SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------
PHẠM VIỆT HOÀI LINH
ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH ĐẾN ĐỘ NHẠY ĐẠO
ĐỨC CỦA SINH VIÊN KẾ TOÁN TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------
PHẠM VIỆT HOÀI LINH
ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH ĐẾN ĐỘ NHẠY ĐẠO ĐỨC
CỦA SINH VIÊN KẾ TOÁN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI
HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THẢO
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, luận văn “Ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức của
sinh viên kế toán tại một số trường đại học ở TP. HCM” này là bài nghiên cứu của
chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan rằng,
toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử
dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có nghiên cứu, luận văn, tài liệu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Dữ liệu phân tích trong luận văn là thông tin sơ cấp được thu thập từ các sinh viên kế
toán đang học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình xử lý, phân tích dữ liệu và ghi
lại kết quả nghiên cứu trong luận văn này cũng do chính tôi thực hiện, không sao chép
của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình
nghiên cứu nào khác trước đây.
TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
PHẠM VIỆT HOÀI LINH
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Sự cần thiết của đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 2
3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 3
6. Kết cấu luận văn .............................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ........................... 6
1.1TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ ĐỘ NHẠY ĐẠO ĐỨC VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH ĐẾN ĐỘ NHẠY ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN KẾ TOÁN. ... 6
1.1.1 Các nghiên cứu trong nước ................................................................................... 6
1.1.2 Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................................. 6
1.2XÁC ĐỊNH KHE HỔNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 10
Kết luận chương 1 ................................................................................................................. 13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 14
2.1 KHÁI NIỆM............................................................................................................... 14
2.1.1 Giới tính .............................................................................................................. 14
2.1.2 Độ nhạy đạo đức ................................................................................................. 15
2.1.3 Kế toán viên tương lai ......................................................................................... 16
2.2ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN KIỂM TOÁN ............................................ 17
2.3LÝ THUYẾT NỀN .................................................................................................... 17
2.3.1 Lý thuyết tâm lý (Psychological theory): ........................................................... 17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.3.2 Lý thuyết hành vi................................................................................................. 20
Kết luận chương 2................................................................................................................. 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 23
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ......................................................... 23
3.1.1 Nghiên cứu định tính ............................................................................................... 23
3.1.2 Nghiên cứu định lượng ............................................................................................ 23
3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................. 26
3.2.1 Mô hình nghiên cứu..................................................................................................... 26
3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................................. 26
3.3 MẪU ............................................................................................................................... 27
3.4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .................................................................................................. 30
3.5 THANG ĐO.................................................................................................................... 30
3.6 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ..................................................................... 31
3.6.1 Phương pháp thống kê mô tả ................................................................................... 31
3.6.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo .......................................................................... 31
3.6.3 Phân tích nhân tố khám phá..................................................................................... 32
3.6.4 Phân tích hồi quy ..................................................................................................... 32
3.6.5 Kiểm định ANOVA................................................................................................. 34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 36
4.1 THÔNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU.............................................................. 36
4.2 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO ......................................................................................... 37
4.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối vối thang đo................................................... 37
4.2.2 Phân tích nhân tồ khám phá EFA với thang đo độ nhạy đạo đức. ...................... 39
4.2.3 Kiểm độ tin cậy của thang đo.............................................................................. 41
4.3 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT................................... 42
4.3.1 Phân tích biến quan sát........................................................................................ 42
4.3.2 Phân tích tương quan........................................................................................... 44
4.3.3 Phân tích hồi quy................................................................................................. 45
4.3.4 Bàn luận kết quả nghiên cứu............................................................................... 49
Kết luận chương 4................................................................................................................. 51
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH.............................................. 52
5.1 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 52
5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH.................................................................................................. 53
5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................................................. 53
5.3.1 Hạn chế của đề tài.................................................................................................... 54
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo..................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức của sinh viên
chuyên ngành kế toán................................................................................................................ 11
Bảng 3.1: Mẫu tham gia của các trường ................................................................................... 29
Bảng 3.2: Tóm tắt các biến ....................................................................................................... 31
Bảng 4.1: Kết qua chung về mẫu (Mẫu = 127)......................................................................... 36
Bảng 4.2 Cronbach’s Alpha của thang đo độ nhạy cảm đạo đức ............................................. 38
Bảng 4.3 KMO và Bartlett's Test.............................................................................................. 40
Bảng 4.4 Component Matrixa
................................................................................................... 40
Bảng 4.5: Phân tích Biến quan sát ............................................................................................ 42
Bảng 4.6: Ma trân tương quan giữa các biến............................................................................ 44
Bảng 4.7: Đánh giá độ phù hợp của mô hình............................................................................ 46
Bảng 4.8: Kết quả phân tích kiểm định F ................................................................................. 46
Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi quy......................................................................................... 47
Bảng 4.10: Thống kê mô tả....................................................................................................... 48
Bảng 4.11: Kiểm định Levene phương sai đồng nhất............................................................... 48
Bảng 4.12: Kết quả ANOVA.................................................................................................... 49
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC HÌNH VẼ
Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 25
Hình 3.1 Tỷ lệ nam/nữ trong mẫu nghiên cứu .............................................................. 29
Mô hình 3.1: Mô hình nghiên cứu chính thức .......................................................................... 26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trên thế giới, các vụ bê bối doanh nghiệp và kế toán nổi tiếng như Enron và
WorldCom đã đặt ra những câu hỏi về đạo đức của kế toán viên. Các cáo buộc về
hành vi vi phạm tín dụng công của người kế toán đã dẫn đến sự can thiệp của
chính phủ (Chan và Leung 2006). Ponemon và Gabhart (1993) cho rằng việc mất
lòng tin của công chúng và sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ có thể ảnh hưởng
đến nghề kế toán. Để đối phó với tình hình hiện tại, Trường Kinh doanh
Collegiate và Ủy ban Quốc gia về Báo cáo Tài chính Gian lận (1987) đã kêu gọi
nhấn mạnh hơn về các vấn đề đạo đức trong lớp học. Các tổ chức này tin rằng
điều quan trọng là sinh viên và các nhà quản lý cần ý thức hơn với các vấn đề đạo
đức. (Ameen, Guffey và cộng sự 1996)
Ở Việt Nam, Bộ tài chính đã ban hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán
kiểm toán theo quyết định 87/2005QĐ-BTC ngày 1/12/2005 bao gồm những tiêu chí
về đạo đức mà người làm nghề kế toán phải có và là thước đo đánh giá nhận xét về
đạo đức nghề nghiệp của họ. Tuy nhiên, vẫn có những câu chuyện về hành vi vi phạm
đạo đức của người làm nghề kế toán. Ví dụ như vụ gian lận của Công ty cổ phần Tập
đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành vừa công bố BCTC quý 2/2016 và giáng một đòn
choáng váng vào các cổ đông của doanh nghiệp với khoản lỗ bất ngờ lên đến cả nghìn
tỷ đồng và rất nhiều vụ gian lận lớn nhỏ khác được báo chí nhắc đến. Theo số liệu
điều tra của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ với cuộc điều tra được thực hiện
trên 114 quốc gia trong đó có Việt Nam cho thấy, tình trạng gian lận đã tác động xấu
đến chất lượng báo cáo tài chính và tạo thông tin thiếu chính xác cho nhà đầu tư. Báo
cáo cũng cho thấy rằng nguyên nhân của gian lận là do sự thiếu đạo đức nghề nghiệp
trong chính đội ngũ lao động, quản lý hay chủ doanh nghiệp và trong số đó có những
người am hiểu và được đào
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2
tạo về kế toán. Vì vậy, sự suy giảm về hành vi đạo đức trong nghề kế toán là vấn
đề đáng lo ngại, cần được quan tâm
Để khắc phục thì ngay từ đầu, chúng ta cần nhấn mạnh các vấn đề đạo đức
trong lớp học cho sinh viên đang học tại các trường đại học thay vì để gian lận xảy
rồi đi phòng ngừa, ngăn chặn. Sinh viên phải có ý thức về vấn đề đạo đức
(Ameen, Guffey và cộng sự 1996). Sierles và cộng sự (1980) cho rằng hành vi
gian lận trong đại học là một yếu tố dự đoán hành vi phi đạo đức trong các môi
trường chuyên môn sau này.
