SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1130 ngày 11/6/2015
- Tuyên truyền kỷ niệm
100 năm Ngày Sinh Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Linh
[Tr.6]
- Triển khai Đề án tổng thể
phát triển thể lực, tầm vóc
người Việt Nam
[Tr.4]
- Xây dựng thương hiệu
cho ngành du lịch biển Việt Nam
[Tr.14]
- Nỗ lực xây dựng sân chơi
cho trẻ em
[Tr.12]
Tại SEA Games 28 đang diễn ra tại Singapore, Thể thao Việt Nam tiếp tục gặt
hái thành tích đáng ghi nhận. Không chỉ giành HCV, các vận động viên Việt Nam
còn phá kỷ lục của Đại hội, tiêu biểu là ở môn Bơi lội với Nguyễn Thị Ánh Viên,
Hoàng Quý Phước. Điều đặc biệt, các môn Olympic đã cho thấy sự tiến bộ rõ rệt
khi chiếm hầu hết số Huy chương Vàng mà đoàn Việt Nam đoạt được. Đây có thể
xem là sự đột phá của Bơi lội Việt Nam tại SEA Games; cũng thể hiện sự chuyển
hướng đầu tư đúng đắn nhằm xây dựng nền tảng vững chắc cho thể thao nước nhà
tiến vào đấu trường châu lục, đấu trường Olympic. (Xem tiếp trang 8)
Không tổ chức đưa khách du lịch
sang vùng có dịch bệnh MERS-CoV
Ngày 05/6, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Công điện số
2249/BVHTTDL-TCDL gửi các Sở VHTTDL; Sở Du lịch các tỉnh/thành;
Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Hiệp hội Du lịch các địa phương; các doanh
nghiệp lữ hành quốc tế; các khách sạn từ 3-5 sao về việc phòng, chống dịch
bệnh MERS-CoV. Bộ VHTTDL khuyến cáo các doanh nghiệp lữ hành quốc
tế không nên tổ chức đưa khách du lịch đến các vùng đang có dịch bệnh
MERS-CoV, chủ động kiểm soát những đoàn khách từ vùng đang có dịch
bệnh đến Việt Nam.
(Xem tiếp trang 11)
ÁnhViênlầnthứ3phákỷlụcSEAGames28
Nhiều vận động viên Việt Nam
phá kỷ lục SEA Games
Ảnh:HoàngHà
trong số này
Thí điểm chuyển đổi
mô hình quản lý
tài chính các đơn vị
nghệ thuật
Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-
CP của Chính phủ về việc quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập (gọi tắt là Nghị định số
43), năm 2012, Bộ VHTTDL đã giao
quyền tự chủ 100% cho 4 đơn vị nghệ
thuật, gồm: Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà
hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam,
Trung tâm Chiếu phim quốc gia và Khu
Liên hợpThể thao quốc gia. Năm 2015,
Bộ VHTTDL chọn 5 đơn vị nghệ thuật
để triển khai. Trong đó, ngoài Nhà
hát Ca múa nhạc Việt Nam là đơn vị
sẽ tự chủ 100% (tức là là sẽ cắt toàn
bộ ngân sách), 4 đơn vị còn lại là Nhà
hát Tuổi trẻ, Nhà hát Múa Rối Trung
ương, Liên đoàn Xiếc Việt Nam và
Trung tâm Kỹ thuật Điện ảnh, thì
việc cắt giảm kinh phí thực hiện theo
lộ trình.
(Xem tiếp trang 7)
quản lý nhà nước
2 số 1130 l 11.6.2015
Mới đây, Bộ VHTTDL và Bộ Nội
vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số
02/2015/TTLT- BVHTTDL-BNV quy
định mã số và tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp viên chức chuyên ngành
thư viện.
Chương I Thông tư liên tịch quy
định cụ thể mã số và phân hạng chức
danh nghề nghiệp viên chức chuyên
ngành thư viện và các tiêu chuẩn chung
về đạo đức nghề nghiệp của viên chức
chuyên ngành thư viện.
Chương II quy định cụ thể về “Tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp” đối với
Thư viện viên hạng II, hạng III, hạng
IV (về nhiệm vụ; tiêu chuẩn về trình độ
đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn về năng
lực chuyên môn nghiệp vụ và việc
thăng hạng chức danh Thư viện viên
hạng II, hạng III).
Chương III đưa ra các quy định về
nội dung bổ nhiệm và xếp lương theo
chức danh nghề nghiệp. Về nguyên tắc,
việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp
đối với viên chức chuyên ngành thư
viện phải căn cứ vào vị trí việc làm,
chức trách, chuyên môn nghiệp vụ đang
đảm nhận của viên chức. Khi bổ nhiệm
từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức
danh nghề nghiệp viên chức chuyên
ngành thư viện tương ứng không được
kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng
hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Chương III cũng quy định cụ thể về các
trường hợp bổ nhiệm vào chức danh
nghề nghiệp; cách xếp lương.
Thông tư liên tịch được áp dụng đối
với viên chức chuyên ngành thư viện
làm việc trong các đơn vị sự nghiệp
công lập. Thông tư liên tịch là căn cứ
để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng
và quản lý viên chức chuyên ngành thư
viện đang làm việc trong các đơn vị sự
nghiệp công lập; các cơ sở, tổ chức, đơn
vị sự nghiệp ngoài công lập cũng có thể
vận dụng quy định tại Thông tư này để
tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ
viên chức chuyên ngành thư viện.
Sau khi Thông tư liên tịch chính
thức có hiệu lực, người đứng đầu các
đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp
quản lý và sử dụng viên chức có trách
nhiệm rà soát lại các vị trí việc làm của
đơn vị, lập phương án bổ nhiệm chức
danh nghề nghiệp chuyên ngành thư
viện thuộc thẩm quyền quản lý, trình
cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định
hoặc quyết định theo thẩm quyền phân
cấp; quyết định bổ nhiệm chức danh
nghề nghiệp chuyên ngành thư viện
tương ứng trong các đơn vị sự nghiệp
công lập theo thẩm quyền hoặc theo
phân cấp, ủy quyền sau khi phương án
bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thông tư liên tịch gồm 4 chương,
12 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày
15/7/2015.
tr.QuỳNh
Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
viên chức chuyên ngành thư viện
Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết
định số 1797/QĐ-BVHTTDL ngày
02/6, phê duyệt Đề án tổ chức Liên
hoan Phim Việt Nam lần thứ XIX.
Theo đó, Liên hoan Phim sẽ diễn ra từ
ngày 30/11 đến 05/12/2015 tại TP. Hồ
Chí Minh với các sự kiện chính, bao
gồm: Chương trình phim dự thi (phim
truyện điện ảnh, phim truyện video,
phim tài liệu, phim khoa học, phim
hoạt hình); Chương trình toàn cảnh
(Panorama); Chương trình hội thảo, tọa
đàm; Lễ Khai mạc và Lễ Bế mạc, trao
giải của Liên hoan Phim. Bên cạnh đó,
còn có nhiều sự kiện bên lề như: Tuần
phim chào mừng Liên hoan Phim Việt
Nam lần thứ XIX tại Hà Nội, Đà Nẵng
và TP. Hồ Chí Minh, Chương trình
giao lưu trong Liên hoan Phim, Triển
lãm, Chương trình tham quan…
Về cơ cấu giải thưởng, sẽ có giải
thưởng giành cho Phim truyện điện
ảnh, phim truyện video, phim tài liệu,
phim khoa học, phim hoạt hình. Mỗi
thể loại phim sẽ có giải Bông sen Vàng,
Bông sen Bạc và giải thưởng của Ban
Giám khảo.
Ngoài ra, còn có giải thưởng dành
cho cá nhân như đạo diễn xuất sắc, tác
giả kịch bản xuất sắc, quay phim xuất
sắc, nữ diễn viên chính xuất sắc, nam
diễn viên chính xuất sắc, họa sĩ thiết kế
xuất sắc…
Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ
XIX nhằm biểu dương các tác phẩm
điện ảnh Việt Nam mang đậm bản sắc
dân tộc, giàu tính nhân văn, có dấu ấn
sáng tạo; vinh danh các nghệ sĩ điện
ảnh có thành quả nghệ thuật nổi bật
trong thời gian từ sau Liên hoan Phim
Việt Nam lần thứ XVIII đến Liên hoan
Phim Việt Nam lần thứ XIX; Nâng cao
tính chuyên nghiệp trong sáng tác, sản
xuất và phổ biến các tác phẩm điện
ảnh; tạo điều kiện cho các văn nghệ sĩ
điện ảnh, các nhà quản lý, các nhà sản
xuất và phổ biến phim trao đổi kinh
nghiệm, phát triển sự bền vững của
điện ảnh Việt Nam. Đồng thời giới
thiệu đến công chúng những tác phẩm
mới của điện ảnh Việt Nam; tạo cơ hội
tiếp xúc, đối thoại, giao lưu giữa nghệ
sĩ, nhà làm phim với khán giả, góp
phần tìm hiểu về nhu cầu và thị hiếu
điện ảnh của công chúng. Liên hoan
Phim là sự kiện văn hóa quốc gia chào
mừng các ngày lễ lớn của đất nước
năm 2015 và kỷ niệm 40 năm Ngày
Giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước và chào mừng Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XII năm 2016.
Đ.Ngọc
Phê duyệt Đề án tổ chức Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XIX
quản lý nhà nước
3số 1130 l 11.6.2015
Ngày 01/6, Bộ VHTTDL ban hành
Công văn số 2158/BVHTTDL-TV gửi
Sở VHTTDL các tỉnh/thành về việc
không lưu trữ, luân chuyển và phục vụ
bạn đọc sách phát hành bất hợp pháp.
Công văn nêu rõ, theo đề nghị của
Cục Xuất bản, In và phát hành (Bộ
Thông tin và Truyền thông), đề nghị Sở
VHTTDL các tỉnh/thành chỉ đạo các
thư viện trên địa bàn rà soát, rút ra khỏi
kho sách thư viện, không luân chuyển
và phục vụ (nếu có) cuốn sách “Đạo
mộ bút ký” do Công ty Cổ phần sách
Bách Việt xuất bản bất hợp pháp vì lý
do: Sách bất hợp pháp do Công ty Cổ
phần sách Bách Việt tự ý phát hành có
chi tiết các nhân vật người Trung Quốc
đi tìm mộ cổ qua đảo “Tiên Nữ” (trùng
với tên đảo thuộc quần đảo Trường Sa
của Việt Nam) và “cụm đảo Thất Liên”
(tên Trung Quốc đặt cho 7 nhóm đảo
thuộc nhóm An Vĩnh ở quần đảo
Hoàng Sa của Việt Nam).
Những dấu hiệu nhận biết sách phát
hành bất hợp pháp bao gồm: số xác
nhận đăng ký xuất bản: 1419-
2014/CXB/07-61/TĐ; Số Quyết định
xuất bản: 914/QĐ-NXBTĐ ngày
19/8/2014; tại trang 267 có chi tiết “Kế
hoạch của bọn họ là bắt đầu tìm kiếm
từ khu vực đảo Tiên Nữ ở gần nhất, rồi
đến đảo Hà Giải bổ sung vật tư, tiếp
đến ba khu vực ở cụm đảo Thất Liên,
giữa đường chỉ được phép dừng lại
không quá nửa giờ”.
Việc rút khỏi kho sách thư viện
cuốn sách trên thực hiện theo quy định
tại Thông tư số 21/2012/TT-
BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ
VHTTDL quy định tiêu chí và thủ tục
thanh lọc tài liệu thư viện.
h.QuâN
Không lưu trữ, luân chuyển và phục vụ bạn đọc sách phát hành
bất hợp pháp
Bộ VHTTDL vừa ban hành Công
văn số 2168/BVHTTDL-DSVH ngày
01/06/2015 gửi Sở VHTTDL các
tỉnh/thành về việc thu thập thông tin
về thu nhập, đời sống người được xét
tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú.
Theo đó, thực hiện chương trình
xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật năm 2015 của Chính phủ, Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội và
Bộ VHTTDL đang phối hợp xây
dựng dự thảo Tờ trình, Nghị định về
hỗ trợ đối với Nghệ nhân Nhân dân,
Nghệ nhân Ưu tú có thu nhập thấp,
hoàn cảnh khó khăn. Để có thông tin
về thực trạng đời sống của nghệ nhân
làm cơ sở hoàn thiện dự thảo Nghị
định trình Chính phủ, Bộ VHTTDL
đề nghị Sở VHTTDL các tỉnh/thành
tổ chức thu thập thông tin về thu
nhập, đời sống của các cá nhân đề
nghị xét tặng Nghệ nhân Ưu tú (theo
mẫu Phiếu do Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội yêu cầu) theo Danh
sách nghệ nhân đã được Hội đồng
cấp tỉnh gửi Hội đồng chuyên ngành
cấp Bộ xét tặng danh hiệu “Nghệ
nhân Ưu tú” lần thứ Nhất năm 2015.
Tại Công văn trên, Bộ VHTTDL đề
nghị các Sở VHTTDL gửi Phiếu
khảo sát về Cục Di sản văn hóa trước
ngày 15/6/2015.
tr.QuỳNh
Thu thập thông tin về thu nhập, đời sống người được xét tặng
danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú
Từ ngày 10-20/6, tại Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh, các bộ phim tài liệu đặc
biệt của các nước Châu Âu và Đông
Nam Á sẽ được giới thiệu tại liên hoan
Phim tài liệu Châu Âu - Việt Nam lần
thứ 7. Liên hoan do Mạng lưới các cơ
quan văn hoá Châu Âu (EUNIC) phối
hợp với Hãng phim Tài liệu và Khoa
học Trung ương tổ chức.
Mỗi tối, một bộ phim Việt Nam của
Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung
ương sẽ được chiếu kèm một bộ phim
đến từ Đan Mạch, Đức, Pháp, Israel,
Áo, Ba Lan, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha,
Thụy Điển. Ngoài ra, một buổi chiếu
đặc biệt sẽ mang đến góc nhìn thực tế
về đời sống trong khu vực Đông Nam
Á với phim của các nhà làm phim trẻ
từ nhiều quốc gia trong khu vực như
Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia,
Myanmar, Thái Lan và Việt Nam (14/6
tại Hà Nội và 18/6 tại TP.Hồ Chí
Minh).
Ngoài ra, trong khuôn khổ Liên
hoan sẽ diễn ra 2 hội thảo: hội thảo với
nhà làm phim Đức Arne Birkenstock
về phát triển kịch bản tại Hà Nội; hội
thảo với nhà làm phim Israel Shirley
Berkewitz tại TP. Hồ Chí Minh. Phim
tài liệu đang ngày càng nhận được sự
quan tâm của công chúng. Các bộ phim
tài liệu giúp người xem có cơ hội tìm
hiểu về đời sống văn hóa và hiện thực
đa dạng thông qua những quan sát cởi
mở và chân thật về thế giới.
Đ.ANh
Liên hoan Phim tài liệu Châu Âu - Việt Nam lần thứ 7
4 số 1130 l 11.6.2015
quản lý nhà nước
- Tại Quyết định số 1727/QĐ-
BVHTTDL ngày 29/5/2015, Bộ
VHTTDL giao Cục Văn hóa cơ sở
phối hợp với Văn phòng Bộ, Thanh
tra Bộ, Cục Di sản Văn hóa, Cục
Công tác phía Nam tổ chức Hội nghị
sơ kết công tác quản lý, tổ chức lễ
hội 6 tháng đầu năm 2015. Thời gian
tháng 6/2015, hình thức tổ chức trực
tuyến tại 3 điểm cầu (thành phố Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và
thành phố Đà Nẵng).
- Ngày 01/6/2015 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 1757/QĐ-
BVHTTDL, cho phép Bảo tàng tỉnh
Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm
Nghiên cứu Kinh thành khai quật
khảo cổ tại di tích Am Mộc Cảo
thuộc xãAn Sinh, thị xã Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh. Thời gian khai
quật từ tháng 6-8/2015, diện tích
khai quật 500m2. Những hiện vật thu
thập được trong quá trình khai quật
phải được tạm nhập vào Bảo tàng
tỉnh Quảng Ninh để giữ gìn, bảo
quản; Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Sở
VHTTDL tỉnh Quảng Ninh có trách
nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo
Bộ trưởng phương án bảo vệ và phát
huy giá trị những hiện vật đó.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 1796/QĐ-BVHTTDL ngày
02/6/2015, cho phép Công ty Cổ
phần Hoàn vũ Sài Gòn tổ chức cuộc
thi “Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam năm
2015”. Hình thức tổ chức: Vòng Sơ
khảo từ ngày 13-22/8 tại Hà Nội và
TP. Hồ Chí Minh; vòng Bán kết từ
11-15/9/2015 và vòng Chung kết từ
ngày 29/9-03/201/2015 tại TP. Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa.
thtt
VăN BảN MớI
Văn phòng Chính phủ vừa ban
hành Thông báo kết luận của Phó
Thủ tướng - Vũ Đức Đam về tình
hình triển khai Đề án tổng thể phát
triển thể lực, tầm vóc người Việt
Nam giai đoạn 2011-2030. Đề án
tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc
người Việt Nam giai đoạn 2011-2030
đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt theo Quyết định số 641/QĐ-
TTg ngày 28/4/2011 (Đề án 641). Để
tiếp tục thực hiện các nội dung đã
được phê duyệt nhằm đạt được các
mục tiêu của Đề án, đồng thời tháo gỡ
khó khăn, thúc đẩy việc triển khai
thực hiện Đề án 641 một cách thiết
thực, hiệu quả, Phó Thủ tướng giao
Bộ Y tế sớm hoàn thiện Chương trình
sữa học đường cải thiện tình trạng
dinh dưỡng, góp phần nâng cao thể
lực, tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu
học đến năm 2020, sớm trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Để huy động sự tham gia, tài trợ
của cộng đồng các doanh nghiệp và
tổ chức, cá nhân trong xã hội, Phó
Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Y tế,
VHTTDL, Giáo dục và Đào tạo, Lao
động-Thương binh và Xã hội và các
Bộ, cơ quan khác có liên quan phối
hợp, thống nhất với đơn vị, cá nhân
tài trợ tổ chức triển khai các hoạt
động chăm sóc dinh dưỡng cho các
đối tượng của Đề án 641; các chương
trình, kế hoạch, chiến lược, quy
hoạch liên quan đến chăm sóc sức
khỏe, chất lượng dân số đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt tiếp tục
tăng cường triển khai thực hiện, có
tính đến việc phối hợp, lồng ghép
hợp lý với việc thực hiện Đề án 641.
Về phát triển giáo dục thể chất và
hoạt động thể thao trong nhà trường,
Phó Thủ tướng giao Bộ VHTTDL
căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của
cơ quan quản lý nhà nước về thể dục,
thể thao, chủ động phối hợp với Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội và các cơ
quan có liên quan trong việc xác
định thời lượng và nội dung giáo dục
thể chất phù hợp với từng lứa tuổi,
cấp học, khu vực, vùng, miền; định
hướng tổ chức hoạt động thể thao
trong nhà trường, nhất là trong việc
tổ chức thi đấu thể thao, điển hình
như Hội khỏe Phù Đổng các cấp, bảo
đảm các hoạt động này thực sự là
phong trào của đông đảo học sinh
phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì,
phối hợp với Bộ VHTTDL đổi mới
chương trình, nội dung giáo dục thể
chất gắn với việc đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông; đổi mới hoạt động thể thao
trong nhà trường.
Đối với phong trào thể dục, thể
thao trong nhân dân, Phó Thủ tướng
yêu cầu Bộ VHTTDL chủ trì, phối
hợp với các Bộ, ngành, địa phương rà
soát, đánh giá và có giải pháp để đẩy
mạnh phong trào tập luyện thể dục,
thể thao trong nhân dân, phù hợp với
các đối tượng khác nhau, điều kiện
tập luyện cụ thể ở từng khu vực,
vùng, miền; đề xuất đổi mới phương
án tổ chức Đại hội Thể dục thể thao
các cấp và toàn quốc theo hướng
phân biệt rõ hoạt động thể dục, thể
thao của quần chúng nhân dân với
hoạt động thể thao thành tích cao,
sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
h.PhượNg
Triển khai Đề án tổng thể phát triển thể lực,
tầm vóc người Việt Nam
5số 1130 l 11.6.2015
quản lý nhà nước
Ngày 03/6/2015, Bộ VHTTDL đã
ban hành Quyết định số 1802/QĐ-
BVHTTDLvề việc phê duyệt nội dung
phong trào thi đua “Học sinh, sinh viên
các trường thuộc Bộ VHTTDL học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” giai đoạn 2015-2017.
Các nội dung cụ thể bao gồm:
Nỗ lực rèn đức, luyện tài, xây dựng
phong cách và lối sống lành mạnh, có
trách nhiệm với cộng đồng, với đất
nước, góp phần xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc: Đẩy mạnh học tập tư tưởng và tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh bao gồm
việc học tập và làm theo tác phong,
phong cách của Bác trong học tập, rèn
luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, tính
kỷ luật, ý thức chấp hành pháp luật, lòng
tự hào tự tôn dân tộc, truyền thống cách
mạng, truyền thống của ngành, qua đó
hun đúc lòng yêu nước, yêu Tổ quốc,
đoàn kết, sáng tạo, gìn giữ và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống của dân
tộc, khẳng định phong cách và lối sống
lành mạnh, trong sáng, giản dị, có trách
nhiệm với cộng đồng, với đất nước.
Gương mẫu cháp hành và nghiêm
chỉnh thực hiện mọi chủ trương, chính
sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước:
Học sinh, sinh viên gương mẫu đi đầu
trong chấp hành nghiêm chỉnh thực
hiện mọi chủ trương, chính sách pháp
luật của Đảng và Nhà nước. Tích cực tổ
chức các hoạt động tuyên truyền nâng
cao nhận thức và ý thức cộng đồng,
nhất là của thanh niên, sinh viên đối với
việc chấp hành và nghiêm chỉnh thực
hiện pháp luật, đặc biệt là Luật Giao
thông đường bộ, Luật Giáo dục, Luật
Thanh niên.
Nâng cao hiệu quả và chất lượng
học tập, củng cố hành trang kiến thức
cho bản thân: Tích cực đổi mới, sáng
tạo, tăng cường áp dụng các phương
pháp học tập, nghiên cứu khoa học
công nghệ hiện đại, khai thác tối đa lợi
thế của công nghệ thông tin nhằm nâng
cao hiệu quả và chất lượng học tập; phát
huy vai trò của Câu lạc bộ, đội, nhóm
học tập…
Đẩy mạnh rèn luyện thân thể, nâng
cao sức khỏe để phụng sự Tổ quốc:
Nâng cao ý thức rèn luyện thân thể với
phương châm mỗi học sinh, sinh viên
tập luyện thường xuyên ít nhất 01 môn
thể thao, đảm bảo sức khỏe, thể lực tốt
để phụng sự Tổ quốc, góp phần thực
hiện thành công đề án nâng cao sức
khỏe và tầm vóc, thể lực người Việt
Nam giai đoạn 2011-2020.
Tăng cường các hoạt động tình
nguyện vì đất nước, vì cộng đồng, vì
tương lai: Tích cực tham gia các phong
trào và hoạt động tình nguyện do Đoàn
Thanh niên, Hội Sinh viên phát động,
vì cộng đồng với phương châm thường
xuyên, chuyên nghiệp, hiệu quả, phát
huy tối đa kiến thức chuyên môn được
đào tạo, tập trung vào các khu vực còn
nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo; chú trọng lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý của ngành và
những vấn đề đang được dư luận quan
tâm.
Mục đích của phong trào thi đua
giai đoạn 2015-2017 nhằm phát huy kết
quả đạt được, khắc phục những hạn chế
trong việc thực hiện phong trào “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” thời gian qua; làm sâu sắc
hơn nữa nhận thức về những nội dung
cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng,
đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh;
tạo chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng
hơn nữa trong học sinh, sinh viên các
trường thuộc Bộ VHTTDLlàm theo lời
Bác, thể hiện qua các mặt tu dưỡng đạo
đức, nhân cách, đẩy mạnh học tập sáng
tạo, nghiên cứu khoa học, giữ gìn kỷ
luật, rèn luyện thân thể, có trách nhiệm
với cộng đồng, với đất nước, góp phần
thực hiện thắng lợi phong trào “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” của toàn ngành VHTTDL.
