SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
Download to read offline
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Dạy học theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm được cụ thể hóa trong
khoản 2, điều 28, Luật giáo dục năm 2005, cụ thể: “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả
năng tự làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Việc
giảng dạy tăng cường tính tích cực là một hướng nghiên cứu đáp ứng những yêu cầu
đặt ra.
Trong điều kiện đất nước có nhiều đổi mới, từ kinh tế đến xã hội đều phát
triển, đòi hỏi nền giáo dục nước nhà cũng phải thay đổi, cũng phải phát triển phù
hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Một trong những đổi mới của giáo
dục là phải đổi mới phương pháp dạy của người thầy và phương pháp học của trò,
trong đó đề cao vai trò chủ thể nhận thức của người học.
Môn Địa lí trong trường phổ thông cùng với những môn học khác tạo nên
nền tảng kiến thức phổ thông cho học sinh. So với nhiều môn học khác thì Địa lí là
môn học có nhiều mảng kiến thức thích hợp thực hiện dạy học theo quan điểm lấy
người học làm trung tâm.
Thực tiễn giáo dục hiện nay tại các trường phổ thông chịu sự tác động của
nhiều nhân tố. Từ việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, kinh tế xã hội phát
triển, những dịch vụ cũng phát triển, tệ nạn xã hội, tâm lý nhận thức học sinh thay
đổi đã tác động nhiều đến quá trình dạy học hiện tại.
Trường THPT Thiên Hộ Dương được thành lập vào năm 2007, so với các
trường khác trong Tỉnh thì Thiên Hộ Dương là trường mới thành lập, đội ngũ giáo
viên, cơ sở vật chất và truyền thống của Trường đang được xây dựng. Với vị trí tọa
lạc tại Phường 6, Thành Phố Cao Lãnh, mặc dù thuộc địa phận thành phố nhưng về
cơ bản là một trường vùng ven, không khác gì so với một trường vùng nông thôn.
4
Với ưu thế là một trường mới thành lập, cơ sở vật chất đang trên đà được đầu
tư, giáo viên trẻ, tích cực năng động và gần trường Đại học Đồng Tháp, rất thuận lợi
để tác giả thực hiện đề tài, vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Vận dụng phương pháp
dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường trung học phổ thông Thiên Hộ
Dương” làm đề tài nghiên cứu khoa học trong năm học 2011 – 2012.
2. Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu của đề tài là vận dụng những phương pháp dạy học tích cực vào
giảng dạy Địa lí ở trường phổ thông, cụ thể trường THPT Thiên Hộ Dương.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục tiêu của đề tài, những nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện:
- Tìm hiểu lí luận cơ bản về quá trình dạy học, về những phương pháp
dạy học nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập.
- Tìm hiểu về thực tế việc giảng dạy địa lí tại trường trung học phổ
thông Thiên Hộ Dương, trên cơ sở thực tế quá trình dạy học, tác giả kết hợp với
những giáo viên tại trường nhằm vận dụng những phương pháp dạy học nhằm tăng
cường tính tích cực của học sinh vào quá trình dạy học địa lí.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài quá trình dạy học tích cực môn địa lí ở
trường phổ thông.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trường trung học phổ thông Thiên Hộ Dương, cụ thể học sinh khối lớp 10 và
lớp 12.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Trên cơ sở mục tiêu của đề tài, tác giả tìm những tài liệu phân tích quá trình
dạy học địa lí ở trường phổ thông, từ đó tác giả đối chiếu, so sánh và phân tích đặc
điểm quá trình dạy học ở trường THPT Thiên Hộ Dương nhằm đưa ra những nhận
định cho hướng thực hiện của đề tài.
Tác giả nghiên cứu hệ thống tài liệu về phương pháp dạy học, đặc biệt là hệ
thống phương pháp dạy học nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh.
Tác giả sưu tầm những tài liệu trình bày về những kỹ thuật thực hiện các
phương pháp dạy học tích cực.
5
Trên cơ sở những tài liệu thu thập, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp
nhằm vận dụng vào cụ thể ở trường phổ thông.
6.2. Phương pháp quan sát
Tác giả tiến hành quan sát quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông
Thiên Hộ Dương, từ đó định hướng thực hiện đề tài và đưa ra những đề xuất, giải
pháp hợp lí cho việc dạy học tăng cường tính tích cực của người học, cụ thể như
phương pháp phỏng vấn, phương pháp thảo luận nhóm. Cụ thể:
+ Phương pháp phỏng vấn: tác giả tiến hành phỏng vấn giáo viên về thực
tiễn quá trình dạy học địa lí tại trường; tác giả tiến hành phỏng vấn học sinh tại
trường về phương pháp học tập môn Địa lí của học sinh; tác giả tiến hành phỏng
vấn những nhà quản lí của Trường…
+ Phương pháp thảo luận nhóm: tác giả tiến hành trao đổi với những giáo
viên giảng dạy địa lí tại trường, cùng thảo luận về việc vận dụng những phương
pháp cũng như những kỹ thuật nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh trong
quá trình học tập.
6.3. Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm dựa trên quá trình giảng dạy thực tế của giáo viên, từ
đó rút ra những nhận xét việc vận dụng dạy học nhằm tăng cường tính tích cực của
học sinh trong quá trình dạy học. Trên cơ sở thực nghiệm từng giờ dạy, đút kết kinh
nghiệm và vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm tăng cường tính tích cực của
học sinh trong quá trình giảng dạy.
7. Lịch sử nghiên cứu đề tài
- Quan điểm giảng dạy địa lí trong trường phổ thông theo hướng tăng cường
tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học đã và đang được nghiên cứu,
những kết quả nghiên cứu cụ thể như:
+ Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, Lí luận dạy học Địa lí, NXB ĐHSP
Hà Nội, 2003. Trong tài liệu trên, nhóm tác giả đã phân tích hệ thống phương pháp
dạy học nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học địa lí ở
trường phổ thông. Bên cạnh đó, tài liệu cũng đã đưa ra những yếu tố tác động đến
dạy và học tích cực hiện nay ở trường phổ thông.
6
+ Đặng Văn Đức, Lí luận dạy học địa lí đại cương, NXBĐHSP Hà Nội,
2005. Giáo trình cũng đã cung cấp đầy đủ hệ thống những phương pháp giảng dạy
nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học Địa lí.
+ Nguyễn Đức Vũ, Phương pháp dạy học Địa lí ở trường phổ thông, NXB
Giáo dục, 2005. Tài liệu cũng chỉ ra đặc điểm của quá trình dạy học địa lí ở trường
phổ thông và đưa ra hệ thống những phương pháp dạy học nhằm tăng cường tính
tích cực của học sinh trong quá trình dạy học.
- Bên cạnh những tài liệu trên, hệ thống lí luận về dạy học tích cực như:
+ G.S TSKH Thái Duy Tiên, Viện khoa học giáo dục với bài báo “Phát huy
tính tích cực nhận thức của người học”. Trong bài viết, tác giả đã phân tích rất rõ
những nhân tố tác động tích cực đến quá trình dạy học địa lí hiện nay. Đặc biệt, tác
giả đã phân tích rất rõ những nhân tố bên ngoài (môi trường xã hội) tác động rất
nhiều đến dạy học tích cực.
+ Nguyễn Ngọc Quang cũng đã phân tích bản chất của quá trình dạy học nói
chung và những đặc điểm của các thành tố tạo thành quá trình dạy học.
- Những công trình khoa học trên là cơ sở tác giả tiến hành vận dụng những
phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy ở trường phổ thông, cụ thể là trường
THPT Thiên Hộ Dương.
8. Giả thuyết khoa học
Đề tài phân tích rõ thực tiễn quá trình dạy học tại trường phổ thông hiện nay,
từng bước vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm tăng cường vai trò tích cực,
chủ động của học sinh vào quá trình dạy học.
9. Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Vận dụng dạy học tích cực vào trường THPT Thiên Hộ Dương.
2.1. Vận dụng sơ đồ nội dung môn Địa lí ở trường phổ thông vào giảng dạy
2.2. Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
2.3. Sử dụng phương tiện, thiết bị truyền thống vào giảng dạy
2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
2.5. Kỹ thuật khơi gợi động cơ, tạo và duy trì hứng thú của học sinh
2.6. Vận dụng dạy học tích cực vào giảng dạy tại trường THPT THD
Chương 3: Thực nghiệm
7
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Quá trình dạy học địa lí ở trường phổ thông
“Quá trình dạy học là một quá trình dưới sự hướng dẫn, tổ chức, điều khiển
của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, biết tự tổ chức, tự điều
khiển hoạt động nhận thức, hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện tốt mục
tiêu dạy học”[1, trang 26].
Trên cơ sở phân tích định nghĩa quá trình dạy học, những điểm cần chú ý khi
tiến hành các thao tác có liên quan đến quá trình dạy học:
Hoạt động dạy: là quá trình tổ chức nhận thức cho học sinh của người giáo
viên.
Bản chất của dạy học là tổ chức các tình huống học tập, các tình huống gia
cố, trong đó học sinh sẽ hoạt động tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm
đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học.
Trong quá trình này, học sinh luôn luôn phải hoạt động tích cực, giáo viên
luôn tăng cường cũng cố kiến thức cho học sinh, khen thưởng, xác nhận một cách
kịp thời.
Hoạt động học tập: là một quá trình hoạt động tự giác, tích cực của học sinh
nhằm lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển trí tuệ, thể chất và hình thành nhân
cách của bản thân.
Bản chất của học tập là quá trình tiếp thu, xử lí thông tin bằng các hành động
trí tuệ và chân tay, dựa vào vốn sinh học và vốn kinh nghiệm đã có của cá nhân, từ
đó có được tri thức, kĩ năng, thái độ mới.
Như vậy, trong học bao giờ cũng có tự học, không thể có ai học thay được.
