản phẩm ứng dụng vào thực tế. Tuy nhiên, qua quan sát, qua quá trình tham gia hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi, tôi nhận thấy số đề tài ở lĩnh vực này ít hơn các lĩnh vực khác, nghiên cứu khoa học ít hơn sáng chế kĩ thuật. Khi phát động phong trào trong nhà trường số lượng học sinh đăng kí ở các lĩnh vực: Khoa học động vật, Hóa Sinh, Hóa học, Kĩ thuật cơ khí, Kĩ thuật môi trường, Rô bốt và máy thông minh… nhiều hơn, thậm chí nếu không động viên, gợi ý thì học sinh không đăng kí nghiên cứu ở lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi, nhất là nghiên cứu những nội dung có xuất phát điểm từ môn Ngữ Văn. Với những lý do trên, từ kinh nghiệm thực tế, tuy chưa thật nhiều, tôi chọn đề tài: Hướng dẫn học sinh lớp 11 THPT nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi từ môn Ngữ Văn để đúc rút kinh nghiệm, và hi vọng có thể giúp
  • 6. 2 đồng nghiệp tham khảo, có thể tháo gỡ những khó khăn trong nhiệm vụ dạy học này. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đúc kết kinh nghiệm hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi từ môn Ngữ Văn. - Cung cấp một số kinh nghiệm của bản thân trong việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Các bước hướng dẫn học sinh lớp 11 tiến hành nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi từ môn Ngữ Văn IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Để thực hiện đề tài, tôi sử dụng phương pháp thực hành, thực nghiệm, nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng kết kinh nghiệm
  • 7. 3 PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận Nghiên cứu là quá trình con người khám phá hoặc sáng tạo ra tri thức mới về thế giới mà chúng ta đang sống, và mục tiêu chính của đổi mới phương pháp dạy học là nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới nền giáo dục nước nhà. Theo Luật giáo dục Việt Nam “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đắc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thưucj tiến tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh” Cuộc thi KH KT dành cho học sinh THCS và THPT đã được tổ chức nhằm hướng tới mục tiêu đổi mới đó. Cuộc thi được hướng dẫn bởi rất nhiều văn bản khác nhau của Bộ, Sở cũng như sự chỉ đạo cụ thể của từng nhà trường. Về cơ bản có một số những văn bản chỉ đạo và hướng dẫn như sau: - Thông tư số 38/2012/TT-BGD ĐT, ngày 02 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Ban hành Quy chế thi sáng tạo khoa học kĩ thuật cấp quốc gia cho học sinh THCS và THPT. - Các văn bản chỉ đạo cuộc thi của Bộ GD & ĐT hằng năm về việc hướng dẫn triển khai hoạt động nghiên cứu KH KT cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT - Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học của bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT qua các năm - Tài liệu tập huấn tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học kĩ thuật và cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học. 2. Cơ sở thực tiễn
  • 8. 4 Cuộc thi học sinh nghiên cứu KH KT đã góp phần thể hiện sự quan tâm của các cấp ở địa phương, nâng cao chất lượng của việc dạy học ở các nhà trường, đặc biệt là học sinh đã mạnh dạn vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học ứng dụng vào thực tiễn đời sống sản xuất, khoa học kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm khoa học phục vụ học tập và nuôi dưỡng ý tưởng sáng tạo. Đây là cuộc thi rất có ý nghĩa đối với lứa tuổi học sinh, với nhà trường phổ thông trung học. Cuộc thi đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các bậc phụ huynh, các nhà khoa học tham gia giúp đỡ về khoa học, kỹ thuật và tài chính, tạo động lực mạnh mẽ cho các em học sinh học tập, nghiên cứu, nuôi dưỡng và phát triển, biến các ước mơ, ý tưởng khoa học thành các sản phẩm hiện thực. Việc tham gia vào một đề tài nghiên cứu KH KT đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp nhiều lĩnh vực kiến thức, phải thực hành trong thực tế. Lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi là một lĩnh vực ít được học sinh yêu thích, hứng thú bởi sản phẩm có phạm vi ứng dụng trong đời sống không phổ biến, không dễ thấy như các lĩnh vực khác. Với giáo viên, để khơi gợi sự hứng thú, tạo niềm yêu thích, dẫn dắt học sinh trải nghiệm, hoàn thiện sản phẩm nhiều khi còn lúng túng, sản phẩm chưa rõ, chưa thuyết phục, hoặc khả năng ứng dụng không cao. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đó, tôi mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm của mình về những khó khăn và các bước khi hướng dẫn học sinh lớp 11 nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi (KHXH &HV) từ môn Ngữ Văn. II. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HÀNH VI Về phía giáo viên, bên cạnh các thầy cô thực sự hiểu được ý nghĩa của việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu KH KT, việc khuyến khích học sinh tham gia nghiên cứu khoa học không chỉ nhằm khơi dậy ở các em niềm đam mê tìm tòi nghiên cứu mà qua đó giúp giáo viên thay đổi phương pháp dạy học, việc tham
