SlideShare a Scribd company logo
1 of 47
Download to read offline
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN TIẾN HẢI
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
ĐỊA PHƯƠNG VÀ SỨC SẢN XUẤT CỦA CON LAI F1
(♀ ĐỊA PHƯƠNG X ♂ RỪNG) NUÔI TẠI NÔNG HỘ
YÊN SƠN - TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG HỮU DŨNG
THÁI NGUYÊN - 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Tiến Hải
ii
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lời biết ơn
chân thành nhất đến TS. Trương Hữu Dũng người hướng dẫn khoa học đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các thầy cô trong Bộ
môn Khoa Chăn nuôi - Thú Y, Phòng đào tạo Sau đại học, Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn tới các nông hộ chăn nuôi của
huyện Yên Sơn - Tuyên Quang, cùng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
động viên, giúp đỡ tôi trong trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu
sắc tới tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó!
Thái Nguyên, ngày tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Tiến Hải
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ........................................................ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ.............................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU ................................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học của sinh lý sinh sản .......................................................... 4
1.1.1. Những đặc điểm sinh lý sinh sản của gia súc ......................................... 4
1.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái......................... 5
1.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của gia súc................... 8
1.2. Cơ sở khoa học về ưu thế lai và sinh trưởng, cho thịt của gia súc .......... 12
1.2.1. Cơ sở khoa học của ưu thế lai của gia súc ............................................ 12
1.2.2. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng và cho thịt của gia súc.................. 15
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về công tác chăn nuôi lợn.... 22
1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về các giống lợn địa phương ở trong nước...... 22
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về công tác chăn nuôi lợn trong nước ............... 26
1.3.3. Tình hình nghiên cứu về công tác chăn nuôi lợn ở một số nước trên
thế giới.................................................................................................. 31
1.4. Vài nét về bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi................................. 33
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................. 36
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 36
iv
2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 36
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu..................................................... 36
2.3.1. Nội dung nghiên cứ............................................................................... 36
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 36
2.4. Chỉ tiêu theo dõi....................................................................................... 38
2.4.1. Các chỉ tiêu sinh lý động dục, sinh sản của lợn ná ............................... 38
2.4.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng, năng xuất và chất lượng thịt......................... 39
2.5. Phương pháp theo dõi chỉ tiêu.................................................................. 39
2.5.1. Chỉ tiêu về sinh lý động dục, sinh sản của lợn nái................................ 39
2.5.2. Chỉ tiêu sinh trưởng và khảo sát thân thịt ............................................. 40
2.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 42
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................... 43
3.1. Nghiên cứu một số chỉ tiêu về sinh lý động dục của lợn cái Địa phương
nuôi tại Yên Sơn, Tuyên Quang...................................................................... 43
3.1.1. Một số chỉ tiêu sinh lý động dục của lợn cái Địa phương .................... 43
3.1.2. Khả năng sinh sản lứa đầu của lợn cái Địa phương nuôi tại Yên Sơn,
Tuyên Quang................................................................................................... 47
3.1.3. Năng suất sinh sản của lợn nái Địa phương ở lứa đẻ thứ hai nuôi tại
Yên Sơn - Tuyên Quang.................................................................................. 50
3.1.4. Mối tương quan giữa các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái Địa phương nuôi
tại Yên Sơn, Tuyên Quang.............................................................................. 53
3.2. Khả năng sinh sản lợn nái Địa phương phối giống với lợn đực Rừng nuôi
tại nông hộ ở Yên Sơn, Tuyên Quang............................................................. 54
3.3. Khả năng sinh trưởng của lợn lai F1(♀ĐP x ♂R), Địa phương nuôi tại
nông hộ ở Yên Sơn, Tuyên Quang.................................................................. 57
3.3.1. Khả năng sinh trưởng của lợn F1(♀ĐP x ♂R)và Địa phương thuần ... 57
3.3.2. Sinh trưởng tương đối của lợn F1(♀ĐP x ♂R)và Địa phương thuần... 59
v
3.3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn F1(♀ĐP x ♂R)và Địa phương thuần.... 60
3.4. Khả năng cho thịt, chất lượng thịt của lợn F1(♀ĐP x ♂R)và Địa phương
nuôi tại Yên Sơn, Tuyên Quang ..................................................................... 63
3.4.1. Kết quả mổ khảo sát lợn F1(♀ĐP x ♂R)và Địa phương thuần............ 63
3.4.2. Kết quả phân tích thành phần hóa học và chất lượng thịt của lợn
F1(♀ĐP x ♂R) và Địa phương nuôi tại nông hộ ở Yên Sơn, Tuyên Quang .........66
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 71
1. Kết luận ...................................................................................................... 71
2. Đề nghị ....................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 73
vi
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ĐP Địa phương
ĐVT Đơn vị tính
F1(♀ĐP x ♂R) Lợn lai giữa ♀ Địa phương và ♂ Rừng
G Gram
Kg Kilograms
KL Khối lượng
R Rừng
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn nuôi thịt ...................................... 37
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu sinh lý động dục của lợn cái Địa phương ....... 43
Bảng 3.2: Biểu hiện động dục của lợn cái Địa phương thuần.................. 46
Bảng 3.3: Khả năng sinh sản của lợn cái Địa phương ở đẻ lứa đầu......... 48
Bảng 3.4: Năng suất sinh sản của lợn nái Địa phương ở lứa đẻ thứ hai............... 51
Bảng 3.5: Mối tương quan giữa các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái Địa
phương thuần.......................................................................... 53
Bảng 3.6: Khả năng sinh sản của lợn nái Địa phương thuần phối với lợn
đực Rừng................................................................................ 55
Bảng 3.7: Khả năng sinh trưởng của lợn thí nghiệm............................... 58
Bảng 3.8: Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) ....................... 59
Bảng 3.9: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (gram/con/ngày)..... 61
Bảng 3.10: Kết quả mổ khảo sát đàn lợn thí nghiệm............................... 64
Bảng 3.11: Thành phần hóa học của thịt lợn thí nghiệm......................... 67
Bảng 3.12: Kết quả đánh giá chất lượng thịt lợn F1(♀ĐP x ♂R), Địa
phương qua nếm thử ............................................................... 69
viii
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 3.1: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn F1(♀ĐP x ♂R) và Địa phương .60
Hình 3.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của F1(♀ĐP x ♂R), Địa phương .............62
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đất nước Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á trên dải đất hẹp,
tuy nhiên rất đa rạng về sinh thái tự nhiên, phong phú về văn hóa và hơn 50
dân tộc anh em sinh sống. Là nước có nền nông nghiệp phát triển từ rất sớm,
vì vậy con người đã biết thuần hóa động vật thành vật nuôi phục vụ cho mục
đích sản xuất của mình. Qua nhiều năm tháng và những biến động tự nhiên,
cùng với sự cần cù của các dân tộc Việt Nam đã tạo ra được rất nhiều các
giống vật nuôi bản địa, hiện nay có hơn 50 giống nội địa và đứng đầu về tỷ lệ
con giống trên đơn vị diện tích (Lê Viết Ly và cộng sự, 2004) [41]. Trong đó
có giống lợn ở các vùng như lợn bản Điện Biên, bản Sơn La, lợn Khủa Quảng
Ngãi, Lợn Vân Pa, Lợn Sóc Tây Nguyên, lợn Pác Nặm... các vùng sinh thái
khác nhau xuất hiện từng giống lợn được thuần hóa qua các thế hệ tại vùng
đó. Nói chung các giống lợn này đều cho sản phẩm thịt rất thơm ngon và có
chất lượng dinh dưỡng tốt, an toàn thực phẩm, phù hợp với khẩu vị và nhu
cầu thực phẩm của người dân hiện nay.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc có rất nhiều giống vật nuôi
được thuần hóa, trong đó có giống lợn Địa phương được các đồng bào dân tộc
nuôi từ nhiều đời cha ông đến nay. Giống này có nhược điểm là khả năng sinh
sản và sinh trưởng thấp. Nhưng lại có ưu điểm dễ nuôi, ít bệnh tật, chất lượng
thịt thơm ngon, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu vùng núi và tập quán chăn
nuôi của đồng bào dân tộc. Bên cạnh đó xu thế phát triển chăn nuôi lợn rừng
trong tỉnh cũng rất phát triển, lợn rừng có những đặc điểm về tập tính sinh
hoạt và sinh sản gần giống như lợn bản địa: ăn tạp, đẻ mắn, nuôi con khéo và
đẻ nhiều con, lứa 2 - 3 bình quân là 7,5 và 8 con/ổ. Lợn rừng đời sau sinh ra
khi thuần dưỡng dễ thích nghi với điều kiện nuôi nhốt hoặc bán thả rông
(Tăng Xuân Lưu và cộng sự, 2010) [40].
2
Tuy nhiên vẫn có những vấn đề khó khăn trong chăn nuôi với lợn Rừng
như: Giống lợn rừng hiện này trên thị trường đắt, đầu tư ban đầu lớn, chưa
phù hợp với chăn nuôi trong nông hộ của bà con dân tộc, sản phẩm thịt ra thị
trường có giá cao hơn các sản phẩm thịt khác, chất lượng thịt nhiều nạc dẫn
đến khô thịt cho nên đầu ra sản phẩm gặp khó khăn. Trong khi đó chăn nuôi
lợn Địa phương thì phù hợp với bà con dân tộc tại khu vực. Để tận dụng
những ưu thế lai của từng con giống, phát huy những ưu điểm, khắc phục
nhược điểm, nâng cao chất lượng lợn ở Địa phương, chúng tôi tiến hành cho
lai giữa lợn nái Địa Phương với lợn đực Rừng tạo ra con lai F1 mang các đặc
điểm có giá trị kinh tế của hai giống lợn bố mẹ. Có khả năng thích nghi cao,
dễ nuôi, sinh trưởng tốt, chất lượng thịt thơm ngon, dễ bán trên thị trường,
đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Xuất phát từ cơ sở đó chúng tôi triển khai đề tài “Nghiên cứu khả
năng sinh sản của lợn nái Địa phương và sức sản suất của con lai
F1(♀ĐP x ♂R) nuôi tại nông hộ Yên Sơn, Tuyên Quang” là thực sự cần
thiết, có ý nghĩa thực tiễn rất lớn phục vụ sản xuất và xóa đói giảm nghèo
cho người dân vùng Đông Bắc.
2. Mục tiêu của đề tài
Khảo sát được đặc điểm sinh lý động dục và khả năng sinh sản của lợn
cái Địa phương nuôi tại nông hộ Yên Sơn - Tuyên Quang.
Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái Địa phương cho lai với lợn đực
Rừng và sức sản xuất cho thịt của con lai F1(♀ĐP x ♂R) nuôi tại nông hộ
Yên Sơn, Tuyên Quang.
3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Từ những kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản lợn Địa phương,
khả năng sản suất của con lai F1(♀ĐP x ♂R), làm cơ sở cho việc định hướng,
phát triển chăn nuôi lợn tại các nông hộ của địa phương miền núi phía Bắc.
Đề tài đóng góp thêm những số liệu tham khảo để phục vụ cho nghiên
cứu phát triển chăn nuôi lợn trong nông hộ ở các tỉnh miền núi.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, nhân rộng mô hình và khuyến cáo
người dân miền núi phát triển chăn nuôi lợn lai F1 trong nông hộ để đạt hiệu
quả kinh tế.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của sinh lý sinh sản
1.1.1. Những đặc điểm sinh lý sinh sản của gia súc
Sinh sản là một quá trình sinh học hết sức phức tạp của cơ thể động vật
đồng thời là chức năng duy trì giống nòi và tái sản xuất của vật nuôi. Sinh sản
hữu tính là hình thức sinh sản cao nhất và phổ biến nhất ở cơ thể động vật, đó
là quá trình có sự tham gia của hai cơ thể đực và cái, là một quá trình mà ở đó
con đực sản sinh ra tinh trùng, con cái sản sinh ra trứng, thụ tinh giữa tinh
trùng và trứng hình thành hợp tử, hợp tử phát triển trong tử cung của con cái
và sinh ra đời con.
Quá trình sinh sản đối với con cái xẩy ra bắt đầu bằng sự xuất hiện
chu kỳ tính. Chu kì tính là một quá trình sinh lý phức tạp của cơ thể cái sau
khi đã phát triển hoàn toàn và cơ quan sinh dục không có quá trình bệnh lý,
thì trong buồng trứng có quá trình noãn bao thành thục, trứng chín và rụng
trứng. Song song với quá trình rụng trứng thì cơ thể nói chung đặc biệt là
cơ quan sinh dục phát sinh hàng loạt các biến đổi và có sự lặp đi lặp lại có
tính chất chu kì được gọi là chu kì tính. Chu kì này suất hiện khi cơ thể cái
thành thục về tính kết thúc khi già yếu. Thời gian của một chu kì được tính
từ lần rụng trứng trước tới lần sau.
Chu kỳ động dục của lợn cái là một trong các chỉ tiêu quan trọng của
sinh sản và được điều khiển bởi 2 yếu tố thần kinh, thể dịch. Khi các nhân tố
ngoại cảnh như: ánh sáng, nhiệt độ, mùi con đực… tác động và kích thích
vùng dưới đồi (Hypothalamus) giải phóng ra các yếu tố tác động lên tuyến
yên, kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH (Folliculo Stimulin Hormone)
và LH (Lutein Stimulin Hormone). FSH kích thích noãn bao phát triển đồng
thời cùng với LH làm cho noãn bao thành thục, chín và rụng trứng. Khi noãn
5
bao phát triển và thành thục, tế bào hạt trong thượng bì bao noãn tiết ra
Oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn. Khi hàm lượng hormone này trong
máu đạt 64 - 112% sẽ kích thích con vật có những biểu hiện động dục. Cuối
chu kỳ động dục thì Oestrogen lại kích thích tuyến yên tiết ra LH và giảm tiết
FSH. Khi lượng LH/FSH đạt tỷ lệ 3/1 thì sẽ kích thích cho trứng chín và rụng
trứng. Sau khi trứng rụng thể vàng được hình thành ở nơi bao noãn vỡ ra. Thể
vàng tiết Progesterone giúp cho quá trình chuẩn bị tiếp nhận hợp tử ở sừng tử
cung đồng thời ức chế tiết GSH (Gonado Stimulin Hormone) của tuyến yên
làm cho bao noãn trong buồng trứng của lợn cái không phát triển được và kết
thúc một chu kỳ động dục.
Khi kết thúc chu kỳ động dục con cái được thụ tinh, hình thành hợp tử,
phát triển thành bào thai, sau hết thời kỳ mang thai thì diễn ra quá trình sinh đẻ.
Theo Trần Tiến Dũng và công sự (2002) [25], gia súc cái mang thai trong một
thời gian nhất định tùy từng loài gia súc, khi bào thai phát triển đầy đủ, dưới tác
động của hệ thống thần kinh, thể dịch, con mẹ sẽ suất hiện những cơn rặn để
đẩy bào thai, nhau thai và các sản phẩm trung gian ra ngoài, quá trình này gọi
là quá trình sinh đẻ.
1.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái
Hiệu quả của chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con
cai sữa/cái/năm và tổng khối lượng lợn con cai sữa, hai chỉ tiêu này phụ thuộc
vào tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra/ổ, số lứa đẻ/năm, tỷ lệ
nuôi sống con theo mẹ. Sản lượng sữa của mẹ, kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc.
Do đó để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản thì phải tiến
hành nâng cao số lợn con cai sữa, khối lượng lợn con lúc cai sữa.
Để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái tùy vào mục đích nghiên
cứu, lĩnh vực nghiên cứu mà có thể lựa chọn các chỉ tiêu khác nhau và các chỉ
tiêu này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh sản:
6
1.1.2.1. Tuổi phối giống và tuổi đẻ lần đầu
Tuổi phối giống lần đầu là chỉ tiêu đánh giá khả năng đẻ sớm của lợn
nái, vì tuổi đẻ lứa đầu ảnh hưởng đến thời gian sinh sản của lợn nái và cũng
ảnh hưởng tới chi phí trong chăn nuôi lợn. Tuổi đẻ lứa đầu, khối lượng con
mẹ lúc phối giống và lứa đẻ có ảnh hưởng rõ rệt đến tính trạng số con sơ
sinh/lứa và khối lượng sơ sinh/lứa (Tạ Bích Duyên, 2003)[26]. Nếu phối
giống sớm cơ thể mẹ chưa thành thục về thể vóc, cơ quan sinh sản chưa thật
hoàn thiện. Do vậy, số con đẻ ra ít, còi cọc và ảnh hưởng tới sự phát triển của
lợn mẹ, nếu phối muộn sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế. Thông thường
người ta bỏ qua lần động dục đầu tiên và phối vào lần động dục thứ 2 hoặc
thứ 3, vì lần động dục đầu tiên số lượng trứng rụng thường ít và chưa ổn định.
Như vậy rút ngắn tuổi đẻ lứa đầu ở một chừng mực nào đó sẽ làm tăng
thời gian sinh sản của lợn nái. Lợn nái hậu bị có thể bắt đầu động dục ở 4
hoặc 5 tháng tuổi, nhưng tuổi phối giống thích hợp là 7- 8 tháng tuổi và như
vậy tuổi đẻ lứa đầu ước tính 11 - 12 tháng tuổi. Tuổi đẻ lứa đầu cao ảnh
hưởng tới số con cai sữa/nái/năm vì thời gian sinh sản của lợn nái sẽ ngắn lại
dẫn đến giảm số con cai sữa/nái/năm điều đó sẽ làm cho lợi nhuận/nái/năm
giảm xuống Dagorn và cộng sự (1997)[81].
1.1.2.2. Số con sơ sinh và số con cai sữa/ổ
Số con sơ sinh/ổ là chỉ tiêu năng suất sinh sản rất quan trọng vì đây là chỉ
tiêu để xác định năng suất của lợn nái. Tương quan di truyền giữa tính trạng số
con sơ sinh/lứa và số con sơ sinh sống/lứa là rất chặt (Đặng Vũ Bình, 1999)[8].
Các nghiên cứu cũng chỉ ra trong giai đoạn sơ sinh tới cai sữa là do bị
mẹ đè và đói chiếm 50%, do nhiễm khuẩn chiếm 11,1%, dinh dưỡng kém
chiếm 8%, di truyền chiếm 4,5% và các nguyên nhân khác chiếm 26,4%. Tỷ
lệ chết của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa tuỳ thuộc vào ngày tuổi: dưới 3
ngày tuổi 50%; 3 - 7 ngày tuổi là 18%; từ 8 - 21 ngày tuổi là 17% và từ 22 -
56 ngày tuổi tỷ lệ chết chiếm 15%.
7
1.1.2.3. Thời gian từ cai sữa đến động dục trở lại
Đây là một trong những biện pháp nâng cao năng suất sinh sản của
lợn nái, nhưng thời gian động dục trở lại sau đẻ phụ thuộc vào thời gian cai
sữa. Mặt khác mùa vụ cũng ảnh hưởng đến thời gian động dục của lợn nái.
Tác giả Trương Lăng, (1993)[42] cho rằng nếu cai sữa sớm là 10 ngày sau
khi đẻ thì thời gian động dục trở lại là 14,7 ngày, cai sữa 21 ngày tuổi thì
thời gian động dục trở lại là 6,2 ngày và cai sữa 50 ngày tuổi thì thời gian
động dục trở lại là 4 ngày. Như vậy việc rút ngắn khoảng cách lứa đẻ bằng
cách cai sữa sớm cho lợn con ở một thời điểm thích hợp là một biện pháp
làm tăng số lứa đẻ/nái/năm.
1.1.2.4. Khoảng cách lứa đẻ
Khoảng cách lứa đẻ là thời gian để lợn nái hoàn thành một chu kỳ sinh
sản gồm: thời gian mang thai + thời gian nuôi con, cai sữa + thời gian động
dục và phối giống có chửa sau cai sữa. Trong đó thì thời gian mang thai là
không thay đổi, các yếu tố còn lại có thể thay đổi. Cai sữa sớm cho lợn con là
biện pháp tích cực nhằm làm tăng lứa đẻ/nái/năm.
1.1.2.5. Số lần phối và phương thức phối giống
theo Ian Gordon, (1997)[87] cho biết số lần phối giống trong một lần
động dục ở lợn nái ảnh hưởng tới số con đẻ ra/ổ, phối đơn trong một chu kỳ
động dục ở lúc động dục cao nhất có thể đạt được số con đẻ ra/ổ cao, nhưng
phối hai lần trong một chu kỳ động dục làm tăng số con đẻ ra/ổ.Theo Ian
Gordon, (1997)[87] thấy rằng: khi phối giống cho lợn nái trực tiếp ba lần,
mỗi lần cách nhau 24 giờ tăng hơn 1,3 con/ổ so với phối hai lần.
Trích từ Ian Gordon, (1997)[87], phối giống kết hợp giữa thụ tinh nhân
tạo và nhảy trực tiếp có thể làm tăng 0,5 lợn con so với phối riêng rẽ. Phối
giống bằng thụ tinh nhân tạo, tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra/ổ đều thấp hơn (0-
