SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH HÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
TÊN SÁNG KIẾN:
Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải
nghiệm cho học sinh trong dạy đọc hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù”
của Nguyễn Tuân
Tác giả sáng kiến: Đinh Thu Ngọc
Mã sáng kiến: 09.51.03
Vĩnh Phúc, năm 2020
1
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được ngành giáo dục xác định
và triển khai nhiều năm nay nhưng kết quả đạt được còn chưa cao. Vì vậy cần có
một cuộc cáchmạng tư duy về đổimới phương pháp dạy học, hướng tới hoạt động
học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động để phát huy tối đa năng lực
của người học. Thực hiện Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT, ngày 18/8/2014 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014 – 2015,
toàn ngành nói chung, cấp học phổ thông nói riêng đang cố gắng thực hiện tốt
những nội dung trọng tâm, trong đó có:“Tiếp tục triển khai đồng bộcác giảipháp
đổi mới giáo dục phổ thông theo mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất học
sinh”. Nhiều kế hoạch được xây dựng, nhiều chuyên đề về đổi mới phương pháp
dạy học bộ môn được tổ chức, tập huấn, tuy nhiên, vẫn chỉ dừng lại ở mức độ khái
quát, mang tính định hướng.
Trongbốicảnh của thời đạitoàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức đang dần chiếm
ưu thế ở các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, một trong những quốc sách hàng đầu
của Đảng và Nhà nước ta là phát triển giáo dục. Xây dựng một nền giáo dục vững
chắc và bắt kịp với xu thế giáo dục hiện đại của các nước có nền giáo dục tiên tiến,
phát triển trên thế giới. Yêu cầu đặt ra đối với ngành giáo dục hiện nay là phải đào
tạo được những conngười có tri thức, năng động sáng tạo trong việc tiếp thu những
kiến thức tiến bộ của thời đại, vận dụng linh hoạt vào thực tế đời sống nhằm đáp
ứng yêu cầu của một xã hội hiện đại. Để làm được điều đó thì việc đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục phải được triển khai đồng bộ trong cả hệ thống giáo dục.
Sự đổi mới cần chú trọng trên cả mục tiêu giáo dục và chương trình giáo dục. Đặc
biệt là sự đổi mới về phương pháp dạy học, giáo dục nhằm phát triển năng lực cho
học sinh. Một trong những phương pháp dạy học phát huy tốt vai trò chủ động, tích
cực, sáng tạo của người học là học qua các hoạt động trải nghiệm. Bởi kết quả của
mọi sự học là cách người học biết vận dụng và xử lí kiến thức từ lí thuyết đến thực
tế, đặc biệt là sự chiêm nghiệm sâu sắc về những trải nghiệm trong quá trình học
tập khám phá kiến thức sẽ là những bài học cuộc sống quý báu mà học sinh tích
lũy được ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Dạy học thông qua hoạt động trải
nghiệm là một phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với tất cả các môn học, đặc
biệt là môn Ngữ Văn.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Ngữ Văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo
dục ngôn ngữ và văn học, “là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ – nhân
văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn
2
học và hoạtđộng giáo dụckhác trong nhà trường; đồng thời cũng là môn công cụ
quan trọng đểgiáodụchọcsinh những giá trịcao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn
ngữ dân tộc; pháttriển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn,
lối sống nhân ái, vịtha,…” (TríchChươngtrình giáodụcphổthông môn NgữVăn,
2018). Việc dạy học Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông đang dần chuyển biến
từ dạy học nộidung sang dạy học phát triển năng lực cho người học. TrongChương
trình Giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ Giáo dục công bố ngày 27/7/2017 đã
chỉ rõ hệ thống năng lực chung và năng lực đặc thù mà môn học Ngữ Văn cần hình
thành và phát triển cho học sinh như: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp
và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực văn học và năng lực
ngôn ngữ … Đồng thời, Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể cũng đặc biệt
nhấn mạnh việc dạy học thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm và coiđây là
một trong những phương pháp dạy học có ưu thế vượt trội để phát triển năng lực
của học sinh.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài:
Dạy học phát huy năng lực người học thông qua các hoạt động trải nghiệm
là một phương pháp dạy học tích cực đang được nhiều nước có nền giáo dục phát
triển tiên tiến trên thế giới áp dụng. Phương pháp giáo dục thông qua tổ chức các
hoạt động trải nghiệm là một phương pháp tiếp cận lấy người học làm trung tâm,
lôi cuốn học sinh vào các hoạt động tư duy, phản biện, giải quyết vấn đề và đưa ra
quyết định trong từng hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp này tạo cho người học cơ
hội củng cố và tổng kết lại những ý tưởng, kĩ năng của mình thông qua những phản
biện, phân tích, đánh giá, cũng như những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc giải
quyết các vấn đề, các tình huống học tập. Thông qua hoạt động trải nghiệm, nguồn
kiến thức học sinh thu được sẽ vô cùng phong phú, không chỉ từ thầy cô mà còntừ
bạn bè, không chỉ trong sách vở mà còn từ thực tế đời sống. Từ đó sẽ đạt được
những kiến thức mới, kĩ năng mới, phù hợp với định hướng phát triển các năng lực
đặc thù của môn Ngữ văn: năng lực thẩm mĩ, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao
tiếp, năng lực sáng tạo…
Qua thực tế dạy học tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) ở trường
phổ thông cho thấy, với cách dạy và học lâu nay đã ítnhiều mang lại sự nhàm chán
cho cả người dạy và người học. Điều đáng quan tâm là, sau mỗi bài học, học sinh
– kể cả những học sinh khá, giỏi đều chưa hình thành cho mình được những kỹ
năng, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống. Vì thế khi đứng trước một
yêu cầu tương tự như đã được học nhưng không íthọc sinh vẫn lúng túng. Các em
thiếu hẳn năng lực độc lập suy nghĩ, chủ động trong xử lí tình huống cuộc sống do
thói quen nghe và làm theo. Đặc biệt, giáo viên chưa chú trọng việc tổ chức các
hoạt độngtrải nghiệm, khiến cho việc dạy học tác phẩm “Chữngườitửtù” (Nguyễn
Tuân) nhiều khi nhàm chán, thoát li với đời sống thực tiễn của học sinh.
3
Từ thực tế đó, đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học văn theo định
hướng phát huy năng lực người học. Mỗi bài học, thông qua nội dung kiến thức,
phương pháp tìm hiểu, phải hình thành và rèn luyện cho học sinh một hoặc một số
năng lực nhất định (Ví dụ như: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực văn học và năng lực ngôn
ngữ …), để khi bước vào cuộc sống, các em có thể vận dụng được, làm được.
Xuất phát từ thực tiễn dạy học Ngữ Văn ở trường phổ thông hiện nay và xu
thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực người học thông
qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề Dạyhọc phát
huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong
dạy đọc hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân làm đề tài nghiên
cứu của mình.
2. Tên sáng kiến:
- Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm cho học
sinh trong dạy đọc hiểu tác phẩm “Chữngườitử tù” của Nguyễn Tuân.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Đinh Thu Ngọc.
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trương THPT Trần Hưng Đạo.
- Số điện thoại: 0868405225
- Email: dinhthungoc.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Đinh Thu Ngọc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Đề tài này, tôi tập trung đivào nghiên cứu một số biện pháp dạy học phát huy
năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm trong dạy học học tác phẩm
“Chữngườitử tù” (Nguyễn Tuân) để góp phần phát triển năng lực đọc hiểu truyện
Việt Nam hiện đại cho học sinh lớp 11. Từ đó, học sinh tìm ra được giá trị về nội
dung và nghệ thuật của truyện ngắn này một cách chủ động sáng tạo, khoa học và
hiệu quả thông qua một số phương pháp dạy học phát huy năng lực của người học
bên cạnh các phương pháp dạy học khác. Đồng thời cũng có thể vận dụng một số
phương pháp này vào những giờ đọc văn khác.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
- Tháng 10/2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4
PHẦN I - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Khách thể nghiên cứu:
Tôi lựa chọn đối tượng là: học sinh lớp 11 trường THPT A. Đây là đối tượng
trực tiếp học tác phẩm “Chữngườitử tù” của Nguyễn Tuân theo phân phốichương
trình, tiết 40,41,42 trong học kì I.
1.1 Giáo viên:
Người dạy thể nghiệm: Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn tại lớp 11A4 và
11A6 (Năm học 2019-2020).
1.2 Học sinh:
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau.
Bảng : Sĩ số và giới tính của học sinh 2 lớp 11 - Trường THPT A
Lớp Sĩ số Nam Nữ
Lớp 11A4 35 19 16
Lớp 11A6 35 20 15
Tôi chọn 2 lớp (một lớp dạy thể nghiệm, một lớp dạy đối chứng) hai lớp
được chọndạycó điều kiện và tínhchất tương đương (sĩ số, chấtlượng học sinh….)
để kết quả thể nghiệm đảm bảo tính khách quan.
Lớp 11A4 Lớp: Thực nghiệm
Lớp 11A6 Lớp: Đối chứng
2. Thiết kế nghiên cứu:
2.1. Kiểm chứng đối tượng:
Tôidùng bài kiểm tra giữa học I làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra
cho thấy điểm trung bình của 2 lớp có sự tương đương nhau.
Điểm
Lớp
8-9 7 6-5 4-3 2-1
11A4 8 15 10 2 0
11A6 7 13 10 4 0
2.2. Nội dung nghiên cứu:
2.2.1. Cơ sở lí luận:
Hoạt động trải nghiệm được xem là một trong những điểm nhấn của đổimới
căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay. Đặc trưng cơ bản của hoạt động trải nghiệm
là đặt học sinh trong môi trường hoạt động học tập đa dạng, học đi đôi với hành,
học từ chính hành động của bản thân, học trong nhà trường gắn với giải quyết các
vấn đềthực tiễn của cộngđồng, điều này phù hợp với đổimới chương trình và sách
giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất hiện nay.
Theo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể thì khi tham gia hoạt động
trải nghiệm sáng tạo, học sinh được trực tiếp thực hiện các hoạt động trong hoặc
ngoài nhà trường, dướisựhướng dẫn củagiáo viên hoặc người phụ trách. Quá trình
5
hoạt động trong môi trường cuộc sống sẽ kích thích và phát triển sự sáng tạo của
học sinh. Chính học sinh sẽ tự học qua trải nghiệm để hình thành năng lực cho
chính mình.
Bản chất của họa động trải nghiệm là tạo ra cơ hội cho tất cả học sinh vận
dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học ở nhà trường và những kinh nghiệm của
bản thân vào giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.
Hoạt động học tập trải nghiệm là quá trình người học tham gia vào việc xây
dựng kiến thức, hình thành kĩ năng, năng lực qua các thao tác, hoạt động, hành
động của cá nhân với môi trường xã hội, môi trường sống, môi trường tự nhiên
bằng sự nhận thức và cảm xúc của chính mình.
Quá trình hoạt động học tập trải nghiệm là quá trình kiến tạo, đặc biệt sự
kiến tạo này kết nối với kinh nghiệm sống của người học và có giá trị, tác dụng
thay đổichính giá trị, kinh nghiệm của người học để hình thành kinh nghiệm mới,
