SlideShare a Scribd company logo
1 of 260
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NGUYỄN THANH THỦY
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA TẬP ĐOÀN
ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NGUYỄN THANH THỦY
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA TẬP ĐOÀN
ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số : 62.34.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. LÊ QUANG BÍNH
2. TS. TRẦN ĐÌNH CƯỜNG
HÀ NỘI - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, các tài liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Thanh Thủy
ii
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS Lê Quang Bính và TS Trần
Đình Cường - giáo viên hướng dẫn khoa học, đã nhiệt tình hướng dẫn để Nghiên cứu
sinh có thể hoàn thành luận án này.
Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp chân thành và quý
báu của các nhà khoa học, sự hỗ trợ nhiệt tình của các nhà quản lý tại Công ty mẹ và
các công ty thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong quá trình thu thập tài
liệu khi thực hiện luận án. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học
viện Tài chính, các đồng nghiệp trong khoa Kế toán và bộ môn Lý thuyết Hạch toán kế
toán Học viện Tài chính đã tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần, giúp Nghiên cứu
sinh hoàn thành luận án.
Cuối cùng Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động
viên, giúp đỡ Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án
của mình.
NGHIÊN CỨU SINH
Nguyễn Thanh Thủy
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ ...............................................................................viii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ
NHÀ NƯỚC......................................................................................................................15
1.1. Khái quát chung về kiểm soát trong quản lý và kiểm soát nội bộ trong
doanh nghiệp.....................................................................................................................15
1.1.1. Chức năng kiểm soát trong quản lý .................................................................15
1.1.1.1.Khái niệm và vai trò của kiểm soát trong quản lý ..................................15
1.1.1.2.Các loại kiểm soát .................................................................................17
1.1.2. Những vấn đề chung về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp.........................19
1.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp...............................................23
1.2.1. Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp.............................23
1.2.2. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp................25
1.2.3. Mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro trong
doanh nghiệp .............................................................................................................29
1.2.3.1.Khái quát về rủi ro và quản trị rủi ro doanh nghiệp...............................29
1.2.3.2.Mối quan hệ giữa quản trị rủi ro doanh nghiệp và hệ thống kiểm
soát nội bộ.........................................................................................................31
1.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nước .......................32
1.3.1. Tổng quan về Tập đoàn kinh tế Nhà nước...............................................................32
1.3.1.1. Khái niệm Tập đoàn kinh tế..................................................................32
1.3.1.2. Vai trò của Tập đoàn kinh tế.................................................................35
1.3.1.3. Các loại Tập đoàn kinh tế.....................................................................38
1.3.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nước...........................39
1.3.2.1.Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế Nhà nước ảnh hưởng đến việc thiết kế và
vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn ......................................................39
iv
1.3.2.2.Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ trong Tập đoàn kinh tế
Nhà nước...................................................................................................................43
1.4. Kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các
Tập đoàn kinh tế ở các nước trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam ...............59
1.4.1. Khái quát chung về hệ thống kiểm soát nội bộ của Tập đoàn kinh tế tại
một số nước trên thế giới. ..........................................................................................59
1.4.2. Mô hình hệ thống kiểm soát nội bộ áp dụng theo COSO của Tập đoàn
năng lượng Úc và Tập đoàn Điện lực Tokyo..............................................................63
1.4.3. Bài học kinh nghiệm khi xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội
bộ cho các Tập đoàn kinh tế tại Việt Nam..................................................................65
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM THỜI GIAN QUA......................................68
2.1. Khái quát về quá trình hình thành, phát triển, đặc điểm chính và các rủi
ro trọng yếu ảnh hưởng đến hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.................68
2.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Điện lực
Việt Nam...................................................................................................................68
2.1.2. Các đặc điểm chính của Tập đoàn ảnh hưởng đến việc xây dựng và thiết
kế hệ thống kiểm soát nội bộ .....................................................................................71
2.1.3. Các rủi ro trọng yếu có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của Tập đoàn
Điện lực Việt Nam.....................................................................................................78
2.1.3.1. Các rủi ro ảnh hưởng chung đến hoạt động của cả Tập đoàn...............78
2.1.3.2. Các rủi ro tại các đơn vị sản xuất điện .................................................81
2.1.3.3. Các rủi ro tại các đơn vị truyền tải điện ...............................................84
2.1.3.4. Các rủi ro tại các đơn vị kinh doanh mua bán điện...............................85
2.2. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam
thời gian qua .....................................................................................................................87
2.2.1. Thực trạng môi trường kiểm soát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam...................87
2.2.1.1. Đặc thù về quản lý................................................................................87
2.2.1.2. Về cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam .............................89
2.2.1.3. Về chính sách nhân sự của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ......................96
2.2.1.4. Về công tác kế hoạch tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam..........................99
2.2.1.5. Về Ban kiểm soát ................................................................................101
2.2.1.6. Về bộ phận kiểm toán nội bộ...............................................................106
v
2.2.2. Thực trạng đánh giá rủi ro tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ..........................107
2.2.3. Thực trạng hệ thống thông tin và truyền thông tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam....109
2.2.3.1. Thực trạng hệ thống thông tin toàn doanh nghiệp...............................109
2.2.3.2. Thực trạng hệ thống thông tin kế toán ................................................111
2.2.4. Thực trạng hoạt động kiểm soát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam...................116
2.2.4.1. Thực trạng áp dụng các nguyên tắc kiểm soát cơ bản trong việc
thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ....116
2.2.4.2.Thực trạng áp dụng các thủ tục kiểm soát cơ bản tại Tập đoàn
Điện lực Việt Nam...........................................................................................121
2.2.5. Thực trạng hoạt động giám sát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam....................128
2.3. Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt
Nam thời gian qua..........................................................................................................130
2.3.1. Ưu điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam......130
2.3.2. Một số tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam.......133
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập
đoàn Điện lực Việt Nam ..........................................................................................139
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM ...........................................................143
3.1. Định hướng phát triển và phương hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát
nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam........................................................................143
3.1.1. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn
Điện lực Việt Nam............................................................................................................143
3.1.2. Định hướng phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong thời gian tới........... 148
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện
lực Việt Nam ...........................................................................................................150
3.2. Nguyên tắc và mục tiêu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn
Điện lực Việt Nam ..........................................................................................................152
3.2.1. Những nguyên tắc cơ bản khi hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại
Tập đoàn Điện lực Việt Nam ...................................................................................152
3.2.2. Mục tiêu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực
Việt Nam .............................................................................................................154
vi
3.3. Một số kiến nghị về giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn
Điện lực Việt Nam ..........................................................................................................155
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện các nhân tố cơ bản của môi trường kiểm soát tại Tập
đoàn Điện lực Việt Nam ..........................................................................................155
3.3.1.1. Về đặc thù quản lý ..............................................................................156
3.3.1.2. Về cơ cấu tổ chức ...............................................................................158
3.3.1.3. Về chính sách nhân sự ........................................................................158
3.3.1.4. Về công tác kế hoạch ..........................................................................162
3.3.1.5. Về Ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ.................................................164
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam.....167
3.3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông tại Tập đoàn
Điện lực Việt Nam...................................................................................................174
3.3.3.1. Về hệ thống thông tin chung toàn doanh nghiệp .................................174
3.3.3.2. Về hệ thống thông tin kế toán..............................................................177
3.3.4. Giải pháp hoàn thiện thủ tục kiểm soát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam.......178
3.3.4.1. Về các nguyên tắc kiểm soát nói chung...............................................179
3.3.4.2. Hoàn thiện kiểm soát người đại diện tại Công ty mẹ Tập đoàn ...........180
3.3.4.3. Hoàn thiện thủ tục kiểm soát vốn của Công ty mẹ...............................182
3.3.4.4. Hoàn thiện thủ tục kiểm soát với một số rủi ro cụ thể .........................182
3.3.5. Giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam.....191
3.4. Điều kiện cần thiết để hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn
Điện lực Việt Nam ..........................................................................................................195
3.4.1.Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng ..................................................195
3.4.2. Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các doanh nghiệp thuộc Tập
đoàn ......................................................................................................................197
KẾT LUẬN.....................................................................................................................200
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ......................202
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................203
PHỤ LỤC........................................................................................................................210
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Giải thích từ ngữ
Tiếng Việt
EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam
KSNB Kiểm soát nội bộ
TĐKT Tập đoàn Kinh tế
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
MTV Một thành viên
WTO Tổ chức thương mại thế giới
NĐD Người đại diện
HĐQT Hội đồng quản trị
BKS Ban kiểm soát
HĐTV Hội đồng thành viên
TGĐ Tổng giám đốc
BGĐ Ban Giám đốc
TCT Tổng Công ty
EVN NPT TCT truyền tải điện Việt Nam
EVN NPC TCT điện lực miền Bắc
EVN NPC TCT điện lực miền Trung
EVN SPC TCT điện lực miền Nam
EVN HANOI TCT điện lực thành phố Hà Nội
EVN HCMC TCT điện lực thành phố Hồ Chí Minh
Genco 1 TCT phát điện 1
Genco 2 TCT phát điện 2
Genco 3 TCT phát điện 3
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
BCTC Báo cáo tài chính
Tiếng Anh
EAA
England Association of Accountant
Hội kế toán Anh quốc
AICPA
American Institute of Certificated Public Accountant
Viện kiểm toán độc lập Hoa Kỳ
IFAC
The International Federation of Accountant
Liên đoàn kế toán quốc tế
COSO
Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission
Uỷ ban của các tổ chức tài trợ của Ủy ban Treadway
ERP
Enterprise Resource Planning
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB theo báo cáo COSO...........................26
Bảng 2.1: Số lượng kiểm soát viên tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam..............................102
Bảng 2.2: Số lượng các cuộc kiểm tra kiểm soát được tiến hành tại EVN các
năm qua..........................................................................................................103
Bảng 2.3: Hệ số đòn bẩy tài chính tại thời điểm kết thúc năm tài chính..........................125
Bảng 2.4: Kết quả giảm tổn thất điện năng giai đoạn 2011-2015....................................126
Bảng 3.1: Các tiêu chí để đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB................................193
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất kinh doanh điện năng .........................................................81
Sơ đồ 2.2: Lộ trình và thực tế thực hiện thị trường điện cạnh tranh của EVN...................86
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành công ty mẹ Tập đoàn Điện lực
Việt Nam ..........................................................................................................90
Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức của TCT Truyền tải điện quốc gia...........................................92
Sơ đồ 2.5: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần cơ điện miền Trung................................93
Sơ đồ 2.6: Hệ thống quy chế quản lý nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam................108
Sơ đồ 2.7: Quy trình lập BCTC hợp nhất tại EVN ..........................................................114
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức đề xuất cho EVN....................................................................166
Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tại Công ty mẹ Tập đoàn và các đơn vị
thành viên .......................................................................................................169
Sơ đồ 3.3: Chu kỳ quản trị rủi ro......................................................................................170
Sơ đồ 3.4: Khung quản trị rủi ro áp dụng cho doanh nghiệp ...........................................173
Sơ đồ 3.5: Quy trình quản trị rủi ro tài chính ...................................................................183
Sơ đồ 3.6: Quy trình quản trị rủi ro hoạt động .................................................................187
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Việc định hướng Xã hội chủ nghĩa được thực
hiện thông qua vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước và vai trò quản lý vĩ mô của Nhà
nước. Để kinh tế Nhà nước được giữ vai trò chủ đạo, hệ thống các Tập đoàn và TCT
Nhà nước đã được thành lập và đi vào hoạt động ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực
trọng yếu và then chốt trong nền kinh tế, cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho xã hội
như xi măng, sắt thép, dầu khí, cao su, cà phê… trong đó không thể không nhắc tới một
Tập đoàn lớn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, đó là Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Từ khi thống nhất đất nước cho tới năm 1995, ngành điện Việt Nam bao gồm
Công ty điện lực 1, Công ty điện lực 2 và Công ty điện lực 3. Cả ba công ty được đặt
dưới sự quản lý của Bộ Điện và Than, sau chuyển về Bộ Điện lực (1981 - 1987) và Bộ
năng lượng (1987 - 1995). Các công ty Điện lực 1,2,3 quản lý toàn bộ các nhà máy
điện, sở truyền tải điện và các sở phân phối điện theo khu vực địa lý phía Bắc, phía
Trung và phía Nam. Trong thời kỳ này cơ chế quản lý ngành điện về cơ bản vẫn là cơ
chế kế hoạch hóa tập trung. Điện năng là tài sản xã hội chủ nghĩa, việc sản xuất, phân
phối và sử dụng điện phải thực hiện theo các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. Các
khâu sản xuất, truyền tải và phân phối đều do Bộ chủ quản điều hành và quản lý.
TCT Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày
10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng
lượng, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày
27/1/1995 theo chủ trương thí điểm xây dựng các TCT lớn của Chính phủ nhằm khắc
phục những nhược điểm của cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung. Trong bối cảnh
toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra như một xu thế tất yếu cùng với việc Việt Nam
được gia nhập WTO, để đón nhận các vận hội mới của đất nước và đảm bảo sức cạnh
tranh trong môi trường hội nhập với thế giới, ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra
Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn
Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Công ty mẹ -
Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Với mục đích đa dạng hóa sở hữu, EVN hình thành và
hoạt động theo mô hình chủ đạo công ty mẹ - công ty con đều là các pháp nhân độc lập
được sắp xếp lại từ TCT điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên. Theo đó Công ty
mẹ - Tập đoàn có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của TCT điện lực
Việt Nam theo quy định của pháp luật. Tính đến cuối năm 2015, EVN là một trong số
2
