SlideShare a Scribd company logo
i
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học
Quốc Gia Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo Khoa môi trường, cùng các thầy cô
giáo ở nhiều bộ môn khác đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị kiến thức cho tôi
trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bầy tỏ lòng kính trọng và biết ơn toàn thể cán bộ Khoa môi
trường Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Đặc biệt tôi xin bầy tỏ tình cảm kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo UBND huyện Quốc
Oai, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quốc Oai, UBND các
phường/xã đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được nghiên cứu trên địa bàn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người thân
trong gia đình đã giành nhiều tình cảm, tạo điều kiện thuận lợi, động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này./.
Hà Nội, tháng 3 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thị Loan
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................i
MỤC LỤC .....................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN........................................................................... 3
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Quốc Oai... 3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 3
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 8
1.2. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt và quản lý CTRSH.................... 14
1.2.1. Khái niệm chung .......................................................................... 14
1.2.2. Nguồn gốc, phân loại và thành phần chất thải rắn sinh hoạt.......... 15
1.2.3. Ảnh hƣởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trƣờng và sức khỏe
cộng đồng..................................................................................................18
1.2.4. Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt.. 21
1.2.5. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt...................................... 25
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 38
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................... 38
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................... 38
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................... 38
2.1.3. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................... 39
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................... 40
2.2.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu ........................................................ 40
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập, điều tra ngoại nghiệp................................ 40
2.2.3. Phƣơng pháp lập bảng liệt kệ........................................................ 42
2.2.4. Phƣơng pháp dự báo khối lƣợng CTRSH phát sinh trong tƣơng lai42
2.2.5. Tiếp cận hệ thống ......................................................................... 43
iii
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................... 45
3.1. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt huyện Quốc Oai............................. 45
3.1.1. Nguồn phát sinh CTRSH.............................................................. 45
3.1.2. Khối lƣợng và thành phần CTRSH............................................... 46
3.1.3. Phân bố CTRSH........................................................................... 53
3.2. Hiện trạng quản lý CTRSH tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.... 54
3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trƣờng trên địa bàn huyện Quốc
Oai.............................................................................................................54
3.2.2. Hiện trạng thu gom CTRSH ......................................................... 56
3.2.3.Hiện trạng lƣu trữ, vận chuyển và xử lý CTRSH ........................... 59
3.2.4. Nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ môi trƣờng huyện Quốc
Oai.............................................................................................................63
3.2.5. Các vấn đề còn tồn tại trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý
CTRSH .................................................................................................. 65
3.3. Diễn biến khối lƣợng CTRSH phát sinh tại huyện Quốc Oai đến năm
2020. ......................................................................................................... 66
3.3.1. Cơ sở dự báo số dân và tỷ lệ tăng dân số của huyện Quốc Oai ..... 66
3.3.2. Cơ sở dự báo mức độ phát sinh CTRSH....................................... 68
3.3.3. Diễn biến khối lƣợng CTRSH phát sinh từ năm 2008 - 2020........ 68
3.4. Phân tích tính đa chiều trong hệ thống quản lý CTRSH tại huyện Quốc
Oai - thành phố Hà Nội. ............................................................................ 70
3.4.1. Cấu trúc nội tại của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt ........ 70
3.4.2. Môi trƣờng giao dịch của hệ thống quản lý CTRSH huyện Quốc
Oai.............................................................................................................73
3.4.3. Thƣợng hệ của hệ thống quản lý CTRSH ..................................... 77
3.4.4. Các nhiễu loạn của hệ thống quản lý CTRSH huyện Quốc Oai..... 78
3.4.5. Tính đa chiều của hệ thống quản lý CTRSH huyện Quốc Oai ...... 79
iv
3.5. Định hƣớng giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Quốc
Oai, thành phố Hà Nội đến năm 2020........................................................ 80
3.5.1. Giải pháp quản lý ......................................................................... 81
3.5.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật, công nghệ .................................. 84
3.5.3. Giải pháp về vốn đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng.................................. 93
3.5.4. Giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng...................................... 94
KẾT LUẬN.................................................................................................. 96
1. Kết luận................................................................................................. 96
1.1. Hiện trạng phát sinh CTRSH........................................................... 96
1.2. Hiện trạng quản lý CTRSH ............................................................. 96
1.3. Dự báo lƣợng CTRSH phát sinh từ năm 2013 đến năm 2020 .......... 97
2. Kiến nghị............................................................................................... 97
2.1. Với UBND và các cấp, các ngành huyện Quốc Oai......................... 97
2.2. Đối với UBND và các ban, ngành thành phố Hà Nội....................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 99
v
CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT : Bảo vệ môi trƣờng
CN-TTC : Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
CTR : Chất thải rắn
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
HTX : Hợp tác xã
KTXH : Kinh tế xã hội
TNMT : Tài nguyên môi trƣờng
UBND : Ủy ban nhân dân
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Dân số Quốc Oai năm 2005 - 2008................................................... 9
Bảng 2: Dân số 15 tuổi trở lên có việc làm .................................................. 10
Bảng 3: Thành phần chủ yếu của CTRSH .................................................... 17
Bảng 4: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước........................ 25
Bảng 5: Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước .. 30
Bảng 6: Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt năm 2009 ......................... 32
Bảng 7: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu
năm 2007 ..................................................................................................... 32
Bảng 8: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam đầu năm 2007...... 33
Bảng 9: Tọa độ khống chế và diện tích của các đơn vị trong huyện Quốc Oai
..................................................................................................................... 38
Bảng 10: Khối lượng rác thải sinh hoạt của huyện Quốc Oai từ 2005 - 2008
..................................................................................................................... 46
Bảng 11: Thành phần rác tính theo kết quả phân tích thực tế lấy tại điểm tập
kết rác thôn Th y Khuê - xã Sài Sơn Mẫu 1 ............................................. 49
Bảng 12: Thành phần rác tính theo kết quả phân tích thực tế lấy tại điểm tập
kết rác tại Đìa Vàng - thôn Ngọc Than - xã Ngọc Mỹ Mẫu 2 ..................... 50
Bảng 13: Thành phần rác tính theo kết quả phân tích thực tế lấy tại xứ Đồng
Thây - thôn Dương Cốc - xã Đồng Quang Mẫu 3 ...................................... 51
Bảng 14: Thành phần rác tính theo kết quả phân tích thực tế lấy tại Đồng
Tước của Thị Trấn Quốc Oai Mẫu 4 .......................................................... 52
Bảng 15: Cơ cấu từng loại rác thải theo địa bàn.......................................... 53
Bảng 16: Tình hình thu gom rác thải của các xã/ thị trấn trên địa bàn huyện
Quốc Oai...................................................................................................... 58
vii
Bảng 17: Danh sách một số điểm trung chuyển rác thải đã có trên địa bàn
huyện Quốc Oai ........................................................................................... 60
Bảng 18: Khối lượng rác vận chuyển và xử lý trên địa bàn huyện Quốc Oai
năm 2011 ..................................................................................................... 62
Bảng 19: Dân số huyện Quốc Oai từ năm 2008 - 2020 ................................ 67
Bảng 20: Diễn biến khối lượng CTRH huyện Quốc Oai phát sinh từ năm
2008 - 2020 .................................................................................................. 68
Bảng 21: Quy hoạch nguồn nhân lực quản lý môi trường tại huyện Quốc Oai
..................................................................................................................... 81
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt [25,27]............................. 16
Hình 2: Tác động của chất thải rắn lên sức khỏe con người [20,36]............ 19
Hình 3: Diễn biến khối lượng CTRSH của huyện Quốc Oai từ năm 2005-
2008 ............................................................................................................. 47
Hình 4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trường huyện Quốc Oai [42]... 55
Hình 5: Biểu đồ diễn biến khối lượng CTRSH phát sinh từ năm 2008 - 2020
..................................................................................................................... 69
Hình 6: Sơ đồ cấu trúc nội tại của hệ thống quản lý CTRSH tại huyện Quốc
Oai ............................................................................................................... 71
Hình 7: Môi trường giao dịch của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt. 74
Hình 8: Sơ đồ nhà máy chế biến phân vi sinh............................................... 89
Hình 9: Mô hình ủ phân compost hiếu khí [20] ............................................ 90
Trang 1
MỞ ĐẦU
Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố, cách trung tâm Thủ đô Hà
Nội 25km. Hiện tại, huyện có 21 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm thị
trấn Quốc Oai và 20 xã. Theo số liệu thống kê năm 2009, huyện có diện tích
khoảng 147,01km2
và dân số khoảng 156.800 ngƣời nên khối lƣợng chất thải
rắn sinh hoạt thải ra môi trƣờng rất lớn vào khoảng 78,400kg/ngày tƣơng
đƣơng khoảng 2900tấn/năm. Song song với tốc độ tăng gia tăng dân số và
phát triển kinh tế của huyện Quốc Oai, lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
không ngừng tăng về khối lƣợng mà còn phức tạp hơn về thành phần và tính
chất. Hơn nữa, hiện nay lƣợng rác thải sinh hoạt này hầu hết đƣợc thu gom
theo phƣơng thức thủ công sau đó lƣu giữ tại các bãi rác lộ thiên nằm rải rác
trên khắp địa bàn gây ra nhiều vấn đề môi trƣờng.
Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, huyện
Quốc Oai đƣợc định hƣớng phát triển là đô thị sinh thái, văn hóa lịch sử, phát
triển nông nghiệp công nghệ cao và một phần đô thị vệ tinh Hòa Lạc; đồng
thời là đô thị khoa học, công nghệ và đào tạo có chức năng hỗ trợ đô thị trung
tâm và công nghiệp, dịch vụ, y tế, đào tạo. Đây cũng là trung tâm nghiên cứu
nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái và tâm linh, hỗ trợ phát triển cho
khu vực nông thôn nằm trong hành lang xanh của thành phố. Đối với khu vực
nông thôn, gồm các xã nằm ngoài phạm vi phát triển đô thị đƣợc định hƣớng
phát triển theo mô hình nông thôn mới đặc thù của Thủ đô theo hƣớng phát
triển các mô hình trang trại, nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp, khai
thác các hoạt động phục vụ du lịch, bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền
thống... Khu vực hành lang xanh khuyến khích phát triển các hoạt động du
lịch, phát triển các mô hình trang trại, nghiên cứu khoa học phục vụ nông
nghiệp. Khoanh vùng bảo vệ và bảo tồn các làng nghề truyền thống, các vùng
đa dạng sinh thái, vùng nông nghiệp năng suất cao.
Trang 2
Do vậy, một trong những vấn đề môi trƣờng đáng quan tâm nhất của
toàn huyện là công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Khối lƣợng rác thải
ngày một tăng lên sẽ trở thành mối quan ngại lớn cho toàn huyện nói riêng và
cho thành phố Hà Nội nói chung. Hơn nữa, cho đến nay các công tác nghiên
cứu và những hành động bảo vệ môi trƣờng thực tiễn diễn ra trên địa bàn
huyện Quốc Oai chỉ dừng lại ở việc quản lý môi trƣờng chung chứ chƣa có
những nghiên cứu hay quy hoạch cụ thể nào về công tác quản lý chất thải rắn
sinh hoạt. Trên cơ sở ứng dụng tiếp cận hệ thống, luận văn nghiên cứu đề tài
“Quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội” nhằm
hạn chế mức độ ô nhiễm môi trƣờng do chất thải gây ra và giảm chi phí quản
lý chất thải rắn sinh hoạt. Đề tài đƣợc thực hiện và hoàn thiện từ tháng 2 năm
2012 đến tháng 3 năm 2013. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là
chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Quốc Oai. .
Trang 3
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Quốc Oai
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Quốc Oai là một huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Tây (cũ), có
tọa độ địa lý nhƣ sau:
- Vĩ độ Bắc: từ 200
54’ đến 210
04’
- Kinh độ Đông: từ 1050
30’ đến 1050
43’50’’
Quốc Oai cách Thủ đô Hà Nội 30km về phía Tây, cách quận Hà Đông
18km và thị xã Sơn Tây 24km. Ranh giới địa lý cụ thể nhƣ sau:
- Phía Bắc: Giáp huyện Phúc Thọ và huyện Thạch Thất
- Phía Nam: Giáp huyện Chƣơng Mỹ
- Phía Đông: Giáp huyện Hoài Đức
- Phía Tây: Giáp huyện Lƣơng Sơn (Hòa Bình)
Diện tích tự nhiên của Quốc Oai vào khoảng 147km2
bao gồm: Thị trấn
Quốc Oai và 20 xã (kể cả xã Đông Xuân mới sát nhập vào Quốc Oai từ
5/8/2008) với tổng số dân là 163.714 ngƣời, mật độ dân số là 1.114ngƣời/km2
[42].
Là một huyện mới sát nhập vào Hà Nội, Quốc Oai có vị trí quan trọng
trong kế hoạch phát triển của Thủ đô, là nơi tiếp nhận các xí nghiệp, nhà máy
di dời từ trung tâm Thành phố. Hiện nay, trên địa bàn huyện đang triển khai
nhiều dự án xây dựng lớn nhƣ các khu đô thị, khu công nghiệp và khu du lịch
sinh thái…
Huyện Quốc Oai có hệ thống đƣờng giao thông khá phát triển, tuyến
đƣờng cao tốc Láng Hòa Lạc qua huyện với chiều dài khoảng 9km là tuyến
chiến lƣợc nối Thủ đô Hà Nội với chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa
Trang 4
Lạc - Sơn Tây (đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt sẽ là vành đai phát triển thủ đô Hà
Nội vào năm 2020) là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Quốc Oai là khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, địa hình
khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi. Nhìn tổng quát, địa hình
huyện có hƣớng thấp từ Tây sang Đông và đƣợc chia thành 3 vùng chính:
 Vùng đồi thấp: Nằm ở phía Tây của huyện gồm 5 xã là Đông Xuân,
Phú Cát, Phú Mãn, Hòa Thạch và Đông Yên là vùng bán sơn địa, địa
hình trong vùng không đồng đều, gồm những đồi thấp xen kẽ các đồi
trũng. Phần lớn đất của vùng này bị bạc màu nghiêm trọng, thích hợp
cho phát triển trồng cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao
[43].
 Vùng nội đồng gồm 7 xã là Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Nghĩa Hƣơng, Cấn
Hữu, Ngọc Liệp, Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết có độ cao từ 5 - 7m, có xu
hƣớng giảm dần về phía Tây Nam [43].
 Vùng bãi Đáyven sông gồm 01 thị trấn Quốc Oai và 08 xã là Sài Sơn,
Phƣợng Cách, Yên Sơn, Đồng Quang, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú,
Đại Thành có độ cao giảm gần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Trên bề
mặt vùng bãi có một số núi sót nhƣ quần thể đá vôi ở Sài Sơn [43].
Tóm lại, Quốc Oai có địa hình đa dạng, vùng núi đồi gò ở phía Tây,
vùng núi sót trong cụm “núi sót” Thập Lục Kỳ Sơn ở phía Đông Bắc huyện.
Vùng đồng bằng phía Đông, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Với đặc điểm địa hình nhƣ trên, huyện có thể phát triển đa dạng các loại cây
trồng, vật nuôi trong đó có những loại cây công nghiệp, cây ăn quả mang lại
giá trị kinh tế cao song song với nó là những khó khăn trong công tác thủy lợi.
Trang 5
1.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu huyện Quốc Oai mang đặc điểm khí hậu của vùng đồng bằng
sông Hồng với 2 mùa rõ rệt là mùa đông khô và lạnh, mùa hè nóng ẩm. Nhiệt
độ trung bình trong năm từ 23 - 240
C, lƣợng mƣa trung bình là 1650 -
1800mm. Trong 15 năm qua, lƣợng mƣa trong năm cao nhất (1994) là 2300
mm; năm thấp nhất (năm 1995) là 1200mm. Trận mƣa lớn nhất (tháng 11 năm
1984) là 520mm. Hàng năm, Quốc Oai chịu ảnh hƣởng của 2 - 3 cơn bão, gió
thƣờng dƣới cấp 8, cấp 9. Trong những năm gần đây, khí hậu ít có sƣơng
muối, song một số năm có xoáy lốc cục bộ gây hại đối với cây cối và nhà cửa
[42,43].
Do đặc điểm của địa hình, địa mạo, Quốc Oai có 2 tiểu vùng khí hậu
khác nhau, gồm:
 Vùng đồng bằng: nằm phía Đông sông Tích, độ cao chủ yếu dƣới 10m,
mang đặc điểm khí hậu đồng bằng. Nhiệt độ trung bình năm 23,80
C,
cao nhất (tháng 6) là 37,50
C; thấp nhất (tháng 1) là 140
C. Trong năm có
khoảng 1600 - 1700 giờ nắng, độ ẩm trung bình là 82 - 86% [42].
 Vùng đồi gò: nằm phía Tây sông Tích, độ cao trung bình 15 - 50mm,
thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả trong điều kiện
tƣới ở vùng gò đồi khá khó khăn [42].
Nhìn chung, Quốc Oai có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc gieo
trồng quanh năm, đa dạng hóa nông nghiệp, phát triển các sản phẩm nông
nghiệp có giá trị cao phục vụ nhân dân, cung cấp cho thị trƣờng Hà Nội và
các vùng lân cận.
1.1.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn huyện có hệ thống các con sông chảy qua đó là sông Đáy
và sông Tích. Ngoài ra, sông Hồng tuy không chảy qua địa phận Quốc Oai,
song mực nƣớc sông Hồng ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tƣới tiêu cho hơn
Trang 6
1000ha ở vùng ven sông Đáy. Các sông ở Quốc Oai có 2 mùa rõ rệt, mùa lũ
từ tháng 6 đến tháng 10, mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau [42,43].
1.1.1.5. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 14.700,62ha [42]. Theo kết
quả thống kê, Quốc Oai hiện có 8 loại đất chính sau:
1. Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm;
2. Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm;
3. Đất phù sa Gley;
4. Đất phù sa úng nước;
5. Đất lầy l t;
6. Đất đỏ vàng trên đá phiên sét;
7. Đất nâu vàng trên phù sa cổ;
8. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước;
9. Các loại đất khác.
1.1.1.6. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Với hệ thống sông Đáy, sông Tích và khoảng 200ha
ao hồ. Tổng trữ lƣợng nƣớc mặt ƣớc tính 240 - 250triệu m3
/năm. Đây là