  • 9. 5 gia nghiên cứu khoa học còn cung cấp những kỹ năng thiết yếu làm hành trang cho các em sau này- thì cũng có không ít thầy cô còn chưa hiểu, nhất là nhiều thầy cô ngại khó, ngại khổ. Có nhiều giáo viên chưa nắm rõ các vấn đề quan trọng, chưa xác định được các bước cần thiết để hướng dẫn học sinh tiến hành nghiên cứu khoa học, đặc biệt ở lĩnh vực KHXH & HV. Thậm chí, vẫn còn thầy cô cho rằng học sinh chỉ cần “học gạo”, học để thi đỗ vào một trường đại học nào đó là đủ. Về phía học sinh, hầu hết các em chưa được tham gia nghiên cứu khoa học ở những cấp học dưới, các em cho rằng nghiên cứu khoa học với học sinh là quá khó, thường tỏ ra rất ngại khi tham gia, không dám trình bày ý tưởng, không định hướng được vấn đề cần nghiên cứu như thế nào. Cũng có không ít học sinh quá quen với cách dạy học truyền thống, ỷ lại, lưởi suy nghĩ, trong giờ học thường lơ là, không tập trung học bài, làm bài, hổng về kiến thức nên chẳng có ý tưởng nghiên cứu gì. Có nhiều em, dù lực học khá, thông minh nhưng chịu ảnh hưởng từ gia đình, thầy cô nên chỉ chăm chăm vào việc “học gạo”, ôn thi để đỗ vào đại học. Trước những khó khăn như vậy, để có thể khơi gợi được hứng thú nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực KHXH & HV từ môn Ngữ Văn, để hướng dẫn các em tham gia, nghiên cứu thành công một đề tài, rất cần sự tâm huyết, hiểu biết, kiên trì của thầy cô từ khâu tạo cảm hứng, gợi mở vấn đề trong từng tiết học, công tác chuẩn bị đến khác bước khác trong suốt quá trình học sinh nghiên cứu. Qua kinh nghiệm thực tiễn, tôi xin trình bày kinh nghiệm của mình về các bước hướng dẫn học sinh nghiên cứu Khoa học ở KHXH & HV từ môn Ngữ Văn. III. CÁC BƯỚC HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở LĨNH VỰC KHXH &HV TỪ MÔN NGỮ VĂN 1. Bước 1: Công tác chuẩn bị của giáo viên 1.1. Có hiểu biết về nghiên cứu KHKT dành cho học sinh THPT
  • 10. 6 Để có thể khơi gợi cảm hứng, sự thích thú của học sinh, khát khao muốn nghiên cứu khoa học, thì bản thân giáo viên phải là người nắm rõ nhất ý nghĩa của nghiên cứu KHKT với học sinh, nắm vững được những yêu cầu của cuộc thi ... mới có thể gợi mở đề tài, ý tưởng cũng như tiến trình học sinh nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Về vấn đề này, trong tài liệu tập huấn Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo KH KT và cuộc thi KH KT dành cho học sinh THPT (Bộ GD & ĐT, Dự án phát triển TH giai đoạn 2) cũng đã hướng dẫn rất cụ thể. Đó là những quy định về lĩnh vực, lĩnh vực chuyên sâu- giáo viên cần đọc kĩ để tránh sự nhầm lẫn lĩnh vực; những yêu cầu cụ thể về Hồ sơ nghiên cứu khoa học- bao gồm: Kế hoạch nghiên cứu, Báo cáo dự án, sổ tay khoa học, các phiếu đăng kí, phiếu của giáo viên hướng dẫn, phiếu xác nhận của nhà khoa học, phiếu xác nhận của cơ quan nghiên cứu... Giáo viên cần nắm vững thì mới có thể hướng dẫn học sinh lên kế hoạch nghiên cứu cụ thể được. Một hiểu biết cần thiết mà giáo viên cũng đã được trang bị ở trường Đại học đó là cách thức nghiên cứu khoa học, những phương pháp nghiên cứu khoa học. Chúng ta cần nắm vững tiến trình nghiên cứu: từ lý do chọn đề tài, tính cấp thiết, tính mới, những đóng góp của một đề tài, một dự án, đến dự báo được kết quả nghiên cứu, khả năng vận dụng vào đời sống thực tiễn của đề tài của dự án như thế nào; dự tính được thời gian học sinh có thể hoàn thành 1.2. Khi soạn bài, lên lớp Soạn bài, lên lớp triền khai dạy học là công việc hàng ngày, nhưng chính từ công việc hàng ngày này giáo viên, trong mỗi giờ học cần chủ động khơi gợi cho học sinh những vấn đề có thể hướng dẫn học sinh nghiên cứu. Một tiết học thông thường có thể có rất nhiều những nội dung có khả năng ứng dụng vào trong đời sống thực tế rất cao, tùy thuộc vào nội dung kiến thức giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài học khi soạn bài đề có thể khơi gợi cho học sinh những ý tưởng, dự án vừa sức. Một điều quan trọng là, để học sinh lớp 11 có thể bắt tay vào nghiên cứu, thực hiện dự án thì giáo viên thường phải khơi gợi từ lớp 10 để các em có thời gian chuẩn bị, nghiên cứu. Chẳng hạn ở một số tiết học ở lớp 10 chúng ta có thể gợi mở vấn đề:
  • 11. 7 STT Tên bài Nội dung gợi mở 1 Khái quát về văn học dân gian Việt Nam - Văn học dân gian ở tỉnh, ở huyện mình được lưu giữ và phát triển như thế nào? - Vai trò của văn học, văn hóa dân gian trong đời sống thực tế - Khảo sát thực tế về việc giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân gian ở địa phương 2 - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Thực trạng sử dụng Tiếng Việt của học sinh hiện nay? - Biện pháp để khắc phục tình trạng sử dụng ngôn ngữ “tuổi teen”, ngôn ngữ lai căng pha tạp trong học sinh - Khảo sát và chú giải từ địa phương, tiếng “lóng” thường gặp 3 Truyện Kiều - Khảo sát một số cách dử dụng từ ngữ của Nguyễn Du- cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ Truyện Kiều - Hình thức nghệ thuật “lảy Kiều”; nguyên nhân, sự tồn tại của tục “bói Kiều”... 4 - Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt - Viết quảng cáo - Tình trạng dùng từ, viết câu không đúng quy tắc, lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong quảng cáo ở địa phương, ở Việt Nam- cách khắc phục...
