SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1117 ngày 12/3/2015
- Tích cực quảng bá du lịch
Việt Nam ở thị trường quốc tế
(Tr.4)
- Phê duyệt kịch bản
các chương trình nghệ thuật
phục vụ IPU-132
(Tr.3)
- Trình UNESCO hồ sơ
“Nghệ thuật Bài Chòi
Trung Bộ Việt Nam”
(Tr.4)
- Phục dựng một số lễ hội
truyền thống các dân tộc
thiểu số
(Tr.7)
Lào Cai: Nghệ thuật Xòe
được công nhận là di sản
văn hóa quốc gia
(Tr.18)
trong số này
Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 617/BVHTTDL-VHDT hướng dẫn
thực hiện hỗ trợ phát triển hệ thống vui chơi, giải trí cho trẻ em khu vực miền núi,
vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về văn
hóa năm 2015 đối với 15 tỉnh gồm: Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang,
Hòa Bình, Lạng Sơn, Trà Vinh, Đắk Lắk, Quảng Bình, Phú Thọ, Hà Giang, Cao
Bằng, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Quảng Trị. (Xem tiếp trang 6)
Chấmđiểmcôngtác
quảnlý,tổchức
lễhội
Bắt đầu từ mùa lễ hội 2015, Bộ
VHTTDL sẽ tiến hành chấm điểm
công tác tổ chức, quản lý lễ hội ở các
địa phương. Để thực hiện việc chấm
điểm này, Bộ VHTTDL đã ban hành
tiêu chí và thang điểm đánh giá để
các địa phương tự bình xét và gửi về
Bộ để đánh giá hàng năm. Đây là
điểm mới được Bộ VHTTDL kỳ
vọng sẽ góp phần tạo ra sự chuyển
biến tích cực trong đánh giá thực hiện
công tác quản lý và tổ chức lễ hội dân
gian 2015.
(Xem tiếp trang 2)
Hội thảo khoa học“Toàn cầu hóa du lịch và địa
phương hóa du lịch”
Ngày 06/3, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn
phối hợp với Trường Đại học Charles De Gaulle - Lille 3 (Pháp) đã tổ chức
Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Toàn cầu hóa du lịch và địa phương
hóa du lịch” với sự tham dự của các chuyên gia, nghiên cứu và học giả đến
từ các châu lục như Châu Á, Mỹ, Âu. Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh, ngành du lịch Việt Nam đang tăng trưởng
mạnh và từng bước hướng đến một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Sự phát triển du lịch đã góp phần thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn, tạo
thêm nhiều việc làm cho các tầng lớp dân cư trong xã hội.
(Xem tiếp trang 7)
Hỗ trợ phát triển hệ thống vui chơi, giải trí cho trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa,
biên giới hải đảo là nội dung trong chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2015
Phát triển hệ thống vui chơi
cho trẻ em vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo
quản lý nhà nước
2 số 1117 l 12.3.2015
Theo bộ tiêu chí này, có sáu nội
dung chính là căn cứ đánh giá, chấm
điểm cho các địa phương, bao gồm:
Công tác quản lý, xây dựng kế
hoạch tổ chức thực hiện hằng năm
(tối đa 9 điểm); quán triệt, tuyên
truyền văn bản chỉ đạo của Đảng,
Nhà nước, văn bản quản lý, hướng
dẫn nghiệp vụ của Bộ (tối đa 6
điểm); thực hiện nếp sống văn minh
trong lễ hội (tối đa 25 điểm); đảm
bảo môi trường an toàn tổ chức lễ
hội (tối đa 40 điểm); tổ chức các
hoạt động dịch vụ theo đúng quy
định của pháp luật (10 điểm) và thực
hiện thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử
lý vi phạm trong hoạt động lễ hội tại
cơ sở (10 điểm). Điểm tổng của
thang điểm đánh giá là 100. Điểm
đạt được dưới 50 là chưa hoàn
thành; từ 95-100 điểm là hoàn thành
xuất sắc; các mức từ 85-94 điểm và
51-84 điểm được đánh giá ở các
mức độ hoàn thành tốt và hoàn
thành. Để việc việc đánh giá, “chấm
điểm” thực sự khách quan, mang lại
hiệu quả thì ngoài sự quyết liệt, sát
sao của chính quyền địa phương còn
phải tăng cường công tác thanh,
kiểm tra, xử lý vi phạm. Mặt khác,
báo chí cũng cần nhập cuộc cùng với
Bộ VHTTDL trong công tác tuyên
truyền, giám sát và phản ánh tình
hình thực hiện các tiêu chí này trên
các phương tiện thông tin đại chúng.
Việc ban hành tiêu chí, thang
điểm đánh giá thực hiện công tác
quản lý và tổ chức lễ hội dân gian
ngay từ đầu mùa 2015 là xuất phát
từ nhu cầu thực tế trong công tác chỉ
đạo, quản lý của Bộ, các địa phương
nhằm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị
số 41-CT/TW của Ban Bí thư và
Công điện số 229/CĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ nhằm tăng cường,
nâng cao hiệu lực quản lý đối với
hoạt động lễ hội. Các mùa trước đây,
công tác quản lý, tổ chức lễ hội tại
các địa phương chủ yếu được đánh
giá bằng định tính chứ không định
lượng. Việc triển khai chấm điểm
dựa trên những thang điểm cụ thể sẽ
giúp các địa phương và Bộ cơ sở
định lượng khi đánh giá hiệu quả
quản lý, tổ chức lễ hội. Qua đó, Bộ
thấy được công tác tổ chức, quản lý
tại các địa phương mặt nào tích cực,
mặt nào cần tiếp tục điều chỉnh, tích
cực tạo chuyển biến vào mùa lễ hội
năm sau. Ban tổ chức, Ban chỉ đạo
các lễ hội cần đẩy mạnh tuyên
truyền, hướng dẫn cụ thể để người
dân nâng cao ý thức, thực hiện nếp
sống văn minh khi tham gia lễ hội,
nhất là trong việc đổi và sử dụng
tiền lẻ tràn lan, đặt tiền lễ, giọt đầu
đúng nơi quy định, hạn chế đốt vàng
mã, đồ mã, giữ gìn vệ sinh chung
trong không gian diễn ra lễ hội...
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng
nêu rõ: Việc tổ chức, quản lý các
hoạt động lễ hội muốn thành công,
an toàn, văn minh cần sự vào cuộc
của các cấp, các ngành chứ không
phải chỉ là trách nhiệm của riêng
ngành văn hóa. Các địa phương cần
tổ chức và quản lý lễ hội năm 2015
theo hướng khoa học, tiến bộ, giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc và phù
hợp với điều kiện kinh tế-xã hội.
Cục Văn hóa cơ sở, đơn vị trực
tiếp soạn thảo tiêu chí, thang điểm
đánh giá việc tổ chức, quản lý lễ hội
cho biết: Ngoài thang điểm chính,
bộ tiêu chí còn có các nội dung điểm
cộng, điểm trừ. Điểm cộng được
tính cho việc tổ chức đánh giá, chấm
điểm chặt chẽ, chính xác và thực
hiện công tác báo cáo đúng quy
định; có cách làm hay, sáng tạo, đột
phá trong công tác quản lý và tổ
chức lễ hội. Nếu lễ hội của địa
phương nào được dư luận báo chí
đánh giá tốt sẽ được thêm 5 điểm
cộng. Bên cạnh đó, điểm trừ bị tính
khi địa phương không gửi báo cáo
hoặc báo cáo chậm, địa phương bị
nêu nhiều thông tin phản ánh các
mặt trái của lễ hội... Cục Văn hóa
Cơ sở cũng là đơn vị chủ trì, tổng
hợp định kỳ hằng năm báo cáo lãnh
đạo Bộ.
Đầu mùa lễ hội năm 2015 đến
nay, ở nhiều lễ hội diễn ra nhiều hiện
tượng không văn minh được phản
ánh đậm nét trên các phương tiện
thông tin đại chúng, trong đó nổi
cộm là hiện tượng hàng trăm, thậm
chí hàng nghìn, hàng vạn người,
nhất là thanh niên cùng la hét, xô
đẩy, giẫm đạp lên nhau tranh cướp
lộc khiến nhiều người ngất, bị
thương. Một vấn đề khác cũng gây
nhiều tranh cãi trên báo chí cũng
như mạng xã hội là các nghi lễ dã
man với động vật trong lễ hội chém
lợn, chọi trâu, đâm trâu, Cầu Trâu...
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ
cũng đã có có ý kiến nên bỏ lễ hội
không phù hợp với xã hội hiện tại.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng nên
có chỉ đạo ngừng, hoặc cấm đối với
các lễ hội có xuất hiện hiện tượng
nguy hiểm, ảnh hưởng đến an ninh,
uy tín, hình ảnh quốc gia. Bộ trưởng
Bộ VHTTDL cũng có quan điểm
cho rằng: Các lễ hội mang tính chất
tàn bạo, hủ tục cần phải được loại
bỏ, chỉ giữ lại tiêu chí văn hóa, giá
trị nhân văn. Do đó, Bộ VHTTDL đã
giao cơ quan chức năng rà soát toàn
bộ, nghiên cứu truyền thống lễ hội,
nguồn gốc để tham mưu cho lãnh
đạo. Sau khi nghiên cứu Bộ sẽ tổ
chức hội nghị, hội thảo để đánh giá
lại thực chất lễ hội, cái gì cần giữ,
cái gì nên bỏ. Sau mùa lễ hội 2015,
Bộ VHTTDL sẽ tiến hành xin ý kiến
của các nhà khoa học, nhà nghiên
cứu để có tiêu chí cụ thể...
trần nguyện
Chấmđiểmcôngtácquảnlý,... (Tiếp theo trang 1)
quản lý nhà nước
3số 1117 l 12.3.2015
Bộ VHTTDL vừa phê duyệt kịch
bản các chương trình biểu diễn nghệ
thuật phục vụ Đại hội đồng Liên minh
Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-
132) được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ
28/3-01/4.
Theo đó, tại Quyết định số 557/QĐ-
BVHTTDL phê duyệt chương trình
biểu diễn nghệ thuật “Đêm Hoàng
thành” phục vụ sự kiện Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu
nhân chiêu đãi cấp Nhà nước nhân dịp
IPU-132. Chương trình diễn ra từ 19h00
đến 21h00 ngày 31/3/2015 tại Khu Di
tích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
Kịch bản và Tổng đạo diễn NSND Trần
Bình, với sự tham gia của các đơn vị:
Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt
Nam, Nhà hátTuồngViệt Nam, Nhà hát
Múa rối Việt Nam, Nhà hát Ca Múa
Nhạc dân gian Việt Bắc, Nhà hát Ca
Múa Nhạc dân tộc Bông sen TP. Hồ Chí
Minh, NS Bùi Công Duy và Dàn dây,
Nhóm nhạc Jazz Sông Hồng, Nhóm Cỏ
lạ, Nhóm F Band, Tốp Accordion Học
viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Công
ty Hồng Vân (TP. Hồ Chí Minh).
Tại Quyết định số 558/QĐ-
BVHTTDL phê duyệt chương trình
nghệ thuật “Hồn quê Việt” phục vụ sự
kiện Chủ tịch Quốc hội chiêu đãi Ban
Lãnh đạo, Ban Chấp hành IPU và khách
mời. Chương trình diễn ra từ 19h00 đến
20h30 ngày 27/3/2015 tại Khu di tích
Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Chương trình do NSƯT Vương Duy
Biên là tác giả và đạo diễn, Nhà hát Múa
rối Việt Nam thực hiện.
Tại Quyết định số 559/QĐ-
BVHTTDLphê duyệt chương trình biểu
diễn nghệ thuật “Những sắc màu văn
hóa các dân tộc Việt Nam” trong khuôn
khổ Chương trình Đêm hội đoàn kết
Nghị viện. Chương trình sẽ diễn ra vào
tối 29/3/2015 tại làng Văn hóa-Du lịch
các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn
Tây, Hà Nội. Kịch bản vàTổng đạo diễn
NSND Trần Bình, với sự tham gia của
các đơn vị: Nhà hát Nghệ thuật Đương
đại Việt Nam, Hợp xướng Học viện Âm
nhạc quốc gia Việt Nam, Nhà hát Nhạc
Vũ KịchViệt Nam, Nhà hát dân ca Quan
Họ Bắc Ninh, Nhà hát Ca Múa Nhạc
Sao Biển tỉnh Phú Yên, Nhà hát Chèo
tỉnh Nam Định, Đoàn nghệ thuật tỉnh Hà
Giang, Đoàn nghệ thuật Ca Múa Nhạc
dân tộc Cao Bằng, Đoàn Ca Múa Nhạc
dân tộc tỉnh Nghệ An, Đoàn nghệ nhân
dân tộc Thái Trắng tỉnh Lai Châu, Đoàn
Ca Múa Nhạc dân tộc tỉnh Đắk Lắk, Câu
lạc bộ Thời trang Elite, Công ty Phúc
Thịnh (TP. Hồ Chí Minh).
Đ.AnH
PhêduyệtkịchbảncácchươngtrìnhnghệthuậtphụcvụIPU-132
Bộ VHTTDL vừa có Công văn
số 688/BVHTTDL-DSVH gửi Văn
phòng Chính phủ về việc xây dựng
Bảo tàng Khoa học quốc gia tại
Đồng Nai. Theo đó, căn cứ Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Di sản văn hóa, Quy hoạch
tổng thể hệ thống bảo tàng Việt
Nam đến năm 2020 và Nghị quyết
số 46/NQ-CP về Chương trình
hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết của Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương lần 6 Khóa
XI về phát triển khoa học và công
nghệ, trong số 123 bảo tàng công
lập và 23 bảo tàng ngoài công lập
hiện có ở Việt Nam, còn thiếu vắng
Bảo tàng Khoa học và Công nghệ.
Việc xây dựng Bảo tàng Khoa học
và Công nghệ với nội dung trưng
bày, giới thiệu và giáo dục về
những thành tựu khoa học và công
nghệ của Việt Nam và thế giới là
hết sức cần thiết. Bộ VHTTDL
đánh giá cao sự tích cực, chủ động
của UBND tỉnh Đồng Nai đối với
việc triển khai công tác chuẩn bị để
thành lập bảo tàng này.
Tuy nhiên, việc xây dựng Bảo
tàng Khoa học và Công nghệ Việt
Nam (Bảo tàng quốc gia về khoa
học và công nghệ) là một nhiệm vụ
lớn, nhiều khó khăn, phức tạp, nên
tại Nghị quyết số 46/NQ-CP,
Chính phủ đã giao cho Bộ Khoa
học và Công nghệ, Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam nghiên
cứu xây dựng Đề án hình thành
bảo tàng này. Vì vậy, việc UBND
tỉnh Đồng Nai tổ chức xây dựng
Đề án Bảo tàng Khoa học quốc gia
tại Đồng Nai trình Thủ tướng
Chính phủ là không phù hợp với
Nghị quyết nêu trên. Để thực hiện
Nghị quyết số 46/NQ-CP, Bộ
VHTTDL đề nghị Văn phòng
Chính phủ báo cáo Thủ tướng
Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ
Khoa học và Công nghệ triển khai
nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết
số 46/NQ-CP, kịp thời xây dựng
Đề án thành lập Bảo tàng Khoa
học và Công nghệ Việt Nam để
trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định bổ sung Bảo tàng
Khoa học và Công nghệ Việt Nam
vào Quy hoạch tổng thể hệ thống
bảo tàng Việt Nam đến năm 2020
và phê duyệt Đề án thành lập Bảo
tàng để có cơ sở triển khai các
bước tiếp theo cho sự ra đời của
bảo tàng.
H.PHượng
Xây dựng Bảo tàng Khoa học quốc gia tại Đồng Nai
4 số 1117 l 12.3.2015
quản lý nhà nước
Từ ngày 04-08/3, Tổng cục trưởng
Tổng cục Du lịch - Nguyễn Văn Tuấn
dẫn đầu đoàn công tác của Việt Nam
tham dự Hội chợ Du lịch quốc tế ITB
2015 diễn ra tại Trung tâm Triển lãm
quốctếITB(Berlin,CHLBĐức).Đâylà
hoạt động nằm trong Chương trình xúc
tiến du lịch quốc gia của du lịch Việt
Nam trong năm 2015.
Tại Hội chợ, Hiệp hội Du lịch Việt
Nam chủ trì, tổ chức xây dựng gian hàng
trêndiệntích135m2 (tươngđương15gian
tiêuchuẩn)đểgiớithiệucácđiểmđến,sản
phẩm, dịch vụ du lịch đặc sắc của Việt
Namđếnbạnbèquốctế.Nhữngnămgần
đây, nhờ đẩy mạnh công tác xúc tiến,
quảng bá du lịch Việt Nam đến các thị
trườngmụctiêu,đặcbiệtlàthịtrườngĐức
nên lượng khách quốc tế đến Việt Nam
tăng đáng kể. Năm 2014, lượng khách
quốc tế đến Việt Nam đạt 7.874.312 lượt,
trongđócó142.345lượtkháchĐức,tăng
45,7% so với năm 2013.
Hội chợ Du lịch quốc tế ITB 2015
đượcđánhgiálàmộttrongnhữnghộichợ
quốc tế lớn và uy tín nhất về du lịch. Hội
chợ sẽ là cơ hội để các đối tác kinh doanh
gặp gỡ, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm;
đồngthờicũnglàdịpđểdukháchtìmhiểu
và lựa chọn điểm đến. Năm nay, Hội chợ
ITB tiếp tục có sự tham gia của 10.096
công ty lữ hành, công ty cung cấp dịch vụ
đặtvétrựctuyến,côngtyhàngkhông,tập
đoàn khách sạn, công ty cho thuê xe và
phươngtiệngiaothôngvậntảikhách,các
điểm du lịch đến từ 186 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới. Bên cạnh các triển
lãm giới thiệu dịch vụ, sản phẩm du lịch,
trongkhuônkhổITB2015còndiễnracác
diễn đàn, hội thảo chuyên ngành du lịch;
họp báo, thuyết trình sản phẩm; các cuộc
gặpgỡgiữadoanhnghiệpvớiđốitácquốc
tế và khách hàng để khai thác, phát triển
du lịch, trong đó chú trọng các phương
thức quảng bá nhằm thu hút du khách từ
các trang mạng…
Tiếpđó,từngày19-22/3,tạithànhphố
Gothenborg, Thụy Điển, sẽ diễn ra Hội
chợ Bắc Âu về công nghiệp du lịch, dịch
vụ lữ hành và tổ chức sự kiện (TUR
2015). Sự kiện được tổ chức thường niên
nhằm tăng cường hợp tác phát triển, khai
thác thị trường du lịch Bắc Âu bao gồm
các nước Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch
và Phần Lan. Những năm gần đây, Việt
Nam luôn xác định thị trường Bắc Âu là
một trong những thị trường trọng điểm,
tiềmnăngcủadulịchViệtNam.Bêncạnh
đó,ViệtNamcũngđanglàthịtrườngmới
nổi, điểm đến được nhiều công ty lữ hành
BắcÂukhaithácvàcókếhoạchpháttriển
trong thời gian tới. Vì vậy, TUR 2015 là
cơ hội tốt để các cơ quan quản lý, công ty
lữhànhcủaViệtNamtiếpcậnvàkhaithác
tiềm năng du lịch tại thị trường Bắc Âu,
thúc đẩy tăng cường trao đổi khách giữa
Việt Nam và Bắc Âu.
Nhằm tăng cường trao đổi khách du
lịch giữa hai nước Việt Nam-Ấn Độ, từ
ngày 23-25/4, Tổng cục Du lịch sẽ phối
hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ
tổchứcgianhàngdulịchViệtNamtạiHội
chợ thương mại và dịch vụ GES tại Ấn
Độ. Nhân dịp này, hai bên sẽ phối hợp tổ
chứcHộithảodulịchViệtNam-ẤnĐộtại
Delhi, đồng thời giới thiệu du lịch Việt
Nam tại 2 thành phố Hyderabad và
Chennai.Đâylàdịptốtđểcácđịaphương
xúc tiến hình ảnh, doanh nghiệp du lịch
hai nước gặp gỡ, trao đổi hợp tác kinh
doanh.Đểchuẩnbịchosựkiệnnày,Tổng
cụcDulịchđãmờiSởVHTTDLHàNội,
Đà Nẵng, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh
cùng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế
tham gia gian hàng du lịch Việt Nam và
dự các sự kiện khác tại Ấn Độ...
Trước đó, vào tháng 02/2015, Đại sứ
quánViệtNamtạiIranđãphốihợpvớihai
công ty du lịch trong nước là Eviva và
South Pacific lần đầu tiên tổ chức gian
hàngViệtNamtạiHộichợdulịchquốctế
lần thứ 8 của Iran khai mạc ở thủ đô
Tehran. Ngay trong ngày đầu tiên của hội
chợ,gianhàngViệtNamvớichủđề“Việt
Nam-Vẻđẹpbấttận”đãthuhútđôngđảo
khách Iran tham quan và tìm hiểu về các
cơ hội du lịch Việt Nam.
Đề cập tới định hướng phát triển thị
trường quốc tế trong thời gian tới, Tổng
cục Du lịch cho biết du lịch Việt Nam sẽ
tập trung vào “Thị trường ưu tiên
marketing” gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Đài Loan, Nga, ASEAN,
Australia và Newzealand; “Thị trường
duytrìmarketing”gồmcácnướcTâyÂu:
Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Hà
Lan, Bắc Âu, Bắc Mỹ; “Thị trường tiềm
năng cần tập trung phát triển” gồm: Ấn
Độ, Trung Đông. Du lịch Việt Nam sẽ
phát triển theo mục tiêu xây dựng và
quảng bá thương hiệu gắn với điểm đến
an toàn, thân thiện, chất lượng, sản phẩm,
dịch vụ du lịch độc đáo, hấp dẫn...
HảiPHong
Tích cực quảng bá du lịch Việt Nam ở thị trường quốc tế
Được sự cho phép của Thủ tướng
Chính phủ về danh sách di sản văn hóa
phi vật thể dự kiến lập hồ sơ trình
UNESCO giai đoạn 2012-2016 trong
đó có di sản văn hóa phi vật thể “Tục
chơi Bài Chòi mùa xuân của người Việt
vùng Nam Trung Bộ”, Bộ VHTTDLđã
phối hợp với các địa phương liên quan
tổ chức xây dựng Hồ sơ đệ trình
UNESCO xét ghi danh vào Danh sách
di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại. Trong quá trình nghiên cứu
xây dựng hồ sơ, Bộ VHTTDL đã tiếp
thu ý kiến của Hội đồng Di sản văn hóa
quốc gia và tên gọi “Tục chơi Bài Chòi
mùa xuân của người Việt vùng Nam
Trung Bộ” không phản ánh hết đặc
trưng, giá trị của di sản. Bộ VHTTDL
đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép
đổi tên hồ sơ thành “Nghệ thuật Bài
Chòi Trung Bộ Việt Nam” để thể hiện
Trình UNESCO hồ sơ“Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam”
5số 1117 l 12.3.2015
- Tại Quyết định số 560/QĐ-
BVHTTDL ngày 27/02/2015 Bộ
VHTTDL, cho phép Nhà hát Tuổi trẻ
phối hợp với Viện Goethe Hà Nội
đón tiếp và tổ chức chương trình biểu
diễn của ban nhạc Raggabund (Đức)
gồm 03 thành viên trong khuôn khổ
các hoạt động giao lưu văn hóa kỷ
niệm 40 năm Thiết lập Quan hệ ngoại
giao Việt Nam-Đức. Thời gian từ 26-
29/3/2015, tại TP. Hồ Chí Minh, Hà
Nội và Hải Phòng.
- Ngày 27/02/2015 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 561/QĐ-
BVHTTDL, cho phép Dàn nhạc Giao
hưởng Việt Nam mời nhạc trưởng
Kah Chun Wong (người Singapore)
và nghệ sỹ piano Uehara Ayako
(người Nhật Bản) đến tập luyện và
biểu diễn chương trình hòa nhạc đặt
vé trước số 78. Thời gian biểu diễn:
20h00, ngày 20/03 và ngày
21/03/2015 tại Phòng hòa nhạc Học
viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 562/QĐ-BVHTTDL ngày
27/02/2015, giao Cục Hợp tác quốc tế
chủtrìxâydựngvàtổchứcKhônggian
văn hóa-nghệ thuậtViệt Nam tạiTrung
tâmHộinghịQuốcgiatrongkhuônkhổ
Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế
giới lần thứ 132 năm 2015 (IPU-132).
Thời gian từ ngày 24/3-03/4/2015.
- Tại Quyết định số 588/QĐ-
BVHTTDL ngày 04/3/2015, Bộ
VHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo,
Ban Tổ chức Festival Nhiếp ảnh trẻ
năm 2015 do Thứ trưởng Vương Duy
Biên làm Trưởng Ban Chỉ đạo và 04
Thành viên; bà Đoàn Thị Thu Hương
- Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật,
Nhiếp ảnh và Triển lãm làm Trưởng
Ban Tổ chức và 06 Thành viên.
- Ngày 04/3/2015 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 596/QĐ-
BVHTTDL, giao Trung tâm tổ chức
biểu diễn nghệ thuật phối hợp với
Công ty Cổ phần phân phối Moet-
Hennessy Việt Nam tổ chức “Chương
trình hòa nhạc Hennessy” lần thứ 19
với sự tham gia biểu diễn của nam
nghệ sĩ Vĩ cầm Stefan Jackiw và nữ
nghệ sĩ đệm đàn Dương cầm Anna
Polomsky (quốc tịch Hoa Kỳ). Thời
gian tổ chức 20h00 ngày 29/5/2015,
tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
tHtt
VăN BảN mớI
quản lý nhà nước
BộVHTTDLvừa ban hành Quy chế
tổ chức Giải thưởng Du lịch Việt Nam
năm 2014 nhằm lựa chọn, tôn vinh các
tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực
cho sự nghiệp phát triển du lịch Việt
Nam, góp phần khẳng định vị trí của
ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc
dân. Đối tượng tham gia là các tổ chức,
cá nhân kinh doanh du lịch và cơ sở dịch
vụ phục vụ khách du lịch thuộc mọi
thành phần kinh tế hoạt động theo quy
định của pháp luật Việt Nam trong các
lĩnh vực: lữ hành; lưu trú du lịch (khách
sạn 3 sao trở lên); vận chuyển khách du
lịch (bằng phương tiện máy bay, ôtô, tàu
thủy, tàu hỏa); nhà hàng ăn uống phục
vụ khách du lịch; cơ sở mua sắm phục
vụ khách du lịch; điểm dừng chân phục
vụ khách du lịch; điểm tham quan du
lịch; dịch vụ vui chơi, thể thao, giải trí
phục vụ khách du lịch.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ
hành, khách sạn, vận chuyển khách du
lịch, nhà hàng ăn uống phục vụ khách