Tuy nhiên chúng ta muốn nhấn mạnh tự học là nói tới sự tự giác, tích cực và độc lập
cao.
Có nhiều cách học: học có chủ định và không có chủ định, học bền vững (có
thể phát triển lên được) và học không bền vững, học bị động theo kiểu hình thành
phản xạ có điều kiện cổ điển, còn gọi là điều kiện của Pavlop, học chủ động theo
8
kiểu điều kiện hoá tác động của B. F. Skinner, học giáp mặt (với thầy), học từ xa.
Cần kết hợp nhiều cách học để có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả.
Quá trình dạy học là một hệ thống cân bằng động, gồm nhiều nhân tố tác
động qua lại lẫn nhau theo những quy luật và nguyên tắc nhất định nhằm thực hiện
các nhiệm vụ dạy học, nhiệm vụ đạt chất lượng và hiệu quả dạy học.
Dạy học về bản chất là một quá trình thiết kế và góp phần thi công của người
giáo viên. Còn học tập về bản chất là một quá trình tự thiết kế và trực tiếp thi công
của người học sinh có sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên nhằm đạt chất lượng và
hiệu quả dạy học.
Trên cơ sở nghiên cứu những thành tố cơ bản của quá trình dạy học, để đề tài
đạt kết quả như mục tiêu đề ra, tác giả phải nghiên cứu những nội dung cơ bản sau:
phương pháp dạy học của giáo viên; phương tiện kỹ thuật vận dụng vào bài dạy;
tâm sinh lý học sinh; hoạt động của học sinh; những hình thức kiểm tra, đánh giá cơ
bản; nội dung môn địa lí ở trường phổ thông.
1.1.2. Tính tích cực
Có nhiều quan điểm khác nhau về tính tích cực của học sinh trong học tập
Tích cực trong học tập là hoàn thành một cách chủ động, tự giác có nghị lực,
có hướng đích rõ rệt, có sáng kiến và đầy hào hứng, những hành động trí óc và chân
tay nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo, vận dụng chúng vào trong học tập
và thực tiễn.
Tính tích cực trong hoạt động học tập là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở
khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri
thức. Lĩnh hội những tri thức của loài người đồng thời tìm kiếm “khám phá” ra
những hiểu biết mới cho bản thân. Qua đó sẽ thông hiểu, ghi nhớ những gì đã tiếp
thu được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình.
Tính tích cực nhận thức trong học tập liên quan với động cơ học tập. Động
cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai
yếu tố tâm lí tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh ra nếp tư duy độc lập. Suy
nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo và ngược lại.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về tính tích cực của học sinh, tuy nhiên,
tất cả những quan điểm trên đều có những dấu hiệu như: hăng hái, chủ động, tự giác
9
tham gia các hoạt động học tập, thích tìm tòi khám phá những điều chưa biết dựa trên
những cái đã biết. Sáng tạo vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
Các cấp độ của tính tích cực:
+ Bắt chước: cố gắng thực hiện theo các mẫu hành động của thầy của bạn…
+ Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác
nhau về một vấn đề …
+ Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới độc đáo hữu hiệu.
Trên cơ sở phân tích những nội dung cơ bản của tính tích cực, một điều quan
trọng muốn học sinh học theo quan điểm này thì giáo viên phải tạo ra được một cảm
giác mới, lạ, thu hút sự chú ý của học sinh trong bài dạy của mình.
1.1.3. Phương tiện, thiết bị trong dạy học hiện nay
Khoa học đã chứng minh, khi ta vận dụng tất cả các giác quan của học sinh
vào quá trình dạy học thì hiệu quả sẽ cao hơn những hoạt động thông thường, cụ
thể:
Bảng 1. Vai trò các giác quan trong việc học [1, trang 320]
Trong việc tiếp thu tri thức (%) Trong việc lưu giữ tri thức (%)
Nếm: 1 Nghe: 20
Sờ: 1,5 Nhìn: 30
Ngửi: 3,5 Nghe + nhì: 50
Nghe: 11 Tự trình bày: 80
Nhìn: 83 Tự trình bày và làm: 90
Vì vậy, nghiên cứu vận dụng những phương tiện vào quá trình dạy học sẽ
giúp học sinh lĩnh hội tri thức tốt hơn.
“Phương tiện dạy học là những dụng cụ, máy móc, thiết bị, vật dụng cần
thiết cho hoạt động dạy và học đạt được các mục tiêu dạy học có hiệu quả hơn”[1,
trang 317].
Trên cơ sở phân tích định nghĩa, một vấn đề cần chú ý là khi sử dụng phương
tiện, phải làm cho mục tiêu dạy học đạt hiệu quả hơn.
10
Phương tiện dạy học được sử dụng trong địa lí hiện nay được phân loại thành
phương tiện dạy học địa lí truyền thống và phương tiện dạy học địa lí hiện đại.
Những phương tiện dạy học địa lí truyền thống gồm sách giáo khoa, tranh ảnh, bản
đồ giáo khoa, Atlat. Những phương tiện dạy học hiện đại gồm máy tính điện tử,
máy chiếu, hệ thống phần mềm hỗ trợ học tập…
1.1.4. Phương pháp dạy học
Trong quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, hệ thống các phương pháp
sau thường xuyên được sử dụng trong tiết dạy địa lí tại trường phổ thông.
- Phương pháp giảng giải.
- Phương pháp đàm thoại tái hiện.
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi.
- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ giáo khoa.
- Phương pháp động não.
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
1.2. Tổng quan về trường THPT Thiên Hộ Dương
Trường THPT Thiên Hộ Dương tọa lạc tại khóm 05, phường 06, TP Cao
Lãnh, Đồng Tháp, được thành lập vào năm 2007 theo quyết định số 188/QĐ-TL-
UBND, ngày 17.11.2006 của UBND tỉnh Đồng Tháp. Từ năm học 2007 – 2008 đến
năm học 2008 - 2009, trường phải mượn tạm cơ sở vật chất của trường Tiểu học
Thực hành Sư phạm nên gặp rất nhiều khó khăn, đến năm học 2009 – 2010 trường
đã chuyển về cơ sở mới với những thách thức mới, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ,
bóng cây xanh chưa cho bóng mát, phòng thực hành thí nghiệm vẫn chưa xây dựng
xong nhưng với 100% đội ngũ giáo viên đạt chuẩn đào tạo và 2 thạc sĩ cùng với tinh
thần quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục so với năm học 2008 – 2009 nên trong
năm học 2009-2010 trường đạt khá nhiều thành tích: 1 giải A, 2 giải B, 1 giải C, 1
giải KK thi đồ dùng dạy học cấp tỉnh; 4 giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh; 6 giải phong
trào; 13 huy chương trong cuộc thi HKPĐ cấp tỉnh. Và năm học 2009 – 2010,
trường có khối lớp 12 đầu tiên, kết quả đạt được khá cao: tỉ lệ tốt nghiệp đạt 87,7%
đứng 13/39 trường trong toàn tỉnh, tỉ lệ đỗ ĐH-CĐ 2010 nguyện vọng 1 đạt 66%
đứng thứ 6/39 trường trong toàn tỉnh. Đây là động lực để thầy và trò của trường thi
đua đạt nhiều thành tích trong năm học 2010 – 2011: 5 giáo viên đạt danh hiệu giáo
11
viên dạy giỏi cấp tỉnh, 9 giáo viên được bằng khen của tỉnh, 27 giáo viên đạt danh
hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 7 tổ nhận được giấy khen của Sở khen tặng tập thể
lao động tiên tiến, 2 giải KK thi đồ dùng dạy học và 1 giải sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh
dành cho giáo viên; về phía học sinh số giải tăng lên cả về chất và lượng: 7 giải thi
học sinh giỏi cấp tỉnh, 14 giải phong trào, 5 giải thi TNTH, 1 bằng khen UBND tỉnh
khen tặng thành tích học tập của học sinh, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt cao hơn năm
trước 97,76%.
Bên cạnh những thành tựu đó, trường THPT Thiên Hộ Dương hiện nay còn
một số vấn đề cơ bản sau:
1.2.1. Về phía Trường
Trường THPT Thiên Hộ Dương thành lập tính đến năm học 2012-2013 được
6 năm. Với 6 năm hình thành và phát triển cho thấy Nhà trường còn không ít khó
khăn về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên.
Qua phỏng vấn học sinh và nghiên cứu hồ sơ học sinh, đa số học sinh trong
trường có hộ khẩu tại Phường 6, Xã Tân Thuận Đông, Xã Tịnh Thới, Xã Tân Thuận
Tây, một số học sinh còn lại của các phường khác trong thành phố. Về kinh tế,
những xã, phường trên chủ yếu là nông nghiệp. Chính vì vậy thu nhập của người
dân so với các phường khác trong tỉnh chưa cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ
đến quá trình đầu tư vào học tập của con em họ.
Do là trường mới thành lập nên phương tiện dạy học đáp ứng những yêu cầu
cơ bản của giáo viên và học sinh.
1.2.2. Về phía giáo viên
Trường THPT Thiên Hộ Dương hiện nay có 65 giáo viên và cán bộ. Trong
số đó, có khoảng 7 giáo viên có tuổi đời từ 50 tuổi trở lên, còn lại có tuổi đời trung
bình khoảng 30 tuổi, giáo viên trẻ tuổi nhất là 26 tuổi (nguồn: Website Trường). Đối
với môn địa lí, trường có hai giáo viên nữ, tuổi đời trung bình 29 tuổi. Bên cạnh hai
giáo viên, Hiệu trường nhà trường cũng có chuyên môn Địa lí. Mặc dù có dạy ít tiết
để đủ chuẩn, nhưng Hiệu trưởng không thuộc biên chế chuyên môn Địa lí.
Qua những số liệu trên, một vấn đề quan trọng đầu tiêu của giáo viên trường
Thiên Hộ Dương hiện nay là đa số tuổi đời giáo viên là trẻ. Chính yếu tố trẻ này tạo
nên một nguồn nhân lực dồi dào cho Trường, giáo viên năng động, tích cực trong
12
giảng dạy, nhưng kinh nghiệm chuyên môn chưa nhiều. Chính đều này gây không ít
khó khăn cho quá trình phát triển của nhà Trường.
Nhà trường đã trang bị hệ thống phương tiện thiết bị vào dạy học. Về cơ bản,
những phương tiện đó đáp ứng được yêu cầu. Để nâng cao trình độ của học sinh
cũng như tạo được một môi trường mới trong học tập của học sinh, giáo viên nên
tạo thêm nhiều phương tiện dạy học khác. Chính việc tạo thêm phương tiện dạy học
và sử dụng chúng vào quá trình dạy học mới tạo được sự tò mò, gây hứng thú cho
học sinh, từ hứng thú mới tạo động cơ, từ động cơ mới sinh ra tính tích cực. Trên cơ
sở tò mò, hứng thú dần dần hình thành cho học sinh tính tự giác trong học tập và
nghiên cứu.
Việc sưu tầm những vật thật hay tái tạo vật thật thành mô hình dạy học ít
