SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN PHƢƠNG LINH
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN PHƢƠNG LINH
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã Số: 60310410
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀ VĂN HỘI
Hà Nội – 2018
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn tới PGS.TS. Hà Văn Hội, Thầy
đã rất tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn tôi trong quá trình thực hiện để tôi hoàn thiện
Luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Khoa Kinh tế Chính trị - Trƣờng Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho học viên chúng tôi hoàn
thành tốt khóa học Thạc sĩ Quản lý Kinh tế.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................I
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................II
DANH MỤC SƠ ĐỒ.....................................................................................................III
PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.....................................................................................................5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài................................................................... 5
1.1.1. Nội dung tổng quan .............................................................................5
1.1.2. Đánh giá chung về các kết quả nghiên cứu.........................................7
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong doanh nghiệp ................................................................. 8
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến quản lý tài chính trong doanh nghiệp...8
1.2.3. Nội dung của quản lý tài chính trong doanh nghiệp.........................14
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tài chính...............................22
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của Tổng công ty Nhà nước .............23
1.3.1 Nhóm yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô............................................24
1.3.2. Nhóm yếu tố thuộc về Tổng công ty Nhà nước..................................26
CHƯƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ................................30
2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu và thu thập tài liệu số liệu ..................................................................30
2.2. Quy trình nghiên cứu..................................................................................................................30
2.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................................30
2.3.1. Phương pháp case study....................................................................31
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu .............................................................32
2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp ......................................................33
2.3.4. Phương pháp thống kê.......................................................................34
2.3.5. Phương pháp so sánh ........................................................................35
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN
LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................................................................................37
3.1. Tổng quan về Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội..............................................................37
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................37
3.1.2. Các mục tiêu chiến lược ....................................................................37
3.1.3. Các đơn vị thành viên........................................................................38
3.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh....................................................................38
3.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính.......................................................39
3.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội ....................40
3.2.1. Công tác hoạch định tài chính của Tổng công ty Điện lực thành phố
Hà Nội..........................................................................................................40
3.2.3 Đánh giá tình hình triển khai kế hoạch tài chính của EVN Hà Nội...50
3.2.3 Kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý tài chính. ................................62
3.3. Đánh giá hiện trạng quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà nội......................64
3.3.1. Những kết quả đã đạt được ...............................................................64
3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân ........................................................65
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, ĐỊNH HƢỚNG NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ
HÀ NỘI ...............................................................................................................................70
4.1. Dự báo những yếu tố mới ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính ở Tổng công ty Điện lực
Thành phố Hà Nội..............................................................................................................................70
4.1.1. Chủ trương đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước.............70
4.1.2. Mở cửa thị trường dịch vụ và sự gia tăng cạnh tranh quốc tế..........72
4.2. Định hướng phát triển và phương hướng đổi mới công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty
Điện lực Thành phố Hà Nội................................................................................................................73
4.2.1. Định hướng phát triển của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội
......................................................................................................................73
4.2.2. Phương hướng đổi mới công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty
Điện lực Thành phố Hà Nội.........................................................................74
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với Tổng Công ty Điện lực Thành phố
Hà Nội ...............................................................................................................................................75
4.3.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện bộ máy quản lý và lập kế hoạch tài
chính.............................................................................................................75
4.3.2 Nhóm giải pháp về quản lý doanh thu................................................76
4.3.3. Nhóm giải pháp về cơ chế quản lý chi phí. .......................................78
4.3.4. Hoàn thiện cơ chế huy động vốn. ......................................................79
4.3.5. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tài chính của
Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội..................................................82
4.4. Một số kiến nghị về điều kiện thực hiện giải pháp......................................................................84
4.4.1. Cần giảm sự chồng chéo của các quy định của Nhà nước thông qua
việc giảm bớt các quy định dưới luật...........................................................84
4.4.2. Phát triển thị trường tài chính...........................................................85
4.4.3. Nhà nước cần tạo mọi điều kiện phát triển thị trường Điện. ............85
KẾT LUẬN..................................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................89
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc
2 EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam
3 EVN Hà Nội Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội
4 HĐQT Hội đồng quản trị
5 KTTT Kinh tế thị trƣờng
6 NĐD Ngƣời đại diện
7 NHTM Ngân hàng thƣơng mại
8 QLTC Quản lý tài chính
9 SXKD Sản xuất kinh doanh
10 TCT Tổng công ty
11 UBND Ủy ban nhân dân
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 3.1 Phân tích tỷ trọng các khoản mục chính trong bảng cân
đối kế toán so với doanh thu
45
2 Bảng 3.2 Dự báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018 46
3 Bảng 3.3 Dự báo bảng cân đối kế toán năm 2018 47
4 Bảng 3.4 Diễn biến tài sản và kết cấu tài sản 55
5 Bảng 3.5 Doanh thu của EVN Hà Nội giai đoạn 2015-2017 57
6 Bảng 3.6 Lợi nhuận EVN Hà Nội giai đoạn 2015-2017 59
7 Bảng 3.7 Kết cấu nguồn vốn và diễn biến nguồn vốn 61
8 Bảng 3.8 Giá trị hàng tồn kho của EVN Hà Nội qua các năm 62
9 Bảng 3.9 Cơ cấu vốn của EVN Hà Nội qua các năm 65
iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT Sơ đồ Nội dung Trang
1 Sơ đồ 3.1 Bộ máy quản lý tài chính của EVN Hà nôi 43
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế, ngành điện đóng vai trò quan trọng trong
việc phát triển kinh tế của đất nƣớc. Đặc biệt trong bối cảnh, năng lƣợng ngày càng
đóng một vai trò không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Năng
lƣợng và điện năng là một trong những vấn đề đang đƣợc xã hội quan tâm, cùng với
những vấn đề đó luôn là hiệu quả kinh doanh của các đơn vị hoạt động trong lĩnh
vực này nói chung và Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà nội nói riêng. Với đặc
thù và tính chiến lƣợc cao, các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp điện
thƣờng hoạt động độc quyền và cho đến nay, hoạt động của các đơn vị này tại Việt
Nam chƣa thật sự hiệu quả thậm chí là kinh doanh thua lỗ. Bên cạnh những nguyên
nhân khách quan còn nhiều nguyên nhân chủ quan mà theo giới chuyên gia phân
tích nguyên nhân chính là do chiến lƣợc đầu tƣ kinh doanh chƣa phù hợp, việc quản
lý điều hành yếu kém, đặc biệt trong khâu quản lý tài chính.
Trong xu hƣớng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và chủ
trƣơng cổ phần hóa các Tổng công ty nhà nƣớc hiện nay việc nâng cao hiệu quả
hoạt động SXKD của các doanh nghiệp nhà nƣớc là cần thiết và để các doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, phải không ngừng nâng cao vai trò quản
lý, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm.., do đó vấn đề hoàn thiện công tác quản
lý tài chính là nội dung cơ bản và là nhu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp
cũng nhƣ các tổ chức kinh tế.
Phân tích thực trạng quản lý tài chính sẽ là công cụ để đánh giá khái quát
tình hình tài chính, xác định cấu trúc tài chính doanh nghiệp, chỉ rõ tình hình và khả
năng thanh toán, trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ nắm đƣợc những điểm yếu/mạnh
của doanh nghiệp để đƣa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình hoạt động
SXKD.
Song song đó nhiệm vụ quan trọng của quản lý tài chính là xem xét, lựa chọn
cơ cấu vốn sử dụng sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất:
2
- Quản lý tài chính trong doanh nghiệp phải tiến hành phân tích và đƣa ra
một cơ cấu nguồn vốn huy động tối ƣu cho công ty trong từng thời kỳ.
- Quản lý tài chính doanh nghiệp phải thiết lập một chính sách phân chia lợi
nhuận một cách hợp lý đối với công ty, vừa bảo vệ đƣợc quyền lợi của chủ công ty
và các cổ đông, vừa đảm bảo đƣợc lợi ích hợp pháp cho nhân viên; xác định phần
lợi nhuận để lại từ sự phân phối này là nguồn quan trọng cho phép công ty mở rộng
sản xuất kinh doanh hoặc đầu tƣ vào những lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm
mới, tạo điều kiện cho công ty có mức độ tăng trƣởng cao và bền vững.
- Quản lý tài chính trong doanh nghiệp còn có nhiệm vụ kiểm soát việc sử
dụng cả các tài sản trong công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.
Tóm lại Quản lý tài chính có ảnh hƣởng rất lớn trong doanh nghiệp, bởi các
thu chi luôn phát sinh hàng ngày, thị trƣờng vốn biến động liên tục và luôn đỏi hỏi
một công tác quản lý tài chính hiệu quả nhất.
Từ những vấn đề trên cũng nhƣ nhận thức đƣợc mức độ ảnh hƣởng của việc
Quản lý tài chính hiệu quả trong một doanh nghiệp cũng nhƣ để góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động SXKD phát triển theo đúng mục tiêu chiến lƣợc đã đề ra của
Tổng công ty, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý tài chính tại Tổng Công ty Điện Lực
Thành phố Hà Nội” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.:
Thông qua việc phân tích đánh giá những thành công và tồn tại trong công tác
quản lý tài chính của EVN Hà Nội, Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về quản lý tài chính tại Tổng công ty Nhà nƣớc.
- Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý tài chính của EVN
Hà Nội
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính của EVN Hà Nội, từ đó rút
ra những thành công và tồn tại trong hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty.
3
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính của EVN Hà
Nội, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại đơn vị.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết đƣợc nội dung nghiên cứu “Quản lý tài chính tại tổng công ty
Điện lực thành phố Hà Nội” Luận văn sẽ trả lời những câu hỏi sau:
- Có những nhân tố nào ảnh hƣởng đến công tác quản lý tài chính tại EVN
Hà Nội??
- Thực trạng quản lý tài chính của EVN Hà Nội trong những năm gần đây
nhƣ thế nào?
- EVN Hà Nội cần có những định hƣớng giải pháp nhƣ thế nào để hoàn thiện
công tác quản lý tài chính?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn: là thực trạng quản lý tài chính tại Tổng
Công ty Điện Lực Thành phố Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Do phạm vi quản lý tài chính rất rộng, nên Luận văn giới hạn
phạm vi nghiên cứu nội dung của công tác quản lý tài chính tại EVN Hà Nội ở trên
một số vấn đề chủ yếu: Cơ chế quản lý tài chính, Quản lý nguồn vốn, quản lý sử
dụng vốn, quản lý tài sản, quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và quản lý công nợ.
- Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý tại chính tại
Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội.
- Về mặt thời gian: từ 2015 đến 2017.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sẽ sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu chung của nghiên cứu
khoa học nhƣ: Phƣơng pháp duy vật biện chứng; Phƣơng pháp phân tích tổng hợp,
thống kê, so sánh, chuyên gia và kế thừa…
(Chi tiết các phƣơng pháp này sẽ đƣợc trình bày tại chƣơng 2. các phƣơng
pháp nghiên cứu)
6. Đóng góp của đề tài:
Luận văn đạt đƣợc một số kết quả sau đây:
4
- Phân tích và làm rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý tài
chính của EVN Hà Nội
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính của EVN Hà
Nội, từ đó đƣa ra những nhận định, đánh giá về những thành công, tồn tài trongcông
tác quản lý tài chính của EVN Hà Nội.
- Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
tài chính của EVN Hà Nội, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại đơn vị.
7. Kết cấu của luận văn:
Kết cấu các chƣơng của luận văn bao gồm 4 Chƣơng cụ thể là:
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.
Chƣơng 2. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG
CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chƣơng 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, ĐỊNH HƢỚNG NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH
PHỐ
5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
1.1.1. Nội dung tổng quan
Quản lý tài chính tại các doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính tại
nghành Điện nói riêng đã đƣợc nhiều học viên nghiên cứu dƣới các góc độ khác
nhau. Ở nƣớc ta, có một số công trình nghiên cứu khoa học đã đƣợc công bố liên
quan đến lĩnh vực này nhƣ sau:
Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị
sự nghiệp ở Việt Nam” của Nguyễn Minh Dung (2008), Trƣờng Đại học Kinh tế
quốc dân, xuất phát từ lý luận khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động sự nghiệp,
luận văn đã khẳng định yêu cầu hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với các
đơn vị sự nghiệp là một yếu tố khách quan. Thông qua việc nghiên cứu quản lý tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp không có thu, luận văn đã phản ánh những kết quả
đạt đƣợc và những hạn chế của quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp đồng
thời chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế này. Từ việc phân tích thực trạng luận
văn đã đặt ra một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính
đối với đơn vị sự nghiệp không có thu và đơn vị sự nghiệp có thu.
Bên cạnh đó có một số đề tài luận văn thạc sĩ đề cập đến công tác quản lý tài
chính nói chung nhƣ Trần Thị Thanh Huyền (2006) luận văn thạc sĩ của Trƣờng Đại
học kinh tế quốc dân “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính doanh nghiệp
công ích thuộc Bộ quốc phòng”. Luận văn đã hệ thống hóa cơ bản về công tác quản lý
tài chính doanh nghiệp công ích. Phân tích đánh gía thực trạng công tác quản lý tài
chính đối với doanh nghiệp công ích quốc phòng. Đề xuất những giải pháp chủ yếu
nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính doanh nghiệp công ích Bộ quốc phòng.
Luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính bảo
hiểm y tế giai đoạn từ nay đến năm 2010” của Thạc sĩ Bùi Thị Lâm Hà của Trƣờng
Đại học Thƣơng Mại đã phân tích thực trạng cơ chế tài chính của Bảo hiểm y tế
6
Việt Nam giai đoạn từ 1992 đến 2007 và đƣa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế tài
chính bảo hiểm y tế giai đoạn từ 2007 đến 2010.
Đỗ Thị Huyền Nhƣ, 2008, Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại
Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, Trƣờng Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận văn đã làm rõ đƣợc một số cơ sở lý luận chung về
quản lý tài chính trong các doanh nghiệp nhƣ: khái niệm, vai trò và các yếu tố cấu
thành của tài chính doanh nghiệp, một số nội dung về quản lý tài chính tại Tổng
Công ty cũng nhƣ một số giải pháp, kiến nghị.
Bên cạnh đó cũng có một số công trình khoa học đáng chú ý bàn về nội dung
này nhƣ: Trịnh Thị Vân Anh, 2009, Công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần
xây lắp điện I, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Thƣơng mại Hà Nội. Luận văn đã
trình bày cơ sở lý luận chung về quản lý tài chính. Luận văn phân tích thực trạng
quản lý tài chính tại Công ty cổ phần xây lắp điện I và đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty. Những tài liệu này đã nghiên cứu
nội dung quản lý tài chính đối với một số nội dung cụ thể trong từng lĩnh vực sản
xuất kinh doanh khác nhau tuy nhiên cũng chƣa đề cập đến quản lý tài chính trong
Công ty cổ phần có vốn của nhà nƣớc.
Luận văn thạc sĩ “Các giải pháp phát triển ngành điện lực Quảng Bình” của
thạc sĩ Trần Việt Hùng, Trƣờng Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã
đánh giá thực trạng công tác phát triển ngành điện của Điện lực Tỉnh Quảng Bình,
chỉ ra những mặt còn tồn tại từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm phát triển ngành điện
của Điện lực Tỉnh Quảng Bình.
Luận văn "Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện
lực Việt Nam" đã phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện
lực Việt Nam, chỉ ra những mặt đã đạt đƣợc, những điểm còn hạn chế trong quản lý
doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tìm ra nguyên nhân
của những tồn tại trên từ đó đề xuất các biện pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài
chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Một số luận văn khác có thể kể đến: Ngô Thắng Lợi, 2004, DNNN trong
phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia.
7
Nguyễn Khánh Toàn, 2008, Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng
cƣờng quản lý tài chính tại Tổng công ty Khai thác Cảng hàng không Miền Bắc,
luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, Trƣờng đại học Xây dựng, Hà Nội. Luận văn trình
bày lý thuyết chung, nhiều công trình nghiên cứu đối với doanh nhiệp có quy mô
lớn là các Tổng Công ty, các Tập đoàn kinh tế; Phạm Quang Trung: Giải pháp hoàn
thiện cơ chế quản lý tài chính trong tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam hiện nay; Vũ
Hà Cƣờng: Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty Hàng
không Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế; Nguyễn Thị Mỵ: Quản lý vốn nhà
nƣớc trong các DNNN trên địa bàn thành phố Hải phòng…
Những công trình nêu trên đã đề cập đến nhiều mặt cơ chế quản lý nội bộ
DNNN, nhất là các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nƣớc nhƣ: quá trình hình
thành và phát triển các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nƣớc của Việt Nam trải
qua quá nhiều giai đoạn với các chế độ, chính sách quản lý khác nhau dẫn đến tình
trạng rất khó đánh giá, xem xét, so sánh theo thời gian; mô hình và cơ chế quản lý
các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc cho đến nay vẫn chƣa định hình, liên
tục trong tình trạng đổi mới, sắp xếp lại và giờ đây là tái cơ cấu; cơ chế quản lý
trong các tổng công ty nhà nƣớc về cơ bản đã theo hƣớng quản lý công ty hiện đại
nhƣng chƣa minh bạch, còn quá nhiều đầu mối quản lý bên trên mà rất ít cơ quan
chịu trách nhiệm rõ ràng về kết quả hoạt động của các DN sử dụng vốn nhà nƣớc;
cơ chế kiểm soát nội bộ đã đƣợc thiết lập trong các tổng công ty nhƣng mới ở giai
đoạn bƣớc đầu, chất lƣợng hoạt động thấp; nhiều chính sách của chủ sở hữu nhà
nƣớc đối với DNNN còn chƣa thông thoáng, đặc biệt là các cơ quan quản lý hành
chính vẫn có quyền can thiệp vào hoạt động của các công ty nhà nƣớc, nhất là các
công tyTNHH một thành viên do nhà nƣớc sở hữu.
1.1.2. Đánh giá chung về các kết quả nghiên cứu.
Hầu hết các nghiên cứu trên đều thừa nhận vai trò quan trọng của Quản lý tài
chính trong doanh nghiệp nói chung và trong ngành điện nói riêng. Tuy nhiên, thực
trạng quản lý tài chính của các doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc tại Việt Nam nói
chung và của tổng công ty điện lực Hà Nội nói riêng vẫn chƣa có công trình nào
nghiên cứu. Chính vì thế học viên cho rằng việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết
8
và có tính mới và kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu ở trên có giá trị
tham khảo quý báu đối với học viên trong quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ này.
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong doanh nghiệp
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến quản lý tài chính trong doanh nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp
a) Đứng trên góc độ chung:
Tài chính bao gồm các hoạt động phân phối lần đầu và phân phối lại tổng sản
phẩm xã hội dƣới hình thức giá trị. Tổng sản phẩm xã hội đƣợc hiểu là toàn bộ các
sản phẩm do một nền kinh tế sản xuất ra và đƣợc thị trƣờng chấp nhận (tức là có thể
tiêu thụ trên thị trƣờng). Hoạt động phân phối giá trị các sản phẩm xã hội đƣợc thực
hiện dƣới hình thái tiền tệ, nói một cách rõ ràng hơn, hoạt động phân phối trong tài
chính là phân phối bằng tiền chứ không phải phân phối bằng hiện vật. Hoạt động tài
chính không chỉ liên quan đến việc hình thành các quỹ tiền tệ mà cả việc sử dụng
các quỹ tiền tệ đó một khi việc sử dụng đó lại dẫn đến việc hình thành một quỹ tiền
tệ khác. Ví dụ: Hoạt động trả lƣơng cho ngƣời lao động là một hoạt động tài chính
vì nó liên quan đến việc phân phối một phần giá trị các sản phẩm mà ngƣời lao
động đã tạo ra. Hoạt động trả lƣơng làm hình thành nên quỹ tiền tệ cho ngƣời lao
động. Nếu ngƣời lao động sử dụng toàn bộ quỹ tiền tệ này để tiêu dùng bằng cách
mua các hàng hoá hay dịch vụ mình cần thì hoạt động sử dụng quỹ tiền tệ đó không
đƣợc coi là hoạt động tài chính. Nhƣng nếu ngƣời lao động trích một phần quỹ tiền
tệ đó để tích lũy hoặc để trả nợ thì hành động này làm hình thành nên một quỹ tiền
tệ mới (quỹ tiền tệ để tích lũy hay quỹ tiền tệ để trả nợ) và do vậy là một hoạt động
tài chính. Ở đây, ngƣời lao động đã thực hiện việc "phân phối lại" quỹ tiền tệ của
mình và qua đó đã tạo ra một quỹ tiền tệ mới. Qua những phân tích nhƣ vậy, có thể
thấy: sự vận động của các luồng giá trị dưới hình thái tiền tệ giữa các quỹ tiền tệ do
kết quả của việc tạo lập và sử dụng các quỹ này nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu
hoặc tích lũy của các chủ thể kinh tế là biểu hiện bề ngoài của phạm trù tài chính.
Các quỹ tiền tệ nói trên còn đƣợc gọi là các nguồn tài chính vì chúng là cơ sở
hình thành và là đối tƣợng của các hoạt động tài chính. Trong thực tế, nguồn tài
chính có thể đƣợc gọi với các tên nhƣ vốn tiền tệ, vốn bằng tiền, tiền vốn hay trong
9
từng trƣờng cụ thể thì bằng các tên gọi riêng nhƣ vốn trong dân, vốn tín dụng, vốn
ngân sách... Nguồn tài chính không chỉ hình thành từ các quỹ tiền tệ mà còn từ
những tài sản hiện vật có khả năng chuyển hóa thành tiền tệ. Những tài sản này khi
cần có thể chuyển hóa thành tiền tệ để trở thành các nguồn tài chính. Ví dụ: nguồn
tài chính của một hộ gia đình không chỉ hình thành từ những quỹ tiền tệ mà hộ gia
đình này nắm giữ mà còn có thể hình thành từ các động sản và bất động sản của họ,
những tài sản mà khi cần họ có thể đem bán để làm tăng quỹ tiền tệ của mình. Xét
trên phạm vi quốc gia, nguồn tài chính hình thành không chỉ từ các quỹ tiền tệ trong
nƣớc mà còn từ các quỹ tiền tệ huy động từ nƣớc ngoài vào. Đặc biệt, nguồn tài
chính cũng không chỉ đƣợc hiểu là bao gồm các giá trị hiện tại mà cả những giá trị
có khả năng nhận đƣợc trong tƣơng lai. Đây là sự mở rộng rất quan trọng trong
quan niệm về nguồn tài chính vì nó mở rộng giới hạn về nguồn tài chính mà mỗi
chủ thể kinh tế nắm giữ. Một chủ thể kinh tế khi đƣa ra các quyết định sử dụng các
quỹ tiền tệ hiện tại không chỉ dựa trên nguồn tài chính mà họ hiện nắm giữ mà cả
những nguồn tài chính mà họ kỳ vọng sẽ có trong tƣơng lai. Trên cơ sở những phân
tích trên, có thể rút ra định nghĩa về tài chính nói chung nhƣ sau:
Tài chính là quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu
của các chủ thể kinh tế. Hoạt động tài chính luôn gắn liền với sự vận động độc lập
tương đối của các luồng giá trị dưới hình thái tiền tệ thông qua việc hình thành và
sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế.
b) Ở góc độ doanh nghiệp:
Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế,
là một phạm trù khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ.
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có
một lƣợng vốn tiền tệ nhất định, đó là một tiền đề cần thiết. Quá trình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng
các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, đã phát sinh các luồng tiền tệ
gắn liền với hoạt động đầu tƣ vào các hoạt động kinh doanh thƣờng xuyên của
doanh nghiệp, các luồng tiền tệ đó bao hàm các luồng tiền tệ đi vào và các luồng
10
tiền tệ đi ra khỏi doanh nghiệp, tạo thành sự vận động của các luồng tài chính của
doanh nghiệp.
Gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các vốn tiền tệ của doanh
nghiệp là các quan hệ kinh tế biểu hiện dƣới hình thức giá trị tức là các quan hệ tài
chính trong doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp, có những quan hệ tài chính sau:
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nƣớc, đƣợc thể hiện qua việc nhà nƣớc
cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động (đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc) và doanh
nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nƣớc nhƣ nộp các khoản thuế và
lệ phí v.v...
- Quan hệ giữa các doanh nghiệp đối với các chủ thể kinh tế khác nhƣ quan hệ
về mặt thanh toán trong việc vay và cho vay vốn, đầu tƣ vốn, mua hoặc bán tài sản,
vật tƣ, hàng hoá và các dịch vụ khác.
- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, đƣợc thể hiện trong doanh nghiệp thanh
toán tiền lƣơng, tiền công và thực hiện các khoản tiền thƣởng, tiền phạt với công
nhân viên của doanh nghiệp; quan hệ thanh toán giữa các bộ phận trong doanh
nghiệp, trong việc phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp; việc phân chia
lợi tức cho các cổ đông, việc hình thành các quỹ của doanh nghiệp...
Từ những vấn đề trên có thể rút ra:
Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền
tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các
mục tiêu của doanh nghiệp. Các hoạt động có liên quan đến việc tạo lập, phân phối
và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng
các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp.
Tổ chức tốt các mối quan hệ tài chính trên cũng nhằm đạt tới các mục tiêu hoạt
động của doanh nghiệp.
1.2.1.2. Khái niệm quản lý tài chính
Hoạt động quản lý tài chính tại doanh nghiệp nói chung và các Tổng công ty
Nhà nƣớc nói riêng phải dựa trên cơ chế quản lý tài chính đã đƣợc xác định. Trong
11
hệ thống quản lý, cơ chế vừa đƣợc hiểu theo nghĩa cấu trúc, đó là chủ thể quản lý và
đối tƣợng quản lý hình thành nên các cấp, các khâu trong hệ thống quản lý với các
thẩm quyền quản lý khác nhau, vừa là các phƣơng pháp, phƣơng tiện, nguyên tắc
vận hành hệ thống đến mục tiêu mong muốn.
Quản lý tài chính đƣợc hiểu một cách đơn giản là công tác quản lý các vấn
đề trong doanh nghiệp có liên quan đến việc tổ chức thực hiện các biện pháp đảm
bảo sự cân đối, hài hòa các mối quan hệ tài chính của doanh nghiệpnhằm đảm bảo
quá trình sản xuất kinh doanh của TCT Nhà nƣớc đạt năng suất, chất lƣợng và hiệu
quả ngày càng cao.
Quản lý tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đƣa ra các quyết định tài
chính, tổ chức và thực hiện các quyết định đó nhằm đạt đƣợc mục tiêu hoạt động tài
chính của doanh nghiệp, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, phát triển ổn định, không
ngừng gia tăng giá trị của doanh nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trƣờng.
Nhƣ vậy có thể thấy rằng quản lý tài chính doanh nghiệp là một quá trình, từ
việc phân tích tình hình của doanh nghiệp cũng nhƣ môi trƣờng hoạt động của
doanh nghiệp để đƣa ra các quyết định tài chính hợp lý, phù hợp với tình hình của
doanh nghiệp, cho đến việc đảm bảo các quyết định tài chính đƣợc thực hiện và phù
hợp với mục tiêu của hoạt động tài chính doanh nghiệpcũng nhƣ mục tiêu phát triển
chung của doanh nghiệp. Hiểu theo một cách đơn giản thì quản lý tài chính là việc
các nhà quản lý làm cách nào để huy động vốn nhanh và ổn định nhất, phân bổ và
sử dụng nguồn vốn ấy có hiệu quả nhất, đƣa lại lợi nhuận cao và ổn định cho doanh
nghiệp, đảm bảo cho hoạt động tài chính và hoạt động của doanh nghiệp phát triển
ổn định.
Nhƣ vậy, có thể hiểu quản lý tài chính doanh nghiệp là tổng thể các
phương pháp, công cụ và phương tiện phù hợp với quy định của pháp luật
hiện hành được các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và giới quản trị công ty
mẹ vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của doang nghiệp nhằm thực
hiện mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao.
12
QLTC doanh nghiệp, nếu hiểu theo nghĩa đầy đủ, bao hàm rất nhiều thành
tố. Để đơn giản, có thể tách QLTC ở doanh nghiệp thành hai phần cơ bản, dựa trên
hai giác độ tiếp cận khác nhau đối với quản lý tài chính ở tổng công ty, đó là giác
độ cơ chế quản lý tài chính từ cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc và giác độ cơ
chế quản lý trong nội bộ doanh nghiệp.
1.2.2. Mục tiêu và vai trò của quản lý tài chính trong doanh nghiệp
1.2.2.1. Mục tiêu của quản lý tài chính.
Hoạt động quản lý của doanh nghiệp bao gồm nhiều chức năng khác nhau nhƣ
quản lý nhân sự, quản lý marketting. Quản lý tài chính là một trong các chức năng đó.
Bên cạnh yêu cầu thực hiện mục tiêu chiến lƣợc chung của toàn doanh nghiệp, quản lý
tài chính có chức năng và mục tiêu riêng của mình. Có nhiều quan điểm khác nhau về
mục tiêu của quản lý tài chính doanh nghiệp. Lợi nhuận thƣờng đƣợc đặt lên hàng đầu,
quản lý tài chính doanh nghiệp thƣờng phấn đấu sao cho đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất
cho doanh nghiệp. Nếu lấy lợi nhuận làm thƣớc đo mục tiêu của quản lý tài chính thì
các quyết định sẽ thiên về xu hƣớng sao cho đạt đƣợc lợi nhuận tối đa. Xu hƣớng này
dƣờng nhƣ rất hợp lý nhƣng nếu xem tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu trọng yếu của
quản lý tài chính doanh nghiệp thì sẽ có những nhƣợc điểm sau:
- Thay đổi của lợi nhuận thƣờng gắn liền với thay đổi về mức độ rủi ro.
- Tối đa hoá lợi nhuận chƣa phản ánh đƣợc lợi ích gắn liền với yếu tố thời
gian, tại các thời điểm khác nhau thì lợi ích cũng sẽ khác nhau nếu xem xét nhân tố
giá trị thời gian của các khoản đầu tƣ. Trong nền kinh tế thị trƣờng, mối quan tâm
lớn nhất về mặt tài chính của các chủ sở hữu chính là giá trị tài sản đầu tƣ trong các
doanh nghiệp mà giá trị đầu tƣ của chủ sở hữu trong các doanh nghiệp đƣợc đánh
giá thông qua thị trƣờng. Mục tiêu chung nhất cho quản lý tài chính có lẽ là tối đa
hoá giá trị của chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Nếu xét về mục tiêu, QLTC có thể đƣợc sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ
Nhà nƣớc giao, bảo toàn vốn và tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao sức cạnh tranh của
tổng công ty, chăm lo đời sống ngƣời lao động trong tổng công ty và thực thi trách
nhiệm xã hội.
13
Trên giác độ quản lý của cơ quan nhà nƣớc đại diện cho chủ sở hữu nhà
nƣớc, các phƣơng pháp, phƣơng tiện quản lý tài chính đƣợc thể chế hóa dƣới dạng
các quyết định về các vấn đề quan trọng nhất thuộc quyền của chủ sở hữu ghi trong
điều lệ tổng công ty và cơ chế bổ nhiệm, kiểm soát NĐD sở hữu nhà nƣớc tại tổng
công ty.
Trên giác độ quản lý tài chính nội bộ tổng công ty, bộ máy quản trị tổng công ty
thực hiện chức năng quản lý tài chính của mình thông qua việc ra các quyết định tài
chính thuộc thẩm quyền nhƣ huy động vốn, sử dụng vốn, đầu tƣ mới, cơ cấu lại vốn,
phân phối thu nhập...của doanh nghiệp. Để thực hiện các nghiệp vụ này, các tổng công
ty sử dụng những phƣơng thức, công cụ và tuân thủ những nguyên tắc quản lý phù hợp
với luật pháp, KTTT và điều lệ của từng công ty mẹ.
1.2.2.2. Vai trò của quản lý tài chính trong doanh nghiệp
Quản lý tài chính luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý
của doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong
quá trình kinh doanh. Đặc biệt trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, trong điều
kiện cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, quản lý tài chính
trong doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bất kỳ ai liên kết, hợp tác
với doanh nghiệpcũng sẽ đƣợc hƣởng lợi nếu nhƣ quản lý tài chính của doanh
nghiệp có hiệu quả, ngƣợc lại, họ sẽ bị thua thiệt khi quản lý tài chính kém hiệu
quả.
Quản lý tài chính trong doanh nghiệp là sự tác động của nhà quản lý tới các
hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nó đƣợc thực hiện thông qua một cơ chế
quản lý tài chính doanh nghiệp. Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp đƣợc hiểu là
một tổng thể các phƣơng pháp, các hình thức và công cụ đƣợc vận dụng để quản lý
các hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt
đƣợc những mục tiêu nhất định.
Nội dung chủ yếu của cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp bao gồm: Cơ
chế quản lý tài sản, cơ chế huy động vốn, cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi
nhuận, cơ chế kiểm soát tài chính của doanh nghiệp.
14
Trong các quyết định của doanh nghiệp, vấn đề cần đƣợc quan tâm giải quyết
không chỉ là lợi ích của cổ đông và nhà quản lý mà còn cả lợi ích của ngƣời làm công,
khách hàng, nhà cung cấp và chính phủ. Đó là nhóm ngƣời có nhu cầu tiềm năng về
các dòng tiền của doanh nghiệp. Giải quyết vấn đề này liên quan tới các quyết định đối
với các bộ phận trong doanh nghiệp và các quyết định giữa doanh nghiệp với các đối
tác ngoài doanh nghiệp. Do vậy, nhà quản lý tài chính, mặc dù có trách nhiệm nặng nề
về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp vẫn phải lƣu ý đến sự nhìn nhận, đánh giá của
ngƣời ngoài doanh nghiệp nhƣ cổ đông, chủ nợ, khách hàng, nhà nƣớc,…
Do quản lý tài chính có thể đƣợc nhìn nhận trên giác độ của nhà quản lý bên
ngoài đối với doanh nghiệp và trên giác độ của nhà quản lý trong doanh nghiệp nên
có hai cách tiếp cận về cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp: cơ chế quản lý tài
chính ngoài và cơ chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp.
Quản lý tài chính là một hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với mọi hoạt động
khác của doanh nghiệp. Quản lý tài chính tốt có thể khắc phục đƣợc những khiếm
khuyết trong các lĩnh vực khác. Một quyết định tài chính không đƣợc cân nhắc,
hoạch định kỹ lƣỡng có thể gây nên tổn thất khôn lƣờng cho doanh nghiệp và cho
nền kinh tế.
1.2.3. Nội dung của quản lý tài chính trong doanh nghiệp
Quản lý tài chính trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung chính sau đây:
1.2.3.1 Hoạch định tài chính.
Một trong những chức năng quan trọng của hoạt động quản lý tài chính là hoạch
định. Hoạch định là tiến trình mà nhà quản lý xác định các mục tiêu cần đạt đƣợc của
tổ chức và vạch ra cách thức mà tổ chức đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra. Hoạt động tài
chính cũng nhƣ mọi hoạt động khác của doanh nghiệp và nó rất cần phải đƣợc bắt đầu
bằng kế hoạch tài chính. Hoạch định tài chính là tiến trình mà nhà quản trị tài chính dự
báo các dòng tiền xuất hiện trong tƣơng lai của doanh nghiệp, bao gồm những dòng
tiền vào làm tăng lƣợng tiền, tăng vốn chủ sở hữu và những dòng tiền ra liên quan đến
hoạt động làm giảm lƣợng tiền, đầu tƣ và những hoạt động làm tăng tài sản.
Tùy theo thời hạn xuất hiện dòng tiền mà hoạch định tài chính có các loại kế
hoạch sau:
15
Kế hoạch tài chính ngắn hạn: có thời hạn từ một năm trở xuống – nó đƣợc
xem là tiến trình dự toán hệ thống các ngân sách nhƣ: ngân sách bán hàng; ngân
sách sản xuất; ngân sách trang bị; ngân sách mua sắm; ngân sách tài chính… Các
ngân sách trên có một đặc trƣng chung bao gồm các dòng tiền ra tức là giảm lƣợng
tiền và dòng tiền vào làm tăng lƣợng tiền. Các ngân sách này đƣợc tổng hợp thành
ngân sách ngân quỹ.
Kế hoạch tài chính dài hạn: dự kiến những dòng tiền dài hạn nhƣ đầu tƣ dài
hạn để mua sắm máy móc thiết bị, đầu tƣ vào thƣơng hiệu, đầu tƣ tài chính; và dĩ
nhiên nó phải tính đến các nguồn tài trợ dài hạn nhƣ nguồn tài trợ từ trong doanh
nghiệp nhƣ quỹ khấu hao, lợi nhuận để lại và các nguồn tài trợ bên ngoài nhƣ phát
hành cổ phiếu mới, huy động thêm nợ dài hạn… Loại kế hoạch này ngƣời ta còn gọi
là kế hoạch đầu tƣ và tài trợ.
Giữa hai loại kế hoạch trên có mối quan hệ mật thiết với nhau: Kế hoạch đầu
tƣ tài trợ nhằm bảo đảm thực hiện các chiến lƣợc của tổ chức, tạo lập các định
hƣớng chính cho hoạt động tài chính. Còn trái lại kế hoạch tài chính ngắn hạn lại
mang tính tác nghiệp, thể hiện một cách cụ thể các hoạt động tài chính trong một
năm tới của doanh nghiệp. Kế hoạch tài chính ngắn hạn mô tả một cách chi tiết kế
hoạch tài chính dài hạn trong năm tới.
Hoạch định tài chính có vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp:
- Thứ nhất nó bảo đảm điều kiện về tài chính một cách chủ động cho các kế
hoạch khác tiến hành. Các kế hoạch khác nhƣ kế hoạch tiếp thị, quảng bá;
kế hoạch sản xuất, các chƣơng trình cải tiến phải đƣợc thực thi thông qua việc phân
bổ nguồn lực tài chính.
- Thứ hai các kế hoạch khác có thể đƣợc đánh giá và đó lƣờng mức độ hữu
hiệu của nó thông qua kế hoạch tài chính.
1.2.2.2 Triển khai thực hiện kế hoạch
Quản lý tài chính phải đồng thời thực hiện các nội dung khác nhau nhƣ quản
lý doanh thu, quản lý các khoản chi phí theo đúng chế độ, tìm nguồn vốn và đầu tƣ
sao cho có hiệu quả. Các nội dung cụ thể của hoạt động tài chính thì rất nhiều,
nhƣng trong phạm vi luận văn này học viên xin đề cập các vấn đề chính sau:
16
a) Quản lý doanh thu.
Căn cứ vào nguồn hình thành, doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: Doanh
thu từ hoạt động kinh doanh thông thƣờng và doanh thu từ hoạt động tài chính.
- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh thông thƣờng là toàn bộ số tiền phải thu
phát sinh trong kỳ từ việc bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ của công ty.
Đối với công ty thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh thu bao gồm
cả các khoản trợ cấp của Nhà nƣớc cho công ty khi công ty thực hiện cung cấp sản
phẩm, dịch vụ theo nhiệm vụ Nhà nƣớc giao mà thu không đủ bù đắp chi.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm các khoản thu phát sinh từ tiền
bản quyền, cho các bên khác sử dụng tài sản công ty, tiền lãi từ việc cho vay vốn,
lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi cho thuê tài chính; chênh lệch lãi do
bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ; chênh lệch lãi chuyển nhƣợng vốn và lợi
nhuận đƣợc chia từ việc đầu tƣ ra ngoài công ty.
- Doanh thu khác gồm các khoản thu từ việc thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ,
thu tiền bảo hiểm đƣợc bồi thƣờng các khoản nợ phải trả nay mất chủ đƣợc ghi tăng
thu nhập, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng…”
Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của
doanh nghiệp, đặc biệt là doanh thu từ hoạt động kinh doanh, nó đảm bảo trang trải các
chi phí, thực hiện tái sản xuất, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc. Doanh thu bán hàng
thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền về tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho khách
hàng, sản phẩm đƣợc coi là kết thúc quá trình tiêu thụ khi đơn vị mua chấp nhận trả tiền.
Đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, nội dung xác định doanh thu khác nhau.
b) Quản lý chi phí.
Chi phí của Công ty mẹ bao gồm chi phí hoạt động SXKD, chi phí khác của
văn phòng công ty mẹ, chi phí của đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp
thuộc công ty mẹ. Việc quản lý chi phí của công ty mẹ thực hiện theo quy định nhƣ sau:
TGĐ công ty mẹ xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với đặc điểm kinh tế
- kỹ thuật, ngành, nghề kinh doanh, mô hình tổ chức quản lý, trình độ trang bị để làm căn
17
cứ điều hành sản xuất và quản lý chi phí của công ty trình HĐTV phê duyệt. công ty mẹ
phải xây dựng định mức lao động, xây dựng quỹ tiền lƣơng trình HĐTV phê duyệt.
c) Huy động vốn
Theo nguyên tắc thị trƣờng, vốn của một công ty có thể đƣợc hình thành từ
các nguồn:
- Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn điều lệ do các thành viên sáng lập góp khi
thành lập công ty, sau đó, tùy theo nhu cầu của công ty, theo quyết định của những
ngƣời góp vốn, chủ sở hữu cũ có thể bổ sung thêm vốn hoặc công ty có thể phát
hành cổ phiếu mới nếu là công tyCP. Hiện nay, đa phần các công ty mẹ của Tổng
công ty Nhà nƣớc ở Việt Nam đều là công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà
nƣớc nên không có quyền phát hành cổ phiếu. Theo NĐ 91/2015/NĐ-CP ngày 13
tháng 10 năm 2015, Nhà nƣớc chỉ bổ sung vốn cho công ty mẹ tổng công ty nếu
chƣa đủ vốn điều lệ. Vốn tự có do công ty mẹ tích lũy từ lợi nhuận để lại qua các
năm (còn gọi là nguồn vốn tự bổ sung) về nguyên tắc cũng thuộc sở hữu nhà nƣớc.
- Vốn vay: công ty mẹ của Tổng công ty Nhà nƣớc ở Việt Nam đƣợc quyền
vay vốn của các tổ chức tài chính và phát hành trái phiếu, vay vốn của tổ chức tín
dụng và các tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ chức ngoài DN, vay vốn của
ngƣời lao động và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, công ty mẹ chỉ đƣợc quyền quyết định vay dƣới hạn mức nhất định đƣợc
Chính phủ quy định theo ngành nghề kinh doanh và quy mô của công ty mẹ. Các dự
án vay vốn trên hạn mức quy định phải đƣợc sự phê chuẩn của cơ quan chủ quản
cấp trên. Chính sách huy động vốn của tổng công ty phải chấp hành các quy định về
quy chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó còn có các nội dung khác nữa
nhƣ: Điều hoà vốn; Kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động tài chính.
d) Quản lý tài sản
Bộ phận quan trọng nhất trong các tƣ liệu lao động sử dụng trong quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tài sản cố định. Đó là những tƣ liệu lao
động chủ yếu đƣợc sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất
kinh doanh nhƣ máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải, các công trình kiến
trúc…Nội dung quản lý tài sản cố định bao gồm:
18
Quản lý đầu tư vào TSCĐ.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay, sản xuất và tiêu thụ chịu
sự tác động nghiệt ngã của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Do vậy, vấn đề
đặt ra cho các doanh nghiệp khi tiến hành việc đầu tƣ TSCĐ là phải tiến hành tự
thẩm định tức là sẽ so sánh giữa chi tiêu và lợi ích, tính toán một số chỉ tiêu ra quyết
định đầu tƣ nhƣ NPV, IRR… để lựa chọn phƣơng án tối ƣu. Nhìn chung, đây là nội
dung quan trọng trong công tác quản lý sử dụng TSCĐ vì nó là công tác khởi đầu
khi TSCĐ đƣợc sử dụng tại doanh nghiệp. Những quyết định ban đầu có đúng đắn
thì sẽ góp phần bảo toàn vốn cố định. Nếu công tác quản lý này không tốt, không có
sự phân tích kỹ lƣỡng trong việc lựa chọn phƣơng án đầu tƣ xây dựng mua sắm sẽ
làm cho TSCĐ không phát huy đƣợc tác dụng để phục vụ quá trình sản xuất kinh
doanh có hiệu quả và nhƣ vậy việc thu hồi toàn bộ vốn đầu tƣ là điều không thể.
Quản lý sử dụng, giữ gìn và sửa chữa TSCĐ.
Trong quá trình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, các bộ phận chi tiết, các
phụ tùng... bị hƣ hỏng hoặc hao mòn hoặc xảy ra những tình trạng không bình
thƣờng nhƣ nhờn ốc, vỡ van... Ngoài việc phải giữ gìn, lau dầu, ... doanh nghiệp
phải tiến hành bảo dƣỡng, sửa chữa nhằm đảm bảo năng lực sản xuất bình thƣờng
của TSCĐ. Nhƣ vậy, việc giữ gìn và sửa chữa TSCĐ là một biện pháp quan trọng
để sử dụng TSCĐ có hiệu quả. Giữ gìn và sửa chữa TSCĐ nhất là sửa chữa TSCĐ
phải đƣợc tiến hành có kế hoạch. Việc sửa chữa TSCĐ nói chung chia ra làm sửa
chữa lớn và sửa chữa thƣờng xuyên. Trong khi sửa chữa phải thay đổi phần lớn phụ
tùng của TSCĐ, thay đổi hoặc sửa chữa bộ phận chủ yếu của TSCĐ nhƣ thân máy,
giá máy, phụ tùng lớn... Việc sửa chữa nhƣ vậy đều thuộc phạm vi của sửa chữa
lớn.
Sửa chữa thƣờng xuyên là sửa chữa có tính chất hàng ngày để giữ gìn công
suất sử dụng đều đặn của TSCĐ. Ví dụ nhƣ thay đổi lẻ tẻ những chi tiết đã bị hao
mòn ở những thời kỳ khác nhau.
Quản lý KHTSCĐ trong doanh nghiệp.
19
Khi sử dụng TSCĐ, doanh nghiệp cần quản lý khấu hao một cách chặt chẽ vì
có nhƣ vậy mới có thể thu hồi đƣợc vốn đầu tƣ ban đầu. Các doanh nghiệp thƣờng
thực hiện việc lập kế hoạch KBTSCĐ hàng năm. Thông qua kế hoạch khấu hao,
doanh nghiệp có thể thấy nhu cầu tăng giảm vốn cố định trong năm kế hoạch, khả
năng tài chính để đáp ứng nhu cầu đó. Vì kế hoạch khấu hao là một căn cứ quan
trọng để doanh nghiệp xem xét, lựa chọn quyết định đầu tƣ đổi mới TSCĐ trong
tƣơng lai.
Quản lý công tác kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ
Trong doanh nghiệp, việc kiểm kê tài sản nói chung và TSCĐ nói riêng là
công tác quan trọng trong việc quản lý sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp . Căn cứ
vào tài liệu của đợt kiểm kê để có tài liệu đối chiếu giữa số thực tế với số trên sổ
sách, qua đó xác định nguyên nhân gây ra số chênh lệch, xác định ngƣời có trách
nhiệm về tình hình mất mát, hƣ hỏng... cũng nhƣ phát hiện những đơn vị, cá nhân
giữ gìn, sử dụng tốt TSCĐ, đồng thời báo cáo lên cấp trên về tình hình đã phát hiện
ra để có những kiến nghị và giải quyết nhất là đối với trƣờng hợp thừa TSCĐ.
Nhƣ vậy, thông qua công tác kiểm kê TSCĐ đã giúp cung cấp số liệu về
chủng loại của TSCĐ vừa tạo điều kiện để nắm vững tình hình chất lƣợng chung
trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể để tiến hành việc
kiểm kê hàng năm. Bởi vì nhiều kết quả của việc kiểm tra vào lúc này cho phép
doanh nghiệp có tài liệu chính xác trong việc lập ra kế hoạch năm tới.
Quản lý tiền lương
Nội dung quản lý tiền lƣơng, tiền thƣởng bao gồm:
Xây dựng hệ thống thang lƣơng bảng lƣơng
Việc xây dựng thang lƣơng, bảng lƣơng đƣợc xác định theo các bƣớc: Phân
tích công việc; Đánh giá giá trị công việc; Phân định vị trí công việc; Thiết lập
thang lƣơng, bảng lƣơng cho từng vị trí công việc. Thiết lập thang lƣơng bảng
20
lƣơng trên cơ sở các thông tin thu thập đƣợc và các yếu tố ảnh hƣởng đã xem xét,
việc thiết lập thang lƣơng, bảng lƣơng đƣợc tiến hành theo trình tự sau:
- Xác định các ngạch lƣơng trong doanh nghiệp thông qua việc lấy thông tin
từ khâu phân ngạch công việc.
- Xác định số bậc lƣơng trong mỗi ngạch căn cứ vào việc tính các điểm ƣu
thế theo kết quả làm việc và xem xét mức độ phức tạp cần có đối với thang lƣơng,
bảng lƣơng.
- Quy định mức lƣơng theo ngạch và theo bậc.
Lập kế hoạch quỹ lƣơng
Quỹ lƣơng kế hoạch là tổng số tiền lƣơng dự tính theo cấp bậc mà doanh
nghiệp, cơ quan dùng để trả lƣơng cho công nhân viên chức theo số lƣợng và chất
lƣợng lao động khi họ hoàn thành kế hoạch sản xuất trong điều kiện bình thƣờng.
Quỹ tiền lƣơng kế hoạch là cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lƣơng.
Quỹ tiền lƣơng báo cáo là tổng số tiền thực tế đã chi, trong đó có những
khoản không đƣợc lập trong kế hoạch nhƣng phải chi cho những thiếu sót trong tổ
chức sản xuất, tổ chức lao động hoặc do điều kiện sản xuất không bình thƣờng mà
khi lập kế hoạch chƣa tính đến.
Xây dựng đơn giá tiền lương
Việc xác định đơn giá tiền lƣơng đƣợc tiến hành theo các bƣớc:
- Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá, doanh nghiệp có
thể chọn chỉ tiêu tổng sản phẩm, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận...
- Xác định tổng quỹ lƣơng kế hoạch.
- Xây dựng đơn giá tiền lƣơng
Xây dựng các hình thức trả lương
21
Các hình thức trả lƣơng đƣợc thực hiện thông qua các chế độ tiền lƣơng.
Hiện nay ở nƣớc ta có 2 loại chế độ tiền lƣơng là chế độ tiền lƣơng cấp bậc và chế
độ tiền lƣơng chức vụ. Chế độ tiền lƣơng cấp bậc là quy định của Nhà nƣớc mà
doanh nghiệp áp dụng trả cho ngƣời lao động theo chất lƣợng và điều kiện lao động
khi họ hoàn thành một công việc nào đó. Trong chế độ tiền lƣơng cấp bậc bao gồm
thang lƣơng, bảng lƣơng, hệ số lƣơng và mức lƣơng. Chế độ trả lƣơng theo chức vụ
là những quy định của Nhà nƣớc áp dụng để trả lƣơng cho cán bộ và nhân viên
thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Dựa trên những chế độ trả lƣơng đó có các
hình thức trả lƣơng nhƣ: Hình thức trả lƣơng theo thời gian; Hình thức trả lƣơng
theo sản phẩm
Tiền thưởng:
Tiền thƣởng thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lƣơng, là một trong
những biện pháp khuyến khích ngƣời lao động tích cực và hoàn thành tốt công việc.
Có nhiều hình thức thƣởng nhƣng thông thƣờng ngƣời ta áp dụng các hình thức sau:
thƣởng hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức kế hoạch sản xuất, thƣởng tiết kiệm
nguyên nhiên vật liệu, thƣởng những sáng kiến cải tiến kỹ thuật…
1.2.2.3 Kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính
Kiểm tra, giám sát là việc của cán bộ quản lý nhằm đảm bảo mọi công việc
đƣợc vận hành theo kế hoạch đã định ra. Việc thực hiện kế hoạch không phải bao giờ
cũng đúng nhƣ dự kiến, do vậy đòi hỏi phải có sự thanh tra, kiểm tra thƣờng xuyên để
phát hiện sai sót và kịp thời sửa chữa để công tác QLTC đi vào nề nếp. Việc thanh tra,
kiểm tra giúp đơn vị nắm đƣợc tình hình QLTC nhằm đảm bảo hoạt động.
Việc kiểm tra, giám sát cho phép chủ động ngăn ngừa các hiện tƣợng tiêu
cực về tài chính trong hoạt động thu chi tài chính của Doanh nghiệp. Đồng thời phát
hiện, ngăn chặn những hành vi sai trái, tiêu cực trong QLTC cho nên cần thực hiện
công tác kiểm tra, giám sát một cách thƣờng xuyên nhằm giúp cho doanh nghiệp và
sử dụng các nguồn tài chính hợp lý, hiệu quả. Kiểm tra, giám sát cũng là cơ sở để
nhà quản lý nắm đƣợc việc lập kế hoạch có đúng với mục tiêu chiến lƣợc mà doanh
nghiệp đã đề ra không.
22
Cùng với việc kiểm tra, công tác đánh giá rất đƣợc coi trọng trong quá trình
QLTC. Đánh giá để xem việc gì đạt hiệu quả để tiếp tục duy trì phát huy, việc gì
không đạt gây thất thoát, lãng phí để có biện pháp ngăn chặn kịp thời cũng nhƣ rút
kinh nghiệm quản lý.
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tài chính
•Đối với việc lập kế hoạch tài chính
Lập kế hoạch tài chính cần phải theo sát mục tiêu chiến lƣợc phát triển của tổ
chức, đồng thời phải căn cứ vào tình hình thực tế của tổ chức.
Lập kế hoạch tài chính các nguồn kinh phí của doanh nghiệp thông qua các
nghiệp vụ tài chính để cụ thể hóa định hƣớng phát triển, kế hoạch hoạt động trong
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, trên cơ sở tăng nguồn thu hợp pháp và vững chắc,
đảm bảo đƣợc hoạt động, thƣờng xuyên của doanh nghiệp, đồng thời từng bƣớc
củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất của doanh nghiệp, tập trung đầu tƣ đúng mục
tiêu ƣu tiên nhằm đạt kết quả cao, hạn chế tối đa lãng phí và tiêu cực. Do vậy, để
đánh giá việc lập kế hoạch tài chính, cần phải căn cứ vào các tiêu chí sau:
- Thứ nhất là phải bám sát vào phƣơng hƣớng nhiệm vụ, mục tiêu chiến lƣợc
phát triển và tình hình thực tế của tổ chức,
- Thứ hai, phải phản ánh đầy đủ chính xác các khoản thu chi dự kiến theo
đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức phải theo từng lĩnh vực thu chi.
- Thứ ba, phải đảm bảo nguyên tắc cân đối, chi phải có nguồn đảm bảo, phải
tuân thủ theo đúng chế độ, chính sách quy định hiện hành của Nhà nƣớc.
-Thứ tƣ, phải đúng theo nội dung, biểu mẫu quy định, đúng thời hạn, phải
thể hiện đầy đủ các khoản thu chi theo quy định Nhà nƣớc và hƣớng dẫn của Bộ tài
chính, gửi kịp thời cho các Bộ ngành xét duyệt – kế hoạch tài chính đƣợc lập phải
kèm theo các báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán.
• Đối với công tác triển khai thực hiện kế hoạch
Triển khai kế hoạch là khâu quan trọng trong quá trình QLTC. Thực hiện kế
hoạch tài chính đúng đắn là tiền đề quan trọng để thực hiện các chỉ tiêu phát triển
bệnh viện. Do đó, đánh giá công tác triển khai thực tế dự đoán tài chính của doanh
nghiệp cần phải theo các tiêu chí sau:
23
Trƣớc hết, phải theo đúng dự toán đã đƣợc phê duyệt, theo đúng kế hoạch và
đúng quy định.
Thứ hai, phải đảm bảo phân phối, cấp phát, sử dụng nguồn kinh phí hợp lý,
tiết kiệm và hiệu quả.
Thứ ba, phải đảm bảo khai thác tối đa các nguồn thu, tránh thất thoát và sử
dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn kinh phí.
Thứ tƣ, phải đảm bảo giải quyết linh hoạt về kinh phí. Do kinh phí hạn hẹp
và sự hạn chế giữa thực tế diễn ra trong quá trình chấp hành dự toán với kế hoạch
đòi hỏi có sự quản lý linh hoạt. Nguyên tắc chung là chi theo kế hoạch, nhƣng nếu
không có kế hoạch mà cần có các khoản chi khẩn cấp thì phải có quyết định kịp
thời, đồng thời có thứ tự ƣu tiên các khoản chi.
•Đối với hoạt động kiểm tra, giám sát công tác QLTC
Kiểm tra giám sát công tác QLTC của doanh nghiệp là hoạt động quan trọng,
giúp cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng các nguồn tài chính hợp lý, hiệu quả. Do
vậy, đánh giá hoạt động này cần dựa trên các tiêu chí sau:
-Hoạt động kiểm tra, giám sát đƣợc tiến hành thƣờng xuyên nhằm phát hiện
những sai sót để tiến hành xử lý, khắc phục kịp thời.
-Việc kiểm tra, giám sát phải đảm bảo ngăn ngừa các hiện tƣợng tiêu cực
trong hoạt động thu chi tài chính.
1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý tài chính của Tổng công ty
Nhà nƣớc
Ở Việt Nam thuật ngữ “Tổng công ty Nhà nƣớc” mang tính pháp lý, hành
chính hơn là một phạm trù khoa học. Chính vì thế, tùy theo yêu cầu đổi mới, cải
cách DNNN ở các thời kỳ khác nhau mà thuật ngữ này mang các nội dung khác
nhau. Vào thời kỳ đầu cải cách, đổi mới, sắp xếp lại DNNN, TCT nhà nƣớc là kết
quả của quá trình chuyển đổi các Liên hiệp xí nghiệp, TCT hoạt động trong cơ chế
cũ sang mô hình tổ chức quản lý mới theo tinh thần các Quyết định 90, 91CP của
Chính phủ (ngày 07/03/1994), trong đó TCT 91 trực thuộc Thủ tƣớng chính phủ,
TCT 90 trực thuộc các bộ và ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành.
24
1.3.1 Nhóm yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô
Một là, khung khổ thể chế pháp luật chế định hành vi của DN. Khung khổ
thể chế pháp luật liên quan đến hành vi của DN trong KTTT rất đa dạng, từ các quy
định chung nhất trong Hiến pháp, các đạo luật chung nhƣ luật lao động, luật thƣơng
mại, luật đầu tƣ, luật thuế, luật đất đai, đến các luật chuyên ngành xây dựng, ngân
hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục,…
Các quy định pháp luật tạo ra một môi trƣờng ảnh hƣởng đến cơ chế quản lý tài
chính (CCQLTC) của các Tổng công ty Nhà nƣớc trên các mặt: độ an toàn và rủi ro
trong huy động vốn, đầu tƣ; chi phí vận hành CCQLTC, nhất là chi phí liên quan đến
quản lý thuế, quản lý xuất, nhập khẩu, chi phí tiền lƣơng, chi phí xử lý chất thải, chi phí
báo cáo,..; quyền tự chủ tài chính của tổng công ty. Hơn nữa, CCQLTC ở các Tổng
công ty Nhà nƣớc còn chịu ảnh hƣởng của chính sách tài khóa quốc gia, ảnh hƣởng đến
các quyết định thu gọn hay mở rộng phạm vi hoạt động của Tổng công ty Nhà nƣớc.
Hai là, biến động của thị trƣờng ngành cũng nhƣ biến động của nền kinh tế
quốc gia và quốc tế. Hiệu quả vận hành CCQLTC của các Tổng công ty Nhà nƣớc
phụ thuộc rất lớn vào biến động của thị trƣờng, thể hiện rõ nhất là biến động của thị
trƣờng ngành, thị trƣờng tài chính và chu kỳ kinh doanh.
Mặc dù có quy mô lớn, nhƣng các Tổng công ty Nhà nƣớc thƣờng xuyên
phải huy động vốn trên thị trƣờng tài chính. Những biến động không lƣờng trƣớc
của thị trƣờng tài chính đi theo chu kỳ kinh doanh đã ảnh hƣởng tai hại đến các dự
án đầu tƣ, thu nợ và bán hàng của Tổng công ty Nhà nƣớc. Vì thế, hoàn toàn không
do lỗi của Tổng công ty Nhà nƣớc, vào giai đoạn thị trƣờng khó khăn, CCQLTC
thƣờng khó vận hành xuôn sẻ, thậm chí còn phải áp dụng các biện pháp phá lệ để
tránh rơi vào nợ nần, phá sản ngoài ý muốn.
Đặc biệt một số thị trƣờng ngành mang sẵn các yếu tố không hoàn hảo nhƣ
thị trƣờng đất đai, bất động sản, thị trƣờng lao động, bảo hiểm, nông sản, sản xuất
nguyên vạt liệu, máy móc …thƣờng chịu tác động rất lớn của chu kỳ kinh doanh và
các DN kinh doanh trong lĩnh vực này phải đối phó với các cú sốc sụt giảm giá do
giảm cầu rất tai hại.
25
Ngày nay, để có thể đối phó với các biến động của thị trƣờng, các DN nói
chung, Tổng công ty Nhà nƣớc nói riêng thƣờng sử dụng các biện pháp phòng ngừa
rủi ro nhƣ trích lập quỹ dự phòng, mua bảo hiểm, đầu tƣ theo danh mục dự án có
tính san xẻ rủi ro…
Ba là, sự thay đổi mục tiêu, chính sách điều hành kinh tế của nhà nƣớc. Với
đặc trƣng là công cụ trong tay Nhà nƣớc nên các Tổng công ty Nhà nƣớc có thể bị
ảnh hƣởng trực tiếp bởi sự thay đổi trong mục tiêu, chính sách điều hành kinh tế của
Nhà nƣớc. Có hai chiều hƣớng của sự thay đổi: Một là mở rộng khu vực công; hai
là nhanh chóng thu hẹp khu vực công.
Với chính sách mở rộng khu vực công, các tổng công ty thƣờng đƣợc ƣu tiên
cấp vốn đầu tƣ, đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi nhƣ chỉ định thầu, tham gia các
dự án đầu tƣ lớn của nhà nƣớc, hỗ trợ tài chính khi gặp khó khăn. Khi đó CCQLTC
ở Tổng công ty Nhà nƣớc dễ dàng triển khai và thích nghi hơn.
Ngƣợc lại, ở các thời kỳ thu hẹp quy mô khu vực công, Nhà nƣớc thƣờng thi
hành chính sách ngân sách cứng, hạn chế đầu tƣ mới, xiết chặt các yêu cầu về lợi
nhuận, không khoan dung với các quyết định sai lầm của giới quản lý tổng công
ty…Khi đó CCQLTC ở tổng công ty sẽ vận hành khó khăn.
Bốn là, trình độ phát triển của thị trƣờng tài chính trong nƣớc. CCQLTC ở
Tổng công ty Nhà nƣớc sử dụng nhiều công cụ của thị trƣờng tài chính để huy động
vốn và đầu tƣ. Nếu trình độ phát triển của thị trƣờng tài chính khá cao, xuất hiện
nhiều công cụ tài chính cho phép đầu tƣ linh hoạt thì Tổng công ty Nhà nƣớc có thể
sử dụng các công cụ này nhằm nâng cao khả năng sinh lợi cho vốn kinh doanh của
tổng công ty. Nếu thị trƣờng tài chính chƣa phát triển, thiếu vắng nhiều công cụ tài
chính phái sinh thì Tổng công ty Nhà nƣớc khó có thể sử dụng các đòn bẩy thị
trƣờng để tối đa hóa lợi nhuận.
Tuy nhiên, có một quan điểm đáng lƣu ý là các Tổng công ty Nhà nƣớc
không phải là công cụ để nhà nƣớc làm giàu trên thị trƣờng chứng khoán theo kiểu
đa dạng hóa và quản lý danh mục đầu tƣ. Vì thế, Nhà nƣớc đã có quy định hạn chế
các Tổng công ty Nhà nƣớc không phải là tổ chức tài chính kinh doanh trên thị
trƣờng chứng khoán. Ngoài ra trình độ tổ chức trên thị trƣờng tài chính, mức độ
26
minh bạch hóa thông tin cũng ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả vận hành CCQLTC tại
các Tổng công ty Nhà nƣớc.
Năm là, đối thủ cạnh tranh. Trên thị trƣờng Tổng công ty Nhà nƣớc phải đối
mặt với các đối thủ cạnh tranh khác. Sức ép cạnh tranh có ƣu điểm là buộc Tổng
công ty Nhà nƣớc phải có CCQLTC lành mạnh mới có thể trụ vững và chiến thắng
đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, do có bất lợi thế là chế độ ủy quyền nhiều cấp, công
chức đƣợc ủy quyền quản lý Tổng công ty Nhà nƣớc không có động lực mạnh mẽ
hƣớng đến lợi nhuận nên Tổng công ty Nhà nƣớc thƣờng kém năng động, linh hoạt
hơn đối thủ tƣ nhân. Hơn nữa, cơ chế quản lý tài chính công đòi hỏi cá nhân tham
gia quản lý tài chính ở các Tổng công ty Nhà nƣớc phải chịu sự kiểm soát từ phía
nhà nƣớc nên các quyết định thƣờng có xu hƣớng làm vừa lòng và đối phó với cấp
trên nhiều hơn là nâng cao hiệu quả SXKD của tổng công ty. Khoét sâu đặc điểm
này, các DN tƣ nhân có thể chiến thắng Tổng công ty Nhà nƣớc trong cạnh tranh
hoặc gây khó khăn, cản trở cho Tổng công ty Nhà nƣớc, thậm chí câu kết với cán bộ
quản lý Tổng công ty Nhà nƣớc để tƣ lợi, làm thất thoát tài sản của nhà nƣớc tại
tổng công ty, làm suy yếu Tổng công ty Nhà nƣớc để chiếm lĩnh thị trƣờng…
Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên và những biến động của khí hậu cũng ảnh
hƣởng đến CCQLTC trên phƣơng diện quản lý chi phí và doanh thu, tiến độ thực
hiện quá trình sản xuất, nhất là đối với các tổng công ty có hoạt động phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên nhƣ tổng công ty xây dựng, tổng công ty sản xuất và chế biến
nông sản, tổng công ty vận tải, khai thác tài nguyên..
1.3.2. Nhóm yếu tố thuộc về Tổng công ty Nhà nước
Một là, đặc thù của từng tổng công ty. Đặc thù của từng tổng công ty thể
hiện ở những yêu cầu và đặc điểm của công nghệ sản xuất, yêu cầu về vốn, về lao
động, tổ chức quản lý…của từng tổng công ty. Thông thƣờng, các tổng công ty
công nghiệp có công nghệ sản xuất ổn định thì QLTC cũng khá ổn định, ít các dạng
chi phí phát sinh nên có thể tiêu chuẩn hóa chi phí. Những tổng công ty liên quan
đến xây dựng công trình thƣờng khó đƣợc tiêu chuẩn hóa chi phí do sản phẩm có
tính đơn chiếc, giá cả, kết cấu nguyên vật liệu khác nhau nên phải cho phép một sự
linh hoạt nhất định trong chi phí.
27
Các tổng công ty phân công chuyên môn hóa theo ngành dọc thƣờng có cơ
cấu chi phí khá phức tạp do phải bao quát nhiều quy trình công nghệ khác nhau.
Các tổng công ty chuyên về phân phối, lƣu thông có điều kiện xây dựng hệ thống
định mức ổn định hơn các ngành khác. Ngoài ra, tính chất làm việc ngoài trời, phụ
thuộc vào khí hậu, thời tiết…cũng dễ dẫn đến các chi phí phát sinh không dự kiến
trƣớc. Quy mô tổng công ty lớn với cấu trúc nhiều tầng cũng khiến CCQLTC phức
tạp, vừa phải bao quát đƣợc các nguyên tắc quản lý tài chính chung thống nhất trong
toàn tổng công ty, vừa phải tạo không gian tự chủ cho cấp cơ sở để họ thích nghi
với môi trƣờng kinh doanh biến động…
Tính chất đa dạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh tất yếu tạo ra sự đa
dạng trong hoạt động quản lý, thƣờng thì các TCT đều hoạt động trên nhiều lĩnh
vực khác nhau vì vậy yêu cầu quản lý tài chính cũng rất đa dạng và phức tạp hơn do
đặc điểm ngành nghề mang lại. Đặc điểm đa dạng trong hoạt động của TCT Nhà
nƣớc tác động tới cơ chế quản lý kinh tế trên hai giác độ cụ thể sau:
- Các ngành nghề khác nhau đòi hỏi quy định quản lý tài chính khác nhau.
Chẳng hạn các ngành gắn với lĩnh vực ngân hàng, tài chính thƣờng có tỷ trọng tài
sản là tiền lớn, dễ xảy ra mất mát, nên cũng đòi hỏi các quy định, quy trình kiểm
soát, sử dụng chặt chẽ, các ngành công nghệ cao thì lại đòi hỏi phải có cơ chế sử
dụng tài sản phù hợp với đặc tính nhanh lạc hậu của tài sản v.v....
- Tính chất đa dạng về vị trí địa lý cũng đòi hỏi hoạt động của TCT Nhà
nƣớc phải chịu tác động của nhiều quy định quản lý tài chính của các quốc gia và
vùng lãnh thổ khác nhau.
Hai là, năng lực tài chính của Tổng công ty Nhà nƣớc. Năng lực tài chính của
Tổng công ty Nhà nƣớc là khả năng có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chi tiêu của
tổng công ty. Năng lực tài chính thể hiện không chỉ ở quy mô vốn chủ sở hữu so với
quy mô chức năng, nhiệm vụ mà tổng công ty phải đảm đƣơng, mà còn phụ thuộc vào
mức độ lành mạnh về tài chính của tổng công ty (thể hiện ở khả năng trả nợ, khả năng
thu hồi vốn và uy tín trong huy động vốn với quy mô lớn, giá rẻ…). Trong các giai
đoạn khó khăn về tài chính thƣờng phải thực hành các giải pháp đặc biệt không nằm
trong CCQLTC thông thƣờng. Tuy nhiên, tình trạng tồn đọng vốn không có dự án hiệu
28
quả cũng dẫn tổng công ty đến chỗ phải áp dụng các biện pháp đặc biệt không nằm
trong CCQLTC thông thƣờng. Nhìn chung, các tổng công ty có quy mô vốn điều lệ lớn
thƣờng dễ vƣợt qua khó khăn hơn các tổng công ty có quy mô vốn điều lệ nhỏ, liên tục
phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn và huy động vốn khó khăn.
Ba là, tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ quản lý Tổng công ty Nhà nƣớc. Cơ
cấu tổ chức có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả hoạt động mọi mặt của TCT Nhà
nƣớc. Cơ cấu tổ chức quyết định tính chất mối quan hệ giữa công ty mẹ và các đơn
vị thành viên cũng nhƣ mối quan hệ giữa các thành viên trong TCT, là cơ sở cho
mối gắn kết giữa các thành viên trong TCT, trong thực hiện mục tiêu chiến lƣợc
chung. Trong mô hình TCT Nhà nƣớc, cơ cấu tổ chức là tiền đề cho thực hiện
quyền kiểm soát của công ty mẹ đói với các đơn vị thành viên. Đặc tính chung của
TCT Nhà nƣớc là phân tán trong hoạt động nhƣng lại tập trung trong thực hiện mục
tiêu chiến lƣợc chung cho nên vai trò kiểm soát của công ty mẹ là hết sức quan
trọng. Cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ cho phép công ty mẹ có đƣợc cơ chế kiểm soát
hoạt động của các đơn vị thành viên mà không cần phải can thiệp sâu vào hoạt động
của chúng. Cơ cấu tổ chức hợp lý của TCT cũng tạo điều kiện phân định rõ ràng hài
hoà chức năng, vai trò của từng bộ phận lãnh đạo trong TCT, nhƣ hội đồng quản trị,
ban giám đốc.
Tổ chức bộ máy quản lý tài chính và nguồn nhân lực cán bộ tài chính ảnh
hƣớng đến CCQLTC trên các mặt:
- Phân cấp quản lý tài chính: bộ máy quản lý tài chính đƣợc thiết kế và phân cấp
quản lý tài chính hợp lý sẽ giảm thiểu tình trạng quan liêu, quá tải của cán bộ quản lý
và khuyến khích tinh thần làm việc tự giác, sáng tạo của cán bộ quản lý ở các chức vụ
khác nhau. Ngƣợc lại, bộ máy quản lý tài chính không phân cấp rõ ràng, không xác
định rõ trách nhiệm cá nhân đối với kết quả hoạt động của từng công ty sẽ dẫn đến tình
trạng rối loạn hoặc trì trệ, cản trở hoạt động SXKD của đơn vị.
- Khả năng ra các quyết định đúng; năng lực của cán bộ quản lý tài chính
quyết định chất lƣợng của kế hoạch, báo cáo, dự toán, thẩm định dự án…Nếu không
thu hút đƣợc cán bộ có chuyên môn thành thạo trong lĩnh vực quản lý tài chính sẽ
có nguy cơ đẩy đơn vị vào thảm họa do phải thực thi các quyết định sai lầm.
29
- Sự trung thực và tận tâm với lợi ích của tổng công ty: cán bộ quản lý tài
chính quản lý các khối tiền và tài sản khổng lồ mà không một quy chế, kỷ luật kiểm
tra, giám sát nào có thể bịt hết các sơ hở tạo cơ hội cho cán bộ lợi dụng có lợi cho
lợi ích của họ và của nhóm thân thiết với họ.
Tóm lại, nếu bộ máy quản lý tài chính tinh gọn, phân công chuyên môn hóa
hợp lý, cán bộ quản lý tài chính có trình độ, nghiệm vụ chuyên môn tốt, có đạo đức
sẽ giúp hoạch định và tổ chức vận hành CCQLTC một cách hiệu quả. Ngƣợc lại,
nếu bộ máy quản lý tài chính cồng kềnh, năng lực chuyên môn của độ ngũ cán bộ
quản lý tài chính yếu kém, đạo đức suy thoái thì sẽ rất đến thất thoát, lãng phí, cản
trở hoạt động SXKD của tổng công ty.
Bốn là, trình độ quản lý. Trình độ quản lý, đặc biệt của đội ngũ cán bộ cấp
cao của TCT Nhà nƣớc là nhân tố chủ quan, quyết định tới khả năng triển khai và
thực thi các nội dung của quản lý tài chính trong TCT. Công nghệ quản lý đòi hỏi
cán bộ phải có trình độ tƣơng ứng.
Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà hoạt động của các TCT phát triển ở
phạm vị toàn cầu thì đòi hỏi ngƣời quản lý phải có kiến thức rộng trong mọi lĩnh
vực nhƣ kinh tế, pháp luật, xã hội. Bên cạnh đó, khi mà ứng dụng công nghệ cao
(tin học hoá) vào quản lý ngày càng sâu rộng thì ngƣời quản lý còn phải nắm bắt và
làm chủ đƣợc các công nghệ đó. Trình độ của cán bộ quản lý còn thể hiện thông qua
tính chủ động, linh hoạt trong vận dụng cơ chế nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong
thực hiện các nội dung của quản lý tài chính. Trình độ quản lý thấp và sự thiếu chủ
động sẽ hạn chế ứng dụng của mô hình quản lý tiên tiến.
30
CHƢƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu và thu thập tài liệu số liệu
Luận văn tiếp cận nghiên cứu công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty
điện lực Hà Nội theo nội dung. Nghĩa là Công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty
điện lực Hà Nội sẽ đƣợc phân tích theo ba nội dung: Quản lý doanh thu, Quản lý chi
pí và Huy động vốn.
Dữ liệu đƣợc thu thập thông qua phƣơng pháp không can thiệp. Đây là
phƣơng pháp đƣợc tiến hành thông qua việc mô tả và phân tích tình hình chứ không
tiến hành can thiệp. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập và trình bày có hệ
thống các số liệu tài chính của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội nhằm cung
cấp một bức tranh cụ thể và tổng thể tình hình quản lý tài chính tại Tổng Công ty.
Thông tin đƣợc thu thập từ nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Nguồn thông tin
thứ cấp gồm các Báo cáo nội bộ của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội năm
2015, 2016 và 2017. Nguồn thông tin sơ cấp đƣợc thu thập qua phƣơng pháp case
study theo các báo cáo định hƣớng thƣờng niên, phƣơng pháp phỏng vấn sâu. 05
chuyên gia đƣợc phỏng vấn các trƣởng Ban: Kinh doanh, Kế hoạch, Tài chính Kế
toán, Vật tƣ, Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng….
2.2. Quy trình nghiên cứu
Để trả lời đƣợc các câu hỏi và vấn đề nghiên cứu của đề tài, học viên đã thực
hiện quy trình nghiên cứu gồm sáu bƣớc nhƣ sau:
Bƣớc 1. Xác định vấn đề nghiên cứu
Bƣớc 2. Nghiên cứu lý thuyết và các công trình đã nghiên cứu
Bƣớc 3. Thiết kế nghiên cứu
Bƣớc 4. Thu thập dữ liệu
Bƣớc 5. Phân tích dữ liệu
Bƣớc 6. Tổng hợp, đánh giá kết quả, viết luận văn.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Quá trình phân tích và xử lý dữ liệu đƣợc thực hiện sau khi tiến hành nghiên
cứu mô tả hoặc lồng ghép trong quá trình nghiên cứu mô tả. Ở bƣớc này học viên
31
tập trung vào một số các yếu tố nhƣ tổng doanh thu của Tổng Công ty với các thông
số quản lý tài sản, quản lý nguồn vốn, khả năng thanh toán…Từ đó, tìm ra nguyên
nhân của những tồn tại trong công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty. Dữ liệu
đƣợc phân tích, xử lý bằng phần mềm Excel. Quá trình xử lý dữ liệu đƣợc thực hiện
chủ yếu bằng phƣơng pháp định tính nhƣ phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng
pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê.
Với mỗi phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể, học viên thực hiện các bƣớc triển
khai phù hợp.
2.3.1. Phương pháp case study
Case Study là phƣơng pháp nghiên cứu thông qua các trƣờng hợp điển hình,
các tình huống cụ thể, có thật liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp này
thực sự có hiệu quả trong việc đánh giá về sự can thiệp, sự tác động hay thay đổi
của một biện pháp, chính sách cụ thể nào đó.
Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:
- Mô tả hiện thực về công tác quản lý tài chính đang diễn ra tại Tổng Công ty.
- Giải thích các quan hệ nhân - quả của các yếu tố can thiệp
- Thăm dò, phát hiện những hệ quả của sự can thiệp mà những hệ quả ấy
chƣa có biểu hiện rõ nét.
Luận văn thực hiện phƣơng pháp nhƣ sau:
Bƣớc 1: Xác định câu hỏi phân tích.
Ví dụ: Tại sao chỉ số khả năng thanh toán của Tổng Công ty không đƣợc ổn
định theo các năm nghiên cứu? Liệu có liên quan đến công tác quản lý tổng tài sản
hay không?
Bƣớc 2: Xây dựng case
- Chọn tƣ liệu để xây dựng Case: Các case chủ yếu đƣợc lấy từ chính thực tiễn
của doanh nghiệp, có liên quan đến công tác quản lý tài chính của Tổng công ty.
Ví dụ: Báo cáo tài chính hàng năm của Tổng Công ty, các báo cáo hoạt động
tài chính của các đơn vị thành viên…
- Nội dung của case là vấn đề có liên quan tới các hoạt động quản lý tài chính
hoặc liên quan tại Tổng Công ty. Đối với từng case, Luận văn thực hiện các công việc:
+ Xác định dữ liệu chính, phụ trong case
32
+ Xây dựng những giả thuyết
+ Xác định nguyên nhân, yếu tố ảnh hƣởng đối với vấn đề đặt ra trong case
+ Xác định xu hƣớng và các giải pháp giải quyết vấn đề
+ Lựa chọn giải pháp tối ƣu
+ Đánh giá lựa chọn giải pháp.
Bƣớc 3: Phân tích hoặc tổ chức thảo luận
Một số case, học viên đặt ra, phân tích và tổng hợp. Một số case là chủ đề
đƣợc bàn thảo trong các cuộc họp chuyên đề, họp nhóm trong Ban tài chính kế toán.
Bƣớc 4: Tổng hợp thông tin và kết luận
Trên cơ sở kết quả phân tích, học viên nhận định xu hƣớng của vấn đề có
liên quan tới công tác quản lý tài chính của Tổng Công ty.
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện với hai nhóm đối tƣợng là các chuyên gia
và các nhân viên trong Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội.
Đối với các chuyên gia: phỏng vấn sâu là lấy ý kiến đánh giá của các chuyên
gia để làm kết quả dự báo. Luận văn thực hiện phƣơng pháp này nhằm mục đích
xem xét, nhận định về công tác quản lý tài chính ở Tổng công ty Điện lực Thành
phố Hà Nội của các chuyên gia, từ đó tìm ra giải pháp tối ƣu trong công tác này ở
doanh nghiệp.
Luận văn đã thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau:
Bƣớc 1: Xác định nhóm chuyên gia
Gồm những ngƣời có kiến thức, am hiểu về công tác quản lý tài chính trong
công ty, đó là những ngƣời ở vị trí các Phó Tổng Giám đốc phụ trách về tài chính,
Trƣởng Ban Tài chính kế toán, các chuyên viên Ban tài chính kế toán. Những ngƣời
này có thể có hoặc không liên quan tới vấn đề cần xin ý kiến, họ là những chuyên
gia trong lĩnh vực quản lý tài chính.
Bƣớc 2: Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia
Bƣớc 3: Các chuyên gia trả lời câu hỏi
Bƣớc 4: Thu thập và xử lý các ý kiến của các chuyên gia
33
Chuyên gia giỏi là ngƣời thấy rõ nhất những mâu thuẫn và những vấn đề tồn
tại trong lĩnh vực mình am hiểu, đồng thời về mặt tâm lý họ luôn luôn hƣớng về
tƣơng lai để giải quyết những vấn đề đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc, kinh
nghiệm sản xuất phong phú và linh cảm nghề nghiệp nhạy bén.
Do vậy, ý kiến của các chuyên gia có ảnh hƣởng quan trọng trọng các
khuyến nghị của học viên đối với công tác quản lý tài chính của Tổng Công ty.
2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:
- Phân tích các tài liệu liên quan đến lý luận chung về quản lý tài chính trong
doanh nghiệp.
- Phân tích các hoạt động tài chính và quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện
lực Thành phố Hà Nội.
- Phân tích, đánh giá các số liệu liên quan đến doanh số, tài sản cố định, đơn
giá …ở Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội.
Luận văn thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau:
Bƣớc 1. Xác định vấn đề cần phân tích
Luận văn thực hiện phân tích các quan điểm về quản lý tài chính. Trên cơ sở
đó, luận văn tiến hành phân tích vì sao cần đẩy mạnh công tác quản lý tài chính tại
Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội? Những điểm mạnh cũng nhƣ những tồn
tại trong công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội là
gì và nó có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty?
Bƣớc 2. Thu thập các thông tin cần phân tích
Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích đó là công tác quản lý tài chính của
Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, học viên đã tiến hành thu thập thông tin
có liên quan.
- Nguồn thông tin thứ cấp đƣợc lấy từ các công trình nghiên cứu lý luận về
quản lý tài chính nhƣ các sách giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo viết về
tài chính, các bài báo khoa học, các bài viết trong kỷ yếu, các trang web về quản lý
tài chính, các báo cáo nghiên cứu…Những tài liệu này đƣợc liệt kê trong Danh mục
tài liệu tham khảo của Luận văn. Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu,
34
những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều đƣợc đánh dấu lại để thuận
tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện.
Bƣớc 3. Phân tích dữ liệu và lý giải
Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc về lý luận nguồn nhân lực và quản
lý tài chính, Luận văn đã soi chiếu vào các số liệu, dữ liệu về công tác quản lý tài
chính ở Tổng Công ty và tiến hành phân tích các nội dung trong công tác quản lý tài
chính ở Tổng Công ty; lý giải ý nghĩa của những số liệu về quản lý tài chính tại
Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội.
Bƣớc 4. Tổng hợp kết quả phân tích
Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập đƣợc, Luận văn tổng hợp các kết
quả phân tích để đƣa ra bức tranh chung về vấn đề phân tích.
Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận, đánh giá và đề xuất kiến nghị
của học viên đối với công tác quản lý tài chính ở Tổng công ty Điện lực Thành phố
Hà Nội.
2.3.4. Phương pháp thống kê
Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:
- Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng
nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định.
- Chỉ ra các đặc trƣng của tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa
các hiện tƣợng nghiên cứu, dự đoán và đề nghị giải pháp trên cơ sở các số liệu thu
thập đƣợc.
- Xem xét các mặt, các hoạt động, các quá trình kinh doanh của Tổng Công
ty trong mối quan hệ biện chứng, nhân quả với công tác quản lý tài chính.
Luận văn thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau:
Bƣớc 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trƣng khác
nhau của các nội dung nghiên cứu về quản lý tài chính.
Bƣớc 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập với các câu hỏi trong
quá trình nghiên cứu về công tác quản lý tài chính của Tổng Công ty
Bƣớc 3: Dự đoán hoặc đƣa ra các kết luận trên cơ sở kết quả phân tích.
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. Quản trị - Quản lý
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. Quản trị - Quản lý
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. Quản trị - Quản lý
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. Quản trị - Quản lý
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. Quản trị - Quản lý
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. Quản trị - Quản lý
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. Quản trị - Quản lý

More Related Content

What's hot

đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luận
Ngọc Ánh Nguyễn
 
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòngNhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Học Huỳnh Bá
 
Đề cương khóa luận
Đề cương khóa luậnĐề cương khóa luận
Đề cương khóa luận
Dung Trương
 

What's hot (20)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luận
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Phân tích tài chính công ty toyota thái nguyên_Nhận làm luận văn Miss Mai 098...
Phân tích tài chính công ty toyota thái nguyên_Nhận làm luận văn Miss Mai 098...Phân tích tài chính công ty toyota thái nguyên_Nhận làm luận văn Miss Mai 098...
Phân tích tài chính công ty toyota thái nguyên_Nhận làm luận văn Miss Mai 098...
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần cầu 3 thăng long
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần cầu 3 thăng longPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần cầu 3 thăng long
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần cầu 3 thăng long
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược cho Công ty đầu tư xây dựng
Luận văn: Xây dựng chiến lược cho Công ty đầu tư xây dựngLuận văn: Xây dựng chiến lược cho Công ty đầu tư xây dựng
Luận văn: Xây dựng chiến lược cho Công ty đầu tư xây dựng
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Tây
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà TâyPhân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Tây
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Tây
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩmĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
 
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểmBồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
 
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòngNhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựngLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
 
Đề cương khóa luận
Đề cương khóa luậnĐề cương khóa luận
Đề cương khóa luận
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
 
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty kinh doanh ô tô
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty kinh doanh ô tôLuận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty kinh doanh ô tô
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty kinh doanh ô tô
 
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
 

Similar to Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. Quản trị - Quản lý

luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfluan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. Quản trị - Quản lý (20)

Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOTLuận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
 
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.docHiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
 
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đĐề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
 
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
 
Đề tài biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...
Đề tài  biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...Đề tài  biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...
Đề tài biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...
 
Đề tài: Cải cách hành chính nhà nước ở quận Đống Đa, Hà Nội, HAY
Đề tài: Cải cách hành chính nhà nước ở quận Đống Đa, Hà Nội, HAYĐề tài: Cải cách hành chính nhà nước ở quận Đống Đa, Hà Nội, HAY
Đề tài: Cải cách hành chính nhà nước ở quận Đống Đa, Hà Nội, HAY
 
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfQuản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
 
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfQuản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
 
Quản lý về hải quan đối với đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế, HOT
Quản lý về hải quan đối với đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế, HOTQuản lý về hải quan đối với đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế, HOT
Quản lý về hải quan đối với đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế, HOT
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triể...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triể...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triể...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triể...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động Của Mhb Cần Thơ trong ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động Của Mhb Cần Thơ trong ...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động Của Mhb Cần Thơ trong ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động Của Mhb Cần Thơ trong ...
 
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAYLuận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
 
Quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, HAY - Gửi miễn phí...
Quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, HAY - Gửi miễn phí...Quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, HAY - Gửi miễn phí...
Quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, HAY - Gửi miễn phí...
 
Luận án: Quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm...
Luận án: Quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm...Luận án: Quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm...
Luận án: Quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm...
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
 
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfluan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty thương mại
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty thương mạiĐề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty thương mại
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty thương mại
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOTĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 

Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. Quản trị - Quản lý

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN PHƢƠNG LINH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2018
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN PHƢƠNG LINH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã Số: 60310410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀ VĂN HỘI Hà Nội – 2018
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn tới PGS.TS. Hà Văn Hội, Thầy đã rất tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn tôi trong quá trình thực hiện để tôi hoàn thiện Luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Khoa Kinh tế Chính trị - Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho học viên chúng tôi hoàn thành tốt khóa học Thạc sĩ Quản lý Kinh tế. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  • 4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................I DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................II DANH MỤC SƠ ĐỒ.....................................................................................................III PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.....................................................................................................5 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài................................................................... 5 1.1.1. Nội dung tổng quan .............................................................................5 1.1.2. Đánh giá chung về các kết quả nghiên cứu.........................................7 1.2 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong doanh nghiệp ................................................................. 8 1.2.1. Các khái niệm liên quan đến quản lý tài chính trong doanh nghiệp...8 1.2.3. Nội dung của quản lý tài chính trong doanh nghiệp.........................14 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tài chính...............................22 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của Tổng công ty Nhà nước .............23 1.3.1 Nhóm yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô............................................24 1.3.2. Nhóm yếu tố thuộc về Tổng công ty Nhà nước..................................26 CHƯƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ................................30 2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu và thu thập tài liệu số liệu ..................................................................30 2.2. Quy trình nghiên cứu..................................................................................................................30 2.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................................30 2.3.1. Phương pháp case study....................................................................31 2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu .............................................................32 2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp ......................................................33 2.3.4. Phương pháp thống kê.......................................................................34 2.3.5. Phương pháp so sánh ........................................................................35
  • 5. CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................................................................................37 3.1. Tổng quan về Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội..............................................................37 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................37 3.1.2. Các mục tiêu chiến lược ....................................................................37 3.1.3. Các đơn vị thành viên........................................................................38 3.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh....................................................................38 3.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính.......................................................39 3.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội ....................40 3.2.1. Công tác hoạch định tài chính của Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội..........................................................................................................40 3.2.3 Đánh giá tình hình triển khai kế hoạch tài chính của EVN Hà Nội...50 3.2.3 Kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý tài chính. ................................62 3.3. Đánh giá hiện trạng quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà nội......................64 3.3.1. Những kết quả đã đạt được ...............................................................64 3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân ........................................................65 CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, ĐỊNH HƢỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...............................................................................................................................70 4.1. Dự báo những yếu tố mới ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính ở Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội..............................................................................................................................70 4.1.1. Chủ trương đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước.............70 4.1.2. Mở cửa thị trường dịch vụ và sự gia tăng cạnh tranh quốc tế..........72 4.2. Định hướng phát triển và phương hướng đổi mới công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội................................................................................................................73 4.2.1. Định hướng phát triển của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội ......................................................................................................................73 4.2.2. Phương hướng đổi mới công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội.........................................................................74
  • 6. 4.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội ...............................................................................................................................................75 4.3.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện bộ máy quản lý và lập kế hoạch tài chính.............................................................................................................75 4.3.2 Nhóm giải pháp về quản lý doanh thu................................................76 4.3.3. Nhóm giải pháp về cơ chế quản lý chi phí. .......................................78 4.3.4. Hoàn thiện cơ chế huy động vốn. ......................................................79 4.3.5. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tài chính của Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội..................................................82 4.4. Một số kiến nghị về điều kiện thực hiện giải pháp......................................................................84 4.4.1. Cần giảm sự chồng chéo của các quy định của Nhà nước thông qua việc giảm bớt các quy định dưới luật...........................................................84 4.4.2. Phát triển thị trường tài chính...........................................................85 4.4.3. Nhà nước cần tạo mọi điều kiện phát triển thị trường Điện. ............85 KẾT LUẬN..................................................................................................................87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................89
  • 7. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc 2 EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam 3 EVN Hà Nội Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội 4 HĐQT Hội đồng quản trị 5 KTTT Kinh tế thị trƣờng 6 NĐD Ngƣời đại diện 7 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 8 QLTC Quản lý tài chính 9 SXKD Sản xuất kinh doanh 10 TCT Tổng công ty 11 UBND Ủy ban nhân dân
  • 8. ii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Phân tích tỷ trọng các khoản mục chính trong bảng cân đối kế toán so với doanh thu 45 2 Bảng 3.2 Dự báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018 46 3 Bảng 3.3 Dự báo bảng cân đối kế toán năm 2018 47 4 Bảng 3.4 Diễn biến tài sản và kết cấu tài sản 55 5 Bảng 3.5 Doanh thu của EVN Hà Nội giai đoạn 2015-2017 57 6 Bảng 3.6 Lợi nhuận EVN Hà Nội giai đoạn 2015-2017 59 7 Bảng 3.7 Kết cấu nguồn vốn và diễn biến nguồn vốn 61 8 Bảng 3.8 Giá trị hàng tồn kho của EVN Hà Nội qua các năm 62 9 Bảng 3.9 Cơ cấu vốn của EVN Hà Nội qua các năm 65
  • 9. iii DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ Nội dung Trang 1 Sơ đồ 3.1 Bộ máy quản lý tài chính của EVN Hà nôi 43
  • 10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình phát triển kinh tế, ngành điện đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nƣớc. Đặc biệt trong bối cảnh, năng lƣợng ngày càng đóng một vai trò không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Năng lƣợng và điện năng là một trong những vấn đề đang đƣợc xã hội quan tâm, cùng với những vấn đề đó luôn là hiệu quả kinh doanh của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này nói chung và Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà nội nói riêng. Với đặc thù và tính chiến lƣợc cao, các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp điện thƣờng hoạt động độc quyền và cho đến nay, hoạt động của các đơn vị này tại Việt Nam chƣa thật sự hiệu quả thậm chí là kinh doanh thua lỗ. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan còn nhiều nguyên nhân chủ quan mà theo giới chuyên gia phân tích nguyên nhân chính là do chiến lƣợc đầu tƣ kinh doanh chƣa phù hợp, việc quản lý điều hành yếu kém, đặc biệt trong khâu quản lý tài chính. Trong xu hƣớng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và chủ trƣơng cổ phần hóa các Tổng công ty nhà nƣớc hiện nay việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp nhà nƣớc là cần thiết và để các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, phải không ngừng nâng cao vai trò quản lý, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm.., do đó vấn đề hoàn thiện công tác quản lý tài chính là nội dung cơ bản và là nhu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp cũng nhƣ các tổ chức kinh tế. Phân tích thực trạng quản lý tài chính sẽ là công cụ để đánh giá khái quát tình hình tài chính, xác định cấu trúc tài chính doanh nghiệp, chỉ rõ tình hình và khả năng thanh toán, trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ nắm đƣợc những điểm yếu/mạnh của doanh nghiệp để đƣa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình hoạt động SXKD. Song song đó nhiệm vụ quan trọng của quản lý tài chính là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất:
  • 11. 2 - Quản lý tài chính trong doanh nghiệp phải tiến hành phân tích và đƣa ra một cơ cấu nguồn vốn huy động tối ƣu cho công ty trong từng thời kỳ. - Quản lý tài chính doanh nghiệp phải thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lý đối với công ty, vừa bảo vệ đƣợc quyền lợi của chủ công ty và các cổ đông, vừa đảm bảo đƣợc lợi ích hợp pháp cho nhân viên; xác định phần lợi nhuận để lại từ sự phân phối này là nguồn quan trọng cho phép công ty mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tƣ vào những lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm mới, tạo điều kiện cho công ty có mức độ tăng trƣởng cao và bền vững. - Quản lý tài chính trong doanh nghiệp còn có nhiệm vụ kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích. Tóm lại Quản lý tài chính có ảnh hƣởng rất lớn trong doanh nghiệp, bởi các thu chi luôn phát sinh hàng ngày, thị trƣờng vốn biến động liên tục và luôn đỏi hỏi một công tác quản lý tài chính hiệu quả nhất. Từ những vấn đề trên cũng nhƣ nhận thức đƣợc mức độ ảnh hƣởng của việc Quản lý tài chính hiệu quả trong một doanh nghiệp cũng nhƣ để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD phát triển theo đúng mục tiêu chiến lƣợc đã đề ra của Tổng công ty, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý tài chính tại Tổng Công ty Điện Lực Thành phố Hà Nội” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu.: Thông qua việc phân tích đánh giá những thành công và tồn tại trong công tác quản lý tài chính của EVN Hà Nội, Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về quản lý tài chính tại Tổng công ty Nhà nƣớc. - Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý tài chính của EVN Hà Nội - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính của EVN Hà Nội, từ đó rút ra những thành công và tồn tại trong hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty.
  • 12. 3 - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính của EVN Hà Nội, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại đơn vị. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết đƣợc nội dung nghiên cứu “Quản lý tài chính tại tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội” Luận văn sẽ trả lời những câu hỏi sau: - Có những nhân tố nào ảnh hƣởng đến công tác quản lý tài chính tại EVN Hà Nội?? - Thực trạng quản lý tài chính của EVN Hà Nội trong những năm gần đây nhƣ thế nào? - EVN Hà Nội cần có những định hƣớng giải pháp nhƣ thế nào để hoàn thiện công tác quản lý tài chính? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn: là thực trạng quản lý tài chính tại Tổng Công ty Điện Lực Thành phố Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Do phạm vi quản lý tài chính rất rộng, nên Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu nội dung của công tác quản lý tài chính tại EVN Hà Nội ở trên một số vấn đề chủ yếu: Cơ chế quản lý tài chính, Quản lý nguồn vốn, quản lý sử dụng vốn, quản lý tài sản, quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và quản lý công nợ. - Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý tại chính tại Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội. - Về mặt thời gian: từ 2015 đến 2017. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sẽ sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu chung của nghiên cứu khoa học nhƣ: Phƣơng pháp duy vật biện chứng; Phƣơng pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, chuyên gia và kế thừa… (Chi tiết các phƣơng pháp này sẽ đƣợc trình bày tại chƣơng 2. các phƣơng pháp nghiên cứu) 6. Đóng góp của đề tài: Luận văn đạt đƣợc một số kết quả sau đây:
  • 13. 4 - Phân tích và làm rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý tài chính của EVN Hà Nội - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính của EVN Hà Nội, từ đó đƣa ra những nhận định, đánh giá về những thành công, tồn tài trongcông tác quản lý tài chính của EVN Hà Nội. - Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của EVN Hà Nội, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại đơn vị. 7. Kết cấu của luận văn: Kết cấu các chƣơng của luận văn bao gồm 4 Chƣơng cụ thể là: Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. Chƣơng 2. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chƣơng 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, ĐỊNH HƢỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ
  • 14. 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 1.1.1. Nội dung tổng quan Quản lý tài chính tại các doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính tại nghành Điện nói riêng đã đƣợc nhiều học viên nghiên cứu dƣới các góc độ khác nhau. Ở nƣớc ta, có một số công trình nghiên cứu khoa học đã đƣợc công bố liên quan đến lĩnh vực này nhƣ sau: Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp ở Việt Nam” của Nguyễn Minh Dung (2008), Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, xuất phát từ lý luận khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động sự nghiệp, luận văn đã khẳng định yêu cầu hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp là một yếu tố khách quan. Thông qua việc nghiên cứu quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp không có thu, luận văn đã phản ánh những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế của quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế này. Từ việc phân tích thực trạng luận văn đã đặt ra một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp không có thu và đơn vị sự nghiệp có thu. Bên cạnh đó có một số đề tài luận văn thạc sĩ đề cập đến công tác quản lý tài chính nói chung nhƣ Trần Thị Thanh Huyền (2006) luận văn thạc sĩ của Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính doanh nghiệp công ích thuộc Bộ quốc phòng”. Luận văn đã hệ thống hóa cơ bản về công tác quản lý tài chính doanh nghiệp công ích. Phân tích đánh gía thực trạng công tác quản lý tài chính đối với doanh nghiệp công ích quốc phòng. Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính doanh nghiệp công ích Bộ quốc phòng. Luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính bảo hiểm y tế giai đoạn từ nay đến năm 2010” của Thạc sĩ Bùi Thị Lâm Hà của Trƣờng Đại học Thƣơng Mại đã phân tích thực trạng cơ chế tài chính của Bảo hiểm y tế
  • 15. 6 Việt Nam giai đoạn từ 1992 đến 2007 và đƣa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính bảo hiểm y tế giai đoạn từ 2007 đến 2010. Đỗ Thị Huyền Nhƣ, 2008, Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận văn đã làm rõ đƣợc một số cơ sở lý luận chung về quản lý tài chính trong các doanh nghiệp nhƣ: khái niệm, vai trò và các yếu tố cấu thành của tài chính doanh nghiệp, một số nội dung về quản lý tài chính tại Tổng Công ty cũng nhƣ một số giải pháp, kiến nghị. Bên cạnh đó cũng có một số công trình khoa học đáng chú ý bàn về nội dung này nhƣ: Trịnh Thị Vân Anh, 2009, Công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần xây lắp điện I, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Thƣơng mại Hà Nội. Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận chung về quản lý tài chính. Luận văn phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Công ty cổ phần xây lắp điện I và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty. Những tài liệu này đã nghiên cứu nội dung quản lý tài chính đối với một số nội dung cụ thể trong từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau tuy nhiên cũng chƣa đề cập đến quản lý tài chính trong Công ty cổ phần có vốn của nhà nƣớc. Luận văn thạc sĩ “Các giải pháp phát triển ngành điện lực Quảng Bình” của thạc sĩ Trần Việt Hùng, Trƣờng Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã đánh giá thực trạng công tác phát triển ngành điện của Điện lực Tỉnh Quảng Bình, chỉ ra những mặt còn tồn tại từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm phát triển ngành điện của Điện lực Tỉnh Quảng Bình. Luận văn "Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam" đã phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chỉ ra những mặt đã đạt đƣợc, những điểm còn hạn chế trong quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại trên từ đó đề xuất các biện pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Một số luận văn khác có thể kể đến: Ngô Thắng Lợi, 2004, DNNN trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia.
  • 16. 7 Nguyễn Khánh Toàn, 2008, Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cƣờng quản lý tài chính tại Tổng công ty Khai thác Cảng hàng không Miền Bắc, luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, Trƣờng đại học Xây dựng, Hà Nội. Luận văn trình bày lý thuyết chung, nhiều công trình nghiên cứu đối với doanh nhiệp có quy mô lớn là các Tổng Công ty, các Tập đoàn kinh tế; Phạm Quang Trung: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam hiện nay; Vũ Hà Cƣờng: Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế; Nguyễn Thị Mỵ: Quản lý vốn nhà nƣớc trong các DNNN trên địa bàn thành phố Hải phòng… Những công trình nêu trên đã đề cập đến nhiều mặt cơ chế quản lý nội bộ DNNN, nhất là các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nƣớc nhƣ: quá trình hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nƣớc của Việt Nam trải qua quá nhiều giai đoạn với các chế độ, chính sách quản lý khác nhau dẫn đến tình trạng rất khó đánh giá, xem xét, so sánh theo thời gian; mô hình và cơ chế quản lý các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc cho đến nay vẫn chƣa định hình, liên tục trong tình trạng đổi mới, sắp xếp lại và giờ đây là tái cơ cấu; cơ chế quản lý trong các tổng công ty nhà nƣớc về cơ bản đã theo hƣớng quản lý công ty hiện đại nhƣng chƣa minh bạch, còn quá nhiều đầu mối quản lý bên trên mà rất ít cơ quan chịu trách nhiệm rõ ràng về kết quả hoạt động của các DN sử dụng vốn nhà nƣớc; cơ chế kiểm soát nội bộ đã đƣợc thiết lập trong các tổng công ty nhƣng mới ở giai đoạn bƣớc đầu, chất lƣợng hoạt động thấp; nhiều chính sách của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với DNNN còn chƣa thông thoáng, đặc biệt là các cơ quan quản lý hành chính vẫn có quyền can thiệp vào hoạt động của các công ty nhà nƣớc, nhất là các công tyTNHH một thành viên do nhà nƣớc sở hữu. 1.1.2. Đánh giá chung về các kết quả nghiên cứu. Hầu hết các nghiên cứu trên đều thừa nhận vai trò quan trọng của Quản lý tài chính trong doanh nghiệp nói chung và trong ngành điện nói riêng. Tuy nhiên, thực trạng quản lý tài chính của các doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc tại Việt Nam nói chung và của tổng công ty điện lực Hà Nội nói riêng vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu. Chính vì thế học viên cho rằng việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết
  • 17. 8 và có tính mới và kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu ở trên có giá trị tham khảo quý báu đối với học viên trong quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ này. 1.2 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong doanh nghiệp 1.2.1. Các khái niệm liên quan đến quản lý tài chính trong doanh nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp a) Đứng trên góc độ chung: Tài chính bao gồm các hoạt động phân phối lần đầu và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội dƣới hình thức giá trị. Tổng sản phẩm xã hội đƣợc hiểu là toàn bộ các sản phẩm do một nền kinh tế sản xuất ra và đƣợc thị trƣờng chấp nhận (tức là có thể tiêu thụ trên thị trƣờng). Hoạt động phân phối giá trị các sản phẩm xã hội đƣợc thực hiện dƣới hình thái tiền tệ, nói một cách rõ ràng hơn, hoạt động phân phối trong tài chính là phân phối bằng tiền chứ không phải phân phối bằng hiện vật. Hoạt động tài chính không chỉ liên quan đến việc hình thành các quỹ tiền tệ mà cả việc sử dụng các quỹ tiền tệ đó một khi việc sử dụng đó lại dẫn đến việc hình thành một quỹ tiền tệ khác. Ví dụ: Hoạt động trả lƣơng cho ngƣời lao động là một hoạt động tài chính vì nó liên quan đến việc phân phối một phần giá trị các sản phẩm mà ngƣời lao động đã tạo ra. Hoạt động trả lƣơng làm hình thành nên quỹ tiền tệ cho ngƣời lao động. Nếu ngƣời lao động sử dụng toàn bộ quỹ tiền tệ này để tiêu dùng bằng cách mua các hàng hoá hay dịch vụ mình cần thì hoạt động sử dụng quỹ tiền tệ đó không đƣợc coi là hoạt động tài chính. Nhƣng nếu ngƣời lao động trích một phần quỹ tiền tệ đó để tích lũy hoặc để trả nợ thì hành động này làm hình thành nên một quỹ tiền tệ mới (quỹ tiền tệ để tích lũy hay quỹ tiền tệ để trả nợ) và do vậy là một hoạt động tài chính. Ở đây, ngƣời lao động đã thực hiện việc "phân phối lại" quỹ tiền tệ của mình và qua đó đã tạo ra một quỹ tiền tệ mới. Qua những phân tích nhƣ vậy, có thể thấy: sự vận động của các luồng giá trị dưới hình thái tiền tệ giữa các quỹ tiền tệ do kết quả của việc tạo lập và sử dụng các quỹ này nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu hoặc tích lũy của các chủ thể kinh tế là biểu hiện bề ngoài của phạm trù tài chính. Các quỹ tiền tệ nói trên còn đƣợc gọi là các nguồn tài chính vì chúng là cơ sở hình thành và là đối tƣợng của các hoạt động tài chính. Trong thực tế, nguồn tài chính có thể đƣợc gọi với các tên nhƣ vốn tiền tệ, vốn bằng tiền, tiền vốn hay trong
  • 18. 9 từng trƣờng cụ thể thì bằng các tên gọi riêng nhƣ vốn trong dân, vốn tín dụng, vốn ngân sách... Nguồn tài chính không chỉ hình thành từ các quỹ tiền tệ mà còn từ những tài sản hiện vật có khả năng chuyển hóa thành tiền tệ. Những tài sản này khi cần có thể chuyển hóa thành tiền tệ để trở thành các nguồn tài chính. Ví dụ: nguồn tài chính của một hộ gia đình không chỉ hình thành từ những quỹ tiền tệ mà hộ gia đình này nắm giữ mà còn có thể hình thành từ các động sản và bất động sản của họ, những tài sản mà khi cần họ có thể đem bán để làm tăng quỹ tiền tệ của mình. Xét trên phạm vi quốc gia, nguồn tài chính hình thành không chỉ từ các quỹ tiền tệ trong nƣớc mà còn từ các quỹ tiền tệ huy động từ nƣớc ngoài vào. Đặc biệt, nguồn tài chính cũng không chỉ đƣợc hiểu là bao gồm các giá trị hiện tại mà cả những giá trị có khả năng nhận đƣợc trong tƣơng lai. Đây là sự mở rộng rất quan trọng trong quan niệm về nguồn tài chính vì nó mở rộng giới hạn về nguồn tài chính mà mỗi chủ thể kinh tế nắm giữ. Một chủ thể kinh tế khi đƣa ra các quyết định sử dụng các quỹ tiền tệ hiện tại không chỉ dựa trên nguồn tài chính mà họ hiện nắm giữ mà cả những nguồn tài chính mà họ kỳ vọng sẽ có trong tƣơng lai. Trên cơ sở những phân tích trên, có thể rút ra định nghĩa về tài chính nói chung nhƣ sau: Tài chính là quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể kinh tế. Hoạt động tài chính luôn gắn liền với sự vận động độc lập tương đối của các luồng giá trị dưới hình thái tiền tệ thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế. b) Ở góc độ doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế, là một phạm trù khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có một lƣợng vốn tiền tệ nhất định, đó là một tiền đề cần thiết. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, đã phát sinh các luồng tiền tệ gắn liền với hoạt động đầu tƣ vào các hoạt động kinh doanh thƣờng xuyên của doanh nghiệp, các luồng tiền tệ đó bao hàm các luồng tiền tệ đi vào và các luồng
  • 19. 10 tiền tệ đi ra khỏi doanh nghiệp, tạo thành sự vận động của các luồng tài chính của doanh nghiệp. Gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các vốn tiền tệ của doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế biểu hiện dƣới hình thức giá trị tức là các quan hệ tài chính trong doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp, có những quan hệ tài chính sau: - Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nƣớc, đƣợc thể hiện qua việc nhà nƣớc cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động (đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc) và doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nƣớc nhƣ nộp các khoản thuế và lệ phí v.v... - Quan hệ giữa các doanh nghiệp đối với các chủ thể kinh tế khác nhƣ quan hệ về mặt thanh toán trong việc vay và cho vay vốn, đầu tƣ vốn, mua hoặc bán tài sản, vật tƣ, hàng hoá và các dịch vụ khác. - Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, đƣợc thể hiện trong doanh nghiệp thanh toán tiền lƣơng, tiền công và thực hiện các khoản tiền thƣởng, tiền phạt với công nhân viên của doanh nghiệp; quan hệ thanh toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, trong việc phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp; việc phân chia lợi tức cho các cổ đông, việc hình thành các quỹ của doanh nghiệp... Từ những vấn đề trên có thể rút ra: Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp. Các hoạt động có liên quan đến việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp. Tổ chức tốt các mối quan hệ tài chính trên cũng nhằm đạt tới các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.1.2. Khái niệm quản lý tài chính Hoạt động quản lý tài chính tại doanh nghiệp nói chung và các Tổng công ty Nhà nƣớc nói riêng phải dựa trên cơ chế quản lý tài chính đã đƣợc xác định. Trong
  • 20. 11 hệ thống quản lý, cơ chế vừa đƣợc hiểu theo nghĩa cấu trúc, đó là chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý hình thành nên các cấp, các khâu trong hệ thống quản lý với các thẩm quyền quản lý khác nhau, vừa là các phƣơng pháp, phƣơng tiện, nguyên tắc vận hành hệ thống đến mục tiêu mong muốn. Quản lý tài chính đƣợc hiểu một cách đơn giản là công tác quản lý các vấn đề trong doanh nghiệp có liên quan đến việc tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo sự cân đối, hài hòa các mối quan hệ tài chính của doanh nghiệpnhằm đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của TCT Nhà nƣớc đạt năng suất, chất lƣợng và hiệu quả ngày càng cao. Quản lý tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đƣa ra các quyết định tài chính, tổ chức và thực hiện các quyết định đó nhằm đạt đƣợc mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, phát triển ổn định, không ngừng gia tăng giá trị của doanh nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Nhƣ vậy có thể thấy rằng quản lý tài chính doanh nghiệp là một quá trình, từ việc phân tích tình hình của doanh nghiệp cũng nhƣ môi trƣờng hoạt động của doanh nghiệp để đƣa ra các quyết định tài chính hợp lý, phù hợp với tình hình của doanh nghiệp, cho đến việc đảm bảo các quyết định tài chính đƣợc thực hiện và phù hợp với mục tiêu của hoạt động tài chính doanh nghiệpcũng nhƣ mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp. Hiểu theo một cách đơn giản thì quản lý tài chính là việc các nhà quản lý làm cách nào để huy động vốn nhanh và ổn định nhất, phân bổ và sử dụng nguồn vốn ấy có hiệu quả nhất, đƣa lại lợi nhuận cao và ổn định cho doanh nghiệp, đảm bảo cho hoạt động tài chính và hoạt động của doanh nghiệp phát triển ổn định. Nhƣ vậy, có thể hiểu quản lý tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp, công cụ và phương tiện phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành được các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và giới quản trị công ty mẹ vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của doang nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao.
  • 21. 12 QLTC doanh nghiệp, nếu hiểu theo nghĩa đầy đủ, bao hàm rất nhiều thành tố. Để đơn giản, có thể tách QLTC ở doanh nghiệp thành hai phần cơ bản, dựa trên hai giác độ tiếp cận khác nhau đối với quản lý tài chính ở tổng công ty, đó là giác độ cơ chế quản lý tài chính từ cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc và giác độ cơ chế quản lý trong nội bộ doanh nghiệp. 1.2.2. Mục tiêu và vai trò của quản lý tài chính trong doanh nghiệp 1.2.2.1. Mục tiêu của quản lý tài chính. Hoạt động quản lý của doanh nghiệp bao gồm nhiều chức năng khác nhau nhƣ quản lý nhân sự, quản lý marketting. Quản lý tài chính là một trong các chức năng đó. Bên cạnh yêu cầu thực hiện mục tiêu chiến lƣợc chung của toàn doanh nghiệp, quản lý tài chính có chức năng và mục tiêu riêng của mình. Có nhiều quan điểm khác nhau về mục tiêu của quản lý tài chính doanh nghiệp. Lợi nhuận thƣờng đƣợc đặt lên hàng đầu, quản lý tài chính doanh nghiệp thƣờng phấn đấu sao cho đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Nếu lấy lợi nhuận làm thƣớc đo mục tiêu của quản lý tài chính thì các quyết định sẽ thiên về xu hƣớng sao cho đạt đƣợc lợi nhuận tối đa. Xu hƣớng này dƣờng nhƣ rất hợp lý nhƣng nếu xem tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu trọng yếu của quản lý tài chính doanh nghiệp thì sẽ có những nhƣợc điểm sau: - Thay đổi của lợi nhuận thƣờng gắn liền với thay đổi về mức độ rủi ro. - Tối đa hoá lợi nhuận chƣa phản ánh đƣợc lợi ích gắn liền với yếu tố thời gian, tại các thời điểm khác nhau thì lợi ích cũng sẽ khác nhau nếu xem xét nhân tố giá trị thời gian của các khoản đầu tƣ. Trong nền kinh tế thị trƣờng, mối quan tâm lớn nhất về mặt tài chính của các chủ sở hữu chính là giá trị tài sản đầu tƣ trong các doanh nghiệp mà giá trị đầu tƣ của chủ sở hữu trong các doanh nghiệp đƣợc đánh giá thông qua thị trƣờng. Mục tiêu chung nhất cho quản lý tài chính có lẽ là tối đa hoá giá trị của chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nếu xét về mục tiêu, QLTC có thể đƣợc sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ Nhà nƣớc giao, bảo toàn vốn và tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao sức cạnh tranh của tổng công ty, chăm lo đời sống ngƣời lao động trong tổng công ty và thực thi trách nhiệm xã hội.
  • 22. 13 Trên giác độ quản lý của cơ quan nhà nƣớc đại diện cho chủ sở hữu nhà nƣớc, các phƣơng pháp, phƣơng tiện quản lý tài chính đƣợc thể chế hóa dƣới dạng các quyết định về các vấn đề quan trọng nhất thuộc quyền của chủ sở hữu ghi trong điều lệ tổng công ty và cơ chế bổ nhiệm, kiểm soát NĐD sở hữu nhà nƣớc tại tổng công ty. Trên giác độ quản lý tài chính nội bộ tổng công ty, bộ máy quản trị tổng công ty thực hiện chức năng quản lý tài chính của mình thông qua việc ra các quyết định tài chính thuộc thẩm quyền nhƣ huy động vốn, sử dụng vốn, đầu tƣ mới, cơ cấu lại vốn, phân phối thu nhập...của doanh nghiệp. Để thực hiện các nghiệp vụ này, các tổng công ty sử dụng những phƣơng thức, công cụ và tuân thủ những nguyên tắc quản lý phù hợp với luật pháp, KTTT và điều lệ của từng công ty mẹ. 1.2.2.2. Vai trò của quản lý tài chính trong doanh nghiệp Quản lý tài chính luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Đặc biệt trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, trong điều kiện cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, quản lý tài chính trong doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bất kỳ ai liên kết, hợp tác với doanh nghiệpcũng sẽ đƣợc hƣởng lợi nếu nhƣ quản lý tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả, ngƣợc lại, họ sẽ bị thua thiệt khi quản lý tài chính kém hiệu quả. Quản lý tài chính trong doanh nghiệp là sự tác động của nhà quản lý tới các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nó đƣợc thực hiện thông qua một cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp. Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp đƣợc hiểu là một tổng thể các phƣơng pháp, các hình thức và công cụ đƣợc vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định. Nội dung chủ yếu của cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp bao gồm: Cơ chế quản lý tài sản, cơ chế huy động vốn, cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận, cơ chế kiểm soát tài chính của doanh nghiệp.
  • 23. 14 Trong các quyết định của doanh nghiệp, vấn đề cần đƣợc quan tâm giải quyết không chỉ là lợi ích của cổ đông và nhà quản lý mà còn cả lợi ích của ngƣời làm công, khách hàng, nhà cung cấp và chính phủ. Đó là nhóm ngƣời có nhu cầu tiềm năng về các dòng tiền của doanh nghiệp. Giải quyết vấn đề này liên quan tới các quyết định đối với các bộ phận trong doanh nghiệp và các quyết định giữa doanh nghiệp với các đối tác ngoài doanh nghiệp. Do vậy, nhà quản lý tài chính, mặc dù có trách nhiệm nặng nề về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp vẫn phải lƣu ý đến sự nhìn nhận, đánh giá của ngƣời ngoài doanh nghiệp nhƣ cổ đông, chủ nợ, khách hàng, nhà nƣớc,… Do quản lý tài chính có thể đƣợc nhìn nhận trên giác độ của nhà quản lý bên ngoài đối với doanh nghiệp và trên giác độ của nhà quản lý trong doanh nghiệp nên có hai cách tiếp cận về cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp: cơ chế quản lý tài chính ngoài và cơ chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Quản lý tài chính là một hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với mọi hoạt động khác của doanh nghiệp. Quản lý tài chính tốt có thể khắc phục đƣợc những khiếm khuyết trong các lĩnh vực khác. Một quyết định tài chính không đƣợc cân nhắc, hoạch định kỹ lƣỡng có thể gây nên tổn thất khôn lƣờng cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế. 1.2.3. Nội dung của quản lý tài chính trong doanh nghiệp Quản lý tài chính trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung chính sau đây: 1.2.3.1 Hoạch định tài chính. Một trong những chức năng quan trọng của hoạt động quản lý tài chính là hoạch định. Hoạch định là tiến trình mà nhà quản lý xác định các mục tiêu cần đạt đƣợc của tổ chức và vạch ra cách thức mà tổ chức đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra. Hoạt động tài chính cũng nhƣ mọi hoạt động khác của doanh nghiệp và nó rất cần phải đƣợc bắt đầu bằng kế hoạch tài chính. Hoạch định tài chính là tiến trình mà nhà quản trị tài chính dự báo các dòng tiền xuất hiện trong tƣơng lai của doanh nghiệp, bao gồm những dòng tiền vào làm tăng lƣợng tiền, tăng vốn chủ sở hữu và những dòng tiền ra liên quan đến hoạt động làm giảm lƣợng tiền, đầu tƣ và những hoạt động làm tăng tài sản. Tùy theo thời hạn xuất hiện dòng tiền mà hoạch định tài chính có các loại kế hoạch sau:
  • 24. 15 Kế hoạch tài chính ngắn hạn: có thời hạn từ một năm trở xuống – nó đƣợc xem là tiến trình dự toán hệ thống các ngân sách nhƣ: ngân sách bán hàng; ngân sách sản xuất; ngân sách trang bị; ngân sách mua sắm; ngân sách tài chính… Các ngân sách trên có một đặc trƣng chung bao gồm các dòng tiền ra tức là giảm lƣợng tiền và dòng tiền vào làm tăng lƣợng tiền. Các ngân sách này đƣợc tổng hợp thành ngân sách ngân quỹ. Kế hoạch tài chính dài hạn: dự kiến những dòng tiền dài hạn nhƣ đầu tƣ dài hạn để mua sắm máy móc thiết bị, đầu tƣ vào thƣơng hiệu, đầu tƣ tài chính; và dĩ nhiên nó phải tính đến các nguồn tài trợ dài hạn nhƣ nguồn tài trợ từ trong doanh nghiệp nhƣ quỹ khấu hao, lợi nhuận để lại và các nguồn tài trợ bên ngoài nhƣ phát hành cổ phiếu mới, huy động thêm nợ dài hạn… Loại kế hoạch này ngƣời ta còn gọi là kế hoạch đầu tƣ và tài trợ. Giữa hai loại kế hoạch trên có mối quan hệ mật thiết với nhau: Kế hoạch đầu tƣ tài trợ nhằm bảo đảm thực hiện các chiến lƣợc của tổ chức, tạo lập các định hƣớng chính cho hoạt động tài chính. Còn trái lại kế hoạch tài chính ngắn hạn lại mang tính tác nghiệp, thể hiện một cách cụ thể các hoạt động tài chính trong một năm tới của doanh nghiệp. Kế hoạch tài chính ngắn hạn mô tả một cách chi tiết kế hoạch tài chính dài hạn trong năm tới. Hoạch định tài chính có vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp: - Thứ nhất nó bảo đảm điều kiện về tài chính một cách chủ động cho các kế hoạch khác tiến hành. Các kế hoạch khác nhƣ kế hoạch tiếp thị, quảng bá; kế hoạch sản xuất, các chƣơng trình cải tiến phải đƣợc thực thi thông qua việc phân bổ nguồn lực tài chính. - Thứ hai các kế hoạch khác có thể đƣợc đánh giá và đó lƣờng mức độ hữu hiệu của nó thông qua kế hoạch tài chính. 1.2.2.2 Triển khai thực hiện kế hoạch Quản lý tài chính phải đồng thời thực hiện các nội dung khác nhau nhƣ quản lý doanh thu, quản lý các khoản chi phí theo đúng chế độ, tìm nguồn vốn và đầu tƣ sao cho có hiệu quả. Các nội dung cụ thể của hoạt động tài chính thì rất nhiều, nhƣng trong phạm vi luận văn này học viên xin đề cập các vấn đề chính sau:
  • 25. 16 a) Quản lý doanh thu. Căn cứ vào nguồn hình thành, doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh thông thƣờng và doanh thu từ hoạt động tài chính. - Doanh thu từ hoạt động kinh doanh thông thƣờng là toàn bộ số tiền phải thu phát sinh trong kỳ từ việc bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ của công ty. Đối với công ty thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh thu bao gồm cả các khoản trợ cấp của Nhà nƣớc cho công ty khi công ty thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo nhiệm vụ Nhà nƣớc giao mà thu không đủ bù đắp chi. - Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cho các bên khác sử dụng tài sản công ty, tiền lãi từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi cho thuê tài chính; chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ; chênh lệch lãi chuyển nhƣợng vốn và lợi nhuận đƣợc chia từ việc đầu tƣ ra ngoài công ty. - Doanh thu khác gồm các khoản thu từ việc thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ, thu tiền bảo hiểm đƣợc bồi thƣờng các khoản nợ phải trả nay mất chủ đƣợc ghi tăng thu nhập, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng…” Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh thu từ hoạt động kinh doanh, nó đảm bảo trang trải các chi phí, thực hiện tái sản xuất, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc. Doanh thu bán hàng thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền về tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, sản phẩm đƣợc coi là kết thúc quá trình tiêu thụ khi đơn vị mua chấp nhận trả tiền. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, nội dung xác định doanh thu khác nhau. b) Quản lý chi phí. Chi phí của Công ty mẹ bao gồm chi phí hoạt động SXKD, chi phí khác của văn phòng công ty mẹ, chi phí của đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp thuộc công ty mẹ. Việc quản lý chi phí của công ty mẹ thực hiện theo quy định nhƣ sau: TGĐ công ty mẹ xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, ngành, nghề kinh doanh, mô hình tổ chức quản lý, trình độ trang bị để làm căn
  • 26. 17 cứ điều hành sản xuất và quản lý chi phí của công ty trình HĐTV phê duyệt. công ty mẹ phải xây dựng định mức lao động, xây dựng quỹ tiền lƣơng trình HĐTV phê duyệt. c) Huy động vốn Theo nguyên tắc thị trƣờng, vốn của một công ty có thể đƣợc hình thành từ các nguồn: - Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn điều lệ do các thành viên sáng lập góp khi thành lập công ty, sau đó, tùy theo nhu cầu của công ty, theo quyết định của những ngƣời góp vốn, chủ sở hữu cũ có thể bổ sung thêm vốn hoặc công ty có thể phát hành cổ phiếu mới nếu là công tyCP. Hiện nay, đa phần các công ty mẹ của Tổng công ty Nhà nƣớc ở Việt Nam đều là công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nƣớc nên không có quyền phát hành cổ phiếu. Theo NĐ 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015, Nhà nƣớc chỉ bổ sung vốn cho công ty mẹ tổng công ty nếu chƣa đủ vốn điều lệ. Vốn tự có do công ty mẹ tích lũy từ lợi nhuận để lại qua các năm (còn gọi là nguồn vốn tự bổ sung) về nguyên tắc cũng thuộc sở hữu nhà nƣớc. - Vốn vay: công ty mẹ của Tổng công ty Nhà nƣớc ở Việt Nam đƣợc quyền vay vốn của các tổ chức tài chính và phát hành trái phiếu, vay vốn của tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ chức ngoài DN, vay vốn của ngƣời lao động và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, công ty mẹ chỉ đƣợc quyền quyết định vay dƣới hạn mức nhất định đƣợc Chính phủ quy định theo ngành nghề kinh doanh và quy mô của công ty mẹ. Các dự án vay vốn trên hạn mức quy định phải đƣợc sự phê chuẩn của cơ quan chủ quản cấp trên. Chính sách huy động vốn của tổng công ty phải chấp hành các quy định về quy chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó còn có các nội dung khác nữa nhƣ: Điều hoà vốn; Kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động tài chính. d) Quản lý tài sản Bộ phận quan trọng nhất trong các tƣ liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tài sản cố định. Đó là những tƣ liệu lao động chủ yếu đƣợc sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh nhƣ máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải, các công trình kiến trúc…Nội dung quản lý tài sản cố định bao gồm:
  • 27. 18 Quản lý đầu tư vào TSCĐ. Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay, sản xuất và tiêu thụ chịu sự tác động nghiệt ngã của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Do vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp khi tiến hành việc đầu tƣ TSCĐ là phải tiến hành tự thẩm định tức là sẽ so sánh giữa chi tiêu và lợi ích, tính toán một số chỉ tiêu ra quyết định đầu tƣ nhƣ NPV, IRR… để lựa chọn phƣơng án tối ƣu. Nhìn chung, đây là nội dung quan trọng trong công tác quản lý sử dụng TSCĐ vì nó là công tác khởi đầu khi TSCĐ đƣợc sử dụng tại doanh nghiệp. Những quyết định ban đầu có đúng đắn thì sẽ góp phần bảo toàn vốn cố định. Nếu công tác quản lý này không tốt, không có sự phân tích kỹ lƣỡng trong việc lựa chọn phƣơng án đầu tƣ xây dựng mua sắm sẽ làm cho TSCĐ không phát huy đƣợc tác dụng để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả và nhƣ vậy việc thu hồi toàn bộ vốn đầu tƣ là điều không thể. Quản lý sử dụng, giữ gìn và sửa chữa TSCĐ. Trong quá trình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, các bộ phận chi tiết, các phụ tùng... bị hƣ hỏng hoặc hao mòn hoặc xảy ra những tình trạng không bình thƣờng nhƣ nhờn ốc, vỡ van... Ngoài việc phải giữ gìn, lau dầu, ... doanh nghiệp phải tiến hành bảo dƣỡng, sửa chữa nhằm đảm bảo năng lực sản xuất bình thƣờng của TSCĐ. Nhƣ vậy, việc giữ gìn và sửa chữa TSCĐ là một biện pháp quan trọng để sử dụng TSCĐ có hiệu quả. Giữ gìn và sửa chữa TSCĐ nhất là sửa chữa TSCĐ phải đƣợc tiến hành có kế hoạch. Việc sửa chữa TSCĐ nói chung chia ra làm sửa chữa lớn và sửa chữa thƣờng xuyên. Trong khi sửa chữa phải thay đổi phần lớn phụ tùng của TSCĐ, thay đổi hoặc sửa chữa bộ phận chủ yếu của TSCĐ nhƣ thân máy, giá máy, phụ tùng lớn... Việc sửa chữa nhƣ vậy đều thuộc phạm vi của sửa chữa lớn. Sửa chữa thƣờng xuyên là sửa chữa có tính chất hàng ngày để giữ gìn công suất sử dụng đều đặn của TSCĐ. Ví dụ nhƣ thay đổi lẻ tẻ những chi tiết đã bị hao mòn ở những thời kỳ khác nhau. Quản lý KHTSCĐ trong doanh nghiệp.
  • 28. 19 Khi sử dụng TSCĐ, doanh nghiệp cần quản lý khấu hao một cách chặt chẽ vì có nhƣ vậy mới có thể thu hồi đƣợc vốn đầu tƣ ban đầu. Các doanh nghiệp thƣờng thực hiện việc lập kế hoạch KBTSCĐ hàng năm. Thông qua kế hoạch khấu hao, doanh nghiệp có thể thấy nhu cầu tăng giảm vốn cố định trong năm kế hoạch, khả năng tài chính để đáp ứng nhu cầu đó. Vì kế hoạch khấu hao là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xem xét, lựa chọn quyết định đầu tƣ đổi mới TSCĐ trong tƣơng lai. Quản lý công tác kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ Trong doanh nghiệp, việc kiểm kê tài sản nói chung và TSCĐ nói riêng là công tác quan trọng trong việc quản lý sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp . Căn cứ vào tài liệu của đợt kiểm kê để có tài liệu đối chiếu giữa số thực tế với số trên sổ sách, qua đó xác định nguyên nhân gây ra số chênh lệch, xác định ngƣời có trách nhiệm về tình hình mất mát, hƣ hỏng... cũng nhƣ phát hiện những đơn vị, cá nhân giữ gìn, sử dụng tốt TSCĐ, đồng thời báo cáo lên cấp trên về tình hình đã phát hiện ra để có những kiến nghị và giải quyết nhất là đối với trƣờng hợp thừa TSCĐ. Nhƣ vậy, thông qua công tác kiểm kê TSCĐ đã giúp cung cấp số liệu về chủng loại của TSCĐ vừa tạo điều kiện để nắm vững tình hình chất lƣợng chung trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể để tiến hành việc kiểm kê hàng năm. Bởi vì nhiều kết quả của việc kiểm tra vào lúc này cho phép doanh nghiệp có tài liệu chính xác trong việc lập ra kế hoạch năm tới. Quản lý tiền lương Nội dung quản lý tiền lƣơng, tiền thƣởng bao gồm: Xây dựng hệ thống thang lƣơng bảng lƣơng Việc xây dựng thang lƣơng, bảng lƣơng đƣợc xác định theo các bƣớc: Phân tích công việc; Đánh giá giá trị công việc; Phân định vị trí công việc; Thiết lập thang lƣơng, bảng lƣơng cho từng vị trí công việc. Thiết lập thang lƣơng bảng
  • 29. 20 lƣơng trên cơ sở các thông tin thu thập đƣợc và các yếu tố ảnh hƣởng đã xem xét, việc thiết lập thang lƣơng, bảng lƣơng đƣợc tiến hành theo trình tự sau: - Xác định các ngạch lƣơng trong doanh nghiệp thông qua việc lấy thông tin từ khâu phân ngạch công việc. - Xác định số bậc lƣơng trong mỗi ngạch căn cứ vào việc tính các điểm ƣu thế theo kết quả làm việc và xem xét mức độ phức tạp cần có đối với thang lƣơng, bảng lƣơng. - Quy định mức lƣơng theo ngạch và theo bậc. Lập kế hoạch quỹ lƣơng Quỹ lƣơng kế hoạch là tổng số tiền lƣơng dự tính theo cấp bậc mà doanh nghiệp, cơ quan dùng để trả lƣơng cho công nhân viên chức theo số lƣợng và chất lƣợng lao động khi họ hoàn thành kế hoạch sản xuất trong điều kiện bình thƣờng. Quỹ tiền lƣơng kế hoạch là cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lƣơng. Quỹ tiền lƣơng báo cáo là tổng số tiền thực tế đã chi, trong đó có những khoản không đƣợc lập trong kế hoạch nhƣng phải chi cho những thiếu sót trong tổ chức sản xuất, tổ chức lao động hoặc do điều kiện sản xuất không bình thƣờng mà khi lập kế hoạch chƣa tính đến. Xây dựng đơn giá tiền lương Việc xác định đơn giá tiền lƣơng đƣợc tiến hành theo các bƣớc: - Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá, doanh nghiệp có thể chọn chỉ tiêu tổng sản phẩm, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận... - Xác định tổng quỹ lƣơng kế hoạch. - Xây dựng đơn giá tiền lƣơng Xây dựng các hình thức trả lương
  • 30. 21 Các hình thức trả lƣơng đƣợc thực hiện thông qua các chế độ tiền lƣơng. Hiện nay ở nƣớc ta có 2 loại chế độ tiền lƣơng là chế độ tiền lƣơng cấp bậc và chế độ tiền lƣơng chức vụ. Chế độ tiền lƣơng cấp bậc là quy định của Nhà nƣớc mà doanh nghiệp áp dụng trả cho ngƣời lao động theo chất lƣợng và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nào đó. Trong chế độ tiền lƣơng cấp bậc bao gồm thang lƣơng, bảng lƣơng, hệ số lƣơng và mức lƣơng. Chế độ trả lƣơng theo chức vụ là những quy định của Nhà nƣớc áp dụng để trả lƣơng cho cán bộ và nhân viên thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Dựa trên những chế độ trả lƣơng đó có các hình thức trả lƣơng nhƣ: Hình thức trả lƣơng theo thời gian; Hình thức trả lƣơng theo sản phẩm Tiền thưởng: Tiền thƣởng thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lƣơng, là một trong những biện pháp khuyến khích ngƣời lao động tích cực và hoàn thành tốt công việc. Có nhiều hình thức thƣởng nhƣng thông thƣờng ngƣời ta áp dụng các hình thức sau: thƣởng hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức kế hoạch sản xuất, thƣởng tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, thƣởng những sáng kiến cải tiến kỹ thuật… 1.2.2.3 Kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính Kiểm tra, giám sát là việc của cán bộ quản lý nhằm đảm bảo mọi công việc đƣợc vận hành theo kế hoạch đã định ra. Việc thực hiện kế hoạch không phải bao giờ cũng đúng nhƣ dự kiến, do vậy đòi hỏi phải có sự thanh tra, kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện sai sót và kịp thời sửa chữa để công tác QLTC đi vào nề nếp. Việc thanh tra, kiểm tra giúp đơn vị nắm đƣợc tình hình QLTC nhằm đảm bảo hoạt động. Việc kiểm tra, giám sát cho phép chủ động ngăn ngừa các hiện tƣợng tiêu cực về tài chính trong hoạt động thu chi tài chính của Doanh nghiệp. Đồng thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi sai trái, tiêu cực trong QLTC cho nên cần thực hiện công tác kiểm tra, giám sát một cách thƣờng xuyên nhằm giúp cho doanh nghiệp và sử dụng các nguồn tài chính hợp lý, hiệu quả. Kiểm tra, giám sát cũng là cơ sở để nhà quản lý nắm đƣợc việc lập kế hoạch có đúng với mục tiêu chiến lƣợc mà doanh nghiệp đã đề ra không.
  • 31. 22 Cùng với việc kiểm tra, công tác đánh giá rất đƣợc coi trọng trong quá trình QLTC. Đánh giá để xem việc gì đạt hiệu quả để tiếp tục duy trì phát huy, việc gì không đạt gây thất thoát, lãng phí để có biện pháp ngăn chặn kịp thời cũng nhƣ rút kinh nghiệm quản lý. 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tài chính •Đối với việc lập kế hoạch tài chính Lập kế hoạch tài chính cần phải theo sát mục tiêu chiến lƣợc phát triển của tổ chức, đồng thời phải căn cứ vào tình hình thực tế của tổ chức. Lập kế hoạch tài chính các nguồn kinh phí của doanh nghiệp thông qua các nghiệp vụ tài chính để cụ thể hóa định hƣớng phát triển, kế hoạch hoạt động trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, trên cơ sở tăng nguồn thu hợp pháp và vững chắc, đảm bảo đƣợc hoạt động, thƣờng xuyên của doanh nghiệp, đồng thời từng bƣớc củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất của doanh nghiệp, tập trung đầu tƣ đúng mục tiêu ƣu tiên nhằm đạt kết quả cao, hạn chế tối đa lãng phí và tiêu cực. Do vậy, để đánh giá việc lập kế hoạch tài chính, cần phải căn cứ vào các tiêu chí sau: - Thứ nhất là phải bám sát vào phƣơng hƣớng nhiệm vụ, mục tiêu chiến lƣợc phát triển và tình hình thực tế của tổ chức, - Thứ hai, phải phản ánh đầy đủ chính xác các khoản thu chi dự kiến theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức phải theo từng lĩnh vực thu chi. - Thứ ba, phải đảm bảo nguyên tắc cân đối, chi phải có nguồn đảm bảo, phải tuân thủ theo đúng chế độ, chính sách quy định hiện hành của Nhà nƣớc. -Thứ tƣ, phải đúng theo nội dung, biểu mẫu quy định, đúng thời hạn, phải thể hiện đầy đủ các khoản thu chi theo quy định Nhà nƣớc và hƣớng dẫn của Bộ tài chính, gửi kịp thời cho các Bộ ngành xét duyệt – kế hoạch tài chính đƣợc lập phải kèm theo các báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán. • Đối với công tác triển khai thực hiện kế hoạch Triển khai kế hoạch là khâu quan trọng trong quá trình QLTC. Thực hiện kế hoạch tài chính đúng đắn là tiền đề quan trọng để thực hiện các chỉ tiêu phát triển bệnh viện. Do đó, đánh giá công tác triển khai thực tế dự đoán tài chính của doanh nghiệp cần phải theo các tiêu chí sau:
  • 32. 23 Trƣớc hết, phải theo đúng dự toán đã đƣợc phê duyệt, theo đúng kế hoạch và đúng quy định. Thứ hai, phải đảm bảo phân phối, cấp phát, sử dụng nguồn kinh phí hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Thứ ba, phải đảm bảo khai thác tối đa các nguồn thu, tránh thất thoát và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn kinh phí. Thứ tƣ, phải đảm bảo giải quyết linh hoạt về kinh phí. Do kinh phí hạn hẹp và sự hạn chế giữa thực tế diễn ra trong quá trình chấp hành dự toán với kế hoạch đòi hỏi có sự quản lý linh hoạt. Nguyên tắc chung là chi theo kế hoạch, nhƣng nếu không có kế hoạch mà cần có các khoản chi khẩn cấp thì phải có quyết định kịp thời, đồng thời có thứ tự ƣu tiên các khoản chi. •Đối với hoạt động kiểm tra, giám sát công tác QLTC Kiểm tra giám sát công tác QLTC của doanh nghiệp là hoạt động quan trọng, giúp cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng các nguồn tài chính hợp lý, hiệu quả. Do vậy, đánh giá hoạt động này cần dựa trên các tiêu chí sau: -Hoạt động kiểm tra, giám sát đƣợc tiến hành thƣờng xuyên nhằm phát hiện những sai sót để tiến hành xử lý, khắc phục kịp thời. -Việc kiểm tra, giám sát phải đảm bảo ngăn ngừa các hiện tƣợng tiêu cực trong hoạt động thu chi tài chính. 1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý tài chính của Tổng công ty Nhà nƣớc Ở Việt Nam thuật ngữ “Tổng công ty Nhà nƣớc” mang tính pháp lý, hành chính hơn là một phạm trù khoa học. Chính vì thế, tùy theo yêu cầu đổi mới, cải cách DNNN ở các thời kỳ khác nhau mà thuật ngữ này mang các nội dung khác nhau. Vào thời kỳ đầu cải cách, đổi mới, sắp xếp lại DNNN, TCT nhà nƣớc là kết quả của quá trình chuyển đổi các Liên hiệp xí nghiệp, TCT hoạt động trong cơ chế cũ sang mô hình tổ chức quản lý mới theo tinh thần các Quyết định 90, 91CP của Chính phủ (ngày 07/03/1994), trong đó TCT 91 trực thuộc Thủ tƣớng chính phủ, TCT 90 trực thuộc các bộ và ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành.
  • 33. 24 1.3.1 Nhóm yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô Một là, khung khổ thể chế pháp luật chế định hành vi của DN. Khung khổ thể chế pháp luật liên quan đến hành vi của DN trong KTTT rất đa dạng, từ các quy định chung nhất trong Hiến pháp, các đạo luật chung nhƣ luật lao động, luật thƣơng mại, luật đầu tƣ, luật thuế, luật đất đai, đến các luật chuyên ngành xây dựng, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục,… Các quy định pháp luật tạo ra một môi trƣờng ảnh hƣởng đến cơ chế quản lý tài chính (CCQLTC) của các Tổng công ty Nhà nƣớc trên các mặt: độ an toàn và rủi ro trong huy động vốn, đầu tƣ; chi phí vận hành CCQLTC, nhất là chi phí liên quan đến quản lý thuế, quản lý xuất, nhập khẩu, chi phí tiền lƣơng, chi phí xử lý chất thải, chi phí báo cáo,..; quyền tự chủ tài chính của tổng công ty. Hơn nữa, CCQLTC ở các Tổng công ty Nhà nƣớc còn chịu ảnh hƣởng của chính sách tài khóa quốc gia, ảnh hƣởng đến các quyết định thu gọn hay mở rộng phạm vi hoạt động của Tổng công ty Nhà nƣớc. Hai là, biến động của thị trƣờng ngành cũng nhƣ biến động của nền kinh tế quốc gia và quốc tế. Hiệu quả vận hành CCQLTC của các Tổng công ty Nhà nƣớc phụ thuộc rất lớn vào biến động của thị trƣờng, thể hiện rõ nhất là biến động của thị trƣờng ngành, thị trƣờng tài chính và chu kỳ kinh doanh. Mặc dù có quy mô lớn, nhƣng các Tổng công ty Nhà nƣớc thƣờng xuyên phải huy động vốn trên thị trƣờng tài chính. Những biến động không lƣờng trƣớc của thị trƣờng tài chính đi theo chu kỳ kinh doanh đã ảnh hƣởng tai hại đến các dự án đầu tƣ, thu nợ và bán hàng của Tổng công ty Nhà nƣớc. Vì thế, hoàn toàn không do lỗi của Tổng công ty Nhà nƣớc, vào giai đoạn thị trƣờng khó khăn, CCQLTC thƣờng khó vận hành xuôn sẻ, thậm chí còn phải áp dụng các biện pháp phá lệ để tránh rơi vào nợ nần, phá sản ngoài ý muốn. Đặc biệt một số thị trƣờng ngành mang sẵn các yếu tố không hoàn hảo nhƣ thị trƣờng đất đai, bất động sản, thị trƣờng lao động, bảo hiểm, nông sản, sản xuất nguyên vạt liệu, máy móc …thƣờng chịu tác động rất lớn của chu kỳ kinh doanh và các DN kinh doanh trong lĩnh vực này phải đối phó với các cú sốc sụt giảm giá do giảm cầu rất tai hại.
  • 34. 25 Ngày nay, để có thể đối phó với các biến động của thị trƣờng, các DN nói chung, Tổng công ty Nhà nƣớc nói riêng thƣờng sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhƣ trích lập quỹ dự phòng, mua bảo hiểm, đầu tƣ theo danh mục dự án có tính san xẻ rủi ro… Ba là, sự thay đổi mục tiêu, chính sách điều hành kinh tế của nhà nƣớc. Với đặc trƣng là công cụ trong tay Nhà nƣớc nên các Tổng công ty Nhà nƣớc có thể bị ảnh hƣởng trực tiếp bởi sự thay đổi trong mục tiêu, chính sách điều hành kinh tế của Nhà nƣớc. Có hai chiều hƣớng của sự thay đổi: Một là mở rộng khu vực công; hai là nhanh chóng thu hẹp khu vực công. Với chính sách mở rộng khu vực công, các tổng công ty thƣờng đƣợc ƣu tiên cấp vốn đầu tƣ, đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi nhƣ chỉ định thầu, tham gia các dự án đầu tƣ lớn của nhà nƣớc, hỗ trợ tài chính khi gặp khó khăn. Khi đó CCQLTC ở Tổng công ty Nhà nƣớc dễ dàng triển khai và thích nghi hơn. Ngƣợc lại, ở các thời kỳ thu hẹp quy mô khu vực công, Nhà nƣớc thƣờng thi hành chính sách ngân sách cứng, hạn chế đầu tƣ mới, xiết chặt các yêu cầu về lợi nhuận, không khoan dung với các quyết định sai lầm của giới quản lý tổng công ty…Khi đó CCQLTC ở tổng công ty sẽ vận hành khó khăn. Bốn là, trình độ phát triển của thị trƣờng tài chính trong nƣớc. CCQLTC ở Tổng công ty Nhà nƣớc sử dụng nhiều công cụ của thị trƣờng tài chính để huy động vốn và đầu tƣ. Nếu trình độ phát triển của thị trƣờng tài chính khá cao, xuất hiện nhiều công cụ tài chính cho phép đầu tƣ linh hoạt thì Tổng công ty Nhà nƣớc có thể sử dụng các công cụ này nhằm nâng cao khả năng sinh lợi cho vốn kinh doanh của tổng công ty. Nếu thị trƣờng tài chính chƣa phát triển, thiếu vắng nhiều công cụ tài chính phái sinh thì Tổng công ty Nhà nƣớc khó có thể sử dụng các đòn bẩy thị trƣờng để tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, có một quan điểm đáng lƣu ý là các Tổng công ty Nhà nƣớc không phải là công cụ để nhà nƣớc làm giàu trên thị trƣờng chứng khoán theo kiểu đa dạng hóa và quản lý danh mục đầu tƣ. Vì thế, Nhà nƣớc đã có quy định hạn chế các Tổng công ty Nhà nƣớc không phải là tổ chức tài chính kinh doanh trên thị trƣờng chứng khoán. Ngoài ra trình độ tổ chức trên thị trƣờng tài chính, mức độ
  • 35. 26 minh bạch hóa thông tin cũng ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả vận hành CCQLTC tại các Tổng công ty Nhà nƣớc. Năm là, đối thủ cạnh tranh. Trên thị trƣờng Tổng công ty Nhà nƣớc phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh khác. Sức ép cạnh tranh có ƣu điểm là buộc Tổng công ty Nhà nƣớc phải có CCQLTC lành mạnh mới có thể trụ vững và chiến thắng đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, do có bất lợi thế là chế độ ủy quyền nhiều cấp, công chức đƣợc ủy quyền quản lý Tổng công ty Nhà nƣớc không có động lực mạnh mẽ hƣớng đến lợi nhuận nên Tổng công ty Nhà nƣớc thƣờng kém năng động, linh hoạt hơn đối thủ tƣ nhân. Hơn nữa, cơ chế quản lý tài chính công đòi hỏi cá nhân tham gia quản lý tài chính ở các Tổng công ty Nhà nƣớc phải chịu sự kiểm soát từ phía nhà nƣớc nên các quyết định thƣờng có xu hƣớng làm vừa lòng và đối phó với cấp trên nhiều hơn là nâng cao hiệu quả SXKD của tổng công ty. Khoét sâu đặc điểm này, các DN tƣ nhân có thể chiến thắng Tổng công ty Nhà nƣớc trong cạnh tranh hoặc gây khó khăn, cản trở cho Tổng công ty Nhà nƣớc, thậm chí câu kết với cán bộ quản lý Tổng công ty Nhà nƣớc để tƣ lợi, làm thất thoát tài sản của nhà nƣớc tại tổng công ty, làm suy yếu Tổng công ty Nhà nƣớc để chiếm lĩnh thị trƣờng… Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên và những biến động của khí hậu cũng ảnh hƣởng đến CCQLTC trên phƣơng diện quản lý chi phí và doanh thu, tiến độ thực hiện quá trình sản xuất, nhất là đối với các tổng công ty có hoạt động phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhƣ tổng công ty xây dựng, tổng công ty sản xuất và chế biến nông sản, tổng công ty vận tải, khai thác tài nguyên.. 1.3.2. Nhóm yếu tố thuộc về Tổng công ty Nhà nước Một là, đặc thù của từng tổng công ty. Đặc thù của từng tổng công ty thể hiện ở những yêu cầu và đặc điểm của công nghệ sản xuất, yêu cầu về vốn, về lao động, tổ chức quản lý…của từng tổng công ty. Thông thƣờng, các tổng công ty công nghiệp có công nghệ sản xuất ổn định thì QLTC cũng khá ổn định, ít các dạng chi phí phát sinh nên có thể tiêu chuẩn hóa chi phí. Những tổng công ty liên quan đến xây dựng công trình thƣờng khó đƣợc tiêu chuẩn hóa chi phí do sản phẩm có tính đơn chiếc, giá cả, kết cấu nguyên vật liệu khác nhau nên phải cho phép một sự linh hoạt nhất định trong chi phí.
  • 36. 27 Các tổng công ty phân công chuyên môn hóa theo ngành dọc thƣờng có cơ cấu chi phí khá phức tạp do phải bao quát nhiều quy trình công nghệ khác nhau. Các tổng công ty chuyên về phân phối, lƣu thông có điều kiện xây dựng hệ thống định mức ổn định hơn các ngành khác. Ngoài ra, tính chất làm việc ngoài trời, phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết…cũng dễ dẫn đến các chi phí phát sinh không dự kiến trƣớc. Quy mô tổng công ty lớn với cấu trúc nhiều tầng cũng khiến CCQLTC phức tạp, vừa phải bao quát đƣợc các nguyên tắc quản lý tài chính chung thống nhất trong toàn tổng công ty, vừa phải tạo không gian tự chủ cho cấp cơ sở để họ thích nghi với môi trƣờng kinh doanh biến động… Tính chất đa dạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh tất yếu tạo ra sự đa dạng trong hoạt động quản lý, thƣờng thì các TCT đều hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau vì vậy yêu cầu quản lý tài chính cũng rất đa dạng và phức tạp hơn do đặc điểm ngành nghề mang lại. Đặc điểm đa dạng trong hoạt động của TCT Nhà nƣớc tác động tới cơ chế quản lý kinh tế trên hai giác độ cụ thể sau: - Các ngành nghề khác nhau đòi hỏi quy định quản lý tài chính khác nhau. Chẳng hạn các ngành gắn với lĩnh vực ngân hàng, tài chính thƣờng có tỷ trọng tài sản là tiền lớn, dễ xảy ra mất mát, nên cũng đòi hỏi các quy định, quy trình kiểm soát, sử dụng chặt chẽ, các ngành công nghệ cao thì lại đòi hỏi phải có cơ chế sử dụng tài sản phù hợp với đặc tính nhanh lạc hậu của tài sản v.v.... - Tính chất đa dạng về vị trí địa lý cũng đòi hỏi hoạt động của TCT Nhà nƣớc phải chịu tác động của nhiều quy định quản lý tài chính của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Hai là, năng lực tài chính của Tổng công ty Nhà nƣớc. Năng lực tài chính của Tổng công ty Nhà nƣớc là khả năng có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chi tiêu của tổng công ty. Năng lực tài chính thể hiện không chỉ ở quy mô vốn chủ sở hữu so với quy mô chức năng, nhiệm vụ mà tổng công ty phải đảm đƣơng, mà còn phụ thuộc vào mức độ lành mạnh về tài chính của tổng công ty (thể hiện ở khả năng trả nợ, khả năng thu hồi vốn và uy tín trong huy động vốn với quy mô lớn, giá rẻ…). Trong các giai đoạn khó khăn về tài chính thƣờng phải thực hành các giải pháp đặc biệt không nằm trong CCQLTC thông thƣờng. Tuy nhiên, tình trạng tồn đọng vốn không có dự án hiệu
  • 37. 28 quả cũng dẫn tổng công ty đến chỗ phải áp dụng các biện pháp đặc biệt không nằm trong CCQLTC thông thƣờng. Nhìn chung, các tổng công ty có quy mô vốn điều lệ lớn thƣờng dễ vƣợt qua khó khăn hơn các tổng công ty có quy mô vốn điều lệ nhỏ, liên tục phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn và huy động vốn khó khăn. Ba là, tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ quản lý Tổng công ty Nhà nƣớc. Cơ cấu tổ chức có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả hoạt động mọi mặt của TCT Nhà nƣớc. Cơ cấu tổ chức quyết định tính chất mối quan hệ giữa công ty mẹ và các đơn vị thành viên cũng nhƣ mối quan hệ giữa các thành viên trong TCT, là cơ sở cho mối gắn kết giữa các thành viên trong TCT, trong thực hiện mục tiêu chiến lƣợc chung. Trong mô hình TCT Nhà nƣớc, cơ cấu tổ chức là tiền đề cho thực hiện quyền kiểm soát của công ty mẹ đói với các đơn vị thành viên. Đặc tính chung của TCT Nhà nƣớc là phân tán trong hoạt động nhƣng lại tập trung trong thực hiện mục tiêu chiến lƣợc chung cho nên vai trò kiểm soát của công ty mẹ là hết sức quan trọng. Cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ cho phép công ty mẹ có đƣợc cơ chế kiểm soát hoạt động của các đơn vị thành viên mà không cần phải can thiệp sâu vào hoạt động của chúng. Cơ cấu tổ chức hợp lý của TCT cũng tạo điều kiện phân định rõ ràng hài hoà chức năng, vai trò của từng bộ phận lãnh đạo trong TCT, nhƣ hội đồng quản trị, ban giám đốc. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính và nguồn nhân lực cán bộ tài chính ảnh hƣớng đến CCQLTC trên các mặt: - Phân cấp quản lý tài chính: bộ máy quản lý tài chính đƣợc thiết kế và phân cấp quản lý tài chính hợp lý sẽ giảm thiểu tình trạng quan liêu, quá tải của cán bộ quản lý và khuyến khích tinh thần làm việc tự giác, sáng tạo của cán bộ quản lý ở các chức vụ khác nhau. Ngƣợc lại, bộ máy quản lý tài chính không phân cấp rõ ràng, không xác định rõ trách nhiệm cá nhân đối với kết quả hoạt động của từng công ty sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn hoặc trì trệ, cản trở hoạt động SXKD của đơn vị. - Khả năng ra các quyết định đúng; năng lực của cán bộ quản lý tài chính quyết định chất lƣợng của kế hoạch, báo cáo, dự toán, thẩm định dự án…Nếu không thu hút đƣợc cán bộ có chuyên môn thành thạo trong lĩnh vực quản lý tài chính sẽ có nguy cơ đẩy đơn vị vào thảm họa do phải thực thi các quyết định sai lầm.
  • 38. 29 - Sự trung thực và tận tâm với lợi ích của tổng công ty: cán bộ quản lý tài chính quản lý các khối tiền và tài sản khổng lồ mà không một quy chế, kỷ luật kiểm tra, giám sát nào có thể bịt hết các sơ hở tạo cơ hội cho cán bộ lợi dụng có lợi cho lợi ích của họ và của nhóm thân thiết với họ. Tóm lại, nếu bộ máy quản lý tài chính tinh gọn, phân công chuyên môn hóa hợp lý, cán bộ quản lý tài chính có trình độ, nghiệm vụ chuyên môn tốt, có đạo đức sẽ giúp hoạch định và tổ chức vận hành CCQLTC một cách hiệu quả. Ngƣợc lại, nếu bộ máy quản lý tài chính cồng kềnh, năng lực chuyên môn của độ ngũ cán bộ quản lý tài chính yếu kém, đạo đức suy thoái thì sẽ rất đến thất thoát, lãng phí, cản trở hoạt động SXKD của tổng công ty. Bốn là, trình độ quản lý. Trình độ quản lý, đặc biệt của đội ngũ cán bộ cấp cao của TCT Nhà nƣớc là nhân tố chủ quan, quyết định tới khả năng triển khai và thực thi các nội dung của quản lý tài chính trong TCT. Công nghệ quản lý đòi hỏi cán bộ phải có trình độ tƣơng ứng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà hoạt động của các TCT phát triển ở phạm vị toàn cầu thì đòi hỏi ngƣời quản lý phải có kiến thức rộng trong mọi lĩnh vực nhƣ kinh tế, pháp luật, xã hội. Bên cạnh đó, khi mà ứng dụng công nghệ cao (tin học hoá) vào quản lý ngày càng sâu rộng thì ngƣời quản lý còn phải nắm bắt và làm chủ đƣợc các công nghệ đó. Trình độ của cán bộ quản lý còn thể hiện thông qua tính chủ động, linh hoạt trong vận dụng cơ chế nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong thực hiện các nội dung của quản lý tài chính. Trình độ quản lý thấp và sự thiếu chủ động sẽ hạn chế ứng dụng của mô hình quản lý tiên tiến.
  • 39. 30 CHƢƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu và thu thập tài liệu số liệu Luận văn tiếp cận nghiên cứu công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty điện lực Hà Nội theo nội dung. Nghĩa là Công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty điện lực Hà Nội sẽ đƣợc phân tích theo ba nội dung: Quản lý doanh thu, Quản lý chi pí và Huy động vốn. Dữ liệu đƣợc thu thập thông qua phƣơng pháp không can thiệp. Đây là phƣơng pháp đƣợc tiến hành thông qua việc mô tả và phân tích tình hình chứ không tiến hành can thiệp. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập và trình bày có hệ thống các số liệu tài chính của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội nhằm cung cấp một bức tranh cụ thể và tổng thể tình hình quản lý tài chính tại Tổng Công ty. Thông tin đƣợc thu thập từ nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Nguồn thông tin thứ cấp gồm các Báo cáo nội bộ của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội năm 2015, 2016 và 2017. Nguồn thông tin sơ cấp đƣợc thu thập qua phƣơng pháp case study theo các báo cáo định hƣớng thƣờng niên, phƣơng pháp phỏng vấn sâu. 05 chuyên gia đƣợc phỏng vấn các trƣởng Ban: Kinh doanh, Kế hoạch, Tài chính Kế toán, Vật tƣ, Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng…. 2.2. Quy trình nghiên cứu Để trả lời đƣợc các câu hỏi và vấn đề nghiên cứu của đề tài, học viên đã thực hiện quy trình nghiên cứu gồm sáu bƣớc nhƣ sau: Bƣớc 1. Xác định vấn đề nghiên cứu Bƣớc 2. Nghiên cứu lý thuyết và các công trình đã nghiên cứu Bƣớc 3. Thiết kế nghiên cứu Bƣớc 4. Thu thập dữ liệu Bƣớc 5. Phân tích dữ liệu Bƣớc 6. Tổng hợp, đánh giá kết quả, viết luận văn. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu Quá trình phân tích và xử lý dữ liệu đƣợc thực hiện sau khi tiến hành nghiên cứu mô tả hoặc lồng ghép trong quá trình nghiên cứu mô tả. Ở bƣớc này học viên
  • 40. 31 tập trung vào một số các yếu tố nhƣ tổng doanh thu của Tổng Công ty với các thông số quản lý tài sản, quản lý nguồn vốn, khả năng thanh toán…Từ đó, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty. Dữ liệu đƣợc phân tích, xử lý bằng phần mềm Excel. Quá trình xử lý dữ liệu đƣợc thực hiện chủ yếu bằng phƣơng pháp định tính nhƣ phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê. Với mỗi phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể, học viên thực hiện các bƣớc triển khai phù hợp. 2.3.1. Phương pháp case study Case Study là phƣơng pháp nghiên cứu thông qua các trƣờng hợp điển hình, các tình huống cụ thể, có thật liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp này thực sự có hiệu quả trong việc đánh giá về sự can thiệp, sự tác động hay thay đổi của một biện pháp, chính sách cụ thể nào đó. Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để: - Mô tả hiện thực về công tác quản lý tài chính đang diễn ra tại Tổng Công ty. - Giải thích các quan hệ nhân - quả của các yếu tố can thiệp - Thăm dò, phát hiện những hệ quả của sự can thiệp mà những hệ quả ấy chƣa có biểu hiện rõ nét. Luận văn thực hiện phƣơng pháp nhƣ sau: Bƣớc 1: Xác định câu hỏi phân tích. Ví dụ: Tại sao chỉ số khả năng thanh toán của Tổng Công ty không đƣợc ổn định theo các năm nghiên cứu? Liệu có liên quan đến công tác quản lý tổng tài sản hay không? Bƣớc 2: Xây dựng case - Chọn tƣ liệu để xây dựng Case: Các case chủ yếu đƣợc lấy từ chính thực tiễn của doanh nghiệp, có liên quan đến công tác quản lý tài chính của Tổng công ty. Ví dụ: Báo cáo tài chính hàng năm của Tổng Công ty, các báo cáo hoạt động tài chính của các đơn vị thành viên… - Nội dung của case là vấn đề có liên quan tới các hoạt động quản lý tài chính hoặc liên quan tại Tổng Công ty. Đối với từng case, Luận văn thực hiện các công việc: + Xác định dữ liệu chính, phụ trong case
  • 41. 32 + Xây dựng những giả thuyết + Xác định nguyên nhân, yếu tố ảnh hƣởng đối với vấn đề đặt ra trong case + Xác định xu hƣớng và các giải pháp giải quyết vấn đề + Lựa chọn giải pháp tối ƣu + Đánh giá lựa chọn giải pháp. Bƣớc 3: Phân tích hoặc tổ chức thảo luận Một số case, học viên đặt ra, phân tích và tổng hợp. Một số case là chủ đề đƣợc bàn thảo trong các cuộc họp chuyên đề, họp nhóm trong Ban tài chính kế toán. Bƣớc 4: Tổng hợp thông tin và kết luận Trên cơ sở kết quả phân tích, học viên nhận định xu hƣớng của vấn đề có liên quan tới công tác quản lý tài chính của Tổng Công ty. 2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện với hai nhóm đối tƣợng là các chuyên gia và các nhân viên trong Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội. Đối với các chuyên gia: phỏng vấn sâu là lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia để làm kết quả dự báo. Luận văn thực hiện phƣơng pháp này nhằm mục đích xem xét, nhận định về công tác quản lý tài chính ở Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội của các chuyên gia, từ đó tìm ra giải pháp tối ƣu trong công tác này ở doanh nghiệp. Luận văn đã thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau: Bƣớc 1: Xác định nhóm chuyên gia Gồm những ngƣời có kiến thức, am hiểu về công tác quản lý tài chính trong công ty, đó là những ngƣời ở vị trí các Phó Tổng Giám đốc phụ trách về tài chính, Trƣởng Ban Tài chính kế toán, các chuyên viên Ban tài chính kế toán. Những ngƣời này có thể có hoặc không liên quan tới vấn đề cần xin ý kiến, họ là những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài chính. Bƣớc 2: Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia Bƣớc 3: Các chuyên gia trả lời câu hỏi Bƣớc 4: Thu thập và xử lý các ý kiến của các chuyên gia
  • 42. 33 Chuyên gia giỏi là ngƣời thấy rõ nhất những mâu thuẫn và những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực mình am hiểu, đồng thời về mặt tâm lý họ luôn luôn hƣớng về tƣơng lai để giải quyết những vấn đề đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm sản xuất phong phú và linh cảm nghề nghiệp nhạy bén. Do vậy, ý kiến của các chuyên gia có ảnh hƣởng quan trọng trọng các khuyến nghị của học viên đối với công tác quản lý tài chính của Tổng Công ty. 2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để: - Phân tích các tài liệu liên quan đến lý luận chung về quản lý tài chính trong doanh nghiệp. - Phân tích các hoạt động tài chính và quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội. - Phân tích, đánh giá các số liệu liên quan đến doanh số, tài sản cố định, đơn giá …ở Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội. Luận văn thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau: Bƣớc 1. Xác định vấn đề cần phân tích Luận văn thực hiện phân tích các quan điểm về quản lý tài chính. Trên cơ sở đó, luận văn tiến hành phân tích vì sao cần đẩy mạnh công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội? Những điểm mạnh cũng nhƣ những tồn tại trong công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội là gì và nó có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty? Bƣớc 2. Thu thập các thông tin cần phân tích Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích đó là công tác quản lý tài chính của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, học viên đã tiến hành thu thập thông tin có liên quan. - Nguồn thông tin thứ cấp đƣợc lấy từ các công trình nghiên cứu lý luận về quản lý tài chính nhƣ các sách giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo viết về tài chính, các bài báo khoa học, các bài viết trong kỷ yếu, các trang web về quản lý tài chính, các báo cáo nghiên cứu…Những tài liệu này đƣợc liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn. Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu,
  • 43. 34 những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều đƣợc đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện. Bƣớc 3. Phân tích dữ liệu và lý giải Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc về lý luận nguồn nhân lực và quản lý tài chính, Luận văn đã soi chiếu vào các số liệu, dữ liệu về công tác quản lý tài chính ở Tổng Công ty và tiến hành phân tích các nội dung trong công tác quản lý tài chính ở Tổng Công ty; lý giải ý nghĩa của những số liệu về quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội. Bƣớc 4. Tổng hợp kết quả phân tích Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập đƣợc, Luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đƣa ra bức tranh chung về vấn đề phân tích. Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận, đánh giá và đề xuất kiến nghị của học viên đối với công tác quản lý tài chính ở Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội. 2.3.4. Phương pháp thống kê Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để: - Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. - Chỉ ra các đặc trƣng của tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nghiên cứu, dự đoán và đề nghị giải pháp trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc. - Xem xét các mặt, các hoạt động, các quá trình kinh doanh của Tổng Công ty trong mối quan hệ biện chứng, nhân quả với công tác quản lý tài chính. Luận văn thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau: Bƣớc 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trƣng khác nhau của các nội dung nghiên cứu về quản lý tài chính. Bƣớc 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập với các câu hỏi trong quá trình nghiên cứu về công tác quản lý tài chính của Tổng Công ty Bƣớc 3: Dự đoán hoặc đƣa ra các kết luận trên cơ sở kết quả phân tích.