giá trị mới.
Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm chính là dựa trên các phương
pháp dạy học tích cực và huy động cảm xúc, kinh nghiệm của người học theo bối
cảnh hoạt động, trong suốtquá trình đó, người học thể hiện cảm xúc, phát huy năng
lực của mình qua các tình huống học tập cụ thể.
Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm là dựa trên các phương pháp tổ
chức dạy học tíchcực mang tính tíchhợp cả về nội dung kiến thức và phương pháp
học tập khác nhau của học sinh. Qua các hình thức này sẽ phát huy và bồi dưỡng
toàn bộ năng lực của học sinh như: năng lực làm việc nhóm, năng lực sử dụng và
khai thác công nghệ thông tin, năng lực thích ứng, năng lực sáng tạo,…
Chu trình học thông qua trải nghiệm gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Người học trải nghiệm trực tiếp một hoạt động nào đó.
Giai đoạn 2: Người học quan sát về những gì mình đã thấy, đã nghe, đã làm,
suy ngẫm, chiêm nghiệm, xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, phân tích ý
nghĩa của sự vật, hiện tượng đươc quan sát.
Giai đoạn 3: Rút ra kết luận về những gì đã làm và những gì cần điều chỉnh
để có thể thực hiện lại hoạt động đó tốt hơn.
Giai đoạn 4: Lập kế hoạch thử nghiệm những gì đã rút ra trong giai đoạn 3.
2.2.2. Cơ sở thực tiễn:
- Từ thực tiễn và kinh nghiệm dạy học văn của bản thân tôi thấy, trong quá
trình giảng dạy ngữ văn ở nhà trường THPT, phương pháp chủ đạo được nhiều
giáo viên quen sử dụng vẫn là phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức
một chiều. Phương pháp này không chỉ làm cho học sinh ítchủ động, tíchcực, sáng
tạo trong tìm hiểu tri thức, mà cònchưa phát huy hết được những năng lực của học
sinh (ví dụ như: năng lực cảm thụ hình tượng ngôn ngữ nghệ thuật; năng lực phát
hiện vấn đề, năng lực tư duy, suy luận; năng lực phản biện; năng lực giao tiếp ứng
xử…). Vì thế, tôi luôn suy nghĩ trăn trở để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp.
6
Qua thử nghiệm một số phương pháp dạy học mới tôi thấy, phương pháp dạy học
thông qua hoạt động trải nghiệm là ưu việt hơn cả, nên tôi đã nghiên cứu và đưa
phương pháp này vào giảng dạy thử nghiệm tác phẩm “Chữ người tử tù” của
Nguyễn Tuân trong chương trình ngữ văn 11.
- Qua thực tiễn việc học văn của học sinh trong trường THPT A hiện nay tôi
thấy, học sinh ngày càng íthứng thú và đam mê học văn. Lý do là học sinh luôn bị
áp lực nặng nề về khối lượng kiến thức của tác phẩm văn học và các bài giảng văn
theo lối truyền thụ tri thức một chiều khiến nhiều học sinh cảm thấy nhàm chán.
Để khắc phục được thực trạng đó, thì việc vận dụng các phương pháp dạy học
thông qua hoạt động trải nghiệm chắc chắn sẽ là giải pháp tốt cho thực trạng trên.
- Thực tiễn kết quả tham dự các buổi tập huấn, hội thảo chuyên môn do
trường, Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức: Trong những năm gần đây, Sở Giáo dục
và đào tạo Vĩnh Phúc cũng như trường THPT A luôn tích cực chú trọng tổ chức
các buổitập huấn, hội thảo chuyên môn cho giáo viên về đổimới phương pháo dạy
học, trong đó có phương pháp dạy học theo định hướng phát huy năng lực của
người học. Từ đó tôi nhận thấy, dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm là một
trong những phương pháp dạy học tiên tiến có nhiều ưu việt cần phải tìm hiểu và
vận dụng vào hoạt động dạy học trong nhà trường THPT để nâng cao chất lượng
giáo dục.
2.3.3. Các phương pháp, biện pháp tiến hành:
- Vận dụng phương pháp nghiên cứu lí luận để nghiên cứu các văn bản
hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học và dạy học theo định hướng phát huy
năng lực; nghiên cứu hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực trong môn Ngữ
văn; nghiên cứu lí luận về dạy học tác phẩm văn chương nói chung, dạy học truyện
ngắn nói riêng theo định hướng phát triển năng lực; thời gian nghiên cứu từ tháng 10 năm
2018 đến nay (vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, cập nhật).
- Vận dụng phương pháp thực nghiệm đểtiến hành vận dụng dạy học theo
định hướng phát huy năng lực người học vào quá trình dạy học truyện ngắn Chữ
người tử tù của Nguyễn Tuân; thời gian tiến hành (cả chuẩn bị, dạy thực nghiệm,
rút kinh nghiệm) là 1 tháng: từ 15/10/2019 – 15/11/2019.
- Vận dụng phối hợp các phương pháp phân tích, suy luận logic;so sánh;
diễn dịch; quy nạp vào quá trình nghiên cứu lí luận và dạy thực nghiệm; đặc biệt
vận dụng vào quá trình phân tích, so sánh hai cách dạy: dạy theo hướng cũ (theo
hướng dẫn từ sách giáo viên) và dạy theo hướng đổi mới – hướng phát triển năng
lực người học; vận dụng những biện pháp này trong quá trình viết và hoàn thành
báo cáo sáng kiến kinh nghiệm; thời gian vận dụng: trong toàn bộ quá trình nghiên
cứu lí luận, dạy thực nghiệm và viết báo cáo – từ tháng 10/2018 đến tháng 2/2019.
- Vận dụng phương pháp thống kê để thu thập, xử lí số liệu trước, trong và
sau khi tiến hành dạy thực nghiệm.
7
- Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học phát huy năng lực nười
học:
+ Phương pháp thảo luận nhóm:
Hs được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nghiệm về
một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng
người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau
nhằm thực hiện một mục tiêu chung".
Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi hs tham
gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ
kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung
bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp
tác giải quyết những nhiệm vụ chung.
+ Kĩ thuật khăn trải bàn:
HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờ
giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn.
Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần
xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm (4 hoặc 6 người.)
Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình ( về một vấn đềnào
đó mà GV yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình. Sau đó thảo
luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải
bàn”
+ Kĩ thuật phòng tranh:
GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.
Mỗi thành viên ( hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác
hoạ những ý tưởng về cáchgiải quyết vấn đề trên một tờ bìavà dán lên tường xung
quanh lớp học như một triển lãm tranh.
HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.
Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương
án tối ưu.
+ Kĩ thuật động não:
Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới
mẻ, độc đáo về một chủ đềcủa các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được
cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn
lốc” các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên
một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ
Quy tắc thực hiện:
Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề;
Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến,
không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;
Kết thúc việc đưa ra ý kiến;
8
Đánh giá:
+ Kỹ thuật tia chớp:
Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên
đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình
trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên
lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu
hỏi hoặc tình trạng vấn đề.
Quy tắc thực hiện:
Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và
đề nghị.
Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả
thuận, ví dụ: Hiện tại tôi có hứng thú với chủ đề thảo luận không?
Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình.
Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến.
3. Quy trình nghiên cứu:
3.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Lớp đối chứng: Giáo án chuẩn bị bình thường theo quy định, không chú
trọng hướng dẫn một số biện pháp đọc sáng tạo cho học sinh mà chỉ là đọc - hiểu
tiếp nhận đơn thuần.
- Lớp thực nghiệm: Thiết kế giáo án có sử dụng một số phương pháp dạy
học phát huy năng lực của người học thông qua các hoạt động trải nghiệm để tìm
hiểu tác phẩm “Chữngười tử tù” của Nguyễn Tuân. Quy trình chuẩn bị gồm 4 giai
đoạn:
Giai đoạn 1: Người học trải nghiệm trực tiếp một hoạt động nào đó;
Giai đoạn 2: Người học quan sát về những gì mình đã thấy, đã nghe, đã làm,
suy ngẫm, chiêm nghiệm, xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, phân tích ý
nghĩa của sự vật, hiện tượng đươc quan sát;
Giai đoạn 3: Rút ra kết luận về những gì đã làm và những gì cần điều chỉnh
để có thể thực hiện lại hoạt động đó tốt hơn;
Giai đoạn 4: Lập kế hoạch thử nghiệm những gì đã rút ra trong giai đoạn 3.
3.2. Tiến hành dạy thực nghiệm:
- Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường và theo thời khoá biểu tại lớp 11A4. Soạn giáo án và tiến hành thực nghiệm
trong 2 tiết dạy.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
- Bài kiểm tra trước tác động là bài thi giữa học kỳ I, do nhóm giáo viên dạy
khối 11 ra đề, hình thức thi chung cả khối. Đây là căn cứ để đánh giá điểm trung
bình cộng của học sinh hai lớp và độ chênh lệch về điểm số trung bình.
Bảng kết quả kiểm tra trước tác động
9
Điểm
Lớp
8-9 7 6-5 4-3 2-1
11A4 8 15 10 2 0
11A6 7 13 10 4 0
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra khảo sát tại 2 lớp 11A4 và 11A6.
- Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
+ Kế hoạch kiểm tra sau bài viết số 3 theo phân phối chương trình
+ Sau đó tôi tiến hành chấm bài khách quan trộn đều ngẫu nhiên, cắt phách, nhờ
giáo viên giảng dạy cùng chấm theo biểu điểm và đáp án đã qui định.
- Bảng kết quả kiểm tra sau tác động:
Điểm
Lớp
8-9 7 6-5 4-3 2-1
11A4 12 13 10 0 0
11A6 7 15 8 5 0
10
PHẦN II – PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Thông qua cảm nhận vẻ đẹp của 2 hình tượng Huấn Cao và quản ngục, học
sinh hiểu được quan niệm nghệ thuật về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của
của Nguyễn Tuân.
- Hiểu được những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm, gồm: xây dựng
tình huống truyện độc đáo;cáchtạo không khí cổ xưa khi viết về quá khứ; thủ pháp
đối lập tương phản rất đặc trưng của văn học lãng mạn ; ngôn ngữ góc cạnh, giàu
giá trị tạo hình.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng đọc, tìm hiểu một truyện ngắn theo đặc trưng thể loại;
kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Thái độ, tư tưởng:
- Hình thành và bồi dưỡng cho học sinh quan niệm thẩm mĩ và nhu cầu
thưởng thức cái đẹp trong cuộc sống.
- Hình thành và bồidưỡng tính chủ quan và màu sắc cảm xúc trong quá trình
cảm thụ tác phẩm văn chương; bồi dưỡng lòng yêu nước.
- Hình thành thái độ trân trọng cái đẹp.
4. Các năng lực cần hình thành:
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực hợp tác
- Năng lực phát triển ngôn ngữ
- Năng lực sáng tạo…
B. Phương tiện thực hiện:
1. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc văn bản và trả lời những câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo
khoa.
- Tìm hiểu về nguyên mẫu của nhân vật Huấn Cao.
- Tìm hiểu về nghệ thuật thư pháp.
- Chuẩn bị những vấn đề sau để trình bày, trao đổi trên lớp:
+ Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và quản ngục diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Mô tả ngắn gọn diễn biến quá trình gặp gỡ ấy?
+ Vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, quan ngục được thể hiện trên những phương
diện nào? Vì sao Nguyễn Tuân lựa chọn những phương diện ấy để thể hiện vẻ đẹp
của hai hình tượng nhân vật này?
11
+ Trong cảnh ông Huấn Cao cho chữ tên quản ngục, có phải cả người cho
chữ và kẻ xin chữ đều tỏa sáng hay không? Hãy giải thích?
+ Có người bảo: Huấn Cao và quản ngục là tri kỷ của nhau nên gặp nhau
là tất yếu; có người lại nói: cuộc gặp gỡ bất ngờ ấy đã đưa Huấn Cao và quản
ngụcxích lại gần nhau,trở thành tri kỷ của nhau. Em thấy hai nhận định trên khác
nhau ở chỗ nào? Giải thích?
- Chuẩn bị phiếu học tập theo hướng dẫn của giáo viên.
- Chuẩn bị tiểu phẩm: chuyển thể cảnh ông HC cho chữ quản ngục thành 1
tiểu phẩm có độ dài khoảng 5 – 7 phút, giữ nguyên tư tưởng của nhà văn (giao cho
nhóm 3 học sinh có năng lực nhất).
- Trước buổi học, chuẩn bị không gian lớp học phù hợp cho hoạt độngnhóm
và diễn tiểu phẩm.
2. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết kế bài dạy
- Chuẩn bị tư liệu: tài liệu tham khảo về tác giả Nguyễn Tuân và truyện ngắn
Chữ người tử tù; video về Nguyễn Tuân; ảnh và video về truyền thống chơi chữ
của dân tộc ta.
- Chuẩn bị thiết bị đồ dùng: máy chiếu; laptop; loa đài; bút lazer…
C. Phương pháp thực hiện:
- Giáo viên sử dụng phương pháp phân tích, suy luận logic; so sánh; diễn
dịch; quy nạp kết hợp một số phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng phát
huy năng lực người học.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Nhập cuộc
- GV vận dụng phối hợp linh hoạt
kỹ thuật Huy động tư duy và Tia
chớp: Mỗibàn là 1 nhóm, mỗi nhóm
phát biểu ít nhất 1 lần, mỗi lần chỉ
một câu hướng vào những nội dung
được gợi ý trước, theo nguyên tắc:
nội dung phát biểu sau không trùng
với nội dung đã được phát biểu
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả Nguyễn Tuân :
- Nguyễn Tuân: 1910 – 1987 – Người Hà nội.
- Sinh ra trong một gia đình nhà nho.
- Ônglà một nghệ sĩ tàihoa, uyên bác, phong
cách nghệ thuật độc đáo
- Ngòi bút phóng túng và có ý thức sâu sắc
về cái tôi cá nhân.
- Tư tưởng : nhân văn chủ nghĩa
12
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
trước; thứ tự trước sau được xác
định bởitinh thần xung phong – giơ
tay trước nói trước.
+ Nội dung gợi ý: về tác giả
Nguyễn Tuân: tiểu sử, sự nghiệp, tư
tưởng, phong cách, thể loại thành
công; đề tài chủ yếu trước Cách
mạng tháng Tám; xuất xứ tác phẩm;
đánh giá về tác phẩm.
+ HS phát biểu
+ GV ghi vắn tắt nội dung lên
bảng.
- Kết thúc hoạt động, GVnhận xét
chỗ đúng, sai, chỗ thiếu cần bổ
sung, hoàn thiện và vẽ ra hình ảnh
về một Nguyễn Tuân tài hoa uyên
bác, với cá tính độc đáo…
- Tùytheo điều kiện cụ thể, GV có
thể giới thiệu thêm một số kiến thức
cần thiết khácđể học sinh có sự chủ
động cần thiết cho các hoạt động
tiếp theo; hoặc cho HS xem video
giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân.
- Phong cách nghệ thuật độc đáo: tiếp cận
con người từ góc độ tài hoa nghệ sĩ; tiếp cận
thiên nhiên cuộc sống từ góc nhìn văn hóa.
- Sự nghiệp: trước và sau Cách mạng tháng
Tám, kể tên một số tác phẩm chính ;
- Thể loại: kí, truyện.
- Đề tài chủ yếu trước CM8: Vang bóng một
thời, chủ nghĩa xê dịch, đời sống trụy lạc.
2. Tác phẩm Chữ người tử tù
- Xuất xứ tác phẩm: in trong Vang bóng một
thời; Chữ người tử tù là “một văn phẩm đạt
gần đến sự toàn thiện, toàn mĩ”.
Hoạt động 2 : Định hướng
- GV chỉ định 2 nhóm có câu trả lời
hay nhất trong hoạt động 1 nêu
phương pháp đọc -hiểu truyện ngắn
này? Lí giải vì sao vận dụng cách
đó? Nếu có sự khác nhau thì càng
tốt, bởi đây là cơ sở để tạo sự tranh
luận, phản biện.
- Sau khi HS trình bày, tranh luận,
bổ sung, GV nên có định hướng
phương pháp tối ưu nhất :
II. Đọc – hiểu văn bản:
Phương pháp tối ưu nhất là:
+ Đọc hiểu tình huống truyện.
+ Đọc hiểu hình tượng: Huấn Cao, quản
ngục.
+ Đọc hiểu giá trị cảnh Huấn Cao cho chữ
quản ngục.
+ Những nét đặc sắc về nghệ thuật.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu tình
huống truyện
- GV vận dụng kỹ thuật Huyđộng
tư duy nhằm hình thành và rèn
1. Tình huống truyện
13
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
luyện cho học sinh năng lực phát
hiện vấn đề: Hãy xác định tình
huống truyện của truyện ngắn này
và mô tả ngắn gọn?
- HS phát biểu tự do, GV ghi các
ý kiến của HS lên bảng – loại những
phương án trùng nhau, chú ý đặc
biệt những phương án đối lập nhau,
yêu cầu HS mô tả, giải thích.
- GV nhận xét, định hướng
phương án cuối cùng :
- Vận dụng phương pháp thảo
luận nhóm để phát huy năng lực
cảm thụ nghệ thuật, năng lực tư
duy và suy luận của học sinh :
+ Nhóm 1: cảm thụ và đánh giá
tính chất bất ngờ của tình huống
truyện?
+ Nhóm 2: cảm nhận và đánh giá
về tính chất éo le của tình huống
truyện?
+ Nhóm 3: suy nghĩ và rút ra kết
luận cần thiết về ý nghĩa của tình
huống truyện trong?
+ Nhóm 4: suy nghĩ và đánh giá
về thành công của Nguyễn Tuân khi
xây dựng tình huống truyện này?
- Các nhóm thảo luận, ghi kết quả
ra giấy nháp; các nhóm lần lượt
trình bày kết quả và nhận xét chéo
cho nhau. Nếu có ý kiến trái chiều
thì GV hướng dẫn để các nhóm đối
thoại với nhau. GV nhận xét, chốt
lại những ý trọng tâm cho từng
nhóm:
- Tình huống truyện: cuộc gặp gỡ đầy bất
ngờ và éo le giữa Huấn Cao và quản ngục.
- Tính chất bất ngờ: quản ngục có sở nguyện
xin chữ của Huấn Cao, bỗngdưng Huấn Cao
được đưa đến; phải chăng là “hữu duyên”.
- Tính chất éo le: thời gian gặp gỡ là những
ngày cuối cùng trước khi Huấn Cao bị xử
chém; không gian gặp gỡ là nhà tù tối tăm,
ẩm thấp, bẩn thỉu; vị thế hai người: bìnhdiện
xã hội thì đốiđầu, kẻ thù củanhau nhưng trên
bình diện nghệ thuật thì có điểm có thể cộng
thông với nhau.
- Ý nghĩa của tình huống truyện: bộc lộ tính
cách nhân vật; góp phần thể hiện tư tưởng
chủ đề của truyện; tạo sự hấp dẫn;
- Thành công của Nguyễn Tuân: tạo dựng
được cuộc gặp gỡ bất ngờ mà éo le; cuộc gặp
diễn ra trên nền tư tưởng nhân văn chủ nghĩa
– cái đẹp có ở cả 2 người; trên nền phong
cách nghệ thuật độc đáo: tiếp cận con người
từ góc nhìn tài hoa, nghệ sĩ; quan hệ nhân
vật: vừa tương phản vừa tương hỗ; tính cách
nhân vật không cần miêu tả mà tự bộc lộ …
Hoạt động4:Tìmhiểuhìnhtượng
nhân vật Huấn Cao
2. Hình tượng nhân vật Huấn Cao
- Nguyên mẫu từ Cao Bá Quát;
- Vẻ đẹp: Tài; Tâm; Khí phách
14
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Vận dụng phương pháp thảo
luận nhóm để phát huy năng lực
cảm thụ hình tượng, năng lực
trình bày một vấn đề, năng lực
phản biện:
+ Chia lớp thành 3 dãy, mỗi dãy
chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi dãy
sẽ trình bày về 1 vẻ đẹp của Huấn
Cao; nội dung trình bày là kết quả
làm việc theo nhóm, dựa trên phiếu
học tập (xem phần phụ lục)đã được
hướng dẫn chuẩn bị ở nhà.
+ Đối với mỗi vẻ đẹp, GV gọi 1
nhóm trình bày kết quả thảo luận
của nhóm mình; gọi các nhóm khác
nhận xét, bổ sung – nếu phát hiện ý
đối lập, trái chiều, GV tổ chức cho
HS đối thoại, phản biện lẫn nhau.
+ GV nhận xét sau cùng, bổ sung
và chốt lại những nội dung trọng
tâm đối với từng hình tượng nhân
vật Huấn Cao
a. Một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ
thuật thư pháp
- Người có tài viết chữ rất nhanhvà rất đẹp
- Lời ca ngợi, mơ ước cháy bỏng của viên
quản ngục Chữ ông Huấn…đời
-> Nghệ thuật thư pháp
= >
+ Trân trọng, ngưỡng mộ người tài
+ Trân trọng nghệ thuật thư pháp
-> Truyền thống văn hóa dân tộc
b. Một conngười có khí phách hiên ngang
bất khuất
* Trước khi đến nhà lao tỉnh Sơn:
- Chống lại triều đình -> người anh hùng
chọc trời khuấy nước, có chi lớn.
- Khiến thầy thơ lại lo sợ:
+ Buồng giam đó có cầm giữ nổi một tên tù
có tiếng là nguy hiểm
+ có tài bẻ khóa vượt ngục
* Khi đến nhà lao tỉnh Sơn:
- Chúc gông:
+ Lạnh lùng chúc mũi gông nặng xuống thềm
đa, đánh huỳnh
+ Không thèm chấp câu nói của tên lính áp
giải tù nhân
+ Mấy tiếng pháp trường ko làm ông run sợ
- Trong ngục:
+ Vẫn nguyên vẹn khí phách thuở bình sinh
+ Phong thái tự do, ung dung coicáichết nhẹ
tựa lông hồng
+ Trước sự biệt đãi:
. Vẫn thản nhiên nhận rượu thịt như cái hứng
vẫn làm
. Khinh bỉ quản ngục, coi đo là mấy trò tiểu
nhân thị oai
. Khinh bạc đến điều: nhà ngươi đừng đặt
chân vào đây
15
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
. Sẵn sàng nhận những trận lôi đình báo thù
của quản ngục
* Ý nghĩa:
-> NT gửi gắm niềm cảm phục, bản lĩnh, cá
tính độc đáo của mình và kín đáo gửi gắm
lòng yêu nước.
c. Mộtnhân cách, một thiên lương cao cả
* Đối với người đời:
- Không dễ dàng cho chữ: Không vì vàng
ngọc hay quyền thế mà ép mình viết chữ
- Chỉ cho chữ những người tri kỉ: Mới chỉ
viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường
cho ba người bạn
* Đối với quản ngục:
- Ban đầu:
+ Khinh bỉ vì nghĩ quản ngục cũng chỉ sống
bằng lừa lọc và tàn nhẫn
+ Cố ý tỏ ra khinh bạc đến điềucoi đó chỉ là
trò tiểu nhân thị oai
- Sau đó nhận ra :
+ Do cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài và
hiểu ra sở thich cao quý
+ Day dứt ân hận: thiếu chút nữa ta đã phụ
một tấm lòng trong thiên hạ.
* Quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân:
- Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời
- Một nhân cách cao đẹp bao giờ cũng là sự
thống nhất giữa cái tâm và cái tài
- Tình cảm yêu nước thầm kín
Hoạt động4:Tìmhiểuhìnhtượng
nhânvậtviênquảnngục
- Vận dụng phương pháp thảo
luận nhóm (2 bàn 1 nhóm) để phát
huy năng lực cảm thụ hình tượng,
năng lực trình bày một vấn đề,
năng lực phản biện: nhóm nào
xong trước trình bày các nhóm còn
nhân xét -> Giáo viên chốt.
3. Nhân vậtviên quản ngục
* Cảnh ngộ: cai tù, chứng kiến bao điều
“tàn nhẫn, lừa lọc...giữa 1 đống cặn bã”
->dễ dẩy conngười vào chốn bùn nhơ.
* Diễn biến tâm trạng:
- Trước khi HC bị giải đến: nghĩ ngợi “băn
khoăn ngỗi bóp thái dương”...daydứt vì
chọn nhầm nghề và mơ ước 1 sở nguyện
đẹp đẽ “có được chữ ông HC treo là 1 báu
16
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Tùy theo điều kiện thời gian và
khả năng tiếp thu của học sinh, GV
có thể tổ chức cho HS phản biện
những vấn đề sau:
+ Nếu biết trước quản ngục sẵn
sàng đánh đổi sự nghiệp, tính mạng
để thực hiện sở nguyện cao quý của
mình thì HC đã dùng những conchữ
để đổi lấy tự do cho mình.
+ Quản ngục biệt đãi HC nhưng lại
không có hành động nào để cứu
ông ấy khỏi án chém là vì ý thức
trách nhiệm của một viên quan vẫn
đè nặng lên vai quản ngục (khác
với Đan Thiềm).
vật trên đời”...Tự nhủ sẽ biệt đãi ông Huấn
nhưng lại sợ tên thơ lại cáo giác...
- Gặp HC:
+ Lòng kiêng nể, mắt hiền lành, khép nép.
+ Biệt đãi HC và các bạn tù của ông.
+ Xin lĩnh ý: nhẫn nhục, cam chịu.
+ Tái nhợt người đi khi biết ngày mai HC bị
giải vào kinh.
+ Khao khát xin chữ
- Khi được cho chữ: khúm núm, cảm động
“Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” ->lời hứa
chân thành
->Tiềm ẩn 1 phẩm chất đáng quý: coitrọng,
yêu thích cái đẹp, cái cao cả, tài năng.
Hoạt động 5 : Tìm hiểu giá trị
cảnh ông Huấn Caocho chữ
quản ngục
- GV cung cấp cho học sinh một
số hình ảnh về chữ Hán và truyền
thống chơi chữ Hán một thời của
dân tộc VN – phát triển tư duy liên