10%) so với phối giống trực tiếp (Colin, 1998)[80].
8
1.1.2.6. Thời gian cai sữa
Để rút ngắn khoảng cách lứa đẻ ta chỉ có thể tác động bằng cách rút
ngắn thời gian bú sữa và cai sữa sớm cho lợn con. Nhiều công trình nghiên
cứu đã kết luận: để rút ngắn thời gian sau khi đẻ đến khi phối giống lứa tiếp
theo có kết quả thì phải chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đặc biệt là phải cai sữa sớm
cho lợn con, như vậy sẽ làm tăng số con cai sữa mỗi năm/nái và làm tăng khối
lượng cơ thể lợn con ở 8 tháng tuổi.
Gaustad - Asa và cộng sự (2004)[84] cho rằng thời gian nuôi con dài
hay ngắn đều ảnh hưởng tỷ lệ đẻ và số con sơ sinh sống.
Ngày nay nhiều nước trên thế giới như: Anh, Pháp, Mỹ, Úc, cai sữa cho
lợn con phổ biến ở 21 ngày tuổi do đó đã đạt chỉ số lứa đẻ/nái/năm từ 2,1 - 2,3
lứa với số lợn con cai sữa/nái/năm từ 19 - 23 con (Phùng Thị Vân, 2000)[70].
Như vậy thời gian cai sữa cho lợn con có ảnh hưởng rất lớn đến năng
suất chăn nuôi, như ảnh hưởng đến hao hụt của lợn mẹ. Do đó việc cai sữa
sớm cho lợn con đã trở thành phổ biến ở các cơ sở chăn nuôi.
1.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của gia súc
Di truyền là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của gia
súc cái, cùng một giống nhưng những cá thể khác nhau thì có khả năng sinh
sản khác nhau. Khoa học đã chứng minh rằng yếu tố quyết định tính trạng là
gen trong tế bào và được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Đực giống có vai trò sản suất tinh trùng để thụ tinh cho tế bào trứng, vì
vậy chất lượng tinh dịch có vai trò quyết định tỷ lệ thụ thai và chất lượng đàn con.
Trong chăn nuôi lợn nái, dinh dưỡng là yếu tố hết sức quan trọng
không những để đảm bảo khả năng sinh sản của lợn nái mà còn quyết định
đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Lợn nái ở các giai đoạn khác nhau như hậu bị,
có chửa, nuôi con, chờ phối đều cần được cung cấp đủ về số và chất lượng
các chất dinh dưỡng để có kết quả sinh sản tốt.
9
Nuôi dưỡng tốt lợn nái trước khi động dục có thể làm tăng số lượng trứng
rụng, tăng số phôi sống (theo Ian Gordon, 1997 [87]).
Do đó áp dụng chế độ dinh dưỡng "Flushing" trong pha sinh trưởng của
buồng trứng của lợn nái nên đã làm tăng số lượng trứng rụng (85% so với
64%) và tăng lượng progesteron trong máu (10,5 ng so với 4,5 ng/ml) (theo
Ian Gordon, 1997)[87].
Nuôi dưỡng lợn nái với mức cao ở thời kỳ chửa đầu có thể làm
tăng tỷ lệ chết phôi ở lợn nái mới đẻ (theo Ian Gordon, 1997)[87].
Theo Ian Gordon, (1997) [87] cho biết nuôi dưỡng lợn nái với mức
năng lượng cao trong thời kỳ có chửa sẽ làm giảm mức thu nhận thức ăn trong
thời kỳ tiết sữa nuôi con và ngăn cản sự phát triển của tuyến vú.
Lợn nái nuôi con nên cho ăn tự do để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
Giảm lượng thức ăn thu nhận khi nuôi con sẽ làm giảm khối lượng cơ thể, hậu
quả là thời gian động dục trở lại dài, giảm tỷ lệ thụ tinh và giảm số phôi sống
(theo Ian Gordon, 1997)[87]. Theo Chung và cs (1998)[78], tăng lượng thức
ăn thu nhận ở lợn nái tiết sữa sẽ làm tăng sản lượng sữa và tăng khả năng tăng
khối lượng của lợn con. Ian Gordon (2004)[87] cho biết: tăng lượng thức ăn
thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn đầu và giữa chu kỳ tiết sữa sẽ có tác
dụng giảm thời gian động dục trở lại hơn là tăng lượng thức ăn thu nhận cho
lợn nái tiết sữa ở giai đoạn cuối, tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết
sữa ở giai đoạn giữa và cuối chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng tăng khối lượng cai
sữa hơn là tăng ở giai đoạn đầu.
Mục tiêu của nuôi dưỡng lợn nái là làm sao cho số ngày không sản xuất
ít nhất, khối lượng cơ thể tăng phù hợp trong thời kỳ có chửa và có được khối
lượng cơ thể thích hợp trong thời kỳ nuôi con.
Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức protein thấp
trong khẩu phần sẽ làm tăng thời gian động dục trở lại (theo Ian Gordon,
10
1997)[87]. Mức dinh dưỡng protein thấp trong thời kỳ chửa cuối sẽ làm cho
lợn nái phải huy động dinh dưỡng của cơ thể để nuôi thai, do đó làm giảm khả
năng sống của thai và lợn con khi đẻ cũng như sau khi đẻ, làm giảm khả năng
tiết sữa của lợn mẹ dẫn đến lợn nái sinh sản kém. Nuôi dưỡng lợn nái trong
thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức lyzin thấp và protein thấp sẽ làm suy yếu sự
phát triển của bao noãn, giảm khả năng trưởng thành của tế bào trứng, giảm
số con đẻ ra và số con còn sống trên ổ, tăng tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ và giảm
tốc độ sinh trưởng của lợn con (Yang và cộng sự, 2000)[101]. Podtereba
(1997)[94] xác nhận có 9 axitamin cần thiết đóng vai trò quan trọng trong quá
trình sinh sản và trong quá trình phát triển của phôi. Song mức protein quá
cao trong khẩu phần sẽ không tốt cho lợn nái.
Như vậy cần đảm bảo khẩu phần ăn đẩy đủ cả về lượng và về chất là vô
cùng cần thiết cho quá trình chăn nuôi cũng như nuôi lợn nái sinh sản, đảm
bảo khai thác hiệu quả giống lợn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Dinh dưỡng là
yếu tố quan trọng thứ 2 sau giống, là tiền đề để phát huy hết khả năng vốn có
của giống. Brumm M.C. và cs (1996) [78] chỉ rõ những lợn cái được nuôi
dưỡng trong những điều kiện dinh dưỡng tốt thì tuổi thành thục về tính trung
bình 188,5 ngày nếu hạn chế thức ăn thì sự thành thục về tính sẽ suất hiện vào
234,8 ngày.
Năng lượng rất cần thiết cho sự sống, với lợn cái hậu bị thì năng lượng
cần cho duy trì sự sống đảm bảo cho lợn sinh trưởng, phát triển bình thường,
với lợn cái chửa ngoài duy trì sự sống thì cần thêm năng lượng để nuôi bào
thai, tiết sữa nuôi con. Nếu khẩu phần thiếu Ca, P thì bào thai phát triển kém,
con đẻ ra dễ bị còi xương ,chậm lớn, mẹ dễ bị bại liệt, ảnh hưởng trực tiếp tới
khả năng sinh sản. Ngoài ra những yếu tố vi lượng là những chất có hàm
lượng rất nhỏ trong cơ thể giống vật nuôi tuy nhiên chúng lại không thế thiếu
vì những chất này góp phần rất quan trong quá trình sinh sản của vật nuôi
11
chúng bao gồm những yếu tố: Kali. Natri, Clorua, Sắt, Đồng, Kẽm, mangan
Iod, và Vitamin
Khả năng sinh sản của lợn nái cũng bị ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố mùa
vụ hay cụ thể hơn là nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Gaustad -Aas và cs
(2004)[84] cho biết mùa vụ có ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ. Mùa có nhiệt độ
cao là nguyên nhân làm năng suất sinh sản ở lợn nái nuôi chăn thả thấp: tỷ lệ
chết ở lợn con cao, thu nhận thức ăn thấp, tỷ lệ hao hụt lợn nái tăng, tỷ lệ động
dục trở lại sau cai sữa giảm và tỷ lệ thụ thai giảm. Lợn nái phối giống vào các
tháng nóng có tỷ lệ thụ thai thấp, làm tăng số lần phối giống, giảm khả năng sinh
sản từ 5 - 20%. Theo Đặng Vũ Bình, (1999) [8] thì tỷ lệ lợn nái động dục trở lại
trong mùa đông không cao bằng trong mùa hè nhưng giá trị trung bình của thời
gian động dục trở lại sau cai sữa trong mùa đông lại thấp hơn mùa hè.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ ảnh hưởng của stress nhiệt đến khả năng
sinh sản của lợn nái. Nhiệt độ cao làm cho tỷ lệ loại thải nái cao (30 - 50%) và
làm thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi nái sinh sản (theo Ian Gordon,
1997)[87]. Số con đẻ ra/ổ khi phối giống vào mùa hè có thể ít hơn một con so
với khi phối giống vào mùa thu, mùa đông (Peltoniemi và cộng sự, 2000
[93]). Các tác giả nhận thấy về mùa hè, nhiệt độ cao làm giảm tính nhạy cảm
bình thường của chu kỳ động dục. Theo Ian Gordon, (1997)[87] cho biết từ
tháng thứ 5 đến tháng thứ 8 khoảng cách từ khi cai sữa đến động dục trở lại ở
lợn nái tăng so với các tháng khác.
Theo Aberth. Youssef (1997)[77], A.Bane (1986)[76], Yao - Ac et al,
(1989)[101], Đặng Đình Tín (1986)[60], trong chăn nuôi thì yếu tố bệnh tật
cũng không kém phần quan trọng có ảnh hưởng rất lớn tới sức sinh sản của
vật nuôi. Đặc biệt là các bệnh ở đường sinh dục. Các quá trình bệnh xảy ra ở
cơ quan sinh dục là các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng rối loạn sinh
sản và giảm năng suất của gia súc cái.
12
Các hormon có tác dụng chính trong quá trình sinh sản của gia súc cái
bao gồm có kích dục tố (GSH), kích nhũ tố (Prolactin), Oestrogen,
Progesteron, ProlanA, ProlanB, Relaxin và Prostagladin.
1.2. Cơ sở khoa học về ưu thế lai và sinh trưởng, cho thịt của gia súc
1.2.1. Cơ sở khoa học của ưu thế lai của gia súc
1.2.1.1. Lai giống
Lai giống là cho giao phối những động vật thuộc hai hay nhiều giống khác
nhau. Lai khác dòng là cho giao phối giữa những động vật thuộc các dòng khác
nhau trong cùng một giống. Mặc dù lai khác giống xa nhau về huyết thống hơn
lai khác dòng, nhưng hiệu ứng di truyền của cả hai kiểu lai lại tương tự như nhau
theo Nguyễn Hải Quân và cộng sự, (1995) [51].
Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi,
còn tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên.
Lai giống là phương pháp chủ yếu nhằm khai thác biến đổi di truyền
của quần thể gia súc. Lai giống có những ưu việt vì con lai thường có ưu thế
lai đối với một số tính trạng nhất định.
1.2.1.2. Ưu thế lai
Ưu thế lai là hiện tượng con lai có các đặc điểm vượt trội hơn cha mẹ
về sức sống, tốc độ sinh trưởng, khả năng cho sữa, khả năng sinh sản, về tính
chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường và khả năng sử dụng chất
dinh dưỡng...
Ưu thế lai hay sức sống con lai hoàn toàn ngược với suy hoá cận huyết
và sự suy giảm sức sống do cận huyết được khắc phục trở lại khi lai giống
(Falconer, 1993) [83].
Thuật ngữ ưu thế lai được nhà di truyền học người Mỹ Shull (1914)
đưa ra và được Snell (1961) thảo luận trong giáo trình nhân giống (Nguyễn
Hải Quân và cộng sự, 1995)[51] như sau: ưu thế lai là sự hơn hẳn của đời con
13
so với trung bình của đời bố mẹ. Có thể ưu thế lai là sức sống, sức miễn
kháng đối với bệnh tật và tính trạng sản xuất của con lai được nâng cao, khả
năng lợi dụng thức ăn tốt.
Trong chăn nuôi lợn đang được ứng dụng và khai thác rất mạnh mẽ.
Tăng khối lượng thịt là một trong những tính trạng rất quan trọng trong chăn
nuôi lợn thịt. Lợn nuôi thịt có tăng khối lượng nhanh sẽ cho người chăn nuôi
thu được nhiều lời hơn vì giảm thời gian nuôi, giảm vốn đầu tư, giảm công
nuôi, giảm thời gian chiếm dụng chuồng trại và giảm thức ăn cho duy trì của
lợn, vv. Tăng khối lượng của lợn Móng Cái (MC) đạt 320,04 g/ngày của
Nguyễn Văn Đức, (2010)[27]. Nhưng khi cho lai tạo với những giống có khả
năng tăng trong cao hơn cho ra giống lợn có năng suất tăng khối lượng cao
hơn, tăng khối lượng của tổ hợp lai F1 giữa LR, Y, Pi với MC cho ra là
509,09; 510,56 và 519,89 g/ngày, tỷ lệ nạc của tổ hợp lai F1 giữa LR, Y, Pi
với MC cho ra là 45,6; 45,14 và 47,38%,
Theo Nguyễn Ngọc Phục, (2010)[48], lợn Khùa có khối lượng thành
thục tương ứng là 235 ngày khối lượng là 16,7kg, khi cho lợn đực Rừng lai
với lợn Khùa ở Quảng Bình cho ra tổ hợp lai F1 có khối lượng sơ sinh cũng
như tốc độ sinh trưởng cao. Ngoài ra thì lợn F1(Khùa x Rừng) đã cải thiện tốc
tăng khối lượng trung bình/ ngày từ 7 -11%, tăng tỷ lệ móc hàm (1,5%), tỷ lệ
thịt xẻ tăng (3%), tỷ lệ nạc tăng (4%), tăng màu đỏ giảm tỷ lệ mất nước tổng
số gần 1%, pH sau giết mổ giảm chậm hơn, cải thiện hương vị (mùi thơm, vị
ngọt, độ béo), làm thịt sẫm màu và dai hơn 3%
Cơ sở thống kê của ưu thế lai do Falconer đưa ra từ năm 1964. Ưu
thế lai ở F1: HF1 = dy2
, trong đó d là giá trị của kiểu gen dị hợp, y là sai
khác về tần số gen giữa hai quần thể bố, mẹ. Ưu thế lai sinh ra bởi ảnh
hưởng đồng thời của tất cả các giá trị riêng rẽ của từng locus: HF1 = ∑dy2
.
Như vậy, ưu thế lai ở F1 phụ thuộc vào giá trị của các kiểu gen dị hợp và sự
khác biệt giữa hai quần thể.
14
Ảnh hưởng của mẹ bao gồm tất cả những đóng góp, những ảnh hưởng
tốt xấu do kiểu hình mẹ gây ra đối với kiểu hình của đời con. Ảnh hưởng của
mẹ đối với kiểu hình của đời con có thể do sự khác nhau về di truyền, về
ngoại cảnh hoặc sự phối hợp giữa di truyền và ngoại cảnh của những cá thể
mẹ khác nhau gây ra. Ảnh hưởng của mẹ có thể được thực hiện trong quá
trình thụ tinh, có chửa, tiết sữa và nuôi con. Các ảnh hưởng này chỉ có thể
xuất hiện tức thời, song cũng có thể kéo dài suốt đời của vật nuôi và được thể
hiện ở nhiều cơ chế sinh học khác nhau (Đặng Vũ Bình, 2002)[7].
Theo Dickerson, (1974)[84] cho biết khi lai giữa hai giống con lai chỉ
có ưu thế lai cá thể. Khi lai 3 giống, nếu dùng đực của giống thuần giao phối
với nái lai, con lai có cả ưu thế lai cá thể và ưu thế lai của mẹ, do mẹ là con lai
F1. Nếu dùng đực lai giao phối với nái của giống thứ 3, con lai có ưu thế lai cá
thể và ưu thế lai của bố, do bố là con lai F1. Trong lai 4 giống, con lai có cả
ưu thế lai cá thể, cả ưu thế lai của mẹ và ưu thế lai của bố.
1.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai
- Công thức lai
Ưu thế lai đặc trưng cho mỗi công thức lai. Theo Trần Đình Miên và
cộng sự, (1994)[43] mức độ ưu thế lai đạt được có tính cách riêng biệt cho
từng cặp lai cụ thể. Theo Trần Kim Anh, (2000)[2] thì ưu thế lai của mẹ có lợi
cho đời con, ưu thế lai của lợn nái ảnh hưởng đến số con/ổ và tốc độ sinh
trưởng của lợn con. Ưu thế lai cá thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và sức sống
của lợn con, đặc biệt ở giai đoạn sau cai sữa. Ưu thế lai của bố thể hiện tính
hăng của con đực, kết quả phối giống, tỷ lệ thụ thai. Khi lai hai giống, số lợn
con cai sữa/nái/năm tăng 5-10 %, khi lai 3 giống hoặc lai trở ngược số lợn con
cai sữa/nái/năm tăng tới 10-15%, số con cai sữa/ổ nhiều hơn 1,0-1,5 con và
khối lượng cai sữa/con tăng được 1kg, ở 28 ngày tuổi so với giống thuần
(Colin,1998)[80].
15
- Tính trạng
Ưu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, các tính trạng khác nhau thì có mức
độ di truyền khác nhau. Những tính trạng liên quan đến khả năng nuôi sống
và khả năng sinh sản có ưu thế lai cao nhất. Các tính trạng này có hệ số di
truyền thấp thường có ưu thế lai cao, vì vậy để cải tiến các tính trạng này, so
với chọn lọc, lai giống là một biện pháp nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Một số tính trạng ở lợn có ưu thế lai khác nhau, số con đẻ ra/ổ có ưu
thế lai cá thể là 2%, ưu thế lai của mẹ là 8%, số con cai sữa có ưu thế lai của
mẹ là 11%, khối lượng cả ổ ở 21 ngày tuổi có ưu thế lai cá thể 12%, ưu thế lai
của mẹ 18% (Richard, 2000)[97].
- Sự khác biệt giữa bố và mẹ:
Ưu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữa hai giống đem lai, hai giống
càng khác xa nhau về di truyền thì ưu thế lai thu được càng lớn. Nếu các
giống hay các dòng đồng hợp tử đối với một tính trạng nào đó thì mức độ dị
hợp tử sẽ giảm dần.
Các giống càng xa nhau về điều kiện địa lý, ưu thế lai càng cao. Như
vậy ưu thế lai của một tính trạng nhất định phụ thuộc đáng kể vào ngoại cảnh.
1.2.2. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng và cho thịt của gia súc
1.2.2.1. Đặc điểm của sinh trưởng và cho thịt của gia súc
Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do cơ thể thực hiện sự
đồng hóa và dị hóa. Đó là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang và
khối lượng các bộ phận của toàn bộ cơ thể con vật nuôi, trên cơ sở đặc tính di
truyền sẵn có. Để theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của vật nuôi cần định
lượng chúng định kỳ bằng cân, đo,... các cơ quan, bộ phận hay toàn cơ thể
con vật. Khoảng cách giữa các lần cân, đo,... này phụ thuộc vào loài vật nuôi
và mục đích theo dõi.
16
* Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn từ giai đoạn sơ sinh đến 60
ngày tuổi thường đánh giá qua các chỉ tiêu: Khối lượng sơ sinh/ổ (kg), khối
lượng 21 ngày/ổ (kg), khối lượng cai sữa/ổ (kg), tăng khối lượng từ sơ sinh
đến cai sữa (g), tăng khối lượng từ cai sữa đến 60 ngày tuổi (g)
* Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn thịt thường dùng các chỉ tiêu:
Tuổi bắt đầu nuôi (ngày), khối lượng bắt đầu nuôi (kg), tuổi kết thúc nuôi
(ngày), khối lượng kết thúc nuôi (kg), tăng khối lượng/ngày nuôi (g), tiêu tốn
thức ăn/kg tăng khối lượng (kg)
* Đánh giá chất lượng thân thịt của lợn người ta sử dụng các chỉ tiêu về
thân thịt và chất lượng thịt. Đối với năng suất thân thịt, các chỉ tiêu quan trọng
là: tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, chiều dài thân thịt, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng
và diện tích cơ thăn.
Các chỉ tiêu chất lượng thịt thường sử dụng là tỷ lệ mất nước bảo quản,
tỷ lệ mất nước giải đông, tỷ lệ mất nước chế biến, màu sắc thịt, độ dai, pH của
cơ thăn ở 45 phút và 24 giờ sau khi giết thịt (Reichart và cộng sự, 2001)[96].
1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, cho thịt của gia súc
Cơ sở sinh lý sinh trưởng, cho thịt của gia súc đã có rất nhiều các nhà
khoa học nghiên cứu mà từ đó đã tìm ra nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình sinh trưởng của con vật:
+ Di truyền: Các giống gia súc khác nhau có khả năng cho thịt không
giống nhau, khả năng này phụ thuộc vào quá trình sinh trưởng của con vật, đó
là quá trình tích lũy các chất mà chủ yếu là protein. Tốc độ và phương thức
sinh tổng hợp protein phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống gen điều khiển sự
sinh trưởng của cơ thể. Di truyền của các chỉ tiêu sinh trưởng được thể hiện
thông qua hệ số di truyền. Theo Đinh Văn Chỉnh, (2008)[10] hệ số di
truyền của tăng khối lượng hàng ngày, tiêu tốn thức ăn, tuổi kết thúc vỗ
béo dao động trong phạm vi rộng phụ thuộc vào giống và quần thể. Hệ số
17
di truyền trong thời gian kiểm tra (30-100 kg) h2
= 0,5, tăng khối lượng
trong thời gian sống h2
= 0,15. Trong trường hợp kiểm tra theo khối lượng và
các cá thể được nuôi riêng lẻ thì hệ số di truyền đạt cao hơn theo nhóm.
Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn có mối tương quan di truyền
nghịch và khá chặt chẽ đã được nhiều tác giả nghiên cứu kết luận, đó là: -
0,51 đến -0,56 (Nguyễn Văn Đức, 2001)[30]; - 0,715 (Nguyễn Quế Côi và
cộng sự, 1996)[12].
Đối với các chỉ tiêu giết thịt như tỷ lệ móc hàm, chiều dài thân thịt, tỷ
lệ nạc, độ dày mỡ lưng, diện tích cơ thăn có hệ số di truyền cao (h2
= 0,3 -
0,35) (Sellier, 1998)[98]. Đối với độ dày mỡ lưng, hệ số di truyền dao động ở
mức độ trung bình đến cao, từ 0,3 - 0,7 (Johnson và cộng sự, 1999)[88], nên
việc chọn lọc cải thiện tính trạng này có nhiều thuận lợi. Mc.Kay (1990)[92]
cho rằng việc chọn lọc nhằm tăng khả năng tăng khối lượng và giảm dày mỡ
lưng không làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu số con sơ sinh trên ổ.
Tỷ lệ nạc là một tính trạng có hệ số di truyền cao, dao động từ 0,3 - 0,8.
Johnson (1985) đã công bố hệ số di truyền đối với tính trạng tỷ lệ nạc trên
8.234 lợn Landrace là 0,7 và trên 4.448 lợn Yorkshire là 0,81. Hovenier và cs
(1992)[86] khi nghiên cứu theo dõi trên lợn Duroc và Yorkshire cho biết hệ
số di truyền về tỷ lệ nạc là 0,63.
Đối với các chỉ tiêu thân thịt thì hệ số di truyền của tỷ lệ móc hàm là
thấp nhất (h2
= 0,3-0,35) và chiều dài thân thịt là cao nhất (h2
= 0,56-0,57).
Các chỉ tiêu về chất lượng thịt như tỷ lệ mất nước, màu sắc thịt, cấu trúc cơ,
thành phần hoá học của cơ, pH 45 phút, pH 24 giờ sau khi giết thịt có hệ số di
truyền từ 0,1-0,3 (Sellier và cộng sự 1998)[98]. Bên cạnh hệ số di truyền còn
có một mối tương quan giữa các tính trạng. Tương quan di truyền giữa một số
cặp tính trạng là thuận và chặt chẽ như tăng khối lượng và thu nhận thức ăn (r
= 0,65), tỷ lệ nạc với diện tích cơ thăn (r = 0,65). Bên cạnh đó là các tương
18
quan nghịch và chặt như tỷ lệ nạc với độ dày mỡ lưng (r = - 0,87) tỷ lệ mất
