SlideShare a Scribd company logo
1 of 54
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
NGÔ THỊ THỦY
NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA
CỘNG ĐỒNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TẠI HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội – 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGÔ THỊ THỦY
NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA
CỘNG ĐỒNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TẠI HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI
Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Du lịch
Mã số: Thí điểm
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đức Thanh
Hà Nội – Năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt
động du lịch tại Huyện Bắc Hà, Tỉnh Lào Cai” là công trình nghiên cứu của tôi.
Những các số liệu trong luận văn đều có nguồn trích dẫn rõ ràng, trung thực; Những
kết luận, kết quả nghiên cứu chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng về sự cam đoan này.
Ngày … tháng … năm 2019
Học viên thực hiện
Ngô Thị Thủy
LỜI CẢM ƠN
Luận văn: “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại
Huyện Bắc Hà, Tỉnh Lào Cai” được hoàn thành tạitrường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn,Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc tới các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức
quý báu của chuyên ngành Du lịch.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS Trần Đức
Thanh - người hướng dẫn khoa học đã tận tình trực tiếp giúp đỡ tác giả với những ý
kiến đóng góp quý giá, trực tiếp chỉnh sửa trong suốt quá trình triển khai, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin được cảm ơn tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai,
lãnh đạo Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Bắc Hà, UBND huyện Bắc Hà và các
hộ dân, các công ty du lịch – lữ hành trên địa bàn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ,
động viên tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Bên cạnh đó, tác giả cũng vô cùng cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ của gia đình,
người thân và bạn bè cùng cơ quan đã giúp tác giả có thời gian nghiên cứu, và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................................4
6. Kết cấu luận văn..........................................................................................................4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ
THAM GIA CỘNG ĐỒNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH............................5
1.1.Tổng quan nghiên cứu tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch...............5
1.2. Cơ sở lý luận về tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch .........................7
1.2.1. Khái niệm................................................................................................................7
1.2.2. Các thành phần khác tham gia vào du lịch cộng đồng............................................8
1.2.3. Các mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch.................................10
1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch .........12
Tiểu kết...........................................................................................................................15
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................16
2.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin............................................................................16
2.1.1 Các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp .........................................................16
2.1.2 Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp...........................................................16
2.2. Các phƣơng pháp và công cụ xử lý dữ liệu..........................................................18
2.2.1. Các phương pháp xử lý dữ liệu.............................................................................18
2.2.2. Các công cụ xử lý dữ liệu......................................................................................18
Tiểu kết...........................................................................................................................19
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG
ĐỒNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO
CAI .......................................................................................................................20
3.1. Khái quát về huyện Bắc Hà...................................................................................20
2
3.2. Đặc điểm nhân khẩu học của đáp viên.................................................................22
3.2.1. Giới tính ................................................................................................................22
3.2.2. Tuổi .......................................................................................................................22
3.2.3. Trình độ học vấn ...................................................................................................23
3.2.4. Dân tộc ..................................................................................................................23
3.2.5. Nơi sinh.................................................................................................................24
3.2.6. Thời gian sống tại địa phương ..............................................................................25
3.2.7. Tình trạng hôn nhân ..............................................................................................25
3.2.8. Tình trạng kinh tế của hộ ......................................................................................26
3.3. Thực trạng tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại Huyện Bắc Hà 26
3.3.1. Cộng đồng tham gia hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch ............26
3.3.2. Cộng đồng tham gia hoạt động cung ứng các dịch vụ và lập kế hoạch phát triển
dịch vụ du lịch địa phương..............................................................................................29
3.3.3. Cộng đồng tham gia hoạt động quảng bá du lịch..................................................33
3.4. Mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ở Bắc Hà.....................34
3.5. Nhân tố thúc đẩy cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch ............................37
3.5.1. Chính sách hỗ trợ của chính quyền, địa phương...................................................37
3.5.2. Ngành nghề truyền thống......................................................................................40
3.5.3. Tạo công ăn việc làm ............................................................................................43
3.5.4. Quảng bá hình ảnh văn hóa địa phương................................................................45
3.6. Rào cản ảnh hƣởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch.....45
3.6.1. Trình độ học vấn hạn chế của cộng đồng..............................................................45
3.6.2. Hiểu biết hạn chế về hoạt động du lịch của cộng đồng.........................................46
3.7. Nhận định của khách du lịch và công ty lữ hành về hoạt động du lịch có sự
tham gia của cộng đồng ở Bắc Hà................................................................................47
3.7.1. Khách du lịch ........................................................................................................47
3.7.2. Công ty du lịch, lữ hành........................................................................................51
Tiểu kết...........................................................................................................................52
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG GIẢI PHÁP .....................................53
4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp.......................................................................................53
4.1.1. Căn cứ vào các văn bản của cơ quản lý nhà nước.................................................53
3
4.1.2. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của đề tài.............................................................62
4.2. Một số định hƣớng tăng cƣờng sự tham gia cộng đồng vào hoạt động du lịch ở
huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai .........................................................................................70
4.2.1. Tuyên truyền, tập huấn về du lịch cộng đồng .......................................................70
4.2.2. Hỗ trợ kỹ thuật và nguồn vốn ...............................................................................72
4.3.3. Thành lập tổ hợp du lịch .......................................................................................73
4.3.4. Tuyên truyền quảng bá..........................................................................................76
4.3. Một số hàm ý tăng cƣờng sự tham gia cộng đồng vào hoạt động du lịch .........78
Tiểu kết...........................................................................................................................83
KẾT LUẬN..........................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................86
PHỤ LỤC.............................................................................................................88
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ DU LỊCH BẮC HÀ................................................97
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLCĐ Du lịch cộng đồng
CĐĐP Cộng đồng địa phương
SPDL Sản phẩm du lịch
EU Liên minh Châu Âu
UNWTO Tổ chức du lịch thế giới
UBND Ủy ban nhân dân
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
5
DANH MỤCBẢNG
Bảng 3.1. Khảo sát về giới tính của đáp viên...................................................22
Bảng 3.2. Khảo sát về trình độ học vấn của đáp viên ......................................23
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về nơi sinh của đáp viên.......................................24
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về thời gian sống tại địa phương của đáp viên.....25
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về tình trạng kinh tế hộ gia đình của đáp viên .....26
Bảng 3.7. Mức độ tiếp cận thông tin của du khách về DLCĐ tại Bắc Hà thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng ........................................34
Bảng 3.8. Ý kiến của CĐ về mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du
lịch ở Bắc Hà...................................................................................35
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát về sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với
các hộ gia đình làm du lịch cộng đồng ...........................................38
Bảng 3.10. Làng nghề truyền thống thu hút khách du lịch đến tham quan và
trải nghiệm nhất ..............................................................................41
6
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Cơ cấu độ tuổi của đáp viên .............................................................22
Hình 3.2. Cơ cấu dân tộc của đáp viên.............................................................24
Hình 3.3. Các dịch vụ cộng đồng địa phương muốn tham gia cung cấp .........32
Hình 3.4. Ý kiến của CĐ về hoàn toàn đồng ý về mức độ tham gia của cộng
đồng vào hoạt động du lịch ở Bắc Hà.............................................36
Hình 3.5. Kết quả khảo sát về nhận định mô hình DLCĐ tạo công ăn việc làm
cho người dân địa phương tại Bắc Hà ............................................44
Hình 3.6. Các yếu tố hấp dẫn khách du lịch tại Bắc Hà...................................48
Hình 3.7. Mức độ sẵn sàng tham gia phục vụ du khách tại điểm DLCĐ Bắc Hà
.........................................................................................................49
Hình 3.8. Các yếu tố du khách muốn tìm hiểu khi tham gia DLCĐ tại Bắc Hà
.........................................................................................................49
Hình 3.9. Loại hình lưu trú khách lựa chọn khi đến DLCĐ tại Bắc Hà...........50
Hình 3.10. Mong muốn được đối xử của du khách khi tham gia DLCĐ Bắc Hà
.........................................................................................................50
Hình 3.11. Các yếu tố cần cải thiện tại điểm DLCĐ Bắc Hà...........................51
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch cộng đồng (DLCĐ) là loại hình du lịch do chính cộng đồng điều hành,
và có thể quan trọng hơn, nó tôn vinh những giá trị đặc thù của địa phương. Hình
thức du lịch cộng đồng áp dụng 3 chiến lược chính: đưa thêm lợi ích kinh tế đến
cộng đồng nghèo nhất, tăng thêm những tác động phi kinh tế, và tạo điều kiện tham
gia của các cộng đồng này. Do đó, du lịch cộngđồng giúp nâng cao đời sống kinh tế
tại địa phương, nâng cao nhận thức và trình độ dân trí của người dân cũng như góp
phần quảng bá hình ảnh, nét đặc trưng văn hóa của địa phương đến với khách du
lịch trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, loại hình DLCÐ hiện
đang nảy sinh không ít bất cập. Tại một vài địa phương, DLCÐ vẫn mang tính tự
phát, chưa được tổ chức bài bản, chủ yếu xuất phát từ một vài hoạt động kinh doanh
du lịch nhỏ lẻ của một số hộ gia đình với mục đích khai thác cảnh quan thiên nhiên
sẵn có, hoạt động du lịch mới chỉ mang ý nghĩa tham quan, chưa mang lại sự thụ
hưởng những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa cho du khách.Bên cạnh đó, một
trong những điểm yếu của DLCĐ ở các địa phương là chưa thấy được vai trò then
chốt của cộng đồng trong công cuộc phát triển du lịch cộng đồng cũng như mức độ
tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch còn khá thụ động, chưa mang lại hiệu
quả cao. Trong khi đó, cộng đồng là nền tảng xã hội, cộng đồng luôn giữ vị trí trung
tâm trong các quá trình kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch.Cộng đồng địa phương
có vai trò trong việc tổ chức, vận hành và xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp
cho du khách dựa trên những giá trị về văn hóa, như phong tục tập quán, các di sản
phi vật thể cũng như thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên của địa phương mình. Như
vậy đối với các loại hình DLCÐ, vai trò và hình ảnh “chủ nhân” của điểm đến sẽ
được hình thành và tôn vinh từ chính cộng đồng dân cư khi trực tiếp hay gián tiếp
tham gia đón tiếp và thực hiện các dịch vụ du lịch bằng tình yêu, niềm tự hào, sự tự
tôn đối với quê hương, dân tộc.
Du lịch cộng đồng chỉ hấp dẫn và sẽ càng trở nên hấp dẫn hơn nếu có sự tham
2
gia của người dân địa phương. Người dân bản địa có được những kinh nghiệm
truyền thống và kiến thức rất quý báu về tự nhiên về nơi mà họ đã sinh ra, lớn lên
và đang sống, kiến thức của cộng đồng có lợi và mang lại nhiều thông tin bổ ích cho
các nhà khoa học, hướng dẫn viên làm việc trong các công ty lữ hành,…Điều này
cho thấy, cộng đồng địa phương đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển loại
hình du lịch cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại địa
phương cũng là rất cần thiết.
Bắc Hà có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch như khí hậu trong lành, cảnh
quan thiên nhiên đẹp. Đặc biệt tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú với nhiều di
tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và nền tảng văn hóa dân tộc đặc sắc.Ngoài
những tài nguyên thiên nhiên Bắc Hà còn được đánh giá là một trong những huyện
của tỉnh Lào Cai có thế mạnh về tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch.Với 14
dân tộc anh em, Bắc Hà có một tiềm năng du lịch văn hóa dân gian phong phú và
đặc sắc.Nhìn chung, Bắc Hà có nguồn tài nguyên du lịch phong phú đa dạng sẽ
mang lại cho du lịch Bắc Hà vẻ độc đáo riêng, hấp dẫn khách du lịch cả trong và
ngoài nước.
Tuy nhiên cho đến nay, so với nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn
hóa hiện có, hoạt động du lịch huyện Bắc Hà vẫn còn chưa phát triển, người dân
chưa thật mặn mà với hoạt động du lịch tại địa phương do nhận thức của họ về du
lịch còn hạn chế. Bên cạnh đó, hầu như chưa có một nghiên cứu nào về sự tham gia
của cộng đồng trong hoạt động du lịch tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Để thu hút
người dân tham gia nhiều hơn nữa vào hoạt động du lịch, một mặt nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho cộngđồng, vừa đảm bảo gìn giữ và phát huy tối đa
các giá trị của tài nguyên du lịch ở đây, nhằm góp phần phát triển du lịch Bắc Hà
một cách bền vững, rất cần thiết phải“Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào
hoạt động du lịch tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai”. Việc nghiên cứu này là một
việc làm vừa có ý nghĩathực tế, vừa có ý nghĩa lý luận.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được các mức độ tham gia của cộng đồng Bắc Hà và các yếu tố ảnh
3
hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch, từ đó đề xuất các kiến
nghị về chính sách phù hợp nhằm góp phần thu hút ngày càng nhiều người dân
tham gia vào hoạt động du lịch để du lịch ở Bắc Hà phát triển phù hợp với tiềm
năng sẵn có.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về du lịch cộng đồng, sự tham gia vào hoạt
động du lịch của cộng đồng địa phương và các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia
vào du lịch cộng đồng của địa phương.
- Khảo sát sự tham gia của cộng đồng huyện Bắc Hà vào hoạt động du lịch.
- Phân tích thực trạng tham gia cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện Bắc
Hà, tỉnh Lào Cai.
- Phân tích những nhân tố thúc đẩy, những rào cản của cộng đồng địa phương
vào hoạt động du lịch tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
- Đề xuất các giải pháp để tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương
vào hoạt động du lịch của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mức độ tham gia của cộng đồng trong
du lịch, các nhân tố thúc đẩy và rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng
vào hoạt động du lịch tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Hà, tỉnh
Lào Cai
- Phạm vi thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ tháng 3/2019 đến tháng
08/2019. Các thông tin, số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu được giới hạn từ
năm 2014 đến năm 2018.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu và xác định mức độ tham gia
của cộng đồng Bắc Hà vào hoạt động du lịch.
4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần củng cố những lý luận về DLCĐvà sự tham gia của cộng
đồng địa phương vào mô hình DLCĐ cho việc phát triển du lịch tại Bắc Hà.
Luận văn cũng góp phần cung cấp nguồn thông tin tư liệu về cơ sở lý luận, tài
liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề có liên
quan đến đề tài luận văn.
Việc nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du
lịch của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai sẽ góp phần định hƣớng cho hoạt động DLCĐ
tại Bắc Hà ngày càng hiệu quả, phù hợp với thực tế và cung cấp một tầm nhìn vĩ
mô cho hoạt động phát triển du lịch tại Bắc Hà nói riêng và Việt Nam nói chung.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính
của luận văn gồm 4 chương là:
Chương 1.Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về sự tham gia cộng đồng
vào hoạt động du lịch
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu
Chương 4. Một số định hướng giải pháp
5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỘNG ĐỒNG VÀO HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH
1.1.Tổng quan nghiên cứu tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch
Du lịch cộng đồng là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây
vì đây là loại hình du lịch được đánh giá là bền vững cả về mặt kinh tế, văn hóa – xã
hội và môi trường. Từ những năm 1980, đã có nhiều hình thức và chiến lược du lịch