h.QuâN
Phê duyệt nội dung phong trào thi đua“HS, SV các trường
thuộc Bộ VHTTDL học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”
Ngày 01/06/2015, BộVHTTDLban
hành Công văn số 2159/BVHTTDL-TV
gửi Sở VHTTDLcác tỉnh/thành về việc
tổ chức các hoạt động tuyên truyền
chào mừng kỷ niệm các ngày Lễ lớn
năm 2015.
Tại Công văn trên, Bộ VHTTDLđề
nghị Sở VHTTDL các tỉnh/thành: Chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có
liên quan tổ chức trưng bày, triển lãm,
xếp sách nghệ thuật theo chủ đề trong
các thư viện công cộng tại địa phương
trong thời gian diễn ra các ngày Lễ kỷ
niệm (Kỷ niệm 100 năm Ngày Sinh
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh
(01/7/1915-01/7/2015); Kỷ niệm 70
năm Ngày Cách mạng Tháng Tám
(19/8/1945-19/8/2015) và Quốc khánh
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (02/9/1945-02/9/2015); Kỷ niệm
250 năm Ngày sinh Đại thi hào
Nguyễn Du (1765-2015) đồng thời gửi
báo cáo kết quả thực hiện về Bộ
VHTTDL để tổng hợp, báo cáo Thủ
tướng Chính phủ và các cơ quan, ban
ngành có liên quan.
h.QuâN
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền chào mừng kỷ niệm
các ngày Lễ lớn năm 2015
6 số 1130 l 11.6.2015
quản lý nhà nước
Nhằm tôn vinh và tri ân những
cống hiến to lớn, quan trọng của Tổng
Bí thư NguyễnVăn Linh đối với sự
nghiệp cách mạng của Đảng và đất
nước, Ban Tuyên giáo Trung ương vừa
ban hành Hướng dẫn số 153-
HD/BTGTW về việc tuyên truyền kỷ
niệm 100 năm Ngày Sinh của Tổng Bí
thư Nguyễn Văn Linh (01/7/1915-
01/7/2015). Hướng dẫn nêu rõ: Ban
Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng
ủy trực thuộc Trung ương, nhất là đối
với địa phương, cơ quan có gắn bó với
cuộc đời hoạt động của Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Linh, tham mưu giúp cấp
ủy chỉ đạo, tổ chức các hoạt động tuyên
truyền kỷ niệm trên các phương tiện
thông tin đại chúng, báo cáo chuyên đề
tại hội nghị báo cáo viên, đăng tin bài
trên Bản tin thông báo nội bộ và ấn
phẩm tuyên truyền của địa phương,
ngành. Các cơ quan, báo chí, đài Trung
ương và các tỉnh/thành lập kế hoạch
tuyên truyền dưới nhiều hình thức hấp
dẫn, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc; tập
trung tuyên truyền sâu rộng vào thời
điểm trước và sau lễ kỷ niệm; phối hợp
với các hãng phim tổ chức chiếu phim
tài liệu, phim khoa học về Tổng Bí thư;
truyền hình trực tiếp Lễ Kỷ niệm với
chương trình nghệ thuật (tối ngày
29/6/2015) và đưa tin các hoạt động kỷ
niệm; khuyến khích các phóng viên,
biên tập có nhiều tin, bài, tài liệu, sách,
tranh, ảnh về đồng chí Nguyễn Văn
Linh; các thư viện, bảo tàng, nhà xuất
bản, các báo tùy tình hình có thể triển
lãm, giới thiệu sách, phát hành tem và
ấn phẩm tuyên truyền vào dịp kỷ niệm
100 năm Ngày Sinh của Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Linh.
Nội dung tuyên truyền tập trung
vào các vấn đề: về cuộc đời và sự
nghiệp cách mạng, những cống hiến to
lớn, quan trọng của Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Linh với sự nghiệp của
Đảng và đất nước trong hai cuộc kháng
chiến vĩ đại của dân tộc, đối với sự đổi
thay của đất nước; những phẩm chất
cao quý của Tổng Bí thư, trong đó nhấn
mạnh về lòng trung thành với lý tưởng
cộng sản, kiên trì mục tiêu chiến lược,
năng động, sáng tạo, nhạy bén trong
chỉ đạo, tổ chức thực hiện, nhất là về
tinh thần đổi mới, phát huy dân chủ,
gắn bó máu thịt với nhân dân, bám sát
thực tiễn, gần dân, tin dân, trọng dân,
hiểu dân, lo cho dân; những thành tựu
nổi bật của đất nước trong gần 30 năm
thực hiện đường lối do Đảng khởi
xướng và lãnh đạo; những tập thể, cá
nhân có công lao đóng góp, to lớn
trong sự nghiệp đổi mới đất nước; phản
ánh các hoạt động kỷ niệm 100 năm
Ngày Sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn
Linh tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,
tỉnh Hưng Yên, TP. Hải Phòng và các
tỉnh/thành trong cả nước.
h.PhượNg
Tuyên truyền kỷ niệm 100 năm
Ngày Sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh
Ngày 04/6/2015, tại Hà Nội, Thứ
trưởng Bộ VHTTDL - Lê Khánh Hải
đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh
Kiên Giang về kế hoạch tổ chức Năm
Du lịch quốc gia 2016 sẽ diễn ra tại
Kiên Giang. Tham dự buổi làm việc có
lãnh đạo Tổng cục Du lịch, Tổng cục
Thể dục thể thao, các Cục, Vụ thuộc
Bộ VHTTDL cùng lãnh đạo UBND
tỉnh và Sở VHTTDL tỉnh Kiên Giang.
Kiên Giang xác định tổ chức Năm
Du lịch quốc gia 2016 nhằm góp phần
nâng cao nhận thức của các cấp, các
ngành và của nhân dân về sự phát triển
của du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên
biển đảo; quảng bá sản phẩm du lịch
đặc sắc của Kiên Giang để thu hút
khách du lịch trong nước và quốc tế.
Đồng thời, đây sẽ là cơ hội để Kiên
Giang liên kết phát triển du lịch với các
tỉnh lân cận, trong nước và cả các nước
láng giềng như Lào, Campuchia, Thái
Lan và thu hút các nhà đầu tư…
Hiện Kiên Giang đang khai thác
các sản phẩm du lịch như du lịch sinh
thái gắn với tài nguyên biển đảo, du
lịch gắn với các di tích lịch sử, công
trình văn hóa và danh lam thắng cảnh,
du lịch làng nghề, du lịch gắn với lễ
hội, tín ngưỡng.
Để chuẩn bị tổ chức Năm Du lịch
quốc gia 2016, Kiên Giang đã xây
dựng dự thảo chương trình hoạt động
sẽ diễn ra trong Năm Du lịch quốc gia
2016 như lễ công bố, lễ khai mạc, bế
mạc, các lễ kỷ niệm, ngày hội văn hóa,
hội chợ du lịch; kế hoạch tuyên truyền,
quảng bá; công tác đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ du lịch, xây dựng tour,
tuyến phục vụ du lịch…
Phát biểu tại buổi làm việc, lãnh
đạo các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ
VHTTDL đều nhất trí cho rằng Kiên
Giang cần nhanh chóng hoàn thiện
khung các hoạt động; phối hợp với Bộ
và các địa phương lân cận để có kế
hoạch thực hiện cụ thể. Bên cạnh đó,
địa phương cũng cần khẩn trương tổ
chức cuộc thi sáng tác logo để quảng
bá cho Năm Du lịch quốc gia 2016...
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm
việc, Thứ trưởng Lê Khánh Hải hoan
nghênh những nỗ lực của Kiên
Giang đối với nhiệm vụ được giao
lần này. Thứ trưởng khẳng định sẽ
chỉ đạo các đơn vị chức năng phối
hợp chặt chẽ và giúp đỡ Kiên Giang
trong tổ chức các hoạt động Năm Du
lịch quốc gia 2016.
h.L
Bộ VHTTDL làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang
7số 1130 l 11.6.2015
quản lý nhà nước
Theo đánh giá của nhiều người trong
nghề, khi được trao quyền tự chủ, các
đơn vị nghệ thuật sẽ chủ động trong việc
quản lý chi tiêu tài chính của đơn vị, thu
nhập của người lao động từng bước
được cải thiện, phân phối tiền lương của
đơn vị sự nghiệp sẽ gắn với chất lượng,
hiệu quả công việc… Đơn cử, nếu như
trước đây, khi còn bao cấp, toàn bộ
khoản chi tiền lương, tiền bồi dưỡng, thù
lao biểu diễn, vận hành đơn vị, đi biểu
diễn phục vụ vùng sâu vùng xa… đều
được Nhà nước cấp hàng năm, dù thu
nhập không cao, nhưng cũng không phải
lo lắng. Chính vì vậy mà không ít đơn vị
nghệ thuật ỷ lại, không chịu tìm tòi, sáng
tạo nghệ thuật, không cho ra đời được
những tác phẩm nghệ thuật có giá trị,
nhiều nghệ sĩ cũng từ đó mà không chịu
rèn luyện, phấn đấu, thậm chí từ chối
thực hiện nhiệm vụ của đơn vị để đi
“chạy sô” bên ngoài.
Ông Phạm Xuân Quang - Phó Giám
đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam cho biết,
đơn vị sẽ cắt giảm 30% ngân sách năm
2015 (khoảng hơn 3 tỷ), đây là khó khăn
không nhỏ. Tuy nhiên, ông Quang cũng
cho biết, dù bị cắt một khoản kinh phí
không nhỏ, nhưng Nhà nước lại mở cơ
chế đặt hàng các tác phẩm nghệ thuật đối
với các đơn vị. Nghĩa là khi các đơn vị
nghệ thuật xây dựng được kịch bản hay,
được lãnh đạo Bộ VHTTDL duyệt, thì
Nhà nước sẽ cấp kinh phí để xây dựng
chương trình, trả lương cho diễn viên...
“Với cơ chế đặt hàng này, lãnh đạo các
đơn vị phải hết sức năng động, sáng tạo,
chủ động xây dựng các chương trình
nghệ thuật có chất lượng cao, để được
cấp kinh phí thực hiện. Đối với các nghệ
sĩ cũng vậy, nếu như trước đây, nhiều
đơn vị nghệ thuật có một phần không
nhỏ nghệ sĩ, diễn viên cả năm không làm
gì, nhưng đến tháng vẫn lĩnh lương, lĩnh
thưởng, thì nay chỉ những người tham
gia luyện tập, biểu diễn thì mới được
nhận lương, nhận tiền thù lao biểu diễn,
không còn tình trạng “cào bằng” như
trước kia”, ông Quang nhấn mạnh.
Hầu hết các nhà hát đều cho rằng,
việc tự chủ là con đường tất yếu, tuy
nhiên, những người “đứng mũi chịu sào”
như lãnh đạo Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát
Ca múa nhạc Việt Nam, Liên đoàn Xiếc
Việt Nam… không khỏi băn khoăn.
Ngân sách giảm, các nhà hát phải tự
“bơi”, nhưng các đơn vị đều có một số
lượng không nhỏ nghệ sĩ ca, múa, nhạc
công đã quá tuổi nghề mà chưa đến tuổi
hưu, hưởng lương cao, nhưng không
biểu diễn được, nếu tự chủ mà phải
“nuôi” đội ngũ nghệ sĩ này là một gánh
nặng. Chính vì vậy, bên cạnh việc xây
dựng các chương trình nghệ thuật để
tăng nguồn thu cho đơn vị, đảm bảo đời
sống của anh em nghệ sĩ, hầu hết các nhà
hát đều tìm cách tinh giản bộ máy, giảm
bớt nhân lực dư thừa. Ông Quang cho
biết, Liên đoàn Xiếc hiện có 260 nhân
viên, trong đó gần 100 người hưởng
lương cao, nhưng chỉ “ngồi không”.
Sang 2016, ngân sách sẽ cắt thêm 30%
nữa, việc co gọn là không thể tránh khỏi,
vì “bộ máy cồng kềnh như thế này thì
không thể trụ nổi nếu tự chủ”, ông
Quang khẳng định.
Không chỉ riêng Liên đoàn Xiếc, mà
hầu hết các đơn vị đều có chung quan
điểm như vậy, bởi “những người không
làm việc mà vẫn hưởng lương là vô lý”,
một vị lãnh đạo nhà hát chia sẻ.
Một trong những vấn đề khác khiến
giới trong nghề lo ngại là chất lượng các
chương trình nghệ thuật. Khi tự hạch
toán thu chi, các đơn vị phải xây dựng
các chương trình đảm bảo doanh thu, sẽ
không tránh khỏi việc nhiều vở diễn dễ
được dàn dựng theo thị hiếu khán giả để
bán được vé, nhưng có ít tính nghệ thuật.
Mảng nghệ thuật chuyên phục vụ thiếu
nhi, phục vụ mục đích tuyên truyền
chính trị cũng sẽ ít được quan tâm, bởi
khi làm những chương trình này dễ bị
thua lỗ...
Có thể thấy, lộ trình tiến tới tự chủ
của các nhà hát đầy chông gai, nhưng
cũng chính là đòn bẩy để thúc đẩy tính
chủ động, sáng tạo trong nghệ thuật, bởi
khi không còn đường lùi, các nhà hát sẽ
phải tìm mọi cách để vượt lên.
thế hùNg
Thíđiểmchuyểnđổimôhìnhquảnlýtàichính… (Tiếp theo trang 1)
Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết
định số 1743/QĐ-BVHTTDL về việc
tổ chức Lễ hội Phim Hoạt hình Việt
Nam-Hàn Quốc tại Hà Nội từ ngày 13-
16/8. Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc
dưới sự hỗ trợ của Cục Điện ảnh Việt
Nam, Hãng phim hoạt hình Việt Nam,
Viện Phát triển văn hóa thông tin
Gangwon tổ chức chương trình Lễ hội
phim Hoạt hình Việt Nam-Hàn Quốc
(VKAF).
Hoạt động nổi bật nhất của Lễ hội
phim Hoạt hình Việt Nam-Hàn Quốc là
cuộc thi làm phim hoạt hình ngắn, đã
chính thức được phát động vào ngày
01/6 và sẽ kéo dài đến 30/7. Đây là
cuộc thi trực tuyến dành cho những
người yêu thích phim hoạt hình nhằm
biến ý tưởng sáng tạo của mình thành
phim hoạt hình ngắn (không quá 10
phút). 3 tác phẩm xuất sắc nhất sẽ được
các chuyên gia, nhà làm phim hoạt hình
Hàn Quốc góp ý, hướng dẫn để hoàn
thiện trước khi tham gia Lễ hội phim
hoạt hình quốc tế Chuncheon, Hàn
Quốc vào tháng 9 tới. Đây là cơ hội tốt
để các nhà làm phim hoạt hình Việt
Nam, đặc biệt là các nghệ sĩ trẻ, thể hiện
tài năng, học hỏi kinh nghiệm từ các
đồng nghiệp Hàn Quốc; qua đó giới
thiệu phim hoạt hình Việt Nam ra thị
trường thế giới.
N.thANh
Lễ hội Phim Hoạt hình Việt Nam-Hàn Quốc
8 số 1130 l 11.6.2015
quản lý nhà nước
Trong ngày thi đấu 06/6, kình
ngư Nguyễn Thị Ánh Viên đã giành
HCV ở nội dung 800m tự do nữ tại
SEA Games 28 với thời gian kỷ lục.
Ánh Viên hoàn thành bài thi của
mình với thời gian 8 phút 34 giây
85, chính thức phá kỷ lục SEA
Games ở nội dung này. Kỷ lục cũ ở
cự ly 800m tự do nữ là 8 phút 35
giây 41. Đây là kỷ lục thứ hai của
Ánh Viên tại SEA Games 28, sau kỷ
lục ở nội dung 400m hỗn hợp cá
nhân nữ. Thành tích của Ánh Viên là
4 phút 43 giây 93. Kỷ lục cũ là 4
phút 46 giây 16 cũng do Ánh Viên
lập tại SEA Games 2013 ở Myanmar
cách đây 2 năm.
Cách đây 2 năm, Ánh Viên đã
giành được HCV ở các cự ly 200m
bơi ngửa, 200m cá nhân hỗn hợp và
400m cá nhân hỗn hợp. Kể từ đó đến
nay, thành tích cá nhân của cô gái 18
tuổi quê Cần Thơ này đã tiến bộ
không ngừng. Hiện tại cô đang giữ
14 trong số 17 kỷ lục quốc gia bể dài
và hai năm liên tiếp được bầu là
VĐV xuất sắc năm (2013, 2014).
Các nội dung thi đấu của môn bơi
ở SEA Games 2015 diễn ra trong
vòng 6 ngày, từ 06-11/6. Riêng với
các VĐV nữ có tất cả 19 nội dung.
Hiện tại, Ánh Viên đã đăng ký tham
dự tất cả các nội dung.
* Cũng ở môn bơi lội, “kình ngư”
Hoàng Quý Phước đã xuất sắc giành
HCV ở nội dung 200m tự do nam tại
SEA Games 28. Quý Phước đã hoàn
thành bài thi của mình với thời gian
kỷ lục 1 phút 48 giây 96 và phá kỷ
lục SEA Games ở nội dung này. Kỷ
lục cũ ở cự ly 200m tự do nam với
thời gian 1 phút 49 giây 22 thuộc về
một VĐV Malaysia tại SEA Games
diễn ra năm 2009 ở Lào. Ở vòng loại
200m tự do nam, Quý Phước đã về
nhất với thời gian 1 phút 53 giây 56.
Một VĐV khác của Việt Nam là Lâm
Quang Nhật chỉ đứng thứ 6 ở vòng
loại với thời gian 1 phút 58 giây 77,
và không góp mặt ở lượt bơi chung
kết chiều nay.
Quý Phước đã giành được 2
HCV SEA Games 26 năm 2011.
Đặc biệt, với thành tích 53 giây 07
ở cự li 100m bơi bướm, Phước đã
phá kỷ lục SEA Games (53 giây 82),
lẫn kỷ lục quốc gia (53 giây 56) và
đạt chuẩn B tham dự Olympic
London 2012. Đây là lần đầu tiên
trong lịch sử, bơi lội Việt Nam thực
hiện được kỳ tích này ở nội dung
100m bướm nam
* Với thành tích 1.727 điểm, đội
tuyển bắn súng ngắn hơi của đoàn
Thể thao Việt Nam đã mang về tấm
HCV đầu tiên trong ngày 07/6 ở nội
dung súng ngắn hơi 10m đồng đội
nam. HCB thuộc về đoàn Thái Lan
với 1.704 điểm. Xạ thủ Hoàng Xuân
Vinh dẫn đầu vòng loại cá nhân với
582 điểm, Trần Quốc Cường đứng
thứ 3 vòng loại (575 điểm) và
Nguyễn Hoàng Phương đứng thứ 6
(570 điểm). Cả 3 tay súng này đều
vào vòng chung kết. Ở nội dung súng
hơi ngắn 10m nữ, đội Việt Nam chỉ
đứng thứ 4 nội dung đồng đội với
1.112 điểm. HCV thuộc về Thái Lan
(1.134 điểm). Ở nội dung cá nhân,
chỉ có Nguyễn Minh Châu lọt vào
chung kết với 375 điểm.
* Sau khi mang về HCV cho môn
bắn súng trong ngày 07/6, xạ thủ
Trần Quốc Cường nói rằng, giành
HCV là một bất ngờ với chính anh.
Bởi ở cuộc thi buổi sáng, Hoàng
Xuân Vinh phá kỷ lục SEA Games
với thành tích 582 điểm sau sáu lượt
bắn ở vòng loại. Nhưng đến buổi
chiều thì Vinh không giữ được phong
độ, anh liên tiếp bắn xa vòng đích
nhỏ nhất, không thể tái lập thành tích
trước đó. Xuân Vinh chỉ xếp thứ ba
chung cuộc với số điểm 178,2, giành
HCĐ. Ngược lại, Trần Quốc Cường
và Wong Johnathan Guanj (Malaysia)
đã cùng nhau “đấu súng” và phần
thắng thuộc về người có thâm niên đi
SEA Games nhiều nhất đoàn TTVN,
anh Trần Quốc Cường. Không được
kỳ vọng nhiều, nhưng xạ thủ họ Trần
đã gây bất ngờ khi giành HCV với
thành tích 197,4 điểm. Chiến thắng
đến với Quốc Cường sau khi viên
đạn cuối cùng của Wong Johnathan
Guanj chỉ đạt điểm số 7,4. Quốc
Cường là xạ thủ kỳ cựu của bắn súng
Việt Nam, thi đấu ổn định ở nội dung
đồng đội nhưng HCV cá nhân gần
nhất của anh là từ SEA Games 2011
ở Indonesia tại nội dung 50m súng
ngắn bắn chậm.
* Vận động viên Nguyễn Thị
Thanh Phúc đã giành HCV ở nội
dung 20km đi bộ, mang về HCV đầu
tiên cho điền kinh Việt Nam tại SEA
Games 28. VĐV khác của Việt Nam,
Võ Xuân Vinh, đã về nhì ở nội dung
đi bộ 20km nam và giành HCB.
Thành tích của Thanh Phúc là 1 giờ
45 phút 19 giây. Thành tích cá nhân
tốt nhất của Thanh Phúc trong năm
2015 hiện là 1 giờ 35 phút 07 giây
trong khi kỷ lục của cá nhân cô là 1
giờ 33 phút 16 giây. Thanh Phúc sở
hữu bộ huy chương khá phong phú
bởi năm 2011, SEA Games 26 cô
cũng có hai tấm HCV, sau đó nữ vận
động viên sinh năm 1990 này đoạt
HCB giải Châu Á 2013 và HCĐ
Châu Á 2012.
Thanh Phúc đã được Bộ trưởng
Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh trao
tấm HCV mà lẽ ra cô phải được
hưởng từ SEA Games 27. Đối thủ
SEA GAMES 28
Nhiều vận động viên Việt Nam phá kỷ lục SEA Games
(Tiếp theo trang 1)
9số 1130 l 11.6.2015
quản lý nhà nước
Làn sóng nhập tịch đang lan tràn,
bao trùm toàn bộ các môn ở SEA
Games 28, duy nhất chỉ có đoàn Việt
Nam là không dùng một VĐV nhập
tịch nào trong số 392 vận động viên đã,
đang và sẽ tới Singapore những ngày
đầu tháng 6 này.
Đội bơi của Philippines có VĐV
đến từ Mỹ, đội bida của Singapore có
cả vận động viên người Anh từng là số
1 thế giới, Judo thì có những VĐV gốc
từ Nhật Bản.
Chính vì vậy, ông Nguyễn Hữu An
- Trưởng bộ môn Judo, Tổng cục
TDTT cho biết: “Sau tấm HCV của
Nguyễn Thị Thanh Thủy (Judo, đến
sáng nay tôi vẫn lâng lâng sung sướng.
Vì SEA Games 28 không có các hạng
cân là thế mạnh của Việt Nam, không
có Huỳnh Nhất Thống, Hồ Ngân
Giang, Văn Ngọc Tú nhưng lại có nhân
tố mới là Nguyễn Thị Thanh Thủy lần
đầu tham dự SEA Games đã vượt qua
Lina Sayarath 3 lần vô địch SEA
Games liên tiếp 2009, 2011, 2013. Dù
vậy, tương lai của Judo Việt Nam sẽ rất
gian nan bởi đã có rất nhiều vận động
viên Nhật Bản được “nhập khẩu” vào
Singapore, Malaysia, Thái Lan và
Philippines. Quyết tâm đấy nhưng
cũng lo lắng đấy!”.
Không chỉ những quốc gia giàu có
ở khu vực mới sử dụng vận động viên
nhập tịch. Myanmar, Campuchia cũng
sử dụng VĐV nhập tịch ở SEA Games
này. Chạy marathon cho Campuchia là
Kuniaki Takizaki, người Nhật nhập
tịch khá nổi tiếng vì hai tài năng, một
là chạy và hai là tấu hài.
Trong cuộc trao đổi với báo giới,
ông Nguyễn Hữu An đã tự đặt ra câu
hỏi: “Đã đến lúc chúng ta cũng phải
thay đổi để hội nhập chăng?”. Còn bà
Nguyễn Kim Lan (Huấn luyện viên
môn Thể dục dụng cụ) gián tiếp bày
tỏ quan điểm bằng cách đặt ra vấn đề
rằng: “Năm nay thể dục dụng cụ gặp
nhiều khó khăn bởi hầu như các nước
đều nhập tịch rất nhiều vận động viên
Trung Quốc. Nổi bật là Singapore,
Philippines và Malaysia. Ngay tại
giải Cúp thế giới vừa qua, nhiều
gương mặt đã lộ diện. Việc tái lập
thành tích 11 Huy chương Vàng như
cách đây 4 năm (2011) là vô cùng
khó khăn”.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hữu An
cho rằng: “Việt Nam không cần phải
nhập tịch một vận động viên nào đó
như Nhật Bản mà chỉ cần là Việt kiều
thôi. Việt kiều ta ở nước ngoài rất
nhiều, hoàn toàn có khả năng đem vinh
quang về cho Tổ quốc”.
Lý giải cho việc không nên nhập
tịch, ông Nguyễn Hữu An tâm sự:
“Thật khó chấp nhận thực tế là một vận
động viên lại không thể hát quốc ca khi
đứng trên bục nhận huy chương. Hình
ảnh vận động viên Judo hạng 73kg
người Thái phải cần mẹ phiên dịch khi
trả lời phỏng vấn làm tôi không cảm
thấy tự hào chút nào (nếu tôi là một
người Thái)”.
YếN Nhi
giành HCV nội dung này ở kỳ SEA
Games 27 là người Myanmar đã bị
phát hiện dùng doping trong thời
gian diễn ra đại hội năm đó. Trước
khi lên đường tới Singapore, bộ môn
điền kinh đặt chỉ tiêu giành từ 10 đến
13 HCV và là đội tuyển đăng ký số
lượng huy chương nhiều nhất của
đoàn TTVN.
* Với phong thái tự tin, Dương
Thúy Vy xuất sắc hoàn thành bài
biểu diễn kiếm thuật nữ với điểm số
9,7. Qua đó Thúy Vy mang về chiếc
HCV đầu tiên cho đội tuyển Wushu
Việt Nam tại SEA Games 28. Đây là
chiếc HCV thứ hai của Thúy Vy
trong bốn kỳ SEA Games tham dự.
Áp lực dành cho cô là rất lớn vì
những thành tích trong những năm
vừa qua. Thúy Vy từng vô địch thế
giới và giành HC vàng tại ASIAD
2014. Hơn ba giờ sau nội dung biểu
diễn kiếm thuật nữ, Thúy Vy lại tiếp
tục bước vào nội dung trường quyền.
Việc phải thi hai nội dung trong vòng
ít giờ phần nào gây khó khăn cho
Thúy Vy. “Khó người khó ta nên tôi
chấp nhận việc xếp lịch đấu bất lợi
này”, cô tự tin cho biết.
Trước đó, vận động viên Trần Thị
Minh Huyền mang về tấm HCB cho
Wushu Việt Nam ở nội dung Thái
cực quyền nữ. Chỉ tiêu của đội tại
SEA Games năm nay là giành từ ba
đến bốn HCV.
* Trong ngày thi đấu 08/6, bộ
môn thể dục dụng cụ Việt Nam đã
giành cả HCV lẫn HCB ở nội dung
toàn năng nam.
Đinh Phương Thành đoạt HCV
với 86,150 điểm, Phạm Phước
Hưng đoạt HCB với 85,250 điểm
trong khi vận động viên của nước
chủ nhà Singapore, Fan Grabiel,
đoạt HCĐ với 79,350 điểm. Trước
đó, đội thể dục dụng cụ nam đã xuất
sắc mang về cho Đoàn Thể thao
Việt Nam tại SEA Games 28 một
tấm HCV sau khi vượt qua chủ nhà
Singapore và Thái Lan. Nhóm vận
động viên Lê Thanh Tùng, Hoàng
Cường, Đinh Phương Thanh, Phạm
Phước Hưng và Đặng Nam đã thi
đấu thành công để giành chiến
thắng trước Thái Lan và Singapore.
