SlideShare a Scribd company logo
1 of 219
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI – 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã ngành: 9 34 02 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Kiều Hữu
Thiện 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Bất
HÀ NỘI – 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã
nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng quy định và kết quả
của luận án là trung thực.
Hà Nội, Ngày tháng năm 2020
Người cam đoan
NCS. Nguyễn Thị Lệ Huyền
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, ngoài quá trình học tập, nghiên cứu nghiêm túc của
bản thân, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ quý báu từ các cơ quan, tổ chức và cá
nhân đã đồng hành trong suốt quá trình nghiên cứu của mình, đặc biệt là hai Thầy,
Cô hướng dẫn của nghiên cứu sinh.
Với tình cảm chân thành, nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết
ơn sâu sắc đến các nhà khoa học trực tiếp hướng dẫn là PGS.TS Kiều Hữu Thiện và
PGS.TS Nguyễn Thị Bất đã tận tình định hướng, giúp đỡ và động viên tác giả trong
suốt quá trình nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô trong khoa Tài chính – Ngân hàng và
khoa Sau Đại học của Học viện ngân hàng đã cung cấp kiến thức, phương pháp
nghiên cứu và tạo môi trường học tập thuận lợi nhất cho nghiên cứu sinh. Cảm ơn
các Thầy, Cô trong hội đồng các cấp đã có những góp ý giúp nghiên cứu sinh hoàn
thiện luận án tốt hơn.
Cuối cùng, xin được gửi tặng kết quả đến gia đình thân yêu và những người
bạn đã đồng hành cùng tác giả trong quá trình nghiên cứu. Chính sự yêu thương,
chia sẻ của mọi người là nguồn động lực lớn cho tác giả hoàn thành luận án.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Ngày tháng năm 2020
Tác giả
Nguyễn Thị Lệ Huyền
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .........................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ...........................................................................................x
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI....................................................... 29
1.1. Ngân hàng thƣơng mại và hoạt động kinh doanh của NHTM ................. 29
1.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại ........................................................... 29
1.1.2 Hoạt động kinh doanh của NHTM................................................................ 32
1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM .................................................. 36
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM......................... 36
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả HĐKD của NHTM ........................... 37
1.2.3 Các phương pháp đo lường hiệu quả HĐKD của NHTM.......................... 38
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM.......................... 50
1.3 Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả HĐKD của
NHTM............................................................................................................................ 63
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................................. 66
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM............................ 67
2.1 Khái quát về hệ thống NHTMCP Việt Nam .................................................. 67
2.2 Thực trạng hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam .............. 69
2.2.1 Đo lường hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam theo cách
tiếp cận truyền thống ................................................................................................ 69
2.2.2 Đo lường hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam theo cách
tiếp cận hiện đại ........................................................................................................ 92
iv
2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP
Việt Nam.................................................................................................................. 105
2.3 Đánh giáchung về hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam ......... 112
2.3.1 Thảo luận về các kết quả đo lường hiệu quả HĐKD................................ 112
2.3.2 Đánh giá chung về hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam ........ 119
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................... 129
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM130
3.1 Quan điểm, định hƣớng hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt
Nam.............................................................................................................................. 130
3.1.1 Quan điểm, định hướng của Chính Phủ và NHNN đối với sự phát triển
của hệ thống NHTMCP Việt Nam........................................................................ 130
3.1.2 Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả HĐKD của các NHTMCP
Việt Nam.................................................................................................................. 132
3.1.3 Cơ hội và thách thức đối với các NHTMCP Việt Nam để nâng cao hiệu
quả HĐKD trong bối cảnh hội nhập quốc tế....................................................... 135
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam ....... 144
3.2.1 Nhóm giải pháp về vốn................................................................................. 144
3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro ................................... 150
3.2.3 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực............................................................ 155
3.2.4 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi phí.............................. 161
3.2.5 Nhóm giải pháp gia tăng nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng............... 164
3.2.6 Nhóm giải pháp ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng..... 171
3.3 Một số kiến nghị ................................................................................................. 173
3.3.1 Đối với Chính phủ......................................................................................... 173
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước...................................................................... 175
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................... 176
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 177
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 178
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 188
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
CAR Hệ số an toàn vốn tối thiểu
CBNV Cán bộ nhân viên
CMCN Cách mạng công nghiệp
HĐKD Hoạt động kinh doanh
NHLD Ngân hàng liên doanh
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHNNg Ngân hàng nước ngoài
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước
NHTMNNg Ngân hàng thương mại nước ngoài
NHTW Ngân hàng Trung ương
NIM Tỷ lệ lãi cận biên
ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
TCTD Tổ chức tín dụng
TSCĐ Tài sản cố định
vi
TIẾNG ANH
Từ viết tắt Tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
AE Allocation Efficiency Hiệu quả phân bổ
CE Cost Efficency
Hiệu quả chi phí hay hiệu quả
kinh tế toàn phần
DEA Data envelopment analysis Phân tích bao dữ liệu
DFA Distribution free approach Phân tích tiếp cận phân phối tự do
FDH Free disposal hull analysis Phân tích bao xếp đặt tự do
PE Pure technical efficiency Hiệu quả kỹ thuật thuần túy
RTFA Recursive thick frontier analysis Phân tích biên dày đệ quy
SE Scale Efficiency Hiệu quả quy mô
SFA Stochastic frontier analysis Phân tích biên ngẫu nhiên
TE Technical Efficiency Hiệu quả kỹ thuật
TFA Thick frontier analysis Phân tích biên dày
VAMC Vietnam Asset Management Công ty Quản lý tài sản của các
Company TCTD Việt Nam
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên Trang
1 Tổng hợp 29 NHTMCP Việt Nam trong mẫu nghiên cứu 26
Các cách tiếp cận lựa chọn biến đầu vào và biến đầu ra để xây
1.1 dựng đường biên hiệu quả 46
Các biến độc lập trong mô hình Tobit và kỳ vọng tương quan với
1.2 biến phụ thuộc 65
1.3 Tổng hợp các biến của mô hình nghiên cứu đã được mã hóa 66
2.1 Quy mô vốn điều lệ của các NHTM tại Việt Nam năm 2016-2018 68
2.2 ROE của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 70
Hiệu quả sử dụng vốn huy động của các NHTMCP Việt Nam giai
2.3 đoạn 2013-2018 72
2.4 ROA của 29 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 74
Hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng của 29 NHTM
2.5 cổ phần Việt Nam giai đoạn 2013-2018 76
2.6 LNTT trên mỗi CBNV của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018 78
Thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng của 29 NHTMCP Việt
2.7 Nam 2013-2018 80
Hiệu quả chi phí hoạt động của 29 NHTM cổ phần Việt Nam
2.8 2013-2018 82
Tỷ lệ tổng chi phí so với tổng tài sản của 29 NHTM cổ phần Việt
2.9 Nam giai đoạn 2013-2018 83
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng dư nợ của 29 NHTM cổ
2.10 phần Việt Nam giai đoạn 2013-2018 85
2.11 Hệ số CAR của 29 NHTM cổ phần Việt Nam 2013-2018 86
Tốc độ tăng tài sản Có của 29 NHTM cổ phần Việt Nam 2013-
2.12 2018 88
2.13 Tốc độ tăng trưởng dư Nợ của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018 89
viii
Tốc độ tăng thu nhập thuần của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-
2.14 2018 91
2.15 Các biến trong phân tích 92
2.16 Thống kê các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu DEA, SFA 93
Đo lường hiệu quả HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam theo mô
2.17 hình hiệu quả không thay đổi theo quy mô DEA (CRS) 96
Đo lường hiệu quả HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam theo mô
2.18 hình hiệu quả thay đổi theo quy mô DEA (VRS) 98
Ước lượng hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn
2.19 2013 – 2018 100
Kết quả tính toán hiệu quả HĐKD theo mô hình SFA của các
2.20 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 103
Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật trung bình của các NHTMCP
2.21 Việt Nam giai đoạn 2013-2018 104
2.22 Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Cobb-Doublas 104
2.23 Thống kê mẫu nghiên cứu 105
2.24 Sự tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu 107
Kết quả ước lượng mô hình Tobit nhân tố tác động tới hiệu quả của
2.25 các NHTMCP Việt Nam 108
Tình hình triển khai ngân hàng số tại Việt Nam giai đoạn 2014 –
3.1 2017 138
3.2 Số lượng các NHTM trước và sau khi gia nhập WTO 140
ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu
Tên Trang
đồ
2.1 Số lượng NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 67
2.2 Mạng lưới hoạt động của các NHTMCP Việt Nam năm 2018 69
2.3 ROE các NHTMCP Việt Nam năm 2018 71
2.4 Hiệu quả sử dụng vốn huy động của 29 NHTMCP Việt Nam 2018 73
2.5 ROA của 29 NHTMCP Việt Nam năm 2018 75
2.6 Hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng của 29 NHTMCP 77
Việt Nam năm 2018
2.7 LNTT trên mỗi CBNV của 29 NHTMCP Việt Nam năm 2018 79
2.8 Thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng năm 2018 81
2.9 Hiệu quả chi phí hoạt động của 29 NHTMCP Việt Nam năm 2018 82
2.10 Tỷ lệ tổng chi phí so với tổng tài sản của 29 ngân hàng NHTMCP Việt 84
Nam năm 2018
2.11 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng dư nợ của 29 NHTMCP Việt 85
Nam năm 2018
2.12 Hệ số CAR của 29 NHTMCP Việt Nam 2018 87
2.13 Tốc độ tăng trưởng tài sản của 29 NHTMCP Việt Nam 2018 88
2.14 Tốc độ tăng trưởng dư nợ của 29 NHTMCP Việt Nam 2018 90
2.15 Tốc độ tăng thu nhập thuần của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018 91
2.16 Chi phí lãi, chi phí hoạt động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 94
2013-2018
2.17 Thu nhập lãi, thu nhập ngoài lãi của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 94
2013-2018
3.1 Lợi nhuận từ thị trường nước ngoài của các NHTMCP Việt Nam năm 136
2018
3.2 Dự báo sự biến động số người sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại Châu Á 139
3.3 Biến động số lượng nhân viên tại một số NHTMCP năm 2018 141
x
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình Tên Trang
1.1 Hoạt động kinh doanh của NHTM 35
1.2 Hiệu quả kỹ thuật của Ngân hàng thương mại 46
1.3 Hiệu quả theo DEA của một ngân hàng theo chuỗi thời gian 47
1.4 Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ 49
2.1 Đồ thị phân phối Histogram của biến TE 106
Sơ đồ Tên Trang
1 Khung mô hình nghiên cứu 24
1.1 Phương pháp tiếp cận hiện đại đo lường hiệu quả HĐKD 45
của NHTM
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn là vấn đề sống còn đối với mỗi ngân
hàng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng trong khu
vực và trên toàn thế giới. Bên cạnh cơ hội phát triển, tiến trình hội nhập đặt hệ
thống ngân hàng Việt Nam trước nhiều khó khăn, thách thức. Với năng lực tài chính
còn thấp, năng lực quản trị rủi ro và trình độ công nghệ còn hạn chế, các NHTM
Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các tập đoàn tài
chính đa quốc gia, các công ty công nghệ tài chính (Fintechs), các nhà điều hành
mạng di động (MNOs),... Trong khi đó, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế uy tín
như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, về cơ bản hiệu quả hoạt động của hệ
thống NHTM Việt Nam vẫn còn kém xa so với các NHTM trên thế giới.
Sau giai đoạn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (2011 – 2015), năng lực tài
chính của các NHTMCP Việt Nam về cơ bản đã được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu trên
tổng dư nợ của toàn hệ thống được đẩy lùi về mức dưới 3%; Công ty quản lý tài sản
VAMC tiến hành mua nợ của các NHTMCP giúp áp lực về nợ xấu phần nào được
giải quyết; Hoạt động mua bán, sáp nhập giúp thanh lọc hệ thống ngân hàng. Tuy
nhiên, đây là những giải pháp mang tính tình thế và chưa có bằng chứng cho thấy sẽ
mang lại hiệu quả trong thời gian dài. Các NHTMCP Việt Nam cần xác định rằng:
trong xu thế toàn cầu hóa, các ngân hàng cần phải gia tăng nội lực thông qua việc
nâng cao hiệu quả HĐKD để tăng khả năng cạnh tranh, tạo uy tín và củng cố vị thế
trên thị trường. Với kinh nghiệm lâu năm, trình độ công nghệ hiện đại, nguồn vốn
lớn, các NHNNg đang hội tụ đủ mọi điều kiện để cạnh tranh, thậm chí “lật đổ” các
NHTMCP trong nước ngay trên “sân nhà”. Mặt khác, với sự phát triển như vũ bão
của cuộc CMCN 4.0, mối đe dọa đối với sự tồn tại của các NHTMCP Việt Nam còn
xuất phát từ các công ty công nghệ tài chính (Fintechs), các nhà điều hành di động
(MNOs) – những tổ chức đang tận dụng sức mạnh và tầm ảnh hưởng của công nghệ
để cạnh tranh với ngân hàng. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu hiệu quả HĐKD
2
của hệ thống ngân hàng nói chung và các NHTMCP Việt Nam nói riêng có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng.
Tại Việt Nam, vấn đề hiệu quả HĐKD của các NHTM luôn nhận được sự
quan tâm nhất định từ các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và bản
thân ngân hàng. Trong thời gian qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này,
tuy nhiên, các nghiên cứu phần lớn chỉ sử dụng các chỉ tiêu tài chính đơn lẻ, chưa hệ
thống hóa thành các nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD của các NHTM. Bên
cạnh đó, chưa có công trình nghiên cứu nào kết hợp giữa tiếp cận truyền thống
(thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính) và tiếp cận hiện đại (cả DEA và SFA) để
đo lường hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018
(giai đoạn đánh dấu sự phát triển của các ngân hàng sau khủng hoảng năm 2012 và
là giai đoạn tái cấu trúc quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam), đồng thời,
sử dụng chính hiệu quả đã đo lường được để đưa vào mô hình phân tích nhân tố, tìm
ra các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP trong
giai đoạn này.
Nhận thấy tính cấp thiết và khả năng ứng dụng vào thực tế các vấn đề về
hiệu quả HĐKD của ngân hàng, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài: “Hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” làm đề
tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ. Tác giả hi vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ
mang lại những đóng góp nhất định, cùng các nhà khoa học, các nhà quản lý và các
nhà hoạch định chính sách tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của các
NHTMCP Việt Nam.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của ngân hàng
Liên quan đến hiệu quả HĐKD của NHTM, đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu trong và ngoài nước về vấn đề này. Một số nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận
truyền thống thông qua các chỉ tiêu tài chính, một số nghiên cứu sử dụng cách tiếp
cận hiện đại với các bộ biến đầu vào và đầu ra để đo lường hiệu quả HĐKD của
NHTM. Giai đoạn gần đây, các tác giả trong và ngoài nước cũng đã thử kết hợp cả
2 cách tiếp cận để có cái nhìn toàn diện nhất về hiệu quả HĐKD của NHTM.
3
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thế giới

Các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phi tham số (DEA)

Trên thế giới, phương pháp phi tham số chủ yếu sử dụng kỹ thuật phân tích
bao dữ liệu (DEA) và được áp dụng phổ biến để đánh giá hiệu quả HĐKD của các
NHTM với các biến đo lường khác nhau.
Tại châu Á, Fukuyama (1993) đã sử dụng phương pháp phi tham số DEA để
đo lường hiệu quả HĐKD của 143 ngân hàng Nhật Bản trong năm 1990. Tác giả sử
dụng 3 biến đầu vào là lao động, tư bản, vốn huy động từ khách hàng và 2 biến đầu
ra là doanh thu từ hoạt động tín dụng và doanh thu từ các hoạt động khác. Kết quả
nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh doanh trung bình của 143 NHTM ở Nhật Bản đạt
0,86; hiệu quả quy mô đạt 0,9 và phần lớn các ngân hàng đang hoạt động trong điều
kiện hiệu quả tăng theo quy mô. Do đó, tác giả kết luận rằng nguyên nhân chính của
phi hiệu quả kỹ thuật toàn bộ chính là do phi hiệu quả thuần chứ không phải phi
hiệu quả quy mô gây ra. Trong đó, nhóm các ngân hàng lớn có tài sản trên 8 tỷ yên
là những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất.
Trong nghiên cứu “Banking Efficiency in the Nordic Countries: A four –
country Malmquist Index Analysis”, nhóm tác giả Bukh và cộng sự (1995) quan tâm
đến tác động của các yếu tố cạnh tranh đến hiệu quả HĐKD của NHTM và thực
hiện nghiên cứu vấn đề này tại các ngân hàng khu vực Bắc Âu. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp phi tham số DEA với các biến đầu vào: giá trị máy móc thiết bị, lao
động, chi phí hoạt động và các biến đầu ra: tiền gửi từ các tổ chức tài chính, cho vay
đối với các tổ chức tài chính, số lượng chi nhánh, bảo lãnh cho khách hàng. Kết quả
cho thấy các ngân hàng lớn nhất ở Đan Mạch và Thụy Điển có mức hiệu quả cao
nhất, có nhiều khả năng phát triển ra thị trường ngoài khu vực Bắc Âu.
Nghiên cứu của Miller và Noulas (1996) “The technical efficiency of large
bank production” ứng dụng phương pháp phi tham số DEA để ước tính hiệu quả
hoạt động của 201 ngân hàng lớn của Mỹ (có tài sản có trên 1 tỷ USD) trong thời kỳ
1984-1990. Nghiên cứu sử dụng 4 yếu tố đầu vào: tổng tiền gửi thanh toán, tổng
tiền gửi có kỳ hạn, tổng chi lãi, tổng chi phi lãi và 6 yếu tố đầu ra: cho vay công
4
nghiệp và cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản, đầu tư
chứng khoán, thu lãi, thu phi lãi. Theo hai tác giả thì phi hiệu quả trung bình (bao
gồm phi hiệu quả thuần và phi hiệu quả quy mô) của 201 ngân hàng khoảng trên
5%. Đồng thời kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đa số các ngân hàng có quy mô quá
lớn và đang rơi vào vùng hiệu quả giảm dần theo quy mô.
Brockett và cộng sự (1997) trong nghiên cứu: “Data transformations in DEA
cone ratio envelopment approaches for monitoring bank performances” sử dụng
phương pháp phi tham số DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của 16 NHTM lớn
nhất thuộc bang Texas ở Mỹ trong 2 năm 1984-1985. Nghiên cứu sử dụng các yếu
tố đầu vào bao gồm: chi phí lãi vay, chi phí lãi tiền gửi, chi phí cho các quỹ của liên
bang, chi tiền lương, chi đầu tư TSCĐ và các yếu tố đầu ra bao gồm: thu nhập lãi và
tổng thu nhập.
Nghiên cứu của Laeven (1999) “Risk and Efficiency in East Asian Banks” sử
dụng phương pháp tiếp cận phi tham số DEA để phân tích mối quan hệ giữa hiệu
quả kinh doanh và công tác quản trị rủi ro của các NHTM ở một số quốc gia như:
Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Malaysia và Philippines trong giai đoạn
1992 - 1996. Nghiên cứu đưa ra phương thức đo lường hiệu quả kinh doanh, hỗ trợ
cho quá trình tái cấu trúc ngân hàng sau khủng hoảng với các yếu tố đầu vào là: chi
trả lãi, chi lương cho nhân viên, chi phí hoạt động và các yếu tố đầu ra là: dư nợ cho
vay và đầu tư chứng khoán. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm ngân hàng có yếu tố
nước ngoài ít rủi ro hơn so với nhóm ngân hàng tư nhân. Nghiên cứu cũng kết luận
những ngân hàng theo mô hình sở hữu gia đình có rủi ro cao và hiệu quả thấp.
Nghiên cứu của Isik và Hassan (2002) “Technical, scale and allocative
efficiencies of Turkish banking industry” sử dụng phương pháp DEA để đánh giá
hiệu quả hoạt động của các NHTM Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1988 -1996. Trong
nghiên cứu này tác giả cũng kết hợp với việc phân tích các chỉ tiêu tài chính để xem
xét hiệu quả sinh lời của NHTM. Các yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, giá trị
TSCĐ, lãi tiền gửi và phi tiền gửi. Các yếu tố đầu ra bao gồm: cho vay ngắn hạn,
cho vay dài hạn, rủi ro điều chỉnh cho hoạt động ngoài bảng cân đối kế toán, tài sản
5
khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy 40% nguồn lực và 20% lợi nhuận tiềm năng
đang bị lãng phí; hiệu quả chi phí và hiệu quả sinh lời của ngân hàng lần lượt là
72% và 83%; yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật nhiều hơn yếu tố phi hiệu quả quy mô;
các ngân hàng nước ngoài hoạt động hiệu quả hơn so với các ngân hàng trong nước.
Havrylchyk (2006) trong nghiên cứu “Efficiency of the Polish Banking
Industry: Foreign versus Domestic Banks” sử dụng phương pháp phi tham số DEA
để ước lượng hiệu quả HĐKD của các NHTM ở Ba Lan trong giai đoạn 1998 -
2000. Tác giả sử dụng 3 biến đầu vào: tài sản cố định (bất động sản và trụ sở làm
việc của ngân hàng), lao động, vốn huy động các loại và 2 biến đầu ra: dư nợ cho
vay và các khoản đầu tư trái phiếu. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích phi
tham số DEA, tác giả đã tách biệt được các yếu tố như chi phí, hiệu quả theo quy
mô và hiệu quả kỹ thuật thuần túy. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả HĐKD
của các ngân hàng không tăng trong giai đoạn nghiên cứu và các ngân hàng nước
ngoài có hiệu quả tốt hơn so với các ngân hàng trong nước. Đồng thời, nghiên cứu
cũng chỉ ra được nhân tố có ảnh hưởng mạnh tới hiệu quả HĐKD của các NHTM ở
Ba Lan là chất lượng của các khoản vay và năng lực của CBNV ngân hàng.
Liao (2009) trong nghiên cứu “Efficiency and productivity change in the
banking industry in Taiwan: domestic versus foreign banks” sử dụng phương pháp
DEA để ước lượng hiệu quả và sự biến động của hiệu quả HĐKD của các NHTM ở
Đài Loan trong giai đoạn 3 năm 2002 - 2004. Nghiên cứu đã sử dụng các biến đầu
vào bao gồm: chi phí hoạt động, chi phí trả lãi và các biến đầu ra bao gồm: dư nợ
cho vay, thu nhập từ lãi và đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng trong
nước hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng nước ngoài và hiệu suất thay đổi theo
quy mô của các NHTM trong nước có xu hướng giảm dần. Tác giả khuyến nghị các
nhà quản lý ngân hàng điều chỉnh quy mô hoạt động của ngân hàng hoặc ứng dụng
công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM.
Singh và Gupta (2013) đưa ra một phân tích so sánh về hiệu quả kỹ thuật của
các ngân hàng hàng đầu Ấn Độ trong giai đoạn 2007-2011. Các tác giả sử dụng
phương pháp phi tham số DEA với các yếu tố đầu vào là: vốn, tài sản cố định, chi
6
phí lãi vay, tổng tiền vay, tổng tiền gửi, tổng nợ phải trả, chi phí điều hành và các
yếu tố đầu ra là: đầu tư, lợi nhuận thuần, tổng doanh thu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng: (i) Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả
hoạt động của các NHTM Ấn Độ trong những năm qua; (ii) Tài sản cố định đảm
bảo lợi thế tốt sau giai đoạn khủng hoảng; (iii) Các ngân hàng áp dụng tự động hóa
cao hơn thì hoạt động có hiệu quả hơn; (iv) Các ngân hàng đầu tư chứng khoán
tương đối cao nhưng trái phiếu sau suy thoái kinh tế lại an toàn hơn.
Gần đây nhất, nghiên cứu “Performance Evaluation of Banks in India – A
Shannon-DEA Approach” của Jayaraman và Srinivasan (2014) cũng sử dụng
phương pháp DEA để đánh giá hiệu quả HĐKD của 34 NHTM ở Ấn Độ giai đoạn
2002 - 2012. Tác giả chia các NHTM làm 3 nhóm và sử dụng 3 mô hình DEA khác
nhau. Trong đó các yếu tố đầu vào bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn vay, số chi nhánh,
số lượng nhân viên. Các yếu tố đầu ra bao gồm: thu nhập ngoài lãi từ lệ phí, các
khoản cho vay và đầu tư, hoa hồng môi giới. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm 1
gồm 5 NHTM đạt hiệu quả về chi phí, nhóm 2 gồm 9 NHTM đạt hiệu quả về doanh
thu và nhóm 3 gồm 10 NHTM đạt hiệu quả về mặt lợi nhuận. Như vậy, 3 nhóm
NHTM có hiệu quả khác nhau khi đánh giá theo 3 mô hình khác nhau.

Các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp tham số (SFA)

Phương pháp tham số SFA cũng được sử dụng phổ biến trên thế giới trong
việc đánh giá hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi
phải xác định một hàm số để thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra.
Nghiên cứu “Operating efficiency of Canada banks” của Nathan và Neave
(1992) sử dụng phương pháp tham số SFA để phân tích hiệu quả HĐKD của các
NHTM ở Canada trong giai đoạn 5 năm từ 1983-1987. Tác giả ước tính hàm chi phí
hoạt động của các NHTM theo 2 cách tiếp cận: tiếp cận giá trị gia tăng và tiếp cận
trung gian. Với cách tiếp cận giá trị gia tăng, tác giả sử dụng 3 biến đầu vào là lao
động, vốn, các quỹ và 4 biến đầu ra là cho vay thương mại và công nghiệp, các loại
cho vay khác, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Với cách tiếp cận trung
gian, các tác giả sử dụng 3 biến đầu vào tương tự như cách tiếp giá trị gia tăng
7
nhưng 3 biến đầu ra là cho vay thương mại và công nghiệp, các loại cho vay khác,
chứng khoán và đầu tư. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các NHTM lớn không có lợi
thế về chi phí hơn h n các NHTM nhỏ. Cả ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ đều có
tính kinh tế nhờ quy mô.
Nghiên cứu “Short -run Cost Inefficiency of Commercial Banks: A Flexible
Stochastic Frontier Approach” của Kaparakis và cộng sự (1994) sử dụng phương
pháp tham số SFA để đánh giá hiệu quả HĐKD của 548 ngân hàng có tổng tài sản
có trên 50 triệu đôla trong năm 1986. Trong đó các biến đầu vào bao gồm: các
khoản tiền gửi, các chứng chỉ tiền gửi trên 100.000 , hối phiếu không kỳ hạn, các
khoản tiền vay khác, nguồn nhân lực và tài sản cố định của ngân hàng. Các biến đầu
ra bao gồm: các khoản cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản, cho vay công
nghiệp và thương mại, chứng khoán và tài sản có còn nằm ở tài khoản giao dịch.
Trong nghiên cứu “An Analysis of Inefficiencies inBanking: A Stochastic Cost
Frontier Approach”, Kwan và Eisenbeis (1996) sử dụng phương pháp SFA để đánh
giá hiệu quả hoạt động của 254 ngân hàng trong giai đoạn 6 năm từ 1986 – 1991.
với 3 biến đầu vào được sử dụng trong mô hình gồm: lao động, các quỹ và tư bản và
5 biến đầu ra gồm đầu tư chứng khoán, cho vay bất động sản, cho vay công nghiệp
và thương mại, cho vay tiêu dùng, các khoản mục ngoại bảng và phát sinh. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng phi hiệu quả tồn tại ở các NHTM trong khoảng 10%
- 20% trên tổng chi phí. Đồng thời, nếu xét về mặt quy mô thì các NHTM có quy
mô nhỏ hoạt động kém hiệu quả hơn các NHTM có quy mô lớn.
Fan và Shaffer (2004) với nghiên cứu “Efficiency versus risk in large domestic
US banks” đã xây dựng được hàm hiệu quả về lợi nhuận mà từ trước đến nay chưa
hề được tiếp cận nhiều trong các nghiên cứu truyền thống. Tác giả cho rằng, cách
tiếp cận nghiên cứu hiệu quả HĐKD ở góc độ lợi nhuận là phù hợp bởi vì hiện nay
các NHTM có xu hướng sử dụng các yếu tố đầu vào có chi phí cao nhưng mang lại
lợi nhuận cao. Vì thế, tác giả đã sử dụng phương pháp SFA để ước lượng hiệu quả
của ngân hàng bằng cách xây dựng một hàm số biên thể hiện mối quan hệ giữa lợi
nhuận của ngân hàng với các biến đầu vào trong quá trình kinh doanh của ngân
8
hàng. Hàm số này đo lường lợi nhuận tối đa ngân hàng có thể đạt được từ các yếu tố
đầu ra và đầu vào cùng với giá đầu vào và đầu ra nhất định
Fu và Heffernan (2009) với nghiên cứu “The effects of reform on China’s bank
structure and performance” cũng sử dụng cách tiếp cận tham số SFA để đo lường
hiệu quả của các ngân hàng Trung Quốc. Các tác giả sử dụng mô hình hồi quy 2
bước để xem xét ảnh hưởng của loại hình sở hữu và hoạt động cải cách hệ thống
ngân hàng đến hiệu quả HĐKD của ngành ngân hàng tại Trung Quốc trong thời kỳ
1987-2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy các NHTM Trung Quốc đang hoạt động ở
dưới đường biên hiệu quả với điểm hiệu quả đạt được khoảng 50%-60%. Theo kết
quả nghiên cứu, các NHTMCP hoạt động có hiệu quả hơn so với các NHTMNN.

Các nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phƣơng pháp phi tham số (DEA) và

phƣơng pháp tham số (SFA)
Cả hai phương pháp SFA và DEA đều có những ưu và nhược điểm riêng, có
thể ảnh hưởng đến kết quả ước lượng trong từng trường hợp cụ thể. Ưu điểm chính
của SFA là cho phép kiểm tra giả thuyết liên quan đến mức độ phù hợp của mô
hình; tuy nhiên nhược điểm lớn nhất là yêu cầu chỉ định dạng hàm cụ thể (Cobb-
Douglas hoặc translog). Về phía DEA, ưu điểm chính của phương pháp này là
không yêu cầu chỉ định một dạng hàm cụ thể, tuy nhiên, nhược điểm là không thể
ước lượng các tham số của mô hình, do đó không thể kiểm tra các giả thuyết liên
quan đến hiệu quả của mô hình. Một số nghiên cứu đã vận dụng cả 2 phương pháp
với mong muốn tận dụng được thế mạnh của cả hai trong việc ước tính hiệu quả
HĐKD của NHTM.
Nghiên cứu "Measuring Cost Efficiency in Banking: Econnometric and linear
programming Evidence” của Ferrier và Lovel (1990) sử dụng kết hợp cả 2 phương
pháp DEA và SFA để đánh giá hiệu quả HĐKD của 575 NHTM trong năm 1984.
Các tác giả sử dụng 3 biến đầu vào là tổng số CBNV ngân hàng; chi phí tiền lương
và chi phí cơ sở hạ tầng; trang thiết bị ngân hàng. Các biến đầu ra trong nghiên cứu
là: số lượng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, số lượng các món cho vay bất động
sản, số lượng các món cho vay trả góp và số lượng các món cho vay công nghiệp.
9
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng theo phương pháp
phi tham số DEA và phương pháp tham số SFA lần lượt đạt khoảng 21,6% và
26,4%. Ngoài ra, các tác giả cho rằng các NHTM nhỏ với tổng tài sản có dưới 25
triệu đôla là những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất – điều này khác biệt so với
kết luận về tính hiệu quả theo quy mô của những nghiên cứu trên.
Nghiên cứu của Bhattacharyya và cộng sự (1997) đánh giá hiệu quả kinh
doanh của 70 NHTM ở Ấn Độ trong thời kỳ đầu của tự do hóa tài chính (1986-
1991). Nghiên cứu sử dụng phương pháp DEA để tính hiệu quả kỹ thuật, sau đó sử
dụng phương pháp SFA để tính hiệu quả theo 3 hướng: thời gian, sở hữu và yếu tố
ngẫu nhiên. Các biến đầu vào: chi phí tiền lương, chi phí hoạt động; các biến đầu ra:
doanh số đầu tư, doanh số tiền gửi. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm NHTMNN
có hiệu quả cao nhất, sau đó đến NHLD, NHNNg và cuối cùng là nhóm NHTMCP.
Nghiên cứu “Financial liberalization and banking efficiency: Evidence from
Turkey” của nhóm tác giả Denizer và cộng sự (2007) xem xét hiệu quả quy mô theo
từng loại hình sở hữu ngân hàng đối với các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu
cũng kết hợp cả hai phương pháp: tiếp cận tham số SFA và tiếp cận phi tham số
DEA để đo lường hiệu quả HĐKD của các ngân hàng giai đoạn 1970-1994. Ngoài
ra, tác giả còn xem xét tính không hiệu quả trong kinh doanh từ chức năng và quan
hệ sở hữu trong ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp DEA theo 2 cách tiếp
cận về chức năng của ngân hàng: chức năng sản xuất và chức năng trung gian. Kết
quả cho thấy nguồn lực phân tán sẽ khiến cho lợi nhuận kém ổn định, vì vậy, cần
tập trung quản lý nguồn lực. Đồng thời, các tác giả nhận định không có sự khác biệt
nhiều về hiệu quả HĐKD giữa các ngân hàng có hình thức sở hữu khác nhau.

Nghiên cứu về phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động

kinh doanh của ngân hàng
Liên quan đến vấn đề phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD
của ngân hàng, trên thế giới các tác giả sử dụng nhiều mô hình phân tích khác nhau
với các phương pháp tiếp cận khác nhau.
10
Nghiên cứu của Chang và Chiu (2006) sử dụng phương pháp phân tích phi
tham số DEA kết hợp với mô hình hồi quy TOBIT để đánh giá hiệu quả HĐKD của
26 NHTM ở Đài Loan giai đoạn 1996 – 2000. Đồng thời, các tác giả cũng đánh giá
tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả HĐKD của các NHTM này. Ở giai đoạn
thứ hai, các tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy Tobit để tìm kiếm các yếu tố
ảnh hưởng đối với hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Các tác giả tiến hành tính toán
các chỉ số hiệu quả chi phí (CE), hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả phân bổ (AE)
trong đó, rủi ro tín dụng đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng
NHTM nào có rủi ro tín dụng cao thì hiệu quả hoạt động sẽ giảm và ngược lại.
Nghiên cứu “Ownership reform and efficiency of nationwide banks in China”
của Hua và cộng sự (2006) áp dụng phương pháp phi tham số DEA để nghiên cứu
hiệu quả HĐKD và xem xét một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các
12 ngân hàng Trung Quốc thời kỳ 1996 – 2003 bằng mô hình TOBIT. Các biến đầu
vào được sử dụng trong mô hình DEA là: tiền gửi, số nhân viên và tài sản cố định
ròng; hai biến đầu ra gồm đầu tư và cho vay. Dựa trên kết quả ước lượng các độ đo
hiệu quả từ mô hình DEA, các tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy TOBIT để xem
xét ảnh hưởng của các biến: loại hình sở hữu, quy mô, các biến giả phản ánh những
ảnh hưởng của quá trình tham gia WTO, khủng hoảng tài chính Châu Á đến hiệu
quả HĐKD của 12 NHTM trong mẫu nghiên cứu.
Trong nghiên cứu “Estimating and analysing the cost efficiency of Greek
cooperative banks: An application of two-stage data envelopment analysis”
Pasiouras và cộng sự (2007) đã đánh giá và phân tích hiệu quả chi phí của 16 ngân
hàng cổ phần tại Hy Lạp giai đoạn 2000-2004. Tác giả ứng dụng phương pháp phân
tích hiện đại chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất tác giả sử dụng DEA để đánh
giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả chi phí và hiệu quả phân bổ; giai đoạn thứ hai tác giả
sử dụng mô hình TOBIT để ước lượng ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài và bên
trong đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng
của việc vốn hóa, số lượng các chi nhánh và số thẻ ATM đến hiệu quả HĐKD của
ngân hàng phụ thuộc vào các thước đo hiệu quả khác nhau.
11
Gull và cộng sự (2011) sử dụng mô hình hồi quy gộp POLS để phân tích mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan đến hiệu quả HĐKD của 15
NHTM hàng đầu ở Pakistan trong giai đoạn 5 năm từ 2005-2009. Trong nghiên
cứu, hiệu quả HĐKD của ngân hàng được đo bằng các chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sử dụng (ROCE), tỷ lệ lãi cận biên (NIM). Kết quả nghiên cứu
cho thấy các NHTM có tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, các khoản cho vay, tiền gửi
lớn hơn sẽ có hiệu quả hoạt động cao hơn. Mặt khác, các yếu tố vĩ mô như tăng
trưởng kinh tế, lạm phát, vốn hóa thị trường chứng khoán an toàn sẽ tác động tích
cực đến lợi nhuận của ngân hàng.
Raphael (2013) trong nghiên cứu “Efficiency of Commercial Banks in East
Africa: A Non Parametric Approach” đã sử dụng phương pháp DEA kết hợp với
mô hình hồi quy TOBIT để đánh giá hiệu quả HĐKD của các NHTM tại Tanzania
trong giai đoạn 7 năm 2005-2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả chung của
các ngân hàng ở mức thấp chỉ đạt 53,2% so với trung bình các ngân hàng trên thế
giới. Đồng thời, các ngân hàng được chọn trong mẫu nghiên cứu có hiệu quả phân
bổ nhỏ hơn hiệu quả kỹ thuật, hàm ý cho thấy các NHTM ở Tanzania đã phân bổ
nguồn lực đầu vào chưa hợp lý. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng mô hình hồi
quy TOBIT để đo lường các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động tại các ngân
hàng Tanzania. Kết quả cho thấy các nhân tố có tác động tích cực đến hiệu quả
HĐKD của ngân hàng bao gồm: quy mô, thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ an toàn vốn.
Ngược lại, tỷ lệ nợ xấu có tác động tiêu cực đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng.
Nghiên cứu “Factors Affecting Bank profitabitity in Paskitan” của
Bandaranayake và Jayasinghe (2013) sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến và
ước lượng bảng dữ liệu cân đối để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu
quả HĐKD của 14 NHTM ở Sri Lanka trong giai đoạn 2001-2011. Các tác giả xây
dựng mô hình gồm 9 nhân tố ảnh hưởng gồm: tỷ lệ an toàn vốn (CAR), tỷ lệ dự
phòng rủi ro, quy mô ngân hàng, nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm
phát, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cho vay, tỷ lệ tín phiếu kho bạc. Theo như kết
12
quả nghiên cứu, các nhân tố nguồn vốn và lãi suất cho vay có tương quan thuận
chiều với hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Trong khi đó, dự trữ bắt buộc lại tác
động tiêu cực và không có bằng chứng cho thấy sự ảnh hưởng của yếu tố dự phòng
rủi ro đến hiệu quả HĐKD của NHTM. Nghiên cứu cũng cho rằng tùy theo từng
loại hình sở hữu ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng sẽ có tác động khác nhau.
2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp truyền thống

Nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của ngân hàng theo phương pháp truyền thống
chủ yếu là các nghiên cứu trong nước. Đa phần các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở
việc sử dụng phương pháp định tính - đo lường hiệu quả HĐKD ngân hàng thông
qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.
Trong nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
Việt Nam” (Lê Thị Hương, 2002), tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả
để đo lường hiệu quả HĐKD của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 3 năm
1999-2001 thông qua các chỉ tiêu tài chính như: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu (ROE), Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), Tỷ lệ nợ xấu (NPL), Tỷ lệ
dự phòng rủi ro tín dụng (DPRR).
Nghiên cứu “Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt
động của ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Lê Dân (2004) sử dụng
phần mềm hỗ trợ SPSS14.0 để đo lường hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTM Việt
Nam trong 7 năm (1996-2002). Các chỉ tiêu tài chính được sử dụng để đo lường
hiệu quả kinh doanh bao gồm: Tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín
dụng (DPRR), hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR), hệ số đòn bẩy tài chính, tốc độ
tăng trưởng dư nợ.
Ngoài ra, nghiên cứu của Tạ Thị Kim Dung (2016) “Nâng cao hiệu quả kinh
doanh của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam” cũng sử dụng các
chỉ tiêu tài chính để đo lường hiệu quả HĐKD của Techcombank giai đoạn 2010-
2014. Tác giả đã đề xuất bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả HĐKD của NHTM với 2
13
nhóm chỉ tiêu: (i) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả HĐKD gồm: tỷ suất sinh lời,
năng suất lao động, đóng góp cho nền kinh tế; (ii) Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguyên
nhân của hiệu quả kinh doanh của NHTM gồm: nợ xấu, an toàn vốn, thanh khoản,...
Thực tế cho thấy trong phân tích hoạt động của ngành ngân hàng từ cấp ngân
hàng đến cấp ngành các nhà phân tích vẫn quen sử dụng cách tiếp cận truyền thống,
bởi đây vẫn là một cách tiếp cận dễ hiểu và dễ tính. Song, cùng với sự phát triển của
khoa học công nghệ, các nghiên cứu trong nước đã dần tiếp cận theo phương pháp
hiện đại như trên thế giới thông qua việc sử dụng phương pháp đường biên hiệu
quả: phân tích phi tham số (DEA) hay phân tích tham số (SFA).

Các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phi tham số (DEA)


Ở Việt Nam, các tác giả Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh
(2013) đã sử dụng phương pháp phi tham số DEA để đánh giá hiệu quả của ngân
hàng trong nghiên cứu: “Ứng dụng phương pháp DEA trong đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”. Các tác giả sử
dụng các biến đầu vào là nguồn nhân lực, quy mô tiền gửi được lượng hóa bằng chi
phí sử dụng trong quá trình hoạt động. Các biến đầu ra thể hiện lợi nhuận tạo ra
trong quá trình HĐKD của ngân hàng bao gồm: thu nhập từ lãi và các khoản tương
tự, thu nhập khác từ HĐKD. Các tác giả đo lường hiệu quả kỹ thuật theo hướng tối
thiểu hóa các yếu tố đầu vào mà không làm giảm sút yếu tố đầu ra thông
qua việc sử dụng hai mô hình: mô hình hiệu quả không đổi theo quy mô DEA(CRS)
và mô hình hiệu quả thay đổi theo quy mô DEA(VSR). Trong đó, mô hình
DEA(VSR) lại được chia nhỏ thành mô hình hiệu quả giảm theo quy mô và mô
hình hiệu quả tăng theo quy mô. Các tác giả kết luận rằng các ngân hàng có hiệu
quả hoạt động theo mô hình DEA(VSR) chưa đạt đến điểm hiệu quả tối ưu (điểm
hiệu quả <1). Vì vậy, hoàn toàn có khả năng cắt giảm lãng phí các nguồn lực mà
vẫn giữ nguyên hoặc thậm chí còn làm tăng các kết quả đầu ra.
Trong nghiên cứu “Hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt
Nam sau sáp nhập, hợp nhất, mua lại: Tiếp cận phương pháp DEA”, Phan Thị
Hằng Nga và Trần Phương Thanh (2017) sử dụng phương pháp phân tích phi tham
14
số DEA để ước tính hiệu quả hoạt động các ngân hàng Việt Nam sau sáp nhập, hợp
nhất với các biến đầu vào: chi phí tiền lương, chi phí trả lãi, các chi phí khác. Các
biến đầu ra gồm: thu nhập lãi, các khoản thu nhập khác từ hoạt động kinh doanh.
Kết quả cho thấy, phi hiệu quả trung bình của các ngân hàng nghiên cứu giai đoạn
2007 - 2014 khoảng 10,18%, đa số các ngân hàng sau sáp nhập đã tận dụng được
quy mô để tăng hiệu quả hoạt động, tuy nhiên các ngân hàng vẫn còn sử dụng lãng
phí nguồn lực như chi phí tiền lương, chi phí lãi và chi phí khác. Với kết quả nghiên
cứu, tác giả đề xuất các khuyến nghị để các ngân hàng sau sáp nhập nâng cao hiệu
quả hoạt động trong thời gian tới.
Nguyễn Thị Hà Thanh và Lê Hoàng Việt (2018) cũng sử dụng phương pháp
DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam trong
nghiên cứu “Phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam giai đoạn 2011-2016”. Các tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp được
tổng hợp từ báo cáo thường niên của 23 NHTMCP để ước lượng hiệu quả hoạt động
của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2016. Các yếu tố đầu vào được đưa vào mô
hình bao gồm: chi phí lương cho nhân viên, tài sản cố định, tiền gửi huy động và
các biến đầu ra bao gồm: thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi. Kết quả ước lượng cho
thấy trong giai đoạn nghiên cứu, hiệu quả kỹ thuật trung bình hệ thống đạt 81.7%.
Trong đó, yếu tố hiệu quả kỹ thuật thuần túy đóng góp vào hiệu quả kỹ thuật của
ngân hàng lớn hơn so với các yếu tố phản ánh quy mô hoạt động. Chỉ số hiệu quả
chi phí (CE) trong nghiên cứu có kết quả tăng dần qua giai đoạn 5 năm từ 52.84%
năm 2011 lên 70.61% năm 2016. Hiệu quả chi phí tăng nhờ các ngân hàng có hiệu
quả phân bổ tăng dần trong các năm và tăng nhanh hơn so với hiệu quả kỹ thuật.
Tuy nhiên, chỉ số CE trung bình toàn giai đoạn là 64.41% cho thấy mặc dù các ngân
hàng đã ngày càng tối thiểu hóa được các chi phí đầu vào để tạo ra một đơn vị đầu
ra nhưng việc sử dụng các nguồn lực đầu vào lại chưa thực sự hiệu quả.

Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp tham số (SFA)


Nguyễn Thu Nga (2017) đã sử dụng phương pháp phân tích tham số SFA để
đánh giá mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả HĐKD của 30 NHTMCP
15
Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2015. Tác giả xây dựng đường biên hiệu quả với
với 3 biến đầu vào: tài sản cố định, tiền gửi của khách hàng, lao động và 2 biến đầu
ra: cho vay khách hàng, tài sản sinh lời khác. Kết quả nghiên cứu kh ng định rủi ro
tín dụng là một yếu tố phi hiệu quả của ngân hàng, làm cho một NHTM hoạt động
xa dần với đường biên hiệu quả. Hiệu quả HĐKD của ngân hàng giảm mạnh khi bổ
sung rủi ro tín dụng vào các mô hình tính toán. Đồng thời, kết quả phân tích tham
số SFA cho thấy, rủi ro tín dụng tăng 1% thì đầu ra của ngân hàng giảm 0,586%. Từ
những phát hiện của nghiên cứu, tác giả đưa ra những đề xuất liên quan đến việc dự
báo các mức hiệu quả HĐKD ngân hàng với các ước tính về rủi ro tín dụng.

Các nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phƣơng pháp phi tham số (DEA) và
phƣơng pháp tham số (SFA)


Ở Việt Nam, áp dụng tương đối thành công việc sử dụng kết hợp phương pháp
DEA và SFA để phân tích hiệu quả HĐKD của NHTM phải kể đến nghiên cứu của
Nguyễn Việt Hùng (2008). Tác giả không chỉ dừng lại ở phân tích định tính mà còn
sử dụng kết hợp 2 phương pháp phân tích định lượng để đo lường hiệu quả HĐKD
của 32 NHTM Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện trong thời kỳ 2001-2005 với
các yếu tố đầu vào gồm: tổng tài sản cố định ròng, chi cho nhân viên, tổng vốn huy
động từ khách hàng và các yếu tố đầu ra bao gồm: thu về lãi và các khoản tương
đương, thu ngoài lãi và các khoản tương đương.
Trong nghiên cứu “Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam”, Liễu Thu Trúc và Nguyễn Thành Danh (2012)
cũng đã sử dụng kết hợp cả phương pháp tham số và phương pháp phi tham số để
phân tích hiệu quả HĐKD của 22 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006 –
2009. Với quan điểm cho rằng các ngân hàng là các tổ chức tài chính huy động,
phân bổ các nguồn vốn cho vay và các tài sản khác, tác giả xác định hai biến đầu ra
là thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi; 3 biến đầu vào bao gồm: lao động, vốn kinh
doanh, chi phí khác. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả HĐKD của các ngân
hàng chưa cao và nguyên nhân chính là do yếu tố phi hiệu quả về mặt công nghệ.
16
Đồng thời, tác giả cũng kết luận các NHTMCP quy mô lớn có lợi thế hơn về chi phí
so với các NHTMCP có quy mô nhỏ.

Nghiên cứu về phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động

kinh doanh của ngân hàng
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD được các nhà nghiên
cứu đưa vào giai đoạn thứ 2 sau khi đã đo lường hiệu quả kinh doanh của các
NHTM bằng các chỉ tiêu tài chính hoặc bằng kỹ thuật xây dựng đường biên hiệu
quả.
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) đã áp dụng khá thành
công kỹ thuật phân tích này để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD
của 32 NHTM tại Việt Nam thời kỳ 2001- 2005. Tác giả kết hợp phương pháp phân
tích tham số, phi tham số và mô hình hồi quy TOBIT trong việc đo lường hiệu quả
HĐKD. Kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn này các NHTM đã sử dụng lãng phí
khoảng 26,4% các yếu tố đầu vào. Nếu so sánh giữa các loại ngân hàng thì nhóm
NHTMCP có hiệu quả cao nhất, sau đó đến NHTMNN và cuối cùng là các NHLD.
Trong mô hình TOBIT, tác giả lựa chọn các biến độc lập bao gồm: BANKSIZE (Ln
của tổng tài sản), OWNERNN và OWNERCP (hai biến giả theo loại hình ngân
hàng), tổng chi phí tổng doanh thu, tỷ lệ tiền gửi cho vay, vốn chủ sở hữu tổng tài
sản, tổng tài sản của từng ngân hàng tổng tài sản của tất cả các ngân hàng, tỷ lệ vốn
cho vay/tổng tài sản có, tỷ lệ nợ xấu, tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ lệ tư bản hiện
vật trên tổng tài sản, tỷ lệ của giữa vốn (K) và lao động (L), tỷ lệ giữa thu về lãi thu
về hoạt động và các biến thời gian Y02, Y03, Y04 và Y05. Kết quả nghiên cứu cho
thấy các nhân tố gồm: tài sản của ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi cho vay, tỷ suất sinh lời
trên tài sản, tỷ lệ nợ xấu, tổng chi phí tổng doanh thu có ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh của các NHTM trong giai đoạn đó. Đây có thể nói là bài viết đầu tiên sử
dụng mô hình hiện đại kết hợp với đánh giá chỉ số truyền thống để nghiên cứu về
hiệu quả hoạt động trong ngành ngân hàng tại Việt Nam và có ảnh hưởng nhiều tới
xu hướng nghiên cứu sau này của nhiều tác giả.
17
Nghiên cứu “Phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của
các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM” của Nguyễn Minh Sáng (2013)
áp dụng phương pháp phân tích DEA và mô hình hồi quy TOBIT để phân tích các
yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực của 17 NHTM trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả sử dụng 3 biến đầu vào là: chi phí nhân viên, tài
sản cố định, tiền gửi và 2 biến đầu ra bao gồm: thu nhập từ lãi, thu ngoài lãi. Kết
quả cho thấy các NHTM trên địa bàn TPHCM vẫn chưa sử dụng tối đa các nguồn
lực đầu vào và quy mô đầu ra của ngân hàng chưa tương xứng. Sau khi sử dụng mô
hình hồi quy TOBIT để định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
nguồn lực của ngân hàng, tác giả kết luận chỉ có 2 biến trong mô hình là vốn chủ sở
hữu tổng tài sản và nợ xấu tổng dư nợ tín dụng có tác động đến hiệu quả HĐKD của
các NHTM trong mẫu với mức ý nghĩa 10%. Các biến còn lại bao gồm: Lợi nhuận
sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân và Logarit tự nhiên của tổng tài sản không có ý
nghĩa thống kê. Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy có sự khác biệt
về dấu kỳ vọng của biến Nợ xấu Tổng dư nợ tín dụng. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu càng cao
thì hiệu quả kinh tế toàn phần của các NHTM trong mẫu nghiên cứu càng tăng. iều
này có thể lý giải là do việc công bố thông tin nợ xấu của các NHTM Việt Nam nói
chung và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chưa thực sự chuẩn xác làm
ảnh hưởng đến kết quả của mô hình.
Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015) trong “Nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các NHTM cổ phần Việt Nam”
đã sử dụng mô hình phân tích hồi quy dữ liệu bảng GMM, mô hình Fixed Effects
(FEM), Random Effects (REM) để phân tích các nhân tố ảnh hướng tới hiệu quả
hoạt động của 27 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013. Mô hình có biến
phụ thuộc là hiệu quả hoạt động của ngân hàng đo bằng tỷ lệ thu thập lãi cận biên
và 8 biến độc lập là: quy mô ngân hàng, dư nợ cho vay, rủi ro tín dụng, vốn chủ sở
hữu, tỷ lệ cho vay trên vốn huy động, hiệu quả quản lý, lãi suất, tăng trưởng GDP.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến có tác động cùng chiều với tỷ lệ thu thập lãi
cận biên bao gồm: rủi ro tín dụng, tỷ lệ lãi suất, quy mô vốn chủ sở hữu, dư nợ cho
18
vay, quy mô ngân hàng. Còn các biến có tác động ngược chiều bao gồm: tăng
trưởng GDP và hiệu quả quản lý của các ngân hàng.
Nghiên cứu “Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập tài chính quốc tế”
của Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016) phân tích các yếu tố tác động
đến hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2011 theo
phương pháp tham số SFA. Từ mô hình SFA, các tác giả rút trích ra được biến hiệu
quả hoạt động (efficiency) bằng cách tách sự không hiệu quả ra khỏi phần dư của
mô hình tổng chi phí. Kết quả cho thấy mô hình tổng chi phí sử dụng phương pháp
SFA là hiệu quả với độ tin cậy của các biến là 99%. Sau đó, các tác giả sử dụng mô
hình 2SLS và Tobit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
của các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả HĐKD của các NHTM
chịu ảnh hưởng bởi hai nhóm nhân tố chính: nhóm nhân tố chủ quan (thị phần, rủi
ro thanh khoản, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài và quy mô của ngân hàng);
nhóm nhân tố khách quan (GDP và lạm phát của nền kinh tế). Trong đó, các nhân tố
tác động tích cực đến hiệu quả HĐKD của các NHTM bao gồm: tỷ lệ nắm giữ của
nhà đầu tư nước ngoài, quy mô ngân hàng và thị phần của ngân hàng.
Nguyễn Thị Thu Thương (2017) ứng dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu
DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của 21 NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
trong giai đoạn 2011- 2015. Kết quả cho thấy các NHTM sử dụng tương đối hiệu
quả các nguồn lực đầu vào với chỉ số hiệu quả kỹ thuật trung bình đạt 94%. Chỉ số
Malmquist cũng được sử dụng để phân tích sự thay đổi năng suất ủa các NHTM
theo thời gian. Theo kết quả, tiến bộ công nghệ là nguyên nhân chính dẫn đến sự
thay đổi chỉ số Malmquist. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy TOBIT để ước
lượng tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của các NHTM trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên. Ngoài các nhân tố lợi nhuận tổng tài sản, nợ xấu tổng dư nợ tín
dụng, tổng tài sản thì việc tăng số lượng các doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng tích
cực đến hiệu quả kỹ thuật của các NHTM.
19
Nghiên cứu của Đặng Thị Minh Nguyệt (2017) “Hiệu quả kinh doanh của
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam” giai đoạn 2005-2015
thực hiện nghiên cứu qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, tác giả sử dụng 4 nhóm chỉ tiêu
tài chính đại diện cho các nguồn lực kinh doanh của ngân hàng gồm: hiệu quả vốn,
hiệu quả tài sản, hiệu quả lao động, hiệu quả chi phí để đo lường hiệu quả HĐKD
của Vietinbank, đồng thời, kết hợp phương pháp bao dữ liệu DEA để đo lường hiệu
quả với 3 biến đầu vào và 1 biến đầu ra. Ở giai đoạn 2, tác giả sử dụng mô hình hồi
quy Tobit và mô hình hồi quy với biến phụ thuộc ROA để kiểm định chiều hướng,
mức độ tác động của các nhân tố chủ quan đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng.
2.3 Khoảng trống nghiên cứu
Qua tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án, đặc biệt là các
nghiên cứu ở Việt Nam (Phụ lục 8), tác giả nhận thấy tồn tại một số khoảng trống
nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, chưa có nghiên cứu toàn diện về hiệu quả HĐKD của hệ thống
NHTPCP Việt Nam
Các nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của NHTM có phạm vi nghiên cứu khá đa
dạng, tập trung vào các đối tượng như: hệ thống NHTM Việt Nam, một nhóm ngân
hàng đại diện, các NHTM trong một tỉnh thành, các NHTMCP Việt Nam sau M&A
hoặc một ngân hàng cụ thể. Riêng cấp độ luận án, chỉ có nghiên cứu của Nguyễn
Thu Nga (2017) thực hiện đánh giá hiệu quả HĐKD của nhóm NHTMCP. Tuy
nhiên, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng với hiệu
quả kinh doanh của các NHTMCP qua việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính và
phương pháp SFA. Chưa đi sâu vào phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt
động của các NHTMCP Việt Nam.
Thứ hai, có rất ít nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP
Việt Nam giai đoạn 2013-2018
Hiệu quả HĐKD của các NHTM luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của các
nhà nghiên cứu. Vì vậy, xuyên suốt giai đoạn từ năm 2002 đến nay, có nhiều nghiên
cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, giai đoạn 2013-2018 không có nhiều nghiên cứu
20
đánh giá hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam. Các nghiên cứu nếu có chỉ
tập trung đánh giá hiệu quả HĐKD mà chưa đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Trong khi đó, giai đoạn 2013 – 2018 đánh dấu
sự phát triển của các ngân hàng sau khủng hoảng năm 2012 và là giai đoạn tái cấu
trúc quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, do đó, việc nghiên cứu hiệu quả
HĐKD của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng.
Thứ ba, phương pháp đo lường hiệu quả HĐKD của các NHTMCP trong
các nghiên cứu chưa toàn diện
Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tìm cách kết hợp cả 2 phương
pháp tiếp cận truyền thống (thông qua các chỉ tiêu tài chính) và hiện đại (xây dựng
đường biên hiệu quả) để đo lường chính xác nhất hiệu quả HĐKD của ngân hàng.
Tại Việt Nam, đa phần các nghiên cứu chỉ sử dụng một trong 2 cách tiếp cận
(truyền thống hoặc hiện đại) để đánh giá hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Một số
nghiên cứu kết hợp các chỉ tiêu tài chính và một trong hai cách tiếp cận hiện đại –
SFA hoặc DEA (Nguyễn Thu Nga, 2017; Đặng Thị Minh Nguyệt, 2017). Kết hợp
toàn diện giữa cách tiếp cận truyền thống và cả 2 phương pháp tiếp cận hiện đại
(DEA và SFA) chỉ có nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008). Tuy nhiên, ở cách
tiếp cận truyền thống, tác giả Nguyễn Việt Hùng chưa hệ thống các chỉ tiêu đo
lường một cách rõ ràng, chi tiết.
Thứ tư, chưa có nhiều nghiên cứu làm rõ các nhân tố và mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng
Phân tích nhân tố là giai đoạn thứ 2 trong quá trình nghiên cứu, giúp đánh giá
yếu tố nào tác động đến hiệu quả HĐKD của các NHTM trong thời gian nghiên
cứu. Tại Việt Nam, các tác giả sử dụng nhiều mô hình để phân tích ảnh hưởng của
các nhân tố đến hiệu quả HĐKD của NHTM. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu
được thực hiện dưới góc độ bài báo khoa học, dung lượng giới hạn khiến cho việc
phân tích, làm rõ chiều hướng, mức độ tác động của các nhân tố chủ quan, khách
quan chưa cụ thể. Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ đưa các yếu tố chủ quan vào mô
21
hình phân tích nhân tố, khiến cho một số kiến nghị đối với các bên hữu quan thiếu
cơ sở vững chắc.
Thứ năm, chưa có nghiên cứu chọn biến phụ thuộc là hiệu quả đo lường
bằng mô hình DEA (VRS)
Việc lựa chọn biến phụ thuộc rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn trong việc
tìm ra các yếu tố tác động và mức độ ảnh hưởng của nó đến hiệu quả HĐKD ngân
hàng. Trong đó, chọn chính hiệu quả đo lường được ở giai đoạn 1 để làm biến phụ
thuộc trong mô hình phân tích nhân tố sẽ mang lại kết quả chính xác nhất. Một số
tác giả đã chọn các biến như: ROA, ROE, hiệu quả chi phí (CE), hiệu quả kỹ thuật
(TE),... làm biến phụ thuộc trong mô hình phân tích nhân tố ở giai đoạn 2. Theo
quan điểm của tác giả, sử dụng chính kết quả mô hình DEA (VRS) làm biến phụ
thuộc tạo sự logic về mặt dữ liệu cho nghiên cứu. DEA(VRS) là hiệu quả của các
NHTMCP với điều kiện quy mô thay đổi, giúp so sánh được giữa các NHTMCP có
cùng quy mô.
Thực hiện công trình nghiên cứu này, tác giả cố gắng và hy vọng rằng luận án
sẽ bù đắp vào những “khoảng trống” nói trên của các công trình nghiên cứu đã công
bố.
3. Mục tiêuvà câu hỏi nghiên cứu
3.1 Mục tiêutổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá thực trạng hiệu quả HĐKD của các
NHTMCP Việt Nam và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của các
NHTMCP Việt Nam.
3.2 Mục tiêucụ thể
- Hệ thống lại cơ sở lý luận về hiệu quả HĐKD của NHTM; các phương pháp
đo lường hiệu quả HĐKD của NHTM theo cách tiếp cận truyền thống và hiện đại
và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam
trong khoảng thời gian 2013 – 2018 bằng các cách tiếp cận khác nhau. Phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam.
22
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD của các
NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030.
3.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án tập trung trả lời những
câu hỏi sau:
1. Hiệu quả HĐKD của NHTM được đánh giá, đo lường bằng những phương
pháp nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM?
2. Thực trạng hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 –
2018 đã đạt được những kết quả gì? Những vấn đề nào còn tồn tại và nguyên nhân?
3. Các NHTMCP Việt Nam cần thực hiện những giải pháp nào để nâng cao
hiệu quả HĐKD trong thời gian tới?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên
cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Luận án tập trung nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam
với các nội dung cụ thể:
+ Đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM
+ Phân tích các nhân tố tác động tới hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam
+ Bằng cách nào để nâng cao hiệu quả HĐKD cho các NHTMCP Việt Nam?
- Về không gian:
Luận án nghiên cứu hiệu quả HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam.
Tính đến tháng 12 2018, toàn bộ hệ thống NHTMCP Việt Nam có 31 ngân
hàng, tuy nhiên 2 ngân hàng: NHTMCP Đông Á và NHTMCP Việt Nam Thương
Tín không có đủ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên trong giai đoạn 2013 –
2018. Vì vậy, để đảm bảo sự thống nhất về mặt dữ liệu, tác giả loại 2 ngân hàng này
ra khỏi mẫu nghiên cứu. Theo hình thức sở hữu, 29 NHTMCP Việt Nam trong
phạm vi nghiên cứu được chia thành hai nhóm: nhóm NHTMCP không có sở hữu
23
Nhà nước chi phối (26 NHTMCP) và các NHTMCP có sở hữu Nhà nước chi phối
(trên 50%) gồm 3 NHTMCP: Vietcombank, BIDV và Vietinbank.
Theo quan điểm của tác giả, việc đưa tất cả 29 NHTMCP Việt Nam vào mẫu
nghiên cứu có thể giúp so sánh hiệu quả HĐKD của các NHTMCP theo các nhóm
khác nhau. Theo đó, ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước đến hiệu quả HĐKD của ngân
hàng cũng có thể được đánh giá một cách hợp lý hơn. Đồng thời, quy mô mẫu 29 31
NHTMCP (chiếm hơn 90%) là đủ để đại diện cho tổng thể hệ thống các NHTMCP
Việt Nam.
- Về thời gian:
Luận án nghiên cứu hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam trong
khoảng thời gian 6 năm từ năm 2013 – 2018.
Giai đoạn 2011 – 2012 là thời kỳ tăng trưởng nóng của hệ thống ngân hàng
Việt Nam với các điều kiện tín dụng được nới lỏng quá mức trước đó khiến cho
diễn biến nền kinh tế phức tạp, rủi ro gia tăng. Lợi nhuận ghi nhận năm 2012 đã sụt
giảm gần 50% so với năm 2011. Tình trạng này đến năm 2013 mới được cải thiện
và toàn hệ thống ngân hàng đã có những biểu hiện an toàn và hiệu quả hơn. Sau khi
đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” được Chính
phủ phê duyệt theo Quyết định 254 QĐ-TTg ngày 1 3 2012, từ năm 2013 – 2015,
nền kinh tế trên đà phục hồi và tích cực phát triển, nợ xấu cũng giảm xuống. Năm
2015 đánh dấu sự ổn định của hệ thống NHTMCP sau một thời gian thực hiện đề án
254, nhờ đó lòng tin của doanh nghiệp và công chúng với hệ thống ngân hàng được
củng cố hơn. Từ 1 1 2016, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của cộng đồng
kinh tế ASEAN; ngày 8 3 2018, Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định CPTPP tại
Chi-lê. Có thể thấy, giai đoạn 2013 – 2018 đánh dấu sự tích cực, cố gắng của các
NHTMCP Việt Nam nói riêng và cả hệ thống ngân hàng nói chung trong việc hoàn
thiện vai trò là một trung gian tài chính vững mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh
tế xã hội. Hơn nữa, nguồn số liệu nghiên cứu thời kỳ này đảm bảo tính đồng bộ, đầy
đủ và có độ tin cậy cao, góp phần phản ánh chân thực hiệu quả HĐKD của các
NHTMCP Việt Nam. Đồng thời, khoảng thời gian 6 năm đủ để phân tích và đánh
24
giá hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam. Vì vậy, tác giả lựa chọn thời gian
nghiên cứu là 6 năm từ 2013 – 2018.
Tổng quan nghiên cứu
Khoảng trống nghiên cứu
- Khái niệm
- Các nhân tố ảnh
Các phương pháp đo
lường hiệu quả
hưởng đến hiệu quả
HĐKD của NHTM
- Mô hình phân tích
các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả HĐKD
của NHTM
Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu
quả HĐKD theo mô
hình hồi quy Tobit
Cơ sở lý luận về
hiệu quả HĐKD của
NHTM
Thực trạng hiệu quả
HĐKD của 29
NHTMCP Việt Nam
giai đoạn 2013 –
2018
HĐKD của NHTM:
- PP tiếp cận truyền
thống
- PP tiếp cận hiện đại
Đo lường hiệu quả
HĐKD:
- PP tiếp cận truyền
thống: các nhóm chỉ
tiêu đo lường hiệu
quả.
- PP tiếp cận hiện đại:
+ PP phi tham số
(DEA)
+ PP tham số (SFA)
Đánh giá kết quả đạt được, hạn
chế và nguyên nhân
Đề xuất giải pháp, kiến nghị
Sơ đồ 1: Khung mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả thiết kế
5. Thiết kế nghiên cứu
5.1 Khung mô hình nghiên cứu của luận án
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, luận án chọn các cách tiếp cận khác nhau,
kết hợp giữa định tính và định lượng để đánh giá toàn diện về thực trạng hiệu quả
25
HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018; đồng thời làm căn cứ
cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD trong thời
gian tới. Khung mô hình nghiên cứu của luận án được tác giả mô tả theo sơ sồ 1.
5.2 Nguồn dữ liệunghiên cứu
Dữ liệu về các biến trong mô hình được thu thập từ báo cáo tài chính năm đã
qua kiểm toán của các NHTMCP trong 6 năm từ 2013 – 2018. Khoảng thời gian 6
năm tuy không quá dài nhưng cũng đủ để thấy được thực trạng hiệu quả HĐKD của
các NHTMCP Việt Nam và tình hình phát triển của các ngân hàng. Dữ liệu được
thu thập là dữ liệu chéo, bao gồm 174 quan sát. Danh sách 29 NHTMCP trong mẫu
nghiên cứu được tổng hợp trong Bảng 1.
Trong số 29 NHTMCP trong mẫu nghiên cứu có một số ngân hàng đã trải qua
việc hợp nhất, sáp nhập trong giai đoạn 2013 – 2015. Vì vậy, số liệu những ngân
hàng này trong giai đoạn trước và sau khi sáp nhập được tác giả thu thập như sau:
- Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcombank) được thành lập trên cơ
sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) và NHTMCP
Phương Tây (WesternBank) vào năm 2013. Năm 2013 cũng đánh dấu việc sáp nhập
NHTMCP Đại Á (DaiABank) và kết nạp đơn vị thành viên Công ty TNHH Một
thành viên tài chính Việt – Societe (SGVF) vào NHTMCP Phát triển TPHCM
(HDBank). Vì vậy, số liệu của PVcombank và HDBank giai đoạn 2013 – 2018 là số
liệu sau khi đã thành lập, sáp nhập.
- Năm 2015, Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB) sáp nhập vào
NHTMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB); NHTMCP Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB)
sáp nhập vào NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); NHTMCP Phương
Nam (Southern Bank) sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Vì vậy, số liệu của MSB, BIDV, Sacombank từ năm 2013 – 2014 là số liệu của các
ngân hàng này trước khi sáp nhập và số liệu giai đoạn 2015 – 2018 là số liệu sau khi
đã sáp nhập.
26
Bảng 1: Tổng hợp 29 NHTMCP Việt Nam trong mẫu nghiên cứu
STT Ngân hàng Tên giao dịch
1 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank
2 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB
3 Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam PVcombank
4 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB
5 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank
6 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Vietinbank
7 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank
8 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank
9 Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB
10 Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt LienVietPostBank
11 Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM HDBank
12 Ngân hàng TMCP Phương Đông OCB
13 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương SGB
14 Ngân hàng TMCP An Bình ABBank
15 Ngân hàng TMCP Tiên Phong TPBank
16 Ngân hàng TMCP Kiên Long KienLongBank
17 Ngân hàng TMCP Việt Á VietABank
18 Ngân hàng TMCP Quốc Dân NCB
19 Ngân hàng TMCP Nam Á Nam A Bank
20 Ngân hàng TMCP Bản Việt VietCapitalBank
21 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank
22 Ngân hàng TMCP Quân đội MB
23 Ngân hàng TMCP Hàng Hải MSB
24 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIBBank
25 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV
26 Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex PG Bank
27 Ngân hàng TMCP Bắc Á BacABank
28 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank
29 Ngân hàng TMCP Bảo Việt BaoVietBank
Nguồn: Tác giả tổng hợp
27
5.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương
pháp nghiên cứu định lượng.
- Phương pháp nghiên cứu định tính:
Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính như: phương
pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê mô tả, so sánh; phương pháp suy
luận logic.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Luận án sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA), phương pháp
phân tích phi tham số (SFA) và mô hình hồi quy Tobit để đánh giá hiệu quả HĐKD
của ngân hàng và ước lượng mức độ ảnh hưởng của các biến nghiên cứu (nhân tố)
đến hiệu quả HĐKD ngân hàng.
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1 Về lý luận
+ Tổng hợp và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD của
NHTM bao gồm 6 nhóm chỉ tiêu: (1) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng
vốn; (2) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tài sản; (3) Nhóm chỉ tiêu đo
lường hiệu quả sử dụng lao động; (4) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả kiểm soát
chi phí; (5) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả phòng chống rủi ro; (6) Nhóm chỉ tiêu
đo lường hiệu quả quản trị, điều hành.
+ Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM và lựa chọn
các nhân tố phù hợp với bối cảnh hệ thống NHTMCP Việt Nam đưa vào mô hình
phân tích.
6.2 Về thực tiễn
+ Luận án là nghiên cứu toàn diện đầu tiên sử dụng cả 2 cách tiếp cận: tiếp cận
truyền thống (thông qua các chỉ tiêu tài chính) và tiếp cận hiện đại (thông qua kỹ
thuật xây dựng đường biên hiệu quả) để đo lường, đánh giá hiệu quả HĐKD của hệ
thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018. Riêng về cách tiếp cận hiện đại,
luận án kết hợp cả 2 phương pháp DEA và SFA để vận dụng được ưu điểm của cả 2
28
phương pháp này. Kết quả của nghiên cứu giúp đánh giá toàn diện hiệu quả HĐKD
của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018.
+ Luận án sử dụng chính hiệu quả kỹ thuật ước lượng bằng phương pháp DEA
(TEVRS) làm biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy Tobit để phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTMCP Việt Nam. Cách thực hiện này giúp
đánh giá chính xác các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP
Việt Nam giai đoạn 2013-2018.
+ Trên cơ sở thực trạng HĐKD và chiều hướng, mức độ tác động của các
nhân tố đến hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam, luận án đã đánh giá
được kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về hiệu quả HĐKD của
hệ thống NHTMCP Việt Nam.
+ Đề xuất 5 nhóm giải pháp thiết thực đối với các NHTMCP Việt Nam và một
số khuyến nghị phù hợp với các cơ quan hữu quan nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD
của hệ thống NHTMCP Việt Nam trong thời gian tới.
Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà quản trị ngân hàng trong
việc đánh giá hiệu quả HĐKD và tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của
đơn vị. Đồng thời, luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý
các cấp nhằm xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ sự phát triển của các NHTMCP
Việt Nam nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu
của luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP
Việt Nam
29
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Ngân hàng thƣơng mại và hoạt động kinh doanh của NHTM
1.1.1 Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại
1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thƣơng mại
Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền
kinh tế hàng hóa. Trong quá trình phát triển lên nền kinh tế thị trường, NHTM ngày
càng đóng vai trò quan trọng hơn và đã trở thành một phần không thể thiếu trong
hoạt động đời sống xã hội, là cầu nối giữa các chủ thể trong và ngoài nước, giữa
những người “cung vốn” và “cầu vốn”. Tầm quan trọng của NHTM đã khiến định
chế này trở thành huyết mạch, thành trái tim của nền kinh tế. Với mạng lưới rộng
khắp toàn cầu, một hệ thống NHTM hoạt động hiệu quả sẽ giúp cho nền kinh tế
phát triển lành mạnh, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững.
Đạo Luật Ngân hàng của Pháp năm 1941 định nghĩa: “Ngân hàng thương mại
là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền của công chúng dưới
hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác, và sử dụng nguồn lực đó cho chính
họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và dịch vụ tài chính” (Trần Huy
Hoàng, 2018).
Trong tác phẩm Bank Management & Financial Services xuất bản năm 2008,
nhóm học giả Rose và Hudgins đã định nghĩa NHTM theo 3 nội dung: (1) chức
năng kinh tế, liên quan đến chức năng trung gian giữa người gửi tiền và người vay
tiền; (2) dịch vụ cung cấp cho khách hàng như quản lý tài khoản, tiết kiệm, cho vay
doanh nghiệp, cá nhân và chính phủ; (3) quy định pháp luật cơ bản để tồn tại, Chính
phủ Liên bang ban hành quy định và giám sát hoạt động ngân hàng.
Trong tác phẩm Commercial Bank Management (1998), nhà kinh tế học Rose,
P.S định nghĩa NHTM là nơi cung cấp đầy đủ nhất các dịch vụ tài chính, trong đó
ghi rõ: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch
vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và
30
cũng thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh
nào trong nền kinh tế”.
Trình bày trong tác phẩm Commercial Bank Management, các học giả
Johnson, F.P. và Johnson, R.D. (1984) đã phân biệt rõ: “NHTM khác tổ chức tài
chính phi ngân hàng ở hai hoạt động: nhận tiền gửi và cho vay thương mại. NHTM
là tổ chức tài chính được ủy quyền quản lý tài khoản cho khách hàng và cho phép
khách hàng sử dụng vốn tiền gửi bằng cách viết séc và hối phiếu”.
Tại Việt Nam, Theo Luật Các TCTD số 47 2010 QH12 được Quốc Hội thông
qua ngày 16 6 2010, Điều 4 quy định: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân
hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Nhìn chung, có nhiều khái niệm khác nhau về NHTM, tuy nhiên, các quan
điểm trên cũng có điểm chung trong việc nhận định: “NHTM là doanh nghiệp đặc
biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, được thực hiện đầy đủ các hoạt động ngân
hàng như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán và các hoạt
động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Đây cũng là quan điểm về
NHTM trong Luận án này.
1.1.1.2 Các loại hình Ngân hàng thƣơng mại
Dựa trên hình thức sở hữu, NHTM được phân làm 5 loại:
a. Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc
Ngân hàng thương mại Nhà nước là ngân hàng do Nhà nước thành lập và cấp
vốn, thuộc sở hữu của Nhà nước và có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
NHTMNN hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
b. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Ngân hàng thương mại cổ phần là những ngân hàng được thành lập thông qua
phát hành (bán) các cổ phiếu. Việc nắm giữ các cổ phiếu cho phép người sở hữu (cổ
đông) có quyền tham gia quyết định các hoạt động của ngân hàng, tham gia chia cổ
tức từ thu nhập của ngân hàng đồng thời cùng gánh chịu tổn thất có thể xảy ra.
31
c. Ngân hàng liêndoanh
Ngân hàng liên doanh được hình thành trên cơ sở góp vốn của hai hay nhiều
bên, có thể là giữa một hoặc nhiều ngân hàng trong nước với một hoặc nhiều ngân
hàng nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh để tận dụng lợi thế của nhau. Ngân
hàng liên doanh là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam và hoạt động
dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên.
d. Chi nhánh ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài
Các NHTMNNg được phép mở chi nhánh tại Việt Nam và các chi nhánh này
hoạt động theo luật pháp Việt Nam. Chi nhánh NHTMNNg không có tư cách pháp
nhân, được NHNNg bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi
nhánh tại Việt Nam.
e. Ngân hàng thƣơng mại 100% vốn nƣớc ngoài
Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài là NHTM được thành lập và có
trụ sở chính tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài (trong đó
phải có một NHNNg sở hữu trên 50% vốn điều lệ - ngân hàng mẹ). Ngân hàng
thương mại 100% vốn nước ngoài hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên hoặc từ 2 thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam.
1.1.1.3 Vai trò của Ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế
Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng và là tiền đề vững mạnh cho
phát triển và tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Điều tiết và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế
NHTM là trung gian tài chính giữa người thừa vốn và thiếu vốn. Bằng nguồn
vốn huy động được, NHTM giúp đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho đời sống xã hội
và quá trình phát triển kinh tế. Thông qua hoạt động tín dụng của NHTM, các
doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc công nghệ, tăng
năng suất lao động, gia tăng hiệu quả kinh tế.
- Thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính
Hoạt động của NHTM có liên quan mật thiết đến các lĩnh vực tài chính khác
như: thị trường chứng khoán, bảo hiểm. Vì vậy, hiệu quả trong HĐKD của hệ thống
32
NHTM sẽ tác động tích cực đến sự hoàn thiện và phát triển của các thị trường trên.
Hiện nay, sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm bán chéo và kết hợp giữa
NHTM với các định chế tài chính khác như: công ty tài chính, công ty bảo hiểm,
quỹ đầu tư,… góp phần gia tăng doanh số giao dịch trên thị trường tài chính.
- NHTM là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Thông qua các hoạt động huy động vốn, cho vay và thanh toán với các chủ thể
trong nền kinh tế, các NHTM đã gián tiếp điều chỉnh khối lượng tiền cung ứng
trong lưu thông, là công cụ để Nhà nước thực hiện dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp
và phân chia vốn của thị trường, thực thi vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
- Tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia
Trong xu thế toàn cầu hóa, việc phát triển kinh tế của một quốc gia luôn gắn
với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và NHTM là một bộ phận cấu thành nên
sự phát triển đó. NHTM cùng các hoạt động kinh doanh của mình đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong sự hòa nhập này. Thông qua các hoạt động thanh toán quốc
tế, kinh doanh ngoại hối,… hệ thống NHTM đã thực hiện vai trò cầu nối cho việc
phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia.
1.1.2 Hoạt động kinh doanh của NHTM
1.1.2.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh của NHTM
Kinh doanh là một trong những hoạt động của con người nhằm tìm kiếm lợi
nhuận. Theo Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục
một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”.
Khái niệm hoạt động kinh doanh của NHTM được nhắc đến trong nhiều văn
bản như:
Luật NHNN Việt Nam (2010) định nghĩa: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động
kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên nhận tiền gửi
và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán”.
33
Theo Luật các Tổ chức tín dụng (2010): “Hoạt động ngân hàng là việc kinh
doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi,
cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ qua tài khoản”.
Nhìn chung, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động kinh doanh của
NHTM. Hiểu theo nghĩa chung nhất: Hoạt động kinh doanh của NHTM là toàn bộ
các hoạt động của NHTM bao gồm: huy động vốn, cho vay và các hoạt động dịch
vụ khác nhằm mục tiêu lợi nhuận. Đây cũng là cách hiểu về hoạt động kinh doanh
của NHTM tại Luận án này.
1.1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM
Hoạt động kinh doanh của NHTM mang đầy đủ bản chất như hoạt động kinh
doanh của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, do đặc thù kinh doanh có những điểm
khác biệt so với các đơn vị kinh tế khác nên hoạt động kinh doanh của NHTM
mang những đặc điểm cơ bản:
- NHTM hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt: kinh doanh tiền tệ
và hoạt động ngân hàng
Lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm
với mức độ rủi ro cao. Những biến động xấu hoặc diễn biến bất thường về tài chính
– tiền tệ có thể gây khó khăn đối với HĐKD của NHTM và dẫn đến những thiệt hại
cho nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động ngân hàng luôn chịu sự quản lý và kiểm soát
chặt chẽ từ phía Chính Phủ nhằm ổn định tiền tệ và hạn chế nguy cơ xảy ra khủng
hoảng tài chính. Mặt khác, sản phẩm kinh doanh của NHTM là các dịch vụ gắn liền
với sự chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế, hay nói cách khác, hàng hóa kinh doanh
của NHTM là “tiền”. Chính vì vậy, HĐKD của NHTM luôn đối mặt với nhiều rủi
ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá,… Những rủi ro này có thể xảy ra
bất cứ lúc nào trong quá trình hoạt động của ngân hàng trước sự biến động về kinh
tế, chính trị. Điều này đòi hỏi các NHTM phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả cho từng hoạt động của mình và thiết lập khung quản lý rủi ro hiệu quả.
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc

More Related Content

What's hot

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty thép Hoàng Vũ
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty thép Hoàng VũHoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty thép Hoàng Vũ
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty thép Hoàng VũYenPhuong16
 
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty tnhh thương mại vận tải hải đạ...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty tnhh thương mại vận tải hải đạ...Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty tnhh thương mại vận tải hải đạ...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty tnhh thương mại vận tải hải đạ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại chuỗi siêu thị Kid...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại chuỗi siêu thị Kid...Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại chuỗi siêu thị Kid...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại chuỗi siêu thị Kid...hieu anh
 
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009   2013Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009   2013
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013jackjohn45
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdfNâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc NovalandLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc NovalandHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...KhoTi1
 
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty thép Hoàng Vũ
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty thép Hoàng VũHoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty thép Hoàng Vũ
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty thép Hoàng Vũ
 
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty tnhh thương mại vận tải hải đạ...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty tnhh thương mại vận tải hải đạ...Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty tnhh thương mại vận tải hải đạ...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty tnhh thương mại vận tải hải đạ...
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
 
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, HAY
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, HAY200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, HAY
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, HAY
 
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOTĐề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
 
Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại chuỗi siêu thị Kid...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại chuỗi siêu thị Kid...Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại chuỗi siêu thị Kid...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại chuỗi siêu thị Kid...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
 
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009   2013Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009   2013
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdfNâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdf
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCHHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCHHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠ...ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCHHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCHHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠ...
 
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAYĐề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
 
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tại Ngân hàng, HAY
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tại Ngân hàng, HAYĐề tài: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tại Ngân hàng, HAY
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tại Ngân hàng, HAY
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc NovalandLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
 
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán, HAY - Gửi m...
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán, HAY - Gửi m...Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán, HAY - Gửi m...
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán, HAY - Gửi m...
 
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻLuận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
 
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...
 

Similar to Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc

Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...https://www.facebook.com/garmentspace
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...nataliej4
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...HanaTiti
 
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdfRủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdfHanaTiti
 
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAYLuận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc (20)

Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TechcombankLuận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
 
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
 
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
 
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
 
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
 
Luận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
Luận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nướcLuận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
Luận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
 
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOTLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...
 
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...
 
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdfRủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
 
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAYLuận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2020
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã ngành: 9 34 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Kiều Hữu Thiện 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Bất HÀ NỘI – 2020
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng quy định và kết quả của luận án là trung thực. Hà Nội, Ngày tháng năm 2020 Người cam đoan NCS. Nguyễn Thị Lệ Huyền
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, ngoài quá trình học tập, nghiên cứu nghiêm túc của bản thân, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ quý báu từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân đã đồng hành trong suốt quá trình nghiên cứu của mình, đặc biệt là hai Thầy, Cô hướng dẫn của nghiên cứu sinh. Với tình cảm chân thành, nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến các nhà khoa học trực tiếp hướng dẫn là PGS.TS Kiều Hữu Thiện và PGS.TS Nguyễn Thị Bất đã tận tình định hướng, giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô trong khoa Tài chính – Ngân hàng và khoa Sau Đại học của Học viện ngân hàng đã cung cấp kiến thức, phương pháp nghiên cứu và tạo môi trường học tập thuận lợi nhất cho nghiên cứu sinh. Cảm ơn các Thầy, Cô trong hội đồng các cấp đã có những góp ý giúp nghiên cứu sinh hoàn thiện luận án tốt hơn. Cuối cùng, xin được gửi tặng kết quả đến gia đình thân yêu và những người bạn đã đồng hành cùng tác giả trong quá trình nghiên cứu. Chính sự yêu thương, chia sẻ của mọi người là nguồn động lực lớn cho tác giả hoàn thành luận án. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, Ngày tháng năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Lệ Huyền
  • 5. iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................... ii MỤC LỤC .........................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................v DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................. ix DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ...........................................................................................x MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI....................................................... 29 1.1. Ngân hàng thƣơng mại và hoạt động kinh doanh của NHTM ................. 29 1.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại ........................................................... 29 1.1.2 Hoạt động kinh doanh của NHTM................................................................ 32 1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM .................................................. 36 1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM......................... 36 1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả HĐKD của NHTM ........................... 37 1.2.3 Các phương pháp đo lường hiệu quả HĐKD của NHTM.......................... 38 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM.......................... 50 1.3 Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM............................................................................................................................ 63 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................................. 66 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM............................ 67 2.1 Khái quát về hệ thống NHTMCP Việt Nam .................................................. 67 2.2 Thực trạng hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam .............. 69 2.2.1 Đo lường hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam theo cách tiếp cận truyền thống ................................................................................................ 69 2.2.2 Đo lường hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam theo cách tiếp cận hiện đại ........................................................................................................ 92
  • 6. iv 2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam.................................................................................................................. 105 2.3 Đánh giáchung về hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam ......... 112 2.3.1 Thảo luận về các kết quả đo lường hiệu quả HĐKD................................ 112 2.3.2 Đánh giá chung về hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam ........ 119 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................... 129 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM130 3.1 Quan điểm, định hƣớng hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam.............................................................................................................................. 130 3.1.1 Quan điểm, định hướng của Chính Phủ và NHNN đối với sự phát triển của hệ thống NHTMCP Việt Nam........................................................................ 130 3.1.2 Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam.................................................................................................................. 132 3.1.3 Cơ hội và thách thức đối với các NHTMCP Việt Nam để nâng cao hiệu quả HĐKD trong bối cảnh hội nhập quốc tế....................................................... 135 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam ....... 144 3.2.1 Nhóm giải pháp về vốn................................................................................. 144 3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro ................................... 150 3.2.3 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực............................................................ 155 3.2.4 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi phí.............................. 161 3.2.5 Nhóm giải pháp gia tăng nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng............... 164 3.2.6 Nhóm giải pháp ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng..... 171 3.3 Một số kiến nghị ................................................................................................. 173 3.3.1 Đối với Chính phủ......................................................................................... 173 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước...................................................................... 175 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................... 176 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 177 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 178 PHỤ LỤC........................................................................................................................ 188
  • 7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CAR Hệ số an toàn vốn tối thiểu CBNV Cán bộ nhân viên CMCN Cách mạng công nghiệp HĐKD Hoạt động kinh doanh NHLD Ngân hàng liên doanh NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNNg Ngân hàng nước ngoài NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước NHTMNNg Ngân hàng thương mại nước ngoài NHTW Ngân hàng Trung ương NIM Tỷ lệ lãi cận biên ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu TCTD Tổ chức tín dụng TSCĐ Tài sản cố định
  • 8. vi TIẾNG ANH Từ viết tắt Tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt AE Allocation Efficiency Hiệu quả phân bổ CE Cost Efficency Hiệu quả chi phí hay hiệu quả kinh tế toàn phần DEA Data envelopment analysis Phân tích bao dữ liệu DFA Distribution free approach Phân tích tiếp cận phân phối tự do FDH Free disposal hull analysis Phân tích bao xếp đặt tự do PE Pure technical efficiency Hiệu quả kỹ thuật thuần túy RTFA Recursive thick frontier analysis Phân tích biên dày đệ quy SE Scale Efficiency Hiệu quả quy mô SFA Stochastic frontier analysis Phân tích biên ngẫu nhiên TE Technical Efficiency Hiệu quả kỹ thuật TFA Thick frontier analysis Phân tích biên dày VAMC Vietnam Asset Management Công ty Quản lý tài sản của các Company TCTD Việt Nam
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng Tên Trang 1 Tổng hợp 29 NHTMCP Việt Nam trong mẫu nghiên cứu 26 Các cách tiếp cận lựa chọn biến đầu vào và biến đầu ra để xây 1.1 dựng đường biên hiệu quả 46 Các biến độc lập trong mô hình Tobit và kỳ vọng tương quan với 1.2 biến phụ thuộc 65 1.3 Tổng hợp các biến của mô hình nghiên cứu đã được mã hóa 66 2.1 Quy mô vốn điều lệ của các NHTM tại Việt Nam năm 2016-2018 68 2.2 ROE của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 70 Hiệu quả sử dụng vốn huy động của các NHTMCP Việt Nam giai 2.3 đoạn 2013-2018 72 2.4 ROA của 29 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 74 Hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng của 29 NHTM 2.5 cổ phần Việt Nam giai đoạn 2013-2018 76 2.6 LNTT trên mỗi CBNV của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018 78 Thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng của 29 NHTMCP Việt 2.7 Nam 2013-2018 80 Hiệu quả chi phí hoạt động của 29 NHTM cổ phần Việt Nam 2.8 2013-2018 82 Tỷ lệ tổng chi phí so với tổng tài sản của 29 NHTM cổ phần Việt 2.9 Nam giai đoạn 2013-2018 83 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng dư nợ của 29 NHTM cổ 2.10 phần Việt Nam giai đoạn 2013-2018 85 2.11 Hệ số CAR của 29 NHTM cổ phần Việt Nam 2013-2018 86 Tốc độ tăng tài sản Có của 29 NHTM cổ phần Việt Nam 2013- 2.12 2018 88 2.13 Tốc độ tăng trưởng dư Nợ của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018 89
  • 10. viii Tốc độ tăng thu nhập thuần của 29 NHTMCP Việt Nam 2013- 2.14 2018 91 2.15 Các biến trong phân tích 92 2.16 Thống kê các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu DEA, SFA 93 Đo lường hiệu quả HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam theo mô 2.17 hình hiệu quả không thay đổi theo quy mô DEA (CRS) 96 Đo lường hiệu quả HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam theo mô 2.18 hình hiệu quả thay đổi theo quy mô DEA (VRS) 98 Ước lượng hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2.19 2013 – 2018 100 Kết quả tính toán hiệu quả HĐKD theo mô hình SFA của các 2.20 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 103 Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật trung bình của các NHTMCP 2.21 Việt Nam giai đoạn 2013-2018 104 2.22 Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Cobb-Doublas 104 2.23 Thống kê mẫu nghiên cứu 105 2.24 Sự tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu 107 Kết quả ước lượng mô hình Tobit nhân tố tác động tới hiệu quả của 2.25 các NHTMCP Việt Nam 108 Tình hình triển khai ngân hàng số tại Việt Nam giai đoạn 2014 – 3.1 2017 138 3.2 Số lượng các NHTM trước và sau khi gia nhập WTO 140
  • 11. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu Tên Trang đồ 2.1 Số lượng NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 67 2.2 Mạng lưới hoạt động của các NHTMCP Việt Nam năm 2018 69 2.3 ROE các NHTMCP Việt Nam năm 2018 71 2.4 Hiệu quả sử dụng vốn huy động của 29 NHTMCP Việt Nam 2018 73 2.5 ROA của 29 NHTMCP Việt Nam năm 2018 75 2.6 Hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng của 29 NHTMCP 77 Việt Nam năm 2018 2.7 LNTT trên mỗi CBNV của 29 NHTMCP Việt Nam năm 2018 79 2.8 Thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng năm 2018 81 2.9 Hiệu quả chi phí hoạt động của 29 NHTMCP Việt Nam năm 2018 82 2.10 Tỷ lệ tổng chi phí so với tổng tài sản của 29 ngân hàng NHTMCP Việt 84 Nam năm 2018 2.11 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng dư nợ của 29 NHTMCP Việt 85 Nam năm 2018 2.12 Hệ số CAR của 29 NHTMCP Việt Nam 2018 87 2.13 Tốc độ tăng trưởng tài sản của 29 NHTMCP Việt Nam 2018 88 2.14 Tốc độ tăng trưởng dư nợ của 29 NHTMCP Việt Nam 2018 90 2.15 Tốc độ tăng thu nhập thuần của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018 91 2.16 Chi phí lãi, chi phí hoạt động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 94 2013-2018 2.17 Thu nhập lãi, thu nhập ngoài lãi của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 94 2013-2018 3.1 Lợi nhuận từ thị trường nước ngoài của các NHTMCP Việt Nam năm 136 2018 3.2 Dự báo sự biến động số người sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại Châu Á 139 3.3 Biến động số lượng nhân viên tại một số NHTMCP năm 2018 141
  • 12. x DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình Tên Trang 1.1 Hoạt động kinh doanh của NHTM 35 1.2 Hiệu quả kỹ thuật của Ngân hàng thương mại 46 1.3 Hiệu quả theo DEA của một ngân hàng theo chuỗi thời gian 47 1.4 Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ 49 2.1 Đồ thị phân phối Histogram của biến TE 106 Sơ đồ Tên Trang 1 Khung mô hình nghiên cứu 24 1.1 Phương pháp tiếp cận hiện đại đo lường hiệu quả HĐKD 45 của NHTM
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn là vấn đề sống còn đối với mỗi ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng trong khu vực và trên toàn thế giới. Bên cạnh cơ hội phát triển, tiến trình hội nhập đặt hệ thống ngân hàng Việt Nam trước nhiều khó khăn, thách thức. Với năng lực tài chính còn thấp, năng lực quản trị rủi ro và trình độ công nghệ còn hạn chế, các NHTM Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các tập đoàn tài chính đa quốc gia, các công ty công nghệ tài chính (Fintechs), các nhà điều hành mạng di động (MNOs),... Trong khi đó, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế uy tín như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, về cơ bản hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn kém xa so với các NHTM trên thế giới. Sau giai đoạn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (2011 – 2015), năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam về cơ bản đã được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của toàn hệ thống được đẩy lùi về mức dưới 3%; Công ty quản lý tài sản VAMC tiến hành mua nợ của các NHTMCP giúp áp lực về nợ xấu phần nào được giải quyết; Hoạt động mua bán, sáp nhập giúp thanh lọc hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, đây là những giải pháp mang tính tình thế và chưa có bằng chứng cho thấy sẽ mang lại hiệu quả trong thời gian dài. Các NHTMCP Việt Nam cần xác định rằng: trong xu thế toàn cầu hóa, các ngân hàng cần phải gia tăng nội lực thông qua việc nâng cao hiệu quả HĐKD để tăng khả năng cạnh tranh, tạo uy tín và củng cố vị thế trên thị trường. Với kinh nghiệm lâu năm, trình độ công nghệ hiện đại, nguồn vốn lớn, các NHNNg đang hội tụ đủ mọi điều kiện để cạnh tranh, thậm chí “lật đổ” các NHTMCP trong nước ngay trên “sân nhà”. Mặt khác, với sự phát triển như vũ bão của cuộc CMCN 4.0, mối đe dọa đối với sự tồn tại của các NHTMCP Việt Nam còn xuất phát từ các công ty công nghệ tài chính (Fintechs), các nhà điều hành di động (MNOs) – những tổ chức đang tận dụng sức mạnh và tầm ảnh hưởng của công nghệ để cạnh tranh với ngân hàng. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu hiệu quả HĐKD
  • 14. 2 của hệ thống ngân hàng nói chung và các NHTMCP Việt Nam nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tại Việt Nam, vấn đề hiệu quả HĐKD của các NHTM luôn nhận được sự quan tâm nhất định từ các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và bản thân ngân hàng. Trong thời gian qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên, các nghiên cứu phần lớn chỉ sử dụng các chỉ tiêu tài chính đơn lẻ, chưa hệ thống hóa thành các nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD của các NHTM. Bên cạnh đó, chưa có công trình nghiên cứu nào kết hợp giữa tiếp cận truyền thống (thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính) và tiếp cận hiện đại (cả DEA và SFA) để đo lường hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 (giai đoạn đánh dấu sự phát triển của các ngân hàng sau khủng hoảng năm 2012 và là giai đoạn tái cấu trúc quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam), đồng thời, sử dụng chính hiệu quả đã đo lường được để đưa vào mô hình phân tích nhân tố, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP trong giai đoạn này. Nhận thấy tính cấp thiết và khả năng ứng dụng vào thực tế các vấn đề về hiệu quả HĐKD của ngân hàng, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài: “Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ. Tác giả hi vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ mang lại những đóng góp nhất định, cùng các nhà khoa học, các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của ngân hàng Liên quan đến hiệu quả HĐKD của NHTM, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề này. Một số nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận truyền thống thông qua các chỉ tiêu tài chính, một số nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận hiện đại với các bộ biến đầu vào và đầu ra để đo lường hiệu quả HĐKD của NHTM. Giai đoạn gần đây, các tác giả trong và ngoài nước cũng đã thử kết hợp cả 2 cách tiếp cận để có cái nhìn toàn diện nhất về hiệu quả HĐKD của NHTM.
  • 15. 3 2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thế giới  Các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phi tham số (DEA)  Trên thế giới, phương pháp phi tham số chủ yếu sử dụng kỹ thuật phân tích bao dữ liệu (DEA) và được áp dụng phổ biến để đánh giá hiệu quả HĐKD của các NHTM với các biến đo lường khác nhau. Tại châu Á, Fukuyama (1993) đã sử dụng phương pháp phi tham số DEA để đo lường hiệu quả HĐKD của 143 ngân hàng Nhật Bản trong năm 1990. Tác giả sử dụng 3 biến đầu vào là lao động, tư bản, vốn huy động từ khách hàng và 2 biến đầu ra là doanh thu từ hoạt động tín dụng và doanh thu từ các hoạt động khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh doanh trung bình của 143 NHTM ở Nhật Bản đạt 0,86; hiệu quả quy mô đạt 0,9 và phần lớn các ngân hàng đang hoạt động trong điều kiện hiệu quả tăng theo quy mô. Do đó, tác giả kết luận rằng nguyên nhân chính của phi hiệu quả kỹ thuật toàn bộ chính là do phi hiệu quả thuần chứ không phải phi hiệu quả quy mô gây ra. Trong đó, nhóm các ngân hàng lớn có tài sản trên 8 tỷ yên là những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất. Trong nghiên cứu “Banking Efficiency in the Nordic Countries: A four – country Malmquist Index Analysis”, nhóm tác giả Bukh và cộng sự (1995) quan tâm đến tác động của các yếu tố cạnh tranh đến hiệu quả HĐKD của NHTM và thực hiện nghiên cứu vấn đề này tại các ngân hàng khu vực Bắc Âu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phi tham số DEA với các biến đầu vào: giá trị máy móc thiết bị, lao động, chi phí hoạt động và các biến đầu ra: tiền gửi từ các tổ chức tài chính, cho vay đối với các tổ chức tài chính, số lượng chi nhánh, bảo lãnh cho khách hàng. Kết quả cho thấy các ngân hàng lớn nhất ở Đan Mạch và Thụy Điển có mức hiệu quả cao nhất, có nhiều khả năng phát triển ra thị trường ngoài khu vực Bắc Âu. Nghiên cứu của Miller và Noulas (1996) “The technical efficiency of large bank production” ứng dụng phương pháp phi tham số DEA để ước tính hiệu quả hoạt động của 201 ngân hàng lớn của Mỹ (có tài sản có trên 1 tỷ USD) trong thời kỳ 1984-1990. Nghiên cứu sử dụng 4 yếu tố đầu vào: tổng tiền gửi thanh toán, tổng tiền gửi có kỳ hạn, tổng chi lãi, tổng chi phi lãi và 6 yếu tố đầu ra: cho vay công
  • 16. 4 nghiệp và cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản, đầu tư chứng khoán, thu lãi, thu phi lãi. Theo hai tác giả thì phi hiệu quả trung bình (bao gồm phi hiệu quả thuần và phi hiệu quả quy mô) của 201 ngân hàng khoảng trên 5%. Đồng thời kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đa số các ngân hàng có quy mô quá lớn và đang rơi vào vùng hiệu quả giảm dần theo quy mô. Brockett và cộng sự (1997) trong nghiên cứu: “Data transformations in DEA cone ratio envelopment approaches for monitoring bank performances” sử dụng phương pháp phi tham số DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của 16 NHTM lớn nhất thuộc bang Texas ở Mỹ trong 2 năm 1984-1985. Nghiên cứu sử dụng các yếu tố đầu vào bao gồm: chi phí lãi vay, chi phí lãi tiền gửi, chi phí cho các quỹ của liên bang, chi tiền lương, chi đầu tư TSCĐ và các yếu tố đầu ra bao gồm: thu nhập lãi và tổng thu nhập. Nghiên cứu của Laeven (1999) “Risk and Efficiency in East Asian Banks” sử dụng phương pháp tiếp cận phi tham số DEA để phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và công tác quản trị rủi ro của các NHTM ở một số quốc gia như: Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Malaysia và Philippines trong giai đoạn 1992 - 1996. Nghiên cứu đưa ra phương thức đo lường hiệu quả kinh doanh, hỗ trợ cho quá trình tái cấu trúc ngân hàng sau khủng hoảng với các yếu tố đầu vào là: chi trả lãi, chi lương cho nhân viên, chi phí hoạt động và các yếu tố đầu ra là: dư nợ cho vay và đầu tư chứng khoán. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm ngân hàng có yếu tố nước ngoài ít rủi ro hơn so với nhóm ngân hàng tư nhân. Nghiên cứu cũng kết luận những ngân hàng theo mô hình sở hữu gia đình có rủi ro cao và hiệu quả thấp. Nghiên cứu của Isik và Hassan (2002) “Technical, scale and allocative efficiencies of Turkish banking industry” sử dụng phương pháp DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1988 -1996. Trong nghiên cứu này tác giả cũng kết hợp với việc phân tích các chỉ tiêu tài chính để xem xét hiệu quả sinh lời của NHTM. Các yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, giá trị TSCĐ, lãi tiền gửi và phi tiền gửi. Các yếu tố đầu ra bao gồm: cho vay ngắn hạn, cho vay dài hạn, rủi ro điều chỉnh cho hoạt động ngoài bảng cân đối kế toán, tài sản
  • 17. 5 khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy 40% nguồn lực và 20% lợi nhuận tiềm năng đang bị lãng phí; hiệu quả chi phí và hiệu quả sinh lời của ngân hàng lần lượt là 72% và 83%; yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật nhiều hơn yếu tố phi hiệu quả quy mô; các ngân hàng nước ngoài hoạt động hiệu quả hơn so với các ngân hàng trong nước. Havrylchyk (2006) trong nghiên cứu “Efficiency of the Polish Banking Industry: Foreign versus Domestic Banks” sử dụng phương pháp phi tham số DEA để ước lượng hiệu quả HĐKD của các NHTM ở Ba Lan trong giai đoạn 1998 - 2000. Tác giả sử dụng 3 biến đầu vào: tài sản cố định (bất động sản và trụ sở làm việc của ngân hàng), lao động, vốn huy động các loại và 2 biến đầu ra: dư nợ cho vay và các khoản đầu tư trái phiếu. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích phi tham số DEA, tác giả đã tách biệt được các yếu tố như chi phí, hiệu quả theo quy mô và hiệu quả kỹ thuật thuần túy. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả HĐKD của các ngân hàng không tăng trong giai đoạn nghiên cứu và các ngân hàng nước ngoài có hiệu quả tốt hơn so với các ngân hàng trong nước. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra được nhân tố có ảnh hưởng mạnh tới hiệu quả HĐKD của các NHTM ở Ba Lan là chất lượng của các khoản vay và năng lực của CBNV ngân hàng. Liao (2009) trong nghiên cứu “Efficiency and productivity change in the banking industry in Taiwan: domestic versus foreign banks” sử dụng phương pháp DEA để ước lượng hiệu quả và sự biến động của hiệu quả HĐKD của các NHTM ở Đài Loan trong giai đoạn 3 năm 2002 - 2004. Nghiên cứu đã sử dụng các biến đầu vào bao gồm: chi phí hoạt động, chi phí trả lãi và các biến đầu ra bao gồm: dư nợ cho vay, thu nhập từ lãi và đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng trong nước hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng nước ngoài và hiệu suất thay đổi theo quy mô của các NHTM trong nước có xu hướng giảm dần. Tác giả khuyến nghị các nhà quản lý ngân hàng điều chỉnh quy mô hoạt động của ngân hàng hoặc ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM. Singh và Gupta (2013) đưa ra một phân tích so sánh về hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng hàng đầu Ấn Độ trong giai đoạn 2007-2011. Các tác giả sử dụng phương pháp phi tham số DEA với các yếu tố đầu vào là: vốn, tài sản cố định, chi
  • 18. 6 phí lãi vay, tổng tiền vay, tổng tiền gửi, tổng nợ phải trả, chi phí điều hành và các yếu tố đầu ra là: đầu tư, lợi nhuận thuần, tổng doanh thu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: (i) Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Ấn Độ trong những năm qua; (ii) Tài sản cố định đảm bảo lợi thế tốt sau giai đoạn khủng hoảng; (iii) Các ngân hàng áp dụng tự động hóa cao hơn thì hoạt động có hiệu quả hơn; (iv) Các ngân hàng đầu tư chứng khoán tương đối cao nhưng trái phiếu sau suy thoái kinh tế lại an toàn hơn. Gần đây nhất, nghiên cứu “Performance Evaluation of Banks in India – A Shannon-DEA Approach” của Jayaraman và Srinivasan (2014) cũng sử dụng phương pháp DEA để đánh giá hiệu quả HĐKD của 34 NHTM ở Ấn Độ giai đoạn 2002 - 2012. Tác giả chia các NHTM làm 3 nhóm và sử dụng 3 mô hình DEA khác nhau. Trong đó các yếu tố đầu vào bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn vay, số chi nhánh, số lượng nhân viên. Các yếu tố đầu ra bao gồm: thu nhập ngoài lãi từ lệ phí, các khoản cho vay và đầu tư, hoa hồng môi giới. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm 1 gồm 5 NHTM đạt hiệu quả về chi phí, nhóm 2 gồm 9 NHTM đạt hiệu quả về doanh thu và nhóm 3 gồm 10 NHTM đạt hiệu quả về mặt lợi nhuận. Như vậy, 3 nhóm NHTM có hiệu quả khác nhau khi đánh giá theo 3 mô hình khác nhau.  Các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp tham số (SFA)  Phương pháp tham số SFA cũng được sử dụng phổ biến trên thế giới trong việc đánh giá hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải xác định một hàm số để thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Nghiên cứu “Operating efficiency of Canada banks” của Nathan và Neave (1992) sử dụng phương pháp tham số SFA để phân tích hiệu quả HĐKD của các NHTM ở Canada trong giai đoạn 5 năm từ 1983-1987. Tác giả ước tính hàm chi phí hoạt động của các NHTM theo 2 cách tiếp cận: tiếp cận giá trị gia tăng và tiếp cận trung gian. Với cách tiếp cận giá trị gia tăng, tác giả sử dụng 3 biến đầu vào là lao động, vốn, các quỹ và 4 biến đầu ra là cho vay thương mại và công nghiệp, các loại cho vay khác, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Với cách tiếp cận trung gian, các tác giả sử dụng 3 biến đầu vào tương tự như cách tiếp giá trị gia tăng
  • 19. 7 nhưng 3 biến đầu ra là cho vay thương mại và công nghiệp, các loại cho vay khác, chứng khoán và đầu tư. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các NHTM lớn không có lợi thế về chi phí hơn h n các NHTM nhỏ. Cả ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ đều có tính kinh tế nhờ quy mô. Nghiên cứu “Short -run Cost Inefficiency of Commercial Banks: A Flexible Stochastic Frontier Approach” của Kaparakis và cộng sự (1994) sử dụng phương pháp tham số SFA để đánh giá hiệu quả HĐKD của 548 ngân hàng có tổng tài sản có trên 50 triệu đôla trong năm 1986. Trong đó các biến đầu vào bao gồm: các khoản tiền gửi, các chứng chỉ tiền gửi trên 100.000 , hối phiếu không kỳ hạn, các khoản tiền vay khác, nguồn nhân lực và tài sản cố định của ngân hàng. Các biến đầu ra bao gồm: các khoản cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản, cho vay công nghiệp và thương mại, chứng khoán và tài sản có còn nằm ở tài khoản giao dịch. Trong nghiên cứu “An Analysis of Inefficiencies inBanking: A Stochastic Cost Frontier Approach”, Kwan và Eisenbeis (1996) sử dụng phương pháp SFA để đánh giá hiệu quả hoạt động của 254 ngân hàng trong giai đoạn 6 năm từ 1986 – 1991. với 3 biến đầu vào được sử dụng trong mô hình gồm: lao động, các quỹ và tư bản và 5 biến đầu ra gồm đầu tư chứng khoán, cho vay bất động sản, cho vay công nghiệp và thương mại, cho vay tiêu dùng, các khoản mục ngoại bảng và phát sinh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phi hiệu quả tồn tại ở các NHTM trong khoảng 10% - 20% trên tổng chi phí. Đồng thời, nếu xét về mặt quy mô thì các NHTM có quy mô nhỏ hoạt động kém hiệu quả hơn các NHTM có quy mô lớn. Fan và Shaffer (2004) với nghiên cứu “Efficiency versus risk in large domestic US banks” đã xây dựng được hàm hiệu quả về lợi nhuận mà từ trước đến nay chưa hề được tiếp cận nhiều trong các nghiên cứu truyền thống. Tác giả cho rằng, cách tiếp cận nghiên cứu hiệu quả HĐKD ở góc độ lợi nhuận là phù hợp bởi vì hiện nay các NHTM có xu hướng sử dụng các yếu tố đầu vào có chi phí cao nhưng mang lại lợi nhuận cao. Vì thế, tác giả đã sử dụng phương pháp SFA để ước lượng hiệu quả của ngân hàng bằng cách xây dựng một hàm số biên thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận của ngân hàng với các biến đầu vào trong quá trình kinh doanh của ngân
  • 20. 8 hàng. Hàm số này đo lường lợi nhuận tối đa ngân hàng có thể đạt được từ các yếu tố đầu ra và đầu vào cùng với giá đầu vào và đầu ra nhất định Fu và Heffernan (2009) với nghiên cứu “The effects of reform on China’s bank structure and performance” cũng sử dụng cách tiếp cận tham số SFA để đo lường hiệu quả của các ngân hàng Trung Quốc. Các tác giả sử dụng mô hình hồi quy 2 bước để xem xét ảnh hưởng của loại hình sở hữu và hoạt động cải cách hệ thống ngân hàng đến hiệu quả HĐKD của ngành ngân hàng tại Trung Quốc trong thời kỳ 1987-2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy các NHTM Trung Quốc đang hoạt động ở dưới đường biên hiệu quả với điểm hiệu quả đạt được khoảng 50%-60%. Theo kết quả nghiên cứu, các NHTMCP hoạt động có hiệu quả hơn so với các NHTMNN.  Các nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phƣơng pháp phi tham số (DEA) và  phƣơng pháp tham số (SFA) Cả hai phương pháp SFA và DEA đều có những ưu và nhược điểm riêng, có thể ảnh hưởng đến kết quả ước lượng trong từng trường hợp cụ thể. Ưu điểm chính của SFA là cho phép kiểm tra giả thuyết liên quan đến mức độ phù hợp của mô hình; tuy nhiên nhược điểm lớn nhất là yêu cầu chỉ định dạng hàm cụ thể (Cobb- Douglas hoặc translog). Về phía DEA, ưu điểm chính của phương pháp này là không yêu cầu chỉ định một dạng hàm cụ thể, tuy nhiên, nhược điểm là không thể ước lượng các tham số của mô hình, do đó không thể kiểm tra các giả thuyết liên quan đến hiệu quả của mô hình. Một số nghiên cứu đã vận dụng cả 2 phương pháp với mong muốn tận dụng được thế mạnh của cả hai trong việc ước tính hiệu quả HĐKD của NHTM. Nghiên cứu "Measuring Cost Efficiency in Banking: Econnometric and linear programming Evidence” của Ferrier và Lovel (1990) sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp DEA và SFA để đánh giá hiệu quả HĐKD của 575 NHTM trong năm 1984. Các tác giả sử dụng 3 biến đầu vào là tổng số CBNV ngân hàng; chi phí tiền lương và chi phí cơ sở hạ tầng; trang thiết bị ngân hàng. Các biến đầu ra trong nghiên cứu là: số lượng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, số lượng các món cho vay bất động sản, số lượng các món cho vay trả góp và số lượng các món cho vay công nghiệp.
  • 21. 9 Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng theo phương pháp phi tham số DEA và phương pháp tham số SFA lần lượt đạt khoảng 21,6% và 26,4%. Ngoài ra, các tác giả cho rằng các NHTM nhỏ với tổng tài sản có dưới 25 triệu đôla là những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất – điều này khác biệt so với kết luận về tính hiệu quả theo quy mô của những nghiên cứu trên. Nghiên cứu của Bhattacharyya và cộng sự (1997) đánh giá hiệu quả kinh doanh của 70 NHTM ở Ấn Độ trong thời kỳ đầu của tự do hóa tài chính (1986- 1991). Nghiên cứu sử dụng phương pháp DEA để tính hiệu quả kỹ thuật, sau đó sử dụng phương pháp SFA để tính hiệu quả theo 3 hướng: thời gian, sở hữu và yếu tố ngẫu nhiên. Các biến đầu vào: chi phí tiền lương, chi phí hoạt động; các biến đầu ra: doanh số đầu tư, doanh số tiền gửi. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm NHTMNN có hiệu quả cao nhất, sau đó đến NHLD, NHNNg và cuối cùng là nhóm NHTMCP. Nghiên cứu “Financial liberalization and banking efficiency: Evidence from Turkey” của nhóm tác giả Denizer và cộng sự (2007) xem xét hiệu quả quy mô theo từng loại hình sở hữu ngân hàng đối với các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu cũng kết hợp cả hai phương pháp: tiếp cận tham số SFA và tiếp cận phi tham số DEA để đo lường hiệu quả HĐKD của các ngân hàng giai đoạn 1970-1994. Ngoài ra, tác giả còn xem xét tính không hiệu quả trong kinh doanh từ chức năng và quan hệ sở hữu trong ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp DEA theo 2 cách tiếp cận về chức năng của ngân hàng: chức năng sản xuất và chức năng trung gian. Kết quả cho thấy nguồn lực phân tán sẽ khiến cho lợi nhuận kém ổn định, vì vậy, cần tập trung quản lý nguồn lực. Đồng thời, các tác giả nhận định không có sự khác biệt nhiều về hiệu quả HĐKD giữa các ngân hàng có hình thức sở hữu khác nhau.  Nghiên cứu về phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động  kinh doanh của ngân hàng Liên quan đến vấn đề phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng, trên thế giới các tác giả sử dụng nhiều mô hình phân tích khác nhau với các phương pháp tiếp cận khác nhau.
  • 22. 10 Nghiên cứu của Chang và Chiu (2006) sử dụng phương pháp phân tích phi tham số DEA kết hợp với mô hình hồi quy TOBIT để đánh giá hiệu quả HĐKD của 26 NHTM ở Đài Loan giai đoạn 1996 – 2000. Đồng thời, các tác giả cũng đánh giá tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả HĐKD của các NHTM này. Ở giai đoạn thứ hai, các tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy Tobit để tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đối với hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Các tác giả tiến hành tính toán các chỉ số hiệu quả chi phí (CE), hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả phân bổ (AE) trong đó, rủi ro tín dụng đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng NHTM nào có rủi ro tín dụng cao thì hiệu quả hoạt động sẽ giảm và ngược lại. Nghiên cứu “Ownership reform and efficiency of nationwide banks in China” của Hua và cộng sự (2006) áp dụng phương pháp phi tham số DEA để nghiên cứu hiệu quả HĐKD và xem xét một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các 12 ngân hàng Trung Quốc thời kỳ 1996 – 2003 bằng mô hình TOBIT. Các biến đầu vào được sử dụng trong mô hình DEA là: tiền gửi, số nhân viên và tài sản cố định ròng; hai biến đầu ra gồm đầu tư và cho vay. Dựa trên kết quả ước lượng các độ đo hiệu quả từ mô hình DEA, các tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy TOBIT để xem xét ảnh hưởng của các biến: loại hình sở hữu, quy mô, các biến giả phản ánh những ảnh hưởng của quá trình tham gia WTO, khủng hoảng tài chính Châu Á đến hiệu quả HĐKD của 12 NHTM trong mẫu nghiên cứu. Trong nghiên cứu “Estimating and analysing the cost efficiency of Greek cooperative banks: An application of two-stage data envelopment analysis” Pasiouras và cộng sự (2007) đã đánh giá và phân tích hiệu quả chi phí của 16 ngân hàng cổ phần tại Hy Lạp giai đoạn 2000-2004. Tác giả ứng dụng phương pháp phân tích hiện đại chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất tác giả sử dụng DEA để đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả chi phí và hiệu quả phân bổ; giai đoạn thứ hai tác giả sử dụng mô hình TOBIT để ước lượng ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài và bên trong đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của việc vốn hóa, số lượng các chi nhánh và số thẻ ATM đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng phụ thuộc vào các thước đo hiệu quả khác nhau.
  • 23. 11 Gull và cộng sự (2011) sử dụng mô hình hồi quy gộp POLS để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan đến hiệu quả HĐKD của 15 NHTM hàng đầu ở Pakistan trong giai đoạn 5 năm từ 2005-2009. Trong nghiên cứu, hiệu quả HĐKD của ngân hàng được đo bằng các chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sử dụng (ROCE), tỷ lệ lãi cận biên (NIM). Kết quả nghiên cứu cho thấy các NHTM có tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, các khoản cho vay, tiền gửi lớn hơn sẽ có hiệu quả hoạt động cao hơn. Mặt khác, các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, vốn hóa thị trường chứng khoán an toàn sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Raphael (2013) trong nghiên cứu “Efficiency of Commercial Banks in East Africa: A Non Parametric Approach” đã sử dụng phương pháp DEA kết hợp với mô hình hồi quy TOBIT để đánh giá hiệu quả HĐKD của các NHTM tại Tanzania trong giai đoạn 7 năm 2005-2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả chung của các ngân hàng ở mức thấp chỉ đạt 53,2% so với trung bình các ngân hàng trên thế giới. Đồng thời, các ngân hàng được chọn trong mẫu nghiên cứu có hiệu quả phân bổ nhỏ hơn hiệu quả kỹ thuật, hàm ý cho thấy các NHTM ở Tanzania đã phân bổ nguồn lực đầu vào chưa hợp lý. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng mô hình hồi quy TOBIT để đo lường các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng Tanzania. Kết quả cho thấy các nhân tố có tác động tích cực đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng bao gồm: quy mô, thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ an toàn vốn. Ngược lại, tỷ lệ nợ xấu có tác động tiêu cực đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Nghiên cứu “Factors Affecting Bank profitabitity in Paskitan” của Bandaranayake và Jayasinghe (2013) sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến và ước lượng bảng dữ liệu cân đối để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả HĐKD của 14 NHTM ở Sri Lanka trong giai đoạn 2001-2011. Các tác giả xây dựng mô hình gồm 9 nhân tố ảnh hưởng gồm: tỷ lệ an toàn vốn (CAR), tỷ lệ dự phòng rủi ro, quy mô ngân hàng, nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cho vay, tỷ lệ tín phiếu kho bạc. Theo như kết
  • 24. 12 quả nghiên cứu, các nhân tố nguồn vốn và lãi suất cho vay có tương quan thuận chiều với hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Trong khi đó, dự trữ bắt buộc lại tác động tiêu cực và không có bằng chứng cho thấy sự ảnh hưởng của yếu tố dự phòng rủi ro đến hiệu quả HĐKD của NHTM. Nghiên cứu cũng cho rằng tùy theo từng loại hình sở hữu ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng sẽ có tác động khác nhau. 2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc  Các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp truyền thống  Nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của ngân hàng theo phương pháp truyền thống chủ yếu là các nghiên cứu trong nước. Đa phần các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc sử dụng phương pháp định tính - đo lường hiệu quả HĐKD ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Trong nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam” (Lê Thị Hương, 2002), tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đo lường hiệu quả HĐKD của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 3 năm 1999-2001 thông qua các chỉ tiêu tài chính như: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), Tỷ lệ nợ xấu (NPL), Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (DPRR). Nghiên cứu “Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Lê Dân (2004) sử dụng phần mềm hỗ trợ SPSS14.0 để đo lường hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTM Việt Nam trong 7 năm (1996-2002). Các chỉ tiêu tài chính được sử dụng để đo lường hiệu quả kinh doanh bao gồm: Tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (DPRR), hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR), hệ số đòn bẩy tài chính, tốc độ tăng trưởng dư nợ. Ngoài ra, nghiên cứu của Tạ Thị Kim Dung (2016) “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam” cũng sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đo lường hiệu quả HĐKD của Techcombank giai đoạn 2010- 2014. Tác giả đã đề xuất bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả HĐKD của NHTM với 2
  • 25. 13 nhóm chỉ tiêu: (i) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả HĐKD gồm: tỷ suất sinh lời, năng suất lao động, đóng góp cho nền kinh tế; (ii) Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân của hiệu quả kinh doanh của NHTM gồm: nợ xấu, an toàn vốn, thanh khoản,... Thực tế cho thấy trong phân tích hoạt động của ngành ngân hàng từ cấp ngân hàng đến cấp ngành các nhà phân tích vẫn quen sử dụng cách tiếp cận truyền thống, bởi đây vẫn là một cách tiếp cận dễ hiểu và dễ tính. Song, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các nghiên cứu trong nước đã dần tiếp cận theo phương pháp hiện đại như trên thế giới thông qua việc sử dụng phương pháp đường biên hiệu quả: phân tích phi tham số (DEA) hay phân tích tham số (SFA).  Các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phi tham số (DEA)   Ở Việt Nam, các tác giả Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (2013) đã sử dụng phương pháp phi tham số DEA để đánh giá hiệu quả của ngân hàng trong nghiên cứu: “Ứng dụng phương pháp DEA trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”. Các tác giả sử dụng các biến đầu vào là nguồn nhân lực, quy mô tiền gửi được lượng hóa bằng chi phí sử dụng trong quá trình hoạt động. Các biến đầu ra thể hiện lợi nhuận tạo ra trong quá trình HĐKD của ngân hàng bao gồm: thu nhập từ lãi và các khoản tương tự, thu nhập khác từ HĐKD. Các tác giả đo lường hiệu quả kỹ thuật theo hướng tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào mà không làm giảm sút yếu tố đầu ra thông qua việc sử dụng hai mô hình: mô hình hiệu quả không đổi theo quy mô DEA(CRS) và mô hình hiệu quả thay đổi theo quy mô DEA(VSR). Trong đó, mô hình DEA(VSR) lại được chia nhỏ thành mô hình hiệu quả giảm theo quy mô và mô hình hiệu quả tăng theo quy mô. Các tác giả kết luận rằng các ngân hàng có hiệu quả hoạt động theo mô hình DEA(VSR) chưa đạt đến điểm hiệu quả tối ưu (điểm hiệu quả <1). Vì vậy, hoàn toàn có khả năng cắt giảm lãng phí các nguồn lực mà vẫn giữ nguyên hoặc thậm chí còn làm tăng các kết quả đầu ra. Trong nghiên cứu “Hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam sau sáp nhập, hợp nhất, mua lại: Tiếp cận phương pháp DEA”, Phan Thị Hằng Nga và Trần Phương Thanh (2017) sử dụng phương pháp phân tích phi tham
  • 26. 14 số DEA để ước tính hiệu quả hoạt động các ngân hàng Việt Nam sau sáp nhập, hợp nhất với các biến đầu vào: chi phí tiền lương, chi phí trả lãi, các chi phí khác. Các biến đầu ra gồm: thu nhập lãi, các khoản thu nhập khác từ hoạt động kinh doanh. Kết quả cho thấy, phi hiệu quả trung bình của các ngân hàng nghiên cứu giai đoạn 2007 - 2014 khoảng 10,18%, đa số các ngân hàng sau sáp nhập đã tận dụng được quy mô để tăng hiệu quả hoạt động, tuy nhiên các ngân hàng vẫn còn sử dụng lãng phí nguồn lực như chi phí tiền lương, chi phí lãi và chi phí khác. Với kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các khuyến nghị để các ngân hàng sau sáp nhập nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới. Nguyễn Thị Hà Thanh và Lê Hoàng Việt (2018) cũng sử dụng phương pháp DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam trong nghiên cứu “Phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2011-2016”. Các tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ báo cáo thường niên của 23 NHTMCP để ước lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2016. Các yếu tố đầu vào được đưa vào mô hình bao gồm: chi phí lương cho nhân viên, tài sản cố định, tiền gửi huy động và các biến đầu ra bao gồm: thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi. Kết quả ước lượng cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu, hiệu quả kỹ thuật trung bình hệ thống đạt 81.7%. Trong đó, yếu tố hiệu quả kỹ thuật thuần túy đóng góp vào hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng lớn hơn so với các yếu tố phản ánh quy mô hoạt động. Chỉ số hiệu quả chi phí (CE) trong nghiên cứu có kết quả tăng dần qua giai đoạn 5 năm từ 52.84% năm 2011 lên 70.61% năm 2016. Hiệu quả chi phí tăng nhờ các ngân hàng có hiệu quả phân bổ tăng dần trong các năm và tăng nhanh hơn so với hiệu quả kỹ thuật. Tuy nhiên, chỉ số CE trung bình toàn giai đoạn là 64.41% cho thấy mặc dù các ngân hàng đã ngày càng tối thiểu hóa được các chi phí đầu vào để tạo ra một đơn vị đầu ra nhưng việc sử dụng các nguồn lực đầu vào lại chưa thực sự hiệu quả.  Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp tham số (SFA)   Nguyễn Thu Nga (2017) đã sử dụng phương pháp phân tích tham số SFA để đánh giá mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả HĐKD của 30 NHTMCP
  • 27. 15 Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2015. Tác giả xây dựng đường biên hiệu quả với với 3 biến đầu vào: tài sản cố định, tiền gửi của khách hàng, lao động và 2 biến đầu ra: cho vay khách hàng, tài sản sinh lời khác. Kết quả nghiên cứu kh ng định rủi ro tín dụng là một yếu tố phi hiệu quả của ngân hàng, làm cho một NHTM hoạt động xa dần với đường biên hiệu quả. Hiệu quả HĐKD của ngân hàng giảm mạnh khi bổ sung rủi ro tín dụng vào các mô hình tính toán. Đồng thời, kết quả phân tích tham số SFA cho thấy, rủi ro tín dụng tăng 1% thì đầu ra của ngân hàng giảm 0,586%. Từ những phát hiện của nghiên cứu, tác giả đưa ra những đề xuất liên quan đến việc dự báo các mức hiệu quả HĐKD ngân hàng với các ước tính về rủi ro tín dụng.  Các nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phƣơng pháp phi tham số (DEA) và phƣơng pháp tham số (SFA)   Ở Việt Nam, áp dụng tương đối thành công việc sử dụng kết hợp phương pháp DEA và SFA để phân tích hiệu quả HĐKD của NHTM phải kể đến nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008). Tác giả không chỉ dừng lại ở phân tích định tính mà còn sử dụng kết hợp 2 phương pháp phân tích định lượng để đo lường hiệu quả HĐKD của 32 NHTM Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện trong thời kỳ 2001-2005 với các yếu tố đầu vào gồm: tổng tài sản cố định ròng, chi cho nhân viên, tổng vốn huy động từ khách hàng và các yếu tố đầu ra bao gồm: thu về lãi và các khoản tương đương, thu ngoài lãi và các khoản tương đương. Trong nghiên cứu “Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, Liễu Thu Trúc và Nguyễn Thành Danh (2012) cũng đã sử dụng kết hợp cả phương pháp tham số và phương pháp phi tham số để phân tích hiệu quả HĐKD của 22 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2009. Với quan điểm cho rằng các ngân hàng là các tổ chức tài chính huy động, phân bổ các nguồn vốn cho vay và các tài sản khác, tác giả xác định hai biến đầu ra là thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi; 3 biến đầu vào bao gồm: lao động, vốn kinh doanh, chi phí khác. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả HĐKD của các ngân hàng chưa cao và nguyên nhân chính là do yếu tố phi hiệu quả về mặt công nghệ.
  • 28. 16 Đồng thời, tác giả cũng kết luận các NHTMCP quy mô lớn có lợi thế hơn về chi phí so với các NHTMCP có quy mô nhỏ.  Nghiên cứu về phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động  kinh doanh của ngân hàng Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD được các nhà nghiên cứu đưa vào giai đoạn thứ 2 sau khi đã đo lường hiệu quả kinh doanh của các NHTM bằng các chỉ tiêu tài chính hoặc bằng kỹ thuật xây dựng đường biên hiệu quả. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) đã áp dụng khá thành công kỹ thuật phân tích này để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của 32 NHTM tại Việt Nam thời kỳ 2001- 2005. Tác giả kết hợp phương pháp phân tích tham số, phi tham số và mô hình hồi quy TOBIT trong việc đo lường hiệu quả HĐKD. Kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn này các NHTM đã sử dụng lãng phí khoảng 26,4% các yếu tố đầu vào. Nếu so sánh giữa các loại ngân hàng thì nhóm NHTMCP có hiệu quả cao nhất, sau đó đến NHTMNN và cuối cùng là các NHLD. Trong mô hình TOBIT, tác giả lựa chọn các biến độc lập bao gồm: BANKSIZE (Ln của tổng tài sản), OWNERNN và OWNERCP (hai biến giả theo loại hình ngân hàng), tổng chi phí tổng doanh thu, tỷ lệ tiền gửi cho vay, vốn chủ sở hữu tổng tài sản, tổng tài sản của từng ngân hàng tổng tài sản của tất cả các ngân hàng, tỷ lệ vốn cho vay/tổng tài sản có, tỷ lệ nợ xấu, tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ lệ tư bản hiện vật trên tổng tài sản, tỷ lệ của giữa vốn (K) và lao động (L), tỷ lệ giữa thu về lãi thu về hoạt động và các biến thời gian Y02, Y03, Y04 và Y05. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố gồm: tài sản của ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi cho vay, tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ lệ nợ xấu, tổng chi phí tổng doanh thu có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM trong giai đoạn đó. Đây có thể nói là bài viết đầu tiên sử dụng mô hình hiện đại kết hợp với đánh giá chỉ số truyền thống để nghiên cứu về hiệu quả hoạt động trong ngành ngân hàng tại Việt Nam và có ảnh hưởng nhiều tới xu hướng nghiên cứu sau này của nhiều tác giả.
  • 29. 17 Nghiên cứu “Phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM” của Nguyễn Minh Sáng (2013) áp dụng phương pháp phân tích DEA và mô hình hồi quy TOBIT để phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực của 17 NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả sử dụng 3 biến đầu vào là: chi phí nhân viên, tài sản cố định, tiền gửi và 2 biến đầu ra bao gồm: thu nhập từ lãi, thu ngoài lãi. Kết quả cho thấy các NHTM trên địa bàn TPHCM vẫn chưa sử dụng tối đa các nguồn lực đầu vào và quy mô đầu ra của ngân hàng chưa tương xứng. Sau khi sử dụng mô hình hồi quy TOBIT để định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng, tác giả kết luận chỉ có 2 biến trong mô hình là vốn chủ sở hữu tổng tài sản và nợ xấu tổng dư nợ tín dụng có tác động đến hiệu quả HĐKD của các NHTM trong mẫu với mức ý nghĩa 10%. Các biến còn lại bao gồm: Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân và Logarit tự nhiên của tổng tài sản không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy có sự khác biệt về dấu kỳ vọng của biến Nợ xấu Tổng dư nợ tín dụng. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả kinh tế toàn phần của các NHTM trong mẫu nghiên cứu càng tăng. iều này có thể lý giải là do việc công bố thông tin nợ xấu của các NHTM Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chưa thực sự chuẩn xác làm ảnh hưởng đến kết quả của mô hình. Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015) trong “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các NHTM cổ phần Việt Nam” đã sử dụng mô hình phân tích hồi quy dữ liệu bảng GMM, mô hình Fixed Effects (FEM), Random Effects (REM) để phân tích các nhân tố ảnh hướng tới hiệu quả hoạt động của 27 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013. Mô hình có biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động của ngân hàng đo bằng tỷ lệ thu thập lãi cận biên và 8 biến độc lập là: quy mô ngân hàng, dư nợ cho vay, rủi ro tín dụng, vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay trên vốn huy động, hiệu quả quản lý, lãi suất, tăng trưởng GDP. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến có tác động cùng chiều với tỷ lệ thu thập lãi cận biên bao gồm: rủi ro tín dụng, tỷ lệ lãi suất, quy mô vốn chủ sở hữu, dư nợ cho
  • 30. 18 vay, quy mô ngân hàng. Còn các biến có tác động ngược chiều bao gồm: tăng trưởng GDP và hiệu quả quản lý của các ngân hàng. Nghiên cứu “Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập tài chính quốc tế” của Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016) phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2011 theo phương pháp tham số SFA. Từ mô hình SFA, các tác giả rút trích ra được biến hiệu quả hoạt động (efficiency) bằng cách tách sự không hiệu quả ra khỏi phần dư của mô hình tổng chi phí. Kết quả cho thấy mô hình tổng chi phí sử dụng phương pháp SFA là hiệu quả với độ tin cậy của các biến là 99%. Sau đó, các tác giả sử dụng mô hình 2SLS và Tobit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả HĐKD của các NHTM chịu ảnh hưởng bởi hai nhóm nhân tố chính: nhóm nhân tố chủ quan (thị phần, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài và quy mô của ngân hàng); nhóm nhân tố khách quan (GDP và lạm phát của nền kinh tế). Trong đó, các nhân tố tác động tích cực đến hiệu quả HĐKD của các NHTM bao gồm: tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài, quy mô ngân hàng và thị phần của ngân hàng. Nguyễn Thị Thu Thương (2017) ứng dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của 21 NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2011- 2015. Kết quả cho thấy các NHTM sử dụng tương đối hiệu quả các nguồn lực đầu vào với chỉ số hiệu quả kỹ thuật trung bình đạt 94%. Chỉ số Malmquist cũng được sử dụng để phân tích sự thay đổi năng suất ủa các NHTM theo thời gian. Theo kết quả, tiến bộ công nghệ là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi chỉ số Malmquist. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy TOBIT để ước lượng tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ngoài các nhân tố lợi nhuận tổng tài sản, nợ xấu tổng dư nợ tín dụng, tổng tài sản thì việc tăng số lượng các doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật của các NHTM.