được đề cập để thay thế cho du lịch đại chúng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực
có thể xảy đến đối với lãnh thổ du lịch, trong đó có cách tiếp cận cộng đồng. Có thể
cho rằng, công trình của Murphy (1985) là một trong những công trình đi tiên
phong về hướng này với cuốn sách “Du lịch: Một cách tiếp cận cộng đồng”
(Tourism: A Community Approach), đã nêu rõ lý thuyết về sự tham gia của cộng
đồng mới thực sự trở thành trung tâm của các giải pháp phát triển du lịch bền vững.
Về khía cạnh phát triển du lịch theo hướng tiếp cận cộng đồng chẳng hạn như:
nhận thức của cộng đồng, thái độ của cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng vào
hoạt động du lịch có các tác giả Liu J. (1987), Aref (2011). Những công trình này
đều đưa ra sự liên kết chặt chẽ giữa mức độ tham gia của cộng đồng và nhận thức
của cộng đồng cũng như thái độ của họ đối với các chiến lược phát triển du lịch.
Theo Choi và Sirikaya (2005), sự tham gia của cộng đồng đóng vai trò quan trọng
đến sự thành công của ngành du lịch và được xem như là một trong những sản
phẩm du lịch và kết quả của quá trình đưa ra quyết định quan trọng về các chiến
lược du lịch.
Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã sử dụng các thuyết cơ bản như “Thuyết về sự
trao đổi xã hội” (Social Exchange Theory) và thuyết về “sự tham gia của cộng
đồng” của các tác giả Pretty (1995) và France (1998) để đánh giá và xác định mức
độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch xác định nhận thức của CĐĐP về
các tác động do hoạt động du lịch mang lại và sự ủng hộ của cộng đồng dân cư
tham gia vào hoạt động phát triển du lịch tại địa phương.Nguyễn Quốc Nghi cùng
6
cộng sự (2012) xác định 05 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du
lịch của người dân gồm: trình độ học vấn, qui mô gia đình, thu nhập, vốn xã hội và
nghề truyền thống, trong đó, nhân tố qui mô gia đình tác động mạnh nhất đến quyết
định tham gia phát triển du lịch của người dân.Trịnh Ngọc Anh (2013) đã đánh giá
cao nhận thức của cộng đồng trong hoạt động du lịch, qua việc đề xuất và kiểm
nghiệm mô hình nghiên cứu, tác giả chứng minh sự hiểu biết của người dân tác
động rất lớn đến quy hoạch, phát triển du lịch và là tài liệu hữu ích cho những
nghiên cứu du lịch ở Tuyên Quang. Để phân tích, đo lường và đánh giá sự hiểu biết,
thái độ, hành động của cộng đồng cư dân tham gia vào hoạt động du lịch tác giả Tạ
Tường Vi (2013) cũng đã chỉ ra sự tham gia của cộng đồng phụ thuộc vào năng lực
của họ. Tác giả đã đo năng lực bằng công cụ KAP tức là đo sự hiểu biết, thái độ và
hành động của người dân trong hoạt động du lịch, từ đó đề xuất những giải pháp
nhằm tăng cường sự tham gia của họ.
Lò Thị Hạnh (2011) cho thấy ý thức cộng đồng và sự tham gia là một trong
những yếu tố quan trọng giúp du lịch phát triển lâu dài, bền vững trong quá trình
toàn cầu hóa. Những công trình của các nhà nghiên cứu này phân tích mối quan hệ
giữa du lịch và CĐĐP bao gồm sự tham gia của cộng đồng,nhận thức của cộng
đồng và sự ủng hộ của cộng đồng đối với hoạt động du lịch.
Ngoài ra, có các công trình phân tích năng lực của cộng đồng và vai trò của
cộng đồng trong phát triển du lịch, sự tham gia và hợp tác của các bên liên quan
được xem như là một yếu tố quan trọng của sự phát triển du lịch bền vững.
Brohman (1996) cho rằng sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch là một
công cụ để giải quyết những vấn đề lớn của ngành du lịch ở các nước đang phát
triển. Nghiên cứu của ông cũng chỉ ra rằng sự tham gia của cộng đồng trong phát
triển du lịch sẽ đạt được sự công bằng trong phân phối lợi ích, khuyến khích việc ra
tự quyết và đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng địa phương một cách tốt hơn.
Những rào cản, thách thức ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng cũng
như các mức độ tham gia của họ ở từng phạm vị cụ thể cũng được đề cập trong rất
nhiều các nghiên cứu của Tosun (1999), Aref &Redzuan(2010). Trong nghiên cứu
7
của mình tại từng địa bàn cụ thể, các tác giả đã chỉ ra được lợi ích khi cộng đồng
tham gia vào hoạt động du lịch, sự tham gia đó ở mức độ nào của thang đo, những
nhân tố thúc đẩy và những thách thức cản trở sự tham gia. Từ việc phân tích các vấn
đề trên, các tác giả đã đề xuất các giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng
để phát triển du lịch tại địa bàn nghiên cứu.
Nhìn chung có nhiều nghiên cứu về du lịch cộng đồng đã được thực hiện ở
Việt Nam, nhưng chủ yếu để đánh giá mức độ phát triển của loại hình du lịch này,
việc nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng chỉ mang tính chung chung chưa cụ
thể hoặc chỉ tập trung nghiên cứu nhận thức, sự hiểu biết của cộng đồng về những
lợi ích do du lịch mang lại để tìm kiếm sự ủng hộ từ họ. Việc nghiên cứu sự tham
gia của cộng đồng vẫn chưa chú trọng đến đánh giá mức độ tham gia của cộng
đồng trong từng hoạt động du lịch cụ thể cũng như tìm ra các nhân tố thúc đẩy hay
rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia đó. Kết quả nghiên cứu về lý luận cũng như
thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch của các tác giả trên
thế giới và Việt Nam sẽ là nguồn tri thức quí giá cho tác giả vận dụng vào nghiên
cứu đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. Cơ sở lý luận về tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch
1.2.1. Khái niệm
Trong khuôn khổ luận văn này, “Cộng đồng” được hiểu là tập hợp người
dân sinh sống trên địa bàn huyện Bắc Hà.
Với khái niệm “du lịch cộng đồng”, vẫn chưa có một quan điểm thống nhất
cho do có những quan điểm nghiên cứu, góc nhìn khác nhau về vị trí của du lịch
cộng đồng mà cho đến nay vẫn còn tồn tại khá nhiều ý kiến về khái niệm vấn đề
này. Đã có nhiều khái niệm về DLCĐ được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu. Những
khái niệm này được sử dụng khá linh hoạt và được thay đổi tùy thuộc vào tác giả,
địa điểm và các công trình nghiên cứu cụ thể, song các vấn đề về bền vững và cộng
đồng địa phương là những nội dung chính được xem xét, đề cập.
Định nghĩa DLCĐ được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong số đó phải
kể đến cách tiếp cận từ quản lý nhà nước, tiếp cận từ khách du lịch và tiếp cận từ nhà
8
cung ứng du lịch, tức là CĐĐP. Các khái niệm có sự khác nhau, song có điểm chung
khẳng định du lịch cộng đồng là “loại hình, hình thái, phương thức phát triển du lịch”
có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng địa phương vào các giai đoạn, các khâu trong
quá trình phát triển du lịch, nhằm bảo tồn và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên
môi trường, cộng đồng được hưởng lợi nhuận từ hoạt động du lịch.
Trong khuôn khổ của luận văn này, khái niệm về du lịch cộng đồng được hiểu
như sau:“Du lịch cộng đồng chính là hoạt động tổ chức của cư dân Bắc Hà phục
vụ khách du lịch để cung cấp cho họ những trải nghiệm chân thực về đời sống
cộng đồng nơi đây”.
1.2.2. Các thành phần khác tham gia vào du lịch cộng đồng
Để phát triển DLCĐ một cách hiệu quả, thành công và bền vững, ngoài cộng đồng
địa phương, còn có nhiều thành phần cùng tham gia như Nhà nước, các cơ quan/tổ chức tư
vấn phát triển du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các chủ sở hữu/chủ quản lý tài nguyên du
lịch, khách du lịch, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ.
Thành phần “Nhà nước” được hiểu là các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch và
các cơ quan quản lý Nhà nước ở các lĩnh vực có liên quan đến sự phát triển của du lịch.
- Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch: bao gồm cả cơ quan quản lý nhà nước ở
Trung ương và địa phương. Thành phần này có vai trò chủ yếu là hoạch định chính sách,
tạo hành lang pháp lý và tạo môi trường thuận lợi cho du lịch cộng đồng phát triển. Vai trò
này rất quan trọng bởi nó là nền tảng cho du lịch cộng đồng phát triển, đặc biệt trong bối
cảnh phần lớn những nơi cộng đồng sinh sống hiện đang còn nhiều khó khăn, khả năng thu
hút vốn đầu tư còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, thành phần này cũng sẽ thực hiện chức năng giám sát, quản lý đối với
các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng. Đảm bảo những hoạt động này phù hợp với
những quy định hiện hành của nhà nước không chỉ trong lĩnh vực du lịch mà còn trong các
lĩnh vực khác có liên quan mà phát triển du lịch cộng đồng có khả năng gây ra những tác
động như tài nguyên, môi trường, văn hóa, xã hội.....
Như vậy, với những vai trò hết sức quan trọng như tạo môi trường thuận lợi, thu hút
vốn đầu tư, xúc tiến cho điểm đến nhằm thu hút khách thì đây là thành phần cơ không thể
9
thiếu cho sự phát triển du lịch cộng đồng bền vững.
- Các cơ quan/tổ chức tư vấn phát triển du lịch: Thành phần này giúp cụ thể
hóa các chính sách định hướng phát triển thông qua việc xây dựng các đề án,
dựánquy hoạch, phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng và tiếp cận với thị
trường.
- Các doanh nghiệp du lịch: Bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành,
lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, vận chuyển,... Các doanh nghiệp du lịch có vai trò
quan trọng là cầu nối trung gian giữa khách du lịch với cộng đồng để bán các sản
phẩm du lịch cho cộng đồng. Ngoài ra, còn đầu tư để tạo ra một số sản phẩm du lịch
mà cộng đồng chưa cung ứng đủ, để đảm bảo sự đa dạng và chất lượng các sản
phẩm du lịch cho du khách. Họ còn có vai trò tạo ra việc làm trực tiếp và gián tiếp
cho cộng đồng địa phương.
- Các chủ sở hữu/chủ quản lý tài nguyên du lịch: Về bản chất đây chính là
cộng đồng địa phương nơi phát triển du lịch cộng đồng. Hoạt động du lịch cộng
đồng hướng tới, nhấn mạnh vai trò của cộng đồng, vì mục tiêu phát triển cộng đồng
và mục tiêu bảo tồn. Cộng đồng địa phương là thành viên tham gia quan trọng hàng
đầu với vai trò là chủ thể của các hoạt động du lịch, chủ thể của tài nguyên du lịch,
chủ thể của các hoạt động bảo tồn, và phát triển du lịch.
- Khách du lịch: Có vai trò chính là tiêu thụ các sản phẩm du lịch tạo ra phù
hợp với các nhu cầu của bản thân mình. Đặc điểm của những tập khách mua các sản
phẩm du lịch cộng đồng thường là những tập khách hướng ngoại: các nhà nghiên
cứu, khách sinh viên, học sinh, những người thích khám phá, tìm hiểu những điều
mới lạ. Họ là những khách du lịch có trình độ nhận thức cao, yêu thiên nhiên cũng
như các giá trị văn hóa bản địa, nhận thức được vai trò của mình trong việc bảo tồn,
sẵn sàng trả tiền cho việc bảo vệ tài nguyên môi trường.
Có thể khẳng định rằng nếu thiếu thành phần này thì du lịch nói chung và du
lịch cộng đồng nói riêng không thể phát triển được. Tuy nhiên, bên cạnh vai trò này
cần phải đề cập đến vai trò “phản biện” đối với các sản phẩm và các dịch vụ bổ
sung được tạo ra trong quá trình hoạt động và phát triển du lịch cộng đồng nhằm
10
góp phần tạo ra sự hoàn thiện chúng. Nói cách khác, khách du lịch có vai trò quan
trọng trong việc góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch cộng
đồng thông qua vai trò “phản biện” của mình.
- Các tổ chức quốc tế: Hoạt động du lịch không thể thiếu sự hợp tác, đầu tư và
chia sẻ kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là tổ chức du lịch thế giới
(UNWTO). Thực tế cho thấy, đang có nhiều dự án phát triển du lịch do các tổ chức
quốc tế tài trợ: Cộng đồng Châu Âu (EU) tài trợ trong lĩnh vực đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực, UNWTO tài trợ dự án gắn du lịch với xóa đói giảm nghèo,...
- Các tổ chức phi chính phủ: Khác với vai trò mang tầm vĩ mô của các tổ chức
quốc tế như đã đề cập, các tổ chức phi chính phủ thường giúp đỡ du lịch Việt Nam
trong các mô hình cụ thể, thực hiện những vấn đề cụ thể mang tính vi mô. Đặc biệt,
các tổ chức này rất quan tâm tới sự phát triển ở những vùng còn gặp nhiều khó
khăn, vùng sâu, vùng xa như: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại Vườn Quốc
gia Xuân Thủy (Nam Định) do Tổ chức Bảo tồn sinh vật Biển và Phát triển Cộng
đồngtài trợ; Dự án phát triển du lịch cộng đồng ở A Lưới (Thừa Thiên – Huế) do Tổ
chứcPhát triển Hà Lan tài trợ,...
1.2.3. Các mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch
Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình và trải qua rất nhiều bậc của sự
phát triển cùng với sự khuyến khích và hướng dẫn từ những người có chuyên môn
bên ngoài. Mỗi bậc mô tả một mức độ khác nhau của sự tham gia của tổ chức bên
ngoài với sự kiểm soát địa phương và phản ánh các mối quan hệ quyền lực giữa họ.
Mức độ tham gia vào hoạt động du lịch của cộng đồng khác nhau tùy thuộc vào vai
trò của cộng đồng và tùy theo từng nơi. Theo tác giả Pretty (1995), có 07 mức độ
tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch:
Mức độ 1: Tham gia thụ động, theo đó cộng đồng chỉ được xem là đối tượng
du lịch (tài nguyên) và hầu như không có vai trò gì trong hoạt động phát triển du
lịch. Trong trường hợp này các công ty du lịch sẽ đưa điểm quần cư cộng đồng với
những yếu tố chính là con người, lối sống cộng đồng, văn hóa, tín ngưỡng, kiến
trúc,... vàochương trình du lịch và coi đó là một điểm đến để đưa khách tham quan,
11
tìm hiểu, trải nghiệm về con người, lối sống, văn hóa của cộng đồng. Cộng đồng
không có vaitrò gì (tham gia thụ động) đối với kế hoạch phát triển du lịch.
Mức độ 2: Tham gia cung cấp thông tin, theo mức độ tham gia này, cộng đồng
chỉ có trách nhiệm trả lời các câu hỏi liên quan đến hoạt động du lịch trong cộng
đồng trong thời gian triển khai phục vụ khách du lịch.
Mức độ 3: Tham gia tư vấn, theo đó cộng đồng tham gia do được tư vấn hoặc
do trả lời các câu hỏi. Các cán bộ từ nơi khác đến xác định các vấn đề và quá trình
thu thập thông tin, và do đó kiểm soát việc phân tích thông tin. Một quá trình tư vấn
như vậy không chấp nhận bất kỳ sự chia sẻ nào trong quá trình ra quyết định và
không có gì bắt buộc các cán bộ chuyên môn phải xét đến quan điểm của người dân.
Mức độ 4: Tham gia trao đổi hàng hóa, lao động, theo đó cộng đồng tham gia
bằng cách đóng góp các nguồn lực, chẳng hạn đóng góp lao động để nhận được
lương thực, tiền mặt hoặc các khuyến khích vật chất khác. Ví dụ nông dân có thể
cung cấp ruộng và lao động nhưng không được thu hút vào việc thí điểm hay qua
trình học tập. Điều rất thường thấy là tuy mang tiếng là tham gia song cộng đồng
không có vai trò gì trong việc kéo dài các công nghệ hoặc công tác thực hành khi
khuyến khích kết thúc. Cụ thể, cộng đồng tham gia cung cấp một số dịch vụ (bán
hàng lưu niệm, dịch vụ ăn uống,...) tại điểm du lịch nơi cộng đồng sinh sống và qua
đó được hưởng một số lợi ích về vật chất. Trong trường hợp này, ngoài vai trò là
“tài nguyên” như trên, cộng đồng có vai trò nhất định trong hoạt động du lịch và
được hưởng một phần lợi ích trong chuỗi giá trị du lịch.
Mức độ 5: Tham gia chức năng, theo mức độ tham gia này, sự tham gia được
các cơ quan chức năng bên ngoài xem như một phương tiện để đạt được mục tiêu
của dự án, đặc biệt là để giảm chi phí. Cộng đồng có thể tham gia bằng cách lập ra
các nhóm để đáp ứng các mục đích đã định trước liên quan đến dự án.Sự thu hút
này có thể mang tính tương tác và kéo theo sự chia sẻ việc ra quyết định, song có xu
hướng chỉ diễn ra sau khi các quyết định chủ yếu đã được đưa ra bởi các cán bộ từ
nơi khác đến. Trong trường hợp xấu nhất, người dân địa phương chỉ được mời đến
để phục vụ cho những mục đích thứ yếu.
12
Mức độ 6: Tham gia tương tác, người dân tham gia vào việc cùng phân tích,
triển khai các kế hoạch hành động và thành lập hoặc tăng cường các cơ quan địa
phương. Tham gia được xem là một quyền, không chỉ là một phương tiện nhằm đạt
được mục tiêu của dự án. Quá trình này bao gồm các phương pháp luận liên ngành
nhằm tìm kiếm đa mục tiêu và tận dụng cả các quá trình học tập hệ thống và có kết
cấu. Vì các nhóm thực hiện sự kiểm soát đối với các quyết định địa phương và xác
định xem các nguồn lực hiện có đã được sử dụng ra sao, cho nên họ có vai trò trong
việc duy trì các cơ cấu hoặc các hoạt động thực hành.
Mức độ 7: Tham gia chủ động, theo đó người dân tham gia bằng cách đưa ra
các sáng kiến một cách độc lập với các cơ quan bên ngoài nhằm thay đổi các hệ
thống. Họ phát triển các mối quan hệ với các cơ quan bên ngoài nhằm có được các
nguồn lực và sự cố vấn kỹ thuật mà họ cần, song vẫn duy trì sự kiểm soát đối với
cách sử dụng các nguồn lực. Sự tự thân vận động có thể nhân rộng nếu các tổ chức
chính phủ và các tổ chức phi chính phủ tạo ra một khung hỗ trợ.
1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch
1.2.4.1. Nhân tố thúc đẩy cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch
- Chính sách hỗ trợ của chính quyền, địa phương
Với sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền, địa phương với nhiều chính
sách hỗ trợ như:
+ Cho vay vốn để khôi phục ngành nghề truyền thống hoặc cải thiện nhà ở để
phục vụ cho khách du lịch.
+ Mở lớp tập huấn kiến thức về du lịch, hướng dẫn cho người dân những kiến
thức cơ bản về giao tiếp với khách, tâm lý của khách du lịch, cách chế biến món ăn.
+ Những chính sách hỗ trợ quảng bá du lịch, cải thiện cơ sở hạ tầng khu vực
phát triển du lịch cộng đồng.
Những chính sách này nhằm bảo vệ lợi ích cộng đồng, đặc biệt là những hộ
gia đình khó khăn qua việc ký kết những điều khoản không thuận lợi trong hợp
đồng với các doanh nghiệp du lịch. Chính những quan tâm sâu sát, hỗ trợ kịp thời,
tận tình của chính quyền, địa phương các cấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyết
13
định tham gia vào hoạt động du lịch của cộng đồng. Nhằm tạo động lực thúc đẩy
mạnh mẽ để cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch, cùng cống hiến hết mình
cho sự nghiệp phát triển chung của du lịch cộng đồng.
- Ngành nghề truyền thống của gia đình
Những hộ gia đình có ngành truyền thống sẽ có khả năng tham gia tổ chức
du lịch cộng đồng nhiều hơn. Những hộ gia đình có ngành nghề truyền thống sẽ có
điều kiện thuận lợi hơn khi tham gia tổ chức du lịch vì được công ty du lịch và
chính quyền địa phương ưu tiên hỗ trợ. Hơn nữa, phần lớn các du khách đến đây
điều mong muốn được tham gia vào các hoạt động nghề truyền thống nên các hộ gia
đình có nghề truyền thống rất có ưu thế trong việc hợp tác với công ty du lịch.
- Tạo công ăn việc làm
Một trong những nhân tố thúc đẩy tham gia của cộng đồng vào hoạt động du
lịch chính là những hoạt động du lịch cộng đồng này đã tạo được công ăn việc làm
cho địa phương ở nhiều độ tuổi khác nhau. Thay vì phải đi bôn ba tìm việc ở xa, từ
thanh niên đến những người trung niên hoặc những người già đã về hưu đều có thể
tham gia hoạt động du lịch cộng đồng để có thêm thu nhập, cải thiện đời sống.
- Quảng bá hình ảnh văn hóa địa phương:
Như một niềm tự hào về các di sản văn hóa, di tích lịch sử tại địa phương,
quảng bá hình ảnh của địa phương đến các du khách trong và ngoài nước cũng
chính là lý do thúc đẩy quyết định tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng của
người dân tại địa phương.
1.2.4.2. Rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch
- Trình độ họcvấn hạn chế của cộng đồng
Yếu tố này được coi là rào cản ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định tham
gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch. Vì khi trình độ học vấn cao thì sẽ dễ
dàng nắm bắt, tiếp thu các chính sách hỗ trợ cũng như là nắm bắt cơ hội kinh
doanh, dễ tiếp cận các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như là
sự nhạy bén nắm bắt thông tin thị trường, từ đó nhận thức tốt hơn về lợi ích mà
du lịch cộng đồng mang lại, dẫn đến khả năng tham gia tổ chức du lịch cộng đồng
14
sẽ tốt hơn.
- Hiểu biết hạn chế về hoạt động du lịch của cộng đồng:
Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động dulịch còn rất hạn chế. Cộng đồng
hầu như thiếu thông tin về hoạt động du lịch, thông tin chỉ tập trung một số đại diện
của cộng đồng. Tần suất tham gia các cuộc họp của cộng đồng chỉ một, hai lần hoặc
không tham gia, nên cơ hội để đóng góp ý kiến vào quá trình lập kế hoạch phát triển
du lịch là rất thấp. Mức độ tham gia của người dân địa phương trong hoạt động du