các TĐKT Việt Nam có quy mô lớn nhất về Tổng tài sản và vốn. Đến ngày 25/6/2010,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty
mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV thuộc sở
hữu Nhà nước.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có ngành, nghề kinh doanh chính là: Sản xuất,
truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống
sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất
nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành,
sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động
hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí
nghiệm điện.
Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, EVN hiện có 3 TCT phát điện (GENCO 1, 2, 3) thuộc lĩnh vực sản xuất điện
năng, 5 TCT điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là TCT Điện lực miền Bắc
(EVN NPC), TCT Điện lực miền Trung (EVN CPC), TCT Điện lực miền Nam (EVN
SPC), TCT Điện lực TP. Hà Nội (EVN HANOI), TCT Điện lực TP. Hồ Chí Minh
(EVN HCMC). Phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
hiện nay là TCT Truyền tải điện quốc gia (EVN NPT), được thành lập trên cơ sở tổ
chức lại 4 công ty truyền tải (Công ty Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban quản lý dự án
(Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, Trung, Nam).
Việc nghiên cứu hệ thống KSNB của Tập đoàn Điện lực Việt Nam để từ đó tìm
ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống này là một yêu cầu cấp thiết xuất phát từ một
số lý do sau:
Thứ nhất: Xuất phát từ vai trò của ngành điện Việt Nam trong nền kinh tế.
Trong lịch sử 60 năm của ngành điện, điện lực Việt Nam với vị trí là một ngành kinh
tế trọng điểm của đất nước đã chứng tỏ được vai trò chủ đạo trong cung cấp điện cho
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Trong tất cả giai
đoạn phát triển của đất nước, đặc biệt là thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế,
điện lực Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp CNH-HĐH và
hội nhập kinh tế thế giới. Ngoài việc đảm bảo cung ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước, với phương châm “điện đi trước một bước”, ngành điện
đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, phục hồi và tăng trưởng kinh tế, đảm bảo
quốc phòng an ninh…
3
Thứ hai: Xuất phát từ kỳ vọng của Đảng và Nhà nước cũng như người dân đặt ra
đối với ngành điện. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước và vì sự nghiệp
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ và kỳ vọng đặt ra cho ngành điện
Việt Nam rất lớn, đòi hỏi phải nhanh chóng xây dựng và phát triển Tập đoàn Điện lực
Việt Nam ngày càng một lớn mạnh, sản xuất và kinh doanh có lợi nhuận, cân bằng tài
chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động, tạo nền tảng
vững chắc để Tập đoàn bước vào giai đoạn phát triển năm 2016-2020. Đồng thời đảm
bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân, điều
hành hệ thống điện an toàn, linh hoạt, kịp thời, bám sát tình hình thời tiết, khai thác
hiệu quả các nguồn điện; Điều hành thị trường điện phát đúng quy định, vận hành điện
an toàn, hiệu quả, tin cậy hệ thống điện, sử dụng hiệu quả nguồn nước phát trong các
tháng mùa khô; Ổn định các tổ máy nhiệt điện than miền Bắc và các nhiệt điện than
mới vận hành, khắc phục nhanh khi có sự cố; Đảm bảo tiến độ và chất lượng xây dựng
các dự án, công trình điện, giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra đối với ngành
điện. Để làm được việc đó đặt ra hàng hoạt các vấn đề nghiên cứu và hoàn thiện trong
đó việc hoàn thiện hệ thống KSNB đang được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết.
Thứ ba: Xuất phát từ chính những hạn chế, bất cập của Tập đoàn Điện lực Việt
Nam. Sau một quá trình hình thành và phát triển, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đạt
được các thành tựu đáng kể, phát huy được vai trò chủ đạo của mình trong việc sản
xuất, truyền tải và phân phối điện, đáp ứng được nhu cầu về điện của người dân ở
nhiều vùng miền trên cả nước, đem lại nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách, góp
phần bình ổn vật giá… Bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được, hoạt động
của Tập đoàn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập như trình độ quản lý của một số công
ty thành viên còn chưa cao, hiệu quả kinh doanh và khả năng hội nhập, cạnh tranh
thấp, chưa đánh giá và phòng ngừa được hết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình
hoạt động của Tập đoàn… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên trong đó
phải kể đến một nguyên nhân quan trọng mà đến nay vẫn chưa được giải quyết một
cách triệt để, đó là chưa thiết kế và vận hành được một hệ thống KSNB thích hợp và
làm việc có hiệu quả để có thể thực hiện được tất cả các mục tiêu đề ra một cách hiệu
quả nhất.
Xuất phát từ những lý do nêu trên và thực tiễn của hệ thống KSNB tại Tập đoàn
Điện lực Việt Nam cũng như trên cơ sở yêu cầu cấp thiết đặt ra trong điều kiện kinh tế
thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp
hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Tập đoàn điện lực Việt Nam” để làm đề tài
nghiên cứu cho luận án của mình.
4
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Về những kết quả nghiên cứu nước ngoài: Các lý luận về hệ thống KSNB trên
thế giới đã phát triển mạnh mẽ và tập trung làm rõ khái niệm về hệ thống KSNB, các
tiêu chí và công cụ để đánh giá hệ thống KSNB cũng như các yếu tố cấu thành của hệ
thống KSNB.
Đã từ lâu, KSNB là một vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm chú ý trong cả
thực tiễn và lý luận. Trong giai đoạn sơ khai, KSNB xuất phát ban đầu từ sự quan tâm
của kiểm toán độc lập mà hình thức ban đầu là kiểm soát tiền. Đến năm 1905, trong
cuốn “Lý thuyết và thực hành kiểm toán” của Robert Montgomery đã bắt đầu xuất
hiện thuật ngữ “KSNB”. Một trong những khái niệm đầu tiên về KSNB được cục dự
trữ Liên bang Mỹ đưa ra vào năm 1929, sau đó được Ủy ban giao dịch chứng khoán
của Mỹ sử dụng nhằm đưa ra Đạo luật giao dịch chứng khoán vào năm 1934. Cũng
trong đạo luật này, vai trò của hệ thống KSNB đối với việc đảm bảo các mục tiêu cơ
bản trong đơn vị chính thức được ghi nhận (đặc biệt là mục tiêu đảm bảo độ tin cậy
của thông tin kế toán). Điều này nhằm mục đích khuyến khích các nhà đầu tư thực
hiện các quyết định đầu tư mua bán hay giữ chứng khoán một cách hợp lý trong điều
kiện có đầy đủ thông tin.
Từ đó đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hệ thống
KSNB, các loại hình kiểm soát trong mối liên hệ với KTNB như: Nghiên cứu của tác
giả Victor Z Brink và Herbert Witt (1941) về “KTNB hiện đại - đánh giá các hoạt
động và hệ thống kiểm soát”; của tác giả Alvin A.Arens và James Loebecke về “Kiểm
toán - Một phương pháp liên kết”; của tác giả Robert Moller (2005) về “KTNB hiện
đại kế thừa quan điểm của Brink”, của tác giả Oray Wittington và Kurt Pany (1995) về
“Các nguyên tắc của kiểm toán”….
Bên cạnh lĩnh vực kiểm toán, những nghiên cứu về KSNB trong mối quan hệ với
quản trị doanh nghiệp cũng được nhiều tác giả quan tâm. Có thể kể đến một số công
trình nghiên cứu tiêu biểu như: Tác giả Merchant, K.A (1985) về “Kiểm soát trong tổ
chức kinh doanh”; Tác giả Anthony R.N và Dearden, Jbedford (1989) về “Kiểm soát
quản lý”; tác giả Laura F.Spira và Micheal Page (2002) nghiên cứu về quản trị rủi ro
trong mối quan hệ với KSNB; tác giả Faudizah, Hasnah và Muhamad (2005) nghiên
cứu mối quan hệ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp với KSNB, tác giả Yuan Li,
Yi Liu, Youngbin Zhao (2006) nghiên cứu về vai trò định hướng thị trường của doanh
nghiệp và KSNB có tác động đến hoạt động phát triển sản phẩm mới.
5
Nhìn chung, trong suốt giai đoạn hình thành, khái niệm KSNB không ngừng
được mở rộng ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán. Tuy
nhiên trước khi báo cáo COSO (1992) ra đời, KSNB vẫn dừng lại như là một phương
tiện phục vụ cho kiểm toán viên trong kiểm toán BCTC.
Đến năm 1992, các công ty ở Hoa Kỳ phát triển nhanh, kèm theo đó là tình trạng
gian lận gia tăng, gây thiệt hại nặng nền cho nền kinh tế. Trước bối cảnh đó, nhiều ủy
ban ra đời nhằm tìm các biện pháp ngăn chặn và khắc phục các gian lận, hỗ trợ phát
triền kinh tế trong đó có ủy ban COSO (Committee of Sponsoring Organizations of the
Treadway Commission - Uỷ ban của các tổ chứ tài trợ của Ủy ban Treadway) là một tổ
chức được thành lập dựa trên sự khởi xướng và tài trợ của (5) tổ chức là: Hiệp hội Kế
toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA -
Institute of Internal Auditors), Hiệp hội Quản trị viên tài chính (FEI - Financial
Executives Institude), Hiệp hội kế toán Hoa kỳ (AAA - American Accounting
Association), Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA - Institude of Management
Accountants). Báo cáo của COSO bao gồm 4 phần và là tài liệu đầu tiên trên thế giới
nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về hệ thống KSNB, làm nền tảng cho hệ
thống lý thuyết về KSNB sau này.
Như vậy có thể nói báo cáo của COSO là khung lý thuyết căn bản để các nhà
nghiên cứu sau này phát triển lý thuyết và hoàn thiện lý thuyết đó hơn trong những
môi trường và điều kiện kinh doanh cụ thể. Cũng từ đây, khi nghiên cứu về KSNB, các
nhà quản lý sẽ nhìn nhận một cách cụ thể hơn về vai trò cũng như các bộ phận cấu
thành của của nó để có thể thiết kế và vận hành được một hệ thống KSNB phát huy
được hiệu lực và mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động.
Sau báo cáo COSO, đã có rất nhiều nghiên cứu mở rộng và phát triển hệ thống lý
luận về KSNB trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Sử dụng báo cáo COSO làm nền
tảng đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán độc lập và kiểm toán BCTC; vận dụng
KSNB của COSO vào ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong Báo cáo Basel của ủy
ban Basel.
Về những kết quả nghiên cứu trong nước
Thứ nhất, hệ thống lý luận về hệ thống KSNB ở Việt Nam được thể hiện trong
những cuốn giáo trình, sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học, các bài
viết nghiên cứu về khái niệm hệ thống KSNB, các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB,
trình tự và phương pháp nghiên cứu hệ thống KSNB của KTV cũng như những hạn chế
tiềm tàng của một hệ thống KSNB.
6
Trong giáo trình Kiểm toán của các trường đại học như Học viện Tài chính, Đại
học Kinh tế quốc dân, Đại học Hồng Đức, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
luôn dành riêng một chương để nói về hệ thống KSNB, các yếu tố cấu thành hệ thống
KSNB, những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB, trình tự và phương pháp nghiên
cứu hệ thống KSNB của kiểm toán viên… Một số sách tham khảo như “Kiểm toán”
(tác giả Vương Đình Huệ và Đoàn Xuân Tiên, NXB Tài chính 1996) có đề cập đến hệ
thống KSNB ở những khía cạnh như: khái niệm, mục đích của hệ thống KSNB trong
quản lý, các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB. Sách tham khảo “KSNB” (PGS.TS
Trần Thị Giang Tân chủ biên, nhà xuất bản Phương Đông, 2012) có đề cập đến tổng
quan hệ thống KSNB, nội dung cơ bản của hệ thống KSNB theo COSO, các loại gian
lận và biện pháp phòng ngừa, KSNB một số chu trình nghiệp vụ và tài sản… Nhìn
chung những tài liệu này chỉ cung cấp hệ thống lý luận chung về hệ thống KSNB chứ
không vận dụng chúng vào một tổ chức cụ thể.
Thứ hai, sự ra đời và phát triển lý luận về hệ thống KSNB ở Việt Nam gắn liền
với sự ra đời và phát triển của các hoạt động kiểm toán và nhu cầu quản trị của các
doanh nghiệp. Sự ra đời của công ty kiểm toán đầu tiên của Việt Nam (VACO) vào
năm 1991 đánh dấu một bước ngoặt vô cùng to lớn đối với công tác kế toán kiểm toán
ở Việt Nam. Sự ra đời của một loạt các công ty kiểm toán tồn tại dưới đủ mọi loại hình
đã tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán Việt Nam phát triển, dẫn đến yêu cầu về đánh
giá hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp. Do đó đòi hỏi phải có một nền tảng lý thuyết
căn bản về KSNB. Tiếp theo đó một loạt các quyết định liên quan đến KSNB ra đời
như Quy chế kiểm toán độc lập do Bộ Tài chính ban hành vào Tháng 1/1994, quy chế
KTNB áp dụng với các doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành vào tháng
10/1994. Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam ban hành ngày 03/01/1998. Tháng 9/1999, Bộ Tài chính ban hành 4 chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam, từ năm 2000 đến năm 2005 ban hành 26 chuẩn mực kiểm toán.
Ngày 06/12/2012, Bộ Tài chính đã ban hành và chuẩn hóa lại 37 chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam theo quan điểm quốc tế. Theo các quy định này, thuật ngữ “kiểm soát” được
hiểu là bất cứ khía cạnh nào của một hoặc nhiều thành phần của KSNB. Nhìn chung, ở
Việt Nam, hệ thống lý luận về KSNB còn sơ sài và chưa được coi trọng đúng mức,
KSNB chủ yếu vẫn chỉ được xem là công cụ quan trọng hỗ trợ kiểm toán độc lập thực
hiện hoạt động kiểm toán. KSNB chưa được coi là công cụ quan trọng giúp ích cho
quá trình quản lý các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đặt được các mục tiêu đề ra.
Thứ ba, tại Việt Nam, việc nghiên cứu hệ thống KSNB trong một đơn vị cụ thể
cũng được nhiều tác giả quan tâm và đề cập đến trong các luận văn thạc sỹ của mình.
7
Có thể kể đến tác giả Bùi Thị Hảo (2014) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại
Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài”; tác giả Phạm Lê Hoài Thương
(2014) với đề tài “ Hoàn thiện hệ thống KSNB của cảng Hàng không Vinh - chi nhánh
của TCT Cảng hàng không Việt Nam”; tác giả Phạm Ngọc Tú (2013) với đề tài:
“Hoàn thiện hệ thống KSNB tại TCT đầu tư nước và môi trường Việt Nam”; tác giả
Trần Thị Minh Thư (2001) với đề tài: “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các TCT Nhà
nước ở Việt Nam”; tác giả Đào Việt An (2011) với đề tài: “Hoàn thiện hệ thống KSNB
với việc tăng cường quản lý tài chính tại TCT khai thác Cảng hàng không miền
Bắc”… Hầu hết các nghiên cứu này đều nghiên cứu hệ thống KSNB ở một doanh
nghiệp đơn lẻ nên mới chỉ đánh giá được thực trạng hệ thống KSNB của từng chu
trình như mua hàng - thanh toán, chu trình tài sản cố định, chu trình xác định chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm…từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện mà chưa
đánh giá và hoàn thiện hệ thống KSNB trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh
nghiệp. Một số luận văn và công trình nghiên cứu về hệ thống KSNB tại các doanh
nghiệp vừa và nhỏ nên việc thiết kế hệ thống KSNB còn chưa rõ nét, thậm chí còn
chưa có. Chưa có tác giả nào nêu được tiêu chí để đánh giá sự hữu hiệu trong quá trình
vận hành của hệ thống KSNB và phân tích được mối quan hệ giữa các nhân tố tác
động đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB.
Thứ tư, trong thời gian gần đây, đã có một số luận án tiến sỹ nghiên cứu về hệ
thống KSNB trong phạm vi rộng hơn một doanh nghiệp, cụ thể hơn là trong một
ngành, một bộ hoặc một TCT.
Có thể kể đến Luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Thị Minh Hải năm 2010 về “Hoàn
thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam”. Luận án đã khái
quát được lý luận chung về hệ thống KSNB và cũng đúc rút được một số kinh nghiệm
kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và vận hành hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp
may mặc cũng như đưa ra được sự cần thiết và các giải pháp hoàn thiện hệ thống
KSNB tại các doanh nghiệp này. Tuy nhiên trong phần lý luận, luận án cũng chưa chỉ
ra được các điểm khác nhau giữa kiểm soát, KSNB và hệ thống KSNB cũng như chưa
nghiên cứu hệ thống KSNB dưới góc độ là một công cụ quản lý để thực hiện các mục
tiêu đề ra của doanh nghiệp, chưa chỉ ra được các rủi ro có thể xảy ra với các doanh
nghiệp may mặc và cũng chưa nghiên cứu được hệ thống KSNB dưới góc độ là 1 công
cụ quan trọng để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thu Hoài năm 2011 về “Hoàn thiện hệ thống
KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc TCT xi măng Việt Nam”. Điểm
mới của luận án này là đã đề cập tới hệ thống KSNB trong điều kiện ứng dụng công
8
nghệ thông tin. Luận án cũng chỉ ra được đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc TCT xi măng Việt Nam có ảnh hưởng
đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB như thế nào, từ đó đánh giá được thực
trạng và đưa ra được một số giải pháp có tính khả thi. Tuy nhiên luận án cũng mới chỉ
nghiên cứu được các vấn đề liên quan đến hệ thống KSNB của các doanh nghiệp sản
xuất thuộc TCT Xi măng Việt Nam chứ chưa khái quát được hướng nghiên cứu trong
toàn ngành. Luận án cũng chưa chỉ ra được các rủi ro có thể xảy ra với các doanh
nghiệp sản xuất xi măng và cũng chưa nghiên cứu được hệ thống KSNB dưới góc độ
là một công cụ quan trọng để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2013), nghiên cứu về hệ thống
KSNB tại Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam. Luận án đã khái quát hóa được hệ thống lý
luận về hệ thống KSNB tại TĐKT nói chung cũng như Tập đoàn hóa chất nói riêng.
Luận án đã chỉ ra được các đặc điểm đặc thù của TĐKT có ảnh hưởng đến việc thiết
kế và vận hành hệ thống KSNB như thế nào cũng như đã đưa ra được những điểm
khác nhau căn bản giữa hệ thống KSNB của TĐKT so với hệ thống KSNB ở một
doanh nghiệp riêng lẻ. Trong quá trình phân tích thực trạng, tác giả luận án cũng đã lập
các bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát tại các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Hóa
chất để có được cái nhìn toàn diện về thực trạng hệ thống KSNB tại Tập đoàn Hóa
chất trên cơ sở đó đưa ra được các giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập
đoàn này. Tuy nhiên, Luận án mới chỉ nghiên cứu về hệ thống KSNB với 3 yếu tố cấu
thành là môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin và các thủ tục kiểm soát. Một trong
những chức năng quan trọng nhất của hệ thống KSNB là cảnh báo và ngăn ngừa rủi ro
lại chưa được tác giả nhắc đến trong luận án của mình. Luận án cũng chưa chỉ ra được
các đặc điểm riêng có của Tập đoàn hóa chất có ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận
hành hệ thống KSNB như thế nào cũng như chưa chỉ ra được các rủi ro trọng yếu có
thể ảnh hưởng đến mục tiêu của hệ thống KSNB tại Tập đoàn hóa chất.
Luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp ngành dịch
vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Trang (2015). Luận án đã
nghiên cứu, khảo sát đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống
KSNB với 5 yếu tố cấu thành là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và
truyền thông, thủ tục kiểm soát và hoạt động giám sát. Luận án có nghiên cứu sâu về
kinh nghiệm xây dựng hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp ngành năng lượng và dầu
khí ở nhiều nước trên thế giới để rút ra bài học cho Việt Nam. Luận án cũng trình bày
khá rõ ràng đặc điểm của ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí ảnh hưởng tới việc thiết kế
và vận hành hệ thống KSNB cũng như những rủi ro mà loại hình doanh nghiệp này
9
phải đối mặt. Tuy nhiên các giải pháp đưa ra còn mang tính định hướng chung chung
mà chưa hướng đến ngăn ngừa các rủi ro mà tác giả đã nhận diện trước đó.
Luận án tiến sĩ của tác giả Đinh Hoài Nam (2016), nghiên cứu về hệ thống
KSNB tại các doanh nghiệp trong TCT phát triển nhà và đô thị. Luận án đã khái quát
hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống KSNB trong doanh nghiệp theo mô hình
công ty mẹ - công ty con. Tác giả đã nhận diện và phân tích những rủi ro có ảnh hưởng
đến mục tiêu của hệ thống KSNB cũng như đã lập bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát
tại các đơn vị thành viên của TCT để có được cái nhìn toàn diện về thực trạng hệ thống
KSNB tại TCT phát triển nhà và đô thị dựa trên 3 yếu tố là cấu thành là môi trường
kiểm soát, hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát. Trên cơ sở đó luận án đưa ra được
các giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB. Điểm mới của luận án này là đã nghiên
cứu hệ thống KSNB với chức năng quan trọng nhất là cảnh báo và ngăn ngừa các rủi
ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên trong phần lý luận của luận án cũng
chưa phân biệt được các khái niệm kiểm soát, KSNB, hệ thống KSNB.
Thứ năm, tổ chức hoạt động kinh doanh dưới mô hình Tập đoàn ở nước ta là
một vấn đề không còn mới mẻ nhưng trong quá trình hoạt động trong thời gian qua
vẫn bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Trong thời gian qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về
hoạt động kinh doanh dưới mô hình Tập đoàn nhưng trên các khía cạnh khác nhau.
Có thể kể đến PGS.TS Ngô Trí Tuệ với “Tổ chức hệ thống KSNB trong quản lí tài
chính tại các TCT và TĐKT Việt Nam”; TS Hoàng Văn Ninh với “Tổ chức hệ thống
thông tin kế toán phục vụ công tác quản lý trong các TĐKT ở Việt Nam”; TS Nguyễn
Xuân Nam với “Đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản đối với các TCT 91 phát triển
theo mô hình Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam”; TS Nguyễn Minh Dũng với “Quản lý
vốn đầu tư công ty mẹ vào công ty con trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam”… Các công trình này đã làm rõ được khái niệm, phân loại Tập đoàn cũng như
đưa ra được kinh nghiệm khi tổ chức và xây dựng một số Tập đoàn trên thế giới, các
chính sách vĩ mô cho sự phát triển của TĐKT tại Việt Nam, đưa ra được phương
hướng và các giải pháp về cơ chế, tổ chức, về chính sách hỗ trợ để hình thành và phát
triển các TĐKT ở Việt Nam trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại các TCT Nhà nước.
Thứ sáu, trong nghiên cứu nói chung và trong chuyên ngành kế toán - kiểm toán
nói riêng, Tập đoàn Điện lực cũng như ngành điện đã thu hút được sự quan tâm, chú ý
của nhiều nhà nghiên cứu, có thể kể đến TS Trần Thế Hùng với “Hoàn thiện công tác
quản lý tiền lương trong ngành điện lực Việt Nam”; tác giả Phạm Văn Hòa và Đặng
Tiến Trung với “Hệ thống thông tin trong hệ thống điện”; tác giả Nghiêm Sĩ Thương
(2008) với “Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các công ty điện lực thuộc Tập đoàn
10
Điện lực Việt Nam”... Tuy nhiên các công trình này mới chỉ nghiên cứu các khía cạnh
đơn lẻ của hệ thống KSNB chứ chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách
tổng thể và có hệ thống về hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam với đầy đủ
các yếu tố cấu thành.
Như vậy theo hiểu biết của tác giả, tuy tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về hệ
thống KSNB trong các ngành, các lĩnh vực, các đơn vị khác nhau nhưng vẫn còn có
những khoảng trống để đề tài tiếp tục nghiên cứu và khai thác, cụ thể như sau:
Về nội dung: Trên góc độ nghiên cứu lý luận về hệ thống KSNB, phần lớn các
đề tài chưa làm rõ được sự khác biệt giữa hai khái niệm KSNB và hệ thống KSNB
cũng như chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa vận hành hệ thống KSNB với quản trị rủi
ro trong doanh nghiệp. Trên góc độ khảo sát thực tiễn, hầu hết các đề tài chưa nêu
được các rủi ro trọng yếu có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và
việc xây dựng các chính sách, thủ tục kiểm soát để hạn chế các rủi ro đó được thực
hiện như thế nào. Chính vì vậy các giải pháp đưa ra đều mang tính chung chung chứ
chưa đi vào từng rủi ro cụ thể.
Về phạm vi nghiên cứu: Theo nghiên cứu tổng quan của tác giả, chưa có một
nghiên cứu nào về hệ thống KSNB của Tập đoàn hoạt động theo mô hình công ty mẹ -
công ty con trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải và phân phối kinh doanh điện năng, về
Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đặc biệt tiếp cận hệ thống KSNB với chức năng quan
trọng là cảnh báo và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.
Từ những lý do nêu trên, tác giả cho rằng khoảng trống để tác giả nghiên cứu đề
tài “Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Tập đoàn Điện lực Việt
Nam” là hoàn toàn phù hợp và cần thiết. Luận án tập trung vào nghiên cứu lý luận
chung về hệ thống KSNB trong các đơn vị hoạt động theo mô hình TĐKT tồn tại dưới
dạng công ty mẹ - công ty con, thực trạng hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt
Nam, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện cho hệ thống KSNB tại Tập đoàn
Điện lực Việt Nam. Cách tiếp cận của luận án là tiếp cận theo hướng rủi ro, có nghĩa là
nghiên cứu hệ thống KSNB với chức năng quan trọng nhất là cảnh báo và phòng ngừa
các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của Tập đoàn và các đơn vị thành viên.
3. Mục đích nghiên cứu của luận án
- Trên cơ sở lý thuyết về hệ thống KSNB trong doanh nghiệp nói chung và hệ
thống KSNB trong các TĐKT nói riêng, Luận án hệ thống hóa và bổ sung các vấn đề
mang tính chất lý luận cơ bản về hệ thống KSNB tại Tập đoàn kinh tế Nhà nước hoạt
động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Mục tiêu này được giải quyết ở chương 1.
11
- Trên cơ sở lý luận chung, Luận án nghiên cứu, phân tích tổng hợp và đánh giá
thực tiễn hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng như phân tích được
các nguyên nhân dẫn tới thực trạng như vậy. Tất cả nội dung này được sử dụng làm cơ
sở đề ra các giải pháp hoàn thiện. Mục tiêu này được giải quyết ở chương 2.
- Trên cơ sở của lý luận đã hệ thống và thực trạng đã phân tích, Luận án nghiên
cứu và đề xuất các phương hướng, giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập
đoàn Điện lực Việt nam trên phương diện thiết kế và vận hành hệ thống KSNB nhằm
ngăn ngừa, hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của rủi ro đến các mục tiêu của hệ
thống KSNB. Mục tiêu này được giải quyết ở chương 3.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
 Đối tượng nghiên cứu của Luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt
Nam. Đó chính là những chính sách, những quy định, những thủ tục được thiết kế và
vận hành nhằm cảnh báo và phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra, nâng cao hiệu quả hoạt
động và đạt được các mục tiêu đề ra trong quá trình hoạt động của Tập đoàn.
 Phạm vi nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận án tập trung nghiên cứu hệ thống KSNB
tại Công ty mẹ Tập đoàn và các công ty thành viên thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam
bao gồm các công ty con cấp 1 và công ty liên kết với công ty mẹ. Tác giả nghiên cứu
hệ thống KSNB dưới góc độ của nhà tư vấn để đưa ra được những giải pháp mang tính
khả thi nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
 Luận án lựa chọn thời gian nghiên cứu: Từ năm 2013 đến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Phương pháp chung: Phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu, nghiên cứu các sự vật hiện
tượng trong mối quan hệ biện chứng với nhau.
Phương pháp cụ thể:
- Phương pháp thu thập thông tin là phương pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn,
phương pháp kiểm tra tài liệu, kiểm tra vật chất…
- Luận án thực hiện điều tra xã hội học thông qua phỏng vấn các đối tượng lãnh
đạo chủ chốt như trưởng, phó các phòng ban chức năng và điều tra bằng mẫu phiếu
câu hỏi được chuyển đến công ty mẹ và 23 công ty thành viên của Tập đoàn, kết quả
nhận được 24/24 phiếu (100%).
12
Mẫu phiếu khảo sát được chia thành 2 loại:
+ Phiếu khảo sát dành cho công ty mẹ
+ Phiếu khảo sát dành cho công ty thành viên của Tập đoàn
Với việc khảo sát tất cả các công ty thành viên, tác giả đạt được các mục tiêu sau:
+ Điều tra được thực tế kiểm soát tại công ty mẹ, các công ty thành viên và thực
tế kiểm soát theo chiều dọc từ công ty mẹ xuống các đơn vị thành viên.
+ Lựa chọn được các công ty đại diện cho các lĩnh vực kinh doanh chính của Tập
đoàn. Mỗi lĩnh vực có những đặc thù kiểm soát khác nhau từ đó Tập đoàn có thể vận
dụng để thiết kế và vận hành một hệ thống KSNB phù hợp nhất.
Mục đích khảo sát: Thu thập các thông tin về hệ thống KSNB tại công ty mẹ và
các công ty thành viên thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo các yếu tố cấu thành.
Khảo sát được thực hiện bằng phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi. Ngoài thông
tin chung về doanh nghiệp thì phần chủ yếu và quan trọng nhất của Phiếu điều tra
được xây dựng dựa trên 5 yếu tố cơ bản cấu thành nên hệ thống KSNB. Các câu hỏi
liên quan đến các hoạt động kiểm soát được thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động
cũng như tổ chức quản lý của ngành điện.
Các câu hỏi trong phiếu điều tra bao gồm hai loại mở và đóng. Các câu hỏi dạng
đóng có câu trả lời là có, không hoặc không áp dụng. Do phiếu điều tra bao gồm nhiều
câu hỏi liên quan đến nhiều cấp độ quản lý cũng như nhiều lĩnh vực hoạt động khác
nhau trong đơn vị do đó đối tượng phỏng vấn được lựa chọn khác nhau phù hợp với
từng loại câu hỏi. Cụ thể:
- Với các câu hỏi liên quan đến môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, giám sát,
đối tượng được phỏng vấn chủ yếu là lãnh đạo đơn vị hoặc thành viên BKS (nếu có).
- Với các câu hỏi liên quan đến hệ thống thông tin và truyền thông, đối tượng
phỏng vấn là nhân viên phòng công nghệ thông tin và phòng kế toán.
- Với các câu hỏi liên quan đến các hoạt động và thủ tục kiểm soát, đối tượng
phỏng vấn là cán bộ phòng kế toán, ban kiểm soát, ban kế hoạch, ban an toàn, cán bộ
kỹ thuật, giám sát chất lượng….
- Phương pháp xử lý thông tin: Từ kết quả điều tra, quan sát và phỏng vấn, trên
cơ sở tổng hợp tình hình chung và kết quả thu được của 23 phiếu điều tra tại các công
ty thành viên thuộc Tập đoàn, tác giả đã tổng hợp lại, đồng thời phân tích kết quả điều
tra để đưa ra một số nhận định, đánh giá về hệ thống KSNB trong các đơn vị được
điều tra. Tiêu chí được sử dụng để đánh giá bao gồm: Sự hiện diện của các chính sách
và thủ tục kiểm soát tại doanh nghiệp và sự vận hành mang tính liên tục và hữu hiệu
của các chính sách và thủ tục kiểm soát đã được thiết kế.
13
- Phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu: Phương pháp quy nạp, phương
pháp diễn giải, phương pháp thống kê… để tổng hợp kết quả khảo sát và đưa ra các
phân tích, đánh giá, nhận định về thực trạng hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực
Việt Nam.
- Nguồn tài liệu sử dụng: Toàn bộ hệ thống các văn bản, quy chế, quy định của
Tập đoàn ban hành để xây dựng và vận hành hệ thống KSNB, cũng như các báo cáo
kiểm toán, báo cáo thanh tra thuế tại Tập đoàn cũng như các công ty thành viên trong 3
năm gần nhất.
6. Những đóng góp của Luận án về mặt lý luận và thực tiễn
Đóng góp của Luận án thể hiện trên cả hai mặt, lý luận và thực tiễn, cụ thể:
 Về mặt lý luận:
+ Luận án đã khái quát hóa lý luận chung về hệ thống KSNB tại một doanh
nghiệp, phân tích các quan điểm khác nhau về hệ thống KSNB, trên cơ sở đó phát triển
theo hướng cụ thể hóa lý luận chung về hệ thống KSNB tại các TĐKT.
+ Luận án đã phân tích được các đặc điểm hoạt động (địa vị pháp lý, cơ cấu tổ
chức, quy mô và phạm vi hoạt động, quan hệ liên kết và quản lý vốn, ngành nghề lĩnh
vực kinh doanh cũng như chế độ sở hữu) của TĐKT chi phối đến việc thiết kế và vận
hành hệ thống KSNB tại Tập đoàn nhằm làm rõ hơn việc thiết kế và vận hành hệ thống
KSNB theo mô hình Tập đoàn tồn tại dưới dạng Công ty mẹ - công ty con.
+ Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng hệ thống KSNB ở Tập đoàn của
một số nước trên thế giới như Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản. Luận án cũng đã
nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng hệ thống KSNB theo mô hình COSO tại Tập đoàn
năng lượng Úc cũng như nghiên cứu các thất bại của Tập đoàn Điện lực Nhật Bản,
trên cơ sở đó rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong việc thiết kế và vận hành
hệ thống KSNB ở các TĐKT tại Việt Nam.
+ Lý luận trong luận án có thể là tài liệu giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho
các vấn đề lý luận về hệ thống KSNB trong một doanh nghiệp đơn lẻ cũng như trong
một TĐKT tồn tại dưới dạng công ty mẹ - công ty con.
+ Lý luận trong luận án có thể là tiền đề và cơ sở để hoàn thiện và bổ sung lý
luận về hệ thống KSNB trong các loại hình doanh nghiệp khác.
 Về mặt thực tiễn:
+ Luận án đã nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng của Tập đoàn Điện lực Việt
Nam có ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB.
14
+ Luận án đã nghiên cứu các rủi ro trọng yếu có thể xảy ra trong lĩnh vực sản
xuất, truyền tải, kinh doanh phân phối điện tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ảnh hưởng
đến việc thực hiện các mục tiêu của Tập đoàn.
+ Luận án đã khảo sát, phân tích các yếu tố: Môi trường kiểm soát, thông tin và
truyền thông, đánh giá rủi ro, các thủ tục kiểm soát và hoạt động giám sát tại Tập đoàn
Điện lực Việt Nam nhằm làm rõ hệ thống KSNB tại Công ty mẹ cũng như các công ty
thành viên Tập đoàn. Kết quả đánh giá chỉ ra được những ưu điểm cũng như những
hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này.
+ Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, khảo sát và đánh giá, luận án đề xuất những
phương hướng, các giải pháp thiết thực để hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn
Điện lực Việt Nam với trọng tâm hướng đến kiểm soát các rủi ro trọng yếu ảnh hưởng
đến việc đạt được các mục tiêu của Tập đoàn.
+ Hơn nữa, luận án cũng cung cấp thông tin để các tổ chức đào tạo, tư vấn thiết
kế chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sao
cho phù hợp với thực tế KSNB trong giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận án được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt
động của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước
Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam
thời gian qua
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực
Việt Nam
15
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
1.1. Khái quát chung về kiểm soát trong quản lý và kiểm soát nội bộ trong
doanh nghiệp
1.1.1. Chức năng kiểm soát trong quản lý
1.1.1.1. Khái niệm và vai trò của kiểm soát trong quản lý
Từ trước tới nay, để đạt được được các mục tiêu trong quá trình hoạt động của
mình thì con người không thể tách rời khỏi hoạt động quản lý. Việc tiếp cận quản lý
theo các khía cạnh khác nhau đã dẫn đến những quan điểm khác nhau về hoạt động
quản lý.
Mary Parker Follet đưa ra khái niệm hết sức ngắn gọn: “Quản lý là nghệ thuật
khiến cho công việc được làm bởi người khác” [106].
James H.Donnelly và các cộng sự đưa ra khái niệm về quản lý trong đó có nhấn
mạnh đến khía cạnh về hành vi của quản lý: “Quản lý là một quá trình do một hay
nhiều người thực hiện, nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt
được kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được” [34, tr.52].
Trên quan điểm nhấn mạnh đến các chức năng của quản lý để đạt được các mục tiêu
của tổ chức, James Stoner và Stephen Robbins đã cho rằng: “Quản lý là một tiến trình bao
gồm việc hoạch định, tổ chức, quản trị con người, và kiểm soát các hoạt động trong một
đơn vị một cách có hệ thống nhằm hoàn thành mục tiêu của đơn vị đó” [93, tr.45].
Trên quan điểm hướng đến vai trò của quản lý, Koontz & O’donnell, Heinr
Weihrich lại nhận định: “Có lẽ không có lĩnh vực nào của con người quan trọng hơn là
công việc quản lý, bởi nhà quản trị ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm
vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với
nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu đã định” [26, tr.30].
Trên quan điểm nhấn mạnh chức năng của hoạt động quản lý, GS.TS Nguyễn
Quang Quynh cho rằng: “Quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các
hướng đã định trên cơ sở các nguồn lực nhằm xác định hiệu quả cao nhất” [41, tr.8].
Quá trình này bao gồm nhiều giai đoạn, trước tiên là phải dự báo và kiểm tra các thông
tin về nguồn lực và mục tiêu cần đạt tới, sau đó xây dựng kế hoạch và chương trình
hành động, cuối cùng là tổ chức thực hiện các kế hoạch và chương trình đã vạch ra.
Có thể nói với các cách tiếp cận và lý giải ở các góc độ khác nhau nhưng tóm lại
các quan điểm này đều có điểm chung là đều cho rằng: “Quản lý là các hoạt động cần
thiết được tiến hành bởi con người nhằm đạt được mục tiêu chung của một tổ chức”.
16
Để đạt được các mục tiêu chung của tổ chức thì phải thực hiện được các chức
năng của quản lý. Các chức năng của quản lý là những nhiệm vụ lớn nhất, bao trùm
lên các hoạt động quản lý. Liên quan đến vấn đề chức năng của quản lý thì cũng có rất
nhiều quan điểm khác nhau.
Theo Henry Fayol, cha đẻ của lý thuyết quản trị hiện đại thì quản lý là một quá
trình bao gồm một tập hợp 5 chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và
kiểm soát. Gwick và Urwich nêu lên 7 chức năng của quản lý là: lập kế hoạch, tổ chức,
bố trí nhân sự, chỉ huy, phối hợp, kiểm soát, dự toán. James Stoner lại chia hoạt động
quản lý ra thành 4 chức năng riêng biệt: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, quản lý.
Nhìn chung các quan điểm khác nhau về chức năng của quản lý thông thường tập
trung vào vấn đề quản lý con người trong một tổ chức. Tuy nhiên các quan điểm này
đều thống nhất ở chỗ đều cho rằng: để quá trình quản lý đạt hiệu quả không thể thiếu
được khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát để đạt được mục tiêu. Trong
đó kiểm soát có vai trò đặc biệt quan trọng, nó có liên quan mật thiết với quản lý, đóng
vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của nhà quản lý. Hoạt động kiểm soát là cơ
sở để nhà quản lý có đầy đủ thông tin để ra quyết định thích hợp nhằm đạt được mục
tiêu đề ra của tổ chức.
Có nhiều quan điểm khác nhau về kiểm soát. Henry Fayol thì cho rằng: “Kiểm
soát là việc kiểm tra để khẳng định mọi việc có được thực hiện theo đúng kế hoạch
hoặc các chỉ dẫn và các nguyên tắc đã được thiết lập hay không, từ đó chỉ ra các yếu
kém và sai phạm cần phải điều chỉnh, đồng thời ngăn ngừa chúng không được phép tái
diễn” [91, tr.49].
Anthony và các cộng sự lại đưa ra khái niệm về kiểm soát nhấn mạnh đến sự điều
khiển trong phạm vi rộng: “Kiểm soát là một quá trình thực hiện một tập hợp các thay
đổi nhằm đạt được các mục tiêu đã định” [101, tr.5].
PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa lại cho rằng: “Kiểm soát là quá trình đo lường,
đánh giá và tác động lên đối tượng kiểm soát nhằm đảm bảo mục tiêu, kế hoạch của tổ
chức được thực hiện một cách có hiệu quả” [28, tr.14].
Tác giả Dương Hữu Hạnh trong cuốn: “Các nguyên tắc quản trị hiện đại trong
nền kinh tế toàn cầu” đã nêu lên quan điểm cho rằng: “Kiểm soát là tiến trình giám sát
và điều chỉnh các hoạt động của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra” [25, tr.31].
GS.TS Nguyễn Quang Quynh cho rằng: “Kiểm soát không phải là một pha hay
một giai đoạn của quá trình quản lý mà là một chức năng không thể tách rời của quản
lý. Trong suốt quá trình quản lý, kiểm soát luôn luôn tồn tại trước, trong và sau mỗi
hoạt động định hướng hoặc tổ chức để thực hiện hoặc điều chỉnh mỗi hoạt động đó.
17
Một cách tổng hợp nhất, kiểm soát được hiểu là tổng hợp các phương sách để nắm lấy
và điều hành đối tượng hoặc khách thể quản lý” [41, tr.9].
Trên cơ sở xem xét các quan điểm khác nhau về kiểm soát và nhận diện vai trò
của kiểm soát trong quản lý, tác giả đưa ra nhận định về kiểm soát như sau: “Kiểm soát
là chức năng quan trọng của quản lý, được thực hiện một cách thường xuyên liên tục
trong mọi mặt hoạt động và trong mọi cấp độ quản lý trong doanh nghiệp. Mục đích
cuối cùng của kiểm soát là làm cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu cao nhất đã đề ra
với chi phí và mức độ rủi ro thấp nhất”. Để hoạt động quản lý được tiến hành một
cách có hiệu quả thì việc lựa chọn loại hình kiểm soát phù hợp sao cho có thể phòng
ngừa được rủi ro là một vấn đề mang tính chất sống còn đối với doanh nghiệp.
1.1.1.2. Các loại kiểm soát
 Phân loại theo nhiệm vụ của kiểm soát trong các cấp quản trị doanh nghiệp
Căn cứ vào nhiệm vụ của kiểm soát trong các cấp quản trị doanh nghiệp, kiểm
soát được chia thành kiểm soát quản trị và kiểm soát tác nghiệp, trong đó:
Kiểm soát quản trị: là quá trình các nhà quản trị bảo đảm rằng các nguồn lực đạt được
và được sử dụng có hiệu quả và hiệu lực để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
Kiểm soát tác nghiệp: là quá trình các nhà quản trị đảm bảo các nhiệm vụ cụ thể
được thực hiện một cách có hiệu quả và hiệu lực. Hoạt động kiểm soát này có thể được
thực hiện thông qua con người hoặc chương trình tự động. Khi càng nhiều nhiệm vụ
được tự động hoá thì nhân tố con người trong kiểm soát tác nghiệp càng trở thành ít
quan trọng hơn.
 Phân loại theo mối quan hệ giữa kiểm soát với quá trình thực hiện kế hoạch
Căn cứ vào mối quan hệ giữa kiểm soát và quá trình thực hiện kế hoạch, kiểm
soát được chia thành kiểm soát trước, trong và sau quá trình thực hiện kế hoạch.
Kiểm soát trước khi thực hiện kế hoạch: là loại kiểm soát phòng ngừa trước khi
quá trình bắt đầu nhằm dự báo trước kết quả và tìm ra giải pháp điều chỉnh trước khi
công việc được tiến hành.
Kiểm soát trước khi thực hiện kế hoạch là sự giám sát, kiểm tra xem các yếu tố
đầu vào có đảm bảo đúng như kế hoạch đã dự kiến hay không? Các yếu tố đó có khả
năng làm cho quá trình thực hiện kế hoạch đi đến kết quả mong đợi hay không? Nếu
không thì cần phải có sự điều chỉnh như thế nào?
Kiểm soát trong quá trình thực hiện kế hoạch: là loại kiểm soát nhằm đảm bảo
chắc chắn rằng mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu đề ra. Ở giai
18
đoạn này nhà quản trị phải theo dõi được diễn biến của quá trình thực hiện kế hoạch
với những qui định, chính sách, thủ tục và kế hoạch đã lập ra để phát hiện kịp thời
những sai lệch, vướng mắc từ đó có những điều chỉnh phù hợp đảm bảo cho các kế
hoạch được thực hiện.
Kiểm soát sau quá trình thực hiện kế hoạch
Kiểm soát khi quá trình thực hiện kế hoạch đã hoàn thành không có tác dụng
điều chỉnh quá trình đó mà thông qua việc so sánh giữa kết quả đạt được với các kế
hoạch (dự toán) đã đề ra để đánh giá trách nhiệm của các bộ phận, xác định nguyên
nhân của những chênh lệch giữa kế hoạch (dự toán) và thực hiện từ đó mà có những
điều chỉnh cho những quá trình tương tự sau này.
 Phân loại kiểm soát theo cách thức ngăn ngừa các sai phạm trong quá trình
hoạt động của doanh nghiệp
Sai phạm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp bao gồm ba nhóm đó là sai
sót, gian lận và hành vi không tuân thủ, trong đó:
Sai sót là những nhầm lẫn không cố ý ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu
cụ thể như sai sót trong kế toán là lỗi tính toán số học, ghi chép sai, bỏ sót hoặc hiểu
sai các khoản mục, nghiệp vụ...
Gian lận là các hành vi có chủ ý lừa dối, có liên quan đến việc tham ô, biển thủ
tài sản hoặc là xuyên tạc các thông tin và che dấu tài sản như che dấu thông tin, tài liệu
hoặc nghiệp vụ; xử lý chứng từ theo ý muốn chủ quan, sửa đổi, xuyên tạc, làm giả
chứng từ, tài liệu...
Không tuân thủ là những hành vi thực hiện sai, bỏ sót, thực hiện không đầy đủ,
không kịp thời hoặc không thực hiện pháp luật và các qui định trong nội bộ doanh
nghiệp dù là do vô tình hay chủ ý.
Để ngăn chặn các sai phạm xảy ra nhà quản trị ban hành và tổ chức thực hiện các
qui định, chính sách, thủ tục, tiêu chuẩn... Đứng trên góc độ tổ chức thực hiện các qui
định, chính sách, thủ tục và tiêu chuẩn đó, kiểm soát được chia thành kiểm soát ngăn
ngừa, kiểm soát phát hiện và kiểm soát điều chỉnh.
Kiểm soát ngăn ngừa là quá trình tổ chức thực hiện các qui định, chính sách, thủ
tục và tiêu chuẩn… thông qua việc bắt buộc các bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp
tuân thủ các qui định, chính sách, thủ tục và tiêu chuẩn nhằm ngăn chặn các sai phạm
hoặc các điều kiện dẫn đến sai phạm. Kiểm soát ngăn ngừa được thực hiện trước khi
hoạt động xảy ra.
19
Kiểm soát phát hiện tập trung vào việc phát hiện và đánh giá các gian lận và sai
sót đã xảy ra trong quá trình tác nghiệp nhằm giúp các nhà quản lý có các quyết định
xử lý kịp thời để hạn chế thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra. Kiểm soát phát hiện
được thực hiện trong hoặc sau quá trình thực hiện nghiệp vụ.
Kiểm soát hiệu chỉnh hướng tới việc cung cấp những thông tin cần thiết cho việc
ra các quyết định xử lý các gian lận và sai soát đã phát hiện.
 Phân loại theo phạm vi kiểm soát
Theo tiêu thức này, kiểm soát được chia thành kiểm soát toàn diện (tổng quát) và
kiểm soát chuyên đề.
Kiểm soát toàn diện là kiểm soát đầy đủ các lĩnh vực và quá trình hoạt động của
tổ chức từ chủ trương chính sách, tổ chức quản lý đến hệ thống thông tin kế toán và
thủ tục kiểm soát.
Kiểm soát chuyên đề là kiểm soát chỉ tập trung vào những yếu tố, những mặt cụ
thể và chủ yếu của từng loại hoạt động được thực hiện trong một đơn vị để nắm bắt và
điều hành kịp thời.
 Phân loại theo mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm soát.
Theo tiêu thức này, kiểm soát được chia thành: Kiểm soát từ bên ngoài và
KSNB.
Kiểm soát từ bên ngoài là loại kiểm soát do chủ thể kiểm soát ở bên ngoài đơn vị
thực hiện.
KSNB là loại kiểm soát do đơn vị tự thực hiện các hoạt động kiểm tra giám sát
nhằm mục đích quản trị nội bộ.
Như vậy có rất nhiều loại kiểm soát mà nhà quản lý có thể lựa chọn cho tổ chức
của mình. Việc phân định giữa các loại kiểm soát chỉ mang tính tương đối. Điều này
đòi hỏi các chủ thể kiểm soát phải sử dụng linh hoạt, kết hợp nhiều loại kiểm soát với
nhau nhằm đạt được mục tiêu của mình trong quá trình quản lý.
1.1.2. Những vấn đề chung về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
KSNB là loại kiểm soát mà nhà quản lý sử dụng để đơn vị tự thực hiện các hoạt
động kiểm tra giám sát nhằm mục đích quản trị nội bộ. Khái niệm về KSNB đã ra đời
từ rất lâu. Từ trước tới nay đã có rất nhiều tổ chức đưa ra các khái niệm và định nghĩa
về KSNB, có thể kể đến như:
 Theo công bố của cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (1929) thì: “KSNB là công cụ
để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động”.
20
 Viện kiểm toán độc lập Hoa Kỳ AICPA định nghĩa KSNB như sau: “KSNB bao
gồm kế hoạch của tổ chức và tất cả các phương pháp phối hợp và đo lường được thừa
nhận trong doanh nghiệp để bảo đảm an toàn tài sản có của họ, kiểm tra sự phù hợp và
độ tin cậy của dữ liệu kế toán, tăng cường tính hiệu quả của hoạt động và khuyến
khích việc thực hiện các chính sách quản lý lâu dài” [43, tr.5]. Định nghĩa này của
AICPA cho rằng mục đích của KSNB là để giữ an toàn cho tài sản và tăng cường độ
tin cậy của dữ liệu kế toán.
Theo thời gian thì khái niệm về KSNB đã được định nghĩa mở rộng ra khỏi
những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán. Vào năm 1949, trong một
công trình nghiên cứu về KSNB với tiêu đề: “KSNB, các nhân tố cấu thành và tầm
quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp và đối với các kiểm toán viên độc lập”,
AICPA đã bổ sung thêm mục tiêu thúc đẩy hoạt động có hiệu quả và khuyến khích sự
tuân thủ các chính sách của nhà quản lý vào định nghĩa về KSNB.
 Đứng trên góc độ của Kiểm toán viên - nghiên cứu đánh giá về hệ thống KSNB
nhằm phục vụ cho công việc của mình - Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 -
“Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được
kiểm toán và môi trường của đơn vị” thì: “KSNB là quy trình do Ban quản trị, BGĐ và
các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý
về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của BCTC,
đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên
quan. Thuật ngữ “kiểm soát” được hiểu là bất cứ khía cạnh nào của một hoặc nhiều
thành phần của KSNB”.
Như vậy cho đến nay, quá trình nhận thức và nghiên cứu về KSNB đã dẫn đến sự
hình thành các định nghĩa khác nhau từ đơn giản đến phức tạp về vấn đề này. Tuy
nhiên đến thời điểm hiện tại, định nghĩa về KSNB được chấp nhận rộng rãi nhất là của
COSO. Đến nay định nghĩa của COSO được chấp nhận rộng rãi là:
“KSNB là một quá trình, chịu ảnh hưởng bởi HĐQT, người quản lý và các nhân
viên của đơn vị, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các
mục đích về hoạt động, BCTC và tuân thủ” [92, tr.196].
Đặc điểm nổi bật của báo cáo COSO là một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị,
trong đó KSNB không chỉ còn là một vấn đề liên quan đến BCTC mà được mở rộng ra
cho các lĩnh vực hoạt động và tuân thủ.
Trong định nghĩa trên, một số nội dung cơ bản có thể hiểu như sau:
21
Thứ nhất: KSNB là một quá trình. KSNB bao gồm một chuỗi hoạt động kiểm
soát hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể
thống nhất. Quá trình kiểm soát là phương tiện để giúp cho đơn vị đạt được các mục
tiêu của mình.
Thứ hai: KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người. Cần hiểu rằng, KSNB
không chỉ là đơn thuần là những chính sách, thủ tục, biểu mẫu… mà chủ yếu do những
con người trong tổ chức như HĐQT, BGĐ và các nhân viên thực thi. Chính họ sẽ định
ra mục tiêu, thiết lập cơ chế kiểm soát ở mọi nơi và vận hành chúng.
Thứ ba: KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý. KSNB cung cấp một sự đảm
bảo hợp lý, chứ không phải đảm bảo tuyệt đối các mục tiêu sẽ đạt được. Vì khi vận
hành hệ thống kiểm soát, những yếu kém có thể xảy ra do các sai lầm của con người…
nên dẫn đến không đạt được các mục tiêu. KSNB có thể ngăn ngừa và phát hiện những
sai phạm nhưng không thể đảm bảo là chúng không bao giờ xảy ra. Hơn nữa. một
nguyên tắc cơ bản trong việc đưa ra quyết định quản lý là chi phí cho quá trình kiểm
soát không thể vượt quá lợi ích mong đợi từ quá trình kiểm soát đó. Do đó, tuy người
quản lý có thể nhận thức đầy đủ về các rủi ro, thế nhưng nếu chi phí cho quá trình
kiểm soát quá cao thì họ vẫn không áp dụng các thủ tục để kiểm soát rủi ro.
Như vậy có rất nhiều quan điểm khác nhau về KSNB, mỗi quan điểm đứng trên
một góc độ khác nhau nhưng đều hướng về một mục tiêu chung đó là đạt được mục
đích hoạt động của đơn vị với mức rủi ro thấp nhất. Nghiên cứu các quan điểm, các
khái niệm, định nghĩa khác nhau về KSNB, theo quan điểm của tác giả thì:
“KSNB là những quy trình, biện pháp, cách thức do Ban lãnh đạo và các cá
nhân khác trong đơn vị thiết lập để để kiểm soát mọi hoạt động diễn ra trong doanh
nghiệp cũng như ngăn ngừa và xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt
động của đơn vị, nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt
động theo đúng phương hướng, chiến lược kinh doanh đã đề ra và phát triển bền
vững, đạt hiệu quả cao nhất với mức độ rủi ro thấp nhất”.
Có thể hiểu KSNB là chức năng thường xuyên của các đơn vị, tổ chức trên cơ sở
xác định những rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu công việc, để tìm ra những biện
pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đã
đặt ra. Những biện pháp ngăn chặn các rủi ro phải nhằm đạt được 4 mục tiêu sau:
Thứ nhất, tài sản của đơn vị phải được bảo vệ tốt nhất. Các tài sản này có thể bị
đánh cắp, bị lạm dụng vào các mục đích khác nhau, hoặc bị hư hại, tổn thất nếu không
được bảo vệ bởi hệ thống kiểm soát thích hợp.
22
Tài sản của đơn vị là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến quá trình thực
hiện mục tiêu của đơn vị. Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu hoạt động, trước hết phải
đặt ra mục tiêu bảo vệ tài sản để hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản do các nguyên
nhân ở trên gây ra.
Thứ hai, các thông tin, đặc biệt là thông tin kế toán phải đảm bảo độ tin cậy,
chính xác, kịp thời, khách quan và phải được lưu giữ, bảo vệ một cách đáng tin cậy.
Do thông tin là căn cứ để hình thành các quyết định trong quản lý nên các thông tin
này phải đáp ứng được các yêu cầu phục vụ cho các mục đích quản lý khác nhau, đạt
mục tiêu hiệu quả nhất. Trong hoạt động kinh doanh cũng như một số hoạt động khác
cần được bảo mật, các thông tin cần phải được lưu giữ, bảo quản theo đúng yêu cầu,
để tránh rò rỉ cho các đối tượng không cần thiết, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các rủi ro.
Thứ ba, bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ pháp lý một cách tuân
thủ, bảo đảm sao cho tất cả các hoạt động của tổ chức, đơn vị đều phải thực hiện theo
quy định của pháp luật hiện hành.
Pháp luật do Nhà nước quy định đều nhằm điều chỉnh hành vi mọi hoạt động của
các bộ phận, cá nhân liên quan đến quá trình thực hiện mục tiêu của từng tổ chức. Để
đạt được mục tiêu, người ta có thể bất chấp việc tuân thủ các quy định của pháp luật và
từ đó dẫn đến các rủi ro. Chính vì vậy hệ thống KSNB phải đưa ra được các chính
sách, quy định để ngăn chặn trước mọi biểu hiện có thể vi phạm pháp luật và bảo đảm
các hành động phải được tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Thứ tư, bảo đảm được hiệu quả của mọi hoạt động và phát huy được năng lực,
tính chủ động, sáng tạo của các cấp quản lý.
Quá trình hoạt động và quản lý rất dễ có sự trùng lặp hay lặp đi lặp lại của những
thao tác dẫn đến lãng phí và kém hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực. Quá trình
quản lý cũng dễ đưa đến những hành động độc đoán, chuyên quyền và dẫn đến làm
thui chột khả năng sáng tạo, năng động của các cấp quản lý. Chính vì vậy, các thủ tục
KSNB được thiết lập sẽ ngăn ngừa trước những phát sinh không cần thiết này và đó
cũng là cách đảm bảo các hoạt động được tiến hành một cách có hiệu quả nhất.
Như vậy, các mục tiêu của KSNB rất rộng, chúng bao trùm lên mọi mặt hoạt
động và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đơn vị. Và cũng phải
hiểu rằng các mục tiêu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng có đôi lúc mâu
thuẫn với nhau. Ví dụ như khi thực hiện mục tiêu đảm bảo tính trung thực, hợp lý của
BCTC thì mục tiêu đảm bảo tính tuân thủ pháp luật cũng phần nào được thực hiện bởi
BCTC được xem là trung thực, hợp lý khi quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông
23
tin được thực hiện theo các quy định của Luật, chuẩn mực và CĐKT… và các quyết
định kinh tế tài chính được đưa ra trên cơ sở các thông tin trung thực, hợp lý đảm bảo
cho việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của doanh nghiệp. Hoặc khi thực hiện các
mục tiêu tuân thủ luật pháp và các quy định thì cũng có nghĩa là tính hiệu quả của các
hoạt động được đảm bảo. Nhưng khi thực hiện mục tiêu bảo vệ tài sản hoặc cung cấp
thông tin đầy đủ, trung thực thì mục tiêu hiệu quả hoạt động có thể không được đảm
bảo hoàn toàn. Do vậy các thủ tục KSNB phải được xây dựng trên cơ sở kết hợp hài
hòa các mục tiêu.
1.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
1.2.1. Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
Bất kỳ một tổ chức nào khi hình thành đều phải gắn liền với việc thực hiện một
mục tiêu nào đó. Quá trình thực hiện một mục tiêu là quá trình mà ở đó nhà quản lý
thực hiện những hoạt động quản trị như hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm tra.
Bên cạnh việc đánh giá kết quả thực hiện so với mục tiêu đề ra, công việc kiểm tra còn
phải chỉ ra cho thấy những yếu kém và những yếu tố làm hạn chế quá trình thực hiện
mục tiêu. Nhiệm vụ của nhà quản trị doanh nghiệp là phải đặt ra các chính sách và thủ
tục thích hợp nhằm hạn chế các rủi ro, tức là giảm thiểu khả năng không đạt được mục
tiêu đã định trước, từ đó hình thành khái niệm hệ thống KSNB trong đơn vị. Hiện nay
trong một số nghiên cứu về KSNB trong thời gian trước kia cũng như gần đây không
có sự phân biệt rõ ràng giữa khái niệm KSNB và hệ thống KSNB trong doanh nghiệp.
Theo tác giả, khái niệm KSNB và hệ thống KSNB có sự khác biệt nhất định. Chúng ta
cần phải hiểu KSNB là một chức năng của quá trình quản lý và hệ thống KSNB được
doanh nghiệp thiết lập ra để thực hiện chức năng đó. Trong mọi hoạt động của doanh
nghiệp, chức năng kiểm soát luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và
được thực hiện chủ yếu bởi hệ thống KSNB của doanh nghiệp. Có thể xem xét một vài
quan điểm về hệ thống KSNB sau đây:
 Hội kế toán Anh quốc EAA định nghĩa về hệ thống KSNB như sau: “Hệ thống
KSNB là một hệ thống kiểm soát toàn diện có kinh nghiệm tài chính và các lĩnh vực
khác nhau được thành lập bởi Ban quản lý nhằm:
- Tiến hành kinh doanh của đơn vị trong trật tự và có hiệu quả.
- Đảm bảo tuân thủ tuyệt đối đường lối kinh doanh của Ban quản trị.
- Giữ an toàn tài sản.
- Đảm bảo tính toàn diện và chính xác của số liệu hạch toán, những thành phần
riêng lẻ của hệ thống KSNB được coi là hoạt động kiểm tra hoặc hoạt động kiểm tra
nội bộ”.
24
Như vậy theo cách định nghĩa này, hệ thống KSNB là một hệ thống kiểm soát
mang tính toàn diện và mục tiêu quan trọng nhất của hệ thống này là giữ an toàn tài
sản và đảm bảo tính chính xác của số liệu hạch toán.
 Theo Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC thì: “Hệ thống KSNB là một hệ thống
chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau: bảo vệ tài sản
của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp
lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động” [11, tr.48].
Định nghĩa này của IAFC có mở rộng hơn so với các định nghĩa trước đó, theo
đó, KSNB là một chức năng thường xuyên của các đơn vị, tổ chức và trên cơ sở xác
định rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu công việc để tìm ra biện pháp ngăn chặn
nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đặt ra của đơn vị. Hệ thống KSNB
được thiết kế nhằm thực hiện tất cả các chức năng đó bao gồm:
- Bảo vệ tài sản của đơn vị: Tài sản của đơn vị bao gồm cả tài sản hữu hình và vô
hình, chúng có thể bị đánh cắp, lạm dụng vào những mục đích khác nhau hoặc bị hư hại
nếu không được bảo vệ bởi các hệ thống kiểm soát thích hợp. Điều tương tự cũng có thể
xảy ra đối với các tài sản phi vật chất khác như sổ sách kế toán, các tài liệu quan trọng…
- Bảo đảm độ tin cậy của thông tin. Thông tin kinh tế, tài chính do bộ máy kế
toán xử lý và tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việc hình thành các quyết định của
nhà quản lý. Như vậy các thông tin cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời về thời gian,
tính chính xác và tin cậy về thực trạng hoạt động và phản ánh đầy đủ và khách quan
các nội dung chủ yếu của mọi hoạt động kinh tế, tài chính.
- Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý. Hệ thống KSNB được thiết kế
trong doanh nghiệp phải đảm bảo các quyết định và chế độ pháp lý liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được tuân thủ đúng mức. Cụ thể hệ
thống KSNB cần:
+ Duy trì và kiểm tra việc tuân thủ các chính sách có liên quan đến các hoạt động
của doanh nghiệp.
+ Ngăn chặn và phát hiện kịp thời cũng như xử lý các sai phạm và gian lận trong
mọi hoạt động của doanh nghiệp.
+ Đảm bảo việc ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác cũng như việc lập BCTC
trung thực và khách quan.
 Đứng trên góc độ nghiên cứu về lĩnh vực kiểm toán, theo giáo trình Lý thuyết
kiểm toán của Học viện Tài chính thì: “Hệ thống KSNB bao gồm toàn bộ các chính
sách, các bước kiểm soát và các thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm mục đích quản
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT

More Related Content

What's hot

Đề tài: Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
Đề tài: Quy  trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...Đề tài: Quy  trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
Đề tài: Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctcBài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctclovesick0908
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa công ty Chung Hằng, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa công ty Chung Hằng, HAYĐề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa công ty Chung Hằng, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa công ty Chung Hằng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhHọc kế toán thực tế
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Đầu tư Hồng Bàng
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Đầu tư Hồng BàngĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Đầu tư Hồng Bàng
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Đầu tư Hồng Bàng
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và kiểm soát chi phí
Luận văn: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và kiểm soát chi phíLuận văn: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và kiểm soát chi phí
Luận văn: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và kiểm soát chi phí
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
Đề tài: Quy  trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...Đề tài: Quy  trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
Đề tài: Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn Đạt
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn ĐạtĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn Đạt
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn Đạt
 
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctcBài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
 
Luận văn: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp, HOTLuận văn: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp, HOT
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đĐề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa công ty Chung Hằng, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa công ty Chung Hằng, HAYĐề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa công ty Chung Hằng, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa công ty Chung Hằng, HAY
 
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toánBáo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...
 
Luận Văn HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH MUA HÀNG
Luận Văn HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH MUA HÀNGLuận Văn HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH MUA HÀNG
Luận Văn HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH MUA HÀNG
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
 
Đề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOT
Đề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOTĐề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOT
Đề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOT
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chínhThủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
 
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán hàng hóa tại Công ty thương mại
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán hàng hóa tại Công ty thương mạiĐề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán hàng hóa tại Công ty thương mại
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán hàng hóa tại Công ty thương mại
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAYĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
 

Similar to Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT

Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay sdt/ ...
Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay  sdt/ ...Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay  sdt/ ...
Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay sdt/ ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh ...
Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh ...Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh ...
Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfQuản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfHanaTiti
 

Similar to Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT (20)

Luận án: Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập ...
Luận án: Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập ...Luận án: Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập ...
Luận án: Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập ...
 
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán tại bệnh viện, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán tại bệnh viện, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán tại bệnh viện, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán tại bệnh viện, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trịLuận văn: Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị
 
Luận văn: Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Luận văn: Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệpLuận văn: Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Luận văn: Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp
 
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Học viện An ninh nhân dân
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Học viện An ninh nhân dânLuận văn: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Học viện An ninh nhân dân
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Học viện An ninh nhân dân
 
La0321
La0321La0321
La0321
 
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh Viện Đại học Quốc Gia Hà Nội
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh Viện Đại học Quốc Gia Hà NộiLuận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh Viện Đại học Quốc Gia Hà Nội
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh Viện Đại học Quốc Gia Hà Nội
 
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sảnLuận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản
 
Luận án: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt NamLuận án: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
 
Đề tài Thuế thu nhập cá nhân
Đề tài Thuế thu nhập cá nhânĐề tài Thuế thu nhập cá nhân
Đề tài Thuế thu nhập cá nhân
 
Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay sdt/ ...
Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay  sdt/ ...Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay  sdt/ ...
Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay sdt/ ...
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhânLuận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
 
Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh ...
Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh ...Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh ...
Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh ...
 
Luận văn: Kế toán tại trường cao đẳng công nghệ và thương mại
Luận văn: Kế toán tại trường cao đẳng công nghệ và thương mạiLuận văn: Kế toán tại trường cao đẳng công nghệ và thương mại
Luận văn: Kế toán tại trường cao đẳng công nghệ và thương mại
 
Luận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAY
Luận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAYLuận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAY
Luận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAY
 
Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docx
Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docxKế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docx
Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docx
 
Luận văn: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất
Luận văn: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch ThấtLuận văn: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất
Luận văn: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất
 
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng NghềLuận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
 