được giáo viên sử dụng. Thông qua việc khảo sát thì sách giáo khoa, bản đồ giáo
khoa treo tường, atlat địa lí là những phương tiện giáo viên thường sử dụng, còn
những phương tiện khác như mô hình, vật thật, bản đồ giáo khoa tự làm, tranh ảnh
tự tìm, mô hình tự làm thì giáo viên ít sử dụng. Chính việc sử dụng những phương
tiện truyền thống đã làm giảm khả năng tập trung cũng như chưa khuyến khích
hứng thú của học sinh trong quá trình học tập.
Tổng thể cả quá trình dạy học giáo viên chưa khai thác hết khả năng của học
sinh. Cụ thể qua khảo sát những hình thức học tập mà học sinh thích nhất đó là môi
trường tự nhiên, khu di tích lịch sử, khu du lịch, sân trường; những hình thức kiểm
tra, đánh giá học sinh thích là tìm tài liệu học tập, phát biểu ý kiến tại lớp, viết bài
thu hoạch; những phương tiện dạy học của giáo viên mà học sinh thích là vật thật,
sách giáo khoa, tranh ảnh có sẵn ở trường, tranh ảnh tự tìm, mô hình từ làm, video
giáo khoa… nhưng giáo viên chỉ thực hiện được một số thao tác sau: giảng dạy trên
lớp; đánh giá qua phát biểu trên lớp, đầu giờ, 15 phút, một tiết; sử dụng những
phương tiện quen thuộc như sách giáo khoa, bản đồ treo tường, atlat địa lí.
1.2.3. Đặc điểm học sinh
Học sinh các lớp được chia theo nguyên tắc điểm. Những học sinh có điểm
cao được xếp vào các lớp đầu. Những học sinh có điểm thấp được xếp vào các lớp
cuối. Việc phân chia này có những đặc điểm nổi bậc là phân loại được trình độ để
đào tạo cho tốt, nhưng chính phân chia này dẫn đến hệ quả là những lớp đầu học tập
13
tốt, còn những lớp sau lại là những lớp học trung bình, hoặc yếu, rất khó “kéo” học
sinh lên.
Việc sử dụng thời gian trong ngày của học sinh hiện nay nhiều nhất là học tại
trường, trung bình 8 giờ, ngủ 8 giờ, chuẩn bị bài 2 giờ, xem lại bài 1 giờ, xem tivi 2
giờ, đi chơi với bạn 1 giờ, thời gian còn lại trong ngày thì thực hiện các công việc
khác. Trong các khoảng thời gian hoạt động trong ngày, thời gian chú ý học tập tại
nhà ít. Trong khảo sát, thời gian chuẩn bị bài học tại nhà của học sinh cao nhất là 3
giờ/ngày, thấp nhất là 20 phút/ngày. Tương tự, thời gian xem lại bài đã học nhiều
nhất là 4 giờ, ít nhất là 15 phút, đa số trả lời là 1 giờ.
Qua việc khảo sát, tất cả học sinh đều rất quan tâm đến Internet, đều biết
Internet và sử dụng Internet thành thạo. Tuy nhiên, sau khi phỏng vấn từng học sinh
về việc sử dụng những gì trên Internet thì trên 90% là chơi game, số còn lại là chat,
mail, đọc báo… Khi được hỏi có giáo viên nào hướng dẫn cách ứng dụng Internet
vào học tập chưa hoặc có hình thức nào khuyến khích học tập thông qua Internet thì
học sinh trả lời rất ít. Việc biết sử dụng Internet là một nội dung tốt, cần phát huy.
Tuy nhiên, do thiếu định hướng sử dụng Internet trong học tập đã dẫn đến việc học
sinh phí thời gian trên những phương tiện hiện đại.
Bên cạnh việc một số học sinh không có thời gian phụ giúp gia đình thì vẫn
còn đại đa số học sinh có khoảng thời gian phụ giúp gia đình. Thời gian phụ giúp
gia đình nhiều, từ 1 đến 5 giờ/ngày, đa số là 2 giờ/ngày. Chính việc thời gian phụ
giúp gia đình nhiều đã ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh.
Thông qua việc phát phiếu khảo sát và dự giờ chuyên môn của hai giáo viên,
tác giả đề tài đã rút ra những kết luận về hiện trạng giảng dạy địa lí tại trường THPT
Thiên Hộ Dương. Trên cơ sở hiện trạng, tác giả tiến hành vận dụng lí luận cụ thể để
nâng cao tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập địa lí.
14
CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO TRƯỜNG
THPT THIÊN HỘ DƯƠNG
2.1. Vận dụng sơ đồ nội dung môn Địa lí ở trường phổ thông vào giảng
dạy
Một đặc điểm quan trọng trong việc dạy học địa lí ở trường phổ thông
hiện nay không chỉ riêng giáo viên địa lí tại trường Thiên Hộ Dương mà còn một số
trường khác trong tỉnh là chưa chú ý nhiều đến sơ đồ nội dung môn địa lí ở trường
phổ thông. Việc này dẫn đến việc giảng dạy nội dung theo trình tự Sách giáo khoa,
ở mức độ Biết (theo thang phân loại nhận thức của Bloom), rất khó để giúp học sinh
hiểu toàn bài, phân tích từng nội dung, vận dụng vào thực tiễn,… Từ đó, học sinh
chỉ học thuộc lòng, học biểu hiện bên ngoài của kiến thức, chưa đi sâu vào vấn đề.
Bảng 2: Sơ đồ nội dung môn địa lí ở trường phổ thông
Qua sơ đồ này, khi tiến hành giảng dạy, giáo viên cần phải phân tích được
nội dung có trong bài đang dạy thuộc mảng nào, kiến thức hay kỹ năng, trong kiến
NỘI DUNG
MÔN ĐỊA LÍ
Kiến thức Kĩ năng
Lí
thuyết
Thực
tiễn
Bản
đồ
Sd
dụng cụ
NC ĐL
Làm
việc tài
liệu ĐL
Học tập
và NC
ĐL
Khái niệm,
Mối quan hệ
nhân quả,
Quy luật,
Học thuyết,
Tư tưởng,…
Số liệu
Sự kiện
Biểu tượng
Mô hình sáng
tạo…
15
thức là kiến thức gì, mối liên hệ giữa các kiến thức; đối với kỹ năng là kỹ năng gì,
hướng dẫn học sinh thực hiện từng kỹ năng đó như thế nào.
Bên cạnh việc chú ý đến sơ đồ trên, giáo viên cần chú ý đến các mức độ nhận
thức của Bloom có trong bài học (được quy định trong chuẩn kiến thức). Việc xác
định đúng mức độ và dạy học theo các mức độ của thang phân loại nhận thức
Bloom giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, tích cực hơn.
2.2. Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
Trong thực tế dạy học, giáo viên thường chọn các phương pháp dạy học
nhưng chưa chú ý đến bản chất của phương pháp, quy trình thực hiện.
Bảng 3: Một số phương pháp giảng dạy thường sử dụng trong môn Địa lí
Phương
pháp
Định nghĩa Bản chất Quy trình Nội dung môn
địa lí có thể
vận dụng
Giảng giải Là phương pháp
người giáo viên
khéo léo dùng
lời nói để giảng
và giải thích
Những kiến
thức mang tính
logic cao
Giáo viên
giảng và giải
thích, học sinh
nghe
Khái niệm, quy
luật
Đàm thoại Là phương pháp
người giáo viên
khéo léo dùng
hệ thống câu hỏi
để hỏi học sinh
Câu hỏi phải
dễ, đáp án có
sẵn
Giáo viên hỏi
Học sinh suy
nghĩ trong
khoảng thời
gian ngắn (10
đến 30 giây)
Học sinh trả
lời
Giáo viên
nhận xét
Những dấu hiệu
của khái niệm,
quy luật, Sự
kiện, Số liệu
Thảo luận Là phương pháp
người giáo viên
đặt ra những
chủ đề để học
Chủ đề không
có đáp án sẵn
có, chủ đề
không phải chỉ
Chuẩn bị thảo
luận
Tiến hành
thảo luân (nêu
Mối quan hệ
nhân quả
Học thuyết
Quan điểm, tư
16
sinh giải quyết một hướng giải
quyết
chủ đề chung,
chia nhóm,
nêu yêu cầu cụ
thể nhóm, các
nhóm làm
việc, GV quan
sát, các nhóm
báo cáo)
tưởng
Hướng dẫn
học sinh
khai thác tri
thức từ bản
đồ giáo
khoa
Là phương pháp
giáo viên hướng
dẫn học sinh
tiếp thu tri thức
từ những bản đồ
giáo khoa
Phải có bản đồ
giáo khoa
3 mức độ đọc
bản đồ giáo
khoa: liệt kê,
giải thích và
liên hệ.
Quy trình đọc
bản đồ giáo
khoa: tên bản
đồ, tỉ lệ bản
đồ, bảng chú
giải, các đối
tượng có trên
bản đồ
Quy luật
Vận dụng linh hoạt các phương pháp vào quá trình dạy học đòi hỏi người
giáo viên phải biết được tâm lí của học sinh, mức độ nhận thức của học sinh.
Để giờ học không nhàm chán, học sinh chủ động trong quá trình dạy học thì
học sinh phải biết được hôm nay các em làm gì, bằng cách nào, sản phẩm đạt được
là gì.
Trên cơ sở những mục tiêu, phương tiện, trình độ nhận thức của học sinh,
người giáo viên phải luân phiên thực hiện các phương pháp dạy học, kết hợp nhuần
nhuyễn các phương pháp nhằm tạo thêm những tình huống học tập mới cho học
sinh. Có như thế, tính tích cực mới được phát huy.
17
2.3. Sử dụng phương tiện, thiết bị vào giảng dạy
Phương tiện, thiết bị có vai trò to lớn trong việc tạo hứng thú, khơi gợi
động cơ để hình thành tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học hiện nay.
Những phương tiện dạy học truyền thống của Địa lí như bản đồ giáo khoa
(Atlat, Bản đồ giáo khoa treo tường, Bản đồ giáo khoa trong sách giáo khoa), tranh
ảnh, mô hình… về cơ bản được trang bị đầy đủ tại trường nhưng chưa đủ để thực
hiện dạy học tích cực. Người giáo viên cần phải đầu tư nhiều hơn nữa để bài dạy
sinh động, hiệu quả hơn.
Những phương tiện người giáo viên cần chuẩn bị gồm:
+ Sơ đồ tóm lượt những nội dung cơ bản của bài;
+ Những số liệu liên quan đến bài và những bài liền kề để học sinh liên hệ,
phân tích, so sánh;
+ Tranh ảnh để học sinh tìm tri thức. Tranh ảnh là nguồn tài liệu cơ bản nhất
người giáo viên sử dụng. Tranh ảnh tạo biểu tượng nhằm hình thành những khái
niệm trừu tượng cho học sinh. Việc sử dụng tranh ảnh đòi hỏi người giáo viên phải
khéo léo, linh hoạt. Nếu sử dụng tranh ảnh không đúng cách, hình ảnh chỉ mang
tính chất minh họa cho kiến thức, không phải là nguồn tri thức, vì thế giờ dạy chỉ
mang tính thụ động, trình chiếu là chính, không phát huy tính tích cực, chủ động
của học sinh;
+ Bản đồ là nguồn tư liệu vô cùng quan trọng, là đặc thù của môn Địa lí. Bản
đồ có nhiều nguồn, từ sách giáo khoa, Atlat, bản đồ treo tường. Những bản đồ hiện
tại đã được biên soạn từ trước, một số bản đồ không phù hợp với nội dung mới của
sách giáo khoa. Một yêu cầu thiết yếu trong dạy học địa lí là người giáo viên phải
tạo ra được những bản đồ trống, từ những bản đồ trống thiết lập những phiếu học
tập, trên cơ sở phiếu học tập, người giáo viên tổ chức các hoạt động của lớp theo
hướng tăng cường tính tích cực của học sinh.
Để sử dụng phương tiện thiết bị mang hiệu quả cao, giáo viên cần chú ý lựa
chọn những phương tiện phù hợp với nội dung bài dạy, thời gian treo phương tiện
lên, kết hợp phương tiện với phương pháp dạy học.
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 53524
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfTâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfHanaTiti
 