nguồn nƣớc cung cấp cho sinh hoạt, nƣớc tƣới cho đồng ruộng và nuôi trồng
thủy sản [42,43].
Nguồn nước ngầm: Nguồn nƣớc ngầm bao gồm 2 khu vực nhƣ sau:
 Vùng đồng bằng: nƣớc ngầm dồi dào và nông, các giếng đào có độ
sâu trung bình 10m là có nƣớc. Với giếng khoan, độ sâu gặp nƣớc là
25-30m, ở độ sâu 60 - 80m nƣớc có trữ lƣợng khá, chất lƣợng tốt
[42,43].
 Vùng bán sơn địa: giếng đào có độ sâu 10m, một số giếng có thể cạn
trong mùa khô [42,43].
Trang 7
Tuy nhiên, theo báo cáo về Quy hoạch KTXH huyện Quốc Oai, tài
nguyên nƣớc của huyện có những dấu hiệu suy kiệt, nƣớc trong hồ ao bị ô
nhiễm, nƣớc sông Tích, sông Đáy dễ gây ngập úng trong mùa mƣa, cạn về
mùa khô do bị bồi lấp, nƣớc ngầm đƣợc khai thác thiếu kế hoạch ở vùng đồng
bằng, hiếm ở vùng bán sơn địa. Vì vậy, để khai thác nguồn tài nguyên nƣớc
có hiệu quả cho sản xuất và đời sống cần quản lý chặt chẽ việc khai thác nƣớc
ngầm, tu bổ nạo vét hệ thống sông ngòi, đầu tƣ chiều sâu cho thủy lợi.
1.1.1.7. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
Tài nguyên rừng:Diện tích có rừng của Quốc Oai là 485ha, tập trung chủ
yếu ở xã Phú Mãn, Đông Yên, Hòa Thạch. Trong đó, rừng tự nhiên phòng hộ
85 ha, rừng nguyên sinh 230ha, rừng trồng tập trung là 62ha, rừng trồng mới
là 30ha, rừng trồng phân tán là 78ha [38,42,43].
Đa dạng sinh học: Bao gồm đa dạng sinh thái thủy sinh và đa dạng trong
hệ sinh thái rừng [38,42,43].
1.1.1.8. Tài nguyên khoáng sản
Theo các tài liệu hiện có, Quốc Oai có một số tài nguyên khoáng sản
nhƣ đá granite (Phú Mãn và Hòa Thạch), sét (Hòa Thạch), Cao lanh (Đông
Yên), vàng gốc (Cổ Rùa - Phú Mãn), vàng sa khoáng (vùng đồi gò), đolomit
(Phƣợng Cách), đá vôi (Phƣợng Cách, Sài Sơn), than bùn (Phú Cát, Hòa
Thạch, Đông Yên), nƣớc khoáng (Phú Cát), laterit (Đông Yên) [43].
Đánh giá chung
 Thuận lợi:
Nằm trên trục không gian và cảnh quan phát triển của thủ đô Hà Nội và
chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây, có đƣờng cao tốc
Láng - Hòa Lạc chạy qua, do đó Quốc Oai có những điều kiện rất thuận lợi
cho phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc để phát triển
công nghiệp và đô thị... kéo theo những tiềm năng cho đầu tƣ xây dựng, phát
Trang 8
triển các công trình bảo vệ môi trƣờng nhƣ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xử lý
nƣớc thải...
Với những điều kiện thuận lợi về đất đai, địa hình, khí hậu... cho phép
Quốc Oai phát triển nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất đa canh và thâm
canh, cung cấp các sản phẩm mà thị trƣờng đô thị cần nhƣ lƣơng thực, thực
phẩm, hoa quả, rau sạch, cây cảnh... tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và là điều kiện tiên quyết để đƣa ra
những phƣơng thức phù hợp trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh trong khu vực này.
Các cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa cũng là điều kiện thuận lợi cho
phát triển hoạt động du lịch, dịch vụ hƣớng tới xây dựng mô hình xử lý nƣớc
thải, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt quy mô và có hiệu quả.
 Khó Khăn
Ngoài những thuận lợi nêu trên, huyện Quốc Oai còn gặp không ít trở
ngại cho đầu tƣ hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi để chủ động tƣới tiêu, phục vụ
sản xuất đời sống trên địa bàn huyện, hệ thống các công trình bảo vệ môi
trƣờng, chƣa có những quy hoạch cụ thể trong công tác thu gom, vận chuyển,
lƣu trữ và xử lý chất thải nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng. Tài
nguyên rừng đang có nguy cơ suy giảm, đất đai phía Tây của huyện dần bị
thoái hóa do xói mòn, rửa trôi gây trở ngại cho sản xuất nông, lâm nghiệp.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua, nền kinh tế huyện Quốc Oai có sự chuyển biến
rõ rệt. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện Quốc Oai năm 2007 đạt 14,88%.
trong đó nông nghiệp chiếm 2,4%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2007
đạt 7.307.000 đồng. Tính đến năm 2008, tổng giá trị sản xuất toàn huyện
Quốc Oai đạt 2064,71 tỷ đồng (trong đó, sản xuất nông nghiệp 768,380 triệu
Trang 9
đồng, sản xuất lâm nghiệp đạt 6,040 tỷ đồng, sản xuất thủy sản là 18,840 tỷ
đồng, sản xuất công nghiệp đạt 1720,46 tỷ đồng và sản xuất tiểu thủ công
nghiệp đạt 318,602 triệu đồng - tính theo giá hiện hành). Thu nhập bình quân
đầu ngƣời trong năm 2008 là 12.611.691 đồng [38,40,41,42].
1.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng ngành
nông, lâm, thủy sản (năm 2005 là 37,54%, năm 2007 là 29,50%), tăng dần tỷ
trọng công nghiệp - xây dựng và du lịch dịch vụ (công nghiệp - xây dựng năm
2005 là 38,64%, năm 2007 là 42,70%), du lịch - dịch vụ thƣơng mại năm
2005 là 23,82%, năm 2007 là 27,80%[40,41,42].
1.1.2.3. Đặc điểm nguồn nhân lực - văn hóa - xã hội huyện Quốc Oai
1.2.2.3.1.Dân số
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005 là 1,28% đến năm 2007 giảm
xuống còn 1,15%. Tuy nhiên, đến năm 2008 do tỷ lệ sinh con thứ 3 có xu
hƣớng tăng hơn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng lên đến 1,26%. Dân số tại
huyện nhìn chung khá cân bằng giữa tỷ lệ nam và nữ (năm 2007 là 48,30%
đối với nam và 51,70% đối với nữ, năm 2008 là 47,80% đối với nam và
52,20% đối với nữ) [40,41].
Bảng 1: Dân số Quốc Oai năm 2005 - 2008
TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
1 Dân số trung bình 155.391 157.641 160.640 163.714
- Nam (ngƣời) 75.025 76.395 77.580 78.250
- Nữ (ngƣời) 80.366 81.246 83.060 85.464
Tỉ lệ tăng tự nhiên (%) 1.28 1.24 1.15 1.26
Nguồn: Niên giám thống kê 2007 - 2008 huyện Quốc Oai[41]
Trang 10
1.1.2.3.2.Nguồn nhân lực:
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2007 khoảng
80.970 ngƣời, trong đó 42.511 ngƣời (chiếm 52,50%) là lao động nông
nghiệp, số lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp là 22.834 ngƣời
(chiếm 28,20% tổng số lao động). Số lao động trong ngành dịch vụ là 2.875
ngƣời (chiếm 3,44%). Hạn chế của lao động Quốc Oai là thiếu công nhân kỹ
thuật lành nghề. Tỷ lệ lao động qua các trƣờng đào tạo nghề thấp, chủ yếu
làm việc bằng kinh nghiệm. Lao động ở nông thôn đang thiếu việc làm, thời
gian làm việc chiếm khoảng 70%, phổ biến thuần nông, dân cƣ phân bố
không đồng đều. Năm 2008: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
là 85.770 ngƣời, trong đó 45.700 ngƣời (chiếm 53,28%) là lao động nông
nghiệp, số lao động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là 23.150
ngƣời (chiếm 26,99% tổng số lao động). Số lao động trong ngành dịch vụ lƣu
trú, ăn uống và hoạt động dịch vụ khác là 3.168 ngƣời (chiếm 3,69%)
[40,41]. Số lƣợng lao động năm 2007 và 2008 thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2: Dân số 15 tuổi trở lên có việc làm
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008
Số lao động
(ngƣời)
Tỉ lệ
(%)
Số lao động
(ngƣời)
Tỉ lệ
(%)
Tổng số 80.970 85.770
-Nông nghiệp 42.511 52,50 45.700 53,28
-Công nghiệp chế biến, chế
tạo
22.834 28,20 23.150 26,99
-Dịch vụ lƣu trú, ăn uống và
dịch vụ khác
2.785 3,44 3.168 3,70
-Sản xuất và phân phối điện,
khí đốt, nƣớc nóng, điều
26 0,03 26 0,03
Trang 11
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008
Số lao động
(ngƣời)
Tỉ lệ
(%)
Số lao động
(ngƣời)
Tỉ lệ
(%)
hòa không khí
-Xây dựng 5.232 6,47 5.530 6,45
-Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa
ô tô, xe máy
3.020 3,73 3.314 3,86
Thông tin và truyền thông 54 0,07 67 0,078
-Hoạt động tài chính, ngân
hàng và bảo hiểm
61 0,08 62 0,072
-Hoạt động của Đảng cộng
sản, tổ chức chính trị xã hội,
quản lý Nhà nƣớc, an ninh
quốc phòng.
1.173 1,45 1.251 1,46
-Giáo dục và đào tạo 2.613 3,23 2.689 3,14
-Y tế và trợ giúp xã hội 261 321 0,37
-Nghệ thuật, vui chơi giải trí - 0,31 37 0,043
- Hoạt động làm thuê trong
các hộ gia đình
400 0,49 455 0,53
Nguồn: Niên giám thống kê 2006 - 2007, 2007 - 2008 huyện Quốc Oai
[40,41]
1.1.2.3.3.Về xã hội
Huyện Quốc Oai đã tổ chức thực hiện tốt chính sách đối với ngƣời có
công và các đối tƣợng bảo trợ xã hội, thăm hỏi, tặng quà cho các đối tƣợng
chính sách xã hội nhân dịp lễ, tết. Hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp thẻ bảo hiểm
y tế cho 803 ngƣời tham gia hoạt động kháng chiến, đã cấp giấy chứng nhận
Trang 12
cho 195 con thƣơng binh, bệnh binh, liệt sỹ, ngƣời bị nhiễm chất độc hóa
học…
Theo tiêu chí mới của Thành phố, huyện đã hoàn thành nghiệm thu hộ
nghèo, cận nghèo trên địa bàn. Số hộ cận nghèo là 1.776 hộ (chiếm 4,38%),
số hộ nghèo là 5.695 hộ (chiếm 14,05%). Đồng thời, huyện đã thực hiện
chƣơng trình giảm nghèo và hỗ trợ cho 153 hộ nghèo xây lại nhà bị xuống
cấp, hƣ hỏng nặng; chỉ đạo kịp thời công tác hỗ trợ nhân dân bị ảnh hƣởng
của đợt ngập úng cuối năm 2008 đảm bảo công khai, minh bạch với tổng số
kinh phí trên 19 tỷ đồng [42].
Công tác thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tính đến ngày 30/9/2009
đạt 18,02 tỷ đồng; đã chi trả cho các đối tƣợng bảo hiểm xã hội với số tiền là
35,4 tỷ đồng. Công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội nhìn chung đảm
bảo kịp thời và tuân theo đúng chế độ mà Nhà nƣớc đã đề ra [42].
Nhận xét chung
Theo thống kê năm 2007 cơ cấu kinh tế là công nghiệp chiếm 42,7%,
dịch vụ thƣơng mại 27,8% và nông, lâm nghiệp, thủy sản 29,5%. Phát triển
kinh tế kéo theo nhiều nguy cơ nhƣ gia tăng mức độ ô nhiễm, gia tăng khối
lƣợng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt…Tuy nhiên, kinh tế nhiều thành phần
tồn tại là động lực thúc đẩy nhau cùng phát triển, giảm đƣợc khoảng cách
giữa các vùng trong huyện.Vốn trong dân đã đƣợc huy động, tốc độ đô thị hóa
nhanh, bộ mặt xã hội ở nông thôn thay đổi, khang trang, sạch đẹp, văn minh
hơn, cụ thể nhƣ tổng sản phẩm xã hội, GDP và các chỉ số bình quân đầu
ngƣời năm sau cao hơn năm trƣớc; nhịp tăng trƣởng kinh tế trung bình của
thời kỳ tăng 14,88%... từ đó là tiền đề thúc đẩy sự quan tâm của chính quyền,
các ban ngành đoàn thể cũng nhƣ cộng đồng dân cƣ trong công tác bảo vệ
môi trƣờng nói chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng.
Trang 13
 Đối với các hộ dân làm nông nghiệp: Thực hiện tốt công tác khuyến
nông, chuyển đổi HTX nông nghiệp theo luật, các HTX sau khi
chuyển đổi đã làm tốt khâu dịch vụ, phòng trừ sâu bệnh, cứng hóa
kênh mƣơng,công tác phòng chống lụt bão nên sản xuất nông nghiệp
có tốc độ tăng trƣởng khá, đời sống nhân dân đƣợc ổn định, sản xuất
nông nghiệp đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch, công tác tuyên truyền phòng
chống các dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đƣợc thực hiện tốt, do
đó nhìn chung công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đƣợc
thực hiện tốt và nề nếp.
 Đối với các cơ sở sản xuất CN-TTCN: Tính đến tháng 9 năm 2009,
sản xuất CN-TTCN tăng 114% so với cùng kỳ năm 2008, giá trị các
ngành dịch vụ - thƣơng mại tăng 22% so với cùng kỳ. Huyện đã có cơ
chế khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, một số doanh
nghiệp đã mạnh dạn đầu tƣ chiều sâu, đổi mới công nghệ,áp dụng
KHKT để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng mà vẫn đảm bảo hiệu quả
kinh tế, công tác thu gom CTRSH phát sinh tại các cơ sở đƣợc thực
hiện tốt.
Triển khai xây dựng các cụm, điểm công nghiệp tạo mặt bằng thu hút
các đầu tƣ, để thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hƣớng bảo vệ môi
trƣờng, giảm thiểu ô nhiễm, hình thành rõ nét vùng chuyên sản xuất công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Việc thu, chi ngân sách thƣờng xuyên đảm bảo chỉ tiêu, nhất là thu
ngân sách địa phƣơng vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (thu ngân sách địa phƣơng
thực hiện 9 tháng đầu năm 2009 là 457,561 tỷ đồng, đạt 99% dự toán thành
phố giao, đạt 155% so với dự toán huyện giao, bằng 199,3% so với cùng kỳ
năm ngoái). Xây dựng cơ sở hạ tầng đạt nhiều kết quả, nhất là các dự án đầu
tƣ xây dựng các công trình giao thông nông thôn, công trình thủy lợi, trƣờng
Trang 14
học và trạm y tế với vốn đầu tƣ nằm trong các gói kích cầu của thành phố,
công tác đầu tƣ xây dựng các công trình bảo vệ môi trƣờng đang có những
bƣớc tiến đáng khích lệ. Các hoạt động văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến
tích cực. Công tác giải quyết cơ chế, chính sách xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ
thiệt hại do thiên tai đƣợc quan tâm thực hiện sát sao đối với từng trƣờng hợp.
Tình hình an ninh chính trị tiếp tục đƣợc ổn định, trật tự an toàn xã hội đƣợc
giữ vững, công tác quốc phòng, quân sự địa phƣơng đƣợc đảm bảo.
1.2. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt và quản lý CTRSH
1.2.1. Khái niệm chung
Theo điều 3 Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý
chất thải rắn.
1. Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch
quản lý, đầu tƣ xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại,
thu gom, lƣu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm
ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trƣờng và sức khoẻ
con ngƣời.
2. Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, đƣợc thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao
gồm chất thải rắn thông thƣờng và chất thải rắn nguy hại.
Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công
cộng đƣợc gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ
hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt
động khác đƣợc gọi chung là chất thải rắn công nghiệp.
3. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu
dùng, đƣợc thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản
xuất sản phẩm khác.
Trang 15
4. Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và
lƣu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở
đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chấp thuận.
5. Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời
gian nhất định ở nơi đƣợc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trƣớc khi vận
chuyển đến cơ sở xử lý.
6. Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi
phát sinh, thu gom, lƣu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng
hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.
8. Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích
trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong
chất thải rắn.
9. Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với
các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
1.2.2. Nguồn gốc, phân loại và thành phần chất thải rắn sinh hoạt
1.2.2.1. Nguồn gốc phát sinh và phân loại CTRSH
Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt
cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải
rắn sinh hoạt bao gồm:
+ Từ các khu dân cƣ;
+ Từ các trung tâm thƣơng mại;
+ Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trƣờng học, các công trình công
cộng;
+ Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;
+ Từ các trạm xử lý nƣớc thải và từ các ống thoát nƣớc của thành phố;
+ Từ các khu công nghiệp.
Trang 16
Hình 1: Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt [25,27]
1.2.2.2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Để phân loại chất thải rắn sinh hoạt có thể dựa vào rất nhiều tiêu chí
khác nhau nhƣ: phân loại theo vị trí hình thành, theo thành phần vật lý, hoá
học, theo tính chất rác thải....
- Theo vị trí hình thành: Tùy theo vị trí hình thành mà ngƣời ta phân ra
rác thải đƣờng phố, rác thải vƣờn, rác thải các khu công nghiệp tập trung, rác
thải hộ gia đình...[25].
- Theo thành phần hóa học và vật lý: Theo tính chất hóa học có thể
phân ra chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ, kim loại, phi kim…[25].
- Theo mức độ nguy hại, chất thải được phân thành các loại sau:
+ Chất thải nguy hại: bao gồm các hoá chất dễ phản ứng, các chất độc
hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải
phóng xạ...[25].
Các hoạt động kinh tế, xã hội
của con ngƣời
Các quá
trình phi
sản xuất
Hoạtđộng
sống và
tái sản
sinh con
ngƣời
Các hoạt
động
quản lý
Các hoạt
động giao
tiếp và đối
ngoại
CHẤT THẢI SINH HOẠT
Trang 17
+ Chất thải không nguy hại: Là những chất thải không chứa các chất và
các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp [25].
1.2.2.2.1.Thành phần CTRSH
Thành phần lý, hóa của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào
từng địa phƣơng, vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố
khác.
Bảng 3: Thành phần chủ yếu của CTRSH
Thành phần Định nghĩa Ví dụ
1. Các chất cháy đƣợc (đốt đƣợc)
a. Giấy các vật liệu làm từ giấy bột
và giấy.
các túi giấy, mảnh
bìa, giấy vệ sinh…
b. Hàng dệt có nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilon…
c. Thực phẩm các chất thải từ đồ ăn thực
phẩm
cọng rau, vỏ quả,
thân cây, lõi ngô…
d. Cỏ, gỗ củi, rơm rạ Các vật liệu và sản phẩm
đƣợc chế tạo từ gỗ, tre,
rơm…
Đồ dùng bằng gỗ
nhƣ bàn ghế, đồ
chơi, vỏ dừa
e. Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm
đƣợc chế tạo từ chất dẻo
Phim cuộn, túi chất
dẻo, chai, lọ. Chất
dẻo, các đầu vòi,
dây điện…
f. Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm
đƣợc chế tạo từ da và cao su
Bóng, giày, ví, băng
cao su…
2. Các chất không cháy đƣợc
a. Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm
đƣợc chế tạo từ sắt mà dễ bị
Vỏ nhôm, giấy bao
gói, đồ đựng…
Trang 18
Thành phần Định nghĩa Ví dụ
nam châm hút.
b. Các kim loại phi
sắt
Các vật liệu và sản phẩm
đƣợc chế tạo từ thủy tinh.
Chai lọ, đồ đựng
bẳng thủy tinh,
bóng đèn…
c. Thủy tinh Bất kỳ các loại vật liệu
không cháy khác ngoài kim
loại và thủy tinh.
Vỏ chai, ốc, xƣơng,
gạch, đá, gốm…
d. Đá và sành sứ Tất cả các vật liệu khác
không phân loại trong bản
này. Loại này có thể chia
thành 2 phần: kích thƣớc
hơn 5mm và loại nhỏ hơn 5
mm.
Đá cuội, cát, đất,
tóc..
3. Các chất hỗn hợp
Nguồn: Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn [25]
1.2.3. Ảnh hƣởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trƣờng và sức khỏe
cộng đồng
1.2.3.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và giảm mỹ quan môi trường
sống
Trong thành phần CTRSH hay còn gọi là rác thải, thông thƣờng hàm
lƣợng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớndễ bị phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối gây ô
nhiễm môi trƣờng không khí xung quanh làm ảnh hƣởng đến sức khỏe con
ngƣời và giảm mỹ quan môi trƣờng sống; những ngƣời tiếp xúc thƣờng xuyên
với rác thải nhƣ những ngƣời làm trực tiếp công việc thu nhặt các phế liệu từ
bãi rác rất dễ mắc các bệnh nhƣ viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi,
Trang 19
họng và ngoài da, phụ khoa.
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, trên thế giới mỗi năm có 5 triệu ngƣời
chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều
tài liệu trong nƣớc và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong
hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hydro hình thành từ sự phân
hủy rác thải kích thích sự hô hấp của con ngƣời, kích thích nhịp tim đập mạnh
gây ảnh hƣởng xấu tới những ngƣời mắc bệnh tim mạch [20,36].
Các ảnh hƣởng của rác thải lên sức khoẻ con ngƣời đƣợc minh họa qua sơ đồ
sau:
Hình 2: Tác động của chất thải rắn lên sức khỏe con người [20,36]
Chất thải rắn sinh hoạt
- Sinh hoạt
- Thƣơng nghiệp
- Tái chế
B i,
CH4,
NH3,
H2S,
VOC
Qua
đường
hô
hấp
Qua
chuỗi
thực
phẩm
Ăn uống, tiếp xúc qua da
Kim loại nặng,
chất độc
Môi trƣờng không khí
Nƣớc mặt Nƣớc ngầm Môi trƣờng đất
Ngƣời, động
vật
Trang 20
Tác động của CTRSH lên sức khoẻ con ngƣời thông qua ảnh hƣởng của
chúng lên các thành phần môi trƣờng. Môi trƣờng bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác
động đến sức khoẻ con ngƣời thông qua chuỗi thức ăn [20,36].
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ ngƣời mắc bệnh
ung thƣ ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số [56].
Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn
nƣớc ô nhiễm chiếm tới 25% [20,36]. Ô nhiễm không khí do quá trình phân
huỷ của rác thải cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến sức khoẻ cộng đồng. Nhiều
nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ mật thiết giữa ô nhiễm không khí do đốt
rác thải với các bệnh lý đƣờng hô hấp [20,36].
1.3.1.2. Chất thải rắn sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường
1.3.1.2.1. Đối với môi trường không khí :
CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình thƣờng là các loại thực phẩm
chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lƣợng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm và mƣa nhiều ở nƣớc ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ
phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu
cho con ngƣời. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thƣờng là H2S,
NH3, CH4, SO2, CO2…. đều là các tác nhân gây ra ô nhiễm môi trƣờng không
khí [22,34].
1.3.1.2.2. Đối với môi trường nước:
Theo thói quen, ngƣời dân thƣờng đổ rác tại các bờ sông, hồ, ao, cống
rãnh…. Lƣợng rác này sau khi bị phân hủy sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp
đến chất lƣợng nƣớc mặt, nƣớc ngầm trong khu vực. Ngoài ra, rác có thể bị
cuốn trôi theo dòng nƣớc mƣa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh, rạch… sẽ làm
nhiễm bẩn nguồn nƣớc mặt. Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm
giảm diện tích ao hồ… giảm khả năng tự làm sạch của nƣớc gây cản trở các
dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh thoát nƣớc. Hậu quả của hiện tƣợng này là hệ
Trang 21
sinh thái trong các ao hồ bị hủy diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nƣớc mặt này
cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, trực
khuẩn, thƣơng hàn… ảnh hƣởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng [22,34].
1.3.1.2.3. Đối với môi trường đất:
Trong thành phần CTRSH có chứa nhiều các chất độc, do vậy khi rác
thải đƣợc đƣa vào môi trƣờng các chất độc sẽ xâm nhập vào đất và tiêu diệt
nhiều loại sinh vật có ích cho đất nhƣ: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật
không xƣơng sống, ếch, nhái… làm giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh
nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại
túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50 -
60năm mới phân hủy hết, do đó chúng tạo thành các “bức tƣờng ngăn cách”
trong đất, hạn chế mạnh đến quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh
dƣỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng
giảm sút [22,34].
1.2.4. Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1.2.4.1. Phân loại CTR tại nguồn
Phân loại tại nguồn phát sinh đƣợc hiểu là các loại chất thải cùng loại,
cùng giá trị sử dụng, tái chế, hay xử lý… đƣợc phân chia và chứa riêng biệt
[21]. Ví dụ, thông thƣờng, tại mỗi hộ gia đình hay công sở, mỗi đơn vị, chất
thải nhƣ cácloại can, hộp, chai lọ có thể chứa trong một thùng hay túi nhựa
mầu vàng, loại giấy hay sách báo, các tông đƣợc chứa trong một thùng hay túi
nhựa mầu xanh; loại bao gói thức ăn hay thức ăn dƣ thừa đƣợc chứa trong
thùng hay túi nhựa mầu đen.
1.2.4.2. Thu gom chất thải rắn sinh hoạt
- Thu gom chất thải rắn sinh hoạt:Bao gồm từ quá trình thu gom từ các
hộ gia đình, các công sở, nhà máy cho đến các trung tâm thƣơng mại... cho
Trang 22
đến việc vận chuyển từ các thiết bị thủ công, các phƣơng tiện chuyên dùng
vận chuyển đến các điểm xử lý, tái chế [25,31].
- Quy hoạch thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Đánh giá cách thức sử
dụng các nhân lực, phƣơng tiện sao cho có hiệu quả nhất [25,31].
* Các yếu tố cần quan tâm khi quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh
hoạt [25,31].
- Chất thải rắn tạo ra (nguồn phát sinh, khối lƣợng, thành phần...);
- Phƣơng thức thu gom;
- Mức độ dịch vụ cần cung cấp;
- Tần suất và năng suất thu gom;
- Thiết bị thu gom;
- Mật độ dân số;
- Đặc điểm địa hình, khí hậu khu vực;
- Đối tƣợng và khu vực;
- Nguồn tài chính và nguồn nhân lực…
1.2.4.3. Trung chuyển và vận chuyển
Trung chuyển là hoạt động mà trong đó chất thải rắn từ các xe thu gom
nhỏ đƣợc chuyển sang các xe lớn hơn. Các xe này đƣợc sử dụng để vận
chuyển chất thải trên một khoảng cách khá xa, hoặc đến trạm thu hồi vật liệu,
hoặc đến bãi đổ. Các hoạt động trung chuyển và vận chuyển cũng đƣợc sử
dụng kết hợp hay liên kết với những trạm thu hồi vật liệu để vận chuyển các
vật liệu tái chế đến nơi tiêu thụ, hay vận chuyển phần vật liệu không thể tái
sinh đến bãi chôn lấp [25,31].
1.2.4.4. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Mục tiêu của xử lý chất thải rắn là giảm hoặc loại bỏ các thành phần
không mong muốn trong chất thải nhƣ các chất độc hai, không hợp vệ sinh,
Trang 23
tận dụng vật liệu và năng lƣợng trong chất thải. Một số phƣơng pháp xử lý
chất thải rắn sinh hoạt đƣợc áp dụng nhƣ sau:
1.2.4.4.1.Xử lý bằng công nghệ ép kiện
Phƣơng pháp ép kiện đƣợc thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập
trung thu gom vào nhà máy. Rác đƣợc phân loại bằng phƣơng pháp thủ công
trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng đƣợc nhƣ kim loại,
nilon, giấy, thuỷ tinh, nhựa... đƣợc thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ
đƣợc băng tải chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thuỷ lực với mục đích làm
giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao
[25,31].
Các kiện rác đã nén ép này đƣợc sử dụng vào việc đắp các bờ chắn
hoặc san lấp những vùng đất trũng sau khi đƣợc phủ lên các lớp đất cát. Trên
diện tích này có thể sử dụng làm mặt bằng các công trình nhƣ: công viên,
vƣờn hoa, các công trình xây dựng nhỏ và mục đích chính là làm giảm tối đa
mặt bằng khu vực xử lý rác [25,31].
1.2.4.4.2.Xử lý bằng phương pháp ủ sinh học
Ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ để
hình thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa
học tạo môi trƣờng tối ƣu đối với quá trình ủ [20,25,31].
Quá trình ủ sinh học từ rác hữu cơ là một phƣơng pháp truyền thống
đƣợc áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển nhƣ ở Việt Nam. Quá
trình ủ đƣợc coi nhƣ quá trình lên men yếm khí mùn hoặc hoạt chất mùn. Sản
phẩm thu hồi là hợp chất mùn không mùi, không chứa vi sinh vật gây bệnh và
hạt cỏ. Quá trình ủ áp dụng với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử
nƣớc, sau là xử lý cho đến khi nó thành xốp và ẩm [20,25,31].
1.2.4.4.3.Xử lý bằng phương pháp đốt
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng đƣợc áp dụng cho một số loại rác
Trang 24
nhất định không thể xử lý bằng các phƣơng pháp khác. Đây là một giai đoạn
ôxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó có rác
độc hại đƣợc chuyển hoá thành khí và các chất thải rắn không cháy. Các chất
thải khí đƣợc thải ra ngoài không khí, chất thải rắn đƣợc chôn lấp.
Phƣơng pháp đốt đƣợc áp dụng ở các nƣớc nhƣ: Đức, Nhật, Thụy Điển,
Hà Lan, Đan Mạch… đó là những nƣớc có diện tích đất cho các khu thải rác
hạn chế [20,32,33].
Xử lý rác bằng phƣơng pháp đốt có ý nghĩa quan trọng vì giảm tới mức
thấp nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng nếu sử dụng công nghệ tiên tiến
còn có ý nghĩa cao trong bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên, đây là phƣơng pháp
xử lý rác tốn kém hơn rất nhiều so với phƣơng pháp chôn lấp. Sản phẩm của
quá trình đốt rác thải sinh hoạt bao gồm nhiều khí khác nhau và dễ phát sinh
khí điôxin. Mỗi lò đốt phải đƣợc trang bị một hệ thống xử lý khí thải rất tốn
kém, nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt có thể gây ra
[32,33].
1.2.4.4.4.Xử lý bằng phương pháp chôn lấp
Chôn lấp rác thải là phƣơng pháp xử lý rác thải đơn giản và ít tốn kém
nhất hiện nay. Phƣơng pháp này áp dụng ở rất nhiều nƣớc trên thế giới trong
đó có Việt Nam [31]. Đặc điểm của phƣơng pháp này là quá trình lƣu giữ các
chất thải rắn trong một bãi chôn lấp. Các chất thải trong bãi chôn lấp bị phân
huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh
dƣỡng nhƣ: axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí khác (CO2,
CH4). Chất thải rắn đƣợc chôn lấp là các chất thải không nguy hại có khả
năng phân huỷ tự nhiên theo thời gian bao gồm:
- Rác thải gia đình;
- Rác thải chợ, đƣờng phố;
- Cành cây, lá cây;
Trang 25
- Rác thải từ văn phòng, khách sạn, nhà hàng ăn uống
- Phế thải sản xuất nông nghiệp: rơm rạ, thực phẩm, …
Tuy nhiên, chôn lấp rác thải hiện nay đang gây ra nhiều vấn đề môi
trƣờng nếu không đƣợc quản lý và xử lý đúng phƣơng pháp của bãi chôn lấp
hợp vệ sinh nhƣ: hệ thống thu khí sinh học, lu lèn, che phủ vật liệu, chống
thấm và xử lý nƣớc rỉ rác... Mặt khác, vấn đề lựa chọn địa điểm chôn lấp rác
thải đang là vấn đề gặp nhiều khó khăn ở các nƣớc do dân số ngày một tăng,
quỹ đất ngày một hạn chế [31].
1.2.5. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1.2.5.1. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên Thế giới
Vấn đề quản lý chất thải rắn mà trong đó việc quản lý CTRSH đang là
một trong những thách thức môi trƣờng mà Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc trên
thế giới phải đối mặt [27, 48].
1.2.5.1.1. Mức độ phát sinh
Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị của các nƣớc vào khoảng từ 0,5kg đến
1,5kg/ngƣời/ngày. Tại một số thành phố lớn của Trung Quốc, tỷ lệ này vào
khoảng 1,12 đến 1,2kg/ngƣời/ngày. Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị ở Thái Lan
khoảng 1kg, ở Campuchia là 0,74kg [27,31,32]. Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn
đô thị tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP (Gross Domestic product -
tổng sản phẩm quốc nội) tính theo đầu ngƣời. Chất hữu cơ là thành phần
chính trong chất thải rắn đô thị và chủ yếu là chôn lấp do chi phí chôn lấp rẻ.
Các thành phần khác, nhƣ giấy, thuỷ tinh, nhựa tổng hợp và kim loại hầu hết
đƣợc những đối tƣợng thu gom không chính thức thu gom và tái chế.
Bảng 4: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước
Tên nƣớc Dân số đô thị hiện
nay (% tổng số)
Lƣợng phát sinh CTR
đô thị hiện nay
(kg/ngƣời/ngày)
Trang 26
Tên nƣớc Dân số đô thị hiện
nay (% tổng số)
Lƣợng phát sinh CTR
đô thị hiện nay
(kg/ngƣời/ngày)
Nƣớc có thu nhập thấp 15,92 0,40
Nepal 13,70 0,50
Bangladesh 18,30 0,49
Việt Nam 20,80 0,55
Ấn Độ 26,80 0,46
Nƣớc thu nhập trung
bình
40,80 0,79
Indonesia 35,40 0,76
Philippines 54,00 0,52
Thái Lan 20,00 1,10
Malaysia 53,70 0,81
Nƣớc có thu nhập cao 86,30 1,39
Hàn Quốc 81,30 1,59
Singapore 100,00 1,10
Nhật Bản 77,60 1,47
Nguồn: Bộ môn sức khỏe môi trường, 2006 [10,11]
1.2.5.1.2. Thu gom, lưu trữ, vận chuyển CTRSH
Trên Thế giới, các nƣớc phát triển đã có những mô hình phân loại, thu
gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt rất hiệu quả. Tại các nƣớc phát triển quá
trình phân loại rác tại nguồn đã diễn ra cách đây 30 - 40 năm và đến nay hầu
hết đã đi vào nền nếp. Ở mức độ thấp, rác thải đƣợc tách thành 2 loại là hữu
cơ dễ phân huỷ và loại khó phân huỷ. Ở mức độ cao hơn, rác đƣợc tách thành
3 hay nhiều loại hơn nữa ngay từ hộ gia đình hoặc ở các điểm tập kết trong
Trang 27
khu dân cƣ. Nhờ đó công tác tái chế rác thải đạt hiệu quả cao hơn, tốn ít chi
phí hơn. Nhƣng sự thành công của việc sử dụng lại và tái chế chất thải là kết
quả của ba yếu tố có liên quan mật thiết với nhau. Một là quá trình kiên trì
vận động, tuyên truyền và cƣỡng chế ngƣời dân thực hiện phân loại rác tại
nguồn. Hai là sự đầu tƣ thoả đáng của Nhà nƣớc và xã hội vào các cơ sở tái
chế rác thải để đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế lƣợng rác
đã đƣợc phân loại tại nguồn. Ba là trình độ phát triển của xã hội cả về mặt
kinh tế, nhận thức và sự đầu tƣ cơ sở vật chất để thực hiện tái chế phần lớn
lƣợng rác thải ra hàng ngày và tiêu dùng các sản phẩm tái tạo từ chất thải
[10,11,27].
California: Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác
khác nhau. Kế tiếp rác sẽ đƣợc thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác
đƣợc thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39USD/tháng. Nếu có
những phát sinh khác nhau nhƣ: Khối lƣợng rác tăng hay các xe chở rác phải
phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm
4,92USD/tháng. Phí thu gom rác đƣợc tính dựa trên khối lƣợng rác, theo cách
này có thể hạn chế đƣợc đáng kể lƣợng rác phát sinh. Tất cả chất thải rắn
đƣợc chuyển đến bãi rác với giá 32,28USD/tấn. Để giảm giá thành nhƣ thu
gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu gom và
chuyên chở rác [21].
Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại
riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ,
rác vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ đƣợc đƣa đến nhà
máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại nhƣ: giấy, vải,
thủy tinh, kim loại… đều đƣợc đƣa đến cơ sở tái chế hàng hóa. Tại đây, rác
đƣợc đƣa đến hầm ủ có nắp đậy và đƣợc chảy trong một dòng nƣớc có thổi
khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để. Sau
Trang 28
quá trình xử lý đó, rác chỉ còn nhƣ một hạt cát mịn và nƣớc thải giảm ô
nhiễm. Các cặn rác không còn mùi sẽ đƣợc đem nén thành các viên lát vỉa hè
rất xốp, chúng có tác dụng hút nƣớc khi trời mƣa.
Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210
triệu tấn/ Tính bình quân mỗi ngƣời dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày. Hầu nhƣ
thành phần các loại rác thải trên đất nƣớc Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn
về tỷ lệ, cao nhất không phải là thành phần hữu cơ nhƣ các nƣớc khác mà là
thành phần chất thải vô cơ (giấy các loại chiếm đến 38%/, điều này cũng dễ lý
giải đối với nhịp điệu phát triển và tập quán của ngƣời Mỹ là việc thƣờng
xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn
gốc vô cơ. Trong thành phần các loại sinh hoạt thực phẩm chỉ chiếm 10,4%
và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7%. Nhƣ vậy, rác thải sinh hoạt các loại ở
Mỹ có thể phân loại và xử lý chiếm tỉ lệ khá cao (các loại khó hoặc không
phân giải đƣợc nhƣ kim loại, thủy tinh, sứ chiếm khoảng 20% [11].
Pháp: Ở nƣớc này quy định phải đựng các loại vật liệu, nguyên liệu
hay nguồn năng lƣợng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục
các loại vật liệu thành phần. Theo đó đã có các quyết định cấm các xử lý hỗn
hợp mà phải xử lý theo phƣơng pháp nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các
nhà chế tạo và nhập khẩu không sử dụng các loại vật liệu tận dụng để bảo vệ
môi trƣờng hoặc giảm bớt sự thiếu hụt vật liệu nào đó. Tuy nhiên, cần phải
tham khảo và thƣơng lƣợng để có sự nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn
khi áp dụng các yêu cầu này.
Singapore: Đây là nƣớc đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế
giới. Để có đƣợc kết quả nhƣ vậy, Singapore đầu tƣ cho công tác thu gom,
vận chuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc
làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore đƣợc thu
gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế đƣợc, đƣợc đƣa
Trang 29
về nhà máy khác để tiêu ủy. Ở Singapor có 2 thành phần chính tham gia vào
thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt từ các khu dân cƣ và công ty, hơn 300
công ty tƣ nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thƣơng mại. Tất cả
các công ty này đều đƣợc cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát, kiểm
tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và môi trƣờng. Ngoài ra, các hộ dân
và các công ty của Singapore đƣợc khuyến khích tự thu gom và vận chuyển
rác thải cho các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu
gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trả phí 17đôla Singapore/tháng, thu gom
gián tiếp tại các khu dân cƣ chỉ phải trả phí 7đôla Singapore/tháng.
Một số nƣớc đang phát triển trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới cũng
đang bắt đầu triển khai chƣơng trình 3R (Reduce, Reuse, Recycle-giảm thiểu,
tái sử dụng và tái chế). Chƣơng trình khuyến khích mọi ngƣời giảm thiểu
lƣợng rác thông qua việc thay đổi lối sống hoặc/và cách tiêu dùng, cải tiến các
quy trình sản xuất , mua bán sạch…Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ
thay cho túi nlon để nhằm giảm lƣợng rác thải phát sinh từ túi nilon. Khuyến
khích tái sử dụng là việc sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản
phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác. Còn tái chế là sử
dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất có ích khác [10,11,27].
1.2.5.1.3. Quá trình xử lý CTRSH
Với sự gia tăng của rác thì việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải là
điều mà mọi quốc gia đều cần quan tâm. Ngày nay, trên thế giới có nhiều
cách xử lý rác thải nhƣ: công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt, công
nghệ Seraphin. Đô thị hóa và phát triển kinh tế thị trƣờng đi đôi với mức tiêu
thụ tài nguyên và tỉ lệ phát sinh CTRSH theo đầu ngƣời. Dân thành thị ở các
nƣớc phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nƣớc đang phát triển gấp 6
lần, cụ thể ở các nƣớc phát triển là 2,8kg/ngƣời/ngày; ở các nƣớc đang phát
triển là 0,5kg/ngƣời/ngày. Chi phí quản lý rác thải ở các nƣớc đang phát triển
Trang 30
có thể lên tới 50% ngân sách hàng năm. Cơ sở hạ tầng tiêu hủy an toàn rác
thải thƣờng rất thiếu thốn, khoảng 30 - 60% rác thải đô thị không đƣợc cung
cấp dịch vụ thu gom.
Hiện nay có rất nhiều phƣơng pháp khác nhau để xử lý rác thải. Tỷ lệ
rác thải đƣợc xử lý theo phƣơng pháp khác nhau của một số nƣớc trên thế giới
đƣợc giới thiệu ở bảng sau:
Bảng 5: Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước
ĐVT:%
STT Nƣớc Tái chế Chế biến phân vi sinh Chôn lấp Đốt
1 Canada 10 2 80 8
2 Đan Mạch 19 4 29 48
3 Phần Lan 15 0 83 2
4 Pháp 3 1 54 42
5 Đức 16 2 46 36
6 Ý 3 3 74 20
7 Thụy Điển 16 34 47 3
8 Thụy Sĩ 22 2 17 59
9 Mỹ 15 2 67 16
Nguồn: Bộ môn sức khỏe môi trường,2006 [10,11]
1.2.5.2. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
1.2.5.2.1. Hiện trạng phát sinh CTRSH
Việt Nam đang bƣớc vào giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với
mức sống đƣợc nâng cao là những nguyên nhân chính dẫn đến lƣợng phế thải
phát sinh ngày càng lớn. Chính do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, khả năng
đầu tƣ có hạn, việc quản lý chƣa chặt chẽ cho nên tại các khu đô thị, các nơi
tập trung dân cứ với số lƣợng lớn, các khu công nghiệp, mức độ ô nhiễm do
chất thải rắn gây ra thƣờng vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Hầu hết
các bãi rác trong các đô thị từ trƣớc đến nay không theo quy hoạch tổng thể,
nhiều thành phố, thị xã, thị trấn chƣa có quy hoạch bãi chôn lấp chất thải.
Việc thiết kế và xử lý chất thải hiện tại ở các đô thị đã có bãi chôn lấp lại chƣa
Trang 31
thích hợp, chỉ là những nơi đổ rác không đƣợc chèn lót kỹ, không đƣợc che
đậy, do vậy đang tạo ra sự ô nhiễm nặng nề tới môi trƣờng đất, nƣớc, không
khí… ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay ở tất cả các thành phố, thị xã đã thành lập các công ty môi
trƣờng đô thị có chức năng thu gom và quản lý rác thải. Nhƣng hiệu quả của
công việc thu gom, quản lý rác thải còn kém, chỉ đạt từ 30 - 70% do khối
lƣợng rác phát sinh hàng ngày còn rất lớn. Trừ lƣợng rác thải đã quản lý, số
còn lại ngƣời ta đổ bừa bãi xuống các sông, ao, hồ, ngòi, khu đất trống… làm
ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, đất và không khí.
Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành
nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên,
bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức
ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lƣợng môi trƣờng và phát triển không
bền vững. Lƣợng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp
ngày càng nhiều với thành phần phức tạp (Bộ tài nguyên môi trƣờng, 2008)
[7].
Lƣợng CTRSH tại các đô thị ở nƣớc ta đang có xu thế phát sinh ngày
càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung
ở các đô thị đang có xu hƣớng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân
số và các khu công nghiệp, nhƣ các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố
Phủ Lý (17,3%), Hƣng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%),… Các đô thị khu
vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ
lệ tăng ít hơn (5,0%). Tổng lƣợng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở
lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các
tình thành trên cả nƣớc lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh
từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lƣợng còn lại
từ các công sở, đƣờng phố, các cơ sở y tế. Kết quả điều tra tổng thể năm 2006
Trang 32