  • 12. 8 Hoặc có thể gợi mở một số vấn đề có liên quan đến kiến thức ở lớp 11, như ở bài: Đọc thêm “Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” của Nguyễn An Ninh tôi đã gợi mở như sau: Sau khi tổng kết bài học, nhấn mạnh vai trò của tiếng Việt trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, trong đời sống văn hóa, xã hội của đất nước, tôi nêu hiện tượng sử dụng tiếng Việt không đúng quy tắc có lẽ rất phổ biến trong đời sống hàng ngày hiện nay
  • 13. 9 Tôi đã gợi mở dự án: - * Khảo sát thực trạng sử dụng Tiếng Việt ở trường học, địa phương/ hướng phát huy/ biện pháp khắc phục? - Tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ đối với vận mệnh dân tộc được biểu hiện cụ thể như thế nào qua các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm? Để bước này có hiệu quả, khơi gợi được ở học sinh khát khao nghiên cứu, sáng tạo bản thân mỗi giáo viên phải có lòng yêu nghề, say nghề, luôn tìm tòi, sáng tạo. Chúng ta có thể đổi mới dạy học từ những bài học, tiết học quen thuộc như thế chứ không cần phải chờ đợi đến lúc thay đổi chương trình, thay đổi sách giáo khoa. Ở một góc nhìn nào đó, đổi mới dạy học nói riêng và đổi mới giáo dục nói chung, quyền năng là người thầy! Và trong năm học 2014-2015 khi dạy bài Khái quát về VHDG Việt Nam tôi đã gieo vấn đề: Các em đã có những hiểu biết gì về VH DG của Khoái Châu,
  • 14. 10 Hưng Yên, các em có thuộc những câu ca dao nào viết về vùng đất quê mình không? Các lễ hội ở Khoái Châu mà em biết? Vai trò của lễ hội trong đời sống tinh thần của người dân quê em? Học sinh đã rất hào hứng và xung phong tham gia sưu tầm và khảo cứu một thể loại nhỏ trong VH DG của Khoái Châu. 2. Bước 2: Thành lập nhóm nghiên cứu Theo quy định của cuộc thi thì mỗi nhóm nghiên cứu chỉ có tối đa là 02 học sinh, vì vậy giáo viên cũng nên cân nhắc kĩ lưỡng khi lựa chọn học sinh tham gia. Với lĩnh vực nghiên cứu là Khoa học xã hội và hành vi từ môn Ngữ Văn cũng cần có tiêu chí riêng. Với bản thân tôi có đề ra mấy câu hỏi khi lựa chọn học sinh như sau: - Khả năng diễn đạt bằng ngôn từ, khả năng giao tiếp, khả năng lập luận? - Khả năng cảm thụ văn học nghệ thuật? - Sự am hiểu về đời sống văn hóa, xã hội? - Khả năng trong việc lập kế hoạch cá nhân, quản lý thời gian? - Vấn đề về sức khỏe? -... - Sự say mê, kiên trì, tình độc lập? - Khả năng hợp tác? Bên cạnh những nét riêng, điểm giống nhau khi lựa chọn học sinh để thành lập nhóm nghiên cứu ở bất kì lĩnh vực nào đó phải là những học sinh có ý tưởng về dự án trong quá trình học tập, dù ý tưởng đó không trùng khít với sự gợi mở của giáo viên. Bởi đó là học sinh chủ động, tích cực trong học tập, và các em có hiểu biết về vấn đề, lĩnh vực nghiên cứu. Trong những trường hợp cần thiết mới lựa chọn động viên những học sinh khác tham gia. Ngoài ra, trong nhóm 02 em cũng nên là những học sinh có thể là bạn thân, cũng chú ý đến hoàn cảnh gia đình – các em có thời gian để tham không, vì để hoàn thành dự án cũng cần rất nhiều thời gian ngoài thời gian học tập ở trên lớp. 3. Bước 3: Hướng dẫn học sinh lựa chọn ý tưởng
  • 15. 11 Đây có lẽ là bước khó khăn nhất. Việc lựa chọn chủ đề, ý tưởng phải xuất phát từ học sinh, trên nền tảng hiểu biết, sự hững thú, đam mê của học sinh, nhưng cũng phải chú ý tính vừa sức, ý tưởng đề tài phải nằm trong khả năng thực hiện của học sinh. Có thể gợi mở học sinh lựa chọn ý tưởng qua các câu hỏi: - Có những điều gì thuộc phạm vi chủ đề mà em quan tâm, có khả năng tìm hiểu, nghiên cứu? - Vấn đề đó là gì? Nếu nghiên cứu em sẽ nghiên cứu trong phạm vi như thế nào? Hình dung về kết quả có thể sẽ đạt được? - Kết quả đạt được ấy có tính mới mẻ sáng tạo không? - Những công trình nghiên cứu trước đó là gì? Có những vấn đề gì đã được giải quyết rồi? Em dự định sẽ giải quyết được vấn đề gì? Tác dụng- hiệu quả của vấn đề trong thực tế đời sống? Hoặc có thể dẫn giải học sinh hai cách chọn đề tài như sau: - Nghiên cứu một vấn đề phổ biến? Có thể có những công trình trước đó nhưng ở diện rộng hơn hoặc hẹp hơn? – Đây là cách chọn đề tài an toàn. Cách này có hạn chế là tính mới không mạnh. - Nghiên cứu một vấn đề mới mẻ và có thể có tác động rộng rãi? Tính mới như thế nào cũng cần phải chỉ rõ? Với đề tài thuộc loại này chắn chắn sẽ gây được sự chú ý. Nhưng với đề tài dạng này, các em học sinh phải bỏ rất nhiều công sức Giáo viên cần gợi ý, hướng dẫn học sinh qua quá trình trao đổi, thảo luận để tìm đề tài nghiên cứu phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế, xác định vấn đề nghiên cứu là gì, không nên tiến hành đề tài khi chưa xác định rõ chủ đề phải theo đuổi. Nếu vấn đề không rõ ràng thì không có kết quả, hoặc kết quả cũng không rõ ràng. Xác định được vấn đè cần nghiên cứu sẽ giúp bạn tìm được tên đề tài thích hợp. Tên đề tài nên ngắn gọn, súc tích và gắn liền với vấn đề đã chọn.