nước với pH 24 giờ (r = - 0,71) và với khả năng giữ nước (r = - 0,94) (Sellier
và cộng sự 1998) [98]. Ngoài ra, hàng loạt các nghiên cứu của nhiều nhà khoa
học đã xác nhận các chỉ tiêu thân thịt như tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ
lưng, chiều dài thân thịt và diện tích cơ thăn ở các giống khác nhau là khác
nhau. Chẳng hạn như ở lợn Landrace có chiều dài thân thịt dài hơn so với ở
lợn Large White là 1,5 cm; ngược lại, tỷ lệ móc hàm ở Large White lại cao
hơn so với Landrace (Hammell và CTV, 1993)[85].
Về phương diện sinh trưởng và cho thịt ở lợn, mối quan tâm chủ yếu
tới nhân tố di truyền chính là việc tạo ra ưu thế lai. Chính vì vậy mà hầu hết
đàn lợn thương phẩm ở các nước là lợn lai. Con lai có ưu thế lai cao hơn bố
mẹ về sinh trưởng 10% (Sellier và cộng sự 1998)[98].
+ Dinh dưỡng: Là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố ngoại cảnh,
nó trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn. Bảo đảm cân đối
dinh dưỡng thì con vật mới phát huy được tiềm năng di truyền của nó. Nếu
dinh dưỡng kém kéo dài, thì các nhân tố di truyền không những không phát
triển theo hướng tích cực, mà thậm chí còn ngược lại, qua nghiên cứu và thực
tế cho thấy vật nuôi có khả năng sinh trưởng tốt do khả năng đồng hóa cao,
hiệu quả sử dụng thức ăn cao thì tiêu tốn thức ăn thấp, do đó thời gian nuôi sẽ
được rút ngắn tăng số lứa đẻ/nái/năm. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng
chính là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn của cơ thể. Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn và
tăng khối lượng có mối tương quan nghịch do đó khi nâng cao khả năng tăng
khối lượng có thể sẽ giảm chi phí thức ăn.
Mối quan hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu phần là yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng khối lượng. Đảm bảo cân đối dinh dưỡng thì
con vật mới phát huy được tiềm năng di truyền của nó. Thức ăn và giá trị dinh
dưỡng là các nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt
của con vật.
19
+ Phương thức nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất
của con vật. Khi cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do, khả năng tăng khối lượng
nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn nhưng dày mỡ lưng lại cao hơn (Nguyễn
Nghi và cộng sự, 1995)[46]. Khi lợn được ăn khẩu phần ăn hạn chế. Lợn cho
ăn khẩu phần thức ăn hạn chế có tỷ lệ nạc cao hơn lợn cho ăn khẩu phần thức ăn
tự do. Nuôi lấy thịt nạc, yêu cầu thời gian nuôi ngắn hơn, khối lượng giết mổ
nhỏ hơn phương thức nuôi lấy thịt mỡ. Phương thức nuôi lấy thịt mỡ cần thời
gian nuôi dài hơn, khối lượng giết thịt lớn hơn.
+ Khối lượng sơ sinh: Khối lượng cai sữa của lợn con có liên quan
chặt chẽ với khối lượng sơ sinh, khối lượng sơ sinh càng cao thì khả năng
khối lượng cai sữa càng lớn. Trong chăn nuôi lợn nái chửa, việc chăm sóc
nuôi dưỡng tốt để có khối lượng sơ sinh lớn là cần thiết, làm tiền đề cho
khối lượng cai sữa cao. Nguyễn Văn Đồng (1995)[32] cho biết khối lượng
sơ sinh càng cao thì khối lượng lợn ở các giai đoạn phát triển sau đó càng
lớn, song nhịp điệu giảm dần. Hệ số tương quan giữa khối lượng sơ sinh và
khối lượng lúc 21; 28; 35; 100; 180 ngày tuổi giảm dần từ 0,55 (lúc 21
ngày tuổi) xuống chỉ còn 0,19 (lúc 180 ngày tuổi). Rõ ràng khối lượng sơ
sinh có ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của lợn ở các giai đoạn lứa
tuổi tiếp theo và ở mức độ khác nhau.
+ Tính biệt: có ảnh hưởng đến tăng khối lượng của lợn trong chăn nuôi
lợn thịt. Nhìn chung, lợn đực có sinh trưởng cao hơn lợn cái ở hầu hết các
tháng nuôi: ở lợn Bản nuôi tại Điện Biên, lợn cái tăng khối lượng trung bình
là 4,50 kg/tháng, lợn đực là 5,08 kg/tháng theo Phan Xuân Hảo và cộng sự,
(2010)[33]. Giang Hồng Tuyến và cộng sự, (2008)[59] các nhân tố cố định
nhóm giống, thế hệ, tính biệt ảnh hưởng rất rõ rệt tới cá tịnh trạng sinh
trưởng và rõ rệt tới chất lượng thân thịt của lợn Móng Cái. Ảnh hưởng tới
81% với các tính trạng tăng khối lượng và 98% đối với tỷ lệ nạc. Theo Phan
20
Xuân Hảo và cộng sự, (2010)[33], lợn Địa phương nuôi tại Điện Biên có tốc
độ sinh trưởng tăng khối lượng là 154,56 g/ngày, lợn đực sinh trưởng nhanh
hơn là lợn cái là 0,58 kg/tháng. Tỷ lệ móc hàm là 75,41%, thịt xẻ là 59,27%.
+ Cơ sở chăn nuôi và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến khả năng sản
xuất và chất lượng thịt. Cơ sở chăn nuôi biểu thị tổng hợp chế độ quản lý,
chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn. Thông thường, lợn bị nuôi chật hẹp thì khả
năng tăng khối lượng thấp hơn lợn được nuôi trong điều kiện chuồng trại rộng rãi.
Tại thí nghiệm của Brumm và Miller (1996)[78] cho thấy diện tích
chuồng nuôi 0,56 m2
/con thì lợn ăn ít hơn và tăng khối lượng cũng chậm hơn
so với lợn được nuôi với diện tích 0,78 m2
/con, năng suất của lợn đực thiến
đạt tối đa khi nuôi ở diện tích 0,84 - 1,0 m2
. Nghiên cứu của Nielsen và cs
(1995)[91] cho thấy lợn nuôi đàn thì ăn nhanh hơn, lượng thức ăn trong một
bữa được nhiều hơn nhưng số bữa ăn trong ngày lại giảm và lượng thức ăn
thu nhận hàng ngày lại ít hơn so với lợn nuôi nhốt riêng từng ô chuồng.
Các tác nhân stress có ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất và sức
sản xuất của lợn, đó là: điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi, khẩu phần ăn
không đảm bảo, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc kém, vận chuyển, phân đàn,
tiêm chủng, điều trị, thay đổi khẩu phần... (Wood C.M, 1986)[100].
+ Ảnh hưởng của mùa vụ
Có nhiều tác giả nghiên cứu về mùa vụ trong chăn nuôi là gây ảnh
hưởng đến khả năng tăng khối lượng của lợn. Pathiraja và cs (1990)[95] cho
biết sự khác nhau giữa năm, mùa vụ ảnh hưởng đến tăng khối lượng và dày
mỡ lưng là rõ rệt.
Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng tăng khối
lượng của lợn. Thomas (1984)[99], cho biết nếu nuôi lợn từ 20 kg đến 90 kg ở
nhiệt độ từ 8o
C đến 22o
C thì khả năng tăng khối lượng tăng và nhu cầu về
thức ăn cũng tăng lên. Nguyễn Văn Đức (2000)[31], Trần Thị Minh Hoàng và
cộng sự (2003)[36], cũng cho biết tăng khối lượng chịu ảnh hưởng lớn của
yếu tố mùa vụ và năm thí nghiệm.
21
+ Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng giết mổ
Ở các giai đoạn tuổi khác nhau thì khả năng tăng khối lượng và phát
triển của lợn là khác nhau. Thông thường ở giai đoạn bú sữa lợn tăng khối
lượng rất nhanh, sau cai sữa thì giảm và đến giai đoạn vỗ béo thì tăng khối
lượng cơ thể lại tăng lên.
Khả năng sản xuất và chất lượng thịt cũng phụ thuộc vào tuổi và khối
lượng lúc giết thịt. Giết thịt ở độ tuổi lớn hơn thì chất lượng thịt sẽ tốt hơn do
sự tăng lên của các mô ở giai đoạn cuối của thời kỳ trưởng thành. Song không
nên giết thịt ở tuổi quá cao vì lợn sau 6 tháng tuổi khả năng tích lũy mỡ lớn,
dẫn đến tỷ lệ nạc sẽ thấp và hiệu quả kinh tế kém.
Chất lượng thịt lợn cũng thay đổi theo tuổi giết thịt là do thành phần
cơ thể phát triển khác nhau ở từng giai đoạn. Mô cơ phát triển rất mạnh ngay
từ khi còn nhỏ nhưng tốc độ giảm dần, còn mô mỡ tốc độ tích lũy ngày càng
tăng. Tính từ khi sinh ra đến 7 tháng tuổi khối lượng lợn tăng khoảng 100
lần, trong đó mô xương chỉ tăng khoảng 30 lần, mô cơ tăng 81 lần còn mô
mỡ tăng tới 675 lần (Perez, Desmoulin, 1975)[93].
+ Ngoài ra, quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng là một trong những
yếu tố ảnh hưởng. Quá trình trao đổi chất xảy ra dưới sự điều khiển của
các hormoe. Theo Hoàng Toàn Thắng và cộng sự (2006)[58]: STH có tác
dụng sinh lý chủ yếu kích thích sự sinh trưởng của cơ thể bằng cách làm tăng
sự tổng hợp protein và kích thích sụn liên hợp phát triển, tăng tạo xương (nhất
là các xương dài).
Bệnh dịch xảy ra đối với lợn nuôi thịt đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới
khả năng tăng khối lượng, có khi còn dẫn tới tử vong nếu ta không có biện
pháp phòng và chữa trị kịp thời. Đối với bất kỳ phương thức chăn nuôi nào thì
biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh đó là tiêm vaccine ngay từ lúc đầu.
Như vậy, nắm vững các quy luật sinh trưởng để có tác động kỹ thuật
phù hợp cho vật nuôi phát huy hết tiềm năng di truyền vốn có và thúc đẩy sự
22
thành thục sớm, đảm bảo thể trạng giống khi phối giống là rất cần thiết, ngoài
ra còn xác định được mức độ di truyền đối với các chỉ tiêu vỗ béo sẽ giúp cho
chọn lọc định hướng, không ngừng nâng cao hiệu quả chọn lọc. Vì nó quyết
định đến hiệu quả kinh tế trong ngành chăn nuôi lợn.
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về công tác chăn nuôi lợn
1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về các giống lợn địa phương ở trong nước
Giống lợn địa phương (dân địa phương gọi là lợn “Bản”) được nuôi
phổ biến ở các vùng cao, vùng xa của các tỉnh miền núi của Việt Nam. Đây là
một giống lợn đặc trưng của địa phương chủ yếu nuôi trong các nông hộ nhỏ
lẻ. Với sự hội nhập, đòi hỏi năng suất cao nên những giống này không đáp
ứng được và đang dần bị mai một, nhiều năm qua công tác chọn lọc giống
chưa được quan tâm, nên chất lượng giống kém do phối giống cận huyết và
cùng với kỹ thuật chăn nuôi chưa được cải tiến, hiệu quả chăn nuôi thấp.
Trong thời gian gần đây đã được quan tâm của nhà nước và các nhà khoa học
nên rất nhiều giống lợn Bản ở các địa phương đã được bảo tồn và phát triển
nhằm khai thác những ưu điểm quý của chúng như chịu đựng kham khổ, thích
nghi tốt với điều kiện chăn nuôi quản canh, chất lượng thịt thơm ngon. Phát
triển giống lợn địa phương tại các vùng cao, trước hết tăng nguồn thịt lợn tự
cung tự cấp, tạo nguồn thực phẩm đặc sản cho thị trường và góp phần tăng
thu thập cho người dân địa phương tạo được nguồn giống cho lai tạo. Với chủ
trương này thì Phùng Thị Vân và cộng sự, 2000 [69] đã nghiên cứu đánh giá
thực trạng và ứng dụng kỹ thuật tổng hợp vào xây dựng mô hình chăn nuôi
lợn cái địa phương. Bên cạnh đó còn có sự quan tẩm của các Viện Chăn Nuôi
và sở ban ngành để nhăm bảo tồn và phát triển giống lợn Bản của địa phương,
cùng với sự đồng tình của nhiều nhà chăn nuôi.
Nhìn chung lợn Bản ở các vùng có nhiều đặc tính giống nhau, tuy nhiên
qua nhiều nghiên cứu và có nhiều kết quả khác nhau về đặc điểm ngoại hinh,
23
đặc điểm sinh sản của từng vùng cũng khác nhau. Phạm Thị Thanh Hoa và
cộng sự, (2010)[35] nghiên cứu về đặc điểm ngoại hình và các chỉ số của
quần thể lợn Bản của Sơn La cho thấy, Phần lớn lợn Bản có màu lông đen với
các điểm trắng, một số ít có màu đen hoàn toàn và một số có màu nâu pha
trắng. Các điểm trắng có thể ở trán, 4 chân, bụng, vai hoặc chóp đuôi. Đặc
điểm cơ thể của lợn Bản cũng đa dạng, lợn có đầu to, mõm thẳng, dài hoặc
dài vừa phải. Tai nhỏ, dựng hoặc tai vừa, hơi cúp, lưng hơi võng, chân cao,
bụng to nhưng không sệ sát đất.
Phan Xuân Hảo và cộng sự, (2010)[33], lợn Bản ở Điện Biên có đặc
điểm đặc trưng chủ yếu là lông đen, dài, cứng, da đen tuyền, có 6 điểm trắng
ở 4 chân, trán và chóp đuôi. Mình ngắn, chân thấp, mặt nhỏ mõm dài, phẳng.
Tai nhỏ dựng đứng, chân nhỏ đi móng, có khả năng chống chịu và thích nghi
phù hợp với trình độ và phương thức chăn nuôi của người dân địa phương.
Nguyễn Ngọc Phục và cộng sự, (2010)[48], nghiên cứu giống lợn địa
phương ở Quảng Bình hay còn gọi là lợn Khùa, đây là giống lợn địa phương
đặc trưng vùng này, đặc điểm ngoại hình chia làm 4 nhóm: lông da đen có
điểm trắng ở 4 chân chiếm 59,3%, mõm dài và khỏe chiếm 80,9%, lưng
thẳng chiếm 86,6%. Giống lợn Khùa có khả năng sinh sản thấp, cũng giống
lợn Điện Biên là có khả năng nuôi sống của lợn Khùa cao, lợn cái phát triển
chậm, thành thục ở 223 ngày và khối lượng là 16kg.
Theo Vũ Đình Tôn và cộng sự, (2009)[63], cho biết lợn Bản nuôi tại
Hòa Bình lông đen, dài, cứng, da có màu đen tuyền, một số có đốm trắng ở 4
chân, một số lang trắng đen. Tai lợn nhỏ tinh nhanh, chân nhỏ, dáng đi nhanh
nhẹn, dũi đất và trèo đồi khoẻ.
Ở tỉnh miền núi Lào Cai ở huyện Mường Khương và Bát Sát có
giống lợn địa phương được gọi là lợn Mường Khương, giống lợn này có
khối lượng lớn nhất. Khối lượng trưởng thành của lợn đực và lợn nái tương
ứng là 150 kg và 132 kg.
24
Lông thưa, mềm, có thể màu đen hoặc màu nâu, có một đốm trắng ở
giữa đầu, chân và cuối đuôi. Mõm dài thẳng hay hơi cong, trán nhăn, tai to,
hơi cúp về phía trước giống lợn Landrace lai với các giống lợn nội Việt Nam.
Cơ thể cao và dài, chiều cao đạt tới 49-50 cm, bụng to nhưng không xệ sát đất
như giống lợn MC hoặc Lang Hồng, mông hơi dốc, da thường dày.
Lợn Ỉ là giống lợn nội trước đây khá phổ biến ở nước ta, đứng thứ hai
sau lợn MC. Giống lợn Ỉ chủ yếu nuôi ở tỉnh Nam Định và chỉ tồn tại cho đến
khoảng năm 1990. Trước thập kỷ 70 lợn Ỉ được nuôi phổ biến ở vùng đồng
bằng sông Hồng, phía Bắc bộ và Thanh Hoá. Giống lợn Ỉ thông dụng có hai
loại hình là Ỉ mỡ và Ỉ pha.
Lợn Ỉ lông da đen bóng, lông nhỏ và thưa, đầu hơi to, mặt cong và
nhăn, trán hẹp, mắt híp, cổ và má chảy sệ, mõm to, bè, ngắn, môi dưới
thường dài hơn môi trên, vai nở, ngực sâu, thân mình lợn Ỉ mỡ ngắn hơn
so với Ỉ pha, chân thấp và chân trước thẳng nhưng chân sau hơi nghiêng
vai nở, toàn thân màu lông da đen, mặt ngắn, trán nhiều, lợn nái thường đi
chữ bát, bụng sệ (Nguyễn Thiện và cộng sự, 2005) [52]. Giống lợn này
hiện nay còn ít và có thể phát triển ở vùng núi cao nơi kinh tế kém phát triển
để khai thác thực phẩm đặc sản.
Theo Nguyễn Thiện (2006) [54], thì nguồn gốc lợn Táp Ná là giống lợn
nội được hình thành và phát triển từ lâu đời ở huyện Thông Nông, tỉnh Cao
Bằng và một số tỉnh lân cận.
Giống lợn Táp Ná rất dễ nuôi, phàm ăn, ăn khoẻ, ăn bất cứ loại thức ăn
nào kể cả loại thức ăn nghèo chất dinh dưỡng, hầu như không bị bệnh kể cả
nuôi trong điều kiện thiếu vệ sinh, thức ăn hạn chế. Do vậy, giống lợn Táp Ná
vẫn được nuôi và chưa bị lai tạo nhiều với các giống lợn khác.
Theo Đức Dũng, (2007) [24] cho biết giống lợn đen Lũng Pù của
huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang được thuần hoá từ lâu đời, rất phù hợp với điều
kiện chăn nuôi của người dân vùng cao.
25
Ngoại hình của giống lợn Táp Ná lông và da đen, ngoại trừ có 6 điểm
trắng gồm: một điểm nằm giữa trán, ở bốn cẳng chân và ở chóp đuôi. Khác với
lợn Móng Cái là ở bụng của lợn Táp Ná có màu đen và không có phần dải yên.
Lợn Đen Lũng Pù tầm vóc to lớn, nuôi 10-12 tháng đạt khối lượng 80-90
kg, lông đen, dày và ngắn, da thô, tai nhỏ cúp, mõm dài trung bình. Có hai loại
hình: một loại bốn chân trắng, có đốm trắng ở trán và mõm; một loại đen tuyền.
Trung bình có 10 vú và bình quân đẻ từ 1,5-1,6 lứa/năm.
Lợn thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt của các huyện vùng
cao, dễ nuôi, phàm ăn và có sức đề kháng cao, chống chịu bệnh tốt. So
với các giống lợn địa phương của Việt Nam, lợn đen Lũng Pù tăng trọng
khá, thịt thơm ngon.
Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Do, (2008)[22] lợn Vân Pa là giống
lợn được bà con dân tộc Vân Kiều, Pa Cô của hai huyện Hướng Hoá,
Đăkrông tỉnh Quảng Trị thuần dưỡng từ lâu.
Lợn có lông da đen bạc, thỉnh thoảng có màu phớt vàng hung, lưng thẳng,
thân hình gọn, đầu và cổ to, mõm nhọn, tai nhỏ, hình dáng giống con chuột.
Giống lợn Mẹo có nguồn gốc chủ yếu ở vùng núi Kỳ Sơn, Quỳ Châu
của Nghệ An và suốt dãy Trường Sơn của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ngoài
ra, còn được nuôi ở Lào Cai, Yên Bái.
Nguyễn Thiện và cộng sự (2005) [52] cho biết: lợn Mẹo là một trong
những giống lợn nội có tầm vóc to của Việt Nam. Khối lượng trưởng thành của
lợn đực và lợn cái tương ứng là 140 kg và 130 kg. Cơ thể to và dài, chiều cao đạt
tới 47-50 cm, Màu lông đen và dài 5-8 cm. Màu da đen và thường có 6 điểm
trắng ở 4 chân, trán và đuôi, một số có loang trắng ở bụng. Đầu to, rộng trán và
thường có khoáy trán, mõm dài tai nhỏ, hơi chúc về phía trước. Vai lưng rộng,
phẳng hoặc hơi vồng lên, da thường dày. Thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, kể
cả khi nhiệt độ trên 380
C và có gió Tây Nam nóng. Khả năng kháng bệnh tốt, rất
tạp ăn, có thể gặm cỏ, đào giun, ăn cỏ khô và thức ăn nghèo dinh dưỡng.
26
Các giống lợn Bản ở nhiều địa phương khác nhau nói chung là những
giống lợn được thuần hóa qua nhiều thế hệ và theo tên của từng địa phương.
Chúng có đặc điểm khá chung, toàn thân đen (loại lợn này có thể đen tuyền
hoặc lang trắng đen đốm ở đầu, chân, bụng, đuôi, lưng), tầm vóc nhỏ, đầu
nhỏ, tai nhỏ hơi cụp và thường có khoáy ở trán. Thành thục muộn, sinh sản
thấp, tỷ lệ nuôi sống cao. Có khả năng chịu đựng kham khổ tốt thích nghi với
điều kiện chăn nuôi của đồng bào.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về công tác chăn nuôi lợn trong nước
Trong thời gian qua nước ta đã có nhiều kết quả nghiên cứu về lĩnh vực
các nhân tố ảnh hưởng đến các tính trạng sản xuất, hệ số di truyền, tương
quan di truyền, giá trị giống và ưu thế lai của các tổ hợp lai tạo ra từ các giống
lợn. Nhiều tác giả tập trung vào nghiên cứu khả năng sản xuất, đặc điểm sinh
học, quy trình nuôi dưỡng, các công thức lai kinh tế giữa các giống lợn với
nhau ở các cơ sở giống nhà nước với quy mô lớn. Còn ở quy mô chăn nuôi
nhỏ lẻ như nông hộ được sử dụng chủ yếu vẫn là các tổ hợp lai có máu nội.
Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định lai đơn giản đã có tác dụng nâng
cao khả năng sinh sản, tăng trọng, tỷ lệ nạc, giảm tiêu tốn thức ăn ở con lai F1 so
với lợn nội thuần. Một số công thức lai như: giữa lợn đực ĐB với nái MC, giữa
lợn đực L với nái MC đã và đang còn được áp dụng rộng rãi trong sản xuất ở các
tỉnh miền Bắc, cũng như nhiều tỉnh ở miền Trung và Tây Nguyên hiện nay.
Với sự quan tâm của các nhà khoa học thì đã có rất nhiều các nghiên
cứu về sự sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của lợn địa phương tại một số tỉnh
miền núi như:
Theo Từ Quang Hiển và cộng sự, (2004)[34] nghiên cứu lợn Lang Hạ
Lang, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng cho kết quả sinh sản là số con đẻ ra/lứa
là 10,45 con; Số con còn sống để nuôi/ổ là 9,95 con, thời gian động dục trở lại
là 8,6 ngày. khối lượng sinh trưởng lúc 3, 4, 5, 6, 7, 8 tháng tuổi lần lượt là
27
11,06 kg; 17,18kg; 24,37kg; 33,06kg; 43,13kg; 51,64kg. Sinh trưởng tuyệt
đối lúc 3, 4, 5, 6, 7, 8 tháng tuổi đạt 139,7g/ngày; 204g/ngày; 239,7g/ngày;
289,7g/ngày; 335,7g/ngày; 283,7g/ngày;
Vũ Đình Tôn, 2009[53]. Nghiên cứu về lợn Mường Khương cho kết
quả Tuổi động dục của lợn nái khoảng 200-300 ngày, tuổi đẻ lứa đầu khoảng
12 tháng, thời gian động dục khoảng 5-7 ngày, thời gian chửa 115 ngày. Mức
độ mắn đẻ thấp, mỗi năm chỉ đẻ từ 1-1,2 lứa.
Theo Lê Đình Cường và cộng sự, (2004)[16], thì lợn Mường Khương
cho kết quả các chỉ tiêu về sinh sản là số con đẻ ra/ổ lứa 1 và 2: 6,53 con;
lứa 3-4: 7,87 con. Số con còn sống để nuôi lứa 1-2: 6,23 con; lứa 3-4: 7,45
con. Số con sống lúc 60 ngày lứa 1-2: 5,7 con; lứa 3-4: 7,94 con. Khối
lượng cả ổ 60 ngày lứa 1-2: 38,19 kg; lứa 3-4: 50,97 kg. khối lượng sinh
trưởng lợn nuôi thịt lúc 4, 6, 8 tháng tuổi lần lượt là: 25,17 kg; 53,32 kg;
72,14 kg. Khi giết mổ lúc 8 tháng tuổi với khối lượng giết thịt: 73,50 kg; tỷ
lệ móc hàm: 78,85%; tỷ lệ nạc/thịt xẻ: 42,58%; tỷ lệ mỡ/thịt xẻ: 35,67%; tỷ
lệ xương/thịt xẻ: 12,58%.
Theo Lê Đình Cường và cộng sự, (2006)[18], lợn Bản nuôi tại huyện
Mai Sơn, tỉnh Sơn La có các chỉ tiêu về sinh sản và sinh trưởng như sau: số
lứa đẻ/ năm 1,2 lứa, số con sơ sinh/ lứa 9,75 con; số con sơ sinh còn sống
8,06 con; số con cai sữa/lứa 5,4 con.
Theo Trần Thanh Vân và cộng sự, (2005)[69], lợn Mẹo nuôi tại huyện
Phù Yên, tỉnh Sơn La được đồng bào H’Mông thuần hoá từ lâu đời, lợn chủ
yếu được nuôi chăn thả tự do, chịu kham khổ cao, dễ nuôi. Lợn đạt được
những chỉ số sinh sản, sinh trưởng, lợn có khoảng cách lứa đẻ 234,53 ngày;
thời gian mang thai 114,26 ngày; thời gian chờ phối 7,8 ngày; thời gian cai
sữa 108 ngày; khối lượng sơ sinh 0,47 kg/con; số con sơ sinh 8,72 con/ổ; số
28
con cai sữa 7,93 con/ổ; khối lượng cai sữa 6,43 kg/con. Tỷ lệ thịt: tỷ lệ móc
hàm, tỷ lệ thịt xẻ ở khối lượng 53,5 đến 90 kg lần lượt là: 83,6% và 72,3%.
Theo Vũ Đình Tôn và cộng sự, (2009)[53] lợn Bản nuôi tại Hòa Bình
đạt được các chỉ tiêu sinh sản sau: tuổi đẻ lứa đầu 388,96 ngày; số con sơ
sinh/ổ 7,33 con; số con sơ sinh sống/ổ 6,67 con; tỷ lệ sơ sinh sống 92,98%;
khối lượng sơ sinh/con 0,43 kg; khối lượng sơ sinh/ổ 3,03 kg; thời gian cai
sữa 86,33 ngày; số con cai sữa/ổ 5,8 con; khối lượng cai sữa/con 5,05 kg;
khối lượng cai sữa/ổ 31,02 kg; tỷ lệ sống đến cai sữa/ổ 87,24%; khoảng cách
giữa 2 lứa đẻ 241,04 ngày, thời gian phối giống lại sau cai sữa 40,46 ngày.
Nguyễn Thiện và cộng sự, (2005)[52] đã cho kết quả nghiên cứu về
lợn Ỉ có tầm vóc nhỏ, khối lượng trưởng thành: lợn cái là 48 kg và lợn đực
là 50 kg. Khối lượng sơ sinh nhỏ: 0,42-0,45 kg/con, 2 tháng tuổi là 4,5 kg,
12 tháng tuổi là 46-49 kg. Lợn Ỉ mỡ đẻ sớm: lợn cái động dục lúc 4-5
tháng tuổi nhưng tầm vóc nhỏ nên thường phối giống lần đầu 7-8 tháng
tuổi và lợn đực có thể giao phối lúc 2 tháng tuổi. Số vú thông thường là 8-
12 vú, số con sơ sinh sống/lứa trung bình 9,5 con, khoảng cách lứa đẻ là
188-199 ngày. Tỷ lệ móc hàm thấp thường đạt 70 %, tỷ lệ thịt xẻ chỉ đạt
63 %, tỷ lệ nạc trung bình là 32,3- 35 %. Tỷ lệ mỡ cao 44,0-46,5 %, tốc
độ tăng khối lượng trung bình thấp 139-208 g/ngày, tiêu tốn thức ăn cao
từ 4,87-5,68 kg thức ăn/kg tăng khối lượng.
Theo Nguyễn Thiện và cs (2005) [52] cho biết khả năng sinh sản của
lợn Táp Ná nuôi tại huyện Thông Nông có tuổi đẻ lứa đầu trung bình là 13,6
tháng; Số con đẻ ra sống/lứa là 7,79 con; số con cai sữa/lứa 6,83 con; khối
lượng sơ sinh 0,6 kg/con.
Lợn Táp Ná có tỷ lệ móc hàm trung bình là 79,06 %; tỷ lệ thịt xẻ 64,68
%; tỷ lệ nạc 32,90 %; tỷ lệ mỡ 46,82 %. Đây là giống lợn cần được nuôi để giữ
29
được nguồn gen tốt của giống lợn địa phương, để cho lai tạo với lợn ngoại nhằm
khai thác thịt ở vùng trung du và vùng núi của tỉnh Cao Bằng.
Theo Phan Xuân Hảo và cộng sự, (2010)[33], lợn Bản nuôi tại Điện
Biên có tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu lần lượt là 336,91 ngày và
451,4 ngày. Số con sơ sinh/ ổ là 5,86 con; số con cai sữa/ổ là 5,55 con. Khối
lượng sơ sinh/con là 0,51 kg; khối lượng cai sữa/con và khối lượng cai sữa/ổ
lần lượt là là 7,67 kg và 41,91 kg. Tỷ lệ nuôi sống đạt 96,40%. Khoảng cách
lứa đẻ là 238,32 ngày. Khả năng sinh trưởng: khối lượng ở 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10,
11, 12 tháng tuổi lần lượt là: 7,8; 11,15; 15,15; 19,26; 23,98; 28,41; 34,47; 39,72
và 44,95 kg. Khối lượng giết mổ lúc 12 tháng tuổi là 46,08 kg; tỷ lệ móc hàm
đạt 75,41%; tỷ lệ thịt xẻ là 59,27%.
Theo Trần Văn Do, 2008) [22] cho thấy giống lợn Vân Pa thịt thơm
ngon, ít mỡ. Khối lượng lợn sơ sinh: 250-300 gam/con; trưởng thành 35-40
kg/con; Số con sơ sinh sống/ổ 6-8con, số con cai sữa mỗi lứa 5-6 con.
Nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, các nhà nghiên cứu cho ra
một số kết quả nghiên cứu về con lợn lai F1 cho hiệu quả kinh tế cao hơn:
Các nhà khoa học khắc phục một số nhược điểm và đã khai thác những
ưu điểm của giống lợn nội như mắn đẻ, đẻ nhiều con, sức chống chịu cao với
điều kiện hoàn cảnh thiếu dinh dưỡng để kết hợp với những đặc tính tốt của
lợn ngoại như năng suất cao, tiêu tốn thức ăn thấp, thời gian nuôi thịt ngắn, tỷ
lệ nạc cao. Các công thức lợn lai 1/2, 3/4, hoặc 7/8 máu ngoại được nhiều tác
giả trong nước nghiên cứu:
Nguyễn Văn Đức và cộng sự, (2010)[27] đánh giá năng suất sinh sản,
sản suất của lợn Móng Cái khi cho lai với giống đực Pietrain, Landrace,
Yorkshire, đều cho ra ưu thế lai của các tính trạng sinh sản cơ địa phương của
các tổ hợp lai F1(LRxMC), F1(YxMC) và F1(PixMC) nuôi tại các nông hộ
cho thấy số con sơ sinh sống đạt cao, trong các tổ hợp lai những đặc tính xấu
của lợn Móng Cái được cải thiện và những ưu điểm vẫn được duy trì.
30
Cùng với nghiên cứu trước đây về lai đơn giản giữa hai giống lợn đực
Berkhsire với cái Ỉ (Phạm Hữu Doanh - 1979), hay cặp lai giữa lợn đực Đại
Bạch với cái Móng Cái (Võ Trọng Hốt - 1982). Các kết quả nghiên cứu đã
khẳng định lai đơn giản giữa đực ngoại với cái nội tạo ra tổ hợp lai kinh tế F1 có
khả năng sinh trưởng tốt: Tăng khối lượng từ 420 - 457 gr/ngày so với lợn nội là
205 - 336 gr/ngày, chi phí thức ăn giảm từ 5,90 - 7,60 đơn vị thức ăn xuống còn
4,0 - 4,94 đơn vị thức ăn/1kg tăng trọng. Tỷ lệ nạc đạt từ 36,2 - 42,04% so với
nội thuần là 34 - 36%, nâng cao khối lượng sơ sinh từ 0,59 - 0,73 kg/con so với
0,45 - 0,6 kg/con ở giống lợn nội thuần; khối lượng cai sữa/con đạt từ 9,0 - 9,4
kg/con so với 6,0 - 7,0 kg/con ở lợn nội thuần. Điều đó đã góp phần nâng cao
năng suất và tỷ lệ nạc trong chăn nuôi lợn.
Trong những năm qua, phát triển lợn lai đã có một bước cải tiến chất
lượng đàn lợn ở nước ta, hiện nay lợn lai F1; F2; F3 được nuôi trong sản suất
đạt tỷ lệ nạc tương ứng là 41 - 43%; 45 - 47%; 49 - 52% so với lợn nội nuôi
thuần tỷ lệ nạc chỉ từ 34 - 36%. Mức tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng
giảm từ 0,3 - 0,7 kg. Các công thức lai ngoại x ngoại đã đạt tỷ lệ nạc từ 53 -
58%, với mức tiêu tốn thức ăn là 2,9 - 3,1 kg thức ăn/1kg tăng trọng. Khối
lượng suất chuồng đạt 90 - 100kg lúc 170 - 180 ngày tuổi. Những thành tựu
trên đã góp phần làm tăng khối lượng lợn từ 47kg vào năm 1981 lên 69kg vào
năm 2000; nâng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi đáng kể.
Đến nay bên cạnh những giống lợn ngoại lai với lợn nội phát triển thì
giống lợn Rừng thuần và rừng lai cũng được nuôi phổ biến trong các nông hộ
hiện nay và được sự quan tâm của các nhà khoa học.
Nghiên cứu năng suất sinh sản, sinh trưởng của các giống lợn Rừng
Thái Lan, tác giả Đỗ Kim Tuyên và cộng sự, (2006)[55] theo dõi lợn Rừng ở
công ty Khánh Giang - Bình Phước cho biết lợn Rừng Thái Lan 7 - 8 tháng
tuổi có thể trọng 40 - 60 (với lợn cái có thể phối giống). Thời gian mang thai
giống lợn nhà (khoảng 114 ngày). Thời gian đẻ (từ con đầu đến con cuối) 2 -
31
giờ. Quá trình đẻ diễn ra theo tự nhiên, không cần sự giúp đỡ hoặc can thiệp
của con người. Lợn Rừng lứa đầu (con so) đẻ 3 - 5 con, lứa tiếp theo nhiều
hơn (7 - 12 con). Lợn Rừng sơ sinh có tầm vóc nhỏ, khối lượng bình quân 0,5
- 0,9 kg/con, lợn 1 - 2 tháng tuổi: 5 - 10 kg, 3 - 4 tháng tuổi : 15 - 20 kg, 8 -
12 tháng tuổi: 60 - 70 kg, khi trưởng thành: trên 100kg.
Từ những đặc điểm trên với nghiên cứu của Nguyễn Văn Nơi và cộng
sự, 2010[45] về đa hình gen Mc4R, GHRH và khả năng sinh trưởng của lợn
lai giữa lợn đực Thái Lan và lợn cái địa phương Pác Nặm. Cho thấy tỷ lệ
đồng hợp tử đạt tỷ lệ 100% với hợp tử GG của gen Mc4R, cho ra con lai có
độ tăng trưởng cao.
Nguyễn Ngọc Phục và cộng sự, (2010)[48] cho lai lợn đực Rừng
Thái Lan với lợn cái Khùa tại Quảng Bình thấy rằng, lợn đực Rừng làm
tăng khối lượng lợn con sơ sinh thêm 0,06kg/con, khối lượng lợn con lúc
21 ngày tuổi tăng thêm 0,12kg/con và khối lượng con cai sữa tăng thêm
0,41kg/con. Các chỉ tiêu sinh sản còn lại đều không ảnh hưởng bởi lợn
đực. Lơn đực Rừng cải thiện tốc độ sinh trưởng của lợn ngay từ khi sơ
sinh cho đến khi cai sữa.
Điều này góp phần nâng cao năng suất sinh sản, sinh trưởng, phát triển
và chất lượng thịt của lợn Địa phương, mở ra một nghề đầy triển vọng đem lại
hiệu quả kinh tế cao cho chăn nuôi nông hộ và trang trại.
1.3.3. Tình hình nghiên cứu về công tác chăn nuôi lợn ở một số nước trên
thế giới
Trong nhiều thập kỷ qua, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng thành
công nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và mang lại những thay đổi rõ rệt về các
tính trạng năng suất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng thịt, tăng
32
khối lượng đạt từ 700 - 900 gr/ngày, tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng khối lượngtừ
2,3 - 2,6 kg thức ăn, độ dày mỡ từ 1 - 1,5cm, tỷ lệ nạc từ 55 - 57% (theo tài
liệu tập huấn chăn nuôi lợn nạc - Cục khuyến nông tháng 4 / 1994).
Năng suất sinh sản của một số tổ hợp lai ở Mỹ cho thấy đối với giống
thuần L, Y, D và Hs thì không có ưu thế lai ở đời con nhưng tỷ lệ thụ thai ở D
và Hs cao đạt tương đương nhau là 85%, trong đó Y,L đạt thấp hơn tương
ứng 72 và 69%, Trần Kim Anh, (1998)[1].
Kết quả lai kinh tế đã làm tăng số con sơ sinh trung bình/ổ từ 12 - 16%,
tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa cao hơn 10 - 15% so với giống thuần, khả năng
nuôi thịt tốt hơn, giảm được thời gian vỗ béo từ 25 - 30 ngày khi đạt khối
lượng giết mổ 100kg ở một số nước Châu Âu.
Năng suất sinh sản ở Đan Mạch trên một số giống lợn L,Y, D cho thấy,
qua 3 lứa đẻ (từ lứa 1 - 3) số con sơ sinh và cai sữa qua 3 lứa đẻ đạt cao hơn
cả (tương ứng đạt cao nhất ở 9,54; 10,28; 11,15 con/ổ) và 7,79; 8,54 và 9,03
con/ổ nhưng số con này đạt thấp nhất ở lợn Hs qua 3 lứa đẻ là (7,8; 8,35, 9,49
con/ ổ với lợn con sơ sinh) và (6,13; 7,04; 7,03 con/ổ với lợn con cai sữa)
(theo tạp chí Station poreine - INRA, 1992)
Năng suất sinh sản trên lợn cái ở Australia cũng cho thấy sau nhiều
năm cải tiến di truyền đã làm tăng khả năng sinh sản của đàn lợn cái ở
nước này, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành chăn nuôi lợn. Nên sức
sản suất của đàn lợn cái tại Australia đã tăng lên về số con đẻ ra, số con
sống và số con cai sữa/ổ (tương ứng từ 9,84 - 11,68 và 8,12 - 10,42 con); tỷ
lệ chết đến cai sữa chiếm 13,4%. Số lứa đẻ/cái/năm đạt cao nhất là 2,37 lứa
và thấp nhất 1,18 lứa; số con cai sữa/cái/năm đạt từ 16,8 - 23,8 con. Khối
lượng thịt suất chuồng là 149 - 182 ngày và tăng khối lượng tuyệt đối là
33
506 - 630gr/ngày, với mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượngtừ 2,09 -
3,03 kg, Phùng Thị Vân, 2000 [71]
Như vậy, hầu hết các nước có nền chăn nuôi phát triển đều sử dụng
những tổ hợp lai có nhiều giống lợn tham gia đã làm tăng năng suất sinh sản
và chất lượng thịt được nâng lên đáng kể. Đặc biệt là Hoa Kỳ, Anh, Australia,
… đã sử dụng đực giống lai, do vậy đã thu được những thành công lớn trong
sản suất lợn thương phẩm. Như vậy khâu tạo giống trong hệ thống giống lợn
đóng một vai trò hết sức quan trộng trong chăn nuôi lợn.
1.4. Vài nét về bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi
Mặc dù Việt Nam là quốc gia có nhiều giống vật nuôi, nhưng phần lớn
các giống này đều có năng suất thấp, thời gian nuôi dài, do vậy ngay từ những
năm 70 của thế kỷ trước, nước ta đã phải nhập khẩu một số giống lợn, vịt, gà, bò
Lang trắng đen, trâu Murah... Việc nhập khẩu nguồn gen mới đã góp phần quan
trọng nâng cao năng suất vật nuôi, đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi ở nước ta.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu và sử dụng các giống ngoại ồ ạt, thiếu sự
kiểm soát không những gây ra hậu quả cho công tác bảo tồn và khai thác các
giống vật nuôi trong nước.
Chăn nuôi nông hộ, đặc biệt là chăn nuôi ở các vùng kinh tế khó khăn,
điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và trình độ dân trí thấp chủ yếu là sử dụng các
giống vật nuôi bản địa. Các giống vật nuôi này có năng suất thấp nhưng lại có
khả năng thích nghi cao với điều kiện kham khổ và có khả năng tận dụng tốt
nguồn thức ăn bản địa, đặc biệt là các giống vật nuôi bản địa này có chất
lượng thịt thơm ngon và được ưa chuộng. Vì tính chất thịt thơm ngon nên các
giống bản địa nhanh chóng được nhiều thực khách quan tâm và các nhà hàng
đặc sản sử dụng nguồn thực phẩm từ thịt các loại vật nuôi bản địa này ngày
34
càng nhiều. Mặt khác việc phát triển các giống vật nuôi này ít được quan tâm
nên chúng nhanh chóng rơi vào nguy cơ tuyệt chủng.
Nhận thấy nguy cơ mất đi các nguồn gen quý hiếm này, năm 2000 Bộ
Nông nghiệp & PTNT đã có chương trình Bảo tồn nguồn gen động, thực vật và
Vi sinh vật với việc ban hành một số công ước và pháp lệnh về bảo tồn nguồn
gen vật nuôi như: (i) Công ước đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen; (ii) Pháp
luật Việt Nam về bảo tồn các nguồn gen thực trạng và phương hướng hoàn thiện;
(iii) Pháp lệnh giống vật nuôi và một số vấn đề liên quan đến quỹ gen vật nuôi,
vvv.. Trích từ Hội nghị Bảo tồn quỹ gen vật nuôi, (1990 - 2004).
Từ năm 1990 đến nay một số dự án bảo tồn và dự án sản xuất thử đã
được thực hiện như Dự án bảo tồn quỹ gen vật nuôi khu vực Đông Nam Á-
TCP/RAS/144/JPN của FAO. Dự án được tiến hành từ năm 1994 đến 1997
chủ yếu bảo tồn trên đối tượng là gà Ác Longan và Ngựa Bạch Thái Nguyên;
Dự án bảo tồn các giống vật nuôi có vốn gen quý hiếm ở Việt Nam trong 2
năm 2001 - 2002; Dự án sản xuất thử nghiệm ”Hoàn thiện quy trình sản xuất
gà H’Mông và vịt Bầu Quỳ” được thực hiện trong 2 năm (2003 - 2004).
Từ khi triển khai đề án bảo tồn quỹ gen đến nay chúng ta đã nhận biết
được 51 giống, trong đó 8 giống đã mất trước năm 1990. Trong 43 giống còn
lại có 18 giống được sử dụng rộng rãi và 25 giống được sử dụng hẹp, 8 giống
trong số 25 giống đã được tổ chức khai thác chiếm 30%. Trong 51 giống có
13 giống lợn, 5 giống đã mất, 5 giống đã được phát triển nhiều, 1 giống phát
triển xuất sắc và 2 giống phát triển ít (Lê Viết Ly và cộng sự, 2004. Hội nghị
bảo tồn Quỹ gen, 10/ 2004) [41].
Kết quả điều tra điều tra phân loại tình trạng sử dụng, trạng thái phát
triển và mức độ an toàn các giống lợn địa phương Việt Nam:
35
Giống Quê hương
Mức độ sử dụng
trong sản xuất
Mức độ
an toàn
Tăng/Giảm
Lơn Ỉ mỡ Nam Định Không sử dụng Tuyệt chủng
Lợn Ỉ gộc
Nam Định,
Thanh Hoá
Có sử dụng con cái
làm nền
Nguy kịch Giảm/Dễ mất
Lợn Móng Cái Quảng Ninh Sử dụng rộng rãi Không bền vững Giảm/Dễ pha tạp
Lơn Lang Hông Bắc Giang Bị lai tạp Tiệt chủng
Lợn Ba Xuyên Ba Xuyên Sử dụng ít Dễ bị nguy hại Giảm/Dễ mất
Lợn Thuộc Nhiêu Thuộc Nhiêu Sử dụng ít, bị lai tạp Dễ bị nguy hại Giảm/Dễ mất
Lợn Phú Khánh Khánh Hoà Bị lai tạp Tiệt chủng
Lợn Mường Khương Hà Giang
Sử dụng tương đối
rộng rãi
Bình thường Giảm
Lợn Mẹo
Kỳ Sơn -
Nghệ An
Sử dụng tương đối
rộng rãi
Bình thường Giảm
Lợn Sóc Đăk Lắc
Sử dụng tương đối
rộng rãi
Bình thường Giảm
Lợn Cỏ Nghệ An Tiệt chủng
Lợn Sơn Vi Vĩnh Phú Tiệt chủng
Lợn Vân Pa Quảng Trị Dễ bị nguy hại Giảm
(Lê Viết Ly và cộng sự, 2004. Hội nghị bảo tồn Quỹ gen, 10/ 2004) [41].
Một số nghiên cứu về giống lợn bản địa nhằm định hướng đến năm
2015, vừa bảo tồn vừa khai thác và phát triển các giống nội địa thành hàng
hoá, đặc biệt là cung cấp cho các nhà tạo giống Việt Nam và thế giới. Từ năm
2000 đến nay, Quảng Trị đã tiến hành nhiều biện pháp để bảo tồn giống gốc
và tăng số lượng, chất lượng đàn lợn Móng Cái. Phát triển đàn lợn Móng Cái
cao sản tại huyện Định Hoá Thái Nguyên từ năm 2006 đến năm 2008 đã làm
tăng năng suất sinh sản của đàn nái Móng Cái trong huyện tăng từ 7,85% đến
12,19% (Phạm Sỹ Tiệp và Cộng sự, 2008)[61].
36
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
15 lợn nái hậu bị Địa phương có độ tuổi từ 6 - 7 tháng.
8 lợn nái Địa phương ở lứa đẻ 2 - 3, cho lai với lợn đực Rừng để tạo ra
lợn lai F1(♀ĐP x ♂R) nuôi thí nghiệm.
Lợn thịt thí nghiệm: chọn 21 con lợn lai F1(♀ĐP x ♂R) và 19 con lợn
Địa phương.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Các hộ chăn nuôi thuộc xã Đội Cấn, Đội Bình - huyện Yên Sơn -
Tuyên Quang.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 9 năm 2013
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Xác định một số chỉ tiêu về sinh lý động dục và khả năng sinh sản của
lợn nái Địa phương nuôi tại khu vực huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
- Nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của
con lai F1(♀ĐP x ♂R) nuôi tại Yên Sơn - Tuyên Quang.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Công thức lai giữa lợn Địa phương và Rừng:
♀ĐP x ♂ Rừng
F1 (♀ĐP x ♂R) (nuôi thịt)
♀ ĐP x ♂ ĐP
ĐP (nuôi thịt)
Tải bản FULL (92 trang): https://bit.ly/2SyPrZK
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
37
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn nuôi thịt
Stt Diễn giải
1 Lô thí nghiệm Chia đều hai lô
2 Yếu tố thí nghiệm Lợn lai F1(♀ĐP x ♂R) và lợn ĐP
3 Số lượng 40 con (21 F1 và 19 ĐP)
4 Khối lượng bắt đầu thí nghiệm (kg)
Lợn F1: 5,18 ± 0,14
Lợn ĐP: 4,98 ± 0,09
5 Thời gian nuôi thí nghiệm 6 tháng
6 Số hộ nuôi 2
7 Tỷ lệ đực/cái
Lợn F1: 10♂ /11♀
Lợn ĐP: 9♂/10♀
2.3.2.2. Điều kiện làm thí nghiệm
- Các lô lợn thí nghiệm và đối chứng đều có được điều kiện chăm sóc là
tương đương nhau về thức ăn, phương thức chăn nuôi.
- Lợn đưa vào thí nghiệm được chọn lọc đảm bảo đầy đủ các yếu tố: có
nguồn gốc, thuần chủng, đồng đều về độ tuổi, tỷ lệ đực cái.
- Lợn thí nghiệm được tẩy các loại ký sinh trùng, tiêm các loại vaccine,
phun thuốc khử trùng chuồng trại định kỳ.
- Các hộ có hệ thống vườn chăn thả rộng và kết hợp chuồng làm khu
cho ăn, xung quanh mỗi một khu diện tích vườn của hộ chăn nuôi đều được
quây xung quanh bằng lưới B40.
- Các vườn thả lợn đảm bảo an ninh, có hệ thống cây bóng mát, độ dốc
10%, tạo điều kiện môi trường sống của cả lợn Rừng và lợn Địa phương được
chăn thả tự nhiên.
2.3.2.3. Phương thức nuôi và thức ăn cho lợn
Lợn được nuôi trong điều kiện có chuồng và hệ thống vườn bao quanh (sân
chơi). Áp dụng chế độ thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng giống nhau ở 2 hộ chăn nuôi.
Tải bản FULL (92 trang): https://bit.ly/2SyPrZK
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
38
- Lợn nái được chọn nuôi và theo dõi tại các hộ gia đình có điều kiện chăn
nuôi tương đương nhau. Sử dụng phương pháp phối giống trực tiếp từ đực giống.
Thức ăn cho lợn nái được nấu chín, chế biến từ phụ phẩm nông nghiệp
có tại địa phương, bao gồm: ngô, sắn, dây lang, cây chuối.
- Lợn con được tập ăn từ 3 tuần tuổi, sau đó cho ăn theo phương thức tự
do. Thức ăn cho lợn con là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, trong 1 kg thức ăn có
3.200 Kcal và 19% protein tổng số. Đảm bảo dinh dưỡng cho tất cả các đàn
lợn con thí nghiệm.
- Lợn thịt thí nghiệm cho ăn 3 bữa/ ngày đối với lợn con và 2 bữa/ngày
đối với lợn lớn, thức ăn có giá trị năng lượng và protein tương ứng với từng
giai đoạn phát triển của lợn theo quy trình nuôi lợn thịt. Thức ăn dựa trên nên
thức ăn được người dân sử dụng nhiều, gồm hai loại: Thức ăn tinh (ngô, sắn,
cám gạo và đậm đặc) và thức ăn xanh là gồm rau xanh và cây chuối. Thức ăn
tinh được trộn theo tỷ lệ 50% ngô, 20% bột sắn, 20% cám gạo và 10% đậm
đặc. Các loại thức ăn thô xanh chộn với thức ăn tinh cho ăn. Tập quán chăn
nuôi của địa phương, phần lớn thức ăn cho lợn nuôi thịt là nấu chín.
2.4. Chỉ tiêu theo dõi
2.4.1. Các chỉ tiêu sinh lý động dục, sinh sản của lợn nái
+ Tuôi động dục lần đầu (ngày)
+ Khối lượng động dục lần đầu (kg)
+ Khối lượng phối giống lần đầu (kg)
+ Tuổi phối giống lần đầu (ngày)
+ Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
+ Thời gian động dục (ngày)
+ Biểu hiện động dục
+ Số con đẻ ra/ổ (con)
+ Số con sơ sinh còn sống/ổ (con)
+ Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
+ Số con để nuôi/ổ (con)
+ Số con cai sữa 45 ngày/ổ (con)
+ Khối lượng cai sữa 45 ngày/ổ (kg)
+ Khối lượng 60 ngày/ổ (kg)
+ Khối lượng 60 ngày/con (kg)
+ Số con 60 ngày/ổ (con)
+ Thời gian động dục trở lại sau cai
sữa (ngày)
+ Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%)
+ Khoảng cách trung bình giữa hai
lứa đẻ (ngày)
+ Tỷ lệ hao mòn cơ thể mẹ (%)
3576078

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...jackjohn45
 
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...
Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...
Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...nataliej4
 
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...
Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...
Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (19)

Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAYĐặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
 
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
 
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Luận án: Chọn dòng keo phù hợp cho vùng đất rừng khộp, HAY
Luận án: Chọn dòng keo phù hợp cho vùng đất rừng khộp, HAYLuận án: Chọn dòng keo phù hợp cho vùng đất rừng khộp, HAY
Luận án: Chọn dòng keo phù hợp cho vùng đất rừng khộp, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
 
Luận án: Quản lý sử dụng hiệu quả đất trồng lúa tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Quản lý sử dụng hiệu quả đất trồng lúa tỉnh Thái NguyênLuận án: Quản lý sử dụng hiệu quả đất trồng lúa tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Quản lý sử dụng hiệu quả đất trồng lúa tỉnh Thái Nguyên
 
Th s17.019 hội thoại trong “dế mèn phiêu lưu ký”
Th s17.019 hội thoại trong “dế mèn phiêu lưu ký”Th s17.019 hội thoại trong “dế mèn phiêu lưu ký”
Th s17.019 hội thoại trong “dế mèn phiêu lưu ký”
 
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
 
Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...
Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...
Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
 
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
 
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanhẢnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
 
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
 
Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...
Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...
Th s17.016 đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú ThọLuận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
 

Similar to Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Lợn Nái Địa Phương Và Sức Sản Xuất Của Con Lai F1 (♀ Địa Phương X ♂ Rừng) Nuôi Tại Nông Hộ Yên Sơn - Tuyên Quang

Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...nataliej4
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...nataliej4
 
Đề xuất định hướng sinh kế bền vững với bảo tồn tài nguyên địa hình
Đề xuất định hướng sinh kế bền vững với bảo tồn tài nguyên địa hìnhĐề xuất định hướng sinh kế bền vững với bảo tồn tài nguyên địa hình
Đề xuất định hướng sinh kế bền vững với bảo tồn tài nguyên địa hìnhDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Man_Ebook
 
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...nataliej4
 

Similar to Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Lợn Nái Địa Phương Và Sức Sản Xuất Của Con Lai F1 (♀ Địa Phương X ♂ Rừng) Nuôi Tại Nông Hộ Yên Sơn - Tuyên Quang (20)

Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng di truyền quần thể Bách xanh tự nhiên (Calocedru...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng di truyền quần thể Bách xanh tự nhiên (Calocedru...Luận văn: Nghiên cứu đa dạng di truyền quần thể Bách xanh tự nhiên (Calocedru...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng di truyền quần thể Bách xanh tự nhiên (Calocedru...
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiếnLuận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
 
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù MôngLuận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
 
Đa dạng loài, phân bố của hệ lưỡng cư và bò sát ở đèo Cù Mông
Đa dạng loài, phân bố của hệ lưỡng cư và bò sát ở đèo Cù MôngĐa dạng loài, phân bố của hệ lưỡng cư và bò sát ở đèo Cù Mông
Đa dạng loài, phân bố của hệ lưỡng cư và bò sát ở đèo Cù Mông
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng NamLuận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng NamLuận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
 
Luận án: Kỹ thuật thâm canh giống sắn năng suất tinh bột cao
Luận án: Kỹ thuật thâm canh giống sắn năng suất tinh bột cao Luận án: Kỹ thuật thâm canh giống sắn năng suất tinh bột cao
Luận án: Kỹ thuật thâm canh giống sắn năng suất tinh bột cao
 
Đề xuất định hướng sinh kế bền vững với bảo tồn tài nguyên địa hình
Đề xuất định hướng sinh kế bền vững với bảo tồn tài nguyên địa hìnhĐề xuất định hướng sinh kế bền vững với bảo tồn tài nguyên địa hình
Đề xuất định hướng sinh kế bền vững với bảo tồn tài nguyên địa hình
 
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tốLuận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
 
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAYLuận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...
Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...
Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng NgãiLuận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
 
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 

Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Lợn Nái Địa Phương Và Sức Sản Xuất Của Con Lai F1 (♀ Địa Phương X ♂ Rừng) Nuôi Tại Nông Hộ Yên Sơn - Tuyên Quang

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TIẾN HẢI NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI ĐỊA PHƯƠNG VÀ SỨC SẢN XUẤT CỦA CON LAI F1 (♀ ĐỊA PHƯƠNG X ♂ RỪNG) NUÔI TẠI NÔNG HỘ YÊN SƠN - TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG HỮU DŨNG THÁI NGUYÊN - 2013
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Tiến Hải
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lời biết ơn chân thành nhất đến TS. Trương Hữu Dũng người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các thầy cô trong Bộ môn Khoa Chăn nuôi - Thú Y, Phòng đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn tới các nông hộ chăn nuôi của huyện Yên Sơn - Tuyên Quang, cùng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong trong quá trình hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó! Thái Nguyên, ngày tháng 11 năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Tiến Hải
  • 4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ i LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii MỤC LỤC.......................................................................................................iii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ........................................................ vi DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................vii DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ.............................................................viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................ 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU ................................................. 4 1.1. Cơ sở khoa học của sinh lý sinh sản .......................................................... 4 1.1.1. Những đặc điểm sinh lý sinh sản của gia súc ......................................... 4 1.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái......................... 5 1.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của gia súc................... 8 1.2. Cơ sở khoa học về ưu thế lai và sinh trưởng, cho thịt của gia súc .......... 12 1.2.1. Cơ sở khoa học của ưu thế lai của gia súc ............................................ 12 1.2.2. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng và cho thịt của gia súc.................. 15 1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về công tác chăn nuôi lợn.... 22 1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về các giống lợn địa phương ở trong nước...... 22 1.3.2. Tình hình nghiên cứu về công tác chăn nuôi lợn trong nước ............... 26 1.3.3. Tình hình nghiên cứu về công tác chăn nuôi lợn ở một số nước trên thế giới.................................................................................................. 31 1.4. Vài nét về bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi................................. 33 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................. 36 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 36
  • 5. iv 2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 36 2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu..................................................... 36 2.3.1. Nội dung nghiên cứ............................................................................... 36 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 36 2.4. Chỉ tiêu theo dõi....................................................................................... 38 2.4.1. Các chỉ tiêu sinh lý động dục, sinh sản của lợn ná ............................... 38 2.4.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng, năng xuất và chất lượng thịt......................... 39 2.5. Phương pháp theo dõi chỉ tiêu.................................................................. 39 2.5.1. Chỉ tiêu về sinh lý động dục, sinh sản của lợn nái................................ 39 2.5.2. Chỉ tiêu sinh trưởng và khảo sát thân thịt ............................................. 40 2.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 42 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................... 43 3.1. Nghiên cứu một số chỉ tiêu về sinh lý động dục của lợn cái Địa phương nuôi tại Yên Sơn, Tuyên Quang...................................................................... 43 3.1.1. Một số chỉ tiêu sinh lý động dục của lợn cái Địa phương .................... 43 3.1.2. Khả năng sinh sản lứa đầu của lợn cái Địa phương nuôi tại Yên Sơn, Tuyên Quang................................................................................................... 47 3.1.3. Năng suất sinh sản của lợn nái Địa phương ở lứa đẻ thứ hai nuôi tại Yên Sơn - Tuyên Quang.................................................................................. 50 3.1.4. Mối tương quan giữa các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái Địa phương nuôi tại Yên Sơn, Tuyên Quang.............................................................................. 53 3.2. Khả năng sinh sản lợn nái Địa phương phối giống với lợn đực Rừng nuôi tại nông hộ ở Yên Sơn, Tuyên Quang............................................................. 54 3.3. Khả năng sinh trưởng của lợn lai F1(♀ĐP x ♂R), Địa phương nuôi tại nông hộ ở Yên Sơn, Tuyên Quang.................................................................. 57 3.3.1. Khả năng sinh trưởng của lợn F1(♀ĐP x ♂R)và Địa phương thuần ... 57 3.3.2. Sinh trưởng tương đối của lợn F1(♀ĐP x ♂R)và Địa phương thuần... 59
  • 6. v 3.3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn F1(♀ĐP x ♂R)và Địa phương thuần.... 60 3.4. Khả năng cho thịt, chất lượng thịt của lợn F1(♀ĐP x ♂R)và Địa phương nuôi tại Yên Sơn, Tuyên Quang ..................................................................... 63 3.4.1. Kết quả mổ khảo sát lợn F1(♀ĐP x ♂R)và Địa phương thuần............ 63 3.4.2. Kết quả phân tích thành phần hóa học và chất lượng thịt của lợn F1(♀ĐP x ♂R) và Địa phương nuôi tại nông hộ ở Yên Sơn, Tuyên Quang .........66 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 71 1. Kết luận ...................................................................................................... 71 2. Đề nghị ....................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 73
  • 7. vi DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ĐP Địa phương ĐVT Đơn vị tính F1(♀ĐP x ♂R) Lợn lai giữa ♀ Địa phương và ♂ Rừng G Gram Kg Kilograms KL Khối lượng R Rừng TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
  • 8. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn nuôi thịt ...................................... 37 Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu sinh lý động dục của lợn cái Địa phương ....... 43 Bảng 3.2: Biểu hiện động dục của lợn cái Địa phương thuần.................. 46 Bảng 3.3: Khả năng sinh sản của lợn cái Địa phương ở đẻ lứa đầu......... 48 Bảng 3.4: Năng suất sinh sản của lợn nái Địa phương ở lứa đẻ thứ hai............... 51 Bảng 3.5: Mối tương quan giữa các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái Địa phương thuần.......................................................................... 53 Bảng 3.6: Khả năng sinh sản của lợn nái Địa phương thuần phối với lợn đực Rừng................................................................................ 55 Bảng 3.7: Khả năng sinh trưởng của lợn thí nghiệm............................... 58 Bảng 3.8: Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) ....................... 59 Bảng 3.9: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (gram/con/ngày)..... 61 Bảng 3.10: Kết quả mổ khảo sát đàn lợn thí nghiệm............................... 64 Bảng 3.11: Thành phần hóa học của thịt lợn thí nghiệm......................... 67 Bảng 3.12: Kết quả đánh giá chất lượng thịt lợn F1(♀ĐP x ♂R), Địa phương qua nếm thử ............................................................... 69
  • 9. viii DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 3.1: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn F1(♀ĐP x ♂R) và Địa phương .60 Hình 3.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của F1(♀ĐP x ♂R), Địa phương .............62
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Đất nước Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á trên dải đất hẹp, tuy nhiên rất đa rạng về sinh thái tự nhiên, phong phú về văn hóa và hơn 50 dân tộc anh em sinh sống. Là nước có nền nông nghiệp phát triển từ rất sớm, vì vậy con người đã biết thuần hóa động vật thành vật nuôi phục vụ cho mục đích sản xuất của mình. Qua nhiều năm tháng và những biến động tự nhiên, cùng với sự cần cù của các dân tộc Việt Nam đã tạo ra được rất nhiều các giống vật nuôi bản địa, hiện nay có hơn 50 giống nội địa và đứng đầu về tỷ lệ con giống trên đơn vị diện tích (Lê Viết Ly và cộng sự, 2004) [41]. Trong đó có giống lợn ở các vùng như lợn bản Điện Biên, bản Sơn La, lợn Khủa Quảng Ngãi, Lợn Vân Pa, Lợn Sóc Tây Nguyên, lợn Pác Nặm... các vùng sinh thái khác nhau xuất hiện từng giống lợn được thuần hóa qua các thế hệ tại vùng đó. Nói chung các giống lợn này đều cho sản phẩm thịt rất thơm ngon và có chất lượng dinh dưỡng tốt, an toàn thực phẩm, phù hợp với khẩu vị và nhu cầu thực phẩm của người dân hiện nay. Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc có rất nhiều giống vật nuôi được thuần hóa, trong đó có giống lợn Địa phương được các đồng bào dân tộc nuôi từ nhiều đời cha ông đến nay. Giống này có nhược điểm là khả năng sinh sản và sinh trưởng thấp. Nhưng lại có ưu điểm dễ nuôi, ít bệnh tật, chất lượng thịt thơm ngon, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu vùng núi và tập quán chăn nuôi của đồng bào dân tộc. Bên cạnh đó xu thế phát triển chăn nuôi lợn rừng trong tỉnh cũng rất phát triển, lợn rừng có những đặc điểm về tập tính sinh hoạt và sinh sản gần giống như lợn bản địa: ăn tạp, đẻ mắn, nuôi con khéo và đẻ nhiều con, lứa 2 - 3 bình quân là 7,5 và 8 con/ổ. Lợn rừng đời sau sinh ra khi thuần dưỡng dễ thích nghi với điều kiện nuôi nhốt hoặc bán thả rông (Tăng Xuân Lưu và cộng sự, 2010) [40].
  • 11. 2 Tuy nhiên vẫn có những vấn đề khó khăn trong chăn nuôi với lợn Rừng như: Giống lợn rừng hiện này trên thị trường đắt, đầu tư ban đầu lớn, chưa phù hợp với chăn nuôi trong nông hộ của bà con dân tộc, sản phẩm thịt ra thị trường có giá cao hơn các sản phẩm thịt khác, chất lượng thịt nhiều nạc dẫn đến khô thịt cho nên đầu ra sản phẩm gặp khó khăn. Trong khi đó chăn nuôi lợn Địa phương thì phù hợp với bà con dân tộc tại khu vực. Để tận dụng những ưu thế lai của từng con giống, phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm, nâng cao chất lượng lợn ở Địa phương, chúng tôi tiến hành cho lai giữa lợn nái Địa Phương với lợn đực Rừng tạo ra con lai F1 mang các đặc điểm có giá trị kinh tế của hai giống lợn bố mẹ. Có khả năng thích nghi cao, dễ nuôi, sinh trưởng tốt, chất lượng thịt thơm ngon, dễ bán trên thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Xuất phát từ cơ sở đó chúng tôi triển khai đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái Địa phương và sức sản suất của con lai F1(♀ĐP x ♂R) nuôi tại nông hộ Yên Sơn, Tuyên Quang” là thực sự cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn rất lớn phục vụ sản xuất và xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng Đông Bắc. 2. Mục tiêu của đề tài Khảo sát được đặc điểm sinh lý động dục và khả năng sinh sản của lợn cái Địa phương nuôi tại nông hộ Yên Sơn - Tuyên Quang. Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái Địa phương cho lai với lợn đực Rừng và sức sản xuất cho thịt của con lai F1(♀ĐP x ♂R) nuôi tại nông hộ Yên Sơn, Tuyên Quang.
  • 12. 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Từ những kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản lợn Địa phương, khả năng sản suất của con lai F1(♀ĐP x ♂R), làm cơ sở cho việc định hướng, phát triển chăn nuôi lợn tại các nông hộ của địa phương miền núi phía Bắc. Đề tài đóng góp thêm những số liệu tham khảo để phục vụ cho nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn trong nông hộ ở các tỉnh miền núi. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, nhân rộng mô hình và khuyến cáo người dân miền núi phát triển chăn nuôi lợn lai F1 trong nông hộ để đạt hiệu quả kinh tế.
  • 13. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của sinh lý sinh sản 1.1.1. Những đặc điểm sinh lý sinh sản của gia súc Sinh sản là một quá trình sinh học hết sức phức tạp của cơ thể động vật đồng thời là chức năng duy trì giống nòi và tái sản xuất của vật nuôi. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản cao nhất và phổ biến nhất ở cơ thể động vật, đó là quá trình có sự tham gia của hai cơ thể đực và cái, là một quá trình mà ở đó con đực sản sinh ra tinh trùng, con cái sản sinh ra trứng, thụ tinh giữa tinh trùng và trứng hình thành hợp tử, hợp tử phát triển trong tử cung của con cái và sinh ra đời con. Quá trình sinh sản đối với con cái xẩy ra bắt đầu bằng sự xuất hiện chu kỳ tính. Chu kì tính là một quá trình sinh lý phức tạp của cơ thể cái sau khi đã phát triển hoàn toàn và cơ quan sinh dục không có quá trình bệnh lý, thì trong buồng trứng có quá trình noãn bao thành thục, trứng chín và rụng trứng. Song song với quá trình rụng trứng thì cơ thể nói chung đặc biệt là cơ quan sinh dục phát sinh hàng loạt các biến đổi và có sự lặp đi lặp lại có tính chất chu kì được gọi là chu kì tính. Chu kì này suất hiện khi cơ thể cái thành thục về tính kết thúc khi già yếu. Thời gian của một chu kì được tính từ lần rụng trứng trước tới lần sau. Chu kỳ động dục của lợn cái là một trong các chỉ tiêu quan trọng của sinh sản và được điều khiển bởi 2 yếu tố thần kinh, thể dịch. Khi các nhân tố ngoại cảnh như: ánh sáng, nhiệt độ, mùi con đực… tác động và kích thích vùng dưới đồi (Hypothalamus) giải phóng ra các yếu tố tác động lên tuyến yên, kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH (Folliculo Stimulin Hormone) và LH (Lutein Stimulin Hormone). FSH kích thích noãn bao phát triển đồng thời cùng với LH làm cho noãn bao thành thục, chín và rụng trứng. Khi noãn
  • 14. 5 bao phát triển và thành thục, tế bào hạt trong thượng bì bao noãn tiết ra Oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn. Khi hàm lượng hormone này trong máu đạt 64 - 112% sẽ kích thích con vật có những biểu hiện động dục. Cuối chu kỳ động dục thì Oestrogen lại kích thích tuyến yên tiết ra LH và giảm tiết FSH. Khi lượng LH/FSH đạt tỷ lệ 3/1 thì sẽ kích thích cho trứng chín và rụng trứng. Sau khi trứng rụng thể vàng được hình thành ở nơi bao noãn vỡ ra. Thể vàng tiết Progesterone giúp cho quá trình chuẩn bị tiếp nhận hợp tử ở sừng tử cung đồng thời ức chế tiết GSH (Gonado Stimulin Hormone) của tuyến yên làm cho bao noãn trong buồng trứng của lợn cái không phát triển được và kết thúc một chu kỳ động dục. Khi kết thúc chu kỳ động dục con cái được thụ tinh, hình thành hợp tử, phát triển thành bào thai, sau hết thời kỳ mang thai thì diễn ra quá trình sinh đẻ. Theo Trần Tiến Dũng và công sự (2002) [25], gia súc cái mang thai trong một thời gian nhất định tùy từng loài gia súc, khi bào thai phát triển đầy đủ, dưới tác động của hệ thống thần kinh, thể dịch, con mẹ sẽ suất hiện những cơn rặn để đẩy bào thai, nhau thai và các sản phẩm trung gian ra ngoài, quá trình này gọi là quá trình sinh đẻ. 1.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Hiệu quả của chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con cai sữa/cái/năm và tổng khối lượng lợn con cai sữa, hai chỉ tiêu này phụ thuộc vào tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra/ổ, số lứa đẻ/năm, tỷ lệ nuôi sống con theo mẹ. Sản lượng sữa của mẹ, kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc. Do đó để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản thì phải tiến hành nâng cao số lợn con cai sữa, khối lượng lợn con lúc cai sữa. Để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái tùy vào mục đích nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu mà có thể lựa chọn các chỉ tiêu khác nhau và các chỉ tiêu này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh sản:
  • 15. 6 1.1.2.1. Tuổi phối giống và tuổi đẻ lần đầu Tuổi phối giống lần đầu là chỉ tiêu đánh giá khả năng đẻ sớm của lợn nái, vì tuổi đẻ lứa đầu ảnh hưởng đến thời gian sinh sản của lợn nái và cũng ảnh hưởng tới chi phí trong chăn nuôi lợn. Tuổi đẻ lứa đầu, khối lượng con mẹ lúc phối giống và lứa đẻ có ảnh hưởng rõ rệt đến tính trạng số con sơ sinh/lứa và khối lượng sơ sinh/lứa (Tạ Bích Duyên, 2003)[26]. Nếu phối giống sớm cơ thể mẹ chưa thành thục về thể vóc, cơ quan sinh sản chưa thật hoàn thiện. Do vậy, số con đẻ ra ít, còi cọc và ảnh hưởng tới sự phát triển của lợn mẹ, nếu phối muộn sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế. Thông thường người ta bỏ qua lần động dục đầu tiên và phối vào lần động dục thứ 2 hoặc thứ 3, vì lần động dục đầu tiên số lượng trứng rụng thường ít và chưa ổn định. Như vậy rút ngắn tuổi đẻ lứa đầu ở một chừng mực nào đó sẽ làm tăng thời gian sinh sản của lợn nái. Lợn nái hậu bị có thể bắt đầu động dục ở 4 hoặc 5 tháng tuổi, nhưng tuổi phối giống thích hợp là 7- 8 tháng tuổi và như vậy tuổi đẻ lứa đầu ước tính 11 - 12 tháng tuổi. Tuổi đẻ lứa đầu cao ảnh hưởng tới số con cai sữa/nái/năm vì thời gian sinh sản của lợn nái sẽ ngắn lại dẫn đến giảm số con cai sữa/nái/năm điều đó sẽ làm cho lợi nhuận/nái/năm giảm xuống Dagorn và cộng sự (1997)[81]. 1.1.2.2. Số con sơ sinh và số con cai sữa/ổ Số con sơ sinh/ổ là chỉ tiêu năng suất sinh sản rất quan trọng vì đây là chỉ tiêu để xác định năng suất của lợn nái. Tương quan di truyền giữa tính trạng số con sơ sinh/lứa và số con sơ sinh sống/lứa là rất chặt (Đặng Vũ Bình, 1999)[8]. Các nghiên cứu cũng chỉ ra trong giai đoạn sơ sinh tới cai sữa là do bị mẹ đè và đói chiếm 50%, do nhiễm khuẩn chiếm 11,1%, dinh dưỡng kém chiếm 8%, di truyền chiếm 4,5% và các nguyên nhân khác chiếm 26,4%. Tỷ lệ chết của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa tuỳ thuộc vào ngày tuổi: dưới 3 ngày tuổi 50%; 3 - 7 ngày tuổi là 18%; từ 8 - 21 ngày tuổi là 17% và từ 22 - 56 ngày tuổi tỷ lệ chết chiếm 15%.
  • 16. 7 1.1.2.3. Thời gian từ cai sữa đến động dục trở lại Đây là một trong những biện pháp nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái, nhưng thời gian động dục trở lại sau đẻ phụ thuộc vào thời gian cai sữa. Mặt khác mùa vụ cũng ảnh hưởng đến thời gian động dục của lợn nái. Tác giả Trương Lăng, (1993)[42] cho rằng nếu cai sữa sớm là 10 ngày sau khi đẻ thì thời gian động dục trở lại là 14,7 ngày, cai sữa 21 ngày tuổi thì thời gian động dục trở lại là 6,2 ngày và cai sữa 50 ngày tuổi thì thời gian động dục trở lại là 4 ngày. Như vậy việc rút ngắn khoảng cách lứa đẻ bằng cách cai sữa sớm cho lợn con ở một thời điểm thích hợp là một biện pháp làm tăng số lứa đẻ/nái/năm. 1.1.2.4. Khoảng cách lứa đẻ Khoảng cách lứa đẻ là thời gian để lợn nái hoàn thành một chu kỳ sinh sản gồm: thời gian mang thai + thời gian nuôi con, cai sữa + thời gian động dục và phối giống có chửa sau cai sữa. Trong đó thì thời gian mang thai là không thay đổi, các yếu tố còn lại có thể thay đổi. Cai sữa sớm cho lợn con là biện pháp tích cực nhằm làm tăng lứa đẻ/nái/năm. 1.1.2.5. Số lần phối và phương thức phối giống theo Ian Gordon, (1997)[87] cho biết số lần phối giống trong một lần động dục ở lợn nái ảnh hưởng tới số con đẻ ra/ổ, phối đơn trong một chu kỳ động dục ở lúc động dục cao nhất có thể đạt được số con đẻ ra/ổ cao, nhưng phối hai lần trong một chu kỳ động dục làm tăng số con đẻ ra/ổ.Theo Ian Gordon, (1997)[87] thấy rằng: khi phối giống cho lợn nái trực tiếp ba lần, mỗi lần cách nhau 24 giờ tăng hơn 1,3 con/ổ so với phối hai lần. Trích từ Ian Gordon, (1997)[87], phối giống kết hợp giữa thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp có thể làm tăng 0,5 lợn con so với phối riêng rẽ. Phối giống bằng thụ tinh nhân tạo, tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra/ổ đều thấp hơn (0- 10%) so với phối giống trực tiếp (Colin, 1998)[80].
  • 17. 8 1.1.2.6. Thời gian cai sữa Để rút ngắn khoảng cách lứa đẻ ta chỉ có thể tác động bằng cách rút ngắn thời gian bú sữa và cai sữa sớm cho lợn con. Nhiều công trình nghiên cứu đã kết luận: để rút ngắn thời gian sau khi đẻ đến khi phối giống lứa tiếp theo có kết quả thì phải chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đặc biệt là phải cai sữa sớm cho lợn con, như vậy sẽ làm tăng số con cai sữa mỗi năm/nái và làm tăng khối lượng cơ thể lợn con ở 8 tháng tuổi. Gaustad - Asa và cộng sự (2004)[84] cho rằng thời gian nuôi con dài hay ngắn đều ảnh hưởng tỷ lệ đẻ và số con sơ sinh sống. Ngày nay nhiều nước trên thế giới như: Anh, Pháp, Mỹ, Úc, cai sữa cho lợn con phổ biến ở 21 ngày tuổi do đó đã đạt chỉ số lứa đẻ/nái/năm từ 2,1 - 2,3 lứa với số lợn con cai sữa/nái/năm từ 19 - 23 con (Phùng Thị Vân, 2000)[70]. Như vậy thời gian cai sữa cho lợn con có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chăn nuôi, như ảnh hưởng đến hao hụt của lợn mẹ. Do đó việc cai sữa sớm cho lợn con đã trở thành phổ biến ở các cơ sở chăn nuôi. 1.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của gia súc Di truyền là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của gia súc cái, cùng một giống nhưng những cá thể khác nhau thì có khả năng sinh sản khác nhau. Khoa học đã chứng minh rằng yếu tố quyết định tính trạng là gen trong tế bào và được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đực giống có vai trò sản suất tinh trùng để thụ tinh cho tế bào trứng, vì vậy chất lượng tinh dịch có vai trò quyết định tỷ lệ thụ thai và chất lượng đàn con. Trong chăn nuôi lợn nái, dinh dưỡng là yếu tố hết sức quan trọng không những để đảm bảo khả năng sinh sản của lợn nái mà còn quyết định đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Lợn nái ở các giai đoạn khác nhau như hậu bị, có chửa, nuôi con, chờ phối đều cần được cung cấp đủ về số và chất lượng các chất dinh dưỡng để có kết quả sinh sản tốt.
  • 18. 9 Nuôi dưỡng tốt lợn nái trước khi động dục có thể làm tăng số lượng trứng rụng, tăng số phôi sống (theo Ian Gordon, 1997 [87]). Do đó áp dụng chế độ dinh dưỡng "Flushing" trong pha sinh trưởng của buồng trứng của lợn nái nên đã làm tăng số lượng trứng rụng (85% so với 64%) và tăng lượng progesteron trong máu (10,5 ng so với 4,5 ng/ml) (theo Ian Gordon, 1997)[87]. Nuôi dưỡng lợn nái với mức cao ở thời kỳ chửa đầu có thể làm tăng tỷ lệ chết phôi ở lợn nái mới đẻ (theo Ian Gordon, 1997)[87]. Theo Ian Gordon, (1997) [87] cho biết nuôi dưỡng lợn nái với mức năng lượng cao trong thời kỳ có chửa sẽ làm giảm mức thu nhận thức ăn trong thời kỳ tiết sữa nuôi con và ngăn cản sự phát triển của tuyến vú. Lợn nái nuôi con nên cho ăn tự do để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Giảm lượng thức ăn thu nhận khi nuôi con sẽ làm giảm khối lượng cơ thể, hậu quả là thời gian động dục trở lại dài, giảm tỷ lệ thụ tinh và giảm số phôi sống (theo Ian Gordon, 1997)[87]. Theo Chung và cs (1998)[78], tăng lượng thức ăn thu nhận ở lợn nái tiết sữa sẽ làm tăng sản lượng sữa và tăng khả năng tăng khối lượng của lợn con. Ian Gordon (2004)[87] cho biết: tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn đầu và giữa chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng giảm thời gian động dục trở lại hơn là tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn cuối, tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn giữa và cuối chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng tăng khối lượng cai sữa hơn là tăng ở giai đoạn đầu. Mục tiêu của nuôi dưỡng lợn nái là làm sao cho số ngày không sản xuất ít nhất, khối lượng cơ thể tăng phù hợp trong thời kỳ có chửa và có được khối lượng cơ thể thích hợp trong thời kỳ nuôi con. Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức protein thấp trong khẩu phần sẽ làm tăng thời gian động dục trở lại (theo Ian Gordon,
  • 19. 10 1997)[87]. Mức dinh dưỡng protein thấp trong thời kỳ chửa cuối sẽ làm cho lợn nái phải huy động dinh dưỡng của cơ thể để nuôi thai, do đó làm giảm khả năng sống của thai và lợn con khi đẻ cũng như sau khi đẻ, làm giảm khả năng tiết sữa của lợn mẹ dẫn đến lợn nái sinh sản kém. Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức lyzin thấp và protein thấp sẽ làm suy yếu sự phát triển của bao noãn, giảm khả năng trưởng thành của tế bào trứng, giảm số con đẻ ra và số con còn sống trên ổ, tăng tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ và giảm tốc độ sinh trưởng của lợn con (Yang và cộng sự, 2000)[101]. Podtereba (1997)[94] xác nhận có 9 axitamin cần thiết đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản và trong quá trình phát triển của phôi. Song mức protein quá cao trong khẩu phần sẽ không tốt cho lợn nái. Như vậy cần đảm bảo khẩu phần ăn đẩy đủ cả về lượng và về chất là vô cùng cần thiết cho quá trình chăn nuôi cũng như nuôi lợn nái sinh sản, đảm bảo khai thác hiệu quả giống lợn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng thứ 2 sau giống, là tiền đề để phát huy hết khả năng vốn có của giống. Brumm M.C. và cs (1996) [78] chỉ rõ những lợn cái được nuôi dưỡng trong những điều kiện dinh dưỡng tốt thì tuổi thành thục về tính trung bình 188,5 ngày nếu hạn chế thức ăn thì sự thành thục về tính sẽ suất hiện vào 234,8 ngày. Năng lượng rất cần thiết cho sự sống, với lợn cái hậu bị thì năng lượng cần cho duy trì sự sống đảm bảo cho lợn sinh trưởng, phát triển bình thường, với lợn cái chửa ngoài duy trì sự sống thì cần thêm năng lượng để nuôi bào thai, tiết sữa nuôi con. Nếu khẩu phần thiếu Ca, P thì bào thai phát triển kém, con đẻ ra dễ bị còi xương ,chậm lớn, mẹ dễ bị bại liệt, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản. Ngoài ra những yếu tố vi lượng là những chất có hàm lượng rất nhỏ trong cơ thể giống vật nuôi tuy nhiên chúng lại không thế thiếu vì những chất này góp phần rất quan trong quá trình sinh sản của vật nuôi
  • 20. 11 chúng bao gồm những yếu tố: Kali. Natri, Clorua, Sắt, Đồng, Kẽm, mangan Iod, và Vitamin Khả năng sinh sản của lợn nái cũng bị ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố mùa vụ hay cụ thể hơn là nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Gaustad -Aas và cs (2004)[84] cho biết mùa vụ có ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ. Mùa có nhiệt độ cao là nguyên nhân làm năng suất sinh sản ở lợn nái nuôi chăn thả thấp: tỷ lệ chết ở lợn con cao, thu nhận thức ăn thấp, tỷ lệ hao hụt lợn nái tăng, tỷ lệ động dục trở lại sau cai sữa giảm và tỷ lệ thụ thai giảm. Lợn nái phối giống vào các tháng nóng có tỷ lệ thụ thai thấp, làm tăng số lần phối giống, giảm khả năng sinh sản từ 5 - 20%. Theo Đặng Vũ Bình, (1999) [8] thì tỷ lệ lợn nái động dục trở lại trong mùa đông không cao bằng trong mùa hè nhưng giá trị trung bình của thời gian động dục trở lại sau cai sữa trong mùa đông lại thấp hơn mùa hè. Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ ảnh hưởng của stress nhiệt đến khả năng sinh sản của lợn nái. Nhiệt độ cao làm cho tỷ lệ loại thải nái cao (30 - 50%) và làm thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi nái sinh sản (theo Ian Gordon, 1997)[87]. Số con đẻ ra/ổ khi phối giống vào mùa hè có thể ít hơn một con so với khi phối giống vào mùa thu, mùa đông (Peltoniemi và cộng sự, 2000 [93]). Các tác giả nhận thấy về mùa hè, nhiệt độ cao làm giảm tính nhạy cảm bình thường của chu kỳ động dục. Theo Ian Gordon, (1997)[87] cho biết từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 8 khoảng cách từ khi cai sữa đến động dục trở lại ở lợn nái tăng so với các tháng khác. Theo Aberth. Youssef (1997)[77], A.Bane (1986)[76], Yao - Ac et al, (1989)[101], Đặng Đình Tín (1986)[60], trong chăn nuôi thì yếu tố bệnh tật cũng không kém phần quan trọng có ảnh hưởng rất lớn tới sức sinh sản của vật nuôi. Đặc biệt là các bệnh ở đường sinh dục. Các quá trình bệnh xảy ra ở cơ quan sinh dục là các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng rối loạn sinh sản và giảm năng suất của gia súc cái.
  • 21. 12 Các hormon có tác dụng chính trong quá trình sinh sản của gia súc cái bao gồm có kích dục tố (GSH), kích nhũ tố (Prolactin), Oestrogen, Progesteron, ProlanA, ProlanB, Relaxin và Prostagladin. 1.2. Cơ sở khoa học về ưu thế lai và sinh trưởng, cho thịt của gia súc 1.2.1. Cơ sở khoa học của ưu thế lai của gia súc 1.2.1.1. Lai giống Lai giống là cho giao phối những động vật thuộc hai hay nhiều giống khác nhau. Lai khác dòng là cho giao phối giữa những động vật thuộc các dòng khác nhau trong cùng một giống. Mặc dù lai khác giống xa nhau về huyết thống hơn lai khác dòng, nhưng hiệu ứng di truyền của cả hai kiểu lai lại tương tự như nhau theo Nguyễn Hải Quân và cộng sự, (1995) [51]. Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi, còn tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên. Lai giống là phương pháp chủ yếu nhằm khai thác biến đổi di truyền của quần thể gia súc. Lai giống có những ưu việt vì con lai thường có ưu thế lai đối với một số tính trạng nhất định. 1.2.1.2. Ưu thế lai Ưu thế lai là hiện tượng con lai có các đặc điểm vượt trội hơn cha mẹ về sức sống, tốc độ sinh trưởng, khả năng cho sữa, khả năng sinh sản, về tính chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường và khả năng sử dụng chất dinh dưỡng... Ưu thế lai hay sức sống con lai hoàn toàn ngược với suy hoá cận huyết và sự suy giảm sức sống do cận huyết được khắc phục trở lại khi lai giống (Falconer, 1993) [83]. Thuật ngữ ưu thế lai được nhà di truyền học người Mỹ Shull (1914) đưa ra và được Snell (1961) thảo luận trong giáo trình nhân giống (Nguyễn Hải Quân và cộng sự, 1995)[51] như sau: ưu thế lai là sự hơn hẳn của đời con
  • 22. 13 so với trung bình của đời bố mẹ. Có thể ưu thế lai là sức sống, sức miễn kháng đối với bệnh tật và tính trạng sản xuất của con lai được nâng cao, khả năng lợi dụng thức ăn tốt. Trong chăn nuôi lợn đang được ứng dụng và khai thác rất mạnh mẽ. Tăng khối lượng thịt là một trong những tính trạng rất quan trọng trong chăn nuôi lợn thịt. Lợn nuôi thịt có tăng khối lượng nhanh sẽ cho người chăn nuôi thu được nhiều lời hơn vì giảm thời gian nuôi, giảm vốn đầu tư, giảm công nuôi, giảm thời gian chiếm dụng chuồng trại và giảm thức ăn cho duy trì của lợn, vv. Tăng khối lượng của lợn Móng Cái (MC) đạt 320,04 g/ngày của Nguyễn Văn Đức, (2010)[27]. Nhưng khi cho lai tạo với những giống có khả năng tăng trong cao hơn cho ra giống lợn có năng suất tăng khối lượng cao hơn, tăng khối lượng của tổ hợp lai F1 giữa LR, Y, Pi với MC cho ra là 509,09; 510,56 và 519,89 g/ngày, tỷ lệ nạc của tổ hợp lai F1 giữa LR, Y, Pi với MC cho ra là 45,6; 45,14 và 47,38%, Theo Nguyễn Ngọc Phục, (2010)[48], lợn Khùa có khối lượng thành thục tương ứng là 235 ngày khối lượng là 16,7kg, khi cho lợn đực Rừng lai với lợn Khùa ở Quảng Bình cho ra tổ hợp lai F1 có khối lượng sơ sinh cũng như tốc độ sinh trưởng cao. Ngoài ra thì lợn F1(Khùa x Rừng) đã cải thiện tốc tăng khối lượng trung bình/ ngày từ 7 -11%, tăng tỷ lệ móc hàm (1,5%), tỷ lệ thịt xẻ tăng (3%), tỷ lệ nạc tăng (4%), tăng màu đỏ giảm tỷ lệ mất nước tổng số gần 1%, pH sau giết mổ giảm chậm hơn, cải thiện hương vị (mùi thơm, vị ngọt, độ béo), làm thịt sẫm màu và dai hơn 3% Cơ sở thống kê của ưu thế lai do Falconer đưa ra từ năm 1964. Ưu thế lai ở F1: HF1 = dy2 , trong đó d là giá trị của kiểu gen dị hợp, y là sai khác về tần số gen giữa hai quần thể bố, mẹ. Ưu thế lai sinh ra bởi ảnh hưởng đồng thời của tất cả các giá trị riêng rẽ của từng locus: HF1 = ∑dy2 . Như vậy, ưu thế lai ở F1 phụ thuộc vào giá trị của các kiểu gen dị hợp và sự khác biệt giữa hai quần thể.
  • 23. 14 Ảnh hưởng của mẹ bao gồm tất cả những đóng góp, những ảnh hưởng tốt xấu do kiểu hình mẹ gây ra đối với kiểu hình của đời con. Ảnh hưởng của mẹ đối với kiểu hình của đời con có thể do sự khác nhau về di truyền, về ngoại cảnh hoặc sự phối hợp giữa di truyền và ngoại cảnh của những cá thể mẹ khác nhau gây ra. Ảnh hưởng của mẹ có thể được thực hiện trong quá trình thụ tinh, có chửa, tiết sữa và nuôi con. Các ảnh hưởng này chỉ có thể xuất hiện tức thời, song cũng có thể kéo dài suốt đời của vật nuôi và được thể hiện ở nhiều cơ chế sinh học khác nhau (Đặng Vũ Bình, 2002)[7]. Theo Dickerson, (1974)[84] cho biết khi lai giữa hai giống con lai chỉ có ưu thế lai cá thể. Khi lai 3 giống, nếu dùng đực của giống thuần giao phối với nái lai, con lai có cả ưu thế lai cá thể và ưu thế lai của mẹ, do mẹ là con lai F1. Nếu dùng đực lai giao phối với nái của giống thứ 3, con lai có ưu thế lai cá thể và ưu thế lai của bố, do bố là con lai F1. Trong lai 4 giống, con lai có cả ưu thế lai cá thể, cả ưu thế lai của mẹ và ưu thế lai của bố. 1.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai - Công thức lai Ưu thế lai đặc trưng cho mỗi công thức lai. Theo Trần Đình Miên và cộng sự, (1994)[43] mức độ ưu thế lai đạt được có tính cách riêng biệt cho từng cặp lai cụ thể. Theo Trần Kim Anh, (2000)[2] thì ưu thế lai của mẹ có lợi cho đời con, ưu thế lai của lợn nái ảnh hưởng đến số con/ổ và tốc độ sinh trưởng của lợn con. Ưu thế lai cá thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và sức sống của lợn con, đặc biệt ở giai đoạn sau cai sữa. Ưu thế lai của bố thể hiện tính hăng của con đực, kết quả phối giống, tỷ lệ thụ thai. Khi lai hai giống, số lợn con cai sữa/nái/năm tăng 5-10 %, khi lai 3 giống hoặc lai trở ngược số lợn con cai sữa/nái/năm tăng tới 10-15%, số con cai sữa/ổ nhiều hơn 1,0-1,5 con và khối lượng cai sữa/con tăng được 1kg, ở 28 ngày tuổi so với giống thuần (Colin,1998)[80].
  • 24. 15 - Tính trạng Ưu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, các tính trạng khác nhau thì có mức độ di truyền khác nhau. Những tính trạng liên quan đến khả năng nuôi sống và khả năng sinh sản có ưu thế lai cao nhất. Các tính trạng này có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế lai cao, vì vậy để cải tiến các tính trạng này, so với chọn lọc, lai giống là một biện pháp nhanh hơn và hiệu quả hơn. Một số tính trạng ở lợn có ưu thế lai khác nhau, số con đẻ ra/ổ có ưu thế lai cá thể là 2%, ưu thế lai của mẹ là 8%, số con cai sữa có ưu thế lai của mẹ là 11%, khối lượng cả ổ ở 21 ngày tuổi có ưu thế lai cá thể 12%, ưu thế lai của mẹ 18% (Richard, 2000)[97]. - Sự khác biệt giữa bố và mẹ: Ưu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữa hai giống đem lai, hai giống càng khác xa nhau về di truyền thì ưu thế lai thu được càng lớn. Nếu các giống hay các dòng đồng hợp tử đối với một tính trạng nào đó thì mức độ dị hợp tử sẽ giảm dần. Các giống càng xa nhau về điều kiện địa lý, ưu thế lai càng cao. Như vậy ưu thế lai của một tính trạng nhất định phụ thuộc đáng kể vào ngoại cảnh. 1.2.2. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng và cho thịt của gia súc 1.2.2.1. Đặc điểm của sinh trưởng và cho thịt của gia súc Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do cơ thể thực hiện sự đồng hóa và dị hóa. Đó là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang và khối lượng các bộ phận của toàn bộ cơ thể con vật nuôi, trên cơ sở đặc tính di truyền sẵn có. Để theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của vật nuôi cần định lượng chúng định kỳ bằng cân, đo,... các cơ quan, bộ phận hay toàn cơ thể con vật. Khoảng cách giữa các lần cân, đo,... này phụ thuộc vào loài vật nuôi và mục đích theo dõi.
  • 25. 16 * Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn từ giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi thường đánh giá qua các chỉ tiêu: Khối lượng sơ sinh/ổ (kg), khối lượng 21 ngày/ổ (kg), khối lượng cai sữa/ổ (kg), tăng khối lượng từ sơ sinh đến cai sữa (g), tăng khối lượng từ cai sữa đến 60 ngày tuổi (g) * Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn thịt thường dùng các chỉ tiêu: Tuổi bắt đầu nuôi (ngày), khối lượng bắt đầu nuôi (kg), tuổi kết thúc nuôi (ngày), khối lượng kết thúc nuôi (kg), tăng khối lượng/ngày nuôi (g), tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) * Đánh giá chất lượng thân thịt của lợn người ta sử dụng các chỉ tiêu về thân thịt và chất lượng thịt. Đối với năng suất thân thịt, các chỉ tiêu quan trọng là: tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, chiều dài thân thịt, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng và diện tích cơ thăn. Các chỉ tiêu chất lượng thịt thường sử dụng là tỷ lệ mất nước bảo quản, tỷ lệ mất nước giải đông, tỷ lệ mất nước chế biến, màu sắc thịt, độ dai, pH của cơ thăn ở 45 phút và 24 giờ sau khi giết thịt (Reichart và cộng sự, 2001)[96]. 1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, cho thịt của gia súc Cơ sở sinh lý sinh trưởng, cho thịt của gia súc đã có rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu mà từ đó đã tìm ra nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của con vật: + Di truyền: Các giống gia súc khác nhau có khả năng cho thịt không giống nhau, khả năng này phụ thuộc vào quá trình sinh trưởng của con vật, đó là quá trình tích lũy các chất mà chủ yếu là protein. Tốc độ và phương thức sinh tổng hợp protein phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể. Di truyền của các chỉ tiêu sinh trưởng được thể hiện thông qua hệ số di truyền. Theo Đinh Văn Chỉnh, (2008)[10] hệ số di truyền của tăng khối lượng hàng ngày, tiêu tốn thức ăn, tuổi kết thúc vỗ béo dao động trong phạm vi rộng phụ thuộc vào giống và quần thể. Hệ số
  • 26. 17 di truyền trong thời gian kiểm tra (30-100 kg) h2 = 0,5, tăng khối lượng trong thời gian sống h2 = 0,15. Trong trường hợp kiểm tra theo khối lượng và các cá thể được nuôi riêng lẻ thì hệ số di truyền đạt cao hơn theo nhóm. Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn có mối tương quan di truyền nghịch và khá chặt chẽ đã được nhiều tác giả nghiên cứu kết luận, đó là: - 0,51 đến -0,56 (Nguyễn Văn Đức, 2001)[30]; - 0,715 (Nguyễn Quế Côi và cộng sự, 1996)[12]. Đối với các chỉ tiêu giết thịt như tỷ lệ móc hàm, chiều dài thân thịt, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, diện tích cơ thăn có hệ số di truyền cao (h2 = 0,3 - 0,35) (Sellier, 1998)[98]. Đối với độ dày mỡ lưng, hệ số di truyền dao động ở mức độ trung bình đến cao, từ 0,3 - 0,7 (Johnson và cộng sự, 1999)[88], nên việc chọn lọc cải thiện tính trạng này có nhiều thuận lợi. Mc.Kay (1990)[92] cho rằng việc chọn lọc nhằm tăng khả năng tăng khối lượng và giảm dày mỡ lưng không làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu số con sơ sinh trên ổ. Tỷ lệ nạc là một tính trạng có hệ số di truyền cao, dao động từ 0,3 - 0,8. Johnson (1985) đã công bố hệ số di truyền đối với tính trạng tỷ lệ nạc trên 8.234 lợn Landrace là 0,7 và trên 4.448 lợn Yorkshire là 0,81. Hovenier và cs (1992)[86] khi nghiên cứu theo dõi trên lợn Duroc và Yorkshire cho biết hệ số di truyền về tỷ lệ nạc là 0,63. Đối với các chỉ tiêu thân thịt thì hệ số di truyền của tỷ lệ móc hàm là thấp nhất (h2 = 0,3-0,35) và chiều dài thân thịt là cao nhất (h2 = 0,56-0,57). Các chỉ tiêu về chất lượng thịt như tỷ lệ mất nước, màu sắc thịt, cấu trúc cơ, thành phần hoá học của cơ, pH 45 phút, pH 24 giờ sau khi giết thịt có hệ số di truyền từ 0,1-0,3 (Sellier và cộng sự 1998)[98]. Bên cạnh hệ số di truyền còn có một mối tương quan giữa các tính trạng. Tương quan di truyền giữa một số cặp tính trạng là thuận và chặt chẽ như tăng khối lượng và thu nhận thức ăn (r = 0,65), tỷ lệ nạc với diện tích cơ thăn (r = 0,65). Bên cạnh đó là các tương
  • 27. 18 quan nghịch và chặt như tỷ lệ nạc với độ dày mỡ lưng (r = - 0,87) tỷ lệ mất nước với pH 24 giờ (r = - 0,71) và với khả năng giữ nước (r = - 0,94) (Sellier và cộng sự 1998) [98]. Ngoài ra, hàng loạt các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã xác nhận các chỉ tiêu thân thịt như tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, chiều dài thân thịt và diện tích cơ thăn ở các giống khác nhau là khác nhau. Chẳng hạn như ở lợn Landrace có chiều dài thân thịt dài hơn so với ở lợn Large White là 1,5 cm; ngược lại, tỷ lệ móc hàm ở Large White lại cao hơn so với Landrace (Hammell và CTV, 1993)[85]. Về phương diện sinh trưởng và cho thịt ở lợn, mối quan tâm chủ yếu tới nhân tố di truyền chính là việc tạo ra ưu thế lai. Chính vì vậy mà hầu hết đàn lợn thương phẩm ở các nước là lợn lai. Con lai có ưu thế lai cao hơn bố mẹ về sinh trưởng 10% (Sellier và cộng sự 1998)[98]. + Dinh dưỡng: Là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố ngoại cảnh, nó trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn. Bảo đảm cân đối dinh dưỡng thì con vật mới phát huy được tiềm năng di truyền của nó. Nếu dinh dưỡng kém kéo dài, thì các nhân tố di truyền không những không phát triển theo hướng tích cực, mà thậm chí còn ngược lại, qua nghiên cứu và thực tế cho thấy vật nuôi có khả năng sinh trưởng tốt do khả năng đồng hóa cao, hiệu quả sử dụng thức ăn cao thì tiêu tốn thức ăn thấp, do đó thời gian nuôi sẽ được rút ngắn tăng số lứa đẻ/nái/năm. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng chính là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn của cơ thể. Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn và tăng khối lượng có mối tương quan nghịch do đó khi nâng cao khả năng tăng khối lượng có thể sẽ giảm chi phí thức ăn. Mối quan hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu phần là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng khối lượng. Đảm bảo cân đối dinh dưỡng thì con vật mới phát huy được tiềm năng di truyền của nó. Thức ăn và giá trị dinh dưỡng là các nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt của con vật.
  • 28. 19 + Phương thức nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của con vật. Khi cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do, khả năng tăng khối lượng nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn nhưng dày mỡ lưng lại cao hơn (Nguyễn Nghi và cộng sự, 1995)[46]. Khi lợn được ăn khẩu phần ăn hạn chế. Lợn cho ăn khẩu phần thức ăn hạn chế có tỷ lệ nạc cao hơn lợn cho ăn khẩu phần thức ăn tự do. Nuôi lấy thịt nạc, yêu cầu thời gian nuôi ngắn hơn, khối lượng giết mổ nhỏ hơn phương thức nuôi lấy thịt mỡ. Phương thức nuôi lấy thịt mỡ cần thời gian nuôi dài hơn, khối lượng giết thịt lớn hơn. + Khối lượng sơ sinh: Khối lượng cai sữa của lợn con có liên quan chặt chẽ với khối lượng sơ sinh, khối lượng sơ sinh càng cao thì khả năng khối lượng cai sữa càng lớn. Trong chăn nuôi lợn nái chửa, việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt để có khối lượng sơ sinh lớn là cần thiết, làm tiền đề cho khối lượng cai sữa cao. Nguyễn Văn Đồng (1995)[32] cho biết khối lượng sơ sinh càng cao thì khối lượng lợn ở các giai đoạn phát triển sau đó càng lớn, song nhịp điệu giảm dần. Hệ số tương quan giữa khối lượng sơ sinh và khối lượng lúc 21; 28; 35; 100; 180 ngày tuổi giảm dần từ 0,55 (lúc 21 ngày tuổi) xuống chỉ còn 0,19 (lúc 180 ngày tuổi). Rõ ràng khối lượng sơ sinh có ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của lợn ở các giai đoạn lứa tuổi tiếp theo và ở mức độ khác nhau. + Tính biệt: có ảnh hưởng đến tăng khối lượng của lợn trong chăn nuôi lợn thịt. Nhìn chung, lợn đực có sinh trưởng cao hơn lợn cái ở hầu hết các tháng nuôi: ở lợn Bản nuôi tại Điện Biên, lợn cái tăng khối lượng trung bình là 4,50 kg/tháng, lợn đực là 5,08 kg/tháng theo Phan Xuân Hảo và cộng sự, (2010)[33]. Giang Hồng Tuyến và cộng sự, (2008)[59] các nhân tố cố định nhóm giống, thế hệ, tính biệt ảnh hưởng rất rõ rệt tới cá tịnh trạng sinh trưởng và rõ rệt tới chất lượng thân thịt của lợn Móng Cái. Ảnh hưởng tới 81% với các tính trạng tăng khối lượng và 98% đối với tỷ lệ nạc. Theo Phan
  • 29. 20 Xuân Hảo và cộng sự, (2010)[33], lợn Địa phương nuôi tại Điện Biên có tốc độ sinh trưởng tăng khối lượng là 154,56 g/ngày, lợn đực sinh trưởng nhanh hơn là lợn cái là 0,58 kg/tháng. Tỷ lệ móc hàm là 75,41%, thịt xẻ là 59,27%. + Cơ sở chăn nuôi và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt. Cơ sở chăn nuôi biểu thị tổng hợp chế độ quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn. Thông thường, lợn bị nuôi chật hẹp thì khả năng tăng khối lượng thấp hơn lợn được nuôi trong điều kiện chuồng trại rộng rãi. Tại thí nghiệm của Brumm và Miller (1996)[78] cho thấy diện tích chuồng nuôi 0,56 m2 /con thì lợn ăn ít hơn và tăng khối lượng cũng chậm hơn so với lợn được nuôi với diện tích 0,78 m2 /con, năng suất của lợn đực thiến đạt tối đa khi nuôi ở diện tích 0,84 - 1,0 m2 . Nghiên cứu của Nielsen và cs (1995)[91] cho thấy lợn nuôi đàn thì ăn nhanh hơn, lượng thức ăn trong một bữa được nhiều hơn nhưng số bữa ăn trong ngày lại giảm và lượng thức ăn thu nhận hàng ngày lại ít hơn so với lợn nuôi nhốt riêng từng ô chuồng. Các tác nhân stress có ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất và sức sản xuất của lợn, đó là: điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi, khẩu phần ăn không đảm bảo, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc kém, vận chuyển, phân đàn, tiêm chủng, điều trị, thay đổi khẩu phần... (Wood C.M, 1986)[100]. + Ảnh hưởng của mùa vụ Có nhiều tác giả nghiên cứu về mùa vụ trong chăn nuôi là gây ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng của lợn. Pathiraja và cs (1990)[95] cho biết sự khác nhau giữa năm, mùa vụ ảnh hưởng đến tăng khối lượng và dày mỡ lưng là rõ rệt. Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng tăng khối lượng của lợn. Thomas (1984)[99], cho biết nếu nuôi lợn từ 20 kg đến 90 kg ở nhiệt độ từ 8o C đến 22o C thì khả năng tăng khối lượng tăng và nhu cầu về thức ăn cũng tăng lên. Nguyễn Văn Đức (2000)[31], Trần Thị Minh Hoàng và cộng sự (2003)[36], cũng cho biết tăng khối lượng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố mùa vụ và năm thí nghiệm.
  • 30. 21 + Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng giết mổ Ở các giai đoạn tuổi khác nhau thì khả năng tăng khối lượng và phát triển của lợn là khác nhau. Thông thường ở giai đoạn bú sữa lợn tăng khối lượng rất nhanh, sau cai sữa thì giảm và đến giai đoạn vỗ béo thì tăng khối lượng cơ thể lại tăng lên. Khả năng sản xuất và chất lượng thịt cũng phụ thuộc vào tuổi và khối lượng lúc giết thịt. Giết thịt ở độ tuổi lớn hơn thì chất lượng thịt sẽ tốt hơn do sự tăng lên của các mô ở giai đoạn cuối của thời kỳ trưởng thành. Song không nên giết thịt ở tuổi quá cao vì lợn sau 6 tháng tuổi khả năng tích lũy mỡ lớn, dẫn đến tỷ lệ nạc sẽ thấp và hiệu quả kinh tế kém. Chất lượng thịt lợn cũng thay đổi theo tuổi giết thịt là do thành phần cơ thể phát triển khác nhau ở từng giai đoạn. Mô cơ phát triển rất mạnh ngay từ khi còn nhỏ nhưng tốc độ giảm dần, còn mô mỡ tốc độ tích lũy ngày càng tăng. Tính từ khi sinh ra đến 7 tháng tuổi khối lượng lợn tăng khoảng 100 lần, trong đó mô xương chỉ tăng khoảng 30 lần, mô cơ tăng 81 lần còn mô mỡ tăng tới 675 lần (Perez, Desmoulin, 1975)[93]. + Ngoài ra, quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng. Quá trình trao đổi chất xảy ra dưới sự điều khiển của các hormoe. Theo Hoàng Toàn Thắng và cộng sự (2006)[58]: STH có tác dụng sinh lý chủ yếu kích thích sự sinh trưởng của cơ thể bằng cách làm tăng sự tổng hợp protein và kích thích sụn liên hợp phát triển, tăng tạo xương (nhất là các xương dài). Bệnh dịch xảy ra đối với lợn nuôi thịt đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng tăng khối lượng, có khi còn dẫn tới tử vong nếu ta không có biện pháp phòng và chữa trị kịp thời. Đối với bất kỳ phương thức chăn nuôi nào thì biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh đó là tiêm vaccine ngay từ lúc đầu. Như vậy, nắm vững các quy luật sinh trưởng để có tác động kỹ thuật phù hợp cho vật nuôi phát huy hết tiềm năng di truyền vốn có và thúc đẩy sự
  • 31. 22 thành thục sớm, đảm bảo thể trạng giống khi phối giống là rất cần thiết, ngoài ra còn xác định được mức độ di truyền đối với các chỉ tiêu vỗ béo sẽ giúp cho chọn lọc định hướng, không ngừng nâng cao hiệu quả chọn lọc. Vì nó quyết định đến hiệu quả kinh tế trong ngành chăn nuôi lợn. 1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về công tác chăn nuôi lợn 1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về các giống lợn địa phương ở trong nước Giống lợn địa phương (dân địa phương gọi là lợn “Bản”) được nuôi phổ biến ở các vùng cao, vùng xa của các tỉnh miền núi của Việt Nam. Đây là một giống lợn đặc trưng của địa phương chủ yếu nuôi trong các nông hộ nhỏ lẻ. Với sự hội nhập, đòi hỏi năng suất cao nên những giống này không đáp ứng được và đang dần bị mai một, nhiều năm qua công tác chọn lọc giống chưa được quan tâm, nên chất lượng giống kém do phối giống cận huyết và cùng với kỹ thuật chăn nuôi chưa được cải tiến, hiệu quả chăn nuôi thấp. Trong thời gian gần đây đã được quan tâm của nhà nước và các nhà khoa học nên rất nhiều giống lợn Bản ở các địa phương đã được bảo tồn và phát triển nhằm khai thác những ưu điểm quý của chúng như chịu đựng kham khổ, thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi quản canh, chất lượng thịt thơm ngon. Phát triển giống lợn địa phương tại các vùng cao, trước hết tăng nguồn thịt lợn tự cung tự cấp, tạo nguồn thực phẩm đặc sản cho thị trường và góp phần tăng thu thập cho người dân địa phương tạo được nguồn giống cho lai tạo. Với chủ trương này thì Phùng Thị Vân và cộng sự, 2000 [69] đã nghiên cứu đánh giá thực trạng và ứng dụng kỹ thuật tổng hợp vào xây dựng mô hình chăn nuôi lợn cái địa phương. Bên cạnh đó còn có sự quan tẩm của các Viện Chăn Nuôi và sở ban ngành để nhăm bảo tồn và phát triển giống lợn Bản của địa phương, cùng với sự đồng tình của nhiều nhà chăn nuôi. Nhìn chung lợn Bản ở các vùng có nhiều đặc tính giống nhau, tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu và có nhiều kết quả khác nhau về đặc điểm ngoại hinh,
  • 32. 23 đặc điểm sinh sản của từng vùng cũng khác nhau. Phạm Thị Thanh Hoa và cộng sự, (2010)[35] nghiên cứu về đặc điểm ngoại hình và các chỉ số của quần thể lợn Bản của Sơn La cho thấy, Phần lớn lợn Bản có màu lông đen với các điểm trắng, một số ít có màu đen hoàn toàn và một số có màu nâu pha trắng. Các điểm trắng có thể ở trán, 4 chân, bụng, vai hoặc chóp đuôi. Đặc điểm cơ thể của lợn Bản cũng đa dạng, lợn có đầu to, mõm thẳng, dài hoặc dài vừa phải. Tai nhỏ, dựng hoặc tai vừa, hơi cúp, lưng hơi võng, chân cao, bụng to nhưng không sệ sát đất. Phan Xuân Hảo và cộng sự, (2010)[33], lợn Bản ở Điện Biên có đặc điểm đặc trưng chủ yếu là lông đen, dài, cứng, da đen tuyền, có 6 điểm trắng ở 4 chân, trán và chóp đuôi. Mình ngắn, chân thấp, mặt nhỏ mõm dài, phẳng. Tai nhỏ dựng đứng, chân nhỏ đi móng, có khả năng chống chịu và thích nghi phù hợp với trình độ và phương thức chăn nuôi của người dân địa phương. Nguyễn Ngọc Phục và cộng sự, (2010)[48], nghiên cứu giống lợn địa phương ở Quảng Bình hay còn gọi là lợn Khùa, đây là giống lợn địa phương đặc trưng vùng này, đặc điểm ngoại hình chia làm 4 nhóm: lông da đen có điểm trắng ở 4 chân chiếm 59,3%, mõm dài và khỏe chiếm 80,9%, lưng thẳng chiếm 86,6%. Giống lợn Khùa có khả năng sinh sản thấp, cũng giống lợn Điện Biên là có khả năng nuôi sống của lợn Khùa cao, lợn cái phát triển chậm, thành thục ở 223 ngày và khối lượng là 16kg. Theo Vũ Đình Tôn và cộng sự, (2009)[63], cho biết lợn Bản nuôi tại Hòa Bình lông đen, dài, cứng, da có màu đen tuyền, một số có đốm trắng ở 4 chân, một số lang trắng đen. Tai lợn nhỏ tinh nhanh, chân nhỏ, dáng đi nhanh nhẹn, dũi đất và trèo đồi khoẻ. Ở tỉnh miền núi Lào Cai ở huyện Mường Khương và Bát Sát có giống lợn địa phương được gọi là lợn Mường Khương, giống lợn này có khối lượng lớn nhất. Khối lượng trưởng thành của lợn đực và lợn nái tương ứng là 150 kg và 132 kg.
  • 33. 24 Lông thưa, mềm, có thể màu đen hoặc màu nâu, có một đốm trắng ở giữa đầu, chân và cuối đuôi. Mõm dài thẳng hay hơi cong, trán nhăn, tai to, hơi cúp về phía trước giống lợn Landrace lai với các giống lợn nội Việt Nam. Cơ thể cao và dài, chiều cao đạt tới 49-50 cm, bụng to nhưng không xệ sát đất như giống lợn MC hoặc Lang Hồng, mông hơi dốc, da thường dày. Lợn Ỉ là giống lợn nội trước đây khá phổ biến ở nước ta, đứng thứ hai sau lợn MC. Giống lợn Ỉ chủ yếu nuôi ở tỉnh Nam Định và chỉ tồn tại cho đến khoảng năm 1990. Trước thập kỷ 70 lợn Ỉ được nuôi phổ biến ở vùng đồng bằng sông Hồng, phía Bắc bộ và Thanh Hoá. Giống lợn Ỉ thông dụng có hai loại hình là Ỉ mỡ và Ỉ pha. Lợn Ỉ lông da đen bóng, lông nhỏ và thưa, đầu hơi to, mặt cong và nhăn, trán hẹp, mắt híp, cổ và má chảy sệ, mõm to, bè, ngắn, môi dưới thường dài hơn môi trên, vai nở, ngực sâu, thân mình lợn Ỉ mỡ ngắn hơn so với Ỉ pha, chân thấp và chân trước thẳng nhưng chân sau hơi nghiêng vai nở, toàn thân màu lông da đen, mặt ngắn, trán nhiều, lợn nái thường đi chữ bát, bụng sệ (Nguyễn Thiện và cộng sự, 2005) [52]. Giống lợn này hiện nay còn ít và có thể phát triển ở vùng núi cao nơi kinh tế kém phát triển để khai thác thực phẩm đặc sản. Theo Nguyễn Thiện (2006) [54], thì nguồn gốc lợn Táp Ná là giống lợn nội được hình thành và phát triển từ lâu đời ở huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng và một số tỉnh lân cận. Giống lợn Táp Ná rất dễ nuôi, phàm ăn, ăn khoẻ, ăn bất cứ loại thức ăn nào kể cả loại thức ăn nghèo chất dinh dưỡng, hầu như không bị bệnh kể cả nuôi trong điều kiện thiếu vệ sinh, thức ăn hạn chế. Do vậy, giống lợn Táp Ná vẫn được nuôi và chưa bị lai tạo nhiều với các giống lợn khác. Theo Đức Dũng, (2007) [24] cho biết giống lợn đen Lũng Pù của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang được thuần hoá từ lâu đời, rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi của người dân vùng cao.
  • 34. 25 Ngoại hình của giống lợn Táp Ná lông và da đen, ngoại trừ có 6 điểm trắng gồm: một điểm nằm giữa trán, ở bốn cẳng chân và ở chóp đuôi. Khác với lợn Móng Cái là ở bụng của lợn Táp Ná có màu đen và không có phần dải yên. Lợn Đen Lũng Pù tầm vóc to lớn, nuôi 10-12 tháng đạt khối lượng 80-90 kg, lông đen, dày và ngắn, da thô, tai nhỏ cúp, mõm dài trung bình. Có hai loại hình: một loại bốn chân trắng, có đốm trắng ở trán và mõm; một loại đen tuyền. Trung bình có 10 vú và bình quân đẻ từ 1,5-1,6 lứa/năm. Lợn thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt của các huyện vùng cao, dễ nuôi, phàm ăn và có sức đề kháng cao, chống chịu bệnh tốt. So với các giống lợn địa phương của Việt Nam, lợn đen Lũng Pù tăng trọng khá, thịt thơm ngon. Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Do, (2008)[22] lợn Vân Pa là giống lợn được bà con dân tộc Vân Kiều, Pa Cô của hai huyện Hướng Hoá, Đăkrông tỉnh Quảng Trị thuần dưỡng từ lâu. Lợn có lông da đen bạc, thỉnh thoảng có màu phớt vàng hung, lưng thẳng, thân hình gọn, đầu và cổ to, mõm nhọn, tai nhỏ, hình dáng giống con chuột. Giống lợn Mẹo có nguồn gốc chủ yếu ở vùng núi Kỳ Sơn, Quỳ Châu của Nghệ An và suốt dãy Trường Sơn của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ngoài ra, còn được nuôi ở Lào Cai, Yên Bái. Nguyễn Thiện và cộng sự (2005) [52] cho biết: lợn Mẹo là một trong những giống lợn nội có tầm vóc to của Việt Nam. Khối lượng trưởng thành của lợn đực và lợn cái tương ứng là 140 kg và 130 kg. Cơ thể to và dài, chiều cao đạt tới 47-50 cm, Màu lông đen và dài 5-8 cm. Màu da đen và thường có 6 điểm trắng ở 4 chân, trán và đuôi, một số có loang trắng ở bụng. Đầu to, rộng trán và thường có khoáy trán, mõm dài tai nhỏ, hơi chúc về phía trước. Vai lưng rộng, phẳng hoặc hơi vồng lên, da thường dày. Thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, kể cả khi nhiệt độ trên 380 C và có gió Tây Nam nóng. Khả năng kháng bệnh tốt, rất tạp ăn, có thể gặm cỏ, đào giun, ăn cỏ khô và thức ăn nghèo dinh dưỡng.
  • 35. 26 Các giống lợn Bản ở nhiều địa phương khác nhau nói chung là những giống lợn được thuần hóa qua nhiều thế hệ và theo tên của từng địa phương. Chúng có đặc điểm khá chung, toàn thân đen (loại lợn này có thể đen tuyền hoặc lang trắng đen đốm ở đầu, chân, bụng, đuôi, lưng), tầm vóc nhỏ, đầu nhỏ, tai nhỏ hơi cụp và thường có khoáy ở trán. Thành thục muộn, sinh sản thấp, tỷ lệ nuôi sống cao. Có khả năng chịu đựng kham khổ tốt thích nghi với điều kiện chăn nuôi của đồng bào. 1.3.2. Tình hình nghiên cứu về công tác chăn nuôi lợn trong nước Trong thời gian qua nước ta đã có nhiều kết quả nghiên cứu về lĩnh vực các nhân tố ảnh hưởng đến các tính trạng sản xuất, hệ số di truyền, tương quan di truyền, giá trị giống và ưu thế lai của các tổ hợp lai tạo ra từ các giống lợn. Nhiều tác giả tập trung vào nghiên cứu khả năng sản xuất, đặc điểm sinh học, quy trình nuôi dưỡng, các công thức lai kinh tế giữa các giống lợn với nhau ở các cơ sở giống nhà nước với quy mô lớn. Còn ở quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ như nông hộ được sử dụng chủ yếu vẫn là các tổ hợp lai có máu nội. Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định lai đơn giản đã có tác dụng nâng cao khả năng sinh sản, tăng trọng, tỷ lệ nạc, giảm tiêu tốn thức ăn ở con lai F1 so với lợn nội thuần. Một số công thức lai như: giữa lợn đực ĐB với nái MC, giữa lợn đực L với nái MC đã và đang còn được áp dụng rộng rãi trong sản xuất ở các tỉnh miền Bắc, cũng như nhiều tỉnh ở miền Trung và Tây Nguyên hiện nay. Với sự quan tâm của các nhà khoa học thì đã có rất nhiều các nghiên cứu về sự sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của lợn địa phương tại một số tỉnh miền núi như: Theo Từ Quang Hiển và cộng sự, (2004)[34] nghiên cứu lợn Lang Hạ Lang, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng cho kết quả sinh sản là số con đẻ ra/lứa là 10,45 con; Số con còn sống để nuôi/ổ là 9,95 con, thời gian động dục trở lại là 8,6 ngày. khối lượng sinh trưởng lúc 3, 4, 5, 6, 7, 8 tháng tuổi lần lượt là
  • 36. 27 11,06 kg; 17,18kg; 24,37kg; 33,06kg; 43,13kg; 51,64kg. Sinh trưởng tuyệt đối lúc 3, 4, 5, 6, 7, 8 tháng tuổi đạt 139,7g/ngày; 204g/ngày; 239,7g/ngày; 289,7g/ngày; 335,7g/ngày; 283,7g/ngày; Vũ Đình Tôn, 2009[53]. Nghiên cứu về lợn Mường Khương cho kết quả Tuổi động dục của lợn nái khoảng 200-300 ngày, tuổi đẻ lứa đầu khoảng 12 tháng, thời gian động dục khoảng 5-7 ngày, thời gian chửa 115 ngày. Mức độ mắn đẻ thấp, mỗi năm chỉ đẻ từ 1-1,2 lứa. Theo Lê Đình Cường và cộng sự, (2004)[16], thì lợn Mường Khương cho kết quả các chỉ tiêu về sinh sản là số con đẻ ra/ổ lứa 1 và 2: 6,53 con; lứa 3-4: 7,87 con. Số con còn sống để nuôi lứa 1-2: 6,23 con; lứa 3-4: 7,45 con. Số con sống lúc 60 ngày lứa 1-2: 5,7 con; lứa 3-4: 7,94 con. Khối lượng cả ổ 60 ngày lứa 1-2: 38,19 kg; lứa 3-4: 50,97 kg. khối lượng sinh trưởng lợn nuôi thịt lúc 4, 6, 8 tháng tuổi lần lượt là: 25,17 kg; 53,32 kg; 72,14 kg. Khi giết mổ lúc 8 tháng tuổi với khối lượng giết thịt: 73,50 kg; tỷ lệ móc hàm: 78,85%; tỷ lệ nạc/thịt xẻ: 42,58%; tỷ lệ mỡ/thịt xẻ: 35,67%; tỷ lệ xương/thịt xẻ: 12,58%. Theo Lê Đình Cường và cộng sự, (2006)[18], lợn Bản nuôi tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La có các chỉ tiêu về sinh sản và sinh trưởng như sau: số lứa đẻ/ năm 1,2 lứa, số con sơ sinh/ lứa 9,75 con; số con sơ sinh còn sống 8,06 con; số con cai sữa/lứa 5,4 con. Theo Trần Thanh Vân và cộng sự, (2005)[69], lợn Mẹo nuôi tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La được đồng bào H’Mông thuần hoá từ lâu đời, lợn chủ yếu được nuôi chăn thả tự do, chịu kham khổ cao, dễ nuôi. Lợn đạt được những chỉ số sinh sản, sinh trưởng, lợn có khoảng cách lứa đẻ 234,53 ngày; thời gian mang thai 114,26 ngày; thời gian chờ phối 7,8 ngày; thời gian cai sữa 108 ngày; khối lượng sơ sinh 0,47 kg/con; số con sơ sinh 8,72 con/ổ; số
  • 37. 28 con cai sữa 7,93 con/ổ; khối lượng cai sữa 6,43 kg/con. Tỷ lệ thịt: tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ ở khối lượng 53,5 đến 90 kg lần lượt là: 83,6% và 72,3%. Theo Vũ Đình Tôn và cộng sự, (2009)[53] lợn Bản nuôi tại Hòa Bình đạt được các chỉ tiêu sinh sản sau: tuổi đẻ lứa đầu 388,96 ngày; số con sơ sinh/ổ 7,33 con; số con sơ sinh sống/ổ 6,67 con; tỷ lệ sơ sinh sống 92,98%; khối lượng sơ sinh/con 0,43 kg; khối lượng sơ sinh/ổ 3,03 kg; thời gian cai sữa 86,33 ngày; số con cai sữa/ổ 5,8 con; khối lượng cai sữa/con 5,05 kg; khối lượng cai sữa/ổ 31,02 kg; tỷ lệ sống đến cai sữa/ổ 87,24%; khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 241,04 ngày, thời gian phối giống lại sau cai sữa 40,46 ngày. Nguyễn Thiện và cộng sự, (2005)[52] đã cho kết quả nghiên cứu về lợn Ỉ có tầm vóc nhỏ, khối lượng trưởng thành: lợn cái là 48 kg và lợn đực là 50 kg. Khối lượng sơ sinh nhỏ: 0,42-0,45 kg/con, 2 tháng tuổi là 4,5 kg, 12 tháng tuổi là 46-49 kg. Lợn Ỉ mỡ đẻ sớm: lợn cái động dục lúc 4-5 tháng tuổi nhưng tầm vóc nhỏ nên thường phối giống lần đầu 7-8 tháng tuổi và lợn đực có thể giao phối lúc 2 tháng tuổi. Số vú thông thường là 8- 12 vú, số con sơ sinh sống/lứa trung bình 9,5 con, khoảng cách lứa đẻ là 188-199 ngày. Tỷ lệ móc hàm thấp thường đạt 70 %, tỷ lệ thịt xẻ chỉ đạt 63 %, tỷ lệ nạc trung bình là 32,3- 35 %. Tỷ lệ mỡ cao 44,0-46,5 %, tốc độ tăng khối lượng trung bình thấp 139-208 g/ngày, tiêu tốn thức ăn cao từ 4,87-5,68 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Theo Nguyễn Thiện và cs (2005) [52] cho biết khả năng sinh sản của lợn Táp Ná nuôi tại huyện Thông Nông có tuổi đẻ lứa đầu trung bình là 13,6 tháng; Số con đẻ ra sống/lứa là 7,79 con; số con cai sữa/lứa 6,83 con; khối lượng sơ sinh 0,6 kg/con. Lợn Táp Ná có tỷ lệ móc hàm trung bình là 79,06 %; tỷ lệ thịt xẻ 64,68 %; tỷ lệ nạc 32,90 %; tỷ lệ mỡ 46,82 %. Đây là giống lợn cần được nuôi để giữ
  • 38. 29 được nguồn gen tốt của giống lợn địa phương, để cho lai tạo với lợn ngoại nhằm khai thác thịt ở vùng trung du và vùng núi của tỉnh Cao Bằng. Theo Phan Xuân Hảo và cộng sự, (2010)[33], lợn Bản nuôi tại Điện Biên có tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu lần lượt là 336,91 ngày và 451,4 ngày. Số con sơ sinh/ ổ là 5,86 con; số con cai sữa/ổ là 5,55 con. Khối lượng sơ sinh/con là 0,51 kg; khối lượng cai sữa/con và khối lượng cai sữa/ổ lần lượt là là 7,67 kg và 41,91 kg. Tỷ lệ nuôi sống đạt 96,40%. Khoảng cách lứa đẻ là 238,32 ngày. Khả năng sinh trưởng: khối lượng ở 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 tháng tuổi lần lượt là: 7,8; 11,15; 15,15; 19,26; 23,98; 28,41; 34,47; 39,72 và 44,95 kg. Khối lượng giết mổ lúc 12 tháng tuổi là 46,08 kg; tỷ lệ móc hàm đạt 75,41%; tỷ lệ thịt xẻ là 59,27%. Theo Trần Văn Do, 2008) [22] cho thấy giống lợn Vân Pa thịt thơm ngon, ít mỡ. Khối lượng lợn sơ sinh: 250-300 gam/con; trưởng thành 35-40 kg/con; Số con sơ sinh sống/ổ 6-8con, số con cai sữa mỗi lứa 5-6 con. Nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, các nhà nghiên cứu cho ra một số kết quả nghiên cứu về con lợn lai F1 cho hiệu quả kinh tế cao hơn: Các nhà khoa học khắc phục một số nhược điểm và đã khai thác những ưu điểm của giống lợn nội như mắn đẻ, đẻ nhiều con, sức chống chịu cao với điều kiện hoàn cảnh thiếu dinh dưỡng để kết hợp với những đặc tính tốt của lợn ngoại như năng suất cao, tiêu tốn thức ăn thấp, thời gian nuôi thịt ngắn, tỷ lệ nạc cao. Các công thức lợn lai 1/2, 3/4, hoặc 7/8 máu ngoại được nhiều tác giả trong nước nghiên cứu: Nguyễn Văn Đức và cộng sự, (2010)[27] đánh giá năng suất sinh sản, sản suất của lợn Móng Cái khi cho lai với giống đực Pietrain, Landrace, Yorkshire, đều cho ra ưu thế lai của các tính trạng sinh sản cơ địa phương của các tổ hợp lai F1(LRxMC), F1(YxMC) và F1(PixMC) nuôi tại các nông hộ cho thấy số con sơ sinh sống đạt cao, trong các tổ hợp lai những đặc tính xấu của lợn Móng Cái được cải thiện và những ưu điểm vẫn được duy trì.
  • 39. 30 Cùng với nghiên cứu trước đây về lai đơn giản giữa hai giống lợn đực Berkhsire với cái Ỉ (Phạm Hữu Doanh - 1979), hay cặp lai giữa lợn đực Đại Bạch với cái Móng Cái (Võ Trọng Hốt - 1982). Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định lai đơn giản giữa đực ngoại với cái nội tạo ra tổ hợp lai kinh tế F1 có khả năng sinh trưởng tốt: Tăng khối lượng từ 420 - 457 gr/ngày so với lợn nội là 205 - 336 gr/ngày, chi phí thức ăn giảm từ 5,90 - 7,60 đơn vị thức ăn xuống còn 4,0 - 4,94 đơn vị thức ăn/1kg tăng trọng. Tỷ lệ nạc đạt từ 36,2 - 42,04% so với nội thuần là 34 - 36%, nâng cao khối lượng sơ sinh từ 0,59 - 0,73 kg/con so với 0,45 - 0,6 kg/con ở giống lợn nội thuần; khối lượng cai sữa/con đạt từ 9,0 - 9,4 kg/con so với 6,0 - 7,0 kg/con ở lợn nội thuần. Điều đó đã góp phần nâng cao năng suất và tỷ lệ nạc trong chăn nuôi lợn. Trong những năm qua, phát triển lợn lai đã có một bước cải tiến chất lượng đàn lợn ở nước ta, hiện nay lợn lai F1; F2; F3 được nuôi trong sản suất đạt tỷ lệ nạc tương ứng là 41 - 43%; 45 - 47%; 49 - 52% so với lợn nội nuôi thuần tỷ lệ nạc chỉ từ 34 - 36%. Mức tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng giảm từ 0,3 - 0,7 kg. Các công thức lai ngoại x ngoại đã đạt tỷ lệ nạc từ 53 - 58%, với mức tiêu tốn thức ăn là 2,9 - 3,1 kg thức ăn/1kg tăng trọng. Khối lượng suất chuồng đạt 90 - 100kg lúc 170 - 180 ngày tuổi. Những thành tựu trên đã góp phần làm tăng khối lượng lợn từ 47kg vào năm 1981 lên 69kg vào năm 2000; nâng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi đáng kể. Đến nay bên cạnh những giống lợn ngoại lai với lợn nội phát triển thì giống lợn Rừng thuần và rừng lai cũng được nuôi phổ biến trong các nông hộ hiện nay và được sự quan tâm của các nhà khoa học. Nghiên cứu năng suất sinh sản, sinh trưởng của các giống lợn Rừng Thái Lan, tác giả Đỗ Kim Tuyên và cộng sự, (2006)[55] theo dõi lợn Rừng ở công ty Khánh Giang - Bình Phước cho biết lợn Rừng Thái Lan 7 - 8 tháng tuổi có thể trọng 40 - 60 (với lợn cái có thể phối giống). Thời gian mang thai giống lợn nhà (khoảng 114 ngày). Thời gian đẻ (từ con đầu đến con cuối) 2 -
  • 40. 31 giờ. Quá trình đẻ diễn ra theo tự nhiên, không cần sự giúp đỡ hoặc can thiệp của con người. Lợn Rừng lứa đầu (con so) đẻ 3 - 5 con, lứa tiếp theo nhiều hơn (7 - 12 con). Lợn Rừng sơ sinh có tầm vóc nhỏ, khối lượng bình quân 0,5 - 0,9 kg/con, lợn 1 - 2 tháng tuổi: 5 - 10 kg, 3 - 4 tháng tuổi : 15 - 20 kg, 8 - 12 tháng tuổi: 60 - 70 kg, khi trưởng thành: trên 100kg. Từ những đặc điểm trên với nghiên cứu của Nguyễn Văn Nơi và cộng sự, 2010[45] về đa hình gen Mc4R, GHRH và khả năng sinh trưởng của lợn lai giữa lợn đực Thái Lan và lợn cái địa phương Pác Nặm. Cho thấy tỷ lệ đồng hợp tử đạt tỷ lệ 100% với hợp tử GG của gen Mc4R, cho ra con lai có độ tăng trưởng cao. Nguyễn Ngọc Phục và cộng sự, (2010)[48] cho lai lợn đực Rừng Thái Lan với lợn cái Khùa tại Quảng Bình thấy rằng, lợn đực Rừng làm tăng khối lượng lợn con sơ sinh thêm 0,06kg/con, khối lượng lợn con lúc 21 ngày tuổi tăng thêm 0,12kg/con và khối lượng con cai sữa tăng thêm 0,41kg/con. Các chỉ tiêu sinh sản còn lại đều không ảnh hưởng bởi lợn đực. Lơn đực Rừng cải thiện tốc độ sinh trưởng của lợn ngay từ khi sơ sinh cho đến khi cai sữa. Điều này góp phần nâng cao năng suất sinh sản, sinh trưởng, phát triển và chất lượng thịt của lợn Địa phương, mở ra một nghề đầy triển vọng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho chăn nuôi nông hộ và trang trại. 1.3.3. Tình hình nghiên cứu về công tác chăn nuôi lợn ở một số nước trên thế giới Trong nhiều thập kỷ qua, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng thành công nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và mang lại những thay đổi rõ rệt về các tính trạng năng suất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng thịt, tăng
  • 41. 32 khối lượng đạt từ 700 - 900 gr/ngày, tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng khối lượngtừ 2,3 - 2,6 kg thức ăn, độ dày mỡ từ 1 - 1,5cm, tỷ lệ nạc từ 55 - 57% (theo tài liệu tập huấn chăn nuôi lợn nạc - Cục khuyến nông tháng 4 / 1994). Năng suất sinh sản của một số tổ hợp lai ở Mỹ cho thấy đối với giống thuần L, Y, D và Hs thì không có ưu thế lai ở đời con nhưng tỷ lệ thụ thai ở D và Hs cao đạt tương đương nhau là 85%, trong đó Y,L đạt thấp hơn tương ứng 72 và 69%, Trần Kim Anh, (1998)[1]. Kết quả lai kinh tế đã làm tăng số con sơ sinh trung bình/ổ từ 12 - 16%, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa cao hơn 10 - 15% so với giống thuần, khả năng nuôi thịt tốt hơn, giảm được thời gian vỗ béo từ 25 - 30 ngày khi đạt khối lượng giết mổ 100kg ở một số nước Châu Âu. Năng suất sinh sản ở Đan Mạch trên một số giống lợn L,Y, D cho thấy, qua 3 lứa đẻ (từ lứa 1 - 3) số con sơ sinh và cai sữa qua 3 lứa đẻ đạt cao hơn cả (tương ứng đạt cao nhất ở 9,54; 10,28; 11,15 con/ổ) và 7,79; 8,54 và 9,03 con/ổ nhưng số con này đạt thấp nhất ở lợn Hs qua 3 lứa đẻ là (7,8; 8,35, 9,49 con/ ổ với lợn con sơ sinh) và (6,13; 7,04; 7,03 con/ổ với lợn con cai sữa) (theo tạp chí Station poreine - INRA, 1992) Năng suất sinh sản trên lợn cái ở Australia cũng cho thấy sau nhiều năm cải tiến di truyền đã làm tăng khả năng sinh sản của đàn lợn cái ở nước này, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành chăn nuôi lợn. Nên sức sản suất của đàn lợn cái tại Australia đã tăng lên về số con đẻ ra, số con sống và số con cai sữa/ổ (tương ứng từ 9,84 - 11,68 và 8,12 - 10,42 con); tỷ lệ chết đến cai sữa chiếm 13,4%. Số lứa đẻ/cái/năm đạt cao nhất là 2,37 lứa và thấp nhất 1,18 lứa; số con cai sữa/cái/năm đạt từ 16,8 - 23,8 con. Khối lượng thịt suất chuồng là 149 - 182 ngày và tăng khối lượng tuyệt đối là
  • 42. 33 506 - 630gr/ngày, với mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượngtừ 2,09 - 3,03 kg, Phùng Thị Vân, 2000 [71] Như vậy, hầu hết các nước có nền chăn nuôi phát triển đều sử dụng những tổ hợp lai có nhiều giống lợn tham gia đã làm tăng năng suất sinh sản và chất lượng thịt được nâng lên đáng kể. Đặc biệt là Hoa Kỳ, Anh, Australia, … đã sử dụng đực giống lai, do vậy đã thu được những thành công lớn trong sản suất lợn thương phẩm. Như vậy khâu tạo giống trong hệ thống giống lợn đóng một vai trò hết sức quan trộng trong chăn nuôi lợn. 1.4. Vài nét về bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi Mặc dù Việt Nam là quốc gia có nhiều giống vật nuôi, nhưng phần lớn các giống này đều có năng suất thấp, thời gian nuôi dài, do vậy ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, nước ta đã phải nhập khẩu một số giống lợn, vịt, gà, bò Lang trắng đen, trâu Murah... Việc nhập khẩu nguồn gen mới đã góp phần quan trọng nâng cao năng suất vật nuôi, đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi ở nước ta. Tuy nhiên, việc nhập khẩu và sử dụng các giống ngoại ồ ạt, thiếu sự kiểm soát không những gây ra hậu quả cho công tác bảo tồn và khai thác các giống vật nuôi trong nước. Chăn nuôi nông hộ, đặc biệt là chăn nuôi ở các vùng kinh tế khó khăn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và trình độ dân trí thấp chủ yếu là sử dụng các giống vật nuôi bản địa. Các giống vật nuôi này có năng suất thấp nhưng lại có khả năng thích nghi cao với điều kiện kham khổ và có khả năng tận dụng tốt nguồn thức ăn bản địa, đặc biệt là các giống vật nuôi bản địa này có chất lượng thịt thơm ngon và được ưa chuộng. Vì tính chất thịt thơm ngon nên các giống bản địa nhanh chóng được nhiều thực khách quan tâm và các nhà hàng đặc sản sử dụng nguồn thực phẩm từ thịt các loại vật nuôi bản địa này ngày
  • 43. 34 càng nhiều. Mặt khác việc phát triển các giống vật nuôi này ít được quan tâm nên chúng nhanh chóng rơi vào nguy cơ tuyệt chủng. Nhận thấy nguy cơ mất đi các nguồn gen quý hiếm này, năm 2000 Bộ Nông nghiệp & PTNT đã có chương trình Bảo tồn nguồn gen động, thực vật và Vi sinh vật với việc ban hành một số công ước và pháp lệnh về bảo tồn nguồn gen vật nuôi như: (i) Công ước đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen; (ii) Pháp luật Việt Nam về bảo tồn các nguồn gen thực trạng và phương hướng hoàn thiện; (iii) Pháp lệnh giống vật nuôi và một số vấn đề liên quan đến quỹ gen vật nuôi, vvv.. Trích từ Hội nghị Bảo tồn quỹ gen vật nuôi, (1990 - 2004). Từ năm 1990 đến nay một số dự án bảo tồn và dự án sản xuất thử đã được thực hiện như Dự án bảo tồn quỹ gen vật nuôi khu vực Đông Nam Á- TCP/RAS/144/JPN của FAO. Dự án được tiến hành từ năm 1994 đến 1997 chủ yếu bảo tồn trên đối tượng là gà Ác Longan và Ngựa Bạch Thái Nguyên; Dự án bảo tồn các giống vật nuôi có vốn gen quý hiếm ở Việt Nam trong 2 năm 2001 - 2002; Dự án sản xuất thử nghiệm ”Hoàn thiện quy trình sản xuất gà H’Mông và vịt Bầu Quỳ” được thực hiện trong 2 năm (2003 - 2004). Từ khi triển khai đề án bảo tồn quỹ gen đến nay chúng ta đã nhận biết được 51 giống, trong đó 8 giống đã mất trước năm 1990. Trong 43 giống còn lại có 18 giống được sử dụng rộng rãi và 25 giống được sử dụng hẹp, 8 giống trong số 25 giống đã được tổ chức khai thác chiếm 30%. Trong 51 giống có 13 giống lợn, 5 giống đã mất, 5 giống đã được phát triển nhiều, 1 giống phát triển xuất sắc và 2 giống phát triển ít (Lê Viết Ly và cộng sự, 2004. Hội nghị bảo tồn Quỹ gen, 10/ 2004) [41]. Kết quả điều tra điều tra phân loại tình trạng sử dụng, trạng thái phát triển và mức độ an toàn các giống lợn địa phương Việt Nam:
  • 44. 35 Giống Quê hương Mức độ sử dụng trong sản xuất Mức độ an toàn Tăng/Giảm Lơn Ỉ mỡ Nam Định Không sử dụng Tuyệt chủng Lợn Ỉ gộc Nam Định, Thanh Hoá Có sử dụng con cái làm nền Nguy kịch Giảm/Dễ mất Lợn Móng Cái Quảng Ninh Sử dụng rộng rãi Không bền vững Giảm/Dễ pha tạp Lơn Lang Hông Bắc Giang Bị lai tạp Tiệt chủng Lợn Ba Xuyên Ba Xuyên Sử dụng ít Dễ bị nguy hại Giảm/Dễ mất Lợn Thuộc Nhiêu Thuộc Nhiêu Sử dụng ít, bị lai tạp Dễ bị nguy hại Giảm/Dễ mất Lợn Phú Khánh Khánh Hoà Bị lai tạp Tiệt chủng Lợn Mường Khương Hà Giang Sử dụng tương đối rộng rãi Bình thường Giảm Lợn Mẹo Kỳ Sơn - Nghệ An Sử dụng tương đối rộng rãi Bình thường Giảm Lợn Sóc Đăk Lắc Sử dụng tương đối rộng rãi Bình thường Giảm Lợn Cỏ Nghệ An Tiệt chủng Lợn Sơn Vi Vĩnh Phú Tiệt chủng Lợn Vân Pa Quảng Trị Dễ bị nguy hại Giảm (Lê Viết Ly và cộng sự, 2004. Hội nghị bảo tồn Quỹ gen, 10/ 2004) [41]. Một số nghiên cứu về giống lợn bản địa nhằm định hướng đến năm 2015, vừa bảo tồn vừa khai thác và phát triển các giống nội địa thành hàng hoá, đặc biệt là cung cấp cho các nhà tạo giống Việt Nam và thế giới. Từ năm 2000 đến nay, Quảng Trị đã tiến hành nhiều biện pháp để bảo tồn giống gốc và tăng số lượng, chất lượng đàn lợn Móng Cái. Phát triển đàn lợn Móng Cái cao sản tại huyện Định Hoá Thái Nguyên từ năm 2006 đến năm 2008 đã làm tăng năng suất sinh sản của đàn nái Móng Cái trong huyện tăng từ 7,85% đến 12,19% (Phạm Sỹ Tiệp và Cộng sự, 2008)[61].
  • 45. 36 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 15 lợn nái hậu bị Địa phương có độ tuổi từ 6 - 7 tháng. 8 lợn nái Địa phương ở lứa đẻ 2 - 3, cho lai với lợn đực Rừng để tạo ra lợn lai F1(♀ĐP x ♂R) nuôi thí nghiệm. Lợn thịt thí nghiệm: chọn 21 con lợn lai F1(♀ĐP x ♂R) và 19 con lợn Địa phương. 2.2. Địa điểm nghiên cứu Các hộ chăn nuôi thuộc xã Đội Cấn, Đội Bình - huyện Yên Sơn - Tuyên Quang. Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 9 năm 2013 2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Nội dung nghiên cứu - Xác định một số chỉ tiêu về sinh lý động dục và khả năng sinh sản của lợn nái Địa phương nuôi tại khu vực huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang - Nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của con lai F1(♀ĐP x ♂R) nuôi tại Yên Sơn - Tuyên Quang. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 2.3.2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Công thức lai giữa lợn Địa phương và Rừng: ♀ĐP x ♂ Rừng F1 (♀ĐP x ♂R) (nuôi thịt) ♀ ĐP x ♂ ĐP ĐP (nuôi thịt) Tải bản FULL (92 trang): https://bit.ly/2SyPrZK Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 46. 37 Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn nuôi thịt Stt Diễn giải 1 Lô thí nghiệm Chia đều hai lô 2 Yếu tố thí nghiệm Lợn lai F1(♀ĐP x ♂R) và lợn ĐP 3 Số lượng 40 con (21 F1 và 19 ĐP) 4 Khối lượng bắt đầu thí nghiệm (kg) Lợn F1: 5,18 ± 0,14 Lợn ĐP: 4,98 ± 0,09 5 Thời gian nuôi thí nghiệm 6 tháng 6 Số hộ nuôi 2 7 Tỷ lệ đực/cái Lợn F1: 10♂ /11♀ Lợn ĐP: 9♂/10♀ 2.3.2.2. Điều kiện làm thí nghiệm - Các lô lợn thí nghiệm và đối chứng đều có được điều kiện chăm sóc là tương đương nhau về thức ăn, phương thức chăn nuôi. - Lợn đưa vào thí nghiệm được chọn lọc đảm bảo đầy đủ các yếu tố: có nguồn gốc, thuần chủng, đồng đều về độ tuổi, tỷ lệ đực cái. - Lợn thí nghiệm được tẩy các loại ký sinh trùng, tiêm các loại vaccine, phun thuốc khử trùng chuồng trại định kỳ. - Các hộ có hệ thống vườn chăn thả rộng và kết hợp chuồng làm khu cho ăn, xung quanh mỗi một khu diện tích vườn của hộ chăn nuôi đều được quây xung quanh bằng lưới B40. - Các vườn thả lợn đảm bảo an ninh, có hệ thống cây bóng mát, độ dốc 10%, tạo điều kiện môi trường sống của cả lợn Rừng và lợn Địa phương được chăn thả tự nhiên. 2.3.2.3. Phương thức nuôi và thức ăn cho lợn Lợn được nuôi trong điều kiện có chuồng và hệ thống vườn bao quanh (sân chơi). Áp dụng chế độ thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng giống nhau ở 2 hộ chăn nuôi. Tải bản FULL (92 trang): https://bit.ly/2SyPrZK Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 47. 38 - Lợn nái được chọn nuôi và theo dõi tại các hộ gia đình có điều kiện chăn nuôi tương đương nhau. Sử dụng phương pháp phối giống trực tiếp từ đực giống. Thức ăn cho lợn nái được nấu chín, chế biến từ phụ phẩm nông nghiệp có tại địa phương, bao gồm: ngô, sắn, dây lang, cây chuối. - Lợn con được tập ăn từ 3 tuần tuổi, sau đó cho ăn theo phương thức tự do. Thức ăn cho lợn con là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, trong 1 kg thức ăn có 3.200 Kcal và 19% protein tổng số. Đảm bảo dinh dưỡng cho tất cả các đàn lợn con thí nghiệm. - Lợn thịt thí nghiệm cho ăn 3 bữa/ ngày đối với lợn con và 2 bữa/ngày đối với lợn lớn, thức ăn có giá trị năng lượng và protein tương ứng với từng giai đoạn phát triển của lợn theo quy trình nuôi lợn thịt. Thức ăn dựa trên nên thức ăn được người dân sử dụng nhiều, gồm hai loại: Thức ăn tinh (ngô, sắn, cám gạo và đậm đặc) và thức ăn xanh là gồm rau xanh và cây chuối. Thức ăn tinh được trộn theo tỷ lệ 50% ngô, 20% bột sắn, 20% cám gạo và 10% đậm đặc. Các loại thức ăn thô xanh chộn với thức ăn tinh cho ăn. Tập quán chăn nuôi của địa phương, phần lớn thức ăn cho lợn nuôi thịt là nấu chín. 2.4. Chỉ tiêu theo dõi 2.4.1. Các chỉ tiêu sinh lý động dục, sinh sản của lợn nái + Tuôi động dục lần đầu (ngày) + Khối lượng động dục lần đầu (kg) + Khối lượng phối giống lần đầu (kg) + Tuổi phối giống lần đầu (ngày) + Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) + Thời gian động dục (ngày) + Biểu hiện động dục + Số con đẻ ra/ổ (con) + Số con sơ sinh còn sống/ổ (con) + Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) + Số con để nuôi/ổ (con) + Số con cai sữa 45 ngày/ổ (con) + Khối lượng cai sữa 45 ngày/ổ (kg) + Khối lượng 60 ngày/ổ (kg) + Khối lượng 60 ngày/con (kg) + Số con 60 ngày/ổ (con) + Thời gian động dục trở lại sau cai sữa (ngày) + Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) + Khoảng cách trung bình giữa hai lứa đẻ (ngày) + Tỷ lệ hao mòn cơ thể mẹ (%) 3576078