SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Vũ Thị Kim Luận
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH
SINH THÁI CỦA TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Vũ Thị Kim Luận
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH
SINH THÁI CỦA TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành : Địa lý học (trừ Địa lý tự nhiên)
Mã số : 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TƯỞNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Những số liệu tham khảo và dẫn chứng
đều có nguồn trích dẫn rõ ràng.
Tác giả luận văn
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
- TS – GVC Nguyễn Tưởng, người đã trực tiếp hướng dẫn về mặt
khoa học và giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
để tài.
- Các thầy cô giáo trong khoa địa lý, các cán bộ phòng sau đại học,
trung tâm thư viện trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã
nhiệt tình giảng dạy và hỗ trợ trong quá trình học cao học tại trường.
- Ban giám hiệu, các thầy cô, đồng nghiệp trong khoa Sư phạm khoa
học Xã Hội, tổ Địa lý và các cán bộ phòng ban trường Đại học Đồng Nai đã
quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để đề tài được tiến hành.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An, Trung tâm xúc tiến du
lịch tỉnh Nghệ An, Trung tâm khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, BQL VQG
Pù Mát, UBND tỉnh Nghệ An, UBND huyện Con Cuông, UBND huyện Quế
Phong, UBND huyện Quỳ Châu đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp nguồn tài
liệu, số liệu và tư vấn những thông tin bổ ích liên quan đến đề tài.
- Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi
điều kiện để đề tài được hoàn thành .
TP Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2012
Tác giả
Vũ Thị Kim Luận
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài .........................................................2
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài....................................................................................3
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .............................................................5
5. Đóng góp của đề tài.............................................................................................8
6. Cấu trúc đề tài .....................................................................................................8
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI..9
1.1. Tổng quan các vần đề cơ bản liên quan ...........................................................9
1.1.1. Khái niệm du lịch ....................................................................................9
1.1.2. Điểm, tuyến du lịch ...............................................................................10
1.1.3. Du lịch sinh thái.....................................................................................11
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các điểm, tuyến
du lịch sinh thái .....................................................................................20
1.2. Phương pháp đánh giá các điểm, tuyến DLST ..............................................23
1.2.1. Đánh giá điểm DLST ..............................................................................23
1.2.2. Đánh giá tuyến DLST .............................................................................32
1.3. Tình hình và xu hướng phát triển DLST trên thế giới và Việt Nam.............34
1.3.1. Tình hình và xu hướng phát triển DLST trên thế giới ............................34
1.3.2. Tình hình và xu hướng phát triển DLST ở Việt Nam.............................37
Chương 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH SINH
THÁI TỈNH NGHỆ AN..........................................................................................39
2.1. Khái quát đặc điểm địa lý tỉnh Nghệ An có liên quan đến phát triển các điểm,
tuyến du lịch sinh thái ....................................................................................39
2.1.1. Vị trí địa lý ..............................................................................................39
2.1.2. Điều kiện tự nhiên...................................................................................40
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội .......................................................43
2.2. Tiềm năng phát triển các điểm, tuyến DLST ở Nghệ An ..............................47
2.2.1. Các loại tài nguyên DLST ở Nghệ An....................................................47
2.2.2. Các điểm du lịch sinh thái chủ yếu ở Nghệ An ......................................70
2.2.3. Các tuyến DLST chủ yếu ở Nghệ An .....................................................80
2.3. Đánh giá các điểm, tuyến DLST ở Nghệ An .................................................81
2.3.1.Đánh giá điểm DLST ...............................................................................81
2.3.2. Đánh giá các tuyến DLST tỉnh Nghệ An ................................................85
2.4. Nhận định chung về tiềm năng phát triển các điểm, tuyến DLST ở Nghệ An
...............................................................................................................................86
2.4.1. Thuận lợi .................................................................................................86
2.4.2. Khó khăn .................................................................................................87
2.5. Hiện trạng phát triển DLST của tỉnh Nghệ An ..............................................87
2.5.1. Khách du lịch và doanh thu từ du lịch ....................................................87
2.5.2. Tổ chức các loại hình DLST ở Nghệ An ................................................91
2.5.3. Tổ chức, kinh doanh, khai thác các điểm, tuyến DLST..........................93
2.5.4. Hiện trạng CSHT và CSVCKT phục vụ DLST......................................98
2.5.5. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển DLST tỉnh Nghệ An ...............99
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH
SINH THÁI Ở NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020.......................................................101
3.1. Căn cứ xây dựng định hướng phát triển các điểm, tuyến DLST ở Nghệ An
đến năm 2020 ...............................................................................................101
3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Nghệ An đến năm 2020
.........................................................................................................................101
3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển DLST ở Nghệ An đến năm 2020....104
3.1.3. Các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái ở Nghệ An......................105
3.2. Định hướng phát triển các điểm, tuyến DLST tỉnh Nghệ An đến năm 2020
.............................................................................................................................106
3.2.1. Định hướng bảo tồn tài nguyên DLST..................................................106
3.2.2. Định hướng phát triển các điểm DLST.................................................107
3.2.3. Định hướng phát triển các tuyến DLST................................................112
3.3. Giải pháp thực hiện ......................................................................................116
3.3.1. Nhóm giải pháp về chính sách và quản lý ............................................116
3.3.2. Nhóm giải pháp về đầu tư .....................................................................118
3.3.3. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.........................................121
3.3.4. Nhóm giải pháp về môi trường .............................................................122
3.3.5. Nhóm giải pháp về xã hội ....................................................................124
3.3.6. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, quảng bá DLST ..............................124
KẾT LUẬN............................................................................................................126
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................128
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLST : Du lịch sinh thái
CSHT : Cơ sở hạ tầng
CSVCKT : Cơ sở vật chất kỹ thuật
VQG : Vườn Quốc Gia
BTTN : Bảo tồn thiên nhiên
NXB : Nhà xuất bản
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng thu hút khách
du lịch của điểm DLST..........................................................................25
Bảng 1.2. Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng khai thác của
điểm DLST ............................................................................................30
Bảng 1.3. Đánh giá mức độ ưu tiên đầu tư phát triển dựa trên mối tương
quan giữa tiềm năng thu hút và tiềm năng khai thác của các điểm
DLST .....................................................................................................31
Bảng 1.4. Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tuyến DLST .......................33
Bảng 2.1. Tổng thu nhập quốc dân GDP theo giá năm 1994 tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2006 – 2010 ...........................................................................43
Bảng 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2010........44
Bảng 2.3. Lực lượng lao động của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 - 2010..............46
Bảng 2.4. Danh mục thực vật có mạch ở VQG Pù Mát.........................................50
Bảng 2.5. Số lượng loài thực vật quý hiếm của VQG Pù Mát được ghi trong
sách đỏ...................................................................................................50
Bảng 2.6. Danh mục các loài động vật ở Vườn quốc gia Pù Mát..........................51
Bảng 2.7. Nhóm động vật quý hiếm ở VQG Pù Mát.............................................52
Bảng 2.8. Danh mục khu hệ động vật Khu BTTN Pù Huống ...............................54
Bảng 2.9. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng thu hút khách du lịch
các điểm DLST các tỉnh Nghệ An.........................................................82
Bảng 2.10. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng khai thác các điểm
DLST tỉnh Nghệ An ..............................................................................83
Bảng 2.11. Bảng đánh giá tổng hợp mức độ ưu tiên đầu tư phát triển dựa trên
mối tương quan giữa tiềm năng thu hút và tiềm năng khai thác ..........84
Bảng 2.12. Kết quả đánh giá các tuyến DLST tỉnh Nghệ An..................................85
Bảng 2.13. Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của tỉnh và của ngành du lịch
Nghệ An theo giá so sánh năm 1994 giai đoạn 2006 – 2010................90
Bảng 2.14. Hiện trạng khách du lịch ở VQG Pù Mát thời kỳ 2006-2010 ...............96
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Hiện trạng khách du lịch đến Nghệ An giai đoạn 2006 – 2011 ...........88
DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 1.1. Khái niệm và vị trí của loại hình DLST
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An
Hình 2.2. Bản đồ phân bố tài nguyên DLST tỉnh Nghệ An
Hình 3.1. Sơ đồ định hướng phát triển các điểm DLST tỉnh Nghệ An
Hình 3.2. Sơ đồ định hướng phát triển các tuyến DLST nội tỉnh tỉnh Nghệ An
Hình 3.3. Sơ đồ định hướng phát triển các tuyến DLST quốc tế và liên tỉnh tỉnh
Nghệ An
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, được ví như là:
“ngành công nghiệp không khói”, “con gà đẻ trứng vàng”…. và đang hướng đến xu
hướng phát triển bền vững. Vì vậy, ở những quốc gia có tiềm năng phát triển DLST
đang ngày càng quan tâm đầu tư đến loại hình du lịch này.
DLST là hoạt động du lịch mới phát triển một vài thập kỷ gần đây và đang trở
thành một xu hướng tích cực để đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững gắn liền với
việc bảo tồn thiên nhiên và môi trường, các giá trị nhân văn giàu bản sắc văn hóa
của mọi dân tộc, thông qua việc giáo dục nhận thức của xã hội, của cộng đồng.
Nghệ An được xác định là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch nói chung và
DLST nói riêng với hơn 1.000 di tích lịch sử, trong đó có 131 di tích được xếp hạng
quốc gia; 82km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp như Cửa Lò, Bãi Lữ, Cửa Hiền,
Quỳnh Phương,…. Có 12.000 km2
rừng núi ở phía tây với nhiều khu rừng nguyên
sinh đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, leo núi... như Vườn quốc gia Pù
Mát, khu bảo tồn rừng nguyên sinh Pù Hoạt, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.
Bên cạnh đó, sự quần tụ các dân tộc anh em đã tạo nên bức tranh văn hóa đặc trưng,
mang đậm bản sắc truyền thống của các dân tộc bản địa như Thái, Ðan Lai, Khơ
Mú.... Ngoài ra, các địa phương ven biển cũng có nhiều nét văn hóa đặc sắc, những
nghề truyền thống hay những làn điều hò mái đẩy nhịp nhàng,… Đây là tiền đề để
hình thành các điểm, tuyến DLST của tỉnh.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch Nghệ An, DLST là loại hình
cần được đẩy mạnh phát triển trên cơ sở khai thác hợp lý các thế mạnh của tài
nguyên du lịch tỉnh. Trong đó, cần chú ý tới việc phát triển DLST theo lãnh thổ nói
chung và tổ chức các điểm, tuyến DLST nói riêng.
Trước yêu cầu của sự phát triển du lịch trong thời kỳ mới, việc hình thành và
hoạt động của các điểm, tuyến DLST ở Nghệ An đã được thực hiện và bước đầu đã
thu hút được khách du lịch cả trong nước và quốc tế. Trong thời gian qua các tuyến,
điểm DLST đã đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển du lịch của tỉnh, nhưng
2
thực tiễn phát triển cũng đã chỉ ra nhiều vấn đề cần được sớm giải quyết: Phần lớn
các điểm, tuyến du lịch được hình thành một cách tự phát, chưa khai thác hết được
tiềm năng của tài nguyên du lịch, ít có khả năng cạnh tranh trong khu vực, thiếu sức
thu hút đối với khách du lịch.
Xuất phát từ tình hình đó, đề tài: “Định hướng phát triển các điểm, tuyến
du lịch sinh thái của tỉnh Nghệ An” đã được tiến hành.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng phát triển DLST để xây dựng định hướng
phát triển các điểm, tuyến DLST nhằm góp phần đẩy mạnh du lịch tỉnh Nghệ An
đạt hiệu quả tốt nhất.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Tổng quan một số vấn đề lý luận về điểm, tuyến du lịch và DLST để vận
dụng vào việc nghiên cứu một địa bàn cụ thể
- Phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển các tuyến, điểm DLST ở Nghệ An,
rút ra những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển DLST của tỉnh
- Xây dựng định hướng khai thác và đề xuất một số giải pháp phát triển các
điểm, tuyến DLST nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên DLST ở Nghệ An
2.3. Giới hạn đề tài
 Về nội dung: Tiềm năng, thực trạng, định hướng và giải pháp phát
triển các tuyến, điểm DLST tỉnh Nghệ An
 Về không gian: Địa bàn tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, du lịch có tính tổng
hợp và liên vùng nên đề tài còn xem xét nghiên cứu DLST Nghệ An
trong mối quan hệ với các tỉnh lân cận.
 Về thời gian: Hiện trạng hoạt động du lịch Nghệ An giai đoạn
2000 –2011 và định hướng phát triển các tuyến, điểm DLST giai đoạn
2012 – 2020
3
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
3.1. Lịch sử nghiên cứu đề tài trên thế giới
Hoạt động DLST được quan tâm nghiên cứu từ những năm cuối của thập niên
1980. Đã có nhiều tổ chức quốc tế như UNWTO (Tổ chức du lịch thế giới), IUCN
(Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế), WW (Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên) đã
giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái.
Bên cạnh đó, từ những năm cuối của thế kỷ trước cũng đã có những công trình
nghiên cứu đề cập trực tiếp đến tuyến, điểm du lịch và DLST như:
- “Nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch” của Kadaxki
(1972), Sepfer (1973). Đây là công trình đầu tiên đưa ra các khung đánh giá quy
chuẩn về tiêu chí sức chứa của một điểm du lịch, nó trở thành công cụ cơ sở cho
việc xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá các tiềm năng các điểm du lịch về sau.
- “Nghiên cứu xác định các tuyến điểm du lịch giữa biên giới Ba Lan và Đức”
(Tổ chức ICURP, 1994) của tác giả Lechoslaw Czernic, Halina, Orlinska (Ba Lan)
và Edfrank (Hà Lan). Tài liệu đã phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội có
tác động đến du lịch, phương pháp xác định các tuyến, điểm du lịch cũng như việc
bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển du lịch bền vững.
- “Du lịch sinh thái - Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý”
(Hiệp hội DLST – North Benning ton – Vermont, 1999).
Đây là những tài liệu hết sức quý giá làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu về lĩnh
vực DLST.
3.2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ở Việt Nam
Hoạt động DLST là một lĩnh vực mới mẻ, các nghiên cứu chủ yếu tập trung
vào các vấn đề lý luận; những nghiên cứu cho các địa bàn cụ thể còn ít, thể hiện:
- “ Cơ sở khoa học cho việc xác định các tuyến, điểm du lịch” của Phạm Trung
Lương (chủ biên) - Viện nghiên cứu phát triển du lịch (Hà Nội, 1998) đề cập đến cơ
sở khoa học cho việc xác định các tuyến, điểm du lịch và kết quả ứng dụng đối với
phát triển các loại hình du lịch ở Hà Nội và phụ cận.
4
-“Hội thảo về nghiên cứu phát triển DLST với phát triển bền vững ở Việt
Nam” ( Tuyển tập báo cáo của Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Hà Nội, 1998) đã
đưa ra một số vấn đề về cơ sở khoa học phát triển DLST ở Việt Nam, phát triển
DLST theo quan điểm phát triển bền vững trên cơ sở tài nguyên môi trường tự
nhiên, DLST nhân văn và giáo dục.
- “DLST - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” của Phạm Trung
Lương (Hà Nội, 2002) nêu rõ cơ sở lý luận về du lịch sinh thái, tiềm năng và hiện
trạng phát triển du lịch sinh thái, đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển
DLST ở Việt Nam.
- “Điều tra và đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ quy hoạch phát triển
DLST tỉnh Quảng Trị” của Trương Quang Hải (Hà Nội, 2006).
- “Tuyến, điểm du lịch Việt Nam” của Bùi Thị Hải Yến (Hà Nội, 2006) đề cập
đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các vùng du lịch Việt Nam, xác định
một số tuyến du lịch của vùng.
Bên cạnh đó nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ gần đây cũng đã thực hiện
về đề tài DLST như:
- “Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển DLST ở vườn quốc gia Cúc
Phương” của Nguyễn Thị Sơn (2000), luận án tiến sĩ Địa lý, Hà Nội.
- “Tiềm năng và định hướng chủ yếu phát triển DLST trên địa bàn Thừa Thiên
Huế” của Nguyễn Quyết Thắng (2004), luận văn thạc sĩ Kinh tế, Huế.
- “Thực trạng và giải pháp phát triển DLST vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng” của Đoàn Thị Sâm (2004), luận văn thạc sĩ Địa lý, Huế.
- “Nghiên cứu tiềm năng phục vụ định hướng phát triển các điểm, tuyến du
lịch sinh thái tỉnh Quảng Nam” của Thái Thị Thảo Chi (2010), luận văn thạc sĩ khoa
học Địa lý, trường Đại học khoa học – Đại học Huế, Huế.
- “Cơ sở khoa học của việc xác định các điểm, tuyến du lịch Nghệ An”, của
Nguyễn Thế Chinh (1995), luận án phó tiến sĩ khoa học địa lý – địa chất, trường
Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
5
3.3. Lịch sử nghiên cứu đề tài ở tỉnh Nghệ An