  • 16. 12 Sau khi đã chọn được ý tưởng, hình thành được đề tài, giáo viên cũng phải hướng dẫn học sinh xác định được mục tiêu của đề tài, mục tiêu càng cụ thể càng tốt. Bởi mục tiêu càng rõ ràng sẽ giúp xác định được thưoif gian cần phân bổ và những gì cần chuẩn bị (đối tượng tiếp cận, thông tin cần thu thập, phương pháp xử lý thông tin, cách tiếp cận thực tế, giải pháp cho những mục tiêu, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm...). Mục tiêu của đề tài cũng không nên quá nhiều hơn 3 và tốt nhất không nêu ra những mục tiêu nào không chắc. Giáo viên cũng yêu cầu học sinh chỉ rõ những lợi ích mà đề tài nghiên cứu KH sẽ mang lại là gì? Vấn đề của đề tài sẽ góp phần giúp giải quyết các vẫn đề trong thực tiễn xã hội? Những đối tượng cá nhân nào sẽ được hưởng lợi nếu đề tài được ứng dụng? Việc làm này giúp cho sản phẩm của học sinh nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực KHXH & HV hình dung được sản phẩm cụ thể có tính ứng dụng cụ thể trong đời sống thực tế. Chẳng hạn như với các vấn đề được khơi mở trong bài học Khái quát về văn học dân gian Việt Nam (Các em đã có những hiểu biết gì về VH DG của Khoái Châu, Hưng Yên, các em có thuộc những câu ca dao nào viết về vùng đất quê mình không? Các lễ hội ở Khoái Châu mà em biết? Vai trò của lễ hội trong đời sống tinh thần của người dân quê em?), tôi hướng dẫn học sinh thảo luận về ý tưởng và mục tiêu, kết quả mong đợi như sau: - Trong nền Văn học dân gian đồ sộ của nước nhà thì VH DG vùng đất Hưng Yên nói chung và Khoái Châu giữ vị trí, vai trò như thế nào? - Vốn văn học dân gian của quê hương hiện tại được lưu giữ và lưu truyền ra sao, nó có tác động, ảnh hưởng tới những sinh hoạt văn hóa, hay cuộc sống hiện đại của giới trẻ chúng em không? - Vấn đề sưu tầm, khảo cứu, chú giải về ca dao tục ngữ để giúp các bạn trẻ hiểu, yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn vốn văn học của quê hương? Kết quả thảo luận HS đã hướng đến đề tài: Sưu tầm, khảo cứu ca dao, tục
  • 17. 13 ngữ của Khoái Châu, và bước đầu tìm một số những biện pháp để gìn giữ, lưu truyền vốn văn học dân gian của quê hương mình. Với đề tài này, sau thảo luận học sinh đã hình dung được mục tiêu nghiên cứu và kết quả mong đợi: - Khảo sát thực tế về sự lưu giữ, lưu truyền ca dao, tục ngữ của vùng Khoái Châu- Hưng; Sưu tầm, khảo cứu, ca dao tục ngữ của Khoái Châu - Đánh giá về giá trị nội dung nghệ thuật của ca dao, tục ngữ Khoái Châu. - Đề xuất hình thức lưu giữ và lưu truyền hấp dẫn với giới trẻ, với học sinh. Văn bản sưu tầm được, có những chú giải cụ thể sẽ là một nguồn tư liệu hữu ích cho những người yêu thích văn hóa, văn học dân gian, tài liệu giáo dục kiến thức khoa học cơ bản, giáo dục địa phương, sản phẩm du lịch. Đề tài này cũng là tiền đề để học sinh có thể mở rộng nghiên cứu về văn hóa dân gian, phong tục, lễ hội của Khoái Châu, mở rộng ra là của Hưng Yên, hoặc ở những phạm vi lớn hơn. 4. Bước 4: Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch dự trù kinh phí, kế hoạch nghiên cứu 4.1. Giáo viên cần nắm rõ các mặt của dự án để hướng dẫn học sinh lập đề cương dự trù kinh phí, các hồ sơ ban đầu để xin ý kiến của nhà trường, phụ huynh. Các vấn đề cơ bản có thể liên quan đến kinh phí trong quá trình thực hiện dự án KHXH &HV như: - Đi thực tế thu thập tài liệu có liên quan; gặp gỡ các chuyên gia - Các khảo sát thăm dò - Kinh phí để hoàn thiện sản phẩm - Thiết kế poster cho cuộc thi 4.2. Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch nghiên cứu đề tài Như trên đã nói, lựa chọn một chủ đề rõ ràng không chỉ vì mối quan tâm mà còn vì xác định thời gian có thể hoàn thành. Một khi có một ý tưởng nghiên
  • 18. 14 cứu khả thi thì bước tiếp theo là giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch nghiên cứu. Việc giúp học sinh lập kế hoạch nghiên cứu có thể dựa trên một số câu hỏi sau: - Trình tự các bước thực hiện đề tài, triển khai ý tưởng, thời gian thực hiện các bước, ai là người thực hiện? - Có kiểm nghiệm trong thực tế không? Thời gian kiểm nghiệm? Các bước tiến hành kiểm nghiệm? Dự kiến được những tình huống có thể xảy ra trong quá trình kiểm nghiệm? Thời gian để giải quyết những tình huống ấy? - Dự kiến thời gian báo cáo với giáo viên hướng dẫn về tiến độ nghiên cứu. Giáo viên cũng cần lưu ý học sinh trong khi lập kế hoạch nghiên cứu phải bám sát mục tiêu của đề tài, dự kiến thời gian cụ thể theo tuần, tháng, năm; rất cần thiết trong việc lập một sổ tay khoa học để ghi lại tất cả các hoạt động nghiên cứu, kết quả cụ thể từng hoạt động. Việc lập sổ tay nghiên cứu phải được bắt đầu từ khi hình thành ý tưởng, ghi lại quá trình thảo luận để thống nhất đề tài, mục tiêu nghiên cứu. Căn cứ vào sổ tay khoa học giáo viên có thể giám sát toàn bộ quá trình thực hiện đề tài của học sinh để từ đó có