lịch cộng đồng hiện nay hình thành các nhóm cộng đồng để phục vụ nhu cầu du lịch
và được trả tiền công, cộng đồng cũng tham gia vào quá trình đóng góp ý kiến phát
triển du lịch nhưng quyền ra quyết định vẫn thuộc Ban Quản lý. Cộng đồng được
nhận thông tin tham gia thực hiện các hoạt động du lịch nhưng không có sự ảnh
hưởng đến việc ra quyết định và quản lý lợi nhuận, quyền kiểm soát và ra quyết
định vẫn thuộc Ban Quản lý. Do đó, mục tiêu trao quyền quản lý hoạt động du lịch
cho cộng đồng vẫn chưa đạt được.
15
Tiểu kết
Cộng đồng là người hiểu biết nhất về các giá trị của tài nguyên du lịch (tài
nguyên và văn hóa) ở địa phương, nên họ mới có thể là người cung cấp cho du
khách những trải nghiệm chân thực nhất về đời sống văn hóa cộng đồng. Mặt khác,
khi cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch, đời sống kinh tếcủa người dân sẽ
được nâng cao, đời sống văn hóa của họ cũng được cải thiện và người dân ý thức
được tốt hơn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Theo các nhà khoa học, tiêu biểu là Pretty, có 7 mức độ phát triển về sự tham
gia của cộng đồng, từ là tham gia thụ động đến tham gia chủ động. Để có được giải
pháp phù hợp thu hút cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch, cần biết rõ hiện
nay cộng đồng đã tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương ở mức độ nào. Đây
chính là cơ sở lý luận nền tảng để nghiên cứu, đánh giá sựthamgia của cộng đồng
Bắc Hà vào hoạt động du lịch được thể hiện ở các chương sau.
Để làm rõ cơ sở lý luận về tổng quan nghiên cứu và sự tham gia cộng đồng
vào hoạt động du lịch nói chung, tác giả đã lựa chọn những khái niệm cơ bản có liên
quan đến đề tài, xác định được các thành phần tham gia vào du lịch cộng đồng, các
mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch và các nhân tố ảnh hưởng
đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch.Như vậy, chương 1 của luận
văn sẽ là cơ sở, tiền đề quan trọng để tiếp cận với du lịch cộng đồng, trên cơ sở đó
tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt
động phát triển du lịch tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Tiến đến đề xuất một số
định hướng tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ở huyện
Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
16
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin
2.1.1 Các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các thông tin này được thu thập từ các công trình nghiên cứu, tài liệu giảng
dạy liên quan đến đề tài như: tài liệu giảng dạy về du lịch cộng đồng của tác giả
Phạm Trung Lương (2010), giáo trình Du lịch bền vững của Nguyễn Đình Hòe, Vũ
Văn Hiếu (2001), giáo trình Phát triển cộng đồng của Nguyễn Kim Liên (2010),…;
Các bài báo của các tác giả trong và ngoài nước, các công trình nghiên cứu của Aref
F. (2011) , Murphy, P. E. (1985), Pretty J.N. (1995) ,… Những thông tin thực tế liên
quan đến cộng đồng khu vực nghiên cứu được thu thập thông qua niên giám thống
kê Lào Cai, các báo cáo, kế hoạch, chương trình, dự án, Nghị quyết của UBND
huyện Bắc Hà. Trong đó, có Quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030”, Quyết định số 660/QĐ-UB ngày 03/11/2004 về “Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005-2015, định hướng 2020”.
2.1.2 Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
2.1.2.1. Phương pháp thực địa (điền dã)
Phương pháp này đã giúp cho tác giả có trải nghiệm thực tế về vấn đề nghiên
cứu. Lập kế hoạch khảo cứu thực tế kết hợp với việc thu thập tư liệu bằng văn bản
bản cứng, bản mềm, chụp ảnh tư liệu, quan sát ghi chép các nguồn tri thức thực tiễn
thông qua 3 chuyến đi thực tế tại huyện Bắc Hà từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2019
- Chuyến đi thứ 1: Thực hiện vào tháng 1/2019 với mục đích khảo sát tổng
quan huyện Bắc Hà. Mục đích chuyến khảo sát này là rà soát, so sánh, đối chiếu
thông tin, dữ liệu thứ cấp đã thu thập với tình hình thực tế và có cái nhìn tổng thể về
vấn đề nghiên cứu, khảo sát tài nguyên du lịch tại huyện Bắc Hà, trải nghiệm tham
quan tất cả các phong cảnh, đình chùa, ẩm thực, tìm hiểu người dân, chụp hình, thu
thập tư liệu thứ cấp tại huyện Bắc Hà. Trên cơ sở đó vạch ra lộ trình, lịch trình và
nhiệm vụ cho các đợt khảo sát tiếp theo.
- Chuyến đi thứ 2: Thực hiện vào tháng 3/2019, khảo sát các điều kiện kinh tế,
17
văn hóa, xã hội và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện Bắc
Hà, tỉnh Lào Cai.
- Chuyến đi thứ 3: Thực hiện vào tháng 5/2019, nhằm bổ sung, cập nhật một
số thông tin còn thiếu để hoàn chỉnh luận văn.
2.1.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp điều tra xã hội học thông qua phỏng vấn: Để có được những
nhận định khách quan, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn nhằm tham khảo
ý kiến, kinh nghiệm, cách thức quản lý, tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng từ Sở,
Ban ngành bao gồm các cán bộ quản lý về du lịch của địa phương cũng như những
người dân tham gia vào du lịch cộng đồng. Để thấy được những khía cạnh cụ thể từ
những thành phần tham gia trực tiếp vào du lịch cộng đồng, người phỏng vấn được
phỏng vấn trực tiếp theo phương pháp phỏng vấn cấu trúc với một số câu hỏi chuẩn
bị sẵn.
2.1.2.3. Phương pháp bảng hỏi
Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Được sử dụng để thu thập
thông tin. Đối tượng phỏng vấn chủ yếu là chủ hộ gia đình, khách du lịch, đại diện
công ty lữ hành.Vì điều kiện thời gian và cách trở về khoảng cách nên chỉ phát được
300 phiếu cho người dân địa phương, 110 phiếu cho khách du lịch và 20 phiếu cho
đại diện công ty du lịch, lữ hành.
Nội dung bảng hỏi:
- Những thông tin cá nhân của người dân địa phương (Giới tính, độ tuổi, trình
độ học vấn, thu nhập…)
- Nhận thức của người dân địa phương về lợi ích cộng đồng tham gia hoạt
động du lịch của địa phương.
- Mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch của địa phương, bao
gồm các nội dung:
 Mức độ 1: Sự tham gia thụ động
 Mức độ 2: Tham gia cung cấp thông tin
 Mức độ 3: Tham gia tư vấn
18
 Mức độ 4: Tham gia trao đổi hàng hóa, lao động
 Mức độ 5: Tham gia chức năng
 Mức độ 6: Tham gia tương tác
 Mức độ 7: Tham gia chủ động
- Đánh giá của cộng đồng về những khó khăn, thuận lợi khi tham gia vào hoạt
động du lịch của địa phương.
- Những gợi ý để tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt
động du lịch.
2.2. Các phƣơng pháp và công cụ xử lý dữ liệu
2.2.1. Các phương pháp xử lý dữ liệu
2.2.1.1.Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng chủ đạo trong luận văn nhằm
thống kê đặc điểm của các đối tượng tham gia khảo sát, thống kê mô tả mức độ
tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch của địa phương, thống kê mô tả các
hình thức tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch của địa phương và những
thuận lợi, khó khăn của cộng đồng khi tham gia hoạt động du lịch của địa phương.
2.2.1.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để so sánh mức độ tham
gia vào hoạt động du lịch của địa phương giữa những cộng đồng khác nhau, so sánh
sự phát triển hoạt động du lịch tại địa phương qua các năm.
2.2.1.3.Phân tích SWOT
Phương pháp phân tích SWOT (còn gọi là ma trận SWOT) là phương pháp
phân tích các điểm Mạnh (Strengths), điểm Yếu (Weaknesses), Cơ hội
(Opportunities) và Thách thức (Threats).
Trong luận văn, ma trận SWOT được sử dụng để đánh giá những cơ hội, thách
thức, điểm mạnh, điểm yếu của cộng đồng địa phương khi tham gia vào hoạt động
du lịch. Ma trận SWOT là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng các giải
pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch của địa phương,
gia tăng lợi ích cho cộng đồng.
2.2.2. Các công cụ xử lý dữ liệu
Công cụ chính để xử lý là phần mềm Excel để dựng các bảng biểu, sơ đồ, biểu
đồ và tổng hợp số liệu thống kê, phương pháp phân tích ma trận SWOT.
19
Tiểu kết
Bằng những phương pháp tiếp cận khác nhau đối với công tác thu thập, phân
tích và xử lý số liệu cũng như thông tin để hỗ trợ cho việc nghiên cứu đề tài.
Chương phương pháp nghiên cứu này đã trình bày chi tiết các phương pháp được sử
dụng để thu thập dữ liệu, cũng như phân tích trong nghiên cứu. Với phương pháp
thu thập thông tin thứ cấp từ các niên giám thống kê, báo cáo, chương trình, dự án
của UBND huyện Bắc Hà. Các thông tin, số liệu thứ cấp này phản ánh rõ rệt phản
ánh những thông tin thực tế liên quan tại khu vực nghiên cứu, cũng như cho thấy
tình hình thực tế của công tác phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Bắc Hà. Bên
cạnh đó, thông qua phương pháp thực địa (điền dã), phỏng vấn sâu, bảng hỏi để có
được những số liệu, thông tin sơ cấp nhằm đưa ra những thông tin thực tế hỗ trợ cho
kết quả nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện
Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Về phương pháp, công cụ xử lý dữ liệu, luận văn sử dụng phương pháp thống
kê, phương pháp phân tích, so sánh và phương pháp tổng hợp nhằm phân tích dữ
liệu được chính xác, để đưa ra những nhận định và đề xuất giải pháp cụ thể cho
công tác tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch. Công cụ chính để xử lý số
liệu là phần mềm Excel để dựng các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ và tổng hợp số liệu
thống kê.
Ma trận SWOT là phương pháp đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức đối với cộng đồng của địa phương khi tham gia vào hoạt động du lịch.
Tác giả đã vận dụng kiến thức cơ bản cũng như dựa vào tình hình thực tiễn trong
công tác nghiên cứu để đưa ra những nhận định khách quan thông qua phân tích
SWOT để có được những biện pháp thiết thực, cụ thể cho việc tăng cường sự tham
gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Bên cạnh
đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp xử lý số liệu khác như phương pháp thống
kê mô tả, phương pháp so sánh để làm rõ hơn các số liệu qua từng năm.
20
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA
CỘNG ĐỒNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI HUYỆN
BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI
3.1. Khái quát về huyện Bắc Hà
Bắc Hà nằm trên hệ thống sông Chảy, có sông Chảy là sông chính chảy qua 2
mặt phía Tây Nam của Huyện, với chiều dài khoảng 70 km. Phần lớn lưu vực của
sông Chảy nằm trên các xã Cốc Ly, Bảo Nhai, Cốc Lầu, Thải Giàng Phố, Nâm Lúc,
Nâm Khánh, Bản Cái… Ngoài sông Chảy trên địa bàn Huyện còn có 4 hệ thống khe
suối nhỏ là ngòi Đô, Thèn Phìn, Nậm Pàng, Nậm Lúc, đều đổ ra sông Chảy. Với hệ
thống sông ngòi trên, đặc biệt với địa hình dốc nên Bắc Hà có trữ lượng thủy điện
lớn. Hiện trên địa bàn Huyện đã lập dự án và thiết kế xây dựng các công trình thủy
điện như Thủy điện Cốc Ly xã Cốc Ly; Thải Giàng Phố xã Thải Giàng Phố; Cốc
Đầm xã Nậm Lúc; Nậm Khánh, Nậm Phàng xã Nậm Khánh; Bảo Nhai xã Bảo
Nhai; Nậm Lúc xã Nậm Lúc; Trung Đô xã Bảo Nhai. Đây là tiềm năng lớn để mở
rộng quy mô phát triển của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn rất nhỏ
bé, tạo nên bước phát triển đột biến trong sự phát triển công nghiệp và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của Huyện.
Bắc Hà có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch như khí hậu trong lành, cảnh
quan thiên nhiên đẹp. Đặc biệt tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú với nhiều di
tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và nền tảng văn hóa dân tộc đặc sắc. Một
số cảnh quan thiên nhiên đẹp ở Bắc Hà như: Hang động trung tâm thị trấn, hang
động Tả Văn Chư, Lùng Phình, hang Tiên bên bờ sông Chảy thuộc xã Bảo Nhai -
Cốc Ly, hang động Na Lo - Na Hối... Núi Cô Tiên, núi 3 mẹ con ở thị trấn Bắc Hà,
rừng già Bản Liền, rừng nguyên sinh xã Tả Van Chư, rừng gỗ nghiến Cốc Ly, rừng
chè cổ thụ xã Hoàng Thu Phố, rừng sa mu Lầu Thí Ngài.
Ngoài những tài nguyên thiên nhiên Bắc Hà còn được đánh giá là một trong
những huyện của tỉnh Lào Cai có thế mạnh về tài nguyên du lịch văn hóa để phát
triển du lịch. Hiện nay, có 4 di tích đã được Bộ Văn hoá xếp hạng là Dinh Hoàng A
21
Tưởng, Đền Bắc Hà, Đền Trung Đô và Động Thiên Long. Đặc biệt có một số bản
làng là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch như: thôn Tả Van Chư xã Tả Van
Chư, thôn Trung Đô xã Bảo Nhai, thôn Bản Phố xã Bản Phố…Đây là những thôn
bản còn giữ được kiểu kiến trúc nguyên bản dân tộc vùng cao.
Với 14 dân tộc anh em, Bắc Hà có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú
như múa, hát, lễ hội. Đó là múa khèn, múa gậy ở Sinh Tiền của người Mông, có
múa xòe, hát then, hát lượn, hát giao duyên của người Tày, lễ hội Gầu Tào (Say
Sán) của người Mông, lễ Pút Tồng (Nhảy lửa) của người Dao Đỏ, hội Lồng Tồng
của người Tày, lễ hội đua ngựa truyền thống như một lễ hội truyền thống của đồng
bào dân tộc Tây Bắc…
Trong những năm qua UBND huyện Bắc Hà đã quan tâm thực hiện tốt công
tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn. Đồng thời thực hiện tốt công tác vận
động các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch. Hiện trên địa bàn huyện có 28 khách sạn, nhà
nghỉ, với 300 phòng, 28 cơ sở homestay cùng nhiều loại hình dịch vụ ăn uống,
nghỉ dưỡng đã cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu của du khách trong những ngày nghỉ
lễ… Đặc biệt trong năm 2018, huyện Bắc Hà đã chú trọng tổ chức các hoạt động
tạo điểm nhấn thu hút nhân dân và du khách đến thăm quan, điển hình như: Tuần
Văn hóa du lịch năm 2018 với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn như: Giải đua xe
đạp Bắc Hà (Lào Cai) - Xín Mần (Hà Giang); Lễ hội đường phố; Lễ hội mận -
trưng bày nông sản địa phương; trình diễn nghề thủ công truyền thống, trình diễn
ẩm thực vùng cao, tổ chức trò chơi dân gian; Giải đua ngựa truyền thống; Tham
quan các làng du lịch cộng đồng tại Na Hối, Thải Giàng Phố, Tà Chải, Bản Phố,
Bảo Nhai; Tổ chức hoạt động dù lượn tại núi Quan Thần Sán - Hồ Na Cồ; Khám
phá chợ phiên Bắc Hà đã thu hút được 70.000 lượt khách…
Hiện nay trên địa bàn huyện Bắc Hà có 3 điểm du lịch gồm: Điểm du lịch chợ
phiên Bắc Hà, điểm du lịch Hoàng A Tưởng và điểm du lịch cộng đồng thôn Trung
Đô; 5 tuyến du lịch gồm: Lào Cai - Bắc Hà - Lùng Phình - Tả Văn Chư - Hoàng Thu
Phố - Cốc Ly - Lào Cai; Lào Cai - Bắc Hà - Lùng Phình - Tả Văn Chư - Bản Phố -
22
Nậm Mòn - Cốc Ly - Lào Cai; Lào Cai - Bắc Hà - Nậm Khánh - Bản Liền - Hà Giang
và ngược lại; Lào Cai - Bắc Hà - Lùng Phình - Lùng Cải - Sín Mần (Hà Giang) và
ngược lại; Lào Cai - Bắc Hà - Bản Phố - Na Hối - Thải Giàng Phố - Lào Cai.
Theo Phòng Văn hóa huyện Bắc Hà, năm 2018, huyện Bắc Hà đã đón 400.000
lượt khách, tăng 110.000 lượt khách so với năm 2017, trong đó có 80.000 lượt
khách quốc tế. Doanh thu từ du lịch trong năm 2018 đạt 320 tỷ đồng, tăng 130 tỷ
đồng so với năm trước.
3.2. Đặc điểm nhân khẩu học của đáp viên
Các đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu bao gồm: giới tính, tuổi,
trình độ học vấn, dân tộc, thời gian sinh sống tại địa phương, nơi sinh, tình trạng
hôn nhân, tình trạng kinh tế của hộ (thuộc/không thuộc diện hộ nghèo). Toàn bộ các
kết quả trong bảng được tính trên 300 bảng hỏi có thể sử dụng được.
3.2.1. Giới tính
Bảng 3.1. Khảo sát về giới tính của đáp viên
Giới tính Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Nam 141 47%
Nữ 159 53%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)
Trong số 300 người trả lời thì có 159/300 đáp viên là nữ giới (chiếm 53%
trong tổng cơ cấu) và 47% là nam giới (141 người). Điều này phản ánh thực tế ở các
xã nghiên cứu, tỷ lệ nữ giới tham gia vào hoạt động du lịch nhiều hơn so với nam
giới, có lẽ vì thế mà họ quan tâm để tham gia trả lời câu hỏi.
3.2.2. Tuổi
Hình 3.1. Cơ cấu độ tuổi của đáp viên
32.67%
31%
25.33%
8.33% 2.67%
18-25
26-35
36-55
56-60
Trên 60
23
(Nguồn:Tác giả luận văn tự tổng hợp)
Nghiên cứu này giới hạn là các thành viên trong hộ, khách du lịch, công ty lữ
hành từ 18 tuổi trở lên, phân bổ thành 5 nhóm tuổi. Nhóm tuổi 26 – 35 tuổi chiếm tỷ
lệ cao nhất (32,67%), tiếp theo là nhóm 18 – 25 tuổi (chiếm 31%) và nhóm 36 – 55
tuổi (chiếm 25,33%). Ba nhóm lực lượng lao động chính (từ 18 – 55 tuổi) chiếm
89%số người tham gia khảo sát. Nhóm trên 60 tuổi chỉ chiếm 2,67%. Về cơ cấu hộ
tuổi cho thấy, cộng đồng cư dân tham gia vào hoạt động DLCĐ với nguồn lao động
trẻ, sẵn sàng tiếp thu các giá trị mới, đóng góp các ý tưởng mới vào hoạt động du
lịch cho địa phương cũng như sẵn sàng học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm để áp
dụng cho mô hình DLCĐ tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
3.2.3. Trình độ học vấn
Như bảng 3.2 dưới dây, trong số những người tham gia khảo sát, tỷ lệ người
không qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao (30,33%). Chiếm tỷ trọng cao nhất là tốt
nghiệp Tiểu học với 51%; tốt nghiệp THCS: 14,33%; tốt nghiệp THPT: 3,33% và
trung cấp trở lên là 1%. Liệu với trình độ học vấn thấp như thế này có ảnh hưởng gì
đến nhận thức của CĐĐP về các tác động của du lịch cũng như sự tham gia của họ
trong phát triển du lịch. Điều này được trả lời trong phân tích ở các phần sau và đặt
ra vấn đề cho các nhà quản lý.
Bảng 3.2. Khảo sát về trình độ học vấn của đáp viên
Trình độ học vấn Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Không qua đào tạo 91 30,33%
Tiểu học 153 51%
THCS 43 14,33%
THPT 10 3,33%
Trung cấp trở lên 3 1%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)
3.2.4. Dân tộc
Phần lớn người tham gia phỏng vấn thuộc một trong 5 dân tộc: H’Mông, Dao,
Tày, Nùng, Kinh. Người H’Mông chiếm tỷ lệ cao nhất (37,33%), tiếp theo là người
24
Dao (24%), người Tày (18,67%) và người Nùng (15,33%). Những hộ người Kinh
hầu hết từ nơi khác đến đây để sinh sống dựa vào du lịch, chỉ chiếm 11/300 hộ được
khảo sát với tỷ lệ 3,67%. Các dân tộc khác chỉ chiếm 1%. Tại các điểm du lịch ở
huyện Bắc Hà có nhiều dân tộc thiểu số, điều đó cho thấy nơi đây hội tụ rất nhiều
bản sắc văn hóa dân tộc, rất thích hợp để quảng bá hình ảnh của các dân tộc khác
nhau đến với khách du lịch trong và ngoài nước.
Hình 3.2. Cơ cấu dân tộc của đáp viên
(Nguồn:Tác giả tự tổng hợp)
3.2.5. Nơi sinh
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về nơi sinh của đáp viên
Nơi sinh Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Tại địa bàn nghiên cứu 276 92%
Ngoài địa bàn nghiên cứu 24 8%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)
Theo kết quả khảo sát ở bảng 3.3 như trên, ta thấy đa phần những người tham
gia phỏng vấn là người bản địa (92%), còn lại người từ nơi khác (tỉnh/xã khác) đến
(8%) với mục đích là kiếm sống dựa vào du lịch hoặc lấy vợ/chồng người bản địa.
Như vậy, du lịch đã thu hút người dân từ nơi khác đến sinh sống nhưng tỷ lệ còn
thấp và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây mâu thuẫn giữa những người
từ nơi khác đến và người dân bản địa và là một trong những vấn đề mà chính quyền
đang xem xét để giải quyết.
24%
18.67%
37.33%
15.33%
3.67% 1%
Dao
Tày
H'Mông
Nùng
Kinh
Khác
25
3.2.6. Thời gian sống tại địa phương
Do phần lớn những người tham gia phỏng vấn là người bản địa và nghiên cứu này giới
hạn những người trên 18 tuổi nên họ có thời gian sinh sống ở địa phương khá lâu.
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về thời gian sống tại địa phƣơng của đáp viên
Thời gian sống tại địa phƣơng Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Dưới 1 năm 2 0,78%
Từ 1 – 5 năm 12 3,9%
Từ 6 – 10 năm 9 3,12%
Từ 11 – 15 năm 4 1,3%
Từ 16 – 20 năm 6 2,08%
Trên 20 năm 266 88,82%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)
Phần lớn là những người này đã sinh sống ở địa phương được trên 20 năm
(88,82%), sau đó là 1 – 5 năm (3,9%), 6 – 10 năm (3,12%), 16 – 20 năm (2,08%),
11 – 15 năm (1,3%) và dưới 1 năm (0,78%). Điều này cho thấy, mức độ hiểu biết về
địa phương, thông thạo đường đi, cách sống, phong tục cũng như hiểu rõ về địa
phương của cộng đồng, cũng chính là điểm mạnh cũng như thuận lợi cho hoạt động
du lịch cộng đồng nếu có sự tham gia của người dân bản địa.
3.2.7. Tình trạng hôn nhân
Theo bảng 3.5 có thể thấy phần lớn những người tham gia phỏng vấn đều đã lập gia
đình chiếm 94,67%, độc thân chỉ chiếm 4,68% và ly dị chiếm 0,52%. Tình trạng hôn