- 2007 cho thấy, lƣợng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị
đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhƣng tổng
lƣợng CTRSH phát sinh tới 8000 tấn/ngày (3.920.000 tấn/năm) chiếm
45,24% tổng lƣợng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị [10,11].
Bảng 6: Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt năm 2009
Khu vực
Lƣợng phát
thải theo đầu
ngƣời
(kg/ngƣời/ngày)
% so với
tổng lƣợng
chất thải
%
thành phần
hữu cơ
Đô thị (toàn quốc ) 0,7 50 55
- Tp. Hồ Chí Minh 1,3 9
- Hà Nội 1,0 6
- Đà Nẵng 0,9 2
Nông thôn (toàn quốc ) 0,3 50 60 – 65
Nguồn: World Bank, Monre, CIDA (2005)[54]
Bảng 7: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu
năm 2007
STT Loại đô thị Lƣợng CTRSH bình
quân (kg/ngƣời/ngày)
Lƣợng CTRSH phát sinh
Tấn/ngày Tấn/năm
1 Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000
2 Loại 1 0,96 1.885 688.025
3 Loại 2 0,72 3.433 1.253.045
4 Loại 3 0,73 3.738 1.364.370
5 Loại 4 0,65 626 228.490
Tổng 6.453.930
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008 [11]
Trang 33
Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu ngƣời tại các đô thị đặc
biệt và đô thị loại I tƣơng đối cao (0,84 – 0,96kg/ngƣời/ngày); đô thị loại II và
loại III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu ngƣời là tƣơng
đƣơng nhau ( 0,72 - 0,73kg/ngƣời/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh
CTRSH đô thị bình quân trên một đầu ngƣời đạt khoảng 0,65kg/ngƣời/ngày
[11]. Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị
phát triển du lịch nhƣ thành phố Hạ Long 1,38kg/ngƣời/ngày; Hội An
1,08kg/ngƣời/ngày;... [11]. Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình
quân đầu ngƣời thấp nhất là thành phố Đồng Hới chỉ 0,31kg/ngƣời/ngày; thị
xã Gia Nghĩa 0,35kg/ngƣời/ngày; thị xã Kon Tum 0,35kg/ngƣời/ngày; thị xã
Cao Bằng 0,38kg/ngƣời/ngày [11]. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu
ngƣời tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nƣớc là
0,73kg/ngƣời/ngày [11]. Dƣới đây là bảng thể hiện lƣợng chất thải rắn sinh
hoạt theo vùng địa lý:
Bảng 8: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam đầu năm 2007
STT Đơn vị hành
chính
Lƣợng CTRSH bình
quân
(kg/ngƣời/ngày)
Lƣợng CTRSH đô thị phát
sinh
Tấn/ngày Tấn/năm
1 ĐB Sông
Hồng
0,81 4.444 1.622.060
2 Đông Bắc 0,76 1.164 424.660
3 Tây Bắc 0,75 190 69.350
4 Bắc Trung Bộ 0,66 755 275.575
5 Duyên Hải
NTB
0,85 1.640 598.600
6 Tây Nguyên 0,59 650 237.250
7 Đông Nam Bộ 0,79 6.713 2.450.245
Trang 34
STT Đơn vị hành
chính
Lƣợng CTRSH bình
quân
(kg/ngƣời/ngày)
Lƣợng CTRSH đô thị phát
sinh
Tấn/ngày Tấn/năm
8 ĐB SCL 0,61 2.136 779.640
Tổng 0,73 17.692 6.457.58
Nguồn: Bộ Tài nguyên và môi trường 2008 [11]
Với kết quả điều tra thống kê chƣa đầy đủ nhƣ trên cho thấy, tổng
lƣợng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nƣớc ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ
tƣơng đối cao (10%/năm) so với các nƣớc phát triển trên thế giới. Tổng lƣợng
phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên
khoảng 6,5triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lƣợng chất thải sinh hoạt của tất cả
các đô thị Việt Nam là 6,4triệu tấn/năm). Dự báo tổng lƣợng CTRSH đô thị
đến năm 2010 vào khoảng hơn 12triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần
22triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu
quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng
cƣờng tái chế, tái sử dụng, đầu tƣ công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp
phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng do CTRSH gây ra.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, lƣợng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phụ
thuộc vào 2 yếu tố chính là sự phát triển của nền kinh tế và dân số.
1.2.5.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị
Từ trƣớc tới nay, phần lớn CTRSH đô thị ở nƣớc ta không đƣợc tiêu
huỷ một cách an toàn ,chủ yếu vẫn là đổ ở các bãi thải lộ thiên không có sự
kiểm soát, gây ra nhiều vấn đề môi trƣờng cho dân cƣ quanh vùng mùi hôi và
nƣớc rác là nguồn gây ô nhiễm cho môi trƣờng đất, nƣớc, không khí và là ổ
phát sinh ruồi, muỗi, chuột, bọ [3,6,10].
Hiện nay, CTRSH hầu nhƣ không đƣợc phân loại tại nguồn, mà thu
gom lẫn lộn với các loại chất thải khác và vận chuyển đến bãi chôn lấp. Tuy
Trang 35
nhiên, năng lực thu gom của các đô thị vẫn còn hạn chế. Thông thƣờng tỷ lệ
thu gom trung bình chỉ đạt khoảng 60 - 80% tại các đô thị và 20 - 30% tại các
vùng nông thôn. Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị tăng từ 55% (2002)
đến 65% (2003) và 72% [9]. Một số tỉnh thành phố tỷ lệ thu gom đạt trên 80%
(2006) nhƣ: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Dƣơng, Nam Định, Ninh Bình thể
hiện những nỗ lực đáng kể trong công tác quản lý chất thải rắn [10].
Việc xử lý chất thải cho đến nay chủ yếu vẫn chỉ là đổ ra các bãi thải lộ
thiên không có sự kiểm soát dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng không khí, nƣớc
mặt và nƣớc ngầm. Theo thống kê, hiện nay trên cả nƣớc có 82 bãi chôn lấp
rác thải đang vận hành, trong số đó chỉ có 8 bãi đƣợc coi là chôn lấp hợp vệ
sinh. Ở các bãi rác còn lại, chất thải rắn mới chỉ đƣợc chôn lấp sơ sài. Một số
bãi rác đang trong tình trạng ô nhiễm cao và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời
sống của nhân dân trong vùng có bãi rác [10,11].
Hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải rắn bắt đầu phổ biến ở nƣớc ta
hiện nay. Tuy nhiên các hoạt động này chỉ góp phần giảm khoảng 10 - 12%
khối lƣợng rác thải. Hoạt động tái chế, giảm lƣợng chất thải sinh hoạt đƣợc
tập trung chủ yếu vào đầu tƣ xây dựng các nhà máy chế biến rác thành phân
hữu cơ. Một số nhà máy chế biến phân vi sinh đã đƣợc triển khai ở các đô thị
trong năm 2002 và đầu năm 2003 là Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội [20].
Nhiều địa phƣơng cũng đã triển khai xây dựng các nhà máy chế biến phân
hữu cơ vi sinh theo công nghệ Seraphin nhƣ nhà máy rác Đông Vinh (Nghệ
An), nhà máy xử lý rác Thuỷ Phƣơng (Thừa Thiên Huế) đạt công suất
150tấn/ngày và phần rác thải phải chôn lấp chỉ dƣới 10%. Tuy nhiên, công
nghệ Seraphin yêu cầu phải có diện tích nhà xƣởng, hầm ủ lớn, vì thời gian ủ
mùn hữu cơ kéo dài 30 - 40 ngày, dẫn đến chi phí xây dựng cơ bản lớn [20].
Mặt khác, hàm lƣợng kim loại nặng trong thành phần của loại phân compost
này vẫn chƣa đƣợc kiểm nghiệm chính xác nên mô hình Seraphin vẫn chƣa
Trang 36
thu hút đƣợc sự chú ý của nhiều ngƣời đặc biệt là ngƣời sử dụng sản phẩm
phân vi sinh [20].
Công nghệ CDW (Compact Device for Waste processing) cũng đang
bắt đầu đƣợc sử dụng, có thể biến hàng nghìn tấn rác thành những túi phân vi
sinh nhỏ gọn. So với dây chuyền xử lý rác Seraphin trƣớc đó, công nghệ xử lý
rác CDW linh hoạt trong việc di chuyển, nâng, hạ tần suất dễ dàng mà không
ảnh hƣởng đến tiến độ xử lý rác. Hiệu quả của hệ thống xử lý rác thải CDW
giải quyết đƣợc triệt để vấn đề môi trƣờng. Và quan trọng hơn nó tạo đƣợc
tính định hƣớng trong việc thu gom rác thải và dần xã hội hóa trong xử lý chất
thải, bảo vệ môi trƣờng.Việc thu gom và xử lý phải là một quy trình khép kín
[20].
Tóm lại:
Để giải quyết tốt vấn đề rác thải sinh hoạt, cần phải có sự tham gia tích
cực của cộng đồng. Trong Chƣơng trình hoạt động 21 (Hội nghị Quốc tế Rio -
92 về môi trƣờng và phát triển) cũng đã nhấn mạnh "các vấn đề môi trƣờng
đƣợc giải quyết tốt nhất với sự tham gia của dân chúng có liên quan ở cấp độ
thích hợp", nhằm tăng quyền làm chủ và trách nhiệm cộng đồng trong việc
bảo vệ môi trƣờng.
Quốc hội nƣớc ta cũng đã ban hành Luật Bảo vệ môi trƣờng và có các
văn bản dƣới luật để hƣớng dẫn triển khai thực hiện [4]. Tuy nhiên, vấn đề
thu gom rác thải vẫn còn nhiều khó khăn và vƣớng mắc. Công tác thu gom rác
thải sinh hoạt tại các khu dân cƣ đô thị đã đƣợc Nhà nƣớc quan tâm nhƣng
việc tổ chức và đầu tƣ chƣa đồng bộ. Tại các phố/phƣờng đã tổ chức đƣợc
mạng lƣới xe và nhân công thu gom rác theo giờ quy định, nhƣng lại chƣa tổ
chức tốt việc giáo dục và quy định cho ngƣời dân đổ rác vào thùng, vào xe
rác. Các cơ quan chức năng và các tổ chức quần chúng chƣa phối hợp chặt
chẽ công tác giáo dục tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng sinh
Trang 37
hoạt cho mọi ngƣời dân, vì vậy ý thức thải/vứt rác nơi công cộng/ nhà hàng
của dân chúng rất kém. Đặc biệt ở các khu dân cƣ ven đô thị thì việc tổ chức
thu gom rác còn nhiều bất cập. Nhiều nơi không có phƣơng tiện chuyển đi
đến bãi chôn rác lớn, thế là khu dân cƣ này đổ rác vào đầu đƣờng khu dân cƣ
khác, gây ô nhiễm trầm trọng và mất cảnh quan môi trƣờng.
Công tác phân loại rác thải sinh hoạt, trong đó phân loại rác thải hữu cơ
tại nguồn để xử lý thành phân hữu cơ còn nhiều hạn chế. Hiện nay Nhà nƣớc
và một số công ty thu gom rác thải thành phố mới chỉ chú trọng thu gom rác
để chở đến bãi chôn hoặc đến nhà máy chế biến rác song không phân loại,
tách rác tại nguồn. Việc tuyên truyền, giáo dục cộng đồng đối với công tác thu
gom, đổ rác sạch đƣờng phố, sạch làng xóm đã có nhƣng chƣa chú ý đến vấn
đề phân loại rác tại nguồn. Ngƣời dân chƣa có ý thức và thói quen giữ vệ sinh
công cộng bằng việc đổ, vứt rác đúng chỗ, đúng lúc. Đây có lẽ là tồn tại và
khó khăn nhất cho công tác giải quyết rác thải sinh hoạt, bảo vệ môi trƣờng
sống cộng đồng.
Trang 38
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Quốc Oai, thành
phố Hà Nội” nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trƣờng do chất thải gây ra và
giảm chi phí quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Huyện
Quốc Oai có 21 đơn vị trị trực thuộc bao gồm: 01 thị trấn và 20 xã đƣợc thể
hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 9: Tọa độ khống chế và diện tích của các đơn vị trong huyện Quốc
Oai
TT Tên Tọa độ
Diện tích
(km2
)
1 TT Quốc Oai 200
59’49’’ B 1050
38’38’’ Đ 5,1
2 Cấn Hữu 200
57’17’’ B 1050
36’41’’ Đ 9,87
3 Cộng Hòa 200
58’03’’ B 1050
39’56’’ Đ 4,45
4 Đại Thành 200
57’50’’ B 1050
42’42’’ Đ 2,68
5 Đồng Quang 200
58’17’’ B 1050
39’08’’ Đ 10,98
6 Đông Xuân 200
57’19’’ B 1050
30’10’’ Đ 17,2
7 Đông Yên xã trung du miền núi gồm 5 thôn:
Yên Thái, Đông Hạ, Đông Thƣợng,
Việt Yên, Trại vàng
8 Hòa Thạch 200
56’39’’ B 1050
33’38’’ Đ 18,36
9 Liệp Tuyết 200
58’47’’ B 1050
35’48’’ Đ 5.12
10 Nghĩa Hƣơng
Trang 39
TT Tên Tọa độ
Diện tích
(km2
)
11 Ngọc Liệp 200
59’59’’ B 1050
35’48’’ Đ 6.41
12 Ngọc Mỹ 200
59’19’’ B 1050
37’14’’ Đ 5.56
13 Phú Cát
14 Phú Mãn 200
56’57’’ B 1050
31’9’’ Đ 9.05
15 Phƣợng Cách 200
0’59’’ B 1050
39’16’’ Đ 2.56
16 Sài Sơn
17 Tân Hòa 200
57’53’’ B 1050
40’28’’ Đ 3.87
18 Tân Phú 200
58’3’’ B 1050
41’37’’ Đ 2.92
19 Thạch Thán 200
58’59’’ B 1050
38’3’’ Đ 2.08
20 Tuyết Nghĩa 200
58’19’’ B 1050
35’4’’ Đ 3.93
21 Yên Sơn 200
59’50’’ B 1050
39’38’’ Đ 4.27
Nguồn: Bộ thông tin và truyền thông truy cập10/04/2011[56],
Qua số liệu thống kê tại bảng 9 ta thấy thị trấn Quốc Oai có mật độ dân
số đứng thứ 2 (2141 ngƣời/km2
) sau xã Phƣợng Cách; là trung tâm kinh tế -
chính trị xã hội của huyện Quốc Oai, có đƣờng cao tốc Láng – Hòa Lạc đi qua
2km là điều kiện để thu hút các dự án đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi cho Thị
trấn phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thƣơng mại.
2.1.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
để đề xuất định hƣớng giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện
Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Do vậy, đối tƣợng cụ thể đƣợc nghiên cứu trong
luận văn là chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà
Nội.
Trang 40
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu
Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp nhằm mục đích thu thập và kế
thừa số liệu từ các tài liệu tham khảo đáng tin cậy để giảm bớt nội dung điều
tra, bổ sung những nội dung không điều tra đƣợc hay không đƣợc tiến hành,
đồng thời rút ngắn thời gian và kinh phí thực hiện luận văn. Các số liệu thứ
cấp nhƣ: các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Quốc
Oai. Các số liệu thứ cấp thu thập từ Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, phòng
Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Quốc Oai, Công ty môi trƣờng đô thị Xuân
Mai.
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập, điều tra ngoại nghiệp
Khảo sát thực địa là phƣơng pháp quan sát và khảo sát thực tế tại khu
vực nghiên cứu thông qua các hình thức nhƣ quan sát, điều tra trực tiếp… để
có cái nhìn khách quan nhất và mang tính thời sự nhất tại khu vực nghiên cứu.
Một số phƣơng pháp thu thập thông tin từ khảo sát thực địa nhƣ:
- Quan sát: Quan sát các khu vực tập trung rác thải, các bãi rác lộ
thiên… để có cái nhìn khách quan nhất đối với khu vực nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Điều tra, phỏng vấn là phƣơng
pháp điều tra thực tế bằng cách hỏi, phỏng vấn những ngƣời trực tiếp liên
quan đến vấn đề nghiên cứu. Trong giới hạn của luận văn sẽ tiến hành phỏng
vấn một số hộ dân, ngƣời thu gom trực tiếp và tiến hành điều tra công tác
quản lý CTRSH của cấp huyện, thôn, xã thông qua các văn bản, quy định ban
hành cùng một số cách thức tuyên truyền ngƣời dân. Cách thức điều tra,
phỏng vấn là hỏi trực tiếp bằng các phiếu điều tra. Một số phiếu điều tra đƣợc
lập nhƣ sau:
+ Lập phiếu điều tra phỏng vấn ngƣời dân một số nội dung sau nhƣ
lƣợng rác thải phát sinh; ƣớc lƣợng thành phần và khối lƣợng của rác
Trang 41
thải sinh hoạt; lệ phí thu gom rác thải; cách thức thu gom… Mỗi xã tiến
hành phỏng vấn 30 hộ dân;
+ Lập phiếu điều tra ngƣời trực tiếp thu gom một số nội dung nhƣ cách
thức thu gom CTRSH từ hộ gia đình, thái độ của ngƣời dân trong việc
đổ rác, mức độ đồng tình với cấp quản lý cao hơn trong công tác quản
lý CTRSH. Mỗi xã tiến hành phỏng vấn từ 2 - 3 ngƣời trực tiếp thu
gom rác;
+ Lập phiếu điều tra ngƣời quản lý trực tiếp công tác thu gom, vận
chuyển CTRSHvới một số nội dung sau: số lƣợng tổ thu gom, các
tuyến thu gom, cách thức quản lý, bãi tập kết rác thải… để biết đƣợc
thực trạng thu gom, vận chuyển CTRSH từng xã. Mỗi xã tiến hành
phỏng vấn 01 cán bộ chuyên trách của xã về công tác môi trƣờng, Ủy
ban mặt trận tổ quốc và các trƣởng thôn trong xã.
+ Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu điều tra.
Tiến hành phỏng vấn/điều tra theo từng xã, thôn, xóm.
- Phương pháp xác định thành phần rác thải: Căn cứ vào số lƣợng vị
trí tập kết rác của huyện hiện có là 19 vị trí/21 xã. Do đó, tác giả tiến hành
điều tra, quan sát các vị trí tập kết này để biết đƣợc đặc điểm, cách thức bố trí,
vận chuyển chất thải đến và đi của vị trí tập kết. Để xác định thành phần rác
thải, tác giả lấy mẫu rác tại 3 vị trí mà theo đánh giá của huyện Quốc Oai là
có khối lƣợng rác phát sinh là lớn nhất bao gồm:
+ Điểm tập kết tại xứ Đồng Đìa thuộc thôn Phúc Đức - thôn Thụy Khuê
- xã Sài Sơn;
+ Điểm tập kết tại Đìa Vàng - thôn Ngọc Than - xã Ngọc Mỹ;
+ Điểm tập kết rác tại xứ Đồng Thây - thôn Dƣơng Cốc - xã Đồng
Quang;
+ Điểm tập kết rác tại Đồng Tƣớc của Thị Trấn Quốc Oai,
Trang 42
Mỗi vị trí lấy 50kg rác, phân loại theo các chỉ tiêu phân loại lý học
gồm: các chất hữu cơ và vô cơ. Tiến hành phân loại mỗi tháng 1 lần và trong
vòng 3 tháng.
Cách thức lấy mẫu để phân loại lý học CTRSH:
+ Đổ chất thải đã thu gom xuống sàn;
+ Trộn kỹ các chất thải rắn;
+ Đánh đống chất thải rắn sinh hoạt theo hình nón;
+ Chia hình nón thành bốn phần đều nhau và lấy hai phần chéo nhau
(A + C) hoặc (B + D), sau đó nhập vào với nhau và trộn đều;
+ Chia mỗi phần chéo đã phối thành 2 phần bằng nhau;
+ Phối các phần chéo thành hai đống, sau đó lại lấy ở mỗi đống ½
đống (khoảng 20 – 30kg) để phân loại lý học.
2.2.3. Phƣơng pháp lập bảng liệt kệ
Những số liệu thu thập đƣợc đã đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống
kê, liệt kê và các bảng biểu theo hệ thống xác định: các thông tin cơ bản về
địa bàn có dự án triển khai, số liệu về kinh tế - xã hội, các ngành nghề.
2.2.4. Phƣơng pháp dự báo khối lƣợng CTRSH phát sinh trong tƣơng lai
Dự báo khối lƣợng rác phát sinh trong tƣơng lai là vấn đề cần thiết và
quan trọng để có kế hoạch đầu tƣ cho việc thu gom, vận chuyển rác một cách
hiệu quả và hợp lý. Khối lƣợng CTRSH phát sinh trong tƣơng lai của một khu
vực đƣợc dự báo dựa trên 2 căn cứ sau:
- Số dân và tỷ lệ tăng dân số;
- Khối lƣợng CTRSH phát sinh bình quân đầu ngƣời theo mức thu nhập.
Trang 43
Theo cách này, căn cứ theo dân số của khu vực nghiên cứu, kết hợp với
mô hình toán học để dự báo dân số trong những năm tiếp theo. Từ đó có thể
tính đƣợc tổng lƣợng rác thải phát sinh hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai của
khu vực. Ngoài số dân đăng ký chính thức, trong quá trình tính toán cũng cần
phải quan tâm đến số dân không đăng kí và lƣợng khách vãng lai (tính khoảng
10% dân số).
Công thức toán đƣợc dùng để dự báo dân số là công thức Euler cải tiến,
đƣợc biểu diễn nhƣ sau:
Ni+1 = Ni + r.Ni.Δt (1)
Với:
Ni: Số dân ban đầu (ngƣời)
Ni+1 : Số dân sau 1 năm (ngƣời)
r: Tốc độ tăng trƣởng (%)
Δt: Thời gian (năm)
Từ đó, tổng khối lƣợng CTRSH phát sinh đƣợc tính toán theo công
thức sau:
M = I x N (2)
Trong đó:
M: Khối lƣợng rác thải (kg/ngày.đêm)
I: Bình quân lƣợng rác thải phát sinh (kg/ngƣời/ngày.đêm)
N: Dân số trong năm ( ngƣời)
2.2.5. Tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống là một phƣơng pháp chƣa hoàn chỉnh, có tác dụng
định hƣớng tƣ duy. Phƣơng pháp này ra đời khi phải tiến hành nghiên cứu
liên ngành các đối tƣợng là các hệ thống phức tạp. Đối tƣợng nghiên cứu lý
thuyết là các tổng thể, các hệ thống. Phƣơng pháp phân tích hệ thống tiến
hành phân tích trên một hệ thống cụ thể, trên một tổng thể gồm nhiều bộ
Trang 44
phận, nhiều yếu tố thành phần có quan hệ tƣơng hỗ với nhau và với môi
trƣờng quanh chúng.
Khi phân tích hệ thống, xét từng yếu tố, nhƣng không thể xét riêng lẻ
mà phải xét mỗi yếu tố trong mối tƣơng quan và tác động qua lại của nó với
các yếu tố khác và môi trƣờng bên ngoài của chúng. Xét hệ thống không chỉ
xét tại từng thời điểm mà xét cả quá trình động của chúng.
Phƣơng pháp phân tích hệ thống nhấn mạnh tính liên ngành, sử dụng
nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau để cùng nghiên cứu, ra quyết
định cho các vấn đề phức tạp, nó không thể thiếu và xuyên suốt công tác quy
hoạch môi trƣờng.
Trong giới hạn luận văn sẽ sử dụng tiếp cận hệ thống để phân tích và
xây dựng mô hình của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Quốc
Oai, đồng thời kết hợp với các phƣơng pháp khác để đƣa ra định hƣớng giải
pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Quốc Oai.
Trang 45
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt huyện Quốc Oai
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động hàng ngày của con ngƣời.
CTRSH đƣợc thải ra ở mọi nơi, mọi lúc trong khu dân cƣ, từ các hộ gia đình,
khu thƣơng mại, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn... Hiện
trạng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại huyện Quốc Oai đƣợc nghiên cứu
theo 3 nội dung chính, bao gồm:
+ Nguồn phát sinh chủ yếu;
+ Khối lƣợng và thành phần;
+ Sự phân bố.
3.1.1. Nguồn phát sinh CTRSH
Theo báo kết quả báo cáo hiện trạng môi trƣờng huyện Quốc Oai năm
2011 [42] và quá trình khảo sát thực tế cho thấy chất thải rắn sinh hoạt của
huyện Quốc Oai phát sinh từ những nguồn chính sau:
1) Từ sinh hoạt hàng ngày của khu vực dân cƣ;
2) Từ các khu vực chợ lớn trên toàn địa bàn nhƣ chợ Phủ, chợ Bƣơng, chợ
Sài Sơn... và một số siêu thị trong khu vực thị trấn Quốc Oai, Phút
Cát...;
3) Từ các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và thƣơng mại nhỏ
lẻ;
4) Từ các trƣờng học, cơ quan nhƣ nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, Trung học,
Phổ thông, cơ quan nhà nƣớc nhƣ huyện Ủy, kho Bạc, cơ sở y tế...;
5) Khu vực công công nhƣ công viên của xã Sài Sơn nằm trong khu du
lịch chùa Thầy, chùa Trăm gian...;
Trong đó, lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ khu vực
dân cƣ, khu vực chợ lớn và các tụ điểm du lịch trên địa bàn huyện.
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóaLuận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đ
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đai
tiểu minh
 
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệpLuận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thônLuận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
 
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóaLuận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đ
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
 
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
 
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đai
 
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệpLuận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
 
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
 
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thônLuận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 

Similar to Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ

Luận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAYLuận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOTLuận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng TrịLuận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Ở Ủy Ban Nhân Dân Xã, Thị Trấn Tại Huyện Quảng Xƣ...
Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Ở Ủy Ban Nhân Dân Xã, Thị Trấn Tại Huyện Quảng Xƣ...Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Ở Ủy Ban Nhân Dân Xã, Thị Trấn Tại Huyện Quảng Xƣ...
Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Ở Ủy Ban Nhân Dân Xã, Thị Trấn Tại Huyện Quảng Xƣ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Nghiên cứu phân bố khí ozone trong khí quyển tầng thấp
Luận án: Nghiên cứu phân bố khí ozone trong khí quyển tầng thấpLuận án: Nghiên cứu phân bố khí ozone trong khí quyển tầng thấp
Luận án: Nghiên cứu phân bố khí ozone trong khí quyển tầng thấp
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam ĐảoSinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Tăng cường quản lý về hoạt động khoáng sản ở Nghệ An
Luận án: Tăng cường quản lý về hoạt động khoáng sản ở Nghệ AnLuận án: Tăng cường quản lý về hoạt động khoáng sản ở Nghệ An
Luận án: Tăng cường quản lý về hoạt động khoáng sản ở Nghệ An
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Qlnn Đối Với Hoạt Động Kin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Qlnn Đối Với Hoạt Động Kin...Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Qlnn Đối Với Hoạt Động Kin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Qlnn Đối Với Hoạt Động Kin...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9dLuận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9d
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật ở huyện Tây Hòa, Phú Yên
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật ở huyện Tây Hòa, Phú YênLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật ở huyện Tây Hòa, Phú Yên
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật ở huyện Tây Hòa, Phú Yên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trườngLuận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...
Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...
Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ (20)

Luận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAYLuận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOTLuận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
 
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng TrịLuận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
 
Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Ở Ủy Ban Nhân Dân Xã, Thị Trấn Tại Huyện Quảng Xƣ...
Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Ở Ủy Ban Nhân Dân Xã, Thị Trấn Tại Huyện Quảng Xƣ...Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Ở Ủy Ban Nhân Dân Xã, Thị Trấn Tại Huyện Quảng Xƣ...
Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Ở Ủy Ban Nhân Dân Xã, Thị Trấn Tại Huyện Quảng Xƣ...
 
Luận án: Nghiên cứu phân bố khí ozone trong khí quyển tầng thấp
Luận án: Nghiên cứu phân bố khí ozone trong khí quyển tầng thấpLuận án: Nghiên cứu phân bố khí ozone trong khí quyển tầng thấp
Luận án: Nghiên cứu phân bố khí ozone trong khí quyển tầng thấp
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
 
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam ĐảoSinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
 
Luận án: Tăng cường quản lý về hoạt động khoáng sản ở Nghệ An
Luận án: Tăng cường quản lý về hoạt động khoáng sản ở Nghệ AnLuận án: Tăng cường quản lý về hoạt động khoáng sản ở Nghệ An
Luận án: Tăng cường quản lý về hoạt động khoáng sản ở Nghệ An
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Qlnn Đối Với Hoạt Động Kin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Qlnn Đối Với Hoạt Động Kin...Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Qlnn Đối Với Hoạt Động Kin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Qlnn Đối Với Hoạt Động Kin...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9dLuận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9d
 
Luan van thac si kinh te (9)
Luan van thac si kinh te (9)Luan van thac si kinh te (9)
Luan van thac si kinh te (9)
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOT
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật ở huyện Tây Hòa, Phú Yên
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật ở huyện Tây Hòa, Phú YênLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật ở huyện Tây Hòa, Phú Yên
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật ở huyện Tây Hòa, Phú Yên
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Đề tài: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trườngLuận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
 
Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...
Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...
Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 