môn cho học sinh : Văn học và Văn
hóa
- Vận dụng kỹ thuật khăn trải
bàn nhằm phát huy năng lực tư
duy, suy luận;năng lựckhái quát,
đánh giá của HS :
+ Chia lớp thành nhiều nhóm,
mỗi nhóm 4 HS; mỗi HS ghi ra góc
tờ giấy (khăn phủ bàn) câu trả lời
của mình; sau đó tổng hợp ý kiến 4
thành viên để có câu trả lời chung
của nhóm; các nhóm trình bầy câu
trả lời của nhóm mình; GV tổng
hợp, bổ sung để đưa ra đáp án tốiưu
nhất cho vấn đề đặt ra.
3. Cảnhông Huấn Caocho chữ quản ngục
- Là cảnh tượng xưa nay chưa từng có vì:thời
gian và không gian diễn ra cảnh cho chữ ; tư
thế của người cho chữ và xin chữ có sự đảo
lộn;
- “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”: quản ngục
nhận lấy chữ của HC một cách cung kính,
xúc động; cái đẹp đã thực sự lên ngôi; không
cònkhoảng cáchgiữa tử tù – quản ngục, thay
vào đó là quan hệ tri kỷ;
- Tư tưởng Nguyễn Tuân:
+ Cái đẹp, cái thiện đã chiến thắng cái xấu,
cái ác.
+ Cái đẹp có thể sinh ra từ “đất chết” nhưng
không thể sống chung với cái xấu, cái ác.
+ Cái đẹp có thể cảm hóa con người.
+ Nguyễn Tuân tin vào con người, dù trong
hoàn cảnh gông xiềng, tội ác, vẫn còn có
người luôn hướng về cái đẹp, cái thiện.
17
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
+ Câu hỏi làm việc nhóm như
sau: Vì sao tác giả coi cảnh cho chữ
là “một cảnh tượng xưa nay chưa
từng có”? Hành động sau cùng của
quản ngục“kẻ mê muội này xin bái
lĩnh” nói lên điều gì? Xây dựng
cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân muốn
gửi gắm tình cảm, tư tưởng gì? Thủ
pháp tương phản đối lập có vai trò
như thế nào trong việc thể hiện tư
tưởng chủ đềcủa cảnh chochữnày?
+ Phương án tối ưu như sau:
- Tổ chức cho HS phản biện một
trong hai vấn đề sau:
+ Khi nhận ra tấm lòng quản
ngục, HC lập tức đồng ý cho chữ,
hành động này có phải thể hiện tình
tri kỷ giữa hai người?
+ Cảnh cho chữ không phải sự
nổi loạn của cái đẹp như ai đó nói
mà đó sự tỏa sáng của những tấm
lòng. Ý kiến của em?
Hoạt động 6 : Tổng kết và thực
hành
III. Tổng kết
- Vận dụng kỹ thuậtphòng tranh nhằm phát huy năng lựctư duy, năng lựcđộc
lập suy nghĩ – làm việc độc lập và làm việc nhóm :
- GV chia lớp thành 5 nhóm; yêu cầu mỗi HS vẽ sơ đồ tư duy (ra giấy nháp, bìa)
tổng kết bài học theo ý tưởng riêng của mình.
- Sau đó, dínhlên bàn tay và tham gia triển lãm tranh trong nhóm của mình; từng
nhóm hội ý, thống nhất (giáo viên có thể tư vấn thêm) chọn từ 1 đến 2 sản phẩm
hay nhất tham gia triển lãm phòng tranh vòng 2 - cấp lớp.
- Các sản phẩm được lựa chọn vòng 1 được dính lên bảng để lấy ý kiến bình
chọn của cả lớp và ý kiến nhận xét của GV; GV quyết định công nhận sản phẩm
hay nhất.
- Sau khi nhận xét, bổ sung, GV đưa ra gợi ý định hướng tổng kết bằng sơ đồ tư
duy như sau
18
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Thực hành trên lớp :
+ GV hướng dẫn và cho học sinh tham gia diễn tiểu phẩm – chuyển thể từ cảnh
Huấn Cao cho chữ quản ngục.
+ HS tham gia nhận xét về tiểu phẩm; GV nhận xét.
E. Củng cố và hướng dẫn thực hành ở nhà:
+ GV nêu một số bài tập thực hành theo hướng đánh giá năng lực người học – chủ
yếu nhằm vào việc đánh giá những năng lực HS đã có hay vừa được phát triển trong
bài học này;
+ Một số bài tập cần lựa chọn như sau:
Bài tập 1 :
Về cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và quản ngục, có 2 ý kiến như sau:
-Cuộcgặp gỡ giữa Huấn Caovà quản ngụcđã chứng minh tình trikỷgiữa haingười;
- Cuộc gặp gỡ đã đưa Huấn Cao và quản ngục trở thành tri kỷ của nhau;
Em đồng ý với ý kiến nào? Hãy lập luận làm rõ chủ kiến của mình?
Bài tập 2 :
Nói về cảnh ông Huấn Cao cho chữ quản ngục, có ý kiến cho rằng: “Đó là sự
nổi loạn của cáiđẹp”;một ý kiến khác lại nhấn mạnh: “Đólà sự tỏa sáng của những
tấm lòng”.
Trên cơ sở cảm nhận về giá trị cảnh ông Huấn Cao cho chữ quản ngục, hãy bình
luận hai ý kiến trên?
Bài tập 3 :
19
Bình luận về sở nguyện chơi chữ của quản ngục, có người nói: “ChữHán đã hết
thời, giờ còn say mê chữ Hán nữa là lạc hậu, cổ hủ”; một người khác lại nhấn
mạnh: “Sở nguyện caoquýấy của quản ngụcđã góp phầnlưu giữ, pháthuytruyền
thống tốt đẹp của dân tộc ta”.
Ý kiến của em như thế nào?
20
PHỤ LỤC 2: ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
* Hệ thống câu hỏi kiểm tra 90’:
Câu 1 (3 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
"Chữthìquýthực. Ta nhấtsinh không vì vàng ngọchayquyền thếmà ép mình
viết câu đốibaogiờ. Đờita cũng mớiviết có haibộtứ bình và một bứctrung đường
cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các
người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đâymà lại có những sở thích
cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ".
(Trích "Chữ người tử tù"- Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 11, Tập 1, NXB GD,
2012)
1. Theo lời Huấn Cao thì trong những trường hợp nào ông ấy đồngý cho chữ quản
ngục (1,0 điểm)?
2. Cụm từ “Nào ta có biết đâu” có ý nghĩa gì (1,0 điểm)?
3. Đoạn văn trên có hai từ “tấm lòng”, theo em từ nào có ý nghĩa thể hiện đánh giá
của Huấn Cao về quản ngục (1,0 điểm)?
Câu 2 (7 điểm):
Nói về cảnh ông Huấn Cao cho chữ quản ngục, có ý kiến cho rằng: “Đó là sự
nổi loạn của cáiđẹp”;một ý kiến khác lại nhấn mạnh: “Đólà sự tỏa sáng của những
tấm lòng”.
Trên cơ sở cảm nhận về giá trị cảnh ông Huấn Cao cho chữ quản ngục, hãy bình
luận hai ý kiến trên?
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Giáo viên chuẩn bị bài học phải cụ thể, chu đáo;
- Học sinh phải thực sự là trung tâm của hoạt động học, giáo viên chỉ hướng dẫn,
định hướng và chỉ xuất hiện khi cần; các phương pháp, biện pháp, kỹ thuật dạy học
phải được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phối hợp với nhau để tạo sự cộng hưởng
hiệu quả.
- Mỗi hoạt động học phải nhằm đến phát triển một hoặc một số năng lực nhất định
cho người học.
- Việc ứng dụng côngnghệ thông tin vào quá trình dạy học là cần thiết những tránh
lạm dụng thái quá. Vận dụng phù hợp để phát huy hết thế mạnh, lợi ích của công
nghệ thông tin trong dạy học.
- Việc khéo léo lồng ghép trò chơi trong quá trình dạy học cũng rất bổ ích nhưng
phải cân nhắc để không lãng phí thời gian, gây nhàm chán cho người học.
- Việc quan sát tổng thể lớp học, điều phối hoạt động, nhận định về tiến độ từng
hoạt động học của học sinh phải chính xác, tinh tế, nhất là việc chia nhóm trong
các hoạt động học phải phù hợp, đảm bảo đồng đều về mặt bằng sức học, nếu quá
chênh lệch sẽ không phát huy được những năng lực tiềm ẩn của người học.
21
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia
áp dụng sáng kiếnlần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả:
Qua quá trình thực nghiệm thiết kế giáo án: Áp dụng một số phương pháp dạy
học phát huy năng lực của người học thông qua hoạt động trải nghiệm trong giảng
dạy bài “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân (Ngữ văn lớp 11), tôi nhận thấy, các
phương pháp dạy học này sẽ mở ra nhiều triển vọng cho quá trình đổimới dạy học
tác phẩm văn chương ở nhà trường Phổ thông. Điều đáng quan tâm là, sau mỗi bài
học, học sinh hình thành cho mình được những kỹ năng, năng lực vận dụng kiến
thức vào thực tế đờisống. Vì thế khi đứng trước một yêu cầu tương tự như đã được
học học sinh có năng lực độc lập suy nghĩ, chủ động trong xử lí tình huống cuộc
sống. Đặc biệt, khi tổ chức dạy học bằng các phương pháp tíchcực phát huy năng
lực người học thông qua các hoạt động trải nghiệm, khiến cho việc dạy học truyện
Việt Nam hiện đại nói chung, tác phẩm “Chữ người tử tù nói riêng” tránh được sự
nhàm chán, gắn với đờisống thực tiễn của học sinh tạo được sựhứng thú trong học
tập.
Tôi hi vọng, đề tài nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé công sức vào
công cuộc đổimới dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông hiện
nay, góp phần làm cho những giờ dạy văn trở nên thú vị, hấp dẫn và đạt kết quả
như mong muốn.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Đề tài nghiên cứu có tính khả thi, và ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả
cao trong giờ đọc văn tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Giúp học sinh có niềm say mê và hứng thú với giờ học.
Với sáng kiến nhỏ này, người viết mong nhận được ý kiến đóng góp của các
đồng nghiệp nhằm bổ sung cho đề tài được sâu sắc và thiết thực hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
22
11. Danh sáchnhững tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu:
Số
TT
Tên tổ
chức/cá
nhân
Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1 Lớp 11A4
Trường THPT Trần Hưng Đạo năm
học (2019-2020)
Bài Chữ người tử tù của
Nguyễn Tuân
2 Học sinh Trường THPT THPT Trần Hưng
Đạo
Giờ đọc văn “Chữ người
tử tù”
......., ngày.....tháng......năm 2020
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
........, ngày.....tháng......năm2020
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
........, ngày....tháng....năm2020
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Đinh Thu Ngọc
23
PHẦN III - TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT, Số 3008/CT-BGDĐT, “Chỉthị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo
dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên
nghiệp năm học 2014 – 2015”, ngày 18/8/2014.
2. Bộ GD&ĐT, Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn, lĩnh vực KHXH,
Hà Nội, 2015
3. Bộ GD&ĐT, Chương trình giáo dụcphổ thông – Chương trình tổng thể, Hà
Nội, 2018.
4. Bộ GD&ĐT, Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Hà Nội, 2018
5. Phan Trọng Luận, Trương Đĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt,
“Phương pháp dạy học văn”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2003.
6. Phan Trọng Luận, Trần ĐìnhSử, “Những vấn đềchung về đổi mới giáo dục
THPT”, trích “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 2007.
7. Nguyễn Hải Châu, “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT”,trích
“Tài liệu bồi dưỡng giáo viên”, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm2008.
8. Trần ĐìnhSử, “Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn ở trường
phổ thông”, trích“Tài liệu bồi dưỡng giáo viên”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm
2008.
9. Phan Trọng Luận, “Văn họcnhà trường, nhậndiện -tiếp cận - đổi mới”, Nxb
Đại học Sư phạm, Hà Nội, năm 2009.
10. Nguyễn Trọng Hoàn (chủ bên), “Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện
dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, chương trình giáo
dục phổ thông”, năm 2010.
11. Nguyễn Văn Tùng, “Tácphẩm văn họctrong nhà trường, nhữngvấn đềtrao
đổi”, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2000, tập 1, 2.
12. Phó Đức Hòa và Ngô Quang Sơn, Phương phápvà công nghệdạyhọctrong
đổi mới sư phạm tương tác, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011
13. Nguyễn Thị Hồng Nam (Chủ biên), Trịnh Thị Hường, Trần Minh Hường,
Tổ chức hoạt động trảinghiệm chohọc sinh lớp 10 môn Ngữvăn, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2019
14. Đỗ Ngọc Thống (Tổng Chủ biên), Bùi Minh Đức (Chủ biên), Đỗ Thu Hà,
Phạm Thị Thu Hiền, Lê Thị Minh Nguyệt, Dạy học pháttriển năng lực môn
Ngữ văn trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2018

More Related Content

What's hot

Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...jackjohn45
 
Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Hoa Phượng
 
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...Học Tập Long An
 
Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Tiết Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 8 - 9 Ở Trường THCS
Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Tiết Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 8 - 9 Ở Trường THCS Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Tiết Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 8 - 9 Ở Trường THCS
Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Tiết Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 8 - 9 Ở Trường THCS nataliej4
 
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Min Ku
 
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn nataliej4
 
Noi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuNoi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuHoai Bao
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...Học Tập Long An
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảm
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảmLuận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảm
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảmDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

What's hot (18)

Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
 
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạoPhương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
 
Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8
 
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
 
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinhLuận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
 
Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Tiết Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 8 - 9 Ở Trường THCS
Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Tiết Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 8 - 9 Ở Trường THCS Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Tiết Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 8 - 9 Ở Trường THCS
Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Tiết Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 8 - 9 Ở Trường THCS
 
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...
 
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAYLuận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
 
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCMLuận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12
 
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
 
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinhĐề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
 
Noi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuNoi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuu
 
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường THCS
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường THCSQuá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường THCS
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường THCS
 
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểuLuận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
 
Đề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAYĐề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAY
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảm
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảmLuận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảm
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết văn biểu cảm
 

Similar to Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm

Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.ssuser499fca
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS nataliej4
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...HanaTiti
 
Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...
Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...
Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhĐổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...NuioKila
 
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn nataliej4
 
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănSkkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănjackjohn45
 
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...HanaTiti
 
Tailieu.vncty.com mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
Tailieu.vncty.com   mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...Tailieu.vncty.com   mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
Tailieu.vncty.com mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...Trần Đức Anh
 

Similar to Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm (20)

Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.
 
Đề tài: Phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn THPT, HAY
Đề tài: Phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn THPT, HAYĐề tài: Phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn THPT, HAY
Đề tài: Phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn THPT, HAY
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
 
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
 
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
 
Khoá Luận Hoạt Động Ngoại Khóa Văn Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông
Khoá Luận Hoạt Động Ngoại Khóa Văn Học Ở Trường Trung Học Phổ ThôngKhoá Luận Hoạt Động Ngoại Khóa Văn Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông
Khoá Luận Hoạt Động Ngoại Khóa Văn Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông
 
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh Thpt
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh ThptKhoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh Thpt
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh Thpt
 
Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...
Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...
Luận văn: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lự...
 
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhĐổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
 
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
 
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
 
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănSkkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
 
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
 
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Trường Trung H...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Trường Trung H...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Trường Trung H...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Trường Trung H...
 
Tailieu.vncty.com mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
Tailieu.vncty.com   mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...Tailieu.vncty.com   mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
Tailieu.vncty.com mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm

  • 1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH HÚC TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN TÊN SÁNG KIẾN: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy đọc hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân Tác giả sáng kiến: Đinh Thu Ngọc Mã sáng kiến: 09.51.03 Vĩnh Phúc, năm 2020
  • 2. 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: 1.1. Lí do chọn đề tài: Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được ngành giáo dục xác định và triển khai nhiều năm nay nhưng kết quả đạt được còn chưa cao. Vì vậy cần có một cuộc cáchmạng tư duy về đổimới phương pháp dạy học, hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động để phát huy tối đa năng lực của người học. Thực hiện Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT, ngày 18/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014 – 2015, toàn ngành nói chung, cấp học phổ thông nói riêng đang cố gắng thực hiện tốt những nội dung trọng tâm, trong đó có:“Tiếp tục triển khai đồng bộcác giảipháp đổi mới giáo dục phổ thông theo mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất học sinh”. Nhiều kế hoạch được xây dựng, nhiều chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học bộ môn được tổ chức, tập huấn, tuy nhiên, vẫn chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, mang tính định hướng. Trongbốicảnh của thời đạitoàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức đang dần chiếm ưu thế ở các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, một trong những quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta là phát triển giáo dục. Xây dựng một nền giáo dục vững chắc và bắt kịp với xu thế giáo dục hiện đại của các nước có nền giáo dục tiên tiến, phát triển trên thế giới. Yêu cầu đặt ra đối với ngành giáo dục hiện nay là phải đào tạo được những conngười có tri thức, năng động sáng tạo trong việc tiếp thu những kiến thức tiến bộ của thời đại, vận dụng linh hoạt vào thực tế đời sống nhằm đáp ứng yêu cầu của một xã hội hiện đại. Để làm được điều đó thì việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phải được triển khai đồng bộ trong cả hệ thống giáo dục. Sự đổi mới cần chú trọng trên cả mục tiêu giáo dục và chương trình giáo dục. Đặc biệt là sự đổi mới về phương pháp dạy học, giáo dục nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Một trong những phương pháp dạy học phát huy tốt vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của người học là học qua các hoạt động trải nghiệm. Bởi kết quả của mọi sự học là cách người học biết vận dụng và xử lí kiến thức từ lí thuyết đến thực tế, đặc biệt là sự chiêm nghiệm sâu sắc về những trải nghiệm trong quá trình học tập khám phá kiến thức sẽ là những bài học cuộc sống quý báu mà học sinh tích lũy được ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm là một phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với tất cả các môn học, đặc biệt là môn Ngữ Văn. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Ngữ Văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, “là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ – nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn
  • 3. 2 học và hoạtđộng giáo dụckhác trong nhà trường; đồng thời cũng là môn công cụ quan trọng đểgiáodụchọcsinh những giá trịcao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; pháttriển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vịtha,…” (TríchChươngtrình giáodụcphổthông môn NgữVăn, 2018). Việc dạy học Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông đang dần chuyển biến từ dạy học nộidung sang dạy học phát triển năng lực cho người học. TrongChương trình Giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ Giáo dục công bố ngày 27/7/2017 đã chỉ rõ hệ thống năng lực chung và năng lực đặc thù mà môn học Ngữ Văn cần hình thành và phát triển cho học sinh như: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ … Đồng thời, Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể cũng đặc biệt nhấn mạnh việc dạy học thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm và coiđây là một trong những phương pháp dạy học có ưu thế vượt trội để phát triển năng lực của học sinh. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua các hoạt động trải nghiệm là một phương pháp dạy học tích cực đang được nhiều nước có nền giáo dục phát triển tiên tiến trên thế giới áp dụng. Phương pháp giáo dục thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm là một phương pháp tiếp cận lấy người học làm trung tâm, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động tư duy, phản biện, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định trong từng hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp này tạo cho người học cơ hội củng cố và tổng kết lại những ý tưởng, kĩ năng của mình thông qua những phản biện, phân tích, đánh giá, cũng như những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc giải quyết các vấn đề, các tình huống học tập. Thông qua hoạt động trải nghiệm, nguồn kiến thức học sinh thu được sẽ vô cùng phong phú, không chỉ từ thầy cô mà còntừ bạn bè, không chỉ trong sách vở mà còn từ thực tế đời sống. Từ đó sẽ đạt được những kiến thức mới, kĩ năng mới, phù hợp với định hướng phát triển các năng lực đặc thù của môn Ngữ văn: năng lực thẩm mĩ, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo… Qua thực tế dạy học tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) ở trường phổ thông cho thấy, với cách dạy và học lâu nay đã ítnhiều mang lại sự nhàm chán cho cả người dạy và người học. Điều đáng quan tâm là, sau mỗi bài học, học sinh – kể cả những học sinh khá, giỏi đều chưa hình thành cho mình được những kỹ năng, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống. Vì thế khi đứng trước một yêu cầu tương tự như đã được học nhưng không íthọc sinh vẫn lúng túng. Các em thiếu hẳn năng lực độc lập suy nghĩ, chủ động trong xử lí tình huống cuộc sống do thói quen nghe và làm theo. Đặc biệt, giáo viên chưa chú trọng việc tổ chức các hoạt độngtrải nghiệm, khiến cho việc dạy học tác phẩm “Chữngườitửtù” (Nguyễn Tuân) nhiều khi nhàm chán, thoát li với đời sống thực tiễn của học sinh.
  • 4. 3 Từ thực tế đó, đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học văn theo định hướng phát huy năng lực người học. Mỗi bài học, thông qua nội dung kiến thức, phương pháp tìm hiểu, phải hình thành và rèn luyện cho học sinh một hoặc một số năng lực nhất định (Ví dụ như: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ …), để khi bước vào cuộc sống, các em có thể vận dụng được, làm được. Xuất phát từ thực tiễn dạy học Ngữ Văn ở trường phổ thông hiện nay và xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực người học thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề Dạyhọc phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy đọc hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tên sáng kiến: - Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy đọc hiểu tác phẩm “Chữngườitử tù” của Nguyễn Tuân. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Đinh Thu Ngọc. - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trương THPT Trần Hưng Đạo. - Số điện thoại: 0868405225 - Email: dinhthungoc.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: - Đinh Thu Ngọc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Đề tài này, tôi tập trung đivào nghiên cứu một số biện pháp dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm trong dạy học học tác phẩm “Chữngườitử tù” (Nguyễn Tuân) để góp phần phát triển năng lực đọc hiểu truyện Việt Nam hiện đại cho học sinh lớp 11. Từ đó, học sinh tìm ra được giá trị về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn này một cách chủ động sáng tạo, khoa học và hiệu quả thông qua một số phương pháp dạy học phát huy năng lực của người học bên cạnh các phương pháp dạy học khác. Đồng thời cũng có thể vận dụng một số phương pháp này vào những giờ đọc văn khác. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: - Tháng 10/2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
  • 5. 4 PHẦN I - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 1. Khách thể nghiên cứu: Tôi lựa chọn đối tượng là: học sinh lớp 11 trường THPT A. Đây là đối tượng trực tiếp học tác phẩm “Chữngườitử tù” của Nguyễn Tuân theo phân phốichương trình, tiết 40,41,42 trong học kì I. 1.1 Giáo viên: Người dạy thể nghiệm: Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn tại lớp 11A4 và 11A6 (Năm học 2019-2020). 1.2 Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau. Bảng : Sĩ số và giới tính của học sinh 2 lớp 11 - Trường THPT A Lớp Sĩ số Nam Nữ Lớp 11A4 35 19 16 Lớp 11A6 35 20 15 Tôi chọn 2 lớp (một lớp dạy thể nghiệm, một lớp dạy đối chứng) hai lớp được chọndạycó điều kiện và tínhchất tương đương (sĩ số, chấtlượng học sinh….) để kết quả thể nghiệm đảm bảo tính khách quan. Lớp 11A4 Lớp: Thực nghiệm Lớp 11A6 Lớp: Đối chứng 2. Thiết kế nghiên cứu: 2.1. Kiểm chứng đối tượng: Tôidùng bài kiểm tra giữa học I làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của 2 lớp có sự tương đương nhau. Điểm Lớp 8-9 7 6-5 4-3 2-1 11A4 8 15 10 2 0 11A6 7 13 10 4 0 2.2. Nội dung nghiên cứu: 2.2.1. Cơ sở lí luận: Hoạt động trải nghiệm được xem là một trong những điểm nhấn của đổimới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay. Đặc trưng cơ bản của hoạt động trải nghiệm là đặt học sinh trong môi trường hoạt động học tập đa dạng, học đi đôi với hành, học từ chính hành động của bản thân, học trong nhà trường gắn với giải quyết các vấn đềthực tiễn của cộngđồng, điều này phù hợp với đổimới chương trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất hiện nay. Theo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể thì khi tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được trực tiếp thực hiện các hoạt động trong hoặc ngoài nhà trường, dướisựhướng dẫn củagiáo viên hoặc người phụ trách. Quá trình
  • 6. 5 hoạt động trong môi trường cuộc sống sẽ kích thích và phát triển sự sáng tạo của học sinh. Chính học sinh sẽ tự học qua trải nghiệm để hình thành năng lực cho chính mình. Bản chất của họa động trải nghiệm là tạo ra cơ hội cho tất cả học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học ở nhà trường và những kinh nghiệm của bản thân vào giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo. Hoạt động học tập trải nghiệm là quá trình người học tham gia vào việc xây dựng kiến thức, hình thành kĩ năng, năng lực qua các thao tác, hoạt động, hành động của cá nhân với môi trường xã hội, môi trường sống, môi trường tự nhiên bằng sự nhận thức và cảm xúc của chính mình. Quá trình hoạt động học tập trải nghiệm là quá trình kiến tạo, đặc biệt sự kiến tạo này kết nối với kinh nghiệm sống của người học và có giá trị, tác dụng thay đổichính giá trị, kinh nghiệm của người học để hình thành kinh nghiệm mới, giá trị mới. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm chính là dựa trên các phương pháp dạy học tích cực và huy động cảm xúc, kinh nghiệm của người học theo bối cảnh hoạt động, trong suốtquá trình đó, người học thể hiện cảm xúc, phát huy năng lực của mình qua các tình huống học tập cụ thể. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm là dựa trên các phương pháp tổ chức dạy học tíchcực mang tính tíchhợp cả về nội dung kiến thức và phương pháp học tập khác nhau của học sinh. Qua các hình thức này sẽ phát huy và bồi dưỡng toàn bộ năng lực của học sinh như: năng lực làm việc nhóm, năng lực sử dụng và khai thác công nghệ thông tin, năng lực thích ứng, năng lực sáng tạo,… Chu trình học thông qua trải nghiệm gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Người học trải nghiệm trực tiếp một hoạt động nào đó. Giai đoạn 2: Người học quan sát về những gì mình đã thấy, đã nghe, đã làm, suy ngẫm, chiêm nghiệm, xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, phân tích ý nghĩa của sự vật, hiện tượng đươc quan sát. Giai đoạn 3: Rút ra kết luận về những gì đã làm và những gì cần điều chỉnh để có thể thực hiện lại hoạt động đó tốt hơn. Giai đoạn 4: Lập kế hoạch thử nghiệm những gì đã rút ra trong giai đoạn 3. 2.2.2. Cơ sở thực tiễn: - Từ thực tiễn và kinh nghiệm dạy học văn của bản thân tôi thấy, trong quá trình giảng dạy ngữ văn ở nhà trường THPT, phương pháp chủ đạo được nhiều giáo viên quen sử dụng vẫn là phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức một chiều. Phương pháp này không chỉ làm cho học sinh ítchủ động, tíchcực, sáng tạo trong tìm hiểu tri thức, mà cònchưa phát huy hết được những năng lực của học sinh (ví dụ như: năng lực cảm thụ hình tượng ngôn ngữ nghệ thuật; năng lực phát hiện vấn đề, năng lực tư duy, suy luận; năng lực phản biện; năng lực giao tiếp ứng xử…). Vì thế, tôi luôn suy nghĩ trăn trở để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp.
  • 7. 6 Qua thử nghiệm một số phương pháp dạy học mới tôi thấy, phương pháp dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm là ưu việt hơn cả, nên tôi đã nghiên cứu và đưa phương pháp này vào giảng dạy thử nghiệm tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân trong chương trình ngữ văn 11. - Qua thực tiễn việc học văn của học sinh trong trường THPT A hiện nay tôi thấy, học sinh ngày càng íthứng thú và đam mê học văn. Lý do là học sinh luôn bị áp lực nặng nề về khối lượng kiến thức của tác phẩm văn học và các bài giảng văn theo lối truyền thụ tri thức một chiều khiến nhiều học sinh cảm thấy nhàm chán. Để khắc phục được thực trạng đó, thì việc vận dụng các phương pháp dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm chắc chắn sẽ là giải pháp tốt cho thực trạng trên. - Thực tiễn kết quả tham dự các buổi tập huấn, hội thảo chuyên môn do trường, Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức: Trong những năm gần đây, Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc cũng như trường THPT A luôn tích cực chú trọng tổ chức các buổitập huấn, hội thảo chuyên môn cho giáo viên về đổimới phương pháo dạy học, trong đó có phương pháp dạy học theo định hướng phát huy năng lực của người học. Từ đó tôi nhận thấy, dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm là một trong những phương pháp dạy học tiên tiến có nhiều ưu việt cần phải tìm hiểu và vận dụng vào hoạt động dạy học trong nhà trường THPT để nâng cao chất lượng giáo dục. 2.3.3. Các phương pháp, biện pháp tiến hành: - Vận dụng phương pháp nghiên cứu lí luận để nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học và dạy học theo định hướng phát huy năng lực; nghiên cứu hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực trong môn Ngữ văn; nghiên cứu lí luận về dạy học tác phẩm văn chương nói chung, dạy học truyện ngắn nói riêng theo định hướng phát triển năng lực; thời gian nghiên cứu từ tháng 10 năm 2018 đến nay (vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, cập nhật). - Vận dụng phương pháp thực nghiệm đểtiến hành vận dụng dạy học theo định hướng phát huy năng lực người học vào quá trình dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân; thời gian tiến hành (cả chuẩn bị, dạy thực nghiệm, rút kinh nghiệm) là 1 tháng: từ 15/10/2019 – 15/11/2019. - Vận dụng phối hợp các phương pháp phân tích, suy luận logic;so sánh; diễn dịch; quy nạp vào quá trình nghiên cứu lí luận và dạy thực nghiệm; đặc biệt vận dụng vào quá trình phân tích, so sánh hai cách dạy: dạy theo hướng cũ (theo hướng dẫn từ sách giáo viên) và dạy theo hướng đổi mới – hướng phát triển năng lực người học; vận dụng những biện pháp này trong quá trình viết và hoàn thành báo cáo sáng kiến kinh nghiệm; thời gian vận dụng: trong toàn bộ quá trình nghiên cứu lí luận, dạy thực nghiệm và viết báo cáo – từ tháng 10/2018 đến tháng 2/2019. - Vận dụng phương pháp thống kê để thu thập, xử lí số liệu trước, trong và sau khi tiến hành dạy thực nghiệm.
  • 8. 7 - Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học phát huy năng lực nười học: + Phương pháp thảo luận nhóm: Hs được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nghiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung". Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi hs tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung. + Kĩ thuật khăn trải bàn: HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn. Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm (4 hoặc 6 người.) Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình ( về một vấn đềnào đó mà GV yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình. Sau đó thảo luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn” + Kĩ thuật phòng tranh: GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm. Mỗi thành viên ( hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cáchgiải quyết vấn đề trên một tờ bìavà dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh. HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung. Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu. + Kĩ thuật động não: Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đềcủa các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ Quy tắc thực hiện: Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề; Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau; Kết thúc việc đưa ra ý kiến;
  • 9. 8 Đánh giá: + Kỹ thuật tia chớp: Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề. Quy tắc thực hiện: Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghị. Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận, ví dụ: Hiện tại tôi có hứng thú với chủ đề thảo luận không? Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình. Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến. 3. Quy trình nghiên cứu: 3.1. Chuẩn bị của giáo viên: - Lớp đối chứng: Giáo án chuẩn bị bình thường theo quy định, không chú trọng hướng dẫn một số biện pháp đọc sáng tạo cho học sinh mà chỉ là đọc - hiểu tiếp nhận đơn thuần. - Lớp thực nghiệm: Thiết kế giáo án có sử dụng một số phương pháp dạy học phát huy năng lực của người học thông qua các hoạt động trải nghiệm để tìm hiểu tác phẩm “Chữngười tử tù” của Nguyễn Tuân. Quy trình chuẩn bị gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Người học trải nghiệm trực tiếp một hoạt động nào đó; Giai đoạn 2: Người học quan sát về những gì mình đã thấy, đã nghe, đã làm, suy ngẫm, chiêm nghiệm, xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, phân tích ý nghĩa của sự vật, hiện tượng đươc quan sát; Giai đoạn 3: Rút ra kết luận về những gì đã làm và những gì cần điều chỉnh để có thể thực hiện lại hoạt động đó tốt hơn; Giai đoạn 4: Lập kế hoạch thử nghiệm những gì đã rút ra trong giai đoạn 3. 3.2. Tiến hành dạy thực nghiệm: - Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khoá biểu tại lớp 11A4. Soạn giáo án và tiến hành thực nghiệm trong 2 tiết dạy. 4. Đo lường và thu thập dữ liệu: - Bài kiểm tra trước tác động là bài thi giữa học kỳ I, do nhóm giáo viên dạy khối 11 ra đề, hình thức thi chung cả khối. Đây là căn cứ để đánh giá điểm trung bình cộng của học sinh hai lớp và độ chênh lệch về điểm số trung bình. Bảng kết quả kiểm tra trước tác động
  • 10. 9 Điểm Lớp 8-9 7 6-5 4-3 2-1 11A4 8 15 10 2 0 11A6 7 13 10 4 0 - Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra khảo sát tại 2 lớp 11A4 và 11A6. - Tiến hành kiểm tra và chấm bài: + Kế hoạch kiểm tra sau bài viết số 3 theo phân phối chương trình + Sau đó tôi tiến hành chấm bài khách quan trộn đều ngẫu nhiên, cắt phách, nhờ giáo viên giảng dạy cùng chấm theo biểu điểm và đáp án đã qui định. - Bảng kết quả kiểm tra sau tác động: Điểm Lớp 8-9 7 6-5 4-3 2-1 11A4 12 13 10 0 0 11A6 7 15 8 5 0
  • 11. 10 PHẦN II – PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Thông qua cảm nhận vẻ đẹp của 2 hình tượng Huấn Cao và quản ngục, học sinh hiểu được quan niệm nghệ thuật về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của của Nguyễn Tuân. - Hiểu được những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm, gồm: xây dựng tình huống truyện độc đáo;cáchtạo không khí cổ xưa khi viết về quá khứ; thủ pháp đối lập tương phản rất đặc trưng của văn học lãng mạn ; ngôn ngữ góc cạnh, giàu giá trị tạo hình. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc, tìm hiểu một truyện ngắn theo đặc trưng thể loại; kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. 3. Thái độ, tư tưởng: - Hình thành và bồi dưỡng cho học sinh quan niệm thẩm mĩ và nhu cầu thưởng thức cái đẹp trong cuộc sống. - Hình thành và bồidưỡng tính chủ quan và màu sắc cảm xúc trong quá trình cảm thụ tác phẩm văn chương; bồi dưỡng lòng yêu nước. - Hình thành thái độ trân trọng cái đẹp. 4. Các năng lực cần hình thành: - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực thẩm mỹ - Năng lực hợp tác - Năng lực phát triển ngôn ngữ - Năng lực sáng tạo… B. Phương tiện thực hiện: 1. Chuẩn bị của học sinh - Đọc văn bản và trả lời những câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa. - Tìm hiểu về nguyên mẫu của nhân vật Huấn Cao. - Tìm hiểu về nghệ thuật thư pháp. - Chuẩn bị những vấn đề sau để trình bày, trao đổi trên lớp: + Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và quản ngục diễn ra trong hoàn cảnh nào? Mô tả ngắn gọn diễn biến quá trình gặp gỡ ấy? + Vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, quan ngục được thể hiện trên những phương diện nào? Vì sao Nguyễn Tuân lựa chọn những phương diện ấy để thể hiện vẻ đẹp của hai hình tượng nhân vật này?
  • 12. 11 + Trong cảnh ông Huấn Cao cho chữ tên quản ngục, có phải cả người cho chữ và kẻ xin chữ đều tỏa sáng hay không? Hãy giải thích? + Có người bảo: Huấn Cao và quản ngục là tri kỷ của nhau nên gặp nhau là tất yếu; có người lại nói: cuộc gặp gỡ bất ngờ ấy đã đưa Huấn Cao và quản ngụcxích lại gần nhau,trở thành tri kỷ của nhau. Em thấy hai nhận định trên khác nhau ở chỗ nào? Giải thích? - Chuẩn bị phiếu học tập theo hướng dẫn của giáo viên. - Chuẩn bị tiểu phẩm: chuyển thể cảnh ông HC cho chữ quản ngục thành 1 tiểu phẩm có độ dài khoảng 5 – 7 phút, giữ nguyên tư tưởng của nhà văn (giao cho nhóm 3 học sinh có năng lực nhất). - Trước buổi học, chuẩn bị không gian lớp học phù hợp cho hoạt độngnhóm và diễn tiểu phẩm. 2. Chuẩn bị của giáo viên - Thiết kế bài dạy - Chuẩn bị tư liệu: tài liệu tham khảo về tác giả Nguyễn Tuân và truyện ngắn Chữ người tử tù; video về Nguyễn Tuân; ảnh và video về truyền thống chơi chữ của dân tộc ta. - Chuẩn bị thiết bị đồ dùng: máy chiếu; laptop; loa đài; bút lazer… C. Phương pháp thực hiện: - Giáo viên sử dụng phương pháp phân tích, suy luận logic; so sánh; diễn dịch; quy nạp kết hợp một số phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng phát huy năng lực người học. D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Nhập cuộc - GV vận dụng phối hợp linh hoạt kỹ thuật Huy động tư duy và Tia chớp: Mỗibàn là 1 nhóm, mỗi nhóm phát biểu ít nhất 1 lần, mỗi lần chỉ một câu hướng vào những nội dung được gợi ý trước, theo nguyên tắc: nội dung phát biểu sau không trùng với nội dung đã được phát biểu I. Giới thiệu chung 1. Tác giả Nguyễn Tuân : - Nguyễn Tuân: 1910 – 1987 – Người Hà nội. - Sinh ra trong một gia đình nhà nho. - Ônglà một nghệ sĩ tàihoa, uyên bác, phong cách nghệ thuật độc đáo - Ngòi bút phóng túng và có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân. - Tư tưởng : nhân văn chủ nghĩa
  • 13. 12 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT trước; thứ tự trước sau được xác định bởitinh thần xung phong – giơ tay trước nói trước. + Nội dung gợi ý: về tác giả Nguyễn Tuân: tiểu sử, sự nghiệp, tư tưởng, phong cách, thể loại thành công; đề tài chủ yếu trước Cách mạng tháng Tám; xuất xứ tác phẩm; đánh giá về tác phẩm. + HS phát biểu + GV ghi vắn tắt nội dung lên bảng. - Kết thúc hoạt động, GVnhận xét chỗ đúng, sai, chỗ thiếu cần bổ sung, hoàn thiện và vẽ ra hình ảnh về một Nguyễn Tuân tài hoa uyên bác, với cá tính độc đáo… - Tùytheo điều kiện cụ thể, GV có thể giới thiệu thêm một số kiến thức cần thiết khácđể học sinh có sự chủ động cần thiết cho các hoạt động tiếp theo; hoặc cho HS xem video giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân. - Phong cách nghệ thuật độc đáo: tiếp cận con người từ góc độ tài hoa nghệ sĩ; tiếp cận thiên nhiên cuộc sống từ góc nhìn văn hóa. - Sự nghiệp: trước và sau Cách mạng tháng Tám, kể tên một số tác phẩm chính ; - Thể loại: kí, truyện. - Đề tài chủ yếu trước CM8: Vang bóng một thời, chủ nghĩa xê dịch, đời sống trụy lạc. 2. Tác phẩm Chữ người tử tù - Xuất xứ tác phẩm: in trong Vang bóng một thời; Chữ người tử tù là “một văn phẩm đạt gần đến sự toàn thiện, toàn mĩ”. Hoạt động 2 : Định hướng - GV chỉ định 2 nhóm có câu trả lời hay nhất trong hoạt động 1 nêu phương pháp đọc -hiểu truyện ngắn này? Lí giải vì sao vận dụng cách đó? Nếu có sự khác nhau thì càng tốt, bởi đây là cơ sở để tạo sự tranh luận, phản biện. - Sau khi HS trình bày, tranh luận, bổ sung, GV nên có định hướng phương pháp tối ưu nhất : II. Đọc – hiểu văn bản: Phương pháp tối ưu nhất là: + Đọc hiểu tình huống truyện. + Đọc hiểu hình tượng: Huấn Cao, quản ngục. + Đọc hiểu giá trị cảnh Huấn Cao cho chữ quản ngục. + Những nét đặc sắc về nghệ thuật. Hoạt động 3 : Tìm hiểu tình huống truyện - GV vận dụng kỹ thuật Huyđộng tư duy nhằm hình thành và rèn 1. Tình huống truyện
  • 14. 13 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT luyện cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề: Hãy xác định tình huống truyện của truyện ngắn này và mô tả ngắn gọn? - HS phát biểu tự do, GV ghi các ý kiến của HS lên bảng – loại những phương án trùng nhau, chú ý đặc biệt những phương án đối lập nhau, yêu cầu HS mô tả, giải thích. - GV nhận xét, định hướng phương án cuối cùng : - Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy năng lực cảm thụ nghệ thuật, năng lực tư duy và suy luận của học sinh : + Nhóm 1: cảm thụ và đánh giá tính chất bất ngờ của tình huống truyện? + Nhóm 2: cảm nhận và đánh giá về tính chất éo le của tình huống truyện? + Nhóm 3: suy nghĩ và rút ra kết luận cần thiết về ý nghĩa của tình huống truyện trong? + Nhóm 4: suy nghĩ và đánh giá về thành công của Nguyễn Tuân khi xây dựng tình huống truyện này? - Các nhóm thảo luận, ghi kết quả ra giấy nháp; các nhóm lần lượt trình bày kết quả và nhận xét chéo cho nhau. Nếu có ý kiến trái chiều thì GV hướng dẫn để các nhóm đối thoại với nhau. GV nhận xét, chốt lại những ý trọng tâm cho từng nhóm: - Tình huống truyện: cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và éo le giữa Huấn Cao và quản ngục. - Tính chất bất ngờ: quản ngục có sở nguyện xin chữ của Huấn Cao, bỗngdưng Huấn Cao được đưa đến; phải chăng là “hữu duyên”. - Tính chất éo le: thời gian gặp gỡ là những ngày cuối cùng trước khi Huấn Cao bị xử chém; không gian gặp gỡ là nhà tù tối tăm, ẩm thấp, bẩn thỉu; vị thế hai người: bìnhdiện xã hội thì đốiđầu, kẻ thù củanhau nhưng trên bình diện nghệ thuật thì có điểm có thể cộng thông với nhau. - Ý nghĩa của tình huống truyện: bộc lộ tính cách nhân vật; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện; tạo sự hấp dẫn; - Thành công của Nguyễn Tuân: tạo dựng được cuộc gặp gỡ bất ngờ mà éo le; cuộc gặp diễn ra trên nền tư tưởng nhân văn chủ nghĩa – cái đẹp có ở cả 2 người; trên nền phong cách nghệ thuật độc đáo: tiếp cận con người từ góc nhìn tài hoa, nghệ sĩ; quan hệ nhân vật: vừa tương phản vừa tương hỗ; tính cách nhân vật không cần miêu tả mà tự bộc lộ … Hoạt động4:Tìmhiểuhìnhtượng nhân vật Huấn Cao 2. Hình tượng nhân vật Huấn Cao - Nguyên mẫu từ Cao Bá Quát; - Vẻ đẹp: Tài; Tâm; Khí phách
  • 15. 14 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy năng lực cảm thụ hình tượng, năng lực trình bày một vấn đề, năng lực phản biện: + Chia lớp thành 3 dãy, mỗi dãy chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi dãy sẽ trình bày về 1 vẻ đẹp của Huấn Cao; nội dung trình bày là kết quả làm việc theo nhóm, dựa trên phiếu học tập (xem phần phụ lục)đã được hướng dẫn chuẩn bị ở nhà. + Đối với mỗi vẻ đẹp, GV gọi 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình; gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung – nếu phát hiện ý đối lập, trái chiều, GV tổ chức cho HS đối thoại, phản biện lẫn nhau. + GV nhận xét sau cùng, bổ sung và chốt lại những nội dung trọng tâm đối với từng hình tượng nhân vật Huấn Cao a. Một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp - Người có tài viết chữ rất nhanhvà rất đẹp - Lời ca ngợi, mơ ước cháy bỏng của viên quản ngục Chữ ông Huấn…đời -> Nghệ thuật thư pháp = > + Trân trọng, ngưỡng mộ người tài + Trân trọng nghệ thuật thư pháp -> Truyền thống văn hóa dân tộc b. Một conngười có khí phách hiên ngang bất khuất * Trước khi đến nhà lao tỉnh Sơn: - Chống lại triều đình -> người anh hùng chọc trời khuấy nước, có chi lớn. - Khiến thầy thơ lại lo sợ: + Buồng giam đó có cầm giữ nổi một tên tù có tiếng là nguy hiểm + có tài bẻ khóa vượt ngục * Khi đến nhà lao tỉnh Sơn: - Chúc gông: + Lạnh lùng chúc mũi gông nặng xuống thềm đa, đánh huỳnh + Không thèm chấp câu nói của tên lính áp giải tù nhân + Mấy tiếng pháp trường ko làm ông run sợ - Trong ngục: + Vẫn nguyên vẹn khí phách thuở bình sinh + Phong thái tự do, ung dung coicáichết nhẹ tựa lông hồng + Trước sự biệt đãi: . Vẫn thản nhiên nhận rượu thịt như cái hứng vẫn làm . Khinh bỉ quản ngục, coi đo là mấy trò tiểu nhân thị oai . Khinh bạc đến điều: nhà ngươi đừng đặt chân vào đây
  • 16. 15 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT . Sẵn sàng nhận những trận lôi đình báo thù của quản ngục * Ý nghĩa: -> NT gửi gắm niềm cảm phục, bản lĩnh, cá tính độc đáo của mình và kín đáo gửi gắm lòng yêu nước. c. Mộtnhân cách, một thiên lương cao cả * Đối với người đời: - Không dễ dàng cho chữ: Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết chữ - Chỉ cho chữ những người tri kỉ: Mới chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn * Đối với quản ngục: - Ban đầu: + Khinh bỉ vì nghĩ quản ngục cũng chỉ sống bằng lừa lọc và tàn nhẫn + Cố ý tỏ ra khinh bạc đến điềucoi đó chỉ là trò tiểu nhân thị oai - Sau đó nhận ra : + Do cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài và hiểu ra sở thich cao quý + Day dứt ân hận: thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ. * Quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân: - Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời - Một nhân cách cao đẹp bao giờ cũng là sự thống nhất giữa cái tâm và cái tài - Tình cảm yêu nước thầm kín Hoạt động4:Tìmhiểuhìnhtượng nhânvậtviênquảnngục - Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm (2 bàn 1 nhóm) để phát huy năng lực cảm thụ hình tượng, năng lực trình bày một vấn đề, năng lực phản biện: nhóm nào xong trước trình bày các nhóm còn nhân xét -> Giáo viên chốt. 3. Nhân vậtviên quản ngục * Cảnh ngộ: cai tù, chứng kiến bao điều “tàn nhẫn, lừa lọc...giữa 1 đống cặn bã” ->dễ dẩy conngười vào chốn bùn nhơ. * Diễn biến tâm trạng: - Trước khi HC bị giải đến: nghĩ ngợi “băn khoăn ngỗi bóp thái dương”...daydứt vì chọn nhầm nghề và mơ ước 1 sở nguyện đẹp đẽ “có được chữ ông HC treo là 1 báu
  • 17. 16 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Tùy theo điều kiện thời gian và khả năng tiếp thu của học sinh, GV có thể tổ chức cho HS phản biện những vấn đề sau: + Nếu biết trước quản ngục sẵn sàng đánh đổi sự nghiệp, tính mạng để thực hiện sở nguyện cao quý của mình thì HC đã dùng những conchữ để đổi lấy tự do cho mình. + Quản ngục biệt đãi HC nhưng lại không có hành động nào để cứu ông ấy khỏi án chém là vì ý thức trách nhiệm của một viên quan vẫn đè nặng lên vai quản ngục (khác với Đan Thiềm). vật trên đời”...Tự nhủ sẽ biệt đãi ông Huấn nhưng lại sợ tên thơ lại cáo giác... - Gặp HC: + Lòng kiêng nể, mắt hiền lành, khép nép. + Biệt đãi HC và các bạn tù của ông. + Xin lĩnh ý: nhẫn nhục, cam chịu. + Tái nhợt người đi khi biết ngày mai HC bị giải vào kinh. + Khao khát xin chữ - Khi được cho chữ: khúm núm, cảm động “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” ->lời hứa chân thành ->Tiềm ẩn 1 phẩm chất đáng quý: coitrọng, yêu thích cái đẹp, cái cao cả, tài năng. Hoạt động 5 : Tìm hiểu giá trị cảnh ông Huấn Caocho chữ quản ngục - GV cung cấp cho học sinh một số hình ảnh về chữ Hán và truyền thống chơi chữ Hán một thời của dân tộc VN – phát triển tư duy liên môn cho học sinh : Văn học và Văn hóa - Vận dụng kỹ thuật khăn trải bàn nhằm phát huy năng lực tư duy, suy luận;năng lựckhái quát, đánh giá của HS : + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4 HS; mỗi HS ghi ra góc tờ giấy (khăn phủ bàn) câu trả lời của mình; sau đó tổng hợp ý kiến 4 thành viên để có câu trả lời chung của nhóm; các nhóm trình bầy câu trả lời của nhóm mình; GV tổng hợp, bổ sung để đưa ra đáp án tốiưu nhất cho vấn đề đặt ra. 3. Cảnhông Huấn Caocho chữ quản ngục - Là cảnh tượng xưa nay chưa từng có vì:thời gian và không gian diễn ra cảnh cho chữ ; tư thế của người cho chữ và xin chữ có sự đảo lộn; - “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”: quản ngục nhận lấy chữ của HC một cách cung kính, xúc động; cái đẹp đã thực sự lên ngôi; không cònkhoảng cáchgiữa tử tù – quản ngục, thay vào đó là quan hệ tri kỷ; - Tư tưởng Nguyễn Tuân: + Cái đẹp, cái thiện đã chiến thắng cái xấu, cái ác. + Cái đẹp có thể sinh ra từ “đất chết” nhưng không thể sống chung với cái xấu, cái ác. + Cái đẹp có thể cảm hóa con người. + Nguyễn Tuân tin vào con người, dù trong hoàn cảnh gông xiềng, tội ác, vẫn còn có người luôn hướng về cái đẹp, cái thiện.
  • 18. 17 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT + Câu hỏi làm việc nhóm như sau: Vì sao tác giả coi cảnh cho chữ là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”? Hành động sau cùng của quản ngục“kẻ mê muội này xin bái lĩnh” nói lên điều gì? Xây dựng cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân muốn gửi gắm tình cảm, tư tưởng gì? Thủ pháp tương phản đối lập có vai trò như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng chủ đềcủa cảnh chochữnày? + Phương án tối ưu như sau: - Tổ chức cho HS phản biện một trong hai vấn đề sau: + Khi nhận ra tấm lòng quản ngục, HC lập tức đồng ý cho chữ, hành động này có phải thể hiện tình tri kỷ giữa hai người? + Cảnh cho chữ không phải sự nổi loạn của cái đẹp như ai đó nói mà đó sự tỏa sáng của những tấm lòng. Ý kiến của em? Hoạt động 6 : Tổng kết và thực hành III. Tổng kết - Vận dụng kỹ thuậtphòng tranh nhằm phát huy năng lựctư duy, năng lựcđộc lập suy nghĩ – làm việc độc lập và làm việc nhóm : - GV chia lớp thành 5 nhóm; yêu cầu mỗi HS vẽ sơ đồ tư duy (ra giấy nháp, bìa) tổng kết bài học theo ý tưởng riêng của mình. - Sau đó, dínhlên bàn tay và tham gia triển lãm tranh trong nhóm của mình; từng nhóm hội ý, thống nhất (giáo viên có thể tư vấn thêm) chọn từ 1 đến 2 sản phẩm hay nhất tham gia triển lãm phòng tranh vòng 2 - cấp lớp. - Các sản phẩm được lựa chọn vòng 1 được dính lên bảng để lấy ý kiến bình chọn của cả lớp và ý kiến nhận xét của GV; GV quyết định công nhận sản phẩm hay nhất. - Sau khi nhận xét, bổ sung, GV đưa ra gợi ý định hướng tổng kết bằng sơ đồ tư duy như sau
  • 19. 18 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Thực hành trên lớp : + GV hướng dẫn và cho học sinh tham gia diễn tiểu phẩm – chuyển thể từ cảnh Huấn Cao cho chữ quản ngục. + HS tham gia nhận xét về tiểu phẩm; GV nhận xét. E. Củng cố và hướng dẫn thực hành ở nhà: + GV nêu một số bài tập thực hành theo hướng đánh giá năng lực người học – chủ yếu nhằm vào việc đánh giá những năng lực HS đã có hay vừa được phát triển trong bài học này; + Một số bài tập cần lựa chọn như sau: Bài tập 1 : Về cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và quản ngục, có 2 ý kiến như sau: -Cuộcgặp gỡ giữa Huấn Caovà quản ngụcđã chứng minh tình trikỷgiữa haingười; - Cuộc gặp gỡ đã đưa Huấn Cao và quản ngục trở thành tri kỷ của nhau; Em đồng ý với ý kiến nào? Hãy lập luận làm rõ chủ kiến của mình? Bài tập 2 : Nói về cảnh ông Huấn Cao cho chữ quản ngục, có ý kiến cho rằng: “Đó là sự nổi loạn của cáiđẹp”;một ý kiến khác lại nhấn mạnh: “Đólà sự tỏa sáng của những tấm lòng”. Trên cơ sở cảm nhận về giá trị cảnh ông Huấn Cao cho chữ quản ngục, hãy bình luận hai ý kiến trên? Bài tập 3 :
  • 20. 19 Bình luận về sở nguyện chơi chữ của quản ngục, có người nói: “ChữHán đã hết thời, giờ còn say mê chữ Hán nữa là lạc hậu, cổ hủ”; một người khác lại nhấn mạnh: “Sở nguyện caoquýấy của quản ngụcđã góp phầnlưu giữ, pháthuytruyền thống tốt đẹp của dân tộc ta”. Ý kiến của em như thế nào?
  • 21. 20 PHỤ LỤC 2: ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG * Hệ thống câu hỏi kiểm tra 90’: Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi bên dưới: "Chữthìquýthực. Ta nhấtsinh không vì vàng ngọchayquyền thếmà ép mình viết câu đốibaogiờ. Đờita cũng mớiviết có haibộtứ bình và một bứctrung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đâymà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ". (Trích "Chữ người tử tù"- Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 11, Tập 1, NXB GD, 2012) 1. Theo lời Huấn Cao thì trong những trường hợp nào ông ấy đồngý cho chữ quản ngục (1,0 điểm)? 2. Cụm từ “Nào ta có biết đâu” có ý nghĩa gì (1,0 điểm)? 3. Đoạn văn trên có hai từ “tấm lòng”, theo em từ nào có ý nghĩa thể hiện đánh giá của Huấn Cao về quản ngục (1,0 điểm)? Câu 2 (7 điểm): Nói về cảnh ông Huấn Cao cho chữ quản ngục, có ý kiến cho rằng: “Đó là sự nổi loạn của cáiđẹp”;một ý kiến khác lại nhấn mạnh: “Đólà sự tỏa sáng của những tấm lòng”. Trên cơ sở cảm nhận về giá trị cảnh ông Huấn Cao cho chữ quản ngục, hãy bình luận hai ý kiến trên? 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên chuẩn bị bài học phải cụ thể, chu đáo; - Học sinh phải thực sự là trung tâm của hoạt động học, giáo viên chỉ hướng dẫn, định hướng và chỉ xuất hiện khi cần; các phương pháp, biện pháp, kỹ thuật dạy học phải được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phối hợp với nhau để tạo sự cộng hưởng hiệu quả. - Mỗi hoạt động học phải nhằm đến phát triển một hoặc một số năng lực nhất định cho người học. - Việc ứng dụng côngnghệ thông tin vào quá trình dạy học là cần thiết những tránh lạm dụng thái quá. Vận dụng phù hợp để phát huy hết thế mạnh, lợi ích của công nghệ thông tin trong dạy học. - Việc khéo léo lồng ghép trò chơi trong quá trình dạy học cũng rất bổ ích nhưng phải cân nhắc để không lãng phí thời gian, gây nhàm chán cho người học. - Việc quan sát tổng thể lớp học, điều phối hoạt động, nhận định về tiến độ từng hoạt động học của học sinh phải chính xác, tinh tế, nhất là việc chia nhóm trong các hoạt động học phải phù hợp, đảm bảo đồng đều về mặt bằng sức học, nếu quá chênh lệch sẽ không phát huy được những năng lực tiềm ẩn của người học.
  • 22. 21 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiếnlần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Qua quá trình thực nghiệm thiết kế giáo án: Áp dụng một số phương pháp dạy học phát huy năng lực của người học thông qua hoạt động trải nghiệm trong giảng dạy bài “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân (Ngữ văn lớp 11), tôi nhận thấy, các phương pháp dạy học này sẽ mở ra nhiều triển vọng cho quá trình đổimới dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường Phổ thông. Điều đáng quan tâm là, sau mỗi bài học, học sinh hình thành cho mình được những kỹ năng, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế đờisống. Vì thế khi đứng trước một yêu cầu tương tự như đã được học học sinh có năng lực độc lập suy nghĩ, chủ động trong xử lí tình huống cuộc sống. Đặc biệt, khi tổ chức dạy học bằng các phương pháp tíchcực phát huy năng lực người học thông qua các hoạt động trải nghiệm, khiến cho việc dạy học truyện Việt Nam hiện đại nói chung, tác phẩm “Chữ người tử tù nói riêng” tránh được sự nhàm chán, gắn với đờisống thực tiễn của học sinh tạo được sựhứng thú trong học tập. Tôi hi vọng, đề tài nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé công sức vào công cuộc đổimới dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông hiện nay, góp phần làm cho những giờ dạy văn trở nên thú vị, hấp dẫn và đạt kết quả như mong muốn. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Đề tài nghiên cứu có tính khả thi, và ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả cao trong giờ đọc văn tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Giúp học sinh có niềm say mê và hứng thú với giờ học. Với sáng kiến nhỏ này, người viết mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp nhằm bổ sung cho đề tài được sâu sắc và thiết thực hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  • 23. 22 11. Danh sáchnhững tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Lớp 11A4 Trường THPT Trần Hưng Đạo năm học (2019-2020) Bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân 2 Học sinh Trường THPT THPT Trần Hưng Đạo Giờ đọc văn “Chữ người tử tù” ......., ngày.....tháng......năm 2020 Thủ trưởng đơn vị/ Chính quyền địa phương (Ký tên, đóng dấu) ........, ngày.....tháng......năm2020 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký tên, đóng dấu) ........, ngày....tháng....năm2020 Tác giả sáng kiến (Ký, ghi rõ họ tên) Đinh Thu Ngọc
  • 24. 23 PHẦN III - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD&ĐT, Số 3008/CT-BGDĐT, “Chỉthị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014 – 2015”, ngày 18/8/2014. 2. Bộ GD&ĐT, Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn, lĩnh vực KHXH, Hà Nội, 2015 3. Bộ GD&ĐT, Chương trình giáo dụcphổ thông – Chương trình tổng thể, Hà Nội, 2018. 4. Bộ GD&ĐT, Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Hà Nội, 2018 5. Phan Trọng Luận, Trương Đĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt, “Phương pháp dạy học văn”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2003. 6. Phan Trọng Luận, Trần ĐìnhSử, “Những vấn đềchung về đổi mới giáo dục THPT”, trích “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 2007. 7. Nguyễn Hải Châu, “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT”,trích “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên”, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm2008. 8. Trần ĐìnhSử, “Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn ở trường phổ thông”, trích“Tài liệu bồi dưỡng giáo viên”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 2008. 9. Phan Trọng Luận, “Văn họcnhà trường, nhậndiện -tiếp cận - đổi mới”, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, năm 2009. 10. Nguyễn Trọng Hoàn (chủ bên), “Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, chương trình giáo dục phổ thông”, năm 2010. 11. Nguyễn Văn Tùng, “Tácphẩm văn họctrong nhà trường, nhữngvấn đềtrao đổi”, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2000, tập 1, 2. 12. Phó Đức Hòa và Ngô Quang Sơn, Phương phápvà công nghệdạyhọctrong đổi mới sư phạm tương tác, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011 13. Nguyễn Thị Hồng Nam (Chủ biên), Trịnh Thị Hường, Trần Minh Hường, Tổ chức hoạt động trảinghiệm chohọc sinh lớp 10 môn Ngữvăn, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019 14. Đỗ Ngọc Thống (Tổng Chủ biên), Bùi Minh Đức (Chủ biên), Đỗ Thu Hà, Phạm Thị Thu Hiền, Lê Thị Minh Nguyệt, Dạy học pháttriển năng lực môn Ngữ văn trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2018