SlideShare a Scribd company logo
1 of 81
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ
BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH VÀ THIẾT BỊ GIÁO DỤC
HẢI DƢƠNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐẶNG QUỐC KHẢI
MÃ SINH VIÊN : A16878
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ
BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH VÀ THIẾT BỊ GIÁO DỤC
HẢI DƢƠNG
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.s Chu Thị Thu Thủy
Sinh viên thực hiện : Đặng Quốc Khải
Mã sinh viên : A16878
Chuyên ngành : Tài chính – ngân hàng
HÀ NỘI – 2014
Thang Long University Library
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu độc lập
của tôi dưới sự hướng dẫn của cô Chu Thị Thu Thủy. Các số liệu và kết quả
trong khóa luận là trung thực và không sao chép từ bất cứ tài liệu nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Đặng Quốc Khải
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP .........................................................................................................1
1.1.Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp...............................................1
1.1.1. Khái niệm về phân tích tài chính..................................................................1
1.1.2. Mục tiêu phân tích tài chính .........................................................................1
1.1.3. Ý nghĩa của PTTC .........................................................................................2
1.2. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính....................................................3
1.2.1. Bảng cân đối kế toán .....................................................................................3
1.2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh..........................................................................4
1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ............................................................................5
1.2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính......................................................................5
1.2.5. Thông tin khác...............................................................................................6
1.2.5.1 Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế .................................................6
1.2.5.2 Thông tin theo ngành ..................................................................................6
1.2.5.3 Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp .................................7
1.3. Phƣơng pháp phân tích .....................................................................................7
1.3.1 Phương pháp so sánh .....................................................................................7
1.3.2 Phương pháp cân đối......................................................................................9
1.3.3 Phương pháp phân tích tỷ lệ ..........................................................................9
1.3.4. Phương pháp Dupont ....................................................................................9
1.3.5. Các phương pháp phân tích khác...............................................................10
1.4. Nội dung phân tích tình hình tài chính công ty.............................................10
1.4.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán.................................................................10
1.4.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.......................................11
1.4.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ...........................................................12
1.4.4. Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính.................................13
1.5 Phân tích Dupont................................................................................................23
1.6 Các nhân tố ảnh hƣởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp.....................24
CHƢƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SÁCH GIÁO DỤC VÀ THIẾT BỊ HẢI DƢƠNG........................................26
2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần sách giáo dục và thiết bị Hải Dƣơng .26
Thang Long University Library
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ...........................................................26
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty .........................................................................27
2.2 Phân tích tài chính công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục Hải Dƣơng ..29
2.2.1.Phân tích bảng cân đối kế toán....................................................................29
2.2.2 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh.......................................................39
2.2.3 Phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ .........................................................44
2.2.4 Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính.................................47
2.3 Đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục
Hải Dƣơng.................................................................................................................61
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC VÀ THIẾT BỊ HẢI
DƢƠNG........................................................................................................................63
3.1 Định hƣớng phát triển của công ty cổ phần sách giáo dục và thiết bị Hải
Dƣơng........................................................................................................................63
3.2 Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và
thiết bị giáo dục Hải Dƣơng ....................................................................................64
3.2.1 Quản trị tiền mặt .........................................................................................64
3.2.2 Phải thu khách hàng....................................................................................65
3.2.3 Quản lý hàng tồn kho ..................................................................................67
3.2.5 Xây dựng chính sách kinh doanh hợp lý để tăng doanh thu ...................69
3.2.6 Phấn đấu giảm thiểu chi phí để tối đa hóa lợi nhuận..............................70
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCTC Báo cáo tài chính
GVHB Giá vốn hàng bán
HĐKD Hoạt động kinh doanh
HTK Hàng tồn kho
LCTT Lưu chuyển tiền tệ
QLDN Quản lý doanh nghiệp
TCDN Tài chính doanh nghiệp
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ Tài sản cố định
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu
Thang Long University Library
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
Trang
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty…………………………………... 3
Bảng 2.1: Phân tích cơ cấu TS và biến động Tài sản 2011-2013……….. 36
Bảng 2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn và biến động nguồn vốn năm
2011-2013………………………………………………………………..
42
Bảng 2.3: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011-2013………. 12
Bảng 2.4: Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2011-2013……………. 51
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu khả năng thanh toán…………………………….. 54
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu khả năng quản lý tổng tài sản…………………… 56
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu quản lý tài sản ngắn hạn………………………… 57
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu đánh giá thu, trả nợ,lưu kho và thời gian quay
vòng tiền trung bình……………………………………………………..
58
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu quản lý tài sản dài hạn…………………………... 60
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu quản lý tài sản cố định………………………… 62
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu khả năng quản lý nợ…………………………… 63
Bảng 2.12: Các chỉ tiêu khả năng sinh lời………………………………. 65
Bảng 2.13: Bảng số liệu phân tích tài chính Du Pont…………………… 67
Bảng 3.1 Các số liệu về dự trữ tiền năm 2013………………………….. 71
Bảng 3.2: Tỷ lệ chiết khấu thanh toán………………………………….. 72
Bảng 3.3: Đánh giá lại khoản phải sau khi áp dụng giải pháp………….. 73
Bảng 3.4: Bảng đề xuất điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn………………….. 74
LỜI MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài
Với mỗi nền kinh tế của đất nước, các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp
đóng vai trò vô cùng quan trọng nhắm thúc đẩy sự phát triển bền vững. Tại Việt Nam,
môi trường kinh doanh ngày càng được mở rộng, đây là cơ hội lớn cho mỗi doanh
nghiệp trên thị trường nâng cao vị thế, tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, việc mở rộng
cũng khiến nền kinh tế Việt Nam chịu những ảnh hưởng không tốt từ nền kinh tế thế
giới, đặc biệt cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay đã làm không ít doanh
nghiệp Việt Nam phá sản. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tìm hướng đi đúng đắn, tạo
được sức mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, tạo được sự vững mạnh về tài
chính và đảm bảo nghĩa vụ kinh tế.
Và để thực hiện được điều đó, mọi doanh nghiệp cần nhìn nhận, khắc phục các
mặt yếu kém thong qua việc phân tích tài chính dựa trên các báo cáo tài chính hàng
năm. Thông qua việc phân tích tài chính, doanh nghiệp có thể rút ra những kinh
nghiệm, hạn chế đưa ra các quyết định sai lầm trong tương lai. Ngoài ra, những thông
tin từ việc phân tích tài chính còn được các nhà đầu tư hay cơ quan quản lý sử dụng
nhắm có cái nhìn tổng quát, đúng đắn nhất trước khí ra các quyết định đầu tư hay
chính sách điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế.
Công ty cồ phần sách và thiết bị giáo dục Hải Dương đã được thành lập hơn 22
năm qua để đáp ứng nhu cầu sách giáo khoa và thiết bị của người dân. Tất nhiên theo
xu thế khủng khoảng chung, công ty năm gần đây cũng đã gặp nhiều khó khăn. Qua
việc nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề phân tích tài chính trong doanh
nghiệp, em đã chọn “ Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện
tình hình tài chính của công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục Hải Dƣơng”
trong giai đoạn 2011-2013 làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu của nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Tổng hợp những kiến thức, lý thuyết đã tích lũy được trong
quá trình học tập để từ đó nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính của một doanh
nghiệp cụ thể trong thực tế.
Mục tiêu cụ thể:
Thang Long University Library
+ Phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp từ đó chỉ ra và giải thích
được những nguyên nhân về sự biến động tài chính giai đoạn 2011-2013
+ Qua phân tích tình hình tài chính để chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, ưu
điểm và hạn chế doanh nghiệp
+ Tìm hiểu, đề xuất một số biện pháp thay đổi, cải thiện tình hình tài chính
thích hợp doanh nghiệp.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tình hình tài chính, xu hướng tài chính doanh nghiệp,
cụ thể với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực in ấn, phát hành, thương mại.
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận sẽ đi sâu phân tích tình hình tài chính của
Công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục Hải dương giai đoạn 2011-2013 thông qua
các báo cáo tài chính và một số chỉ tiêu tài chính của công ty giai đoạn này. Qua đó ta
có những đánh giá, cái nhìn tổng quát về sự cân bằng tài chính, về hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng tài sản- nguồn vốn,….
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng cơ sở lý thuyết về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài
chính doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện chủ yếu là các phương
pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ,….kết hợp với các kiến thức đã học cùng với thông
tin thu thập từ thực tế, mạng xã hội, và các tài liệu tham khảo khác….
5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Kết cấu chính của khóa luận được chia thành ba chương như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
Chƣơng 2: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị
giáo dục Hải Dương.
Chƣơng 3: Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ
phần sách và thiết bị giáo dục Hải Dương
Ngoài ra còn có các mục: lời cảm ơn, lời mở đầu, kết luận, phụ lục,….
1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
1.1.Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về phân tích tài chính
“Phân tích TCDN là một công cụ quản lý, trên cơ sở sử dụng hệ thống chi tiêu
phân tích phù hợp thông qua các phương pháp phân tích nhắm đánh giá tình hình tài
chính của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian hoạt động nhất định. Trên cơ sở
đó, giúp nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định
nhằm tăng cường quản lý tài chính và đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh”.(
Nguồn từ “Phân tích tài chính doanh nghiệp - Lý thuyết và thưc hành”
của PGS. TS. Nguyễn Trọng Cơ làm chủ biên, trang 15)
Ngoài ra, phân tích TCDN còn là quá trình xem xét, kiểm tra dựa trên những số
liệu tài chính, từ đó đưa ra các so sánh những chỉ tiêu hiện tại và quá khứ hay với các
chỉ tiêu của doanh nghiệp khác...qua đó xác định tiềm năng tài chính của doanh nghiệp
để xác định chiến lược lâu dài cho tương lai của công ty đó.
1.1.2. Mục tiêu phân tích tài chính
Phân tích TCDN cần đạt những mục tiêu cơ bản sau:
Thứ nhất là đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các
khía cạnh khác nhau như cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán, lưu chuyển
tiền tệ, hiệu quả sử dụng tài sản,… nhắm đáp ứng thông tin của tất cả các bên liên
quan.
Phân tích tài chính giúp định hướng các quyết định của các đối tượng quan tâm
theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu
tư, tài trợ, góp vốn,…
Ngoài ra phân tích tài chính trở thành cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp cho
người phân tích tài chính có thể dự đoán được tiềm lực tài chính của doanh nghiệp
trong tương lai.
Thang Long University Library
2
Cuối cùng là công cụ để kiểm soát HĐKD của doanh nghiệp trên cơ sở kiểm
tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, dự đoán, định
mức… Từ đó, xác định được những điểm mạnh, điểm yếu trong HĐKD, gớp phần
giúp cho doanh nghiệp có được những quyết định cũng như giải pháp đúng đắn, đảm
bảo việc kinh doanh hiệu quả cao. Mục tiêu này đặc biệt quan trọng với các nhà quản
trị doanh nghiệp.
Suy cho cùng, mục tiêu phân tích TCDN phụ thuộc vào quyền lợi cá nhân, tổ
chức liên quan đến doanh nghiệp. Do vậy, việc phân tích tài chính ảnh hưởng nhiều
nội dung khác nhau và bao trùm phạm vi rất rộng lớn với những nhà quản trị doanh
nghiệp.
1.1.3. Ý nghĩa của PTTC
Với các nhà đầu tư hướng tới lợi nhuận, mối quan tâm của họ là khả năng sinh
lời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị
trường. họ còn chú trọng đến tính an toàn của những đồng vốn họ bỏ ra, vì vậy, một
yếu tố được quan tâm bởi các nhà đầu tư là mức độ rủi ro của dự án đầu tư, trong đó
rủi ro TCDN đặc biệt quan trọng. Việc phân tích TCDN giúp họ có được những đánh
giá về khả năng sinh lời cũng như rủi ro kinh doanh, tính ổn định lâu dài của một
doanh nghiệp.
Trong khi đó, những nhà cung cấp tín dụng lại quan tâm đến khả năng thanh
toán khoản nợ của doanh nghiệp. Các nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn thường quan
tâm đến khả năng thanh toán nhắm đáp ứng những yêu cầu chi trả trong thời gian ngắn
của doanh nghiệp. Còn nhà cung cấp tín dụng dài hạn quan tâm đến khả năng trả lãi và
gốc đúng hạn, do đó ngoài khả năng thanh toán, họ còn quan tâm đến khả năng sinh
lời và tính ổn định. Việc phân tích TCDN góp phần giúp nhà cung cấp tín dụng đưa ra
quyết định cho vay hay không ? Vay trong bao lâu và vay bao nhiêu ?
Nhà quản lý doanh nghiệp cần thông tin từ việc phân tích TCDN để kiểm soát,
giám sát, điều chỉnh tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Các thông tin này
giúp họ đưa ra các quyết định về cơ cấu nguồn tài chính, đầu tư hay phân tích lợi
nhuận, biện pháp điều chỉnh phù hợp,…
3
Ngoài ra cơ quan thuế hay cơ quan thống kê cũng rất quan tâm đến các thông
tin tài chính. Những thông tin đó được các cơ quan thường xuyên theo dõi đề kiểm tra
nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp, đánh giá từ các doanh nghiệp nhỏ ra tình hình
chung toàn ngành.
Ngay cả các người lao động, nhân viên trong doanh ngiệp cũng rất quan tâm
đến tình hình tài chính của công ty. Những chỉ tiêu tài chính như lợi nhuận, hoạt động
kinh doanh,… sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin vào doanh nghiệp. Những chỉ
tiêu đó còn góp phần giúp những người tìm kiếm việc làm có cái nhìn tích cực hay tiêu
cực về công ty trong lúc họ đang lựa chọn.
Có thể thấy, ý nghĩa cơ bản của phân tích TCDN chính là cung cấp thông tin
hữu ích cho tất cả những đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của một doanh
nghiệp trên nhiều khía cạnh, góc nhìn khác nhau, từ đó giúp họ đưa ra những quyết
định chính xác, phù hợp với mục đích của bản thân mình.
1.2. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính
1.2.1. Bảng cân đối kế toán
BCĐKT là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình tài sản
và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thái tiền tệ tại một thời điểm
nhất định. Thời điểm đó thường là ngày cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Theo chế độ
báo cáo hiện hành, kết cấu được chia thành hai phần: TÀI SẢN và NGUỒN VỐN và
được thiết kế theo kiểu một bên hoặc hai bên.
Trên BCĐKT, phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh
nghiệp và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Các tài sản
được sắp xếp theo khả năng hoán chuyển thành tiền theo thứ tự giảm dần hoặc theo độ
dài thời gian để chuyển hóa tài sản thành tiền.
Phần nguồn vốn phản ảnh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có ở doanh
nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các loại nguồn vốn được sắp xếp theo trách nghiệm
của doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn vốn đối với các chủ nợ và chủ sở hữu.
BCĐKT là một báo cáo tài chính có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và pháp lý trong
quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thang Long University Library
4
Về mặt kinh tế: Số liệu phần tài sản cho phép nhà phân tích đánh giá một cách
tổng quát quy mô và kết cấu tài sản của doanh nghiệp. Số liệu phần nguồn vốn phản
ánh các nguồn tài trợ cho tài sản doanh nghiệp, qua đó đánh giá thực trạng tài chính
của doanh nghiệp.
Về mặt pháp lý: Số liệu phần tài sản thể hiện giá trị các loại tài sản hiện có mà
doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để sinh lợi. Phần nguồn vốn thể
hiện phạm vi trách nghiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp về tổng số vốn kinh doanh
với chủ nợ và chủ sở hữu. Như vậy, tài liệu từ BCĐKT cung cấp những thông tin tổng
hợp về tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả HĐKD là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình
hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ, chi tiết theo các loại
hoạt động gồm: hoạt động tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt
động khác.
Hoạt động tiêu thụ hàng hóa dịch vụ là những hoạt động liên quan đến nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh theo đăng ý hoạt động của doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính là những hoạt động liên quan đến đầu tư vốn của doanh
nghiệp ra bên ngoài như: đầu tư kinh doanh chứng khoán, đầu tư góp vốn liên doanh,
hoạt động cho vay, cho thuê TSCĐ. Hoạt động này được đánh giá qua việc xem xét
chỉ tiêu thu nhập và chi phí hoạt động tài chính. Theo chế độ kế toán hiện hành, thu
nhập tài chính gồm: Lãi được phân chia từ đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư chứng
khoán, lãi cho vay,..Chi phí hoạt động tài chính gốm: Chi phí lãi vay ngân hàng, chi
phí phát sinh trong hoạt động góp vốn kinh doanh, lỗ do nhượng bán chứng khoán,…
