SlideShare a Scribd company logo
1 of 147
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Thị Trúc Giang
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỈNH ĐỒNG THÁP
HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Thành Phố Hồ Chí Minh - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Thị Trúc Giang
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỈNH ĐỒNG THÁP
HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
Chuyên ngành: Địa Lý Học (trừ Địa Lý Tự Nhiên)
Mã số: 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN VĂN THÔNG
Thành Phố Hồ Chí Minh - 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực, được các đồng tác giả cho phép và sử dụng và chưa
từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào
khác.
Tác giả. Huỳnh Thị Trúc Giang
LỜI CẢM ƠN
Vài trăm năm về trước A. Anhxtanh đã từng nói “Mọi con đường đi đến
khoa học đều chông gai, nếu thiếu nhiệt tình và nghị lực thì không thể vượt
qua”. Sau một thời gian dài thực hiện nghiên cứu đề tài, đến nay luận văn “Phát
triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp – Hiện trạng và định hướng” đã được
hoàn thành, tôi được thêm một lần nữa trải nghiệm điều này.
Công trình được hoàn thành, bên cạnh sự cố gắng của bản thân thì không thể
thiếu được những sự giúp đỡ và hợp tác khác. Trước tiên, tôi xin chân thành bày tỏ
sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần văn Thông – người thầy đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành
luận văn này. Kính chúc thầy và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành
công.
Xin được gởi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Địa lí và Phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh,
Trường Đại học Đồng Tháp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận
văn.
Xin gởi lời cảm ơn đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Đồng
Tháp, Công ty cổ phần du lịch Đồng Tháp, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Sở
Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
đã giúp đỡ, góp ý nhiều thông tin và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận
văn.
Một lần nữa xin cho tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những sự quan
tâm từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cũng như sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cơ
quan ban ngành.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012
Tác giả. Huỳnh Thị Trúc Giang
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................ 3
LỜI CẢM ƠN .................................................................................. 4
MỤC LỤC ........................................................................................ 5
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢN
ĐỒ ..................................................................................................... 8
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................3
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. ......................................................3
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ...........................................................................7
7. Cấu trúc luận văn. .........................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG...................................................... 9
1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch................................................................9
1.1.1. Định nghĩa về du lịch....................................................................................9
1.1.2. Tài nguyên du lịch ......................................................................................11
1.1.3. Các loại hình du lịch...................................................................................14
1.1.4. Sản phẩm du lịch.........................................................................................16
1.2. Phát triển du lịch bền vững ......................................................................20
1.2.1. Khái niệm....................................................................................................20
1.2.2. So sánh giữa phát triển du lịch bền vững với du lịch Đại chúng................22
1.2.3. Mối quan hệ biện chứng giữa 3 bộ phận của phát triển du lịch bền vững
(lợi ích kinh tế; lợi ích văn hóa – xã hội; bảo vệ môi trường)..............................23
1.2.4. 10 nguyên tắc tiếp cận phát triển du lịch bền vững....................................25
1.2.5. Các tiêu chuẩn phát triển du lịch bền vững ................................................28
1.3. Khái quát về thực tiễn phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam..............31
1.3.1. Tình hình chung về phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 ...31
1.3.2. Mô hình phát triển du lịch bền vững ở một số địa phương ........................34
1.3.3. Vấn đề phát triển du lịch bền vững và bài học kinh nghiệm......................36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
VỮNG TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 ............ 39
2.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................39
2.2. Các nguồn lực phát triển du lịch ..............................................................42
2.2.1. Tài nguyên du lịch ......................................................................................42
2.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ..........................53
2.2.3. Lao động du lịch (số lượng và chất lượng).................................................64
2.2.4. Khả năng đầu tư phát triển du lịch..............................................................67
2.3. Thực trạng phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2001 –
2010.................................................................................................................69
2.3.1. Lợi ích kinh tế.............................................................................................69
2.3.2. Lợi ích văn hóa – xã hội .............................................................................79
2.3.3. Bảo tồn môi trường.....................................................................................81
2.4. Tiểu kết chương 2.....................................................................................90
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 92
3.1. Định hướng phát triển du lịch Đồng Tháp đến năm 2020.......................92
3.1.1. Cơ sở để xây dựng định hướng...................................................................92
3.1.2. Các chỉ tiêu dự báo .....................................................................................94
3.1.3. Các định hướng phát triển chủ yếu...........................................................103
3.2. Các giải pháp phát triển du lịch Đồng Tháp đến năm 2020 ..................107
3.2.1. Giải pháp về chính sách mở rộng thị trường ............................................107
3.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực: .......................................................108
3.2.3. Giải pháp về vốn.......................................................................................109
3.2.4. Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh...........109
3.2.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách du lịch cho phù hợp với các yêu cầu của một
nền kinh tế mũi nhọn ..........................................................................................110
3.2.6. Công tác quy hoạch...................................................................................110
3.3. Một số kiến nghị.....................................................................................111
3.3.1. Đối với Chính phủ ....................................................................................111
3.3.2. Đối với Tổng cục Du Lịch........................................................................111
3.3.3. Đối với tỉnh Đồng Tháp............................................................................111
PHẦN KẾT LUẬN...................................................................... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 118
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢN
ĐỒ
Số thứ tự Tên bảng, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ Trang
BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1 Một số đặc trưng của khí hậu tỉnh Đồng Tháp năm 2010 43
Bảng 2.2
Cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 -
2011
59
Bảng 2.3 Nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 - 2011 65
Bảng 2.4 Khách du lịch đến Đồng Tháp giai đoạn 2000 - 2011 70
Bảng 2.5 Doanh thu du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 - 2010 73
Bảng 2.6
Tổng sản phẩm tỉnh Đồng Tháp theo giá thực tế phân theo khu
vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2010
76
Bảng 2.7 Cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 – 2010 77
Bảng 3.1 Dự báo khách du lịch đến Đồng Tháp năm 2020 96
Bảng 3.2
Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình lượng khách du lịch đến
Đồng Tháp thời kỳ 2010 - 2020
96
Bảng 3.3 Dự báo nhu cầu khách sạn của Đồng Tháp đến năm 2020 97
Bảng 3.4
Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch tỉnh Đồng Tháp đến
năm 2020
98
Bảng 3.5
Dự báo chi tiêu trung bình một ngày của một du khách đến
Đồng Tháp
99
Bảng 3.6 Dự báo doanh thu xã hội từ du lịch Đồng Tháp đến năm 2020 100
Bảng 3.7
Dự báo chi tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Đồng Tháp
đến năm 2020
101
Bảng 3.8
Dự báo các nguồn vốn đầu tư du lịch Đồng Tháp thời kỳ 2010
– 2020
102
Số thứ tự Tên bảng, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ Trang
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Phân loại tài nguyên du lịch 14
Sơ đồ 1.2
Mối quan hệ biện chứng giữa ba bộ phận của phát triển du lịch
bền vững
23
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1
Sự phát triển cơ sở lưu trú tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 -
2010
60
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu nguồn lao động trực tiếp phục vụ du lịch năm 2011 65
Biểu đồ 2.3
Hiện trạng khách du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 -
2010
71
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh Đồng Tháp năm 2000 và 2010 74
BẢN ĐỒ
1 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp
2 Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Đồng Tháp
3 Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong quá trình tồn tại và phát triển con người rất cần được thỏa mãn những
nhu cầu của mình, trong đó có những nhu cầu thiết yếu nhất như ăn, mặc, ở, đi lại,
nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, … Tựu chung lại có thể chia làm ba nhu cầu, đó là nhu
cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu phát triển. Ngày nay, cùng với sự phát
triển vượt bậc và không ngừng của xã hội, của nền kinh tế tri thức đã đưa con người
thoát khỏi sự ràng buộc của nhu cầu sinh tồn mà hướng đến thỏa mãn nhu cầu cao
hơn, là nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu phát triển. Dưới sức ép ngày càng cao của xã
hội, của cuộc sống, của công việc luôn làm cho con người rơi vào tình trạng stress;
vì vậy mọi người rất cần được nghỉ ngơi, thư giãn nhằm khôi phục lại sức khỏe, tinh
thần. Do đó, hoạt động du lịch ngày càng trở thành một hoạt động không thể thiếu
trong đời sống hiện đại. Hiện nay, ngành du lịch được đánh giá là một trong các loại
hình dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần đắc lực vào công cuộc phát
triển kinh tế đất nước.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Nhận thấy vai trò to
lớn của ngành du lịch, Đảng và Nhà nước đã xác định “Du lịch là một ngành kinh tế
tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng
và xã hội hóa cao” (Pháp lệnh du lịch, 1999) và đề ra mục tiêu “Phát triển du lịch
thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IX, 2001) và “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong
đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước” (Chỉ thị 46/CT-TW của Ban Bí thư TW Đảng khóa VII,
1994).
Nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trên con sông Tiền rộng lớn, có
đường biên giới với đất nước Campuchia thuộc hai huyện Hồng Ngự và Tân Hồng,
Đồng Tháp là một tỉnh có khá nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội. Đồng
Tháp là một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười với hệ thống sông ngòi chằng
chịt. Là một tỉnh nông nghiệp lâu đời, sản xuất nhiều lương thực và các loại nông,
thủy sản có giá trị xuất khẩu. Có tài nguyên đất màu mỡ, xóm làng trù phú bốn bề
cây cối xanh tươi. Vì thế từ lâu Đồng Tháp được biết đến như một vựa lúa của cả
nước. Tuy nhiên, Đồng Tháp không nằm ngoài qui luật phát triển chung của xã hội
đang từng ngày vươn lên nhằm khẳng định vị thế của mình, biểu hiện đó là sự
chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, các ngành dịch vụ trong đó phải kể đến ngành du
lịch đang có những bước tiến mới.
Nhắc đến Đồng Tháp là nhắc đến một vùng đồng nước Tháp Mười mênh
mông vừa giàu về thiên nhiên sinh thái, vừa giàu về truyền thống cách mạng. Về
thăm Đồng Tháp du khách như được trở về với cội nguồn bởi nét hoang sơ thiên
nhiên, nhất là vào mùa nước nổi. Đến đây du khách có thể đến thăm khu di tích
Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thăm Vườn quốc gia Tràm Chim, khu di tích
Gò Tháp, di tích kiến trúc cổ Kiến An Cung, vườn cò Tháp Mười, khu căn cứ Xẻo
Quýt, làng hoa kiểng Tân Quy Đông, các vườn cây ăn trái ở Cao Lãnh, Châu
Thành, Lai Vung, … Đến với Đồng Tháp du khách sẽ được thưởng thức những thú
vị của sông nước, đặc sản sông nước, con người sông nước hiền hòa; đây là những
điều hết sức hấp dẫn du khách mọi nơi. Bên cạnh đó, hiện nay tỉnh cũng đã, đang và
tiếp tục có những đầu tư thích đáng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục
vụ cho nhu cầu du lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Thiên nhiên, truyền thống lịch sử và con người là những nguồn lực quý báu
trong hành trang vào thế kỷ XXI của Đồng Tháp để phát triển một nền kinh tế tổng
hợp, đa ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó có du lịch. Tuy
nhiên, sự phát triển hoạt động du lịch của tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng
đã có, đây là một bài toán cho du lịch tỉnh Đồng Tháp.Vấn đề này có nhiều nguyên
nhân, trong đó chủ yếu là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch của
tỉnh còn hạn chế, chất lượng và số lượng các dịch vụ còn thấp. Tài nguyên du lịch
hầu như chưa được khai thác và chưa sử dụng có hiệu quả; các khu vui chơi giải trí
có khả năng hấp dẫn nhằm kéo dài ngày lưu trú của du khách hầu như chưa có; sản
phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu làm hạn chế hoạt động và phát triển du lịch.
Xuất phát từ những thực tế trên thì việc nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh
Đồng Tháp trở nên là điều rất cần thiết và cấp bách, tạo đà thúc đẩy sự phát triển du
lịch cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Và đó là lí do để tôi
chọn và nghiên cứu đề tài: “Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp – hiện
trạng và định hướng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn vào việc phát triển du lịch bền vững.
- Phân tích hiện trạng phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp giai đoạn
2001 – 2010.
- Xác định phương hướng phát triển và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển
du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2020.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tổng quan và đúc kết cơ sở lý luận lí luận về phát triển du lịch bền vững.
- Khảo sát, kiểm kê nhằm thu thập tư liệu về các nguồn lực phát triển du lịch
của tỉnh Đồng Tháp.
- Phân tích thực trạng phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2001 -
2010.
- Xây dựng các định hướng và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển
du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2011 -2020.
4. Phạm vi nghiên cứu
 Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch bền vững.
 Không gian: Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
 Thời gian: Phân tích hiện trạng giai đoạn 2001 – 2010 và định hướng cho
giai đoạn 2011 -2020.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Các quan điểm nghiên cứu.
Phát triển du lịch và phát triển du lịch bền vững là một vấn đề ngày càng trở
nên quan trọng và cấp bách. Hoạt động này đã và đang có những đóng góp đáng kể
vào sự tiến bộ xã hội, vào việc phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân, vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của quốc
gia. Vì vậy, khi đề cập đến vấn đề phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp cần
dựa trên các quan điểm sau:
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống là một quan điểm khoa học chung, phổ biến và đặc
trưng của Địa lí học nói chung và trong nghiên cứu phát triển du lịch bền vững nói
riêng. Quan điểm này cho phép xem xét lãnh thổ nghiên cứu là một hệ thống với
nhiều khía cạnh có qui mô, bản chất khác nhau cùng tồn tại trong mối quan hệ tác
động qua lại; mặt khác lãnh thổ đó lại là một bộ phận của hệ thống cấp cao hơn và
có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác; đồng thời cũng xem xét các yếu tố
của hoạt động du lịch và phát triển du lịch bền vững trong mối liên hệ chặt ctrong
mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau tạo thành một hệ thống.
Quan điểm này không xem tỉnh Đồng Tháp là một đơn vị độc lập mà luôn
đặt nó trong các hệ thống cấu thành các lãnh thổ sản xuất lớn hơn. Mặt khác, bản
thân tỉnh Đồng Tháp cũng là một hệ thống kinh tế - xã hội được cấu thành bởi mối
quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, kinh tế, xã hội, dân cư, … Trong đó, du lịch
và phát triển du lịch cũng được xem là một hệ thống được hình thành từ các phân hệ
tài nguyên du lịch, du khaccũng được xem là một hệ thống được hình thành từ các
phân hệ tài nguyên du lịch, du khách, công trình kĩ thuật, cán bộ nhân viên du lịch
và phân hệ điều hành. Dựa vào quan điểm này giúp chúng ta nắm bắt, điều khiển và
định hướng được hoạt động của du lịch nói chung và của mỗi phân hệ nói riêng. Bất
kì sự thay đổi của một thành phần nào cũng sẽ làm ảnh hưởng đến các thành phần
khác và toàn bộ hệ thống.
5.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Trong nghiên cứu Địa lí nói chung và nghiên cứu hoạt động du lịch nói riêng
thì bất kì một sự vật, hiện tượng nào cũng đều gắn với một không gian lãnh thổ nhất
định. Quan điểm nghiên cứu này được vận dụng trong việc xác định không gian
phạm vi lãnh thổ nghiên cứu của đề tài. Mặt khác, vận dụng quan điểm này trong
nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp cũng nhằm đánh giá các yếu
tố của phát triển du lịch và sự phân hóa của chúng theo không gian lãnh thổ. Từ đó,
cho phép người nghiên cứu tìm ra được thế mạnh của từng địa phương trong phát
triển du lịch nhằm đưa ra kế hoạch phát triển một cách hợp lí và hiệu quả đảm bảo
sự phát triển bền vững.
5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Các quá trình kinh tế - xã hội luôn không ngừng vận động trong không gian
và biến đổi theo thời gian. Trong đó, quá trình hoạt động du lịch là một thể thống
