SlideShare a Scribd company logo
1 of 12
PHÒNG GD&ĐT QUẬN BÌNH THỦY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH THỦY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
- 1 - 
Bình Thủy, ngày 16 tháng 9 năm 2014 
CHUYÊN ĐỀ 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC 
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5 
I.ĐỐI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
1.Khái niệmvề phương pháp dạy học 
Phương pháp chính là cách thức làm việc của 1 chủ thể, cách thức này tùy thuộc vào nội 
dung vì “ phương pháp là sự vận động bên trong của nội dung ’’ 
Phương pháp dạy học là hệ thống những cách thức hoạt động ( bao gồm các hành động và 
thao tác ) của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ dạy học. 
Phương pháp dạy : phương pháp tổ chức nhận thức, phương pháp điều khiển các hoạt 
động trí tuệ và thực hành, phương pháp giáo dục ý thức và thái độ đúng đắn cho HS. 
Phương pháp học : phương pháp nhận thức và rèn luyện để hình thành hệ thóng tri thức và 
kĩ năng thực hành, hình thành nhân cách người học. 
2.Thế nào là đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học? 
Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học là đổi mới cách phát triển các phương 
pháp, đổi mới phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt 
để để các ưu điểm của phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới 
nhằm phát huy tích cực, chủ động và sáng tạo của HS. 
Vậy mục đích của đổi mới phương pháp là làm cho HS thực sự tích cực chủ động, 
tự giác, luôn trăn trở, tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội và cách thức để 
có được tri thức nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. 
Có thể hiểu đổi mới phương pháp dạy học( PPDH) là đổi mới cách thực hiện PPDH.
Như vậy, đổi mới PPDH không phải là sự thay thế các phương pháp quên thuộc hiện có 
bằng phương pháp mới lạ. Thực chất phải hiểu lại cho đúng cách làm, cách tiến hình các 
PPDH và cách linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng nó ở những hoàn cảnh và tình huống 
khác nhau để PPDH có tác động tích cực đến người học. 
1. Vì sao phải đối mới phương pháp dạy học? 
Vì sự phát triển của Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước đòi hỏi con người 
mới năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường có năng lực giải quyết vấn đề. 
Thế giới chuyển sang thời kì kinh tế tri thức, cho nên việc đầu tư vào chất xám 
là cách đầu tư hiệu quả nhất cho sự hưng thịnh của mỗi quốc gia. 
Mục tiêu, nội dung chương trình Giáo dục tiểu học và cách đánh giá đã thay 
đổi buộc chúng ta phải đổi mới ở hai môn Toán và Tiếng Việt mà tất cả các môn 
học của Tiểu học cũng cần phải đổi mới để học sinh bắt kịp vào nhịp sống ngày 
càng phát triển của xã hội. 
2.Đổi mới phương pháp tổ chức dạy học phân môn Tập đọc Lớp 5 
Đổi mới phương pháp dạy dạy học được coi là yếu tố vô cùng quan trọng mà giáo 
viên phải hết sức quan tâm khi dạy phân môn tập đọc, cụ thể khi dạy, giáo viên cần chú ý: 
-Vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp, nhiều hình thức tổ chức dạy học nhằm phát 
huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh là một trong những đặc điểm lớn nhất của 
phương pháp dạy học nói chung. Đổi mới phương pháp dạy môn này là ở chỗ biết kết hợp 
sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các hình thức tổ chức lớp học và các PPDH theo hướng tích 
cực hóa các hoạt động của học sinh. 
-Những phương pháp đặc biệt chú ý khi giảng dạy phân môn tập đọc là: giáo viên 
cần nghiên cứu tài liệu, tham khảo sách giáo khoa.... để xác định mục tiêu( kiến thức, kỹ 
năng, thái độ) cho đúng và phù hợp với ba đối tượng của học sinh theo yêu cầu của việc 
nâng cao chất lượng giảng dạy. Lựa chọn phương pháp cách tổ chức tiến hành giờ giảng 
dạy trên lớp bám sát quy trình đặc điểm của tiết dạy chuẩn bị đồ dùng thao tác thành thạo. 
Phân nhóm học tập ( thảo luận nhóm) thay đổi thành viên trong nhóm đảm bảo các nhóm 
đều có cả 3 đối tượng học sinh. 
- 2 -
-Cần chuẩn bị trước bài ở nhà căn cứ vào khóa biểu hàng ngày để các em chuẩn bị 
- 3 - 
bài cho chu đáo. 
-Hình thức chuẩn bị: Các em xem trước bài, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh...( tất cả các 
học sinh đều phải chuẩn bị). 
-Điều kiện về cơ sở vật chất( phòng học, bàn ghế, các phương tiện hỗ trợ....) để lựa 
chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp. 
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Vị trí tầm quan trọng của môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học 
Trên đất nước ta, mỗi dân tộc đều có truyền thống văn hóa riêng, tiếng nói riêng . 
Trong đó, Tiếng Việt là tiếng phổ biến và hoàn thiện nhất, có khả năng đáp ứng được mọi 
yêu cầu giao tiếp và thẩm mỹ giao tiếp của xã hội – Là tiếng nói phổ thông của cả nước, 
có vai trò quan trọng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam . 
Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ 
cho học sinh . Năng lực hoạt động ngôn ngữ thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng 
với bốn kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết . 
Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn cho học sinh các thao tác tư duy 
chủ động linh hoạt. 
Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và hình thành thói quen 
giữ gìn sự trong sáng , giàu đẹp của Tiếng Việt. 
Bồi dưỡng cho HS tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong 
sáng , giàu đẹp của Tiếng Việt. 
2. Vị trí tầm quan trọng của phân môn Tập đọc. 
Tập đọc là một phân môn Tiếng Việt trong bậc tiểu học . Đây là một phân môn có 
vị trí đặc biệt quan trọng đối với học sinh ở bậc học đầu tiên tro ng trường phổ thông . 
Phân môn tập đọc đã góp phần bồi dưỡng cho học sinh tình yêu cái đẹp, cái thiện, 
tính trung thực, lòng tốt, lẽ phải và sự công bằng của xã hội, góp phần hình thành lòng yêu 
mến và thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách 
con người Việt Nam .
Tập đọc là phân môn đảm nhiệm sự hình thành và phát triển cho HS kĩ năng đọc, một 
kĩ năng quan trọng hàng đầu của HS Tiểu học, giúp HS chiếm lĩnh được ngôn ngữ để 
dùng trong giao tiếp và học tập. Đồng thời , cũng rèn cho HS kĩ năng nghe, hiểu , cảm thụ 
cái hay, vẻ đẹp của Tiếng Việt , tạo cho HS ý chí vượt khó trong học tập, có niềm tin với 
kết quả học tập của mình. 
3.Nhiệm vụ của dạy Tập đọc ở Tiểu học 
Tập đọc là phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành 
năng lực đọc cho HS. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về 
chất lượng của “đọc”: đọc đúng, đọc nhanh ( đọc lưu loát, trôi chảy) đọc có ý thức( thông 
hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn 
kỹ năng này được hình thành từ hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng 
được rèn luyện đồng thời đồng thời hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kỹ 
năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ năng khác. Ví dụ: đọc đúng là tiền đề của 
đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại, nếu không không 
hiểu mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được. Nhiều khi khó nói được 
rạch ròi kĩ năng nào làm cơ sở cho kĩ năng nào nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ 
hiểu đúng mà đọc được đúng. Vì vậy, trong dạy đọc không thể xem nhẹ yếu tố nào. 
Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương 
pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho học sinh. Làm cho sách trở 
thành món ăn tinh thần trong trường học, đó là một trong những điều kiện để trường học 
trở thành trung tâm văn hóa. Nói cách khác, thông qua việc dạy đọc, phải làm cho học 
sinh thích thú đọc và thấy được khả năng đọc là có lợi cho các em trong cả cuộc đời, thấy 
được đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình cuộc sóng trí tuệ đầy đủ 
và phát triển. 
Vì việc đọc không thể tách rời những nội dung được đọc nên bên cạnh nhiệm vụ rèn 
kĩ năng đọc, giáo dục yêu sách, phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ: 
-Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. 
-Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh 
-Giáo dục tư tưởng, đạo đức tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho HS 
- 4 -
4.Thực trạng của việc dạy học phân môn tập đọc : 
* Học sinh : nhìn chung, đa số các em đã biết cách đọc, đọc khá đúng, rõ ràng, đảm 
bảo tốc độ chung, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết cách đọc thầm, hiểu nghĩa một số từ ngữ 
trong bài, nắm khá tốt nội dung câu, đoạn, cả bài. 
Bên cạnh đó, còn một số em mắc hạn chế nhất định khi học phân môn tập đọc như : 
- Đọc chưa chuẩn 
- Ngắt nghỉ hơi chưa phù hợp 
- Giọng đọc còn ê a, lí nhí 
- Đọc chậm, đọc thêm bớt từ, thêm bớt dấu thanh, đọc ngọng 
- Chưa biết cách đọc thầm để tìm hiểu nội dung bài 
- Đọc nguyên văn bản khi trả lời câu hỏi ( chưa biết cách tóm ý, 
diễn đạt ) 
- Chưa tích cực trong quá trình tìm hiểu bài 
- Tìm ý đoạn, nội dung bài rất chậm 
- 5 - 
* Giáo viên : 
- Phát âm chưa chuẩn ( do ảnh hưởng phương ngữ ) 
- Ngắt nghỉ hơi một số văn bản chưa phù hợp chưa quan tâm nhiều 
đến rèn đọc diễn cảm 
- Chưa phát huy tối đa việc hoạt động nhóm 
 Nguyên nhân: 
Kỹ năng vận dụng, phối hợp các phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học 
trên lớp của một số GV còn hạn chế, chưa đổi mới phương pháp dạy học hoặc đổi mới 
còn mang tính hình thức..... 
Trước thực trạng trên đòi hỏi GV phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Đó là 
phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, trong đó GV đóng vai trò tổ chức các hoạt 
động của HS.Làm thế nào để mỗi HS đều được hoạt động được bộc lộ mình và phát 
triển. Đó là lí do Tập thể khối 5 chọn chuyên đề “ Nâng cao chất lượng dạy và học 
phân môn Tập đọc”.
II.CẤU TRÚC NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH 
Toàn bộ các bài tập đọc ở lớp 1,2,3 đều được xây dựng theo các chủ điểm: 
Nhà trường; Gia đình; Xã hội và Thiên nhiên. Các chủ điểm được mở rộng và 
nâng cao ở mỗi lớp. Lớp 4, các chủ điểm phản ánh những phương diện khác 
nhau của con người, cụ thể là: Nhân hậu; Trung thực; Dũng cảm;...... Lớp 5 xoay 
quanh những vấn đề lớn đặt ra cho đất nước, dân dộc và toàn thể loài người như: 
Yêu Tổ quốc; Bảo vệ hòa bình; vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc; Bảo vệ 
môi trường..... 
IV/ THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN 
1/ Thuận lợi 
- Đa số PHHS quan tâm đến việc học tập của con em mình, kiểm 
tra bài vở thường xuyên, động viên, nhắc nhở kịp thời, giúp các em tích cực học tập 
- Phần lớn các em HS chăm ngoan, biết nghe lời thầy cô, khắc 
phục những hạn chế của mình trong học tập 
- Giáo viên được tập huấn về đổi mới PPGH 
- Giáo viên được BGH, đồng nghiệp dự giờ ; được đi dự giờ đồng nghiệp ; dự chuyên 
đề trường, chuyên đề quận, từ đó được góp ý, học hỏi, rút kinh nghiệm 
- Được sự quan tâm chỉ đạo của BGH trường, PGD nên việc đổi mới PPDH ngày 
càng nâng cao và thường xuyên hơn 
- Giáo viên dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng, không quá tải đối với HS, tạo không 
khí lớp học vui tươi, nhẹ nhàng, thoải mái 
- Trú trọng nhiều đến việc tyue6n dương, khuyến khích HS 
2/ Khó khăn : 
- Giáo viên chưa mạnh dạn trong việc đổi mới PPDH ; đổi mới 
chưa đồng bộ, chưa thường xuyên 
- Việc tổ chức hoạt động theo nhóm chưa tập trung, còn một số em 
đùa giỡn, thụ động, chưa phát huy hết vai trò của nhóm trưởng 
- Việc xếp bàn ghế theo nhóm còn gặp khó khăn ở những lớp có 
băng ghế dài 
- 6 -
- Còn một số GV phát âm chưa chuẩn, khó khắc phục 
- PPDH truyền thống vẫn còn chiếm tỉ lệ khá cao . 
- Học sinh đọc yếu còn khá nhiều . Các em đó phần lớn con gia đình lao động nghèo, 
có hoàn cảnh hết sức khó khăn, cha mẹ bỏ, sống với ông bà đã mất sức lao động . 
- Một số em đi học chưa đều vì ở nhà đi làm thuê kiếm tiền nuôi gia đình ( bữa học 
- 7 - 
bữa nghỉ ) . 
VI.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TẬP 
ĐỌC 
1/Luyện đọc 