Hoạt động khác là các hoạt động nằm ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh và
hoạt động tài chính của doanh nghiệp, thường xảy ra ngoài dự kiến, như thanh lý,
nhượng bán TSCĐ, các khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK và nợ thu khó
đòi,…
5
1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo LCTT là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử
dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong thời kỳ báo cáo của
doanh nghiệp. Nội dung bao gồm phần chính:
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh phản ảnh các dòng tiền vào
và dòng tiền ra liên quan đến HĐKD của doanh nghiệp . Lưu chuyển tiền tệ từ HĐKD
được coi là bộ phận quan trọng nhất trong báo cáo LCTT vì bộ phận này phản ánh khả
năng tào ra dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá
khả năng hoạt động trong tương lai.
- Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư phản ánh các dong tiền vào và ra liên quan
đến hoạt động đầu tư TSCĐ, đầu tư tài chính dài hạn và ngắn hạn vào các tổ chức khác
và các hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính phản ánh các dòng tiền vào và ra liên
quan đến hoạt động tăng (giảm) VCSH, tăng (giảm) các khoản vay nợ các định chế tài
chính và các khoản chi phí sử dụng các nguồn tài trợ nói trên.
1.2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính
Khi phân tích TCDN, nhà phân tích cần sử dụng thêm các dữ liệu chi tiết từ
thuyết minh báo cáo tài chính để hệ thống chỉ tiêu phân tích được đầy đủ hơn, đồng
thời khắc phục tính tổng hợp số liệu thể hiện trên BCĐKT và báo cáo kết quả HĐKD.
Các số liệu bổ sung bao gồm: Số liệu về chi phí khấu hao TSCĐ trong kỳ, số liệu về
chi phí lãi vay trong kỳ, số liệu về tình hình tăng, giảm các khoản phải thu, nợ phải trả
của từng khách hàng chủ nợ, số liệu về tình hình tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh và
các quỹ chuyên dung, số liệu về tình hình tăng giảm từng loại TSCĐ trong kỳ,…
Trên đây chỉ là một số dữ liệu cơ bản thường sử dụng bổ sung khi phân tích
TCDN. Tài liệu phân tích bổ sung nào được sử dụng còn tùy thuộc vào mục tiêu của
nhà phân tích và khả năng tiếp cận thông tin của họ.
Thang Long University Library
6
1.2.5. Thông tin khác
Ngoài thông tin từ các báo cáo kế toán ở doanh nghiệp, phân tích TCDN còn sử
dụng nhiều nguồn thông tin khác để các kết luận trong phân tích tài chính có tình
thuyết phục. Các nguồn thông tin khác được chia thành ba nhóm :
1.2.5.1 Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều nhân tố thuộc
môi trường vĩ mô nên phân tích tài chính đặt trong bối cảnh chung của kinh tế đất
nước và các nền kinh tế khác trên thế giới. Kết hợp những thông tin này sẽ đánh giá
đầy đủ hơn tình hình tài chính và dự báo nguy cơ, cơ hội với doanh nghiệp. Những
thông tin này bao gồm:
Thông tin về tăng trưởng, suy thoái kinh tế: Khi phân tích tài chính doanh
nghiệp, ta cần quan tâm đến tình hình kinh tế tại thời điểm đó. Nếu kinh tế đang phát
triển thì đương nhiên các chỉ tiêu tài chính như doanh thu lợi nhuận tăng và ngược lại.
Doanh nghiệp cần xem xét khách quan để có thể đưa ra các chính sách hợp lý.
Thông tin về lãi suất ngân hàng, trái phiếu kho bạc, tỷ giá ngoại tệ, thông tin về
tỷ lệ lạm phát. Lãi suất tiền vay là chi phí đầu vào nên để đảm bảo hoạt động kinh
doanh có lãi và phát triển bền vững. Lạm phát là yếu tố mà khi phân tích TCDN cần
rất quan tâm, nó làm tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, các khoản chi phí tăng cao
nghĩa là doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh.
- Các chính sách kinh tế lớn của Chính phủ, chính trị,.. Đây là yếu tố khi phân
tích TCDN nhà quản lý cần xem xét đến. Nó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết
định của các nhà đầu tư, cung cấp.
1.2.5.2 Thông tin theo ngành
Ngoài những thông tin về môi trường vĩ mô, những thông tin liên quan đến
ngành, lĩnh vực kinh doanh cũng cần được chú trọng: Mức độ cạnh tranh và quy mô
của thị trường, mức độ và yêu cầu công nghệ của ngành,tính chất cạnh tranh của thị
trường hay mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp và khách hàng, nhịp độ
và xu hướng vận động của ngành, nguy cơ xuất hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm
tàng… Mỗi ngành có điều kiện, hoàn cảnh, những cơ hội thách thức khác nhau. Chính
7
vì vậy, khi phân tích các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp, việc nhà quản lý cần nắm rõ
các thông tin trên về ngành, lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp đưa ra các báo cáo đánh giá
chính xác, hợp lý,…
1.2.5.3 Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng trong tổ chức sản xuất kinh doanh
và trong phương hướng hoạt động nên để đánh giá hợp lý tình hình tài chính, nhà phân
tích cần nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.
Mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp, gồm cả chiến lược tài
chính và kinh doanh. Điều này ảnh hưởng tất cả chính sách, hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, phân tích các chỉ tiêu tài chính giúp đánh giá doanh nghiệp thành công
đạt mục tiêu, chiến lược đã đề ra chưa.
Tính thời vụ, tính chu kỳ trong HĐKD, mỗi doanh nghiệp đều có chu kỳ, tăng
trưởng suy thoái khác nhau, nên nhà quản lý cần hiểu rõ để đưa ra các phân tích đánh
giá khách quan, chính xác.
- Mối liên hệ giữa doanh nghiệp vời nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng,..
Liên hệ này càng chặt chẽ bao nhiêu càng tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp, nó
ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp.
1.3. Phƣơng pháp phân tích
1.3.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích.
Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng của đối tượng
nghiên cứu, từ đó giúp các đối tượng quan tâm có căn cứ đề ra quyết định lựa chọn.
Người sử dụng phương pháp này cần nắm vững các vấn đề sau :
- Điều kiện so sánh : Điều kiện quan trọng để đảm bảo phép so sánh có ý nghĩa
là các chỉ tiêu đem so sánh phải đảm bảo tính đồng nhất, tức là đảm bảo phản ánh cùng
một nội dung kinh tế, cùng phương pháp tính toán, sử dụng cùng một đơn vị đo lường
thống nhất về thời gian, ngoài ra doanh nghiệp cần có quy mô và điều kiện tương tự
nhau.
Thang Long University Library
8
- Gốc so sánh : Tiêu chuẩn so sánh là chi tiêu được lựa chọn làm căn cứ để so
sánh hay còn gọi là gốc so sánh. Tùy mục đích phân tích mà gốc so sánh được lựa
chọn phù hợp. Các gốc so sánh có thể sử dụng là :
+ Số liệu của kỳ trước trong trường hợp cần đánh giá xu hướng phát triển, biến
động của các chỉ tiêu.
+ Số liệu dự kiến( kế hoạch, dự toán, định mức) trong trường hợp cần đánh giá
tình hình thực tế so với dự tính.
+ Số liệu trung bình của ngành, lĩnh vực kinh doanh trong trường hợp cần đánh
giá vị trí doanh nghiệp trong mối tương quan với các doanh nghiệp khác trong ngành.
- Các dạng so sánh: Các dạng so sánh thường được sử dụng trong phân tích là
sự so sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân.
+ So sánh tuyệt đối là kết quả chênh lệch giữa số liệu của kỳ phân tích với số
liệu gốc. Kết quả so sánh tuyệt đối phản ánh sự biến động về quy mô của chỉ tiêu
nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc.
+ So sánh tương đối thể hiện bằng tỷ lệ giữa số liệu của kỳ phân tích với kỳ
gốc. Kết quả so sánh tương đối thường phản ánh tốc độ phát triển của đối tượng
nghiên cứu. Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường sử dụng các loại số
tương đối sau :
Số liệu tương đối động thái : Phản ánh nhịp độ biến động hay tốc độ tăng
trưởng của chỉ tiêu và thường dung dưới dạng số lượng định gốc và số tương đối liên
hoàn.
Số tương đối kế hoạch: Phản ánh mức độ, nhiệm vụ mà doanh nghiệp cần phải
thực hiện trong kỳ trên một số chỉ tiêu nhất định.
Số tương đối phản ánh mức độ thực hiện : Dùng để đánh giá mức độ thực hiện
trong kỳ của doanh nghiệp đạt bao nhiêu phần so với gốc. Số tương đối phản ánh mức
độ thực hiện có thể sử dụng dưới chỉ số hay tỷ lệ được tính như sau :
Chỉ số thực hiện so = Trị số chỉ tiêu thực hiện * 100
9
với kỳ gốc(%) Tổng nợ ngắn hạn
+ So sánh với số bình quân : Số bình quân thể hiện tính phổ biến, tính đại diện
của các chỉ tiêu khi so sánh giữa các kỳ phân tích hoặc chỉ tiêu bình quân của ngành.
Qua đó xác định được vị trí hiện tại của doanh nghiệp.
1.3.2 Phương pháp cân đối
Trong các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp có nhiều chỉ tiêu có liên hệ với
nhau bằng những mối liên hệ mang tính chất cân đối như: cân đối giữa tổng tài sản và
tổng nguồn vốn, cân đối giữa nhu cầu với khả nằng thanh toán, cân đối thu chi tiền
mặt,… Những mối liên hệ cân đối này thường thể hiện bằng phương trình kinh tế.
Trên cơ sở các mối liên hệ mang tính chất cân đối, nếu một chỉ tiêu thay đổi sẽ
dẫn đến sự thay đổi của chỉ tiêu khác. Do vậy, cần lập công thức cân đối, thu thập số
liệu để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tốt đến chỉ tiêu phân tích khi tiền
hành phân tích một chỉ tiêu kinh thế có liên hệ với các chỉ tiêu khác bằng mối liên hệ
cân đối. Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp mối quan hệ giữa
các chỉ tiêu là mối quan hệ “tổng số”.
1.3.3 Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phương pháp phân tích tỷ lệ nghiên cứu các chỉ tiêu trong mối quan hệ với các
chỉ tiêu khác. Bản chất là thông qua quan hệ tỷ lệ để đánh giá. Nếu chỉ so sánh thông
tin có sẵn trong báo cáo tài chính thì chưa đủ để phản ánh tình hình và hiệu quả hoạt
động, mà ta phải thông qua phân tích các tỷ số tài chính như: tỷ lệ phản ánh khả năng
thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời,…
Phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với phương pháp so sánh nhắm
phản ánh sự biến động của các tỷ số tài chính qua nhiều giai đoạn và so sánh với
doanh nghiệp khác cùng ngành.
1.3.4. Phương pháp Dupont
Trong phân tích tài chính, người ta thường vận dụng mô hình Dupont để phân
tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa
các chỉ tiêu mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân
tích theo một trình tự logic chặt chẽ.
Thang Long University Library
10
Ƣu điểm: Phương pháp dupont là phương pháp tính toán đơn giản. Đây là một
công cụ rất tốt để cung cấp cho mọi người kiến thức căn bản giúp tác động tích cực
đến kết quả kinh doanh của công ty. Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp này ta có thể
dễ dàng kết nối với các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên.
Hơn nữa phương pháp Dupont có thể được sử dụng để thuyết phục cấp quản lý
thực hiện một vài bước cải tổ nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán
hàng. Đôi khi điều cần làm trước tiên là nên nhìn vào thưc trạng của công ty. Thay vì
tìm cách thôn tính công ty khác nhằm tăng thêm doanh thu và hưởng lợi thế nhờ quy
mô, để bù đắp khả năng sinh lợi yếu kém.
Nhƣợc điểm:
Tuy nhiên phương pháp dupont có 1 số nhược điểm như khi sử dụng, nhà phan
tích dựa vào số liệu kế toán cơ bản nhưng có thể không đáng tin cậy. Ngoài ra khi
phân tích, phương pháp này không bao gồm chi phí vốn. Cuối cùng mức độ tin cậy của
mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết và số liệu đầu vào.
1.3.5. Các phương pháp phân tích khác
Ngoài các phương pháp phổ biến trên đây, các nhà phân tích còn kết hợp sử dụng
một số phương pháp phân tích khác như: Phương pháp liên hệ trực tuyến, phương
pháp liên hệ phi trực tuyến, phương pháp xác định giá trị theo thời gian của tiền,
phương pháp hồi quy tương quan, phương pháp đồ thị, phương pháp toán kinh tế…
1.4. Nội dung phân tích tình hình tài chính công ty
1.4.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán
1.4.1.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản
Mục đích: Đánh giá sự biến động của tài sản và sự hợp lý của cơ cấu nguồn
vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp. Để làm được điều đó, doanh nghiệp thường
dùng phương pháp sau:
Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua
việc so sánh từng loại tài sản với nhau và so sánh giữa cuối kỳ với đầu kỳ về cả số
tuyệt đối lẫn số tương đối. Qua đó thấy được sự biến động về quy mô kinh doanh,
năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Khi xem xét vẫn đề này, cần quan tâm, chú ý
đến tác động của từng loại tài sản với quá trình kinh doanh.
11
Xác định tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản động thời so sánh tỷ trọng
giữa cuối kỳ và đầu kỳ để thấy được sự biến động của cơ cấu nguồn vốn. Việc đánh
giá này cũng phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp .
1.4.1.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn
Mục đích: Đánh giá khái quát khả năng tài trợ, mức đọ tự chủ về mặt tài chính
của doanh nghiệp.Phương pháp là so sánh tổng nguồn vốn và từng loại nguồn vốn giữa
số liệu cuối kỳ và đầu kỳ về cả số tuyệt đối lấn tương đối, bên cạnh đó là so sánh tỷ
trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn để xác định khoản mục nào chiếm tỷ
trọng cao. Doanh nghiệp tài trợ cho hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay hay
VCSH? Nếu nguồn VCSH chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng cho thấy khả năng
tự đảm bảo tài chính của doanh nghiệp và ngược lại. Tuy nhiên, cần chú trọng đến
chính sách tài trợ vốn của từng doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh đạt được.
1.4.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Mục đích: Đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp trong kỳ, xác định nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Phương pháp phân tích:
Sử dụng báo cáo kết quả kinh doanh, so sánh các khoản mục chính( Doanh thu
từ hoạt động bán hàng, GVHB, Lợi nhuận gộp,..) trong 3 năm liên tiếp cả về số tuyệt
đối lẫn tương đối để xác định dấu hiệu của tính hiệu quả hay không hiệu quả trong kết
quả kinh doanh.
Xem xét sự biến động của các khoản mục chính và xác định tỷ trọng trên doanh
thu thuần để đánh giá mức độ biến động của các khoản chi phí. Ta có thể sử dụng các
chỉ tiêu sau :
Tỷ lệ GVHB trên
doanh thu thuần
=
GVHB
*100
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho ta biết 100 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải bỏ ra
bao nhiều đồng GVHB. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí
trong GVHB càng tốt và ngược lại.
Thang Long University Library
12
Tỷ lệ chi phí bán hàng
trên doanh thu thuần
=
Chi phí bán hàng
*100
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thuần, doanh nghiệp phải bỏ
ra bao nhiêu chi phí bán hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng có lợi và ngược lại.
Tỷ lệ chi phí QLDN
trên doanh thu thuần
=
Chi phí bán hàng
*100
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải chi bao
nhiêu chi phí QLDN. Tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ khả năng quản lý của doanh nghiệp
càng tốt.
Trong thời kỳ kinh tế đang khủng hoảng như hiện nay doanh nghiệp cần quan
tâm đưa ra các biện pháp để 3 chỉ tiêu trên càng nhỏ, giảm thiểu các chi phí chính là
biện pháp tốt nhất để làm tăng lợi nhuận. Tuy vậy doanh nghiệp không nên chỉ quá
quan tâm việc các chỉ tiêu này nhỏ không, trong một số thời điểm để có thể tăng lợi
nhuận trong tương lai phải chấp nhận đầu tư các khoản chi phí cao.
1.4.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Mục đích: Đánh giá sự bền vững của dòng tiền, khả năng tạo tiền và sự phù
hợp của dòng tiền so với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đánh
giá sự thịnh vượng hay khó khăn về vốn của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, khả
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng dòng tiền từ HĐKD
Phƣơng pháp phân tích: Đánh giá lưu chuyển tiền thuần âm hay dương, nếu
lưu chuyển tiền tệ âm cần phân tích nguyên nhân. Xu hướng lưu chuyển tiền thuần của
doanh nghiệp tăng, ổn định hay giảm, qua đó đánh giá khả năng tạo tiền nhàn rỗi có
thể sử dụng đầu tư, mở rộng HĐKD. Xác định nguồn cơ bản tạo tiền và sử dụng tiền.
- Phân tích lưu chuyển tiền từ HĐKD
13
+ Xác định thành phần chính của lưu chuyển tiền từ HĐKD(theo phương pháp
gián tiếp thì việc tăng, giảm khoản phải thu ,… có thể cho thấy doanh nghiệp đang sử
dụng tiền hay tạo ra tiền).
+ Lưu chuyển tiền thuần HĐKD âm hay dương. Tìm nguyên nhân nếu lưu
chuyển tiền thuần âm.
+ So sánh lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD với lợi nhuận trước thuế và doanh
thu thuần.
- Phân tích lưu chuyển từ hoạt động đầu tư: Đánh giá hoạt động mua sắm tài
sản bằng tiền của doanh nghiệp, đồng thời phân tích LCTT từ hoạt động đầu tư cũng
cho biết dòng tiền thu từ thanh lý, bán tài sản.
- Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính : Dòng tiền từ hoạt động tài
chính là van điều phối tiền cho các HĐKD, đầu tư, đồng thời giải quyết các nghĩa vụ
trả nợ đến hạn. Nhằm đánh giá chính sách huy động vốn và chính sách chi trả cổ tức
của doanh nghiệp.
1.4.4. Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính
1.4.4.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán cho biết khả năng của doanh nghiệp trong
việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn bằng cách sử dụng những tài sản dễ
chuyển đổi thành tiền.
- Hệ số thanh toán hiện hành
Hệ số thanh toán hiện
hành
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số này đánh giá khả năng của doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ đến
hạn trong vòng một năm bằng các TSNH , có khả năng chuyển hóa thành tiền trong
thời hạn <= 1 năm. Hệ số này cho biết cứ mỗi đồng ngắn hạn mà doanh nghiệp đang
giữ thì có bao nhiêu đồng TSNH có thể sử dụng để thanh toán.
Thang Long University Library
14
Hệ số này được đánh giá ở mức >1có thể là tốt cho doanh nghiệp. Tuy nhiên
một tỷ lệ quá cao có thể do có nhiều tiền nhàn rỗi, nhiều khoản thu hay nhiều HTK,
điều này có thể khiến doanh nghiệp mất đi nhiều cơ hội đầu tư để phát triển. Hệ số <1
có thể do doanh nghiệp đang dùng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ TSDH. Quy mô
nợ ngắn hạn phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh hay thời kỳ hoạt
động của doanh nghiệp đó, hoặc là quy mô doanh nghiệp. Ví dụ như những doanh
nghiệp kinh doanh các sản phẩm theo mùa thì lượng vay ngắn hạn thường cao. Hay
doanh nghiệp quy mô lớn lượng nợ ngắn hạn thường ít chiểm tỷ trọng thấp trong tổng
nợ.
- Khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh
toán nhanh
=
TSNH- Giá trị hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn cao hơn sơ với khả năng thanh toán hiện hành. Hệ số này cho biết doanh
nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu đồng TSNH để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà
không cần bán HTK. Ta thấy chỉ số này cao hay thấp phụ thuộc vào tài sản dài hạn nợ
ngắn hạn và giá trị hàng tồn kho. Chỉ tiêu này đều phụ thuộc rất lớn vào ngành nghề
kinh doanh của doanh nghiệp đó. Như các công ty phim ảnh họ có lượng tài sản dài
hạn rất lớn, hay công ty đồ uống thực phẩm có giá trị hàng tồn kho lớn.
- Khả năng thanh toán bằng tiền
Hệ số khả năng thanh
toán bằng tiền
=
Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho ta biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
bằng tổng số tiền và các khoản tương đương tiền. Đây là chỉ tiêu các chủ nợ ngắn hạn
quan tâm. Tất nhiên chỉ tiêu này cao sẽ giảm thiểu rủi ro, tăng uy tín cho doanh
nghiệp, tuy vậy doanh nghiệp cần hiểu không phải càng cao nghĩa là doanh nghiệp
được lợi. Chỉ tiêu này quá cao chứng tỏ các khoản tiền nhàn rỗi là rất lớn hoặc các
khoản vay nợ kém, điều này làm giảm đi cơ hội đầu tư vào các dự án có thể mang lại
15
lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Quan trọng doanh nghiệp cần nắm bắt rõ mình đang
ở trong giai đoạn nào, nếu đang thời kỳ tăng trưởng thì nên tăng cưởng sử dụng tiền
hay vay thêm các khoản nợ ngắn hạn nhưng vẫn phải xem xét cẩn thận để không phát
sinh khoản nợ quá hạn.
- Khả năng thanh toán lãi vay
Tỷ số khả năng trả
lãi(dựa trên LCTT)
=
LCTT thuần từ HĐKD+ Thuế TN +Chi phí lãi vay
Tổng tài sản
Tỷ số này cho biết khả năng đảm bảo trả lãi vay hàng năm của doanh nghiệp.
Hệ số này càng cao thể hiện khả năng của doanh nghiệp sử dụng từ HĐKD để đáp ứng
chi phí lãi vay hàng năm càng lớn và lợi nhuận của các nhà đầu tư càng cao. Mức an
toàn tối thiểu là 2. Tỷ số này <1 thể hiện doanh nghiệp bị lỗ. So với khả năng thanh