Ở môn thi đồng đội nam, nhóm
VĐV này đã đoạt 344,7 điểm, bỏ xa
Thái Lan (318,15 điểm) và
Singapore (318,1 điểm).
thế hùNg
Duy nhất đoàn Việt Nam không dùng VĐV nhập tịch
10 số 1130 l 11.6.2015
Sự kiện vấn đề
NghệAn có 82km bờ biển trải dài từ
Quỳnh Lưu đến Cửa Hội với nhiều bãi
tắm đẹp như bãi biển Cửa Hội, Cửa Lò,
Nghi Thiết, Bãi Lữ (Nghi Lộc), Diễn
Thành (Diễn Châu), Quỳnh Phương,
Quỳnh Bảng, Quỳnh Liên (Quỳnh
Lưu)… cùng nhiều di tích lịch sử văn
hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội, phong
tục tập quán, làng nghề có khả năng phát
triển thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Biển Nghệ An còn có các hòn đảo Mắt,
đảo Ngư, đảo Lan Châu với môi trường
biển trong lành, cảnh quan thiên nhiên
đẹp, hệ động thực vật biển phong phú,
với nhiều loài thủy sinh đặc hữu… là
nguồn tài nguyên tiềm năng để khai thác
và phát triển du lịch biển. Các bãi biển
và các hòn đảo này từ lâu đã trở thành
điểm du lịch nổi tiếng, được du khách
trong và ngoài nước lựa chọn làm điểm
đến trong hành trình du lịch biển đảo
Việt Nam.
Thực tế trong nhiều năm qua, du lịch
biển đảo đã được tỉnh NghệAn quan tâm
phát triển, xem đây là mũi nhọn kinh tế
của địa phương. Dù tài nguyên nhiều
nhưng khả năng khai thác của Nghệ An
còn hạn chế; hệ thống đường giao thông
đến các điểm du lịch chưa đồng bộ, ảnh
hưởng đến việc tổ chức các chương trình
du lịch. Một số di tích lịch sử văn hóa bị
xuống cấp nhưng chưa được trùng tu tôn
tạo… Định hướng phát triển du lịch từ
nay đến năm 2020, tỉnh Nghệ An xác
định tập trung phát triển các loại hình và
sản phẩm du lịch biển đảo làm hướng
chủ đạo. Cụ thể, NghệAn phấn đấu đón
4,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc
tế đạt 235.000 lượt người, doanh thu đạt
1.600 tỷ đồng; hoàn thiện cơ sở hạ tầng
vùng ven biển đáp ứng yêu cầu phục vụ
du lịch; thu hút trên 30.000 lao động trực
tiếp trong ngành du lịch và tạo việc làm
cho 70.000 lao động gián tiếp ngoài xã
hội.
Để thực hiện mục tiêu đó, tỉnh Nghệ
An đã đề ra hướng đi cho du lịch biển
đảo là phát triển loại hình du lịch nghỉ
dưỡng, tắm biển kết hợp tham quan các
di tích lịch sử - văn hóa trong vùng. Đây
vừa là loại hình, vừa là sản phẩm được
đông đảo du khách lựa chọn. Bên cạnh
đó, tỉnh NghệAn còn đầu tư một số loại
hình, sản phẩm du lịch biển đảo mới như
trò giải trí gắn liền với biển như mô tô
nước, tàu lượn, dù lượn, lướt sóng,
thuyền buồm, lặn biển, câu cá, câu mực
trên biển, chợ hải sản… để giữ chân du
khách lâu hơn. Tỉnh Nghệ An cũng mở
các tour du lịch đảo như đưa du khách ra
thăm đảo Lan Châu, đảo Song Ngư thăm
các di tích, khám phá hệ thủy sinh, khu
sinh thái gắn với thiên nhiên, nuôi thả
động vật... Tại vùng biển Diễn Châu,
Quỳnh Lưu, Cửa Lò phát triển các loại
hình du lịch tham quan di tích lịch sử văn
hóa, tham quan làng nghề để du khách
cùng trải nghiệm. Để phát triển loại hình
này, các địa phương vùng biển của Nghệ
An luôn chú trọng bảo tồn không gian
cư trú của cư dân ven biển, nhiều di sản
vật thể liên quan đến văn hóa biển vẫn
được lưu giữ, lễ tục truyền thống, làng
nghề của cư dân miền biển vẫn được bảo
tồn, duy trì và phát huy.
Để có thể tạo ra những sản phẩm du
lịch độc đáo, đặc sắc, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của du khách, bên cạnh
sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà
nước, Nghệ An còn huy động thêm
nguồn vốn từ các doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cũng
tăng cường hỗ trợ cộng đồng cư dân biển
thông qua nhiều hình thức như tạo việc
làm, hướng dẫn nghiệp vụ, cách ứng xử,
đặc biệt là chia sẻ quyền lợi trên tinh thần
công bằng và bình đẳng.
Xu thế du lịch của du khách hiện nay
không chỉ là đi để khám phá vùng đất
mới mà còn là để thưởng thức ẩm thực,
tham quan chiêm bái lễ hội, khám phá
đời sống của cư dân và tự thân trải
nghiệm trong không gian cư trú, văn
hóa, tâm linh của cộng đồng dân cư ở
điểm đến. Nắm bắt xu thế đó, cộng đồng
cư dân vùng biển Nghệ An nâng cao
nhận thức về bảo vệ môi trường sinh thái
biển đảo, bảo tồn các di sản văn hóa và
giá trị văn hóa biển đảo. Chính quyền địa
phương vùng biển cũng tiếp tục trang bị
cho cộng đồng kiến thức pháp lý về chủ
quyền biển đảo, nâng cao năng lực tham
gia hoạt động du lịch biển đảo của người
dân, quan tâm hỗ trợ sinh kế cho người
dân, khuyến khích họ tham gia vào hoạt
động du lịch biển đảo, để người dân trở
thành một trong những trụ cột chính phát
triển du lịch biển đảo bền vững.
Du lịch biển đảo Nghệ An không
ngừng phát triển với những loại hình du
lịch đặc sắc, hấp dẫn, tạo được sự cuốn
hút mạnh mẽ đối với du khách nội địa và
du khách quốc tế. Không những thế, việc
khai thác các tiềm năng và lợi thế vùng
ven biển và hải đảo đã góp phần phát
triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh
quốc phòng trên biển, hội nhập kinh tế
quốc tế. Hiện nay, Nghệ An đang tiến
hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
nâng cấp và hoàn chỉnh mạng lưới giao
thông liên huyện, xã, thôn; tuyến Quốc
lộ ven biển Nghi Sơn (Thanh Hóa) -
Quỳnh Lưu - Diễn Châu - Nghi Lộc -
Cửa Lò; hoàn thiện các tuyến giao thông
vận chuyển đường thủy dọc theo sông
Lam; nâng cấp, mở rộng Cảng Cửa Lò.
Cùng với đó, tỉnh Nghệ An đầu tư phát
triển cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch, đầu
tư xây dựng cơ sở lưu trú hạng cao cấp
tại các bãi biển Cửa Lò; NghiTiến, Nghi
Thiết, Bãi Lữ (Nghi Lộc), Diễn Thành
(Diễn Châu), Quỳnh Phương, Quỳnh
Liên, Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu), các
loại hình, dịch vụ cao cấp tại đảo Ngư…
và đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch
sử - văn hóa vùng ven biển phục vụ phát
triển du lịch biển đảo bền vững.
hải PhoNg
Nghệ An khai thác tiềm năng, phát triển du lịch
biển đảo
11số 1130 l 11.6.2015
Sự kiện vấn đề
Những năm qua, du lịch Hải Dương
đã có bước phát triển đáng kể. Tuy
nhiên, thực tế phát triển cũng đã và
đang đặt ra yêu cầu cấp bách phải gắn
chặt chẽ hơn giữa việc bảo vệ môi
trường với khai thác có hiệu quả nguồn
tài nguyên du lịch của địa phương.
Theo Sở VHTTDL Hải Dương,
doanh thu từ du lịch của tỉnh mấy năm
gần đây tăng đáng kể, từ 727 tỷ đồng
(năm 2010) lên 1.225 tỷ đồng (năm
2014). Năm 2014, du lịch Hải Dương
thu hút 2,8 triệu lượt khách. Tuy nhiên,
một trong những thách thức mà du lịch
Hải Dương đang gặp phải là tốc độ tăng
trưởng ngành giai đoạn 2011-2015 tuy
có tăng nhưng chưa đạt mục tiêu đề ra.
Theo ông Nguyễn Đức Việt - Phó Giám
đốc Sở VHTTDLHải Dương, việc tăng
cường các hoạt động du lịch đã làm
tăng áp lực đến môi trường và tăng
nguy cơ suy thoái môi trường, điều này
có tác động ngược trở lại đến phát triển
du lịch.
Đánh giá về sự phát triển của ngành
du lịch trong mối tương quan với bảo
vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi
trường Hải Dương cũng nhận định, do
áp lực về doanh thu và thu hồi vốn đầu
tư, một số cơ sở kinh doanh dịch vụ du
lịch trên địa bàn chưa tuân thủ các quy
định về bảo vệ môi trường. Hệ thống
thu gom xử lý rác thải và nước thải tập
trung cho từng khu du lịch hầu như
chưa có. Do đó, vẫn còn tình trạng các
cơ sở kinh doanh dịch vụ xả thải tự do
ra môi trường gây ô nhiễm cục bộ tại
một số khu du lịch. Đây cũng là nỗi băn
khoăn của thị xã Chí Linh - một vùng
địa linh nhân kiệt, nơi hội tụ nhiều di
tích lịch sử, văn hóa và danh thắng, thu
hút đông khách tham quan và du khách
thập phương khi về với Hải Dương.
Ông Nguyễn Văn Truyền - Trưởng ban
Quản lý di tích Thị xã cho biết, quá
trình bảo tồn và phát triển giá trị của
những di tích ở địa phương cũng đang
phải đối mặt với nguy cơ suy thoái, ô
nhiễm môi trường. Nhận thức được vấn
đề này, Ban Quản lý di tích đã cam kết
phấn đấu thực hiện các quy định về bảo
vệ môi trường hiện hành, góp phần phát
triển bền vững ngành du lịch.
Ngành VHTTDL tỉnh Hải Dương
đặt mục tiêu đến năm 2020, tốc độ tăng
trưởng doanh thu du lịch đạt 10%/năm.
Một trong những giải pháp được quan
tâm là tăng cường bảo vệ môi trường
trong hoạt động du lịch. Cụ thể là: Thực
hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động
môi trường đối với các dự án phát triển
du lịch ; đẩy mạnh công tác truyền
thông, nâng cao nhận thức của cộng
đồng dân cư và các đơn vị hoạt động
trong ngành du lịch theo hướng phát
triển du lịch bền vững và có trách
nhiệm; đầu tư xây dựng các điểm thu
gom, xử lý rác thải, các khu vệ sinh
công cộng, các biển báo cho du khách,
hỗ trợ xây dựng các bãi đỗ xe, hỗ trợ
công tác bảo đảm an ninh, an toàn của
du khách tại các khu, điểm du lịch.
Theo bà Phạm Thu Liên - Trưởng
phòng Nghiệp vụ Du lịch (Sở
VHTTDL Hải Dương), bảo vệ môi
trường du lịch cần song hành hai việc
bảo vệ môi trường tự nhiên và môi
trường văn hóa. Muốn bảo vệ môi
trường văn hóa, cần nâng cao nhận thức
cho người dân g iữ gìn bản sắc văn hóa,
các tập tục truyền thống tốt đẹp của các
địa phương; mặt khác là nỗ lực hình
thành các thói quen tốt, cách làm hay để
làm sạch, đẹp thêm các khu, điểm du
lịch. Nhằm hướng đến một môi trường
lành mạnh cho du lịch phát triển, việc
bảo vệ môi trường du lịch cần có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các
cấp, các địa phương, doanh nghiệp và
sự chung tay của cả cộng đồng.
Ngày Môi trường Thế giới năm nay
với chủ đề “Cùng nhau tiêu dùng có
trách nhiệm vì một Trái Đất bền vững”,
ngành VHTTDL Hải Dương cùng Sở
Tài nguyên và Môi trường kêu gọi toàn
thể nhân dân có những hành động thiết
thực bảo vệ môi trường tự nhiên và môi
trường văn hóa, để du lịch Hải Dương
phát triển bền vững, để du khách có
những cảm nhận tốt đẹp khi về với Hải
Dương.
MạNh MiNh
HảiDương:Bảovệmôitrườnggắnvớipháttriểndulịchbềnvững
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lữ
hành quốc tế liên tục cập nhật thông tin
về dịch bệnh MERS-CoV và các biện
pháp phòng chống dịch theo khuyến
cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y
tế, thông tin đầy đủ cho khách du lịch.
Khi đón các đoàn khách quốc tế đến từ
các thị trường liên quan đến dịch bệnh,
doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với
Cơ quan kiểm dịch y tế tại các cửa
khẩu quốc tế để thực hiện đầy đủ thủ
tục kiểm tra sức khỏe cho du khách
theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Các khách sạn, cơ sở lưu trú và các
doanh nghiệp lữ hành chủ động triển
khai các biện pháp đảm bảo an toàn sức
khỏe cho khách du lịch, phối hợp chặt
chẽ với các cơ sở y tế địa phương để
phòng, chống dịch; thông tin kịp thời
đến Cơ quan y tế địa phương và các cơ
quan chức năng về các dấu hiệu bất
thường của khách du lịch liên quan đến
dịch bệnh MERS-CoV.
Bộ yêu cầu Sở VHTTDL, Sở Du
lịch các tỉnh/thành, Hiệp hội Du lịch
Việt Nam và Hiệp hội Du lịch các địa
phương có kế hoạch và biện pháp chủ
động phòng, chống dịch bệnh MERS-
CoV; thường xuyên quan tâm chỉ đạo
các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn
triển khai phòng, chống và ngăn chặn
dịch bệnh MERS-CoV…
Đức KiêN
Khôngtổchứcđưakháchdulịch… (Tiếp theo trang 1)
12 số 1130 l 11.6.2015
Sự kiện vấn đề
Theo số liệu được đưa ra mới đây
tại hội thảo “Vườn hoa, sân chơi
trong các khu dân cư ở Hà Nội” do
Hội Quy hoạch và phát triển đô thị
Việt Nam tổ chức, cho thấy: Nội
thành Hà Nội có 21 công viên và 32
vườn hoa với diện tích 320ha, chiếm
1,9% diện tích đất tự nhiên, tương
đương mỗi người dân trong nội
thành Hà Nội chỉ có 2,08m2 vườn
hoa, sân chơi. Tỷ lệ đất vườn hoa,
sân chơi ở quận Hai Bà Trưng cao
nhất thành phố cũng chỉ chiếm
12,83% đất tự nhiên, trong khi ở
quận Thanh Xuân, tỷ lệ này là 0%.
Tại hội thảo này, nhiều kiến trúc sư
cũng đưa ra hiện trạng bình quân
không gian xanh ở Hà Nội mới chỉ
đạt mức rất thấp là 1,7m2/người.
Trong khi đó, quy hoạch hệ thống
cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ
của thành phố Hà Nội đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050 có diện tích
bình quân 2,43m2/người.
Chuyện thiếu sân chơi cho trẻ em
không chỉ tồn tại ở các khu dân cư cũ
của Hà Nội, những “phố nhỏ”, “ngõ
nhỏ” mà xảy ra cả ở các khu đô thị
mới - những nơi mà trong quy hoạch
xây dựng đều dành đất cho vườn
hoa, sân chơi. Tuy nhiên, để tăng mật
độ nhà ở nên khi xây dựng, nhiều
chủ đầu tư thường cắt giảm diện tích
vườn hoa, sân chơi cho các cháu
thiếu nhi, thậm chí bỏ quên.
Khu đô thị Trung Hòa - Nhân
Chính là một trong những khu đô thị
mới có mật độ dân cư đông nhất hiện
nay, đặc biệt là cư dân trẻ. Tuy nhiên,
khu vực xung quanh các tòa nhà dày
đặc ô tô, xe máy, khó có thể tìm thấy
một không gian đặt các trang thiết bị
vui chơi cho trẻ em, có chăng, chỉ
tồn tại một số khu vui chơi trong nhà
và phải trả phí. Cách đó không xa,
khu tái định cư Nam Trung Yên có
hơn chục tòa nhà nằm san sát nhau
nhưng cũng không có được một
vườn hoa hay khu vui chơi đúng
nghĩa. Trẻ con muốn chơi đùa chỉ có
thể vui chơi tại vỉa hè của các tòa
nhà, thế nhưng hiện nay những vỉa
hè này cũng đã bị chiếm dụng nhiều
làm hàng quán.
Hay như khu chung cư Kim Văn
- Kim Lũ, hiện có 4 toà nhà cao tầng,
mỗi tòa có hơn 1.000 căn hộ, phần
lớn là các gia đình có trẻ nhỏ nhưng
sân chơi dành cho các cháu không hề
có. Điều này cho thấy sự thiếu trách
nhiệm của các chủ đầu tư cũng như
của các cơ quan quản lý nhà nước
trong việc giám sát xây dựng các khu
chung cư, khu đô thị mới. Sự thiếu
trách nhiệm của người lớn đã làm
ảnh hưởng đến quyền vui chơi của
trẻ em
Trước thực trạng “khát” sân chơi
cho trẻ em nhiều năm qua, người
dân tại các khu dân cư, khu đô thị
mới và nhiều tổ chức, cá nhân ở Hà
Nội đang nỗ lực để giành lại sân
chơi cho các em.
Dịp nghỉ hè, trẻ em ở phường
Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội
rất vui khi được chơi đùa trong một
khoảng sân hơn 100m2. Để tạo được
khoảng sân chơi này với các thiết bị
đơn giản như xích đu, cầu trượt, bập
bênh… Hội Phụ nữ phường Giáp
Bát đã phải mất 3 năm “đấu tranh”,
quyết tâm lấy lại không gian vui
chơi các cháu.
Bà Nguyễn Thị Biển - Phó Chủ
tịch Hội phụ nữ phường Giáp Bát,
Hà Nội chia sẻ: Chị em trong Hội đã
làm hàng rào quanh khu vực 100m2
này để lấy không gian chơi cho các
cháu nhưng cứ làm hôm trước thì
hôm sau lại bị phá. Vì ở đây, có
nhiều hộ dân thu nhập thấp, tận dụng
khu vực trống để bán hàng, có nhà
thì căng dây phơi quần áo, làm công
trình phụ. Hội phụ nữ phải thay nhau
ra trực, không để hộ dân lấn chiếm,
có những lúc căng thẳng phải nhờ
đến sự hỗ trợ của lực lượng công an.
Nhờ vậy, đến nay, khu vui chơi này
đã được trả lại đúng mục đích.
Tại tòa nhà CT6, phường Định
Công, quận Đống Đa, khu sân chơi
cho trẻ em 5 năm trước đây từng là
bãi đỗ xe. Vì vậy, tổ dân phố đã họp
bàn tìm nhiều biện pháp giải phóng
bãi đỗ xe, sau đó quyết định mua ghế
đá quây xung quanh sân. Tiền mua
ghế đá được cư dân của tòa nhà đóng
góp. Nhờ có sự ủng hộ, đồng thuận
của các hộ dân, đến nay sân chung
tòa nhà CT6 đã được sử dụng làm
nơi vui chơi cho trẻ em.
Đến khu vực quận Cầu Giấy, có
thể coi đây là địa phương dẫn đầu Hà
Nội trong việc huy động nguồn vốn
xã hội hóa đầu tư các khu vui chơi
cho trẻ em. Tại nhiều phường trên
địa bàn, nhờ sự quan tâm của chính
quyền và người dân, một số khu đất
xen kẹt hoặc những mảnh sân chung
trong các khu tập thể đã trở thành
điểm vui chơi cho các cháu nhỏ.
Điển hình là khu Trung Kính Hạ
(phường Trung Hòa), có một mảnh
đất trống hơn 2.000m2. Tháng
8/2013, UBND quận Cầu Giấy đã
đầu tư hạ tầng, san nền, lát gạch,
trồng cây xanh, xây hàng rào xung
quanh và kêu gọi các doanh nghiệp
trên địa bàn hỗ trợ trang thiết bị vui
chơi, làm thảm cỏ nhân tạo trên diện
tích hơn 400m2. Tổng mức đầu tư
khu vui chơi này là hơn 2,7 tỷ đồng.
Các trang thiết bị vui chơi đều là
hàng tốt, bền, đẹp, phù hợp với nhu
cầu, an toàn lâu dài cho trẻ nhỏ. Sân
chơi này được các hộ dân nhiệt tình
ủng hộ, cùng bảo vệ, giữ gìn tài sản
chung.
Trên địa bàn quận Cầu Giấy,
hàng loạt khu vui chơi đã được đầu
tư trong các cụm dân cư, đem lại
Nỗ lực xây dựng sân chơi cho trẻ em
13số 1130 l 11.6.2015
Sự kiện vấn đề
Theo Đề án phát triển du lịch giai
đoạn 2015-2020, tỉnh Đồng Tháp sẽ
phát triển du lịch sinh thái với sản
phẩm du lịch đặc sắc là du lịch đến
những vùng trồng hoa sen gắn với các
loại hình du lịch trải nghiệm, văn hóa
cộng đồng…
Theo đó, Đồng Tháp sẽ xây dựng
thành phố Cao Lãnh trở thành “thủ
phủ” của đất sen hồng, của kiến trúc
xanh và hoa sen. Ngành du lịch Đồng
Tháp thực hiện việc liên kết vùng, tạo
điểm nhấn riêng biệt cho du khách khi
đến Đồng Tháp; phối hợp với các công
ty du lịch hình thành 2 tour đường thủy,
4 tour đường bộ từ Đồng Tháp xuyên
qua các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long và nước bạn Campuchia.
Năm 2015, Đồng Tháp triển khai
đầu tư 7 dự án trọng điểm là Khu di
tích Nguyễn Sinh Sắc, di tích Xẻo Quít,
Vườn quốc gia Tràm Chim, du lịch
sinh thái Gáo Giồng, Khu di tích Gò
Tháp - Đồng sen Tháp Mười, thành
phố Sa Đéc và làng bè Bình Thạnh.
Trước mắt, ngành du lịch thực hiện
việc làm xanh - sạch - đẹp các điểm du
lịch trọng điểm; gắn xây dựng, bảo vệ
môi trường; thí điểm mô hình đào tạo
theo nhóm, thuê quản lý, thực hiện việc
đào tạo - chuyển giao tại Khu di tích
Xẻo Quít; thí điểm xây dựng sản phẩm
du lịch trải nghiệm tại thành phố Cao
Lãnh và du lịch homestay tại Sa Đéc.
Đồng thời, triển khai chương trình du
lịch “Chào mùa hè 2015” để thu hút du
khách; chuẩn bị tổ chức tốt ngày hội du
lịch Tràm Chim 2015... Tại Đồng
Tháp, đồng sen Tháp Mười và Gò Tháp
sẽ trở thành là điểm du lịch trọng điểm.
Vừa qua, tỉnh Đồng Tháp đã lập quy
hoạch phân khu Khu du lịch Đồng Sen
Tháp Mười thuộc huyện Tháp Mười.
Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười được
quy hoạch là khu du lịch cộng đồng với
định hướng là du lịch sinh thái nhằm
giới thiệu và quảng bá về hoa sen và các
sản phẩm sen. Hiện nay tại thành phố
Cao Lãnh, sen được trồng trên hai bên
các đường phố như tại các tuyến đường
chính của thành phố Cao Lãnh là Lý
Thường Kiệt và Phạm Hữu Lầu với
kinh phí trên 500 triệu đồng. Thành phố
cũng trang trí các cụm tiểu cảnh về hoa
sen, biểu tượng hoa sen và “bé sen”
(một biểu tượng vui của du lịch Đồng
Tháp) để chào đón du khách đến với
thủ phủ đất sen hồng.
Ông Lê Hà Luân - Phó Chủ tịch
UBND thành phố Cao Lãnh cho biết:
Thành phố từng bước xây dựng Cao
Lãnh thực sự là “thủ phủ của Đồng
Tháp sen hồng”. Các công trình, tiểu
cảnh trang trí không gian theo chủ đề
sen và những sản phẩm đặc trưng từ
sen sẽ tạo điểm nhấn cho thành phố,
góp phần xây dựng hình ảnh con người
Cao Lãnh thân thiện, đúng như thông
điệp “Du lịch Đồng Tháp - thuần khiết
như hồn sen”.
Thành phố Cao Lãnh đang xây
dựng kế hoạch phát triển du lịch, tập
trung mô hình du lịch trải nghiệm gắn
với nông nghiệp đô thị, sông nước và
văn hóa sen. Thực hiện ý tưởng đô thị
sen, thành phố cũng xây dựng thêm các
tuyến đường sen trên các trục đường
chính và đề ra kế hoạch phát triển sản
phẩm từ sen, bảo tàng sen gồm các bộ
sưu tập gắn với hình ảnh hoa sen như:
Ao dài sen, đồ trang trí sen, những món
ăn hấp dẫn, nổi bật là món cơm gói lá
sen. Đặc sản này được nấu bằng gạo
huyết rồng với hạt sen hấp chín và
muối mè gói trong lá sen hay cá lóc
nướng trui cuốn lá sen non.
Ngoài những sản phẩm du lịch từ
sen, Đồng Tháp còn có mô hình du lịch
xanh ở làng hoa Sa Đéc. Ông Phan Văn
Nhiều - Chủ tịch UBND thành phố Sa
Đéc cho biết, vừa qua thành phố đầu tư
15 tỷ đồng xây dựng con đường hoa Sa
Nhiên-Ca Dao, tạo điều kiện cho du
khách thuận lợi khi đến tham quan các
vùng trồng hoa.
L.KháNh
Đồng Tháp xây dựng Đề án phát triển du lịch
giai đoạn 2015-2020
“làn gió mới”, niềm vui cho trẻ em
nơi đây, góp phần quan trọng đáp
ứng quyền vui chơi của trẻ. Có thể
kể đến như nhà văn hóa phường
Dịch Vọng Hậu; nhà văn hóa
phường Mai Dịch; sân chơi tổ 24, tổ
27 phường Trung Hòa; sân chơi khu
A10, A11 phường Nghĩa Tân. Đặc
biệt, những đồi cỏ nhân tạo tại công
viên Cầu Giấy và công viên Nghĩa
Đô, được đầu tư nhiều trang thiết bị
đồ chơi hiện đại, đưa vào khai thác
từ năm 2012 đến nay không chỉ tạo
sân chơi cho trẻ em khu vực lân cận,
mà còn là điểm đến hấp dẫn của trẻ
em những khu vực khác trong Thủ
đô.
Bà Ninh Thị Hồng - Hội Bảo vệ
quyền trẻ em Việt Nam cho rằng:
Thiếu sân chơi cho trẻ em một phần
thể hiện sự nghèo nàn về văn hóa,
mặt khác cho thấy chất lượng cuộc
sống thấp. Việc tổ chức không gian
vui chơi nằm ngay trong khu dân cư
là cần thiết, bởi trẻ em phải được tiếp
cận sân chơi vài giờ mỗi ngày để phát
triển toàn diện thể chất và tinh thần.
Từ thực tế trên cho thấy, ở đâu có
