SlideShare a Scribd company logo
1 of 204
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------
DƯƠNG ĐỨC LỢI
KHU HỆ LƯỠNG CƯ VÀ BÒ SÁT
VÙNG PHÍA BẮC ĐÈO CÙ MÔNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
HUẾ, NĂM 2016
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
DƯƠNG ĐỨC LỢI
KHU HỆ LƯỠNG CƯ VÀ BÒ SÁT
VÙNG PHÍA BẮC ĐÈO CÙ MÔNG
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 62420103
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học
GS.TS. Ngô Đắc Chứng
HUẾ, NĂM 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả của luận án hoàn toàn trung thực, các vấn đề tham khảo
được trích dẫn đầy đủ, các công bố chung đã được các đồng tác giả cho
phép sử dụng và chưa từng được bảo vệ trước bất kỳ một hội đồng học vị
nào trước đây.
Tác giả
Dương Đức Lợi
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và
kính trọng đến Thầy giáo GS.TS. Ngô Đắc Chứng, người Thầy hướng dẫn khoa học
tận tâm, đã chỉ bảo tôi từ khâu định hướng nghiên cứu đến phương pháp tiếp cận,
thực hiện đề tài và trang bị cho tôi những tri thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành
tốt luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư
phạm Huế, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh học, Bộ môn Động vật học, cùng Quý Thầy,
Cô khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm và Trường Đại học Khoa học, Đại học
Huế, đồng cảm ơn Ban Lãnh đạo và các chuyên viên Phòng Đào tạo Sau đại học
Trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
tập và thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện luận án, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ quý báu về
chuyên môn của PGS.TS. Lê Nguyên Ngật, PGS.TS. Hoàng Xuân Quang, TS.
Nguyễn Quảng Trường, TS. Hoàng Ngọc Thảo, ThS. Phạm Thế Cường và các đồng
nghiệp tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt
Nam, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu đó.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các chuyên gia Tim McCormack, Bùi Đăng
Phong, Nguyễn Thị Thu Thủy, Hoàng Văn Thái thuộc Chương trình ATP tạo điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong đợt tập huấn về Rùa năm 2013 tại Vườn Quốc
gia Cúc Phương. Đây là cơ hội quý báu giúp tôi hoàn thiện các kỹ năng thực địa về
lưỡng cư và bò sát.
Tôi còn nhận được sự cho phép và giúp đỡ tận tình trong quá trình triển khai
thực địa của các cấp lãnh đạo và chuyên viên các Hạt kiểm lâm và các Phòng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh Bình Định, nơi tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng
xin gửi lời biết ơn chân thành đến các anh chị học viên Cao học khóa 20 và 21 của
Trường Đại học Sư phạm Huế đang sinh sống tại Bình Định, đã hỗ trợ tôi về mặt
thông tin và phương tiện để thực hiện điều tra, khảo sát.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là gia đình
thân yêu đã luôn quan tâm, động viên và sát cánh bên tôi trong những thời điểm khó
khăn nhất. Đây chính là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp tôi vượt qua mọi trở
lực để không ngừng vươn lên trong học tập và cuộc sống.
Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2015
Tác giả
Dương Đức Lợi
iii
CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Viết tắt Viết đầy đủ
1. BĐ : Bình Định
2. BS : Bò sát
3. BTTN : Bảo tồn thiên nhiên
4. cs : Cộng sự
5. ĐCM : Đèo Cù Mông
6. ĐDSH : Đa dạng sinh học
7. IUCN : International Union for Conservation of Nature
8. LC : Lưỡng cư
9. LCBS : Lưỡng cư và bò sát
10. SĐVN : Sách Đỏ Việt Nam
11. VNC : Vùng nghiên cứu
12. VQG : Vườn Quốc gia
iv
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2
3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................. 3
5. Đóng góp của luận án .......................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN...................................................................................... 5
1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát............................................... 5
1.1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam ......................... 5
1.1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở vùng phía Bắc ĐCM
(tỉnh BĐ).......................................................................................................14
1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng nghiên cứu..........................15
1.2.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................15
1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ...............................................................................20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................22
2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu....................................................................22
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................22
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................................22
2.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu...............................................................22
2.3.1. Vật liệu nghiên cứu......................................................................................22
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên..................................................24
2.3.3. Đánh giá tần suất bắt gặp ở các điểm nghiên cứu.........................................25
2.3.4. Phân tích trong phòng thí nghiệm ................................................................25
2.3.5. Định tên khoa học các loài...........................................................................30
2.3.6. Xử lý số liệu ................................................................................................30
2.3.7. So sánh mức độ tương đồng đồng về thành phần loài LCBS của khu vực
nghiên cứu với các phân vùng địa lý động vật...............................................30
2.3.8.Đánh giá tình trạng bảo tồn và tính đặc hữu..................................................31
v
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................32
3.1. Thành phần loài lưỡng cư, bò sát vùng phía Bắc Đèo Cù Mông......................32
3.1.1. Danh sách thành phần loài ...........................................................................32
3.1.2. Ghi nhận mới cho VNC ...............................................................................38
3.1.3. Đặc điểm, tính chất khu hệ lưỡng cư, bò sát ở vùng nghiên cứu...................39
3.1.4. So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LCBS của tỉnh Bình Định
với các khu hệ lân cận...................................................................................47
3.2. Mô tả đặc điểm hình thái của lưỡng cư, bò sát ghi nhận bổ sung ở vùng
nghiên cứu ....................................................................................................52
3.2.1. Lớp lưỡng cư ...............................................................................................52
3.2.2. Lớp bò sát....................................................................................................71
3.3. Sự phân bố của lưỡng cư, bò sát vùng nghiên cứu .........................................99
3.3.1. Tần suất bắt gặp..........................................................................................99
3.3.2. Phân bố theo nơi ở.....................................................................................101
3.3.3. Phân bố theo sinh cảnh ..............................................................................103
3.3.4. Phân bố theo độ cao...................................................................................106
3.4. Bảo tồn và phát triển bền vững các loài lưỡng cư, bò sát ở vùng nghiên cứu .......109
3.4.1. Các yếu tố đe dọa đến sinh cảnh sống và quần thể của các loài lưỡng cư,
bò sát ở vùng nghiên cứu ............................................................................109
3.4.2. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững tài nguyên lưỡng
cư, bò sát ở VNC.........................................................................................112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................116
1. KẾT LUẬN.....................................................................................................116
2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................117
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................119
vi
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1. Thời gian, địa điểm các tuyến điều tra khảo sát.....................................P1
Phụ lục 2. Số đo hình thái các loài thu được mẫu tại VNC.....................................P4
Phụ lục 3. Phân bố theo nơi ở, sinh cảnh và độ cao của các loài LC, BS ở VNC..........P15
Phụ lục 4. Phân bố các loài LC, BS theo phân vùng địa lý động vật của Bain et al.,
2011 và theo tỉnh, thành phố ở miền trung Việt Nam .........................P20
Phụ lục 5. Phiếu hình thái các loài LC, BS...........................................................P34
Phụ lục 6. Hình ảnh mẫu vật thu được ở VNC.....................................................P38
Phụ lục 7. Hình ảnh một số dạng sinh cảnh ở VNC .............................................P53
Phụ lục 8. Hình ảnh khảo sát thực địa tại VNC....................................................P56
Phụ lục 9. Phân vùng địa lý động vật LC, BS theo Trần Kiên và Hoàng Xuân Quang .P60
Phụ lục 10. Bản đồ phân vùng địa lý động vật LC, BS của Bain and Hurley........P61
Phụ lục 11. So sánh thành phần rùa ở VNC với VQG Cúc Phương......................P62
Phụ lục 12. Danh sách phỏng vấn người dân ở VNC ...........................................P63
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Số loài LC, BS mới ở Việt Nam được công bố trong những năm gần đây ...11
Bảng 3.1. Danh sách các loài LC, BS ghi nhận ở vùng phía Bắc Đèo Cù Mông
(tỉnh BĐ)....................................................................................................32
Bảng 3.2. Cấu trúc thành phần loài LC, BS ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) .......44
Bảng 3.3. Các loài LC, BS quý hiếm ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) .................45
Bảng 3.4. Các loài LC, BS đặc hữu phát hiện ở VNC............................................47
Bảng 3.5. Chỉ số tương đồng (Sorensen-Dice) về thành phần loài LC, BS vùng
phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) với các phân khu địa lý động vật theo Bain et
al., 2011......................................................................................................49
Bảng 3.6. Chỉ số diện tích và thành phần loài VNC với các tỉnh lân cận ở Việt Nam...50
Bảng 3.7. Chỉ số tương đồng (Sorensen - Dice) về thành phần loài LC, BS vùng
phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) với một số khu hệ khác.......................................50
Bảng 3.8. Mức độ gặp của LC, BS ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) ....................99
Bảng 3.9. Phân bố của lưỡng cư, bò sát ở VNC theo nơi ở ..................................101
Bảng 3.10. Sự phân bố của lưỡng cư, bò sát theo sinh cảnh ở VNC.....................103
Bảng 3.11. Sự phân bố của lưỡng cư, bò sát theo sinh cảnh ở VNC theo hướng
bảo tồn ......................................................................................................105
Bảng 3.12. Sự phân bố của LC, BS theo độ cao ở VNC.......................................106
Bảng 3.13. Chỉ số tương đồng (Dice index) về thành phần loài LC, BS theo độ
cao khác nhau ở VNC ...............................................................................108
Bảng 3.14. Mục đích sử dụng lưỡng cư, bò sát quý hiếm ở VNC.........................110
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Số lượng loài lưỡng cư, bò sát qua các thời kỳ.......................................10
Hình 1.2. Bản đồ vùng Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh Bình Định)..................................18
Hình 1.3. Bản đồ thảm thực vật rừng vùng phía Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh Bình Định)......21
Hình 2.1. Bản đồ điểm và tuyến khảo sát vùng phía Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh Bình Định) 23
Hình 2.2. Các đặc điểm hình thái dùng trong phân loại lưỡng cư không đuôi ........26
Hình 2.3. Cách tính công thức màng bơi (theo Ohler & Delorme 2006).................26
Hình 2.4. Các số đo ở thằn lằn (Manthey & Grossmann, 1997: có bổ sung)...........27
Hình 2.5. Các tấm trên đầu ở thằn lằn (Mabuya) (Manthey & Grossmann, 1997)............27
Hình 2.6. Mặt dưới bàn chân thằn lằn (Bourret, 1943)...........................................28
Hình 2.7. Vảy và đầu của rắn (Manthey & Grossmann, 1997) ...............................28
Hình 2.8. Cách đếm số hàng vảy thân (Manthey & Grossmann, 1997) ..................29
Hình 2.9. Vảy bụng, vảy dưới đuôi và vảy hậu môn (Manthey & Grossmann, 1997).......29
Hình 2.10. Đo các phần cơ thể của rùa (Hoàng Xuân Quang và cs, 2012)..............29
Hình 3.1. Số lượng loài LC, BS vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ)............................39
Hình 3.2. Đa dạng các họ, giống, loài trong taxon bậc bộ của VNC.......................39
Hình 3.3. Đa dạng giống LC theo họ của khu hệ LCBS ở VNC.............................40
Hình 3.4. Đa dạng giống BS theo họ của khu hệ LCBS ở VNC.............................41
Hình 3.5. Đa dạng số loài LC theo họ của khu hệ LCBS ở VNC ...........................42
Hình 3.6. Đa dạng số loài BS theo họ của khu hệ LCBS ở VNC............................42
Hình 3.7. So sánh mức độ tương đồng (Sorensen-Dice) về thành phần loài LC,
BS của VNC với các phân khu địa lý động vật theo Bain et al., 2011............49
Hình 3.8. So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LC, BS của VNC với
khu hệ các tỉnh lân cận ở Việt Nam...............................................................51
Hình 3.9. Biểu đồ mức độ thường gặp của các loài..............................................100
Hình 3.10. Biểu đồ phân bố của LC, BS của VNC theo nơi ở..............................102
Hình 3.11. Biểu đồ phân bố của LC, BS của VNC theo độ cao............................107
Hình 3.12. So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LC, BS của VNC ở độ
cao khác nhau .............................................................................................108
Hình 3.13. Các khu vực cần bảo vệ các loài LC, BS ở VNC................................114
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam thuộc khu vực Indo-Burma, một trong những điểm nóng về đa
dạng sinh học của thế giới (Conservation International 2010) [133]. Tổng diện tích
tự nhiên trên đất liền của Việt Nam là 329.241 km2
trong đó 75% diện tích là đồi
núi và bờ biển dài khoảng 3.260 km với vùng đặc quyền kinh tế khoảng một triệu
km2
gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hàng ngàn đảo ven bờ. Về khí
hậu, Việt Nam có cả khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu á nhiệt đới và ôn đới núi
cao (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011) [6]. Sự đa dạng về địa hình và sinh cảnh
tự nhiên, sự khác biệt về khí hậu giữa các vùng miền tạo nên sự đa dạng các hệ sinh
thái và khu hệ động thực vật. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, do tác động
của con người và khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên cùng với biến đổi khí
hậu đã làm suy giảm đa dạng sinh học. Nhiều loài động, thực vật Việt Nam đang
đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng (Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa
học và Công nghệ Việt Nam) [5].
Theo Nguyen et al. (2009) đã ghi nhận ở Việt Nam có 545 loài LCBS, chưa
kể có rất nhiều loài mới đã được phát hiện trong những năm gần đây. LCBS là
nhóm động vật có giá trị kinh tế cao. Chúng được dùng làm thực phẩm, thuốc chữa
bệnh, kỹ nghệ thuộc da, nuôi làm cảnh. Ngoài ra, trong tự nhiên, các loài LC, BS
còn là thiên địch của rất nhiều loài côn trùng phá hoại mùa màng, kể cả một số loài
gặm nhấm gây hại cho con người. Ngoài ra, LCBS là mắt xích quan trọng của chuỗi
và lưới thức ăn trong tự nhiên nên có giá trị to lớn đối với đời sống con người và
sản xuất nông nghiệp. Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng, khai
thác quá mức và nhiều nguyên nhân khác đã dẫn đến thực tế nguy hiểm là tài
nguyên LC, BS đang bị giảm mạnh, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt
chủng. Việc bảo tồn, khôi phục LC, BS là rất cấp bách. Để làm được điều đó, công
tác nghiên cứu khu hệ động vật ở từng địa phương là cần thiết. Bởi qua điều tra,
định loại LC và BS ở địa phương, chúng ta có thể phát hiện và nhận biết được tình
trạng các loài có ích, loài quý hiếm hoặc loài có nguy cơ tuyệt chủng để có giải
pháp bảo tồn, khôi phục phù hợp.
Phần lớn địa bànvùng phía Bắc ĐCM thuộc tỉnh BĐ. Đây là tỉnh thuộc miền
duyên hải miền Trung của Việt Nam. Địa hình của tỉnh thấp dần từ Tây sang Đông.
Phía Tây của tỉnh là các dải núi thấp thuộc dãy Trường Sơn Nam, kế tiếp là vùng
trung du và vùng ven biển. Địa hình phổ biến của tỉnh BĐ là các dãy núi cao trung
bình, đồi thấp xen lẫn thung lũng hẹp có độ cao trên dưới 100 mét, chạy theo hướng
2
vuông góc với dãy Trường Sơn; các đồng bằng lòng chảo, các đồng bằng duyên hải
bị chia nhỏ do các nhánh núi đâm ra biển. Ngoài cùng, phía Đông là cồn cát ven
biển có độ dốc không đối xứng giữa hai hướng sườn Đông và Tây. Bình Định có
bốn con sông lớn là các sông: Kôn, Lại Giang, La Tinh, Hà Thanh và các sông nhỏ
bắt nguồn từ những vùng núi cao của sườn phía Đông dãy Trường Sơn [66]. Với
điều kiện khí hậu và địa hình đặc thù của Việt Nam nói chung và của khu vực miền
Trung Việt Nam nói riêng, các hệ sinh thái ở BĐ thích hợp cho sự cư ngụ và phát
triển của nhóm động vật ưa nhiệt, ưa ẩm, trong đó có LC, BS. Kết quả nghiên cứu
LCBS ở tỉnh BĐ chỉ xác nhận có 3 loài LC phổ biến,16 loài rắn, 4 loài thằn lằn, 10
loài rùa.
Cho đến nay, các nghiên cứu về khu hệ LC, BS ở vùng phía Bắc Đèo Cù Mông
(ĐCM) đang còn rất hạn chế. Việc xác định phân vùng địa lý động vật LC, BS và ranh
giới phân bố địa lý LC, BS đang còn rất nhiều ý kiến khác nhau. Việc bảo tồn khu hệ
LC, BS ở khu vực này còn nhiều bất cập do có nhiều khó khăn trong bảo tồn sinh
cảnh tự nhiên cũng như hạn chế tình trạng khai thác quá mức. Để góp phần cung
cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững
nguồn tài nguyên động vật góp phần phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
ở địa phương, công tác điều tra khảo sát về đa dạng thành phần loài cùng với hướng
nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học để xây dựng quy trình gây nuôi các
loài LCBS có giá trị sử dụng ở tỉnh BĐ là hết sức cần thiết.
Đề tài “Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía Bắc Đèo Cù Mông” được triển
khai trên quy mô toàn tỉnh BĐ, tập trung vào những địa điểm chưa hoặc còn ít được
nghiên cứu nhằm cung cấp những dẫn liệu cập nhật về hiện trạng và giá trị bảo tồn của
khu hệ LCBS ở tỉnh BĐ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm phân bố của các loài LC, BS
vùng phía Bắc ĐCM.
- So sánh mức độ tương đồng về thành phân loài LCBS của khu vực nghiên
cứu với các phân vùng địa lý động vật ở miền Trung Việt Nam.
- Đánh giá giá trị bảo tồn và xác định các yếu tố tác động đến các loài LC,
BS làm cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn tài
nguyên động vật ở VNC.
3. Nội dung nghiên cứu
- Lập danh sách về thành phần loài, phân tích cấu trúc phân loại các loài LC,
BS ở vùng phía Bắc ĐCM thuộc tỉnh BĐ.
3
- Mô tả đặc điểm nhận dạng của các loài LCBS thu thập được mẫu vật trong
VNC.
- Đánh giá giá trị bảo tồn đa dạng sinh học thông qua xác định các loài đặc
hữu, qúy hiếm ghi nhận ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ).
- So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LC, BS ở vùng phía Bắc
ĐCM (tỉnh BĐ) với các khu vực lân cận để xem xét mối quan hệ địa lý động vật.
- Đánh giá đặc điểm phân bố của các loài LCBS theo sinh cảnh, theo nơi ở
và độ cao của các loài LC, BS ở VNC.
- Bổ sung thông tin về một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài
LC, BS trong khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá các nhân tố đe dọa đến quần thể và sinh cảnh sống của các loài
LC, BS ở VNC; từ đó đề xuất các kiến nghị đối với công tác quản lí, bảo vệ các loài
LC, BS có ích và quý hiếm.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những dẫn liệu cập nhật về hiện
trạng khu hệ LC, BS của vùng phía Bắc ĐCM một khu vực còn ít được nghiên cứu
ở Việt Nam; ghi nhận bổ sung các loài LC, BS cho tỉnh BĐ.
+ Bổ sung dẫn liệu về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh thái của các loài LC,
BS thu được mẫu vật ở VNC.
+ Đánh giá tầm quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học thông qua ghi
nhận các loài LC, BS quý hiếm ở khu vực nghiên cứu.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
+ Đối với công tác bảo tồn: Cung cấp cơ sở khoa học để hoạch định kế hoạch
và đề xuất các kiến nghị nhằm bảo vệ ĐDSH ở VNC.
+ Đối với công tác đào tạo: Cung cấp bộ mẫu vật LCBS sử dụng trong
nghiên cứu, giảng dạy về động vật học ở Trường Đại học Sư phạm Huế.
+ Đối với phát triển kinh tế: Xác định một số loài LCBS có giá trị sử dụng
hoặc có giá trị kinh tế cao có thể là đối tượng nhân nuôi sinh sản đáp ứng nhu cầu
của thị trường và tăng thu nhập cho người dân địa phương.
5. Đóng góp của luận án
- Lập danh sách cập nhật các loài LC, BS vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ)
gồm 111 loài thuộc 66 giống, 27 họ, 3 bộ.
- Ghi nhận bổ sung cho khu hệ LCBS của tỉnh BĐ 79 loài, trong đó có 27
loài LC, 25 loài rắn, 18 loài thằn lằn và 9 loài rùa.
4
- Bổ sung dẫn liệu về đặc điểm hình thái và một số đặc điểm sinh thái của 74
loài thu được mẫu ở VNC.
- Đánh giá đặc điểm phân bố theo sinh cảnh, theo nơi ở và theo độ cao của các
loài LC, BS thu được mẫu ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ).
- So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LC, BS ở VNC với hai
phân khu địa lý động vật là Vùng núi Trung Trường Sơn (CAN) và vùng đất thấp
Trung-Nam Việt Nam (CSL).
- Cung cấp dẫn liệu góp phần đưa ra nhận định bước đầu về phân vùng địa lý
động vật LC, BS ở miền Trung Việt Nam.
5
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát
1.1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam
Có thể chia lịch sử nghiên cứu LC, BS thành ba thời kỳ chính. Thời kỳ trước
năm 1954, thời kỳ từ 1954 đến 1975 và thời kỳ từ năm 1975 đến nay. Tương ứng
với mỗi thời kỳ có các hướng nghiên cứu khác nhau.
Trước năm 1954, các công trình nghiên cứu khoa học về LC, BS nói chung,
về LC, BS ở Việt Nam nói riêng chưa có nhiều. Nghiên cứu của nhà y học dân tộc
Tuệ Tĩnh (1623?-1713), lần đầu tiên, đã ghi nhận 16 vị thuốc có nguồn gốc từ
LCBS [48]. Tuy vậy, đây là công trình nghiên cứu thuộc về lĩnh vực y dược. Các
công trình nghiên cứu LC, BS ở Đông Dương trước 1954 chủ yếu do các nhà khoa
học phương Tây thực hiện. Theo Bourret, danh sách LC, BS đầu tiên được biết đến
là công trình của Cantor (1847) gồm có tám loài. Sau đó, từ các mẫu do Mouhot mang
về từ Thái Lan và Camphuchia, Guenther (1864) đã lập danh sách 14 loài có ở Đông
Dương. Danh sách loài tiếp tục được bổ sung bởi Milne-Edwards (1866), Theobald
(1868), Swinhoe (1870) và Stoliczka (1870, 1873). Danh sách đầu tiên về các loài LC
ở Nam Kỳ, Việt Nam (Tây Ninh, Sài Gòn, Hà Tiên) của Morice (1975) và tiếp sau là
công trình của Anderson (1978) nghiên cứu về khu hệ LC vùng Đông Dương.
Boulenger (1982) công bố danh lục các loài LC không đuôi vùng Đông Dương dựa vào
bộ sưu tập ở Bảo tàng Anh gồm có 33 loài (trích dẫn theo Bourret, 1942)[80].
Cũng theo Bourret, tác phẩm quan trọng của Boulenger xuất bản năm 1890
đưa ra số lượng loài nhiều hơn dựa vào mẫu vật thu thập ở nhiều vùng của Đông
Dương. Danh sách của Boulenger đã được Flower (1896) bổ sung thêm mười loài,
trong đó, có một loài mới cho khoa học. Các loài mới tiếp tục được công bố bởi
Boulenger (1900), Annandale (1900), Schenckel (1901), Boettger (1901), ... Tiếp
theo sau đó là các nghiên cứu của Ridley (1902) bổ sung 13 loài, trong đó có bốn
loài công bố lần đầu ở vùng Đông Dương. Năm 1903-1904, Ridley công bố danh
sách loài LC, BS trên “Journal of the Bombay Natural History Society”, đây được
xem là danh sách hoàn chỉnh vào thời đó. Năm 1904, từ các mẫu thu ở Lạng Sơn
(Việt Nam), Vaillant đưa ra danh lục các loài LC ở các vùng núi cao của miền Bắc
Việt Nam. Nghiên cứu đáng chú ý của Boulenger (1920) mô tả các loài thuộc giống
Rana ở Nam Việt Nam. Năm 1921, Smith đưa ra ba ghi nhận mới về các loài ở
quần đảo Poulo-Condore thuộc miền Nam Việt Nam (nay là Côn Đảo, Việt Nam)
và một số vùng ở Đông Dương (1922, 1923) [80].
Với các mẫu vật thu được từ cao nguyên Langbian, Smith (1921) đã mô tả các
loài mới: loài rắn Fimbrios klossi, loài thằn lằn Dibamus montanus, thằn lằn nhà
Phyllodactylus siamensis, ba loài LC mới thuộc giống Rana và hai loài thuộc giống
6
Megalophrys [115]. Năm 1924, Smith ghi nhận bảy loài ếch cây mới ở Đông
Dương và bán đảo Malayxia cho khoa học là: Philautus palpebralis, P. gryllus, P.
aaevis, Rhacophorus annamensis, R. chaseni, R. notater, R. calcaneus [116]. Sau
Smith là các công trình của Parker (1925) nghiên cứu LC, BS ở vùng Tây Bắc;
Chevey (1927) nghiên cứu LC, BS ở Hà Nội và Sài Gòn, Delacour (1929) ở Bắc
Cạn, Parker (1934) ở Tam Đảo (dẫn theo Bourret, 1942) [80].
Bourret, 1935 đã mô tả các đặc điểm hình thái dùng trong phân loại rắn và
lập khóa định loại rắn ở Đông Dương [73]. Trong các công trình sau đó của mình,
Bourret, 1937 mô tả đặc điểm hình thái 44 loài và phân loài LC, trong đó có 15 loài
mới ở Đông Dương [76], và mô tả đặc điểm hình thái 32 loài thằn lằn có ở Đông
Dương1
[75]; Đặc điểm hình thái các loài rắn độc ở Đông Dương được mô tả năm
1938 [77].
Trong đó những công trình tiêu biểu nhất của ông là ba cuốn sách chuyên
khảo: cuốn sách đầu tiên về rắn ở Đông Dương “Les Serpents de l’
Indochine”
năm1936 [74], tác phẩm này đã phân loại và mô tả đặc điểm hình thái các loài
rắn thuộc các họ: Typhlopidae, Boidae, Ilysiidae, Xenopeltidae, Colubridae,
Amblycephalidae và Viperidae ở vùng Đông Dương trong đó có Việt Nam; sách
“Les Turtues de l’
Indochine” (1941), gồm ảnh chụp và hình vẽ đặc điểm hình
thái các loài rùa ở Đông Dương bao gồm cả các loài rùa biển [79]; và tác phẩm
“Les Batraciens de l’
Indochine” (1942) công bố danh sách các địa điểm nghiên
cứu trên toàn vùng Đông Dương, tổng quan về lịch sử nghiên cứu LC ở vùng
này, tác phẩm này còn trình bày đặc điểm hình thái dùng trong phân loại LC, các
ghi chú đặc điểm sinh học, phân bố theo các vùng địa lý, phân bố theo độ cao,
định loại và mô tả các loài. Mẫu vật và tư liệu mà tác giả phân tích được mang
về từ vùng Viễn Đông, bán đảo Đông Dương, vịnh Bengal, Đông Ấn, Java và
được lưu trữ tại Bảo tàng Tự nhiên Paris [80]. Đây là nguồn tài liệu tham khảo
bổ ích cho tác giả khi thực hiện luận án này.
Cùng với Bourret, Smith cũng có đóng góp quan trọng trong nghiên cứu LC,
BS ở Việt Nam. Trong chuyên khảo của Smith, 1943 tác giả đã trình bày về phương
pháp nghiên cứu, mô tả và lập các khóa phân loại về rắn ở Ấn Độ và Đông Dương
[118], đây là tài liệu được nhiều tác giả Việt Nam dùng để định tên nhiều loài rắn ở
nước ta.
Theo tổng kết của Nguyen (2006) giai đoạn này đã ghi nhận được 177 loài
và phân loài thằn lằn, 245 loài và phân loài rắn, 45 loài và phân loài rùa và 171 loài
1
Trong đó, có Physignathus cocincinus mentager Guenther, Leiolepis belliana belliana Gray,
Leiolepis belliana guttata Cuvier, Mabuya longicaudata Hallowell, Mabuya multifasciata Kuhl (trong “Notes
herpétologique sur l’Indochine française”(No.9).
7
và phân loài LC cho khu vực Đông Dương, trong đó có các loài ở Việt Nam. Đây là
những công trình tổng kết đầy đủ nhất về LC, BS giai đoạn này [101]. Từ 1945 đến
1954, do Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nên việc
nghiên cứu LC, BS bị gián đoạn. Trong thời gian này hầu như không có công trình
nghiên cứu LC, BS ở Việt Nam.
Từ 1954 đến 1975, đất nước chia thành hai miền Nam - Bắc. Theo đó, các
công trình nghiên cứu về LC, BS ở hai miền được chúng tôi tiếp cận như sau:
Ở miền Bắc, Đào Văn Tiến và cs, 1956 nghiên cứu LC, BS ở Vĩnh Linh,
Quảng Trị, thống kê được 1 loài LC 13 loài BS, trong đó có một loài rùa. Năm 1962
ông ghi nhận 2 loài Python molurus và Palea steindachneri ở Đình Cả, tỉnh Thái
Nguyên [48] [21]. Đào Văn Tiến và Lê Vũ Khôi, 1965 đã nghiên cứu sinh học, sinh
thái học của Ếch đồng (Rana rugulosa) và đây được xem là nghiên cứu đầu tiên về
sinh học, sinh thái học cá thể ở Việt Nam [55].
Trong Báo cáo của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, 1981 về LCBS
miền Bắc Việt Nam (1956-1976), đã trình bày sơ lược lịch sử nghiên cứu LC, BS
Việt Nam từ đầu cho đến những năm 70 của thế kỷ XX. Các vùng đã nghiên cứu
gồm: Vĩnh Linh, Lạng Sơn, Hà Bắc, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Yên Bái, Hà
Tây, Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Vịnh Bắc Bộ từ 1956 đến 1975. Kết quả đã ghi
nhận 159 loài BS và 69 loài LC (tổng số 228 loài có ở miền Bắc Việt Nam). Báo
cáo còn nêu các đặc điểm sinh thái của LC, BS gồm phân bố theo sinh cảnh, đặc
điểm thức ăn và đặc điểm sinh sản của một số loài và thông tin về bộ mẫu sưu tập
được [29].
Ở miền Nam, Marx & Inger công bố một loài rắn mới cho khoa học là
Calamaria buchi vào năm 1955. Trong công trình “A field guide to the snake of South
Vietnam” của Campden-Main, 1970 và được tái bản năm 1984, đã trình bày địa điểm
thu mẫu, đặc điểm định loại, mô tả các loài rắn có ở miền Nam Việt Nam. Tác phẩm
này ghi nhận 77 loài rắn ở miền Nam và trình bày về đặc điểm nhận dạng, mô tả hình
thái, màu sắc, độc hay không độc, nơi ở và tập tính, nơi phân bố của chúng. Phần cuối
công trình là khóa định loại các loài rắn ở VNC [81].
Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, việc nghiên cứu LC, BS được nhiều
đoàn điều tra, cơ quan khoa học hay tác giả người Việt Nam và người nước ngoài
thực hiện ở nhiều vùng khác nhau. Các nghiên cứu đã được mở rộng hơn về quy mô
và hình thức:
a. Các nghiên cứu điều tra, thống kê thành phần loài và mô tả hình thái phân loại
Đào Văn Tiến có các công trình tổng hợp và xây dựng khóa định loại cho 87
loài LC (1977) [56], 32 loài rùa và 2 loài cá sấu (1978) [57], 77 loài thằn lằn (1979)
8
[58], 165 loài rắn (1981, 1982) [59; 60]. Đây được xem là tài liệu kinh điển cho
công tác nghiên cứu định loại LC, BS ở Việt Nam trong giai đoạn này.
Các nghiên cứu về khu hệ LC, BS:
Về hướng nghiên cứu này có các công trình luận án phó tiến sĩ và tiến sĩ như
sau: nghiên cứu khu hệ đầu tiên được thực hiện bởi Nguyễn Văn Sáng (1981)
nghiên cứu khu hệ rắn miền Bắc Việt Nam (trừ họ rắn biển); tiếp theo là công trình
của Hoàng Xuân Quang (1993) điều tra nghiên cứu LC, BS các tỉnh Bắc Trung Bộ
[39]. Phạm Văn Hòa (2005) nghiên cứu khu hệ LC, BS các tỉnh phía Tây miền
Đông Nam Bộ (Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh) [23]. Trần Thanh Tùng (2008)
nghiên cứu LC, BS ở vùng núi Yên Tử [65]. Hoàng Văn Ngọc (2010) nghiên cứu
LC, BS ở ba tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Hoàng Văn Ngọc (2011)
nghiên cứu LC, BS ở ba tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang [37]. Hoàng Thị
Nghiệp (2012) nghiên cứu Khu hệ LC, BS ở vùng An Giang và Đồng Tháp [36]. Đậu
Quang Vinh (2014) nghiên cứu khu hệ LC, BS ở khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An
[67]. Phan Thị Hoa (2015) nghiên cứu LC, BS ở quần đảo Cù Lao Chàm và bán đảo
Sơn Trà [21]. Ngoài ra, có hai luận án tiến sĩ được đào tạo tại Đức: của Nguyen
(2011) nghiên cứu hệ thống học, sinh thái và bảo tồn của khu hệ thằn lằn ở vùng
Đông Bắc Việt Nam [103] và Tran (2013) nghiên cứu phân loại và sinh thái học của
LC ở miền Nam Việt Nam - mối liên hệ giữa hình thái và âm sinh học [125]. Đây là
hướng nghiên cứu truyền thống, nhưng là những nghiên cứu cơ bản, cần thiết, góp
phần cung cấp dẫn liệu thành phần loài và phân bố ở các vùng khác nhau của Việt
Nam.
Các nghiên cứu điều tra, thống kê thành phần loài LC, BS ở các vùng miền
khác nhau, trong đó các công trình gần vùng phía Bắc ĐCM như sau:
Khu vực Bắc Trung Bộ: Ngô Đắc Chứng (1998) nghiên cứu thành phần loài
LC, BS của khu vực phía Nam Bình Trị Thiên, kết quả đã thống kê được 102 loài
LC, BS [10]. Nguyễn Quảng Trường, 2000 xác nhận có 65 loài LC, BS (34 loài BS,
31 loài LC) ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) [62]. Nguyễn Xuân Đặng và cs, 2000 nghiên
cứu đa dạng động vật có xương sống trên cạn ở Phong Nha - Kẻ Bàng - Hin Nam
No, đã thống kê được 75 loài LCBS, trong đó có 20 loài quý, hiếm trong khu vực và
trên toàn cầu [19]. Lê Nguyên Ngật và cs (2001) điều tra thành phần loài LC, BS
Khu BTTN Pù Mát, tỉnh Nghệ An đã thống kê được 71 loài, trong đó có 21 loài LC
và 50 loài BS [34]. Năm 2002, Hồ Thu Cúc điều tra LC, BS của khu vực A Lưới,
tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định được 49 loài BS; 27 loài LC [15]. Trong hướng
nghiên cứu đa dạng sinh học có đóng góp của tác giả là người nước ngoài, Ziegler
et al. (2006) đã bổ sung thêm 19 loài LC, BS cho khu hệ và nâng tổng số loài LC,
9
BS ở VQG Phong Nha- Kẻ Bàng lên 140 loài tính đến thời điểm đó [131]. Đoàn
Văn Kiên, Hồ Thu Cúc (2007) bước đầu nghiên cứu thành phần loài LC, BS tại khu
vực huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình [28]. Hendrix et al. (2008), đã ghi nhận 5 loài
LC và cập nhật danh sách các loài LC ở VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình
là 47 loài LC [88]. Lê Thanh Dũng và cs (2009) đã xác định 13 loài rùa ở Khu BTTN
Pù Huống, tỉnh Nghệ An [18]. Nghiên cứu về đa dạng LC, BS đã ghi nhận 72 loài BS
và 25 loài LC tại Khu BTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An (Lê Vũ Khôi và cs, 2011) [27].
Ngô Đắc Chứng và cs (2012) xác nhận có 102 loài LC, BS (38 loài LC, 64 loài BS) ở
tỉnh Quảng Trị [14]. Hoàng Ngọc Thảo và cs (2012) nghiên cứu vùng phân bố mới của
các loài LC, BS ở khu vực Bắc Trung Bộ đã bổ sung 35 loài LC, BS cho khu vực Bắc
Trung Bộ [51]. Luu et al. (2014) ghi nhận mới 11 loài LC, BS ở VQG Phong Nha - Kẻ
Bàng, tỉnh Quảng Bình [94].
Khu vực Trung Trung Bộ: Lê Nguyên Ngật (1997) nghiên cứu ở vùng núi
Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum đã lập được danh sách gồm 53 loài LC và BS [32]. Lê
Nguyên Ngật và Nguyễn Văn Sáng (1999) khảo sát khu hệ LC, BS ở vùng rừng Tây
Quảng Nam, kết quả đã lập được danh sách gồm 66 loài LC, BS [33]. Lê Vũ Khôi
và cs (2000) đã nghiên cứu đa dạng động vật có xương sống trên cạn ở Bà Nà
(Quảng Nam - Đà Nẵng) đã xác định có 34 loài BS và 12 loài LC ở khu vực Bà Nà
[25] và đến năm 2002 tiếp tục công bố 24 loài LC ở khu vực Bà Nà và khu rừng
thuộc xã Hòa Bắc [26]. Nguyễn Quảng Trường (2002) đã khảo sát thành phần loài
LC,BS của khu vực rừng sản xuất Klonplông, tỉnh Kon Tum, lập được danh sách gồm
26 loài LC và 20 loài BS [63]. Nghiên cứu thành phần loài LCBS ở tỉnh Phú Yên của
Ngô Đắc Chứng và Trần Duy Ngọc (2007) đã thống kê được 71 loài LCBS, đây là công
trình nghiên cứu thành phần loài LC, BS ở phía Nam ĐCM [11]. Tran et al. (2010) dựa
trên 23 mẫu vật đã ghi nhận và mô tả 16 loài LC cho tỉnh Quảng Ngãi [124]. Lê Thị
Thanh và cs (2011) ghi nhận 32 loài LC, 51 loài BS ở vùng rừng Cao Muôn, huyện Ba
Tơ, tỉnh Quảng Ngãi [50]. Jestrzemski et al. (2013) cung cấp danh sách gồm 25 loài LC
và 37 loài BS ở VQG Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum [90].
Khu vực Nam Trung Bộ: Ngô Đắc Chứng, Trần Hậu Khanh (2008) xác định có
24 loài LC, 48 loài BS ở Tây Đăk Nông [12]. Trương Thị Vinh Hương, Lê Nguyên
Ngật (2009) đã xác định được 72 loài LC và BS ở huyện Đắc Min, tỉnh Đắc Nông [24].
Công trình của Inger et al. (1999) dựa trên bộ mẫu vật được thu thập từ miền
Bắc và miền Trung Việt Nam đã bổ sung thêm vào công trình của Bourret 18 loài
LC, trong đó có 6 loài mới (tăng từ 82 loài LC lên 100 loài) [89]. Tiếp theo, Orlov
et al. (2002) đã cung cấp danh lục LC Việt Nam gồm 147 loài được xếp trong 9 họ,
35 giống [108]. Nguyễn Quảng Trường và cs (2009) nghiên cứu về đa dạng các loài
10
rắn độc ở Việt Nam đã thống kê được 193 loài thuộc phân bộ rắn, trong đó ghi nhận
có 53 loài rắn độc gồm Họ Rắn hổ (35 loài), Họ Rắn lục (18 loài) [64]. Nguyen et
al. (2010) đã ghi nhận bổ sung loài Amphiesmoides ornaticeps cho khu hệ rắn của
Việt Nam trên cơ sở phân tích so sánh hình thái [102]. Rasmussen et al. (2011) đã
thống kê, xây dựng khóa định loại cho các loài rắn biển Việt Nam [112]. Le et al.
(2014) ghi nhận lần đầu tiên cho Việt Nam hai loài LC là Babina lini (Chou, 1999)
và Hylarana menglaensis Fei, Ye et Xie, 2008 [92].
Về lĩnh vực nghiên cứu điều tra, thống kê các loài LC, BS: cho đến nay ngoài
các công trình công bố cho từng địa phương, phải nói đến ba cuốn sách chuyên khảo
đáng chú ý là: “Danh lục Ếch nhái và BS Việt Nam” xuất bản bởi Nguyễn Văn Sáng và
cs (1996) thống kê là 340 loài LC, BS trong đó có 82 loài LC và 258 loài BS [42].
Công trình này tái bản năm 2005 đã thống kê ở Việt Nam có 458 loài LC, BS [45]. Đến
năm 2009, nhóm tác giả này đã xuất bản công trình bằng tiếng Anh “Herpetopauna of
Vietnam” [100], đây là công trình thống kê đầy đủ nhất về thành phần loài LC, BS của
Việt Nam tính đến thời điểm này gồm 545 loài, trong đó có 176 loài LC và 369 loài
BS, nhiều hơn 87 loài so với công trình của nhóm tác giả này xuất bản trước đó chỉ
trong vòng 4 năm. Từ đó đến nay, đã có nhiều công trình công bố loài mới bổ sung cho
khoa học và cho Việt Nam. Có thể thống kê qua các giai đoạn sau:
Hình 1.1. Số lượng loài lưỡng cư, bò sát qua các thời kỳ
Nguồn: -Số liệu năm 1982 theo Đào Văn Tiến, 1977-1982 [56-60]
-Số liệunăm1996, 2005, 2009 theoNguyễn VănSángvà cs, 1996, 2005, 2009[42,45, 100].
-Sốliệunăm2014vềLCtheoFrost,2015[134];về BStheoUetzandHošek,2015[138].
Nhận xét: Việc điều tra, mô tả, phân loại và lập danh lục về LC, BS diễn ra
liên tục trong suốt lịch sử nghiên cứu LC, BS ở Việt Nam từ thập niên 80 đến nay,
được thực hiện ở nhiều vùng khác nhau trong cả nước.
Ngoài ba công trình nêu trên còn có bảy cuốn sách chuyên khảo là: “Hướng
dẫn định loại rùa Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia” của Stuart và cs
11
(2001)[49]; “BS và LC VQG Cúc Phương” của Nguyễn Văn Sáng và cs, 2003; “Sổ
tay hướng dẫn định loại thực địa, chim thú, bò sát và LC Ba Bể/Na Hang” của
Phạm Nhật và cs, 2004 [38]; “Nhận dạng một số loài bò sát - LC ở Việt Nam” của
Nguyễn Văn Sáng và cs (2005) [46]; “Động vật chí Việt Nam (Phân bộ rắn)” của
Nguyễn Văn Sáng (2007) [47]; “Hướng dẫn thi hành luật về định dạng các loài rùa
cạn và rùa nước ngọt Việt Nam” của Hendrie và cs (2011) [20] và “Ếch nhái, bò sát
ở VQG Bạch Mã” của Hoàng Xuân Quang và cs (2012) [41]. Đây là những tài liệu
quan trọng, cần thiết cho tác giả trong quá trình thực hiện luận án.
b. Hướng nghiên cứu phát hiện loài mới và tu chỉnh về phân loại học
Các nghiên cứu phát hiện loài mới cho khoa học:
Đây là một mục tiêu không kém phần quan trọng trong nghiên cứu LC, BS;
những tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu về LC, BS ngày nay đã được tăng lên đáng
kể, cùng với sự phát triển của sinh học phân tử và sự hợp tác quốc tế trên lĩnh vực
khoa học này. Việc phát hiện ra loài mới để bổ sung vào danh lục LC, BS ở Việt
Nam và thế giới, là mối quan tâm không chỉ của nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam mà
còn của các tác giả người nước ngoài. Theo đó, đã có nhiều công trình khoa học
nghiên cứu và phát hiện ra các loài mới cho khoa học và cho Việt Nam: số loài mới
cho khoa học được công bố trước 1954 là 84 loài; trong giai đoạn 1954-1975: 1
loài; giai đoạn 1976-1987: 7 loài; giai đoạn 1988-2009: 106 loài [48]; giai đoạn
2010-2014: 81 loài (Frost, 2015) [134], (Uetz & Hošek, 2015) [138].
Bảng 1.1. Số loài LC, BS mới ở Việt Nam được công bố trong những năm gần đây
Năm Lưỡng cư Bò sát Tổng LC, BS
2010 2 16 18
2011 6 11 17
2012 6 6 12
2013 7 11 18
2014 11 5 16
Tổng 32 49 81
Nguồn: Tổng hợp từ Frost (2015) [134] và Uetz & Hošek (2015) [138].
Từ bảng trên cho thấy: Giai đoạn 1976-1987 chỉ có 7 loài LC, BS mới được
mô tả; giai đoạn 1988-2009 có 106 loài mới được mô tả; giai đoạn 2010-2014 có 81
loài mới được phát hiện. Các loài mới liên tục được phát hiện trong thời gian gần đây
chứng tỏ khu hệ LCBS của Việt Nam vẫn cần tiếp tục được khám phá, đặc biệt là ở
những khu vực còn ít được quan tâm nghiên cứu như tỉnh BĐ.
12
Các công bố tu chỉnh về phân loại học:
Song song với công tác tìm kiếm loài mới, các nhà khoa học còn tiến hành tu
chỉnh về mặt phân loại học và kiểm tra lại những sai sót trong phân loại các loài LC và
BS. Nghiên cứu quan hệ về di truyền và tiến hóa đã hỗ trợ đắc lực cho việc sắp xếp và
hệ thống lại các loài LC, BS ở Việt Nam. Kết quả của hướng nghiên cứu này là hàng
loạt các loài thuộc giống Philautus được chuyển sang giống Gracixalus và Theloderma
(Rowley et al., 2011) [113]. Matsui et al. (2010) khi nghiên cứu quần thể ếch nhẽo
Limnonectes kuhlii (đánh giá bằng 15 mẫu) ở Nhật Bản, Trung Quốc đại lục và Đài
Loan, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Malaysia (Borneo) và Indonesia xác nhận
Limnonectes “kuhlii” từ phía Bắc Lào và miền Trung Việt Nam là L. Bannaensis [96].
Nghiên cứu dựa trên quần thể loài Polypedates leucomystax (Gravenhorst,1829) ở Việt
Nam được mô tả bởi Inger et al., 1999 và được cho là phân bố trên toàn bộ lãnh thổ
Việt Nam, nhưng hiện nay, theo tài liệu của Norihiro Kuraishi et al. (2012) sau khi giải
trình tự những gen ty thể của các loài thuộc giống Polypedates và so sánh trên một
vùng phân bố rộng lớn đã xác nhận: loài ếch cây mép trắng (Polypedates leucomystax)
không có phân bố tại Việt Nam [91]. Trong họ thằn lằn rắn, giống thằn lằn rắn
Ophisaurus Daudin, 1803 đã được đổi thành Dopasia Gray, 1853 [104]. Theo Guo et
al. (2014) thì Giống Amphiesma ở Việt Nam hiện đã tách như sau: chỉ còn một loài
Amphiesma stolatum; các loài còn lại chuyển sang giống Hebius [85]. Theo kết quả
nghiên cứu của Tiedemann et al. (2014), rùa hộp ba vạch Cuora trifasciata được đổi
tên thành C. cyclornata (đây là tên loài có hiệu lực) [123].
Về hệ thống phân loại rắn, tài liệu của Zaher et al. (2009) và Pyron et al.
(2013) được các nhà khoa học sử dụng để thay đổi danh pháp so với Nguyen et al.
(2009). Theo đó, các phân họ rắn Natricinae, Pareatinae, Pseudoxenodontinae trong
họ rắn nước (Colubridae) được nâng cấp và tách ra thành các họ Homalopsidea,
Lamprophiidae, Natricidae, Pareatidae, Pseudoxenodontidae [129], [111].
c. Hướng nghiên cứu về hình thái, sinh thái và sinh học ứng dụng
Về hướng này, tác giả tiếp cận các công trình nghiên cứu của Trần Kiên và
các học trò của ông gồm: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái Rắn cạp nong và Rắn cạp
nia” của Hoàng Nguyễn Bình, Trần Kiên, 1998 [3] và các luận án phó tiến sĩ và tiến
sĩ tiêu biểu như sau: Ngô Đắc Chứng, 1991 nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái
của Nhông cát Leiolepis belliana [9]; Đinh Thị Phương Anh, 1994 nghiên cứu đặc
điểm sinh học, sinh thái học của Rắn ráo Ptyas korros trưởng thành nuôi tại Quảng
Nam - Đà Nẵng [2]; Ngô Thái Lan, 2007 nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học của
thạch sùng đuôi sần Hemidactylus frenatus, thạch sùng đuôi cụt Gehyra mutilata
[31]; Cao Tiến Trung, 2009 nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái các quần thể
13
Nhông cát Leiolepis reevesii ở vùng cát ven biển Bắc Trung bộ [61]; Ông Vĩnh An,
2011 nghiên cứu sinh học, sinh thái học cá thể của Rắn ráo trâu Ptyas mucosa trong
điều kiện nuôi ở Nghệ An [1].
Nghiên cứu tiếng kêu của các loài đặc biệt là tiếng kêu của LC đang được
nhiều tác giả quan tâm. Công trình nghiên cứu tiêu biểu theo hướng này có Ngo et
al. (2012) phân tích tiếng “gọi tình” và hoạt động sinh sản của loài ếch Hylarrana
guentheri ở VQG Bạch Mã [99]. Le et al. (2014) nghiên cứu đặc điểm tiếng kêu của
hai loài ếch cây Feihyla vittata và Polypedates megacephalus [93].
Các nghiên cứu về nòng nọc cũng tiến hành, Wildenhues et al. (2010) đã
nghiên cứu sinh thái nòng nọc, mô tả các giai đoạn ấu trùng và con non của loài ếch
Rhacophorus maximus [126]. Lê Thị Thu và cs, 2012 cung cấp dẫn liệu hình thái
nòng nọc các giai đoạn phát triển của các loài thuộc họ Megophryidae ở rừng Tây
Nghệ An [53].
Nghiên cứu bảo tồn những loài quý hiếm cũng được quan tâm như:
McCormack et al. (2014) nghiên cứu bảo tồn loài rùa trung bộ Mauremys
annamensis miền Trung Việt Nam [97]. Schingen et al. (2014) nghiên cứu tiềm
năng phân bố và hiệu quả của mạng lưới khu bảo tồn cho thằn lằn cá sấu
(Shinisaurus crocodilurus) [114].
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến tính chất địa lý động vật của
khu hệ, cung cấp các thông tin về mức độ phong phú, nơi phát sinh loài, ranh giới
phân bố cùng các chướng ngại địa lý, sinh thái để từ đó có giải pháp nghiên cứu phù
hợp. Theo quan điểm của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Trần Kiên (1985) và của
Trần Kiên, Hoàng Xuân Quang (1992), khu hệ LC, BS Việt Nam được chia thành 7
phân khu địa lý động vật học gồm: Tây Bắc, Ðông Bắc, Ðồng bằng Bắc Bộ - Thanh
Nghệ Tĩnh, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Ðồng bằng Nam Bộ
[30]. Theo Quan điểm này thì Trung Bộ gồm: các tỉnh Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế), Trung Trung Bộ (Đà Nẵng, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum và Gia Lai) và Nam Trung Bộ (Đắk Lắk, Lâm
Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận). Trung Bộ chúng tôi xác định là khu vực các tỉnh
từ Nghệ An đến tỉnh Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên. Như vậy, theo quan điểm
này thì khu vực miền Trung Việt Nam được chia thành 3 phân khu là Bắc Trung bộ,
Trung Trung bộ và Nam Trung bộ.
Quan điểm của Bain et al. (2011) dựa vào địa hình, địa chất, khí hậu và thảm
thực vật phân chia khu hệ LC, BS ở Đông Dương thành 19 phân khu trong đó ở
Việt Nam có 8 phân khu. Về cơ bản, cách chia các phân khu của các tác giả trên là
gần trùng nhau. Tuy nhiên, những nét khác nhau giữa hai cách phân chia là một trong
14
những vấn đề cần xem xét và kéo theo đó là có sự tồn tại hay không tồn tại các ranh
giới địa lý động vật của LC, BS ở khu vực miền Trung Việt Nam. Xuất phát từ những
suy nghĩ trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu LC, BS ở vùng phía Bắc ĐCM
(tỉnh BĐ) cũng góp phần thiết thực vào giải quyết mối quan tâm nói trên.
Tóm lại, trong bối cảnh đa dạng sinh học của Việt Nam hiện nay phải đối
mặt với một sự suy giảm rõ rệt (Ziegler, 2002 [130]; Stuart et al., 2004 [119]), các
nghiên cứu cơ bản nêu trên cung cấp dữ liệu quan trọng cho việc bảo tồn các loài
LC, BS một cách hiệu quả nhất.
1.1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở vùng phía Bắc ĐCM
(tỉnh BĐ)
Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi đã tiếp cận được các công trình
nghiên cứu LC, BS ở VNC như sau:
Trong công trình nghiên cứu về rắn ở miền Nam Việt Nam của Campden-
Main (1984) [81], tác giả đã thống kê được bốn loài rắn phân bố tại Qui Nhơn là
Python reticulatus, Chersydrus granulatus, Ptyas korros và Xenochrophis piscator.
Tác giả đã tìm hiểu nơi sống và một số loại thức ăn của bốn loài trên.
Nguyễn Văn Sáng (2007) đã ghi nhận chín loài rắn: Python reticulatus,
Acrochordus granulatus, Boiga multomaculata, Homalopsis buccata, Ptyas korros,
Xenochrophis Piscator và ba loài rắn biển có ở VNC [47].
Trong danh lục cập nhật về LC, BS Việt Nam năm 2009 của Nguyen et al.
(2009) ở BĐ có năm loài rắn: Python reticulatus, Homalopsis buccata, Chersydrus
granulatus, Ptyas korros, Boiga multomaculata; ba loài rùa: Eretmochelys imbricata,
Lepidochelys olivacea, Mauremys annamensis và bảy loài rắn biển phân bố dọc theo
bờ biển miền Trung [100].
Ngô Đắc Chứng và cs (2011) đã ghi nhận loài nhông cát (Leiolepis guttata) ở
tỉnh BĐ [13].
Hendrie và cs (2011) đã xác định sự có mặt của chín loài rùa ở khu vực phía
Bắc ĐCM: Pelodiscus sinensis, Pelochelys cantorii, Indotestudo elongata,
Cyclemys pulchristriata, Cyclemys oldhamii, Cuora cyclornata, Cuora bourreti,
Cuora mouhotii, Mauremys annamensis [20]. Theo nhóm tác giả này, khu vực vùng
phía Bắc ĐCM chưa được khảo sát về thành phần cũng như phân bố các loài rùa.
Trong hai hội thảo Quốc gia về LC, BS lần thứ nhất tại Thừa Thiên Huế và
lần thứ 2 tại Vinh, chúng tôi vẫn chưa thấy công trình nghiên cứu về LC, BS tại
VNC. Lê Nguyên Ngật và cs khảo sát một số khu vực ở tỉnh BĐ, nhưng kết quả
nghiên cứu chỉ dừng lại ở những báo cáo và chưa công bố trên các tạp chí hay công
trình tham khảo.
15
Các dự án bảo tồn tại tỉnh BĐ như Khu Đề xuất văn hóa - lịch sử Ghềnh Ráng;
Khu Đề xuất BTTN Núi Bà; dự án BTTN An Toàn và Biển Quy Nhơn, cũng chưa đánh
giá được giá trị đa dạng sinh học và nhu cầu bảo tồn; chưa xác định được các loài đặc
biệt cần được quan tâm bảo vệ [4]. Do vậy, việc xác định, đánh giá giá trị các LC, BS
qúy hiếm là cơ sở quan trọng để các nhà hoạch định đầu tư bảo vệ các loài này ở VNC.
Theo báo cáo của phòng Quản lý khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ) tỉnh BĐ
về ĐDSH LC, BS cho thấy nguồn tài nguyên này đang tiếp tục suy giảm, một số loài
đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do việc săn
bắt, kinh doanh bừa bãi [135]. Bên cạnh đó, việc chặt phá rừng cũng tạo ra sự suy giảm
ĐDSH ngày càng trầm trọng. Trong khi đó, cho đến nay dẫn liệu về động vật, thực vật
nói chung và LC, BS nói riêng ở phía Bắc ĐCM còn ít được quan tâm nghiên cứu.
1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1.Vị trí địa lý vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ)
Tỉnh BĐ có diện tích 6.025,6 km2
trải dài khoảng 110 km theo hướng
Bắc-Nam, có chiều ngang với trung bình là 55 km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng
nhất 60 km). Phía Bắc BĐ giáp tỉnh Quảng Ngãi với đường ranh giới chung dài
63 km (điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42’10 Bắc, 108°55’4 Đông). Phía Nam BĐ
giáp tỉnh Phú Yên với đường ranh giới chung 50 km (điểm cực Nam có tọa độ:
13°39’10 Bắc, 108o
54’00 Đông). Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai có đường ranh giới
chung 130 km (điểm cực Tây có tọa độ: 14°27’ Bắc, 108°27’ Đông). Phía Đông
giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù
Lao Xanh) thuộc thành phố Qui Nhơn (có tọa độ: 13°36’33 Bắc, 109°21’ Đông).
Bình Định được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây
Nguyên và vùng Nam Lào [66].
Bình Định có một thành phố trực thuộc,1 thị xã và 9 huyện bao gồm: Thành
phố Qui Nhơn có 16 phường và 5 xã; thị xã An Nhơn với 5 phường và 10 xã; huyện
An Lão 1 thị trấn và 9 xã; huyện Hoài Ân 1 thị trấn và 14 xã; huyện Hoài Nhơn 2
thị trấn và 15 xã; huyện Phù Cát 1 thị trấn và 17 xã; huyện Phù Mỹ 2 thị trấn và 17
xã; huyện Tuy Phước 2 thị trấn và 11 xã; huyện Tây Sơn 1 thị trấn và 14 xã; huyện
Vân Canh 1 thị trấn và 6 xã; huyện Vĩnh Thạnh 1 thị trấn và 8 xã. Toàn tỉnh BĐ có
159 xã, phường và thị trấn [16].
1.2.1.2. Địa hình
Phía Tây của tỉnh BĐ là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Kon Tum xuống đồng
bằng, các dạng địa hình chủ yếu của tỉnh BĐ là:
16
Vùng núi: Nằm về phía Tây Bắc và phía Tây của tỉnh BĐ. Có diện tích khoảng
2.498,66 km2
, phân bố ở các huyện An Lão (633,67 km2
), Vĩnh Thạnh (782,49 km2
),
Vân Canh (759,32 km2
), Tây Sơn và Hoài Ân (310 km2
). Địa hình khu vực này phân
cắt mạnh, sông suối có độ dốc lớn, là nơi phát nguồn của các sông trong tỉnh. 70% diện
tích vùng núi thường có độ cao trung bình 500-1000 m, trong đó có 11 đỉnh cao trên
1.000 m, đỉnh cao nhất là 1.202 m ở xã An Toàn (huyện An Lão). Còn lại có 13 đỉnh
cao 700-1000 m. Các dãy núi chạy theo hướng Bắc - Nam, có sườn dốc đứng hơn 20°.
Nhiều khu vực núi ăn ra sát biển tạo thành các mỏm núi đá dọc theo bờ, vách núi dốc
đứng và dưới chân là các dải cát hẹp. Đặc tính này đã làm cho địa hình ven biển trở
thành một hệ thống các dãy núi thấp xen lẫn với các cồn cát và đầm phá.
Vùng đồi: Tiếp giáp giữa miền núi phía Tây và đồng bằng phía Đông, có
diện tích khoảng 1.592,76 km2
, có độ cao dưới 100 m, độ dốc tương đối lớn từ 10°
đến 15°. Phân bố ở các huyện Hoài Nhơn (150,89 km2
), An Lão (50,58 km2
) và
Vân Canh (79,24 km2
).
Vùng đồng bằng: Tỉnh BĐ không có dạng đồng bằng châu thổ mà phần lớn
là các đồng bằng nhỏ được tạo thành do các yếu tố địa hình và khí hậu, các đồng
bằng này thường nằm trên lưu vực của các con sông hoặc ven biển và được ngăn
cách với biển bởi các đầm phá, các đồi cát hay các dãy núi. Độ cao trung bình của
dạng địa hình đồng bằng lòng chảo này khoảng 25-50 m và chiếm diện tích khoảng
1.000 km². Đồng bằng lớn nhất của tỉnh là đồng bằng thuộc hạ lưu sông Kôn, còn
lại là các đồng bằng nhỏ thường phân bố dọc theo các nhánh sông hay dọc theo các
chân núi và ven biển.
Vùng ven biển: Bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven
biển với chiều rộng trung bình khoảng 2 km, hình dạng và quy mô biến đổi theo thời gian.
Trong tỉnh có các dãi cát lớn là: dãi cát từ Hà Ra đến Tân Phụng, dãi cát từ Tân Phụng đến
vĩnh Lợi, dãi cát từ Đề Gi đến Tân Thắng, dãi cát từ Trung Lương đến Lý Hưng. Ven biển
còn có nhiều đầm như đầm Trà Ổ, đầm Nước Ngọt, đầm Mỹ Khánh, đầm Thị Nại; các
vịnh như vịnh Làng Mai, vịnh Quy Nhơn, vịnh Vũng Mới...; các cửa biển như Cửa Tam
Quan, Cửa An Dũ, Cửa Hà Ra, Cửa Đề Gi và Cửa Quy Nhơn. Các cửa trên là cửa trao đổi
nước giữa sông và biển. Hiện tại ngoại trừ Cửa Quy Nhơn và Cửa Tam Quan khá ổn định,
còn các Cửa An Dũ, Hà Ra, Đề Gi luôn có sự bồi lấp và biến động [66].
1.2.1.3. Sông ngòi và hồ đầm
Các sông trong tỉnh BĐ đều bắt nguồn từ những vùng núi cao của sườn phía
đông dãy Trường Sơn. Trong tỉnh BĐ có bốn con sông lớn là Kôn, Lại Giang, La
Tinh và Hà Thanh cùng các sông nhỏ như Châu Trúc, Tam Quan. Ngoài các sông
đáng kể nói trên còn lại là hệ thống các suối nhỏ chằng chịt thường chỉ có nước
17
chảy về mùa lũ. Tỉnh BĐ có hơn 15 hồ lớn như Hồ Hưng Long (An Lão); hồ Vạn
Hội, Mỹ Đức và Thạch Khê (Hoài Ân); hồ Mỹ Bình (Hoài Nhơn);… và 3 đầm lớn
là Trà Ô (Phù Mỹ) và hai đầm nước lợ là Đề Giầm và Thị Nại [66].
1.2.1.4. Khí hậu
Khí hậu BĐ có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do sự phức tạp của địa hình
nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều.
a. Nhiệt độ không khí trung bình năm: Ở khu vực miền núi biến đổi 20,1 -
26,1°C, cao nhất là 31,7°C và thấp nhất là 16,5°C. Tại vùng duyên hải, nhiệt độ
không khí trung bình năm là 27,0°C, cao nhất 39,9°C và thấp nhất 15,8°C.
b. Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm: Tại khu vực miền núi là 22,5
- 27,9% và độ ẩm tương đối 79-92%; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình
là 27,9% và độ ẩm tương đối trung bình là 79%.
c. Chế độ mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Riêng đối với khu
vực miền núi có thêm một mùa mưa phụ tháng 5-8 do ảnh hưởng của mùa mưa Tây
Nguyên. Mùa khô kéo dài tháng 1-8. Đối với các huyện miền núi, tổng lượng mưa
trung bình năm 2.000-2.400 mm. Đối với vùng duyên hải tổng lượng mưa trung
bình năm là 1.751 mm. Tổng lượng mưa trung bình có xu thế giảm dần từ miền núi
xuống duyên hải và có xu thế giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam [66].
18
Hình 1.2. Bản đồ vùng Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh Bình Định)
Nguồn: Biên tập bởi Dương Đức Lợi, dựa theo dữ liệu nguồn của Viện Địa lý, Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
19
1.2.1.5. Các sinh cảnh đặc trưng
* Rừng tự nhiên (chủ yếu là rừng nguyên sinh và một ít rừng thứ sinh): Loại
sinh cảnh này chủ yếu ở độ cao trên 300 m so với mực nước biển. Nhiều nơi núi
cao hiểm trở, độ dốc lớn, giao thông khó khăn nên hạn chế tác động của con người.
Rừng chỉ bị khai thác nhẹ, cấu trúc chưa bị phá vỡ.
* Rừng trồng (loại sinh cảnh này chủ yếu là rừng trồng bạch đàn, keo lai):
phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 300 m.
* Trảng cỏ, cây bụi: Gặp ở địa hình đồi núi thấp, ven thung lũng, núi có độ
dốc cao, các khoảnh rừng tương đối bằng phẳng đã khai thác nghèo kiệt, những khu
đất bị xói mòn gần khu dân cư.
* Khu dân cư và nương rẫy: Gồm các làng mạc có người sinh sống, có
đường giao thông và nguồn nước ổn định (ao cống, rãnh, vũng…); các khu vực
trồng cây công nghiệp: mía, vừng… và cây lương thực: mì, bắp…
* Sông suối và ven sông suối: Bao gồm sông suối tự nhiên, các hồ tự nhiên,
nhân tạo và vùng phụ cận với nhiều loại thảm thực vật khác nhau như: rừng thường
xanh, vườn cây ven sông suối.
* Ruộng canh tác ngập nước: Gồm ruộng lúa nước, các vùng trũng ngập
nước ở vùng đồng bằng ven thung lũng vùng đồi núi.
* Bãi cát có cây bụi, cỏ ven biển: Các bãi cát ven biển có các cây bụi, cỏ.
1.2.1.6. Tài nguyên sinh vật
+ Tài nguyên thực vật:
Rừng tự nhiên sản xuất có diện tích 142.860 ha, chiếm 24% diện tích đất lâm
nghiệp, với trữ lượng gỗ 9.749.446 m3
[66].
Rừng tự nhiên chia làm các chủng loại:
Rừng giàu 3.944 ha, trữ lượng 712. 895 m3
gỗ.
Rừng trung bình 21.341 ha, trữ lượng 2.557.044 m3
gỗ.
Rừng nghèo 31.294 ha, trữ lượng 2.429.864 m3
gỗ
Rừng phục hồi 86.281 ha, trữ lượng 4.049.801 m3
gỗ.
Từ số liệu trên thấy rằng diện tích rừng giàu hiện còn rất ít, chỉ bằng 18% diện
tích rừng trung bình, bằng 12,6% diện tích rừng nghèo và 4,5% diện tích rừng phục hồi.
Điều này nói lên rừng đã bị tàn phá và thoái hoá ở mức độ rất nghiêm trọng. Trữ lượng
trong khu vực rừng nghèo và rừng phục hồi chỉ bằng xấp xỉ gấp 9 lần trữ lượng của khu
vực rừng giàu mặc dù diện tích của nó gấp 29,8 lần diện tích rừng giàu.
Thực vật dưới tán rừng cũng phát triển: song và mây chủ yếu mọc ở ven
suối. Mây nước sợi đỏ mọc nhiều hơn mây sắc sợi trắng, có thể khai thác 200
tấn/năm. Đót, Sóc, Dầu rái mọc ở ven khe suối rải rác khắp vùng trung du An lão,
20
Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tây Sơn và Vân Canh. Cây dược liệu rất đa
dạng và gặp nhiều loài quý: khoảng 40 loài cây phân bố rộng khắp: sa nhân, thiên
niên kiện, bách bộ, thổ phục linh, hoàng đằng, thiên môn, phong kỷ, kim ngân…
+ Tài nguyên động vật:
Động vật hoang dã ở rừng tỉnh BĐ tương tự với hệ thống động vật Kon Hà
Nừng (Gia Lai), Ba Tơ, Trà Bồng (Quảng Ngãi), Trà My, Phước Sơn (Quảng Nam)
gồm có 7 bộ thú với 19 họ, 38 loài và 13 bộ chim với 37 họ, 77 loài [66].
1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
1.2.2.1. Dân số
Ở BĐ bên cạnh người Kinh, người Hoa còn có người Chăm, người Bana,
người Hrê, ngoài ra còn có thêm người Tày, người Nùng, người Thái, người Êđê.
Dân số trung bình năm 2012 tỉnh BĐ là 1.502.374 trong đó, 732.380 nam, 769.994
nữ và thành thị 462.877 người, Nông thôn 1039497 người. Số lượng người ở nông
thôn, đặc biệt là miền núi khá lớn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và quản lý tài
nguyên động thực vật rừng. Tỉ lệ thất nghiệp tăng cao trung bình là 2% (3,4% ở
thành thị và 1,6% ở nông thôn) (Cục thống kê tỉnh BĐ, 2013) [16].
1.2.2.2. Giáo dục
Tổng số học sinh ở trường xã và làng ở vùng đồng bào các dân tộc là 36.258
em, trong đó có 4.415 em học sinh là người dân tộc thiểu số. Như vậy trung bình cứ
6 người dân tộc có 1 người đi học. Bên cạnh đó, trong những năm qua các huyện
Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh đã xây dựng được trường dân tộc nội trú để tạo
điều kiện cho con em các dân tộc có điều kiện nâng cao học tập [66]. Năm học
2012-2013 có 287.300 học sinh từ cấp Tiểu học đến Trung học phổ thông [16].
21
Hình 1.3. Bản đồ thảm thực vật rừng vùng phía Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh Bình Định)
Nguồn: Biên tập bởi Dương Đức Lợi, dựa theo dữ liệu nguồn của Viện Địa lý, Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các loài LC, BS.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về phía Bắc Đèo Cù Mông là đèo Bình Đê (phạm vi nghiên cứu
thuộc địa bàn tỉnh BĐ).
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện hơn ba năm từ tháng 5/2012 đến tháng 5/2015, tại các
huyện, thị xã, thành phố thuộc địa bàn phía Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh BĐ). Đã tiến
hành 20 đợt khảo sát thu mẫu ở 11 điểm và 27 tuyến thu mẫu (mỗi điểm thu mẫu có
từ 2 đến 4 tuyến) (Phụ lục 1). Các điểm thu mẫu gồm thành phố Quy Nhơn, thị xã An
Nhơn và 9 huyện (An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, Tuy
Phước, Vân Canh, Vĩnh Thạnh). Mỗi đợt khảo sát từ 4-7 ngày, tổng thời gian thu mẫu
là 101 ngày. Các điểm và tuyến thu mẫu được đánh dấu trên bản đồ (hình 2.1).
Căn cứ vào đặc điểm thời tiết và khí hậu VNC, chúng tôi chọn thời gian thực
địa chủ yếu là những tháng nắng, từ tháng 1 đến tháng 9 trong năm đặc biệt là
những tháng có mưa giông. Từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa mưa nên đi thực địa
rất khó khăn. Thời gian, tọa độ, sinh cảnh của mỗi tuyến được trình bày ở Phụ lục 1.
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được thực hiện sau mỗi đợt đi thực địa.
Tiến hành phân tích, so sánh mẫu vật và tham khảo đối chiếu các tài liệu khảo cứu
chuyên ngành LC, BS tại phòng thí nghiệm khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm,
Đại học Huế.
2.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Vật liệu nghiên cứu
Đã phân tích 264 mẫu vật, bao gồm 135 mẫu LC, 52 mẫu thằn lằn, 58 mẫu
rắn, 19 mẫu rùa. Các mẫu vật hiện đang được lưu giữ tại Khoa Sinh học, Trường
Đại học Sư phạm, Đại học Huế và một số mẫu được lưu giữ tại Viện Sinh thái và tài
nguyên sinh vật.
23
Hình 2.1. Bản đồ điểm và tuyến khảo sát vùng phía Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh Bình Định)
Nguồn: Biên tập bởi Dương Đức Lợi, dựa theo dữ liệu nguồn của Viện Địa lý, Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
24
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên
2.3.2.1. Phương pháp thu mẫu vật
Lập tuyến khảo sát: Căn cứ vào địa hình và sinh cảnh, tôi chọn các tuyến
khảo sát xuyên qua các dạng sinh cảnh đại diện ở khu vực nghiên cứu:
Ở rừng: chọn các con suối có nước chảy, hang hốc, vách đá và các lối mòn
trong rừng;
Khu dân cư: chọn bờ ruộng, bờ ao, nương rẫy, vườn nhà, cồn cát ven biển.
Mỗi điểm bố trí 2-4 tuyến qua các sinh cảnh. Dùng máy định vị GPS Garmin
60CX (xuất xứ Trung Quốc) để ghi tọa độ và độ cao ở các điểm thu mẫu.
Thời gian và phương pháp thu mẫu: Thời điểm thu mẫu trong ngày khác
nhau đối với mỗi nhóm động vật.
Đối với LC: Mẫu vật được thu từ 17 giờ đến 24 giờ hằng ngày. Mẫu của LC
được thu trực tiếp bằng tay.
Đối với BS: Thời gian thu mẫu BS là cả ban ngày và ban đêm, từ 9 giờ đến
14 giờ và từ 18 giờ đến 24 giờ. Đối với thằn lằn có thể dùng thòng lọng hoặc cần
câu. Đối với rắn dùng gậy có kẹp hay móc sắt ở đầu gậy để thu mẫu.
Vị trí tìm kiếm LC, BS thường dưới các hóc đá, thân cây bị chặt hay đổ ngã,
các vật đổ nát trên mặt đất. Trong các bụi cây, cành cây thấp và vừa, thực vật sống
dưới nước, khe suối, bờ ruộng, ao, hồ hoặc ở xung quanh vườn, nhà dân. Riêng đối
với Nhông cát chỉ tìm thấy ở sinh cảnh bãi cát ven biển. Những mẫu thu được và
quan sát được ghi lại tọa độ, chụp ảnh trạng thái và màu sắc tự nhiên trong sinh
cảnh sinh sống của chúng.
Xử lý mẫu vật: Mẫu được gây mê bằng miếng bông thấm etyl a-xe-tat. Tiến
hành đeo nhãn đã ghi ký hiệu mẫu sau khi gây mê. Một số mẫu cần phân tích sinh
học phân tử, mẫu cơ hoặc gan được lưu giữ trong cồn 95% và được cách ly với foóc
môn.
Định hình mẫu vật: Sắp xếp mẫu vào khay theo hình dạng tự nhiên, phủ giấy
thấm lên trên, ngâm trong cồn 80-90% trong vòng 4-10 giờ tùy theo kích cỡ mẫu.
Đối với mẫu LC, BS kích cỡ lớn phải tiêm cồn 90% vào bụng và cơ của mẫu vật để
tránh thối hỏng.
Sau khi cố định, mẫu được bảo quản trong cồn 70% ở bình có nắp đậy kín để
tránh bay hơi cồn và làm khô mẫu. Mẫu được đưa vào phòng bảo quản có đủ điều
kiện nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, tránh ánh nắng mặt trời.
Việc thu mẫu trên thực địa được thực hiện kết hợp cùng với các thợ săn và
những người dân địa phương trong vùng nghiên cứu.
25
2.3.2.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Việc điều tra được lặp lại nhiều lần ở nhiều người, nhiều vùng để tăng độ tin
cậy. Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn nhân dân địa
phương thông qua phiếu và kết hợp thẩm định bằng bộ ảnh mẫu của các loài LC,
BS. Điều tra, phỏng vấn qua nhân dân, thợ săn, những người trực tiếp tiếp xúc với
LC, BS. Nội dung phỏng vấn gồm: thành phần loài, số lượng, tên địa phương, nơi
phân bố, các đặc điểm sinh thái, sinh học, tình hình khai thác, dụng cụ săn bắt, giá
trị sử dụng và kinh tế (giá bán trên thị trường mua bán động vật). Điều tra phỏng
vấn là một cơ sở có giá trị cho việc định hướng lựa chọn điểm, tuyến khảo sát nhằm
thu được kết quả trên thực địa.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp quan sát động vật trong tự
nhiên, điểm mua bán động vật hoang dã và những di vật còn lại (rùa, rắn ngâm rượu).
+ Quan sát, chụp ảnh, phân tích đặc điểm hình thái và các đặc điểm khác của
các loài đối với các mẫu còn lưu giữ trong dân.
+ Quan sát môi trường sống, nơi ở, hoạt động ngày đêm, thời gian và nơi
sinh sản, kiếm ăn của các loài LC, BS ngoài tự nhiên.
Vì nghiên cứu này tập trung vào các loài BS trên đất liền nên đối với các loài
BS biển ở VNC, chúng tôi kế thừa các tài liệu đã ghi nhận trước đây và không tiến
hành khảo sát.
2.3.3. Đánh giá tần suất bắt gặp ở các điểm nghiên cứu
Đánh giá tần suất bắt gặp của các loài theo địa điểm thu mẫu căn cứ vào số
lượng cá thể thu được và chia ra thành ba mức độ: thường gặp (+++) khi có tần suất
gặp 75 - 100% tổng số điểm thu mẫu, ít gặp (++) khi có tần suất gặp 50 - 74% tổng số
điểm thu mẫu và hiếm gặp (+) khi tần suất gặp ít hơn 50% tổng số điểm thu mẫu.
2.3.4. Phân tích trong phòng thí nghiệm
Mẫu vật sau khi được thu thập đưa về phòng thí nghiệm để phân tích, sử
dụng thước thước kẹp C-MART D0024-06, sản suất tại Trung Quốc với sai số 0,01
mm để đo các chỉ tiêu hình thái.Tùy từng loại LC, BS mà phân tích các số liệu hình
thái khác nhau (Đơn vị tính: khối lượng: g; chiều dài: mm). Các đặc điểm hình thái
theo từng nhóm:
2.3.4.1. Nhóm lưỡng cư
Các chỉ tiêu hình thái như sau: Dài thân (SVL); Dài đầu (HL); Rộng đầu
(HW); Khoảng cách từ mút mõm đến mũi (SL); Đường kính lớn nhất của mắt theo
chiều dọc (ED); Đường kính lớn nhất của màng nhĩ (TD); Khoảng cách bờ trước
mũi đến mõm (NS); Khoảng cách từ mép trước của mắt đến mép sau của mũi (EN);
Đường kính củ cạnh trong (IML); Rộng mí mắt trên (UEW). Chiều dài ống chân
26
(TIB); Chiều dài đùi (FEM); Chiều dài tay (HND); Chiều dài bàn chân (FTL); Gian
mũi (IN); Chiều dài ngón thứ 3 (ML); Chiều dài ngón thứ 4 (PL); công thức màng
bơi theo Ohler & Delorme 2006 [107].
Hình 2.2. Các đặc điểm hình thái dùng trong phân loại lưỡng cư không đuôi
(Theo Banikov et al. 1977 và Hoàng xuân Quang, 2012)[41]
1. Lỗ mũi; 2. Mắt; 3. Màng nhĩ, 4. Dài mũi; 5. Mí mắt trên; 6. Rộng mí mắt
trên; 7. Gian mí mắt; 8. Gian mũi; 9. Khoảng cách giữa hai dải mũi; 10. Khoảng cách
từ mõm đến mũi; 1l. Dài mõm; 12. Đường kính mắt; 13. Dài màng nhĩ; 14. Dài thân;
15. Rộng đầu; 16. Lỗ huyệt; 17. Dài đùi; 18. Dài ống chân; 19. Đùi; 20. Ống chân;
21. Cổ chân: 22. Dài củ bàn trong; 23. Dài bàn chân; 24. Rộng đĩa ngón chân.
Hình 2.3. Cách tính công thức màng bơi (theo Ohler & Delorme 2006) [107]
Công thức màng bơi tính như sau:
- Nếu bắt đầu từ mút ngón chân (ngay ở gốc đĩa bám) thì là 0 (hoàn toàn), ½
thì là nửa của đốt; đốt 1 là đốt ngoài cùng (tính từ ngoài về phía gốc ngón)
27
2.3.4.2. Nhóm thằn lằn
Kích thước:
Hình 2.4. Các số đo ở thằn lằn (Manthey & Grossmann, 1997: có bổ sung) [41]
Các chỉ tiêu hình thái: Chiều dài đầu thân (SVL); Chiều dài đầu (HL);
Chiều dài thân (TrunkL); Chiều dài đuôi (TL); Chiều rộng đầu (HW); Chiều cao
đầu (HH); Chiều dài tai (EarL); Chiều dài cánh tay (ForeL); Chiều dài cẳng chân
(CrusL); Chiều rộng đuôi (TW); Đường kính ổ mắt (OrbD); Khoảng cách mũi-mắt
(NarEye); Chiều dài mõm mắt (SnEye); Khoảng cách mắt-tai (EyeEar); Độ rộng
gian mũi (InterNar); Độ rộng gian ổ mắt (InterOrb); Số hàng vẩy trên xương trán
(OrbScale); Số lỗ trước huyệt (PrePore); Số lỗ đùi (FB); Số hàng vảy vòng quanh
thân (SAB); Số hàng vẩy ngang bụng ở giữa thân (SB); Số bản mỏng dưới ngón I
chân trước (FIS), ngón IV chân trước (FIVS); Số bản mỏng dưới ngón I chân sau
(TIS), ngón IV chân sau (TIVS); Số vảy môi trên (SL); Số vảy môi dưới (IL); Lỗ
đùi (FB).
Hình 2.5. Các tấm trên đầu ở thằn lằn (Mabuya) (Manthey & Grossmann, 1997) [41]
l. Trán; 2. Trước trán; 3. Trán - mũi; 4. Mũi; 5. Trên mũi; 6. Mõm; 7. Má; 8.
Sau mũi; 9. Trên ổ mắt; 10. Trán đỉnh; I l. Gian đỉnh; 12. Đỉnh; 13. Gáy; 14. Trước
ổ mắt; 15. Trên mi; 16. Mép trên; 17. Cằm; 18. Sau cằm; 19. Mép dưới; 20. Thái
dương; 21. Họng; 22. Màng nhĩ.
28
Hình 2.6. Mặt dưới bàn chân thằn lằn (Bourret, 1943) [41]
a. Gekko gecko (bản mỏng không chia); b. Hemidactylus frennatus (bản
mỏng chia); c. Eutropis longicaudata; d. Takydromus sexlineutus.
2.3.4.3. Nhóm rắn
Các chỉ tiêu hình thái: Chiều dài đầu thân (SVL); Chiều dài đầu (HL);
Đường kính của mắt (ED); Khoảng cách từ mắt tới mũi (EN); Chiều dài đuôi (TL);
Số vảy bụng (VENT); Số vảy dưới đuôi (SUBC); Số vảy môi trên (SPL1); Số vảy
môi trên tiếp xúc với mắt (SPL2); Số vảy môi dưới (INFR); Số vảy thái dương
(TEMP); Số hàng vảy trên lưng từ phần đầu đến nữa thân (DOR1); Số hàng vảy
trên lưng từ nữa thân đến hậu môn (DOR2); Số hàng vảy trên lưng ở phần đuôi
(DOR3); Vảy gian mũi (InN); Tấm hậu môn (Nguyên/chia); Vảy trước trán (Pref);
Vảy trước trán ổ mắt (PreOc).
Hình 2.7. Vảy và đầu của rắn (Manthey & Grossmann, 1997) [41]
Tấm trán (F); Tấm đỉnh (P); Tấm trước trán (Pf); Tấm gian mũi (In); Tấm
cằm (M); Tấm mõm (R); Tấm mép trên (L); Tấm mép dưới (IL); Tấm sau cằm
trước (MA); Tấm sau cằm sau (MP); Vảy họng (G); Vảy bụng (V); Tấm mũi (N);
Tấm má (L); Tấm trước mắt (Pro); Tấm sau mắt (Pto); Tấm dưới mắt (Subo); Tấm
thái dương (T).
29
Hình 2.8. Cách đếm số hàng vảy thân (Manthey & Grossmann, 1997) [41]
a. Đếm xiên; b. Đếm theo hình chữ V; c. Đếm so le
Hình 2.9. Vảy bụng, vảy dưới đuôi và vảy hậu môn (Manthey & Grossmann, 1997) [41]
Vảy bụng (V) có hoặc không có khuyết ở bên; Vảy dưới đuôi (SC) nguyên
(xếp 1 hàng) hoặc kép (2 hàng), Vảy hậu môn (A) có thể nguyên hay chia.
2.3.4.4. Nhóm Rùa
Các chỉ tiêu hình thái: Chiều dài mai (CL); Chiều rộng mai (CW); Chiều cao
mai (SH); Dài đuôi (LT); Chiều dài yếm (PL).
Hình 2.10. Đo các phần cơ thể của rùa (Hoàng Xuân Quang và cs, 2012) [41]
- Mai rùa: Hình dạng mai (Dẹp/gồ cao); Số lượng gờ; Da (mềm/tấm sừng)
- Tấm sừng: Số lượng tấm sống (V); Số lượng tấm sườn (C); Số lượng tấm
bìa (sm); Tấm gáy (n) (Chẵn/lẻ); Số lượng tấm trên đuôi (Sc); Tấm sống thứ nhất
(dài rộng gần bằng nhau/dài và hẹp)
30
- Yếm: Bờ trước yếm (khuyết/thẳng/lồi tròn); Yếm gắn chắc/cử động được; Tấm
họng (G); Tấm gian họng (IG); Tấm cánh tay (H); Tấm ngực (Py); Tấm bụng (Ab); Tấm
đùi (F); Tấm hậu môn (An); Tấm nách (ax); Tấm bẹn (in); Tấm dưới bìa (Im)
2.3.5. Định tên khoa học các loài
Mẫu vật sau khi đã phân tích các số liệu về hình thái, được định tên khoa học dựa
vào các tài liệu:
Định loại LC: Bourret (1942) [80], Taylor (1962) [121], Yang et al. (1980) [127],
Inger et al. (1999) [89], Ohler et al. (2000) [106], Bain et al. (2003, 2005, 2009) [69; 70;
71], Stuart et al. (2006) [120], Tran et al. (2010) [124], Hecht et al. (2013) [87];
Về định loại rắn theo tài liệu Smith (1943) [118], Campden-Main (1984) [81];
Nguyễn Văn Sáng (2007) [47], Ye et al. (2007) [128];
Về định loại thằn lằn theo tài liệu của Taylor (1963) [122], Smith (1935) [117],
Nguyen (2011) [103].
Định loại rùa theo tài liệu của Stuart và cs (2001) [49]; Hendrie và cs (2011) [20].
Ngoài ra còn kết hợp thêm một số sách nhận dạng LC, BS của Hoàng Xuân
Quang và cs (2012) [41]; các bài báo về LC, BS được đăng trên các tạp chí trong và
ngoài nước. Tên khoa học đối với LC theo Frost (2015) [134]; đối với BS theo Uetz
et al. (2015) [138] và tên phổ thông theo Nguyen et al. (2009) [100]. Thẩm định và so
sánh mẫu tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế và Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật.
2.3.6. Xử lý số liệu
Số liệu thống kê được phân tích trên phần mềm PAST (Hammer et al., 2001).
Chỉ số Sorensen-Dice được sử dụng để so sánh sự tương đồng về thành
phần loài giữa hai vùng. Các phân vùng có thành phần loài tương tự nhau sẽ tập
hợp lại thành nhóm.
Chỉ số này được tính dựa theo công thức: djk = 2M / (2M+N), trong đó M là
số loài xuất hiện ở cả hai vùng và N là tổng số loài chỉ xuất hiện ở một vùng.
Quy định mã hóa: loài có mặt là 1, loài không có mặt là 0 [86].
2.3.7. So sánh mức độ tương đồng đồng về thành phần loài LCBS của khu vực
nghiên cứu với các phân vùng địa lý động vật
Chỉ số ái tính cũng dùng để xét mối quan hệ của khu hệ LC, BS ở khu vực
nghiên cứu với các khu phân bố địa lý động vật học LC, BS Việt Nam. Phân bố của
các loài LC, BS ở các phân khu địa lý động vật và các khu phân bố địa lý động vật học
LC, BS Việt Nam được xác định dựa theo: Danh lục LC, BS Việt Nam của Nguyen et
al., 2009 [100]; “A field guide to the snake of South Vietnam” của Campden-Main,
1984 [81]; các phân khu địa lý LCBS Việt Nam theo tài liệu của Trần Kiên, Nguyễn
31
Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1985) và Trần Kiên, Hoàng Xuân Quang (1992) [30]; Bain &
Hurley (2011) [72].
2.3.8. Đánh giá tình trạng bảo tồn và tính đặc hữu
Phân hạng bảo tồn dựa vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) [5], Nghị định số
32/2006/NĐ-CP của Chính phủ [7], Nghị định 160/2013/NĐ-CP về Quản lý thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm [8], Danh lục Đỏ của Hiệp hội Bảo tồn thiên
nhiên Quốc tế (IUCN, 2015) [136], Công ước quốc tế về Buôn bán các loài bị đe dọa
(CITES 2013) [82] và tính đặc hữu dựa theo tài liệu Nguyen et al, 2009 [100].
32
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài lưỡng cư, bò sát vùng phía Bắc Đèo Cù Mông
3.1.1. Danh sách thành phần loài
Dựa vào kết quả phân tích các mẫu vật thu được, kết hợp với điều tra phỏng
vấn và tổng hợp tài liệu đã công bố trước đây, chúng tôi đã xác định được ở VNC
có 111 loài LC, BS ở VNC thuộc 66 giống, 27 họ và 3 bộ. Trong đó, lớp LC có 30
loài thuộc 14 giống, 6 họ, 1 bộ. Lớp BS có 81 loài thuộc 52 giống, 21 họ, 2 bộ; thể
hiện ở bảng 3.1. Trong đó, có 91 loài có mẫu, 8 loài ảnh chụp và 12 loài theo tài liệu
trước đây.
Bảng 3.1. Danh sách các loài LC, BS ghi nhận ở vùng phía Bắc
Đèo Cù Mông (tỉnh BĐ)
TT Tên Khoa học Tên Việt Nam
Nguồn
Số liệu
Tần
suất
bắt
gặp
Tài liệu
AMPHIBIA LỚP LƯỠNG CƯ
Anura
Bộ Lưỡng cư
không đuôi
1. Bufonidae 1. Họ Cóc
1. Duttaphrynus melanostictus (Schneider,1799) Cóc nhà M, TL +++ [100]
2. Ingerophrynus galeatus (Günther,1864)
*
Cóc rừng M +
3. Ingerophrynus macrotis (Boulenger,1887)*
Cóc tai to M +
2. Megophryidae 2. Họ Cóc bùn
4. Ophryophryne gerti Ohler 2003 *
Cóc núi got M +
5. Ophryophryne hansi Ohler, 2003*
Cóc núi han-x M +
3. Microhylidae 3. Họ Nhái bầu
6. Kaloula pulchra Gray,1831
*
Ễnh ương thường M +
7.
Microhyla marmorata Bain & Nguyen,
2004
* Nhái bầu hoa cương M +
8. Microhyla fissipes (Boulenger,1884)*
Nhái bầu hoa M +++
9. Microhyla heymonsi Vogt, 1911*
Nhái bầu hây môn M ++
4. Dicroglossidae
4. Họ Ếch nhái
chính thức
10. Fejervarya limnocharis (Gravenhorst,1829) Ngóe M, TL +++ [100]
11. Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann,1835) Ếch đồng M, TL +++ [100]
12. Limnonectes bannaensis Ye, Fei & Jiang, 2007
*
Ếch nhẽo M +
33
TT Tên Khoa học Tên Việt Nam
Nguồn
Số liệu
Tần
suất
bắt
gặp
Tài liệu
13. Limnonectes dabanus (Smith,1922)*
Ếch gáy dô M ++
14. Limnonectes sp. Ếch M ++
15. Limnonectes poilani (Bourret,1942)*
Ếch poi lan M ++
16. Occidozyga lima (Gravenhorst,1829)*
Cóc nước sần M ++
5. Ranidae 5. Họ Ếch nhái
17.
Amolops spinapectoralis Inger, Orlov &
Darevsky, 1999*
Ếch bám đá gai
ngực
M +
18.
Hylarana attigua (Inger, Orlov &
Darevsky, 1999)* Ếch at-ti-gua M +
19. Hylarana erythraea (Schlegel, 1837)*
Chàng xanh M ++
20. Hylarana guentheri Boulenger,1882*
Chẫu chuộc M +++
21. Hylarana milleti (Smith, 1921)
*
Chàng mi-lê M +
22. Hylarana nigrovittata (Blyth,1855)*
Ếch suối M ++
23.
Odorrana banaorum (Bain, Lathrop,
Murphy, Orlov & Ho, 2003)* Ếch ba na M +
24. Odorrana chloronota (Günther,1876)*
Ếch xanh M +
25. Odorrana graminea (Boulenger, 1900)
*
Ếch g-ra-mi-ne M +
26.
Odorrana morafkai (Bain, Lathrop,
Murphy, Orlov & Ho, 2003)
* Ếch mo-rap-ka M +
27. Odorrana tiannanensis (Yang & Li, 1980)*
Ếch ti-an-nan M +
6. Rhacophoridae 6. Họ Ếch cây
28. Polypedates megacephalus Hallowell,1861
*
Ếch cây hồng kông M +++
29. Polypedates mutus (Smith, 1940)*
Ếch cây mi-an-ma M +++
30. Rhacophorus annamensis Smith, 1924*
Ếch cây trung bộ M +
REPTILIA LỚP BÒ SÁT
Squamata Bộ có vảy
Sauria Phân bộ Thằn lằn
7. Agamidae 7. Họ Nhông
31. Physignathus cocincinus Cuvier,1829*
Rồng đất M ++
32. Acanthosaura capra Günther, 1861*
Ô rô cap-ra M +
33. Calotes mystaceus Duméril & Binron, 1837*
Nhông xám M +
34. Calotes versicolor (Daudin,1802)*
Nhông xanh M +++
34
TT Tên Khoa học Tên Việt Nam
Nguồn
Số liệu
Tần
suất
bắt
gặp
Tài liệu
35. Draco indochinensis Smith, 1928*
Thằn lằn bay đông
dương
M +
36. Draco maculatus (Gray,1845)*
Thằn lằn bay đốm M +
8. Leiolepididae 8. Họ Nhông cát
37. Leiolepis guttata Cuvier,1829 Nhông cát gut-ta M, TL + [13]
38.
Leiolepis guentherpetersi Darevsky &
Kupriyanova, 1993*
Nhông cát sọc M +
9. Gekkonidae 9. Họ Tắc kè
39.
Cyrtodactylus pseudoquadrivirgatus
Rösler, Vu, Nguyen, Ngo & Ziegler, 2008*
Thạch sùng ngón
giả bốn vạch
M +
40. Gekko gecko (Linnaeus,1758) Tắc kè M, TL +++ [100]
41. Hemidactylus bowringii (Gray, 1845)*
Thạch sùng bau-
ring
M +++
42. Hemidactylus frenatus Schlegel, 1836
Thạch sùng đuôi
sần
M, TL +++ [100]
43.
Hemidactylus garnotii Duméril & Bibron,
1836*
Thạch sùng ga-not M +
44. Hemidactylus platyurus (Schneider, 1792)
* Thạch sùng đuôi
rèm
M +++
10. Scincidae 10. HọThằn lằn bóng
45. Eutropis longicaudatus (Hallowell,1856)
Thằn lằn bóng đuôi
dài
M, TL +++ [100]
46. Eutropis macularius (Blyth,1853)*
Thằn lằn bóng đốm M +
47. Eutropis multifasciatus (Kuhl,1820)*
Thằn lằn bóng hoa M +++
48. Lipinia vittigera (Boulenger, 1894)*
Thằn lằn vạch M +
49.
Scincella rufocaudata (Darevsky &
Nguyen, 1983)*
Thằn lằn đuôi đỏ M +
11. Varanidae 11. Họ Kỳ đà
50. Varanus nebulosus (Gray,1831)*
Kỳ đà vân M ++
51. Varanus salvator (Laurenti,1786)*
Kỳ đà hoa M ++
12. Anguidae
12. Họ Thằn lằn
không chân
52. Dopasia sokolovi Darevsky & Nguven, 1983*
Thằn lằn rắn so-ko-lop M +
Serpentes Phân bộ Rắn
35
TT Tên Khoa học Tên Việt Nam
Nguồn
Số liệu
Tần
suất
bắt
gặp
Tài liệu
13. Pythonidae 13. Họ Trăn
53. Python molurus (Linnaeus, 1758)*
Trăn đất M ++
54. Python reticulatus (Schneider, 1801) Trăn gấm M, TL ++
[81]; [100];
[47]
14. Xenopeltidae 14. Họ Rắn mống
55. Xenopeltis unicolor (Reinwardt, 1827)*
Rắn mống M +++
15. Acrochordidae 15. Họ Rắn rầm ri
56. Acrochordus granulatus (Schneider, 1799) Rắn rầm ri cá M, TL +
[81]; [100];
[47]
16. Colubridae 16.Họ Rắn nước
57. Boiga multomaculata (Boie, 1827) Rắn rào đốm M, TL +
58. Chrysopelea ornata (Shaw, 1802)*
Rắn cườm M +
59.
Coelognathus flavolineatus (Schlegel,
1837)*
Rắn sọc vàng M +
60. Coelognathus radiatus (Boie, 1827) Rắn sọc dưa M, TL +++ [100]
61. Dendrelaphis pictus (Gmelin, 1789)*
Rắn leo cây thường M +
62. Lycodon laoensis Gunther, 1864*
Rắn khuyết lào M +
63. Oligodon mouhoti (Boulenger, 1914)*
Rắn khiếm mau-hô-ti M +
64. Ptyas korros (Schlegel, 1837) Rắn ráo thường M, TL ++
[81]; [100];
[47]
65. Ptyas mucosa (Linnaeus, 1758)*
Rắn ráo trâu M ++
17.Homalopsidea 17. Họ Rắn ri cá
66. Enhydris enhydris (Schneider, 1799)*
Rắn bông súng M ++
67. Enhydris innominata (Morice, 1875)*
Rắn bồng không tên M +
68. Enhydris plumbea (Boie, 1827) Rắn bồng chì M, TL +++ [100]
69. Enhydris subtaeniata (Bourret, 1937)*
Rắn bồng mê kông M +
70.
Homalopsis mereljcoxi Murphy, Voris,
Murthy, Traub & Cumberbatch, 2012
Rắn ri cá TL - [100]; [47]
36
TT Tên Khoa học Tên Việt Nam
Nguồn
Số liệu
Tần
suất
bắt
gặp
Tài liệu
71. Myrrophis bennetti (Gray 1842)*
Rắn bồng ven biển M +
18. Lamprophiidae 18. Họ Rắn hổ đất
72. Psammodynastes pulverulentus (Boie, 1827)*
Rắn hổ đất M +
19. Natricidea 19. Họ Rắn sãi
73. Hebius boulengeri (Gressitt, 1937)*
Rắn sãi thường M +
74.
Hebius leucomystax David, Bain, Nguyen,
Orlov, Vogel, Vu & Ziegler, 2007*
Rắn sãi mép trắng M +
75. Rhabdophis nuchalis (Boulenger, 1891)*
Rắn hoa cỏ gáy M +
76. Rhabdophis subminiatus (Schlegel, 1837)*
Rắn hoa cỏ nhỏ M ++
77.
Xenochrophis flavipunctatus (Hallowell,
1861)
Rắn nước đốm vàng M, TL +++ [100]
20. Pareatidea 20. Họ Rắn hổ mây
78. Pareas hamptoni (Boulenger, 1905)*
Rắn hổ mây ham-
ton
M +
21. Elapidae 21. Họ Rắn hổ
79. Bungarus fasciatus (Schneider, 1801)*
Rắn cạp nong M +++
80. Naja atra Cantor, 1842*
Rắn hổ mang trung
quốc
M +
81. Naja kaouthia Lesson, 1831*
Rắn hổ mang một
mắt kính
M +
82. Ophiophagus hannah (Cantor, 1836)*
Rắn hổ chúa A ++
83. Atrotia stokesii (Gray, 1846) Đẻn s-to-ki TL - [100]
84. Hydrophis atriceps Günther, 1864 Đẻn đầu đen TL - [100]
85. Hydrophis gracilis (Shaw, 1802) Đẻn đầu nhỏ TL - [100]
86. Hydrophis melanocephalus Gray, 1849 Đẻn cổ nhỏ TL - [100]
87. Hydrophis ornatus (Gray, 1842) Đẻn đuôi sọc TL - [100]
88. Hydrophis torquatus Günther, 1864
Đẻn khoanh đuôi
đen
TL - [100]
89. Pelamis platurus (Linnaeus, 1766) Đẻn đuôi đốm TL - [100]; [47]
22. Viperidae 22. Họ Rắn lục
37
TT Tên Khoa học Tên Việt Nam
Nguồn
Số liệu
Tần
suất
bắt
gặp
Tài liệu
90. Trimeresurus albolabris (Gray, 1842)*
Rắn lục mép trắng M +++
91. Trimeresurus stejnegeri Smith 1937*
Rắn lục xanh M +
92.
Trimeresurus vogeli (David, Vidal &
Pauwels, 2001)*
Rắn lục von-gen M +
Testudines Bộ rùa
23. Platysternidae 23. Họ Rùa đầu to
93. Platysternon megacephalum Gray, 1831*
Rùa đầu to M +
24. Geoemydidae 24. Họ Rùa đầm
94. Cuora amboinensis (Daudin, 1802)*
Rùa hộp lưng đen A +
95. Cuora bourreti Obst & Reimann, 1994 Rùa hộp bua-re A, TL + [20]
96. Cuora mouhotii (Gray,1862) Rùa sa nhân M, TL + [20]
97. Cuora cyclornata (Bell,1825)*
Rùa hộp ba vạch A +
98.
Cyclemys pulchristriata Fritz, Gaulke &
Lehr, 1997
Rùa đất pu-kin M, TL ++ [100]; [20]
99. Cyclemys oldhamii (Gray, 1863) Rùa đất sê-pôn TL, ĐT - [20]
100. Heosemys grandis (Gray, 1860)*
Rùa đất lớn A +
101. Malayemys subtrijuga (Schweigger, 1812)*
Rùa ba gờ M +
102. Mauremys annamensis (Siebenrock, 1903) Rùa trung bộ A, TL +
[100];
[20];[97]
103. Mauremys sinensis (Gray, 1834)*
Rùa cổ sọc M +
104. Sacalia quadriocellata (Siebenrock,1903)*
Rùa bốn mắt M ++
105. Siebenrockiella crassicollis (Gray, 1831)*
Rùa cổ bự A +
25. Testudinidae 25. Họ Rùa núi
106. Indotestudo elongata (Blyth, 1853) Rùa núi vàng M, TL ++ [20]
107. Manouria impressa (Günther, 1882)*
Rùa núi viền A +
26. Trionychidae
26. Họ Rùa mai
mềm
108. Pelochelys cantorii Gray, 1864 Giải TL - [20]; [83]
109. Pelodiscus sinensis (Wiegmann, 1834) Ba ba trơn M, TL +++ [100]; [20]
27. Cheloniidae 27. Họ Rùa biển
110. Eretmochelys imbricata (Linnaeus, 1766) Đồi mồi TL, ĐT - [100]
111. Lepidochelys olivacea (Eschscholtz, 1829) Đồi mồi dứa TL, ĐT - [100]
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông

More Related Content

What's hot

Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...
Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...
Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Khảo sát khả năng hấp phụ ion Cu2+ trên vật liệu hấp phụ chế tạo từ x...
Đề tài: Khảo sát khả năng hấp phụ ion Cu2+ trên vật liệu hấp phụ chế tạo từ x...Đề tài: Khảo sát khả năng hấp phụ ion Cu2+ trên vật liệu hấp phụ chế tạo từ x...
Đề tài: Khảo sát khả năng hấp phụ ion Cu2+ trên vật liệu hấp phụ chế tạo từ x...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO ...
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO ...BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO ...
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO ...nataliej4
 
Phân lập vi khuẩn lactic trong khoang miệng có khả năng ức chế sự tạo màng si...
Phân lập vi khuẩn lactic trong khoang miệng có khả năng ức chế sự tạo màng si...Phân lập vi khuẩn lactic trong khoang miệng có khả năng ức chế sự tạo màng si...
Phân lập vi khuẩn lactic trong khoang miệng có khả năng ức chế sự tạo màng si...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác qu...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác qu...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác qu...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác qu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...
Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...
Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...
 
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ Nấm Linh chi Ganoderma...
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ Nấm Linh chi Ganoderma...Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ Nấm Linh chi Ganoderma...
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ Nấm Linh chi Ganoderma...
 
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
 
Đa dạng loài, phân bố của hệ lưỡng cư và bò sát ở đèo Cù Mông
Đa dạng loài, phân bố của hệ lưỡng cư và bò sát ở đèo Cù MôngĐa dạng loài, phân bố của hệ lưỡng cư và bò sát ở đèo Cù Mông
Đa dạng loài, phân bố của hệ lưỡng cư và bò sát ở đèo Cù Mông
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang họcLuận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
 
Đề tài: Khảo sát khả năng hấp phụ ion Cu2+ trên vật liệu hấp phụ chế tạo từ x...
Đề tài: Khảo sát khả năng hấp phụ ion Cu2+ trên vật liệu hấp phụ chế tạo từ x...Đề tài: Khảo sát khả năng hấp phụ ion Cu2+ trên vật liệu hấp phụ chế tạo từ x...
Đề tài: Khảo sát khả năng hấp phụ ion Cu2+ trên vật liệu hấp phụ chế tạo từ x...
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
 
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
 
Luận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hương
Luận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hươngLuận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hương
Luận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hương
 
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO ...
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO ...BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO ...
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO ...
 
Luận án: Giải pháp kỹ thuật lâm sinh gây trồng cây Sến trung, HAY
Luận án: Giải pháp kỹ thuật lâm sinh gây trồng cây Sến trung, HAYLuận án: Giải pháp kỹ thuật lâm sinh gây trồng cây Sến trung, HAY
Luận án: Giải pháp kỹ thuật lâm sinh gây trồng cây Sến trung, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
 
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
 
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...
 
Phân lập vi khuẩn lactic trong khoang miệng có khả năng ức chế sự tạo màng si...
Phân lập vi khuẩn lactic trong khoang miệng có khả năng ức chế sự tạo màng si...Phân lập vi khuẩn lactic trong khoang miệng có khả năng ức chế sự tạo màng si...
Phân lập vi khuẩn lactic trong khoang miệng có khả năng ức chế sự tạo màng si...
 
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâuLuận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác qu...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác qu...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác qu...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác qu...
 
Đặc điểm và phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn
Đặc điểm và phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợnĐặc điểm và phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn
Đặc điểm và phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn
 
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOTĐặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
 

Similar to Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông

Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...nataliej4
 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...Man_Ebook
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...nataliej4
 
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Quocphong Nguyen
 

Similar to Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông (20)

Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
 
Luận án: Sinh thái học quần thể bảo tồn loài Rồng đất, HAY
Luận án: Sinh thái học quần thể bảo tồn loài Rồng đất, HAYLuận án: Sinh thái học quần thể bảo tồn loài Rồng đất, HAY
Luận án: Sinh thái học quần thể bảo tồn loài Rồng đất, HAY
 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
 
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà GiangLuận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
 
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
 
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài Thạch sùng mí cát bà, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài Thạch sùng mí cát bà, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm sinh thái loài Thạch sùng mí cát bà, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài Thạch sùng mí cát bà, HAY, 9đ
 
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài thạch sùng mí cát bà và bảo tồn
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài thạch sùng mí cát bà và bảo tồnLuận văn: Đặc điểm sinh thái loài thạch sùng mí cát bà và bảo tồn
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài thạch sùng mí cát bà và bảo tồn
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
 
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng Quảng Ngãi, HAY
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng Quảng Ngãi, HAYLuận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng Quảng Ngãi, HAY
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng Quảng Ngãi, HAY
 
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAYĐặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
 
Luận án: Đa dạng di truyền và sinh thái của Thằn lằn bóng đuôi dài
Luận án: Đa dạng di truyền và sinh thái của Thằn lằn bóng đuôi dàiLuận án: Đa dạng di truyền và sinh thái của Thằn lằn bóng đuôi dài
Luận án: Đa dạng di truyền và sinh thái của Thằn lằn bóng đuôi dài
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------------ DƯƠNG ĐỨC LỢI KHU HỆ LƯỠNG CƯ VÀ BÒ SÁT VÙNG PHÍA BẮC ĐÈO CÙ MÔNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HUẾ, NĂM 2016
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM DƯƠNG ĐỨC LỢI KHU HỆ LƯỠNG CƯ VÀ BÒ SÁT VÙNG PHÍA BẮC ĐÈO CÙ MÔNG Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 62420103 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học GS.TS. Ngô Đắc Chứng HUẾ, NĂM 2016
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả của luận án hoàn toàn trung thực, các vấn đề tham khảo được trích dẫn đầy đủ, các công bố chung đã được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được bảo vệ trước bất kỳ một hội đồng học vị nào trước đây. Tác giả Dương Đức Lợi
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến Thầy giáo GS.TS. Ngô Đắc Chứng, người Thầy hướng dẫn khoa học tận tâm, đã chỉ bảo tôi từ khâu định hướng nghiên cứu đến phương pháp tiếp cận, thực hiện đề tài và trang bị cho tôi những tri thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Huế, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh học, Bộ môn Động vật học, cùng Quý Thầy, Cô khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm và Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, đồng cảm ơn Ban Lãnh đạo và các chuyên viên Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện luận án, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ quý báu về chuyên môn của PGS.TS. Lê Nguyên Ngật, PGS.TS. Hoàng Xuân Quang, TS. Nguyễn Quảng Trường, TS. Hoàng Ngọc Thảo, ThS. Phạm Thế Cường và các đồng nghiệp tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu đó. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các chuyên gia Tim McCormack, Bùi Đăng Phong, Nguyễn Thị Thu Thủy, Hoàng Văn Thái thuộc Chương trình ATP tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong đợt tập huấn về Rùa năm 2013 tại Vườn Quốc gia Cúc Phương. Đây là cơ hội quý báu giúp tôi hoàn thiện các kỹ năng thực địa về lưỡng cư và bò sát. Tôi còn nhận được sự cho phép và giúp đỡ tận tình trong quá trình triển khai thực địa của các cấp lãnh đạo và chuyên viên các Hạt kiểm lâm và các Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh Bình Định, nơi tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời biết ơn chân thành đến các anh chị học viên Cao học khóa 20 và 21 của Trường Đại học Sư phạm Huế đang sinh sống tại Bình Định, đã hỗ trợ tôi về mặt thông tin và phương tiện để thực hiện điều tra, khảo sát. Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là gia đình thân yêu đã luôn quan tâm, động viên và sát cánh bên tôi trong những thời điểm khó khăn nhất. Đây chính là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp tôi vượt qua mọi trở lực để không ngừng vươn lên trong học tập và cuộc sống. Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2015 Tác giả Dương Đức Lợi
  • 5. iii CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Viết tắt Viết đầy đủ 1. BĐ : Bình Định 2. BS : Bò sát 3. BTTN : Bảo tồn thiên nhiên 4. cs : Cộng sự 5. ĐCM : Đèo Cù Mông 6. ĐDSH : Đa dạng sinh học 7. IUCN : International Union for Conservation of Nature 8. LC : Lưỡng cư 9. LCBS : Lưỡng cư và bò sát 10. SĐVN : Sách Đỏ Việt Nam 11. VNC : Vùng nghiên cứu 12. VQG : Vườn Quốc gia
  • 6. iv MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2 3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................. 3 5. Đóng góp của luận án .......................................................................................... 3 Chương 1. TỔNG QUAN...................................................................................... 5 1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát............................................... 5 1.1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam ......................... 5 1.1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ).......................................................................................................14 1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng nghiên cứu..........................15 1.2.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................15 1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ...............................................................................20 Chương 2. ĐỐI TƯỢNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................22 2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu....................................................................22 2.1.1. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................22 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................22 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................................22 2.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu...............................................................22 2.3.1. Vật liệu nghiên cứu......................................................................................22 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên..................................................24 2.3.3. Đánh giá tần suất bắt gặp ở các điểm nghiên cứu.........................................25 2.3.4. Phân tích trong phòng thí nghiệm ................................................................25 2.3.5. Định tên khoa học các loài...........................................................................30 2.3.6. Xử lý số liệu ................................................................................................30 2.3.7. So sánh mức độ tương đồng đồng về thành phần loài LCBS của khu vực nghiên cứu với các phân vùng địa lý động vật...............................................30 2.3.8.Đánh giá tình trạng bảo tồn và tính đặc hữu..................................................31
  • 7. v Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................32 3.1. Thành phần loài lưỡng cư, bò sát vùng phía Bắc Đèo Cù Mông......................32 3.1.1. Danh sách thành phần loài ...........................................................................32 3.1.2. Ghi nhận mới cho VNC ...............................................................................38 3.1.3. Đặc điểm, tính chất khu hệ lưỡng cư, bò sát ở vùng nghiên cứu...................39 3.1.4. So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LCBS của tỉnh Bình Định với các khu hệ lân cận...................................................................................47 3.2. Mô tả đặc điểm hình thái của lưỡng cư, bò sát ghi nhận bổ sung ở vùng nghiên cứu ....................................................................................................52 3.2.1. Lớp lưỡng cư ...............................................................................................52 3.2.2. Lớp bò sát....................................................................................................71 3.3. Sự phân bố của lưỡng cư, bò sát vùng nghiên cứu .........................................99 3.3.1. Tần suất bắt gặp..........................................................................................99 3.3.2. Phân bố theo nơi ở.....................................................................................101 3.3.3. Phân bố theo sinh cảnh ..............................................................................103 3.3.4. Phân bố theo độ cao...................................................................................106 3.4. Bảo tồn và phát triển bền vững các loài lưỡng cư, bò sát ở vùng nghiên cứu .......109 3.4.1. Các yếu tố đe dọa đến sinh cảnh sống và quần thể của các loài lưỡng cư, bò sát ở vùng nghiên cứu ............................................................................109 3.4.2. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững tài nguyên lưỡng cư, bò sát ở VNC.........................................................................................112 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................116 1. KẾT LUẬN.....................................................................................................116 2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................117 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................119
  • 8. vi DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Trang Phụ lục 1. Thời gian, địa điểm các tuyến điều tra khảo sát.....................................P1 Phụ lục 2. Số đo hình thái các loài thu được mẫu tại VNC.....................................P4 Phụ lục 3. Phân bố theo nơi ở, sinh cảnh và độ cao của các loài LC, BS ở VNC..........P15 Phụ lục 4. Phân bố các loài LC, BS theo phân vùng địa lý động vật của Bain et al., 2011 và theo tỉnh, thành phố ở miền trung Việt Nam .........................P20 Phụ lục 5. Phiếu hình thái các loài LC, BS...........................................................P34 Phụ lục 6. Hình ảnh mẫu vật thu được ở VNC.....................................................P38 Phụ lục 7. Hình ảnh một số dạng sinh cảnh ở VNC .............................................P53 Phụ lục 8. Hình ảnh khảo sát thực địa tại VNC....................................................P56 Phụ lục 9. Phân vùng địa lý động vật LC, BS theo Trần Kiên và Hoàng Xuân Quang .P60 Phụ lục 10. Bản đồ phân vùng địa lý động vật LC, BS của Bain and Hurley........P61 Phụ lục 11. So sánh thành phần rùa ở VNC với VQG Cúc Phương......................P62 Phụ lục 12. Danh sách phỏng vấn người dân ở VNC ...........................................P63
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Số loài LC, BS mới ở Việt Nam được công bố trong những năm gần đây ...11 Bảng 3.1. Danh sách các loài LC, BS ghi nhận ở vùng phía Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh BĐ)....................................................................................................32 Bảng 3.2. Cấu trúc thành phần loài LC, BS ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) .......44 Bảng 3.3. Các loài LC, BS quý hiếm ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) .................45 Bảng 3.4. Các loài LC, BS đặc hữu phát hiện ở VNC............................................47 Bảng 3.5. Chỉ số tương đồng (Sorensen-Dice) về thành phần loài LC, BS vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) với các phân khu địa lý động vật theo Bain et al., 2011......................................................................................................49 Bảng 3.6. Chỉ số diện tích và thành phần loài VNC với các tỉnh lân cận ở Việt Nam...50 Bảng 3.7. Chỉ số tương đồng (Sorensen - Dice) về thành phần loài LC, BS vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) với một số khu hệ khác.......................................50 Bảng 3.8. Mức độ gặp của LC, BS ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) ....................99 Bảng 3.9. Phân bố của lưỡng cư, bò sát ở VNC theo nơi ở ..................................101 Bảng 3.10. Sự phân bố của lưỡng cư, bò sát theo sinh cảnh ở VNC.....................103 Bảng 3.11. Sự phân bố của lưỡng cư, bò sát theo sinh cảnh ở VNC theo hướng bảo tồn ......................................................................................................105 Bảng 3.12. Sự phân bố của LC, BS theo độ cao ở VNC.......................................106 Bảng 3.13. Chỉ số tương đồng (Dice index) về thành phần loài LC, BS theo độ cao khác nhau ở VNC ...............................................................................108 Bảng 3.14. Mục đích sử dụng lưỡng cư, bò sát quý hiếm ở VNC.........................110
  • 10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Số lượng loài lưỡng cư, bò sát qua các thời kỳ.......................................10 Hình 1.2. Bản đồ vùng Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh Bình Định)..................................18 Hình 1.3. Bản đồ thảm thực vật rừng vùng phía Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh Bình Định)......21 Hình 2.1. Bản đồ điểm và tuyến khảo sát vùng phía Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh Bình Định) 23 Hình 2.2. Các đặc điểm hình thái dùng trong phân loại lưỡng cư không đuôi ........26 Hình 2.3. Cách tính công thức màng bơi (theo Ohler & Delorme 2006).................26 Hình 2.4. Các số đo ở thằn lằn (Manthey & Grossmann, 1997: có bổ sung)...........27 Hình 2.5. Các tấm trên đầu ở thằn lằn (Mabuya) (Manthey & Grossmann, 1997)............27 Hình 2.6. Mặt dưới bàn chân thằn lằn (Bourret, 1943)...........................................28 Hình 2.7. Vảy và đầu của rắn (Manthey & Grossmann, 1997) ...............................28 Hình 2.8. Cách đếm số hàng vảy thân (Manthey & Grossmann, 1997) ..................29 Hình 2.9. Vảy bụng, vảy dưới đuôi và vảy hậu môn (Manthey & Grossmann, 1997).......29 Hình 2.10. Đo các phần cơ thể của rùa (Hoàng Xuân Quang và cs, 2012)..............29 Hình 3.1. Số lượng loài LC, BS vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ)............................39 Hình 3.2. Đa dạng các họ, giống, loài trong taxon bậc bộ của VNC.......................39 Hình 3.3. Đa dạng giống LC theo họ của khu hệ LCBS ở VNC.............................40 Hình 3.4. Đa dạng giống BS theo họ của khu hệ LCBS ở VNC.............................41 Hình 3.5. Đa dạng số loài LC theo họ của khu hệ LCBS ở VNC ...........................42 Hình 3.6. Đa dạng số loài BS theo họ của khu hệ LCBS ở VNC............................42 Hình 3.7. So sánh mức độ tương đồng (Sorensen-Dice) về thành phần loài LC, BS của VNC với các phân khu địa lý động vật theo Bain et al., 2011............49 Hình 3.8. So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LC, BS của VNC với khu hệ các tỉnh lân cận ở Việt Nam...............................................................51 Hình 3.9. Biểu đồ mức độ thường gặp của các loài..............................................100 Hình 3.10. Biểu đồ phân bố của LC, BS của VNC theo nơi ở..............................102 Hình 3.11. Biểu đồ phân bố của LC, BS của VNC theo độ cao............................107 Hình 3.12. So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LC, BS của VNC ở độ cao khác nhau .............................................................................................108 Hình 3.13. Các khu vực cần bảo vệ các loài LC, BS ở VNC................................114
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam thuộc khu vực Indo-Burma, một trong những điểm nóng về đa dạng sinh học của thế giới (Conservation International 2010) [133]. Tổng diện tích tự nhiên trên đất liền của Việt Nam là 329.241 km2 trong đó 75% diện tích là đồi núi và bờ biển dài khoảng 3.260 km với vùng đặc quyền kinh tế khoảng một triệu km2 gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hàng ngàn đảo ven bờ. Về khí hậu, Việt Nam có cả khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu á nhiệt đới và ôn đới núi cao (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011) [6]. Sự đa dạng về địa hình và sinh cảnh tự nhiên, sự khác biệt về khí hậu giữa các vùng miền tạo nên sự đa dạng các hệ sinh thái và khu hệ động thực vật. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, do tác động của con người và khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên cùng với biến đổi khí hậu đã làm suy giảm đa dạng sinh học. Nhiều loài động, thực vật Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng (Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) [5]. Theo Nguyen et al. (2009) đã ghi nhận ở Việt Nam có 545 loài LCBS, chưa kể có rất nhiều loài mới đã được phát hiện trong những năm gần đây. LCBS là nhóm động vật có giá trị kinh tế cao. Chúng được dùng làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, kỹ nghệ thuộc da, nuôi làm cảnh. Ngoài ra, trong tự nhiên, các loài LC, BS còn là thiên địch của rất nhiều loài côn trùng phá hoại mùa màng, kể cả một số loài gặm nhấm gây hại cho con người. Ngoài ra, LCBS là mắt xích quan trọng của chuỗi và lưới thức ăn trong tự nhiên nên có giá trị to lớn đối với đời sống con người và sản xuất nông nghiệp. Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng, khai thác quá mức và nhiều nguyên nhân khác đã dẫn đến thực tế nguy hiểm là tài nguyên LC, BS đang bị giảm mạnh, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Việc bảo tồn, khôi phục LC, BS là rất cấp bách. Để làm được điều đó, công tác nghiên cứu khu hệ động vật ở từng địa phương là cần thiết. Bởi qua điều tra, định loại LC và BS ở địa phương, chúng ta có thể phát hiện và nhận biết được tình trạng các loài có ích, loài quý hiếm hoặc loài có nguy cơ tuyệt chủng để có giải pháp bảo tồn, khôi phục phù hợp. Phần lớn địa bànvùng phía Bắc ĐCM thuộc tỉnh BĐ. Đây là tỉnh thuộc miền duyên hải miền Trung của Việt Nam. Địa hình của tỉnh thấp dần từ Tây sang Đông. Phía Tây của tỉnh là các dải núi thấp thuộc dãy Trường Sơn Nam, kế tiếp là vùng trung du và vùng ven biển. Địa hình phổ biến của tỉnh BĐ là các dãy núi cao trung bình, đồi thấp xen lẫn thung lũng hẹp có độ cao trên dưới 100 mét, chạy theo hướng
  • 12. 2 vuông góc với dãy Trường Sơn; các đồng bằng lòng chảo, các đồng bằng duyên hải bị chia nhỏ do các nhánh núi đâm ra biển. Ngoài cùng, phía Đông là cồn cát ven biển có độ dốc không đối xứng giữa hai hướng sườn Đông và Tây. Bình Định có bốn con sông lớn là các sông: Kôn, Lại Giang, La Tinh, Hà Thanh và các sông nhỏ bắt nguồn từ những vùng núi cao của sườn phía Đông dãy Trường Sơn [66]. Với điều kiện khí hậu và địa hình đặc thù của Việt Nam nói chung và của khu vực miền Trung Việt Nam nói riêng, các hệ sinh thái ở BĐ thích hợp cho sự cư ngụ và phát triển của nhóm động vật ưa nhiệt, ưa ẩm, trong đó có LC, BS. Kết quả nghiên cứu LCBS ở tỉnh BĐ chỉ xác nhận có 3 loài LC phổ biến,16 loài rắn, 4 loài thằn lằn, 10 loài rùa. Cho đến nay, các nghiên cứu về khu hệ LC, BS ở vùng phía Bắc Đèo Cù Mông (ĐCM) đang còn rất hạn chế. Việc xác định phân vùng địa lý động vật LC, BS và ranh giới phân bố địa lý LC, BS đang còn rất nhiều ý kiến khác nhau. Việc bảo tồn khu hệ LC, BS ở khu vực này còn nhiều bất cập do có nhiều khó khăn trong bảo tồn sinh cảnh tự nhiên cũng như hạn chế tình trạng khai thác quá mức. Để góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên động vật góp phần phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, công tác điều tra khảo sát về đa dạng thành phần loài cùng với hướng nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học để xây dựng quy trình gây nuôi các loài LCBS có giá trị sử dụng ở tỉnh BĐ là hết sức cần thiết. Đề tài “Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía Bắc Đèo Cù Mông” được triển khai trên quy mô toàn tỉnh BĐ, tập trung vào những địa điểm chưa hoặc còn ít được nghiên cứu nhằm cung cấp những dẫn liệu cập nhật về hiện trạng và giá trị bảo tồn của khu hệ LCBS ở tỉnh BĐ. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm phân bố của các loài LC, BS vùng phía Bắc ĐCM. - So sánh mức độ tương đồng về thành phân loài LCBS của khu vực nghiên cứu với các phân vùng địa lý động vật ở miền Trung Việt Nam. - Đánh giá giá trị bảo tồn và xác định các yếu tố tác động đến các loài LC, BS làm cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên động vật ở VNC. 3. Nội dung nghiên cứu - Lập danh sách về thành phần loài, phân tích cấu trúc phân loại các loài LC, BS ở vùng phía Bắc ĐCM thuộc tỉnh BĐ.
  • 13. 3 - Mô tả đặc điểm nhận dạng của các loài LCBS thu thập được mẫu vật trong VNC. - Đánh giá giá trị bảo tồn đa dạng sinh học thông qua xác định các loài đặc hữu, qúy hiếm ghi nhận ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ). - So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LC, BS ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) với các khu vực lân cận để xem xét mối quan hệ địa lý động vật. - Đánh giá đặc điểm phân bố của các loài LCBS theo sinh cảnh, theo nơi ở và độ cao của các loài LC, BS ở VNC. - Bổ sung thông tin về một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài LC, BS trong khu vực nghiên cứu. - Đánh giá các nhân tố đe dọa đến quần thể và sinh cảnh sống của các loài LC, BS ở VNC; từ đó đề xuất các kiến nghị đối với công tác quản lí, bảo vệ các loài LC, BS có ích và quý hiếm. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học + Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những dẫn liệu cập nhật về hiện trạng khu hệ LC, BS của vùng phía Bắc ĐCM một khu vực còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam; ghi nhận bổ sung các loài LC, BS cho tỉnh BĐ. + Bổ sung dẫn liệu về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh thái của các loài LC, BS thu được mẫu vật ở VNC. + Đánh giá tầm quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học thông qua ghi nhận các loài LC, BS quý hiếm ở khu vực nghiên cứu. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn + Đối với công tác bảo tồn: Cung cấp cơ sở khoa học để hoạch định kế hoạch và đề xuất các kiến nghị nhằm bảo vệ ĐDSH ở VNC. + Đối với công tác đào tạo: Cung cấp bộ mẫu vật LCBS sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy về động vật học ở Trường Đại học Sư phạm Huế. + Đối với phát triển kinh tế: Xác định một số loài LCBS có giá trị sử dụng hoặc có giá trị kinh tế cao có thể là đối tượng nhân nuôi sinh sản đáp ứng nhu cầu của thị trường và tăng thu nhập cho người dân địa phương. 5. Đóng góp của luận án - Lập danh sách cập nhật các loài LC, BS vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) gồm 111 loài thuộc 66 giống, 27 họ, 3 bộ. - Ghi nhận bổ sung cho khu hệ LCBS của tỉnh BĐ 79 loài, trong đó có 27 loài LC, 25 loài rắn, 18 loài thằn lằn và 9 loài rùa.
  • 14. 4 - Bổ sung dẫn liệu về đặc điểm hình thái và một số đặc điểm sinh thái của 74 loài thu được mẫu ở VNC. - Đánh giá đặc điểm phân bố theo sinh cảnh, theo nơi ở và theo độ cao của các loài LC, BS thu được mẫu ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ). - So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LC, BS ở VNC với hai phân khu địa lý động vật là Vùng núi Trung Trường Sơn (CAN) và vùng đất thấp Trung-Nam Việt Nam (CSL). - Cung cấp dẫn liệu góp phần đưa ra nhận định bước đầu về phân vùng địa lý động vật LC, BS ở miền Trung Việt Nam.
  • 15. 5 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát 1.1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam Có thể chia lịch sử nghiên cứu LC, BS thành ba thời kỳ chính. Thời kỳ trước năm 1954, thời kỳ từ 1954 đến 1975 và thời kỳ từ năm 1975 đến nay. Tương ứng với mỗi thời kỳ có các hướng nghiên cứu khác nhau. Trước năm 1954, các công trình nghiên cứu khoa học về LC, BS nói chung, về LC, BS ở Việt Nam nói riêng chưa có nhiều. Nghiên cứu của nhà y học dân tộc Tuệ Tĩnh (1623?-1713), lần đầu tiên, đã ghi nhận 16 vị thuốc có nguồn gốc từ LCBS [48]. Tuy vậy, đây là công trình nghiên cứu thuộc về lĩnh vực y dược. Các công trình nghiên cứu LC, BS ở Đông Dương trước 1954 chủ yếu do các nhà khoa học phương Tây thực hiện. Theo Bourret, danh sách LC, BS đầu tiên được biết đến là công trình của Cantor (1847) gồm có tám loài. Sau đó, từ các mẫu do Mouhot mang về từ Thái Lan và Camphuchia, Guenther (1864) đã lập danh sách 14 loài có ở Đông Dương. Danh sách loài tiếp tục được bổ sung bởi Milne-Edwards (1866), Theobald (1868), Swinhoe (1870) và Stoliczka (1870, 1873). Danh sách đầu tiên về các loài LC ở Nam Kỳ, Việt Nam (Tây Ninh, Sài Gòn, Hà Tiên) của Morice (1975) và tiếp sau là công trình của Anderson (1978) nghiên cứu về khu hệ LC vùng Đông Dương. Boulenger (1982) công bố danh lục các loài LC không đuôi vùng Đông Dương dựa vào bộ sưu tập ở Bảo tàng Anh gồm có 33 loài (trích dẫn theo Bourret, 1942)[80]. Cũng theo Bourret, tác phẩm quan trọng của Boulenger xuất bản năm 1890 đưa ra số lượng loài nhiều hơn dựa vào mẫu vật thu thập ở nhiều vùng của Đông Dương. Danh sách của Boulenger đã được Flower (1896) bổ sung thêm mười loài, trong đó, có một loài mới cho khoa học. Các loài mới tiếp tục được công bố bởi Boulenger (1900), Annandale (1900), Schenckel (1901), Boettger (1901), ... Tiếp theo sau đó là các nghiên cứu của Ridley (1902) bổ sung 13 loài, trong đó có bốn loài công bố lần đầu ở vùng Đông Dương. Năm 1903-1904, Ridley công bố danh sách loài LC, BS trên “Journal of the Bombay Natural History Society”, đây được xem là danh sách hoàn chỉnh vào thời đó. Năm 1904, từ các mẫu thu ở Lạng Sơn (Việt Nam), Vaillant đưa ra danh lục các loài LC ở các vùng núi cao của miền Bắc Việt Nam. Nghiên cứu đáng chú ý của Boulenger (1920) mô tả các loài thuộc giống Rana ở Nam Việt Nam. Năm 1921, Smith đưa ra ba ghi nhận mới về các loài ở quần đảo Poulo-Condore thuộc miền Nam Việt Nam (nay là Côn Đảo, Việt Nam) và một số vùng ở Đông Dương (1922, 1923) [80]. Với các mẫu vật thu được từ cao nguyên Langbian, Smith (1921) đã mô tả các loài mới: loài rắn Fimbrios klossi, loài thằn lằn Dibamus montanus, thằn lằn nhà Phyllodactylus siamensis, ba loài LC mới thuộc giống Rana và hai loài thuộc giống
  • 16. 6 Megalophrys [115]. Năm 1924, Smith ghi nhận bảy loài ếch cây mới ở Đông Dương và bán đảo Malayxia cho khoa học là: Philautus palpebralis, P. gryllus, P. aaevis, Rhacophorus annamensis, R. chaseni, R. notater, R. calcaneus [116]. Sau Smith là các công trình của Parker (1925) nghiên cứu LC, BS ở vùng Tây Bắc; Chevey (1927) nghiên cứu LC, BS ở Hà Nội và Sài Gòn, Delacour (1929) ở Bắc Cạn, Parker (1934) ở Tam Đảo (dẫn theo Bourret, 1942) [80]. Bourret, 1935 đã mô tả các đặc điểm hình thái dùng trong phân loại rắn và lập khóa định loại rắn ở Đông Dương [73]. Trong các công trình sau đó của mình, Bourret, 1937 mô tả đặc điểm hình thái 44 loài và phân loài LC, trong đó có 15 loài mới ở Đông Dương [76], và mô tả đặc điểm hình thái 32 loài thằn lằn có ở Đông Dương1 [75]; Đặc điểm hình thái các loài rắn độc ở Đông Dương được mô tả năm 1938 [77]. Trong đó những công trình tiêu biểu nhất của ông là ba cuốn sách chuyên khảo: cuốn sách đầu tiên về rắn ở Đông Dương “Les Serpents de l’ Indochine” năm1936 [74], tác phẩm này đã phân loại và mô tả đặc điểm hình thái các loài rắn thuộc các họ: Typhlopidae, Boidae, Ilysiidae, Xenopeltidae, Colubridae, Amblycephalidae và Viperidae ở vùng Đông Dương trong đó có Việt Nam; sách “Les Turtues de l’ Indochine” (1941), gồm ảnh chụp và hình vẽ đặc điểm hình thái các loài rùa ở Đông Dương bao gồm cả các loài rùa biển [79]; và tác phẩm “Les Batraciens de l’ Indochine” (1942) công bố danh sách các địa điểm nghiên cứu trên toàn vùng Đông Dương, tổng quan về lịch sử nghiên cứu LC ở vùng này, tác phẩm này còn trình bày đặc điểm hình thái dùng trong phân loại LC, các ghi chú đặc điểm sinh học, phân bố theo các vùng địa lý, phân bố theo độ cao, định loại và mô tả các loài. Mẫu vật và tư liệu mà tác giả phân tích được mang về từ vùng Viễn Đông, bán đảo Đông Dương, vịnh Bengal, Đông Ấn, Java và được lưu trữ tại Bảo tàng Tự nhiên Paris [80]. Đây là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho tác giả khi thực hiện luận án này. Cùng với Bourret, Smith cũng có đóng góp quan trọng trong nghiên cứu LC, BS ở Việt Nam. Trong chuyên khảo của Smith, 1943 tác giả đã trình bày về phương pháp nghiên cứu, mô tả và lập các khóa phân loại về rắn ở Ấn Độ và Đông Dương [118], đây là tài liệu được nhiều tác giả Việt Nam dùng để định tên nhiều loài rắn ở nước ta. Theo tổng kết của Nguyen (2006) giai đoạn này đã ghi nhận được 177 loài và phân loài thằn lằn, 245 loài và phân loài rắn, 45 loài và phân loài rùa và 171 loài 1 Trong đó, có Physignathus cocincinus mentager Guenther, Leiolepis belliana belliana Gray, Leiolepis belliana guttata Cuvier, Mabuya longicaudata Hallowell, Mabuya multifasciata Kuhl (trong “Notes herpétologique sur l’Indochine française”(No.9).
  • 17. 7 và phân loài LC cho khu vực Đông Dương, trong đó có các loài ở Việt Nam. Đây là những công trình tổng kết đầy đủ nhất về LC, BS giai đoạn này [101]. Từ 1945 đến 1954, do Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nên việc nghiên cứu LC, BS bị gián đoạn. Trong thời gian này hầu như không có công trình nghiên cứu LC, BS ở Việt Nam. Từ 1954 đến 1975, đất nước chia thành hai miền Nam - Bắc. Theo đó, các công trình nghiên cứu về LC, BS ở hai miền được chúng tôi tiếp cận như sau: Ở miền Bắc, Đào Văn Tiến và cs, 1956 nghiên cứu LC, BS ở Vĩnh Linh, Quảng Trị, thống kê được 1 loài LC 13 loài BS, trong đó có một loài rùa. Năm 1962 ông ghi nhận 2 loài Python molurus và Palea steindachneri ở Đình Cả, tỉnh Thái Nguyên [48] [21]. Đào Văn Tiến và Lê Vũ Khôi, 1965 đã nghiên cứu sinh học, sinh thái học của Ếch đồng (Rana rugulosa) và đây được xem là nghiên cứu đầu tiên về sinh học, sinh thái học cá thể ở Việt Nam [55]. Trong Báo cáo của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, 1981 về LCBS miền Bắc Việt Nam (1956-1976), đã trình bày sơ lược lịch sử nghiên cứu LC, BS Việt Nam từ đầu cho đến những năm 70 của thế kỷ XX. Các vùng đã nghiên cứu gồm: Vĩnh Linh, Lạng Sơn, Hà Bắc, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Yên Bái, Hà Tây, Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Vịnh Bắc Bộ từ 1956 đến 1975. Kết quả đã ghi nhận 159 loài BS và 69 loài LC (tổng số 228 loài có ở miền Bắc Việt Nam). Báo cáo còn nêu các đặc điểm sinh thái của LC, BS gồm phân bố theo sinh cảnh, đặc điểm thức ăn và đặc điểm sinh sản của một số loài và thông tin về bộ mẫu sưu tập được [29]. Ở miền Nam, Marx & Inger công bố một loài rắn mới cho khoa học là Calamaria buchi vào năm 1955. Trong công trình “A field guide to the snake of South Vietnam” của Campden-Main, 1970 và được tái bản năm 1984, đã trình bày địa điểm thu mẫu, đặc điểm định loại, mô tả các loài rắn có ở miền Nam Việt Nam. Tác phẩm này ghi nhận 77 loài rắn ở miền Nam và trình bày về đặc điểm nhận dạng, mô tả hình thái, màu sắc, độc hay không độc, nơi ở và tập tính, nơi phân bố của chúng. Phần cuối công trình là khóa định loại các loài rắn ở VNC [81]. Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, việc nghiên cứu LC, BS được nhiều đoàn điều tra, cơ quan khoa học hay tác giả người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện ở nhiều vùng khác nhau. Các nghiên cứu đã được mở rộng hơn về quy mô và hình thức: a. Các nghiên cứu điều tra, thống kê thành phần loài và mô tả hình thái phân loại Đào Văn Tiến có các công trình tổng hợp và xây dựng khóa định loại cho 87 loài LC (1977) [56], 32 loài rùa và 2 loài cá sấu (1978) [57], 77 loài thằn lằn (1979)
  • 18. 8 [58], 165 loài rắn (1981, 1982) [59; 60]. Đây được xem là tài liệu kinh điển cho công tác nghiên cứu định loại LC, BS ở Việt Nam trong giai đoạn này. Các nghiên cứu về khu hệ LC, BS: Về hướng nghiên cứu này có các công trình luận án phó tiến sĩ và tiến sĩ như sau: nghiên cứu khu hệ đầu tiên được thực hiện bởi Nguyễn Văn Sáng (1981) nghiên cứu khu hệ rắn miền Bắc Việt Nam (trừ họ rắn biển); tiếp theo là công trình của Hoàng Xuân Quang (1993) điều tra nghiên cứu LC, BS các tỉnh Bắc Trung Bộ [39]. Phạm Văn Hòa (2005) nghiên cứu khu hệ LC, BS các tỉnh phía Tây miền Đông Nam Bộ (Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh) [23]. Trần Thanh Tùng (2008) nghiên cứu LC, BS ở vùng núi Yên Tử [65]. Hoàng Văn Ngọc (2010) nghiên cứu LC, BS ở ba tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Hoàng Văn Ngọc (2011) nghiên cứu LC, BS ở ba tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang [37]. Hoàng Thị Nghiệp (2012) nghiên cứu Khu hệ LC, BS ở vùng An Giang và Đồng Tháp [36]. Đậu Quang Vinh (2014) nghiên cứu khu hệ LC, BS ở khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An [67]. Phan Thị Hoa (2015) nghiên cứu LC, BS ở quần đảo Cù Lao Chàm và bán đảo Sơn Trà [21]. Ngoài ra, có hai luận án tiến sĩ được đào tạo tại Đức: của Nguyen (2011) nghiên cứu hệ thống học, sinh thái và bảo tồn của khu hệ thằn lằn ở vùng Đông Bắc Việt Nam [103] và Tran (2013) nghiên cứu phân loại và sinh thái học của LC ở miền Nam Việt Nam - mối liên hệ giữa hình thái và âm sinh học [125]. Đây là hướng nghiên cứu truyền thống, nhưng là những nghiên cứu cơ bản, cần thiết, góp phần cung cấp dẫn liệu thành phần loài và phân bố ở các vùng khác nhau của Việt Nam. Các nghiên cứu điều tra, thống kê thành phần loài LC, BS ở các vùng miền khác nhau, trong đó các công trình gần vùng phía Bắc ĐCM như sau: Khu vực Bắc Trung Bộ: Ngô Đắc Chứng (1998) nghiên cứu thành phần loài LC, BS của khu vực phía Nam Bình Trị Thiên, kết quả đã thống kê được 102 loài LC, BS [10]. Nguyễn Quảng Trường, 2000 xác nhận có 65 loài LC, BS (34 loài BS, 31 loài LC) ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) [62]. Nguyễn Xuân Đặng và cs, 2000 nghiên cứu đa dạng động vật có xương sống trên cạn ở Phong Nha - Kẻ Bàng - Hin Nam No, đã thống kê được 75 loài LCBS, trong đó có 20 loài quý, hiếm trong khu vực và trên toàn cầu [19]. Lê Nguyên Ngật và cs (2001) điều tra thành phần loài LC, BS Khu BTTN Pù Mát, tỉnh Nghệ An đã thống kê được 71 loài, trong đó có 21 loài LC và 50 loài BS [34]. Năm 2002, Hồ Thu Cúc điều tra LC, BS của khu vực A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định được 49 loài BS; 27 loài LC [15]. Trong hướng nghiên cứu đa dạng sinh học có đóng góp của tác giả là người nước ngoài, Ziegler et al. (2006) đã bổ sung thêm 19 loài LC, BS cho khu hệ và nâng tổng số loài LC,
  • 19. 9 BS ở VQG Phong Nha- Kẻ Bàng lên 140 loài tính đến thời điểm đó [131]. Đoàn Văn Kiên, Hồ Thu Cúc (2007) bước đầu nghiên cứu thành phần loài LC, BS tại khu vực huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình [28]. Hendrix et al. (2008), đã ghi nhận 5 loài LC và cập nhật danh sách các loài LC ở VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình là 47 loài LC [88]. Lê Thanh Dũng và cs (2009) đã xác định 13 loài rùa ở Khu BTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An [18]. Nghiên cứu về đa dạng LC, BS đã ghi nhận 72 loài BS và 25 loài LC tại Khu BTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An (Lê Vũ Khôi và cs, 2011) [27]. Ngô Đắc Chứng và cs (2012) xác nhận có 102 loài LC, BS (38 loài LC, 64 loài BS) ở tỉnh Quảng Trị [14]. Hoàng Ngọc Thảo và cs (2012) nghiên cứu vùng phân bố mới của các loài LC, BS ở khu vực Bắc Trung Bộ đã bổ sung 35 loài LC, BS cho khu vực Bắc Trung Bộ [51]. Luu et al. (2014) ghi nhận mới 11 loài LC, BS ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình [94]. Khu vực Trung Trung Bộ: Lê Nguyên Ngật (1997) nghiên cứu ở vùng núi Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum đã lập được danh sách gồm 53 loài LC và BS [32]. Lê Nguyên Ngật và Nguyễn Văn Sáng (1999) khảo sát khu hệ LC, BS ở vùng rừng Tây Quảng Nam, kết quả đã lập được danh sách gồm 66 loài LC, BS [33]. Lê Vũ Khôi và cs (2000) đã nghiên cứu đa dạng động vật có xương sống trên cạn ở Bà Nà (Quảng Nam - Đà Nẵng) đã xác định có 34 loài BS và 12 loài LC ở khu vực Bà Nà [25] và đến năm 2002 tiếp tục công bố 24 loài LC ở khu vực Bà Nà và khu rừng thuộc xã Hòa Bắc [26]. Nguyễn Quảng Trường (2002) đã khảo sát thành phần loài LC,BS của khu vực rừng sản xuất Klonplông, tỉnh Kon Tum, lập được danh sách gồm 26 loài LC và 20 loài BS [63]. Nghiên cứu thành phần loài LCBS ở tỉnh Phú Yên của Ngô Đắc Chứng và Trần Duy Ngọc (2007) đã thống kê được 71 loài LCBS, đây là công trình nghiên cứu thành phần loài LC, BS ở phía Nam ĐCM [11]. Tran et al. (2010) dựa trên 23 mẫu vật đã ghi nhận và mô tả 16 loài LC cho tỉnh Quảng Ngãi [124]. Lê Thị Thanh và cs (2011) ghi nhận 32 loài LC, 51 loài BS ở vùng rừng Cao Muôn, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi [50]. Jestrzemski et al. (2013) cung cấp danh sách gồm 25 loài LC và 37 loài BS ở VQG Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum [90]. Khu vực Nam Trung Bộ: Ngô Đắc Chứng, Trần Hậu Khanh (2008) xác định có 24 loài LC, 48 loài BS ở Tây Đăk Nông [12]. Trương Thị Vinh Hương, Lê Nguyên Ngật (2009) đã xác định được 72 loài LC và BS ở huyện Đắc Min, tỉnh Đắc Nông [24]. Công trình của Inger et al. (1999) dựa trên bộ mẫu vật được thu thập từ miền Bắc và miền Trung Việt Nam đã bổ sung thêm vào công trình của Bourret 18 loài LC, trong đó có 6 loài mới (tăng từ 82 loài LC lên 100 loài) [89]. Tiếp theo, Orlov et al. (2002) đã cung cấp danh lục LC Việt Nam gồm 147 loài được xếp trong 9 họ, 35 giống [108]. Nguyễn Quảng Trường và cs (2009) nghiên cứu về đa dạng các loài
  • 20. 10 rắn độc ở Việt Nam đã thống kê được 193 loài thuộc phân bộ rắn, trong đó ghi nhận có 53 loài rắn độc gồm Họ Rắn hổ (35 loài), Họ Rắn lục (18 loài) [64]. Nguyen et al. (2010) đã ghi nhận bổ sung loài Amphiesmoides ornaticeps cho khu hệ rắn của Việt Nam trên cơ sở phân tích so sánh hình thái [102]. Rasmussen et al. (2011) đã thống kê, xây dựng khóa định loại cho các loài rắn biển Việt Nam [112]. Le et al. (2014) ghi nhận lần đầu tiên cho Việt Nam hai loài LC là Babina lini (Chou, 1999) và Hylarana menglaensis Fei, Ye et Xie, 2008 [92]. Về lĩnh vực nghiên cứu điều tra, thống kê các loài LC, BS: cho đến nay ngoài các công trình công bố cho từng địa phương, phải nói đến ba cuốn sách chuyên khảo đáng chú ý là: “Danh lục Ếch nhái và BS Việt Nam” xuất bản bởi Nguyễn Văn Sáng và cs (1996) thống kê là 340 loài LC, BS trong đó có 82 loài LC và 258 loài BS [42]. Công trình này tái bản năm 2005 đã thống kê ở Việt Nam có 458 loài LC, BS [45]. Đến năm 2009, nhóm tác giả này đã xuất bản công trình bằng tiếng Anh “Herpetopauna of Vietnam” [100], đây là công trình thống kê đầy đủ nhất về thành phần loài LC, BS của Việt Nam tính đến thời điểm này gồm 545 loài, trong đó có 176 loài LC và 369 loài BS, nhiều hơn 87 loài so với công trình của nhóm tác giả này xuất bản trước đó chỉ trong vòng 4 năm. Từ đó đến nay, đã có nhiều công trình công bố loài mới bổ sung cho khoa học và cho Việt Nam. Có thể thống kê qua các giai đoạn sau: Hình 1.1. Số lượng loài lưỡng cư, bò sát qua các thời kỳ Nguồn: -Số liệu năm 1982 theo Đào Văn Tiến, 1977-1982 [56-60] -Số liệunăm1996, 2005, 2009 theoNguyễn VănSángvà cs, 1996, 2005, 2009[42,45, 100]. -Sốliệunăm2014vềLCtheoFrost,2015[134];về BStheoUetzandHošek,2015[138]. Nhận xét: Việc điều tra, mô tả, phân loại và lập danh lục về LC, BS diễn ra liên tục trong suốt lịch sử nghiên cứu LC, BS ở Việt Nam từ thập niên 80 đến nay, được thực hiện ở nhiều vùng khác nhau trong cả nước. Ngoài ba công trình nêu trên còn có bảy cuốn sách chuyên khảo là: “Hướng dẫn định loại rùa Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia” của Stuart và cs
  • 21. 11 (2001)[49]; “BS và LC VQG Cúc Phương” của Nguyễn Văn Sáng và cs, 2003; “Sổ tay hướng dẫn định loại thực địa, chim thú, bò sát và LC Ba Bể/Na Hang” của Phạm Nhật và cs, 2004 [38]; “Nhận dạng một số loài bò sát - LC ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Sáng và cs (2005) [46]; “Động vật chí Việt Nam (Phân bộ rắn)” của Nguyễn Văn Sáng (2007) [47]; “Hướng dẫn thi hành luật về định dạng các loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam” của Hendrie và cs (2011) [20] và “Ếch nhái, bò sát ở VQG Bạch Mã” của Hoàng Xuân Quang và cs (2012) [41]. Đây là những tài liệu quan trọng, cần thiết cho tác giả trong quá trình thực hiện luận án. b. Hướng nghiên cứu phát hiện loài mới và tu chỉnh về phân loại học Các nghiên cứu phát hiện loài mới cho khoa học: Đây là một mục tiêu không kém phần quan trọng trong nghiên cứu LC, BS; những tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu về LC, BS ngày nay đã được tăng lên đáng kể, cùng với sự phát triển của sinh học phân tử và sự hợp tác quốc tế trên lĩnh vực khoa học này. Việc phát hiện ra loài mới để bổ sung vào danh lục LC, BS ở Việt Nam và thế giới, là mối quan tâm không chỉ của nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam mà còn của các tác giả người nước ngoài. Theo đó, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu và phát hiện ra các loài mới cho khoa học và cho Việt Nam: số loài mới cho khoa học được công bố trước 1954 là 84 loài; trong giai đoạn 1954-1975: 1 loài; giai đoạn 1976-1987: 7 loài; giai đoạn 1988-2009: 106 loài [48]; giai đoạn 2010-2014: 81 loài (Frost, 2015) [134], (Uetz & Hošek, 2015) [138]. Bảng 1.1. Số loài LC, BS mới ở Việt Nam được công bố trong những năm gần đây Năm Lưỡng cư Bò sát Tổng LC, BS 2010 2 16 18 2011 6 11 17 2012 6 6 12 2013 7 11 18 2014 11 5 16 Tổng 32 49 81 Nguồn: Tổng hợp từ Frost (2015) [134] và Uetz & Hošek (2015) [138]. Từ bảng trên cho thấy: Giai đoạn 1976-1987 chỉ có 7 loài LC, BS mới được mô tả; giai đoạn 1988-2009 có 106 loài mới được mô tả; giai đoạn 2010-2014 có 81 loài mới được phát hiện. Các loài mới liên tục được phát hiện trong thời gian gần đây chứng tỏ khu hệ LCBS của Việt Nam vẫn cần tiếp tục được khám phá, đặc biệt là ở những khu vực còn ít được quan tâm nghiên cứu như tỉnh BĐ.
  • 22. 12 Các công bố tu chỉnh về phân loại học: Song song với công tác tìm kiếm loài mới, các nhà khoa học còn tiến hành tu chỉnh về mặt phân loại học và kiểm tra lại những sai sót trong phân loại các loài LC và BS. Nghiên cứu quan hệ về di truyền và tiến hóa đã hỗ trợ đắc lực cho việc sắp xếp và hệ thống lại các loài LC, BS ở Việt Nam. Kết quả của hướng nghiên cứu này là hàng loạt các loài thuộc giống Philautus được chuyển sang giống Gracixalus và Theloderma (Rowley et al., 2011) [113]. Matsui et al. (2010) khi nghiên cứu quần thể ếch nhẽo Limnonectes kuhlii (đánh giá bằng 15 mẫu) ở Nhật Bản, Trung Quốc đại lục và Đài Loan, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Malaysia (Borneo) và Indonesia xác nhận Limnonectes “kuhlii” từ phía Bắc Lào và miền Trung Việt Nam là L. Bannaensis [96]. Nghiên cứu dựa trên quần thể loài Polypedates leucomystax (Gravenhorst,1829) ở Việt Nam được mô tả bởi Inger et al., 1999 và được cho là phân bố trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, nhưng hiện nay, theo tài liệu của Norihiro Kuraishi et al. (2012) sau khi giải trình tự những gen ty thể của các loài thuộc giống Polypedates và so sánh trên một vùng phân bố rộng lớn đã xác nhận: loài ếch cây mép trắng (Polypedates leucomystax) không có phân bố tại Việt Nam [91]. Trong họ thằn lằn rắn, giống thằn lằn rắn Ophisaurus Daudin, 1803 đã được đổi thành Dopasia Gray, 1853 [104]. Theo Guo et al. (2014) thì Giống Amphiesma ở Việt Nam hiện đã tách như sau: chỉ còn một loài Amphiesma stolatum; các loài còn lại chuyển sang giống Hebius [85]. Theo kết quả nghiên cứu của Tiedemann et al. (2014), rùa hộp ba vạch Cuora trifasciata được đổi tên thành C. cyclornata (đây là tên loài có hiệu lực) [123]. Về hệ thống phân loại rắn, tài liệu của Zaher et al. (2009) và Pyron et al. (2013) được các nhà khoa học sử dụng để thay đổi danh pháp so với Nguyen et al. (2009). Theo đó, các phân họ rắn Natricinae, Pareatinae, Pseudoxenodontinae trong họ rắn nước (Colubridae) được nâng cấp và tách ra thành các họ Homalopsidea, Lamprophiidae, Natricidae, Pareatidae, Pseudoxenodontidae [129], [111]. c. Hướng nghiên cứu về hình thái, sinh thái và sinh học ứng dụng Về hướng này, tác giả tiếp cận các công trình nghiên cứu của Trần Kiên và các học trò của ông gồm: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái Rắn cạp nong và Rắn cạp nia” của Hoàng Nguyễn Bình, Trần Kiên, 1998 [3] và các luận án phó tiến sĩ và tiến sĩ tiêu biểu như sau: Ngô Đắc Chứng, 1991 nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái của Nhông cát Leiolepis belliana [9]; Đinh Thị Phương Anh, 1994 nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của Rắn ráo Ptyas korros trưởng thành nuôi tại Quảng Nam - Đà Nẵng [2]; Ngô Thái Lan, 2007 nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học của thạch sùng đuôi sần Hemidactylus frenatus, thạch sùng đuôi cụt Gehyra mutilata [31]; Cao Tiến Trung, 2009 nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái các quần thể
  • 23. 13 Nhông cát Leiolepis reevesii ở vùng cát ven biển Bắc Trung bộ [61]; Ông Vĩnh An, 2011 nghiên cứu sinh học, sinh thái học cá thể của Rắn ráo trâu Ptyas mucosa trong điều kiện nuôi ở Nghệ An [1]. Nghiên cứu tiếng kêu của các loài đặc biệt là tiếng kêu của LC đang được nhiều tác giả quan tâm. Công trình nghiên cứu tiêu biểu theo hướng này có Ngo et al. (2012) phân tích tiếng “gọi tình” và hoạt động sinh sản của loài ếch Hylarrana guentheri ở VQG Bạch Mã [99]. Le et al. (2014) nghiên cứu đặc điểm tiếng kêu của hai loài ếch cây Feihyla vittata và Polypedates megacephalus [93]. Các nghiên cứu về nòng nọc cũng tiến hành, Wildenhues et al. (2010) đã nghiên cứu sinh thái nòng nọc, mô tả các giai đoạn ấu trùng và con non của loài ếch Rhacophorus maximus [126]. Lê Thị Thu và cs, 2012 cung cấp dẫn liệu hình thái nòng nọc các giai đoạn phát triển của các loài thuộc họ Megophryidae ở rừng Tây Nghệ An [53]. Nghiên cứu bảo tồn những loài quý hiếm cũng được quan tâm như: McCormack et al. (2014) nghiên cứu bảo tồn loài rùa trung bộ Mauremys annamensis miền Trung Việt Nam [97]. Schingen et al. (2014) nghiên cứu tiềm năng phân bố và hiệu quả của mạng lưới khu bảo tồn cho thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilurus) [114]. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến tính chất địa lý động vật của khu hệ, cung cấp các thông tin về mức độ phong phú, nơi phát sinh loài, ranh giới phân bố cùng các chướng ngại địa lý, sinh thái để từ đó có giải pháp nghiên cứu phù hợp. Theo quan điểm của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Trần Kiên (1985) và của Trần Kiên, Hoàng Xuân Quang (1992), khu hệ LC, BS Việt Nam được chia thành 7 phân khu địa lý động vật học gồm: Tây Bắc, Ðông Bắc, Ðồng bằng Bắc Bộ - Thanh Nghệ Tĩnh, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Ðồng bằng Nam Bộ [30]. Theo Quan điểm này thì Trung Bộ gồm: các tỉnh Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế), Trung Trung Bộ (Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum và Gia Lai) và Nam Trung Bộ (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận). Trung Bộ chúng tôi xác định là khu vực các tỉnh từ Nghệ An đến tỉnh Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên. Như vậy, theo quan điểm này thì khu vực miền Trung Việt Nam được chia thành 3 phân khu là Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ và Nam Trung bộ. Quan điểm của Bain et al. (2011) dựa vào địa hình, địa chất, khí hậu và thảm thực vật phân chia khu hệ LC, BS ở Đông Dương thành 19 phân khu trong đó ở Việt Nam có 8 phân khu. Về cơ bản, cách chia các phân khu của các tác giả trên là gần trùng nhau. Tuy nhiên, những nét khác nhau giữa hai cách phân chia là một trong
  • 24. 14 những vấn đề cần xem xét và kéo theo đó là có sự tồn tại hay không tồn tại các ranh giới địa lý động vật của LC, BS ở khu vực miền Trung Việt Nam. Xuất phát từ những suy nghĩ trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu LC, BS ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) cũng góp phần thiết thực vào giải quyết mối quan tâm nói trên. Tóm lại, trong bối cảnh đa dạng sinh học của Việt Nam hiện nay phải đối mặt với một sự suy giảm rõ rệt (Ziegler, 2002 [130]; Stuart et al., 2004 [119]), các nghiên cứu cơ bản nêu trên cung cấp dữ liệu quan trọng cho việc bảo tồn các loài LC, BS một cách hiệu quả nhất. 1.1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi đã tiếp cận được các công trình nghiên cứu LC, BS ở VNC như sau: Trong công trình nghiên cứu về rắn ở miền Nam Việt Nam của Campden- Main (1984) [81], tác giả đã thống kê được bốn loài rắn phân bố tại Qui Nhơn là Python reticulatus, Chersydrus granulatus, Ptyas korros và Xenochrophis piscator. Tác giả đã tìm hiểu nơi sống và một số loại thức ăn của bốn loài trên. Nguyễn Văn Sáng (2007) đã ghi nhận chín loài rắn: Python reticulatus, Acrochordus granulatus, Boiga multomaculata, Homalopsis buccata, Ptyas korros, Xenochrophis Piscator và ba loài rắn biển có ở VNC [47]. Trong danh lục cập nhật về LC, BS Việt Nam năm 2009 của Nguyen et al. (2009) ở BĐ có năm loài rắn: Python reticulatus, Homalopsis buccata, Chersydrus granulatus, Ptyas korros, Boiga multomaculata; ba loài rùa: Eretmochelys imbricata, Lepidochelys olivacea, Mauremys annamensis và bảy loài rắn biển phân bố dọc theo bờ biển miền Trung [100]. Ngô Đắc Chứng và cs (2011) đã ghi nhận loài nhông cát (Leiolepis guttata) ở tỉnh BĐ [13]. Hendrie và cs (2011) đã xác định sự có mặt của chín loài rùa ở khu vực phía Bắc ĐCM: Pelodiscus sinensis, Pelochelys cantorii, Indotestudo elongata, Cyclemys pulchristriata, Cyclemys oldhamii, Cuora cyclornata, Cuora bourreti, Cuora mouhotii, Mauremys annamensis [20]. Theo nhóm tác giả này, khu vực vùng phía Bắc ĐCM chưa được khảo sát về thành phần cũng như phân bố các loài rùa. Trong hai hội thảo Quốc gia về LC, BS lần thứ nhất tại Thừa Thiên Huế và lần thứ 2 tại Vinh, chúng tôi vẫn chưa thấy công trình nghiên cứu về LC, BS tại VNC. Lê Nguyên Ngật và cs khảo sát một số khu vực ở tỉnh BĐ, nhưng kết quả nghiên cứu chỉ dừng lại ở những báo cáo và chưa công bố trên các tạp chí hay công trình tham khảo.
  • 25. 15 Các dự án bảo tồn tại tỉnh BĐ như Khu Đề xuất văn hóa - lịch sử Ghềnh Ráng; Khu Đề xuất BTTN Núi Bà; dự án BTTN An Toàn và Biển Quy Nhơn, cũng chưa đánh giá được giá trị đa dạng sinh học và nhu cầu bảo tồn; chưa xác định được các loài đặc biệt cần được quan tâm bảo vệ [4]. Do vậy, việc xác định, đánh giá giá trị các LC, BS qúy hiếm là cơ sở quan trọng để các nhà hoạch định đầu tư bảo vệ các loài này ở VNC. Theo báo cáo của phòng Quản lý khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ) tỉnh BĐ về ĐDSH LC, BS cho thấy nguồn tài nguyên này đang tiếp tục suy giảm, một số loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do việc săn bắt, kinh doanh bừa bãi [135]. Bên cạnh đó, việc chặt phá rừng cũng tạo ra sự suy giảm ĐDSH ngày càng trầm trọng. Trong khi đó, cho đến nay dẫn liệu về động vật, thực vật nói chung và LC, BS nói riêng ở phía Bắc ĐCM còn ít được quan tâm nghiên cứu. 1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng nghiên cứu 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 1.2.1.1.Vị trí địa lý vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) Tỉnh BĐ có diện tích 6.025,6 km2 trải dài khoảng 110 km theo hướng Bắc-Nam, có chiều ngang với trung bình là 55 km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km). Phía Bắc BĐ giáp tỉnh Quảng Ngãi với đường ranh giới chung dài 63 km (điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42’10 Bắc, 108°55’4 Đông). Phía Nam BĐ giáp tỉnh Phú Yên với đường ranh giới chung 50 km (điểm cực Nam có tọa độ: 13°39’10 Bắc, 108o 54’00 Đông). Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai có đường ranh giới chung 130 km (điểm cực Tây có tọa độ: 14°27’ Bắc, 108°27’ Đông). Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Qui Nhơn (có tọa độ: 13°36’33 Bắc, 109°21’ Đông). Bình Định được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng Nam Lào [66]. Bình Định có một thành phố trực thuộc,1 thị xã và 9 huyện bao gồm: Thành phố Qui Nhơn có 16 phường và 5 xã; thị xã An Nhơn với 5 phường và 10 xã; huyện An Lão 1 thị trấn và 9 xã; huyện Hoài Ân 1 thị trấn và 14 xã; huyện Hoài Nhơn 2 thị trấn và 15 xã; huyện Phù Cát 1 thị trấn và 17 xã; huyện Phù Mỹ 2 thị trấn và 17 xã; huyện Tuy Phước 2 thị trấn và 11 xã; huyện Tây Sơn 1 thị trấn và 14 xã; huyện Vân Canh 1 thị trấn và 6 xã; huyện Vĩnh Thạnh 1 thị trấn và 8 xã. Toàn tỉnh BĐ có 159 xã, phường và thị trấn [16]. 1.2.1.2. Địa hình Phía Tây của tỉnh BĐ là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Kon Tum xuống đồng bằng, các dạng địa hình chủ yếu của tỉnh BĐ là:
  • 26. 16 Vùng núi: Nằm về phía Tây Bắc và phía Tây của tỉnh BĐ. Có diện tích khoảng 2.498,66 km2 , phân bố ở các huyện An Lão (633,67 km2 ), Vĩnh Thạnh (782,49 km2 ), Vân Canh (759,32 km2 ), Tây Sơn và Hoài Ân (310 km2 ). Địa hình khu vực này phân cắt mạnh, sông suối có độ dốc lớn, là nơi phát nguồn của các sông trong tỉnh. 70% diện tích vùng núi thường có độ cao trung bình 500-1000 m, trong đó có 11 đỉnh cao trên 1.000 m, đỉnh cao nhất là 1.202 m ở xã An Toàn (huyện An Lão). Còn lại có 13 đỉnh cao 700-1000 m. Các dãy núi chạy theo hướng Bắc - Nam, có sườn dốc đứng hơn 20°. Nhiều khu vực núi ăn ra sát biển tạo thành các mỏm núi đá dọc theo bờ, vách núi dốc đứng và dưới chân là các dải cát hẹp. Đặc tính này đã làm cho địa hình ven biển trở thành một hệ thống các dãy núi thấp xen lẫn với các cồn cát và đầm phá. Vùng đồi: Tiếp giáp giữa miền núi phía Tây và đồng bằng phía Đông, có diện tích khoảng 1.592,76 km2 , có độ cao dưới 100 m, độ dốc tương đối lớn từ 10° đến 15°. Phân bố ở các huyện Hoài Nhơn (150,89 km2 ), An Lão (50,58 km2 ) và Vân Canh (79,24 km2 ). Vùng đồng bằng: Tỉnh BĐ không có dạng đồng bằng châu thổ mà phần lớn là các đồng bằng nhỏ được tạo thành do các yếu tố địa hình và khí hậu, các đồng bằng này thường nằm trên lưu vực của các con sông hoặc ven biển và được ngăn cách với biển bởi các đầm phá, các đồi cát hay các dãy núi. Độ cao trung bình của dạng địa hình đồng bằng lòng chảo này khoảng 25-50 m và chiếm diện tích khoảng 1.000 km². Đồng bằng lớn nhất của tỉnh là đồng bằng thuộc hạ lưu sông Kôn, còn lại là các đồng bằng nhỏ thường phân bố dọc theo các nhánh sông hay dọc theo các chân núi và ven biển. Vùng ven biển: Bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven biển với chiều rộng trung bình khoảng 2 km, hình dạng và quy mô biến đổi theo thời gian. Trong tỉnh có các dãi cát lớn là: dãi cát từ Hà Ra đến Tân Phụng, dãi cát từ Tân Phụng đến vĩnh Lợi, dãi cát từ Đề Gi đến Tân Thắng, dãi cát từ Trung Lương đến Lý Hưng. Ven biển còn có nhiều đầm như đầm Trà Ổ, đầm Nước Ngọt, đầm Mỹ Khánh, đầm Thị Nại; các vịnh như vịnh Làng Mai, vịnh Quy Nhơn, vịnh Vũng Mới...; các cửa biển như Cửa Tam Quan, Cửa An Dũ, Cửa Hà Ra, Cửa Đề Gi và Cửa Quy Nhơn. Các cửa trên là cửa trao đổi nước giữa sông và biển. Hiện tại ngoại trừ Cửa Quy Nhơn và Cửa Tam Quan khá ổn định, còn các Cửa An Dũ, Hà Ra, Đề Gi luôn có sự bồi lấp và biến động [66]. 1.2.1.3. Sông ngòi và hồ đầm Các sông trong tỉnh BĐ đều bắt nguồn từ những vùng núi cao của sườn phía đông dãy Trường Sơn. Trong tỉnh BĐ có bốn con sông lớn là Kôn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh cùng các sông nhỏ như Châu Trúc, Tam Quan. Ngoài các sông đáng kể nói trên còn lại là hệ thống các suối nhỏ chằng chịt thường chỉ có nước
  • 27. 17 chảy về mùa lũ. Tỉnh BĐ có hơn 15 hồ lớn như Hồ Hưng Long (An Lão); hồ Vạn Hội, Mỹ Đức và Thạch Khê (Hoài Ân); hồ Mỹ Bình (Hoài Nhơn);… và 3 đầm lớn là Trà Ô (Phù Mỹ) và hai đầm nước lợ là Đề Giầm và Thị Nại [66]. 1.2.1.4. Khí hậu Khí hậu BĐ có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do sự phức tạp của địa hình nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều. a. Nhiệt độ không khí trung bình năm: Ở khu vực miền núi biến đổi 20,1 - 26,1°C, cao nhất là 31,7°C và thấp nhất là 16,5°C. Tại vùng duyên hải, nhiệt độ không khí trung bình năm là 27,0°C, cao nhất 39,9°C và thấp nhất 15,8°C. b. Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm: Tại khu vực miền núi là 22,5 - 27,9% và độ ẩm tương đối 79-92%; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9% và độ ẩm tương đối trung bình là 79%. c. Chế độ mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Riêng đối với khu vực miền núi có thêm một mùa mưa phụ tháng 5-8 do ảnh hưởng của mùa mưa Tây Nguyên. Mùa khô kéo dài tháng 1-8. Đối với các huyện miền núi, tổng lượng mưa trung bình năm 2.000-2.400 mm. Đối với vùng duyên hải tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751 mm. Tổng lượng mưa trung bình có xu thế giảm dần từ miền núi xuống duyên hải và có xu thế giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam [66].
  • 28. 18 Hình 1.2. Bản đồ vùng Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh Bình Định) Nguồn: Biên tập bởi Dương Đức Lợi, dựa theo dữ liệu nguồn của Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • 29. 19 1.2.1.5. Các sinh cảnh đặc trưng * Rừng tự nhiên (chủ yếu là rừng nguyên sinh và một ít rừng thứ sinh): Loại sinh cảnh này chủ yếu ở độ cao trên 300 m so với mực nước biển. Nhiều nơi núi cao hiểm trở, độ dốc lớn, giao thông khó khăn nên hạn chế tác động của con người. Rừng chỉ bị khai thác nhẹ, cấu trúc chưa bị phá vỡ. * Rừng trồng (loại sinh cảnh này chủ yếu là rừng trồng bạch đàn, keo lai): phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 300 m. * Trảng cỏ, cây bụi: Gặp ở địa hình đồi núi thấp, ven thung lũng, núi có độ dốc cao, các khoảnh rừng tương đối bằng phẳng đã khai thác nghèo kiệt, những khu đất bị xói mòn gần khu dân cư. * Khu dân cư và nương rẫy: Gồm các làng mạc có người sinh sống, có đường giao thông và nguồn nước ổn định (ao cống, rãnh, vũng…); các khu vực trồng cây công nghiệp: mía, vừng… và cây lương thực: mì, bắp… * Sông suối và ven sông suối: Bao gồm sông suối tự nhiên, các hồ tự nhiên, nhân tạo và vùng phụ cận với nhiều loại thảm thực vật khác nhau như: rừng thường xanh, vườn cây ven sông suối. * Ruộng canh tác ngập nước: Gồm ruộng lúa nước, các vùng trũng ngập nước ở vùng đồng bằng ven thung lũng vùng đồi núi. * Bãi cát có cây bụi, cỏ ven biển: Các bãi cát ven biển có các cây bụi, cỏ. 1.2.1.6. Tài nguyên sinh vật + Tài nguyên thực vật: Rừng tự nhiên sản xuất có diện tích 142.860 ha, chiếm 24% diện tích đất lâm nghiệp, với trữ lượng gỗ 9.749.446 m3 [66]. Rừng tự nhiên chia làm các chủng loại: Rừng giàu 3.944 ha, trữ lượng 712. 895 m3 gỗ. Rừng trung bình 21.341 ha, trữ lượng 2.557.044 m3 gỗ. Rừng nghèo 31.294 ha, trữ lượng 2.429.864 m3 gỗ Rừng phục hồi 86.281 ha, trữ lượng 4.049.801 m3 gỗ. Từ số liệu trên thấy rằng diện tích rừng giàu hiện còn rất ít, chỉ bằng 18% diện tích rừng trung bình, bằng 12,6% diện tích rừng nghèo và 4,5% diện tích rừng phục hồi. Điều này nói lên rừng đã bị tàn phá và thoái hoá ở mức độ rất nghiêm trọng. Trữ lượng trong khu vực rừng nghèo và rừng phục hồi chỉ bằng xấp xỉ gấp 9 lần trữ lượng của khu vực rừng giàu mặc dù diện tích của nó gấp 29,8 lần diện tích rừng giàu. Thực vật dưới tán rừng cũng phát triển: song và mây chủ yếu mọc ở ven suối. Mây nước sợi đỏ mọc nhiều hơn mây sắc sợi trắng, có thể khai thác 200 tấn/năm. Đót, Sóc, Dầu rái mọc ở ven khe suối rải rác khắp vùng trung du An lão,
  • 30. 20 Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tây Sơn và Vân Canh. Cây dược liệu rất đa dạng và gặp nhiều loài quý: khoảng 40 loài cây phân bố rộng khắp: sa nhân, thiên niên kiện, bách bộ, thổ phục linh, hoàng đằng, thiên môn, phong kỷ, kim ngân… + Tài nguyên động vật: Động vật hoang dã ở rừng tỉnh BĐ tương tự với hệ thống động vật Kon Hà Nừng (Gia Lai), Ba Tơ, Trà Bồng (Quảng Ngãi), Trà My, Phước Sơn (Quảng Nam) gồm có 7 bộ thú với 19 họ, 38 loài và 13 bộ chim với 37 họ, 77 loài [66]. 1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 1.2.2.1. Dân số Ở BĐ bên cạnh người Kinh, người Hoa còn có người Chăm, người Bana, người Hrê, ngoài ra còn có thêm người Tày, người Nùng, người Thái, người Êđê. Dân số trung bình năm 2012 tỉnh BĐ là 1.502.374 trong đó, 732.380 nam, 769.994 nữ và thành thị 462.877 người, Nông thôn 1039497 người. Số lượng người ở nông thôn, đặc biệt là miền núi khá lớn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và quản lý tài nguyên động thực vật rừng. Tỉ lệ thất nghiệp tăng cao trung bình là 2% (3,4% ở thành thị và 1,6% ở nông thôn) (Cục thống kê tỉnh BĐ, 2013) [16]. 1.2.2.2. Giáo dục Tổng số học sinh ở trường xã và làng ở vùng đồng bào các dân tộc là 36.258 em, trong đó có 4.415 em học sinh là người dân tộc thiểu số. Như vậy trung bình cứ 6 người dân tộc có 1 người đi học. Bên cạnh đó, trong những năm qua các huyện Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh đã xây dựng được trường dân tộc nội trú để tạo điều kiện cho con em các dân tộc có điều kiện nâng cao học tập [66]. Năm học 2012-2013 có 287.300 học sinh từ cấp Tiểu học đến Trung học phổ thông [16].
  • 31. 21 Hình 1.3. Bản đồ thảm thực vật rừng vùng phía Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh Bình Định) Nguồn: Biên tập bởi Dương Đức Lợi, dựa theo dữ liệu nguồn của Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • 32. 22 Chương 2. ĐỐI TƯỢNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các loài LC, BS. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn về phía Bắc Đèo Cù Mông là đèo Bình Đê (phạm vi nghiên cứu thuộc địa bàn tỉnh BĐ). 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Đề tài được thực hiện hơn ba năm từ tháng 5/2012 đến tháng 5/2015, tại các huyện, thị xã, thành phố thuộc địa bàn phía Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh BĐ). Đã tiến hành 20 đợt khảo sát thu mẫu ở 11 điểm và 27 tuyến thu mẫu (mỗi điểm thu mẫu có từ 2 đến 4 tuyến) (Phụ lục 1). Các điểm thu mẫu gồm thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và 9 huyện (An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, Tuy Phước, Vân Canh, Vĩnh Thạnh). Mỗi đợt khảo sát từ 4-7 ngày, tổng thời gian thu mẫu là 101 ngày. Các điểm và tuyến thu mẫu được đánh dấu trên bản đồ (hình 2.1). Căn cứ vào đặc điểm thời tiết và khí hậu VNC, chúng tôi chọn thời gian thực địa chủ yếu là những tháng nắng, từ tháng 1 đến tháng 9 trong năm đặc biệt là những tháng có mưa giông. Từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa mưa nên đi thực địa rất khó khăn. Thời gian, tọa độ, sinh cảnh của mỗi tuyến được trình bày ở Phụ lục 1. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được thực hiện sau mỗi đợt đi thực địa. Tiến hành phân tích, so sánh mẫu vật và tham khảo đối chiếu các tài liệu khảo cứu chuyên ngành LC, BS tại phòng thí nghiệm khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. 2.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Vật liệu nghiên cứu Đã phân tích 264 mẫu vật, bao gồm 135 mẫu LC, 52 mẫu thằn lằn, 58 mẫu rắn, 19 mẫu rùa. Các mẫu vật hiện đang được lưu giữ tại Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế và một số mẫu được lưu giữ tại Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật.
  • 33. 23 Hình 2.1. Bản đồ điểm và tuyến khảo sát vùng phía Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh Bình Định) Nguồn: Biên tập bởi Dương Đức Lợi, dựa theo dữ liệu nguồn của Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • 34. 24 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên 2.3.2.1. Phương pháp thu mẫu vật Lập tuyến khảo sát: Căn cứ vào địa hình và sinh cảnh, tôi chọn các tuyến khảo sát xuyên qua các dạng sinh cảnh đại diện ở khu vực nghiên cứu: Ở rừng: chọn các con suối có nước chảy, hang hốc, vách đá và các lối mòn trong rừng; Khu dân cư: chọn bờ ruộng, bờ ao, nương rẫy, vườn nhà, cồn cát ven biển. Mỗi điểm bố trí 2-4 tuyến qua các sinh cảnh. Dùng máy định vị GPS Garmin 60CX (xuất xứ Trung Quốc) để ghi tọa độ và độ cao ở các điểm thu mẫu. Thời gian và phương pháp thu mẫu: Thời điểm thu mẫu trong ngày khác nhau đối với mỗi nhóm động vật. Đối với LC: Mẫu vật được thu từ 17 giờ đến 24 giờ hằng ngày. Mẫu của LC được thu trực tiếp bằng tay. Đối với BS: Thời gian thu mẫu BS là cả ban ngày và ban đêm, từ 9 giờ đến 14 giờ và từ 18 giờ đến 24 giờ. Đối với thằn lằn có thể dùng thòng lọng hoặc cần câu. Đối với rắn dùng gậy có kẹp hay móc sắt ở đầu gậy để thu mẫu. Vị trí tìm kiếm LC, BS thường dưới các hóc đá, thân cây bị chặt hay đổ ngã, các vật đổ nát trên mặt đất. Trong các bụi cây, cành cây thấp và vừa, thực vật sống dưới nước, khe suối, bờ ruộng, ao, hồ hoặc ở xung quanh vườn, nhà dân. Riêng đối với Nhông cát chỉ tìm thấy ở sinh cảnh bãi cát ven biển. Những mẫu thu được và quan sát được ghi lại tọa độ, chụp ảnh trạng thái và màu sắc tự nhiên trong sinh cảnh sinh sống của chúng. Xử lý mẫu vật: Mẫu được gây mê bằng miếng bông thấm etyl a-xe-tat. Tiến hành đeo nhãn đã ghi ký hiệu mẫu sau khi gây mê. Một số mẫu cần phân tích sinh học phân tử, mẫu cơ hoặc gan được lưu giữ trong cồn 95% và được cách ly với foóc môn. Định hình mẫu vật: Sắp xếp mẫu vào khay theo hình dạng tự nhiên, phủ giấy thấm lên trên, ngâm trong cồn 80-90% trong vòng 4-10 giờ tùy theo kích cỡ mẫu. Đối với mẫu LC, BS kích cỡ lớn phải tiêm cồn 90% vào bụng và cơ của mẫu vật để tránh thối hỏng. Sau khi cố định, mẫu được bảo quản trong cồn 70% ở bình có nắp đậy kín để tránh bay hơi cồn và làm khô mẫu. Mẫu được đưa vào phòng bảo quản có đủ điều kiện nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, tránh ánh nắng mặt trời. Việc thu mẫu trên thực địa được thực hiện kết hợp cùng với các thợ săn và những người dân địa phương trong vùng nghiên cứu.
  • 35. 25 2.3.2.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn Việc điều tra được lặp lại nhiều lần ở nhiều người, nhiều vùng để tăng độ tin cậy. Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn nhân dân địa phương thông qua phiếu và kết hợp thẩm định bằng bộ ảnh mẫu của các loài LC, BS. Điều tra, phỏng vấn qua nhân dân, thợ săn, những người trực tiếp tiếp xúc với LC, BS. Nội dung phỏng vấn gồm: thành phần loài, số lượng, tên địa phương, nơi phân bố, các đặc điểm sinh thái, sinh học, tình hình khai thác, dụng cụ săn bắt, giá trị sử dụng và kinh tế (giá bán trên thị trường mua bán động vật). Điều tra phỏng vấn là một cơ sở có giá trị cho việc định hướng lựa chọn điểm, tuyến khảo sát nhằm thu được kết quả trên thực địa. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp quan sát động vật trong tự nhiên, điểm mua bán động vật hoang dã và những di vật còn lại (rùa, rắn ngâm rượu). + Quan sát, chụp ảnh, phân tích đặc điểm hình thái và các đặc điểm khác của các loài đối với các mẫu còn lưu giữ trong dân. + Quan sát môi trường sống, nơi ở, hoạt động ngày đêm, thời gian và nơi sinh sản, kiếm ăn của các loài LC, BS ngoài tự nhiên. Vì nghiên cứu này tập trung vào các loài BS trên đất liền nên đối với các loài BS biển ở VNC, chúng tôi kế thừa các tài liệu đã ghi nhận trước đây và không tiến hành khảo sát. 2.3.3. Đánh giá tần suất bắt gặp ở các điểm nghiên cứu Đánh giá tần suất bắt gặp của các loài theo địa điểm thu mẫu căn cứ vào số lượng cá thể thu được và chia ra thành ba mức độ: thường gặp (+++) khi có tần suất gặp 75 - 100% tổng số điểm thu mẫu, ít gặp (++) khi có tần suất gặp 50 - 74% tổng số điểm thu mẫu và hiếm gặp (+) khi tần suất gặp ít hơn 50% tổng số điểm thu mẫu. 2.3.4. Phân tích trong phòng thí nghiệm Mẫu vật sau khi được thu thập đưa về phòng thí nghiệm để phân tích, sử dụng thước thước kẹp C-MART D0024-06, sản suất tại Trung Quốc với sai số 0,01 mm để đo các chỉ tiêu hình thái.Tùy từng loại LC, BS mà phân tích các số liệu hình thái khác nhau (Đơn vị tính: khối lượng: g; chiều dài: mm). Các đặc điểm hình thái theo từng nhóm: 2.3.4.1. Nhóm lưỡng cư Các chỉ tiêu hình thái như sau: Dài thân (SVL); Dài đầu (HL); Rộng đầu (HW); Khoảng cách từ mút mõm đến mũi (SL); Đường kính lớn nhất của mắt theo chiều dọc (ED); Đường kính lớn nhất của màng nhĩ (TD); Khoảng cách bờ trước mũi đến mõm (NS); Khoảng cách từ mép trước của mắt đến mép sau của mũi (EN); Đường kính củ cạnh trong (IML); Rộng mí mắt trên (UEW). Chiều dài ống chân
  • 36. 26 (TIB); Chiều dài đùi (FEM); Chiều dài tay (HND); Chiều dài bàn chân (FTL); Gian mũi (IN); Chiều dài ngón thứ 3 (ML); Chiều dài ngón thứ 4 (PL); công thức màng bơi theo Ohler & Delorme 2006 [107]. Hình 2.2. Các đặc điểm hình thái dùng trong phân loại lưỡng cư không đuôi (Theo Banikov et al. 1977 và Hoàng xuân Quang, 2012)[41] 1. Lỗ mũi; 2. Mắt; 3. Màng nhĩ, 4. Dài mũi; 5. Mí mắt trên; 6. Rộng mí mắt trên; 7. Gian mí mắt; 8. Gian mũi; 9. Khoảng cách giữa hai dải mũi; 10. Khoảng cách từ mõm đến mũi; 1l. Dài mõm; 12. Đường kính mắt; 13. Dài màng nhĩ; 14. Dài thân; 15. Rộng đầu; 16. Lỗ huyệt; 17. Dài đùi; 18. Dài ống chân; 19. Đùi; 20. Ống chân; 21. Cổ chân: 22. Dài củ bàn trong; 23. Dài bàn chân; 24. Rộng đĩa ngón chân. Hình 2.3. Cách tính công thức màng bơi (theo Ohler & Delorme 2006) [107] Công thức màng bơi tính như sau: - Nếu bắt đầu từ mút ngón chân (ngay ở gốc đĩa bám) thì là 0 (hoàn toàn), ½ thì là nửa của đốt; đốt 1 là đốt ngoài cùng (tính từ ngoài về phía gốc ngón)
  • 37. 27 2.3.4.2. Nhóm thằn lằn Kích thước: Hình 2.4. Các số đo ở thằn lằn (Manthey & Grossmann, 1997: có bổ sung) [41] Các chỉ tiêu hình thái: Chiều dài đầu thân (SVL); Chiều dài đầu (HL); Chiều dài thân (TrunkL); Chiều dài đuôi (TL); Chiều rộng đầu (HW); Chiều cao đầu (HH); Chiều dài tai (EarL); Chiều dài cánh tay (ForeL); Chiều dài cẳng chân (CrusL); Chiều rộng đuôi (TW); Đường kính ổ mắt (OrbD); Khoảng cách mũi-mắt (NarEye); Chiều dài mõm mắt (SnEye); Khoảng cách mắt-tai (EyeEar); Độ rộng gian mũi (InterNar); Độ rộng gian ổ mắt (InterOrb); Số hàng vẩy trên xương trán (OrbScale); Số lỗ trước huyệt (PrePore); Số lỗ đùi (FB); Số hàng vảy vòng quanh thân (SAB); Số hàng vẩy ngang bụng ở giữa thân (SB); Số bản mỏng dưới ngón I chân trước (FIS), ngón IV chân trước (FIVS); Số bản mỏng dưới ngón I chân sau (TIS), ngón IV chân sau (TIVS); Số vảy môi trên (SL); Số vảy môi dưới (IL); Lỗ đùi (FB). Hình 2.5. Các tấm trên đầu ở thằn lằn (Mabuya) (Manthey & Grossmann, 1997) [41] l. Trán; 2. Trước trán; 3. Trán - mũi; 4. Mũi; 5. Trên mũi; 6. Mõm; 7. Má; 8. Sau mũi; 9. Trên ổ mắt; 10. Trán đỉnh; I l. Gian đỉnh; 12. Đỉnh; 13. Gáy; 14. Trước ổ mắt; 15. Trên mi; 16. Mép trên; 17. Cằm; 18. Sau cằm; 19. Mép dưới; 20. Thái dương; 21. Họng; 22. Màng nhĩ.
  • 38. 28 Hình 2.6. Mặt dưới bàn chân thằn lằn (Bourret, 1943) [41] a. Gekko gecko (bản mỏng không chia); b. Hemidactylus frennatus (bản mỏng chia); c. Eutropis longicaudata; d. Takydromus sexlineutus. 2.3.4.3. Nhóm rắn Các chỉ tiêu hình thái: Chiều dài đầu thân (SVL); Chiều dài đầu (HL); Đường kính của mắt (ED); Khoảng cách từ mắt tới mũi (EN); Chiều dài đuôi (TL); Số vảy bụng (VENT); Số vảy dưới đuôi (SUBC); Số vảy môi trên (SPL1); Số vảy môi trên tiếp xúc với mắt (SPL2); Số vảy môi dưới (INFR); Số vảy thái dương (TEMP); Số hàng vảy trên lưng từ phần đầu đến nữa thân (DOR1); Số hàng vảy trên lưng từ nữa thân đến hậu môn (DOR2); Số hàng vảy trên lưng ở phần đuôi (DOR3); Vảy gian mũi (InN); Tấm hậu môn (Nguyên/chia); Vảy trước trán (Pref); Vảy trước trán ổ mắt (PreOc). Hình 2.7. Vảy và đầu của rắn (Manthey & Grossmann, 1997) [41] Tấm trán (F); Tấm đỉnh (P); Tấm trước trán (Pf); Tấm gian mũi (In); Tấm cằm (M); Tấm mõm (R); Tấm mép trên (L); Tấm mép dưới (IL); Tấm sau cằm trước (MA); Tấm sau cằm sau (MP); Vảy họng (G); Vảy bụng (V); Tấm mũi (N); Tấm má (L); Tấm trước mắt (Pro); Tấm sau mắt (Pto); Tấm dưới mắt (Subo); Tấm thái dương (T).
  • 39. 29 Hình 2.8. Cách đếm số hàng vảy thân (Manthey & Grossmann, 1997) [41] a. Đếm xiên; b. Đếm theo hình chữ V; c. Đếm so le Hình 2.9. Vảy bụng, vảy dưới đuôi và vảy hậu môn (Manthey & Grossmann, 1997) [41] Vảy bụng (V) có hoặc không có khuyết ở bên; Vảy dưới đuôi (SC) nguyên (xếp 1 hàng) hoặc kép (2 hàng), Vảy hậu môn (A) có thể nguyên hay chia. 2.3.4.4. Nhóm Rùa Các chỉ tiêu hình thái: Chiều dài mai (CL); Chiều rộng mai (CW); Chiều cao mai (SH); Dài đuôi (LT); Chiều dài yếm (PL). Hình 2.10. Đo các phần cơ thể của rùa (Hoàng Xuân Quang và cs, 2012) [41] - Mai rùa: Hình dạng mai (Dẹp/gồ cao); Số lượng gờ; Da (mềm/tấm sừng) - Tấm sừng: Số lượng tấm sống (V); Số lượng tấm sườn (C); Số lượng tấm bìa (sm); Tấm gáy (n) (Chẵn/lẻ); Số lượng tấm trên đuôi (Sc); Tấm sống thứ nhất (dài rộng gần bằng nhau/dài và hẹp)
  • 40. 30 - Yếm: Bờ trước yếm (khuyết/thẳng/lồi tròn); Yếm gắn chắc/cử động được; Tấm họng (G); Tấm gian họng (IG); Tấm cánh tay (H); Tấm ngực (Py); Tấm bụng (Ab); Tấm đùi (F); Tấm hậu môn (An); Tấm nách (ax); Tấm bẹn (in); Tấm dưới bìa (Im) 2.3.5. Định tên khoa học các loài Mẫu vật sau khi đã phân tích các số liệu về hình thái, được định tên khoa học dựa vào các tài liệu: Định loại LC: Bourret (1942) [80], Taylor (1962) [121], Yang et al. (1980) [127], Inger et al. (1999) [89], Ohler et al. (2000) [106], Bain et al. (2003, 2005, 2009) [69; 70; 71], Stuart et al. (2006) [120], Tran et al. (2010) [124], Hecht et al. (2013) [87]; Về định loại rắn theo tài liệu Smith (1943) [118], Campden-Main (1984) [81]; Nguyễn Văn Sáng (2007) [47], Ye et al. (2007) [128]; Về định loại thằn lằn theo tài liệu của Taylor (1963) [122], Smith (1935) [117], Nguyen (2011) [103]. Định loại rùa theo tài liệu của Stuart và cs (2001) [49]; Hendrie và cs (2011) [20]. Ngoài ra còn kết hợp thêm một số sách nhận dạng LC, BS của Hoàng Xuân Quang và cs (2012) [41]; các bài báo về LC, BS được đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước. Tên khoa học đối với LC theo Frost (2015) [134]; đối với BS theo Uetz et al. (2015) [138] và tên phổ thông theo Nguyen et al. (2009) [100]. Thẩm định và so sánh mẫu tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. 2.3.6. Xử lý số liệu Số liệu thống kê được phân tích trên phần mềm PAST (Hammer et al., 2001). Chỉ số Sorensen-Dice được sử dụng để so sánh sự tương đồng về thành phần loài giữa hai vùng. Các phân vùng có thành phần loài tương tự nhau sẽ tập hợp lại thành nhóm. Chỉ số này được tính dựa theo công thức: djk = 2M / (2M+N), trong đó M là số loài xuất hiện ở cả hai vùng và N là tổng số loài chỉ xuất hiện ở một vùng. Quy định mã hóa: loài có mặt là 1, loài không có mặt là 0 [86]. 2.3.7. So sánh mức độ tương đồng đồng về thành phần loài LCBS của khu vực nghiên cứu với các phân vùng địa lý động vật Chỉ số ái tính cũng dùng để xét mối quan hệ của khu hệ LC, BS ở khu vực nghiên cứu với các khu phân bố địa lý động vật học LC, BS Việt Nam. Phân bố của các loài LC, BS ở các phân khu địa lý động vật và các khu phân bố địa lý động vật học LC, BS Việt Nam được xác định dựa theo: Danh lục LC, BS Việt Nam của Nguyen et al., 2009 [100]; “A field guide to the snake of South Vietnam” của Campden-Main, 1984 [81]; các phân khu địa lý LCBS Việt Nam theo tài liệu của Trần Kiên, Nguyễn
  • 41. 31 Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1985) và Trần Kiên, Hoàng Xuân Quang (1992) [30]; Bain & Hurley (2011) [72]. 2.3.8. Đánh giá tình trạng bảo tồn và tính đặc hữu Phân hạng bảo tồn dựa vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) [5], Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ [7], Nghị định 160/2013/NĐ-CP về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm [8], Danh lục Đỏ của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN, 2015) [136], Công ước quốc tế về Buôn bán các loài bị đe dọa (CITES 2013) [82] và tính đặc hữu dựa theo tài liệu Nguyen et al, 2009 [100].
  • 42. 32 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài lưỡng cư, bò sát vùng phía Bắc Đèo Cù Mông 3.1.1. Danh sách thành phần loài Dựa vào kết quả phân tích các mẫu vật thu được, kết hợp với điều tra phỏng vấn và tổng hợp tài liệu đã công bố trước đây, chúng tôi đã xác định được ở VNC có 111 loài LC, BS ở VNC thuộc 66 giống, 27 họ và 3 bộ. Trong đó, lớp LC có 30 loài thuộc 14 giống, 6 họ, 1 bộ. Lớp BS có 81 loài thuộc 52 giống, 21 họ, 2 bộ; thể hiện ở bảng 3.1. Trong đó, có 91 loài có mẫu, 8 loài ảnh chụp và 12 loài theo tài liệu trước đây. Bảng 3.1. Danh sách các loài LC, BS ghi nhận ở vùng phía Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh BĐ) TT Tên Khoa học Tên Việt Nam Nguồn Số liệu Tần suất bắt gặp Tài liệu AMPHIBIA LỚP LƯỠNG CƯ Anura Bộ Lưỡng cư không đuôi 1. Bufonidae 1. Họ Cóc 1. Duttaphrynus melanostictus (Schneider,1799) Cóc nhà M, TL +++ [100] 2. Ingerophrynus galeatus (Günther,1864) * Cóc rừng M + 3. Ingerophrynus macrotis (Boulenger,1887)* Cóc tai to M + 2. Megophryidae 2. Họ Cóc bùn 4. Ophryophryne gerti Ohler 2003 * Cóc núi got M + 5. Ophryophryne hansi Ohler, 2003* Cóc núi han-x M + 3. Microhylidae 3. Họ Nhái bầu 6. Kaloula pulchra Gray,1831 * Ễnh ương thường M + 7. Microhyla marmorata Bain & Nguyen, 2004 * Nhái bầu hoa cương M + 8. Microhyla fissipes (Boulenger,1884)* Nhái bầu hoa M +++ 9. Microhyla heymonsi Vogt, 1911* Nhái bầu hây môn M ++ 4. Dicroglossidae 4. Họ Ếch nhái chính thức 10. Fejervarya limnocharis (Gravenhorst,1829) Ngóe M, TL +++ [100] 11. Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann,1835) Ếch đồng M, TL +++ [100] 12. Limnonectes bannaensis Ye, Fei & Jiang, 2007 * Ếch nhẽo M +
  • 43. 33 TT Tên Khoa học Tên Việt Nam Nguồn Số liệu Tần suất bắt gặp Tài liệu 13. Limnonectes dabanus (Smith,1922)* Ếch gáy dô M ++ 14. Limnonectes sp. Ếch M ++ 15. Limnonectes poilani (Bourret,1942)* Ếch poi lan M ++ 16. Occidozyga lima (Gravenhorst,1829)* Cóc nước sần M ++ 5. Ranidae 5. Họ Ếch nhái 17. Amolops spinapectoralis Inger, Orlov & Darevsky, 1999* Ếch bám đá gai ngực M + 18. Hylarana attigua (Inger, Orlov & Darevsky, 1999)* Ếch at-ti-gua M + 19. Hylarana erythraea (Schlegel, 1837)* Chàng xanh M ++ 20. Hylarana guentheri Boulenger,1882* Chẫu chuộc M +++ 21. Hylarana milleti (Smith, 1921) * Chàng mi-lê M + 22. Hylarana nigrovittata (Blyth,1855)* Ếch suối M ++ 23. Odorrana banaorum (Bain, Lathrop, Murphy, Orlov & Ho, 2003)* Ếch ba na M + 24. Odorrana chloronota (Günther,1876)* Ếch xanh M + 25. Odorrana graminea (Boulenger, 1900) * Ếch g-ra-mi-ne M + 26. Odorrana morafkai (Bain, Lathrop, Murphy, Orlov & Ho, 2003) * Ếch mo-rap-ka M + 27. Odorrana tiannanensis (Yang & Li, 1980)* Ếch ti-an-nan M + 6. Rhacophoridae 6. Họ Ếch cây 28. Polypedates megacephalus Hallowell,1861 * Ếch cây hồng kông M +++ 29. Polypedates mutus (Smith, 1940)* Ếch cây mi-an-ma M +++ 30. Rhacophorus annamensis Smith, 1924* Ếch cây trung bộ M + REPTILIA LỚP BÒ SÁT Squamata Bộ có vảy Sauria Phân bộ Thằn lằn 7. Agamidae 7. Họ Nhông 31. Physignathus cocincinus Cuvier,1829* Rồng đất M ++ 32. Acanthosaura capra Günther, 1861* Ô rô cap-ra M + 33. Calotes mystaceus Duméril & Binron, 1837* Nhông xám M + 34. Calotes versicolor (Daudin,1802)* Nhông xanh M +++
  • 44. 34 TT Tên Khoa học Tên Việt Nam Nguồn Số liệu Tần suất bắt gặp Tài liệu 35. Draco indochinensis Smith, 1928* Thằn lằn bay đông dương M + 36. Draco maculatus (Gray,1845)* Thằn lằn bay đốm M + 8. Leiolepididae 8. Họ Nhông cát 37. Leiolepis guttata Cuvier,1829 Nhông cát gut-ta M, TL + [13] 38. Leiolepis guentherpetersi Darevsky & Kupriyanova, 1993* Nhông cát sọc M + 9. Gekkonidae 9. Họ Tắc kè 39. Cyrtodactylus pseudoquadrivirgatus Rösler, Vu, Nguyen, Ngo & Ziegler, 2008* Thạch sùng ngón giả bốn vạch M + 40. Gekko gecko (Linnaeus,1758) Tắc kè M, TL +++ [100] 41. Hemidactylus bowringii (Gray, 1845)* Thạch sùng bau- ring M +++ 42. Hemidactylus frenatus Schlegel, 1836 Thạch sùng đuôi sần M, TL +++ [100] 43. Hemidactylus garnotii Duméril & Bibron, 1836* Thạch sùng ga-not M + 44. Hemidactylus platyurus (Schneider, 1792) * Thạch sùng đuôi rèm M +++ 10. Scincidae 10. HọThằn lằn bóng 45. Eutropis longicaudatus (Hallowell,1856) Thằn lằn bóng đuôi dài M, TL +++ [100] 46. Eutropis macularius (Blyth,1853)* Thằn lằn bóng đốm M + 47. Eutropis multifasciatus (Kuhl,1820)* Thằn lằn bóng hoa M +++ 48. Lipinia vittigera (Boulenger, 1894)* Thằn lằn vạch M + 49. Scincella rufocaudata (Darevsky & Nguyen, 1983)* Thằn lằn đuôi đỏ M + 11. Varanidae 11. Họ Kỳ đà 50. Varanus nebulosus (Gray,1831)* Kỳ đà vân M ++ 51. Varanus salvator (Laurenti,1786)* Kỳ đà hoa M ++ 12. Anguidae 12. Họ Thằn lằn không chân 52. Dopasia sokolovi Darevsky & Nguven, 1983* Thằn lằn rắn so-ko-lop M + Serpentes Phân bộ Rắn
  • 45. 35 TT Tên Khoa học Tên Việt Nam Nguồn Số liệu Tần suất bắt gặp Tài liệu 13. Pythonidae 13. Họ Trăn 53. Python molurus (Linnaeus, 1758)* Trăn đất M ++ 54. Python reticulatus (Schneider, 1801) Trăn gấm M, TL ++ [81]; [100]; [47] 14. Xenopeltidae 14. Họ Rắn mống 55. Xenopeltis unicolor (Reinwardt, 1827)* Rắn mống M +++ 15. Acrochordidae 15. Họ Rắn rầm ri 56. Acrochordus granulatus (Schneider, 1799) Rắn rầm ri cá M, TL + [81]; [100]; [47] 16. Colubridae 16.Họ Rắn nước 57. Boiga multomaculata (Boie, 1827) Rắn rào đốm M, TL + 58. Chrysopelea ornata (Shaw, 1802)* Rắn cườm M + 59. Coelognathus flavolineatus (Schlegel, 1837)* Rắn sọc vàng M + 60. Coelognathus radiatus (Boie, 1827) Rắn sọc dưa M, TL +++ [100] 61. Dendrelaphis pictus (Gmelin, 1789)* Rắn leo cây thường M + 62. Lycodon laoensis Gunther, 1864* Rắn khuyết lào M + 63. Oligodon mouhoti (Boulenger, 1914)* Rắn khiếm mau-hô-ti M + 64. Ptyas korros (Schlegel, 1837) Rắn ráo thường M, TL ++ [81]; [100]; [47] 65. Ptyas mucosa (Linnaeus, 1758)* Rắn ráo trâu M ++ 17.Homalopsidea 17. Họ Rắn ri cá 66. Enhydris enhydris (Schneider, 1799)* Rắn bông súng M ++ 67. Enhydris innominata (Morice, 1875)* Rắn bồng không tên M + 68. Enhydris plumbea (Boie, 1827) Rắn bồng chì M, TL +++ [100] 69. Enhydris subtaeniata (Bourret, 1937)* Rắn bồng mê kông M + 70. Homalopsis mereljcoxi Murphy, Voris, Murthy, Traub & Cumberbatch, 2012 Rắn ri cá TL - [100]; [47]
  • 46. 36 TT Tên Khoa học Tên Việt Nam Nguồn Số liệu Tần suất bắt gặp Tài liệu 71. Myrrophis bennetti (Gray 1842)* Rắn bồng ven biển M + 18. Lamprophiidae 18. Họ Rắn hổ đất 72. Psammodynastes pulverulentus (Boie, 1827)* Rắn hổ đất M + 19. Natricidea 19. Họ Rắn sãi 73. Hebius boulengeri (Gressitt, 1937)* Rắn sãi thường M + 74. Hebius leucomystax David, Bain, Nguyen, Orlov, Vogel, Vu & Ziegler, 2007* Rắn sãi mép trắng M + 75. Rhabdophis nuchalis (Boulenger, 1891)* Rắn hoa cỏ gáy M + 76. Rhabdophis subminiatus (Schlegel, 1837)* Rắn hoa cỏ nhỏ M ++ 77. Xenochrophis flavipunctatus (Hallowell, 1861) Rắn nước đốm vàng M, TL +++ [100] 20. Pareatidea 20. Họ Rắn hổ mây 78. Pareas hamptoni (Boulenger, 1905)* Rắn hổ mây ham- ton M + 21. Elapidae 21. Họ Rắn hổ 79. Bungarus fasciatus (Schneider, 1801)* Rắn cạp nong M +++ 80. Naja atra Cantor, 1842* Rắn hổ mang trung quốc M + 81. Naja kaouthia Lesson, 1831* Rắn hổ mang một mắt kính M + 82. Ophiophagus hannah (Cantor, 1836)* Rắn hổ chúa A ++ 83. Atrotia stokesii (Gray, 1846) Đẻn s-to-ki TL - [100] 84. Hydrophis atriceps Günther, 1864 Đẻn đầu đen TL - [100] 85. Hydrophis gracilis (Shaw, 1802) Đẻn đầu nhỏ TL - [100] 86. Hydrophis melanocephalus Gray, 1849 Đẻn cổ nhỏ TL - [100] 87. Hydrophis ornatus (Gray, 1842) Đẻn đuôi sọc TL - [100] 88. Hydrophis torquatus Günther, 1864 Đẻn khoanh đuôi đen TL - [100] 89. Pelamis platurus (Linnaeus, 1766) Đẻn đuôi đốm TL - [100]; [47] 22. Viperidae 22. Họ Rắn lục
  • 47. 37 TT Tên Khoa học Tên Việt Nam Nguồn Số liệu Tần suất bắt gặp Tài liệu 90. Trimeresurus albolabris (Gray, 1842)* Rắn lục mép trắng M +++ 91. Trimeresurus stejnegeri Smith 1937* Rắn lục xanh M + 92. Trimeresurus vogeli (David, Vidal & Pauwels, 2001)* Rắn lục von-gen M + Testudines Bộ rùa 23. Platysternidae 23. Họ Rùa đầu to 93. Platysternon megacephalum Gray, 1831* Rùa đầu to M + 24. Geoemydidae 24. Họ Rùa đầm 94. Cuora amboinensis (Daudin, 1802)* Rùa hộp lưng đen A + 95. Cuora bourreti Obst & Reimann, 1994 Rùa hộp bua-re A, TL + [20] 96. Cuora mouhotii (Gray,1862) Rùa sa nhân M, TL + [20] 97. Cuora cyclornata (Bell,1825)* Rùa hộp ba vạch A + 98. Cyclemys pulchristriata Fritz, Gaulke & Lehr, 1997 Rùa đất pu-kin M, TL ++ [100]; [20] 99. Cyclemys oldhamii (Gray, 1863) Rùa đất sê-pôn TL, ĐT - [20] 100. Heosemys grandis (Gray, 1860)* Rùa đất lớn A + 101. Malayemys subtrijuga (Schweigger, 1812)* Rùa ba gờ M + 102. Mauremys annamensis (Siebenrock, 1903) Rùa trung bộ A, TL + [100]; [20];[97] 103. Mauremys sinensis (Gray, 1834)* Rùa cổ sọc M + 104. Sacalia quadriocellata (Siebenrock,1903)* Rùa bốn mắt M ++ 105. Siebenrockiella crassicollis (Gray, 1831)* Rùa cổ bự A + 25. Testudinidae 25. Họ Rùa núi 106. Indotestudo elongata (Blyth, 1853) Rùa núi vàng M, TL ++ [20] 107. Manouria impressa (Günther, 1882)* Rùa núi viền A + 26. Trionychidae 26. Họ Rùa mai mềm 108. Pelochelys cantorii Gray, 1864 Giải TL - [20]; [83] 109. Pelodiscus sinensis (Wiegmann, 1834) Ba ba trơn M, TL +++ [100]; [20] 27. Cheloniidae 27. Họ Rùa biển 110. Eretmochelys imbricata (Linnaeus, 1766) Đồi mồi TL, ĐT - [100] 111. Lepidochelys olivacea (Eschscholtz, 1829) Đồi mồi dứa TL, ĐT - [100]