nhất hoàn chỉnh, có quá trình hình thành, phát triển và biến đổi không ngừng. Hiện
trạng phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp là sự kế thừa của các quá trình trước đó,
đồng thời cũng là cơ sở để phát triển trong tương lai.
Vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh trong nghiên cứu phát triển du lịch
bền vững tỉnh Đồng Tháp là việc xem xét sự biến đổi của nó theo không gian và
thời gian nhằm rút ra được qui luật chung về sự phát triển của ngành, đánh giá một
cách đúng đắn về hiện trạng phát triển trong những điều kiện nhất định, đồng thời
dự báo và xác định đúng đắn về phương hướng, kế hoạch phát triển trong tương lai
cùng với những thay đổi của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, …
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững vừa là quan điểm, vừa là mục tiêu nghiên cứu. Phát triển
bền vững thể hiện ở việc đạt được hiệu quả cao trên cả 3 phương diện kinh tế - xã
hội – môi trường; cụ thể thể hiện ở việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
hợp lí, mang lại lợi ích kinh tế cao nhất, đảm bảo nguồn tài nguyên cho thế hệ mai
sau, đảm bảo cân bằng sinh thái và cải thiện môi trường tự nhiên.
Quan điểm này được vận dụng có ý nghĩa định hướng cho công tác phân
tích, đánh giá những thành tựu của hoạt động du lịch, cũng như đề ra các giải pháp
nhằm khai thác thế mạnh du lịch của lãnh thổ một cách hợp lí, hiệu quả và bền
vững.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu.
5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu, thông tin du lịch
Phương pháp này được sử dụng ngay sau khi đã xác định được hướng
nghiên cứu của đề tài. Đây là một phương pháp không thể thiếu được trong bất cứ
đề tài nghiên cứu nào vì nó sẽ giúp cho đề tài mang tính định lượng và đáng tin cậy
hơn.
Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện dựa trên nhiều nguồn tài liệu, số
liệu, thông tin khác nhau. Do vậy, phương pháp thu thập, xử lý số liệu, thông tin du
lịch là rất quan trọng và cần thiết. Những tài liệu, số liệu, thông tin thu thập được
phải mang tính chính xác, đầy đủ và cập nhật. Trên cơ sở thu thập được, tác giả tiến
hành xử lý, đối chiếu, so sánh để có được những nội dung khoa học, chính xác, đầy
đủ và đồng bộ về thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp, cũng như việc
đưa ra định hướng phát triển của ngành trong tương lai nhằm đảm bảo phát triển
bền vững.
5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Việc điều tra, khảo sát thực địa là một yêu cầu cần thiết để đánh giá được
thực trạng phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp nhằm đối chiếu với số liệu, thông tin
thu thập được; đồng thời bổ sung thêm những thông tin từ thực tế có liên quan đến
đề tài.
5.2.3. Phương pháp dự báo
Sử dụng phương pháp này nhằm đưa ra các số liệu dự báo về sự phát triền
của hoạt động kinh doanh du lịch trong tương lai. Đây là cơ sở quan trọng mang
tính chất định hướng, cũng như đề ra các giải pháp nhằm phát triển bền vững du
lịch tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
5.2.4. Phương pháp biểu đồ, bản đồ
Bản đồ là “ngôn ngữ thứ hai” của nghiên cứu Địa lí, thể hiện sự tổng hợp,
ngắn gọn và súc tích; đồng thời đó cũng là phương tiện trực quan hóa các yếu tố tự
nhiên, kinh tế - xã hội của lãnh thổ nói chung, của các yếu tố du lịch và sự phát triển
du lịch tỉnh Đồng Tháp nói riêng.
Biểu đồ được sử dụng để phản ánh qui mô, cơ cấu, động lực của các quá
trình hoạt động du lịch của tỉnh Đồng Tháp theo không gian và thời gian. Cùng với
bản đồ, biểu đồ làm cụ thể hóa các quá trình hoạt động du lịch của tỉnh, giúp việc
thể hiện kết quả nghiên cứu trở nên trực quan và sinh động hơn.
Đây là một phương pháp hữu hiệu giúp chúng ta có thể đánh giá hiện
trạng trực quan và sinh động hơn.
Đây là một phương pháp hữu hiệu giúp chúng ta có thể đánh giá hiện
trạng phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp, đồng thời đưa ra được những định hướng
và giải pháp hiệu quả trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp.
5.2.5. Phương pháp GIS (thông tin địa lý)
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả vận dụng các kiến thức về bản đồ kết
hợp với ứng dụng công nghệ GIS (với sự hỗ trợ đắc lực của các phần mềm máy
tính, đặc biệt là phần mềm MAPINFO) để thành lập các bản đồ có liên quan đến đề
tài.
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Trong phạm vi cả nước, vấn đề nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững
còn rất hạn chế. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan thì vấn đề này chỉ
mới hạn chế ở một số công trình nghiên cứu liên quan như:
- Tổng Cục Du Lịch đã phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới
triển khai nghiên cứu vấn đề du lịch bền vững dưới góc độ cộng đồng tại Sa Pa.
- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của PGS.TS. Phạm trung Lương: “Cơ sở khoa
học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.
- “Tổng quan du lịch” của TS. Trần Văn Thông.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đã đưa ra được những vấn đề lí
luận về phát triển du lịch bền vững và vấn đề phát triển du lịch bền vững ở Việt
Nam.
Tuy nhiên, vấn đề phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp thì cho đến
nay vẫn chưa có ai chính thức tiến hành nghiên cứu. Vì thế, đây cũng là cơ sở để tôi
tiến hành nghiên cứu vấn đề này.
7. Cấu trúc luận văn.
Phần mở đầu.
Phần nội dung.
+ Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững.
+ Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp giai
đoạn 2001 – 2010.
+ Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh
Đồng Tháp đến năm 2020.
Phần kết luận.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, đem lại hiệu quả cao về các mặt
kinh tế, xã hội và môi trường, đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội mang
tính toàn cầu và là nhu cầu cần thiết, phổ biến của mọi người.
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích,
một nhu cầu, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch
được xác định không chỉ là ngành kinh tế mà còn mang nội dung văn hóa sâu sắc,
có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế; góp
phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển đất nước nói chung, của từng địa
phương nói riêng.
1.1.1. Định nghĩa về du lịch
Trên thế giới, các học giả nghiên cứu về du lịch đã đưa ra các định nghĩa về
du lịch khác nhau tùy vào hoàn cảnh và góc độ nghiên cứu nên mỗi người có một
định nghĩa khác nhau về du lịch. Thuật ngữ du lịch ngày nay được sử dụng phổ biến
trên thế giới; tuy nhiên có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc thuật ngữ này. Điều
này đúng như nhận định của một chuyên gia về du lịch: “Đối với du lịch có bao
nhiêu tác giả thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Thoạt đầu, du lịch chỉ được hiểu là đi khỏi nơi cư trú thường xuyên nhằm
thực hiện một công việc gí đó. Theo tiếng Hi Lạp, du lịch gọi là “Tonos” có nghĩa
là đi một vòng; hay “Tour” (theo tiếng Pháp) có nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo
chơi; “Tourism” (theo tiếng Anh) xuất hiện khoảng năm 1800 và được sử dụng phổ
biến ngày nay. Ở Việt Nam, thuật ngữ du lịch được phiên âm theo tiếng Hán, trong
đó du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là sự từng trải. Như vậy, nhìn chung về
nguồn gốc của thuật ngữ này là cuộc hành trình đi một vòng, từ một nơi này đến
một nơi khác và có quay trở lại.
Cũng tương tự như vậy, có nhiều quan niệm không giống nhau về du lịch.
Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện ở Anh: “Du lịch là sự
phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục
đích giải trí”.
Theo Glusman (năm 1930) cho rằng: “Du lịch là sự chinh phục không gian
của những người đến một địa điểm, mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên”.
Theo Hunziker và Krapf: “Du lịch là tập hợp của các mối quan hệ và các
hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ở ngoài
địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên
quan đến hoạt động kiếm lời”.
Theo Liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức IUOTO
(International Union of Official Travel Organization) định nghĩa: “Du lịch được
hiểu là một hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên
của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải làm một nghề hay
một việc kiếm tiền sinh sống”.
Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/08 –
05/09/1963) thì đề cập đến các mối quan hệ với du lịch: “Du lịch là tổng hợp các
mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình
và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ở
ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc
của họ”.
Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: “Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng
loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm
cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”.
Theo I.I. Pirojnik (1985) cho rằng: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân
cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi
cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần,
nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá
trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.
Theo nhà kinh tế học người Áo Jozep Stander, nhìn từ góc độ du khách thì:
“Khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa
mãn sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế”.
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách, Azar đưa ra định nghĩa:
“Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang
một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú
hay nơi làm việc”.
Nhìn từ góc độ kinh tế, Nguyễn Cao Tường và Tô Đăng Hải cho rằng: “Du
lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải
trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên
cứu khoa học và các nhu cầu khác”.
Như vậy, có thể thấy rõ được sự khác nhau về quan niệm du lịch. Tuy nhiên
theo thời gian các quan niệm này dần hoàn thiện. Trong điều kiện của nước ta hiện
nay, quan niệm phổ biến được công nhận rộng rãi là quan niệm được trình bày trong
Luật du lịch Việt Nam. Trong Luật du lịch Việt Nam (năm 2005) tại điều 4, chương
1 thì du lịch được hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến
đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.1.2. Tài nguyên du lịch
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài
nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ, đến việc hình thành
chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch.
1.1.2.1. Định nghĩa
Có nhiều quan niệm khác nhau về tài nguyên du lịch.
Theo I.I. Pirojnik (năm 1985): “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự
nhiên, văn hóa – lịch sử và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi,
phát triển thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe của con người mà chúng
được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu
ở thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép”.
Theo Ngô Tất Hổ (năm 2000) thì cho rằng: “Tất cả giới tự nhiên và xã hội
loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành du lịch, có thể
sản sinh ra hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đều có thể gọi là tài nguyên du
lịch”.
Theo Luật du lịch Việt Nam (năm 2005) qui định tại điều 4, chương 1 thì cho
rằng: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử -
văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có
thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các
khu du lịch, diểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Từ những luận điểm trên có thể thấy được điểm chung là các quan niệm đều
đề cập đến các yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người tạo ra có sức hấp
dẫn với du khách. Vậy có thể đưa ra định nghĩa về tài nguyên du lịch như sau: “Tài
nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của
chúng có sức hấp dẫn với du khách; đã, đang và sẽ được khai thác, cũng như bảo
vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả và bền vững”.
1.1.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dang. Vì thế có nhiều cách phân loại
tài nguyên du lịch tùy thuộc vào việc sử dụng các tiêu chí khác nhau.
Năm 1997, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã phân tài nguyên du lịch
thành 3 loại với 9 nhóm tài nguyên, bao gồm:
• Loại cung cấp tiềm tàng, có 3 nhóm: văn hóa kinh điển, tự nhiên kinh điển,
vận động vui chơi.
• Loại cung cấp hiện tại, có 3 nhóm: giao thông, thiết bị, hình tượng tổng thể.
• Loại tài nguyên kỹ thuật, có 3 nhóm: khả năng hoạt động, cách thức, tiềm
lực khu vực.
Theo Ngô Tất Hổ (2000), tài nguyên du lịch được chia thành 3 hệ thống
(gồm: thiên nhiên, nhân văn, dịch vụ); 10 loại (gồm: cảnh quan địa văn, cảnh quan
thủy văn, khí hậu vi sinh vật, cảnh quan tự nhiên khác, di tích lịch sử, điểm nhân
văn hiện đại, điểm hấp dẫn nhân văn trừu tượng, hấp dẫn nhân văn khác, dịch vụ du
lịch, các dịch vụ khác); 95 kiểu và 3 bậc. Ông cho rằng 3 bậc này phản ánh qui mô
của tài nguyên dựa trên mức độ quan trọng và độ lớn của tài nguyên.
Theo G. Cazes – R. Lanquar – Y. Raynouard thì phân tài nguyên du lịch
thành các loại như sau:
• Tài nguyên thiên nhiên như khí hậu, địa hình, động vật và thực vật, …
• Tài nguyên văn hóa – xã hội như các cuộc trình diễn nghệ thuật, liên hoan
âm nhạc, hòa nhạc quốc tế, triễn lãm, hội thảo văn học, trình diễn thể thao, khoa học
và công nghệ, các thành phố hiện đại, các điểm khảo cổ và lịch sử.
• Tài nguyên thuộc nhóm kinh tế như các nhà máy, các trung tâm kỹ thuật;
kể cả những điều kiện kinh tế thuận lợi cho việc mua sắm, …
Ở nước ta, từ cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX, có một
số tác giả (Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Đặng Duy Lợi, Phạm
Trung Lương) đã phân thành 2 nhóm:
• Tài nguyên du lịch tự nhiên: bao gồm địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật.
• Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm có các loại di tích, lễ hội, làng nghề, văn
hóa – văn nghệ dân gian, ẩm thực, …
Trong Luật du lịch Việt Nam (năm 2005) thì tài nguyên du lịch cũng được
chia làm 2 nhóm cơ bản theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1. PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1.1.3. Các loại hình du lịch
Các hoạt động du lịch rất phong phú và đa dạng. Tùy theo yêu cầu và mục
đích khác nhau mà hoạt động đó được phân loại thành các loại hình du lịch khác
nhau.
Xét ở góc độ tổng quát, có thể phân thành 3 loại hình du lịch, gồm du lịch
sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch MICE.
1.1.3.1. Du lịch sinh thái (Ecotourism)
Theo Luật du lịch Việt Nam (năm 2005): “Du lịch sinh thái là hình thức du
lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của
cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.
Du lịch sinh thái còn có thể được hiểu bằng nhiều tên gọi khác nhau như:
• Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism).
• Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature – Based Tourism).
• Du lịch môi trường (Environmental Tourism).
TÀI NGUYÊN DU LỊCH
Tự nhiên Nhân văn
Địa
hình
Khí
hậu
Nguồn
nước
Sinh
vật
Di
tích
văn
hóa,
lịch
sử
Lễ
hội
Dân
tộc
học
Nhân
văn
khác
DI SẢN TỰ NHIÊN DI SẢN VĂN HÓA
DI SẢN HỖN HỢP
• Du lịch đặc thù (Particular Tourism).
• Du lịch xanh (Green Tourism).
• Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism).
• Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism).
• Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism).
• Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism).
• Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism).
• Du lịch bền vững (Sustainable Tourism).
Du lịch sinh thái là hoạt động nhằm thỏa mãn du khách về việc tìm hiểu các
hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa bản địa. Địa điểm tổ chức loại hình du lịch sinh thái
thường là những khu vực có hệ sinh thái còn tương đối hoang sơ, có phong cảnh
đẹp, văn hóa bản địa đang được bảo tồn gần như nguyên vẹn như các vườn quốc
gia, các khu dự trữ sinh quyển, các khu bảo tồn thiên nhiên, các làng, bản văn hóa,
… Loại hình này hiện đang thu hút sự chú ý của hầu hết các du khách yêu chuộng
thiên nhiên và văn hóa trên toàn thế giới.
1.1.3.2. Du lịch văn hóa
Theo Luật du lịch Việt Nam (năm 2005): “Du lịch văn hóa là hình thức du
lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng động nhằm bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”.
Du lịch văn hóa tức là nội dung văn hóa do du lịch – hiện tượng xã hội độc
đáo này thể hiện ra, là văn hóa do du khách và người làm công tác du lịch tích lũy
và sáng tạo ra trong hoạt động du lịch.
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết cho du khách về
lịch sử, kiến trúc, kinh tế - xã hội, lối sống và phong tục tập quán ở nơi họ đến
thăm. Địa điểm đến thăm của du khách có thể là các di tích văn hóa – lịch sử, bảo
tàng, lễ hội địa phương, liên hoan nghệ thuật, thể thao, …
1.1.3.3. Du lịch MICE
MICE là loại hình du lịch kết hợp với việc thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc
nghề nghiệp nào đó, như tham dự các hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện,
du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác.
MICE - viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention
(hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting
Incentive Conference Event.
Thành phần chính của loại hình MICE thường là những người đại diện cho
các giai cấp, Đảng phái, quốc gia, một hãng kinh doanh hay một công ty. Các đoàn
khách MICE thường rất đông (vài trăm khách) và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn
khách đi tour bình thường (do Ban tổ chức các hội nghị quốc tế bao giờ cũng đặt
phòng cho khách ở khách sạn 4 - 5 sao, dịch vụ cao, các tour sau hội nghị phải thiết
kế chuyên biệt theo yêu cầu, …).
MICE hiện là loại hình du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch
ở các nước. Địa điểm tổ chức loại hình du lịch này thường là ở các trung tâm thành
phố lớn với các yêu cầu đặc thù về cơ sở hạ tầng, hệ thống các dịch vụ đi kèm cũng
như các dịch vụ khác như: ăn uống, vui chơi, mua sắm, ... kết hợp với xây dựng các
tour du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, tổ chức party ngoài trời, xây dựng chương
trình team building, hội chợ thương mại, … cho du khách (Theo Trần Văn Thông).
1.1.4. Sản phẩm du lịch
1.1.4.1. Định nghĩa
Có rất nhiều định nghĩa liên quan đến sản phẩm du lịch.
“Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không
đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật
chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch”.
Sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình.
Theo Tiến sĩ Thu Trang Công Thị Nghĩa: “Sản phẩm du lịch là một loại sản
phẩm tiêu dùng đáp ứng cho nhu cầu của du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn ở và
giải trí”.
Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì sản phẩm du lịch bao gồm 2 mặt chính:
• Xuất phát từ đích tới du lịch, sản phẩm du lịch là chỉ toàn bộ dịch vụ của
nhà kinh doanh du lịch dựa vào vật thu hút du lịch và khởi sự du lịch, cung cấp cho
du khách để thỏa mãn nhu cầu hoạt động du lịch.
• Xuất phát từ góc độ người du lịch là chỉ quá trình du lịch một lần do du
khách bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được.
Tại điều 4, chương 1, Luật du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là
một tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong
chuyến đi du lịch”.
Một định nghĩa khác: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ
trên cơ sở khai thác hợp lí tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du
khách trong hoạt động du lịch”.
Ta có: Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Hàng hóa và dịch vụ du lịch.
Tóm lại có thể hiểu chung, sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch,
các hàng hóa và tiện nghi cho du khách, nó được tạo nên bởi các yếu tố tự nhiên và
nhân văn trên cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một cơ sở
nào đó.
1.1.4.2. Cơ cấu của sản phẩm du lịch
Nội dung cơ cấu cấu của sản phẩm du lịch rất phong phú, đa dạng liên quan
đến rất ngành nghề và có thể phân ra các thành phần chủ yếu sau:
Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách): bao gồm
các điểm du lịch, tuyến du lịch để thỏa mãn nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của
du khách; đó là những cảnh quan thiên nhiên đẹp, nổi tiếng, các kỳ quan, các di sản
văn hóa thế giới, các di tích lịch sử mang đậm nét đặc sắc văn hóa của các quốc gia,
các vùng, …
Cơ sở du lịch (điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch): bao gồm
mạng lưới cơ sở lưu trú như khách sạn, làng du lịch để phục vụ cho nhu cầu lưu trú
của du khách, cửa hàng phục vụ ăn uống, cơ sở kỹ thuật phục vụ cho vui chơi giải
trí của du khách, hệ thống các phương tiện vận chuyển nhằm phục vụ cho việc đi lại
của du khách.
Dịch vụ du lịch: đây được xem là hạt nhân của sản phẩm du lịch; việc thực
hiện nhu cầu chi tiêu du lịch của du khác không tách rời các loại dịch vụ mà nhà
kinh doanh du lịch cung cấp. Sản phẩm du lịch mà nhà kinh doanh du lịch cung cấp
cho du khách ngoài một số sản phẩm vật chất hữu hình như ăn, uống thì phần nhiều
thể hiện bằng các loại dịch vụ. Dịch vụ du lịch là một qui trình hoàn chỉnh, là sự
liên kết hợp lí các dịch vụ đơn lẻ tạo nên; do vậy phải tạo ra sự phối hợp hài hòa,
đồng bộ trong toàn bộ chỉnh thể để tạo ra sự đánh giá tốt của du khách về sản phẩm
du lịch hoàn chỉnh (Theo Trần Văn Thông).
1.1.4.3. Các đặc tính của sản phẩm du lịch
a. Tính tổng hợp
Hoạt động du lịch là hoạt động tổng hợp, bao gồm nhiều mặt như hoạt động
xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, giao lưu quốc tế; bên cạnh đó nhu cầu của du
khách cũng hết sức đa dạng, phong phú, vừa bao gồm nhu cầu đời sống vật chất cơ
bản vừa bao gồm nhu cầu cuộc sống tinh thần ở cấp cao hơn.
Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở sự kết hợp các loại dịch vụ
mà cơ sở kinh doanh du lịch cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, nó
vừa bao gồm sản phẩm lao động vật chất và phi vật chất. Mặt khác, tính tổng hợp
của sản phẩm du lịch thể hiện ở việc sản xuất liên quan đến rất nhiều ngành nghề và
bộ phận.
Do tính tổng hợp của sản phẩm du lịch mà các quốc gia, các vùng du lịch
phải tiến hành qui hoạch du lịch toàn diện.
b. Tính không dự trữ
Là một loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính chất “không thể dự
trữ” như sản phẩm vật chất nói chung, có nghĩa là không thể tồn kho.
Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch liền trao
quyền sử dụng liên quan trong thời gian qui định. Nếu sản phẩm du lịch chưa thể
bán ra kịp thời thì không thể thực hiện giá trị của nó, thiệt hại gây nên sẽ không bù
đắp được.
Đặc tính không thể dự trữ của sản phẩm du lịch cho thấy trong việc sản xuất
du lịch và thực hiện giá trị phải lấy việc mua thực tế của du khách làm tiền đề
(“khách hàng là thượng đế”).
c. Tính không thể chuyển dịch
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra song song cùng một thời gian và
không gian sản xuất ra chúng; vì vậy du khách chỉ có thể tiêu thụ ở nơi sản xuất ra
sản phẩm du lịch chứ không thể như sản phẩm vật chất nói chung có thể chuyển ra
khỏi nơi sản xuất và đem đi tiêu thụ ở một nơi khác.
Trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển dịch
quyền sở hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm
du lịch trong thời gian và địa điểm nhất định chứ không có quyền sở hữu sản phẩm.
Do tính không thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch, việc lưu thông sản
phẩm du lịch chỉ có thể biểu hiện ra qua việc thông tin về sản phẩm, nhờ thế dẫn
đến sự lưu động của du khách, hiệu suất và tốc độ thông tin về sản phẩm du lịch sẽ
ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cầu du lịch. Vì vậy mà công tác tuyên truyền quảng
cáo và tiếp thị du lịch có vai trò cực kì quan trọng trong công việc đưa sản phẩm du
lịch đến với du khách.
d. Tính dễ dao động (dễ bị thay đổi)
Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng và hạn chế
của nhiều nhân tố, trong đó dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn
bộ quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hưởng tới việc thực hiện giá trị sản
phẩm du lịch.
Con người luôn có nhu cầu khám phá, tìm hiểu cái mới; do vậy du khách ít
trung thành với một sản phẩm du lịch duy nhất, việc tiêu dùng sản phẩm du lịch
luôn thay đổi phụ thuộc vào trào lưu tiêu thụ du lịch và mốt du lịch.
Do tính dễ dao động của sản phẩm du lịch về sản xuất và tiêu thụ, nơi tới du
lịch phải tuân thủ qui luật phát triển theo tỉ lệ, làm tốt công tác qui hoạch du lịch,
thiết lập và xử lí đúng đắn quan hệ tỉ lệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố.
Các tổ chức kinh doanh du lịch cần lấy sự thay đổi nhu cầu của thị trường du
lịch làm căn cứ nhằm xác định sách lược kinh doanh, tiêu thụ linh hoạt, thúc đẩy
việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch.
e. Tính thời vụ
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ. Nguyên nhân là do lượng
cung sản phẩm du lịch khá ổn định trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi
đó nhu cầu thường xuyên thay đổi làm cho quan hệ cung – cầu cũng thay đổi, có thể
cung vượt cầu và cũng có thể cầu vượt cung, gây khó khăn lớn trong việc sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm du lịch (Theo Trần Văn Thông).
1.2. Phát triển du lịch bền vững
1.2.1. Khái niệm
Theo Ủy ban Thế giới về phát triển mô trường cho rằng: “Sự bền vững là sự
phát triển đáp ứng nhu cầu hôm nay mà không làm giảm bớt khả năng đáp ứng nhu
cầu của các thề hệ tương lai” (Liên Hiệp Quốc, 1984).
Ngoài ra, phát triển bền vững còn liên quan đến việc sử dụng dài hạn và khả
năng có thể bảo tồn được của nguồn tài nguyên, đồng thời đạt được 4 mục tiêu:
- Tiến bộ xã hội đáp ứng nhu cầu của mọi người.
- Bảo vệ môi trường hiệu quả.
- Sử dụng các nguồn tài nguyên một cách thận trọng và hợp lí.
- Duy trì được tốc độ phát triển kinh tế ào và bền vững.
Có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch bền vững. Theo WTO: “Du lịch
bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại
của du khách và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến công tác bảo tồn và
tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động động du lịch trong tương
lai “. (Tại hội nghị môi trường và phát triển của Liên Hiệp Quốc ở Rio de Janeiro –
Brasin năm 1992 ).
Theo WTTC (World committee on Environment and development, 1966 ):
“DLBV là đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo
những khả năng đáp ứng cho nhu cầu các thế hệ trong tương lai “.
Theo World conservation union (1996): “Việc di chuyển và tham quan đến
các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh
giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là trong quá
khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách
và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng
đồng địa phương “.
Tại điều 1 Hiến chương Phát triển du lịch bền vững, Lanzarote-Canary, Tây
Ban Nha (1995): “DLBV là đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch
trên cơ sở đảm bảo hài hòa các phúc lợi kinh tế - xã hội và môi trường (phát triển du
lịch cần dựa trên các tiêu chuẩn của tính bền vững: chịu đựng được về mặt sinh thái;
chấp nhận được về mặt kinh tế; bình đẵng về mặt đạo đức và văn hóa đối với Cộng
đồng địa phương) “.
Một khái niệm khác: “Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lí các
hoạt động du lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách
tới các vùng và các quốc gia du lịch. Quá trình quản lí này luôn hướng tới việc hạn
chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài do các hoạt động du lịch đưa lại”.
Vì thế, phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo và thỏa mãn 3 yếu tố sau:
- Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích
kinh tế, xã hội, văn hóa.
- Quá trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài.
- Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu
của các thế hệ tiếp theo.
1.2.2. So sánh giữa phát triển du lịch bền vững với du lịch Đại chúng
Du lịch đại chúng không được lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng cao công
tác bảo tồn hoặc giáo dục, không mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương
và có thể phá huỷ nhanh chóng các môi trường nhạy cảm. Và kết quả là có thể phá
huỷ hoặc làm thay đổi một cách không thể nhận ra được các nguồn lợi và văn hoá
mà chúng phụ thuộc vào. Ngược lại, Du lịch bền vững thì được lập kế hoạch một
cách cẩn thận từ lúc bắt đầu để mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương,
tôn trọng văn hoá, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và giáo dục du khách và cả cộng đồng
địa phương. Du lịch bền vững có thể tạo ra một lợi tức tương tự như du lịch đại
chúng, nhưng có nhiều lợi ích được nằm lại với cộng đồng địa phương và các nguồn
lợi tự nhiên, các giá trị văn hoá của vùng được bảo vệ.
Trong nhiều trường hợp, các hoạt động du lịch đại chúng trong quá khứ có
thể mang đến những tác động xấu đến bảo tồn biển do việc thiếu các điều khiển
quản lý và cơ chế lập kế hoạch hiệu quả. Ngược lại, du lịch bền vững có những kế
hoạch được suy nghĩ cẩn thận để giảm thiểu các tác động xấu của du lịch, đồng thời
còn đóng góp vào công tác bảo tồn và sức khoẻ của cộng đồng về cả mặt kinh tế và
xã hội. Du lịch bền vững cũng tạo ra lợi nhuận như du lịch đại chúng, tuy nhiên
cộng đồng địa phương được hưởng nhiều hơn từ lợi tức đó, và các nguồn lợi tài
nguyên thiên nhiên và văn hoá của vùng được bảo vệ. Trong một số trường hợp, các
hoạt động du lịch đại chúng trước đây đã gây ra những đe doạ cho bảo tồn biển do
thiếu các cơ chế quản lý và các kế hoạch hiểu quả. Ngược lại, du lich bền vững cân
nhắc tìm kiếm để giảm thiểu đến mức tối thiểu các tác động xấu của du lịch, trong
khi đóng góp cho bảo tồn và các giá trị tốt cho cộng đồng địa phượng, cả về kinh tế
và xã hội. Du lịch đại chúng không cung cấp nguồn quỹ tài trợ cho cả các chương
trình bảo tồn lẫn cộng đồng địa phương bảo vệ vùng tránh khỏi những hoạt động và
phát triển mà có thể gây hại đến cảnh đẹp tự nhiên của vùng. Những cơ hội và các
đe doạ có thể chỉ được điều khiển thông qua du lịch bền vững đã được lập kế hoạch
và quản lý cẩn thận.
 Phát triển du lịch bền vững:
- Được lập kế hoạch với 3 mục đích: lợi tức, môi trường và cộng đồng (3
chân).
- Thường được lập kế hoạch trước cùng các bên liên quan.
- Định hướng đến địa phương.
- Do địa phương điều khiển, ít nhất là 1 phần.
- Tập trung vào kinh nghiệm giáo dục.
- Bảo tồn nguồn lợi tự nhiên được xem là ưu tiên.
- Đánh giá văn hóa địa phương được xem là ưu tiên.
- Có nhiều lợi tức để lại cho cộng đồng địa phương.
 Du lịch dại chúng:
- Có 1 mục đích: lợi tức.
- Thường không được lập kế hoạch từ trước; chỉ đến lúc “xảy ra”.
- Định hướng đến du khách.
- Điều khiển bởi các nhóm bên ngoài.
- Tập trung làm giải trí cho du khách.
- Không ưu tiên cho bảo tồn.
- Không ưu tiên cho cộng đồng.
- Phần lớn lợi tức đưa về cho các nhà điều hành và nhà đầu tư bên ngoài.
1.2.3. Mối quan hệ biện chứng giữa 3 bộ phận của phát triển du lịch bền
vững (lợi ích kinh tế; lợi ích văn hóa – xã hội; bảo vệ môi trường)
Theo International Ecotourism Society (2004), mối quan hệ biện chứng giữa
3 bộ phận của phát triển du lịch bền vững (3 chân) bao gồm lợi ích kinh tế; lợi ích
văn hóa – xã hội; bảo vệ môi trường.
Sơ đồ 1.2. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA 3 BỘ PHẬN
CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
Lợi ích kinh tế
Du lịch bền vững đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những
thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên
liên quan khác càng tốt. Nó mang lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả người
xung quanh. Nó không bắt đầu một cách đơn giản để sau đó sụp đổ nhanh do các
hoạt động kinh doanh nghèo nàn.
Mỗi đơn vị kinh doanh du lịch có đủ 3 tiêu chí trên thì sẽ” kinh doanh tốt
nhờ làm tốt”. Điều này có nghĩa là việc thực hiện kinh doanh du lịch trong nhiều
cách có thể không phá huỷ các nguồn lợi tự nhiên, văn hoá và kinh tế, nhưng cũng
khuyến khích đánh giá cao những nguồn lợi mà du lịch phụ thuộc vào. Việc kinh
doanh mà được thực hiện dựa trên 3 tiêu chí này có thể tăng cường việc bảo tồn
nguồn lợi tự nhiên, đánh giá cao giá trị văn hoá và mang lợi tức đến cho cộng đồng
và có thể cũng sẽ thu lợi tức.
Lợi ích văn hóa – xã hội
Tôn trọng văn hóa và truyền thống của địa phương (không gây hại đến các
cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện).
Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour
và các nhà quản lý du lịch) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát
Lợi ích văn hóa – xã hội
Lợi ích kinh tế Bảo tồn môi trường
DU LỊCH BỀN VỮNG
triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ trong việc bảo tồn
văn hóa.
Bảo vệ môi trường
Du lịch bền vững giảm thiểu các tác động đến môi trường (thực, động vật;
các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống; sử dụng năng lượng và ô nhiễm, …) và cố gắng
đến mức cao nhất có lợi cho môi trường.
1.2.4. 10 nguyên tắc tiếp cận phát triển du lịch bền vững
Nguyên tắc 1: Nhận thức (Recognise)
Nhận thức có nghĩa là nhận biết và hiểu được những nội dung thông qua
việc thực hiện những nghiên cứu và phân tích trước khi thực hiện chương trình quản
lý môi trường (xác định các chỉ tiêu môi trường như sức chứa hợp lý lượng du khch
tại các điểm du lịch).
Khía cạnh vật lý học: Thể hiện qua số lượng tối đa du khách mà điểm
du lịch có thể tiếp nhận được.
Công thức tính sức chứa:
Trong đó: CPI: Sức chứa thường xuyên.
AR: Diện tích của điểm du lịch sử dụng cho du khách.
a: Tiêu chuẩn diện tích trung bình / du khách.
Khía cạnh vật lý học :
Diện tích trung bình / du khách theo các loại hình du lịch như sau:
 Nghỉ dưỡng biển : 30 – 40 m2
/ người.
 Picnic : 40 – 60 m2
/ người.
 Thể thao : 200 – 400 m2
/ người.
 Cắm trại : 100 – 200 m2
/ người.
Tổng số du khách có thể tham quan trong 1 ngày:
∑ DK/ngày = Sức chứa * Hệ số luân chuyển
Thời gian mở cửa cho DK tham quan
Thời gian TB/1 lần tham quan
a
AR
CPI =
Hệ số luân chuyển =
Khía cạnh sinh học: Cân đối lượng du khách với khả năng tiếp nhận
của môi trường sinh thái để không làm ảnh hưởng đến tập tục sinh hoạt của các loài
thú hoang dã, hệ sinh thái xuống cấp, xói mòn đất.
Khía cạnh tâm lý học: Xác định giới hạn lượng du khách để đảm bảo
mức độ thỏa mãn của du khách.
Khía cạnh xã hội: Giới hạn lượng du khách để giảm tải tác động tiêu
cực của du lịch đến đời sống văn hóa – xã hội và kinh tế của điểm du lịch, vùng du
lịch.
Khía cạnh quản lý: Sức chứa được hiểu là lượng du khách tối đa mà
khu du lịch có thể phục vụ được, đảm bảo khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động
của du khách.
Nguyên tắc 2: Từ chối (Refuse)
Đối với doanh nghiệp du lịch, cách đơn giản nhất trong việc thực hiện
chương trình quản lý môi trường là từ chối không tiến hành những hoạt động gây
tác hại đến môi trường (Ví dụ: Từ chối thiết bị làm lạnh có chứa khí CFC gây tác
hại đến tầng khí quyển; không biến đổi bản sắc văn hóa để hợp với thị hiếu của du
khách nước ngoài).
Nguyên tắc 3: Giảm chất thải (Reduce)
Giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc phục hồi tổn
hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng du lịch.
Thực hiện nguyên tắc “Ai gây ô nhiễm phải trả tiền “ trở thành thông lệ
Quốc tế sẽ có tác động lớn đến bảo vệ môi trường.
Nguyên tắc 4: Thay thế (Replace)
Doanh nghiệp du lịch thay thế những sản phẩm độc hại bằng các sản phẩm
thân thiện hơn với môi trường (Ví dụ: Khách sạn sử dụng những hóa chất ít gây độc
hại hơn trong việc giặt là; tẩy rửa bồn cầu; thay túi nhựa plastic bằng túi vải hoặc
giấy đựng và trả đồ cho du khách, …).
Nguyên tắc 5: Sử dụng lại (Re – use)
Xem xét các chất thải và nguồn cung ứng có thể tái sử dụng được hay không
(Ví dụ: Đối với hoạt động vận tải của doanh nghiệp du lịch có thể sử dụng lại những
hóa chất dùng cho động cơ và thiết bị bảo dưỡng).
Nguyên tắc 6: Tái chế (Recycle)
Các chất thải có thể được tái chế để tạo ra những sản phẩm mới (Tái chế thức
ăn dư thừa của các nhà hàng thành thức ăn cho gia súc và làm phân hữu cơ; Tái chế
nhựa plastic thành các sản phẩm hữu ích khác, …).
Nguyên tắc 7: Tái cơ cấu (Re-engineer)
Tái cơ cấu được hiểu là đặc trưng của hoạt động nghiên cứu và phát triển;
trong việc mua sắm và giới thiệu những sản phẩm mới (Ví dụ: Sử dụng các hộp các
tông tái chế thay thế hộp bằng polystyrene để đựng thức ăn tiết kiệm tiền và giảm
chất thải đáng kể).
Nguyên tắc 8: Đào tạo lại (Retrain)
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng, các doanh nghiệp xây dựng lợi
thế cạnh tranh dựa trên chất lượng dịch vụ; chính vì vậy mà việc đào tạo nhân viên
ngày càng trở nên quan trọng (Ví dụ: Đội ngũ nhân viên du lịch thuyết phục du
khách đi du lịch bằng xe đạp vào làng du lịch chứ không nên đi bằng ô tô).
Nguyên tắc 9: Khen thưởng (Reward)
Khen thưởng là một động lực kích thích sự phấn đấu và cống hiến của cán
bộ, nhân viên du lịch trong việc tạo ra hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh du
lịch (như tặng bằng khen, tiền thưởng, nâng bậc lương, …).
Nguyên tắc 10: Giáo dục lại (Re – educate)
Việc thay đổi hành vi và thái độ của mỗi người có vai trò quan trọng trong
việc bảo vệ và khắc phục những hậu quả môi trường. Nội dung của nguyên tắc gồm
nhận thức về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giới thiệu cho du khách về
chất lượng môi trường trong sản phẩm du lịch (Theo Trần Văn Thông).
1.2.5. Các tiêu chuẩn phát triển du lịch bền vững
Tháng 10/2008 Nhà sáng lập đồng thời là Chủ tịch quỹ tài trợ Liên Hiệp
Quốc (United Nations Foundation); Ông Ted Turner đã tập hợp liên minh rừng
nhiệt đới - chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Tổ chức du lịch
Thế Giới (UNWTO) nhằm công bố tiêu chí du lịch bền vững toàn cầu lần đầu tiên
tại hội nghị Bảo tồn Thế Giới của IUCN.
 Một số lợi ích của bộ tiêu chuẩn phát triển du lịch bền vững
- Định hướng bền vững hóa các hình thức kinh doanh ở mọi cấp độ và
hướng các nhà kinh doanh lựa chọn chương trình du lịch bền vững để đáp ứng tiêu
chuẩn toàn cầu.
- Hướng dẫn các đại lý du lịch lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ du lịch
bền vững.
- Giúp đỡ du khách nhận biết các hoạt động và chương trình du lịch bền
vững.
- Cung cấp phương tiện thông tin nhận đinh về các nhà cung cấp dịch vụ du
lịch bền vững.
- Chỉ ra điểm khởi đầu để phát triển du lịch bền vững cho các chương trình
của chính phủ, tổ chức phi chính phủ và tư nhân.
- Là cơ sở định hướng cho chương trình giáo dục và đào tạo về du lịch.
- Đảm bảo rằng tiêu chuẩn của chứng chỉ và các chương trình tình nguyện
đáp ứng được những tiêu chí đã được công nhận rộng rãi.