Recently uploaded (11)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 

Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ

  • 1. i LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo Khoa môi trường, cùng các thầy cô giáo ở nhiều bộ môn khác đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin bầy tỏ lòng kính trọng và biết ơn toàn thể cán bộ Khoa môi trường Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Đặc biệt tôi xin bầy tỏ tình cảm kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo UBND huyện Quốc Oai, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quốc Oai, UBND các phường/xã đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được nghiên cứu trên địa bàn. Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã giành nhiều tình cảm, tạo điều kiện thuận lợi, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp này./. Hà Nội, tháng 3 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Loan
  • 2. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.................................................................................................i MỤC LỤC .....................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG.....................................................................................vi MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN........................................................................... 3 1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Quốc Oai... 3 1.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 3 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 8 1.2. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt và quản lý CTRSH.................... 14 1.2.1. Khái niệm chung .......................................................................... 14 1.2.2. Nguồn gốc, phân loại và thành phần chất thải rắn sinh hoạt.......... 15 1.2.3. Ảnh hƣởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng..................................................................................................18 1.2.4. Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt.. 21 1.2.5. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt...................................... 25 CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 38 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................... 38 2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................... 38 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................... 38 2.1.3. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................... 39 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................... 40 2.2.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu ........................................................ 40 2.2.2. Phƣơng pháp thu thập, điều tra ngoại nghiệp................................ 40 2.2.3. Phƣơng pháp lập bảng liệt kệ........................................................ 42 2.2.4. Phƣơng pháp dự báo khối lƣợng CTRSH phát sinh trong tƣơng lai42 2.2.5. Tiếp cận hệ thống ......................................................................... 43
  • 3. iii CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................... 45 3.1. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt huyện Quốc Oai............................. 45 3.1.1. Nguồn phát sinh CTRSH.............................................................. 45 3.1.2. Khối lƣợng và thành phần CTRSH............................................... 46 3.1.3. Phân bố CTRSH........................................................................... 53 3.2. Hiện trạng quản lý CTRSH tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.... 54 3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trƣờng trên địa bàn huyện Quốc Oai.............................................................................................................54 3.2.2. Hiện trạng thu gom CTRSH ......................................................... 56 3.2.3.Hiện trạng lƣu trữ, vận chuyển và xử lý CTRSH ........................... 59 3.2.4. Nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ môi trƣờng huyện Quốc Oai.............................................................................................................63 3.2.5. Các vấn đề còn tồn tại trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH .................................................................................................. 65 3.3. Diễn biến khối lƣợng CTRSH phát sinh tại huyện Quốc Oai đến năm 2020. ......................................................................................................... 66 3.3.1. Cơ sở dự báo số dân và tỷ lệ tăng dân số của huyện Quốc Oai ..... 66 3.3.2. Cơ sở dự báo mức độ phát sinh CTRSH....................................... 68 3.3.3. Diễn biến khối lƣợng CTRSH phát sinh từ năm 2008 - 2020........ 68 3.4. Phân tích tính đa chiều trong hệ thống quản lý CTRSH tại huyện Quốc Oai - thành phố Hà Nội. ............................................................................ 70 3.4.1. Cấu trúc nội tại của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt ........ 70 3.4.2. Môi trƣờng giao dịch của hệ thống quản lý CTRSH huyện Quốc Oai.............................................................................................................73 3.4.3. Thƣợng hệ của hệ thống quản lý CTRSH ..................................... 77 3.4.4. Các nhiễu loạn của hệ thống quản lý CTRSH huyện Quốc Oai..... 78 3.4.5. Tính đa chiều của hệ thống quản lý CTRSH huyện Quốc Oai ...... 79
  • 4. iv 3.5. Định hƣớng giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đến năm 2020........................................................ 80 3.5.1. Giải pháp quản lý ......................................................................... 81 3.5.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật, công nghệ .................................. 84 3.5.3. Giải pháp về vốn đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng.................................. 93 3.5.4. Giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng...................................... 94 KẾT LUẬN.................................................................................................. 96 1. Kết luận................................................................................................. 96 1.1. Hiện trạng phát sinh CTRSH........................................................... 96 1.2. Hiện trạng quản lý CTRSH ............................................................. 96 1.3. Dự báo lƣợng CTRSH phát sinh từ năm 2013 đến năm 2020 .......... 97 2. Kiến nghị............................................................................................... 97 2.1. Với UBND và các cấp, các ngành huyện Quốc Oai......................... 97 2.2. Đối với UBND và các ban, ngành thành phố Hà Nội....................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 99
  • 5. v CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trƣờng CN-TTC : Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp CTR : Chất thải rắn CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt HTX : Hợp tác xã KTXH : Kinh tế xã hội TNMT : Tài nguyên môi trƣờng UBND : Ủy ban nhân dân
  • 6. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Dân số Quốc Oai năm 2005 - 2008................................................... 9 Bảng 2: Dân số 15 tuổi trở lên có việc làm .................................................. 10 Bảng 3: Thành phần chủ yếu của CTRSH .................................................... 17 Bảng 4: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước........................ 25 Bảng 5: Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước .. 30 Bảng 6: Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt năm 2009 ......................... 32 Bảng 7: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007 ..................................................................................................... 32 Bảng 8: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam đầu năm 2007...... 33 Bảng 9: Tọa độ khống chế và diện tích của các đơn vị trong huyện Quốc Oai ..................................................................................................................... 38 Bảng 10: Khối lượng rác thải sinh hoạt của huyện Quốc Oai từ 2005 - 2008 ..................................................................................................................... 46 Bảng 11: Thành phần rác tính theo kết quả phân tích thực tế lấy tại điểm tập kết rác thôn Th y Khuê - xã Sài Sơn Mẫu 1 ............................................. 49 Bảng 12: Thành phần rác tính theo kết quả phân tích thực tế lấy tại điểm tập kết rác tại Đìa Vàng - thôn Ngọc Than - xã Ngọc Mỹ Mẫu 2 ..................... 50 Bảng 13: Thành phần rác tính theo kết quả phân tích thực tế lấy tại xứ Đồng Thây - thôn Dương Cốc - xã Đồng Quang Mẫu 3 ...................................... 51 Bảng 14: Thành phần rác tính theo kết quả phân tích thực tế lấy tại Đồng Tước của Thị Trấn Quốc Oai Mẫu 4 .......................................................... 52 Bảng 15: Cơ cấu từng loại rác thải theo địa bàn.......................................... 53 Bảng 16: Tình hình thu gom rác thải của các xã/ thị trấn trên địa bàn huyện Quốc Oai...................................................................................................... 58
  • 7. vii Bảng 17: Danh sách một số điểm trung chuyển rác thải đã có trên địa bàn huyện Quốc Oai ........................................................................................... 60 Bảng 18: Khối lượng rác vận chuyển và xử lý trên địa bàn huyện Quốc Oai năm 2011 ..................................................................................................... 62 Bảng 19: Dân số huyện Quốc Oai từ năm 2008 - 2020 ................................ 67 Bảng 20: Diễn biến khối lượng CTRH huyện Quốc Oai phát sinh từ năm 2008 - 2020 .................................................................................................. 68 Bảng 21: Quy hoạch nguồn nhân lực quản lý môi trường tại huyện Quốc Oai ..................................................................................................................... 81
  • 8. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1: Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt [25,27]............................. 16 Hình 2: Tác động của chất thải rắn lên sức khỏe con người [20,36]............ 19 Hình 3: Diễn biến khối lượng CTRSH của huyện Quốc Oai từ năm 2005- 2008 ............................................................................................................. 47 Hình 4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trường huyện Quốc Oai [42]... 55 Hình 5: Biểu đồ diễn biến khối lượng CTRSH phát sinh từ năm 2008 - 2020 ..................................................................................................................... 69 Hình 6: Sơ đồ cấu trúc nội tại của hệ thống quản lý CTRSH tại huyện Quốc Oai ............................................................................................................... 71 Hình 7: Môi trường giao dịch của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt. 74 Hình 8: Sơ đồ nhà máy chế biến phân vi sinh............................................... 89 Hình 9: Mô hình ủ phân compost hiếu khí [20] ............................................ 90
  • 9. Trang 1 MỞ ĐẦU Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 25km. Hiện tại, huyện có 21 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm thị trấn Quốc Oai và 20 xã. Theo số liệu thống kê năm 2009, huyện có diện tích khoảng 147,01km2 và dân số khoảng 156.800 ngƣời nên khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trƣờng rất lớn vào khoảng 78,400kg/ngày tƣơng đƣơng khoảng 2900tấn/năm. Song song với tốc độ tăng gia tăng dân số và phát triển kinh tế của huyện Quốc Oai, lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh không ngừng tăng về khối lƣợng mà còn phức tạp hơn về thành phần và tính chất. Hơn nữa, hiện nay lƣợng rác thải sinh hoạt này hầu hết đƣợc thu gom theo phƣơng thức thủ công sau đó lƣu giữ tại các bãi rác lộ thiên nằm rải rác trên khắp địa bàn gây ra nhiều vấn đề môi trƣờng. Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, huyện Quốc Oai đƣợc định hƣớng phát triển là đô thị sinh thái, văn hóa lịch sử, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và một phần đô thị vệ tinh Hòa Lạc; đồng thời là đô thị khoa học, công nghệ và đào tạo có chức năng hỗ trợ đô thị trung tâm và công nghiệp, dịch vụ, y tế, đào tạo. Đây cũng là trung tâm nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái và tâm linh, hỗ trợ phát triển cho khu vực nông thôn nằm trong hành lang xanh của thành phố. Đối với khu vực nông thôn, gồm các xã nằm ngoài phạm vi phát triển đô thị đƣợc định hƣớng phát triển theo mô hình nông thôn mới đặc thù của Thủ đô theo hƣớng phát triển các mô hình trang trại, nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp, khai thác các hoạt động phục vụ du lịch, bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống... Khu vực hành lang xanh khuyến khích phát triển các hoạt động du lịch, phát triển các mô hình trang trại, nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp. Khoanh vùng bảo vệ và bảo tồn các làng nghề truyền thống, các vùng đa dạng sinh thái, vùng nông nghiệp năng suất cao.
  • 10. Trang 2 Do vậy, một trong những vấn đề môi trƣờng đáng quan tâm nhất của toàn huyện là công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Khối lƣợng rác thải ngày một tăng lên sẽ trở thành mối quan ngại lớn cho toàn huyện nói riêng và cho thành phố Hà Nội nói chung. Hơn nữa, cho đến nay các công tác nghiên cứu và những hành động bảo vệ môi trƣờng thực tiễn diễn ra trên địa bàn huyện Quốc Oai chỉ dừng lại ở việc quản lý môi trƣờng chung chứ chƣa có những nghiên cứu hay quy hoạch cụ thể nào về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Trên cơ sở ứng dụng tiếp cận hệ thống, luận văn nghiên cứu đề tài “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội” nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trƣờng do chất thải gây ra và giảm chi phí quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Đề tài đƣợc thực hiện và hoàn thiện từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Quốc Oai. .
  • 11. Trang 3 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Quốc Oai 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Quốc Oai là một huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Tây (cũ), có tọa độ địa lý nhƣ sau: - Vĩ độ Bắc: từ 200 54’ đến 210 04’ - Kinh độ Đông: từ 1050 30’ đến 1050 43’50’’ Quốc Oai cách Thủ đô Hà Nội 30km về phía Tây, cách quận Hà Đông 18km và thị xã Sơn Tây 24km. Ranh giới địa lý cụ thể nhƣ sau: - Phía Bắc: Giáp huyện Phúc Thọ và huyện Thạch Thất - Phía Nam: Giáp huyện Chƣơng Mỹ - Phía Đông: Giáp huyện Hoài Đức - Phía Tây: Giáp huyện Lƣơng Sơn (Hòa Bình) Diện tích tự nhiên của Quốc Oai vào khoảng 147km2 bao gồm: Thị trấn Quốc Oai và 20 xã (kể cả xã Đông Xuân mới sát nhập vào Quốc Oai từ 5/8/2008) với tổng số dân là 163.714 ngƣời, mật độ dân số là 1.114ngƣời/km2 [42]. Là một huyện mới sát nhập vào Hà Nội, Quốc Oai có vị trí quan trọng trong kế hoạch phát triển của Thủ đô, là nơi tiếp nhận các xí nghiệp, nhà máy di dời từ trung tâm Thành phố. Hiện nay, trên địa bàn huyện đang triển khai nhiều dự án xây dựng lớn nhƣ các khu đô thị, khu công nghiệp và khu du lịch sinh thái… Huyện Quốc Oai có hệ thống đƣờng giao thông khá phát triển, tuyến đƣờng cao tốc Láng Hòa Lạc qua huyện với chiều dài khoảng 9km là tuyến chiến lƣợc nối Thủ đô Hà Nội với chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa
  • 12. Trang 4 Lạc - Sơn Tây (đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt sẽ là vành đai phát triển thủ đô Hà Nội vào năm 2020) là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.1.2. Địa hình, địa mạo Quốc Oai là khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, địa hình khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi. Nhìn tổng quát, địa hình huyện có hƣớng thấp từ Tây sang Đông và đƣợc chia thành 3 vùng chính:  Vùng đồi thấp: Nằm ở phía Tây của huyện gồm 5 xã là Đông Xuân, Phú Cát, Phú Mãn, Hòa Thạch và Đông Yên là vùng bán sơn địa, địa hình trong vùng không đồng đều, gồm những đồi thấp xen kẽ các đồi trũng. Phần lớn đất của vùng này bị bạc màu nghiêm trọng, thích hợp cho phát triển trồng cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao [43].  Vùng nội đồng gồm 7 xã là Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Nghĩa Hƣơng, Cấn Hữu, Ngọc Liệp, Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết có độ cao từ 5 - 7m, có xu hƣớng giảm dần về phía Tây Nam [43].  Vùng bãi Đáyven sông gồm 01 thị trấn Quốc Oai và 08 xã là Sài Sơn, Phƣợng Cách, Yên Sơn, Đồng Quang, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành có độ cao giảm gần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Trên bề mặt vùng bãi có một số núi sót nhƣ quần thể đá vôi ở Sài Sơn [43]. Tóm lại, Quốc Oai có địa hình đa dạng, vùng núi đồi gò ở phía Tây, vùng núi sót trong cụm “núi sót” Thập Lục Kỳ Sơn ở phía Đông Bắc huyện. Vùng đồng bằng phía Đông, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Với đặc điểm địa hình nhƣ trên, huyện có thể phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi trong đó có những loại cây công nghiệp, cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao song song với nó là những khó khăn trong công tác thủy lợi.
  • 13. Trang 5 1.1.1.3. Khí hậu, thời tiết Khí hậu huyện Quốc Oai mang đặc điểm khí hậu của vùng đồng bằng sông Hồng với 2 mùa rõ rệt là mùa đông khô và lạnh, mùa hè nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 240 C, lƣợng mƣa trung bình là 1650 - 1800mm. Trong 15 năm qua, lƣợng mƣa trong năm cao nhất (1994) là 2300 mm; năm thấp nhất (năm 1995) là 1200mm. Trận mƣa lớn nhất (tháng 11 năm 1984) là 520mm. Hàng năm, Quốc Oai chịu ảnh hƣởng của 2 - 3 cơn bão, gió thƣờng dƣới cấp 8, cấp 9. Trong những năm gần đây, khí hậu ít có sƣơng muối, song một số năm có xoáy lốc cục bộ gây hại đối với cây cối và nhà cửa [42,43]. Do đặc điểm của địa hình, địa mạo, Quốc Oai có 2 tiểu vùng khí hậu khác nhau, gồm:  Vùng đồng bằng: nằm phía Đông sông Tích, độ cao chủ yếu dƣới 10m, mang đặc điểm khí hậu đồng bằng. Nhiệt độ trung bình năm 23,80 C, cao nhất (tháng 6) là 37,50 C; thấp nhất (tháng 1) là 140 C. Trong năm có khoảng 1600 - 1700 giờ nắng, độ ẩm trung bình là 82 - 86% [42].  Vùng đồi gò: nằm phía Tây sông Tích, độ cao trung bình 15 - 50mm, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả trong điều kiện tƣới ở vùng gò đồi khá khó khăn [42]. Nhìn chung, Quốc Oai có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc gieo trồng quanh năm, đa dạng hóa nông nghiệp, phát triển các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao phục vụ nhân dân, cung cấp cho thị trƣờng Hà Nội và các vùng lân cận. 1.1.1.4. Thủy văn Trên địa bàn huyện có hệ thống các con sông chảy qua đó là sông Đáy và sông Tích. Ngoài ra, sông Hồng tuy không chảy qua địa phận Quốc Oai, song mực nƣớc sông Hồng ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tƣới tiêu cho hơn
  • 14. Trang 6 1000ha ở vùng ven sông Đáy. Các sông ở Quốc Oai có 2 mùa rõ rệt, mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau [42,43]. 1.1.1.5. Tài nguyên đất Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 14.700,62ha [42]. Theo kết quả thống kê, Quốc Oai hiện có 8 loại đất chính sau: 1. Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm; 2. Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm; 3. Đất phù sa Gley; 4. Đất phù sa úng nước; 5. Đất lầy l t; 6. Đất đỏ vàng trên đá phiên sét; 7. Đất nâu vàng trên phù sa cổ; 8. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước; 9. Các loại đất khác. 1.1.1.6. Tài nguyên nước Nguồn nước mặt: Với hệ thống sông Đáy, sông Tích và khoảng 200ha ao hồ. Tổng trữ lƣợng nƣớc mặt ƣớc tính 240 - 250triệu m3 /năm. Đây là nguồn nƣớc cung cấp cho sinh hoạt, nƣớc tƣới cho đồng ruộng và nuôi trồng thủy sản [42,43]. Nguồn nước ngầm: Nguồn nƣớc ngầm bao gồm 2 khu vực nhƣ sau:  Vùng đồng bằng: nƣớc ngầm dồi dào và nông, các giếng đào có độ sâu trung bình 10m là có nƣớc. Với giếng khoan, độ sâu gặp nƣớc là 25-30m, ở độ sâu 60 - 80m nƣớc có trữ lƣợng khá, chất lƣợng tốt [42,43].  Vùng bán sơn địa: giếng đào có độ sâu 10m, một số giếng có thể cạn trong mùa khô [42,43].
  • 15. Trang 7 Tuy nhiên, theo báo cáo về Quy hoạch KTXH huyện Quốc Oai, tài nguyên nƣớc của huyện có những dấu hiệu suy kiệt, nƣớc trong hồ ao bị ô nhiễm, nƣớc sông Tích, sông Đáy dễ gây ngập úng trong mùa mƣa, cạn về mùa khô do bị bồi lấp, nƣớc ngầm đƣợc khai thác thiếu kế hoạch ở vùng đồng bằng, hiếm ở vùng bán sơn địa. Vì vậy, để khai thác nguồn tài nguyên nƣớc có hiệu quả cho sản xuất và đời sống cần quản lý chặt chẽ việc khai thác nƣớc ngầm, tu bổ nạo vét hệ thống sông ngòi, đầu tƣ chiều sâu cho thủy lợi. 1.1.1.7. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học Tài nguyên rừng:Diện tích có rừng của Quốc Oai là 485ha, tập trung chủ yếu ở xã Phú Mãn, Đông Yên, Hòa Thạch. Trong đó, rừng tự nhiên phòng hộ 85 ha, rừng nguyên sinh 230ha, rừng trồng tập trung là 62ha, rừng trồng mới là 30ha, rừng trồng phân tán là 78ha [38,42,43]. Đa dạng sinh học: Bao gồm đa dạng sinh thái thủy sinh và đa dạng trong hệ sinh thái rừng [38,42,43]. 1.1.1.8. Tài nguyên khoáng sản Theo các tài liệu hiện có, Quốc Oai có một số tài nguyên khoáng sản nhƣ đá granite (Phú Mãn và Hòa Thạch), sét (Hòa Thạch), Cao lanh (Đông Yên), vàng gốc (Cổ Rùa - Phú Mãn), vàng sa khoáng (vùng đồi gò), đolomit (Phƣợng Cách), đá vôi (Phƣợng Cách, Sài Sơn), than bùn (Phú Cát, Hòa Thạch, Đông Yên), nƣớc khoáng (Phú Cát), laterit (Đông Yên) [43]. Đánh giá chung  Thuận lợi: Nằm trên trục không gian và cảnh quan phát triển của thủ đô Hà Nội và chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây, có đƣờng cao tốc Láng - Hòa Lạc chạy qua, do đó Quốc Oai có những điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc để phát triển công nghiệp và đô thị... kéo theo những tiềm năng cho đầu tƣ xây dựng, phát
  • 16. Trang 8 triển các công trình bảo vệ môi trƣờng nhƣ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xử lý nƣớc thải... Với những điều kiện thuận lợi về đất đai, địa hình, khí hậu... cho phép Quốc Oai phát triển nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất đa canh và thâm canh, cung cấp các sản phẩm mà thị trƣờng đô thị cần nhƣ lƣơng thực, thực phẩm, hoa quả, rau sạch, cây cảnh... tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và là điều kiện tiên quyết để đƣa ra những phƣơng thức phù hợp trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong khu vực này. Các cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa cũng là điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động du lịch, dịch vụ hƣớng tới xây dựng mô hình xử lý nƣớc thải, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt quy mô và có hiệu quả.  Khó Khăn Ngoài những thuận lợi nêu trên, huyện Quốc Oai còn gặp không ít trở ngại cho đầu tƣ hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi để chủ động tƣới tiêu, phục vụ sản xuất đời sống trên địa bàn huyện, hệ thống các công trình bảo vệ môi trƣờng, chƣa có những quy hoạch cụ thể trong công tác thu gom, vận chuyển, lƣu trữ và xử lý chất thải nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng. Tài nguyên rừng đang có nguy cơ suy giảm, đất đai phía Tây của huyện dần bị thoái hóa do xói mòn, rửa trôi gây trở ngại cho sản xuất nông, lâm nghiệp. 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế Trong những năm qua, nền kinh tế huyện Quốc Oai có sự chuyển biến rõ rệt. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện Quốc Oai năm 2007 đạt 14,88%. trong đó nông nghiệp chiếm 2,4%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2007 đạt 7.307.000 đồng. Tính đến năm 2008, tổng giá trị sản xuất toàn huyện Quốc Oai đạt 2064,71 tỷ đồng (trong đó, sản xuất nông nghiệp 768,380 triệu
  • 17. Trang 9 đồng, sản xuất lâm nghiệp đạt 6,040 tỷ đồng, sản xuất thủy sản là 18,840 tỷ đồng, sản xuất công nghiệp đạt 1720,46 tỷ đồng và sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 318,602 triệu đồng - tính theo giá hiện hành). Thu nhập bình quân đầu ngƣời trong năm 2008 là 12.611.691 đồng [38,40,41,42]. 1.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản (năm 2005 là 37,54%, năm 2007 là 29,50%), tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và du lịch dịch vụ (công nghiệp - xây dựng năm 2005 là 38,64%, năm 2007 là 42,70%), du lịch - dịch vụ thƣơng mại năm 2005 là 23,82%, năm 2007 là 27,80%[40,41,42]. 1.1.2.3. Đặc điểm nguồn nhân lực - văn hóa - xã hội huyện Quốc Oai 1.2.2.3.1.Dân số Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005 là 1,28% đến năm 2007 giảm xuống còn 1,15%. Tuy nhiên, đến năm 2008 do tỷ lệ sinh con thứ 3 có xu hƣớng tăng hơn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng lên đến 1,26%. Dân số tại huyện nhìn chung khá cân bằng giữa tỷ lệ nam và nữ (năm 2007 là 48,30% đối với nam và 51,70% đối với nữ, năm 2008 là 47,80% đối với nam và 52,20% đối với nữ) [40,41]. Bảng 1: Dân số Quốc Oai năm 2005 - 2008 TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 1 Dân số trung bình 155.391 157.641 160.640 163.714 - Nam (ngƣời) 75.025 76.395 77.580 78.250 - Nữ (ngƣời) 80.366 81.246 83.060 85.464 Tỉ lệ tăng tự nhiên (%) 1.28 1.24 1.15 1.26 Nguồn: Niên giám thống kê 2007 - 2008 huyện Quốc Oai[41]
