SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
LÊ THỊ THẢO XUÂN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
LÊ THỊ THẢO XUÂN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ
Chuyên ngành: Du lịch
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ĐỨC THANH
Hà Nội - 2016
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ
lực của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô, cũng như sự động
viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực
hiện luận văn thạc sĩ.
Trước tiên, xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy - PGS.TS Trần
Đức Thanh, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất đến cho tôi hoàn
thành luận văn này. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Du
lịch, khoa Sau đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Phòng Văn hóa Thông tin huyện Ba
Vì và UBND xã Ba Vì đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tất cả gia đình, bạn bè đã động viên tôi
trong quá trình thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2016
Học viên thực hiện
Lê Thị Thảo Xuân
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả, thông tin trong luận văn là trung thưc và chưa từng công
bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả
Lê Thị Thảo Xuân
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................................7
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................7
6. Bố cục của luận văn............................................................................................... 10
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ......................................................11
1.1. Khái niệm.................................................................................................................................11
1.1.1. Cộng đồng ...................................................................................................... 11
1.1.2. Du lịch cộng đồng ........................................................................................... 12
1.2. Các loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng........................ 13
1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng........................................................................14
1.3.1. Dựa vào cộng đồng.......................................................................................... 14
1.3.2. Phân chia lợi ích hợp lý................................................................................... 14
1.3.3. Người dân quyết định hoạt động du lịch............................................................ 15
1.3.4. Bảo tồn giá trị tài nguyên................................................................................. 15
1.4. Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng ..................................................................................16
1.4.1. Về mặt kinh tế................................................................................................. 16
1.4.2. Về mặt xã hội.................................................................................................. 17
1.4.3. Về mặt môi trường .......................................................................................... 17
1.5. Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng..................................................17
1.5.1. Tài nguyên du lịch........................................................................................... 17
1.5.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch................................................. 19
1.5.3. Sự tham gia của cộng đồng .............................................................................. 19
1.5.4. Chủ chương, chính sách của chính quyền địa phương ....................................... 20
1.6. Các bên tham gia vào du lịch cộng đồng...............................................................................21
1.6.1. Cộng đồng địa phương .................................................................................... 21
1.6.2. Các tổ chức hỗ trợ phát triển............................................................................ 21
1.6.3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch................................................................ 22
1.6.4. Các doanh nghiệp du lịch ................................................................................ 23
1.6.5. Khách du lịch.................................................................................................. 23
1.7. Một số mô hình phát triển DLCĐ và bài học kinh nghiệm cho phát triển DLCĐ ở xã Ba
Vì 24
1.7.1. Mô hình phát triển DLCĐ trên thế giới ............................................................. 24
1.7.1.1. Tại làng Ghandruk thuộc khu bảo tồn Annapurna – Nepal............................. 24
1.7.1.2. Tại Chiêng Mai - Thái Lan......................................................................... 25
1.7.2. Mô hình phát triển DLCĐ ở Việt Nam .............................................................. 27
1.7.2.1. Mô hình phát triển DLCĐ tại Bản Lác - Mai Châu – Hòa Bình....................... 27
1.7.2.2. Mô hình phát triển DLCĐ tại vườn quốc gia Ba Bể....................................... 30
1.7.2.3. Mô hình phát triển DLCĐ tại làng Đồi – Nam Đông – Thừa Thiên Huế........... 31
1.7.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì....................... 33
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................................................35
Chƣơng 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở BA VÌ..................................................36
2.1. Khái quát về xã Ba Vì.............................................................................................................36
2.2. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì...............................................................37
2.2.1. Điều kiện tài nguyên du lịch tự nhiên ............................................................... 37
2.2.2. Điều kiện tài nguyên du lịch văn hóa ................................................................ 38
2.2.3. Đặc điểm ngành kinh tế - xã hội....................................................................... 42
2.2.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch .................................... 43
2.2.5. Chính sách phát triển du lịch ........................................................................... 43
2.3. Nhu cầu phát triển du lịch cộng đồng của xã Ba Vì.............................................................44
2.4. Đặc điểm cƣ dân xã Ba Vì ......................................................................................................48
2.5. Phân tích KSAP của cộng đồng đối với việc phát triển du lịch xã Ba Vì...........................52
2.5.1. Phân tích Knowledge – kiến thức tham gia du lịch của cộng đồng....................... 52
2.5.2. Phân tích Skill – kỹ năng tham gia du lịch của cộng đồng .................................. 54
2.5.3. Phân tích Attitude – thái độ tham gia du lịch của cộng đồng............................... 55
2.5.4. Phân tích Practice – hoạt động của cộng đồng................................................... 57
2.5.5. Phân tích đánh giá của cộng đồng dân cư về hoạt động DLCĐ........................... 58
2.6. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch xã Ba Vì..................................................................64
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................................................66
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở XÃ BA VÌ....67
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp........................................................................................................67
3.2. Các nhóm giải pháp ................................................................................................................67
3.2.1. Xây dựng cơ chế chính sách............................................................................. 67
3.2.2. Chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng................................................................. 69
3.2.3. Nâng cao năng lực và chất lượng nguồn nhân lực DLCĐ .................................. 70
3.2.4. Phát triển sản phẩm và dịch vụ độc đáo, đề cao giá trị văn hóa truyền thống của địa
phương ...................................................................................................................... 71
3.2.5. Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông..................................... 72
3.2.6. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá ............................................................ 73
3.2.7. Bảo tồn các giá trị tài nguyên và môi trường du lịch cộng đồng .......................... 73
3.2.8. Xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì ................................ 74
3.2.8.1. Địa điểm thực hiện mô hình........................................................................ 74
3.2.8.2. Phân chia trong việc tham gia hoạt động DLCĐ........................................... 74
3.2.8.3. Bố trí các khu chức năng............................................................................ 75
3.2.8.4. Các thành phần tham gia mô hình............................................................... 75
3.2.8.5. Nội dung phát triển DLCĐ tại xã Ba Vì ....................................................... 80
3.3. Kiến nghị..................................................................................................................................82
3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước về du lịch .................................................. 82
3.3.1.1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Bộ và Tổng cục.............................. 82
3.3.1.2. Cơ quan quản lý về du lịch tại địa phương ................................................... 82
3.3.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương ........................................................ 83
3.3.3. Kiến nghị đối với các hộ kinh doanh du lịch và CĐĐP ....................................... 84
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................................................84
KẾT LUẬN......................................................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................................88
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CBT Community Based Tourism
Du lịch dựa vào cộng đồng
CĐĐP Cộng đồng địa phương
DLCĐ Du lịch cộng đồng
DLST Du lịch sinh thái
HTX Hợp tác xã
MCD Centre for Marinelife Conservation and Community Development
Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng
NGO Non-Governmental Organization
Tổ chức phi chính phủ
REST Respondsible Ecological - Social Tours
Chương trình Du lịch xã hội – sinh thái có trách nhiệm
SNV Netherlands Development Organisation
Tổ chức phát triển Hà Lan
STEP Sustainable Tourism – Eliminating Poverty Initiative
Du lịch bền vững – xóa đói giảm nghèo
UBND Ủy ban nhân dân
UNDP United Nations Development Programme
Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc
UNWTO United National World Tourist Organization
Tổ chức Du lịch Thế giới
VHTT-DL Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
VNAT Vietnam National Administration of Tourism
Tổng cục Du lịch
VQG Vườn quốc gia
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng.......................................13
Bảng 2.1. Diện tích đất canh tác xã Ba Vì ............................................................................37
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu dân số xã Ba Vì......................................................................................48
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu độ tuổi theo giới tính ............................................................................50
Biểu đồ 2.3. Quy mô gia đình...................................................................................................50
Biểu đồ 2.4. Trình độ học vấn..................................................................................................51
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu lao động ...................................................................................................52
Sơ đồ 3.1. Các thành phần tham gia mô hình phát triển DLCĐ ở Ba Vì......................76
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa cũng như trước tình hình biến động không
ngừng về kinh tế - xã hội hiện nay, du lịch ngày càng được ghi nhận như một nguồn
lớn cho phát triển kinh tế, đặc biệt là ở những nước nghèo. Chuỗi giá trị và mối
quan hệ của du lịch với các ngành kinh tế khác đã làm cho du lịch được xem như
một công cụ xoá đói giảm nghèo nhanh ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước
đang phát triển. Điều này thể hiện rõ thông qua sự đóng góp của ngành du lịch vào
công cuộc phát triển kinh tế điểm đến như tăng ngoại tệ, tăng thu nhập từ thuế, thu
hút vốn đầu tư, giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống cho người dân bản
địa… Cụ thể, theo số liệu của UNWTO cho biết ngành du lịch quốc tế chiếm 30%
kim ngạch xuất khẩu dịch vụ trên toàn thế giới và 6% tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ; đóng góp 9% tăng trưởng GDP toàn thế giới, đạt 1.500 tỷ
USD trong năm 2014; đồng thời mang lại cơ hội việc làm cho cộng đồng. Tính ra
cứ 11 người kiếm được việc làm thì có một người trong ngành du lịch. [31]
Theo dự báo của UNWTO, ngành du lịch còn tăng trưởng hơn nữa, tạo ra cơ
hội kinh tế lớn song cũng mang lại những thách thức và mối đe dọa tiềm ẩn đối với
môi trường và hội. Trước những nguy cơ như vậy, con người đã có những thay đổi
trong nhận thức và ngày càng muốn đóng góp có trách nhiệm cho sự phát triển bền
vững hơn. Theo đó, ngày nay du lịch cộng đồng ngày càng có ý nghĩa quan trọng và
đang nhận được nhiều sự đồng thuận trong chiến lược phát triển du lịch không chỉ ở
các quốc gia phát triển mà còn có ở nhiều quốc gia khác với mục tiêu mang lại lợi
ích chung cho cộng đồng địa phương, đặc biệt cho cộng đồng các làng quê nông
thôn.
Trong cơn bão chạy đua cùng xu hướng phát triển bền vững, du lịch cộng
đồng đã dần trở nên phổ biến ở nước ta. Xuất hiện từ năm 1997, trải qua gần hai
thập kỷ hình thành và phát triển, du lịch dựa vào cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích
kinh tế cho người dân địa phương. Du lịch dựa vào cộng đồng ngày càng hấp dẫn
2
đối với khách du lịch, nhất là khách du lịch nước ngoài. Việc phát triển loại hình du
lịch này không chỉ góp phần đa dạng sản phẩm du lịch mà còn phát huy thế mạnh
văn hóa bản địa, nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Tại một số vùng, du
lịch đã mang lại những lợi ích về mặt kinh tế - xã hội đáng kể, góp phần nâng cao
đời sống cộng đồng, tiêu biểu đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số như ở Sa Pa
(Lào Cai), Mai Châu (Hòa Bình), A Lưới (Thừa Thiên Huế),…Đây đều là những
nơi vùng sâu vùng xa, nơi sinh sống của những dân tộc thiểu số, đời sông kinh tế xã
hội đặc biệt khó khăn.
Hà Nội là mảnh đất giao thương và phát triển. Từ khi mở rộng phạm vi lãnh
thổ, tuy đã có nhiều thay đổi đáng kể về mặt kinh tế - xã hội. Song có những nơi của
Hà Nội vẫn bắt gặp cuộc sống khó khăn của người dân, đặc biệt còn có những xã
thuộc khu vực 3 như xã An Phú (huyện Mỹ Đức), xã Ba Vì (huyện Ba Vì).
Trong đó, xã Ba Vì là một xã miền núi nghèo, nằm ở vùng núi cao phía Tây
của Hà Nội. Ba Vì không chỉ mang những nét đặc thù về điều kiện tự nhiên, mà còn
phong phú bởi nét văn hóa độc đáo của các cộng đồng dân tộc, trong đó chủ yếu là
dân tộc Dao (chiếm 94,5%) của xã Ba Vì. Tuy những công trình đã từng nghiên
cứu như du lịch sinh thái, du lịch nông thôn tuy đã phần nào đóng góp vào việc khai
thác và phát triển sản phẩm du lịch địa phương hướng đến bền vững, song đó là
những nghiên cứu cho phát triển du lịch của toàn huyện Ba Vì. Riêng đối với xã Ba
Vì, hoạt động du lịch vẫn còn rất yếu ớt, hầu như chưa có sự tham gia của người
dân Ba Vì, và rất cần những định hướng, giải pháp cụ thể để thu hút cộng đồng
tham gia vào hoạt động du lịch.
Xuất phát từ những thực tế đó, có thể thấy việc nghiên cứu “Phát triển du
lịch cộng đồng ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì” là rất cần thiết, và có ý nghĩa thời sự,
nhằm góp phần tạo điều kiện cho người dân, cụ thể là cộng đồng người Dao, tham
gia phát triển du lịch ở chính quê hương của họ.
3
2. Lịch sử nghiên cứu
Dưới góc độ khoa học, đề tài phát triển DLCĐ tại xã Ba Vì hoàn toàn mới,
chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đó. Tuy vậy, lịch sử nghiên cứu vấn
đề DLCĐ lại khá phát triển với trong nhiều hội thảo, công trình nghiên cứu trên thế
giới và ở Việt Nam.
Trên thế giới
Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng hình thành và phát triển đầu
tiên tại các nước du lịch phát triển châu Âu, châu Mỹ,... Thuật ngữ du lịch cộng
đồng bắt nguồn từ loại hình du lịch làng bản, xuất hiện vào những năm 1970, khi
một số khách du lịch muốn tham quan các làng bản và tìm hiểu về văn hóa kết hợp
khám phá tự nhiên. Lúc bấy giờ các chuyến tham quan này diễn ra ở các vùng xa
xôi, thiên nhiên còn hoang sơ. Vì vậy, khách du lịch cần có sự giúp đỡ của người
dân bản địa. Đây chính là tiền đề cho phát triển du lịch cộng đồng.
Trên thực tế, du lịch dựa vào cộng đồng được hình thành, lan rộng và tạo ra
sự đa dạng cho các sản phẩm du lịch vào thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ trước tại các
tại các khu vực châu Phi, châu Úc, châu Mỹ La tinh. Hiện nay, du lịch cộng đồng
được các tổ chức phi chính phủ, tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới quan tâm, đầu
tư và bắt đầu phát triển mạnh ở các nước châu Á, trong đó có các nước khu vực
ASEAN như Indonesia, Philipin, Thái Lan, Malaysia, Nepal,…
Ở các nước ASEAN, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi từ Hội thảo “Xây
dựng khung cho phát triển du lịch dựa vào cộng đồng” được tổ chức tại Indonesia
tháng 5 năm 1995. Sau đó các quốc gia Đông Nam Á khác cũng tổ chức nhiều cuộc
hội thảo trao đổi quan điểm, khái niệm, điều kiện, cách thức kinh nghiệm xây dựng
mô hình DLCĐ.
Trong báo cáo của Ủy ban Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc tại Hội
nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững tổ chức tại Johannesburg năm 2002, đã kêu
gọi “Phát triển bền vững để mang lại nhiều lợi ích hơn cho cộng đồng dân cư tại các
điểm du lịch, đồng thời đảm bảo duy trì sự phát triển bền vững của các yếu tố văn
4
hóa và môi trường nơi sống của họ”. Cũng tại hội nghị này, Tổ chức Du lịch Thế
giới đã đưa ra sáng kiến phát triển du lịch bền vững gắn với xóa đói giảm nghèo hay
gọi là sáng kiến STEP. Với sáng kiến này, UNWTO đã cùng với chính phủ các
nước xác định và tài trợ cho một số dự án phát triển du lịch có khả năng xóa đói
giảm nghèo.
Bên cạnh đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch cộng
đồng của các tác giả Douglas Hainsworth – Walter Jamieson, Steve Noakes &
Sheena Day [5], Hum Gurung [24], Greg Richards and Derek Hall [25], Sue
Beeton[28],… Các tác giả đã đề cập đến các vấn đề về cộng đồng, du lịch dựa vào
cộng đồng, những tác động cũng như các những thay đồi ảnh hưởng đến cộng đồng
và ảnh hưởng đến môi trường, các công cụ quản lý giám sát du lịch cộng đồng, bảo
