SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––
NGUYỄN XUÂN CƯỜNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
CHE SÁNG ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CHÈ XANH
GIỐNG CHÈ KIM TUYÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
THÁI NGUYÊN - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––
NGUYỄN XUÂN CƯỜNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
CHE SÁNG ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CHÈ XANH
GIỐNG CHÈ KIM TUYÊN
NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ NGÀNH: 9.62.01.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn
2. TS. Đặng Văn Thư
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả trong luận án này là hoàn
toàn trung thực và chưa từng công bố tại bất kỳ một công trình nghiên cứu nào.
Thái Nguyên, tháng 03 năm 2019
Tác giả luận án
Nguyễn Xuân Cường
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện bản luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá
nhân và tập thể.
Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn, TS. Đặng Văn Thư là những người thầy tâm huyết đã
tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian định hướng và chỉ
bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện, Ban lãnh đạo và các cán bộ
đồng nghiệp Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi triển khai các thí nghiệm, phân tích…để tôi hoàn thành
luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Phòng đào tạo, các thầy cô Khoa
Nông học thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi để hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè những
người đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện hết sức có thể để tôi hoàn thành
luận án này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 03 năm 2019
Tác giả luận án
Nguyễn Xuân Cường
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................ii
MỤC LỤC .....................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU .............................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ.........................................................ix
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết.............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài ............................................ 3
4. Điểm mới của luận án ................................................................................. 3
5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA
ĐỀ TÀI......................................................................................................... 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài......................................................................... 5
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu che sáng......................................... 5
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc phân bón trong điều kiện che sáng.................... 6
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởngđếnsự tích lũy các chất hóa học trongbúp chè ...... 8
1.2. Tình hình nghiên cứubiện pháp chesáng vàphân bóncho chè trên Thế giới...17
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật che sáng cho chè trên Thế giới ...........17
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè trên thế giới.........................29
1.3. Tình hình nghiên cứubiện pháp chesáng vàphân bóncho chèở Việt Nam.....35
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật che sáng cho chè ở Việt Nam .............35
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè ở Việt Nam .........................38
1.4. Một số nhận xét rút ra từ tổng quan tài liệu ..............................................44
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘIDUNG VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......47
iv
2.1. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................47
2.1.1. Giống chè............................................................................................47
2.1.2. Vật liệu khác........................................................................................47
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................48
2.2.1. Thời gian nghiên cứu............................................................................48
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................48
2.3. Nội dung nghiên cứu...............................................................................48
2.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................49
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm..............................................................49
2.4.2. Phương pháp theo dõi..........................................................................55
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................61
3.1. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng, nhiệt độ không khí và ẩm độ
không khí đến năng suất và chất lượng chè xanh của giống chè Kim Tuyên .....61
3.1.1. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng với nhiệt độ và ẩm độ không khí...61
3.1.2. Mốiquan hệ giữa cườngđộ ánhsáng vớinăngsuất giốngchè Kim Tuyên......63
3.1.3. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng với chất lượng nguyên liệu giống
chè Kim tuyên. ..............................................................................................65
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất
lượng nguyên liệu giống chè Kim Tuyên ........................................................75
3.2.1. Ảnh hưởng của che sáng giảm cường độ ánh sáng đến năng suất, chất
lượng nguyên liệu giống chè Kim Tuyên ở vụ hè. ...........................................75
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến năng suất, chất
lượng nguyên liệu giống Kim Tuyên ở vụ hè ..................................................88
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian che sáng đến năng suất, chất
lượng nguyên liệu giống Kim Tuyên ............................................................102
3.3. Nghiên cứu xác định công thức bón phân khoáng cho giống chè Kim
Tuyên trong điều kiện có che sáng ở vụ hè....................................................116
3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến một số yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên ở vụ hè ..............116
v
3.3.2 Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến thành phần cơ
giới búp của giống chè Kim Tuyên...............................................................119
3.3.3. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến một số loài sâu
hại chính trên giống chè Kim Tuyên.............................................................121
3.3.4. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến đến thành phần
sinh hóa trong búp giống Kim Tuyên............................................................124
3.3.5. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến chất lượng của
giống chè Kim Tuyên vụ hè .........................................................................126
3.3.6. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến thành phần hóa
học của đất..................................................................................................128
3.3.7. Tóm tắt kết quả nghiên cứu công thức phân bón trong điều kiện che
sáng với giống chè Kim Tuyên ở vụ hè.........................................................131
3.4. Ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài ra sản xuất trên giống chè
Kim Tuyên.................................................................................................132
3.4.1. Kết quả áp dụng biện pháp kỹ thuật mới đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất .....................................................................................132
3.4.2. Kết quả áp dụng biện pháp kỹ thuật mới đến thành phần cơ giới
búp chè.......................................................................................................133
3.4.3. Kết quả áp dụng biện pháp kỹ thuật mới đến thành phần sinh hóa trong
búp chè.......................................................................................................134
3.4.4. Kết quả đánh giá cảm quan chè xanh áp dụng mô hình ........................135
3.4.5. Kết quả áp dụng biện pháp kỹ thuật mới đến một số loài sâu hại chính .135
3.4.6. Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế các mô hình..............................................136
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................139
1. Kết luận...................................................................................................139
2. Đề nghị ...................................................................................................141
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ..................................................................................................142
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................143
KẾT QUẢ XỬ LÍ SỐ LIỆU
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BVTV
CT
CĐAS
Đ/C
HTX
KHKT
KTCB
KK
K2O
N
NN&PTNT
PVT
P2O5
SXKD
to
TB
TS
Chữ viết đầy đủ
Bảo vệ thực vật
Công thức
Cường độ ánh sáng
Đối chứng
Hợp tác xã
Khoa học kỹ thuật
Kiến thiết cơ bản
Không khí
Kali
Đạm
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phúc Vân Tiên
Supe lân
Sản xuất kinh doanh
Nhiệt độ
Trung bình
Tổng số
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1. Diễn biến sản lượng chè và lượng mưa ở Phú Hộ - Phú Thọ.............11
Bảng 1.2. Thành phần sinh hoá búp chè tôm 2 lá giống PVT ...........................13
Bảng 1.3. Hàm lượng các chất hoá học chủ yếu trong chè Ô long...................14
Bảng 1.4. Đánh giá cảm quan chè xanh từ giống PVT .....................................15
Bảng 3.1. Cường độ ánh sáng, ẩm độ không khí và nhiệt độ không khí tại
đồi chè Phú Hộ.............................................................................61
Bảng 3.2. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng với năng suất giống chè
Kim Tuyên...................................................................................63
Bảng 3.3. Thành phần sinh hóa trong búp chè giống Kim Tuyên .....................65
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến cường độ ánh sáng, nhiệt độ
không khí và ẩm độ không khí.......................................................75
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của che sáng giảm cường độ ánh sáng đến một số yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên........76
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của che sáng giảm cường độ ánh sáng trước khi hái
đến phẩm cấp nguyên liệu của giống chè Kim Tuyên .....................78
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của che sáng giảm cương độ ánh sáng đến sâu hại
chính trên giống chè Kim Tuyên....................................................81
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của che sáng giảm cường độ ánh sáng đến thành phần
sinh hóa trong búp chè ..................................................................83
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của che ánh sáng đến chất lượng chè xanhchế biến từ
giống chè Kim Tuyên....................................................................85
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến một số yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên...........................90
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến phẩm cấp nguyên liệu
búp của giống chè Kim Tuyên .......................................................92
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến một số loài sâu hại chính
trên giống chè Kim Tuyên.............................................................94
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến thành phần sinh hóa
trong búp chè vụ hè.......................................................................97
viii
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến chất lượng sản phẩm chè
xanh chế biến từ nguyên liệu giống chè Kim Tuyên vụ Hè..............99
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến một số yếu tố cấu thành
năng suất và năngsuất của giống chè Kim Tuyên ở vụ hè................102
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến thành phần cơ giới và
phẩm cấp nguyên liệu của giống chè Kim Tuyên ở vụ hè..............106
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến một số loài sâu hại chính
trên giống chè Kim Tuyên ở vụ hè ...............................................108
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến thành phần sinh hóa trong
búp chè ở Vụ hè..........................................................................110
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến chất lượng chè xanh chế
biến từ giốngchè Kim Tuyên ở Vụ Hè...........................................113
Bảng 3.20. Ảnh hưởngphânbóntrongđiềukiện chesángđếnmộtsố yếu tố cấu
thành năng suất và năng suấtcủa giốngchè Kim Tuyên ở vụ hè ........117
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến phẩm cấp
nguyên liệu của giống chè Kim Tuyên .........................................120
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến một số
loài sâu hại chính trên giống chè Kim Tuyên................................122
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến thành
phần sinh hóa trong búp chè vụ giống Kim Tuyên ........................125
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến chất
lượng chè xanh của giống Kim Tuyên vụ hè.................................127
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến các chỉ
tiêu hoá học của đất trước và sau thí nghiệm ................................129
Bảng 3.26. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trên các mô hình......133
Bảng 3.27. Thành phần cơ giới búp trên các mô hình....................................133
Bảng 3.28. Thành phần sinh hóa trong búp chè trên các mô hình...................134
Bảng 3.29. Chất lượng chè xanh trên các mô hình.........................................135
Bảng 3.30. Tình hình một số loại sâu hại chính trên các mô hình...................136
Bảng 3.31. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất chè vụ hè.........................136
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Loại lưới sử dụng để che ánh sáng...................................................48
Biểuđồ 3.1. Mốiquan hệ giữacườngđộ ánhsáng, nhiệtđộ và ẩmđộ không khí. .....62
Biểu đồ 3.2. Tương quan giữa cường độ ánh sáng với nhiệt độ và ẩm độ .........62
Biểu đồ 3.3. Mối quan hệ giữa sản lượng chè và cường độ ánh sáng ................64
Biểu đồ 3.4. Mối quan hệ giữa hàm lượng tanin với các yếu tố........................66
Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa cường độ ánh sáng với hàm lượng tanin............67
Biểu đồ 3.6. Mối quan hệ giữa hàm lượng axit amin với các yếu tố..................69
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa cường độ ánh sáng với hàm lượng axit amin
trong búp chè Kim Tuyên..............................................................69
Biểu đồ 3.8. Mối quan hệ giữa hàm lượng đường khử với các yếu tố ...............71
Biểu đồ 3.9. Tương quan giữa cường độ ánh sáng với hàm lượng đường khử...71
Biểu đồ 3.10. Mối quan hệ giữa chỉ số hợp chất thơm với các yếu tố ...............72
Biểu đồ 3.11. Tương quan giữa cường độ ánh sáng và chỉ số hợp chất thơm ....73
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Cây chè (Camellia Sinensis (L) O. Kuntze) là cây công nghiệp lâu năm,
có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm. Tuy nhiên, nhờ những đặc tính hữu ích
và có giá trị lớn đối với sức khỏe con người mà cây chè đã trở thành cây trồng
phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Cây chè giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu
cây trồng nông nghiệp, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành Nông
nghiệp Việt Nam. Sản xuất chè cho thu nhập chắc chắn, ổn định, góp phần thúc
đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là
nông thôn vùng Trung du miền núi phía Bắc
Sản phẩm chè là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, hàng năm Việt Nam xuất
khẩu trên 120.000 tấn chè khô các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 250 triệu USD.
Với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trên, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5 trên
thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya và Srilanka với thị trường xuất khẩu
rộng khắp 61 quốc gia và vùng lãnh thổ. VINATEA - 2015)[33].
Đến nay, năng suất chè Việt Nam tương đương năng suất chè thế giới.
Tuy vậy, sản xuất chè chưa phát huy hết tiềm năng, giá bán bình quân sản phẩm
chè Việt Nam chỉ bằng 70% giá bán bình quân của thế giới. do sản phẩm chè
Việt Nam chất lượng chưa cao chưa đáp ứng được với yêu cầu của thị trường.
Miền Bắc Việt Nam có 21 tỉnh trồng chè với diện tích 89.289 ha chiếm
70% tổng diện tích trồng chè cả nước, tổng sản lượng thu được 104.612 tấn.
Trong năm sản lượng chè phân bố không đều ở các vụ, tập trung chủ yếu vào các
tháng vụ hè (chiếm 60 – 70% sản lượng cả năm), ở vụ này nguyên liệu thường có
chất lượng thấp vì vậy sản phẩm chè thường có giá bán không cao. Ở vụ xuân, vụ
thu sản lượng thấp hơn (chiếm 30- 40%) nhưng nguyên liệu có chất lượng cao
hơn vì vậy sản phẩm chè có giá gấp 2 đến 3 lần so với vụ hè. Sự khác nhau về
chất lượng nguyên liệu chè có thể do sự khác nhau về cường độ ánh sáng qua đó
có sự thay đổi về nhiệt độ và ẩm độ không khí ở các tháng đã tạo nên sự khác
2
nhau về chất lượng nguyên liệu. Nhiệt độ là yếu tố quyết định thời gian sinh
trưởng búp trong năm, nếu nhiệt độ quá cao cây chè sinh trưởng chậm lại có khi
bị hại và khả năng tổng hợp các chất giảm. Ẩm độ không khí cũng ảnh hưởng đến
sinh trưởng búp chè. Chè là cây ưa bóng, có khả năng chịu được bóng râm, thích
hợp nhất với ánh sáng tán xạ. Cần có những nghiên cứu sâu nhằm tìm ra điều kiện
chiếu sáng tốt nhất trong vụ hè để cây chè sinh trưởng phát triển tốt, cho chất
lượng nguyên liệu cao để chế biến sản phẩm chè xanh có chất lượng.
Hiện nay nhu cầu về các sản phẩm chè xanh ngày càng cao vì vậy trong
những năm qua nhiều giống mới đã được chọn tạo nguyên liệu có thể chế biến
các sản phẩm chè xanh để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Giống Kim Tuyên
nhập nội vào Việt Nam năm 1994, được Bộ NN&PTNT công nhận giống mới
năm 2008. Nguyên liệu chế biến chè xanh và chè ôlong cho chất lượng tốt. Hiện
nay đang được trồng với diện tích đạt trên 2.000 ha. Một vấn đề đặt ra là sản
phẩm chè xanh sản xuất từ nguyên liệu giống chè Kim Tuyên cũng như các
giống chè khác ở vụ Xuân và vụ Thu (khi cường độ ánh sáng yếu) thường có
chất lượng tốt. Ở vụ hè, có năng suất cao, nhưng có thể do cường độ ánh sáng
mạnh nên chất lượng chè giảm nhiều, dẫn đến giá trị của các sản phẩm chè và
thu nhập của người làm chè thấp.
Vì vậy, để tạo ra sản phẩm chè xanh chất lượng từ nguyên liệu giống chè
Kim Tuyên có giá trị hàng hóa cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Nghiên cứu
sinh thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật che
sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh giống chè Kim Tuyên”. Nhằm góp
phần nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả cho ngành chè Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến năng suất, chất
lượng chè; Tìm ra biện pháp kỹ thuật che sáng và che sáng kết hợp bón phân
hợp lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng chè xanh chế biến từ nguyên liệu
giống chè Kim Tuyên ở vụ hè.
3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ
không khí đến năng suất, chất lượng nguyên liệu giống chè Kim Tuyên để chế
biến chè xanh.
- Xác định được các kỹ thuật che sáng hợp lý (Thời gian che sáng, cường
độ ánh sáng, chiều cao che ánh sáng) cho giống chè Kim Tuyên ở vụ hè.
- Xác định được công thức bón phân hợp lý cho giống chè kim tuyên
trong điều kiện che sáng ở vụ hè.
- Áp dụng kết quả của đề tài xây dựng mô hình ngoài sản xuất để đề xuất
kỹ thuật khuyến cáo cho sản xuất.
3. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đã phân tích và xác định mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng với các
yếu tố sinh thái trong vườn chè như nhiệt độ, ẩm độ không khí, mối quan hệ
giữa cường độ ánh sáng và năng suất, chất lượng búp chè từ đó làm tăng
chất lượng sản phẩm chè xanh, làm cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh
cường độ ánh sáng ở vụ hè theo hướng có lợi cho việc chế biến chè xanh với
giống Kim Tuyên
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đã xác định được kỹ thuật che sáng thích hợp (độ cao che sáng, phần
trăm che sáng, thời gian che sáng) và lượng phân bón thích hợp trong điều
kiện có che sáng để làm tăng chất lượng nguyên liệu với giống chè kim
tuyên ở vụ hè, làm cơ sở cho việc đề xuất quy trình kỹ thuật cho sản xuất
nguyên liệu để chế biến chè xanh chất lượng cao từ giống chè Kim Tuyên.
4. Điểm mới của luận án
- Đã xác định được sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến năng suất
của giống chè Kim Tuyên.
4
- Đã xác định được mức độ ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến chất
lượng (hàm lượng tanin, axit amin, đường khử và chỉ số hợp chất thơm) của
giống chè Kim Tuyên.
- Đã xác định với giống chè Kim Tuyên khi che ánh sáng trong vụ hè đã
làm giảm hàm lượng tanin và tích lũy nhiều hơn axit amin từ đó chất lượng chè
tăng lên đáng kể.
- Đã xác định được độ cao của giàn che và thời gian che sáng trước khi
thu hoạch để làm tăng chất lượng nguyên liệu giống chè kim tuyên ở vụ hè
- Đã xác định mức phân bón trong điều kiện có che ánh sáng cho giống
Kim Tuyên ở vụ hè để làm tăng chất lượng nguyên liệu.
5. Phạm vi nghiên cứu
Từ những kết quả nghiên cứu thăm dò từ những năm trước, kế thừa các
thí nghiệm về phân bón, kỹ thuật canh tác đã có. Đề tài nghiên cứu về kỹ thuật
che sáng: Mức độ che sáng, thời gian che sáng, chiều cao của giàn che và bón
phân trong điều kiện che sáng đối với giống Kim Tuyên ở vụ hè (từ tháng 5 đến
tháng 8).
Nghiên cứu một số tổ hợp phân bón trong điều kiện có che sáng đối với
giống chè Kim Tuyên ở vụ hè trong điều kiện ở Phú Hộ- Phú Thọ.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu che sáng
Chè là cây ưa ánh sáng tán xạ, nắng nóng nhiệt độ cao sẽ làm cho cây chè
sinh trưởng phát triển kém. Vì vậy trong sản xuất ở những vùng có cường độ
ánh sáng mạnh thường trồng các loại cây che bóng cho cây chè, đặc biệt là lựa
chọn các loại cây có độ che phủ rộng, tán thưa như cây tràm lá nhọn vừa tạo độ
ẩm đồng thời vẫn đảm bảo ánh sáng cho cây chè sinh trưởng. Qua khảo nghiệm,
đánh giá kết quả cho thấy ở những đồi chè có trồng cây che bóng thường cho
năng suất cao hơn từ 10% đến 15% so với những đồi chè không có cây che bóng
(Trồng cây che bóng giúp cây chè sinh trưởng tốt, 2015) [89], (Nguyễn Đại
Khánh, 2002) [13].
Theo Lawlor, D. W. (2001) [47] Khả năng tích lũy chất khô của cây
trồng phụ thuộc vào khả năng quang hợp trên đơn vị diện tích lá. Quá trình
quang hợp của cây trồng thay đổi theo điều kiện môi trường trong quá trình sinh
trưởng. Quá trình quang hợp phụ thuộc mạnh vào điều kiện ánh sáng, nhiệt độ
và lượng N cung cấp. Quá trình này thay đổi theo ngày, theo mùa. Do vậy
năng suất cây trồng là sự kết hợp phức tạp giữa các yếu tố môi trường và đặc
điểm cây trồng.
Che sáng là biện pháp kỹ thuật trong canh tác chè trước thời điểm thu
hoạch búp chè để chế biến chè xanh chất lượng cao. Kito, M. và cs, 1968 [46]
cho rằng cơ sở khoa học của biện pháp che nắng là điều tiết quá trình quang hợp
ở mức độ chiếu sáng thích hợp để cây chè tăng cường sự tích lũy các chất hóa
học trong búp chè.
Kết quả nghiên cứu của Shoubo, 1989 [60]. cho thấy cường độ ánh sáng có
quan hệ chặt chẽ với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè. Che bớt ánh sáng
6
có ảnh hưởng lớn đến các thành phần sinh hóa của búp chè và có vai trò làm tăng
chất lượng sản phẩm (Weiss và cs, 2003) [72].
Che sáng cho cây chè là biện pháp che bớt ánh nắng để giảm cường độ ánh
sáng mặt trời. Đây là vấn đề quan trọng bởi cường độ ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến
quá trình quang hợp và từ đó ảnh hưởng đến sự tíchlũy thành phần hóa học có lợi
trong búp chè. Mặt khác, nếu sản xuất chè ở điều kiện không che sáng (cường độ
ánh sáng đạt 100%), ở những thời điểm ánh sáng mặt trời cao, bức xạ lớn, đặc
biệt từ tháng 5 đến tháng 8 sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây chè
đồng thời làm cho chất lượng nguyên liệu giảm đó là nguyên nhân làm cho chất
lượng sản phẩm chè vụ này thường thấp hơn vụ xuân và vụ thu.
Với mục đích làm giảm cường độ ánh sáng ở những tháng có cường độ
ánh sáng mạnh (Vụ hè từ tháng 5 đến tháng 8) để tạo cường độ ánh sáng thích
hợp, ẩm độ không khí và nhiệt độ hợp lý hơn từ đó có thể làm thay đổi quá trình
quang hợp và tăng sự tích lũy các chất có lợi cho chất lượng nguyên liệu. Đó là
cơ sở khoa học cho sự lựa chọn kỹ thuật che ánh sáng cho nương chè trước khi
thu hoạch đối với giống chè Kim Tuyên để sản xuất chè xanh.
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc phân bón trong điều kiện che sáng
Chè là cây công nghiệp dài ngày, sản phẩm là búp và lá non chỉ chiếm 8 -
13% sinh khối của cây, hơn nữa lại phải thu hái nhiều lần trong một năm cho nên
so với những cây công nghiệp dài ngày khác như cà phê, cao su…nhu cầu dinh
dưỡng của cây chè không cao bằng (Học viện Nông nghiệp Việt Nam, 2015) [87].
Chè có khả năng hấp thu dinh dưỡng liên tục trong suốt quá trình sinh trưởng và
phát triển. Ngay cả trong điều kiện mùa đông nhiệt độ thấp, cây chè tạm ngừng
sinh trưởng song vẫn yêu cầu một lượng dinh dưỡng nhất định, vì thế việc cung
cấp dinh dưỡng cho cây chè phải tiến hành thường xuyên trong năm.
Chè là cây có khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng rất rộng, nó có
thể sống ở nơi đất màu mỡ song cũng có thể sống ở nơi đất cằn cỗi, nghèo kiệt
dinh dưỡng mà vẫn cho năng suất nhất định. Tuy nhiên, để có nương chè cho
7
năng suất cao, chất lượng tốt và có nhiệm kỳ kinh tế dài cần phải xây dựng chế
độ bón phân hợp lý cho chè. Theo quyết định số 231/TT - CCN ngày 12 tháng 7
năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Với nương chè kinh
doanh ở mức năng suất búp từ 80-120 tạ/ha để đạt được năng suất tối đa thì cần
lượng phân N:P:K tương ứng là 180-300: 100-160: 120-200 kg/ha. Các yếu tố
dinh dưỡng khác nhau sẽ có vai trò cụ thể:
Phân đạm: Có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định năng suất chè, kích
thích cho mầm và búp phát triển tạo ra năng suất. Trong cây chè đạm tập trung ở
các bộ phận còn non như búp và lá non và đạm tham gia vào sự tổng hợp axit
amin và protein. Nếu bón đạm đủ cây phát triển tốt, khỏe, nhiều búp, lá xanh.
Ngược lại nếu thiếu đạm lá chè vàng, búp nhỏ. Tuy nhiên, nếu bón quá nhiều
đạm chè có vị đắng và giảm chất lượng..
Phân lân: Có hiệu lực nhất định đối với cây chè. Tác dụng của lân chủ yếu
là kích thích bộ rễ phát triển từ đó nâng cao khả năng hấp thu chất dinh dưỡng,
kiến tạo năng suất và nâng cao chất lượng chè thương phẩm.
Phân kali: Nhu cầu kali của cây chè tương đối cao, ở những nơi đất thiếu
kali nếu bón đầy đủ kali cho chè thì tác dụng của kali rất rõ rệt đến năng suất và
chất lượng chè.
Phân hữu cơ: Có vai trò rất quan trọng, nó không những cung cấp chất
dinh dưỡng trực tiếp cho chè mà còn cải thiện lý tính đất như làm cho đất tơi
xốp, có kết cấu viên, làm tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, làm tăng sự
hoạt động của các hệ vi sinh vật trong đất, làm tăng các thành phần dinh dưỡng:
N, P, K và các nguyên tố vi lượng khác trong đất.
Phânvilượng:Sửdụngmộtsố nguyêntố vilượng (Mn, Zn, Co, Mo,…) bằng
hìnhthức bónvào đấthayphunlên lá có tác dụng lớn đối với các quá trình sinh lý,
sinh hóa của cây trồng, do đó nó có thể làm tăng năng suất và phẩm chất chè.
Nhưvậy, mỗiyếu tố dinh dưỡng sẽ có những vai trò khác nhau trong quá
8
trình sinh trưởng và phát triển của cây chè. Cũng như các cây trồng khác ở mỗi
điều kiện sinh tháikhácnhaunhucầu dinhdưỡngcủacâycũngkhác nhau. Trong
điều kiện chesáng, cườngđộánhsánggiảm vì vậycác hoạtđộngvề quang hợp và
quá trình sinhtổng hợpcácchấttrongcâysẽ thayđổi dẫn đếnnhu cầu về các yếu
tố dinh dưỡngcũngthayđổi. Vớimụcđíchtìm ra tỷ lệ bón phốihợp N, P, K trong
điều kiện chesáng ởvụ hènhằm làmtăngchấtlượngnguyên liệu chè từ đó có thể
nângcaochấtlượngchèthành phẩmđểtănghiệu quả kinh tế trong sản xuất chè
hiện nay. Đó là cơ sở khoa học của sự lựa chọn kỹ thuật bón phân hợp lý trong
điều kiện chesáng với giống chè Kim Tuyên ở vụ hè nhằm nâng cao chất lượng
nguyên liệu búp để chế biến chè xanh chất lượng cao.
1.1.3. Những yếu tốảnhhưởngđến sự tích lũy các chất hóa học trong búp chè
1.1.3.1. Ánh sáng
Ánh sáng có vai trò quan trọng đối với tất cả các cơ thể sống, là một trong
những yếu tố quan trọng nhất của môi trường, ảnh hưởng đến quá trình điều hòa
sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Cây chè từ lúc còn nhỏ đến khi phát
triển sau này nó hoàn toàn ưa ánh sáng tán xạ. Dưới bóng râm, lá chè xanh đậm,
lóng dài, búp non và mềm mại độ già hóa của búp chậm hơn, hàm lượng nước
cao nhưng mật độ búp thưa. Ở những vùng núi cao với ánh sáng tán xạ có tác
dụng tốt đến chất lượng búp chè, lá chè thường có mầu xanh hơn so với lá của
cây chè phát triển trong điều kiện ánh sáng trực xạ ở những vùng thấp, kết quả
nồng độ axit amin tổng số cao (Topuz, A., và cs., 2014) [66]. Có sự khác biệt về
nồng độ axit amin ở điều kiện ánh sáng mặt trời khác nhau, nồng độ axit amin
tổng số của lá chè phát triển trong ánh sáng mặt trời tự nhiên giảm 44,3%, so với
lá chè được che bớt ánh sáng.
Lee, L. S., và cs., (2013) [48] đã nghiên cứu cây chè trong quá trình sinh
trưởng và phát triển thường chịu ảnh hưởng điều kiện môi trường không khí.
Tác giả cho rằng khi được trồng ở cùng một nơi thì cây chè được che bóng sẽ có
chất lượng cao hơn, khi uống có vị thơm dịu hơn so với cây chè không được che
9
bóng và nguyên liệu có thể sử dụng để chế biến chè xanh chất lượng cao. Kaur,
L., và cs. (2014) [45] đã phân tích thành phần các chất trong dịch chiết từ lá chè
theo thời gian che sáng từ 0, 15, 18, 20 ngày, kết quả cho thấy theo thời gian che
sáng các hợp chất như: quercetin - galactosylrutinoside, kaempferol -
glucosylrutinoside, epicatechin gallate, tryptophan, phenylalanine, theanine,
glutamine và cafein tăng, trong khi đó các chất như: quercetin-glucosylrutinoside,
kaempferol-glucoside, epigallocatechin gallate, gallocatechin và epigallocatechin
lại có xu hướng giảm. Như vậy, việc che sáng cho cây chè đã làm thay đổi thành
phần hóa học trong lá chè, cũng có nghĩa là đã làm thay đổi chất lượng dinh
dưỡng và chất lượng của chè xanh. Trên cơ sở nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra
giả thuyết về con đường chuyển hóa các chất trong lá chè liên quan đến tác động
của ánh sáng có cường độ yếu từ đó có thể làm sáng tỏ mối quan hệ giữa việc che
nắng cho cây chè và chất lượng chè.
L - theanine là axit amin chiếm tỷ lệ cao nhất trong lá chè và tiếp theo
glutamate. Valine khôngcó trongmẫuchèpháttriển dướiánh sángmặt trờitự nhiên,
trong khi đó alanine và cysteine không phát hiện trong mẫu lấy từ các nương chè
được che bớt ánh sáng. Điều này cho thấy sinh tổng hợp và tích lũy của các axit
amin trong cây chè phụ thuộc nhiều vào cường độ ánh sáng trên nương chè.
L - theanine là một axit amin tự do có trong chè xanh, L - theanine là chất
có vai trò quan trọng nhất trong việc tạo nên hương vị thơm ngon (umami) của
chè xanh. L - theanine được tổng hợp từ rễ, đưa lên lá chè và được chuyển thành
các polyphenoldo tác dụng của ánh sáng mặt trời. Vì lý do này, một số nơi người
ta dùng lưới đen, làm giàn bằng rơm, rạ che phủ lên cây chè trước khi thu hoạch
để giảm bớt cường độ chiếu sáng trực tiếp của ánh sáng mặt trời. Nhiều thực
nghiệm của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy khi cường độ chiếu sáng của mặt
trời lên cây chè giảm sẽ làm tăng hàm lượng L - theanine và chlorophyll, tuy
nhiên sự giảm cường độ chiếu sáng lên cây chè cũng chỉ ở mức độ nào đó, nếu
giảm quá nhiều đến mức gần như không còn ánh sáng thì hàm lượng của L -
10
theanine và chlorophyll lại giảm. Theo Nguyễn Đặng Dung và Lê Như Bích,
(2006) [37] khi dùng tấm vải để che phủ lên cây chè với mức giảm cường độ
chiếu sáng 90% trong 5 ngày và 15 ngày trước khi thu hoạch cho 2 giống chè
Yabukita, Sayamakaori trồng tại vùng New South Wales (Úc) đã làm tăng đáng
kể hàm lượng L - theanine tới 18,95 mg/g chất khô và 21,16 mg/g chất khô so với
14,86 mg/g chất khô của mẫu chè chỉ được che giảm cường độ chiếu sáng 50%
trong toàn bộ thời gian sinh trưởng, trong khi đó hàm lượng cafein tăng không
đáng kể, đặc biệt hàm lượng EGCG lại giảm đi theo mức độ che phủ. Điều này có
nghĩa khi cường độ ánh sáng chiếu lên cây chè giảm càng nhiều thì hàm lượng L -
theanine càng tăng và hàm lượng EGCG càng giảm. Tùy theo cường độ và chất
lượng của ánh sáng mà nó ảnh hưởng nhiều hay ít đến quá trình trao đổi chất và
năng lượng cùng nhiều quá trình sinh lý của các cơ thể sống (Deng, W. W., và cs.,
2013) [36].
Wang, K. R., và cs., (2013) [70] Khi nghiên cứu trên giống chè 'Jinguang'
(giống mẫn cảm với ánh sáng) đã cho rằng cường độ ánh sáng cao vào mùa hè
làm cho lá chè có màu vàng và sắc tố quang hợp (diệp lục tố, neoxanthin,
violaxanthin, phytoxanthin và-carotene) giảm do lục lạp bị mất đi một phần, cùng
với màng thylakoid. Màu vàng của lá dần mất đi khi cây chè được che bóng. Nó
được coilà sự ngăn chặn của lục lạp và sắc tố quang hợp trong lá làm ức chế sinh
tổng hợp protein, dẫn đến sự tích tụ các axit amin tự do. Điều này giải thích tại
sao cây chè được che bóng thì hàm lượng axit amin tăng.
Biện pháp che bóng làm giảm cường độ ánh sáng có hiệu quả để cải thiện
chất lượng các sản phẩm chè, bởi khi che bóng sẽ làm giảm nồng độ các chất
flavonoid (các hợp chất chính góp phần tạo vị chát ). Phân tích ảnh hưởng của
bóng râm đến sinh tổng hợp flavonoid liên quan đến biểu hiện của con đường
flavonoid gen trong lá chè, các tác giả cho rằng bóng râm ảnh hưởng đến sinh
tổng hợp flavonoid bao gồm: catechin, flavonol O-glycosyl hóa,
proanthocyanins -PA và lignin, nhưng không có ảnh hưởng đến sự tích lũy
11
anthocyanin. Trong tất cả các hợp chất được phát hiện, thì Flavonol O- glycosyl
được tổng hợp trong lá chè được che bóng thay đổi nhiều so với các hợp chất
khác, giảm 53,37% và 43,26% so với lá chè ở điều kiện ánh sáng mặt trời trực
tiếp (Wang, Y., và cs., 2012) [71].
Kết quả nghiên cứu của De Costa, W. A., và cs., (2007) [35] cho thấy nếu
che sáng cho cây chè thì nguyên liệu có thể sử dụng để chế biến chè xanh chất
lượng cao.
Cùng với cường độ ánh sáng, cây chè cũng cần khoảng thời gian che sáng
nhất định để tổng hợp các hợp chất hữu cơ đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát
triển của cây. Khi nghiên cứu ảnh hưởng thời gian chiếu sáng của mặt trời lên
cây chè, các nhà khoa học đã kết luận thời gian che bớt ánh sáng khác nhau dẫn
đến sự hình thành các hợp chất hóa học có lợi cho chất lượng chè xanh như L -
theanine, EGCG khác nhau (Lee, L. S., và cs., 2013) [48].
1.1.3.2. Yếu tố lượng mưa và ẩm độ
Nguyễn Đại Khánh (2002)[13] khi nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất
chè vụ hè – thu với lượng mưa đã cho rằng: Trong quá trình sinh trưởng và hình
thành năng suất chè búp, lượng mưa và số ngày mưa, theo dõi 16 năm liên tục
với kết quả ở bảng 1.1
Bảng 1.1. Diễn biến sản lượng chè và lượng mưa ở Phú Hộ - Phú Thọ
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Mưa
(mm)
42,1 36,8 46,6 136,9 255,2 258,3 339,9 373,6 208,8 191,0 53,0 21,8
Tỷ lệ
sản
lượng
qua các
tháng
(%)
8,9 1,6 10,6 15,3 14,7 16,5 15,1 10,5 6,0 0,8
12
Tác giả kết luận: Khi lượng mưa trong tháng lớn (>150mm) sản lượng búp
chè thu được cũng lớn (>10%) và ngược lại, khi lượng mưa trong tháng nhỏ thì
sản lượng chè búp chè thu được cũng thấp. Tác giả đã phân tích mối quan hệ
giữa sản lượng búp hái với tổng lượng mưa các tháng tại Phú Hộ và cho rằng
mặc dù lượng mưa các tháng biến động rất mạnh trong khoảng từ 0-981
mm/tháng, song mối quan hệ giữa lượng mưa và sản lượng chè khá chặt. Mối
quan hệ này thể hiện rõ trong khoảng lượng mưa dao động từ 0- 220 mm, sản
lượng chè búp tăng nhanh với sự gia tăng lượng mưa trong tháng. Với sự gia
tăng kế tiếp của lượng mưa trong tháng >220 mm/tháng, vai trò của lượng mưa
đối với sản lượng búp không rõ rệt và thậm chí mưa quá lớn sẽ làm giảm sản
lượng chè búp. Trong các tháng 1, 2, 11, 12 là những tháng có lượng mưa nhỏ
hơn 100mm cây chè sinh trưởng kém, sản lượng búp thấp, các tháng còn lại với
lượng mưa từ 100- 200mm cây chè sinh trưởng khá, sản lượng búp khá cao,
trong các tháng với lượng mưa 200- 500mm cây chè sinh trưởng tốt và cho năng
suất cao. Như vậy cây chè có thể cho thu hoạch quanh năm nhưng tập chung sản
lượng chủ yếu vào các tháng của vụ hè (5, 6, 7, 8 và 9).
1.1.3.3. Yếu tố thời vụ
Đỗ Văn Ngọc và Trịnh Văn Loan (dẫn theo Hoàng Cự và Trịnh Văn Loan)
2008[18] Khi nghiên cứu sản lượng chè của vùng Phú Sơn Phú Thọ cho rằng vào
các tháng giữa vụ tháng 7, 8, 9 là thời kỳ cây chè sinh trưởng khỏe nhất, cho sản
lượng đạt 41% so với lượng chè cả vụ. Tháng 7, 9 có sản lượng đạt cao nhất gần
30% so với cả năm. Về phẩm cấp nguyên liệu, vào tháng 8 tỷ lệ chè A, B đạt cao
nhất (58,6%) do lượng nước trong búp nhiều, búp non hơn, ở các tháng 4, 5 tỷ lệ
chè A, B thấp (16-17%). Khi nghiên cứu thành phần sinh hóa yếu trong búp chè
trung du tôm 2 lá kết quả cho thấy các hợp chất đạm có biến đổi nhưng sự biến
đổilà rất nhỏ. Chú ý nhất là hàm lượng đường hòa tan (đường khử) trong các thời
vụ biến đổi mạnh đầu vụ (1,40%) và giảm mạnh vào giữa năm (1,18%) và đến
cuối vụ tăng mạnh (1,48%). Trong khi đó hàm lượng tannin đầu vụ thấp (21,8%)
vào giữa vụ tăng cao (32,44%) và đến tháng 9 bắt đầu giảm (30,7%).
13
Kết quả Nghiên cứu của Đỗ Văn Ngọc và cs (2017) [20] Khi nghiên cứu
chất lượng búp chè của giống Phúc Vân Tiên thu đươc kết quả ở bảng sau
Bảng 1.2. Thành phần sinh hoá búp chè tôm 2 lá giống PVT
(Theo % khối lượng chất khô)
Giống chè Tanin
Chất hoà
tan
Catechin
TS
Axit
amin
Đường
khử
Vụ Xuân 29,28 40,66 144,70 2,40 2,20
Vụ Hè 32,25 45,91 132,12 2,15 2,19
Vụ Thu 30,96 43,12 139,73 2,57 2,48
TB 30,83 43,23 138,85 2,37 2,29
Hàm lượng tannin, chất hòa tan và catechin thay đổi theo thời vụ với xu
hướng vụ xuân thấp nhất tiếp đến vụ thu và cao nhất ở vụ hè. Trong khi đó axit
amin và đường khử ở vụ thu cao nhất tiếp đến vụ xuân và thấp nhất ở vụ hè.
Ở các thời vụ khác nhau thành phần sinh hóa búp là khác nhau. Để đánh
giá chất lượng sản phẩm chè ôlong chế biến từ giống Kim Tuyên, tác giả đã tiến
hành chế biến ở 3 thời vụ: vụ xuân chế biến ở tháng 4 - 5, vụ hè chế biến tháng 6
- 7, vụ thu chế biến tháng 9 - 10, mỗi vụ chế biến 2 lần nhắc lại và phân tích một
số chất trong chè kết quả thu được ở bảng sau (Đỗ Văn Ngọc và cs 2017) [20]:
Qua đó cho thấy chè Ô long vào vụ xuân phần lớn hàm lượng tanin thấp,
giữa vụ tăng cao, cuối vụ hàm lượng lại giảm, trung bình năm đạt khoảng 23,87
- 24,50%. Chất hoà tan trong chè Ô long trung bình năm đạt từ 41,30 - 41,90%
cao nhất ở vụ xuân, giảm nhẹ ở vụ hè và tăng vào vụ thu. Đặc biệt chỉ số hợp
chất thơm vụ xuân là cao nhất và thấp nhất ở vụ hè.
14
Bảng 1.3. Hàm lượng các chất hoá học chủ yếu trong chè Ô long
(Theo % khối lượng chất khô)
Chỉ tiêu Thời vụ
Theo % khối
lượng chất khô
Điểm thử nếm
Tanin
Xuân 21,69 14,68
Hè 25,47 13,97
Thu 24,45 15,59
TB 23,87
Chất hoà tan
Xuân 40,22 14,68
Hè 42,12 13,97
Thu 41,56 15,59
TB 41,3
Chỉ số hợp chất
thơm (*)
Xuân 49,78 14,68
Hè 45,62 13,97
Thu 47,52 15,59
TB 47,64
Ghi chú: (*) số ml KMnO4 0,02N/100gck
Đánh giá cảm quan chè Ôlong được chế biến ở các vụ khác nhau cho thấy
vụ xuân chất lượng chè Ôlong tốt hơn vụ hè, điều đó có thể giải thích rằng vào
đầu vụ hàm lượng tanin thấp, hàm lượng tinh dầu cao. Còn vụ hè lượng ẩm lớn,
nhiệt độ cao cây chè sinh trưởng phát triển tốt, tích luỹ hàm lượng tanin-
catechin cao làm cho chè có vị chát mạnh, hơn nữa tích luỹ hàm lượng tinh dầu
thấp. Theo tác giả nguyên liệu chè hái vào vụ thu có chất lượng chè Ôlong cao
hơn các vụ khác. Nguyên liệu hái vào vụ hè, có chất lượng chè Ôlong thấp hơn.
15
Bởi vào vụ mùa hè, nhiệt độ ánh sáng, độ ẩm cao cây chè phát triển tốt tổng hợp
các chất hữu cơ nhiều chủ yếu là hàm lượng poliphenol- catechin cao, đồng thời
trong vụ hè phần lớn tích lũy hương thơm ít, nên làm cho chè sản phẩm có vị
chát mạnh, hương yếu. Vì vậy, để chế biến chè Ôlong có chất lượng tốt, nên chế
biến chè vào 2 thời vụ xuân và thu.
Tương tự như vậy, chất lượng chè xanh bán thành phẩm chế biến từ giống
Phúc Vân Tiên được đánh giá cảm quan tại Hội đồng thử nếm của Viện Khoa
học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Kết quả đánh giá được trình
bày ở bảng dưới đây (Đỗ Văn Ngọc và cs 2017) [20].
Bảng 1.4. Đánh giá cảm quan chè xanh từ giống PVT
Giống chè Lần nhắc
Tổng điểm cảm quan
Xuân Hè Thu TB
Phúc Vân
Tiên
1 17,51 16,3 16,55 16,76
2 17,40 15,3 16,46 16,59
3 16,60 16,00 16,49 16,36
TB 17,17 16,05 16,50 16,55
Nguyên liệu vụ xuân và vụ thu, chế biến chè xanh có chất lượng tốt hơn
vụ hè. Điều đó được giải thích bởi hương vị chè xanh, vào vụ hè do hàm lượng
tanin cao gây nên chát mạnh thậm trí chát hơi gắt và hương thơm tích tụ ít do
vào mùa hè thường trời nắng nóng, nhiệt độ cao.
Như vậy, ở các thời vụ khác nhau do điều kiện khí hậu khác nhau đã làm
cho cây chè sinh trưởng khác nhau đã tạo nên năng suất chè khác nhau. Bên
cạnh đó với quá trình sinh tổng hợp và tích lũy các chất trong búp khác do đó
chất lương nguyên liệu khác nhau và chất lượng chè thành phẩm ở các vụ là
khác nhau.
16
1.1.3.4. Các yếu tố khác
Điều kiện khí tượng như nhiệt độ môi trường, độ ẩm tương đối của không
khí, lượng mưa, nắng, lưu lượng gió, áp suất khí quyển... đều ảnh hưởng đến
chất lượng nguyên liệu chè tươi. Khi nhiệt độ và ẩm độ của môi trường thay đổi
giữa ngày và đêm, thời tiết nóng chuyển sang thời tiết lạnh, hanh khô sang ẩm
ướt; khi mà nhiệt độ, áp suất, ánh sáng, tốc độ gió...thay đổi, cây chè sẽ phải sản
sinh ra một lượng tinh dầu để có thể điều tiết cho cây thích nghi với điều kiện
môi trường bên ngoài, Hirai, M., và cs. (2008) [42]. Ở những vùng trồng chè có
độ cao so với mực nước biển càng lớn (vùng núi cao) biên độ nhiệt giữa ngày và
đêm thay đổi càng nhiều thì cây chè phải sản sinh ra tinh dầu để tinh dầu điều
tiết sự thích nghi của cây chè với môi trường bên ngoài và hàm lượng tinh dầu
càng nhiều thì chất lượng chè càng tốt. Điều này giải thích vì sao cùng một
giống chè, nhưng trồng ở vùng núi cao sẽ cho sản phẩm chất lượng hơn trồng ở
vùng thấp, chè thu hái và chế biến vào những ngày trời nắng ngon hơn trời mưa.
Ngoài yếu tố giống, điều kiện địa lý thì việc canh tác cũng ảnh hưởng rất
lớn tới chất lượng nguyên liệu, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Kỹ
thuật canh tác đối với cây chè được thể hiện ở việc đốn chè, hái chè. Việc sử
dụng chủng loại phân bón và qui trình sử dụng phân bón, nếu chúng ta sử dụng
phân vô cơ đơn độc (phân đạm) hoặc N-P-K không cân đối có thể cây chè cho
năng suất cao nhưng chất lượng nguyên liệu kém.
Theo nghiên cứu của tác giả De Costa W.A. và cs., (2007) [35] nếu che bớt
ánh sáng cho cây chè thì nguyên liệu có thể sử dụng để chế biến chè xanh chất
lượng cao.
Như vậy cũng như bất kỳ cây trồng nào khác: điều kiện sinh thái của môi
trường (cường độ ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ) có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh
trưởng pháttriển của cây chè. là cây sản phẩm thu hoạch chính là búp và lá non
thì mức độ ảnh hưởng càng rõ rệt hơn. Điều kiện môi trường sẽ ảnh hưởng đến
quá trình sinh tổng hợp các chất thông qua quá trình quang hợp và hô hấp để
tạo nên các chất, tích lũy trong búp chè từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất
17
lượng búp. Đó là cơ sở cho việc đánh giá mối quan hệ của các yếu tố môi
trường: cường độ ánh sáng, nhiệt độ và ẩm độ đến năng suất và chất lượng
nguyên liệu của giống chè kim tuyên để chế biến chè xanh
1.2. Tình hình nghiên cứu biện pháp che sáng và phân bón cho chè trên
Thế giới
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật che sáng cho chè trên Thế giới
Chất lượng chè thành phẩm được quyết định bởi những thành phần hóa
học của nguyên liệu và kỹ thuật chế biến. Thành phần sinh hóa của búp chè biến
động rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Giống chè, điều kiện đất đai,
phân bón, vùng sinh thái, lượng mưa, mức độ chiếu sáng, tiêu chuẩn thu hái…
Che sáng cho cây chè (Shading) là biện pháp được sử dụng để sản xuất
chè xanh chất lượng cao. Che sáng cho cây chè được áp dụng từ lâu. Ban đầu,
che sáng được xem như là giải pháp xử lý để bảo vệ cây chè khỏi tác hại của
sương giá và nắng nóng. Dần dần người dân nhận ra rằng cây chè trồng trong
điều kiện che sáng và không che sáng sẽ sinh trưởng phát triển khác nhau. Sự
khác biệt của sản phẩm chè được chế biến từ 2 loại chè này ở hương vị độc đáo,
màu xanh tươi và mềm mại của những búp chè lấy từ cây được che sáng.
Theo T. Visser (1961) [69] ở Sri Lanka: Khi nghiên cứu chè dưới tán cây
trẩu và cây họ đậu cho rằng: Sản lượng chè trong 10 năm theo dõi dưới tán cây
trẩu (Aleuristis montana) và cây họ đậu (Albizzia stipulata) trong điều kiện
không bón phân. Năng suất ở nương chè không có cây che bóng là 970 lb /acre,
nương chè được che bóng bằng cây trẩu là 1000 lb/acre và nương chè có cây che
bóng bằng cây họ đậu là 1170 lb / acre (1 lb = 0,454 kg; 1 acre = 0,405 ha).
Bằng phân tích thống kê, tác giả đã chỉ ra rằng năng suất chè giữa cây chè được
che bóng bằng cây trẩu và cây chè không được che bóng tương đương nhau (sai
khác không có ý nghĩa). Năng suất chè được che bóng bằng cây trẩu và cây họ
đậu cũng như giữa che bóng bằng cây họ đậu và không che bóng khác nhau một
cách chắc chắn trong tất cả các năm nghiên cứu.
18
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc che sáng đến thành phần hóa học
trong lá chè của Toyomasa Anan và Muneyuki Nakagawa tại viện nghiên cứu chè
Quốc gia Nhật Bản (1974) [67] cho thấy che sáng có ảnh hưởng đến hàm lượng
các thành phần hóa học trong lá chè. Trong giai đoạn phát triển của mầm chè, cây
chè đã được che sáng bằng lưới đen trong thời gian 1 tuần đến 2 tuần. Búp chè
được hái đểphân tíchcáchnhau 3 - 5 ngày. Kết quả cho thấy, ở công thức có che
sáng hàm lượng đạm tổng số trong lá chè tăng trong khi đó ở mẫu không che sáng
hàm lượng đạm tổng số giảm nhẹ trong giai đoạn đầu của thí nghiệm sau đó tiếp
tục giảm. Hàm lượng axit amin và hàm lượng cafein có xu hướng tương tự. Hàm
lượng theanine lúc đầu tăng và giảm nhẹ sau đó, trong khi đó công thức không
che sáng hàm lượng theanine trong lá chè giảm nhanh chóng. Hàm lượng acid
aspartic ở công thức không che sáng giảm, trong khi hàm lượng axít aspartic
trong lá chè ở công thức che sáng không thay đổi. Hàm lượng tanin trong lá chè ở
côngthức che sáng và không che sáng đều giảm, nhưng mẫu che sáng giảm nhiều
hơn. Hàm lượng epicatechin và epigallocatechin trong lá chè ở công thức che
sáng không thay đổi, nhưng ở công thức không che sáng lại có xu hướng tăng
dần.
Kawakami Michiko (1981) [77] khi nghiên cứu che bóng cho vườn chè
sản xuất cho thấy hàm lượng axit amin ở công thức có che sáng tăng so với công
thức đối chứng (không che) 34,8%. Ngoài ra khi che sáng đã thúc đẩy cafein
hình thành và giảm sự phân giải các chất, làm tăng hàm lượng carotene, khi thử
nếm cảm quan sản phẩm có hương thơm đặc trưng.
Thành phần hóa học của chè xanh phụ thuộc vào các yếu tố như giống,
mùa vụ, độ già của lá, khí hậu và điều kiện trồng trọt (Lin, Y.-S. và cs., 2003)
[49]. Che phủ nhằm giảm bớt ánh sang cho cây chè là một trong những kỹ thuật
trồng trọt được sử dụng để sản xuất một loại chè xanh chất lượng cao của Nhật
Bản có tên là Gyokuro (Kito, M. và cs., 1968) [46].
Cường độ ánh sáng có mối quan hệ chặt chẽ với sự sinh trưởng và phát
19
triển của cây chè (Shoubo, 1989) [60] và có ảnh hưởng lớn đến thành phần cũng
như hàm lượng các catechin trong lá chè (Weiss và cs., 2003) [72]. Tuy nhiên,
các số liệu mang tính định lượng về ảnh hưởng của các điều kiện che phủ khác
nhau đến tỷ lệ các thành phần chính của lá chè từ đó làm thay đổi chất lượng sản
phẩm chè còn ít.
Tao HanZhi (1989) [80] nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng
đến sinh trưởng của cây chè đã kết luận: ánh sáng khác nhau có ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng của cây chè khác nhau, mức độ phù hợp lần lượt là: Ánh sáng
vàng>Ánh sáng đỏ> Ánh sáng xanh>Ánh sáng lam>Ánh sáng tím. Các loại ánh
sáng trắng, đỏ, vàng, xanh thúc đẩy sự sinh trưởng búp chè, ánh sáng màu lam
ức chế sự sinh trưởng của cây chè. Ánh sáng: Màu lam, xanh, tím có tác dụng
thúc đẩy sự hình thành chlorophyll, đặc biệt là chlorophyll b.
Suying, D. J. G. (1992), [63] Nghiên cứu ảnh hưởng của che bớt ánh sáng
và ánh sáng trực tiếp của môi trường sinh thái vườn chè cho kết quả: Che bớt
ánh sáng bằng cây che bóng trong vườn chè làm cho cường độ ánh sáng giảm đi
30 - 40%, sự tán xạ của ánh sáng tăng 6 - 15%; nhiệt độ không khí tăng 0,5 -
2oC vào mùa đông và mùa xuân, nhưng lại giảm 0,5 - 4oC vào mùa hè. Khả năng
giữ nước của đất và độ ẩm tương ứng cao hơn so với nương chè không che bóng
là 17 - 40% và 2 - 20%.
Theo Barbora (1994) [34], Trạm thí nghiệm chè Tocklai (Ấn Độ) đã
chứng minh ở Đông Bắc Ấn Độ, ngay cả khi tán cây che bóng còn nhỏ (thưa)
cũng rất có ý nghĩa cho cây chè. Cây chè không được che bóng có hại về mặt
quang hợp. Cây được che bóng làm giảm nhiệt độ mặt lá và làm cho lá chè khỏi
cháy nắng, đồng thời cũng làm giảm đáng kể sự phá hoại của sâu bệnh.
Zhang - Youdong (1999) [83] lại cho rằng khi cường độ ánh sáng vượt
qua 5 vạn lux, khi đó nhiệt độ không khí xấp xỉ 300C, độ ẩm không khí tương
đối cao quá trình quang hợp của cây chè có chiều hướng giảm xuống, ảnh hưởng
20
xấu đến chất lượng nguyên liệu.
Dong - Shangsheng (2000) [76] Nghiên cứu ảnh hưởng của che bóng đến
chỉ số hợp chất thơm thành phần, kết quả cho thấy sau khi che bóng chỉ số hợp
chất thơm tăng 81,4%. Trừ các hợp chất như Phenylethyl, cis-2-hexene enol
giảm đi các hợp chất khác đều tăng.
Lawlor, D. W. (2001) [47] cho rằng khả năng tích lũy chất khô của cây
trồng phụ thuộc vào khả năng quang hợp trên đơn vị diện tích lá. Quá trình
quang hợp của cây trồng thay đổi theo điều kiện môi trường trong quá trình
sinh trưởng. Quá trình quang hợp phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng, nhiệt độ
và lượng N cung cấp. Quá trình này thay đổi theo ngày, theo mùa. Do vậy
năng suất cây trồng là một kết hợp phức tạp giữa các yếu tố môi trường và
đặc điểm sinh trưởng của cây trồng.
Ảnh hưởng của che ánh sáng bằng lưới đen đến sinh, hoá, lý sản phẩm chè
ôlong từ nguyên liệu được che nắng trong mùa hè đã được nghiên cứu. Nhiệt độ
trung bình, nhiệt độ cao nhất, sự khác nhau của nhiệt độ và sự khác nhau độ ẩm là
giảm đáng kể so với đốichứng. Trong khi độ ẩm trong ngày, độ ẩm nhỏ nhất trên
tán chè được che ánh sáng tăng đáng kể. So với đối chứng, hàm lượng nước trong
búp chè 1 tôm 3 lá trên nương chè che ánh sáng trong mùa hè và các ngày nóng
tăng tương ứng 4,57% ~ 6,47% và 2,24% ~ 2,78%. Tổng hàm lượng chlorophyll
trong lá, búp chè tăng 41,70% ~ 48,92% và 52,38% ~ 91,06% so với đối chứng.
Tương tự, Chlorophyll a tăng 38,96% ~ 47,25% và 50,94% ~ 72,52%,
chlorophyll b tăng 43,83% ~ 54,58% và 67,98% ~ 155,81%. Ngược lại, tỷ lệ
chlorophyll a và b giảm tương ứng 0,1042 ~ 0,1868 và 1,10 ~ 3,54. Sau khi được
che ánh sáng lớp biểu bì, cutin, mô dậu, mô xốp là mỏng hơn. Trong khi diện tích
phiến lá giảm và tỷ lệ mô dậu với mô xốp giảm. Hàm lượng polyphenol, cellulose
thô và caffein trong lá chè tươi giảm đáng kể. Hàm lượng axit amin trong búp, lá
chè tươi lại tăng rõ rệt. Điều đó chỉ ra rằng che bớt ánh sáng hợp lý làm tăng chất
21
lượng và năng suất chè ôlong (Zhang, W. J., và cs, 2004) [75].
Nghiên cứu ảnh hưởng của che ánh sáng trong canh tác chè trong mùa khô
nóng (XIAO, R., và cs., 2005) [64] cho rằng: Khi cây chè được che bằng lưới
che ánh sáng trong mùa khô nóng, nhiệt độ không khí, nhiệt độ trên bề mặt lá
chè, bề mặt đất và nhiệt độ đất tại các thời điểm theo dõi đều thấp hơn so với đối
chứng không lưới che. Hàm lượng nước trong đất, độ ẩm không khí và hàm
lượng nước trong lá, trong nương chè có lưới che ánh sáng cao hơn nhiều và hàm
lượng chlorophyll, cafein và axit amin trong búp chè tăng đáng kể, trong khi hàm
lượng polyphenol giảm 11,6% so với nương chè không có lưới che. Sau 27-29
ngày khô nóng liên tục, tỷ lệ thoáthơi nước, độ dẫnkhí khổng và tốc độ quang hợp
của câychè trên nương có lưới che cao hơn một cách chắc chắn so với nương chè
không có lưới che.
Xiao, Run-lin, et al., (2007) [81] Nghiên cứu che bóng cho chè với các
công thức che 80%, 61%, 37% so sánh với công thức đối chứng hàm lượng
chlorophyll a tăng lần lượt là 57,5%, 29,3% và 15,9%, hàm lượng chlorophyll
tổng số 52,2%, 29,2% và 14,3%, hàm lượng axit amin tăng tương ứng 68,6%,
33,5% và 2,16%, hàm lượng tanin giảm 15,3%, 12,5% và 5,4%.
Nguyễn Đặng Dung và Lê Như Bích (2006) [37] Khi nghiên cứu ảnh
hưởng của các điều kiện che phủ khác nhau bằng các tấm vải che phủ đến hàm
lượng L-theanine, cafein và các catechin trong lá chè tươi thuộc hai giống chè
Nhật (Giống chè Yabukita và Sayamakaori) trồng tại vùng New South Wales
(Úc). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Việc sử dụng các tấm vải phủ để tăng mức
che phủ lên 90% trong 5 và 15 ngày cuối trước khi thu hoạch đã làm tăng đáng kể
hàm lượng axít amin trong hai mẫu lá chè, trong khi đó ở mẫu lá chè phát triển
dưới mức che phủ là 50% trong toàn bộ thời gian sinh trưởng có xu hướng ngược
lại. Hàm lượng catechin trong lá chè với mức che phủ 90% trong 5 ngày cuối và
hàm lượng cafein, catechin tổng số trong mẫu lá chè với mức che phủ 90% trong
15 ngày cuối xu hướng ngược lại. Kéo dài thời gian che phủ ở mức 90% từ 5
22
ngày đến 15 ngày không làm tăng đáng kể hàm lượng axít amin, cafein nhưng lại
làm tăng lượng catechin tổng số trong lá chè. Tỷ lệ axít amin/catechin tổng số
tăng đáng kể. Che phủ cho cây chè có ảnh hưởng đến hàm lượng catechin, hàm
lượng của chúng giảm đáng kể, đặc biệt là ở mức che phủ cao nhất là 90%. Từ kết
quả này, nhóm tác giả đã đi đến kết luận: Che phủ đã có ảnh hưởng tích cực đến
chất lượng lá chè về mặt cân bằng các thành phần hóa học.
Theo (XIAO, R. L., và cs., 2007) [65] Yếu tố môi trường, quang hợp và
đặc điểm thoát hơi nước cùng với các thành phần trong chè đã được nghiên cứu
với các mức độ che ánh sáng 80%, 61% và 37% vào mùa hè và mùa thu. Kết
quả chỉ ra rằng tiến hành che ánh sáng cho chè làm giảm rõ rệt nhiệt độ không
khí, nhiệt độ bề mặt lá, nhiệt độ bề mặt đất và trong đất, đồng thời làm tăng độ
giữ nước độ ẩm không khí. Tác động che ánh sáng đến môi trường nương chè
tăng lên khi mức độ che ánh sáng tăng lên. So với nương chè không che ánh
sáng, mức độ quang hợp lá chè dưới các mức che nắng 80%, 61%, 37% là tăng
tương ứng với 365%, 283%, 68%. Thành phần chlorophyll-a trong lá chè tăng
tương ứng với 57,5%, 29,3% và 15,9%. Tổng hàm lượng chlorophyll tăng tương
ứng 52,2%, 29,2% và 14,3%. Hàm lượng axit amin (AA) tăng tương ứng 68,6%,
33,5% và 2,16%; Hàm lượng polyphenol (TP) giảm 15,3%, 12,5% và 5,4%. Chè
khô làm từ búp chè 1 tôm 2 lá dưới mức che nắng 80% đạt tiêu chuẩn chè xanh
phẩm cấp cao, tại mức che nắng 61% và 37% đạt tiêu chuẩn chè xanh phẩm cấp
tốt; Tốt hơn rất nhiều so với chè không đươc che ánh sáng.
Liu, X., và cs., (2008) [50] đã nghiên cứu tương quan giữa chlorophyll và
hiệu quả quang hợp của các loại chè khác nhau trong mùa thu đã cho rằng: Hàm
lượng Chlorophyll và hiệu suất quang hợp của cây có sự thay đổi rõ rệt ở cây
chè tuổi 3. Kết quả chỉ ra rằng các loại chè khác nhau có sự khác nhau về hàm
lượng chlorophyll trong lá và có mối quan hệ mật thiết với hiệu suất quang hợp.
Ở lá thứ 4 của giống chè Nanjiangdayecha (Nam Giang lá to), lá thứ 3 và
Fudingdabaicha (Phúc Đỉnh Đại Bạch Trà) có hàm lượng chlorophyll cao nhất.
23
Hiệu suất quang hợp cao nhất (Fv/Fm,Fv/Fo). Điều đó chỉ ra rằng hàm lượng
chlorophyll không hoàn toàn tỷ lệ thuận với hiệu suất quang hợp. Có một mối
tương quan nghịch giữa hàm lượng chlorophyll và hiệu suất quang hợp tại lá thứ
4 và lá thứ 5. Hàm lượng chlorophyll b ở lá thứ 4 và lá thứ 5 có thể được xem
như một chỉ số quan trọng đối với hiệu quả quang hợp.
Việc che bóng cây chè trong vài tuần trước khi thu hoạch làm tăng các
thành phần hóa học trong lá chè, tăng các axit amin như theanine và mang lại
chất lượng đặc biệt tăng hương vị của chè xanh. Có những khó khăn trong việc
sản xuất chè xanh có hương vị tốt vào mùa hè vì điều kiện nhiệt độ quá cao.
Việc làm mát bằng cách phun nước trên cây chè liên tục vào ban ngày làm giảm
nhiệt độ của lá và không khí xung quanh khoảng 3°C, và tiếp tục việc làm mát
bằng cách mở lưới che vào ban đêm làm giảm nhiệt độ xuống 2°C. Như vậy, với
các phương pháp làm mát thụ động này đã làm giảm nhiệt độ lá và không khí
xung quanh trong sản xuất chè xanh vào mùa hè (Hirai, M., và cs, 2008) [42].
Cường độ ánh sáng trên mặt tán cây chè, mức độ ánh sáng tương ứng phụ
thuộc vào mức độ che phủ khác nhau. Nghiên cứu của Golding, J., và cs., (2009)
[39] cho thấy ở vùng Shizuoka (Nhật Bản), cường độ ánh sáng mặt trời bình
quân năm là 9,5 MJ/m2/ngày. Từ tháng 3 đến tháng 5, cường độ ánh sáng mặt
trời dao động từ 10,1-11,1 MJ/m2/ngày. Theo Saijo (1980) [59]; Morita và Tuji
(2002) [53] Để sản xuất chè Gyokuro, cây chè được che phủ trong điều kiện
mức độ ánh sáng tối ưu từ 10-40% so với ánh sáng tự nhiên, cường độ ánh sáng
trung bình từ 1,1-4,4 MJ/m2/ngày ở vùng Shizuoka, Nhật Bản. Trong khi đó, để
sản xuất sản phẩm này ở Úc thì mức độ ánh sáng tối ưu là từ 10-16% so với ánh
sáng tự nhiên, cường độ ánh sáng trung bình từ 2,3-3,7 MJ/m2/ngày, Golding, J.,
và cs., (2009) [39]. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu khi che phủ cường độ
ánh sáng mặt trời tối ưu đối với cây chè không đồng nhất trên toàn thế giới hoặc
có thể là chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như mức độ ô nhiễm không khí
(Ying-du, L., và cs., 2009) [73]. Tuynhiên đa số đề cho rằng: Cường độ ánh sáng
trên mặt tán cây chè thấp sẽ thuận lợi cho việc sản xuất chè xanh chất lượng cao.
Kết quả nghiên cứu của Eiji Kobayashi và cs (2010) [38] về ảnh hưởng
24
của che phủ trực tiếp trên bề mặt tán chè đến các thành phần hóa học của lá chè.
Thí nghiệm gồm 4 công thức tương ứng với độ che phủ 0%, 85%, 98%, 100%.
Kết quả cho thấy: Trong thời gian che phủ, với mức độ che phủ 85% thì lá chè
có màu lá xanh đậm. Che phủ cây chè với tỷ lệ 98% thì lá chè có màu xanh lá
cây nhẹ, che phủ cây chè với tỷ lệ 100% thì lá chè màu trắng. Hàm lượng các
axit amin trong búp chè tăng theo độ che phủ. Đặc biệt, ở công thức che phủ
100% thì hàm lượng Arginine tăng khoảng 3 lần, serine tăng khoảng 4 lần và
asparagine tăng khoảng 50 lần so với cây chè không che phủ.
Zhao Tiantian (2010) [85] nghiên cứu và cho thấy khi che bóng cho vườn
chè có thể thúc đẩy búp chè sinh trưởng sớm hơn. Ở vụ hè che bớt 15%, 30%,
50% so với đối chứng năng suất búp chè tăng lần lượt là 52,976%, 57,367%,
43,28%. Còn theo Liu Xingru (2011) [78] khi che bóng cho cây chè trong vụ Hè
và vụ Thu ở các mức 50%, 70%, 90%, kết quả cho thấy ở vụ hè sản lượng tăng
cao nhất ở CT 90% và 70% là 18,28%; 28,36%, ở vụ thu cao nhất ở CT 70% và
50% lần lượt là 34,96%; 15,61%. Hàm lượng axit amin đều tăng so với các
công thức đối chứng.
Theo Ly Huiling và cs (2011) [79] khi nghiên cứu che bóng trên giống chè
Jinguanyin với mức giảm cường độ chiếu sáng 30% cho cây chè với các công
thức 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày cho thấy: Nhiệt độ trong các ô có che so với
công thức đối chứng giảm từ 0,48oC - 1,22oC. Hàm lượng nước ở vụ xuân và vụ
hè trong búp chè tăng từ 0,72% - 1,12%. Ở vụ hè năng xuất tăng cao nhất ở công
thức 10 ngày, tăng 73,84%. Ở vụ thu giữa các công thức che bóng và công thức
đối chứng sự sai khác là không đáng kể.
Với (Wang, Y., và cs., 2012) [71] Cây chè (Camellia sinensis (L.) O.
Kuntze) là một cây trồng có giá trị kinh tế cao với các chất sinh hóa quan trọng.
Phương pháp canh tác khác nhau có tác động tới chất lượng chè qua việc sinh
tổng hợp flavonoids. Khi phân tích ảnh hưởng của che bóng tới sinh tổng hợp
flavonoid liên quan đến sự biểu hiện của các gen vận chuyển flavonoid trong lá
25
chè. Tác giả đã chỉ ra rằng che bóng có ảnh hưởng đáng kể tới cả flavonoid (bao
gồm catechins, O-glycosylated flavonols và proanthocyanins (PAs)) và sinh
tổng hợp lignin, nhưng lại không tác động rõ rệt đến sự tích lũy anthocyanin.
Trong tất cả các hợp chất phát hiện, nồng độ của PAs và O-glycosylated
flavonols trong lá chè có che bóng thay đổi nhiều hơn các hợp chất khác, mức
giảm 53,37% và 43,26% tương ứng, so với những lá chè trong điều kiện không
che bóng. Sự biểu hiện của phenylalanine ammonialyase (PAL), flavanone 3-
hydroxylase (F3H), flavonoid 3′-hydroxylase (F3′H), dihydroflavonol reductase
(DFR) và anthocyanidin reductase1 (ANR1) là không có liên quan mật thiết tới
nồng độ của PAs trên lá chè và biểu hiện của chalcone synthase (CHS) và
flavonoid 3′,5′-hydroxylase (F3′5′H) có quan hệ mật thiết với nồng độ của O-
glycosylated flavonols. Điều này nói nên hoạt tính trùng hợp của catechins,
glycosylation và flavonols có thể là con đường quan trọng của sinh tổng hợp
flavonoid trong lá cây chè có che bóng. axít phenolic tăng đáng kể trong nồng
độ của lá chè, có quan hệ nghịch với việc tích lũy lignin. Axít phenolic có thể
được hình thành cùng với lignins và flavonoids trong lá chè dưới các điều kiện
chiếu sáng khác nhau. Các tác giả cũng khuyến cáo cần có những nghiên cứu
sâu hơn nữa để hiểu về mối quan hệ giữa axít phenolic và các hợp chất
flavonoid khác trong cây chè.
Phân tích mối quan hệ giữa tuổi của lá, mức độ che bóng và các thành
phần tự nhiên có ích của lá chè (Camellia sinensis) trồng ở Hawaii. Song, R., và
cs, (2012) [61] cho rằng: Mối tương quan giữa tuổi lá chè, búp 1 tôm 2 lá và
mức độ che bóng đối với nồng độ tương đối của sáu hợp chất chính có trong lá
chè, đó là l-theanine, cafein và các catechins chủ yếu như (-) - epigallocatechin
(EGC), (-) - epicatechin (EC), và (-) - epicatechin gallate (ECG). Tất cả các chất
này đều có ảnh hưởng tích cực đối với sức khỏe con người, cũng như sự chống
oxy hóa của dịch chiết xuất từ tôm và lá. Nồng độ l-theanine và cafein giảm khi
tuổi của lá tăng và giảm theo thứ tự từ tôm đến lá thứ nhất và thứ hai, trong khi
26
đó nồng độ của bốn loại catechins tăng dần từ tôm đến lá thứ nhất và thứ hai.
Trong hầu hết các trường hợp, sự gia tăng này nhìn chung rất nhỏ, nhưng riêng
đối với EGC có nồng độ tăng gấp 7 đến 10 lần. Một số thành phần hoá học của
búp chè tươi, không có ý nghĩa khi chế biến (sơ chế) và không bị oxy hoá có thể
được sử dụng làm chỉ thị cho việc xác định tuổi, chất lượng nguyên liệu búp và
khả năng sinh trưởng của cây.
Deng, W. W., và cs., (2013) [36] Nghiên cứu ảnh hưởng của việc che
sáng đến tổng hợp theanine trong cây chè đã kết luận: Các synthetase theanine
(TS) là một enzyme chủ chốt tham gia vào sự tổng hợp theanine. Trong nghiên
cứu gần đây, người ta đã khám phá ra rằng sinh tổng hợp theanine có nguồn gốc
từ sự chuyển hóa nitơ trong cây chè, có thể bị ảnh hưởng bởi che bóng. Ảnh
hưởng của việc xử lý bóng tối dài hạn đối với các mức tổng hợp theanine cũng
được điều tra bằng cách sử dụng chồi cây chè. Các mức của theanine và tổng số
axit amin tự do tăng dần trong chồi, đạt mức tối đa sau 22 ngày (DOT). Phân tích
immunoblotting (immunoblot là một kỹ thuật phân tích được sử dụng rộng rãi
nhằm phát hiện các protein chuyên biệt trên các mẫu mô hay dịch chiết xuất mô)
cho thấy nồng độ proteinCsTStănglên đến 22 DOT và dừng ở mức cao, ngoại trừ
sau1 DOT có mức thấp ở cả rễ và thân chồi. Nồng độ theanine gia tăng mà chúng
ta quan sátđược trongđiều kiện che bóngcó thể là do sự đồng hoá của nitơ và làm
giảm chất theanine.
Theo Har, Y., và cs., (2013) [41] Cũng như các loại chè khác, chè xanh
cũng được chia ra theo nhiều loại cấp chất lượng khác nhau. Chất lượng phụ
thuộc vào giống chè, điều kiện thổ nhưỡng, vị trí địa lý, độ cao so với mực nước
biển của vùng trồng chè, điều kiện khí tượng như lượng mưa trong năm, nhiệt
độ và độ ẩm tương đối của không khí, điều kiện canh tác và đặc biệt là kỹ thuật
che bớt ánh sáng để không chế tia nắng trực xạ lên cây chè đến mức nào và
trong thời gian bao nhiêu lâu.
Phân tích cơ chế tác động của xử lý che ánh sáng đến thành phần dinh
27
dưỡng và chất lượng cảm quan của chè xanh (Lee, L. S., và cs., 2013) [48] đã
phân tích cơ chế chuyển hoá từ dung dịch triết suất 50% methanol trên lá chè
xanh lấy từ các mẫu chè che bớt ánh sáng với thời gian khác nhau (0, 15, 18, và
20 ngày) để đánh giá tác động của ánh sáng yếu đến giá trị dinh dưỡng và chất
lượng cảm quan chè xanh. Kết quả: Che ánh bớt sáng làm tăng quercetin-
galactosylrutinoside, kaempferol-glucosylrutinoside, epicatechin gallate,
epigallocatechin gallate, tryptophan, phenylalanine, theanine, glutamine,
glutamate và caffeine nhưng làm giảm quercetin-glucosylrutinoside, kaempferol-
glucoside, gallocatechin, and epigallocatechi. Làm tăng giá trị dinh dưỡng và tăng
chất lượng cảm quan của chè xanh. Vì vậy tác giả khẳng định dưới tác động của
ánh sáng yếu đã làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổichất trong búp chè và nó có
thể làm sáng tỏ mối quan hệ giữa ánh sáng yếu và chất lượng chè.
Ujihara, T., và cs., (2013) [68] Cho rằng các lá của cây chè được che bóng
có hàm lượng axit amin cao nhưng hàm lượng catechin thấp. Khi uống có vị
ngon (umami) do amin axit tạo cho sản phẩm có một hương vị đặc biệt như vậy,
trong khi catechin và cafeine góp phần vào sự chát lại có xu hướng giảm.
Theo Zhang Caiqing, và cs. (2013) [82] Khi nghiên cứu về chủng loại và
mật độ lưới che bóng cải thiện chất lượng chè vụ hè và vụ thu cho thấy: Khi che
bóng vào vụ xuân có thể thúc đẩy cây chè ra búp sớm hơn từ 7-10 ngày so với
công thức đối chứng. Khi che bóng vào vụ hè và vụ thu chất lượng chè thành
phẩm được cải thiện một cách rõ rệt. Ngoài ra kết quả nghiên cứu che lưới ảnh
hưởng đến tỷ lệ tanin/axit amin cho thấy: Khi che bóng cho vườn chè bằng lưới
xanh hoặc lưới đen ở vụ hè với mức che từ 50-70% cho tỷ lệ 11,11- 12,83 phù
hợp cho chế biến chè xanh đặc sản, khi dùng lưới này cùng mật độ che bóng ở
vụ thu cho tỷ lệ 6,00- 8,00 phù hợp với chế biến chè xanh cao cấp (chè đặc biệt).
Quá trình hình thành theanine phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng, quá
trình này đòi hỏi phải có sự tham gia của axit amin thành phần như một yếu
tố bắt buộc. Sự tổng hợp theanine có liên quan chặt chẽ tới việc hình thành
28
glutamine trong cây. Trong quá trình quang hợp sự hình thành catechin
trong lá chè có liên quan mật thiết với L- theanine và chlorophyll (Hong, G.,
và cs., 2014) [43].
Theo Mohotti, A. J. (1998) [52] Lá chè ở điều kiện không che sáng kết
hợp với lượng ít phân đạm thì quang hợp kém hiệu quả hơn, hàm lượng đường
tổng số cao hơn lá chè ở điều kiện được che nắng nhưng bón đầy đủ phân đạm.
Hàm lượng đường tổng số và khả năng quang hợp hữu hiệu giữa các công thức
che 35% ánh sáng và che 70% không có sự khác nhau rõ rệt.
Cường độ ánh sáng phụ thuộc vào vùng sinh thái như độ cao và vĩ độ,
cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp và ảnh hưởng
đến năng suất, chất lượng búp chè. Nguyên liệu sản xuất chè xanh có hàm lượng
diệp lục a cao sẽlàm ảnh hưởng đếnchất lượng chè, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng
giảm cườngđộ chiếu sáng đến búp chè ở giai đoạn chuẩn bị thu hoạch có ý nghĩa
nâng cao chất lượng chè thành phẩm do giảm hàm lượng diệp lục a. Vì lý do trên
mà các vùng sản xuất nguyên liệu chè xanh ở Trung Quốc, Nhật Bản vẫn áp dụng
kỹ thuật che ánh sáng cho búp chè trước khi thu hoạch.
Tại Nhật Bản hiện nay áp dụng 3 loại hình che ánh sáng: làm mái che cao
cho cả lô; che mái tròn thấp cho từng luống, và che trực tiếp lên bề mặt luống
chè. GyokurovàTenchelà hai loại chè cao cấp nhất Nhật Bản, chế biến từ nguyên
liệu búp đượccheánhsángtrongphầnlớnthời gian dưới mái chè cao. Tại phần lớn
các khu vực trồng chè, trong sản xuất chè phổ thông Sencha, công nghệ che ánh
sáng trực tiếp trên mặt luống chè trong thời gian ngắn 5-10 ngày trước khi thu
hoạch nhằm cải thiện màu sắc búp chè, giúp cho quá trình chế biến chè có màu
nước xanh hơn. Nhược điểm của biện pháp che sáng bằng lưới đen trực tiếp lên
bề mặt luống chè sẽ khiến nhiệt độ bề mặt tán chè tăng cao làm cháy lá chè.
Che ánh sáng cho chè nhằm mục đích bảo vệ búp chè khỏi sương muối
vào vụ xuân và tăng chất lượng nguyên liệu chè trong các vụ khác.
Che ánh sáng cho chè tăng chất lượng búp chè nguyên liệu thông qua việc
29
giảm vị đắng và tăng vị ngon (Umami). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng che
ánh sáng cho chè làm tăng hàm lượng các hợp chất chứa N; Tăng hàm lượng
chlorophyll trong búp chè và giảm hàm lượng tanin.
Tại trạm nghiên cứu chè tỉnh Kyoto, che ánh sáng cho chè nhằm sản xuất
chè Gyokuro và Tencha hiện nay được thực hiện như sau: Sau khi một nửa số
búp xuất hiện, tiến hành che 70% ánh sáng bằng lưới đen. Khi búp chè có 2 lá
thật, tiến hành che lớp thứ 2 với độ che nắng của lưới đen lớp thứ 2 là 90%. Như
vậy cảhai lớp lưới có khả năng cheđược 98% ánh sáng. Kết hợp với việc bónphân
tăng hàm lượng N hữu cơ bằng việc bónbột cá và khô dầu đậu tương, tại đây hàm
lượng axit amin trong chè nguyên liệu cao 5-7%, trong đó hàm lượng Theanin
chiếm 20% tổng hàm lượng axit amin.
Nghiên cứu các vật liệu che ánh sáng cho nương chè nguyên liệu Gyokuro
và Tenchacũng được trạmnghiên cứuchè Kyoto đưa ra kết luận, sử dụng mái che
Honzu truyền thống (mái che khung bằng tre, phủ rơm rạ) cho điểm thử nếm chè
Tenchacao hơnso với biện pháp che bằng 2 lớp lưới đen. Nhưng do sự tiện lợi và
chi phí sản xuất việc áp dụng lưới đen che ánh sáng đang được áp dụng rộng rãi
ngày phổ biến tại Nhật, nay chiếm trên 90% tổngdiện tích chè được che ánh sáng.
Như vậy, các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng để sản xuất chè xanh chất
lượng cao việc che bớt ánh sáng cho chè ở những tháng có cường độ ánh sáng
cao là cần thiết. Khi che bớt ánh sáng cho cây chè một cách hợp lý sẽ làm cho
cây sinh trưởng phát triển tốt hơn, làm thay đổi thành phần và hàm lượng các
chất hóa học của búp chè, cụ thể là hàm lượng tanin giảm và axit amin, chỉ số
hợp chất thơm tăng có lợi cho nguyên liệu để sản xuất chè xanh chất lượng. Với
các giống chè khác nhau và với những vùng sinh tháikhác nhau mức độ che ánh
sáng cũng khác nhau.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè trên thế giới
Cây chè bình thường sinh trưởng yêu cầu có một môi trường sinh thái tốt,
cung cấp các chất dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng để có được
30
năng suất cao và chất lượng chè, bón phân là một biện pháp kỹ thuật cần thiết.
Quan hệ giữa đấtđến năng suất, chấtlượng chè rất phức tạp. Chất lượng chè
do nhiều yếu tố quyết định và tác dụng một cách tổng hợp. Điều kiện dinh dưỡng
ảnh hưởng rất nhiều đếnnăng suất, chấtlượng chè, do vậy ngoàinguồn dinh dưỡng
sẵn có trong đất, thì việc bón phân cho chè là một biện pháp có hiệu quả.
1.2.2.1. Bón phân hữu cơ
Đối với cây chè phân hữu cơ có vai trò quan trọng, ngoài việc cung cấp
chất dinh dưỡng trực tiếp cho cây nó còn cải thiện lý tính của đất. Các giống chè
khác nhau yêu cầu một chế độ bón phân khác nhau, đặc biệt là phân hữu cơ để
đảm bảo cho cây chè đạt được năng suất cao và chất lượng tốt.
Han, W. Y., và cs., (2013) [40] Đã nghiên cứu về hấp thụ carbon (C) đất,
chất dinh dưỡng thực vật và các hoạt động sinh học trong canh tác hữu cơ. Hầu
hết các nghiên cứu so sánh đã tập trung vào các cây trồng hàng năm hoặc các hệ
thống canh tác luân canh và cây trồng lâu năm.Tác giả đã chọn năm cặp cây
trồng trong các hệ thống canh tác hữu cơ thông thường ở miền đông Trung Quốc
để nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác hữu cơ đến sự hấp thụ C, chất dinh dưỡng
thực vật và hoạt động sinh học. Trong canh tác hữu cơ có (C), nitơ (N), phốt pho
(P), kali (K) và magie (Mg), các chất dinh dưỡng, sinh khối, vi sinh vật, khoáng
hóa N và nitrat hóa. Trong đất hữu cơ có sinh khối vi sinh vật và N , P và K
thường cao hơn. Không có sự khác biệt đáng kể về nồng độ canxi (Ca), Mg,
natri (Na), sắt (Fe), mangan (Mn), đồng (Cu) và kẽm (Zn) giữa hai hệ thống
canh tác. Nhưng nghiên cứu này cho thấy canh tác hữu cơ có thể thúc đẩy sự
hấp thụ đất (C) và kích thước sinh khối vi sinh vật hoạt động tốt hơn và sản xuất
chè hữu cơ lâu dài.
Long, F. E. N. G., và cs., (2018) [51] Nghiên cứu ảnh hưởng của phân gà,
phân vô cơ, phân gà + phân vô cơ và không bón phân tới năng suất và chất
lượng của sinh khối vi sinh vật trong đất chè. Các nương chè có thể cải thiện
31
năng suất và chất lượng chè và tăng sinh khối vi sinh vật. Phân gà và phân gà +
phân vô cơ đều có thể cải thiện năng suất và chất lượng chè một cách đáng kể
với phân vô cơ không có tác dụng rõ ràng năng suất và chất lượng của chè. Phân
bón gà + phân vô cơ có tác dụng thúc đẩy đáng kể về năng suất và chất lượng
của hàm lượng carbon sinh khối trong đất và vi sinh vật và phân gà có tác dụng
thúc đẩy tốt nhất đến hàm lượng nitơ, sinh khối của vi sinh vật trong đất. Bón
phân gà + phân vô cơ có thể cải thiện năng suất và chất lượng chè và hàm lượng
carbon sinh khối của vi sinh vật đáng kể. Phân gà có thể làm tăng hàm lượng
nitơ sinh khối của vi sinh vật trong đất.
1.2.2.2. Bón phân vô cơ (NPK)
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của các nguyên
tố dinh dưỡng cho cây chè và kỹ thuật bón phân.
Nhiều kết quả nghiên cứu ở Nhật Bản, Ấn Độ, Srilanka... đều cho rằng
bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều hoặc bón đơn độc đều làm giảm chất
lượng chè (đặc biệt là đối với nguyên liệu dùng để chế biến chè đen). Những
công trình nghiên cứu của Liên Xô (cũ) cho thấy bón với lượng đạm 300kg/ha
thì hàm lượng tanin, cafein và chất hòa tan trong búp chè đều cao, có lợi cho
chất lượng, song nếu vượt quá giới hạn trên thì chất lượng chè giảm. Khi bón
nhiều đạm hàm lượng protein ở trong lá tăng lên. Protein kết hợp với tanin tạo
thành các hợp chất không tan vì thế hàm lượng tanin trong chè bị giảm đi. Mặt
khác, khi bón nhiều đạm hàm lượng ancaloit trong chè tăng lên làm cho chè có
vị đắng (Đỗ Văn Ngọc và Trịnh Văn Loan, 2008) [18].
Qamar-uz-Zaman, S. S. và cs (2011) [55], khi bón phân đạm ở mức 375
kg/ha đã làm năng suất chè búp tươi tăng đáng kể từ 6.796 đến 8.797 kg/ha, và
chiều dài búp từ 35 đến 71 cm cao hơn so với đối chứng.
Theo Su Kongwu và Li Jinlan (2005) [62] bón phân kali thì năng suất chè
tăng từ 8,3 – 16,7% so với không bón phân kali, đồng thời cải thiện chất lượng
chè và tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh.
32
Theo Zhang Wenjin, và cs (2000) [74] bón phân hữu cơ kết hợp với phân
vô cơ có thể thúc đẩy cây chè sinh trưởng nhanh, tăng năng suất, chất lượng chè
Ôlong và tỷ lệ bón kết hợp tốt nhất N: P: K với phân hữu cơ là 3: 1: 3: 3 hoặc 2:
2: 2: 3. Hiệu quả của N, P, K và phân hữu cơ ở các giai đoạn sinh trưởng của
cây chè là khác nhau, trong đó K là nguyên tố chủ yếu làm tăng đường kính của
cây chè con. N giữ vai trò quan trọng nhất đến năng suất của cây chè kinh
doanh, sau đó đến K.
Ở Nhật Bản, trước đây mức bón phân cho chè cũng tương tự như nhiều
nước trên thế giới. Nhưng ngày nay do áp dụng cơ khí hóa và tự động hóa trong
khâu thu hoạch, vì vậy Nhật bản đã khuyến cáo mức bón rất cao, đối với chè có
sản lượng 18 tấn búp/ha mức bón N, P, K là 800, 210 và 360 (kg/ha).
Njogu, Rachael Njeri E., và cs. (2014) [54] khi nghiên cứu sự hấp thụ các
chất dinh dưỡng (NPK) qua lá trên ba giống chè được trồng trong Cao nguyên
Kenya. Kết quả cho thấy mối tương quan thuận sản lượng chè tăng khi hấp thụ
chất dinh dưỡng N, P, K tăng.
Với Rahardjo, P., và cs., (2012) [56] Việc áp dụng hiệu quả phân bón
NPK (27%: 6%: 10%) để tăng mật độ búp chè được trồng tại vùng phía Tây
Java. Kết quả cho thấy: Năng suất và dinh dưỡng (N, P, K, Mg và Zn) có sự
khác biệt đáng kể giữa các công thức bón phân NPK. Lượng phân NPK (27%:
6%: 10%) đối với cây chè sản xuất kinh doanh được khuyến nghị ở mức 700
kg/ha và tương đương với 189 kg N/ha/năm.
1.2.2.3. Bón phân trung lượng
Theo Ruan, J. Y., và cs., (1997) [57] bón bổ sung kali và magie, năng suất
chè búp tươi tăng đáng kể đạt 9-38% sau 2 năm thử nghiệm. Hàm lượng axit
amin tự do và cafein trong nguyên liệu chè tươi cũng tăng. Hàm lượng
polyphenol trong búp chè thu từ vườn chè bón kali tăng, nhưng trong búp thu từ
vườn chè bón magie giảm rõ ràng. Tỷ lệ polyphenol/axit amin tự do trong
33
nguyên liệu lấy từ vườn chè bón cả kali và magie đều giảm, điều này có lợi cho
chất lượng chè Ôlong. Một số hợp chất thơm quan trọng (nerolidol…) đều tăng
có lợi cho chất lượng chè Ôlong. Điều này cho thấy, việc bón bổ sung kali và
magie có tác dụng cải thiện đặc tính hương thơm của sản phẩm chè Ôlong.
Chất lượng sản phẩm chè Ôlong có mối tương quan chặt chẽ với hàm lượng
magie trong nguyên liệu. Bón bổ sung kali và magie sẽ là một biện pháp có
hiệu quả, trong sản xuất chè Ôlong đối với cây chè trồng trong điều kiện đất
thiếu kali và magie.
Zhang Yugang (2013)[84] khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân kali và
phân magie đối với hàm lượng axit amin trong chè xanh, cho rằng chè xanh có
hàm lượng axit amin cao thì chè xanh có chất lượng tốt. Khi bón phân đạm hợp
lý, kết hợp sử dụng hợp lý phân bón kali và magie để có thể cung cấp cân đối
dinh dưỡng cho cây chè, cải thiện đáng kể hàm lượng axit amin trong chè, cuối
cùng là nâng cao chất lượng chè xanh. Tuy nhiên, khi thiếu nguyên tố kali và
magie trong đất thì hàm lượng axit amin trong chè và lượng phân bón kali,
magie có mối tương quan thuận với nhau.
Khi bón bổ sung kali và magie có tác dụng làm tăng đáng kể năng suất
nguyên liệu, tăng chất lượng của một số sản phẩm chè chính: chè xanh, chè đen,
chè Ôlong; hàm lượng các chất axit amin tự do, polyphenol, cafein cũng như
theaflavin và thearubigin tăng đáng kể, cải thiện hương thơm của sản phẩm chè
Ôlong. Chất lượng sảnphẩm chè Ôlongcó mối tương quan chặtchẽ với hàm lượng
magie trong nguyên liệu búp (Zhang Wenjin, và cs, 2000) [74].
1.2.2.4. Bón phân vi lượng
Việc sử dụng một số nguyên tố vi lượng bằng hình thức bón phân vào đất
hay phun lên lá có tác dụng lớn đối với các quá trình sinh lý, sinh hóa của cây,
do đó có thể tăng năng suất và phẩm chất chè.
Phân vi lượng hiện nay đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông
nghiệp và được coi là một khả năng tiềm tàng góp phần đẩy mạnh sự phát triển
của ngành trồng trọt. Song việc nghiên cứu và sử dụng phân vi lượng cho chè
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh

More Related Content

What's hot

Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đĐề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dươngKhảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồn
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồnThủy phân rơm rạ - Lên men cồn
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồn
Tử Dương Xanh
 
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
jackjohn45
 
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ án
đồ ánđồ án
đồ án
Linh Nguyen
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiênNghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngPhân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Tổng hợp cảm ứng cellulase ở một số chủng Bacillus
Luận văn: Tổng hợp cảm ứng cellulase ở một số chủng BacillusLuận văn: Tổng hợp cảm ứng cellulase ở một số chủng Bacillus
Luận văn: Tổng hợp cảm ứng cellulase ở một số chủng Bacillus
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tối ưu hóa sự phối hợp giữa máy xúc và ôtô cho các mỏ khai thác than
Tối ưu hóa sự phối hợp giữa máy xúc và ôtô cho các mỏ khai thác thanTối ưu hóa sự phối hợp giữa máy xúc và ôtô cho các mỏ khai thác than
Tối ưu hóa sự phối hợp giữa máy xúc và ôtô cho các mỏ khai thác than
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khóa luận tốt nghiệp1
Khóa luận tốt nghiệp1Khóa luận tốt nghiệp1
Khóa luận tốt nghiệp1
Ngo Quoc Nguyen
 
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sởLuận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đĐề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dươngKhảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
 
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồn
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồnThủy phân rơm rạ - Lên men cồn
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồn
 
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
 
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
 
đồ án
đồ ánđồ án
đồ án
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiênNghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
 
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
 
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngPhân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
 
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
 
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
 
Luận văn: Tổng hợp cảm ứng cellulase ở một số chủng Bacillus
Luận văn: Tổng hợp cảm ứng cellulase ở một số chủng BacillusLuận văn: Tổng hợp cảm ứng cellulase ở một số chủng Bacillus
Luận văn: Tổng hợp cảm ứng cellulase ở một số chủng Bacillus
 
Tối ưu hóa sự phối hợp giữa máy xúc và ôtô cho các mỏ khai thác than
Tối ưu hóa sự phối hợp giữa máy xúc và ôtô cho các mỏ khai thác thanTối ưu hóa sự phối hợp giữa máy xúc và ôtô cho các mỏ khai thác than
Tối ưu hóa sự phối hợp giữa máy xúc và ôtô cho các mỏ khai thác than
 
Khóa luận tốt nghiệp1
Khóa luận tốt nghiệp1Khóa luận tốt nghiệp1
Khóa luận tốt nghiệp1
 
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sởLuận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
 

Similar to Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh

Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú ThọLuận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái NguyênBiện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt nam
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt namNghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt nam
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt nam
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng NamLuận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
nataliej4
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
PinkHandmade
 
Luận văn: Nghiên cứu điều chế nano bạc trong chitosan oligosaccharide
Luận văn: Nghiên cứu điều chế nano bạc trong chitosan oligosaccharideLuận văn: Nghiên cứu điều chế nano bạc trong chitosan oligosaccharide
Luận văn: Nghiên cứu điều chế nano bạc trong chitosan oligosaccharide
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Nghiên cứu điều chế nano bạc trong chitosan oligosaccharide (COS) ứ...
Luận văn: Nghiên cứu điều chế nano bạc trong chitosan oligosaccharide (COS) ứ...Luận văn: Nghiên cứu điều chế nano bạc trong chitosan oligosaccharide (COS) ứ...
Luận văn: Nghiên cứu điều chế nano bạc trong chitosan oligosaccharide (COS) ứ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất bột gạo lứt lên men lactic.doc
Nghiên cứu quy trình sản xuất bột gạo lứt lên men lactic.docNghiên cứu quy trình sản xuất bột gạo lứt lên men lactic.doc
Nghiên cứu quy trình sản xuất bột gạo lứt lên men lactic.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
tai lieu ve nuoi cay thuy sinh
tai lieu ve nuoi cay thuy sinhtai lieu ve nuoi cay thuy sinh
tai lieu ve nuoi cay thuy sinh
Paradise Kiss
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...
HanaTiti
 
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
nataliej4
 
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfNghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Man_Ebook
 
Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...
Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...
Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 và NAA đến nảy mầm của hạt Sâm bố chính (Abelmos...
Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 và NAA đến nảy mầm của hạt Sâm bố chính (Abelmos...Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 và NAA đến nảy mầm của hạt Sâm bố chính (Abelmos...
Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 và NAA đến nảy mầm của hạt Sâm bố chính (Abelmos...
Man_Ebook
 
Tuyển chọn và nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng si...
Tuyển chọn và nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng si...Tuyển chọn và nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng si...
Tuyển chọn và nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng si...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
NuioKila
 
Đề tài: Kỹ thuật canh tác đối với giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng
Đề tài: Kỹ thuật canh tác đối với giống lúa nếp cạn Khẩu Nua TrạngĐề tài: Kỹ thuật canh tác đối với giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng
Đề tài: Kỹ thuật canh tác đối với giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Vật liệu xử lý kim loại nặng trong nước từ cây đay, HOT, 9đ
Đề tài: Vật liệu xử lý kim loại nặng trong nước từ cây đay, HOT, 9đĐề tài: Vật liệu xử lý kim loại nặng trong nước từ cây đay, HOT, 9đ
Đề tài: Vật liệu xử lý kim loại nặng trong nước từ cây đay, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh (20)

Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú ThọLuận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
 
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái NguyênBiện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt nam
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt namNghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt nam
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt nam
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng NamLuận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
 
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
 
Luận văn: Nghiên cứu điều chế nano bạc trong chitosan oligosaccharide
Luận văn: Nghiên cứu điều chế nano bạc trong chitosan oligosaccharideLuận văn: Nghiên cứu điều chế nano bạc trong chitosan oligosaccharide
Luận văn: Nghiên cứu điều chế nano bạc trong chitosan oligosaccharide
 
Luận văn: Nghiên cứu điều chế nano bạc trong chitosan oligosaccharide (COS) ứ...
Luận văn: Nghiên cứu điều chế nano bạc trong chitosan oligosaccharide (COS) ứ...Luận văn: Nghiên cứu điều chế nano bạc trong chitosan oligosaccharide (COS) ứ...
Luận văn: Nghiên cứu điều chế nano bạc trong chitosan oligosaccharide (COS) ứ...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất bột gạo lứt lên men lactic.doc
Nghiên cứu quy trình sản xuất bột gạo lứt lên men lactic.docNghiên cứu quy trình sản xuất bột gạo lứt lên men lactic.doc
Nghiên cứu quy trình sản xuất bột gạo lứt lên men lactic.doc
 
tai lieu ve nuoi cay thuy sinh
tai lieu ve nuoi cay thuy sinhtai lieu ve nuoi cay thuy sinh
tai lieu ve nuoi cay thuy sinh
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...
 
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
 
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfNghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
 
Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...
Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...
Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 và NAA đến nảy mầm của hạt Sâm bố chính (Abelmos...
Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 và NAA đến nảy mầm của hạt Sâm bố chính (Abelmos...Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 và NAA đến nảy mầm của hạt Sâm bố chính (Abelmos...
Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 và NAA đến nảy mầm của hạt Sâm bố chính (Abelmos...
 
Tuyển chọn và nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng si...
Tuyển chọn và nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng si...Tuyển chọn và nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng si...
Tuyển chọn và nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng si...
 
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
 
Đề tài: Kỹ thuật canh tác đối với giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng
Đề tài: Kỹ thuật canh tác đối với giống lúa nếp cạn Khẩu Nua TrạngĐề tài: Kỹ thuật canh tác đối với giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng
Đề tài: Kỹ thuật canh tác đối với giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng
 
Đề tài: Vật liệu xử lý kim loại nặng trong nước từ cây đay, HOT, 9đ
Đề tài: Vật liệu xử lý kim loại nặng trong nước từ cây đay, HOT, 9đĐề tài: Vật liệu xử lý kim loại nặng trong nước từ cây đay, HOT, 9đ
Đề tài: Vật liệu xử lý kim loại nặng trong nước từ cây đay, HOT, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 

Recently uploaded (18)

Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 

Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– NGUYỄN XUÂN CƯỜNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHE SÁNG ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CHÈ XANH GIỐNG CHÈ KIM TUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG THÁI NGUYÊN - 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– NGUYỄN XUÂN CƯỜNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHE SÁNG ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CHÈ XANH GIỐNG CHÈ KIM TUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ NGÀNH: 9.62.01.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn 2. TS. Đặng Văn Thư THÁI NGUYÊN - 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa từng công bố tại bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. Thái Nguyên, tháng 03 năm 2019 Tác giả luận án Nguyễn Xuân Cường
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện bản luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn, TS. Đặng Văn Thư là những người thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian định hướng và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện, Ban lãnh đạo và các cán bộ đồng nghiệp Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi triển khai các thí nghiệm, phân tích…để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Phòng đào tạo, các thầy cô Khoa Nông học thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi để hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè những người đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện hết sức có thể để tôi hoàn thành luận án này. Tác giả xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 03 năm 2019 Tác giả luận án Nguyễn Xuân Cường
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN.................................................................................................ii MỤC LỤC .....................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU .............................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ.........................................................ix MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết.............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài ............................................ 3 4. Điểm mới của luận án ................................................................................. 3 5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI......................................................................................................... 5 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài......................................................................... 5 1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu che sáng......................................... 5 1.1.2. Cơ sở khoa học của việc phân bón trong điều kiện che sáng.................... 6 1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởngđếnsự tích lũy các chất hóa học trongbúp chè ...... 8 1.2. Tình hình nghiên cứubiện pháp chesáng vàphân bóncho chè trên Thế giới...17 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật che sáng cho chè trên Thế giới ...........17 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè trên thế giới.........................29 1.3. Tình hình nghiên cứubiện pháp chesáng vàphân bóncho chèở Việt Nam.....35 1.3.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật che sáng cho chè ở Việt Nam .............35 1.3.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè ở Việt Nam .........................38 1.4. Một số nhận xét rút ra từ tổng quan tài liệu ..............................................44 Chương 2: VẬT LIỆU, NỘIDUNG VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......47
  • 6. iv 2.1. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................47 2.1.1. Giống chè............................................................................................47 2.1.2. Vật liệu khác........................................................................................47 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................48 2.2.1. Thời gian nghiên cứu............................................................................48 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................48 2.3. Nội dung nghiên cứu...............................................................................48 2.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................49 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm..............................................................49 2.4.2. Phương pháp theo dõi..........................................................................55 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................61 3.1. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng, nhiệt độ không khí và ẩm độ không khí đến năng suất và chất lượng chè xanh của giống chè Kim Tuyên .....61 3.1.1. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng với nhiệt độ và ẩm độ không khí...61 3.1.2. Mốiquan hệ giữa cườngđộ ánhsáng vớinăngsuất giốngchè Kim Tuyên......63 3.1.3. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng với chất lượng nguyên liệu giống chè Kim tuyên. ..............................................................................................65 3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng nguyên liệu giống chè Kim Tuyên ........................................................75 3.2.1. Ảnh hưởng của che sáng giảm cường độ ánh sáng đến năng suất, chất lượng nguyên liệu giống chè Kim Tuyên ở vụ hè. ...........................................75 3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến năng suất, chất lượng nguyên liệu giống Kim Tuyên ở vụ hè ..................................................88 3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian che sáng đến năng suất, chất lượng nguyên liệu giống Kim Tuyên ............................................................102 3.3. Nghiên cứu xác định công thức bón phân khoáng cho giống chè Kim Tuyên trong điều kiện có che sáng ở vụ hè....................................................116 3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên ở vụ hè ..............116
  • 7. v 3.3.2 Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến thành phần cơ giới búp của giống chè Kim Tuyên...............................................................119 3.3.3. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến một số loài sâu hại chính trên giống chè Kim Tuyên.............................................................121 3.3.4. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến đến thành phần sinh hóa trong búp giống Kim Tuyên............................................................124 3.3.5. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến chất lượng của giống chè Kim Tuyên vụ hè .........................................................................126 3.3.6. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến thành phần hóa học của đất..................................................................................................128 3.3.7. Tóm tắt kết quả nghiên cứu công thức phân bón trong điều kiện che sáng với giống chè Kim Tuyên ở vụ hè.........................................................131 3.4. Ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài ra sản xuất trên giống chè Kim Tuyên.................................................................................................132 3.4.1. Kết quả áp dụng biện pháp kỹ thuật mới đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .....................................................................................132 3.4.2. Kết quả áp dụng biện pháp kỹ thuật mới đến thành phần cơ giới búp chè.......................................................................................................133 3.4.3. Kết quả áp dụng biện pháp kỹ thuật mới đến thành phần sinh hóa trong búp chè.......................................................................................................134 3.4.4. Kết quả đánh giá cảm quan chè xanh áp dụng mô hình ........................135 3.4.5. Kết quả áp dụng biện pháp kỹ thuật mới đến một số loài sâu hại chính .135 3.4.6. Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế các mô hình..............................................136 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................139 1. Kết luận...................................................................................................139 2. Đề nghị ...................................................................................................141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................142 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................143 KẾT QUẢ XỬ LÍ SỐ LIỆU MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM
  • 8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt BVTV CT CĐAS Đ/C HTX KHKT KTCB KK K2O N NN&PTNT PVT P2O5 SXKD to TB TS Chữ viết đầy đủ Bảo vệ thực vật Công thức Cường độ ánh sáng Đối chứng Hợp tác xã Khoa học kỹ thuật Kiến thiết cơ bản Không khí Kali Đạm Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phúc Vân Tiên Supe lân Sản xuất kinh doanh Nhiệt độ Trung bình Tổng số
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1. Diễn biến sản lượng chè và lượng mưa ở Phú Hộ - Phú Thọ.............11 Bảng 1.2. Thành phần sinh hoá búp chè tôm 2 lá giống PVT ...........................13 Bảng 1.3. Hàm lượng các chất hoá học chủ yếu trong chè Ô long...................14 Bảng 1.4. Đánh giá cảm quan chè xanh từ giống PVT .....................................15 Bảng 3.1. Cường độ ánh sáng, ẩm độ không khí và nhiệt độ không khí tại đồi chè Phú Hộ.............................................................................61 Bảng 3.2. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng với năng suất giống chè Kim Tuyên...................................................................................63 Bảng 3.3. Thành phần sinh hóa trong búp chè giống Kim Tuyên .....................65 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến cường độ ánh sáng, nhiệt độ không khí và ẩm độ không khí.......................................................75 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của che sáng giảm cường độ ánh sáng đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên........76 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của che sáng giảm cường độ ánh sáng trước khi hái đến phẩm cấp nguyên liệu của giống chè Kim Tuyên .....................78 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của che sáng giảm cương độ ánh sáng đến sâu hại chính trên giống chè Kim Tuyên....................................................81 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của che sáng giảm cường độ ánh sáng đến thành phần sinh hóa trong búp chè ..................................................................83 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của che ánh sáng đến chất lượng chè xanhchế biến từ giống chè Kim Tuyên....................................................................85 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên...........................90 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến phẩm cấp nguyên liệu búp của giống chè Kim Tuyên .......................................................92 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến một số loài sâu hại chính trên giống chè Kim Tuyên.............................................................94 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến thành phần sinh hóa trong búp chè vụ hè.......................................................................97
  • 10. viii Bảng 3.14. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến chất lượng sản phẩm chè xanh chế biến từ nguyên liệu giống chè Kim Tuyên vụ Hè..............99 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năngsuất của giống chè Kim Tuyên ở vụ hè................102 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến thành phần cơ giới và phẩm cấp nguyên liệu của giống chè Kim Tuyên ở vụ hè..............106 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến một số loài sâu hại chính trên giống chè Kim Tuyên ở vụ hè ...............................................108 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến thành phần sinh hóa trong búp chè ở Vụ hè..........................................................................110 Bảng 3.19. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến chất lượng chè xanh chế biến từ giốngchè Kim Tuyên ở Vụ Hè...........................................113 Bảng 3.20. Ảnh hưởngphânbóntrongđiềukiện chesángđếnmộtsố yếu tố cấu thành năng suất và năng suấtcủa giốngchè Kim Tuyên ở vụ hè ........117 Bảng 3.21. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến phẩm cấp nguyên liệu của giống chè Kim Tuyên .........................................120 Bảng 3.22. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến một số loài sâu hại chính trên giống chè Kim Tuyên................................122 Bảng 3.23. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến thành phần sinh hóa trong búp chè vụ giống Kim Tuyên ........................125 Bảng 3.24. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến chất lượng chè xanh của giống Kim Tuyên vụ hè.................................127 Bảng 3.25. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến các chỉ tiêu hoá học của đất trước và sau thí nghiệm ................................129 Bảng 3.26. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trên các mô hình......133 Bảng 3.27. Thành phần cơ giới búp trên các mô hình....................................133 Bảng 3.28. Thành phần sinh hóa trong búp chè trên các mô hình...................134 Bảng 3.29. Chất lượng chè xanh trên các mô hình.........................................135 Bảng 3.30. Tình hình một số loại sâu hại chính trên các mô hình...................136 Bảng 3.31. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất chè vụ hè.........................136
  • 11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Loại lưới sử dụng để che ánh sáng...................................................48 Biểuđồ 3.1. Mốiquan hệ giữacườngđộ ánhsáng, nhiệtđộ và ẩmđộ không khí. .....62 Biểu đồ 3.2. Tương quan giữa cường độ ánh sáng với nhiệt độ và ẩm độ .........62 Biểu đồ 3.3. Mối quan hệ giữa sản lượng chè và cường độ ánh sáng ................64 Biểu đồ 3.4. Mối quan hệ giữa hàm lượng tanin với các yếu tố........................66 Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa cường độ ánh sáng với hàm lượng tanin............67 Biểu đồ 3.6. Mối quan hệ giữa hàm lượng axit amin với các yếu tố..................69 Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa cường độ ánh sáng với hàm lượng axit amin trong búp chè Kim Tuyên..............................................................69 Biểu đồ 3.8. Mối quan hệ giữa hàm lượng đường khử với các yếu tố ...............71 Biểu đồ 3.9. Tương quan giữa cường độ ánh sáng với hàm lượng đường khử...71 Biểu đồ 3.10. Mối quan hệ giữa chỉ số hợp chất thơm với các yếu tố ...............72 Biểu đồ 3.11. Tương quan giữa cường độ ánh sáng và chỉ số hợp chất thơm ....73
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Cây chè (Camellia Sinensis (L) O. Kuntze) là cây công nghiệp lâu năm, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm. Tuy nhiên, nhờ những đặc tính hữu ích và có giá trị lớn đối với sức khỏe con người mà cây chè đã trở thành cây trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Cây chè giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành Nông nghiệp Việt Nam. Sản xuất chè cho thu nhập chắc chắn, ổn định, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là nông thôn vùng Trung du miền núi phía Bắc Sản phẩm chè là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, hàng năm Việt Nam xuất khẩu trên 120.000 tấn chè khô các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 250 triệu USD. Với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trên, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5 trên thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya và Srilanka với thị trường xuất khẩu rộng khắp 61 quốc gia và vùng lãnh thổ. VINATEA - 2015)[33]. Đến nay, năng suất chè Việt Nam tương đương năng suất chè thế giới. Tuy vậy, sản xuất chè chưa phát huy hết tiềm năng, giá bán bình quân sản phẩm chè Việt Nam chỉ bằng 70% giá bán bình quân của thế giới. do sản phẩm chè Việt Nam chất lượng chưa cao chưa đáp ứng được với yêu cầu của thị trường. Miền Bắc Việt Nam có 21 tỉnh trồng chè với diện tích 89.289 ha chiếm 70% tổng diện tích trồng chè cả nước, tổng sản lượng thu được 104.612 tấn. Trong năm sản lượng chè phân bố không đều ở các vụ, tập trung chủ yếu vào các tháng vụ hè (chiếm 60 – 70% sản lượng cả năm), ở vụ này nguyên liệu thường có chất lượng thấp vì vậy sản phẩm chè thường có giá bán không cao. Ở vụ xuân, vụ thu sản lượng thấp hơn (chiếm 30- 40%) nhưng nguyên liệu có chất lượng cao hơn vì vậy sản phẩm chè có giá gấp 2 đến 3 lần so với vụ hè. Sự khác nhau về chất lượng nguyên liệu chè có thể do sự khác nhau về cường độ ánh sáng qua đó có sự thay đổi về nhiệt độ và ẩm độ không khí ở các tháng đã tạo nên sự khác
  • 13. 2 nhau về chất lượng nguyên liệu. Nhiệt độ là yếu tố quyết định thời gian sinh trưởng búp trong năm, nếu nhiệt độ quá cao cây chè sinh trưởng chậm lại có khi bị hại và khả năng tổng hợp các chất giảm. Ẩm độ không khí cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng búp chè. Chè là cây ưa bóng, có khả năng chịu được bóng râm, thích hợp nhất với ánh sáng tán xạ. Cần có những nghiên cứu sâu nhằm tìm ra điều kiện chiếu sáng tốt nhất trong vụ hè để cây chè sinh trưởng phát triển tốt, cho chất lượng nguyên liệu cao để chế biến sản phẩm chè xanh có chất lượng. Hiện nay nhu cầu về các sản phẩm chè xanh ngày càng cao vì vậy trong những năm qua nhiều giống mới đã được chọn tạo nguyên liệu có thể chế biến các sản phẩm chè xanh để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Giống Kim Tuyên nhập nội vào Việt Nam năm 1994, được Bộ NN&PTNT công nhận giống mới năm 2008. Nguyên liệu chế biến chè xanh và chè ôlong cho chất lượng tốt. Hiện nay đang được trồng với diện tích đạt trên 2.000 ha. Một vấn đề đặt ra là sản phẩm chè xanh sản xuất từ nguyên liệu giống chè Kim Tuyên cũng như các giống chè khác ở vụ Xuân và vụ Thu (khi cường độ ánh sáng yếu) thường có chất lượng tốt. Ở vụ hè, có năng suất cao, nhưng có thể do cường độ ánh sáng mạnh nên chất lượng chè giảm nhiều, dẫn đến giá trị của các sản phẩm chè và thu nhập của người làm chè thấp. Vì vậy, để tạo ra sản phẩm chè xanh chất lượng từ nguyên liệu giống chè Kim Tuyên có giá trị hàng hóa cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Nghiên cứu sinh thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh giống chè Kim Tuyên”. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả cho ngành chè Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Xác định được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến năng suất, chất lượng chè; Tìm ra biện pháp kỹ thuật che sáng và che sáng kết hợp bón phân hợp lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng chè xanh chế biến từ nguyên liệu giống chè Kim Tuyên ở vụ hè.
  • 14. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ không khí đến năng suất, chất lượng nguyên liệu giống chè Kim Tuyên để chế biến chè xanh. - Xác định được các kỹ thuật che sáng hợp lý (Thời gian che sáng, cường độ ánh sáng, chiều cao che ánh sáng) cho giống chè Kim Tuyên ở vụ hè. - Xác định được công thức bón phân hợp lý cho giống chè kim tuyên trong điều kiện che sáng ở vụ hè. - Áp dụng kết quả của đề tài xây dựng mô hình ngoài sản xuất để đề xuất kỹ thuật khuyến cáo cho sản xuất. 3. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Đã phân tích và xác định mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng với các yếu tố sinh thái trong vườn chè như nhiệt độ, ẩm độ không khí, mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và năng suất, chất lượng búp chè từ đó làm tăng chất lượng sản phẩm chè xanh, làm cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh cường độ ánh sáng ở vụ hè theo hướng có lợi cho việc chế biến chè xanh với giống Kim Tuyên 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đã xác định được kỹ thuật che sáng thích hợp (độ cao che sáng, phần trăm che sáng, thời gian che sáng) và lượng phân bón thích hợp trong điều kiện có che sáng để làm tăng chất lượng nguyên liệu với giống chè kim tuyên ở vụ hè, làm cơ sở cho việc đề xuất quy trình kỹ thuật cho sản xuất nguyên liệu để chế biến chè xanh chất lượng cao từ giống chè Kim Tuyên. 4. Điểm mới của luận án - Đã xác định được sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến năng suất của giống chè Kim Tuyên.
  • 15. 4 - Đã xác định được mức độ ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến chất lượng (hàm lượng tanin, axit amin, đường khử và chỉ số hợp chất thơm) của giống chè Kim Tuyên. - Đã xác định với giống chè Kim Tuyên khi che ánh sáng trong vụ hè đã làm giảm hàm lượng tanin và tích lũy nhiều hơn axit amin từ đó chất lượng chè tăng lên đáng kể. - Đã xác định được độ cao của giàn che và thời gian che sáng trước khi thu hoạch để làm tăng chất lượng nguyên liệu giống chè kim tuyên ở vụ hè - Đã xác định mức phân bón trong điều kiện có che ánh sáng cho giống Kim Tuyên ở vụ hè để làm tăng chất lượng nguyên liệu. 5. Phạm vi nghiên cứu Từ những kết quả nghiên cứu thăm dò từ những năm trước, kế thừa các thí nghiệm về phân bón, kỹ thuật canh tác đã có. Đề tài nghiên cứu về kỹ thuật che sáng: Mức độ che sáng, thời gian che sáng, chiều cao của giàn che và bón phân trong điều kiện che sáng đối với giống Kim Tuyên ở vụ hè (từ tháng 5 đến tháng 8). Nghiên cứu một số tổ hợp phân bón trong điều kiện có che sáng đối với giống chè Kim Tuyên ở vụ hè trong điều kiện ở Phú Hộ- Phú Thọ.
  • 16. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu che sáng Chè là cây ưa ánh sáng tán xạ, nắng nóng nhiệt độ cao sẽ làm cho cây chè sinh trưởng phát triển kém. Vì vậy trong sản xuất ở những vùng có cường độ ánh sáng mạnh thường trồng các loại cây che bóng cho cây chè, đặc biệt là lựa chọn các loại cây có độ che phủ rộng, tán thưa như cây tràm lá nhọn vừa tạo độ ẩm đồng thời vẫn đảm bảo ánh sáng cho cây chè sinh trưởng. Qua khảo nghiệm, đánh giá kết quả cho thấy ở những đồi chè có trồng cây che bóng thường cho năng suất cao hơn từ 10% đến 15% so với những đồi chè không có cây che bóng (Trồng cây che bóng giúp cây chè sinh trưởng tốt, 2015) [89], (Nguyễn Đại Khánh, 2002) [13]. Theo Lawlor, D. W. (2001) [47] Khả năng tích lũy chất khô của cây trồng phụ thuộc vào khả năng quang hợp trên đơn vị diện tích lá. Quá trình quang hợp của cây trồng thay đổi theo điều kiện môi trường trong quá trình sinh trưởng. Quá trình quang hợp phụ thuộc mạnh vào điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và lượng N cung cấp. Quá trình này thay đổi theo ngày, theo mùa. Do vậy năng suất cây trồng là sự kết hợp phức tạp giữa các yếu tố môi trường và đặc điểm cây trồng. Che sáng là biện pháp kỹ thuật trong canh tác chè trước thời điểm thu hoạch búp chè để chế biến chè xanh chất lượng cao. Kito, M. và cs, 1968 [46] cho rằng cơ sở khoa học của biện pháp che nắng là điều tiết quá trình quang hợp ở mức độ chiếu sáng thích hợp để cây chè tăng cường sự tích lũy các chất hóa học trong búp chè. Kết quả nghiên cứu của Shoubo, 1989 [60]. cho thấy cường độ ánh sáng có quan hệ chặt chẽ với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè. Che bớt ánh sáng
  • 17. 6 có ảnh hưởng lớn đến các thành phần sinh hóa của búp chè và có vai trò làm tăng chất lượng sản phẩm (Weiss và cs, 2003) [72]. Che sáng cho cây chè là biện pháp che bớt ánh nắng để giảm cường độ ánh sáng mặt trời. Đây là vấn đề quan trọng bởi cường độ ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và từ đó ảnh hưởng đến sự tíchlũy thành phần hóa học có lợi trong búp chè. Mặt khác, nếu sản xuất chè ở điều kiện không che sáng (cường độ ánh sáng đạt 100%), ở những thời điểm ánh sáng mặt trời cao, bức xạ lớn, đặc biệt từ tháng 5 đến tháng 8 sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây chè đồng thời làm cho chất lượng nguyên liệu giảm đó là nguyên nhân làm cho chất lượng sản phẩm chè vụ này thường thấp hơn vụ xuân và vụ thu. Với mục đích làm giảm cường độ ánh sáng ở những tháng có cường độ ánh sáng mạnh (Vụ hè từ tháng 5 đến tháng 8) để tạo cường độ ánh sáng thích hợp, ẩm độ không khí và nhiệt độ hợp lý hơn từ đó có thể làm thay đổi quá trình quang hợp và tăng sự tích lũy các chất có lợi cho chất lượng nguyên liệu. Đó là cơ sở khoa học cho sự lựa chọn kỹ thuật che ánh sáng cho nương chè trước khi thu hoạch đối với giống chè Kim Tuyên để sản xuất chè xanh. 1.1.2. Cơ sở khoa học của việc phân bón trong điều kiện che sáng Chè là cây công nghiệp dài ngày, sản phẩm là búp và lá non chỉ chiếm 8 - 13% sinh khối của cây, hơn nữa lại phải thu hái nhiều lần trong một năm cho nên so với những cây công nghiệp dài ngày khác như cà phê, cao su…nhu cầu dinh dưỡng của cây chè không cao bằng (Học viện Nông nghiệp Việt Nam, 2015) [87]. Chè có khả năng hấp thu dinh dưỡng liên tục trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Ngay cả trong điều kiện mùa đông nhiệt độ thấp, cây chè tạm ngừng sinh trưởng song vẫn yêu cầu một lượng dinh dưỡng nhất định, vì thế việc cung cấp dinh dưỡng cho cây chè phải tiến hành thường xuyên trong năm. Chè là cây có khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng rất rộng, nó có thể sống ở nơi đất màu mỡ song cũng có thể sống ở nơi đất cằn cỗi, nghèo kiệt dinh dưỡng mà vẫn cho năng suất nhất định. Tuy nhiên, để có nương chè cho
  • 18. 7 năng suất cao, chất lượng tốt và có nhiệm kỳ kinh tế dài cần phải xây dựng chế độ bón phân hợp lý cho chè. Theo quyết định số 231/TT - CCN ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Với nương chè kinh doanh ở mức năng suất búp từ 80-120 tạ/ha để đạt được năng suất tối đa thì cần lượng phân N:P:K tương ứng là 180-300: 100-160: 120-200 kg/ha. Các yếu tố dinh dưỡng khác nhau sẽ có vai trò cụ thể: Phân đạm: Có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định năng suất chè, kích thích cho mầm và búp phát triển tạo ra năng suất. Trong cây chè đạm tập trung ở các bộ phận còn non như búp và lá non và đạm tham gia vào sự tổng hợp axit amin và protein. Nếu bón đạm đủ cây phát triển tốt, khỏe, nhiều búp, lá xanh. Ngược lại nếu thiếu đạm lá chè vàng, búp nhỏ. Tuy nhiên, nếu bón quá nhiều đạm chè có vị đắng và giảm chất lượng.. Phân lân: Có hiệu lực nhất định đối với cây chè. Tác dụng của lân chủ yếu là kích thích bộ rễ phát triển từ đó nâng cao khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, kiến tạo năng suất và nâng cao chất lượng chè thương phẩm. Phân kali: Nhu cầu kali của cây chè tương đối cao, ở những nơi đất thiếu kali nếu bón đầy đủ kali cho chè thì tác dụng của kali rất rõ rệt đến năng suất và chất lượng chè. Phân hữu cơ: Có vai trò rất quan trọng, nó không những cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho chè mà còn cải thiện lý tính đất như làm cho đất tơi xốp, có kết cấu viên, làm tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, làm tăng sự hoạt động của các hệ vi sinh vật trong đất, làm tăng các thành phần dinh dưỡng: N, P, K và các nguyên tố vi lượng khác trong đất. Phânvilượng:Sửdụngmộtsố nguyêntố vilượng (Mn, Zn, Co, Mo,…) bằng hìnhthức bónvào đấthayphunlên lá có tác dụng lớn đối với các quá trình sinh lý, sinh hóa của cây trồng, do đó nó có thể làm tăng năng suất và phẩm chất chè. Nhưvậy, mỗiyếu tố dinh dưỡng sẽ có những vai trò khác nhau trong quá
  • 19. 8 trình sinh trưởng và phát triển của cây chè. Cũng như các cây trồng khác ở mỗi điều kiện sinh tháikhácnhaunhucầu dinhdưỡngcủacâycũngkhác nhau. Trong điều kiện chesáng, cườngđộánhsánggiảm vì vậycác hoạtđộngvề quang hợp và quá trình sinhtổng hợpcácchấttrongcâysẽ thayđổi dẫn đếnnhu cầu về các yếu tố dinh dưỡngcũngthayđổi. Vớimụcđíchtìm ra tỷ lệ bón phốihợp N, P, K trong điều kiện chesáng ởvụ hènhằm làmtăngchấtlượngnguyên liệu chè từ đó có thể nângcaochấtlượngchèthành phẩmđểtănghiệu quả kinh tế trong sản xuất chè hiện nay. Đó là cơ sở khoa học của sự lựa chọn kỹ thuật bón phân hợp lý trong điều kiện chesáng với giống chè Kim Tuyên ở vụ hè nhằm nâng cao chất lượng nguyên liệu búp để chế biến chè xanh chất lượng cao. 1.1.3. Những yếu tốảnhhưởngđến sự tích lũy các chất hóa học trong búp chè 1.1.3.1. Ánh sáng Ánh sáng có vai trò quan trọng đối với tất cả các cơ thể sống, là một trong những yếu tố quan trọng nhất của môi trường, ảnh hưởng đến quá trình điều hòa sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Cây chè từ lúc còn nhỏ đến khi phát triển sau này nó hoàn toàn ưa ánh sáng tán xạ. Dưới bóng râm, lá chè xanh đậm, lóng dài, búp non và mềm mại độ già hóa của búp chậm hơn, hàm lượng nước cao nhưng mật độ búp thưa. Ở những vùng núi cao với ánh sáng tán xạ có tác dụng tốt đến chất lượng búp chè, lá chè thường có mầu xanh hơn so với lá của cây chè phát triển trong điều kiện ánh sáng trực xạ ở những vùng thấp, kết quả nồng độ axit amin tổng số cao (Topuz, A., và cs., 2014) [66]. Có sự khác biệt về nồng độ axit amin ở điều kiện ánh sáng mặt trời khác nhau, nồng độ axit amin tổng số của lá chè phát triển trong ánh sáng mặt trời tự nhiên giảm 44,3%, so với lá chè được che bớt ánh sáng. Lee, L. S., và cs., (2013) [48] đã nghiên cứu cây chè trong quá trình sinh trưởng và phát triển thường chịu ảnh hưởng điều kiện môi trường không khí. Tác giả cho rằng khi được trồng ở cùng một nơi thì cây chè được che bóng sẽ có chất lượng cao hơn, khi uống có vị thơm dịu hơn so với cây chè không được che
  • 20. 9 bóng và nguyên liệu có thể sử dụng để chế biến chè xanh chất lượng cao. Kaur, L., và cs. (2014) [45] đã phân tích thành phần các chất trong dịch chiết từ lá chè theo thời gian che sáng từ 0, 15, 18, 20 ngày, kết quả cho thấy theo thời gian che sáng các hợp chất như: quercetin - galactosylrutinoside, kaempferol - glucosylrutinoside, epicatechin gallate, tryptophan, phenylalanine, theanine, glutamine và cafein tăng, trong khi đó các chất như: quercetin-glucosylrutinoside, kaempferol-glucoside, epigallocatechin gallate, gallocatechin và epigallocatechin lại có xu hướng giảm. Như vậy, việc che sáng cho cây chè đã làm thay đổi thành phần hóa học trong lá chè, cũng có nghĩa là đã làm thay đổi chất lượng dinh dưỡng và chất lượng của chè xanh. Trên cơ sở nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra giả thuyết về con đường chuyển hóa các chất trong lá chè liên quan đến tác động của ánh sáng có cường độ yếu từ đó có thể làm sáng tỏ mối quan hệ giữa việc che nắng cho cây chè và chất lượng chè. L - theanine là axit amin chiếm tỷ lệ cao nhất trong lá chè và tiếp theo glutamate. Valine khôngcó trongmẫuchèpháttriển dướiánh sángmặt trờitự nhiên, trong khi đó alanine và cysteine không phát hiện trong mẫu lấy từ các nương chè được che bớt ánh sáng. Điều này cho thấy sinh tổng hợp và tích lũy của các axit amin trong cây chè phụ thuộc nhiều vào cường độ ánh sáng trên nương chè. L - theanine là một axit amin tự do có trong chè xanh, L - theanine là chất có vai trò quan trọng nhất trong việc tạo nên hương vị thơm ngon (umami) của chè xanh. L - theanine được tổng hợp từ rễ, đưa lên lá chè và được chuyển thành các polyphenoldo tác dụng của ánh sáng mặt trời. Vì lý do này, một số nơi người ta dùng lưới đen, làm giàn bằng rơm, rạ che phủ lên cây chè trước khi thu hoạch để giảm bớt cường độ chiếu sáng trực tiếp của ánh sáng mặt trời. Nhiều thực nghiệm của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy khi cường độ chiếu sáng của mặt trời lên cây chè giảm sẽ làm tăng hàm lượng L - theanine và chlorophyll, tuy nhiên sự giảm cường độ chiếu sáng lên cây chè cũng chỉ ở mức độ nào đó, nếu giảm quá nhiều đến mức gần như không còn ánh sáng thì hàm lượng của L -
  • 21. 10 theanine và chlorophyll lại giảm. Theo Nguyễn Đặng Dung và Lê Như Bích, (2006) [37] khi dùng tấm vải để che phủ lên cây chè với mức giảm cường độ chiếu sáng 90% trong 5 ngày và 15 ngày trước khi thu hoạch cho 2 giống chè Yabukita, Sayamakaori trồng tại vùng New South Wales (Úc) đã làm tăng đáng kể hàm lượng L - theanine tới 18,95 mg/g chất khô và 21,16 mg/g chất khô so với 14,86 mg/g chất khô của mẫu chè chỉ được che giảm cường độ chiếu sáng 50% trong toàn bộ thời gian sinh trưởng, trong khi đó hàm lượng cafein tăng không đáng kể, đặc biệt hàm lượng EGCG lại giảm đi theo mức độ che phủ. Điều này có nghĩa khi cường độ ánh sáng chiếu lên cây chè giảm càng nhiều thì hàm lượng L - theanine càng tăng và hàm lượng EGCG càng giảm. Tùy theo cường độ và chất lượng của ánh sáng mà nó ảnh hưởng nhiều hay ít đến quá trình trao đổi chất và năng lượng cùng nhiều quá trình sinh lý của các cơ thể sống (Deng, W. W., và cs., 2013) [36]. Wang, K. R., và cs., (2013) [70] Khi nghiên cứu trên giống chè 'Jinguang' (giống mẫn cảm với ánh sáng) đã cho rằng cường độ ánh sáng cao vào mùa hè làm cho lá chè có màu vàng và sắc tố quang hợp (diệp lục tố, neoxanthin, violaxanthin, phytoxanthin và-carotene) giảm do lục lạp bị mất đi một phần, cùng với màng thylakoid. Màu vàng của lá dần mất đi khi cây chè được che bóng. Nó được coilà sự ngăn chặn của lục lạp và sắc tố quang hợp trong lá làm ức chế sinh tổng hợp protein, dẫn đến sự tích tụ các axit amin tự do. Điều này giải thích tại sao cây chè được che bóng thì hàm lượng axit amin tăng. Biện pháp che bóng làm giảm cường độ ánh sáng có hiệu quả để cải thiện chất lượng các sản phẩm chè, bởi khi che bóng sẽ làm giảm nồng độ các chất flavonoid (các hợp chất chính góp phần tạo vị chát ). Phân tích ảnh hưởng của bóng râm đến sinh tổng hợp flavonoid liên quan đến biểu hiện của con đường flavonoid gen trong lá chè, các tác giả cho rằng bóng râm ảnh hưởng đến sinh tổng hợp flavonoid bao gồm: catechin, flavonol O-glycosyl hóa, proanthocyanins -PA và lignin, nhưng không có ảnh hưởng đến sự tích lũy
  • 22. 11 anthocyanin. Trong tất cả các hợp chất được phát hiện, thì Flavonol O- glycosyl được tổng hợp trong lá chè được che bóng thay đổi nhiều so với các hợp chất khác, giảm 53,37% và 43,26% so với lá chè ở điều kiện ánh sáng mặt trời trực tiếp (Wang, Y., và cs., 2012) [71]. Kết quả nghiên cứu của De Costa, W. A., và cs., (2007) [35] cho thấy nếu che sáng cho cây chè thì nguyên liệu có thể sử dụng để chế biến chè xanh chất lượng cao. Cùng với cường độ ánh sáng, cây chè cũng cần khoảng thời gian che sáng nhất định để tổng hợp các hợp chất hữu cơ đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây. Khi nghiên cứu ảnh hưởng thời gian chiếu sáng của mặt trời lên cây chè, các nhà khoa học đã kết luận thời gian che bớt ánh sáng khác nhau dẫn đến sự hình thành các hợp chất hóa học có lợi cho chất lượng chè xanh như L - theanine, EGCG khác nhau (Lee, L. S., và cs., 2013) [48]. 1.1.3.2. Yếu tố lượng mưa và ẩm độ Nguyễn Đại Khánh (2002)[13] khi nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất chè vụ hè – thu với lượng mưa đã cho rằng: Trong quá trình sinh trưởng và hình thành năng suất chè búp, lượng mưa và số ngày mưa, theo dõi 16 năm liên tục với kết quả ở bảng 1.1 Bảng 1.1. Diễn biến sản lượng chè và lượng mưa ở Phú Hộ - Phú Thọ Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Mưa (mm) 42,1 36,8 46,6 136,9 255,2 258,3 339,9 373,6 208,8 191,0 53,0 21,8 Tỷ lệ sản lượng qua các tháng (%) 8,9 1,6 10,6 15,3 14,7 16,5 15,1 10,5 6,0 0,8
  • 23. 12 Tác giả kết luận: Khi lượng mưa trong tháng lớn (>150mm) sản lượng búp chè thu được cũng lớn (>10%) và ngược lại, khi lượng mưa trong tháng nhỏ thì sản lượng chè búp chè thu được cũng thấp. Tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa sản lượng búp hái với tổng lượng mưa các tháng tại Phú Hộ và cho rằng mặc dù lượng mưa các tháng biến động rất mạnh trong khoảng từ 0-981 mm/tháng, song mối quan hệ giữa lượng mưa và sản lượng chè khá chặt. Mối quan hệ này thể hiện rõ trong khoảng lượng mưa dao động từ 0- 220 mm, sản lượng chè búp tăng nhanh với sự gia tăng lượng mưa trong tháng. Với sự gia tăng kế tiếp của lượng mưa trong tháng >220 mm/tháng, vai trò của lượng mưa đối với sản lượng búp không rõ rệt và thậm chí mưa quá lớn sẽ làm giảm sản lượng chè búp. Trong các tháng 1, 2, 11, 12 là những tháng có lượng mưa nhỏ hơn 100mm cây chè sinh trưởng kém, sản lượng búp thấp, các tháng còn lại với lượng mưa từ 100- 200mm cây chè sinh trưởng khá, sản lượng búp khá cao, trong các tháng với lượng mưa 200- 500mm cây chè sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Như vậy cây chè có thể cho thu hoạch quanh năm nhưng tập chung sản lượng chủ yếu vào các tháng của vụ hè (5, 6, 7, 8 và 9). 1.1.3.3. Yếu tố thời vụ Đỗ Văn Ngọc và Trịnh Văn Loan (dẫn theo Hoàng Cự và Trịnh Văn Loan) 2008[18] Khi nghiên cứu sản lượng chè của vùng Phú Sơn Phú Thọ cho rằng vào các tháng giữa vụ tháng 7, 8, 9 là thời kỳ cây chè sinh trưởng khỏe nhất, cho sản lượng đạt 41% so với lượng chè cả vụ. Tháng 7, 9 có sản lượng đạt cao nhất gần 30% so với cả năm. Về phẩm cấp nguyên liệu, vào tháng 8 tỷ lệ chè A, B đạt cao nhất (58,6%) do lượng nước trong búp nhiều, búp non hơn, ở các tháng 4, 5 tỷ lệ chè A, B thấp (16-17%). Khi nghiên cứu thành phần sinh hóa yếu trong búp chè trung du tôm 2 lá kết quả cho thấy các hợp chất đạm có biến đổi nhưng sự biến đổilà rất nhỏ. Chú ý nhất là hàm lượng đường hòa tan (đường khử) trong các thời vụ biến đổi mạnh đầu vụ (1,40%) và giảm mạnh vào giữa năm (1,18%) và đến cuối vụ tăng mạnh (1,48%). Trong khi đó hàm lượng tannin đầu vụ thấp (21,8%) vào giữa vụ tăng cao (32,44%) và đến tháng 9 bắt đầu giảm (30,7%).
  • 24. 13 Kết quả Nghiên cứu của Đỗ Văn Ngọc và cs (2017) [20] Khi nghiên cứu chất lượng búp chè của giống Phúc Vân Tiên thu đươc kết quả ở bảng sau Bảng 1.2. Thành phần sinh hoá búp chè tôm 2 lá giống PVT (Theo % khối lượng chất khô) Giống chè Tanin Chất hoà tan Catechin TS Axit amin Đường khử Vụ Xuân 29,28 40,66 144,70 2,40 2,20 Vụ Hè 32,25 45,91 132,12 2,15 2,19 Vụ Thu 30,96 43,12 139,73 2,57 2,48 TB 30,83 43,23 138,85 2,37 2,29 Hàm lượng tannin, chất hòa tan và catechin thay đổi theo thời vụ với xu hướng vụ xuân thấp nhất tiếp đến vụ thu và cao nhất ở vụ hè. Trong khi đó axit amin và đường khử ở vụ thu cao nhất tiếp đến vụ xuân và thấp nhất ở vụ hè. Ở các thời vụ khác nhau thành phần sinh hóa búp là khác nhau. Để đánh giá chất lượng sản phẩm chè ôlong chế biến từ giống Kim Tuyên, tác giả đã tiến hành chế biến ở 3 thời vụ: vụ xuân chế biến ở tháng 4 - 5, vụ hè chế biến tháng 6 - 7, vụ thu chế biến tháng 9 - 10, mỗi vụ chế biến 2 lần nhắc lại và phân tích một số chất trong chè kết quả thu được ở bảng sau (Đỗ Văn Ngọc và cs 2017) [20]: Qua đó cho thấy chè Ô long vào vụ xuân phần lớn hàm lượng tanin thấp, giữa vụ tăng cao, cuối vụ hàm lượng lại giảm, trung bình năm đạt khoảng 23,87 - 24,50%. Chất hoà tan trong chè Ô long trung bình năm đạt từ 41,30 - 41,90% cao nhất ở vụ xuân, giảm nhẹ ở vụ hè và tăng vào vụ thu. Đặc biệt chỉ số hợp chất thơm vụ xuân là cao nhất và thấp nhất ở vụ hè.
  • 25. 14 Bảng 1.3. Hàm lượng các chất hoá học chủ yếu trong chè Ô long (Theo % khối lượng chất khô) Chỉ tiêu Thời vụ Theo % khối lượng chất khô Điểm thử nếm Tanin Xuân 21,69 14,68 Hè 25,47 13,97 Thu 24,45 15,59 TB 23,87 Chất hoà tan Xuân 40,22 14,68 Hè 42,12 13,97 Thu 41,56 15,59 TB 41,3 Chỉ số hợp chất thơm (*) Xuân 49,78 14,68 Hè 45,62 13,97 Thu 47,52 15,59 TB 47,64 Ghi chú: (*) số ml KMnO4 0,02N/100gck Đánh giá cảm quan chè Ôlong được chế biến ở các vụ khác nhau cho thấy vụ xuân chất lượng chè Ôlong tốt hơn vụ hè, điều đó có thể giải thích rằng vào đầu vụ hàm lượng tanin thấp, hàm lượng tinh dầu cao. Còn vụ hè lượng ẩm lớn, nhiệt độ cao cây chè sinh trưởng phát triển tốt, tích luỹ hàm lượng tanin- catechin cao làm cho chè có vị chát mạnh, hơn nữa tích luỹ hàm lượng tinh dầu thấp. Theo tác giả nguyên liệu chè hái vào vụ thu có chất lượng chè Ôlong cao hơn các vụ khác. Nguyên liệu hái vào vụ hè, có chất lượng chè Ôlong thấp hơn.
  • 26. 15 Bởi vào vụ mùa hè, nhiệt độ ánh sáng, độ ẩm cao cây chè phát triển tốt tổng hợp các chất hữu cơ nhiều chủ yếu là hàm lượng poliphenol- catechin cao, đồng thời trong vụ hè phần lớn tích lũy hương thơm ít, nên làm cho chè sản phẩm có vị chát mạnh, hương yếu. Vì vậy, để chế biến chè Ôlong có chất lượng tốt, nên chế biến chè vào 2 thời vụ xuân và thu. Tương tự như vậy, chất lượng chè xanh bán thành phẩm chế biến từ giống Phúc Vân Tiên được đánh giá cảm quan tại Hội đồng thử nếm của Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Kết quả đánh giá được trình bày ở bảng dưới đây (Đỗ Văn Ngọc và cs 2017) [20]. Bảng 1.4. Đánh giá cảm quan chè xanh từ giống PVT Giống chè Lần nhắc Tổng điểm cảm quan Xuân Hè Thu TB Phúc Vân Tiên 1 17,51 16,3 16,55 16,76 2 17,40 15,3 16,46 16,59 3 16,60 16,00 16,49 16,36 TB 17,17 16,05 16,50 16,55 Nguyên liệu vụ xuân và vụ thu, chế biến chè xanh có chất lượng tốt hơn vụ hè. Điều đó được giải thích bởi hương vị chè xanh, vào vụ hè do hàm lượng tanin cao gây nên chát mạnh thậm trí chát hơi gắt và hương thơm tích tụ ít do vào mùa hè thường trời nắng nóng, nhiệt độ cao. Như vậy, ở các thời vụ khác nhau do điều kiện khí hậu khác nhau đã làm cho cây chè sinh trưởng khác nhau đã tạo nên năng suất chè khác nhau. Bên cạnh đó với quá trình sinh tổng hợp và tích lũy các chất trong búp khác do đó chất lương nguyên liệu khác nhau và chất lượng chè thành phẩm ở các vụ là khác nhau.
  • 27. 16 1.1.3.4. Các yếu tố khác Điều kiện khí tượng như nhiệt độ môi trường, độ ẩm tương đối của không khí, lượng mưa, nắng, lưu lượng gió, áp suất khí quyển... đều ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu chè tươi. Khi nhiệt độ và ẩm độ của môi trường thay đổi giữa ngày và đêm, thời tiết nóng chuyển sang thời tiết lạnh, hanh khô sang ẩm ướt; khi mà nhiệt độ, áp suất, ánh sáng, tốc độ gió...thay đổi, cây chè sẽ phải sản sinh ra một lượng tinh dầu để có thể điều tiết cho cây thích nghi với điều kiện môi trường bên ngoài, Hirai, M., và cs. (2008) [42]. Ở những vùng trồng chè có độ cao so với mực nước biển càng lớn (vùng núi cao) biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thay đổi càng nhiều thì cây chè phải sản sinh ra tinh dầu để tinh dầu điều tiết sự thích nghi của cây chè với môi trường bên ngoài và hàm lượng tinh dầu càng nhiều thì chất lượng chè càng tốt. Điều này giải thích vì sao cùng một giống chè, nhưng trồng ở vùng núi cao sẽ cho sản phẩm chất lượng hơn trồng ở vùng thấp, chè thu hái và chế biến vào những ngày trời nắng ngon hơn trời mưa. Ngoài yếu tố giống, điều kiện địa lý thì việc canh tác cũng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nguyên liệu, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Kỹ thuật canh tác đối với cây chè được thể hiện ở việc đốn chè, hái chè. Việc sử dụng chủng loại phân bón và qui trình sử dụng phân bón, nếu chúng ta sử dụng phân vô cơ đơn độc (phân đạm) hoặc N-P-K không cân đối có thể cây chè cho năng suất cao nhưng chất lượng nguyên liệu kém. Theo nghiên cứu của tác giả De Costa W.A. và cs., (2007) [35] nếu che bớt ánh sáng cho cây chè thì nguyên liệu có thể sử dụng để chế biến chè xanh chất lượng cao. Như vậy cũng như bất kỳ cây trồng nào khác: điều kiện sinh thái của môi trường (cường độ ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ) có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng pháttriển của cây chè. là cây sản phẩm thu hoạch chính là búp và lá non thì mức độ ảnh hưởng càng rõ rệt hơn. Điều kiện môi trường sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp các chất thông qua quá trình quang hợp và hô hấp để tạo nên các chất, tích lũy trong búp chè từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất
  • 28. 17 lượng búp. Đó là cơ sở cho việc đánh giá mối quan hệ của các yếu tố môi trường: cường độ ánh sáng, nhiệt độ và ẩm độ đến năng suất và chất lượng nguyên liệu của giống chè kim tuyên để chế biến chè xanh 1.2. Tình hình nghiên cứu biện pháp che sáng và phân bón cho chè trên Thế giới 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật che sáng cho chè trên Thế giới Chất lượng chè thành phẩm được quyết định bởi những thành phần hóa học của nguyên liệu và kỹ thuật chế biến. Thành phần sinh hóa của búp chè biến động rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Giống chè, điều kiện đất đai, phân bón, vùng sinh thái, lượng mưa, mức độ chiếu sáng, tiêu chuẩn thu hái… Che sáng cho cây chè (Shading) là biện pháp được sử dụng để sản xuất chè xanh chất lượng cao. Che sáng cho cây chè được áp dụng từ lâu. Ban đầu, che sáng được xem như là giải pháp xử lý để bảo vệ cây chè khỏi tác hại của sương giá và nắng nóng. Dần dần người dân nhận ra rằng cây chè trồng trong điều kiện che sáng và không che sáng sẽ sinh trưởng phát triển khác nhau. Sự khác biệt của sản phẩm chè được chế biến từ 2 loại chè này ở hương vị độc đáo, màu xanh tươi và mềm mại của những búp chè lấy từ cây được che sáng. Theo T. Visser (1961) [69] ở Sri Lanka: Khi nghiên cứu chè dưới tán cây trẩu và cây họ đậu cho rằng: Sản lượng chè trong 10 năm theo dõi dưới tán cây trẩu (Aleuristis montana) và cây họ đậu (Albizzia stipulata) trong điều kiện không bón phân. Năng suất ở nương chè không có cây che bóng là 970 lb /acre, nương chè được che bóng bằng cây trẩu là 1000 lb/acre và nương chè có cây che bóng bằng cây họ đậu là 1170 lb / acre (1 lb = 0,454 kg; 1 acre = 0,405 ha). Bằng phân tích thống kê, tác giả đã chỉ ra rằng năng suất chè giữa cây chè được che bóng bằng cây trẩu và cây chè không được che bóng tương đương nhau (sai khác không có ý nghĩa). Năng suất chè được che bóng bằng cây trẩu và cây họ đậu cũng như giữa che bóng bằng cây họ đậu và không che bóng khác nhau một cách chắc chắn trong tất cả các năm nghiên cứu.
  • 29. 18 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc che sáng đến thành phần hóa học trong lá chè của Toyomasa Anan và Muneyuki Nakagawa tại viện nghiên cứu chè Quốc gia Nhật Bản (1974) [67] cho thấy che sáng có ảnh hưởng đến hàm lượng các thành phần hóa học trong lá chè. Trong giai đoạn phát triển của mầm chè, cây chè đã được che sáng bằng lưới đen trong thời gian 1 tuần đến 2 tuần. Búp chè được hái đểphân tíchcáchnhau 3 - 5 ngày. Kết quả cho thấy, ở công thức có che sáng hàm lượng đạm tổng số trong lá chè tăng trong khi đó ở mẫu không che sáng hàm lượng đạm tổng số giảm nhẹ trong giai đoạn đầu của thí nghiệm sau đó tiếp tục giảm. Hàm lượng axit amin và hàm lượng cafein có xu hướng tương tự. Hàm lượng theanine lúc đầu tăng và giảm nhẹ sau đó, trong khi đó công thức không che sáng hàm lượng theanine trong lá chè giảm nhanh chóng. Hàm lượng acid aspartic ở công thức không che sáng giảm, trong khi hàm lượng axít aspartic trong lá chè ở công thức che sáng không thay đổi. Hàm lượng tanin trong lá chè ở côngthức che sáng và không che sáng đều giảm, nhưng mẫu che sáng giảm nhiều hơn. Hàm lượng epicatechin và epigallocatechin trong lá chè ở công thức che sáng không thay đổi, nhưng ở công thức không che sáng lại có xu hướng tăng dần. Kawakami Michiko (1981) [77] khi nghiên cứu che bóng cho vườn chè sản xuất cho thấy hàm lượng axit amin ở công thức có che sáng tăng so với công thức đối chứng (không che) 34,8%. Ngoài ra khi che sáng đã thúc đẩy cafein hình thành và giảm sự phân giải các chất, làm tăng hàm lượng carotene, khi thử nếm cảm quan sản phẩm có hương thơm đặc trưng. Thành phần hóa học của chè xanh phụ thuộc vào các yếu tố như giống, mùa vụ, độ già của lá, khí hậu và điều kiện trồng trọt (Lin, Y.-S. và cs., 2003) [49]. Che phủ nhằm giảm bớt ánh sang cho cây chè là một trong những kỹ thuật trồng trọt được sử dụng để sản xuất một loại chè xanh chất lượng cao của Nhật Bản có tên là Gyokuro (Kito, M. và cs., 1968) [46]. Cường độ ánh sáng có mối quan hệ chặt chẽ với sự sinh trưởng và phát
  • 30. 19 triển của cây chè (Shoubo, 1989) [60] và có ảnh hưởng lớn đến thành phần cũng như hàm lượng các catechin trong lá chè (Weiss và cs., 2003) [72]. Tuy nhiên, các số liệu mang tính định lượng về ảnh hưởng của các điều kiện che phủ khác nhau đến tỷ lệ các thành phần chính của lá chè từ đó làm thay đổi chất lượng sản phẩm chè còn ít. Tao HanZhi (1989) [80] nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đến sinh trưởng của cây chè đã kết luận: ánh sáng khác nhau có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây chè khác nhau, mức độ phù hợp lần lượt là: Ánh sáng vàng>Ánh sáng đỏ> Ánh sáng xanh>Ánh sáng lam>Ánh sáng tím. Các loại ánh sáng trắng, đỏ, vàng, xanh thúc đẩy sự sinh trưởng búp chè, ánh sáng màu lam ức chế sự sinh trưởng của cây chè. Ánh sáng: Màu lam, xanh, tím có tác dụng thúc đẩy sự hình thành chlorophyll, đặc biệt là chlorophyll b. Suying, D. J. G. (1992), [63] Nghiên cứu ảnh hưởng của che bớt ánh sáng và ánh sáng trực tiếp của môi trường sinh thái vườn chè cho kết quả: Che bớt ánh sáng bằng cây che bóng trong vườn chè làm cho cường độ ánh sáng giảm đi 30 - 40%, sự tán xạ của ánh sáng tăng 6 - 15%; nhiệt độ không khí tăng 0,5 - 2oC vào mùa đông và mùa xuân, nhưng lại giảm 0,5 - 4oC vào mùa hè. Khả năng giữ nước của đất và độ ẩm tương ứng cao hơn so với nương chè không che bóng là 17 - 40% và 2 - 20%. Theo Barbora (1994) [34], Trạm thí nghiệm chè Tocklai (Ấn Độ) đã chứng minh ở Đông Bắc Ấn Độ, ngay cả khi tán cây che bóng còn nhỏ (thưa) cũng rất có ý nghĩa cho cây chè. Cây chè không được che bóng có hại về mặt quang hợp. Cây được che bóng làm giảm nhiệt độ mặt lá và làm cho lá chè khỏi cháy nắng, đồng thời cũng làm giảm đáng kể sự phá hoại của sâu bệnh. Zhang - Youdong (1999) [83] lại cho rằng khi cường độ ánh sáng vượt qua 5 vạn lux, khi đó nhiệt độ không khí xấp xỉ 300C, độ ẩm không khí tương đối cao quá trình quang hợp của cây chè có chiều hướng giảm xuống, ảnh hưởng
  • 31. 20 xấu đến chất lượng nguyên liệu. Dong - Shangsheng (2000) [76] Nghiên cứu ảnh hưởng của che bóng đến chỉ số hợp chất thơm thành phần, kết quả cho thấy sau khi che bóng chỉ số hợp chất thơm tăng 81,4%. Trừ các hợp chất như Phenylethyl, cis-2-hexene enol giảm đi các hợp chất khác đều tăng. Lawlor, D. W. (2001) [47] cho rằng khả năng tích lũy chất khô của cây trồng phụ thuộc vào khả năng quang hợp trên đơn vị diện tích lá. Quá trình quang hợp của cây trồng thay đổi theo điều kiện môi trường trong quá trình sinh trưởng. Quá trình quang hợp phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và lượng N cung cấp. Quá trình này thay đổi theo ngày, theo mùa. Do vậy năng suất cây trồng là một kết hợp phức tạp giữa các yếu tố môi trường và đặc điểm sinh trưởng của cây trồng. Ảnh hưởng của che ánh sáng bằng lưới đen đến sinh, hoá, lý sản phẩm chè ôlong từ nguyên liệu được che nắng trong mùa hè đã được nghiên cứu. Nhiệt độ trung bình, nhiệt độ cao nhất, sự khác nhau của nhiệt độ và sự khác nhau độ ẩm là giảm đáng kể so với đốichứng. Trong khi độ ẩm trong ngày, độ ẩm nhỏ nhất trên tán chè được che ánh sáng tăng đáng kể. So với đối chứng, hàm lượng nước trong búp chè 1 tôm 3 lá trên nương chè che ánh sáng trong mùa hè và các ngày nóng tăng tương ứng 4,57% ~ 6,47% và 2,24% ~ 2,78%. Tổng hàm lượng chlorophyll trong lá, búp chè tăng 41,70% ~ 48,92% và 52,38% ~ 91,06% so với đối chứng. Tương tự, Chlorophyll a tăng 38,96% ~ 47,25% và 50,94% ~ 72,52%, chlorophyll b tăng 43,83% ~ 54,58% và 67,98% ~ 155,81%. Ngược lại, tỷ lệ chlorophyll a và b giảm tương ứng 0,1042 ~ 0,1868 và 1,10 ~ 3,54. Sau khi được che ánh sáng lớp biểu bì, cutin, mô dậu, mô xốp là mỏng hơn. Trong khi diện tích phiến lá giảm và tỷ lệ mô dậu với mô xốp giảm. Hàm lượng polyphenol, cellulose thô và caffein trong lá chè tươi giảm đáng kể. Hàm lượng axit amin trong búp, lá chè tươi lại tăng rõ rệt. Điều đó chỉ ra rằng che bớt ánh sáng hợp lý làm tăng chất
  • 32. 21 lượng và năng suất chè ôlong (Zhang, W. J., và cs, 2004) [75]. Nghiên cứu ảnh hưởng của che ánh sáng trong canh tác chè trong mùa khô nóng (XIAO, R., và cs., 2005) [64] cho rằng: Khi cây chè được che bằng lưới che ánh sáng trong mùa khô nóng, nhiệt độ không khí, nhiệt độ trên bề mặt lá chè, bề mặt đất và nhiệt độ đất tại các thời điểm theo dõi đều thấp hơn so với đối chứng không lưới che. Hàm lượng nước trong đất, độ ẩm không khí và hàm lượng nước trong lá, trong nương chè có lưới che ánh sáng cao hơn nhiều và hàm lượng chlorophyll, cafein và axit amin trong búp chè tăng đáng kể, trong khi hàm lượng polyphenol giảm 11,6% so với nương chè không có lưới che. Sau 27-29 ngày khô nóng liên tục, tỷ lệ thoáthơi nước, độ dẫnkhí khổng và tốc độ quang hợp của câychè trên nương có lưới che cao hơn một cách chắc chắn so với nương chè không có lưới che. Xiao, Run-lin, et al., (2007) [81] Nghiên cứu che bóng cho chè với các công thức che 80%, 61%, 37% so sánh với công thức đối chứng hàm lượng chlorophyll a tăng lần lượt là 57,5%, 29,3% và 15,9%, hàm lượng chlorophyll tổng số 52,2%, 29,2% và 14,3%, hàm lượng axit amin tăng tương ứng 68,6%, 33,5% và 2,16%, hàm lượng tanin giảm 15,3%, 12,5% và 5,4%. Nguyễn Đặng Dung và Lê Như Bích (2006) [37] Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện che phủ khác nhau bằng các tấm vải che phủ đến hàm lượng L-theanine, cafein và các catechin trong lá chè tươi thuộc hai giống chè Nhật (Giống chè Yabukita và Sayamakaori) trồng tại vùng New South Wales (Úc). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Việc sử dụng các tấm vải phủ để tăng mức che phủ lên 90% trong 5 và 15 ngày cuối trước khi thu hoạch đã làm tăng đáng kể hàm lượng axít amin trong hai mẫu lá chè, trong khi đó ở mẫu lá chè phát triển dưới mức che phủ là 50% trong toàn bộ thời gian sinh trưởng có xu hướng ngược lại. Hàm lượng catechin trong lá chè với mức che phủ 90% trong 5 ngày cuối và hàm lượng cafein, catechin tổng số trong mẫu lá chè với mức che phủ 90% trong 15 ngày cuối xu hướng ngược lại. Kéo dài thời gian che phủ ở mức 90% từ 5
  • 33. 22 ngày đến 15 ngày không làm tăng đáng kể hàm lượng axít amin, cafein nhưng lại làm tăng lượng catechin tổng số trong lá chè. Tỷ lệ axít amin/catechin tổng số tăng đáng kể. Che phủ cho cây chè có ảnh hưởng đến hàm lượng catechin, hàm lượng của chúng giảm đáng kể, đặc biệt là ở mức che phủ cao nhất là 90%. Từ kết quả này, nhóm tác giả đã đi đến kết luận: Che phủ đã có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng lá chè về mặt cân bằng các thành phần hóa học. Theo (XIAO, R. L., và cs., 2007) [65] Yếu tố môi trường, quang hợp và đặc điểm thoát hơi nước cùng với các thành phần trong chè đã được nghiên cứu với các mức độ che ánh sáng 80%, 61% và 37% vào mùa hè và mùa thu. Kết quả chỉ ra rằng tiến hành che ánh sáng cho chè làm giảm rõ rệt nhiệt độ không khí, nhiệt độ bề mặt lá, nhiệt độ bề mặt đất và trong đất, đồng thời làm tăng độ giữ nước độ ẩm không khí. Tác động che ánh sáng đến môi trường nương chè tăng lên khi mức độ che ánh sáng tăng lên. So với nương chè không che ánh sáng, mức độ quang hợp lá chè dưới các mức che nắng 80%, 61%, 37% là tăng tương ứng với 365%, 283%, 68%. Thành phần chlorophyll-a trong lá chè tăng tương ứng với 57,5%, 29,3% và 15,9%. Tổng hàm lượng chlorophyll tăng tương ứng 52,2%, 29,2% và 14,3%. Hàm lượng axit amin (AA) tăng tương ứng 68,6%, 33,5% và 2,16%; Hàm lượng polyphenol (TP) giảm 15,3%, 12,5% và 5,4%. Chè khô làm từ búp chè 1 tôm 2 lá dưới mức che nắng 80% đạt tiêu chuẩn chè xanh phẩm cấp cao, tại mức che nắng 61% và 37% đạt tiêu chuẩn chè xanh phẩm cấp tốt; Tốt hơn rất nhiều so với chè không đươc che ánh sáng. Liu, X., và cs., (2008) [50] đã nghiên cứu tương quan giữa chlorophyll và hiệu quả quang hợp của các loại chè khác nhau trong mùa thu đã cho rằng: Hàm lượng Chlorophyll và hiệu suất quang hợp của cây có sự thay đổi rõ rệt ở cây chè tuổi 3. Kết quả chỉ ra rằng các loại chè khác nhau có sự khác nhau về hàm lượng chlorophyll trong lá và có mối quan hệ mật thiết với hiệu suất quang hợp. Ở lá thứ 4 của giống chè Nanjiangdayecha (Nam Giang lá to), lá thứ 3 và Fudingdabaicha (Phúc Đỉnh Đại Bạch Trà) có hàm lượng chlorophyll cao nhất.
  • 34. 23 Hiệu suất quang hợp cao nhất (Fv/Fm,Fv/Fo). Điều đó chỉ ra rằng hàm lượng chlorophyll không hoàn toàn tỷ lệ thuận với hiệu suất quang hợp. Có một mối tương quan nghịch giữa hàm lượng chlorophyll và hiệu suất quang hợp tại lá thứ 4 và lá thứ 5. Hàm lượng chlorophyll b ở lá thứ 4 và lá thứ 5 có thể được xem như một chỉ số quan trọng đối với hiệu quả quang hợp. Việc che bóng cây chè trong vài tuần trước khi thu hoạch làm tăng các thành phần hóa học trong lá chè, tăng các axit amin như theanine và mang lại chất lượng đặc biệt tăng hương vị của chè xanh. Có những khó khăn trong việc sản xuất chè xanh có hương vị tốt vào mùa hè vì điều kiện nhiệt độ quá cao. Việc làm mát bằng cách phun nước trên cây chè liên tục vào ban ngày làm giảm nhiệt độ của lá và không khí xung quanh khoảng 3°C, và tiếp tục việc làm mát bằng cách mở lưới che vào ban đêm làm giảm nhiệt độ xuống 2°C. Như vậy, với các phương pháp làm mát thụ động này đã làm giảm nhiệt độ lá và không khí xung quanh trong sản xuất chè xanh vào mùa hè (Hirai, M., và cs, 2008) [42]. Cường độ ánh sáng trên mặt tán cây chè, mức độ ánh sáng tương ứng phụ thuộc vào mức độ che phủ khác nhau. Nghiên cứu của Golding, J., và cs., (2009) [39] cho thấy ở vùng Shizuoka (Nhật Bản), cường độ ánh sáng mặt trời bình quân năm là 9,5 MJ/m2/ngày. Từ tháng 3 đến tháng 5, cường độ ánh sáng mặt trời dao động từ 10,1-11,1 MJ/m2/ngày. Theo Saijo (1980) [59]; Morita và Tuji (2002) [53] Để sản xuất chè Gyokuro, cây chè được che phủ trong điều kiện mức độ ánh sáng tối ưu từ 10-40% so với ánh sáng tự nhiên, cường độ ánh sáng trung bình từ 1,1-4,4 MJ/m2/ngày ở vùng Shizuoka, Nhật Bản. Trong khi đó, để sản xuất sản phẩm này ở Úc thì mức độ ánh sáng tối ưu là từ 10-16% so với ánh sáng tự nhiên, cường độ ánh sáng trung bình từ 2,3-3,7 MJ/m2/ngày, Golding, J., và cs., (2009) [39]. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu khi che phủ cường độ ánh sáng mặt trời tối ưu đối với cây chè không đồng nhất trên toàn thế giới hoặc có thể là chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như mức độ ô nhiễm không khí (Ying-du, L., và cs., 2009) [73]. Tuynhiên đa số đề cho rằng: Cường độ ánh sáng trên mặt tán cây chè thấp sẽ thuận lợi cho việc sản xuất chè xanh chất lượng cao. Kết quả nghiên cứu của Eiji Kobayashi và cs (2010) [38] về ảnh hưởng
  • 35. 24 của che phủ trực tiếp trên bề mặt tán chè đến các thành phần hóa học của lá chè. Thí nghiệm gồm 4 công thức tương ứng với độ che phủ 0%, 85%, 98%, 100%. Kết quả cho thấy: Trong thời gian che phủ, với mức độ che phủ 85% thì lá chè có màu lá xanh đậm. Che phủ cây chè với tỷ lệ 98% thì lá chè có màu xanh lá cây nhẹ, che phủ cây chè với tỷ lệ 100% thì lá chè màu trắng. Hàm lượng các axit amin trong búp chè tăng theo độ che phủ. Đặc biệt, ở công thức che phủ 100% thì hàm lượng Arginine tăng khoảng 3 lần, serine tăng khoảng 4 lần và asparagine tăng khoảng 50 lần so với cây chè không che phủ. Zhao Tiantian (2010) [85] nghiên cứu và cho thấy khi che bóng cho vườn chè có thể thúc đẩy búp chè sinh trưởng sớm hơn. Ở vụ hè che bớt 15%, 30%, 50% so với đối chứng năng suất búp chè tăng lần lượt là 52,976%, 57,367%, 43,28%. Còn theo Liu Xingru (2011) [78] khi che bóng cho cây chè trong vụ Hè và vụ Thu ở các mức 50%, 70%, 90%, kết quả cho thấy ở vụ hè sản lượng tăng cao nhất ở CT 90% và 70% là 18,28%; 28,36%, ở vụ thu cao nhất ở CT 70% và 50% lần lượt là 34,96%; 15,61%. Hàm lượng axit amin đều tăng so với các công thức đối chứng. Theo Ly Huiling và cs (2011) [79] khi nghiên cứu che bóng trên giống chè Jinguanyin với mức giảm cường độ chiếu sáng 30% cho cây chè với các công thức 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày cho thấy: Nhiệt độ trong các ô có che so với công thức đối chứng giảm từ 0,48oC - 1,22oC. Hàm lượng nước ở vụ xuân và vụ hè trong búp chè tăng từ 0,72% - 1,12%. Ở vụ hè năng xuất tăng cao nhất ở công thức 10 ngày, tăng 73,84%. Ở vụ thu giữa các công thức che bóng và công thức đối chứng sự sai khác là không đáng kể. Với (Wang, Y., và cs., 2012) [71] Cây chè (Camellia sinensis (L.) O. Kuntze) là một cây trồng có giá trị kinh tế cao với các chất sinh hóa quan trọng. Phương pháp canh tác khác nhau có tác động tới chất lượng chè qua việc sinh tổng hợp flavonoids. Khi phân tích ảnh hưởng của che bóng tới sinh tổng hợp flavonoid liên quan đến sự biểu hiện của các gen vận chuyển flavonoid trong lá
  • 36. 25 chè. Tác giả đã chỉ ra rằng che bóng có ảnh hưởng đáng kể tới cả flavonoid (bao gồm catechins, O-glycosylated flavonols và proanthocyanins (PAs)) và sinh tổng hợp lignin, nhưng lại không tác động rõ rệt đến sự tích lũy anthocyanin. Trong tất cả các hợp chất phát hiện, nồng độ của PAs và O-glycosylated flavonols trong lá chè có che bóng thay đổi nhiều hơn các hợp chất khác, mức giảm 53,37% và 43,26% tương ứng, so với những lá chè trong điều kiện không che bóng. Sự biểu hiện của phenylalanine ammonialyase (PAL), flavanone 3- hydroxylase (F3H), flavonoid 3′-hydroxylase (F3′H), dihydroflavonol reductase (DFR) và anthocyanidin reductase1 (ANR1) là không có liên quan mật thiết tới nồng độ của PAs trên lá chè và biểu hiện của chalcone synthase (CHS) và flavonoid 3′,5′-hydroxylase (F3′5′H) có quan hệ mật thiết với nồng độ của O- glycosylated flavonols. Điều này nói nên hoạt tính trùng hợp của catechins, glycosylation và flavonols có thể là con đường quan trọng của sinh tổng hợp flavonoid trong lá cây chè có che bóng. axít phenolic tăng đáng kể trong nồng độ của lá chè, có quan hệ nghịch với việc tích lũy lignin. Axít phenolic có thể được hình thành cùng với lignins và flavonoids trong lá chè dưới các điều kiện chiếu sáng khác nhau. Các tác giả cũng khuyến cáo cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa để hiểu về mối quan hệ giữa axít phenolic và các hợp chất flavonoid khác trong cây chè. Phân tích mối quan hệ giữa tuổi của lá, mức độ che bóng và các thành phần tự nhiên có ích của lá chè (Camellia sinensis) trồng ở Hawaii. Song, R., và cs, (2012) [61] cho rằng: Mối tương quan giữa tuổi lá chè, búp 1 tôm 2 lá và mức độ che bóng đối với nồng độ tương đối của sáu hợp chất chính có trong lá chè, đó là l-theanine, cafein và các catechins chủ yếu như (-) - epigallocatechin (EGC), (-) - epicatechin (EC), và (-) - epicatechin gallate (ECG). Tất cả các chất này đều có ảnh hưởng tích cực đối với sức khỏe con người, cũng như sự chống oxy hóa của dịch chiết xuất từ tôm và lá. Nồng độ l-theanine và cafein giảm khi tuổi của lá tăng và giảm theo thứ tự từ tôm đến lá thứ nhất và thứ hai, trong khi
  • 37. 26 đó nồng độ của bốn loại catechins tăng dần từ tôm đến lá thứ nhất và thứ hai. Trong hầu hết các trường hợp, sự gia tăng này nhìn chung rất nhỏ, nhưng riêng đối với EGC có nồng độ tăng gấp 7 đến 10 lần. Một số thành phần hoá học của búp chè tươi, không có ý nghĩa khi chế biến (sơ chế) và không bị oxy hoá có thể được sử dụng làm chỉ thị cho việc xác định tuổi, chất lượng nguyên liệu búp và khả năng sinh trưởng của cây. Deng, W. W., và cs., (2013) [36] Nghiên cứu ảnh hưởng của việc che sáng đến tổng hợp theanine trong cây chè đã kết luận: Các synthetase theanine (TS) là một enzyme chủ chốt tham gia vào sự tổng hợp theanine. Trong nghiên cứu gần đây, người ta đã khám phá ra rằng sinh tổng hợp theanine có nguồn gốc từ sự chuyển hóa nitơ trong cây chè, có thể bị ảnh hưởng bởi che bóng. Ảnh hưởng của việc xử lý bóng tối dài hạn đối với các mức tổng hợp theanine cũng được điều tra bằng cách sử dụng chồi cây chè. Các mức của theanine và tổng số axit amin tự do tăng dần trong chồi, đạt mức tối đa sau 22 ngày (DOT). Phân tích immunoblotting (immunoblot là một kỹ thuật phân tích được sử dụng rộng rãi nhằm phát hiện các protein chuyên biệt trên các mẫu mô hay dịch chiết xuất mô) cho thấy nồng độ proteinCsTStănglên đến 22 DOT và dừng ở mức cao, ngoại trừ sau1 DOT có mức thấp ở cả rễ và thân chồi. Nồng độ theanine gia tăng mà chúng ta quan sátđược trongđiều kiện che bóngcó thể là do sự đồng hoá của nitơ và làm giảm chất theanine. Theo Har, Y., và cs., (2013) [41] Cũng như các loại chè khác, chè xanh cũng được chia ra theo nhiều loại cấp chất lượng khác nhau. Chất lượng phụ thuộc vào giống chè, điều kiện thổ nhưỡng, vị trí địa lý, độ cao so với mực nước biển của vùng trồng chè, điều kiện khí tượng như lượng mưa trong năm, nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí, điều kiện canh tác và đặc biệt là kỹ thuật che bớt ánh sáng để không chế tia nắng trực xạ lên cây chè đến mức nào và trong thời gian bao nhiêu lâu. Phân tích cơ chế tác động của xử lý che ánh sáng đến thành phần dinh
  • 38. 27 dưỡng và chất lượng cảm quan của chè xanh (Lee, L. S., và cs., 2013) [48] đã phân tích cơ chế chuyển hoá từ dung dịch triết suất 50% methanol trên lá chè xanh lấy từ các mẫu chè che bớt ánh sáng với thời gian khác nhau (0, 15, 18, và 20 ngày) để đánh giá tác động của ánh sáng yếu đến giá trị dinh dưỡng và chất lượng cảm quan chè xanh. Kết quả: Che ánh bớt sáng làm tăng quercetin- galactosylrutinoside, kaempferol-glucosylrutinoside, epicatechin gallate, epigallocatechin gallate, tryptophan, phenylalanine, theanine, glutamine, glutamate và caffeine nhưng làm giảm quercetin-glucosylrutinoside, kaempferol- glucoside, gallocatechin, and epigallocatechi. Làm tăng giá trị dinh dưỡng và tăng chất lượng cảm quan của chè xanh. Vì vậy tác giả khẳng định dưới tác động của ánh sáng yếu đã làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổichất trong búp chè và nó có thể làm sáng tỏ mối quan hệ giữa ánh sáng yếu và chất lượng chè. Ujihara, T., và cs., (2013) [68] Cho rằng các lá của cây chè được che bóng có hàm lượng axit amin cao nhưng hàm lượng catechin thấp. Khi uống có vị ngon (umami) do amin axit tạo cho sản phẩm có một hương vị đặc biệt như vậy, trong khi catechin và cafeine góp phần vào sự chát lại có xu hướng giảm. Theo Zhang Caiqing, và cs. (2013) [82] Khi nghiên cứu về chủng loại và mật độ lưới che bóng cải thiện chất lượng chè vụ hè và vụ thu cho thấy: Khi che bóng vào vụ xuân có thể thúc đẩy cây chè ra búp sớm hơn từ 7-10 ngày so với công thức đối chứng. Khi che bóng vào vụ hè và vụ thu chất lượng chè thành phẩm được cải thiện một cách rõ rệt. Ngoài ra kết quả nghiên cứu che lưới ảnh hưởng đến tỷ lệ tanin/axit amin cho thấy: Khi che bóng cho vườn chè bằng lưới xanh hoặc lưới đen ở vụ hè với mức che từ 50-70% cho tỷ lệ 11,11- 12,83 phù hợp cho chế biến chè xanh đặc sản, khi dùng lưới này cùng mật độ che bóng ở vụ thu cho tỷ lệ 6,00- 8,00 phù hợp với chế biến chè xanh cao cấp (chè đặc biệt). Quá trình hình thành theanine phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng, quá trình này đòi hỏi phải có sự tham gia của axit amin thành phần như một yếu tố bắt buộc. Sự tổng hợp theanine có liên quan chặt chẽ tới việc hình thành
  • 39. 28 glutamine trong cây. Trong quá trình quang hợp sự hình thành catechin trong lá chè có liên quan mật thiết với L- theanine và chlorophyll (Hong, G., và cs., 2014) [43]. Theo Mohotti, A. J. (1998) [52] Lá chè ở điều kiện không che sáng kết hợp với lượng ít phân đạm thì quang hợp kém hiệu quả hơn, hàm lượng đường tổng số cao hơn lá chè ở điều kiện được che nắng nhưng bón đầy đủ phân đạm. Hàm lượng đường tổng số và khả năng quang hợp hữu hiệu giữa các công thức che 35% ánh sáng và che 70% không có sự khác nhau rõ rệt. Cường độ ánh sáng phụ thuộc vào vùng sinh thái như độ cao và vĩ độ, cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp và ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng búp chè. Nguyên liệu sản xuất chè xanh có hàm lượng diệp lục a cao sẽlàm ảnh hưởng đếnchất lượng chè, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giảm cườngđộ chiếu sáng đến búp chè ở giai đoạn chuẩn bị thu hoạch có ý nghĩa nâng cao chất lượng chè thành phẩm do giảm hàm lượng diệp lục a. Vì lý do trên mà các vùng sản xuất nguyên liệu chè xanh ở Trung Quốc, Nhật Bản vẫn áp dụng kỹ thuật che ánh sáng cho búp chè trước khi thu hoạch. Tại Nhật Bản hiện nay áp dụng 3 loại hình che ánh sáng: làm mái che cao cho cả lô; che mái tròn thấp cho từng luống, và che trực tiếp lên bề mặt luống chè. GyokurovàTenchelà hai loại chè cao cấp nhất Nhật Bản, chế biến từ nguyên liệu búp đượccheánhsángtrongphầnlớnthời gian dưới mái chè cao. Tại phần lớn các khu vực trồng chè, trong sản xuất chè phổ thông Sencha, công nghệ che ánh sáng trực tiếp trên mặt luống chè trong thời gian ngắn 5-10 ngày trước khi thu hoạch nhằm cải thiện màu sắc búp chè, giúp cho quá trình chế biến chè có màu nước xanh hơn. Nhược điểm của biện pháp che sáng bằng lưới đen trực tiếp lên bề mặt luống chè sẽ khiến nhiệt độ bề mặt tán chè tăng cao làm cháy lá chè. Che ánh sáng cho chè nhằm mục đích bảo vệ búp chè khỏi sương muối vào vụ xuân và tăng chất lượng nguyên liệu chè trong các vụ khác. Che ánh sáng cho chè tăng chất lượng búp chè nguyên liệu thông qua việc
  • 40. 29 giảm vị đắng và tăng vị ngon (Umami). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng che ánh sáng cho chè làm tăng hàm lượng các hợp chất chứa N; Tăng hàm lượng chlorophyll trong búp chè và giảm hàm lượng tanin. Tại trạm nghiên cứu chè tỉnh Kyoto, che ánh sáng cho chè nhằm sản xuất chè Gyokuro và Tencha hiện nay được thực hiện như sau: Sau khi một nửa số búp xuất hiện, tiến hành che 70% ánh sáng bằng lưới đen. Khi búp chè có 2 lá thật, tiến hành che lớp thứ 2 với độ che nắng của lưới đen lớp thứ 2 là 90%. Như vậy cảhai lớp lưới có khả năng cheđược 98% ánh sáng. Kết hợp với việc bónphân tăng hàm lượng N hữu cơ bằng việc bónbột cá và khô dầu đậu tương, tại đây hàm lượng axit amin trong chè nguyên liệu cao 5-7%, trong đó hàm lượng Theanin chiếm 20% tổng hàm lượng axit amin. Nghiên cứu các vật liệu che ánh sáng cho nương chè nguyên liệu Gyokuro và Tenchacũng được trạmnghiên cứuchè Kyoto đưa ra kết luận, sử dụng mái che Honzu truyền thống (mái che khung bằng tre, phủ rơm rạ) cho điểm thử nếm chè Tenchacao hơnso với biện pháp che bằng 2 lớp lưới đen. Nhưng do sự tiện lợi và chi phí sản xuất việc áp dụng lưới đen che ánh sáng đang được áp dụng rộng rãi ngày phổ biến tại Nhật, nay chiếm trên 90% tổngdiện tích chè được che ánh sáng. Như vậy, các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng để sản xuất chè xanh chất lượng cao việc che bớt ánh sáng cho chè ở những tháng có cường độ ánh sáng cao là cần thiết. Khi che bớt ánh sáng cho cây chè một cách hợp lý sẽ làm cho cây sinh trưởng phát triển tốt hơn, làm thay đổi thành phần và hàm lượng các chất hóa học của búp chè, cụ thể là hàm lượng tanin giảm và axit amin, chỉ số hợp chất thơm tăng có lợi cho nguyên liệu để sản xuất chè xanh chất lượng. Với các giống chè khác nhau và với những vùng sinh tháikhác nhau mức độ che ánh sáng cũng khác nhau. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè trên thế giới Cây chè bình thường sinh trưởng yêu cầu có một môi trường sinh thái tốt, cung cấp các chất dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng để có được
  • 41. 30 năng suất cao và chất lượng chè, bón phân là một biện pháp kỹ thuật cần thiết. Quan hệ giữa đấtđến năng suất, chấtlượng chè rất phức tạp. Chất lượng chè do nhiều yếu tố quyết định và tác dụng một cách tổng hợp. Điều kiện dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đếnnăng suất, chấtlượng chè, do vậy ngoàinguồn dinh dưỡng sẵn có trong đất, thì việc bón phân cho chè là một biện pháp có hiệu quả. 1.2.2.1. Bón phân hữu cơ Đối với cây chè phân hữu cơ có vai trò quan trọng, ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho cây nó còn cải thiện lý tính của đất. Các giống chè khác nhau yêu cầu một chế độ bón phân khác nhau, đặc biệt là phân hữu cơ để đảm bảo cho cây chè đạt được năng suất cao và chất lượng tốt. Han, W. Y., và cs., (2013) [40] Đã nghiên cứu về hấp thụ carbon (C) đất, chất dinh dưỡng thực vật và các hoạt động sinh học trong canh tác hữu cơ. Hầu hết các nghiên cứu so sánh đã tập trung vào các cây trồng hàng năm hoặc các hệ thống canh tác luân canh và cây trồng lâu năm.Tác giả đã chọn năm cặp cây trồng trong các hệ thống canh tác hữu cơ thông thường ở miền đông Trung Quốc để nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác hữu cơ đến sự hấp thụ C, chất dinh dưỡng thực vật và hoạt động sinh học. Trong canh tác hữu cơ có (C), nitơ (N), phốt pho (P), kali (K) và magie (Mg), các chất dinh dưỡng, sinh khối, vi sinh vật, khoáng hóa N và nitrat hóa. Trong đất hữu cơ có sinh khối vi sinh vật và N , P và K thường cao hơn. Không có sự khác biệt đáng kể về nồng độ canxi (Ca), Mg, natri (Na), sắt (Fe), mangan (Mn), đồng (Cu) và kẽm (Zn) giữa hai hệ thống canh tác. Nhưng nghiên cứu này cho thấy canh tác hữu cơ có thể thúc đẩy sự hấp thụ đất (C) và kích thước sinh khối vi sinh vật hoạt động tốt hơn và sản xuất chè hữu cơ lâu dài. Long, F. E. N. G., và cs., (2018) [51] Nghiên cứu ảnh hưởng của phân gà, phân vô cơ, phân gà + phân vô cơ và không bón phân tới năng suất và chất lượng của sinh khối vi sinh vật trong đất chè. Các nương chè có thể cải thiện
  • 42. 31 năng suất và chất lượng chè và tăng sinh khối vi sinh vật. Phân gà và phân gà + phân vô cơ đều có thể cải thiện năng suất và chất lượng chè một cách đáng kể với phân vô cơ không có tác dụng rõ ràng năng suất và chất lượng của chè. Phân bón gà + phân vô cơ có tác dụng thúc đẩy đáng kể về năng suất và chất lượng của hàm lượng carbon sinh khối trong đất và vi sinh vật và phân gà có tác dụng thúc đẩy tốt nhất đến hàm lượng nitơ, sinh khối của vi sinh vật trong đất. Bón phân gà + phân vô cơ có thể cải thiện năng suất và chất lượng chè và hàm lượng carbon sinh khối của vi sinh vật đáng kể. Phân gà có thể làm tăng hàm lượng nitơ sinh khối của vi sinh vật trong đất. 1.2.2.2. Bón phân vô cơ (NPK) Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng cho cây chè và kỹ thuật bón phân. Nhiều kết quả nghiên cứu ở Nhật Bản, Ấn Độ, Srilanka... đều cho rằng bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều hoặc bón đơn độc đều làm giảm chất lượng chè (đặc biệt là đối với nguyên liệu dùng để chế biến chè đen). Những công trình nghiên cứu của Liên Xô (cũ) cho thấy bón với lượng đạm 300kg/ha thì hàm lượng tanin, cafein và chất hòa tan trong búp chè đều cao, có lợi cho chất lượng, song nếu vượt quá giới hạn trên thì chất lượng chè giảm. Khi bón nhiều đạm hàm lượng protein ở trong lá tăng lên. Protein kết hợp với tanin tạo thành các hợp chất không tan vì thế hàm lượng tanin trong chè bị giảm đi. Mặt khác, khi bón nhiều đạm hàm lượng ancaloit trong chè tăng lên làm cho chè có vị đắng (Đỗ Văn Ngọc và Trịnh Văn Loan, 2008) [18]. Qamar-uz-Zaman, S. S. và cs (2011) [55], khi bón phân đạm ở mức 375 kg/ha đã làm năng suất chè búp tươi tăng đáng kể từ 6.796 đến 8.797 kg/ha, và chiều dài búp từ 35 đến 71 cm cao hơn so với đối chứng. Theo Su Kongwu và Li Jinlan (2005) [62] bón phân kali thì năng suất chè tăng từ 8,3 – 16,7% so với không bón phân kali, đồng thời cải thiện chất lượng chè và tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh.
  • 43. 32 Theo Zhang Wenjin, và cs (2000) [74] bón phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ có thể thúc đẩy cây chè sinh trưởng nhanh, tăng năng suất, chất lượng chè Ôlong và tỷ lệ bón kết hợp tốt nhất N: P: K với phân hữu cơ là 3: 1: 3: 3 hoặc 2: 2: 2: 3. Hiệu quả của N, P, K và phân hữu cơ ở các giai đoạn sinh trưởng của cây chè là khác nhau, trong đó K là nguyên tố chủ yếu làm tăng đường kính của cây chè con. N giữ vai trò quan trọng nhất đến năng suất của cây chè kinh doanh, sau đó đến K. Ở Nhật Bản, trước đây mức bón phân cho chè cũng tương tự như nhiều nước trên thế giới. Nhưng ngày nay do áp dụng cơ khí hóa và tự động hóa trong khâu thu hoạch, vì vậy Nhật bản đã khuyến cáo mức bón rất cao, đối với chè có sản lượng 18 tấn búp/ha mức bón N, P, K là 800, 210 và 360 (kg/ha). Njogu, Rachael Njeri E., và cs. (2014) [54] khi nghiên cứu sự hấp thụ các chất dinh dưỡng (NPK) qua lá trên ba giống chè được trồng trong Cao nguyên Kenya. Kết quả cho thấy mối tương quan thuận sản lượng chè tăng khi hấp thụ chất dinh dưỡng N, P, K tăng. Với Rahardjo, P., và cs., (2012) [56] Việc áp dụng hiệu quả phân bón NPK (27%: 6%: 10%) để tăng mật độ búp chè được trồng tại vùng phía Tây Java. Kết quả cho thấy: Năng suất và dinh dưỡng (N, P, K, Mg và Zn) có sự khác biệt đáng kể giữa các công thức bón phân NPK. Lượng phân NPK (27%: 6%: 10%) đối với cây chè sản xuất kinh doanh được khuyến nghị ở mức 700 kg/ha và tương đương với 189 kg N/ha/năm. 1.2.2.3. Bón phân trung lượng Theo Ruan, J. Y., và cs., (1997) [57] bón bổ sung kali và magie, năng suất chè búp tươi tăng đáng kể đạt 9-38% sau 2 năm thử nghiệm. Hàm lượng axit amin tự do và cafein trong nguyên liệu chè tươi cũng tăng. Hàm lượng polyphenol trong búp chè thu từ vườn chè bón kali tăng, nhưng trong búp thu từ vườn chè bón magie giảm rõ ràng. Tỷ lệ polyphenol/axit amin tự do trong
  • 44. 33 nguyên liệu lấy từ vườn chè bón cả kali và magie đều giảm, điều này có lợi cho chất lượng chè Ôlong. Một số hợp chất thơm quan trọng (nerolidol…) đều tăng có lợi cho chất lượng chè Ôlong. Điều này cho thấy, việc bón bổ sung kali và magie có tác dụng cải thiện đặc tính hương thơm của sản phẩm chè Ôlong. Chất lượng sản phẩm chè Ôlong có mối tương quan chặt chẽ với hàm lượng magie trong nguyên liệu. Bón bổ sung kali và magie sẽ là một biện pháp có hiệu quả, trong sản xuất chè Ôlong đối với cây chè trồng trong điều kiện đất thiếu kali và magie. Zhang Yugang (2013)[84] khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân kali và phân magie đối với hàm lượng axit amin trong chè xanh, cho rằng chè xanh có hàm lượng axit amin cao thì chè xanh có chất lượng tốt. Khi bón phân đạm hợp lý, kết hợp sử dụng hợp lý phân bón kali và magie để có thể cung cấp cân đối dinh dưỡng cho cây chè, cải thiện đáng kể hàm lượng axit amin trong chè, cuối cùng là nâng cao chất lượng chè xanh. Tuy nhiên, khi thiếu nguyên tố kali và magie trong đất thì hàm lượng axit amin trong chè và lượng phân bón kali, magie có mối tương quan thuận với nhau. Khi bón bổ sung kali và magie có tác dụng làm tăng đáng kể năng suất nguyên liệu, tăng chất lượng của một số sản phẩm chè chính: chè xanh, chè đen, chè Ôlong; hàm lượng các chất axit amin tự do, polyphenol, cafein cũng như theaflavin và thearubigin tăng đáng kể, cải thiện hương thơm của sản phẩm chè Ôlong. Chất lượng sảnphẩm chè Ôlongcó mối tương quan chặtchẽ với hàm lượng magie trong nguyên liệu búp (Zhang Wenjin, và cs, 2000) [74]. 1.2.2.4. Bón phân vi lượng Việc sử dụng một số nguyên tố vi lượng bằng hình thức bón phân vào đất hay phun lên lá có tác dụng lớn đối với các quá trình sinh lý, sinh hóa của cây, do đó có thể tăng năng suất và phẩm chất chè. Phân vi lượng hiện nay đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp và được coi là một khả năng tiềm tàng góp phần đẩy mạnh sự phát triển của ngành trồng trọt. Song việc nghiên cứu và sử dụng phân vi lượng cho chè