những điều chỉnh, tư vấn cụ thể. Trong khi hướng dẫn học sinh lập kế hoạch nghiên cứu, giáo viên cũng cần định hướng học sinh chia lĩnh vực công việc để thực hiện, tránh chồng chéo ảnh hưởng đến tiến độ nghiên cứu. Chẳng hạn với dự án “Sưu tầm, khảo cứu ca dao, tục ngữ của Khoái Châu” tôi đã hướng dẫn học sinh lập kế hoạch nghiên cứu với một số những nội dung cụ thể như sau: - Dự kiến kết quả mong đợi: sưu tầm được càng nhiều, hết càng tốt; khảo cứu, chú giải chi tiết, chính xác nhất có thể; có sản phẩm cụ thể, sáng tạo, vận dụng được trong đời sống thực tế - Tiến trình nghiên cứu bao gồm: khảo sát thực tế (chú trọng kết hợp với sưu tầm) – tìm tài liệu liên quan trong thư viện – đi thực tế để sưu tầm, kiểm
  • 19. 15 nghiệm, chú giải – gặp gỡ các chuyên gia để được hướng dẫn – tổng hợp các kết quả, phân tích- hoàn thiện sản phẩm - viết báo cáo - Chia lĩnh vực cho học sinh: + Phiếu khảo sát: có 02 phiếu, mỗi học sinh phụ trách một phiếu ở tất các các khâu (phát phiếu, tổng hợp, phân tích). + Tìm tài liệu: mỗi học sinh phụ trách một nguồn theo sở trường và điều kiện: Nguồn thư viện – nguồn truyền thông. + Đi thực tế: chia theo đơn vị hành chính của huyện, mỗi học sinh được phụ trách vài xã (trong thực tế các em vẫn hỗ trợ nhau trong việc đi thực tế, có cả sự hỗ trợ của cha mẹ, giáo viên...) + Gặp chuyên gia: cả nhóm- để các em cùng được lắng nghe những lời khuyên, sự hướng dẫ bổ ích, và đây cũng là một trải nghiệm khoa học mới mẻ, thú vị của học sinh. + Hoàn thiện sản phẩm, viết báo cáo: cả nhóm thảo luận, tùy theo nội dung cụ thể có thể chia nhỏ để hoàn thiện. Chẳng hạn: 01 học sinh hoàn thiện sản phẩm tranh ảnh có ghi những câu ca dao, tục ngữ đặc trưng của vùng miền để làm sản phẩm du lịch; 01 học sinh viết báo cáo; chia lĩnh vực hoàn thiện giải pháp lưu giữ, lưu truyền (thiết kế forum, trang mạng xã hội, in tờ rơi...) 5. Bước 5: Giám sát, tư vấn quá trình nghiên cứu của học sinh 5.1. Thông qua sổ tay khoa học, báo cáo tiến độ, giáo viên nắm sát tiến độ và những kết quả đạt được của học sinh để có thể tư vấn, điều chỉnh, bổ sung những vấn đề mà học sinh tiến hành chưa chính xác. Cần tập trung nhóm để thảo luận các vấn đề nảy sinh trong qua trình nghiên cứu, đánh giá các kết quả của đề tài theo từng giai đoạn cụ thể để chỉnh sửa, bổ sung những vấn đề theo định hướng ban đầu. Hướng dẫn học sinh phân tích kết quả, sắp xếp các kết quả để có thể kiểm chứng ngay, tìm ra những sai sót trong khảo sát, thực nghiệm. Việc tìm ra có những sai sót nào không là một kĩ năng cơ bản mà nhà khoa học phải phát triển, một thông số nào đó thay đổi hoặc không rõ ràng mà không dẫn
  • 20. 16 đến thay đổi kết quả nghiên cứu cũng là một “khám phá” giống như việc tìm ra một sự thay đổi nào đó do thông số gây ra. 5.2. Hướng dẫn học sinh đưa ra kết luận: - Kết quả phải được biểu thị bằng số liệu; sản phẩm càng “nhìn thấy: rõ càng tốt. - Những thông số nào là quan trọng? - Đã thu thập đủ dữ liệu chưa? Có cần phải tiến hành thêm nữa không? - Giữ một cách nhìn cởi mở- đừng bao giờ thay đởi kết quả cho phù hợp với một lý thuyết, thậm chí nếu kết quả không hỗ trợ giả thuyết đó là điều bình thường và trong nhiều trường hợp đó lại là một điều tốt. Cố gắng giải thích tại sao thu được kết quả khác so với những tài liệu tham khảo? Có những sai sót gây nên sự khác biệt này? Nếu có hãy tìm ra chúng? - Hãy nghĩ đến ứng dụng thực tế có thể được áp dụng từ nghiên cứu này? Công trình này có thể được sử dụng vào thực tế như thế nào? - Có thể mở rộng được phạm vi nghiên cứu của đề tài không? Chẳng hạn với dự án “Sưu tầm, khảo cứu ca dao, tục ngữ của Khoái Châu” tôi đã hướng dẫn học sinh đi đến một số kết luận như sau: - Tìm được bao nhiêu bài ca dao, câu tục ngữ? Có thể tìm được hơn nữa không? So với các tài liệu đã có có phát hiện, bổ sung được những câu ca dao, tục ngữ nào không? - Chú giải đã chính xác đầy đủ chưa? So với các tài liệu trước đó có phần chú giải nào khác biệt? - Lấy tiêu chí nào để phân loại và sắp xếp? - Vài nét về giá trị nội dung - nghệ thuật của ca dao, tục ngữ Khoái Châu? - Đề xuất một số biện pháp lưu giữ và lưu truyền ca dao, tục ngữ của Khoái Châu- Hưng Yên? Với sự gợi ý, hướng dẫn như vậy các em cũng đã tìm ra một số sự khác biệt trong chú giải so với các tài liệu đã có, khẳng định được đó là những chú giải chưa chính xác; bổ sung thêm được những câu ca dao, tục ngữ cổ, hoặc mới