tồn các nguồn tài nguyên, văn hóa và thiên nhiên, tao ra phúc lợi kinh tế cũng như
các phúc lợi khác cho cộng đồng dân cư địa phương.
Tác giả Sue Beeton trong cuốn “Commumnity Development through
Tourism” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về DLCĐ, DLCĐ nông thôn, đối phó với
khủng hoảng DLCĐ, lập kế hoạch chiến lược cho DLCĐ, xúc tiến phát triển
DLCĐ, phát triển cộng đồng thông qua du lịch, mô hình phát triển DLCĐ, du lịch
nông thôn ở một số nước trên thế giới. [28]
Theo Greg Richards and Derek Hall trong cuốn “Tourism and Sustainable
community Development” đã đưa ra những nội hàm về: khái niệm, đặc điểm và sự
tham gia du lịch của cộng đồng, phương pháp tiếp cận lập kế hoạch phát triển du
lịch bền vững gắn với phát triển cộng đồng; xem xét các mối quan hệ giữa tính bền
vững và cộng đồng, sự tương tác của cộng đồng với văn hóa và môi trường tự
nhiên; đồng thời bao gồm các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cộng đồng trong
phát triển du lịch, cùng với các mô hình, kinh nghiệm du lịch cộng đồng ở một số
vùng nông thôn như ở phía Bắc Bồ Đào Nha (Joachim Kappert), Ireland (Jayne
Stocks). [25]
5
Báo cáo khoa học “Phương pháp tiếp cận du lịch vì người nghèo, một số
kinh nghiệm và bài học ở Việt Nam” của Douglas Hainsworth đã chỉ ra một số
phương pháp nghiên cứu, kinh nghiệm phát triển, kết quả ban đầu của việc phát
triển DLCĐ ở một số địa phương nghèo ở Việt Nam.
Theo quỹ phát triển châu Á, “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do
chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích
kinh tế và bảo vệ môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét
đặc trưng của địa phương.”[13]
Quỹ bảo tồn Thiên nhiên thế giới WWF lại xác định DLCĐ như một hình
thức du lịch mà ở đó cộng đồng địa phương có sự kiểm soát, tham gia chủ yếu vào
sự phát triển và quản lý các hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận thu được từ du
lịch được giữ lại cho cộng đồng [32].
Ở Việt Nam
Năm 2003, tại Hội thảo “Chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển DLCĐ Việt
Nam” được tổ chức tại Hà Nội lần đầu tiên đã bàn về vấn đề phát triển DLCĐ, đó là
đảm bảo văn hóa, thiên nhiên bền vững; có sở hữu cộng đồng; thu nhập giữ lại cho
cộng đồng; nâng cao nhận thức cho cộng đồng và tăng cường hỗ trợ của các tổ chức
phi chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước. Từ cuộc hội thảo năm 2003 đã bắt đầu
mở ra một hướng mới trong khai thác tiềm năng du lịch Việt Nam, DLCĐ ngày
càng được hướng tới và phát triển mạnh.
Năm 2007, với sự hợp tác của của SNV, MCD, Viện Đại học Mở, công ty du
lịch Footprints, công ty lữ hành Intrepid, dự thảo về “mạng lưới du lịch cộng đồng
của Việt Nam” đã được thiết lập. Đây có thể coi là hình thức đầu tiên trên quy mô
quốc gia về DLCĐ được các ban ngành, tổ chức quan tâm. Do đó mà DLCĐ cũng
trở thành lĩnh vực mới được quan tâm; nhiều bài báo khoa học, tài liệu, công trình
nghiên cứu về DLCĐ được công bố.
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam trong đề tài khoa học “Nghiên cứu
vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc quản lý phát triển lưu trú cho
6
khách ở nhà dân”; nội dung của đề tài chủ yếu đưa ra các khái niệm về
DLCĐ, du lịch homestay, thu thập, tổng hợp một số kinh nghiệm phát triển du lịch
homestay của một số quốc gia trên thế giới và cách thức vận dụng vào Việt Nam.
[21]
Du lịch cộng đồng được Võ Quế (2006) đề cập đến bao gồm nội hàm các lý
thuyết về cộng đồng, lịch sử hình thành các khái niệm cộng đồng và bản chất cộng
đồng, đồng thời nghiên cứu mô hình phát triển DLCĐ ở một số quốc gia trên thế
giới [11].
Theo Phạm Trung Lương (chủ biên) và cộng sự trong cuốn “Du lịch
sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” : Tác giả cũng
khẳng định phải thu hút CĐĐP vào hoạt động du lịch, chia sẻ lợi ích từ hoạt động
du lịch với CĐĐP trong một số nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái [10].
Ngoài ra còn nhiều đề tài khác nghiên cứu về du lịch cộng đồng như đề tài
khoa học cấp Bộ nghiên cứu năm 2002 do PGS.TS Phạm Trung Lương làm chủ
nhiệm đề tài “Nghiên cứu xây dựng bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của
cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà – Hải Phòng”; đã
hệ thống các khái niệm liên quan giữa du lịch, môi trường và phát triển cộng đồng.
Đề tài đã đưa ra thực trạng và phân tích sức ép tới môi trường trong những năm tới,
đồng thời đề xuất mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng và giải
pháp áp dụng mô hình. Cũng như đề tài “Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm
nghèo ở Lào Cai” (Phạm Ngọc Thắng), đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng
đồng ở khu du lịch sinh thái Vân Long” (Phạm Thị Hồng Quyên)…
Kết quả nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn phát triển DLCĐ của các
tác giả trên thế giới và Việt Nam sẽ là nguồn tri thức quí giá cho tác giả vận dụng
vào nghiên cứu đề tài thạc sĩ của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nhằm thu hút ngày càng nhiều cộng đồng dân cư
tham gia vào hoạt động du lịch, phát triển DLCĐ ở xã Ba Vì ,góp phần xóa đói
7
giảm nghèo, cải thiện đời sống của họ cũng như mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho
địa phương. Cụ thể là đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba
Vì.
Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu về các vấn đề liên quan như: khái niệm về DLCĐ, các tiêu chí,
điều kiện để phát triển DLCĐ. Đồng thời tìm hiểu về DLCĐ của một số
nước trên thế giới, trong khu vực và một số địa phương trong nước.
- Nghiên cứu tổng quan các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội. Nghiên cứu các
điều kiện, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trong khu vực nghiên cứu.
Qua đó phân tích, đánh giá thực trạng sự hiểu biết, nhân thức và sự tham gia
của cộng đồng vào hoạt động du lịch. Đồng thời đánh giá các hoạt động theo
nguyên tắc phát triển DLCĐ.
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của luận văn này các điều kiện phát triển du lịch cộng
đồng ở xã Ba Vì, cũng như khả năng tham gia của cộng đồng địa phương vào
hoạt động du lịch.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu:
+ Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại xã Ba Vì
+ Kiến thức, thái độ, kỹ năng và mức độ tham gia hoạt động du lịch
của cộng đồng dân cư xã Ba Vì
+ Các chính sách, chương trình phát triển DLCĐ đối với xã Ba Vì.
- Phạm vi không gian: Giới hạn trong xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài này được
giới hạn từ năm 2010 - 2015
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
8
Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau
đã được sử dụng:
 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các thông tin này được thu thập từ các công trình nghiên cứu, giảng dạy như
giáo trình, bài báo của các tác giả trong và ngoài nước. Những thông tin thực tế liên
quan đến cộng đồng người Dao xã Ba Vì được thu thập thông qua niên giám thống
kê từ UBND xã Ba Vì và phòng văn hóa thông tin xã.
 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
- Phương pháp khảo sát thực địa (điền dã): Khảo sát được tiến hành tại khu
vực xã Ba Vì giúp cho tác giả có trải nghiệm thực tế về vấn đề nghiên cứu.
+ Đợt tháng 12/2015: Khảo sát tổng quan toàn bộ vùng đệm, nhằm đối chiếu
thực tế với dữ liệu thứ cấp đã thu thập được, đồng thời có cái nhìn tổng quan
về vấn đề nghiên cứu.
+ Đợt tháng 4/2016: Khảo sát các điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội và sự
tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ở ba thôn Yên Sơn, Hợp Sơn,
Hợp Nhất của xã Ba Vì.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Để thu thập những thông tin chung về
nhận thức của người dân, tác giả đã tiến hành điều tra xã hội học với phương
pháp điều tra bằng bảng hỏi (350 phiếu) cho người dân, trong đó có bao gồm
một số người là cán bộ quản lý tại xã Ba Vì để tác giả có thể thu được kết
quả khảo sát một cách tổng quát về vấn đề nghiên cứu
Bên cạnh đó, để phân tích dữ liệu trong quá trình nghiên cứu được chính xác
và hiệu quả, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp, trong đó phương pháp chính
được sử dụng là phương pháp KSAP, kết hợp công cụ xử lý với SPSS 16.0.
 Phương pháp KSAP
9
Đây là phương pháp nghiên cứu được triển khai từ phương pháp KAP – một
phương pháp nhằm khảo sát về kiến thức (Knowledge) , thái độ (Attitude) và thực
tiễn (Practice) của đối tượng nghiên cứu đối với một chủ thể nào đó.
Khảo sát KAP được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y tế, kế hoạch hóa gia đình
và nghiên cứu dân số. Đối với ngành du lịch, đây được xem như một công cụ
nghiên cứu khá mới, và càng mới hơn khi áp dụng kỹ thuật KSAP trong nghiên cứu
và phát triển du lịch. Nghiên cứu mới nhất của tác giả Trần Đức Thanh tại hội nghị
khoa học quốc tế - “Phương pháp KSAP trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng,
nghiên cứu trường hợp ở Na Hang, Tuyên Quang” là một nghiên cứu điển hình. Tác
giả đã chỉ ra tổ hợp giữa 4 yếu tố KSAP để điểm ra những lỗ hổng và đề xuất các
giải pháp phù hợp.
Trong luận văn này, phương pháp
KSAP là một nghiên cứu để thu thập
thông tin về những hiểu biết, kỹ năng
của cộng đồng, thái độ của cộng đồng
cũng như thực tiễn tham gia vào hoạt
động DLCĐ của người dân xã Ba Vì.
Phương pháp KSAP được thực
hiện qua các bước: Xác định các mục
tiêu khảo sát, Xây dựng cách thức khảo sát, Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, Tiến
hành khảo sát KSAP, Phân tích dữ liệu và sử dụng dữ liệu.
 Phương pháp thống kê, so sánh và tổng hợp:
Tác giả lựa chọn, sắp xếp các thông tin theo nội dung nghiên cứu, sau đó tiến
hành phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp thành các nhận định, báo cái nhằm có
được một nội dung hoàn chỉnh, tổng thể về đối tượng nghiên cứu
10
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung
chính của luận văn bao gồm 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lí luận về du lịch cộng đồng.
Chương 2. Điều kiện và thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng xã Ba Vì.
Chương 3. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì.
11
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. Khái niệm
1.1.1. Cộng đồng
Khái niệm cộng đồng là một trong những khái niệm xã hội học được các nhà
nghiên cứu đưa ra với nhiều cách hiểu khác nhau.
Trước hết, quan điểm về cộng đồng đề cập đến các yếu tố con người với
phạm vi địa lý, mối quan hệ và mục đích chung trong phát triển và bảo tồn cộng
đồng đó. Theo Keith và Ary (1988) thì “cộng đồng được hiểu là một nhóm người
thường sinh sống trên một khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về một nhóm.
Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn
nhân và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị.” [17,tr.39].
Tuy nhiên, khái niệm này đã không còn phù hợp bởi trong một cộng đồng ngày nay
còn có những mối quan hệ không phải cùng huyết thống, hôn nhân và cũng có thể
không cùng tôn giáo.
Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng được sử dụng một cách tương
đối rộng rãi, để chỉ nhiều đối tượng có thể khác nhau về quy mô, đặc tính xã hội. Từ
những tập hợp người, các liên minh rộng lớn như châu Á, cộng đồng các nước
Đông Nam Á,... đến kiểu xã hội có đặc tính tương đồng về tôn giáo, chủng tộc như
cộng đồng người Do Thái, cộng đồng người theo đạo Hindu, hay nhóm xã hội có
đặc tính chung về lứa tuổi, nghề nghiệp, địa vị xã hội…
Do đó, thuật ngữ “cộng đồng” có thể được hiểu theo các cấp độ khác nhau,
có thể phân loại cộng đồng gồm:
- Cộng đồng địa lý: bao gồm những người dân cư trú trong cùng một địa bàn
có thể có chung các đặc điểm văn hóa xã hội và có thể có mối quan hệ ràng
buộc nhau. Ví dụ: cộng đồng người Dao ở Ba Vì, cộng đồng ngư dân trên
đảo Phú Quốc…
12
- Cộng đồng chức năng: gồm những cá thể có thể cư trú gần nhau hoặc không
gần nhau nhưng có chung lợi ích. Họ liên kết với nhau trên cơ sở nghề
nghiệp, sở thích, hợp tác hay hiệp hội có tổ chức (NGO Training Project). Ví
dụ: Cộng đồng du học sinh Việt Nam tại cộng hòa Pháp, cộng đồng kinh tế
ASEAN…
Nói tóm lại, cộng đồng là nhóm người sống trong phạm vi thôn, bản, các xã
phường của khu vực nông thôn và thành thị, đặc biệt là các vùng nông thôn vùng
sâu, vùng xa. Cộng đồng có những điểm giống nhau, có chung các mối quan hệ nhất
định và cùng chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố tác động và là đối tượng cần được
quan tâm trong sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
1.1.2. Du lịch cộng đồng
Nguồn gốc của thuật ngữ DLCĐ phát sinh từ các thuật ngữ có trước như “du
lịch nông thôn”, “du lịch làng” vốn là những mô hình phát triển kinh tế nông thôn.
Do nhu cầu ngày càng tăng về sự tham gia hiệu quả của cộng đồng vào những mô
hình phát triển du lịch nông thôn mà thuật ngữ “du lịch cộng đồng” bắt đầu xuất
hiện rầm rộ hơn từ đầu thế kỷ 20.
Du lịch cộng đồng thường đựợc khởi xướng là mục tiêu cơ bản trong quá
trình phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, có những lý do khác để cộng đồng
theo đuổi DLCĐ như bảo tồn văn hoá và môi trường cũng như có những lợi ích
phát triển khác mà DLCĐ mang lại.
Theo như REST định nghĩa thì “Du lịch cộng đồng là du lịch có tính bền
vững về mặt môi trường, văn hoá và xã hội. Nó do chính cộng đồng quản lý và làm
chủ vì lợi ích của cộng đồng vì mục đích tạo cho du khách có khả năng nhận thức
và tìm hiểu về cộng đồng và lối sống của cộng đồng”. (REST – 1997)
Du lịch cộng đồng được định nghĩa đúng nhất phải là một quá trình , chứ
không phải là một loại hình sản phẩm du lịch đặc biệt. Quá trình đó có sự tham gia
trực tiếp chủ yếu của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch, nhằm đảm
13
bảo và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên du lịch, môi trường, cộng đồng
đựơc hưởng lợi nhuận từ khách du lịch và bán các sản phẩm và dịch vụ du lịch.
1.2. Các loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng.
Cần phải hiểu DLCĐ là một mô hình chứ không phải là một sản phẩm.
Những lọai hình sản phẩm du lịch như du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch
dân tộc thiểu số… được xem là các hình thức du lịch mang nét đặc trưng phù hợp
với du lịch cộng đồng bởi chúng được sở hữu và quản lý bởi cộng đồng.
Bảng 1.1. Các loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng
Loại hình Đặc trưng Nét hấp dẫn du lịch (điển hình)
Du lịch di
sản
Là du lịch bảo tồn và phát
huy các di sản văn hóa trong
làng (nhà cổ, đình làng, miếu –
đền, nhà thờ họ, các làn điệu dân
ca…) được truyền lại cho hậu
thế và các hoạt động của người
xưa, để du khách có thể giao lưu,
trải nghiệm.
Thăm thú và học tập về các di
tích lịch sử, thăm các nhà cổ, lưu
trú, ẩm thực tại nhà hàng nông
gia, hướng dẫn viên địa phương
hướng dẫn du khách đi tham
quan làng…
Du lịch văn
hóa
Du lịch sử dụng các đặc trưng
văn hóa, nghi lễ, nghệ thuật
truyền thống và văn hóa phi vật
thể độc đáo của làng
Tham quan các buổi trình diễn
nghệ thuật truyền thống, tour
tham quan nguồn gốc văn hóa
truyền thống, tham quan và trải
nghiệm các nghi lễ…
Du lịch làng
nghề truyền
thống
Du lịch trải nghiệm, giao lưu
nghề truyền thống, nghề thủ
công mỹ nghệ, các tác phẩm
nghệ thuật, nghề gốm…có
nguồn gốc từ nông thôn
Trải nghiệm nghề truyền thống,
giao lưu với nghệ nhân, mua các
sản phẩm nghề truyền thống,
tham gia các tour tham quan sản
phẩm nghề truyền thống…
Du lịch sinh
thái
Du lịch vận dụng các không gian
tự nhiên như cảnh quan sông
nước, cây xanh, công viên, vườn
cây ăn quả, nhà vườn…
Tour khám phá môi trường thiên
nhiên như sông nước, phong
cảnh, tham quan và thưởng thức
các sản phẩm tại các vườn cây
ăn quả hoặc cơ sở chế biến.
Du lịch
nông sinh
học
Du lịch tận dụng các thế mạnh
của nghề nông, các điều kiện
cuộc sống tại các nông thôn.
Các chương trình tham quan, trải
nghiệm, học tập về nông nghiệp,
tập sản xuất nông nghiệp,
14
thưởng thức nông sản, giao lưu
với nông dân…
Du lịch nghỉ
dưỡng, chữa
bệnh
Du lịch dựa vào các nguồn nước
khoáng, bùn khoáng tự nhiên,
các vùng có nhiều phương thuốc,
dược liệu quý của người dân bản
địa…
Các sản phẩm ngâm tắm khoáng,
tắm thuốc dân gian…nhằm trải
nghiệm và phục hồi sức khỏe.
Du lịch dân
tộc thiểu số
Du lịch vận dụng đời sống và
văn hóa của các dân tộc thiểu số
Lý giải đời sống của người dân
tộc thiểu số, trải nghiệm văn hóa
dân tộc, tham gia các buổi trình
diễn, âm nhạc của người dân tộc
thiểu số.
Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch « Cẩm nang du lịch nông thôn Việt Nam »
1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
1.3.1. Dựa vào cộng đồng
Đặc thù của DLCĐ là dựa vào cộng đồng. Họ là chủ thể chính của hoạt động
du lịch, các thành viên của cộng đồng được tham gia lập kế hoạch, thực hiện và
quản lý các hoạt động du lịch trong cộng đồng của mình. Hơn nữa, các lợi ích kinh
tế được chia đều, không chỉ cho các công ty du lịch mà cả cho các thành viên cộng
đồng.
1.3.2. Phân chia lợi ích hợp lý
Điều kiện để DLCĐ phát triển bền vững là việc phân chia lợi ích hợp lý giữa
các bên:
- Cộng đồng địa phương: cung cấp các dịch vụ du lịch, tổ chức các hoạt động
du lịch
- Chính quyền địa phương: đại diện cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý các
hoạt động tại địa phương, đảm bảo an ninh trật tự cho cộng đồng và du
khách.
- Các doanh nghiệp du lịch: phối hợp với cộng đồng và chính quyền địa
phương trong việc cung cấp các dịch vụ du lịch.
15
Việc chia sẻ các lợi ích từ du lịch cho cộng đồng đòi hỏi cộng đồng có thể
nhận được các lợi ích giống như các đối tác liên quan khác. Trong việc chia sẻ lợi
ích, không những doanh thu từ các hoạt động du lịch thường được chia đều mà các
bên tham gia phải có trách nhiệm đóng góp, duy tu, cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ
tầng mục đích như tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch và hoạt
động dân sinh từ nguồn thu hoạt động DLCĐ. Trên thực tế, việc bảo tồn thiên nhiên
và văn hóa địa phương có mối quan hệ mật thiết với việc lập kế hoạch phát triển của
cơ sở hạ tầng cho các hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (nhà ở, đường
giao thông, vườn hoa...) trên nguyên tắc hài hòa.
1.3.3. Người dân quyết định hoạt động du lịch
DLCĐ muốn thực hiện được cần có sự tham gia của cộng đồng dân cư. Mọi
chương trình của loại hình du lịch này đều được xây dựng dựa vào khả năng và hiểu
biết của cộng đồng. Việc các thành viên cộng đồng tham gia lập kế hoạch, thực
hiện, quản lý hoạt động DLCĐ là một thể hiện quan trọng của việc cộng đồng sở
hữu các tài nguyên du lịch, họ làm chủ trong cung cấp dịch vụ, trong việc đảm bảo
tính lâu bền của hoạt động du lịch. Du khách có thể trải nghiệm sự đa dạng và
phong tục của nền văn hóa địa phương, và quan trọng hơn là để tương tác với cộng
đồng. Cộng đồng là người “chủ nhà” thật sự, họ là những người chia sẻ với du
khách những văn hóa địa phương để du khách được tiếp cận, tìm hiểu và chia sẻ văn
hóa truyền thống của họ một cách xác thực nhất. Họ trực tiếp chia sẻ các tri thức
dân gian trong các bình diện của đời sống dân sinh như ẩm thực, âm nhạc, văn học
dân gian, phong tục – tập quán, nghề truyền thống, phong cách sống v.v.. Cả du
khách và cộng đồng văn hóa đối xử với nhau bằng sự tôn trọng.
1.3.4. Bảo tồn giá trị tài nguyên
Điều kiện về tài nguyên tự nhiên và nhân văn đều có tầm quan trọng trong
việc thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển. Hầu hết các hoạt động du lịch đều có thể
mang lại những lợi ích to lớn đến cộng đồng địa phương, tuy nhiên cũng không thể
phủ nhận nó mang lại những tác động tiêu cực đối với họ cũng như đối với môi
