SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1036 ngày 08/8/2013
Triển khai Chương trình
Kích cầu du lịch năm 2013
(Tr.4)
- Những ngày Văn hóa Nga
tại Việt Nam năm 2013
(Tr.6)
- Quy hoạch tổng thể bảo vệ
hiện trạng di tích thành cổ
Luy Lâu
(Tr.17)
- Tập huấn công tác cải cách
hành chính ngành VHTTDL
(Tr.7)
troNg số Này
Tổng kết 15 năm
thực hiện Nghị quyết
Trung ương 5 khóa VIII
Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế
hoạch số 2579/KH-BVHTTDLvề việc
tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực
hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa
VIII về xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc vào ngày 08/8/2013, tại Trung
tâm Hội nghị quốc tế (Hà Nội). Nội
dung hội nghị tập trung thảo luận
những vấn đề cơ bản, then chốt qua 15
năm thực hiện Nghị quyết Trung ương
5 khóa VIII trên phương diện quản lý
nhà nước về văn hóa, thảo luận các vấn
đề quan trọng, cấp bách về thực trạng
văn hóa Việt Nam, đánh giá tác động,
bàn các giải pháp, kiến nghị và đề xuất
với Trung ương.
H.Quân
PhátđộngcuộcthithiếtkếmẫuLễphụcNhànước
Sáng 01/8, Bộ VHTTDL đã chính thức phát động cuộc thi thiết kế Lễ
phục nhà nước nhằm tìm kiếm một bộ lễ phục để có thể sử dụng trong các
hoạt động quốc gia và quốc tế sau ba lần hội thảo với nhiều ý kiến trái ngược
nhau. Theo đó, các nhà thiết kế là người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, ở trong
nước và nước ngoài đều có thể tham gia. Mỗi bộ mẫu lễ phục sẽ bao gồm
cả giày, mũ, khăn (nếu cần thiết). Về tiêu chí, Ban Tổ chức cho biết mẫu
thiết kế phải đảm bảo mang tính biểu tượng văn hóa, có tính thời đại và bản
sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
(Xem tiếp trang 5)
Ngày 01/8, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch
xác định chỉ số cải cách hành chính và Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính
của Bộ VHTTDL giai đoạn 2013-2015. Hội nghị nhằm mục đích thông qua công
tác thông tin, tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm
người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức
trong việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.
(Xem tiếp trang 7)
Ảnh:MINHƯỚC
Kế hoạch tuyên truyền cải cách
hành chính của Bộ VHTTDL
giai đoạn 2013-2015
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải chủ trì Hội nghị
quản lý nhà nước
2 số 1036 l 08.8.2013
Ngày 29/7, Phó Thủ tướng Nguyễn
Thiện Nhân, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà
nước về Du lịch đã ký Quyết định ban
hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ
đạo Nhà nước về Du lịch. Ban Chỉ đạo
Nhà nước về Du lịch có nhiệm vụ giúp
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc phối
hợp hoạt động của các bộ, ngành và địa
phương liên quan trong việc xây dựng
và tổ chức triển khai thực hiện các
chương trình quốc gia về phát triển du
lịch trong từng thời kỳ, phù hợp với
mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của
đất nước.
Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng
Chính phủ giải pháp, cơ chế, chính
sách về phát triển du lịch; giải quyết
những vướng mắc liên quan đến chính
sách, pháp luật của Nhà nước về phát
triển du lịch vượt quá thẩm quyền giải
quyết của các bộ, ngành và địa phương.
Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các bộ,
ngành và địa phương trong việc xây
dựng, triển khai các kế hoạch, chương
trình cụ thể về phát triển du lịch phù
hợp với kế hoạch, chương trình phát
triển kinh tế-xã hội của cả nước…
Trưởng Ban Chỉ đạo trực tiếp lãnh
đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ
đạo; chịu trách nhiệm chung về hoạt
động của Ban Chỉ đạo; chỉ đạo xây
dựng và thực hiện các chương trình, kế
hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo;
quyết định và chịu trách nhiệm trước
Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của
Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ
đề cao trách nhiệm của Trưởng Ban
Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo.
Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc
theo chế độ kiêm nhiệm, tuân thủ sự
phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo sẽ họp định kỳ 06 tháng
một lần. Trường hợp cần thiết, Trưởng
Ban Chỉ đạo có thể triệu tập họp bất
thường hoặc phiên họp mở rộng.
Trước đó, Thủ tướng đã quyết định
kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du
lịch do Phó Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng Ban
Chỉ đạo. Bộ trưởng Bộ VHTTDL
Hoàng TuấnAnh làm Phó Trưởng Ban
Chỉ đạo.
tHtt
BanhànhQuychếhoạtđộngcủaBanChỉđạoNhànướcvềDulịch
- Bộ VHTTDL có Quyết định số
2576/QĐ-BVHTTDLngày 25/7/2013
cho phép Ban quản lý Khu di tích Gò
Tháp phối hợp với Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh khai quật tại di tích Khu Gò
Mộ thuộc Khu di tích Gò Tháp, xã
Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh
Đồng Tháp. Thời gian từ ngày 25/7-
25/9/2013 với diện tích khai quật
400m2. Những hiện vật thu thập
được trong quá trình khai quật giao
cho Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp giữ
gìn, bảo quản; khi bàn giao phải có
biên bản giao nhận, tránh để hiện vật
bị hư hỏng, thất lạc.
- Tại Quyết định 2595/QĐ-
BVHTTDL ngày 26/7/2013 Bộ
VHTTDLcho phép Công ty Cổ phần
phim Thiên Ngân cung cấp dịch vụ
sản xuất, thực hiện bộ phim “Vua
bếp” theo đúng nội dung kịch bản đã
được Cục Điện ảnh phê duyệt (Giám
định kịch bản số 485/ĐA-NT ngày
25/7/2013). Thời gian từ tháng
5/2013 đến tháng 5/2014 tại TP Hồ
Chí Minh và các tỉnh Bình Dương,
Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây
Ninh, LongAn, Tiền Giang, Bến Tre,
Đồng Tháp.
- Bộ VHTTDL có Quyết định số
2596/QĐ-BVHTTDLngày 26/7/2013
cho phép Công ty Cổ phần Truyền
thông và Giải trí Galaxy cung cấp
dịch vụ sản xuất, thực hiện bộ phim
“Kỹ nữ máu và tình yêu xanh” theo
đúng nội dung kịch bản đã được Cục
Điện ảnh phê duyệt (Giám định kịch
bản số 469/ĐA-NT ngày 19/7/2013).
Thời gian từ tháng 8/2013 đến tháng
8/2014 tại tại TP Hồ Chí Minh và các
tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-
Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Tiền
Giang, Bến Tre, Đồng Tháp.
- Ngày 30/7/2013 Bộ VHTTDL
có Quyết định số 2612/QĐ-
BVHTTDL giao Trung tâm Triển
lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam
phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt
Nam tại Pháp tham gia Hội chợ Châu
Âu Strasbourg-Pháp và cử 04 người
sang Pháp dàn dựng, tổ chức triển
lãm “Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam”,
từ ngày 06-16/9/2013.
- Tại Quyết định 2613/QĐ-
BVHTTDL ngày 30/7/2013 Bộ
VHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểu
diễn chủ trì, phối hợp với Nhà hát Ca,
Múa, Nhạc Việt Nam phục vụ “Liên
hoan nghệ thuật: Campuchia, Lào,
Myanmar và Việt Nam” từ ngày 12-
18/8/2013 tại thành phố Đông Hà,
tỉnh Quảng Trị.
- Tại Quyết định số 2654/QĐ-
BVHTTDL ngày 01/8/2013 Bộ
VHTTDL giao Cục Điện ảnh chủ trì,
phối hợp với Công ty Cổ phần Phim
truyện I, Công ty TNHH Một thành
viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học
Trung ương tổ chức Đợt phim kỷ
niệm 68 năm Cách mạng tháng Tám
thành công 19/8/1945-19/8/2013) và
Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945-
02/9/2013) trong phạm vi cả nước, từ
ngày 17/8-4/9/2013.
tHtt
VăN BảN mớI
quản lý nhà nước
số 1036 l 08.8.2013
Ngày 01/8, Bộ VHTTDL đã có
văn bản thông báo kết luận của Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh tại buổi làm
việc với Chủ tịch UBND tỉnh Thái
Nguyên Dương Ngọc Long về Đề án
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật
thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên
(Đề án); công tác chuẩn bị tổ chức
Festival Trà Thái Nguyên-Việt Nam
lần thứ hai năm 2013 (Festival) và
một số đề xuất, kiến nghị trong lĩnh
vực văn hoá, thể thao và du lịch của
Tỉnh.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đề
nghị Tỉnh quan tâm, chỉ đạo:
Tăng cường công tác quản lý nhà
nước về di sản văn hoá. Tổ chức lập
quy hoạch khảo cổ; tiếp tục triển khai
các hoạt động kiểm kê, tu bổ, tôn tạo
và phát huy giá trị di tích và lập quy
hoạch hệ thống di tích trên địa bàn
Tỉnh; đẩy mạnh công tác kiểm kê di
sản văn hóa phi vật thể, lựa chọn lập
hồ sơ khoa học đề nghị Bộ VHTTDL
đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi
vật thể quốc gia; quan tâm hỗ trợ, phát
triển các làng nghề truyền thống.
Tập trung đầu tư phát triển du lịch
tại Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK
Định Hóa; xây dựng và phát triển Khu
du lịch Hồ Núi Cốc trở thành khu du
lịch quốc gia.
Tập trung đầu tư, phát triến các
môn thể thao thế mạnh của Tỉnh như:
Bóng đá nữ, Cầu lông, Điền kinh và
Võ thuật.
Tập trung chỉ đạo, tổ chức thành
công Đại hội Thể dục thể thao các cấp,
tiến tới Đại hội Thể dục thể thao toàn
quốc lần thứ VII/2014 tại tỉnh Nam
Định. Xem xét, có chế độ chính sách đãi
ngộ đối với những vận động viên đạt
thành tích cao trong các kỳ Đại hội thể
thao trong nước, khu vực và quốc tế.
Về một số kiến nghị của Tỉnh:
Về Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị
văn hóa vật thể, phi vật thể của Trà
Thái Nguyên: Đề nghị Tỉnh quán triệt,
thực hiện đầy đủ các Dự án thành
phần trong Đề án.
Về 5 dự án thành phần: Đề nghị
Tỉnh lập dự án cụ thể, trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt theo quy định
và huy động kinh phí thực hiện Đề án
từ nguồn kinh phí của Trung ương,
của địa phương, xã hội hóa...
Giao Cục Di sản văn hóa phối hợp
với các Cục, Vụ thuộc Bộ hướng dẫn
Sở VHTTDL tỉnh Thái Nguyên triển
khai thực hiện các dự án thành phần
trong Đề án: Dự án sưu tầm, phục hồi
và tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn
hóa cộng đồng gắn với cây chè tại các
vùng chè lớn của Tỉnh; Dự án bảo tồn,
tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa
vật thể, gắn kết phát triển kinh tế và
bảo tồn, phát triển văn hóa vật thể của
Trà Thái Nguyên; Dự án đào tạo và sử
dụng nguồn nhân lực, phát huy hiệu
quả các giá trị văn hóa vật thể và phi
vật thể của Trà Thái Nguyên.
Về công tác tổ chức Festival Trà
Thái Nguyên-Việt Nam lần thứ hai
năm 2013: Giao Sở VHTTDL tỉnh
Thái Nguyên là cơ quan thường trực
chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo
Đề án và Ban Tổ chức Festival về các
hoạt động tại Festival. Đề nghị Tỉnh
bố trí, sử dụng tối đa nguồn nhân lực
của địa phương tham gia Festival.
Về kịch bản khai mạc, bế mạc: Đề
nghị Tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên
môn xây dựng, gửi Cục Nghệ thuật
biểu diễn xem xét, thẩm định.
Cục Hợp tác quốc tế: phối hợp với
Sở Ngoại vụ để hỗ trợ, giúp Tỉnh mời
các đoàn quốc tế tham gia trưng bày
sản phẩm, trình diễn nghệ thuật pha
trà, mời trà tại Lễ hội Văn hóa Trà.
Về việc lập quy hoạch tổng thể
nhằm bảo tồn và phát huy giá trị khu
di tích lịch sử kháng chiến ATK liên
hoàn: Giao Cục Di sản văn hoá phối
hợp với đơn vị chức năng của Bộ Xây
dựng góp ý để hoàn chỉnh quy hoạch
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đồng thời quan tâm công tác bảo tồn,
phát huy giá trị của di tích quốc gia
đặc biệt ATK Định Hóa, kết hợp với
bảo tồn văn hóa truyền thống Bản
Quyên gắn với phát triển du lịch của
Tỉnh.
Về Dự án đầu tư xây dựng Bảo
tàng tỉnh Thái Nguyên: Bộ ủng hộ
giao Sở VHTTDL Tỉnh làm chủ đầu
tư lập dự án, báo cáo Bộ xem xét, hiệp
y trình Thủ tướng chính phủ.
Về việc xây dựng Khu Liên hợp
Thể thao Tỉnh: Nhất trí với đề nghị
của Tỉnh, đề nghị Tỉnh chủ động làm
rõ nguồn nguồn kinh phí, mời các
chuyên gia của Tổng cục Thể dục thể
thao khảo sát và tư vấn xây dựng.
Về việc phê duyệt quy hoạch và
công nhận Khu du lịch Hồ Núi Cốc là
Khu du lịch quốc gia: Giao Tổng cục
Du lịch giúp Tỉnh xây dựng quy hoạch
tổng thể phát triển Khu du lịch vùng
Hồ Núi Cốc và hướng dẫn các thủ tục
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,
công nhận Khu du lịch Hồ Núi Cốc là
Khu du lịch quốc gia.
Giao Văn phòng Bộ phối hợp với
Sở VHTTDL tỉnh Thái Nguyên rà soát
tiến độ thực hiện kết luận của lãnh đạo
Bộ tại Thông báo số 2651/TB-
BVHTTDL ngày 02/8/2010 và Thông
báo số 3325/TB-BVHTTDL ngày
26/9/2012.
Về Dự án Trưng bày hoạt động
văn hóa sông nước tại không gian phía
bờ sông Cầu và Công viên sông Cầu
thuộc Bảo tàng Văn hoá các dân tộc
Việt Nam: Bộ ủng hộ chủ trương xây
dựng dự án, đề nghị Tỉnh tạo điều kiện
giúp Bảo tàng Văn hóa các dân tộc
Việt Nam trong việc xây dựng dự án.
tHtt
Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại buổi làm việc
với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên
quản lý nhà nước
4 số 1036 l 08.8.2013
Ngày 31/7, Văn phòng Chính phủ
đã có văn bản số 6326/VPCP-KGVX
thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ
tướng Nguyễn Thiện Nhân về Chương
trình Kích cầu du lịch năm 2013. Theo
đó, Phó Thủ tướng giao Bộ VHTTDL
khẩn trương phổ biến, tổ chức triển
khai thực hiện các nội dung của
Chương trình Kích cầu du lịch năm
2013 theo thẩm quyền, báo cáo Thủ
tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Đồng thời việc miễn giảm thuế giá
trị gia tăng và thuế thu nhập doanh
nghiệp cho các doanh nghiệp du lịch và
thương mại, dịch vụ tham gia Chương
trình kích cầu du lịch năm 2013 thực
hiện theo các quy định pháp luật hiện
hành về thuế.
Trong khi chờ Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Thuế giá trị
gia tăng có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2014, Bộ Tài chính cần tăng
cường phối hợp với Bộ VHTTDL, Bộ
Công Thương và các bộ, ngành có liên
quan chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai
thực hiện Quyết định số 5/2012/QĐ-
TTg ngày 19/1/2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thí điểm hoàn thuế
giá trị gia tăng đối với hàng hóa của
người nước ngoài mua tại Việt Nam
mang theo khi xuất cảnh.
Phó Thủ tướng giao Bộ VHTTDL
hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương xây dựng
Chương trình hành động cụ thể của địa
phương để thực hiện và quản lý
Chương trình Kích cầu du lịch năm
2013; chủ trì, phối hợp với Bộ Giao
thông vận tải, Bộ VHTTDL đẩy mạnh
việc triển khai chiến dịch nâng cao văn
minh phục vụ vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt, xe taxi; có chính
sách tạo điều kiện cho các phương tiện
vận chuyển khách du lịch lưu thông
thuận tiện trong và ngoài đô thị
Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ,
ngành, địa phương khẩn trương thực
hiện các nhiệm vụ được giao nhằm
ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành
vi xâm hại đến an toàn, tính mạng của
khách du lịch góp phần nâng cao ý thức
của doanh nghiệp, người dân liên quan
đến hoạt động du lịch, cải thiện chất
lượng môi trường du lịch Việt Nam và
thực hiện có hiệu quả Chương trình
Kích cầu du lịch năm 2013.
t.Hợp
Triển khai Chương trình Kích cầu du lịch năm 2013
Văn phòng Chính phủ đã cóVăn bản
số 6032/VPVP-KGVX yêu cầu các Bộ,
ngành, địa phương tăng cường công tác
phòng, chống mại dâm, đồng thời làm rõ
tráchnhiệmvàxửlýnghiêmnhữnghành
vi vi phạm.
Theo văn bản, Phó Thủ tướng giao
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
tăng cường công tác nắm tình hình, kịp
thời tham mưu, đề xuất các giải pháp đối
với công tác phòng, chống tệ nạn mại
dâm; chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ
quanliênquannghiêncứu,giảiquyếtcác
kiến nghị, đề xuất của các địa phương
nêu trên theo thẩm quyền, trường hợp
vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tưởng
Chính phủ.
Bộ Công an chỉ đạo công an các địa
phương tăng cường quản lý địa bàn, xử
lý nghiêm các hành vi vi phạm trong
công tác phòng, chống mại dâm.
Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với
các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan
tăng cường công tác quản lý, cấp giấy
phép ngành nghề kinh doanh có điều
kiện; kiểm duyệt các sản phẩm văn hóa,
hoạt động biểu diễn theo đúng quy định
củaphápluật.Kiênquyếtxửlýcáccơsở,
dịch vụ kinh doanh có điều kiện vi phạm
về phòng, chống tệ nạn xã hội.
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP
HồChíMinhtiếptụcchỉđạolàmrõtrách
nhiệm, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm
và tập thể, cá nhân liên quan để xảy ra tệ
nạn mại dâm và thiếu trách nhiệm quản
lý địa bàn.
UBND các tỉnh, thành phố Hà Nội,
HảiPhòng,NamĐịnhchỉđạokiênquyết
vàxửlýnghiêmcáccơsởviphạmvàcác
tập thể, cá nhân để xảy ra tệ nạn xã hội,
nhất là trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà
Nội), quận Đồ Sơn (Hải Phòng), huyện
Giao Thủy (Nam Định). tHtt
Tăngcườngcôngtácphòng,chốngmạidâm
Nhân dịp Kỷ niệm 14 năm Hội An
được UNESCO công nhận Di sản Văn
hoá thế giới (04/12/1999 - 04/12/2013),
UBND thành phố HộiAn (Quảng Nam)
đã tổ chức phát động Hội thi sáng tác sản
phẩm lưu niệm thành phố HộiAn lần thứ
III năm 2013.
Hội thi nhằm mục đích tôn vinh các
nghệ nhân, thợ thủ công trong việc
nghiên cứu chế tác sản phẩm lưu niệm
mới mang bản sắc văn hóa HộiAn, phục
vụ nhu cầu mua sắm của du khách tham
quan đồng thời tạo cơ hội quảng bá, giới
thiệu các sản phẩm làng nghề, tiểu thủ
công mỹ nghệ; giao lưu, học hỏi kinh
nghiệm sản xuất, chế tác mẫu và tiêu thụ
sản phẩm lưu niệm. Đối tượng dự thi là
các tổ chức, cá nhân sống và làm việc
trên lãnh thổViệt Nam.Tác phẩm dự thi
do chính các tổ chức, cá nhân sáng tác
không sao chép và chưa từng tham gia
một hội thi nào. Sản phẩm dự thi phải thể
hiện văn hóa Hội An như về con người,
cảnh vật, lễ hội, kiến trúc nhà cổ, đình,
chùa… Nhỏ gọn tinh xảo và dễ tháo ráp,
đóng gói, thân thiện với môi trường và
an toàn cho người sử dụng.
Thời gian nhận bài dự thi vòng sơ
khảo sẽ kết thúc vào cuối tháng 9/2013
và vòng chung khảo từ 15/10 -
15/11/2013. Không hạn chế số lượng tác
phẩm đăng ký dự thi.
Dụkiến,LễcôngbốkếtquảHộithisẽ
diễnravàongày04/12/2013nhândịplễkỷ
niệm14nămHộiAnđượcUNESCOcông
nhận DisảnVăn hoáthếgiới. t.Hợp
Thi sáng tác sản phẩm lưu niệm thành phố Hội An
quản lý nhà nước
5số 1036 l 08.8.2013
Bộ VHTTDL đã ban hành Văn
bản số 2769/QyĐ-BVHTTDL ngày
30/7 quy định nguyên tắc làm việc
của Hội đồng xét đặc cách truy tặng
danh hiệu “Nghệ sỹ Ưu tú” đối với
cố nghệ sỹ Văn Hiệp.
Theo quy định, Hội đồng có
nhiệm vụ nhận hồ sơ từ Hội nghệ sỹ
Sân khấu Việt Nam; Tổ chức xét hồ
sơ đặc cách truy tặng danh hiệu
“Nghệ sỹ Ưu tú” đối với cố nghệ sỹ
Văn Hiệp; thông báo công khai kết
quả cuộc họp xét tặng danh hiệu
Nghệ sỹ Nhân dân. Nghệ sỹ Ưu tú
trên Báo Văn hoá, Cinet và trang
Web của Bộ VHTTDL trong thời
gian 10 ngày làm việc; thông báo
bằng văn bản kết quả xét truy tặng
đến Hội nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam;
Xử lý khiếu nại (nếu có) liên quan
đến việc xét đặc cách truy tặng danh
hiệu “Nghệ sỹ Ưu tú” đối với cố
nghệ sỹ Văn Hiệp; hoàn thiện hồ sơ
trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL xét
trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị
Chủ tịch nước xét truy tặng.
Nguyên tắc làm việc: Hội đồng
làm việc dưới sự chủ trì của Chủ tịch
Hội đồng. Trường hợp Chủ tịch Hội
đồng vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng
uỷ quyền cho một Phó Chủ tịch Hội
đồng chủ trì cuộc họp; Hội đồng làm
việc theo nguyên tắc dân chủ, công
khai và bỏ phiếu kín; kỳ họp của Hội
đồng được tiến hành khi có ít nhất 3/4
số thành viên Hội đồng tham dự, trong
đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó
Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội
đồng uỷ quyền; hồ sơ đủ điều kiện
trình Nhà nước xét đặc cách truy tặng
danh hiệu khi đạt 75% số phiếu đồng
ý của tổng số thành viên Hội đồng.
Nguyên tắc xét tặng: Hội đồng
xét đặc cách truy tặng danh hiệu
“Nghệ sỹ Ưu tú” đối với cố nghệ sỹ
Văn Hiệp trình Bộ trưởng Bộ
VHTTDL xét trình Thủ tướng Chính
phủ đề nghị Chủ tịch nước xét truy
tặng danh hiệu theo quy định của
pháp luật về thi đua, khen thưởng.
tHtt
QuyđịnhnguyêntắclàmviệccủaHộiđồngxétđặccách
truytặngdanhhiệu“Nghệsỹưutú”đốivớicốnghệsỹVănHiệp
Theo Ban Tổ chức, thời gian nhận
mẫu từ ngày 01 đến 05/10/2013 tại
Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm.
Vòng sơ khảo, Hội đồng Nghệ thuật
sẽ xét chọn 20 mẫu thiết kế; trong đó,
có 10 mẫu trang phục nam và 10 mẫu
trang phục nữ vào vòng chung khảo.
Bốn mẫu trang phục xuất sắc nhất sẽ
được chọn để trao giải chính thức với
trị giá 30 triệu đồng mỗi mẫu.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương
Duy Biên khẳng định, Lễ phục Nhà
nước thể hiện bản sắc văn hóa, lòng
tự tôn, tự hào dân tộc của của mỗi
quốc gia. Trên thế giới, nhiều quốc
gia đã quy định lễ phục trong các
nghi thức quan trọng và các hoạt
động quốc tế. Ở Việt Nam, lịch sử
các triều đại phong kiến nước ta đã
từng có những quy định về trang
phục. Hiện nay, vì nhiều lý do, chúng
ta chưa có lễ phục để sử dụng trong
các hoạt động nghi lễ trang trọng, các
hoạt động đối ngoại… Vì vậy, việc
thi và tuyển chọn thiết kế lễ phục
nhằm chọn được mẫu chính thức góp
phần tôn vinh bản sắc dân tộc, vị thế
của quốc gia là một việc làm rất cần
thiết. Nếu thu được kết quả tốt, Bộ sẽ
báo cáo lấy ý kiến của Chính phủ.
Nếu Chính phủ thấy tốt và có thể
may để sử dụng trong các lễ hội, cuộc
tiếp khách. Nhưng nếu không được
chọn thì ít ra cuộc thi cũng cung cấp
cho người dân thêm những mẫu thiết
kế đẹp để sử dụng trong đời sống.
* Trước đó, ngày 31/7, Bộ
VHTTDL đã ban hành Quyết định số
2641/QĐ-BVHTTDL về việc phê
duyệt Đề án Lễ phục Nhà nước. Theo
đó, mục tiêu của Đề án nhằm tìm ra
bộ mẫu Lễ phục cho nam và nữ để sử
dụng trong các buổi lễ quan trọng,
các hoạt động quốc gia và quốc tế,
góp phần tôn vinh, giữ gìn bản sắc
văn hoá và lòng tự tôn dân tộc, khẳng
định vị thế độc lập của một quốc gia
có nền văn hiến lâu đời.
Đề án được triển khai thực hiện ở
trong nước, với sự tham gia của các
tổ chức, cá nhân là người Việt Nam
(kể cả người Việt Nam ở nước
ngoài). Đề án cũng nêu rõ các tiêu chí
chọn Lễ phục Nhà nước, gồm: Mang
tính biểu tượng văn hoá, có tính thời
đại và bản sắc văn hóa của dân tộc
Việt Nam; đẹp, thuận tiện, phù hợp
trong nghi lễ quốc gia và quốc tế; phù
hợp với điều kiện khí hậu và vóc
dáng của người Việt Nam; khuyến
khích thực hiện bằng chất liệu truyền
thống, sản xuất trong nước.
Cũng theo Đề án, Ban Tổ chức sẽ
chọn ra 04 bộ mẫu cho nam và nữ sử
dụng trong các buổi Lễ nghi của Nhà
nước, bao gồm: 02 bộ mẫu (01 nam,
01 nữ) mang xu hướng hiện đại và 02
bộ mẫu (01 nam, 01 nữ) mang xu
hướng truyền thống. Bộ VHTTDL
cũng giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh
và Triển lãm chủ trì, phối hợp với các
đơn vị, tổ chức thuộc Bộ, ngành, địa
phương liên quan trong việc triển
khai thực hiện Đề án.
Đ.n
Phátđộngcuộcthi… (Tiếp theo trang 1)
quản lý nhà nước
6 số 1036 l 08.8.2013
Chiều ngày 30/7, tại Hà Nội, Thứ
trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã có buổi tiếp
và làm việc với ngài Erken Arthur,
Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hiệp
quốc tại Việt Nam về một số nội dung
hợp tác trong lĩnh vực gia đình.
Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Huỳnh
Vĩnh Ái đánh giá cao sự giúp đỡ của
Quỹ Dân số Liên hiệp quốc dành cho
Việt Nam, đồng thời chúc mừng ngài
Erken Arthur nhận nhiệm vụ tại Việt
Nam. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái
khẳng định: Gia đình là vấn đề lớn, rất
hệ trọng đối với cả dân tộc và thời đại.
Từ những năm 1945, Nhà nước Việt
Nam đã xác định rõ vấn đề này, đặc biệt
thời gian gần đây đã đặt vấn đề gia đình
là nhiệm vụ rất lớn và Dự thảo Hiến
pháp sửa đổi cũng tiếp tục khẳng định
nội dung này.
Mặc dù chưa có Luật Gia đình
nhưng ở Việt Nam đã có Luật Phòng,
chống Bạo lực gia đình và sắp tới đây
sẽ tổ chức sơ kết, đánh giá những kết
quả 5 năm thực hiện trong thực tiễn.
Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành
Chiến lược phát triển gia đình đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 và cũng
đã có Nghị định của Chính phủ về công
tác gia đình. Từ Chiến lược phát triển
gia đình Việt Nam, Bộ VHTTDL được
Chính phủ giao xây dựng Chiến lược
quốc gia Phòng, chống bạo lực gia đình.
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái bày tỏ
tin tưởng trong thời gian tới Bộ
VHTTDL Việt Nam và Quỹ Dân số
Liên hiệp quốc sẽ có sự hợp tác chặt chẽ
để chung tay giải quyết vấn đề gia đình
ở Việt Nam.
Bày tỏ cám ơn Thứ trưởng Huỳnh
Vĩnh Ái đã dành thời gian đón tiếp và
trao đổi nội dung, kế hoạch hợp tác giữa
hai Bên, đồng thời ngài Erken Arthur
đánh giá cao những kết quả mà Việt
Nam đã đạt được trong vấn đề phòng,
chống bạo lực gia đình thời gian qua.
Ngài Erken Arthur cho biết, thời
gian qua, dự án xây dựng ứng phó quốc
gia đối với bạo lực gia đình giai đoạn
2012 - 2016 đã thực hiện khá tốt và đạt
được những kết quả nhất định. Trong
thời gian tới, Quỹ Dân số Liên hiệp
quốc cũng như cá nhân ngài Erken
Arthur cam kết sẵn sàng hợp tác và hỗ
trợ Bộ VHTTDL trong việc tiếp tục
triển khai dự án, trong đó đặc biệt cần
thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của nam
giới và trẻ em trai như là một tác nhân
thay đổi liên tục để tác động đến nam
giới và trẻ em trai khác trong việc
phòng, chống bạo lực gia đình.
Ghi nhận sự sẵn sàng hợp tác từ
phía ngài Erken Arthur, Thứ trưởng
Huỳnh Vĩnh Ái cũng đề nghị, trong thời
gian tới sẽ có những sự nghiên cứu sâu
hơn, từ đó đề xuất thêm những dự án
hợp tác mới trong việc giải quyết các
vấn đề thuộc lĩnh vực gia đình. Về phía
Việt Nam, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái
cho biết, Chính phủ Việt Nam đã chọn
năm 2013 là Năm Gia đình Việt Nam
với chủ đề “Kết nối yêu thương” và
Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ
VHTTDL xây dựng Đề án hưởng ứng
Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3) theo lời
kêu gọi của Tổng thư ký Liên hiệp
Quốc Ban-Ki-Mun. Trước mắt, Bộ
VHTTDLsẽ tập trung chỉ đạo xây dựng
kế hoạch thực hiện song song hai nhiệm
vụ phòng chống bạo lực gia đình và xây
dựng gia đình hạnh phúc. tHtt
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái tiếp Trưởng Đại diện Quỹ Dân số
Liên hiệp quốc tại Việt Nam
Thực hiện Chương trình hợp tác
trong lĩnh vực văn hóa giữa Việt Nam
và Liên bang Nga giai đoạn 2013-2015,
Bộ VHTTDLsẽ phối hợp cùng Bộ Văn
hóa LB Nga tổ chức Những ngày Văn
hóa Nga tại Việt Nam năm 2013 từ
ngày 11 đến 17/11/2013 tại Hà Nội, TP
Hồ Chí Minh, Bình Dương gồm các
hoạt động biểu diễn nghệ thuật, triển
lãm và những ngày phim Nga. Trong
đó, chương trình biểu diễn nghệ thuật
dự kiến sẽ diễn ra với lịch trình như sau:
Lễ khai mạc chính thức và chương trình
biểu diễn nghệ thuật khai mạc sẽ diễn
ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày
12/11/2013; Chương trình biểu diễn
nghệ thuật tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh
ngày 15/11/2013; Chương trình biểu
diễn nghệ thuật tại Trung tâm văn hóa
tỉnh Bình Dương ngày 16/11/2013.
Bộ VHTTDL đã giao Trung tâm Tổ
chức biểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ
thuật biểu diễn) bố trí đón đoàn nghệ
sỹ Nga và tổ chức các chương trình
biểu diễn nghệ thuật nói trên. Để chuẩn
bị tổ chức sự kiện trên, Bộ VHTTDL
đề nghị các cơ quan: Sở VHTTDL
thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình
Dương tạo điều kiện giúp đỡ Trung
tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật tổ
chức các hoạt động văn hóa của phía
Nga tại địa phương mình; Ban Quản lý
Nhà hát Lớn Hà Nội bố trí địa điểm
nhà hát để tổ chức Lễ khai mạc và
chương trình biểu diễn nghệ thuật của
phía Nga vào ngày 12/11/2013; Ban
Quản lý Nhà hát thành phố Hồ Chí
Minh bố trí địa điểm nhà hát để tổ chức
chương trình biểu diễn nghệ thuật của
phía Nga vào ngày 15/11/2013; Sở
VHTTDL tỉnh Bình Dương bố trí địa
điểm Trung tâm văn hóa tỉnh Bình
Dương để tổ chức chương trình biểu
diễn nghệ thuật của phía Nga vào ngày
16/11/2013. H.Quân
Những ngày Văn hóa Nga tại Việt Nam năm 2013
7số 1036 l 08.8.2013
quản lý nhà nước
Bộ VHTTDL đã có Quyết định số
2582/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức
lớp tập huấn công tác cải cách hành
chính của Bộ Văn hoá, Thể thao và
Du lịch.
Theo đó, căn cứ Nghị quyết số
30c/NQ-CP ban hành Chương trình
tổng thể cải cách hành chính nhà nước
giai đoạn 2011-2020; Quyết định số
1332/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ phê
duyệt Đề án “Tăng cường công tác
thông tin, tuyên truyền cải cách hành
chính giai đoạn 2013-2015” và Kế
hoạch thông tin, tuyên truyền cải cách
hành chính của Bộ VHTTDL giai đoạn
2013-2015 ban hành kèm theo Quyết
định số 2544/QĐ-BVHTTDL ngày
19/7/2013 và xét đề nghị của Chánh
Văn phòng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL
quyết định giao Văn phòng (Phòng
Kiểm soát thủ tục hành chính) tổ chức
03 lớp tập huấn công tác cải cách hành
chính của Bộ VHTTDL cho cán bộ,
công chức các cơ quan, đơn vị thuộc
Bộ và các Sở VHTTDL.
Kinh phí tổ chức các lớp tập huấn
công tác cải cách hành chính được lấy
từ kinh phí của Bộ VHTTDL cấp qua
Văn phòng.
Duyên trần
Tại Hội nghị, đồng chí Lê Thị
Phượng, Phó Chánh Văn phòng đã giới
thiệu các nội dung của Nghị quyết
30c/NQ-CP của Chính phủ về Chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2011-2020; Kế hoạch
xác định chỉ số cải cách hành chính và
Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành
chính của Bộ VHTTDLgiai đoạn 2013-
2015, trong đó đặc biệt nhấn mạnh nội
dung và hình thức tuyên truyền cải cách
hành chính được ban hành kèm theo
Quyết định số 2544/QĐ-BVHTTDL
ngày 19/7/2013 của Bộ trưởng Bộ
VHTTDL.
Cụ thể, tập trung tuyên truyền, phổ
biến sâu rộng về tầm quan trọng, ý
nghĩa, mục tiêu và tác động của cải cách
hành chính đến phát triển kinh tế-xã hội
của đất nước; Các quan điểm, chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước về cải cách hành chính;
Vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng,
của người đứng đầu cơ quan hành chính
các cấp, người đứng đầu các tổ chức
chính trị-xã hội, các đơn vị sự nghiệp
công lập đối với việc triển khai thực hiện
nhiệm vụ cải cách hành chính đến từng
cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên
trong cơ quan, đơn vị mình; tuyên
truyền, phổ biến các nội dung của
Chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã
được ban hành tại Nghị quyết số
30c/NQ-CPngày 08/11/2011 của Chính
phủ: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục
hành chính; cải cách tổ chức bộ máy
hành chính nhà nước; xây dựng và nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức; cải cách tài chính công;
hiện đại hóa hành chính nhà nước.
Các cơ quan báo chí của Bộ cũng cần
tập trung vào những vấn đề: Rà soát,
hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ
quan đơn vị thuộc Bộ; quy chế làm việc
của Bộ; đổi mới và nâng cao chất lượng
xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
pháp luật; tình hình triển khai cải cách,
đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc
phạm vi quản lý của các bộ, ngành; các
quy định về thủ tục hành chính trong giải
quyết công việc giữa cơ quan hành chính
nhà nước với người dân, doanh nghiệp,
đặc biệt là thủ tục hành chính thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
VHTTDLtrên các lĩnh vực văn hoá, gia
đình, thể dục thể thao và du lịch;Tổ chức
và hoạt động của bộ máy hành chính nhà
nước: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính
phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, chính quyền địa
phương các cấp; tình hình triển khai và
kết quả thực hiện Chỉ số cải cách hành
chính; các đề án, dự án cải cách hành
chính do các bộ, cơ quan ngang bộ chủ
trì theo phân công tại Nghị quyết số
30c/NQ-CP; những kết quả đạt được và
những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân
cũng như tình hình triển khai nhiểm vụ
cải cách hành chính ở các cơ quan, đơn
vị thuộc Bộ, qua đó biểu dương những
tập thể, cá nhân thực hiện tốt, có sáng
kiến trong công tác cải cách hành chính;
phê phán những hiện tượng tiêu cực, trì
trệ, có hành vi không đúng đắn gây khó
khăn, phiền hà cho công dân, tổ chức…
Kế hoạch của Bộ cũng yêu cầu đưa
nội dung cải cách hành chính, Chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước một cách thích hợp vào công tác
tuyển dụng công chức, viên chức và
chương trình đào tạo, bồi dưỡng công
chức, viên chức; tổ chức các cuộc thi tìm
hiểu về cải cách hành chính; thi tìm hiểu
chính sách và pháp luật bằng hình thức
thi viết hoặc sân khấu hoá.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ
trưởng Lê Khánh Hải khẳng định một
trong những nội dung hết sức quan
trọng, đó là tăng cường sự hiểu biết về
cải cách hành chính, qua đó thấy được
vai trò trách nhiệm của từng đơn vị, Thủ
trưởng đơn vị đối với công tác cải cách
hành chính, tạo sự đồng thuận cũng như
phối kết hợp giữa các đơn vị cũng như
trong quá trình làm việc giữa cơ quan
nhà nước với người dân, trong việc thực
thi các thủ tục hành chính…
Thứ trưởng Lê Khánh Hải yêu cầu
các cơ quan, đơn vị triển khai theo kế
hoạch, lồng ghép trong các hoạt động
của cơ quan, đơn vị, chỉ đạo xây dựng,
ban hành kế hoạch tuyên truyền cải cách
hành chính hàng năm và tổ chức thực
hiện kế hoạch nghiêm túc, hiệu quả.
tHtt
Kếhoạchtuyêntruyền… (Tiếp theo trang 1)
Tập huấn công tác cải cách hành chính ngành VHTTDL
8 số 1036 l 08.8.2013
Sự kiện vấn đề
Hội nghị đánh giá "Thực trạng và
giải pháp tổ chức hoạt động của các
trung tâm văn hóa, nhà văn hóa trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế" năm
2013 đã được Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ
chức ngày 30/7.
Thừa Thiên - Huế hiện có 782
trung tâm văn hóa, nhà văn hóa. Tuy
nhiên, phần lớn các thiết chế này
đều không phát huy hiệu quả, nhiều
nơi sử dụng không đúng mục đích,
đóng cửa nhiều hơn mở. Đa số đều
xây dựng đã lâu, cơ sở vật chất
xuống cấp, trang thiết bị thiếu thốn,
không đồng bộ, diện tích không đáp
ứng yêu cầu; chưa đến 50% tổng số
làng, thôn, bản, tổ dân phố có nhà
văn hóa, với 70% không có phương
tiện, thiết bị âm thanh, nghe nhìn
cần thiết và chủ yếu tận dụng các cơ
sở cũ như trường mầm non, trạm y
tế, hợp tác xã... Tỷ lệ nhà văn hóa
cấp xã chỉ đạt 27% trong khi chỉ tiêu
quy hoạch của Chính phủ là 80%;
chỉ khoảng 30% đội ngũ cán bộ
được đào tạo đúng chuyên ngành.
Nhiều nơi không có người quản lý,
xa khu dân cư, vừa xây dựng xong
đã bỏ hoang, gây lãng phí. Hoạt
Nâng cao hiệu quả hoạt động trung tâm văn hóa, nhà văn hóa
C
ách thủ đô Hà Nội 93km về
phía Nam, giao thông đi lại
thuận tiện, lại có ưu thế về
vùng phụ cận, không gian và thời gian
nên tỉnh Ninh Bình ít bị ảnh hưởng bởi
tính mùa vụ trong du lịch đồng thời
chiếm ưu thế ở loại hình du lịch nghỉ
dưỡng cuối tuần. Đến hết tháng 7, tỉnh
đã thu hút hơn 3,7 triệu lượt khách du
lịch; đạt 94,2% kế hoạch năm 2013 và
tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu đạt gần 707 tỷ đồng; tăng
20,8% so với cùng kỳ năm trước.
Ninh Bình hiện có 7 tuyến du lịch
chính là: Khu du lịch sinh thái Tràng
An - Tam Cốc Bích Động - Cố đô Hoa
Lư; Khu du lịch trung tâm thành phố
Ninh Bình; khu du lịch Vườn Quốc gia
Cúc Phương - Kỳ Phú - hồ Đồng
Chương; Khu du lịch suối nước nóng
Kênh Gà - động Vân Trình - khu bảo
tồn đất ngập nước Vân Long - chùa
Địch Lộng - động Hoa Lư; Khu du lịch
thị xã Tam Điệp - phòng tuyến Tam
Điệp - Biện Sơn; Khu du lịch hồ Yên
Thắng - hồ Đồng Thái - động Mã Tiên;
Khu du lịch vùng ven biển Kim Sơn.
Hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia
Đồng bằng sông Hồng 2013, bên cạnh
việc tăng cường quảng bá, kêu gọi đầu
tư trong lĩnh vực du lịch, cung cấp
thông tin đăng tải trên website của
Tổng cục Du lịch và cổng thông tin
điện tử của các địa phương, tỉnh Ninh
Bình còn tổ chức 3 lễ hội lớn, gồm Lễ
hội Cố đô Hoa Lư, lễ hội Thánh Quý
Minh Đại Vương, Lễ hội đền Thái Vi,
thu hút đông đảo du khách thập
phương về tham dự.
Ninh Bình không chỉ là địa phương
có nhiều danh lam thắng cảnh mà còn
có nét văn hóa đặc sắc và mạng lưới
làng nghề phong phú, nổi tiếng như
thêu ren Văn Lâm (xã Ninh Hải, huyện
Hoa Lư); mỹ nghệ cói (huyện Kim
Sơn). Vì vậy, du lịch cộng đồng và du
lịch kết hợp tham quan làng nghề
không chỉ giúp tăng trưởng lợi nhuận
kinh tế, giải quyết việc làm cho lao
động địa phương mà còn là một cách
thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị
văn hóa, tạo điểm nhấn riêng của du
lịch Ninh Bình.
Riêng hoạt động du lịch cộng đồng
theo hình thức homestay, trên 50 hộ
dân tại 5 thôn Phù Long, Chi Lễ, Mai
Trung, Tập Ninh, Trung Hoà (xã Gia
Vân, huyện Gia Viễn) đang đóng góp
mỗi hộ từ 1 đến 5 phòng ở đủ tiêu
chuẩn cho thuê phục vụ khách du lịch.
Du khách sẽ ở cùng người dân địa
phương trong các ngôi nhà cổ độc đáo
đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ với
khung gỗ, nền đất; được trực tiếp lao
động, tát nước gầu sòng, gầu dây, đi
móc cua, cất vó; khám phá những
phiên chợ quê với các sản phẩm địa
phương đặc trưng; cùng người dân làm
cua nấu canh, thổi cơm vùi tro, xay lúa,
giã gạo, tham gia các hoạt động văn
hoá, văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc.
Khu văn hóa tâm linh chùa Bái
Đính gần đây cũng nổi danh khi sở hữu
13 kỷ lục quốc gia, đang là một điểm
đến du lịch rất được ưa chuộng và là
nơi diễn ra Hội nghị quốc tế về du lịch
tâm linh vì sự phát triển bền vững do
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO)
phối hợp với Bộ VHTTDL tổ chức
trong tháng 11 tới.
Cùng với đó, tỉnh Ninh Bình đã ký
Biên bản thỏa thuận Hợp tác phát triển
du lịch với 10 tỉnh, thành phố trọng
điểm về du lịch gồm: Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam, Cần Thơ, Quảng Ninh,
Hải Phòng, Lào Cai, Lạng Sơn.
Bên cạnh việc đầu tư xây dựng
những sản phẩm du lịch đặc trưng để
tạo sự khác biệt, thời gian tới, tỉnh Ninh
Bình sẽ tăng cường liên kết với Thủ đô
Hà Nội và một số tỉnh bạn như Thanh
Hoá, Thừa Thiên Huế phát triển loại
hình du lịch tham quan chuỗi các di
tích kinh đô xưa theo suốt chiều dài
lịch sử gồm Cố đô Hoa Lư, Hoàng
thành Thăng Long, Di tích Lam Kinh -
Thành Nhà Hồ và Cố đô Huế. Cùng
với việc tăng cường bảo đảm an ninh
trật tự và vệ sinh môi trường tại các
khu, điểm du lịch, địa phương đang
thực hiện nhiều giải pháp thu hút khách
vào các loại hình du lịch chơi golf, du
lịch làng nghề, du lịch nghỉ dưỡng, du
lịch sinh thái. t.t.n
Ninh Bình mở rộng hợp tác để phát triển du lịch
9số 1036 l 08.8.2013
Sự kiện vấn đề
Lao động Việt Nam khoá VI gồm 155
Uỷ viên. Đồng chí Nguyễn Văn Tư
được bầu làm Chủ tịch, đồng chí
Dương Xuân An, Cù Thị Hậu được
bầu làm Phó Chủ tịch. Mục tiêu Đại
hội “Thực hiện đường lối đổi mới của
Đảng vì “việc làm, đời sống, dân chủ
và công bằng xã hội”.
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần
thứ VII: Họp từ ngày 09/11 đến ngày
12/11/1993 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại
hội có hơn 600 đại biểu. Đại hội bầu ra
BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam khoá VII gồm 125 Uỷ viên. Đồng
chí Nguyễn Văn Tư được bầu lại làm
Chủ tịch, các đồng chí: Cù Thị Hậu,
Hoàng Minh Chúc, NguyễnAn Lương,
Hoàng Thị Khánh được bầu làm Phó
Chủ tịch. Mục tiêu của Đại hội: “Đổi
mới tổ chức và hoạt động công đoàn,
góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
chăm lo và bảo vệ lợi ích của công
nhân lao động”.
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần
thứ VIII: Họp từ ngày 03/11đến ngày
06/11/1998 tại Hà Nội. Dự Đại hội
có 897đại biểu. Đại hội bầu ra BCH
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
khoá VIII, gồm 145 Uỷ viên. Đồng
chí Cù Thị Hậu được bầu làm Chủ
tịch, các đồng chí: Nguyễn An
Lương, Đặng Ngọc Chiến, Đỗ Đức
Ngọ, Nguyễn Đình Thắng được bầu
làm Phó Chủ tịch. Mục tiêu của Đại
hội: “Đổi mới tổ chức hoạt động
Công đoàn, góp phần xây dựng &
bảo vệ Tổ quốc, chăm lo và bảo vệ
lợi ích của công nhân, lao động”.
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần
thứ IX: Họp từ ngày 10/10 đến ngày
13/10/2003 tại Hà Nội. Dự Đại hội
có 900 đại biểu. Đại hội bầu ra BCH
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
khoá IX gồm 150 Uỷ viên. Đồng chí
Cù Thị Hậu được bầu làm Chủ tịch.
Đồng chí: Đặng Ngọc Tùng, Nguyễn
Hoà Bình, Nguyễn Đình Thắng, Đỗ
Đức Ngọ, Đặng Ngọc Chiến được
bầu làm Phó Chủ tịch. Tháng 12 năm
2006, Đồng chí Đặng Ngọc Tùng
được bầu làm Chủ tịch. Tháng 9 năm
2007 các đồng chí: Hoàng Ngọc
Thanh, Mai Đức Chính, Nguyễn Thị
Thu Hồng, Nguyễn Văn Ngàng được
bầu làm Phó Chủ tịch. Đại hội đề ra
khẩu hiệu hành động: “Xây dựng
giai cấp công nhân và tổ chức Công
đoàn vững mạnh, chăm lo bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp, chính
đáng của CNVCLĐ, góp phầp tăng
cường đại đoàn kết toàn dân tộc,
thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước”.
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần
thứ X: Họp từ ngày 02/11 đến ngày
05/11/2008 tại Thủ đô Hà Nội.
Tham dự Đại hội có 985 đại biểu.
Đại hội bầu BCH Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam khoá X gồm 160
Uỷ viên. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng
được bầu làm Chủ tịch. Các đồng
chí: Nguyễn Hoà Bình, Hoàng Ngọc
Thanh, Mai Đức Chính, Nguyễn Thị
Thu Hồng, Nguyễn Văn Ngàng
được bầu làm Phó Chủ tịch. Đại hội
đề ra khẩu hiệu hành động: “Công
đoàn Việt Nam đổi mới, sáng tạo;
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn
viên, công nhân, viên chức, lao
động; vì sự phát triển ổn định, bền
vững của đất nước”.
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần
thứ XI: Họp từ ngày 27/7 đến ngày
30/7/2013 tại Cung Văn hóa Lao
động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.
Tham dự Đại hội có 950 đại biểu.
Đại hội bầu BCH Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam khóa XI, nhiệm
kỳ 2013-2018. Đoàn Chủ tịch gồm
24 đồng chí. Đồng chí Đặng Ngọc
Tùng được bầu lại làm Chủ tịch. Các
đồng chí: Mai Đức Chính, Nguyễn
Thị Thu Hồng, Nguyễn Văn Ngàng,
Trần Thanh Hải, Trần Văn Lý được
bầu làm Phó Chủ tịch. Đại hội đề ra
khẩu hiệu hành động: “Vì quyền, lợi
ích hợp pháp, chính đáng của đoàn
viên và người lao động; Vì sự phát
triển bền vững của đất nước; tiếp tục
đổi mới nội dung phương thức hoạt
động công đoàn”.
Hữu Giới (Công đoàn Bộ)
động chủ yếu của nhà văn hóa là nơi
tổ chức hội họp, đại hội chứ không
hình thành được các câu lạc bộ, khu
vui chơi giải trí... nên không phát
huy hết công năng.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống trung tâm văn hóa, nhà
văn hóa từ tỉnh đến cơ sở, đa số các
đại biểu đều cho rằng: Cần huy động
sức mạnh của quần chúng vào việc
xây dựng thiết chế văn hóa; đưa mục
tiêu phát triển văn hóa, xây dựng các
thiết chế văn hóa vào Nghị quyết
của Đảng và kế hoạch Nhà nước các
cấp; tăng cường các hoạt động văn
hóa cộng đồng, đổi mới nội dung,
hình thức sinh hoạt; có chế độ phụ
cấp và thù lao cho cán bộ phụ trách
nhà văn hóa cấp xã và thôn, bản, tổ
dân phố; xây dựng pháp lệnh về văn
hóa cơ sở; hoàn thiện hệ thống văn
bản pháp luật, quy chế, chế độ về
hoạt động văn hóa cơ sở...
Bà Phan Thị Lệ Hòa - Giám đốc
Trung tâm Văn hóa thông tin thể
thao Quảng Điền cho biết: Cần phát
triển đội ngũ cán bộ vững vàng về
chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng Đề
án vị trí việc làm cụ thể, đánh giá
cán bộ một cách sát thực để bố trí
công việc hợp lý, đúng người, đúng
việc. Hiện nay, các trung tâm văn
hóa, nhà văn hóa đều có tên gọi khác
nhau, vì vậy cần có sự thống nhất
chung mô hình trung tâm văn hóa
trong toàn tỉnh. H.Hiệp
CôngđoànViệtNam... (Tiếp trang 20)
Sự kiện vấn đề
10 số 1036 l 08.8.2013
Trong 2 ngày 1 và 2/8, đoàn giám sát
của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh
niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc
hội do bà Hoàng Thị Hoa, Ủy viên
Thường trực Uỷ ban làm trưởng đoàn
đã có chuyến làm việc tại Sóc Trăng về
việc thực hiện Luật Di sản văn hóa trên
địa bàn tỉnh.
Từ năm 2006 - 2013, với số vốn
được cấp hơn 45,6 tỷ đồng từ nguồn vốn
chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh đã
đầu tư trùng tu, tôn tạo, chống xuống
cấp một số di tích cấp quốc gia tiêu biểu.
Ngoài ra, tỉnh đã tiến hành thực hiện
công tác khảo sát và kiểm kê các loại
hình di sản văn hóa phi vật thể tại 6
huyện, thị; thực hiện 9 đề tài văn hóa phi
vật thể của đồng bào dân tộc Khmer ở
Sóc Trăng. Hàng năm, tỉnh dành một
phần ngân sách địa phương kết hợp với
kinh phí Chương trình mục tiêu quốc
gia về văn hóa thực hiện nhiều dự án
trùng tu, tôn tạo các di tích cấp quốc gia
như chùa Khleang, đình Hòa Tú, trường
Taberd, khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng,
miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông, chùa
Mahatup, với tổng kinh phí khoảng 60
tỷ đồng. Đối với di tích cấp tỉnh, các địa
phương chỉ thực hiện đầu tư tôn tạo
được một số di tích lịch sử cách mạng
từ ngân sách tỉnh. Thời gian qua, Bảo
tàng tỉnh đã sưu tầm được gần 11.800
hiện vật do nhân dân hiến tặng. Hiện
Bảo tàng tỉnh có nhà trưng bày văn hóa
Khmer và phòng trưng bày văn hóa ba
dân tộc Kinh-Khmer-Hoa, mở cửa hàng
ngày. Đối với cấp huyện, có 6/11 huyện
đã có Nhà truyền thống. Sóc Trăng hiện
có 34 di tích đã được xếp hạng (8 di tích
cấp quốc gia và 26 di tích cấp tỉnh).
Công tác quản lý, tổ chức lễ hội được
Sóc Trăng thực hiện nghiêm túc, chặt
chẽ, không kéo dài ngày và diễn ra an
toàn, lành mạnh, tiết kiệm, góp phần
giáo dục truyền thống, nâng cao đời
sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Nhiều điểm di tích đã có sự đầu tư tôn
tạo, tu sửa, xây dựng cảnh quan môi
trường sạch đẹp, thuận tiện cho du
khách tham quan. Về quan hệ quốc tế
trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hóa, tỉnh được Quỹ hỗ trợ
Văn hóa vùng và dân tộc ít người (Đan
Mạch) tài trợ từ năm 2008-2010 thực
hiện 35 dự án với tổng số tiền hơn 800
triệu đồng.
Tại buổi làm việc, tỉnh kiến nghị
Trung ương cần có văn bản hướng dẫn
việc phân cấp quản lý di tích để việc
quản lý di tích được thuận lợi. Tỉnh
cũng kiến nghị hàng năm, Chính phủ
dành một khoản kinh phí thỏa đáng ưu
tiên cho tỉnh nghèo như Sóc Trăng để
đầu tư cho công tác quy hoạch khoanh
vùng, cắm mốc và xếp hạng di tích
cũng như trùng tu, tôn tạo, chống xuống
cấp di tích, hỗ trợ kinh phí cho địa
phương và tạo cơ chế thuận lợi để tiến
hành sưu tầm, mua lại những hiện vật
đặc biệt, tiêu biểu có giá trị cao để sử
dụng trưng bày tại bảo tàng và cũng
nhằm tránh nguy cơ "chảy máu" cổ vật
ra bên ngoài.
Cũng trong chuyến làm việc tại Sóc
Trăng, Đoàn giám sát của Quốc hội đã
có buổi làm việc với Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch, có các chuyến khảo sát
thực địa tại một số di tích văn hóa như
chùa Dơi, chùa Khleang, chùa Đất Sét...
tại thành phố Sóc Trăng.
Hải pHonG
Giám sát việc thực hiện Luật Di sản văn hóa tại Sóc Trăng
Sáng 01/8 Sở VHTTDL Hà Nội đã
chính thức khai trương Trung tâm hỗ
trợ khách du lịch tại 47 Phố Hàng Dầu,
Hà Nội.
Trung tâm hỗ trợ khách du lịch sẽ hỗ
trợ du khách trong việc cung cấp thông
tin, tư vấn về du lịch, giúp du khách có
thông tin đầy đủ và tin cậy trên các lĩnh
vực khách có nhu cầu tiếp cận và trải
nghiệm như văn hóa, lịch sử, giao thông,
thị trường cũng như thông tin về điểm
đến du lịch hấp dẫn củaThủ đô, các dịch
vụ có chất lượng đáp ứng nhu cầu đa
dạng của du khách.
Bên cạnh đó, bộ phận hỗ trợ khách
du lịch sẽ trực đường dây nóng do Sở
VHTTDLthiết lập; là đầu mối tiếp nhận
trực tiếp cũng như gián tiếp (qua điện
thoại, email, facebook…) khiếu nại,
phản ánh của các cơ quan, tổ chức, đơn
vị, khách du lịch và người dân về các vấn
đề ảnh hưởng đến an ninh, an toàn và các
quyền lợi hợp pháp của du khách, xử lý
thông tin và phối hợp với các cơ quan
chức năng trong việc giải quyết bất cập
xảy ra đối với du khách.
Lực lượng tham gia bộ phận này bao
gồm Thanh tra, phòng Quản lý lữ hành,
phòng Quản lý cơ sở lưu trú, Trung tâm
Thông tin và Xúc tiến du lịch sẽ chủ
động phối hợp với các lực lượng chức
năng khác của thành phố như Công an,
Giao thông vận tải, Công thương…Thời
gian hoạt động từ 8h00’đến 22h00’các
ngày trong tuần, trong thời gian không
mở cửa (22h00’ đến 8h00’ sáng hôm
sau) sẽ có cán bộ trực đường dây nóng.
Tại Bộ phận hỗ trợ khách du lịch, Sở
VHTTDL Hà Nội công bố hai số điện
thoại đường dây nóng, gồm:
04.39261515 và 0946791955. Cán bộ
phụ trách đường dây nóng có nhiệm vụ
tiếp nhận thông tin, phản ánh, kiến nghị
từ khách du lịch để nhanh chóng phối
hợp với người kiến nghị và các cơ quan
chức năng liên quan giải quyết, xử lý kịp
thời vụ việc. Chế độ trực điện thoại
24/24 giờ. Sau khi tiếp nhận thông tin tại
Bộ phận hỗ trợ khách du lịch hoặc tiếp
nhận quan đường dây nóng, Sở
VHTTDLphối hợp với đường dây nóng
của Công an thành phố Hà Nội, công an
quận, huyện, thị xã để giải quyết, xử lý
các vụ việc vi phạm. tHtt
Hà Nội: Khai trương Trung tâm hỗ trợ khách du lịch
Sự kiện vấn đề
11số 1036 l 08.8.2013
Theo thông tin từ Ban Tổ chức
Festival Huế 2014, poster Festival
Huế 2014 đã chính thức được hoàn
thành với sự xuất hiện của người mẫu
chính là Thân Thị Ái Hoa - Miss áo
dài Đại học Huế 2012, hiện đang là
sinh viên Khoa Mầm non, Đại học Sư
phạm Huế.
Với chủ đề “Di sản văn hóa với hội
nhập và phát triển”, Festival Huế 2014
diễn ra từ 12/4 đến 20/4/2014, quy tụ
nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật
quốc tế, trong nước phong phú, đặc
sắc. Đây cũng là sự kiện văn hóa đặc
biệt trong khuôn khổ Diễn đàn giao lưu
văn hóa Đông Á - Mỹ Latinh do Bộ
Ngoại giao đề xướng. Ngoài các đơn vị
nghệ thuật trong nước đại diện cho 3
miền tham dự, đến thời điểm này đã có
26 đoàn nghệ thuật thuộc 23 quốc gia
và vùng lãnh thổ đăng ký tham gia
Festival Huế lần thứ 8.
Festival Huế lần thứ 8 - năm 2014
sẽ tiếp tục là chương trình giao lưu các
nền văn hóa đặc sắc của các nước trên
thế giới, đồng thời quy tụ các chương
trình nghệ thuật tiêu biểu, đặc trưng
cho những vùng văn hóa và các thành
phố cố đô của Việt Nam, giới thiệu
nghệ thuật ca múa nhạc cung đình và
các làn điệu dân ca độc đáo của Huế;
các chương trình nghệ thuật truyền
thống và đương đại chất lượng cao
của trên 20 quốc gia đến từ 5 châu lục
diễn ra hàng đêm tại các sân khấu ở
Đại Nội, Cung An Định và các sân
khấu cộng đồng ở nhiều thị trấn, vùng
xa của tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Bên cạnh đó, Festival Huế 2014
tiếp tục tái hiện nhiều lễ hội cung
đình độc đáo, các lễ hội đầy màu sắc
và hoạt động văn hóa cộng đồng
phong phú, đa dạng thông qua các
cuộc triển lãm, trưng bày, nghệ thuật
thả diều Huế, thư pháp, các hoạt động
nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật âm
nhạc – mỹ thuật đường phố, hội thảo
khoa học, hội chợ thương mại quốc
tế, hội chợ du lịch, Festival dành cho
thiếu nhi…
n.tHanH
Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ
VHTTDL) phối hợp cùng Hội Nghệ sĩ
Múa VN, Sở VHTTDL TP.HCM và
Hội Nghệ sĩ Múa TP.HCM tổ chức
Cuộc thi Tài năng trẻ biên đạo múa
toàn quốc và Liên hoan Múa TP.HCM
mở rộng lần 4/2013, diễn ra tại
TP.HCM từ 05 - 11/8.
Cụ thể, cuộc thi Tài năng trẻ biên
đạo Múa sẽ diễn ra tại Nhà hát Quân
đội, TP.HCM với sự tham gia của 42
tác phẩm từ 33 thí sinh (sau đó đợt 2 sẽ
diễn ra tại Quảng Ninh từ 25 - 29/8).
Liên hoan gồm có 40 tác phẩm của 27
đơn vị tham gia, diễn ra tại Trường
Múa TP.HCM, riêng đêm báo cáo trao
giải sẽ diễn ra tại Nhà hát TP.HCM.
Cuộc thi nhằm phát hiện các tài
năng trẻ đạo diễn trong lĩnh vực sân
khấu, đồng thời là dịp để các biên đạo
múa trẻ giao lưu, trao đổi, học tập kinh
nghiệm, phát hiện những tìm tòi mới
trong lao động sáng tạo nghệ thuật,
nhằm tạo ra những tác phẩm có chất
lượng cao, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ
văn hóa nghệ thuật của nhân dân trong
thời kỳ mới. Đây cũng là hoạt động
nhằm ghi nhận, tôn vinh các biên đạo
múa trẻ có những đóng góp tích cực
đối với sự nghiệp phát triển nghệ thuật
sân khấu trong những năm qua; là cơ
sở để các nhà quản lý nghệ thuật đánh
giá thực trạng lực lượng biên đạo múa
trẻ, từ đó có những kế hoạch đào tạo
trong thời gian trước mắt và lâu dài.
H.p
Thi Tài năng trẻ biên đạo múa toàn quốc
Đêm nhạc "Hát về Biển Đảo quê
hương" diễn ra vào 19h30 ngày
22/8/2013 tại Nhà hát Lớn Hà Nội với
các bài ca chọn lọc về biển đảo yêu
thương, qua các giọng ca của Trọng
Tấn, Anh Thơ, Lan Anh, Đăng Dương,
Tấn Minh...
Mỗi vùng Biển - Đảo trên Tổ quốc
là một phần máu thịt của mỗi con người
Việt Nam. Đặc biệt cái tên Trường Sa
đã trở nên gần gũi, thân thương với bao
thế hệ người Việt. Cũng về Biển - Đảo
có biết bao cảm xúc được chắt lọc từ vẻ
đẹp của cảnh vật, con người của biển cả,
từ sự gian khổ đấu tranh giữ lấy biển cả
quê hương, từ tình yêu trên những gian
khổ đó. Từ đó những lời ca tiếng hát
được cất lên để ca ngợi những vẻ đẹp
những con người như thế.
Đêm nhạc chia làm 3 phần với các ca
khúc theo chủ đề: Phần đầu: Biển đảo
quê hương tôi với các ca khúc: Nơi đảo
xa, Tâm tình người thủy thủ, Bâng
khuâng Trường Sa... Phần hai: Tình yêu
người lính Biển với các ca khúc: Đừng
ví em là biển, Em yêu anh như câu hòVí
Giặm, Chút thơ tình gửi người lính biển,
Biển cạn, Chút tình lính đảo, Thuyền và
Biển... Phần ba: Đường ra biển lớn với
các ca khúc: Tiếng sóng biển, Đảo San
Hô, Phố Biển, Biển hát chiều nay, Tổ
quốc gọi tên mình... Hơn tất cả, chương
trình ca nhạc "Hát về Biển Đảo Quê
hương" mong muốn trở thành một nhịp
cầu yêu thương, nối liền giữa vùng đất
giữa trùng khơi của Tổ quốc với đất
liền luôn chan chứa tình cảm dành cho
đảo xa. n.tHanH
Festival Huế 2014 diễn ra từ ngày 12/4 đến 20/4/2014
Hát về Biển Đảo quê hương
Sự kiện vấn đề
12 số 1036 l 08.8.2013
Lễ Khai mạc Festival đua ghe Ngo
đồng bào Khmer Đồng bằng sông Cửu
Long - Sóc Trăng lần thứ nhất năm
2013 sẽ khai mạc tối 14/11/2013, tại
thành phố Sóc Trăng. Festival đua ghe
Ngo đồng bào Khmer Đồng bằng sông
Cửu Long - Sóc Trăng lần thứ I vừa tạo
ra sản phẩm văn hóa đặc trưng, trực tiếp
phục vụ phát triển du lịch theo hướng
liên kết vùng, vừa gắn liền với việc thực
hiện mục tiêu bảo tồn, gìn giữ và phát
huy giá trị truyền thống, góp phần xây
dựng văn hóa tiên tiến và đậm đà bản
sắc dân tộc.
Tại Festival đua ghe Ngo sẽ có
nhiều hoạt động văn hóa-thể thao
phong phú, đa dạng và hấp dẫn mang
đậm bản sắc văn hóa dân tộc, như:
Chương trình nghệ thuật sân khấu hóa,
với chủ đề: “Trăng và hồn lúa”; lễ Óc
Om Bók; vườn tượng văn hóa Khmer
“Vườn cổ tích Khmer”; triển lãm ảnh
Sóc Trăng xưa “Ký ức Sóc Trăng”; lễ
hội ẩm thực ba dân tộc Kinh-Khmer-
Hoa “Món ngon Sóc Trăng”; hội chợ
triển lãm thương mại Sóc Trăng.
Ngoài ra Festival còn có diễn đàn
khoa học liên kết phát triển du lịch “Tài
nguyên thiên nhiên và nhân văn Sóc
Trăng trong liên kết phát triển du lịch
vùng Đồng bằng sông Cửu Long”; trò
chơi dân gian ngày hội; hội diễn nghệ
thuật quần chúng Khmer; nhạc hội sông
trăng; hội đèn nước (Lôi Pro típ)…
Riêng hội đua ghe Ngo, sẽ mời 4 nước
trong khu vực là Campuchia, Thái Lan,
Lào và Myanmar tham gia thi đấu.
Văn phòng Chính phủ đã có Văn
bản số 6256/VPCP-KGVX đồng ý
UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức một
điểm bắn pháo hoa tầm thấp, thời
lượng 15 phút nhân dịp Festival đua
ghe Ngo đồng bào Khmer Đồng bằng
sông Cửu Long.
H.Quân
Festival đua ghe Ngo tại tỉnh Sóc Trăng
Hưởng ứng Chương trình kích cầu
du lịch năm 2013 của Tổng cục Du lịch,
Sở VHTTDL Đà Nẵng vừa công bố
Chương trình kích cầu du lịch năm 2013
của thành phố.
Chương trình kích cầu du lịch được
triển khai trong cả năm 2013, được chia
làm 2 đợt chính, mùa thấp điểm của du
lịch Đà Nẵng (từ 01/9/2013 đến
31/12/2013) và tháng cao điểm khuyến
mãi (12/2013).
Đối tượng tham gia chương trình là
các công ty lữ hành, các khách sạn,
resort, các hãng hàng không, các nhà
hàng và cơ sở mua sắm đạt chuẩn, các
khu điểm tham quan du lịch, các siêu
thị, các đơn vị vận chuyển du lịch trên
địa bàn TP Đà Nẵng.
Tính đến hết tháng 6/2013, toàn
thành phố có 80 đơn vị đăng ký tham
gia chương trình với các gói khuyến mãi
kích cầu, trong đó có một số chương
trình khuyến mãi hấp dẫn như: 10 tour
đặc biệt có mức giảm giá từ 20-25% có
sự liên kết giữa các đơn vị lữ hành, hàng
không, khách sạn, khu-điểm du lịch;
giảm 60% giá vé máy bay trọn gói đối
với các hãng lữ hành thường xuyên, các
chương trình khuyến mại “Thứ 6 siêu
khuyến mại”, Giá rẻ trực tuyến với giá
99.990 đồng của hãng hàng không
Jetstar…
Các khách sạn, resort cũng giảm từ
10-40% cho khách lưu trú trong dịp này.
Các điểm tham quan, thắng cảnh nổi
tiếng của Đà Nẵng như Ngũ Hành Sơn,
Bảo tàng Chăm... đều giảm giá vé từ 5 -
50%. Bên cạnh đó còn các khuyến mãi
hấp dẫn khác như: Giảm giá thuê hội
trường, giảm giá suất ăn, đưa đón sân
bay miễn phí, bố trí phòng cho tài xế,
khuyến mãi cho khách ở 2 đêm trở lên,
ưu đãi tại các khu điểm du lịch, show
diễn phục vụ khách du lịch…
tuệ anH
Đà Nẵng triển khai chương trình kích cầu du lịch
Ngày 02/8, tại thành phố Kon Tum,
Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ
đạo Tây Nguyên phối hợp với tỉnh Kon
Tum tổ chứcTọa đàm khoa học “Một số
vấn đề về văn hóa, giáo dục Tây
Nguyên”. Đông đảo nhà khoa học, nhà
nghiên cứu văn hóa và nhiều Phó Giáo
sư, Tiến sĩ khoa học về 2 lĩnh vực văn
hóa và giáo dục ở khu vực Tây Nguyên
và một số thành phố lớn như thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng
Nam… tham dự.
Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã
cùng nhau thảo luận xoay quanh các vấn
đề về thực trạng cũng như giải pháp để
bảo tồn và phát huy nền văn hóa đậm đà
bản sắc của các dân tộc Tây Nguyên,
đặc biệt là không gian văn hóa cồng
chiêng; giải pháp tạo động lực cũng như
bàn về các chính sách phát triển nền
giáo dục ở khu vực Tây Nguyên; mối
quan hệ biện chứng giữa văn hóa và
giáo dục tại Tây Nguyên.
Đối với việc bảo tồn và phát huy văn
hóa Tây Nguyên, nhiều đại biểu cho
rằng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác
tuyên truyền bằng nhiều hình thức,
phong phú, đa dạng và phải tập trung
vào các đối tượng thanh thiếu niên; xây
dựng chính sách, chế độ hợp lý cho đội
ngũ làm văn hóa tại địa phương; mở
rộng và khuyến khích việc dạy và học
chữ của đồng bào dân tộc thiểu số; tổ
Tọa đàm“một số vấn đề về văn hóa, giáo dục Tây Nguyên”
Sự kiện vấn đề
13số 1036 l 08.8.2013
Ngày 31/7, Tỉnh ủy Vĩnh Long
tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm
thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
khóa VIII về "Xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc"; sơ kết
5 năm thực hiện Nghị quyết 23 của
Bộ Chính trị khóa X về "Tiếp tục
xây dựng và phát triển văn học,
nghệ thuật trong thời kỳ mới".
Qua 15 năm (1998-2013) thực
hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa
VIII, đời sống tinh thần, mức hưởng
thụ văn hóa của nhân dân được nâng
lên, các hoạt động văn hóa từng
bước phát triển đều khắp các địa
phương trong tỉnh. Công tác bảo tồn
và phát huy văn hóa truyền thống
được thực hiện tốt. Giáo dục, y tế,
văn nghệ, thể dục thể thao có bước
tiến đáng kể. Công tác xã hội hóa
các hoạt động văn hóa, nhất là việc
huy động các nguồn lực để tăng
cường cơ sở vật chất, xây dựng các
thiết chế văn hóa và các hoạt động
văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể
thao được đẩy mạnh. Cán bộ, đảng
viên và quần chúng nhân dân quan
tâm đến nhiệm vụ xây dựng con
người mới, nền văn hóa mới, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sau khi có Nghị quyết Trung
ương 5, nhận thức của các cấp ủy
Đảng, chính quyền về tầm quan
trọng của văn hóa, trong đó có văn
học nghệ thuật, đã chuyển biến tích
cực, tạo điều kiện thuận lợi cho sự
nghiệp văn học nghệ thuật tỉnh Vĩnh
Long phát triển. Toàn tỉnh Vĩnh
Long có hơn 180 hội viên Hội Văn
học nghệ thuật địa phương và 39 hội
viên các chuyên ngành Trung ương.
Từ 2008 đến nay, Vĩnh Long đã tổ
chức 4 trại sáng tác tập huấn tại tỉnh
và trên 10 chuyến đi thực tế sáng tác
trong nước cho hơn 800 lượt hội
viên, tổ chức và tham gia nhiều
cuộc triển lãm nhân các dịp lễ, tết,
thu hút hàng ngàn lượt người xem…
MạnH Huân
Diễn đàn trẻ em quốc gia năm 2013
với chủ đề "Trẻ em tham gia góp ý sửa
đổi Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em" sẽ diễn ra trong 2 ngày 08-09/8,
tại Hà Nội với sự tham gia của 180 em
từ 10-16 tuổi đến từ 29 tỉnh, thành phố
trên cả nước. Diễn đàn trẻ em quốc gia
là hoạt động để đại diện trẻ em trong cả
nước được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng
về những vấn đề có liên quan đến trẻ em
và để các cơ quan xây dựng pháp luật,
chính sách tham khảo ý kiến trẻ em.
Tại diễn đàn, các em sẽ tiếp tục thảo
luận, khuyến nghị về sửa đổi Luật Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thông
qua 6 chủ đề: an toàn tính mạng cho trẻ
em và vui chơi, giải trí cho trẻ em; các
biện pháp phòng chống bạo lực tinh
thần, ngược đãi, xao nhãng trẻ em; các
biện pháp phòng chống tình trạng tảo
hôn và lao động trẻ em; trẻ em vi phạm
pháp luật; các biện pháp đảm bảo
quyền tham gia của trẻ em; đảm bảo
quyền được tiếp cận giáo dục của trẻ
em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV và
giải pháp ngăn ngừa trẻ em bỏ học.
Cũng tại diễn đàn lần này, các em sẽ
được cung cấp thông tin và được đánh
giá về việc tiếp nhận, thực hiện của các
bộ, ngành liên quan đối với những
khuyến nghị, thông điệp của trẻ em
thông qua các Diễn đàn trẻ em quốc
gia năm 2009 và 2011.
Dự kiến, tối 09/8, các em sẽ gặp
gỡ và đối thoại với lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, các bộ, ngành, tổ chức,
đoàn thể về những vấn đề các em
quan tâm, gửi gắm đến Diễn đàn trẻ
em quốc gia năm 2013.
Trong tháng 6 và tháng 7 vừa qua,
tại nhiều tỉnh, thành phố đã có hàng
nghìn trẻ em được tham gia diễn đàn trẻ
em các cấp. Các em đã có dịp gặp gỡ,
đối thoại với lãnh đạo chính quyền, lãnh
đạo các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể ở
địa phương về các kết quả và thách thức
trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
M.CườnG
Diễn đàn trẻ em quốc gia năm 2013
Vĩnh Long tiếp tục xây dựng, phát triển nền văn hóa đậm đà
bản sắc dân tộc
chức biên soạn lịch sử truyền thống của
địa phương và đưa vào giảng dạy ở các
trường học, xây dựng đưa chương trình
phổ biến văn hóa truyền thống các dân
tộc vào nhà trường. Các địa phương xây
dựng chiến lược bảo tồn văn hóa phải cụ
thể và bảo tồn theo đúng nghĩa Di sản
văn hóa mà tổ chức UNESSCO tôn vinh
là “không gian văn hóa cồng chiêng”.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh sử dụng tiếng
nói, chữ viết các dân tộc trong hoạt động
văn hóa thông tin phục vụ đồng bào bản
địa; đẩy mạnh công tác sưu tầm, biên
soạn, biên tập vốn văn hóa, văn nghệ dân
gian các dân tộc thiểu số để giới thiệu
bằng tiếng dân tộc và song ngữ. Các tỉnh
đẩy mạnh việc bảo tồn và phục dựng
Nhà sàn, nhà Rông cũng như các lễ hội,
phong tục tập quán đặc sắc của cộng
đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn.
HồtHanH
14 số 1036 l 08.8.2013
Nhằm thu hút khách du lịch đến Đà
Lạt vào mùa thấp điểm và trong dịp lễ
hội cuối năm, tỉnh Lâm Đồng đã đề ra
chương trình kích cầu du lịch với nhiều
giải pháp cụ thể. Theo đó, tỉnh khuyến
khích các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch trên địa bàn tổ chức các hoạt động
khuyến mãi cho du khách như tháng
khuyến mãi, tuần lễ vàng, bốc thăm
trúng thưởng; xây dựng tour khuyến
mãi, giảm giá mua sắm từ 10 - 40%
vào mùa thấp điểm...
Công tác tuyên truyền, quảng bá du
lịch của địa phương được chú trọng với
việc thành lập Trung tâm Thông tin
dịch vụ hỗ trợ du khách, tổ chức
Chương trình Famtrip đến các điểm du
lịch mới để quảng bá đến du khách
trong nước và quốc tế. Đà Lạt cũng
thực hiện chiến dịch làm sạch môi
trường du lịch, từ xây dựng nhà vệ sinh
đạt chuẩn tại các khu, điểm du lịch, đến
văn hóa giao tiếp và mua bán của
người dân. Tỉnh phát động phong trào
trồng cây xanh, trồng hoa tại các khu
vực công cộng, tuyến đường chính, trụ
sở cơ quan, nhà dân...; đầu tư nâng cấp
cơ sở vật chất, cảnh quan, chất lượng
dịch vụ… thu hút du khách cho Tuần
văn hóa lễ hội Lâm Đồng sẽ tổ chức
vào cuối năm 2013.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Lâm Đồng, trong 6 tháng đầu năm
2013, lượng khách du lịch đến địa
phương đạt hơn 2,1 triệu lượt khách,
trong đó khách quốc tế ước đạt 120
ngàn lượt. Từ nay đến cuối năm, Lâm
Đồng đặt mục tiêu thu hút thêm 2,2
triệu lượt khách. Trong bối cảnh hiện
nay, khi du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng
đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng “cò”
lộng hành, nhiều danh lam thắng cảnh
nổi tiếng bị xuống cấp, ô nhiễm…,
chương trình kích cầu du lịch trên là
giải pháp quan trọng nhằm đưa ngành
du lịch Lâm Đồng đạt mục tiêu thu hút
4,3 triệu lượt khách trong năm 2013.
Huy LonG
Lâm Đồng phấn đấu thu hút 4,3 triệu lượt khách du lịch
Ngày 02/8, UBND tỉnh LongAn tổ
chức tuyên dương “Gia đình văn hóa
tiêu biểu xuất sắc” lần II, năm 2013,
với sự tham dự của 108 gia đình văn
hóa tiêu biểu.
Xây dựng gia đình văn hóa là một
trong những mô hình của phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” ở LongAn. Từ năm 2007 đến
nay, tỉnh đã công nhận hơn 342 ngàn
hộ, đạt tỷ lệ 95,1% so với tổng số hộ
đăng ký. Phong trào xây dựng gia đình
văn hóa đã góp phần tích cực trong
công tác xây dựng đời sống văn hóa ở
cơ sở, làm chuyển biến rõ nét đời sống
văn hóa tinh thần của người dân. Cụ
thể, phong trào đã thực hiện hoàn thành
chỉ tiêu 3 giảm của tỉnh đề ra (giảm ma
túy, mại dâm; giảm tai nạn giao thông
và giảm tệ nạn xã hội), ổn định trật tự,
an toàn xã hội... Bên cạnh đó, phong
trào văn hóa thúc đẩy kinh tế - xã hội ở
địa phương phát triển, giải quyết việc
làm, giảm nghèo để từng bước nâng
cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa
tinh thần của nhân dân. Ngoài việc
nâng cao đời sống gia đình, các gia
đình văn hóa còn tích cực đóng góp các
quỹ hỗ trợ như quỹ vì người nghèo,
quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ cứu trợ
thiên tai, quỹ hỗ trợ vốn,... Đến nay,
hầu hết các huyện, thành phố đã cơ bản
hoàn thành việc xóa nhà dột nát, xiêu
vẹo. Nhân dân ở các khu dân cư cũng
tích cực đóng góp hàng trăm tỷ đồng
xây dựng, cải thiện kết cấu hạ tầng
điện, đường, trường, trạm tại cơ sở.
Hiện toàn tỉnh có gần 100% xã có
đường ô tô đi đến trung tâm xã, 98%
hộ sử dụng điện, trên 90% hộ sử dụng
nước hợp vệ sinh.
Ông Trần Hữu Phước, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Long An cho biết, trong
quá trình thực hiện phong trào gia đình
văn hóa, đã xuất hiện ngày càng nhiều
những mô hình, mẫu hình ở cơ sở.
Trong giai đoạn 2007 đến nay, đã có
trên 24 ngàn gương người tốt việc tốt,
gần 13 ngàn gia đình văn hóa tiêu biểu
xuất sắc được biểu dương, khen thưởng
ở cơ sở. Long An phấn đấu đến năm
2015, có trên 95 % gia đình được công
nhận và giữ vững danh hiệu “Gia đình
văn hóa”; trên 90% hộ gia đình thực
hiện tốt chính sách Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình và được phổ biến, tuyên
truyền và cam kết thực hiện tốt các chủ
trương, đường lối, chính sách, pháp
luật về hôn nhân và gia đình; trên 85%
hộ gia đình thực hiện chăm sóc, phụng
dưỡng chu đáo ông, bà, chăm sóc cha,
mẹ, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ.
Để đạt chỉ tiêu đề ra, tỉnh nâng cao
chất lượng xây dựng gia đình văn hóa
thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyên
truyền vận động bằng nhiều hình thức
đa dạng, phong phú, làm chuyển biến
nhận thức trong cộng đồng dân cư, tự
giác thực hiện các tiêu chí gia đình văn
hóa; công khai, dân chủ trong việc bình
xét gia đình văn hóa, đảm bảo công
nhận đúng thực chất. Ngoài ra, LongAn
sẽ củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng và
nâng cao trình độ chuyên môn cho đội
ngũ phụ trách công tác xây dựng đời
sống văn hóa, nhằm nâng cao hiệu quả
chỉ đạo, điều hành thực hiện từ tỉnh
xuống cơ sở; phát huy mọi nguồn lực
trong việc đầu tư xây dựng thiết chế văn
hóa, có chính sách khuyến khích, ưu đãi
nhằm thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu
hạ tầng phục vụ nhu cầu hưởng thụ và
sáng tạo văn hóa của nhân dân…
K.Hoàn
Long An: 95 % số hộ được công nhận
“Gia đình văn hóa”vào năm 2015
Sự kiện vấn đề
15số 1036 l 08.8.2013
Đó là mục tiêu được đề ra trong
Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế giai
đoạn 2013 - 2030 của HĐND tỉnh Thừa
Thiên Huế nhằm phát triển du lịch
Thừa Thiên Huế nhanh, bền vững, đảm
bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh,
gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy
các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là giá
trị của quần thể di tích Cố đô Huế và
Nhã nhạc cung đình Huế; giữ gìn cảnh
quan, bảo vệ môi trường, tạo bước đột
phá với những mô hình phát triển mới,
mang tính khác biệt với một tầm nhìn
tổng hòa trong mối liên kết vùng, quốc
gia và quốc tế.
Quy hoạch nêu rõ, đối với việc phát
triển đồng thời du lịch quốc tế và nội
địa: Tập trung hướng vào khách ở các
khu vực đô thị trong nước, chú trọng
những thị trường có khả năng chi tiêu
cao, có nhu cầu thích hợp với các loại
hình du lịch của Thừa Thiên Huế, đặc
biệt là du lịch văn hoá, du lịch nghỉ
dưỡng, du lịch biển, đồng thời tiếp tục
duy trì khai thác thị trường truyền thống
từ các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, chú
trọng khai thác các thị trường tiềm năng
của các nước Đông Bắc Á và ASEAN.
Đối với việc phát triển sản phẩm du
lịch, được tập trung thực hiện thông qua
việc phát triển các loại hình du lịch
truyền thống: Du lịch văn hóa với các
sản phẩm chính bao gồm: Du lịch tham
quan di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là
các giá trị của quần thể di tích Cố đô
Huế, di tích cách mạng, di tích về Chủ
tịch Hồ Chí Minh, các di tích tôn giáo,
tín ngưỡng, các khu du lịch văn hóa
mới; Du lịch lễ hội; Du lịch tâm linh;
Du lịch làng nghề; Du lịch ẩm thực; Du
lịch tham quan văn hóa đồng bào các
dân tộc ít người; Du lịch nghỉ dưỡng kết
hợp với chữa bệnh; Du lịch biển: Phát
huy thế mạnh về tiềm năng tự nhiên và
nhân văn các khu vực dọc khu vực bờ
biển phía Đông như Lăng Cô, Thuận
An, Cảnh Dương…
Bên cạnh đó, triển khai phát triển
sản phẩm du lịch mang tính đột phá và
khác biệt thông qua việc kêu gọi đầu tư
và triển khai các dự án trọng điểm du
lịch: Các khu định cư Đô thị - Du lịch -
Sinh thái - Nông nghiệp; Sân bay Phú
Bài; Làng sinh thái Lập An; Khách sạn
nổi Vinh Thanh, Thuận An; Khu đô thị
cao cấp giữa cánh đồng lúa tại đầm Cầu
Hai; Khu nghỉ mát Bạch Mã; Làng văn
hóaALưới - đường mòn Hồ Chí Minh;
Làng mưa và Nghệ nhân Lương Quán;
Trung tâm hội nghị MICE và Trung tâm
nghệ thuật truyền thống; Triển khai các
dự án nhằm mở hướng phát triển không
gian nước cho Thừa Thiên-Huế….
Ngoài ra, Thừa Thiên-Huế cũng sẽ tập
trung xây dựng TPHuế trở thành Đô thị
du lịch quốc gia gắn với vùng phụ cận
và dải ven biển trở thành cụm du lịch
trung tâm. t.Hợp
ThừaThiên-Huếphấnđấutrởthành
điểmđếnhàngđầutrongkhuvực
Ngày 02/8, tỉnh Lạng Sơn tổ chức
Hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa
tiêu biểu xuất sắc của tỉnh lần thứ II. Tại
Hội nghị, 198 gia đình được nhận Bằng
khen của UBND tỉnh Lạng Sơn; 11 gia
đình tiêu biểu được đề nghị Bộ
VHTTDL tặng Bằng khen.
Ông Tô Hùng Khoa, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” cho biết: Để thực hiện tốt
phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa”
trong thời gian tới cần đẩy mạnh công
tác tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng, vận động sâu rộng
nội dung phong trào đến từng thành viên
gia đình, hộ gia đình; cấp uỷ, chính
quyền, đoàn thể các cấp thường xuyên
đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết kịp
thời. Bên cạnh đó, tổ chức tốt việc đăng
ký xét công nhận gia đình văn hóa và tổ
chức Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc
hàng năm ở khu dân cư; phát huy vai trò
uy tín của già làng, trưởng thôn, đội ngũ
cán bộ thôn trong việc gương mẫu đi đầu
thực hiện nếp sống văn hóa ở cơ sở làm
nền tảng để nhân dân học tập; gắn kết
chặt chẽ phong trào xây dựng gia đình
văn hóa với phong trào xây dựng thôn,
bản, khối phố văn hóa; coi trọng xây
dựng gia đình văn hóa là nền tảng, nội
dung cơ bản cốt lõi trong phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa”.
Trong 5 năm qua, phong trào xây
dựng gia đình văn hóa của tỉnh Lạng Sơn
tiếp tục có những chuyển biến tốt, hiệu
quả thiết thực. Các cấp uỷ đảng, chính
quyền, các cơ quan, đoàn thể đã tập
trung tuyên truyền lồng ghép các nội
dung phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” gắn với việc xây
dựng gia đình văn hóa đến cán bộ, đảng
viên và các tầng lớp nhân dân với nhiều
hình thức, nội dung phong phú, đa dạng
phù hợp với cơ sở. Đến nay, tỉnh Lạng
Sơn có 2.288/2.324 thôn bản, khối phố
có quy ước, hương ước về việc thực hiện
nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang, lễ hội, bảo vệ tài nguyên rừng; bảo
tồn và phát huy các di sản văn hoá; thực
hiện nếp sống văn hóa, xây dựng thôn,
bản, khối, phố văn hóa… các quy định
trong hương ước của các thôn, bản, khối
phố được các hộ gia đình, cá nhân
nghiêm chỉnh, tự nguyện chấp hành góp
phần từng bước làm thay đổi cuộc sống
người dân và diện mạo của nhiều thôn
bản, khối phố đồng thời hỗ trợ tích cực
cho việc quản lý xã hội bằng pháp luật
tiêu biểu như các huyện: Hữu Lũng, Chi
Lăng, Bình Gia…
L.KHánH
LạngSơntuyêndươngcácgiađìnhvănhoátiêubiểu
Sự kiện vấn đề
16 số 1036 l 08.8.2013
Ngày 01/8, Giải vô địch trẻ Vật cổ
điển và Vật tự do toàn quốc năm 2013
đã kết thúc tại tỉnh Phú Thọ sau 7 ngày
thi đấu sôi nổi và quyết liệt. Dự giải có
156 vận động viên đến từ 20 đoàn thuộc
17 tỉnh, thành, hai ngành Công an, Quân
đội và Trường năng khiếu Olympic Từ
Sơn (Bắc Ninh).
Ban Tổ chức đã trao 95 huy chương
các loại cho các vận động viên có thành
tích xuất sắc. Ở nội dung vật tự do nam,
dẫn đầu là đoàn Hải Phòng với 3 Huy
chương Vàng, thứ nhì là đoàn Hà Nội,
xếp thứ 3 là đoàn Quân đội. Ở nội dung
vật tự do nữ, nhất toàn đoàn thuộc về
đoàn Hà Nội, đoàn Hà Nam và đoàn
Quân đội lần lượt xếp thứ 2 và 3. Nội
dung vật cổ điển, đoàn Quân đội xếp thứ
nhất với 3 Huy chương Vàng, xếp thứ 2
và 3 thuộc về các đoàn Hà Nội và đoàn
Bắc Ninh.
Giải vô địch trẻ Vật cổ điển và Vật
tự do toàn quốc năm 2013 là hoạt động
thể thao nhằm đánh giá chất lượng công
tác đào tạo lực lượng vận động viên trẻ
của các tỉnh, thành, ngành trong cả nước.
Đây cũng là cơ hội để các vận động viên
trẻ được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm
và đánh giá khả năng thi đấu của từng
vận động viên. Qua đó, Ban Tổ chức
tuyển chọn được những gương mặt vận
động viên trẻ, tài năng bổ sung cho đội
tuyển vật quốc gia. Vũ MinH
Kết thúc Giải vô địch trẻ Vật cổ điển và Vật tự do toàn quốc
Sau 4 ngày thi đấu sôi nổi (từ ngày
30/7 - 02/8), giải vô địch Karatedo quốc
gia lần thứ XIX năm 2013, do Liên đoàn
KaratedoViệt Nam phối hợp với SởVăn
hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần
Thơ tổ chức đã chính thức khép lại vào
chiều 02/8, tại Nhà thi đấu đa năng thành
phố Cần Thơ.
Kết quả đoàn vận động viên chủ nhà
thành phố Cần Thơ đã giành ngôi nhất
toàn đoàn với 7 Huy chương Vàng, 4
Huy chương Bạc và 4 Huy chương
Đồng. Vị trí thứ 2 thuộc về Đoàn Quân
đội với với 6 Huy chương Vàng, 5 Huy
chương Bạc và 10 Huy chương Đồng.
Đoàn Bình Dương giành vị trí thứ 3 toàn
đoàn với với 5 Huy chươngVàng, 3 Huy
chương Bạc và 5 Huy chương Đồng.
Theo đánh giá của giới chuyên môn,
giải năm nay có sự góp mặt của các võ
sỹ thuộc đội tuyển quốc gia đã giúp chất
lượng của giải tăng lên rất cao. Vì vậy,
giải là cơ hội cọ sát tốt cho các vận động
viên chuẩn bị làm nhiệm vụ tại SEA
Games sắp tới. Không nằm ngoài dự
đoán của giới chuyên môn, với lực lượng
đồng đều, 3 đoàn vận động viên Cần
Thơ, Quân đội và Bình Dương chia nhau
3 vị trí dẫn đầu.
Giải vô địch trẻ Karatedo quốc gia
năm 2013, thu hút 490 vận động viên
đến từ 40 tỉnh, thành, ngành trong cả
nước có phong trào Karatedo phát triển
mạnh. Các vận động viên sẽ thi đấu ở 3
nhóm tuổi: 14-15 tuổi, 16-17 tuổi và 18-
22 tuổi tranh 54 bộ huy chương.
Giải là hoạt động thường niên nhằm
thúc đẩy phong trào tập luyện Karatedo
trong thanh thiếu niên. Đây cũng là dịp
để ban huấn luyện đội trẻ quốc gia tìm
kiếm thêm những gương mặt trẻ và phát
hiện những vận động viên xuất sắc để
bồi dưỡng đào tạo, bổ sung cho đội
tuyển quốc gia chuẩn bị lực lượng cho
SEAGames vàASIAD. a.tùnG
Cần Thơ dẫn đầu Giải vô địch trẻ Karatedo quốc gia 2013
Nâng cao vị thế và đưa hình ảnh
của du lịch Hải Dương đến với bạn bè
trong và ngoài nước là nội dung chính
được đề cập tại Hội thảo kích cầu du
lịch do UBND tỉnh Hải Dương tổ chức
ngày 01/8, tại thành phố Hải Dương.
Trong năm 2013, ngành du lịch
Hải Dương tập trung tổ chức 4 sự kiện
lớn gắn với Năm Du lịch quốc gia
Đồng bằng sông Hồng-Hải Phòng
2013 là: Lễ hội mùa xuân Côn Sơn;
chương trình du lịch làng gốm cổ Chu
Đậu; lễ hội mùa thu Kiếp Bạc; lễ hội
về nguồn tại đền thờ Chu Văn An.
Ngành du lịch Hải Dương cũng tăng
cường quảng bá, xúc tiến du lịch như:
Xây dựng ấn phẩm giới thiệu về du
lịch Hải Dương gồm sách ảnh, đĩa
VCD, tờ gấp giới thiệu du lịch Hải
Dương bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh,
danh lam thắng cảnh, hệ thống nhà
hàng, khách sạn.
Ngành du lịch Hải Dương đang
tích cực tuyên truyền về tiềm năng,
thế mạnh du lịch của tỉnh thông qua
các phương tiện thông tin đại chúng,
các website của Tổng cục Du lịch,
Hiệp hội Du lịch, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch. Tỉnh xây dựng hệ
thống quảng bá qua các pano, áp
phích tại các cửa ngõ, trung tâm đô
thị, du lịch và qua các lễ hội truyền
thống trên địa bàn tỉnh. Hải Dương
khuyến khích các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực du lịch xây dựng,
triển khai các chương trình kích cầu,
giảm giá các tour, tuyến du lịch, giảm
giá cho du khách vào mùa thấp điểm,
niêm yết, đảm bảo không có hiện
tượng "chặt, chém" du khách vào mùa
cao điểm, hạn chế các tệ nạn xã hội
trong các lễ hội. Bên cạnh đó, tỉnh
cũng tuyên truyền, phổ biến nâng cao
nhận thức về phát triển du lịch cho
người dân; đầu tư tôn tạo các khu di
tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh
như khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc, du
lịch đảo Cò.
M.CườnG
Hải Dương tập trung kích cầu du lịch
Sự kiện vấn đề
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn

More Related Content

What's hot

Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)longvanhien
 
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...nataliej4
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 

What's hot (20)

Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
 
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 

Viewers also liked

Bai 4 thi truong tien
Bai 4 thi truong tienBai 4 thi truong tien
Bai 4 thi truong tienAnh Ngoc
 
Daily mcx newsletter 12 aug 2013
Daily mcx newsletter 12 aug 2013Daily mcx newsletter 12 aug 2013
Daily mcx newsletter 12 aug 2013Richa Sharma
 
IKR_PGE_12_2015_s13-17
IKR_PGE_12_2015_s13-17IKR_PGE_12_2015_s13-17
IKR_PGE_12_2015_s13-17Anna Kwolek
 
Présentation Twitter à la JCE de Reims
Présentation Twitter à la JCE de ReimsPrésentation Twitter à la JCE de Reims
Présentation Twitter à la JCE de ReimsEmeline CONTAT
 
International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)
International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)
International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)IJERD Editor
 
հաշվետվություն
հաշվետվությունհաշվետվություն
հաշվետվությունsarevik
 
Grupa Kapitałowa EGB Investments - prezentacja wyników finansowych za IIQ2013 r.
Grupa Kapitałowa EGB Investments - prezentacja wyników finansowych za IIQ2013 r.Grupa Kapitałowa EGB Investments - prezentacja wyników finansowych za IIQ2013 r.
Grupa Kapitałowa EGB Investments - prezentacja wyników finansowych za IIQ2013 r.EGB Investments S.A.
 
CURSO DE JABONES DE GLICERINA DECORATIVOS
CURSO DE JABONES  DE GLICERINA DECORATIVOSCURSO DE JABONES  DE GLICERINA DECORATIVOS
CURSO DE JABONES DE GLICERINA DECORATIVOSarianaruiz24
 
Expat news in July 2013
Expat news in July 2013Expat news in July 2013
Expat news in July 2013Grant Thornton
 
Daily mcx newsletter 26 july 2013
Daily mcx newsletter 26 july 2013Daily mcx newsletter 26 july 2013
Daily mcx newsletter 26 july 2013Richa Sharma
 
Meness Aptieka 05.08.13 - 04.09.13
Meness Aptieka 05.08.13 - 04.09.13Meness Aptieka 05.08.13 - 04.09.13
Meness Aptieka 05.08.13 - 04.09.13tigrish17
 
Using Cascalog to build an app with City of Palo Alto Open Data
Using Cascalog to build an app with City of Palo Alto Open DataUsing Cascalog to build an app with City of Palo Alto Open Data
Using Cascalog to build an app with City of Palo Alto Open DataOSCON Byrum
 
International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)
International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)
International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)IJERD Editor
 
Descriptive writing1
Descriptive writing1Descriptive writing1
Descriptive writing1Karen Wright
 

Viewers also liked (20)

Bai 4 thi truong tien
Bai 4 thi truong tienBai 4 thi truong tien
Bai 4 thi truong tien
 
Daily mcx newsletter 12 aug 2013
Daily mcx newsletter 12 aug 2013Daily mcx newsletter 12 aug 2013
Daily mcx newsletter 12 aug 2013
 
Transcript
TranscriptTranscript
Transcript
 
BSc(Computer)
BSc(Computer)BSc(Computer)
BSc(Computer)
 
IKR_PGE_12_2015_s13-17
IKR_PGE_12_2015_s13-17IKR_PGE_12_2015_s13-17
IKR_PGE_12_2015_s13-17
 
Kekuatan pola pikir novi catur m
Kekuatan pola pikir novi catur mKekuatan pola pikir novi catur m
Kekuatan pola pikir novi catur m
 
Présentation Twitter à la JCE de Reims
Présentation Twitter à la JCE de ReimsPrésentation Twitter à la JCE de Reims
Présentation Twitter à la JCE de Reims
 
International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)
International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)
International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)
 
հաշվետվություն
հաշվետվությունհաշվետվություն
հաշվետվություն
 
Grupa Kapitałowa EGB Investments - prezentacja wyników finansowych za IIQ2013 r.
Grupa Kapitałowa EGB Investments - prezentacja wyników finansowych za IIQ2013 r.Grupa Kapitałowa EGB Investments - prezentacja wyników finansowych za IIQ2013 r.
Grupa Kapitałowa EGB Investments - prezentacja wyników finansowych za IIQ2013 r.
 
CURSO DE JABONES DE GLICERINA DECORATIVOS
CURSO DE JABONES  DE GLICERINA DECORATIVOSCURSO DE JABONES  DE GLICERINA DECORATIVOS
CURSO DE JABONES DE GLICERINA DECORATIVOS
 
Expat news in July 2013
Expat news in July 2013Expat news in July 2013
Expat news in July 2013
 
H&M WEEK
H&M WEEKH&M WEEK
H&M WEEK
 
Daily mcx newsletter 26 july 2013
Daily mcx newsletter 26 july 2013Daily mcx newsletter 26 july 2013
Daily mcx newsletter 26 july 2013
 
Meness Aptieka 05.08.13 - 04.09.13
Meness Aptieka 05.08.13 - 04.09.13Meness Aptieka 05.08.13 - 04.09.13
Meness Aptieka 05.08.13 - 04.09.13
 
Passepartout Smartpuglia - Bando 2013 Aiuti ai Servizi per l’Innovazione tecn...
Passepartout Smartpuglia - Bando 2013 Aiuti ai Servizi per l’Innovazione tecn...Passepartout Smartpuglia - Bando 2013 Aiuti ai Servizi per l’Innovazione tecn...
Passepartout Smartpuglia - Bando 2013 Aiuti ai Servizi per l’Innovazione tecn...
 
Using Cascalog to build an app with City of Palo Alto Open Data
Using Cascalog to build an app with City of Palo Alto Open DataUsing Cascalog to build an app with City of Palo Alto Open Data
Using Cascalog to build an app with City of Palo Alto Open Data
 
International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)
International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)
International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)
 
Dom
DomDom
Dom
 
Descriptive writing1
Descriptive writing1Descriptive writing1
Descriptive writing1
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnPham Long
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn (19)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
 

More from longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnlongvanhien
 

More from longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn

  • 1. Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1036 ngày 08/8/2013 Triển khai Chương trình Kích cầu du lịch năm 2013 (Tr.4) - Những ngày Văn hóa Nga tại Việt Nam năm 2013 (Tr.6) - Quy hoạch tổng thể bảo vệ hiện trạng di tích thành cổ Luy Lâu (Tr.17) - Tập huấn công tác cải cách hành chính ngành VHTTDL (Tr.7) troNg số Này Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế hoạch số 2579/KH-BVHTTDLvề việc tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc vào ngày 08/8/2013, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (Hà Nội). Nội dung hội nghị tập trung thảo luận những vấn đề cơ bản, then chốt qua 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII trên phương diện quản lý nhà nước về văn hóa, thảo luận các vấn đề quan trọng, cấp bách về thực trạng văn hóa Việt Nam, đánh giá tác động, bàn các giải pháp, kiến nghị và đề xuất với Trung ương. H.Quân PhátđộngcuộcthithiếtkếmẫuLễphụcNhànước Sáng 01/8, Bộ VHTTDL đã chính thức phát động cuộc thi thiết kế Lễ phục nhà nước nhằm tìm kiếm một bộ lễ phục để có thể sử dụng trong các hoạt động quốc gia và quốc tế sau ba lần hội thảo với nhiều ý kiến trái ngược nhau. Theo đó, các nhà thiết kế là người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, ở trong nước và nước ngoài đều có thể tham gia. Mỗi bộ mẫu lễ phục sẽ bao gồm cả giày, mũ, khăn (nếu cần thiết). Về tiêu chí, Ban Tổ chức cho biết mẫu thiết kế phải đảm bảo mang tính biểu tượng văn hóa, có tính thời đại và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. (Xem tiếp trang 5) Ngày 01/8, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch xác định chỉ số cải cách hành chính và Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính của Bộ VHTTDL giai đoạn 2013-2015. Hội nghị nhằm mục đích thông qua công tác thông tin, tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính. (Xem tiếp trang 7) Ảnh:MINHƯỚC Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính của Bộ VHTTDL giai đoạn 2013-2015 Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải chủ trì Hội nghị
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1036 l 08.8.2013 Ngày 29/7, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch đã ký Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch. Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của các bộ, ngành và địa phương liên quan trong việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình quốc gia về phát triển du lịch trong từng thời kỳ, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ giải pháp, cơ chế, chính sách về phát triển du lịch; giải quyết những vướng mắc liên quan đến chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch vượt quá thẩm quyền giải quyết của các bộ, ngành và địa phương. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành và địa phương trong việc xây dựng, triển khai các kế hoạch, chương trình cụ thể về phát triển du lịch phù hợp với kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của cả nước… Trưởng Ban Chỉ đạo trực tiếp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo; chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Chỉ đạo; chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo; quyết định và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, tuân thủ sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo sẽ họp định kỳ 06 tháng một lần. Trường hợp cần thiết, Trưởng Ban Chỉ đạo có thể triệu tập họp bất thường hoặc phiên họp mở rộng. Trước đó, Thủ tướng đã quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng TuấnAnh làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo. tHtt BanhànhQuychếhoạtđộngcủaBanChỉđạoNhànướcvềDulịch - Bộ VHTTDL có Quyết định số 2576/QĐ-BVHTTDLngày 25/7/2013 cho phép Ban quản lý Khu di tích Gò Tháp phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh khai quật tại di tích Khu Gò Mộ thuộc Khu di tích Gò Tháp, xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Thời gian từ ngày 25/7- 25/9/2013 với diện tích khai quật 400m2. Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật giao cho Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp giữ gìn, bảo quản; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận, tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc. - Tại Quyết định 2595/QĐ- BVHTTDL ngày 26/7/2013 Bộ VHTTDLcho phép Công ty Cổ phần phim Thiên Ngân cung cấp dịch vụ sản xuất, thực hiện bộ phim “Vua bếp” theo đúng nội dung kịch bản đã được Cục Điện ảnh phê duyệt (Giám định kịch bản số 485/ĐA-NT ngày 25/7/2013). Thời gian từ tháng 5/2013 đến tháng 5/2014 tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, LongAn, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp. - Bộ VHTTDL có Quyết định số 2596/QĐ-BVHTTDLngày 26/7/2013 cho phép Công ty Cổ phần Truyền thông và Giải trí Galaxy cung cấp dịch vụ sản xuất, thực hiện bộ phim “Kỹ nữ máu và tình yêu xanh” theo đúng nội dung kịch bản đã được Cục Điện ảnh phê duyệt (Giám định kịch bản số 469/ĐA-NT ngày 19/7/2013). Thời gian từ tháng 8/2013 đến tháng 8/2014 tại tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp. - Ngày 30/7/2013 Bộ VHTTDL có Quyết định số 2612/QĐ- BVHTTDL giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp tham gia Hội chợ Châu Âu Strasbourg-Pháp và cử 04 người sang Pháp dàn dựng, tổ chức triển lãm “Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam”, từ ngày 06-16/9/2013. - Tại Quyết định 2613/QĐ- BVHTTDL ngày 30/7/2013 Bộ VHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam phục vụ “Liên hoan nghệ thuật: Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam” từ ngày 12- 18/8/2013 tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. - Tại Quyết định số 2654/QĐ- BVHTTDL ngày 01/8/2013 Bộ VHTTDL giao Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Công ty Cổ phần Phim truyện I, Công ty TNHH Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức Đợt phim kỷ niệm 68 năm Cách mạng tháng Tám thành công 19/8/1945-19/8/2013) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945- 02/9/2013) trong phạm vi cả nước, từ ngày 17/8-4/9/2013. tHtt VăN BảN mớI
  • 3. quản lý nhà nước số 1036 l 08.8.2013 Ngày 01/8, Bộ VHTTDL đã có văn bản thông báo kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Dương Ngọc Long về Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên (Đề án); công tác chuẩn bị tổ chức Festival Trà Thái Nguyên-Việt Nam lần thứ hai năm 2013 (Festival) và một số đề xuất, kiến nghị trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch của Tỉnh. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đề nghị Tỉnh quan tâm, chỉ đạo: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về di sản văn hoá. Tổ chức lập quy hoạch khảo cổ; tiếp tục triển khai các hoạt động kiểm kê, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích và lập quy hoạch hệ thống di tích trên địa bàn Tỉnh; đẩy mạnh công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể, lựa chọn lập hồ sơ khoa học đề nghị Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; quan tâm hỗ trợ, phát triển các làng nghề truyền thống. Tập trung đầu tư phát triển du lịch tại Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; xây dựng và phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc trở thành khu du lịch quốc gia. Tập trung đầu tư, phát triến các môn thể thao thế mạnh của Tỉnh như: Bóng đá nữ, Cầu lông, Điền kinh và Võ thuật. Tập trung chỉ đạo, tổ chức thành công Đại hội Thể dục thể thao các cấp, tiến tới Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII/2014 tại tỉnh Nam Định. Xem xét, có chế độ chính sách đãi ngộ đối với những vận động viên đạt thành tích cao trong các kỳ Đại hội thể thao trong nước, khu vực và quốc tế. Về một số kiến nghị của Tỉnh: Về Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên: Đề nghị Tỉnh quán triệt, thực hiện đầy đủ các Dự án thành phần trong Đề án. Về 5 dự án thành phần: Đề nghị Tỉnh lập dự án cụ thể, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và huy động kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn kinh phí của Trung ương, của địa phương, xã hội hóa... Giao Cục Di sản văn hóa phối hợp với các Cục, Vụ thuộc Bộ hướng dẫn Sở VHTTDL tỉnh Thái Nguyên triển khai thực hiện các dự án thành phần trong Đề án: Dự án sưu tầm, phục hồi và tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng gắn với cây chè tại các vùng chè lớn của Tỉnh; Dự án bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa vật thể của Trà Thái Nguyên; Dự án đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Trà Thái Nguyên. Về công tác tổ chức Festival Trà Thái Nguyên-Việt Nam lần thứ hai năm 2013: Giao Sở VHTTDL tỉnh Thái Nguyên là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo Đề án và Ban Tổ chức Festival về các hoạt động tại Festival. Đề nghị Tỉnh bố trí, sử dụng tối đa nguồn nhân lực của địa phương tham gia Festival. Về kịch bản khai mạc, bế mạc: Đề nghị Tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng, gửi Cục Nghệ thuật biểu diễn xem xét, thẩm định. Cục Hợp tác quốc tế: phối hợp với Sở Ngoại vụ để hỗ trợ, giúp Tỉnh mời các đoàn quốc tế tham gia trưng bày sản phẩm, trình diễn nghệ thuật pha trà, mời trà tại Lễ hội Văn hóa Trà. Về việc lập quy hoạch tổng thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử kháng chiến ATK liên hoàn: Giao Cục Di sản văn hoá phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Xây dựng góp ý để hoàn chỉnh quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời quan tâm công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, kết hợp với bảo tồn văn hóa truyền thống Bản Quyên gắn với phát triển du lịch của Tỉnh. Về Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên: Bộ ủng hộ giao Sở VHTTDL Tỉnh làm chủ đầu tư lập dự án, báo cáo Bộ xem xét, hiệp y trình Thủ tướng chính phủ. Về việc xây dựng Khu Liên hợp Thể thao Tỉnh: Nhất trí với đề nghị của Tỉnh, đề nghị Tỉnh chủ động làm rõ nguồn nguồn kinh phí, mời các chuyên gia của Tổng cục Thể dục thể thao khảo sát và tư vấn xây dựng. Về việc phê duyệt quy hoạch và công nhận Khu du lịch Hồ Núi Cốc là Khu du lịch quốc gia: Giao Tổng cục Du lịch giúp Tỉnh xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch vùng Hồ Núi Cốc và hướng dẫn các thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận Khu du lịch Hồ Núi Cốc là Khu du lịch quốc gia. Giao Văn phòng Bộ phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Thái Nguyên rà soát tiến độ thực hiện kết luận của lãnh đạo Bộ tại Thông báo số 2651/TB- BVHTTDL ngày 02/8/2010 và Thông báo số 3325/TB-BVHTTDL ngày 26/9/2012. Về Dự án Trưng bày hoạt động văn hóa sông nước tại không gian phía bờ sông Cầu và Công viên sông Cầu thuộc Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam: Bộ ủng hộ chủ trương xây dựng dự án, đề nghị Tỉnh tạo điều kiện giúp Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam trong việc xây dựng dự án. tHtt Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên
  • 4. quản lý nhà nước 4 số 1036 l 08.8.2013 Ngày 31/7, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 6326/VPCP-KGVX thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về Chương trình Kích cầu du lịch năm 2013. Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ VHTTDL khẩn trương phổ biến, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình Kích cầu du lịch năm 2013 theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện. Đồng thời việc miễn giảm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp du lịch và thương mại, dịch vụ tham gia Chương trình kích cầu du lịch năm 2013 thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành về thuế. Trong khi chờ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014, Bộ Tài chính cần tăng cường phối hợp với Bộ VHTTDL, Bộ Công Thương và các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Quyết định số 5/2012/QĐ- TTg ngày 19/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh. Phó Thủ tướng giao Bộ VHTTDL hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Chương trình hành động cụ thể của địa phương để thực hiện và quản lý Chương trình Kích cầu du lịch năm 2013; chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ VHTTDL đẩy mạnh việc triển khai chiến dịch nâng cao văn minh phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, xe taxi; có chính sách tạo điều kiện cho các phương tiện vận chuyển khách du lịch lưu thông thuận tiện trong và ngoài đô thị Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi xâm hại đến an toàn, tính mạng của khách du lịch góp phần nâng cao ý thức của doanh nghiệp, người dân liên quan đến hoạt động du lịch, cải thiện chất lượng môi trường du lịch Việt Nam và thực hiện có hiệu quả Chương trình Kích cầu du lịch năm 2013. t.Hợp Triển khai Chương trình Kích cầu du lịch năm 2013 Văn phòng Chính phủ đã cóVăn bản số 6032/VPVP-KGVX yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác phòng, chống mại dâm, đồng thời làm rõ tráchnhiệmvàxửlýnghiêmnhữnghành vi vi phạm. Theo văn bản, Phó Thủ tướng giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tăng cường công tác nắm tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp đối với công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm; chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quanliênquannghiêncứu,giảiquyếtcác kiến nghị, đề xuất của các địa phương nêu trên theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tưởng Chính phủ. Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương tăng cường quản lý địa bàn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống mại dâm. Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan tăng cường công tác quản lý, cấp giấy phép ngành nghề kinh doanh có điều kiện; kiểm duyệt các sản phẩm văn hóa, hoạt động biểu diễn theo đúng quy định củaphápluật.Kiênquyếtxửlýcáccơsở, dịch vụ kinh doanh có điều kiện vi phạm về phòng, chống tệ nạn xã hội. Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP HồChíMinhtiếptụcchỉđạolàmrõtrách nhiệm, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm và tập thể, cá nhân liên quan để xảy ra tệ nạn mại dâm và thiếu trách nhiệm quản lý địa bàn. UBND các tỉnh, thành phố Hà Nội, HảiPhòng,NamĐịnhchỉđạokiênquyết vàxửlýnghiêmcáccơsởviphạmvàcác tập thể, cá nhân để xảy ra tệ nạn xã hội, nhất là trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội), quận Đồ Sơn (Hải Phòng), huyện Giao Thủy (Nam Định). tHtt Tăngcườngcôngtácphòng,chốngmạidâm Nhân dịp Kỷ niệm 14 năm Hội An được UNESCO công nhận Di sản Văn hoá thế giới (04/12/1999 - 04/12/2013), UBND thành phố HộiAn (Quảng Nam) đã tổ chức phát động Hội thi sáng tác sản phẩm lưu niệm thành phố HộiAn lần thứ III năm 2013. Hội thi nhằm mục đích tôn vinh các nghệ nhân, thợ thủ công trong việc nghiên cứu chế tác sản phẩm lưu niệm mới mang bản sắc văn hóa HộiAn, phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách tham quan đồng thời tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu các sản phẩm làng nghề, tiểu thủ công mỹ nghệ; giao lưu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, chế tác mẫu và tiêu thụ sản phẩm lưu niệm. Đối tượng dự thi là các tổ chức, cá nhân sống và làm việc trên lãnh thổViệt Nam.Tác phẩm dự thi do chính các tổ chức, cá nhân sáng tác không sao chép và chưa từng tham gia một hội thi nào. Sản phẩm dự thi phải thể hiện văn hóa Hội An như về con người, cảnh vật, lễ hội, kiến trúc nhà cổ, đình, chùa… Nhỏ gọn tinh xảo và dễ tháo ráp, đóng gói, thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng. Thời gian nhận bài dự thi vòng sơ khảo sẽ kết thúc vào cuối tháng 9/2013 và vòng chung khảo từ 15/10 - 15/11/2013. Không hạn chế số lượng tác phẩm đăng ký dự thi. Dụkiến,LễcôngbốkếtquảHộithisẽ diễnravàongày04/12/2013nhândịplễkỷ niệm14nămHộiAnđượcUNESCOcông nhận DisảnVăn hoáthếgiới. t.Hợp Thi sáng tác sản phẩm lưu niệm thành phố Hội An
  • 5. quản lý nhà nước 5số 1036 l 08.8.2013 Bộ VHTTDL đã ban hành Văn bản số 2769/QyĐ-BVHTTDL ngày 30/7 quy định nguyên tắc làm việc của Hội đồng xét đặc cách truy tặng danh hiệu “Nghệ sỹ Ưu tú” đối với cố nghệ sỹ Văn Hiệp. Theo quy định, Hội đồng có nhiệm vụ nhận hồ sơ từ Hội nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam; Tổ chức xét hồ sơ đặc cách truy tặng danh hiệu “Nghệ sỹ Ưu tú” đối với cố nghệ sỹ Văn Hiệp; thông báo công khai kết quả cuộc họp xét tặng danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân. Nghệ sỹ Ưu tú trên Báo Văn hoá, Cinet và trang Web của Bộ VHTTDL trong thời gian 10 ngày làm việc; thông báo bằng văn bản kết quả xét truy tặng đến Hội nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam; Xử lý khiếu nại (nếu có) liên quan đến việc xét đặc cách truy tặng danh hiệu “Nghệ sỹ Ưu tú” đối với cố nghệ sỹ Văn Hiệp; hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL xét trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước xét truy tặng. Nguyên tắc làm việc: Hội đồng làm việc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội đồng. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng uỷ quyền cho một Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp; Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín; kỳ họp của Hội đồng được tiến hành khi có ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng uỷ quyền; hồ sơ đủ điều kiện trình Nhà nước xét đặc cách truy tặng danh hiệu khi đạt 75% số phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng. Nguyên tắc xét tặng: Hội đồng xét đặc cách truy tặng danh hiệu “Nghệ sỹ Ưu tú” đối với cố nghệ sỹ Văn Hiệp trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL xét trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước xét truy tặng danh hiệu theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. tHtt QuyđịnhnguyêntắclàmviệccủaHộiđồngxétđặccách truytặngdanhhiệu“Nghệsỹưutú”đốivớicốnghệsỹVănHiệp Theo Ban Tổ chức, thời gian nhận mẫu từ ngày 01 đến 05/10/2013 tại Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm. Vòng sơ khảo, Hội đồng Nghệ thuật sẽ xét chọn 20 mẫu thiết kế; trong đó, có 10 mẫu trang phục nam và 10 mẫu trang phục nữ vào vòng chung khảo. Bốn mẫu trang phục xuất sắc nhất sẽ được chọn để trao giải chính thức với trị giá 30 triệu đồng mỗi mẫu. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên khẳng định, Lễ phục Nhà nước thể hiện bản sắc văn hóa, lòng tự tôn, tự hào dân tộc của của mỗi quốc gia. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã quy định lễ phục trong các nghi thức quan trọng và các hoạt động quốc tế. Ở Việt Nam, lịch sử các triều đại phong kiến nước ta đã từng có những quy định về trang phục. Hiện nay, vì nhiều lý do, chúng ta chưa có lễ phục để sử dụng trong các hoạt động nghi lễ trang trọng, các hoạt động đối ngoại… Vì vậy, việc thi và tuyển chọn thiết kế lễ phục nhằm chọn được mẫu chính thức góp phần tôn vinh bản sắc dân tộc, vị thế của quốc gia là một việc làm rất cần thiết. Nếu thu được kết quả tốt, Bộ sẽ báo cáo lấy ý kiến của Chính phủ. Nếu Chính phủ thấy tốt và có thể may để sử dụng trong các lễ hội, cuộc tiếp khách. Nhưng nếu không được chọn thì ít ra cuộc thi cũng cung cấp cho người dân thêm những mẫu thiết kế đẹp để sử dụng trong đời sống. * Trước đó, ngày 31/7, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 2641/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Đề án Lễ phục Nhà nước. Theo đó, mục tiêu của Đề án nhằm tìm ra bộ mẫu Lễ phục cho nam và nữ để sử dụng trong các buổi lễ quan trọng, các hoạt động quốc gia và quốc tế, góp phần tôn vinh, giữ gìn bản sắc văn hoá và lòng tự tôn dân tộc, khẳng định vị thế độc lập của một quốc gia có nền văn hiến lâu đời. Đề án được triển khai thực hiện ở trong nước, với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân là người Việt Nam (kể cả người Việt Nam ở nước ngoài). Đề án cũng nêu rõ các tiêu chí chọn Lễ phục Nhà nước, gồm: Mang tính biểu tượng văn hoá, có tính thời đại và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam; đẹp, thuận tiện, phù hợp trong nghi lễ quốc gia và quốc tế; phù hợp với điều kiện khí hậu và vóc dáng của người Việt Nam; khuyến khích thực hiện bằng chất liệu truyền thống, sản xuất trong nước. Cũng theo Đề án, Ban Tổ chức sẽ chọn ra 04 bộ mẫu cho nam và nữ sử dụng trong các buổi Lễ nghi của Nhà nước, bao gồm: 02 bộ mẫu (01 nam, 01 nữ) mang xu hướng hiện đại và 02 bộ mẫu (01 nam, 01 nữ) mang xu hướng truyền thống. Bộ VHTTDL cũng giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án. Đ.n Phátđộngcuộcthi… (Tiếp theo trang 1)
  • 6. quản lý nhà nước 6 số 1036 l 08.8.2013 Chiều ngày 30/7, tại Hà Nội, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã có buổi tiếp và làm việc với ngài Erken Arthur, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hiệp quốc tại Việt Nam về một số nội dung hợp tác trong lĩnh vực gia đình. Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đánh giá cao sự giúp đỡ của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc dành cho Việt Nam, đồng thời chúc mừng ngài Erken Arthur nhận nhiệm vụ tại Việt Nam. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái khẳng định: Gia đình là vấn đề lớn, rất hệ trọng đối với cả dân tộc và thời đại. Từ những năm 1945, Nhà nước Việt Nam đã xác định rõ vấn đề này, đặc biệt thời gian gần đây đã đặt vấn đề gia đình là nhiệm vụ rất lớn và Dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng tiếp tục khẳng định nội dung này. Mặc dù chưa có Luật Gia đình nhưng ở Việt Nam đã có Luật Phòng, chống Bạo lực gia đình và sắp tới đây sẽ tổ chức sơ kết, đánh giá những kết quả 5 năm thực hiện trong thực tiễn. Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành Chiến lược phát triển gia đình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và cũng đã có Nghị định của Chính phủ về công tác gia đình. Từ Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, Bộ VHTTDL được Chính phủ giao xây dựng Chiến lược quốc gia Phòng, chống bạo lực gia đình. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái bày tỏ tin tưởng trong thời gian tới Bộ VHTTDL Việt Nam và Quỹ Dân số Liên hiệp quốc sẽ có sự hợp tác chặt chẽ để chung tay giải quyết vấn đề gia đình ở Việt Nam. Bày tỏ cám ơn Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã dành thời gian đón tiếp và trao đổi nội dung, kế hoạch hợp tác giữa hai Bên, đồng thời ngài Erken Arthur đánh giá cao những kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình thời gian qua. Ngài Erken Arthur cho biết, thời gian qua, dự án xây dựng ứng phó quốc gia đối với bạo lực gia đình giai đoạn 2012 - 2016 đã thực hiện khá tốt và đạt được những kết quả nhất định. Trong thời gian tới, Quỹ Dân số Liên hiệp quốc cũng như cá nhân ngài Erken Arthur cam kết sẵn sàng hợp tác và hỗ trợ Bộ VHTTDL trong việc tiếp tục triển khai dự án, trong đó đặc biệt cần thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của nam giới và trẻ em trai như là một tác nhân thay đổi liên tục để tác động đến nam giới và trẻ em trai khác trong việc phòng, chống bạo lực gia đình. Ghi nhận sự sẵn sàng hợp tác từ phía ngài Erken Arthur, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cũng đề nghị, trong thời gian tới sẽ có những sự nghiên cứu sâu hơn, từ đó đề xuất thêm những dự án hợp tác mới trong việc giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực gia đình. Về phía Việt Nam, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cho biết, Chính phủ Việt Nam đã chọn năm 2013 là Năm Gia đình Việt Nam với chủ đề “Kết nối yêu thương” và Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ VHTTDL xây dựng Đề án hưởng ứng Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3) theo lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên hiệp Quốc Ban-Ki-Mun. Trước mắt, Bộ VHTTDLsẽ tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện song song hai nhiệm vụ phòng chống bạo lực gia đình và xây dựng gia đình hạnh phúc. tHtt Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái tiếp Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hiệp quốc tại Việt Nam Thực hiện Chương trình hợp tác trong lĩnh vực văn hóa giữa Việt Nam và Liên bang Nga giai đoạn 2013-2015, Bộ VHTTDLsẽ phối hợp cùng Bộ Văn hóa LB Nga tổ chức Những ngày Văn hóa Nga tại Việt Nam năm 2013 từ ngày 11 đến 17/11/2013 tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương gồm các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, triển lãm và những ngày phim Nga. Trong đó, chương trình biểu diễn nghệ thuật dự kiến sẽ diễn ra với lịch trình như sau: Lễ khai mạc chính thức và chương trình biểu diễn nghệ thuật khai mạc sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 12/11/2013; Chương trình biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh ngày 15/11/2013; Chương trình biểu diễn nghệ thuật tại Trung tâm văn hóa tỉnh Bình Dương ngày 16/11/2013. Bộ VHTTDL đã giao Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ thuật biểu diễn) bố trí đón đoàn nghệ sỹ Nga và tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật nói trên. Để chuẩn bị tổ chức sự kiện trên, Bộ VHTTDL đề nghị các cơ quan: Sở VHTTDL thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương tạo điều kiện giúp đỡ Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật tổ chức các hoạt động văn hóa của phía Nga tại địa phương mình; Ban Quản lý Nhà hát Lớn Hà Nội bố trí địa điểm nhà hát để tổ chức Lễ khai mạc và chương trình biểu diễn nghệ thuật của phía Nga vào ngày 12/11/2013; Ban Quản lý Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh bố trí địa điểm nhà hát để tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật của phía Nga vào ngày 15/11/2013; Sở VHTTDL tỉnh Bình Dương bố trí địa điểm Trung tâm văn hóa tỉnh Bình Dương để tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật của phía Nga vào ngày 16/11/2013. H.Quân Những ngày Văn hóa Nga tại Việt Nam năm 2013
  • 7. 7số 1036 l 08.8.2013 quản lý nhà nước Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 2582/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức lớp tập huấn công tác cải cách hành chính của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Theo đó, căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 1332/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính giai đoạn 2013-2015” và Kế hoạch thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Bộ VHTTDL giai đoạn 2013-2015 ban hành kèm theo Quyết định số 2544/QĐ-BVHTTDL ngày 19/7/2013 và xét đề nghị của Chánh Văn phòng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL quyết định giao Văn phòng (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) tổ chức 03 lớp tập huấn công tác cải cách hành chính của Bộ VHTTDL cho cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các Sở VHTTDL. Kinh phí tổ chức các lớp tập huấn công tác cải cách hành chính được lấy từ kinh phí của Bộ VHTTDL cấp qua Văn phòng. Duyên trần Tại Hội nghị, đồng chí Lê Thị Phượng, Phó Chánh Văn phòng đã giới thiệu các nội dung của Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Kế hoạch xác định chỉ số cải cách hành chính và Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính của Bộ VHTTDLgiai đoạn 2013- 2015, trong đó đặc biệt nhấn mạnh nội dung và hình thức tuyên truyền cải cách hành chính được ban hành kèm theo Quyết định số 2544/QĐ-BVHTTDL ngày 19/7/2013 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL. Cụ thể, tập trung tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu và tác động của cải cách hành chính đến phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; Các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính; Vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, người đứng đầu các tổ chức chính trị-xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập đối với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính đến từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong cơ quan, đơn vị mình; tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã được ban hành tại Nghị quyết số 30c/NQ-CPngày 08/11/2011 của Chính phủ: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính nhà nước. Các cơ quan báo chí của Bộ cũng cần tập trung vào những vấn đề: Rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan đơn vị thuộc Bộ; quy chế làm việc của Bộ; đổi mới và nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tình hình triển khai cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành; các quy định về thủ tục hành chính trong giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ VHTTDLtrên các lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục thể thao và du lịch;Tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp; tình hình triển khai và kết quả thực hiện Chỉ số cải cách hành chính; các đề án, dự án cải cách hành chính do các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì theo phân công tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP; những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân cũng như tình hình triển khai nhiểm vụ cải cách hành chính ở các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, qua đó biểu dương những tập thể, cá nhân thực hiện tốt, có sáng kiến trong công tác cải cách hành chính; phê phán những hiện tượng tiêu cực, trì trệ, có hành vi không đúng đắn gây khó khăn, phiền hà cho công dân, tổ chức… Kế hoạch của Bộ cũng yêu cầu đưa nội dung cải cách hành chính, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước một cách thích hợp vào công tác tuyển dụng công chức, viên chức và chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về cải cách hành chính; thi tìm hiểu chính sách và pháp luật bằng hình thức thi viết hoặc sân khấu hoá. Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Lê Khánh Hải khẳng định một trong những nội dung hết sức quan trọng, đó là tăng cường sự hiểu biết về cải cách hành chính, qua đó thấy được vai trò trách nhiệm của từng đơn vị, Thủ trưởng đơn vị đối với công tác cải cách hành chính, tạo sự đồng thuận cũng như phối kết hợp giữa các đơn vị cũng như trong quá trình làm việc giữa cơ quan nhà nước với người dân, trong việc thực thi các thủ tục hành chính… Thứ trưởng Lê Khánh Hải yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai theo kế hoạch, lồng ghép trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị, chỉ đạo xây dựng, ban hành kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính hàng năm và tổ chức thực hiện kế hoạch nghiêm túc, hiệu quả. tHtt Kếhoạchtuyêntruyền… (Tiếp theo trang 1) Tập huấn công tác cải cách hành chính ngành VHTTDL
  • 8. 8 số 1036 l 08.8.2013 Sự kiện vấn đề Hội nghị đánh giá "Thực trạng và giải pháp tổ chức hoạt động của các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế" năm 2013 đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức ngày 30/7. Thừa Thiên - Huế hiện có 782 trung tâm văn hóa, nhà văn hóa. Tuy nhiên, phần lớn các thiết chế này đều không phát huy hiệu quả, nhiều nơi sử dụng không đúng mục đích, đóng cửa nhiều hơn mở. Đa số đều xây dựng đã lâu, cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị thiếu thốn, không đồng bộ, diện tích không đáp ứng yêu cầu; chưa đến 50% tổng số làng, thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa, với 70% không có phương tiện, thiết bị âm thanh, nghe nhìn cần thiết và chủ yếu tận dụng các cơ sở cũ như trường mầm non, trạm y tế, hợp tác xã... Tỷ lệ nhà văn hóa cấp xã chỉ đạt 27% trong khi chỉ tiêu quy hoạch của Chính phủ là 80%; chỉ khoảng 30% đội ngũ cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành. Nhiều nơi không có người quản lý, xa khu dân cư, vừa xây dựng xong đã bỏ hoang, gây lãng phí. Hoạt Nâng cao hiệu quả hoạt động trung tâm văn hóa, nhà văn hóa C ách thủ đô Hà Nội 93km về phía Nam, giao thông đi lại thuận tiện, lại có ưu thế về vùng phụ cận, không gian và thời gian nên tỉnh Ninh Bình ít bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ trong du lịch đồng thời chiếm ưu thế ở loại hình du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần. Đến hết tháng 7, tỉnh đã thu hút hơn 3,7 triệu lượt khách du lịch; đạt 94,2% kế hoạch năm 2013 và tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu đạt gần 707 tỷ đồng; tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước. Ninh Bình hiện có 7 tuyến du lịch chính là: Khu du lịch sinh thái Tràng An - Tam Cốc Bích Động - Cố đô Hoa Lư; Khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình; khu du lịch Vườn Quốc gia Cúc Phương - Kỳ Phú - hồ Đồng Chương; Khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà - động Vân Trình - khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long - chùa Địch Lộng - động Hoa Lư; Khu du lịch thị xã Tam Điệp - phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn; Khu du lịch hồ Yên Thắng - hồ Đồng Thái - động Mã Tiên; Khu du lịch vùng ven biển Kim Sơn. Hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng 2013, bên cạnh việc tăng cường quảng bá, kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực du lịch, cung cấp thông tin đăng tải trên website của Tổng cục Du lịch và cổng thông tin điện tử của các địa phương, tỉnh Ninh Bình còn tổ chức 3 lễ hội lớn, gồm Lễ hội Cố đô Hoa Lư, lễ hội Thánh Quý Minh Đại Vương, Lễ hội đền Thái Vi, thu hút đông đảo du khách thập phương về tham dự. Ninh Bình không chỉ là địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh mà còn có nét văn hóa đặc sắc và mạng lưới làng nghề phong phú, nổi tiếng như thêu ren Văn Lâm (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư); mỹ nghệ cói (huyện Kim Sơn). Vì vậy, du lịch cộng đồng và du lịch kết hợp tham quan làng nghề không chỉ giúp tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương mà còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa, tạo điểm nhấn riêng của du lịch Ninh Bình. Riêng hoạt động du lịch cộng đồng theo hình thức homestay, trên 50 hộ dân tại 5 thôn Phù Long, Chi Lễ, Mai Trung, Tập Ninh, Trung Hoà (xã Gia Vân, huyện Gia Viễn) đang đóng góp mỗi hộ từ 1 đến 5 phòng ở đủ tiêu chuẩn cho thuê phục vụ khách du lịch. Du khách sẽ ở cùng người dân địa phương trong các ngôi nhà cổ độc đáo đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ với khung gỗ, nền đất; được trực tiếp lao động, tát nước gầu sòng, gầu dây, đi móc cua, cất vó; khám phá những phiên chợ quê với các sản phẩm địa phương đặc trưng; cùng người dân làm cua nấu canh, thổi cơm vùi tro, xay lúa, giã gạo, tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc. Khu văn hóa tâm linh chùa Bái Đính gần đây cũng nổi danh khi sở hữu 13 kỷ lục quốc gia, đang là một điểm đến du lịch rất được ưa chuộng và là nơi diễn ra Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững do Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) phối hợp với Bộ VHTTDL tổ chức trong tháng 11 tới. Cùng với đó, tỉnh Ninh Bình đã ký Biên bản thỏa thuận Hợp tác phát triển du lịch với 10 tỉnh, thành phố trọng điểm về du lịch gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Cần Thơ, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Lạng Sơn. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng để tạo sự khác biệt, thời gian tới, tỉnh Ninh Bình sẽ tăng cường liên kết với Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh bạn như Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế phát triển loại hình du lịch tham quan chuỗi các di tích kinh đô xưa theo suốt chiều dài lịch sử gồm Cố đô Hoa Lư, Hoàng thành Thăng Long, Di tích Lam Kinh - Thành Nhà Hồ và Cố đô Huế. Cùng với việc tăng cường bảo đảm an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch, địa phương đang thực hiện nhiều giải pháp thu hút khách vào các loại hình du lịch chơi golf, du lịch làng nghề, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. t.t.n Ninh Bình mở rộng hợp tác để phát triển du lịch
  • 9. 9số 1036 l 08.8.2013 Sự kiện vấn đề Lao động Việt Nam khoá VI gồm 155 Uỷ viên. Đồng chí Nguyễn Văn Tư được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Dương Xuân An, Cù Thị Hậu được bầu làm Phó Chủ tịch. Mục tiêu Đại hội “Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng vì “việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội”. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VII: Họp từ ngày 09/11 đến ngày 12/11/1993 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có hơn 600 đại biểu. Đại hội bầu ra BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá VII gồm 125 Uỷ viên. Đồng chí Nguyễn Văn Tư được bầu lại làm Chủ tịch, các đồng chí: Cù Thị Hậu, Hoàng Minh Chúc, NguyễnAn Lương, Hoàng Thị Khánh được bầu làm Phó Chủ tịch. Mục tiêu của Đại hội: “Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo và bảo vệ lợi ích của công nhân lao động”. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII: Họp từ ngày 03/11đến ngày 06/11/1998 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 897đại biểu. Đại hội bầu ra BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá VIII, gồm 145 Uỷ viên. Đồng chí Cù Thị Hậu được bầu làm Chủ tịch, các đồng chí: Nguyễn An Lương, Đặng Ngọc Chiến, Đỗ Đức Ngọ, Nguyễn Đình Thắng được bầu làm Phó Chủ tịch. Mục tiêu của Đại hội: “Đổi mới tổ chức hoạt động Công đoàn, góp phần xây dựng & bảo vệ Tổ quốc, chăm lo và bảo vệ lợi ích của công nhân, lao động”. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IX: Họp từ ngày 10/10 đến ngày 13/10/2003 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 900 đại biểu. Đại hội bầu ra BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá IX gồm 150 Uỷ viên. Đồng chí Cù Thị Hậu được bầu làm Chủ tịch. Đồng chí: Đặng Ngọc Tùng, Nguyễn Hoà Bình, Nguyễn Đình Thắng, Đỗ Đức Ngọ, Đặng Ngọc Chiến được bầu làm Phó Chủ tịch. Tháng 12 năm 2006, Đồng chí Đặng Ngọc Tùng được bầu làm Chủ tịch. Tháng 9 năm 2007 các đồng chí: Hoàng Ngọc Thanh, Mai Đức Chính, Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Văn Ngàng được bầu làm Phó Chủ tịch. Đại hội đề ra khẩu hiệu hành động: “Xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, góp phầp tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X: Họp từ ngày 02/11 đến ngày 05/11/2008 tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 985 đại biểu. Đại hội bầu BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá X gồm 160 Uỷ viên. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng được bầu làm Chủ tịch. Các đồng chí: Nguyễn Hoà Bình, Hoàng Ngọc Thanh, Mai Đức Chính, Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Văn Ngàng được bầu làm Phó Chủ tịch. Đại hội đề ra khẩu hiệu hành động: “Công đoàn Việt Nam đổi mới, sáng tạo; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; vì sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước”. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI: Họp từ ngày 27/7 đến ngày 30/7/2013 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Tham dự Đại hội có 950 đại biểu. Đại hội bầu BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI, nhiệm kỳ 2013-2018. Đoàn Chủ tịch gồm 24 đồng chí. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng được bầu lại làm Chủ tịch. Các đồng chí: Mai Đức Chính, Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Văn Ngàng, Trần Thanh Hải, Trần Văn Lý được bầu làm Phó Chủ tịch. Đại hội đề ra khẩu hiệu hành động: “Vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; Vì sự phát triển bền vững của đất nước; tiếp tục đổi mới nội dung phương thức hoạt động công đoàn”. Hữu Giới (Công đoàn Bộ) động chủ yếu của nhà văn hóa là nơi tổ chức hội họp, đại hội chứ không hình thành được các câu lạc bộ, khu vui chơi giải trí... nên không phát huy hết công năng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống trung tâm văn hóa, nhà văn hóa từ tỉnh đến cơ sở, đa số các đại biểu đều cho rằng: Cần huy động sức mạnh của quần chúng vào việc xây dựng thiết chế văn hóa; đưa mục tiêu phát triển văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa vào Nghị quyết của Đảng và kế hoạch Nhà nước các cấp; tăng cường các hoạt động văn hóa cộng đồng, đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt; có chế độ phụ cấp và thù lao cho cán bộ phụ trách nhà văn hóa cấp xã và thôn, bản, tổ dân phố; xây dựng pháp lệnh về văn hóa cơ sở; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, quy chế, chế độ về hoạt động văn hóa cơ sở... Bà Phan Thị Lệ Hòa - Giám đốc Trung tâm Văn hóa thông tin thể thao Quảng Điền cho biết: Cần phát triển đội ngũ cán bộ vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng Đề án vị trí việc làm cụ thể, đánh giá cán bộ một cách sát thực để bố trí công việc hợp lý, đúng người, đúng việc. Hiện nay, các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa đều có tên gọi khác nhau, vì vậy cần có sự thống nhất chung mô hình trung tâm văn hóa trong toàn tỉnh. H.Hiệp CôngđoànViệtNam... (Tiếp trang 20)
  • 10. Sự kiện vấn đề 10 số 1036 l 08.8.2013 Trong 2 ngày 1 và 2/8, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội do bà Hoàng Thị Hoa, Ủy viên Thường trực Uỷ ban làm trưởng đoàn đã có chuyến làm việc tại Sóc Trăng về việc thực hiện Luật Di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2006 - 2013, với số vốn được cấp hơn 45,6 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh đã đầu tư trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp một số di tích cấp quốc gia tiêu biểu. Ngoài ra, tỉnh đã tiến hành thực hiện công tác khảo sát và kiểm kê các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tại 6 huyện, thị; thực hiện 9 đề tài văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng. Hàng năm, tỉnh dành một phần ngân sách địa phương kết hợp với kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa thực hiện nhiều dự án trùng tu, tôn tạo các di tích cấp quốc gia như chùa Khleang, đình Hòa Tú, trường Taberd, khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng, miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông, chùa Mahatup, với tổng kinh phí khoảng 60 tỷ đồng. Đối với di tích cấp tỉnh, các địa phương chỉ thực hiện đầu tư tôn tạo được một số di tích lịch sử cách mạng từ ngân sách tỉnh. Thời gian qua, Bảo tàng tỉnh đã sưu tầm được gần 11.800 hiện vật do nhân dân hiến tặng. Hiện Bảo tàng tỉnh có nhà trưng bày văn hóa Khmer và phòng trưng bày văn hóa ba dân tộc Kinh-Khmer-Hoa, mở cửa hàng ngày. Đối với cấp huyện, có 6/11 huyện đã có Nhà truyền thống. Sóc Trăng hiện có 34 di tích đã được xếp hạng (8 di tích cấp quốc gia và 26 di tích cấp tỉnh). Công tác quản lý, tổ chức lễ hội được Sóc Trăng thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, không kéo dài ngày và diễn ra an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Nhiều điểm di tích đã có sự đầu tư tôn tạo, tu sửa, xây dựng cảnh quan môi trường sạch đẹp, thuận tiện cho du khách tham quan. Về quan hệ quốc tế trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, tỉnh được Quỹ hỗ trợ Văn hóa vùng và dân tộc ít người (Đan Mạch) tài trợ từ năm 2008-2010 thực hiện 35 dự án với tổng số tiền hơn 800 triệu đồng. Tại buổi làm việc, tỉnh kiến nghị Trung ương cần có văn bản hướng dẫn việc phân cấp quản lý di tích để việc quản lý di tích được thuận lợi. Tỉnh cũng kiến nghị hàng năm, Chính phủ dành một khoản kinh phí thỏa đáng ưu tiên cho tỉnh nghèo như Sóc Trăng để đầu tư cho công tác quy hoạch khoanh vùng, cắm mốc và xếp hạng di tích cũng như trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp di tích, hỗ trợ kinh phí cho địa phương và tạo cơ chế thuận lợi để tiến hành sưu tầm, mua lại những hiện vật đặc biệt, tiêu biểu có giá trị cao để sử dụng trưng bày tại bảo tàng và cũng nhằm tránh nguy cơ "chảy máu" cổ vật ra bên ngoài. Cũng trong chuyến làm việc tại Sóc Trăng, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, có các chuyến khảo sát thực địa tại một số di tích văn hóa như chùa Dơi, chùa Khleang, chùa Đất Sét... tại thành phố Sóc Trăng. Hải pHonG Giám sát việc thực hiện Luật Di sản văn hóa tại Sóc Trăng Sáng 01/8 Sở VHTTDL Hà Nội đã chính thức khai trương Trung tâm hỗ trợ khách du lịch tại 47 Phố Hàng Dầu, Hà Nội. Trung tâm hỗ trợ khách du lịch sẽ hỗ trợ du khách trong việc cung cấp thông tin, tư vấn về du lịch, giúp du khách có thông tin đầy đủ và tin cậy trên các lĩnh vực khách có nhu cầu tiếp cận và trải nghiệm như văn hóa, lịch sử, giao thông, thị trường cũng như thông tin về điểm đến du lịch hấp dẫn củaThủ đô, các dịch vụ có chất lượng đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Bên cạnh đó, bộ phận hỗ trợ khách du lịch sẽ trực đường dây nóng do Sở VHTTDLthiết lập; là đầu mối tiếp nhận trực tiếp cũng như gián tiếp (qua điện thoại, email, facebook…) khiếu nại, phản ánh của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, khách du lịch và người dân về các vấn đề ảnh hưởng đến an ninh, an toàn và các quyền lợi hợp pháp của du khách, xử lý thông tin và phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết bất cập xảy ra đối với du khách. Lực lượng tham gia bộ phận này bao gồm Thanh tra, phòng Quản lý lữ hành, phòng Quản lý cơ sở lưu trú, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch sẽ chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng khác của thành phố như Công an, Giao thông vận tải, Công thương…Thời gian hoạt động từ 8h00’đến 22h00’các ngày trong tuần, trong thời gian không mở cửa (22h00’ đến 8h00’ sáng hôm sau) sẽ có cán bộ trực đường dây nóng. Tại Bộ phận hỗ trợ khách du lịch, Sở VHTTDL Hà Nội công bố hai số điện thoại đường dây nóng, gồm: 04.39261515 và 0946791955. Cán bộ phụ trách đường dây nóng có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin, phản ánh, kiến nghị từ khách du lịch để nhanh chóng phối hợp với người kiến nghị và các cơ quan chức năng liên quan giải quyết, xử lý kịp thời vụ việc. Chế độ trực điện thoại 24/24 giờ. Sau khi tiếp nhận thông tin tại Bộ phận hỗ trợ khách du lịch hoặc tiếp nhận quan đường dây nóng, Sở VHTTDLphối hợp với đường dây nóng của Công an thành phố Hà Nội, công an quận, huyện, thị xã để giải quyết, xử lý các vụ việc vi phạm. tHtt Hà Nội: Khai trương Trung tâm hỗ trợ khách du lịch
  • 11. Sự kiện vấn đề 11số 1036 l 08.8.2013 Theo thông tin từ Ban Tổ chức Festival Huế 2014, poster Festival Huế 2014 đã chính thức được hoàn thành với sự xuất hiện của người mẫu chính là Thân Thị Ái Hoa - Miss áo dài Đại học Huế 2012, hiện đang là sinh viên Khoa Mầm non, Đại học Sư phạm Huế. Với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”, Festival Huế 2014 diễn ra từ 12/4 đến 20/4/2014, quy tụ nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật quốc tế, trong nước phong phú, đặc sắc. Đây cũng là sự kiện văn hóa đặc biệt trong khuôn khổ Diễn đàn giao lưu văn hóa Đông Á - Mỹ Latinh do Bộ Ngoại giao đề xướng. Ngoài các đơn vị nghệ thuật trong nước đại diện cho 3 miền tham dự, đến thời điểm này đã có 26 đoàn nghệ thuật thuộc 23 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký tham gia Festival Huế lần thứ 8. Festival Huế lần thứ 8 - năm 2014 sẽ tiếp tục là chương trình giao lưu các nền văn hóa đặc sắc của các nước trên thế giới, đồng thời quy tụ các chương trình nghệ thuật tiêu biểu, đặc trưng cho những vùng văn hóa và các thành phố cố đô của Việt Nam, giới thiệu nghệ thuật ca múa nhạc cung đình và các làn điệu dân ca độc đáo của Huế; các chương trình nghệ thuật truyền thống và đương đại chất lượng cao của trên 20 quốc gia đến từ 5 châu lục diễn ra hàng đêm tại các sân khấu ở Đại Nội, Cung An Định và các sân khấu cộng đồng ở nhiều thị trấn, vùng xa của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Bên cạnh đó, Festival Huế 2014 tiếp tục tái hiện nhiều lễ hội cung đình độc đáo, các lễ hội đầy màu sắc và hoạt động văn hóa cộng đồng phong phú, đa dạng thông qua các cuộc triển lãm, trưng bày, nghệ thuật thả diều Huế, thư pháp, các hoạt động nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật âm nhạc – mỹ thuật đường phố, hội thảo khoa học, hội chợ thương mại quốc tế, hội chợ du lịch, Festival dành cho thiếu nhi… n.tHanH Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL) phối hợp cùng Hội Nghệ sĩ Múa VN, Sở VHTTDL TP.HCM và Hội Nghệ sĩ Múa TP.HCM tổ chức Cuộc thi Tài năng trẻ biên đạo múa toàn quốc và Liên hoan Múa TP.HCM mở rộng lần 4/2013, diễn ra tại TP.HCM từ 05 - 11/8. Cụ thể, cuộc thi Tài năng trẻ biên đạo Múa sẽ diễn ra tại Nhà hát Quân đội, TP.HCM với sự tham gia của 42 tác phẩm từ 33 thí sinh (sau đó đợt 2 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh từ 25 - 29/8). Liên hoan gồm có 40 tác phẩm của 27 đơn vị tham gia, diễn ra tại Trường Múa TP.HCM, riêng đêm báo cáo trao giải sẽ diễn ra tại Nhà hát TP.HCM. Cuộc thi nhằm phát hiện các tài năng trẻ đạo diễn trong lĩnh vực sân khấu, đồng thời là dịp để các biên đạo múa trẻ giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm, phát hiện những tìm tòi mới trong lao động sáng tạo nghệ thuật, nhằm tạo ra những tác phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của nhân dân trong thời kỳ mới. Đây cũng là hoạt động nhằm ghi nhận, tôn vinh các biên đạo múa trẻ có những đóng góp tích cực đối với sự nghiệp phát triển nghệ thuật sân khấu trong những năm qua; là cơ sở để các nhà quản lý nghệ thuật đánh giá thực trạng lực lượng biên đạo múa trẻ, từ đó có những kế hoạch đào tạo trong thời gian trước mắt và lâu dài. H.p Thi Tài năng trẻ biên đạo múa toàn quốc Đêm nhạc "Hát về Biển Đảo quê hương" diễn ra vào 19h30 ngày 22/8/2013 tại Nhà hát Lớn Hà Nội với các bài ca chọn lọc về biển đảo yêu thương, qua các giọng ca của Trọng Tấn, Anh Thơ, Lan Anh, Đăng Dương, Tấn Minh... Mỗi vùng Biển - Đảo trên Tổ quốc là một phần máu thịt của mỗi con người Việt Nam. Đặc biệt cái tên Trường Sa đã trở nên gần gũi, thân thương với bao thế hệ người Việt. Cũng về Biển - Đảo có biết bao cảm xúc được chắt lọc từ vẻ đẹp của cảnh vật, con người của biển cả, từ sự gian khổ đấu tranh giữ lấy biển cả quê hương, từ tình yêu trên những gian khổ đó. Từ đó những lời ca tiếng hát được cất lên để ca ngợi những vẻ đẹp những con người như thế. Đêm nhạc chia làm 3 phần với các ca khúc theo chủ đề: Phần đầu: Biển đảo quê hương tôi với các ca khúc: Nơi đảo xa, Tâm tình người thủy thủ, Bâng khuâng Trường Sa... Phần hai: Tình yêu người lính Biển với các ca khúc: Đừng ví em là biển, Em yêu anh như câu hòVí Giặm, Chút thơ tình gửi người lính biển, Biển cạn, Chút tình lính đảo, Thuyền và Biển... Phần ba: Đường ra biển lớn với các ca khúc: Tiếng sóng biển, Đảo San Hô, Phố Biển, Biển hát chiều nay, Tổ quốc gọi tên mình... Hơn tất cả, chương trình ca nhạc "Hát về Biển Đảo Quê hương" mong muốn trở thành một nhịp cầu yêu thương, nối liền giữa vùng đất giữa trùng khơi của Tổ quốc với đất liền luôn chan chứa tình cảm dành cho đảo xa. n.tHanH Festival Huế 2014 diễn ra từ ngày 12/4 đến 20/4/2014 Hát về Biển Đảo quê hương
  • 12. Sự kiện vấn đề 12 số 1036 l 08.8.2013 Lễ Khai mạc Festival đua ghe Ngo đồng bào Khmer Đồng bằng sông Cửu Long - Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2013 sẽ khai mạc tối 14/11/2013, tại thành phố Sóc Trăng. Festival đua ghe Ngo đồng bào Khmer Đồng bằng sông Cửu Long - Sóc Trăng lần thứ I vừa tạo ra sản phẩm văn hóa đặc trưng, trực tiếp phục vụ phát triển du lịch theo hướng liên kết vùng, vừa gắn liền với việc thực hiện mục tiêu bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống, góp phần xây dựng văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Tại Festival đua ghe Ngo sẽ có nhiều hoạt động văn hóa-thể thao phong phú, đa dạng và hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, như: Chương trình nghệ thuật sân khấu hóa, với chủ đề: “Trăng và hồn lúa”; lễ Óc Om Bók; vườn tượng văn hóa Khmer “Vườn cổ tích Khmer”; triển lãm ảnh Sóc Trăng xưa “Ký ức Sóc Trăng”; lễ hội ẩm thực ba dân tộc Kinh-Khmer- Hoa “Món ngon Sóc Trăng”; hội chợ triển lãm thương mại Sóc Trăng. Ngoài ra Festival còn có diễn đàn khoa học liên kết phát triển du lịch “Tài nguyên thiên nhiên và nhân văn Sóc Trăng trong liên kết phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long”; trò chơi dân gian ngày hội; hội diễn nghệ thuật quần chúng Khmer; nhạc hội sông trăng; hội đèn nước (Lôi Pro típ)… Riêng hội đua ghe Ngo, sẽ mời 4 nước trong khu vực là Campuchia, Thái Lan, Lào và Myanmar tham gia thi đấu. Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 6256/VPCP-KGVX đồng ý UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức một điểm bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng 15 phút nhân dịp Festival đua ghe Ngo đồng bào Khmer Đồng bằng sông Cửu Long. H.Quân Festival đua ghe Ngo tại tỉnh Sóc Trăng Hưởng ứng Chương trình kích cầu du lịch năm 2013 của Tổng cục Du lịch, Sở VHTTDL Đà Nẵng vừa công bố Chương trình kích cầu du lịch năm 2013 của thành phố. Chương trình kích cầu du lịch được triển khai trong cả năm 2013, được chia làm 2 đợt chính, mùa thấp điểm của du lịch Đà Nẵng (từ 01/9/2013 đến 31/12/2013) và tháng cao điểm khuyến mãi (12/2013). Đối tượng tham gia chương trình là các công ty lữ hành, các khách sạn, resort, các hãng hàng không, các nhà hàng và cơ sở mua sắm đạt chuẩn, các khu điểm tham quan du lịch, các siêu thị, các đơn vị vận chuyển du lịch trên địa bàn TP Đà Nẵng. Tính đến hết tháng 6/2013, toàn thành phố có 80 đơn vị đăng ký tham gia chương trình với các gói khuyến mãi kích cầu, trong đó có một số chương trình khuyến mãi hấp dẫn như: 10 tour đặc biệt có mức giảm giá từ 20-25% có sự liên kết giữa các đơn vị lữ hành, hàng không, khách sạn, khu-điểm du lịch; giảm 60% giá vé máy bay trọn gói đối với các hãng lữ hành thường xuyên, các chương trình khuyến mại “Thứ 6 siêu khuyến mại”, Giá rẻ trực tuyến với giá 99.990 đồng của hãng hàng không Jetstar… Các khách sạn, resort cũng giảm từ 10-40% cho khách lưu trú trong dịp này. Các điểm tham quan, thắng cảnh nổi tiếng của Đà Nẵng như Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm... đều giảm giá vé từ 5 - 50%. Bên cạnh đó còn các khuyến mãi hấp dẫn khác như: Giảm giá thuê hội trường, giảm giá suất ăn, đưa đón sân bay miễn phí, bố trí phòng cho tài xế, khuyến mãi cho khách ở 2 đêm trở lên, ưu đãi tại các khu điểm du lịch, show diễn phục vụ khách du lịch… tuệ anH Đà Nẵng triển khai chương trình kích cầu du lịch Ngày 02/8, tại thành phố Kon Tum, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp với tỉnh Kon Tum tổ chứcTọa đàm khoa học “Một số vấn đề về văn hóa, giáo dục Tây Nguyên”. Đông đảo nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa và nhiều Phó Giáo sư, Tiến sĩ khoa học về 2 lĩnh vực văn hóa và giáo dục ở khu vực Tây Nguyên và một số thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam… tham dự. Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận xoay quanh các vấn đề về thực trạng cũng như giải pháp để bảo tồn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc Tây Nguyên, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng; giải pháp tạo động lực cũng như bàn về các chính sách phát triển nền giáo dục ở khu vực Tây Nguyên; mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và giáo dục tại Tây Nguyên. Đối với việc bảo tồn và phát huy văn hóa Tây Nguyên, nhiều đại biểu cho rằng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, phong phú, đa dạng và phải tập trung vào các đối tượng thanh thiếu niên; xây dựng chính sách, chế độ hợp lý cho đội ngũ làm văn hóa tại địa phương; mở rộng và khuyến khích việc dạy và học chữ của đồng bào dân tộc thiểu số; tổ Tọa đàm“một số vấn đề về văn hóa, giáo dục Tây Nguyên”
  • 13. Sự kiện vấn đề 13số 1036 l 08.8.2013 Ngày 31/7, Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc"; sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị khóa X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới". Qua 15 năm (1998-2013) thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, đời sống tinh thần, mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân được nâng lên, các hoạt động văn hóa từng bước phát triển đều khắp các địa phương trong tỉnh. Công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống được thực hiện tốt. Giáo dục, y tế, văn nghệ, thể dục thể thao có bước tiến đáng kể. Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, nhất là việc huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng các thiết chế văn hóa và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao được đẩy mạnh. Cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân quan tâm đến nhiệm vụ xây dựng con người mới, nền văn hóa mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau khi có Nghị quyết Trung ương 5, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về tầm quan trọng của văn hóa, trong đó có văn học nghệ thuật, đã chuyển biến tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp văn học nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long phát triển. Toàn tỉnh Vĩnh Long có hơn 180 hội viên Hội Văn học nghệ thuật địa phương và 39 hội viên các chuyên ngành Trung ương. Từ 2008 đến nay, Vĩnh Long đã tổ chức 4 trại sáng tác tập huấn tại tỉnh và trên 10 chuyến đi thực tế sáng tác trong nước cho hơn 800 lượt hội viên, tổ chức và tham gia nhiều cuộc triển lãm nhân các dịp lễ, tết, thu hút hàng ngàn lượt người xem… MạnH Huân Diễn đàn trẻ em quốc gia năm 2013 với chủ đề "Trẻ em tham gia góp ý sửa đổi Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em" sẽ diễn ra trong 2 ngày 08-09/8, tại Hà Nội với sự tham gia của 180 em từ 10-16 tuổi đến từ 29 tỉnh, thành phố trên cả nước. Diễn đàn trẻ em quốc gia là hoạt động để đại diện trẻ em trong cả nước được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề có liên quan đến trẻ em và để các cơ quan xây dựng pháp luật, chính sách tham khảo ý kiến trẻ em. Tại diễn đàn, các em sẽ tiếp tục thảo luận, khuyến nghị về sửa đổi Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thông qua 6 chủ đề: an toàn tính mạng cho trẻ em và vui chơi, giải trí cho trẻ em; các biện pháp phòng chống bạo lực tinh thần, ngược đãi, xao nhãng trẻ em; các biện pháp phòng chống tình trạng tảo hôn và lao động trẻ em; trẻ em vi phạm pháp luật; các biện pháp đảm bảo quyền tham gia của trẻ em; đảm bảo quyền được tiếp cận giáo dục của trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV và giải pháp ngăn ngừa trẻ em bỏ học. Cũng tại diễn đàn lần này, các em sẽ được cung cấp thông tin và được đánh giá về việc tiếp nhận, thực hiện của các bộ, ngành liên quan đối với những khuyến nghị, thông điệp của trẻ em thông qua các Diễn đàn trẻ em quốc gia năm 2009 và 2011. Dự kiến, tối 09/8, các em sẽ gặp gỡ và đối thoại với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể về những vấn đề các em quan tâm, gửi gắm đến Diễn đàn trẻ em quốc gia năm 2013. Trong tháng 6 và tháng 7 vừa qua, tại nhiều tỉnh, thành phố đã có hàng nghìn trẻ em được tham gia diễn đàn trẻ em các cấp. Các em đã có dịp gặp gỡ, đối thoại với lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể ở địa phương về các kết quả và thách thức trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. M.CườnG Diễn đàn trẻ em quốc gia năm 2013 Vĩnh Long tiếp tục xây dựng, phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc chức biên soạn lịch sử truyền thống của địa phương và đưa vào giảng dạy ở các trường học, xây dựng đưa chương trình phổ biến văn hóa truyền thống các dân tộc vào nhà trường. Các địa phương xây dựng chiến lược bảo tồn văn hóa phải cụ thể và bảo tồn theo đúng nghĩa Di sản văn hóa mà tổ chức UNESSCO tôn vinh là “không gian văn hóa cồng chiêng”. Bên cạnh đó, đẩy mạnh sử dụng tiếng nói, chữ viết các dân tộc trong hoạt động văn hóa thông tin phục vụ đồng bào bản địa; đẩy mạnh công tác sưu tầm, biên soạn, biên tập vốn văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc thiểu số để giới thiệu bằng tiếng dân tộc và song ngữ. Các tỉnh đẩy mạnh việc bảo tồn và phục dựng Nhà sàn, nhà Rông cũng như các lễ hội, phong tục tập quán đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn. HồtHanH
  • 14. 14 số 1036 l 08.8.2013 Nhằm thu hút khách du lịch đến Đà Lạt vào mùa thấp điểm và trong dịp lễ hội cuối năm, tỉnh Lâm Đồng đã đề ra chương trình kích cầu du lịch với nhiều giải pháp cụ thể. Theo đó, tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tổ chức các hoạt động khuyến mãi cho du khách như tháng khuyến mãi, tuần lễ vàng, bốc thăm trúng thưởng; xây dựng tour khuyến mãi, giảm giá mua sắm từ 10 - 40% vào mùa thấp điểm... Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch của địa phương được chú trọng với việc thành lập Trung tâm Thông tin dịch vụ hỗ trợ du khách, tổ chức Chương trình Famtrip đến các điểm du lịch mới để quảng bá đến du khách trong nước và quốc tế. Đà Lạt cũng thực hiện chiến dịch làm sạch môi trường du lịch, từ xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các khu, điểm du lịch, đến văn hóa giao tiếp và mua bán của người dân. Tỉnh phát động phong trào trồng cây xanh, trồng hoa tại các khu vực công cộng, tuyến đường chính, trụ sở cơ quan, nhà dân...; đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, cảnh quan, chất lượng dịch vụ… thu hút du khách cho Tuần văn hóa lễ hội Lâm Đồng sẽ tổ chức vào cuối năm 2013. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, trong 6 tháng đầu năm 2013, lượng khách du lịch đến địa phương đạt hơn 2,1 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế ước đạt 120 ngàn lượt. Từ nay đến cuối năm, Lâm Đồng đặt mục tiêu thu hút thêm 2,2 triệu lượt khách. Trong bối cảnh hiện nay, khi du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng “cò” lộng hành, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng bị xuống cấp, ô nhiễm…, chương trình kích cầu du lịch trên là giải pháp quan trọng nhằm đưa ngành du lịch Lâm Đồng đạt mục tiêu thu hút 4,3 triệu lượt khách trong năm 2013. Huy LonG Lâm Đồng phấn đấu thu hút 4,3 triệu lượt khách du lịch Ngày 02/8, UBND tỉnh LongAn tổ chức tuyên dương “Gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc” lần II, năm 2013, với sự tham dự của 108 gia đình văn hóa tiêu biểu. Xây dựng gia đình văn hóa là một trong những mô hình của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở LongAn. Từ năm 2007 đến nay, tỉnh đã công nhận hơn 342 ngàn hộ, đạt tỷ lệ 95,1% so với tổng số hộ đăng ký. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã góp phần tích cực trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, làm chuyển biến rõ nét đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Cụ thể, phong trào đã thực hiện hoàn thành chỉ tiêu 3 giảm của tỉnh đề ra (giảm ma túy, mại dâm; giảm tai nạn giao thông và giảm tệ nạn xã hội), ổn định trật tự, an toàn xã hội... Bên cạnh đó, phong trào văn hóa thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển, giải quyết việc làm, giảm nghèo để từng bước nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Ngoài việc nâng cao đời sống gia đình, các gia đình văn hóa còn tích cực đóng góp các quỹ hỗ trợ như quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ cứu trợ thiên tai, quỹ hỗ trợ vốn,... Đến nay, hầu hết các huyện, thành phố đã cơ bản hoàn thành việc xóa nhà dột nát, xiêu vẹo. Nhân dân ở các khu dân cư cũng tích cực đóng góp hàng trăm tỷ đồng xây dựng, cải thiện kết cấu hạ tầng điện, đường, trường, trạm tại cơ sở. Hiện toàn tỉnh có gần 100% xã có đường ô tô đi đến trung tâm xã, 98% hộ sử dụng điện, trên 90% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh. Ông Trần Hữu Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết, trong quá trình thực hiện phong trào gia đình văn hóa, đã xuất hiện ngày càng nhiều những mô hình, mẫu hình ở cơ sở. Trong giai đoạn 2007 đến nay, đã có trên 24 ngàn gương người tốt việc tốt, gần 13 ngàn gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc được biểu dương, khen thưởng ở cơ sở. Long An phấn đấu đến năm 2015, có trên 95 % gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu “Gia đình văn hóa”; trên 90% hộ gia đình thực hiện tốt chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và được phổ biến, tuyên truyền và cam kết thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình; trên 85% hộ gia đình thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo ông, bà, chăm sóc cha, mẹ, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ. Để đạt chỉ tiêu đề ra, tỉnh nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, làm chuyển biến nhận thức trong cộng đồng dân cư, tự giác thực hiện các tiêu chí gia đình văn hóa; công khai, dân chủ trong việc bình xét gia đình văn hóa, đảm bảo công nhận đúng thực chất. Ngoài ra, LongAn sẽ củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ phụ trách công tác xây dựng đời sống văn hóa, nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành thực hiện từ tỉnh xuống cơ sở; phát huy mọi nguồn lực trong việc đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, có chính sách khuyến khích, ưu đãi nhằm thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân… K.Hoàn Long An: 95 % số hộ được công nhận “Gia đình văn hóa”vào năm 2015 Sự kiện vấn đề
  • 15. 15số 1036 l 08.8.2013 Đó là mục tiêu được đề ra trong Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế giai đoạn 2013 - 2030 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm phát triển du lịch Thừa Thiên Huế nhanh, bền vững, đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là giá trị của quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, tạo bước đột phá với những mô hình phát triển mới, mang tính khác biệt với một tầm nhìn tổng hòa trong mối liên kết vùng, quốc gia và quốc tế. Quy hoạch nêu rõ, đối với việc phát triển đồng thời du lịch quốc tế và nội địa: Tập trung hướng vào khách ở các khu vực đô thị trong nước, chú trọng những thị trường có khả năng chi tiêu cao, có nhu cầu thích hợp với các loại hình du lịch của Thừa Thiên Huế, đặc biệt là du lịch văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển, đồng thời tiếp tục duy trì khai thác thị trường truyền thống từ các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, chú trọng khai thác các thị trường tiềm năng của các nước Đông Bắc Á và ASEAN. Đối với việc phát triển sản phẩm du lịch, được tập trung thực hiện thông qua việc phát triển các loại hình du lịch truyền thống: Du lịch văn hóa với các sản phẩm chính bao gồm: Du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các giá trị của quần thể di tích Cố đô Huế, di tích cách mạng, di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh, các di tích tôn giáo, tín ngưỡng, các khu du lịch văn hóa mới; Du lịch lễ hội; Du lịch tâm linh; Du lịch làng nghề; Du lịch ẩm thực; Du lịch tham quan văn hóa đồng bào các dân tộc ít người; Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnh; Du lịch biển: Phát huy thế mạnh về tiềm năng tự nhiên và nhân văn các khu vực dọc khu vực bờ biển phía Đông như Lăng Cô, Thuận An, Cảnh Dương… Bên cạnh đó, triển khai phát triển sản phẩm du lịch mang tính đột phá và khác biệt thông qua việc kêu gọi đầu tư và triển khai các dự án trọng điểm du lịch: Các khu định cư Đô thị - Du lịch - Sinh thái - Nông nghiệp; Sân bay Phú Bài; Làng sinh thái Lập An; Khách sạn nổi Vinh Thanh, Thuận An; Khu đô thị cao cấp giữa cánh đồng lúa tại đầm Cầu Hai; Khu nghỉ mát Bạch Mã; Làng văn hóaALưới - đường mòn Hồ Chí Minh; Làng mưa và Nghệ nhân Lương Quán; Trung tâm hội nghị MICE và Trung tâm nghệ thuật truyền thống; Triển khai các dự án nhằm mở hướng phát triển không gian nước cho Thừa Thiên-Huế…. Ngoài ra, Thừa Thiên-Huế cũng sẽ tập trung xây dựng TPHuế trở thành Đô thị du lịch quốc gia gắn với vùng phụ cận và dải ven biển trở thành cụm du lịch trung tâm. t.Hợp ThừaThiên-Huếphấnđấutrởthành điểmđếnhàngđầutrongkhuvực Ngày 02/8, tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc của tỉnh lần thứ II. Tại Hội nghị, 198 gia đình được nhận Bằng khen của UBND tỉnh Lạng Sơn; 11 gia đình tiêu biểu được đề nghị Bộ VHTTDL tặng Bằng khen. Ông Tô Hùng Khoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cho biết: Để thực hiện tốt phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa” trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, vận động sâu rộng nội dung phong trào đến từng thành viên gia đình, hộ gia đình; cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết kịp thời. Bên cạnh đó, tổ chức tốt việc đăng ký xét công nhận gia đình văn hóa và tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc hàng năm ở khu dân cư; phát huy vai trò uy tín của già làng, trưởng thôn, đội ngũ cán bộ thôn trong việc gương mẫu đi đầu thực hiện nếp sống văn hóa ở cơ sở làm nền tảng để nhân dân học tập; gắn kết chặt chẽ phong trào xây dựng gia đình văn hóa với phong trào xây dựng thôn, bản, khối phố văn hóa; coi trọng xây dựng gia đình văn hóa là nền tảng, nội dung cơ bản cốt lõi trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Trong 5 năm qua, phong trào xây dựng gia đình văn hóa của tỉnh Lạng Sơn tiếp tục có những chuyển biến tốt, hiệu quả thiết thực. Các cấp uỷ đảng, chính quyền, các cơ quan, đoàn thể đã tập trung tuyên truyền lồng ghép các nội dung phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với việc xây dựng gia đình văn hóa đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng phù hợp với cơ sở. Đến nay, tỉnh Lạng Sơn có 2.288/2.324 thôn bản, khối phố có quy ước, hương ước về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, bảo vệ tài nguyên rừng; bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá; thực hiện nếp sống văn hóa, xây dựng thôn, bản, khối, phố văn hóa… các quy định trong hương ước của các thôn, bản, khối phố được các hộ gia đình, cá nhân nghiêm chỉnh, tự nguyện chấp hành góp phần từng bước làm thay đổi cuộc sống người dân và diện mạo của nhiều thôn bản, khối phố đồng thời hỗ trợ tích cực cho việc quản lý xã hội bằng pháp luật tiêu biểu như các huyện: Hữu Lũng, Chi Lăng, Bình Gia… L.KHánH LạngSơntuyêndươngcácgiađìnhvănhoátiêubiểu Sự kiện vấn đề
  • 16. 16 số 1036 l 08.8.2013 Ngày 01/8, Giải vô địch trẻ Vật cổ điển và Vật tự do toàn quốc năm 2013 đã kết thúc tại tỉnh Phú Thọ sau 7 ngày thi đấu sôi nổi và quyết liệt. Dự giải có 156 vận động viên đến từ 20 đoàn thuộc 17 tỉnh, thành, hai ngành Công an, Quân đội và Trường năng khiếu Olympic Từ Sơn (Bắc Ninh). Ban Tổ chức đã trao 95 huy chương các loại cho các vận động viên có thành tích xuất sắc. Ở nội dung vật tự do nam, dẫn đầu là đoàn Hải Phòng với 3 Huy chương Vàng, thứ nhì là đoàn Hà Nội, xếp thứ 3 là đoàn Quân đội. Ở nội dung vật tự do nữ, nhất toàn đoàn thuộc về đoàn Hà Nội, đoàn Hà Nam và đoàn Quân đội lần lượt xếp thứ 2 và 3. Nội dung vật cổ điển, đoàn Quân đội xếp thứ nhất với 3 Huy chương Vàng, xếp thứ 2 và 3 thuộc về các đoàn Hà Nội và đoàn Bắc Ninh. Giải vô địch trẻ Vật cổ điển và Vật tự do toàn quốc năm 2013 là hoạt động thể thao nhằm đánh giá chất lượng công tác đào tạo lực lượng vận động viên trẻ của các tỉnh, thành, ngành trong cả nước. Đây cũng là cơ hội để các vận động viên trẻ được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và đánh giá khả năng thi đấu của từng vận động viên. Qua đó, Ban Tổ chức tuyển chọn được những gương mặt vận động viên trẻ, tài năng bổ sung cho đội tuyển vật quốc gia. Vũ MinH Kết thúc Giải vô địch trẻ Vật cổ điển và Vật tự do toàn quốc Sau 4 ngày thi đấu sôi nổi (từ ngày 30/7 - 02/8), giải vô địch Karatedo quốc gia lần thứ XIX năm 2013, do Liên đoàn KaratedoViệt Nam phối hợp với SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức đã chính thức khép lại vào chiều 02/8, tại Nhà thi đấu đa năng thành phố Cần Thơ. Kết quả đoàn vận động viên chủ nhà thành phố Cần Thơ đã giành ngôi nhất toàn đoàn với 7 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc và 4 Huy chương Đồng. Vị trí thứ 2 thuộc về Đoàn Quân đội với với 6 Huy chương Vàng, 5 Huy chương Bạc và 10 Huy chương Đồng. Đoàn Bình Dương giành vị trí thứ 3 toàn đoàn với với 5 Huy chươngVàng, 3 Huy chương Bạc và 5 Huy chương Đồng. Theo đánh giá của giới chuyên môn, giải năm nay có sự góp mặt của các võ sỹ thuộc đội tuyển quốc gia đã giúp chất lượng của giải tăng lên rất cao. Vì vậy, giải là cơ hội cọ sát tốt cho các vận động viên chuẩn bị làm nhiệm vụ tại SEA Games sắp tới. Không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn, với lực lượng đồng đều, 3 đoàn vận động viên Cần Thơ, Quân đội và Bình Dương chia nhau 3 vị trí dẫn đầu. Giải vô địch trẻ Karatedo quốc gia năm 2013, thu hút 490 vận động viên đến từ 40 tỉnh, thành, ngành trong cả nước có phong trào Karatedo phát triển mạnh. Các vận động viên sẽ thi đấu ở 3 nhóm tuổi: 14-15 tuổi, 16-17 tuổi và 18- 22 tuổi tranh 54 bộ huy chương. Giải là hoạt động thường niên nhằm thúc đẩy phong trào tập luyện Karatedo trong thanh thiếu niên. Đây cũng là dịp để ban huấn luyện đội trẻ quốc gia tìm kiếm thêm những gương mặt trẻ và phát hiện những vận động viên xuất sắc để bồi dưỡng đào tạo, bổ sung cho đội tuyển quốc gia chuẩn bị lực lượng cho SEAGames vàASIAD. a.tùnG Cần Thơ dẫn đầu Giải vô địch trẻ Karatedo quốc gia 2013 Nâng cao vị thế và đưa hình ảnh của du lịch Hải Dương đến với bạn bè trong và ngoài nước là nội dung chính được đề cập tại Hội thảo kích cầu du lịch do UBND tỉnh Hải Dương tổ chức ngày 01/8, tại thành phố Hải Dương. Trong năm 2013, ngành du lịch Hải Dương tập trung tổ chức 4 sự kiện lớn gắn với Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng-Hải Phòng 2013 là: Lễ hội mùa xuân Côn Sơn; chương trình du lịch làng gốm cổ Chu Đậu; lễ hội mùa thu Kiếp Bạc; lễ hội về nguồn tại đền thờ Chu Văn An. Ngành du lịch Hải Dương cũng tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch như: Xây dựng ấn phẩm giới thiệu về du lịch Hải Dương gồm sách ảnh, đĩa VCD, tờ gấp giới thiệu du lịch Hải Dương bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh, danh lam thắng cảnh, hệ thống nhà hàng, khách sạn. Ngành du lịch Hải Dương đang tích cực tuyên truyền về tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các website của Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tỉnh xây dựng hệ thống quảng bá qua các pano, áp phích tại các cửa ngõ, trung tâm đô thị, du lịch và qua các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh. Hải Dương khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch xây dựng, triển khai các chương trình kích cầu, giảm giá các tour, tuyến du lịch, giảm giá cho du khách vào mùa thấp điểm, niêm yết, đảm bảo không có hiện tượng "chặt, chém" du khách vào mùa cao điểm, hạn chế các tệ nạn xã hội trong các lễ hội. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về phát triển du lịch cho người dân; đầu tư tôn tạo các khu di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh như khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc, du lịch đảo Cò. M.CườnG Hải Dương tập trung kích cầu du lịch Sự kiện vấn đề