  • 21. 17 chưa có trong bất kì tài liệu nào; các em đã thiết kế được một số mẫu sản phẩm danh cho du lịch văn hóa của quê hương; đặc biệt các em cũng thấy được ý nghĩa của công trình nghiên cứu của mình là hoàn toàn mới mẻ vì chưa có tài liệu nào riêng về ca dao, tục ngữ của Khoái Châu, có định hướng được sự phát triển của đề tài: nghiên cứu về truyện cổ tích, truyền thuyết, văn hóa dân gian, lễ hội của Khoái Châu- đây là những hướng nghiên cứu hoàn toàn khả thi. 6. Bước 6: Hướng dẫn học sinh hoàn thiện sản phẩm, viết báo cáo, thảo luận 6.1. Sau khi hoàn thành gia đoạn thực nghiệm, thu thập đầy đủ thông tin số liệu của đề tài, có sản phẩm cụ thể, toàn bộ nhóm nghiên cứu cần tập trung trao đổi, thảo luận những vấn đề còn thắc mắc, đồng thời phân công mỗi người trong nhóm hoàn thành công việc báo cáo đề tài, làm thuyết trình về đề tài. Báo cáo nghiên cứu phải được chuẩn bị cùng với sổ tay khoa học và bất cứ biểu mẫu giấy tờ cần thiết khác. Một báo cáo thường có các mục sau: - Trang bìa và mục lục- giúp người đọc có thể quan sát cấu trúc của báo cáo một cách nhanh chóng. - Phần giới thiệu: mục tiêu nghiên cứu, giải thích lý do nảy sinh ý tưởng nghiên cứu và những điều kì vọng đạt được; phương pháp nghiên cứu... - Kết quả chính Báo cáo phải đủ chi tiết để người khác cũng có thể lặp lại được quá trình nghiên cứu, thí nghiệm (nếu có), kèm theo ảnh 6.2. Thảo luận Đây là phần khó, nhưng cũng là trọng tâm của báo cáo. So sánh kết quả với những giá trị lý thuyết, những dữ liệu đã công bố, những kết quả kì vọng. Thêm vào phần thảo luận những sai sót có thể có. Dữ liệu đã thay đổi như thế nào trong qua trình thực nghiệm, kết quả đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi những yếu tố không được kiểm soát... Kết luận cần tóm tắt ngắn gọn, kết quả phải dựa trên những số liệu, sản phẩm cụ thể, không thể nói chung chung. Không đưa vào kết luận một điều gì
  • 22. 18 nếu chưa đề cập đến ở phần thảo luận, cũng nên nhắc tới những ứng dụng thực tế. Cũng nên có lời cám ơn với những người đã hỗ trợ nghiên cứu. 7. Bước 7: Góp ý thiết kế poster, tập thuyết trình, dự kiến những câu hỏi tình huống Muốn thu hút và giới thiệu được đề tài, hãy tạo thuận lợi cho những khán giả quan tâm, giám khảo có thể tiếp cận công trình và những kết quả đạt được. Lưu ý một số nguyên tắc: - Đảm bảo theo mẫu (nếu có) - Chú ý đến năm- đảm bảo rằng trưng bày chỉ phản ánh công trình của năm nay. - Có sổ ghi dữ liệu - Kèm theo ảnh- có thể chụp ảnh những phần quan trọng, ghi rõ nguồn. - Phải ngăn nắp, hợp lý, dễ đọc - Làm nổi bật kết quả, gây sự chú ý - Tính chính xác và đầy đủ- cần tuân theo những quy định về kích thước, an toàn khi trưng bày Tuy nhiên cũng cần lưu ý thêm rằng: giám khảo sẽ chấm điểm công trình, chấm điểm thí sinh đã tuân thủ các phương pháp khoa học như thế nào, chứ không phải phần trưng bày, nên cũng cần thiết phải tốn quá nhiều tiền bạc, không phô diễn quá mức, bảng trưng bày chỉ cung cấp thông tin. Giám khảo cũng đánh giá cao những thí sinh có thể diễn thuyết và trình bày một cách thoải mái về dự án của mình, họ không quan tâm đến những bài thuyết trình học thuộc lóng, họ muốn xem người thuyết trình nắm vững nội dung công trình như thế nào? Vì thế, giáo viên cũng cần cho học sinh biết thanh điểm chấm của giám khảo, dự kiến một số tình huống và hơn hết là hướng dẫn các em kĩ năng thuyết trình, động viên để các em tự tin, thoải mái. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
  • 23. 19 Hàng năm trường THPT Nam Khoái Châu vẫn tổ chức phong trào học sinh nghiên cứu KHKT, nhưng trong lĩnh vực KHXH &HV thì trường cũng như bản thân tôi mới tham gia lần đầu. Nhưng bằng tất cả sự cố gắng của học sinh, giáo viên, đặc biệt là tôi đã nghiên cứu kĩ tài liệu hướng dẫn của Bộ GD& ĐT, các văn bản hướng dẫn của Sở GD ĐT Hưng yên, nên đã tổ chức và hướng dẫn học sinh đạt hiệu quả: - Các em đã hoàn thành việc sưu tầm, khảo cứu ca dao, tục ngữ của Khoái Châu. Công trình bao gồm: Sưu tầm, chú giải 44 bài ca dao, 20 câu tục ngữ về, xuất phát từ vùng đất Khoái Châu (những bài ca dao, những câu tục ngữ còn in đậm dấu ấn vùng miền) Ví dụ tiêu biểu như: Về ca dao Ai về thăm đất Đa Hòa Có ông Đồng Tử yêu bà Tiên Dung Chú giải: Thôn Đa Hòa thuộc xã Bình Minh, có đền thờ Đức thánh Chử Đồng Tử (một trong “tứ bất tử” của người Việt Nam), ngôi đền nằm bên dòng sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên nơi nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, con gái vua Hùng thứ 18 kỳ ngộ và nên duyên với chàng Chử nghèo khó; Ngôi đền Ða Hoà (được nhà nước xếp hạng di tích văn hoá năm 1962) Ai vê Dạ Trạch, Khoái Châu Có Triệu Quang Phục diệt làu quân Lương Chú giải: Triệu Việt Vương- Triệu Quang Phục lập căn cứ chống quân Lương ở đầm Dạ Trạch (có nơi còn gọi Triệu Quang Phục là Dạ Trạch Vương); Người đời sau lập đền thờ ông ở cửa biển Đại Nha (Đại Nha có tên khác là Đại Ác, thời nhà Lý đổi là Đại An), nay là cửa Liêu (cửa sông Đáy). Các đền thờ tập trung chủ yếu ở vùng ven biển 2 tỉnh Ninh Bình và Nam Định. Ninh Bình hiện là tỉnh có nhiều đền thờ Triệu Việt Vương nhất. Về tục ngữ:
  • 24. 20 Bỏ con bỏ cháu không bỏ Hai mươi sáu chợ Giàn Chú giải: Chợ Giàn thuộc xã Thuần Hưng. Ngày 26 tháng Chạp là phiên chợ cuối cùng của năm nên hàng hóa phong phú, người đi chợ mua sắm tết đông vui nhộn nhịp Chết không quên con cháu Sống không quên hai mươi sáu chợ Giàn Chú giải: Chợ Giàn thuộc xã Thuần Hưng, là chợ nổi tiếng. Chợ có 8 quán, mỗi quán 2 dãy , hai hàng gà vịt, hai quán bán lợn và trâu, một quán thịt… một tháng 6 phiên vào ngày 1, 6, 11, 16 , 21 và 26 (âm lịch) trước đây chợ đông vui tấp nập Cam Thanh Hà, gà Đông Cảo. Chú giải: Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương có giống cam ngọt. Xã Đông Tảo có giống gà nổi tiếng Và có bước đầu nhận xét về giái trị nội dung- nghệ thuật của ca dao, tục ngữ của Khoái Châu. - Hoàn thành tài liệu chi tiết về một mảng thể loại văn học dân gian có thể sử dụng hiệu quả trong chương trình giáo dục địa phương, dạy học theo chủ đề tích hợp thuộc các môn khoa học xã hội - Có sản phẩm là những bức bưu ảnh giúp học sinh, người dân, du khách có thêm hiểu biết về thiên nhiên, con người văn hóa, lịch sử của quê hương Khoái Châu. Ví dụ như:
  • 25. 21 Bình Minh trên dải sông Hồng Sum suê bóng nhãn, mượt đồng đay xanh Ai về thăm đất Đa Hòa Có ông Đồng Tử yêu bà Tiên Dung - Thiết kế được forum, mạng xã hội facebook … với chủ đề về ca dao, tục ngữ Khoái Châu- Hưng Yên
  • 26. 22 Với công trình này, các em đã đoạt giải Nhì trong Cuộc thi nghiên cứu KHKT danh cho học sinh năm học 2015- 2016 ở lĩnh vực KHXH & HV (không có giải Nhất). PHẦN KẾT LUẬN
  • 27. 23 Những kinh nghiệm nêu lên trong đề tài nhằm đúc rút tổng kết kinh nghiệm hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học của bản thân, trong phạm vi một lĩnh vực, từ một bộ môn, ngoài ra bản thân tôi cũng mới tham gia hướng dẫn, học sinh mới tham gia cuộc thi, tất cả còn rất mới mẻ và có nhiều bỡ ngỡ, nên chắc chắn đề tài còn những thiếu sót. Tôi mong rằng, trong những năm học kế tiếp tiếp tục tham gia, tiếp tục có thêm những kinh nghiệm quý báu để chia sẻ với đồng nghiệp. Đặc biệt có thêm kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả cao, giúp các em hình thành những kĩ năng, năng lực cần thiết trong học tập và cuộc sống. Về những kiến nghị: tôi rất mong muốn trong quá trình hướng dẫn học sinh nghiên cứu, giáo viên được tạo điều kiện hơn nữa về thời gian, cơ sở vật chất; những công trình nghiên cứu của học sinh có ứng dụng thực tế nên tạo điều kiện cho những công trình ấy được phát huy hết giá trị của mình.
  • 28. 24 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11- NXB GD 2. Các văn bản tài liệu chỉ đạo, hướng dẫn cuộc thi KHKT. 3. Nguồn mạng Internet –các vấn đề có liên quan 4. Tục ngữ ca dao Hưng Yên- Nhà xuất bản Dân Trí- tác giả vũ Tiến Kì (chủ biên) 5. Văn học dân gian Hưng Yên – nhà xuất bản Văn học Nghệ thuật- tác giả Nguyễn Thành Tuấn 6. Văn hóa văn nghệ dân gian Hưng Yên- Đôi nét phác thảo- nhà xuất bản Hội Nhà văn- nhiều tác giả. 7. Văn học dân gian Việt Nam- nhà xuất bản giáo dục- tác giả Đinh Gia Khánh (chủ biên)
  • 29. 25 PHỤ LỤC 1. Phiếu khảo sát Phiếu 1 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT NAM KHOÁI CHÂU PHIẾU KHẢO SÁT, THĂM DÒ Ý KIẾN <Về ca dao, tục ngữ của Khoái Châu> Họ và tên: ............................................................................................................. Địa chỉ: ................................................................................................................. Nghề nghiệp: ........................................................................................................ Xin Quý ông/bà, anh (chị) dành chút thời gian đọc và điền giúp chúng tôi các thông tin trong phiếu khảo sát này. Ý kiến của Quý ông/bà, anh (chị) là những đóng góp quý báu với chúng tôi. Trân trọng cảm ơn! Chọn bằng cách đánh dấu X vào ô vuông 1. Ông/ bà, anh (chị) có biết vùng Khoái Châu có những bài ca dao, những câu tục ngữ rất đặc trưng cho vùng quê này không?  Biết  Không biết 2. Ông/ bà, anh (chị) hàng ngày có thường hay đọc, hoặc vận dụng trong lời nói của mình không?  Không  Thỉnh thoảng  Thường xuyên 3. Ông/ bà, anh (chị) có biết cuốn sách, chương trình truyền hình, truyền thanh, học tập hoặc trang web nào có nội dung nói đến, bàn luận về ca dao, tục ngữ của vùng Khoái Châu không?  Không biết  Có biết (Nếu biết Ông/ bà, anh (chị) vui lòng ghi thông tin vào đây:
  • 30. 26 4. - Ông/ bà, anh (chị) có muốn tìm hiểu về ca dao, tục ngữ của Khoái Châu không?  Không muốn tìm hiểu  Có muốn tìm hiểu  Rất muốn tìm hiểu - Nếu muốn biết, Ông/ bà, anh (chị) thấy hình thức nào dễ dàng tiếp cận nhất: Sách, báoin Truyềnhình, truyềnthanh Báomạng, mạngxãhội  Sinh hoạt văn hóa dân gian  Trong nhà trường (giáo dục địa phương) 5. Ông/ bà, anh (chị) thuộc bài ca dao, câu tục ngữ nào của Khoái Châu (xin vui lòng ghi vào đây)? Chân thành cảm ơn sự hợp tác của Ông/ bà, anh (chị)!