16
trường tự nhiên. Dù dưới bất cứ hình thức du lịch nào, môi trường thiên nhiên và
văn hóa địa phương đều phải chịu những sức ép hữu hình và vô hình, cộng đồng
phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của môi trường tự nhiên và văn hóa địa
phương đối với cuộc sống của họ và hoạt động du lịch mà họ đang cung cấp, về
những tác động của DLCĐ đối với nền văn hóa của họ để có kế hoạch khai thác và
bảo vệ hợp lý. Việc tôn trọng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sắc thái
văn hóa địa phương (tính độc đáo của địa phương, chẳng hạn như địa hình, khí hậu,
kiến trúc, nghệ thuật, ẩm thực, lối sống v.v.) sẽ là động lực và nền tảng cho sự tái
tạo nguồn tài nguyên cho hoạt động du lịch.
Tài nguyên du lịch càng phong phú thì càng có sức hấp dẫn du khách. Để du lịch
cộng đồng phát triển một cách dài lâu và bền vững thì việc bảo tồn tài nguyên được
xem là nhiệm vụ thiết yếu.
1.4. Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng
Vai trò của việc phát triển du lịch cộng đồng là mang lại những lợi ích cho
cộng đồng địa phương đồng thời rộng hơn là phát triển vùng, miền theo nguyên tắc
phát triển bền vững dựa trên cả ba tiêu chí về kinh tế, xã hội, môi trường. Đó cũng
chính là mục tiêu của việc phát triển du lịch cộng đồng.
1.4.1. Về mặt kinh tế
Mục tiêu đầu tiên mà DLCĐ hướng tới đó là mang lại lợi ích kinh tế cho
người nghèo thông qua việc cho phép họ tham gia trực tiếp cung cấp các dịch vụ
cho khách du lịch.Hơn một nửa số nước nghèo nhất thế giới đã coi ngành du lịch là
công cụ hiệu quả để giúp những nước này tham gia nền kinh tế toàn cầu và giảm đói
nghèo. Phần lớn, đóng góp đó là bởi sự phát triển của du lịch cộng đồng, cụ thể là
khi DLCĐ phát triển thì vùng đất đó là vùng hấp dẫn du khách đến và tiêu thụ sản
phẩm du lịch của địa phương, DLCĐ đã cung cấp một thị trường cho hàng hóa và
dịch vụ địa phương, tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa phương thông qua việc
bán các sản phẩm và dịch vụ của du lịch. Có thể họ sẽ làm việc cho các doanh
nghiệp du lịch (nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, vận chuyển…), hay có thể
17
trực tiếp sản xuất các đồ thủ công truyền thống làm thành đồ lưu niệm bán cho
khách du lịch.
1.4.2. Về mặt xã hội
Phát triển du lịch cộng đồng là cách tốt nhất để tạo ra công ăn việc làm cho
cộng đồng địa phương. Bằng tài nguyên tự nhiên vốn có ở địa phương đó, hay bởi
chính văn hóa, nếp sinh hoạt hàng ngày của cư dân địa phương đã làm tiền đề để du
lịch cộng đồng giúp người dân có được việc làm mới, giúp thay đổi cơ cấu việc làm
địa phương và giảm di cư từ nông thôn ra các đô thị lớn.
Hơn nữa, du lịch cộng đồng không chỉ đơn thuần nhắm tới phát triển du lịch,
mà sự phát triển ấy còn thúc đẩy sự công bằng xã hội bằng việc mang lại cho toàn
bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng,
bất kể họ có tham gia vào du lịch hay không, như giao thông tốt hơn, đường điện,
nguồn nước sinh hoạt…tốt hơn, từ đó góp phần thay đổi bộ mặt xã hội của địa
phương.
1.4.3. Về mặt môi trường
Khi điều kiện sống khó khăn và lạc hậu, trình độ dân trí thấp và thiếu hiểu
biết, nên vấn đề về bảo vệ tài nguyên môi trường có thể sẽ còn bị hạn chế đối với
một số cộng đồng địa phương. DLCĐ phát triển sẽ góp phần phục hồi và phát triển
các giá trị văn hóa cũng như bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Chính
DLCĐ tạo cơ hội cho người dân địa phương giao lưu học hỏi từ khách du lịch, từ đó
còn giúp họ nâng cao hiểu biết và kiến thức. Họ sẽ nhận ra việc bảo vệ tài nguyên
chính là bảo vệ quyền lợi của họ. Tài nguyên càng được bảo tồn thì càng có giá trị
để thu hút khách du lịch, từ đó kéo theo việc làm và thu nhập của họ.
1.5. Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng
1.5.1. Tài nguyên du lịch
Theo Luật Du lịch: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự
nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các
18
giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản
để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”[15,tr.9].
Như vậy có thể chia tài nguyên du lịch gồm hai mảng là tài nguyên du lịch tự nhiên
và tài nguyên du lịch văn hóa.
Điều kiện để tài nguyên thiên nhiên được xem là tài nguyên du lịch khi và
chỉ khi chúng có khả năng hấp dẫn du khách bởi giá trị thẩm mỹ, giá trị tâm
linh…Bên cạnh đó, môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng của sản phẩm du lịch. Ở những vùng có tài nguyên phong phú, mới
lạ đối với du khách thường là những vùng xa xôi, hẻo lánh như các vùng núi, vùng
hải đảo…thì ở đây, cuộc sống của cư dân thường lấy tài nguyên thiên nhiên để mưu
sinh như chặt phá rừng, săn bắt động vật làm đa dạng sinh thái bị đe dọa, chưa kể là
nguồn nước, đất bị ô nhiễm. Vì vậy, không ai khác, chính cư dân địa phương là
nhân tố đầu tiên và quan trọng trong việc giữ gìn và bảo vệ tài nguyên tự nhiên nếu
muốn khai thác chúng trong việc phát triển du lịch cộng đồng.
Mặt khác, để tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch cộng đồng không thể không kể
đến các tài nguyên văn hóa gắn liền với cộng đồng dân cư, do chính họ sáng tạo,
phát triển và duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các tài nguyên du lịch văn hóa
gồm tài nguyên vật thể và phi vật thể, cũng như tài nguyên thiên nhiên thì tài
nguyên vật thể chỉ được xem là tài nguyên du lịch khi mà chúng phải có được các
giá trị về mặt văn hóa, lịch sử, tâm linh…để thu hút khách du lịch như cầu Trường
Tiền (Huế), chùa Một Cột (Hà Nội), thành nhà Hồ (Thanh Hóa)... Bên cạnh đó, tài
nguyên văn hóa phi vật thể lại mang tính cộng đồng cao, tính hấp dẫn đối với du
khách bởi nó ăn theo lối sống, nếp sinh hoạt của cộng đồng địa phương, nó có tính
lưu truyền. Tuy nhiên, vì nó mang tính cộng đồng nên chúng cũng dễ bị du nhập,
biến dạng khi có một cộng đồng khác tác động vào. Hay chính sự phát triển của du
lịch cũng sẽ làm mất đi những nét thuộc về truyền thống của cộng đồng sở tại. Đây
cũng là một trong những thách thức của phát triển du lịch cộng đồng.
19
Nói tóm lại, tài nguyên du lịch là nhân tố quan trọng đối với việc hình thành
phát triển của du lịch nói chung cũng như của DLCĐ nói riêng. Tài nguyên du lịch
phong phú sẽ là cơ hội tốt để phát triển DLCĐ vì sức hấp dẫn lớn, song không phải
đầu tư nhiều, đặc biệt đây lại là điều kiện tốt để phát triển kinh tế, nâng cao đời
sống xã hội cho địa phương, góp phần cân bằng cuộc sống và xóa đói giảm nghèo.
1.5.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) là những điều
kiện ban đầu và đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm du lịch.
CSHT phục vụ du lịch bao gồm các công trình, phương tiện đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch như cần có hệ thống giao thông thuận lợi, thông tin liên lạc, cung cấp
điện nước… CSVCKT bao gồm các công trình, phương tiện có chức năng tạo ra
dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như vận chuyển, lưu trú, ăn uống, khu
vui chơi giải trí…khi khách đến mỗi điểm có tài nguyên du lịch. và đảm bảo an toàn
cho khách trong quá trình tham quan.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đồng thời cũng quyết định giá trị của
sản phẩm du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng. Muốn khai thác nguồn tài nguyên
du lịch đòi hỏi phải có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ
phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch
nhằm đóng góp mọi nhu cầu của khách du lịch.
1.5.3. Sự tham gia của cộng đồng
Đối với DLCĐ thì sự tham gia của cộng đồng được xem là điều kiện quan
trọng nhất cho sự phát triển du lịch. Tuy nhiên cần quan tâm, cộng đồng phải là
những người dân địa phương đang sinh sống trong hoặc liền kề với khu vực chứa tài
nguyên du lịch, và không bao gồm các doanh nghiệp từ nơi khác đến làm việc hay
kinh doanh. Họ là những người am hiểu các điều kiện về địa hình, lịch sử, đặc điểm
nguồn tài nguyên nơi họ sinh sống, cũng chính họ sáng tạo nên những giá trị nhân
văn như phong tục tập quán, lễ hội, văn hóa… Việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
20
và nhân văn đó sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư trong quá trình tổ chức và
phát triển DLCĐ.
Ở Việt Nam về khuôn khổ pháp lý, sự tham gia của cộng đồng dân cư trong
phát triển du lịch đựơc quy định tại điều 7 Luật Du lịch năm 2005 như sau:
“1. Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và huởng lợi ích hợp pháp từ hoạt
động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá địa phương;
giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi truờng để tạo sự hấp dẫn du lịch.
2. Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi
phục và phát huy các loại hình văn hoá, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công
truyền thống; sản xuất hàng hoá của địa phuơng phục vụ hách du lịch, góp phần
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương”. [15,tr.14]
Song, sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch còn
được xác định qua các tiêu chí:
 Hiểu biết, nhận thức của cộng đồng địa phương về phát triển du lịch.
 Kỹ năng làm du lịch của cộng đồng địa phương.
 Thái độ của cộng đồng dân cư về phát triển du lịch tại địa phương.
 Hành vi, ý thức của cộng đồng địa phương trong việc tổ chức cung cấp các
dịch vụ phát triển du lịch
1.5.4. Chủ chương, chính sách của chính quyền địa phương
Có rất nhiều nơi, nhiều vùng có tài nguyên phong phú và độc đáo, người dân
địa phương cũng đã biết nắm bắt cơ hội làm du lịch khi dòng du khách đổ về, đặc
biệt theo kiểu du lịch homestay. Tuy nhiên, đó là kiểu làm du lịch tự phát, và cũng
có những rủi ro, kém bền vững bởi thiếu những chủ chương, chính sách và hợp tác
từ phía chính quyền địa phương. Chính vì thế, những chính sách, đường lối từ ban
quản lý chính quyền địa phương sẽ là điều kiện thúc đẩy sự phát triển du lịch. Các
cấp chính quyền có thể hỗ trợ cho hoạt động DLCĐ bằng cách khuyến khích cộng
đồng địa phương tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho khách
21
du lịch đến tham quan, hỗ trợ cộng đồng địa phương trong việc duy trì và phát huy
giá trị của các làng nghề, thủ công truyền thống, đồng thời chính quyền địa phương
cũng cần có những chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào du lịch
đia phương…
1.6. Các bên tham gia vào du lịch cộng đồng
1.6.1. Cộng đồng địa phương
Cộng đồng dân cư địa phương là trọng tâm phát triển DLCĐ. Họ là những
người làm chủ nguồn tài nguyên du lịch và trực tiếp phục vụ du khách. Chính họ sẽ
mang đến cho du khách những trải nghiệm, lối sống thực, làm cho du khách cảm
thấy thoải mái và thân thiện. Tuy nhiên, sự cởi mở và chân thực của họ chỉ là điều
kiện tiền đề cho sự phát triển của DLCĐ; song song đó, họ cần phải có kỹ năng và
kiến thức để đáp ứng đầy đủ cho sự phát triển này. Chính vì vậy, đầu tư về mặt tài
chính cho những lớp đào tạo này được xem là sáng suốt, tránh được những bất lợi
lâu dài.
Cộng đồng địa phương là chủ sở hữu nguồn tài nguyên môi trường, bởi vậy
họ cũng thường tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch, hàng hóa phục vụ
du lịch, tham gia xây dựng các cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch… Nếu
các dự án quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng không hợp lý sẽ gây nên những
tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường, xã hội, cũng như chất lượng cuộc sống
của cộng đồng dân cư. Do đó, khi quy hoạch các dự án phát triển DLCĐ cần tôn
trọng và lấy ý kiến của cộng đồng, lựa chọn người có uy tín, trách nhiệm (như già
làng, trưởng làng…) làm đại diện cho cộng đồng để đưa ra các quyết định phát triển
du lịch; tránh những hành động tiêu cực để vừa thuận cho hiệu quả các dự án và giải
quyết các vấn đề khó khăn cho cộng đồng.
1.6.2. Các tổ chức hỗ trợ phát triển
Các tổ chức hỗ trợ phát triển có thể là các tổ chức chính phủ, phi chính
phủ.Các tổ chức phi chính phủ quốc tế có thể hỗ trợ về mặt chuyên môn là chính và
phần nhỏ hỗ trợ về mặt tài chính vì sự phát triển của cộng đồng.Các cá nhân, tư
22
nhân có thể là người đóng vai trò tham gia hỗ trợ về mặt tài chính. Bên cạnh đó, các
tổ chức như các trung tâm phát triển du lịch, các trường đại học, cao đẳng có thể
đóng góp về mặt đào tạo chất lượng phục vụ du lịch cho cộng đồng dân cư.
1.6.3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
Ở Việt Nam, các hoạt động du lịch đều được quản lý và điều hành ở hai cấp
vĩ mô và vi mô. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch được chia thành ba nhóm:
Nhóm thứ nhất là nhóm cơ quan quản lý nhà nước địa bàn về du lịch, gồm:
Chính phủ (cấp trung ương) và ủy ban nhân dân các cấp (cấp địa phương). Các cơ
quan này có chức năng quản lý nhà nước một cách tổng trên mọi phương diện,
trong đó có du lịch.
Nhóm thứ hai là nhóm cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về du lịch,
gồm: Bộ VHTT-DL, mà trực tiếp là Tổng cục Du lịch - VNAT (cấp trung ương), Sở
VHTT-DL, Phòng du lịch (cấp địa phương). Các cơ quan này có chức năng quản lý
nhà nước về vấn đề chuyên môn của ngành du lịch. Tại Việt Nam, VNAT có vị trí,
chức năng và quyền lực trực thuộc Bộ VHTT-DL, cơ quan này chịu trách nhiệm về
các chương trình hoạt động, quy hoạch, quảng bá và các chính sách phát triển du
lịch ở tầm vĩ mô. Ở cấp độ thấp hơn, chính quyền tại địa phương điều hành du lịch
phối hợp với các ngành công nghiệp khác để thực thi chính sách và quy hoạch du
lịch do VNAT đề ra. Có ba cấp độ quản lý hành chính là chính quyền tỉnh, huyện và
làng bản.Tại điểm DLCĐ, chính quyền làng bản trực tiếp quản lý hoạt động DLCĐ
hàng ngày của điểm đó. Các cấp lãnh đạo tỉnh và huyện tham gia giám sát và chỉ
đạo. Trong quá trình quy hoạch và thực hiện DLCĐ, sự có mặt của các cơ quan lãnh
đạo tại tỉnh, huyện và làng bản không thể thiếu được.Và nếu có sự phối hợp chặt
chẽ giữa các cấp quản lý thì DLCĐ tại địa phương đó càng có cơ hội thành công cao
hơn.
Nhóm thứ ba là nhóm cơ quan quản lý nhà nước hữu quan về du lịch, gồm:
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông, Bộ Văn hóa và Thông tin…
và các Sở tương ứng ở cấp địa phương. Các cơ quan này được thành lập để quản lý
23
các vấn đề thuộc ngành tương ứng. Do du lịch là một ngành đa chiều nên có nhiều
mối liên quan đến các ngành công nghiệp khác. Chính vì vậy, trong quá trình phát
triển du lịch cần phải quan tâm đến mối quan hệ giữa các thành phần khác nhau của
sản phẩm du lịch, vì nó có thể liên quan đến các trách nhiệm khác nhau của các bộ
[7].
1.6.4. Các doanh nghiệp du lịch
Các doanh nghiệp du lịch được xem là cầu nối giữa khách du lịch với cộng
đồng, đóng vai trò trung gian để giúp cộng đồng có thể tiếp cận và bán các sản
phẩm du lịch của họ cho khách. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch cũng đóng
vai trò hỗ trợ, đầu tư để tạo ra những sản phẩm du lịch mà cộng đồng chưa có khả
năng cung ứng đủ.
Tại nhiều nơi, các doanh nghiệp du lịch đóng vai trò lớn trong việc phát triển
DLCĐ và hỗ trợ sự phát triển của cộng đồng qua việc sử dụng nguồn lực và đóng
góp lợi ích kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, cũng một số nơi, nhiều doanh nghiệp
du lịch lại đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch điểm đến theo kiểu bóc lột, cộng
đồng địa phương không những không cải thiện được đời sống mà còn bị biến thành
những lao động làm thuê, tài nguyên địa phương bị suy giảm và các doanh nghiệp
cũng thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường.
Rút ra, khi quy hoạch phát triển DLCĐ thì các yếu tố về tham gia của doanh
nghiệp du lịch cần được xem xét kỹ lưỡng trên các phương diện về kinh tế - văn hóa
– xã hội – môi trường để tránh những tác động tiêu cực đối với cộng đồng.
1.6.5. Khách du lịch
Tại điểm 2, điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam (2005), khách du lịch được
định nghĩa là “người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm
việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”[15,tr.9], và khi tham gia vào
DLCĐ thì nhóm khách này thường là những đối tượng có nhận thức cao, yêu thiên
nhiên và các giá trị văn hóa truyền thống, có ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp
phát triển cộng đồng, cụ thể là họ có thể sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm du lịch
24
có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng. Họ thường là những nhà nghiên cứu,
các nhà hoạt động về môi trường và xã hội, học sinh, sinh viên, những người thích
khám phá những vùng đất mới lạ, con người và phong tục khác biệt…
1.7. Một số mô hình phát triển DLCĐ và bài học kinh nghiệm cho phát triển
DLCĐ ở xã Ba Vì
1.7.1. Mô hình phát triển DLCĐ trên thế giới
1.7.1.1. Tại làng Ghandruk thuộc khu bảo tồn Annapurna – Nepal
 Giới thiệu chung
Ghandruk là một trong hai làng thuộc dự án bảo tồn vùng Annapurna –
Nepal (có diện tích rộng 7629 km2
, ở vùng núi Hymalaya). Dân cư ở đây thuộc các
sắc tộc và tôn giáo khác nhau bao gồm các dân tộc thiểu số là Gurung, Thakali và
Manangba. Họ đã từng sống ở đây nhiều thế kỷ nên có một nền văn hóa, phong tục
tập quán và nhiều lễ hội phong phú, hấp dẫn du khách. Nguồn thu chủ yếu của
người dân ở đây là từ nông nghiệp, chăn nuôi trang trại và một phần nhỏ đi xuất
khẩu lao động. Làng Ghandruk nằm trong điều kiện khí hậu khác nhau – từ cận đới
đến ôn đới, sa mạc và khô, khu vực này được thiên nhiên ban cho điều kiện tuận lợi
cho cá loại động thực vật phát triển. [18],[24],[29]
Tháng 12/1986, được sự hỗ trợ của ACAP (Dự án khu bảo tồn thiên nhiên),
vùng Annapurna đã bắt đầu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng với mục đích bảo
tồn thiên nhiên, môi trường, dự án đã cam kết người dân địa phương được thừa
hưởng mọi thành quả lợi ích từ hoạt động du lịch trong vùng. Dự án mở các lớp
đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn về tài nguyên, về du lịch, các phương pháp quản
lý hoạt động du lịch địa hương để cộng đồng hiểu biết và thao tác tốt công việc. Ban
quản lý dự án dần trao quyền cho cộng đồng trong mọi lĩnh vực trong đó có du lịch.
Các dịch vụ phục vụ du khách bao gồm dịch vụ kinh doanh lưu trú dưới dạng
nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, một số cộng đồng dân bản địa trở thành người hướng
dẫn cho khách đi bộ tham quan rừng, dãy núi Hymalaya, leo núi…
 Các bên liên quan
25
Mô hình đã huy động được nhiều đơn vị tham gia gồm: đơn vị tổ chức
ACAP (Annapurna Conservation Area Project), HMTTC (trung tâm đào tạo khách
sạn). Đơn vị hỗ trợ là KMTNC (King Mahendra Trust for Nature Conservation) đã
hỗ trợ cộng đồng về hoạch định, quản lý, thực thi kế hoạch và tài chính cho cộng
đồng. Tham gia của các già làng trưởng bản góp phần động viên, nhắc nhở các
thành viên cộng đồng. Cộng đồng dân cư người thực hiện các dịch vụ du lịch và
tham gia bảo vệ môi trường.
 Những tác động
- Xóa đói giảm nghèo cho người dân trong vùng, đặc biệt là các cộng đồng
sống dựa vào điều kiện thiên nhiên
- Tạo ra thu nhập, giải quyết được công ăn việc làm bằng các dịch vụ du lịch,
đặc biệt tạo nhiều việc làm cho phụ nữ
- Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa truyền thống dân tộc
- Nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ về tài chính, kinh nghiệm
tổ chức
- Chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho cộng đồng
- Có sự cam kết với cộng đồng về quyền lợi và chia sẻ lợi ích,
 Nhận xét
Có thể thấy mô hình phát triển DLCĐ ở làng Ghandruk đã mang lại những
thành công đáng kể, phát huy hết được những mục tiêu đặt ra của DLCĐ đối với sự
phát triển bền vững cho cộng đồng.
1.7.1.2. Tại Chiêng Mai - Thái Lan
 Giới thiệu chung