du lịch, cửa hàng mua sắm phục vụ
khách du lịch, điểm dừng chân phục vụ
khách du lịch, sân golf tham dự Giải
thưởng Du lịch Việt Nam năm 2014
phải đảm bảo các điều kiện như: có thời
gian hoạt động từ 5 năm trở lên kể từ khi
được cấp có thẩm quyền quyết định
thành lập doanh nghiệp và cấp đăng ký
kinh doanh; kinh doanh đạt hiệu quả,
bảo đảm đời sống, việc làm ổn định cho
người lao động (đối với doanh nghiệp
lữ hành và khách sạn), chất lượng dịch
vụ tốt, thái độ phục vụ thân thiện; bảo
đảm an toàn lao động, an toàn về tài sản
và tính mạng cho khách sử dụng dịch
vụ; an ninh, trật tự; thực hiện tốt các quy
định về phòng, chống tệ nạn xã hội,
phòng, chống cháy, nổ, an toàn vệ sinh
thực phẩm, vệ sinh môi trường trong
quá trình hoạt động kinh doanh; không
có hành vi vi phạm pháp luật về tài
chính, thuế và các quy định của pháp
luật có liên quan trong năm 2014, không
bị giải thể hoặc phá sản tại thời điểm xét
tặng Giải thưởng; có trách nhiệm với
cộng đồng, tham gia tích cực các hoạt
động phát triển du lịch bền vững.
Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm
2014 được trao cho các tổ chức, cá nhân
đạt giải vào dịp Kỷ niệm Thành lập
ngành Du lịch Việt Nam ngày
09/7/2015 tại Hà Nội.
n.tHAnH
Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2014
chính xác nội dung và đầy đủ giá trị
của di sản văn hóa này, đáp ứng các
tiêu chí của UNESCO đối với di sản đệ
trình vào Danh sách di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại. Hồ sơ đã
được sửa chữa, hoàn chỉnh theo kết
luận của Hội đồng Di sản văn hóa quốc
gia. Bộ VHTTDL đề nghị Thủ tướng
Chính phủ xem xét cho Bộ trưởng Bộ
VHTTDL thay mặt Chính phủ ký Hồ
sơ và phối hợp với Ủy ban quốc gia
UNESCO Việt Nam làm các thủ tục
cần thiết để gửi Hồ sơ tới UNESCO
trước ngày 31/3/2015.
H.PHượng
6 số 1117 l 12.3.2015
quản lý nhà nước
Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế
hoạch triển khai thực hiện “Quy hoạch
phát triển mỹ thuật đến năm 2020, tầm
nhìn 2030”. Theo đó, kế hoạch gồm 5
nội dung chính: Tổ chức phổ biến,
tuyên truyền Quy hoạch; Công tác
quản lý nhà nước và xây dựng cơ chế,
chính sách; Đào tạo nguồn nhân lực;
Ứng dụng tiến bộ khoa học - công
nghệ; Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.
Về tổ chức phổ biến, tuyên truyền
Quy hoạch bao gồm: tuyên truyền, phổ
biến nội dung của Quy hoạch; Phối hợp
với Đài truyền hình và các phương tiện
thông tin đại chúng tăng cường quán
triệt, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm
quan trọng của mỹ thuật đối với việc
thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng
và Nhà nước; đẩy mạnh công tác phê
bình mỹ thuật nhằm giáo dục và định
hướng thẩm mỹ cho nhân dân, đổi mới
chương trình giáo dục mỹ thuật trong
hệ thống các trường phổ thông với mục
đích giáo dục thẩm mỹ và cảm thụ
nghệ thuật phù hợp với từng đối tượng.
Về công tác quản lý nhà nước và
xây dựng cơ chế, chính sách: xây dựng
văn bản quản lý nhà nước (xây dựng
luật mỹ thuật, xây dựng Quy hoạch
tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây
dựng Quy hoạch tượng đài Quốc Tổ
Hùng Vương và Danh nhân anh hùng
dân tộc, xây dựng Quy hoạch tượng
đài, tranh hoành tráng tại địa phương);
xây dựng cơ chế chính sách (xây dựng
cơ chế đặc thù và cơ chế đầu tư và hỗ
trợ cho việc bảo tồn và phát huy giá trị
mỹ thuật truyền thống của dân tộc trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây
dựng chính sách sưu tầm, phục hồi và
phát triển các loại hình mỹ thuật truyền
thống có nguy cơ mai một, thất truyền;
xây dựng cơ chế phối hợp giữa ngành
Mỹ thuật với ngành du lịch trong việc
quảng bá du lịch thông qua các tác
phẩm mỹ thuật; xây dựng cơ chế, chính
sách phát triển thị trường mỹ thuật
trong nước).
Về xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật: xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo
Nhà triển lãm tại các tỉnh/thành. Giai
đoạn 2015-2020 sẽ thành lập Trung
tâm tu sửa và phục chế tác phẩm mỹ
thuật; thành lập Trung tâm giám định
và đấu giá tác phẩm mỹ thuật; xây
dựng Bảo tàng Mỹ thuật đương đại tại
Hà Nội; xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật
tại Đà Nẵng; ưu tiên xây dựng Nhà
triển lãm văn hóa nghệ thuật với trang
thiết bị đạt tiêu chuẩn tại Hà Nội, Đà
Nẵng (hoặc Thừa Thiên Huế) và TP.
Hồ Chí Minh. Giai đoạn 2021 đến năm
2030: xây dựng Bảo tàng mỹ thuật tại
các thành phố trực thuộc Trung ương;
thành lập các Bảo tàng mỹ thuật tư
nhân, các bộ sưu tập mỹ thuật tư nhân;
đến năm 2030 xây dựng các công trình
tượng đài, theo Quy hoạch tượng đài
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quy hoạch
tượng đài Quốc Tổ Hùng Vương và
Danh nhân anh hùng dân tộc; xây dựng
tượng đài, tranh hoành tráng theo Quy
hoạch tượng đài, tranh hoành tráng của
địa phương đã được phê duyệt.
Việc ban hành Kế hoạch nhằm thực
hiện thành công mục tiêu và định
hướng của Quy hoạch phát triển mỹ
thuật đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đồng thời xác định rõ nhiệm
vụ cụ thể đối với các hoạt động để triển
khai thực hiện Quy hoạch, thời hạn
hoàn thành và trách nhiệm của các cơ
quan, ban ngành, địa phương, tổ chức
có liên quan trong việc triển khai thực
hiện các giải pháp của Quy hoạch.
n.tHAnH
Triển khai“Quy hoạch phát triển mỹ thuật đến năm 2020,
tầm nhìn 2030”
Để thống nhất về quy trình, thủ tục
và tiến độ, Sở VHTTDL 15 tỉnh được
hỗ trợ thiết bị cho các điểm vui chơi trẻ
em (cho những nơi hiện đã có điểm vui
chơi cho trẻ em) có thể hợp đồng với
công ty chuyên sản xuất đồ chơi trẻ em
(có tư cách pháp nhân) để mua các thiết
bị cho các điểm vui chơi trẻ em. Kinh
phí hỗ trợ thiết bị cho mỗi điểm vui chơi
trẻ em là 500 triệu đồng thuộc nguồn
vốn Chương tình mục tiêu quốc gia về
văn hóa năm 2015.
Sở VHTTDL tỉnh Thái Nguyên
được đầu tư xây dựng điểm vui chơi trẻ
em tiến hành tổ chức chọn địa điểm vui
chơi trẻ em tiến hành tổ chức chọn địa
điểm, khảo sát, lập dự án tiền khả thi
theo tiêu chí được Bộ phê duyệt. Kinh
phí đầu tư xây dựng điểm vui chơi mới
tỉnh Thái Nguyên là 5 tỷ đồng thuộc
nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc
gia về văn hóa năm 2015.
Sau khi có ý kiến của UBND tỉnh,
Sở VHTTDL lập Kế hoạch xây dựng
Dự án.Thành lập Ban quản lý dự án xây
dựng điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em.
Nguồn vốn từ ngân sáchTrung ương
để thực hiện dự án điểm vui chơi trẻ em
chỉ mang tính hỗ trợ để xây dựng và
mua sắm các trang thiết bị phục vụ điểm
vui chơi trẻ em. Đề nghị các địa phương
chủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sách
của địa phương và huy động các nguồn
lực hợp pháp khác để thực hiện đúng
mục tiêu của dự án, đáp ứng kịp thời
nhu cầu giải trí, sinh hoạt, vui chơi, học
tập của trẻ em. Đối tượng của dự án là
trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu,
vùng xa nên các hạng mục công trình để
đầu tư xây dựng phải phù hợp với lứa
tuổi, vùng miền, thể lực của trẻ.
Đ.ngọc
Pháttriểnhệthốngvuichơi... (Tiếp theo trang 1)
7số 1117 l 12.3.2015
quản lý nhà nước
Bộ VHTTDL đã có Công văn số
618/BVHTTDL-VHDTgửiSởVHTTDL
các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang,
Sơn La, Lâm Đồng, Quảng Trị về việc
hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phục dựng lễ
hộitruyềnthốngcácdântộcthiểusốthuộc
chương trình mục tiêu quốc gia về văn
hóa năm 2015.
Bộ phân bổ kinh phí để tổ chức phục
dựng các lễ hội truyền thống sau: Lễ hội
truyền thống tiêu biểu của dân tộc Hà
Nhì, tỉnh Lai Châu; Lễ hội truyền thống
tiêu biểu của dân tộc Mảng, tỉnh Điện
Biên; Lễ hội truyền thống tiêu biểu của
dân tộc Pu Péo, tỉnh Hà Giang; Lễ hội
truyền thống tiêu biểu của dân tộc La Ha,
tỉnh Sơn La; Lễ hội truyền thống tiêu
biểu của dân tộc Mạ, tỉnh Lâm Đồng; Lễ
hội truyền thống tiêu biểu của dân tộc
Bru-Vân Kiều, tỉnh Quảng Trị.
Kinh phí hỗ trợ phục dựng cho mỗi
lễ hội là 100 triệu đồng thuộc nguồn vốn
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn
hóa năm 2015.
Để thống nhất về quy trình, thủ tục
và tiến độ, Sở VHTTDL các tỉnh khảo
sát, lựa chọn, lập hồ sơ khoa học về lễ
hội bao gồm: tên lễ hội, thời điểm diễn
ra lễ hội, mục đích, ý nghĩa của việc
phục dựng lễ hội gửi về Bộ VHTTDL
(Vụ Văn hóa dân tộc) để tổng hợp trước
ngày 20/3/2015. Trước khi tổ chức phục
dựng Lễ hội 15 ngày gửi giấy mời vềVụ
Văn hóa dân tộc để kiểm tra và dự lễ hội.
Khi tổ chức phục dựng lễ hội, Sở
VHTTDL các tỉnh chú trọng việc chỉ
đạo tổ chức phục dựng lễ hội truyền
thống giàu bản sắc được lưu giữ trong
đời sống dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Thông qua lễ hội, phát huy các giá trị văn
hóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa
dân tộc lồng ghép đưa các yếu tố văn hóa
mới tiến bộ nhằm tăng cường giao lưu
quảng bá, giới thiệu đồng thời phù hợp
với nhu cầu hưởng thụ văn hóa và tâm
linh của đồng bào các dân tộc, góp phần
thúc đẩy phong trào toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, loại bỏ yếu tố lạc
hậu, hủ tục không phù hợp trong đời
sống cộng đồng.
Các lễ hội truyền thống cần diễn ra
một cách dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh
hoạt văn hóa cộng đồng, do đồng bào
chủ động tham gia mở hội và thụ hưởng
những giá trị văn hóa do lễ hội mang lại
một cách thiết thực, vui tươi, lành mạnh,
tiết kiệm. Lễ hội dân gian không nên tùy
tiện, lạm dụng các hình thức sinh hoạt
văn hóa mới làm phai nhòa bản sắc văn
hóa dân gian.
Chú ý phát huy vai trò của già làng,
trưởng bản, những người có uy tín, các
nghệ nhân văn nghệ dân gian tham gia
vào hoạt động của lễ hội, kể cả trong
hành lễ cũng như trong phần hội, tránh
khiên cưỡng, áp đặt. Tránh mang nặng
yếu tố thương mại hoặc lợi dụng để mê
tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc và các tệ
nạn xã hội khác trong đời sống xã hội,
gây phản cảm và xa lạ với đồng bào dân
tộc thiểu số.
Sau khi hoàn thành việc phục dựng
lễ hội, Sở VHTTDL các tỉnh báo cáo
bằng văn bản và gửi hồ sơ khoa học về
VụVăn hóa dân tộc để tổng hợp báo cáo
lãnh đạo Bộ.
Đ.ngọc
Phục dựng một số lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số
Hơn 150 bài nghiên cứu của các
học giả, chuyên gia du lịch, các nhà
quản lý du lịch, giáo sư các trường đại
học trên thế giới đã gửi về Hội thảo.
Hầu hết các bài viết tập trung vào các
nội dung: Lý luận chung về du lịch;
Du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàn
cầu hóa và địa phương hóa du lịch;
Hoạt động lữ hành, khách sạn, nhà
hàng và đào tạo nhân lực của du lịch
Việt Nam.
Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng
Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh cho
biết, ngành du lịch Việt Nam đang tăng
trưởng mạnh trong những năm gần
đây và từng bước hướng đến một
ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Hoạt động du lịch diễn ra sôi động từ
đô thị đến nông thôn, từ vùng ven biển,
hải đảo đến vùng núi, cao nguyên. Sự
phát triển du lịch đã góp phần thay đổi
diện mạo đô thị và nông thôn, tạo thêm
nhiều việc làm cho các tầng lớp dân cư
trong xã hội. Những vấn đề được chia
sẻ tại Hội thảo Toàn cầu hóa du lịch-
Địa phương hóa du lịch của nhiều
chuyên gia nghiên cứu, các nhà quản
lý ngành du lịch sẽ góp phần quan
trọng vào việc thúc đẩy hợp tác du lịch
trong và ngoài khu vực, sớm đưa mục
tiêu chung trở thành hiện thực, để du
lịch thực sự trở thành động lực phát
triển kinh tế-xã hội.
Tiến sĩ Vũ Khắc Chương - Hiệu
trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa,
Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn chia sẻ,
toàn cầu hóa là một xu thế khách quan
không thể đảo ngược. Tuy nhiên, toàn
cầu hóa du lịch không có nghĩa xóa
mờ những đặc tính riêng biệt của mỗi
nền văn hóa và mỗi vùng sinh quyển
mà là quá trình xác lập những giá trị
và chuẩn mực chung trên phạm vi toàn
cầu, bên cạnh đó cần khẳng định và
bảo vệ các giá trị đặc thù của mỗi nền
văn hóa.
Tại Hội thảo, các đại biểu cũng
thống nhất toàn cầu hóa du lịch chính
là tạo ra một tư duy toàn cầu về việc
tôn trọng, giữ gìn bảo vệ những giá trị
đặc thù của các nền văn hóa và các hệ
sinh thái, tạo ra những động thái của
việc phát triển du lịch bền vững.
Đức MinH
Hộithảokhoahọc... (Tiếp theo trang 1)
8 số 1117 l 12.3.2015
Sự kiện vấn đề
Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam
2015 (VITM 2015) sẽ diễn ra tại Hà
Nội từ ngày 03-06/4. Đây là sự kiện
thường niên do Tổng cục Du lịch, Hiệp
hội Du lịch Việt Nam và UBND TP. Hà
Nội phối hợp tổ chức từ năm 2013.
Theo Ban Tổ chức, Hội chợ Du lịch
quốc tế có chủ đề “Việt Nam - Đất nước
của các di sản”. Tại Hội chợ, các doanh
nghiệp lữ hành sẽ đưa hàng nghìn sản
phẩm cung cấp trực tiếp cho khách du
lịch Việt Nam và quốc tế. Các công ty
du lịch ở các nước là điểm đến của du
lịch Việt Nam cũng sẽ có cơ hội giới
thiệu, chào bán sản phẩm du lịch quốc
tế cho các đơn vị lữ hành Việt Nam.
Năm nay, Ban Tổ chức dự kiến sẽ
có 700 đơn vị tham gia trưng bày ở 500
gian hàng và thu hút khách quốc tế đến
từ 25 quốc gia, vùng lãnh thổ; đón
65.000 lượt khách tham quan. Cũng
trong những ngày diễn ra Hội chợ du
lịch quốc tế Việt Nam 2015, các đơn vị
lữ hành, doanh nghiệp du lịch sẽ bán
trực tiếp cho khách hàng 15.000 vé máy
bay, 14.000 tour. Ban Tổ chức cũng kì
vọng các sản phẩm bán tại Hội chợ sẽ
mang lại doanh thu 200 tỷ đồng.
Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam
được tổ chức thường niên vào tháng 4
hàng năm tại Hà Nội, góp phần tạo
dựng một thương hiệu ổn định, bền
vững cho du lịch Việt Nam trong tổ
chức hội chợ quốc tế. Đồng thời đây
cũng là nơi để các nhà khoa học, nhà
nghiên cứu, quản lý, lãnh đạo các doanh
nghiệp du lịch trao đổi về xu thế, định
hướng, giải pháp phát triển du lịch Việt
Nam, tổ chức các hoạt động xúc tiến du
lịch, đào tạo, giới thiệu văn hóa, ẩm
thực truyền thống.
n.tHAnH
Chiều 06/3, tỉnh Hải Dương tổ chức
Lễ khởi công xây dựng tòa Cửu phẩm
liên hoa tại Chùa Côn Sơn. Đây là công
trình văn hóa cấp đặc biệt với tổng mức
đầu tư trên 75,8 tỷ đồng. Trong đó,
nguồn vốn từ ngân sách Trung ương là
60 tỷ; còn lại là ngân sách tỉnh Hải
Dương và các nguồn vốn công đức khác.
Dự án gồm các hạng mục gồm: tòa
Cửu phẩm liên hoa, Tổ đường, Hậu
đường, sân nội tự, điện chiếu sáng… Dự
kiến, công trình sẽ hoàn thành trong
năm 2016.
Tòa Cửu phẩm liên hoa là một công
trình tôn giáo có giá trị đặc sắc của Chùa
Côn Sơn. Theo quan niệm của Phật
giáo, Cửu phẩm liên hoa là một biểu
tượng tối cao của thế giới cực lạc, thế
giới của cõi niết bàn, nơi Phật A Di Đà
ngự chiếu giải thoát cho chúng sinh.
Chức năng của tháp Cửu phẩm Liên hoa
là biểu dương Phật Pháp, ca ngợi thế
giới cực lạc - nơi đón nhận linh hồn của
những người thiện tâm, thiện đức đến
vãng sinh sau khi từ trần trở về thế giới
vĩnh hằng để được siêu sinh tịnh độ.
Chùa Côn Sơn được khởi dựng vào
thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIII. Hơn 7 thế
kỷ qua, Chùa Côn Sơn luôn được giữ
gìn, tu bổ và trở thành trung tâm tôn
Hải Dương khởi công xây dựng tòa Cửu phẩm liên hoa
Chùa Côn Sơn
Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2015
Ngày 04/3, lãnh đạo UBND TP. Hà
Nội cùng Đoàn kiểm tra liên ngành của
thành phố gồm: Sở VHTTDL, Công an
Hà Nội, Sở Y tế và Sở Công Thương đã
kiểm tra công tác tổ chức lễ hội Chùa
Hương năm 2015.
Nhiều năm qua công tác tổ chức lễ
hội Chùa Hương còn bất cập, mặc dù có
nhiều quy định nhưng người dân vẫn
chưa chấp hành nghiêm, dẫn tới sự phiền
toái cho người đi lễ chùa. Riêng lễ hội
năm nay, huyện Mỹ Đức cam kết thực
hiện đúng quy định “4 không” và “3
giảm”. “4 không” gồm: Không chèo kéo
khách; không treo thịt động vật; không
“chặt chém” và không đổi tiền lẻ; “3
giảm” gồm: Giảm đốt vàng mã, giảm xả
rácthảiramôitrườngvàgiảmùntắcgiao
thông. Trưởng Ban Tổ chức lễ hội Chùa
Hương cũng khẳng định những vấn đề
bất cập trong những mùa lễ hội trước sẽ
được khắc phục triệt để trong năm nay.
Người dân nào phát hiện vi phạm có thể
phản ánh lại với Ban Tổ chức lễ hội để
xử lý.
Trong mùa lễ hội Chùa Hương năm
nay, Công an Hà Nội đã tổ chức 16 tổ
tuần tra trong 24/24 giờ để tiếp nhận và
xử lý kịp thời những vấn đề về an ninh
trật tự, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du
khách và từ đầu mùa lễ hội đến nay
không có sự cố nào xảy ra.
Theo Ban Tổ chức lễ hội Chùa
Hương, từ ngày khai hội mùng 6 tháng
Giêng đến nay, đã có 352.000 lượt du
khách về trẩy hội Chùa Hương.
Theo quan sát, lễ hội năm nay được
tổ chức bài bản, dòng suối Yến dẫn vào
ChùaHươngtrongsạchvìcóđộingũtúc
trực vớt rác thải thường xuyên. Ban tổ
chứccũngđãthả3tấncávàchosơnmàu
xanh đối với gần 5.000 chiếc thuyền chở
khách để tạo không gian xanh thân thiện
với môi trường. Tình trạng chèo kéo
khách mua hàng, đi thuyền và gửi xe
cũng không còn diễn ra.
Sở VHTTDLHà Nội cho biết, Sở đã
phối hợp cùng các ngành, địa phương tổ
chức tuyên truyền, vận động người dân
thực hiện tốt các quy định vì đây cũng là
quyền lợi thiết thực của người dân sở tại,
nênnămnaycácquyđịnhđãđượcngười
dân ở khu vực diễn ra lễ hội đồng tình
hưởng ứng. H.L
Cam kết“4 không”,“3 giảm”tại lễ hội Chùa Hương
9số 1117 l 12.3.2015
Sự kiện vấn đề
Chương trình nghệ thuật “Bài ca
thống nhất” kỷ niệm 40 năm Ngày Giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước
sẽ được tổ chức vào 20h ngày
29/4/2015 tại sân khấu đầu cầu Hiền
Lương, bờ Nam sông bến Hải, tỉnh
Quảng Trị. Đây là chương trình nghệ
thuật đặc biệt, hoàng tráng, quy mô cấp
quốc gia. Tên gọi của chương trình vừa
thể hiện địa danh lịch sử đôi bờ Hiền
Lương, Bến Hải - nơi khởi nguồn của
mọi nỗi đau chia cắt, niềm vui sum
họp, vừa là điểm xuất phát của cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, biểu
tượng cho khát vọng hòa bình thống
nhất, cho ý chí quyết tâm chiến đấu
giành độc lập dân tộc của quân và dân
2 miền Nam-Bắc. Ngoài việc đề cập tới
công cuộc kháng chiến, kiến quốc trên
bình diện chung của cả nước, chương
trình nghệ thuật sẽ giành thời lượng
đáng kể, khắc họa chân dung cuộc sống
và con người đôi bờ Hiền Lương, Bến
Hải trong những năm tháng chỗng Mỹ
cứu nước và dựng xây quê hương ở thế
kỷ XX, XXI. Không chỉ vậy, chương
trình nghệ thuật còn là khúc tri ân đồng
bào, đồng chí đã hy sinh anh dũng trên
mặt trận Quảng Trị và các chiến trường
miền Nam trong những năm tháng
chiến tranh đầy cam go, ác liệt.
Chương trình có tổng thời lượng 60
phút, chia thành 3 chương: Chương I -
Nơi đây giới tuyến; Chương II - Khát
vọng thống nhất; Chương III - Đường
bốn mùa xuân.
Bằng những hình tượng nghệ thuật
tiêu biểu, sinh động, chương trình tập
hợp, kết nối các sự kiện nổi bật, chủ
yếu 3 thời kỳ của đất nước để dệt lên
thiên sử ca về chủ nghĩa anh hùng cách
mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
Kịch bản văn học của chương trình:
Trịnh Vũ Thìn; Tổng đạo diễn: Nhạc sĩ
Nguyễn Quang Vinh; Tổ chức thực
hiện: Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam
và Sở VHTTDL tỉnh Quảng Trị.
Đ.AnH
Chương trình nghệ thuật“Bài ca thống nhất”
Chiều 05/3, tại Đình Tân Xuân, thị
tấnTầmVu, huyện ChâuThành, UBND
tỉnh, Sở VHTTDL tỉnh Long An long
trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp
hạng di tích lịch sử - văn hóa Đình Tân
Xuân và bằng chứng nhận di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia Lễ hội Làm chay.
Đình Tân Xuân là ngôi đình cổ của
làng Tân Xuân xưa, nay thuộc thị trấn
Tầm Vu huyện Châu Thành, Long An.
Đây là một thiết chế văn hóa gắn liền với
lịch sử khai hoang, mở đất của người
Việt ở Long An, đáp ứng nhu cầu văn
hóa tín ngưỡng của cộng đồng làng xã.
Đình Tân Xuân cũng là nơi ghi lại nhiều
dấu ấn và thờ tự các anh hùng liệt sĩ, các
nghĩa sĩ yêu nước đã hi sinh trong hai
cuộc kháng chiến. Ra đời từ đầu thế kỷ
XIX, đến nay Đình Tân Xuân là nơi bảo
lưu những giá trị văn hóa tâm linh của
người dân địa phương.
Gắn liền với đình Tân Xuân, Lễ hội
Làm chay ở Tầm Vu cũng có lịch sử
hình thành hơn 2 thế kỷ. Đây là hoạt
động văn hóa dung hợp nhiều loại hình
tín ngưỡng dân gian, được hình thành
trong không gian văn hóa Nam Bộ. Lễ
hội Làm chay nhằm mục đích cầu cho
quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa,
mùa màng bội thu. Đồng thời cũng là dịp
để người dân địa phương tri ân, tưởng
nhớ các anh hùng dân tộc, các nghĩa sĩ
yêu nước trong phong trào vũ trang
kháng Pháp. Đến nay, Lễ hội Làm chay
là một hoạt động thường niên, được tổ
chức trong hai ngày từ 15-16 tháng
Giêng âm lịch hàng năm.Với nhiều hoạt
động văn hóa tín ngưỡng kết hợp vui
chơi giải trí, các trò chơi dân gian, Lễ hội
Làm chay được xem là một bảo tàng
sống thể hiện sự phong phú về đời sống