  • 31. 27 Phiếu 2 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT NAM KHOÁI CHÂU PHIẾU KHẢO SÁT, THĂM DÒ Ý KIẾN <Về ca dao, tục ngữ của Khoái Châu> Họ và tên: ............................................................................................................. Lớp ....................................................................................................................... Xin các bạn dành chút thời gian đọc và điền giúp chúng tôi các thông tin trong phiếu khảo sát này. Ý kiến của các bạn là những đóng góp quý báu với chúng tôi. Trân trọng cảm ơn! Chọn bằng cách đánh dấu X vào ô vuông 1. Các bạn có biết vùng Khoái Châu có những bài ca dao, những câu tục ngữ rất đặc trưng cho vùng quê này không?  Biết  Không biết 2. Các bạn hàng ngày có thường hay đọc, hoặc vận dụng trong lời nói của mình không?  Không  Thỉnh thoảng  Thường xuyên 3. Các bạn có biết cuốn sách, chương trình truyền hình, truyền thanh, học tập hoặc trang web nào có nội dung nói đến, bàn luận về ca dao, tục ngữ của vùng Khoái Châu không?  Không biết  Có biết (Nếu biết các bạn vui lòng ghi thông tin vào đây: 4. - Các bạn có muốn tìm hiểu về ca dao, tục ngữ của Khoái Châu không?  Không muốn tìm hiểu  Có muốn tìm hiểu  Rất muốn tìm hiểu - Nếu muốn biết, các bạn thấy hình thức nào dễ dàng tiếp cận nhất:  Sách, báo in  Truyền hình, truyền thanh  Báo mạng, mạng xã hội
  • 32. 28  Sinh hoạt văn hóa dân gian ở địa phương  Trong nhà trường (giáo dục địa phương) 5. Các bạn thuộc bài ca dao, câu tục ngữ nào của Khoái Châu (xin vui lòng ghi vào đây)? Chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn! KẾT QUẢ KHẢO SÁT, THĂM DÒ Ý KIẾN (Với 100 phiếu) Kết quả phiếu 1 1. Ông/ bà, anh (chị) có biết vùng Khoái Châu có những bài ca dao, những câu tục ngữ rất đặc trưng cho vùng quê này không? Lựa chọn Số phiếu Phần trăm  Biết 43 43%  Không biết 57 57% 2. Ông/ bà, anh (chị) hàng ngày có thường hay đọc, hoặc vận dụng trong lời nói của mình không? Lựa chọn Số phiếu Phần trăm  Không 50 50%
  • 33. 29  Thỉnh thoảng 47 47%  Thường xuyên 3 3% 3. Ông/ bà, anh (chị) có biết cuốn sách, chương trình truyền hình, truyền thanh, học tập hoặc trang web nào có nội dung nói đến, bàn luận về ca dao, tục ngữ của vùng Khoái Châu không? Lựa chọn Số phiếu Phần trăm  Không biết 98 98%  Có biết 2 2% 4. Ông/ bà, anh (chị) có muốn tìm hiểu về ca dao, tục ngữ của Khoái Châu không? Lựa chọn Số phiếu Phần trăm  Không 8 8%  Có muốn biết 64 64%  Rất muốn biết 28 28% (Nếu muốn biết, các bạn thấy hình thức nào dễ dàng tiếp cận nhất Lựa chọn Số phiếu Phần trăm  Sách, báo in 34 34%  Truyền hình, truyền thanh 32 32%  Báo mạng, mạng xã hội 16 16%  Sinh hoạt văn hóa dân gian 18 18%  Trong nhà trường, giáo dục địa phương 2 2% 5. Ông/ bà, anh (chị) thuộc bài ca dao, câu tục ngữ nào của Khoái Châu (xin vui lòng ghi vào đây)? (Tổng hợp các câu ca dao, tục ngữ trên các phiếu để sưu tầm, khảo cứu)
  • 34. 30 Kết quả phiếu 2 1. Các bạn có biết vùng Khoái Châu có những bài ca dao, những câu tục ngữ rất đặc trưng cho vùng quê này không? Lựa chọn Số phiếu Phần trăm  Biết 72 72%  Không biết 28 28% 2. Các bạn hàng ngày có thường hay đọc, hoặc vận dụng trong lời nói của mình không? Lựa chọn Số phiếu Phần trăm  Không 31 31%  Thỉnh thoảng 67 67%  Thường xuyên 2 2% 3. Các bạn có biết cuốn sách, chương trình truyền hình, truyền thanh, học tập hoặc trang web nào có nội dung nói đến, bàn luận về ca dao, tục ngữ của vùng Khoái Châu không? Lựa chọn Số phiếu Phần trăm  Không biết 90 90%  Có biết 10 10% 4. Các bạn có muốn tìm hiểu về ca dao, tục ngữ của Khoái Châu không? Lựa chọn Số phiếu Phần trăm  Không 3 3%  Có muốn biết 82 82%  Rất muốn biết 15 15% (Nếu muốn biết, các bạn thấy hình thức nào dễ dàng tiếp cận nhất
  • 35. 31 Lựa chọn Số phiếu Phần trăm  Sách, báo in 7 7%  Truyền hình, truyền thanh 11 11%  Báo mạng, mạng xã hội 42 42%  Sinh hoạt văn hóa dân gian 20 20%  Trong nhà trường, giáo dục địa phương 20 20% 5. Các bạn thuộc bài ca dao, câu tục ngữ nào của Khoái Châu (xin vui lòng ghi vào đây)? (Tổng hợp các câu ca dao, tục ngữ trên các phiếu để sưu tầm, khảo cứu)
  • 36. 32 2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN H.1. Đến thư viện tỉnh Hưng Yên. H.2. Được cô thủ thư giúp đỡ nhiệt tình!
  • 37. 33 - Gặp gỡ các bậc cao niên của địa phương để có thêm thông tin thực tế về việc lưu giữ và lưu truyền, lí giải nội dung, địa danh, sự việc xuất hiện trong ca dao, tục ngữ. H.3. BàĐàoThịĐoàn73tuổi(Đội5thôn2xãĐạiHưng, KhoáiChâu, HưngYên) H.4. Ông Chu Huy Phương (Phó chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hưng Yên) hướng dẫn cách sưu tầm, khảo cứu, cách viết tiểu luận, phê bình.
  • 38. 34 H.5. Giáo viên hướng dẫn cách phân loại, chú giải và nhận xét về nội dung, nghệ thuật của ca dao, tục ngữ Khoái Châu- Hưng Yên
  • 39. 35
  • 40. 36
  • 41. 37
  • 42. 38
  • 43. 39
  • 44. 40 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi viết, đúc kết từ kinh nghiêm dạy học của bản thân, không sao chép! Khoái Châu ngày 10 tháng 3 năm 2016 Người viết Vũ Thị Quế Tâm
  • 45. 41 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THPT NAM KHOÁI CHÂU Tổng điểm……………………. Xếp loại…………………. TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH
  • 46. 42 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯNG YÊN Tổng điểm……………………. Xếp loại…………………. TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH