SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1163 ngày 28.01.2016
Ảnh:TTXVn
- Chào mừng Đại hội
toàn quốclầnthứXIIcủaĐảng:
Khơi dậy giá trị văn hóa
Thăng Long - Hà Nội
(Tr.14)
- Tăng cường công tác quản lý
và tổ chức lễ hội năm 2016
(Tr.9)
- Tiếptụcdidờilinhvật
khôngphùhợprakhỏicácditích
(Tr.4)
- Quy chế tổ chức Giải thưởng
Du lịch Việt Nam
(Tr.8)
trong số này
ChươngtrìnhDạhội“Niềmtinsonsắt”làchươngtrìnhnghệthuậtđặcbiệtchàomừngthànhcôngĐạihộiXII
NgànhVHTTDLtriểnkhai
cácnhiệmvụphụcvụ
nhândântrongdịp
Tết2016
Ngày 18.01.2016 Bộ VHTTDL có
Công văn số 143/BVHTTDL-TCDLvề
việc đảm bảo hoạt động trong dịp Tết
2016 gửi các Sở VHTTDL, Sở Du lịch
các tỉnh/thành, các doanh nghiệp du lịch
trong toàn quốc. Dịp Tết Nguyên đán
năm 2016 được nghỉ dài ngày, khách
quốc tế và khách đi du lịch trong nước
đến các điểm du lịch trong cả nước dự
báo sẽ tăng mạnh. Đây là cơ hội để các
địa phương và các doanh nghiệp kích
cầu du lịch, mở rộng thị trường, tăng
lượng khách phục vụ và đạt được kết
quả kinh doanh cao ngay từ đầu năm, là
cơ hội tốt để các địa phương, cơ sở du
lịch, dịch vụ phục vụ khách du lịch
quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch.
(Xem tiếp trang 8)
Với chủ đề “Niềm tin son sắt”, chương trình Dạ hội chào mừng thành công
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng sẽ diễn ra vào 20h00 ngày
28.01.2016 tại Sân vận động quốc gia, do Bộ VHTTDL chỉ đạo nội dung, Cục
Nghệ thuật biểu diễn chỉ đạo thực hiện với sự tham gia của gần 1.500 diễn viên.
Kịch bản văn học: NSƯT Khánh Toàn, Trường Bắc và nhóm tác giả; Chỉ đạo
nghệ thuật và viết lời bình: Nhà viết kịch Nguyễn Đăng Chương; Tổng đạo diễn
chương trình: NSND Quang Vinh. (Xem tiếp trang 5)
Thư chúc mừng Xuân Bính Thân 2016
Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2016
Năm 2015, mặc dù còn nhiều khó khăn của nền
kinh tế thế giới, những biến động chính trị và xung
đột vũ trang khốc liệt tại một số quốc gia; ở trong
nước, kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc, cân
đối ngân sách nhà nước còn khó khăn, với tinh thần “Đoàn kết, chủ động,
sáng tạo, phát triển”, Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong cả nước đã
tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
chính trị và kế hoạch công tác, nổi bật là: Công tác bảo tồn, phát huy giá trị
các di sản, quản lý và tổ chức lễ hội tiếp tục đạt nhiều kết quả, ý thức thực
hiện nếp sống văn minh trong lễ hội của người dân có nhiều chuyển biến
tích cực; kịp thời chấn chỉnh một số lễ hội phản cảm được dư luận và xã hội
đồng tình. (Xem tiếp trang 5)
Dạ hội chào mừng thành công
Đại hội lần thứ XII của Đảng
quản lý nhà nước
2 số 1163 l 28.01.2016
Ngày 13.01.2016, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số
01/CT-TTg về tổ chức cuộc bầu cử đại
biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XIV và
đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND)
các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Tuần tin VHTTDL đăng tải toàn
văn Chỉ thị như sau:
Ngày 25.11.2015 Quốc hội đã ban
hành Nghị quyết số 105/2015/QH13
về ngày bầu cử ĐBQH khóa XIV và
đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ
2016-2021; thành lập Hội đồng bầu cử
quốc gia. Theo Nghị quyết của Quốc
hội, ngày bầu cử sẽ được tiến hành
vào ngày Chủ nhật 22.5.2016.
Cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV và
đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ
2016-2021 là sự kiện chính trị lớn, có
ý nghĩa quan trọng đối với cả nước và
của từng địa phương; được tổ chức
vào thời điểm cả nước đã giành được
những thành tựu quan trọng trên tất cả
các lĩnh vực theo các chỉ tiêu kinh tế-
xã hội đã đặt ra đối với cả nhiệm kỳ
Quốc hội khóa XIII và HĐND,
UBND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
Đây cũng là thời điểm các Bộ, ngành,
địa phương tập trung triển khai và
thực hiện các kế hoạch phát triển kinh
tế-xã hội theo Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn
bị, tổ chức cuộc bầu cử ĐBQH khóa
XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm
kỳ 2016-2021.
Trong bối cảnh thực hiện nhiệm vụ
xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân,
do Nhân dân và vì Nhân dân theo
Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội,
Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ
chức chính quyền địa phương đã và
đang đặt ra các yêu cầu mới cao hơn
đối với tổ chức, hoạt động của Quốc
hội, HĐND các cấp trong nhiệm kỳ
mới. Cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểu
HĐND các cấp lần này được Đảng,
Quốc hội, Chính phủ xác định là
nhiệm vụ công tác trọng tâm của toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân trong
năm 2016; là đợt vận động và sinh
hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng
lớp Nhân dân để lựa chọn, bầu được
những đại biểu ưu tú, đại diện cho
Nhân dân cả nước tại Quốc hội, cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất
trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và
các đại biểu đại diện cho Nhân dân địa
phương tại HĐND các cấp, cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương
trong nhiệm kỳ 2016-2021.
Để cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV
và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ
2016-2021 được tổ chức bảo đảm dân
chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an
toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội
của toàn dân; tạo điều kiện thuận lợi
nhất để Nhân dân thực hiện đầy đủ
quyền làm chủ của mình trong việc
lựa chọn, giới thiệu, bầu người có đủ
đức, đủ tài, xứng đáng đại diện cho
Nhân dân cả nước tại Quốc hội và
HĐND các cấp, Thủ tướng Chính phủ
chỉ thị:
1. Bộ Thông tin và Truyền thông
chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên
quan có kế hoạch triển khai, chỉ đạo
và hướng dẫn các cơ quan thông tin,
báo chí ở Trung ương và địa phương
tổ chức tuyên truyền kịp thời, sâu rộng
trong cán bộ, công chức, viên chức,
lực lượng vũ trang và các tầng lớp
Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng
của cuộc bầu cử; quyền ứng cử, quyền
bầu cử của công dân theo quy định
của Hiến pháp; các nội dung cơ bản
của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ
chức chính quyền địa phương, Luật
Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND;
góp phần nâng cao ý thức làm chủ,
tinh thần tự giác của mọi công dân, cơ
quan, tổ chức trong thực hiện công tác
bầu cử.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo
Tổng cục Thống kê hướng dẫn Cục
thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương cung cấp số liệu dân số
đến ngày 31.12.2015 của từng địa
phương để làm căn cứ tính số lượng
ĐBQH và số lượng đại biểu HĐND
các cấp ở mỗi đơn vị hành chính.
3. Bộ Giao thông vận tải, Bộ
Thông tin và Truyền thông xây dựng
kế hoạch, phương án cụ thể, bảo đảm
giao thông và thông tin liên lạc thông
suốt trong quá trình chuẩn bị, tổ chức
bầu cử, đặc biệt trước và trong ngày
bầu cử 22.5.2016.
4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
xây dựng kế hoạch, phương án triển
khai lực lượng bảo đảm an ninh chính
trị và trật tự, an toàn xã hội trong suốt
quá trình chuẩn bị, tổ chức cuộc bầu
cử, đặc biệt chú trọng bảo đảm an
ninh, trật tự tại những địa bàn trọng
điểm, khu vực trọng yếu về quốc
phòng, an ninh; chỉ đạo và hướng dẫn
các lực lượng quân đội, công an tham
gia cuộc bầu cử.
5. Bộ Tài chính bố trí kinh phí kịp
thời để các cơ quan Trung ương, các
địa phương thực hiện công tác bầu cử;
hướng dẫn việc lập dự toán, quyết
toán và kiểm tra việc sử dụng kinh phí
bầu cử; bảo đảm kinh phí được sử
dụng đúng mục đích, yêu cầu, tiết
kiệm và hiệu quả.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp
với các cơ quan liên quan xây dựng
các phương án chủ động đối phó với
những tình huống thiên tai, dịch bệnh
có thể xảy ra trong thời gian chuẩn bị
và tổ chức bầu cử.
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức
bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp
quản lý nhà nước
3số 1163 l 28.01.2016
7. Thanh tra Chính phủ chủ trì,
phối hợp với các cơ quan liên quan
hướng dẫn việc kê khai tài sản đối với
người được giới thiệu ứng cử ĐBQH và
đại biểu HĐND các cấp theo chỉ đạo
của Hội đồng bầu cử quốc gia và Ủy
ban Thường vụ Quốc hội; chủ trì hoặc
phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương
tập trung giải quyết kịp thời, đúng pháp
luật các khiếu nại, tố cáo của công dân
trước, trong và sau bầu cử.
8. Bộ Nội vụ là cơ quan thường
trực, chịu trách nhiệm trước Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc
tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện
công tác bầu cử; kiểm tra, đôn đốc Ủy
ban nhân dân các cấp thực hiện các
quy định của pháp luật về bầu cử và
các văn bản hướng dẫn của Hội đồng
bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp
chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ,
các cơ quan liên quan theo dõi, cập
nhật tình hình chuẩn bị, tiến độ thực
hiện công tác bầu cử tại các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ và Ủy ban nhân dân các cấp để
kịp thời tổng hợp, báo cáo Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy
định của pháp luật về bầu cử.
9. Ủy ban nhân dân các cấp trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình tổ chức thực hiện cuộc bầu cử
ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp
theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị,
Kế hoạch công tác bầu cử của Hội
đồng bầu cử quốc gia, hướng dẫn của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và sự chỉ đạo của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ; chủ động thực
hiện và bảo đảm tiến độ việc chuẩn bị
cho cuộc bầu cử; công tác hiệp thương
lựa chọn, giới thiệu người ứng cử
ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp; trình
tự các bước tiến hành công việc trước,
trong, sau ngày bầu cử và các điều
kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ cho
cuộc bầu cử. Chủ động phối hợp với
Thường trực HĐND, các cơ quan liên
quan trong việc giám sát, kiểm tra và
thực hiện công tác bầu cử. Chỉ đạo các
cơ quan quân đội, công an ở địa
phương xây dựng các kế hoạch, biện
pháp cụ thể nhằm giữ vững an ninh
chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên
địa bàn và tại các địa điểm bỏ phiếu;
bảo đảm cho cuộc bầu cử được diễn
ra an toàn, đúng pháp luật; xây dựng
phương án dự phòng bảo đảm cuộc
bầu cử được tiến hành liên tục, không
bị gián đoạn.
10. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh/thành chịu trách nhiệm trước
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về
công tác chỉ đạo tổ chức, thực hiện cuộc
bầu cử theo quy định của Luật Bầu cử
ĐBQH và đại biểu HĐND; hướng dẫn
của Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của các
Bộ, cơ quan Trung ương.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh/thành trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình khẩn
trương triển khai công tác chuẩn bị, tổ
chức cuộc bầu cử; kịp thời gửi báo cáo
đến Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ
để tổng hợp trình Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ tình hình công tác
chuẩn bị, triển khai và tổ chức cuộc
bầu cử, ngày bầu cử theo tiến độ từng
giai đoạn của cuộc bầu cử, bảo đảm
cuộc bầu cử ĐBQH khoá XIV và bầu
cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ
2016-2021 thành công tốt đẹp.
h.Q
Ngày 19.01.2016, Bộ VHTTDL
đã ban hành Quyết định số 246/QĐ-
BVHTTDLcông bố Danh mục di sản
văn hoá phi vật thể quốc gia gồm 15
di sản văn hoá phi vật thể. 15 di sản
văn hoá phi vật thể được công bố
gồm: 1. Hội đua bò Bảy Núi, An
Giang; 2. Lễ cầu năm mới, cầu mùa
của người Dao (Tịu siằng thun boaù
liu), Bắc Kạn; 3. Lễ hội làng Diềm,
Bắc Ninh; 4. Lễ hội làng Đồng Kỵ,
Bắc Ninh; 5. Nghề gốm Phù Lãng,
Bắc Ninh; 6. Nghề chạm khắc gỗ
Phù Khê, Bắc Ninh; 7. Nghề gò
đồng Đại Bái, Bắc Ninh; 8. Kỹ thuật
trồng lanh và dệt vải lanh của người
H’Mông, Hà Giang; 9. Hát Trống
quân làng Bùi Xá, Bắc Ninh; 10.
Hát Trống quân, Hải Dương; 11. Lễ
hội Đền Hát Môn, Hà Nội; 12. Lễ
hội Đền Và, Hà Nội; 13. Nghệ thuật
Chiêng Mường ở Hoà Bình, Hoà
Bình; 14. Mo Mường ở Hoà Bình,
Hoà Bình; 15. Hát Sấng Cọ (hát Ví
Lưu Tam) của người Sán Chay, Thái
Nguyên.
Bộ VHTTDL yêu cầu Chủ tịch
UBND các cấp nơi có di sản văn hoá
phi vật thể được đưa vào Danh mục
di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn
của mình, thực hiện việc quản lý nhà
nước đối với di sản văn hoá phi vật
thể trong Danh mục theo quy định
của pháp luật về di sản văn hoá.
Đ.Anh
Công bố Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
4 số 1163 l 28.01.2016
quản lý nhà nước
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 211/QĐ-BVHTTDL ngày
18.01.2016, giao Cục Hợp tác quốc
tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan tố chức chương
trình Tiệc Năm mới-Chào Xuân
Bính Thân 2016, bao gồm tiệc chiêu
đãi, tổ chức khu vực giới thiệu các
kết quả hoạt động đối ngoại trong
các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du
lịch năm 2015 của Bộ VHTTDL
và chương trình nghệ thuật truyền
thống đặc sắc. Thời gian: Ngày
29.01.2016, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
- Ngày 18.01.2016 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 230/QĐ-
BVHTTDL, giao Cục Nghệ thuật
biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục
Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sĩ Sân
khấu Việt Nam, Sở VHTTDL tỉnh
Thừa Thiên Huế, Liên đoàn Xiếc
Việt Nam và các đơn vị có liên quan
tổ chức “Liên hoan Xiếc quốc tế -
2016” vào cuối tháng 5 năm 2016 tại
thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên
Huế.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 259/QĐ-BVHTTDL ngày
19.01.2016, thành lập Ban Chỉ đạo
“Liên hoan Xiếc quốc tế - 2016” tại
thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
do Thứ trưởng Vương Duy Biên làm
Trưởng Ban, ông Nguyễn Đăng
Chương - Cục trưởng Cục Nghệ
thuật biểu diễn làm Phó Trưởng Ban
Thường trực và 01 Ủy viên.
- Tại Quyết định số 260/QĐ-
BVHTTDL ngày 19.01.2016, Bộ
VHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểu
diễn chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ
chức cán bộ, Vụ Kế hoạch, Tài
chính, Vụ Đào tạo và các đơn vị có
liên quan tổ chức thực hiện “Đề án
đào tạo diễn viên, nhạc công cho các
đơn vị nghệ thuật Tuồng, nghệ thuật
Chèo, nghệ thuật Cải lương và Dân
ca kịch chuyên nghiệp trong cả nước
giai đoạn 2016-2020” theo Quyết
định số 4363/QĐ-BVHTTDL ngày
16.12.2015 của Bộ trưởng Bộ
VHTTDL.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 290/QĐ-BVHTTDL ngày
21.01.2016, giao Cục Nghệ thuật
biểu diễn chủ trì, chỉ đạo Nhà hát Ca,
Múa, Nhạc Việt Nam và các đơn vị
nghệ thuật có liên quan xây dựng
chương trình nghệ thuật, biểu diễn
mừng Đảng, mừng Xuân và phục vụ
nhân dân tại TP. Đà Nẵng và tỉnh
Quảng Nam vào dịp Tết Nguyên đán
2016.
thtt
VăN BảN mớI
Bộ VHTTDL đã ban hành Công
văn số 154/BVHTTDL-MTNATL gửi
Sở VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao
các tỉnh/thành về việc tiếp tục triển
khai Công văn số 2662/BVHTTDL-
MTNATL ngày 08.8.2014.
Sau hơn 01 năm triển khai Công
văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL,
việc thay thế, di dời các linh vật không
phù hợp đã nhận được sự đồng thuận
của xã hội và các cơ quan báo chí,
truyền thông, góp phần làm thay đổi
nhận thức của đông đảo quần chúng
nhân dân trong việc sử dụng các sản
phẩm, biểu tượng, linh vật khi trưng
bày, cung tiến, cũng như nâng cao ý
thức trong việc tìm hiểu lịch sử, văn
hóa, thẩm mỹ và luật pháp liên quan
đến việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy
các giá trị di sản văn hoá. Các cơ quan
quản lý nhà nước ở Trung ương và địa
phương đã tích cực triển khai rà soát,
tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện Luật Di sản văn hoá ở các di
tích. Hoạt động sản xuất, buôn bán các
sản phẩm biểu tượng, linh vật ở các
làng nghề truyền thống đã có nhiều thay
đổi. Tại các làng nghề, người thợ đã có
ý thức trong việc tìm hiểu văn hóa
truyền thống, không sản xuất, cung cấp
cho thị trường trong nước sản phẩm,
biểu tượng, linh vật theo mẫu ngoại lai.
Nhiều cơ sở chế tác đã tìm tòi, sáng tạo
ra những sản phẩm mang tính thẩm mỹ
phù hợp với truyền thống Việt Nam...
Nhằm lành mạnh môi trường thẩm
mỹ của cộng đồng, giữ gìn truyền
thống và tuân thủ quy định của pháp
luật hiện hành, Bộ VHTTDL đề nghị:
Sở VHTTDL; Sở Văn hóa và Thể thao
các tỉnh/thành tiếp tục triển khai thanh
tra, kiểm tra, kiên quyết loại bỏ ra khỏi
di tích các hiện vật không có trong
danh mục xếp hạng của di tích, thực
hiện nghiêm túc Luật Di sản văn hóa,
Nghị định số 158/2013/NĐ-CP về Quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực VHTTDL và Quảng cáo. Đề
nghị các đơn vị chức năng của Bộ
VHTTDL, Sở VHTTDL, Sở Văn hóa
và Thể thao các tỉnh/thành tăng cường
phối hợp với các cơ quan truyền thông
đẩy mạnh tuyên truyền vận động để
mọi tổ chức, cá nhân nâng cao ý thức
trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc, không sử dụng các sản
phẩm, biểu tượng, linh vật ngoại lai,
không phù hợp với thuần phong mỹ tục
Việt Nam.
Bộ VHTTDL đề nghị Sở
VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao các
tỉnh/thành gửi báo cáo công tác
triển khai thực hiện Công văn số
2662/BVHTTDL-MTNATL về Bộ
VHTTDL trước 30.01.2016 (qua Cục
Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, 38
Cao Bá Quát, Hà Nội. Email:
mythuatnhiepanh@gmail.com).
thAnh hà
Tiếp tục di dời linh vật không phù hợp ra khỏi di tích
5số 1163 l 28.01.2016
quản lý nhà nước
Ngày 21.01, Đoàn công tác của Bộ
VHTTDL do Thứ trưởng Vương Duy
Biên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm
việc với Sở VHTTDL tỉnh Thái Bình
và đại diện lãnh đạo UBND, Phòng
Văn hóa, Thông tin và Tuyên truyền
các huyện nhằm kiểm tra công tác các
hoạt động mừng Đảng, đón Xuân Bính
Thân, công tác quản lý, tổ chức lễ hội
của địa phương.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ
trưởng Vương Duy Biên đề nghị tỉnh
Thái Bình cần chỉ đạo quyết liệt vấn
đề vệ sinh môi trường, an toàn cháy
nổ, đề phòng các tiêu cực khác tại nơi
công cộng diễn ra lễ hội. Việc làm này
cần có sự chung tay của nhiều ngành
và toàn xã hội chứ không riêng gì của
Ngành văn hóa, du lịch. Công tác quản
lý, tổ chức lễ hội của địa phương phải
được thực hiện bài bản, giữ được
truyền thống văn hóa. Bên cạnh đó,
Ngành văn hóa tỉnh Thái Bình cũng
cần phối hợp với chính quyền địa
phương trong việc tăng cường công
tác giám sát, kiểm tra công tác tổ chức
lễ hội trước, trong và sau Tết, kể cả
công khai, đột xuất để lường hết những
vấn đề phát sinh, có phương án dự
phòng.
Thứ trưởng Vương Duy Biên cho
rằng, ở các di tích văn hóa, lịch sử nội
dung văn bia phải chú trọng đến yếu
tố, mục đích đọc được, hiểu được của
du khách, tránh trường hợp “đánh đố”
du khách. Khi du khách đọc được,
“thấm” được nội dung văn bia thì sẽ
hiểu giá trị của di tích.
Thứ truởng Vương Duy Biên nhấn
mạnh: Chúng ta đang có trách nhiệm
lớn với văn hóa dân tộc trong việc
quản lý các di tích văn hóa, nhất là di
tích cấp quốc gia, vì thế nếu làm sai
lệch, biến dạng di tích thì sẽ có lỗi với
hậu thế. Di tích được cấp Bằng di tích
quốc gia thì càng phải quản lý theo
đúng tinh thần quốc gia, không thể tùy
tiện.
Tại buổi làm việc, Phó Giám đốc
Sở VHTTDL tỉnh Thái Bình - Phạm
Văn Hóa cho biết, một số địa
phương trong tỉnh, do nhận thức sai
lệch về mục đích tổ chức lễ hội, coi
di tích là nguồn lợi riêng của địa
phương nên tập trung khai thác kinh
tế, thương mại hóa các hoạt động lễ
hội, làm giảm giá trị truyền thống
của lễ hội, chưa đầu tư đúng mức
cho các yếu tố truyền thống làm nên
bản sắc riêng của từng lễ hội. Hiện
tượng thương mại hóa dịch vụ phục
vụ lễ hội, chèo kéo khách hành
hương, đặt nhiều hòm công đức, tiền
giọt dầu… vẫn còn tồn tại ở một số
lễ hội, công tác xử lý vi phạm trong
thanh tra, kiểm tra lễ hội chưa đủ
mạnh nên kết quả còn cũng chưa
được như mong muốn.
Theo thống kê sơ bộ của Ngành
Văn hóa, tỉnh Thái Bình có gần 500
lễ, hội. Hiện tại chỉ có hơn 200 lễ hội
được phục hồi và tổ chức định kỳ
hàng năm, chủ yếu là lễ hội dân gian
truyền thống, lễ hội tôn giáo do cấp
xã quản lý, thôn-làng tổ chức. Lễ hội
tại tỉnh Thái Bình đã duy trì nhiều
nghi thức cổ xưa mang sắc thái văn
hóa, văn minh nông nghiệp. Các lễ
hội truyền thống được phục hồi, góp
phần phát huy giá trị di sản văn hóa,
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong năm 2015, qua công tác
kiểm tra hơn 30 lễ hội tổ chức tại địa
phương, nhìn chung các lễ hội diễn
ra theo đúng quy định của Nhà nước,
được đầu tư tổ chức công phu, kết
hợp hài hòa giữa yếu tố thiêng của lễ
và không khí tưng bừng của phần hội
với nhiều trò chơi, trò diễn dân gian
và nhiều hoạt động văn hóa, văn
nghệ thu hút du khách, tôn vinh
di sản.
Đức Minh
Kiểm tra, giám sát công tác tổ chức lễ hội dịp Tết Nguyên đán
Chương trình Dạ hội chào mừng
thành công Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đảng là điểm
nhấn quan trọng trong chuỗi các hoạt
động trên khắp mọi miền đất nước
chào mừng thành công của Đại hội.
Chương trình Dạ hội chào mừng
thành công Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đảng là tiếng
hát ngợi ca Đảng quang vinh, Bác
Hồ kính yêu và dân tộc Việt Nam
anh hùng; thể hiện niềm tin sắt son
của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam - nơi hội tụ
tinh hoa dân tộc.
Được xây dựng với hình thức
nghệ thuật tổng hợp, tích hợp nhiều
hình thức và phong cách biểu diễn, Dạ
hội nghệ thuật “Niềm tin son sắt” là
chương trình quy mô cấp quốc gia,
được thể hiện hoành tráng trên sân
khấu lớn. Bằng những hình tượng
nghệ thuật có tính khái quát, chương
trình sẽ được dàn dựng với phương
pháp bố cục, phong cách dàn dựng và
hòa âm phối khí mới, lựa chọn các tác
phẩm âm nhạc tiêu biểu; những bản
hùng ca, những giai điệu lạc quan,
trong sáng đã đồng hành cùng lịch sử
đấu tranh giải phóng dân tộc và dựng
xây đất nước và những sáng tác mới
về đề tài ngợi ca Đảng, Bác Hồ, Quê
hương đất nước trong những năm gần
đây kết hợp với những màn đồng diễn
hoành tráng của các đơn vị quân đội,
các cháu thiếu niên nhi đồng trên nền
các giọng hát của nhiều nghệ sĩ tên
tuổi trên khắp cả nước.
h.Phượng
Dạhộichàomừngthànhcông… (Tiếp theo trang 1)
6 số 1163 l 28.01.2016
quản lý nhà nước
Trong khuôn khổ các hoạt động của
Diễn đàn Du lịch ASEAN 2016 tại
Philippines, ngày 22.01.2016, Bộ trưởng
Du lịch các nước đã tiến hành lễ ký kết
Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác du
lịch giữa các quốc giaASEAN vàTrung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Lễ ký kết
diễn ra với sự chứng kiến của Tổng thư
kýASEAN Lê Lương Minh.
Tại lễ ký kết, được sự ủy quyền của
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn
Anh,Thứ trưởng ĐặngThị Bích Liên đã
ký Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác
du lịch giữa các quốc gia ASEAN và
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Trong Bản ghi nhớ, các bên tham gia
ghi nhận tiến trình mối quan hệ đối tác
ASEAN+3 trong những năm qua đã
phát triển thành đối tác nhiều mặt và
năng động, góp phần vào hòa bình khu
vực, hiểu biết lẫn nhau và giao lưu kinh
tế chặt chẽ hơn. Nhấn mạnh sự cần thiết
phải tăng cường, làm sâu sắc và mở rộng
sự hợp tác du lịch giữa các quốc gia
thành viên ASEAN và Trung Quốc,
Nhật Bản và Hàn Quốc. Đồng thời, ghi
nhận tầm quan trọng củaASEAN+3 như
là những đối tác và thị trường nguồn
chính cho du lịch.
Trên cơ sở tuân thủ pháp luật, quy
tắc, quy định và chính sách quốc gia tại
mỗi nước, các bên tham gia sẽ hợp tác
hướng đến các mục tiêu: Thúc đẩy đi lại
và lượng khách du lịch thăm lẫn nhau;
Thúc đẩy phát triển du lịch chất lượng ở
mức độ thích hợp thông qua quảng bá
các tiêu chuẩn quản lý môi trường và các
chương trình chứng nhận du lịch bền
vững của ASEAN, tăng cường hợp tác
cụ thể về du lịch sinh thái, du lịch văn
hóa, du lịch tàu biển, giao lưu thanh niên,
phát triển nguồn nhân lực du lịch, xúc
tiến quảng bá du lịch chung và các biện
pháp đảm bảo chất lượng và an toàn cho
du khách; Thúc đẩy liên kết và tăng
cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục
và đào tạo về trao đổi thông tin du lịch,
phát triển nguồn nhân lực du lịch, quản
lý truyền thông khủng hoảng và khuyến
khích doanh nghiệp tham gia mối quan
hệ hợp tác này.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, các
bên sẽ hợp tác trong các lĩnh vực:
Thứ nhất, các bên tham gia sẽ chia sẻ
mô hình tốt về phát triển du lịch có trách
nhiệm, bền vững, xây dựng các chương
trình tham quan du lịch trọn gói chung
nhằm gia tăng luồng khách giữa
ASEAN+3; nguồn lực và các phương
tiện để hỗ trợ lẫn nhau trong giáo dục và
đào tạo du lịch nhằm phát triển du lịch
có chất lượng.
Thứ hai, các bên sẽ hỗ trợ và khuyến
khích sự tham gia của cộng đồng doanh
nghiệpvàcácphânkhúcdulịchkhácvào
các hội chợ, triển lãm và lễ hội du lịch,
trong đó tập trung vào các điểm du lịch
và sản phẩm du lịch củaASEAN+3; các
hoạt động xúc tiến và tiếp thị du lịch
chung, trong đó có các hoạt động do
Trung tâm ASEAN-Trung Quốc, Trung
tâm ASEAN-Nhật Bản và Trung tâm
ASEAN-Hàn Quốc thực hiện; quản lý
khủng hoảng nhằm bảo vệ danh tiếng và
uy tín của các tổ chức du lịch, điểm đến
du lịch bằng cách cung cấp các thông tin
chính xác và kịp thời cho các chủ thể du
lịch chính.
Thứ ba, các bên sẽ ủng hộ và thúc
đẩy thực hiện các dự án liên quan đến du
lịch hoặc các hoạt động liên quan khác
trên cơ sở cùng thống nhất thông qua
việc trao quyền cho các Trung tâm được
thành lập bởi các Bên tham gia; đi lại và
du lịch giữa ASEAN+3 thông qua xúc
tiến quảng bá chung và các chương trình
tham quan trọn gói liên kết các điểm đến
du lịch; và hợp tác giữa các bên tham gia
và ngành du lịch, đặc biệt là cơ quan du
lịch và các công ty lữ hành, hàng không,
khách sạn và khu nghỉ mát.
Cùng với đó, các bên sẽ trao đổi
thông tin liên quan tới số liệu thống kê
du lịch và chính sách phát triển du lịch,
các cơ hội đầu tư và số liệu kinh tế trong
đó có số liệu của ngành du lịch và lữ
hành phù hợp; cùng tổ chức các hội nghị
chuyên đề, hội thảo, gặp gỡ trực tiếp
nhằm tìm hiểu và thảo luận những cơ hội
và phương hướng mới cho phát triển và
xúc tiến du lịch.
t. hà
Tăng cường hợp tác du lịch giữa các quốc gia ASEAN
và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
Lễ hội Gióng đền Sóc Sơn (huyện
Sóc Sơn, Hà Nội) năm nay sẽ hạn chế
tối đa tình trạng bạo lực trong tục cướp
giò hoa tre. Ông Đoàn Văn Sinh -
Trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin
huyện Sóc Sơn khẳng định như vậy tại
cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội
diễn ra chiều 21.01.
Tình trạng bạo lực xảy ra tại Lễ hội
Gióng trong những năm qua do tục
tranh cướp giò hoa tre với quan niệm lấy
được lộcThánh sẽ may mắn cả năm, khi
lễ phẩm hoa tre trên đường rước về đền
Hạ sau khu đã dâng Thánh ở đền
Thượng. Những người bảo vệ kiệu giò
hoa tre dùng gậy ngăn cản, thậm chí
đánh lại những người cướp lộc hoa tre
gây ra hiện tượng phản cảm, bức xúc
trong dư luận xã hội.
Rút kinh nghiệm từ các mùa Lễ hội
trước, năm nay Ban tổ chức tuyệt đối
không cho các đoàn hộ giá rước kiệu giò
hoa tre mang gậy. Ban tổ chức sẽ tăng
cường lực lượng bảo vệ của các thôn
làng và lực lượng hỗ trợ đoàn hộ giá.
Công an huyện Sóc Sơn cũng huy động
lực lượng túc trực 24/24 giờ trong thời
Chấn chỉnh tiêu cực trong tục cướp giò hoa tre
tại hội Gióng đền Sóc Sơn
7số 1163 l 28.01.2016
quản lý nhà nước
Ngày 19.01, tại Hà Nội, Liên hiệp các
HộiVănhọcNghệthuậtViệtNamtổchức
lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật
năm 2015 cho 67 tác phẩm tiêu biểu. Tại
buổi lễ, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ
thuậtViệtNamđãtraogiảicho9tácphẩm
xuất sắc do các Hội chuyên ngành Trung
ương đề xuất và 58 tác phẩm của hội viên
cácHộiVănhọcnghệthuậtđịaphương(2
giảiA,10giảiB,20giảiC,16giảiKhuyến
khíchvà10giảidànhchotácgiảtrẻ).Giải
thưởng được phân bố trong các chuyên
ngành:Vănxuôi(11tácphẩm),Thơ(9tác
phẩm), Lý luận phê bình Văn học (4 tác
phẩm), Mỹ thuật (11 tác phẩm), Âm nhạc
(6tácphẩm),Điệnảnh(1tácphẩm),Nhiếp
ảnh(10tácphẩm),Múa(2tácphẩm),Văn
nghệ dân gian (2 tác phẩm), Sân khấu (2
tácphẩm).MộtsốHộiVănhọcNghệthuật
tỉnh/thành có nhiều tác phẩm đoạt giải
như: Nghệ An (5 tác phẩm); Phú Thọ
(4 tác phẩm)...
Giải A trong lĩnh vực Văn học được
traochotácphẩm“PhanDuyNhân-Thơ
và Đời (Tập thơ)” của tác giả Phan Duy
Nhân, 76 tuổi. Ông đã có thơ được in rất
sớm từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX
trong các tập san thơ yêu nước của thanh
niên,họcsinhQuảngNam,ĐàNẵng,Sài
Gòn. Ông là một trong những thành viên
đầu tiên của Hội Liên hiệp thanh niên,
sinh viên, học sinh giải phóng và là hội
viên Hội Văn nghệ Giải phóng Trung
Trung Bộ năm 1965. Trong cuộc Tổng
tiến công Mậu Thân 1968, ông bị trọng
thương, bị địch bắt giam ở nhà tù Côn
Đảo đến năm 1974 mới được trao trả
theo Hiệp định Pari. Tập “Thơ và đời”
củaPhanDuyNhânlàchândungmộtthế
hệ trí thức - văn nghệ sĩ sinh viên, học
sinh trong phong trào yêu nước trước
năm 1975 ở các đô thị miền Nam.
Giải A trong lĩnh vực Nhiếp ảnh
thuộc về tác phẩm “Thăng hoa” của tác
giả Nguyễn Trung Kiên (Cần Thơ). Tác
phẩm này cũng đã đoạt Huy chương
Vàng cuộc thi ảnh quốc tế Việt Nam VN
- 15 ở chủ đề “Khoảnh khắc thăng hoa”.
Với bố cục chặt chẽ, nguồn sáng đẹp,
khoảnh khắc bấm máy tốt, bức ảnh vừa
có chất báo chí vừa mang đậm tính nghệ
thuật, hàm chứa nhiều thông điệp, thể
hiệnđượchơithởcủacuộcsống,thờiđại.
t.hợP
Trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2015
Công tác quảng bá văn hóa, du lịch
Việt Nam ra nước ngoài đạt hiệu quả
cao. Các Chương trình nghệ thuật phục
vụ tốt các ngày lễ lớn của đất nước, các
sự kiện của Ngành, hoạt động nghệ
thuật biểu diễn, điện ảnh được chấn
chỉnh, dần đi vào nền nếp; đề xuất ban
hành các cơ chế, chính sách, chế độ đối
với các nghệ sĩ, nghệ nhân. Các hoạt
động văn hóa cơ sở, vùng núi, biên giới
có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều
hoạt động trong lĩnh vực gia đình được
triển khai có hiệu quả thiết thực. Thể
thao Việt Nam tiếp tục thi đấu và giữ
vững thành tích tại Đại hội Thể thao
khu vực, công tác đào tạo, bồi dưỡng
vận động viên tài năng các môn
Olympic được chú trọng đầu tư. Du lịch
tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân và tạo tiền
đề để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của Đất nước.
Vui mừng đón Xuân Bính Thân
2016, với tinh thần “Đoàn kết, sáng
tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”, Ngành Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tiếp tục đẩy mạnh các phong
trào thi đua, xây dựng và triển khai
có hiệu quả các nội dung về văn hóa,
gia đình, thể dục thể thao và du lịch
được nêu tại Nghị quyết Đại hội lần
thứ XII của Đảng, tích cực cùng
Chính phủ và cả nước hoàn thành các
mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội năm 2016, tạo tiền đề hoàn
thành kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội 5 năm 2016-2020.
Thay mặt Ban Cán sự Đảng, lãnh
đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
tôi gửi đến toàn thể công chức, viên
chức, người lao động Ngành văn hóa,
thể thao và du lịch, các nghệ sĩ, nghệ
nhân, huấn luyện viên, vận động viên,
trọng tài và gia đình lời chúc mừng
Năm mới sức khỏe và hạnh phúc.
Năm mới, thắng lợi mới!
Hoàng Tuấn Anh
Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bộ trưởng
ThưchúcmừngXuân... (Tiếp theo trang 1)
gian diễn ra Lễ hội, đồng thời hỗ trợ lực
lượng bảo vệ đoàn rước kiệu giò hoa tre
và đoàn rước trầu cau, không để xảy ra
tình trạng tranh cướp lộc, xử lý nghiêm
các hành vi gây rối trật tự công cộng.
Hiện các thôn làng lân cận khu vực
đền Sóc Sơn đang khẩn trương chuẩn bị
cho Lễ khai hội. Phòng Văn hóa và
Thông tin huyện Sóc Sơn phối hợp với
Trung tâm quản lý khu du lịch - di tích
đền Sóc Sơn hướng dẫn thực hiện lễ
rước, lễ tế của các thôn làng, kiểm tra
quá trình chuẩn bị lễ phẩm, lễ vật, trang
phục, hướng dẫn và duyệt bài tấu của
các thôn làng.
Tại Lễ hội Gióng năm 2016, Ban tổ
chức cũng tích cực tuyên truyền để nhân
dân thực hiện văn minh nơi thờ tự như:
Không thắp hương trong khu nội tự,
không đặt tiền lễ tại các ban thờ và các
vị trí khác trong nơi thờ tự, nghiêm cấm
các hoạt động đổi tiền lẻ, hạn chế đốt
vàng mã…
Lễ hội Gióng đền Sóc Sơn kéo dài
trong 3 ngày, từ ngày 13-15.02 (tức ngày
6 đến ngày 8 tháng Giêng Âm lịch).
Mạnh huân
8 số 1163 l 28.01.2016
quản lý nhà nước
Đón mừng Xuân mới Bính Thân
2016, phát huy những thành tựu đạt
được năm 2015, thực hiện chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ, Bộ
VHTTDL yêu cầu các Sở VHTTDL,
Sở Du lịch các tỉnh/thành phố chỉ
đạo các doanh nghiệp du lịch trên địa
bàn thực hiện tốt những nhiệm vụ:
Tổ chức đón Tết vui tươi, thân thiện,
an toàn, tiết kiệm, duy trì mọi hoạt
động bình thường trong dịp nghỉ Tết;
bố trí đủ lực lượng, cơ sở vật chất,
lương thực, thực phẩm và điều kiện
cần thiết đế phục vụ khách du lịch
chu đáo trước, trong và sau dịp Tết.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát
chất lượng của tất cả các đơn vị
cung ứng dịch vụ phục vụ khách du
lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú du
lịch, đơn vị vận chuyển khách du
lịch, các khu, điểm du lịch, nhà
hàng phục vụ khách du lịch, các
trung tâm mua sắm và cơ sở vui
chơi giải trí trên địa bàn. Thực hiện
đồng bộ các giải pháp bảo đảm an
ninh, an toàn cho khách du lịch;
tăng cường kiểm tra, phát hiện,
ngăn chặn và xử lý kiên quyết các
đối tượng đeo bám, gây phiền hà
cho khách du lịch; tuyên truyền cho
cán bộ nhân viên ngành Du lịch ứng
xử văn minh... Tăng cường công tác
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,
phòng chống ngộ độc thực phẩm
trong tình hình mới; không để xảy
ra tình trạng sử dụng thực phẩm
không rõ nguồn gốc, kém chất
lượng, sử dụng phẩm màu độc hại
và các chất phụ gia nằm ngoài danh
mục cho phép của Bộ Y tế để chế
biến thực phẩm, món ăn trong các
đơn vị phục vụ khách du lịch, các
khách sạn, nhà hàng tại địa phương.
Thực hiện việc bình ổn giá dịch vụ
du lịch trước, trong và sau dịp Tết.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát
việc chấp hành quy định pháp luật
về giá, tuân thủ nghiêm các quy
định về đăng ký, niêm yết giá công
khai và bán đúng giá niêm yết;
không để xảy ra tình trạng găm giữ
phòng khách sạn và dịch vụ du lịch,
gây sốt giá, kiếm lời bất chính, ảnh
hưởng xấu đến hình ảnh của địa
phương nói riêng và ngành Du lịch
Việt Nam nói chung. Tổ chức đón
giao thừa và các hoạt động vui chơi
giải trí cho khách du lịch, các hoạt
động phục vụ nhu cầu thăm quan,
mua sắm, nghỉ ngơi, vui xuân, tham
dự lễ hội của khách du lịch, những
nơi có điều kiện, tổ chức sự kiện
đón vị khách đầu tiên đến tham
quan, du lịch địa phương trong năm
mới. Đẩy mạnh tuyên truyền vận
động, phối hợp các tổ chức xã hội
phát huy tinh thần tương thân tương
ái, giúp đỡ các gia đình nghèo, gia
đình khó khăn, người già không nơi
nương tựa để khách du lịch cùng
nhân dân đón Tết cổ truyền của dân
tộc trong không khí đầm ấm; tổ
chức, chăm lo tốt đời sống vật chất
và tinh thần cho người lao động, kịp
thời biểu dương khen thưởng những
tập thể, cá nhân có thành tích xuất
sắc trong dịp Tết.
nguyệt cát
NgànhVHTTDLtriểnkhaicácnhiệmvụ...
Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết
định số 255/QĐ-BVHTTDL ngày
19.01.2016 về việc ban hành Quy
chế tổ chức Giải thưởng Du lịch
Việt Nam năm 2015. Giải thưởng
nhằm lựa chọn, tôn vinh các tổ
chức, doanh nghiệp và cá nhân có
đóng góp tích cực cho sự phát triển
du lịch Việt Nam, góp phần khẳng
định vị trí của ngành Du lịch trong
nền kinh tế quốc dân. Đẩy mạnh
phong trào thi đua, không ngừng
nâng cao chất lượng dịch vụ, đa
dạng sản phẩm du lịch, nâng cao
tính chuyên nghiệp của các đơn vị
kinh doanh du lịch và các đơn vị
liên quan đến du lịch, từng bước
xây dựng thương hiệu du lịch quốc
gia, thương hiệu doanh nghiệp,
thương hiệu sản phẩm du lịch để
thúc đẩy du lịch phát triển thành
ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước. Tạo điều kiện thuận lợi để
khách du lịch lựa chọn sử dụng dịch
vụ du lịch có thương hiệu và chất
lượng tốt nhất.
Cơ cấu giải thưởng, lữ hành
gồm: doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành quốc tế hàng đầu đón khách
du lịch vào Việt Nam, đưa khách du
lịch ra nước ngoài và lữ hành nội
địa hàng đầu Việt Nam; khách sạn
5 sao, 4 sao, 3 sao hàng đầu Việt
Nam; 3 hãng hàng không hàng đầu,
10 nhà hàng ăn uống phục vụ khách
du lịch hàng đầu, cơ sở mua sắm
phục vụ khách du lịch hàng đầu; 05
điểm dừng chân phục vụ khách du
lịch hàng đầu, 10 sân golf hàng đầu;
05 điểm tham quan du lịch hàng
đầu, 05 khu du lịch hàng đầu.
Giải thưởng Du lịch Việt Nam
năm 2015 được trao cho các tổ
chức, doanh nghiệp và cá nhân đạt
giải tại Hà Nội vào dịp Kỷ niệm 56
thành lập ngành Du lịch Việt Nam
ngày 09.7.2016.
h.Phượng
Quy chế tổ chức Giải thưởng Du lịch Việt Nam
9số 1163 l 28.01.2016
quản lý nhà nước
Ngày 19.01, tại Hà Nội, Bộ
VHTTDL đã tổ chức Hội nghị tổng kết
công tác Công đoàn năm 2015 và triển
khai công tác năm 2016.
Năm 2015, Công đoàn Bộ đã nhận
được sự chỉ đạo, quan tâm của Ban Cán
sự Đảng, lãnh đạo Bộ, Đảng uỷ Bộ
VHTTDL, đặc biệt là sự chỉ đạo quan
tâm thường xuyên, sâu sát của Công
đoàn Viên chức Việt Nam, cũng như
của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các
đơn vị trực thuộc, Công đoàn Bộ đã
triển khai thực hiện, hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ trong năm, động viên cán
bộ công chức, viên chức, người lao
động thực hiện các Nghị quyết của
Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên
truyền giáo dục, vận động đoàn viên
công đoàn thực hiện hiệu quả nhiệm vụ
chính trị của từng cơ quan, đơn vị và
toàn ngành.
Các công đoàn trực thuộc tích cực
triển khai các hoạt động, hưởng ứng
chỉ đạo của công đoàn cấp trên; đặc
biệt đã phát động phong trào thi đua
yêu nước, tổ chức cho đoàn viên công
đoàn thi đua lao động sáng tạo, thực
hiện phương châm Đại hội II, nhiệm kỳ
2013-2018: “Đổi mới phương thức
hoạt động - hướng về cơ sở”. Nhiều
hoạt động phong phú, sôi nổi, có tính
sáng tạo, đem lại hiệu quả cao. Báo cáo
cũng nêu rõ, với những thành tích xuất
sắc đã đạt được, năm 2015, Công đoàn
Bộ VHTTDL vinh dự được đón nhận
Cờ thi đua xuất sắc của Bộ VHTTDL
và được Công đoàn Viên chức Việt
Nam tặng Cờ thi đua xuất sắc. Báo cáo
cũng đề ra phương hướng công tác
năm 2016 với 12 nhiệm vụ cụ thể trong
đó đặc biệt nhấn mạnh đến nhiệm vụ
tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết
Trung ương 9 khóa XI về “xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
của đất nước”. Tổng kết thi viết và tổ
chức sân khấu hóa cuộc thi “Tìm hiểu
70 năm Ngày truyền thống Ngành Thể
dục Thể thao” (27.3.1946-27.3.2016).
Tuy nhiên, bên cạnh những thành
tích đã đạt được, hoạt động Công đoàn
Bộ còn có những hạn chế cần phải
khắc phục: Một số công đoàn trực
thuộc chưa xây dựng được quy chế
phối hợp giữa Công đoàn và chính
quyền vì vậy khi thực hiện nhiệm vụ
đạt kết quả không cao, chưa phát huy
hết vai trò của Công đoàn trong việc
tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, việc
tổ chức Hội nghị công chức, viên chức
ở một số đơn vị còn mang tính hình
thức. Một số Công đoàn cơ sở chưa
tích cực tham gia vào phong trào
chung. Công tác tuyên truyền giáo dục
đoàn viên thực hiện chưa thường
xuyên; công tác báo cáo định kỳ có
nhiều đơn vị còn chậm.
Phát biểu tại Hội nghị, bà Nguyễn
Giang Tuệ Minh - Phó Chủ tịch Công
đoàn Viên chức Việt Nam đánh giá cao
những nỗ lực, kết quả đạt được của
Công đoàn Bộ VHTTDL trong năm
2015 và khẳng định, Công đoàn Bộ
VHTTDL là một điểm sáng trong việc
đổi mới hình thức hoạt động công
đoàn. Bà Nguyễn Giang Tuệ Minh
cũng thống nhất cao với 12 nội dung
phương hướng hoạt động trong năm
2016 của Công đoàn Bộ VHTTDL và
đề nghị bên cạnh hoạt động phong trào,
tiếp tục làm tốt hơn nữa việc đại diện
bảo vệ quyền lợi chính đáng của đoàn
viên công đoàn; hướng về cơ sở, đổi
mới hoạt động theo chiều sâu vì không
gì ý nghĩa bằng việc chăm lo đời sống,
bảo vệ quyền lợi chính đáng của đoàn
viên công đoàn; thi đua phải là động
lực, động viên người lao động phát huy
tiềm năng trí tuệ…
Với những thành tích đã đạt được
năm 2015, Công đoàn Bộ VHTTDL đã
được Công đoàn Viên chức Việt Nam
tặng Cờ Thi đua xuất sắc, Bộ trưởng Bộ
VHTTDL tặng Bằng khen. Nhân đợt
thi đua kỷ niệm 70 năm Thành lập
Ngành Văn hóa, Bộ trưởng Bộ
VHTTDLtặng Bằng khen cho 9 tập thể
và 29 cá nhân có thành tích xuất sắc.
tr.Quỳnh
BộVHTTDLtổchứcHộinghịtriểnkhaicôngtácCôngđoànnăm2016
Ngày 19.01.2016, Bộ VHTTDL đã
có Công văn số 155/BVHTTDL-
VHCS gửi Ủy ban nhân dân các
tỉnh/thành về tăng cường công tác quản
lý và tổ chức lễ hội năm 2016.
Nhằm tăng cường công tác quản lý
và tổ chức lễ hội theo Chị thị số 41-
CT/TW ngày 05.02.2015 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng về việc tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác quản lý và tổ chức lễ hội;
Công điện số 229/CĐ-TTg ngày
12.02.2015 của Thủ tướng Chính phủ
về việc tăng cường công tác quản lý và
tổ chức lễ hội và các văn bản của Bộ
VHTTDL về công tác quản lý và tổ
chức lễ hội, Bộ VHTTDL đề nghị
UBND các tỉnh/thành: Chỉ đạo các Sở,
ngành địa phương phối hợp chặt chẽ
trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội
trên địa bàn, đảm bảo hoạt động lễ hội
an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng
nhu cầu tín ngưỡng lành mạnh của
nhân dân. Ngành VHTTDL phối hợp
chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành
xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện
công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo
quy định tại Thông tư số 15/TT-
BVHTTDL ngày 22.12.2015 của Bộ
VHTTDL quy định về tổ chức lễ hội và
Chỉ thị số 04/CT-BVHTTDL ngày
13.01.2016 của Bộ trưởng BộVHTTDL
(Tiếp theo trang 10)
Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2016
10 số 1163 l 28.01.2016
quản lý nhà nước
Chiều ngày 19.01.2016, tại Hà
Nội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ
VHTTDL đã tổ chức Hội nghị tổng
kết công tác Đoàn và phong trào
thanh niên năm 2015, phương hướng
nhiệm vụ năm 2016.
Theo báo cáo tại Hội nghị, thực
hiện chủ đề công tác năm 2015 “Tự
hào tiến bước dưới cờ Đảng”, được sự
quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng
uỷ, lãnh đạo Bộ và Đoàn Khối các cơ
quan Trung ương; sự quan tâm của
các cấp uỷ Đảng, lãnh đạo các đơn vị,
trong năm 2015 vừa qua, Đoàn Thanh
niên Bộ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ kế hoạch đề ra. Công tác giáo dục
truyền thống dân tộc, đạo đức, lối
sống cho đoàn viên thanh niên được
Đoàn Thanh niên Bộ chú trọng, đẩy
mạnh với nhiều nội dung và cách làm
mới, sáng tạo gắn với các hoạt động
kỷ niệm các sự kiện lịch sử quan
trọng của đất nước và tổ chức Đoàn,
kết hợp các hoạt động đền ơn đáp
nghĩa, thăm hỏi, tặng quà cho các các
gia đình chính sách, gia đình có công
với cách mạng, hành hương về nguồn,
tham quan các di tích lịch sử, tổ chức
các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể
dục thể thao, tạo sân chơi lành mạnh
cho đoàn viên, thanh niên trong cơ
quan, đơn vị tham gia.
Phong trào “Tuổi trẻ Việt Nam
học tập và làm theo lời Bác” tiếp tục
được triển khai sáng tạo gắn với tổ
chức các hoạt động nhân kỷ niệm 125
năm Ngày Sinh nhật Bác, Ban
Thường vụ Đoàn Bộ đã chỉ đạo các
cơ sở Đoàn trực thuộc tổ chức các
hoạt động tìm hiểu và làm theo tấm
gương của Bác, nhân rộng cách làm
hay, kịp thời phát hiện và biểu dương
tấm gương cá nhân điển hình tiên tiến
tại cơ quan, đơn vị.
Nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt trong các
cơ sở Đoàn trực thuộc, Ban Thường
vụ Đoàn Bộ tiếp tục chỉ đạo các cơ
sở Đoàn trực thuộc tiếp tục rà soát
đội ngũ cán bộ đoàn tiến hành quy
hoạch cán bộ đáp ứng nhu cầu đội
ngũ cán bộ kế cận hàng năm và
nhiệm kỳ tiếp theo.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ
trưởng Lê Khánh Hải nhấn mạnh, đất
nước đang trên đà đổi mới và hội
nhập, tình hình thế giới và trong nước
mang đến nhiều thuận lợi nhưng
cũng không ít khó khăn. Thực trạng
này đòi hỏi mỗi đoàn viên, thanh niên
Bộ VHTTDL hơn lúc nào hết, cần
ghi nhớ, thấm nhuần sâu sắc những
lời dạy của Bác Hồ, ra sức thi đua
phấn đấu, vượt mọi khó khăn thử
thách, rèn luyện, học tập, đẩy mạnh
các hoạt động của Đoàn và phong
trào thanh niên theo phương châm
“Đoàn kết - Sáng tạo - Tình nguyện
- Xung kích”, vì sự vững mạnh của
tổ chức Đoàn, vì sự lớn mạnh và tiến
bộ không ngừng của tuổi trẻ. Thứ
trưởng yêu cầu trong thời gian tới,
Đoàn Thanh niên Bộ cần đặt công
tác giáo dục chính trị tư tưởng là
nhiệm vụ quan trọng phải được đặt
lên hàng đầu, là nhiệm vụ cơ bản của
tổ chức Đoàn. Đoàn Thanh niên Bộ
cần có kế hoạch cụ thể cho công tác
giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục
về truyền thống vẻ vang của Đảng,
của đất nước, của dân tộc, của Đoàn;
các hoạt động thi đua tình nguyện
cần được xây dựng và triển khai gắn
với sự chỉ đạo của Đoàn cấp trên,
gắn với nhiệm vụ chính trị của Bộ,
trên cơ sở phự hợp với khả năng, trình
độ của thanh niên, hấp dẫn thanh
niên, để tinh thần “đâu cần thanh niên
có, việc gì khó có thanh niên” phải
thực sự trở thành lý tưởng sống cho
thế hệ trẻ Bộ VHTTDL; quan tâm
củng cố xây dựng tổ chức Đoàn vững
mạnh, đặc biệt nâng cao năng lực và
hiệu quả hoạt động của Đoàn cơ sở và
Chi đoàn, khẳng định sự lớn mạnh
toàn diện của Đoàn Thanh niên ở
công tác đào tạo, tập huấn đội ngũ cán
bộ Đoàn qua thực tiễn, tăng cường
công tác kiểm tra cho cán bộ Đoàn,
quan tâm duy trì sinh hoạt chi đoàn,
đổi mới nội dung và tìm tòi mô hình
sinh hoạt phù hợp với đặc thù của các
đơn vị.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Lê
Khánh Hải đã trao Bằng khen của
Đoàn Khối các cơ quan Trung ương,
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ
VHTTDL cho các tập thể, cá nhân có
thành tích xuất sắc trong công tác đoàn
và phong trào thanh niên năm 2015.
M.Khôi
Đoàn TNCS Hồ Chí minh Bộ VHTTDL tổng kết công tác năm 2015
về tăng cường công tác quản lý, tổ
chức và thực hiện nếp sống văn minh
trong hoạt động lễ hội năm 2016.
Tăng cường công tác kiểm tra
trước, trong và sau lễ hội, kịp thời phát
hiện, xử lý các vi phạm diễn ra trong
công tác quản lý, tổ chức lễ hội trên
địa bàn. Bộ VHTTDL thành lập một
số đoàn công tác đi kiểm tra các hoạt
động văn hóa, vui chơi giải trí, mừng
Đảng, đón xuân Bính Thân và công
tác quảy lý, tổ chức lễ hội tại một số
đại phương trước, trong và sau tết
Nguyên đán. Bộ VHTTDL đề nghị
UBND các tỉnh/thành quan tâm chỉ
đạo nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ
thị số 41-CT/TW ngày 05.02.2015 của
Ban Bí thư và Công điện số 229/CĐ-
TTg ngày 12.02.2015 của Thủ tướng
Chính phủ.
h.Phượng
Tăngcườngcôngtácquảnlý... (Tiếp theo trang 9)
11số 1163 l 28.01.2016
quản lý nhà nước
Chào mừng Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đảng, ngày
21.01, tại Trung tâm Triển lãm Mỹ
thuật Hải Phòng, Sở VHTTDL Hải
Phòng khai mạc triển lãm ảnh tư liệu,
thời sự: “Đảng Cộng sản Việt Nam -
Từ Đại hội đến Đại hội”. Đây là hoạt
động chào mừng Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đảng, chào mừng
kỷ niệm 86 năm Ngày Thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam (03.02.1930-
03.02.2016), đón Tết cổ truyền của
dân tộc.
Với 130 ảnh, tư liệu, bản đồ, triển
lãm đã khái quát chặng đường hơn 80
năm qua dưới sự lãnh đạo sáng suốt
của Đảng, quân và dân ta đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp
giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ
nghĩa. Qua 11 kỳ Đại hội, mỗi kỳ là
một dấu son trong tiến trình lịch sử của
Đảng, của dân tộc. Thắng lợi của cách
mạng Việt Nam đã khẳng định chân lý
tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Cách mạng trước hết phải có
Đảng cách mạng, Đảng có vững cách
mạng mới thành công. Tư tưởng của
Người cùng với Chủ nghĩa Mác Lê nin
là nền tảng, kim chỉ nam cho hành
động của Đảng và Cách mạng Việt
Nam, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn
và quý giá của Đảng.
Xuyên suốt lịch sử cách mạng Việt
Nam từ khi thành lập cho đến nay,
Đảng ta đã phất cao ngọn cờ độc lập
dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội. Đảng
Cộng sản Việt Nam luôn ý thức được
vị trí, vai trò, trọng trách của mình
trước vận mệnh dân tộc, tương lai của
đất nước. Đảng luôn hòa cùng hơi thở
và mạch sống của nhân dân, ý Đảng
hợp lòng dân tạo nên sức mạnh quật
khởi, đưa cách mạng Việt Nam đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất
nước ta đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng trong công cuộc đổi mới,
đưa đất nước vững vàng trên con
đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đời sống nhân dân có nhiều thay đổi
tích cực, sức mạnh quốc gia về mọi
mặt được tăng cường, độc lập tự chủ
và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ
vững, vị thế và uy tín của Việt Nam
trên trường quốc tế được nâng cao, tạo
tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển
mạnh mẽ và bền vững hơn trong giai
đoạn mới.
hồ thAnh
Hải Phòng: Triển lãm“Đảng Cộng sản Việt Nam - Từ Đại hội
đến Đại hội”
Tiếp nối các hoạt động diễn ra tại
Diễn đàn Du lịch ASEAN 2016 tại
thủ đô Manila, Philippines, ngày
22.01.2016, đoàn Việt Nam do Thứ
trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích
Liên dẫn đầu đã tham dự phiên họp
Bộ trưởng Du lịch ASEAN - Ấn Độ
lần thứ 5.
Tại phiên họp, Phó Tổng Thư ký
ASEAN thông báo về kết quả liên
quan đến du lịch tại Hội nghị thượng
đỉnh ASEAN - Ấn Độ lần thứ 13
được tổ chức ngày 21.11.2015 tại
Kuala Lumpur, Malaysia. Các đại
biểu cũng nghe Chủ tịch Hội nghị
trình bày về tiến độ triển khai hợp tác
du lịch ASEAN - Ấn Độ kể từ Hội
nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN - Ấn
Độ lần thứ 4.
Phiên họp đã xem xét và thông
qua báo cáo của Phiên họp Nhóm
công tác du lịch ASEAN - Ấn Độ
diễn ra trước đó và Tuyên bố chung
của Hội nghị Bộ trưởng Du lịch
ASEAN - Ấn Độ lần thứ 5.
Cùng ngày, Hội nghị Bộ trưởng Du
lịch ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc) lần thứ 15 cũng diễn
ra tại Philippines. Thời gian qua, thông
qua Trung tâm ASEAN -Trung Quốc,
ASEAN - Nhật Bản và ASEAN - Hàn
Quốc, hỗ trợ của Trung Quốc, Nhật
Bản và Hàn Quốc đối với du lịch
ASEAN chủ yếu dưới dạng hỗ trợ kỹ
thuật thông qua các khóa đào tạo về
quảng bá xúc tiến du lịch (xây dựng
trang web, đào tạo hướng dẫn viên, hội
thảo kỹ thuật về thị trường, tham gia
các sự kiện quảng bá, xúc tiến), phát
triển sản phẩm (ví dụ như: du lịch
đường sông, du lịch tàu biển, du lịch di
sản…) và các chương trình giao lưu,
các khóa đào tạo tại ASEAN và các
nước đối tác.
Tại hội nghị, Tổng Thư kýASEAN
Lê Lương Minh đã thông báo về kết
quả liên quan đến du lịch tại Hội nghị
Thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 18
được tổ chức ngày 21.11.2015 tại
Kuala Lumpur, Malaysia và Hội nghị
thượng đỉnh ASEAN+1.
Philippines, với vai trò chủ tịch hội
nghị đã trình bày tình hình triển khai
hợp tác du lịch ASEAN+3 từ sau Hội
nghị Bộ trưởng Du lịchASEAN, Trung
Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc lần thứ
14, cụ thể về các nội dung: Biên bản
ghi nhớ về hợp tác du lịch ASEAN+3;
Kế hoạch công tác hợp tác du lịch
ASEAN+3 giai đoạn 2013-2017; Số
liệu khách quốc tế đến ASEAN+3
trong năm 2014 và 2015.
Sau phiên họp, đã thông qua Tuyên
bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Du
lịch ASEAN+3 lần thứ 15.
hà Phương
Việt Nam tham dự phiên họp Bộ trưởng Du lịch ASEAN - Ấn Độ
lần thứ 5
12 số 1163 l 28.01.2016
quản lý nhà nước
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
phối hợp với các cơ quan liên quan và
các nhà khoa học vừa tổ chức cuộc họp
tìm hướng xử lý công trình vi phạm tại
khu di tích thắng cảnh Hương Sơn. Tại
cuộc họp, xuất hiện thêm một vấn đề
khác, đó là công trình cải tạo Gác
chuông tại Chùa Thiên Trù (thuộc khu
di tích) đang trong quá trình triển khai
cũng chưa tuân thủ đúng quy định. Mặc
dù vậy, cuộc họp cũng giải quyết được
câu trả lời về hướng xử lý hai công trình
vi phạm. Theo đó, cả hai công trình này
đều được xử lý theo hướng mềm mỏng,
có nghĩa phải chỉnh sửa cho phù hợp
với không gian di tích.
Trước đó, hạng mục kiến trúc Gác
chuông trước đó bị xuống cấp nghiêm
trọng có nguy cơ sụp đổ. Trước thực
trạng trên, thượng tọa Thích Minh Hiền
báo cáo UBND huyện Mỹ Đức và mời
đơn vị thiết kế lập hồ sơ báo cáo kinh
tế kỹ thuật tu bổ Gác chuông chùa
Thiên Trù. UBND huyện Mỹ Đức đã có
văn bản báo cáo các cấp tu bổ, tôn tạo
hạng mục này bằng nguồn kinh phí xã
hội hóa. Tháng 7.2015, Bộ VHTTDL
đã có văn bản thỏa thuận báo cáo kinh
tế kỹ thuật tu bổ Gác chuông chùa
Thiên Trù. Tuy nhiên, cuối năm 2015,
khi tiến hành kiểm tra công tác tu bổ,
tôn tạo hạng mục Gác chuông chùa
Thiên Trù, các cơ quan quản lý văn hóa
nhận thấy, công trình Gác chuông cơ
bản xây dựng xong và được xây mới
không đúng với hồ sơ báo cáo kinh tế
kỹ thuật, nội dung thỏa thuận của Bộ
VHTTDL. Cụ thể, công trình được xây
dựng mới theo đúng cấu trúc và tỷ lệ
công trình Gác chuông cũ nhưng các
cấu kiện gốc được sơn bằng sơn công
nghiệp không phù hợp. Trong khi Bộ
VHTTDL yêu cầu chủ đầu tư sau khi
hạ giải cấu kiện gỗ phải lập hội đồng
đánh giá cấu kiện, xem xét có tái sử
dụng được hay không. Nhưng chủ đầu
tư không thực hiện theo nguyên tắc này,
không đánh dấu mã hiệu các cấu kiện
trước khi hạ giải, không tổ chức đánh
giá cấu kiện, không tái sử dụng các cấu
kiện bằng gỗ lim còn tốt… Các chân
tảng tại gác chuông cũng không đồng
bộ, cần chỉnh sửa.
Sau các ý kiến của các nhà khoa
học, các cơ quan liên quan, ông Trương
Minh Tiến - Phó Giám đốc Sở Văn hóa
và Thể thao Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư
bóc lớp sơn bóng ở cấu kiện gỗ để trả
lại màu gỗ tự nhiên. Chân đá tảng chỉnh
sửa cho phù hợp sau khi có ý kiến của
Cục Di sản văn hóa. Ngay sau hội nghị,
huyện Mỹ Đức thành lập hội đồng đánh
giá cấu kiện gỗ để phân loại. Với các
cấu kiện còn tốt, có thể đưa vào gian
trưng bày ở chùa hoặc tái sử dụng ở
công trình khác, cấu kiện hỏng cần đưa
đi tiêu hủy.
Theo PGS.TS Phạm Mai Hùng - Ủy
viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia,
việc xây dựng công trình văn hóa đối
ngược với cảnh quan kiến trúc di tích
như vậy thể hiện việc thiếu tầm nhìn
của chủ đầu tư. Công trình đã xây dựng
xong, nếu đập đi sẽ gây lãng phí nên
điều cần thiết phải cải tạo để thích nghi.
Đồng quan điểm này, GS Trầm Lâm
Biền cũng cho rằng, tên gọi “Hương
nghiêm pháp đường” không phù hợp vì
công năng chính của công trình này là
nhà khách. Kiến trúc của công trình là
sự khoe mẽ, gây phản cảm nên buộc
phải chỉnh sửa.
Thực tế, các nhà khoa học và các
nhà quản lý văn hóa đều cho rằng, việc
xây dựng nhà khách mới phục vụ cho
chùa trong khi nhà khách cũ bị xuống
cấp, là điều có thể chấp nhận. Nhất là
khi được xây dựng tại vị trí cũ và không
nằm trên trục trung tâm của di tích. Tuy
nhiên, nếu xây dựng bài bản, tuân thủ
theo nguyên tắc thì có gì phải bàn cãi
nhiều.
Hướng xử lý nhận được sự đồng
thuận của các nhà khoa học, của Cục Di
sản văn hóa cũng như Sở Văn hóa và
Thể thao Hà Nội hiện nay là chỉnh sửa
lại công trình cho phù hợp. Sở Văn hóa
và Thể thao Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư
trồng hàng cây ở sân trước công trình để
thu hẹp diện tích sân lại, bức tường tiếp
giáp khu mộ tháp và sân cần phải trồng
cây lưu niên để ngăn cách. Đối với các
con giống gắn tại đầu ống thoát nước,
bờ chảy, bờ nóc, đầu kìm cần phải dỡ bỏ
hoặc chỉnh sửa lại. Toàn bộ hệ thống
tháp nhỏ 11 tầng đầu cột tầng 2 phải dỡ
bỏ, lan can đá cần thiết kế lại và sơn lại
toàn bộ mặt ngoài công trình cho phù
hợp với không gian di tích. Theo ý kiến
của Cục Di sản văn hóa, mái sảnh phía
trước công trình cần phải dỡ bỏ.
Ông Trương Minh Tiến - Phó Giám
đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề
nghị UBND huyện Mỹ Đức chủ trì,
phối hợp với các cơ quan chức năng,
nhà khoa học lập phương án, lập thiết
kế cụ thể để chỉnh sửa công trình. Tất
cả các công việc đều phải lập hồ sơ và
có sự đồng ý của các cơ quan chức năng
mới tiến hành triển khai.
Công tác chỉnh sửa hai công trình vi
phạm phải tiến hành hai giai đoạn. Từ
nay đến trước Tết Nguyên đán có thể
tiến hành những công việc trước mắt
như bóc sơn gác chuông, xử lý chân
tảng, phá bỏ con giống ở đầu ống thoát
nước, ống trụ trên lan can, sơn lại toàn
bộ mặt nhà khách. Giai đoạn 2 tiến
hành sau mùa hội (hết tháng 3 âm lịch).
Tại cuộc họp này, Sở Văn hóa và
Thể thao Hà Nội cũng kiến nghị UBND
huyện Mỹ Đức xử lý trách nhiệm tập
thể, cá nhân để xảy ra vi phạm tại khu
di tích danh thắng Hương Sơn.
yến nhi
Công trình vi phạm tại khu di tích Hương Sơn
sẽ được chỉnh sửa
13số 1163 l 28.01.2016
Sự kiện vấn đề
Chiều 22.01, chuỗi hoạt động văn
hóa mừng Đảng, mừng Xuân BínhThân
2016 do Ban quản lý phố cổ Hà Nội tổ
chức diễn ra tại Đình Kim Ngân 42-44
Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm.
Tại Đình Kim Ngân triển lãm ảnh
“Làng nghề đón Xuân” giới thiệu đến
công chúng không khí đón Xuân của
người dân Hà Nội qua sự nhộn nhịp ở
làngĐàoNhậtTân,sựbậnrộnnhưngvui
vẻ trong một gia đình đang gói bánh
chưng, viết thư pháp của các ông đồ…
Triển lãm cũng tái hiện không gian thờ
cúng của gia đình người Hà Nội. Ngay
tại cổng Đình Kim Ngân, Ban tổ chức
dựng hai gian hàng mái lá để trình diễn
thưphápvàvẽtranhĐôngHồ.Tại“Ngôi
nhà di sản” 87 Mã Mây, Ban quản lý phố
cổ Hà Nội cũng sắp đặt không gian “Hà
Nội xưa và nay”. Đó là những bức ảnh
ghi lại nét đặc trưng của Tết Hà Nội xưa
và nay, không gian sắp đặt người Hà Nội
đón Tết và treo các dòng tranh Tết.
Tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố
cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ, Hà Nội) tổ
chức triển lãm dòng tranh dân gian Việt
Nam với chủ đề “Nét Xuân”. Lần đầu
tiên, Ban quản lý phố cổ Hà Nội cùng
giới thiệu đến người dân Thủ đô và du
khách năm dòng tranh dân gian nổi tiếng
của Việt Nam: Tranh Đông Hồ (Bắc
Ninh), tranh HàngTrống (Hà Nội), tranh
Kim Hoàng (Hà Nội), tranh làng Sình
(Huế) và tranh Kiếng dân gian Nam Bộ
(tranhKính).Triểnlãmtrưngbàykhoảng
200 tài liệu, hiện vật, mộc bản về năm
dòng tranh để người xem hiểu rõ hơn các
sắc thái của tranh dân gianViệt Nam.Tại
đây, người dân Hà Nội và du khách cũng
được trựctiếp xemtrình diễn trảinghiệm
kỹ thuật in, vẽ tranh Đông Hồ và Hàng
Trống.
Tạicácđiểmditích:ĐìnhKimNgân,
Trung tâm thông tin di sản phố cổ Hà
Nội, Đình Đồng Lạc - 38 Hàng Đào, Hội
quán Phúc Kiến - 40 Lãn Ông cũng diễn
ra các buổi biểu diễn âm nhạc truyền
thống.
* Chiều 22.01, triển lãm ảnh “Góc
nhìn Hà Nội” với chủ đề “Khoảnh khắc
và tầm cao” chào mừng Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã khai
mạc tại bờ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Triển lãm gồm 90 bức ảnh của 12
nhiếp ảnh gia trong nhóm Viet Nam
Cityscape Photos. Lần đầu tiên, những
bức ảnh toàn cảnh Hà Nội từ trên cao thể
hiện góc nhìn bao quát và tổng thể về
hình ảnh thiên nhiên vốn có hòa quyện
với các công trình, những cụm kiến trúc
Hà Nội trong những năm gần đây được
tập hợp và đến gần hơn với khán giả.
“Góc nhìn Hà Nội” giới thiệu một Thủ
đô trẻ trung, nhộn nhịp của thời kì đổi
mới và hiện đại hóa đất nước tới người
xem. Những hình ảnh về cầu Long Biên,
hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm… được chụp
bằng flycam vào nhiều thời điểm trong
ngày khiến người xem ấn tượng mạnh
mẽ với ánh sáng và bố cục. Góc nhìn Hà
Nội được Hội Nhiếp ảnh Việt Nam, Ban
quản lý phố cổ Hà Nội và nhóm nhiếp
ảnhVietNamCityscapePhotosphốihợp
tổ chức. Triển lãm kéo dài đến hết ngày
04.02.
* Ngày 22.01, tại Ha Noi Creactive
City số 1 Lương Yên, Chợ tranh Tết
đương đại (TếtArt 2016) chính thức mở
cửa. Với chủ đề “Tinh hoa hội tụ”, Tết
Art2016làsựkiệnnghệthuậtquytụhơn
80 nghệ sĩ hàng đầuViệt Nam và nghệ sĩ
kháchmờiquốctế,trưngbàyhơn200tác
phẩm mỹ thuật hiện đại và đương đại
xuất sắc. Thay vì những tác phẩm được
triển lãm theo từng nhóm như năm 2015,
“Tết Art 2016” sẽ trưng bày tranh theo
từng cá nhân, nhóm tác giả theo cùng
một thế hệ hay từng thời kỳ. Triển lãm
mở cửa đến hết ngày 31.01.
K.hoàn - h.yến
Hà Nội: Sôi nổi hoạt động văn hóa mừng Đảng, mừng Xuân
Tối 23.01, tại Trung tâm Nghệ thuật
Âu Cơ (Hà Nội), Báo Điện tử Đảng
CộngsảnViệtNamphốihợpĐàiTruyền
hình Việt Nam, Công ty cổ phần Truyền
thông Người Hà Nội tổ chức chương
trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng,
mừng Xuân với chủ đề “Với Đảng, mùa
Xuân”.Chươngtrìnhlàmộttrongnhững
hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ XII của Đảng, hướng
tới Kỷ niệm 86 năm Ngày Thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam (03.02.1930-
03.02.2016) và đón Xuân Bính Thân
2016. Tham dự chương trình có đại diện
lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương,
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và một
số Bộ, ngành Trung ương.
Chương trình gồm những ca khúc đã
đivàonămtháng,cangợiĐảng,BácHồ,
quê hương, đất nước và mùa xuân. Xen
giữa chương trình nghệ thuật là những
phóngsựnóivềsựrađờicủaĐảngCộng
sản Việt Nam, những chặng đường đấu
tranh cách mạng và thắng lợi lịch sử của
nhân dân ta; sự tham gia của thanh niên
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc... Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc
Việt Nam đã vượt qua bao khó khăn,
thách thức, giành thắng lợi vẻ vang trong
hai cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và chống đế quốc Mỹ cũng như
công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước hiện nay, mang đến hạnh phúc, ấm
no cho nhân dân. Trong giai đoạn đổi
mới đất nước, tuổi trẻ Việt Nam đã nỗ
lực, xung kích trong học tập, công tác,
giành được nhiều thành tích cao trên đấu
trườngkhuvựcvàquốctế;đồngthờigóp
phần vào công cuộc xây dựng nông thôn
mới và phát triển đất nước theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cũng trong chương trình, Ban Tổ
chức đã tặng quà tri ân một số gia đình
chính sách, gia đình có công với cách
mạng. Chương trình được truyền hình
trực tiếp trên kênh VTV1, Đài Truyền
hình Việt Nam. h.L
Chương trình nghệ thuật đặc biệt“Với Đảng, mùa Xuân”
14 số 1163 l 28.01.2016
Sự kiện vấn đề
Trải qua bao biến cố lịch sử, những
giá trị cốt lõi của văn hóa Thăng Long
- Hà Nội luôn được gìn giữ và phát huy.
Đặc biệt, sau 30 năm đổi mới, đời sống
văn hóa Hà Nội có sự thay đổi đáng kể
trên cơ sở bảo tồn, phát huy văn hóa
truyền thống và tiếp thu có chọn lọc
những luồng văn hóa mới. Phát triển
văn hóa luôn là ưu tiên hàng đầu của
Thủ đô.
Bảotồnvàpháthuycácgiátrị
vănhóacổ
Bao thế hệ người Hà Nội đều tự hào
với truyền thống nghìn năm văn hiến,
được lưu truyền, tiếp nối theo dòng
chảy lịch sử. Niềm tự hào đó gắn với
các giá trị văn hóa tinh thần mang cốt
cách người Tràng An, gắn với một kho
tàng giá trị văn hóa phi vật thể và một
hệ thống văn hóa vật thể dày đặc. Nhạc
sĩ Nguyễn Vĩnh Cát, nguyên Giám đốc
Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội (nay
là Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội)
khẳng định: Trong nhiều năm qua, các
giá trị văn hóa truyền thống của Hà Nội
được tôn lên một vị trí mới. Đền chùa
được tu bổ, tôn tạo; các loại hình nghệ
thuật cổ được phục dựng; cách ứng xử
thanh lịch văn minh của người Hà Nội
xưa đang được nhân rộng.
Hà Nội tự hào là địa phương đi đầu
cả nước trong việc quan tâm tu bổ, tôn
tạo di tích. Với gần 5.850 di tích, trong
đó nhiều di tích nghìn năm tuổi, việc
bảo tồn là một quá trình gian nan và tốn
kém. Nhưng vượt qua khó khăn, thành
phố đã huy động nhiều nguồn lực để
gìn giữ các di tích cho muôn đời sau.
Từ năm 2010 đến nay, gần 1.000 lượt
di tích được đầu tư, tu bổ, tôn tạo và
công tác này tiếp tục được triển khai
trong thời gian tới. Đặc biệt, với 1 di
sản thế giới, 11 di tích quốc gia đặc
biệt, 1.167 di tích quốc gia và 1.179 di
tích cấp thành phố, đã chứng minh
những nỗ lực của Hà Nội trong việc
bảo tồn và phát huy các giá trị của di
tích. Trong đó, Hoàng thành Thăng
Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hồ
Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn, Chùa
Một Cột, phố cổ Hà Nội… không chỉ
nổi danh trong nước mà cả thế giới.
Mỗi ngày, các điểm di tích này đón
hàng nghìn lượt du khách đến tham
quan, tìm hiểu.
Đi liền với việc bảo tồn di tích, Hà
Nội quan tâm bảo tồn đến các loại hình
văn hóa truyền thống phi vật thể, bởi
đây chính là một phần “hồn cốt” Thăng
Long - Hà Nội. Đó là việc tìm lại các
giá trị gốc, phục dựng lại những lễ hội,
những loại hình nghệ thuật truyền thống
bị mai một. Do đó, không phải ngẫu
nhiên mà hội Gióng đền Phù Đổng và
đền Sóc Sơn, nghệ thuật Ca Trù, Kéo
co được UNESCO công nhận là di sản
văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nhiều
nghệ thuật múa cổ như: Đánh bông, bài
bông, Giảo Long… đang được nhiều
người biết đến. Năm 2015, Hà Nội
cũng hoàn thành kiểm kê các loại hình
văn hóa phi vật thể trên địa bàn toàn
thành phố và triển khai 6 dự án bảo tồn:
Bảo tồn hát Trống quân, múa hát Ải
Lao, bơi chải, nói lóng, rèn thủ công và
tri thức trồng thuốc nam của người Dao.
Quantâmxâydựngconngười
Trong những năm qua, Hà Nội xây
dựng mới nhiều công trình văn hóa
phục vụ đời sống văn hóa tinh thần
ngày càng cao của người dân Thủ đô
như: Rạp Công nhân, rạp Đại Nam,
nhà hát múa rối Thăng Long, trung tâm
văn hóa Kim Đồng, nhà hát ca múa
nhạc Thăng Long... Nhiều công viên
lớn được xây dựng như: Hòa Bình,Yên
Sở, Hồ Tây… Thành phố cũng đang
tiếp tục quy hoạch, xây dựng một số
công viên khác.
Bên cạnh đó, đời sống văn hóa
nghệ thuật tiếp tục được các cấp chính
quyền quan tâm với việc tạo điều kiện
tổ chức các chương trình ca nhạc, các
sự kiện văn hóa, nhất là vào những
ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước.
Các đoàn nghệ thuật của Hà Nội cũng
được đầu tư kinh phí để xây dựng vở
diễn mới, có chất lượng, được tham gia
các kỳ liên hoan nghệ thuật trong và
ngoài nước…
Theo GS.TS Nguyễn Viết Chức -
nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn
hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên
và Nhi đồng của Quốc hội, hiện là Viện
trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Thăng
Long: “Cùng với việc xây dựng các
mặt đời sống văn hóa, việc xây dựng
con người, đặc biệt con người thanh
lịch, văn minh, Hà Nội phải đi đầu cả
nước. Bởi Hà Nội là Thủ đô, là trung
tâm văn hóa lớn nên có trách nhiệm
đó”. Không phải bây giờ mà ngay từ
đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Hà
Nội đã xây dựng cuộc vận động “Xây
dựng nếp sống văn minh, gia đình văn
hóa”. Cuộc vận động này kéo dài hơn
10 năm, tạo sự chuyển biến rõ rệt về
cách ứng xử trong cộng đồng. Từ nền
tảng này, Bộ Văn hóa và Thông tin
(nay là Bộ VHTTDL) đã nhân rộng ra
các địa phương khác và được nhiều địa
phương vận dụng. Đến nay, nhiều
phong trào văn hóa được Hà Nội triển
khai có hiệu quả như: phong trào “Toàn
dân xây dựng đời sống văn hóa”,
“Thực hiện nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang và lễ hội”. Đặc
biệt, Thành ủy Hà Nội còn ban hành
Chương trình số 04-Ctr/TU về “Phát
triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây
dựng người Hà Nội thanh lịch, văn
minh”. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
cũng đang xây dựng bộ quy tắc ứng xử
tại các cơ quan, đơn vị, trường học và
cộng đồng dân cư, chuẩn bị hoàn thiện
để triển khai trong cuộc sống. Riêng
phong trào “Xây dựng người Hà Nội
thanh lịch, văn minh” đang được cả
CHào mừNG ĐạI HộI ToàN QuốC LầN THứ XII CủA ĐảNG
Khơi dậy giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội
15số 1163 l 28.01.2016
Sự kiện vấn đề
cộng đồng quan tâm, bởi đây không chỉ
là việc gìn giữ cách ứng xử, lối sống
của người Hà Nội xưa, mà còn xây
dựng con người văn minh, phù hợp với
cuộc sống hiện đại ngày nay.
Đềcaotínhđạidiện
Những chuyển biến trong 30 năm
qua là cơ sở vững chắc để Hà Nội tiếp
tục phát triển văn hóa trong các giai
đoạn tiếp theo. Trong quy hoạch phát
triển văn hóa đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030, Hà Nội đặt mục
tiêu xây dựng văn hóa xứng tầm với vị
thế Thủ đô của đất nước, trung tâm văn
hóa hàng đầu của khu vực, tiêu biểu về
lối sống và phong cách ứng xử văn hóa,
đồng thời xứng đáng với truyền thống
văn hiến Thăng Long - Hà Nội, xây
dựng những giá trị mới làm nền tảng
tinh thần cho xã hội. Các giá trị tốt đẹp
của văn hóa Thăng Long tiếp tục được
bảo tồn, kế thừa và phát huy; nâng cao
mức hưởng thụ và tham gia sáng tạo
văn hóa của các tầng lớp nhân dân.
Để đạt được mục tiêu này, Hà Nội
tập trung xây dựng lối sống, đời sống
và môi trường văn hóa, đảm bảo đến
năm 2020 đạt 86%-88% gia đình được
công nhận và giữ vững danh hiệu gia
đình văn hóa; 60%-62% làng, thôn,
bản được công nhận và giữ vững danh
hiệu làng, thôn, bản văn hóa… Bên
cạnh đó, các giá trị di sản văn hóa tiếp
tục được bảo tồn và phát huy. Hà Nội
phấn đấu đến năm 2020 có 75%-80%
hiện vật trong các bảo tàng được số
hóa, 70% di tích quốc gia và 75% di
tích cấp thành phố được tu bổ, tôn tạo,
250 di tích lịch sử văn hóa được xếp
hạng và hoàn thành quy hoạch bảo tồn,
phát huy di sản văn hóa vật thể và phi
vật thể của thành phố Hà Nội. Giai
đoạn 2016-2020, Hà Nội triển khai xây
dựng trung tâm bảo tồn văn hóa truyền
thống, trung tâm biểu diễn nghệ thuật
văn hóa dân gian Hà Nội; hệ thống
quảng trường, công viên, vườn hoa, rạp
chiếu phim… được đầu tư mạnh hơn.
Hà Nội cũng đưa ra nhiều giải pháp
cụ thể trong phát triển văn hóa. Đặc
biệt, trong phong trào “Xây dựng
người Hà Nội thanh lịch, văn minh”,
thành phố tăng cường định hướng xã
hội về giáo dục, đạo đức, lối sống, tác
phong làm việc, kỷ cương, kỷ luật đối
với các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với
tầng lớp thanh thiếu niên. Thành phố
cũng kết hợp chặt chẽ công tác tuyên
truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức
giữa các tổ chức, đoàn thể với nhà
trường và gia đình. Có như vậy, phong
trào mới tạo chuyển biến mạnh cả về
chất và lượng, hiệu quả xã hội cao.
Nhiệm vụ lớn, trọng trách cao,
nhưng với quan điểm ưu tiên phát triển
văn hóa, Hà Nội nỗ lực khẳng định vị
trí là trung tâm văn hóa của cả nước và
hướng đến là trung tâm văn hóa của
khu vực, địa phương tiêu biểu về lối
sống và phong cách ứng xử văn hóa.
thế hùng
Dịp Tết Nguyên đán Bính Thân
2016, thành phố Đà Nẵng tổ chức nhiều
hoạt động văn hóa nghệ thuật hấp dẫn,
đáp ứng nhu cầu giải trí, vui chơi của
người dân và du khách.
Đêm Giao thừa Tết Bính Thân
(ngày 07.02 Dương lịch), chương trình
ca múa nhạc Mừng Đảng, đón Xuân
diễn ra tại tại bờ đông của sông Hàn.
Bên cạnh đó, lần đầu tiên, người dân và
du khách đến Đà Nẵng sẽ được chứng
kiến cảnh cầu Rồng phun nước, phun
lửa theo nhạc với 3 kịch bản âm thanh
kết hợp với hiệu ứng ánh sáng. Các kịch
bản có chủ đề: Huyền thoại Ngũ Hành
Sơn; huyền diệu sông Hàn; nơi Rồng về
khai hoa. Cũng trong đêm Giao thừa,
tại 4 địa điểm là cầu Nguyễn Văn Trỗi,
sân vận động quận Ngũ Hành Sơn,
trung tâm hành chính quận Liên Chiểu
và đài tưởng niệm huyện Hòa Vang sẽ
diễn ra hoạt động bắn pháo hoa.
Từ 30.01 đến 17.02, Hội hoa xuân
và chợ hoa Tết Bính Thân diễn ra tại
Công viên 29.3 và Quảng trường 29.3.
Trong khuôn khổ Hội hoa xuân tại
Công viên 29.3 còn diễn ra nhiều hoạt
động trang trí, trưng bày sinh vật cảnh,
cuộc thi tài năng nghệ thuật chủ đề
Xuân và tuổi trẻ, biểu diễn múa rối
nước, hô hát Bài Chòi…
Với chủ trương xã hội hóa công tác
trang trí hoa, đèn chiếu sáng phục vụ
Tết, UBND thành phố đã giao UBND
các quận, huyện vận động các tổ chức,
cá nhân trên địa bàn tham gia trang trí
phục vụ Tết Nguyên đán 2016 trước
khu vực Trung tâm Hành chính của đơn
vị; đồng thời, chỉ đạo UBND các
phường, xã thuộc địa bàn quản lý vận
động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn
tham gia trang trí trước trụ sở UBND
các phường, xã, các khu dân cư, tạo
không khí đón Tết rực rỡ, vui tươi trên
khắp địa bàn thành phố.
UBND thành phố Đà Nẵng cũng
thống nhất chủ trương giao Công ty Cổ
phần Tập đoàn Mặt Trời đầu tư trang trí
đèn điện chiếu sáng tại vị trí đầu đường
Nguyễn Văn Linh, đoạn bùng binh
Nguyễn Tri Phương với phương án
tương tự cổng chào đường Điện Biên
Phủ đã được UBND thành phố thống
nhất trước đây; cho phép Công ty Cổ
phần Hội chợ quảng cáo Việt Sáng thực
hiện nâng cấp công trình trang trí đèn
chiếu sáng phục vụ Tết tại tuyến đường
Nguyễn Văn Linh (đoạn Hoàng Diệu -
Huỳnh Thúc Kháng); Công ty trách
nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ
E.G.E.O Việt Nam thực hiện việc đầu
tư trang trí hoa và đèn chiếu sáng phục
vụ Tết Nguyên đán năm 2016 tại vị trí
vỉa hè đường Bạch Đằng, phía Bắc đuôi
cầu Rồng.
V.Sơn
Đà Nẵng: Nhiều hoạt động VHNT dịp Tết Bính Thân 2016
16 số 1163 l 28.01.2016
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
Tổng cục Thể dục thể thao cho
biết, có khoảng 45 vận động viên xuất
sắc sẽ được lựa chọn để đầu tư trọng
điểm chuẩn bị tham dự vòng đấu loại
Olympic 2016. Căn cứ vào nội dung
các môn thi đấu tại Olympic 2016,
cùng trình độ của vận động viên các
môn thể thao của nước ta những năm
gần đây, Tổng cục cũng mạnh dạn đặt
chỉ tiêu đạt từ 15-20 vận động viên
của 11-14 môn thể thao vượt qua vòng
loại, giành suất chính thức tham dự
Olympic 2016. Tính đến thời điểm
hiện nay, thể thao Việt Nam đã có 6
vận động viên giành suất chính thức
Ngày 19.01, Bộ Quốc phòng đã tổ
chức Lễ tuyên dương, khen thưởng cán
bộ, huấn luyện viên, vận động viên quân
đội đạt thành tích xuất sắc tại các giải th
ể thao quốc tế năm 2015.
Năm 2015, lực lượng cán bộ, huấn
luyện viên , vận động viên thành tích cao
trong quân đội đã có nhiều nỗ lực, cố
gắng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt
nhiệm vụ chính trị được giao, trong đó
nổi bật là những tập thể, cá nhân đã hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ thi đấu các giải
quốc tế. Trong quá trình tập huấn, các
huấn luyện viên, vận động viên đã phát
huy truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ
Hồ” nghiêm túc, tích cực tập luyện vượt
qua mọi khó khăn vất vả để hoàn thành
tốt giáo án. Trong thi đấu đã phát huy
bản lĩnh và tinh thần quyết chiến, quyết
thắng của người quân nhân trên mặt trận
thể thao, luôn bình tĩnh, tự tin quyết tâm
thi đấu giành thành tích cao nhất, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trong năm, có hơn 100 lượt huấn
luyện viên, vận động viên quân đội
được triệu tập vào đội tuyển quốc gia
tham gia thi đấu 18 giải quốc tế. Tại
Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ
28 (SEA Games 28) ở Singapore, các
vận động viên quân đội đã giành được
40 huy chương các loại gồm: 15 Huy
chương Vàng, 10 Huy chương Bạc, 15
Huy chương Đồng, phá 11 kỷ lục SEA
Games. Tại Đại hội Thể thao quân sự
quốc tế (CISM) tổ chức lần thứ 6 ở
Hàn Quốc, các vận động viên quân đội
đã cố gắng vượt bậc thi đấu đạt thành
tích xuất sắc, giành 1 Huy chương
Vàng, 1 Huy chương Bạc, 2 Huy
chương Đồng, phá 1 kỷ lục Đại hội,
Đoàn Việt Nam xếp thứ 31 trên tổng
số 117 đoàn. Tại Giải Bắn súng quân
dụng Quân đội các nước ASEAN ở
Thái Lan, Đoàn Bắn súng quân đội đã
xếp thứ 3 toàn đoàn - thành tích tốt
nhất kể từ tham gia giải.
Với 120 huy chương các loại giành
được tại các giải quốc tế năm 2015 mà
các huấn luyện viên, vận động viên thể
thao quân đội đạt được đã khẳng định
vị trí quan trọng của thể thao thành tích
cao quân đội đóng góp vào thành tích
chung của thể thao Việt Nam. Tại buổi
lễ, đã có 2 tập thể và 38 cá nhân được
nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng; 60 cá nhân được Bộ
Quốc phòng tặng Bằng khen và Giấy
khen của Bộ Tổng Tham mưu Quân
đội nhân dân Việt Nam.
nAM Anh
Mới đây, tại Hà Nội, Sở VHTTDL
Đà Nẵng đã tổ chức chương trình quảng
bá, xúc tiến Du lịch Đà Nẵng và công bố
Hội chợ Du lịch quốc tế Đà Nẵng
BMTM 2016. Chương trình tập trung
giới thiệu các sản phẩm du lịch mới, các
sự kiện du lịch Đà Nẵng trong năm
2016; đồng thời công bố Đà Nẵng là
thành phố đăng cai tổ chức Hội chợ Nghỉ
dưỡng biển và M.I.C.E - BMTM 2016.
Theo Giám đốc Sở VHTTDL Đà
Nẵng - Ngô Quang Vinh, năm 2015, Đà
Nẵng thu hút 4,6 triệu lượt khách, trong
đó lần đầu tiên đón hơn 1 triệu lượt
khách quốc tế. Đà Nẵng cũng được
nhiều tạp chí về du lịch và trang mạng
quốc tế bình chọn là một trong những
điểm đến mới nổi hấp dẫn trong khu
vực. Năm 2016, Đà Nẵng ra mắt nhiều
sản phẩm du lịch như: Khu du lịch Núi
khoáng nóng Thần Tài (gồm tổ hợp các
nhà tắm khoáng, tắm bùn thể thao, vui
chơi giải trí, nghỉ dưỡng); Khu du lịch
Bà Nà Hills (đưa vào hoạt động khu làng
Pháp, tổ chức lễ hội hoa Bà Nà, lễ hội
rượu vang); khai trương sân Golf Bà Nà
trong tháng 01.2016; Công viên Châu Á
(gồm nhiều trò chơi như Tàu lượn
Monorail, Trải nghiệm cảm giác mạnh
RoundAbout, Tết Songkran...) hay phát
triển các tuyến du lịch sông Hàn mới.
Đặc biệt trong năm 2016, Đà Nẵng
tổ chức nhiều hoạt động bên lề các sự
kiện lớn diễn ra tại Thành phố như:
Cuộc đua thuyền buồm quanh thế giới
Clipper Race (tháng 2.2016) hay Đại
hộiThể thao Đông Á (tháng 9-10.2016).
Chương trình quảng bá du lịch Đà Nẵng
còn nhấn mạnh đến Hội chợ Nghỉ
dưỡng biển và M.I.C.E - BMTM 2016
sẽ được tổ chức tại Cung Tiên Sơn -
Thành phố Đà Nẵng từ ngày 24-
26.6.2016. Đây là Hội chợ chuyên
nghiệp về Du lịch nghỉ dưỡng biển và
Du lịch MICE đầu tiên tại Việt Nam,
đồng thời là sự kiện quan trọng của Du
lịch Việt Nam nhằm kích cầu thị trường
Du lịch, thu hút du khách quốc tế đến
Việt Nam nói chung và khu vực miền
Trung nói riêng. Một số hoạt động được
tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ gồm:
triển lãm ảnh đẹp Du lịch, Hội thảo giới
thiệu về Du lịch MICE và nghỉ dưỡng
biển cao cấp, các chương trình dành cho
người mua và báo chí quốc tế, tour Du
lịch khảo sát, thi đấu Golf...
thu hằng
Đà Nẵng quảng bá, xúc tiến du lịch tại Hà Nội
Tuyên dương các HLV, VĐV quân đội tiêu biểu
Đầutưtrọngđiểmchocácvậnđộngviênhướngtớiolympic2016
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn  l
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn  l
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn  l
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn  l

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vnPham Long
 
Báo cáo thực tập chuyên ngành Lưu trữ học
Báo cáo thực tập chuyên ngành Lưu trữ học Báo cáo thực tập chuyên ngành Lưu trữ học
Báo cáo thực tập chuyên ngành Lưu trữ học nataliej4
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnlongvanhien
 
CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI CÁC CQ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI CÁC CQ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚCCÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI CÁC CQ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI CÁC CQ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚCHọc Huỳnh Bá
 
Kien thuc chung_cong_chuc(1)
Kien thuc chung_cong_chuc(1)Kien thuc chung_cong_chuc(1)
Kien thuc chung_cong_chuc(1)tuyencongchuc
 
Luật tổ chức chính phủ 2015
Luật tổ chức chính phủ 2015Luật tổ chức chính phủ 2015
Luật tổ chức chính phủ 2015XaNganGiang
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnPham Long
 
Van bangoc hien phap 2013
Van bangoc hien phap 2013Van bangoc hien phap 2013
Van bangoc hien phap 2013XaNganGiang
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vnPham Long
 
CTrinh sinh hoat T10-2020
CTrinh sinh hoat T10-2020CTrinh sinh hoat T10-2020
CTrinh sinh hoat T10-2020chinhhuynhvan
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnPham Long
 
Luật tổ chức Quốc hội 2014
Luật tổ chức Quốc hội 2014Luật tổ chức Quốc hội 2014
Luật tổ chức Quốc hội 2014XaNganGiang
 
Tai+lieu+hien+phap
Tai+lieu+hien+phapTai+lieu+hien+phap
Tai+lieu+hien+phapCuong Le
 

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
 
Báo cáo thực tập chuyên ngành Lưu trữ học
Báo cáo thực tập chuyên ngành Lưu trữ học Báo cáo thực tập chuyên ngành Lưu trữ học
Báo cáo thực tập chuyên ngành Lưu trữ học
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
150 chuyen in
150 chuyen in150 chuyen in
150 chuyen in
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
 
Mekong 5 2015
Mekong 5 2015Mekong 5 2015
Mekong 5 2015
 
151 chuyen in
151 chuyen in151 chuyen in
151 chuyen in
 
CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI CÁC CQ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI CÁC CQ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚCCÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI CÁC CQ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI CÁC CQ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
 
Kien thuc chung_cong_chuc(1)
Kien thuc chung_cong_chuc(1)Kien thuc chung_cong_chuc(1)
Kien thuc chung_cong_chuc(1)
 
Luật tổ chức chính phủ 2015
Luật tổ chức chính phủ 2015Luật tổ chức chính phủ 2015
Luật tổ chức chính phủ 2015
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
 
Van bangoc hien phap 2013
Van bangoc hien phap 2013Van bangoc hien phap 2013
Van bangoc hien phap 2013
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vn
 
CTrinh sinh hoat T10-2020
CTrinh sinh hoat T10-2020CTrinh sinh hoat T10-2020
CTrinh sinh hoat T10-2020
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
 
Luật tổ chức Quốc hội 2014
Luật tổ chức Quốc hội 2014Luật tổ chức Quốc hội 2014
Luật tổ chức Quốc hội 2014
 
Tai+lieu+hien+phap
Tai+lieu+hien+phapTai+lieu+hien+phap
Tai+lieu+hien+phap
 

Viewers also liked

Guía de navegación - FG
Guía de navegación - FGGuía de navegación - FG
Guía de navegación - FGJgar Ram
 
Corso per lavori in quota e dpi iii categoria anticaduta
Corso per lavori in quota e dpi iii categoria anticadutaCorso per lavori in quota e dpi iii categoria anticaduta
Corso per lavori in quota e dpi iii categoria anticadutaAPT Group
 
giovanni campagnoli (2008), Generazioni e prospettive di futuro, Roma CNCA
giovanni campagnoli (2008), Generazioni e prospettive di futuro, Roma CNCAgiovanni campagnoli (2008), Generazioni e prospettive di futuro, Roma CNCA
giovanni campagnoli (2008), Generazioni e prospettive di futuro, Roma CNCAGiovanni Campagnoli
 
Respaldo de datos
Respaldo de datosRespaldo de datos
Respaldo de datosJorgolo99
 
Derechos sexuales y reproductivos de los adolecentes
Derechos sexuales y reproductivos de los adolecentesDerechos sexuales y reproductivos de los adolecentes
Derechos sexuales y reproductivos de los adolecentestiopedro99
 
Sueño norte 934c
Sueño norte 934cSueño norte 934c
Sueño norte 934csuenonorte
 
Presentacion sistemas operativos
Presentacion sistemas operativosPresentacion sistemas operativos
Presentacion sistemas operativosandreaosnas
 
NCDevCon2012_designing the mobile experience
NCDevCon2012_designing the mobile experienceNCDevCon2012_designing the mobile experience
NCDevCon2012_designing the mobile experienceDee Sadler
 
Investigación de mercados en pymes
Investigación de mercados en pymesInvestigación de mercados en pymes
Investigación de mercados en pymesJulio Carreto
 
Tutoria tema 9_fines_y_valores_en_la_educación
Tutoria tema 9_fines_y_valores_en_la_educaciónTutoria tema 9_fines_y_valores_en_la_educación
Tutoria tema 9_fines_y_valores_en_la_educaciónArabel Gonzalez
 
EFT - Emotional Freedom Techniques - Tratamento Gratuito Online
EFT - Emotional Freedom Techniques - Tratamento Gratuito OnlineEFT - Emotional Freedom Techniques - Tratamento Gratuito Online
EFT - Emotional Freedom Techniques - Tratamento Gratuito OnlineHelena Bochiski
 
Jacob gorender combate nas trevas - a esquerda brasileira - das ilusões per...
Jacob gorender   combate nas trevas - a esquerda brasileira - das ilusões per...Jacob gorender   combate nas trevas - a esquerda brasileira - das ilusões per...
Jacob gorender combate nas trevas - a esquerda brasileira - das ilusões per...Erickson Galdino
 
Anna Rasztabiga Resume 2015.docx.
Anna Rasztabiga Resume 2015.docx.Anna Rasztabiga Resume 2015.docx.
Anna Rasztabiga Resume 2015.docx.Anna Rasztabiga
 

Viewers also liked (19)

Trabajo tecnologia
Trabajo tecnologiaTrabajo tecnologia
Trabajo tecnologia
 
Guía de navegación - FG
Guía de navegación - FGGuía de navegación - FG
Guía de navegación - FG
 
Corso per lavori in quota e dpi iii categoria anticaduta
Corso per lavori in quota e dpi iii categoria anticadutaCorso per lavori in quota e dpi iii categoria anticaduta
Corso per lavori in quota e dpi iii categoria anticaduta
 
Gb feb scene
Gb feb sceneGb feb scene
Gb feb scene
 
giovanni campagnoli (2008), Generazioni e prospettive di futuro, Roma CNCA
giovanni campagnoli (2008), Generazioni e prospettive di futuro, Roma CNCAgiovanni campagnoli (2008), Generazioni e prospettive di futuro, Roma CNCA
giovanni campagnoli (2008), Generazioni e prospettive di futuro, Roma CNCA
 
Respaldo de datos
Respaldo de datosRespaldo de datos
Respaldo de datos
 
Derechos sexuales y reproductivos de los adolecentes
Derechos sexuales y reproductivos de los adolecentesDerechos sexuales y reproductivos de los adolecentes
Derechos sexuales y reproductivos de los adolecentes
 
Sueño norte 934c
Sueño norte 934cSueño norte 934c
Sueño norte 934c
 
Presentacion sistemas operativos
Presentacion sistemas operativosPresentacion sistemas operativos
Presentacion sistemas operativos
 
Cw feb scene
Cw feb sceneCw feb scene
Cw feb scene
 
NCDevCon2012_designing the mobile experience
NCDevCon2012_designing the mobile experienceNCDevCon2012_designing the mobile experience
NCDevCon2012_designing the mobile experience
 
Investigación de mercados en pymes
Investigación de mercados en pymesInvestigación de mercados en pymes
Investigación de mercados en pymes
 
Tutoria tema 9_fines_y_valores_en_la_educación
Tutoria tema 9_fines_y_valores_en_la_educaciónTutoria tema 9_fines_y_valores_en_la_educación
Tutoria tema 9_fines_y_valores_en_la_educación
 
EFT - Emotional Freedom Techniques - Tratamento Gratuito Online
EFT - Emotional Freedom Techniques - Tratamento Gratuito OnlineEFT - Emotional Freedom Techniques - Tratamento Gratuito Online
EFT - Emotional Freedom Techniques - Tratamento Gratuito Online
 
Jacob gorender combate nas trevas - a esquerda brasileira - das ilusões per...
Jacob gorender   combate nas trevas - a esquerda brasileira - das ilusões per...Jacob gorender   combate nas trevas - a esquerda brasileira - das ilusões per...
Jacob gorender combate nas trevas - a esquerda brasileira - das ilusões per...
 
Doc5
Doc5Doc5
Doc5
 
Anna Rasztabiga Resume 2015.docx.
Anna Rasztabiga Resume 2015.docx.Anna Rasztabiga Resume 2015.docx.
Anna Rasztabiga Resume 2015.docx.
 
A las-puertas-del-olimpo
A las-puertas-del-olimpoA las-puertas-del-olimpo
A las-puertas-del-olimpo
 
slideshare
slideshareslideshare
slideshare
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn l

Van kien Dai hoi XIII tap 1.doc
Van kien Dai hoi XIII tap 1.docVan kien Dai hoi XIII tap 1.doc
Van kien Dai hoi XIII tap 1.docQucHunh15
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vnPham Long
 
Luat to chuc chinh phu 2015
Luat to chuc chinh phu 2015Luat to chuc chinh phu 2015
Luat to chuc chinh phu 2015Hung Nguyen
 
Van kien Dai hoi XIII tap 1.doc
Van kien Dai hoi XIII tap 1.docVan kien Dai hoi XIII tap 1.doc
Van kien Dai hoi XIII tap 1.docHngThu85060
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vnlongvanhien
 
Mekong 12 2015
Mekong 12 2015Mekong 12 2015
Mekong 12 2015Hán Nhung
 
Luật tổ chức hđnd, ubnd
Luật tổ chức hđnd, ubndLuật tổ chức hđnd, ubnd
Luật tổ chức hđnd, ubndHọc Huỳnh Bá
 
Mekong so 125 chuyen in
Mekong so 125 chuyen inMekong so 125 chuyen in
Mekong so 125 chuyen inHán Nhung
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnPham Long
 
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015Hung Nguyen
 
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015Hung Nguyen
 
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn l (20)

Mekong 113
Mekong 113Mekong 113
Mekong 113
 
Van kien Dai hoi XIII tap 1.doc
Van kien Dai hoi XIII tap 1.docVan kien Dai hoi XIII tap 1.doc
Van kien Dai hoi XIII tap 1.doc
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
 
Luat to chuc chinh phu 2015
Luat to chuc chinh phu 2015Luat to chuc chinh phu 2015
Luat to chuc chinh phu 2015
 
Van kien Dai hoi XIII tap 1.doc
Van kien Dai hoi XIII tap 1.docVan kien Dai hoi XIII tap 1.doc
Van kien Dai hoi XIII tap 1.doc
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
 
Mekong 12 2015
Mekong 12 2015Mekong 12 2015
Mekong 12 2015
 
Luật tổ chức hđnd, ubnd
Luật tổ chức hđnd, ubndLuật tổ chức hđnd, ubnd
Luật tổ chức hđnd, ubnd
 
Mekong so 125 chuyen in
Mekong so 125 chuyen inMekong so 125 chuyen in
Mekong so 125 chuyen in
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
 
Tham luận giải pháp thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.doc
Tham luận giải pháp thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.docTham luận giải pháp thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.doc
Tham luận giải pháp thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.doc
 
184
184184
184
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
 
174
174174
174
 
Mekong 114
Mekong 114Mekong 114
Mekong 114
 
172
172172
172
 
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
 
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
 
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...
 

More from Pham Long

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiPham Long
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngPham Long
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Pham Long
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchPham Long
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiPham Long
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngPham Long
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn l

  • 1. Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1163 ngày 28.01.2016 Ảnh:TTXVn - Chào mừng Đại hội toàn quốclầnthứXIIcủaĐảng: Khơi dậy giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội (Tr.14) - Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2016 (Tr.9) - Tiếptụcdidờilinhvật khôngphùhợprakhỏicácditích (Tr.4) - Quy chế tổ chức Giải thưởng Du lịch Việt Nam (Tr.8) trong số này ChươngtrìnhDạhội“Niềmtinsonsắt”làchươngtrìnhnghệthuậtđặcbiệtchàomừngthànhcôngĐạihộiXII NgànhVHTTDLtriểnkhai cácnhiệmvụphụcvụ nhândântrongdịp Tết2016 Ngày 18.01.2016 Bộ VHTTDL có Công văn số 143/BVHTTDL-TCDLvề việc đảm bảo hoạt động trong dịp Tết 2016 gửi các Sở VHTTDL, Sở Du lịch các tỉnh/thành, các doanh nghiệp du lịch trong toàn quốc. Dịp Tết Nguyên đán năm 2016 được nghỉ dài ngày, khách quốc tế và khách đi du lịch trong nước đến các điểm du lịch trong cả nước dự báo sẽ tăng mạnh. Đây là cơ hội để các địa phương và các doanh nghiệp kích cầu du lịch, mở rộng thị trường, tăng lượng khách phục vụ và đạt được kết quả kinh doanh cao ngay từ đầu năm, là cơ hội tốt để các địa phương, cơ sở du lịch, dịch vụ phục vụ khách du lịch quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch. (Xem tiếp trang 8) Với chủ đề “Niềm tin son sắt”, chương trình Dạ hội chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng sẽ diễn ra vào 20h00 ngày 28.01.2016 tại Sân vận động quốc gia, do Bộ VHTTDL chỉ đạo nội dung, Cục Nghệ thuật biểu diễn chỉ đạo thực hiện với sự tham gia của gần 1.500 diễn viên. Kịch bản văn học: NSƯT Khánh Toàn, Trường Bắc và nhóm tác giả; Chỉ đạo nghệ thuật và viết lời bình: Nhà viết kịch Nguyễn Đăng Chương; Tổng đạo diễn chương trình: NSND Quang Vinh. (Xem tiếp trang 5) Thư chúc mừng Xuân Bính Thân 2016 Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2016 Năm 2015, mặc dù còn nhiều khó khăn của nền kinh tế thế giới, những biến động chính trị và xung đột vũ trang khốc liệt tại một số quốc gia; ở trong nước, kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc, cân đối ngân sách nhà nước còn khó khăn, với tinh thần “Đoàn kết, chủ động, sáng tạo, phát triển”, Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong cả nước đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị và kế hoạch công tác, nổi bật là: Công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản, quản lý và tổ chức lễ hội tiếp tục đạt nhiều kết quả, ý thức thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội của người dân có nhiều chuyển biến tích cực; kịp thời chấn chỉnh một số lễ hội phản cảm được dư luận và xã hội đồng tình. (Xem tiếp trang 5) Dạ hội chào mừng thành công Đại hội lần thứ XII của Đảng
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1163 l 28.01.2016 Ngày 13.01.2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Tuần tin VHTTDL đăng tải toàn văn Chỉ thị như sau: Ngày 25.11.2015 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 105/2015/QH13 về ngày bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia. Theo Nghị quyết của Quốc hội, ngày bầu cử sẽ được tiến hành vào ngày Chủ nhật 22.5.2016. Cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 là sự kiện chính trị lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với cả nước và của từng địa phương; được tổ chức vào thời điểm cả nước đã giành được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực theo các chỉ tiêu kinh tế- xã hội đã đặt ra đối với cả nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII và HĐND, UBND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Đây cũng là thời điểm các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị, tổ chức cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Trong bối cảnh thực hiện nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân theo Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã và đang đặt ra các yêu cầu mới cao hơn đối với tổ chức, hoạt động của Quốc hội, HĐND các cấp trong nhiệm kỳ mới. Cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp lần này được Đảng, Quốc hội, Chính phủ xác định là nhiệm vụ công tác trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong năm 2016; là đợt vận động và sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp Nhân dân để lựa chọn, bầu được những đại biểu ưu tú, đại diện cho Nhân dân cả nước tại Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và các đại biểu đại diện cho Nhân dân địa phương tại HĐND các cấp, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương trong nhiệm kỳ 2016-2021. Để cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 được tổ chức bảo đảm dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân; tạo điều kiện thuận lợi nhất để Nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình trong việc lựa chọn, giới thiệu, bầu người có đủ đức, đủ tài, xứng đáng đại diện cho Nhân dân cả nước tại Quốc hội và HĐND các cấp, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: 1. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có kế hoạch triển khai, chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí ở Trung ương và địa phương tổ chức tuyên truyền kịp thời, sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử; quyền ứng cử, quyền bầu cử của công dân theo quy định của Hiến pháp; các nội dung cơ bản của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND; góp phần nâng cao ý thức làm chủ, tinh thần tự giác của mọi công dân, cơ quan, tổ chức trong thực hiện công tác bầu cử. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo Tổng cục Thống kê hướng dẫn Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp số liệu dân số đến ngày 31.12.2015 của từng địa phương để làm căn cứ tính số lượng ĐBQH và số lượng đại biểu HĐND các cấp ở mỗi đơn vị hành chính. 3. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể, bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc thông suốt trong quá trình chuẩn bị, tổ chức bầu cử, đặc biệt trước và trong ngày bầu cử 22.5.2016. 4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng kế hoạch, phương án triển khai lực lượng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong suốt quá trình chuẩn bị, tổ chức cuộc bầu cử, đặc biệt chú trọng bảo đảm an ninh, trật tự tại những địa bàn trọng điểm, khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh; chỉ đạo và hướng dẫn các lực lượng quân đội, công an tham gia cuộc bầu cử. 5. Bộ Tài chính bố trí kinh phí kịp thời để các cơ quan Trung ương, các địa phương thực hiện công tác bầu cử; hướng dẫn việc lập dự toán, quyết toán và kiểm tra việc sử dụng kinh phí bầu cử; bảo đảm kinh phí được sử dụng đúng mục đích, yêu cầu, tiết kiệm và hiệu quả. 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các phương án chủ động đối phó với những tình huống thiên tai, dịch bệnh có thể xảy ra trong thời gian chuẩn bị và tổ chức bầu cử. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1163 l 28.01.2016 7. Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc kê khai tài sản đối với người được giới thiệu ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp theo chỉ đạo của Hội đồng bầu cử quốc gia và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tập trung giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân trước, trong và sau bầu cử. 8. Bộ Nội vụ là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện công tác bầu cử; kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các quy định của pháp luật về bầu cử và các văn bản hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ, các cơ quan liên quan theo dõi, cập nhật tình hình chuẩn bị, tiến độ thực hiện công tác bầu cử tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp để kịp thời tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định của pháp luật về bầu cử. 9. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Kế hoạch công tác bầu cử của Hội đồng bầu cử quốc gia, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ động thực hiện và bảo đảm tiến độ việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử; công tác hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp; trình tự các bước tiến hành công việc trước, trong, sau ngày bầu cử và các điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ cho cuộc bầu cử. Chủ động phối hợp với Thường trực HĐND, các cơ quan liên quan trong việc giám sát, kiểm tra và thực hiện công tác bầu cử. Chỉ đạo các cơ quan quân đội, công an ở địa phương xây dựng các kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn và tại các địa điểm bỏ phiếu; bảo đảm cho cuộc bầu cử được diễn ra an toàn, đúng pháp luật; xây dựng phương án dự phòng bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn. 10. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác chỉ đạo tổ chức, thực hiện cuộc bầu cử theo quy định của Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND; hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của các Bộ, cơ quan Trung ương. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị, tổ chức cuộc bầu cử; kịp thời gửi báo cáo đến Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ để tổng hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tình hình công tác chuẩn bị, triển khai và tổ chức cuộc bầu cử, ngày bầu cử theo tiến độ từng giai đoạn của cuộc bầu cử, bảo đảm cuộc bầu cử ĐBQH khoá XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 thành công tốt đẹp. h.Q Ngày 19.01.2016, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 246/QĐ- BVHTTDLcông bố Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia gồm 15 di sản văn hoá phi vật thể. 15 di sản văn hoá phi vật thể được công bố gồm: 1. Hội đua bò Bảy Núi, An Giang; 2. Lễ cầu năm mới, cầu mùa của người Dao (Tịu siằng thun boaù liu), Bắc Kạn; 3. Lễ hội làng Diềm, Bắc Ninh; 4. Lễ hội làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh; 5. Nghề gốm Phù Lãng, Bắc Ninh; 6. Nghề chạm khắc gỗ Phù Khê, Bắc Ninh; 7. Nghề gò đồng Đại Bái, Bắc Ninh; 8. Kỹ thuật trồng lanh và dệt vải lanh của người H’Mông, Hà Giang; 9. Hát Trống quân làng Bùi Xá, Bắc Ninh; 10. Hát Trống quân, Hải Dương; 11. Lễ hội Đền Hát Môn, Hà Nội; 12. Lễ hội Đền Và, Hà Nội; 13. Nghệ thuật Chiêng Mường ở Hoà Bình, Hoà Bình; 14. Mo Mường ở Hoà Bình, Hoà Bình; 15. Hát Sấng Cọ (hát Ví Lưu Tam) của người Sán Chay, Thái Nguyên. Bộ VHTTDL yêu cầu Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hoá phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di sản văn hoá phi vật thể trong Danh mục theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá. Đ.Anh Công bố Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
  • 4. 4 số 1163 l 28.01.2016 quản lý nhà nước - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 211/QĐ-BVHTTDL ngày 18.01.2016, giao Cục Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tố chức chương trình Tiệc Năm mới-Chào Xuân Bính Thân 2016, bao gồm tiệc chiêu đãi, tổ chức khu vực giới thiệu các kết quả hoạt động đối ngoại trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch năm 2015 của Bộ VHTTDL và chương trình nghệ thuật truyền thống đặc sắc. Thời gian: Ngày 29.01.2016, tại Nhà hát Lớn Hà Nội. - Ngày 18.01.2016 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 230/QĐ- BVHTTDL, giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế, Liên đoàn Xiếc Việt Nam và các đơn vị có liên quan tổ chức “Liên hoan Xiếc quốc tế - 2016” vào cuối tháng 5 năm 2016 tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 259/QĐ-BVHTTDL ngày 19.01.2016, thành lập Ban Chỉ đạo “Liên hoan Xiếc quốc tế - 2016” tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế do Thứ trưởng Vương Duy Biên làm Trưởng Ban, ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn làm Phó Trưởng Ban Thường trực và 01 Ủy viên. - Tại Quyết định số 260/QĐ- BVHTTDL ngày 19.01.2016, Bộ VHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ Đào tạo và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện “Đề án đào tạo diễn viên, nhạc công cho các đơn vị nghệ thuật Tuồng, nghệ thuật Chèo, nghệ thuật Cải lương và Dân ca kịch chuyên nghiệp trong cả nước giai đoạn 2016-2020” theo Quyết định số 4363/QĐ-BVHTTDL ngày 16.12.2015 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 290/QĐ-BVHTTDL ngày 21.01.2016, giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, chỉ đạo Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam và các đơn vị nghệ thuật có liên quan xây dựng chương trình nghệ thuật, biểu diễn mừng Đảng, mừng Xuân và phục vụ nhân dân tại TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam vào dịp Tết Nguyên đán 2016. thtt VăN BảN mớI Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 154/BVHTTDL-MTNATL gửi Sở VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh/thành về việc tiếp tục triển khai Công văn số 2662/BVHTTDL- MTNATL ngày 08.8.2014. Sau hơn 01 năm triển khai Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL, việc thay thế, di dời các linh vật không phù hợp đã nhận được sự đồng thuận của xã hội và các cơ quan báo chí, truyền thông, góp phần làm thay đổi nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân trong việc sử dụng các sản phẩm, biểu tượng, linh vật khi trưng bày, cung tiến, cũng như nâng cao ý thức trong việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ và luật pháp liên quan đến việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá. Các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương đã tích cực triển khai rà soát, tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Di sản văn hoá ở các di tích. Hoạt động sản xuất, buôn bán các sản phẩm biểu tượng, linh vật ở các làng nghề truyền thống đã có nhiều thay đổi. Tại các làng nghề, người thợ đã có ý thức trong việc tìm hiểu văn hóa truyền thống, không sản xuất, cung cấp cho thị trường trong nước sản phẩm, biểu tượng, linh vật theo mẫu ngoại lai. Nhiều cơ sở chế tác đã tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm mang tính thẩm mỹ phù hợp với truyền thống Việt Nam... Nhằm lành mạnh môi trường thẩm mỹ của cộng đồng, giữ gìn truyền thống và tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành, Bộ VHTTDL đề nghị: Sở VHTTDL; Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh/thành tiếp tục triển khai thanh tra, kiểm tra, kiên quyết loại bỏ ra khỏi di tích các hiện vật không có trong danh mục xếp hạng của di tích, thực hiện nghiêm túc Luật Di sản văn hóa, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực VHTTDL và Quảng cáo. Đề nghị các đơn vị chức năng của Bộ VHTTDL, Sở VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh/thành tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền vận động để mọi tổ chức, cá nhân nâng cao ý thức trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, không sử dụng các sản phẩm, biểu tượng, linh vật ngoại lai, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh/thành gửi báo cáo công tác triển khai thực hiện Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL về Bộ VHTTDL trước 30.01.2016 (qua Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, 38 Cao Bá Quát, Hà Nội. Email: mythuatnhiepanh@gmail.com). thAnh hà Tiếp tục di dời linh vật không phù hợp ra khỏi di tích
  • 5. 5số 1163 l 28.01.2016 quản lý nhà nước Ngày 21.01, Đoàn công tác của Bộ VHTTDL do Thứ trưởng Vương Duy Biên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở VHTTDL tỉnh Thái Bình và đại diện lãnh đạo UBND, Phòng Văn hóa, Thông tin và Tuyên truyền các huyện nhằm kiểm tra công tác các hoạt động mừng Đảng, đón Xuân Bính Thân, công tác quản lý, tổ chức lễ hội của địa phương. Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Vương Duy Biên đề nghị tỉnh Thái Bình cần chỉ đạo quyết liệt vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn cháy nổ, đề phòng các tiêu cực khác tại nơi công cộng diễn ra lễ hội. Việc làm này cần có sự chung tay của nhiều ngành và toàn xã hội chứ không riêng gì của Ngành văn hóa, du lịch. Công tác quản lý, tổ chức lễ hội của địa phương phải được thực hiện bài bản, giữ được truyền thống văn hóa. Bên cạnh đó, Ngành văn hóa tỉnh Thái Bình cũng cần phối hợp với chính quyền địa phương trong việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra công tác tổ chức lễ hội trước, trong và sau Tết, kể cả công khai, đột xuất để lường hết những vấn đề phát sinh, có phương án dự phòng. Thứ trưởng Vương Duy Biên cho rằng, ở các di tích văn hóa, lịch sử nội dung văn bia phải chú trọng đến yếu tố, mục đích đọc được, hiểu được của du khách, tránh trường hợp “đánh đố” du khách. Khi du khách đọc được, “thấm” được nội dung văn bia thì sẽ hiểu giá trị của di tích. Thứ truởng Vương Duy Biên nhấn mạnh: Chúng ta đang có trách nhiệm lớn với văn hóa dân tộc trong việc quản lý các di tích văn hóa, nhất là di tích cấp quốc gia, vì thế nếu làm sai lệch, biến dạng di tích thì sẽ có lỗi với hậu thế. Di tích được cấp Bằng di tích quốc gia thì càng phải quản lý theo đúng tinh thần quốc gia, không thể tùy tiện. Tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Thái Bình - Phạm Văn Hóa cho biết, một số địa phương trong tỉnh, do nhận thức sai lệch về mục đích tổ chức lễ hội, coi di tích là nguồn lợi riêng của địa phương nên tập trung khai thác kinh tế, thương mại hóa các hoạt động lễ hội, làm giảm giá trị truyền thống của lễ hội, chưa đầu tư đúng mức cho các yếu tố truyền thống làm nên bản sắc riêng của từng lễ hội. Hiện tượng thương mại hóa dịch vụ phục vụ lễ hội, chèo kéo khách hành hương, đặt nhiều hòm công đức, tiền giọt dầu… vẫn còn tồn tại ở một số lễ hội, công tác xử lý vi phạm trong thanh tra, kiểm tra lễ hội chưa đủ mạnh nên kết quả còn cũng chưa được như mong muốn. Theo thống kê sơ bộ của Ngành Văn hóa, tỉnh Thái Bình có gần 500 lễ, hội. Hiện tại chỉ có hơn 200 lễ hội được phục hồi và tổ chức định kỳ hàng năm, chủ yếu là lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội tôn giáo do cấp xã quản lý, thôn-làng tổ chức. Lễ hội tại tỉnh Thái Bình đã duy trì nhiều nghi thức cổ xưa mang sắc thái văn hóa, văn minh nông nghiệp. Các lễ hội truyền thống được phục hồi, góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trong năm 2015, qua công tác kiểm tra hơn 30 lễ hội tổ chức tại địa phương, nhìn chung các lễ hội diễn ra theo đúng quy định của Nhà nước, được đầu tư tổ chức công phu, kết hợp hài hòa giữa yếu tố thiêng của lễ và không khí tưng bừng của phần hội với nhiều trò chơi, trò diễn dân gian và nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ thu hút du khách, tôn vinh di sản. Đức Minh Kiểm tra, giám sát công tác tổ chức lễ hội dịp Tết Nguyên đán Chương trình Dạ hội chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các hoạt động trên khắp mọi miền đất nước chào mừng thành công của Đại hội. Chương trình Dạ hội chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng là tiếng hát ngợi ca Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu và dân tộc Việt Nam anh hùng; thể hiện niềm tin sắt son của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - nơi hội tụ tinh hoa dân tộc. Được xây dựng với hình thức nghệ thuật tổng hợp, tích hợp nhiều hình thức và phong cách biểu diễn, Dạ hội nghệ thuật “Niềm tin son sắt” là chương trình quy mô cấp quốc gia, được thể hiện hoành tráng trên sân khấu lớn. Bằng những hình tượng nghệ thuật có tính khái quát, chương trình sẽ được dàn dựng với phương pháp bố cục, phong cách dàn dựng và hòa âm phối khí mới, lựa chọn các tác phẩm âm nhạc tiêu biểu; những bản hùng ca, những giai điệu lạc quan, trong sáng đã đồng hành cùng lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và dựng xây đất nước và những sáng tác mới về đề tài ngợi ca Đảng, Bác Hồ, Quê hương đất nước trong những năm gần đây kết hợp với những màn đồng diễn hoành tráng của các đơn vị quân đội, các cháu thiếu niên nhi đồng trên nền các giọng hát của nhiều nghệ sĩ tên tuổi trên khắp cả nước. h.Phượng Dạhộichàomừngthànhcông… (Tiếp theo trang 1)
  • 6. 6 số 1163 l 28.01.2016 quản lý nhà nước Trong khuôn khổ các hoạt động của Diễn đàn Du lịch ASEAN 2016 tại Philippines, ngày 22.01.2016, Bộ trưởng Du lịch các nước đã tiến hành lễ ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác du lịch giữa các quốc giaASEAN vàTrung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Lễ ký kết diễn ra với sự chứng kiến của Tổng thư kýASEAN Lê Lương Minh. Tại lễ ký kết, được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh,Thứ trưởng ĐặngThị Bích Liên đã ký Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác du lịch giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong Bản ghi nhớ, các bên tham gia ghi nhận tiến trình mối quan hệ đối tác ASEAN+3 trong những năm qua đã phát triển thành đối tác nhiều mặt và năng động, góp phần vào hòa bình khu vực, hiểu biết lẫn nhau và giao lưu kinh tế chặt chẽ hơn. Nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường, làm sâu sắc và mở rộng sự hợp tác du lịch giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đồng thời, ghi nhận tầm quan trọng củaASEAN+3 như là những đối tác và thị trường nguồn chính cho du lịch. Trên cơ sở tuân thủ pháp luật, quy tắc, quy định và chính sách quốc gia tại mỗi nước, các bên tham gia sẽ hợp tác hướng đến các mục tiêu: Thúc đẩy đi lại và lượng khách du lịch thăm lẫn nhau; Thúc đẩy phát triển du lịch chất lượng ở mức độ thích hợp thông qua quảng bá các tiêu chuẩn quản lý môi trường và các chương trình chứng nhận du lịch bền vững của ASEAN, tăng cường hợp tác cụ thể về du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tàu biển, giao lưu thanh niên, phát triển nguồn nhân lực du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch chung và các biện pháp đảm bảo chất lượng và an toàn cho du khách; Thúc đẩy liên kết và tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục và đào tạo về trao đổi thông tin du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch, quản lý truyền thông khủng hoảng và khuyến khích doanh nghiệp tham gia mối quan hệ hợp tác này. Để đạt được các mục tiêu đề ra, các bên sẽ hợp tác trong các lĩnh vực: Thứ nhất, các bên tham gia sẽ chia sẻ mô hình tốt về phát triển du lịch có trách nhiệm, bền vững, xây dựng các chương trình tham quan du lịch trọn gói chung nhằm gia tăng luồng khách giữa ASEAN+3; nguồn lực và các phương tiện để hỗ trợ lẫn nhau trong giáo dục và đào tạo du lịch nhằm phát triển du lịch có chất lượng. Thứ hai, các bên sẽ hỗ trợ và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệpvàcácphânkhúcdulịchkhácvào các hội chợ, triển lãm và lễ hội du lịch, trong đó tập trung vào các điểm du lịch và sản phẩm du lịch củaASEAN+3; các hoạt động xúc tiến và tiếp thị du lịch chung, trong đó có các hoạt động do Trung tâm ASEAN-Trung Quốc, Trung tâm ASEAN-Nhật Bản và Trung tâm ASEAN-Hàn Quốc thực hiện; quản lý khủng hoảng nhằm bảo vệ danh tiếng và uy tín của các tổ chức du lịch, điểm đến du lịch bằng cách cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời cho các chủ thể du lịch chính. Thứ ba, các bên sẽ ủng hộ và thúc đẩy thực hiện các dự án liên quan đến du lịch hoặc các hoạt động liên quan khác trên cơ sở cùng thống nhất thông qua việc trao quyền cho các Trung tâm được thành lập bởi các Bên tham gia; đi lại và du lịch giữa ASEAN+3 thông qua xúc tiến quảng bá chung và các chương trình tham quan trọn gói liên kết các điểm đến du lịch; và hợp tác giữa các bên tham gia và ngành du lịch, đặc biệt là cơ quan du lịch và các công ty lữ hành, hàng không, khách sạn và khu nghỉ mát. Cùng với đó, các bên sẽ trao đổi thông tin liên quan tới số liệu thống kê du lịch và chính sách phát triển du lịch, các cơ hội đầu tư và số liệu kinh tế trong đó có số liệu của ngành du lịch và lữ hành phù hợp; cùng tổ chức các hội nghị chuyên đề, hội thảo, gặp gỡ trực tiếp nhằm tìm hiểu và thảo luận những cơ hội và phương hướng mới cho phát triển và xúc tiến du lịch. t. hà Tăng cường hợp tác du lịch giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Lễ hội Gióng đền Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) năm nay sẽ hạn chế tối đa tình trạng bạo lực trong tục cướp giò hoa tre. Ông Đoàn Văn Sinh - Trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Sóc Sơn khẳng định như vậy tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội diễn ra chiều 21.01. Tình trạng bạo lực xảy ra tại Lễ hội Gióng trong những năm qua do tục tranh cướp giò hoa tre với quan niệm lấy được lộcThánh sẽ may mắn cả năm, khi lễ phẩm hoa tre trên đường rước về đền Hạ sau khu đã dâng Thánh ở đền Thượng. Những người bảo vệ kiệu giò hoa tre dùng gậy ngăn cản, thậm chí đánh lại những người cướp lộc hoa tre gây ra hiện tượng phản cảm, bức xúc trong dư luận xã hội. Rút kinh nghiệm từ các mùa Lễ hội trước, năm nay Ban tổ chức tuyệt đối không cho các đoàn hộ giá rước kiệu giò hoa tre mang gậy. Ban tổ chức sẽ tăng cường lực lượng bảo vệ của các thôn làng và lực lượng hỗ trợ đoàn hộ giá. Công an huyện Sóc Sơn cũng huy động lực lượng túc trực 24/24 giờ trong thời Chấn chỉnh tiêu cực trong tục cướp giò hoa tre tại hội Gióng đền Sóc Sơn
  • 7. 7số 1163 l 28.01.2016 quản lý nhà nước Ngày 19.01, tại Hà Nội, Liên hiệp các HộiVănhọcNghệthuậtViệtNamtổchức lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2015 cho 67 tác phẩm tiêu biểu. Tại buổi lễ, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuậtViệtNamđãtraogiảicho9tácphẩm xuất sắc do các Hội chuyên ngành Trung ương đề xuất và 58 tác phẩm của hội viên cácHộiVănhọcnghệthuậtđịaphương(2 giảiA,10giảiB,20giảiC,16giảiKhuyến khíchvà10giảidànhchotácgiảtrẻ).Giải thưởng được phân bố trong các chuyên ngành:Vănxuôi(11tácphẩm),Thơ(9tác phẩm), Lý luận phê bình Văn học (4 tác phẩm), Mỹ thuật (11 tác phẩm), Âm nhạc (6tácphẩm),Điệnảnh(1tácphẩm),Nhiếp ảnh(10tácphẩm),Múa(2tácphẩm),Văn nghệ dân gian (2 tác phẩm), Sân khấu (2 tácphẩm).MộtsốHộiVănhọcNghệthuật tỉnh/thành có nhiều tác phẩm đoạt giải như: Nghệ An (5 tác phẩm); Phú Thọ (4 tác phẩm)... Giải A trong lĩnh vực Văn học được traochotácphẩm“PhanDuyNhân-Thơ và Đời (Tập thơ)” của tác giả Phan Duy Nhân, 76 tuổi. Ông đã có thơ được in rất sớm từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX trong các tập san thơ yêu nước của thanh niên,họcsinhQuảngNam,ĐàNẵng,Sài Gòn. Ông là một trong những thành viên đầu tiên của Hội Liên hiệp thanh niên, sinh viên, học sinh giải phóng và là hội viên Hội Văn nghệ Giải phóng Trung Trung Bộ năm 1965. Trong cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968, ông bị trọng thương, bị địch bắt giam ở nhà tù Côn Đảo đến năm 1974 mới được trao trả theo Hiệp định Pari. Tập “Thơ và đời” củaPhanDuyNhânlàchândungmộtthế hệ trí thức - văn nghệ sĩ sinh viên, học sinh trong phong trào yêu nước trước năm 1975 ở các đô thị miền Nam. Giải A trong lĩnh vực Nhiếp ảnh thuộc về tác phẩm “Thăng hoa” của tác giả Nguyễn Trung Kiên (Cần Thơ). Tác phẩm này cũng đã đoạt Huy chương Vàng cuộc thi ảnh quốc tế Việt Nam VN - 15 ở chủ đề “Khoảnh khắc thăng hoa”. Với bố cục chặt chẽ, nguồn sáng đẹp, khoảnh khắc bấm máy tốt, bức ảnh vừa có chất báo chí vừa mang đậm tính nghệ thuật, hàm chứa nhiều thông điệp, thể hiệnđượchơithởcủacuộcsống,thờiđại. t.hợP Trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2015 Công tác quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam ra nước ngoài đạt hiệu quả cao. Các Chương trình nghệ thuật phục vụ tốt các ngày lễ lớn của đất nước, các sự kiện của Ngành, hoạt động nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh được chấn chỉnh, dần đi vào nền nếp; đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách, chế độ đối với các nghệ sĩ, nghệ nhân. Các hoạt động văn hóa cơ sở, vùng núi, biên giới có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều hoạt động trong lĩnh vực gia đình được triển khai có hiệu quả thiết thực. Thể thao Việt Nam tiếp tục thi đấu và giữ vững thành tích tại Đại hội Thể thao khu vực, công tác đào tạo, bồi dưỡng vận động viên tài năng các môn Olympic được chú trọng đầu tư. Du lịch tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và tạo tiền đề để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Đất nước. Vui mừng đón Xuân Bính Thân 2016, với tinh thần “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua, xây dựng và triển khai có hiệu quả các nội dung về văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch được nêu tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, tích cực cùng Chính phủ và cả nước hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2016, tạo tiền đề hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020. Thay mặt Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tôi gửi đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động Ngành văn hóa, thể thao và du lịch, các nghệ sĩ, nghệ nhân, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài và gia đình lời chúc mừng Năm mới sức khỏe và hạnh phúc. Năm mới, thắng lợi mới! Hoàng Tuấn Anh Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bộ trưởng ThưchúcmừngXuân... (Tiếp theo trang 1) gian diễn ra Lễ hội, đồng thời hỗ trợ lực lượng bảo vệ đoàn rước kiệu giò hoa tre và đoàn rước trầu cau, không để xảy ra tình trạng tranh cướp lộc, xử lý nghiêm các hành vi gây rối trật tự công cộng. Hiện các thôn làng lân cận khu vực đền Sóc Sơn đang khẩn trương chuẩn bị cho Lễ khai hội. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sóc Sơn phối hợp với Trung tâm quản lý khu du lịch - di tích đền Sóc Sơn hướng dẫn thực hiện lễ rước, lễ tế của các thôn làng, kiểm tra quá trình chuẩn bị lễ phẩm, lễ vật, trang phục, hướng dẫn và duyệt bài tấu của các thôn làng. Tại Lễ hội Gióng năm 2016, Ban tổ chức cũng tích cực tuyên truyền để nhân dân thực hiện văn minh nơi thờ tự như: Không thắp hương trong khu nội tự, không đặt tiền lễ tại các ban thờ và các vị trí khác trong nơi thờ tự, nghiêm cấm các hoạt động đổi tiền lẻ, hạn chế đốt vàng mã… Lễ hội Gióng đền Sóc Sơn kéo dài trong 3 ngày, từ ngày 13-15.02 (tức ngày 6 đến ngày 8 tháng Giêng Âm lịch). Mạnh huân
  • 8. 8 số 1163 l 28.01.2016 quản lý nhà nước Đón mừng Xuân mới Bính Thân 2016, phát huy những thành tựu đạt được năm 2015, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ VHTTDL yêu cầu các Sở VHTTDL, Sở Du lịch các tỉnh/thành phố chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thực hiện tốt những nhiệm vụ: Tổ chức đón Tết vui tươi, thân thiện, an toàn, tiết kiệm, duy trì mọi hoạt động bình thường trong dịp nghỉ Tết; bố trí đủ lực lượng, cơ sở vật chất, lương thực, thực phẩm và điều kiện cần thiết đế phục vụ khách du lịch chu đáo trước, trong và sau dịp Tết. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng của tất cả các đơn vị cung ứng dịch vụ phục vụ khách du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú du lịch, đơn vị vận chuyển khách du lịch, các khu, điểm du lịch, nhà hàng phục vụ khách du lịch, các trung tâm mua sắm và cơ sở vui chơi giải trí trên địa bàn. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch; tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kiên quyết các đối tượng đeo bám, gây phiền hà cho khách du lịch; tuyên truyền cho cán bộ nhân viên ngành Du lịch ứng xử văn minh... Tăng cường công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; không để xảy ra tình trạng sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, sử dụng phẩm màu độc hại và các chất phụ gia nằm ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm, món ăn trong các đơn vị phục vụ khách du lịch, các khách sạn, nhà hàng tại địa phương. Thực hiện việc bình ổn giá dịch vụ du lịch trước, trong và sau dịp Tết. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định pháp luật về giá, tuân thủ nghiêm các quy định về đăng ký, niêm yết giá công khai và bán đúng giá niêm yết; không để xảy ra tình trạng găm giữ phòng khách sạn và dịch vụ du lịch, gây sốt giá, kiếm lời bất chính, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của địa phương nói riêng và ngành Du lịch Việt Nam nói chung. Tổ chức đón giao thừa và các hoạt động vui chơi giải trí cho khách du lịch, các hoạt động phục vụ nhu cầu thăm quan, mua sắm, nghỉ ngơi, vui xuân, tham dự lễ hội của khách du lịch, những nơi có điều kiện, tổ chức sự kiện đón vị khách đầu tiên đến tham quan, du lịch địa phương trong năm mới. Đẩy mạnh tuyên truyền vận động, phối hợp các tổ chức xã hội phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ các gia đình nghèo, gia đình khó khăn, người già không nơi nương tựa để khách du lịch cùng nhân dân đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí đầm ấm; tổ chức, chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, kịp thời biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong dịp Tết. nguyệt cát NgànhVHTTDLtriểnkhaicácnhiệmvụ... Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 255/QĐ-BVHTTDL ngày 19.01.2016 về việc ban hành Quy chế tổ chức Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2015. Giải thưởng nhằm lựa chọn, tôn vinh các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có đóng góp tích cực cho sự phát triển du lịch Việt Nam, góp phần khẳng định vị trí của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Đẩy mạnh phong trào thi đua, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng sản phẩm du lịch, nâng cao tính chuyên nghiệp của các đơn vị kinh doanh du lịch và các đơn vị liên quan đến du lịch, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm du lịch để thúc đẩy du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Tạo điều kiện thuận lợi để khách du lịch lựa chọn sử dụng dịch vụ du lịch có thương hiệu và chất lượng tốt nhất. Cơ cấu giải thưởng, lữ hành gồm: doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế hàng đầu đón khách du lịch vào Việt Nam, đưa khách du lịch ra nước ngoài và lữ hành nội địa hàng đầu Việt Nam; khách sạn 5 sao, 4 sao, 3 sao hàng đầu Việt Nam; 3 hãng hàng không hàng đầu, 10 nhà hàng ăn uống phục vụ khách du lịch hàng đầu, cơ sở mua sắm phục vụ khách du lịch hàng đầu; 05 điểm dừng chân phục vụ khách du lịch hàng đầu, 10 sân golf hàng đầu; 05 điểm tham quan du lịch hàng đầu, 05 khu du lịch hàng đầu. Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2015 được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đạt giải tại Hà Nội vào dịp Kỷ niệm 56 thành lập ngành Du lịch Việt Nam ngày 09.7.2016. h.Phượng Quy chế tổ chức Giải thưởng Du lịch Việt Nam
  • 9. 9số 1163 l 28.01.2016 quản lý nhà nước Ngày 19.01, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Công đoàn năm 2015 và triển khai công tác năm 2016. Năm 2015, Công đoàn Bộ đã nhận được sự chỉ đạo, quan tâm của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ, Đảng uỷ Bộ VHTTDL, đặc biệt là sự chỉ đạo quan tâm thường xuyên, sâu sát của Công đoàn Viên chức Việt Nam, cũng như của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các đơn vị trực thuộc, Công đoàn Bộ đã triển khai thực hiện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm, động viên cán bộ công chức, viên chức, người lao động thực hiện các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền giáo dục, vận động đoàn viên công đoàn thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị và toàn ngành. Các công đoàn trực thuộc tích cực triển khai các hoạt động, hưởng ứng chỉ đạo của công đoàn cấp trên; đặc biệt đã phát động phong trào thi đua yêu nước, tổ chức cho đoàn viên công đoàn thi đua lao động sáng tạo, thực hiện phương châm Đại hội II, nhiệm kỳ 2013-2018: “Đổi mới phương thức hoạt động - hướng về cơ sở”. Nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi, có tính sáng tạo, đem lại hiệu quả cao. Báo cáo cũng nêu rõ, với những thành tích xuất sắc đã đạt được, năm 2015, Công đoàn Bộ VHTTDL vinh dự được đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Bộ VHTTDL và được Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng Cờ thi đua xuất sắc. Báo cáo cũng đề ra phương hướng công tác năm 2016 với 12 nhiệm vụ cụ thể trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến nhiệm vụ tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước”. Tổng kết thi viết và tổ chức sân khấu hóa cuộc thi “Tìm hiểu 70 năm Ngày truyền thống Ngành Thể dục Thể thao” (27.3.1946-27.3.2016). Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, hoạt động Công đoàn Bộ còn có những hạn chế cần phải khắc phục: Một số công đoàn trực thuộc chưa xây dựng được quy chế phối hợp giữa Công đoàn và chính quyền vì vậy khi thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả không cao, chưa phát huy hết vai trò của Công đoàn trong việc tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, việc tổ chức Hội nghị công chức, viên chức ở một số đơn vị còn mang tính hình thức. Một số Công đoàn cơ sở chưa tích cực tham gia vào phong trào chung. Công tác tuyên truyền giáo dục đoàn viên thực hiện chưa thường xuyên; công tác báo cáo định kỳ có nhiều đơn vị còn chậm. Phát biểu tại Hội nghị, bà Nguyễn Giang Tuệ Minh - Phó Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực, kết quả đạt được của Công đoàn Bộ VHTTDL trong năm 2015 và khẳng định, Công đoàn Bộ VHTTDL là một điểm sáng trong việc đổi mới hình thức hoạt động công đoàn. Bà Nguyễn Giang Tuệ Minh cũng thống nhất cao với 12 nội dung phương hướng hoạt động trong năm 2016 của Công đoàn Bộ VHTTDL và đề nghị bên cạnh hoạt động phong trào, tiếp tục làm tốt hơn nữa việc đại diện bảo vệ quyền lợi chính đáng của đoàn viên công đoàn; hướng về cơ sở, đổi mới hoạt động theo chiều sâu vì không gì ý nghĩa bằng việc chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi chính đáng của đoàn viên công đoàn; thi đua phải là động lực, động viên người lao động phát huy tiềm năng trí tuệ… Với những thành tích đã đạt được năm 2015, Công đoàn Bộ VHTTDL đã được Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng Cờ Thi đua xuất sắc, Bộ trưởng Bộ VHTTDL tặng Bằng khen. Nhân đợt thi đua kỷ niệm 70 năm Thành lập Ngành Văn hóa, Bộ trưởng Bộ VHTTDLtặng Bằng khen cho 9 tập thể và 29 cá nhân có thành tích xuất sắc. tr.Quỳnh BộVHTTDLtổchứcHộinghịtriểnkhaicôngtácCôngđoànnăm2016 Ngày 19.01.2016, Bộ VHTTDL đã có Công văn số 155/BVHTTDL- VHCS gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành về tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2016. Nhằm tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo Chị thị số 41- CT/TW ngày 05.02.2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Công điện số 229/CĐ-TTg ngày 12.02.2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội và các văn bản của Bộ VHTTDL về công tác quản lý và tổ chức lễ hội, Bộ VHTTDL đề nghị UBND các tỉnh/thành: Chỉ đạo các Sở, ngành địa phương phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn, đảm bảo hoạt động lễ hội an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng lành mạnh của nhân dân. Ngành VHTTDL phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định tại Thông tư số 15/TT- BVHTTDL ngày 22.12.2015 của Bộ VHTTDL quy định về tổ chức lễ hội và Chỉ thị số 04/CT-BVHTTDL ngày 13.01.2016 của Bộ trưởng BộVHTTDL (Tiếp theo trang 10) Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2016
  • 10. 10 số 1163 l 28.01.2016 quản lý nhà nước Chiều ngày 19.01.2016, tại Hà Nội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016. Theo báo cáo tại Hội nghị, thực hiện chủ đề công tác năm 2015 “Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng”, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng uỷ, lãnh đạo Bộ và Đoàn Khối các cơ quan Trung ương; sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, lãnh đạo các đơn vị, trong năm 2015 vừa qua, Đoàn Thanh niên Bộ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch đề ra. Công tác giáo dục truyền thống dân tộc, đạo đức, lối sống cho đoàn viên thanh niên được Đoàn Thanh niên Bộ chú trọng, đẩy mạnh với nhiều nội dung và cách làm mới, sáng tạo gắn với các hoạt động kỷ niệm các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước và tổ chức Đoàn, kết hợp các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi, tặng quà cho các các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, hành hương về nguồn, tham quan các di tích lịch sử, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, tạo sân chơi lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên trong cơ quan, đơn vị tham gia. Phong trào “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” tiếp tục được triển khai sáng tạo gắn với tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm 125 năm Ngày Sinh nhật Bác, Ban Thường vụ Đoàn Bộ đã chỉ đạo các cơ sở Đoàn trực thuộc tổ chức các hoạt động tìm hiểu và làm theo tấm gương của Bác, nhân rộng cách làm hay, kịp thời phát hiện và biểu dương tấm gương cá nhân điển hình tiên tiến tại cơ quan, đơn vị. Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt trong các cơ sở Đoàn trực thuộc, Ban Thường vụ Đoàn Bộ tiếp tục chỉ đạo các cơ sở Đoàn trực thuộc tiếp tục rà soát đội ngũ cán bộ đoàn tiến hành quy hoạch cán bộ đáp ứng nhu cầu đội ngũ cán bộ kế cận hàng năm và nhiệm kỳ tiếp theo. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Khánh Hải nhấn mạnh, đất nước đang trên đà đổi mới và hội nhập, tình hình thế giới và trong nước mang đến nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Thực trạng này đòi hỏi mỗi đoàn viên, thanh niên Bộ VHTTDL hơn lúc nào hết, cần ghi nhớ, thấm nhuần sâu sắc những lời dạy của Bác Hồ, ra sức thi đua phấn đấu, vượt mọi khó khăn thử thách, rèn luyện, học tập, đẩy mạnh các hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên theo phương châm “Đoàn kết - Sáng tạo - Tình nguyện - Xung kích”, vì sự vững mạnh của tổ chức Đoàn, vì sự lớn mạnh và tiến bộ không ngừng của tuổi trẻ. Thứ trưởng yêu cầu trong thời gian tới, Đoàn Thanh niên Bộ cần đặt công tác giáo dục chính trị tư tưởng là nhiệm vụ quan trọng phải được đặt lên hàng đầu, là nhiệm vụ cơ bản của tổ chức Đoàn. Đoàn Thanh niên Bộ cần có kế hoạch cụ thể cho công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục về truyền thống vẻ vang của Đảng, của đất nước, của dân tộc, của Đoàn; các hoạt động thi đua tình nguyện cần được xây dựng và triển khai gắn với sự chỉ đạo của Đoàn cấp trên, gắn với nhiệm vụ chính trị của Bộ, trên cơ sở phự hợp với khả năng, trình độ của thanh niên, hấp dẫn thanh niên, để tinh thần “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên” phải thực sự trở thành lý tưởng sống cho thế hệ trẻ Bộ VHTTDL; quan tâm củng cố xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, đặc biệt nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Đoàn cơ sở và Chi đoàn, khẳng định sự lớn mạnh toàn diện của Đoàn Thanh niên ở công tác đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ Đoàn qua thực tiễn, tăng cường công tác kiểm tra cho cán bộ Đoàn, quan tâm duy trì sinh hoạt chi đoàn, đổi mới nội dung và tìm tòi mô hình sinh hoạt phù hợp với đặc thù của các đơn vị. Nhân dịp này, Thứ trưởng Lê Khánh Hải đã trao Bằng khen của Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ VHTTDL cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn và phong trào thanh niên năm 2015. M.Khôi Đoàn TNCS Hồ Chí minh Bộ VHTTDL tổng kết công tác năm 2015 về tăng cường công tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội năm 2016. Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau lễ hội, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm diễn ra trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn. Bộ VHTTDL thành lập một số đoàn công tác đi kiểm tra các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí, mừng Đảng, đón xuân Bính Thân và công tác quảy lý, tổ chức lễ hội tại một số đại phương trước, trong và sau tết Nguyên đán. Bộ VHTTDL đề nghị UBND các tỉnh/thành quan tâm chỉ đạo nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05.02.2015 của Ban Bí thư và Công điện số 229/CĐ- TTg ngày 12.02.2015 của Thủ tướng Chính phủ. h.Phượng Tăngcườngcôngtácquảnlý... (Tiếp theo trang 9)
  • 11. 11số 1163 l 28.01.2016 quản lý nhà nước Chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ngày 21.01, tại Trung tâm Triển lãm Mỹ thuật Hải Phòng, Sở VHTTDL Hải Phòng khai mạc triển lãm ảnh tư liệu, thời sự: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Từ Đại hội đến Đại hội”. Đây là hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, chào mừng kỷ niệm 86 năm Ngày Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03.02.1930- 03.02.2016), đón Tết cổ truyền của dân tộc. Với 130 ảnh, tư liệu, bản đồ, triển lãm đã khái quát chặng đường hơn 80 năm qua dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, quân và dân ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Qua 11 kỳ Đại hội, mỗi kỳ là một dấu son trong tiến trình lịch sử của Đảng, của dân tộc. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã khẳng định chân lý tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cách mạng trước hết phải có Đảng cách mạng, Đảng có vững cách mạng mới thành công. Tư tưởng của Người cùng với Chủ nghĩa Mác Lê nin là nền tảng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và Cách mạng Việt Nam, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng. Xuyên suốt lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay, Đảng ta đã phất cao ngọn cờ độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn ý thức được vị trí, vai trò, trọng trách của mình trước vận mệnh dân tộc, tương lai của đất nước. Đảng luôn hòa cùng hơi thở và mạch sống của nhân dân, ý Đảng hợp lòng dân tạo nên sức mạnh quật khởi, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước vững vàng trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đời sống nhân dân có nhiều thay đổi tích cực, sức mạnh quốc gia về mọi mặt được tăng cường, độc lập tự chủ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong giai đoạn mới. hồ thAnh Hải Phòng: Triển lãm“Đảng Cộng sản Việt Nam - Từ Đại hội đến Đại hội” Tiếp nối các hoạt động diễn ra tại Diễn đàn Du lịch ASEAN 2016 tại thủ đô Manila, Philippines, ngày 22.01.2016, đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên dẫn đầu đã tham dự phiên họp Bộ trưởng Du lịch ASEAN - Ấn Độ lần thứ 5. Tại phiên họp, Phó Tổng Thư ký ASEAN thông báo về kết quả liên quan đến du lịch tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ lần thứ 13 được tổ chức ngày 21.11.2015 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Các đại biểu cũng nghe Chủ tịch Hội nghị trình bày về tiến độ triển khai hợp tác du lịch ASEAN - Ấn Độ kể từ Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN - Ấn Độ lần thứ 4. Phiên họp đã xem xét và thông qua báo cáo của Phiên họp Nhóm công tác du lịch ASEAN - Ấn Độ diễn ra trước đó và Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN - Ấn Độ lần thứ 5. Cùng ngày, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) lần thứ 15 cũng diễn ra tại Philippines. Thời gian qua, thông qua Trung tâm ASEAN -Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản và ASEAN - Hàn Quốc, hỗ trợ của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đối với du lịch ASEAN chủ yếu dưới dạng hỗ trợ kỹ thuật thông qua các khóa đào tạo về quảng bá xúc tiến du lịch (xây dựng trang web, đào tạo hướng dẫn viên, hội thảo kỹ thuật về thị trường, tham gia các sự kiện quảng bá, xúc tiến), phát triển sản phẩm (ví dụ như: du lịch đường sông, du lịch tàu biển, du lịch di sản…) và các chương trình giao lưu, các khóa đào tạo tại ASEAN và các nước đối tác. Tại hội nghị, Tổng Thư kýASEAN Lê Lương Minh đã thông báo về kết quả liên quan đến du lịch tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 18 được tổ chức ngày 21.11.2015 tại Kuala Lumpur, Malaysia và Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+1. Philippines, với vai trò chủ tịch hội nghị đã trình bày tình hình triển khai hợp tác du lịch ASEAN+3 từ sau Hội nghị Bộ trưởng Du lịchASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc lần thứ 14, cụ thể về các nội dung: Biên bản ghi nhớ về hợp tác du lịch ASEAN+3; Kế hoạch công tác hợp tác du lịch ASEAN+3 giai đoạn 2013-2017; Số liệu khách quốc tế đến ASEAN+3 trong năm 2014 và 2015. Sau phiên họp, đã thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN+3 lần thứ 15. hà Phương Việt Nam tham dự phiên họp Bộ trưởng Du lịch ASEAN - Ấn Độ lần thứ 5
  • 12. 12 số 1163 l 28.01.2016 quản lý nhà nước Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với các cơ quan liên quan và các nhà khoa học vừa tổ chức cuộc họp tìm hướng xử lý công trình vi phạm tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn. Tại cuộc họp, xuất hiện thêm một vấn đề khác, đó là công trình cải tạo Gác chuông tại Chùa Thiên Trù (thuộc khu di tích) đang trong quá trình triển khai cũng chưa tuân thủ đúng quy định. Mặc dù vậy, cuộc họp cũng giải quyết được câu trả lời về hướng xử lý hai công trình vi phạm. Theo đó, cả hai công trình này đều được xử lý theo hướng mềm mỏng, có nghĩa phải chỉnh sửa cho phù hợp với không gian di tích. Trước đó, hạng mục kiến trúc Gác chuông trước đó bị xuống cấp nghiêm trọng có nguy cơ sụp đổ. Trước thực trạng trên, thượng tọa Thích Minh Hiền báo cáo UBND huyện Mỹ Đức và mời đơn vị thiết kế lập hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ Gác chuông chùa Thiên Trù. UBND huyện Mỹ Đức đã có văn bản báo cáo các cấp tu bổ, tôn tạo hạng mục này bằng nguồn kinh phí xã hội hóa. Tháng 7.2015, Bộ VHTTDL đã có văn bản thỏa thuận báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ Gác chuông chùa Thiên Trù. Tuy nhiên, cuối năm 2015, khi tiến hành kiểm tra công tác tu bổ, tôn tạo hạng mục Gác chuông chùa Thiên Trù, các cơ quan quản lý văn hóa nhận thấy, công trình Gác chuông cơ bản xây dựng xong và được xây mới không đúng với hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật, nội dung thỏa thuận của Bộ VHTTDL. Cụ thể, công trình được xây dựng mới theo đúng cấu trúc và tỷ lệ công trình Gác chuông cũ nhưng các cấu kiện gốc được sơn bằng sơn công nghiệp không phù hợp. Trong khi Bộ VHTTDL yêu cầu chủ đầu tư sau khi hạ giải cấu kiện gỗ phải lập hội đồng đánh giá cấu kiện, xem xét có tái sử dụng được hay không. Nhưng chủ đầu tư không thực hiện theo nguyên tắc này, không đánh dấu mã hiệu các cấu kiện trước khi hạ giải, không tổ chức đánh giá cấu kiện, không tái sử dụng các cấu kiện bằng gỗ lim còn tốt… Các chân tảng tại gác chuông cũng không đồng bộ, cần chỉnh sửa. Sau các ý kiến của các nhà khoa học, các cơ quan liên quan, ông Trương Minh Tiến - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư bóc lớp sơn bóng ở cấu kiện gỗ để trả lại màu gỗ tự nhiên. Chân đá tảng chỉnh sửa cho phù hợp sau khi có ý kiến của Cục Di sản văn hóa. Ngay sau hội nghị, huyện Mỹ Đức thành lập hội đồng đánh giá cấu kiện gỗ để phân loại. Với các cấu kiện còn tốt, có thể đưa vào gian trưng bày ở chùa hoặc tái sử dụng ở công trình khác, cấu kiện hỏng cần đưa đi tiêu hủy. Theo PGS.TS Phạm Mai Hùng - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, việc xây dựng công trình văn hóa đối ngược với cảnh quan kiến trúc di tích như vậy thể hiện việc thiếu tầm nhìn của chủ đầu tư. Công trình đã xây dựng xong, nếu đập đi sẽ gây lãng phí nên điều cần thiết phải cải tạo để thích nghi. Đồng quan điểm này, GS Trầm Lâm Biền cũng cho rằng, tên gọi “Hương nghiêm pháp đường” không phù hợp vì công năng chính của công trình này là nhà khách. Kiến trúc của công trình là sự khoe mẽ, gây phản cảm nên buộc phải chỉnh sửa. Thực tế, các nhà khoa học và các nhà quản lý văn hóa đều cho rằng, việc xây dựng nhà khách mới phục vụ cho chùa trong khi nhà khách cũ bị xuống cấp, là điều có thể chấp nhận. Nhất là khi được xây dựng tại vị trí cũ và không nằm trên trục trung tâm của di tích. Tuy nhiên, nếu xây dựng bài bản, tuân thủ theo nguyên tắc thì có gì phải bàn cãi nhiều. Hướng xử lý nhận được sự đồng thuận của các nhà khoa học, của Cục Di sản văn hóa cũng như Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội hiện nay là chỉnh sửa lại công trình cho phù hợp. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư trồng hàng cây ở sân trước công trình để thu hẹp diện tích sân lại, bức tường tiếp giáp khu mộ tháp và sân cần phải trồng cây lưu niên để ngăn cách. Đối với các con giống gắn tại đầu ống thoát nước, bờ chảy, bờ nóc, đầu kìm cần phải dỡ bỏ hoặc chỉnh sửa lại. Toàn bộ hệ thống tháp nhỏ 11 tầng đầu cột tầng 2 phải dỡ bỏ, lan can đá cần thiết kế lại và sơn lại toàn bộ mặt ngoài công trình cho phù hợp với không gian di tích. Theo ý kiến của Cục Di sản văn hóa, mái sảnh phía trước công trình cần phải dỡ bỏ. Ông Trương Minh Tiến - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề nghị UBND huyện Mỹ Đức chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, nhà khoa học lập phương án, lập thiết kế cụ thể để chỉnh sửa công trình. Tất cả các công việc đều phải lập hồ sơ và có sự đồng ý của các cơ quan chức năng mới tiến hành triển khai. Công tác chỉnh sửa hai công trình vi phạm phải tiến hành hai giai đoạn. Từ nay đến trước Tết Nguyên đán có thể tiến hành những công việc trước mắt như bóc sơn gác chuông, xử lý chân tảng, phá bỏ con giống ở đầu ống thoát nước, ống trụ trên lan can, sơn lại toàn bộ mặt nhà khách. Giai đoạn 2 tiến hành sau mùa hội (hết tháng 3 âm lịch). Tại cuộc họp này, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng kiến nghị UBND huyện Mỹ Đức xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra vi phạm tại khu di tích danh thắng Hương Sơn. yến nhi Công trình vi phạm tại khu di tích Hương Sơn sẽ được chỉnh sửa
  • 13. 13số 1163 l 28.01.2016 Sự kiện vấn đề Chiều 22.01, chuỗi hoạt động văn hóa mừng Đảng, mừng Xuân BínhThân 2016 do Ban quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức diễn ra tại Đình Kim Ngân 42-44 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm. Tại Đình Kim Ngân triển lãm ảnh “Làng nghề đón Xuân” giới thiệu đến công chúng không khí đón Xuân của người dân Hà Nội qua sự nhộn nhịp ở làngĐàoNhậtTân,sựbậnrộnnhưngvui vẻ trong một gia đình đang gói bánh chưng, viết thư pháp của các ông đồ… Triển lãm cũng tái hiện không gian thờ cúng của gia đình người Hà Nội. Ngay tại cổng Đình Kim Ngân, Ban tổ chức dựng hai gian hàng mái lá để trình diễn thưphápvàvẽtranhĐôngHồ.Tại“Ngôi nhà di sản” 87 Mã Mây, Ban quản lý phố cổ Hà Nội cũng sắp đặt không gian “Hà Nội xưa và nay”. Đó là những bức ảnh ghi lại nét đặc trưng của Tết Hà Nội xưa và nay, không gian sắp đặt người Hà Nội đón Tết và treo các dòng tranh Tết. Tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ, Hà Nội) tổ chức triển lãm dòng tranh dân gian Việt Nam với chủ đề “Nét Xuân”. Lần đầu tiên, Ban quản lý phố cổ Hà Nội cùng giới thiệu đến người dân Thủ đô và du khách năm dòng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam: Tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh HàngTrống (Hà Nội), tranh Kim Hoàng (Hà Nội), tranh làng Sình (Huế) và tranh Kiếng dân gian Nam Bộ (tranhKính).Triểnlãmtrưngbàykhoảng 200 tài liệu, hiện vật, mộc bản về năm dòng tranh để người xem hiểu rõ hơn các sắc thái của tranh dân gianViệt Nam.Tại đây, người dân Hà Nội và du khách cũng được trựctiếp xemtrình diễn trảinghiệm kỹ thuật in, vẽ tranh Đông Hồ và Hàng Trống. Tạicácđiểmditích:ĐìnhKimNgân, Trung tâm thông tin di sản phố cổ Hà Nội, Đình Đồng Lạc - 38 Hàng Đào, Hội quán Phúc Kiến - 40 Lãn Ông cũng diễn ra các buổi biểu diễn âm nhạc truyền thống. * Chiều 22.01, triển lãm ảnh “Góc nhìn Hà Nội” với chủ đề “Khoảnh khắc và tầm cao” chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã khai mạc tại bờ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Triển lãm gồm 90 bức ảnh của 12 nhiếp ảnh gia trong nhóm Viet Nam Cityscape Photos. Lần đầu tiên, những bức ảnh toàn cảnh Hà Nội từ trên cao thể hiện góc nhìn bao quát và tổng thể về hình ảnh thiên nhiên vốn có hòa quyện với các công trình, những cụm kiến trúc Hà Nội trong những năm gần đây được tập hợp và đến gần hơn với khán giả. “Góc nhìn Hà Nội” giới thiệu một Thủ đô trẻ trung, nhộn nhịp của thời kì đổi mới và hiện đại hóa đất nước tới người xem. Những hình ảnh về cầu Long Biên, hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm… được chụp bằng flycam vào nhiều thời điểm trong ngày khiến người xem ấn tượng mạnh mẽ với ánh sáng và bố cục. Góc nhìn Hà Nội được Hội Nhiếp ảnh Việt Nam, Ban quản lý phố cổ Hà Nội và nhóm nhiếp ảnhVietNamCityscapePhotosphốihợp tổ chức. Triển lãm kéo dài đến hết ngày 04.02. * Ngày 22.01, tại Ha Noi Creactive City số 1 Lương Yên, Chợ tranh Tết đương đại (TếtArt 2016) chính thức mở cửa. Với chủ đề “Tinh hoa hội tụ”, Tết Art2016làsựkiệnnghệthuậtquytụhơn 80 nghệ sĩ hàng đầuViệt Nam và nghệ sĩ kháchmờiquốctế,trưngbàyhơn200tác phẩm mỹ thuật hiện đại và đương đại xuất sắc. Thay vì những tác phẩm được triển lãm theo từng nhóm như năm 2015, “Tết Art 2016” sẽ trưng bày tranh theo từng cá nhân, nhóm tác giả theo cùng một thế hệ hay từng thời kỳ. Triển lãm mở cửa đến hết ngày 31.01. K.hoàn - h.yến Hà Nội: Sôi nổi hoạt động văn hóa mừng Đảng, mừng Xuân Tối 23.01, tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội), Báo Điện tử Đảng CộngsảnViệtNamphốihợpĐàiTruyền hình Việt Nam, Công ty cổ phần Truyền thông Người Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân với chủ đề “Với Đảng, mùa Xuân”.Chươngtrìnhlàmộttrongnhững hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, hướng tới Kỷ niệm 86 năm Ngày Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03.02.1930- 03.02.2016) và đón Xuân Bính Thân 2016. Tham dự chương trình có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và một số Bộ, ngành Trung ương. Chương trình gồm những ca khúc đã đivàonămtháng,cangợiĐảng,BácHồ, quê hương, đất nước và mùa xuân. Xen giữa chương trình nghệ thuật là những phóngsựnóivềsựrađờicủaĐảngCộng sản Việt Nam, những chặng đường đấu tranh cách mạng và thắng lợi lịch sử của nhân dân ta; sự tham gia của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã vượt qua bao khó khăn, thách thức, giành thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ cũng như công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, mang đến hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Trong giai đoạn đổi mới đất nước, tuổi trẻ Việt Nam đã nỗ lực, xung kích trong học tập, công tác, giành được nhiều thành tích cao trên đấu trườngkhuvựcvàquốctế;đồngthờigóp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cũng trong chương trình, Ban Tổ chức đã tặng quà tri ân một số gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam. h.L Chương trình nghệ thuật đặc biệt“Với Đảng, mùa Xuân”
  • 14. 14 số 1163 l 28.01.2016 Sự kiện vấn đề Trải qua bao biến cố lịch sử, những giá trị cốt lõi của văn hóa Thăng Long - Hà Nội luôn được gìn giữ và phát huy. Đặc biệt, sau 30 năm đổi mới, đời sống văn hóa Hà Nội có sự thay đổi đáng kể trên cơ sở bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống và tiếp thu có chọn lọc những luồng văn hóa mới. Phát triển văn hóa luôn là ưu tiên hàng đầu của Thủ đô. Bảotồnvàpháthuycácgiátrị vănhóacổ Bao thế hệ người Hà Nội đều tự hào với truyền thống nghìn năm văn hiến, được lưu truyền, tiếp nối theo dòng chảy lịch sử. Niềm tự hào đó gắn với các giá trị văn hóa tinh thần mang cốt cách người Tràng An, gắn với một kho tàng giá trị văn hóa phi vật thể và một hệ thống văn hóa vật thể dày đặc. Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Cát, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội (nay là Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) khẳng định: Trong nhiều năm qua, các giá trị văn hóa truyền thống của Hà Nội được tôn lên một vị trí mới. Đền chùa được tu bổ, tôn tạo; các loại hình nghệ thuật cổ được phục dựng; cách ứng xử thanh lịch văn minh của người Hà Nội xưa đang được nhân rộng. Hà Nội tự hào là địa phương đi đầu cả nước trong việc quan tâm tu bổ, tôn tạo di tích. Với gần 5.850 di tích, trong đó nhiều di tích nghìn năm tuổi, việc bảo tồn là một quá trình gian nan và tốn kém. Nhưng vượt qua khó khăn, thành phố đã huy động nhiều nguồn lực để gìn giữ các di tích cho muôn đời sau. Từ năm 2010 đến nay, gần 1.000 lượt di tích được đầu tư, tu bổ, tôn tạo và công tác này tiếp tục được triển khai trong thời gian tới. Đặc biệt, với 1 di sản thế giới, 11 di tích quốc gia đặc biệt, 1.167 di tích quốc gia và 1.179 di tích cấp thành phố, đã chứng minh những nỗ lực của Hà Nội trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích. Trong đó, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn, Chùa Một Cột, phố cổ Hà Nội… không chỉ nổi danh trong nước mà cả thế giới. Mỗi ngày, các điểm di tích này đón hàng nghìn lượt du khách đến tham quan, tìm hiểu. Đi liền với việc bảo tồn di tích, Hà Nội quan tâm bảo tồn đến các loại hình văn hóa truyền thống phi vật thể, bởi đây chính là một phần “hồn cốt” Thăng Long - Hà Nội. Đó là việc tìm lại các giá trị gốc, phục dựng lại những lễ hội, những loại hình nghệ thuật truyền thống bị mai một. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc Sơn, nghệ thuật Ca Trù, Kéo co được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nhiều nghệ thuật múa cổ như: Đánh bông, bài bông, Giảo Long… đang được nhiều người biết đến. Năm 2015, Hà Nội cũng hoàn thành kiểm kê các loại hình văn hóa phi vật thể trên địa bàn toàn thành phố và triển khai 6 dự án bảo tồn: Bảo tồn hát Trống quân, múa hát Ải Lao, bơi chải, nói lóng, rèn thủ công và tri thức trồng thuốc nam của người Dao. Quantâmxâydựngconngười Trong những năm qua, Hà Nội xây dựng mới nhiều công trình văn hóa phục vụ đời sống văn hóa tinh thần ngày càng cao của người dân Thủ đô như: Rạp Công nhân, rạp Đại Nam, nhà hát múa rối Thăng Long, trung tâm văn hóa Kim Đồng, nhà hát ca múa nhạc Thăng Long... Nhiều công viên lớn được xây dựng như: Hòa Bình,Yên Sở, Hồ Tây… Thành phố cũng đang tiếp tục quy hoạch, xây dựng một số công viên khác. Bên cạnh đó, đời sống văn hóa nghệ thuật tiếp tục được các cấp chính quyền quan tâm với việc tạo điều kiện tổ chức các chương trình ca nhạc, các sự kiện văn hóa, nhất là vào những ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước. Các đoàn nghệ thuật của Hà Nội cũng được đầu tư kinh phí để xây dựng vở diễn mới, có chất lượng, được tham gia các kỳ liên hoan nghệ thuật trong và ngoài nước… Theo GS.TS Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, hiện là Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Thăng Long: “Cùng với việc xây dựng các mặt đời sống văn hóa, việc xây dựng con người, đặc biệt con người thanh lịch, văn minh, Hà Nội phải đi đầu cả nước. Bởi Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm văn hóa lớn nên có trách nhiệm đó”. Không phải bây giờ mà ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Hà Nội đã xây dựng cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa”. Cuộc vận động này kéo dài hơn 10 năm, tạo sự chuyển biến rõ rệt về cách ứng xử trong cộng đồng. Từ nền tảng này, Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) đã nhân rộng ra các địa phương khác và được nhiều địa phương vận dụng. Đến nay, nhiều phong trào văn hóa được Hà Nội triển khai có hiệu quả như: phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”, “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”. Đặc biệt, Thành ủy Hà Nội còn ban hành Chương trình số 04-Ctr/TU về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng đang xây dựng bộ quy tắc ứng xử tại các cơ quan, đơn vị, trường học và cộng đồng dân cư, chuẩn bị hoàn thiện để triển khai trong cuộc sống. Riêng phong trào “Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” đang được cả CHào mừNG ĐạI HộI ToàN QuốC LầN THứ XII CủA ĐảNG Khơi dậy giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội
  • 15. 15số 1163 l 28.01.2016 Sự kiện vấn đề cộng đồng quan tâm, bởi đây không chỉ là việc gìn giữ cách ứng xử, lối sống của người Hà Nội xưa, mà còn xây dựng con người văn minh, phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Đềcaotínhđạidiện Những chuyển biến trong 30 năm qua là cơ sở vững chắc để Hà Nội tiếp tục phát triển văn hóa trong các giai đoạn tiếp theo. Trong quy hoạch phát triển văn hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng văn hóa xứng tầm với vị thế Thủ đô của đất nước, trung tâm văn hóa hàng đầu của khu vực, tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử văn hóa, đồng thời xứng đáng với truyền thống văn hiến Thăng Long - Hà Nội, xây dựng những giá trị mới làm nền tảng tinh thần cho xã hội. Các giá trị tốt đẹp của văn hóa Thăng Long tiếp tục được bảo tồn, kế thừa và phát huy; nâng cao mức hưởng thụ và tham gia sáng tạo văn hóa của các tầng lớp nhân dân. Để đạt được mục tiêu này, Hà Nội tập trung xây dựng lối sống, đời sống và môi trường văn hóa, đảm bảo đến năm 2020 đạt 86%-88% gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa; 60%-62% làng, thôn, bản được công nhận và giữ vững danh hiệu làng, thôn, bản văn hóa… Bên cạnh đó, các giá trị di sản văn hóa tiếp tục được bảo tồn và phát huy. Hà Nội phấn đấu đến năm 2020 có 75%-80% hiện vật trong các bảo tàng được số hóa, 70% di tích quốc gia và 75% di tích cấp thành phố được tu bổ, tôn tạo, 250 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng và hoàn thành quy hoạch bảo tồn, phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của thành phố Hà Nội. Giai đoạn 2016-2020, Hà Nội triển khai xây dựng trung tâm bảo tồn văn hóa truyền thống, trung tâm biểu diễn nghệ thuật văn hóa dân gian Hà Nội; hệ thống quảng trường, công viên, vườn hoa, rạp chiếu phim… được đầu tư mạnh hơn. Hà Nội cũng đưa ra nhiều giải pháp cụ thể trong phát triển văn hóa. Đặc biệt, trong phong trào “Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, thành phố tăng cường định hướng xã hội về giáo dục, đạo đức, lối sống, tác phong làm việc, kỷ cương, kỷ luật đối với các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với tầng lớp thanh thiếu niên. Thành phố cũng kết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức giữa các tổ chức, đoàn thể với nhà trường và gia đình. Có như vậy, phong trào mới tạo chuyển biến mạnh cả về chất và lượng, hiệu quả xã hội cao. Nhiệm vụ lớn, trọng trách cao, nhưng với quan điểm ưu tiên phát triển văn hóa, Hà Nội nỗ lực khẳng định vị trí là trung tâm văn hóa của cả nước và hướng đến là trung tâm văn hóa của khu vực, địa phương tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử văn hóa. thế hùng Dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, thành phố Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu giải trí, vui chơi của người dân và du khách. Đêm Giao thừa Tết Bính Thân (ngày 07.02 Dương lịch), chương trình ca múa nhạc Mừng Đảng, đón Xuân diễn ra tại tại bờ đông của sông Hàn. Bên cạnh đó, lần đầu tiên, người dân và du khách đến Đà Nẵng sẽ được chứng kiến cảnh cầu Rồng phun nước, phun lửa theo nhạc với 3 kịch bản âm thanh kết hợp với hiệu ứng ánh sáng. Các kịch bản có chủ đề: Huyền thoại Ngũ Hành Sơn; huyền diệu sông Hàn; nơi Rồng về khai hoa. Cũng trong đêm Giao thừa, tại 4 địa điểm là cầu Nguyễn Văn Trỗi, sân vận động quận Ngũ Hành Sơn, trung tâm hành chính quận Liên Chiểu và đài tưởng niệm huyện Hòa Vang sẽ diễn ra hoạt động bắn pháo hoa. Từ 30.01 đến 17.02, Hội hoa xuân và chợ hoa Tết Bính Thân diễn ra tại Công viên 29.3 và Quảng trường 29.3. Trong khuôn khổ Hội hoa xuân tại Công viên 29.3 còn diễn ra nhiều hoạt động trang trí, trưng bày sinh vật cảnh, cuộc thi tài năng nghệ thuật chủ đề Xuân và tuổi trẻ, biểu diễn múa rối nước, hô hát Bài Chòi… Với chủ trương xã hội hóa công tác trang trí hoa, đèn chiếu sáng phục vụ Tết, UBND thành phố đã giao UBND các quận, huyện vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tham gia trang trí phục vụ Tết Nguyên đán 2016 trước khu vực Trung tâm Hành chính của đơn vị; đồng thời, chỉ đạo UBND các phường, xã thuộc địa bàn quản lý vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tham gia trang trí trước trụ sở UBND các phường, xã, các khu dân cư, tạo không khí đón Tết rực rỡ, vui tươi trên khắp địa bàn thành phố. UBND thành phố Đà Nẵng cũng thống nhất chủ trương giao Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời đầu tư trang trí đèn điện chiếu sáng tại vị trí đầu đường Nguyễn Văn Linh, đoạn bùng binh Nguyễn Tri Phương với phương án tương tự cổng chào đường Điện Biên Phủ đã được UBND thành phố thống nhất trước đây; cho phép Công ty Cổ phần Hội chợ quảng cáo Việt Sáng thực hiện nâng cấp công trình trang trí đèn chiếu sáng phục vụ Tết tại tuyến đường Nguyễn Văn Linh (đoạn Hoàng Diệu - Huỳnh Thúc Kháng); Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ E.G.E.O Việt Nam thực hiện việc đầu tư trang trí hoa và đèn chiếu sáng phục vụ Tết Nguyên đán năm 2016 tại vị trí vỉa hè đường Bạch Đằng, phía Bắc đuôi cầu Rồng. V.Sơn Đà Nẵng: Nhiều hoạt động VHNT dịp Tết Bính Thân 2016
  • 16. 16 số 1163 l 28.01.2016 Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Tổng cục Thể dục thể thao cho biết, có khoảng 45 vận động viên xuất sắc sẽ được lựa chọn để đầu tư trọng điểm chuẩn bị tham dự vòng đấu loại Olympic 2016. Căn cứ vào nội dung các môn thi đấu tại Olympic 2016, cùng trình độ của vận động viên các môn thể thao của nước ta những năm gần đây, Tổng cục cũng mạnh dạn đặt chỉ tiêu đạt từ 15-20 vận động viên của 11-14 môn thể thao vượt qua vòng loại, giành suất chính thức tham dự Olympic 2016. Tính đến thời điểm hiện nay, thể thao Việt Nam đã có 6 vận động viên giành suất chính thức Ngày 19.01, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên quân đội đạt thành tích xuất sắc tại các giải th ể thao quốc tế năm 2015. Năm 2015, lực lượng cán bộ, huấn luyện viên , vận động viên thành tích cao trong quân đội đã có nhiều nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, trong đó nổi bật là những tập thể, cá nhân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thi đấu các giải quốc tế. Trong quá trình tập huấn, các huấn luyện viên, vận động viên đã phát huy truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” nghiêm túc, tích cực tập luyện vượt qua mọi khó khăn vất vả để hoàn thành tốt giáo án. Trong thi đấu đã phát huy bản lĩnh và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của người quân nhân trên mặt trận thể thao, luôn bình tĩnh, tự tin quyết tâm thi đấu giành thành tích cao nhất, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong năm, có hơn 100 lượt huấn luyện viên, vận động viên quân đội được triệu tập vào đội tuyển quốc gia tham gia thi đấu 18 giải quốc tế. Tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 28 (SEA Games 28) ở Singapore, các vận động viên quân đội đã giành được 40 huy chương các loại gồm: 15 Huy chương Vàng, 10 Huy chương Bạc, 15 Huy chương Đồng, phá 11 kỷ lục SEA Games. Tại Đại hội Thể thao quân sự quốc tế (CISM) tổ chức lần thứ 6 ở Hàn Quốc, các vận động viên quân đội đã cố gắng vượt bậc thi đấu đạt thành tích xuất sắc, giành 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng, phá 1 kỷ lục Đại hội, Đoàn Việt Nam xếp thứ 31 trên tổng số 117 đoàn. Tại Giải Bắn súng quân dụng Quân đội các nước ASEAN ở Thái Lan, Đoàn Bắn súng quân đội đã xếp thứ 3 toàn đoàn - thành tích tốt nhất kể từ tham gia giải. Với 120 huy chương các loại giành được tại các giải quốc tế năm 2015 mà các huấn luyện viên, vận động viên thể thao quân đội đạt được đã khẳng định vị trí quan trọng của thể thao thành tích cao quân đội đóng góp vào thành tích chung của thể thao Việt Nam. Tại buổi lễ, đã có 2 tập thể và 38 cá nhân được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; 60 cá nhân được Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen và Giấy khen của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam. nAM Anh Mới đây, tại Hà Nội, Sở VHTTDL Đà Nẵng đã tổ chức chương trình quảng bá, xúc tiến Du lịch Đà Nẵng và công bố Hội chợ Du lịch quốc tế Đà Nẵng BMTM 2016. Chương trình tập trung giới thiệu các sản phẩm du lịch mới, các sự kiện du lịch Đà Nẵng trong năm 2016; đồng thời công bố Đà Nẵng là thành phố đăng cai tổ chức Hội chợ Nghỉ dưỡng biển và M.I.C.E - BMTM 2016. Theo Giám đốc Sở VHTTDL Đà Nẵng - Ngô Quang Vinh, năm 2015, Đà Nẵng thu hút 4,6 triệu lượt khách, trong đó lần đầu tiên đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế. Đà Nẵng cũng được nhiều tạp chí về du lịch và trang mạng quốc tế bình chọn là một trong những điểm đến mới nổi hấp dẫn trong khu vực. Năm 2016, Đà Nẵng ra mắt nhiều sản phẩm du lịch như: Khu du lịch Núi khoáng nóng Thần Tài (gồm tổ hợp các nhà tắm khoáng, tắm bùn thể thao, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng); Khu du lịch Bà Nà Hills (đưa vào hoạt động khu làng Pháp, tổ chức lễ hội hoa Bà Nà, lễ hội rượu vang); khai trương sân Golf Bà Nà trong tháng 01.2016; Công viên Châu Á (gồm nhiều trò chơi như Tàu lượn Monorail, Trải nghiệm cảm giác mạnh RoundAbout, Tết Songkran...) hay phát triển các tuyến du lịch sông Hàn mới. Đặc biệt trong năm 2016, Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động bên lề các sự kiện lớn diễn ra tại Thành phố như: Cuộc đua thuyền buồm quanh thế giới Clipper Race (tháng 2.2016) hay Đại hộiThể thao Đông Á (tháng 9-10.2016). Chương trình quảng bá du lịch Đà Nẵng còn nhấn mạnh đến Hội chợ Nghỉ dưỡng biển và M.I.C.E - BMTM 2016 sẽ được tổ chức tại Cung Tiên Sơn - Thành phố Đà Nẵng từ ngày 24- 26.6.2016. Đây là Hội chợ chuyên nghiệp về Du lịch nghỉ dưỡng biển và Du lịch MICE đầu tiên tại Việt Nam, đồng thời là sự kiện quan trọng của Du lịch Việt Nam nhằm kích cầu thị trường Du lịch, thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và khu vực miền Trung nói riêng. Một số hoạt động được tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ gồm: triển lãm ảnh đẹp Du lịch, Hội thảo giới thiệu về Du lịch MICE và nghỉ dưỡng biển cao cấp, các chương trình dành cho người mua và báo chí quốc tế, tour Du lịch khảo sát, thi đấu Golf... thu hằng Đà Nẵng quảng bá, xúc tiến du lịch tại Hà Nội Tuyên dương các HLV, VĐV quân đội tiêu biểu Đầutưtrọngđiểmchocácvậnđộngviênhướngtớiolympic2016