 Mục tiêu của hoạt động này là giúp học sinh đều đọc đúng từ, câu, đoạn tiến tới đọc 
đúng, đọc hay toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng sau mỗi câu. 
 Cách tiến hành 
-Gọi 1 – 2 học sinh( khá giỏi ) đọc nối tiếp nhau từng đoạn hoặc cả bài. 
-Tổ chức cho học sinh luyện đọc cá nhân( câu, đoạn) nối tiếp nhau theo nhóm, vừa 
đọc vừa phát hiện từ, tiếng khó đọc và từ khó hiểu trong bài( ngoài các từ đã giải 
nghĩa trong phần chú giải), mỗi em có thể dùng bút chì gạch chân các từ này trong 
sách giáo khoa để cùng nhau góp ý, chia sẻ cách đọc đúng, tìm hiểu nghĩa các từ khó; 
có thể chọn lọc để báo cáo những vấn đề mà nhóm giải quyết không được để trau dồi 
trước lớp( trưởng ban học tập mỗi nhóm điều hành việc này) 
-Giáo viên bao quát kết quả làm việc của nhóm( có thể dừng lại ở một nhóm có học 
sinh yếu) yêu cầu các em đọc nối tiếp để uốn nắn, chỉnh sửa cách đọc cho học sinh 
hoặc nghe các em chia sẻ những hiểu biết xoay quanh việc học hoặc hiểu các từ khó 
trong bài, nhận xét và biểu dương kết quả luyện đọc cá nhân của các thành viên trong 
nhóm 
-Tổ chức luyện đọc trước lớp theo các hình thức: 
+ Đọc nối tiếp từng câu( đối với lớp 1, 2, 3) đoạn( đối với lớp 4, 5) theo đơn vị 
nhóm( chú ý đến những nhóm có học sinh đọc yếu). 
+ Đọc nối tiếp từng đoạn
Khuyến khích, động viên HS các nhóm nhận xét cách đọc cho nhau: âm lượng, tốc 
độ đọc, những từ, ngữ phát âm chưa đúng, cách ngắt, nghỉ,...GV cần bao quát hỗ trợ, 
uốn nắn thật nhẹ nhàng cách đọc của HS nhất là những em đọc yếu. 
- 8 - 
2) HDHS tìm hiểu bài 
Cần giao nhiệm vụ cụ thể cho HS nhằm định hướng rõ việc đọc- hiểu( đọc câu, 
đoạn hay khổ thơ nào? đọc để biết, để hiểu, nhớ hay suy nghĩ hay trao đổi với nhau 
về điều gì), từng bước hình thành cho HS thói quen tập trung chú ý khi đọc thầm để 
thu nhận thông tin 
Việc đọc hiểu cần được tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, dưới sự gợi ý, 
định hướng của giáo viên, nhóm trưởng sẽ điều khiển từng thành viên của nhóm 
mình( nêu yêu cầu tìm hiểu từng câu hỏi trong SGK, định hướng câu, đoạn đọc thầm 
cá nhân sau đó chia sẻ ý kiến bản thân trước nhóm để cùng thống nhất kết quả tìm 
hiểu. Trong quá trình HS làm việc, GV cần bao quát, nắm tình hình làm việc các 
nhóm đặc biệt cần quan tâm các nhóm có HS trung bình, yếu. ( Ví dụ: Tìm ý chính 
cho đoạn, bài đọc hoặc đặt tên khác cho bài,....). Chú ý việc làm này của GV chỉ ở 
gốc độ nhóm, do đó âm lượng trao đổi, hỗ trợ,... không để các nhóm khác phân tâm; 
không nhất thiết phải dừng lại từng câu hỏi tìm hiểu bài để kết luận trước lớp( quá 
trình tìm hiểu nội dung của học sinh các nhóm không mang tính đồng loạt). 
3) Luyện đọc lại ( Đọc diễn cảm) 
GV cần tổ chức cho HS luyện đọc cá nhân nối tiếp nhau ở từng nhóm, chú ý các 
nhóm lắng nghe để nhân xét uốn nắn cách phát âm cho HS. Trường hợp trong bài đọc 
số câu khó, đoạn khó đọc, giáo viện cần định hướng , gợi ý học sinh chia sẻ nhau 
trong nhóm để phát hiện cách đọc đúng, học hay có sự gắn kết của GV trong quá 
trình làm việc của các nhóm. 
Có thể tổ chức thêm trò chơi:‘‘ Ai đọc đúng, đọc hay ” để khuyến khích, động 
viên HS từng bước nâng cao chất lượng đọc.
VI. QUY TRÌNH DẠY TẬP ĐỌC: 
- 9 - 
1. Khởi động 
2. Ôn bài 
3. Bài mới 
o Giới thiệu bài 
4. Hoạt động cơ bản 
Đọc mục tiêu 
- GV đọc mẫu( hoặc HD khá giỏi đọc) 
- Yêu cầu HS chia đoạn- GV chốt đoạn 
- HS đọc thầm ( đọc cá nhân) tìm từ khó đọc hoặc từ khó hiểu(ngoài các từ đã có 
SGK) đọc từ khó hiểu SGK hoặc từ khó hiểu khác( giải thích từ khó hiểu) 
Chia sẻ các từ khó đọc khó hiểu trong nhóm( GV bao quát hỗ trợ các nhóm khi cần) 
- Luyện đọc đoạn trong nhóm( nhóm trưởng điều hành các bạn đọc) 
- Thi đọc các nhóm( đoạn) 
- Hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ ( đoạn hoặc câu) 
- Cho HS đọc trong nhóm, đọc trước lớp 
5. Hoạt động thực hành 
- Nhóm trưởng hướng dẫn HS đọc thầm đoạn, trả lời câu hỏi nội dung bài sau đó rút 
ra nội dung bài( căn cứ mục tiêu) 
*Luyện đọc diễn cảm( luyện đọc lại) chọn đoạn em thích 
-Nhóm trưởng hướng dẫn HS đọc thầm đoạn văn, phát hiện giọng đọc cách nhấn 
giọng 
-HS đọc diễn cảm đoạn văn 
-HS đọc diễn cảm đoạn văn theo nhóm đôi 
-Cho học sinh thi đọc diễn cảm 
 PCTHĐTQ ôn bài 
6. Hoạt động ứng dụng
-Đọc và chia sẻ cách đọc hay đọc tốt cho cha mẹ, người thân trong gia đình( tùy nội 
dung bài) 
VII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 
-Nắm vững nội dung chương trình. 
-Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng. 
-Chọn PP phù hợp với đối tượng HS. 
-Tích cực ĐMPPDH, tạo điều kiện để tất cả các em đều được đọc, được tham gia xây 
dựng bài. 
-Phát hiện và sửa sai kịp thời cho HS. 
-Tăng cường dùng PP đôi bạn học tốt. 
-GV rèn phát âm chuẩn để HS học theo. 
-Thống nhất với PHHS về thời gian đọc ở nhà. 
-Khuyến khích HS đọc sách ở thư viện lớp, thư viện trường. 
- Tạo không khí lớp học sinh động, gần gũi, thân thiện. 
-Có tinh thần học hỏi cao, khắc phục những hạn chế bản thân. 
-Dạy HS bằng cả tấm lòng của một nhà giáo. 
VIII. THỐNG KÊ KẾT QUẢ PHÂN MÔN TẬP ĐỌC– NĂM HỌC 2013-2014 
- 10 - 
Giai 
Đoạn 
TSHS 
Giỏi Khá Trung bình Yếu Trên TB 
SL % SL % SL % SL % SL % 
HKI 368 211 57 113 30.7 44 12.3 368 100 
CN 368 239 65 117 31.7 12 3.3 368 100 
Tóm lại: Việc rèn đọc cho học sinh là một việc làm khó đòi hỏi giáo viên phải kiên 
nhẫn, tránh nôn nóng. Nhiệm vụ này không phải tiến hành trong một thời gian ngắn mà 
cho kết quả tốt được , có cần được tiến hành trong thời gian dài với sự đồng bộ của các 
khối lớp. Trên đây là một số biện pháp giúp nâng c ao chất lượng dạy và học phân môn tập 
đọc lớp 5 . Song mới chỉ là kinh nghiệm nhỏ, chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Rất
mong được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, quý thầy cô để kinh nghiệm này được hoàn 
thiện hơn có ứng dụng cao hơn trong việc dạy và học. 
-Báo cáo chuyên đề: 
- Bài dạy minh họa: 
- Giáo viên dạy: 
PHÓ HIỆU TRƯỞNG Bình Thủy ngày.16.. tháng 9 năm 2014 
- 11 - 
Tập thể khối 5
12