Du lịch nói chung và DLST nói riêng ở Nghệ An là vấn đề đã được đề cập
nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học. Tuy nhiên, các công
trình này nhìn chung mới chỉ đề cập một cách khái quát nhất các vấn đề liên quan
đến phát triển du lịch Nghệ An nói chung và DLST trên địa bàn tỉnh nói riêng mà
chưa đề cập đến các vấn đề cụ thể trong việc đánh giá tiềm năng, thực trạng và giải
pháp cho sự phát triển của các điểm, tuyến DLST trong từng giai đoạn cụ thể.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Các quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Du lịch được xem là một hệ thống được hình thành từ những phân hệ như
phân hệ du khách, phân hệ tài nguyên du lịch, phân hệ cán bộ phục vụ và phân hệ
các công trình kỹ thuật phục vụ du lịch
Với quan điểm hệ thống giúp chúng ra nắm bắt và điều khiển được hoạt động
của mỗi phân hệ nói riêng và toàn bộ hệ thống du lịch nói chung.
Bên cạnh đó, nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch thì phải xem xét trong mối
quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong
phạm vi lãnh thổ của tỉnh và cả trong tổng thể nền kinh tế quốc dân nước ta.
Khi nghiên cứu DLST tỉnh Nghệ An, phải đặt trong mối quan hệ với vùng du
lịch Bắc Bộ, tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ cũng như cả nước. Bên cạnh đó, tác giả
còn đi vào phân tích tình hình phát triển du lịch tỉnh Nghệ An trong bối cảnh phát
triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh cũng như đất nước.
4.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Đây là quan điểm mang tính chất đặc trưng của khoa học Địa lý. Đề tài được
đặt trong bối cảnh không gian cụ thể của nền kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An và xa
hơn nữa là tiểu vùng Bắc Trung Bộ. Trong đó lại xem xét các mối quan hệ lãnh thổ
giữa các huyện trong nội bộ tỉnh, từ đó xác lập ra các tuyến du lịch liên huyện trong
tỉnh. Bên cạnh đó, còn xác lập mối quan hệ lãnh thổ giữa các tỉnh như với Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Hà Nội,… để xác lập các tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng.
6
Bên cạnh đó, sự phân bố tài nguyên du lịch lại rất khác nhau theo lãnh thổ.
Mỗi địa phương, mỗi vùng lãnh thổ sẽ có những đặc trưng riêng về tài nguyên du
lịch, ....Vì vậy, định hướng phát triển không gian DLST cần phải dựa trên vị trí địa
lý cũng như các đặc điểm về tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên; dựa trên các
đặc điểm về dân cư, dân tộc và tài nguyên du lịch nhân văn; dựa trên các điều kiện
về kinh tế - xã hội và hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, dựa trên sự
phân bố tài nguyên... của các vùng lãnh thổ trong và ngoài vùng nghiên cứu.
4.1.3. Quan điểm tổng hợp
Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực hoạt động khác nhau. Quan điểm tổng hợp cho phép nhận thức đầy đủ các
mối quan hệ phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa các đối tượng, các phần tử, các
quá trình diễn ra trong hoạt động du lịch trên một không gian và thời gian nhất định.
Mặt khác hiệu quả của ngành du lịch đưa lại cũng mang tính tổng hợp như
hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường và sinh thái. Do đó, trong quá trình nghiên
cứu cần tiếp cận quan điểm này.
4.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Nghệ An là tỉnh được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển DLST
(đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên). Phân tích những số liệu về DLST của tỉnh
trong thời kỳ 2001 – 2011 để nghiên cứu và từ đó đánh giá sự phát triển các điểm,
tuyến DLST trong quá khứ và hiện tại làm cơ sở định hướng phát triển các điểm,
tuyến DLST đến năm 2020.
4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển du lịch đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh: giải quyết việc làm cho người lao động, khai thác hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, phát huy lợi thế so sánh của tỉnh,…Song việc phát triển du lịch chưa có sự
quản lý và quy hoạch chặt chẽ trong thời gian qua đã gây ra nhiều tác động tiêu cực
tới các vấn đề môi trường như: làm ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước,…
Chính vì vậy, cần phải xây dựng và thực hiện các phương án phát triển du lịch một
7
cách hợp lý để dung hòa được giữa những tác động tích cực – tiêu cực trong vấn đề
bảo vệ môi trường, tạo sự phát triển bền vững.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp tư liệu
Đây là phương pháp cần thiết trên cơ sở tổng quan tài liệu có sẵn cho phép ta
hiểu biết những kết quả nghiên cứu trong quá khứ và những vấn đề cập nhật đang
đặt ra. Việc thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau.
Sau đó phân tích, xử lý, phân loại các số liệu, tư liệu đó ra thành từng loại, từng
nhóm sẽ giúp chúng ta có được những vấn đề trọng tâm, những nội dung và kết luận
cần thiết cho đề tài đang nghiên cứu. Trên cơ sở tài liệu phong phú đó sẽ tổng hợp
để có được cái nhìn toàn diện, khái quát về vấn đề nghiên cứu.
4.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Là phương pháp quan sát, thu thập trực tiếp thông tin du lịch trên địa bàn
nghiên cứu. Lượng thông tin thu thập được đảm bảo sát với thực tế, có độ tin cậy
cao, tạo cơ sở để đề xuất những định hướng phát triển và giải pháp thực hiện hợp lý
Tác giả đề tài đã thực hiện các chuyến khảo sát sau:
- Khảo sát các điểm DLST như biển Cửa Lò, VQG Pù Mát (thuộc địa phận
huyện Con Cuông), rừng bần Hưng Hòa (Vinh), Hang Bua, làng nghề dệt thổ cẩm
Châu Tiến (Quỳ Châu), thác Sao Va (Quế Phong), Khu BTTN Pù Hoạt, khu BTTN
Pù Huống, Suối nước nóng - khoáng Giang Sơn (Đô Lương)
- Khảo sát một số tuyến du lịch: Diễn Châu – Vinh - Cửa Lò; Diễn Châu –
Suối khoáng nóng Giang Sơn (Đô Lương) – Tân Kỳ - Đường Hồ Chí Minh - VQG
Pù Mát; Diễn Châu – Quỳ Châu – Quế Phong;
4.2.3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Đây là phương pháp truyền thống của khoa học địa lý. Phương pháp bản đồ
có 2 chức năng chính:
+ Phản ánh những đặc điểm không gian sự phân bố các nguồn tài nguyên du
lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch, các dòng du khách.
8
+ Là cơ sở để phân tích và phát hiện quy luật hoạt động của hệ thống lãnh
thổ du lịch, trên cơ sở đó để đưa ra các định hướng phát triển và tổ chức hoạt động
du lịch trong tương lai.
5. Đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về điểm, tuyến du lịch nói chung và
DLST nói riêng.
- Hệ thống hóa các phương pháp và chỉ tiêu đánh giá các điểm, tuyến DLST
phù hợp với đặc thù lãnh thổ tỉnh Nghệ An
- Nghiên cứu và đánh giá tiềm năng phát triển các điểm, tuyến DLST của tỉnh
Nghệ An
- Sử dụng kết quả đánh giá và hiện trạng phát triển các điểm, tuyến DLST để
làm cơ sở cho việc định hướng phát triển các điểm, tuyến DLST của tỉnh. Bước đầu
đề xuất một số giải pháp khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch tại các điểm, tuyến
DLST của tỉnh Nghệ An
6. Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm 4 phần chính:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung: Gồm 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở khoa học về điểm, tuyến du lịch và du lịch sinh thái
+ Chương 2: Tiềm năng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái ở Nghệ An
+ Chương 3: Định hướng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái ở Nghệ An
đến năm 2020
- Phần kết luận
- Phần tài liệu tham khảo và phụ lục.
9
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐIỂM,
TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Tổng quan các vần đề cơ bản liên quan
1.1.1. Khái niệm du lịch
Du lịch bắt nguồn từ tiếng Pháp theo từ “Tour” mà chúng ta thường hiểu là
một cuộc hành trình bao giờ cũng trở lại điểm xuất phát. Từ những năm 30 của thế
kỷ XX đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu những mặt khác nhau của du lịch
và đưa ra rất nhiều khái niệm về du lịch:
- Theo liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (Internationl Union of
Official Travel Oragnization - IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành
đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không
phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh
sống…”[15].
- Tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma-Italia (21/8 –
5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “ Du lịch là tổng hợp các
mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình
và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay
ngoài nước với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải nơi làm việc của
họ”[15].
- Theo I.I.Pirogionic, 1985 thì: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư
trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư
trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng
cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị
về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” [15].
- Theo luật Du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định”.[20]
10
1.1.2. Điểm, tuyến du lịch
1.1.2.1. Điểm du lịch
Điểm du lịch có thể được hiểu là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó
(tự nhiên, văn hóa, lịch sử, KT - XH,…) hay có thể là một công trình nhân tạo hoặc
là sự kết hợp cả hai yếu tố trên ở quy mô nhỏ.
Theo khoản 8, Điều 4, Chương 1, Luật du lịch Việt Nam: “Điểm du lịch là
nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du
lịch”[20].
Cũng theo Luật du lịch Việt Nam, căn cứ vào quy mô, mức độ thu hút
khách du lịch, khả năng cung cấp và chất lượng dịch vụ, điểm du lịch phân thành
hai cấp:
Điểm du lịch địa phương: là nơi có tài nguyên hấp dẫn đối với nhu cầu
tham quan của khách du lịch, có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả
năng bảo đảm phục vụ ít nhất 10.000 lượt khách tham quan một năm.
Điểm du lịch quốc gia: Là nơi có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối
với nhu cầu tham quan của khách du lịch, có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần
thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất 100.000 lượt khách tham quan một năm.
1.1.2.2. Tuyến du lịch
Theo khoản 9, Điều 4, Chương 1, Luật du lịch Việt Nam: “ Tuyến du lịch là
lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắm
với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàngkhông”
[20].
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, tuyến du lịch là một đơn vị tổ chức
lãnh thổ du lịch do liên kết các điểm du lịch với nhau thành một lịch trình du lịch
phù hợp và thuận lợi nhất cho du khách trên lãnh thổ. Cơ sở tiền đề cho việc xác
định các tuyến du lịch là các điểm du lịch và hệ thống giao thông thuận tiện.
Hiện nay có nhiều cách phân loại tuyến du lịch:
- Theo hệ thống giao thông: Tuyến du lịch bằng đường bộ, đường sắt, đường
thủy, đường hàng không.
11
- Xét về mặt không gian lãnh thổ, tuyến du lịch được chia như sau:
+ Trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, thì có tuyến nội vùng và tuyến liên
vùng.
+ Trong phạm vi một tỉnh thì có tuyến du lịch nội tỉnh và ngoại tỉnh.
- Theo tính đa chức năng của các điểm du lịch:
+ Tuyến du lịch tổng hợp (DLST, giải trí,…)
+ Tuyến du lịch chuyên đề với các điểm du lịch có cùng chức năng.
1.1.2.3. Quan hệ giữa điểm và tuyến du lịch
Điểm và tuyến du lịch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các điểm du lịch
liên kết với nhau tạo thành các tuyến du lịch.
Quy mô và mật độ phân bố các điểm du lịch trên lãnh thổ ảnh hưởng đến tổ
chức khai thác các tuyến du lịch. Nếu quy mô của các điểm du lịch lớn, mật độ các
điểm cao, số lượng tuyến nhiều, thu hút nhiều doanh nghiệp lữ hành quan tâm và
xây dựng thành các tour du lịch hấp dẫn, khai thác hiệu quả.
Các điểm du lịch có chất lượng cao, càng đẹp, càng hấp dẫn, có ý nghĩa quốc
gia và quốc tế liên kết với nhau sẽ tạo thành các tuyến du lịch với sản phẩm thu hút
du khách, tạo điều kiện cho việc phát triển CSHT & CSVCKT du lịch dọc trên
tuyến. Ngược lại, tuyến du lịch với sản phẩm hấp dẫn sẽ thu hút được sự quan tâm
của du khách về các điểm du lịch tạo thành các tuyến đó.
Chức năng của các điểm du lịch có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với
chức năng tuyến du lịch. Lãnh thổ có nhiều điểm du lịch đồng chức năng tạo điều
kiện hình thành và phát triển các tuyến du lịch chuyên đề. Lãnh thổ có nhiều điểm
du lịch với chức năng đa dạng tạo điều kiện phát triển các tuyến du lịch tổng hợp
với sản phẩm du lịch đa dạng và ngược lại.
1.1.3. Du lịch sinh thái
1.1.3.1. Khái niệm
Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới mẻ và đang
là mối quan tâm của nhiều người ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có nhiều cách đặt vấn
đề về DLST và sự tìm kiếm để đi đến sự thống nhất về bản chất của loại hình du
12
lịch này vẫn đang được tiếp tục trên nhiều diễn đàn quốc tế và trong nước.
Ở góc nhìn hẹp, có thể thấy DLST là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép
"du lịch" và "sinh thái" hay có thể hiểu là du lịch gắn với tự nhiên.
Tuy nhiên không nên coi DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên vì
thuật ngữ này có thể sử dụng trong tất cả các hoạt động du lịch được thực hiện
ngoài thiên nhiên (ví dụ trượt tuyết, đi xe đạp leo núi, và bám vách đá leo núi).
Những hoạt động du lịch này có thể có mà cũng có thể không thuộc loại hoạt động
thân thiện với môi trường.
Đến năm 1993, Lindberg và Hawkins đã đưa ra định nghĩa phản ánh khá
đầy đủ về nội dung và chức năng của DLST. Theo đó, "DLST là du lịch có trách
nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ để bảo tồn môi trường và cải thiện phúc
lợi cho nhân dân địa phương" [1].
Một định nghĩa đang thịnh hành khác đã liên kết các yếu tố văn hoá và môi
trường một cách cụ thể hơn là định nghĩa do Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới
(IUCN) đưa ra. Định nghĩa này cho rằng “DLST là tham quan và du lịch có trách
nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên
nhiên và các đặc điểm văn hoá đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua
đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham
quan gây ra, và tạo ra ích lợi cho những người dân địa phương tham gia tích cực"
(Ceballos-Lascurain, 1996) [1].
Trong hội thảo về Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam
(9/1999) đã đưa ra định nghĩa về DLST như sau: “DLST là loại hình du lịch dựa
vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho
nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương” [11].
Năm 2000, GS – TSKH Lê Huy Bá cũng đưa ra định nghĩa về DLST như
sau: “DLST là loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng
để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những
cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt
13
chẽ, hài hóa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của
quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài
nguyên thiên nhiên một cách bền vững” [1].
Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế: “DLST là việc đi lại có trách nhiệm
tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho
người dân địa phương” [11].
Thực tế, đã có rất nhiều các định nghĩa khác về DLST, trong đó, Buckley
(1994) đã tổng quát như sau: “Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản lý bền
vững, hỗ trợ bảo tồn và có giáo dục môi trường thì mới được xem là DLST”. Trong
đó yếu tố quản lý bền vững bao hàm cả nội dung phát triển cộng đồng [11].
Và trong hội thảo về DLST với phát triển bền vững ở Việt Nam do Viện
Nghiên cứu phát triển du lịch kết hợp với Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế tổ
chức tại Hà Nội vào tháng 4/1998 cũng đã đưa ra quan điểm về DLST và xác định
vị trí của DLST trong hệ thống các loại hình du lịch như sau: “DLST là hình thức du
lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích
cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại lợi ích về tài chính
cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”[19].
14
Sơ đồ 1.1: Khái niệm và vị trí của loại hình DLST
Nguồn gốc Các loại hình du lịch
1.1.3.2. Các đặc trưng cơ bản của DLST
Từ các định nghĩa trên có thể rút ra các đặc trưng cơ bản của DLST để phân
biệt với các loại hình du lịch khác như sau:
- DLST là loại hình du lịch dựa vào sự hấp dẫn của tự nhiên và văn hóa bản
địa. Đối tượng của DLST là những khu vực hấp dẫn với các đặc điểm phong phú
về tự nhiên, đa dạng sinh học và những nét văn hóa bản địa đặc sắc. Đặc biệt những
khu tự nhiên còn tương đối hoang sơ, ít bị tác động bởi các hoạt động của con
người. Chính vì vậy hoạt động DLST thường được diễn ra và thích hợp với các
vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
Du lịch dựa vào
thiên nhiên
(nature – based
tourism)
- Nghỉ dưỡng
- Tham quan
- Mạo hiểm
- Thể thao
- Thắng cảnh
- Vui chơi giải trí
-…..vvv
Du lịch dựa vào
văn hóa
(culture – based
tourism)
- Tham quan nghiên cứu
- Hành hương lễ hội
-……vvvv
- Hội nghị hội thảo
- Hội chợ
- Quá cảnh
- Tìm cơ hội đầu tư
-……vvv
- Giáo dục
nâng cao
nhận thức
- Có trách
nhiệm bảo
tồn
Sinh
thái
Công vụ
15
- Hỗ trợ bảo tồn và quản lý bền vững về sinh thái: Đây là đặc trưng khác biệt
của DLST so với các loại hình du lịch khác. Trong DLST, hình thức, địa điểm và
mức độ sử dụng cho các hoạt động du lịch phải được quán lý cho sự bền vững của
cả hệ sinh thái và bản thân ngành du lịch. Đó là lí do tại sao các nhà quản lý vườn
quốc gia nên đặt ưu tiên cao nhất cho việc quản lý các hoạt động du lịch trong vườn
quốc gia của họ.
- Có hoạt động giáo dục và diễn giải môi trường. Đặc điểm giáo dục môi
trường trong DLST là đặc trưng cơ bản phân biệt DLST với loại hình du lịch thiên
nhiên khác. Nhờ có hoạt động giáo dục môi trường mà bản thân khách du lịch trở
thành người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Vì vậy, giáo dục môi trường
trong DLST có thể được coi là công cụ quản lý hữu hiệu cho các khu tự nhiên.
- Hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phương. DLST phải đảm bảo cải thiện đời
sống, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương và môi trường của khu vực.
Cộng đồng địa phương có thể tham gia vào những công việc vận hành DLST trên
phương diện cung cấp kiến thức, kinh nghiệm thực tế, các dịch vụ và các sản phẩm
phục vụ khách. Những lợi ích này nhất thiết phải lớn hơn sự trả giá về môi trường
và văn hóa – xã hội nảy sinh từ hoạt động du lịch mà cộng đồng địa phương phải
gánh chịu.
- Thỏa mãn nhu cầu về kinh nghiệm du lịch cho du khách. Khách DLST
thường có mong muốn được trải nghiệm trong thiên nhiên và mức độ đáp ứng nhu
cầu này sẽ thể hiện chất lượng của hoạt động DLST. Vì vậy, các dịch vụ du lịch làm
hài lòng du khách, về mặt trải nghiệm thiên nhiên chỉ nên đứng sau công tác bảo
tồn.
1.1.3.3. Các nguyên tắc của DLST
DLST được phát triển trên cơ sở những nguyên tắc hướng tới sự phát triển
bền vững. Các nguyên tắc được đảm bảo trong DLST là các nguyên tắc không chỉ
cho các nhà quy hoạch, quản lý, điều hành mà còn có cả những hướng dẫn viên
DLST.
16
Viện nghiên cứu và phát triển du lịch thuộc Tổng cục du lịch đã tổng kết
thành 4 nguyên tắc cơ bản cho hoạt động DLST như sau :
- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua
đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn
- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng
- Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
1.1.3.4. Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST
a. Có sự tồn tại các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao
Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí
hậu và động thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái
động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông
nghiệp ( agri-cultural ecology), sinh thái khí hậu ( ecoclimate) và sinh thái nhân
văn (human ecology).
Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh
học, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể
hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ
giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián
tiếp lên sự sống như : đất, nước, địa hình, khí hậu... đó là các hệ sinh thái (eco-
systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật
(habitats) (Theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại Hội nghị thượng
đỉnh Rio de Jannero về môi trường).
Như vậy có thể nói DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên
(natural - based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát
triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói
riêng và tính đa dạng sinh học cao nói chung. Điều này giải thích tại sao hoạt động
DLST thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên (natural reserve), đặc
biệt ở các VQG (national park), nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng
sinh học cao và cuộc sống hoang dã. Tuy nhiên điều này không phủ nhận sự tồn
17
tại của một số loại hình DLST phát triển ở những vùng nông thôn (rural
tourism ) hoặc các trang trại (farm tuorism) điển hình.
b. Hướng dẫn viên phải am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng
đồng địa phương
- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách DLST,
người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu các đặc
điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương. Điều này rất quan
trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động DLST, khác với những
loại hình du lịch tự nhiên khác khi du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu
không cao về sự hiểu biết này ở người hướng dẫn viên.
Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải cộng tác với người dân địa phương
để có được những hiểu biết tốt nhất, lúc đó người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò
là một người phiên dịch giỏi.
c. Người điều hành du lịch phải có trách nhiệm trong việc bảo tồn các giá trị tự
nhiên và nhân văn tại các điểm DLST
Hoạt động DLST đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc. Các
nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không
có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên, họ chỉ đơn
giản tạo cho khách du lịch một cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên và văn
hoá trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi. Ngược lại, các
nhà điều hành DLST phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo
tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo
vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống,
nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và du khách.
d. Tuân thủ chặt chẽ các quy đinh về sức chứa
Khái niệm “sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý
và xã hội. Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượng khách đến một địa
điểm vào cùng một thời điểm.
Đứng ở góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa
18
khách du lịch mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu
chuẩn về không gian đối vớ mỗi du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ.
Đứng ở góc độ sinh học: Sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn
hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh
thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra. Sức chứa này sẽ
đạt tới giới hạn khi số lượng du khách và các tiện nghi mà họ sử dụng bắt đầu có
những ảnh hưởng tới tập tục sinh họa của các loài thú hoang sã và làm cho hệ sinh
thái bị xuống cấp (như làm phá vỡ tập quán kết bầy, làm đất bị xói mòn,…)
Đứng ở góc độ tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu
vượt quá thì bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó khịu vì sự đông đúc và hoạt
động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác. Sức chứa này đạt
tới ngưỡng khi có quá nhiều khách du lịch đến điểm tham quan làm du khách phải
chịu nhiều tác động do du khách khác gây ra (như khó quan sát các loài thú hoang
dã, đi lại, rác thải,…). Những tác động này làm giảm đáng kể sự hài lòng của du
khách.
Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt
đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống
văn hoá-xã hội, kinh tế-xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng
đồng địa phương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập.
Ngoài ra, khi xác định sức chứa tại 1 điểm du lịch cũng cần quan tâm ở góc
độ quản lý, sức chứa có thể được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có
khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giói hạn này thì năng lực quản lý
(lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý...) của khu du lịch sẽ không
đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt
động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.
e. Thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách du lịch.
Việc thoả mãn mong muốn này của khách DLST về những kinh nghiêm,
hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại
là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành DLST.
19
1.1.3.5. Tài nguyên DLST
a. Khái niệm
Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên
du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, đến việc hình thành các
điểm, khu du lịch và hiệu quả kinh tế của các hoạt động dịch vụ.
Theo luật du lịch Việt Nam: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu
tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và
các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là
yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du
lịch”.[20]
Là loại hình du lịch phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, tài
nguyên DLST là 1 bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch nó bao gồm các giá trị
tự nhiên thể hiện trong hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa được tồn tại
và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.
Tuy nhiên không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là
tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị
văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra
các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung và DLST
nói riêng thì mới được xem là tài nguyên DLST.
b. Đặc điểm tài nguyên DLST
- Tài nguyên DLST phong phú, đa dạng trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc
có sức hấp dẫn lớn.
- Tài nguyên DLST rất nhạy cảm với các tác động của con người
- Tài nguyên DLST có thời gian khai thác khác nhau
- Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư hoặc được khai thác tại chỗ
để tạo ra sản phẩm du lịch
- Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài
- Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên DLST phụ thuộc vào :
20
+ Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vốn
còn tiềm ẩn
+ Yêu cầu phát triển các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao
và đa dạng của khách DLST
+ Trình độ tổ chức quản lý đối với việc khai thác tài nguyên DLST, đặc biệt
ở những nơi có hệ sinh thái nhạy cảm
+ Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng DLST
c. Phân loại tài nguyên DLST
Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên một số loại tài
nguyên DLST chủ yếu thường được nghiên cứu khai thác nhằm đáp ứng được nhu
cầu của khách du lịch gồm :
- Tài nguyên DLST tự nhiên :
+ Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học
cao với nhiều sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các VQG, khu BTTN,…)
+ Các cảnh quan tự nhiên gắn với thủy văn như hồ, thác nước, suối nước
nóng,…
+ Các cảnh quan tự nhiên gắn với địa hình như hang động, núi, gò, đồi,…
+ Các cảnh quan tự nhiên gắn với biển như bãi biển, vịnh, đảo san hô,….
- Tài nguyên DLST nhân văn :
+ Các hệ sinh thái nông nghiệp điển hình (vườn cây ăn quả, trang trại,….)
+ Các giá trị văn hóa được hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại
của hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền
thống gắn với các truyền thuyết,…. của cộng đồng.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các điểm,
tuyến du lịch sinh thái
1.1.4.1. Vị trí địa lý
Là một hoạt động đặc trưng, du lịch chỉ có thể phát triển được trong những
điều kiện cho phép và tùy thuộc vào đặc điểm vị trí địa lý từng vùng để đưa đến
tiềm năng du lịch khác nhau. Đó chính là nét đa dạng tạo nên những chương trình
21
du lịch độc đáo của từng vùng, miền và cái đích cuối cùng là thu hút khách du lịch,
tăng sự hiểu biết, tạo mối giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền. Vì vậy, khi xác
định các điểm, tuyến DLST thì vị trí địa lý là yếu tố cơ sở, tiền đề quan trọng được
xem xét đầu tiên trong không gian lãnh thổ.
Đánh giá vị trí địa lý không chỉ là xác định tọa độ, ranh giới lãnh thổ, các
mối quan hệ với các ngành khác mà còn phải đánh giá ý nghĩa kinh tế của vị trí địa
lý đối với sự phát triển của ngành du lịch. Tức là phải xác định được vị trí tương
đối của các điểm du lịch với các cửa khẩu quốc tế quan trọng, các thị trường khách
du lịch lớn trong vùng và các vùng phụ cận, các tuyến giao thông chính, các bến
cảng, sân bay,….
1.1.4.2. Tài nguyên DLST
Không giống các ngành dịch vụ khác khi mà sự phân bố bị quy định nhiều
hơn bởi thị trường tiêu thụ, hoạt động du lịch có tính định hướng tài nguyên, liên
quan mật thiết với sự phân bố tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực
tiếp đến sự hình thành tổ chức lãnh thổ du lịch (các điểm du lịch, tuyến du lịch,
trung tâm du lịch và các vùng du lịch). Đặc biệt đối với DLST – loại hình du lịch
gắn với tự nhiên và văn hóa bản địa thì tài nguyên DLST là một trong những yếu tố
tác động trực tiếp không chỉ đến sự hình thành mà còn đến ảnh hưởng to lớn đến sự
phát triển của các điểm, tuyến DLST.
Ảnh hưởng của tài nguyên DLST đến sự hình thành và phát triển các điểm,
tuyến du lịch được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Quy mô hoạt động DLST ở một lãnh thổ được xác định trên cơ sở là sự
phong phú, đa dạng, đặc sắc và độc đáo của nguồn tài nguyên DLST.
Tài nguyên DLST cũng quyết định đến tính nhịp điệu và sức hấp dẫn của các
điểm, tuyến DLST. Số lượng tài nguyên DLST vốn có, chất lượng và mức độ kết
hợp các tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát
triển các điểm, tuyến DLST của lãnh thổ đó. Nơi nào có nhiều tài nguyên có chất
lượng cao, có nhiều hệ sinh thái độc đáo, đặc sắc, có sức hấp dẫn khách du lịch lớn
và có mức độ kết hợp các tài nguyên DLST cao thì sẽ tạo nên những điểm, tuyến
DLST hấp dẫn, thu hút khách du lịch và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
22
1.1.4.3. Cơ sở hạ tầng (CSHT ) và cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT)
phục vụ du lịch
Đối với sự phát triển du lịch, CSHT và CSVCKT là những nhân tố đảm bảo
biến những tiềm năng của tài nguyên trở thành hiện thực.
a. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch
CSVCKT phục vụ du lịch bao gồm: cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống ; mạng
lưới thương mại dịch vụ, cơ sở thể dục thể thao, vui chơi giải trí, cơ sở y tế,….
Đối với ngành du lịch, CSVCKT là yếu tố không thể thiếu để hình thành và
phát triển các điểm, tuyến du lịch. CSVCKT sẽ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
về ăn, ở, đi lại và một số nhu cầu khác của khách du lịch. Trên cơ sở đó, nó sẽ góp
phần quan trọng trong quá trình tạo ra và hiện thực các sản phẩm du lịch cũng như
quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của
khách du lịch. Vì vậy, muốn hình thành và phát triển các điểm, tuyến du lịch cần
quan tâm đầu tư hoàn thiện hệ thống CSVCKT phục vụ du lịch.
b. Cơ sở hạ tầng
Bên cạnh hệ thống CSVCKT, hệ thống CSHT cũng có vai trò quan trọng đối
với sự hình thành và phát triển các điểm, tuyến du lịch. CSHT là những phương tiện
vật chất của toàn xã hội, được xây dựng để phục vụ nhân dân địa phương, hỗ trợ các
ngành kinh tế trong đó có ngành du lịch.
CSHT bao gồm: Mạng lưới và phương tiện giao thông, hệ thống thông tin
liên lạc, mang lưới điện, hệ thống cấp thoát nước,...
CSVCKT và CSHT là điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo nhu cầu đi lại tham
quan, nhu cầu giao lưu trong nước và quốc tế, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
của du khách cũng như các hoạt động phục vụ kinh doanh du lịch. Vì vậy, khi quy
hoạch các điểm, tuyến du lịch cần quan tâm nhiều đến hệ thống này, coi đây là tiêu
chí quan trọng để hình thành các điểm, tuyến du lịch.
Như vậy có thể thấy đối với hoạt động du lịch nói chung, hệ thống CSVCKT
và CSHT là yếu tố không thể không xem xét đến khi muốn hình thành và phát triển
du lịch trên một lãnh thổ nhất định. Tuy nhiên, đối với DLST – loại hình du lịch dựa
23
vào thiên nhiên, về với thiên nhiên, có đi kèm các hoạt động bảo tồn và giáo dục
bảo vệ môi trường, bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên đặc sắc, độc đáo nhưng lại rất
nhạy cảm thì việc phát triển CSVCKT và CSHT phải luôn chú trọng đến việc bảo
tồn tài nguyên, giảm tối thiểu mức độ tác động của con người đến tự nhiên.
1.2. Phương pháp đánh giá các điểm, tuyến DLST
1.2.1. Đánh giá điểm DLST
Trên thế giới nhiều năm qua, phương pháp đánh giá tổng hợp được sử dụng
khá phổ biến không chỉ đối với các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên mà
còn cả đánh giá tài nguyên nhân văn. Riêng ở Việt Nam, trong thời gian gần đây do
nhu cầu du lịch bắt đầu phát triển những công trình về đánh giá tổng hợp lãnh thổ
cho mục đích du lịch được phát triển. Trong đó các tác giả như Phạm Trung Lương,
Hồ Công Dũng, Đặng Duy Lợi,… đã đề cập đến các tiêu chí như: vị trí của điểm du
lịch, độ hấp dẫn, CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch, thời gian hoạt động du lịch,
sức chứa khách du lịch, độ bền vững của điểm du lịch và hiệu quả kinh tế
Để đánh giá các điểm DLST ở tỉnh Nghệ An, đề tài đã sử dụng phương pháp
đánh giá tổng hợp bằng cách lựa chọn các chỉ tiêu và cho điểm để xác định tiềm
năng. Cụ thể đó là việc xem xét theo hai tiêu thức: Tiềm năng thu hút và tiềm năng
khai thác của từng tài nguyên. Mỗi chỉ tiêu được phân cấp theo 4 bậc: Rất thuận lợi,
khá thuận lợi, thuận lợi trung bình và kém thuận lợi với điểm tương ứng là 4,3,2,1.
1.2.1.1. Đánh giá tiềm năng thu hút của điểm DLST
a. Xác định chỉ tiêu
Tiềm năng thu hút khách của điểm DLST được đánh giá dựa trên 3 chỉ tiêu :
độ hấp dẫn, tính an toàn, tính liên kết [2]
- Độ hấp dẫn
Độ hấp dẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu khi đánh giá tiềm năng thu hút khách
của điểm DLST. Độ hấp dẫn là yếu tố có tính tổng hợp, xác định bằng vẻ đẹp của
phong cảnh, địa hình, khí hậu và những nét độc đáo của các sự vật, hiện tượng.
Độ hấp dẫn của điểm DLST được phân chia thành 4 cấp:
24
+ Cao: Có trên 5 phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng văn hóa đặc sắc, có hệ
sinh thái đa dạng, độc đáo, điển hình, được bảo tồn tốt và hình thành được trên 5
sản phẩm du lịch
+ Khá: Có 3-5 phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng văn hóa đặc sắc, có hệ sinh
thái tương đối đa dạng, được bảo tồn khá tốt và hình thành được 3-5 sản phẩm du
lịch
+ Trung bình: Có 1-2 phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng văn hóa đặc sắc, có
tính đa dạng sinh học vừa phải và hình thành được không quá 2 sản phẩm du lịch
+ Kém: Không có phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng văn hóa đặc sắc, địa hình
và cảnh quan đơn điệu không ấn tượng gì cho du khách, chỉ hình thành được 1 sản
phẩm du lịch.
- Tính an toàn :
Tính an toàn của điểm DLST được đánh giá theo hai khía cạnh là sinh thái và
xã hội.
Tính an toàn của điểm DLST được chia thành 4 cấp :
+ Cao: Không xảy ra trường hợp mất ổn định nào về an ninh, sinh thái và
thiên tai. Không có hiện tượng khủng bố, quấy nhiễu, trộm cắp, bắt cóc, trấn lột,
bán hàng rong, ăn xin và không có dịch bệnh
+ Khá: Không có các đặc trưng riêng như trên. Tuy nhiên chỉ có các họat
động ăn xin, quấy nhiễu, bán hàng rong nhưng không thường xuyên
+ Trung bình: Không có các đặc trưng như trên. Các hoạt động ăn xin, quấy
nhiễu, bán hàng rong hoạt động mạnh.
+ Kém: xảy ra các hoạt động cướp giật, bắt cóc, dịch bệnh, đe dọa đến tính
mạng và xâm phạm tài sản của khách du lịch
- Tính liên kết
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động mang tính liên kết cao. Tính
liên kết điểm DLST ở đây được đánh giá bằng sự có mặt của các điểm tài nguyên
du lịch nằm lân cận điểm du lịch được xem xét trong phạm vi bán kính không quá
25km [2]
25
+ Tốt : Có thêm ít nhất 4 điểm tài nguyên du lịch
+ Khá: Có thêm 2-3 điểm tài nguyên du lịch
+ Trung bình: Có thêm 1 điểm tài nguyên du lịch
+ Kém : Không có điểm tài nguyên du lịch nào khác có thể liên kết được
b. Xác định hệ số các chỉ tiêu
Mỗi chỉ tiêu đều có tác động đến tiềm năng thu hút khách du lịch theo các
mức độ khác nhau. Chỉ tiêu có mức độ tác động lớn thì hệ số càng lớn. Trong 3 chỉ
tiêu trên, "độ hấp dẫn" là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển của điểm
DLST nên có hệ số 3. Trong khi đó, chỉ tiêu "tính an toàn" ít quan trọng hơn và có
thể thay đổi bởi tác động của con người nên có hệ số 2. Chỉ tiêu "Tính liên kết" có
hệ số 1. Từ đó, thang điểm đánh giá tiềm năng thu hút khách du lịch của điểm
DLST như sau :
Bảng 1.1 : Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng thu hút khách
du lịch của điểm DLST [2], [10]
TT Tiêu chí
Trọng
số
Thang điểm
Cao Khá Trung bình Kém
1 Độ hấp dẫn 3 12 9 6 3
2 Tính an toàn 2 8 6 4 2
3 Tính liên kết 1 4 3 2 1
Tổng số điểm 24 18 12 6
* Phân hạng kết quả
- Điểm du lịch thu hút cao : 20 – 24
- Điểm du lịch thu hút khá: 15 - 19
- Điểm du lịch thu hút trung bình : 10 - 14
- Điểm du lịch thu hút kém: 6 - 9
1.2.1.2. Đánh giá tiềm năng khai thác của điểm du lịch sinh thái [2]
a. Xác định chỉ tiêu
- Sức chứa du lịch [2]
Sức chứa du lịch phản ánh khả năng về quy mô triển khai hoạt động du lịch
tại mỗi điểm du lịch. Sức chứa du lịch có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm hoạt động
26
của khách (số lượng, thời gian), đến khả năng chịu đựng của môi trường tự nhiên,
xã hội.
Ở bất kỳ điểm tiếp nhận du lịch nào thì khái niệm của sự phát triển bền vững
đều liên quan đến sức chứa.
Chỉ tiêu sức chứa khách du lịch để đánh giá tiềm năng khai thác của một
điểm DLST được xác định theo 4 cấp :
+ Lớn: có khả năng tiếp nhận trên 1000 người/ngày, trên 250 người/lượt
tham quan đối với điểm tài nguyên tự nhiên. Đối với điểm tài nguyên nhân văn, con
số tương ứng là 500 người/ngày và 100 người/lượt.
+ Khá: có thể tiếp đón 500 - 1000 người /ngày, từ 150 - 250 người/lượt tham
quan đối với điểm tài nguyên tự nhiên. Đối với điểm tài nguyên nhân văn, con số
tương ứng là 300 - 500 người/ngày và 50 – 100 người/lượt.
+ Trung bình: có sức chứa 100 - 500 người/ngày, từ 50 - 150 người/lượt
tham quan đối với điểm tài nguyên tự nhiên. Đối với điểm tài nguyên nhân văn, con
số tương ứng là 100 - 300 người/ngày và 30 - 50 người/lượt
+ Nhỏ: có sức chứa dưới 100 người/ngày, dưới 50 người/lượt tham quan đối
với điểm tài nguyên du lịch tự nhiên. Đối với điểm tài nguyên nhân văn, con số
tương tứng là dưới 100 người/ngày và dưới 30 người/lượt.
- Độ bền vững [2]
Chỉ tiêu này nói lên mức độ phá hủy các thành phần tự nhiên tại các điểm du
lịch hay nói cách khác là khả năng bền vững của các thành phần tự nhiên khi triển
khai hoạt động du lịch
+ Cao: trong trường hợp điểm du lịch không có thành phần hoặc bộ phận tự
nhiên nào bị phá hoại, khả năng tự phục hồi cân bằng sinh thái của môi trường
nhanh; công trình văn hóa lịch sử còn được bảo tồn tốt, không bị phá hoại bởi môi
trường nhiệt đới ẩm và thiên tai, tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc trên 100
năm, hoạt động du lịch diễn ra liên tục.
+ Khá: trong trường hợp điểm du lịch có từ 1 - 2 thành phần hoặc bộ phận tự
nhiên bị phá hoại nhưng ở mức độ không đáng kể, có khả năng tự phục hồi tương
27
đối nhanh; công trình văn hóa lịch sử có bị phá hoại, có khả năng phục chế nhanh,
tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc từ 50 đến 100 năm, hoạt động du lịch diễn
ra thường xuyên.
+ Trung bình: trong trường hợp điểm du lịch có từ 1 - 2 thành phần hoặc bộ
phận tự nhiên, kinh tế - xã hội bị phá hoại đáng kể, phải có sự hỗ trợ tích cực của
con người mới phục hồi nhanh được; công trình văn hóa lịch sử bị phá hoại tương
đối, có khả năng sửa chữa và tôn tạo chậm, tài nguyên có khả năng tồn tại vững
chắc từ 10 đến 50 năm, hoạt động du lịch có thể bị hạn chế.
+ Kém: trong trường hợp điểm du lịch có từ 2 - 3 thành phần tự nhiên bị phá
hoại nặng, phải có sự hỗ trợ tích cực của con người mới phục hồi được nhưng rất
chậm; công trình văn hóa lịch sử bị phá hoại nặng, khả năng phục chế nguyên trạng
kém, tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc dưới 10 năm, hoạt động du lịch bị
gián đoạn.
- CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch [2]
Đối với DLST, tuy hệ thống CSHT và CSVCKT không giữ vai trò quyết định
đến sự phát triển của loại hình du lịch này nhưng khi đánh giá sự thu hút của một
điểm DLST thì không thể không đề cập đến yếu tố này bởi lẽ đối với bất kỳ loại
hình du lịch nào thì việc đảm bảo những nhu cầu cơ bản của khách du lịch là điều
không thể thiếu.
CSHT & CSVCKT phục vụ du lịch ở một điểm DLST được phân thành 4 cấp :
+ Tốt: Có CSHT và CSVCKT đồng bộ, đầy đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
+ Khá: Có CSHT và CSVCKT đồng bộ, đầy đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn
quốc gia
+ Trung bình: Có được một số CSHT và CSVCKT nhưng chưa đồng bộ, chưa
đủ hiện đại, tiện nghi
+ Kém: CSHT và CSVCKT vẫn còn thiếu thốn mà nếu có thì chất lượng thấp và
chỉ có tính chất tạm thời
- Vị trí của điểm du lịch và khả năng tiếp cận điểm du lịch (tính từ trung
tâm gửi khách gần nhất) [2]:
28
Chỉ tiêu này phản ánh vị trí tương đối giữa điểm tài nguyên với điểm phân
phối khách và điều kiện đường giao thông cho phép tiếp cận điểm du lịch (tính thời
gian tiếp cận chuẩn cho phương tiện là ô tô du lịch).
Trong phạm vi đề tài tác giả xác định điểm phân phối khách là TP Vinh. Từ
đó có thể phân loại các vị trí điểm du lịch như sau :
+ Rất thuận lợi : khoảng cách dưới 50km, hoặc thời gian đi đường ít hơn 1
giờ, có thể đi đến dễ dàng bằng 2 - 3 phương tiện thông dụng.
+ Khá thuận lợi: khoảng cách từ 50 đến 100 km, hoặc thời gian đi đường 1 -
2 giờ, có thể đi đến bằng 1 - 2 loại phương tiện thông dụng.
+ Thuận lợi trung bình: khoảng cách từ 100 đến 150 km, hoặc thời gian đi
đường 2 - 3 giờ, có thể đi đến bằng 1 loại phương tiện thông dụng.
+ Kém thuận lợi: khoảng cách trên 150 km, hoặc thời gian đi đường trên 3
giờ, phương tiện vận tải khó khăn, nhiều hạn chế
- Hiệu quả kinh tế [2]:
Đối với mỗi điểm du lịch, để xác định được hiệu quả kinh tế trong tổng thể
phát triển của vùng thường phải đưa ra những tiêu chuẩn đo lường về mặt kinh tế.
Những tiêu chuẩn đó được sắp xếp thành 2 nhóm :
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – tổng chi phí
Tỷ suất lợi nhuận = Tổng doanh thu/tổng chi phí
Tuy nhiên hiện nay phần lớn các điểm du lịch tự nhiên ở tỉnh Nghệ An còn ở
dạng tiềm năng, chỉ có một vài điểm được quản lý khai thác và đón khách, còn các
điểm du lịch khác chủ yếu là tự phát và không bán vé tham quan nên rất khó để xác
định doanh thu. Vì vậy việc xác định hiệu quả kinh tế tại các điểm DLST đươc thực
hiện ở đây còn mang tính định tính và bằng phương pháp thực nghiệm là chủ yếu.
Để đánh giá được hiệu quả kinh tế của các điểm du lịch tác giả căn cứ chủ yếu là số
lượng, thành phần khách du lịch tham quan. Cụ thể :
+ Cao: Đã và đang được khai thác, đón khách du lịch nội địa và quốc tế
thường xuyên
+ Khá: Đã và đang được khai thác, đón khách du lịch nội địa thường xuyên
29
+ Trung bình : Đang được khai thác nhưng mức độ chưa cao, chủ yếu đón
khách du lịch nội địa nhưng không thường xuyên
+ Kém : Đang ở dạng tiềm năng
- Thời gian hoạt động du lịch (tính mùa)[3]
Thời gian hoạt động du lịch là số ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích
hợp đối với sức khỏe con người (được xác định thông qua mối tương quan giữa
nhiệt độ và độ ẩm không khí ảnh hưởng tới sức khỏe con người) và số ngày có thể
triển khai tốt các hoạt động du lịch (số ngày có thời tiết khô ráo thuận lợi cho các
hoạt động du lịch và số ngày có thể tiếp cận, khai thác các giá trị của tài nguyên cho
việc thỏa mãn các nhu cầu của khách).
+ Rất dài: có hơn 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du
lịch và trên 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức
khỏe con người.
+ Dài: có 150 - 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du
lịch và 120 - 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức
khỏe con người.
+ Trung bình: có 100 - 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt
động du lịch và 90 - 120 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với
sức khỏe con người.
+ Ngắn: có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du
lịch và dưới 90 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức
khỏe con người.
Khi đánh giá, trong trường hợp số thời gian thích hợp nhất của điều kiện khí
hậu đối với sức khỏe con người và số thời gian triển khai tốt các hoạt động du lịch
có khác biệt thì lấy số thời gian triển khai tốt các hoạt động du lịch làm tiêu chí
chính để đánh giá. Có thể xác định thời gian có điều kiện khí hậu thích hợp đối với
sức khỏe con người bằng giản đồ thực nghiệm về tương quan nhiệt độ không khí và
độ ẩm tuyệt đối trung bình của UNWTO. Thời gian trong năm có thể triển khai tốt
các hoạt động du lịch là thời gian của năm trừ đi những ngày có điều kiện thời tiết
30
đặc biệt không phù hợp với hoạt động du lịch như ngày mưa, bão, sương mù, tính
thời vụ của tài nguyên.
b. Xác định hệ số các chỉ tiêu
DLST là một loại hình du lịch nhưng có đặc trưng là chú trọng đến công tác
bảo vệ môi trường và giữ vững tính đa dạng sinh học. Chính vì vậy hệ số của các
chỉ tiêu "Độ bền vững", "sức chứa" và "CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch" được
đánh giá ở hệ số 3. Các chỉ tiêu "Thời gian hoạt động du lịch" và "hiệu quả kinh tế"
được đánh giá hệ số 2. Chỉ tiêu "vị trí điểm du lịch và khả năng tiếp cận điểm du
lịch" có thể được thay đổi bởi tác động của con người nên xác định hệ số 1. Ta có
bảng tổng hợp điểm đánh giá các chỉ tiêu xác định khả năng khai thác của điểm
DLST như sau :
Bảng 1.2 : Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng khai thác
của điểm DLST
TT Tiêu chí
Trọng
số
Thang điểm
Rất
Thuận lợi
Thuận
lợi
Thuận lợi
trung
bình
Ít thuận
lợi
1 Sức chứa khách du lịch 3 12 9 6 3
2 Độ bền vững 3 12 9 6 3
3
CSHT và CSVCKT
phục vụ du lịch
3 12 9 6 3
4
Thời gian hoạt động du
lịch
2 8 6 4 2
5 Hiệu quả kinh tế 2 8 6 4 2
6
Vị trí điểm du lịch và
khả năng tiếp cận điểm
du lịch
1 4 3 2 1
Tổng số điểm 56 42 28 14
(Nguồn : Đề tài xây dựng trên cơ sở tham khảo tài liệu [2],[10])
* Phân hạng kết quả
- Điểm du lịch khai thác rất thuận lợi: 47 – 56
- Điểm du lịch khai thác khá thuận lợi: 36 - 46
31
- Điểm du lịch khai thác thuận lợi trung bình : 25 - 35
- Điểm du lịch khai thác ít thuận lợi : 14 - 24
Như vậy, việc xác định mối tương quan giữa tiềm năng thu hút và tiềm năng
khai thác của các điểm DLST trên địa bàn tỉnh và căn cứ vào tình hình cụ thể về
nguồn vốn đầu tư từ ngân sách sẽ là cơ sở để xác định xem điểm DLST nào được
ưu tiên đầu tư phát triển và đưa vào hoạt động.
Ví dụ :
Nếu một điểm DLST có tiềm năng thu hút cao và tiềm năng khai thác rất
thuận lợi thì đương nhiên điểm DLST đó sẽ được ưu tiên đầu tư để đưa vào hoạt
động trước hết
Nếu một điểm DLST A có tiềm năng thu hút cao nhưng tiềm năng khai thác
chỉ khá thuận lợi. Trong khi đó, một điểm DLST B khác có tiềm năng thu hút khá
và tiềm năng khai thác rất thuận lợi. Để xác định điểm DLST nào được ưu tiên đầu
tư trong trường hợp trên thì cần căn cứ vào nguồn ngân sách đầu tư cho du lịch của
tỉnh. Cụ thể : nếu tỉnh có nguồn ngân sách dồi dào thì sẽ chọn điểm DLST A để ưu
tiên đầu tư trước. Còn nếu nguồn ngân sách của tỉnh có hạn thì chọn điểm DLST B
để ưu tiên đầu tư.
Bảng 1.3. Đánh giá mức độ ưu tiên đầu tư phát triển dựa trên mối tương quan
giữa tiềm năng thu hút và tiềm năng khai thác của các điểm DLST
Tiềm năng thu hút
Tiềm năng khai thác
Cao Khá
Trung
bình
Kém
Rất thuận lợi
Ưu tiên
phát triển
nhất
Ưu tiên
phát triển
nhất
Ưu tiên
phát triển
Không
phát triển
Khá thuận lợi
Ưu tiên
phát triển
nhất
Ưu tiên
phát triển
Phát triển
Không
phát triển
Thuận lợi trung bình
Ưu tiên
phát triển
Phát triển Phát triển
Không
phát triển
Ít thuận lợi
Không phát
triển
Không phát
triển
Không
phát triển
Không
phát triển
(Nguồn : Xử lý từ bảng 1.1 và bảng 1.2)
32
1.2.2. Đánh giá tuyến DLST [2]
Thực tế sự phát triển của du lịch trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
đã chứng minh luận điểm: các điểm du lịch sẽ thực sự được khai thác có hiệu quả
khi được liên kết với các điểm du lịch khác và với các yếu tố kinh tế - xã hội khác.
Và việc hình thành các tuyến du lịch là cách hiệu quả để tạo được các mối liên kết
đó. Vì vậy, để đánh giá được giá trị của các tuyến du lịch cần xác định thông qua
các chỉ tiêu:
a. Xác định chỉ tiêu
* Số lượng các điểm du lịch được xếp hạng
Các tuyến du lịch được xác định bằng việc nối các điểm du lịch dựa trên hệ
thống giao thông của lãnh thổ nghiên cứu. Tuyến du lịch càng có nhiều điểm DLST
được xếp hạng cao thì càng hấp dẫn. Từ đó có thể phân bậc chỉ tiêu này như sau :
- Nhiều: Có 3 điểm DLST trở lên được xếp hạng quốc gia hoặc quốc tế
- Khá nhiều: Có 2 điểm DLST trở lên được xếp hạng quốc gia hoặc quốc tế
- Trung bình: Có 1 điểm DLST trở lên được xếp hạng quốc gia hoặc quốc tế
- Ít: Không có điểm DLST trở lên được xếp hạng quốc gia hoặc quốc tế
* Sự kết hợp các loại hình điểm du lịch khác nhau trên tuyến du lịch
Nếu một tuyến DLST có sự kết hợp càng nhiều loại hình điểm du lịch khác để
tạo ra nhiều sản phẩm du lịch phong phú thì tuyến du lịch đó càng có nhiều điều
kiện để phát triển. Tuy nhiên cần lưu ý đến sự tương thích của các điểm du lịch khi
xây dựng tuyến du lịch để đạt được hiệu quả cao nhất. Có thể phân chia chỉ tiêu này
thành 4 cấp như sau :
- Nhiều: Kết hợp trên 3 loại điểm du lịch khác và có thể tạo ra trên 4 sản phẩm
du lịch
- Khá nhiều: Kết hợp 2 - 3 loại điểm du lịch khác và có thể tạo ra 3 - 4 sản
phẩm du lịch
- Trung bình: Kết hợp 1 loại điểm du lịch khác và có thể tạo ra trên 1-2 sản
phẩm du lịch
- Ít: Không có sự kết hợp các loại điểm du lịch khác, sản phẩm du lịch đơn điệu
33
* Phương tiện sử dụng
Nếu tuyến du lịch có thể sử dụng được càng nhiều loại phương tiện vận
chuyển thì mức độ thuận lợi và hiệu quả hoạt động càng cao.
- Nhiều : Có thể vận chuyển dễ dàng bằng 3 loại phương tiện trở lên
- Khá nhiều : Có thể sử dụng được 2 loại phương tiện thông dụng
- Trung bình : Chỉ vận chuyển được bằng 1 loại phương tiện
- Ít : Các phương tiện vận chuyển khó khăn
b. Xác định hệ số các chỉ tiêu
Tương tự như đối với việc đáng giá điểm DLST, việc xác định hệ số các chỉ
tiêu được thực hiện như sau : "Số lượng các điểm du lịch được xếp hạng" chiếm vị
trí quan trọng nên hệ số 3 ; "Sự kết hợp các loại điểm du lịch khác" được xác định
hệ số 2 ; "Phương tiện sử dụng trong tuyến" có thể được cải thiện bằng việc đầu tư
CSHT giao thông nên có hệ số 1. Ta có bảng điểm tổng hợp sau :
Bảng 1.4: Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tuyến DLST [2]
TT Tiêu chí
Trọng
số
Thang điểm
Rất
nhiều,
thuận lợi
Khá
nhiều,
thuận lợi
Trung
bình
Ít, kém
thuận
lợi
1
Số lượng các điểm du
lịch được xếp hạng
3 12 9 6 3
2
Sự kết hợp các loại
điểm du lịch khác
2 8 6 4 2
3
Phương tiện sử dụng
trong tuyến
1 4 3 2 1
Tổng số điểm 24 18 12 6
* Phân hạng kết quả
- Tuyến du lịch rất hấp dẫn : 21 - 24
- Tuyến du lịch khá hấp dẫn : 16 - 20
- Tuyến du lịch hấp dẫn trung bình : 11-15
- Tuyến du lịch kém hấp dẫn : 6 – 10
34
1.3. Tình hình và xu hướng phát triển DLST trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình và xu hướng phát triển DLST trên thế giới
Xuất phát từ những lợi ích DLST mang lại trong lĩnh vực bảo tồn và phát
triển bền vững, trong những năm gần đây nhu cầu DLST của khách du lịch đang
ngày càng phổ biến và phát triển DLST là lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo đánh giá của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), trên phạm vị toàn cầu,
lượng khách du lịch tham gia hoạt động DLST ở các vùng thiên nhiên hoang dã
chiếm khoảng 7-10% lượng khách du lịch. Vì vậy, loại hình DLST đã và đang được
nhiều quốc gia quan tâm đầu tư, phát triển và đã đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã
hội và môi trường.
Ecuađo sử dụng khoản thu nhập từ DLST tại đảo Galaparos để giúp duy trì
toàn bộ mạng lưới vườn quốc gia. Tại Nam Phi, DLST trở thành một biện pháp hiệu
quả để nâng cao mức sống của người da đen ở nông thôn, những người da đen này
ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động DLST. Chính phủ Ba lan cũng tích cực
khuyến khích DLST và gần đây đã thiết lập một số vùng DLST của quốc gia để
tăng cường công tác bảo vệ thiên nhiên và phát triển du lịch quốc gia. Tại Úc và
Niuzeland, phần lớn các hoạt động du lịch đều hướng về DLST. Đây là ngành công
nghiệp được xếp hạng cao trong nền kinh tế của cả hai nước này.
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều quốc gia thành công trong việc phát triển
kinh tế. Điển hình có thể kể đến như Nhật Bản, Costa Rica, Quốc đảo Maldives,…
DLST ở Nhật bản
DLST của Nhật Bản thực sự trở thành một loại hình du lịch được quan tâm
phát triển từ đầu những năm 1990, khi Ủy ban Môi trường (nay là Bộ Môi trường)
Nhật Bản tiến hành nghiên cứu về các giải pháp phát triển DLST ở đảo Okinawa
(đảo phía Nam Nhật Bản). Ủy ban Môi trường tham gia vào Liên minh Di sản Thế
giới năm 1992. Cũng từ năm đó, các nhóm kinh doanh và hoạt động về DLST ở các
địa phương bắt đầu tập hợp và họp bàn ở cấp toàn quốc. Năm 1994, Hiệp hội Bảo
vệ Di sản Thiên nhiên Nhật Bản cho ra đời “Hướng dẫn về DLST”. Sau sự ra đời
của một số Hiệp hội DLST tại một số địa phương là sự ra đời của Hội đồng Xúc
35
tiến DLST Nhật Bản năm 1998. Hội đồng này là cơ quan cao nhất của nhà nước đưa
ra các chính sách phát triển DLST tại Nhật Bản hướng tới việc bảo tồn và phát triển
bền vững của các nguồn tài nguyên tự nhiên, lịch sử, văn hóa của các vùng. Hội
đồng bao gồm cả những đại diện của những cơ quan quản lý nhà nước có liên quan
(các bộ Môi trường; Đất đai, Cơ sở Hạ tầng, Giao thông và Du lịch; Bộ Nông
nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản …), các cơ quan quản lý nhà nước của địa
phương, các hiệp hội du lịch, đại diện cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực DLST. Đứng đầu Hội đồng là Bộ truởng Bộ Môi trường Nhật Bản.
Chính sách do Hội đồng Xúc tiến DLST đưa ra không chỉ tập trung trực tiếp
vào việc xây dựng và phát triển loại hình du lịch này ở Nhật Bản mà còn liên quan
tới bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, giảm các tác động tiêu cực của du lịch
và nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường.
DLST tại Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và ngày
càng định hình rõ là một trào lưu của khách du lịch. DLST cũng đã trở thành một
trong những hướng ưu tiên của chính phủ Nhật Bản, hướng tới mục tiêu phát triển
bền vững.
Bộ Môi trường trực tiếp đầu tư phát triển các mô hình thí điểm về DLST
trong khoảng thời gian 3 năm. Các mô hình này được chia thành ba nhóm: nhóm
các vùng bảo tồn tự nhiên (tại Shiretoko, Shirakami, Ogasawara, Yakushima), nhóm
các vùng có nhiều khách du lịch (tại Urabandai, Bắc núi Phú Sĩ, Rokko, Sasebo), và
nhóm các vùng có tài nguyên nhân văn đặc sắc đi cùng với những tài nguyên du
lịch tự nhiên tái sinh (Tajiri, Hanno-naguri, Iida region, Kosei, Nanki-Kumano).
Nội dung chính của các dự án này gồm:
- Hình thành các “Hội đồng xúc tiến DLST địa phương” với sự tham gia của
chính quyền địa phương, hướng dẫn viên, công ty lữ hành, các tổ chức phi lợi
nhuận, giới nghiên cứu …
- Xây dựng các quy định cho khách du lịch về bảo vệ môi trường tự nhiên
- Phát triển nguồn nhân lực hay xây dựng các chương trình phát triển DLST
tại các địa phương.
36
Bên cạnh các dự án phát triển DLST là một loạt các dự án nhằm sử dụng hữu
hiệu hơn các vườn quốc gia. Tại Nhật Bản có 28 vườn quốc gia, đón nhận khoảng
370 triệu lượt khách một năm. Nhiều trong số này đang gặp phải những vấn đề
nghiêm trọng về môi trường, giao thông, rác thải do quá tải. Một loạt các dự án của
Nhà nước được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề này cũng như xây dựng nền tảng
cho phát triển bền vững tại các vườn quốc gia. Ví dụ như quy định về số lượng ô tô
được ra vào 25 vườn quốc gia, tu tạo hệ thống đường mòn lên núi và bảo vệ thảm
thực vật hai bên đường, trang bị hệ thống nhà vệ sinh tại các vùng núi, phát triển
các hệ thống kiểm soát việc sử dụng các vườn quốc gia… Bộ Môi trường Nhật Bản
cũng phối hợp với các cơ quan và tổ chức du lịch trong nước và quốc tế xây dựng
và phổ biến các quy định và tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch bền vững tại các
khu bảo tồn như “Hướng dẫn về du lịch tại các vườn và khu bảo tồn tại khu vực
Đông Á”.
DLST ở Costa Rica
Với diện tích hơn 51 000 km2
– tuy chưa bằng vùng Rhônes Alpes nằm giữa
sông Rhônes và dãy núi Alpes nổi tiếng của Pháp, nhưng đất nước nhỏ bé Costa
Rica ở vùng Trung Mỹ, cất giấu đến 6 % các loài sinh vật của nhân loại và được
mệnh danh là viện bào chế thuốc vĩ đại nhất mà thiên nhiên tặng cho loài người.
Nhận thức được vai trò quan trọng của tự nhiên, chính quyền Costa Rica đã
sớm thực hiện một cách quyết liệt và có hiệu quả các biện pháp nhằm bảo tồn
những tài nguyên thiên nhiên quý giá. Các biện pháp này được thực hiện thông qua
nhiều khâu từ giáo dục, đào tạo đến việc nâng cao đời sống cho người dân địa
phương để họ vừa ý thức vừa không có nhu cầu săn bắt động vật quý hiếm, không
khai thác bừa bãi bất kỳ một loài thảo mộc nào được coi là thần dược. Năm 1986
sau nhiều thập niên với chủ trương phá rừng để chăn nuôi và cải thiện đời sống cho
người dân, tổng thống Oscar Arias là người đầu tiên "ký hòa ước" với Thiên nhiên :
trong thời gian ngắn, gần 30 khu bảo tồn sinh thái đã liên tục được thành lập. Đồng
thời, mỗi ngày, con em đều được giáo dục để hòa mình sống với môi trường thiên
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOTLuận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giangNghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Man_Ebook
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
nataliej4
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Man_Ebook
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAYĐề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAYLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
luanvantrust
 