nhân thoạt nhìn sẽ nhận định rằng không có ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng
trong hoạt động du lịch. Tuy nhiên, qua khảo sát thực địa và phân tích cho thấy, những
người đã kết hôn và vẫn còn đang sống cùng vợ/chồng của họ, với những động viên lẫn
nhau cũng như những quyết định trong cuộc sống, trong công việc họ sẵn sàng chia sẻ,
thông cảm cho nhau và cùng nhau đưa ra những quyết định đúng đắn, và quyết định
tham gia vào mô hình DLCĐ cũng không ngoại lệ. Bên cạnh đó, có thể thấy những
người đã kết hôn họ luôn có xu hướng tìm kiếm công việc ổn định để cùng nhau lo
cho cuộc sống gia đình, lo cho mái ấm nhỏ của họ, nên việc cùng nhau, cùng gia
26
đình tham gia vào hoạt động du lịch. Tỷ lệ những người tham gia phỏng vấn đa số
đều lập gia đình, cũng có thể thấy theo phong tục, tục lệ của địa phương hoặc là
người dân tộc thiểu số, họ kết hôn khi còn nhỏ tuổi chiếm đại đa số, nên ở độ tuổi
trên 18 tuổi khi phỏng vấn thì tỷ lệ vẫn còn độc thân chiếm tỷ lệ nhỏ, không đáng
kể.
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về tình trạng hôn nhân của đáp viên
Tình trạng hôn nhân Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Độc thân 14 4,67%
Đã có gia đình 286 95.33%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)
3.2.8. Tình trạng kinh tế của hộ
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về tình trạng kinh tế hộ gia đình của đáp viên
Tình trạng kinh tế của hộ Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Thuộc diện nghèo 86 28,57%
Không thuộc diện nghèo 214 71,43%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)
Như số liệu tại bảng 3.6, tại thời điểm điều tra, 28,57% số hộ tham gia phỏng
vấn vẫn thuộc diện hộ nghèo, 71,43% số hộ tham gia phỏng vẫn không thuộc diện
hộ nghèo. Nghiên cứu này chỉ phân biệt hộ nghèo và hộ không thuộc diện nghèo
(được chính quyền thừa nhận). Tỷ lệ hộ nghèo này mặc dù đã thấp so với tỷ lệ
nghèo chung ở các huyện thuộc tỉnh Lào Cai, nhưng vẫn còn cao so với mặt bằng
chung của cả nước. Nghiên cứu này muốn xem nhận thức về du lịch và đặc biệt dự
định tham gia du lịch có sự khác biệt như thế nào giữa hộ nghèo và hộ không thuộc
diện nghèo.
3.3. Thực trạng tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại Huyện Bắc Hà
3.3.1. Cộng đồng tham gia hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch
Sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên du
lịch vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ vừa là quyền lợi đối với việc phát triển DLCĐ tại
huyện Bắc Hà. Đây cũng là một giải pháp cơ bản trong bảo vệ môi trường và phát
27
triển bền vững, đặc biệt là trong khuôn khổ hoạt động du lịch.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, trước những tác
động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, yêu cầu gắn kết chặt chẽ, hài hòa với việc bảo
vệ tài nguyên và môi trường được đặt ra một cách bức thiết trong phát triển kinh tế
nói chung và phát triển ngành “công nghiệp không khói” nói riêng.
Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững là yêu cầu tất yếu và xu thế
hiện nay trên thế giới, đồng thời cũng là hướng đi đúng đắn được Đảng, Nhà nước
ta xác định trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
“Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
(Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – Tổng cục du lịch. 2012) đã khẳng định quan
điểm phát triển du lịch bền vững, phát triển theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng và
hiệu quả, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật tương đối
đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu,
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong
khu vực và thế giới.
Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) khẳng định, du lịch cộng đồng là các hình
thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng
địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
mai sau, không phá hủy môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa
phương. Sự phát triển bền vững của ngành du lịch cộng đồng vừa đáp ứng nhu cầu
hiện tại của du khách vừa bảo vệ và thúc đẩy cơ hội phát triển cho tương lai. Do đó,
sự quản lý của ngành du lịch phải cân bằng và đáp ứng được nhu cầu về kinh tế, xã
hội, thẩm mỹ mà vẫn duy trì được các giá trị của sinh thái, văn hóa và môi sinh.
Trong đó việc tham gia của cộng đồng vào hoạt động bảo vệ môi trường và tài
nguyên du lịch cũng là một việc hết sức thiết thực và ý nghĩa.
Có thể khẳng định, du lịch cộng đồng là một trong những điểm sáng của du
lịch tại Lào Cai cũng như huyện Bắc Hà, với mức tăng trưởng cao và liên tục,
không ngừng mở rộng về quy mô. DLCĐ là một trong những dịch vụ du lịch có
đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Bắc Hà.
28
Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động DLCĐ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và
nguồn lực vốn có, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, tính bền vững của điểm đến
đang bị đe dọa. Quản lý nhà nước về du lịch không ngừng được tăng cường nhưng
chưa đáp ứng mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
Nguồn lao động DLCĐ tuy có sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng, song
vẫn còn nhiều hạn chế; sự phối hợp theo nhóm, trình độ quản trị và kỹ năng hội
nhập chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh. Việc quản lý điểm đến chưa
thống nhất giữa chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng chuyên ngành
về du lịch, môi trường, văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự... dẫn tới sự thiếu trách
nhiệm hay bỏ trống trách nhiệm giữa các bên trong giải quyết, ứng phó và kiểm soát
môi trường, an toàn, vệ sinh, trật tự, văn minh trong kinh doanh và ứng xử du lịch,
làm phương hại tới hình ảnh điểm đến du lịch ở không ít địa phương.
Bên cạnh đó, xu hướng thay đổi tính chất nhu cầu du lịch của khách quốc tế và
nội địa hiện nay cũng tạo nên thách thức không nhỏ tới sự phát triển bền vững của
du lịch Việt Nam. Khách du lịch ngày càng có nhiều kinh nghiệm và hướng tới
những giá trị thiết thực hơn cũng như có ý thức hơn về tác động của hành vi khi đi
du lịch đối với môi trường và xã hội. Du lịch có trách nhiệm với xã hội và môi
trường đang trở thành xu hướng nổi trội, ngày càng được quan tâm trong ý thức và
nhu cầu của người tiêu dùng. Khách du lịch có xu hướng hướng tới hoạt động với
những giá trị trải nghiệm mới được hình thành trên cơ sở giá trị văn hóa truyền
thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị
sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch cộng đồng gắn với xóa
đói, giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu
hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị
thụ hưởng du lịch. Đây là thách thức vô cùng lớn về quan điểm, nhận thức và trình
độ chuyên môn đối với DLCĐ tại Bắc Hà. Nếu không nắm bắt kịp xu hướng này, sẽ
đứng trước nguy cơ tụt hậu, mất thị phần trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt
giữa các điểm đến du lịch trong khu vực Tây Bắc nói chung và Lào Cai nói riêng.
Do đó, đòi hỏi sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường và tài
29
nguyên du lịch cần sáng tạo hơn, năng động hơn, an toàn hơn, hấp dẫn hơn, với
những giá trị trải nghiệm đa dạng, độc đáo, chân thực, gần gũi với thiên nhiên và
văn hóa bản địa, nhân văn hơn, sạch hơn...
Đặc biệt, vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu là một trong những thách thức
lớn với sự phát triển DLCĐ ở huyện Bắc Hà hiện nay. Môi trường sinh thái nhiều
điểm đến du lịch ở Bắc Hà được đánh giá là còn tương đối nguyên sơ, có độ đa
dạng sinh học cao. Tuy nhiên, những năm gần đây, do tác động của công nghiệp
hóa, phát triển thiếu quy hoạch, thiếu tầm nhìn,... nên chất lượng môi trường sinh
thái ở đây đã suy giảm đến mức đáng báo động. Tài nguyên du lịch ở nhiều địa
điểm tại huyện Bắc Hà bị khai thác bừa bãi nên bị xuống cấp nghiêm trọng; nguy cơ
và hiện tượng ô nhiễm môi trường ngày càng cao hơn do trình độ quản lý còn hạn
chế và ý thức bảo vệ môi trường ở một bộ phận người dân cũng như khách du lịch
còn yếu... Môi trường du lịch trên phạm vi Lào Cai, đặc biệt ở những địa bàn
trọng điểm phát triển du lịch như Na Hối, Tà Chải, Bản Phố, Bảo Nhai, Lầu Thí
Ngài, Thải Giàng Phố, Tả Văn Chư và thị trấn Bắc Hà... đã có sự suy thoái do
tác động của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Sự khai thác quá mức và tự
phát (không theo quy hoạch), thiếu trách nhiệm hoặc trách nhiệm không rõ ràng
ở một số địa phương, gây ô nhiễm, quá tải, tạo ra những tác động, hệ lụy tiêu cực,
làm cho tài nguyên du lịch có nguy cơ suy thoái nhanh.
Một yếu tố rất đáng quan tâm hiện nay, đòi hỏi DLCĐ tại huyện Bắc Hà phải
có những biện pháp kịp thời và dài hạn để chuẩn bị năng lực thích ứng, giảm thiểu
những tác động tiêu cực, đó chính là tác động của biến đổi khí hậu.
Như vậy, có thể khẳng định, những bất cập trong công tác quản lý, giữ gìn tài
nguyên và bảo vệ môi trường gắn kết với hoạt động du lịch thời gian qua là một
thách thức lớn đối với Bắc Hà hiện nay, đặc biệt chính là sự tham gia của cộng đồng
đối với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch.
3.3.2. Cộng đồng tham gia hoạt động cung ứng các dịch vụ và lập kế hoạch phát
triển dịch vụ du lịch địa phương
Hình thức tham gia của người dân trong hoạt động du lịch thể hiện qua bảng
30
phỏng vấn sâu người dân, người dân tham gia với 3 nhóm chính là hướng dẫn
viên, cung ứng dịch vụ, biểu diễn nghề thủ công truyền thống. Có những người
tham gia với nhiều hình thức nhằm nâng cao thu nhập. Kết quả điều tra cho thấy
hình thức tham gia của người dân còn nhiều hạn chế do hoạt động du lịch chưa
khuyến khích đượccác dịch vụ bổ trợ khác như nhà nghỉ, buôn bán, ăn uống kèm
theo. Hiện tại vẫn còn một nhóm cộng đồng đã được đào tạo để phục vụ mô hình
homestay từ năm 2012 nhưng đến nay mô hình chưa phát triển nên không thể
tham gia du lịch.
Người dân tại Bắc Hà đã tham gia làm việc tại các khu du lịch cộng đồng, các
cơ sở kinh doanh du lịch đã thuê chính những người dân địa phương nơi đây lao
động trực tiếp tại các địa điểm du lịch như: Bộ phận bảo vệ, bộ phận hướng dẫn,...
điều này đã góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân
Bắc Hà.
Phần lớn khách du lịch đến thăm quan tại Bắc Hà đều nghỉ tại nhà dân hoặc những
homestay theo dạng du lịch “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với người dân. Điều này cũng
đã tạo cơ hội cho người dân sinh sống tại huyện Bắc Hà có cơ hội tham gia vào hoạt
động du lịch, họ cho du khách thuê phòng nghỉ, có du khách cũng rất thích thú khi tham
gia hình thức du lịch nghỉ tại nhà dân, họ có điều kiện được tiếp xúc, nhiều hơn về con
người nếp sống và văn hóa truyền thống của người dân vùng Tây Bắc.
Nhờ khách du lịch đến với Bắc Hà ngày càng đông, người dân đã tham gia vào
hoạt động cung cấp dịch vụ, phương tiện đi lại cho khách du lịch, góp phần tạo việc
làm, tăng thu nhập thêm cho các hộ gia đình cộng đồng địa phương nơi đây. Được
biết, do Bắc Hà khá nhỏ nên du khách hoàn toàn có thể khám phá Bắc Hà bằng xe
máy. Các hộ gia đình địa phương có thể mở các dịch vụ cho du khách thuê xe máy
theo ngày hoặc theo giờ, hoặc có thêm thu nhập từ việc chở du khách đến các địa
điểm du lịch Bắc Hà bằng xe ôm.
Nhằm đáp ứng tốt hơn về nhu cầu ăn, nghỉ của khách du lịch, các khách sạn,
nhà nghỉ, homestay trên địa bàn huyện đều đã và đang được đầu tư nâng cấp. Theo
thống kê của cơ quan chức năng, năm 2017, huyện Bắc Hà đã đón trên 300.000 lượt
31
khách du lịch, trong đó, khách quốc tế chiếm khoảng 25%. Hiện Bắc Hà có 28 gia
đình mở dịch vụ lưu trú homestay; thu hút khoảng 12.000 lượt khách lưu trú, chiếm
¼ lượng khách lưu trú trong toàn huyện, tạo việc làm cho trên 200 lao động và
doanh thu từ các dịch vụ homstay đạt khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó thị trấn Bắc Hà
có khoảng 20 cơ sở lưu trú phục vụ cho các khách du lịch, có nhiều sự lựa chọn cho
du khách từ những nhà nghỉ bình dân, những homestay ấm áp gần gũi cùng với
người dân, cho đến những khách sạn cao cấp hơn chút so với mặt bằng các cơ sở
lưu trú tại Bắc Hà.
Trong giai đoạn 2018 – 2020, huyện Bắc Hà phấn đấu sẽ có 40 cơ sở lưu trú
homestay, mỗi năm đón khoảng 100 nghìn lượt khách đến du lịch cộng đồng, thôn
bản và lưu trú tại dịch vụ tại địa phương. Để thực hiện tốt mục tiêu này, huyện Bắc
Hà tiếp tục chú trọng hỗ trợ vốn cho các gia đình làm dịch vụ Homestay, đào tạo
nguồn nhân lực, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng.
Huyện Bắc Hà đã quy hoạch các điểm du lịch đã hoàn thiện và đang được
nhiều du khách quan tâm và lựa chọn để đến tham quan như: chợ văn hóa Bắc Hà,
dinh thự Hoàng A Tưởng, đền Bắc Hà…; Bên cạnh đó, đầu tư và chuẩn bị xây mới
các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 2 sao, nhà nghỉ điều dưỡng, khách sạn tư nhân,
khuyến khích phát triển nhà vườn gắn với hộ gia đình tại khu vực vành đai thôn Na
Lo (xã Tà Chải), công viên du lịch hồ Na Cồ, khu dân cư số 2 (thị trấn Bắc Hà).
Bên cạnh đó, các lễ hội truyền thống được khôi phục như: đua ngựa, đánh quay, kéo
co, đẩy gậy, lễ hội xuống đồng… Mô hình du lịch cộng đồng tại Bắc Hà đã được
hình thành, phát triển tại các xã: Tà Chải, Na Hối, Bản Phố, Nậm Khánh… bước
đầu đã có chuyển biến trong nhận thức của người dân về phát triển du lịch.
Nguồn thu từ hoạt động du lịch cộng đồng đã góp phần làm tăng nguồn thu
ngân sách của tỉnh, đồng thời cũng được tái đầu tư cho công tác quản lý tài nguyên,
bảo tồn đa dạng sinh học và hoạt động phát triển du lịch như bảo dưỡng nâng cấp
các tuyến, điểm du lịch cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, cảnh quan nhằm
nâng cao sức hấp dẫn đối với du khách.
Quá trình điều tra ý kiến của cộng đồng địa phương về sự sẵn sàng tham gia
du lịch dựa vào cộng đồng tại nơi họ sinh sống thì 60% người dân thể hiện thái độ
32
sẵn sàng, 20% người dân thể hiện thái độ băn khoăn, 20% người dân thể hiện thái
độ không đồng ý. Số không đồng ý vì lý do hiện tại họ đang tự kinh doanh các dịch
vụ như vận chuyển, lưu trú cho du khách, họ lo lắng nếu họ tham gia mô hình chung
nào đó thì nguồn thu nhập chính của cả gia đình sẽ bị chia sẻ và giảm đi, 75% số
người dân trả lời họ muốn đón du khách quốc tế hơn du khách Việt Nam, lý do họ
đưa ra là du khách quốc tế chi trả cao hơn, 25% trả lời họ muốn đón khách Việt
Nam hơn là khách quốc tế, lý do là khách Việt Nam tình cảm hơn. Nhìn chung,
cộng đồng địa phương rất sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng
nhưng phần lớn không hiểu nhiều về cái gọi là “du lịch cộng đồng”, vai trò lợi ích
của họ là gì trong loại hình du lịch này, do đó về khía cạnh hoạt động cung ứng các
dịch vụ và lập kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch địa phương, người dân vẫn còn e
dè trong việc đóng góp ở góc độ này, yêu cầu đặt ra là cần có sự chia sẻ, phổ biến
kiến thức của các nhà quản lý du lịch tới người dân.
Các dịch vụ du lịch mà cộng đồng muốn tham gia cung cấp (Hình 3.3): Trong
đó cộng đồng cũng muốn tham gia cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau như: dịch vụ
ăn uống, dịch vụ lưu trú tại nhà, dịch vụ giải trí, các dịch vụ khác.
Trong đó các dịch vụ cơ bản vẫn được cộng đồng lựa chọn nhiều nhất.
Hình 3.3. Các dịch vụ cộng đồng địa phƣơng muốn tham gia cung cấp
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Dịch vụ lƣu trú
tại bản
Dịch vụ ăn uống Dịch vụ hƣớng
dẫn
Dịch vụ giải trí Dịch vụ khác
72
43
0
42.8
14.2
33
Sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch ở khía cạnh cung ứng dịch
vụ còn rất hạn chế. Người dân hầu như thiếu thông tin về hoạt động du lịch, thông
tin chỉ tập trung một số đại diện của cộng đồng. Tần suất tham gia các cuộc họp của
người dân chỉ một hai lần hoặc không tham gia, nên cơ hội để người dân đóng góp
ý kiến vào quá trình lập kế hoạch phát triển du lịch là rất thấp. Mức độ tham gia của
người dân trong hoạt động du lịch sinh thái hiện nay hình thành các nhóm cộng
đồng để phục vụ nhu cầu du lịch và được trả tiền công, người dân cũng tham gia
vào quá trình đóng góp ý kiến phát triển du lịch nhưng quyền ra quyết định vẫn
thuộc Ban Quản lý.
Người dân được nhận thông tin tham gia thực hiện các hoạt động du lịch
nhưng không có sự ảnh hưởng đến việc ra quyết định và quản lý lợi nhuận, quyền
kiểm soát và ra quyết định vẫn thuộc ban quản lý. Do đó, mục tiêu trao quyền quản
lý hoạt động du lịch cho cộng đồng vẫn chưa đạt được.
3.3.3. Cộng đồng tham gia hoạt động quảng bá du lịch
Bên cạnh các dịch vụ phục vụ du khách từ ăn uống, nghỉ ngơi đến các dịch vụ
giải trí thì công tác quảng bá của du lịch cũng rất quan trọng nhằm tạo điều kiện cho
khách du lịch bước đầu tiếp cận với địa phương để đưa ra quyết định có nên đến
hay không? Hiện nay, việc quảng bá du lịch ở Bắc Hà cũng nhận được sự hỗ trợ của
Sở du lịch và công ty lữ hành nhưng hình thức quảng bá vẫn còn trong phạm vi hẹp
như phát tờ rơi, áp phích nên hiệu quả chưa cao, chưa đến được nhiều du khách
trong và ngoài nước. Cho nên việc quảng bá du lịch thông qua cộng đồng là hết sức
cần thiết và cần rất nhiều sự hỗ trợ cũng như tham gia từ cộng đồng địa phương.
Bảng 3.7 cho thấy đối với các du khách nước ngoài, việc tiếp cận thông tin về
các điểm du lịch chủ yếu qua các công ty (40%), kế đến là qua kể lại, gợi ý từ
những người bạn, người quen đã đến các điểm đó (30%), qua ấn phẩm và ti vi
chiếm tỷ lệ thấp hơn. Đối với khách du lịch trong nước, việc tìm hiểu các điểm du
lịch thông qua nguồn truyền miệng là rất quan trọng (55%), còn qua các công ty du
lịch thì rất thấp (chỉ chiếm 5% số khách được phỏng vấn).
Theo như kết quả khảo sát từ bảng 3.7 về mức độ tiếp cận thông tin của du
34
khách về DLCĐ tại Bắc Hà, có thể thấy đối với khách du lịch trong nước thì thông
qua người quen truyền miệng chiếm tỷ lệ rất cao. Điều này cho thấy, việc thu hút
khách du lịch đến với Bắc Hà thông qua việc tạo ấn tượng với họ là điều cần cộng
đồng tham gia vào mô hình DLCĐ phải nắm bắt và vận dụng tốt. Đây cũng chính là
chiến lược quảng bá hiệu quả cao mà ít tốn kém chi phí nhất, nó thể hiện ở chất
lượng đem lại cho khách du lịch cũng như khả năng của cộng đồng trong việc làm
hài lòng khách du lịch.
Bảng 3.7. Mức độ tiếp cận thông tin của du khách về DLCĐ tại Bắc Hà
thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng
STT Mức độ tiếp cận thông tin Nƣớc ngoài (%) Trong nƣớc (%)
1 Các hãng công ty du lịch 40 5
2 Truyền miệng 30 55
3 Qua ấn phẩm quảng bá du lịch 25 15
4 Qua Tivi 10 15
5 Khác 5 10
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)
Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là mỗi địa phương tìm ra nét độc đáo,
huy động cộng đồng cùng tham gia, tạo nên những sản phẩm mà ở đó du khách
được trải nghiệm cuộc sống hằng ngày của cộng đồng, được thụ hưởng, cảm nhận
những giá trị văn hóa bản địa đặc sắc. Mô hình giúp đề cao, khuyến khích sự tham
gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch, nhằm giúp du khách có thêm hiểu
biết và tình yêu đối với văn hóa, môi trường, phong tục, nếp sống… của người dân.
Bên cạnh việc phát huy, quảng bá những nét đẹp văn hóa bản địa, điều được lớn
nhất của du lịch cộng đồng là đời sống của chính người dân cải thiện hơn.
3.4. Mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ở Bắc Hà
Theo khảo sát từ 300 hộ gia đình về mức độ tham gia của họ trong hoạt động
du lịch cộng đồng tại Bắc Hà, thu được kết quả như bảng số liệu 3.8 sau:
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai 6795891
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai 6795891
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai 6795891
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai 6795891
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai 6795891
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai 6795891
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai 6795891
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai 6795891
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai 6795891
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai 6795891

More Related Content

What's hot

Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả... Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOTĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
 
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
 
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!
 
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đPhát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
 
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương KinhĐề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
 
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
 
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đLuận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
 
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
 
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả... Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
 
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
 
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 ĐiểmLuận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
 

Similar to Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai 6795891

Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch ...
Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch ...Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch ...
Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch ...jackjohn45
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến TreQuản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Treluanvantrust
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến TreQuản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Treluanvantrust
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...NuioKila
 
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdfNghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdfHanaTiti
 
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...HanaTiti
 
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt NamDu lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Namnataliej4
 
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG.pdf
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG.pdfXÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG.pdf
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG.pdfHanaTiti
 
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai 6795891 (20)

Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch ...
Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch ...Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch ...
Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch ...
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến TreQuản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến TreQuản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
 
Đề tài: Quản lý hoạt động trung tâm văn hóa quận Hà Đông, HOT
Đề tài: Quản lý hoạt động trung tâm văn hóa quận Hà Đông, HOTĐề tài: Quản lý hoạt động trung tâm văn hóa quận Hà Đông, HOT
Đề tài: Quản lý hoạt động trung tâm văn hóa quận Hà Đông, HOT
 
Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương
Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa PhươngLuận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương
Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương
 
Luận văn: Quản lý hoạt động du lịch ở thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý hoạt động du lịch ở thành phố Đà Nẵng, HAYLuận văn: Quản lý hoạt động du lịch ở thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý hoạt động du lịch ở thành phố Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn:Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
Luận văn:Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịchLuận văn:Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
Luận văn:Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
 
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa, 9 ĐIỂM
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
 
Quản lý hoạt động biểu diễn của đoàn chèo
Quản lý hoạt động biểu diễn của đoàn chèoQuản lý hoạt động biểu diễn của đoàn chèo
Quản lý hoạt động biểu diễn của đoàn chèo
 
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đLuận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
 
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdfNghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
 
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...
 
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt NamDu lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
 
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG.pdf
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG.pdfXÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG.pdf
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG.pdf
 
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Bình Giang, Hải Dương
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Bình Giang, Hải DươngĐề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Bình Giang, Hải Dương
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Bình Giang, Hải Dương
 
Luận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải PhòngĐề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
 
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai 6795891

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGÔ THỊ THỦY NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội – 2019
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGÔ THỊ THỦY NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Du lịch Mã số: Thí điểm Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đức Thanh Hà Nội – Năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại Huyện Bắc Hà, Tỉnh Lào Cai” là công trình nghiên cứu của tôi. Những các số liệu trong luận văn đều có nguồn trích dẫn rõ ràng, trung thực; Những kết luận, kết quả nghiên cứu chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng về sự cam đoan này. Ngày … tháng … năm 2019 Học viên thực hiện Ngô Thị Thủy
  • 4. LỜI CẢM ƠN Luận văn: “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại Huyện Bắc Hà, Tỉnh Lào Cai” được hoàn thành tạitrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu của chuyên ngành Du lịch. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS Trần Đức Thanh - người hướng dẫn khoa học đã tận tình trực tiếp giúp đỡ tác giả với những ý kiến đóng góp quý giá, trực tiếp chỉnh sửa trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả xin được cảm ơn tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, lãnh đạo Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Bắc Hà, UBND huyện Bắc Hà và các hộ dân, các công ty du lịch – lữ hành trên địa bàn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Bên cạnh đó, tác giả cũng vô cùng cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ của gia đình, người thân và bạn bè cùng cơ quan đã giúp tác giả có thời gian nghiên cứu, và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  • 5. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................................4 6. Kết cấu luận văn..........................................................................................................4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỘNG ĐỒNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH............................5 1.1.Tổng quan nghiên cứu tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch...............5 1.2. Cơ sở lý luận về tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch .........................7 1.2.1. Khái niệm................................................................................................................7 1.2.2. Các thành phần khác tham gia vào du lịch cộng đồng............................................8 1.2.3. Các mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch.................................10 1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch .........12 Tiểu kết...........................................................................................................................15 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................16 2.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin............................................................................16 2.1.1 Các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp .........................................................16 2.1.2 Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp...........................................................16 2.2. Các phƣơng pháp và công cụ xử lý dữ liệu..........................................................18 2.2.1. Các phương pháp xử lý dữ liệu.............................................................................18 2.2.2. Các công cụ xử lý dữ liệu......................................................................................18 Tiểu kết...........................................................................................................................19 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI .......................................................................................................................20 3.1. Khái quát về huyện Bắc Hà...................................................................................20
  • 6. 2 3.2. Đặc điểm nhân khẩu học của đáp viên.................................................................22 3.2.1. Giới tính ................................................................................................................22 3.2.2. Tuổi .......................................................................................................................22 3.2.3. Trình độ học vấn ...................................................................................................23 3.2.4. Dân tộc ..................................................................................................................23 3.2.5. Nơi sinh.................................................................................................................24 3.2.6. Thời gian sống tại địa phương ..............................................................................25 3.2.7. Tình trạng hôn nhân ..............................................................................................25 3.2.8. Tình trạng kinh tế của hộ ......................................................................................26 3.3. Thực trạng tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại Huyện Bắc Hà 26 3.3.1. Cộng đồng tham gia hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch ............26 3.3.2. Cộng đồng tham gia hoạt động cung ứng các dịch vụ và lập kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch địa phương..............................................................................................29 3.3.3. Cộng đồng tham gia hoạt động quảng bá du lịch..................................................33 3.4. Mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ở Bắc Hà.....................34 3.5. Nhân tố thúc đẩy cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch ............................37 3.5.1. Chính sách hỗ trợ của chính quyền, địa phương...................................................37 3.5.2. Ngành nghề truyền thống......................................................................................40 3.5.3. Tạo công ăn việc làm ............................................................................................43 3.5.4. Quảng bá hình ảnh văn hóa địa phương................................................................45 3.6. Rào cản ảnh hƣởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch.....45 3.6.1. Trình độ học vấn hạn chế của cộng đồng..............................................................45 3.6.2. Hiểu biết hạn chế về hoạt động du lịch của cộng đồng.........................................46 3.7. Nhận định của khách du lịch và công ty lữ hành về hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng đồng ở Bắc Hà................................................................................47 3.7.1. Khách du lịch ........................................................................................................47 3.7.2. Công ty du lịch, lữ hành........................................................................................51 Tiểu kết...........................................................................................................................52 CHƢƠNG 4. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG GIẢI PHÁP .....................................53 4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp.......................................................................................53 4.1.1. Căn cứ vào các văn bản của cơ quản lý nhà nước.................................................53
  • 7. 3 4.1.2. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của đề tài.............................................................62 4.2. Một số định hƣớng tăng cƣờng sự tham gia cộng đồng vào hoạt động du lịch ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai .........................................................................................70 4.2.1. Tuyên truyền, tập huấn về du lịch cộng đồng .......................................................70 4.2.2. Hỗ trợ kỹ thuật và nguồn vốn ...............................................................................72 4.3.3. Thành lập tổ hợp du lịch .......................................................................................73 4.3.4. Tuyên truyền quảng bá..........................................................................................76 4.3. Một số hàm ý tăng cƣờng sự tham gia cộng đồng vào hoạt động du lịch .........78 Tiểu kết...........................................................................................................................83 KẾT LUẬN..........................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................86 PHỤ LỤC.............................................................................................................88 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ DU LỊCH BẮC HÀ................................................97
  • 8. 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DLCĐ Du lịch cộng đồng CĐĐP Cộng đồng địa phương SPDL Sản phẩm du lịch EU Liên minh Châu Âu UNWTO Tổ chức du lịch thế giới UBND Ủy ban nhân dân THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông
  • 9. 5 DANH MỤCBẢNG Bảng 3.1. Khảo sát về giới tính của đáp viên...................................................22 Bảng 3.2. Khảo sát về trình độ học vấn của đáp viên ......................................23 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về nơi sinh của đáp viên.......................................24 Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về thời gian sống tại địa phương của đáp viên.....25 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về tình trạng kinh tế hộ gia đình của đáp viên .....26 Bảng 3.7. Mức độ tiếp cận thông tin của du khách về DLCĐ tại Bắc Hà thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ........................................34 Bảng 3.8. Ý kiến của CĐ về mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ở Bắc Hà...................................................................................35 Bảng 3.9. Kết quả khảo sát về sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với các hộ gia đình làm du lịch cộng đồng ...........................................38 Bảng 3.10. Làng nghề truyền thống thu hút khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm nhất ..............................................................................41
  • 10. 6 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Cơ cấu độ tuổi của đáp viên .............................................................22 Hình 3.2. Cơ cấu dân tộc của đáp viên.............................................................24 Hình 3.3. Các dịch vụ cộng đồng địa phương muốn tham gia cung cấp .........32 Hình 3.4. Ý kiến của CĐ về hoàn toàn đồng ý về mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ở Bắc Hà.............................................36 Hình 3.5. Kết quả khảo sát về nhận định mô hình DLCĐ tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương tại Bắc Hà ............................................44 Hình 3.6. Các yếu tố hấp dẫn khách du lịch tại Bắc Hà...................................48 Hình 3.7. Mức độ sẵn sàng tham gia phục vụ du khách tại điểm DLCĐ Bắc Hà .........................................................................................................49 Hình 3.8. Các yếu tố du khách muốn tìm hiểu khi tham gia DLCĐ tại Bắc Hà .........................................................................................................49 Hình 3.9. Loại hình lưu trú khách lựa chọn khi đến DLCĐ tại Bắc Hà...........50 Hình 3.10. Mong muốn được đối xử của du khách khi tham gia DLCĐ Bắc Hà .........................................................................................................50 Hình 3.11. Các yếu tố cần cải thiện tại điểm DLCĐ Bắc Hà...........................51
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch cộng đồng (DLCĐ) là loại hình du lịch do chính cộng đồng điều hành, và có thể quan trọng hơn, nó tôn vinh những giá trị đặc thù của địa phương. Hình thức du lịch cộng đồng áp dụng 3 chiến lược chính: đưa thêm lợi ích kinh tế đến cộng đồng nghèo nhất, tăng thêm những tác động phi kinh tế, và tạo điều kiện tham gia của các cộng đồng này. Do đó, du lịch cộngđồng giúp nâng cao đời sống kinh tế tại địa phương, nâng cao nhận thức và trình độ dân trí của người dân cũng như góp phần quảng bá hình ảnh, nét đặc trưng văn hóa của địa phương đến với khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, loại hình DLCÐ hiện đang nảy sinh không ít bất cập. Tại một vài địa phương, DLCÐ vẫn mang tính tự phát, chưa được tổ chức bài bản, chủ yếu xuất phát từ một vài hoạt động kinh doanh du lịch nhỏ lẻ của một số hộ gia đình với mục đích khai thác cảnh quan thiên nhiên sẵn có, hoạt động du lịch mới chỉ mang ý nghĩa tham quan, chưa mang lại sự thụ hưởng những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa cho du khách.Bên cạnh đó, một trong những điểm yếu của DLCĐ ở các địa phương là chưa thấy được vai trò then chốt của cộng đồng trong công cuộc phát triển du lịch cộng đồng cũng như mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch còn khá thụ động, chưa mang lại hiệu quả cao. Trong khi đó, cộng đồng là nền tảng xã hội, cộng đồng luôn giữ vị trí trung tâm trong các quá trình kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch.Cộng đồng địa phương có vai trò trong việc tổ chức, vận hành và xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp cho du khách dựa trên những giá trị về văn hóa, như phong tục tập quán, các di sản phi vật thể cũng như thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên của địa phương mình. Như vậy đối với các loại hình DLCÐ, vai trò và hình ảnh “chủ nhân” của điểm đến sẽ được hình thành và tôn vinh từ chính cộng đồng dân cư khi trực tiếp hay gián tiếp tham gia đón tiếp và thực hiện các dịch vụ du lịch bằng tình yêu, niềm tự hào, sự tự tôn đối với quê hương, dân tộc. Du lịch cộng đồng chỉ hấp dẫn và sẽ càng trở nên hấp dẫn hơn nếu có sự tham
  • 12. 2 gia của người dân địa phương. Người dân bản địa có được những kinh nghiệm truyền thống và kiến thức rất quý báu về tự nhiên về nơi mà họ đã sinh ra, lớn lên và đang sống, kiến thức của cộng đồng có lợi và mang lại nhiều thông tin bổ ích cho các nhà khoa học, hướng dẫn viên làm việc trong các công ty lữ hành,…Điều này cho thấy, cộng đồng địa phương đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển loại hình du lịch cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại địa phương cũng là rất cần thiết. Bắc Hà có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch như khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đặc biệt tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú với nhiều di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và nền tảng văn hóa dân tộc đặc sắc.Ngoài những tài nguyên thiên nhiên Bắc Hà còn được đánh giá là một trong những huyện của tỉnh Lào Cai có thế mạnh về tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch.Với 14 dân tộc anh em, Bắc Hà có một tiềm năng du lịch văn hóa dân gian phong phú và đặc sắc.Nhìn chung, Bắc Hà có nguồn tài nguyên du lịch phong phú đa dạng sẽ mang lại cho du lịch Bắc Hà vẻ độc đáo riêng, hấp dẫn khách du lịch cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên cho đến nay, so với nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa hiện có, hoạt động du lịch huyện Bắc Hà vẫn còn chưa phát triển, người dân chưa thật mặn mà với hoạt động du lịch tại địa phương do nhận thức của họ về du lịch còn hạn chế. Bên cạnh đó, hầu như chưa có một nghiên cứu nào về sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Để thu hút người dân tham gia nhiều hơn nữa vào hoạt động du lịch, một mặt nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộngđồng, vừa đảm bảo gìn giữ và phát huy tối đa các giá trị của tài nguyên du lịch ở đây, nhằm góp phần phát triển du lịch Bắc Hà một cách bền vững, rất cần thiết phải“Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai”. Việc nghiên cứu này là một việc làm vừa có ý nghĩathực tế, vừa có ý nghĩa lý luận. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định được các mức độ tham gia của cộng đồng Bắc Hà và các yếu tố ảnh
  • 13. 3 hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch, từ đó đề xuất các kiến nghị về chính sách phù hợp nhằm góp phần thu hút ngày càng nhiều người dân tham gia vào hoạt động du lịch để du lịch ở Bắc Hà phát triển phù hợp với tiềm năng sẵn có. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định như sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về du lịch cộng đồng, sự tham gia vào hoạt động du lịch của cộng đồng địa phương và các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào du lịch cộng đồng của địa phương. - Khảo sát sự tham gia của cộng đồng huyện Bắc Hà vào hoạt động du lịch. - Phân tích thực trạng tham gia cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. - Phân tích những nhân tố thúc đẩy, những rào cản của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. - Đề xuất các giải pháp để tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mức độ tham gia của cộng đồng trong du lịch, các nhân tố thúc đẩy và rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - Phạm vi thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ tháng 3/2019 đến tháng 08/2019. Các thông tin, số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu được giới hạn từ năm 2014 đến năm 2018. - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu và xác định mức độ tham gia của cộng đồng Bắc Hà vào hoạt động du lịch.
  • 14. 4 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài góp phần củng cố những lý luận về DLCĐvà sự tham gia của cộng đồng địa phương vào mô hình DLCĐ cho việc phát triển du lịch tại Bắc Hà. Luận văn cũng góp phần cung cấp nguồn thông tin tư liệu về cơ sở lý luận, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn. Việc nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai sẽ góp phần định hƣớng cho hoạt động DLCĐ tại Bắc Hà ngày càng hiệu quả, phù hợp với thực tế và cung cấp một tầm nhìn vĩ mô cho hoạt động phát triển du lịch tại Bắc Hà nói riêng và Việt Nam nói chung. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính của luận văn gồm 4 chương là: Chương 1.Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về sự tham gia cộng đồng vào hoạt động du lịch Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu Chương 4. Một số định hướng giải pháp
  • 15. 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỘNG ĐỒNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 1.1.Tổng quan nghiên cứu tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch Du lịch cộng đồng là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây vì đây là loại hình du lịch được đánh giá là bền vững cả về mặt kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường. Từ những năm 1980, đã có nhiều hình thức và chiến lược du lịch được đề cập để thay thế cho du lịch đại chúng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực có thể xảy đến đối với lãnh thổ du lịch, trong đó có cách tiếp cận cộng đồng. Có thể cho rằng, công trình của Murphy (1985) là một trong những công trình đi tiên phong về hướng này với cuốn sách “Du lịch: Một cách tiếp cận cộng đồng” (Tourism: A Community Approach), đã nêu rõ lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng mới thực sự trở thành trung tâm của các giải pháp phát triển du lịch bền vững. Về khía cạnh phát triển du lịch theo hướng tiếp cận cộng đồng chẳng hạn như: nhận thức của cộng đồng, thái độ của cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch có các tác giả Liu J. (1987), Aref (2011). Những công trình này đều đưa ra sự liên kết chặt chẽ giữa mức độ tham gia của cộng đồng và nhận thức của cộng đồng cũng như thái độ của họ đối với các chiến lược phát triển du lịch. Theo Choi và Sirikaya (2005), sự tham gia của cộng đồng đóng vai trò quan trọng đến sự thành công của ngành du lịch và được xem như là một trong những sản phẩm du lịch và kết quả của quá trình đưa ra quyết định quan trọng về các chiến lược du lịch. Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã sử dụng các thuyết cơ bản như “Thuyết về sự trao đổi xã hội” (Social Exchange Theory) và thuyết về “sự tham gia của cộng đồng” của các tác giả Pretty (1995) và France (1998) để đánh giá và xác định mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch xác định nhận thức của CĐĐP về các tác động do hoạt động du lịch mang lại và sự ủng hộ của cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động phát triển du lịch tại địa phương.Nguyễn Quốc Nghi cùng
  • 16. 6 cộng sự (2012) xác định 05 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch của người dân gồm: trình độ học vấn, qui mô gia đình, thu nhập, vốn xã hội và nghề truyền thống, trong đó, nhân tố qui mô gia đình tác động mạnh nhất đến quyết định tham gia phát triển du lịch của người dân.Trịnh Ngọc Anh (2013) đã đánh giá cao nhận thức của cộng đồng trong hoạt động du lịch, qua việc đề xuất và kiểm nghiệm mô hình nghiên cứu, tác giả chứng minh sự hiểu biết của người dân tác động rất lớn đến quy hoạch, phát triển du lịch và là tài liệu hữu ích cho những nghiên cứu du lịch ở Tuyên Quang. Để phân tích, đo lường và đánh giá sự hiểu biết, thái độ, hành động của cộng đồng cư dân tham gia vào hoạt động du lịch tác giả Tạ Tường Vi (2013) cũng đã chỉ ra sự tham gia của cộng đồng phụ thuộc vào năng lực của họ. Tác giả đã đo năng lực bằng công cụ KAP tức là đo sự hiểu biết, thái độ và hành động của người dân trong hoạt động du lịch, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của họ. Lò Thị Hạnh (2011) cho thấy ý thức cộng đồng và sự tham gia là một trong những yếu tố quan trọng giúp du lịch phát triển lâu dài, bền vững trong quá trình toàn cầu hóa. Những công trình của các nhà nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa du lịch và CĐĐP bao gồm sự tham gia của cộng đồng,nhận thức của cộng đồng và sự ủng hộ của cộng đồng đối với hoạt động du lịch. Ngoài ra, có các công trình phân tích năng lực của cộng đồng và vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch, sự tham gia và hợp tác của các bên liên quan được xem như là một yếu tố quan trọng của sự phát triển du lịch bền vững. Brohman (1996) cho rằng sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch là một công cụ để giải quyết những vấn đề lớn của ngành du lịch ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu của ông cũng chỉ ra rằng sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch sẽ đạt được sự công bằng trong phân phối lợi ích, khuyến khích việc ra tự quyết và đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng địa phương một cách tốt hơn. Những rào cản, thách thức ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng cũng như các mức độ tham gia của họ ở từng phạm vị cụ thể cũng được đề cập trong rất nhiều các nghiên cứu của Tosun (1999), Aref &Redzuan(2010). Trong nghiên cứu
  • 17. 7 của mình tại từng địa bàn cụ thể, các tác giả đã chỉ ra được lợi ích khi cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch, sự tham gia đó ở mức độ nào của thang đo, những nhân tố thúc đẩy và những thách thức cản trở sự tham gia. Từ việc phân tích các vấn đề trên, các tác giả đã đề xuất các giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng để phát triển du lịch tại địa bàn nghiên cứu. Nhìn chung có nhiều nghiên cứu về du lịch cộng đồng đã được thực hiện ở Việt Nam, nhưng chủ yếu để đánh giá mức độ phát triển của loại hình du lịch này, việc nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng chỉ mang tính chung chung chưa cụ thể hoặc chỉ tập trung nghiên cứu nhận thức, sự hiểu biết của cộng đồng về những lợi ích do du lịch mang lại để tìm kiếm sự ủng hộ từ họ. Việc nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vẫn chưa chú trọng đến đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng trong từng hoạt động du lịch cụ thể cũng như tìm ra các nhân tố thúc đẩy hay rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia đó. Kết quả nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch của các tác giả trên thế giới và Việt Nam sẽ là nguồn tri thức quí giá cho tác giả vận dụng vào nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 1.2. Cơ sở lý luận về tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch 1.2.1. Khái niệm Trong khuôn khổ luận văn này, “Cộng đồng” được hiểu là tập hợp người dân sinh sống trên địa bàn huyện Bắc Hà. Với khái niệm “du lịch cộng đồng”, vẫn chưa có một quan điểm thống nhất cho do có những quan điểm nghiên cứu, góc nhìn khác nhau về vị trí của du lịch cộng đồng mà cho đến nay vẫn còn tồn tại khá nhiều ý kiến về khái niệm vấn đề này. Đã có nhiều khái niệm về DLCĐ được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu. Những khái niệm này được sử dụng khá linh hoạt và được thay đổi tùy thuộc vào tác giả, địa điểm và các công trình nghiên cứu cụ thể, song các vấn đề về bền vững và cộng đồng địa phương là những nội dung chính được xem xét, đề cập. Định nghĩa DLCĐ được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong số đó phải kể đến cách tiếp cận từ quản lý nhà nước, tiếp cận từ khách du lịch và tiếp cận từ nhà