Cách trình bày slide luận văn, đồ án_Nhận làm slide chuyên nghiệp 0984990180
Cách trình bày slide luận văn, đồ án_Nhận làm slide chuyên nghiệp 0984990180Cách trình bày slide luận văn, đồ án_Nhận làm slide chuyên nghiệp 0984990180
Cách trình bày slide luận văn, đồ án_Nhận làm slide chuyên nghiệp 0984990180Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà NộiPhát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nộinataliej4
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfjackjohn45
 
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)trongduong83
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tạo Lập Văn Bản - Bài Tiểu luận
Tạo Lập Văn Bản -  Bài Tiểu luậnTạo Lập Văn Bản -  Bài Tiểu luận
Tạo Lập Văn Bản - Bài Tiểu luậnlaptrinhvacxin
 
Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...
Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...
Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...Man_Ebook
 
Các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa học
Các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa họcCác nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa học
Các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa họcDieu Dang
 
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach hay, thuc tap su pham
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach  hay, thuc tap su phamKe hoach thuc tap giao duc, ke hoach  hay, thuc tap su pham
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach hay, thuc tap su phamtranvanat
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm nataliej4
 
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non nataliej4
 
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...Nguyen Van Nghiem
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa nataliej4
 
Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi...
 Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi... Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi...
Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi...Huy Nguyễn Tiến
 
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcBai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcDr ruan
 

What's hot (20)

Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfTâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
 
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinhLuận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
 
Cách trình bày slide luận văn, đồ án_Nhận làm slide chuyên nghiệp 0984990180
Cách trình bày slide luận văn, đồ án_Nhận làm slide chuyên nghiệp 0984990180Cách trình bày slide luận văn, đồ án_Nhận làm slide chuyên nghiệp 0984990180
Cách trình bày slide luận văn, đồ án_Nhận làm slide chuyên nghiệp 0984990180
 
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà NộiPhát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
 
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
 
Tạo Lập Văn Bản - Bài Tiểu luận
Tạo Lập Văn Bản -  Bài Tiểu luậnTạo Lập Văn Bản -  Bài Tiểu luận
Tạo Lập Văn Bản - Bài Tiểu luận
 
Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...
Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...
Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...
 