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfQuản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  NGUYỄN THANH THỦY GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  NGUYỄN THANH THỦY GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. LÊ QUANG BÍNH 2. TS. TRẦN ĐÌNH CƯỜNG HÀ NỘI - 2017
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tài liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thanh Thủy
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS Lê Quang Bính và TS Trần Đình Cường - giáo viên hướng dẫn khoa học, đã nhiệt tình hướng dẫn để Nghiên cứu sinh có thể hoàn thành luận án này. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp chân thành và quý báu của các nhà khoa học, sự hỗ trợ nhiệt tình của các nhà quản lý tại Công ty mẹ và các công ty thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong quá trình thu thập tài liệu khi thực hiện luận án. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Tài chính, các đồng nghiệp trong khoa Kế toán và bộ môn Lý thuyết Hạch toán kế toán Học viện Tài chính đã tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần, giúp Nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Cuối cùng Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án của mình. NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Thanh Thủy
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ ...............................................................................viii MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC......................................................................................................................15 1.1. Khái quát chung về kiểm soát trong quản lý và kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp.....................................................................................................................15 1.1.1. Chức năng kiểm soát trong quản lý .................................................................15 1.1.1.1.Khái niệm và vai trò của kiểm soát trong quản lý ..................................15 1.1.1.2.Các loại kiểm soát .................................................................................17 1.1.2. Những vấn đề chung về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp.........................19 1.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp...............................................23 1.2.1. Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp.............................23 1.2.2. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp................25 1.2.3. Mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro trong doanh nghiệp .............................................................................................................29 1.2.3.1.Khái quát về rủi ro và quản trị rủi ro doanh nghiệp...............................29 1.2.3.2.Mối quan hệ giữa quản trị rủi ro doanh nghiệp và hệ thống kiểm soát nội bộ.........................................................................................................31 1.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nước .......................32 1.3.1. Tổng quan về Tập đoàn kinh tế Nhà nước...............................................................32 1.3.1.1. Khái niệm Tập đoàn kinh tế..................................................................32 1.3.1.2. Vai trò của Tập đoàn kinh tế.................................................................35 1.3.1.3. Các loại Tập đoàn kinh tế.....................................................................38 1.3.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nước...........................39 1.3.2.1.Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế Nhà nước ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn ......................................................39
  • 6. iv 1.3.2.2.Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ trong Tập đoàn kinh tế Nhà nước...................................................................................................................43 1.4. Kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Tập đoàn kinh tế ở các nước trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam ...............59 1.4.1. Khái quát chung về hệ thống kiểm soát nội bộ của Tập đoàn kinh tế tại một số nước trên thế giới. ..........................................................................................59 1.4.2. Mô hình hệ thống kiểm soát nội bộ áp dụng theo COSO của Tập đoàn năng lượng Úc và Tập đoàn Điện lực Tokyo..............................................................63 1.4.3. Bài học kinh nghiệm khi xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ cho các Tập đoàn kinh tế tại Việt Nam..................................................................65 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM THỜI GIAN QUA......................................68 2.1. Khái quát về quá trình hình thành, phát triển, đặc điểm chính và các rủi ro trọng yếu ảnh hưởng đến hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.................68 2.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam...................................................................................................................68 2.1.2. Các đặc điểm chính của Tập đoàn ảnh hưởng đến việc xây dựng và thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ .....................................................................................71 2.1.3. Các rủi ro trọng yếu có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.....................................................................................................78 2.1.3.1. Các rủi ro ảnh hưởng chung đến hoạt động của cả Tập đoàn...............78 2.1.3.2. Các rủi ro tại các đơn vị sản xuất điện .................................................81 2.1.3.3. Các rủi ro tại các đơn vị truyền tải điện ...............................................84 2.1.3.4. Các rủi ro tại các đơn vị kinh doanh mua bán điện...............................85 2.2. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam thời gian qua .....................................................................................................................87 2.2.1. Thực trạng môi trường kiểm soát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam...................87 2.2.1.1. Đặc thù về quản lý................................................................................87 2.2.1.2. Về cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam .............................89 2.2.1.3. Về chính sách nhân sự của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ......................96 2.2.1.4. Về công tác kế hoạch tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam..........................99 2.2.1.5. Về Ban kiểm soát ................................................................................101 2.2.1.6. Về bộ phận kiểm toán nội bộ...............................................................106
  • 7. v 2.2.2. Thực trạng đánh giá rủi ro tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ..........................107 2.2.3. Thực trạng hệ thống thông tin và truyền thông tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam....109 2.2.3.1. Thực trạng hệ thống thông tin toàn doanh nghiệp...............................109 2.2.3.2. Thực trạng hệ thống thông tin kế toán ................................................111 2.2.4. Thực trạng hoạt động kiểm soát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam...................116 2.2.4.1. Thực trạng áp dụng các nguyên tắc kiểm soát cơ bản trong việc thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ....116 2.2.4.2.Thực trạng áp dụng các thủ tục kiểm soát cơ bản tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam...........................................................................................121 2.2.5. Thực trạng hoạt động giám sát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam....................128 2.3. Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam thời gian qua..........................................................................................................130 2.3.1. Ưu điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam......130 2.3.2. Một số tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam.......133 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ..........................................................................................139 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM ...........................................................143 3.1. Định hướng phát triển và phương hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam........................................................................143 3.1.1. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam............................................................................................................143 3.1.2. Định hướng phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong thời gian tới........... 148 3.1.3. Phương hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ...........................................................................................................150 3.2. Nguyên tắc và mục tiêu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ..........................................................................................................152 3.2.1. Những nguyên tắc cơ bản khi hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ...................................................................................152 3.2.2. Mục tiêu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam .............................................................................................................154
  • 8. vi 3.3. Một số kiến nghị về giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ..........................................................................................................155 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện các nhân tố cơ bản của môi trường kiểm soát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ..........................................................................................155 3.3.1.1. Về đặc thù quản lý ..............................................................................156 3.3.1.2. Về cơ cấu tổ chức ...............................................................................158 3.3.1.3. Về chính sách nhân sự ........................................................................158 3.3.1.4. Về công tác kế hoạch ..........................................................................162 3.3.1.5. Về Ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ.................................................164 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam.....167 3.3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam...................................................................................................174 3.3.3.1. Về hệ thống thông tin chung toàn doanh nghiệp .................................174 3.3.3.2. Về hệ thống thông tin kế toán..............................................................177 3.3.4. Giải pháp hoàn thiện thủ tục kiểm soát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam.......178 3.3.4.1. Về các nguyên tắc kiểm soát nói chung...............................................179 3.3.4.2. Hoàn thiện kiểm soát người đại diện tại Công ty mẹ Tập đoàn ...........180 3.3.4.3. Hoàn thiện thủ tục kiểm soát vốn của Công ty mẹ...............................182 3.3.4.4. Hoàn thiện thủ tục kiểm soát với một số rủi ro cụ thể .........................182 3.3.5. Giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam.....191 3.4. Điều kiện cần thiết để hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ..........................................................................................................195 3.4.1.Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng ..................................................195 3.4.2. Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn ......................................................................................................................197 KẾT LUẬN.....................................................................................................................200 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ......................202 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................203 PHỤ LỤC........................................................................................................................210
  • 9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Giải thích từ ngữ Tiếng Việt EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam KSNB Kiểm soát nội bộ TĐKT Tập đoàn Kinh tế TNHH Trách nhiệm hữu hạn MTV Một thành viên WTO Tổ chức thương mại thế giới NĐD Người đại diện HĐQT Hội đồng quản trị BKS Ban kiểm soát HĐTV Hội đồng thành viên TGĐ Tổng giám đốc BGĐ Ban Giám đốc TCT Tổng Công ty EVN NPT TCT truyền tải điện Việt Nam EVN NPC TCT điện lực miền Bắc EVN NPC TCT điện lực miền Trung EVN SPC TCT điện lực miền Nam EVN HANOI TCT điện lực thành phố Hà Nội EVN HCMC TCT điện lực thành phố Hồ Chí Minh Genco 1 TCT phát điện 1 Genco 2 TCT phát điện 2 Genco 3 TCT phát điện 3 CBCNV Cán bộ công nhân viên CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa BCTC Báo cáo tài chính Tiếng Anh EAA England Association of Accountant Hội kế toán Anh quốc AICPA American Institute of Certificated Public Accountant Viện kiểm toán độc lập Hoa Kỳ IFAC The International Federation of Accountant Liên đoàn kế toán quốc tế COSO Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission Uỷ ban của các tổ chức tài trợ của Ủy ban Treadway ERP Enterprise Resource Planning Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB theo báo cáo COSO...........................26 Bảng 2.1: Số lượng kiểm soát viên tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam..............................102 Bảng 2.2: Số lượng các cuộc kiểm tra kiểm soát được tiến hành tại EVN các năm qua..........................................................................................................103 Bảng 2.3: Hệ số đòn bẩy tài chính tại thời điểm kết thúc năm tài chính..........................125 Bảng 2.4: Kết quả giảm tổn thất điện năng giai đoạn 2011-2015....................................126 Bảng 3.1: Các tiêu chí để đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB................................193 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất kinh doanh điện năng .........................................................81 Sơ đồ 2.2: Lộ trình và thực tế thực hiện thị trường điện cạnh tranh của EVN...................86 Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành công ty mẹ Tập đoàn Điện lực Việt Nam ..........................................................................................................90 Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức của TCT Truyền tải điện quốc gia...........................................92 Sơ đồ 2.5: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần cơ điện miền Trung................................93 Sơ đồ 2.6: Hệ thống quy chế quản lý nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam................108 Sơ đồ 2.7: Quy trình lập BCTC hợp nhất tại EVN ..........................................................114 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức đề xuất cho EVN....................................................................166 Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tại Công ty mẹ Tập đoàn và các đơn vị thành viên .......................................................................................................169 Sơ đồ 3.3: Chu kỳ quản trị rủi ro......................................................................................170 Sơ đồ 3.4: Khung quản trị rủi ro áp dụng cho doanh nghiệp ...........................................173 Sơ đồ 3.5: Quy trình quản trị rủi ro tài chính ...................................................................183 Sơ đồ 3.6: Quy trình quản trị rủi ro hoạt động .................................................................187
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Việc định hướng Xã hội chủ nghĩa được thực hiện thông qua vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước và vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước. Để kinh tế Nhà nước được giữ vai trò chủ đạo, hệ thống các Tập đoàn và TCT Nhà nước đã được thành lập và đi vào hoạt động ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực trọng yếu và then chốt trong nền kinh tế, cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho xã hội như xi măng, sắt thép, dầu khí, cao su, cà phê… trong đó không thể không nhắc tới một Tập đoàn lớn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, đó là Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Từ khi thống nhất đất nước cho tới năm 1995, ngành điện Việt Nam bao gồm Công ty điện lực 1, Công ty điện lực 2 và Công ty điện lực 3. Cả ba công ty được đặt dưới sự quản lý của Bộ Điện và Than, sau chuyển về Bộ Điện lực (1981 - 1987) và Bộ năng lượng (1987 - 1995). Các công ty Điện lực 1,2,3 quản lý toàn bộ các nhà máy điện, sở truyền tải điện và các sở phân phối điện theo khu vực địa lý phía Bắc, phía Trung và phía Nam. Trong thời kỳ này cơ chế quản lý ngành điện về cơ bản vẫn là cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Điện năng là tài sản xã hội chủ nghĩa, việc sản xuất, phân phối và sử dụng điện phải thực hiện theo các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. Các khâu sản xuất, truyền tải và phân phối đều do Bộ chủ quản điều hành và quản lý. TCT Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995 theo chủ trương thí điểm xây dựng các TCT lớn của Chính phủ nhằm khắc phục những nhược điểm của cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung. Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra như một xu thế tất yếu cùng với việc Việt Nam được gia nhập WTO, để đón nhận các vận hội mới của đất nước và đảm bảo sức cạnh tranh trong môi trường hội nhập với thế giới, ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Với mục đích đa dạng hóa sở hữu, EVN hình thành và hoạt động theo mô hình chủ đạo công ty mẹ - công ty con đều là các pháp nhân độc lập được sắp xếp lại từ TCT điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên. Theo đó Công ty mẹ - Tập đoàn có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của TCT điện lực Việt Nam theo quy định của pháp luật. Tính đến cuối năm 2015, EVN là một trong số
  • 12. 2 các TĐKT Việt Nam có quy mô lớn nhất về Tổng tài sản và vốn. Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV thuộc sở hữu Nhà nước. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có ngành, nghề kinh doanh chính là: Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện. Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, EVN hiện có 3 TCT phát điện (GENCO 1, 2, 3) thuộc lĩnh vực sản xuất điện năng, 5 TCT điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là TCT Điện lực miền Bắc (EVN NPC), TCT Điện lực miền Trung (EVN CPC), TCT Điện lực miền Nam (EVN SPC), TCT Điện lực TP. Hà Nội (EVN HANOI), TCT Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVN HCMC). Phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay là TCT Truyền tải điện quốc gia (EVN NPT), được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 4 công ty truyền tải (Công ty Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban quản lý dự án (Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, Trung, Nam). Việc nghiên cứu hệ thống KSNB của Tập đoàn Điện lực Việt Nam để từ đó tìm ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống này là một yêu cầu cấp thiết xuất phát từ một số lý do sau: Thứ nhất: Xuất phát từ vai trò của ngành điện Việt Nam trong nền kinh tế. Trong lịch sử 60 năm của ngành điện, điện lực Việt Nam với vị trí là một ngành kinh tế trọng điểm của đất nước đã chứng tỏ được vai trò chủ đạo trong cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Trong tất cả giai đoạn phát triển của đất nước, đặc biệt là thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, điện lực Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập kinh tế thế giới. Ngoài việc đảm bảo cung ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, với phương châm “điện đi trước một bước”, ngành điện đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, phục hồi và tăng trưởng kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh…
  • 13. 3 Thứ hai: Xuất phát từ kỳ vọng của Đảng và Nhà nước cũng như người dân đặt ra đối với ngành điện. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước và vì sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ và kỳ vọng đặt ra cho ngành điện Việt Nam rất lớn, đòi hỏi phải nhanh chóng xây dựng và phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam ngày càng một lớn mạnh, sản xuất và kinh doanh có lợi nhuận, cân bằng tài chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động, tạo nền tảng vững chắc để Tập đoàn bước vào giai đoạn phát triển năm 2016-2020. Đồng thời đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân, điều hành hệ thống điện an toàn, linh hoạt, kịp thời, bám sát tình hình thời tiết, khai thác hiệu quả các nguồn điện; Điều hành thị trường điện phát đúng quy định, vận hành điện an toàn, hiệu quả, tin cậy hệ thống điện, sử dụng hiệu quả nguồn nước phát trong các tháng mùa khô; Ổn định các tổ máy nhiệt điện than miền Bắc và các nhiệt điện than mới vận hành, khắc phục nhanh khi có sự cố; Đảm bảo tiến độ và chất lượng xây dựng các dự án, công trình điện, giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra đối với ngành điện. Để làm được việc đó đặt ra hàng hoạt các vấn đề nghiên cứu và hoàn thiện trong đó việc hoàn thiện hệ thống KSNB đang được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết. Thứ ba: Xuất phát từ chính những hạn chế, bất cập của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Sau một quá trình hình thành và phát triển, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đạt được các thành tựu đáng kể, phát huy được vai trò chủ đạo của mình trong việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện, đáp ứng được nhu cầu về điện của người dân ở nhiều vùng miền trên cả nước, đem lại nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách, góp phần bình ổn vật giá… Bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được, hoạt động của Tập đoàn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập như trình độ quản lý của một số công ty thành viên còn chưa cao, hiệu quả kinh doanh và khả năng hội nhập, cạnh tranh thấp, chưa đánh giá và phòng ngừa được hết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của Tập đoàn… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên trong đó phải kể đến một nguyên nhân quan trọng mà đến nay vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để, đó là chưa thiết kế và vận hành được một hệ thống KSNB thích hợp và làm việc có hiệu quả để có thể thực hiện được tất cả các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất. Xuất phát từ những lý do nêu trên và thực tiễn của hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng như trên cơ sở yêu cầu cấp thiết đặt ra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Tập đoàn điện lực Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.
  • 14. 4 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Về những kết quả nghiên cứu nước ngoài: Các lý luận về hệ thống KSNB trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ và tập trung làm rõ khái niệm về hệ thống KSNB, các tiêu chí và công cụ để đánh giá hệ thống KSNB cũng như các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB. Đã từ lâu, KSNB là một vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm chú ý trong cả thực tiễn và lý luận. Trong giai đoạn sơ khai, KSNB xuất phát ban đầu từ sự quan tâm của kiểm toán độc lập mà hình thức ban đầu là kiểm soát tiền. Đến năm 1905, trong cuốn “Lý thuyết và thực hành kiểm toán” của Robert Montgomery đã bắt đầu xuất hiện thuật ngữ “KSNB”. Một trong những khái niệm đầu tiên về KSNB được cục dự trữ Liên bang Mỹ đưa ra vào năm 1929, sau đó được Ủy ban giao dịch chứng khoán của Mỹ sử dụng nhằm đưa ra Đạo luật giao dịch chứng khoán vào năm 1934. Cũng trong đạo luật này, vai trò của hệ thống KSNB đối với việc đảm bảo các mục tiêu cơ bản trong đơn vị chính thức được ghi nhận (đặc biệt là mục tiêu đảm bảo độ tin cậy của thông tin kế toán). Điều này nhằm mục đích khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện các quyết định đầu tư mua bán hay giữ chứng khoán một cách hợp lý trong điều kiện có đầy đủ thông tin. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hệ thống KSNB, các loại hình kiểm soát trong mối liên hệ với KTNB như: Nghiên cứu của tác giả Victor Z Brink và Herbert Witt (1941) về “KTNB hiện đại - đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát”; của tác giả Alvin A.Arens và James Loebecke về “Kiểm toán - Một phương pháp liên kết”; của tác giả Robert Moller (2005) về “KTNB hiện đại kế thừa quan điểm của Brink”, của tác giả Oray Wittington và Kurt Pany (1995) về “Các nguyên tắc của kiểm toán”…. Bên cạnh lĩnh vực kiểm toán, những nghiên cứu về KSNB trong mối quan hệ với quản trị doanh nghiệp cũng được nhiều tác giả quan tâm. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Tác giả Merchant, K.A (1985) về “Kiểm soát trong tổ chức kinh doanh”; Tác giả Anthony R.N và Dearden, Jbedford (1989) về “Kiểm soát quản lý”; tác giả Laura F.Spira và Micheal Page (2002) nghiên cứu về quản trị rủi ro trong mối quan hệ với KSNB; tác giả Faudizah, Hasnah và Muhamad (2005) nghiên cứu mối quan hệ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp với KSNB, tác giả Yuan Li, Yi Liu, Youngbin Zhao (2006) nghiên cứu về vai trò định hướng thị trường của doanh nghiệp và KSNB có tác động đến hoạt động phát triển sản phẩm mới.
  • 15. 5 Nhìn chung, trong suốt giai đoạn hình thành, khái niệm KSNB không ngừng được mở rộng ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán. Tuy nhiên trước khi báo cáo COSO (1992) ra đời, KSNB vẫn dừng lại như là một phương tiện phục vụ cho kiểm toán viên trong kiểm toán BCTC. Đến năm 1992, các công ty ở Hoa Kỳ phát triển nhanh, kèm theo đó là tình trạng gian lận gia tăng, gây thiệt hại nặng nền cho nền kinh tế. Trước bối cảnh đó, nhiều ủy ban ra đời nhằm tìm các biện pháp ngăn chặn và khắc phục các gian lận, hỗ trợ phát triền kinh tế trong đó có ủy ban COSO (Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission - Uỷ ban của các tổ chứ tài trợ của Ủy ban Treadway) là một tổ chức được thành lập dựa trên sự khởi xướng và tài trợ của (5) tổ chức là: Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA - Institute of Internal Auditors), Hiệp hội Quản trị viên tài chính (FEI - Financial Executives Institude), Hiệp hội kế toán Hoa kỳ (AAA - American Accounting Association), Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA - Institude of Management Accountants). Báo cáo của COSO bao gồm 4 phần và là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về hệ thống KSNB, làm nền tảng cho hệ thống lý thuyết về KSNB sau này. Như vậy có thể nói báo cáo của COSO là khung lý thuyết căn bản để các nhà nghiên cứu sau này phát triển lý thuyết và hoàn thiện lý thuyết đó hơn trong những môi trường và điều kiện kinh doanh cụ thể. Cũng từ đây, khi nghiên cứu về KSNB, các nhà quản lý sẽ nhìn nhận một cách cụ thể hơn về vai trò cũng như các bộ phận cấu thành của của nó để có thể thiết kế và vận hành được một hệ thống KSNB phát huy được hiệu lực và mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động. Sau báo cáo COSO, đã có rất nhiều nghiên cứu mở rộng và phát triển hệ thống lý luận về KSNB trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Sử dụng báo cáo COSO làm nền tảng đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán độc lập và kiểm toán BCTC; vận dụng KSNB của COSO vào ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong Báo cáo Basel của ủy ban Basel. Về những kết quả nghiên cứu trong nước Thứ nhất, hệ thống lý luận về hệ thống KSNB ở Việt Nam được thể hiện trong những cuốn giáo trình, sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết nghiên cứu về khái niệm hệ thống KSNB, các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB, trình tự và phương pháp nghiên cứu hệ thống KSNB của KTV cũng như những hạn chế tiềm tàng của một hệ thống KSNB.
  • 16. 6 Trong giáo trình Kiểm toán của các trường đại học như Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Hồng Đức, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh luôn dành riêng một chương để nói về hệ thống KSNB, các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB, những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB, trình tự và phương pháp nghiên cứu hệ thống KSNB của kiểm toán viên… Một số sách tham khảo như “Kiểm toán” (tác giả Vương Đình Huệ và Đoàn Xuân Tiên, NXB Tài chính 1996) có đề cập đến hệ thống KSNB ở những khía cạnh như: khái niệm, mục đích của hệ thống KSNB trong quản lý, các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB. Sách tham khảo “KSNB” (PGS.TS Trần Thị Giang Tân chủ biên, nhà xuất bản Phương Đông, 2012) có đề cập đến tổng quan hệ thống KSNB, nội dung cơ bản của hệ thống KSNB theo COSO, các loại gian lận và biện pháp phòng ngừa, KSNB một số chu trình nghiệp vụ và tài sản… Nhìn chung những tài liệu này chỉ cung cấp hệ thống lý luận chung về hệ thống KSNB chứ không vận dụng chúng vào một tổ chức cụ thể. Thứ hai, sự ra đời và phát triển lý luận về hệ thống KSNB ở Việt Nam gắn liền với sự ra đời và phát triển của các hoạt động kiểm toán và nhu cầu quản trị của các doanh nghiệp. Sự ra đời của công ty kiểm toán đầu tiên của Việt Nam (VACO) vào năm 1991 đánh dấu một bước ngoặt vô cùng to lớn đối với công tác kế toán kiểm toán ở Việt Nam. Sự ra đời của một loạt các công ty kiểm toán tồn tại dưới đủ mọi loại hình đã tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán Việt Nam phát triển, dẫn đến yêu cầu về đánh giá hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp. Do đó đòi hỏi phải có một nền tảng lý thuyết căn bản về KSNB. Tiếp theo đó một loạt các quyết định liên quan đến KSNB ra đời như Quy chế kiểm toán độc lập do Bộ Tài chính ban hành vào Tháng 1/1994, quy chế KTNB áp dụng với các doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành vào tháng 10/1994. Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 03/01/1998. Tháng 9/1999, Bộ Tài chính ban hành 4 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, từ năm 2000 đến năm 2005 ban hành 26 chuẩn mực kiểm toán. Ngày 06/12/2012, Bộ Tài chính đã ban hành và chuẩn hóa lại 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam theo quan điểm quốc tế. Theo các quy định này, thuật ngữ “kiểm soát” được hiểu là bất cứ khía cạnh nào của một hoặc nhiều thành phần của KSNB. Nhìn chung, ở Việt Nam, hệ thống lý luận về KSNB còn sơ sài và chưa được coi trọng đúng mức, KSNB chủ yếu vẫn chỉ được xem là công cụ quan trọng hỗ trợ kiểm toán độc lập thực hiện hoạt động kiểm toán. KSNB chưa được coi là công cụ quan trọng giúp ích cho quá trình quản lý các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đặt được các mục tiêu đề ra. Thứ ba, tại Việt Nam, việc nghiên cứu hệ thống KSNB trong một đơn vị cụ thể cũng được nhiều tác giả quan tâm và đề cập đến trong các luận văn thạc sỹ của mình.
  • 17. 7 Có thể kể đến tác giả Bùi Thị Hảo (2014) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài”; tác giả Phạm Lê Hoài Thương (2014) với đề tài “ Hoàn thiện hệ thống KSNB của cảng Hàng không Vinh - chi nhánh của TCT Cảng hàng không Việt Nam”; tác giả Phạm Ngọc Tú (2013) với đề tài: “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại TCT đầu tư nước và môi trường Việt Nam”; tác giả Trần Thị Minh Thư (2001) với đề tài: “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các TCT Nhà nước ở Việt Nam”; tác giả Đào Việt An (2011) với đề tài: “Hoàn thiện hệ thống KSNB với việc tăng cường quản lý tài chính tại TCT khai thác Cảng hàng không miền Bắc”… Hầu hết các nghiên cứu này đều nghiên cứu hệ thống KSNB ở một doanh nghiệp đơn lẻ nên mới chỉ đánh giá được thực trạng hệ thống KSNB của từng chu trình như mua hàng - thanh toán, chu trình tài sản cố định, chu trình xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm…từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện mà chưa đánh giá và hoàn thiện hệ thống KSNB trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Một số luận văn và công trình nghiên cứu về hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc thiết kế hệ thống KSNB còn chưa rõ nét, thậm chí còn chưa có. Chưa có tác giả nào nêu được tiêu chí để đánh giá sự hữu hiệu trong quá trình vận hành của hệ thống KSNB và phân tích được mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB. Thứ tư, trong thời gian gần đây, đã có một số luận án tiến sỹ nghiên cứu về hệ thống KSNB trong phạm vi rộng hơn một doanh nghiệp, cụ thể hơn là trong một ngành, một bộ hoặc một TCT. Có thể kể đến Luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Thị Minh Hải năm 2010 về “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam”. Luận án đã khái quát được lý luận chung về hệ thống KSNB và cũng đúc rút được một số kinh nghiệm kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và vận hành hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc cũng như đưa ra được sự cần thiết và các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp này. Tuy nhiên trong phần lý luận, luận án cũng chưa chỉ ra được các điểm khác nhau giữa kiểm soát, KSNB và hệ thống KSNB cũng như chưa nghiên cứu hệ thống KSNB dưới góc độ là một công cụ quản lý để thực hiện các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp, chưa chỉ ra được các rủi ro có thể xảy ra với các doanh nghiệp may mặc và cũng chưa nghiên cứu được hệ thống KSNB dưới góc độ là 1 công cụ quan trọng để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thu Hoài năm 2011 về “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc TCT xi măng Việt Nam”. Điểm mới của luận án này là đã đề cập tới hệ thống KSNB trong điều kiện ứng dụng công
  • 18. 8 nghệ thông tin. Luận án cũng chỉ ra được đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc TCT xi măng Việt Nam có ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB như thế nào, từ đó đánh giá được thực trạng và đưa ra được một số giải pháp có tính khả thi. Tuy nhiên luận án cũng mới chỉ nghiên cứu được các vấn đề liên quan đến hệ thống KSNB của các doanh nghiệp sản xuất thuộc TCT Xi măng Việt Nam chứ chưa khái quát được hướng nghiên cứu trong toàn ngành. Luận án cũng chưa chỉ ra được các rủi ro có thể xảy ra với các doanh nghiệp sản xuất xi măng và cũng chưa nghiên cứu được hệ thống KSNB dưới góc độ là một công cụ quan trọng để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2013), nghiên cứu về hệ thống KSNB tại Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam. Luận án đã khái quát hóa được hệ thống lý luận về hệ thống KSNB tại TĐKT nói chung cũng như Tập đoàn hóa chất nói riêng. Luận án đã chỉ ra được các đặc điểm đặc thù của TĐKT có ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB như thế nào cũng như đã đưa ra được những điểm khác nhau căn bản giữa hệ thống KSNB của TĐKT so với hệ thống KSNB ở một doanh nghiệp riêng lẻ. Trong quá trình phân tích thực trạng, tác giả luận án cũng đã lập các bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát tại các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Hóa chất để có được cái nhìn toàn diện về thực trạng hệ thống KSNB tại Tập đoàn Hóa chất trên cơ sở đó đưa ra được các giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn này. Tuy nhiên, Luận án mới chỉ nghiên cứu về hệ thống KSNB với 3 yếu tố cấu thành là môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin và các thủ tục kiểm soát. Một trong những chức năng quan trọng nhất của hệ thống KSNB là cảnh báo và ngăn ngừa rủi ro lại chưa được tác giả nhắc đến trong luận án của mình. Luận án cũng chưa chỉ ra được các đặc điểm riêng có của Tập đoàn hóa chất có ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB như thế nào cũng như chưa chỉ ra được các rủi ro trọng yếu có thể ảnh hưởng đến mục tiêu của hệ thống KSNB tại Tập đoàn hóa chất. Luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Trang (2015). Luận án đã nghiên cứu, khảo sát đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB với 5 yếu tố cấu thành là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, thủ tục kiểm soát và hoạt động giám sát. Luận án có nghiên cứu sâu về kinh nghiệm xây dựng hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp ngành năng lượng và dầu khí ở nhiều nước trên thế giới để rút ra bài học cho Việt Nam. Luận án cũng trình bày khá rõ ràng đặc điểm của ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí ảnh hưởng tới việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB cũng như những rủi ro mà loại hình doanh nghiệp này
  • 19. 9 phải đối mặt. Tuy nhiên các giải pháp đưa ra còn mang tính định hướng chung chung mà chưa hướng đến ngăn ngừa các rủi ro mà tác giả đã nhận diện trước đó. Luận án tiến sĩ của tác giả Đinh Hoài Nam (2016), nghiên cứu về hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp trong TCT phát triển nhà và đô thị. Luận án đã khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống KSNB trong doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tác giả đã nhận diện và phân tích những rủi ro có ảnh hưởng đến mục tiêu của hệ thống KSNB cũng như đã lập bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát tại các đơn vị thành viên của TCT để có được cái nhìn toàn diện về thực trạng hệ thống KSNB tại TCT phát triển nhà và đô thị dựa trên 3 yếu tố là cấu thành là môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát. Trên cơ sở đó luận án đưa ra được các giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB. Điểm mới của luận án này là đã nghiên cứu hệ thống KSNB với chức năng quan trọng nhất là cảnh báo và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên trong phần lý luận của luận án cũng chưa phân biệt được các khái niệm kiểm soát, KSNB, hệ thống KSNB. Thứ năm, tổ chức hoạt động kinh doanh dưới mô hình Tập đoàn ở nước ta là một vấn đề không còn mới mẻ nhưng trong quá trình hoạt động trong thời gian qua vẫn bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Trong thời gian qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hoạt động kinh doanh dưới mô hình Tập đoàn nhưng trên các khía cạnh khác nhau. Có thể kể đến PGS.TS Ngô Trí Tuệ với “Tổ chức hệ thống KSNB trong quản lí tài chính tại các TCT và TĐKT Việt Nam”; TS Hoàng Văn Ninh với “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán phục vụ công tác quản lý trong các TĐKT ở Việt Nam”; TS Nguyễn Xuân Nam với “Đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản đối với các TCT 91 phát triển theo mô hình Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam”; TS Nguyễn Minh Dũng với “Quản lý vốn đầu tư công ty mẹ vào công ty con trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam”… Các công trình này đã làm rõ được khái niệm, phân loại Tập đoàn cũng như đưa ra được kinh nghiệm khi tổ chức và xây dựng một số Tập đoàn trên thế giới, các chính sách vĩ mô cho sự phát triển của TĐKT tại Việt Nam, đưa ra được phương hướng và các giải pháp về cơ chế, tổ chức, về chính sách hỗ trợ để hình thành và phát triển các TĐKT ở Việt Nam trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại các TCT Nhà nước. Thứ sáu, trong nghiên cứu nói chung và trong chuyên ngành kế toán - kiểm toán nói riêng, Tập đoàn Điện lực cũng như ngành điện đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, có thể kể đến TS Trần Thế Hùng với “Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương trong ngành điện lực Việt Nam”; tác giả Phạm Văn Hòa và Đặng Tiến Trung với “Hệ thống thông tin trong hệ thống điện”; tác giả Nghiêm Sĩ Thương (2008) với “Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các công ty điện lực thuộc Tập đoàn
  • 20. 10 Điện lực Việt Nam”... Tuy nhiên các công trình này mới chỉ nghiên cứu các khía cạnh đơn lẻ của hệ thống KSNB chứ chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách tổng thể và có hệ thống về hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam với đầy đủ các yếu tố cấu thành. Như vậy theo hiểu biết của tác giả, tuy tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về hệ thống KSNB trong các ngành, các lĩnh vực, các đơn vị khác nhau nhưng vẫn còn có những khoảng trống để đề tài tiếp tục nghiên cứu và khai thác, cụ thể như sau: Về nội dung: Trên góc độ nghiên cứu lý luận về hệ thống KSNB, phần lớn các đề tài chưa làm rõ được sự khác biệt giữa hai khái niệm KSNB và hệ thống KSNB cũng như chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa vận hành hệ thống KSNB với quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Trên góc độ khảo sát thực tiễn, hầu hết các đề tài chưa nêu được các rủi ro trọng yếu có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và việc xây dựng các chính sách, thủ tục kiểm soát để hạn chế các rủi ro đó được thực hiện như thế nào. Chính vì vậy các giải pháp đưa ra đều mang tính chung chung chứ chưa đi vào từng rủi ro cụ thể. Về phạm vi nghiên cứu: Theo nghiên cứu tổng quan của tác giả, chưa có một nghiên cứu nào về hệ thống KSNB của Tập đoàn hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải và phân phối kinh doanh điện năng, về Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đặc biệt tiếp cận hệ thống KSNB với chức năng quan trọng là cảnh báo và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Từ những lý do nêu trên, tác giả cho rằng khoảng trống để tác giả nghiên cứu đề tài “Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam” là hoàn toàn phù hợp và cần thiết. Luận án tập trung vào nghiên cứu lý luận chung về hệ thống KSNB trong các đơn vị hoạt động theo mô hình TĐKT tồn tại dưới dạng công ty mẹ - công ty con, thực trạng hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện cho hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Cách tiếp cận của luận án là tiếp cận theo hướng rủi ro, có nghĩa là nghiên cứu hệ thống KSNB với chức năng quan trọng nhất là cảnh báo và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của Tập đoàn và các đơn vị thành viên. 3. Mục đích nghiên cứu của luận án - Trên cơ sở lý thuyết về hệ thống KSNB trong doanh nghiệp nói chung và hệ thống KSNB trong các TĐKT nói riêng, Luận án hệ thống hóa và bổ sung các vấn đề mang tính chất lý luận cơ bản về hệ thống KSNB tại Tập đoàn kinh tế Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Mục tiêu này được giải quyết ở chương 1.
  • 21. 11 - Trên cơ sở lý luận chung, Luận án nghiên cứu, phân tích tổng hợp và đánh giá thực tiễn hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng như phân tích được các nguyên nhân dẫn tới thực trạng như vậy. Tất cả nội dung này được sử dụng làm cơ sở đề ra các giải pháp hoàn thiện. Mục tiêu này được giải quyết ở chương 2. - Trên cơ sở của lý luận đã hệ thống và thực trạng đã phân tích, Luận án nghiên cứu và đề xuất các phương hướng, giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt nam trên phương diện thiết kế và vận hành hệ thống KSNB nhằm ngăn ngừa, hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của rủi ro đến các mục tiêu của hệ thống KSNB. Mục tiêu này được giải quyết ở chương 3. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án  Đối tượng nghiên cứu của Luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đó chính là những chính sách, những quy định, những thủ tục được thiết kế và vận hành nhằm cảnh báo và phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra, nâng cao hiệu quả hoạt động và đạt được các mục tiêu đề ra trong quá trình hoạt động của Tập đoàn.  Phạm vi nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận án tập trung nghiên cứu hệ thống KSNB tại Công ty mẹ Tập đoàn và các công ty thành viên thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm các công ty con cấp 1 và công ty liên kết với công ty mẹ. Tác giả nghiên cứu hệ thống KSNB dưới góc độ của nhà tư vấn để đưa ra được những giải pháp mang tính khả thi nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam.  Luận án lựa chọn thời gian nghiên cứu: Từ năm 2013 đến năm 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận án Phương pháp chung: Phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu, nghiên cứu các sự vật hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Phương pháp cụ thể: - Phương pháp thu thập thông tin là phương pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn, phương pháp kiểm tra tài liệu, kiểm tra vật chất… - Luận án thực hiện điều tra xã hội học thông qua phỏng vấn các đối tượng lãnh đạo chủ chốt như trưởng, phó các phòng ban chức năng và điều tra bằng mẫu phiếu câu hỏi được chuyển đến công ty mẹ và 23 công ty thành viên của Tập đoàn, kết quả nhận được 24/24 phiếu (100%).
  • 22. 12 Mẫu phiếu khảo sát được chia thành 2 loại: + Phiếu khảo sát dành cho công ty mẹ + Phiếu khảo sát dành cho công ty thành viên của Tập đoàn Với việc khảo sát tất cả các công ty thành viên, tác giả đạt được các mục tiêu sau: + Điều tra được thực tế kiểm soát tại công ty mẹ, các công ty thành viên và thực tế kiểm soát theo chiều dọc từ công ty mẹ xuống các đơn vị thành viên. + Lựa chọn được các công ty đại diện cho các lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn. Mỗi lĩnh vực có những đặc thù kiểm soát khác nhau từ đó Tập đoàn có thể vận dụng để thiết kế và vận hành một hệ thống KSNB phù hợp nhất. Mục đích khảo sát: Thu thập các thông tin về hệ thống KSNB tại công ty mẹ và các công ty thành viên thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo các yếu tố cấu thành. Khảo sát được thực hiện bằng phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi. Ngoài thông tin chung về doanh nghiệp thì phần chủ yếu và quan trọng nhất của Phiếu điều tra được xây dựng dựa trên 5 yếu tố cơ bản cấu thành nên hệ thống KSNB. Các câu hỏi liên quan đến các hoạt động kiểm soát được thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động cũng như tổ chức quản lý của ngành điện. Các câu hỏi trong phiếu điều tra bao gồm hai loại mở và đóng. Các câu hỏi dạng đóng có câu trả lời là có, không hoặc không áp dụng. Do phiếu điều tra bao gồm nhiều câu hỏi liên quan đến nhiều cấp độ quản lý cũng như nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau trong đơn vị do đó đối tượng phỏng vấn được lựa chọn khác nhau phù hợp với từng loại câu hỏi. Cụ thể: - Với các câu hỏi liên quan đến môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, giám sát, đối tượng được phỏng vấn chủ yếu là lãnh đạo đơn vị hoặc thành viên BKS (nếu có). - Với các câu hỏi liên quan đến hệ thống thông tin và truyền thông, đối tượng phỏng vấn là nhân viên phòng công nghệ thông tin và phòng kế toán. - Với các câu hỏi liên quan đến các hoạt động và thủ tục kiểm soát, đối tượng phỏng vấn là cán bộ phòng kế toán, ban kiểm soát, ban kế hoạch, ban an toàn, cán bộ kỹ thuật, giám sát chất lượng…. - Phương pháp xử lý thông tin: Từ kết quả điều tra, quan sát và phỏng vấn, trên cơ sở tổng hợp tình hình chung và kết quả thu được của 23 phiếu điều tra tại các công ty thành viên thuộc Tập đoàn, tác giả đã tổng hợp lại, đồng thời phân tích kết quả điều tra để đưa ra một số nhận định, đánh giá về hệ thống KSNB trong các đơn vị được điều tra. Tiêu chí được sử dụng để đánh giá bao gồm: Sự hiện diện của các chính sách và thủ tục kiểm soát tại doanh nghiệp và sự vận hành mang tính liên tục và hữu hiệu của các chính sách và thủ tục kiểm soát đã được thiết kế.
  • 23. 13 - Phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu: Phương pháp quy nạp, phương pháp diễn giải, phương pháp thống kê… để tổng hợp kết quả khảo sát và đưa ra các phân tích, đánh giá, nhận định về thực trạng hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam. - Nguồn tài liệu sử dụng: Toàn bộ hệ thống các văn bản, quy chế, quy định của Tập đoàn ban hành để xây dựng và vận hành hệ thống KSNB, cũng như các báo cáo kiểm toán, báo cáo thanh tra thuế tại Tập đoàn cũng như các công ty thành viên trong 3 năm gần nhất. 6. Những đóng góp của Luận án về mặt lý luận và thực tiễn Đóng góp của Luận án thể hiện trên cả hai mặt, lý luận và thực tiễn, cụ thể:  Về mặt lý luận: + Luận án đã khái quát hóa lý luận chung về hệ thống KSNB tại một doanh nghiệp, phân tích các quan điểm khác nhau về hệ thống KSNB, trên cơ sở đó phát triển theo hướng cụ thể hóa lý luận chung về hệ thống KSNB tại các TĐKT. + Luận án đã phân tích được các đặc điểm hoạt động (địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức, quy mô và phạm vi hoạt động, quan hệ liên kết và quản lý vốn, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh cũng như chế độ sở hữu) của TĐKT chi phối đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB tại Tập đoàn nhằm làm rõ hơn việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB theo mô hình Tập đoàn tồn tại dưới dạng Công ty mẹ - công ty con. + Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng hệ thống KSNB ở Tập đoàn của một số nước trên thế giới như Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản. Luận án cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng hệ thống KSNB theo mô hình COSO tại Tập đoàn năng lượng Úc cũng như nghiên cứu các thất bại của Tập đoàn Điện lực Nhật Bản, trên cơ sở đó rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB ở các TĐKT tại Việt Nam. + Lý luận trong luận án có thể là tài liệu giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho các vấn đề lý luận về hệ thống KSNB trong một doanh nghiệp đơn lẻ cũng như trong một TĐKT tồn tại dưới dạng công ty mẹ - công ty con. + Lý luận trong luận án có thể là tiền đề và cơ sở để hoàn thiện và bổ sung lý luận về hệ thống KSNB trong các loại hình doanh nghiệp khác.  Về mặt thực tiễn: + Luận án đã nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam có ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB.
  • 24. 14 + Luận án đã nghiên cứu các rủi ro trọng yếu có thể xảy ra trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải, kinh doanh phân phối điện tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của Tập đoàn. + Luận án đã khảo sát, phân tích các yếu tố: Môi trường kiểm soát, thông tin và truyền thông, đánh giá rủi ro, các thủ tục kiểm soát và hoạt động giám sát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhằm làm rõ hệ thống KSNB tại Công ty mẹ cũng như các công ty thành viên Tập đoàn. Kết quả đánh giá chỉ ra được những ưu điểm cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này. + Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, khảo sát và đánh giá, luận án đề xuất những phương hướng, các giải pháp thiết thực để hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam với trọng tâm hướng đến kiểm soát các rủi ro trọng yếu ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu của Tập đoàn. + Hơn nữa, luận án cũng cung cấp thông tin để các tổ chức đào tạo, tư vấn thiết kế chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sao cho phù hợp với thực tế KSNB trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận án được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam thời gian qua Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam
  • 25. 15 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC 1.1. Khái quát chung về kiểm soát trong quản lý và kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp 1.1.1. Chức năng kiểm soát trong quản lý 1.1.1.1. Khái niệm và vai trò của kiểm soát trong quản lý Từ trước tới nay, để đạt được được các mục tiêu trong quá trình hoạt động của mình thì con người không thể tách rời khỏi hoạt động quản lý. Việc tiếp cận quản lý theo các khía cạnh khác nhau đã dẫn đến những quan điểm khác nhau về hoạt động quản lý. Mary Parker Follet đưa ra khái niệm hết sức ngắn gọn: “Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được làm bởi người khác” [106]. James H.Donnelly và các cộng sự đưa ra khái niệm về quản lý trong đó có nhấn mạnh đến khía cạnh về hành vi của quản lý: “Quản lý là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện, nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được” [34, tr.52]. Trên quan điểm nhấn mạnh đến các chức năng của quản lý để đạt được các mục tiêu của tổ chức, James Stoner và Stephen Robbins đã cho rằng: “Quản lý là một tiến trình bao gồm việc hoạch định, tổ chức, quản trị con người, và kiểm soát các hoạt động trong một đơn vị một cách có hệ thống nhằm hoàn thành mục tiêu của đơn vị đó” [93, tr.45]. Trên quan điểm hướng đến vai trò của quản lý, Koontz & O’donnell, Heinr Weihrich lại nhận định: “Có lẽ không có lĩnh vực nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi nhà quản trị ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu đã định” [26, tr.30]. Trên quan điểm nhấn mạnh chức năng của hoạt động quản lý, GS.TS Nguyễn Quang Quynh cho rằng: “Quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các hướng đã định trên cơ sở các nguồn lực nhằm xác định hiệu quả cao nhất” [41, tr.8]. Quá trình này bao gồm nhiều giai đoạn, trước tiên là phải dự báo và kiểm tra các thông tin về nguồn lực và mục tiêu cần đạt tới, sau đó xây dựng kế hoạch và chương trình hành động, cuối cùng là tổ chức thực hiện các kế hoạch và chương trình đã vạch ra. Có thể nói với các cách tiếp cận và lý giải ở các góc độ khác nhau nhưng tóm lại các quan điểm này đều có điểm chung là đều cho rằng: “Quản lý là các hoạt động cần thiết được tiến hành bởi con người nhằm đạt được mục tiêu chung của một tổ chức”.
  • 26. 16 Để đạt được các mục tiêu chung của tổ chức thì phải thực hiện được các chức năng của quản lý. Các chức năng của quản lý là những nhiệm vụ lớn nhất, bao trùm lên các hoạt động quản lý. Liên quan đến vấn đề chức năng của quản lý thì cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau. Theo Henry Fayol, cha đẻ của lý thuyết quản trị hiện đại thì quản lý là một quá trình bao gồm một tập hợp 5 chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát. Gwick và Urwich nêu lên 7 chức năng của quản lý là: lập kế hoạch, tổ chức, bố trí nhân sự, chỉ huy, phối hợp, kiểm soát, dự toán. James Stoner lại chia hoạt động quản lý ra thành 4 chức năng riêng biệt: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, quản lý. Nhìn chung các quan điểm khác nhau về chức năng của quản lý thông thường tập trung vào vấn đề quản lý con người trong một tổ chức. Tuy nhiên các quan điểm này đều thống nhất ở chỗ đều cho rằng: để quá trình quản lý đạt hiệu quả không thể thiếu được khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát để đạt được mục tiêu. Trong đó kiểm soát có vai trò đặc biệt quan trọng, nó có liên quan mật thiết với quản lý, đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của nhà quản lý. Hoạt động kiểm soát là cơ sở để nhà quản lý có đầy đủ thông tin để ra quyết định thích hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra của tổ chức. Có nhiều quan điểm khác nhau về kiểm soát. Henry Fayol thì cho rằng: “Kiểm soát là việc kiểm tra để khẳng định mọi việc có được thực hiện theo đúng kế hoạch hoặc các chỉ dẫn và các nguyên tắc đã được thiết lập hay không, từ đó chỉ ra các yếu kém và sai phạm cần phải điều chỉnh, đồng thời ngăn ngừa chúng không được phép tái diễn” [91, tr.49]. Anthony và các cộng sự lại đưa ra khái niệm về kiểm soát nhấn mạnh đến sự điều khiển trong phạm vi rộng: “Kiểm soát là một quá trình thực hiện một tập hợp các thay đổi nhằm đạt được các mục tiêu đã định” [101, tr.5]. PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa lại cho rằng: “Kiểm soát là quá trình đo lường, đánh giá và tác động lên đối tượng kiểm soát nhằm đảm bảo mục tiêu, kế hoạch của tổ chức được thực hiện một cách có hiệu quả” [28, tr.14]. Tác giả Dương Hữu Hạnh trong cuốn: “Các nguyên tắc quản trị hiện đại trong nền kinh tế toàn cầu” đã nêu lên quan điểm cho rằng: “Kiểm soát là tiến trình giám sát và điều chỉnh các hoạt động của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra” [25, tr.31]. GS.TS Nguyễn Quang Quynh cho rằng: “Kiểm soát không phải là một pha hay một giai đoạn của quá trình quản lý mà là một chức năng không thể tách rời của quản lý. Trong suốt quá trình quản lý, kiểm soát luôn luôn tồn tại trước, trong và sau mỗi hoạt động định hướng hoặc tổ chức để thực hiện hoặc điều chỉnh mỗi hoạt động đó.
  • 27. 17 Một cách tổng hợp nhất, kiểm soát được hiểu là tổng hợp các phương sách để nắm lấy và điều hành đối tượng hoặc khách thể quản lý” [41, tr.9]. Trên cơ sở xem xét các quan điểm khác nhau về kiểm soát và nhận diện vai trò của kiểm soát trong quản lý, tác giả đưa ra nhận định về kiểm soát như sau: “Kiểm soát là chức năng quan trọng của quản lý, được thực hiện một cách thường xuyên liên tục trong mọi mặt hoạt động và trong mọi cấp độ quản lý trong doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của kiểm soát là làm cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu cao nhất đã đề ra với chi phí và mức độ rủi ro thấp nhất”. Để hoạt động quản lý được tiến hành một cách có hiệu quả thì việc lựa chọn loại hình kiểm soát phù hợp sao cho có thể phòng ngừa được rủi ro là một vấn đề mang tính chất sống còn đối với doanh nghiệp. 1.1.1.2. Các loại kiểm soát  Phân loại theo nhiệm vụ của kiểm soát trong các cấp quản trị doanh nghiệp Căn cứ vào nhiệm vụ của kiểm soát trong các cấp quản trị doanh nghiệp, kiểm soát được chia thành kiểm soát quản trị và kiểm soát tác nghiệp, trong đó: Kiểm soát quản trị: là quá trình các nhà quản trị bảo đảm rằng các nguồn lực đạt được và được sử dụng có hiệu quả và hiệu lực để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Kiểm soát tác nghiệp: là quá trình các nhà quản trị đảm bảo các nhiệm vụ cụ thể được thực hiện một cách có hiệu quả và hiệu lực. Hoạt động kiểm soát này có thể được thực hiện thông qua con người hoặc chương trình tự động. Khi càng nhiều nhiệm vụ được tự động hoá thì nhân tố con người trong kiểm soát tác nghiệp càng trở thành ít quan trọng hơn.  Phân loại theo mối quan hệ giữa kiểm soát với quá trình thực hiện kế hoạch Căn cứ vào mối quan hệ giữa kiểm soát và quá trình thực hiện kế hoạch, kiểm soát được chia thành kiểm soát trước, trong và sau quá trình thực hiện kế hoạch. Kiểm soát trước khi thực hiện kế hoạch: là loại kiểm soát phòng ngừa trước khi quá trình bắt đầu nhằm dự báo trước kết quả và tìm ra giải pháp điều chỉnh trước khi công việc được tiến hành. Kiểm soát trước khi thực hiện kế hoạch là sự giám sát, kiểm tra xem các yếu tố đầu vào có đảm bảo đúng như kế hoạch đã dự kiến hay không? Các yếu tố đó có khả năng làm cho quá trình thực hiện kế hoạch đi đến kết quả mong đợi hay không? Nếu không thì cần phải có sự điều chỉnh như thế nào? Kiểm soát trong quá trình thực hiện kế hoạch: là loại kiểm soát nhằm đảm bảo chắc chắn rằng mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu đề ra. Ở giai
  • 28. 18 đoạn này nhà quản trị phải theo dõi được diễn biến của quá trình thực hiện kế hoạch với những qui định, chính sách, thủ tục và kế hoạch đã lập ra để phát hiện kịp thời những sai lệch, vướng mắc từ đó có những điều chỉnh phù hợp đảm bảo cho các kế hoạch được thực hiện. Kiểm soát sau quá trình thực hiện kế hoạch Kiểm soát khi quá trình thực hiện kế hoạch đã hoàn thành không có tác dụng điều chỉnh quá trình đó mà thông qua việc so sánh giữa kết quả đạt được với các kế hoạch (dự toán) đã đề ra để đánh giá trách nhiệm của các bộ phận, xác định nguyên nhân của những chênh lệch giữa kế hoạch (dự toán) và thực hiện từ đó mà có những điều chỉnh cho những quá trình tương tự sau này.  Phân loại kiểm soát theo cách thức ngăn ngừa các sai phạm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Sai phạm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp bao gồm ba nhóm đó là sai sót, gian lận và hành vi không tuân thủ, trong đó: Sai sót là những nhầm lẫn không cố ý ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu cụ thể như sai sót trong kế toán là lỗi tính toán số học, ghi chép sai, bỏ sót hoặc hiểu sai các khoản mục, nghiệp vụ... Gian lận là các hành vi có chủ ý lừa dối, có liên quan đến việc tham ô, biển thủ tài sản hoặc là xuyên tạc các thông tin và che dấu tài sản như che dấu thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ; xử lý chứng từ theo ý muốn chủ quan, sửa đổi, xuyên tạc, làm giả chứng từ, tài liệu... Không tuân thủ là những hành vi thực hiện sai, bỏ sót, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời hoặc không thực hiện pháp luật và các qui định trong nội bộ doanh nghiệp dù là do vô tình hay chủ ý. Để ngăn chặn các sai phạm xảy ra nhà quản trị ban hành và tổ chức thực hiện các qui định, chính sách, thủ tục, tiêu chuẩn... Đứng trên góc độ tổ chức thực hiện các qui định, chính sách, thủ tục và tiêu chuẩn đó, kiểm soát được chia thành kiểm soát ngăn ngừa, kiểm soát phát hiện và kiểm soát điều chỉnh. Kiểm soát ngăn ngừa là quá trình tổ chức thực hiện các qui định, chính sách, thủ tục và tiêu chuẩn… thông qua việc bắt buộc các bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp tuân thủ các qui định, chính sách, thủ tục và tiêu chuẩn nhằm ngăn chặn các sai phạm hoặc các điều kiện dẫn đến sai phạm. Kiểm soát ngăn ngừa được thực hiện trước khi hoạt động xảy ra.
  • 29. 19 Kiểm soát phát hiện tập trung vào việc phát hiện và đánh giá các gian lận và sai sót đã xảy ra trong quá trình tác nghiệp nhằm giúp các nhà quản lý có các quyết định xử lý kịp thời để hạn chế thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra. Kiểm soát phát hiện được thực hiện trong hoặc sau quá trình thực hiện nghiệp vụ. Kiểm soát hiệu chỉnh hướng tới việc cung cấp những thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định xử lý các gian lận và sai soát đã phát hiện.  Phân loại theo phạm vi kiểm soát Theo tiêu thức này, kiểm soát được chia thành kiểm soát toàn diện (tổng quát) và kiểm soát chuyên đề. Kiểm soát toàn diện là kiểm soát đầy đủ các lĩnh vực và quá trình hoạt động của tổ chức từ chủ trương chính sách, tổ chức quản lý đến hệ thống thông tin kế toán và thủ tục kiểm soát. Kiểm soát chuyên đề là kiểm soát chỉ tập trung vào những yếu tố, những mặt cụ thể và chủ yếu của từng loại hoạt động được thực hiện trong một đơn vị để nắm bắt và điều hành kịp thời.  Phân loại theo mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm soát. Theo tiêu thức này, kiểm soát được chia thành: Kiểm soát từ bên ngoài và KSNB. Kiểm soát từ bên ngoài là loại kiểm soát do chủ thể kiểm soát ở bên ngoài đơn vị thực hiện. KSNB là loại kiểm soát do đơn vị tự thực hiện các hoạt động kiểm tra giám sát nhằm mục đích quản trị nội bộ. Như vậy có rất nhiều loại kiểm soát mà nhà quản lý có thể lựa chọn cho tổ chức của mình. Việc phân định giữa các loại kiểm soát chỉ mang tính tương đối. Điều này đòi hỏi các chủ thể kiểm soát phải sử dụng linh hoạt, kết hợp nhiều loại kiểm soát với nhau nhằm đạt được mục tiêu của mình trong quá trình quản lý. 1.1.2. Những vấn đề chung về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp KSNB là loại kiểm soát mà nhà quản lý sử dụng để đơn vị tự thực hiện các hoạt động kiểm tra giám sát nhằm mục đích quản trị nội bộ. Khái niệm về KSNB đã ra đời từ rất lâu. Từ trước tới nay đã có rất nhiều tổ chức đưa ra các khái niệm và định nghĩa về KSNB, có thể kể đến như:  Theo công bố của cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (1929) thì: “KSNB là công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động”.
  • 30. 20  Viện kiểm toán độc lập Hoa Kỳ AICPA định nghĩa KSNB như sau: “KSNB bao gồm kế hoạch của tổ chức và tất cả các phương pháp phối hợp và đo lường được thừa nhận trong doanh nghiệp để bảo đảm an toàn tài sản có của họ, kiểm tra sự phù hợp và độ tin cậy của dữ liệu kế toán, tăng cường tính hiệu quả của hoạt động và khuyến khích việc thực hiện các chính sách quản lý lâu dài” [43, tr.5]. Định nghĩa này của AICPA cho rằng mục đích của KSNB là để giữ an toàn cho tài sản và tăng cường độ tin cậy của dữ liệu kế toán. Theo thời gian thì khái niệm về KSNB đã được định nghĩa mở rộng ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán. Vào năm 1949, trong một công trình nghiên cứu về KSNB với tiêu đề: “KSNB, các nhân tố cấu thành và tầm quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp và đối với các kiểm toán viên độc lập”, AICPA đã bổ sung thêm mục tiêu thúc đẩy hoạt động có hiệu quả và khuyến khích sự tuân thủ các chính sách của nhà quản lý vào định nghĩa về KSNB.  Đứng trên góc độ của Kiểm toán viên - nghiên cứu đánh giá về hệ thống KSNB nhằm phục vụ cho công việc của mình - Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 - “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” thì: “KSNB là quy trình do Ban quản trị, BGĐ và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của BCTC, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan. Thuật ngữ “kiểm soát” được hiểu là bất cứ khía cạnh nào của một hoặc nhiều thành phần của KSNB”. Như vậy cho đến nay, quá trình nhận thức và nghiên cứu về KSNB đã dẫn đến sự hình thành các định nghĩa khác nhau từ đơn giản đến phức tạp về vấn đề này. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, định nghĩa về KSNB được chấp nhận rộng rãi nhất là của COSO. Đến nay định nghĩa của COSO được chấp nhận rộng rãi là: “KSNB là một quá trình, chịu ảnh hưởng bởi HĐQT, người quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục đích về hoạt động, BCTC và tuân thủ” [92, tr.196]. Đặc điểm nổi bật của báo cáo COSO là một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong đó KSNB không chỉ còn là một vấn đề liên quan đến BCTC mà được mở rộng ra cho các lĩnh vực hoạt động và tuân thủ. Trong định nghĩa trên, một số nội dung cơ bản có thể hiểu như sau:
  • 31. 21 Thứ nhất: KSNB là một quá trình. KSNB bao gồm một chuỗi hoạt động kiểm soát hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. Quá trình kiểm soát là phương tiện để giúp cho đơn vị đạt được các mục tiêu của mình. Thứ hai: KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người. Cần hiểu rằng, KSNB không chỉ là đơn thuần là những chính sách, thủ tục, biểu mẫu… mà chủ yếu do những con người trong tổ chức như HĐQT, BGĐ và các nhân viên thực thi. Chính họ sẽ định ra mục tiêu, thiết lập cơ chế kiểm soát ở mọi nơi và vận hành chúng. Thứ ba: KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý. KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý, chứ không phải đảm bảo tuyệt đối các mục tiêu sẽ đạt được. Vì khi vận hành hệ thống kiểm soát, những yếu kém có thể xảy ra do các sai lầm của con người… nên dẫn đến không đạt được các mục tiêu. KSNB có thể ngăn ngừa và phát hiện những sai phạm nhưng không thể đảm bảo là chúng không bao giờ xảy ra. Hơn nữa. một nguyên tắc cơ bản trong việc đưa ra quyết định quản lý là chi phí cho quá trình kiểm soát không thể vượt quá lợi ích mong đợi từ quá trình kiểm soát đó. Do đó, tuy người quản lý có thể nhận thức đầy đủ về các rủi ro, thế nhưng nếu chi phí cho quá trình kiểm soát quá cao thì họ vẫn không áp dụng các thủ tục để kiểm soát rủi ro. Như vậy có rất nhiều quan điểm khác nhau về KSNB, mỗi quan điểm đứng trên một góc độ khác nhau nhưng đều hướng về một mục tiêu chung đó là đạt được mục đích hoạt động của đơn vị với mức rủi ro thấp nhất. Nghiên cứu các quan điểm, các khái niệm, định nghĩa khác nhau về KSNB, theo quan điểm của tác giả thì: “KSNB là những quy trình, biện pháp, cách thức do Ban lãnh đạo và các cá nhân khác trong đơn vị thiết lập để để kiểm soát mọi hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp cũng như ngăn ngừa và xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của đơn vị, nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động theo đúng phương hướng, chiến lược kinh doanh đã đề ra và phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao nhất với mức độ rủi ro thấp nhất”. Có thể hiểu KSNB là chức năng thường xuyên của các đơn vị, tổ chức trên cơ sở xác định những rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu công việc, để tìm ra những biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đã đặt ra. Những biện pháp ngăn chặn các rủi ro phải nhằm đạt được 4 mục tiêu sau: Thứ nhất, tài sản của đơn vị phải được bảo vệ tốt nhất. Các tài sản này có thể bị đánh cắp, bị lạm dụng vào các mục đích khác nhau, hoặc bị hư hại, tổn thất nếu không được bảo vệ bởi hệ thống kiểm soát thích hợp.
  • 32. 22 Tài sản của đơn vị là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến quá trình thực hiện mục tiêu của đơn vị. Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu hoạt động, trước hết phải đặt ra mục tiêu bảo vệ tài sản để hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản do các nguyên nhân ở trên gây ra. Thứ hai, các thông tin, đặc biệt là thông tin kế toán phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác, kịp thời, khách quan và phải được lưu giữ, bảo vệ một cách đáng tin cậy. Do thông tin là căn cứ để hình thành các quyết định trong quản lý nên các thông tin này phải đáp ứng được các yêu cầu phục vụ cho các mục đích quản lý khác nhau, đạt mục tiêu hiệu quả nhất. Trong hoạt động kinh doanh cũng như một số hoạt động khác cần được bảo mật, các thông tin cần phải được lưu giữ, bảo quản theo đúng yêu cầu, để tránh rò rỉ cho các đối tượng không cần thiết, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các rủi ro. Thứ ba, bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ pháp lý một cách tuân thủ, bảo đảm sao cho tất cả các hoạt động của tổ chức, đơn vị đều phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Pháp luật do Nhà nước quy định đều nhằm điều chỉnh hành vi mọi hoạt động của các bộ phận, cá nhân liên quan đến quá trình thực hiện mục tiêu của từng tổ chức. Để đạt được mục tiêu, người ta có thể bất chấp việc tuân thủ các quy định của pháp luật và từ đó dẫn đến các rủi ro. Chính vì vậy hệ thống KSNB phải đưa ra được các chính sách, quy định để ngăn chặn trước mọi biểu hiện có thể vi phạm pháp luật và bảo đảm các hành động phải được tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Thứ tư, bảo đảm được hiệu quả của mọi hoạt động và phát huy được năng lực, tính chủ động, sáng tạo của các cấp quản lý. Quá trình hoạt động và quản lý rất dễ có sự trùng lặp hay lặp đi lặp lại của những thao tác dẫn đến lãng phí và kém hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực. Quá trình quản lý cũng dễ đưa đến những hành động độc đoán, chuyên quyền và dẫn đến làm thui chột khả năng sáng tạo, năng động của các cấp quản lý. Chính vì vậy, các thủ tục KSNB được thiết lập sẽ ngăn ngừa trước những phát sinh không cần thiết này và đó cũng là cách đảm bảo các hoạt động được tiến hành một cách có hiệu quả nhất. Như vậy, các mục tiêu của KSNB rất rộng, chúng bao trùm lên mọi mặt hoạt động và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đơn vị. Và cũng phải hiểu rằng các mục tiêu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng có đôi lúc mâu thuẫn với nhau. Ví dụ như khi thực hiện mục tiêu đảm bảo tính trung thực, hợp lý của BCTC thì mục tiêu đảm bảo tính tuân thủ pháp luật cũng phần nào được thực hiện bởi BCTC được xem là trung thực, hợp lý khi quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông
  • 33. 23 tin được thực hiện theo các quy định của Luật, chuẩn mực và CĐKT… và các quyết định kinh tế tài chính được đưa ra trên cơ sở các thông tin trung thực, hợp lý đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của doanh nghiệp. Hoặc khi thực hiện các mục tiêu tuân thủ luật pháp và các quy định thì cũng có nghĩa là tính hiệu quả của các hoạt động được đảm bảo. Nhưng khi thực hiện mục tiêu bảo vệ tài sản hoặc cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực thì mục tiêu hiệu quả hoạt động có thể không được đảm bảo hoàn toàn. Do vậy các thủ tục KSNB phải được xây dựng trên cơ sở kết hợp hài hòa các mục tiêu. 1.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp 1.2.1. Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp Bất kỳ một tổ chức nào khi hình thành đều phải gắn liền với việc thực hiện một mục tiêu nào đó. Quá trình thực hiện một mục tiêu là quá trình mà ở đó nhà quản lý thực hiện những hoạt động quản trị như hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm tra. Bên cạnh việc đánh giá kết quả thực hiện so với mục tiêu đề ra, công việc kiểm tra còn phải chỉ ra cho thấy những yếu kém và những yếu tố làm hạn chế quá trình thực hiện mục tiêu. Nhiệm vụ của nhà quản trị doanh nghiệp là phải đặt ra các chính sách và thủ tục thích hợp nhằm hạn chế các rủi ro, tức là giảm thiểu khả năng không đạt được mục tiêu đã định trước, từ đó hình thành khái niệm hệ thống KSNB trong đơn vị. Hiện nay trong một số nghiên cứu về KSNB trong thời gian trước kia cũng như gần đây không có sự phân biệt rõ ràng giữa khái niệm KSNB và hệ thống KSNB trong doanh nghiệp. Theo tác giả, khái niệm KSNB và hệ thống KSNB có sự khác biệt nhất định. Chúng ta cần phải hiểu KSNB là một chức năng của quá trình quản lý và hệ thống KSNB được doanh nghiệp thiết lập ra để thực hiện chức năng đó. Trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, chức năng kiểm soát luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và được thực hiện chủ yếu bởi hệ thống KSNB của doanh nghiệp. Có thể xem xét một vài quan điểm về hệ thống KSNB sau đây:  Hội kế toán Anh quốc EAA định nghĩa về hệ thống KSNB như sau: “Hệ thống KSNB là một hệ thống kiểm soát toàn diện có kinh nghiệm tài chính và các lĩnh vực khác nhau được thành lập bởi Ban quản lý nhằm: - Tiến hành kinh doanh của đơn vị trong trật tự và có hiệu quả. - Đảm bảo tuân thủ tuyệt đối đường lối kinh doanh của Ban quản trị. - Giữ an toàn tài sản. - Đảm bảo tính toàn diện và chính xác của số liệu hạch toán, những thành phần riêng lẻ của hệ thống KSNB được coi là hoạt động kiểm tra hoặc hoạt động kiểm tra nội bộ”.
  • 34. 24 Như vậy theo cách định nghĩa này, hệ thống KSNB là một hệ thống kiểm soát mang tính toàn diện và mục tiêu quan trọng nhất của hệ thống này là giữ an toàn tài sản và đảm bảo tính chính xác của số liệu hạch toán.  Theo Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC thì: “Hệ thống KSNB là một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động” [11, tr.48]. Định nghĩa này của IAFC có mở rộng hơn so với các định nghĩa trước đó, theo đó, KSNB là một chức năng thường xuyên của các đơn vị, tổ chức và trên cơ sở xác định rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu công việc để tìm ra biện pháp ngăn chặn nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đặt ra của đơn vị. Hệ thống KSNB được thiết kế nhằm thực hiện tất cả các chức năng đó bao gồm: - Bảo vệ tài sản của đơn vị: Tài sản của đơn vị bao gồm cả tài sản hữu hình và vô hình, chúng có thể bị đánh cắp, lạm dụng vào những mục đích khác nhau hoặc bị hư hại nếu không được bảo vệ bởi các hệ thống kiểm soát thích hợp. Điều tương tự cũng có thể xảy ra đối với các tài sản phi vật chất khác như sổ sách kế toán, các tài liệu quan trọng… - Bảo đảm độ tin cậy của thông tin. Thông tin kinh tế, tài chính do bộ máy kế toán xử lý và tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việc hình thành các quyết định của nhà quản lý. Như vậy các thông tin cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời về thời gian, tính chính xác và tin cậy về thực trạng hoạt động và phản ánh đầy đủ và khách quan các nội dung chủ yếu của mọi hoạt động kinh tế, tài chính. - Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý. Hệ thống KSNB được thiết kế trong doanh nghiệp phải đảm bảo các quyết định và chế độ pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được tuân thủ đúng mức. Cụ thể hệ thống KSNB cần: + Duy trì và kiểm tra việc tuân thủ các chính sách có liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp. + Ngăn chặn và phát hiện kịp thời cũng như xử lý các sai phạm và gian lận trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. + Đảm bảo việc ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác cũng như việc lập BCTC trung thực và khách quan.  Đứng trên góc độ nghiên cứu về lĩnh vực kiểm toán, theo giáo trình Lý thuyết kiểm toán của Học viện Tài chính thì: “Hệ thống KSNB bao gồm toàn bộ các chính sách, các bước kiểm soát và các thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm mục đích quản