  • 18. 8 cung ứng du lịch, tức là CĐĐP. Các khái niệm có sự khác nhau, song có điểm chung khẳng định du lịch cộng đồng là “loại hình, hình thái, phương thức phát triển du lịch” có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng địa phương vào các giai đoạn, các khâu trong quá trình phát triển du lịch, nhằm bảo tồn và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên môi trường, cộng đồng được hưởng lợi nhuận từ hoạt động du lịch. Trong khuôn khổ của luận văn này, khái niệm về du lịch cộng đồng được hiểu như sau:“Du lịch cộng đồng chính là hoạt động tổ chức của cư dân Bắc Hà phục vụ khách du lịch để cung cấp cho họ những trải nghiệm chân thực về đời sống cộng đồng nơi đây”. 1.2.2. Các thành phần khác tham gia vào du lịch cộng đồng Để phát triển DLCĐ một cách hiệu quả, thành công và bền vững, ngoài cộng đồng địa phương, còn có nhiều thành phần cùng tham gia như Nhà nước, các cơ quan/tổ chức tư vấn phát triển du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các chủ sở hữu/chủ quản lý tài nguyên du lịch, khách du lịch, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ. Thành phần “Nhà nước” được hiểu là các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch và các cơ quan quản lý Nhà nước ở các lĩnh vực có liên quan đến sự phát triển của du lịch. - Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch: bao gồm cả cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương. Thành phần này có vai trò chủ yếu là hoạch định chính sách, tạo hành lang pháp lý và tạo môi trường thuận lợi cho du lịch cộng đồng phát triển. Vai trò này rất quan trọng bởi nó là nền tảng cho du lịch cộng đồng phát triển, đặc biệt trong bối cảnh phần lớn những nơi cộng đồng sinh sống hiện đang còn nhiều khó khăn, khả năng thu hút vốn đầu tư còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, thành phần này cũng sẽ thực hiện chức năng giám sát, quản lý đối với các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng. Đảm bảo những hoạt động này phù hợp với những quy định hiện hành của nhà nước không chỉ trong lĩnh vực du lịch mà còn trong các lĩnh vực khác có liên quan mà phát triển du lịch cộng đồng có khả năng gây ra những tác động như tài nguyên, môi trường, văn hóa, xã hội..... Như vậy, với những vai trò hết sức quan trọng như tạo môi trường thuận lợi, thu hút vốn đầu tư, xúc tiến cho điểm đến nhằm thu hút khách thì đây là thành phần cơ không thể
  • 19. 9 thiếu cho sự phát triển du lịch cộng đồng bền vững. - Các cơ quan/tổ chức tư vấn phát triển du lịch: Thành phần này giúp cụ thể hóa các chính sách định hướng phát triển thông qua việc xây dựng các đề án, dựánquy hoạch, phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng và tiếp cận với thị trường. - Các doanh nghiệp du lịch: Bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, vận chuyển,... Các doanh nghiệp du lịch có vai trò quan trọng là cầu nối trung gian giữa khách du lịch với cộng đồng để bán các sản phẩm du lịch cho cộng đồng. Ngoài ra, còn đầu tư để tạo ra một số sản phẩm du lịch mà cộng đồng chưa cung ứng đủ, để đảm bảo sự đa dạng và chất lượng các sản phẩm du lịch cho du khách. Họ còn có vai trò tạo ra việc làm trực tiếp và gián tiếp cho cộng đồng địa phương. - Các chủ sở hữu/chủ quản lý tài nguyên du lịch: Về bản chất đây chính là cộng đồng địa phương nơi phát triển du lịch cộng đồng. Hoạt động du lịch cộng đồng hướng tới, nhấn mạnh vai trò của cộng đồng, vì mục tiêu phát triển cộng đồng và mục tiêu bảo tồn. Cộng đồng địa phương là thành viên tham gia quan trọng hàng đầu với vai trò là chủ thể của các hoạt động du lịch, chủ thể của tài nguyên du lịch, chủ thể của các hoạt động bảo tồn, và phát triển du lịch. - Khách du lịch: Có vai trò chính là tiêu thụ các sản phẩm du lịch tạo ra phù hợp với các nhu cầu của bản thân mình. Đặc điểm của những tập khách mua các sản phẩm du lịch cộng đồng thường là những tập khách hướng ngoại: các nhà nghiên cứu, khách sinh viên, học sinh, những người thích khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ. Họ là những khách du lịch có trình độ nhận thức cao, yêu thiên nhiên cũng như các giá trị văn hóa bản địa, nhận thức được vai trò của mình trong việc bảo tồn, sẵn sàng trả tiền cho việc bảo vệ tài nguyên môi trường. Có thể khẳng định rằng nếu thiếu thành phần này thì du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng không thể phát triển được. Tuy nhiên, bên cạnh vai trò này cần phải đề cập đến vai trò “phản biện” đối với các sản phẩm và các dịch vụ bổ sung được tạo ra trong quá trình hoạt động và phát triển du lịch cộng đồng nhằm
  • 20. 10 góp phần tạo ra sự hoàn thiện chúng. Nói cách khác, khách du lịch có vai trò quan trọng trong việc góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch cộng đồng thông qua vai trò “phản biện” của mình. - Các tổ chức quốc tế: Hoạt động du lịch không thể thiếu sự hợp tác, đầu tư và chia sẻ kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là tổ chức du lịch thế giới (UNWTO). Thực tế cho thấy, đang có nhiều dự án phát triển du lịch do các tổ chức quốc tế tài trợ: Cộng đồng Châu Âu (EU) tài trợ trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, UNWTO tài trợ dự án gắn du lịch với xóa đói giảm nghèo,... - Các tổ chức phi chính phủ: Khác với vai trò mang tầm vĩ mô của các tổ chức quốc tế như đã đề cập, các tổ chức phi chính phủ thường giúp đỡ du lịch Việt Nam trong các mô hình cụ thể, thực hiện những vấn đề cụ thể mang tính vi mô. Đặc biệt, các tổ chức này rất quan tâm tới sự phát triển ở những vùng còn gặp nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa như: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) do Tổ chức Bảo tồn sinh vật Biển và Phát triển Cộng đồngtài trợ; Dự án phát triển du lịch cộng đồng ở A Lưới (Thừa Thiên – Huế) do Tổ chứcPhát triển Hà Lan tài trợ,... 1.2.3. Các mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình và trải qua rất nhiều bậc của sự phát triển cùng với sự khuyến khích và hướng dẫn từ những người có chuyên môn bên ngoài. Mỗi bậc mô tả một mức độ khác nhau của sự tham gia của tổ chức bên ngoài với sự kiểm soát địa phương và phản ánh các mối quan hệ quyền lực giữa họ. Mức độ tham gia vào hoạt động du lịch của cộng đồng khác nhau tùy thuộc vào vai trò của cộng đồng và tùy theo từng nơi. Theo tác giả Pretty (1995), có 07 mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch: Mức độ 1: Tham gia thụ động, theo đó cộng đồng chỉ được xem là đối tượng du lịch (tài nguyên) và hầu như không có vai trò gì trong hoạt động phát triển du lịch. Trong trường hợp này các công ty du lịch sẽ đưa điểm quần cư cộng đồng với những yếu tố chính là con người, lối sống cộng đồng, văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc,... vàochương trình du lịch và coi đó là một điểm đến để đưa khách tham quan,
  • 21. 11 tìm hiểu, trải nghiệm về con người, lối sống, văn hóa của cộng đồng. Cộng đồng không có vaitrò gì (tham gia thụ động) đối với kế hoạch phát triển du lịch. Mức độ 2: Tham gia cung cấp thông tin, theo mức độ tham gia này, cộng đồng chỉ có trách nhiệm trả lời các câu hỏi liên quan đến hoạt động du lịch trong cộng đồng trong thời gian triển khai phục vụ khách du lịch. Mức độ 3: Tham gia tư vấn, theo đó cộng đồng tham gia do được tư vấn hoặc do trả lời các câu hỏi. Các cán bộ từ nơi khác đến xác định các vấn đề và quá trình thu thập thông tin, và do đó kiểm soát việc phân tích thông tin. Một quá trình tư vấn như vậy không chấp nhận bất kỳ sự chia sẻ nào trong quá trình ra quyết định và không có gì bắt buộc các cán bộ chuyên môn phải xét đến quan điểm của người dân. Mức độ 4: Tham gia trao đổi hàng hóa, lao động, theo đó cộng đồng tham gia bằng cách đóng góp các nguồn lực, chẳng hạn đóng góp lao động để nhận được lương thực, tiền mặt hoặc các khuyến khích vật chất khác. Ví dụ nông dân có thể cung cấp ruộng và lao động nhưng không được thu hút vào việc thí điểm hay qua trình học tập. Điều rất thường thấy là tuy mang tiếng là tham gia song cộng đồng không có vai trò gì trong việc kéo dài các công nghệ hoặc công tác thực hành khi khuyến khích kết thúc. Cụ thể, cộng đồng tham gia cung cấp một số dịch vụ (bán hàng lưu niệm, dịch vụ ăn uống,...) tại điểm du lịch nơi cộng đồng sinh sống và qua đó được hưởng một số lợi ích về vật chất. Trong trường hợp này, ngoài vai trò là “tài nguyên” như trên, cộng đồng có vai trò nhất định trong hoạt động du lịch và được hưởng một phần lợi ích trong chuỗi giá trị du lịch. Mức độ 5: Tham gia chức năng, theo mức độ tham gia này, sự tham gia được các cơ quan chức năng bên ngoài xem như một phương tiện để đạt được mục tiêu của dự án, đặc biệt là để giảm chi phí. Cộng đồng có thể tham gia bằng cách lập ra các nhóm để đáp ứng các mục đích đã định trước liên quan đến dự án.Sự thu hút này có thể mang tính tương tác và kéo theo sự chia sẻ việc ra quyết định, song có xu hướng chỉ diễn ra sau khi các quyết định chủ yếu đã được đưa ra bởi các cán bộ từ nơi khác đến. Trong trường hợp xấu nhất, người dân địa phương chỉ được mời đến để phục vụ cho những mục đích thứ yếu.
  • 22. 12 Mức độ 6: Tham gia tương tác, người dân tham gia vào việc cùng phân tích, triển khai các kế hoạch hành động và thành lập hoặc tăng cường các cơ quan địa phương. Tham gia được xem là một quyền, không chỉ là một phương tiện nhằm đạt được mục tiêu của dự án. Quá trình này bao gồm các phương pháp luận liên ngành nhằm tìm kiếm đa mục tiêu và tận dụng cả các quá trình học tập hệ thống và có kết cấu. Vì các nhóm thực hiện sự kiểm soát đối với các quyết định địa phương và xác định xem các nguồn lực hiện có đã được sử dụng ra sao, cho nên họ có vai trò trong việc duy trì các cơ cấu hoặc các hoạt động thực hành. Mức độ 7: Tham gia chủ động, theo đó người dân tham gia bằng cách đưa ra các sáng kiến một cách độc lập với các cơ quan bên ngoài nhằm thay đổi các hệ thống. Họ phát triển các mối quan hệ với các cơ quan bên ngoài nhằm có được các nguồn lực và sự cố vấn kỹ thuật mà họ cần, song vẫn duy trì sự kiểm soát đối với cách sử dụng các nguồn lực. Sự tự thân vận động có thể nhân rộng nếu các tổ chức chính phủ và các tổ chức phi chính phủ tạo ra một khung hỗ trợ. 1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch 1.2.4.1. Nhân tố thúc đẩy cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch - Chính sách hỗ trợ của chính quyền, địa phương Với sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền, địa phương với nhiều chính sách hỗ trợ như: + Cho vay vốn để khôi phục ngành nghề truyền thống hoặc cải thiện nhà ở để phục vụ cho khách du lịch. + Mở lớp tập huấn kiến thức về du lịch, hướng dẫn cho người dân những kiến thức cơ bản về giao tiếp với khách, tâm lý của khách du lịch, cách chế biến món ăn. + Những chính sách hỗ trợ quảng bá du lịch, cải thiện cơ sở hạ tầng khu vực phát triển du lịch cộng đồng. Những chính sách này nhằm bảo vệ lợi ích cộng đồng, đặc biệt là những hộ gia đình khó khăn qua việc ký kết những điều khoản không thuận lợi trong hợp đồng với các doanh nghiệp du lịch. Chính những quan tâm sâu sát, hỗ trợ kịp thời, tận tình của chính quyền, địa phương các cấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyết
  • 23. 13 định tham gia vào hoạt động du lịch của cộng đồng. Nhằm tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ để cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch, cùng cống hiến hết mình cho sự nghiệp phát triển chung của du lịch cộng đồng. - Ngành nghề truyền thống của gia đình Những hộ gia đình có ngành truyền thống sẽ có khả năng tham gia tổ chức du lịch cộng đồng nhiều hơn. Những hộ gia đình có ngành nghề truyền thống sẽ có điều kiện thuận lợi hơn khi tham gia tổ chức du lịch vì được công ty du lịch và chính quyền địa phương ưu tiên hỗ trợ. Hơn nữa, phần lớn các du khách đến đây điều mong muốn được tham gia vào các hoạt động nghề truyền thống nên các hộ gia đình có nghề truyền thống rất có ưu thế trong việc hợp tác với công ty du lịch. - Tạo công ăn việc làm Một trong những nhân tố thúc đẩy tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch chính là những hoạt động du lịch cộng đồng này đã tạo được công ăn việc làm cho địa phương ở nhiều độ tuổi khác nhau. Thay vì phải đi bôn ba tìm việc ở xa, từ thanh niên đến những người trung niên hoặc những người già đã về hưu đều có thể tham gia hoạt động du lịch cộng đồng để có thêm thu nhập, cải thiện đời sống. - Quảng bá hình ảnh văn hóa địa phương: Như một niềm tự hào về các di sản văn hóa, di tích lịch sử tại địa phương, quảng bá hình ảnh của địa phương đến các du khách trong và ngoài nước cũng chính là lý do thúc đẩy quyết định tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng của người dân tại địa phương. 1.2.4.2. Rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch - Trình độ họcvấn hạn chế của cộng đồng Yếu tố này được coi là rào cản ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch. Vì khi trình độ học vấn cao thì sẽ dễ dàng nắm bắt, tiếp thu các chính sách hỗ trợ cũng như là nắm bắt cơ hội kinh doanh, dễ tiếp cận các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như là sự nhạy bén nắm bắt thông tin thị trường, từ đó nhận thức tốt hơn về lợi ích mà du lịch cộng đồng mang lại, dẫn đến khả năng tham gia tổ chức du lịch cộng đồng
  • 24. 14 sẽ tốt hơn. - Hiểu biết hạn chế về hoạt động du lịch của cộng đồng: Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động dulịch còn rất hạn chế. Cộng đồng hầu như thiếu thông tin về hoạt động du lịch, thông tin chỉ tập trung một số đại diện của cộng đồng. Tần suất tham gia các cuộc họp của cộng đồng chỉ một, hai lần hoặc không tham gia, nên cơ hội để đóng góp ý kiến vào quá trình lập kế hoạch phát triển du lịch là rất thấp. Mức độ tham gia của người dân địa phương trong hoạt động du lịch cộng đồng hiện nay hình thành các nhóm cộng đồng để phục vụ nhu cầu du lịch và được trả tiền công, cộng đồng cũng tham gia vào quá trình đóng góp ý kiến phát triển du lịch nhưng quyền ra quyết định vẫn thuộc Ban Quản lý. Cộng đồng được nhận thông tin tham gia thực hiện các hoạt động du lịch nhưng không có sự ảnh hưởng đến việc ra quyết định và quản lý lợi nhuận, quyền kiểm soát và ra quyết định vẫn thuộc Ban Quản lý. Do đó, mục tiêu trao quyền quản lý hoạt động du lịch cho cộng đồng vẫn chưa đạt được.
  • 25. 15 Tiểu kết Cộng đồng là người hiểu biết nhất về các giá trị của tài nguyên du lịch (tài nguyên và văn hóa) ở địa phương, nên họ mới có thể là người cung cấp cho du khách những trải nghiệm chân thực nhất về đời sống văn hóa cộng đồng. Mặt khác, khi cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch, đời sống kinh tếcủa người dân sẽ được nâng cao, đời sống văn hóa của họ cũng được cải thiện và người dân ý thức được tốt hơn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Theo các nhà khoa học, tiêu biểu là Pretty, có 7 mức độ phát triển về sự tham gia của cộng đồng, từ là tham gia thụ động đến tham gia chủ động. Để có được giải pháp phù hợp thu hút cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch, cần biết rõ hiện nay cộng đồng đã tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương ở mức độ nào. Đây chính là cơ sở lý luận nền tảng để nghiên cứu, đánh giá sựthamgia của cộng đồng Bắc Hà vào hoạt động du lịch được thể hiện ở các chương sau. Để làm rõ cơ sở lý luận về tổng quan nghiên cứu và sự tham gia cộng đồng vào hoạt động du lịch nói chung, tác giả đã lựa chọn những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài, xác định được các thành phần tham gia vào du lịch cộng đồng, các mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch và các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch.Như vậy, chương 1 của luận văn sẽ là cơ sở, tiền đề quan trọng để tiếp cận với du lịch cộng đồng, trên cơ sở đó tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Tiến đến đề xuất một số định hướng tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
  • 26. 16 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin 2.1.1 Các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Các thông tin này được thu thập từ các công trình nghiên cứu, tài liệu giảng dạy liên quan đến đề tài như: tài liệu giảng dạy về du lịch cộng đồng của tác giả Phạm Trung Lương (2010), giáo trình Du lịch bền vững của Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), giáo trình Phát triển cộng đồng của Nguyễn Kim Liên (2010),…; Các bài báo của các tác giả trong và ngoài nước, các công trình nghiên cứu của Aref F. (2011) , Murphy, P. E. (1985), Pretty J.N. (1995) ,… Những thông tin thực tế liên quan đến cộng đồng khu vực nghiên cứu được thu thập thông qua niên giám thống kê Lào Cai, các báo cáo, kế hoạch, chương trình, dự án, Nghị quyết của UBND huyện Bắc Hà. Trong đó, có Quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Quyết định số 660/QĐ-UB ngày 03/11/2004 về “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005-2015, định hướng 2020”. 2.1.2 Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 2.1.2.1. Phương pháp thực địa (điền dã) Phương pháp này đã giúp cho tác giả có trải nghiệm thực tế về vấn đề nghiên cứu. Lập kế hoạch khảo cứu thực tế kết hợp với việc thu thập tư liệu bằng văn bản bản cứng, bản mềm, chụp ảnh tư liệu, quan sát ghi chép các nguồn tri thức thực tiễn thông qua 3 chuyến đi thực tế tại huyện Bắc Hà từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2019 - Chuyến đi thứ 1: Thực hiện vào tháng 1/2019 với mục đích khảo sát tổng quan huyện Bắc Hà. Mục đích chuyến khảo sát này là rà soát, so sánh, đối chiếu thông tin, dữ liệu thứ cấp đã thu thập với tình hình thực tế và có cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu, khảo sát tài nguyên du lịch tại huyện Bắc Hà, trải nghiệm tham quan tất cả các phong cảnh, đình chùa, ẩm thực, tìm hiểu người dân, chụp hình, thu thập tư liệu thứ cấp tại huyện Bắc Hà. Trên cơ sở đó vạch ra lộ trình, lịch trình và nhiệm vụ cho các đợt khảo sát tiếp theo. - Chuyến đi thứ 2: Thực hiện vào tháng 3/2019, khảo sát các điều kiện kinh tế,
  • 27. 17 văn hóa, xã hội và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. - Chuyến đi thứ 3: Thực hiện vào tháng 5/2019, nhằm bổ sung, cập nhật một số thông tin còn thiếu để hoàn chỉnh luận văn. 2.1.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp điều tra xã hội học thông qua phỏng vấn: Để có được những nhận định khách quan, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn nhằm tham khảo ý kiến, kinh nghiệm, cách thức quản lý, tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng từ Sở, Ban ngành bao gồm các cán bộ quản lý về du lịch của địa phương cũng như những người dân tham gia vào du lịch cộng đồng. Để thấy được những khía cạnh cụ thể từ những thành phần tham gia trực tiếp vào du lịch cộng đồng, người phỏng vấn được phỏng vấn trực tiếp theo phương pháp phỏng vấn cấu trúc với một số câu hỏi chuẩn bị sẵn. 2.1.2.3. Phương pháp bảng hỏi Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Được sử dụng để thu thập thông tin. Đối tượng phỏng vấn chủ yếu là chủ hộ gia đình, khách du lịch, đại diện công ty lữ hành.Vì điều kiện thời gian và cách trở về khoảng cách nên chỉ phát được 300 phiếu cho người dân địa phương, 110 phiếu cho khách du lịch và 20 phiếu cho đại diện công ty du lịch, lữ hành. Nội dung bảng hỏi: - Những thông tin cá nhân của người dân địa phương (Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập…) - Nhận thức của người dân địa phương về lợi ích cộng đồng tham gia hoạt động du lịch của địa phương. - Mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch của địa phương, bao gồm các nội dung:  Mức độ 1: Sự tham gia thụ động  Mức độ 2: Tham gia cung cấp thông tin  Mức độ 3: Tham gia tư vấn
  • 28. 18  Mức độ 4: Tham gia trao đổi hàng hóa, lao động  Mức độ 5: Tham gia chức năng  Mức độ 6: Tham gia tương tác  Mức độ 7: Tham gia chủ động - Đánh giá của cộng đồng về những khó khăn, thuận lợi khi tham gia vào hoạt động du lịch của địa phương. - Những gợi ý để tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch. 2.2. Các phƣơng pháp và công cụ xử lý dữ liệu 2.2.1. Các phương pháp xử lý dữ liệu 2.2.1.1.Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng chủ đạo trong luận văn nhằm thống kê đặc điểm của các đối tượng tham gia khảo sát, thống kê mô tả mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch của địa phương, thống kê mô tả các hình thức tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch của địa phương và những thuận lợi, khó khăn của cộng đồng khi tham gia hoạt động du lịch của địa phương. 2.2.1.2. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để so sánh mức độ tham gia vào hoạt động du lịch của địa phương giữa những cộng đồng khác nhau, so sánh sự phát triển hoạt động du lịch tại địa phương qua các năm. 2.2.1.3.Phân tích SWOT Phương pháp phân tích SWOT (còn gọi là ma trận SWOT) là phương pháp phân tích các điểm Mạnh (Strengths), điểm Yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats). Trong luận văn, ma trận SWOT được sử dụng để đánh giá những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của cộng đồng địa phương khi tham gia vào hoạt động du lịch. Ma trận SWOT là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng các giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch của địa phương, gia tăng lợi ích cho cộng đồng. 2.2.2. Các công cụ xử lý dữ liệu Công cụ chính để xử lý là phần mềm Excel để dựng các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ và tổng hợp số liệu thống kê, phương pháp phân tích ma trận SWOT.
  • 29. 19 Tiểu kết Bằng những phương pháp tiếp cận khác nhau đối với công tác thu thập, phân tích và xử lý số liệu cũng như thông tin để hỗ trợ cho việc nghiên cứu đề tài. Chương phương pháp nghiên cứu này đã trình bày chi tiết các phương pháp được sử dụng để thu thập dữ liệu, cũng như phân tích trong nghiên cứu. Với phương pháp thu thập thông tin thứ cấp từ các niên giám thống kê, báo cáo, chương trình, dự án của UBND huyện Bắc Hà. Các thông tin, số liệu thứ cấp này phản ánh rõ rệt phản ánh những thông tin thực tế liên quan tại khu vực nghiên cứu, cũng như cho thấy tình hình thực tế của công tác phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Bắc Hà. Bên cạnh đó, thông qua phương pháp thực địa (điền dã), phỏng vấn sâu, bảng hỏi để có được những số liệu, thông tin sơ cấp nhằm đưa ra những thông tin thực tế hỗ trợ cho kết quả nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Về phương pháp, công cụ xử lý dữ liệu, luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, so sánh và phương pháp tổng hợp nhằm phân tích dữ liệu được chính xác, để đưa ra những nhận định và đề xuất giải pháp cụ thể cho công tác tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch. Công cụ chính để xử lý số liệu là phần mềm Excel để dựng các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ và tổng hợp số liệu thống kê. Ma trận SWOT là phương pháp đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với cộng đồng của địa phương khi tham gia vào hoạt động du lịch. Tác giả đã vận dụng kiến thức cơ bản cũng như dựa vào tình hình thực tiễn trong công tác nghiên cứu để đưa ra những nhận định khách quan thông qua phân tích SWOT để có được những biện pháp thiết thực, cụ thể cho việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp xử lý số liệu khác như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh để làm rõ hơn các số liệu qua từng năm.
  • 30. 20 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI 3.1. Khái quát về huyện Bắc Hà Bắc Hà nằm trên hệ thống sông Chảy, có sông Chảy là sông chính chảy qua 2 mặt phía Tây Nam của Huyện, với chiều dài khoảng 70 km. Phần lớn lưu vực của sông Chảy nằm trên các xã Cốc Ly, Bảo Nhai, Cốc Lầu, Thải Giàng Phố, Nâm Lúc, Nâm Khánh, Bản Cái… Ngoài sông Chảy trên địa bàn Huyện còn có 4 hệ thống khe suối nhỏ là ngòi Đô, Thèn Phìn, Nậm Pàng, Nậm Lúc, đều đổ ra sông Chảy. Với hệ thống sông ngòi trên, đặc biệt với địa hình dốc nên Bắc Hà có trữ lượng thủy điện lớn. Hiện trên địa bàn Huyện đã lập dự án và thiết kế xây dựng các công trình thủy điện như Thủy điện Cốc Ly xã Cốc Ly; Thải Giàng Phố xã Thải Giàng Phố; Cốc Đầm xã Nậm Lúc; Nậm Khánh, Nậm Phàng xã Nậm Khánh; Bảo Nhai xã Bảo Nhai; Nậm Lúc xã Nậm Lúc; Trung Đô xã Bảo Nhai. Đây là tiềm năng lớn để mở rộng quy mô phát triển của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn rất nhỏ bé, tạo nên bước phát triển đột biến trong sự phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện. Bắc Hà có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch như khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đặc biệt tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú với nhiều di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và nền tảng văn hóa dân tộc đặc sắc. Một số cảnh quan thiên nhiên đẹp ở Bắc Hà như: Hang động trung tâm thị trấn, hang động Tả Văn Chư, Lùng Phình, hang Tiên bên bờ sông Chảy thuộc xã Bảo Nhai - Cốc Ly, hang động Na Lo - Na Hối... Núi Cô Tiên, núi 3 mẹ con ở thị trấn Bắc Hà, rừng già Bản Liền, rừng nguyên sinh xã Tả Van Chư, rừng gỗ nghiến Cốc Ly, rừng chè cổ thụ xã Hoàng Thu Phố, rừng sa mu Lầu Thí Ngài. Ngoài những tài nguyên thiên nhiên Bắc Hà còn được đánh giá là một trong những huyện của tỉnh Lào Cai có thế mạnh về tài nguyên du lịch văn hóa để phát triển du lịch. Hiện nay, có 4 di tích đã được Bộ Văn hoá xếp hạng là Dinh Hoàng A
  • 31. 21 Tưởng, Đền Bắc Hà, Đền Trung Đô và Động Thiên Long. Đặc biệt có một số bản làng là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch như: thôn Tả Van Chư xã Tả Van Chư, thôn Trung Đô xã Bảo Nhai, thôn Bản Phố xã Bản Phố…Đây là những thôn bản còn giữ được kiểu kiến trúc nguyên bản dân tộc vùng cao. Với 14 dân tộc anh em, Bắc Hà có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú như múa, hát, lễ hội. Đó là múa khèn, múa gậy ở Sinh Tiền của người Mông, có múa xòe, hát then, hát lượn, hát giao duyên của người Tày, lễ hội Gầu Tào (Say Sán) của người Mông, lễ Pút Tồng (Nhảy lửa) của người Dao Đỏ, hội Lồng Tồng của người Tày, lễ hội đua ngựa truyền thống như một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tây Bắc… Trong những năm qua UBND huyện Bắc Hà đã quan tâm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn. Đồng thời thực hiện tốt công tác vận động các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Hiện trên địa bàn huyện có 28 khách sạn, nhà nghỉ, với 300 phòng, 28 cơ sở homestay cùng nhiều loại hình dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng đã cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu của du khách trong những ngày nghỉ lễ… Đặc biệt trong năm 2018, huyện Bắc Hà đã chú trọng tổ chức các hoạt động tạo điểm nhấn thu hút nhân dân và du khách đến thăm quan, điển hình như: Tuần Văn hóa du lịch năm 2018 với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn như: Giải đua xe đạp Bắc Hà (Lào Cai) - Xín Mần (Hà Giang); Lễ hội đường phố; Lễ hội mận - trưng bày nông sản địa phương; trình diễn nghề thủ công truyền thống, trình diễn ẩm thực vùng cao, tổ chức trò chơi dân gian; Giải đua ngựa truyền thống; Tham quan các làng du lịch cộng đồng tại Na Hối, Thải Giàng Phố, Tà Chải, Bản Phố, Bảo Nhai; Tổ chức hoạt động dù lượn tại núi Quan Thần Sán - Hồ Na Cồ; Khám phá chợ phiên Bắc Hà đã thu hút được 70.000 lượt khách… Hiện nay trên địa bàn huyện Bắc Hà có 3 điểm du lịch gồm: Điểm du lịch chợ phiên Bắc Hà, điểm du lịch Hoàng A Tưởng và điểm du lịch cộng đồng thôn Trung Đô; 5 tuyến du lịch gồm: Lào Cai - Bắc Hà - Lùng Phình - Tả Văn Chư - Hoàng Thu Phố - Cốc Ly - Lào Cai; Lào Cai - Bắc Hà - Lùng Phình - Tả Văn Chư - Bản Phố -