  • 31. 19 Nghiên cứu của Đặng Thị Minh Nguyệt (2017) “Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam” giai đoạn 2005-2015 thực hiện nghiên cứu qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, tác giả sử dụng 4 nhóm chỉ tiêu tài chính đại diện cho các nguồn lực kinh doanh của ngân hàng gồm: hiệu quả vốn, hiệu quả tài sản, hiệu quả lao động, hiệu quả chi phí để đo lường hiệu quả HĐKD của Vietinbank, đồng thời, kết hợp phương pháp bao dữ liệu DEA để đo lường hiệu quả với 3 biến đầu vào và 1 biến đầu ra. Ở giai đoạn 2, tác giả sử dụng mô hình hồi quy Tobit và mô hình hồi quy với biến phụ thuộc ROA để kiểm định chiều hướng, mức độ tác động của các nhân tố chủ quan đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng. 2.3 Khoảng trống nghiên cứu Qua tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án, đặc biệt là các nghiên cứu ở Việt Nam (Phụ lục 8), tác giả nhận thấy tồn tại một số khoảng trống nghiên cứu như sau: Thứ nhất, chưa có nghiên cứu toàn diện về hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTPCP Việt Nam Các nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của NHTM có phạm vi nghiên cứu khá đa dạng, tập trung vào các đối tượng như: hệ thống NHTM Việt Nam, một nhóm ngân hàng đại diện, các NHTM trong một tỉnh thành, các NHTMCP Việt Nam sau M&A hoặc một ngân hàng cụ thể. Riêng cấp độ luận án, chỉ có nghiên cứu của Nguyễn Thu Nga (2017) thực hiện đánh giá hiệu quả HĐKD của nhóm NHTMCP. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng với hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP qua việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính và phương pháp SFA. Chưa đi sâu vào phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTMCP Việt Nam. Thứ hai, có rất ít nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 Hiệu quả HĐKD của các NHTM luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu. Vì vậy, xuyên suốt giai đoạn từ năm 2002 đến nay, có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, giai đoạn 2013-2018 không có nhiều nghiên cứu
  • 32. 20 đánh giá hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam. Các nghiên cứu nếu có chỉ tập trung đánh giá hiệu quả HĐKD mà chưa đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Trong khi đó, giai đoạn 2013 – 2018 đánh dấu sự phát triển của các ngân hàng sau khủng hoảng năm 2012 và là giai đoạn tái cấu trúc quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, do đó, việc nghiên cứu hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng. Thứ ba, phương pháp đo lường hiệu quả HĐKD của các NHTMCP trong các nghiên cứu chưa toàn diện Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tìm cách kết hợp cả 2 phương pháp tiếp cận truyền thống (thông qua các chỉ tiêu tài chính) và hiện đại (xây dựng đường biên hiệu quả) để đo lường chính xác nhất hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Tại Việt Nam, đa phần các nghiên cứu chỉ sử dụng một trong 2 cách tiếp cận (truyền thống hoặc hiện đại) để đánh giá hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Một số nghiên cứu kết hợp các chỉ tiêu tài chính và một trong hai cách tiếp cận hiện đại – SFA hoặc DEA (Nguyễn Thu Nga, 2017; Đặng Thị Minh Nguyệt, 2017). Kết hợp toàn diện giữa cách tiếp cận truyền thống và cả 2 phương pháp tiếp cận hiện đại (DEA và SFA) chỉ có nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008). Tuy nhiên, ở cách tiếp cận truyền thống, tác giả Nguyễn Việt Hùng chưa hệ thống các chỉ tiêu đo lường một cách rõ ràng, chi tiết. Thứ tư, chưa có nhiều nghiên cứu làm rõ các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng Phân tích nhân tố là giai đoạn thứ 2 trong quá trình nghiên cứu, giúp đánh giá yếu tố nào tác động đến hiệu quả HĐKD của các NHTM trong thời gian nghiên cứu. Tại Việt Nam, các tác giả sử dụng nhiều mô hình để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả HĐKD của NHTM. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu được thực hiện dưới góc độ bài báo khoa học, dung lượng giới hạn khiến cho việc phân tích, làm rõ chiều hướng, mức độ tác động của các nhân tố chủ quan, khách quan chưa cụ thể. Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ đưa các yếu tố chủ quan vào mô
  • 33. 21 hình phân tích nhân tố, khiến cho một số kiến nghị đối với các bên hữu quan thiếu cơ sở vững chắc. Thứ năm, chưa có nghiên cứu chọn biến phụ thuộc là hiệu quả đo lường bằng mô hình DEA (VRS) Việc lựa chọn biến phụ thuộc rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn trong việc tìm ra các yếu tố tác động và mức độ ảnh hưởng của nó đến hiệu quả HĐKD ngân hàng. Trong đó, chọn chính hiệu quả đo lường được ở giai đoạn 1 để làm biến phụ thuộc trong mô hình phân tích nhân tố sẽ mang lại kết quả chính xác nhất. Một số tác giả đã chọn các biến như: ROA, ROE, hiệu quả chi phí (CE), hiệu quả kỹ thuật (TE),... làm biến phụ thuộc trong mô hình phân tích nhân tố ở giai đoạn 2. Theo quan điểm của tác giả, sử dụng chính kết quả mô hình DEA (VRS) làm biến phụ thuộc tạo sự logic về mặt dữ liệu cho nghiên cứu. DEA(VRS) là hiệu quả của các NHTMCP với điều kiện quy mô thay đổi, giúp so sánh được giữa các NHTMCP có cùng quy mô. Thực hiện công trình nghiên cứu này, tác giả cố gắng và hy vọng rằng luận án sẽ bù đắp vào những “khoảng trống” nói trên của các công trình nghiên cứu đã công bố. 3. Mục tiêuvà câu hỏi nghiên cứu 3.1 Mục tiêutổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá thực trạng hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam. 3.2 Mục tiêucụ thể - Hệ thống lại cơ sở lý luận về hiệu quả HĐKD của NHTM; các phương pháp đo lường hiệu quả HĐKD của NHTM theo cách tiếp cận truyền thống và hiện đại và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM. - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam trong khoảng thời gian 2013 – 2018 bằng các cách tiếp cận khác nhau. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam.
  • 34. 22 - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030. 3.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án tập trung trả lời những câu hỏi sau: 1. Hiệu quả HĐKD của NHTM được đánh giá, đo lường bằng những phương pháp nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM? 2. Thực trạng hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 đã đạt được những kết quả gì? Những vấn đề nào còn tồn tại và nguyên nhân? 3. Các NHTMCP Việt Nam cần thực hiện những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả HĐKD trong thời gian tới? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Luận án nghiên cứu hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam với các nội dung cụ thể: + Đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM + Phân tích các nhân tố tác động tới hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam + Bằng cách nào để nâng cao hiệu quả HĐKD cho các NHTMCP Việt Nam? - Về không gian: Luận án nghiên cứu hiệu quả HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam. Tính đến tháng 12 2018, toàn bộ hệ thống NHTMCP Việt Nam có 31 ngân hàng, tuy nhiên 2 ngân hàng: NHTMCP Đông Á và NHTMCP Việt Nam Thương Tín không có đủ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên trong giai đoạn 2013 – 2018. Vì vậy, để đảm bảo sự thống nhất về mặt dữ liệu, tác giả loại 2 ngân hàng này ra khỏi mẫu nghiên cứu. Theo hình thức sở hữu, 29 NHTMCP Việt Nam trong phạm vi nghiên cứu được chia thành hai nhóm: nhóm NHTMCP không có sở hữu
  • 35. 23 Nhà nước chi phối (26 NHTMCP) và các NHTMCP có sở hữu Nhà nước chi phối (trên 50%) gồm 3 NHTMCP: Vietcombank, BIDV và Vietinbank. Theo quan điểm của tác giả, việc đưa tất cả 29 NHTMCP Việt Nam vào mẫu nghiên cứu có thể giúp so sánh hiệu quả HĐKD của các NHTMCP theo các nhóm khác nhau. Theo đó, ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng cũng có thể được đánh giá một cách hợp lý hơn. Đồng thời, quy mô mẫu 29 31 NHTMCP (chiếm hơn 90%) là đủ để đại diện cho tổng thể hệ thống các NHTMCP Việt Nam. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam trong khoảng thời gian 6 năm từ năm 2013 – 2018. Giai đoạn 2011 – 2012 là thời kỳ tăng trưởng nóng của hệ thống ngân hàng Việt Nam với các điều kiện tín dụng được nới lỏng quá mức trước đó khiến cho diễn biến nền kinh tế phức tạp, rủi ro gia tăng. Lợi nhuận ghi nhận năm 2012 đã sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Tình trạng này đến năm 2013 mới được cải thiện và toàn hệ thống ngân hàng đã có những biểu hiện an toàn và hiệu quả hơn. Sau khi đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 254 QĐ-TTg ngày 1 3 2012, từ năm 2013 – 2015, nền kinh tế trên đà phục hồi và tích cực phát triển, nợ xấu cũng giảm xuống. Năm 2015 đánh dấu sự ổn định của hệ thống NHTMCP sau một thời gian thực hiện đề án 254, nhờ đó lòng tin của doanh nghiệp và công chúng với hệ thống ngân hàng được củng cố hơn. Từ 1 1 2016, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN; ngày 8 3 2018, Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định CPTPP tại Chi-lê. Có thể thấy, giai đoạn 2013 – 2018 đánh dấu sự tích cực, cố gắng của các NHTMCP Việt Nam nói riêng và cả hệ thống ngân hàng nói chung trong việc hoàn thiện vai trò là một trung gian tài chính vững mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Hơn nữa, nguồn số liệu nghiên cứu thời kỳ này đảm bảo tính đồng bộ, đầy đủ và có độ tin cậy cao, góp phần phản ánh chân thực hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam. Đồng thời, khoảng thời gian 6 năm đủ để phân tích và đánh
  • 36. 24 giá hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam. Vì vậy, tác giả lựa chọn thời gian nghiên cứu là 6 năm từ 2013 – 2018. Tổng quan nghiên cứu Khoảng trống nghiên cứu - Khái niệm - Các nhân tố ảnh Các phương pháp đo lường hiệu quả hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM - Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD theo mô hình hồi quy Tobit Cơ sở lý luận về hiệu quả HĐKD của NHTM Thực trạng hiệu quả HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 HĐKD của NHTM: - PP tiếp cận truyền thống - PP tiếp cận hiện đại Đo lường hiệu quả HĐKD: - PP tiếp cận truyền thống: các nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả. - PP tiếp cận hiện đại: + PP phi tham số (DEA) + PP tham số (SFA) Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân Đề xuất giải pháp, kiến nghị Sơ đồ 1: Khung mô hình nghiên cứu Nguồn: Tác giả thiết kế 5. Thiết kế nghiên cứu 5.1 Khung mô hình nghiên cứu của luận án Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, luận án chọn các cách tiếp cận khác nhau, kết hợp giữa định tính và định lượng để đánh giá toàn diện về thực trạng hiệu quả
  • 37. 25 HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018; đồng thời làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD trong thời gian tới. Khung mô hình nghiên cứu của luận án được tác giả mô tả theo sơ sồ 1. 5.2 Nguồn dữ liệunghiên cứu Dữ liệu về các biến trong mô hình được thu thập từ báo cáo tài chính năm đã qua kiểm toán của các NHTMCP trong 6 năm từ 2013 – 2018. Khoảng thời gian 6 năm tuy không quá dài nhưng cũng đủ để thấy được thực trạng hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam và tình hình phát triển của các ngân hàng. Dữ liệu được thu thập là dữ liệu chéo, bao gồm 174 quan sát. Danh sách 29 NHTMCP trong mẫu nghiên cứu được tổng hợp trong Bảng 1. Trong số 29 NHTMCP trong mẫu nghiên cứu có một số ngân hàng đã trải qua việc hợp nhất, sáp nhập trong giai đoạn 2013 – 2015. Vì vậy, số liệu những ngân hàng này trong giai đoạn trước và sau khi sáp nhập được tác giả thu thập như sau: - Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcombank) được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) và NHTMCP Phương Tây (WesternBank) vào năm 2013. Năm 2013 cũng đánh dấu việc sáp nhập NHTMCP Đại Á (DaiABank) và kết nạp đơn vị thành viên Công ty TNHH Một thành viên tài chính Việt – Societe (SGVF) vào NHTMCP Phát triển TPHCM (HDBank). Vì vậy, số liệu của PVcombank và HDBank giai đoạn 2013 – 2018 là số liệu sau khi đã thành lập, sáp nhập. - Năm 2015, Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB) sáp nhập vào NHTMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB); NHTMCP Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB) sáp nhập vào NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); NHTMCP Phương Nam (Southern Bank) sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Vì vậy, số liệu của MSB, BIDV, Sacombank từ năm 2013 – 2014 là số liệu của các ngân hàng này trước khi sáp nhập và số liệu giai đoạn 2015 – 2018 là số liệu sau khi đã sáp nhập.
  • 38. 26 Bảng 1: Tổng hợp 29 NHTMCP Việt Nam trong mẫu nghiên cứu STT Ngân hàng Tên giao dịch 1 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank 2 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB 3 Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam PVcombank 4 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB 5 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank 6 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Vietinbank 7 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank 8 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank 9 Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB 10 Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt LienVietPostBank 11 Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM HDBank 12 Ngân hàng TMCP Phương Đông OCB 13 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương SGB 14 Ngân hàng TMCP An Bình ABBank 15 Ngân hàng TMCP Tiên Phong TPBank 16 Ngân hàng TMCP Kiên Long KienLongBank 17 Ngân hàng TMCP Việt Á VietABank 18 Ngân hàng TMCP Quốc Dân NCB 19 Ngân hàng TMCP Nam Á Nam A Bank 20 Ngân hàng TMCP Bản Việt VietCapitalBank 21 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank 22 Ngân hàng TMCP Quân đội MB 23 Ngân hàng TMCP Hàng Hải MSB 24 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIBBank 25 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV 26 Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex PG Bank 27 Ngân hàng TMCP Bắc Á BacABank 28 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank 29 Ngân hàng TMCP Bảo Việt BaoVietBank Nguồn: Tác giả tổng hợp
  • 39. 27 5.3 Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. - Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính như: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê mô tả, so sánh; phương pháp suy luận logic. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận án sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA), phương pháp phân tích phi tham số (SFA) và mô hình hồi quy Tobit để đánh giá hiệu quả HĐKD của ngân hàng và ước lượng mức độ ảnh hưởng của các biến nghiên cứu (nhân tố) đến hiệu quả HĐKD ngân hàng. 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1 Về lý luận + Tổng hợp và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD của NHTM bao gồm 6 nhóm chỉ tiêu: (1) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn; (2) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tài sản; (3) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng lao động; (4) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả kiểm soát chi phí; (5) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả phòng chống rủi ro; (6) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản trị, điều hành. + Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM và lựa chọn các nhân tố phù hợp với bối cảnh hệ thống NHTMCP Việt Nam đưa vào mô hình phân tích. 6.2 Về thực tiễn + Luận án là nghiên cứu toàn diện đầu tiên sử dụng cả 2 cách tiếp cận: tiếp cận truyền thống (thông qua các chỉ tiêu tài chính) và tiếp cận hiện đại (thông qua kỹ thuật xây dựng đường biên hiệu quả) để đo lường, đánh giá hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018. Riêng về cách tiếp cận hiện đại, luận án kết hợp cả 2 phương pháp DEA và SFA để vận dụng được ưu điểm của cả 2
  • 40. 28 phương pháp này. Kết quả của nghiên cứu giúp đánh giá toàn diện hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018. + Luận án sử dụng chính hiệu quả kỹ thuật ước lượng bằng phương pháp DEA (TEVRS) làm biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy Tobit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTMCP Việt Nam. Cách thực hiện này giúp đánh giá chính xác các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018. + Trên cơ sở thực trạng HĐKD và chiều hướng, mức độ tác động của các nhân tố đến hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam, luận án đã đánh giá được kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam. + Đề xuất 5 nhóm giải pháp thiết thực đối với các NHTMCP Việt Nam và một số khuyến nghị phù hợp với các cơ quan hữu quan nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam trong thời gian tới. Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà quản trị ngân hàng trong việc đánh giá hiệu quả HĐKD và tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của đơn vị. Đồng thời, luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý các cấp nhằm xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ sự phát triển của các NHTMCP Việt Nam nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận án bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam
  • 41. 29 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Ngân hàng thƣơng mại và hoạt động kinh doanh của NHTM 1.1.1 Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại 1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thƣơng mại Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Trong quá trình phát triển lên nền kinh tế thị trường, NHTM ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn và đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động đời sống xã hội, là cầu nối giữa các chủ thể trong và ngoài nước, giữa những người “cung vốn” và “cầu vốn”. Tầm quan trọng của NHTM đã khiến định chế này trở thành huyết mạch, thành trái tim của nền kinh tế. Với mạng lưới rộng khắp toàn cầu, một hệ thống NHTM hoạt động hiệu quả sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Đạo Luật Ngân hàng của Pháp năm 1941 định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác, và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và dịch vụ tài chính” (Trần Huy Hoàng, 2018). Trong tác phẩm Bank Management & Financial Services xuất bản năm 2008, nhóm học giả Rose và Hudgins đã định nghĩa NHTM theo 3 nội dung: (1) chức năng kinh tế, liên quan đến chức năng trung gian giữa người gửi tiền và người vay tiền; (2) dịch vụ cung cấp cho khách hàng như quản lý tài khoản, tiết kiệm, cho vay doanh nghiệp, cá nhân và chính phủ; (3) quy định pháp luật cơ bản để tồn tại, Chính phủ Liên bang ban hành quy định và giám sát hoạt động ngân hàng. Trong tác phẩm Commercial Bank Management (1998), nhà kinh tế học Rose, P.S định nghĩa NHTM là nơi cung cấp đầy đủ nhất các dịch vụ tài chính, trong đó ghi rõ: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và
  • 42. 30 cũng thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Trình bày trong tác phẩm Commercial Bank Management, các học giả Johnson, F.P. và Johnson, R.D. (1984) đã phân biệt rõ: “NHTM khác tổ chức tài chính phi ngân hàng ở hai hoạt động: nhận tiền gửi và cho vay thương mại. NHTM là tổ chức tài chính được ủy quyền quản lý tài khoản cho khách hàng và cho phép khách hàng sử dụng vốn tiền gửi bằng cách viết séc và hối phiếu”. Tại Việt Nam, Theo Luật Các TCTD số 47 2010 QH12 được Quốc Hội thông qua ngày 16 6 2010, Điều 4 quy định: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Nhìn chung, có nhiều khái niệm khác nhau về NHTM, tuy nhiên, các quan điểm trên cũng có điểm chung trong việc nhận định: “NHTM là doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, được thực hiện đầy đủ các hoạt động ngân hàng như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Đây cũng là quan điểm về NHTM trong Luận án này. 1.1.1.2 Các loại hình Ngân hàng thƣơng mại Dựa trên hình thức sở hữu, NHTM được phân làm 5 loại: a. Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc Ngân hàng thương mại Nhà nước là ngân hàng do Nhà nước thành lập và cấp vốn, thuộc sở hữu của Nhà nước và có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. NHTMNN hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. b. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngân hàng thương mại cổ phần là những ngân hàng được thành lập thông qua phát hành (bán) các cổ phiếu. Việc nắm giữ các cổ phiếu cho phép người sở hữu (cổ đông) có quyền tham gia quyết định các hoạt động của ngân hàng, tham gia chia cổ tức từ thu nhập của ngân hàng đồng thời cùng gánh chịu tổn thất có thể xảy ra.
  • 43. 31 c. Ngân hàng liêndoanh Ngân hàng liên doanh được hình thành trên cơ sở góp vốn của hai hay nhiều bên, có thể là giữa một hoặc nhiều ngân hàng trong nước với một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh để tận dụng lợi thế của nhau. Ngân hàng liên doanh là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên. d. Chi nhánh ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài Các NHTMNNg được phép mở chi nhánh tại Việt Nam và các chi nhánh này hoạt động theo luật pháp Việt Nam. Chi nhánh NHTMNNg không có tư cách pháp nhân, được NHNNg bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. e. Ngân hàng thƣơng mại 100% vốn nƣớc ngoài Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài là NHTM được thành lập và có trụ sở chính tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài (trong đó phải có một NHNNg sở hữu trên 50% vốn điều lệ - ngân hàng mẹ). Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc từ 2 thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam. 1.1.1.3 Vai trò của Ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng và là tiền đề vững mạnh cho phát triển và tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở các khía cạnh sau: - Điều tiết và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế NHTM là trung gian tài chính giữa người thừa vốn và thiếu vốn. Bằng nguồn vốn huy động được, NHTM giúp đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho đời sống xã hội và quá trình phát triển kinh tế. Thông qua hoạt động tín dụng của NHTM, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc công nghệ, tăng năng suất lao động, gia tăng hiệu quả kinh tế. - Thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính Hoạt động của NHTM có liên quan mật thiết đến các lĩnh vực tài chính khác như: thị trường chứng khoán, bảo hiểm. Vì vậy, hiệu quả trong HĐKD của hệ thống
  • 44. 32 NHTM sẽ tác động tích cực đến sự hoàn thiện và phát triển của các thị trường trên. Hiện nay, sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm bán chéo và kết hợp giữa NHTM với các định chế tài chính khác như: công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư,… góp phần gia tăng doanh số giao dịch trên thị trường tài chính. - NHTM là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế Thông qua các hoạt động huy động vốn, cho vay và thanh toán với các chủ thể trong nền kinh tế, các NHTM đã gián tiếp điều chỉnh khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, là công cụ để Nhà nước thực hiện dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trường, thực thi vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế. - Tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia Trong xu thế toàn cầu hóa, việc phát triển kinh tế của một quốc gia luôn gắn với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và NHTM là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó. NHTM cùng các hoạt động kinh doanh của mình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hòa nhập này. Thông qua các hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối,… hệ thống NHTM đã thực hiện vai trò cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. 1.1.2 Hoạt động kinh doanh của NHTM 1.1.2.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh của NHTM Kinh doanh là một trong những hoạt động của con người nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Theo Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”. Khái niệm hoạt động kinh doanh của NHTM được nhắc đến trong nhiều văn bản như: Luật NHNN Việt Nam (2010) định nghĩa: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán”.
  • 45. 33 Theo Luật các Tổ chức tín dụng (2010): “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ qua tài khoản”. Nhìn chung, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động kinh doanh của NHTM. Hiểu theo nghĩa chung nhất: Hoạt động kinh doanh của NHTM là toàn bộ các hoạt động của NHTM bao gồm: huy động vốn, cho vay và các hoạt động dịch vụ khác nhằm mục tiêu lợi nhuận. Đây cũng là cách hiểu về hoạt động kinh doanh của NHTM tại Luận án này. 1.1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM Hoạt động kinh doanh của NHTM mang đầy đủ bản chất như hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, do đặc thù kinh doanh có những điểm khác biệt so với các đơn vị kinh tế khác nên hoạt động kinh doanh của NHTM mang những đặc điểm cơ bản: - NHTM hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt: kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân hàng Lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm với mức độ rủi ro cao. Những biến động xấu hoặc diễn biến bất thường về tài chính – tiền tệ có thể gây khó khăn đối với HĐKD của NHTM và dẫn đến những thiệt hại cho nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động ngân hàng luôn chịu sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ từ phía Chính Phủ nhằm ổn định tiền tệ và hạn chế nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính. Mặt khác, sản phẩm kinh doanh của NHTM là các dịch vụ gắn liền với sự chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế, hay nói cách khác, hàng hóa kinh doanh của NHTM là “tiền”. Chính vì vậy, HĐKD của NHTM luôn đối mặt với nhiều rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá,… Những rủi ro này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình hoạt động của ngân hàng trước sự biến động về kinh tế, chính trị. Điều này đòi hỏi các NHTM phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho từng hoạt động của mình và thiết lập khung quản lý rủi ro hiệu quả.