tinh thần, góp phần xây dựng khối đại
đoàn kết giữa các tôn giáo trong cộng
đồng người địa phương.
Đình Tân Xuân và Lễ hội Làm chay
hội tụ những giá trị văn hóa đặc sắc, có
tính đại diện, thể hiện nét đặc trưng của
cộng đồng dân cư khu vực Tầm Vu -
Châu Thành nói riêng và người dân
Long An nói chung. Sự kiện Đình Tân
Xuân được công nhận là di tích lịch sử -
văn hóa cấp quốc gia, Lễ hội Làm chay
được công nhận là di sản văn hóa phi vật
thể cấp quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, là niềm tự hào và vinh dự cho
chính quyền, nhân dân LongAn.
K.Hoàn
Long An: Đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa
Đình Tân Xuân
giáo, tín ngưỡng linh thiêng bậc nhất
của đất nước. Từ ngày khởi dựng đến
nay, chùa đã trải qua 3 lần trùng tu lớn.
Lần thứ nhất ở thế kỷ XIII, XIV; lần thứ
hai vào thế kỷ XVI, XVII và lần trùng
tu thứ ba vào thế kỷ XVIII. Cuối thế kỷ
XIX, đất nước ta bị thực dân Pháp xâm
lược, Chùa Côn Sơn bị tàn phá bởi chiến
tranh và thiên tai, xuống cấp nghiêm
trọng, trong đó có công trình Cửu phẩm
liên hoa.
Dự án khởi công xây dựng tòa Cửu
phẩm liên hoa sẽ phục hồi một số hạng
mục công trình và hệ thống thờ tự đã bị
tàn phá trong chiến tranh, có ý nghĩa
lớn, không những hoàn chỉnh không
gian cảnh quan kiến trúc của chùa mà
còn phục vụ công tác nghiên cứu, tìm
hiểu và tham quan du lịch cũng như hoạt
động tín ngưỡng của nhân dân cả nước.
MạnH Huân
10 số 1117 l 12.3.2015
Sự kiện vấn đề
Ngày 04/3 (tức ngày 14 tháng
Giêng năm Ất Mùi), UBND huyện Hà
Trung tiến hành lễ khởi công xây dựng
công trình bảo tồn, tôn tạo Di tích lịch
sử văn hóa cấp quốc gia Đền thờ Đức
thánh Trần (tức Đền thờ Trần Hưng
Đạo) thuộc làng Thổ Khối, xã Hà
Dương, huyện Hà Trung (Thanh Hóa).
Quần thể di tích lịch sử văn hóa
đền thờ Trần Hưng Đạo được xây
dựng trên khuôn viên hơn 3ha, tại làng
Thổ Khối, xã Hà Dương, với tổng số
vốn đầu tư hơn 27,5 tỷ đồng từ nguồn
vốn Chương trình mục tiêu quốc gia,
vốn ngân sách huyện Hà Trung và các
nguồn vốn khác, bao gồm các hạng
mục công trình như: Cổng đền, giếng
đền, nhà thờ mẫu, khu chính điện và
hệ thống khuôn viên cây xanh quanh
đền thờ. Việc khởi công xây dựng Đền
thờ Đức Thánh Trần không chỉ tôn
vinh vị tướng văn, võ song toàn triều
Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên-
Mông, mà còn góp phần tôn vinh các
giá trị lịch sử văn hóa mà cha ông để
lại, giáo dục cho thế hệ sau về truyền
thống dựng nước và giữ nước của cha
ông.
Cũng trong đêm mùng 04, rạng
sáng 05/3 (đêm 14 rạng 15 tháng
Giêng), Ban quản lý Di tích lịch sử -
Văn hóa Đền thờ Đức thánh Trần (xã
Hà Dương) sẽ tổ chức lễ Khai ấn, Phát
ấn Đền Trần năm 2015. Năm nay, Ban
tổ chức khai ấn Đền Trần xã Hà
Dương chuẩn bị khoảng 4.000 chiếc
ấn để phát miễn phí cho du khách.
Tại làng Thổ Khối, xã Hà Dương,
huyện Hà Trung hiện nay vẫn còn lưu
giữ khá nguyên vẹn Đền thờ Đức
thánh Trần. Toàn bộ kiến trúc của ngôi
đền là kiến trúc Nguyễn. Ngôi đền đã
được trùng tu hoàn chỉnh vào năm Tự
Đức thứ 3 (1850). Theo các nhà
nghiên cứu lịch sử, vào tháng 3/1285,
để bảo toàn lực lượng và né tránh sự
bao vây, tấn công của giặc Nguyên-
Mông, Trần Hưng Đạo - vị tướng lĩnh
tài ba đã trực tiếp đưa hai vua Trần
theo đường Thần Phù - sông Hoạt đến
vùng Thổ Khối nương náu một cách
an toàn. Sau khi củng cố lực lượng,
tháng 5/1285, Trần Hưng Đạo quyết
định tiến quân ra bắc một cách bất ngờ
và phối hợp cùng với các đạo quân
khác làm nên các chiến thắng vang dội
như Hàm Tử, Chương Dương, Tây
Kết để cuối cùng quét sạch giặc
Nguyên-Mông ra khỏi bờ cõi nước ta.
Để tưởng nhớ công ơn của người
anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo,
người dân làng Thổ Khối đã lập đền
thờ ông. Hàng năm đây là nơi thu hút
rất đông khách hành hương từ các địa
phương trong, ngoài tỉnh. Đây là ngôi
Đền thờ Trần Hưng Đạo lớn nhất ở
Thanh Hóa còn giữ được nhiều di vật,
hiện vật cổ. Với ý nghĩa và giá trị của
di tích, từ năm 1996 Di tích Đền thờ
Trần Hưng Đạo đã được công nhận là
Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
t.LâM
Thanh Hóa: Khởi công xây dựng Đền thờ Trần Hưng Đạo
Ngày 06/3 (tức ngày 16 tháng
Giêng năm Ất Mùi), Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh Bắc Ninh và huyện
Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh) long
trọng tổ chức lễ dâng hương và khai
hội Kinh Dương Vương (xã Đại Đồng
Thành, huyện Thuận Thành) kỷ niệm
4894 năm đức vua Thủy Tổ Việt Nam
khai sinh mở nước.
Hàng năm, lễ hội Kinh Dương
Vương được chính quyền và nhân dân
tổ chức là dịp bày tỏ lòng thành kính,
tuyên truyền, giáo dục những người
con dân đất Việt nhớ về nguồn cội, tri
ân đức vua Thủy Tổ Việt Nam, phát
huy truyền thống tốt đẹp từ nghìn xưa
để lại. Đồng thời bày tỏ lòng tự tôn
dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết
toàn dân trên cơ sở dòng máu huyết
thống con Lạc, cháu Hồng, thi đua lao
động, học tập xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Bên cạnh đó, lễ hội còn tôn vinh
nét đẹp văn hóa, truyền thống của
vùng quê hương Kinh Bắc - Bắc Ninh.
Năm nay, lễ hội Kinh Dương
Vương diễn ra trong 6 ngày từ ngày
04 đến ngày 09/3 (từ 14 đến 19 tháng
Giêng), trong đó chính hội được tổ
chức trong 3 ngày 16 đến 18 tháng
Giêng. Phần lễ, trong ngày 14 tháng
Giêng sẽ tổ chức rước nước từ Đền
xuống Lăng Kinh Dương Vương về
thờ; Ngày 16 tháng Giêng tổ chức
rước kiệu Kinh Dương Vương, Lạc
Long Quân, Âu Cơ từ Đền xuống
Lăng làm lễ và tế theo các nghi thức
cung đình; Ngày 18 tháng Giêng sẽ tổ
chức rước kiệu Kinh Dương Vương,
Lạc Long Quân và Âu Cơ từ Lăng về
Đền, sau đó sẽ tổ chức lễ tế cầu nhân
khang, vật thịnh, mưa thuận gió hòa,
quốc thái dân an. Ngày 19 tháng
Giêng, Ban tổ chức lễ hội sẽ tổ chức
lễ rước tống ruộc, trả nước tưới cho
cây. Đồng thời, trong những ngày từ
14 đến 17 tháng Giêng, sẽ diễn ra lễ
rước bài vị, long đình tại thôn Phú Mỹ
(Đình Tổ - Thuận Thành) và các thôn
Đồng Đông, Đồng Văn, Đồng Đoài
(Đại Đồng Thành, Thuận Thành).
Cùng với phần Lễ được tổ chức
trang nghiêm thể hiện niềm tôn kính
với bậc tiên tổ, phần Hội năm nay,
Ban tổ chức còn tổ chức nhiều hoạt
động văn hóa, thể thao cùng các trò
chơi dân gian như chơi đu, đập niêu,
bịt mắt bắt dê, tổ tôm điếm, cờ tướng,
vật dân tộc, Múa Rối nước… Đặc
biệt, những buổi tối sẽ diễn ra các
chương trình văn nghệ Chèo, Tuồng,
Khai hội Kinh Dương Vương tại Bắc Ninh
11số 1117 l 12.3.2015
Sự kiện vấn đề
Ngày 07/3, Lễ hội Áo dài năm 2015
đã khai mạc tại Công viên văn hóa
Đầm Sen (quận 11, TP. Hồ Chí Minh)
với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh -
Thành phố Áo dài”. Đây là lần thứ 2
Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh phối hợp
với Sở Văn hóa và Thể thao thành phố
cùng các đơn vị khác tổ chức sự kiện
đặc biệt này nhằm góp phần tôn vinh
giá trị bản sắc văn hóa truyền thống, vẻ
đẹp của chiếc áo dài Việt Nam, đồng
thời là dịp giới thiệu hình ảnh chiếc áo
dài qua từng thời kỳ lịch sử của dân tộc
với bạn bè khắp thế giới.
Tại ngày hội, nhiều phụ nữ trong
trang phục áo dài đầy màu sắc, kiểu
dáng thướt tha rảo bước tham gia
nhiều hoạt động vui chơi, văn hóa
nghệ thuật như: hội thi vẽ tranh “Áo
dài và hoa”, cuộc thi “Duyên dáng áo
dài”, cuộc thi “Ảnh đẹp áo dài”, hội
thi “Vẽ áo dài trên giấy”... Du khách
đến với Lễ hội Áo dài được tham gia
nhiều hoạt động hấp dẫn như tọa đàm
về áo dài với nhà thiết kế Sĩ Hoàng,
phần tư vấn may và chọn mua áo dài
đẹp của các nhà thiết kế tài năng…
Nhà thiết kế Sĩ Hoàng - Giám đốc
Bảo tàng Áo dài tại TP. Hồ Chí Minh
chia sẻ: Tại lễ hội năm nay, nhiều bộ
sưu tập áo dài dành cho nam giới và
những bộ sưu tập áo dài cách tân, kết
hợp giữa truyền thống dân tộc Việt
Nam với nét hiện đại của nhiều quốc
gia sẽ được giới thiệu với đông đảo
khách tham quan.
Phát biểu tại lễ khai mạc, bà
Nguyễn Thị Hồng - Phó Chủ tịch
UBND TP. Hồ Chí Minh khẳng định
du lịch là một trong những ngành kinh
tế mũi nhọn, đóng góp hiệu quả cho sự
phát triển kinh tế-xã hội của thành phố
và cả nước với tốc độ tăng trưởng ổn
định. Lượng khách quốc tế đến TP. Hồ
Chí Minh chiếm 55% của cả nước,
doanh thu du lịch tăng bình quân 20%
hàng năm, đóng góp tích cực vào sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục
khẳng định là một trong những trung
tâm du lịch hàng đầu của cả nước với
nhiều chương trình sự kiện mang đậm
dấu ấn, giá trị thương hiệu riêng.
giA tHuận
Ngày 03/3, Công ty cổ phần Du
lịch - Thương mại Tây Ninh tổ chức
đón tiếp hành khách thứ một triệu đến
tham quan du lịch và hành hương tại
Khu Di tích lịch sử Văn hóa - Danh
thắng và Du lịch núi Bà Đen (phường
Ninh Sơn, TP. Tây Ninh, tỉnh Tây
Ninh) từ khi khai mạc hội Xuân Ất
Mùi 2015 đến nay.
Chị Lê Thúy Nga (ngụ quận 1, TP.
Hồ Chí Minh) là khách hàng may mắn
thứ một triệu chia sẻ, chị cảm thấy bất
ngờ khi mua được tấm vé vào cổng số
một triệu, nhiều người đã chúc mừng
nên cảm thấy rất may mắn dù chưa lên
viếng Chùa Bà.
Năm nay, lượng du khách từ các địa
phương như TP. Hồ Chí Minh, Bình
Dương, LongAn, Đồng Nai, Cà Mau…
đến tham quan, hành hương, phúng
viếng Chùa Bà tăng mạnh vào những
ngày sau Tết Nguyên đán, chủ yếu cầu
bình an và chinh phục đỉnh núi Bà Đen.
Đặc biệt, hệ thống cáp treo, máng trượt
hoạt động liên tục lên xuống từ chân núi
lên Chùa Bà và ngược lại đã thu hút hàng
trăm nghìn du khách đến với núi Bà Đen
để chiêm ngưỡng cảnh thiên thiên đầy
thơ mộng.
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng
nguồn thu ngân sách Nhà nước của tỉnh
Tây Ninh từ dịch vụ du lịch tại núi Bà
Đen đạt gần 20 tỷ đồng, tăng gần 10%
so với năm 2014, chủ yếu thu từ các dịch
vụ bán vé vào cổng, cung ứng hàng hóa,
cho thuê mặt bằng, phí trông giữ xe…
Núi Bà Đen Tây Ninh nằm trong
quần thể trải rộng trên diện tích 24km2,
gồm 3 ngọn núi là núi Heo, núi Phụng
và núi Bà Đen; có độ cao 986m, là
ngọn núi nhô lên giữa đồng bằng và
cao nhất Nam Bộ. Đây là một trong
những điểm thu hút khách du lịch dã
ngoại và du lịch tâm linh ở Nam Bộ.
MinH HạnH
Núi Bà Đen Tây Ninh đón hành khách thứ 1 triệu
TP. Hồ Chí minh: Lễ hội Áo dài lần thứ 2
Trống Quân, Quan Họ trên thuyền
của Nhà hát Chèo, Tuồng Trung ương
và địa phương.
Khu di tích Lăng và Đền thờ Kinh
Dương Vương thờ Thủy Tổ dân tộc
Việt Nam được xây dựng từ lâu đời
trên bãi đất cao bên bờ Nam sông
Đuống, đến năm Minh Mệnh thứ 21
(1840) được trùng tu và đặt văn bia.
Trải qua bước thăng trầm của thời
gian, hiện nay khu quần thể Lăng và
Đền Kinh Dương Vương còn lưu lại
những dấu tích xưa với bia, mộ và
hoành phi, câu đối: “Nam bang Thủy
Tổ” (Thủy tổ nước Nam), “Nam tổ
miếu” (miếu thờ ông Tổ nước Nam),
“Bách Việt Tổ” (Vua tổ nước Nam)…
Với những giá trị lịch sử, văn hóa to
lớn. Trong những năm qua, với truyền
thống đạo lý “Uống nước nhớ
nguồn”, tỉnh Bắc Ninh đầu tư, tôn tạo
khu di tích với tổng kinh phí gần 500
tỷ đồng để khu di tích từng bước
tương xứng với vị trí và tầm quan
trọng phụng thờ các vị vua đầu tiên
của dân tộc Việt Nam.
Đức Kiên
Sự kiện vấn đề
12 số 1117 l 12.3.2015
Chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn
của đất nước, mừng Đảng quang vinh,
mừng Xuân Ất Mùi 2015; đồng thời
góp phần quảng bá, tôn vinh những giá
trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên
địa bàn tỉnh với du khách trong và ngoài
nước, từ ngày 29/3 đến ngày 04/4/2015,
lần đầu tiên TP. Tuyên Quang tổ chức
Lễ hội Xuân TP. Tuyên Quang năm
2015, với chủ đề “Du xuân trẩy hội
Thành Tuyên”.
Lễ hội Xuân TP. Tuyên Quang năm
2015 có 6 hoạt động chính: Hội hoa
xuân đường phố; Đêm hội đường phố;
Trại sáng tác điêu khắc, hội họa; Lễ hội
đền Hạ; Hội đua thuyền trên sông Lô và
Liên hoan nghi lễ Chầu Văn. Tham dự
các hoạt động Lễ hội Xuân TP. Tuyên
Quang du khách sẽ được hòa mình vào
một không khí lễ hội vô cùng náo nhiệt,
rộn ràng với những hoạt động văn hóa
nghệ thuật đậm nét bản sắc văn hóa dân
tộc của người dân các dân tộc nơi đây.
Việc tổ chức Lễ hội Xuân TP. Tuyên
Quang năm 2015 còn nhằm góp phần
giữ gìn, phát huy và bảo tồn những bản
sắc văn hóa dân tộc của người dân trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang; đồng thời
thông qua các hoạt động của lễ hội thu
hút đông đảo quần chúng nhân dân tham
gia, tạo nên ngày hội lớn góp phần
quảng bá các tiềm năng thế mạnh về du
lịch; các di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh, các sản phẩm vật chất,
tinh thần về đất và người thành Tuyên,
tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế
du lịch, kinh tế-xã hội của tỉnh Tuyên
Quang - Thủ đô kháng chiến.
HồtHAnH
“Du xuân trẩy hội Thành Tuyên”
Từ ngày 10-16/10/2015 tại Hà Nội
sẽ diễn ra Liên hoan Múa Rối quốc tế
lần thứ IV - Hà Nội 2015 với sự tham
gia của các đơn vị nghệ thuật Múa Rối
tiêu biểu trong nước và 15 đoàn quốc
tế đến từ 27 quốc gia. Liên hoan do
Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với
các đơn vị liên quan tổ chức. Đây là sự
kiện văn hoá nhằm thúc đẩy mối quan
hệ hợp tác trong lĩnh vực văn hoá nghệ
thuật giữa Việt Nam và các nước trên
thế giới; là nơi hội tụ các đơn vị nghệ
thuật Múa Rối trên toàn quốc và các
đoàn nghệ thuật Múa Rối tiêu biểu đến
từ nhiều quốc gia. Đây là hoạt động
văn hoá nghệ thuật hướng tới kỷ niệm
những ngày lễ lớn trong năm 2015.
Đồng thời, là dịp các nghệ sĩ nước
chủ nhà giới thiệu giá trị nghệ thuật
Múa Rối đặc sắc, độc đáo của Việt
Nam tới bạn bè quốc tế; là cơ hội để
Liên hoan múa Rối quốc tế lần thứ IV - Hà Nội 2015
Sáng 05/3, tại di tích Đền Trung
thuộc cụm di tích Đền Thượng - Đền
Trung - Đền Hạ, UBND huyện Ba Vì
(Hà Nội) tổ chức khai hội Tản Viên Sơn
Thánh và khai trương du lịch BaVì năm
2015.
Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh tại cụm
di tích Đền Thượng - Đền Trung - Đền
Hạ tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng
hàng năm để tưởng nhớ ĐứcThánhTản,
vị Thánh đứng đầu Tứ bất tử trong tiềm
thức người Việt. Đây là lễ hội có truyền
thống lâu đời, song do nhiều yếu tố, lễ
hội bị thất truyền. Vào ngày Rằm tháng
Giêng, nhân dân chỉ tổ chức dâng hương
tưởng nhớ ĐứcThánh.Từ năm 2005 trở
lại đây, UBND huyện Ba Vì khôi phục
lễ hội Tản Viên Sơn Thánh trở thành lễ
hội vùng. Lễ hội kéo dài đến tháng Ba,
thu hút hàng chục nghìn lượt khách về
hành hương, tham quan.
Cùng với lễ khai hội Tản Viên Sơn
Thánh, UBND huyện Ba Vì cũng khai
trương du lịch Ba Vì năm 2015. Đây có
thể coi là bước đột phá lớn trong công
tác quản lý và khai thác tiềm năng du
lịch của huyện Ba Vì, phát triển du lịch
sinh thái gắn với du lịch văn hóa tâm
linh. Trên địa bàn huyện Ba Vì có hơn
600 di tích lịch sử văn hóa, trong đó hơn
100 di tích thờ Thánh Tản Viên. Nhiều
di tích lịch sử - văn hóa có giá trị đặc biệt
như: Cụm di tích Đền Thượng - Đền
Trung - Đền Hạ; Đình Tây Đằng, Đình
Thụy Phiêu; Đền thờ Bác Hồ, Khu di
tích lịch sử K9… Ba Vì cũng có các
danh thắng nổi tiếng như: Ao Vua,
Khoang Xanh - Suối Tiên, Thiên Sơn -
Suối Ngà, Khu du lịchTản Đà,Thác Đa,
Rừng nguyên sinh BằngTạ - Đầm Long,
Đồi cò Ngọc Nhị, cùng nguồn nước
khoáng nóng thiên nhiên Thuần Mỹ…
UBND huyện Ba Vì cho biết: Trong
năm tới, huyện tăng cường hơn nữa công
tác quản lý bảo vệ, tôn tạo và phát huy
các giá trị di tích lịch sử văn hóa, thường
xuyên đầu tư kinh phí chống xuống cấp
các di tích, bảo tồn giữ gìn phong tục tập
quán mang bản sắc văn hóa của huyện.
Huyện cũng xây dựng các tuyến tham
quan du lịch phục vụ cộng đồng, sinh
thái, kết hợp chiến lược phát triển kinh
tế với tín ngưỡng tâm linh để văn hóa
thật sự là nền tảng tinh thần, là động lực
thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Trong4nămqua,ngànhdulịchBaVì
đạt được mức tăng trưởng ổn định. Tổng
doanh thu đạt 753 tỷ đồng, tốc độ tăng
bìnhquân12,8%/năm;tổnglượngkhách
đạt gần 9 triệu lượt người. Năm 2015,
phấn đấu thu hút 2,6 triệu lượt khách đến
Ba Vì, doanh thu đạt 250 tỷ đồng.
HồtHAnH
LễhộiTảnViênSơnThánhvàkhaitrươngdulịchBaVìnăm2015
13số 1117 l 12.3.2015
Sự kiện vấn đề
Những năm vừa qua, số lượng du
khách đến với huyện Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc ngày càng tăng cao. Điểm
đến được nhiều người quan tâm nhất là
Khu danh thắng Tây Thiên, nằm trên
địa bàn huyện Tam Đảo bởi ở đây có
quần thể di tích, các công trình tôn giáo
đan xen. Đặc biệt thêm vào đó là dịch
vụ cáp treo, xe điện của Công ty cổ
phần Lạc Hồng - Tây Thiên hoạt động
với tinh thần phục vụ cao, giúp người
dân đi lại dễ dàng, du khách được ngồi
trên cabin và hệ thống cáp treo cao cả
trăm mét đưa qua những cánh rừng
xanh ngút ngàn của Vườn quốc gia Tam
Đảo để thưởng thức hương thơm, sắc
thắm của hoa và bầu không khí trong
lành của núi rừng.
Đến với khu danh thắng Tây Thiên
thời gian gần đây còn có rất nhiều
chàng trai, cô gái ở khắp các tỉnh/thành
trong nước, vừa đi lễ hội, vừa khám phá
cảnh quan thiên nhiên, bà con dân tộc
sống dọc triền núi Tam Đảo, giao lưu
bạn bè đôi lứa, đến đền và chùa cầu cho
bản thân, gia đình có một năm mới vui
tươi, an lành, đa tài, đa lộc, đa phú
quý... Ở đâu cũng bắt gặp các khuôn
mặt rạng ngời và tiếng cười tiếng nói
của các tràng trai, cô gái trẻ, họ diện
những bộ cánh mới nhất với đủ sắc màu
khiến cảnh sắc ngày Xuân vùng rừng
núi Tam Đảo thêm tươi mới, thêm nhộn
nhịp lạ thường.
Ông Diệp Xuân Tư - Trưởng Ban
quản lý Khu di tích danh thắng Tây
Thiên, cho biết: Khu Danh thắng Tây
Thiên năm nay khang trang hơn năm
trước, các hạng mục công trình như
cổng Tam quan, đường trục chính, san
nền, hệ thống thoát nước mưa, sân lễ
hội Khu trung tâm di tích danh thắng
Tây Thiên mới hoàn thành và đưa vào
sử dụng, phục vụ kịp thời mùa Lễ hội
Tây Thiên. Từ ngày mùng 3 Tết
Nguyên đán Ất Mùi trở đi, du khách đã
tới thăm khu danh thắng Tây Thiên
đông đúc, trung bình mỗi ngày Khu
danh thắng Tây Thiên thu hút hơn chục
nghìn người và riêng vào dịp thứ bảy,
chủ nhật, số lượng người đến đây có thể
tăng 2 đến 3 lần so với ngày thường. Du
khách đến với khu danh thắng Tây
Thiên có 50% đến 70 % số người sử
dụng dịch vụ cáp treo, xe điện, tùy theo
thời điểm. Giá vé với người lớn đi cáp
treo cho cả lượt lên và xuống là 200
nghìn đồng/người và tương tự với xe
điện là 40 nghìn đồng/người. Riêng các
dịch vụ đưa du khách đi thăm cảnh
quan bằng xe điện, cáp treo, trông giữ
phương tiện... đây là một nguồn thu
được cho là rất lớn và đầy triển vọng.
Vào dịp mùa Xuân, đầu năm khách
về với khu danh thắng Tây Thiên nhiều
hơn vì ở đây có nhiều đền chùa, không
gian vui chơi. Chính điều này đã giúp
Công ty Cổ phần Lạc Hồng - Tây Thiên
có nhiều cơ hội phát triển kinh doanh;
hàng loạt cơ sở lưu trú, các nhà hàng,
khách sạn được đầu tư xây dựng mới,
nâng cấp và nhiều công trình tôn giáo,
tín ngưỡng được tu bổ, xây dựng. Nhiều
du khách đã chọn Tam Đảo là nơi nghỉ
dưỡng, đi du lịch tâm linh không riêng
mùa lễ hội các tháng đầu năm, mà tất
cả các ngày nghỉ, ngày lễ, ngày nghỉ
cuối tuần trong năm. Chờ đón những
thuận lợi, cơ hội mới, Công ty cổ phần
Lạc Hồng - Tây Thiên đã đầu tư 50
cabin; nâng tốc độ di chuyển của cáp
treo từ 4m/giây lên 6m/giây, nâng công
suất vận chuyển khách tăng thêm hơn
30% so với trước.
Tỉnh Vĩnh Phúc đang chỉ đạo các
ngành chức năng, chính quyền địa
phương, Ban quản lý làm tốt công tác
an ninh trật tự; đổi mới, đa dạng hóa các
loại dịch vụ, sản phẩm du lịch; đẩy
mạnh công tác quản lý đối với di tích
và lễ hội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm, thu hút nhiều khách hơn, tạo sự
chú ý, quan tâm của đông đảo người
dân... Ban quản lý khu Danh thắng Tây
Thiên cũng rất chú trọng công tác vệ
sinh môi trường, đảm bảo luôn có nhân
viên dọn rác kịp thời, sạch sẽ. Công an
Vĩnh Phúc đã điều động hàng trăm cán
bộ, chiến sĩ làm công tác an ninh khu
danh thắng, bố trí lực lượng ở các điểm
vui chơi, lễ hội phía dưới chân núi lên
đến đền Thượng giúp du khách yên tâm
lễ Phật và thưởng ngoạn cảnh sắc thiên
nhiên Tây Thiên - Tam Đảo.
nguyễn cúc
Vĩnh Phúc: Khu danh thắng Tây Thiên hút khách du lịch
các nhà quản lý nghệ thuật, các nghệ sĩ
Múa Rối Việt Nam có điều kiện giao
lưu, học hỏi những tinh hoa nghệ thuật
Múa Rối nhân loại, trao đổi, chia sẻ
những kinh nghiệm quý báu trong quá
trình lao động sáng tạo nghệ thuật. Từ
đó có những đổi mới về phương pháp
tổ chức, quản lý, sáng tạo những tác
phẩm đạt chất lượng nghệ thuật cao,
đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ
thuật của nhân dân trong thời kỳ mới.
Liên hoan Múa Rối quốc tế lần thứ
IV - Hà Nội 2015 còn là một sự kiện
văn hoá nằm trong khuôn khổ chương
trình Năm Du lịch quốc gia 2015 với
chủ đề “Kết nối các di sản thế giới”
nhằm quảng bá các di sản văn hoá và
tiềm năng du lịch của các tỉnh/thành đã
từng là kinh đô cổ của Việt Nam đối