Trong lĩnh vực kế toán, phát hiện ra rằng sinh viên kế toán có khuynh
hướng chứng minh mức độ phát triển đạo đức thấp hơn các sinh viên của ngành
khác (Armstrong 1987; Ponemon và Glazer 1990, St. Pierre và cộng sự 1990).
Việc điều tra tác động giới tính của sinh viên kế toán nam và nữ là rất quan trọng
bởi vì nghiên cứu cho thấy rằng hành vi đạo đức của một người có thể liên quan
đến giới tính. Tại Việt Nam, theo thống kê thì nữ giới làm trong lĩnh vực kế toán
ngày càng nhiều hơn. Sự hiện diện ngày càng tăng của phụ nữ trong kế toán cho
thấy rằng cần có sự hiểu biết lớn hơn về mối quan hệ giới tính với hành vi vi phạm
đạo đức (Ameen, Guffey và cộng sự 1996). Tuy nhiên, Chan và Leung (2006) cho
rằng Sinh viên kế toán nam và nữ ở đây phản ứng tương tự nhau đối với các tình
huống nhạy cảm về mặt đạo đức trong một ngữ cảnh chuyên nghiệp.
Vì vậy, luận văn này hướng đến nghiên cứu: “Ảnh hưởng của giới tính
đến độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán tại một số trường đại học ở TP.
HCM”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định mối quan hệ giữa giới tính và hành vi phi đạo đức của sinh viên
ngành kế toán
- Đo lường phản ứng của nữ, nam sinh viên ngành kế toán đối với hành vi đạo
đức trong học tập.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Giới tính của sinh viên kế toán có ảnh hưởng đến độ nhạy đạo đức.
- Có phản ứng khác biệt giữa nam và nữ sinh viên kế toán đối với hành vi vi
phạm đạo đức trong học tập.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức của
sinh viên kế toán tại một số trường đại học ở TP. HCM.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện tại một số trường đại học có
ngành kế toán ở TP.HCM bao gồm ba trường đại học chính là Đại học Kinh
Tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH), Đại học Công Nghiệp TP.HCM (IUH),
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ sở TP.HCM (PTIT) và một
số trường đại học khác như: Đại học Sài Gòn, Đại học Tài Chính Marketing,
và Đại học Hutech.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp định tính: Nhằm khám phá ra các tập biến đo lường các khái
niệm giới tính, độ nhạy của đạo đức. Tập biến này phù hợp với đặc điểm và
môi trường học tập của sinh viên kế toán đang học tại các trường đại học tại
thành phố Hồ Chí Minh.
Thảo luận nhóm với các chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm để xác định
và hiệu chỉnh các biến đo lường trong mô hình nghiên cứu đề xuất, các phát
biểu sau khi hiệu chỉnh được đưa vào bảng câu hỏi khảo sát, bảng câu hỏi
này là công cụ thu thập dữ liệu trong nghiên cứu chính thức.
- Phương pháp định lượng: Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng. Dữ liệu phân tích thu thập thông qua bảng câu hỏi
khảo sát với các đối tượng là sinh viên chuyên ngành kế toán tại các trường
đại học thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4
Phương pháp này được sử dụng vì nghiên cứu mang ý nghĩa khám phá và
đối tượng nghiên cứu tương đối dễ tiếp cận.
Dữ liệu thu thập sẽ được làm sạch và xử lý bằng phần mền SPSS để kiểm
định sơ bộ thang đo thông qua công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và
phân tích yếu tố khám phá EFA, phân tích hồi quy để kiểm định giả thuyết
của mô hình lý thuyết và kiểm định ANOVA một chiều.
6. Kết cấu luận văn
Nội dung chính của luận văn được trình bày trong 5 chương sau:
- Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày các khái niệm lý thuyết
và lý thuyết nền.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này nói về phương pháp
nghiên cứu được sử dụng trong đề tài.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày kết quả phân tích dữ
liệu bao gồm mô tả mẫu khảo sát, kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích
nhân tố, phân tích hồi quy, kiểm định giả thuyết nghiên cứu và phân tích
ANOVA một chiều.
- Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày các kết quả
chính, một số hạn chế đề tài, đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
7. Ý nghĩa của đề tài
Kiểm định thang đo độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán tại trường đại học
Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu này nhằm mục đích nhận thức rõ hơn về mối quan hệ giữa giới tính
và độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán. Là thông tin cần thiết đối với các trường
đại học cũng như các nhà tuyển dụng trong tương lai, là cơ hội để nâng cao nhận thức
về đạo đức cho sinh viên chuyên ngành kế toán.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
5
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Chương này trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây của trong và ngoài
nước đã thực hiện liên quan đến độ nhạy đạo đức và ảnh hưởng của giới tính đến độ
nhạy đạo đức, đồng thời xác những kết quả đạt được cũng như là khe hỏng nghiên cứu.
1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ ĐỘ NHẠY ĐẠO ĐỨC VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH ĐẾN ĐỘ NHẠY ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN
KẾ TOÁN.