sự quan tâm vào cuộc quyết liệt của
các cấp, các ngành và người dân thì
ở đó trẻ em sẽ có sân chơi và điểm
vui chơi an toàn.
t.t.N
14 số 1130 l 11.6.2015
Sự kiện vấn đề
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng
lớn về biển, hải đảo, với diện tích mặt
biển hơn một triệu km2, bờ biển dài
trên 3.000km trải dài từ Bắc-Trung-
Nam với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ,
cùng những bãi tắm cát trắng, nước
xanh và hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Những bãi biển, vịnh biển
của Việt Nam được du khách cả thế
giới biết đến như vịnh Hạ Long, vịnh
Nha Trang hay bãi biển Đà Nẵng được
Tạp chí Forbes bầu chọn là một trong
6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Đây
là điều kiện lý tưởng để khai thác du
lịch mà không phải quốc gia nào cũng
có được.
Tàinguyêndulịchbiển
Du lịch - Ngành kinh tế dịch vụ của
Việt Nam đã phát triển mạnh những
năm qua. Cụ thể là du lịch biển đảo
chiếm khoảng 70% hoạt động của toàn
ngành. Du lịch là một trong năm hướng
đột phá để phát triển kinh tế biển, ven
biển lâu dài và bền vững. Chính vì vậy
việc bảo vệ, phát triển và tôn vinh
thương hiệu biển Việt Nam được quan
tâm, chú trọng đặc biệt. Bao nhiêu năm
tự hào “rừng vàng, biển bạc”, bây giờ
ngành du lịch Việt Nam phải có trách
nhiệm quảng bá những giá trị “vàng”
ấy ra thế giới. Thương hiệu biển Việt
Nam giúp bạn bè quốc tế và người dân
Việt Nam hiểu đầy đủ hơn về hình ảnh
quốc gia Việt Nam, một quốc gia có thế
mạnh về biển. Nó cũng giúp bạn bè
quốc tế hiểu hơn về hình ảnh đất nước
đang vươn lên khẳng định vị thế và giá
trị của mình, từng bước xây dựng hình
ảnh của một quốc gia biển vững mạnh.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu
Phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch),
nước ta có 2.770 đảo ven bờ cùng hàng
loạt các bãi tắm đẹp từ Bắc vào Nam
với những đặc trưng khác nhau. Đó là
lợi thế thiên nhiên ban tặng cho Việt
Nam để phát triển du lịch. Khoảng 125
bãi biển, vịnh biển thuận lợi để phát
triển du lịch và hơn 30/125 trong số
này đã được các địa phương khai thác
tốt để phát triển kinh tế, xóa đói giảm
nghèo. Có thể kể đến một số khu vực
đã được khai thác du lịch biển như
Quảng Ninh, Hải Phòng, Huế, Đà
Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Phan
Thiết, Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu...
Trong số các bãi biển, vịnh biển của
Việt Nam có một số điểm đến đã nổi
tiếng thu hút nhiều du khách quốc tế tới
du lịch hàng năm. Đó là Vịnh Hạ Long
- Di sản thiên nhiên thế giới thuộc tỉnh
Quảng Ninh; Vịnh Nha Trang - một
trong những vịnh đẹp nhất thế giới; bãi
biển Đà Nẵng hàng năm cũng thu hút
khoảng 70% số lượng khách quốc tế
tới Việt Nam và 50% khách nội địa,
mang lại 70% doanh thu cho ngành du
lịch cả nước.
Trong Chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam, du lịch biển chính là thế
mạnh cần ưu tiên, trong đó mỗi địa
phương, vùng miền có biển trên dải đất
hình chữ S này lại có thể phát triển sản
phẩm du lịch biển một cách khác biệt.
Ví dụ như tới Hạ Long, Cát Bà, khách
du lịch được tham quan thắng cảnh độc
nhất vô nhị trên thế giới về cảnh quan
đá vôi. Dải đất miền Trung từ Sầm Sơn
(Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An) cho
đến Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà
Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình
Thuận, Vũng Tàu lại có thế mạnh khác.
Ở đây có tới 2 phân khúc, thứ nhất là
từ Sầm Sơn (Thanh Hóa) tới Thừa
Thiên Huế; thứ hai là từ Đà Nẵng,
Quảng Nam cho tới Vũng Tàu. Mỗi
phân khúc có đặc trưng riêng và cần sự
ưu tiên khác nhau để phát triển sản
phẩm dựa trên tiềm năng, tài nguyên
thế mạnh, khác biệt về khí hậu, địa
hình, địa mạo. Điều này sẽ mang lại
cho du khách những cảm nhận riêng
biệt rõ rệt với mỗi vùng biển.
Du lịch biển đã mang lại cơ hội xóa
đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của
người dân ở vùng ven biển nhiều địa
phương trong cả nước. Các bãi biển
thiên nhiên tươi đẹp thu hút đồng đảo
du khách khiến nhiều doanh nghiệp
đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú, cơ sở hạ
tầng du lịch vùng ven biển nhằm đáp
ứng nhu cầu du khách. Theo thống kê
của Tổng cục Du lịch, hiện vùng ven
biển Việt Nam có khoảng 1.400 cơ sở
lưu trú, đặc biệt là các khách sạn từ 3
sao trở lên phần lớn tập trung ở đây.
Các sản vật địa phương liên quan đến
biển cũng theo đó mà phát triển thành
thương hiệu, đậm dấu ấn bản sắc văn
hóa địa phương, góp phần đáng kể vào
việc phát triển sản phẩm gắn với các
tour du lịch. Với định hướng đến năm
2020 du lịch biển Việt Nam đứng vào
nhóm các nước có du lịch biển phát
triển nhất Đông Nam Á như Thái Lan,
Indonesia, Malaysia, từ nay đến năm
2020 Việt Nam hình thành 5 khu vực
du lịch biển có sức cạnh tranh cao trong
khu vực. Đó là khu Hạ Long-Cát Bà;
Lăng Cô-Sơn Trà-Hội An; Nha Trang-
Cam Ranh; Phan Thiết-Mũi Né; khu du
lịch Phú Quốc. Bên cạnh đó, các khu
du lịch biển giàu tiềm năng khác được
đầu tư phát triển như Vân Đồn-Cô Tô;
bước đầu khai thác tour du lịch ra
Trường Sa; đầu tư, khai thác cảng du
lịch chuyên dụng...
Du lịch sinh thái được xem là một
loại hình mới mẻ nhưng hứa hẹn sẽ
phát triển mạnh trong tương lai vì tiềm
năng sinh thái hết sức đa dạng. Việt
Nam hiện có hơn 20 kiểu hệ sinh thái
điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh
học biển khác nhau. Các hệ sinh thái
này có giá trị dịch vụ rất lớn, là nơi cư
trú, sinh sản, ươm nuôi của nhiều loài
thủy hải sản sinh vật bản địa và di cư,
cũng như một số hệ sinh thái có năng
suất sinh học cao là rạn san hô, thảm
cỏ biển và rừng ngập mặn.
Toàn bộ vùng biển Việt Nam nằm
Xây dựng thương hiệu cho ngành du lịch biển Việt Nam
15số 1130 l 11.6.2015
Sự kiện vấn đề
trong khu vực nhiệt đới gió mùa với sự
khác biệt đáng kể về khí hậu giữa các
vùng biển, rất thuận lợi để hình thành
những khu hệ động thực vật có tính đa
dạng sinh học cao. Chính vì vậy, tổ
chức thực hiện tốt công tác bảo tồn
biển sẽ tạo đà cho việc phát triển
thương hiệu “biển Việt Nam”.
Nhữnghạnchếcầnsớmkhắcphục
Bà Trương Thị Như Ngọc - Trung
tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Trà
Vinh cho rằng: Phát triển và bảo tồn
cần phải hài hòa với nhau vì nếu quá
chú trọng đến bảo tồn thì không thể
phát triển kinh tế biển nhanh được.
Ngược lại, nếu quá chú trọng đến phát
triển kinh tế biển thì khó đạt được mục
tiêu của bảo tồn biển. Điều này đã đặt
các quốc gia ven biển, trong đó có Việt
Nam cần phải cân nhắc vấn đề bảo tồn
biển và phát triển kinh tế.
Trong khi đó, xu thế chung của thế
giới hiện nay là kết hợp hài hòa giữa
bảo tồn biển và phát triển kinh tế biển.
Điều đó có nghĩa cần phải có sự hài
hòa giữa bảo tồn biển và phát triển kinh
tế biển thông qua tổng thể các giải pháp
hợp lý nhằm phát triển bền vững, vừa
đạt được mục tiêu bảo tồn, vừa đạt
được mục tiêu phát triển kinh tế. Mặc
dù có đủ lợi thế, nhưng du lịch biển
Việt Nam vẫn còn ở dạng tiềm năng.
Hiện nay du lịch Việt Nam vẫn
chưa trả lời được 4 câu hỏi quan trọng
nhất của phát triển du lịch biển. Đó là
ai đến, đến đây làm gì, đến bằng cách
nào và để lại cái gì? Chúng ta có số liệu
chung chung về du khách quốc tế chọn
biển Việt Nam làm điểm đến, nhưng
chưa phân tích rõ từng thị trường vì
mỗi thị trường khách có nhu cầu khác
nhau. Còn câu hỏi đến đây để làm gì
cũng chưa trả lời thỏa đáng, vì biển
Việt Nam thiếu quá nhiều dịch vụ bổ
trợ hoặc không đa dạng sản phẩm vui
chơi giải trí trên biển như các nước
trong khu vực.
Ở một khía cạnh khác, du lịch Việt
Nam đang lãng phí trong quá trình khai
thác tiềm năng du lịch biển. Quy hoạch
của nhiều bãi biển đẹp ở Việt Nam đã
bị phá vỡ, phát triển manh mún và khó
điều chỉnh. Bãi biển Mũi Né đang kẹt
cứng trong không gian ven bờ, khi có
quá nhiều khách sạn, resort chen dày ở
mặt tiền biển, che khuất gần như hoàn
toàn đường ra biển của du khách và cả
cư dân địa phương. Ngành du lịch tàu
biển ở Việt Nam chưa thu hút du khách
vì hiện tại Việt Nam vẫn chưa có cảng
hành khách tàu biển chuyên biệt. Các
tàu biển du lịch đang phải cập cảng
chung với cảng hàng hóa, nên chất
lượng dịch vụ cũng như điều kiện kỹ
thuật tại các cảng này chưa đảm bảo
chất lượng cao cho khách du lịch.
Mặt khác, sản phẩm du lịch ở các
điểm dừng chân của du khách còn đơn
điệu, vấn đề an ninh du lịch còn nhiều
bất cập, trình độ nhân lực phục vụ cho
ngành du lịch còn nhiều hạn chế về kỹ
năng, ngoại ngữ... Nhu cầu khách đi
biển vào dịp cuối tuần tăng rất cao, các
trung tâm du lịch biển đều quá tải.
Nhược điểm lớn nhất là dịch vụ ở các
nơi này thiếu, yếu và ít dịch vụ bổ trợ
cho khách vui chơi, mua sắm... Một số
vùng biển còn tiềm năng lớn nhưng rất
khó đưa khách đến với số lượng đông
như Hà Tiên, Hòn Chông và Phú Quốc
thuộc tỉnh Kiên Giang, do thiếu hạ
tầng, dịch vụ hoặc đường bay chưa thật
thuận lợi.
An ninh trật tự và quản lý giá cũng
là những vấn đề khiến nhiều doanh
nghiệp du lịch bức xúc. Rất nhiều khu
du lịch lên giá vào giờ chót làm cho
khách bất bình. Giá có thể cao vào
những ngày cao điểm nhưng không nên
vượt quá 50% so với ngày thường và
điều này cần được thông báo trước cho
khách, cũng như các công ty lữ hành.
Cũng theo bà Trương Thị Như
Ngọc: Các bãi biển Việt Nam cho đến
nay phát triển theo lối tự phát và phần
nào tùy tiện, mang tính riêng lẻ và
không có đặc trưng. Các khu nghỉ
dưỡng ven biển ở Việt Nam có giá cao,
chủ yếu nhắm vào đối tượng khách
quốc tế và một phần du khách giàu có
trong nước, rốt cuộc đã đẩy du khách
có thu nhập trung bình đi du lịch ra
nước ngoài. Trong khi khách quốc tế
vào Việt Nam chỉ đi theo mùa (thường
là 4 tháng cuối năm), còn lại phần lớn
thời gian không khai thác hết công suất
phòng.
Với khách đi du lịch bằng tàu biển,
trên suốt chiều dài 3.260km bờ biển,
Việt Nam có nhiều lợi thế để xây dựng
một trung tâm cho du khách, nhưng
cho đến nay vẫn không có một cảng
chuyên biệt nào dành cho du khách.
Nhiều tàu biển chở khách vào Việt
Nam vẫn phải neo đậu nhờ các cảng
hàng hóa, gây bất tiện và không khai
thác được gì thêm các giá trị gia tăng
khác như mua sắm, giải trí, ăn uống tại
cảng. Hành trình di chuyển từ cảng vào
trung tâm thành phố mất quá nhiều thời
gian, do đây là đoạn đường có nhiều xe
tải chở hàng, khiến khách phàn nàn. Do
đó, du lịch Việt Nam đã mất đi phần
nào cơ hội từ thị trường khách này
mang lại.
Việt Nam chưa khai thác hiệu quả
tiềm năng du lịch biển. Minh chứng là
hệ thống di sản được thế giới công
nhận nằm ven biển chỉ có Hội An, Hạ
Long, Huế được khai thác tốt; còn
Phong Nha-Kẻ Bàng thì chưa. Du
khách chủ yếu tập trung ở các bãi biển
miền Trung, những bãi biển khác chỉ
đón khách theo mùa. Việc phát triển
các bãi biển không theo quy hoạch,
khiến sản phẩm bị trùng lặp. Chẳng
hạn trong khi bãi biển Lăng Cô ảnh
hưởng nhiều bởi khí hậu phía Bắc, mưa
kéo dài trong năm, nhưng lại tổ chức
các sản phẩm nghỉ dưỡng giống như
Đà Nẵng, Quảng Nam chịu ảnh hưởng
của khí hậu phía Nam...
Để nâng cao tầm vóc và xây dựng
thương hiệu du lịch biển Việt Nam,
(Xem tiếp trang 17)
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
16 số 1130 l 11.6.2015
Sự kiện vấn đề
Sau 4 ngày thi đấu sôi nổi, ngày
06/6 tại tỉnh Sơn La, Giải vô địch đẩy
gậy toàn quốc lần thứ IX năm 2015 đã
kết thúc.
Kết quả, đoàn TP. Hồ Chí Minh đã
chiếm ưu thế tuyệt đối, xếp vị trí thứ
nhất khi giành tổng cộng 12HCV,
1HCB và 4HCĐ. Tiếp đến là đoàn Bắc
Giang với 4HCV, 4HCB và 4HCĐ.
Đứng ở vị trí thứ ba là đoàn Yên Bái
với 3HCV, 4HCB và 2HCĐ.
Giải vô địch đẩy gậy toàn quốc lần
thứ IX năm 2015 có 168 vận động viên
đến từ 12 đoàn của các tỉnh/thành trong
cả nước tham gia. Các vận động viên
thi đấu ở hai nội dung nam, nữ với 26
hạng cân; trong đó, nam thi đấu ở 14
hạng cân và nữ thi đấu ở 12 hạng cân.
Theo đánh giá của Hội đồng trọng
tài, chất lượng giải năm 2015 được
nâng cao hơn so với các năm trước.
Các vận động viên đã thi đấu trung
thực, hết mình. Ban tổ chức cũng
chuẩn bị chu đáo từ sân bãi, dụng cụ,
khánh tiết, đảm bảo an ninh trật tự,
chăm sóc y tế…
hồ thANh
TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu Giải vô địch đẩy gậy toàn quốc lần IX
Mùa du lịch hè đã bắt đầu, đây được
coi là mùa sôi động nhất trong năm của
ngành du lịch. Theo ghi nhận, hè năm
2015, lượng khách du lịch tăng cao và
có xu hướng lựa chọn chính là các tour
du lịch nội địa.
Dịp hè là thời gian học sinh nghỉ
học dài ngày, cộng với thời tiết nắng
nóng khiến nhu cầu đi du lịch tăng cao.
Theo ước tính của các công ty du lịch
Hà Nội, lượng khách hè 2015 tăng từ
20-30% so với cùng kỳ năm trước.
Điều đáng nói là lượng khách đặt các
tour du lịch trong nước chiếm phần
đông, tạo hiệu ứng lớn cho phong trào
người Việt Nam du lịch Việt Nam.
Theo ông Phạm Văn Bảy - Trưởng
phòng Du lịch trong nước - Công ty du
lịch Vietravel tại Hà Nội: Lượng khách
đặt tour trong tháng 6 đã đạt trên 80%
số chỗ, hiện đơn vị tiếp tục nhận đặt
tour tháng 7, 8. Trên cơ sở năng lực
phục vụ của đơn vị và nhu cầu của
người dân, ước lượng khách dịp hè
đăng ký tour qua Vietravel tăng 30% so
với hè năm trước. Cũng theo ông Phạm
Văn Bảy, nhu cầu đi du lịch nội địa của
người dân ngày một tăng. 5 tháng đầu
năm nay, lượng khách du lịch đặt tour
nội địa qua Vietravel đạt trên 9.500 lượt
khách, tăng 66% so với cùng kỳ năm
trước.
Tại Công ty du lịch Vietrantour, ông
Lê Công Năng - Trưởng phòng truyền
thông khẳng định: Năm nay, lượng
khách đặt tour hè tăng đột biến. Đến
thời điểm này, lượng khách đặt tour hè
khởi hành tháng 5, 6 đạt 80% kế hoạch.
Vietrantour đang tiếp tục đặt tiếp vé và
dịch vụ để đáp ứng nhu cầu du lịch hè
tăng cao của du khách.
Cũng do thời tiết hè nắng nóng, nhu
cầu du lịch trong nước, đặc biệt là du
lịch biển tăng mạnh. Hè năm nay, các
trọng điểm du lịch biển như Đà Nẵng,
Nha Trang, Phú Quốc tiếp tục là những
điểm thu hút khách, nhất là khách Hà
Nội. Ngoài ra, một số điểm du lịch biển
mới được nhiều khách lựa chọn như:
Quy Nhơn, Lý Sơn, Cô Tô.
Ông Phạm Tiến Dũng - Giám đốc
Công ty du lịch Goldentour cho biết:
Dịp hè này, các tour du lịch được nhiều
khách đặt mua, trong đó đánh dấu sự
tăng trưởng đột biến của các tour du
lịch biển. Đến thời điểm hiện tại, lượng
khách đặt tour du lịch biển qua
Goldentour tăng từ 20-25% so với cùng
kỳ, điểm đến được lựa chọn nhiều là Đà
Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang. Đó là tín
hiệu tốt để công ty tăng năng lực dịch
vụ phục vụ khách.
Cũng theo đánh giá của các công ty
lữ hành Hà Nội, cơ cấu khách dịp hè tập
trung vào nhóm khách gia đình trong đó
rất đông khách trẻ em vì vậy xu hướng
chọn tour hè là các tour trong nước,
ngắn ngày, chủ yếu từ 3-5 ngày.
Nắm bắt nhu cầu đi du lịch của
người dân trong dịp hè, các công ty lữ
hành Hà Nội đã thực hiện nhiều chương
trình kích cầu, thu hút khách. Các bộ
sản phẩm du lịch với nhiều điểm đến
mới, giá cả hấp dẫn được đồng loạt tung
ra. Công ty du lịch Vietravel tại Hà Nội
xây dựng chương trình khuyến mại “Hè
rực rỡ” có mức giảm tới 14 triệu đồng
so với tour thông thường. Doanh nghiệp
cũng khai thác, mở tới hơn 20 điểm đến
hoàn toàn mới, tập trung vào các biển
đảo như: Cô Tô (Quảng Ninh), Lý Sơn
(Quảng Ngãi), Tuy Hòa (Phú Yên),
Bình Hưng (Khánh Hòa)… Hè này,
Vietravel Hà Nội còn áp dụng nhiều
chương trình khuyến mại như tặng
phiếu giảm giá tour du lịch, giảm giá
cho nhóm 4 khách trở lên đăng ký tour
trong bộ sản phẩm mới, bốc thăm trúng
thưởng 100% khi thanh toán tour, nhận
voucher dịch vụ trị giá 1 triệu đồng và
cơ hội sở hữu 1 xe máy Vespa 946
Bellisima.
Đáp ứng nhu cầu du lịch hè,
Vietrantour đã làm việc với các hãng
hàng không, đối tác dịch vụ trong và
ngoài nước để xây dựng và mở bán các
gói sản phẩm du lịch đảm bảo chất
lượng với giá thành tốt, giảm hơn so với
năm ngoái. Nhờ nhiều năm liên tục đạt
doanh số cao với VietNamAirlines nên
Vietrantour phối hợp với hãng này có
thể đưa ra các sản phẩm tour nội địa có
giá giảm 5-10% so với cùng kỳ năm
ngoái với chất lượng ngày một cao hơn.
X.MiNh
Du lịch hè 2015: Lượng khách tăng, hấp dẫn các tour nội địa
17số 1130 l 11.6.2015
Sự kiện vấn đề
Sau một thời gian tuyển chọn, “Trại
hè bóng đá Yamaha 2015” đã tuyển
chọn được 150 trong tổng số 910 học
viên nam thuộc 3 lứa tuổi U6, U8, U10
vào danh sách đào tạo. Đây là hoạt
động thường niên lần thứ 4 do Công ty
Yamaha Motor Việt Nam tổ chức và tài
trợ toàn bộ trang phục, chi phí cho trại
hè. Những cầu thủ nhí này sẽ được
huấn luyện trong 3 tuần từ 08-27/6 tại
sân tập Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ
Việt Nam (Hà Nội).
Tại cuộc tuyển chọn, các huấn
luyện viên giàu kinh nghiệm Việt Nam
và Nhật Bản đã lựa chọn học viên theo
tiêu chí đam mê bóng đá, có ý chí
quyết tâm, tính đồng đội, biết quan sát
và nắm bắt cơ hội. Các em sẽ được đào
tạo bóng đá theo tiêu chuẩn Nhật Bản,
được chú trọng phát triển cả về thể chất
và tinh thần phù hợp từng lứa tuổi U6,
U8, U10, giáo dục kỹ năng sống để từ
đó định hướng và bồi dưỡng ước mơ
hướng tới tương lai. Đây là hoạt động
thường niên thuộc chuỗi các hoạt động
vì cộng đồng trong chương trình “Vì
tương lai bóng đá Việt Nam” của Công
ty Yamaha Motor Việt Nam.
Ban tổ chức cho biết: Ứng viên Trại
hè bóng đá Yamaha năm 2015 tốt hơn
nhiều so với các năm trước. Các em
vượt trội về sự dẻo dai, sự quyết tâm và
sự trong sáng vốn có của lứa tuổi. Với
đức tính quyết tâm không bỏ cuộc, khi
được luyện tập và định hướng đúng
đắn các em sẽ là nhân tố quan trọng
đóng góp tích cực cho sự phát triển của
bóng đá Việt Nam sau này.
Sau 3 lần tổ chức, Trại hè bóng đá
Yamaha đã nhận được sự quan tâm,
ủng hộ đặc biệt từ phía các em nhỏ, các
phụ huynh và các nhà chuyên môn, trở
thành một sân chơi lành mạnh, không
thể thiếu với các em thiếu nhi thủ đô
mỗi khi hè về. Thông qua Trại hè bóng
đá, các em không chỉ được bồi đắp tình
yêu với trái bóng tròn mà còn được học
thêm về kỹ năng sống, tính kỷ luật và
tinh thần đoàn kết...
Sau Hà Nội, Trại hè bóng đá
Yamaha tiếp tục được tổ chức tại Nghệ
An, với 600 ứng viên đến từ Nghệ An
và các tỉnh lân cận sẽ tham gia tuyển
chọn vào ngày 21/6 tại sân tập Câu lạc
bộ Sông Lam Nghệ An. Qua đợt tuyển
chọn này sẽ có 125 cầu thủ nhí được
lựa chọn để tham gia khóa học tại xứ
Nghệ...
NAM ANh
Đào tạo tài năng bóng đá trẻ“Vì tương lai bóng đá Việt Nam”
Tối 06/6, tại Nhà thi đấu Thể dục
Thể thao tỉnh Đắk Lắk, bảng II, vòng
loại Giải bóng đá Thiếu niên, Nhi đồng
toàn quốc năm 2015, đã chính thức
khởi tranh. Bảng II, do Sở VHTTDL
tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Liên đoàn
Bóng đá Việt Nam và Báo Nhi đồng tổ
chức. Tham gia giải đấu có 320 vận
động viên của 23 đội bóng gồm: 10 đội
Thiếu niên (U13), 13 đội Nhi đồng
(U11) đến từ các tỉnh từ Quảng Trị vào
các tỉnh phía Nam. 13 đội bóng nhi
đồng được chia thành 4 bảng, thi đấu ở
nhà thi đấu Thể dục Thể thao (Đắk
Lắk), 10 đội bóng thiếu niên được chia
thành 3 bảng thi đấu ở Sân vận động
Buôn Ma Thuột. Các đội thi đấu vòng
tròn 1 lượt, chọn các đội xếp nhất, nhì
mỗi bảng vào vòng đấu loại trực tiếp.
Kết thúc vòng loại, Ban tổ chức sẽ
chọn 4 đội thiếu niên (U13), 7 đội nhi
đồng (U11), có thành tích tốt nhất ở
mỗi bảng tham gia vòng chung kết.
Theo Ban tổ chức, giải đấu năm nay
thu hút nhiều đội bóng mạnh đến từ các
tỉnh/thành, các trung tâm đào tạo như:
Đắk Lắk, PhúYên, Phú Nhuận (TP. Hồ
Chí Minh), Nhân Tín (Đà Nẵng).
Giải bóng đá Thiếu niên và Nhi
đồng toàn quốc là giải đấu chính thức,
trong hệ thống thi đấu quốc gia, được
tổ chức thường niên, nhằm mục đích
phát triển phong trào bóng đá trong lứa
tuổi thiếu niên, nhi đồng; tạo sân chơi
lành mạnh cho các em trong dịp hè,
đồng thời trên cơ sở đó phát hiện và
bồi dưỡng những mầm non tài năng
bóng đá.
Bảng II, Giải bóng đá thiếu niên,
nhi đồng toàn quốc năm 2015 sẽ kết
thúc vào ngày 14/6.
Vũ MiNh
Khởi tranh vòng loại Giải bóng đá Thiếu niên, Nhi đồng
toàn quốc 2015
Quyết định số 201/QĐ-TTg, về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030. Với quan
điểm phát triển du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ
trọng ngày càng cao trong cơ cấu
GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế-xã hội. Nên ngay từ bây giờ,
ngành du lịch Việt Nam cần sớm khắc
phục được các mặt hạn chế, nhanh
chóng phát triển du lịch nói chung và
du lịch biển nói riêng theo hướng
chuyên nghiệp, hiện đại, trở thành
điểm đến hấp dẫn và tiện ích cho mọi
du khách trong và ngoài nước.
K.hoàN
Xâydựngthươnghiệu... (Tiếp theo trang 15)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vn