Luận án: Kỹ năng hợp tác trong học tập nhóm của sinh viên
Luận án: Kỹ năng hợp tác trong học tập nhóm của sinh viênLuận án: Kỹ năng hợp tác trong học tập nhóm của sinh viên
Luận án: Kỹ năng hợp tác trong học tập nhóm của sinh viên
 
Các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa học
Các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa họcCác nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa học
Các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa học
 
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach hay, thuc tap su pham
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach  hay, thuc tap su phamKe hoach thuc tap giao duc, ke hoach  hay, thuc tap su pham
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach hay, thuc tap su pham
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm
 
Luận văn: Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh THPT
Luận văn: Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh THPTLuận văn: Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh THPT
Luận văn: Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh THPT
 
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
 
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
 
Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi...
 Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi... Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi...
Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi...
 
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcBai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
 
Luận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà NẵngLuận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà Nẵng
 

Similar to Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường trung học phổ thông Thiên Hộ Dương

Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS nataliej4
 
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...nataliej4
 
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...HanaTiti
 
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...nataliej4
 
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...NuioKila
 
Chuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdf
Chuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdfChuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdf
Chuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdfNuioKila
 
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tập
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tậpĐổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tập
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tậpPhan Minh Trí
 
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...HanaTiti
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcSang Nguyen
 
Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Minh Nguyen A
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcSang Nguyen
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcVõ Tâm Long
 
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...NuioKila
 
Bao cao chu de 2 blended learning
Bao cao chu de 2   blended learningBao cao chu de 2   blended learning
Bao cao chu de 2 blended learningKinny_Nguyen
 

Similar to Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường trung học phổ thông Thiên Hộ Dương (20)

Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
 
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
 
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
 
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinhĐề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
 
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
 
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
 
Chuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdf
Chuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdfChuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdf
Chuyên Đề Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Luyện Tập Môn Hóa Học.pdf
 
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tập
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tậpĐổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tập
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tập
 
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực
 
Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực
 
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
 
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!
 
Tai lieu tap_huan_sinhhoc24
Tai lieu tap_huan_sinhhoc24Tai lieu tap_huan_sinhhoc24
Tai lieu tap_huan_sinhhoc24
 
Bao cao chu de 2 blended learning
Bao cao chu de 2   blended learningBao cao chu de 2   blended learning
Bao cao chu de 2 blended learning
 
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạoPhương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864 (20)

List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại họcList 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa TrướcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường trung học phổ thông Thiên Hộ Dương

  • 1. 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Dạy học theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm được cụ thể hóa trong khoản 2, điều 28, Luật giáo dục năm 2005, cụ thể: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng tự làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Việc giảng dạy tăng cường tính tích cực là một hướng nghiên cứu đáp ứng những yêu cầu đặt ra. Trong điều kiện đất nước có nhiều đổi mới, từ kinh tế đến xã hội đều phát triển, đòi hỏi nền giáo dục nước nhà cũng phải thay đổi, cũng phải phát triển phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Một trong những đổi mới của giáo dục là phải đổi mới phương pháp dạy của người thầy và phương pháp học của trò, trong đó đề cao vai trò chủ thể nhận thức của người học. Môn Địa lí trong trường phổ thông cùng với những môn học khác tạo nên nền tảng kiến thức phổ thông cho học sinh. So với nhiều môn học khác thì Địa lí là môn học có nhiều mảng kiến thức thích hợp thực hiện dạy học theo quan điểm lấy người học làm trung tâm. Thực tiễn giáo dục hiện nay tại các trường phổ thông chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Từ việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, kinh tế xã hội phát triển, những dịch vụ cũng phát triển, tệ nạn xã hội, tâm lý nhận thức học sinh thay đổi đã tác động nhiều đến quá trình dạy học hiện tại. Trường THPT Thiên Hộ Dương được thành lập vào năm 2007, so với các trường khác trong Tỉnh thì Thiên Hộ Dương là trường mới thành lập, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và truyền thống của Trường đang được xây dựng. Với vị trí tọa lạc tại Phường 6, Thành Phố Cao Lãnh, mặc dù thuộc địa phận thành phố nhưng về cơ bản là một trường vùng ven, không khác gì so với một trường vùng nông thôn.
  • 2. 4 Với ưu thế là một trường mới thành lập, cơ sở vật chất đang trên đà được đầu tư, giáo viên trẻ, tích cực năng động và gần trường Đại học Đồng Tháp, rất thuận lợi để tác giả thực hiện đề tài, vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường trung học phổ thông Thiên Hộ Dương” làm đề tài nghiên cứu khoa học trong năm học 2011 – 2012. 2. Mục tiêu của đề tài: Mục tiêu của đề tài là vận dụng những phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường phổ thông, cụ thể trường THPT Thiên Hộ Dương. 3. Nhiệm vụ của đề tài Để đạt được mục tiêu của đề tài, những nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện: - Tìm hiểu lí luận cơ bản về quá trình dạy học, về những phương pháp dạy học nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập. - Tìm hiểu về thực tế việc giảng dạy địa lí tại trường trung học phổ thông Thiên Hộ Dương, trên cơ sở thực tế quá trình dạy học, tác giả kết hợp với những giáo viên tại trường nhằm vận dụng những phương pháp dạy học nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh vào quá trình dạy học địa lí. 4. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài quá trình dạy học tích cực môn địa lí ở trường phổ thông. 5. Phạm vi nghiên cứu Trường trung học phổ thông Thiên Hộ Dương, cụ thể học sinh khối lớp 10 và lớp 12. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Trên cơ sở mục tiêu của đề tài, tác giả tìm những tài liệu phân tích quá trình dạy học địa lí ở trường phổ thông, từ đó tác giả đối chiếu, so sánh và phân tích đặc điểm quá trình dạy học ở trường THPT Thiên Hộ Dương nhằm đưa ra những nhận định cho hướng thực hiện của đề tài. Tác giả nghiên cứu hệ thống tài liệu về phương pháp dạy học, đặc biệt là hệ thống phương pháp dạy học nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh. Tác giả sưu tầm những tài liệu trình bày về những kỹ thuật thực hiện các phương pháp dạy học tích cực.
  • 3. 5 Trên cơ sở những tài liệu thu thập, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp nhằm vận dụng vào cụ thể ở trường phổ thông. 6.2. Phương pháp quan sát Tác giả tiến hành quan sát quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông Thiên Hộ Dương, từ đó định hướng thực hiện đề tài và đưa ra những đề xuất, giải pháp hợp lí cho việc dạy học tăng cường tính tích cực của người học, cụ thể như phương pháp phỏng vấn, phương pháp thảo luận nhóm. Cụ thể: + Phương pháp phỏng vấn: tác giả tiến hành phỏng vấn giáo viên về thực tiễn quá trình dạy học địa lí tại trường; tác giả tiến hành phỏng vấn học sinh tại trường về phương pháp học tập môn Địa lí của học sinh; tác giả tiến hành phỏng vấn những nhà quản lí của Trường… + Phương pháp thảo luận nhóm: tác giả tiến hành trao đổi với những giáo viên giảng dạy địa lí tại trường, cùng thảo luận về việc vận dụng những phương pháp cũng như những kỹ thuật nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập. 6.3. Phương pháp thực nghiệm Tiến hành thực nghiệm dựa trên quá trình giảng dạy thực tế của giáo viên, từ đó rút ra những nhận xét việc vận dụng dạy học nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học. Trên cơ sở thực nghiệm từng giờ dạy, đút kết kinh nghiệm và vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh trong quá trình giảng dạy. 7. Lịch sử nghiên cứu đề tài - Quan điểm giảng dạy địa lí trong trường phổ thông theo hướng tăng cường tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học đã và đang được nghiên cứu, những kết quả nghiên cứu cụ thể như: + Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, Lí luận dạy học Địa lí, NXB ĐHSP Hà Nội, 2003. Trong tài liệu trên, nhóm tác giả đã phân tích hệ thống phương pháp dạy học nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học địa lí ở trường phổ thông. Bên cạnh đó, tài liệu cũng đã đưa ra những yếu tố tác động đến dạy và học tích cực hiện nay ở trường phổ thông.
  • 4. 6 + Đặng Văn Đức, Lí luận dạy học địa lí đại cương, NXBĐHSP Hà Nội, 2005. Giáo trình cũng đã cung cấp đầy đủ hệ thống những phương pháp giảng dạy nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học Địa lí. + Nguyễn Đức Vũ, Phương pháp dạy học Địa lí ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, 2005. Tài liệu cũng chỉ ra đặc điểm của quá trình dạy học địa lí ở trường phổ thông và đưa ra hệ thống những phương pháp dạy học nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học. - Bên cạnh những tài liệu trên, hệ thống lí luận về dạy học tích cực như: + G.S TSKH Thái Duy Tiên, Viện khoa học giáo dục với bài báo “Phát huy tính tích cực nhận thức của người học”. Trong bài viết, tác giả đã phân tích rất rõ những nhân tố tác động tích cực đến quá trình dạy học địa lí hiện nay. Đặc biệt, tác giả đã phân tích rất rõ những nhân tố bên ngoài (môi trường xã hội) tác động rất nhiều đến dạy học tích cực. + Nguyễn Ngọc Quang cũng đã phân tích bản chất của quá trình dạy học nói chung và những đặc điểm của các thành tố tạo thành quá trình dạy học. - Những công trình khoa học trên là cơ sở tác giả tiến hành vận dụng những phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy ở trường phổ thông, cụ thể là trường THPT Thiên Hộ Dương. 8. Giả thuyết khoa học Đề tài phân tích rõ thực tiễn quá trình dạy học tại trường phổ thông hiện nay, từng bước vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm tăng cường vai trò tích cực, chủ động của học sinh vào quá trình dạy học. 9. Cấu trúc của đề tài Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Vận dụng dạy học tích cực vào trường THPT Thiên Hộ Dương. 2.1. Vận dụng sơ đồ nội dung môn Địa lí ở trường phổ thông vào giảng dạy 2.2. Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học 2.3. Sử dụng phương tiện, thiết bị truyền thống vào giảng dạy 2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy 2.5. Kỹ thuật khơi gợi động cơ, tạo và duy trì hứng thú của học sinh 2.6. Vận dụng dạy học tích cực vào giảng dạy tại trường THPT THD Chương 3: Thực nghiệm
  • 5. 7 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Quá trình dạy học địa lí ở trường phổ thông “Quá trình dạy học là một quá trình dưới sự hướng dẫn, tổ chức, điều khiển của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, biết tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức, hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện tốt mục tiêu dạy học”[1, trang 26]. Trên cơ sở phân tích định nghĩa quá trình dạy học, những điểm cần chú ý khi tiến hành các thao tác có liên quan đến quá trình dạy học: Hoạt động dạy: là quá trình tổ chức nhận thức cho học sinh của người giáo viên. Bản chất của dạy học là tổ chức các tình huống học tập, các tình huống gia cố, trong đó học sinh sẽ hoạt động tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học. Trong quá trình này, học sinh luôn luôn phải hoạt động tích cực, giáo viên luôn tăng cường cũng cố kiến thức cho học sinh, khen thưởng, xác nhận một cách kịp thời. Hoạt động học tập: là một quá trình hoạt động tự giác, tích cực của học sinh nhằm lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển trí tuệ, thể chất và hình thành nhân cách của bản thân. Bản chất của học tập là quá trình tiếp thu, xử lí thông tin bằng các hành động trí tuệ và chân tay, dựa vào vốn sinh học và vốn kinh nghiệm đã có của cá nhân, từ đó có được tri thức, kĩ năng, thái độ mới. Như vậy, trong học bao giờ cũng có tự học, không thể có ai học thay được. Tuy nhiên chúng ta muốn nhấn mạnh tự học là nói tới sự tự giác, tích cực và độc lập cao. Có nhiều cách học: học có chủ định và không có chủ định, học bền vững (có thể phát triển lên được) và học không bền vững, học bị động theo kiểu hình thành phản xạ có điều kiện cổ điển, còn gọi là điều kiện của Pavlop, học chủ động theo