  • 18. Trang 10 1.1.2.3.2.Nguồn nhân lực: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2007 khoảng 80.970 ngƣời, trong đó 42.511 ngƣời (chiếm 52,50%) là lao động nông nghiệp, số lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp là 22.834 ngƣời (chiếm 28,20% tổng số lao động). Số lao động trong ngành dịch vụ là 2.875 ngƣời (chiếm 3,44%). Hạn chế của lao động Quốc Oai là thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề. Tỷ lệ lao động qua các trƣờng đào tạo nghề thấp, chủ yếu làm việc bằng kinh nghiệm. Lao động ở nông thôn đang thiếu việc làm, thời gian làm việc chiếm khoảng 70%, phổ biến thuần nông, dân cƣ phân bố không đồng đều. Năm 2008: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 85.770 ngƣời, trong đó 45.700 ngƣời (chiếm 53,28%) là lao động nông nghiệp, số lao động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là 23.150 ngƣời (chiếm 26,99% tổng số lao động). Số lao động trong ngành dịch vụ lƣu trú, ăn uống và hoạt động dịch vụ khác là 3.168 ngƣời (chiếm 3,69%) [40,41]. Số lƣợng lao động năm 2007 và 2008 thể hiện trong bảng sau: Bảng 2: Dân số 15 tuổi trở lên có việc làm Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Số lao động (ngƣời) Tỉ lệ (%) Số lao động (ngƣời) Tỉ lệ (%) Tổng số 80.970 85.770 -Nông nghiệp 42.511 52,50 45.700 53,28 -Công nghiệp chế biến, chế tạo 22.834 28,20 23.150 26,99 -Dịch vụ lƣu trú, ăn uống và dịch vụ khác 2.785 3,44 3.168 3,70 -Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng, điều 26 0,03 26 0,03
  • 19. Trang 11 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Số lao động (ngƣời) Tỉ lệ (%) Số lao động (ngƣời) Tỉ lệ (%) hòa không khí -Xây dựng 5.232 6,47 5.530 6,45 -Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy 3.020 3,73 3.314 3,86 Thông tin và truyền thông 54 0,07 67 0,078 -Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 61 0,08 62 0,072 -Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị xã hội, quản lý Nhà nƣớc, an ninh quốc phòng. 1.173 1,45 1.251 1,46 -Giáo dục và đào tạo 2.613 3,23 2.689 3,14 -Y tế và trợ giúp xã hội 261 321 0,37 -Nghệ thuật, vui chơi giải trí - 0,31 37 0,043 - Hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình 400 0,49 455 0,53 Nguồn: Niên giám thống kê 2006 - 2007, 2007 - 2008 huyện Quốc Oai [40,41] 1.1.2.3.3.Về xã hội Huyện Quốc Oai đã tổ chức thực hiện tốt chính sách đối với ngƣời có công và các đối tƣợng bảo trợ xã hội, thăm hỏi, tặng quà cho các đối tƣợng chính sách xã hội nhân dịp lễ, tết. Hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 803 ngƣời tham gia hoạt động kháng chiến, đã cấp giấy chứng nhận
  • 20. Trang 12 cho 195 con thƣơng binh, bệnh binh, liệt sỹ, ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học… Theo tiêu chí mới của Thành phố, huyện đã hoàn thành nghiệm thu hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn. Số hộ cận nghèo là 1.776 hộ (chiếm 4,38%), số hộ nghèo là 5.695 hộ (chiếm 14,05%). Đồng thời, huyện đã thực hiện chƣơng trình giảm nghèo và hỗ trợ cho 153 hộ nghèo xây lại nhà bị xuống cấp, hƣ hỏng nặng; chỉ đạo kịp thời công tác hỗ trợ nhân dân bị ảnh hƣởng của đợt ngập úng cuối năm 2008 đảm bảo công khai, minh bạch với tổng số kinh phí trên 19 tỷ đồng [42]. Công tác thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tính đến ngày 30/9/2009 đạt 18,02 tỷ đồng; đã chi trả cho các đối tƣợng bảo hiểm xã hội với số tiền là 35,4 tỷ đồng. Công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội nhìn chung đảm bảo kịp thời và tuân theo đúng chế độ mà Nhà nƣớc đã đề ra [42]. Nhận xét chung Theo thống kê năm 2007 cơ cấu kinh tế là công nghiệp chiếm 42,7%, dịch vụ thƣơng mại 27,8% và nông, lâm nghiệp, thủy sản 29,5%. Phát triển kinh tế kéo theo nhiều nguy cơ nhƣ gia tăng mức độ ô nhiễm, gia tăng khối lƣợng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt…Tuy nhiên, kinh tế nhiều thành phần tồn tại là động lực thúc đẩy nhau cùng phát triển, giảm đƣợc khoảng cách giữa các vùng trong huyện.Vốn trong dân đã đƣợc huy động, tốc độ đô thị hóa nhanh, bộ mặt xã hội ở nông thôn thay đổi, khang trang, sạch đẹp, văn minh hơn, cụ thể nhƣ tổng sản phẩm xã hội, GDP và các chỉ số bình quân đầu ngƣời năm sau cao hơn năm trƣớc; nhịp tăng trƣởng kinh tế trung bình của thời kỳ tăng 14,88%... từ đó là tiền đề thúc đẩy sự quan tâm của chính quyền, các ban ngành đoàn thể cũng nhƣ cộng đồng dân cƣ trong công tác bảo vệ môi trƣờng nói chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng.
  • 21. Trang 13  Đối với các hộ dân làm nông nghiệp: Thực hiện tốt công tác khuyến nông, chuyển đổi HTX nông nghiệp theo luật, các HTX sau khi chuyển đổi đã làm tốt khâu dịch vụ, phòng trừ sâu bệnh, cứng hóa kênh mƣơng,công tác phòng chống lụt bão nên sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng trƣởng khá, đời sống nhân dân đƣợc ổn định, sản xuất nông nghiệp đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch, công tác tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đƣợc thực hiện tốt, do đó nhìn chung công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đƣợc thực hiện tốt và nề nếp.  Đối với các cơ sở sản xuất CN-TTCN: Tính đến tháng 9 năm 2009, sản xuất CN-TTCN tăng 114% so với cùng kỳ năm 2008, giá trị các ngành dịch vụ - thƣơng mại tăng 22% so với cùng kỳ. Huyện đã có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tƣ chiều sâu, đổi mới công nghệ,áp dụng KHKT để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế, công tác thu gom CTRSH phát sinh tại các cơ sở đƣợc thực hiện tốt. Triển khai xây dựng các cụm, điểm công nghiệp tạo mặt bằng thu hút các đầu tƣ, để thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hƣớng bảo vệ môi trƣờng, giảm thiểu ô nhiễm, hình thành rõ nét vùng chuyên sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Việc thu, chi ngân sách thƣờng xuyên đảm bảo chỉ tiêu, nhất là thu ngân sách địa phƣơng vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (thu ngân sách địa phƣơng thực hiện 9 tháng đầu năm 2009 là 457,561 tỷ đồng, đạt 99% dự toán thành phố giao, đạt 155% so với dự toán huyện giao, bằng 199,3% so với cùng kỳ năm ngoái). Xây dựng cơ sở hạ tầng đạt nhiều kết quả, nhất là các dự án đầu tƣ xây dựng các công trình giao thông nông thôn, công trình thủy lợi, trƣờng
  • 22. Trang 14 học và trạm y tế với vốn đầu tƣ nằm trong các gói kích cầu của thành phố, công tác đầu tƣ xây dựng các công trình bảo vệ môi trƣờng đang có những bƣớc tiến đáng khích lệ. Các hoạt động văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác giải quyết cơ chế, chính sách xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ thiệt hại do thiên tai đƣợc quan tâm thực hiện sát sao đối với từng trƣờng hợp. Tình hình an ninh chính trị tiếp tục đƣợc ổn định, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững, công tác quốc phòng, quân sự địa phƣơng đƣợc đảm bảo. 1.2. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt và quản lý CTRSH 1.2.1. Khái niệm chung Theo điều 3 Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn. 1. Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tƣ xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lƣu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời. 2. Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, đƣợc thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thƣờng và chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng đƣợc gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác đƣợc gọi chung là chất thải rắn công nghiệp. 3. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng, đƣợc thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm khác.
  • 23. Trang 15 4. Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lƣu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chấp thuận. 5. Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi đƣợc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trƣớc khi vận chuyển đến cơ sở xử lý. 6. Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lƣu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. 8. Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn. 9. Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. 1.2.2. Nguồn gốc, phân loại và thành phần chất thải rắn sinh hoạt 1.2.2.1. Nguồn gốc phát sinh và phân loại CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: + Từ các khu dân cƣ; + Từ các trung tâm thƣơng mại; + Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trƣờng học, các công trình công cộng; + Từ các dịch vụ đô thị, sân bay; + Từ các trạm xử lý nƣớc thải và từ các ống thoát nƣớc của thành phố; + Từ các khu công nghiệp.
  • 24. Trang 16 Hình 1: Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt [25,27] 1.2.2.2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt Để phân loại chất thải rắn sinh hoạt có thể dựa vào rất nhiều tiêu chí khác nhau nhƣ: phân loại theo vị trí hình thành, theo thành phần vật lý, hoá học, theo tính chất rác thải.... - Theo vị trí hình thành: Tùy theo vị trí hình thành mà ngƣời ta phân ra rác thải đƣờng phố, rác thải vƣờn, rác thải các khu công nghiệp tập trung, rác thải hộ gia đình...[25]. - Theo thành phần hóa học và vật lý: Theo tính chất hóa học có thể phân ra chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ, kim loại, phi kim…[25]. - Theo mức độ nguy hại, chất thải được phân thành các loại sau: + Chất thải nguy hại: bao gồm các hoá chất dễ phản ứng, các chất độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải phóng xạ...[25]. Các hoạt động kinh tế, xã hội của con ngƣời Các quá trình phi sản xuất Hoạtđộng sống và tái sản sinh con ngƣời Các hoạt động quản lý Các hoạt động giao tiếp và đối ngoại CHẤT THẢI SINH HOẠT
  • 25. Trang 17 + Chất thải không nguy hại: Là những chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp [25]. 1.2.2.2.1.Thành phần CTRSH Thành phần lý, hóa của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phƣơng, vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Bảng 3: Thành phần chủ yếu của CTRSH Thành phần Định nghĩa Ví dụ 1. Các chất cháy đƣợc (đốt đƣợc) a. Giấy các vật liệu làm từ giấy bột và giấy. các túi giấy, mảnh bìa, giấy vệ sinh… b. Hàng dệt có nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilon… c. Thực phẩm các chất thải từ đồ ăn thực phẩm cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi ngô… d. Cỏ, gỗ củi, rơm rạ Các vật liệu và sản phẩm đƣợc chế tạo từ gỗ, tre, rơm… Đồ dùng bằng gỗ nhƣ bàn ghế, đồ chơi, vỏ dừa e. Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm đƣợc chế tạo từ chất dẻo Phim cuộn, túi chất dẻo, chai, lọ. Chất dẻo, các đầu vòi, dây điện… f. Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm đƣợc chế tạo từ da và cao su Bóng, giày, ví, băng cao su… 2. Các chất không cháy đƣợc a. Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm đƣợc chế tạo từ sắt mà dễ bị Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ đựng…
  • 26. Trang 18 Thành phần Định nghĩa Ví dụ nam châm hút. b. Các kim loại phi sắt Các vật liệu và sản phẩm đƣợc chế tạo từ thủy tinh. Chai lọ, đồ đựng bẳng thủy tinh, bóng đèn… c. Thủy tinh Bất kỳ các loại vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và thủy tinh. Vỏ chai, ốc, xƣơng, gạch, đá, gốm… d. Đá và sành sứ Tất cả các vật liệu khác không phân loại trong bản này. Loại này có thể chia thành 2 phần: kích thƣớc hơn 5mm và loại nhỏ hơn 5 mm. Đá cuội, cát, đất, tóc.. 3. Các chất hỗn hợp Nguồn: Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn [25] 1.2.3. Ảnh hƣởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng 1.2.3.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và giảm mỹ quan môi trường sống Trong thành phần CTRSH hay còn gọi là rác thải, thông thƣờng hàm lƣợng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớndễ bị phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trƣờng không khí xung quanh làm ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời và giảm mỹ quan môi trƣờng sống; những ngƣời tiếp xúc thƣờng xuyên với rác thải nhƣ những ngƣời làm trực tiếp công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác rất dễ mắc các bệnh nhƣ viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi,
  • 27. Trang 19 họng và ngoài da, phụ khoa. Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, trên thế giới mỗi năm có 5 triệu ngƣời chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nƣớc và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hydro hình thành từ sự phân hủy rác thải kích thích sự hô hấp của con ngƣời, kích thích nhịp tim đập mạnh gây ảnh hƣởng xấu tới những ngƣời mắc bệnh tim mạch [20,36]. Các ảnh hƣởng của rác thải lên sức khoẻ con ngƣời đƣợc minh họa qua sơ đồ sau: Hình 2: Tác động của chất thải rắn lên sức khỏe con người [20,36] Chất thải rắn sinh hoạt - Sinh hoạt - Thƣơng nghiệp - Tái chế B i, CH4, NH3, H2S, VOC Qua đường hô hấp Qua chuỗi thực phẩm Ăn uống, tiếp xúc qua da Kim loại nặng, chất độc Môi trƣờng không khí Nƣớc mặt Nƣớc ngầm Môi trƣờng đất Ngƣời, động vật
  • 28. Trang 20 Tác động của CTRSH lên sức khoẻ con ngƣời thông qua ảnh hƣởng của chúng lên các thành phần môi trƣờng. Môi trƣờng bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức khoẻ con ngƣời thông qua chuỗi thức ăn [20,36]. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ ngƣời mắc bệnh ung thƣ ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số [56]. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nƣớc ô nhiễm chiếm tới 25% [20,36]. Ô nhiễm không khí do quá trình phân huỷ của rác thải cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến sức khoẻ cộng đồng. Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ mật thiết giữa ô nhiễm không khí do đốt rác thải với các bệnh lý đƣờng hô hấp [20,36]. 1.3.1.2. Chất thải rắn sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường 1.3.1.2.1. Đối với môi trường không khí : CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình thƣờng là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lƣợng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mƣa nhiều ở nƣớc ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con ngƣời. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thƣờng là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2…. đều là các tác nhân gây ra ô nhiễm môi trƣờng không khí [22,34]. 1.3.1.2.2. Đối với môi trường nước: Theo thói quen, ngƣời dân thƣờng đổ rác tại các bờ sông, hồ, ao, cống rãnh…. Lƣợng rác này sau khi bị phân hủy sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lƣợng nƣớc mặt, nƣớc ngầm trong khu vực. Ngoài ra, rác có thể bị cuốn trôi theo dòng nƣớc mƣa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh, rạch… sẽ làm nhiễm bẩn nguồn nƣớc mặt. Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ… giảm khả năng tự làm sạch của nƣớc gây cản trở các dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh thoát nƣớc. Hậu quả của hiện tƣợng này là hệ
  • 29. Trang 21 sinh thái trong các ao hồ bị hủy diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nƣớc mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, trực khuẩn, thƣơng hàn… ảnh hƣởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng [22,34]. 1.3.1.2.3. Đối với môi trường đất: Trong thành phần CTRSH có chứa nhiều các chất độc, do vậy khi rác thải đƣợc đƣa vào môi trƣờng các chất độc sẽ xâm nhập vào đất và tiêu diệt nhiều loại sinh vật có ích cho đất nhƣ: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xƣơng sống, ếch, nhái… làm giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50 - 60năm mới phân hủy hết, do đó chúng tạo thành các “bức tƣờng ngăn cách” trong đất, hạn chế mạnh đến quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dƣỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút [22,34]. 1.2.4. Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt 1.2.4.1. Phân loại CTR tại nguồn Phân loại tại nguồn phát sinh đƣợc hiểu là các loại chất thải cùng loại, cùng giá trị sử dụng, tái chế, hay xử lý… đƣợc phân chia và chứa riêng biệt [21]. Ví dụ, thông thƣờng, tại mỗi hộ gia đình hay công sở, mỗi đơn vị, chất thải nhƣ cácloại can, hộp, chai lọ có thể chứa trong một thùng hay túi nhựa mầu vàng, loại giấy hay sách báo, các tông đƣợc chứa trong một thùng hay túi nhựa mầu xanh; loại bao gói thức ăn hay thức ăn dƣ thừa đƣợc chứa trong thùng hay túi nhựa mầu đen. 1.2.4.2. Thu gom chất thải rắn sinh hoạt - Thu gom chất thải rắn sinh hoạt:Bao gồm từ quá trình thu gom từ các hộ gia đình, các công sở, nhà máy cho đến các trung tâm thƣơng mại... cho
  • 30. Trang 22 đến việc vận chuyển từ các thiết bị thủ công, các phƣơng tiện chuyên dùng vận chuyển đến các điểm xử lý, tái chế [25,31]. - Quy hoạch thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Đánh giá cách thức sử dụng các nhân lực, phƣơng tiện sao cho có hiệu quả nhất [25,31]. * Các yếu tố cần quan tâm khi quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt [25,31]. - Chất thải rắn tạo ra (nguồn phát sinh, khối lƣợng, thành phần...); - Phƣơng thức thu gom; - Mức độ dịch vụ cần cung cấp; - Tần suất và năng suất thu gom; - Thiết bị thu gom; - Mật độ dân số; - Đặc điểm địa hình, khí hậu khu vực; - Đối tƣợng và khu vực; - Nguồn tài chính và nguồn nhân lực… 1.2.4.3. Trung chuyển và vận chuyển Trung chuyển là hoạt động mà trong đó chất thải rắn từ các xe thu gom nhỏ đƣợc chuyển sang các xe lớn hơn. Các xe này đƣợc sử dụng để vận chuyển chất thải trên một khoảng cách khá xa, hoặc đến trạm thu hồi vật liệu, hoặc đến bãi đổ. Các hoạt động trung chuyển và vận chuyển cũng đƣợc sử dụng kết hợp hay liên kết với những trạm thu hồi vật liệu để vận chuyển các vật liệu tái chế đến nơi tiêu thụ, hay vận chuyển phần vật liệu không thể tái sinh đến bãi chôn lấp [25,31]. 1.2.4.4. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt Mục tiêu của xử lý chất thải rắn là giảm hoặc loại bỏ các thành phần không mong muốn trong chất thải nhƣ các chất độc hai, không hợp vệ sinh,
  • 31. Trang 23 tận dụng vật liệu và năng lƣợng trong chất thải. Một số phƣơng pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt đƣợc áp dụng nhƣ sau: 1.2.4.4.1.Xử lý bằng công nghệ ép kiện Phƣơng pháp ép kiện đƣợc thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung thu gom vào nhà máy. Rác đƣợc phân loại bằng phƣơng pháp thủ công trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng đƣợc nhƣ kim loại, nilon, giấy, thuỷ tinh, nhựa... đƣợc thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ đƣợc băng tải chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thuỷ lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao [25,31]. Các kiện rác đã nén ép này đƣợc sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặc san lấp những vùng đất trũng sau khi đƣợc phủ lên các lớp đất cát. Trên diện tích này có thể sử dụng làm mặt bằng các công trình nhƣ: công viên, vƣờn hoa, các công trình xây dựng nhỏ và mục đích chính là làm giảm tối đa mặt bằng khu vực xử lý rác [25,31]. 1.2.4.4.2.Xử lý bằng phương pháp ủ sinh học Ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ để hình thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trƣờng tối ƣu đối với quá trình ủ [20,25,31]. Quá trình ủ sinh học từ rác hữu cơ là một phƣơng pháp truyền thống đƣợc áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển nhƣ ở Việt Nam. Quá trình ủ đƣợc coi nhƣ quá trình lên men yếm khí mùn hoặc hoạt chất mùn. Sản phẩm thu hồi là hợp chất mùn không mùi, không chứa vi sinh vật gây bệnh và hạt cỏ. Quá trình ủ áp dụng với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nƣớc, sau là xử lý cho đến khi nó thành xốp và ẩm [20,25,31]. 1.2.4.4.3.Xử lý bằng phương pháp đốt Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng đƣợc áp dụng cho một số loại rác
  • 32. Trang 24 nhất định không thể xử lý bằng các phƣơng pháp khác. Đây là một giai đoạn ôxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó có rác độc hại đƣợc chuyển hoá thành khí và các chất thải rắn không cháy. Các chất thải khí đƣợc thải ra ngoài không khí, chất thải rắn đƣợc chôn lấp. Phƣơng pháp đốt đƣợc áp dụng ở các nƣớc nhƣ: Đức, Nhật, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch… đó là những nƣớc có diện tích đất cho các khu thải rác hạn chế [20,32,33]. Xử lý rác bằng phƣơng pháp đốt có ý nghĩa quan trọng vì giảm tới mức thấp nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng nếu sử dụng công nghệ tiên tiến còn có ý nghĩa cao trong bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên, đây là phƣơng pháp xử lý rác tốn kém hơn rất nhiều so với phƣơng pháp chôn lấp. Sản phẩm của quá trình đốt rác thải sinh hoạt bao gồm nhiều khí khác nhau và dễ phát sinh khí điôxin. Mỗi lò đốt phải đƣợc trang bị một hệ thống xử lý khí thải rất tốn kém, nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt có thể gây ra [32,33]. 1.2.4.4.4.Xử lý bằng phương pháp chôn lấp Chôn lấp rác thải là phƣơng pháp xử lý rác thải đơn giản và ít tốn kém nhất hiện nay. Phƣơng pháp này áp dụng ở rất nhiều nƣớc trên thế giới trong đó có Việt Nam [31]. Đặc điểm của phƣơng pháp này là quá trình lƣu giữ các chất thải rắn trong một bãi chôn lấp. Các chất thải trong bãi chôn lấp bị phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dƣỡng nhƣ: axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí khác (CO2, CH4). Chất thải rắn đƣợc chôn lấp là các chất thải không nguy hại có khả năng phân huỷ tự nhiên theo thời gian bao gồm: - Rác thải gia đình; - Rác thải chợ, đƣờng phố; - Cành cây, lá cây;
  • 33. Trang 25 - Rác thải từ văn phòng, khách sạn, nhà hàng ăn uống - Phế thải sản xuất nông nghiệp: rơm rạ, thực phẩm, … Tuy nhiên, chôn lấp rác thải hiện nay đang gây ra nhiều vấn đề môi trƣờng nếu không đƣợc quản lý và xử lý đúng phƣơng pháp của bãi chôn lấp hợp vệ sinh nhƣ: hệ thống thu khí sinh học, lu lèn, che phủ vật liệu, chống thấm và xử lý nƣớc rỉ rác... Mặt khác, vấn đề lựa chọn địa điểm chôn lấp rác thải đang là vấn đề gặp nhiều khó khăn ở các nƣớc do dân số ngày một tăng, quỹ đất ngày một hạn chế [31]. 1.2.5. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt 1.2.5.1. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên Thế giới Vấn đề quản lý chất thải rắn mà trong đó việc quản lý CTRSH đang là một trong những thách thức môi trƣờng mà Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới phải đối mặt [27, 48]. 1.2.5.1.1. Mức độ phát sinh Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị của các nƣớc vào khoảng từ 0,5kg đến 1,5kg/ngƣời/ngày. Tại một số thành phố lớn của Trung Quốc, tỷ lệ này vào khoảng 1,12 đến 1,2kg/ngƣời/ngày. Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị ở Thái Lan khoảng 1kg, ở Campuchia là 0,74kg [27,31,32]. Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP (Gross Domestic product - tổng sản phẩm quốc nội) tính theo đầu ngƣời. Chất hữu cơ là thành phần chính trong chất thải rắn đô thị và chủ yếu là chôn lấp do chi phí chôn lấp rẻ. Các thành phần khác, nhƣ giấy, thuỷ tinh, nhựa tổng hợp và kim loại hầu hết đƣợc những đối tƣợng thu gom không chính thức thu gom và tái chế. Bảng 4: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước Tên nƣớc Dân số đô thị hiện nay (% tổng số) Lƣợng phát sinh CTR đô thị hiện nay (kg/ngƣời/ngày)
  • 34. Trang 26 Tên nƣớc Dân số đô thị hiện nay (% tổng số) Lƣợng phát sinh CTR đô thị hiện nay (kg/ngƣời/ngày) Nƣớc có thu nhập thấp 15,92 0,40 Nepal 13,70 0,50 Bangladesh 18,30 0,49 Việt Nam 20,80 0,55 Ấn Độ 26,80 0,46 Nƣớc thu nhập trung bình 40,80 0,79 Indonesia 35,40 0,76 Philippines 54,00 0,52 Thái Lan 20,00 1,10 Malaysia 53,70 0,81 Nƣớc có thu nhập cao 86,30 1,39 Hàn Quốc 81,30 1,59 Singapore 100,00 1,10 Nhật Bản 77,60 1,47 Nguồn: Bộ môn sức khỏe môi trường, 2006 [10,11] 1.2.5.1.2. Thu gom, lưu trữ, vận chuyển CTRSH Trên Thế giới, các nƣớc phát triển đã có những mô hình phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt rất hiệu quả. Tại các nƣớc phát triển quá trình phân loại rác tại nguồn đã diễn ra cách đây 30 - 40 năm và đến nay hầu hết đã đi vào nền nếp. Ở mức độ thấp, rác thải đƣợc tách thành 2 loại là hữu cơ dễ phân huỷ và loại khó phân huỷ. Ở mức độ cao hơn, rác đƣợc tách thành 3 hay nhiều loại hơn nữa ngay từ hộ gia đình hoặc ở các điểm tập kết trong
  • 35. Trang 27 khu dân cƣ. Nhờ đó công tác tái chế rác thải đạt hiệu quả cao hơn, tốn ít chi phí hơn. Nhƣng sự thành công của việc sử dụng lại và tái chế chất thải là kết quả của ba yếu tố có liên quan mật thiết với nhau. Một là quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền và cƣỡng chế ngƣời dân thực hiện phân loại rác tại nguồn. Hai là sự đầu tƣ thoả đáng của Nhà nƣớc và xã hội vào các cơ sở tái chế rác thải để đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế lƣợng rác đã đƣợc phân loại tại nguồn. Ba là trình độ phát triển của xã hội cả về mặt kinh tế, nhận thức và sự đầu tƣ cơ sở vật chất để thực hiện tái chế phần lớn lƣợng rác thải ra hàng ngày và tiêu dùng các sản phẩm tái tạo từ chất thải [10,11,27]. California: Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác nhau. Kế tiếp rác sẽ đƣợc thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác đƣợc thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39USD/tháng. Nếu có những phát sinh khác nhau nhƣ: Khối lƣợng rác tăng hay các xe chở rác phải phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92USD/tháng. Phí thu gom rác đƣợc tính dựa trên khối lƣợng rác, theo cách này có thể hạn chế đƣợc đáng kể lƣợng rác phát sinh. Tất cả chất thải rắn đƣợc chuyển đến bãi rác với giá 32,28USD/tấn. Để giảm giá thành nhƣ thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác [21]. Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ đƣợc đƣa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại nhƣ: giấy, vải, thủy tinh, kim loại… đều đƣợc đƣa đến cơ sở tái chế hàng hóa. Tại đây, rác đƣợc đƣa đến hầm ủ có nắp đậy và đƣợc chảy trong một dòng nƣớc có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để. Sau