  • 32. 22 Nậm Mòn - Cốc Ly - Lào Cai; Lào Cai - Bắc Hà - Nậm Khánh - Bản Liền - Hà Giang và ngược lại; Lào Cai - Bắc Hà - Lùng Phình - Lùng Cải - Sín Mần (Hà Giang) và ngược lại; Lào Cai - Bắc Hà - Bản Phố - Na Hối - Thải Giàng Phố - Lào Cai. Theo Phòng Văn hóa huyện Bắc Hà, năm 2018, huyện Bắc Hà đã đón 400.000 lượt khách, tăng 110.000 lượt khách so với năm 2017, trong đó có 80.000 lượt khách quốc tế. Doanh thu từ du lịch trong năm 2018 đạt 320 tỷ đồng, tăng 130 tỷ đồng so với năm trước. 3.2. Đặc điểm nhân khẩu học của đáp viên Các đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu bao gồm: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, dân tộc, thời gian sinh sống tại địa phương, nơi sinh, tình trạng hôn nhân, tình trạng kinh tế của hộ (thuộc/không thuộc diện hộ nghèo). Toàn bộ các kết quả trong bảng được tính trên 300 bảng hỏi có thể sử dụng được. 3.2.1. Giới tính Bảng 3.1. Khảo sát về giới tính của đáp viên Giới tính Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Nam 141 47% Nữ 159 53% (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn) Trong số 300 người trả lời thì có 159/300 đáp viên là nữ giới (chiếm 53% trong tổng cơ cấu) và 47% là nam giới (141 người). Điều này phản ánh thực tế ở các xã nghiên cứu, tỷ lệ nữ giới tham gia vào hoạt động du lịch nhiều hơn so với nam giới, có lẽ vì thế mà họ quan tâm để tham gia trả lời câu hỏi. 3.2.2. Tuổi Hình 3.1. Cơ cấu độ tuổi của đáp viên 32.67% 31% 25.33% 8.33% 2.67% 18-25 26-35 36-55 56-60 Trên 60
  • 33. 23 (Nguồn:Tác giả luận văn tự tổng hợp) Nghiên cứu này giới hạn là các thành viên trong hộ, khách du lịch, công ty lữ hành từ 18 tuổi trở lên, phân bổ thành 5 nhóm tuổi. Nhóm tuổi 26 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (32,67%), tiếp theo là nhóm 18 – 25 tuổi (chiếm 31%) và nhóm 36 – 55 tuổi (chiếm 25,33%). Ba nhóm lực lượng lao động chính (từ 18 – 55 tuổi) chiếm 89%số người tham gia khảo sát. Nhóm trên 60 tuổi chỉ chiếm 2,67%. Về cơ cấu hộ tuổi cho thấy, cộng đồng cư dân tham gia vào hoạt động DLCĐ với nguồn lao động trẻ, sẵn sàng tiếp thu các giá trị mới, đóng góp các ý tưởng mới vào hoạt động du lịch cho địa phương cũng như sẵn sàng học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm để áp dụng cho mô hình DLCĐ tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. 3.2.3. Trình độ học vấn Như bảng 3.2 dưới dây, trong số những người tham gia khảo sát, tỷ lệ người không qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao (30,33%). Chiếm tỷ trọng cao nhất là tốt nghiệp Tiểu học với 51%; tốt nghiệp THCS: 14,33%; tốt nghiệp THPT: 3,33% và trung cấp trở lên là 1%. Liệu với trình độ học vấn thấp như thế này có ảnh hưởng gì đến nhận thức của CĐĐP về các tác động của du lịch cũng như sự tham gia của họ trong phát triển du lịch. Điều này được trả lời trong phân tích ở các phần sau và đặt ra vấn đề cho các nhà quản lý. Bảng 3.2. Khảo sát về trình độ học vấn của đáp viên Trình độ học vấn Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Không qua đào tạo 91 30,33% Tiểu học 153 51% THCS 43 14,33% THPT 10 3,33% Trung cấp trở lên 3 1% (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn) 3.2.4. Dân tộc Phần lớn người tham gia phỏng vấn thuộc một trong 5 dân tộc: H’Mông, Dao, Tày, Nùng, Kinh. Người H’Mông chiếm tỷ lệ cao nhất (37,33%), tiếp theo là người
  • 34. 24 Dao (24%), người Tày (18,67%) và người Nùng (15,33%). Những hộ người Kinh hầu hết từ nơi khác đến đây để sinh sống dựa vào du lịch, chỉ chiếm 11/300 hộ được khảo sát với tỷ lệ 3,67%. Các dân tộc khác chỉ chiếm 1%. Tại các điểm du lịch ở huyện Bắc Hà có nhiều dân tộc thiểu số, điều đó cho thấy nơi đây hội tụ rất nhiều bản sắc văn hóa dân tộc, rất thích hợp để quảng bá hình ảnh của các dân tộc khác nhau đến với khách du lịch trong và ngoài nước. Hình 3.2. Cơ cấu dân tộc của đáp viên (Nguồn:Tác giả tự tổng hợp) 3.2.5. Nơi sinh Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về nơi sinh của đáp viên Nơi sinh Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Tại địa bàn nghiên cứu 276 92% Ngoài địa bàn nghiên cứu 24 8% (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn) Theo kết quả khảo sát ở bảng 3.3 như trên, ta thấy đa phần những người tham gia phỏng vấn là người bản địa (92%), còn lại người từ nơi khác (tỉnh/xã khác) đến (8%) với mục đích là kiếm sống dựa vào du lịch hoặc lấy vợ/chồng người bản địa. Như vậy, du lịch đã thu hút người dân từ nơi khác đến sinh sống nhưng tỷ lệ còn thấp và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây mâu thuẫn giữa những người từ nơi khác đến và người dân bản địa và là một trong những vấn đề mà chính quyền đang xem xét để giải quyết. 24% 18.67% 37.33% 15.33% 3.67% 1% Dao Tày H'Mông Nùng Kinh Khác
  • 35. 25 3.2.6. Thời gian sống tại địa phương Do phần lớn những người tham gia phỏng vấn là người bản địa và nghiên cứu này giới hạn những người trên 18 tuổi nên họ có thời gian sinh sống ở địa phương khá lâu. Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về thời gian sống tại địa phƣơng của đáp viên Thời gian sống tại địa phƣơng Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Dưới 1 năm 2 0,78% Từ 1 – 5 năm 12 3,9% Từ 6 – 10 năm 9 3,12% Từ 11 – 15 năm 4 1,3% Từ 16 – 20 năm 6 2,08% Trên 20 năm 266 88,82% (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn) Phần lớn là những người này đã sinh sống ở địa phương được trên 20 năm (88,82%), sau đó là 1 – 5 năm (3,9%), 6 – 10 năm (3,12%), 16 – 20 năm (2,08%), 11 – 15 năm (1,3%) và dưới 1 năm (0,78%). Điều này cho thấy, mức độ hiểu biết về địa phương, thông thạo đường đi, cách sống, phong tục cũng như hiểu rõ về địa phương của cộng đồng, cũng chính là điểm mạnh cũng như thuận lợi cho hoạt động du lịch cộng đồng nếu có sự tham gia của người dân bản địa. 3.2.7. Tình trạng hôn nhân Theo bảng 3.5 có thể thấy phần lớn những người tham gia phỏng vấn đều đã lập gia đình chiếm 94,67%, độc thân chỉ chiếm 4,68% và ly dị chiếm 0,52%. Tình trạng hôn nhân thoạt nhìn sẽ nhận định rằng không có ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch. Tuy nhiên, qua khảo sát thực địa và phân tích cho thấy, những người đã kết hôn và vẫn còn đang sống cùng vợ/chồng của họ, với những động viên lẫn nhau cũng như những quyết định trong cuộc sống, trong công việc họ sẵn sàng chia sẻ, thông cảm cho nhau và cùng nhau đưa ra những quyết định đúng đắn, và quyết định tham gia vào mô hình DLCĐ cũng không ngoại lệ. Bên cạnh đó, có thể thấy những người đã kết hôn họ luôn có xu hướng tìm kiếm công việc ổn định để cùng nhau lo cho cuộc sống gia đình, lo cho mái ấm nhỏ của họ, nên việc cùng nhau, cùng gia
  • 36. 26 đình tham gia vào hoạt động du lịch. Tỷ lệ những người tham gia phỏng vấn đa số đều lập gia đình, cũng có thể thấy theo phong tục, tục lệ của địa phương hoặc là người dân tộc thiểu số, họ kết hôn khi còn nhỏ tuổi chiếm đại đa số, nên ở độ tuổi trên 18 tuổi khi phỏng vấn thì tỷ lệ vẫn còn độc thân chiếm tỷ lệ nhỏ, không đáng kể. Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về tình trạng hôn nhân của đáp viên Tình trạng hôn nhân Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Độc thân 14 4,67% Đã có gia đình 286 95.33% (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn) 3.2.8. Tình trạng kinh tế của hộ Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về tình trạng kinh tế hộ gia đình của đáp viên Tình trạng kinh tế của hộ Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Thuộc diện nghèo 86 28,57% Không thuộc diện nghèo 214 71,43% (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn) Như số liệu tại bảng 3.6, tại thời điểm điều tra, 28,57% số hộ tham gia phỏng vấn vẫn thuộc diện hộ nghèo, 71,43% số hộ tham gia phỏng vẫn không thuộc diện hộ nghèo. Nghiên cứu này chỉ phân biệt hộ nghèo và hộ không thuộc diện nghèo (được chính quyền thừa nhận). Tỷ lệ hộ nghèo này mặc dù đã thấp so với tỷ lệ nghèo chung ở các huyện thuộc tỉnh Lào Cai, nhưng vẫn còn cao so với mặt bằng chung của cả nước. Nghiên cứu này muốn xem nhận thức về du lịch và đặc biệt dự định tham gia du lịch có sự khác biệt như thế nào giữa hộ nghèo và hộ không thuộc diện nghèo. 3.3. Thực trạng tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại Huyện Bắc Hà 3.3.1. Cộng đồng tham gia hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch Sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ vừa là quyền lợi đối với việc phát triển DLCĐ tại huyện Bắc Hà. Đây cũng là một giải pháp cơ bản trong bảo vệ môi trường và phát
  • 37. 27 triển bền vững, đặc biệt là trong khuôn khổ hoạt động du lịch. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, trước những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, yêu cầu gắn kết chặt chẽ, hài hòa với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường được đặt ra một cách bức thiết trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển ngành “công nghiệp không khói” nói riêng. Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững là yêu cầu tất yếu và xu thế hiện nay trên thế giới, đồng thời cũng là hướng đi đúng đắn được Đảng, Nhà nước ta xác định trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – Tổng cục du lịch. 2012) đã khẳng định quan điểm phát triển du lịch bền vững, phát triển theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng và hiệu quả, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) khẳng định, du lịch cộng đồng là các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau, không phá hủy môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương. Sự phát triển bền vững của ngành du lịch cộng đồng vừa đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách vừa bảo vệ và thúc đẩy cơ hội phát triển cho tương lai. Do đó, sự quản lý của ngành du lịch phải cân bằng và đáp ứng được nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ mà vẫn duy trì được các giá trị của sinh thái, văn hóa và môi sinh. Trong đó việc tham gia của cộng đồng vào hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch cũng là một việc hết sức thiết thực và ý nghĩa. Có thể khẳng định, du lịch cộng đồng là một trong những điểm sáng của du lịch tại Lào Cai cũng như huyện Bắc Hà, với mức tăng trưởng cao và liên tục, không ngừng mở rộng về quy mô. DLCĐ là một trong những dịch vụ du lịch có đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Bắc Hà.
  • 38. 28 Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động DLCĐ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực vốn có, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, tính bền vững của điểm đến đang bị đe dọa. Quản lý nhà nước về du lịch không ngừng được tăng cường nhưng chưa đáp ứng mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Nguồn lao động DLCĐ tuy có sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng, song vẫn còn nhiều hạn chế; sự phối hợp theo nhóm, trình độ quản trị và kỹ năng hội nhập chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh. Việc quản lý điểm đến chưa thống nhất giữa chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng chuyên ngành về du lịch, môi trường, văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự... dẫn tới sự thiếu trách nhiệm hay bỏ trống trách nhiệm giữa các bên trong giải quyết, ứng phó và kiểm soát môi trường, an toàn, vệ sinh, trật tự, văn minh trong kinh doanh và ứng xử du lịch, làm phương hại tới hình ảnh điểm đến du lịch ở không ít địa phương. Bên cạnh đó, xu hướng thay đổi tính chất nhu cầu du lịch của khách quốc tế và nội địa hiện nay cũng tạo nên thách thức không nhỏ tới sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam. Khách du lịch ngày càng có nhiều kinh nghiệm và hướng tới những giá trị thiết thực hơn cũng như có ý thức hơn về tác động của hành vi khi đi du lịch đối với môi trường và xã hội. Du lịch có trách nhiệm với xã hội và môi trường đang trở thành xu hướng nổi trội, ngày càng được quan tâm trong ý thức và nhu cầu của người tiêu dùng. Khách du lịch có xu hướng hướng tới hoạt động với những giá trị trải nghiệm mới được hình thành trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch cộng đồng gắn với xóa đói, giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Đây là thách thức vô cùng lớn về quan điểm, nhận thức và trình độ chuyên môn đối với DLCĐ tại Bắc Hà. Nếu không nắm bắt kịp xu hướng này, sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, mất thị phần trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các điểm đến du lịch trong khu vực Tây Bắc nói chung và Lào Cai nói riêng. Do đó, đòi hỏi sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường và tài
  • 39. 29 nguyên du lịch cần sáng tạo hơn, năng động hơn, an toàn hơn, hấp dẫn hơn, với những giá trị trải nghiệm đa dạng, độc đáo, chân thực, gần gũi với thiên nhiên và văn hóa bản địa, nhân văn hơn, sạch hơn... Đặc biệt, vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn với sự phát triển DLCĐ ở huyện Bắc Hà hiện nay. Môi trường sinh thái nhiều điểm đến du lịch ở Bắc Hà được đánh giá là còn tương đối nguyên sơ, có độ đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên, những năm gần đây, do tác động của công nghiệp hóa, phát triển thiếu quy hoạch, thiếu tầm nhìn,... nên chất lượng môi trường sinh thái ở đây đã suy giảm đến mức đáng báo động. Tài nguyên du lịch ở nhiều địa điểm tại huyện Bắc Hà bị khai thác bừa bãi nên bị xuống cấp nghiêm trọng; nguy cơ và hiện tượng ô nhiễm môi trường ngày càng cao hơn do trình độ quản lý còn hạn chế và ý thức bảo vệ môi trường ở một bộ phận người dân cũng như khách du lịch còn yếu... Môi trường du lịch trên phạm vi Lào Cai, đặc biệt ở những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch như Na Hối, Tà Chải, Bản Phố, Bảo Nhai, Lầu Thí Ngài, Thải Giàng Phố, Tả Văn Chư và thị trấn Bắc Hà... đã có sự suy thoái do tác động của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Sự khai thác quá mức và tự phát (không theo quy hoạch), thiếu trách nhiệm hoặc trách nhiệm không rõ ràng ở một số địa phương, gây ô nhiễm, quá tải, tạo ra những tác động, hệ lụy tiêu cực, làm cho tài nguyên du lịch có nguy cơ suy thoái nhanh. Một yếu tố rất đáng quan tâm hiện nay, đòi hỏi DLCĐ tại huyện Bắc Hà phải có những biện pháp kịp thời và dài hạn để chuẩn bị năng lực thích ứng, giảm thiểu những tác động tiêu cực, đó chính là tác động của biến đổi khí hậu. Như vậy, có thể khẳng định, những bất cập trong công tác quản lý, giữ gìn tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn kết với hoạt động du lịch thời gian qua là một thách thức lớn đối với Bắc Hà hiện nay, đặc biệt chính là sự tham gia của cộng đồng đối với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch. 3.3.2. Cộng đồng tham gia hoạt động cung ứng các dịch vụ và lập kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch địa phương Hình thức tham gia của người dân trong hoạt động du lịch thể hiện qua bảng
  • 40. 30 phỏng vấn sâu người dân, người dân tham gia với 3 nhóm chính là hướng dẫn viên, cung ứng dịch vụ, biểu diễn nghề thủ công truyền thống. Có những người tham gia với nhiều hình thức nhằm nâng cao thu nhập. Kết quả điều tra cho thấy hình thức tham gia của người dân còn nhiều hạn chế do hoạt động du lịch chưa khuyến khích đượccác dịch vụ bổ trợ khác như nhà nghỉ, buôn bán, ăn uống kèm theo. Hiện tại vẫn còn một nhóm cộng đồng đã được đào tạo để phục vụ mô hình homestay từ năm 2012 nhưng đến nay mô hình chưa phát triển nên không thể tham gia du lịch. Người dân tại Bắc Hà đã tham gia làm việc tại các khu du lịch cộng đồng, các cơ sở kinh doanh du lịch đã thuê chính những người dân địa phương nơi đây lao động trực tiếp tại các địa điểm du lịch như: Bộ phận bảo vệ, bộ phận hướng dẫn,... điều này đã góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân Bắc Hà. Phần lớn khách du lịch đến thăm quan tại Bắc Hà đều nghỉ tại nhà dân hoặc những homestay theo dạng du lịch “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với người dân. Điều này cũng đã tạo cơ hội cho người dân sinh sống tại huyện Bắc Hà có cơ hội tham gia vào hoạt động du lịch, họ cho du khách thuê phòng nghỉ, có du khách cũng rất thích thú khi tham gia hình thức du lịch nghỉ tại nhà dân, họ có điều kiện được tiếp xúc, nhiều hơn về con người nếp sống và văn hóa truyền thống của người dân vùng Tây Bắc. Nhờ khách du lịch đến với Bắc Hà ngày càng đông, người dân đã tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ, phương tiện đi lại cho khách du lịch, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập thêm cho các hộ gia đình cộng đồng địa phương nơi đây. Được biết, do Bắc Hà khá nhỏ nên du khách hoàn toàn có thể khám phá Bắc Hà bằng xe máy. Các hộ gia đình địa phương có thể mở các dịch vụ cho du khách thuê xe máy theo ngày hoặc theo giờ, hoặc có thêm thu nhập từ việc chở du khách đến các địa điểm du lịch Bắc Hà bằng xe ôm. Nhằm đáp ứng tốt hơn về nhu cầu ăn, nghỉ của khách du lịch, các khách sạn, nhà nghỉ, homestay trên địa bàn huyện đều đã và đang được đầu tư nâng cấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, năm 2017, huyện Bắc Hà đã đón trên 300.000 lượt
  • 41. 31 khách du lịch, trong đó, khách quốc tế chiếm khoảng 25%. Hiện Bắc Hà có 28 gia đình mở dịch vụ lưu trú homestay; thu hút khoảng 12.000 lượt khách lưu trú, chiếm ¼ lượng khách lưu trú trong toàn huyện, tạo việc làm cho trên 200 lao động và doanh thu từ các dịch vụ homstay đạt khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó thị trấn Bắc Hà có khoảng 20 cơ sở lưu trú phục vụ cho các khách du lịch, có nhiều sự lựa chọn cho du khách từ những nhà nghỉ bình dân, những homestay ấm áp gần gũi cùng với người dân, cho đến những khách sạn cao cấp hơn chút so với mặt bằng các cơ sở lưu trú tại Bắc Hà. Trong giai đoạn 2018 – 2020, huyện Bắc Hà phấn đấu sẽ có 40 cơ sở lưu trú homestay, mỗi năm đón khoảng 100 nghìn lượt khách đến du lịch cộng đồng, thôn bản và lưu trú tại dịch vụ tại địa phương. Để thực hiện tốt mục tiêu này, huyện Bắc Hà tiếp tục chú trọng hỗ trợ vốn cho các gia đình làm dịch vụ Homestay, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng. Huyện Bắc Hà đã quy hoạch các điểm du lịch đã hoàn thiện và đang được nhiều du khách quan tâm và lựa chọn để đến tham quan như: chợ văn hóa Bắc Hà, dinh thự Hoàng A Tưởng, đền Bắc Hà…; Bên cạnh đó, đầu tư và chuẩn bị xây mới các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 2 sao, nhà nghỉ điều dưỡng, khách sạn tư nhân, khuyến khích phát triển nhà vườn gắn với hộ gia đình tại khu vực vành đai thôn Na Lo (xã Tà Chải), công viên du lịch hồ Na Cồ, khu dân cư số 2 (thị trấn Bắc Hà). Bên cạnh đó, các lễ hội truyền thống được khôi phục như: đua ngựa, đánh quay, kéo co, đẩy gậy, lễ hội xuống đồng… Mô hình du lịch cộng đồng tại Bắc Hà đã được hình thành, phát triển tại các xã: Tà Chải, Na Hối, Bản Phố, Nậm Khánh… bước đầu đã có chuyển biến trong nhận thức của người dân về phát triển du lịch. Nguồn thu từ hoạt động du lịch cộng đồng đã góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách của tỉnh, đồng thời cũng được tái đầu tư cho công tác quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học và hoạt động phát triển du lịch như bảo dưỡng nâng cấp các tuyến, điểm du lịch cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, cảnh quan nhằm nâng cao sức hấp dẫn đối với du khách. Quá trình điều tra ý kiến của cộng đồng địa phương về sự sẵn sàng tham gia du lịch dựa vào cộng đồng tại nơi họ sinh sống thì 60% người dân thể hiện thái độ
  • 42. 32 sẵn sàng, 20% người dân thể hiện thái độ băn khoăn, 20% người dân thể hiện thái độ không đồng ý. Số không đồng ý vì lý do hiện tại họ đang tự kinh doanh các dịch vụ như vận chuyển, lưu trú cho du khách, họ lo lắng nếu họ tham gia mô hình chung nào đó thì nguồn thu nhập chính của cả gia đình sẽ bị chia sẻ và giảm đi, 75% số người dân trả lời họ muốn đón du khách quốc tế hơn du khách Việt Nam, lý do họ đưa ra là du khách quốc tế chi trả cao hơn, 25% trả lời họ muốn đón khách Việt Nam hơn là khách quốc tế, lý do là khách Việt Nam tình cảm hơn. Nhìn chung, cộng đồng địa phương rất sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng nhưng phần lớn không hiểu nhiều về cái gọi là “du lịch cộng đồng”, vai trò lợi ích của họ là gì trong loại hình du lịch này, do đó về khía cạnh hoạt động cung ứng các dịch vụ và lập kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch địa phương, người dân vẫn còn e dè trong việc đóng góp ở góc độ này, yêu cầu đặt ra là cần có sự chia sẻ, phổ biến kiến thức của các nhà quản lý du lịch tới người dân. Các dịch vụ du lịch mà cộng đồng muốn tham gia cung cấp (Hình 3.3): Trong đó cộng đồng cũng muốn tham gia cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau như: dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú tại nhà, dịch vụ giải trí, các dịch vụ khác. Trong đó các dịch vụ cơ bản vẫn được cộng đồng lựa chọn nhiều nhất. Hình 3.3. Các dịch vụ cộng đồng địa phƣơng muốn tham gia cung cấp (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Dịch vụ lƣu trú tại bản Dịch vụ ăn uống Dịch vụ hƣớng dẫn Dịch vụ giải trí Dịch vụ khác 72 43 0 42.8 14.2
  • 43. 33 Sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch ở khía cạnh cung ứng dịch vụ còn rất hạn chế. Người dân hầu như thiếu thông tin về hoạt động du lịch, thông tin chỉ tập trung một số đại diện của cộng đồng. Tần suất tham gia các cuộc họp của người dân chỉ một hai lần hoặc không tham gia, nên cơ hội để người dân đóng góp ý kiến vào quá trình lập kế hoạch phát triển du lịch là rất thấp. Mức độ tham gia của người dân trong hoạt động du lịch sinh thái hiện nay hình thành các nhóm cộng đồng để phục vụ nhu cầu du lịch và được trả tiền công, người dân cũng tham gia vào quá trình đóng góp ý kiến phát triển du lịch nhưng quyền ra quyết định vẫn thuộc Ban Quản lý. Người dân được nhận thông tin tham gia thực hiện các hoạt động du lịch nhưng không có sự ảnh hưởng đến việc ra quyết định và quản lý lợi nhuận, quyền kiểm soát và ra quyết định vẫn thuộc ban quản lý. Do đó, mục tiêu trao quyền quản lý hoạt động du lịch cho cộng đồng vẫn chưa đạt được. 3.3.3. Cộng đồng tham gia hoạt động quảng bá du lịch Bên cạnh các dịch vụ phục vụ du khách từ ăn uống, nghỉ ngơi đến các dịch vụ giải trí thì công tác quảng bá của du lịch cũng rất quan trọng nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch bước đầu tiếp cận với địa phương để đưa ra quyết định có nên đến hay không? Hiện nay, việc quảng bá du lịch ở Bắc Hà cũng nhận được sự hỗ trợ của Sở du lịch và công ty lữ hành nhưng hình thức quảng bá vẫn còn trong phạm vi hẹp như phát tờ rơi, áp phích nên hiệu quả chưa cao, chưa đến được nhiều du khách trong và ngoài nước. Cho nên việc quảng bá du lịch thông qua cộng đồng là hết sức cần thiết và cần rất nhiều sự hỗ trợ cũng như tham gia từ cộng đồng địa phương. Bảng 3.7 cho thấy đối với các du khách nước ngoài, việc tiếp cận thông tin về các điểm du lịch chủ yếu qua các công ty (40%), kế đến là qua kể lại, gợi ý từ những người bạn, người quen đã đến các điểm đó (30%), qua ấn phẩm và ti vi chiếm tỷ lệ thấp hơn. Đối với khách du lịch trong nước, việc tìm hiểu các điểm du lịch thông qua nguồn truyền miệng là rất quan trọng (55%), còn qua các công ty du lịch thì rất thấp (chỉ chiếm 5% số khách được phỏng vấn). Theo như kết quả khảo sát từ bảng 3.7 về mức độ tiếp cận thông tin của du
  • 44. 34 khách về DLCĐ tại Bắc Hà, có thể thấy đối với khách du lịch trong nước thì thông qua người quen truyền miệng chiếm tỷ lệ rất cao. Điều này cho thấy, việc thu hút khách du lịch đến với Bắc Hà thông qua việc tạo ấn tượng với họ là điều cần cộng đồng tham gia vào mô hình DLCĐ phải nắm bắt và vận dụng tốt. Đây cũng chính là chiến lược quảng bá hiệu quả cao mà ít tốn kém chi phí nhất, nó thể hiện ở chất lượng đem lại cho khách du lịch cũng như khả năng của cộng đồng trong việc làm hài lòng khách du lịch. Bảng 3.7. Mức độ tiếp cận thông tin của du khách về DLCĐ tại Bắc Hà thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng STT Mức độ tiếp cận thông tin Nƣớc ngoài (%) Trong nƣớc (%) 1 Các hãng công ty du lịch 40 5 2 Truyền miệng 30 55 3 Qua ấn phẩm quảng bá du lịch 25 15 4 Qua Tivi 10 15 5 Khác 5 10 (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn) Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là mỗi địa phương tìm ra nét độc đáo, huy động cộng đồng cùng tham gia, tạo nên những sản phẩm mà ở đó du khách được trải nghiệm cuộc sống hằng ngày của cộng đồng, được thụ hưởng, cảm nhận những giá trị văn hóa bản địa đặc sắc. Mô hình giúp đề cao, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch, nhằm giúp du khách có thêm hiểu biết và tình yêu đối với văn hóa, môi trường, phong tục, nếp sống… của người dân. Bên cạnh việc phát huy, quảng bá những nét đẹp văn hóa bản địa, điều được lớn nhất của du lịch cộng đồng là đời sống của chính người dân cải thiện hơn. 3.4. Mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ở Bắc Hà Theo khảo sát từ 300 hộ gia đình về mức độ tham gia của họ trong hoạt động du lịch cộng đồng tại Bắc Hà, thu được kết quả như bảng số liệu 3.8 sau: