SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC
BÁO CÁO KIẾN TẬP
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CỦA UBND
HUYỆN LẠC THỦY
ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP: PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN LẠC THỦY
Người hướng dẫn : Đinh Ngọc Tân
Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Thủy
Ngành đào tạo : Quản trị Nhân lực
Lớp : 1205.QTND
Khóa học : 2012 - 2016
Hà Nội - 2015
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC............................................................................................................2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................4
LỜI NÓI MỞ ĐẦU.............................................................................................1
A. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................3
1.Lý do chọn đề tài........................................................................................3
2. Mục tiêu.....................................................................................................4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................5
6. Ý nghĩa việc đóng góp của đề tài..............................................................5
7. Kết cấu đề tài.............................................................................................6
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN LẠC THUỶ.......................7
1.1.lịch sử hình thành và phát triển...............................................................7
1.1.1.khái quát chung về huyện Lạc Thuỷ.....................................................7
1.1.2. Lịch sử Đảng bộ huyện Lạc Thuỷ và phòng Nội vụ huyện Lạc Thuỷ
.....................................................................................................................10
1.2. Vị trí,chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của UBND huyện Lạc Thủy....11
1.3.Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lạc Thuỷ.........................................17
1.3.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy HĐND – UBND huyện Lạc Thuỷ..................17
1.3.2.Mối quan hệ giữa các phòng, ban ở UBND huyện Lạc Thuỷ............18
1.3.3. Sự cần thiết của việc đổi mới hoạt động tuyển dụng đáp ứng yêu cầu
cải cách hành chính (CCHC) của ủy ban nhân dân huyện Lạc Thủy..........19
CHƯƠNG 2.NGUÊN NHÂN,THỰC TRẠNG VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở UBND HUYỆN
LẠC THỦY........................................................................................................21
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
2.1. Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực ở UBND huyện
Lạc Thủy .....................................................................................................21
2.1.1. khái niệm,tầm quan trọng của tuyển mộ tuyển chọn.........................21
2.1.2. Quy trình tuyển dụng nhân lực..........................................................24
2.1.3. Nguyên tắc tuyển dụng......................................................................28
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng...............................29
2.1.5. Vai trò của việc tuyển dụng .............................................................30
2.2. Thực trạng tuyển dụng nguồn nhân lực ở UBND huyện Lạc Thuỷ....30
2.2.1. Sự biến động về nhân sự ở UBND huyện Lạc Thuỷ so với thực tế . 30
2.2.2. Tình hình tuyển dụng ở UBND huyện Lạc Thủy..............................32
CHƯƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở
UBND HUYỆN LẠC THỦY............................................................................34
3.1 . Chiến lược và mục tiêu hoạt động nhân sự của UBND huyện từ 2013
đến năm 2018..............................................................................................34
3.2. Giải pháp đối với công tác tuyển công chức của ủy ban nhân dân huyện
Lạc thủy.......................................................................................................35
3.3. Đề xuất khuyến nghị.............................................................................36
3.3.1. Những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình kiến tập..............36
3.3.2. Một số kiến nghị................................................................................36
C. PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................41
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
QTNL : Quản trị nhân lực
UBND : Ủy ban nhân dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
CBCC : Cán bộ công chức
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
NĐ – CP : Nghị định – Chính phủ
CNH –HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
LĐTB&XH : Lao động Thương binh và xã hội
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
VHTT : Văn hóa thể thoa du lịch
VH – XH : Văn hóa xã hội
VP – TK : Văn phòng – Thống kê
TN&MT : Tài nguyên và môi trường
TC- KH : Tài chính kế hoạch
HCNN : Hành chính nhà nước
CCHC : Cải cách hành chính
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
LỜI NÓI MỞ ĐẦU
Trong xu thế phát triển kinh tế chung của thế giới,Việt Nam ngày càng
chú trọng hơn đến đầu tư phát triển kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Ngoài việc đầu tư phát triển mạnh các nghành kinh tế trọng điểm thì Đảng
và Nhà nước ta không ngừng quan tâm cân bằng phát triển kinh tế các vùng
miền, đặc biệt là ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng sâu, vùng xa, vùng
biên giới , hải đảo vùng đồng bào dân tộc thiểu số…Việc đưa nguồn nhân lực trí
thức trẻ, có trình độ tay nghề chuyên môm cao lên làm việc tại các cơ quan, tổ
chức ở các vùng sâu, vùng xa là rất khó khăn, chính vì thế mà việc đưa ra những
chính sách tuyển dụng tại các huyện vùng sâu, biên giới hải đảo là rất cần thiết.
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đòi hỏi người lao động cần có tay
nghề cao để sử dụng tốt và có hiệu quả các máy móc và trang thiết bị công nghệ
tiên tiến hiện đại, bên cạnh đó thì việc quản lý nguồn nhân lực cho tổ chức, cơ
quan cũng là một vấn đề được quan tâm chú trọng nhiều hơn. Để có một đội
hình nhân lực tốt, chất lượng cao, phục vụ cho công việc hoạt động của tổ chức,
cơ quan thì cần có quá trình tuyển dụng chặt chẽ, mang lại hiệu quả cao ngay từ
bước đầu. Nguồn nhân lực tốt là yếu tố thuận lợi hàng đầu cho tổ chức phát triển
và ngược lại, nếu nguồn nhân lực yếu kém, thì không chỉ không giúp cho tổ
chức mà còn tạo ra nhiều khó khăn hơn cho sự phát triển của cơ quan, tổ chức.
Nguồn nhân lực được xem như nền tảng tạo nên thành công của tổ chức, cơ
quan, nguồn nhân lực có chắc thì mới xây dựng được cơ quan, tổ chức vững
mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững, lâu dài. Nhận thức được tầm quan
trọng của công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong các cơ quan, tổ chức với
những kiến thức về chuyên ngành Quản trị nhân lực đã được thầy cô tại Trường
Đại Hoạc Nội vụ Hà Nội truyền đạt, đặc biệt là gần một tháng đi kiến tập tại
phòng Nội vụ huyện Thanh Sơn tôi đã lựa chọn đề tài:”Công tác tuyển dụng
công chức của UBND huyện Lạc Thuỷ ”làm đề tài báo cáo kiến tập của mình.
Đây không phải là đề tài mới, nhưng với những nghiên cứu mới mẻ, vận dụng
nhiều kiến thức thực tế và dựa trên cơ sở kiến thức chuyên ngành, tôi mong đề
tài nghiên cứu này không chỉ giúp ích riêng cho Ủy Ban Nhân Dân
1
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
(UBND)huyện Lạc Thuỷ mà còn có tính ứng dụng cao cho các cơ quan, tổ chức
khác về việc tuyển dụng nhân lực.
Do thời gian kiến tập còn nhiều hạn chế, kiến thức chuyên ngành chưa có
nhiều và kinh nghiệm bản thân còn kém, nên không thể tránh được những thiếu
sót trong quá trình kiến tập tại cơ quan và chưa hoàn chỉnh trong báo cáo này,
vậy tôi rất mong thầy cô quan tâm giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho bản và báo
cáo được hoàn thiện cả về mặt nội dung lẫn cả thể thức.
Để hoàn thành bản báo cáo kiến tập tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn
bộ cán bộ công chức trong ủy ban nhân dân huyện Lạc Thủy và cũng như các
thầy, cô giáo trong khoa tổ chức quản lý nhân lực đã quan tâm và giúp đỡ tôi tận
tình để tôi có thể hoàn thành tốt đợt kiến tập và bài báo cáo này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Lạc Thuỷ,ngày 25 tháng 05 năm 2015
2
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
“Bí quyết của sự thành công, nếu có, đó là khả năng tự đặt mình vào địa
vị người khác và xem xét sự vật,vừa theo quan điểm của họ vừa theo quan điểm
của mình” Henry Ford (1863-1947.Ông tổ hãng xe Ford).
Quản lý nguồn nhân lực là một nghệ thuật, người quản lý phải thực sự có
tài, theo Henry Ford thì mọi người nói chung,các nhà Quản trị nhân lực (QTNL)
nói riêng phải biết đặt mình vào vị trí của người khác, nhìn nhận mọi
chuyện từ nhiều phía, đó là bí quyết của thành công. Muốn cho tổ chức, cơ quan
vững mạnh, phát triển lâu bền thì cần có nguồn nhân lực thực sự mạnh cả về
chuyên môn nghề nghiệp và những kỹ năng cần thiết, thực sự nhạy bén trước
biến động của môi trường làm việc là một yếu tố giúp cho nhân lực tránh đượ sự
thụ động trong công việc. Vậy làm thế nào để tuyển dụng được nguồn nhân lực
thực sự chất lượng và phù hợp với công việc là vấn đề đặt ra đòi hỏi các nhà
QTNL cần giải quyết hiệu quả trong giai đoạn cạnh tranh nguồn nhân lực mạnh
mẽ hiện nay.
Hiện nay quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi nguồn nhân lực ngày
càng phải có chất lượng không chỉ về mặt chuyên môn mà cần cả về kinh
nghiệm thực tế. Ngoài ra sự phát triển của KH – KT ngày càng cao cũng đòi hỏi
nguồn nhân lực có chất lượng để đáp ứng và sử dụng tốt và hiệu quả trang máy
móc thiết bị tiên tiến hiên đại.
Huyện LạcThuỷ là huyện nhỏ vùng miền núi nằm về phía đông nam và
là cửa ngõ ra vào giữa vùng đồng bằng bắc bộ với miền rừng núi Hoà Bình và
Tây Bắc do vậy cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyển dụng nguồn
nhân lực. Do là một trong các huyện có đồng bào dân tộc cư trú , do vậy nên
kinh tế chưa thực sự phát triển, trong khi đó Lạc Thuỷ là một huyện có địa hình
khá khó khăn, điều kiện đi lại còn phức tạp, các nguồn lực phát triển kinh tế và
các nguồn lực khác chưa nhiều, nguồn nhân lực đáp ứng tại chỗ còn thiếu và
mỏng chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, vẫn thường xuyên phải tăng cường
các nguồn lực từ các địa phương khác chủ yếu các huyện đồng bằng trong tỉnh.
3
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
Trong quá trình kiến tập tại phòng Nội vụ thuộc UBND huyện Lạc Thuỷ, tôi
thấy việc tuyển dụng nguồn nhân lực tại đây còn gặp nhiều khó khăn,và đây
cũng là vấn đề cần đặt ra để giải quyết được tốt hơn nữa,cần phải tìm ra giải
pháp để phát huy thế mạnh của nguồn lực có sẵn và thu hút lực lương lao động
có chất lượng cao đồng thời đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ
phục vụ trực tiếp cho sự phát triển của huyện. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề
tài:”Công tác tuyển dụng công chức của UBND huyệnLạc Thuỷ ”làm đề tài
nghiên cứu cho báo cáo kiến tập của mình.
2. Mục tiêu
Với mục tiêu đặt ra là bước đầu làm quen và nghiên cứu các hoạt động cụ
thể của phòng Nội vụ huyện, từ đó tìm ra giải pháp nhằm phát huy thế mạnh
trong công tác tuyển dụng tại huyện nhà và đưa ra các khuyến nghị tích cực hơn
để cơ quan bổ sung những thiếu sót hiện tại giúp cơ quan thực hiện tuyển dụng
nguồn công chức chất lượng cao và phù hợp với đồi hỏi của công việc
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được nhiệm vụ trên, báo các có nhiệm vụ cần làm rõ những
vấn đề sau.
Thứ nhất làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình tuyển dụng cuả ủy
ban nhân dân huyện Lạc Thủy
Thứ hai nêu ra nguyên nhân và thực trạng công tác tuyển dụng của ủy ban
nhân dân huyện
Thứ ba hình thành nên các quan điểm, kiến nghị và phương hướng để
nâng cao chất lương nguồn nhân lực và phương hướng đào tạo nguồn nhân lực
tại cơ quan.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nhằm thực hiện tốt đề tài nghiên cứu của mình, trong quá trình kiến tập
tại cơ quan, tôi đã tích cực tìm hiểu sâu các hoạt động của cơ quan và quan sát
từ đó rút ra bài học cho bản thân với những kiến thức và lý thuyết đã học ở
trường và những kiến thức ít ỏi đã có ngoài thực tế. Thời gian kiến tập không
nhiều chỉ gần một tháng (01/05 – 31/5) nên tôi đã tìm hiểu “Công tác tuyển
4
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
dụng công chức của UBND huyện Lạc Thuỷ ” từ năm 2010 cho tới nay.
Thông qua việc tham khảo tài liệu tại kho lưu trữ của UBND huyện và các
Quyết định, Kế hoạch tuyển dụng nguồn nhân lực của UBND huyện và tìm hiểu
thông tin từ các Cán bộ trong đơn vị tôi đã hiểu rõ hơn về công việc thực tế của
mình khi đã được học về Chuyên ngành Quản trị nhân lực tuy nhiên còn gặp
nhiều khó khăn nhưng được sự giúp đỡ của Cán bộ và các chuyên viên phòng
Nội vụ nên tôi đã hoàn thành tốt công việc của mình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Gần một tháng kiến tập, tôi được làm việc trực tiếp tại phòng Nội vụ của
huyện đã tạo cho tôi nhiều cơ hội để tiếp xúc và tìm hiểu những văn bản liên
quan tới vấn đề Quản trị nhân lực nói chung,vấn đề Tuyển dụng nói riêng. Với
các phương pháp nghiên cứu như thu thập và xử lý tài liệu, tổng hợp tài liệu,
tổng hợp thông tin có liên quan tại kho Lưu trữ của UBND, tìm kiếm các tông
tin về công tác tuyển dụng trong những năm gần đây để đưa ra thống kê và ra
nhận xét chung cho cả quá trình tuyển dụng của cơ quan từ đó đưa ra giải pháp
phù hợp và hiệu quả. Ngoài ra việc thu thập thông tin từ các Cán bộ chủ chốt cơ
quan cũng giúp tôi có những kinh nghiện thực tế và đây thực sự là những kiến
thức cần thiết cho công việc của tôi sau này.
Với những thông tin, tài liệu thu thập được thì phương pháp điều tra, so
sánh, phân tích, tổng hợp tài liệu thu được giúp cho tôi nắm được thực trạng
chung của cơ quan, từ đó đưa ra cái nhìn tổng thể và khái quát nhất về tình hình
tuyển dụng tại đây.
Phỏng vấn là một phương pháp hữu hiệu, bằng việc phỏng vấn trực tiếp
các Cán bộ nhân viên và cả những ứng viên tham gia tuyển dụng tôi đã thu thập
được những thông tin thiết thực cho đề tài của mình. Từ đó phân tích và tổng
hợp những thông tin hữu ích cho đề tài nghiên cứu.
6. Ý nghĩa việc đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận: làm rõ cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân lực ở ủy ban
nhân dân huyện Lạc Thủy thông qua các chính sách đào tào bồi dưỡng nguồn
cán bộ công chức .
5
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận của bản báo cáo nghiên cứu đề tài:”Công
tác tuyển dụng công chức của UBND huyện Lạc Thuỷ” của tôi gồm 03
chương sau:
Chương 1: Tổng quan về UBND huyện Lạc Thuỷ
Chương 2: Nguyên nhân, thực trạng và cơ sở lý luận của công tác
tuyển dụng công chức của UBND huyện Lạc Thuỷ
Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất
lượng công tác tuyển dụng công chức của UBND huyện Lạc Thủy
6
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN LẠC THUỶ
1.1.lịch sử hình thành và phát triển
* Tên gọi: Ủy ban nhân dan huyện Lạc Thuỷ
Địa chỉ: Khu 3 Thị trấn chi nê– Huyện LạcThuỷ – Tỉnh Hoà Bình
Điện thoại: 0218.387.6386
Fax: 0218.387.6386
1.1.1.khái quát chung về huyện Lạc Thuỷ
UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành
chính nhà nước cấp địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ
quan nhà nước cấp trên. Do vậy, quá trình hình thành và phát triển của UBND
huyện gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của huyện .
*Điều kiện tự nhiên
Lạc Thuỷ là một huyện nhỏ miền núi thuộc tỉnh Hoà bình với tổng diện
tích khoảng 30.100,31 ha. Bao gồm 13 xã và 02 thị trấn. Huyện nằm ở vị trí cuối
cùng của tỉnh Hoà Bình khoảng 530
đến 790
vĩ bắc, 640
đến 900
kinh đông. Phía
nam giáp huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình, phía đông giáp huyện Thanh Liêm
tỉnh Hà Nam, Phía bắc giáp huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội, phía tây giáp
huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình.
Trung tâm huyện cách thị xã Hoà Bình khoảng 70km và cách 02 thị xã
Ninh Bình và Hà Nam khoảng 45 km. Do vậy huyện Lạc Thuỷ có nhiều điều
kiện thuận lợi gia lưu văn hoá, trao đổi kinh tế giữa các vùng miền, các huyện
khác nhau. Song cũng gặp không ít khó khăn về phương tiện giao thông vận tải.
Về khí hậu: Huyện Lạc Thuỷ mang khí hậu nhiệt đới gió mùa có bốn mùa
Xuân, Hạ, Thu và mùa Đông. Nhiệt độ trung bình năm là 220
C, độ ẩm trung
bình khoảng 87% so với sự biến thiên của từng mùa. Đặc biệt là mùa hạ mưa
nhiều gây lũ lụt thường xuyên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Mùa
Đông trời rét đậm nhiệt độ xuống thấp có nơi có xã vùng sâu nhiệt độ xuống
thấp 6 – 70
C mưa ít, mưa không đáng kể gây cản trở lớn cho trồng trọt, chăn
nuôi cũng như điều kiện sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên với đặc thù của khí
7
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
hậu nhiệt đới gió mùa nên cũng có điều kiện thuận lợi nhất định như các cây
trồng phong phú và đa dạng đặc biệt là cây ăn qủa phát triển mạnh.
Tài nguyên khoáng sản ở trong huyện không nhiều chủ yếu là rừng với
diện tích 19.532 ha chiếm 64,5% diện tích toàn huyện. Song do buông lỏng công
tác quản lý rừng nên diện tích rừng đang có xu hướng thu hẹp. Ngoài tài guyên
rừng ra trong vùng còn có đá vôi, cát vàng trên Sông Bôi với trữ lượng lớn đang
được khai thác; mỏ than (Đồi Hoa), đất sét (Yên Bồng) tuy nhiên, trữ lượng
không nhiều.
Tóm lại Tài nguyên khoáng sản ở huyện Lạc Thuỷ không nhiều. Hiện nay
nguồn tài nguyên này đang ở mức báo động do nạn phá và khai thác rừng bừa
bãi. Đây là một vấn đề bức xúc đòi hỏi cẩp uỷ Đảng các ngành cần sớm có giải
pháp đúng đắn ngăn chặn tệ phá rừng bừa bãi để bảo vệ nguồn tài nguyên quý
giá của huyện nói riêng và của cả nước nói chung.
*Điều kiện kinh tế.
Lạc Thuỷ là một huyện nhỏ miền núi nên về điều kiện kinh tế còn nhiều
khó khăn. Hơn 90% dân số làm nghề nông, sản xuất mang tính tự cung, tự cấp,
bấp bênh phụ thuộc vào thời tiết khí hậu. Thu nhập bình quân đầu người thấp
khoảng 1.650.000đ/năm. Ngoài các nghề chính là sản xuất trồng trọt còn một số
nghề như chăn nuôi, buôn bán nhưng tỷ lệ không đáng kể. Đời sống của nhân
dân còn gặp nhiều khó khăn tuy nhiên mấy năm gần đây hoà chung với xu thế
phát triển nền kinh tế đất nước thì huyện Lạc Thuỷ đã có nhiều thay đổi về kinh
tế xã hội xong chưa toàn diện.
*Điều kiện xã hội.
Theo số liệu của Uỷ ban dân số gia đình cho biết toàn huyện có 47.030
người trong đó:
Nữ là 24.000 người chiếm 51,5%
Nam là 23.030 người chiếm 48,5%
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,2% hiện nay đang có chiều hướng giảm.
Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 160 người/1km2
Phân bố không đồng đều
tập chung chủ yếu ở khu vực thị trấn Chi Nê và Thanh Hà (900 người/1km2
) và
8
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
các xã ven Sông Bôi. Trong đó một số xã vùng sâu vùng xa như An Bình, An
Lạc, Hưng Thi, Đồng Môn và An Bình chỉ có khoảng 56 người/1km2
. Cả huyện
có trên 10.000 hộ gia đình với 6 dân tộc anh em sinh sống, trong đó chủ yếu là
dân tộc kinh chiếm 52,6%, dân tộc mường 47% và các dân tộc khác chiến 0,4%.
Về lao động việc Làm: Hiện có khoản 24.000 người trong độ tuổi lao động
tập trung chủ yếu vào ngành nghề nông- Lâm nghiệp (chiếm 90%) còn lại ở một
số ngành nghề khác.Do đặc điểm của nghề nông nghiệp mang tính chất thời vụ
nên số lao động dư thừa trong thời gian nhàn dỗi là rất cao, đây cũng là thách
thức lớn đối với chính sách ASXH Việt Nam vói chung và huyện Lạc Thủy, tỉnh
Hòa Bình nói riêng đòi hỏi Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền cần có biện
pháp hữu hiệu sớm khắc phục tình trạng này.
Giáo dục, y tế: Hiện nay mạng lưới y tế đã được trải đều khắp trên 13 xã,
thị trấn
với 20 trạm xá và đa khoa, một trung tâm y tế huyện tạo điều kiện thuận
lợi cho nhân dân đến khám và chữa bệnh, đời sống sức khỏe nhân dân đã và
đang được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó nền giáo dục huyện phát triển tương đối
mạnh với 04 trường Phổ thông trung học, 15 trường trung học cơ sở, 15 trường
tiểu học và 15 trường mầm non tỷ lệ học sinh đến trương đạt 98%. Toàn huyện
đã thực hiện xong chương trình xoá mù cho nhân dân đạt 99%.
Thông tin truyền thông: các xã, thôn có đài truyền thanh cung cấp những
thông tin đến người dân, buổi sáng ở các thôn, bản đều phát sóng những thông
tin liên quan đến các chính sách, thời sự chính trị trong và ngoài nước.
Giao thông: Đa số các thôn đều có đường bê tông, đường liên thôn xã
được trải dựa. tuy nhiên một số thôn trong xã đường đã xuống cấp.
Nhìn chung điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội trong huyện ảnh hưởng
trực tiếp đến công tác tuyển dụng như:
Diện tích đất nông nghiệp so với mức dân số ở đây còn thấp, người dân
chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp do vậy thu nhập rất thấp.
Người dân chủ yếu là dân tộc thiểu số nên trình độ dân trí thấp khả năng
nhận thức về chính sách pháp luật còn chưa cao.
9
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
Là một huyện còn nghèo nên ngân sách địa phương còn hạn hẹp cho nên
công tác đào tạo đội ngũ nhân lực còn hạn chế
Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai và thực hiện
các chính sách về tuyển dụng tại cơ sở, rất cần những giải pháp tối ưu để khắc
phục
1.1.2. Lịch sử Đảng bộ huyện Lạc Thuỷ và phòng Nội vụ huyện Lạc
Thuỷ
* Khái quát về Đảng bộ
Lạc Thuỷ là huyện nằm về phía đông nam tỉnh Hoà Bình là cửa ngõ ra
vào giữa vùng đồng bằng bắc bộ với miền rừng núi Hoà Bình và tây bắc.
Là một huyện vùng núi, có nhiều dãy núi thấp và dãy núi đá vôi xen kẽ
với những thung lũng rộng lớn khá bằng phẳng, với nhiều hang động kì thú, có
giá trị trong khảo cổ học.
Mặc dù là một huyện miền núi ,nhưng ở bất kỳ thời gian nào của lịch
sử,lạc thuỷ cũng góp phần tô thắm truyền thống dựng nước và giữ nước của dân
tộc.Đặc biệt,trong thời kì thực dân pháp đô hộ,ánh sáng cách mạng của đảng
sớm đến với lạc thuỷ và lạc thuỷ đã sớm có tổ chức đảng làm hạt nhân lãnh đạo
phong trào. Chỉ trong thời gian ngắn ,lý tưởng cách mạng của đảng đã thôi thúc
các tầng lớp nhân dân Lạc Thuỷ vùng lên đấu tranh, khi có thời cơ thuậ lợi đã
kịp thới cùng nhân dân cả nước khởi nghĩa dành chính quyền, xây dựng chế độ
dân chủ nhân dân.
Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp bùng nổ, Đảng bộ và nhân dân
Lạc Thuỷ đã làm chọn nhiệm vụ của một hậu phương lớn đối với các mặt trận,
đập tan các cuộc hành quân thọc sâu của thực dân pháp và nững âm mưu phá
hoại của bọn phản động, cung cấp sức người,sức của, bảo vệ các cơ quan, kho
tàng của liên khu và tỉnh an toàn, góp phần làm nê chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ, giải phóng hoàn toàn miền bắc
*Khái quát lịch sử hình thành phòng Nội vụ huyện Lạc Thuỷ
Phòng Nội vụ huyện LạcThuỷ là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND
huyện. Thực hiện các chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của phòng Nội vụ nói
10
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
chung.Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;chịu
sự chỉ đạo, quản ký và tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện đồng thời
chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nội vụ.
Tiền thân là phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội sau đó là
phòng Nội vụ - Thương binh xã hội, cùng với sự phát triển của cả huyện đặc biệt
là trong UBND huyện, quá trình phân chia về chức năng nhiệm vụ các bộ phận,
phòng ban, tháng 4/ 2008 phòng Nội vụ huyên Lạc Thuỷ chính thức được thành
lập theo nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ về Quy
định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận,thị xã,
thành phố thuộc tỉnh. Phòng Nội vụ huyện Lạc Thuỷ với đội ngũ CBCC giày
dặn kinh nghiệm đã và đang tạo nên một môi trường làm việc ổn định,ngày càng
hiện đại hóa,chuyên nghiệp hơn,tuyển dụng những nhân lực thực sự đáp ứng yêu
cầu công việc cho huyện.
1.2. Vị trí,chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của UBND huyện Lạc Thủy
+ Vị trí, chức năng:
UBND cấp huyện là do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành
pháp luật của HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
UBND huyện chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản
của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp và nhằm đảm
bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh
quốc phòng và thực hiện các chính sách trên địa bàn. UBND huyện thực hiện
chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản
lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
+ Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Trong lĩnh vực kinh tế:
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình HĐND cùng
cấp thông qua để trình UBND tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện
kế hoạch đó;
Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân
11
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp
cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tài chính
cấp trên trực tiếp;
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, hướng dẫn, kiểm tra UBND xã,
thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra Nghị quyết của HĐND xã,
thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và đất
đai.
Xây dựng, trình HĐND cùng cấp thông qua các chương trình khuyến
khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và tổ chức
thực hiện các chương trình đó;
Chỉ đạo UBND xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác
lâm sản, phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biển thủy sản;
Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân, hộ gia đình,
giải quyết các tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật;
Xét duyệt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của UBND xã, thị trấn;
Xây dựng quy hoạch thủy lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thủy
lợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thủy nông trên địa bàn theo quy định của
pháp luật.
- Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Tham gia với UBND tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện;
Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch
ở các xã, thị trấn;
Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, sản
xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biến nông,
lâm, thủy sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh.
- Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải:
12
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây
dựng thị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý việc thực hiện
quy hoạch xây dựng đã được duyệt;
Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng
cơ sở theo sự phân cấp;
Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện
pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý quỹ
đất ở và quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;
Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doan vật liệu xây dựng theo phân
cấp của UBND tỉnh;
- Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch:
Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra
việc chấp hành quy định của nhà nước về hoạt động thương mại, du lịch và dịch
vụ trên địa bàn huyện;
Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn vệ sinh trong hoạt động
thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;
Kiểm tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về hoạt động thương
mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn.
- Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin và thể dục thể
thao:
Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hóa, giáo dục, thông tin
thể dục thể thao, y tế trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khi được cấp
có thẩm quyền phê duyệt;
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập
giáo dục, quản lý các trường tiểu học, THCS, trung học dạy nghề; tổ chức các
trường mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo
việc xóa mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi
cử;
Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các phòng
trào văn hóa, hoạt động của các trung tâm văn hóa – thông tin, thể dục thể thao;
13
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh do
địa phương quản lý;
Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y tế,
trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khỏe nhân dân; phòng chống dịch
bệnh; bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi
nương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế
hoạch hóa gia đình;
Kiểm tra việc chấp hành luật trong hoạt động của các cơ sở hành nghề y
dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm;
Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động,
tổ chức thực hiện phong trào xóa đói giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động từ thiện,
nhân đạo.
- Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường:
Thực hiện các biện pháp ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất
và đời sống nhân dân địa phương;
Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường, phòng, chống và khắc phục hậu quả
thiên tai, bão lụt;
Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và
chất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hóa trên địa bàn
huyện; ngăn chặn việc sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng kém chất lượng tại
địa phương.
- Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội:
Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và
quốc phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện;
quản lý lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự
vệ, công tác huấn luyện dân quân tự vệ;
Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự, quyết định việc nhập
ngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường
hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây
14
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
dựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước;
thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các
hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;
Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý
hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;
Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an
ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Trong thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo:
Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về tôn giáo, dân tộc;
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kế hoạch,
dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng
sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt;
Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc; chính sách tôn
giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hoặc theo hoặc không theo một tôn giáo
nào của công dân ở địa phương;
Quyết định các biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng,
tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái những quy định của pháp
luật và chính sách của nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Trong việc thi hành luật pháp:
Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc
chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà
nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp;
Tổ chức thực hiện và chỉ đạo UBND xã, thị trấn thực hiện các biện pháp
bảo vệ tài sản của nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức
kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi
ích hợp pháp khác của công dân;
Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước; tổ chức
tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân; hướng
dẫn, chỉ đạo công tác hòa giải ở xã, thị trấn.
15
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
- Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính:
Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐN theo quy
định của pháp luật;
Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan
chuyên môn thuộc UBND cấp mình theo hướng dẫn của UBND cấp trên;
Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp
của UBND cấp trên;
Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;
Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính
ở địa phương trình HĐND cùng cấp thông qua để trình cấp trên xem xét, quyết
định.
16
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
1.3.Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lạc Thuỷ
1.3.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy HĐND – UBND huyện Lạc Thuỷ
17
UBND huyện Lạc
Thuỷ
Cơ quan hành chính Nhà Nước Đơn vị sự nghiệp
Phòng
Nội Vụ
Phòng TC-
KH
Phòng
VHTT
Phòng Y Tế
Phòng Tư
Pháp
Phòng công
thương
Văn phòng HĐND
– UBND huyện
Phòng TN & MT
Phòng LĐ TB &
XH
Phòng GD & ĐT
Thanh Tra Huyện
Phòng NN & PTNT
Đài
truyền
thanh-
truyền
hình
Trạm
khuyến
nông-
khuyến
lâm
TT. dạy
nghề
Hội
chữ
thập
đỏ
Tải bản FULL (45 trang): https://bit.ly/3fJVtOZ
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
1.3.2.Mối quan hệ giữa các phòng, ban ở UBND huyện Lạc Thuỷ
Là cơ quan hành chính của huyện, UBND huyện Lạc Thuỷ chia các
phòng, ban, bộ phận theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định. Đứng
đầu UBND là Chủ tịch UBND huyện, chịu trách nhiệm quản lý chung trong cơ
quan, là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Hỗ trợ Chủ tịch là các phó Chủ tịch, mỗi phó Chủ tịch chịu trách nhiệm về một
khối khác nhau, UBND huyện Lạc Thuỷ có 02 phó Chủ tịch phụ trách các khối:
- Phó Chủ tịch phụ trách khối kinh tế – tài chính
- Phó Chủ tịch phụ trách khối văn hóa – y tế
Đảm nhận các lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên các phó Chủ tịch lại có ảnh
hưởng lẫn nhau về mặt lĩnh vực công tác, lĩnh vực này muốn phát triển
cần có lĩnh vực khác tương trợ, tương tự lĩnh vực này phát triển cần xem xét sự
ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới lĩnh vực khác. Là một huyện miền núi, dân cư
chủ yếu làm nông nghiệp, nên muốn phát triển Kinh tế cần chú ý tới phát triển
nông nghiệp, nền nông nghiệp càng áp dụng các phương pháp khoa học công
nghệ tiên tiến thì năng suất càng cao, dẫn đến kinh tế phát triển càng mạnh. Bên
cạnh sự phát triển của kinh tế thì vẫn cần quan tâm song song là giữ gìn những
nét đệp văn hóa, truyền thống dân tộc. Như vậy,các phó Chủ tịch phụ trach các
khối khác nhau nhưng lại có tác động qua lại,hợp tác cùng quản lý chung.
UBND huyện phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Huyện và các đoàn thể chăm lo lợi ích của nhân dân. UBND huyện có trách
nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể hoàn thành tố chức năng nhiệm vụ của mình.
UBND huyện phối hợp với Viện Kiểm Sát Nhân dân, Tòa án Nhân dân
huyện trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp
luật, giữ vũng kỷ cương và kỷ luật hành chính tại địa phương.
Bên cạnh đó, các phòng ban, bộ phận là đơn vị giúp việc cho các phó Chủ
tịch, 13 phòng ban phụ trách các mảng riêng, có ảnh hưởng lẫn nhau và hoạt
động đồng thời với nhau, tạo nên sự tương ứng thích hợp giữa các bộ phận, đem
lại hiệu quả công việc cao.
18
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
1.3.3. Sự cần thiết của việc đổi mới hoạt động tuyển dụng đáp ứng
yêu cầu cải cách hành chính (CCHC) của ủy ban nhân dân huyện Lạc Thủy
Tuyển dụng là quá trình đảm bảo cho tổ chức có đủ số lượng và chất
lượng nhân sự cần thiết để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của huyện, là
một trong những chức năng cơ bản của quản lý nguồn nhân lực. Với bất cứ tổ
chức nào, hoạt động tuyển dụng nhân lực cũng đóng một vai trò quan trọng.
Hoạt động tuyển dụng nhân lực vào làm việc cho ủy ban nhân dân huyện Lạc
Thủy, hiện nay còn nhiều bất cập, chưa đủ đáp ứng được yêu cầu phát triển của
xã hội. Những bất cập trong lĩnh vực tuyển dụng công chức thể hiện qua một số
vấn đề sau đây:
Xác định nhu cầu tuyển dụng chưa tốt, chưa khoa học. Tiêu chí tuyển
dụng không giúp chọn được người phù hợp với vị trí cần tuyển dụng. Việc thu
hút người lao động tham gia dự tuyển chưa được quan tâm đúng mức, thiếu
công khai. Công tác tổ chức thi để chọn người có năng lực còn nhiều bất cập,
đặc biệt là chưa chú trọng việc đánh giá động cơ của người tham gia dự tuyển.
Hoạt động tập sự được tiến hành một cách hình thức, chưa phát huy được vai trò
của tập sự. Việc lựa chọn công chức vào những vị trí quản lý, lãnh đạo còn có
biểu hiện tiêu cực, cơ chế bổ nhiệm còn bất hợp lý. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
của một bộ phận những người làm công tác tuyển dụng chưa đáp ứng được yêu
cầu của công việc.Những hạn chế của hoạt động tuyển dụng đã gây ra nhiều hệ
quả bất lợi cho tổ chức, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của cơ quan HCNN,
cản trở hoạt động CCHC, kéo theo các vấn đề như: hiện tượng bỏ việc bất ngờ,
gia tăng các chi phí đào tạo, ảnh hưởng tiêu cực tới bầu không khí làm việc của
tổ chức, gia tăng các hoạt động như xử lý kỷ luật lao động, sa thải hay giải quyết
khiếu nại…Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thích ứng với
những thay đổi, CCHC là công việc cần phải làm thường xuyên. Đổi mới hoạt
động tuyển dụng sẽ góp phần quan trọng để thực hiện các mục tiêu CCHC của
nước ta giai đoạn 2011-2020, bởi hoạt động này có liên quan tới tất cả các mục
tiêu của CCHC. Cụ thể là: Muốn cải cách thể chế phải bắt đầu từ đội ngũ cán bộ,
công chức, những người “làm ra, vận hành và thay đổi” thể chế. Nâng cao chất
19
Tải bản FULL (45 trang): https://bit.ly/3fJVtOZ
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực
lượng cán bộ, công chức là một trọng tâm của CCHC. Tuyển dụng tốt sẽ góp
phần hình thành đội ngũ, công chức có chất lượng, là yếu tố quan trọng để việc
quản lý, sử dụng nhân lực hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nhưng muốn làm tốt công
tác này, cần phải tuyển chọn được những công chức có năng lực, có thái độ, ý
thức học tập tích cực. Trong một số cơ quan HCNN, do công tác tuyển dụng
chưa tốt đã tuyển vào tổ chức những công chức kém năng lực nên gặp không ít
khó khăn khi tiếp thu kiến thức; thậm chí, có một số ít đi học theo kiểu đối phó
khiến cho việc đào tạo, bồi dưỡng đạt kết quả không cao.Một trong những mục
tiêu của CCHC trong giai đoạn tới là tăng mức độ hài lòng của người dân khi
giải quyết các thủ tục hành chính. Việc làm hài lòng người dân sẽ ngày càng khó
hơn bởi đời sống kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, dân trí ngày càng cao và
theo đó, yêu cầu của người dân về chất lượng dịch vụ công sẽ ngày một cao hơn.
Để có thể tăng mức độ hài lòng của người dân, việc đầu tiên là phải làm tốt khâu
tuyển dụng. Tuyển dụng tốt mới có thể có được những công chức làm việc hiệu
quả, có khả năng liên tục tự học tập, thay đổi để thích ứng với công việc mới,
qua đó giảm các chi phí đào tạo, bồi dưỡng và việc sử dụng trở nên đơn giản,
hiệu quả hơn. Đổi mới tuyển dụng góp phần làm tăng lòng tin của người dân vào
nền hành chính. Trong các hạn chế của việc quản lý công chức, tình trạng “chạy
việc”, “chạy biên chế”, “chạy chức” được người dân đặc biệt quan tâm và đó
cũng là những vấn đề đang làm mất lòng tin của nhân dân vào nền hành chính.
Đổi mới tuyển dụng theo hướng đáp ứng yêu cầu của CCHC sẽ làm cho người
dân tin tưởng vào đội ngũ cán bộ, công chức và nếu có đủ điều kiện, năng lực,
họ cũng có cơ hội để trở thành công chức tham gia quản lý nhà nước.
20
3539230

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
 
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
 
Đề tài: Quản trị nguồn nhân lực tại trường trung cấp nghề, HOT
Đề tài: Quản trị nguồn nhân lực tại trường trung cấp nghề, HOTĐề tài: Quản trị nguồn nhân lực tại trường trung cấp nghề, HOT
Đề tài: Quản trị nguồn nhân lực tại trường trung cấp nghề, HOT
 
Đề tài: Chính sách tuyển dụng viên chức tại truyền hình Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách tuyển dụng viên chức tại truyền hình Hà Nội, HAYĐề tài: Chính sách tuyển dụng viên chức tại truyền hình Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách tuyển dụng viên chức tại truyền hình Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội, HOT
Luận văn: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội, HOTLuận văn: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội, HOT
Luận văn: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội, HOT
 
Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!
Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!
Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Về Việc Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức...
Thực Trạng Và Giải Pháp Về Việc Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức...Thực Trạng Và Giải Pháp Về Việc Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức...
Thực Trạng Và Giải Pháp Về Việc Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng P...
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng P...Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng P...
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng P...
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà Bồng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà BồngLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà Bồng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà Bồng
 
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt Nam
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt NamLV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt Nam
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt Nam
 
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty đóng tàu, HOT
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty đóng tàu, HOTLuận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty đóng tàu, HOT
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty đóng tàu, HOT
 
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn, HAY
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn, HAYLuận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn, HAY
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn, HAY
 
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOTLuận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
 
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
 
Luận văn: Hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty điện lực
Luận văn: Hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty điện lựcLuận văn: Hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty điện lực
Luận văn: Hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty điện lực
 
Đề tài động lực làm việc của nhân viên, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài động lực làm việc của nhân viên, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài động lực làm việc của nhân viên, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài động lực làm việc của nhân viên, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Và Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Và Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Và Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Và Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực
 
Đề tài: Phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng VietinbankĐề tài: Phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Vietinbank
 
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Hà G...
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Hà G...Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Hà G...
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Hà G...
 

Similar to Công Tác Tuyển Dụng Công Chức Của UBND Huyện Lạc Thủy

Similar to Công Tác Tuyển Dụng Công Chức Của UBND Huyện Lạc Thủy (20)

Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Than...
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Than...Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Than...
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Than...
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...
Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...
Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...
 
Hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Viện nhân lực tài chính
Hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Viện nhân lực tài chínhHoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Viện nhân lực tài chính
Hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Viện nhân lực tài chính
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu PhiLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu PhiLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
 
Luận văn: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
Luận văn: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hộiLuận văn: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
Luận văn: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
 
Luận văn: Quản trị nhân lực tại cục quản trị văn phòng quốc hội, HAY
Luận văn: Quản trị nhân lực tại cục quản trị văn phòng quốc hội, HAYLuận văn: Quản trị nhân lực tại cục quản trị văn phòng quốc hội, HAY
Luận văn: Quản trị nhân lực tại cục quản trị văn phòng quốc hội, HAY
 
Thực Trạng Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Và Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác...
Thực Trạng Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Và Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác...Thực Trạng Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Và Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác...
Thực Trạng Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Và Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ubnd huyện văn...
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ubnd huyện văn...Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ubnd huyện văn...
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ubnd huyện văn...
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOTĐào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOT
 
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng AgribankLuận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HAYLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAY
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAYLuận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAY
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAY
 
Đề tài: Tuyển dụng viên chức tại Ban Văn hóa - Du lịch dân tộc, HOT
Đề tài: Tuyển dụng viên chức tại Ban Văn hóa - Du lịch dân tộc, HOTĐề tài: Tuyển dụng viên chức tại Ban Văn hóa - Du lịch dân tộc, HOT
Đề tài: Tuyển dụng viên chức tại Ban Văn hóa - Du lịch dân tộc, HOT
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn, 9đPhát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực...
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 

Công Tác Tuyển Dụng Công Chức Của UBND Huyện Lạc Thủy

  • 1. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC BÁO CÁO KIẾN TẬP ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CỦA UBND HUYỆN LẠC THỦY ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP: PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN LẠC THỦY Người hướng dẫn : Đinh Ngọc Tân Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Thủy Ngành đào tạo : Quản trị Nhân lực Lớp : 1205.QTND Khóa học : 2012 - 2016 Hà Nội - 2015
  • 2. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỤC LỤC............................................................................................................2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................4 LỜI NÓI MỞ ĐẦU.............................................................................................1 A. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................3 1.Lý do chọn đề tài........................................................................................3 2. Mục tiêu.....................................................................................................4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................4 4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................5 6. Ý nghĩa việc đóng góp của đề tài..............................................................5 7. Kết cấu đề tài.............................................................................................6 CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN LẠC THUỶ.......................7 1.1.lịch sử hình thành và phát triển...............................................................7 1.1.1.khái quát chung về huyện Lạc Thuỷ.....................................................7 1.1.2. Lịch sử Đảng bộ huyện Lạc Thuỷ và phòng Nội vụ huyện Lạc Thuỷ .....................................................................................................................10 1.2. Vị trí,chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của UBND huyện Lạc Thủy....11 1.3.Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lạc Thuỷ.........................................17 1.3.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy HĐND – UBND huyện Lạc Thuỷ..................17 1.3.2.Mối quan hệ giữa các phòng, ban ở UBND huyện Lạc Thuỷ............18 1.3.3. Sự cần thiết của việc đổi mới hoạt động tuyển dụng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (CCHC) của ủy ban nhân dân huyện Lạc Thủy..........19 CHƯƠNG 2.NGUÊN NHÂN,THỰC TRẠNG VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở UBND HUYỆN LẠC THỦY........................................................................................................21
  • 3. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực 2.1. Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực ở UBND huyện Lạc Thủy .....................................................................................................21 2.1.1. khái niệm,tầm quan trọng của tuyển mộ tuyển chọn.........................21 2.1.2. Quy trình tuyển dụng nhân lực..........................................................24 2.1.3. Nguyên tắc tuyển dụng......................................................................28 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng...............................29 2.1.5. Vai trò của việc tuyển dụng .............................................................30 2.2. Thực trạng tuyển dụng nguồn nhân lực ở UBND huyện Lạc Thuỷ....30 2.2.1. Sự biến động về nhân sự ở UBND huyện Lạc Thuỷ so với thực tế . 30 2.2.2. Tình hình tuyển dụng ở UBND huyện Lạc Thủy..............................32 CHƯƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở UBND HUYỆN LẠC THỦY............................................................................34 3.1 . Chiến lược và mục tiêu hoạt động nhân sự của UBND huyện từ 2013 đến năm 2018..............................................................................................34 3.2. Giải pháp đối với công tác tuyển công chức của ủy ban nhân dân huyện Lạc thủy.......................................................................................................35 3.3. Đề xuất khuyến nghị.............................................................................36 3.3.1. Những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình kiến tập..............36 3.3.2. Một số kiến nghị................................................................................36 C. PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................39 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................41
  • 4. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT QTNL : Quản trị nhân lực UBND : Ủy ban nhân dân HĐND : Hội đồng nhân dân CBCC : Cán bộ công chức GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo NĐ – CP : Nghị định – Chính phủ CNH –HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa LĐTB&XH : Lao động Thương binh và xã hội NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn VHTT : Văn hóa thể thoa du lịch VH – XH : Văn hóa xã hội VP – TK : Văn phòng – Thống kê TN&MT : Tài nguyên và môi trường TC- KH : Tài chính kế hoạch HCNN : Hành chính nhà nước CCHC : Cải cách hành chính
  • 5. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực LỜI NÓI MỞ ĐẦU Trong xu thế phát triển kinh tế chung của thế giới,Việt Nam ngày càng chú trọng hơn đến đầu tư phát triển kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài việc đầu tư phát triển mạnh các nghành kinh tế trọng điểm thì Đảng và Nhà nước ta không ngừng quan tâm cân bằng phát triển kinh tế các vùng miền, đặc biệt là ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới , hải đảo vùng đồng bào dân tộc thiểu số…Việc đưa nguồn nhân lực trí thức trẻ, có trình độ tay nghề chuyên môm cao lên làm việc tại các cơ quan, tổ chức ở các vùng sâu, vùng xa là rất khó khăn, chính vì thế mà việc đưa ra những chính sách tuyển dụng tại các huyện vùng sâu, biên giới hải đảo là rất cần thiết. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đòi hỏi người lao động cần có tay nghề cao để sử dụng tốt và có hiệu quả các máy móc và trang thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại, bên cạnh đó thì việc quản lý nguồn nhân lực cho tổ chức, cơ quan cũng là một vấn đề được quan tâm chú trọng nhiều hơn. Để có một đội hình nhân lực tốt, chất lượng cao, phục vụ cho công việc hoạt động của tổ chức, cơ quan thì cần có quá trình tuyển dụng chặt chẽ, mang lại hiệu quả cao ngay từ bước đầu. Nguồn nhân lực tốt là yếu tố thuận lợi hàng đầu cho tổ chức phát triển và ngược lại, nếu nguồn nhân lực yếu kém, thì không chỉ không giúp cho tổ chức mà còn tạo ra nhiều khó khăn hơn cho sự phát triển của cơ quan, tổ chức. Nguồn nhân lực được xem như nền tảng tạo nên thành công của tổ chức, cơ quan, nguồn nhân lực có chắc thì mới xây dựng được cơ quan, tổ chức vững mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững, lâu dài. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong các cơ quan, tổ chức với những kiến thức về chuyên ngành Quản trị nhân lực đã được thầy cô tại Trường Đại Hoạc Nội vụ Hà Nội truyền đạt, đặc biệt là gần một tháng đi kiến tập tại phòng Nội vụ huyện Thanh Sơn tôi đã lựa chọn đề tài:”Công tác tuyển dụng công chức của UBND huyện Lạc Thuỷ ”làm đề tài báo cáo kiến tập của mình. Đây không phải là đề tài mới, nhưng với những nghiên cứu mới mẻ, vận dụng nhiều kiến thức thực tế và dựa trên cơ sở kiến thức chuyên ngành, tôi mong đề tài nghiên cứu này không chỉ giúp ích riêng cho Ủy Ban Nhân Dân 1
  • 6. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực (UBND)huyện Lạc Thuỷ mà còn có tính ứng dụng cao cho các cơ quan, tổ chức khác về việc tuyển dụng nhân lực. Do thời gian kiến tập còn nhiều hạn chế, kiến thức chuyên ngành chưa có nhiều và kinh nghiệm bản thân còn kém, nên không thể tránh được những thiếu sót trong quá trình kiến tập tại cơ quan và chưa hoàn chỉnh trong báo cáo này, vậy tôi rất mong thầy cô quan tâm giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho bản và báo cáo được hoàn thiện cả về mặt nội dung lẫn cả thể thức. Để hoàn thành bản báo cáo kiến tập tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn bộ cán bộ công chức trong ủy ban nhân dân huyện Lạc Thủy và cũng như các thầy, cô giáo trong khoa tổ chức quản lý nhân lực đã quan tâm và giúp đỡ tôi tận tình để tôi có thể hoàn thành tốt đợt kiến tập và bài báo cáo này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Lạc Thuỷ,ngày 25 tháng 05 năm 2015 2
  • 7. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực A. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài “Bí quyết của sự thành công, nếu có, đó là khả năng tự đặt mình vào địa vị người khác và xem xét sự vật,vừa theo quan điểm của họ vừa theo quan điểm của mình” Henry Ford (1863-1947.Ông tổ hãng xe Ford). Quản lý nguồn nhân lực là một nghệ thuật, người quản lý phải thực sự có tài, theo Henry Ford thì mọi người nói chung,các nhà Quản trị nhân lực (QTNL) nói riêng phải biết đặt mình vào vị trí của người khác, nhìn nhận mọi chuyện từ nhiều phía, đó là bí quyết của thành công. Muốn cho tổ chức, cơ quan vững mạnh, phát triển lâu bền thì cần có nguồn nhân lực thực sự mạnh cả về chuyên môn nghề nghiệp và những kỹ năng cần thiết, thực sự nhạy bén trước biến động của môi trường làm việc là một yếu tố giúp cho nhân lực tránh đượ sự thụ động trong công việc. Vậy làm thế nào để tuyển dụng được nguồn nhân lực thực sự chất lượng và phù hợp với công việc là vấn đề đặt ra đòi hỏi các nhà QTNL cần giải quyết hiệu quả trong giai đoạn cạnh tranh nguồn nhân lực mạnh mẽ hiện nay. Hiện nay quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi nguồn nhân lực ngày càng phải có chất lượng không chỉ về mặt chuyên môn mà cần cả về kinh nghiệm thực tế. Ngoài ra sự phát triển của KH – KT ngày càng cao cũng đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng để đáp ứng và sử dụng tốt và hiệu quả trang máy móc thiết bị tiên tiến hiên đại. Huyện LạcThuỷ là huyện nhỏ vùng miền núi nằm về phía đông nam và là cửa ngõ ra vào giữa vùng đồng bằng bắc bộ với miền rừng núi Hoà Bình và Tây Bắc do vậy cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyển dụng nguồn nhân lực. Do là một trong các huyện có đồng bào dân tộc cư trú , do vậy nên kinh tế chưa thực sự phát triển, trong khi đó Lạc Thuỷ là một huyện có địa hình khá khó khăn, điều kiện đi lại còn phức tạp, các nguồn lực phát triển kinh tế và các nguồn lực khác chưa nhiều, nguồn nhân lực đáp ứng tại chỗ còn thiếu và mỏng chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, vẫn thường xuyên phải tăng cường các nguồn lực từ các địa phương khác chủ yếu các huyện đồng bằng trong tỉnh. 3
  • 8. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực Trong quá trình kiến tập tại phòng Nội vụ thuộc UBND huyện Lạc Thuỷ, tôi thấy việc tuyển dụng nguồn nhân lực tại đây còn gặp nhiều khó khăn,và đây cũng là vấn đề cần đặt ra để giải quyết được tốt hơn nữa,cần phải tìm ra giải pháp để phát huy thế mạnh của nguồn lực có sẵn và thu hút lực lương lao động có chất lượng cao đồng thời đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ trực tiếp cho sự phát triển của huyện. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài:”Công tác tuyển dụng công chức của UBND huyệnLạc Thuỷ ”làm đề tài nghiên cứu cho báo cáo kiến tập của mình. 2. Mục tiêu Với mục tiêu đặt ra là bước đầu làm quen và nghiên cứu các hoạt động cụ thể của phòng Nội vụ huyện, từ đó tìm ra giải pháp nhằm phát huy thế mạnh trong công tác tuyển dụng tại huyện nhà và đưa ra các khuyến nghị tích cực hơn để cơ quan bổ sung những thiếu sót hiện tại giúp cơ quan thực hiện tuyển dụng nguồn công chức chất lượng cao và phù hợp với đồi hỏi của công việc 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được nhiệm vụ trên, báo các có nhiệm vụ cần làm rõ những vấn đề sau. Thứ nhất làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình tuyển dụng cuả ủy ban nhân dân huyện Lạc Thủy Thứ hai nêu ra nguyên nhân và thực trạng công tác tuyển dụng của ủy ban nhân dân huyện Thứ ba hình thành nên các quan điểm, kiến nghị và phương hướng để nâng cao chất lương nguồn nhân lực và phương hướng đào tạo nguồn nhân lực tại cơ quan. 4. Phạm vi nghiên cứu Nhằm thực hiện tốt đề tài nghiên cứu của mình, trong quá trình kiến tập tại cơ quan, tôi đã tích cực tìm hiểu sâu các hoạt động của cơ quan và quan sát từ đó rút ra bài học cho bản thân với những kiến thức và lý thuyết đã học ở trường và những kiến thức ít ỏi đã có ngoài thực tế. Thời gian kiến tập không nhiều chỉ gần một tháng (01/05 – 31/5) nên tôi đã tìm hiểu “Công tác tuyển 4
  • 9. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực dụng công chức của UBND huyện Lạc Thuỷ ” từ năm 2010 cho tới nay. Thông qua việc tham khảo tài liệu tại kho lưu trữ của UBND huyện và các Quyết định, Kế hoạch tuyển dụng nguồn nhân lực của UBND huyện và tìm hiểu thông tin từ các Cán bộ trong đơn vị tôi đã hiểu rõ hơn về công việc thực tế của mình khi đã được học về Chuyên ngành Quản trị nhân lực tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn nhưng được sự giúp đỡ của Cán bộ và các chuyên viên phòng Nội vụ nên tôi đã hoàn thành tốt công việc của mình. 5. Phương pháp nghiên cứu Gần một tháng kiến tập, tôi được làm việc trực tiếp tại phòng Nội vụ của huyện đã tạo cho tôi nhiều cơ hội để tiếp xúc và tìm hiểu những văn bản liên quan tới vấn đề Quản trị nhân lực nói chung,vấn đề Tuyển dụng nói riêng. Với các phương pháp nghiên cứu như thu thập và xử lý tài liệu, tổng hợp tài liệu, tổng hợp thông tin có liên quan tại kho Lưu trữ của UBND, tìm kiếm các tông tin về công tác tuyển dụng trong những năm gần đây để đưa ra thống kê và ra nhận xét chung cho cả quá trình tuyển dụng của cơ quan từ đó đưa ra giải pháp phù hợp và hiệu quả. Ngoài ra việc thu thập thông tin từ các Cán bộ chủ chốt cơ quan cũng giúp tôi có những kinh nghiện thực tế và đây thực sự là những kiến thức cần thiết cho công việc của tôi sau này. Với những thông tin, tài liệu thu thập được thì phương pháp điều tra, so sánh, phân tích, tổng hợp tài liệu thu được giúp cho tôi nắm được thực trạng chung của cơ quan, từ đó đưa ra cái nhìn tổng thể và khái quát nhất về tình hình tuyển dụng tại đây. Phỏng vấn là một phương pháp hữu hiệu, bằng việc phỏng vấn trực tiếp các Cán bộ nhân viên và cả những ứng viên tham gia tuyển dụng tôi đã thu thập được những thông tin thiết thực cho đề tài của mình. Từ đó phân tích và tổng hợp những thông tin hữu ích cho đề tài nghiên cứu. 6. Ý nghĩa việc đóng góp của đề tài Về mặt lý luận: làm rõ cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân lực ở ủy ban nhân dân huyện Lạc Thủy thông qua các chính sách đào tào bồi dưỡng nguồn cán bộ công chức . 5
  • 10. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận của bản báo cáo nghiên cứu đề tài:”Công tác tuyển dụng công chức của UBND huyện Lạc Thuỷ” của tôi gồm 03 chương sau: Chương 1: Tổng quan về UBND huyện Lạc Thuỷ Chương 2: Nguyên nhân, thực trạng và cơ sở lý luận của công tác tuyển dụng công chức của UBND huyện Lạc Thuỷ Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức của UBND huyện Lạc Thủy 6
  • 11. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN LẠC THUỶ 1.1.lịch sử hình thành và phát triển * Tên gọi: Ủy ban nhân dan huyện Lạc Thuỷ Địa chỉ: Khu 3 Thị trấn chi nê– Huyện LạcThuỷ – Tỉnh Hoà Bình Điện thoại: 0218.387.6386 Fax: 0218.387.6386 1.1.1.khái quát chung về huyện Lạc Thuỷ UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước cấp địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. Do vậy, quá trình hình thành và phát triển của UBND huyện gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của huyện . *Điều kiện tự nhiên Lạc Thuỷ là một huyện nhỏ miền núi thuộc tỉnh Hoà bình với tổng diện tích khoảng 30.100,31 ha. Bao gồm 13 xã và 02 thị trấn. Huyện nằm ở vị trí cuối cùng của tỉnh Hoà Bình khoảng 530 đến 790 vĩ bắc, 640 đến 900 kinh đông. Phía nam giáp huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình, phía đông giáp huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam, Phía bắc giáp huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội, phía tây giáp huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình. Trung tâm huyện cách thị xã Hoà Bình khoảng 70km và cách 02 thị xã Ninh Bình và Hà Nam khoảng 45 km. Do vậy huyện Lạc Thuỷ có nhiều điều kiện thuận lợi gia lưu văn hoá, trao đổi kinh tế giữa các vùng miền, các huyện khác nhau. Song cũng gặp không ít khó khăn về phương tiện giao thông vận tải. Về khí hậu: Huyện Lạc Thuỷ mang khí hậu nhiệt đới gió mùa có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu và mùa Đông. Nhiệt độ trung bình năm là 220 C, độ ẩm trung bình khoảng 87% so với sự biến thiên của từng mùa. Đặc biệt là mùa hạ mưa nhiều gây lũ lụt thường xuyên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Mùa Đông trời rét đậm nhiệt độ xuống thấp có nơi có xã vùng sâu nhiệt độ xuống thấp 6 – 70 C mưa ít, mưa không đáng kể gây cản trở lớn cho trồng trọt, chăn nuôi cũng như điều kiện sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên với đặc thù của khí 7
  • 12. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực hậu nhiệt đới gió mùa nên cũng có điều kiện thuận lợi nhất định như các cây trồng phong phú và đa dạng đặc biệt là cây ăn qủa phát triển mạnh. Tài nguyên khoáng sản ở trong huyện không nhiều chủ yếu là rừng với diện tích 19.532 ha chiếm 64,5% diện tích toàn huyện. Song do buông lỏng công tác quản lý rừng nên diện tích rừng đang có xu hướng thu hẹp. Ngoài tài guyên rừng ra trong vùng còn có đá vôi, cát vàng trên Sông Bôi với trữ lượng lớn đang được khai thác; mỏ than (Đồi Hoa), đất sét (Yên Bồng) tuy nhiên, trữ lượng không nhiều. Tóm lại Tài nguyên khoáng sản ở huyện Lạc Thuỷ không nhiều. Hiện nay nguồn tài nguyên này đang ở mức báo động do nạn phá và khai thác rừng bừa bãi. Đây là một vấn đề bức xúc đòi hỏi cẩp uỷ Đảng các ngành cần sớm có giải pháp đúng đắn ngăn chặn tệ phá rừng bừa bãi để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của huyện nói riêng và của cả nước nói chung. *Điều kiện kinh tế. Lạc Thuỷ là một huyện nhỏ miền núi nên về điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Hơn 90% dân số làm nghề nông, sản xuất mang tính tự cung, tự cấp, bấp bênh phụ thuộc vào thời tiết khí hậu. Thu nhập bình quân đầu người thấp khoảng 1.650.000đ/năm. Ngoài các nghề chính là sản xuất trồng trọt còn một số nghề như chăn nuôi, buôn bán nhưng tỷ lệ không đáng kể. Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn tuy nhiên mấy năm gần đây hoà chung với xu thế phát triển nền kinh tế đất nước thì huyện Lạc Thuỷ đã có nhiều thay đổi về kinh tế xã hội xong chưa toàn diện. *Điều kiện xã hội. Theo số liệu của Uỷ ban dân số gia đình cho biết toàn huyện có 47.030 người trong đó: Nữ là 24.000 người chiếm 51,5% Nam là 23.030 người chiếm 48,5% Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,2% hiện nay đang có chiều hướng giảm. Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 160 người/1km2 Phân bố không đồng đều tập chung chủ yếu ở khu vực thị trấn Chi Nê và Thanh Hà (900 người/1km2 ) và 8
  • 13. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực các xã ven Sông Bôi. Trong đó một số xã vùng sâu vùng xa như An Bình, An Lạc, Hưng Thi, Đồng Môn và An Bình chỉ có khoảng 56 người/1km2 . Cả huyện có trên 10.000 hộ gia đình với 6 dân tộc anh em sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc kinh chiếm 52,6%, dân tộc mường 47% và các dân tộc khác chiến 0,4%. Về lao động việc Làm: Hiện có khoản 24.000 người trong độ tuổi lao động tập trung chủ yếu vào ngành nghề nông- Lâm nghiệp (chiếm 90%) còn lại ở một số ngành nghề khác.Do đặc điểm của nghề nông nghiệp mang tính chất thời vụ nên số lao động dư thừa trong thời gian nhàn dỗi là rất cao, đây cũng là thách thức lớn đối với chính sách ASXH Việt Nam vói chung và huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình nói riêng đòi hỏi Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền cần có biện pháp hữu hiệu sớm khắc phục tình trạng này. Giáo dục, y tế: Hiện nay mạng lưới y tế đã được trải đều khắp trên 13 xã, thị trấn với 20 trạm xá và đa khoa, một trung tâm y tế huyện tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đến khám và chữa bệnh, đời sống sức khỏe nhân dân đã và đang được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó nền giáo dục huyện phát triển tương đối mạnh với 04 trường Phổ thông trung học, 15 trường trung học cơ sở, 15 trường tiểu học và 15 trường mầm non tỷ lệ học sinh đến trương đạt 98%. Toàn huyện đã thực hiện xong chương trình xoá mù cho nhân dân đạt 99%. Thông tin truyền thông: các xã, thôn có đài truyền thanh cung cấp những thông tin đến người dân, buổi sáng ở các thôn, bản đều phát sóng những thông tin liên quan đến các chính sách, thời sự chính trị trong và ngoài nước. Giao thông: Đa số các thôn đều có đường bê tông, đường liên thôn xã được trải dựa. tuy nhiên một số thôn trong xã đường đã xuống cấp. Nhìn chung điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội trong huyện ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tuyển dụng như: Diện tích đất nông nghiệp so với mức dân số ở đây còn thấp, người dân chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp do vậy thu nhập rất thấp. Người dân chủ yếu là dân tộc thiểu số nên trình độ dân trí thấp khả năng nhận thức về chính sách pháp luật còn chưa cao. 9
  • 14. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực Là một huyện còn nghèo nên ngân sách địa phương còn hạn hẹp cho nên công tác đào tạo đội ngũ nhân lực còn hạn chế Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai và thực hiện các chính sách về tuyển dụng tại cơ sở, rất cần những giải pháp tối ưu để khắc phục 1.1.2. Lịch sử Đảng bộ huyện Lạc Thuỷ và phòng Nội vụ huyện Lạc Thuỷ * Khái quát về Đảng bộ Lạc Thuỷ là huyện nằm về phía đông nam tỉnh Hoà Bình là cửa ngõ ra vào giữa vùng đồng bằng bắc bộ với miền rừng núi Hoà Bình và tây bắc. Là một huyện vùng núi, có nhiều dãy núi thấp và dãy núi đá vôi xen kẽ với những thung lũng rộng lớn khá bằng phẳng, với nhiều hang động kì thú, có giá trị trong khảo cổ học. Mặc dù là một huyện miền núi ,nhưng ở bất kỳ thời gian nào của lịch sử,lạc thuỷ cũng góp phần tô thắm truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.Đặc biệt,trong thời kì thực dân pháp đô hộ,ánh sáng cách mạng của đảng sớm đến với lạc thuỷ và lạc thuỷ đã sớm có tổ chức đảng làm hạt nhân lãnh đạo phong trào. Chỉ trong thời gian ngắn ,lý tưởng cách mạng của đảng đã thôi thúc các tầng lớp nhân dân Lạc Thuỷ vùng lên đấu tranh, khi có thời cơ thuậ lợi đã kịp thới cùng nhân dân cả nước khởi nghĩa dành chính quyền, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân. Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp bùng nổ, Đảng bộ và nhân dân Lạc Thuỷ đã làm chọn nhiệm vụ của một hậu phương lớn đối với các mặt trận, đập tan các cuộc hành quân thọc sâu của thực dân pháp và nững âm mưu phá hoại của bọn phản động, cung cấp sức người,sức của, bảo vệ các cơ quan, kho tàng của liên khu và tỉnh an toàn, góp phần làm nê chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, giải phóng hoàn toàn miền bắc *Khái quát lịch sử hình thành phòng Nội vụ huyện Lạc Thuỷ Phòng Nội vụ huyện LạcThuỷ là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện. Thực hiện các chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của phòng Nội vụ nói 10
  • 15. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực chung.Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;chịu sự chỉ đạo, quản ký và tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nội vụ. Tiền thân là phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội sau đó là phòng Nội vụ - Thương binh xã hội, cùng với sự phát triển của cả huyện đặc biệt là trong UBND huyện, quá trình phân chia về chức năng nhiệm vụ các bộ phận, phòng ban, tháng 4/ 2008 phòng Nội vụ huyên Lạc Thuỷ chính thức được thành lập theo nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ về Quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Phòng Nội vụ huyện Lạc Thuỷ với đội ngũ CBCC giày dặn kinh nghiệm đã và đang tạo nên một môi trường làm việc ổn định,ngày càng hiện đại hóa,chuyên nghiệp hơn,tuyển dụng những nhân lực thực sự đáp ứng yêu cầu công việc cho huyện. 1.2. Vị trí,chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của UBND huyện Lạc Thủy + Vị trí, chức năng: UBND cấp huyện là do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành pháp luật của HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. UBND huyện chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp và nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng và thực hiện các chính sách trên địa bàn. UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở. + Nhiệm vụ, quyền hạn: - Trong lĩnh vực kinh tế: Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình HĐND cùng cấp thông qua để trình UBND tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó; Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân 11
  • 16. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, hướng dẫn, kiểm tra UBND xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra Nghị quyết của HĐND xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật; Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn. - Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và đất đai. Xây dựng, trình HĐND cùng cấp thông qua các chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và tổ chức thực hiện các chương trình đó; Chỉ đạo UBND xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản, phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biển thủy sản; Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân, hộ gia đình, giải quyết các tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật; Xét duyệt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của UBND xã, thị trấn; Xây dựng quy hoạch thủy lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thủy nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật. - Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Tham gia với UBND tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện; Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch ở các xã, thị trấn; Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, sản xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh. - Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải: 12
  • 17. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây dựng thị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý việc thực hiện quy hoạch xây dựng đã được duyệt; Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng cơ sở theo sự phân cấp; Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý quỹ đất ở và quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn; Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doan vật liệu xây dựng theo phân cấp của UBND tỉnh; - Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch: Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra việc chấp hành quy định của nhà nước về hoạt động thương mại, du lịch và dịch vụ trên địa bàn huyện; Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn vệ sinh trong hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn; Kiểm tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn. - Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin và thể dục thể thao: Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hóa, giáo dục, thông tin thể dục thể thao, y tế trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập giáo dục, quản lý các trường tiểu học, THCS, trung học dạy nghề; tổ chức các trường mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo việc xóa mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử; Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các phòng trào văn hóa, hoạt động của các trung tâm văn hóa – thông tin, thể dục thể thao; 13
  • 18. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh do địa phương quản lý; Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y tế, trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khỏe nhân dân; phòng chống dịch bệnh; bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; Kiểm tra việc chấp hành luật trong hoạt động của các cơ sở hành nghề y dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm; Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, tổ chức thực hiện phong trào xóa đói giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động từ thiện, nhân đạo. - Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường: Thực hiện các biện pháp ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân địa phương; Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hóa trên địa bàn huyện; ngăn chặn việc sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng kém chất lượng tại địa phương. - Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội: Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện; quản lý lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công tác huấn luyện dân quân tự vệ; Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự, quyết định việc nhập ngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây 14
  • 19. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực dựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương; Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương; Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội. - Trong thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo: Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về tôn giáo, dân tộc; Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt; Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc; chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hoặc theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân ở địa phương; Quyết định các biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái những quy định của pháp luật và chính sách của nhà nước theo quy định của pháp luật; - Trong việc thi hành luật pháp: Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp; Tổ chức thực hiện và chỉ đạo UBND xã, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn; Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước; tổ chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân; hướng dẫn, chỉ đạo công tác hòa giải ở xã, thị trấn. 15
  • 20. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực - Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính: Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐN theo quy định của pháp luật; Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình theo hướng dẫn của UBND cấp trên; Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp của UBND cấp trên; Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện; Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương trình HĐND cùng cấp thông qua để trình cấp trên xem xét, quyết định. 16
  • 21. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực 1.3.Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lạc Thuỷ 1.3.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy HĐND – UBND huyện Lạc Thuỷ 17 UBND huyện Lạc Thuỷ Cơ quan hành chính Nhà Nước Đơn vị sự nghiệp Phòng Nội Vụ Phòng TC- KH Phòng VHTT Phòng Y Tế Phòng Tư Pháp Phòng công thương Văn phòng HĐND – UBND huyện Phòng TN & MT Phòng LĐ TB & XH Phòng GD & ĐT Thanh Tra Huyện Phòng NN & PTNT Đài truyền thanh- truyền hình Trạm khuyến nông- khuyến lâm TT. dạy nghề Hội chữ thập đỏ Tải bản FULL (45 trang): https://bit.ly/3fJVtOZ Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 22. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực 1.3.2.Mối quan hệ giữa các phòng, ban ở UBND huyện Lạc Thuỷ Là cơ quan hành chính của huyện, UBND huyện Lạc Thuỷ chia các phòng, ban, bộ phận theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định. Đứng đầu UBND là Chủ tịch UBND huyện, chịu trách nhiệm quản lý chung trong cơ quan, là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với hoạt động của cơ quan, đơn vị. Hỗ trợ Chủ tịch là các phó Chủ tịch, mỗi phó Chủ tịch chịu trách nhiệm về một khối khác nhau, UBND huyện Lạc Thuỷ có 02 phó Chủ tịch phụ trách các khối: - Phó Chủ tịch phụ trách khối kinh tế – tài chính - Phó Chủ tịch phụ trách khối văn hóa – y tế Đảm nhận các lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên các phó Chủ tịch lại có ảnh hưởng lẫn nhau về mặt lĩnh vực công tác, lĩnh vực này muốn phát triển cần có lĩnh vực khác tương trợ, tương tự lĩnh vực này phát triển cần xem xét sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới lĩnh vực khác. Là một huyện miền núi, dân cư chủ yếu làm nông nghiệp, nên muốn phát triển Kinh tế cần chú ý tới phát triển nông nghiệp, nền nông nghiệp càng áp dụng các phương pháp khoa học công nghệ tiên tiến thì năng suất càng cao, dẫn đến kinh tế phát triển càng mạnh. Bên cạnh sự phát triển của kinh tế thì vẫn cần quan tâm song song là giữ gìn những nét đệp văn hóa, truyền thống dân tộc. Như vậy,các phó Chủ tịch phụ trach các khối khác nhau nhưng lại có tác động qua lại,hợp tác cùng quản lý chung. UBND huyện phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Huyện và các đoàn thể chăm lo lợi ích của nhân dân. UBND huyện có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể hoàn thành tố chức năng nhiệm vụ của mình. UBND huyện phối hợp với Viện Kiểm Sát Nhân dân, Tòa án Nhân dân huyện trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vũng kỷ cương và kỷ luật hành chính tại địa phương. Bên cạnh đó, các phòng ban, bộ phận là đơn vị giúp việc cho các phó Chủ tịch, 13 phòng ban phụ trách các mảng riêng, có ảnh hưởng lẫn nhau và hoạt động đồng thời với nhau, tạo nên sự tương ứng thích hợp giữa các bộ phận, đem lại hiệu quả công việc cao. 18
  • 23. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực 1.3.3. Sự cần thiết của việc đổi mới hoạt động tuyển dụng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (CCHC) của ủy ban nhân dân huyện Lạc Thủy Tuyển dụng là quá trình đảm bảo cho tổ chức có đủ số lượng và chất lượng nhân sự cần thiết để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của huyện, là một trong những chức năng cơ bản của quản lý nguồn nhân lực. Với bất cứ tổ chức nào, hoạt động tuyển dụng nhân lực cũng đóng một vai trò quan trọng. Hoạt động tuyển dụng nhân lực vào làm việc cho ủy ban nhân dân huyện Lạc Thủy, hiện nay còn nhiều bất cập, chưa đủ đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. Những bất cập trong lĩnh vực tuyển dụng công chức thể hiện qua một số vấn đề sau đây: Xác định nhu cầu tuyển dụng chưa tốt, chưa khoa học. Tiêu chí tuyển dụng không giúp chọn được người phù hợp với vị trí cần tuyển dụng. Việc thu hút người lao động tham gia dự tuyển chưa được quan tâm đúng mức, thiếu công khai. Công tác tổ chức thi để chọn người có năng lực còn nhiều bất cập, đặc biệt là chưa chú trọng việc đánh giá động cơ của người tham gia dự tuyển. Hoạt động tập sự được tiến hành một cách hình thức, chưa phát huy được vai trò của tập sự. Việc lựa chọn công chức vào những vị trí quản lý, lãnh đạo còn có biểu hiện tiêu cực, cơ chế bổ nhiệm còn bất hợp lý. Kiến thức, kỹ năng, thái độ của một bộ phận những người làm công tác tuyển dụng chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.Những hạn chế của hoạt động tuyển dụng đã gây ra nhiều hệ quả bất lợi cho tổ chức, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của cơ quan HCNN, cản trở hoạt động CCHC, kéo theo các vấn đề như: hiện tượng bỏ việc bất ngờ, gia tăng các chi phí đào tạo, ảnh hưởng tiêu cực tới bầu không khí làm việc của tổ chức, gia tăng các hoạt động như xử lý kỷ luật lao động, sa thải hay giải quyết khiếu nại…Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thích ứng với những thay đổi, CCHC là công việc cần phải làm thường xuyên. Đổi mới hoạt động tuyển dụng sẽ góp phần quan trọng để thực hiện các mục tiêu CCHC của nước ta giai đoạn 2011-2020, bởi hoạt động này có liên quan tới tất cả các mục tiêu của CCHC. Cụ thể là: Muốn cải cách thể chế phải bắt đầu từ đội ngũ cán bộ, công chức, những người “làm ra, vận hành và thay đổi” thể chế. Nâng cao chất 19 Tải bản FULL (45 trang): https://bit.ly/3fJVtOZ Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 24. TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực lượng cán bộ, công chức là một trọng tâm của CCHC. Tuyển dụng tốt sẽ góp phần hình thành đội ngũ, công chức có chất lượng, là yếu tố quan trọng để việc quản lý, sử dụng nhân lực hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nhưng muốn làm tốt công tác này, cần phải tuyển chọn được những công chức có năng lực, có thái độ, ý thức học tập tích cực. Trong một số cơ quan HCNN, do công tác tuyển dụng chưa tốt đã tuyển vào tổ chức những công chức kém năng lực nên gặp không ít khó khăn khi tiếp thu kiến thức; thậm chí, có một số ít đi học theo kiểu đối phó khiến cho việc đào tạo, bồi dưỡng đạt kết quả không cao.Một trong những mục tiêu của CCHC trong giai đoạn tới là tăng mức độ hài lòng của người dân khi giải quyết các thủ tục hành chính. Việc làm hài lòng người dân sẽ ngày càng khó hơn bởi đời sống kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, dân trí ngày càng cao và theo đó, yêu cầu của người dân về chất lượng dịch vụ công sẽ ngày một cao hơn. Để có thể tăng mức độ hài lòng của người dân, việc đầu tiên là phải làm tốt khâu tuyển dụng. Tuyển dụng tốt mới có thể có được những công chức làm việc hiệu quả, có khả năng liên tục tự học tập, thay đổi để thích ứng với công việc mới, qua đó giảm các chi phí đào tạo, bồi dưỡng và việc sử dụng trở nên đơn giản, hiệu quả hơn. Đổi mới tuyển dụng góp phần làm tăng lòng tin của người dân vào nền hành chính. Trong các hạn chế của việc quản lý công chức, tình trạng “chạy việc”, “chạy biên chế”, “chạy chức” được người dân đặc biệt quan tâm và đó cũng là những vấn đề đang làm mất lòng tin của nhân dân vào nền hành chính. Đổi mới tuyển dụng theo hướng đáp ứng yêu cầu của CCHC sẽ làm cho người dân tin tưởng vào đội ngũ cán bộ, công chức và nếu có đủ điều kiện, năng lực, họ cũng có cơ hội để trở thành công chức tham gia quản lý nhà nước. 20 3539230