Chiêng Mai là một vùng miền núi nằm ở vùng Đông Bắc Thái Lan, dân cư
nghèo và sống thưa thớt; nhưng vốn là cố đô cũ của Thái Lan nên có bề dày phát
triển về di sản văn hóa di tích và các làng nghề truyền thống của nhiều cộng đồng
dân tộc. Trước thực trạng làng nghề dần mai một, thu nhập của dân cư địa phương
thấp kém, năm 1999 theo sáng kiến của Cục Xúc tiến xuất khẩu thuộc Bộ Thương
26
mại Thái Lan phối hợp với Bộ Du lịch và Thể thao đã phát động phong trào mỗi
làng một nghề hay còn gọi là phong trào OTOP (One Tambon – One Product).
Chương trình triển khai đầu tiên tại vùng Đông Bắc Thái Lan ở hai tỉnh
Chiêng Rai và Chiêng Mai nhưng tập trung chính tại Chiêng Mai. Sau 5 năm triển
khai thực hiện có hơn 70 làng nghề được khôi phục và phát triển trong đó có 19
làng nghề phát triển mạnh trở thành những điểm đến du lịch nổi tiếng thu hút đông
đảo du khách quốc tế đến tham quan mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ như các làng:
Baan Tawai, Baan Sri Pun-Krua, Baan Wua-Lai, Baan Roy Jaan…[21]
 Các bên liên quan
Sự phát triển thành công của loại hình DLCĐ tại Chiêng Mai được ghi nhận
bởi tổ chức UNWTO là do sự đóng góp của nhiều bên liên quan, trong đó:
- Chính quyền cấp tỉnh ngay từ đầu đã hỗ trợ cho các làng nghề ở việc hỗ trợ
các nguồn vay vốn ưu đãi của Chính phủ, tổ chức huấn luyện và chuyển giao
công nghệ cho nông dân, phối hợp các bộ ngành trung ương hỗ trợ xúc tiến
bán hàng.
- Chính phủ Thái Lan đã có những chính sách khuyến khích làng nghề sản
xuất sản phẩm phục vụ du lịch chất lượng cao theo bộ tiêu chuẩn được chính
phủ công nhận. Các sản phẩm mang nhãn OTOP được chính phủ Thái Lan
ưu tiên trưng bày trong các hội chợ thương mại quốc tế, được hưởng chính
sách miễn thuế hoặc giảm thuế.
- Các doanh nghiệp du lịch hỗ trợ cho các trường đại học, các viện nghiên cứu
trong việc nghiên cứu thiết kế sản phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin,
nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
 Những tác động
Chương trình được đúc kết và nhậ rộng cho hơn 60 bản làng văn hóa khác và
đã mang lại nhiều kết quả to lớn và thiết thực:
27
- Nhiều làng mạc hẻo lánh vùng nông thôn Đông Bắc ngày nay trở thành điểm
đến du lịch hấp dẫn.
- Dân cư tạo được thêm thu nhập: sau chương trình OTOP được áp dụng,
trong vòng 2 năm chương trình đã đem lại 3,66 tỷ Bath ước tính khoảng 84,2
triệu USD lợi nhuận cho cộng đồng địa phương và thúc đẩy phát triển hoạt
động DLCĐ ở vùng sâu vùng xa của Thái Lan. [TAT-Report 2005]
- Người dân biết sử dụng kiến thức vốn có của mình về phương pháp canh tác
nông nghiệp truyền thống để tự nuôi mình và phát triển DLCĐ
 Nhận xét
Thái Lan đã biết tận dụng nguồn tài nguyên phong phú đa dạng, các tập quán
văn hóa, các làng nghề truyền thống để tạo đà phát triển DLCĐ. Đây là bước đi hợp
lý và hiệu quả trong việc khai thác phát triển các hoạt động du lịch Thái Lan. Kinh
nghiệm được đúc kết lại cho DLCĐ Thái Lan, đó là:
- Quan tâm đến mục tiêu khôi phục các làng nghề truyền thống đã có sẵn, mỗi
làng nên có một sản phẩm đặc trưng riêng để các sản phẩm không mang tính
trùng lặp.
- Cần có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho các làng nghề để phục hồi sản
xuất các sản phẩm
- Đầu tư các trung tâm nghiên cứu và đòa tạo nghệ nhân trên mỗi tỉnh có làng
nghề.
- Tổ chức huấn luyện và chuyển giao công nghệ cho nông dân.
- Hỗ trợ quảng bá sản phẩm của các làng nghề.
- Giảm thuế cho các sản phẩm tại các làng nghề phục vụ khách DLCĐ.
- Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch lữ hành thường xuyên tổ chức đưa du khách đến
các làng nghề tham quan, mua sắm.
1.7.2. Mô hình phát triển DLCĐ ở Việt Nam
1.7.2.1. Mô hình phát triển DLCĐ tại Bản Lác - Mai Châu – Hòa Bình
 Giới thiệu chung
28
Bản Lác là một bản miền núi thuộc huyện Mai Châu, cách thị xã Hòa Bình
khoảng 60 km, là nơi cư trú của người Thái trắng với 5 dòng họ người dân tộc Thái
sinh sống ở bản Lác là Hà, Lò, Vì, Mác, Lộc… Người Thái trắng sinh sống tại bản
Lác có một nền văn hóa dân tộc lâu đời và đến nay còn lưu giữ được nhiều giá trị
văn hóa đặc sắc. Bản Lác được lựa chọn là “làng văn hóa” trong vùng vào những
năm 60 và 70. Vào những năm 1980, bản bắt đầu đón khách du lịch, trong đó chủ
yếu là từ khối Xô Viết Đông Âu, và khách du lịch phương Tây (đầu những năm
1990). Hiện nay, cả bản có 93 hộ gia đình, nghề nghiệp chính là trồng lúa nước và
chăn nuôi gia súc. Một bộ phận nhỏ các hộ gia đình trong bản đã tham gia tích cực
vào dịch vụ du lịch như dịch vụ nhà nghỉ tại gia, biểu diễn văn hóa, mô phỏng các
làng nghề thủ công, dẫn khách tham quan quanh bản…
Khách du lịch muốn đến tham quan bản Lác phải mua vé tại UBND huyện.
Tiền bán vé được chuyển trực tiếp cho chính quyền địa phương, dân bản không
được hưởng lợi trực tiếp. Giá của các nhà nghỉ tại gia ở bản Lác từ 50.000 –
100.000VNĐ/người/đêm bao gồm ăn uống. Khách du lịch không phải trả tiền xem
biểu diễn sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nhưng phải trả tiền xem biểu diễn văn
nghệ (50.000 VNĐ/người) và các tour tham quan. Bán các đồ thủ công là một trong
những nguồn thu chính của cộng đồng. Những hộ gia đình thu được nhiều lợi nhuận
nhất khoảng từ 200 triệu VNĐ mỗi năm. Thu nhập trung bình mỗi hộ dân đón nhận
khách là khoảng từ 3 – 5 triệu VNĐ/tháng. Cuối năm, các hộ dân phải đóng góp
10% thu nhập của mình cho chính quyền huyện. Tuy nhiên, số tiền này được sử
dụng như thế nào và có hể phục vụ cho bản làng như thế nào thì chưa rõ, còn 90%
thu nhập được các hộ sử dụng cho mục đích tiêu dùng và nâng cấp nhà cửa. [9]
 Các bên liên quan
Công ty du lịch Hòa Bình là một cơ quan nhà nước dưới sự chỉ đạo của
UBND tỉnh. Đây là công ty đầu tiên phát hiện điểm du lịch của vùng và quan tâm
đến việc mở loại hình du lịch đi bộ mới và những nơi du khách nghỉ chân ngoài bản
Lác.
29
Mặt khác, các cấp chính quyền địa phương lại thụ động: ban lãnh đạo huyện
Mai Châu không tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch của bản. Việc thu thập
số liệu về khách du lịch hàng tháng tới bản là trách nhiệm của phòng kinh tế huyện
Mai Châu.
Và không có một tổ chức phi chính phủ hay một cơ sở đào tạo năng lực nào
tại địa phương tham gia các hoạt động du lịch của bản Lác.
 Những tác động
Hoạt động du lịch đã tác động mạnh mẽ đến bản thông qua việc tạo ra nhiều
việc làm cho không chỉ những lao động trực tiếp mà cả gián tiếp cho những người
dân cung cấp cho các hộ đón khách như bán thổ cẩm, thực phẩm và biểu diễn nghệ
thuật. Những gia đình làm ăn tốt thường đóng góp nhiều hơn để xây dựng bản như
hệ thống giao thông hoặc nước.
Bên cạnh đó, khách du lịch còn là nhân tố góp phần khôi phục những điệu
múa, những phong tục tập quán, những ngôi nhà theo phong cách kiến trúc truyền
thống với một môi trường thiên nhiên xanh sạch đẹp của bản.
 Những tồn tại và thách thức
Vấn đề đặt ra là bản cần phải bảo tồn những ngôi nhà truyền thống (do nhiều
nhà bị thay mái rơm bằng ngói) và ngăn chặn việc lấp ao cá để lấy bãi đất trống
hoặc bãi đỗ xe, số lượng cây xanh cũng giảm đáng kể. Bên cạnh đó, nét văn hóa từ
việc mặc trang phục truyền thống của người phụ nữ cũng không còn tồn tại ngoại
trừ những lúc biểu diễn văn nghệ. Sản phẩm lưu niệm như thổ cẩm cũng bị pha trộn
với hàng của các dân tộc khác, thậm chí là hàng công nghiệp, hàng Trung Quốc.
Mặc dù người dân có trách nhiệm quản lý các hoạt động cung cấp dịch vụ
nhưng nguồn khách hoàn toàn phụ thuộc vào các công ty lữ hành sắp xếp và các
dịch vụ hỗ trợ khách. Hiện tại, vẫn chưa có một đơn vị quản lý chính thức nào trong
bản Lác, chính vì vậy mà mỗi hỗ phải tự tổ chức công việc làm ăn và liên hệ với các
công ty lữ hành để đón khách.
30
Người dân bản không được giúp đỡ về mặt tài chính và kinh nghiệm của các
tổ chức trong và ngoài nước hay cơ quan các cấp lãnh đạo của Nhà nước, dù họ rất
muốn được cung cấp các khóa đào tạo về ngoại ngữ, về chế biến thức ăn, kỹ năng
đón tiếp và phục vụ khách. Hơn nữa, vấn đề bảo tồn tài nguyên và bản sắc văn hóa
dân tộc chưa được quan tâm thường xuyên, các vấn đề liên quan đến du lịch như
chương trình vệ sinh thôn bản và nguồn nước sạch vẫn còn là chủ đề được bàn thảo
và tranh luận.
 Bài học thu được
Một cộng đồng lớn mạnh và được tổ chức chặt chẽ chính là điều kiện thuận
lợi để phát triển thành công mô hình du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, phải tiến hành
quy trình xây dựng năng lực cho địa phương, điều này đòi hỏi mất nhiều thời gian
mới có thể tự hoạt động và kinh doanh.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các công ty du lịch. Bởi thực tế cho thấy
những hộ gia đình thành công nhất trong bản là những hộ có mối quan hệ khăng
khít với các công ty này.
1.7.2.2. Mô hình phát triển DLCĐ tại vườn quốc gia Ba Bể
 Giới thiệu chung
Vườn quốc gia Ba Bể được thành lập năm 1977, rộng 76.000 ha với hệ sinh
thái động thực vật nhiệt đới, cách Hà Nội khoảng 150km về phía Đông Bắc, nằm
trong huyện chợ Rã, tỉnh Cao Bằng. Trong khu vực có hai dân tộc sinh sống là
người Tày và người Dao với khoảng 111 hộ gia đình.
Năm 1988, Ban quản lý rừng Ba Bể đã xây dựng Phòng du lịch với nhiệm vụ
phát triển các hoạt động du lịch. Mục tiêu phát triển du lịch tập trung vào hai làng
Pác Ngòi của người Tày và làng Bó Lù của người Dao. Các dịch vụ cung cấp cho
khách du lịch phát triển như: dịch vụ leo núi, xây dựng các nhà nghỉ tại gia, dịch vụ
hướng dẫn viên du lịch, dịch vụ ăn uống, tổ chức du lịch bằng thuyền, biểu diễn văn
nghệ, trình bày sản xuất và bán hàng thủ công mỹ nghệ.
31
Tiền vé vào cửa mỗi khách du lịch chi trả sẽ đưuọc chuyển về tỉnh, giá thuê
nhà trọ 50.000 vnđ/khách/đêm mà hộ gia đình thu được phải trích ra 6% cho huyện,
4% cho xã và xã đầu tư bảo dưỡng đường sá.
Trong mỗi làng có các nhóm hoạt động chuyên về hướng dẫn, biểu diễn văn
nghệ hay bảo vệ khu vực. Đội trưởng của mỗi nhóm sẽ làm việc để trao đổi ý kiến
với những người có trách nhiệm trong Phòng Du lịch của Vườn. Đồng thời Phòng
du lịch Vườn cũng có thể cung cấp các khoản vay cho các thành viên cộng đồng
nếu số tiền này có thể giúp phát triển sản phẩm theo nhu cầu. [18]
 Những tồn tại và thách thức
Thách thức trong việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia
Ba Bể là thiếu sự điều phối các mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan quản lý của
chính phủ và vườn quốc gia, thiếu cơ chế lập kế hoạch hiệu quả. Bên cạnh đó, còn
tồn tại vấn đề về nhân lực: thiếu kỹ năng lễ tân, ngoại ngữ, đặc biệt là tầm quan
trọng của việc bảo vệ tài nguyên môi trường vẫn còn nhiều đối tượng chưa ý thức
được.
 Nhận xét
Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Ba Bể đã phát huy
được vai trò của người dân hai bản Pác Ngòi và Bó Lù. Mục tiêu của sự phát triển
này đã giải quyết được việc làm cho cộng đồng, cung cấp dịch vụ cho khách và bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên (tuy đây vẫn còn là một trong những mục tiêu cần phát
triển bền vững hơn nữa). Nên có thể coi đây là một dạng phát triển khá thành công
của du lịch dựa vào cộng đồng.
1.7.2.3. Mô hình phát triển DLCĐ tại làng Đồi – Nam Đông – Thừa Thiên Huế
 Giới thiệu chung
Làng Đồi là một làng nghèo của huyện Nam Đông, cách khu di sản văn hóa
thế giới ở Huế khoảng 60 km và là nơi ở của 110 hộ dân thuộc dân tộc thiểu số
Katu. Tháng 1 năm 2004, SNV cùng với Sở Du lịch Huế đã khởi xướng dự án Du
32
lịch Văn hóa Cộng đồng làng Đồi. Sau 6 tháng, làng đã có thể đón khách du lịch, và
lượng khách qua các năm sau đó đang đều có xu hướng tăng lên, tạo được nguồn
thu nhập đáng kể cho người dân trong vùng.
Du khách đến thăm làng Đồi có thể thưởng thức các buổi biểu diễn nghệ
thuật truyền thống của người Katu, thăm thác Kazan và ăn các món ăn cổ truyền.
Làng vẫn chưa có dịch vụ nhà nghỉ, các bữa ăn còn chưa đạt tiêu chuẩn về chất
lượng. Mỗi nhóm khách tới thăm thường chi tiêu khoảng 1 triệu VNĐ và tặng quà
cho làng trị giá khoảng 1 triệu VNĐ. Số tiền này được phân chia như sau:
Biểu diễn văn hóa: 15.000 VNĐ/người. Nếu đoàn khoảng 30 người thì tổng
là 450.000 VNĐ.
Bữa ăn cho du khách: 300.000 VNĐ.
Chi phí cho các thành viên trong ban quản lý: 7 x 15.000 VNĐ.
 Các bên liên quan
SNV là tổ chức khởi xướng phát triển DLCĐ tại làng Đồi. SNV đã hỗ trợ
một phần nhỏ về tài chính để xây dựng cơ sở vât chất, đào tạo, tổ chức cộng đồng,
làm cầu nối thôn với các doanh nghiệp.
Các cấp lãnh đạo địa phương là Sở Thương mại và Công nghiệp huyện Khe
Trê đóng góp vai trò trong dự án. Sở du lịch ban đầu cũng tham gia triển khai dự án
nhưng đã rút lui gần đây khiến các đối tác ở phía huyện phải gánh vác quá nhiều
trách nhiệm. Do thiếu cán bộ, từ tháng 8 năm 2006, Sở đã không thể phân công cán
bộ thường xuyên xuống tham gia vào dự án. Do vậy, sự phối hợp giữa làng, tỉnh
huyện và đại diện SNV không đạt hiệu quả. [9]
 Những tác động
Hơn nửa hộ dân trong làng đã có cơ hội kiếm tiền bằng việc tham và trực
tiếp và hoạt động du lịch hoặc bán đồ thủ công và làm mật ong bán cho du khách.
33
Các hoạt động văn hóa truyền thống được khôi phục sau 1 thập kỷ bị lãng
quên, làng xóm sạch sẽ do những hoạt động vệ sinh khu công cộng, trồng cây trong
làng. Tuy nhiên, vấn đề nhận thức về bảo vệ môi trường vẫn cần được quan tâm hơn
nữa.
 Những tồn tại và thách thức
Thách thức lớn nhất đối với DLCĐ tại làng Đồi chính là làm sao để thương
mại hóa sản phẩm. Song, quy trình đặt chố du lịch không thuận tiện, các công ty du
lịch thường phải gửi danh sách khách tới phòng ban của huyện trước ít nhất 1 tuần
mới có thể cho khách tới thăm thôn.
Đây còn là một cộng đồng yếu kém do thiếu một lãnh đạo có năng lực. Các
thành viên trong ban quản lý du lịch còn thiếu nghiệp vụ quản lý cũng như tính
quyết đoán. Quá trình phát triển năng lực cho dân làng cần được lưu tâm hơn nữa.
 Bài học thu được
Việc phát triển năng lực cho cộng đồng địa phương là nhiệm vụ hàng đầu
của mô hình DLCĐ. Bên cạnh đó, sự phối hợp của các công ty du lịch trong quá
trình quy hoạch là quan trọng nhằm kết nối các tuyến du lịch.
Cần quan tâm đến vấn đề về kinh tế, đảm bảo tối đa sự công bằng về phân
chia lợi nhuận giữa các thành viên trong cộng đồng là bài học chính thu được từ mô
hình này. Sự công bằng có thể củng cố ý thức cộng đồng và sự phối hợp giữa các
thành viên.
1.7.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì
DLCĐ là mô hình phát triển theo quan điểm phát triển của du lịch bền vững
thông qua loại hình du lịch sinh thái. Phát triển DLCĐ là hướng đi mà nhiều nước
trên thế giới đã thực hiện và thành công đáng kể. Trong đó phổ biến là hình thức du
lịch nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch xanh.
Qua nghiên cứu các mô hình phát triển DLCĐ của một số nước và của một
số khu vực ở Việt Nam có thể thấy yếu tố thành công cho DLCĐ tại các nước là sự
34
hỗ trợ về mặt chính sách của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các tổ chức phi
chính phủ khởi xướng và giúp đỡ, sự tham gia một cách chủ động của người dân mà
không nhất thiết là tham gia trực tiếp, họ có thể thông qua việc phục vụ cho các cơ
sở cung ứng dịch vụ du lịch. Mỗi một mô hình đều có địa điểm nằm trong hoặc liền
kề các khu bảo tồn hay vườn quốc gia nơi các dân cư sinh sống, cộng đồng dân cư
có trình độ dân trí thấp. Hình thức tham gia của cộng đồng đã mang lại những kết
quả đáng kể:
 Về văn hóa - xã hội: Huy động được nguồn lực xã hội từ cộng đồng địa
phương đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển xã
hội bền vững. Nâng cao trình độ kiến thức văn hóa cộng đồng dân cư làng
bản đồng thời tạo ra nhận thức vai trò của các thành viên cộng đồng trong
các hoạt động du lịch.
 Về tài nguyên môi trường: Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng góp phần
nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng đối với bảo vệ , bảo tồn các
giá trị tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa, nâng cao được ý thức trách
nhiệm đối với môi trường.
 Về kinh tế: Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là giải quyết được công ăn
việc làm, nâng cao đời sống mọi thành viên tham gia và góp phần xóa đói
giảm nghèo tại địa phương.
Từ những kinh nghiệm về phát triển DLCĐ nêu trên, có thể thấy phát triển
DLCĐ là một hình thức du lịch mới có thể áp dụng được ở xã Ba Vì, loại hình này
không chỉ phù hợp với chủ trương phát triển bền vững của ngành du lịch mà còn
đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương xã Ba Vì. Tuy nhiên, có thể
đúc kết lại một số bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch cộng đồng ở Ba Vì
như sau:
Thứ nhất, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững thì cộng đồng dân cư là yếu
tố đang quan tâm. Họ phải được quyền tham gia bàn bạc về các chủ trương, kế
hoạch, cũng như trong triển khai thực hiện chương trình. Và cần lưu ý rằng các vấn
35
đề bàn bạc cần được công khai minh bạch , đảm bảo lợi ích công bằng cho tất cả
các thành viên trong cộng đồng.
Thứ hai, muốn phát triển du lịch trước tiên phải có sự quan tâm của các cấp
các ngành, tạo cơ hội để người dân có thể cung cấp được hàng hóa, dịch vụ và sản
phẩm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc. Đồng thời, cần phải có chính sách
khuyến khích các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm do người dân làm ra. Bằng cách
này, du lịch đã giải quyết được vấn đề về công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người
dân địa phương, đáp ứng mục tiêu phát triển của DLCĐ.
Tiểu kết chƣơng 1
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về DLCĐ và có thể phân biệt DLCĐ với
các loại hình du lịch khác bởi sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động
du lịch, cộng đồng là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành DLCĐ ngoài
những điều kiện cần như tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, chính sách phát
triển…song song với nó là phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định, đặc biệt là
nguyên tắc dựa vào người dân và phân chia lợi ích hợp lý.
Luận văn nghiên cứu các mô hình DLCĐ thực tiễn cả trong và ngoài nước
cho thấy những lợi ích mà DLCĐ mang lại cho người dân địa phương. Bên cạnh đó
là những lợi ích từ việc phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao nhận thức của cộng đồng
và bảo tồn tài nguyên ở mỗi vùng địa phương. Theo đó, tác giả cho rằng phát triển
DLCĐ ở xã Ba Vì có những nét tương đồng, và có thể áp dụng mô hình DLCĐ của
làng Đồi – Nam Đông – Thừa Thiên Huế, bởi đây cũng là một làng nghèo, chưa có
kinh nghiệm về du lịch; bên cạnh đó, vấn đề khôi phục văn hóa gốc được cho là cấp
bách. Song, xây dựng mô hình cho phát triển DLCĐ ở Ba Vì cũng không thể bỏ qua
những kinh nghiệm bài học từ những mô hình khác.
Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch 6598446
Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch 6598446
Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch 6598446
Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch 6598446
Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch 6598446
Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch 6598446
Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch 6598446
Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch 6598446
Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch 6598446
Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch 6598446
Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch 6598446
Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch 6598446
Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch 6598446
Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch 6598446
Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch 6598446