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên, RẤT HAY
Đề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAYĐề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAY
Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
luanvantrust
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
 
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOTLuận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
 
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giangNghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
 
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAYĐề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAYLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
 
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
 
Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên, RẤT HAY
Đề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAYĐề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAY
Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên, RẤT HAY
 
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
 

Similar to Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT

Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOTLuận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà LạtKhai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đ
Bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đBài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đ
Bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đ
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
jackjohn45
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đặc Điểm Dân Số Và Dân Cư Của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.doc
Đặc Điểm Dân Số Và Dân Cư Của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.docĐặc Điểm Dân Số Và Dân Cư Của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.doc
Đặc Điểm Dân Số Và Dân Cư Của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
nataliej4
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOTLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAY
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAYLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAY
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xãLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAYĐề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đLuận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.docThu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng NaiLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng Nai
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT (20)

Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOTLuận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
 
Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà LạtKhai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
 
Bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đ
Bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đBài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đ
Bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đ
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...
 
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
 
Đặc Điểm Dân Số Và Dân Cư Của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.doc
Đặc Điểm Dân Số Và Dân Cư Của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.docĐặc Điểm Dân Số Và Dân Cư Của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.doc
Đặc Điểm Dân Số Và Dân Cư Của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.doc
 
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
 
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOTLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAY
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAYLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAY
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAY
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xãLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
 
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAYĐề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
 
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đLuận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
 
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.docThu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng NaiLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng Nai
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 

Recently uploaded (10)

AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 

Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Vũ Thị Kim Luận ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI CỦA TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Vũ Thị Kim Luận ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI CỦA TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành : Địa lý học (trừ Địa lý tự nhiên) Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TƯỞNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Những số liệu tham khảo và dẫn chứng đều có nguồn trích dẫn rõ ràng. Tác giả luận văn
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn: - TS – GVC Nguyễn Tưởng, người đã trực tiếp hướng dẫn về mặt khoa học và giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành để tài. - Các thầy cô giáo trong khoa địa lý, các cán bộ phòng sau đại học, trung tâm thư viện trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và hỗ trợ trong quá trình học cao học tại trường. - Ban giám hiệu, các thầy cô, đồng nghiệp trong khoa Sư phạm khoa học Xã Hội, tổ Địa lý và các cán bộ phòng ban trường Đại học Đồng Nai đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để đề tài được tiến hành. - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An, Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Nghệ An, Trung tâm khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, BQL VQG Pù Mát, UBND tỉnh Nghệ An, UBND huyện Con Cuông, UBND huyện Quế Phong, UBND huyện Quỳ Châu đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp nguồn tài liệu, số liệu và tư vấn những thông tin bổ ích liên quan đến đề tài. - Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện để đề tài được hoàn thành . TP Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2012 Tác giả Vũ Thị Kim Luận
  • 5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các hình MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài .........................................................2 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài....................................................................................3 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .............................................................5 5. Đóng góp của đề tài.............................................................................................8 6. Cấu trúc đề tài .....................................................................................................8 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI..9 1.1. Tổng quan các vần đề cơ bản liên quan ...........................................................9 1.1.1. Khái niệm du lịch ....................................................................................9 1.1.2. Điểm, tuyến du lịch ...............................................................................10 1.1.3. Du lịch sinh thái.....................................................................................11 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái .....................................................................................20 1.2. Phương pháp đánh giá các điểm, tuyến DLST ..............................................23 1.2.1. Đánh giá điểm DLST ..............................................................................23 1.2.2. Đánh giá tuyến DLST .............................................................................32 1.3. Tình hình và xu hướng phát triển DLST trên thế giới và Việt Nam.............34 1.3.1. Tình hình và xu hướng phát triển DLST trên thế giới ............................34 1.3.2. Tình hình và xu hướng phát triển DLST ở Việt Nam.............................37
  • 6. Chương 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH NGHỆ AN..........................................................................................39 2.1. Khái quát đặc điểm địa lý tỉnh Nghệ An có liên quan đến phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái ....................................................................................39 2.1.1. Vị trí địa lý ..............................................................................................39 2.1.2. Điều kiện tự nhiên...................................................................................40 2.1.3. Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội .......................................................43 2.2. Tiềm năng phát triển các điểm, tuyến DLST ở Nghệ An ..............................47 2.2.1. Các loại tài nguyên DLST ở Nghệ An....................................................47 2.2.2. Các điểm du lịch sinh thái chủ yếu ở Nghệ An ......................................70 2.2.3. Các tuyến DLST chủ yếu ở Nghệ An .....................................................80 2.3. Đánh giá các điểm, tuyến DLST ở Nghệ An .................................................81 2.3.1.Đánh giá điểm DLST ...............................................................................81 2.3.2. Đánh giá các tuyến DLST tỉnh Nghệ An ................................................85 2.4. Nhận định chung về tiềm năng phát triển các điểm, tuyến DLST ở Nghệ An ...............................................................................................................................86 2.4.1. Thuận lợi .................................................................................................86 2.4.2. Khó khăn .................................................................................................87 2.5. Hiện trạng phát triển DLST của tỉnh Nghệ An ..............................................87 2.5.1. Khách du lịch và doanh thu từ du lịch ....................................................87 2.5.2. Tổ chức các loại hình DLST ở Nghệ An ................................................91 2.5.3. Tổ chức, kinh doanh, khai thác các điểm, tuyến DLST..........................93 2.5.4. Hiện trạng CSHT và CSVCKT phục vụ DLST......................................98 2.5.5. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển DLST tỉnh Nghệ An ...............99 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI Ở NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020.......................................................101 3.1. Căn cứ xây dựng định hướng phát triển các điểm, tuyến DLST ở Nghệ An đến năm 2020 ...............................................................................................101
  • 7. 3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Nghệ An đến năm 2020 .........................................................................................................................101 3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển DLST ở Nghệ An đến năm 2020....104 3.1.3. Các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái ở Nghệ An......................105 3.2. Định hướng phát triển các điểm, tuyến DLST tỉnh Nghệ An đến năm 2020 .............................................................................................................................106 3.2.1. Định hướng bảo tồn tài nguyên DLST..................................................106 3.2.2. Định hướng phát triển các điểm DLST.................................................107 3.2.3. Định hướng phát triển các tuyến DLST................................................112 3.3. Giải pháp thực hiện ......................................................................................116 3.3.1. Nhóm giải pháp về chính sách và quản lý ............................................116 3.3.2. Nhóm giải pháp về đầu tư .....................................................................118 3.3.3. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.........................................121 3.3.4. Nhóm giải pháp về môi trường .............................................................122 3.3.5. Nhóm giải pháp về xã hội ....................................................................124 3.3.6. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, quảng bá DLST ..............................124 KẾT LUẬN............................................................................................................126 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................128 PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DLST : Du lịch sinh thái CSHT : Cơ sở hạ tầng CSVCKT : Cơ sở vật chất kỹ thuật VQG : Vườn Quốc Gia BTTN : Bảo tồn thiên nhiên NXB : Nhà xuất bản
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng thu hút khách du lịch của điểm DLST..........................................................................25 Bảng 1.2. Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng khai thác của điểm DLST ............................................................................................30 Bảng 1.3. Đánh giá mức độ ưu tiên đầu tư phát triển dựa trên mối tương quan giữa tiềm năng thu hút và tiềm năng khai thác của các điểm DLST .....................................................................................................31 Bảng 1.4. Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tuyến DLST .......................33 Bảng 2.1. Tổng thu nhập quốc dân GDP theo giá năm 1994 tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2010 ...........................................................................43 Bảng 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2010........44 Bảng 2.3. Lực lượng lao động của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 - 2010..............46 Bảng 2.4. Danh mục thực vật có mạch ở VQG Pù Mát.........................................50 Bảng 2.5. Số lượng loài thực vật quý hiếm của VQG Pù Mát được ghi trong sách đỏ...................................................................................................50 Bảng 2.6. Danh mục các loài động vật ở Vườn quốc gia Pù Mát..........................51 Bảng 2.7. Nhóm động vật quý hiếm ở VQG Pù Mát.............................................52 Bảng 2.8. Danh mục khu hệ động vật Khu BTTN Pù Huống ...............................54 Bảng 2.9. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng thu hút khách du lịch các điểm DLST các tỉnh Nghệ An.........................................................82 Bảng 2.10. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng khai thác các điểm DLST tỉnh Nghệ An ..............................................................................83 Bảng 2.11. Bảng đánh giá tổng hợp mức độ ưu tiên đầu tư phát triển dựa trên mối tương quan giữa tiềm năng thu hút và tiềm năng khai thác ..........84 Bảng 2.12. Kết quả đánh giá các tuyến DLST tỉnh Nghệ An..................................85 Bảng 2.13. Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của tỉnh và của ngành du lịch Nghệ An theo giá so sánh năm 1994 giai đoạn 2006 – 2010................90 Bảng 2.14. Hiện trạng khách du lịch ở VQG Pù Mát thời kỳ 2006-2010 ...............96
  • 10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Hiện trạng khách du lịch đến Nghệ An giai đoạn 2006 – 2011 ...........88 DANH MỤC CÁC HÌNH Sơ đồ 1.1. Khái niệm và vị trí của loại hình DLST Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An Hình 2.2. Bản đồ phân bố tài nguyên DLST tỉnh Nghệ An Hình 3.1. Sơ đồ định hướng phát triển các điểm DLST tỉnh Nghệ An Hình 3.2. Sơ đồ định hướng phát triển các tuyến DLST nội tỉnh tỉnh Nghệ An Hình 3.3. Sơ đồ định hướng phát triển các tuyến DLST quốc tế và liên tỉnh tỉnh Nghệ An
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, được ví như là: “ngành công nghiệp không khói”, “con gà đẻ trứng vàng”…. và đang hướng đến xu hướng phát triển bền vững. Vì vậy, ở những quốc gia có tiềm năng phát triển DLST đang ngày càng quan tâm đầu tư đến loại hình du lịch này. DLST là hoạt động du lịch mới phát triển một vài thập kỷ gần đây và đang trở thành một xu hướng tích cực để đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững gắn liền với việc bảo tồn thiên nhiên và môi trường, các giá trị nhân văn giàu bản sắc văn hóa của mọi dân tộc, thông qua việc giáo dục nhận thức của xã hội, của cộng đồng. Nghệ An được xác định là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng với hơn 1.000 di tích lịch sử, trong đó có 131 di tích được xếp hạng quốc gia; 82km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp như Cửa Lò, Bãi Lữ, Cửa Hiền, Quỳnh Phương,…. Có 12.000 km2 rừng núi ở phía tây với nhiều khu rừng nguyên sinh đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, leo núi... như Vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn rừng nguyên sinh Pù Hoạt, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. Bên cạnh đó, sự quần tụ các dân tộc anh em đã tạo nên bức tranh văn hóa đặc trưng, mang đậm bản sắc truyền thống của các dân tộc bản địa như Thái, Ðan Lai, Khơ Mú.... Ngoài ra, các địa phương ven biển cũng có nhiều nét văn hóa đặc sắc, những nghề truyền thống hay những làn điều hò mái đẩy nhịp nhàng,… Đây là tiền đề để hình thành các điểm, tuyến DLST của tỉnh. Để đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch Nghệ An, DLST là loại hình cần được đẩy mạnh phát triển trên cơ sở khai thác hợp lý các thế mạnh của tài nguyên du lịch tỉnh. Trong đó, cần chú ý tới việc phát triển DLST theo lãnh thổ nói chung và tổ chức các điểm, tuyến DLST nói riêng. Trước yêu cầu của sự phát triển du lịch trong thời kỳ mới, việc hình thành và hoạt động của các điểm, tuyến DLST ở Nghệ An đã được thực hiện và bước đầu đã thu hút được khách du lịch cả trong nước và quốc tế. Trong thời gian qua các tuyến, điểm DLST đã đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển du lịch của tỉnh, nhưng
  • 12. 2 thực tiễn phát triển cũng đã chỉ ra nhiều vấn đề cần được sớm giải quyết: Phần lớn các điểm, tuyến du lịch được hình thành một cách tự phát, chưa khai thác hết được tiềm năng của tài nguyên du lịch, ít có khả năng cạnh tranh trong khu vực, thiếu sức thu hút đối với khách du lịch. Xuất phát từ tình hình đó, đề tài: “Định hướng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái của tỉnh Nghệ An” đã được tiến hành. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 2.1. Mục tiêu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng phát triển DLST để xây dựng định hướng phát triển các điểm, tuyến DLST nhằm góp phần đẩy mạnh du lịch tỉnh Nghệ An đạt hiệu quả tốt nhất. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài - Tổng quan một số vấn đề lý luận về điểm, tuyến du lịch và DLST để vận dụng vào việc nghiên cứu một địa bàn cụ thể - Phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển các tuyến, điểm DLST ở Nghệ An, rút ra những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển DLST của tỉnh - Xây dựng định hướng khai thác và đề xuất một số giải pháp phát triển các điểm, tuyến DLST nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên DLST ở Nghệ An 2.3. Giới hạn đề tài  Về nội dung: Tiềm năng, thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển các tuyến, điểm DLST tỉnh Nghệ An  Về không gian: Địa bàn tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, du lịch có tính tổng hợp và liên vùng nên đề tài còn xem xét nghiên cứu DLST Nghệ An trong mối quan hệ với các tỉnh lân cận.  Về thời gian: Hiện trạng hoạt động du lịch Nghệ An giai đoạn 2000 –2011 và định hướng phát triển các tuyến, điểm DLST giai đoạn 2012 – 2020
  • 13. 3 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài 3.1. Lịch sử nghiên cứu đề tài trên thế giới Hoạt động DLST được quan tâm nghiên cứu từ những năm cuối của thập niên 1980. Đã có nhiều tổ chức quốc tế như UNWTO (Tổ chức du lịch thế giới), IUCN (Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế), WW (Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên) đã giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, từ những năm cuối của thế kỷ trước cũng đã có những công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến tuyến, điểm du lịch và DLST như: - “Nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch” của Kadaxki (1972), Sepfer (1973). Đây là công trình đầu tiên đưa ra các khung đánh giá quy chuẩn về tiêu chí sức chứa của một điểm du lịch, nó trở thành công cụ cơ sở cho việc xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá các tiềm năng các điểm du lịch về sau. - “Nghiên cứu xác định các tuyến điểm du lịch giữa biên giới Ba Lan và Đức” (Tổ chức ICURP, 1994) của tác giả Lechoslaw Czernic, Halina, Orlinska (Ba Lan) và Edfrank (Hà Lan). Tài liệu đã phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội có tác động đến du lịch, phương pháp xác định các tuyến, điểm du lịch cũng như việc bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển du lịch bền vững. - “Du lịch sinh thái - Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý” (Hiệp hội DLST – North Benning ton – Vermont, 1999). Đây là những tài liệu hết sức quý giá làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu về lĩnh vực DLST. 3.2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ở Việt Nam Hoạt động DLST là một lĩnh vực mới mẻ, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các vấn đề lý luận; những nghiên cứu cho các địa bàn cụ thể còn ít, thể hiện: - “ Cơ sở khoa học cho việc xác định các tuyến, điểm du lịch” của Phạm Trung Lương (chủ biên) - Viện nghiên cứu phát triển du lịch (Hà Nội, 1998) đề cập đến cơ sở khoa học cho việc xác định các tuyến, điểm du lịch và kết quả ứng dụng đối với phát triển các loại hình du lịch ở Hà Nội và phụ cận.
  • 14. 4 -“Hội thảo về nghiên cứu phát triển DLST với phát triển bền vững ở Việt Nam” ( Tuyển tập báo cáo của Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Hà Nội, 1998) đã đưa ra một số vấn đề về cơ sở khoa học phát triển DLST ở Việt Nam, phát triển DLST theo quan điểm phát triển bền vững trên cơ sở tài nguyên môi trường tự nhiên, DLST nhân văn và giáo dục. - “DLST - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” của Phạm Trung Lương (Hà Nội, 2002) nêu rõ cơ sở lý luận về du lịch sinh thái, tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái, đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển DLST ở Việt Nam. - “Điều tra và đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ quy hoạch phát triển DLST tỉnh Quảng Trị” của Trương Quang Hải (Hà Nội, 2006). - “Tuyến, điểm du lịch Việt Nam” của Bùi Thị Hải Yến (Hà Nội, 2006) đề cập đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các vùng du lịch Việt Nam, xác định một số tuyến du lịch của vùng. Bên cạnh đó nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ gần đây cũng đã thực hiện về đề tài DLST như: - “Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển DLST ở vườn quốc gia Cúc Phương” của Nguyễn Thị Sơn (2000), luận án tiến sĩ Địa lý, Hà Nội. - “Tiềm năng và định hướng chủ yếu phát triển DLST trên địa bàn Thừa Thiên Huế” của Nguyễn Quyết Thắng (2004), luận văn thạc sĩ Kinh tế, Huế. - “Thực trạng và giải pháp phát triển DLST vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng” của Đoàn Thị Sâm (2004), luận văn thạc sĩ Địa lý, Huế. - “Nghiên cứu tiềm năng phục vụ định hướng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái tỉnh Quảng Nam” của Thái Thị Thảo Chi (2010), luận văn thạc sĩ khoa học Địa lý, trường Đại học khoa học – Đại học Huế, Huế. - “Cơ sở khoa học của việc xác định các điểm, tuyến du lịch Nghệ An”, của Nguyễn Thế Chinh (1995), luận án phó tiến sĩ khoa học địa lý – địa chất, trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
  • 15. 5 3.3. Lịch sử nghiên cứu đề tài ở tỉnh Nghệ An Du lịch nói chung và DLST nói riêng ở Nghệ An là vấn đề đã được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học. Tuy nhiên, các công trình này nhìn chung mới chỉ đề cập một cách khái quát nhất các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch Nghệ An nói chung và DLST trên địa bàn tỉnh nói riêng mà chưa đề cập đến các vấn đề cụ thể trong việc đánh giá tiềm năng, thực trạng và giải pháp cho sự phát triển của các điểm, tuyến DLST trong từng giai đoạn cụ thể. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Các quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm hệ thống Du lịch được xem là một hệ thống được hình thành từ những phân hệ như phân hệ du khách, phân hệ tài nguyên du lịch, phân hệ cán bộ phục vụ và phân hệ các công trình kỹ thuật phục vụ du lịch Với quan điểm hệ thống giúp chúng ra nắm bắt và điều khiển được hoạt động của mỗi phân hệ nói riêng và toàn bộ hệ thống du lịch nói chung. Bên cạnh đó, nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch thì phải xem xét trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh và cả trong tổng thể nền kinh tế quốc dân nước ta. Khi nghiên cứu DLST tỉnh Nghệ An, phải đặt trong mối quan hệ với vùng du lịch Bắc Bộ, tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ cũng như cả nước. Bên cạnh đó, tác giả còn đi vào phân tích tình hình phát triển du lịch tỉnh Nghệ An trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh cũng như đất nước. 4.1.2. Quan điểm lãnh thổ Đây là quan điểm mang tính chất đặc trưng của khoa học Địa lý. Đề tài được đặt trong bối cảnh không gian cụ thể của nền kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An và xa hơn nữa là tiểu vùng Bắc Trung Bộ. Trong đó lại xem xét các mối quan hệ lãnh thổ giữa các huyện trong nội bộ tỉnh, từ đó xác lập ra các tuyến du lịch liên huyện trong tỉnh. Bên cạnh đó, còn xác lập mối quan hệ lãnh thổ giữa các tỉnh như với Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hà Nội,… để xác lập các tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng.
  • 16. 6 Bên cạnh đó, sự phân bố tài nguyên du lịch lại rất khác nhau theo lãnh thổ. Mỗi địa phương, mỗi vùng lãnh thổ sẽ có những đặc trưng riêng về tài nguyên du lịch, ....Vì vậy, định hướng phát triển không gian DLST cần phải dựa trên vị trí địa lý cũng như các đặc điểm về tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên; dựa trên các đặc điểm về dân cư, dân tộc và tài nguyên du lịch nhân văn; dựa trên các điều kiện về kinh tế - xã hội và hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, dựa trên sự phân bố tài nguyên... của các vùng lãnh thổ trong và ngoài vùng nghiên cứu. 4.1.3. Quan điểm tổng hợp Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Quan điểm tổng hợp cho phép nhận thức đầy đủ các mối quan hệ phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa các đối tượng, các phần tử, các quá trình diễn ra trong hoạt động du lịch trên một không gian và thời gian nhất định. Mặt khác hiệu quả của ngành du lịch đưa lại cũng mang tính tổng hợp như hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường và sinh thái. Do đó, trong quá trình nghiên cứu cần tiếp cận quan điểm này. 4.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Nghệ An là tỉnh được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển DLST (đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên). Phân tích những số liệu về DLST của tỉnh trong thời kỳ 2001 – 2011 để nghiên cứu và từ đó đánh giá sự phát triển các điểm, tuyến DLST trong quá khứ và hiện tại làm cơ sở định hướng phát triển các điểm, tuyến DLST đến năm 2020. 4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển du lịch đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: giải quyết việc làm cho người lao động, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát huy lợi thế so sánh của tỉnh,…Song việc phát triển du lịch chưa có sự quản lý và quy hoạch chặt chẽ trong thời gian qua đã gây ra nhiều tác động tiêu cực tới các vấn đề môi trường như: làm ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước,… Chính vì vậy, cần phải xây dựng và thực hiện các phương án phát triển du lịch một
  • 17. 7 cách hợp lý để dung hòa được giữa những tác động tích cực – tiêu cực trong vấn đề bảo vệ môi trường, tạo sự phát triển bền vững. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp tư liệu Đây là phương pháp cần thiết trên cơ sở tổng quan tài liệu có sẵn cho phép ta hiểu biết những kết quả nghiên cứu trong quá khứ và những vấn đề cập nhật đang đặt ra. Việc thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau đó phân tích, xử lý, phân loại các số liệu, tư liệu đó ra thành từng loại, từng nhóm sẽ giúp chúng ta có được những vấn đề trọng tâm, những nội dung và kết luận cần thiết cho đề tài đang nghiên cứu. Trên cơ sở tài liệu phong phú đó sẽ tổng hợp để có được cái nhìn toàn diện, khái quát về vấn đề nghiên cứu. 4.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa Là phương pháp quan sát, thu thập trực tiếp thông tin du lịch trên địa bàn nghiên cứu. Lượng thông tin thu thập được đảm bảo sát với thực tế, có độ tin cậy cao, tạo cơ sở để đề xuất những định hướng phát triển và giải pháp thực hiện hợp lý Tác giả đề tài đã thực hiện các chuyến khảo sát sau: - Khảo sát các điểm DLST như biển Cửa Lò, VQG Pù Mát (thuộc địa phận huyện Con Cuông), rừng bần Hưng Hòa (Vinh), Hang Bua, làng nghề dệt thổ cẩm Châu Tiến (Quỳ Châu), thác Sao Va (Quế Phong), Khu BTTN Pù Hoạt, khu BTTN Pù Huống, Suối nước nóng - khoáng Giang Sơn (Đô Lương) - Khảo sát một số tuyến du lịch: Diễn Châu – Vinh - Cửa Lò; Diễn Châu – Suối khoáng nóng Giang Sơn (Đô Lương) – Tân Kỳ - Đường Hồ Chí Minh - VQG Pù Mát; Diễn Châu – Quỳ Châu – Quế Phong; 4.2.3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ Đây là phương pháp truyền thống của khoa học địa lý. Phương pháp bản đồ có 2 chức năng chính: + Phản ánh những đặc điểm không gian sự phân bố các nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch, các dòng du khách.
  • 18. 8 + Là cơ sở để phân tích và phát hiện quy luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch, trên cơ sở đó để đưa ra các định hướng phát triển và tổ chức hoạt động du lịch trong tương lai. 5. Đóng góp của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về điểm, tuyến du lịch nói chung và DLST nói riêng. - Hệ thống hóa các phương pháp và chỉ tiêu đánh giá các điểm, tuyến DLST phù hợp với đặc thù lãnh thổ tỉnh Nghệ An - Nghiên cứu và đánh giá tiềm năng phát triển các điểm, tuyến DLST của tỉnh Nghệ An - Sử dụng kết quả đánh giá và hiện trạng phát triển các điểm, tuyến DLST để làm cơ sở cho việc định hướng phát triển các điểm, tuyến DLST của tỉnh. Bước đầu đề xuất một số giải pháp khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch tại các điểm, tuyến DLST của tỉnh Nghệ An 6. Cấu trúc đề tài Đề tài gồm 4 phần chính: - Phần mở đầu - Phần nội dung: Gồm 3 chương: + Chương 1: Cơ sở khoa học về điểm, tuyến du lịch và du lịch sinh thái + Chương 2: Tiềm năng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái ở Nghệ An + Chương 3: Định hướng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái ở Nghệ An đến năm 2020 - Phần kết luận - Phần tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 19. 9 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI 1.1. Tổng quan các vần đề cơ bản liên quan 1.1.1. Khái niệm du lịch Du lịch bắt nguồn từ tiếng Pháp theo từ “Tour” mà chúng ta thường hiểu là một cuộc hành trình bao giờ cũng trở lại điểm xuất phát. Từ những năm 30 của thế kỷ XX đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu những mặt khác nhau của du lịch và đưa ra rất nhiều khái niệm về du lịch: - Theo liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (Internationl Union of Official Travel Oragnization - IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”[15]. - Tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma-Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải nơi làm việc của họ”[15]. - Theo I.I.Pirogionic, 1985 thì: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” [15]. - Theo luật Du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.[20]
  • 20. 10 1.1.2. Điểm, tuyến du lịch 1.1.2.1. Điểm du lịch Điểm du lịch có thể được hiểu là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa, lịch sử, KT - XH,…) hay có thể là một công trình nhân tạo hoặc là sự kết hợp cả hai yếu tố trên ở quy mô nhỏ. Theo khoản 8, Điều 4, Chương 1, Luật du lịch Việt Nam: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”[20]. Cũng theo Luật du lịch Việt Nam, căn cứ vào quy mô, mức độ thu hút khách du lịch, khả năng cung cấp và chất lượng dịch vụ, điểm du lịch phân thành hai cấp: Điểm du lịch địa phương: là nơi có tài nguyên hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch, có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất 10.000 lượt khách tham quan một năm. Điểm du lịch quốc gia: Là nơi có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch, có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất 100.000 lượt khách tham quan một năm. 1.1.2.2. Tuyến du lịch Theo khoản 9, Điều 4, Chương 1, Luật du lịch Việt Nam: “ Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắm với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàngkhông” [20]. Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, tuyến du lịch là một đơn vị tổ chức lãnh thổ du lịch do liên kết các điểm du lịch với nhau thành một lịch trình du lịch phù hợp và thuận lợi nhất cho du khách trên lãnh thổ. Cơ sở tiền đề cho việc xác định các tuyến du lịch là các điểm du lịch và hệ thống giao thông thuận tiện. Hiện nay có nhiều cách phân loại tuyến du lịch: - Theo hệ thống giao thông: Tuyến du lịch bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
  • 21. 11 - Xét về mặt không gian lãnh thổ, tuyến du lịch được chia như sau: + Trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, thì có tuyến nội vùng và tuyến liên vùng. + Trong phạm vi một tỉnh thì có tuyến du lịch nội tỉnh và ngoại tỉnh. - Theo tính đa chức năng của các điểm du lịch: + Tuyến du lịch tổng hợp (DLST, giải trí,…) + Tuyến du lịch chuyên đề với các điểm du lịch có cùng chức năng. 1.1.2.3. Quan hệ giữa điểm và tuyến du lịch Điểm và tuyến du lịch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các điểm du lịch liên kết với nhau tạo thành các tuyến du lịch. Quy mô và mật độ phân bố các điểm du lịch trên lãnh thổ ảnh hưởng đến tổ chức khai thác các tuyến du lịch. Nếu quy mô của các điểm du lịch lớn, mật độ các điểm cao, số lượng tuyến nhiều, thu hút nhiều doanh nghiệp lữ hành quan tâm và xây dựng thành các tour du lịch hấp dẫn, khai thác hiệu quả. Các điểm du lịch có chất lượng cao, càng đẹp, càng hấp dẫn, có ý nghĩa quốc gia và quốc tế liên kết với nhau sẽ tạo thành các tuyến du lịch với sản phẩm thu hút du khách, tạo điều kiện cho việc phát triển CSHT & CSVCKT du lịch dọc trên tuyến. Ngược lại, tuyến du lịch với sản phẩm hấp dẫn sẽ thu hút được sự quan tâm của du khách về các điểm du lịch tạo thành các tuyến đó. Chức năng của các điểm du lịch có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với chức năng tuyến du lịch. Lãnh thổ có nhiều điểm du lịch đồng chức năng tạo điều kiện hình thành và phát triển các tuyến du lịch chuyên đề. Lãnh thổ có nhiều điểm du lịch với chức năng đa dạng tạo điều kiện phát triển các tuyến du lịch tổng hợp với sản phẩm du lịch đa dạng và ngược lại. 1.1.3. Du lịch sinh thái 1.1.3.1. Khái niệm Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới mẻ và đang là mối quan tâm của nhiều người ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có nhiều cách đặt vấn đề về DLST và sự tìm kiếm để đi đến sự thống nhất về bản chất của loại hình du
  • 22. 12 lịch này vẫn đang được tiếp tục trên nhiều diễn đàn quốc tế và trong nước. Ở góc nhìn hẹp, có thể thấy DLST là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép "du lịch" và "sinh thái" hay có thể hiểu là du lịch gắn với tự nhiên. Tuy nhiên không nên coi DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên vì thuật ngữ này có thể sử dụng trong tất cả các hoạt động du lịch được thực hiện ngoài thiên nhiên (ví dụ trượt tuyết, đi xe đạp leo núi, và bám vách đá leo núi). Những hoạt động du lịch này có thể có mà cũng có thể không thuộc loại hoạt động thân thiện với môi trường. Đến năm 1993, Lindberg và Hawkins đã đưa ra định nghĩa phản ánh khá đầy đủ về nội dung và chức năng của DLST. Theo đó, "DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ để bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương" [1]. Một định nghĩa đang thịnh hành khác đã liên kết các yếu tố văn hoá và môi trường một cách cụ thể hơn là định nghĩa do Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN) đưa ra. Định nghĩa này cho rằng “DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hoá đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra ích lợi cho những người dân địa phương tham gia tích cực" (Ceballos-Lascurain, 1996) [1]. Trong hội thảo về Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam (9/1999) đã đưa ra định nghĩa về DLST như sau: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” [11]. Năm 2000, GS – TSKH Lê Huy Bá cũng đưa ra định nghĩa về DLST như sau: “DLST là loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt
  • 23. 13 chẽ, hài hóa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” [1]. Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế: “DLST là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương” [11]. Thực tế, đã có rất nhiều các định nghĩa khác về DLST, trong đó, Buckley (1994) đã tổng quát như sau: “Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn và có giáo dục môi trường thì mới được xem là DLST”. Trong đó yếu tố quản lý bền vững bao hàm cả nội dung phát triển cộng đồng [11]. Và trong hội thảo về DLST với phát triển bền vững ở Việt Nam do Viện Nghiên cứu phát triển du lịch kết hợp với Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế tổ chức tại Hà Nội vào tháng 4/1998 cũng đã đưa ra quan điểm về DLST và xác định vị trí của DLST trong hệ thống các loại hình du lịch như sau: “DLST là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”[19].
  • 24. 14 Sơ đồ 1.1: Khái niệm và vị trí của loại hình DLST Nguồn gốc Các loại hình du lịch 1.1.3.2. Các đặc trưng cơ bản của DLST Từ các định nghĩa trên có thể rút ra các đặc trưng cơ bản của DLST để phân biệt với các loại hình du lịch khác như sau: - DLST là loại hình du lịch dựa vào sự hấp dẫn của tự nhiên và văn hóa bản địa. Đối tượng của DLST là những khu vực hấp dẫn với các đặc điểm phong phú về tự nhiên, đa dạng sinh học và những nét văn hóa bản địa đặc sắc. Đặc biệt những khu tự nhiên còn tương đối hoang sơ, ít bị tác động bởi các hoạt động của con người. Chính vì vậy hoạt động DLST thường được diễn ra và thích hợp với các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Du lịch dựa vào thiên nhiên (nature – based tourism) - Nghỉ dưỡng - Tham quan - Mạo hiểm - Thể thao - Thắng cảnh - Vui chơi giải trí -…..vvv Du lịch dựa vào văn hóa (culture – based tourism) - Tham quan nghiên cứu - Hành hương lễ hội -……vvvv - Hội nghị hội thảo - Hội chợ - Quá cảnh - Tìm cơ hội đầu tư -……vvv - Giáo dục nâng cao nhận thức - Có trách nhiệm bảo tồn Sinh thái Công vụ
  • 25. 15 - Hỗ trợ bảo tồn và quản lý bền vững về sinh thái: Đây là đặc trưng khác biệt của DLST so với các loại hình du lịch khác. Trong DLST, hình thức, địa điểm và mức độ sử dụng cho các hoạt động du lịch phải được quán lý cho sự bền vững của cả hệ sinh thái và bản thân ngành du lịch. Đó là lí do tại sao các nhà quản lý vườn quốc gia nên đặt ưu tiên cao nhất cho việc quản lý các hoạt động du lịch trong vườn quốc gia của họ. - Có hoạt động giáo dục và diễn giải môi trường. Đặc điểm giáo dục môi trường trong DLST là đặc trưng cơ bản phân biệt DLST với loại hình du lịch thiên nhiên khác. Nhờ có hoạt động giáo dục môi trường mà bản thân khách du lịch trở thành người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Vì vậy, giáo dục môi trường trong DLST có thể được coi là công cụ quản lý hữu hiệu cho các khu tự nhiên. - Hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phương. DLST phải đảm bảo cải thiện đời sống, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương và môi trường của khu vực. Cộng đồng địa phương có thể tham gia vào những công việc vận hành DLST trên phương diện cung cấp kiến thức, kinh nghiệm thực tế, các dịch vụ và các sản phẩm phục vụ khách. Những lợi ích này nhất thiết phải lớn hơn sự trả giá về môi trường và văn hóa – xã hội nảy sinh từ hoạt động du lịch mà cộng đồng địa phương phải gánh chịu. - Thỏa mãn nhu cầu về kinh nghiệm du lịch cho du khách. Khách DLST thường có mong muốn được trải nghiệm trong thiên nhiên và mức độ đáp ứng nhu cầu này sẽ thể hiện chất lượng của hoạt động DLST. Vì vậy, các dịch vụ du lịch làm hài lòng du khách, về mặt trải nghiệm thiên nhiên chỉ nên đứng sau công tác bảo tồn. 1.1.3.3. Các nguyên tắc của DLST DLST được phát triển trên cơ sở những nguyên tắc hướng tới sự phát triển bền vững. Các nguyên tắc được đảm bảo trong DLST là các nguyên tắc không chỉ cho các nhà quy hoạch, quản lý, điều hành mà còn có cả những hướng dẫn viên DLST.
  • 26. 16 Viện nghiên cứu và phát triển du lịch thuộc Tổng cục du lịch đã tổng kết thành 4 nguyên tắc cơ bản cho hoạt động DLST như sau : - Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn - Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái - Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng - Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương 1.1.3.4. Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST a. Có sự tồn tại các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và động thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp ( agri-cultural ecology), sinh thái khí hậu ( ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human ecology). Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh học, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như : đất, nước, địa hình, khí hậu... đó là các hệ sinh thái (eco- systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật (habitats) (Theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Rio de Jannero về môi trường). Như vậy có thể nói DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên (natural - based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và tính đa dạng sinh học cao nói chung. Điều này giải thích tại sao hoạt động DLST thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên (natural reserve), đặc biệt ở các VQG (national park), nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã. Tuy nhiên điều này không phủ nhận sự tồn
  • 27. 17 tại của một số loại hình DLST phát triển ở những vùng nông thôn (rural tourism ) hoặc các trang trại (farm tuorism) điển hình. b. Hướng dẫn viên phải am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương - Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách DLST, người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương. Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động DLST, khác với những loại hình du lịch tự nhiên khác khi du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về sự hiểu biết này ở người hướng dẫn viên. Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải cộng tác với người dân địa phương để có được những hiểu biết tốt nhất, lúc đó người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một người phiên dịch giỏi. c. Người điều hành du lịch phải có trách nhiệm trong việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn tại các điểm DLST Hoạt động DLST đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc. Các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên, họ chỉ đơn giản tạo cho khách du lịch một cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên và văn hoá trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi. Ngược lại, các nhà điều hành DLST phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và du khách. d. Tuân thủ chặt chẽ các quy đinh về sức chứa Khái niệm “sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội. Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượng khách đến một địa điểm vào cùng một thời điểm. Đứng ở góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa
  • 28. 18 khách du lịch mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn về không gian đối vớ mỗi du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ. Đứng ở góc độ sinh học: Sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra. Sức chứa này sẽ đạt tới giới hạn khi số lượng du khách và các tiện nghi mà họ sử dụng bắt đầu có những ảnh hưởng tới tập tục sinh họa của các loài thú hoang sã và làm cho hệ sinh thái bị xuống cấp (như làm phá vỡ tập quán kết bầy, làm đất bị xói mòn,…) Đứng ở góc độ tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá thì bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó khịu vì sự đông đúc và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác. Sức chứa này đạt tới ngưỡng khi có quá nhiều khách du lịch đến điểm tham quan làm du khách phải chịu nhiều tác động do du khách khác gây ra (như khó quan sát các loài thú hoang dã, đi lại, rác thải,…). Những tác động này làm giảm đáng kể sự hài lòng của du khách. Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá-xã hội, kinh tế-xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập. Ngoài ra, khi xác định sức chứa tại 1 điểm du lịch cũng cần quan tâm ở góc độ quản lý, sức chứa có thể được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giói hạn này thì năng lực quản lý (lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý...) của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội. e. Thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách du lịch. Việc thoả mãn mong muốn này của khách DLST về những kinh nghiêm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành DLST.
  • 29. 19 1.1.3.5. Tài nguyên DLST a. Khái niệm Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, đến việc hình thành các điểm, khu du lịch và hiệu quả kinh tế của các hoạt động dịch vụ. Theo luật du lịch Việt Nam: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.[20] Là loại hình du lịch phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, tài nguyên DLST là 1 bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch nó bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa được tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó. Tuy nhiên không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng thì mới được xem là tài nguyên DLST. b. Đặc điểm tài nguyên DLST - Tài nguyên DLST phong phú, đa dạng trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc có sức hấp dẫn lớn. - Tài nguyên DLST rất nhạy cảm với các tác động của con người - Tài nguyên DLST có thời gian khai thác khác nhau - Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư hoặc được khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm du lịch - Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài - Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên DLST phụ thuộc vào :
  • 30. 20 + Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vốn còn tiềm ẩn + Yêu cầu phát triển các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách DLST + Trình độ tổ chức quản lý đối với việc khai thác tài nguyên DLST, đặc biệt ở những nơi có hệ sinh thái nhạy cảm + Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng DLST c. Phân loại tài nguyên DLST Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên một số loại tài nguyên DLST chủ yếu thường được nghiên cứu khai thác nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch gồm : - Tài nguyên DLST tự nhiên : + Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các VQG, khu BTTN,…) + Các cảnh quan tự nhiên gắn với thủy văn như hồ, thác nước, suối nước nóng,… + Các cảnh quan tự nhiên gắn với địa hình như hang động, núi, gò, đồi,… + Các cảnh quan tự nhiên gắn với biển như bãi biển, vịnh, đảo san hô,…. - Tài nguyên DLST nhân văn : + Các hệ sinh thái nông nghiệp điển hình (vườn cây ăn quả, trang trại,….) + Các giá trị văn hóa được hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết,…. của cộng đồng. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái 1.1.4.1. Vị trí địa lý Là một hoạt động đặc trưng, du lịch chỉ có thể phát triển được trong những điều kiện cho phép và tùy thuộc vào đặc điểm vị trí địa lý từng vùng để đưa đến tiềm năng du lịch khác nhau. Đó chính là nét đa dạng tạo nên những chương trình
  • 31. 21 du lịch độc đáo của từng vùng, miền và cái đích cuối cùng là thu hút khách du lịch, tăng sự hiểu biết, tạo mối giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền. Vì vậy, khi xác định các điểm, tuyến DLST thì vị trí địa lý là yếu tố cơ sở, tiền đề quan trọng được xem xét đầu tiên trong không gian lãnh thổ. Đánh giá vị trí địa lý không chỉ là xác định tọa độ, ranh giới lãnh thổ, các mối quan hệ với các ngành khác mà còn phải đánh giá ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý đối với sự phát triển của ngành du lịch. Tức là phải xác định được vị trí tương đối của các điểm du lịch với các cửa khẩu quốc tế quan trọng, các thị trường khách du lịch lớn trong vùng và các vùng phụ cận, các tuyến giao thông chính, các bến cảng, sân bay,…. 1.1.4.2. Tài nguyên DLST Không giống các ngành dịch vụ khác khi mà sự phân bố bị quy định nhiều hơn bởi thị trường tiêu thụ, hoạt động du lịch có tính định hướng tài nguyên, liên quan mật thiết với sự phân bố tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành tổ chức lãnh thổ du lịch (các điểm du lịch, tuyến du lịch, trung tâm du lịch và các vùng du lịch). Đặc biệt đối với DLST – loại hình du lịch gắn với tự nhiên và văn hóa bản địa thì tài nguyên DLST là một trong những yếu tố tác động trực tiếp không chỉ đến sự hình thành mà còn đến ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của các điểm, tuyến DLST. Ảnh hưởng của tài nguyên DLST đến sự hình thành và phát triển các điểm, tuyến du lịch được thể hiện ở các khía cạnh sau: Quy mô hoạt động DLST ở một lãnh thổ được xác định trên cơ sở là sự phong phú, đa dạng, đặc sắc và độc đáo của nguồn tài nguyên DLST. Tài nguyên DLST cũng quyết định đến tính nhịp điệu và sức hấp dẫn của các điểm, tuyến DLST. Số lượng tài nguyên DLST vốn có, chất lượng và mức độ kết hợp các tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển các điểm, tuyến DLST của lãnh thổ đó. Nơi nào có nhiều tài nguyên có chất lượng cao, có nhiều hệ sinh thái độc đáo, đặc sắc, có sức hấp dẫn khách du lịch lớn và có mức độ kết hợp các tài nguyên DLST cao thì sẽ tạo nên những điểm, tuyến DLST hấp dẫn, thu hút khách du lịch và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 32. 22 1.1.4.3. Cơ sở hạ tầng (CSHT ) và cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) phục vụ du lịch Đối với sự phát triển du lịch, CSHT và CSVCKT là những nhân tố đảm bảo biến những tiềm năng của tài nguyên trở thành hiện thực. a. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch CSVCKT phục vụ du lịch bao gồm: cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống ; mạng lưới thương mại dịch vụ, cơ sở thể dục thể thao, vui chơi giải trí, cơ sở y tế,…. Đối với ngành du lịch, CSVCKT là yếu tố không thể thiếu để hình thành và phát triển các điểm, tuyến du lịch. CSVCKT sẽ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch về ăn, ở, đi lại và một số nhu cầu khác của khách du lịch. Trên cơ sở đó, nó sẽ góp phần quan trọng trong quá trình tạo ra và hiện thực các sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Vì vậy, muốn hình thành và phát triển các điểm, tuyến du lịch cần quan tâm đầu tư hoàn thiện hệ thống CSVCKT phục vụ du lịch. b. Cơ sở hạ tầng Bên cạnh hệ thống CSVCKT, hệ thống CSHT cũng có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển các điểm, tuyến du lịch. CSHT là những phương tiện vật chất của toàn xã hội, được xây dựng để phục vụ nhân dân địa phương, hỗ trợ các ngành kinh tế trong đó có ngành du lịch. CSHT bao gồm: Mạng lưới và phương tiện giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, mang lưới điện, hệ thống cấp thoát nước,... CSVCKT và CSHT là điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo nhu cầu đi lại tham quan, nhu cầu giao lưu trong nước và quốc tế, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của du khách cũng như các hoạt động phục vụ kinh doanh du lịch. Vì vậy, khi quy hoạch các điểm, tuyến du lịch cần quan tâm nhiều đến hệ thống này, coi đây là tiêu chí quan trọng để hình thành các điểm, tuyến du lịch. Như vậy có thể thấy đối với hoạt động du lịch nói chung, hệ thống CSVCKT và CSHT là yếu tố không thể không xem xét đến khi muốn hình thành và phát triển du lịch trên một lãnh thổ nhất định. Tuy nhiên, đối với DLST – loại hình du lịch dựa