1.1.1 Các nghiên cứu trong nước
Hiện nay tại Việt Nan vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về độ nhạy đạo đức cũng
như là về sự ảnh hưởng của giới tính đến những vấn đề về đạo đức.
Qua tìm hiểu, một nghiên cứu của Đinh Ngọc Tú (2016) “Ảnh hưởng của giới
tính nữ trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận:
Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM”. Kết
quả nghiên cứu của Đinh Ngọc Tú cho rằng có sự ảnh hưởng của giới tính nữ đến hành
vi điều chỉnh lợi nhuận, một công ty có ít nhất 3 thành viên nữ trở lên thì làm giảm
hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Từ kết quả nghiên cứu của Đinh Ngọc Tú (2016) cho
thấy được cái nhìn sơ bộ về ảnh hướng của giới tính đến hành vi vi phạm đạo đức.
1.1.2 Các nghiên cứu nước ngoài
Độ nhạy đạo đức được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm vì nó thể hiện
mức độ nhận biết đạo đức của mỗi người, một người có thể thể xem hành vi đó là xấu
nhưng người khác lại xem đó là hành vi tốt, điều đó tùy thuộc vào độ nhạy đạo đức của
mỗi người (mức độ nhận biết đạo đức). Trong đó có khá nhiều nghiên cứu chứng minh
sự ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức.
Nghiên cứu về độ nhạy đạo đức
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
7
Rest (1983) đã xây dựng một khuôn khổ gồm bốn thành phần để kiểm tra sự phát
triển đạo đức của mỗi các nhân thông qua hành vi đạo đức. Ông cho rằng một hành vi
đạo đức, một cá nhân phải trải qua ít nhất bốn quy trình tâm lý cơ bản sau:
(1) Độ nhạy đạo đức (MS)
(2) Đánh giá đạo đức (MJ)
(3) Động lực đạo đức (MM)
(4) Tính cách đạo đức (MC) (Bebeau, Rest và cộng sự 1985)
Rest (1983) cho rằng hành vi đạo đức là kết quả của một quá trình phức tạp và đa
dạng. Tất cả bốn thành phần (MS, MJ, MM và MC) là yếu tố quyết định hành động đạo
đức và chúng tương tác với nhau. (Rest 1983)
Như vậy, theo nghiên cứu của Rest (1983) thì độ nhạy đạo đức là một trong bốn
quy trình tâm lý cơ bản của hành vi đạo đức. Độ nhạy đạo đức đề cập đến nhận thức về
cách hành động của một người ảnh hưởng đến người khác. Nó liên quan đến nhận thức
về các hành động có thể khác nhau và cách hành động đó có thể ảnh hưởng đến các bên
liên quan.
Theo nghiên cứu Bebeau, Rest và cộng sự (1985) độ nhạy cảm đạo đức là một
thành phần quan trọng của hành vi đạo đức. Độ nhạy đạo đức trong bối cảnh cuộc sống
thực cũng cho thấy rằng các đối tượng phản ứng khác nhau trong các tình huống khác
nhau.
Nghiên cứu về độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán.
Nhiều nghiên cứu tập trung vào giáo dục đạo đức và đạo đức để tăng cường đạo
đức kế toán, các nhà nghiên cứu cũng hướng sự chú ý và nỗ lực của họ vào việc nâng
cao độ nhạy đạo đức của kế toán.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
8
Nghiên cứu của Volker (1985) cho rằng không có sự khác nhau về độ nhạy đạo
đức giữa người đi làm và sinh viên – người chưa có kinh nghiệm (Volker 1985)
Sinh viên kế toán có khuynh hướng chứng minh mức độ phát triển đạo đức thấp
hơn các sinh viên của ngành khác (Armstrong 1987)
Nghiên cứu của Tom và Borin (1988) cho rằng độ nhạy đạo đức của sinh viên kế
toán được đo lường bằng cách xếp hạng mức độ nhận thức của sinh viên về 23 hoạt
động có vấn đề (liên quan đến gian lận). Một sinh viên càng khoan dung, sẵn lòng tham
gia và xem đó hoạt động là bình thường (không gian lận), không gây ảnh hưởng đến
người khác (nghĩa là nhận thức mà mức độ nghiêm trọng thấp), thì sinh viên đó ít nhạy
cảm với các vấn đề đạo đức và sinh viên đó có khả năng tham gia vào các hành vi gian
lận. (Chan và Leung 2006)
Kết quả nghiên cứu của Chan và Leung (2006) cũng chỉ ra rằng việc can thiệp vào
đạo đức kế toán có thể có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nhạy cảm về đạo đức
của sinh viên kế toán. Do đó, một cá nhân sở hữu khả năng xác định cái gì là đúng hay
sai (tư duy đạo đức cao) có thể không hành xử theo đạo đức do thiếu hụt trong việc xác
định các vấn đề đạo đức (độ nhạy đạo đức thấp) trong một tình huống.
Nghiên cứu về ảnh hưởng giới tính đến độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán
Nghiên cứu của Broadbent và Kirkham (2008), giới tính vẫn là một vấn đề quan
trọng cần được quan tâm đối với cộng đồng kế toán nói chung và cộng đồng học thuật
kế toán cụ thể hơn. Giới tính là một yếu tố cần được đưa vào nghiên cứu trong kế toán.
Vì vậy, giới tính được các nhà nghiên cứu quan tâm trong mối quan hệ với độ nhạy đạo
đức.
Kết quả nghiên cứu của Ricklefs (1983) đã khẳng định niềm tin rằng có thể có sự
khác biệt đáng kể về độ nhạy đạo đức giữa giới tính và nữ giới có thể đạo đức hơn nam
giới.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
9
Tiếp theo đó vào năm 1989, Nghiên cứu của Betz và cộng sự (1989) cho rằng
nam giới và nữ giới mang lại các giá trị và đặc điểm khác nhau cho nơi làm việc.
Những giá trị và đặc điểm khác nhau dựa trên giới tính khiến nam giới và nữ giới phát
triển các mối quan tâm, quyết định và thực hành khác nhau liên quan đến giới tính. Do
đó, nam giới và nữ giới phản ứng khác nhau với cùng một bộ phần thưởng và chi phí
nghề nghiệp. Nam giới sẽ tìm kiếm thành công cạnh tranh và có nhiều khả năng vi
phạm quy tắc hơn vì họ xem thành tích là cạnh tranh. Nữ giới quan tâm nhiều hơn đến
việc làm tốt công việc và thúc đẩy mối quan hệ công việc hài hòa. Do đó, nữ giới có
nhiều khả năng tuân thủ các quy tắc và ít khoan dung hơn đối với những cá nhân vi
phạm các quy tắc.