toán lãi vay dựa trên lợi nhuận thì cách tính cụ thể, chính xác hơn. Việc dựa trên
LCTT, thuế TN, chi phí lãi vay sẽ cho doanh nghiệp cái nhìn đúng đẵn về khả năng
đảm bảo lãi vay- điều rất quan trọng để nâng cao uy tín trong mắt các nhà đầu tư.
1.4.4.2 Chỉ tiêu khả năng quản lý tổng tài sản
Để phân tích khả năng quản lý tổng tài sản các nhà phân tích thường sử dụng
các chỉ tiêu sau:
Hiệu suất sử dụng
tổng tài sản
=
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
Ý nghĩa: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản là chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng
tổng tài sản tại công ty. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết 1 đồng tài sản tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu thuần
Thời gian quay vòng
tổng tài sản
=
365
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Ý nghĩa: Thời gian quay vòng tổng tài sản cho ta thấy tốc độ lưu chuyển của tài
sản tại doanh nghiệp hay trong 1 năm(kỳ) tài sản quay được bao nhiêu vòng.
Thang Long University Library
16
Hệ số đảm nhiệm tổng
tài sản
=
Tổng tài sản
Doanh thu thuần
Chỉ số hiệu suất sử dụng tổng tài sản càng cao hay là 2 chỉ số thời gian quay
vòng và hệ số đảm nhiệm càng thấp chứng tỏ tài sản vận động nhanh, góp phấn tăng
doanh thu và là điều kiện để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.Để đánh giá 3 chỉ
tiêu này, nhà phân tích dựa trên 2 nhân tố ảnh hưởng chính là doanh thu thuẩn và tổng
tài sản. Doanh thu hàng năm thấp hay cao 1 phần là do các chính sách kinh doanh, tín
dụng của từng doanh nghiệp, còn về quy mô tổng tài sản phụ thuộc vào đặc điểm kinh
doanh, ngành nghề, thời gian hoạt động của doanh nghiệp đó, tình hình kinh tế hay
quy mô doanh nghiệp đó lớn hay nhỏ. Các công ty lớn lâu năm sẽ có lượng tổng tài
sản khổng lồ, hay tình hình kinh tế khủng hoảng làm giảm doanh thu của doanh
nghiệp.
1.4.4.3 Chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản ngắn hạn
Hiệu suất sử dụng tài
sản ngắn hạn
=
Doanh thu thuần
TSNH
Thời gian quay vòng
TSNH
=
365
Hiệu suất sử dụng TSNH
Hệ số đảm nhiệm tài
sản ngắn hạn
=
TSNH
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cho ta biết 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra
bao nhiêu doanh thu thuần. Thời gian quay vòng tài sản ngắn hạn phản ánh số lần luân
chuyển TSNH hay số vòng quay thực hiện trong 1 năm. Hiệu suất sử dụng càng cao
chứng tỏ tài sản ngắn hạn đang được sử dụng hiệu quả, điều này làm tăng lợi nhuận và
uy tín của doanh nghiệp. Cũng tương tự như chỉ tiêu ở tổng tài sản, ba chỉ tiêu tài sản
ngắn hạn trên phụ thuộc vào doanh thu thuần và tài sản ngắn hạn. Doanh thu thuần cao
hay thấp tùy vào chính sách, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Còn về quy mô
tài sản ngắn hạn, phụ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp thì
17
tỷ trọng tài sản ngắn hạn là bao nhiêu trong tổng tài sản. Ví dụ như các doanh nghiệp
kinh doanh thực phẩm đồ uống sẽ luôn có số lượng tài sản ngắn hạn cao.
Hệ số thu nợ =
Doanh thu thuần
Phải thu khách hàng bình quân
Thời gian thu tiền
trung bình
=
365
Hệ số thu nợ
Cả 2 chỉ tiêu trên giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng thu hồi các khoản phải
thu thành tiền mặt trong 1 năm. Hệ số thu nợ càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ càng
nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền mặt cao, tạo ra sự chủ động
trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại nếu thời gian thu hồi
quá dài làm tăng rủi ro, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải
lúc nào hệ số thu nợ cao là tốt, doanh nghiệp phải hiểu các nhân tố tác động đến doanh
thu thuần và các khoản phải thu như tình hình kinh tế, đặc điểm sản phẩm kinh doanh,
chính sách bán chịu,… Nếu kinh tế đang phát triển, nhiều hứa hẹn thì các doanh
nghiệp có xu hướng thả lỏng chấp nhận để khách hàng nợ, ngược lại doanh nghiệp sẽ
thắt chặt các khoản phải thu khi kinh tế khủng hoảng. Hay là tủy vào một số doanh
nghiệp có các chính sách ưu tiên nhiều cho các khách hàng vip cho nên tất nhiên các
khoản phải thu sẽ cao.
Hệ số lƣu kho =
Giá vốn hàng bán
Giá trị hàng tồn kho bình quân
Thời gian lƣu kho =
365
Hệ số lƣu kho
2 chỉ tiêu này cho ta thấy khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Số
vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong
kỳ. Vòng quay hàng tồn kho càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng
Thang Long University Library
18
tốn kho không bị ứ đọng nhiều, điểu này làm giảm các chi phí lưu kho và tăng doanh
thu, lợi nhuận. Đây là yếu tố thu hút thêm các khoản đầu tư vào doanh nghiệp. Các
yếu tố ảnh hưởng đến 2 chỉ tiêu này là giá vốn hàng bán và giá trị hàng tồn kho bình
quân. Giá vốn hàng bán phụ thuộc vào chính sách kinh doanh hay loại hình của doanh
nghiệp đó. Ví dụ như nếu là công ty thương mại thì giá vốn là tổng chi phí để hàng đó
có mặt tại kho( giá mua, vận chuyển, bảo hiểm,..), với công ty sản xuất tương tự nhưng
phức tạp hơn vì đầu vào là nguyên liệu chưa phải thành phẩm. Giá trị hàng tồn kho
bình quân thì phụ thuộc vào ngành nghề, các sản phẩm mà doanh nghiệp đó kinh
doanh. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thường giá trị hàng tồn kho thường rất thấp,
ngược lại doanh nghiệp kinh doanh bán thép, xi măng,.. thì hàng tồn kho tất nhiên phải
lớn.
Hệ số trả nợ =
Giá vốn hàng bán
Bình quân các khoản phải trả
Thời gian trả nợ trung
bình
=
365
Hệ số trả nợ
Hệ số trả nợ và thời gian trả nợ trung bình cho biết trong kỳ phân tích các
khoản phải trả quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh
nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, điều này tăng uy tín với các nhà cung cấp trong
các lần kinh doanh tiếp theo, tạo thêm nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Nhân tố
ảnh hưởng đầu tiên tương tự như hệ số lưu kho là giá vốn hàng bán phụ thuộc vào
chính sách quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Còn giá trị bình quân các khoản phải
trả lớn hay nhỏ tùy vào ngành nghề kinh doanh, thời kỳ kinh doanh. Ví dụ như nếu
kinh tế có nhiều triển vọng doanh nghiệp thường chấp nhận rủi ro để các khoản phải
trả cao để tăng cường khả năng sử dụng vốn.
Thời gian quay vòng tiền= Thời gian quay vòng hàng tồn kho + Thời gian
thu tiền trung bình – Thời gian trả nợ trung bình
Thời gian quay vòng tiền phản ánh khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp
thanh toán tiền mua hàng hóa đầu vào cho tới khi doanh nghiệp thu tiền về. Tất nhiên
nều thời gian này càng ngắn là điểm tốt cho doanh nghiệp, khả năng thu hồi tiền nhanh
19
giúp doanh nghiệp có cơ hội đầu tư kịp thời cho các dự án khác, giảm thiểu các rủi ro
tối đa. Tuy vậy như đã phân tích 3 chỉ tiêu thời gian ở trên, ta đã thấy các nhân tố có
thể ảnh hưởng. Quan trọng nhất là hiểu rõ ngành nghề kinh doanh hiện tại doanh
nghiệp đó, thời điểm kinh doanh để đưa ra các phân tích chính xác nhất.
Tỷ suất sinh lời
TSNH
=
Lợi nhuận sau thuế
*100%
Tài sản ngắn hạn
Tỷ suất sinh lời TSNH cho ta thấy 100 đồng tài sản ngắn hạn tham gia vào sản
xuất kinh doanh thì thu bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả
năng sử dụng tài sản ngắn hạn là tốt, tăng lợi nhuận, khả năng đầu tư của doanh
nghiệp. Lợi nhuận sau thuế ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu, chi phí bỏ ra hàng năm
của doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm ngành nghề kinh
doanh.
1.4.4.4 Chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản dài hạn
Hiệu suất sử dụng tài
sản dài hạn
=
Doanh thu thuần
TSDH
Thời gian quay vòng
tài sản dài hạn
=
365
Hiệu suất sử dụng TSDH
2 chỉ tiêu trên cho ta thấy một đồng tài sản dài hạn tạo ra được bao đồng doanh
thu và thời gian luân chuyển của tài sản dài hạn trong 1 năm. Chỉ tiêu hiệu suất càng
cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng hiệu quả tài sản dài hạn để tạo ra doanh thu và
ngược lại. Trong đó doanh thu thuần như ta đã biết tác động bởi chính sách công ty,
tình hình kinh tế,.. Còn về tài sản dài hạn giống như tài sản ngắn hạn nó phụ thuộc vào
đặc trưng của ngành nghề doanh nghiệp đó kinh doanh. Ví dụ như những ngành bưu
chính viễn thông thì luôn có quy mô tài sản dạn cao, hay bất động sản tương tự. Nhà
quản trị cần hiểu rõ điều này để có chính sách điều chỉnh hợp lý.
Thang Long University Library
20
Hiệu suất sử dụng tài
sản cố định
=
Doanh thu thuần
Tài sản cố định
Thời gian quay vòng
tài sản dài hạn
=
365
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Từ 2 chỉ tiêu này ta có thể đánh giá hiệu quả sử dụng một đồng tài sản cố định
tạo ra doanh thu qua việc xem chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn hay thời gian
quay vòng cao hay thấp. Tương tự như tài sản dài hạn, doanh thu thuần là chỉ số đầu
tiên nhà quản trị cần quan tâm khi xem xét 2 chỉ tiêu này và nó phụ thuộc chính sách,
khả năng kinh doanh của doanh nghiệp đó. Tài sản cố định là một trong các chỉ tiêu
của tài sản dài hạn, được xác định bắng giá trị còn lại tới thời điểm lập báo cáo tức là
bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi hao mòn lũy kế. Cho nên không chỉ phụ thuộc
vào ngành nghề kinh doanh như tài sản dài hạn, tài sản cố định còn phụ thuộc vào
phương pháp tính hao mòn lũy kế.
Tỷ suất sinh lời
TSDH
=
Lợi nhuận sau thuế
*100%
Tài sản dài hạn
Tỷ suất sinh lời TSNH cho ta thấy 100 đồng tài sản dài hạn tham gia vào sản
xuất kinh doanh thì thu bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả
năng sử dụng tài sản dài hạn là tốt, tăng lợi nhuận, khả năng đầu tư của doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu, chi phí bỏ ra hàng năm của
doanh nghiệp, tài sản dài hạn phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm ngành nghề kinh doanh.
1.4.4.5 Chỉ tiêu khả năng quản lý nợ
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ảnh quy mô tài chính của công ty.
Nó cho ta biết về tỷ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản( nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh
nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình.
Hệ số nợ trên vốn chủ
sở hữu
=
Tổng nợ
Tổng vốn chủ sở hữu
21
Hệ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực hoạt
động của công ty đó. Hệ số này giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về tài chính,
theo nguyên tắc, nếu hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ hơn
so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn chứng tỏ doanh nghiệp ít gặp khó khăn trong
tài chính. Ngược lại, nếu hệ số này lớn chứng tỏ nợ phải trả chiếm quá nhiều, doanh
nghiệp đi vay nhiều hơn, chứng tỏ doanh nghiệp đang khó khăn trong việc trả nợ.
- Hệ số nợ trên tổng tài sản
Hệ số trên tài sản =
Tổng nợ
Tổng tài sản
Thông thường các chủ nợ muốn hệ số nợ trên tổng tài sản thấp thì các khoản nợ
được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở
hữu doanh nghiệp lại muốn tỷ lệ này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và
muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu quá cao thì doanh nghiệp sẽ
bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Chính vì vậy doanh nghiệp cần xem các
nhân tố ảnh hưởng nợ và tổng tài sản như ngành nghề, thời kỳ kinh doanh, chính sách
cho vay, lãi vay của các ngân hàng,…
- Khả năng thanh toán lãi vay
Tỷ số khả năng trả
lãi(dựa trên lợi nhuận)
=
Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay
Chi phí lãi vay
Tỷ số này cho biết khả năng đảm bảo trả lãi vay hàng năm của doanh nghiệp.
Hệ số này càng cao thể hiện khả năng của doanh nghiệp sử dụng từ lợi nhuận để đáp
ứng chi phí lãi vay hàng năm càng lớn và lợi nhuận của các nhà đầu tư càng cao. Mức
an toàn tối thiểu là 2. Tỷ số này <1 thể hiện doanh nghiệp bị lỗ. Doanh nghiệp cần rất
quan tâm đến chỉ tiêu này, đây là một trong các chỉ tiêu mà các ngân hàng, nhà đầu tư
theo sát để đánh giá mức độ ổn định, độ rủi ro của doanh nghiệp mà họ định đầu tư.
Thêm vào đó doanh nghiệp còn sử dụng tỷ suất sinh lời trên tiền vay để đánh
giá khả năng tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
Thang Long University Library
22
Tỷ suất sinh lời trên
tiền vay
=
Lợi nhuận sau thuế
Tiền vay
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích thì một đồng tiền vay tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao,
doanh nghiệp cần chú trọng phân tích chỉ tiêu này vì đây là nhân tố hấp dẫn nhà đầu tư
đưa thêm tiền vay vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào
2 nhân tố lợi nhuận sau thuế và tiền vay. Lợi nhuận sau thuế ảnh hưởng bởi doanh thu,
các khoản giảm trừ doanh thu, các khoản chi phí,… Lượng tiền vay của doanh nghiệp
tùy thuộc vào ngành nghề, tình hình kinh tế, thời điểm kinh doanh. Ví dụ như các
doanh nghiệp mới thành lập phát triển thì lượng tiền vay thường cao.
1.4.4.6 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) là chỉ tiêu rất được quan tâm và chú
trọng vì nó đánh giá khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Nó cho ta biết cứ
100 đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế của doanh nghiệp, nếu chỉ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí
càng tốt. Đó là nhân tốt giúp nhà quản trị mở rộng thị trường, tăng doanh thu hoặc
ngược lại thắt chặt quản lý doanh nghiệp hơn. Ngoài ra doanh nghiệp cần xem xét
chỉ số này với đặc điểm kinh doanh của từng ngành, khi theo dõi ROS, người ta
thường so sánh tỷ số này với tỷ số bình quân của toàn ngành công ty đó tham gia
ROS =
Lợi nhuận sau thuế
*100%
Doanh thu thuần
- Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) cho thấy hiệu quả sử dụng 100 đồng tài sản
tham gia và sản xuất kinh doanh thì thu bao đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao
chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của doanh
nghiệp. Trong quá trình kinh doanh hoạt động , doanh nghiệp mong muốn mở rộng
quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ, nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng. Do vậy, nhà quản
trị thường đánh giá hiệu quả sử dụng các tài sản đã đầu tư, được xác định bằng công
thức:
23
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
*100%
Tài sản bình quân
- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết 100 đồng vồn chủ
sở hữu đưa vào kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng
cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của
doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh, cổ phiếu ngày càng hấp dẫn. Trong phân tích,
ngoài việc so sánh giữa các kỳ, có thể so sánh chỉ tiêu này với chỉ tiêu tỷ suất lợi
nhuận sau thuế VKD: nếu lớn hơn thì nghĩa là doanh nghiệp sử dụng vốn vay hiệu quả
và ngược lại
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
*100%
Vốn chủ sở hữu
1.5 Phân tích Dupont
Công thức Dupont thường được biểu diễn dưới 2 dạng cơ bản và mở rộng. Tùy
vào mục đích phân tích mà nhà phân tích sử dụng dạng nào cho phù hợp. Tuy nhiên
cả 2 dạng này đều bắt nguồn từ việc khai triển chỉ tiêu ROE- một chỉ tiêu quan trọng
bậc nhất trong phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Dạng cơ bản :
ROE = ROS * Số vòng quay tài sản * Tỷ lệ tài sản trên VCSH
Qua công thức trên, ta có thể thấy để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh( tức là
gia tăng ROE) doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản:
Thứ nhất doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhăm nâng cao
doanh thu và đồng thời giảm chi phí nhắm gia tăng lợi nhuận ròng biên.
Thứ hai doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng
tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hay nói cách dễ
hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có. Ví
dụ như bạn sở hữu một cửa hàng, sàng bạn bán đồ ăn sang, trưa cơm bình dân, tối là cà
phê. Như vậy cùng là một tài sản là cửa hàng, bạn có thể tăng doanh thu bằng cách bán
những thứ cần thiết vào thời gian thích hợp.
Thang Long University Library
24
Thứ ba tăng cường hiệu quả của các khoản vay để đầu tư, nếu mức lợi nhuận
trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để
đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả.
Khi áp dụng công thức Dupont vào phân tích các nhà phân tích nên tiến hành so
sánh chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp qua các năm. Sau đó phân tích xem sự tăng
trưởng hoặc tụt giảm của chỉ số này qua các năm bắt nguồn từ nguyên nhân nào trong
3 nguyên nhân kể trên, từ đó đưa ra nhận định và dự đoán xu hướng của ROE trong
các năm sau.
Dạng mở rộng : là dạng khai triển từ dạng thức cơ bản bằng cách tiếp tục khai
triển chỉ tiêu lợi nhuận ròng biên.
ROE =
EAT
EBT
*
EBT
EBIT
*
EIBT
DTT
*
DTT
TS
*
TS
VCSH
Dạng thức mở rộng của công thức Dupont cũng như phân tích tương tự như
dạng thức cơ bản song nhà phân tích cần nhìn sâu hơn vào cơ cấu của biên lợi nhuận
ròng nhờ nhìn vào ảnh hưởng từ các khoản lợi nhuận khác ngoài khoản lợi nhuận đến
từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp và ảnh hưởng của thuế. Nhìn vào chỉ
tiêu này các nhà phân tích sẽ đánh giá được mức tăng biện lợi nhuận của doanh nghiệp
đến từ đâu. Nếu nó đến chủ yếu từ các khoản lợi nhuận khác như thanh lý tài sản hay
đến từ việc doanh nghiệp được miễn giảm thuế tạm thời thì các nhà phân tích cần lưu ý
đánh giá lại hiệu quả hoạt động thật sự của doanh nghiệp.
1.6 Các nhân tố ảnh hƣởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp
1.6.1 Nhân tố khách quan
- Tình hình kinh tế: Tài chính doanh nghiệp nằm trong tổng thể nền tài chính.
Do vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp cần quan tâm đến các chính sách kinh tế, tốc
độ tăng trưởng, tốc độ lạm phát, giá xăng dầu, xăng vàng, nguyên vật liệu.
- Hệ thống pháp lý : Những quy định chung của Nhà Nước như các khoản nộp
thuế, các khoản nộp nhà nước hay các quy định về hạch toán kế toán, cách thức lập
báo cáo tài chính,… Sự thay đổi của hệ thống pháp lý này có thể kéo theo sự thay đổi
của các số liệu sử dụng phân tích.
25
- Công nghệ khoa học kỹ thuật : Để việc phân tích tài chính đạt hiệu quả cần có
những thiết bị hiện đại hỗ trợ việc phân tích, cần có các phần mềm tài chính chuyên
dụng tăng tính chính xác, tốc độ để phù hợp nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.
1.6.2 Các nhân tố chủ quan
- Thông tin cung cấp để phân tích tài chính doanh nghiệp : Đây là nền tảng quan
trọng của tiến hành tài chính. Các thông tin này cần phải chính xác, đầy đủ. Bởi nếu nó
không chính xác, việc phân tích trở lên mất ý nghĩa, các nhà quản lý có đánh giá sai
lệch từ đó ảnh hưởng đến chiến lược phát triển công ty.
- Nhân sự thực hiện phân tích tài chính : Để phân tích tài chính thành công, vai
trò của bộ phận phân tích là vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ của họ là gắn kết, tổng hợp
các con số thu thập được , tính toán các chỉ tiêu, so sánh đưa ra nhận xét, điều này đòi
hỏi họ có chuyên môn cao, sử dụng thành thạo các phương pháp, am hiểu thị trường,
tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Kết luận chƣơng 1
Chương 1 của khóa luận đã đi sâu tìm hiểu các vấn đề về tài chính doanh
nghiệp, các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp cũng như các chỉ tiêu đánh
giá khả năng thanh toán, khả năng quản lý nợ,… Dựa trên những cơ sở lý thuyết này
khóa luận sẽ đi sâu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giáo dục và thiết bị
Hải Dương.
Thang Long University Library
26
CHƢƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SÁCH GIÁO DỤC VÀ THIẾT BỊ HẢI DƢƠNG
2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần sách giáo dục và thiết bị Hải Dƣơng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần sách - Thiết bị giáo dục Hải Dƣơng.
Có trụ sở chính tại: Số 27 - Minh Khai - phường Trần Hưng Đạo - TP Hải
Dương.
Điện thoại: 03203.852.342 Fax: 03203.841.703
Email: sgdhaiduong@yahoo.com.vn
Mã số thuế: 0800010448
Tài khoản: 102010000350509 - Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương
Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương.
Tổng vốn điều lệ: 5.000.000.000đ (Năm tỷ đồng)
Ngày 30/10/1992, UBND tỉnh Hải Dương đã ra quyết định số 898/QĐ-UB về
việc quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước Công ty sách và TBTH Hải Dương
thuộc Sở Giáo dục và đào tạo Hải Dương.
Do yêu cầu đổi mới trong công tác quản lý và sản xuất của Bộ Giáo dục để