với du khách quốc tế, thúc đẩy du lịch
nội địa.
Để hoạt động có sức lan toả, tạo
không khí sôi nổi trong năm du lịch
quốc gia 2015, các đơn vị tham gia
Liên hoan sẽ có kế hoạch biểu diễn
phục vụ nhân dân tại một số địa
phương: TP. Việt Trì (tỉnh Phú Thọ);
TP. Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình); TP.
Thanh Hoá (tỉnh Thanh Hoá)…
H.PHượng
14 số 1117 l 12.3.2015
Sự kiện vấn đề
Hiện nay, tình trạng bạo lực đối
với phụ nữ vẫn diễn ra ở nhiều nơi,
đặc biệt là tại các vùng kinh tế nghèo,
nhận thức của người dân còn hạn chế.
Một trong những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng này là do vẫn còn tồn
tại tư tưởng trọng nam khinh nữ hoặc
do rượu chè không kiểm soát được
bản thân. Theo thống kê của các quận,
huyện trên địa bàn Hà Nội, năm 2014,
toàn thành phố xảy ra 192 vụ bạo
hành trong gia đình.
Trước thực trạng trên, Hà Nội đã
triển khai nhiều mô hình, cách làm
hiệu quả để vừa nâng cao nhận thức,
vừa cảnh báo, đề phòng và răn đe
người vi phạm. Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội Hà Nội phối
hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành
phố triển khai thí điểm 4 mô hình
ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của
bạo lực tại các xã Yên Trung (huyện
Thạch Thất), Kim Đường (huyện Ứng
Hòa), xã Tòng Bạt (huyện Ba Vì) và
phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai)
với tổng kinh phí 180 triệu đồng.
Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố
đã phối hợp với các đơn vị liên quan
trợ giúp pháp lý, hướng dẫn, tư vấn
pháp luật miễn phí 225 cuộc cho
23.500 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ
và nhân dân tham gia với các chủ đề
tìm hiểu Luật hôn nhân gia đình, đất
đai, chế độ chính sách. Trung tâm tư
vấn pháp luật và hỗ trợ kết hôn, Hội
đồng tư vấn của Hội Phụ nữ đã hỗ trợ
giải quyết các vụ việc, đơn thư liên
quan đến hôn nhân gia đình; tiếp nhận
và phối hợp các ngành giải quyết 56
vụ liên quan đến xâm hại lợi ích hợp
pháp phụ nữ và trẻ em. Các quận
huyện và cơ sở còn tiếp nhận, giải
quyết 77 đơn thư và hòa giải thành
trên 900 vụ việc mâu thuẫn.
Sở VHTTDL Hà Nội cũng đã xây
dựng đường dây tư vấn, hỗ trợ nạn
nhân bạo lực gia đình trên địa bàn
toàn thành phố. Hà Nội đã xây dựng
được 192 Câu lạc bộ phòng, chống
bạo lực gia đình, các hoạt động của
câu lạc bộ nhằm tư vấn, hỗ trợ về
pháp lý và sức khỏe cho nạn nhân bạo
lực và người có hành vi bạo lực gia
đình, nhằm tăng cường hiệu quả công
tác phòng, chống bạo lực tại các địa
phương.
nguyễn Văn
Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực đối với phụ nữ
Nhân Kỷ niệm 40 năm Chiến
thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng
tỉnh Đắk Lắk và chào mừng Lễ hội Cà
phê Buôn Ma Thuột lần thứ V-2015,
ngày 09/3, tại Bảo tàng Biệt Điện,
thành phố Buôn Ma Thuột, UBND
tỉnh Đắk Lắk đã khai mạc trưng bày
chuyên đề: “Thời gian lịch sử và chủ
quyền thiêng liêng của Tổ quốc”.
Trưng bày đã giới thiệu đến công
chúng trong và ngoài nước 191 đơn
vị hiện vật, 143 hình ảnh, 23 tư liệu,
bản trích, 57 sơ đồ, bản đồ và 40 câu
chuyện của nhân chứng lịch sử.
Không gian trưng bày chia làm 2 chủ
đề chính: Thời gian lịch sử và chủ
quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Trưng bày “Thời gian lịch sử và
chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”
đã tái hiện sinh động quá khứ hào
hùng của quân và dân Đắk Lắk trong
mùa xuân năm 1975, những đổi thay
về tình hình kinh tế-văn hóa-xã hội
của đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk
Lắk sau 40 năm giải phóng. Bên cạnh
đó, thông qua các hiện vật, hình ảnh
là bằng chứng sinh động để khẳng
định các quần đảo Hoàng Sa, Trường
là của Việt Nam; bác bỏ những những
tuyên bố phi lý của Trung Quốc đối
với hai quần đảo này cũng như vùng
biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt
Nam. Qua đó, giáo dục thế hệ trẻ -
những chủ nhân tương lai đất nước
biết ơn, trân trọng những hi sinh
xương máu của thế hệ cha ông đi
trước, có thêm ý chí, kiên cường bảo
vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng
của Tổ quốc.
Cùng ngày, tại Trung tâm Văn hóa
tỉnh Đắk Lắk, Ban tổ chức Lễ hội Cà
phê Buôn Ma Thuột lần thứ V-2015
đã khai mạc Triển lãm ảnh thời sự -
nghệ thuật với chủ đề “Hương sắc cà
phê và cuộc sống”. Triển lãm trưng
bày hơn 100 bức ảnh thời sự và nghệ
thuật, phản ánh sâu sắc quá trình du
nhập, phát triển cây cà phê vào vùng
đất Tây Nguyên và những thành tựu
của ngành cà phê Việt Nam. Qua đó,
thể hiện sự quan tâm, chăm lo của
Đảng, Nhà nước đối với phát triển cà
phê theo hướng bền vững; giới thiệu
khái quát từ khâu chọn giống, trồng,
chăm sóc, thu hoạch, chế biến đến
xây dựng thương hiệu và xuất khẩu cà
phê ra thị trường thế giới. Ngoài ra,
triển lãm cũng trưng bày một số hình
ảnh về văn hóa, con người và tiềm
năng khai thác du lịch cà phê của tỉnh
Đắk Lắk.
Triển lãm ảnh “Hương sắc cà phê
và cuộc sống” góp phần làm phong
phú thêm hoạt động của Lễ hội Cà
phê Buôn Ma Thuột lần thứ V, nâng
cao vị thế của ngành cà phê trong phát
triển kinh tế-xã hội của Đắk Lắk nói
riêng và vùng Tây Nguyên nói chung.
A.tùng
Trưng bày“Thời gian lịch sử và chủ quyền thiêng liêng
của Tổ quốc”
15số 1117 l 12.3.2015
Sự kiện vấn đề
Ngày 08/3, Giải Cup Bắn súng
quốc gia lần thứ 22 - năm 2015 đã
chính thức khởi tranh tại Trung tâm
Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội.
Giải đấu có sự tham gia của 164 vận
động viên đến từ 12 đơn vị gồm: Hà
Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hải Dương,
Quảng Ninh, Quảng Nam, Đắk Lắk,
Quân đội, Công an, Đồng Nai. Những
đoàn có truyền thống bắn súng vẫn duy
trì số lượng vận động viên đông tham
gia Giải như: Quân đội với 32 vận
động viên, Hà Nội 31 vận động viên,
Hải Dương 18 vận động viên và TP. Hồ
Chí Minh 15 vận động viên.
Các xạ thủ nam tranh tài ở 14 nội
dung: 50m súng trường tự chọn nằm bắn
60 viên; 50m súng trường tự chọn 3 tư
thế 3x40; 10m súng trường hơi 60 viên;
50m súng ngắn tự chọn 60 viên; 10m
súng ngắn hơi 60 viên; 25m súng ngắn
bắn nhanh 2x30; 25m súng ngắn tiêu
chuẩn nam 3x20; 25m súng ngắn ổ quay
30+30; 25m súng ngắn thể thao 30+30;
10m súng trường hơi di động tiêu chuẩn
30+30; 10m súng trường hơi di động
hỗn hợp 40 viên; bắn đĩa bay Trap; bắn
đĩa bay Double Trap; bắn đĩa bay Skeet.
Các xạ thủ nữ thi đấu 10 nội dung
gồm: 50m súng trường thể thao nằm
bắn 60 viên; 50m súng trường thể thao
3 tư thế 3x20; 10m súng trường hơi 40
viên; 25m súng ngắn thể thao 30+30;
10m súng ngắn hơi 40 viên; 10m súng
trường hơi di động tiêu chuẩn 20+20;
10m súng trường hơi di động hỗn hợp
40 viên; bắn đĩa bay Trap; bắn đĩa bay
Double Trap; bắn đĩa bay Skeet.
Ngay trong ngày đầu thi đấu, các xạ
thủ bước vào 3 nội dung: 50m súng
ngắn bắn chậm nam, 25m súng ngắn
thể thao nữ, 10m súng trường hơi nữ.
Giải Cup Bắn súng quốc gia lần thứ
22 - năm 2015 là dịp để Ban Tổ chức
kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo
của các huấn luyện viên cũng như chất
lượng thi đấu của các vận động viên;
đồng thời, tuyển chọn những vận động
viên có thành tích xuất sắc để bổ sung
cho Đội tuyển Bắn súng quốc gia đi thi
đấu tại các giải đấu lớn trong khu vực,
châu lục và các giải đấu quốc tế khác.
Đặc biệt là chuẩn bị lực lượng tốt nhất
tham dự Sea Games 28 sẽ diễn ra tại
Singapore vào tháng 6/2015.
n.AnH
Giải Cup Bắn súng quốc gia lần thứ 22
Một tín hiệu vui đối với du lịch Hà
Giang là trong dịp đầu xuân 2015,
Công viên Địa chất toàn cầu Cao
nguyên đá Đồng Văn đã có gần 5.500
lượt du khách đến thăm quan du lịch,
với doanh thu đạt trên 5,5 tỷ đồng, trong
đó lượng khách quốc tế cũng tăng hơn
so với cùng kỳ năm trước 10%.
Kể từ khi được Hội đồng tư vấn
Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu
(UNESCO) chính thức công nhận Cao
nguyên đá Đồng Văn là Công viên Địa
chất toàn cầu năm 2010. Sau hơn 4
năm xây dựng và phát triển, danh hiệu
Công viên Địa chất toàn cầu Cao
nguyên đá Đồng Văn đã mang đến sự
thay đổi to lớn cho diện mạo của 4
huyện vùng cao núi đá phía Bắc nói
riêng và tỉnh Hà Giang nói chung.
Với độ cao trung bình gần 1.600m
so với mực nước biển, Công viên Địa
chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng
Văn có tổng diện tích tự nhiên
2.530km2 trải rộng trên các huyện:
Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và
Mèo Vạc. Đến với Công viên Địa chất
toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, du
khách không chỉ choáng ngợp trước sự
hùng vĩ của không gian, cảnh sắc, mà
còn được hiểu thêm nhiều phong tục
tập quán, giá trị văn hóa truyền thống
độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân
tộc thiểu số nơi đây.
Chính vì sự độc đáo riêng có của
Công viên Địa chất toàn cầu Cao
nguyên đá Đồng Văn, nên từ lâu nơi
đây đã trở thành “nơi ước đến, chốn
mong về” của mỗi du khách du lịch
trong và ngoài nước. Lượng khách du
lịch đến với Công viên tăng lên đột
biến, từ 300.000 lượt khách (năm
2010) tăng lên 650.000 lượt khách
(năm 2014).
Để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi
thế, thu hút du khách đến với Công viên
Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng
Văn, trước Tết Nguyên đán, UBND
tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo Sở VHTTDL,
UBND 4 huyện vùng cao phía Bắc của
tỉnh nằm trong khu vực Công viên tổ
chức nhiều hoạt động văn hóa mang
đậm bản sắc dân tộc, đặc trưng của
vùng Cao nguyên đá. Các hoạt động lễ
hội truyền thống, hoạt động văn nghệ,
thể thao dân gian mang tính cộng đồng
thu hút sự quan tâm của nhiều du
khách. Kiểm tra các cơ sở lưu trú, nhà
hàng, các khu, điểm du lịch thực hiện
tốt công tác phục vụ khách du lịch.
Đồng thời tăng cường công tác quản lý,
đảm bảo an ninh, an toàn cho du lịch.
Các doanh nghiệp du lịch cũng đã
triển khai thực hiện nhiều chương trình
quảng cáo nhằm thu hút du khách trong
và ngoài nước đến với Hà Giang.
UBND tỉnh Hà Giang thực hiện có
hiệu quả công tác thu hút đầu tư, qua
đó đã thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư
các hạng mục công trình trên Công
viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá
Đồng Văn góp phần đưa hình ảnh của
Công viên đến với du khách trong
nước và quốc tế, tạo dựng thương hiệu
du lịch đặc trưng cho tỉnh Hà Giang.
V.toàn
HàngnghìndukháchđếnCaonguyênđáĐồngVăndịpđầuxuân
16 số 1117 l 12.3.2015
Sự kiện vấn đề
Ngày 07/3 tại TP Hồ Chí Minh,
vòng loại Giải Cờ vua vô địch thế giới
2015 đã chính thức khai mạc.
Tham dự vòng loại năm nay có sự
tranh tài của 44 kỳ thủ nam và 20 kỳ thủ
nữ, đến từ các quốc gia và vùng lãnh
thổ: Hàn Quốc, Mông Cổ, Thái Lan,
Myanmar, Philippines, Singapore và
chủ nhà Việt Nam. Trong đó, chủ nhà
Việt Nam có lực lượng hùng hậu nhất
với 38 kỳ thủ (22 nam và 16 nữ), với
nhiều lợi thế để giành 3 suất của khu vực
để tham dự vòng chung kết Giải cờ vua
vô địch thế giới.
Các vận động viên sẽ tranh tài 9 ván
theo hệ Thụy Sĩ. Các kỳ thủ giành ngôi
nhất và nhì bảng Nam, ngôi nhất bảng
Nữ sẽ giành quyền tham dự Giải Cờ vua
vô địch thế giới năm 2015. Ở bảng
Nam, Việt Nam được kỳ vọng lớn nhất
khi hai vị trí hạt giống đầu tiên đều
thuộc về các kỳ thủ chủ nhà là Lê Quang
Liêm (hệ số elo 2.676) và Nguyễn Ngọc
Trường Sơn (elo 2.659). Trong khi đó,
ở bảng Nữ, các kỳ thủ Phạm Lê Thảo
Nguyên (elo 2.338), Hoàng Thị Bảo
Trâm (elo 2.303), Nguyễn Thị Thanh
An sẽ rất khó khăn để giành suất duy
nhất, khi các đối thủ Munguntuul
Batkhuyag (Mông Cổ, elo 2.426) và Li
Ruofan (Singapore, elo 2.394) được xếp
hạt giống cao hơn. Theo đánh giá của
các chuyên gia, với lợi thế sân nhà, các
kỳ thủ Việt Nam hoàn toàn có thể giành
được các suất tham dự Giải vô địch thế
giới, nhất là ở bảng Nam. Dù xếp hạt
giống số 2, nhưng Nguyễn Ngọc
Trường Sơn lại được đánh giá rất cao,
khi kỳ thủ này đang có phong độ tốt
trong thời gian gần đây. Trong khi đó,
dù đã có phần sa sút do tập trung cho
việc học tại Hoa Kỳ, nhưng hạt giống số
1 Lê Quang Liêm vẫn là một kỳ thủ
“đáng gờm” đối với bất kỳ đối thủ nào.
Vũ MinH
TP. Hồ Chí minh: Khai mạc vòng loại Giải Cờ vua vô địch thế giới
Ngày 05/3 tại Hà Nội, Liên đoàn
Bóng chuyền Việt Nam tổ chức lễ bốc
thăm chia bảng thi đấu Giải Bóng
chuyền vô địch quốc gia PV Gas năm
2015. Ban tổ chức cho biết, năm nay có
23 đội bóng mạnh của Việt Nam gồm
11 đội nam, 12 đội nữ sẽ tham dự Giải.
Các vận động viên thi đấu theo thể thức
vòng bảng, vòng chung kết và xếp
hạng, thời gian thi đấu các vòng dự
kiến diễn ra từ ngày 12/4-28/11 tại hai
tỉnh Phú Thọ và Thái Bình.
Ở nội dung của nam bảng A gồm:
Maseco TP. Hồ Chí Minh, Biên phòng,
Đức Long Gia Lai, Quân Đoàn IV,
LongAn, Bến Tre; bảng B gồm: Sanest
Khánh Hòa, Thể Công Binh Đoàn 15,
XSKT Vĩnh Long, Tràng An Ninh
Bình, Quân khu V.
Ở nội dung của nữ, bảng A gồm:
Giấy Bãi Bằng, Tân Bình TP. Hồ Chí
Minh, Thông tin Lienvietpost Bank,
Tiến Nông Thanh Hóa, Rudico Hải
Dương, Vĩnh Phúc; bảng B gồm: PVD
Thái Bình, Cao su Bình Phước, VTV
Bình Điền Long An, Ngân hàng Công
Thương, Phòng không Không quân,
Hòa Phát Hưng Yên. Kết thúc giải đấu,
đội giành giải Nhất (nam, nữ) sẽ nhận
được 100 triệu đồng, đội về vị trí thứ
hai nhận được 70 triệu đồng, đội đứng
thứ Ba nhận được 30 triệu đồng và đội
giành giải Khuyến khích nhận 10 triệu
đồng của nhà tài trợ PV Gas.
Giải Bóng chuyền vô địch quốc gia
là Giải đấu đỉnh cao trong hệ thống thi
đấu quốc gia, là nguồn tuyển chọn
thành viên cho đội tuyển quốc gia tham
dự SEA Games 28 tại Singapore trong
năm 2015, hướng tới các giải đấu lớn
trong khu vực và thế giới.
nguyễn cúc
23 đội tham dự Giải Bóng chuyền vô địch quốc gia năm 2015
Trong khuôn khổ Lễ hội mùa Xuân
Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2015, trong 2
ngày 06 và 07/3, tại sân Chùa Côn Sơn,
Sở VHTTDL tỉnh Hải Dương tổ chức
Giải vô địch Vật dân tộc tỉnh Hải
Dương mở rộng năm 2015.
Tham dự giải năm nay có gần 100
đô vật nam, nữ đến từ 12 đội vật trong
và ngoài tỉnh; trong đó có 8 đội vật đến
từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa
bàn tỉnh gồm: TP. Hải Dương, thị xã
Chí Linh, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách,
Kinh Môn, Ninh Giang, Bình Giang và
4 đội vật của các tỉnh, ngành gồm:
Quân đội, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc
Giang, dự thi đấu giao lưu, biểu diễn.
Các đô vật nam tham gia vật dân tộc
tranh tài ở 7 hạng cân từ 48 đến trên
72kg. Các đô vật nữ tham gia vật tự do
quốc tế với các hạng cân: 46kg, 63kg
và 68kg. Để tăng tính hấp dẫn và duy
trì nét truyền thống của giải đấu, nhân
dân địa phương và du khách thập
phương đến Lễ hội còn được thử sức,
tham gia tranh tài và nhận giải thưởng
ở nội dung Lèo.
Kết thúc giải đấu, Ban tổ chức đã
trao giải Nhất toàn đoàn cho huyện Tứ
Kỳ, giải Nhì toàn đoàn cho thị xã Chí
Linh và vị trí thứ Ba thuộc về huyện
Nam Sách. Ở nội dung cá nhân, đứng
đầu các hạng cân là: hạng cân 45-50 kg,
Phan Văn Đoàn (thị xã Chí Linh); hạng
cân 50-55 kg, Nguyễn Tiến Toản (Tứ
Kỳ); hạng cân 55-60 kg, Phan Văn
Vương (Tứ Kỳ); hạng cân 60-65 kg, Vũ
Quang Trường (Chí Linh); hạng cân
65-70 kg, Nguyễn Công An (Gia Lộc);
hạng cân 70-75 kg, Vũ Hồng Ba (Tứ
Kỳ) và Phạm Văn Quân (Bình Giang),
hạng cân trên 75 kg.
nAM AnH
Giải Vật dân tộc tỉnh Hải Dương mở rộng 2015
Sự kiện vấn đề
17số 1117 l 12.3.2015
Ngày 08/3, Giải Quần vợt vô địch
nữ toàn quốc năm 2015 đã được khai
mạc tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng). Giải
do Tổng cục Thể dục thể thao, Liên
đoàn Quần vợt Việt Nam phối hợp
với Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng tổ
chức. Đây cũng là dịp chào mừng
Ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3 và kỷ niệm
69 năm Ngày Thể thao Việt Nam
(27/3/1946-27/3/2015).
Tham dự giải năm nay có 90 nữ
vận động viên đăng ký tranh tài đánh
đơn, đôi nữ và năng khiếu tại các nội
dung U12, U14, U16, U18 và từ 18
tuổi trở lên đến từ các đơn vị TP. Hồ
Chí Minh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Tây
Ninh, Đà Nẵng, Hải Dương, Kiên
Giang, Ninh Thuận và Lâm Đồng.
Đáng chú ý nhất của giải là nội
dung đơn nữ trên 18 tuổi với sự góp
mặt của các tay vợt nữ đang đứng
đầu bảng xếp hạng quần vợt Việt
Nam như Huỳnh Phi Khanh (TP. Hồ
Chí Minh), Trần Thị Tâm Hảo (TP.
Hồ Chí Minh), Phan Thị Thanh Bình
(Đà Nẵng).
Theo Liên đoàn Quần vợt Việt
Nam, thông qua giải lần này nhằm
kiểm tra, đánh giá chất lượng luyện
tập của các vận động viên năng khiếu
toàn quốc, tạo điều kiện giao lưu thi
đấu cho các tay vợt nữ trong cả nước.
Qua giải đấu này sẽ đánh giá chất
lượng và khẳng định công tác đào tạo
năng khiếu của các địa phương về
môn quần vợt, nhằm xây dựng một
đội ngũ vận động viên quần vợt trẻ kế
cận cho quần vợt Việt Nam.
Đ.LâM
Tỉnh Vĩnh Long vừa tổ chức sơ kết
3 năm thực hiện Nghị quyết số 08-
NQ/TWngày 01/12/2011 của Bộ Chính
trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về
thể dục, thể thao đến năm 2020”.
Theo Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh
Vĩnh Long - Lê Thanh Tuấn, qua 3 năm
triển khai thực hiện, các cấp ủy đảng,
chính quyền và nhân dân đã nhận thức
đầy đủ hơn về vị trí, vai trò, tầm quan
trọng của công tác thể dục thể thao; qua
đó tạo điều kiện tốt hơn cho việc rèn
luyện sức khỏe của nhân dân và nâng
tầm cao mới cho phong trào thể dục thể
thao thành tích cao của tỉnh. Năm 2011
số người tham gia luyện tập thể thao
thường xuyên của tỉnh chỉ đạt 26,5%
dân số, đến năm 2014 đã tăng lên 29%;
số gia đình đạt chuẩn gia đình thể thao
từ 8,6% của năm 2011 tăng lên 21,5%
trong năm 2014.
Các công tác như nâng cao chất
lượng giáo dục thể chất và hoạt động thể
thao trong trường học, thể thao quần
chúng, thể thao thành tích cao cũng
được tỉnh quan tâm thực hiện đạt kết
quả tốt. Tính đến cuối năm 2014, toàn
tỉnh có 100% số trường học thực hiện
tốt chương trình giáo dục thể chất chính
khóa và 86% học sinh, sinh viên đạt
chuẩn thể lực theo quy định. Hoạt động
thể thao quần chúng được mở rộng với
7 trung tâm văn hóa và thể thao, 109 nhà
văn hóa cấp xã và 1.140 câu lạc bộ,
điểm tập thể dục thể thao từ tỉnh đến cơ
sở được vận dụng linh hoạt, đáp ứng
nhu cầu phục vụ nhân dân. Đối với thể
thao thành tích cao, trong 3 năm 2011-
2014 các vận động viên của tỉnh đã đạt
được 1.319 huy chương các loại tại các
giải thể thao khu vực, toàn quốc và quốc
tế. Riêng năm 2014, Vĩnh Long xếp
hạng 9/65 tỉnh/thành, ngành tham dự
Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc.
Trên cơ sở đó, trong các năm 2012,
2013 và 2014, thể thao thành tích cao
được bình chọn là là 1 trong 10 sự kiện
tiêu biểu của tỉnh.
Công tác xã hội hóa thể dục thể thao
cũng được tỉnh chú trọng và nhận được
sự quan tâm của các ngành, các đơn vị,
tổ chức, cá nhân. Trong 3 năm tổng số
tiền tài trợ cho các giải thi đấu thể thao
từ tỉnh đến cơ sở đạt trên 15 tỷ đồng,
tổng số tiền đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất, sân bãi thể thao trên 40 tỷ đồng,
góp phần giảm bớt kinh phí nhà nước
trong việc xây dựng và tổ chức các hoạt
động thể thao phục vụ nhu cầu tập
luyện, rèn luyện sức khỏe và thưởng
thức các giá trị tinh thần của nhân dân.
Để thực hiện tốt công tác thể dục thể
thao từ nay đến năm 2020, tỉnh tập trung
thực hiện một số nội dung chính như:
Nâng tỷ lệ toàn dân tham gia luyện tập
thể dục thể thao; duy trì và phát triển thể
thao thành tích cao; nâng cao thể chất và
tầm vóc con người Vĩnh Long; đồng
thời khai thác tốt hơn các cơ sở hạ tầng
hiện có để phục vụ công tác phát triển
thể dục thể thao. Để hoàn thành các nội
dung trên, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh
Long yêu cầu các cấp ủy đảng, chính
quyền, mặt trận tổ quốc, các tổ chức
chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ trong
lãnh, chỉ đạo và đẩy mạnh tuyên truyền,
nâng cao nhận thức của xã hội về công
tác thể dục thể thao. Tỉnh tiếp tục duy trì
và nâng cao chất lượng “Phong trào rèn
luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ
đại”, đồng thời kết hợp với phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa cơ sở” gắn với xây dựng nông
thôn mới. Các cấp, các ngành tiếp tục
quan tâm nâng cao chất lượng, hiệu quả
giáo dục thể chất và hoạt động thể thao
trường học; gắn giáo dục thể chất với
giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học
sinh, sinh viên; chú ý phát hiện và tuyển
chọn các tài năng trẻ, có năng khiếu để
đào tạo, bồi dưỡng.
V.Sơn
Vĩnh Long tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao
90 tay vợt dự Giải Quần vợt vô địch nữ toàn quốc
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017longvanhien
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnPham Long
 