More Related Content

What's hot

Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2 (1)
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2 (1)Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2 (1)
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2 (1)Học Huỳnh Bá
 
Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP
Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP
Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP nataliej4
 
Ảnh hưởng của Ý thức tới nhân cách lứa tuổi thanh thiếu niên
Ảnh hưởng của Ý thức tới nhân cách lứa tuổi thanh thiếu niên Ảnh hưởng của Ý thức tới nhân cách lứa tuổi thanh thiếu niên
Ảnh hưởng của Ý thức tới nhân cách lứa tuổi thanh thiếu niên Bích Phương
 
Bảng đánh giá hoạt động nhóm
Bảng đánh giá hoạt động nhómBảng đánh giá hoạt động nhóm
Bảng đánh giá hoạt động nhómDiệu Linh
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcBình Hoàng
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namMChau NTr
 
Chức năng lập kế hoạch
Chức năng lập kế hoạchChức năng lập kế hoạch
Chức năng lập kế hoạchPe Tii
 
đề Cương ôn tập quản trị nhân lực
đề Cương ôn tập quản trị nhân lựcđề Cương ôn tập quản trị nhân lực
đề Cương ôn tập quản trị nhân lựcTrinh Van
 
CÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINT
CÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINTCÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINT
CÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINTthuc bui
 
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương nataliej4
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namhainguyen01011993
 
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạtPhiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạtRiêng Trời
 
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH nataliej4
 
Kỹ năng soạn thảo văn bản
Kỹ năng soạn thảo văn bảnKỹ năng soạn thảo văn bản
Kỹ năng soạn thảo văn bảnLe Ngoc Quang
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcPhương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcJordan Nguyen
 

What's hot (20)

Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2 (1)
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2 (1)Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2 (1)
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2 (1)
 
Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP
Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP
Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP
 
Luận văn: Khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa, HAY
Luận văn: Khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa, HAYLuận văn: Khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa, HAY
Luận văn: Khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa, HAY
 
Ảnh hưởng của Ý thức tới nhân cách lứa tuổi thanh thiếu niên
Ảnh hưởng của Ý thức tới nhân cách lứa tuổi thanh thiếu niên Ảnh hưởng của Ý thức tới nhân cách lứa tuổi thanh thiếu niên
Ảnh hưởng của Ý thức tới nhân cách lứa tuổi thanh thiếu niên
 
Bảng đánh giá hoạt động nhóm
Bảng đánh giá hoạt động nhómBảng đánh giá hoạt động nhóm
Bảng đánh giá hoạt động nhóm
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
 
Chức năng lập kế hoạch
Chức năng lập kế hoạchChức năng lập kế hoạch
Chức năng lập kế hoạch
 