More Related Content

What's hot

Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giangNghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giangMan_Ebook
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...ssuserc1c2711
 

What's hot (20)

Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đLuận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
 
Luận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAY
Luận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAYLuận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAY
Luận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOTĐề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
 
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình ThuậnLuận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóaKhóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
 
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAYLuận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giangNghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...
 

Similar to Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch 6598446

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, ...
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, ...Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, ...
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, ...nataliej4
 
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt NamDu lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Namnataliej4
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa Luận Về Di Tích Lịch Sử Tháp Tường Long - Thực Trạng Và Những Đề Xuất Nh...
Khóa Luận Về Di Tích Lịch Sử Tháp Tường Long - Thực Trạng Và Những Đề Xuất Nh...Khóa Luận Về Di Tích Lịch Sử Tháp Tường Long - Thực Trạng Và Những Đề Xuất Nh...
Khóa Luận Về Di Tích Lịch Sử Tháp Tường Long - Thực Trạng Và Những Đề Xuất Nh...mokoboo56
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển văn hóa tổ chức tại Đài tiếng nói Việt Nam.docx
Đề tài luận văn 2024  Phát triển văn hóa tổ chức tại Đài tiếng nói Việt Nam.docxĐề tài luận văn 2024  Phát triển văn hóa tổ chức tại Đài tiếng nói Việt Nam.docx
Đề tài luận văn 2024 Phát triển văn hóa tổ chức tại Đài tiếng nói Việt Nam.docxlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch s...
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch  s...Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch  s...
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch s...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...
ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...
ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayĐề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayYenPhuong16
 
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
 Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bìnhluanvantrust
 

Similar to Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch 6598446 (20)

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, ...
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, ...Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, ...
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, ...
 
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt NamDu lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương
Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa PhươngLuận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương
Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương
 
Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà LạtKhai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
 
Tổ chức không gian cây xanh mặt nước thị trấn cao thượng, HAY
Tổ chức không gian cây xanh mặt nước thị trấn cao thượng, HAYTổ chức không gian cây xanh mặt nước thị trấn cao thượng, HAY
Tổ chức không gian cây xanh mặt nước thị trấn cao thượng, HAY
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
 
Khóa Luận Về Di Tích Lịch Sử Tháp Tường Long - Thực Trạng Và Những Đề Xuất Nh...
Khóa Luận Về Di Tích Lịch Sử Tháp Tường Long - Thực Trạng Và Những Đề Xuất Nh...Khóa Luận Về Di Tích Lịch Sử Tháp Tường Long - Thực Trạng Và Những Đề Xuất Nh...
Khóa Luận Về Di Tích Lịch Sử Tháp Tường Long - Thực Trạng Và Những Đề Xuất Nh...
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển văn hóa tổ chức tại Đài tiếng nói Việt Nam.docx
Đề tài luận văn 2024  Phát triển văn hóa tổ chức tại Đài tiếng nói Việt Nam.docxĐề tài luận văn 2024  Phát triển văn hóa tổ chức tại Đài tiếng nói Việt Nam.docx
Đề tài luận văn 2024 Phát triển văn hóa tổ chức tại Đài tiếng nói Việt Nam.docx
 
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch s...
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch  s...Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch  s...
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch s...
 
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịchĐề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
 
Đề tài: Quản lý hoạt động truyền thông về di sản vịnh Hạ Long, HOT
Đề tài: Quản lý hoạt động truyền thông về di sản vịnh Hạ Long, HOTĐề tài: Quản lý hoạt động truyền thông về di sản vịnh Hạ Long, HOT
Đề tài: Quản lý hoạt động truyền thông về di sản vịnh Hạ Long, HOT
 
Luận văn: Quản lý hoạt động truyền thông về di sản vịnh Hạ Long
Luận văn: Quản lý hoạt động truyền thông về di sản vịnh Hạ LongLuận văn: Quản lý hoạt động truyền thông về di sản vịnh Hạ Long
Luận văn: Quản lý hoạt động truyền thông về di sản vịnh Hạ Long
 
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
 
ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...
ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...
ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...
 
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayĐề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
 
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đSử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
 
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
 Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa, 9 ĐIỂM
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 

Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch 6598446

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÊ THỊ THẢO XUÂN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội - 2016
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÊ THỊ THẢO XUÂN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ Chuyên ngành: Du lịch Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ĐỨC THANH Hà Nội - 2016
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Trước tiên, xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy - PGS.TS Trần Đức Thanh, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất đến cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Du lịch, khoa Sau đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Phòng Văn hóa Thông tin huyện Ba Vì và UBND xã Ba Vì đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tất cả gia đình, bạn bè đã động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2016 Học viên thực hiện Lê Thị Thảo Xuân
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả, thông tin trong luận văn là trung thưc và chưa từng công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả Lê Thị Thảo Xuân
  • 5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................................7 MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................7 6. Bố cục của luận văn............................................................................................... 10 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ......................................................11 1.1. Khái niệm.................................................................................................................................11 1.1.1. Cộng đồng ...................................................................................................... 11 1.1.2. Du lịch cộng đồng ........................................................................................... 12 1.2. Các loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng........................ 13 1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng........................................................................14 1.3.1. Dựa vào cộng đồng.......................................................................................... 14 1.3.2. Phân chia lợi ích hợp lý................................................................................... 14 1.3.3. Người dân quyết định hoạt động du lịch............................................................ 15 1.3.4. Bảo tồn giá trị tài nguyên................................................................................. 15 1.4. Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng ..................................................................................16 1.4.1. Về mặt kinh tế................................................................................................. 16 1.4.2. Về mặt xã hội.................................................................................................. 17 1.4.3. Về mặt môi trường .......................................................................................... 17 1.5. Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng..................................................17 1.5.1. Tài nguyên du lịch........................................................................................... 17 1.5.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch................................................. 19 1.5.3. Sự tham gia của cộng đồng .............................................................................. 19 1.5.4. Chủ chương, chính sách của chính quyền địa phương ....................................... 20 1.6. Các bên tham gia vào du lịch cộng đồng...............................................................................21 1.6.1. Cộng đồng địa phương .................................................................................... 21 1.6.2. Các tổ chức hỗ trợ phát triển............................................................................ 21 1.6.3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch................................................................ 22
  • 6. 1.6.4. Các doanh nghiệp du lịch ................................................................................ 23 1.6.5. Khách du lịch.................................................................................................. 23 1.7. Một số mô hình phát triển DLCĐ và bài học kinh nghiệm cho phát triển DLCĐ ở xã Ba Vì 24 1.7.1. Mô hình phát triển DLCĐ trên thế giới ............................................................. 24 1.7.1.1. Tại làng Ghandruk thuộc khu bảo tồn Annapurna – Nepal............................. 24 1.7.1.2. Tại Chiêng Mai - Thái Lan......................................................................... 25 1.7.2. Mô hình phát triển DLCĐ ở Việt Nam .............................................................. 27 1.7.2.1. Mô hình phát triển DLCĐ tại Bản Lác - Mai Châu – Hòa Bình....................... 27 1.7.2.2. Mô hình phát triển DLCĐ tại vườn quốc gia Ba Bể....................................... 30 1.7.2.3. Mô hình phát triển DLCĐ tại làng Đồi – Nam Đông – Thừa Thiên Huế........... 31 1.7.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì....................... 33 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................................................35 Chƣơng 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở BA VÌ..................................................36 2.1. Khái quát về xã Ba Vì.............................................................................................................36 2.2. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì...............................................................37 2.2.1. Điều kiện tài nguyên du lịch tự nhiên ............................................................... 37 2.2.2. Điều kiện tài nguyên du lịch văn hóa ................................................................ 38 2.2.3. Đặc điểm ngành kinh tế - xã hội....................................................................... 42 2.2.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch .................................... 43 2.2.5. Chính sách phát triển du lịch ........................................................................... 43 2.3. Nhu cầu phát triển du lịch cộng đồng của xã Ba Vì.............................................................44 2.4. Đặc điểm cƣ dân xã Ba Vì ......................................................................................................48 2.5. Phân tích KSAP của cộng đồng đối với việc phát triển du lịch xã Ba Vì...........................52 2.5.1. Phân tích Knowledge – kiến thức tham gia du lịch của cộng đồng....................... 52 2.5.2. Phân tích Skill – kỹ năng tham gia du lịch của cộng đồng .................................. 54 2.5.3. Phân tích Attitude – thái độ tham gia du lịch của cộng đồng............................... 55 2.5.4. Phân tích Practice – hoạt động của cộng đồng................................................... 57 2.5.5. Phân tích đánh giá của cộng đồng dân cư về hoạt động DLCĐ........................... 58 2.6. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch xã Ba Vì..................................................................64 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................................................66 Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở XÃ BA VÌ....67 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp........................................................................................................67 3.2. Các nhóm giải pháp ................................................................................................................67
  • 7. 3.2.1. Xây dựng cơ chế chính sách............................................................................. 67 3.2.2. Chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng................................................................. 69 3.2.3. Nâng cao năng lực và chất lượng nguồn nhân lực DLCĐ .................................. 70 3.2.4. Phát triển sản phẩm và dịch vụ độc đáo, đề cao giá trị văn hóa truyền thống của địa phương ...................................................................................................................... 71 3.2.5. Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông..................................... 72 3.2.6. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá ............................................................ 73 3.2.7. Bảo tồn các giá trị tài nguyên và môi trường du lịch cộng đồng .......................... 73 3.2.8. Xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì ................................ 74 3.2.8.1. Địa điểm thực hiện mô hình........................................................................ 74 3.2.8.2. Phân chia trong việc tham gia hoạt động DLCĐ........................................... 74 3.2.8.3. Bố trí các khu chức năng............................................................................ 75 3.2.8.4. Các thành phần tham gia mô hình............................................................... 75 3.2.8.5. Nội dung phát triển DLCĐ tại xã Ba Vì ....................................................... 80 3.3. Kiến nghị..................................................................................................................................82 3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước về du lịch .................................................. 82 3.3.1.1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Bộ và Tổng cục.............................. 82 3.3.1.2. Cơ quan quản lý về du lịch tại địa phương ................................................... 82 3.3.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương ........................................................ 83 3.3.3. Kiến nghị đối với các hộ kinh doanh du lịch và CĐĐP ....................................... 84 Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................................................84 KẾT LUẬN......................................................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................................88
  • 8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CBT Community Based Tourism Du lịch dựa vào cộng đồng CĐĐP Cộng đồng địa phương DLCĐ Du lịch cộng đồng DLST Du lịch sinh thái HTX Hợp tác xã MCD Centre for Marinelife Conservation and Community Development Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng NGO Non-Governmental Organization Tổ chức phi chính phủ REST Respondsible Ecological - Social Tours Chương trình Du lịch xã hội – sinh thái có trách nhiệm SNV Netherlands Development Organisation Tổ chức phát triển Hà Lan STEP Sustainable Tourism – Eliminating Poverty Initiative Du lịch bền vững – xóa đói giảm nghèo UBND Ủy ban nhân dân UNDP United Nations Development Programme Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc
  • 9. UNWTO United National World Tourist Organization Tổ chức Du lịch Thế giới VHTT-DL Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch VNAT Vietnam National Administration of Tourism Tổng cục Du lịch VQG Vườn quốc gia
  • 10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng.......................................13 Bảng 2.1. Diện tích đất canh tác xã Ba Vì ............................................................................37 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu dân số xã Ba Vì......................................................................................48 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu độ tuổi theo giới tính ............................................................................50 Biểu đồ 2.3. Quy mô gia đình...................................................................................................50 Biểu đồ 2.4. Trình độ học vấn..................................................................................................51 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu lao động ...................................................................................................52 Sơ đồ 3.1. Các thành phần tham gia mô hình phát triển DLCĐ ở Ba Vì......................76
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa cũng như trước tình hình biến động không ngừng về kinh tế - xã hội hiện nay, du lịch ngày càng được ghi nhận như một nguồn lớn cho phát triển kinh tế, đặc biệt là ở những nước nghèo. Chuỗi giá trị và mối quan hệ của du lịch với các ngành kinh tế khác đã làm cho du lịch được xem như một công cụ xoá đói giảm nghèo nhanh ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển. Điều này thể hiện rõ thông qua sự đóng góp của ngành du lịch vào công cuộc phát triển kinh tế điểm đến như tăng ngoại tệ, tăng thu nhập từ thuế, thu hút vốn đầu tư, giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống cho người dân bản địa… Cụ thể, theo số liệu của UNWTO cho biết ngành du lịch quốc tế chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ trên toàn thế giới và 6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ; đóng góp 9% tăng trưởng GDP toàn thế giới, đạt 1.500 tỷ USD trong năm 2014; đồng thời mang lại cơ hội việc làm cho cộng đồng. Tính ra cứ 11 người kiếm được việc làm thì có một người trong ngành du lịch. [31] Theo dự báo của UNWTO, ngành du lịch còn tăng trưởng hơn nữa, tạo ra cơ hội kinh tế lớn song cũng mang lại những thách thức và mối đe dọa tiềm ẩn đối với môi trường và hội. Trước những nguy cơ như vậy, con người đã có những thay đổi trong nhận thức và ngày càng muốn đóng góp có trách nhiệm cho sự phát triển bền vững hơn. Theo đó, ngày nay du lịch cộng đồng ngày càng có ý nghĩa quan trọng và đang nhận được nhiều sự đồng thuận trong chiến lược phát triển du lịch không chỉ ở các quốc gia phát triển mà còn có ở nhiều quốc gia khác với mục tiêu mang lại lợi ích chung cho cộng đồng địa phương, đặc biệt cho cộng đồng các làng quê nông thôn. Trong cơn bão chạy đua cùng xu hướng phát triển bền vững, du lịch cộng đồng đã dần trở nên phổ biến ở nước ta. Xuất hiện từ năm 1997, trải qua gần hai thập kỷ hình thành và phát triển, du lịch dựa vào cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân địa phương. Du lịch dựa vào cộng đồng ngày càng hấp dẫn
  • 12. 2 đối với khách du lịch, nhất là khách du lịch nước ngoài. Việc phát triển loại hình du lịch này không chỉ góp phần đa dạng sản phẩm du lịch mà còn phát huy thế mạnh văn hóa bản địa, nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Tại một số vùng, du lịch đã mang lại những lợi ích về mặt kinh tế - xã hội đáng kể, góp phần nâng cao đời sống cộng đồng, tiêu biểu đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số như ở Sa Pa (Lào Cai), Mai Châu (Hòa Bình), A Lưới (Thừa Thiên Huế),…Đây đều là những nơi vùng sâu vùng xa, nơi sinh sống của những dân tộc thiểu số, đời sông kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Hà Nội là mảnh đất giao thương và phát triển. Từ khi mở rộng phạm vi lãnh thổ, tuy đã có nhiều thay đổi đáng kể về mặt kinh tế - xã hội. Song có những nơi của Hà Nội vẫn bắt gặp cuộc sống khó khăn của người dân, đặc biệt còn có những xã thuộc khu vực 3 như xã An Phú (huyện Mỹ Đức), xã Ba Vì (huyện Ba Vì). Trong đó, xã Ba Vì là một xã miền núi nghèo, nằm ở vùng núi cao phía Tây của Hà Nội. Ba Vì không chỉ mang những nét đặc thù về điều kiện tự nhiên, mà còn phong phú bởi nét văn hóa độc đáo của các cộng đồng dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc Dao (chiếm 94,5%) của xã Ba Vì. Tuy những công trình đã từng nghiên cứu như du lịch sinh thái, du lịch nông thôn tuy đã phần nào đóng góp vào việc khai thác và phát triển sản phẩm du lịch địa phương hướng đến bền vững, song đó là những nghiên cứu cho phát triển du lịch của toàn huyện Ba Vì. Riêng đối với xã Ba Vì, hoạt động du lịch vẫn còn rất yếu ớt, hầu như chưa có sự tham gia của người dân Ba Vì, và rất cần những định hướng, giải pháp cụ thể để thu hút cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch. Xuất phát từ những thực tế đó, có thể thấy việc nghiên cứu “Phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì” là rất cần thiết, và có ý nghĩa thời sự, nhằm góp phần tạo điều kiện cho người dân, cụ thể là cộng đồng người Dao, tham gia phát triển du lịch ở chính quê hương của họ.
  • 13. 3 2. Lịch sử nghiên cứu Dưới góc độ khoa học, đề tài phát triển DLCĐ tại xã Ba Vì hoàn toàn mới, chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đó. Tuy vậy, lịch sử nghiên cứu vấn đề DLCĐ lại khá phát triển với trong nhiều hội thảo, công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam. Trên thế giới Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng hình thành và phát triển đầu tiên tại các nước du lịch phát triển châu Âu, châu Mỹ,... Thuật ngữ du lịch cộng đồng bắt nguồn từ loại hình du lịch làng bản, xuất hiện vào những năm 1970, khi một số khách du lịch muốn tham quan các làng bản và tìm hiểu về văn hóa kết hợp khám phá tự nhiên. Lúc bấy giờ các chuyến tham quan này diễn ra ở các vùng xa xôi, thiên nhiên còn hoang sơ. Vì vậy, khách du lịch cần có sự giúp đỡ của người dân bản địa. Đây chính là tiền đề cho phát triển du lịch cộng đồng. Trên thực tế, du lịch dựa vào cộng đồng được hình thành, lan rộng và tạo ra sự đa dạng cho các sản phẩm du lịch vào thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ trước tại các tại các khu vực châu Phi, châu Úc, châu Mỹ La tinh. Hiện nay, du lịch cộng đồng được các tổ chức phi chính phủ, tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới quan tâm, đầu tư và bắt đầu phát triển mạnh ở các nước châu Á, trong đó có các nước khu vực ASEAN như Indonesia, Philipin, Thái Lan, Malaysia, Nepal,… Ở các nước ASEAN, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi từ Hội thảo “Xây dựng khung cho phát triển du lịch dựa vào cộng đồng” được tổ chức tại Indonesia tháng 5 năm 1995. Sau đó các quốc gia Đông Nam Á khác cũng tổ chức nhiều cuộc hội thảo trao đổi quan điểm, khái niệm, điều kiện, cách thức kinh nghiệm xây dựng mô hình DLCĐ. Trong báo cáo của Ủy ban Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững tổ chức tại Johannesburg năm 2002, đã kêu gọi “Phát triển bền vững để mang lại nhiều lợi ích hơn cho cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch, đồng thời đảm bảo duy trì sự phát triển bền vững của các yếu tố văn
  • 14. 4 hóa và môi trường nơi sống của họ”. Cũng tại hội nghị này, Tổ chức Du lịch Thế giới đã đưa ra sáng kiến phát triển du lịch bền vững gắn với xóa đói giảm nghèo hay gọi là sáng kiến STEP. Với sáng kiến này, UNWTO đã cùng với chính phủ các nước xác định và tài trợ cho một số dự án phát triển du lịch có khả năng xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch cộng đồng của các tác giả Douglas Hainsworth – Walter Jamieson, Steve Noakes & Sheena Day [5], Hum Gurung [24], Greg Richards and Derek Hall [25], Sue Beeton[28],… Các tác giả đã đề cập đến các vấn đề về cộng đồng, du lịch dựa vào cộng đồng, những tác động cũng như các những thay đồi ảnh hưởng đến cộng đồng và ảnh hưởng đến môi trường, các công cụ quản lý giám sát du lịch cộng đồng, bảo tồn các nguồn tài nguyên, văn hóa và thiên nhiên, tao ra phúc lợi kinh tế cũng như các phúc lợi khác cho cộng đồng dân cư địa phương. Tác giả Sue Beeton trong cuốn “Commumnity Development through Tourism” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về DLCĐ, DLCĐ nông thôn, đối phó với khủng hoảng DLCĐ, lập kế hoạch chiến lược cho DLCĐ, xúc tiến phát triển DLCĐ, phát triển cộng đồng thông qua du lịch, mô hình phát triển DLCĐ, du lịch nông thôn ở một số nước trên thế giới. [28] Theo Greg Richards and Derek Hall trong cuốn “Tourism and Sustainable community Development” đã đưa ra những nội hàm về: khái niệm, đặc điểm và sự tham gia du lịch của cộng đồng, phương pháp tiếp cận lập kế hoạch phát triển du lịch bền vững gắn với phát triển cộng đồng; xem xét các mối quan hệ giữa tính bền vững và cộng đồng, sự tương tác của cộng đồng với văn hóa và môi trường tự nhiên; đồng thời bao gồm các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cộng đồng trong phát triển du lịch, cùng với các mô hình, kinh nghiệm du lịch cộng đồng ở một số vùng nông thôn như ở phía Bắc Bồ Đào Nha (Joachim Kappert), Ireland (Jayne Stocks). [25]
  • 15. 5 Báo cáo khoa học “Phương pháp tiếp cận du lịch vì người nghèo, một số kinh nghiệm và bài học ở Việt Nam” của Douglas Hainsworth đã chỉ ra một số phương pháp nghiên cứu, kinh nghiệm phát triển, kết quả ban đầu của việc phát triển DLCĐ ở một số địa phương nghèo ở Việt Nam. Theo quỹ phát triển châu Á, “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương.”[13] Quỹ bảo tồn Thiên nhiên thế giới WWF lại xác định DLCĐ như một hình thức du lịch mà ở đó cộng đồng địa phương có sự kiểm soát, tham gia chủ yếu vào sự phát triển và quản lý các hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận thu được từ du lịch được giữ lại cho cộng đồng [32]. Ở Việt Nam Năm 2003, tại Hội thảo “Chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển DLCĐ Việt Nam” được tổ chức tại Hà Nội lần đầu tiên đã bàn về vấn đề phát triển DLCĐ, đó là đảm bảo văn hóa, thiên nhiên bền vững; có sở hữu cộng đồng; thu nhập giữ lại cho cộng đồng; nâng cao nhận thức cho cộng đồng và tăng cường hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước. Từ cuộc hội thảo năm 2003 đã bắt đầu mở ra một hướng mới trong khai thác tiềm năng du lịch Việt Nam, DLCĐ ngày càng được hướng tới và phát triển mạnh. Năm 2007, với sự hợp tác của của SNV, MCD, Viện Đại học Mở, công ty du lịch Footprints, công ty lữ hành Intrepid, dự thảo về “mạng lưới du lịch cộng đồng của Việt Nam” đã được thiết lập. Đây có thể coi là hình thức đầu tiên trên quy mô quốc gia về DLCĐ được các ban ngành, tổ chức quan tâm. Do đó mà DLCĐ cũng trở thành lĩnh vực mới được quan tâm; nhiều bài báo khoa học, tài liệu, công trình nghiên cứu về DLCĐ được công bố. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam trong đề tài khoa học “Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc quản lý phát triển lưu trú cho
  • 16. 6 khách ở nhà dân”; nội dung của đề tài chủ yếu đưa ra các khái niệm về DLCĐ, du lịch homestay, thu thập, tổng hợp một số kinh nghiệm phát triển du lịch homestay của một số quốc gia trên thế giới và cách thức vận dụng vào Việt Nam. [21] Du lịch cộng đồng được Võ Quế (2006) đề cập đến bao gồm nội hàm các lý thuyết về cộng đồng, lịch sử hình thành các khái niệm cộng đồng và bản chất cộng đồng, đồng thời nghiên cứu mô hình phát triển DLCĐ ở một số quốc gia trên thế giới [11]. Theo Phạm Trung Lương (chủ biên) và cộng sự trong cuốn “Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” : Tác giả cũng khẳng định phải thu hút CĐĐP vào hoạt động du lịch, chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch với CĐĐP trong một số nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái [10]. Ngoài ra còn nhiều đề tài khác nghiên cứu về du lịch cộng đồng như đề tài khoa học cấp Bộ nghiên cứu năm 2002 do PGS.TS Phạm Trung Lương làm chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu xây dựng bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà – Hải Phòng”; đã hệ thống các khái niệm liên quan giữa du lịch, môi trường và phát triển cộng đồng. Đề tài đã đưa ra thực trạng và phân tích sức ép tới môi trường trong những năm tới, đồng thời đề xuất mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng và giải pháp áp dụng mô hình. Cũng như đề tài “Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai” (Phạm Ngọc Thắng), đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lịch sinh thái Vân Long” (Phạm Thị Hồng Quyên)… Kết quả nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn phát triển DLCĐ của các tác giả trên thế giới và Việt Nam sẽ là nguồn tri thức quí giá cho tác giả vận dụng vào nghiên cứu đề tài thạc sĩ của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn là nhằm thu hút ngày càng nhiều cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động du lịch, phát triển DLCĐ ở xã Ba Vì ,góp phần xóa đói
  • 17. 7 giảm nghèo, cải thiện đời sống của họ cũng như mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phương. Cụ thể là đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì. Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu về các vấn đề liên quan như: khái niệm về DLCĐ, các tiêu chí, điều kiện để phát triển DLCĐ. Đồng thời tìm hiểu về DLCĐ của một số nước trên thế giới, trong khu vực và một số địa phương trong nước. - Nghiên cứu tổng quan các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội. Nghiên cứu các điều kiện, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trong khu vực nghiên cứu. Qua đó phân tích, đánh giá thực trạng sự hiểu biết, nhân thức và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch. Đồng thời đánh giá các hoạt động theo nguyên tắc phát triển DLCĐ. - Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu của luận văn này các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì, cũng như khả năng tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch.  Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu: + Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại xã Ba Vì + Kiến thức, thái độ, kỹ năng và mức độ tham gia hoạt động du lịch của cộng đồng dân cư xã Ba Vì + Các chính sách, chương trình phát triển DLCĐ đối với xã Ba Vì. - Phạm vi không gian: Giới hạn trong xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội. - Phạm vi thời gian: các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài này được giới hạn từ năm 2010 - 2015 5. Phƣơng pháp nghiên cứu