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1028 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1028 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1028 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1028 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Lichsudulich
LichsudulichLichsudulich
Lichsudulich
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
 

Viewers also liked

Tα Εθνικά και Φιλελεύθερα Κινήματα στην Ευρώπη
Tα Εθνικά και Φιλελεύθερα Κινήματα στην ΕυρώπηTα Εθνικά και Φιλελεύθερα Κινήματα στην Ευρώπη
Tα Εθνικά και Φιλελεύθερα Κινήματα στην Ευρώπη
peri mixou
 
Diploma_Scaffolding For Construction
Diploma_Scaffolding For ConstructionDiploma_Scaffolding For Construction
Diploma_Scaffolding For Construction
Zaheer Chattha
 
Chris2015 - Brief
Chris2015 - BriefChris2015 - Brief
Chris2015 - Brief
Chris Moore
 

Viewers also liked (13)

Exposicion La lectura Fernando Lopez
Exposicion La lectura Fernando LopezExposicion La lectura Fernando Lopez
Exposicion La lectura Fernando Lopez
 
Tα Εθνικά και Φιλελεύθερα Κινήματα στην Ευρώπη
Tα Εθνικά και Φιλελεύθερα Κινήματα στην ΕυρώπηTα Εθνικά και Φιλελεύθερα Κινήματα στην Ευρώπη
Tα Εθνικά και Φιλελεύθερα Κινήματα στην Ευρώπη
 
ECOSISTEMA DE INNOVACIÓN SERRANIA DE CUENCA. BOLETIN DE NOTICIAS 1
ECOSISTEMA DE INNOVACIÓN SERRANIA DE CUENCA. BOLETIN DE NOTICIAS 1ECOSISTEMA DE INNOVACIÓN SERRANIA DE CUENCA. BOLETIN DE NOTICIAS 1
ECOSISTEMA DE INNOVACIÓN SERRANIA DE CUENCA. BOLETIN DE NOTICIAS 1
 
Presentatie zweden
Presentatie zweden Presentatie zweden
Presentatie zweden
 
Diploma_Scaffolding For Construction
Diploma_Scaffolding For ConstructionDiploma_Scaffolding For Construction
Diploma_Scaffolding For Construction
 
Chris2015 - Brief
Chris2015 - BriefChris2015 - Brief
Chris2015 - Brief
 
CFe-SAT - Cupom Fiscal Eletrônico - Sistema de Autenticação e Transmissão
CFe-SAT - Cupom Fiscal Eletrônico - Sistema de Autenticação e TransmissãoCFe-SAT - Cupom Fiscal Eletrônico - Sistema de Autenticação e Transmissão
CFe-SAT - Cupom Fiscal Eletrônico - Sistema de Autenticação e Transmissão
 
Sem 3 dia 3 cotidiano
Sem 3 dia 3 cotidianoSem 3 dia 3 cotidiano
Sem 3 dia 3 cotidiano
 
Aspectos logísticos de la venta online
Aspectos logísticos de la venta onlineAspectos logísticos de la venta online
Aspectos logísticos de la venta online
 
Electrical Distribution Maintenance Services Guide
Electrical Distribution Maintenance Services GuideElectrical Distribution Maintenance Services Guide
Electrical Distribution Maintenance Services Guide
 
Trimble Ag Brochure 2013
Trimble Ag Brochure 2013Trimble Ag Brochure 2013
Trimble Ag Brochure 2013
 
La múcura está en el suelo S100615s
La múcura está en el suelo    S100615sLa múcura está en el suelo    S100615s
La múcura está en el suelo S100615s
 
Cours masterlyon
Cours masterlyonCours masterlyon
Cours masterlyon
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vn

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vn (18)

Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1116 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1116 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1116 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1116 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
 

More from Pham Long

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vn

  • 1. Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1130 ngày 11/6/2015 - Tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày Sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh [Tr.6] - Triển khai Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam [Tr.4] - Xây dựng thương hiệu cho ngành du lịch biển Việt Nam [Tr.14] - Nỗ lực xây dựng sân chơi cho trẻ em [Tr.12] Tại SEA Games 28 đang diễn ra tại Singapore, Thể thao Việt Nam tiếp tục gặt hái thành tích đáng ghi nhận. Không chỉ giành HCV, các vận động viên Việt Nam còn phá kỷ lục của Đại hội, tiêu biểu là ở môn Bơi lội với Nguyễn Thị Ánh Viên, Hoàng Quý Phước. Điều đặc biệt, các môn Olympic đã cho thấy sự tiến bộ rõ rệt khi chiếm hầu hết số Huy chương Vàng mà đoàn Việt Nam đoạt được. Đây có thể xem là sự đột phá của Bơi lội Việt Nam tại SEA Games; cũng thể hiện sự chuyển hướng đầu tư đúng đắn nhằm xây dựng nền tảng vững chắc cho thể thao nước nhà tiến vào đấu trường châu lục, đấu trường Olympic. (Xem tiếp trang 8) Không tổ chức đưa khách du lịch sang vùng có dịch bệnh MERS-CoV Ngày 05/6, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Công điện số 2249/BVHTTDL-TCDL gửi các Sở VHTTDL; Sở Du lịch các tỉnh/thành; Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Hiệp hội Du lịch các địa phương; các doanh nghiệp lữ hành quốc tế; các khách sạn từ 3-5 sao về việc phòng, chống dịch bệnh MERS-CoV. Bộ VHTTDL khuyến cáo các doanh nghiệp lữ hành quốc tế không nên tổ chức đưa khách du lịch đến các vùng đang có dịch bệnh MERS-CoV, chủ động kiểm soát những đoàn khách từ vùng đang có dịch bệnh đến Việt Nam. (Xem tiếp trang 11) ÁnhViênlầnthứ3phákỷlụcSEAGames28 Nhiều vận động viên Việt Nam phá kỷ lục SEA Games Ảnh:HoàngHà trong số này Thí điểm chuyển đổi mô hình quản lý tài chính các đơn vị nghệ thuật Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ- CP của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt là Nghị định số 43), năm 2012, Bộ VHTTDL đã giao quyền tự chủ 100% cho 4 đơn vị nghệ thuật, gồm: Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam, Trung tâm Chiếu phim quốc gia và Khu Liên hợpThể thao quốc gia. Năm 2015, Bộ VHTTDL chọn 5 đơn vị nghệ thuật để triển khai. Trong đó, ngoài Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam là đơn vị sẽ tự chủ 100% (tức là là sẽ cắt toàn bộ ngân sách), 4 đơn vị còn lại là Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Múa Rối Trung ương, Liên đoàn Xiếc Việt Nam và Trung tâm Kỹ thuật Điện ảnh, thì việc cắt giảm kinh phí thực hiện theo lộ trình. (Xem tiếp trang 7)
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1130 l 11.6.2015 Mới đây, Bộ VHTTDL và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2015/TTLT- BVHTTDL-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện. Chương I Thông tư liên tịch quy định cụ thể mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện và các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành thư viện. Chương II quy định cụ thể về “Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp” đối với Thư viện viên hạng II, hạng III, hạng IV (về nhiệm vụ; tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ và việc thăng hạng chức danh Thư viện viên hạng II, hạng III). Chương III đưa ra các quy định về nội dung bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp. Về nguyên tắc, việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành thư viện phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức. Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. Chương III cũng quy định cụ thể về các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp; cách xếp lương. Thông tư liên tịch được áp dụng đối với viên chức chuyên ngành thư viện làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Thông tư liên tịch là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức chuyên ngành thư viện đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; các cơ sở, tổ chức, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập cũng có thể vận dụng quy định tại Thông tư này để tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ viên chức chuyên ngành thư viện. Sau khi Thông tư liên tịch chính thức có hiệu lực, người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý và sử dụng viên chức có trách nhiệm rà soát lại các vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành thư viện thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp; quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành thư viện tương ứng trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo thẩm quyền hoặc theo phân cấp, ủy quyền sau khi phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thông tư liên tịch gồm 4 chương, 12 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2015. tr.QuỳNh Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 1797/QĐ-BVHTTDL ngày 02/6, phê duyệt Đề án tổ chức Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XIX. Theo đó, Liên hoan Phim sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 05/12/2015 tại TP. Hồ Chí Minh với các sự kiện chính, bao gồm: Chương trình phim dự thi (phim truyện điện ảnh, phim truyện video, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình); Chương trình toàn cảnh (Panorama); Chương trình hội thảo, tọa đàm; Lễ Khai mạc và Lễ Bế mạc, trao giải của Liên hoan Phim. Bên cạnh đó, còn có nhiều sự kiện bên lề như: Tuần phim chào mừng Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XIX tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, Chương trình giao lưu trong Liên hoan Phim, Triển lãm, Chương trình tham quan… Về cơ cấu giải thưởng, sẽ có giải thưởng giành cho Phim truyện điện ảnh, phim truyện video, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình. Mỗi thể loại phim sẽ có giải Bông sen Vàng, Bông sen Bạc và giải thưởng của Ban Giám khảo. Ngoài ra, còn có giải thưởng dành cho cá nhân như đạo diễn xuất sắc, tác giả kịch bản xuất sắc, quay phim xuất sắc, nữ diễn viên chính xuất sắc, nam diễn viên chính xuất sắc, họa sĩ thiết kế xuất sắc… Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XIX nhằm biểu dương các tác phẩm điện ảnh Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc, giàu tính nhân văn, có dấu ấn sáng tạo; vinh danh các nghệ sĩ điện ảnh có thành quả nghệ thuật nổi bật trong thời gian từ sau Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XVIII đến Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XIX; Nâng cao tính chuyên nghiệp trong sáng tác, sản xuất và phổ biến các tác phẩm điện ảnh; tạo điều kiện cho các văn nghệ sĩ điện ảnh, các nhà quản lý, các nhà sản xuất và phổ biến phim trao đổi kinh nghiệm, phát triển sự bền vững của điện ảnh Việt Nam. Đồng thời giới thiệu đến công chúng những tác phẩm mới của điện ảnh Việt Nam; tạo cơ hội tiếp xúc, đối thoại, giao lưu giữa nghệ sĩ, nhà làm phim với khán giả, góp phần tìm hiểu về nhu cầu và thị hiếu điện ảnh của công chúng. Liên hoan Phim là sự kiện văn hóa quốc gia chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước năm 2015 và kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII năm 2016. Đ.Ngọc Phê duyệt Đề án tổ chức Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XIX
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1130 l 11.6.2015 Ngày 01/6, Bộ VHTTDL ban hành Công văn số 2158/BVHTTDL-TV gửi Sở VHTTDL các tỉnh/thành về việc không lưu trữ, luân chuyển và phục vụ bạn đọc sách phát hành bất hợp pháp. Công văn nêu rõ, theo đề nghị của Cục Xuất bản, In và phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), đề nghị Sở VHTTDL các tỉnh/thành chỉ đạo các thư viện trên địa bàn rà soát, rút ra khỏi kho sách thư viện, không luân chuyển và phục vụ (nếu có) cuốn sách “Đạo mộ bút ký” do Công ty Cổ phần sách Bách Việt xuất bản bất hợp pháp vì lý do: Sách bất hợp pháp do Công ty Cổ phần sách Bách Việt tự ý phát hành có chi tiết các nhân vật người Trung Quốc đi tìm mộ cổ qua đảo “Tiên Nữ” (trùng với tên đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và “cụm đảo Thất Liên” (tên Trung Quốc đặt cho 7 nhóm đảo thuộc nhóm An Vĩnh ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Những dấu hiệu nhận biết sách phát hành bất hợp pháp bao gồm: số xác nhận đăng ký xuất bản: 1419- 2014/CXB/07-61/TĐ; Số Quyết định xuất bản: 914/QĐ-NXBTĐ ngày 19/8/2014; tại trang 267 có chi tiết “Kế hoạch của bọn họ là bắt đầu tìm kiếm từ khu vực đảo Tiên Nữ ở gần nhất, rồi đến đảo Hà Giải bổ sung vật tư, tiếp đến ba khu vực ở cụm đảo Thất Liên, giữa đường chỉ được phép dừng lại không quá nửa giờ”. Việc rút khỏi kho sách thư viện cuốn sách trên thực hiện theo quy định tại Thông tư số 21/2012/TT- BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ VHTTDL quy định tiêu chí và thủ tục thanh lọc tài liệu thư viện. h.QuâN Không lưu trữ, luân chuyển và phục vụ bạn đọc sách phát hành bất hợp pháp Bộ VHTTDL vừa ban hành Công văn số 2168/BVHTTDL-DSVH ngày 01/06/2015 gửi Sở VHTTDL các tỉnh/thành về việc thu thập thông tin về thu nhập, đời sống người được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Theo đó, thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ VHTTDL đang phối hợp xây dựng dự thảo Tờ trình, Nghị định về hỗ trợ đối với Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn. Để có thông tin về thực trạng đời sống của nghệ nhân làm cơ sở hoàn thiện dự thảo Nghị định trình Chính phủ, Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL các tỉnh/thành tổ chức thu thập thông tin về thu nhập, đời sống của các cá nhân đề nghị xét tặng Nghệ nhân Ưu tú (theo mẫu Phiếu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu) theo Danh sách nghệ nhân đã được Hội đồng cấp tỉnh gửi Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” lần thứ Nhất năm 2015. Tại Công văn trên, Bộ VHTTDL đề nghị các Sở VHTTDL gửi Phiếu khảo sát về Cục Di sản văn hóa trước ngày 15/6/2015. tr.QuỳNh Thu thập thông tin về thu nhập, đời sống người được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú Từ ngày 10-20/6, tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các bộ phim tài liệu đặc biệt của các nước Châu Âu và Đông Nam Á sẽ được giới thiệu tại liên hoan Phim tài liệu Châu Âu - Việt Nam lần thứ 7. Liên hoan do Mạng lưới các cơ quan văn hoá Châu Âu (EUNIC) phối hợp với Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức. Mỗi tối, một bộ phim Việt Nam của Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ được chiếu kèm một bộ phim đến từ Đan Mạch, Đức, Pháp, Israel, Áo, Ba Lan, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Thụy Điển. Ngoài ra, một buổi chiếu đặc biệt sẽ mang đến góc nhìn thực tế về đời sống trong khu vực Đông Nam Á với phim của các nhà làm phim trẻ từ nhiều quốc gia trong khu vực như Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam (14/6 tại Hà Nội và 18/6 tại TP.Hồ Chí Minh). Ngoài ra, trong khuôn khổ Liên hoan sẽ diễn ra 2 hội thảo: hội thảo với nhà làm phim Đức Arne Birkenstock về phát triển kịch bản tại Hà Nội; hội thảo với nhà làm phim Israel Shirley Berkewitz tại TP. Hồ Chí Minh. Phim tài liệu đang ngày càng nhận được sự quan tâm của công chúng. Các bộ phim tài liệu giúp người xem có cơ hội tìm hiểu về đời sống văn hóa và hiện thực đa dạng thông qua những quan sát cởi mở và chân thật về thế giới. Đ.ANh Liên hoan Phim tài liệu Châu Âu - Việt Nam lần thứ 7
  • 4. 4 số 1130 l 11.6.2015 quản lý nhà nước - Tại Quyết định số 1727/QĐ- BVHTTDL ngày 29/5/2015, Bộ VHTTDL giao Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cục Di sản Văn hóa, Cục Công tác phía Nam tổ chức Hội nghị sơ kết công tác quản lý, tổ chức lễ hội 6 tháng đầu năm 2015. Thời gian tháng 6/2015, hình thức tổ chức trực tuyến tại 3 điểm cầu (thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng). - Ngày 01/6/2015 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 1757/QĐ- BVHTTDL, cho phép Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành khai quật khảo cổ tại di tích Am Mộc Cảo thuộc xãAn Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Thời gian khai quật từ tháng 6-8/2015, diện tích khai quật 500m2. Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật phải được tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 1796/QĐ-BVHTTDL ngày 02/6/2015, cho phép Công ty Cổ phần Hoàn vũ Sài Gòn tổ chức cuộc thi “Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam năm 2015”. Hình thức tổ chức: Vòng Sơ khảo từ ngày 13-22/8 tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; vòng Bán kết từ 11-15/9/2015 và vòng Chung kết từ ngày 29/9-03/201/2015 tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. thtt VăN BảN MớI Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng - Vũ Đức Đam về tình hình triển khai Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030. Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 641/QĐ- TTg ngày 28/4/2011 (Đề án 641). Để tiếp tục thực hiện các nội dung đã được phê duyệt nhằm đạt được các mục tiêu của Đề án, đồng thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy việc triển khai thực hiện Đề án 641 một cách thiết thực, hiệu quả, Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế sớm hoàn thiện Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao thể lực, tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, sớm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Để huy động sự tham gia, tài trợ của cộng đồng các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân trong xã hội, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Y tế, VHTTDL, Giáo dục và Đào tạo, Lao động-Thương binh và Xã hội và các Bộ, cơ quan khác có liên quan phối hợp, thống nhất với đơn vị, cá nhân tài trợ tổ chức triển khai các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho các đối tượng của Đề án 641; các chương trình, kế hoạch, chiến lược, quy hoạch liên quan đến chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tiếp tục tăng cường triển khai thực hiện, có tính đến việc phối hợp, lồng ghép hợp lý với việc thực hiện Đề án 641. Về phát triển giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường, Phó Thủ tướng giao Bộ VHTTDL căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về thể dục, thể thao, chủ động phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan trong việc xác định thời lượng và nội dung giáo dục thể chất phù hợp với từng lứa tuổi, cấp học, khu vực, vùng, miền; định hướng tổ chức hoạt động thể thao trong nhà trường, nhất là trong việc tổ chức thi đấu thể thao, điển hình như Hội khỏe Phù Đổng các cấp, bảo đảm các hoạt động này thực sự là phong trào của đông đảo học sinh phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ VHTTDL đổi mới chương trình, nội dung giáo dục thể chất gắn với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; đổi mới hoạt động thể thao trong nhà trường. Đối với phong trào thể dục, thể thao trong nhân dân, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương rà soát, đánh giá và có giải pháp để đẩy mạnh phong trào tập luyện thể dục, thể thao trong nhân dân, phù hợp với các đối tượng khác nhau, điều kiện tập luyện cụ thể ở từng khu vực, vùng, miền; đề xuất đổi mới phương án tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp và toàn quốc theo hướng phân biệt rõ hoạt động thể dục, thể thao của quần chúng nhân dân với hoạt động thể thao thành tích cao, sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ. h.PhượNg Triển khai Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam
  • 5. 5số 1130 l 11.6.2015 quản lý nhà nước Ngày 03/6/2015, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 1802/QĐ- BVHTTDLvề việc phê duyệt nội dung phong trào thi đua “Học sinh, sinh viên các trường thuộc Bộ VHTTDL học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” giai đoạn 2015-2017. Các nội dung cụ thể bao gồm: Nỗ lực rèn đức, luyện tài, xây dựng phong cách và lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với cộng đồng, với đất nước, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: Đẩy mạnh học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bao gồm việc học tập và làm theo tác phong, phong cách của Bác trong học tập, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, tính kỷ luật, ý thức chấp hành pháp luật, lòng tự hào tự tôn dân tộc, truyền thống cách mạng, truyền thống của ngành, qua đó hun đúc lòng yêu nước, yêu Tổ quốc, đoàn kết, sáng tạo, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, khẳng định phong cách và lối sống lành mạnh, trong sáng, giản dị, có trách nhiệm với cộng đồng, với đất nước. Gương mẫu cháp hành và nghiêm chỉnh thực hiện mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước: Học sinh, sinh viên gương mẫu đi đầu trong chấp hành nghiêm chỉnh thực hiện mọi chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức cộng đồng, nhất là của thanh niên, sinh viên đối với việc chấp hành và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật, đặc biệt là Luật Giao thông đường bộ, Luật Giáo dục, Luật Thanh niên. Nâng cao hiệu quả và chất lượng học tập, củng cố hành trang kiến thức cho bản thân: Tích cực đổi mới, sáng tạo, tăng cường áp dụng các phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học công nghệ hiện đại, khai thác tối đa lợi thế của công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng học tập; phát huy vai trò của Câu lạc bộ, đội, nhóm học tập… Đẩy mạnh rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe để phụng sự Tổ quốc: Nâng cao ý thức rèn luyện thân thể với phương châm mỗi học sinh, sinh viên tập luyện thường xuyên ít nhất 01 môn thể thao, đảm bảo sức khỏe, thể lực tốt để phụng sự Tổ quốc, góp phần thực hiện thành công đề án nâng cao sức khỏe và tầm vóc, thể lực người Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Tăng cường các hoạt động tình nguyện vì đất nước, vì cộng đồng, vì tương lai: Tích cực tham gia các phong trào và hoạt động tình nguyện do Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên phát động, vì cộng đồng với phương châm thường xuyên, chuyên nghiệp, hiệu quả, phát huy tối đa kiến thức chuyên môn được đào tạo, tập trung vào các khu vực còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; chú trọng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành và những vấn đề đang được dư luận quan tâm. Mục đích của phong trào thi đua giai đoạn 2015-2017 nhằm phát huy kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thời gian qua; làm sâu sắc hơn nữa nhận thức về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; tạo chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa trong học sinh, sinh viên các trường thuộc Bộ VHTTDLlàm theo lời Bác, thể hiện qua các mặt tu dưỡng đạo đức, nhân cách, đẩy mạnh học tập sáng tạo, nghiên cứu khoa học, giữ gìn kỷ luật, rèn luyện thân thể, có trách nhiệm với cộng đồng, với đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của toàn ngành VHTTDL. h.QuâN Phê duyệt nội dung phong trào thi đua“HS, SV các trường thuộc Bộ VHTTDL học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Ngày 01/06/2015, BộVHTTDLban hành Công văn số 2159/BVHTTDL-TV gửi Sở VHTTDLcác tỉnh/thành về việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền chào mừng kỷ niệm các ngày Lễ lớn năm 2015. Tại Công văn trên, Bộ VHTTDLđề nghị Sở VHTTDL các tỉnh/thành: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức trưng bày, triển lãm, xếp sách nghệ thuật theo chủ đề trong các thư viện công cộng tại địa phương trong thời gian diễn ra các ngày Lễ kỷ niệm (Kỷ niệm 100 năm Ngày Sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (01/7/1915-01/7/2015); Kỷ niệm 70 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945-19/8/2015) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945-02/9/2015); Kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765-2015) đồng thời gửi báo cáo kết quả thực hiện về Bộ VHTTDL để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan, ban ngành có liên quan. h.QuâN Tổ chức các hoạt động tuyên truyền chào mừng kỷ niệm các ngày Lễ lớn năm 2015
  • 6. 6 số 1130 l 11.6.2015 quản lý nhà nước Nhằm tôn vinh và tri ân những cống hiến to lớn, quan trọng của Tổng Bí thư NguyễnVăn Linh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và đất nước, Ban Tuyên giáo Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 153- HD/BTGTW về việc tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày Sinh của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (01/7/1915- 01/7/2015). Hướng dẫn nêu rõ: Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, nhất là đối với địa phương, cơ quan có gắn bó với cuộc đời hoạt động của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo, tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo chuyên đề tại hội nghị báo cáo viên, đăng tin bài trên Bản tin thông báo nội bộ và ấn phẩm tuyên truyền của địa phương, ngành. Các cơ quan, báo chí, đài Trung ương và các tỉnh/thành lập kế hoạch tuyên truyền dưới nhiều hình thức hấp dẫn, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc; tập trung tuyên truyền sâu rộng vào thời điểm trước và sau lễ kỷ niệm; phối hợp với các hãng phim tổ chức chiếu phim tài liệu, phim khoa học về Tổng Bí thư; truyền hình trực tiếp Lễ Kỷ niệm với chương trình nghệ thuật (tối ngày 29/6/2015) và đưa tin các hoạt động kỷ niệm; khuyến khích các phóng viên, biên tập có nhiều tin, bài, tài liệu, sách, tranh, ảnh về đồng chí Nguyễn Văn Linh; các thư viện, bảo tàng, nhà xuất bản, các báo tùy tình hình có thể triển lãm, giới thiệu sách, phát hành tem và ấn phẩm tuyên truyền vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Sinh của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các vấn đề: về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, những cống hiến to lớn, quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với sự nghiệp của Đảng và đất nước trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, đối với sự đổi thay của đất nước; những phẩm chất cao quý của Tổng Bí thư, trong đó nhấn mạnh về lòng trung thành với lý tưởng cộng sản, kiên trì mục tiêu chiến lược, năng động, sáng tạo, nhạy bén trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện, nhất là về tinh thần đổi mới, phát huy dân chủ, gắn bó máu thịt với nhân dân, bám sát thực tiễn, gần dân, tin dân, trọng dân, hiểu dân, lo cho dân; những thành tựu nổi bật của đất nước trong gần 30 năm thực hiện đường lối do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; những tập thể, cá nhân có công lao đóng góp, to lớn trong sự nghiệp đổi mới đất nước; phản ánh các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Hưng Yên, TP. Hải Phòng và các tỉnh/thành trong cả nước. h.PhượNg Tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày Sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh Ngày 04/6/2015, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Lê Khánh Hải đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang về kế hoạch tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2016 sẽ diễn ra tại Kiên Giang. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao, các Cục, Vụ thuộc Bộ VHTTDL cùng lãnh đạo UBND tỉnh và Sở VHTTDL tỉnh Kiên Giang. Kiên Giang xác định tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2016 nhằm góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của nhân dân về sự phát triển của du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên biển đảo; quảng bá sản phẩm du lịch đặc sắc của Kiên Giang để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Đồng thời, đây sẽ là cơ hội để Kiên Giang liên kết phát triển du lịch với các tỉnh lân cận, trong nước và cả các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Thái Lan và thu hút các nhà đầu tư… Hiện Kiên Giang đang khai thác các sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái gắn với tài nguyên biển đảo, du lịch gắn với các di tích lịch sử, công trình văn hóa và danh lam thắng cảnh, du lịch làng nghề, du lịch gắn với lễ hội, tín ngưỡng. Để chuẩn bị tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2016, Kiên Giang đã xây dựng dự thảo chương trình hoạt động sẽ diễn ra trong Năm Du lịch quốc gia 2016 như lễ công bố, lễ khai mạc, bế mạc, các lễ kỷ niệm, ngày hội văn hóa, hội chợ du lịch; kế hoạch tuyên truyền, quảng bá; công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch, xây dựng tour, tuyến phục vụ du lịch… Phát biểu tại buổi làm việc, lãnh đạo các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ VHTTDL đều nhất trí cho rằng Kiên Giang cần nhanh chóng hoàn thiện khung các hoạt động; phối hợp với Bộ và các địa phương lân cận để có kế hoạch thực hiện cụ thể. Bên cạnh đó, địa phương cũng cần khẩn trương tổ chức cuộc thi sáng tác logo để quảng bá cho Năm Du lịch quốc gia 2016... Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Khánh Hải hoan nghênh những nỗ lực của Kiên Giang đối với nhiệm vụ được giao lần này. Thứ trưởng khẳng định sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ và giúp đỡ Kiên Giang trong tổ chức các hoạt động Năm Du lịch quốc gia 2016. h.L Bộ VHTTDL làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang
  • 7. 7số 1130 l 11.6.2015 quản lý nhà nước Theo đánh giá của nhiều người trong nghề, khi được trao quyền tự chủ, các đơn vị nghệ thuật sẽ chủ động trong việc quản lý chi tiêu tài chính của đơn vị, thu nhập của người lao động từng bước được cải thiện, phân phối tiền lương của đơn vị sự nghiệp sẽ gắn với chất lượng, hiệu quả công việc… Đơn cử, nếu như trước đây, khi còn bao cấp, toàn bộ khoản chi tiền lương, tiền bồi dưỡng, thù lao biểu diễn, vận hành đơn vị, đi biểu diễn phục vụ vùng sâu vùng xa… đều được Nhà nước cấp hàng năm, dù thu nhập không cao, nhưng cũng không phải lo lắng. Chính vì vậy mà không ít đơn vị nghệ thuật ỷ lại, không chịu tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật, không cho ra đời được những tác phẩm nghệ thuật có giá trị, nhiều nghệ sĩ cũng từ đó mà không chịu rèn luyện, phấn đấu, thậm chí từ chối thực hiện nhiệm vụ của đơn vị để đi “chạy sô” bên ngoài. Ông Phạm Xuân Quang - Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam cho biết, đơn vị sẽ cắt giảm 30% ngân sách năm 2015 (khoảng hơn 3 tỷ), đây là khó khăn không nhỏ. Tuy nhiên, ông Quang cũng cho biết, dù bị cắt một khoản kinh phí không nhỏ, nhưng Nhà nước lại mở cơ chế đặt hàng các tác phẩm nghệ thuật đối với các đơn vị. Nghĩa là khi các đơn vị nghệ thuật xây dựng được kịch bản hay, được lãnh đạo Bộ VHTTDL duyệt, thì Nhà nước sẽ cấp kinh phí để xây dựng chương trình, trả lương cho diễn viên... “Với cơ chế đặt hàng này, lãnh đạo các đơn vị phải hết sức năng động, sáng tạo, chủ động xây dựng các chương trình nghệ thuật có chất lượng cao, để được cấp kinh phí thực hiện. Đối với các nghệ sĩ cũng vậy, nếu như trước đây, nhiều đơn vị nghệ thuật có một phần không nhỏ nghệ sĩ, diễn viên cả năm không làm gì, nhưng đến tháng vẫn lĩnh lương, lĩnh thưởng, thì nay chỉ những người tham gia luyện tập, biểu diễn thì mới được nhận lương, nhận tiền thù lao biểu diễn, không còn tình trạng “cào bằng” như trước kia”, ông Quang nhấn mạnh. Hầu hết các nhà hát đều cho rằng, việc tự chủ là con đường tất yếu, tuy nhiên, những người “đứng mũi chịu sào” như lãnh đạo Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Liên đoàn Xiếc Việt Nam… không khỏi băn khoăn. Ngân sách giảm, các nhà hát phải tự “bơi”, nhưng các đơn vị đều có một số lượng không nhỏ nghệ sĩ ca, múa, nhạc công đã quá tuổi nghề mà chưa đến tuổi hưu, hưởng lương cao, nhưng không biểu diễn được, nếu tự chủ mà phải “nuôi” đội ngũ nghệ sĩ này là một gánh nặng. Chính vì vậy, bên cạnh việc xây dựng các chương trình nghệ thuật để tăng nguồn thu cho đơn vị, đảm bảo đời sống của anh em nghệ sĩ, hầu hết các nhà hát đều tìm cách tinh giản bộ máy, giảm bớt nhân lực dư thừa. Ông Quang cho biết, Liên đoàn Xiếc hiện có 260 nhân viên, trong đó gần 100 người hưởng lương cao, nhưng chỉ “ngồi không”. Sang 2016, ngân sách sẽ cắt thêm 30% nữa, việc co gọn là không thể tránh khỏi, vì “bộ máy cồng kềnh như thế này thì không thể trụ nổi nếu tự chủ”, ông Quang khẳng định. Không chỉ riêng Liên đoàn Xiếc, mà hầu hết các đơn vị đều có chung quan điểm như vậy, bởi “những người không làm việc mà vẫn hưởng lương là vô lý”, một vị lãnh đạo nhà hát chia sẻ. Một trong những vấn đề khác khiến giới trong nghề lo ngại là chất lượng các chương trình nghệ thuật. Khi tự hạch toán thu chi, các đơn vị phải xây dựng các chương trình đảm bảo doanh thu, sẽ không tránh khỏi việc nhiều vở diễn dễ được dàn dựng theo thị hiếu khán giả để bán được vé, nhưng có ít tính nghệ thuật. Mảng nghệ thuật chuyên phục vụ thiếu nhi, phục vụ mục đích tuyên truyền chính trị cũng sẽ ít được quan tâm, bởi khi làm những chương trình này dễ bị thua lỗ... Có thể thấy, lộ trình tiến tới tự chủ của các nhà hát đầy chông gai, nhưng cũng chính là đòn bẩy để thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo trong nghệ thuật, bởi khi không còn đường lùi, các nhà hát sẽ phải tìm mọi cách để vượt lên. thế hùNg Thíđiểmchuyểnđổimôhìnhquảnlýtàichính… (Tiếp theo trang 1) Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 1743/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Lễ hội Phim Hoạt hình Việt Nam-Hàn Quốc tại Hà Nội từ ngày 13- 16/8. Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc dưới sự hỗ trợ của Cục Điện ảnh Việt Nam, Hãng phim hoạt hình Việt Nam, Viện Phát triển văn hóa thông tin Gangwon tổ chức chương trình Lễ hội phim Hoạt hình Việt Nam-Hàn Quốc (VKAF). Hoạt động nổi bật nhất của Lễ hội phim Hoạt hình Việt Nam-Hàn Quốc là cuộc thi làm phim hoạt hình ngắn, đã chính thức được phát động vào ngày 01/6 và sẽ kéo dài đến 30/7. Đây là cuộc thi trực tuyến dành cho những người yêu thích phim hoạt hình nhằm biến ý tưởng sáng tạo của mình thành phim hoạt hình ngắn (không quá 10 phút). 3 tác phẩm xuất sắc nhất sẽ được các chuyên gia, nhà làm phim hoạt hình Hàn Quốc góp ý, hướng dẫn để hoàn thiện trước khi tham gia Lễ hội phim hoạt hình quốc tế Chuncheon, Hàn Quốc vào tháng 9 tới. Đây là cơ hội tốt để các nhà làm phim hoạt hình Việt Nam, đặc biệt là các nghệ sĩ trẻ, thể hiện tài năng, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp Hàn Quốc; qua đó giới thiệu phim hoạt hình Việt Nam ra thị trường thế giới. N.thANh Lễ hội Phim Hoạt hình Việt Nam-Hàn Quốc
  • 8. 8 số 1130 l 11.6.2015 quản lý nhà nước Trong ngày thi đấu 06/6, kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên đã giành HCV ở nội dung 800m tự do nữ tại SEA Games 28 với thời gian kỷ lục. Ánh Viên hoàn thành bài thi của mình với thời gian 8 phút 34 giây 85, chính thức phá kỷ lục SEA Games ở nội dung này. Kỷ lục cũ ở cự ly 800m tự do nữ là 8 phút 35 giây 41. Đây là kỷ lục thứ hai của Ánh Viên tại SEA Games 28, sau kỷ lục ở nội dung 400m hỗn hợp cá nhân nữ. Thành tích của Ánh Viên là 4 phút 43 giây 93. Kỷ lục cũ là 4 phút 46 giây 16 cũng do Ánh Viên lập tại SEA Games 2013 ở Myanmar cách đây 2 năm. Cách đây 2 năm, Ánh Viên đã giành được HCV ở các cự ly 200m bơi ngửa, 200m cá nhân hỗn hợp và 400m cá nhân hỗn hợp. Kể từ đó đến nay, thành tích cá nhân của cô gái 18 tuổi quê Cần Thơ này đã tiến bộ không ngừng. Hiện tại cô đang giữ 14 trong số 17 kỷ lục quốc gia bể dài và hai năm liên tiếp được bầu là VĐV xuất sắc năm (2013, 2014). Các nội dung thi đấu của môn bơi ở SEA Games 2015 diễn ra trong vòng 6 ngày, từ 06-11/6. Riêng với các VĐV nữ có tất cả 19 nội dung. Hiện tại, Ánh Viên đã đăng ký tham dự tất cả các nội dung. * Cũng ở môn bơi lội, “kình ngư” Hoàng Quý Phước đã xuất sắc giành HCV ở nội dung 200m tự do nam tại SEA Games 28. Quý Phước đã hoàn thành bài thi của mình với thời gian kỷ lục 1 phút 48 giây 96 và phá kỷ lục SEA Games ở nội dung này. Kỷ lục cũ ở cự ly 200m tự do nam với thời gian 1 phút 49 giây 22 thuộc về một VĐV Malaysia tại SEA Games diễn ra năm 2009 ở Lào. Ở vòng loại 200m tự do nam, Quý Phước đã về nhất với thời gian 1 phút 53 giây 56. Một VĐV khác của Việt Nam là Lâm Quang Nhật chỉ đứng thứ 6 ở vòng loại với thời gian 1 phút 58 giây 77, và không góp mặt ở lượt bơi chung kết chiều nay. Quý Phước đã giành được 2 HCV SEA Games 26 năm 2011. Đặc biệt, với thành tích 53 giây 07 ở cự li 100m bơi bướm, Phước đã phá kỷ lục SEA Games (53 giây 82), lẫn kỷ lục quốc gia (53 giây 56) và đạt chuẩn B tham dự Olympic London 2012. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, bơi lội Việt Nam thực hiện được kỳ tích này ở nội dung 100m bướm nam * Với thành tích 1.727 điểm, đội tuyển bắn súng ngắn hơi của đoàn Thể thao Việt Nam đã mang về tấm HCV đầu tiên trong ngày 07/6 ở nội dung súng ngắn hơi 10m đồng đội nam. HCB thuộc về đoàn Thái Lan với 1.704 điểm. Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh dẫn đầu vòng loại cá nhân với 582 điểm, Trần Quốc Cường đứng thứ 3 vòng loại (575 điểm) và Nguyễn Hoàng Phương đứng thứ 6 (570 điểm). Cả 3 tay súng này đều vào vòng chung kết. Ở nội dung súng hơi ngắn 10m nữ, đội Việt Nam chỉ đứng thứ 4 nội dung đồng đội với 1.112 điểm. HCV thuộc về Thái Lan (1.134 điểm). Ở nội dung cá nhân, chỉ có Nguyễn Minh Châu lọt vào chung kết với 375 điểm. * Sau khi mang về HCV cho môn bắn súng trong ngày 07/6, xạ thủ Trần Quốc Cường nói rằng, giành HCV là một bất ngờ với chính anh. Bởi ở cuộc thi buổi sáng, Hoàng Xuân Vinh phá kỷ lục SEA Games với thành tích 582 điểm sau sáu lượt bắn ở vòng loại. Nhưng đến buổi chiều thì Vinh không giữ được phong độ, anh liên tiếp bắn xa vòng đích nhỏ nhất, không thể tái lập thành tích trước đó. Xuân Vinh chỉ xếp thứ ba chung cuộc với số điểm 178,2, giành HCĐ. Ngược lại, Trần Quốc Cường và Wong Johnathan Guanj (Malaysia) đã cùng nhau “đấu súng” và phần thắng thuộc về người có thâm niên đi SEA Games nhiều nhất đoàn TTVN, anh Trần Quốc Cường. Không được kỳ vọng nhiều, nhưng xạ thủ họ Trần đã gây bất ngờ khi giành HCV với thành tích 197,4 điểm. Chiến thắng đến với Quốc Cường sau khi viên đạn cuối cùng của Wong Johnathan Guanj chỉ đạt điểm số 7,4. Quốc Cường là xạ thủ kỳ cựu của bắn súng Việt Nam, thi đấu ổn định ở nội dung đồng đội nhưng HCV cá nhân gần nhất của anh là từ SEA Games 2011 ở Indonesia tại nội dung 50m súng ngắn bắn chậm. * Vận động viên Nguyễn Thị Thanh Phúc đã giành HCV ở nội dung 20km đi bộ, mang về HCV đầu tiên cho điền kinh Việt Nam tại SEA Games 28. VĐV khác của Việt Nam, Võ Xuân Vinh, đã về nhì ở nội dung đi bộ 20km nam và giành HCB. Thành tích của Thanh Phúc là 1 giờ 45 phút 19 giây. Thành tích cá nhân tốt nhất của Thanh Phúc trong năm 2015 hiện là 1 giờ 35 phút 07 giây trong khi kỷ lục của cá nhân cô là 1 giờ 33 phút 16 giây. Thanh Phúc sở hữu bộ huy chương khá phong phú bởi năm 2011, SEA Games 26 cô cũng có hai tấm HCV, sau đó nữ vận động viên sinh năm 1990 này đoạt HCB giải Châu Á 2013 và HCĐ Châu Á 2012. Thanh Phúc đã được Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh trao tấm HCV mà lẽ ra cô phải được hưởng từ SEA Games 27. Đối thủ SEA GAMES 28 Nhiều vận động viên Việt Nam phá kỷ lục SEA Games (Tiếp theo trang 1)
  • 9. 9số 1130 l 11.6.2015 quản lý nhà nước Làn sóng nhập tịch đang lan tràn, bao trùm toàn bộ các môn ở SEA Games 28, duy nhất chỉ có đoàn Việt Nam là không dùng một VĐV nhập tịch nào trong số 392 vận động viên đã, đang và sẽ tới Singapore những ngày đầu tháng 6 này. Đội bơi của Philippines có VĐV đến từ Mỹ, đội bida của Singapore có cả vận động viên người Anh từng là số 1 thế giới, Judo thì có những VĐV gốc từ Nhật Bản. Chính vì vậy, ông Nguyễn Hữu An - Trưởng bộ môn Judo, Tổng cục TDTT cho biết: “Sau tấm HCV của Nguyễn Thị Thanh Thủy (Judo, đến sáng nay tôi vẫn lâng lâng sung sướng. Vì SEA Games 28 không có các hạng cân là thế mạnh của Việt Nam, không có Huỳnh Nhất Thống, Hồ Ngân Giang, Văn Ngọc Tú nhưng lại có nhân tố mới là Nguyễn Thị Thanh Thủy lần đầu tham dự SEA Games đã vượt qua Lina Sayarath 3 lần vô địch SEA Games liên tiếp 2009, 2011, 2013. Dù vậy, tương lai của Judo Việt Nam sẽ rất gian nan bởi đã có rất nhiều vận động viên Nhật Bản được “nhập khẩu” vào Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines. Quyết tâm đấy nhưng cũng lo lắng đấy!”. Không chỉ những quốc gia giàu có ở khu vực mới sử dụng vận động viên nhập tịch. Myanmar, Campuchia cũng sử dụng VĐV nhập tịch ở SEA Games này. Chạy marathon cho Campuchia là Kuniaki Takizaki, người Nhật nhập tịch khá nổi tiếng vì hai tài năng, một là chạy và hai là tấu hài. Trong cuộc trao đổi với báo giới, ông Nguyễn Hữu An đã tự đặt ra câu hỏi: “Đã đến lúc chúng ta cũng phải thay đổi để hội nhập chăng?”. Còn bà Nguyễn Kim Lan (Huấn luyện viên môn Thể dục dụng cụ) gián tiếp bày tỏ quan điểm bằng cách đặt ra vấn đề rằng: “Năm nay thể dục dụng cụ gặp nhiều khó khăn bởi hầu như các nước đều nhập tịch rất nhiều vận động viên Trung Quốc. Nổi bật là Singapore, Philippines và Malaysia. Ngay tại giải Cúp thế giới vừa qua, nhiều gương mặt đã lộ diện. Việc tái lập thành tích 11 Huy chương Vàng như cách đây 4 năm (2011) là vô cùng khó khăn”. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hữu An cho rằng: “Việt Nam không cần phải nhập tịch một vận động viên nào đó như Nhật Bản mà chỉ cần là Việt kiều thôi. Việt kiều ta ở nước ngoài rất nhiều, hoàn toàn có khả năng đem vinh quang về cho Tổ quốc”. Lý giải cho việc không nên nhập tịch, ông Nguyễn Hữu An tâm sự: “Thật khó chấp nhận thực tế là một vận động viên lại không thể hát quốc ca khi đứng trên bục nhận huy chương. Hình ảnh vận động viên Judo hạng 73kg người Thái phải cần mẹ phiên dịch khi trả lời phỏng vấn làm tôi không cảm thấy tự hào chút nào (nếu tôi là một người Thái)”. YếN Nhi giành HCV nội dung này ở kỳ SEA Games 27 là người Myanmar đã bị phát hiện dùng doping trong thời gian diễn ra đại hội năm đó. Trước khi lên đường tới Singapore, bộ môn điền kinh đặt chỉ tiêu giành từ 10 đến 13 HCV và là đội tuyển đăng ký số lượng huy chương nhiều nhất của đoàn TTVN. * Với phong thái tự tin, Dương Thúy Vy xuất sắc hoàn thành bài biểu diễn kiếm thuật nữ với điểm số 9,7. Qua đó Thúy Vy mang về chiếc HCV đầu tiên cho đội tuyển Wushu Việt Nam tại SEA Games 28. Đây là chiếc HCV thứ hai của Thúy Vy trong bốn kỳ SEA Games tham dự. Áp lực dành cho cô là rất lớn vì những thành tích trong những năm vừa qua. Thúy Vy từng vô địch thế giới và giành HC vàng tại ASIAD 2014. Hơn ba giờ sau nội dung biểu diễn kiếm thuật nữ, Thúy Vy lại tiếp tục bước vào nội dung trường quyền. Việc phải thi hai nội dung trong vòng ít giờ phần nào gây khó khăn cho Thúy Vy. “Khó người khó ta nên tôi chấp nhận việc xếp lịch đấu bất lợi này”, cô tự tin cho biết. Trước đó, vận động viên Trần Thị Minh Huyền mang về tấm HCB cho Wushu Việt Nam ở nội dung Thái cực quyền nữ. Chỉ tiêu của đội tại SEA Games năm nay là giành từ ba đến bốn HCV. * Trong ngày thi đấu 08/6, bộ môn thể dục dụng cụ Việt Nam đã giành cả HCV lẫn HCB ở nội dung toàn năng nam. Đinh Phương Thành đoạt HCV với 86,150 điểm, Phạm Phước Hưng đoạt HCB với 85,250 điểm trong khi vận động viên của nước chủ nhà Singapore, Fan Grabiel, đoạt HCĐ với 79,350 điểm. Trước đó, đội thể dục dụng cụ nam đã xuất sắc mang về cho Đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 28 một tấm HCV sau khi vượt qua chủ nhà Singapore và Thái Lan. Nhóm vận động viên Lê Thanh Tùng, Hoàng Cường, Đinh Phương Thanh, Phạm Phước Hưng và Đặng Nam đã thi đấu thành công để giành chiến thắng trước Thái Lan và Singapore. Ở môn thi đồng đội nam, nhóm VĐV này đã đoạt 344,7 điểm, bỏ xa Thái Lan (318,15 điểm) và Singapore (318,1 điểm). thế hùNg Duy nhất đoàn Việt Nam không dùng VĐV nhập tịch
  • 10. 10 số 1130 l 11.6.2015 Sự kiện vấn đề NghệAn có 82km bờ biển trải dài từ Quỳnh Lưu đến Cửa Hội với nhiều bãi tắm đẹp như bãi biển Cửa Hội, Cửa Lò, Nghi Thiết, Bãi Lữ (Nghi Lộc), Diễn Thành (Diễn Châu), Quỳnh Phương, Quỳnh Bảng, Quỳnh Liên (Quỳnh Lưu)… cùng nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội, phong tục tập quán, làng nghề có khả năng phát triển thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Biển Nghệ An còn có các hòn đảo Mắt, đảo Ngư, đảo Lan Châu với môi trường biển trong lành, cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ động thực vật biển phong phú, với nhiều loài thủy sinh đặc hữu… là nguồn tài nguyên tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch biển. Các bãi biển và các hòn đảo này từ lâu đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng, được du khách trong và ngoài nước lựa chọn làm điểm đến trong hành trình du lịch biển đảo Việt Nam. Thực tế trong nhiều năm qua, du lịch biển đảo đã được tỉnh NghệAn quan tâm phát triển, xem đây là mũi nhọn kinh tế của địa phương. Dù tài nguyên nhiều nhưng khả năng khai thác của Nghệ An còn hạn chế; hệ thống đường giao thông đến các điểm du lịch chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến việc tổ chức các chương trình du lịch. Một số di tích lịch sử văn hóa bị xuống cấp nhưng chưa được trùng tu tôn tạo… Định hướng phát triển du lịch từ nay đến năm 2020, tỉnh Nghệ An xác định tập trung phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch biển đảo làm hướng chủ đạo. Cụ thể, NghệAn phấn đấu đón 4,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 235.000 lượt người, doanh thu đạt 1.600 tỷ đồng; hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng ven biển đáp ứng yêu cầu phục vụ du lịch; thu hút trên 30.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch và tạo việc làm cho 70.000 lao động gián tiếp ngoài xã hội. Để thực hiện mục tiêu đó, tỉnh Nghệ An đã đề ra hướng đi cho du lịch biển đảo là phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển kết hợp tham quan các di tích lịch sử - văn hóa trong vùng. Đây vừa là loại hình, vừa là sản phẩm được đông đảo du khách lựa chọn. Bên cạnh đó, tỉnh NghệAn còn đầu tư một số loại hình, sản phẩm du lịch biển đảo mới như trò giải trí gắn liền với biển như mô tô nước, tàu lượn, dù lượn, lướt sóng, thuyền buồm, lặn biển, câu cá, câu mực trên biển, chợ hải sản… để giữ chân du khách lâu hơn. Tỉnh Nghệ An cũng mở các tour du lịch đảo như đưa du khách ra thăm đảo Lan Châu, đảo Song Ngư thăm các di tích, khám phá hệ thủy sinh, khu sinh thái gắn với thiên nhiên, nuôi thả động vật... Tại vùng biển Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Cửa Lò phát triển các loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, tham quan làng nghề để du khách cùng trải nghiệm. Để phát triển loại hình này, các địa phương vùng biển của Nghệ An luôn chú trọng bảo tồn không gian cư trú của cư dân ven biển, nhiều di sản vật thể liên quan đến văn hóa biển vẫn được lưu giữ, lễ tục truyền thống, làng nghề của cư dân miền biển vẫn được bảo tồn, duy trì và phát huy. Để có thể tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, bên cạnh sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, Nghệ An còn huy động thêm nguồn vốn từ các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cũng tăng cường hỗ trợ cộng đồng cư dân biển thông qua nhiều hình thức như tạo việc làm, hướng dẫn nghiệp vụ, cách ứng xử, đặc biệt là chia sẻ quyền lợi trên tinh thần công bằng và bình đẳng. Xu thế du lịch của du khách hiện nay không chỉ là đi để khám phá vùng đất mới mà còn là để thưởng thức ẩm thực, tham quan chiêm bái lễ hội, khám phá đời sống của cư dân và tự thân trải nghiệm trong không gian cư trú, văn hóa, tâm linh của cộng đồng dân cư ở điểm đến. Nắm bắt xu thế đó, cộng đồng cư dân vùng biển Nghệ An nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường sinh thái biển đảo, bảo tồn các di sản văn hóa và giá trị văn hóa biển đảo. Chính quyền địa phương vùng biển cũng tiếp tục trang bị cho cộng đồng kiến thức pháp lý về chủ quyền biển đảo, nâng cao năng lực tham gia hoạt động du lịch biển đảo của người dân, quan tâm hỗ trợ sinh kế cho người dân, khuyến khích họ tham gia vào hoạt động du lịch biển đảo, để người dân trở thành một trong những trụ cột chính phát triển du lịch biển đảo bền vững. Du lịch biển đảo Nghệ An không ngừng phát triển với những loại hình du lịch đặc sắc, hấp dẫn, tạo được sự cuốn hút mạnh mẽ đối với du khách nội địa và du khách quốc tế. Không những thế, việc khai thác các tiềm năng và lợi thế vùng ven biển và hải đảo đã góp phần phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển, hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, Nghệ An đang tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp và hoàn chỉnh mạng lưới giao thông liên huyện, xã, thôn; tuyến Quốc lộ ven biển Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Quỳnh Lưu - Diễn Châu - Nghi Lộc - Cửa Lò; hoàn thiện các tuyến giao thông vận chuyển đường thủy dọc theo sông Lam; nâng cấp, mở rộng Cảng Cửa Lò. Cùng với đó, tỉnh Nghệ An đầu tư phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch, đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú hạng cao cấp tại các bãi biển Cửa Lò; NghiTiến, Nghi Thiết, Bãi Lữ (Nghi Lộc), Diễn Thành (Diễn Châu), Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu), các loại hình, dịch vụ cao cấp tại đảo Ngư… và đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa vùng ven biển phục vụ phát triển du lịch biển đảo bền vững. hải PhoNg Nghệ An khai thác tiềm năng, phát triển du lịch biển đảo
  • 11. 11số 1130 l 11.6.2015 Sự kiện vấn đề Những năm qua, du lịch Hải Dương đã có bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, thực tế phát triển cũng đã và đang đặt ra yêu cầu cấp bách phải gắn chặt chẽ hơn giữa việc bảo vệ môi trường với khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch của địa phương. Theo Sở VHTTDL Hải Dương, doanh thu từ du lịch của tỉnh mấy năm gần đây tăng đáng kể, từ 727 tỷ đồng (năm 2010) lên 1.225 tỷ đồng (năm 2014). Năm 2014, du lịch Hải Dương thu hút 2,8 triệu lượt khách. Tuy nhiên, một trong những thách thức mà du lịch Hải Dương đang gặp phải là tốc độ tăng trưởng ngành giai đoạn 2011-2015 tuy có tăng nhưng chưa đạt mục tiêu đề ra. Theo ông Nguyễn Đức Việt - Phó Giám đốc Sở VHTTDLHải Dương, việc tăng cường các hoạt động du lịch đã làm tăng áp lực đến môi trường và tăng nguy cơ suy thoái môi trường, điều này có tác động ngược trở lại đến phát triển du lịch. Đánh giá về sự phát triển của ngành du lịch trong mối tương quan với bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương cũng nhận định, do áp lực về doanh thu và thu hồi vốn đầu tư, một số cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn chưa tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Hệ thống thu gom xử lý rác thải và nước thải tập trung cho từng khu du lịch hầu như chưa có. Do đó, vẫn còn tình trạng các cơ sở kinh doanh dịch vụ xả thải tự do ra môi trường gây ô nhiễm cục bộ tại một số khu du lịch. Đây cũng là nỗi băn khoăn của thị xã Chí Linh - một vùng địa linh nhân kiệt, nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng, thu hút đông khách tham quan và du khách thập phương khi về với Hải Dương. Ông Nguyễn Văn Truyền - Trưởng ban Quản lý di tích Thị xã cho biết, quá trình bảo tồn và phát triển giá trị của những di tích ở địa phương cũng đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái, ô nhiễm môi trường. Nhận thức được vấn đề này, Ban Quản lý di tích đã cam kết phấn đấu thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường hiện hành, góp phần phát triển bền vững ngành du lịch. Ngành VHTTDL tỉnh Hải Dương đặt mục tiêu đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch đạt 10%/năm. Một trong những giải pháp được quan tâm là tăng cường bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Cụ thể là: Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển du lịch ; đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư và các đơn vị hoạt động trong ngành du lịch theo hướng phát triển du lịch bền vững và có trách nhiệm; đầu tư xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải, các khu vệ sinh công cộng, các biển báo cho du khách, hỗ trợ xây dựng các bãi đỗ xe, hỗ trợ công tác bảo đảm an ninh, an toàn của du khách tại các khu, điểm du lịch. Theo bà Phạm Thu Liên - Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch (Sở VHTTDL Hải Dương), bảo vệ môi trường du lịch cần song hành hai việc bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa. Muốn bảo vệ môi trường văn hóa, cần nâng cao nhận thức cho người dân g iữ gìn bản sắc văn hóa, các tập tục truyền thống tốt đẹp của các địa phương; mặt khác là nỗ lực hình thành các thói quen tốt, cách làm hay để làm sạch, đẹp thêm các khu, điểm du lịch. Nhằm hướng đến một môi trường lành mạnh cho du lịch phát triển, việc bảo vệ môi trường du lịch cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các địa phương, doanh nghiệp và sự chung tay của cả cộng đồng. Ngày Môi trường Thế giới năm nay với chủ đề “Cùng nhau tiêu dùng có trách nhiệm vì một Trái Đất bền vững”, ngành VHTTDL Hải Dương cùng Sở Tài nguyên và Môi trường kêu gọi toàn thể nhân dân có những hành động thiết thực bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa, để du lịch Hải Dương phát triển bền vững, để du khách có những cảm nhận tốt đẹp khi về với Hải Dương. MạNh MiNh HảiDương:Bảovệmôitrườnggắnvớipháttriểndulịchbềnvững Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế liên tục cập nhật thông tin về dịch bệnh MERS-CoV và các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế, thông tin đầy đủ cho khách du lịch. Khi đón các đoàn khách quốc tế đến từ các thị trường liên quan đến dịch bệnh, doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với Cơ quan kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu quốc tế để thực hiện đầy đủ thủ tục kiểm tra sức khỏe cho du khách theo đúng quy định của Bộ Y tế. Các khách sạn, cơ sở lưu trú và các doanh nghiệp lữ hành chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe cho khách du lịch, phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế địa phương để phòng, chống dịch; thông tin kịp thời đến Cơ quan y tế địa phương và các cơ quan chức năng về các dấu hiệu bất thường của khách du lịch liên quan đến dịch bệnh MERS-CoV. Bộ yêu cầu Sở VHTTDL, Sở Du lịch các tỉnh/thành, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Hiệp hội Du lịch các địa phương có kế hoạch và biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh MERS- CoV; thường xuyên quan tâm chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn triển khai phòng, chống và ngăn chặn dịch bệnh MERS-CoV… Đức KiêN Khôngtổchứcđưakháchdulịch… (Tiếp theo trang 1)
  • 12. 12 số 1130 l 11.6.2015 Sự kiện vấn đề Theo số liệu được đưa ra mới đây tại hội thảo “Vườn hoa, sân chơi trong các khu dân cư ở Hà Nội” do Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam tổ chức, cho thấy: Nội thành Hà Nội có 21 công viên và 32 vườn hoa với diện tích 320ha, chiếm 1,9% diện tích đất tự nhiên, tương đương mỗi người dân trong nội thành Hà Nội chỉ có 2,08m2 vườn hoa, sân chơi. Tỷ lệ đất vườn hoa, sân chơi ở quận Hai Bà Trưng cao nhất thành phố cũng chỉ chiếm 12,83% đất tự nhiên, trong khi ở quận Thanh Xuân, tỷ lệ này là 0%. Tại hội thảo này, nhiều kiến trúc sư cũng đưa ra hiện trạng bình quân không gian xanh ở Hà Nội mới chỉ đạt mức rất thấp là 1,7m2/người. Trong khi đó, quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ của thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có diện tích bình quân 2,43m2/người. Chuyện thiếu sân chơi cho trẻ em không chỉ tồn tại ở các khu dân cư cũ của Hà Nội, những “phố nhỏ”, “ngõ nhỏ” mà xảy ra cả ở các khu đô thị mới - những nơi mà trong quy hoạch xây dựng đều dành đất cho vườn hoa, sân chơi. Tuy nhiên, để tăng mật độ nhà ở nên khi xây dựng, nhiều chủ đầu tư thường cắt giảm diện tích vườn hoa, sân chơi cho các cháu thiếu nhi, thậm chí bỏ quên. Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính là một trong những khu đô thị mới có mật độ dân cư đông nhất hiện nay, đặc biệt là cư dân trẻ. Tuy nhiên, khu vực xung quanh các tòa nhà dày đặc ô tô, xe máy, khó có thể tìm thấy một không gian đặt các trang thiết bị vui chơi cho trẻ em, có chăng, chỉ tồn tại một số khu vui chơi trong nhà và phải trả phí. Cách đó không xa, khu tái định cư Nam Trung Yên có hơn chục tòa nhà nằm san sát nhau nhưng cũng không có được một vườn hoa hay khu vui chơi đúng nghĩa. Trẻ con muốn chơi đùa chỉ có thể vui chơi tại vỉa hè của các tòa nhà, thế nhưng hiện nay những vỉa hè này cũng đã bị chiếm dụng nhiều làm hàng quán. Hay như khu chung cư Kim Văn - Kim Lũ, hiện có 4 toà nhà cao tầng, mỗi tòa có hơn 1.000 căn hộ, phần lớn là các gia đình có trẻ nhỏ nhưng sân chơi dành cho các cháu không hề có. Điều này cho thấy sự thiếu trách nhiệm của các chủ đầu tư cũng như của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát xây dựng các khu chung cư, khu đô thị mới. Sự thiếu trách nhiệm của người lớn đã làm ảnh hưởng đến quyền vui chơi của trẻ em Trước thực trạng “khát” sân chơi cho trẻ em nhiều năm qua, người dân tại các khu dân cư, khu đô thị mới và nhiều tổ chức, cá nhân ở Hà Nội đang nỗ lực để giành lại sân chơi cho các em. Dịp nghỉ hè, trẻ em ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội rất vui khi được chơi đùa trong một khoảng sân hơn 100m2. Để tạo được khoảng sân chơi này với các thiết bị đơn giản như xích đu, cầu trượt, bập bênh… Hội Phụ nữ phường Giáp Bát đã phải mất 3 năm “đấu tranh”, quyết tâm lấy lại không gian vui chơi các cháu. Bà Nguyễn Thị Biển - Phó Chủ tịch Hội phụ nữ phường Giáp Bát, Hà Nội chia sẻ: Chị em trong Hội đã làm hàng rào quanh khu vực 100m2 này để lấy không gian chơi cho các cháu nhưng cứ làm hôm trước thì hôm sau lại bị phá. Vì ở đây, có nhiều hộ dân thu nhập thấp, tận dụng khu vực trống để bán hàng, có nhà thì căng dây phơi quần áo, làm công trình phụ. Hội phụ nữ phải thay nhau ra trực, không để hộ dân lấn chiếm, có những lúc căng thẳng phải nhờ đến sự hỗ trợ của lực lượng công an. Nhờ vậy, đến nay, khu vui chơi này đã được trả lại đúng mục đích. Tại tòa nhà CT6, phường Định Công, quận Đống Đa, khu sân chơi cho trẻ em 5 năm trước đây từng là bãi đỗ xe. Vì vậy, tổ dân phố đã họp bàn tìm nhiều biện pháp giải phóng bãi đỗ xe, sau đó quyết định mua ghế đá quây xung quanh sân. Tiền mua ghế đá được cư dân của tòa nhà đóng góp. Nhờ có sự ủng hộ, đồng thuận của các hộ dân, đến nay sân chung tòa nhà CT6 đã được sử dụng làm nơi vui chơi cho trẻ em. Đến khu vực quận Cầu Giấy, có thể coi đây là địa phương dẫn đầu Hà Nội trong việc huy động nguồn vốn xã hội hóa đầu tư các khu vui chơi cho trẻ em. Tại nhiều phường trên địa bàn, nhờ sự quan tâm của chính quyền và người dân, một số khu đất xen kẹt hoặc những mảnh sân chung trong các khu tập thể đã trở thành điểm vui chơi cho các cháu nhỏ. Điển hình là khu Trung Kính Hạ (phường Trung Hòa), có một mảnh đất trống hơn 2.000m2. Tháng 8/2013, UBND quận Cầu Giấy đã đầu tư hạ tầng, san nền, lát gạch, trồng cây xanh, xây hàng rào xung quanh và kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ trang thiết bị vui chơi, làm thảm cỏ nhân tạo trên diện tích hơn 400m2. Tổng mức đầu tư khu vui chơi này là hơn 2,7 tỷ đồng. Các trang thiết bị vui chơi đều là hàng tốt, bền, đẹp, phù hợp với nhu cầu, an toàn lâu dài cho trẻ nhỏ. Sân chơi này được các hộ dân nhiệt tình ủng hộ, cùng bảo vệ, giữ gìn tài sản chung. Trên địa bàn quận Cầu Giấy, hàng loạt khu vui chơi đã được đầu tư trong các cụm dân cư, đem lại Nỗ lực xây dựng sân chơi cho trẻ em
  • 13. 13số 1130 l 11.6.2015 Sự kiện vấn đề Theo Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2015-2020, tỉnh Đồng Tháp sẽ phát triển du lịch sinh thái với sản phẩm du lịch đặc sắc là du lịch đến những vùng trồng hoa sen gắn với các loại hình du lịch trải nghiệm, văn hóa cộng đồng… Theo đó, Đồng Tháp sẽ xây dựng thành phố Cao Lãnh trở thành “thủ phủ” của đất sen hồng, của kiến trúc xanh và hoa sen. Ngành du lịch Đồng Tháp thực hiện việc liên kết vùng, tạo điểm nhấn riêng biệt cho du khách khi đến Đồng Tháp; phối hợp với các công ty du lịch hình thành 2 tour đường thủy, 4 tour đường bộ từ Đồng Tháp xuyên qua các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và nước bạn Campuchia. Năm 2015, Đồng Tháp triển khai đầu tư 7 dự án trọng điểm là Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, di tích Xẻo Quít, Vườn quốc gia Tràm Chim, du lịch sinh thái Gáo Giồng, Khu di tích Gò Tháp - Đồng sen Tháp Mười, thành phố Sa Đéc và làng bè Bình Thạnh. Trước mắt, ngành du lịch thực hiện việc làm xanh - sạch - đẹp các điểm du lịch trọng điểm; gắn xây dựng, bảo vệ môi trường; thí điểm mô hình đào tạo theo nhóm, thuê quản lý, thực hiện việc đào tạo - chuyển giao tại Khu di tích Xẻo Quít; thí điểm xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm tại thành phố Cao Lãnh và du lịch homestay tại Sa Đéc. Đồng thời, triển khai chương trình du lịch “Chào mùa hè 2015” để thu hút du khách; chuẩn bị tổ chức tốt ngày hội du lịch Tràm Chim 2015... Tại Đồng Tháp, đồng sen Tháp Mười và Gò Tháp sẽ trở thành là điểm du lịch trọng điểm. Vừa qua, tỉnh Đồng Tháp đã lập quy hoạch phân khu Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười thuộc huyện Tháp Mười. Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười được quy hoạch là khu du lịch cộng đồng với định hướng là du lịch sinh thái nhằm giới thiệu và quảng bá về hoa sen và các sản phẩm sen. Hiện nay tại thành phố Cao Lãnh, sen được trồng trên hai bên các đường phố như tại các tuyến đường chính của thành phố Cao Lãnh là Lý Thường Kiệt và Phạm Hữu Lầu với kinh phí trên 500 triệu đồng. Thành phố cũng trang trí các cụm tiểu cảnh về hoa sen, biểu tượng hoa sen và “bé sen” (một biểu tượng vui của du lịch Đồng Tháp) để chào đón du khách đến với thủ phủ đất sen hồng. Ông Lê Hà Luân - Phó Chủ tịch UBND thành phố Cao Lãnh cho biết: Thành phố từng bước xây dựng Cao Lãnh thực sự là “thủ phủ của Đồng Tháp sen hồng”. Các công trình, tiểu cảnh trang trí không gian theo chủ đề sen và những sản phẩm đặc trưng từ sen sẽ tạo điểm nhấn cho thành phố, góp phần xây dựng hình ảnh con người Cao Lãnh thân thiện, đúng như thông điệp “Du lịch Đồng Tháp - thuần khiết như hồn sen”. Thành phố Cao Lãnh đang xây dựng kế hoạch phát triển du lịch, tập trung mô hình du lịch trải nghiệm gắn với nông nghiệp đô thị, sông nước và văn hóa sen. Thực hiện ý tưởng đô thị sen, thành phố cũng xây dựng thêm các tuyến đường sen trên các trục đường chính và đề ra kế hoạch phát triển sản phẩm từ sen, bảo tàng sen gồm các bộ sưu tập gắn với hình ảnh hoa sen như: Ao dài sen, đồ trang trí sen, những món ăn hấp dẫn, nổi bật là món cơm gói lá sen. Đặc sản này được nấu bằng gạo huyết rồng với hạt sen hấp chín và muối mè gói trong lá sen hay cá lóc nướng trui cuốn lá sen non. Ngoài những sản phẩm du lịch từ sen, Đồng Tháp còn có mô hình du lịch xanh ở làng hoa Sa Đéc. Ông Phan Văn Nhiều - Chủ tịch UBND thành phố Sa Đéc cho biết, vừa qua thành phố đầu tư 15 tỷ đồng xây dựng con đường hoa Sa Nhiên-Ca Dao, tạo điều kiện cho du khách thuận lợi khi đến tham quan các vùng trồng hoa. L.KháNh Đồng Tháp xây dựng Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2015-2020 “làn gió mới”, niềm vui cho trẻ em nơi đây, góp phần quan trọng đáp ứng quyền vui chơi của trẻ. Có thể kể đến như nhà văn hóa phường Dịch Vọng Hậu; nhà văn hóa phường Mai Dịch; sân chơi tổ 24, tổ 27 phường Trung Hòa; sân chơi khu A10, A11 phường Nghĩa Tân. Đặc biệt, những đồi cỏ nhân tạo tại công viên Cầu Giấy và công viên Nghĩa Đô, được đầu tư nhiều trang thiết bị đồ chơi hiện đại, đưa vào khai thác từ năm 2012 đến nay không chỉ tạo sân chơi cho trẻ em khu vực lân cận, mà còn là điểm đến hấp dẫn của trẻ em những khu vực khác trong Thủ đô. Bà Ninh Thị Hồng - Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho rằng: Thiếu sân chơi cho trẻ em một phần thể hiện sự nghèo nàn về văn hóa, mặt khác cho thấy chất lượng cuộc sống thấp. Việc tổ chức không gian vui chơi nằm ngay trong khu dân cư là cần thiết, bởi trẻ em phải được tiếp cận sân chơi vài giờ mỗi ngày để phát triển toàn diện thể chất và tinh thần. Từ thực tế trên cho thấy, ở đâu có sự quan tâm vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và người dân thì ở đó trẻ em sẽ có sân chơi và điểm vui chơi an toàn. t.t.N
  • 14. 14 số 1130 l 11.6.2015 Sự kiện vấn đề Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về biển, hải đảo, với diện tích mặt biển hơn một triệu km2, bờ biển dài trên 3.000km trải dài từ Bắc-Trung- Nam với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, cùng những bãi tắm cát trắng, nước xanh và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những bãi biển, vịnh biển của Việt Nam được du khách cả thế giới biết đến như vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang hay bãi biển Đà Nẵng được Tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Đây là điều kiện lý tưởng để khai thác du lịch mà không phải quốc gia nào cũng có được. Tàinguyêndulịchbiển Du lịch - Ngành kinh tế dịch vụ của Việt Nam đã phát triển mạnh những năm qua. Cụ thể là du lịch biển đảo chiếm khoảng 70% hoạt động của toàn ngành. Du lịch là một trong năm hướng đột phá để phát triển kinh tế biển, ven biển lâu dài và bền vững. Chính vì vậy việc bảo vệ, phát triển và tôn vinh thương hiệu biển Việt Nam được quan tâm, chú trọng đặc biệt. Bao nhiêu năm tự hào “rừng vàng, biển bạc”, bây giờ ngành du lịch Việt Nam phải có trách nhiệm quảng bá những giá trị “vàng” ấy ra thế giới. Thương hiệu biển Việt Nam giúp bạn bè quốc tế và người dân Việt Nam hiểu đầy đủ hơn về hình ảnh quốc gia Việt Nam, một quốc gia có thế mạnh về biển. Nó cũng giúp bạn bè quốc tế hiểu hơn về hình ảnh đất nước đang vươn lên khẳng định vị thế và giá trị của mình, từng bước xây dựng hình ảnh của một quốc gia biển vững mạnh. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch), nước ta có 2.770 đảo ven bờ cùng hàng loạt các bãi tắm đẹp từ Bắc vào Nam với những đặc trưng khác nhau. Đó là lợi thế thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam để phát triển du lịch. Khoảng 125 bãi biển, vịnh biển thuận lợi để phát triển du lịch và hơn 30/125 trong số này đã được các địa phương khai thác tốt để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Có thể kể đến một số khu vực đã được khai thác du lịch biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Phan Thiết, Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu... Trong số các bãi biển, vịnh biển của Việt Nam có một số điểm đến đã nổi tiếng thu hút nhiều du khách quốc tế tới du lịch hàng năm. Đó là Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới thuộc tỉnh Quảng Ninh; Vịnh Nha Trang - một trong những vịnh đẹp nhất thế giới; bãi biển Đà Nẵng hàng năm cũng thu hút khoảng 70% số lượng khách quốc tế tới Việt Nam và 50% khách nội địa, mang lại 70% doanh thu cho ngành du lịch cả nước. Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, du lịch biển chính là thế mạnh cần ưu tiên, trong đó mỗi địa phương, vùng miền có biển trên dải đất hình chữ S này lại có thể phát triển sản phẩm du lịch biển một cách khác biệt. Ví dụ như tới Hạ Long, Cát Bà, khách du lịch được tham quan thắng cảnh độc nhất vô nhị trên thế giới về cảnh quan đá vôi. Dải đất miền Trung từ Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An) cho đến Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Vũng Tàu lại có thế mạnh khác. Ở đây có tới 2 phân khúc, thứ nhất là từ Sầm Sơn (Thanh Hóa) tới Thừa Thiên Huế; thứ hai là từ Đà Nẵng, Quảng Nam cho tới Vũng Tàu. Mỗi phân khúc có đặc trưng riêng và cần sự ưu tiên khác nhau để phát triển sản phẩm dựa trên tiềm năng, tài nguyên thế mạnh, khác biệt về khí hậu, địa hình, địa mạo. Điều này sẽ mang lại cho du khách những cảm nhận riêng biệt rõ rệt với mỗi vùng biển. Du lịch biển đã mang lại cơ hội xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân ở vùng ven biển nhiều địa phương trong cả nước. Các bãi biển thiên nhiên tươi đẹp thu hút đồng đảo du khách khiến nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú, cơ sở hạ tầng du lịch vùng ven biển nhằm đáp ứng nhu cầu du khách. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, hiện vùng ven biển Việt Nam có khoảng 1.400 cơ sở lưu trú, đặc biệt là các khách sạn từ 3 sao trở lên phần lớn tập trung ở đây. Các sản vật địa phương liên quan đến biển cũng theo đó mà phát triển thành thương hiệu, đậm dấu ấn bản sắc văn hóa địa phương, góp phần đáng kể vào việc phát triển sản phẩm gắn với các tour du lịch. Với định hướng đến năm 2020 du lịch biển Việt Nam đứng vào nhóm các nước có du lịch biển phát triển nhất Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, từ nay đến năm 2020 Việt Nam hình thành 5 khu vực du lịch biển có sức cạnh tranh cao trong khu vực. Đó là khu Hạ Long-Cát Bà; Lăng Cô-Sơn Trà-Hội An; Nha Trang- Cam Ranh; Phan Thiết-Mũi Né; khu du lịch Phú Quốc. Bên cạnh đó, các khu du lịch biển giàu tiềm năng khác được đầu tư phát triển như Vân Đồn-Cô Tô; bước đầu khai thác tour du lịch ra Trường Sa; đầu tư, khai thác cảng du lịch chuyên dụng... Du lịch sinh thái được xem là một loại hình mới mẻ nhưng hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong tương lai vì tiềm năng sinh thái hết sức đa dạng. Việt Nam hiện có hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Các hệ sinh thái này có giá trị dịch vụ rất lớn, là nơi cư trú, sinh sản, ươm nuôi của nhiều loài thủy hải sản sinh vật bản địa và di cư, cũng như một số hệ sinh thái có năng suất sinh học cao là rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn. Toàn bộ vùng biển Việt Nam nằm Xây dựng thương hiệu cho ngành du lịch biển Việt Nam
  • 15. 15số 1130 l 11.6.2015 Sự kiện vấn đề trong khu vực nhiệt đới gió mùa với sự khác biệt đáng kể về khí hậu giữa các vùng biển, rất thuận lợi để hình thành những khu hệ động thực vật có tính đa dạng sinh học cao. Chính vì vậy, tổ chức thực hiện tốt công tác bảo tồn biển sẽ tạo đà cho việc phát triển thương hiệu “biển Việt Nam”. Nhữnghạnchếcầnsớmkhắcphục Bà Trương Thị Như Ngọc - Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Trà Vinh cho rằng: Phát triển và bảo tồn cần phải hài hòa với nhau vì nếu quá chú trọng đến bảo tồn thì không thể phát triển kinh tế biển nhanh được. Ngược lại, nếu quá chú trọng đến phát triển kinh tế biển thì khó đạt được mục tiêu của bảo tồn biển. Điều này đã đặt các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam cần phải cân nhắc vấn đề bảo tồn biển và phát triển kinh tế. Trong khi đó, xu thế chung của thế giới hiện nay là kết hợp hài hòa giữa bảo tồn biển và phát triển kinh tế biển. Điều đó có nghĩa cần phải có sự hài hòa giữa bảo tồn biển và phát triển kinh tế biển thông qua tổng thể các giải pháp hợp lý nhằm phát triển bền vững, vừa đạt được mục tiêu bảo tồn, vừa đạt được mục tiêu phát triển kinh tế. Mặc dù có đủ lợi thế, nhưng du lịch biển Việt Nam vẫn còn ở dạng tiềm năng. Hiện nay du lịch Việt Nam vẫn chưa trả lời được 4 câu hỏi quan trọng nhất của phát triển du lịch biển. Đó là ai đến, đến đây làm gì, đến bằng cách nào và để lại cái gì? Chúng ta có số liệu chung chung về du khách quốc tế chọn biển Việt Nam làm điểm đến, nhưng chưa phân tích rõ từng thị trường vì mỗi thị trường khách có nhu cầu khác nhau. Còn câu hỏi đến đây để làm gì cũng chưa trả lời thỏa đáng, vì biển Việt Nam thiếu quá nhiều dịch vụ bổ trợ hoặc không đa dạng sản phẩm vui chơi giải trí trên biển như các nước trong khu vực. Ở một khía cạnh khác, du lịch Việt Nam đang lãng phí trong quá trình khai thác tiềm năng du lịch biển. Quy hoạch của nhiều bãi biển đẹp ở Việt Nam đã bị phá vỡ, phát triển manh mún và khó điều chỉnh. Bãi biển Mũi Né đang kẹt cứng trong không gian ven bờ, khi có quá nhiều khách sạn, resort chen dày ở mặt tiền biển, che khuất gần như hoàn toàn đường ra biển của du khách và cả cư dân địa phương. Ngành du lịch tàu biển ở Việt Nam chưa thu hút du khách vì hiện tại Việt Nam vẫn chưa có cảng hành khách tàu biển chuyên biệt. Các tàu biển du lịch đang phải cập cảng chung với cảng hàng hóa, nên chất lượng dịch vụ cũng như điều kiện kỹ thuật tại các cảng này chưa đảm bảo chất lượng cao cho khách du lịch. Mặt khác, sản phẩm du lịch ở các điểm dừng chân của du khách còn đơn điệu, vấn đề an ninh du lịch còn nhiều bất cập, trình độ nhân lực phục vụ cho ngành du lịch còn nhiều hạn chế về kỹ năng, ngoại ngữ... Nhu cầu khách đi biển vào dịp cuối tuần tăng rất cao, các trung tâm du lịch biển đều quá tải. Nhược điểm lớn nhất là dịch vụ ở các nơi này thiếu, yếu và ít dịch vụ bổ trợ cho khách vui chơi, mua sắm... Một số vùng biển còn tiềm năng lớn nhưng rất khó đưa khách đến với số lượng đông như Hà Tiên, Hòn Chông và Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, do thiếu hạ tầng, dịch vụ hoặc đường bay chưa thật thuận lợi. An ninh trật tự và quản lý giá cũng là những vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp du lịch bức xúc. Rất nhiều khu du lịch lên giá vào giờ chót làm cho khách bất bình. Giá có thể cao vào những ngày cao điểm nhưng không nên vượt quá 50% so với ngày thường và điều này cần được thông báo trước cho khách, cũng như các công ty lữ hành. Cũng theo bà Trương Thị Như Ngọc: Các bãi biển Việt Nam cho đến nay phát triển theo lối tự phát và phần nào tùy tiện, mang tính riêng lẻ và không có đặc trưng. Các khu nghỉ dưỡng ven biển ở Việt Nam có giá cao, chủ yếu nhắm vào đối tượng khách quốc tế và một phần du khách giàu có trong nước, rốt cuộc đã đẩy du khách có thu nhập trung bình đi du lịch ra nước ngoài. Trong khi khách quốc tế vào Việt Nam chỉ đi theo mùa (thường là 4 tháng cuối năm), còn lại phần lớn thời gian không khai thác hết công suất phòng. Với khách đi du lịch bằng tàu biển, trên suốt chiều dài 3.260km bờ biển, Việt Nam có nhiều lợi thế để xây dựng một trung tâm cho du khách, nhưng cho đến nay vẫn không có một cảng chuyên biệt nào dành cho du khách. Nhiều tàu biển chở khách vào Việt Nam vẫn phải neo đậu nhờ các cảng hàng hóa, gây bất tiện và không khai thác được gì thêm các giá trị gia tăng khác như mua sắm, giải trí, ăn uống tại cảng. Hành trình di chuyển từ cảng vào trung tâm thành phố mất quá nhiều thời gian, do đây là đoạn đường có nhiều xe tải chở hàng, khiến khách phàn nàn. Do đó, du lịch Việt Nam đã mất đi phần nào cơ hội từ thị trường khách này mang lại. Việt Nam chưa khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch biển. Minh chứng là hệ thống di sản được thế giới công nhận nằm ven biển chỉ có Hội An, Hạ Long, Huế được khai thác tốt; còn Phong Nha-Kẻ Bàng thì chưa. Du khách chủ yếu tập trung ở các bãi biển miền Trung, những bãi biển khác chỉ đón khách theo mùa. Việc phát triển các bãi biển không theo quy hoạch, khiến sản phẩm bị trùng lặp. Chẳng hạn trong khi bãi biển Lăng Cô ảnh hưởng nhiều bởi khí hậu phía Bắc, mưa kéo dài trong năm, nhưng lại tổ chức các sản phẩm nghỉ dưỡng giống như Đà Nẵng, Quảng Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu phía Nam... Để nâng cao tầm vóc và xây dựng thương hiệu du lịch biển Việt Nam, (Xem tiếp trang 17) Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
  • 16. 16 số 1130 l 11.6.2015 Sự kiện vấn đề Sau 4 ngày thi đấu sôi nổi, ngày 06/6 tại tỉnh Sơn La, Giải vô địch đẩy gậy toàn quốc lần thứ IX năm 2015 đã kết thúc. Kết quả, đoàn TP. Hồ Chí Minh đã chiếm ưu thế tuyệt đối, xếp vị trí thứ nhất khi giành tổng cộng 12HCV, 1HCB và 4HCĐ. Tiếp đến là đoàn Bắc Giang với 4HCV, 4HCB và 4HCĐ. Đứng ở vị trí thứ ba là đoàn Yên Bái với 3HCV, 4HCB và 2HCĐ. Giải vô địch đẩy gậy toàn quốc lần thứ IX năm 2015 có 168 vận động viên đến từ 12 đoàn của các tỉnh/thành trong cả nước tham gia. Các vận động viên thi đấu ở hai nội dung nam, nữ với 26 hạng cân; trong đó, nam thi đấu ở 14 hạng cân và nữ thi đấu ở 12 hạng cân. Theo đánh giá của Hội đồng trọng tài, chất lượng giải năm 2015 được nâng cao hơn so với các năm trước. Các vận động viên đã thi đấu trung thực, hết mình. Ban tổ chức cũng chuẩn bị chu đáo từ sân bãi, dụng cụ, khánh tiết, đảm bảo an ninh trật tự, chăm sóc y tế… hồ thANh TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu Giải vô địch đẩy gậy toàn quốc lần IX Mùa du lịch hè đã bắt đầu, đây được coi là mùa sôi động nhất trong năm của ngành du lịch. Theo ghi nhận, hè năm 2015, lượng khách du lịch tăng cao và có xu hướng lựa chọn chính là các tour du lịch nội địa. Dịp hè là thời gian học sinh nghỉ học dài ngày, cộng với thời tiết nắng nóng khiến nhu cầu đi du lịch tăng cao. Theo ước tính của các công ty du lịch Hà Nội, lượng khách hè 2015 tăng từ 20-30% so với cùng kỳ năm trước. Điều đáng nói là lượng khách đặt các tour du lịch trong nước chiếm phần đông, tạo hiệu ứng lớn cho phong trào người Việt Nam du lịch Việt Nam. Theo ông Phạm Văn Bảy - Trưởng phòng Du lịch trong nước - Công ty du lịch Vietravel tại Hà Nội: Lượng khách đặt tour trong tháng 6 đã đạt trên 80% số chỗ, hiện đơn vị tiếp tục nhận đặt tour tháng 7, 8. Trên cơ sở năng lực phục vụ của đơn vị và nhu cầu của người dân, ước lượng khách dịp hè đăng ký tour qua Vietravel tăng 30% so với hè năm trước. Cũng theo ông Phạm Văn Bảy, nhu cầu đi du lịch nội địa của người dân ngày một tăng. 5 tháng đầu năm nay, lượng khách du lịch đặt tour nội địa qua Vietravel đạt trên 9.500 lượt khách, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước. Tại Công ty du lịch Vietrantour, ông Lê Công Năng - Trưởng phòng truyền thông khẳng định: Năm nay, lượng khách đặt tour hè tăng đột biến. Đến thời điểm này, lượng khách đặt tour hè khởi hành tháng 5, 6 đạt 80% kế hoạch. Vietrantour đang tiếp tục đặt tiếp vé và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu du lịch hè tăng cao của du khách. Cũng do thời tiết hè nắng nóng, nhu cầu du lịch trong nước, đặc biệt là du lịch biển tăng mạnh. Hè năm nay, các trọng điểm du lịch biển như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc tiếp tục là những điểm thu hút khách, nhất là khách Hà Nội. Ngoài ra, một số điểm du lịch biển mới được nhiều khách lựa chọn như: Quy Nhơn, Lý Sơn, Cô Tô. Ông Phạm Tiến Dũng - Giám đốc Công ty du lịch Goldentour cho biết: Dịp hè này, các tour du lịch được nhiều khách đặt mua, trong đó đánh dấu sự tăng trưởng đột biến của các tour du lịch biển. Đến thời điểm hiện tại, lượng khách đặt tour du lịch biển qua Goldentour tăng từ 20-25% so với cùng kỳ, điểm đến được lựa chọn nhiều là Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang. Đó là tín hiệu tốt để công ty tăng năng lực dịch vụ phục vụ khách. Cũng theo đánh giá của các công ty lữ hành Hà Nội, cơ cấu khách dịp hè tập trung vào nhóm khách gia đình trong đó rất đông khách trẻ em vì vậy xu hướng chọn tour hè là các tour trong nước, ngắn ngày, chủ yếu từ 3-5 ngày. Nắm bắt nhu cầu đi du lịch của người dân trong dịp hè, các công ty lữ hành Hà Nội đã thực hiện nhiều chương trình kích cầu, thu hút khách. Các bộ sản phẩm du lịch với nhiều điểm đến mới, giá cả hấp dẫn được đồng loạt tung ra. Công ty du lịch Vietravel tại Hà Nội xây dựng chương trình khuyến mại “Hè rực rỡ” có mức giảm tới 14 triệu đồng so với tour thông thường. Doanh nghiệp cũng khai thác, mở tới hơn 20 điểm đến hoàn toàn mới, tập trung vào các biển đảo như: Cô Tô (Quảng Ninh), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Tuy Hòa (Phú Yên), Bình Hưng (Khánh Hòa)… Hè này, Vietravel Hà Nội còn áp dụng nhiều chương trình khuyến mại như tặng phiếu giảm giá tour du lịch, giảm giá cho nhóm 4 khách trở lên đăng ký tour trong bộ sản phẩm mới, bốc thăm trúng thưởng 100% khi thanh toán tour, nhận voucher dịch vụ trị giá 1 triệu đồng và cơ hội sở hữu 1 xe máy Vespa 946 Bellisima. Đáp ứng nhu cầu du lịch hè, Vietrantour đã làm việc với các hãng hàng không, đối tác dịch vụ trong và ngoài nước để xây dựng và mở bán các gói sản phẩm du lịch đảm bảo chất lượng với giá thành tốt, giảm hơn so với năm ngoái. Nhờ nhiều năm liên tục đạt doanh số cao với VietNamAirlines nên Vietrantour phối hợp với hãng này có thể đưa ra các sản phẩm tour nội địa có giá giảm 5-10% so với cùng kỳ năm ngoái với chất lượng ngày một cao hơn. X.MiNh Du lịch hè 2015: Lượng khách tăng, hấp dẫn các tour nội địa
  • 17. 17số 1130 l 11.6.2015 Sự kiện vấn đề Sau một thời gian tuyển chọn, “Trại hè bóng đá Yamaha 2015” đã tuyển chọn được 150 trong tổng số 910 học viên nam thuộc 3 lứa tuổi U6, U8, U10 vào danh sách đào tạo. Đây là hoạt động thường niên lần thứ 4 do Công ty Yamaha Motor Việt Nam tổ chức và tài trợ toàn bộ trang phục, chi phí cho trại hè. Những cầu thủ nhí này sẽ được huấn luyện trong 3 tuần từ 08-27/6 tại sân tập Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam (Hà Nội). Tại cuộc tuyển chọn, các huấn luyện viên giàu kinh nghiệm Việt Nam và Nhật Bản đã lựa chọn học viên theo tiêu chí đam mê bóng đá, có ý chí quyết tâm, tính đồng đội, biết quan sát và nắm bắt cơ hội. Các em sẽ được đào tạo bóng đá theo tiêu chuẩn Nhật Bản, được chú trọng phát triển cả về thể chất và tinh thần phù hợp từng lứa tuổi U6, U8, U10, giáo dục kỹ năng sống để từ đó định hướng và bồi dưỡng ước mơ hướng tới tương lai. Đây là hoạt động thường niên thuộc chuỗi các hoạt động vì cộng đồng trong chương trình “Vì tương lai bóng đá Việt Nam” của Công ty Yamaha Motor Việt Nam. Ban tổ chức cho biết: Ứng viên Trại hè bóng đá Yamaha năm 2015 tốt hơn nhiều so với các năm trước. Các em vượt trội về sự dẻo dai, sự quyết tâm và sự trong sáng vốn có của lứa tuổi. Với đức tính quyết tâm không bỏ cuộc, khi được luyện tập và định hướng đúng đắn các em sẽ là nhân tố quan trọng đóng góp tích cực cho sự phát triển của bóng đá Việt Nam sau này. Sau 3 lần tổ chức, Trại hè bóng đá Yamaha đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ đặc biệt từ phía các em nhỏ, các phụ huynh và các nhà chuyên môn, trở thành một sân chơi lành mạnh, không thể thiếu với các em thiếu nhi thủ đô mỗi khi hè về. Thông qua Trại hè bóng đá, các em không chỉ được bồi đắp tình yêu với trái bóng tròn mà còn được học thêm về kỹ năng sống, tính kỷ luật và tinh thần đoàn kết... Sau Hà Nội, Trại hè bóng đá Yamaha tiếp tục được tổ chức tại Nghệ An, với 600 ứng viên đến từ Nghệ An và các tỉnh lân cận sẽ tham gia tuyển chọn vào ngày 21/6 tại sân tập Câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An. Qua đợt tuyển chọn này sẽ có 125 cầu thủ nhí được lựa chọn để tham gia khóa học tại xứ Nghệ... NAM ANh Đào tạo tài năng bóng đá trẻ“Vì tương lai bóng đá Việt Nam” Tối 06/6, tại Nhà thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Đắk Lắk, bảng II, vòng loại Giải bóng đá Thiếu niên, Nhi đồng toàn quốc năm 2015, đã chính thức khởi tranh. Bảng II, do Sở VHTTDL tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và Báo Nhi đồng tổ chức. Tham gia giải đấu có 320 vận động viên của 23 đội bóng gồm: 10 đội Thiếu niên (U13), 13 đội Nhi đồng (U11) đến từ các tỉnh từ Quảng Trị vào các tỉnh phía Nam. 13 đội bóng nhi đồng được chia thành 4 bảng, thi đấu ở nhà thi đấu Thể dục Thể thao (Đắk Lắk), 10 đội bóng thiếu niên được chia thành 3 bảng thi đấu ở Sân vận động Buôn Ma Thuột. Các đội thi đấu vòng tròn 1 lượt, chọn các đội xếp nhất, nhì mỗi bảng vào vòng đấu loại trực tiếp. Kết thúc vòng loại, Ban tổ chức sẽ chọn 4 đội thiếu niên (U13), 7 đội nhi đồng (U11), có thành tích tốt nhất ở mỗi bảng tham gia vòng chung kết. Theo Ban tổ chức, giải đấu năm nay thu hút nhiều đội bóng mạnh đến từ các tỉnh/thành, các trung tâm đào tạo như: Đắk Lắk, PhúYên, Phú Nhuận (TP. Hồ Chí Minh), Nhân Tín (Đà Nẵng). Giải bóng đá Thiếu niên và Nhi đồng toàn quốc là giải đấu chính thức, trong hệ thống thi đấu quốc gia, được tổ chức thường niên, nhằm mục đích phát triển phong trào bóng đá trong lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng; tạo sân chơi lành mạnh cho các em trong dịp hè, đồng thời trên cơ sở đó phát hiện và bồi dưỡng những mầm non tài năng bóng đá. Bảng II, Giải bóng đá thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2015 sẽ kết thúc vào ngày 14/6. Vũ MiNh Khởi tranh vòng loại Giải bóng đá Thiếu niên, Nhi đồng toàn quốc 2015 Quyết định số 201/QĐ-TTg, về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Với quan điểm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Nên ngay từ bây giờ, ngành du lịch Việt Nam cần sớm khắc phục được các mặt hạn chế, nhanh chóng phát triển du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, trở thành điểm đến hấp dẫn và tiện ích cho mọi du khách trong và ngoài nước. K.hoàN Xâydựngthươnghiệu... (Tiếp theo trang 15)