  • 36. Trang 28 quá trình xử lý đó, rác chỉ còn nhƣ một hạt cát mịn và nƣớc thải giảm ô nhiễm. Các cặn rác không còn mùi sẽ đƣợc đem nén thành các viên lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nƣớc khi trời mƣa. Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu tấn/ Tính bình quân mỗi ngƣời dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày. Hầu nhƣ thành phần các loại rác thải trên đất nƣớc Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhất không phải là thành phần hữu cơ nhƣ các nƣớc khác mà là thành phần chất thải vô cơ (giấy các loại chiếm đến 38%/, điều này cũng dễ lý giải đối với nhịp điệu phát triển và tập quán của ngƣời Mỹ là việc thƣờng xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ. Trong thành phần các loại sinh hoạt thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7%. Nhƣ vậy, rác thải sinh hoạt các loại ở Mỹ có thể phân loại và xử lý chiếm tỉ lệ khá cao (các loại khó hoặc không phân giải đƣợc nhƣ kim loại, thủy tinh, sứ chiếm khoảng 20% [11]. Pháp: Ở nƣớc này quy định phải đựng các loại vật liệu, nguyên liệu hay nguồn năng lƣợng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục các loại vật liệu thành phần. Theo đó đã có các quyết định cấm các xử lý hỗn hợp mà phải xử lý theo phƣơng pháp nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các nhà chế tạo và nhập khẩu không sử dụng các loại vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trƣờng hoặc giảm bớt sự thiếu hụt vật liệu nào đó. Tuy nhiên, cần phải tham khảo và thƣơng lƣợng để có sự nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn khi áp dụng các yêu cầu này. Singapore: Đây là nƣớc đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới. Để có đƣợc kết quả nhƣ vậy, Singapore đầu tƣ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore đƣợc thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế đƣợc, đƣợc đƣa
  • 37. Trang 29 về nhà máy khác để tiêu ủy. Ở Singapor có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt từ các khu dân cƣ và công ty, hơn 300 công ty tƣ nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thƣơng mại. Tất cả các công ty này đều đƣợc cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát, kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và môi trƣờng. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của Singapore đƣợc khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trả phí 17đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cƣ chỉ phải trả phí 7đôla Singapore/tháng. Một số nƣớc đang phát triển trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới cũng đang bắt đầu triển khai chƣơng trình 3R (Reduce, Reuse, Recycle-giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế). Chƣơng trình khuyến khích mọi ngƣời giảm thiểu lƣợng rác thông qua việc thay đổi lối sống hoặc/và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất , mua bán sạch…Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ thay cho túi nlon để nhằm giảm lƣợng rác thải phát sinh từ túi nilon. Khuyến khích tái sử dụng là việc sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác. Còn tái chế là sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất có ích khác [10,11,27]. 1.2.5.1.3. Quá trình xử lý CTRSH Với sự gia tăng của rác thì việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải là điều mà mọi quốc gia đều cần quan tâm. Ngày nay, trên thế giới có nhiều cách xử lý rác thải nhƣ: công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin. Đô thị hóa và phát triển kinh tế thị trƣờng đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỉ lệ phát sinh CTRSH theo đầu ngƣời. Dân thành thị ở các nƣớc phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nƣớc đang phát triển gấp 6 lần, cụ thể ở các nƣớc phát triển là 2,8kg/ngƣời/ngày; ở các nƣớc đang phát triển là 0,5kg/ngƣời/ngày. Chi phí quản lý rác thải ở các nƣớc đang phát triển
  • 38. Trang 30 có thể lên tới 50% ngân sách hàng năm. Cơ sở hạ tầng tiêu hủy an toàn rác thải thƣờng rất thiếu thốn, khoảng 30 - 60% rác thải đô thị không đƣợc cung cấp dịch vụ thu gom. Hiện nay có rất nhiều phƣơng pháp khác nhau để xử lý rác thải. Tỷ lệ rác thải đƣợc xử lý theo phƣơng pháp khác nhau của một số nƣớc trên thế giới đƣợc giới thiệu ở bảng sau: Bảng 5: Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước ĐVT:% STT Nƣớc Tái chế Chế biến phân vi sinh Chôn lấp Đốt 1 Canada 10 2 80 8 2 Đan Mạch 19 4 29 48 3 Phần Lan 15 0 83 2 4 Pháp 3 1 54 42 5 Đức 16 2 46 36 6 Ý 3 3 74 20 7 Thụy Điển 16 34 47 3 8 Thụy Sĩ 22 2 17 59 9 Mỹ 15 2 67 16 Nguồn: Bộ môn sức khỏe môi trường,2006 [10,11] 1.2.5.2. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 1.2.5.2.1. Hiện trạng phát sinh CTRSH Việt Nam đang bƣớc vào giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với mức sống đƣợc nâng cao là những nguyên nhân chính dẫn đến lƣợng phế thải phát sinh ngày càng lớn. Chính do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, khả năng đầu tƣ có hạn, việc quản lý chƣa chặt chẽ cho nên tại các khu đô thị, các nơi tập trung dân cứ với số lƣợng lớn, các khu công nghiệp, mức độ ô nhiễm do chất thải rắn gây ra thƣờng vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Hầu hết các bãi rác trong các đô thị từ trƣớc đến nay không theo quy hoạch tổng thể, nhiều thành phố, thị xã, thị trấn chƣa có quy hoạch bãi chôn lấp chất thải. Việc thiết kế và xử lý chất thải hiện tại ở các đô thị đã có bãi chôn lấp lại chƣa
  • 39. Trang 31 thích hợp, chỉ là những nơi đổ rác không đƣợc chèn lót kỹ, không đƣợc che đậy, do vậy đang tạo ra sự ô nhiễm nặng nề tới môi trƣờng đất, nƣớc, không khí… ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Hiện nay ở tất cả các thành phố, thị xã đã thành lập các công ty môi trƣờng đô thị có chức năng thu gom và quản lý rác thải. Nhƣng hiệu quả của công việc thu gom, quản lý rác thải còn kém, chỉ đạt từ 30 - 70% do khối lƣợng rác phát sinh hàng ngày còn rất lớn. Trừ lƣợng rác thải đã quản lý, số còn lại ngƣời ta đổ bừa bãi xuống các sông, ao, hồ, ngòi, khu đất trống… làm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, đất và không khí. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lƣợng môi trƣờng và phát triển không bền vững. Lƣợng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp (Bộ tài nguyên môi trƣờng, 2008) [7]. Lƣợng CTRSH tại các đô thị ở nƣớc ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hƣớng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, nhƣ các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hƣng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%),… Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Tổng lƣợng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tình thành trên cả nƣớc lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lƣợng còn lại từ các công sở, đƣờng phố, các cơ sở y tế. Kết quả điều tra tổng thể năm 2006
  • 40. Trang 32 - 2007 cho thấy, lƣợng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhƣng tổng lƣợng CTRSH phát sinh tới 8000 tấn/ngày (3.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lƣợng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị [10,11]. Bảng 6: Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt năm 2009 Khu vực Lƣợng phát thải theo đầu ngƣời (kg/ngƣời/ngày) % so với tổng lƣợng chất thải % thành phần hữu cơ Đô thị (toàn quốc ) 0,7 50 55 - Tp. Hồ Chí Minh 1,3 9 - Hà Nội 1,0 6 - Đà Nẵng 0,9 2 Nông thôn (toàn quốc ) 0,3 50 60 – 65 Nguồn: World Bank, Monre, CIDA (2005)[54] Bảng 7: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007 STT Loại đô thị Lƣợng CTRSH bình quân (kg/ngƣời/ngày) Lƣợng CTRSH phát sinh Tấn/ngày Tấn/năm 1 Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000 2 Loại 1 0,96 1.885 688.025 3 Loại 2 0,72 3.433 1.253.045 4 Loại 3 0,73 3.738 1.364.370 5 Loại 4 0,65 626 228.490 Tổng 6.453.930 Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008 [11]
  • 41. Trang 33 Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu ngƣời tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tƣơng đối cao (0,84 – 0,96kg/ngƣời/ngày); đô thị loại II và loại III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu ngƣời là tƣơng đƣơng nhau ( 0,72 - 0,73kg/ngƣời/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu ngƣời đạt khoảng 0,65kg/ngƣời/ngày [11]. Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch nhƣ thành phố Hạ Long 1,38kg/ngƣời/ngày; Hội An 1,08kg/ngƣời/ngày;... [11]. Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầu ngƣời thấp nhất là thành phố Đồng Hới chỉ 0,31kg/ngƣời/ngày; thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/ngƣời/ngày; thị xã Kon Tum 0,35kg/ngƣời/ngày; thị xã Cao Bằng 0,38kg/ngƣời/ngày [11]. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu ngƣời tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nƣớc là 0,73kg/ngƣời/ngày [11]. Dƣới đây là bảng thể hiện lƣợng chất thải rắn sinh hoạt theo vùng địa lý: Bảng 8: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam đầu năm 2007 STT Đơn vị hành chính Lƣợng CTRSH bình quân (kg/ngƣời/ngày) Lƣợng CTRSH đô thị phát sinh Tấn/ngày Tấn/năm 1 ĐB Sông Hồng 0,81 4.444 1.622.060 2 Đông Bắc 0,76 1.164 424.660 3 Tây Bắc 0,75 190 69.350 4 Bắc Trung Bộ 0,66 755 275.575 5 Duyên Hải NTB 0,85 1.640 598.600 6 Tây Nguyên 0,59 650 237.250 7 Đông Nam Bộ 0,79 6.713 2.450.245
  • 42. Trang 34 STT Đơn vị hành chính Lƣợng CTRSH bình quân (kg/ngƣời/ngày) Lƣợng CTRSH đô thị phát sinh Tấn/ngày Tấn/năm 8 ĐB SCL 0,61 2.136 779.640 Tổng 0,73 17.692 6.457.58 Nguồn: Bộ Tài nguyên và môi trường 2008 [11] Với kết quả điều tra thống kê chƣa đầy đủ nhƣ trên cho thấy, tổng lƣợng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nƣớc ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tƣơng đối cao (10%/năm) so với các nƣớc phát triển trên thế giới. Tổng lƣợng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lƣợng chất thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4triệu tấn/năm). Dự báo tổng lƣợng CTRSH đô thị đến năm 2010 vào khoảng hơn 12triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cƣờng tái chế, tái sử dụng, đầu tƣ công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng do CTRSH gây ra. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, lƣợng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là sự phát triển của nền kinh tế và dân số. 1.2.5.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị Từ trƣớc tới nay, phần lớn CTRSH đô thị ở nƣớc ta không đƣợc tiêu huỷ một cách an toàn ,chủ yếu vẫn là đổ ở các bãi thải lộ thiên không có sự kiểm soát, gây ra nhiều vấn đề môi trƣờng cho dân cƣ quanh vùng mùi hôi và nƣớc rác là nguồn gây ô nhiễm cho môi trƣờng đất, nƣớc, không khí và là ổ phát sinh ruồi, muỗi, chuột, bọ [3,6,10]. Hiện nay, CTRSH hầu nhƣ không đƣợc phân loại tại nguồn, mà thu gom lẫn lộn với các loại chất thải khác và vận chuyển đến bãi chôn lấp. Tuy
  • 43. Trang 35 nhiên, năng lực thu gom của các đô thị vẫn còn hạn chế. Thông thƣờng tỷ lệ thu gom trung bình chỉ đạt khoảng 60 - 80% tại các đô thị và 20 - 30% tại các vùng nông thôn. Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị tăng từ 55% (2002) đến 65% (2003) và 72% [9]. Một số tỉnh thành phố tỷ lệ thu gom đạt trên 80% (2006) nhƣ: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Dƣơng, Nam Định, Ninh Bình thể hiện những nỗ lực đáng kể trong công tác quản lý chất thải rắn [10]. Việc xử lý chất thải cho đến nay chủ yếu vẫn chỉ là đổ ra các bãi thải lộ thiên không có sự kiểm soát dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng không khí, nƣớc mặt và nƣớc ngầm. Theo thống kê, hiện nay trên cả nƣớc có 82 bãi chôn lấp rác thải đang vận hành, trong số đó chỉ có 8 bãi đƣợc coi là chôn lấp hợp vệ sinh. Ở các bãi rác còn lại, chất thải rắn mới chỉ đƣợc chôn lấp sơ sài. Một số bãi rác đang trong tình trạng ô nhiễm cao và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân trong vùng có bãi rác [10,11]. Hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải rắn bắt đầu phổ biến ở nƣớc ta hiện nay. Tuy nhiên các hoạt động này chỉ góp phần giảm khoảng 10 - 12% khối lƣợng rác thải. Hoạt động tái chế, giảm lƣợng chất thải sinh hoạt đƣợc tập trung chủ yếu vào đầu tƣ xây dựng các nhà máy chế biến rác thành phân hữu cơ. Một số nhà máy chế biến phân vi sinh đã đƣợc triển khai ở các đô thị trong năm 2002 và đầu năm 2003 là Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội [20]. Nhiều địa phƣơng cũng đã triển khai xây dựng các nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh theo công nghệ Seraphin nhƣ nhà máy rác Đông Vinh (Nghệ An), nhà máy xử lý rác Thuỷ Phƣơng (Thừa Thiên Huế) đạt công suất 150tấn/ngày và phần rác thải phải chôn lấp chỉ dƣới 10%. Tuy nhiên, công nghệ Seraphin yêu cầu phải có diện tích nhà xƣởng, hầm ủ lớn, vì thời gian ủ mùn hữu cơ kéo dài 30 - 40 ngày, dẫn đến chi phí xây dựng cơ bản lớn [20]. Mặt khác, hàm lƣợng kim loại nặng trong thành phần của loại phân compost này vẫn chƣa đƣợc kiểm nghiệm chính xác nên mô hình Seraphin vẫn chƣa
  • 44. Trang 36 thu hút đƣợc sự chú ý của nhiều ngƣời đặc biệt là ngƣời sử dụng sản phẩm phân vi sinh [20]. Công nghệ CDW (Compact Device for Waste processing) cũng đang bắt đầu đƣợc sử dụng, có thể biến hàng nghìn tấn rác thành những túi phân vi sinh nhỏ gọn. So với dây chuyền xử lý rác Seraphin trƣớc đó, công nghệ xử lý rác CDW linh hoạt trong việc di chuyển, nâng, hạ tần suất dễ dàng mà không ảnh hƣởng đến tiến độ xử lý rác. Hiệu quả của hệ thống xử lý rác thải CDW giải quyết đƣợc triệt để vấn đề môi trƣờng. Và quan trọng hơn nó tạo đƣợc tính định hƣớng trong việc thu gom rác thải và dần xã hội hóa trong xử lý chất thải, bảo vệ môi trƣờng.Việc thu gom và xử lý phải là một quy trình khép kín [20]. Tóm lại: Để giải quyết tốt vấn đề rác thải sinh hoạt, cần phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng. Trong Chƣơng trình hoạt động 21 (Hội nghị Quốc tế Rio - 92 về môi trƣờng và phát triển) cũng đã nhấn mạnh "các vấn đề môi trƣờng đƣợc giải quyết tốt nhất với sự tham gia của dân chúng có liên quan ở cấp độ thích hợp", nhằm tăng quyền làm chủ và trách nhiệm cộng đồng trong việc bảo vệ môi trƣờng. Quốc hội nƣớc ta cũng đã ban hành Luật Bảo vệ môi trƣờng và có các văn bản dƣới luật để hƣớng dẫn triển khai thực hiện [4]. Tuy nhiên, vấn đề thu gom rác thải vẫn còn nhiều khó khăn và vƣớng mắc. Công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại các khu dân cƣ đô thị đã đƣợc Nhà nƣớc quan tâm nhƣng việc tổ chức và đầu tƣ chƣa đồng bộ. Tại các phố/phƣờng đã tổ chức đƣợc mạng lƣới xe và nhân công thu gom rác theo giờ quy định, nhƣng lại chƣa tổ chức tốt việc giáo dục và quy định cho ngƣời dân đổ rác vào thùng, vào xe rác. Các cơ quan chức năng và các tổ chức quần chúng chƣa phối hợp chặt chẽ công tác giáo dục tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng sinh
  • 45. Trang 37 hoạt cho mọi ngƣời dân, vì vậy ý thức thải/vứt rác nơi công cộng/ nhà hàng của dân chúng rất kém. Đặc biệt ở các khu dân cƣ ven đô thị thì việc tổ chức thu gom rác còn nhiều bất cập. Nhiều nơi không có phƣơng tiện chuyển đi đến bãi chôn rác lớn, thế là khu dân cƣ này đổ rác vào đầu đƣờng khu dân cƣ khác, gây ô nhiễm trầm trọng và mất cảnh quan môi trƣờng. Công tác phân loại rác thải sinh hoạt, trong đó phân loại rác thải hữu cơ tại nguồn để xử lý thành phân hữu cơ còn nhiều hạn chế. Hiện nay Nhà nƣớc và một số công ty thu gom rác thải thành phố mới chỉ chú trọng thu gom rác để chở đến bãi chôn hoặc đến nhà máy chế biến rác song không phân loại, tách rác tại nguồn. Việc tuyên truyền, giáo dục cộng đồng đối với công tác thu gom, đổ rác sạch đƣờng phố, sạch làng xóm đã có nhƣng chƣa chú ý đến vấn đề phân loại rác tại nguồn. Ngƣời dân chƣa có ý thức và thói quen giữ vệ sinh công cộng bằng việc đổ, vứt rác đúng chỗ, đúng lúc. Đây có lẽ là tồn tại và khó khăn nhất cho công tác giải quyết rác thải sinh hoạt, bảo vệ môi trƣờng sống cộng đồng.
  • 46. Trang 38 CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội” nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trƣờng do chất thải gây ra và giảm chi phí quản lý chất thải rắn sinh hoạt. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Luận văn nghiên cứu tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Huyện Quốc Oai có 21 đơn vị trị trực thuộc bao gồm: 01 thị trấn và 20 xã đƣợc thể hiện cụ thể ở bảng sau: Bảng 9: Tọa độ khống chế và diện tích của các đơn vị trong huyện Quốc Oai TT Tên Tọa độ Diện tích (km2 ) 1 TT Quốc Oai 200 59’49’’ B 1050 38’38’’ Đ 5,1 2 Cấn Hữu 200 57’17’’ B 1050 36’41’’ Đ 9,87 3 Cộng Hòa 200 58’03’’ B 1050 39’56’’ Đ 4,45 4 Đại Thành 200 57’50’’ B 1050 42’42’’ Đ 2,68 5 Đồng Quang 200 58’17’’ B 1050 39’08’’ Đ 10,98 6 Đông Xuân 200 57’19’’ B 1050 30’10’’ Đ 17,2 7 Đông Yên xã trung du miền núi gồm 5 thôn: Yên Thái, Đông Hạ, Đông Thƣợng, Việt Yên, Trại vàng 8 Hòa Thạch 200 56’39’’ B 1050 33’38’’ Đ 18,36 9 Liệp Tuyết 200 58’47’’ B 1050 35’48’’ Đ 5.12 10 Nghĩa Hƣơng
  • 47. Trang 39 TT Tên Tọa độ Diện tích (km2 ) 11 Ngọc Liệp 200 59’59’’ B 1050 35’48’’ Đ 6.41 12 Ngọc Mỹ 200 59’19’’ B 1050 37’14’’ Đ 5.56 13 Phú Cát 14 Phú Mãn 200 56’57’’ B 1050 31’9’’ Đ 9.05 15 Phƣợng Cách 200 0’59’’ B 1050 39’16’’ Đ 2.56 16 Sài Sơn 17 Tân Hòa 200 57’53’’ B 1050 40’28’’ Đ 3.87 18 Tân Phú 200 58’3’’ B 1050 41’37’’ Đ 2.92 19 Thạch Thán 200 58’59’’ B 1050 38’3’’ Đ 2.08 20 Tuyết Nghĩa 200 58’19’’ B 1050 35’4’’ Đ 3.93 21 Yên Sơn 200 59’50’’ B 1050 39’38’’ Đ 4.27 Nguồn: Bộ thông tin và truyền thông truy cập10/04/2011[56], Qua số liệu thống kê tại bảng 9 ta thấy thị trấn Quốc Oai có mật độ dân số đứng thứ 2 (2141 ngƣời/km2 ) sau xã Phƣợng Cách; là trung tâm kinh tế - chính trị xã hội của huyện Quốc Oai, có đƣờng cao tốc Láng – Hòa Lạc đi qua 2km là điều kiện để thu hút các dự án đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi cho Thị trấn phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thƣơng mại. 2.1.3. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt để đề xuất định hƣớng giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Do vậy, đối tƣợng cụ thể đƣợc nghiên cứu trong luận văn là chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
  • 48. Trang 40 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp nhằm mục đích thu thập và kế thừa số liệu từ các tài liệu tham khảo đáng tin cậy để giảm bớt nội dung điều tra, bổ sung những nội dung không điều tra đƣợc hay không đƣợc tiến hành, đồng thời rút ngắn thời gian và kinh phí thực hiện luận văn. Các số liệu thứ cấp nhƣ: các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Quốc Oai. Các số liệu thứ cấp thu thập từ Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Quốc Oai, Công ty môi trƣờng đô thị Xuân Mai. 2.2.2. Phƣơng pháp thu thập, điều tra ngoại nghiệp Khảo sát thực địa là phƣơng pháp quan sát và khảo sát thực tế tại khu vực nghiên cứu thông qua các hình thức nhƣ quan sát, điều tra trực tiếp… để có cái nhìn khách quan nhất và mang tính thời sự nhất tại khu vực nghiên cứu. Một số phƣơng pháp thu thập thông tin từ khảo sát thực địa nhƣ: - Quan sát: Quan sát các khu vực tập trung rác thải, các bãi rác lộ thiên… để có cái nhìn khách quan nhất đối với khu vực nghiên cứu - Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Điều tra, phỏng vấn là phƣơng pháp điều tra thực tế bằng cách hỏi, phỏng vấn những ngƣời trực tiếp liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trong giới hạn của luận văn sẽ tiến hành phỏng vấn một số hộ dân, ngƣời thu gom trực tiếp và tiến hành điều tra công tác quản lý CTRSH của cấp huyện, thôn, xã thông qua các văn bản, quy định ban hành cùng một số cách thức tuyên truyền ngƣời dân. Cách thức điều tra, phỏng vấn là hỏi trực tiếp bằng các phiếu điều tra. Một số phiếu điều tra đƣợc lập nhƣ sau: + Lập phiếu điều tra phỏng vấn ngƣời dân một số nội dung sau nhƣ lƣợng rác thải phát sinh; ƣớc lƣợng thành phần và khối lƣợng của rác
  • 49. Trang 41 thải sinh hoạt; lệ phí thu gom rác thải; cách thức thu gom… Mỗi xã tiến hành phỏng vấn 30 hộ dân; + Lập phiếu điều tra ngƣời trực tiếp thu gom một số nội dung nhƣ cách thức thu gom CTRSH từ hộ gia đình, thái độ của ngƣời dân trong việc đổ rác, mức độ đồng tình với cấp quản lý cao hơn trong công tác quản lý CTRSH. Mỗi xã tiến hành phỏng vấn từ 2 - 3 ngƣời trực tiếp thu gom rác; + Lập phiếu điều tra ngƣời quản lý trực tiếp công tác thu gom, vận chuyển CTRSHvới một số nội dung sau: số lƣợng tổ thu gom, các tuyến thu gom, cách thức quản lý, bãi tập kết rác thải… để biết đƣợc thực trạng thu gom, vận chuyển CTRSH từng xã. Mỗi xã tiến hành phỏng vấn 01 cán bộ chuyên trách của xã về công tác môi trƣờng, Ủy ban mặt trận tổ quốc và các trƣởng thôn trong xã. + Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu điều tra. Tiến hành phỏng vấn/điều tra theo từng xã, thôn, xóm. - Phương pháp xác định thành phần rác thải: Căn cứ vào số lƣợng vị trí tập kết rác của huyện hiện có là 19 vị trí/21 xã. Do đó, tác giả tiến hành điều tra, quan sát các vị trí tập kết này để biết đƣợc đặc điểm, cách thức bố trí, vận chuyển chất thải đến và đi của vị trí tập kết. Để xác định thành phần rác thải, tác giả lấy mẫu rác tại 3 vị trí mà theo đánh giá của huyện Quốc Oai là có khối lƣợng rác phát sinh là lớn nhất bao gồm: + Điểm tập kết tại xứ Đồng Đìa thuộc thôn Phúc Đức - thôn Thụy Khuê - xã Sài Sơn; + Điểm tập kết tại Đìa Vàng - thôn Ngọc Than - xã Ngọc Mỹ; + Điểm tập kết rác tại xứ Đồng Thây - thôn Dƣơng Cốc - xã Đồng Quang; + Điểm tập kết rác tại Đồng Tƣớc của Thị Trấn Quốc Oai,
  • 50. Trang 42 Mỗi vị trí lấy 50kg rác, phân loại theo các chỉ tiêu phân loại lý học gồm: các chất hữu cơ và vô cơ. Tiến hành phân loại mỗi tháng 1 lần và trong vòng 3 tháng. Cách thức lấy mẫu để phân loại lý học CTRSH: + Đổ chất thải đã thu gom xuống sàn; + Trộn kỹ các chất thải rắn; + Đánh đống chất thải rắn sinh hoạt theo hình nón; + Chia hình nón thành bốn phần đều nhau và lấy hai phần chéo nhau (A + C) hoặc (B + D), sau đó nhập vào với nhau và trộn đều; + Chia mỗi phần chéo đã phối thành 2 phần bằng nhau; + Phối các phần chéo thành hai đống, sau đó lại lấy ở mỗi đống ½ đống (khoảng 20 – 30kg) để phân loại lý học. 2.2.3. Phƣơng pháp lập bảng liệt kệ Những số liệu thu thập đƣợc đã đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống kê, liệt kê và các bảng biểu theo hệ thống xác định: các thông tin cơ bản về địa bàn có dự án triển khai, số liệu về kinh tế - xã hội, các ngành nghề. 2.2.4. Phƣơng pháp dự báo khối lƣợng CTRSH phát sinh trong tƣơng lai Dự báo khối lƣợng rác phát sinh trong tƣơng lai là vấn đề cần thiết và quan trọng để có kế hoạch đầu tƣ cho việc thu gom, vận chuyển rác một cách hiệu quả và hợp lý. Khối lƣợng CTRSH phát sinh trong tƣơng lai của một khu vực đƣợc dự báo dựa trên 2 căn cứ sau: - Số dân và tỷ lệ tăng dân số; - Khối lƣợng CTRSH phát sinh bình quân đầu ngƣời theo mức thu nhập.
  • 51. Trang 43 Theo cách này, căn cứ theo dân số của khu vực nghiên cứu, kết hợp với mô hình toán học để dự báo dân số trong những năm tiếp theo. Từ đó có thể tính đƣợc tổng lƣợng rác thải phát sinh hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai của khu vực. Ngoài số dân đăng ký chính thức, trong quá trình tính toán cũng cần phải quan tâm đến số dân không đăng kí và lƣợng khách vãng lai (tính khoảng 10% dân số). Công thức toán đƣợc dùng để dự báo dân số là công thức Euler cải tiến, đƣợc biểu diễn nhƣ sau: Ni+1 = Ni + r.Ni.Δt (1) Với: Ni: Số dân ban đầu (ngƣời) Ni+1 : Số dân sau 1 năm (ngƣời) r: Tốc độ tăng trƣởng (%) Δt: Thời gian (năm) Từ đó, tổng khối lƣợng CTRSH phát sinh đƣợc tính toán theo công thức sau: M = I x N (2) Trong đó: M: Khối lƣợng rác thải (kg/ngày.đêm) I: Bình quân lƣợng rác thải phát sinh (kg/ngƣời/ngày.đêm) N: Dân số trong năm ( ngƣời) 2.2.5. Tiếp cận hệ thống Tiếp cận hệ thống là một phƣơng pháp chƣa hoàn chỉnh, có tác dụng định hƣớng tƣ duy. Phƣơng pháp này ra đời khi phải tiến hành nghiên cứu liên ngành các đối tƣợng là các hệ thống phức tạp. Đối tƣợng nghiên cứu lý thuyết là các tổng thể, các hệ thống. Phƣơng pháp phân tích hệ thống tiến hành phân tích trên một hệ thống cụ thể, trên một tổng thể gồm nhiều bộ
  • 52. Trang 44 phận, nhiều yếu tố thành phần có quan hệ tƣơng hỗ với nhau và với môi trƣờng quanh chúng. Khi phân tích hệ thống, xét từng yếu tố, nhƣng không thể xét riêng lẻ mà phải xét mỗi yếu tố trong mối tƣơng quan và tác động qua lại của nó với các yếu tố khác và môi trƣờng bên ngoài của chúng. Xét hệ thống không chỉ xét tại từng thời điểm mà xét cả quá trình động của chúng. Phƣơng pháp phân tích hệ thống nhấn mạnh tính liên ngành, sử dụng nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau để cùng nghiên cứu, ra quyết định cho các vấn đề phức tạp, nó không thể thiếu và xuyên suốt công tác quy hoạch môi trƣờng. Trong giới hạn luận văn sẽ sử dụng tiếp cận hệ thống để phân tích và xây dựng mô hình của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Quốc Oai, đồng thời kết hợp với các phƣơng pháp khác để đƣa ra định hƣớng giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Quốc Oai.
  • 53. Trang 45 CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt huyện Quốc Oai Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động hàng ngày của con ngƣời. CTRSH đƣợc thải ra ở mọi nơi, mọi lúc trong khu dân cƣ, từ các hộ gia đình, khu thƣơng mại, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn... Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại huyện Quốc Oai đƣợc nghiên cứu theo 3 nội dung chính, bao gồm: + Nguồn phát sinh chủ yếu; + Khối lƣợng và thành phần; + Sự phân bố. 3.1.1. Nguồn phát sinh CTRSH Theo báo kết quả báo cáo hiện trạng môi trƣờng huyện Quốc Oai năm 2011 [42] và quá trình khảo sát thực tế cho thấy chất thải rắn sinh hoạt của huyện Quốc Oai phát sinh từ những nguồn chính sau: 1) Từ sinh hoạt hàng ngày của khu vực dân cƣ; 2) Từ các khu vực chợ lớn trên toàn địa bàn nhƣ chợ Phủ, chợ Bƣơng, chợ Sài Sơn... và một số siêu thị trong khu vực thị trấn Quốc Oai, Phút Cát...; 3) Từ các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và thƣơng mại nhỏ lẻ; 4) Từ các trƣờng học, cơ quan nhƣ nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, Trung học, Phổ thông, cơ quan nhà nƣớc nhƣ huyện Ủy, kho Bạc, cơ sở y tế...; 5) Khu vực công công nhƣ công viên của xã Sài Sơn nằm trong khu du lịch chùa Thầy, chùa Trăm gian...; Trong đó, lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ khu vực dân cƣ, khu vực chợ lớn và các tụ điểm du lịch trên địa bàn huyện.