1.2.5.1. Quản lý hiệu quả và bền vững
Các công ty du lịch cần thực thi một hệ thống quản lý bền vững, phù hợp với
quy mô và thực lực của mình để bao quát các vấn đề môi trường, văn hóa –xã hội,
chất lượng, sức khỏe và môi trường.
Tuân thủ các điều luật và quy định có liên quan trong khu vực và quốc tế.
Tất cả nhân viên được đào tạo định kỳ về vai trò của họ trong quản lý môi
trường, văn hóa – xã hội, sức khỏe và thói quen an toàn.
Cần đánh giá sự hài lòng của du khách để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Quảng cáo đúng sự thật và không hứa hẹn những điều không có trong
chương trình kinh doanh.
Cung cấp thông tin cho du khách về môi trường xung quanh, văn hóa bản
địa, đồng thời giải thích cho du khách những hành vi thích hợp khi tham quan các
khu vực tự nhiên, các nền văn hóa và các địa điểm di sản văn hóa.
Thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng cần:
- Chấp hành những quy định về bảo tồn di sản tại địa phương trong công tác
thiết kế, đánh giá tác động, quyền sở hữu đất đai và lợi nhuận thu được.
- Áp dụng các phương pháp xây dựng bền vững thích hợp tại địa phương.
1.2.5.2. Gia tăng lợi ích kinh tế - xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực
đến cộng đồng địa phương
Công ty du lịch tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng xã hội
và phát triển cộng đồng như xây dựng công trình giáo dục, y tế và hệ thống thoát
nước.
Sử dụng lao động địa phương, có thể tổ chức đào tạo nếu thấy cần thiết, kể
cả đối với vị trí quản lý.
Các dịch vụ và hàng hóa địa phương nên được các doanh nghiệp bày bán
rộng rãi ở mọi nơi có thể.
Công ty du lịch cung cấp phương tiện cho các doanh nghiệp nhỏ tại địa
phương để kinh doanh các sản phẩm bền vững dựa trên đặc thù về thiên nhiên, văn
hóa, lịch sử của địa phương (kể cả ẩm thực, quà lưu niệm, nghệ thuật biễu diễn và
hàng nông sản).
Thiết lập một hệ thống quy định cho các hoạt động tại cộng đồng, với sự hợp
tác và đồng ý của cộng đồng.
Công ty phải thi hành chính sách chống bốc lột thương mại, đặc biệt đối với
trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm cả hành vi bốc lột tình dục.
Đối xử công bằng trong việc sử dụng lao động nữ, lao động của các dân tộc
thiểu số, kể cả ở vị trí quản lý, đồng thời hạn chế lao động trẻ em.
Các hoạt động của công ty không được gây nguy hiểm cho nguồn dự trữ cơ
bản như nước, năng lượng hay hệ thống thoát nước của cộng đồng lân cận.
1.2.5.3. Gia tăng lợi ích đối với các di sản và giảm nhẹ tác động tiêu cực
Tuân thủ các hướng dẫn và quy định về hành vi ứng xử khi tham quan các
điểm văn hóa hay lịch sử, nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách.
Đồ tạo tác khảo cổ hay lịch sử không được phép mua bán hay trưng bày, trừ
khi được pháp luật cho phép.
Có trách nhiệm đóng góp cho công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, khảo
cổ và các tài sản có ý nghĩa về mặt tinh thần, tuyệt đối không cản trở việc tiếp xúc
của cư dân địa phương.
Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng địa phương khi sử dụng nghệ
thuật, kiến trúc hay các di sản văn hóa của địa phương trong hoạt động kinh doanh,
thiết kế, trang trí, ẩm thực.
1.2.5.4. Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên:
- Ưu tiên buôn bán những sản phẩm thân thiện với môi trường như vật liệu
xây dựng, thức ăn và hàng tiêu dùng.
- Tính toán mức tiêu thụ năng lượng, sử dụng năng lượng tái sinh.
- Kiểm soát mức tiêu dùng nước sạch; sử dụng tiết kiệm nước.
Giảm ô nhiễm:
- Kiểm soát lượng khí thải nhà kính, thay mới các dây chuyền sản xuất
nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính, hướng đến cân bằng khí hậu.
- Nước thải, bao gồm nước thải sinh hoạt phải được xử lý triệt để và tái sử
dụng.
- Hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn, thuốc tẩy;
thay thế bằng các sản phẩm không độc hại, quản lý chặt chẽ các hóa chất được sử
dụng.
- Áp dụng các quy định giảm thiểu tiếng ồn, ánh sáng , nước thải, hợp chất
gây suy giảm tầng ozon và chất làm gây ô nhiểm không khí, đất.
Bảo tồn đa dang sinh học, đa dạng sinh thái và cảnh quan thiên nhiên:
- Các loài sinh vật hoang dã khai thác từ tự nhiên, trưng bày hay mua bán
phải tuân theo quy định nhằm bảo đảm việc sử dụng là bền vững.
- Không được bắt giữ các loài sinh vật hoang dã, trừ khi đó là hoạt động
điều hòa sinh thái.
1.3. Khái quát về thực tiễn phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình chung về phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010
Thế giới có nhiều biến động, nhiều yếu tố mới vừa là cơ hội, vừa là thách
thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam,đồng thời cũng tác động
trực tiếp đến ngành du lịch.
Bối cảnh trong nước có nhiều thuận lợi cũng như khó khăn đan xen nhau đòi
hỏi ngành du lịch phải khai thác được những điểm mạnh trở thành yếu tố thuận lợi
và khắc phục những điểm yếu, hạn chế để vượt lên khó khăn, trở ngại.
 Tình hình phát triển du lịch Việt Nam:
Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng nhanh và liên tục
trong nhiều năm nhưng chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng (5 triệu lượt
khách năm 2012); tỷ trọng khách du lịch thuần túy chi trả cao và nghỉ dưỡng dài
ngày còn thấp. Khách du lịch nội địa tăng nhanh chóng (trên 28 triệu lượt năm
2010); khách du lịch ra nước ngoài đang có xu hướng tăng trưởng rõ rệt.
Thu nhập du lịch ngày càng cao (96.000 tỷ đồng năm 2010), chiếm tỷ trọng
đáng kể trong GDP. Tuy nhiên so với tiềm năng và quy mô phát triển thì thu nhập
du lịch chưa cân xứng, thể hiện hiệu quả kinh tế doanh thấp, hàm lượng giá trị gia
tăng còn thấp 95,25% GDP năm 2009).
Đầu tư du lịch được đẩy mạnh, đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò
quan trọng dẫn dắt phát triển du lịch. Đầu tư của khu vực tư nhân tăng nhanh, tuy có
những đột phá năng động nhưng tầm cỡ quy mô còn manh mún, dàn trải, tự phát và
thiếu đồng bộ, liên hoàn nên hiệu quả tổng thể không cao.
Kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và thu hút
được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Nhiều công trình giao thông, sân bay
được cải tạo và đầu tư mới; cơ sở vật chất các khu du lịch được đầu tư, nâng cấp
từng bước tạo điều kiện mở đường cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên tính đồng bộ
và hiện đại của hạ tầng du lịch và liê quan vẫn chưa đảm bảo yêu cầu của ngành
dịch vụ hiện đại và hội nhập.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển
nhanh, chất lượng được nâng lên một bước; nhiều khu du lịch, resorts, khu giải trí,
khách sạn cao cấp đạt trình độ quốc tế đã hình thành nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ
chưa làm thay đổi căn bản diện mạo của ngành; chưa hình thành được hệ thống các
khu du lịch quốc gia với thương hiệu nổi bật.
Ngành du lịch tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho xã hội (hàng năm tạo
thêm 30.000 – 40.000 việc làm trực tiếp). Chất lượng nhân lực du lịch qua đào tạo
và kinh nghiệm thực tiễn ngày càng đươc nâng lên nhờ những nỗ lực của ngành và
hỗ trợ của quốc tế trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch; hệ thống cơ sơ
đào tạo du lịch ngày càng mở rộng và nâng cấp. Tuy vậy, mặt bằng chung chất
lượng nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ
năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ.
Sản phẩm du lịch đã có đổi mới, phát triển đa dạng hơn nhưng chất lượng
còn nghèo nàn, đơn sơ; thiếu tính độc đáo, đặc sắc; thiếu đồng bộ và liên kết chưa
cao và ít sáng tạo. Sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng giá trị giá tăng cao chiếm tỷ
trọng nhỏ, nhiều sản phẩm trùng lắp, suy thoái nhanh.
Thị trường du lịch đã từng bước được lựa chọn theo mục tiêu. Tuy nhiên,
công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều yếu kém, chưa thực sự đi trước một bước.
Khai thác, thu hút thị trường còn dừng ở bề nổi, thụ động; chưa phân đoạn và chưa
có tiêu điểm tập trung.
Công tác xúc tiến quảng bá được triển khai khá sôi động trong và ngoài nước
nhưng tính chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao, mới dừng ở quảng bá hình ảnh
chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương
hiệu. Một số địa danh du lịch được quốc tế biết đến như Hạ Long, Sa Pa, Hà Nội,
Huế, Hội An, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh, … nhưng hình ảnh vẫn chưa đậm
nét.
Công tác quản lý nhà nước về du lịch dần được đổi mới; Luật du lịch và các
luật, pháp lệnh liên quan, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành dần hoàn
thiện và áp dụng trong thực tế. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của ngành có nhiều thay
đổi; hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao, còn chồng chéo trong quản lý liên ngành,
liên vùng. Công tác quy hoạch phát triển du lịch cả nước đã đi vào thực tiễn, hầu hết
các địa phương đã có huy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Tuy nhiên, công tác
quản lý và thực hiện quy hoạch du lịch còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa được như
mong nuốn.
Việc khai thác tài nguyên du lịch không ngừng được mở rộng nhưng do thiếu
kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn nên kém hiệu quả và bền vững; các di
tích, di sản đã phát huy giá trị phục vụ du lịch nhưng sự chủ động liên kết khai thác
chưa cao; công tác bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường đã được chú trọng nhưng
hiệu quả thực thi thấp, ô nhiễm môi trường diễn ra nhiều nơi. Vấn đề vệ sinh, trật
tự, an ninh, an toàn xã hội vẫn còn tồn tại phổ biến.
Nhận thức về du lịch đã có bước cải thiện và tiến bộ nhất định, nhiều chính
sách được tháo gỡ tạo thuận lợi cho phát triển du lịch, các thủ tục thông thoáng hơn.
Tuy nhiên do xuất phát điểm còn thấp, phát triển du lịch còn là vấn đề mới nên mặt
bằng chung về nhận thức du lịch vẫn còn khoảng cách xa so với yêu cầu phát triển.
Nắm bắt xu thế phát triển chung của thời đại, tranh thủ những cơ hội và phát
huy những nguồn lực, vấn đề phát triển du lịch bền vững trở thành một vấn đề cấp
bách và bài học rút ra để xác định bước đột phá căn bản cho giai đoạn tới là: thứ
nhất, hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường là mục tiêu tổng thể của
phát triển; thứ hai, chất lượng và thương hiệu là yếu tố quyết định; thứ ba, doanh
nghiệp là động lực đòn bẩy cho phát triển và thứ tư, phân cấp mạnh và liên kết về
quản lí là phương châm.
1.3.2. Mô hình phát triển du lịch bền vững ở một số địa phương
 Phát triển du lịch cộng đồng ở Tiền Giang
Trong những năm qua, ngành du lịch Tiền Giang đã thực hiện nhiều chương
trình, dự án đầu tư khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng của địa phương và đạt
được những kết quả rất quan trọng.
Lợi ích của du lịch cộng đồng Tiền Giang được cụ thể hóa bởi các dịch vụ
sau: Dịch vụ đò chèo ở Thới Sơn; Vận chuyển khách du lịch tham quan du lịch sông
nước; Liên kết hộ dân phát triển tuyến điểm du lịch; Bảo tồn và phát triển làng nghề
truyền thống; Dịch vụ đờn ca tài tử. Ngoài ra phát triển du lịch cộng đồng đã tạo
điều kiện cho các dịch vụ phát triển, điển hình như: phục vụ ăn uống, bán hàng thủ
công mỹ nghệ, các đặc sản trái cây địa phương… đã tạo việc làm cho cộng đồng địa
phương và góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng trưởng kinh tế địa phương.
 Phát triển du lịch ở Phong Nha Kẻ Bàng
Với lượng lớn du khách đến với Phong Nha - Kẻ Bàng và tăng nhanh trong
mỗi năm thì Phong Nha - Kẻ Bàng phải đối mặt với một lượng rác thải rất lớn, môi
trường du lịch sinh thái bị ảnh hưởng rất lớn, thời gian lưu trú ngắn (bình quân 1
ngày/khách), hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp.
Trước những tồn tại trên Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Du lịch tỉnh
Quảng Bình phối hợp với các ngành và các tổ chức liên quan từng bước tháo gỡ
vướng mắc như việc đưa ra chính sách hướng hoạt động du lịch vào bảo tồn, tôn
tạo; chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính
sách hỗ trợ người dân sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm
truyền thống; đặc biệt là chính sách hỗ trợ, ổn định cuộc sống cho những người dân
tộc thiểu số sinh sống trong địa bàn khu du lịch, vận động họ tham gia tích cực vào
các hoạt động du lịch bằng cách sản xuất sản phẩm truyền thống để bán cho du
khách, giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo
cuộc sống ổn định cho người dân và quan trọng hơn là nâng cao trách nhiệm về bảo
vệ môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên của người dân.
 Phát triển du lịch bền vững ở thành phố Đà Nẵng
Từ kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, kết hợp với
khái niệm cơ bản về phát triển du lịch bền vững “là hoạt động khai thác có quản lý
các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du
lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp
cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để
phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, cho công tác bảo vệ môi trường và góp
phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”, mô hình phù hợp nhất để phát
triển du lịch thành phố Đà Nẵng một cách bền vững là sự phối kết chặt chẽ giữa
chính quyền, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư đặt dưới sự
kiểm soát thông qua các thể chế “xanh và bền vững”.
Trong mô hình này, khách du lịch đứng ở vị trí trung tâm, là đối tượng
hướng tới của tất cả các tác nhân khác trong chuỗi giá trị du lịch. Việc làm cho đối
tượng (khách du lịch) thỏa mãn tại điểm đến cũng như ý định quay trở lại là mục
tiêu tối thượng của cả chính quyền, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng.
Những loại hình du lịch được chọn lựa trong mô hình dựa vào tính khả thi cũng như
điều kiện đáp ứng của địa phương cộng với việc sử dụng tài nguyên du lịch một
cách hợp lý của các loại hình này.
 Phát triển du lịch bền vững tại Cù lao Chàm (Quảng Nam)
Quảng Nam là vùng đất giàu tiềm năng du lịch, không chỉ sở hữu 2 di sản
văn hóa thế giới được UNESCO công nhận - Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ
Sơn, mà còn có một Khu dự trữ sinh quyển thế giới là Cù Lao Chàm. Với đặc thù
riêng của mình, Cù lao Chàm được định hướng khai thác du lịch song song với việc
bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch bền vững để gìn giữ cảnh quan thiên nhiên và
nâng cao đời sống của người dân trên đảo.
Cù lao Chàm thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, gồm 8
hòn đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn
Tai, Hòn Ông. Nơi đây không chỉ lưu giữ giá trị văn hoá của những di tích khảo cổ
liên quan đến quá trình cư trú của cư dân cổ cách đây 3000 năm mà còn có dấu vết
của quá trình giao lưu, buôn bán với các nước thuộc Trung Cận Đông, Đông Nam Á
và Ấn Độ cách đây 1000 năm; đặc biệt là việc phát triển hệ thống đá xếp của cư dân
Chăm cổ nhằm khai thác nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, … Tại Cù
lao Chàm còn có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá như chùa Hải Tạng, giếng làng,
lăng Ông, miếu Bà, miếu tổ nghề yến cũng như một loạt thắng cảnh thiên nhiên kỳ
thú như hang Bà, hang Tò vò, hòn Bao gạo, suối Tình, suối Mơ, …
Với đặc thù là khu dự trữ sinh quyển, các cơ quan chức năng ở Hội An và
Quảng Nam xác định bảo tồn thiên nhiên là mục tiêu hàng đầu ở Cù Lao Chàm. Hai
đối tượng được lựa chọn bảo vệ đặc biệt là các rạn san hô và loài cua đá đặc hữu
của vùng. Sự lựa chọn này rất có ý nghĩa bởi bảo vệ cua đá cũng chính là bảo vệ hệ
sinh thái rừng liền kề biển, bảo vệ san hô cũng là bảo vệ hệ sinh thái đáy, nước biển
và các nguồn lợi thuỷ hải sản khác.
Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn thiên nhiên được xem là hướng
đi chính để Cù lao Chàm vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn đa dạng sinh học. Các
hình thức du lịch được khai thác tại Cù lao Chàm hiện nay chủ yếu là ngắm san hô
trên những con tàu đáy kính hoặc khám phá theo hình thức lặn biển, cắm lều trại và
mô hình homestay (du lịch tại nhà). Với hình thức homestay, khách du lịch ăn nghỉ
tại nhà dân, trải nghiệm cuộc sống dân dã với những sinh hoạt văn hoá và phương
thức đánh bắt trên biển truyền thống của dân địa phương, ...
Ngoài ra, cách bảo tồn thiên nhiên và khai thác du lịch của Cù lao Chàm
cũng có nhiều ưu điểm. Khách du lịch đến với Cù lao Chàm có thể thưởng thức rau
sạch được trồng ngay tại đảo và tham quan nghề nấu mắm truyền thống. Người dân
phơi cá, phơi mực, mùa nào thức ấy để phục vụ du lịch và cuộc sống thường nhật.
Vấn đề bảo vệ môi trường du lịch được thực hiện rất nghiêm ngặt. Không có túi
nilông ở trên đảo, không có tình trạng trẻ em bán hàng rong, quà bánh cho khách.
1.3.3. Vấn đề phát triển du lịch bền vững và bài học kinh nghiệm
1.3.3.1. Vấn đế phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
Bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận được của du lịch Việt Nam đã
đạt được trong thời gian qua và những đóng góp ngày một tăng vào sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Song song đó là những tồn tại, những hậu quả của quá
trình hoạt động du lịch đã để lại ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển mai sau. Vì thế,
vấn đề phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam được đặt ra như là một “hồi
chuông” cảnh báo, đồng thời cũng là một tất yếu của quá trình phát triển và hội
nhập, trong đó cần chú ý tới một số vấn đề sau :
- Vấn đề về khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế; đây luôn là đối
tượng được du lịch quan tâm vì nó tác động trực tiếp đến thu nhập du lịch. Sự phát
triển du lịch bền vững thường ít quan tâm tới số lượng khách mà luôn hướng tới
những thị trường khách quốc tế ổn định, có mức chi trả cao và lưu trú dài ngày.
Trong khi đó, thời gian qua du lịch Việt Nam lại chỉ quan tâm tới số lượng khách
chứ chưa chú ý tới chất lượng nguồn khách. Đây là vấn đề đòi hỏi cần có sự quan
tâm, chỉ đạo hợp lí nhằm tạo động lực phát triển du lịch Việt Nam.
- Vấn đề về sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch là yếu tố rất quan trọng
quyết định hiệu quả kinh doanh du lịch. Một sản phẩm tốt có chất lượng và phù hợp
với nhu cầu của khách sẽ bán được giá cao mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Việt Nam
là nơi có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng; vì thế cần tạo ra được sản phẩm du
lịch đặc sắc mang bản sắc riêng và phù hợp với nhu cầu của du khách, đặc biệt ở
các thị trường trọng điểm. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được đầu tư phát triển
đúng mức, chưa tạo được sự cạnh tranh, đây là một trong những nguyên nhân làm
hạn chế hiệu quả kinh doanh du lịch.
- Công tác tuyên truyền, quảng bá, đây là công tác đã và đang được đẩy
mạnh nhằm thu hút số lượng du khách. Chưa bao giờ có một số lượng ấn phẩm,
thông tin được xuất bản nhiều như bây giờ; các loại sách, báo, báo ảnh, tạp chí, báo
điện tử, trang web được tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Hoạt động tuyên
truyền, quảng bá du lịch được đẩy mạnh dưới mọi hình thức kể cả việc ứng dụng
công nghệ thông tin. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động này vẫn bị hạn chế,
thiếu định hướng cả về thị trường lẫn thời điểm tiến hành, quảng cáo mà chưa quan
tâm đến nhu cầu của thị trường, mang nặng tư tưởng áp đặt, quảng cáo sản phẩm du
lịch theo kiểu “thổi phồng lên” chưa đúng với bản chất về nội dung và chất lượng,
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ

More Related Content

What's hot

Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhMan_Ebook
 
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019PinkHandmade
 

What's hot (20)

Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOTĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
 
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.docLuận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
 
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đLuận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
 
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOTLuận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
 
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
 
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng BìnhLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
 

Similar to Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ

Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đLuận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác múa xòe Thái tại Mường Lò Yên Bái - sdt/...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác múa xòe Thái tại Mường Lò Yên Bái - sdt/...Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác múa xòe Thái tại Mường Lò Yên Bái - sdt/...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác múa xòe Thái tại Mường Lò Yên Bái - sdt/...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...nataliej4
 
5 do thithuhang_vhl401
5 do thithuhang_vhl4015 do thithuhang_vhl401
5 do thithuhang_vhl401Tam Hoang
 
Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – ...
Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – ...Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – ...
Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – quảng ngãi
Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – quảng ngãiTiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – quảng ngãi
Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – quảng ngãiTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số nhà thờ Công giáo
Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số  nhà thờ Công giáoTiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số  nhà thờ Công giáo
Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số nhà thờ Công giáoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ (20)

Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đLuận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đLuận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
 
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác múa xòe Thái tại Mường Lò Yên Bái - sdt/...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác múa xòe Thái tại Mường Lò Yên Bái - sdt/...Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác múa xòe Thái tại Mường Lò Yên Bái - sdt/...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác múa xòe Thái tại Mường Lò Yên Bái - sdt/...
 
Luận Văn Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Miệt Vườn, 9 điểm
Luận Văn Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Miệt Vườn, 9 điểmLuận Văn Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Miệt Vườn, 9 điểm
Luận Văn Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Miệt Vườn, 9 điểm
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
 
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...
 
5 do thithuhang_vhl401
5 do thithuhang_vhl4015 do thithuhang_vhl401
5 do thithuhang_vhl401
 
Đề tài: Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn TP Hưng Yên, HAY
Đề tài: Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn TP Hưng Yên, HAYĐề tài: Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn TP Hưng Yên, HAY
Đề tài: Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn TP Hưng Yên, HAY
 
Nguoi khmer kg
Nguoi khmer kgNguoi khmer kg
Nguoi khmer kg
 
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAYLuận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
 
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú YênLuận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
 
Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – ...
Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – ...Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – ...
Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – ...
 
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...
 
Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – quảng ngãi
Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – quảng ngãiTiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – quảng ngãi
Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – quảng ngãi
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOTĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
 
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
 
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đLuận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
 
Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số nhà thờ Công giáo
Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số  nhà thờ Công giáoTiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số  nhà thờ Công giáo
Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số nhà thờ Công giáo
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂMLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂM
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thị Trúc Giang PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành Phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thị Trúc Giang PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG Chuyên ngành: Địa Lý Học (trừ Địa Lý Tự Nhiên) Mã số: 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THÔNG Thành Phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép và sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả. Huỳnh Thị Trúc Giang
  • 4. LỜI CẢM ƠN Vài trăm năm về trước A. Anhxtanh đã từng nói “Mọi con đường đi đến khoa học đều chông gai, nếu thiếu nhiệt tình và nghị lực thì không thể vượt qua”. Sau một thời gian dài thực hiện nghiên cứu đề tài, đến nay luận văn “Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp – Hiện trạng và định hướng” đã được hoàn thành, tôi được thêm một lần nữa trải nghiệm điều này. Công trình được hoàn thành, bên cạnh sự cố gắng của bản thân thì không thể thiếu được những sự giúp đỡ và hợp tác khác. Trước tiên, tôi xin chân thành bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần văn Thông – người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Kính chúc thầy và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công. Xin được gởi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Địa lí và Phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Đồng Tháp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. Xin gởi lời cảm ơn đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Đồng Tháp, Công ty cổ phần du lịch Đồng Tháp, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã giúp đỡ, góp ý nhiều thông tin và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. Một lần nữa xin cho tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những sự quan tâm từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cũng như sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cơ quan ban ngành. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012 Tác giả. Huỳnh Thị Trúc Giang
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................ 3 LỜI CẢM ƠN .................................................................................. 4 MỤC LỤC ........................................................................................ 5 DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ ..................................................................................................... 8 PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................3 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. ......................................................3 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ...........................................................................7 7. Cấu trúc luận văn. .........................................................................................8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG...................................................... 9 1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch................................................................9 1.1.1. Định nghĩa về du lịch....................................................................................9 1.1.2. Tài nguyên du lịch ......................................................................................11 1.1.3. Các loại hình du lịch...................................................................................14 1.1.4. Sản phẩm du lịch.........................................................................................16 1.2. Phát triển du lịch bền vững ......................................................................20 1.2.1. Khái niệm....................................................................................................20 1.2.2. So sánh giữa phát triển du lịch bền vững với du lịch Đại chúng................22 1.2.3. Mối quan hệ biện chứng giữa 3 bộ phận của phát triển du lịch bền vững (lợi ích kinh tế; lợi ích văn hóa – xã hội; bảo vệ môi trường)..............................23 1.2.4. 10 nguyên tắc tiếp cận phát triển du lịch bền vững....................................25 1.2.5. Các tiêu chuẩn phát triển du lịch bền vững ................................................28 1.3. Khái quát về thực tiễn phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam..............31 1.3.1. Tình hình chung về phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 ...31
  • 6. 1.3.2. Mô hình phát triển du lịch bền vững ở một số địa phương ........................34 1.3.3. Vấn đề phát triển du lịch bền vững và bài học kinh nghiệm......................36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 ............ 39 2.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................39 2.2. Các nguồn lực phát triển du lịch ..............................................................42 2.2.1. Tài nguyên du lịch ......................................................................................42 2.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ..........................53 2.2.3. Lao động du lịch (số lượng và chất lượng).................................................64 2.2.4. Khả năng đầu tư phát triển du lịch..............................................................67 2.3. Thực trạng phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2001 – 2010.................................................................................................................69 2.3.1. Lợi ích kinh tế.............................................................................................69 2.3.2. Lợi ích văn hóa – xã hội .............................................................................79 2.3.3. Bảo tồn môi trường.....................................................................................81 2.4. Tiểu kết chương 2.....................................................................................90 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 92 3.1. Định hướng phát triển du lịch Đồng Tháp đến năm 2020.......................92 3.1.1. Cơ sở để xây dựng định hướng...................................................................92 3.1.2. Các chỉ tiêu dự báo .....................................................................................94 3.1.3. Các định hướng phát triển chủ yếu...........................................................103 3.2. Các giải pháp phát triển du lịch Đồng Tháp đến năm 2020 ..................107 3.2.1. Giải pháp về chính sách mở rộng thị trường ............................................107 3.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực: .......................................................108 3.2.3. Giải pháp về vốn.......................................................................................109 3.2.4. Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh...........109 3.2.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách du lịch cho phù hợp với các yêu cầu của một nền kinh tế mũi nhọn ..........................................................................................110 3.2.6. Công tác quy hoạch...................................................................................110 3.3. Một số kiến nghị.....................................................................................111
  • 7. 3.3.1. Đối với Chính phủ ....................................................................................111 3.3.2. Đối với Tổng cục Du Lịch........................................................................111 3.3.3. Đối với tỉnh Đồng Tháp............................................................................111 PHẦN KẾT LUẬN...................................................................... 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 118
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ Số thứ tự Tên bảng, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ Trang BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1 Một số đặc trưng của khí hậu tỉnh Đồng Tháp năm 2010 43 Bảng 2.2 Cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 - 2011 59 Bảng 2.3 Nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 - 2011 65 Bảng 2.4 Khách du lịch đến Đồng Tháp giai đoạn 2000 - 2011 70 Bảng 2.5 Doanh thu du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 - 2010 73 Bảng 2.6 Tổng sản phẩm tỉnh Đồng Tháp theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2010 76 Bảng 2.7 Cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 – 2010 77 Bảng 3.1 Dự báo khách du lịch đến Đồng Tháp năm 2020 96 Bảng 3.2 Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình lượng khách du lịch đến Đồng Tháp thời kỳ 2010 - 2020 96 Bảng 3.3 Dự báo nhu cầu khách sạn của Đồng Tháp đến năm 2020 97 Bảng 3.4 Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 98 Bảng 3.5 Dự báo chi tiêu trung bình một ngày của một du khách đến Đồng Tháp 99 Bảng 3.6 Dự báo doanh thu xã hội từ du lịch Đồng Tháp đến năm 2020 100 Bảng 3.7 Dự báo chi tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 101 Bảng 3.8 Dự báo các nguồn vốn đầu tư du lịch Đồng Tháp thời kỳ 2010 – 2020 102
  • 9. Số thứ tự Tên bảng, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ Trang SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Phân loại tài nguyên du lịch 14 Sơ đồ 1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa ba bộ phận của phát triển du lịch bền vững 23 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Sự phát triển cơ sở lưu trú tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 - 2010 60 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu nguồn lao động trực tiếp phục vụ du lịch năm 2011 65 Biểu đồ 2.3 Hiện trạng khách du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 - 2010 71 Biểu đồ 2.4 Cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh Đồng Tháp năm 2000 và 2010 74 BẢN ĐỒ 1 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp 2 Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Đồng Tháp 3 Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp
  • 10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Trong quá trình tồn tại và phát triển con người rất cần được thỏa mãn những nhu cầu của mình, trong đó có những nhu cầu thiết yếu nhất như ăn, mặc, ở, đi lại, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, … Tựu chung lại có thể chia làm ba nhu cầu, đó là nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu phát triển. Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc và không ngừng của xã hội, của nền kinh tế tri thức đã đưa con người thoát khỏi sự ràng buộc của nhu cầu sinh tồn mà hướng đến thỏa mãn nhu cầu cao hơn, là nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu phát triển. Dưới sức ép ngày càng cao của xã hội, của cuộc sống, của công việc luôn làm cho con người rơi vào tình trạng stress; vì vậy mọi người rất cần được nghỉ ngơi, thư giãn nhằm khôi phục lại sức khỏe, tinh thần. Do đó, hoạt động du lịch ngày càng trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Hiện nay, ngành du lịch được đánh giá là một trong các loại hình dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Nhận thấy vai trò to lớn của ngành du lịch, Đảng và Nhà nước đã xác định “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao” (Pháp lệnh du lịch, 1999) và đề ra mục tiêu “Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, 2001) và “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước” (Chỉ thị 46/CT-TW của Ban Bí thư TW Đảng khóa VII, 1994). Nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trên con sông Tiền rộng lớn, có đường biên giới với đất nước Campuchia thuộc hai huyện Hồng Ngự và Tân Hồng, Đồng Tháp là một tỉnh có khá nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội. Đồng Tháp là một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười với hệ thống sông ngòi chằng chịt. Là một tỉnh nông nghiệp lâu đời, sản xuất nhiều lương thực và các loại nông,
  • 11. thủy sản có giá trị xuất khẩu. Có tài nguyên đất màu mỡ, xóm làng trù phú bốn bề cây cối xanh tươi. Vì thế từ lâu Đồng Tháp được biết đến như một vựa lúa của cả nước. Tuy nhiên, Đồng Tháp không nằm ngoài qui luật phát triển chung của xã hội đang từng ngày vươn lên nhằm khẳng định vị thế của mình, biểu hiện đó là sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, các ngành dịch vụ trong đó phải kể đến ngành du lịch đang có những bước tiến mới. Nhắc đến Đồng Tháp là nhắc đến một vùng đồng nước Tháp Mười mênh mông vừa giàu về thiên nhiên sinh thái, vừa giàu về truyền thống cách mạng. Về thăm Đồng Tháp du khách như được trở về với cội nguồn bởi nét hoang sơ thiên nhiên, nhất là vào mùa nước nổi. Đến đây du khách có thể đến thăm khu di tích Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thăm Vườn quốc gia Tràm Chim, khu di tích Gò Tháp, di tích kiến trúc cổ Kiến An Cung, vườn cò Tháp Mười, khu căn cứ Xẻo Quýt, làng hoa kiểng Tân Quy Đông, các vườn cây ăn trái ở Cao Lãnh, Châu Thành, Lai Vung, … Đến với Đồng Tháp du khách sẽ được thưởng thức những thú vị của sông nước, đặc sản sông nước, con người sông nước hiền hòa; đây là những điều hết sức hấp dẫn du khách mọi nơi. Bên cạnh đó, hiện nay tỉnh cũng đã, đang và tiếp tục có những đầu tư thích đáng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho nhu cầu du lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Thiên nhiên, truyền thống lịch sử và con người là những nguồn lực quý báu trong hành trang vào thế kỷ XXI của Đồng Tháp để phát triển một nền kinh tế tổng hợp, đa ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó có du lịch. Tuy nhiên, sự phát triển hoạt động du lịch của tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng đã có, đây là một bài toán cho du lịch tỉnh Đồng Tháp.Vấn đề này có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch của tỉnh còn hạn chế, chất lượng và số lượng các dịch vụ còn thấp. Tài nguyên du lịch hầu như chưa được khai thác và chưa sử dụng có hiệu quả; các khu vui chơi giải trí có khả năng hấp dẫn nhằm kéo dài ngày lưu trú của du khách hầu như chưa có; sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu làm hạn chế hoạt động và phát triển du lịch.
  • 12. Xuất phát từ những thực tế trên thì việc nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp trở nên là điều rất cần thiết và cấp bách, tạo đà thúc đẩy sự phát triển du lịch cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Và đó là lí do để tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp – hiện trạng và định hướng”. 2. Mục tiêu nghiên cứu. - Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn vào việc phát triển du lịch bền vững. - Phân tích hiện trạng phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2001 – 2010. - Xác định phương hướng phát triển và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2020. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Tổng quan và đúc kết cơ sở lý luận lí luận về phát triển du lịch bền vững. - Khảo sát, kiểm kê nhằm thu thập tư liệu về các nguồn lực phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp. - Phân tích thực trạng phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2001 - 2010. - Xây dựng các định hướng và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2011 -2020. 4. Phạm vi nghiên cứu  Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch bền vững.  Không gian: Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.  Thời gian: Phân tích hiện trạng giai đoạn 2001 – 2010 và định hướng cho giai đoạn 2011 -2020. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 5.1. Các quan điểm nghiên cứu. Phát triển du lịch và phát triển du lịch bền vững là một vấn đề ngày càng trở nên quan trọng và cấp bách. Hoạt động này đã và đang có những đóng góp đáng kể
  • 13. vào sự tiến bộ xã hội, vào việc phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của quốc gia. Vì vậy, khi đề cập đến vấn đề phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp cần dựa trên các quan điểm sau: 5.1.1. Quan điểm hệ thống Quan điểm hệ thống là một quan điểm khoa học chung, phổ biến và đặc trưng của Địa lí học nói chung và trong nghiên cứu phát triển du lịch bền vững nói riêng. Quan điểm này cho phép xem xét lãnh thổ nghiên cứu là một hệ thống với nhiều khía cạnh có qui mô, bản chất khác nhau cùng tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại; mặt khác lãnh thổ đó lại là một bộ phận của hệ thống cấp cao hơn và có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác; đồng thời cũng xem xét các yếu tố của hoạt động du lịch và phát triển du lịch bền vững trong mối liên hệ chặt ctrong mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau tạo thành một hệ thống. Quan điểm này không xem tỉnh Đồng Tháp là một đơn vị độc lập mà luôn đặt nó trong các hệ thống cấu thành các lãnh thổ sản xuất lớn hơn. Mặt khác, bản thân tỉnh Đồng Tháp cũng là một hệ thống kinh tế - xã hội được cấu thành bởi mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, kinh tế, xã hội, dân cư, … Trong đó, du lịch và phát triển du lịch cũng được xem là một hệ thống được hình thành từ các phân hệ tài nguyên du lịch, du khaccũng được xem là một hệ thống được hình thành từ các phân hệ tài nguyên du lịch, du khách, công trình kĩ thuật, cán bộ nhân viên du lịch và phân hệ điều hành. Dựa vào quan điểm này giúp chúng ta nắm bắt, điều khiển và định hướng được hoạt động của du lịch nói chung và của mỗi phân hệ nói riêng. Bất kì sự thay đổi của một thành phần nào cũng sẽ làm ảnh hưởng đến các thành phần khác và toàn bộ hệ thống. 5.1.2. Quan điểm lãnh thổ Trong nghiên cứu Địa lí nói chung và nghiên cứu hoạt động du lịch nói riêng thì bất kì một sự vật, hiện tượng nào cũng đều gắn với một không gian lãnh thổ nhất định. Quan điểm nghiên cứu này được vận dụng trong việc xác định không gian phạm vi lãnh thổ nghiên cứu của đề tài. Mặt khác, vận dụng quan điểm này trong
  • 14. nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp cũng nhằm đánh giá các yếu tố của phát triển du lịch và sự phân hóa của chúng theo không gian lãnh thổ. Từ đó, cho phép người nghiên cứu tìm ra được thế mạnh của từng địa phương trong phát triển du lịch nhằm đưa ra kế hoạch phát triển một cách hợp lí và hiệu quả đảm bảo sự phát triển bền vững. 5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Các quá trình kinh tế - xã hội luôn không ngừng vận động trong không gian và biến đổi theo thời gian. Trong đó, quá trình hoạt động du lịch là một thể thống nhất hoàn chỉnh, có quá trình hình thành, phát triển và biến đổi không ngừng. Hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp là sự kế thừa của các quá trình trước đó, đồng thời cũng là cơ sở để phát triển trong tương lai. Vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh trong nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp là việc xem xét sự biến đổi của nó theo không gian và thời gian nhằm rút ra được qui luật chung về sự phát triển của ngành, đánh giá một cách đúng đắn về hiện trạng phát triển trong những điều kiện nhất định, đồng thời dự báo và xác định đúng đắn về phương hướng, kế hoạch phát triển trong tương lai cùng với những thay đổi của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, … 5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững vừa là quan điểm, vừa là mục tiêu nghiên cứu. Phát triển bền vững thể hiện ở việc đạt được hiệu quả cao trên cả 3 phương diện kinh tế - xã hội – môi trường; cụ thể thể hiện ở việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí, mang lại lợi ích kinh tế cao nhất, đảm bảo nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau, đảm bảo cân bằng sinh thái và cải thiện môi trường tự nhiên. Quan điểm này được vận dụng có ý nghĩa định hướng cho công tác phân tích, đánh giá những thành tựu của hoạt động du lịch, cũng như đề ra các giải pháp nhằm khai thác thế mạnh du lịch của lãnh thổ một cách hợp lí, hiệu quả và bền vững.
  • 15. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu. 5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu, thông tin du lịch Phương pháp này được sử dụng ngay sau khi đã xác định được hướng nghiên cứu của đề tài. Đây là một phương pháp không thể thiếu được trong bất cứ đề tài nghiên cứu nào vì nó sẽ giúp cho đề tài mang tính định lượng và đáng tin cậy hơn. Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện dựa trên nhiều nguồn tài liệu, số liệu, thông tin khác nhau. Do vậy, phương pháp thu thập, xử lý số liệu, thông tin du lịch là rất quan trọng và cần thiết. Những tài liệu, số liệu, thông tin thu thập được phải mang tính chính xác, đầy đủ và cập nhật. Trên cơ sở thu thập được, tác giả tiến hành xử lý, đối chiếu, so sánh để có được những nội dung khoa học, chính xác, đầy đủ và đồng bộ về thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp, cũng như việc đưa ra định hướng phát triển của ngành trong tương lai nhằm đảm bảo phát triển bền vững. 5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa Việc điều tra, khảo sát thực địa là một yêu cầu cần thiết để đánh giá được thực trạng phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp nhằm đối chiếu với số liệu, thông tin thu thập được; đồng thời bổ sung thêm những thông tin từ thực tế có liên quan đến đề tài. 5.2.3. Phương pháp dự báo Sử dụng phương pháp này nhằm đưa ra các số liệu dự báo về sự phát triền của hoạt động kinh doanh du lịch trong tương lai. Đây là cơ sở quan trọng mang tính chất định hướng, cũng như đề ra các giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. 5.2.4. Phương pháp biểu đồ, bản đồ Bản đồ là “ngôn ngữ thứ hai” của nghiên cứu Địa lí, thể hiện sự tổng hợp, ngắn gọn và súc tích; đồng thời đó cũng là phương tiện trực quan hóa các yếu tố tự
  • 16. nhiên, kinh tế - xã hội của lãnh thổ nói chung, của các yếu tố du lịch và sự phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Biểu đồ được sử dụng để phản ánh qui mô, cơ cấu, động lực của các quá trình hoạt động du lịch của tỉnh Đồng Tháp theo không gian và thời gian. Cùng với bản đồ, biểu đồ làm cụ thể hóa các quá trình hoạt động du lịch của tỉnh, giúp việc thể hiện kết quả nghiên cứu trở nên trực quan và sinh động hơn. Đây là một phương pháp hữu hiệu giúp chúng ta có thể đánh giá hiện trạng trực quan và sinh động hơn. Đây là một phương pháp hữu hiệu giúp chúng ta có thể đánh giá hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp, đồng thời đưa ra được những định hướng và giải pháp hiệu quả trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp. 5.2.5. Phương pháp GIS (thông tin địa lý) Trong quá trình nghiên cứu, tác giả vận dụng các kiến thức về bản đồ kết hợp với ứng dụng công nghệ GIS (với sự hỗ trợ đắc lực của các phần mềm máy tính, đặc biệt là phần mềm MAPINFO) để thành lập các bản đồ có liên quan đến đề tài. 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Trong phạm vi cả nước, vấn đề nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững còn rất hạn chế. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan thì vấn đề này chỉ mới hạn chế ở một số công trình nghiên cứu liên quan như: - Tổng Cục Du Lịch đã phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới triển khai nghiên cứu vấn đề du lịch bền vững dưới góc độ cộng đồng tại Sa Pa. - Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của PGS.TS. Phạm trung Lương: “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. - “Tổng quan du lịch” của TS. Trần Văn Thông. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đã đưa ra được những vấn đề lí luận về phát triển du lịch bền vững và vấn đề phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.
  • 17. Tuy nhiên, vấn đề phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp thì cho đến nay vẫn chưa có ai chính thức tiến hành nghiên cứu. Vì thế, đây cũng là cơ sở để tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề này. 7. Cấu trúc luận văn. Phần mở đầu. Phần nội dung. + Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững. + Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2001 – 2010. + Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. Phần kết luận. Tài liệu tham khảo. Phụ lục.