  • 6. 8 kiểu điều kiện hoá tác động của B. F. Skinner, học giáp mặt (với thầy), học từ xa. Cần kết hợp nhiều cách học để có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả. Quá trình dạy học là một hệ thống cân bằng động, gồm nhiều nhân tố tác động qua lại lẫn nhau theo những quy luật và nguyên tắc nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học, nhiệm vụ đạt chất lượng và hiệu quả dạy học. Dạy học về bản chất là một quá trình thiết kế và góp phần thi công của người giáo viên. Còn học tập về bản chất là một quá trình tự thiết kế và trực tiếp thi công của người học sinh có sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên nhằm đạt chất lượng và hiệu quả dạy học. Trên cơ sở nghiên cứu những thành tố cơ bản của quá trình dạy học, để đề tài đạt kết quả như mục tiêu đề ra, tác giả phải nghiên cứu những nội dung cơ bản sau: phương pháp dạy học của giáo viên; phương tiện kỹ thuật vận dụng vào bài dạy; tâm sinh lý học sinh; hoạt động của học sinh; những hình thức kiểm tra, đánh giá cơ bản; nội dung môn địa lí ở trường phổ thông. 1.1.2. Tính tích cực Có nhiều quan điểm khác nhau về tính tích cực của học sinh trong học tập Tích cực trong học tập là hoàn thành một cách chủ động, tự giác có nghị lực, có hướng đích rõ rệt, có sáng kiến và đầy hào hứng, những hành động trí óc và chân tay nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo, vận dụng chúng vào trong học tập và thực tiễn. Tính tích cực trong hoạt động học tập là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Lĩnh hội những tri thức của loài người đồng thời tìm kiếm “khám phá” ra những hiểu biết mới cho bản thân. Qua đó sẽ thông hiểu, ghi nhớ những gì đã tiếp thu được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình. Tính tích cực nhận thức trong học tập liên quan với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lí tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh ra nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo và ngược lại. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về tính tích cực của học sinh, tuy nhiên, tất cả những quan điểm trên đều có những dấu hiệu như: hăng hái, chủ động, tự giác
  • 7. 9 tham gia các hoạt động học tập, thích tìm tòi khám phá những điều chưa biết dựa trên những cái đã biết. Sáng tạo vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Các cấp độ của tính tích cực: + Bắt chước: cố gắng thực hiện theo các mẫu hành động của thầy của bạn… + Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau về một vấn đề … + Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới độc đáo hữu hiệu. Trên cơ sở phân tích những nội dung cơ bản của tính tích cực, một điều quan trọng muốn học sinh học theo quan điểm này thì giáo viên phải tạo ra được một cảm giác mới, lạ, thu hút sự chú ý của học sinh trong bài dạy của mình. 1.1.3. Phương tiện, thiết bị trong dạy học hiện nay Khoa học đã chứng minh, khi ta vận dụng tất cả các giác quan của học sinh vào quá trình dạy học thì hiệu quả sẽ cao hơn những hoạt động thông thường, cụ thể: Bảng 1. Vai trò các giác quan trong việc học [1, trang 320] Trong việc tiếp thu tri thức (%) Trong việc lưu giữ tri thức (%) Nếm: 1 Nghe: 20 Sờ: 1,5 Nhìn: 30 Ngửi: 3,5 Nghe + nhì: 50 Nghe: 11 Tự trình bày: 80 Nhìn: 83 Tự trình bày và làm: 90 Vì vậy, nghiên cứu vận dụng những phương tiện vào quá trình dạy học sẽ giúp học sinh lĩnh hội tri thức tốt hơn. “Phương tiện dạy học là những dụng cụ, máy móc, thiết bị, vật dụng cần thiết cho hoạt động dạy và học đạt được các mục tiêu dạy học có hiệu quả hơn”[1, trang 317]. Trên cơ sở phân tích định nghĩa, một vấn đề cần chú ý là khi sử dụng phương tiện, phải làm cho mục tiêu dạy học đạt hiệu quả hơn.
  • 8. 10 Phương tiện dạy học được sử dụng trong địa lí hiện nay được phân loại thành phương tiện dạy học địa lí truyền thống và phương tiện dạy học địa lí hiện đại. Những phương tiện dạy học địa lí truyền thống gồm sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ giáo khoa, Atlat. Những phương tiện dạy học hiện đại gồm máy tính điện tử, máy chiếu, hệ thống phần mềm hỗ trợ học tập… 1.1.4. Phương pháp dạy học Trong quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, hệ thống các phương pháp sau thường xuyên được sử dụng trong tiết dạy địa lí tại trường phổ thông. - Phương pháp giảng giải. - Phương pháp đàm thoại tái hiện. - Phương pháp đàm thoại tìm tòi. - Phương pháp thảo luận. - Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ giáo khoa. - Phương pháp động não. - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. 1.2. Tổng quan về trường THPT Thiên Hộ Dương Trường THPT Thiên Hộ Dương tọa lạc tại khóm 05, phường 06, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp, được thành lập vào năm 2007 theo quyết định số 188/QĐ-TL- UBND, ngày 17.11.2006 của UBND tỉnh Đồng Tháp. Từ năm học 2007 – 2008 đến năm học 2008 - 2009, trường phải mượn tạm cơ sở vật chất của trường Tiểu học Thực hành Sư phạm nên gặp rất nhiều khó khăn, đến năm học 2009 – 2010 trường đã chuyển về cơ sở mới với những thách thức mới, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, bóng cây xanh chưa cho bóng mát, phòng thực hành thí nghiệm vẫn chưa xây dựng xong nhưng với 100% đội ngũ giáo viên đạt chuẩn đào tạo và 2 thạc sĩ cùng với tinh thần quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục so với năm học 2008 – 2009 nên trong năm học 2009-2010 trường đạt khá nhiều thành tích: 1 giải A, 2 giải B, 1 giải C, 1 giải KK thi đồ dùng dạy học cấp tỉnh; 4 giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh; 6 giải phong trào; 13 huy chương trong cuộc thi HKPĐ cấp tỉnh. Và năm học 2009 – 2010, trường có khối lớp 12 đầu tiên, kết quả đạt được khá cao: tỉ lệ tốt nghiệp đạt 87,7% đứng 13/39 trường trong toàn tỉnh, tỉ lệ đỗ ĐH-CĐ 2010 nguyện vọng 1 đạt 66% đứng thứ 6/39 trường trong toàn tỉnh. Đây là động lực để thầy và trò của trường thi đua đạt nhiều thành tích trong năm học 2010 – 2011: 5 giáo viên đạt danh hiệu giáo
  • 9. 11 viên dạy giỏi cấp tỉnh, 9 giáo viên được bằng khen của tỉnh, 27 giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 7 tổ nhận được giấy khen của Sở khen tặng tập thể lao động tiên tiến, 2 giải KK thi đồ dùng dạy học và 1 giải sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh dành cho giáo viên; về phía học sinh số giải tăng lên cả về chất và lượng: 7 giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh, 14 giải phong trào, 5 giải thi TNTH, 1 bằng khen UBND tỉnh khen tặng thành tích học tập của học sinh, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt cao hơn năm trước 97,76%. Bên cạnh những thành tựu đó, trường THPT Thiên Hộ Dương hiện nay còn một số vấn đề cơ bản sau: 1.2.1. Về phía Trường Trường THPT Thiên Hộ Dương thành lập tính đến năm học 2012-2013 được 6 năm. Với 6 năm hình thành và phát triển cho thấy Nhà trường còn không ít khó khăn về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên. Qua phỏng vấn học sinh và nghiên cứu hồ sơ học sinh, đa số học sinh trong trường có hộ khẩu tại Phường 6, Xã Tân Thuận Đông, Xã Tịnh Thới, Xã Tân Thuận Tây, một số học sinh còn lại của các phường khác trong thành phố. Về kinh tế, những xã, phường trên chủ yếu là nông nghiệp. Chính vì vậy thu nhập của người dân so với các phường khác trong tỉnh chưa cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đầu tư vào học tập của con em họ. Do là trường mới thành lập nên phương tiện dạy học đáp ứng những yêu cầu cơ bản của giáo viên và học sinh. 1.2.2. Về phía giáo viên Trường THPT Thiên Hộ Dương hiện nay có 65 giáo viên và cán bộ. Trong số đó, có khoảng 7 giáo viên có tuổi đời từ 50 tuổi trở lên, còn lại có tuổi đời trung bình khoảng 30 tuổi, giáo viên trẻ tuổi nhất là 26 tuổi (nguồn: Website Trường). Đối với môn địa lí, trường có hai giáo viên nữ, tuổi đời trung bình 29 tuổi. Bên cạnh hai giáo viên, Hiệu trường nhà trường cũng có chuyên môn Địa lí. Mặc dù có dạy ít tiết để đủ chuẩn, nhưng Hiệu trưởng không thuộc biên chế chuyên môn Địa lí. Qua những số liệu trên, một vấn đề quan trọng đầu tiêu của giáo viên trường Thiên Hộ Dương hiện nay là đa số tuổi đời giáo viên là trẻ. Chính yếu tố trẻ này tạo nên một nguồn nhân lực dồi dào cho Trường, giáo viên năng động, tích cực trong