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 
Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây NguyênQuản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdl
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
 

Viewers also liked

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnPham Long
 
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đạiKKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đạiPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115Pham Long
 
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vnNhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vnPham Long
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Pham Long
 
Top ten failed electronic gadgets
Top ten failed electronic gadgetsTop ten failed electronic gadgets
Top ten failed electronic gadgetsPowercut Media
 
UBC CFI Informational Meeting 111513
UBC CFI Informational Meeting 111513UBC CFI Informational Meeting 111513
UBC CFI Informational Meeting 111513David Mayes
 
Industry Analysis: the bigger picture
Industry Analysis: the bigger pictureIndustry Analysis: the bigger picture
Industry Analysis: the bigger pictureDavid Mayes
 
Engineer to Entrepreneur
Engineer to EntrepreneurEngineer to Entrepreneur
Engineer to EntrepreneurDavid Mayes
 
Strategic Inflection Points
Strategic Inflection PointsStrategic Inflection Points
Strategic Inflection PointsDavid Mayes
 

Viewers also liked (17)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
 
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đạiKKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
 
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vnNhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
 
Top ten failed electronic gadgets
Top ten failed electronic gadgetsTop ten failed electronic gadgets
Top ten failed electronic gadgets
 
UBC CFI Informational Meeting 111513
UBC CFI Informational Meeting 111513UBC CFI Informational Meeting 111513
UBC CFI Informational Meeting 111513
 
Industry Analysis: the bigger picture
Industry Analysis: the bigger pictureIndustry Analysis: the bigger picture
Industry Analysis: the bigger picture
 
Progress of Computers
Progress of ComputersProgress of Computers
Progress of Computers
 
Engineer to Entrepreneur
Engineer to EntrepreneurEngineer to Entrepreneur
Engineer to Entrepreneur
 
Strategic Inflection Points
Strategic Inflection PointsStrategic Inflection Points
Strategic Inflection Points
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnPham Long
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117 (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
 

More from Pham Long

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiPham Long
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngPham Long
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Pham Long
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchPham Long
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiPham Long
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngPham Long
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117