  • 18. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, đem lại hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường, đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính toàn cầu và là nhu cầu cần thiết, phổ biến của mọi người. Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một nhu cầu, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch được xác định không chỉ là ngành kinh tế mà còn mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế; góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển đất nước nói chung, của từng địa phương nói riêng. 1.1.1. Định nghĩa về du lịch Trên thế giới, các học giả nghiên cứu về du lịch đã đưa ra các định nghĩa về du lịch khác nhau tùy vào hoàn cảnh và góc độ nghiên cứu nên mỗi người có một định nghĩa khác nhau về du lịch. Thuật ngữ du lịch ngày nay được sử dụng phổ biến trên thế giới; tuy nhiên có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc thuật ngữ này. Điều này đúng như nhận định của một chuyên gia về du lịch: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Thoạt đầu, du lịch chỉ được hiểu là đi khỏi nơi cư trú thường xuyên nhằm thực hiện một công việc gí đó. Theo tiếng Hi Lạp, du lịch gọi là “Tonos” có nghĩa là đi một vòng; hay “Tour” (theo tiếng Pháp) có nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi; “Tourism” (theo tiếng Anh) xuất hiện khoảng năm 1800 và được sử dụng phổ biến ngày nay. Ở Việt Nam, thuật ngữ du lịch được phiên âm theo tiếng Hán, trong đó du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là sự từng trải. Như vậy, nhìn chung về
  • 19. nguồn gốc của thuật ngữ này là cuộc hành trình đi một vòng, từ một nơi này đến một nơi khác và có quay trở lại. Cũng tương tự như vậy, có nhiều quan niệm không giống nhau về du lịch. Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện ở Anh: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”. Theo Glusman (năm 1930) cho rằng: “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm, mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên”. Theo Hunziker và Krapf: “Du lịch là tập hợp của các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ở ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”. Theo Liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức IUOTO (International Union of Official Travel Organization) định nghĩa: “Du lịch được hiểu là một hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”. Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/08 – 05/09/1963) thì đề cập đến các mối quan hệ với du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ở ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: “Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”. Theo I.I. Pirojnik (1985) cho rằng: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần,
  • 20. nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”. Theo nhà kinh tế học người Áo Jozep Stander, nhìn từ góc độ du khách thì: “Khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế”. Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách, Azar đưa ra định nghĩa: “Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc”. Nhìn từ góc độ kinh tế, Nguyễn Cao Tường và Tô Đăng Hải cho rằng: “Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”. Như vậy, có thể thấy rõ được sự khác nhau về quan niệm du lịch. Tuy nhiên theo thời gian các quan niệm này dần hoàn thiện. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, quan niệm phổ biến được công nhận rộng rãi là quan niệm được trình bày trong Luật du lịch Việt Nam. Trong Luật du lịch Việt Nam (năm 2005) tại điều 4, chương 1 thì du lịch được hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. 1.1.2. Tài nguyên du lịch Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ, đến việc hình thành chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch. 1.1.2.1. Định nghĩa Có nhiều quan niệm khác nhau về tài nguyên du lịch. Theo I.I. Pirojnik (năm 1985): “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi,
  • 21. phát triển thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe của con người mà chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu ở thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép”. Theo Ngô Tất Hổ (năm 2000) thì cho rằng: “Tất cả giới tự nhiên và xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành du lịch, có thể sản sinh ra hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đều có thể gọi là tài nguyên du lịch”. Theo Luật du lịch Việt Nam (năm 2005) qui định tại điều 4, chương 1 thì cho rằng: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, diểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Từ những luận điểm trên có thể thấy được điểm chung là các quan niệm đều đề cập đến các yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người tạo ra có sức hấp dẫn với du khách. Vậy có thể đưa ra định nghĩa về tài nguyên du lịch như sau: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của chúng có sức hấp dẫn với du khách; đã, đang và sẽ được khai thác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả và bền vững”. 1.1.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dang. Vì thế có nhiều cách phân loại tài nguyên du lịch tùy thuộc vào việc sử dụng các tiêu chí khác nhau. Năm 1997, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã phân tài nguyên du lịch thành 3 loại với 9 nhóm tài nguyên, bao gồm: • Loại cung cấp tiềm tàng, có 3 nhóm: văn hóa kinh điển, tự nhiên kinh điển, vận động vui chơi. • Loại cung cấp hiện tại, có 3 nhóm: giao thông, thiết bị, hình tượng tổng thể. • Loại tài nguyên kỹ thuật, có 3 nhóm: khả năng hoạt động, cách thức, tiềm lực khu vực.
  • 22. Theo Ngô Tất Hổ (2000), tài nguyên du lịch được chia thành 3 hệ thống (gồm: thiên nhiên, nhân văn, dịch vụ); 10 loại (gồm: cảnh quan địa văn, cảnh quan thủy văn, khí hậu vi sinh vật, cảnh quan tự nhiên khác, di tích lịch sử, điểm nhân văn hiện đại, điểm hấp dẫn nhân văn trừu tượng, hấp dẫn nhân văn khác, dịch vụ du lịch, các dịch vụ khác); 95 kiểu và 3 bậc. Ông cho rằng 3 bậc này phản ánh qui mô của tài nguyên dựa trên mức độ quan trọng và độ lớn của tài nguyên. Theo G. Cazes – R. Lanquar – Y. Raynouard thì phân tài nguyên du lịch thành các loại như sau: • Tài nguyên thiên nhiên như khí hậu, địa hình, động vật và thực vật, … • Tài nguyên văn hóa – xã hội như các cuộc trình diễn nghệ thuật, liên hoan âm nhạc, hòa nhạc quốc tế, triễn lãm, hội thảo văn học, trình diễn thể thao, khoa học và công nghệ, các thành phố hiện đại, các điểm khảo cổ và lịch sử. • Tài nguyên thuộc nhóm kinh tế như các nhà máy, các trung tâm kỹ thuật; kể cả những điều kiện kinh tế thuận lợi cho việc mua sắm, … Ở nước ta, từ cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX, có một số tác giả (Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Đặng Duy Lợi, Phạm Trung Lương) đã phân thành 2 nhóm: • Tài nguyên du lịch tự nhiên: bao gồm địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật. • Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm có các loại di tích, lễ hội, làng nghề, văn hóa – văn nghệ dân gian, ẩm thực, … Trong Luật du lịch Việt Nam (năm 2005) thì tài nguyên du lịch cũng được chia làm 2 nhóm cơ bản theo sơ đồ sau:
  • 23. Sơ đồ 1.1. PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN DU LỊCH 1.1.3. Các loại hình du lịch Các hoạt động du lịch rất phong phú và đa dạng. Tùy theo yêu cầu và mục đích khác nhau mà hoạt động đó được phân loại thành các loại hình du lịch khác nhau. Xét ở góc độ tổng quát, có thể phân thành 3 loại hình du lịch, gồm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch MICE. 1.1.3.1. Du lịch sinh thái (Ecotourism) Theo Luật du lịch Việt Nam (năm 2005): “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Du lịch sinh thái còn có thể được hiểu bằng nhiều tên gọi khác nhau như: • Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism). • Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature – Based Tourism). • Du lịch môi trường (Environmental Tourism). TÀI NGUYÊN DU LỊCH Tự nhiên Nhân văn Địa hình Khí hậu Nguồn nước Sinh vật Di tích văn hóa, lịch sử Lễ hội Dân tộc học Nhân văn khác DI SẢN TỰ NHIÊN DI SẢN VĂN HÓA DI SẢN HỖN HỢP
  • 24. • Du lịch đặc thù (Particular Tourism). • Du lịch xanh (Green Tourism). • Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism). • Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism). • Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism). • Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism). • Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism). • Du lịch bền vững (Sustainable Tourism). Du lịch sinh thái là hoạt động nhằm thỏa mãn du khách về việc tìm hiểu các hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa bản địa. Địa điểm tổ chức loại hình du lịch sinh thái thường là những khu vực có hệ sinh thái còn tương đối hoang sơ, có phong cảnh đẹp, văn hóa bản địa đang được bảo tồn gần như nguyên vẹn như các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển, các khu bảo tồn thiên nhiên, các làng, bản văn hóa, … Loại hình này hiện đang thu hút sự chú ý của hầu hết các du khách yêu chuộng thiên nhiên và văn hóa trên toàn thế giới. 1.1.3.2. Du lịch văn hóa Theo Luật du lịch Việt Nam (năm 2005): “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng động nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”. Du lịch văn hóa tức là nội dung văn hóa do du lịch – hiện tượng xã hội độc đáo này thể hiện ra, là văn hóa do du khách và người làm công tác du lịch tích lũy và sáng tạo ra trong hoạt động du lịch. Du lịch văn hóa là loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết cho du khách về lịch sử, kiến trúc, kinh tế - xã hội, lối sống và phong tục tập quán ở nơi họ đến thăm. Địa điểm đến thăm của du khách có thể là các di tích văn hóa – lịch sử, bảo tàng, lễ hội địa phương, liên hoan nghệ thuật, thể thao, … 1.1.3.3. Du lịch MICE
  • 25. MICE là loại hình du lịch kết hợp với việc thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó, như tham dự các hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE - viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Conference Event. Thành phần chính của loại hình MICE thường là những người đại diện cho các giai cấp, Đảng phái, quốc gia, một hãng kinh doanh hay một công ty. Các đoàn khách MICE thường rất đông (vài trăm khách) và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường (do Ban tổ chức các hội nghị quốc tế bao giờ cũng đặt phòng cho khách ở khách sạn 4 - 5 sao, dịch vụ cao, các tour sau hội nghị phải thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu, …). MICE hiện là loại hình du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch ở các nước. Địa điểm tổ chức loại hình du lịch này thường là ở các trung tâm thành phố lớn với các yêu cầu đặc thù về cơ sở hạ tầng, hệ thống các dịch vụ đi kèm cũng như các dịch vụ khác như: ăn uống, vui chơi, mua sắm, ... kết hợp với xây dựng các tour du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, tổ chức party ngoài trời, xây dựng chương trình team building, hội chợ thương mại, … cho du khách (Theo Trần Văn Thông). 1.1.4. Sản phẩm du lịch 1.1.4.1. Định nghĩa Có rất nhiều định nghĩa liên quan đến sản phẩm du lịch. “Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch”. Sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình. Theo Tiến sĩ Thu Trang Công Thị Nghĩa: “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tiêu dùng đáp ứng cho nhu cầu của du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn ở và giải trí”.
  • 26. Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì sản phẩm du lịch bao gồm 2 mặt chính: • Xuất phát từ đích tới du lịch, sản phẩm du lịch là chỉ toàn bộ dịch vụ của nhà kinh doanh du lịch dựa vào vật thu hút du lịch và khởi sự du lịch, cung cấp cho du khách để thỏa mãn nhu cầu hoạt động du lịch. • Xuất phát từ góc độ người du lịch là chỉ quá trình du lịch một lần do du khách bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được. Tại điều 4, chương 1, Luật du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là một tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Một định nghĩa khác: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lí tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch”. Ta có: Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Hàng hóa và dịch vụ du lịch. Tóm lại có thể hiểu chung, sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cho du khách, nó được tạo nên bởi các yếu tố tự nhiên và nhân văn trên cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một cơ sở nào đó. 1.1.4.2. Cơ cấu của sản phẩm du lịch Nội dung cơ cấu cấu của sản phẩm du lịch rất phong phú, đa dạng liên quan đến rất ngành nghề và có thể phân ra các thành phần chủ yếu sau: Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách): bao gồm các điểm du lịch, tuyến du lịch để thỏa mãn nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách; đó là những cảnh quan thiên nhiên đẹp, nổi tiếng, các kỳ quan, các di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử mang đậm nét đặc sắc văn hóa của các quốc gia, các vùng, … Cơ sở du lịch (điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch): bao gồm mạng lưới cơ sở lưu trú như khách sạn, làng du lịch để phục vụ cho nhu cầu lưu trú của du khách, cửa hàng phục vụ ăn uống, cơ sở kỹ thuật phục vụ cho vui chơi giải
  • 27. trí của du khách, hệ thống các phương tiện vận chuyển nhằm phục vụ cho việc đi lại của du khách. Dịch vụ du lịch: đây được xem là hạt nhân của sản phẩm du lịch; việc thực hiện nhu cầu chi tiêu du lịch của du khác không tách rời các loại dịch vụ mà nhà kinh doanh du lịch cung cấp. Sản phẩm du lịch mà nhà kinh doanh du lịch cung cấp cho du khách ngoài một số sản phẩm vật chất hữu hình như ăn, uống thì phần nhiều thể hiện bằng các loại dịch vụ. Dịch vụ du lịch là một qui trình hoàn chỉnh, là sự liên kết hợp lí các dịch vụ đơn lẻ tạo nên; do vậy phải tạo ra sự phối hợp hài hòa, đồng bộ trong toàn bộ chỉnh thể để tạo ra sự đánh giá tốt của du khách về sản phẩm du lịch hoàn chỉnh (Theo Trần Văn Thông). 1.1.4.3. Các đặc tính của sản phẩm du lịch a. Tính tổng hợp Hoạt động du lịch là hoạt động tổng hợp, bao gồm nhiều mặt như hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, giao lưu quốc tế; bên cạnh đó nhu cầu của du khách cũng hết sức đa dạng, phong phú, vừa bao gồm nhu cầu đời sống vật chất cơ bản vừa bao gồm nhu cầu cuộc sống tinh thần ở cấp cao hơn. Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở sự kết hợp các loại dịch vụ mà cơ sở kinh doanh du lịch cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, nó vừa bao gồm sản phẩm lao động vật chất và phi vật chất. Mặt khác, tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở việc sản xuất liên quan đến rất nhiều ngành nghề và bộ phận. Do tính tổng hợp của sản phẩm du lịch mà các quốc gia, các vùng du lịch phải tiến hành qui hoạch du lịch toàn diện. b. Tính không dự trữ Là một loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính chất “không thể dự trữ” như sản phẩm vật chất nói chung, có nghĩa là không thể tồn kho. Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch liền trao quyền sử dụng liên quan trong thời gian qui định. Nếu sản phẩm du lịch chưa thể
  • 28. bán ra kịp thời thì không thể thực hiện giá trị của nó, thiệt hại gây nên sẽ không bù đắp được. Đặc tính không thể dự trữ của sản phẩm du lịch cho thấy trong việc sản xuất du lịch và thực hiện giá trị phải lấy việc mua thực tế của du khách làm tiền đề (“khách hàng là thượng đế”). c. Tính không thể chuyển dịch Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra song song cùng một thời gian và không gian sản xuất ra chúng; vì vậy du khách chỉ có thể tiêu thụ ở nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch chứ không thể như sản phẩm vật chất nói chung có thể chuyển ra khỏi nơi sản xuất và đem đi tiêu thụ ở một nơi khác. Trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong thời gian và địa điểm nhất định chứ không có quyền sở hữu sản phẩm. Do tính không thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch, việc lưu thông sản phẩm du lịch chỉ có thể biểu hiện ra qua việc thông tin về sản phẩm, nhờ thế dẫn đến sự lưu động của du khách, hiệu suất và tốc độ thông tin về sản phẩm du lịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cầu du lịch. Vì vậy mà công tác tuyên truyền quảng cáo và tiếp thị du lịch có vai trò cực kì quan trọng trong công việc đưa sản phẩm du lịch đến với du khách. d. Tính dễ dao động (dễ bị thay đổi) Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng và hạn chế của nhiều nhân tố, trong đó dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hưởng tới việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch. Con người luôn có nhu cầu khám phá, tìm hiểu cái mới; do vậy du khách ít trung thành với một sản phẩm du lịch duy nhất, việc tiêu dùng sản phẩm du lịch luôn thay đổi phụ thuộc vào trào lưu tiêu thụ du lịch và mốt du lịch.
  • 29. Do tính dễ dao động của sản phẩm du lịch về sản xuất và tiêu thụ, nơi tới du lịch phải tuân thủ qui luật phát triển theo tỉ lệ, làm tốt công tác qui hoạch du lịch, thiết lập và xử lí đúng đắn quan hệ tỉ lệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố. Các tổ chức kinh doanh du lịch cần lấy sự thay đổi nhu cầu của thị trường du lịch làm căn cứ nhằm xác định sách lược kinh doanh, tiêu thụ linh hoạt, thúc đẩy việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch. e. Tính thời vụ Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ. Nguyên nhân là do lượng cung sản phẩm du lịch khá ổn định trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi đó nhu cầu thường xuyên thay đổi làm cho quan hệ cung – cầu cũng thay đổi, có thể cung vượt cầu và cũng có thể cầu vượt cung, gây khó khăn lớn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch (Theo Trần Văn Thông). 1.2. Phát triển du lịch bền vững 1.2.1. Khái niệm Theo Ủy ban Thế giới về phát triển mô trường cho rằng: “Sự bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hôm nay mà không làm giảm bớt khả năng đáp ứng nhu cầu của các thề hệ tương lai” (Liên Hiệp Quốc, 1984). Ngoài ra, phát triển bền vững còn liên quan đến việc sử dụng dài hạn và khả năng có thể bảo tồn được của nguồn tài nguyên, đồng thời đạt được 4 mục tiêu: - Tiến bộ xã hội đáp ứng nhu cầu của mọi người. - Bảo vệ môi trường hiệu quả. - Sử dụng các nguồn tài nguyên một cách thận trọng và hợp lí. - Duy trì được tốc độ phát triển kinh tế ào và bền vững. Có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch bền vững. Theo WTO: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến công tác bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động động du lịch trong tương
  • 30. lai “. (Tại hội nghị môi trường và phát triển của Liên Hiệp Quốc ở Rio de Janeiro – Brasin năm 1992 ). Theo WTTC (World committee on Environment and development, 1966 ): “DLBV là đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng cho nhu cầu các thế hệ trong tương lai “. Theo World conservation union (1996): “Việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương “. Tại điều 1 Hiến chương Phát triển du lịch bền vững, Lanzarote-Canary, Tây Ban Nha (1995): “DLBV là đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch trên cơ sở đảm bảo hài hòa các phúc lợi kinh tế - xã hội và môi trường (phát triển du lịch cần dựa trên các tiêu chuẩn của tính bền vững: chịu đựng được về mặt sinh thái; chấp nhận được về mặt kinh tế; bình đẵng về mặt đạo đức và văn hóa đối với Cộng đồng địa phương) “. Một khái niệm khác: “Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lí các hoạt động du lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và các quốc gia du lịch. Quá trình quản lí này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài do các hoạt động du lịch đưa lại”. Vì thế, phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo và thỏa mãn 3 yếu tố sau: - Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế, xã hội, văn hóa. - Quá trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài. - Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ tiếp theo.
  • 31. 1.2.2. So sánh giữa phát triển du lịch bền vững với du lịch Đại chúng Du lịch đại chúng không được lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng cao công tác bảo tồn hoặc giáo dục, không mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương và có thể phá huỷ nhanh chóng các môi trường nhạy cảm. Và kết quả là có thể phá huỷ hoặc làm thay đổi một cách không thể nhận ra được các nguồn lợi và văn hoá mà chúng phụ thuộc vào. Ngược lại, Du lịch bền vững thì được lập kế hoạch một cách cẩn thận từ lúc bắt đầu để mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hoá, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và giáo dục du khách và cả cộng đồng địa phương. Du lịch bền vững có thể tạo ra một lợi tức tương tự như du lịch đại chúng, nhưng có nhiều lợi ích được nằm lại với cộng đồng địa phương và các nguồn lợi tự nhiên, các giá trị văn hoá của vùng được bảo vệ. Trong nhiều trường hợp, các hoạt động du lịch đại chúng trong quá khứ có thể mang đến những tác động xấu đến bảo tồn biển do việc thiếu các điều khiển quản lý và cơ chế lập kế hoạch hiệu quả. Ngược lại, du lịch bền vững có những kế hoạch được suy nghĩ cẩn thận để giảm thiểu các tác động xấu của du lịch, đồng thời còn đóng góp vào công tác bảo tồn và sức khoẻ của cộng đồng về cả mặt kinh tế và xã hội. Du lịch bền vững cũng tạo ra lợi nhuận như du lịch đại chúng, tuy nhiên cộng đồng địa phương được hưởng nhiều hơn từ lợi tức đó, và các nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên và văn hoá của vùng được bảo vệ. Trong một số trường hợp, các hoạt động du lịch đại chúng trước đây đã gây ra những đe doạ cho bảo tồn biển do thiếu các cơ chế quản lý và các kế hoạch hiểu quả. Ngược lại, du lich bền vững cân nhắc tìm kiếm để giảm thiểu đến mức tối thiểu các tác động xấu của du lịch, trong khi đóng góp cho bảo tồn và các giá trị tốt cho cộng đồng địa phượng, cả về kinh tế và xã hội. Du lịch đại chúng không cung cấp nguồn quỹ tài trợ cho cả các chương trình bảo tồn lẫn cộng đồng địa phương bảo vệ vùng tránh khỏi những hoạt động và phát triển mà có thể gây hại đến cảnh đẹp tự nhiên của vùng. Những cơ hội và các đe doạ có thể chỉ được điều khiển thông qua du lịch bền vững đã được lập kế hoạch và quản lý cẩn thận.  Phát triển du lịch bền vững:
  • 32. - Được lập kế hoạch với 3 mục đích: lợi tức, môi trường và cộng đồng (3 chân). - Thường được lập kế hoạch trước cùng các bên liên quan. - Định hướng đến địa phương. - Do địa phương điều khiển, ít nhất là 1 phần. - Tập trung vào kinh nghiệm giáo dục. - Bảo tồn nguồn lợi tự nhiên được xem là ưu tiên. - Đánh giá văn hóa địa phương được xem là ưu tiên. - Có nhiều lợi tức để lại cho cộng đồng địa phương.  Du lịch dại chúng: - Có 1 mục đích: lợi tức. - Thường không được lập kế hoạch từ trước; chỉ đến lúc “xảy ra”. - Định hướng đến du khách. - Điều khiển bởi các nhóm bên ngoài. - Tập trung làm giải trí cho du khách. - Không ưu tiên cho bảo tồn. - Không ưu tiên cho cộng đồng. - Phần lớn lợi tức đưa về cho các nhà điều hành và nhà đầu tư bên ngoài. 1.2.3. Mối quan hệ biện chứng giữa 3 bộ phận của phát triển du lịch bền vững (lợi ích kinh tế; lợi ích văn hóa – xã hội; bảo vệ môi trường) Theo International Ecotourism Society (2004), mối quan hệ biện chứng giữa 3 bộ phận của phát triển du lịch bền vững (3 chân) bao gồm lợi ích kinh tế; lợi ích văn hóa – xã hội; bảo vệ môi trường.
  • 33. Sơ đồ 1.2. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA 3 BỘ PHẬN CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Lợi ích kinh tế Du lịch bền vững đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt. Nó mang lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả người xung quanh. Nó không bắt đầu một cách đơn giản để sau đó sụp đổ nhanh do các hoạt động kinh doanh nghèo nàn. Mỗi đơn vị kinh doanh du lịch có đủ 3 tiêu chí trên thì sẽ” kinh doanh tốt nhờ làm tốt”. Điều này có nghĩa là việc thực hiện kinh doanh du lịch trong nhiều cách có thể không phá huỷ các nguồn lợi tự nhiên, văn hoá và kinh tế, nhưng cũng khuyến khích đánh giá cao những nguồn lợi mà du lịch phụ thuộc vào. Việc kinh doanh mà được thực hiện dựa trên 3 tiêu chí này có thể tăng cường việc bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, đánh giá cao giá trị văn hoá và mang lợi tức đến cho cộng đồng và có thể cũng sẽ thu lợi tức. Lợi ích văn hóa – xã hội Tôn trọng văn hóa và truyền thống của địa phương (không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện). Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour và các nhà quản lý du lịch) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát Lợi ích văn hóa – xã hội Lợi ích kinh tế Bảo tồn môi trường DU LỊCH BỀN VỮNG
  • 34. triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ trong việc bảo tồn văn hóa. Bảo vệ môi trường Du lịch bền vững giảm thiểu các tác động đến môi trường (thực, động vật; các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống; sử dụng năng lượng và ô nhiễm, …) và cố gắng đến mức cao nhất có lợi cho môi trường. 1.2.4. 10 nguyên tắc tiếp cận phát triển du lịch bền vững Nguyên tắc 1: Nhận thức (Recognise) Nhận thức có nghĩa là nhận biết và hiểu được những nội dung thông qua việc thực hiện những nghiên cứu và phân tích trước khi thực hiện chương trình quản lý môi trường (xác định các chỉ tiêu môi trường như sức chứa hợp lý lượng du khch tại các điểm du lịch). Khía cạnh vật lý học: Thể hiện qua số lượng tối đa du khách mà điểm du lịch có thể tiếp nhận được. Công thức tính sức chứa: Trong đó: CPI: Sức chứa thường xuyên. AR: Diện tích của điểm du lịch sử dụng cho du khách. a: Tiêu chuẩn diện tích trung bình / du khách. Khía cạnh vật lý học : Diện tích trung bình / du khách theo các loại hình du lịch như sau:  Nghỉ dưỡng biển : 30 – 40 m2 / người.  Picnic : 40 – 60 m2 / người.  Thể thao : 200 – 400 m2 / người.  Cắm trại : 100 – 200 m2 / người. Tổng số du khách có thể tham quan trong 1 ngày: ∑ DK/ngày = Sức chứa * Hệ số luân chuyển Thời gian mở cửa cho DK tham quan Thời gian TB/1 lần tham quan a AR CPI = Hệ số luân chuyển =
  • 35. Khía cạnh sinh học: Cân đối lượng du khách với khả năng tiếp nhận của môi trường sinh thái để không làm ảnh hưởng đến tập tục sinh hoạt của các loài thú hoang dã, hệ sinh thái xuống cấp, xói mòn đất. Khía cạnh tâm lý học: Xác định giới hạn lượng du khách để đảm bảo mức độ thỏa mãn của du khách. Khía cạnh xã hội: Giới hạn lượng du khách để giảm tải tác động tiêu cực của du lịch đến đời sống văn hóa – xã hội và kinh tế của điểm du lịch, vùng du lịch. Khía cạnh quản lý: Sức chứa được hiểu là lượng du khách tối đa mà khu du lịch có thể phục vụ được, đảm bảo khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của du khách. Nguyên tắc 2: Từ chối (Refuse) Đối với doanh nghiệp du lịch, cách đơn giản nhất trong việc thực hiện chương trình quản lý môi trường là từ chối không tiến hành những hoạt động gây tác hại đến môi trường (Ví dụ: Từ chối thiết bị làm lạnh có chứa khí CFC gây tác hại đến tầng khí quyển; không biến đổi bản sắc văn hóa để hợp với thị hiếu của du khách nước ngoài). Nguyên tắc 3: Giảm chất thải (Reduce) Giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng du lịch. Thực hiện nguyên tắc “Ai gây ô nhiễm phải trả tiền “ trở thành thông lệ Quốc tế sẽ có tác động lớn đến bảo vệ môi trường. Nguyên tắc 4: Thay thế (Replace) Doanh nghiệp du lịch thay thế những sản phẩm độc hại bằng các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường (Ví dụ: Khách sạn sử dụng những hóa chất ít gây độc hại hơn trong việc giặt là; tẩy rửa bồn cầu; thay túi nhựa plastic bằng túi vải hoặc giấy đựng và trả đồ cho du khách, …). Nguyên tắc 5: Sử dụng lại (Re – use)
  • 36. Xem xét các chất thải và nguồn cung ứng có thể tái sử dụng được hay không (Ví dụ: Đối với hoạt động vận tải của doanh nghiệp du lịch có thể sử dụng lại những hóa chất dùng cho động cơ và thiết bị bảo dưỡng). Nguyên tắc 6: Tái chế (Recycle) Các chất thải có thể được tái chế để tạo ra những sản phẩm mới (Tái chế thức ăn dư thừa của các nhà hàng thành thức ăn cho gia súc và làm phân hữu cơ; Tái chế nhựa plastic thành các sản phẩm hữu ích khác, …). Nguyên tắc 7: Tái cơ cấu (Re-engineer) Tái cơ cấu được hiểu là đặc trưng của hoạt động nghiên cứu và phát triển; trong việc mua sắm và giới thiệu những sản phẩm mới (Ví dụ: Sử dụng các hộp các tông tái chế thay thế hộp bằng polystyrene để đựng thức ăn tiết kiệm tiền và giảm chất thải đáng kể). Nguyên tắc 8: Đào tạo lại (Retrain) Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng, các doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh dựa trên chất lượng dịch vụ; chính vì vậy mà việc đào tạo nhân viên ngày càng trở nên quan trọng (Ví dụ: Đội ngũ nhân viên du lịch thuyết phục du khách đi du lịch bằng xe đạp vào làng du lịch chứ không nên đi bằng ô tô). Nguyên tắc 9: Khen thưởng (Reward) Khen thưởng là một động lực kích thích sự phấn đấu và cống hiến của cán bộ, nhân viên du lịch trong việc tạo ra hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh du lịch (như tặng bằng khen, tiền thưởng, nâng bậc lương, …). Nguyên tắc 10: Giáo dục lại (Re – educate) Việc thay đổi hành vi và thái độ của mỗi người có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và khắc phục những hậu quả môi trường. Nội dung của nguyên tắc gồm nhận thức về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giới thiệu cho du khách về chất lượng môi trường trong sản phẩm du lịch (Theo Trần Văn Thông).
  • 37. 1.2.5. Các tiêu chuẩn phát triển du lịch bền vững Tháng 10/2008 Nhà sáng lập đồng thời là Chủ tịch quỹ tài trợ Liên Hiệp Quốc (United Nations Foundation); Ông Ted Turner đã tập hợp liên minh rừng nhiệt đới - chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Tổ chức du lịch Thế Giới (UNWTO) nhằm công bố tiêu chí du lịch bền vững toàn cầu lần đầu tiên tại hội nghị Bảo tồn Thế Giới của IUCN.  Một số lợi ích của bộ tiêu chuẩn phát triển du lịch bền vững - Định hướng bền vững hóa các hình thức kinh doanh ở mọi cấp độ và hướng các nhà kinh doanh lựa chọn chương trình du lịch bền vững để đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu. - Hướng dẫn các đại lý du lịch lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ du lịch bền vững. - Giúp đỡ du khách nhận biết các hoạt động và chương trình du lịch bền vững. - Cung cấp phương tiện thông tin nhận đinh về các nhà cung cấp dịch vụ du lịch bền vững. - Chỉ ra điểm khởi đầu để phát triển du lịch bền vững cho các chương trình của chính phủ, tổ chức phi chính phủ và tư nhân. - Là cơ sở định hướng cho chương trình giáo dục và đào tạo về du lịch. - Đảm bảo rằng tiêu chuẩn của chứng chỉ và các chương trình tình nguyện đáp ứng được những tiêu chí đã được công nhận rộng rãi. 1.2.5.1. Quản lý hiệu quả và bền vững Các công ty du lịch cần thực thi một hệ thống quản lý bền vững, phù hợp với quy mô và thực lực của mình để bao quát các vấn đề môi trường, văn hóa –xã hội, chất lượng, sức khỏe và môi trường. Tuân thủ các điều luật và quy định có liên quan trong khu vực và quốc tế. Tất cả nhân viên được đào tạo định kỳ về vai trò của họ trong quản lý môi trường, văn hóa – xã hội, sức khỏe và thói quen an toàn. Cần đánh giá sự hài lòng của du khách để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
  • 38. Quảng cáo đúng sự thật và không hứa hẹn những điều không có trong chương trình kinh doanh. Cung cấp thông tin cho du khách về môi trường xung quanh, văn hóa bản địa, đồng thời giải thích cho du khách những hành vi thích hợp khi tham quan các khu vực tự nhiên, các nền văn hóa và các địa điểm di sản văn hóa. Thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng cần: - Chấp hành những quy định về bảo tồn di sản tại địa phương trong công tác thiết kế, đánh giá tác động, quyền sở hữu đất đai và lợi nhuận thu được. - Áp dụng các phương pháp xây dựng bền vững thích hợp tại địa phương. 1.2.5.2. Gia tăng lợi ích kinh tế - xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương Công ty du lịch tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và phát triển cộng đồng như xây dựng công trình giáo dục, y tế và hệ thống thoát nước. Sử dụng lao động địa phương, có thể tổ chức đào tạo nếu thấy cần thiết, kể cả đối với vị trí quản lý. Các dịch vụ và hàng hóa địa phương nên được các doanh nghiệp bày bán rộng rãi ở mọi nơi có thể. Công ty du lịch cung cấp phương tiện cho các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương để kinh doanh các sản phẩm bền vững dựa trên đặc thù về thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của địa phương (kể cả ẩm thực, quà lưu niệm, nghệ thuật biễu diễn và hàng nông sản). Thiết lập một hệ thống quy định cho các hoạt động tại cộng đồng, với sự hợp tác và đồng ý của cộng đồng. Công ty phải thi hành chính sách chống bốc lột thương mại, đặc biệt đối với trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm cả hành vi bốc lột tình dục. Đối xử công bằng trong việc sử dụng lao động nữ, lao động của các dân tộc thiểu số, kể cả ở vị trí quản lý, đồng thời hạn chế lao động trẻ em.
  • 39. Các hoạt động của công ty không được gây nguy hiểm cho nguồn dự trữ cơ bản như nước, năng lượng hay hệ thống thoát nước của cộng đồng lân cận. 1.2.5.3. Gia tăng lợi ích đối với các di sản và giảm nhẹ tác động tiêu cực Tuân thủ các hướng dẫn và quy định về hành vi ứng xử khi tham quan các điểm văn hóa hay lịch sử, nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách. Đồ tạo tác khảo cổ hay lịch sử không được phép mua bán hay trưng bày, trừ khi được pháp luật cho phép. Có trách nhiệm đóng góp cho công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ và các tài sản có ý nghĩa về mặt tinh thần, tuyệt đối không cản trở việc tiếp xúc của cư dân địa phương. Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng địa phương khi sử dụng nghệ thuật, kiến trúc hay các di sản văn hóa của địa phương trong hoạt động kinh doanh, thiết kế, trang trí, ẩm thực. 1.2.5.4. Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: - Ưu tiên buôn bán những sản phẩm thân thiện với môi trường như vật liệu xây dựng, thức ăn và hàng tiêu dùng. - Tính toán mức tiêu thụ năng lượng, sử dụng năng lượng tái sinh. - Kiểm soát mức tiêu dùng nước sạch; sử dụng tiết kiệm nước. Giảm ô nhiễm: - Kiểm soát lượng khí thải nhà kính, thay mới các dây chuyền sản xuất nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính, hướng đến cân bằng khí hậu. - Nước thải, bao gồm nước thải sinh hoạt phải được xử lý triệt để và tái sử dụng. - Hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn, thuốc tẩy; thay thế bằng các sản phẩm không độc hại, quản lý chặt chẽ các hóa chất được sử dụng. - Áp dụng các quy định giảm thiểu tiếng ồn, ánh sáng , nước thải, hợp chất gây suy giảm tầng ozon và chất làm gây ô nhiểm không khí, đất.
  • 40. Bảo tồn đa dang sinh học, đa dạng sinh thái và cảnh quan thiên nhiên: - Các loài sinh vật hoang dã khai thác từ tự nhiên, trưng bày hay mua bán phải tuân theo quy định nhằm bảo đảm việc sử dụng là bền vững. - Không được bắt giữ các loài sinh vật hoang dã, trừ khi đó là hoạt động điều hòa sinh thái. 1.3. Khái quát về thực tiễn phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam 1.3.1. Tình hình chung về phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 Thế giới có nhiều biến động, nhiều yếu tố mới vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam,đồng thời cũng tác động trực tiếp đến ngành du lịch. Bối cảnh trong nước có nhiều thuận lợi cũng như khó khăn đan xen nhau đòi hỏi ngành du lịch phải khai thác được những điểm mạnh trở thành yếu tố thuận lợi và khắc phục những điểm yếu, hạn chế để vượt lên khó khăn, trở ngại.  Tình hình phát triển du lịch Việt Nam: Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng nhanh và liên tục trong nhiều năm nhưng chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng (5 triệu lượt khách năm 2012); tỷ trọng khách du lịch thuần túy chi trả cao và nghỉ dưỡng dài ngày còn thấp. Khách du lịch nội địa tăng nhanh chóng (trên 28 triệu lượt năm 2010); khách du lịch ra nước ngoài đang có xu hướng tăng trưởng rõ rệt. Thu nhập du lịch ngày càng cao (96.000 tỷ đồng năm 2010), chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP. Tuy nhiên so với tiềm năng và quy mô phát triển thì thu nhập du lịch chưa cân xứng, thể hiện hiệu quả kinh tế doanh thấp, hàm lượng giá trị gia tăng còn thấp 95,25% GDP năm 2009). Đầu tư du lịch được đẩy mạnh, đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng dẫn dắt phát triển du lịch. Đầu tư của khu vực tư nhân tăng nhanh, tuy có những đột phá năng động nhưng tầm cỡ quy mô còn manh mún, dàn trải, tự phát và thiếu đồng bộ, liên hoàn nên hiệu quả tổng thể không cao.
  • 41. Kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và thu hút được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Nhiều công trình giao thông, sân bay được cải tạo và đầu tư mới; cơ sở vật chất các khu du lịch được đầu tư, nâng cấp từng bước tạo điều kiện mở đường cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên tính đồng bộ và hiện đại của hạ tầng du lịch và liê quan vẫn chưa đảm bảo yêu cầu của ngành dịch vụ hiện đại và hội nhập. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh, chất lượng được nâng lên một bước; nhiều khu du lịch, resorts, khu giải trí, khách sạn cao cấp đạt trình độ quốc tế đã hình thành nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ chưa làm thay đổi căn bản diện mạo của ngành; chưa hình thành được hệ thống các khu du lịch quốc gia với thương hiệu nổi bật. Ngành du lịch tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho xã hội (hàng năm tạo thêm 30.000 – 40.000 việc làm trực tiếp). Chất lượng nhân lực du lịch qua đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn ngày càng đươc nâng lên nhờ những nỗ lực của ngành và hỗ trợ của quốc tế trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch; hệ thống cơ sơ đào tạo du lịch ngày càng mở rộng và nâng cấp. Tuy vậy, mặt bằng chung chất lượng nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ. Sản phẩm du lịch đã có đổi mới, phát triển đa dạng hơn nhưng chất lượng còn nghèo nàn, đơn sơ; thiếu tính độc đáo, đặc sắc; thiếu đồng bộ và liên kết chưa cao và ít sáng tạo. Sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng giá trị giá tăng cao chiếm tỷ trọng nhỏ, nhiều sản phẩm trùng lắp, suy thoái nhanh. Thị trường du lịch đã từng bước được lựa chọn theo mục tiêu. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều yếu kém, chưa thực sự đi trước một bước. Khai thác, thu hút thị trường còn dừng ở bề nổi, thụ động; chưa phân đoạn và chưa có tiêu điểm tập trung. Công tác xúc tiến quảng bá được triển khai khá sôi động trong và ngoài nước nhưng tính chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao, mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương
  • 42. hiệu. Một số địa danh du lịch được quốc tế biết đến như Hạ Long, Sa Pa, Hà Nội, Huế, Hội An, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh, … nhưng hình ảnh vẫn chưa đậm nét. Công tác quản lý nhà nước về du lịch dần được đổi mới; Luật du lịch và các luật, pháp lệnh liên quan, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành dần hoàn thiện và áp dụng trong thực tế. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của ngành có nhiều thay đổi; hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao, còn chồng chéo trong quản lý liên ngành, liên vùng. Công tác quy hoạch phát triển du lịch cả nước đã đi vào thực tiễn, hầu hết các địa phương đã có huy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Tuy nhiên, công tác quản lý và thực hiện quy hoạch du lịch còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa được như mong nuốn. Việc khai thác tài nguyên du lịch không ngừng được mở rộng nhưng do thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn nên kém hiệu quả và bền vững; các di tích, di sản đã phát huy giá trị phục vụ du lịch nhưng sự chủ động liên kết khai thác chưa cao; công tác bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường đã được chú trọng nhưng hiệu quả thực thi thấp, ô nhiễm môi trường diễn ra nhiều nơi. Vấn đề vệ sinh, trật tự, an ninh, an toàn xã hội vẫn còn tồn tại phổ biến. Nhận thức về du lịch đã có bước cải thiện và tiến bộ nhất định, nhiều chính sách được tháo gỡ tạo thuận lợi cho phát triển du lịch, các thủ tục thông thoáng hơn. Tuy nhiên do xuất phát điểm còn thấp, phát triển du lịch còn là vấn đề mới nên mặt bằng chung về nhận thức du lịch vẫn còn khoảng cách xa so với yêu cầu phát triển. Nắm bắt xu thế phát triển chung của thời đại, tranh thủ những cơ hội và phát huy những nguồn lực, vấn đề phát triển du lịch bền vững trở thành một vấn đề cấp bách và bài học rút ra để xác định bước đột phá căn bản cho giai đoạn tới là: thứ nhất, hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường là mục tiêu tổng thể của phát triển; thứ hai, chất lượng và thương hiệu là yếu tố quyết định; thứ ba, doanh nghiệp là động lực đòn bẩy cho phát triển và thứ tư, phân cấp mạnh và liên kết về quản lí là phương châm.
  • 43. 1.3.2. Mô hình phát triển du lịch bền vững ở một số địa phương  Phát triển du lịch cộng đồng ở Tiền Giang Trong những năm qua, ngành du lịch Tiền Giang đã thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng của địa phương và đạt được những kết quả rất quan trọng. Lợi ích của du lịch cộng đồng Tiền Giang được cụ thể hóa bởi các dịch vụ sau: Dịch vụ đò chèo ở Thới Sơn; Vận chuyển khách du lịch tham quan du lịch sông nước; Liên kết hộ dân phát triển tuyến điểm du lịch; Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống; Dịch vụ đờn ca tài tử. Ngoài ra phát triển du lịch cộng đồng đã tạo điều kiện cho các dịch vụ phát triển, điển hình như: phục vụ ăn uống, bán hàng thủ công mỹ nghệ, các đặc sản trái cây địa phương… đã tạo việc làm cho cộng đồng địa phương và góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng trưởng kinh tế địa phương.  Phát triển du lịch ở Phong Nha Kẻ Bàng Với lượng lớn du khách đến với Phong Nha - Kẻ Bàng và tăng nhanh trong mỗi năm thì Phong Nha - Kẻ Bàng phải đối mặt với một lượng rác thải rất lớn, môi trường du lịch sinh thái bị ảnh hưởng rất lớn, thời gian lưu trú ngắn (bình quân 1 ngày/khách), hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp. Trước những tồn tại trên Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình phối hợp với các ngành và các tổ chức liên quan từng bước tháo gỡ vướng mắc như việc đưa ra chính sách hướng hoạt động du lịch vào bảo tồn, tôn tạo; chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ người dân sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm truyền thống; đặc biệt là chính sách hỗ trợ, ổn định cuộc sống cho những người dân tộc thiểu số sinh sống trong địa bàn khu du lịch, vận động họ tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch bằng cách sản xuất sản phẩm truyền thống để bán cho du khách, giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống ổn định cho người dân và quan trọng hơn là nâng cao trách nhiệm về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên của người dân.  Phát triển du lịch bền vững ở thành phố Đà Nẵng
  • 44. Từ kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, kết hợp với khái niệm cơ bản về phát triển du lịch bền vững “là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”, mô hình phù hợp nhất để phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng một cách bền vững là sự phối kết chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư đặt dưới sự kiểm soát thông qua các thể chế “xanh và bền vững”. Trong mô hình này, khách du lịch đứng ở vị trí trung tâm, là đối tượng hướng tới của tất cả các tác nhân khác trong chuỗi giá trị du lịch. Việc làm cho đối tượng (khách du lịch) thỏa mãn tại điểm đến cũng như ý định quay trở lại là mục tiêu tối thượng của cả chính quyền, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng. Những loại hình du lịch được chọn lựa trong mô hình dựa vào tính khả thi cũng như điều kiện đáp ứng của địa phương cộng với việc sử dụng tài nguyên du lịch một cách hợp lý của các loại hình này.  Phát triển du lịch bền vững tại Cù lao Chàm (Quảng Nam) Quảng Nam là vùng đất giàu tiềm năng du lịch, không chỉ sở hữu 2 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận - Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn, mà còn có một Khu dự trữ sinh quyển thế giới là Cù Lao Chàm. Với đặc thù riêng của mình, Cù lao Chàm được định hướng khai thác du lịch song song với việc bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch bền vững để gìn giữ cảnh quan thiên nhiên và nâng cao đời sống của người dân trên đảo. Cù lao Chàm thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, gồm 8 hòn đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Nơi đây không chỉ lưu giữ giá trị văn hoá của những di tích khảo cổ liên quan đến quá trình cư trú của cư dân cổ cách đây 3000 năm mà còn có dấu vết của quá trình giao lưu, buôn bán với các nước thuộc Trung Cận Đông, Đông Nam Á
  • 45. và Ấn Độ cách đây 1000 năm; đặc biệt là việc phát triển hệ thống đá xếp của cư dân Chăm cổ nhằm khai thác nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, … Tại Cù lao Chàm còn có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá như chùa Hải Tạng, giếng làng, lăng Ông, miếu Bà, miếu tổ nghề yến cũng như một loạt thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú như hang Bà, hang Tò vò, hòn Bao gạo, suối Tình, suối Mơ, … Với đặc thù là khu dự trữ sinh quyển, các cơ quan chức năng ở Hội An và Quảng Nam xác định bảo tồn thiên nhiên là mục tiêu hàng đầu ở Cù Lao Chàm. Hai đối tượng được lựa chọn bảo vệ đặc biệt là các rạn san hô và loài cua đá đặc hữu của vùng. Sự lựa chọn này rất có ý nghĩa bởi bảo vệ cua đá cũng chính là bảo vệ hệ sinh thái rừng liền kề biển, bảo vệ san hô cũng là bảo vệ hệ sinh thái đáy, nước biển và các nguồn lợi thuỷ hải sản khác. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn thiên nhiên được xem là hướng đi chính để Cù lao Chàm vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn đa dạng sinh học. Các hình thức du lịch được khai thác tại Cù lao Chàm hiện nay chủ yếu là ngắm san hô trên những con tàu đáy kính hoặc khám phá theo hình thức lặn biển, cắm lều trại và mô hình homestay (du lịch tại nhà). Với hình thức homestay, khách du lịch ăn nghỉ tại nhà dân, trải nghiệm cuộc sống dân dã với những sinh hoạt văn hoá và phương thức đánh bắt trên biển truyền thống của dân địa phương, ... Ngoài ra, cách bảo tồn thiên nhiên và khai thác du lịch của Cù lao Chàm cũng có nhiều ưu điểm. Khách du lịch đến với Cù lao Chàm có thể thưởng thức rau sạch được trồng ngay tại đảo và tham quan nghề nấu mắm truyền thống. Người dân phơi cá, phơi mực, mùa nào thức ấy để phục vụ du lịch và cuộc sống thường nhật. Vấn đề bảo vệ môi trường du lịch được thực hiện rất nghiêm ngặt. Không có túi nilông ở trên đảo, không có tình trạng trẻ em bán hàng rong, quà bánh cho khách. 1.3.3. Vấn đề phát triển du lịch bền vững và bài học kinh nghiệm 1.3.3.1. Vấn đế phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam Bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận được của du lịch Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua và những đóng góp ngày một tăng vào sự phát triển
  • 46. kinh tế - xã hội của đất nước. Song song đó là những tồn tại, những hậu quả của quá trình hoạt động du lịch đã để lại ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển mai sau. Vì thế, vấn đề phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam được đặt ra như là một “hồi chuông” cảnh báo, đồng thời cũng là một tất yếu của quá trình phát triển và hội nhập, trong đó cần chú ý tới một số vấn đề sau : - Vấn đề về khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế; đây luôn là đối tượng được du lịch quan tâm vì nó tác động trực tiếp đến thu nhập du lịch. Sự phát triển du lịch bền vững thường ít quan tâm tới số lượng khách mà luôn hướng tới những thị trường khách quốc tế ổn định, có mức chi trả cao và lưu trú dài ngày. Trong khi đó, thời gian qua du lịch Việt Nam lại chỉ quan tâm tới số lượng khách chứ chưa chú ý tới chất lượng nguồn khách. Đây là vấn đề đòi hỏi cần có sự quan tâm, chỉ đạo hợp lí nhằm tạo động lực phát triển du lịch Việt Nam. - Vấn đề về sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch là yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh du lịch. Một sản phẩm tốt có chất lượng và phù hợp với nhu cầu của khách sẽ bán được giá cao mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Việt Nam là nơi có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng; vì thế cần tạo ra được sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc riêng và phù hợp với nhu cầu của du khách, đặc biệt ở các thị trường trọng điểm. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được đầu tư phát triển đúng mức, chưa tạo được sự cạnh tranh, đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả kinh doanh du lịch. - Công tác tuyên truyền, quảng bá, đây là công tác đã và đang được đẩy mạnh nhằm thu hút số lượng du khách. Chưa bao giờ có một số lượng ấn phẩm, thông tin được xuất bản nhiều như bây giờ; các loại sách, báo, báo ảnh, tạp chí, báo điện tử, trang web được tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch được đẩy mạnh dưới mọi hình thức kể cả việc ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động này vẫn bị hạn chế, thiếu định hướng cả về thị trường lẫn thời điểm tiến hành, quảng cáo mà chưa quan tâm đến nhu cầu của thị trường, mang nặng tư tưởng áp đặt, quảng cáo sản phẩm du lịch theo kiểu “thổi phồng lên” chưa đúng với bản chất về nội dung và chất lượng,