  • 18. 8 Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đã được sử dụng:  Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Các thông tin này được thu thập từ các công trình nghiên cứu, giảng dạy như giáo trình, bài báo của các tác giả trong và ngoài nước. Những thông tin thực tế liên quan đến cộng đồng người Dao xã Ba Vì được thu thập thông qua niên giám thống kê từ UBND xã Ba Vì và phòng văn hóa thông tin xã.  Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp - Phương pháp khảo sát thực địa (điền dã): Khảo sát được tiến hành tại khu vực xã Ba Vì giúp cho tác giả có trải nghiệm thực tế về vấn đề nghiên cứu. + Đợt tháng 12/2015: Khảo sát tổng quan toàn bộ vùng đệm, nhằm đối chiếu thực tế với dữ liệu thứ cấp đã thu thập được, đồng thời có cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu. + Đợt tháng 4/2016: Khảo sát các điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ở ba thôn Yên Sơn, Hợp Sơn, Hợp Nhất của xã Ba Vì. - Phương pháp điều tra xã hội học: Để thu thập những thông tin chung về nhận thức của người dân, tác giả đã tiến hành điều tra xã hội học với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (350 phiếu) cho người dân, trong đó có bao gồm một số người là cán bộ quản lý tại xã Ba Vì để tác giả có thể thu được kết quả khảo sát một cách tổng quát về vấn đề nghiên cứu Bên cạnh đó, để phân tích dữ liệu trong quá trình nghiên cứu được chính xác và hiệu quả, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp, trong đó phương pháp chính được sử dụng là phương pháp KSAP, kết hợp công cụ xử lý với SPSS 16.0.  Phương pháp KSAP
  • 19. 9 Đây là phương pháp nghiên cứu được triển khai từ phương pháp KAP – một phương pháp nhằm khảo sát về kiến thức (Knowledge) , thái độ (Attitude) và thực tiễn (Practice) của đối tượng nghiên cứu đối với một chủ thể nào đó. Khảo sát KAP được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y tế, kế hoạch hóa gia đình và nghiên cứu dân số. Đối với ngành du lịch, đây được xem như một công cụ nghiên cứu khá mới, và càng mới hơn khi áp dụng kỹ thuật KSAP trong nghiên cứu và phát triển du lịch. Nghiên cứu mới nhất của tác giả Trần Đức Thanh tại hội nghị khoa học quốc tế - “Phương pháp KSAP trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, nghiên cứu trường hợp ở Na Hang, Tuyên Quang” là một nghiên cứu điển hình. Tác giả đã chỉ ra tổ hợp giữa 4 yếu tố KSAP để điểm ra những lỗ hổng và đề xuất các giải pháp phù hợp. Trong luận văn này, phương pháp KSAP là một nghiên cứu để thu thập thông tin về những hiểu biết, kỹ năng của cộng đồng, thái độ của cộng đồng cũng như thực tiễn tham gia vào hoạt động DLCĐ của người dân xã Ba Vì. Phương pháp KSAP được thực hiện qua các bước: Xác định các mục tiêu khảo sát, Xây dựng cách thức khảo sát, Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, Tiến hành khảo sát KSAP, Phân tích dữ liệu và sử dụng dữ liệu.  Phương pháp thống kê, so sánh và tổng hợp: Tác giả lựa chọn, sắp xếp các thông tin theo nội dung nghiên cứu, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp thành các nhận định, báo cái nhằm có được một nội dung hoàn chỉnh, tổng thể về đối tượng nghiên cứu
  • 20. 10 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương. Chương 1. Cơ sở lí luận về du lịch cộng đồng. Chương 2. Điều kiện và thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng xã Ba Vì. Chương 3. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì.
  • 21. 11 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.1. Khái niệm 1.1.1. Cộng đồng Khái niệm cộng đồng là một trong những khái niệm xã hội học được các nhà nghiên cứu đưa ra với nhiều cách hiểu khác nhau. Trước hết, quan điểm về cộng đồng đề cập đến các yếu tố con người với phạm vi địa lý, mối quan hệ và mục đích chung trong phát triển và bảo tồn cộng đồng đó. Theo Keith và Ary (1988) thì “cộng đồng được hiểu là một nhóm người thường sinh sống trên một khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về một nhóm. Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị.” [17,tr.39]. Tuy nhiên, khái niệm này đã không còn phù hợp bởi trong một cộng đồng ngày nay còn có những mối quan hệ không phải cùng huyết thống, hôn nhân và cũng có thể không cùng tôn giáo. Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng được sử dụng một cách tương đối rộng rãi, để chỉ nhiều đối tượng có thể khác nhau về quy mô, đặc tính xã hội. Từ những tập hợp người, các liên minh rộng lớn như châu Á, cộng đồng các nước Đông Nam Á,... đến kiểu xã hội có đặc tính tương đồng về tôn giáo, chủng tộc như cộng đồng người Do Thái, cộng đồng người theo đạo Hindu, hay nhóm xã hội có đặc tính chung về lứa tuổi, nghề nghiệp, địa vị xã hội… Do đó, thuật ngữ “cộng đồng” có thể được hiểu theo các cấp độ khác nhau, có thể phân loại cộng đồng gồm: - Cộng đồng địa lý: bao gồm những người dân cư trú trong cùng một địa bàn có thể có chung các đặc điểm văn hóa xã hội và có thể có mối quan hệ ràng buộc nhau. Ví dụ: cộng đồng người Dao ở Ba Vì, cộng đồng ngư dân trên đảo Phú Quốc…
  • 22. 12 - Cộng đồng chức năng: gồm những cá thể có thể cư trú gần nhau hoặc không gần nhau nhưng có chung lợi ích. Họ liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích, hợp tác hay hiệp hội có tổ chức (NGO Training Project). Ví dụ: Cộng đồng du học sinh Việt Nam tại cộng hòa Pháp, cộng đồng kinh tế ASEAN… Nói tóm lại, cộng đồng là nhóm người sống trong phạm vi thôn, bản, các xã phường của khu vực nông thôn và thành thị, đặc biệt là các vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa. Cộng đồng có những điểm giống nhau, có chung các mối quan hệ nhất định và cùng chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố tác động và là đối tượng cần được quan tâm trong sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. 1.1.2. Du lịch cộng đồng Nguồn gốc của thuật ngữ DLCĐ phát sinh từ các thuật ngữ có trước như “du lịch nông thôn”, “du lịch làng” vốn là những mô hình phát triển kinh tế nông thôn. Do nhu cầu ngày càng tăng về sự tham gia hiệu quả của cộng đồng vào những mô hình phát triển du lịch nông thôn mà thuật ngữ “du lịch cộng đồng” bắt đầu xuất hiện rầm rộ hơn từ đầu thế kỷ 20. Du lịch cộng đồng thường đựợc khởi xướng là mục tiêu cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, có những lý do khác để cộng đồng theo đuổi DLCĐ như bảo tồn văn hoá và môi trường cũng như có những lợi ích phát triển khác mà DLCĐ mang lại. Theo như REST định nghĩa thì “Du lịch cộng đồng là du lịch có tính bền vững về mặt môi trường, văn hoá và xã hội. Nó do chính cộng đồng quản lý và làm chủ vì lợi ích của cộng đồng vì mục đích tạo cho du khách có khả năng nhận thức và tìm hiểu về cộng đồng và lối sống của cộng đồng”. (REST – 1997) Du lịch cộng đồng được định nghĩa đúng nhất phải là một quá trình , chứ không phải là một loại hình sản phẩm du lịch đặc biệt. Quá trình đó có sự tham gia trực tiếp chủ yếu của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch, nhằm đảm
  • 23. 13 bảo và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên du lịch, môi trường, cộng đồng đựơc hưởng lợi nhuận từ khách du lịch và bán các sản phẩm và dịch vụ du lịch. 1.2. Các loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng. Cần phải hiểu DLCĐ là một mô hình chứ không phải là một sản phẩm. Những lọai hình sản phẩm du lịch như du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch dân tộc thiểu số… được xem là các hình thức du lịch mang nét đặc trưng phù hợp với du lịch cộng đồng bởi chúng được sở hữu và quản lý bởi cộng đồng. Bảng 1.1. Các loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng Loại hình Đặc trưng Nét hấp dẫn du lịch (điển hình) Du lịch di sản Là du lịch bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trong làng (nhà cổ, đình làng, miếu – đền, nhà thờ họ, các làn điệu dân ca…) được truyền lại cho hậu thế và các hoạt động của người xưa, để du khách có thể giao lưu, trải nghiệm. Thăm thú và học tập về các di tích lịch sử, thăm các nhà cổ, lưu trú, ẩm thực tại nhà hàng nông gia, hướng dẫn viên địa phương hướng dẫn du khách đi tham quan làng… Du lịch văn hóa Du lịch sử dụng các đặc trưng văn hóa, nghi lễ, nghệ thuật truyền thống và văn hóa phi vật thể độc đáo của làng Tham quan các buổi trình diễn nghệ thuật truyền thống, tour tham quan nguồn gốc văn hóa truyền thống, tham quan và trải nghiệm các nghi lễ… Du lịch làng nghề truyền thống Du lịch trải nghiệm, giao lưu nghề truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ, các tác phẩm nghệ thuật, nghề gốm…có nguồn gốc từ nông thôn Trải nghiệm nghề truyền thống, giao lưu với nghệ nhân, mua các sản phẩm nghề truyền thống, tham gia các tour tham quan sản phẩm nghề truyền thống… Du lịch sinh thái Du lịch vận dụng các không gian tự nhiên như cảnh quan sông nước, cây xanh, công viên, vườn cây ăn quả, nhà vườn… Tour khám phá môi trường thiên nhiên như sông nước, phong cảnh, tham quan và thưởng thức các sản phẩm tại các vườn cây ăn quả hoặc cơ sở chế biến. Du lịch nông sinh học Du lịch tận dụng các thế mạnh của nghề nông, các điều kiện cuộc sống tại các nông thôn. Các chương trình tham quan, trải nghiệm, học tập về nông nghiệp, tập sản xuất nông nghiệp,
  • 24. 14 thưởng thức nông sản, giao lưu với nông dân… Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh Du lịch dựa vào các nguồn nước khoáng, bùn khoáng tự nhiên, các vùng có nhiều phương thuốc, dược liệu quý của người dân bản địa… Các sản phẩm ngâm tắm khoáng, tắm thuốc dân gian…nhằm trải nghiệm và phục hồi sức khỏe. Du lịch dân tộc thiểu số Du lịch vận dụng đời sống và văn hóa của các dân tộc thiểu số Lý giải đời sống của người dân tộc thiểu số, trải nghiệm văn hóa dân tộc, tham gia các buổi trình diễn, âm nhạc của người dân tộc thiểu số. Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch « Cẩm nang du lịch nông thôn Việt Nam » 1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng 1.3.1. Dựa vào cộng đồng Đặc thù của DLCĐ là dựa vào cộng đồng. Họ là chủ thể chính của hoạt động du lịch, các thành viên của cộng đồng được tham gia lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các hoạt động du lịch trong cộng đồng của mình. Hơn nữa, các lợi ích kinh tế được chia đều, không chỉ cho các công ty du lịch mà cả cho các thành viên cộng đồng. 1.3.2. Phân chia lợi ích hợp lý Điều kiện để DLCĐ phát triển bền vững là việc phân chia lợi ích hợp lý giữa các bên: - Cộng đồng địa phương: cung cấp các dịch vụ du lịch, tổ chức các hoạt động du lịch - Chính quyền địa phương: đại diện cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý các hoạt động tại địa phương, đảm bảo an ninh trật tự cho cộng đồng và du khách. - Các doanh nghiệp du lịch: phối hợp với cộng đồng và chính quyền địa phương trong việc cung cấp các dịch vụ du lịch.
  • 25. 15 Việc chia sẻ các lợi ích từ du lịch cho cộng đồng đòi hỏi cộng đồng có thể nhận được các lợi ích giống như các đối tác liên quan khác. Trong việc chia sẻ lợi ích, không những doanh thu từ các hoạt động du lịch thường được chia đều mà các bên tham gia phải có trách nhiệm đóng góp, duy tu, cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng mục đích như tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch và hoạt động dân sinh từ nguồn thu hoạt động DLCĐ. Trên thực tế, việc bảo tồn thiên nhiên và văn hóa địa phương có mối quan hệ mật thiết với việc lập kế hoạch phát triển của cơ sở hạ tầng cho các hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (nhà ở, đường giao thông, vườn hoa...) trên nguyên tắc hài hòa. 1.3.3. Người dân quyết định hoạt động du lịch DLCĐ muốn thực hiện được cần có sự tham gia của cộng đồng dân cư. Mọi chương trình của loại hình du lịch này đều được xây dựng dựa vào khả năng và hiểu biết của cộng đồng. Việc các thành viên cộng đồng tham gia lập kế hoạch, thực hiện, quản lý hoạt động DLCĐ là một thể hiện quan trọng của việc cộng đồng sở hữu các tài nguyên du lịch, họ làm chủ trong cung cấp dịch vụ, trong việc đảm bảo tính lâu bền của hoạt động du lịch. Du khách có thể trải nghiệm sự đa dạng và phong tục của nền văn hóa địa phương, và quan trọng hơn là để tương tác với cộng đồng. Cộng đồng là người “chủ nhà” thật sự, họ là những người chia sẻ với du khách những văn hóa địa phương để du khách được tiếp cận, tìm hiểu và chia sẻ văn hóa truyền thống của họ một cách xác thực nhất. Họ trực tiếp chia sẻ các tri thức dân gian trong các bình diện của đời sống dân sinh như ẩm thực, âm nhạc, văn học dân gian, phong tục – tập quán, nghề truyền thống, phong cách sống v.v.. Cả du khách và cộng đồng văn hóa đối xử với nhau bằng sự tôn trọng. 1.3.4. Bảo tồn giá trị tài nguyên Điều kiện về tài nguyên tự nhiên và nhân văn đều có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển. Hầu hết các hoạt động du lịch đều có thể mang lại những lợi ích to lớn đến cộng đồng địa phương, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nó mang lại những tác động tiêu cực đối với họ cũng như đối với môi
  • 26. 16 trường tự nhiên. Dù dưới bất cứ hình thức du lịch nào, môi trường thiên nhiên và văn hóa địa phương đều phải chịu những sức ép hữu hình và vô hình, cộng đồng phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của môi trường tự nhiên và văn hóa địa phương đối với cuộc sống của họ và hoạt động du lịch mà họ đang cung cấp, về những tác động của DLCĐ đối với nền văn hóa của họ để có kế hoạch khai thác và bảo vệ hợp lý. Việc tôn trọng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sắc thái văn hóa địa phương (tính độc đáo của địa phương, chẳng hạn như địa hình, khí hậu, kiến trúc, nghệ thuật, ẩm thực, lối sống v.v.) sẽ là động lực và nền tảng cho sự tái tạo nguồn tài nguyên cho hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch càng phong phú thì càng có sức hấp dẫn du khách. Để du lịch cộng đồng phát triển một cách dài lâu và bền vững thì việc bảo tồn tài nguyên được xem là nhiệm vụ thiết yếu. 1.4. Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng Vai trò của việc phát triển du lịch cộng đồng là mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương đồng thời rộng hơn là phát triển vùng, miền theo nguyên tắc phát triển bền vững dựa trên cả ba tiêu chí về kinh tế, xã hội, môi trường. Đó cũng chính là mục tiêu của việc phát triển du lịch cộng đồng. 1.4.1. Về mặt kinh tế Mục tiêu đầu tiên mà DLCĐ hướng tới đó là mang lại lợi ích kinh tế cho người nghèo thông qua việc cho phép họ tham gia trực tiếp cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch.Hơn một nửa số nước nghèo nhất thế giới đã coi ngành du lịch là công cụ hiệu quả để giúp những nước này tham gia nền kinh tế toàn cầu và giảm đói nghèo. Phần lớn, đóng góp đó là bởi sự phát triển của du lịch cộng đồng, cụ thể là khi DLCĐ phát triển thì vùng đất đó là vùng hấp dẫn du khách đến và tiêu thụ sản phẩm du lịch của địa phương, DLCĐ đã cung cấp một thị trường cho hàng hóa và dịch vụ địa phương, tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa phương thông qua việc bán các sản phẩm và dịch vụ của du lịch. Có thể họ sẽ làm việc cho các doanh nghiệp du lịch (nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, vận chuyển…), hay có thể
  • 27. 17 trực tiếp sản xuất các đồ thủ công truyền thống làm thành đồ lưu niệm bán cho khách du lịch. 1.4.2. Về mặt xã hội Phát triển du lịch cộng đồng là cách tốt nhất để tạo ra công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương. Bằng tài nguyên tự nhiên vốn có ở địa phương đó, hay bởi chính văn hóa, nếp sinh hoạt hàng ngày của cư dân địa phương đã làm tiền đề để du lịch cộng đồng giúp người dân có được việc làm mới, giúp thay đổi cơ cấu việc làm địa phương và giảm di cư từ nông thôn ra các đô thị lớn. Hơn nữa, du lịch cộng đồng không chỉ đơn thuần nhắm tới phát triển du lịch, mà sự phát triển ấy còn thúc đẩy sự công bằng xã hội bằng việc mang lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng, bất kể họ có tham gia vào du lịch hay không, như giao thông tốt hơn, đường điện, nguồn nước sinh hoạt…tốt hơn, từ đó góp phần thay đổi bộ mặt xã hội của địa phương. 1.4.3. Về mặt môi trường Khi điều kiện sống khó khăn và lạc hậu, trình độ dân trí thấp và thiếu hiểu biết, nên vấn đề về bảo vệ tài nguyên môi trường có thể sẽ còn bị hạn chế đối với một số cộng đồng địa phương. DLCĐ phát triển sẽ góp phần phục hồi và phát triển các giá trị văn hóa cũng như bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Chính DLCĐ tạo cơ hội cho người dân địa phương giao lưu học hỏi từ khách du lịch, từ đó còn giúp họ nâng cao hiểu biết và kiến thức. Họ sẽ nhận ra việc bảo vệ tài nguyên chính là bảo vệ quyền lợi của họ. Tài nguyên càng được bảo tồn thì càng có giá trị để thu hút khách du lịch, từ đó kéo theo việc làm và thu nhập của họ. 1.5. Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng 1.5.1. Tài nguyên du lịch Theo Luật Du lịch: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các
  • 28. 18 giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”[15,tr.9]. Như vậy có thể chia tài nguyên du lịch gồm hai mảng là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. Điều kiện để tài nguyên thiên nhiên được xem là tài nguyên du lịch khi và chỉ khi chúng có khả năng hấp dẫn du khách bởi giá trị thẩm mỹ, giá trị tâm linh…Bên cạnh đó, môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm du lịch. Ở những vùng có tài nguyên phong phú, mới lạ đối với du khách thường là những vùng xa xôi, hẻo lánh như các vùng núi, vùng hải đảo…thì ở đây, cuộc sống của cư dân thường lấy tài nguyên thiên nhiên để mưu sinh như chặt phá rừng, săn bắt động vật làm đa dạng sinh thái bị đe dọa, chưa kể là nguồn nước, đất bị ô nhiễm. Vì vậy, không ai khác, chính cư dân địa phương là nhân tố đầu tiên và quan trọng trong việc giữ gìn và bảo vệ tài nguyên tự nhiên nếu muốn khai thác chúng trong việc phát triển du lịch cộng đồng. Mặt khác, để tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch cộng đồng không thể không kể đến các tài nguyên văn hóa gắn liền với cộng đồng dân cư, do chính họ sáng tạo, phát triển và duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các tài nguyên du lịch văn hóa gồm tài nguyên vật thể và phi vật thể, cũng như tài nguyên thiên nhiên thì tài nguyên vật thể chỉ được xem là tài nguyên du lịch khi mà chúng phải có được các giá trị về mặt văn hóa, lịch sử, tâm linh…để thu hút khách du lịch như cầu Trường Tiền (Huế), chùa Một Cột (Hà Nội), thành nhà Hồ (Thanh Hóa)... Bên cạnh đó, tài nguyên văn hóa phi vật thể lại mang tính cộng đồng cao, tính hấp dẫn đối với du khách bởi nó ăn theo lối sống, nếp sinh hoạt của cộng đồng địa phương, nó có tính lưu truyền. Tuy nhiên, vì nó mang tính cộng đồng nên chúng cũng dễ bị du nhập, biến dạng khi có một cộng đồng khác tác động vào. Hay chính sự phát triển của du lịch cũng sẽ làm mất đi những nét thuộc về truyền thống của cộng đồng sở tại. Đây cũng là một trong những thách thức của phát triển du lịch cộng đồng.
  • 29. 19 Nói tóm lại, tài nguyên du lịch là nhân tố quan trọng đối với việc hình thành phát triển của du lịch nói chung cũng như của DLCĐ nói riêng. Tài nguyên du lịch phong phú sẽ là cơ hội tốt để phát triển DLCĐ vì sức hấp dẫn lớn, song không phải đầu tư nhiều, đặc biệt đây lại là điều kiện tốt để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống xã hội cho địa phương, góp phần cân bằng cuộc sống và xóa đói giảm nghèo. 1.5.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) là những điều kiện ban đầu và đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm du lịch. CSHT phục vụ du lịch bao gồm các công trình, phương tiện đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như cần có hệ thống giao thông thuận lợi, thông tin liên lạc, cung cấp điện nước… CSVCKT bao gồm các công trình, phương tiện có chức năng tạo ra dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như vận chuyển, lưu trú, ăn uống, khu vui chơi giải trí…khi khách đến mỗi điểm có tài nguyên du lịch. và đảm bảo an toàn cho khách trong quá trình tham quan. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đồng thời cũng quyết định giá trị của sản phẩm du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng. Muốn khai thác nguồn tài nguyên du lịch đòi hỏi phải có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đóng góp mọi nhu cầu của khách du lịch. 1.5.3. Sự tham gia của cộng đồng Đối với DLCĐ thì sự tham gia của cộng đồng được xem là điều kiện quan trọng nhất cho sự phát triển du lịch. Tuy nhiên cần quan tâm, cộng đồng phải là những người dân địa phương đang sinh sống trong hoặc liền kề với khu vực chứa tài nguyên du lịch, và không bao gồm các doanh nghiệp từ nơi khác đến làm việc hay kinh doanh. Họ là những người am hiểu các điều kiện về địa hình, lịch sử, đặc điểm nguồn tài nguyên nơi họ sinh sống, cũng chính họ sáng tạo nên những giá trị nhân văn như phong tục tập quán, lễ hội, văn hóa… Việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
  • 30. 20 và nhân văn đó sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư trong quá trình tổ chức và phát triển DLCĐ. Ở Việt Nam về khuôn khổ pháp lý, sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch đựơc quy định tại điều 7 Luật Du lịch năm 2005 như sau: “1. Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và huởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi truờng để tạo sự hấp dẫn du lịch. 2. Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hoá, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống; sản xuất hàng hoá của địa phuơng phục vụ hách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương”. [15,tr.14] Song, sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch còn được xác định qua các tiêu chí:  Hiểu biết, nhận thức của cộng đồng địa phương về phát triển du lịch.  Kỹ năng làm du lịch của cộng đồng địa phương.  Thái độ của cộng đồng dân cư về phát triển du lịch tại địa phương.  Hành vi, ý thức của cộng đồng địa phương trong việc tổ chức cung cấp các dịch vụ phát triển du lịch 1.5.4. Chủ chương, chính sách của chính quyền địa phương Có rất nhiều nơi, nhiều vùng có tài nguyên phong phú và độc đáo, người dân địa phương cũng đã biết nắm bắt cơ hội làm du lịch khi dòng du khách đổ về, đặc biệt theo kiểu du lịch homestay. Tuy nhiên, đó là kiểu làm du lịch tự phát, và cũng có những rủi ro, kém bền vững bởi thiếu những chủ chương, chính sách và hợp tác từ phía chính quyền địa phương. Chính vì thế, những chính sách, đường lối từ ban quản lý chính quyền địa phương sẽ là điều kiện thúc đẩy sự phát triển du lịch. Các cấp chính quyền có thể hỗ trợ cho hoạt động DLCĐ bằng cách khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho khách
  • 31. 21 du lịch đến tham quan, hỗ trợ cộng đồng địa phương trong việc duy trì và phát huy giá trị của các làng nghề, thủ công truyền thống, đồng thời chính quyền địa phương cũng cần có những chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào du lịch đia phương… 1.6. Các bên tham gia vào du lịch cộng đồng 1.6.1. Cộng đồng địa phương Cộng đồng dân cư địa phương là trọng tâm phát triển DLCĐ. Họ là những người làm chủ nguồn tài nguyên du lịch và trực tiếp phục vụ du khách. Chính họ sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm, lối sống thực, làm cho du khách cảm thấy thoải mái và thân thiện. Tuy nhiên, sự cởi mở và chân thực của họ chỉ là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của DLCĐ; song song đó, họ cần phải có kỹ năng và kiến thức để đáp ứng đầy đủ cho sự phát triển này. Chính vì vậy, đầu tư về mặt tài chính cho những lớp đào tạo này được xem là sáng suốt, tránh được những bất lợi lâu dài. Cộng đồng địa phương là chủ sở hữu nguồn tài nguyên môi trường, bởi vậy họ cũng thường tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch, hàng hóa phục vụ du lịch, tham gia xây dựng các cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch… Nếu các dự án quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng không hợp lý sẽ gây nên những tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường, xã hội, cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư. Do đó, khi quy hoạch các dự án phát triển DLCĐ cần tôn trọng và lấy ý kiến của cộng đồng, lựa chọn người có uy tín, trách nhiệm (như già làng, trưởng làng…) làm đại diện cho cộng đồng để đưa ra các quyết định phát triển du lịch; tránh những hành động tiêu cực để vừa thuận cho hiệu quả các dự án và giải quyết các vấn đề khó khăn cho cộng đồng. 1.6.2. Các tổ chức hỗ trợ phát triển Các tổ chức hỗ trợ phát triển có thể là các tổ chức chính phủ, phi chính phủ.Các tổ chức phi chính phủ quốc tế có thể hỗ trợ về mặt chuyên môn là chính và phần nhỏ hỗ trợ về mặt tài chính vì sự phát triển của cộng đồng.Các cá nhân, tư
  • 32. 22 nhân có thể là người đóng vai trò tham gia hỗ trợ về mặt tài chính. Bên cạnh đó, các tổ chức như các trung tâm phát triển du lịch, các trường đại học, cao đẳng có thể đóng góp về mặt đào tạo chất lượng phục vụ du lịch cho cộng đồng dân cư. 1.6.3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Ở Việt Nam, các hoạt động du lịch đều được quản lý và điều hành ở hai cấp vĩ mô và vi mô. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch được chia thành ba nhóm: Nhóm thứ nhất là nhóm cơ quan quản lý nhà nước địa bàn về du lịch, gồm: Chính phủ (cấp trung ương) và ủy ban nhân dân các cấp (cấp địa phương). Các cơ quan này có chức năng quản lý nhà nước một cách tổng trên mọi phương diện, trong đó có du lịch. Nhóm thứ hai là nhóm cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về du lịch, gồm: Bộ VHTT-DL, mà trực tiếp là Tổng cục Du lịch - VNAT (cấp trung ương), Sở VHTT-DL, Phòng du lịch (cấp địa phương). Các cơ quan này có chức năng quản lý nhà nước về vấn đề chuyên môn của ngành du lịch. Tại Việt Nam, VNAT có vị trí, chức năng và quyền lực trực thuộc Bộ VHTT-DL, cơ quan này chịu trách nhiệm về các chương trình hoạt động, quy hoạch, quảng bá và các chính sách phát triển du lịch ở tầm vĩ mô. Ở cấp độ thấp hơn, chính quyền tại địa phương điều hành du lịch phối hợp với các ngành công nghiệp khác để thực thi chính sách và quy hoạch du lịch do VNAT đề ra. Có ba cấp độ quản lý hành chính là chính quyền tỉnh, huyện và làng bản.Tại điểm DLCĐ, chính quyền làng bản trực tiếp quản lý hoạt động DLCĐ hàng ngày của điểm đó. Các cấp lãnh đạo tỉnh và huyện tham gia giám sát và chỉ đạo. Trong quá trình quy hoạch và thực hiện DLCĐ, sự có mặt của các cơ quan lãnh đạo tại tỉnh, huyện và làng bản không thể thiếu được.Và nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý thì DLCĐ tại địa phương đó càng có cơ hội thành công cao hơn. Nhóm thứ ba là nhóm cơ quan quản lý nhà nước hữu quan về du lịch, gồm: Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông, Bộ Văn hóa và Thông tin… và các Sở tương ứng ở cấp địa phương. Các cơ quan này được thành lập để quản lý
  • 33. 23 các vấn đề thuộc ngành tương ứng. Do du lịch là một ngành đa chiều nên có nhiều mối liên quan đến các ngành công nghiệp khác. Chính vì vậy, trong quá trình phát triển du lịch cần phải quan tâm đến mối quan hệ giữa các thành phần khác nhau của sản phẩm du lịch, vì nó có thể liên quan đến các trách nhiệm khác nhau của các bộ [7]. 1.6.4. Các doanh nghiệp du lịch Các doanh nghiệp du lịch được xem là cầu nối giữa khách du lịch với cộng đồng, đóng vai trò trung gian để giúp cộng đồng có thể tiếp cận và bán các sản phẩm du lịch của họ cho khách. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch cũng đóng vai trò hỗ trợ, đầu tư để tạo ra những sản phẩm du lịch mà cộng đồng chưa có khả năng cung ứng đủ. Tại nhiều nơi, các doanh nghiệp du lịch đóng vai trò lớn trong việc phát triển DLCĐ và hỗ trợ sự phát triển của cộng đồng qua việc sử dụng nguồn lực và đóng góp lợi ích kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, cũng một số nơi, nhiều doanh nghiệp du lịch lại đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch điểm đến theo kiểu bóc lột, cộng đồng địa phương không những không cải thiện được đời sống mà còn bị biến thành những lao động làm thuê, tài nguyên địa phương bị suy giảm và các doanh nghiệp cũng thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường. Rút ra, khi quy hoạch phát triển DLCĐ thì các yếu tố về tham gia của doanh nghiệp du lịch cần được xem xét kỹ lưỡng trên các phương diện về kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường để tránh những tác động tiêu cực đối với cộng đồng. 1.6.5. Khách du lịch Tại điểm 2, điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam (2005), khách du lịch được định nghĩa là “người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”[15,tr.9], và khi tham gia vào DLCĐ thì nhóm khách này thường là những đối tượng có nhận thức cao, yêu thiên nhiên và các giá trị văn hóa truyền thống, có ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp phát triển cộng đồng, cụ thể là họ có thể sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm du lịch
  • 34. 24 có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng. Họ thường là những nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động về môi trường và xã hội, học sinh, sinh viên, những người thích khám phá những vùng đất mới lạ, con người và phong tục khác biệt… 1.7. Một số mô hình phát triển DLCĐ và bài học kinh nghiệm cho phát triển DLCĐ ở xã Ba Vì 1.7.1. Mô hình phát triển DLCĐ trên thế giới 1.7.1.1. Tại làng Ghandruk thuộc khu bảo tồn Annapurna – Nepal  Giới thiệu chung Ghandruk là một trong hai làng thuộc dự án bảo tồn vùng Annapurna – Nepal (có diện tích rộng 7629 km2 , ở vùng núi Hymalaya). Dân cư ở đây thuộc các sắc tộc và tôn giáo khác nhau bao gồm các dân tộc thiểu số là Gurung, Thakali và Manangba. Họ đã từng sống ở đây nhiều thế kỷ nên có một nền văn hóa, phong tục tập quán và nhiều lễ hội phong phú, hấp dẫn du khách. Nguồn thu chủ yếu của người dân ở đây là từ nông nghiệp, chăn nuôi trang trại và một phần nhỏ đi xuất khẩu lao động. Làng Ghandruk nằm trong điều kiện khí hậu khác nhau – từ cận đới đến ôn đới, sa mạc và khô, khu vực này được thiên nhiên ban cho điều kiện tuận lợi cho cá loại động thực vật phát triển. [18],[24],[29] Tháng 12/1986, được sự hỗ trợ của ACAP (Dự án khu bảo tồn thiên nhiên), vùng Annapurna đã bắt đầu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng với mục đích bảo tồn thiên nhiên, môi trường, dự án đã cam kết người dân địa phương được thừa hưởng mọi thành quả lợi ích từ hoạt động du lịch trong vùng. Dự án mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn về tài nguyên, về du lịch, các phương pháp quản lý hoạt động du lịch địa hương để cộng đồng hiểu biết và thao tác tốt công việc. Ban quản lý dự án dần trao quyền cho cộng đồng trong mọi lĩnh vực trong đó có du lịch. Các dịch vụ phục vụ du khách bao gồm dịch vụ kinh doanh lưu trú dưới dạng nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, một số cộng đồng dân bản địa trở thành người hướng dẫn cho khách đi bộ tham quan rừng, dãy núi Hymalaya, leo núi…  Các bên liên quan
  • 35. 25 Mô hình đã huy động được nhiều đơn vị tham gia gồm: đơn vị tổ chức ACAP (Annapurna Conservation Area Project), HMTTC (trung tâm đào tạo khách sạn). Đơn vị hỗ trợ là KMTNC (King Mahendra Trust for Nature Conservation) đã hỗ trợ cộng đồng về hoạch định, quản lý, thực thi kế hoạch và tài chính cho cộng đồng. Tham gia của các già làng trưởng bản góp phần động viên, nhắc nhở các thành viên cộng đồng. Cộng đồng dân cư người thực hiện các dịch vụ du lịch và tham gia bảo vệ môi trường.  Những tác động - Xóa đói giảm nghèo cho người dân trong vùng, đặc biệt là các cộng đồng sống dựa vào điều kiện thiên nhiên - Tạo ra thu nhập, giải quyết được công ăn việc làm bằng các dịch vụ du lịch, đặc biệt tạo nhiều việc làm cho phụ nữ - Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa truyền thống dân tộc - Nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ về tài chính, kinh nghiệm tổ chức - Chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho cộng đồng - Có sự cam kết với cộng đồng về quyền lợi và chia sẻ lợi ích,  Nhận xét Có thể thấy mô hình phát triển DLCĐ ở làng Ghandruk đã mang lại những thành công đáng kể, phát huy hết được những mục tiêu đặt ra của DLCĐ đối với sự phát triển bền vững cho cộng đồng. 1.7.1.2. Tại Chiêng Mai - Thái Lan  Giới thiệu chung Chiêng Mai là một vùng miền núi nằm ở vùng Đông Bắc Thái Lan, dân cư nghèo và sống thưa thớt; nhưng vốn là cố đô cũ của Thái Lan nên có bề dày phát triển về di sản văn hóa di tích và các làng nghề truyền thống của nhiều cộng đồng dân tộc. Trước thực trạng làng nghề dần mai một, thu nhập của dân cư địa phương thấp kém, năm 1999 theo sáng kiến của Cục Xúc tiến xuất khẩu thuộc Bộ Thương
  • 36. 26 mại Thái Lan phối hợp với Bộ Du lịch và Thể thao đã phát động phong trào mỗi làng một nghề hay còn gọi là phong trào OTOP (One Tambon – One Product). Chương trình triển khai đầu tiên tại vùng Đông Bắc Thái Lan ở hai tỉnh Chiêng Rai và Chiêng Mai nhưng tập trung chính tại Chiêng Mai. Sau 5 năm triển khai thực hiện có hơn 70 làng nghề được khôi phục và phát triển trong đó có 19 làng nghề phát triển mạnh trở thành những điểm đến du lịch nổi tiếng thu hút đông đảo du khách quốc tế đến tham quan mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ như các làng: Baan Tawai, Baan Sri Pun-Krua, Baan Wua-Lai, Baan Roy Jaan…[21]  Các bên liên quan Sự phát triển thành công của loại hình DLCĐ tại Chiêng Mai được ghi nhận bởi tổ chức UNWTO là do sự đóng góp của nhiều bên liên quan, trong đó: - Chính quyền cấp tỉnh ngay từ đầu đã hỗ trợ cho các làng nghề ở việc hỗ trợ các nguồn vay vốn ưu đãi của Chính phủ, tổ chức huấn luyện và chuyển giao công nghệ cho nông dân, phối hợp các bộ ngành trung ương hỗ trợ xúc tiến bán hàng. - Chính phủ Thái Lan đã có những chính sách khuyến khích làng nghề sản xuất sản phẩm phục vụ du lịch chất lượng cao theo bộ tiêu chuẩn được chính phủ công nhận. Các sản phẩm mang nhãn OTOP được chính phủ Thái Lan ưu tiên trưng bày trong các hội chợ thương mại quốc tế, được hưởng chính sách miễn thuế hoặc giảm thuế. - Các doanh nghiệp du lịch hỗ trợ cho các trường đại học, các viện nghiên cứu trong việc nghiên cứu thiết kế sản phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.  Những tác động Chương trình được đúc kết và nhậ rộng cho hơn 60 bản làng văn hóa khác và đã mang lại nhiều kết quả to lớn và thiết thực:
  • 37. 27 - Nhiều làng mạc hẻo lánh vùng nông thôn Đông Bắc ngày nay trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. - Dân cư tạo được thêm thu nhập: sau chương trình OTOP được áp dụng, trong vòng 2 năm chương trình đã đem lại 3,66 tỷ Bath ước tính khoảng 84,2 triệu USD lợi nhuận cho cộng đồng địa phương và thúc đẩy phát triển hoạt động DLCĐ ở vùng sâu vùng xa của Thái Lan. [TAT-Report 2005] - Người dân biết sử dụng kiến thức vốn có của mình về phương pháp canh tác nông nghiệp truyền thống để tự nuôi mình và phát triển DLCĐ  Nhận xét Thái Lan đã biết tận dụng nguồn tài nguyên phong phú đa dạng, các tập quán văn hóa, các làng nghề truyền thống để tạo đà phát triển DLCĐ. Đây là bước đi hợp lý và hiệu quả trong việc khai thác phát triển các hoạt động du lịch Thái Lan. Kinh nghiệm được đúc kết lại cho DLCĐ Thái Lan, đó là: - Quan tâm đến mục tiêu khôi phục các làng nghề truyền thống đã có sẵn, mỗi làng nên có một sản phẩm đặc trưng riêng để các sản phẩm không mang tính trùng lặp. - Cần có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho các làng nghề để phục hồi sản xuất các sản phẩm - Đầu tư các trung tâm nghiên cứu và đòa tạo nghệ nhân trên mỗi tỉnh có làng nghề. - Tổ chức huấn luyện và chuyển giao công nghệ cho nông dân. - Hỗ trợ quảng bá sản phẩm của các làng nghề. - Giảm thuế cho các sản phẩm tại các làng nghề phục vụ khách DLCĐ. - Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch lữ hành thường xuyên tổ chức đưa du khách đến các làng nghề tham quan, mua sắm. 1.7.2. Mô hình phát triển DLCĐ ở Việt Nam 1.7.2.1. Mô hình phát triển DLCĐ tại Bản Lác - Mai Châu – Hòa Bình  Giới thiệu chung
  • 38. 28 Bản Lác là một bản miền núi thuộc huyện Mai Châu, cách thị xã Hòa Bình khoảng 60 km, là nơi cư trú của người Thái trắng với 5 dòng họ người dân tộc Thái sinh sống ở bản Lác là Hà, Lò, Vì, Mác, Lộc… Người Thái trắng sinh sống tại bản Lác có một nền văn hóa dân tộc lâu đời và đến nay còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Bản Lác được lựa chọn là “làng văn hóa” trong vùng vào những năm 60 và 70. Vào những năm 1980, bản bắt đầu đón khách du lịch, trong đó chủ yếu là từ khối Xô Viết Đông Âu, và khách du lịch phương Tây (đầu những năm 1990). Hiện nay, cả bản có 93 hộ gia đình, nghề nghiệp chính là trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc. Một bộ phận nhỏ các hộ gia đình trong bản đã tham gia tích cực vào dịch vụ du lịch như dịch vụ nhà nghỉ tại gia, biểu diễn văn hóa, mô phỏng các làng nghề thủ công, dẫn khách tham quan quanh bản… Khách du lịch muốn đến tham quan bản Lác phải mua vé tại UBND huyện. Tiền bán vé được chuyển trực tiếp cho chính quyền địa phương, dân bản không được hưởng lợi trực tiếp. Giá của các nhà nghỉ tại gia ở bản Lác từ 50.000 – 100.000VNĐ/người/đêm bao gồm ăn uống. Khách du lịch không phải trả tiền xem biểu diễn sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nhưng phải trả tiền xem biểu diễn văn nghệ (50.000 VNĐ/người) và các tour tham quan. Bán các đồ thủ công là một trong những nguồn thu chính của cộng đồng. Những hộ gia đình thu được nhiều lợi nhuận nhất khoảng từ 200 triệu VNĐ mỗi năm. Thu nhập trung bình mỗi hộ dân đón nhận khách là khoảng từ 3 – 5 triệu VNĐ/tháng. Cuối năm, các hộ dân phải đóng góp 10% thu nhập của mình cho chính quyền huyện. Tuy nhiên, số tiền này được sử dụng như thế nào và có hể phục vụ cho bản làng như thế nào thì chưa rõ, còn 90% thu nhập được các hộ sử dụng cho mục đích tiêu dùng và nâng cấp nhà cửa. [9]  Các bên liên quan Công ty du lịch Hòa Bình là một cơ quan nhà nước dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh. Đây là công ty đầu tiên phát hiện điểm du lịch của vùng và quan tâm đến việc mở loại hình du lịch đi bộ mới và những nơi du khách nghỉ chân ngoài bản Lác.
  • 39. 29 Mặt khác, các cấp chính quyền địa phương lại thụ động: ban lãnh đạo huyện Mai Châu không tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch của bản. Việc thu thập số liệu về khách du lịch hàng tháng tới bản là trách nhiệm của phòng kinh tế huyện Mai Châu. Và không có một tổ chức phi chính phủ hay một cơ sở đào tạo năng lực nào tại địa phương tham gia các hoạt động du lịch của bản Lác.  Những tác động Hoạt động du lịch đã tác động mạnh mẽ đến bản thông qua việc tạo ra nhiều việc làm cho không chỉ những lao động trực tiếp mà cả gián tiếp cho những người dân cung cấp cho các hộ đón khách như bán thổ cẩm, thực phẩm và biểu diễn nghệ thuật. Những gia đình làm ăn tốt thường đóng góp nhiều hơn để xây dựng bản như hệ thống giao thông hoặc nước. Bên cạnh đó, khách du lịch còn là nhân tố góp phần khôi phục những điệu múa, những phong tục tập quán, những ngôi nhà theo phong cách kiến trúc truyền thống với một môi trường thiên nhiên xanh sạch đẹp của bản.  Những tồn tại và thách thức Vấn đề đặt ra là bản cần phải bảo tồn những ngôi nhà truyền thống (do nhiều nhà bị thay mái rơm bằng ngói) và ngăn chặn việc lấp ao cá để lấy bãi đất trống hoặc bãi đỗ xe, số lượng cây xanh cũng giảm đáng kể. Bên cạnh đó, nét văn hóa từ việc mặc trang phục truyền thống của người phụ nữ cũng không còn tồn tại ngoại trừ những lúc biểu diễn văn nghệ. Sản phẩm lưu niệm như thổ cẩm cũng bị pha trộn với hàng của các dân tộc khác, thậm chí là hàng công nghiệp, hàng Trung Quốc. Mặc dù người dân có trách nhiệm quản lý các hoạt động cung cấp dịch vụ nhưng nguồn khách hoàn toàn phụ thuộc vào các công ty lữ hành sắp xếp và các dịch vụ hỗ trợ khách. Hiện tại, vẫn chưa có một đơn vị quản lý chính thức nào trong bản Lác, chính vì vậy mà mỗi hỗ phải tự tổ chức công việc làm ăn và liên hệ với các công ty lữ hành để đón khách.
  • 40. 30 Người dân bản không được giúp đỡ về mặt tài chính và kinh nghiệm của các tổ chức trong và ngoài nước hay cơ quan các cấp lãnh đạo của Nhà nước, dù họ rất muốn được cung cấp các khóa đào tạo về ngoại ngữ, về chế biến thức ăn, kỹ năng đón tiếp và phục vụ khách. Hơn nữa, vấn đề bảo tồn tài nguyên và bản sắc văn hóa dân tộc chưa được quan tâm thường xuyên, các vấn đề liên quan đến du lịch như chương trình vệ sinh thôn bản và nguồn nước sạch vẫn còn là chủ đề được bàn thảo và tranh luận.  Bài học thu được Một cộng đồng lớn mạnh và được tổ chức chặt chẽ chính là điều kiện thuận lợi để phát triển thành công mô hình du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, phải tiến hành quy trình xây dựng năng lực cho địa phương, điều này đòi hỏi mất nhiều thời gian mới có thể tự hoạt động và kinh doanh. Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các công ty du lịch. Bởi thực tế cho thấy những hộ gia đình thành công nhất trong bản là những hộ có mối quan hệ khăng khít với các công ty này. 1.7.2.2. Mô hình phát triển DLCĐ tại vườn quốc gia Ba Bể  Giới thiệu chung Vườn quốc gia Ba Bể được thành lập năm 1977, rộng 76.000 ha với hệ sinh thái động thực vật nhiệt đới, cách Hà Nội khoảng 150km về phía Đông Bắc, nằm trong huyện chợ Rã, tỉnh Cao Bằng. Trong khu vực có hai dân tộc sinh sống là người Tày và người Dao với khoảng 111 hộ gia đình. Năm 1988, Ban quản lý rừng Ba Bể đã xây dựng Phòng du lịch với nhiệm vụ phát triển các hoạt động du lịch. Mục tiêu phát triển du lịch tập trung vào hai làng Pác Ngòi của người Tày và làng Bó Lù của người Dao. Các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch phát triển như: dịch vụ leo núi, xây dựng các nhà nghỉ tại gia, dịch vụ hướng dẫn viên du lịch, dịch vụ ăn uống, tổ chức du lịch bằng thuyền, biểu diễn văn nghệ, trình bày sản xuất và bán hàng thủ công mỹ nghệ.
  • 41. 31 Tiền vé vào cửa mỗi khách du lịch chi trả sẽ đưuọc chuyển về tỉnh, giá thuê nhà trọ 50.000 vnđ/khách/đêm mà hộ gia đình thu được phải trích ra 6% cho huyện, 4% cho xã và xã đầu tư bảo dưỡng đường sá. Trong mỗi làng có các nhóm hoạt động chuyên về hướng dẫn, biểu diễn văn nghệ hay bảo vệ khu vực. Đội trưởng của mỗi nhóm sẽ làm việc để trao đổi ý kiến với những người có trách nhiệm trong Phòng Du lịch của Vườn. Đồng thời Phòng du lịch Vườn cũng có thể cung cấp các khoản vay cho các thành viên cộng đồng nếu số tiền này có thể giúp phát triển sản phẩm theo nhu cầu. [18]  Những tồn tại và thách thức Thách thức trong việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Ba Bể là thiếu sự điều phối các mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan quản lý của chính phủ và vườn quốc gia, thiếu cơ chế lập kế hoạch hiệu quả. Bên cạnh đó, còn tồn tại vấn đề về nhân lực: thiếu kỹ năng lễ tân, ngoại ngữ, đặc biệt là tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên môi trường vẫn còn nhiều đối tượng chưa ý thức được.  Nhận xét Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Ba Bể đã phát huy được vai trò của người dân hai bản Pác Ngòi và Bó Lù. Mục tiêu của sự phát triển này đã giải quyết được việc làm cho cộng đồng, cung cấp dịch vụ cho khách và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tuy đây vẫn còn là một trong những mục tiêu cần phát triển bền vững hơn nữa). Nên có thể coi đây là một dạng phát triển khá thành công của du lịch dựa vào cộng đồng. 1.7.2.3. Mô hình phát triển DLCĐ tại làng Đồi – Nam Đông – Thừa Thiên Huế  Giới thiệu chung Làng Đồi là một làng nghèo của huyện Nam Đông, cách khu di sản văn hóa thế giới ở Huế khoảng 60 km và là nơi ở của 110 hộ dân thuộc dân tộc thiểu số Katu. Tháng 1 năm 2004, SNV cùng với Sở Du lịch Huế đã khởi xướng dự án Du
  • 42. 32 lịch Văn hóa Cộng đồng làng Đồi. Sau 6 tháng, làng đã có thể đón khách du lịch, và lượng khách qua các năm sau đó đang đều có xu hướng tăng lên, tạo được nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong vùng. Du khách đến thăm làng Đồi có thể thưởng thức các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống của người Katu, thăm thác Kazan và ăn các món ăn cổ truyền. Làng vẫn chưa có dịch vụ nhà nghỉ, các bữa ăn còn chưa đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Mỗi nhóm khách tới thăm thường chi tiêu khoảng 1 triệu VNĐ và tặng quà cho làng trị giá khoảng 1 triệu VNĐ. Số tiền này được phân chia như sau: Biểu diễn văn hóa: 15.000 VNĐ/người. Nếu đoàn khoảng 30 người thì tổng là 450.000 VNĐ. Bữa ăn cho du khách: 300.000 VNĐ. Chi phí cho các thành viên trong ban quản lý: 7 x 15.000 VNĐ.  Các bên liên quan SNV là tổ chức khởi xướng phát triển DLCĐ tại làng Đồi. SNV đã hỗ trợ một phần nhỏ về tài chính để xây dựng cơ sở vât chất, đào tạo, tổ chức cộng đồng, làm cầu nối thôn với các doanh nghiệp. Các cấp lãnh đạo địa phương là Sở Thương mại và Công nghiệp huyện Khe Trê đóng góp vai trò trong dự án. Sở du lịch ban đầu cũng tham gia triển khai dự án nhưng đã rút lui gần đây khiến các đối tác ở phía huyện phải gánh vác quá nhiều trách nhiệm. Do thiếu cán bộ, từ tháng 8 năm 2006, Sở đã không thể phân công cán bộ thường xuyên xuống tham gia vào dự án. Do vậy, sự phối hợp giữa làng, tỉnh huyện và đại diện SNV không đạt hiệu quả. [9]  Những tác động Hơn nửa hộ dân trong làng đã có cơ hội kiếm tiền bằng việc tham và trực tiếp và hoạt động du lịch hoặc bán đồ thủ công và làm mật ong bán cho du khách.
  • 43. 33 Các hoạt động văn hóa truyền thống được khôi phục sau 1 thập kỷ bị lãng quên, làng xóm sạch sẽ do những hoạt động vệ sinh khu công cộng, trồng cây trong làng. Tuy nhiên, vấn đề nhận thức về bảo vệ môi trường vẫn cần được quan tâm hơn nữa.  Những tồn tại và thách thức Thách thức lớn nhất đối với DLCĐ tại làng Đồi chính là làm sao để thương mại hóa sản phẩm. Song, quy trình đặt chố du lịch không thuận tiện, các công ty du lịch thường phải gửi danh sách khách tới phòng ban của huyện trước ít nhất 1 tuần mới có thể cho khách tới thăm thôn. Đây còn là một cộng đồng yếu kém do thiếu một lãnh đạo có năng lực. Các thành viên trong ban quản lý du lịch còn thiếu nghiệp vụ quản lý cũng như tính quyết đoán. Quá trình phát triển năng lực cho dân làng cần được lưu tâm hơn nữa.  Bài học thu được Việc phát triển năng lực cho cộng đồng địa phương là nhiệm vụ hàng đầu của mô hình DLCĐ. Bên cạnh đó, sự phối hợp của các công ty du lịch trong quá trình quy hoạch là quan trọng nhằm kết nối các tuyến du lịch. Cần quan tâm đến vấn đề về kinh tế, đảm bảo tối đa sự công bằng về phân chia lợi nhuận giữa các thành viên trong cộng đồng là bài học chính thu được từ mô hình này. Sự công bằng có thể củng cố ý thức cộng đồng và sự phối hợp giữa các thành viên. 1.7.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì DLCĐ là mô hình phát triển theo quan điểm phát triển của du lịch bền vững thông qua loại hình du lịch sinh thái. Phát triển DLCĐ là hướng đi mà nhiều nước trên thế giới đã thực hiện và thành công đáng kể. Trong đó phổ biến là hình thức du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch xanh. Qua nghiên cứu các mô hình phát triển DLCĐ của một số nước và của một số khu vực ở Việt Nam có thể thấy yếu tố thành công cho DLCĐ tại các nước là sự
  • 44. 34 hỗ trợ về mặt chính sách của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các tổ chức phi chính phủ khởi xướng và giúp đỡ, sự tham gia một cách chủ động của người dân mà không nhất thiết là tham gia trực tiếp, họ có thể thông qua việc phục vụ cho các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch. Mỗi một mô hình đều có địa điểm nằm trong hoặc liền kề các khu bảo tồn hay vườn quốc gia nơi các dân cư sinh sống, cộng đồng dân cư có trình độ dân trí thấp. Hình thức tham gia của cộng đồng đã mang lại những kết quả đáng kể:  Về văn hóa - xã hội: Huy động được nguồn lực xã hội từ cộng đồng địa phương đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển xã hội bền vững. Nâng cao trình độ kiến thức văn hóa cộng đồng dân cư làng bản đồng thời tạo ra nhận thức vai trò của các thành viên cộng đồng trong các hoạt động du lịch.  Về tài nguyên môi trường: Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng đối với bảo vệ , bảo tồn các giá trị tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa, nâng cao được ý thức trách nhiệm đối với môi trường.  Về kinh tế: Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là giải quyết được công ăn việc làm, nâng cao đời sống mọi thành viên tham gia và góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Từ những kinh nghiệm về phát triển DLCĐ nêu trên, có thể thấy phát triển DLCĐ là một hình thức du lịch mới có thể áp dụng được ở xã Ba Vì, loại hình này không chỉ phù hợp với chủ trương phát triển bền vững của ngành du lịch mà còn đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương xã Ba Vì. Tuy nhiên, có thể đúc kết lại một số bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch cộng đồng ở Ba Vì như sau: Thứ nhất, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững thì cộng đồng dân cư là yếu tố đang quan tâm. Họ phải được quyền tham gia bàn bạc về các chủ trương, kế hoạch, cũng như trong triển khai thực hiện chương trình. Và cần lưu ý rằng các vấn
  • 45. 35 đề bàn bạc cần được công khai minh bạch , đảm bảo lợi ích công bằng cho tất cả các thành viên trong cộng đồng. Thứ hai, muốn phát triển du lịch trước tiên phải có sự quan tâm của các cấp các ngành, tạo cơ hội để người dân có thể cung cấp được hàng hóa, dịch vụ và sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc. Đồng thời, cần phải có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm do người dân làm ra. Bằng cách này, du lịch đã giải quyết được vấn đề về công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, đáp ứng mục tiêu phát triển của DLCĐ. Tiểu kết chƣơng 1 Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về DLCĐ và có thể phân biệt DLCĐ với các loại hình du lịch khác bởi sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch, cộng đồng là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành DLCĐ ngoài những điều kiện cần như tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển…song song với nó là phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định, đặc biệt là nguyên tắc dựa vào người dân và phân chia lợi ích hợp lý. Luận văn nghiên cứu các mô hình DLCĐ thực tiễn cả trong và ngoài nước cho thấy những lợi ích mà DLCĐ mang lại cho người dân địa phương. Bên cạnh đó là những lợi ích từ việc phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao nhận thức của cộng đồng và bảo tồn tài nguyên ở mỗi vùng địa phương. Theo đó, tác giả cho rằng phát triển DLCĐ ở xã Ba Vì có những nét tương đồng, và có thể áp dụng mô hình DLCĐ của làng Đồi – Nam Đông – Thừa Thiên Huế, bởi đây cũng là một làng nghèo, chưa có kinh nghiệm về du lịch; bên cạnh đó, vấn đề khôi phục văn hóa gốc được cho là cấp bách. Song, xây dựng mô hình cho phát triển DLCĐ ở Ba Vì cũng không thể bỏ qua những kinh nghiệm bài học từ những mô hình khác.