  • 1. Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1117 ngày 12/3/2015 - Tích cực quảng bá du lịch Việt Nam ở thị trường quốc tế (Tr.4) - Phê duyệt kịch bản các chương trình nghệ thuật phục vụ IPU-132 (Tr.3) - Trình UNESCO hồ sơ “Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam” (Tr.4) - Phục dựng một số lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số (Tr.7) Lào Cai: Nghệ thuật Xòe được công nhận là di sản văn hóa quốc gia (Tr.18) trong số này Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 617/BVHTTDL-VHDT hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển hệ thống vui chơi, giải trí cho trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2015 đối với 15 tỉnh gồm: Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Trà Vinh, Đắk Lắk, Quảng Bình, Phú Thọ, Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Quảng Trị. (Xem tiếp trang 6) Chấmđiểmcôngtác quảnlý,tổchức lễhội Bắt đầu từ mùa lễ hội 2015, Bộ VHTTDL sẽ tiến hành chấm điểm công tác tổ chức, quản lý lễ hội ở các địa phương. Để thực hiện việc chấm điểm này, Bộ VHTTDL đã ban hành tiêu chí và thang điểm đánh giá để các địa phương tự bình xét và gửi về Bộ để đánh giá hàng năm. Đây là điểm mới được Bộ VHTTDL kỳ vọng sẽ góp phần tạo ra sự chuyển biến tích cực trong đánh giá thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội dân gian 2015. (Xem tiếp trang 2) Hội thảo khoa học“Toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch” Ngày 06/3, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn phối hợp với Trường Đại học Charles De Gaulle - Lille 3 (Pháp) đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch” với sự tham dự của các chuyên gia, nghiên cứu và học giả đến từ các châu lục như Châu Á, Mỹ, Âu. Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh, ngành du lịch Việt Nam đang tăng trưởng mạnh và từng bước hướng đến một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Sự phát triển du lịch đã góp phần thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm cho các tầng lớp dân cư trong xã hội. (Xem tiếp trang 7) Hỗ trợ phát triển hệ thống vui chơi, giải trí cho trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo là nội dung trong chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2015 Phát triển hệ thống vui chơi cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1117 l 12.3.2015 Theo bộ tiêu chí này, có sáu nội dung chính là căn cứ đánh giá, chấm điểm cho các địa phương, bao gồm: Công tác quản lý, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện hằng năm (tối đa 9 điểm); quán triệt, tuyên truyền văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, văn bản quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ (tối đa 6 điểm); thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội (tối đa 25 điểm); đảm bảo môi trường an toàn tổ chức lễ hội (tối đa 40 điểm); tổ chức các hoạt động dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật (10 điểm) và thực hiện thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội tại cơ sở (10 điểm). Điểm tổng của thang điểm đánh giá là 100. Điểm đạt được dưới 50 là chưa hoàn thành; từ 95-100 điểm là hoàn thành xuất sắc; các mức từ 85-94 điểm và 51-84 điểm được đánh giá ở các mức độ hoàn thành tốt và hoàn thành. Để việc việc đánh giá, “chấm điểm” thực sự khách quan, mang lại hiệu quả thì ngoài sự quyết liệt, sát sao của chính quyền địa phương còn phải tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm. Mặt khác, báo chí cũng cần nhập cuộc cùng với Bộ VHTTDL trong công tác tuyên truyền, giám sát và phản ánh tình hình thực hiện các tiêu chí này trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc ban hành tiêu chí, thang điểm đánh giá thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội dân gian ngay từ đầu mùa 2015 là xuất phát từ nhu cầu thực tế trong công tác chỉ đạo, quản lý của Bộ, các địa phương nhằm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 41-CT/TW của Ban Bí thư và Công điện số 229/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm tăng cường, nâng cao hiệu lực quản lý đối với hoạt động lễ hội. Các mùa trước đây, công tác quản lý, tổ chức lễ hội tại các địa phương chủ yếu được đánh giá bằng định tính chứ không định lượng. Việc triển khai chấm điểm dựa trên những thang điểm cụ thể sẽ giúp các địa phương và Bộ cơ sở định lượng khi đánh giá hiệu quả quản lý, tổ chức lễ hội. Qua đó, Bộ thấy được công tác tổ chức, quản lý tại các địa phương mặt nào tích cực, mặt nào cần tiếp tục điều chỉnh, tích cực tạo chuyển biến vào mùa lễ hội năm sau. Ban tổ chức, Ban chỉ đạo các lễ hội cần đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể để người dân nâng cao ý thức, thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội, nhất là trong việc đổi và sử dụng tiền lẻ tràn lan, đặt tiền lễ, giọt đầu đúng nơi quy định, hạn chế đốt vàng mã, đồ mã, giữ gìn vệ sinh chung trong không gian diễn ra lễ hội... Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng nêu rõ: Việc tổ chức, quản lý các hoạt động lễ hội muốn thành công, an toàn, văn minh cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành chứ không phải chỉ là trách nhiệm của riêng ngành văn hóa. Các địa phương cần tổ chức và quản lý lễ hội năm 2015 theo hướng khoa học, tiến bộ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội. Cục Văn hóa cơ sở, đơn vị trực tiếp soạn thảo tiêu chí, thang điểm đánh giá việc tổ chức, quản lý lễ hội cho biết: Ngoài thang điểm chính, bộ tiêu chí còn có các nội dung điểm cộng, điểm trừ. Điểm cộng được tính cho việc tổ chức đánh giá, chấm điểm chặt chẽ, chính xác và thực hiện công tác báo cáo đúng quy định; có cách làm hay, sáng tạo, đột phá trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Nếu lễ hội của địa phương nào được dư luận báo chí đánh giá tốt sẽ được thêm 5 điểm cộng. Bên cạnh đó, điểm trừ bị tính khi địa phương không gửi báo cáo hoặc báo cáo chậm, địa phương bị nêu nhiều thông tin phản ánh các mặt trái của lễ hội... Cục Văn hóa Cơ sở cũng là đơn vị chủ trì, tổng hợp định kỳ hằng năm báo cáo lãnh đạo Bộ. Đầu mùa lễ hội năm 2015 đến nay, ở nhiều lễ hội diễn ra nhiều hiện tượng không văn minh được phản ánh đậm nét trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó nổi cộm là hiện tượng hàng trăm, thậm chí hàng nghìn, hàng vạn người, nhất là thanh niên cùng la hét, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau tranh cướp lộc khiến nhiều người ngất, bị thương. Một vấn đề khác cũng gây nhiều tranh cãi trên báo chí cũng như mạng xã hội là các nghi lễ dã man với động vật trong lễ hội chém lợn, chọi trâu, đâm trâu, Cầu Trâu... Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có có ý kiến nên bỏ lễ hội không phù hợp với xã hội hiện tại. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng nên có chỉ đạo ngừng, hoặc cấm đối với các lễ hội có xuất hiện hiện tượng nguy hiểm, ảnh hưởng đến an ninh, uy tín, hình ảnh quốc gia. Bộ trưởng Bộ VHTTDL cũng có quan điểm cho rằng: Các lễ hội mang tính chất tàn bạo, hủ tục cần phải được loại bỏ, chỉ giữ lại tiêu chí văn hóa, giá trị nhân văn. Do đó, Bộ VHTTDL đã giao cơ quan chức năng rà soát toàn bộ, nghiên cứu truyền thống lễ hội, nguồn gốc để tham mưu cho lãnh đạo. Sau khi nghiên cứu Bộ sẽ tổ chức hội nghị, hội thảo để đánh giá lại thực chất lễ hội, cái gì cần giữ, cái gì nên bỏ. Sau mùa lễ hội 2015, Bộ VHTTDL sẽ tiến hành xin ý kiến của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu để có tiêu chí cụ thể... trần nguyện Chấmđiểmcôngtácquảnlý,... (Tiếp theo trang 1)
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1117 l 12.3.2015 Bộ VHTTDL vừa phê duyệt kịch bản các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU- 132) được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ 28/3-01/4. Theo đó, tại Quyết định số 557/QĐ- BVHTTDL phê duyệt chương trình biểu diễn nghệ thuật “Đêm Hoàng thành” phục vụ sự kiện Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân chiêu đãi cấp Nhà nước nhân dịp IPU-132. Chương trình diễn ra từ 19h00 đến 21h00 ngày 31/3/2015 tại Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Kịch bản và Tổng đạo diễn NSND Trần Bình, với sự tham gia của các đơn vị: Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam, Nhà hátTuồngViệt Nam, Nhà hát Múa rối Việt Nam, Nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc, Nhà hát Ca Múa Nhạc dân tộc Bông sen TP. Hồ Chí Minh, NS Bùi Công Duy và Dàn dây, Nhóm nhạc Jazz Sông Hồng, Nhóm Cỏ lạ, Nhóm F Band, Tốp Accordion Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Công ty Hồng Vân (TP. Hồ Chí Minh). Tại Quyết định số 558/QĐ- BVHTTDL phê duyệt chương trình nghệ thuật “Hồn quê Việt” phục vụ sự kiện Chủ tịch Quốc hội chiêu đãi Ban Lãnh đạo, Ban Chấp hành IPU và khách mời. Chương trình diễn ra từ 19h00 đến 20h30 ngày 27/3/2015 tại Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Chương trình do NSƯT Vương Duy Biên là tác giả và đạo diễn, Nhà hát Múa rối Việt Nam thực hiện. Tại Quyết định số 559/QĐ- BVHTTDLphê duyệt chương trình biểu diễn nghệ thuật “Những sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam” trong khuôn khổ Chương trình Đêm hội đoàn kết Nghị viện. Chương trình sẽ diễn ra vào tối 29/3/2015 tại làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Kịch bản vàTổng đạo diễn NSND Trần Bình, với sự tham gia của các đơn vị: Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam, Hợp xướng Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Nhà hát Nhạc Vũ KịchViệt Nam, Nhà hát dân ca Quan Họ Bắc Ninh, Nhà hát Ca Múa Nhạc Sao Biển tỉnh Phú Yên, Nhà hát Chèo tỉnh Nam Định, Đoàn nghệ thuật tỉnh Hà Giang, Đoàn nghệ thuật Ca Múa Nhạc dân tộc Cao Bằng, Đoàn Ca Múa Nhạc dân tộc tỉnh Nghệ An, Đoàn nghệ nhân dân tộc Thái Trắng tỉnh Lai Châu, Đoàn Ca Múa Nhạc dân tộc tỉnh Đắk Lắk, Câu lạc bộ Thời trang Elite, Công ty Phúc Thịnh (TP. Hồ Chí Minh). Đ.AnH PhêduyệtkịchbảncácchươngtrìnhnghệthuậtphụcvụIPU-132 Bộ VHTTDL vừa có Công văn số 688/BVHTTDL-DSVH gửi Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng Bảo tàng Khoa học quốc gia tại Đồng Nai. Theo đó, căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết số 46/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần 6 Khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ, trong số 123 bảo tàng công lập và 23 bảo tàng ngoài công lập hiện có ở Việt Nam, còn thiếu vắng Bảo tàng Khoa học và Công nghệ. Việc xây dựng Bảo tàng Khoa học và Công nghệ với nội dung trưng bày, giới thiệu và giáo dục về những thành tựu khoa học và công nghệ của Việt Nam và thế giới là hết sức cần thiết. Bộ VHTTDL đánh giá cao sự tích cực, chủ động của UBND tỉnh Đồng Nai đối với việc triển khai công tác chuẩn bị để thành lập bảo tàng này. Tuy nhiên, việc xây dựng Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Bảo tàng quốc gia về khoa học và công nghệ) là một nhiệm vụ lớn, nhiều khó khăn, phức tạp, nên tại Nghị quyết số 46/NQ-CP, Chính phủ đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nghiên cứu xây dựng Đề án hình thành bảo tàng này. Vì vậy, việc UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức xây dựng Đề án Bảo tàng Khoa học quốc gia tại Đồng Nai trình Thủ tướng Chính phủ là không phù hợp với Nghị quyết nêu trên. Để thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-CP, Bộ VHTTDL đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 46/NQ-CP, kịp thời xây dựng Đề án thành lập Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020 và phê duyệt Đề án thành lập Bảo tàng để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo cho sự ra đời của bảo tàng. H.PHượng Xây dựng Bảo tàng Khoa học quốc gia tại Đồng Nai
  • 4. 4 số 1117 l 12.3.2015 quản lý nhà nước Từ ngày 04-08/3, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - Nguyễn Văn Tuấn dẫn đầu đoàn công tác của Việt Nam tham dự Hội chợ Du lịch quốc tế ITB 2015 diễn ra tại Trung tâm Triển lãm quốctếITB(Berlin,CHLBĐức).Đâylà hoạt động nằm trong Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia của du lịch Việt Nam trong năm 2015. Tại Hội chợ, Hiệp hội Du lịch Việt Nam chủ trì, tổ chức xây dựng gian hàng trêndiệntích135m2 (tươngđương15gian tiêuchuẩn)đểgiớithiệucácđiểmđến,sản phẩm, dịch vụ du lịch đặc sắc của Việt Namđếnbạnbèquốctế.Nhữngnămgần đây, nhờ đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam đến các thị trườngmụctiêu,đặcbiệtlàthịtrườngĐức nên lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng đáng kể. Năm 2014, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 7.874.312 lượt, trongđócó142.345lượtkháchĐức,tăng 45,7% so với năm 2013. Hội chợ Du lịch quốc tế ITB 2015 đượcđánhgiálàmộttrongnhữnghộichợ quốc tế lớn và uy tín nhất về du lịch. Hội chợ sẽ là cơ hội để các đối tác kinh doanh gặp gỡ, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm; đồngthờicũnglàdịpđểdukháchtìmhiểu và lựa chọn điểm đến. Năm nay, Hội chợ ITB tiếp tục có sự tham gia của 10.096 công ty lữ hành, công ty cung cấp dịch vụ đặtvétrựctuyến,côngtyhàngkhông,tập đoàn khách sạn, công ty cho thuê xe và phươngtiệngiaothôngvậntảikhách,các điểm du lịch đến từ 186 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bên cạnh các triển lãm giới thiệu dịch vụ, sản phẩm du lịch, trongkhuônkhổITB2015còndiễnracác diễn đàn, hội thảo chuyên ngành du lịch; họp báo, thuyết trình sản phẩm; các cuộc gặpgỡgiữadoanhnghiệpvớiđốitácquốc tế và khách hàng để khai thác, phát triển du lịch, trong đó chú trọng các phương thức quảng bá nhằm thu hút du khách từ các trang mạng… Tiếpđó,từngày19-22/3,tạithànhphố Gothenborg, Thụy Điển, sẽ diễn ra Hội chợ Bắc Âu về công nghiệp du lịch, dịch vụ lữ hành và tổ chức sự kiện (TUR 2015). Sự kiện được tổ chức thường niên nhằm tăng cường hợp tác phát triển, khai thác thị trường du lịch Bắc Âu bao gồm các nước Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch và Phần Lan. Những năm gần đây, Việt Nam luôn xác định thị trường Bắc Âu là một trong những thị trường trọng điểm, tiềmnăngcủadulịchViệtNam.Bêncạnh đó,ViệtNamcũngđanglàthịtrườngmới nổi, điểm đến được nhiều công ty lữ hành BắcÂukhaithácvàcókếhoạchpháttriển trong thời gian tới. Vì vậy, TUR 2015 là cơ hội tốt để các cơ quan quản lý, công ty lữhànhcủaViệtNamtiếpcậnvàkhaithác tiềm năng du lịch tại thị trường Bắc Âu, thúc đẩy tăng cường trao đổi khách giữa Việt Nam và Bắc Âu. Nhằm tăng cường trao đổi khách du lịch giữa hai nước Việt Nam-Ấn Độ, từ ngày 23-25/4, Tổng cục Du lịch sẽ phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ tổchứcgianhàngdulịchViệtNamtạiHội chợ thương mại và dịch vụ GES tại Ấn Độ. Nhân dịp này, hai bên sẽ phối hợp tổ chứcHộithảodulịchViệtNam-ẤnĐộtại Delhi, đồng thời giới thiệu du lịch Việt Nam tại 2 thành phố Hyderabad và Chennai.Đâylàdịptốtđểcácđịaphương xúc tiến hình ảnh, doanh nghiệp du lịch hai nước gặp gỡ, trao đổi hợp tác kinh doanh.Đểchuẩnbịchosựkiệnnày,Tổng cụcDulịchđãmờiSởVHTTDLHàNội, Đà Nẵng, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh cùng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tham gia gian hàng du lịch Việt Nam và dự các sự kiện khác tại Ấn Độ... Trước đó, vào tháng 02/2015, Đại sứ quánViệtNamtạiIranđãphốihợpvớihai công ty du lịch trong nước là Eviva và South Pacific lần đầu tiên tổ chức gian hàngViệtNamtạiHộichợdulịchquốctế lần thứ 8 của Iran khai mạc ở thủ đô Tehran. Ngay trong ngày đầu tiên của hội chợ,gianhàngViệtNamvớichủđề“Việt Nam-Vẻđẹpbấttận”đãthuhútđôngđảo khách Iran tham quan và tìm hiểu về các cơ hội du lịch Việt Nam. Đề cập tới định hướng phát triển thị trường quốc tế trong thời gian tới, Tổng cục Du lịch cho biết du lịch Việt Nam sẽ tập trung vào “Thị trường ưu tiên marketing” gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nga, ASEAN, Australia và Newzealand; “Thị trường duytrìmarketing”gồmcácnướcTâyÂu: Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Hà Lan, Bắc Âu, Bắc Mỹ; “Thị trường tiềm năng cần tập trung phát triển” gồm: Ấn Độ, Trung Đông. Du lịch Việt Nam sẽ phát triển theo mục tiêu xây dựng và quảng bá thương hiệu gắn với điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng, sản phẩm, dịch vụ du lịch độc đáo, hấp dẫn... HảiPHong Tích cực quảng bá du lịch Việt Nam ở thị trường quốc tế Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ về danh sách di sản văn hóa phi vật thể dự kiến lập hồ sơ trình UNESCO giai đoạn 2012-2016 trong đó có di sản văn hóa phi vật thể “Tục chơi Bài Chòi mùa xuân của người Việt vùng Nam Trung Bộ”, Bộ VHTTDLđã phối hợp với các địa phương liên quan tổ chức xây dựng Hồ sơ đệ trình UNESCO xét ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong quá trình nghiên cứu xây dựng hồ sơ, Bộ VHTTDL đã tiếp thu ý kiến của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia và tên gọi “Tục chơi Bài Chòi mùa xuân của người Việt vùng Nam Trung Bộ” không phản ánh hết đặc trưng, giá trị của di sản. Bộ VHTTDL đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép đổi tên hồ sơ thành “Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam” để thể hiện Trình UNESCO hồ sơ“Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam”
  • 5. 5số 1117 l 12.3.2015 - Tại Quyết định số 560/QĐ- BVHTTDL ngày 27/02/2015 Bộ VHTTDL, cho phép Nhà hát Tuổi trẻ phối hợp với Viện Goethe Hà Nội đón tiếp và tổ chức chương trình biểu diễn của ban nhạc Raggabund (Đức) gồm 03 thành viên trong khuôn khổ các hoạt động giao lưu văn hóa kỷ niệm 40 năm Thiết lập Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Đức. Thời gian từ 26- 29/3/2015, tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng. - Ngày 27/02/2015 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 561/QĐ- BVHTTDL, cho phép Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam mời nhạc trưởng Kah Chun Wong (người Singapore) và nghệ sỹ piano Uehara Ayako (người Nhật Bản) đến tập luyện và biểu diễn chương trình hòa nhạc đặt vé trước số 78. Thời gian biểu diễn: 20h00, ngày 20/03 và ngày 21/03/2015 tại Phòng hòa nhạc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 562/QĐ-BVHTTDL ngày 27/02/2015, giao Cục Hợp tác quốc tế chủtrìxâydựngvàtổchứcKhônggian văn hóa-nghệ thuậtViệt Nam tạiTrung tâmHộinghịQuốcgiatrongkhuônkhổ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 năm 2015 (IPU-132). Thời gian từ ngày 24/3-03/4/2015. - Tại Quyết định số 588/QĐ- BVHTTDL ngày 04/3/2015, Bộ VHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Festival Nhiếp ảnh trẻ năm 2015 do Thứ trưởng Vương Duy Biên làm Trưởng Ban Chỉ đạo và 04 Thành viên; bà Đoàn Thị Thu Hương - Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm làm Trưởng Ban Tổ chức và 06 Thành viên. - Ngày 04/3/2015 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 596/QĐ- BVHTTDL, giao Trung tâm tổ chức biểu diễn nghệ thuật phối hợp với Công ty Cổ phần phân phối Moet- Hennessy Việt Nam tổ chức “Chương trình hòa nhạc Hennessy” lần thứ 19 với sự tham gia biểu diễn của nam nghệ sĩ Vĩ cầm Stefan Jackiw và nữ nghệ sĩ đệm đàn Dương cầm Anna Polomsky (quốc tịch Hoa Kỳ). Thời gian tổ chức 20h00 ngày 29/5/2015, tại Nhà hát Lớn Hà Nội. tHtt VăN BảN mớI quản lý nhà nước BộVHTTDLvừa ban hành Quy chế tổ chức Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2014 nhằm lựa chọn, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển du lịch Việt Nam, góp phần khẳng định vị trí của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Đối tượng tham gia là các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam trong các lĩnh vực: lữ hành; lưu trú du lịch (khách sạn 3 sao trở lên); vận chuyển khách du lịch (bằng phương tiện máy bay, ôtô, tàu thủy, tàu hỏa); nhà hàng ăn uống phục vụ khách du lịch; cơ sở mua sắm phục vụ khách du lịch; điểm dừng chân phục vụ khách du lịch; điểm tham quan du lịch; dịch vụ vui chơi, thể thao, giải trí phục vụ khách du lịch. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành, khách sạn, vận chuyển khách du lịch, nhà hàng ăn uống phục vụ khách du lịch, cửa hàng mua sắm phục vụ khách du lịch, điểm dừng chân phục vụ khách du lịch, sân golf tham dự Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2014 phải đảm bảo các điều kiện như: có thời gian hoạt động từ 5 năm trở lên kể từ khi được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp và cấp đăng ký kinh doanh; kinh doanh đạt hiệu quả, bảo đảm đời sống, việc làm ổn định cho người lao động (đối với doanh nghiệp lữ hành và khách sạn), chất lượng dịch vụ tốt, thái độ phục vụ thân thiện; bảo đảm an toàn lao động, an toàn về tài sản và tính mạng cho khách sử dụng dịch vụ; an ninh, trật tự; thực hiện tốt các quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng, chống cháy, nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh; không có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, thuế và các quy định của pháp luật có liên quan trong năm 2014, không bị giải thể hoặc phá sản tại thời điểm xét tặng Giải thưởng; có trách nhiệm với cộng đồng, tham gia tích cực các hoạt động phát triển du lịch bền vững. Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2014 được trao cho các tổ chức, cá nhân đạt giải vào dịp Kỷ niệm Thành lập ngành Du lịch Việt Nam ngày 09/7/2015 tại Hà Nội. n.tHAnH Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2014 chính xác nội dung và đầy đủ giá trị của di sản văn hóa này, đáp ứng các tiêu chí của UNESCO đối với di sản đệ trình vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hồ sơ đã được sửa chữa, hoàn chỉnh theo kết luận của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia. Bộ VHTTDL đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho Bộ trưởng Bộ VHTTDL thay mặt Chính phủ ký Hồ sơ và phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam làm các thủ tục cần thiết để gửi Hồ sơ tới UNESCO trước ngày 31/3/2015. H.PHượng
  • 6. 6 số 1117 l 12.3.2015 quản lý nhà nước Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện “Quy hoạch phát triển mỹ thuật đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Theo đó, kế hoạch gồm 5 nội dung chính: Tổ chức phổ biến, tuyên truyền Quy hoạch; Công tác quản lý nhà nước và xây dựng cơ chế, chính sách; Đào tạo nguồn nhân lực; Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ; Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Về tổ chức phổ biến, tuyên truyền Quy hoạch bao gồm: tuyên truyền, phổ biến nội dung của Quy hoạch; Phối hợp với Đài truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường quán triệt, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của mỹ thuật đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước; đẩy mạnh công tác phê bình mỹ thuật nhằm giáo dục và định hướng thẩm mỹ cho nhân dân, đổi mới chương trình giáo dục mỹ thuật trong hệ thống các trường phổ thông với mục đích giáo dục thẩm mỹ và cảm thụ nghệ thuật phù hợp với từng đối tượng. Về công tác quản lý nhà nước và xây dựng cơ chế, chính sách: xây dựng văn bản quản lý nhà nước (xây dựng luật mỹ thuật, xây dựng Quy hoạch tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng Quy hoạch tượng đài Quốc Tổ Hùng Vương và Danh nhân anh hùng dân tộc, xây dựng Quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng tại địa phương); xây dựng cơ chế chính sách (xây dựng cơ chế đặc thù và cơ chế đầu tư và hỗ trợ cho việc bảo tồn và phát huy giá trị mỹ thuật truyền thống của dân tộc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng chính sách sưu tầm, phục hồi và phát triển các loại hình mỹ thuật truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; xây dựng cơ chế phối hợp giữa ngành Mỹ thuật với ngành du lịch trong việc quảng bá du lịch thông qua các tác phẩm mỹ thuật; xây dựng cơ chế, chính sách phát triển thị trường mỹ thuật trong nước). Về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật: xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo Nhà triển lãm tại các tỉnh/thành. Giai đoạn 2015-2020 sẽ thành lập Trung tâm tu sửa và phục chế tác phẩm mỹ thuật; thành lập Trung tâm giám định và đấu giá tác phẩm mỹ thuật; xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật đương đại tại Hà Nội; xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật tại Đà Nẵng; ưu tiên xây dựng Nhà triển lãm văn hóa nghệ thuật với trang thiết bị đạt tiêu chuẩn tại Hà Nội, Đà Nẵng (hoặc Thừa Thiên Huế) và TP. Hồ Chí Minh. Giai đoạn 2021 đến năm 2030: xây dựng Bảo tàng mỹ thuật tại các thành phố trực thuộc Trung ương; thành lập các Bảo tàng mỹ thuật tư nhân, các bộ sưu tập mỹ thuật tư nhân; đến năm 2030 xây dựng các công trình tượng đài, theo Quy hoạch tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quy hoạch tượng đài Quốc Tổ Hùng Vương và Danh nhân anh hùng dân tộc; xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng theo Quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng của địa phương đã được phê duyệt. Việc ban hành Kế hoạch nhằm thực hiện thành công mục tiêu và định hướng của Quy hoạch phát triển mỹ thuật đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồng thời xác định rõ nhiệm vụ cụ thể đối với các hoạt động để triển khai thực hiện Quy hoạch, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành, địa phương, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện các giải pháp của Quy hoạch. n.tHAnH Triển khai“Quy hoạch phát triển mỹ thuật đến năm 2020, tầm nhìn 2030” Để thống nhất về quy trình, thủ tục và tiến độ, Sở VHTTDL 15 tỉnh được hỗ trợ thiết bị cho các điểm vui chơi trẻ em (cho những nơi hiện đã có điểm vui chơi cho trẻ em) có thể hợp đồng với công ty chuyên sản xuất đồ chơi trẻ em (có tư cách pháp nhân) để mua các thiết bị cho các điểm vui chơi trẻ em. Kinh phí hỗ trợ thiết bị cho mỗi điểm vui chơi trẻ em là 500 triệu đồng thuộc nguồn vốn Chương tình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2015. Sở VHTTDL tỉnh Thái Nguyên được đầu tư xây dựng điểm vui chơi trẻ em tiến hành tổ chức chọn địa điểm vui chơi trẻ em tiến hành tổ chức chọn địa điểm, khảo sát, lập dự án tiền khả thi theo tiêu chí được Bộ phê duyệt. Kinh phí đầu tư xây dựng điểm vui chơi mới tỉnh Thái Nguyên là 5 tỷ đồng thuộc nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2015. Sau khi có ý kiến của UBND tỉnh, Sở VHTTDL lập Kế hoạch xây dựng Dự án.Thành lập Ban quản lý dự án xây dựng điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em. Nguồn vốn từ ngân sáchTrung ương để thực hiện dự án điểm vui chơi trẻ em chỉ mang tính hỗ trợ để xây dựng và mua sắm các trang thiết bị phục vụ điểm vui chơi trẻ em. Đề nghị các địa phương chủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sách của địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện đúng mục tiêu của dự án, đáp ứng kịp thời nhu cầu giải trí, sinh hoạt, vui chơi, học tập của trẻ em. Đối tượng của dự án là trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa nên các hạng mục công trình để đầu tư xây dựng phải phù hợp với lứa tuổi, vùng miền, thể lực của trẻ. Đ.ngọc Pháttriểnhệthốngvuichơi... (Tiếp theo trang 1)