đề Cương ôn tập quản trị nhân lực
đề Cương ôn tập quản trị nhân lựcđề Cương ôn tập quản trị nhân lực
đề Cương ôn tập quản trị nhân lực
 
Luận văn: Tự đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo ở Học viện
Luận văn: Tự đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo ở Học việnLuận văn: Tự đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo ở Học viện
Luận văn: Tự đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo ở Học viện
 
Luận văn: Dạy và học phân số ở bậc tiểu học Lào, HOT, 9đ
Luận văn: Dạy và học phân số ở bậc tiểu học Lào, HOT, 9đLuận văn: Dạy và học phân số ở bậc tiểu học Lào, HOT, 9đ
Luận văn: Dạy và học phân số ở bậc tiểu học Lào, HOT, 9đ
 
CÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINT
CÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINTCÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINT
CÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINT
 
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạtPhiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
 
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
 
Kỹ năng soạn thảo văn bản
Kỹ năng soạn thảo văn bảnKỹ năng soạn thảo văn bản
Kỹ năng soạn thảo văn bản
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đLuận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcPhương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học
 

Similar to Chuyên đề tđ 11-12

Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Đinh Song
 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...TieuNgocLy
 
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...NuioKila
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS nataliej4
 
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Học Tập Long An
 
DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...
DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...
DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anh
Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anhSáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anh
Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anhnataliej4
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhlemaidkt
 
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinhSkkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinhnguyenduy4121
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...lemaidkt
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhnguyenduy4121
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...lemaidkt
 
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinhDay hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinhlemaidkt
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...anh hieu
 
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănSkkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănjackjohn45
 
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn nataliej4
 

Similar to Chuyên đề tđ 11-12 (20)

Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
 
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
 
Đề tài: Sử dụng phương pháp cặp - nhóm trong giảng dạy Tiếng anh 10
Đề tài: Sử dụng phương pháp cặp - nhóm trong giảng dạy Tiếng anh 10Đề tài: Sử dụng phương pháp cặp - nhóm trong giảng dạy Tiếng anh 10
Đề tài: Sử dụng phương pháp cặp - nhóm trong giảng dạy Tiếng anh 10
 
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạoPhương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
 
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
 
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh Thpt
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh ThptKhoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh Thpt
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh Thpt
 
DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...
DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...
DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...
 
Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anh
Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anhSáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anh
Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anh
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinhSkkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
 
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinhDay hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
 
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănSkkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
 
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
 
Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAYĐề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
 

More from Min Ku

Hoidongtuquan5 a1 (1)
Hoidongtuquan5 a1 (1)Hoidongtuquan5 a1 (1)
Hoidongtuquan5 a1 (1)Min Ku
 
Thông tin ttnn thông tin vpđ (1)
Thông tin ttnn thông tin vpđ (1)Thông tin ttnn thông tin vpđ (1)
Thông tin ttnn thông tin vpđ (1)Min Ku
 
Danh sách học phần trong khung kế hoạch học tập
Danh sách học phần trong khung kế hoạch học tậpDanh sách học phần trong khung kế hoạch học tập
Danh sách học phần trong khung kế hoạch học tậpMin Ku
 
Thông báo học bổng nguyễn trường tộ (1)
Thông báo học bổng nguyễn trường tộ (1)Thông báo học bổng nguyễn trường tộ (1)
Thông báo học bổng nguyễn trường tộ (1)Min Ku
 
Thông báo học bổng nguyễn trường tộ
Thông báo học bổng nguyễn trường tộThông báo học bổng nguyễn trường tộ
Thông báo học bổng nguyễn trường tộMin Ku
 
Danh sách học phần trong khung kế hoạch học tập
Danh sách học phần trong khung kế hoạch học tậpDanh sách học phần trong khung kế hoạch học tập
Danh sách học phần trong khung kế hoạch học tậpMin Ku
 

More from Min Ku (6)

Hoidongtuquan5 a1 (1)
Hoidongtuquan5 a1 (1)Hoidongtuquan5 a1 (1)
Hoidongtuquan5 a1 (1)
 
Thông tin ttnn thông tin vpđ (1)
Thông tin ttnn thông tin vpđ (1)Thông tin ttnn thông tin vpđ (1)
Thông tin ttnn thông tin vpđ (1)
 
Danh sách học phần trong khung kế hoạch học tập
Danh sách học phần trong khung kế hoạch học tậpDanh sách học phần trong khung kế hoạch học tập
Danh sách học phần trong khung kế hoạch học tập
 
Thông báo học bổng nguyễn trường tộ (1)
Thông báo học bổng nguyễn trường tộ (1)Thông báo học bổng nguyễn trường tộ (1)
Thông báo học bổng nguyễn trường tộ (1)
 
Thông báo học bổng nguyễn trường tộ
Thông báo học bổng nguyễn trường tộThông báo học bổng nguyễn trường tộ
Thông báo học bổng nguyễn trường tộ
 
Danh sách học phần trong khung kế hoạch học tập
Danh sách học phần trong khung kế hoạch học tậpDanh sách học phần trong khung kế hoạch học tập
Danh sách học phần trong khung kế hoạch học tập
 

Chuyên đề tđ 11-12

  • 1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN BÌNH THỦY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH THỦY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc - 1 - Bình Thủy, ngày 16 tháng 9 năm 2014 CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5 I.ĐỐI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1.Khái niệmvề phương pháp dạy học Phương pháp chính là cách thức làm việc của 1 chủ thể, cách thức này tùy thuộc vào nội dung vì “ phương pháp là sự vận động bên trong của nội dung ’’ Phương pháp dạy học là hệ thống những cách thức hoạt động ( bao gồm các hành động và thao tác ) của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ dạy học. Phương pháp dạy : phương pháp tổ chức nhận thức, phương pháp điều khiển các hoạt động trí tuệ và thực hành, phương pháp giáo dục ý thức và thái độ đúng đắn cho HS. Phương pháp học : phương pháp nhận thức và rèn luyện để hình thành hệ thóng tri thức và kĩ năng thực hành, hình thành nhân cách người học. 2.Thế nào là đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học? Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học là đổi mới cách phát triển các phương pháp, đổi mới phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để để các ưu điểm của phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tích cực, chủ động và sáng tạo của HS. Vậy mục đích của đổi mới phương pháp là làm cho HS thực sự tích cực chủ động, tự giác, luôn trăn trở, tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội và cách thức để có được tri thức nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Có thể hiểu đổi mới phương pháp dạy học( PPDH) là đổi mới cách thực hiện PPDH.
  • 2. Như vậy, đổi mới PPDH không phải là sự thay thế các phương pháp quên thuộc hiện có bằng phương pháp mới lạ. Thực chất phải hiểu lại cho đúng cách làm, cách tiến hình các PPDH và cách linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng nó ở những hoàn cảnh và tình huống khác nhau để PPDH có tác động tích cực đến người học. 1. Vì sao phải đối mới phương pháp dạy học? Vì sự phát triển của Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước đòi hỏi con người mới năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường có năng lực giải quyết vấn đề. Thế giới chuyển sang thời kì kinh tế tri thức, cho nên việc đầu tư vào chất xám là cách đầu tư hiệu quả nhất cho sự hưng thịnh của mỗi quốc gia. Mục tiêu, nội dung chương trình Giáo dục tiểu học và cách đánh giá đã thay đổi buộc chúng ta phải đổi mới ở hai môn Toán và Tiếng Việt mà tất cả các môn học của Tiểu học cũng cần phải đổi mới để học sinh bắt kịp vào nhịp sống ngày càng phát triển của xã hội. 2.Đổi mới phương pháp tổ chức dạy học phân môn Tập đọc Lớp 5 Đổi mới phương pháp dạy dạy học được coi là yếu tố vô cùng quan trọng mà giáo viên phải hết sức quan tâm khi dạy phân môn tập đọc, cụ thể khi dạy, giáo viên cần chú ý: -Vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp, nhiều hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh là một trong những đặc điểm lớn nhất của phương pháp dạy học nói chung. Đổi mới phương pháp dạy môn này là ở chỗ biết kết hợp sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các hình thức tổ chức lớp học và các PPDH theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh. -Những phương pháp đặc biệt chú ý khi giảng dạy phân môn tập đọc là: giáo viên cần nghiên cứu tài liệu, tham khảo sách giáo khoa.... để xác định mục tiêu( kiến thức, kỹ năng, thái độ) cho đúng và phù hợp với ba đối tượng của học sinh theo yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Lựa chọn phương pháp cách tổ chức tiến hành giờ giảng dạy trên lớp bám sát quy trình đặc điểm của tiết dạy chuẩn bị đồ dùng thao tác thành thạo. Phân nhóm học tập ( thảo luận nhóm) thay đổi thành viên trong nhóm đảm bảo các nhóm đều có cả 3 đối tượng học sinh. - 2 -
  • 3. -Cần chuẩn bị trước bài ở nhà căn cứ vào khóa biểu hàng ngày để các em chuẩn bị - 3 - bài cho chu đáo. -Hình thức chuẩn bị: Các em xem trước bài, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh...( tất cả các học sinh đều phải chuẩn bị). -Điều kiện về cơ sở vật chất( phòng học, bàn ghế, các phương tiện hỗ trợ....) để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp. I/ ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Vị trí tầm quan trọng của môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học Trên đất nước ta, mỗi dân tộc đều có truyền thống văn hóa riêng, tiếng nói riêng . Trong đó, Tiếng Việt là tiếng phổ biến và hoàn thiện nhất, có khả năng đáp ứng được mọi yêu cầu giao tiếp và thẩm mỹ giao tiếp của xã hội – Là tiếng nói phổ thông của cả nước, có vai trò quan trọng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam . Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh . Năng lực hoạt động ngôn ngữ thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với bốn kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết . Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn cho học sinh các thao tác tư duy chủ động linh hoạt. Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng , giàu đẹp của Tiếng Việt. Bồi dưỡng cho HS tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng , giàu đẹp của Tiếng Việt. 2. Vị trí tầm quan trọng của phân môn Tập đọc. Tập đọc là một phân môn Tiếng Việt trong bậc tiểu học . Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng đối với học sinh ở bậc học đầu tiên tro ng trường phổ thông . Phân môn tập đọc đã góp phần bồi dưỡng cho học sinh tình yêu cái đẹp, cái thiện, tính trung thực, lòng tốt, lẽ phải và sự công bằng của xã hội, góp phần hình thành lòng yêu mến và thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam .
  • 4. Tập đọc là phân môn đảm nhiệm sự hình thành và phát triển cho HS kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của HS Tiểu học, giúp HS chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Đồng thời , cũng rèn cho HS kĩ năng nghe, hiểu , cảm thụ cái hay, vẻ đẹp của Tiếng Việt , tạo cho HS ý chí vượt khó trong học tập, có niềm tin với kết quả học tập của mình. 3.Nhiệm vụ của dạy Tập đọc ở Tiểu học Tập đọc là phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho HS. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: đọc đúng, đọc nhanh ( đọc lưu loát, trôi chảy) đọc có ý thức( thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kỹ năng này được hình thành từ hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời đồng thời hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ năng khác. Ví dụ: đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại, nếu không không hiểu mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được. Nhiều khi khó nói được rạch ròi kĩ năng nào làm cơ sở cho kĩ năng nào nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc được đúng. Vì vậy, trong dạy đọc không thể xem nhẹ yếu tố nào. Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho học sinh. Làm cho sách trở thành món ăn tinh thần trong trường học, đó là một trong những điều kiện để trường học trở thành trung tâm văn hóa. Nói cách khác, thông qua việc dạy đọc, phải làm cho học sinh thích thú đọc và thấy được khả năng đọc là có lợi cho các em trong cả cuộc đời, thấy được đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình cuộc sóng trí tuệ đầy đủ và phát triển. Vì việc đọc không thể tách rời những nội dung được đọc nên bên cạnh nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc, giáo dục yêu sách, phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ: -Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. -Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh -Giáo dục tư tưởng, đạo đức tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho HS - 4 -
  • 5. 4.Thực trạng của việc dạy học phân môn tập đọc : * Học sinh : nhìn chung, đa số các em đã biết cách đọc, đọc khá đúng, rõ ràng, đảm bảo tốc độ chung, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết cách đọc thầm, hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài, nắm khá tốt nội dung câu, đoạn, cả bài. Bên cạnh đó, còn một số em mắc hạn chế nhất định khi học phân môn tập đọc như : - Đọc chưa chuẩn - Ngắt nghỉ hơi chưa phù hợp - Giọng đọc còn ê a, lí nhí - Đọc chậm, đọc thêm bớt từ, thêm bớt dấu thanh, đọc ngọng - Chưa biết cách đọc thầm để tìm hiểu nội dung bài - Đọc nguyên văn bản khi trả lời câu hỏi ( chưa biết cách tóm ý, diễn đạt ) - Chưa tích cực trong quá trình tìm hiểu bài - Tìm ý đoạn, nội dung bài rất chậm - 5 - * Giáo viên : - Phát âm chưa chuẩn ( do ảnh hưởng phương ngữ ) - Ngắt nghỉ hơi một số văn bản chưa phù hợp chưa quan tâm nhiều đến rèn đọc diễn cảm - Chưa phát huy tối đa việc hoạt động nhóm  Nguyên nhân: Kỹ năng vận dụng, phối hợp các phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học trên lớp của một số GV còn hạn chế, chưa đổi mới phương pháp dạy học hoặc đổi mới còn mang tính hình thức..... Trước thực trạng trên đòi hỏi GV phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Đó là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, trong đó GV đóng vai trò tổ chức các hoạt động của HS.Làm thế nào để mỗi HS đều được hoạt động được bộc lộ mình và phát triển. Đó là lí do Tập thể khối 5 chọn chuyên đề “ Nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tập đọc”.
  • 6. II.CẤU TRÚC NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Toàn bộ các bài tập đọc ở lớp 1,2,3 đều được xây dựng theo các chủ điểm: Nhà trường; Gia đình; Xã hội và Thiên nhiên. Các chủ điểm được mở rộng và nâng cao ở mỗi lớp. Lớp 4, các chủ điểm phản ánh những phương diện khác nhau của con người, cụ thể là: Nhân hậu; Trung thực; Dũng cảm;...... Lớp 5 xoay quanh những vấn đề lớn đặt ra cho đất nước, dân dộc và toàn thể loài người như: Yêu Tổ quốc; Bảo vệ hòa bình; vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc; Bảo vệ môi trường..... IV/ THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN 1/ Thuận lợi - Đa số PHHS quan tâm đến việc học tập của con em mình, kiểm tra bài vở thường xuyên, động viên, nhắc nhở kịp thời, giúp các em tích cực học tập - Phần lớn các em HS chăm ngoan, biết nghe lời thầy cô, khắc phục những hạn chế của mình trong học tập - Giáo viên được tập huấn về đổi mới PPGH - Giáo viên được BGH, đồng nghiệp dự giờ ; được đi dự giờ đồng nghiệp ; dự chuyên đề trường, chuyên đề quận, từ đó được góp ý, học hỏi, rút kinh nghiệm - Được sự quan tâm chỉ đạo của BGH trường, PGD nên việc đổi mới PPDH ngày càng nâng cao và thường xuyên hơn - Giáo viên dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng, không quá tải đối với HS, tạo không khí lớp học vui tươi, nhẹ nhàng, thoải mái - Trú trọng nhiều đến việc tyue6n dương, khuyến khích HS 2/ Khó khăn : - Giáo viên chưa mạnh dạn trong việc đổi mới PPDH ; đổi mới chưa đồng bộ, chưa thường xuyên - Việc tổ chức hoạt động theo nhóm chưa tập trung, còn một số em đùa giỡn, thụ động, chưa phát huy hết vai trò của nhóm trưởng - Việc xếp bàn ghế theo nhóm còn gặp khó khăn ở những lớp có băng ghế dài - 6 -
  • 7. - Còn một số GV phát âm chưa chuẩn, khó khắc phục - PPDH truyền thống vẫn còn chiếm tỉ lệ khá cao . - Học sinh đọc yếu còn khá nhiều . Các em đó phần lớn con gia đình lao động nghèo, có hoàn cảnh hết sức khó khăn, cha mẹ bỏ, sống với ông bà đã mất sức lao động . - Một số em đi học chưa đều vì ở nhà đi làm thuê kiếm tiền nuôi gia đình ( bữa học - 7 - bữa nghỉ ) . VI.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TẬP ĐỌC 1/Luyện đọc  Mục tiêu của hoạt động này là giúp học sinh đều đọc đúng từ, câu, đoạn tiến tới đọc đúng, đọc hay toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng sau mỗi câu.  Cách tiến hành -Gọi 1 – 2 học sinh( khá giỏi ) đọc nối tiếp nhau từng đoạn hoặc cả bài. -Tổ chức cho học sinh luyện đọc cá nhân( câu, đoạn) nối tiếp nhau theo nhóm, vừa đọc vừa phát hiện từ, tiếng khó đọc và từ khó hiểu trong bài( ngoài các từ đã giải nghĩa trong phần chú giải), mỗi em có thể dùng bút chì gạch chân các từ này trong sách giáo khoa để cùng nhau góp ý, chia sẻ cách đọc đúng, tìm hiểu nghĩa các từ khó; có thể chọn lọc để báo cáo những vấn đề mà nhóm giải quyết không được để trau dồi trước lớp( trưởng ban học tập mỗi nhóm điều hành việc này) -Giáo viên bao quát kết quả làm việc của nhóm( có thể dừng lại ở một nhóm có học sinh yếu) yêu cầu các em đọc nối tiếp để uốn nắn, chỉnh sửa cách đọc cho học sinh hoặc nghe các em chia sẻ những hiểu biết xoay quanh việc học hoặc hiểu các từ khó trong bài, nhận xét và biểu dương kết quả luyện đọc cá nhân của các thành viên trong nhóm -Tổ chức luyện đọc trước lớp theo các hình thức: + Đọc nối tiếp từng câu( đối với lớp 1, 2, 3) đoạn( đối với lớp 4, 5) theo đơn vị nhóm( chú ý đến những nhóm có học sinh đọc yếu). + Đọc nối tiếp từng đoạn
  • 8. Khuyến khích, động viên HS các nhóm nhận xét cách đọc cho nhau: âm lượng, tốc độ đọc, những từ, ngữ phát âm chưa đúng, cách ngắt, nghỉ,...GV cần bao quát hỗ trợ, uốn nắn thật nhẹ nhàng cách đọc của HS nhất là những em đọc yếu. - 8 - 2) HDHS tìm hiểu bài Cần giao nhiệm vụ cụ thể cho HS nhằm định hướng rõ việc đọc- hiểu( đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào? đọc để biết, để hiểu, nhớ hay suy nghĩ hay trao đổi với nhau về điều gì), từng bước hình thành cho HS thói quen tập trung chú ý khi đọc thầm để thu nhận thông tin Việc đọc hiểu cần được tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, dưới sự gợi ý, định hướng của giáo viên, nhóm trưởng sẽ điều khiển từng thành viên của nhóm mình( nêu yêu cầu tìm hiểu từng câu hỏi trong SGK, định hướng câu, đoạn đọc thầm cá nhân sau đó chia sẻ ý kiến bản thân trước nhóm để cùng thống nhất kết quả tìm hiểu. Trong quá trình HS làm việc, GV cần bao quát, nắm tình hình làm việc các nhóm đặc biệt cần quan tâm các nhóm có HS trung bình, yếu. ( Ví dụ: Tìm ý chính cho đoạn, bài đọc hoặc đặt tên khác cho bài,....). Chú ý việc làm này của GV chỉ ở gốc độ nhóm, do đó âm lượng trao đổi, hỗ trợ,... không để các nhóm khác phân tâm; không nhất thiết phải dừng lại từng câu hỏi tìm hiểu bài để kết luận trước lớp( quá trình tìm hiểu nội dung của học sinh các nhóm không mang tính đồng loạt). 3) Luyện đọc lại ( Đọc diễn cảm) GV cần tổ chức cho HS luyện đọc cá nhân nối tiếp nhau ở từng nhóm, chú ý các nhóm lắng nghe để nhân xét uốn nắn cách phát âm cho HS. Trường hợp trong bài đọc số câu khó, đoạn khó đọc, giáo viện cần định hướng , gợi ý học sinh chia sẻ nhau trong nhóm để phát hiện cách đọc đúng, học hay có sự gắn kết của GV trong quá trình làm việc của các nhóm. Có thể tổ chức thêm trò chơi:‘‘ Ai đọc đúng, đọc hay ” để khuyến khích, động viên HS từng bước nâng cao chất lượng đọc.
  • 9. VI. QUY TRÌNH DẠY TẬP ĐỌC: - 9 - 1. Khởi động 2. Ôn bài 3. Bài mới o Giới thiệu bài 4. Hoạt động cơ bản Đọc mục tiêu - GV đọc mẫu( hoặc HD khá giỏi đọc) - Yêu cầu HS chia đoạn- GV chốt đoạn - HS đọc thầm ( đọc cá nhân) tìm từ khó đọc hoặc từ khó hiểu(ngoài các từ đã có SGK) đọc từ khó hiểu SGK hoặc từ khó hiểu khác( giải thích từ khó hiểu) Chia sẻ các từ khó đọc khó hiểu trong nhóm( GV bao quát hỗ trợ các nhóm khi cần) - Luyện đọc đoạn trong nhóm( nhóm trưởng điều hành các bạn đọc) - Thi đọc các nhóm( đoạn) - Hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ ( đoạn hoặc câu) - Cho HS đọc trong nhóm, đọc trước lớp 5. Hoạt động thực hành - Nhóm trưởng hướng dẫn HS đọc thầm đoạn, trả lời câu hỏi nội dung bài sau đó rút ra nội dung bài( căn cứ mục tiêu) *Luyện đọc diễn cảm( luyện đọc lại) chọn đoạn em thích -Nhóm trưởng hướng dẫn HS đọc thầm đoạn văn, phát hiện giọng đọc cách nhấn giọng -HS đọc diễn cảm đoạn văn -HS đọc diễn cảm đoạn văn theo nhóm đôi -Cho học sinh thi đọc diễn cảm  PCTHĐTQ ôn bài 6. Hoạt động ứng dụng
  • 10. -Đọc và chia sẻ cách đọc hay đọc tốt cho cha mẹ, người thân trong gia đình( tùy nội dung bài) VII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: -Nắm vững nội dung chương trình. -Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng. -Chọn PP phù hợp với đối tượng HS. -Tích cực ĐMPPDH, tạo điều kiện để tất cả các em đều được đọc, được tham gia xây dựng bài. -Phát hiện và sửa sai kịp thời cho HS. -Tăng cường dùng PP đôi bạn học tốt. -GV rèn phát âm chuẩn để HS học theo. -Thống nhất với PHHS về thời gian đọc ở nhà. -Khuyến khích HS đọc sách ở thư viện lớp, thư viện trường. - Tạo không khí lớp học sinh động, gần gũi, thân thiện. -Có tinh thần học hỏi cao, khắc phục những hạn chế bản thân. -Dạy HS bằng cả tấm lòng của một nhà giáo. VIII. THỐNG KÊ KẾT QUẢ PHÂN MÔN TẬP ĐỌC– NĂM HỌC 2013-2014 - 10 - Giai Đoạn TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu Trên TB SL % SL % SL % SL % SL % HKI 368 211 57 113 30.7 44 12.3 368 100 CN 368 239 65 117 31.7 12 3.3 368 100 Tóm lại: Việc rèn đọc cho học sinh là một việc làm khó đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn, tránh nôn nóng. Nhiệm vụ này không phải tiến hành trong một thời gian ngắn mà cho kết quả tốt được , có cần được tiến hành trong thời gian dài với sự đồng bộ của các khối lớp. Trên đây là một số biện pháp giúp nâng c ao chất lượng dạy và học phân môn tập đọc lớp 5 . Song mới chỉ là kinh nghiệm nhỏ, chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Rất
  • 11. mong được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, quý thầy cô để kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn có ứng dụng cao hơn trong việc dạy và học. -Báo cáo chuyên đề: - Bài dạy minh họa: - Giáo viên dạy: PHÓ HIỆU TRƯỞNG Bình Thủy ngày.16.. tháng 9 năm 2014 - 11 - Tập thể khối 5
  • 12. 12