  • 33. 23 vào thiên nhiên, về với thiên nhiên, có đi kèm các hoạt động bảo tồn và giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên đặc sắc, độc đáo nhưng lại rất nhạy cảm thì việc phát triển CSVCKT và CSHT phải luôn chú trọng đến việc bảo tồn tài nguyên, giảm tối thiểu mức độ tác động của con người đến tự nhiên. 1.2. Phương pháp đánh giá các điểm, tuyến DLST 1.2.1. Đánh giá điểm DLST Trên thế giới nhiều năm qua, phương pháp đánh giá tổng hợp được sử dụng khá phổ biến không chỉ đối với các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên mà còn cả đánh giá tài nguyên nhân văn. Riêng ở Việt Nam, trong thời gian gần đây do nhu cầu du lịch bắt đầu phát triển những công trình về đánh giá tổng hợp lãnh thổ cho mục đích du lịch được phát triển. Trong đó các tác giả như Phạm Trung Lương, Hồ Công Dũng, Đặng Duy Lợi,… đã đề cập đến các tiêu chí như: vị trí của điểm du lịch, độ hấp dẫn, CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch, thời gian hoạt động du lịch, sức chứa khách du lịch, độ bền vững của điểm du lịch và hiệu quả kinh tế Để đánh giá các điểm DLST ở tỉnh Nghệ An, đề tài đã sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp bằng cách lựa chọn các chỉ tiêu và cho điểm để xác định tiềm năng. Cụ thể đó là việc xem xét theo hai tiêu thức: Tiềm năng thu hút và tiềm năng khai thác của từng tài nguyên. Mỗi chỉ tiêu được phân cấp theo 4 bậc: Rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung bình và kém thuận lợi với điểm tương ứng là 4,3,2,1. 1.2.1.1. Đánh giá tiềm năng thu hút của điểm DLST a. Xác định chỉ tiêu Tiềm năng thu hút khách của điểm DLST được đánh giá dựa trên 3 chỉ tiêu : độ hấp dẫn, tính an toàn, tính liên kết [2] - Độ hấp dẫn Độ hấp dẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu khi đánh giá tiềm năng thu hút khách của điểm DLST. Độ hấp dẫn là yếu tố có tính tổng hợp, xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, địa hình, khí hậu và những nét độc đáo của các sự vật, hiện tượng. Độ hấp dẫn của điểm DLST được phân chia thành 4 cấp:
  • 34. 24 + Cao: Có trên 5 phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng văn hóa đặc sắc, có hệ sinh thái đa dạng, độc đáo, điển hình, được bảo tồn tốt và hình thành được trên 5 sản phẩm du lịch + Khá: Có 3-5 phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng văn hóa đặc sắc, có hệ sinh thái tương đối đa dạng, được bảo tồn khá tốt và hình thành được 3-5 sản phẩm du lịch + Trung bình: Có 1-2 phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng văn hóa đặc sắc, có tính đa dạng sinh học vừa phải và hình thành được không quá 2 sản phẩm du lịch + Kém: Không có phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng văn hóa đặc sắc, địa hình và cảnh quan đơn điệu không ấn tượng gì cho du khách, chỉ hình thành được 1 sản phẩm du lịch. - Tính an toàn : Tính an toàn của điểm DLST được đánh giá theo hai khía cạnh là sinh thái và xã hội. Tính an toàn của điểm DLST được chia thành 4 cấp : + Cao: Không xảy ra trường hợp mất ổn định nào về an ninh, sinh thái và thiên tai. Không có hiện tượng khủng bố, quấy nhiễu, trộm cắp, bắt cóc, trấn lột, bán hàng rong, ăn xin và không có dịch bệnh + Khá: Không có các đặc trưng riêng như trên. Tuy nhiên chỉ có các họat động ăn xin, quấy nhiễu, bán hàng rong nhưng không thường xuyên + Trung bình: Không có các đặc trưng như trên. Các hoạt động ăn xin, quấy nhiễu, bán hàng rong hoạt động mạnh. + Kém: xảy ra các hoạt động cướp giật, bắt cóc, dịch bệnh, đe dọa đến tính mạng và xâm phạm tài sản của khách du lịch - Tính liên kết Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động mang tính liên kết cao. Tính liên kết điểm DLST ở đây được đánh giá bằng sự có mặt của các điểm tài nguyên du lịch nằm lân cận điểm du lịch được xem xét trong phạm vi bán kính không quá 25km [2]
  • 35. 25 + Tốt : Có thêm ít nhất 4 điểm tài nguyên du lịch + Khá: Có thêm 2-3 điểm tài nguyên du lịch + Trung bình: Có thêm 1 điểm tài nguyên du lịch + Kém : Không có điểm tài nguyên du lịch nào khác có thể liên kết được b. Xác định hệ số các chỉ tiêu Mỗi chỉ tiêu đều có tác động đến tiềm năng thu hút khách du lịch theo các mức độ khác nhau. Chỉ tiêu có mức độ tác động lớn thì hệ số càng lớn. Trong 3 chỉ tiêu trên, "độ hấp dẫn" là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển của điểm DLST nên có hệ số 3. Trong khi đó, chỉ tiêu "tính an toàn" ít quan trọng hơn và có thể thay đổi bởi tác động của con người nên có hệ số 2. Chỉ tiêu "Tính liên kết" có hệ số 1. Từ đó, thang điểm đánh giá tiềm năng thu hút khách du lịch của điểm DLST như sau : Bảng 1.1 : Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng thu hút khách du lịch của điểm DLST [2], [10] TT Tiêu chí Trọng số Thang điểm Cao Khá Trung bình Kém 1 Độ hấp dẫn 3 12 9 6 3 2 Tính an toàn 2 8 6 4 2 3 Tính liên kết 1 4 3 2 1 Tổng số điểm 24 18 12 6 * Phân hạng kết quả - Điểm du lịch thu hút cao : 20 – 24 - Điểm du lịch thu hút khá: 15 - 19 - Điểm du lịch thu hút trung bình : 10 - 14 - Điểm du lịch thu hút kém: 6 - 9 1.2.1.2. Đánh giá tiềm năng khai thác của điểm du lịch sinh thái [2] a. Xác định chỉ tiêu - Sức chứa du lịch [2] Sức chứa du lịch phản ánh khả năng về quy mô triển khai hoạt động du lịch tại mỗi điểm du lịch. Sức chứa du lịch có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm hoạt động
  • 36. 26 của khách (số lượng, thời gian), đến khả năng chịu đựng của môi trường tự nhiên, xã hội. Ở bất kỳ điểm tiếp nhận du lịch nào thì khái niệm của sự phát triển bền vững đều liên quan đến sức chứa. Chỉ tiêu sức chứa khách du lịch để đánh giá tiềm năng khai thác của một điểm DLST được xác định theo 4 cấp : + Lớn: có khả năng tiếp nhận trên 1000 người/ngày, trên 250 người/lượt tham quan đối với điểm tài nguyên tự nhiên. Đối với điểm tài nguyên nhân văn, con số tương ứng là 500 người/ngày và 100 người/lượt. + Khá: có thể tiếp đón 500 - 1000 người /ngày, từ 150 - 250 người/lượt tham quan đối với điểm tài nguyên tự nhiên. Đối với điểm tài nguyên nhân văn, con số tương ứng là 300 - 500 người/ngày và 50 – 100 người/lượt. + Trung bình: có sức chứa 100 - 500 người/ngày, từ 50 - 150 người/lượt tham quan đối với điểm tài nguyên tự nhiên. Đối với điểm tài nguyên nhân văn, con số tương ứng là 100 - 300 người/ngày và 30 - 50 người/lượt + Nhỏ: có sức chứa dưới 100 người/ngày, dưới 50 người/lượt tham quan đối với điểm tài nguyên du lịch tự nhiên. Đối với điểm tài nguyên nhân văn, con số tương tứng là dưới 100 người/ngày và dưới 30 người/lượt. - Độ bền vững [2] Chỉ tiêu này nói lên mức độ phá hủy các thành phần tự nhiên tại các điểm du lịch hay nói cách khác là khả năng bền vững của các thành phần tự nhiên khi triển khai hoạt động du lịch + Cao: trong trường hợp điểm du lịch không có thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bị phá hoại, khả năng tự phục hồi cân bằng sinh thái của môi trường nhanh; công trình văn hóa lịch sử còn được bảo tồn tốt, không bị phá hoại bởi môi trường nhiệt đới ẩm và thiên tai, tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc trên 100 năm, hoạt động du lịch diễn ra liên tục. + Khá: trong trường hợp điểm du lịch có từ 1 - 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại nhưng ở mức độ không đáng kể, có khả năng tự phục hồi tương
  • 37. 27 đối nhanh; công trình văn hóa lịch sử có bị phá hoại, có khả năng phục chế nhanh, tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc từ 50 đến 100 năm, hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên. + Trung bình: trong trường hợp điểm du lịch có từ 1 - 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên, kinh tế - xã hội bị phá hoại đáng kể, phải có sự hỗ trợ tích cực của con người mới phục hồi nhanh được; công trình văn hóa lịch sử bị phá hoại tương đối, có khả năng sửa chữa và tôn tạo chậm, tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc từ 10 đến 50 năm, hoạt động du lịch có thể bị hạn chế. + Kém: trong trường hợp điểm du lịch có từ 2 - 3 thành phần tự nhiên bị phá hoại nặng, phải có sự hỗ trợ tích cực của con người mới phục hồi được nhưng rất chậm; công trình văn hóa lịch sử bị phá hoại nặng, khả năng phục chế nguyên trạng kém, tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc dưới 10 năm, hoạt động du lịch bị gián đoạn. - CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch [2] Đối với DLST, tuy hệ thống CSHT và CSVCKT không giữ vai trò quyết định đến sự phát triển của loại hình du lịch này nhưng khi đánh giá sự thu hút của một điểm DLST thì không thể không đề cập đến yếu tố này bởi lẽ đối với bất kỳ loại hình du lịch nào thì việc đảm bảo những nhu cầu cơ bản của khách du lịch là điều không thể thiếu. CSHT & CSVCKT phục vụ du lịch ở một điểm DLST được phân thành 4 cấp : + Tốt: Có CSHT và CSVCKT đồng bộ, đầy đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc tế. + Khá: Có CSHT và CSVCKT đồng bộ, đầy đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc gia + Trung bình: Có được một số CSHT và CSVCKT nhưng chưa đồng bộ, chưa đủ hiện đại, tiện nghi + Kém: CSHT và CSVCKT vẫn còn thiếu thốn mà nếu có thì chất lượng thấp và chỉ có tính chất tạm thời - Vị trí của điểm du lịch và khả năng tiếp cận điểm du lịch (tính từ trung tâm gửi khách gần nhất) [2]:
  • 38. 28 Chỉ tiêu này phản ánh vị trí tương đối giữa điểm tài nguyên với điểm phân phối khách và điều kiện đường giao thông cho phép tiếp cận điểm du lịch (tính thời gian tiếp cận chuẩn cho phương tiện là ô tô du lịch). Trong phạm vi đề tài tác giả xác định điểm phân phối khách là TP Vinh. Từ đó có thể phân loại các vị trí điểm du lịch như sau : + Rất thuận lợi : khoảng cách dưới 50km, hoặc thời gian đi đường ít hơn 1 giờ, có thể đi đến dễ dàng bằng 2 - 3 phương tiện thông dụng. + Khá thuận lợi: khoảng cách từ 50 đến 100 km, hoặc thời gian đi đường 1 - 2 giờ, có thể đi đến bằng 1 - 2 loại phương tiện thông dụng. + Thuận lợi trung bình: khoảng cách từ 100 đến 150 km, hoặc thời gian đi đường 2 - 3 giờ, có thể đi đến bằng 1 loại phương tiện thông dụng. + Kém thuận lợi: khoảng cách trên 150 km, hoặc thời gian đi đường trên 3 giờ, phương tiện vận tải khó khăn, nhiều hạn chế - Hiệu quả kinh tế [2]: Đối với mỗi điểm du lịch, để xác định được hiệu quả kinh tế trong tổng thể phát triển của vùng thường phải đưa ra những tiêu chuẩn đo lường về mặt kinh tế. Những tiêu chuẩn đó được sắp xếp thành 2 nhóm : Lợi nhuận = Tổng doanh thu – tổng chi phí Tỷ suất lợi nhuận = Tổng doanh thu/tổng chi phí Tuy nhiên hiện nay phần lớn các điểm du lịch tự nhiên ở tỉnh Nghệ An còn ở dạng tiềm năng, chỉ có một vài điểm được quản lý khai thác và đón khách, còn các điểm du lịch khác chủ yếu là tự phát và không bán vé tham quan nên rất khó để xác định doanh thu. Vì vậy việc xác định hiệu quả kinh tế tại các điểm DLST đươc thực hiện ở đây còn mang tính định tính và bằng phương pháp thực nghiệm là chủ yếu. Để đánh giá được hiệu quả kinh tế của các điểm du lịch tác giả căn cứ chủ yếu là số lượng, thành phần khách du lịch tham quan. Cụ thể : + Cao: Đã và đang được khai thác, đón khách du lịch nội địa và quốc tế thường xuyên + Khá: Đã và đang được khai thác, đón khách du lịch nội địa thường xuyên
  • 39. 29 + Trung bình : Đang được khai thác nhưng mức độ chưa cao, chủ yếu đón khách du lịch nội địa nhưng không thường xuyên + Kém : Đang ở dạng tiềm năng - Thời gian hoạt động du lịch (tính mùa)[3] Thời gian hoạt động du lịch là số ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức khỏe con người (được xác định thông qua mối tương quan giữa nhiệt độ và độ ẩm không khí ảnh hưởng tới sức khỏe con người) và số ngày có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch (số ngày có thời tiết khô ráo thuận lợi cho các hoạt động du lịch và số ngày có thể tiếp cận, khai thác các giá trị của tài nguyên cho việc thỏa mãn các nhu cầu của khách). + Rất dài: có hơn 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và trên 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khỏe con người. + Dài: có 150 - 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và 120 - 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khỏe con người. + Trung bình: có 100 - 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và 90 - 120 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khỏe con người. + Ngắn: có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và dưới 90 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khỏe con người. Khi đánh giá, trong trường hợp số thời gian thích hợp nhất của điều kiện khí hậu đối với sức khỏe con người và số thời gian triển khai tốt các hoạt động du lịch có khác biệt thì lấy số thời gian triển khai tốt các hoạt động du lịch làm tiêu chí chính để đánh giá. Có thể xác định thời gian có điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức khỏe con người bằng giản đồ thực nghiệm về tương quan nhiệt độ không khí và độ ẩm tuyệt đối trung bình của UNWTO. Thời gian trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch là thời gian của năm trừ đi những ngày có điều kiện thời tiết
  • 40. 30 đặc biệt không phù hợp với hoạt động du lịch như ngày mưa, bão, sương mù, tính thời vụ của tài nguyên. b. Xác định hệ số các chỉ tiêu DLST là một loại hình du lịch nhưng có đặc trưng là chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường và giữ vững tính đa dạng sinh học. Chính vì vậy hệ số của các chỉ tiêu "Độ bền vững", "sức chứa" và "CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch" được đánh giá ở hệ số 3. Các chỉ tiêu "Thời gian hoạt động du lịch" và "hiệu quả kinh tế" được đánh giá hệ số 2. Chỉ tiêu "vị trí điểm du lịch và khả năng tiếp cận điểm du lịch" có thể được thay đổi bởi tác động của con người nên xác định hệ số 1. Ta có bảng tổng hợp điểm đánh giá các chỉ tiêu xác định khả năng khai thác của điểm DLST như sau : Bảng 1.2 : Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng khai thác của điểm DLST TT Tiêu chí Trọng số Thang điểm Rất Thuận lợi Thuận lợi Thuận lợi trung bình Ít thuận lợi 1 Sức chứa khách du lịch 3 12 9 6 3 2 Độ bền vững 3 12 9 6 3 3 CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch 3 12 9 6 3 4 Thời gian hoạt động du lịch 2 8 6 4 2 5 Hiệu quả kinh tế 2 8 6 4 2 6 Vị trí điểm du lịch và khả năng tiếp cận điểm du lịch 1 4 3 2 1 Tổng số điểm 56 42 28 14 (Nguồn : Đề tài xây dựng trên cơ sở tham khảo tài liệu [2],[10]) * Phân hạng kết quả - Điểm du lịch khai thác rất thuận lợi: 47 – 56 - Điểm du lịch khai thác khá thuận lợi: 36 - 46
  • 41. 31 - Điểm du lịch khai thác thuận lợi trung bình : 25 - 35 - Điểm du lịch khai thác ít thuận lợi : 14 - 24 Như vậy, việc xác định mối tương quan giữa tiềm năng thu hút và tiềm năng khai thác của các điểm DLST trên địa bàn tỉnh và căn cứ vào tình hình cụ thể về nguồn vốn đầu tư từ ngân sách sẽ là cơ sở để xác định xem điểm DLST nào được ưu tiên đầu tư phát triển và đưa vào hoạt động. Ví dụ : Nếu một điểm DLST có tiềm năng thu hút cao và tiềm năng khai thác rất thuận lợi thì đương nhiên điểm DLST đó sẽ được ưu tiên đầu tư để đưa vào hoạt động trước hết Nếu một điểm DLST A có tiềm năng thu hút cao nhưng tiềm năng khai thác chỉ khá thuận lợi. Trong khi đó, một điểm DLST B khác có tiềm năng thu hút khá và tiềm năng khai thác rất thuận lợi. Để xác định điểm DLST nào được ưu tiên đầu tư trong trường hợp trên thì cần căn cứ vào nguồn ngân sách đầu tư cho du lịch của tỉnh. Cụ thể : nếu tỉnh có nguồn ngân sách dồi dào thì sẽ chọn điểm DLST A để ưu tiên đầu tư trước. Còn nếu nguồn ngân sách của tỉnh có hạn thì chọn điểm DLST B để ưu tiên đầu tư. Bảng 1.3. Đánh giá mức độ ưu tiên đầu tư phát triển dựa trên mối tương quan giữa tiềm năng thu hút và tiềm năng khai thác của các điểm DLST Tiềm năng thu hút Tiềm năng khai thác Cao Khá Trung bình Kém Rất thuận lợi Ưu tiên phát triển nhất Ưu tiên phát triển nhất Ưu tiên phát triển Không phát triển Khá thuận lợi Ưu tiên phát triển nhất Ưu tiên phát triển Phát triển Không phát triển Thuận lợi trung bình Ưu tiên phát triển Phát triển Phát triển Không phát triển Ít thuận lợi Không phát triển Không phát triển Không phát triển Không phát triển (Nguồn : Xử lý từ bảng 1.1 và bảng 1.2)
  • 42. 32 1.2.2. Đánh giá tuyến DLST [2] Thực tế sự phát triển của du lịch trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chứng minh luận điểm: các điểm du lịch sẽ thực sự được khai thác có hiệu quả khi được liên kết với các điểm du lịch khác và với các yếu tố kinh tế - xã hội khác. Và việc hình thành các tuyến du lịch là cách hiệu quả để tạo được các mối liên kết đó. Vì vậy, để đánh giá được giá trị của các tuyến du lịch cần xác định thông qua các chỉ tiêu: a. Xác định chỉ tiêu * Số lượng các điểm du lịch được xếp hạng Các tuyến du lịch được xác định bằng việc nối các điểm du lịch dựa trên hệ thống giao thông của lãnh thổ nghiên cứu. Tuyến du lịch càng có nhiều điểm DLST được xếp hạng cao thì càng hấp dẫn. Từ đó có thể phân bậc chỉ tiêu này như sau : - Nhiều: Có 3 điểm DLST trở lên được xếp hạng quốc gia hoặc quốc tế - Khá nhiều: Có 2 điểm DLST trở lên được xếp hạng quốc gia hoặc quốc tế - Trung bình: Có 1 điểm DLST trở lên được xếp hạng quốc gia hoặc quốc tế - Ít: Không có điểm DLST trở lên được xếp hạng quốc gia hoặc quốc tế * Sự kết hợp các loại hình điểm du lịch khác nhau trên tuyến du lịch Nếu một tuyến DLST có sự kết hợp càng nhiều loại hình điểm du lịch khác để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch phong phú thì tuyến du lịch đó càng có nhiều điều kiện để phát triển. Tuy nhiên cần lưu ý đến sự tương thích của các điểm du lịch khi xây dựng tuyến du lịch để đạt được hiệu quả cao nhất. Có thể phân chia chỉ tiêu này thành 4 cấp như sau : - Nhiều: Kết hợp trên 3 loại điểm du lịch khác và có thể tạo ra trên 4 sản phẩm du lịch - Khá nhiều: Kết hợp 2 - 3 loại điểm du lịch khác và có thể tạo ra 3 - 4 sản phẩm du lịch - Trung bình: Kết hợp 1 loại điểm du lịch khác và có thể tạo ra trên 1-2 sản phẩm du lịch - Ít: Không có sự kết hợp các loại điểm du lịch khác, sản phẩm du lịch đơn điệu
  • 43. 33 * Phương tiện sử dụng Nếu tuyến du lịch có thể sử dụng được càng nhiều loại phương tiện vận chuyển thì mức độ thuận lợi và hiệu quả hoạt động càng cao. - Nhiều : Có thể vận chuyển dễ dàng bằng 3 loại phương tiện trở lên - Khá nhiều : Có thể sử dụng được 2 loại phương tiện thông dụng - Trung bình : Chỉ vận chuyển được bằng 1 loại phương tiện - Ít : Các phương tiện vận chuyển khó khăn b. Xác định hệ số các chỉ tiêu Tương tự như đối với việc đáng giá điểm DLST, việc xác định hệ số các chỉ tiêu được thực hiện như sau : "Số lượng các điểm du lịch được xếp hạng" chiếm vị trí quan trọng nên hệ số 3 ; "Sự kết hợp các loại điểm du lịch khác" được xác định hệ số 2 ; "Phương tiện sử dụng trong tuyến" có thể được cải thiện bằng việc đầu tư CSHT giao thông nên có hệ số 1. Ta có bảng điểm tổng hợp sau : Bảng 1.4: Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tuyến DLST [2] TT Tiêu chí Trọng số Thang điểm Rất nhiều, thuận lợi Khá nhiều, thuận lợi Trung bình Ít, kém thuận lợi 1 Số lượng các điểm du lịch được xếp hạng 3 12 9 6 3 2 Sự kết hợp các loại điểm du lịch khác 2 8 6 4 2 3 Phương tiện sử dụng trong tuyến 1 4 3 2 1 Tổng số điểm 24 18 12 6 * Phân hạng kết quả - Tuyến du lịch rất hấp dẫn : 21 - 24 - Tuyến du lịch khá hấp dẫn : 16 - 20 - Tuyến du lịch hấp dẫn trung bình : 11-15 - Tuyến du lịch kém hấp dẫn : 6 – 10
  • 44. 34 1.3. Tình hình và xu hướng phát triển DLST trên thế giới và Việt Nam 1.3.1. Tình hình và xu hướng phát triển DLST trên thế giới Xuất phát từ những lợi ích DLST mang lại trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững, trong những năm gần đây nhu cầu DLST của khách du lịch đang ngày càng phổ biến và phát triển DLST là lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo đánh giá của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), trên phạm vị toàn cầu, lượng khách du lịch tham gia hoạt động DLST ở các vùng thiên nhiên hoang dã chiếm khoảng 7-10% lượng khách du lịch. Vì vậy, loại hình DLST đã và đang được nhiều quốc gia quan tâm đầu tư, phát triển và đã đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Ecuađo sử dụng khoản thu nhập từ DLST tại đảo Galaparos để giúp duy trì toàn bộ mạng lưới vườn quốc gia. Tại Nam Phi, DLST trở thành một biện pháp hiệu quả để nâng cao mức sống của người da đen ở nông thôn, những người da đen này ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động DLST. Chính phủ Ba lan cũng tích cực khuyến khích DLST và gần đây đã thiết lập một số vùng DLST của quốc gia để tăng cường công tác bảo vệ thiên nhiên và phát triển du lịch quốc gia. Tại Úc và Niuzeland, phần lớn các hoạt động du lịch đều hướng về DLST. Đây là ngành công nghiệp được xếp hạng cao trong nền kinh tế của cả hai nước này. Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều quốc gia thành công trong việc phát triển kinh tế. Điển hình có thể kể đến như Nhật Bản, Costa Rica, Quốc đảo Maldives,… DLST ở Nhật bản DLST của Nhật Bản thực sự trở thành một loại hình du lịch được quan tâm phát triển từ đầu những năm 1990, khi Ủy ban Môi trường (nay là Bộ Môi trường) Nhật Bản tiến hành nghiên cứu về các giải pháp phát triển DLST ở đảo Okinawa (đảo phía Nam Nhật Bản). Ủy ban Môi trường tham gia vào Liên minh Di sản Thế giới năm 1992. Cũng từ năm đó, các nhóm kinh doanh và hoạt động về DLST ở các địa phương bắt đầu tập hợp và họp bàn ở cấp toàn quốc. Năm 1994, Hiệp hội Bảo vệ Di sản Thiên nhiên Nhật Bản cho ra đời “Hướng dẫn về DLST”. Sau sự ra đời của một số Hiệp hội DLST tại một số địa phương là sự ra đời của Hội đồng Xúc
  • 45. 35 tiến DLST Nhật Bản năm 1998. Hội đồng này là cơ quan cao nhất của nhà nước đưa ra các chính sách phát triển DLST tại Nhật Bản hướng tới việc bảo tồn và phát triển bền vững của các nguồn tài nguyên tự nhiên, lịch sử, văn hóa của các vùng. Hội đồng bao gồm cả những đại diện của những cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (các bộ Môi trường; Đất đai, Cơ sở Hạ tầng, Giao thông và Du lịch; Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản …), các cơ quan quản lý nhà nước của địa phương, các hiệp hội du lịch, đại diện cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực DLST. Đứng đầu Hội đồng là Bộ truởng Bộ Môi trường Nhật Bản. Chính sách do Hội đồng Xúc tiến DLST đưa ra không chỉ tập trung trực tiếp vào việc xây dựng và phát triển loại hình du lịch này ở Nhật Bản mà còn liên quan tới bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, giảm các tác động tiêu cực của du lịch và nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường. DLST tại Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và ngày càng định hình rõ là một trào lưu của khách du lịch. DLST cũng đã trở thành một trong những hướng ưu tiên của chính phủ Nhật Bản, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bộ Môi trường trực tiếp đầu tư phát triển các mô hình thí điểm về DLST trong khoảng thời gian 3 năm. Các mô hình này được chia thành ba nhóm: nhóm các vùng bảo tồn tự nhiên (tại Shiretoko, Shirakami, Ogasawara, Yakushima), nhóm các vùng có nhiều khách du lịch (tại Urabandai, Bắc núi Phú Sĩ, Rokko, Sasebo), và nhóm các vùng có tài nguyên nhân văn đặc sắc đi cùng với những tài nguyên du lịch tự nhiên tái sinh (Tajiri, Hanno-naguri, Iida region, Kosei, Nanki-Kumano). Nội dung chính của các dự án này gồm: - Hình thành các “Hội đồng xúc tiến DLST địa phương” với sự tham gia của chính quyền địa phương, hướng dẫn viên, công ty lữ hành, các tổ chức phi lợi nhuận, giới nghiên cứu … - Xây dựng các quy định cho khách du lịch về bảo vệ môi trường tự nhiên - Phát triển nguồn nhân lực hay xây dựng các chương trình phát triển DLST tại các địa phương.
  • 46. 36 Bên cạnh các dự án phát triển DLST là một loạt các dự án nhằm sử dụng hữu hiệu hơn các vườn quốc gia. Tại Nhật Bản có 28 vườn quốc gia, đón nhận khoảng 370 triệu lượt khách một năm. Nhiều trong số này đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về môi trường, giao thông, rác thải do quá tải. Một loạt các dự án của Nhà nước được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề này cũng như xây dựng nền tảng cho phát triển bền vững tại các vườn quốc gia. Ví dụ như quy định về số lượng ô tô được ra vào 25 vườn quốc gia, tu tạo hệ thống đường mòn lên núi và bảo vệ thảm thực vật hai bên đường, trang bị hệ thống nhà vệ sinh tại các vùng núi, phát triển các hệ thống kiểm soát việc sử dụng các vườn quốc gia… Bộ Môi trường Nhật Bản cũng phối hợp với các cơ quan và tổ chức du lịch trong nước và quốc tế xây dựng và phổ biến các quy định và tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch bền vững tại các khu bảo tồn như “Hướng dẫn về du lịch tại các vườn và khu bảo tồn tại khu vực Đông Á”. DLST ở Costa Rica Với diện tích hơn 51 000 km2 – tuy chưa bằng vùng Rhônes Alpes nằm giữa sông Rhônes và dãy núi Alpes nổi tiếng của Pháp, nhưng đất nước nhỏ bé Costa Rica ở vùng Trung Mỹ, cất giấu đến 6 % các loài sinh vật của nhân loại và được mệnh danh là viện bào chế thuốc vĩ đại nhất mà thiên nhiên tặng cho loài người. Nhận thức được vai trò quan trọng của tự nhiên, chính quyền Costa Rica đã sớm thực hiện một cách quyết liệt và có hiệu quả các biện pháp nhằm bảo tồn những tài nguyên thiên nhiên quý giá. Các biện pháp này được thực hiện thông qua nhiều khâu từ giáo dục, đào tạo đến việc nâng cao đời sống cho người dân địa phương để họ vừa ý thức vừa không có nhu cầu săn bắt động vật quý hiếm, không khai thác bừa bãi bất kỳ một loài thảo mộc nào được coi là thần dược. Năm 1986 sau nhiều thập niên với chủ trương phá rừng để chăn nuôi và cải thiện đời sống cho người dân, tổng thống Oscar Arias là người đầu tiên "ký hòa ước" với Thiên nhiên : trong thời gian ngắn, gần 30 khu bảo tồn sinh thái đã liên tục được thành lập. Đồng thời, mỗi ngày, con em đều được giáo dục để hòa mình sống với môi trường thiên