  • 7. 7số 1117 l 12.3.2015 quản lý nhà nước Bộ VHTTDL đã có Công văn số 618/BVHTTDL-VHDTgửiSởVHTTDL các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Sơn La, Lâm Đồng, Quảng Trị về việc hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phục dựng lễ hộitruyềnthốngcácdântộcthiểusốthuộc chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2015. Bộ phân bổ kinh phí để tổ chức phục dựng các lễ hội truyền thống sau: Lễ hội truyền thống tiêu biểu của dân tộc Hà Nhì, tỉnh Lai Châu; Lễ hội truyền thống tiêu biểu của dân tộc Mảng, tỉnh Điện Biên; Lễ hội truyền thống tiêu biểu của dân tộc Pu Péo, tỉnh Hà Giang; Lễ hội truyền thống tiêu biểu của dân tộc La Ha, tỉnh Sơn La; Lễ hội truyền thống tiêu biểu của dân tộc Mạ, tỉnh Lâm Đồng; Lễ hội truyền thống tiêu biểu của dân tộc Bru-Vân Kiều, tỉnh Quảng Trị. Kinh phí hỗ trợ phục dựng cho mỗi lễ hội là 100 triệu đồng thuộc nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2015. Để thống nhất về quy trình, thủ tục và tiến độ, Sở VHTTDL các tỉnh khảo sát, lựa chọn, lập hồ sơ khoa học về lễ hội bao gồm: tên lễ hội, thời điểm diễn ra lễ hội, mục đích, ý nghĩa của việc phục dựng lễ hội gửi về Bộ VHTTDL (Vụ Văn hóa dân tộc) để tổng hợp trước ngày 20/3/2015. Trước khi tổ chức phục dựng Lễ hội 15 ngày gửi giấy mời vềVụ Văn hóa dân tộc để kiểm tra và dự lễ hội. Khi tổ chức phục dựng lễ hội, Sở VHTTDL các tỉnh chú trọng việc chỉ đạo tổ chức phục dựng lễ hội truyền thống giàu bản sắc được lưu giữ trong đời sống dân tộc thiểu số trên địa bàn. Thông qua lễ hội, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc lồng ghép đưa các yếu tố văn hóa mới tiến bộ nhằm tăng cường giao lưu quảng bá, giới thiệu đồng thời phù hợp với nhu cầu hưởng thụ văn hóa và tâm linh của đồng bào các dân tộc, góp phần thúc đẩy phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, loại bỏ yếu tố lạc hậu, hủ tục không phù hợp trong đời sống cộng đồng. Các lễ hội truyền thống cần diễn ra một cách dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng, do đồng bào chủ động tham gia mở hội và thụ hưởng những giá trị văn hóa do lễ hội mang lại một cách thiết thực, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm. Lễ hội dân gian không nên tùy tiện, lạm dụng các hình thức sinh hoạt văn hóa mới làm phai nhòa bản sắc văn hóa dân gian. Chú ý phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, những người có uy tín, các nghệ nhân văn nghệ dân gian tham gia vào hoạt động của lễ hội, kể cả trong hành lễ cũng như trong phần hội, tránh khiên cưỡng, áp đặt. Tránh mang nặng yếu tố thương mại hoặc lợi dụng để mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc và các tệ nạn xã hội khác trong đời sống xã hội, gây phản cảm và xa lạ với đồng bào dân tộc thiểu số. Sau khi hoàn thành việc phục dựng lễ hội, Sở VHTTDL các tỉnh báo cáo bằng văn bản và gửi hồ sơ khoa học về VụVăn hóa dân tộc để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ. Đ.ngọc Phục dựng một số lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số Hơn 150 bài nghiên cứu của các học giả, chuyên gia du lịch, các nhà quản lý du lịch, giáo sư các trường đại học trên thế giới đã gửi về Hội thảo. Hầu hết các bài viết tập trung vào các nội dung: Lý luận chung về du lịch; Du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch; Hoạt động lữ hành, khách sạn, nhà hàng và đào tạo nhân lực của du lịch Việt Nam. Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh cho biết, ngành du lịch Việt Nam đang tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây và từng bước hướng đến một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Hoạt động du lịch diễn ra sôi động từ đô thị đến nông thôn, từ vùng ven biển, hải đảo đến vùng núi, cao nguyên. Sự phát triển du lịch đã góp phần thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm cho các tầng lớp dân cư trong xã hội. Những vấn đề được chia sẻ tại Hội thảo Toàn cầu hóa du lịch- Địa phương hóa du lịch của nhiều chuyên gia nghiên cứu, các nhà quản lý ngành du lịch sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy hợp tác du lịch trong và ngoài khu vực, sớm đưa mục tiêu chung trở thành hiện thực, để du lịch thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế-xã hội. Tiến sĩ Vũ Khắc Chương - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn chia sẻ, toàn cầu hóa là một xu thế khách quan không thể đảo ngược. Tuy nhiên, toàn cầu hóa du lịch không có nghĩa xóa mờ những đặc tính riêng biệt của mỗi nền văn hóa và mỗi vùng sinh quyển mà là quá trình xác lập những giá trị và chuẩn mực chung trên phạm vi toàn cầu, bên cạnh đó cần khẳng định và bảo vệ các giá trị đặc thù của mỗi nền văn hóa. Tại Hội thảo, các đại biểu cũng thống nhất toàn cầu hóa du lịch chính là tạo ra một tư duy toàn cầu về việc tôn trọng, giữ gìn bảo vệ những giá trị đặc thù của các nền văn hóa và các hệ sinh thái, tạo ra những động thái của việc phát triển du lịch bền vững. Đức MinH Hộithảokhoahọc... (Tiếp theo trang 1)
  • 8. 8 số 1117 l 12.3.2015 Sự kiện vấn đề Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2015 (VITM 2015) sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 03-06/4. Đây là sự kiện thường niên do Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và UBND TP. Hà Nội phối hợp tổ chức từ năm 2013. Theo Ban Tổ chức, Hội chợ Du lịch quốc tế có chủ đề “Việt Nam - Đất nước của các di sản”. Tại Hội chợ, các doanh nghiệp lữ hành sẽ đưa hàng nghìn sản phẩm cung cấp trực tiếp cho khách du lịch Việt Nam và quốc tế. Các công ty du lịch ở các nước là điểm đến của du lịch Việt Nam cũng sẽ có cơ hội giới thiệu, chào bán sản phẩm du lịch quốc tế cho các đơn vị lữ hành Việt Nam. Năm nay, Ban Tổ chức dự kiến sẽ có 700 đơn vị tham gia trưng bày ở 500 gian hàng và thu hút khách quốc tế đến từ 25 quốc gia, vùng lãnh thổ; đón 65.000 lượt khách tham quan. Cũng trong những ngày diễn ra Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam 2015, các đơn vị lữ hành, doanh nghiệp du lịch sẽ bán trực tiếp cho khách hàng 15.000 vé máy bay, 14.000 tour. Ban Tổ chức cũng kì vọng các sản phẩm bán tại Hội chợ sẽ mang lại doanh thu 200 tỷ đồng. Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam được tổ chức thường niên vào tháng 4 hàng năm tại Hà Nội, góp phần tạo dựng một thương hiệu ổn định, bền vững cho du lịch Việt Nam trong tổ chức hội chợ quốc tế. Đồng thời đây cũng là nơi để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, quản lý, lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch trao đổi về xu thế, định hướng, giải pháp phát triển du lịch Việt Nam, tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch, đào tạo, giới thiệu văn hóa, ẩm thực truyền thống. n.tHAnH Chiều 06/3, tỉnh Hải Dương tổ chức Lễ khởi công xây dựng tòa Cửu phẩm liên hoa tại Chùa Côn Sơn. Đây là công trình văn hóa cấp đặc biệt với tổng mức đầu tư trên 75,8 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách Trung ương là 60 tỷ; còn lại là ngân sách tỉnh Hải Dương và các nguồn vốn công đức khác. Dự án gồm các hạng mục gồm: tòa Cửu phẩm liên hoa, Tổ đường, Hậu đường, sân nội tự, điện chiếu sáng… Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành trong năm 2016. Tòa Cửu phẩm liên hoa là một công trình tôn giáo có giá trị đặc sắc của Chùa Côn Sơn. Theo quan niệm của Phật giáo, Cửu phẩm liên hoa là một biểu tượng tối cao của thế giới cực lạc, thế giới của cõi niết bàn, nơi Phật A Di Đà ngự chiếu giải thoát cho chúng sinh. Chức năng của tháp Cửu phẩm Liên hoa là biểu dương Phật Pháp, ca ngợi thế giới cực lạc - nơi đón nhận linh hồn của những người thiện tâm, thiện đức đến vãng sinh sau khi từ trần trở về thế giới vĩnh hằng để được siêu sinh tịnh độ. Chùa Côn Sơn được khởi dựng vào thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIII. Hơn 7 thế kỷ qua, Chùa Côn Sơn luôn được giữ gìn, tu bổ và trở thành trung tâm tôn Hải Dương khởi công xây dựng tòa Cửu phẩm liên hoa Chùa Côn Sơn Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2015 Ngày 04/3, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội cùng Đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố gồm: Sở VHTTDL, Công an Hà Nội, Sở Y tế và Sở Công Thương đã kiểm tra công tác tổ chức lễ hội Chùa Hương năm 2015. Nhiều năm qua công tác tổ chức lễ hội Chùa Hương còn bất cập, mặc dù có nhiều quy định nhưng người dân vẫn chưa chấp hành nghiêm, dẫn tới sự phiền toái cho người đi lễ chùa. Riêng lễ hội năm nay, huyện Mỹ Đức cam kết thực hiện đúng quy định “4 không” và “3 giảm”. “4 không” gồm: Không chèo kéo khách; không treo thịt động vật; không “chặt chém” và không đổi tiền lẻ; “3 giảm” gồm: Giảm đốt vàng mã, giảm xả rácthảiramôitrườngvàgiảmùntắcgiao thông. Trưởng Ban Tổ chức lễ hội Chùa Hương cũng khẳng định những vấn đề bất cập trong những mùa lễ hội trước sẽ được khắc phục triệt để trong năm nay. Người dân nào phát hiện vi phạm có thể phản ánh lại với Ban Tổ chức lễ hội để xử lý. Trong mùa lễ hội Chùa Hương năm nay, Công an Hà Nội đã tổ chức 16 tổ tuần tra trong 24/24 giờ để tiếp nhận và xử lý kịp thời những vấn đề về an ninh trật tự, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách và từ đầu mùa lễ hội đến nay không có sự cố nào xảy ra. Theo Ban Tổ chức lễ hội Chùa Hương, từ ngày khai hội mùng 6 tháng Giêng đến nay, đã có 352.000 lượt du khách về trẩy hội Chùa Hương. Theo quan sát, lễ hội năm nay được tổ chức bài bản, dòng suối Yến dẫn vào ChùaHươngtrongsạchvìcóđộingũtúc trực vớt rác thải thường xuyên. Ban tổ chứccũngđãthả3tấncávàchosơnmàu xanh đối với gần 5.000 chiếc thuyền chở khách để tạo không gian xanh thân thiện với môi trường. Tình trạng chèo kéo khách mua hàng, đi thuyền và gửi xe cũng không còn diễn ra. Sở VHTTDLHà Nội cho biết, Sở đã phối hợp cùng các ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các quy định vì đây cũng là quyền lợi thiết thực của người dân sở tại, nênnămnaycácquyđịnhđãđượcngười dân ở khu vực diễn ra lễ hội đồng tình hưởng ứng. H.L Cam kết“4 không”,“3 giảm”tại lễ hội Chùa Hương
  • 9. 9số 1117 l 12.3.2015 Sự kiện vấn đề Chương trình nghệ thuật “Bài ca thống nhất” kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ được tổ chức vào 20h ngày 29/4/2015 tại sân khấu đầu cầu Hiền Lương, bờ Nam sông bến Hải, tỉnh Quảng Trị. Đây là chương trình nghệ thuật đặc biệt, hoàng tráng, quy mô cấp quốc gia. Tên gọi của chương trình vừa thể hiện địa danh lịch sử đôi bờ Hiền Lương, Bến Hải - nơi khởi nguồn của mọi nỗi đau chia cắt, niềm vui sum họp, vừa là điểm xuất phát của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, biểu tượng cho khát vọng hòa bình thống nhất, cho ý chí quyết tâm chiến đấu giành độc lập dân tộc của quân và dân 2 miền Nam-Bắc. Ngoài việc đề cập tới công cuộc kháng chiến, kiến quốc trên bình diện chung của cả nước, chương trình nghệ thuật sẽ giành thời lượng đáng kể, khắc họa chân dung cuộc sống và con người đôi bờ Hiền Lương, Bến Hải trong những năm tháng chỗng Mỹ cứu nước và dựng xây quê hương ở thế kỷ XX, XXI. Không chỉ vậy, chương trình nghệ thuật còn là khúc tri ân đồng bào, đồng chí đã hy sinh anh dũng trên mặt trận Quảng Trị và các chiến trường miền Nam trong những năm tháng chiến tranh đầy cam go, ác liệt. Chương trình có tổng thời lượng 60 phút, chia thành 3 chương: Chương I - Nơi đây giới tuyến; Chương II - Khát vọng thống nhất; Chương III - Đường bốn mùa xuân. Bằng những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu, sinh động, chương trình tập hợp, kết nối các sự kiện nổi bật, chủ yếu 3 thời kỳ của đất nước để dệt lên thiên sử ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Kịch bản văn học của chương trình: Trịnh Vũ Thìn; Tổng đạo diễn: Nhạc sĩ Nguyễn Quang Vinh; Tổ chức thực hiện: Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam và Sở VHTTDL tỉnh Quảng Trị. Đ.AnH Chương trình nghệ thuật“Bài ca thống nhất” Chiều 05/3, tại Đình Tân Xuân, thị tấnTầmVu, huyện ChâuThành, UBND tỉnh, Sở VHTTDL tỉnh Long An long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa Đình Tân Xuân và bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Làm chay. Đình Tân Xuân là ngôi đình cổ của làng Tân Xuân xưa, nay thuộc thị trấn Tầm Vu huyện Châu Thành, Long An. Đây là một thiết chế văn hóa gắn liền với lịch sử khai hoang, mở đất của người Việt ở Long An, đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng làng xã. Đình Tân Xuân cũng là nơi ghi lại nhiều dấu ấn và thờ tự các anh hùng liệt sĩ, các nghĩa sĩ yêu nước đã hi sinh trong hai cuộc kháng chiến. Ra đời từ đầu thế kỷ XIX, đến nay Đình Tân Xuân là nơi bảo lưu những giá trị văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Gắn liền với đình Tân Xuân, Lễ hội Làm chay ở Tầm Vu cũng có lịch sử hình thành hơn 2 thế kỷ. Đây là hoạt động văn hóa dung hợp nhiều loại hình tín ngưỡng dân gian, được hình thành trong không gian văn hóa Nam Bộ. Lễ hội Làm chay nhằm mục đích cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đồng thời cũng là dịp để người dân địa phương tri ân, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, các nghĩa sĩ yêu nước trong phong trào vũ trang kháng Pháp. Đến nay, Lễ hội Làm chay là một hoạt động thường niên, được tổ chức trong hai ngày từ 15-16 tháng Giêng âm lịch hàng năm.Với nhiều hoạt động văn hóa tín ngưỡng kết hợp vui chơi giải trí, các trò chơi dân gian, Lễ hội Làm chay được xem là một bảo tàng sống thể hiện sự phong phú về đời sống tinh thần, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo trong cộng đồng người địa phương. Đình Tân Xuân và Lễ hội Làm chay hội tụ những giá trị văn hóa đặc sắc, có tính đại diện, thể hiện nét đặc trưng của cộng đồng dân cư khu vực Tầm Vu - Châu Thành nói riêng và người dân Long An nói chung. Sự kiện Đình Tân Xuân được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, Lễ hội Làm chay được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là niềm tự hào và vinh dự cho chính quyền, nhân dân LongAn. K.Hoàn Long An: Đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Đình Tân Xuân giáo, tín ngưỡng linh thiêng bậc nhất của đất nước. Từ ngày khởi dựng đến nay, chùa đã trải qua 3 lần trùng tu lớn. Lần thứ nhất ở thế kỷ XIII, XIV; lần thứ hai vào thế kỷ XVI, XVII và lần trùng tu thứ ba vào thế kỷ XVIII. Cuối thế kỷ XIX, đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược, Chùa Côn Sơn bị tàn phá bởi chiến tranh và thiên tai, xuống cấp nghiêm trọng, trong đó có công trình Cửu phẩm liên hoa. Dự án khởi công xây dựng tòa Cửu phẩm liên hoa sẽ phục hồi một số hạng mục công trình và hệ thống thờ tự đã bị tàn phá trong chiến tranh, có ý nghĩa lớn, không những hoàn chỉnh không gian cảnh quan kiến trúc của chùa mà còn phục vụ công tác nghiên cứu, tìm hiểu và tham quan du lịch cũng như hoạt động tín ngưỡng của nhân dân cả nước. MạnH Huân
  • 10. 10 số 1117 l 12.3.2015 Sự kiện vấn đề Ngày 04/3 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Ất Mùi), UBND huyện Hà Trung tiến hành lễ khởi công xây dựng công trình bảo tồn, tôn tạo Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Đền thờ Đức thánh Trần (tức Đền thờ Trần Hưng Đạo) thuộc làng Thổ Khối, xã Hà Dương, huyện Hà Trung (Thanh Hóa). Quần thể di tích lịch sử văn hóa đền thờ Trần Hưng Đạo được xây dựng trên khuôn viên hơn 3ha, tại làng Thổ Khối, xã Hà Dương, với tổng số vốn đầu tư hơn 27,5 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ngân sách huyện Hà Trung và các nguồn vốn khác, bao gồm các hạng mục công trình như: Cổng đền, giếng đền, nhà thờ mẫu, khu chính điện và hệ thống khuôn viên cây xanh quanh đền thờ. Việc khởi công xây dựng Đền thờ Đức Thánh Trần không chỉ tôn vinh vị tướng văn, võ song toàn triều Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên- Mông, mà còn góp phần tôn vinh các giá trị lịch sử văn hóa mà cha ông để lại, giáo dục cho thế hệ sau về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông. Cũng trong đêm mùng 04, rạng sáng 05/3 (đêm 14 rạng 15 tháng Giêng), Ban quản lý Di tích lịch sử - Văn hóa Đền thờ Đức thánh Trần (xã Hà Dương) sẽ tổ chức lễ Khai ấn, Phát ấn Đền Trần năm 2015. Năm nay, Ban tổ chức khai ấn Đền Trần xã Hà Dương chuẩn bị khoảng 4.000 chiếc ấn để phát miễn phí cho du khách. Tại làng Thổ Khối, xã Hà Dương, huyện Hà Trung hiện nay vẫn còn lưu giữ khá nguyên vẹn Đền thờ Đức thánh Trần. Toàn bộ kiến trúc của ngôi đền là kiến trúc Nguyễn. Ngôi đền đã được trùng tu hoàn chỉnh vào năm Tự Đức thứ 3 (1850). Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, vào tháng 3/1285, để bảo toàn lực lượng và né tránh sự bao vây, tấn công của giặc Nguyên- Mông, Trần Hưng Đạo - vị tướng lĩnh tài ba đã trực tiếp đưa hai vua Trần theo đường Thần Phù - sông Hoạt đến vùng Thổ Khối nương náu một cách an toàn. Sau khi củng cố lực lượng, tháng 5/1285, Trần Hưng Đạo quyết định tiến quân ra bắc một cách bất ngờ và phối hợp cùng với các đạo quân khác làm nên các chiến thắng vang dội như Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết để cuối cùng quét sạch giặc Nguyên-Mông ra khỏi bờ cõi nước ta. Để tưởng nhớ công ơn của người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, người dân làng Thổ Khối đã lập đền thờ ông. Hàng năm đây là nơi thu hút rất đông khách hành hương từ các địa phương trong, ngoài tỉnh. Đây là ngôi Đền thờ Trần Hưng Đạo lớn nhất ở Thanh Hóa còn giữ được nhiều di vật, hiện vật cổ. Với ý nghĩa và giá trị của di tích, từ năm 1996 Di tích Đền thờ Trần Hưng Đạo đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. t.LâM Thanh Hóa: Khởi công xây dựng Đền thờ Trần Hưng Đạo Ngày 06/3 (tức ngày 16 tháng Giêng năm Ất Mùi), Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh và huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh) long trọng tổ chức lễ dâng hương và khai hội Kinh Dương Vương (xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành) kỷ niệm 4894 năm đức vua Thủy Tổ Việt Nam khai sinh mở nước. Hàng năm, lễ hội Kinh Dương Vương được chính quyền và nhân dân tổ chức là dịp bày tỏ lòng thành kính, tuyên truyền, giáo dục những người con dân đất Việt nhớ về nguồn cội, tri ân đức vua Thủy Tổ Việt Nam, phát huy truyền thống tốt đẹp từ nghìn xưa để lại. Đồng thời bày tỏ lòng tự tôn dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở dòng máu huyết thống con Lạc, cháu Hồng, thi đua lao động, học tập xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, lễ hội còn tôn vinh nét đẹp văn hóa, truyền thống của vùng quê hương Kinh Bắc - Bắc Ninh. Năm nay, lễ hội Kinh Dương Vương diễn ra trong 6 ngày từ ngày 04 đến ngày 09/3 (từ 14 đến 19 tháng Giêng), trong đó chính hội được tổ chức trong 3 ngày 16 đến 18 tháng Giêng. Phần lễ, trong ngày 14 tháng Giêng sẽ tổ chức rước nước từ Đền xuống Lăng Kinh Dương Vương về thờ; Ngày 16 tháng Giêng tổ chức rước kiệu Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ từ Đền xuống Lăng làm lễ và tế theo các nghi thức cung đình; Ngày 18 tháng Giêng sẽ tổ chức rước kiệu Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ từ Lăng về Đền, sau đó sẽ tổ chức lễ tế cầu nhân khang, vật thịnh, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Ngày 19 tháng Giêng, Ban tổ chức lễ hội sẽ tổ chức lễ rước tống ruộc, trả nước tưới cho cây. Đồng thời, trong những ngày từ 14 đến 17 tháng Giêng, sẽ diễn ra lễ rước bài vị, long đình tại thôn Phú Mỹ (Đình Tổ - Thuận Thành) và các thôn Đồng Đông, Đồng Văn, Đồng Đoài (Đại Đồng Thành, Thuận Thành). Cùng với phần Lễ được tổ chức trang nghiêm thể hiện niềm tôn kính với bậc tiên tổ, phần Hội năm nay, Ban tổ chức còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao cùng các trò chơi dân gian như chơi đu, đập niêu, bịt mắt bắt dê, tổ tôm điếm, cờ tướng, vật dân tộc, Múa Rối nước… Đặc biệt, những buổi tối sẽ diễn ra các chương trình văn nghệ Chèo, Tuồng, Khai hội Kinh Dương Vương tại Bắc Ninh
  • 11. 11số 1117 l 12.3.2015 Sự kiện vấn đề Ngày 07/3, Lễ hội Áo dài năm 2015 đã khai mạc tại Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11, TP. Hồ Chí Minh) với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố Áo dài”. Đây là lần thứ 2 Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thành phố cùng các đơn vị khác tổ chức sự kiện đặc biệt này nhằm góp phần tôn vinh giá trị bản sắc văn hóa truyền thống, vẻ đẹp của chiếc áo dài Việt Nam, đồng thời là dịp giới thiệu hình ảnh chiếc áo dài qua từng thời kỳ lịch sử của dân tộc với bạn bè khắp thế giới. Tại ngày hội, nhiều phụ nữ trong trang phục áo dài đầy màu sắc, kiểu dáng thướt tha rảo bước tham gia nhiều hoạt động vui chơi, văn hóa nghệ thuật như: hội thi vẽ tranh “Áo dài và hoa”, cuộc thi “Duyên dáng áo dài”, cuộc thi “Ảnh đẹp áo dài”, hội thi “Vẽ áo dài trên giấy”... Du khách đến với Lễ hội Áo dài được tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn như tọa đàm về áo dài với nhà thiết kế Sĩ Hoàng, phần tư vấn may và chọn mua áo dài đẹp của các nhà thiết kế tài năng… Nhà thiết kế Sĩ Hoàng - Giám đốc Bảo tàng Áo dài tại TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: Tại lễ hội năm nay, nhiều bộ sưu tập áo dài dành cho nam giới và những bộ sưu tập áo dài cách tân, kết hợp giữa truyền thống dân tộc Việt Nam với nét hiện đại của nhiều quốc gia sẽ được giới thiệu với đông đảo khách tham quan. Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh khẳng định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp hiệu quả cho sự phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và cả nước với tốc độ tăng trưởng ổn định. Lượng khách quốc tế đến TP. Hồ Chí Minh chiếm 55% của cả nước, doanh thu du lịch tăng bình quân 20% hàng năm, đóng góp tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục khẳng định là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước với nhiều chương trình sự kiện mang đậm dấu ấn, giá trị thương hiệu riêng. giA tHuận Ngày 03/3, Công ty cổ phần Du lịch - Thương mại Tây Ninh tổ chức đón tiếp hành khách thứ một triệu đến tham quan du lịch và hành hương tại Khu Di tích lịch sử Văn hóa - Danh thắng và Du lịch núi Bà Đen (phường Ninh Sơn, TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) từ khi khai mạc hội Xuân Ất Mùi 2015 đến nay. Chị Lê Thúy Nga (ngụ quận 1, TP. Hồ Chí Minh) là khách hàng may mắn thứ một triệu chia sẻ, chị cảm thấy bất ngờ khi mua được tấm vé vào cổng số một triệu, nhiều người đã chúc mừng nên cảm thấy rất may mắn dù chưa lên viếng Chùa Bà. Năm nay, lượng du khách từ các địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, LongAn, Đồng Nai, Cà Mau… đến tham quan, hành hương, phúng viếng Chùa Bà tăng mạnh vào những ngày sau Tết Nguyên đán, chủ yếu cầu bình an và chinh phục đỉnh núi Bà Đen. Đặc biệt, hệ thống cáp treo, máng trượt hoạt động liên tục lên xuống từ chân núi lên Chùa Bà và ngược lại đã thu hút hàng trăm nghìn du khách đến với núi Bà Đen để chiêm ngưỡng cảnh thiên thiên đầy thơ mộng. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng nguồn thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Tây Ninh từ dịch vụ du lịch tại núi Bà Đen đạt gần 20 tỷ đồng, tăng gần 10% so với năm 2014, chủ yếu thu từ các dịch vụ bán vé vào cổng, cung ứng hàng hóa, cho thuê mặt bằng, phí trông giữ xe… Núi Bà Đen Tây Ninh nằm trong quần thể trải rộng trên diện tích 24km2, gồm 3 ngọn núi là núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen; có độ cao 986m, là ngọn núi nhô lên giữa đồng bằng và cao nhất Nam Bộ. Đây là một trong những điểm thu hút khách du lịch dã ngoại và du lịch tâm linh ở Nam Bộ. MinH HạnH Núi Bà Đen Tây Ninh đón hành khách thứ 1 triệu TP. Hồ Chí minh: Lễ hội Áo dài lần thứ 2 Trống Quân, Quan Họ trên thuyền của Nhà hát Chèo, Tuồng Trung ương và địa phương. Khu di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương thờ Thủy Tổ dân tộc Việt Nam được xây dựng từ lâu đời trên bãi đất cao bên bờ Nam sông Đuống, đến năm Minh Mệnh thứ 21 (1840) được trùng tu và đặt văn bia. Trải qua bước thăng trầm của thời gian, hiện nay khu quần thể Lăng và Đền Kinh Dương Vương còn lưu lại những dấu tích xưa với bia, mộ và hoành phi, câu đối: “Nam bang Thủy Tổ” (Thủy tổ nước Nam), “Nam tổ miếu” (miếu thờ ông Tổ nước Nam), “Bách Việt Tổ” (Vua tổ nước Nam)… Với những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn. Trong những năm qua, với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh Bắc Ninh đầu tư, tôn tạo khu di tích với tổng kinh phí gần 500 tỷ đồng để khu di tích từng bước tương xứng với vị trí và tầm quan trọng phụng thờ các vị vua đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Đức Kiên
  • 12. Sự kiện vấn đề 12 số 1117 l 12.3.2015 Chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Mùi 2015; đồng thời góp phần quảng bá, tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn tỉnh với du khách trong và ngoài nước, từ ngày 29/3 đến ngày 04/4/2015, lần đầu tiên TP. Tuyên Quang tổ chức Lễ hội Xuân TP. Tuyên Quang năm 2015, với chủ đề “Du xuân trẩy hội Thành Tuyên”. Lễ hội Xuân TP. Tuyên Quang năm 2015 có 6 hoạt động chính: Hội hoa xuân đường phố; Đêm hội đường phố; Trại sáng tác điêu khắc, hội họa; Lễ hội đền Hạ; Hội đua thuyền trên sông Lô và Liên hoan nghi lễ Chầu Văn. Tham dự các hoạt động Lễ hội Xuân TP. Tuyên Quang du khách sẽ được hòa mình vào một không khí lễ hội vô cùng náo nhiệt, rộn ràng với những hoạt động văn hóa nghệ thuật đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc của người dân các dân tộc nơi đây. Việc tổ chức Lễ hội Xuân TP. Tuyên Quang năm 2015 còn nhằm góp phần giữ gìn, phát huy và bảo tồn những bản sắc văn hóa dân tộc của người dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; đồng thời thông qua các hoạt động của lễ hội thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, tạo nên ngày hội lớn góp phần quảng bá các tiềm năng thế mạnh về du lịch; các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các sản phẩm vật chất, tinh thần về đất và người thành Tuyên, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, kinh tế-xã hội của tỉnh Tuyên Quang - Thủ đô kháng chiến. HồtHAnH “Du xuân trẩy hội Thành Tuyên” Từ ngày 10-16/10/2015 tại Hà Nội sẽ diễn ra Liên hoan Múa Rối quốc tế lần thứ IV - Hà Nội 2015 với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật Múa Rối tiêu biểu trong nước và 15 đoàn quốc tế đến từ 27 quốc gia. Liên hoan do Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức. Đây là sự kiện văn hoá nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; là nơi hội tụ các đơn vị nghệ thuật Múa Rối trên toàn quốc và các đoàn nghệ thuật Múa Rối tiêu biểu đến từ nhiều quốc gia. Đây là hoạt động văn hoá nghệ thuật hướng tới kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm 2015. Đồng thời, là dịp các nghệ sĩ nước chủ nhà giới thiệu giá trị nghệ thuật Múa Rối đặc sắc, độc đáo của Việt Nam tới bạn bè quốc tế; là cơ hội để Liên hoan múa Rối quốc tế lần thứ IV - Hà Nội 2015 Sáng 05/3, tại di tích Đền Trung thuộc cụm di tích Đền Thượng - Đền Trung - Đền Hạ, UBND huyện Ba Vì (Hà Nội) tổ chức khai hội Tản Viên Sơn Thánh và khai trương du lịch BaVì năm 2015. Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh tại cụm di tích Đền Thượng - Đền Trung - Đền Hạ tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm để tưởng nhớ ĐứcThánhTản, vị Thánh đứng đầu Tứ bất tử trong tiềm thức người Việt. Đây là lễ hội có truyền thống lâu đời, song do nhiều yếu tố, lễ hội bị thất truyền. Vào ngày Rằm tháng Giêng, nhân dân chỉ tổ chức dâng hương tưởng nhớ ĐứcThánh.Từ năm 2005 trở lại đây, UBND huyện Ba Vì khôi phục lễ hội Tản Viên Sơn Thánh trở thành lễ hội vùng. Lễ hội kéo dài đến tháng Ba, thu hút hàng chục nghìn lượt khách về hành hương, tham quan. Cùng với lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh, UBND huyện Ba Vì cũng khai trương du lịch Ba Vì năm 2015. Đây có thể coi là bước đột phá lớn trong công tác quản lý và khai thác tiềm năng du lịch của huyện Ba Vì, phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch văn hóa tâm linh. Trên địa bàn huyện Ba Vì có hơn 600 di tích lịch sử văn hóa, trong đó hơn 100 di tích thờ Thánh Tản Viên. Nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị đặc biệt như: Cụm di tích Đền Thượng - Đền Trung - Đền Hạ; Đình Tây Đằng, Đình Thụy Phiêu; Đền thờ Bác Hồ, Khu di tích lịch sử K9… Ba Vì cũng có các danh thắng nổi tiếng như: Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Thiên Sơn - Suối Ngà, Khu du lịchTản Đà,Thác Đa, Rừng nguyên sinh BằngTạ - Đầm Long, Đồi cò Ngọc Nhị, cùng nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên Thuần Mỹ… UBND huyện Ba Vì cho biết: Trong năm tới, huyện tăng cường hơn nữa công tác quản lý bảo vệ, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa, thường xuyên đầu tư kinh phí chống xuống cấp các di tích, bảo tồn giữ gìn phong tục tập quán mang bản sắc văn hóa của huyện. Huyện cũng xây dựng các tuyến tham quan du lịch phục vụ cộng đồng, sinh thái, kết hợp chiến lược phát triển kinh tế với tín ngưỡng tâm linh để văn hóa thật sự là nền tảng tinh thần, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong4nămqua,ngànhdulịchBaVì đạt được mức tăng trưởng ổn định. Tổng doanh thu đạt 753 tỷ đồng, tốc độ tăng bìnhquân12,8%/năm;tổnglượngkhách đạt gần 9 triệu lượt người. Năm 2015, phấn đấu thu hút 2,6 triệu lượt khách đến Ba Vì, doanh thu đạt 250 tỷ đồng. HồtHAnH LễhộiTảnViênSơnThánhvàkhaitrươngdulịchBaVìnăm2015
  • 13. 13số 1117 l 12.3.2015 Sự kiện vấn đề Những năm vừa qua, số lượng du khách đến với huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng tăng cao. Điểm đến được nhiều người quan tâm nhất là Khu danh thắng Tây Thiên, nằm trên địa bàn huyện Tam Đảo bởi ở đây có quần thể di tích, các công trình tôn giáo đan xen. Đặc biệt thêm vào đó là dịch vụ cáp treo, xe điện của Công ty cổ phần Lạc Hồng - Tây Thiên hoạt động với tinh thần phục vụ cao, giúp người dân đi lại dễ dàng, du khách được ngồi trên cabin và hệ thống cáp treo cao cả trăm mét đưa qua những cánh rừng xanh ngút ngàn của Vườn quốc gia Tam Đảo để thưởng thức hương thơm, sắc thắm của hoa và bầu không khí trong lành của núi rừng. Đến với khu danh thắng Tây Thiên thời gian gần đây còn có rất nhiều chàng trai, cô gái ở khắp các tỉnh/thành trong nước, vừa đi lễ hội, vừa khám phá cảnh quan thiên nhiên, bà con dân tộc sống dọc triền núi Tam Đảo, giao lưu bạn bè đôi lứa, đến đền và chùa cầu cho bản thân, gia đình có một năm mới vui tươi, an lành, đa tài, đa lộc, đa phú quý... Ở đâu cũng bắt gặp các khuôn mặt rạng ngời và tiếng cười tiếng nói của các tràng trai, cô gái trẻ, họ diện những bộ cánh mới nhất với đủ sắc màu khiến cảnh sắc ngày Xuân vùng rừng núi Tam Đảo thêm tươi mới, thêm nhộn nhịp lạ thường. Ông Diệp Xuân Tư - Trưởng Ban quản lý Khu di tích danh thắng Tây Thiên, cho biết: Khu Danh thắng Tây Thiên năm nay khang trang hơn năm trước, các hạng mục công trình như cổng Tam quan, đường trục chính, san nền, hệ thống thoát nước mưa, sân lễ hội Khu trung tâm di tích danh thắng Tây Thiên mới hoàn thành và đưa vào sử dụng, phục vụ kịp thời mùa Lễ hội Tây Thiên. Từ ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Mùi trở đi, du khách đã tới thăm khu danh thắng Tây Thiên đông đúc, trung bình mỗi ngày Khu danh thắng Tây Thiên thu hút hơn chục nghìn người và riêng vào dịp thứ bảy, chủ nhật, số lượng người đến đây có thể tăng 2 đến 3 lần so với ngày thường. Du khách đến với khu danh thắng Tây Thiên có 50% đến 70 % số người sử dụng dịch vụ cáp treo, xe điện, tùy theo thời điểm. Giá vé với người lớn đi cáp treo cho cả lượt lên và xuống là 200 nghìn đồng/người và tương tự với xe điện là 40 nghìn đồng/người. Riêng các dịch vụ đưa du khách đi thăm cảnh quan bằng xe điện, cáp treo, trông giữ phương tiện... đây là một nguồn thu được cho là rất lớn và đầy triển vọng. Vào dịp mùa Xuân, đầu năm khách về với khu danh thắng Tây Thiên nhiều hơn vì ở đây có nhiều đền chùa, không gian vui chơi. Chính điều này đã giúp Công ty Cổ phần Lạc Hồng - Tây Thiên có nhiều cơ hội phát triển kinh doanh; hàng loạt cơ sở lưu trú, các nhà hàng, khách sạn được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp và nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng được tu bổ, xây dựng. Nhiều du khách đã chọn Tam Đảo là nơi nghỉ dưỡng, đi du lịch tâm linh không riêng mùa lễ hội các tháng đầu năm, mà tất cả các ngày nghỉ, ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần trong năm. Chờ đón những thuận lợi, cơ hội mới, Công ty cổ phần Lạc Hồng - Tây Thiên đã đầu tư 50 cabin; nâng tốc độ di chuyển của cáp treo từ 4m/giây lên 6m/giây, nâng công suất vận chuyển khách tăng thêm hơn 30% so với trước. Tỉnh Vĩnh Phúc đang chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương, Ban quản lý làm tốt công tác an ninh trật tự; đổi mới, đa dạng hóa các loại dịch vụ, sản phẩm du lịch; đẩy mạnh công tác quản lý đối với di tích và lễ hội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thu hút nhiều khách hơn, tạo sự chú ý, quan tâm của đông đảo người dân... Ban quản lý khu Danh thắng Tây Thiên cũng rất chú trọng công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo luôn có nhân viên dọn rác kịp thời, sạch sẽ. Công an Vĩnh Phúc đã điều động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ làm công tác an ninh khu danh thắng, bố trí lực lượng ở các điểm vui chơi, lễ hội phía dưới chân núi lên đến đền Thượng giúp du khách yên tâm lễ Phật và thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên Tây Thiên - Tam Đảo. nguyễn cúc Vĩnh Phúc: Khu danh thắng Tây Thiên hút khách du lịch các nhà quản lý nghệ thuật, các nghệ sĩ Múa Rối Việt Nam có điều kiện giao lưu, học hỏi những tinh hoa nghệ thuật Múa Rối nhân loại, trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật. Từ đó có những đổi mới về phương pháp tổ chức, quản lý, sáng tạo những tác phẩm đạt chất lượng nghệ thuật cao, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân trong thời kỳ mới. Liên hoan Múa Rối quốc tế lần thứ IV - Hà Nội 2015 còn là một sự kiện văn hoá nằm trong khuôn khổ chương trình Năm Du lịch quốc gia 2015 với chủ đề “Kết nối các di sản thế giới” nhằm quảng bá các di sản văn hoá và tiềm năng du lịch của các tỉnh/thành đã từng là kinh đô cổ của Việt Nam đối với du khách quốc tế, thúc đẩy du lịch nội địa. Để hoạt động có sức lan toả, tạo không khí sôi nổi trong năm du lịch quốc gia 2015, các đơn vị tham gia Liên hoan sẽ có kế hoạch biểu diễn phục vụ nhân dân tại một số địa phương: TP. Việt Trì (tỉnh Phú Thọ); TP. Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình); TP. Thanh Hoá (tỉnh Thanh Hoá)… H.PHượng
  • 14. 14 số 1117 l 12.3.2015 Sự kiện vấn đề Hiện nay, tình trạng bạo lực đối với phụ nữ vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là tại các vùng kinh tế nghèo, nhận thức của người dân còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do vẫn còn tồn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ hoặc do rượu chè không kiểm soát được bản thân. Theo thống kê của các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội, năm 2014, toàn thành phố xảy ra 192 vụ bạo hành trong gia đình. Trước thực trạng trên, Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình, cách làm hiệu quả để vừa nâng cao nhận thức, vừa cảnh báo, đề phòng và răn đe người vi phạm. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố triển khai thí điểm 4 mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực tại các xã Yên Trung (huyện Thạch Thất), Kim Đường (huyện Ứng Hòa), xã Tòng Bạt (huyện Ba Vì) và phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) với tổng kinh phí 180 triệu đồng. Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố đã phối hợp với các đơn vị liên quan trợ giúp pháp lý, hướng dẫn, tư vấn pháp luật miễn phí 225 cuộc cho 23.500 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân tham gia với các chủ đề tìm hiểu Luật hôn nhân gia đình, đất đai, chế độ chính sách. Trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ kết hôn, Hội đồng tư vấn của Hội Phụ nữ đã hỗ trợ giải quyết các vụ việc, đơn thư liên quan đến hôn nhân gia đình; tiếp nhận và phối hợp các ngành giải quyết 56 vụ liên quan đến xâm hại lợi ích hợp pháp phụ nữ và trẻ em. Các quận huyện và cơ sở còn tiếp nhận, giải quyết 77 đơn thư và hòa giải thành trên 900 vụ việc mâu thuẫn. Sở VHTTDL Hà Nội cũng đã xây dựng đường dây tư vấn, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn toàn thành phố. Hà Nội đã xây dựng được 192 Câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình, các hoạt động của câu lạc bộ nhằm tư vấn, hỗ trợ về pháp lý và sức khỏe cho nạn nhân bạo lực và người có hành vi bạo lực gia đình, nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực tại các địa phương. nguyễn Văn Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực đối với phụ nữ Nhân Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và chào mừng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V-2015, ngày 09/3, tại Bảo tàng Biệt Điện, thành phố Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk đã khai mạc trưng bày chuyên đề: “Thời gian lịch sử và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”. Trưng bày đã giới thiệu đến công chúng trong và ngoài nước 191 đơn vị hiện vật, 143 hình ảnh, 23 tư liệu, bản trích, 57 sơ đồ, bản đồ và 40 câu chuyện của nhân chứng lịch sử. Không gian trưng bày chia làm 2 chủ đề chính: Thời gian lịch sử và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Trưng bày “Thời gian lịch sử và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc” đã tái hiện sinh động quá khứ hào hùng của quân và dân Đắk Lắk trong mùa xuân năm 1975, những đổi thay về tình hình kinh tế-văn hóa-xã hội của đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk sau 40 năm giải phóng. Bên cạnh đó, thông qua các hiện vật, hình ảnh là bằng chứng sinh động để khẳng định các quần đảo Hoàng Sa, Trường là của Việt Nam; bác bỏ những những tuyên bố phi lý của Trung Quốc đối với hai quần đảo này cũng như vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Qua đó, giáo dục thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai đất nước biết ơn, trân trọng những hi sinh xương máu của thế hệ cha ông đi trước, có thêm ý chí, kiên cường bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Cùng ngày, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Ban tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V-2015 đã khai mạc Triển lãm ảnh thời sự - nghệ thuật với chủ đề “Hương sắc cà phê và cuộc sống”. Triển lãm trưng bày hơn 100 bức ảnh thời sự và nghệ thuật, phản ánh sâu sắc quá trình du nhập, phát triển cây cà phê vào vùng đất Tây Nguyên và những thành tựu của ngành cà phê Việt Nam. Qua đó, thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với phát triển cà phê theo hướng bền vững; giới thiệu khái quát từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến đến xây dựng thương hiệu và xuất khẩu cà phê ra thị trường thế giới. Ngoài ra, triển lãm cũng trưng bày một số hình ảnh về văn hóa, con người và tiềm năng khai thác du lịch cà phê của tỉnh Đắk Lắk. Triển lãm ảnh “Hương sắc cà phê và cuộc sống” góp phần làm phong phú thêm hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V, nâng cao vị thế của ngành cà phê trong phát triển kinh tế-xã hội của Đắk Lắk nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung. A.tùng Trưng bày“Thời gian lịch sử và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”
  • 15. 15số 1117 l 12.3.2015 Sự kiện vấn đề Ngày 08/3, Giải Cup Bắn súng quốc gia lần thứ 22 - năm 2015 đã chính thức khởi tranh tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội. Giải đấu có sự tham gia của 164 vận động viên đến từ 12 đơn vị gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hải Dương, Quảng Ninh, Quảng Nam, Đắk Lắk, Quân đội, Công an, Đồng Nai. Những đoàn có truyền thống bắn súng vẫn duy trì số lượng vận động viên đông tham gia Giải như: Quân đội với 32 vận động viên, Hà Nội 31 vận động viên, Hải Dương 18 vận động viên và TP. Hồ Chí Minh 15 vận động viên. Các xạ thủ nam tranh tài ở 14 nội dung: 50m súng trường tự chọn nằm bắn 60 viên; 50m súng trường tự chọn 3 tư thế 3x40; 10m súng trường hơi 60 viên; 50m súng ngắn tự chọn 60 viên; 10m súng ngắn hơi 60 viên; 25m súng ngắn bắn nhanh 2x30; 25m súng ngắn tiêu chuẩn nam 3x20; 25m súng ngắn ổ quay 30+30; 25m súng ngắn thể thao 30+30; 10m súng trường hơi di động tiêu chuẩn 30+30; 10m súng trường hơi di động hỗn hợp 40 viên; bắn đĩa bay Trap; bắn đĩa bay Double Trap; bắn đĩa bay Skeet. Các xạ thủ nữ thi đấu 10 nội dung gồm: 50m súng trường thể thao nằm bắn 60 viên; 50m súng trường thể thao 3 tư thế 3x20; 10m súng trường hơi 40 viên; 25m súng ngắn thể thao 30+30; 10m súng ngắn hơi 40 viên; 10m súng trường hơi di động tiêu chuẩn 20+20; 10m súng trường hơi di động hỗn hợp 40 viên; bắn đĩa bay Trap; bắn đĩa bay Double Trap; bắn đĩa bay Skeet. Ngay trong ngày đầu thi đấu, các xạ thủ bước vào 3 nội dung: 50m súng ngắn bắn chậm nam, 25m súng ngắn thể thao nữ, 10m súng trường hơi nữ. Giải Cup Bắn súng quốc gia lần thứ 22 - năm 2015 là dịp để Ban Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo của các huấn luyện viên cũng như chất lượng thi đấu của các vận động viên; đồng thời, tuyển chọn những vận động viên có thành tích xuất sắc để bổ sung cho Đội tuyển Bắn súng quốc gia đi thi đấu tại các giải đấu lớn trong khu vực, châu lục và các giải đấu quốc tế khác. Đặc biệt là chuẩn bị lực lượng tốt nhất tham dự Sea Games 28 sẽ diễn ra tại Singapore vào tháng 6/2015. n.AnH Giải Cup Bắn súng quốc gia lần thứ 22 Một tín hiệu vui đối với du lịch Hà Giang là trong dịp đầu xuân 2015, Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã có gần 5.500 lượt du khách đến thăm quan du lịch, với doanh thu đạt trên 5,5 tỷ đồng, trong đó lượng khách quốc tế cũng tăng hơn so với cùng kỳ năm trước 10%. Kể từ khi được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu (UNESCO) chính thức công nhận Cao nguyên đá Đồng Văn là Công viên Địa chất toàn cầu năm 2010. Sau hơn 4 năm xây dựng và phát triển, danh hiệu Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã mang đến sự thay đổi to lớn cho diện mạo của 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung. Với độ cao trung bình gần 1.600m so với mực nước biển, Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn có tổng diện tích tự nhiên 2.530km2 trải rộng trên các huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc. Đến với Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, du khách không chỉ choáng ngợp trước sự hùng vĩ của không gian, cảnh sắc, mà còn được hiểu thêm nhiều phong tục tập quán, giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Chính vì sự độc đáo riêng có của Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, nên từ lâu nơi đây đã trở thành “nơi ước đến, chốn mong về” của mỗi du khách du lịch trong và ngoài nước. Lượng khách du lịch đến với Công viên tăng lên đột biến, từ 300.000 lượt khách (năm 2010) tăng lên 650.000 lượt khách (năm 2014). Để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, thu hút du khách đến với Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, trước Tết Nguyên đán, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo Sở VHTTDL, UBND 4 huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh nằm trong khu vực Công viên tổ chức nhiều hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, đặc trưng của vùng Cao nguyên đá. Các hoạt động lễ hội truyền thống, hoạt động văn nghệ, thể thao dân gian mang tính cộng đồng thu hút sự quan tâm của nhiều du khách. Kiểm tra các cơ sở lưu trú, nhà hàng, các khu, điểm du lịch thực hiện tốt công tác phục vụ khách du lịch. Đồng thời tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an ninh, an toàn cho du lịch. Các doanh nghiệp du lịch cũng đã triển khai thực hiện nhiều chương trình quảng cáo nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Hà Giang. UBND tỉnh Hà Giang thực hiện có hiệu quả công tác thu hút đầu tư, qua đó đã thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư các hạng mục công trình trên Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn góp phần đưa hình ảnh của Công viên đến với du khách trong nước và quốc tế, tạo dựng thương hiệu du lịch đặc trưng cho tỉnh Hà Giang. V.toàn HàngnghìndukháchđếnCaonguyênđáĐồngVăndịpđầuxuân
  • 16. 16 số 1117 l 12.3.2015 Sự kiện vấn đề Ngày 07/3 tại TP Hồ Chí Minh, vòng loại Giải Cờ vua vô địch thế giới 2015 đã chính thức khai mạc. Tham dự vòng loại năm nay có sự tranh tài của 44 kỳ thủ nam và 20 kỳ thủ nữ, đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ: Hàn Quốc, Mông Cổ, Thái Lan, Myanmar, Philippines, Singapore và chủ nhà Việt Nam. Trong đó, chủ nhà Việt Nam có lực lượng hùng hậu nhất với 38 kỳ thủ (22 nam và 16 nữ), với nhiều lợi thế để giành 3 suất của khu vực để tham dự vòng chung kết Giải cờ vua vô địch thế giới. Các vận động viên sẽ tranh tài 9 ván theo hệ Thụy Sĩ. Các kỳ thủ giành ngôi nhất và nhì bảng Nam, ngôi nhất bảng Nữ sẽ giành quyền tham dự Giải Cờ vua vô địch thế giới năm 2015. Ở bảng Nam, Việt Nam được kỳ vọng lớn nhất khi hai vị trí hạt giống đầu tiên đều thuộc về các kỳ thủ chủ nhà là Lê Quang Liêm (hệ số elo 2.676) và Nguyễn Ngọc Trường Sơn (elo 2.659). Trong khi đó, ở bảng Nữ, các kỳ thủ Phạm Lê Thảo Nguyên (elo 2.338), Hoàng Thị Bảo Trâm (elo 2.303), Nguyễn Thị Thanh An sẽ rất khó khăn để giành suất duy nhất, khi các đối thủ Munguntuul Batkhuyag (Mông Cổ, elo 2.426) và Li Ruofan (Singapore, elo 2.394) được xếp hạt giống cao hơn. Theo đánh giá của các chuyên gia, với lợi thế sân nhà, các kỳ thủ Việt Nam hoàn toàn có thể giành được các suất tham dự Giải vô địch thế giới, nhất là ở bảng Nam. Dù xếp hạt giống số 2, nhưng Nguyễn Ngọc Trường Sơn lại được đánh giá rất cao, khi kỳ thủ này đang có phong độ tốt trong thời gian gần đây. Trong khi đó, dù đã có phần sa sút do tập trung cho việc học tại Hoa Kỳ, nhưng hạt giống số 1 Lê Quang Liêm vẫn là một kỳ thủ “đáng gờm” đối với bất kỳ đối thủ nào. Vũ MinH TP. Hồ Chí minh: Khai mạc vòng loại Giải Cờ vua vô địch thế giới Ngày 05/3 tại Hà Nội, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam tổ chức lễ bốc thăm chia bảng thi đấu Giải Bóng chuyền vô địch quốc gia PV Gas năm 2015. Ban tổ chức cho biết, năm nay có 23 đội bóng mạnh của Việt Nam gồm 11 đội nam, 12 đội nữ sẽ tham dự Giải. Các vận động viên thi đấu theo thể thức vòng bảng, vòng chung kết và xếp hạng, thời gian thi đấu các vòng dự kiến diễn ra từ ngày 12/4-28/11 tại hai tỉnh Phú Thọ và Thái Bình. Ở nội dung của nam bảng A gồm: Maseco TP. Hồ Chí Minh, Biên phòng, Đức Long Gia Lai, Quân Đoàn IV, LongAn, Bến Tre; bảng B gồm: Sanest Khánh Hòa, Thể Công Binh Đoàn 15, XSKT Vĩnh Long, Tràng An Ninh Bình, Quân khu V. Ở nội dung của nữ, bảng A gồm: Giấy Bãi Bằng, Tân Bình TP. Hồ Chí Minh, Thông tin Lienvietpost Bank, Tiến Nông Thanh Hóa, Rudico Hải Dương, Vĩnh Phúc; bảng B gồm: PVD Thái Bình, Cao su Bình Phước, VTV Bình Điền Long An, Ngân hàng Công Thương, Phòng không Không quân, Hòa Phát Hưng Yên. Kết thúc giải đấu, đội giành giải Nhất (nam, nữ) sẽ nhận được 100 triệu đồng, đội về vị trí thứ hai nhận được 70 triệu đồng, đội đứng thứ Ba nhận được 30 triệu đồng và đội giành giải Khuyến khích nhận 10 triệu đồng của nhà tài trợ PV Gas. Giải Bóng chuyền vô địch quốc gia là Giải đấu đỉnh cao trong hệ thống thi đấu quốc gia, là nguồn tuyển chọn thành viên cho đội tuyển quốc gia tham dự SEA Games 28 tại Singapore trong năm 2015, hướng tới các giải đấu lớn trong khu vực và thế giới. nguyễn cúc 23 đội tham dự Giải Bóng chuyền vô địch quốc gia năm 2015 Trong khuôn khổ Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2015, trong 2 ngày 06 và 07/3, tại sân Chùa Côn Sơn, Sở VHTTDL tỉnh Hải Dương tổ chức Giải vô địch Vật dân tộc tỉnh Hải Dương mở rộng năm 2015. Tham dự giải năm nay có gần 100 đô vật nam, nữ đến từ 12 đội vật trong và ngoài tỉnh; trong đó có 8 đội vật đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh gồm: TP. Hải Dương, thị xã Chí Linh, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Kinh Môn, Ninh Giang, Bình Giang và 4 đội vật của các tỉnh, ngành gồm: Quân đội, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, dự thi đấu giao lưu, biểu diễn. Các đô vật nam tham gia vật dân tộc tranh tài ở 7 hạng cân từ 48 đến trên 72kg. Các đô vật nữ tham gia vật tự do quốc tế với các hạng cân: 46kg, 63kg và 68kg. Để tăng tính hấp dẫn và duy trì nét truyền thống của giải đấu, nhân dân địa phương và du khách thập phương đến Lễ hội còn được thử sức, tham gia tranh tài và nhận giải thưởng ở nội dung Lèo. Kết thúc giải đấu, Ban tổ chức đã trao giải Nhất toàn đoàn cho huyện Tứ Kỳ, giải Nhì toàn đoàn cho thị xã Chí Linh và vị trí thứ Ba thuộc về huyện Nam Sách. Ở nội dung cá nhân, đứng đầu các hạng cân là: hạng cân 45-50 kg, Phan Văn Đoàn (thị xã Chí Linh); hạng cân 50-55 kg, Nguyễn Tiến Toản (Tứ Kỳ); hạng cân 55-60 kg, Phan Văn Vương (Tứ Kỳ); hạng cân 60-65 kg, Vũ Quang Trường (Chí Linh); hạng cân 65-70 kg, Nguyễn Công An (Gia Lộc); hạng cân 70-75 kg, Vũ Hồng Ba (Tứ Kỳ) và Phạm Văn Quân (Bình Giang), hạng cân trên 75 kg. nAM AnH Giải Vật dân tộc tỉnh Hải Dương mở rộng 2015
  • 17. Sự kiện vấn đề 17số 1117 l 12.3.2015 Ngày 08/3, Giải Quần vợt vô địch nữ toàn quốc năm 2015 đã được khai mạc tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng). Giải do Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Quần vợt Việt Nam phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng tổ chức. Đây cũng là dịp chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3 và kỷ niệm 69 năm Ngày Thể thao Việt Nam (27/3/1946-27/3/2015). Tham dự giải năm nay có 90 nữ vận động viên đăng ký tranh tài đánh đơn, đôi nữ và năng khiếu tại các nội dung U12, U14, U16, U18 và từ 18 tuổi trở lên đến từ các đơn vị TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Tây Ninh, Đà Nẵng, Hải Dương, Kiên Giang, Ninh Thuận và Lâm Đồng. Đáng chú ý nhất của giải là nội dung đơn nữ trên 18 tuổi với sự góp mặt của các tay vợt nữ đang đứng đầu bảng xếp hạng quần vợt Việt Nam như Huỳnh Phi Khanh (TP. Hồ Chí Minh), Trần Thị Tâm Hảo (TP. Hồ Chí Minh), Phan Thị Thanh Bình (Đà Nẵng). Theo Liên đoàn Quần vợt Việt Nam, thông qua giải lần này nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng luyện tập của các vận động viên năng khiếu toàn quốc, tạo điều kiện giao lưu thi đấu cho các tay vợt nữ trong cả nước. Qua giải đấu này sẽ đánh giá chất lượng và khẳng định công tác đào tạo năng khiếu của các địa phương về môn quần vợt, nhằm xây dựng một đội ngũ vận động viên quần vợt trẻ kế cận cho quần vợt Việt Nam. Đ.LâM Tỉnh Vĩnh Long vừa tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TWngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020”. Theo Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Vĩnh Long - Lê Thanh Tuấn, qua 3 năm triển khai thực hiện, các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân đã nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác thể dục thể thao; qua đó tạo điều kiện tốt hơn cho việc rèn luyện sức khỏe của nhân dân và nâng tầm cao mới cho phong trào thể dục thể thao thành tích cao của tỉnh. Năm 2011 số người tham gia luyện tập thể thao thường xuyên của tỉnh chỉ đạt 26,5% dân số, đến năm 2014 đã tăng lên 29%; số gia đình đạt chuẩn gia đình thể thao từ 8,6% của năm 2011 tăng lên 21,5% trong năm 2014. Các công tác như nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học, thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao cũng được tỉnh quan tâm thực hiện đạt kết quả tốt. Tính đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có 100% số trường học thực hiện tốt chương trình giáo dục thể chất chính khóa và 86% học sinh, sinh viên đạt chuẩn thể lực theo quy định. Hoạt động thể thao quần chúng được mở rộng với 7 trung tâm văn hóa và thể thao, 109 nhà văn hóa cấp xã và 1.140 câu lạc bộ, điểm tập thể dục thể thao từ tỉnh đến cơ sở được vận dụng linh hoạt, đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân. Đối với thể thao thành tích cao, trong 3 năm 2011- 2014 các vận động viên của tỉnh đã đạt được 1.319 huy chương các loại tại các giải thể thao khu vực, toàn quốc và quốc tế. Riêng năm 2014, Vĩnh Long xếp hạng 9/65 tỉnh/thành, ngành tham dự Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc. Trên cơ sở đó, trong các năm 2012, 2013 và 2014, thể thao thành tích cao được bình chọn là là 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu của tỉnh. Công tác xã hội hóa thể dục thể thao cũng được tỉnh chú trọng và nhận được sự quan tâm của các ngành, các đơn vị, tổ chức, cá nhân. Trong 3 năm tổng số tiền tài trợ cho các giải thi đấu thể thao từ tỉnh đến cơ sở đạt trên 15 tỷ đồng, tổng số tiền đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, sân bãi thể thao trên 40 tỷ đồng, góp phần giảm bớt kinh phí nhà nước trong việc xây dựng và tổ chức các hoạt động thể thao phục vụ nhu cầu tập luyện, rèn luyện sức khỏe và thưởng thức các giá trị tinh thần của nhân dân. Để thực hiện tốt công tác thể dục thể thao từ nay đến năm 2020, tỉnh tập trung thực hiện một số nội dung chính như: Nâng tỷ lệ toàn dân tham gia luyện tập thể dục thể thao; duy trì và phát triển thể thao thành tích cao; nâng cao thể chất và tầm vóc con người Vĩnh Long; đồng thời khai thác tốt hơn các cơ sở hạ tầng hiện có để phục vụ công tác phát triển thể dục thể thao. Để hoàn thành các nội dung trên, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ trong lãnh, chỉ đạo và đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về công tác thể dục thể thao. Tỉnh tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng “Phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, đồng thời kết hợp với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở” gắn với xây dựng nông thôn mới. Các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học; gắn giáo dục thể chất với giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; chú ý phát hiện và tuyển chọn các tài năng trẻ, có năng khiếu để đào tạo, bồi dưỡng. V.Sơn Vĩnh Long tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao 90 tay vợt dự Giải Quần vợt vô địch nữ toàn quốc