  • 10. 12 giảng dạy, nhưng kinh nghiệm chuyên môn chưa nhiều. Chính đều này gây không ít khó khăn cho quá trình phát triển của nhà Trường. Nhà trường đã trang bị hệ thống phương tiện thiết bị vào dạy học. Về cơ bản, những phương tiện đó đáp ứng được yêu cầu. Để nâng cao trình độ của học sinh cũng như tạo được một môi trường mới trong học tập của học sinh, giáo viên nên tạo thêm nhiều phương tiện dạy học khác. Chính việc tạo thêm phương tiện dạy học và sử dụng chúng vào quá trình dạy học mới tạo được sự tò mò, gây hứng thú cho học sinh, từ hứng thú mới tạo động cơ, từ động cơ mới sinh ra tính tích cực. Trên cơ sở tò mò, hứng thú dần dần hình thành cho học sinh tính tự giác trong học tập và nghiên cứu. Việc sưu tầm những vật thật hay tái tạo vật thật thành mô hình dạy học ít được giáo viên sử dụng. Thông qua việc khảo sát thì sách giáo khoa, bản đồ giáo khoa treo tường, atlat địa lí là những phương tiện giáo viên thường sử dụng, còn những phương tiện khác như mô hình, vật thật, bản đồ giáo khoa tự làm, tranh ảnh tự tìm, mô hình tự làm thì giáo viên ít sử dụng. Chính việc sử dụng những phương tiện truyền thống đã làm giảm khả năng tập trung cũng như chưa khuyến khích hứng thú của học sinh trong quá trình học tập. Tổng thể cả quá trình dạy học giáo viên chưa khai thác hết khả năng của học sinh. Cụ thể qua khảo sát những hình thức học tập mà học sinh thích nhất đó là môi trường tự nhiên, khu di tích lịch sử, khu du lịch, sân trường; những hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh thích là tìm tài liệu học tập, phát biểu ý kiến tại lớp, viết bài thu hoạch; những phương tiện dạy học của giáo viên mà học sinh thích là vật thật, sách giáo khoa, tranh ảnh có sẵn ở trường, tranh ảnh tự tìm, mô hình từ làm, video giáo khoa… nhưng giáo viên chỉ thực hiện được một số thao tác sau: giảng dạy trên lớp; đánh giá qua phát biểu trên lớp, đầu giờ, 15 phút, một tiết; sử dụng những phương tiện quen thuộc như sách giáo khoa, bản đồ treo tường, atlat địa lí. 1.2.3. Đặc điểm học sinh Học sinh các lớp được chia theo nguyên tắc điểm. Những học sinh có điểm cao được xếp vào các lớp đầu. Những học sinh có điểm thấp được xếp vào các lớp cuối. Việc phân chia này có những đặc điểm nổi bậc là phân loại được trình độ để đào tạo cho tốt, nhưng chính phân chia này dẫn đến hệ quả là những lớp đầu học tập
  • 11. 13 tốt, còn những lớp sau lại là những lớp học trung bình, hoặc yếu, rất khó “kéo” học sinh lên. Việc sử dụng thời gian trong ngày của học sinh hiện nay nhiều nhất là học tại trường, trung bình 8 giờ, ngủ 8 giờ, chuẩn bị bài 2 giờ, xem lại bài 1 giờ, xem tivi 2 giờ, đi chơi với bạn 1 giờ, thời gian còn lại trong ngày thì thực hiện các công việc khác. Trong các khoảng thời gian hoạt động trong ngày, thời gian chú ý học tập tại nhà ít. Trong khảo sát, thời gian chuẩn bị bài học tại nhà của học sinh cao nhất là 3 giờ/ngày, thấp nhất là 20 phút/ngày. Tương tự, thời gian xem lại bài đã học nhiều nhất là 4 giờ, ít nhất là 15 phút, đa số trả lời là 1 giờ. Qua việc khảo sát, tất cả học sinh đều rất quan tâm đến Internet, đều biết Internet và sử dụng Internet thành thạo. Tuy nhiên, sau khi phỏng vấn từng học sinh về việc sử dụng những gì trên Internet thì trên 90% là chơi game, số còn lại là chat, mail, đọc báo… Khi được hỏi có giáo viên nào hướng dẫn cách ứng dụng Internet vào học tập chưa hoặc có hình thức nào khuyến khích học tập thông qua Internet thì học sinh trả lời rất ít. Việc biết sử dụng Internet là một nội dung tốt, cần phát huy. Tuy nhiên, do thiếu định hướng sử dụng Internet trong học tập đã dẫn đến việc học sinh phí thời gian trên những phương tiện hiện đại. Bên cạnh việc một số học sinh không có thời gian phụ giúp gia đình thì vẫn còn đại đa số học sinh có khoảng thời gian phụ giúp gia đình. Thời gian phụ giúp gia đình nhiều, từ 1 đến 5 giờ/ngày, đa số là 2 giờ/ngày. Chính việc thời gian phụ giúp gia đình nhiều đã ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh. Thông qua việc phát phiếu khảo sát và dự giờ chuyên môn của hai giáo viên, tác giả đề tài đã rút ra những kết luận về hiện trạng giảng dạy địa lí tại trường THPT Thiên Hộ Dương. Trên cơ sở hiện trạng, tác giả tiến hành vận dụng lí luận cụ thể để nâng cao tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập địa lí.
  • 12. 14 CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO TRƯỜNG THPT THIÊN HỘ DƯƠNG 2.1. Vận dụng sơ đồ nội dung môn Địa lí ở trường phổ thông vào giảng dạy Một đặc điểm quan trọng trong việc dạy học địa lí ở trường phổ thông hiện nay không chỉ riêng giáo viên địa lí tại trường Thiên Hộ Dương mà còn một số trường khác trong tỉnh là chưa chú ý nhiều đến sơ đồ nội dung môn địa lí ở trường phổ thông. Việc này dẫn đến việc giảng dạy nội dung theo trình tự Sách giáo khoa, ở mức độ Biết (theo thang phân loại nhận thức của Bloom), rất khó để giúp học sinh hiểu toàn bài, phân tích từng nội dung, vận dụng vào thực tiễn,… Từ đó, học sinh chỉ học thuộc lòng, học biểu hiện bên ngoài của kiến thức, chưa đi sâu vào vấn đề. Bảng 2: Sơ đồ nội dung môn địa lí ở trường phổ thông Qua sơ đồ này, khi tiến hành giảng dạy, giáo viên cần phải phân tích được nội dung có trong bài đang dạy thuộc mảng nào, kiến thức hay kỹ năng, trong kiến NỘI DUNG MÔN ĐỊA LÍ Kiến thức Kĩ năng Lí thuyết Thực tiễn Bản đồ Sd dụng cụ NC ĐL Làm việc tài liệu ĐL Học tập và NC ĐL Khái niệm, Mối quan hệ nhân quả, Quy luật, Học thuyết, Tư tưởng,… Số liệu Sự kiện Biểu tượng Mô hình sáng tạo…
  • 13. 15 thức là kiến thức gì, mối liên hệ giữa các kiến thức; đối với kỹ năng là kỹ năng gì, hướng dẫn học sinh thực hiện từng kỹ năng đó như thế nào. Bên cạnh việc chú ý đến sơ đồ trên, giáo viên cần chú ý đến các mức độ nhận thức của Bloom có trong bài học (được quy định trong chuẩn kiến thức). Việc xác định đúng mức độ và dạy học theo các mức độ của thang phân loại nhận thức Bloom giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, tích cực hơn. 2.2. Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học Trong thực tế dạy học, giáo viên thường chọn các phương pháp dạy học nhưng chưa chú ý đến bản chất của phương pháp, quy trình thực hiện. Bảng 3: Một số phương pháp giảng dạy thường sử dụng trong môn Địa lí Phương pháp Định nghĩa Bản chất Quy trình Nội dung môn địa lí có thể vận dụng Giảng giải Là phương pháp người giáo viên khéo léo dùng lời nói để giảng và giải thích Những kiến thức mang tính logic cao Giáo viên giảng và giải thích, học sinh nghe Khái niệm, quy luật Đàm thoại Là phương pháp người giáo viên khéo léo dùng hệ thống câu hỏi để hỏi học sinh Câu hỏi phải dễ, đáp án có sẵn Giáo viên hỏi Học sinh suy nghĩ trong khoảng thời gian ngắn (10 đến 30 giây) Học sinh trả lời Giáo viên nhận xét Những dấu hiệu của khái niệm, quy luật, Sự kiện, Số liệu Thảo luận Là phương pháp người giáo viên đặt ra những chủ đề để học Chủ đề không có đáp án sẵn có, chủ đề không phải chỉ Chuẩn bị thảo luận Tiến hành thảo luân (nêu Mối quan hệ nhân quả Học thuyết Quan điểm, tư
  • 14. 16 sinh giải quyết một hướng giải quyết chủ đề chung, chia nhóm, nêu yêu cầu cụ thể nhóm, các nhóm làm việc, GV quan sát, các nhóm báo cáo) tưởng Hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ giáo khoa Là phương pháp giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp thu tri thức từ những bản đồ giáo khoa Phải có bản đồ giáo khoa 3 mức độ đọc bản đồ giáo khoa: liệt kê, giải thích và liên hệ. Quy trình đọc bản đồ giáo khoa: tên bản đồ, tỉ lệ bản đồ, bảng chú giải, các đối tượng có trên bản đồ Quy luật Vận dụng linh hoạt các phương pháp vào quá trình dạy học đòi hỏi người giáo viên phải biết được tâm lí của học sinh, mức độ nhận thức của học sinh. Để giờ học không nhàm chán, học sinh chủ động trong quá trình dạy học thì học sinh phải biết được hôm nay các em làm gì, bằng cách nào, sản phẩm đạt được là gì. Trên cơ sở những mục tiêu, phương tiện, trình độ nhận thức của học sinh, người giáo viên phải luân phiên thực hiện các phương pháp dạy học, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp nhằm tạo thêm những tình huống học tập mới cho học sinh. Có như thế, tính tích cực mới được phát huy.
  • 15. 17 2.3. Sử dụng phương tiện, thiết bị vào giảng dạy Phương tiện, thiết bị có vai trò to lớn trong việc tạo hứng thú, khơi gợi động cơ để hình thành tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học hiện nay. Những phương tiện dạy học truyền thống của Địa lí như bản đồ giáo khoa (Atlat, Bản đồ giáo khoa treo tường, Bản đồ giáo khoa trong sách giáo khoa), tranh ảnh, mô hình… về cơ bản được trang bị đầy đủ tại trường nhưng chưa đủ để thực hiện dạy học tích cực. Người giáo viên cần phải đầu tư nhiều hơn nữa để bài dạy sinh động, hiệu quả hơn. Những phương tiện người giáo viên cần chuẩn bị gồm: + Sơ đồ tóm lượt những nội dung cơ bản của bài; + Những số liệu liên quan đến bài và những bài liền kề để học sinh liên hệ, phân tích, so sánh; + Tranh ảnh để học sinh tìm tri thức. Tranh ảnh là nguồn tài liệu cơ bản nhất người giáo viên sử dụng. Tranh ảnh tạo biểu tượng nhằm hình thành những khái niệm trừu tượng cho học sinh. Việc sử dụng tranh ảnh đòi hỏi người giáo viên phải khéo léo, linh hoạt. Nếu sử dụng tranh ảnh không đúng cách, hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa cho kiến thức, không phải là nguồn tri thức, vì thế giờ dạy chỉ mang tính thụ động, trình chiếu là chính, không phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh; + Bản đồ là nguồn tư liệu vô cùng quan trọng, là đặc thù của môn Địa lí. Bản đồ có nhiều nguồn, từ sách giáo khoa, Atlat, bản đồ treo tường. Những bản đồ hiện tại đã được biên soạn từ trước, một số bản đồ không phù hợp với nội dung mới của sách giáo khoa. Một yêu cầu thiết yếu trong dạy học địa lí là người giáo viên phải tạo ra được những bản đồ trống, từ những bản đồ trống thiết lập những phiếu học tập, trên cơ sở phiếu học tập, người giáo viên tổ chức các hoạt động của lớp theo hướng tăng cường tính tích cực của học sinh. Để sử dụng phương tiện thiết bị mang hiệu quả cao, giáo viên cần chú ý lựa chọn những phương tiện phù hợp với nội dung bài dạy, thời gian treo phương tiện lên, kết hợp phương tiện với phương pháp dạy học.
  • 16. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 53524 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562