thích nghi với cơ chế thị trường từng bước cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước
vào ngày 01/10/2004 công ty sách và thiết bị trường học Hải Dương đổi tên thành
Công ty Cổ phần sách - Thiết bị giáo dục Hải Dương. Với vốn nhà nước là 55%, còn
lại 45% là của các thành viên trong công ty.
Lĩnh vực kinh doanh chính:
Kinh doanh sách giáo dục, sách khác, báo tạp chí, bản đồ, tranh ảnh, đĩa và các
xuất bản phẩm khác được lưu hành. Kinh doanh văn phòng phẩm, mua bán thiết bị dạy
học, in ấn và dịch vụ liên quan đến in.
27
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
)
(Nguồn phòng hành chính- kế toán)
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận và mối quan hệ giữa các
phòng ban bộ phận trong công ty.
- Giám đốc công ty: Là người lãnh đạo cao nhất chịu trách nhiệm trước pháp
luật và Hội đồng quản trị về điều hành công ty hoạt động sản xuất kinh doanh theo
đúng pháp luật và điều lệ của công ty đã ban hành xây dựng chiến lược sản xuất kinh
Giám đốc
Công ty
PGĐ phụ
trách sản xuất
PGĐ phụ
trách kinh
doanh
PGĐ Thƣờng
trực
Kế toán
trƣởng kiêm
trƣởng phòng
kế toán
Phòng
kế
hoạch
vật tƣ
Xƣởng
sản
xuất
Phòng
kế
hoạch
kinh
doanh
Phòng
thị
trƣờng
Phòng
siêu
thị
Phòng
hành
chính
tổ chức
Phòng
kế toán
Thang Long University Library
28
doanh của công ty, quản lý điều hành bộ máy toàn công ty đảm bảo bộ máy hoạt động
năng động, hiệu quả góp phần xây dựng công ty phát triển bền vững.
- Phó giám đốc sản xuất: Tham mưu giúp giám đốc trong công tác quản lý điều
hành hoạt động sản xuất của công ty, trực tiếp quản lý giám sát phòng kế hoạch vật tư
và xưởng sản xuất.
- Phó Giám đốc kinh doanh: Tham mưu giúp giám đốc công ty điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng điều lệ. Phụ trách toàn bộ hoạt động
kinh doanh sách, ấn phẩm, văn phòng phẩm, thiết bị của công ty. Trực tiếp phụ trách
phòng kế hoạch kinh doanh và Phòng thị trường của công ty.
- PGD thường trực: Tham mưu giúp giám đốc điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty theo đúng điều lệ, thực hiện công tác tổ chức cán bộ, quản lý
lao động, quản lý lưu trữ các hồ sơ tài liệu của công ty.
- Kế toán trưởng: Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng về tài
chính doanh nghiệp theo quy định của nhà nước, chịu trách nhiệm trước giám đốc về
tình hình tài chính của công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức lao động giải quyết các thủ tục chế độ cho
người lao động, soạn thảo các công năng quyết định của công ty.
- Phòng kế toán: Tổ chức theo dõi và hạch toán mọi hoạt động kinh tế tài chính
phát sinh trong kỳ theo đúng chế độ kế toán. Huy động và sử dụng vốn một cách có
hiệu quả vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin về tài chính của doanh
nghiệp với lãnh đạo, xây dựng lập kế hoạch tài chính trong ngắn hạn và dài hạn .
- Phòng kế hoạch kinh doanh: Nghiên cứu nhu cầu thị trường, xây dưng chiến
lược kinh doanh bán hàng, tham mưu cho giám đốc và chịu tránh nhiệm trước giám
đốc về tổ chức xây dựng, thực hiện công tác kinh doanh, phương hướng phát triển thị
trường, soạn thảo và ký kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng .
- Phòng thị trường: Tiếp thị giới thiệu các mặt hàng, sản phẩm mà Công ty kinh
doanh.
29
- Phòng siêu thị: Trưng bày giới thiệu và trực tiếp bán lẻ các mặt hàng của
Công ty đến tay người tiêu dùng.
- Phòng kế hoạch vật tư: Xây dựng kế hoạch về sản xuất kinh doanh trong ngắn
hạn và dài hạn gồm: Kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung ứng vật tư trang thiết bị phục
vụ sản xuất, sản phẩm quản lý vật tư, kho tàng, phương tiện vận tải và quy trình xuất
nhập hàng hóa, cấp phát vật tư, trang thiết bị, dụng cụ sản xuất...
2.2 Phân tích tài chính công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục Hải Dƣơng
2.2.1.Phân tích bảng cân đối kế toán
Bảng 2.1: Phân tích cơ cấu TS và biến động Tài sản 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản mục
31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
Chênh lệch
2012/2011
Chênh lệch 2013/2012
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ trọng Số tiền
Tỷ
trọng
Tuyệt
đối
Tƣơng
đối
Tuyệt
đối
Tƣơng đối
A. Tài sản ngắn hạn 8.462,17 53,43 8.265,23 52,50 10.067,42 58,63 -196.94 -2,33 1.802,19 21,80
I.Tiền và các khoản
tƣơng đƣơng tiền
2.295,05 14,49 2.245,62 14,26 2.635,37 15,35 -49,43 -2,15 389,75 17,36
1.Tiền 2.295,05 14,49 2.245,62 14,26 2.635,37 15,35 -49.43 -2,15 389,75 17,36
2. Các khoản tương
đương tiền
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
II.Các khoản đầu tƣ
tài chính ngắn hạn
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
III. Các khoản phái thu
ngắn hạn
3.013,23 19,02 3.023,04 19,20 4.012,19 23,37 9,81 0,33 989,14 32,72
1.Phải thu khách hàng 2.841,75 17,94 2.874,51 18,26 3.825,94 22,28 32.76 1,15 951,43 33,10
2.Trả trước người bán 152,84 0,96 100,09 0,64 172,94 1,01 -52.75 -34,51 72,85 72,78
3.Các khoản phải thu
khác
18,64 0,12 48,44 0,31 13,30 0,08 29.80 159,91 -35,14 -72,53
IV.Hàng tồn kho 2.916,55 18,41 2.872,60 18,25 3.290,35 19,16 -43,95 -1,51 417,75 14,54
1.Hàng tồn kho 2.939,42 18,56 2.895,47 18,39 3.290,35 19,16 -43.95 -1,51 394,88 13,64
2. Dự phòng giảm giá
hàng tồn kho
-22,87 -0,14 -22,87 -0,15 0 0 0 0 22,87 -100,0
Thang Long University Library
30
V. Tài sản ngắn hạn
khác
237,34 1,50 123,97 0,79 129,52 0,75 -113,37 -47,77 5,55 4,48
1. Thuế GTGT được
khấu trừ
123,81 0,78 31,03 0,20 23,90 0,14 -92,78 -74,93 -7,14 -22,99
2. Thuế và các khoản
phải thu Nhà nước
0 0 9,81 0,06 0 0 9,81 0 -9,81 -100,0
3. Tài sản ngắn hạn khác 113,52 0,72 83,12 0,53 105,62 0,62 -30.40 -26,78 22,50 27,07
B.TÀI SẢN DÀI HẠN 7.376,93 46,57 7.478,45 47,50 7.103,71 41,37 101,52 1,38 -374,74 -5,01
I. Các khoản phải thu
dài hạn
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
II. Tài sản cố định 6.154,37 38,86 6.286,07 39,93 5.918,60 34,47 131.70 2,14 -367,47 -5,85
1. Tài sản cố định hữu
hình
6.099,37 38,51 6.233,19 39,59 5.885,60 34,28 133,81 2,19 -347,59 -5,58
Nguyên giá 8.766,60 55,35 9.098,54 57,79 8.788,78 51,18 331,93 3,79 -309,76 -3,40
Giá trị hao mòn lũy kế -2.667,23 -16,84 -2.865,35 -18,20 -2.903.18 -16,91 -198,12 7,43 -37,83 1,32
2.Tài sản cố định vô hình 55 0,35 52,88 0,34 33.00 0,19 -2.12 -3,85 -19,88 -37,60
Nguyên giá 70,8 0,45 81,00 0,51 55.00 0,32 10,2 14,41 -26,00 -32,10
Giá trị hao mòn lũy kế -15,8 -0,10 -28,12 -0,18 -22.00 -0,13 -12,32 77,95 6,12 -21,75
III. Bất động sản đầu
tƣ
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
IV. Các khoản đầu tƣ
tài chính dài hạn
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
V. Tài sản dài hạn khác 1.222,55 7,72 1.192,37 7,57 1.185,11 6,90 -30,18 -2,47 -7,26 -0,61
1. Chi phí trả trước dài
hạn
1.222,55 7,72 1.192,37 7,57 1.185,11 6,90 -30.18 -2,47 -7,26 -0,61
2. Tài sản dài hạn khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng tài sản 15.839,1 100 15.743,68 100 17.171,14 100 -95,42 -0,60 1.427,46 9,07
( Nguồn từ số liệu báo cáo tài chính)
Tài sản ngắn hạn
Dựa vào số liệu từ bảng 2.2 có thể thấy quy mô TSNH tại công ty có sự biến
động trong giai đoạn 2011-2013, năm 2011 quy mô TSNH là 8.462.173.357 đồng, đến
31
năm 2012 giảm 196.942.837 đồng tương ứng giảm 2.33%, tuy vậy đến năm 2013, quy
mô TSNH tăng mạnh trở lại so với năm trước với mức tăng 1.802.192.992 đồng tương
ứng 21,8%. TSNH tại công ty qua số liệu 3 năm 2011, 2012, 2013 chiếm tỷ trọng khá
tốt trong cơ cấu tài sản, luôn đạt mức trên 50%. Hiện tại tỷ trọng TSNH qua các năm
tăng dần, đến năm 2013 đã đạt mức 58,63%, điều này cho thấy chiến lược tập trung
vào đầu tư TSNH của công ty. Để thấy rõ sự thay đổi cơ cấu TSNH tại công ty, ta cần
đi sâu vào phân tích những khoản mục thuộc TSNH:
Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền: Năm 2011 là 14,49% đến năm 2012 có
sự giảm nhẹ xuống còn 14,29% nhưng đến năm 2013 tăng lên 15,35%.
Tiền trong năm 2012 đã giảm 49.431.994 đồng tương ứng giảm 2.15% so với
năm 2011, đến cuối năm 2013, tiền tăng 389.750.233 đồng tương ứng tăng 17,36%. Sở
dĩ có sự tăng lên tiền trong năm 2013 là do trong năm này, công ty có hoạt động thanh
lý, nhượng bán nhiều TSCĐ cũ như các thiết bị văn phòng để thay thế bằng các TSCĐ
mới. Điều này làm tăng khả năng thanh toán và hưởng những cơ hội đặc biệt như
hưởng chiết khấu thanh toán hay đầu cơ tuy nhiên đổi lại chi phí cơ hội cao làm giảm
khả năng sinh lời.
Từ năm 2011-2013 công ty đều không có các khoản tƣơng đƣơng tiền. Điều
này cho ta thấy công ty chỉ tập trung giữ tiền mặt, không có các khoản tiền gửi ngắn
hạn, hay đầu tư TSNH. Đây là do chính sách của công ty, điều này khiến khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn luôn được đảm bảo, tuy nhiên nó làm mất đi cơ hội
đầu tư lớn của công ty. Trong tương lai công ty nên thay đổi xuất hiện thêm các khoản
tương đương tiền.
Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn: 3 năm 2011,2012, 2013 công ty không
có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Đây là do chính sách công ty, ưu điểm việc
này nó phù hợp với các công ty nhỏ hoặc đang gặp khó khăn giúp họ tăng lượng tiền
mặt, tài sản ngắn hạn để có đáp ứng khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên
nhược điểm của việc này công ty mất đi cơ hội tạo ra các khoản doanh thu từ những
khoản đầu tư, vì là ngắn hạn thời gian thu lại tiền sẽ nhanh và ít rủi ro, đồng nghĩa
công ty đã mất đi khá nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
Thang Long University Library
32
Các khoản phải thu ngắn hạn: Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn luôn cao
nhất trong tổng quy mô TSNH qua 3 năm 2011-2013( năm 2013 chiếm 23,37%) và chỉ
tiêu này tăng qua các năm. Năm 2012 tăng 9.813.857 đồng tương ứng 0,33% so với
năm 2011, và đặc biệt năm 2013 đã có sự tăng mạnh 989.143.868 đồng tương ứng
32,72% so với năm 2012. Để hiểu sự tăng đột biến này ta sẽ đi vào xét từng chỉ tiêu
thành phần:
Phải thu khách hàng là khoản chiếm giá trị lớn nhất trong phải thu ngắn hạn,
vì vậy sự biến động của chỉ tiêu này gần như tương ứng với các khoản phải thu ngắn
hạn.Trong giai đoạn 2011-2012, phải thu khách hàng tăng 32.756.926 đồng tương ứng
tăng 1,15%. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này công ty ký kết thêm một số hợp
đồng về thiết bị giáo dục mới làm tăng doanh thu nhẹ và thu hút thêm lượng lớn khách
hàng mua đặt trước, nên khoản phải thu khách hàng tăng lên. Đến giai đoạn 2012-
2013, phải thu khách hàng tăng 951.431.629 đồng tương ứng 33.10% so với năm 2012
Điều này là do chính sách nới lỏng tín dụng của công ty, trong thời kỳ kinh tế khó
khăn như hiện nay việc thu hút khách hàng được đặt lên hàng đầu đối với các công ty
sách trung bình vừa như công ty sách và giáo dục thiết bị Hải Dương. Cụ thể tăng thời
gian khách hàng trả nợ mua hàng từ 60 ngày lên 90 ngày, tăng chiết khấu nếu khách
hàng thanh toán sớm trước hạn từ 2% lên 3%.
Trả trƣớc ngƣời bán và các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ và
hầu như không ảnh hưởng nhiều đến các phải thu ngắn hạn của công ty qua các năm.,
chủ yếu dưới 1% trong cơ cấu TSNH.
Hàng tồn kho: Hàng tồn kho luôn là một khoản mục quan trọng trong mỗi
doanh nghiệp và công ty sách Hải Dương cũng không ngoại lệ. Hàng tồn kho bao gồm
nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang… Tỷ
trọng hàng tồn kho năm 2011 chiếm 18,41% trong tổng TSNH, năm 2012 có sự giảm
sút nhẹ về tỷ trọng xuống còn 18,25%, nguyên nhân là do tình hình kinh tế 2012 khó
khăn, giá cả tăng do lạm phát, nên nguyên vật liệu trong kho công ty bắt buộc cắt giảm
lượng nhập về để giảm các khoản chi phí lưu kho. Công ty duy trì mức giá trị thành
phẩm và hàng hóa ở mức khá đều qua các năm nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về sách
của thị trường, nhưng đến giai đoạn 2012-2013, giá trị hàng tồn kho tăng hơn
417.748.635 đồng tướng 14,54% là do công ty mua sắm thêm nguyên vật liệu, và quan
33
trọng nhất công ty đã nhập về lượng sách mới để chuẩn bị cho quá trình in ấn, phát
hành sách mới trong năm 2014, cho nên trong hàng tồn kho, ta có thể thấy mục hàng
hóa tăng mạnh. Việc thay đổi này ta có thể thấy rõ qua bảng sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2011 2012 2013
Nguyên vật liệu 255,74 156,85 170,64
Chi phí SX,KD dở dang 15,18 69,59 89,36
Thành phẩm 460,25 413,68 495,79
Hàng hóa 2208,26 2255,35 2534,55
( Nguồn: trích từ thuyết minh báo cáo tài chính)
Cũng do tính cập nhật, cải cách của sách là thay đổi gần như liên tục qua các
năm khiến khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo đó được công ty trích lập
khoảng nhất định, tuy nhiên đến năm 2013 công ty không có khoản mục này. Nguyên
nhân là do năm 2013 công ty dừng việc tập trung cập nhật sách mà thay vào đó là
thanh lý các hàng tồn kho hết hạn
Tài sản ngắn hạn khác: Khoản mục này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu
TSNH của công ty. Thuế và các khoản phải thu nhà nước trong năm 2011 và 2013
không có, chỉ riêng năm 2012, khoản thuế này xuất hiện là 9.811.245 đồng, đây là
khoản thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết. Thuế GTGT được khấu trừ giảm
mạnh qua các năm, năm 2012 giảm 92.778.027 đồng tương ứng 74,93%, năm 2013
giảm nhẹ hơn 7.136.590 đồng tương ứng 22,09%. TSNH khác là các khoản tạm ứng
tiền cho nhân viên mua nguyên vật liệu và các khoản ký quỹ để vay ngân hàng, các
khoản này trong năm 2011 giảm 30.405.173 đồng nhưng đến năm 2013 có sư tăng lại
22.498.111 đồng tương ứng 27,07% do công ty cần khoản ký quỹ để vay ngân hàng để
đầu tư mua nguyên vật liệu mới.
Tài sản dài hạn: Quy mô TSDH tại công ty trong giai đoạn 2011-2013 cũng có
những biến động nhất định. Năm 2012 quy mô TSDH tăng 101.519.954 đồng tương
ứng 1,38% do công ty mở rộng quy mô TSDH bằng việc đầu tư tài chính dài hạn. Đến
năm 2013, quy mô TSDH có sự thay đổi giảm tới 374.733.743 đồng tương ứng 5,01%.
Tỷ trọng TSDH năm 2011 là 46,57%, đến năm 2012 giảm xuống 47,50% và đến năm
Thang Long University Library
34
2013 còn 41,37%. Để thấy nguyên nhân sự giảm sút quy mô TSDH hay cơ cấu TSDH,
ta cần phân tích được sự thay đổi của từng khoản mục.
Tài sản cố định: TSCĐ là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng
TSDH trong 3 năm 2011-2013. TSCĐ được chia thành 2 mục bao gồm TSCĐ hữu
hình và TSCĐ vô hình:
Tài sản cố định hữu hình: Năm 2012, nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng
133.815.730 đồng tương ứng 2,14% là do công ty mua về nhiều thiết bị máy móc giáo
dục mới để làm tăng doanh thu, nhưng đến năm 2013 giảm mạnh 367.468.970 đồng
tương ứng 5,85%, điều này là do việc thanh lý thiết bị văn phòng( bao gồm máy móc
thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn) đã trích khấu hao để thay thế thiết bị mới, văn
phòng cũ của công ty đều nhượng bán hết trong năm 2013. Bên cạnh đó, công ty tiếp
tục trích khấu hao TSCĐ khác khiến giá trị hao mòn lũy kế trong các năm 2012, 2013
liên tục tăng lần lượt là 7,43% và 1,32%.
TSCĐ vô hình tại công ty chủ yếu là bản quyền sách như phần mềm máy tính.
Năm 2012 và 2013 giá trị TSCĐ vô hình liên tục giảm lần lượt là 2.116.667 đồng và
19.883.333 đồng tương ứng 3,85% và 37,6%. Nguyên nhân là do 2 năm đó công ty
liên tục nhượng bán quyền một vài đầu sách lịch sử tài liệu chiến tranh ở Việt Nam
hay phần mềm quản lý bán hàng cho vài công ty sách nhỏ ở các huyện thuộc tỉnh Hải
Dương như Nam Sách, Cẩm Giảng,…nhằm tăng thêm doanh thu.
Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn: Công ty không có khoản mục này trong
cả 3 năm 2011-2013. Nguyên nhân công ty không có công ty con và chính sách của
công ty không đầu tư mua cổ phần của các công ty khác. Ưu điểm: giúp công ty tiết
kiệm được tiền, tài sản để đầu tư, tránh được rủi ro cao của các khoản đầu tư dài hạn.
Nhược điểm: đối với nhiều công ty, các khoản đầu tư tài chính dài hạn là một yếu tố
quan trọng tăng doanh thu, việc công ty không chi khoản mục này làm mất đi nhiều cơ
hội tìm ra khoản thu mới, nhà đầu tư, khách hàng mới,.. Trong tương lai, công ty nên
xem xét lại khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn.
Tài sản dài hạn khác: TSDH khác trong năm 2011 chiếm 7,72% cơ cấu tài
sản, đến 2 năm tiếp theo 2012 và 2013 giảm xuống còn 7,52% và 6,90%. Các TSDH
khác này chủ yếu là chi phí trả trước dài hạn. Chi phí trả trước dài hạn năm 2012 giảm
35
30.179.109 đồng tương ứng 2,47% so với năm 2011, đến năm 2013 tiếp tục giảm
7.264.773 đồng tương ứng 0,61% so với năm 2012. Việc giảm này là do trong 2 năm
đó công ty đã phân bố dần chi phỉ bản thảo sách, trong khi việc vẫn giữ tự in ấn khiến
không phát sinh các chi phí thuê kho hàng mới, không phát sinh nhượng bán mới nên
khoản mục chi phí trả trước dài hạn giảm qua các năm.
Nhìn chung tổng tài sản tại công ty sách và giáo dục thiết bị Hải Dương có
nhiều sự biến động, năm 2012 giảm 95.422.883 đồng tương ứng 0.60%, nhưng đến
năm 2013 thì tăng mạnh 1.427.459.249 đồng tương ứng 9,07%. Sự thay đổi thất
thường này chủ yếu là do sự biến động của nhiều khoản mục phân tích nói trên. Việc
tỷ trọng TSDH giảm sút phần nào cho thấy chiến lược của công ty hiện tại chưa hướng
tới sự ổn định lâu dài trong tương lai mà chủ yếu đầu tư cho những lợi ích ngắn hạn
trước mắt. Để có cái nhìn tổng quát hơn nữa, ta cũng cần xem xét sự thay đổi về cơ
cấu nguồn vốn.
Bảng 2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn và biến động nguồn vốn năm 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu Đồng
Khoản mục
31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
Chênh lệch
2012/2011
Chênh lệch
2013/2021
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Tuyệt
đối
Tƣơng
đối
Tuyệt
đối
Tƣơng
đối
A. Nợ phải trả 10.099,05 63,76 10.037,40 63,76 11.484,87 66,88 -61,65 -0,61 1.447,47 14,42
I.Nợ ngắn hạn 8.918,80 56,31 9.295,19 59,04 11.166,79 65,03 376,39 4,22 1.871,60 20,14
1.Vay và nợ ngắn
hạn
4.392,44 27,73 4.621,01 29,35 5.432,42 31,64 228,57 5,20 811,41 17,56
2. Phải trả người bán 4.080,35 25,76 4.020,35 25,54 4.931,70 28,72 -59,99 -1,47 911,35 22,67
3. Người mua trả tiền
trước
7,05 0,04 30,72 0,20 63,78 0,37 23,67 335,62 33,06 107,60
4. Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nước
114,94 0,73 220,45 1,40 253,53 1,48 105,51 91,80 33,08 15,00
5. Phải trả người lao
động
257,64 1,63 265,02 1,68 306,91 1,79 7,38 2,87
41,89 15,80
6. Chi phí phải trả 9,13 0,06 11,59 0,07 31,46 0,18 2,46 26,98 19,87 171,36
7.Các khoản phải trả,
56,86 0,36 125,65 0,80 146,98 0,08 68,79 120,97 21,33 16,97
Thang Long University Library
36
nộp khác
8. Quỹ khen thưởng
phúc lợi
0,38 0,002 0,38 0,002 0 0 0 0 -0,38 -100,00
II. Nợ dài hạn 1.180,26 7,45 742,21 4,71 318,09 1,85 -438.05 -37,11 -424,12 -57,14
1. Vay và nợ dài hạn 1.166,34 7,36 742,21 4,71 318,09 1,85 -424.13 -36,36 -424,12 -57,14
2. Dự phòng trợ cấp
mất việc
13,92 0,09 0 0 0 0 -13,92 -100,00 0 0
B. VỐN CHỦ SỞ
HỮU
5.740,05 36,24 5.706,28 36,24 5.686,26 33,12 -33,77 -0,59 -20,01 -0,35
I. Vốn chủ sở hữu 5.740,05 36,24 5.706,28 36,24 5.686,26 33,12 -33,77 -0,59 -20,01 -0,35
1. Vốn đầu tư của
chủ sở hữu
5.000 31,57 5.000 31,76 5.000 29,12 0 0 0 0
2. Vốn khác của chủ
sở hữu
54,59 0,34 352,79 2,24 352,79 2,05 298,20 546,24 0 0
3. Quỹ đầu tư phát
triển
298,20 1,88 0 0 0 0 -298,20 -100,00 0 0
4. Quỹ dự phòng tài
chính
118,51 0,75 0 0 0 0 -118,51 -100,00 0 0
5. Lợi nhuận sau
thuế chưa phân phối
268,75 1,70 353,49 2,25 333,47 1,94 84,74 31,53 -20.02 -5,66
II. Nguồn kinh
phí,ký quỹ khác
0 0 0 0 0 0 0 0 0 -3,40
Tổng nguồn vốn 15.839,10 100 15.743,68 100 17.171,14 100 -95,42 -0,60 1.427,46 9,07
( Số liệu từ báo cáo tài chính)
Nợ phải trả: Khoản mục nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất cao trên tổng nguồn
vốn, duy trì đều trong 2 năm 2011, 2012 là 63,76% đến năm 2013 có sự tăng nhẹ lên
66,88%. Nợ phải trả trong 3 năm có sự biến động lớn, năm 2012 giảm 61.650.963
đồng tương ứng 0,61%, đến năm 2013 nợ phải trả tăng 1.447.472.332 đồng tương ứng
14,42%. Sự thay đổi của khoản mục này là do sự biến động của khoản nợ ngắn hạn và
dài hạn.
Nợ ngắn hạn: Các khoản nợ ngắn hạn vì khoản mục này chiếm gần như toàn
bộ nợ phải trả của công ty, năm 2011 chiếm 56,31%, năm 2012 chiếm 59,04% và đến
năm 2013 chiếm tới 65,03%. Công ty sử dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn hẳn các khoản
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương

More Related Content

What's hot

Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xuất nhập khẩu thương mại vận ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xuất nhập khẩu thương mại vận ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xuất nhập khẩu thương mại vận ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xuất nhập khẩu thương mại vận ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hảiPhân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hảihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Nguyễn Công Huy
 
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-côngBài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-côngHương Maj
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bìPhân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bìGấu Đồng Bằng
 
Phân tích tcdn
Phân tích tcdnPhân tích tcdn
Phân tích tcdnquynhlehvtc
 
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hươngPhân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minhPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệpBáo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty dược phẩm, 9đ
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty dược phẩm, 9đLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty dược phẩm, 9đ
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty dược phẩm, 9đ
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xuất nhập khẩu thương mại vận ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xuất nhập khẩu thương mại vận ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xuất nhập khẩu thương mại vận ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xuất nhập khẩu thương mại vận ...
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAYĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
 
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hảiPhân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
 
Bài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-côngBài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-công
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bìPhân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
 
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAYĐề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
 
Phân tích tcdn
Phân tích tcdnPhân tích tcdn
Phân tích tcdn
 
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hươngPhân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
 
Phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chínhPhân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8 Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty thương mại vận tải
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty thương mại vận tảiĐề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty thương mại vận tải
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty thương mại vận tải
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minhPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
 

Viewers also liked

Resumen -2
Resumen -2Resumen -2
Resumen -2pepejam2
 
Leadership training 2012
Leadership training 2012Leadership training 2012
Leadership training 2012Felipe Cabral
 
Matriz de valoración
Matriz de valoraciónMatriz de valoración
Matriz de valoraciónBetzabe Calle
 
Computer workshop lecture 1 by Mohsin Rajpoot
Computer workshop lecture 1 by Mohsin RajpootComputer workshop lecture 1 by Mohsin Rajpoot
Computer workshop lecture 1 by Mohsin Rajpootmohsinraju555
 
Novak Mark [2016] - Az xVA hatasai egy teremtett vilagban
Novak Mark [2016] - Az xVA hatasai egy teremtett vilagbanNovak Mark [2016] - Az xVA hatasai egy teremtett vilagban
Novak Mark [2016] - Az xVA hatasai egy teremtett vilagbanMárk Novák
 
Microbiologia observacion microscopica y medios de cultivo y aislamiento bact...
Microbiologia observacion microscopica y medios de cultivo y aislamiento bact...Microbiologia observacion microscopica y medios de cultivo y aislamiento bact...
Microbiologia observacion microscopica y medios de cultivo y aislamiento bact...University of Antofagasta
 
Analysis of professional magazine pages contents page
Analysis of professional magazine pages  contents pageAnalysis of professional magazine pages  contents page
Analysis of professional magazine pages contents pageSarahKeefe123
 

Viewers also liked (15)

Plan ceibal
Plan ceibalPlan ceibal
Plan ceibal
 
Mohd Khairul Hairi Mazlan
Mohd Khairul Hairi MazlanMohd Khairul Hairi Mazlan
Mohd Khairul Hairi Mazlan
 
Final report
Final reportFinal report
Final report
 
Literatura gótica
Literatura góticaLiteratura gótica
Literatura gótica
 
Caza del tesoro
Caza del tesoroCaza del tesoro
Caza del tesoro
 
Resumen -2
Resumen -2Resumen -2
Resumen -2
 
Oops New 2016-2017_low res
Oops New 2016-2017_low resOops New 2016-2017_low res
Oops New 2016-2017_low res
 
VK RAJESH J
VK RAJESH JVK RAJESH J
VK RAJESH J
 
Leadership training 2012
Leadership training 2012Leadership training 2012
Leadership training 2012
 
Matriz de valoración
Matriz de valoraciónMatriz de valoración
Matriz de valoración
 
Computer workshop lecture 1 by Mohsin Rajpoot
Computer workshop lecture 1 by Mohsin RajpootComputer workshop lecture 1 by Mohsin Rajpoot
Computer workshop lecture 1 by Mohsin Rajpoot
 
Novak Mark [2016] - Az xVA hatasai egy teremtett vilagban
Novak Mark [2016] - Az xVA hatasai egy teremtett vilagbanNovak Mark [2016] - Az xVA hatasai egy teremtett vilagban
Novak Mark [2016] - Az xVA hatasai egy teremtett vilagban
 
Dames i cavallers reunio novembre
Dames i cavallers reunio novembreDames i cavallers reunio novembre
Dames i cavallers reunio novembre
 
Microbiologia observacion microscopica y medios de cultivo y aislamiento bact...
Microbiologia observacion microscopica y medios de cultivo y aislamiento bact...Microbiologia observacion microscopica y medios de cultivo y aislamiento bact...
Microbiologia observacion microscopica y medios de cultivo y aislamiento bact...
 
Analysis of professional magazine pages contents page
Analysis of professional magazine pages  contents pageAnalysis of professional magazine pages  contents page
Analysis of professional magazine pages contents page
 

Similar to Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương

Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ nam
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ namHoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ nam
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilkhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương ...
Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương ...Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương ...
Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty
Khoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công tyKhoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty
Khoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công tyOnTimeVitThu
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanhLuận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanhssuser499fca
 
Luận văn: Phân tích thực trạng tài chính công ty du lịch, HAY
Luận văn: Phân tích thực trạng tài chính công ty du lịch, HAYLuận văn: Phân tích thực trạng tài chính công ty du lịch, HAY
Luận văn: Phân tích thực trạng tài chính công ty du lịch, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương (20)

Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ nam
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ namHoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ nam
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ nam
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam, RẤT HAYĐề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam, RẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam, RẤT HAY
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
 
Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương ...
Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương ...Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương ...
Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương ...
 
Khoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty
Khoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công tyKhoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty
Khoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệpPhân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệpPhân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietland
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietlandPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietland
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietland
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
 
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanhLuận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
 
Luận văn: Phân tích thực trạng tài chính công ty du lịch, HAY
Luận văn: Phân tích thực trạng tài chính công ty du lịch, HAYLuận văn: Phân tích thực trạng tài chính công ty du lịch, HAY
Luận văn: Phân tích thực trạng tài chính công ty du lịch, HAY
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 

Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục hải dương

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH VÀ THIẾT BỊ GIÁO DỤC HẢI DƢƠNG SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐẶNG QUỐC KHẢI MÃ SINH VIÊN : A16878 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH VÀ THIẾT BỊ GIÁO DỤC HẢI DƢƠNG Giáo viên hƣớng dẫn : Th.s Chu Thị Thu Thủy Sinh viên thực hiện : Đặng Quốc Khải Mã sinh viên : A16878 Chuyên ngành : Tài chính – ngân hàng HÀ NỘI – 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của cô Chu Thị Thu Thủy. Các số liệu và kết quả trong khóa luận là trung thực và không sao chép từ bất cứ tài liệu nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Đặng Quốc Khải
  • 4. MỤC LỤC CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .........................................................................................................1 1.1.Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp...............................................1 1.1.1. Khái niệm về phân tích tài chính..................................................................1 1.1.2. Mục tiêu phân tích tài chính .........................................................................1 1.1.3. Ý nghĩa của PTTC .........................................................................................2 1.2. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính....................................................3 1.2.1. Bảng cân đối kế toán .....................................................................................3 1.2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh..........................................................................4 1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ............................................................................5 1.2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính......................................................................5 1.2.5. Thông tin khác...............................................................................................6 1.2.5.1 Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế .................................................6 1.2.5.2 Thông tin theo ngành ..................................................................................6 1.2.5.3 Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp .................................7 1.3. Phƣơng pháp phân tích .....................................................................................7 1.3.1 Phương pháp so sánh .....................................................................................7 1.3.2 Phương pháp cân đối......................................................................................9 1.3.3 Phương pháp phân tích tỷ lệ ..........................................................................9 1.3.4. Phương pháp Dupont ....................................................................................9 1.3.5. Các phương pháp phân tích khác...............................................................10 1.4. Nội dung phân tích tình hình tài chính công ty.............................................10 1.4.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán.................................................................10 1.4.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.......................................11 1.4.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ...........................................................12 1.4.4. Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính.................................13 1.5 Phân tích Dupont................................................................................................23 1.6 Các nhân tố ảnh hƣởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp.....................24 CHƢƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC VÀ THIẾT BỊ HẢI DƢƠNG........................................26 2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần sách giáo dục và thiết bị Hải Dƣơng .26 Thang Long University Library
  • 5. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ...........................................................26 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty .........................................................................27 2.2 Phân tích tài chính công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục Hải Dƣơng ..29 2.2.1.Phân tích bảng cân đối kế toán....................................................................29 2.2.2 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh.......................................................39 2.2.3 Phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ .........................................................44 2.2.4 Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính.................................47 2.3 Đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục Hải Dƣơng.................................................................................................................61 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC VÀ THIẾT BỊ HẢI DƢƠNG........................................................................................................................63 3.1 Định hƣớng phát triển của công ty cổ phần sách giáo dục và thiết bị Hải Dƣơng........................................................................................................................63 3.2 Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục Hải Dƣơng ....................................................................................64 3.2.1 Quản trị tiền mặt .........................................................................................64 3.2.2 Phải thu khách hàng....................................................................................65 3.2.3 Quản lý hàng tồn kho ..................................................................................67 3.2.5 Xây dựng chính sách kinh doanh hợp lý để tăng doanh thu ...................69 3.2.6 Phấn đấu giảm thiểu chi phí để tối đa hóa lợi nhuận..............................70
  • 6. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCTC Báo cáo tài chính GVHB Giá vốn hàng bán HĐKD Hoạt động kinh doanh HTK Hàng tồn kho LCTT Lưu chuyển tiền tệ QLDN Quản lý doanh nghiệp TCDN Tài chính doanh nghiệp TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC Trang Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty…………………………………... 3 Bảng 2.1: Phân tích cơ cấu TS và biến động Tài sản 2011-2013……….. 36 Bảng 2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn và biến động nguồn vốn năm 2011-2013……………………………………………………………….. 42 Bảng 2.3: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011-2013………. 12 Bảng 2.4: Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2011-2013……………. 51 Bảng 2.5: Các chỉ tiêu khả năng thanh toán…………………………….. 54 Bảng 2.6: Các chỉ tiêu khả năng quản lý tổng tài sản…………………… 56 Bảng 2.7: Các chỉ tiêu quản lý tài sản ngắn hạn………………………… 57 Bảng 2.8: Các chỉ tiêu đánh giá thu, trả nợ,lưu kho và thời gian quay vòng tiền trung bình…………………………………………………….. 58 Bảng 2.9: Các chỉ tiêu quản lý tài sản dài hạn…………………………... 60 Bảng 2.10: Các chỉ tiêu quản lý tài sản cố định………………………… 62 Bảng 2.11: Các chỉ tiêu khả năng quản lý nợ…………………………… 63 Bảng 2.12: Các chỉ tiêu khả năng sinh lời………………………………. 65 Bảng 2.13: Bảng số liệu phân tích tài chính Du Pont…………………… 67 Bảng 3.1 Các số liệu về dự trữ tiền năm 2013………………………….. 71 Bảng 3.2: Tỷ lệ chiết khấu thanh toán………………………………….. 72 Bảng 3.3: Đánh giá lại khoản phải sau khi áp dụng giải pháp………….. 73 Bảng 3.4: Bảng đề xuất điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn………………….. 74
  • 8. LỜI MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết của đề tài Với mỗi nền kinh tế của đất nước, các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng nhắm thúc đẩy sự phát triển bền vững. Tại Việt Nam, môi trường kinh doanh ngày càng được mở rộng, đây là cơ hội lớn cho mỗi doanh nghiệp trên thị trường nâng cao vị thế, tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, việc mở rộng cũng khiến nền kinh tế Việt Nam chịu những ảnh hưởng không tốt từ nền kinh tế thế giới, đặc biệt cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay đã làm không ít doanh nghiệp Việt Nam phá sản. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tìm hướng đi đúng đắn, tạo được sức mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, tạo được sự vững mạnh về tài chính và đảm bảo nghĩa vụ kinh tế. Và để thực hiện được điều đó, mọi doanh nghiệp cần nhìn nhận, khắc phục các mặt yếu kém thong qua việc phân tích tài chính dựa trên các báo cáo tài chính hàng năm. Thông qua việc phân tích tài chính, doanh nghiệp có thể rút ra những kinh nghiệm, hạn chế đưa ra các quyết định sai lầm trong tương lai. Ngoài ra, những thông tin từ việc phân tích tài chính còn được các nhà đầu tư hay cơ quan quản lý sử dụng nhắm có cái nhìn tổng quát, đúng đắn nhất trước khí ra các quyết định đầu tư hay chính sách điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Công ty cồ phần sách và thiết bị giáo dục Hải Dương đã được thành lập hơn 22 năm qua để đáp ứng nhu cầu sách giáo khoa và thiết bị của người dân. Tất nhiên theo xu thế khủng khoảng chung, công ty năm gần đây cũng đã gặp nhiều khó khăn. Qua việc nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề phân tích tài chính trong doanh nghiệp, em đã chọn “ Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục Hải Dƣơng” trong giai đoạn 2011-2013 làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu của nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Tổng hợp những kiến thức, lý thuyết đã tích lũy được trong quá trình học tập để từ đó nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp cụ thể trong thực tế. Mục tiêu cụ thể: Thang Long University Library
  • 9. + Phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp từ đó chỉ ra và giải thích được những nguyên nhân về sự biến động tài chính giai đoạn 2011-2013 + Qua phân tích tình hình tài chính để chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, ưu điểm và hạn chế doanh nghiệp + Tìm hiểu, đề xuất một số biện pháp thay đổi, cải thiện tình hình tài chính thích hợp doanh nghiệp. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tình hình tài chính, xu hướng tài chính doanh nghiệp, cụ thể với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực in ấn, phát hành, thương mại. Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận sẽ đi sâu phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục Hải dương giai đoạn 2011-2013 thông qua các báo cáo tài chính và một số chỉ tiêu tài chính của công ty giai đoạn này. Qua đó ta có những đánh giá, cái nhìn tổng quát về sự cân bằng tài chính, về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng tài sản- nguồn vốn,…. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng cơ sở lý thuyết về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện chủ yếu là các phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ,….kết hợp với các kiến thức đã học cùng với thông tin thu thập từ thực tế, mạng xã hội, và các tài liệu tham khảo khác…. 5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp Kết cấu chính của khóa luận được chia thành ba chương như sau: Chƣơng 1: Tổng quan cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp Chƣơng 2: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục Hải Dương. Chƣơng 3: Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục Hải Dương Ngoài ra còn có các mục: lời cảm ơn, lời mở đầu, kết luận, phụ lục,….
  • 10. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về phân tích tài chính “Phân tích TCDN là một công cụ quản lý, trên cơ sở sử dụng hệ thống chi tiêu phân tích phù hợp thông qua các phương pháp phân tích nhắm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian hoạt động nhất định. Trên cơ sở đó, giúp nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định nhằm tăng cường quản lý tài chính và đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh”.( Nguồn từ “Phân tích tài chính doanh nghiệp - Lý thuyết và thưc hành” của PGS. TS. Nguyễn Trọng Cơ làm chủ biên, trang 15) Ngoài ra, phân tích TCDN còn là quá trình xem xét, kiểm tra dựa trên những số liệu tài chính, từ đó đưa ra các so sánh những chỉ tiêu hiện tại và quá khứ hay với các chỉ tiêu của doanh nghiệp khác...qua đó xác định tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để xác định chiến lược lâu dài cho tương lai của công ty đó. 1.1.2. Mục tiêu phân tích tài chính Phân tích TCDN cần đạt những mục tiêu cơ bản sau: Thứ nhất là đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía cạnh khác nhau như cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán, lưu chuyển tiền tệ, hiệu quả sử dụng tài sản,… nhắm đáp ứng thông tin của tất cả các bên liên quan. Phân tích tài chính giúp định hướng các quyết định của các đối tượng quan tâm theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu tư, tài trợ, góp vốn,… Ngoài ra phân tích tài chính trở thành cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp cho người phân tích tài chính có thể dự đoán được tiềm lực tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Thang Long University Library
  • 11. 2 Cuối cùng là công cụ để kiểm soát HĐKD của doanh nghiệp trên cơ sở kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, dự đoán, định mức… Từ đó, xác định được những điểm mạnh, điểm yếu trong HĐKD, gớp phần giúp cho doanh nghiệp có được những quyết định cũng như giải pháp đúng đắn, đảm bảo việc kinh doanh hiệu quả cao. Mục tiêu này đặc biệt quan trọng với các nhà quản trị doanh nghiệp. Suy cho cùng, mục tiêu phân tích TCDN phụ thuộc vào quyền lợi cá nhân, tổ chức liên quan đến doanh nghiệp. Do vậy, việc phân tích tài chính ảnh hưởng nhiều nội dung khác nhau và bao trùm phạm vi rất rộng lớn với những nhà quản trị doanh nghiệp. 1.1.3. Ý nghĩa của PTTC Với các nhà đầu tư hướng tới lợi nhuận, mối quan tâm của họ là khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. họ còn chú trọng đến tính an toàn của những đồng vốn họ bỏ ra, vì vậy, một yếu tố được quan tâm bởi các nhà đầu tư là mức độ rủi ro của dự án đầu tư, trong đó rủi ro TCDN đặc biệt quan trọng. Việc phân tích TCDN giúp họ có được những đánh giá về khả năng sinh lời cũng như rủi ro kinh doanh, tính ổn định lâu dài của một doanh nghiệp. Trong khi đó, những nhà cung cấp tín dụng lại quan tâm đến khả năng thanh toán khoản nợ của doanh nghiệp. Các nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn thường quan tâm đến khả năng thanh toán nhắm đáp ứng những yêu cầu chi trả trong thời gian ngắn của doanh nghiệp. Còn nhà cung cấp tín dụng dài hạn quan tâm đến khả năng trả lãi và gốc đúng hạn, do đó ngoài khả năng thanh toán, họ còn quan tâm đến khả năng sinh lời và tính ổn định. Việc phân tích TCDN góp phần giúp nhà cung cấp tín dụng đưa ra quyết định cho vay hay không ? Vay trong bao lâu và vay bao nhiêu ? Nhà quản lý doanh nghiệp cần thông tin từ việc phân tích TCDN để kiểm soát, giám sát, điều chỉnh tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Các thông tin này giúp họ đưa ra các quyết định về cơ cấu nguồn tài chính, đầu tư hay phân tích lợi nhuận, biện pháp điều chỉnh phù hợp,…
  • 12. 3 Ngoài ra cơ quan thuế hay cơ quan thống kê cũng rất quan tâm đến các thông tin tài chính. Những thông tin đó được các cơ quan thường xuyên theo dõi đề kiểm tra nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp, đánh giá từ các doanh nghiệp nhỏ ra tình hình chung toàn ngành. Ngay cả các người lao động, nhân viên trong doanh ngiệp cũng rất quan tâm đến tình hình tài chính của công ty. Những chỉ tiêu tài chính như lợi nhuận, hoạt động kinh doanh,… sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin vào doanh nghiệp. Những chỉ tiêu đó còn góp phần giúp những người tìm kiếm việc làm có cái nhìn tích cực hay tiêu cực về công ty trong lúc họ đang lựa chọn. Có thể thấy, ý nghĩa cơ bản của phân tích TCDN chính là cung cấp thông tin hữu ích cho tất cả những đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của một doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh, góc nhìn khác nhau, từ đó giúp họ đưa ra những quyết định chính xác, phù hợp với mục đích của bản thân mình. 1.2. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính 1.2.1. Bảng cân đối kế toán BCĐKT là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thái tiền tệ tại một thời điểm nhất định. Thời điểm đó thường là ngày cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Theo chế độ báo cáo hiện hành, kết cấu được chia thành hai phần: TÀI SẢN và NGUỒN VỐN và được thiết kế theo kiểu một bên hoặc hai bên. Trên BCĐKT, phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Các tài sản được sắp xếp theo khả năng hoán chuyển thành tiền theo thứ tự giảm dần hoặc theo độ dài thời gian để chuyển hóa tài sản thành tiền. Phần nguồn vốn phản ảnh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có ở doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các loại nguồn vốn được sắp xếp theo trách nghiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn vốn đối với các chủ nợ và chủ sở hữu. BCĐKT là một báo cáo tài chính có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và pháp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thang Long University Library
  • 13. 4 Về mặt kinh tế: Số liệu phần tài sản cho phép nhà phân tích đánh giá một cách tổng quát quy mô và kết cấu tài sản của doanh nghiệp. Số liệu phần nguồn vốn phản ánh các nguồn tài trợ cho tài sản doanh nghiệp, qua đó đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý: Số liệu phần tài sản thể hiện giá trị các loại tài sản hiện có mà doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để sinh lợi. Phần nguồn vốn thể hiện phạm vi trách nghiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp về tổng số vốn kinh doanh với chủ nợ và chủ sở hữu. Như vậy, tài liệu từ BCĐKT cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả HĐKD là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ, chi tiết theo các loại hoạt động gồm: hoạt động tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Hoạt động tiêu thụ hàng hóa dịch vụ là những hoạt động liên quan đến nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo đăng ý hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính là những hoạt động liên quan đến đầu tư vốn của doanh nghiệp ra bên ngoài như: đầu tư kinh doanh chứng khoán, đầu tư góp vốn liên doanh, hoạt động cho vay, cho thuê TSCĐ. Hoạt động này được đánh giá qua việc xem xét chỉ tiêu thu nhập và chi phí hoạt động tài chính. Theo chế độ kế toán hiện hành, thu nhập tài chính gồm: Lãi được phân chia từ đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, lãi cho vay,..Chi phí hoạt động tài chính gốm: Chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí phát sinh trong hoạt động góp vốn kinh doanh, lỗ do nhượng bán chứng khoán,… Hoạt động khác là các hoạt động nằm ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của doanh nghiệp, thường xảy ra ngoài dự kiến, như thanh lý, nhượng bán TSCĐ, các khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK và nợ thu khó đòi,…
  • 14. 5 1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo LCTT là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong thời kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Nội dung bao gồm phần chính: - Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh phản ảnh các dòng tiền vào và dòng tiền ra liên quan đến HĐKD của doanh nghiệp . Lưu chuyển tiền tệ từ HĐKD được coi là bộ phận quan trọng nhất trong báo cáo LCTT vì bộ phận này phản ánh khả năng tào ra dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá khả năng hoạt động trong tương lai. - Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư phản ánh các dong tiền vào và ra liên quan đến hoạt động đầu tư TSCĐ, đầu tư tài chính dài hạn và ngắn hạn vào các tổ chức khác và các hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ. - Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính phản ánh các dòng tiền vào và ra liên quan đến hoạt động tăng (giảm) VCSH, tăng (giảm) các khoản vay nợ các định chế tài chính và các khoản chi phí sử dụng các nguồn tài trợ nói trên. 1.2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính Khi phân tích TCDN, nhà phân tích cần sử dụng thêm các dữ liệu chi tiết từ thuyết minh báo cáo tài chính để hệ thống chỉ tiêu phân tích được đầy đủ hơn, đồng thời khắc phục tính tổng hợp số liệu thể hiện trên BCĐKT và báo cáo kết quả HĐKD. Các số liệu bổ sung bao gồm: Số liệu về chi phí khấu hao TSCĐ trong kỳ, số liệu về chi phí lãi vay trong kỳ, số liệu về tình hình tăng, giảm các khoản phải thu, nợ phải trả của từng khách hàng chủ nợ, số liệu về tình hình tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh và các quỹ chuyên dung, số liệu về tình hình tăng giảm từng loại TSCĐ trong kỳ,… Trên đây chỉ là một số dữ liệu cơ bản thường sử dụng bổ sung khi phân tích TCDN. Tài liệu phân tích bổ sung nào được sử dụng còn tùy thuộc vào mục tiêu của nhà phân tích và khả năng tiếp cận thông tin của họ. Thang Long University Library
  • 15. 6 1.2.5. Thông tin khác Ngoài thông tin từ các báo cáo kế toán ở doanh nghiệp, phân tích TCDN còn sử dụng nhiều nguồn thông tin khác để các kết luận trong phân tích tài chính có tình thuyết phục. Các nguồn thông tin khác được chia thành ba nhóm : 1.2.5.1 Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều nhân tố thuộc môi trường vĩ mô nên phân tích tài chính đặt trong bối cảnh chung của kinh tế đất nước và các nền kinh tế khác trên thế giới. Kết hợp những thông tin này sẽ đánh giá đầy đủ hơn tình hình tài chính và dự báo nguy cơ, cơ hội với doanh nghiệp. Những thông tin này bao gồm: Thông tin về tăng trưởng, suy thoái kinh tế: Khi phân tích tài chính doanh nghiệp, ta cần quan tâm đến tình hình kinh tế tại thời điểm đó. Nếu kinh tế đang phát triển thì đương nhiên các chỉ tiêu tài chính như doanh thu lợi nhuận tăng và ngược lại. Doanh nghiệp cần xem xét khách quan để có thể đưa ra các chính sách hợp lý. Thông tin về lãi suất ngân hàng, trái phiếu kho bạc, tỷ giá ngoại tệ, thông tin về tỷ lệ lạm phát. Lãi suất tiền vay là chi phí đầu vào nên để đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi và phát triển bền vững. Lạm phát là yếu tố mà khi phân tích TCDN cần rất quan tâm, nó làm tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, các khoản chi phí tăng cao nghĩa là doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh. - Các chính sách kinh tế lớn của Chính phủ, chính trị,.. Đây là yếu tố khi phân tích TCDN nhà quản lý cần xem xét đến. Nó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư, cung cấp. 1.2.5.2 Thông tin theo ngành Ngoài những thông tin về môi trường vĩ mô, những thông tin liên quan đến ngành, lĩnh vực kinh doanh cũng cần được chú trọng: Mức độ cạnh tranh và quy mô của thị trường, mức độ và yêu cầu công nghệ của ngành,tính chất cạnh tranh của thị trường hay mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp và khách hàng, nhịp độ và xu hướng vận động của ngành, nguy cơ xuất hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng… Mỗi ngành có điều kiện, hoàn cảnh, những cơ hội thách thức khác nhau. Chính
  • 16. 7 vì vậy, khi phân tích các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp, việc nhà quản lý cần nắm rõ các thông tin trên về ngành, lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp đưa ra các báo cáo đánh giá chính xác, hợp lý,… 1.2.5.3 Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng trong tổ chức sản xuất kinh doanh và trong phương hướng hoạt động nên để đánh giá hợp lý tình hình tài chính, nhà phân tích cần nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp, gồm cả chiến lược tài chính và kinh doanh. Điều này ảnh hưởng tất cả chính sách, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích các chỉ tiêu tài chính giúp đánh giá doanh nghiệp thành công đạt mục tiêu, chiến lược đã đề ra chưa. Tính thời vụ, tính chu kỳ trong HĐKD, mỗi doanh nghiệp đều có chu kỳ, tăng trưởng suy thoái khác nhau, nên nhà quản lý cần hiểu rõ để đưa ra các phân tích đánh giá khách quan, chính xác. - Mối liên hệ giữa doanh nghiệp vời nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng,.. Liên hệ này càng chặt chẽ bao nhiêu càng tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp, nó ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp. 1.3. Phƣơng pháp phân tích 1.3.1 Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng của đối tượng nghiên cứu, từ đó giúp các đối tượng quan tâm có căn cứ đề ra quyết định lựa chọn. Người sử dụng phương pháp này cần nắm vững các vấn đề sau : - Điều kiện so sánh : Điều kiện quan trọng để đảm bảo phép so sánh có ý nghĩa là các chỉ tiêu đem so sánh phải đảm bảo tính đồng nhất, tức là đảm bảo phản ánh cùng một nội dung kinh tế, cùng phương pháp tính toán, sử dụng cùng một đơn vị đo lường thống nhất về thời gian, ngoài ra doanh nghiệp cần có quy mô và điều kiện tương tự nhau. Thang Long University Library
  • 17. 8 - Gốc so sánh : Tiêu chuẩn so sánh là chi tiêu được lựa chọn làm căn cứ để so sánh hay còn gọi là gốc so sánh. Tùy mục đích phân tích mà gốc so sánh được lựa chọn phù hợp. Các gốc so sánh có thể sử dụng là : + Số liệu của kỳ trước trong trường hợp cần đánh giá xu hướng phát triển, biến động của các chỉ tiêu. + Số liệu dự kiến( kế hoạch, dự toán, định mức) trong trường hợp cần đánh giá tình hình thực tế so với dự tính. + Số liệu trung bình của ngành, lĩnh vực kinh doanh trong trường hợp cần đánh giá vị trí doanh nghiệp trong mối tương quan với các doanh nghiệp khác trong ngành. - Các dạng so sánh: Các dạng so sánh thường được sử dụng trong phân tích là sự so sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân. + So sánh tuyệt đối là kết quả chênh lệch giữa số liệu của kỳ phân tích với số liệu gốc. Kết quả so sánh tuyệt đối phản ánh sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. + So sánh tương đối thể hiện bằng tỷ lệ giữa số liệu của kỳ phân tích với kỳ gốc. Kết quả so sánh tương đối thường phản ánh tốc độ phát triển của đối tượng nghiên cứu. Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường sử dụng các loại số tương đối sau : Số liệu tương đối động thái : Phản ánh nhịp độ biến động hay tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu và thường dung dưới dạng số lượng định gốc và số tương đối liên hoàn. Số tương đối kế hoạch: Phản ánh mức độ, nhiệm vụ mà doanh nghiệp cần phải thực hiện trong kỳ trên một số chỉ tiêu nhất định. Số tương đối phản ánh mức độ thực hiện : Dùng để đánh giá mức độ thực hiện trong kỳ của doanh nghiệp đạt bao nhiêu phần so với gốc. Số tương đối phản ánh mức độ thực hiện có thể sử dụng dưới chỉ số hay tỷ lệ được tính như sau : Chỉ số thực hiện so = Trị số chỉ tiêu thực hiện * 100
  • 18. 9 với kỳ gốc(%) Tổng nợ ngắn hạn + So sánh với số bình quân : Số bình quân thể hiện tính phổ biến, tính đại diện của các chỉ tiêu khi so sánh giữa các kỳ phân tích hoặc chỉ tiêu bình quân của ngành. Qua đó xác định được vị trí hiện tại của doanh nghiệp. 1.3.2 Phương pháp cân đối Trong các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp có nhiều chỉ tiêu có liên hệ với nhau bằng những mối liên hệ mang tính chất cân đối như: cân đối giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn, cân đối giữa nhu cầu với khả nằng thanh toán, cân đối thu chi tiền mặt,… Những mối liên hệ cân đối này thường thể hiện bằng phương trình kinh tế. Trên cơ sở các mối liên hệ mang tính chất cân đối, nếu một chỉ tiêu thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của chỉ tiêu khác. Do vậy, cần lập công thức cân đối, thu thập số liệu để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tốt đến chỉ tiêu phân tích khi tiền hành phân tích một chỉ tiêu kinh thế có liên hệ với các chỉ tiêu khác bằng mối liên hệ cân đối. Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp mối quan hệ giữa các chỉ tiêu là mối quan hệ “tổng số”. 1.3.3 Phương pháp phân tích tỷ lệ Phương pháp phân tích tỷ lệ nghiên cứu các chỉ tiêu trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác. Bản chất là thông qua quan hệ tỷ lệ để đánh giá. Nếu chỉ so sánh thông tin có sẵn trong báo cáo tài chính thì chưa đủ để phản ánh tình hình và hiệu quả hoạt động, mà ta phải thông qua phân tích các tỷ số tài chính như: tỷ lệ phản ánh khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời,… Phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với phương pháp so sánh nhắm phản ánh sự biến động của các tỷ số tài chính qua nhiều giai đoạn và so sánh với doanh nghiệp khác cùng ngành. 1.3.4. Phương pháp Dupont Trong phân tích tài chính, người ta thường vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ. Thang Long University Library
  • 19. 10 Ƣu điểm: Phương pháp dupont là phương pháp tính toán đơn giản. Đây là một công cụ rất tốt để cung cấp cho mọi người kiến thức căn bản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty. Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp này ta có thể dễ dàng kết nối với các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên. Hơn nữa phương pháp Dupont có thể được sử dụng để thuyết phục cấp quản lý thực hiện một vài bước cải tổ nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán hàng. Đôi khi điều cần làm trước tiên là nên nhìn vào thưc trạng của công ty. Thay vì tìm cách thôn tính công ty khác nhằm tăng thêm doanh thu và hưởng lợi thế nhờ quy mô, để bù đắp khả năng sinh lợi yếu kém. Nhƣợc điểm: Tuy nhiên phương pháp dupont có 1 số nhược điểm như khi sử dụng, nhà phan tích dựa vào số liệu kế toán cơ bản nhưng có thể không đáng tin cậy. Ngoài ra khi phân tích, phương pháp này không bao gồm chi phí vốn. Cuối cùng mức độ tin cậy của mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết và số liệu đầu vào. 1.3.5. Các phương pháp phân tích khác Ngoài các phương pháp phổ biến trên đây, các nhà phân tích còn kết hợp sử dụng một số phương pháp phân tích khác như: Phương pháp liên hệ trực tuyến, phương pháp liên hệ phi trực tuyến, phương pháp xác định giá trị theo thời gian của tiền, phương pháp hồi quy tương quan, phương pháp đồ thị, phương pháp toán kinh tế… 1.4. Nội dung phân tích tình hình tài chính công ty 1.4.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán 1.4.1.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản Mục đích: Đánh giá sự biến động của tài sản và sự hợp lý của cơ cấu nguồn vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp. Để làm được điều đó, doanh nghiệp thường dùng phương pháp sau: Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua việc so sánh từng loại tài sản với nhau và so sánh giữa cuối kỳ với đầu kỳ về cả số tuyệt đối lẫn số tương đối. Qua đó thấy được sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Khi xem xét vẫn đề này, cần quan tâm, chú ý đến tác động của từng loại tài sản với quá trình kinh doanh.
  • 20. 11 Xác định tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản động thời so sánh tỷ trọng giữa cuối kỳ và đầu kỳ để thấy được sự biến động của cơ cấu nguồn vốn. Việc đánh giá này cũng phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp . 1.4.1.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn Mục đích: Đánh giá khái quát khả năng tài trợ, mức đọ tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp.Phương pháp là so sánh tổng nguồn vốn và từng loại nguồn vốn giữa số liệu cuối kỳ và đầu kỳ về cả số tuyệt đối lấn tương đối, bên cạnh đó là so sánh tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn để xác định khoản mục nào chiếm tỷ trọng cao. Doanh nghiệp tài trợ cho hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay hay VCSH? Nếu nguồn VCSH chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng cho thấy khả năng tự đảm bảo tài chính của doanh nghiệp và ngược lại. Tuy nhiên, cần chú trọng đến chính sách tài trợ vốn của từng doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh đạt được. 1.4.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mục đích: Đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, xác định nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp phân tích: Sử dụng báo cáo kết quả kinh doanh, so sánh các khoản mục chính( Doanh thu từ hoạt động bán hàng, GVHB, Lợi nhuận gộp,..) trong 3 năm liên tiếp cả về số tuyệt đối lẫn tương đối để xác định dấu hiệu của tính hiệu quả hay không hiệu quả trong kết quả kinh doanh. Xem xét sự biến động của các khoản mục chính và xác định tỷ trọng trên doanh thu thuần để đánh giá mức độ biến động của các khoản chi phí. Ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau : Tỷ lệ GVHB trên doanh thu thuần = GVHB *100 Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho ta biết 100 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiều đồng GVHB. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong GVHB càng tốt và ngược lại. Thang Long University Library
  • 21. 12 Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần = Chi phí bán hàng *100 Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thuần, doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu chi phí bán hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng có lợi và ngược lại. Tỷ lệ chi phí QLDN trên doanh thu thuần = Chi phí bán hàng *100 Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải chi bao nhiêu chi phí QLDN. Tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ khả năng quản lý của doanh nghiệp càng tốt. Trong thời kỳ kinh tế đang khủng hoảng như hiện nay doanh nghiệp cần quan tâm đưa ra các biện pháp để 3 chỉ tiêu trên càng nhỏ, giảm thiểu các chi phí chính là biện pháp tốt nhất để làm tăng lợi nhuận. Tuy vậy doanh nghiệp không nên chỉ quá quan tâm việc các chỉ tiêu này nhỏ không, trong một số thời điểm để có thể tăng lợi nhuận trong tương lai phải chấp nhận đầu tư các khoản chi phí cao. 1.4.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mục đích: Đánh giá sự bền vững của dòng tiền, khả năng tạo tiền và sự phù hợp của dòng tiền so với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đánh giá sự thịnh vượng hay khó khăn về vốn của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng dòng tiền từ HĐKD Phƣơng pháp phân tích: Đánh giá lưu chuyển tiền thuần âm hay dương, nếu lưu chuyển tiền tệ âm cần phân tích nguyên nhân. Xu hướng lưu chuyển tiền thuần của doanh nghiệp tăng, ổn định hay giảm, qua đó đánh giá khả năng tạo tiền nhàn rỗi có thể sử dụng đầu tư, mở rộng HĐKD. Xác định nguồn cơ bản tạo tiền và sử dụng tiền. - Phân tích lưu chuyển tiền từ HĐKD
  • 22. 13 + Xác định thành phần chính của lưu chuyển tiền từ HĐKD(theo phương pháp gián tiếp thì việc tăng, giảm khoản phải thu ,… có thể cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tiền hay tạo ra tiền). + Lưu chuyển tiền thuần HĐKD âm hay dương. Tìm nguyên nhân nếu lưu chuyển tiền thuần âm. + So sánh lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD với lợi nhuận trước thuế và doanh thu thuần. - Phân tích lưu chuyển từ hoạt động đầu tư: Đánh giá hoạt động mua sắm tài sản bằng tiền của doanh nghiệp, đồng thời phân tích LCTT từ hoạt động đầu tư cũng cho biết dòng tiền thu từ thanh lý, bán tài sản. - Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính : Dòng tiền từ hoạt động tài chính là van điều phối tiền cho các HĐKD, đầu tư, đồng thời giải quyết các nghĩa vụ trả nợ đến hạn. Nhằm đánh giá chính sách huy động vốn và chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp. 1.4.4. Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính 1.4.4.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn bằng cách sử dụng những tài sản dễ chuyển đổi thành tiền. - Hệ số thanh toán hiện hành Hệ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số này đánh giá khả năng của doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng một năm bằng các TSNH , có khả năng chuyển hóa thành tiền trong thời hạn <= 1 năm. Hệ số này cho biết cứ mỗi đồng ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ thì có bao nhiêu đồng TSNH có thể sử dụng để thanh toán. Thang Long University Library
  • 23. 14 Hệ số này được đánh giá ở mức >1có thể là tốt cho doanh nghiệp. Tuy nhiên một tỷ lệ quá cao có thể do có nhiều tiền nhàn rỗi, nhiều khoản thu hay nhiều HTK, điều này có thể khiến doanh nghiệp mất đi nhiều cơ hội đầu tư để phát triển. Hệ số <1 có thể do doanh nghiệp đang dùng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ TSDH. Quy mô nợ ngắn hạn phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh hay thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp đó, hoặc là quy mô doanh nghiệp. Ví dụ như những doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm theo mùa thì lượng vay ngắn hạn thường cao. Hay doanh nghiệp quy mô lớn lượng nợ ngắn hạn thường ít chiểm tỷ trọng thấp trong tổng nợ. - Khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh = TSNH- Giá trị hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cao hơn sơ với khả năng thanh toán hiện hành. Hệ số này cho biết doanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu đồng TSNH để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần bán HTK. Ta thấy chỉ số này cao hay thấp phụ thuộc vào tài sản dài hạn nợ ngắn hạn và giá trị hàng tồn kho. Chỉ tiêu này đều phụ thuộc rất lớn vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó. Như các công ty phim ảnh họ có lượng tài sản dài hạn rất lớn, hay công ty đồ uống thực phẩm có giá trị hàng tồn kho lớn. - Khả năng thanh toán bằng tiền Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền = Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho ta biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tổng số tiền và các khoản tương đương tiền. Đây là chỉ tiêu các chủ nợ ngắn hạn quan tâm. Tất nhiên chỉ tiêu này cao sẽ giảm thiểu rủi ro, tăng uy tín cho doanh nghiệp, tuy vậy doanh nghiệp cần hiểu không phải càng cao nghĩa là doanh nghiệp được lợi. Chỉ tiêu này quá cao chứng tỏ các khoản tiền nhàn rỗi là rất lớn hoặc các khoản vay nợ kém, điều này làm giảm đi cơ hội đầu tư vào các dự án có thể mang lại
  • 24. 15 lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Quan trọng doanh nghiệp cần nắm bắt rõ mình đang ở trong giai đoạn nào, nếu đang thời kỳ tăng trưởng thì nên tăng cưởng sử dụng tiền hay vay thêm các khoản nợ ngắn hạn nhưng vẫn phải xem xét cẩn thận để không phát sinh khoản nợ quá hạn. - Khả năng thanh toán lãi vay Tỷ số khả năng trả lãi(dựa trên LCTT) = LCTT thuần từ HĐKD+ Thuế TN +Chi phí lãi vay Tổng tài sản Tỷ số này cho biết khả năng đảm bảo trả lãi vay hàng năm của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao thể hiện khả năng của doanh nghiệp sử dụng từ HĐKD để đáp ứng chi phí lãi vay hàng năm càng lớn và lợi nhuận của các nhà đầu tư càng cao. Mức an toàn tối thiểu là 2. Tỷ số này <1 thể hiện doanh nghiệp bị lỗ. So với khả năng thanh toán lãi vay dựa trên lợi nhuận thì cách tính cụ thể, chính xác hơn. Việc dựa trên LCTT, thuế TN, chi phí lãi vay sẽ cho doanh nghiệp cái nhìn đúng đẵn về khả năng đảm bảo lãi vay- điều rất quan trọng để nâng cao uy tín trong mắt các nhà đầu tư. 1.4.4.2 Chỉ tiêu khả năng quản lý tổng tài sản Để phân tích khả năng quản lý tổng tài sản các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản Ý nghĩa: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản là chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại công ty. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Thời gian quay vòng tổng tài sản = 365 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Ý nghĩa: Thời gian quay vòng tổng tài sản cho ta thấy tốc độ lưu chuyển của tài sản tại doanh nghiệp hay trong 1 năm(kỳ) tài sản quay được bao nhiêu vòng. Thang Long University Library
  • 25. 16 Hệ số đảm nhiệm tổng tài sản = Tổng tài sản Doanh thu thuần Chỉ số hiệu suất sử dụng tổng tài sản càng cao hay là 2 chỉ số thời gian quay vòng và hệ số đảm nhiệm càng thấp chứng tỏ tài sản vận động nhanh, góp phấn tăng doanh thu và là điều kiện để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.Để đánh giá 3 chỉ tiêu này, nhà phân tích dựa trên 2 nhân tố ảnh hưởng chính là doanh thu thuẩn và tổng tài sản. Doanh thu hàng năm thấp hay cao 1 phần là do các chính sách kinh doanh, tín dụng của từng doanh nghiệp, còn về quy mô tổng tài sản phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh, ngành nghề, thời gian hoạt động của doanh nghiệp đó, tình hình kinh tế hay quy mô doanh nghiệp đó lớn hay nhỏ. Các công ty lớn lâu năm sẽ có lượng tổng tài sản khổng lồ, hay tình hình kinh tế khủng hoảng làm giảm doanh thu của doanh nghiệp. 1.4.4.3 Chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản ngắn hạn Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn = Doanh thu thuần TSNH Thời gian quay vòng TSNH = 365 Hiệu suất sử dụng TSNH Hệ số đảm nhiệm tài sản ngắn hạn = TSNH Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cho ta biết 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra bao nhiêu doanh thu thuần. Thời gian quay vòng tài sản ngắn hạn phản ánh số lần luân chuyển TSNH hay số vòng quay thực hiện trong 1 năm. Hiệu suất sử dụng càng cao chứng tỏ tài sản ngắn hạn đang được sử dụng hiệu quả, điều này làm tăng lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp. Cũng tương tự như chỉ tiêu ở tổng tài sản, ba chỉ tiêu tài sản ngắn hạn trên phụ thuộc vào doanh thu thuần và tài sản ngắn hạn. Doanh thu thuần cao hay thấp tùy vào chính sách, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Còn về quy mô tài sản ngắn hạn, phụ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp thì
  • 26. 17 tỷ trọng tài sản ngắn hạn là bao nhiêu trong tổng tài sản. Ví dụ như các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đồ uống sẽ luôn có số lượng tài sản ngắn hạn cao. Hệ số thu nợ = Doanh thu thuần Phải thu khách hàng bình quân Thời gian thu tiền trung bình = 365 Hệ số thu nợ Cả 2 chỉ tiêu trên giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng thu hồi các khoản phải thu thành tiền mặt trong 1 năm. Hệ số thu nợ càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền mặt cao, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại nếu thời gian thu hồi quá dài làm tăng rủi ro, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải lúc nào hệ số thu nợ cao là tốt, doanh nghiệp phải hiểu các nhân tố tác động đến doanh thu thuần và các khoản phải thu như tình hình kinh tế, đặc điểm sản phẩm kinh doanh, chính sách bán chịu,… Nếu kinh tế đang phát triển, nhiều hứa hẹn thì các doanh nghiệp có xu hướng thả lỏng chấp nhận để khách hàng nợ, ngược lại doanh nghiệp sẽ thắt chặt các khoản phải thu khi kinh tế khủng hoảng. Hay là tủy vào một số doanh nghiệp có các chính sách ưu tiên nhiều cho các khách hàng vip cho nên tất nhiên các khoản phải thu sẽ cao. Hệ số lƣu kho = Giá vốn hàng bán Giá trị hàng tồn kho bình quân Thời gian lƣu kho = 365 Hệ số lƣu kho 2 chỉ tiêu này cho ta thấy khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Vòng quay hàng tồn kho càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng Thang Long University Library
  • 27. 18 tốn kho không bị ứ đọng nhiều, điểu này làm giảm các chi phí lưu kho và tăng doanh thu, lợi nhuận. Đây là yếu tố thu hút thêm các khoản đầu tư vào doanh nghiệp. Các yếu tố ảnh hưởng đến 2 chỉ tiêu này là giá vốn hàng bán và giá trị hàng tồn kho bình quân. Giá vốn hàng bán phụ thuộc vào chính sách kinh doanh hay loại hình của doanh nghiệp đó. Ví dụ như nếu là công ty thương mại thì giá vốn là tổng chi phí để hàng đó có mặt tại kho( giá mua, vận chuyển, bảo hiểm,..), với công ty sản xuất tương tự nhưng phức tạp hơn vì đầu vào là nguyên liệu chưa phải thành phẩm. Giá trị hàng tồn kho bình quân thì phụ thuộc vào ngành nghề, các sản phẩm mà doanh nghiệp đó kinh doanh. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thường giá trị hàng tồn kho thường rất thấp, ngược lại doanh nghiệp kinh doanh bán thép, xi măng,.. thì hàng tồn kho tất nhiên phải lớn. Hệ số trả nợ = Giá vốn hàng bán Bình quân các khoản phải trả Thời gian trả nợ trung bình = 365 Hệ số trả nợ Hệ số trả nợ và thời gian trả nợ trung bình cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải trả quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, điều này tăng uy tín với các nhà cung cấp trong các lần kinh doanh tiếp theo, tạo thêm nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Nhân tố ảnh hưởng đầu tiên tương tự như hệ số lưu kho là giá vốn hàng bán phụ thuộc vào chính sách quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Còn giá trị bình quân các khoản phải trả lớn hay nhỏ tùy vào ngành nghề kinh doanh, thời kỳ kinh doanh. Ví dụ như nếu kinh tế có nhiều triển vọng doanh nghiệp thường chấp nhận rủi ro để các khoản phải trả cao để tăng cường khả năng sử dụng vốn. Thời gian quay vòng tiền= Thời gian quay vòng hàng tồn kho + Thời gian thu tiền trung bình – Thời gian trả nợ trung bình Thời gian quay vòng tiền phản ánh khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp thanh toán tiền mua hàng hóa đầu vào cho tới khi doanh nghiệp thu tiền về. Tất nhiên nều thời gian này càng ngắn là điểm tốt cho doanh nghiệp, khả năng thu hồi tiền nhanh
  • 28. 19 giúp doanh nghiệp có cơ hội đầu tư kịp thời cho các dự án khác, giảm thiểu các rủi ro tối đa. Tuy vậy như đã phân tích 3 chỉ tiêu thời gian ở trên, ta đã thấy các nhân tố có thể ảnh hưởng. Quan trọng nhất là hiểu rõ ngành nghề kinh doanh hiện tại doanh nghiệp đó, thời điểm kinh doanh để đưa ra các phân tích chính xác nhất. Tỷ suất sinh lời TSNH = Lợi nhuận sau thuế *100% Tài sản ngắn hạn Tỷ suất sinh lời TSNH cho ta thấy 100 đồng tài sản ngắn hạn tham gia vào sản xuất kinh doanh thì thu bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn là tốt, tăng lợi nhuận, khả năng đầu tư của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu, chi phí bỏ ra hàng năm của doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm ngành nghề kinh doanh. 1.4.4.4 Chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản dài hạn Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn = Doanh thu thuần TSDH Thời gian quay vòng tài sản dài hạn = 365 Hiệu suất sử dụng TSDH 2 chỉ tiêu trên cho ta thấy một đồng tài sản dài hạn tạo ra được bao đồng doanh thu và thời gian luân chuyển của tài sản dài hạn trong 1 năm. Chỉ tiêu hiệu suất càng cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng hiệu quả tài sản dài hạn để tạo ra doanh thu và ngược lại. Trong đó doanh thu thuần như ta đã biết tác động bởi chính sách công ty, tình hình kinh tế,.. Còn về tài sản dài hạn giống như tài sản ngắn hạn nó phụ thuộc vào đặc trưng của ngành nghề doanh nghiệp đó kinh doanh. Ví dụ như những ngành bưu chính viễn thông thì luôn có quy mô tài sản dạn cao, hay bất động sản tương tự. Nhà quản trị cần hiểu rõ điều này để có chính sách điều chỉnh hợp lý. Thang Long University Library
  • 29. 20 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần Tài sản cố định Thời gian quay vòng tài sản dài hạn = 365 Hiệu suất sử dụng TSCĐ Từ 2 chỉ tiêu này ta có thể đánh giá hiệu quả sử dụng một đồng tài sản cố định tạo ra doanh thu qua việc xem chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn hay thời gian quay vòng cao hay thấp. Tương tự như tài sản dài hạn, doanh thu thuần là chỉ số đầu tiên nhà quản trị cần quan tâm khi xem xét 2 chỉ tiêu này và nó phụ thuộc chính sách, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp đó. Tài sản cố định là một trong các chỉ tiêu của tài sản dài hạn, được xác định bắng giá trị còn lại tới thời điểm lập báo cáo tức là bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi hao mòn lũy kế. Cho nên không chỉ phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh như tài sản dài hạn, tài sản cố định còn phụ thuộc vào phương pháp tính hao mòn lũy kế. Tỷ suất sinh lời TSDH = Lợi nhuận sau thuế *100% Tài sản dài hạn Tỷ suất sinh lời TSNH cho ta thấy 100 đồng tài sản dài hạn tham gia vào sản xuất kinh doanh thì thu bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sử dụng tài sản dài hạn là tốt, tăng lợi nhuận, khả năng đầu tư của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu, chi phí bỏ ra hàng năm của doanh nghiệp, tài sản dài hạn phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm ngành nghề kinh doanh. 1.4.4.5 Chỉ tiêu khả năng quản lý nợ Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ảnh quy mô tài chính của công ty. Nó cho ta biết về tỷ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản( nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ Tổng vốn chủ sở hữu
  • 30. 21 Hệ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của công ty đó. Hệ số này giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về tài chính, theo nguyên tắc, nếu hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn chứng tỏ doanh nghiệp ít gặp khó khăn trong tài chính. Ngược lại, nếu hệ số này lớn chứng tỏ nợ phải trả chiếm quá nhiều, doanh nghiệp đi vay nhiều hơn, chứng tỏ doanh nghiệp đang khó khăn trong việc trả nợ. - Hệ số nợ trên tổng tài sản Hệ số trên tài sản = Tổng nợ Tổng tài sản Thông thường các chủ nợ muốn hệ số nợ trên tổng tài sản thấp thì các khoản nợ được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp lại muốn tỷ lệ này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu quá cao thì doanh nghiệp sẽ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Chính vì vậy doanh nghiệp cần xem các nhân tố ảnh hưởng nợ và tổng tài sản như ngành nghề, thời kỳ kinh doanh, chính sách cho vay, lãi vay của các ngân hàng,… - Khả năng thanh toán lãi vay Tỷ số khả năng trả lãi(dựa trên lợi nhuận) = Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay Chi phí lãi vay Tỷ số này cho biết khả năng đảm bảo trả lãi vay hàng năm của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao thể hiện khả năng của doanh nghiệp sử dụng từ lợi nhuận để đáp ứng chi phí lãi vay hàng năm càng lớn và lợi nhuận của các nhà đầu tư càng cao. Mức an toàn tối thiểu là 2. Tỷ số này <1 thể hiện doanh nghiệp bị lỗ. Doanh nghiệp cần rất quan tâm đến chỉ tiêu này, đây là một trong các chỉ tiêu mà các ngân hàng, nhà đầu tư theo sát để đánh giá mức độ ổn định, độ rủi ro của doanh nghiệp mà họ định đầu tư. Thêm vào đó doanh nghiệp còn sử dụng tỷ suất sinh lời trên tiền vay để đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Thang Long University Library
  • 31. 22 Tỷ suất sinh lời trên tiền vay = Lợi nhuận sau thuế Tiền vay Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích thì một đồng tiền vay tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao, doanh nghiệp cần chú trọng phân tích chỉ tiêu này vì đây là nhân tố hấp dẫn nhà đầu tư đưa thêm tiền vay vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào 2 nhân tố lợi nhuận sau thuế và tiền vay. Lợi nhuận sau thuế ảnh hưởng bởi doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, các khoản chi phí,… Lượng tiền vay của doanh nghiệp tùy thuộc vào ngành nghề, tình hình kinh tế, thời điểm kinh doanh. Ví dụ như các doanh nghiệp mới thành lập phát triển thì lượng tiền vay thường cao. 1.4.4.6 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời - Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) là chỉ tiêu rất được quan tâm và chú trọng vì nó đánh giá khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Nó cho ta biết cứ 100 đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, nếu chỉ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt. Đó là nhân tốt giúp nhà quản trị mở rộng thị trường, tăng doanh thu hoặc ngược lại thắt chặt quản lý doanh nghiệp hơn. Ngoài ra doanh nghiệp cần xem xét chỉ số này với đặc điểm kinh doanh của từng ngành, khi theo dõi ROS, người ta thường so sánh tỷ số này với tỷ số bình quân của toàn ngành công ty đó tham gia ROS = Lợi nhuận sau thuế *100% Doanh thu thuần - Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) cho thấy hiệu quả sử dụng 100 đồng tài sản tham gia và sản xuất kinh doanh thì thu bao đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh hoạt động , doanh nghiệp mong muốn mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ, nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng. Do vậy, nhà quản trị thường đánh giá hiệu quả sử dụng các tài sản đã đầu tư, được xác định bằng công thức:
  • 32. 23 ROA = Lợi nhuận sau thuế *100% Tài sản bình quân - Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết 100 đồng vồn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh, cổ phiếu ngày càng hấp dẫn. Trong phân tích, ngoài việc so sánh giữa các kỳ, có thể so sánh chỉ tiêu này với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế VKD: nếu lớn hơn thì nghĩa là doanh nghiệp sử dụng vốn vay hiệu quả và ngược lại ROE = Lợi nhuận sau thuế *100% Vốn chủ sở hữu 1.5 Phân tích Dupont Công thức Dupont thường được biểu diễn dưới 2 dạng cơ bản và mở rộng. Tùy vào mục đích phân tích mà nhà phân tích sử dụng dạng nào cho phù hợp. Tuy nhiên cả 2 dạng này đều bắt nguồn từ việc khai triển chỉ tiêu ROE- một chỉ tiêu quan trọng bậc nhất trong phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Dạng cơ bản : ROE = ROS * Số vòng quay tài sản * Tỷ lệ tài sản trên VCSH Qua công thức trên, ta có thể thấy để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh( tức là gia tăng ROE) doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản: Thứ nhất doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhăm nâng cao doanh thu và đồng thời giảm chi phí nhắm gia tăng lợi nhuận ròng biên. Thứ hai doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hay nói cách dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có. Ví dụ như bạn sở hữu một cửa hàng, sàng bạn bán đồ ăn sang, trưa cơm bình dân, tối là cà phê. Như vậy cùng là một tài sản là cửa hàng, bạn có thể tăng doanh thu bằng cách bán những thứ cần thiết vào thời gian thích hợp. Thang Long University Library
  • 33. 24 Thứ ba tăng cường hiệu quả của các khoản vay để đầu tư, nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả. Khi áp dụng công thức Dupont vào phân tích các nhà phân tích nên tiến hành so sánh chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp qua các năm. Sau đó phân tích xem sự tăng trưởng hoặc tụt giảm của chỉ số này qua các năm bắt nguồn từ nguyên nhân nào trong 3 nguyên nhân kể trên, từ đó đưa ra nhận định và dự đoán xu hướng của ROE trong các năm sau. Dạng mở rộng : là dạng khai triển từ dạng thức cơ bản bằng cách tiếp tục khai triển chỉ tiêu lợi nhuận ròng biên. ROE = EAT EBT * EBT EBIT * EIBT DTT * DTT TS * TS VCSH Dạng thức mở rộng của công thức Dupont cũng như phân tích tương tự như dạng thức cơ bản song nhà phân tích cần nhìn sâu hơn vào cơ cấu của biên lợi nhuận ròng nhờ nhìn vào ảnh hưởng từ các khoản lợi nhuận khác ngoài khoản lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp và ảnh hưởng của thuế. Nhìn vào chỉ tiêu này các nhà phân tích sẽ đánh giá được mức tăng biện lợi nhuận của doanh nghiệp đến từ đâu. Nếu nó đến chủ yếu từ các khoản lợi nhuận khác như thanh lý tài sản hay đến từ việc doanh nghiệp được miễn giảm thuế tạm thời thì các nhà phân tích cần lưu ý đánh giá lại hiệu quả hoạt động thật sự của doanh nghiệp. 1.6 Các nhân tố ảnh hƣởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp 1.6.1 Nhân tố khách quan - Tình hình kinh tế: Tài chính doanh nghiệp nằm trong tổng thể nền tài chính. Do vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp cần quan tâm đến các chính sách kinh tế, tốc độ tăng trưởng, tốc độ lạm phát, giá xăng dầu, xăng vàng, nguyên vật liệu. - Hệ thống pháp lý : Những quy định chung của Nhà Nước như các khoản nộp thuế, các khoản nộp nhà nước hay các quy định về hạch toán kế toán, cách thức lập báo cáo tài chính,… Sự thay đổi của hệ thống pháp lý này có thể kéo theo sự thay đổi của các số liệu sử dụng phân tích.
  • 34. 25 - Công nghệ khoa học kỹ thuật : Để việc phân tích tài chính đạt hiệu quả cần có những thiết bị hiện đại hỗ trợ việc phân tích, cần có các phần mềm tài chính chuyên dụng tăng tính chính xác, tốc độ để phù hợp nhu cầu quản lý của doanh nghiệp. 1.6.2 Các nhân tố chủ quan - Thông tin cung cấp để phân tích tài chính doanh nghiệp : Đây là nền tảng quan trọng của tiến hành tài chính. Các thông tin này cần phải chính xác, đầy đủ. Bởi nếu nó không chính xác, việc phân tích trở lên mất ý nghĩa, các nhà quản lý có đánh giá sai lệch từ đó ảnh hưởng đến chiến lược phát triển công ty. - Nhân sự thực hiện phân tích tài chính : Để phân tích tài chính thành công, vai trò của bộ phận phân tích là vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ của họ là gắn kết, tổng hợp các con số thu thập được , tính toán các chỉ tiêu, so sánh đưa ra nhận xét, điều này đòi hỏi họ có chuyên môn cao, sử dụng thành thạo các phương pháp, am hiểu thị trường, tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Kết luận chƣơng 1 Chương 1 của khóa luận đã đi sâu tìm hiểu các vấn đề về tài chính doanh nghiệp, các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp cũng như các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán, khả năng quản lý nợ,… Dựa trên những cơ sở lý thuyết này khóa luận sẽ đi sâu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giáo dục và thiết bị Hải Dương. Thang Long University Library
  • 35. 26 CHƢƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC VÀ THIẾT BỊ HẢI DƢƠNG 2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần sách giáo dục và thiết bị Hải Dƣơng 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần sách - Thiết bị giáo dục Hải Dƣơng. Có trụ sở chính tại: Số 27 - Minh Khai - phường Trần Hưng Đạo - TP Hải Dương. Điện thoại: 03203.852.342 Fax: 03203.841.703 Email: sgdhaiduong@yahoo.com.vn Mã số thuế: 0800010448 Tài khoản: 102010000350509 - Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương. Tổng vốn điều lệ: 5.000.000.000đ (Năm tỷ đồng) Ngày 30/10/1992, UBND tỉnh Hải Dương đã ra quyết định số 898/QĐ-UB về việc quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước Công ty sách và TBTH Hải Dương thuộc Sở Giáo dục và đào tạo Hải Dương. Do yêu cầu đổi mới trong công tác quản lý và sản xuất của Bộ Giáo dục để thích nghi với cơ chế thị trường từng bước cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước vào ngày 01/10/2004 công ty sách và thiết bị trường học Hải Dương đổi tên thành Công ty Cổ phần sách - Thiết bị giáo dục Hải Dương. Với vốn nhà nước là 55%, còn lại 45% là của các thành viên trong công ty. Lĩnh vực kinh doanh chính: Kinh doanh sách giáo dục, sách khác, báo tạp chí, bản đồ, tranh ảnh, đĩa và các xuất bản phẩm khác được lưu hành. Kinh doanh văn phòng phẩm, mua bán thiết bị dạy học, in ấn và dịch vụ liên quan đến in.
  • 36. 27 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty ) (Nguồn phòng hành chính- kế toán) Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận và mối quan hệ giữa các phòng ban bộ phận trong công ty. - Giám đốc công ty: Là người lãnh đạo cao nhất chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị về điều hành công ty hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật và điều lệ của công ty đã ban hành xây dựng chiến lược sản xuất kinh Giám đốc Công ty PGĐ phụ trách sản xuất PGĐ phụ trách kinh doanh PGĐ Thƣờng trực Kế toán trƣởng kiêm trƣởng phòng kế toán Phòng kế hoạch vật tƣ Xƣởng sản xuất Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng thị trƣờng Phòng siêu thị Phòng hành chính tổ chức Phòng kế toán Thang Long University Library
  • 37. 28 doanh của công ty, quản lý điều hành bộ máy toàn công ty đảm bảo bộ máy hoạt động năng động, hiệu quả góp phần xây dựng công ty phát triển bền vững. - Phó giám đốc sản xuất: Tham mưu giúp giám đốc trong công tác quản lý điều hành hoạt động sản xuất của công ty, trực tiếp quản lý giám sát phòng kế hoạch vật tư và xưởng sản xuất. - Phó Giám đốc kinh doanh: Tham mưu giúp giám đốc công ty điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng điều lệ. Phụ trách toàn bộ hoạt động kinh doanh sách, ấn phẩm, văn phòng phẩm, thiết bị của công ty. Trực tiếp phụ trách phòng kế hoạch kinh doanh và Phòng thị trường của công ty. - PGD thường trực: Tham mưu giúp giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng điều lệ, thực hiện công tác tổ chức cán bộ, quản lý lao động, quản lý lưu trữ các hồ sơ tài liệu của công ty. - Kế toán trưởng: Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng về tài chính doanh nghiệp theo quy định của nhà nước, chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình tài chính của công ty. - Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức lao động giải quyết các thủ tục chế độ cho người lao động, soạn thảo các công năng quyết định của công ty. - Phòng kế toán: Tổ chức theo dõi và hạch toán mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh trong kỳ theo đúng chế độ kế toán. Huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin về tài chính của doanh nghiệp với lãnh đạo, xây dựng lập kế hoạch tài chính trong ngắn hạn và dài hạn . - Phòng kế hoạch kinh doanh: Nghiên cứu nhu cầu thị trường, xây dưng chiến lược kinh doanh bán hàng, tham mưu cho giám đốc và chịu tránh nhiệm trước giám đốc về tổ chức xây dựng, thực hiện công tác kinh doanh, phương hướng phát triển thị trường, soạn thảo và ký kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng . - Phòng thị trường: Tiếp thị giới thiệu các mặt hàng, sản phẩm mà Công ty kinh doanh.
  • 38. 29 - Phòng siêu thị: Trưng bày giới thiệu và trực tiếp bán lẻ các mặt hàng của Công ty đến tay người tiêu dùng. - Phòng kế hoạch vật tư: Xây dựng kế hoạch về sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn gồm: Kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung ứng vật tư trang thiết bị phục vụ sản xuất, sản phẩm quản lý vật tư, kho tàng, phương tiện vận tải và quy trình xuất nhập hàng hóa, cấp phát vật tư, trang thiết bị, dụng cụ sản xuất... 2.2 Phân tích tài chính công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục Hải Dƣơng 2.2.1.Phân tích bảng cân đối kế toán Bảng 2.1: Phân tích cơ cấu TS và biến động Tài sản 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối A. Tài sản ngắn hạn 8.462,17 53,43 8.265,23 52,50 10.067,42 58,63 -196.94 -2,33 1.802,19 21,80 I.Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 2.295,05 14,49 2.245,62 14,26 2.635,37 15,35 -49,43 -2,15 389,75 17,36 1.Tiền 2.295,05 14,49 2.245,62 14,26 2.635,37 15,35 -49.43 -2,15 389,75 17,36 2. Các khoản tương đương tiền 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 II.Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 III. Các khoản phái thu ngắn hạn 3.013,23 19,02 3.023,04 19,20 4.012,19 23,37 9,81 0,33 989,14 32,72 1.Phải thu khách hàng 2.841,75 17,94 2.874,51 18,26 3.825,94 22,28 32.76 1,15 951,43 33,10 2.Trả trước người bán 152,84 0,96 100,09 0,64 172,94 1,01 -52.75 -34,51 72,85 72,78 3.Các khoản phải thu khác 18,64 0,12 48,44 0,31 13,30 0,08 29.80 159,91 -35,14 -72,53 IV.Hàng tồn kho 2.916,55 18,41 2.872,60 18,25 3.290,35 19,16 -43,95 -1,51 417,75 14,54 1.Hàng tồn kho 2.939,42 18,56 2.895,47 18,39 3.290,35 19,16 -43.95 -1,51 394,88 13,64 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho -22,87 -0,14 -22,87 -0,15 0 0 0 0 22,87 -100,0 Thang Long University Library
  • 39. 30 V. Tài sản ngắn hạn khác 237,34 1,50 123,97 0,79 129,52 0,75 -113,37 -47,77 5,55 4,48 1. Thuế GTGT được khấu trừ 123,81 0,78 31,03 0,20 23,90 0,14 -92,78 -74,93 -7,14 -22,99 2. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 0 0 9,81 0,06 0 0 9,81 0 -9,81 -100,0 3. Tài sản ngắn hạn khác 113,52 0,72 83,12 0,53 105,62 0,62 -30.40 -26,78 22,50 27,07 B.TÀI SẢN DÀI HẠN 7.376,93 46,57 7.478,45 47,50 7.103,71 41,37 101,52 1,38 -374,74 -5,01 I. Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 II. Tài sản cố định 6.154,37 38,86 6.286,07 39,93 5.918,60 34,47 131.70 2,14 -367,47 -5,85 1. Tài sản cố định hữu hình 6.099,37 38,51 6.233,19 39,59 5.885,60 34,28 133,81 2,19 -347,59 -5,58 Nguyên giá 8.766,60 55,35 9.098,54 57,79 8.788,78 51,18 331,93 3,79 -309,76 -3,40 Giá trị hao mòn lũy kế -2.667,23 -16,84 -2.865,35 -18,20 -2.903.18 -16,91 -198,12 7,43 -37,83 1,32 2.Tài sản cố định vô hình 55 0,35 52,88 0,34 33.00 0,19 -2.12 -3,85 -19,88 -37,60 Nguyên giá 70,8 0,45 81,00 0,51 55.00 0,32 10,2 14,41 -26,00 -32,10 Giá trị hao mòn lũy kế -15,8 -0,10 -28,12 -0,18 -22.00 -0,13 -12,32 77,95 6,12 -21,75 III. Bất động sản đầu tƣ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 V. Tài sản dài hạn khác 1.222,55 7,72 1.192,37 7,57 1.185,11 6,90 -30,18 -2,47 -7,26 -0,61 1. Chi phí trả trước dài hạn 1.222,55 7,72 1.192,37 7,57 1.185,11 6,90 -30.18 -2,47 -7,26 -0,61 2. Tài sản dài hạn khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng tài sản 15.839,1 100 15.743,68 100 17.171,14 100 -95,42 -0,60 1.427,46 9,07 ( Nguồn từ số liệu báo cáo tài chính) Tài sản ngắn hạn Dựa vào số liệu từ bảng 2.2 có thể thấy quy mô TSNH tại công ty có sự biến động trong giai đoạn 2011-2013, năm 2011 quy mô TSNH là 8.462.173.357 đồng, đến
  • 40. 31 năm 2012 giảm 196.942.837 đồng tương ứng giảm 2.33%, tuy vậy đến năm 2013, quy mô TSNH tăng mạnh trở lại so với năm trước với mức tăng 1.802.192.992 đồng tương ứng 21,8%. TSNH tại công ty qua số liệu 3 năm 2011, 2012, 2013 chiếm tỷ trọng khá tốt trong cơ cấu tài sản, luôn đạt mức trên 50%. Hiện tại tỷ trọng TSNH qua các năm tăng dần, đến năm 2013 đã đạt mức 58,63%, điều này cho thấy chiến lược tập trung vào đầu tư TSNH của công ty. Để thấy rõ sự thay đổi cơ cấu TSNH tại công ty, ta cần đi sâu vào phân tích những khoản mục thuộc TSNH: Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền: Năm 2011 là 14,49% đến năm 2012 có sự giảm nhẹ xuống còn 14,29% nhưng đến năm 2013 tăng lên 15,35%. Tiền trong năm 2012 đã giảm 49.431.994 đồng tương ứng giảm 2.15% so với năm 2011, đến cuối năm 2013, tiền tăng 389.750.233 đồng tương ứng tăng 17,36%. Sở dĩ có sự tăng lên tiền trong năm 2013 là do trong năm này, công ty có hoạt động thanh lý, nhượng bán nhiều TSCĐ cũ như các thiết bị văn phòng để thay thế bằng các TSCĐ mới. Điều này làm tăng khả năng thanh toán và hưởng những cơ hội đặc biệt như hưởng chiết khấu thanh toán hay đầu cơ tuy nhiên đổi lại chi phí cơ hội cao làm giảm khả năng sinh lời. Từ năm 2011-2013 công ty đều không có các khoản tƣơng đƣơng tiền. Điều này cho ta thấy công ty chỉ tập trung giữ tiền mặt, không có các khoản tiền gửi ngắn hạn, hay đầu tư TSNH. Đây là do chính sách của công ty, điều này khiến khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn luôn được đảm bảo, tuy nhiên nó làm mất đi cơ hội đầu tư lớn của công ty. Trong tương lai công ty nên thay đổi xuất hiện thêm các khoản tương đương tiền. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn: 3 năm 2011,2012, 2013 công ty không có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Đây là do chính sách công ty, ưu điểm việc này nó phù hợp với các công ty nhỏ hoặc đang gặp khó khăn giúp họ tăng lượng tiền mặt, tài sản ngắn hạn để có đáp ứng khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên nhược điểm của việc này công ty mất đi cơ hội tạo ra các khoản doanh thu từ những khoản đầu tư, vì là ngắn hạn thời gian thu lại tiền sẽ nhanh và ít rủi ro, đồng nghĩa công ty đã mất đi khá nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Thang Long University Library
  • 41. 32 Các khoản phải thu ngắn hạn: Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn luôn cao nhất trong tổng quy mô TSNH qua 3 năm 2011-2013( năm 2013 chiếm 23,37%) và chỉ tiêu này tăng qua các năm. Năm 2012 tăng 9.813.857 đồng tương ứng 0,33% so với năm 2011, và đặc biệt năm 2013 đã có sự tăng mạnh 989.143.868 đồng tương ứng 32,72% so với năm 2012. Để hiểu sự tăng đột biến này ta sẽ đi vào xét từng chỉ tiêu thành phần: Phải thu khách hàng là khoản chiếm giá trị lớn nhất trong phải thu ngắn hạn, vì vậy sự biến động của chỉ tiêu này gần như tương ứng với các khoản phải thu ngắn hạn.Trong giai đoạn 2011-2012, phải thu khách hàng tăng 32.756.926 đồng tương ứng tăng 1,15%. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này công ty ký kết thêm một số hợp đồng về thiết bị giáo dục mới làm tăng doanh thu nhẹ và thu hút thêm lượng lớn khách hàng mua đặt trước, nên khoản phải thu khách hàng tăng lên. Đến giai đoạn 2012- 2013, phải thu khách hàng tăng 951.431.629 đồng tương ứng 33.10% so với năm 2012 Điều này là do chính sách nới lỏng tín dụng của công ty, trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay việc thu hút khách hàng được đặt lên hàng đầu đối với các công ty sách trung bình vừa như công ty sách và giáo dục thiết bị Hải Dương. Cụ thể tăng thời gian khách hàng trả nợ mua hàng từ 60 ngày lên 90 ngày, tăng chiết khấu nếu khách hàng thanh toán sớm trước hạn từ 2% lên 3%. Trả trƣớc ngƣời bán và các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ và hầu như không ảnh hưởng nhiều đến các phải thu ngắn hạn của công ty qua các năm., chủ yếu dưới 1% trong cơ cấu TSNH. Hàng tồn kho: Hàng tồn kho luôn là một khoản mục quan trọng trong mỗi doanh nghiệp và công ty sách Hải Dương cũng không ngoại lệ. Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang… Tỷ trọng hàng tồn kho năm 2011 chiếm 18,41% trong tổng TSNH, năm 2012 có sự giảm sút nhẹ về tỷ trọng xuống còn 18,25%, nguyên nhân là do tình hình kinh tế 2012 khó khăn, giá cả tăng do lạm phát, nên nguyên vật liệu trong kho công ty bắt buộc cắt giảm lượng nhập về để giảm các khoản chi phí lưu kho. Công ty duy trì mức giá trị thành phẩm và hàng hóa ở mức khá đều qua các năm nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về sách của thị trường, nhưng đến giai đoạn 2012-2013, giá trị hàng tồn kho tăng hơn 417.748.635 đồng tướng 14,54% là do công ty mua sắm thêm nguyên vật liệu, và quan
  • 42. 33 trọng nhất công ty đã nhập về lượng sách mới để chuẩn bị cho quá trình in ấn, phát hành sách mới trong năm 2014, cho nên trong hàng tồn kho, ta có thể thấy mục hàng hóa tăng mạnh. Việc thay đổi này ta có thể thấy rõ qua bảng sau: Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2011 2012 2013 Nguyên vật liệu 255,74 156,85 170,64 Chi phí SX,KD dở dang 15,18 69,59 89,36 Thành phẩm 460,25 413,68 495,79 Hàng hóa 2208,26 2255,35 2534,55 ( Nguồn: trích từ thuyết minh báo cáo tài chính) Cũng do tính cập nhật, cải cách của sách là thay đổi gần như liên tục qua các năm khiến khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo đó được công ty trích lập khoảng nhất định, tuy nhiên đến năm 2013 công ty không có khoản mục này. Nguyên nhân là do năm 2013 công ty dừng việc tập trung cập nhật sách mà thay vào đó là thanh lý các hàng tồn kho hết hạn Tài sản ngắn hạn khác: Khoản mục này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu TSNH của công ty. Thuế và các khoản phải thu nhà nước trong năm 2011 và 2013 không có, chỉ riêng năm 2012, khoản thuế này xuất hiện là 9.811.245 đồng, đây là khoản thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết. Thuế GTGT được khấu trừ giảm mạnh qua các năm, năm 2012 giảm 92.778.027 đồng tương ứng 74,93%, năm 2013 giảm nhẹ hơn 7.136.590 đồng tương ứng 22,09%. TSNH khác là các khoản tạm ứng tiền cho nhân viên mua nguyên vật liệu và các khoản ký quỹ để vay ngân hàng, các khoản này trong năm 2011 giảm 30.405.173 đồng nhưng đến năm 2013 có sư tăng lại 22.498.111 đồng tương ứng 27,07% do công ty cần khoản ký quỹ để vay ngân hàng để đầu tư mua nguyên vật liệu mới. Tài sản dài hạn: Quy mô TSDH tại công ty trong giai đoạn 2011-2013 cũng có những biến động nhất định. Năm 2012 quy mô TSDH tăng 101.519.954 đồng tương ứng 1,38% do công ty mở rộng quy mô TSDH bằng việc đầu tư tài chính dài hạn. Đến năm 2013, quy mô TSDH có sự thay đổi giảm tới 374.733.743 đồng tương ứng 5,01%. Tỷ trọng TSDH năm 2011 là 46,57%, đến năm 2012 giảm xuống 47,50% và đến năm Thang Long University Library
  • 43. 34 2013 còn 41,37%. Để thấy nguyên nhân sự giảm sút quy mô TSDH hay cơ cấu TSDH, ta cần phân tích được sự thay đổi của từng khoản mục. Tài sản cố định: TSCĐ là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng TSDH trong 3 năm 2011-2013. TSCĐ được chia thành 2 mục bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình: Tài sản cố định hữu hình: Năm 2012, nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng 133.815.730 đồng tương ứng 2,14% là do công ty mua về nhiều thiết bị máy móc giáo dục mới để làm tăng doanh thu, nhưng đến năm 2013 giảm mạnh 367.468.970 đồng tương ứng 5,85%, điều này là do việc thanh lý thiết bị văn phòng( bao gồm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn) đã trích khấu hao để thay thế thiết bị mới, văn phòng cũ của công ty đều nhượng bán hết trong năm 2013. Bên cạnh đó, công ty tiếp tục trích khấu hao TSCĐ khác khiến giá trị hao mòn lũy kế trong các năm 2012, 2013 liên tục tăng lần lượt là 7,43% và 1,32%. TSCĐ vô hình tại công ty chủ yếu là bản quyền sách như phần mềm máy tính. Năm 2012 và 2013 giá trị TSCĐ vô hình liên tục giảm lần lượt là 2.116.667 đồng và 19.883.333 đồng tương ứng 3,85% và 37,6%. Nguyên nhân là do 2 năm đó công ty liên tục nhượng bán quyền một vài đầu sách lịch sử tài liệu chiến tranh ở Việt Nam hay phần mềm quản lý bán hàng cho vài công ty sách nhỏ ở các huyện thuộc tỉnh Hải Dương như Nam Sách, Cẩm Giảng,…nhằm tăng thêm doanh thu. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn: Công ty không có khoản mục này trong cả 3 năm 2011-2013. Nguyên nhân công ty không có công ty con và chính sách của công ty không đầu tư mua cổ phần của các công ty khác. Ưu điểm: giúp công ty tiết kiệm được tiền, tài sản để đầu tư, tránh được rủi ro cao của các khoản đầu tư dài hạn. Nhược điểm: đối với nhiều công ty, các khoản đầu tư tài chính dài hạn là một yếu tố quan trọng tăng doanh thu, việc công ty không chi khoản mục này làm mất đi nhiều cơ hội tìm ra khoản thu mới, nhà đầu tư, khách hàng mới,.. Trong tương lai, công ty nên xem xét lại khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn. Tài sản dài hạn khác: TSDH khác trong năm 2011 chiếm 7,72% cơ cấu tài sản, đến 2 năm tiếp theo 2012 và 2013 giảm xuống còn 7,52% và 6,90%. Các TSDH khác này chủ yếu là chi phí trả trước dài hạn. Chi phí trả trước dài hạn năm 2012 giảm
  • 44. 35 30.179.109 đồng tương ứng 2,47% so với năm 2011, đến năm 2013 tiếp tục giảm 7.264.773 đồng tương ứng 0,61% so với năm 2012. Việc giảm này là do trong 2 năm đó công ty đã phân bố dần chi phỉ bản thảo sách, trong khi việc vẫn giữ tự in ấn khiến không phát sinh các chi phí thuê kho hàng mới, không phát sinh nhượng bán mới nên khoản mục chi phí trả trước dài hạn giảm qua các năm. Nhìn chung tổng tài sản tại công ty sách và giáo dục thiết bị Hải Dương có nhiều sự biến động, năm 2012 giảm 95.422.883 đồng tương ứng 0.60%, nhưng đến năm 2013 thì tăng mạnh 1.427.459.249 đồng tương ứng 9,07%. Sự thay đổi thất thường này chủ yếu là do sự biến động của nhiều khoản mục phân tích nói trên. Việc tỷ trọng TSDH giảm sút phần nào cho thấy chiến lược của công ty hiện tại chưa hướng tới sự ổn định lâu dài trong tương lai mà chủ yếu đầu tư cho những lợi ích ngắn hạn trước mắt. Để có cái nhìn tổng quát hơn nữa, ta cũng cần xem xét sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn. Bảng 2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn và biến động nguồn vốn năm 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu Đồng Khoản mục 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2021 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối A. Nợ phải trả 10.099,05 63,76 10.037,40 63,76 11.484,87 66,88 -61,65 -0,61 1.447,47 14,42 I.Nợ ngắn hạn 8.918,80 56,31 9.295,19 59,04 11.166,79 65,03 376,39 4,22 1.871,60 20,14 1.Vay và nợ ngắn hạn 4.392,44 27,73 4.621,01 29,35 5.432,42 31,64 228,57 5,20 811,41 17,56 2. Phải trả người bán 4.080,35 25,76 4.020,35 25,54 4.931,70 28,72 -59,99 -1,47 911,35 22,67 3. Người mua trả tiền trước 7,05 0,04 30,72 0,20 63,78 0,37 23,67 335,62 33,06 107,60 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 114,94 0,73 220,45 1,40 253,53 1,48 105,51 91,80 33,08 15,00 5. Phải trả người lao động 257,64 1,63 265,02 1,68 306,91 1,79 7,38 2,87 41,89 15,80 6. Chi phí phải trả 9,13 0,06 11,59 0,07 31,46 0,18 2,46 26,98 19,87 171,36 7.Các khoản phải trả, 56,86 0,36 125,65 0,80 146,98 0,08 68,79 120,97 21,33 16,97 Thang Long University Library
  • 45. 36 nộp khác 8. Quỹ khen thưởng phúc lợi 0,38 0,002 0,38 0,002 0 0 0 0 -0,38 -100,00 II. Nợ dài hạn 1.180,26 7,45 742,21 4,71 318,09 1,85 -438.05 -37,11 -424,12 -57,14 1. Vay và nợ dài hạn 1.166,34 7,36 742,21 4,71 318,09 1,85 -424.13 -36,36 -424,12 -57,14 2. Dự phòng trợ cấp mất việc 13,92 0,09 0 0 0 0 -13,92 -100,00 0 0 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 5.740,05 36,24 5.706,28 36,24 5.686,26 33,12 -33,77 -0,59 -20,01 -0,35 I. Vốn chủ sở hữu 5.740,05 36,24 5.706,28 36,24 5.686,26 33,12 -33,77 -0,59 -20,01 -0,35 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.000 31,57 5.000 31,76 5.000 29,12 0 0 0 0 2. Vốn khác của chủ sở hữu 54,59 0,34 352,79 2,24 352,79 2,05 298,20 546,24 0 0 3. Quỹ đầu tư phát triển 298,20 1,88 0 0 0 0 -298,20 -100,00 0 0 4. Quỹ dự phòng tài chính 118,51 0,75 0 0 0 0 -118,51 -100,00 0 0 5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 268,75 1,70 353,49 2,25 333,47 1,94 84,74 31,53 -20.02 -5,66 II. Nguồn kinh phí,ký quỹ khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 -3,40 Tổng nguồn vốn 15.839,10 100 15.743,68 100 17.171,14 100 -95,42 -0,60 1.427,46 9,07 ( Số liệu từ báo cáo tài chính) Nợ phải trả: Khoản mục nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất cao trên tổng nguồn vốn, duy trì đều trong 2 năm 2011, 2012 là 63,76% đến năm 2013 có sự tăng nhẹ lên 66,88%. Nợ phải trả trong 3 năm có sự biến động lớn, năm 2012 giảm 61.650.963 đồng tương ứng 0,61%, đến năm 2013 nợ phải trả tăng 1.447.472.332 đồng tương ứng 14,42%. Sự thay đổi của khoản mục này là do sự biến động của khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Nợ ngắn hạn: Các khoản nợ ngắn hạn vì khoản mục này chiếm gần như toàn bộ nợ phải trả của công ty, năm 2011 chiếm 56,31%, năm 2012 chiếm 59,04% và đến năm 2013 chiếm tới 65,03%. Công ty sử dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn hẳn các khoản