Betz, O'Connell và cộng sự (1989) cho rằng Nữ giới và nam giới vốn có các giá
trị khác nhau ảnh hưởng rõ ràng đến hành vi của họ (mức độ nhận biết đạo đức). Betz,
O'Connell và cộng sự (1989) đã có 213 sinh viên trường kinh doanh đưa ra đánh giá
liên quan đến hành vi phi đạo đức trong vai trò của các sinh viên trong tương lai. Họ
phát hiện ra rằng các sinh viên nam sẵn sàng tham gia vào các hành động phi đạo đức
hơn là những sinh viên nữ. (Ruegger và King 1992) (Betz, O'Connell và cộng sự 1989)
Nghiên cứu của Ruegger và King (1992) đã khảo sát 2.196 sinh viên theo học các
khóa học để xác định xem nhận thức của một cá nhân về hành vi đạo đức phù hợp có bị
ảnh hưởng bởi tuổi tác hay giới tính hay không. Kết quả cho thấy sinh viên nữ năm
cuối có đạo đức hơn trong nhận thức của họ về các tình huống đạo đức.
Ameen, Guffey và cộng sự (1996) cho rằng Các nữ sinh viên kế toán thấy nhạy
cảm hơn và ít khoan dung về hành vi phi đạo đức, ít hoài nghi và ít có khả năng tham
gia vào các hoạt động học thuật phi đạo đức hơn là sinh viên kế toán nam.
Có sự khác biệt đáng kể trong phản hồi theo giới tính về mức độ nhạy cảm đạo
đức (Radtke 2000)
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
10
Sự nhạy cảm về đạo đức cũng bị ảnh hưởng giới tính của người ra quyết định
(Simga-Mugan, Daly và cộng sự 2005)
Từ các nghiên trên cho thấy có sự ảnh hưởng giữa giới tính đến độ nhạy đạo đức.
Từ đây có nhìn nhận tổng quan về sự ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức.
Tuy nhiên, một vài nghiên cứu khác lại cho rằng, không có sự ảnh hưởng của giới
tính đến độ nhạy đạo đức. Như nghiên cứu của Harris (1989); McNichols và Zimmerer
(1985); Tsalikis và OrtizBuonfina (1990) không tìm thấy sự khác biệt giữa hành vi đạo
đức của sinh viên nam và nữ.
Theo kết quả nghiên cứu của (Stanga và Turpen 1991) không có sự khác biệt giới
tính về mức độ nhận biết đạo đức của sinh viên kế toán.
Nghiên cứu của (Chan và Leung 2006) kiểm tra độ nhạy đạo đức của sinh viên kế
toán và ảnh hưởng của giới tính, tuổi tác và thành tích học tập đến độ nhạy đạo đức.
Kết quả nghiên cứu cho rằng sinh viên kế toán nam và nữ ở đây phản ứng tương tự như
các tình huống nhạy cảm về mặt đạo đức trong một ngữ cảnh chuyên nghiệp.
1.2 XÁC ĐỊNH KHE HỔNG NGHIÊN CỨU
Trong phần tổng quan nghiên cứu đã trình bày ở trên cho thấy rằng trên thế giới có
rất nhiều nghiên cứu xoay quanh về độ nhạy cảm đạo đức và giới tính được trình bày
tóm tắt ở Bảng 1.1. Những nghiên cứu này đều xem xét trong môi trường chuyên
nghiệp, chỉ có một số ít nghiên cứu trong môi trường học thuật. Tại Việt Nam, trong
phạm vi hiểu biết và tìm hiểu của tác giả, các nghiên cứu về nhận thức đạo đức hoặc
tính nhạy cảm chưa được thực hiện và ít được quan tâm và chưa có nghiên cứu cụ thể
nào về ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán. Do vậy tác
giả chọn đề tài này để làm luận văn thạc sĩ nhằm thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của
giới tính đến độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán, qua đó xem xét nhận thức của
những sinh viên nam nữ đối với những vấn đề đạo đức (gian lận trong học thuật) như
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
11
thế nào. Từ đó, kết quả nghiên cứu này sẽ hỗ trợ cho những nghiên cứu chuyên sâu sau
này.
Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo
đức của sinh viên chuyên ngành kế toán
STT Tác giả Tên công trình Kết quả nghiên cứu
A. Nhóm nghiên cứu có sự ảnh hưởng giới tính đến độ nhạy đạo đức
Giám đốc điều hành Có sự khác biệt đáng kể về
Ricklefs
và công chúng nói độ nhạy đạo đức giữa giới
1 chung cho rằng hành tính và nữ giới có thể đạo
(1983)
vi đạo đức đang giảm đức hơn nam giới.
tại Mỹ
Sự khác biệt giới tính Họ phát hiện ra rằng các
trong khuynh hướng sinh viên nam sẵn sàng
Betz et al cho hành vi phi đạo
tham gia vào các hành
2
(1989) đức động phi đạo đức hơn là
những sinh viên nữ
Một nghiên cứu về Kết quả cho thấy sinh viên
3
Ruegger và tác động của tuổi tác nữ năm cuối có đạo đức
King (1992) và giới tính tới đạo hơn trong nhận thức của họ
đức của sinh viên về các tình huống đạo đức
Ameen, Sự khác biệt giới tính Các nữ sinh viên kế toán
Guffey và trong việc xác định trong nghiên cứu này thấy
4
cộng sự mức độ nhạy cảm về nhạy cảm hơn và ít khoan
(1996) đạo đức của những dung về hành vi phi đạo
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
12
STT Tác giả Tên công trình Kết quả nghiên cứu
chuyên gia kế toán đức, ít hoài nghi và ít có
tương lại khả năng tham gia vào các
hoạt động học thuật phi đạo
đức hơn là sinh viên kế
toán nam
Simga- Ảnh hưởng của quốc Độ nhạy cảm đạo đức đã
5
Mugan, Daly tịch và giới tính đến được tìm thấy bị ảnh hưởng
và cộng sự độ nhạy đạo đức. bởi giới tính của người ra
(2005) quyết định
B. Nhóm nghiên cứu giới tính không ảnh hưởng đến độ nhạy đạo đức
Đánh giá đạo đức về Không có sự khác biệt giới
Stanga và các vấn đề kế toán tính về mức độ nhận biết
1 Turpen được chọn: Một đạo đức của sinh viên kế
(1991) nghiên cứu thựctoán.
nghiệm
Ảnh hưởng của lý Sinh viên kế toán nam và
luận đạo đức và yếu nữ ở đây phản ứng tương tự
Chan và tố cá nhân của sinh như các tình huống nhạy
2 Leung (2006) sinh kế toán đến độ cảm về mặt đạo đức trong
nhạy đạo đức của một ngữ cảnh chuyên
sinh viên kế toán nghiệp.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
13
Kết luận chương 1
Trong chương này đã trình bày tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
liên quan đến ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức cũng như những kết quả
đạt được của các nghiên cứu trước đây. Trong số các nghiên cứu về độ nhạy đạo đức
và giới tính, kết quả nghiên cứu khác nhau, có nghiên cứu cho rằng có sự ảnh hưởng
của giới tính đến độ nhạy đạo đức nhưng một vài nghiên cứu khác lại cho rằng là
không có mối quan hệ giữa chúng. Từ đó, xác định khe hổng nghiên cứu và vấn đề cần
tiếp tục nghiên cứu trong luận văn.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 sẽ trình bày và giới thiệu những lý thuyết cơ bản có liên quan đến đề
tài như các khái niệm nghiên cứu: giới tính, độ nhạy về đạo đức, sinh viên chuyên
ngành kế toán. Trên cơ sở lý thuyết, tác giả sẽ rút ra một số kết luận chung và đề xuất
mô hình nghiên cứu lý thuyết.
2.1 KHÁI NIỆM
2.1.1 Giới tính
Theo điều 5 luật Bình đẳng giới, Giới chỉ đặc điểm, đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và
nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Và giới tính chỉ đặc điểm sinh học của nam và
nữ.
Trong ngôn ngữ Việt Nam, có nhiều từ gần nghĩa với "phụ nữ", đều chỉ một nhóm đối
tượng thuộc nữ giới nhưng mang tính phân loại cao hơn. Một số từ tiêu biểu hay gặp là
đàn bà, phụ nữ, con gái...
- Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc được cho là
đã trưởng thành về mặt xã hội. Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là trung lập,
hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử dụng.
- Đàn bà có một định nghĩa tương tự, nhưng bản thân nó đã không thể hiện sự
trang trọng. Nó cho một cái nhìn bao hàm nhìều mặt, cả về khía cạnh xã hội
cũng như bản chất sinh học... Thông thường, chỉ nên sử dụng từ "đàn bà" khi
cần một cái nhìn thật sự trung lập, hoặc muốn thể hiện một thái độ thiếu thiện
cảm, một chút kỳ thị đối với nữ giới đó, bởi nó khiến người ta liên tưởng đến
những mặt xấu, hoặc được cho là xấu, mang đặc trưng và thường gặp ở nữ giới.
- Con gái chỉ những nữ giới trẻ, thường ở độ tuổi vị thành niên và thanh niên,
những người đã có biểu hiện rõ ràng của giới tính nữ (nhỏ hơn nữa thì được gọi
là bé gái) nhưng chưa được cho là trưởng thành.
- Nam giới, ngược với nữ giới, là những người có giới tính nam
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
15
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Phụ_nữ
2.1.2 Độ nhạy đạo đức
Có nhiều khái niệm độ nhạy đạo đức và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Độ
nhạy đạo đức là một thành phần quan trọng của hành vi đạo đức (Rest 1986)
Độ nhạy đạo đức hay mức độ cảm nhận hay còn gọi là nhận thức về đạo đức
(Shaub 1989, Simga-Mugan, Daly và cộng sự 2005)
Theo Chan và Leung 2006, Độ nhạy đạo đức đề cập đến nhận thức về những hành
động ảnh hưởng đến người khác. Nó liên quan đến nhận thức về hành động khác nhau
và cách hành động có thể ảnh hưởng đến các bên liên quan. Nó liên quan đến việc
tưởng tượng xây dựng các kịch bản có thể biết chuỗi quan hệ nhân-quả của sự kiện, sự
đồng cảm và kỹ năng “nhập vai” tham gia. Vì vậy, một cá nhân trước hết phải nhận
thức về tình huống có ý nghĩa đạo đức. Sau đó, các nhân đó xác định vai trò và ảnh
hưởng của tình huống trên tất cả các bên bị ảnh hưởng. Cuối cùng, các hành động thay
thế được xác định và kết quả tiềm năng được đánh giá. (Chan và Leung 2006)
Một quan điểm về độ nhạy đạo đức cho rằng độ nhạy đạo đức hoàn toàn là khả
năng nhận ra các vấn đề đạo đức. Một quan điểm khác cho rằng độ nhạy đạo đức đòi
hỏi sự công nhận các vấn đề đạo đức và mô tả sự quan tâm đến chúng (Sparks và Hunt
1998):
- Khái niệm 1: Độ nhạy đạo đức là khả năng nhận thức một tình huống có
nội dung đạo đức
- Khái niệm 2: Độ nhạy đạo đức là khả năng nhận thức một tình huống có
nội dung đạo đức và tầm quan trọng đối với các vấn đề đó.
Nhìn chung, các định nghĩa độ nhạy đạo đức trên có sự thống nhất khi cho rằng
độ nhạy đạo đức là mức độ nhận thức các vấn đề đạo đức của một cá nhân.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
16
Các ngành nghề nói chung đã bắt đầu điều tra các yếu tố quyết định về độ nhạy
đạo đức. Các vấn đề đạo đức được cho là vốn có trong nghề kế toán. Và sự nhạy cảm
đạo đức là trách nhiệm nghề nghiệp của kế toán (Shaub 1989).
Khách hàng, người sử dụng lao động, và công chúng nói chung đều được hưởng
lợi từ các dịch vụ của kế toán viên được chứng nhận. Trong việc giải phóng trách
nhiệm nghề nghiệp của mình, các thành viên có thể gặp phải những áp lực mâu thuẫn
giữa các nhóm này. Để giải quyết những xung đột đó, các thành viên nên hành động
với tính toàn vẹn, được hướng dẫn bởi giới luật rằng khi các thành viên quan sát trách
nhiệm của họ đối với lợi ích của công chúng, khách hàng và nhà tuyển dụng được phục
vụ tốt nhất. Theo đó, được hướng dẫn bởi các nguyên tắc cơ bản trong Tiêu chuẩn ứng
xử chuyên nghiệp, các thành viên phải thực hiện các phán đoán chuyên nghiệp và sự
nhạy cảm đạo đức trong tất cả các hoạt động của họ. (Aderson và Ellyson, 1986, p, 96)
Thang đo độ nhạy đạo đức
Độ nhạy đạo đức (Moral Sensitive – MS): là biến đại diện cho mức độ nhận thức
đạo đức. Thang đo của độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán được thiết kế dựa trên
nghiên cứu của Tom và Borin (1988) và Ameen, Guffey và cộng sự (1996). Khái niệm
độ nhạy đạo đức được đo lường thông qua 23 biến quan sát. Hai mươi ba biến quan sát
này được ký hiệu từ MS1 đến MS23 (Phụ lục 1)
2.1.3 Kế toán viên tương lai
Theo wikipedia Kế toán viên là khái niệm chung để chỉ tất cả những người làm kế
toán, bao gồm kế toán trưởng; các nhân viên kế toán như kế toán tài chính, kế toán
quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết. Kế toán viên tương lai là những người đang
học ngành kế toán và tương lai sẽ trở thành kế toán viên.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
17
Nghiên cứu này tập trung vào sinh viên đang theo học ngành kế toán. Khái niệm
sinh viên ngành kế toán sẽ được sử dung trong bài luận văn thay cho khái niệm kế toán
viên tương lại
2.2 ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
Các tiêu chuẩn đạo đức được truyền đạt thông qua Chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp kế toán kiểm toán theo quyết định 87/2005/QĐ-BTC ngày 1/12/2005, bao gồm
các quy tắc đạo đức cơ bản sau:
- Độc lập
- Khách quan và chính trực
- Bảo mật
- Năng lực chuyên môn và tính thận trọng
- Tư cách nghề nghiệp
- Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn
Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp cơ bản: Mỗi kiểm toán viên, kế
toán viên cần hiểu rõ và ghi nhớ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của mình trong mọi
trường hợp nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp.
Theo Shaub, M. K. (1989), Giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong trong trường học
là một vấn đề cần thiết và cần có sự quan tâm ngày trong việc phát triển các phương
pháp tiếp cận mới để truyền đạt tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp và trong việc
phát triển các biện pháp sẽ giúp dự đoán về các vấn đề đạo đức trong tương lai, thay vì
xử lý những vi phạm sau khi thiệt hại đã xảy ra.
2.3 LÝ THUYẾT NỀN
2.3.1 Lý thuyết tâm lý (Psychological theory):
Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị, còn gọi là lý thuyết tác phong, là những
quan điểm quản trị nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố tâm lý, tình cảm, quan hệ xã hội
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
18
của con người trong công việc. Lý thuyết này cho rằng, hiệu quả của quản trị do năng
suất lao động quyết định, nhưng năng suất lao động không chỉ do các yếu tố vật chất
quyết định mà còn do sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý, xã hội của con người.
Lý thuyết này bắt đầu xuất hiện ở Mỹ trong thập niên 30, được phát triển mạnh
bởi các nhà tâm lý học trong thập niên 60, và hiện nay vẫn còn được nghiên cứu tại
nhiều nước phát triển nhằm tìm ra những hiểu biết đầy đủ về tâm lý phức tạp của con
người, một yếu tố quan trọng để quản trị.
Trường phái này có các tác giả sau:
- RobertOwen (1771- 1858): là kỹ nghệ gia người Anh, là người đầu tiên nói
đến nhân lực trong tổ chức. Ông chỉ trích các nhà công nghiệp bỏ tiền ra
phát triển máy móc nhưng lại không chú ý đến sự phát triển nhân viên của
doanh nghiệp.
- HugoMunsterberg (1863- 1916): nghiên cứu tâm lý ứng dụng trong môi
trường tổ chức, ông được coi là cha đẻ của ngành tâm lý học công nghiệp.
Trong tác phẩm nhan đề “Tâm lý học và hiệu quả trong công nghiệp” xuất
bản năm 1913, ông nhấn mạnh là phải nghiên cứu một cách khoa học tác
phong của con người để tìm ra những mẫu mực chung và giải thích những
sự khác biệt. Ông cho rằng năng suất lao động sẽ cao hơn nếu công việc
giao phó cho họ được nghiên cứu phân tích chu đáo, và hợp với những kỹ
năng cũng như tâm lý của họ.
- MaryParkerFollett (1863- 1933): là nhà nghiên cứu quản trị ngay từ những
năm 20 đã chú ý đến tâm lý trong quản trị, bà có nhiều đóng góp có giá trị
về nhóm lao động và quan hệ xã hội trong quản trị.
- Abraham Maslow (1908 – 1970): Là nhà tâm lý học đã xây dựng một lý
thuyết về nhu cầu của con người gồm 5 cấp bậc được xếp từ thấp lên cao
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
19
theo thứ tự: (1) nhu cầu vật chất, (2) nhu cầu an toàn, (3) nhu cầu xã hội,
(4) nhu cầu được tôn trọng và (5) nhu cầu tự hoàn thiện.
- D.Mc. Gregor (1906- 1964): Mc. Gregor cho rằng các nhà quản trị trước
đây đã tiến hành các cách thức quản trị trên những giả thuyết sai lầm về tác
phong và hành vi của con người. Những giả thiết đó cho rằng, phần đông
mọi người đều không thích làm việc, thích được chỉ huy hơn là tự chịu
trách nhiệm, và hầu hết mọi người làm việc vì lợi ích vật chất, và như vậy
các nhà quản trị đã xây dựng những bộ máy tổ chức với quyền hành tập
trung đặt ra nhiều quy tắc thủ tục, đồng thời với một hệ thống kiểm tra
giám sát chặt chẽ. Gregor gọi những giả thiết đó là X, và đề nghị một giả
thuyết khác mà ông gọi là Y. Thuyết Y cho rằng con người sẽ thích thú với
công việc nếu được những thuận lợi và họ có thể đóng góp nhiều điều hơn
cho tổ chức. Mc Gregor cho rằng thay vì nhấn mạnh đến cơ chế kiểm tra
thì nhà quản trị nên quan tâm nhiều hơn đến sự phối hợp hoạt động.
- Elton Mayo (1880 – 1949): Ông cho rằng sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý
của con người như muốn được người khác quan tâm, kính trọng, muốn có
vai trò quan trọng trong sự nghiệp chung, muốn làm việc trong bầu không
khí thân thiện giữa các đồng sự, v.v… có ảnh hưởng lớn đến năng suất và
thành quả lao động của con người.
Quan điểm cơ bản của lý thuyết này cũng giống như quan điểm của lý thuyết
quản trị khoa học. Họ cho rằng sự quản trị hữu hiệu tùy thuộc vào năng suất lao động
của con người làm việc trong tập thể. Tuy nhiên, khác với ý kiến của lý thuyết quản trị
khoa học, lý thuyết tâm lý xã hội cho rằng, yếu tố tinh thần có ảnh hưởng mạnh đối với
năng suất của lao động.
Vận dụng lý thuyết tâm lý
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
20
Từ lý thuyết trên, cho thấy rằng yếu tố tinh thần ảnh hưởng đến hành động của
một người. Do vậy giới tính nam nữ có những đặc đểm khác nhau, điều này có thề thề
dẫn đến việc đưa ra những nhìn nhận khác nhau trong các trường hợp khác nhau.
2.3.2 Lý thuyết hành vi
Theo cách hiểu của lý thuyết hành vi chính thống rất phát triển ở Mỹ, hành vi của
con người chỉ là những phản ứng (máy móc) quan sát được sau các tác nhân và nếu
không quan sát được được những phản ứng thì có thể nói rằng không có hành vi.
J. Waston – một đại diện tiêu biểu của lý thuyết hành vi trong tâm lý học đã đưa
ra mô hình hành vi gồm một chuỗi kích thích và phản ứng:
S (tác nhân) → R (phản ứng)
Theo sơ đồ này thì hành vi chúng ta hoàn toàn máy móc, cơ học mà không có sự
tham gia của ý thức hay một yếu tố nào khác.
Trong quá trình phát triển thuyết hành vi, khái niệm hành vi dần được mở rộng và
chứa đựng thêm nhiều yếu tố mới. Các nhà hành vi mới (hay còn gọi là các nhà hành vi
xã hội) cho rằng giữa hai yếu tố tác nhân và phản ứng còn có các yếu tố trung gian
được chia làm 2 loại là các nhu cầu sinh lý và các yếu tố nhận thức. Nhà xã hội học Mỹ
G. Mead đưa ra luận điểm về bản chất xã hội của hành vi con người: “Hành vi xã hội
không thể hiểu được nếu xây dựng nó từ các tác nhân và phản ứng. Nó cần được phân
tích như một chỉnh thể linh hoạt, không một bộ phận nào của chỉnh thể được phân tích
hoặc có thể được phân tích độc lập”. Điều này có nghĩa, hành vi xã hội là một thể
thống nhất gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Như vậy, hành vi của con người là một tập hợp nhiều hành động (hay việc làm cụ
thể) liên kết với nhau một cách hết sức phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
bên trong (như tính cách, di truyền…) và các yếu tố bên ngoài (như kinh tế, văn hoá,
xã hội, chính trị, môi trường…) dưới nhiều góc độ và mức độ khác nhau. Có 4 thành
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
21
phần tạo nên mỗi hành vi của con người, đó là: kiến thức, niềm tin, thái độ và thực
hành. Mỗi hành vi là sự thể hiện của tất cả 4 thành phần bên trong một loạt các hành
động có thể quan sát được nhằm đáp ứng một kích thích bên ngoài nào đó tác động lên
cơ thể.
Vận dụng lý thuyết hành vi
Từ lý thuyết hành vi này, hành vi gian lận của sinh viên ngành kế toán cũng chịu
tác động của nhiều yếu tố. Bên cạnh đó, nhận thấy hành vi giân lận cũng là một dạng
của hành vi xã hội, do đó nó là một thể thống nhất gồm các yếu tố bên trong và bên
ngoài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các yếu tố bên trong có thể hiểu đó là các đặc
điểm cá nhân, đặc điểm tâm lý, sở thích của người tiêu dùng, các yếu tố bên ngoài là
môi trường học tập, hoạt động của người đó.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
22
Kết luận chương 2
Để chuẩn bị cho việc thiết kế nghiên cứu và các phân tích liên quan trong chương
3, chương 2 giới thiệu các khái niệm độ nhạy đạo đức, giới tính cũng như lý thuyết nền
vận dụng trong nghiên cứu. Đồng thời chương 2 cũng định hướng mô hình nghiên cứu
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cở sở mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ở phần mở đầu; tổng quan
nghiên cứu chương 1 và cơ sở lý thuyết cũng như mô hình nghiên cứu ở chương 2,
trong chương này tác giả trình bày rõ hơn chi tiết hơn về phương pháp nghiên cứu và
các thang đo để đo lường các khái niệm nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu. Cụ thể
gồm có 2 phần chính: (1) Quy trình nghiên cứu và (2) Phương pháp nghiên cứu.
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng hai phương pháp là phương pháp
nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
3.1.1 Nghiên cứu định tính
Các thang đo trong mô hình nghiên cứu của Ameen, Guffey và cộng sự (1996) đùng để
xác định các khái niệm và thang đo được thiết lập tại nước ngoài do vậy nếu sử dụng
trực tiếp thì không phù hợp với sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên tại thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng do có sự khác biệt về môi trường học tập, ngôn ngữ,
chương trình học tập…. Thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm kiểm tra sự phù hợp
của thang đo như mức độ rõ ràng của từ ngữ, mức độ hiểu rõ các phát biểu và sự trùng
lắp các phát biểu trong thang do để chọn ra những phát biểu phù hợp nhất đối với sinh
viên tại các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, thang đo gốc sẽ được điều
chỉnh cho phù hợp sẽ để xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức.
3.1.2 Nghiên cứu định lượng
Sau khi điều chỉnh thang đo cho phù hợp ở nghiên cứu định tính, thì thang đo chính sẽ
dùng cho nghiên cứu định lượng được thực hiên thông qua bảng câu hỏi khảo sát (Phụ
lục 1). Mục đích của nghiên cứu này dùng để đánh giá thang đo và kiểm định lại giả
thuyết. Dữ liệu thu thập được phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS để kiểm
định dữ liệu tập hợp từ cuộc khảo sát để kiểm tra lại độ tin cậy của thang đo độ nhạy
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
24
cảm đạo đức và đo lường mức độ ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức cũng
như phản ứng của nữ, nam sinh viên ngành kế toán đối với đạo đức trong học tập.
Quy trình nghiên cứu được trình bày trong Sơ đồ 3.1 bao gồm các bước được minh họa
như sau:
- Bước 1: Hình thành thang đo
Việc lựa chọn thang đo đã được định hướng trong phần cơ sở lý thuyết. Thang
đo được dịch sang tiếng Việt từ những thang đo đã được sử dụng trong các
nghiên cứu trước ở nước ngoài, cụ thể tác giả sử dụng thang đo trong nghiên
cứu của Ameen, Guffey và cộng sự 1996. Do đó để đảm bảo giá trị nội dung của
thang đo, một nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm được thực hiện
nhằm khẳng định hiểu được nội dung ý nghĩa từ ngữ và đánh giá đúng các biến
quan sát của thang đo. Sau khi hiệu chỉnh từ ngữ và thống nhất các phát biểu,
thang đo chính thức được hình thành - Bảng câu hỏi khảo sát. Bảng câu hỏi
được gửi đi thu thập dữ liệu.
- Bước 2: Kiểm định thang đo
Trong nghiên cứu bằng phương pháp định lượng, các thang đo được kiểm định
thông qua 2 công cụ chính: (1) hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và (2) phương
pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
- Bước 3: Phân tích dữ liệu
Các thang đo đạt yêu cầu được đưa vào trong phân tích hồi quy để kiểm định giả
thuyết về sự ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán.
Sau khi phân tích hồi quy, thực hiên phân tích ANOVA-oneway để xem mức độ
phản ứng của nam và nữ sinh viên kế toán đến độ nhạy đạo.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
25
Mô hình
Mục tiêu Cở sở lý thuyết Thang đo sơ bộ
nghiên cứu
Thảo luận nhóm
Nghiên cứu định tính
Điều chỉnh
Nghiên cứu định lượng Thang đo đã
điều chỉnh
Đánh giá độ tin
cậy (Cronbach’s
Alpha)
Kiểm định
thang đo
Phân tích nhân tố
(EFA)
Phân tích hồi quy tuyến tính
Kiểm định các giả thuyết
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Quy trình nghiên cứu của tác giả
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
26
3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
3.2.1 Mô hình nghiên cứu
Dựa vào nghiên cứu trước đây đã trình bày ở chương tổng quan, tác giả đưa ra mô ra
mô hình dựa vào mô hình của Ameen, Guffey và cộng sự 1996 gồm một biến độc lập
giới tính ảnh hưởng đến độ nhạy đạo đức như sau: (Ameen, Guffey và cộng sự 1996)
× Biến độc lập: Giới tính của sinh viên (Nam/Nữ)
× Biến phụ thuộc: Độ nhạy đạo đức
Giới tính
Độ nhạy đạo đức
Mô hình 3.1: Mô hình nghiên cứu chính thức
Nguồn: Ameen, Guffey và cộng sự (1996)
3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu
Các thuộc tính cá nhân thường được các nhà lý thuyết đạo đức đặt ra như là các
biến ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định đạo đức (Bommer và cộng sự, 1987; Hunt
và Vitell, 1992). Các đề xuất của họ trong khía cạnh này thường được hỗ trợ bởi các
nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa các biến nhân khẩu học nhất định và quá trình ra
quyết định đạo đức. Biến nhân khẩu, tuổi tác, cho thấy một mối quan với độ nhạy đạo
đức (Shaub, 1989; Karcher, 1996). Biến nhân khẩu học cho thấy mối quan hệ với độ
nhạy cảm đạo đức bao gồm:
- Thành tích học tập (Spickelmier 1983; Shaub 1994)
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
27
- Giới tính (Thoma 1984; Shaub 1994; Thorne 1999; Simga-Maugan và
cộng sự 2005) (Collins 2000)
Collins (2000) cung cấp một cái nhìn tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm
trước đây về mối quan hệ giữa giới tính và đạo đức. Một số kết quả nghiên cứu cho
rằng phụ nữ, so với nam giới, thận trọng hơn và quan tâm hơn đến các vấn đề đạo đức
nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng. Sự nhạy cảm về đạo đức cũng bị ảnh
hưởng bởi quốc tịch và giới tính của người ra quyết định (Simga-Mugan, Daly và cộng
sự 2005). Tuy nhiên, Một vài nghiên cứu khác lại cho rằng không có sự ảnh hưởng của
giới tính đến độ nhạy đạo đức, điển hình là nghiên cứu của Chan và Leung (2006) và
nghiên cứu của Stanga và Turpen (1991). Kết quả nghiên cứu của Chan và Leung
(2006) cho rằng giữa sinh viên kế toán nam và nữ ở đây phản ứng tương tự như các
tình huống nhạy cảm về mặt đạo đức trong một ngữ cảnh. Stanga và Turpen (1991)
cũng có kết quả tương tự, không có sự khác biệt giới tính về mức độ nhận biết đạo đức
của sinh viên kế toán. Một giải thích tiềm năng cho rằng kết quả dường như mâu thuẫn
của nghiên cứu còn tồn tại là giả thiết rằng sự khác biệt về giới tính có thể hoặc không
thể nảy sinh, tùy thuộc vào các yếu tố ngữ cảnh (Derry, 1987, 1989; Dobbins và Platz,
1986; Trevino, 1992; Weber, 1990). Rest 1986 tóm tắt phát hiện từ độ nhạy đạo đức
như sau: độ nhạy đạo đức dường như bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố. Nghiên cứu
trong tương lai nên đưa ra các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến độ nhạy cảm đạo đức. Vì
vậy, giả thuyết được đưa ra như sau:
H: Giới tính của sinh viên kế toán có ảnh hưởng đến độ nhạy đạo đức
3.3 MẪU
Mẫu của nghiên cứu bao gồm sinh viên kế toán của Đại học Kinh Tế Thành phố
Hồ Chí Minh (UEH), Đại học Công Nghiệp TP.HCM (IUH), Học viện Công nghệ Bưu
chính Viễn thông – Cơ sở TP.HCM (PTIT) và một số trường đại học khác. Cả 3 trường
có mức độ kế toán tương tự nhau về các tiêu chuẩn tuyển sinh, cấu trúc chương trình,
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
28
chương trình học và phương thức giảng dạy. Trong chương trình đào tạo kế toán của
UEH cũng như của IUH và PTIT, có một học về đạo đức nghề nghiệp trong kiểm toán
trong chuyên ngảnh kế toán, được cung cấp như một môn học trong học kỳ thứ hai của
năm thứ hai cho sinh viên kế toán của mình. Tuy nhiên, trong chương trình giảng dạy
của các trường này lại không có khóa học chuyên về đạo đức cốt lõi cho sinh viên kế
toán của mình. Thay vào đó, sinh viên kế toán sẽ được đưa ra một vài giờ can thiệp đạo
đức tích hợp chúng vào một số môn học kế toán truyền thống như kiểm toán, thuế và
kế toán tài chính.
Sự tham gia của sinh viên là tự nguyện và ẩn danh được đảm bảo. Dữ liệu nhân
khẩu học được yêu cầu bao gồm giới tính, tuổi tác, năm học và điểm trung bình môn
học. Những sinh viên tham gia được yêu cầu đưa ra những đánh giá liên quan đến các
hoạt động mà họ đã trở nên quen thuộc thông qua việc quan sát hoặc tham gia vào các
hoạt động tại trường đại học (Ameen, Guffey và cộng sự 1996). Các câu hỏi được hỏi
có vấn đề liên quan đến các bài kiểm tra, dự án nhóm và bài tập viết bao gồm 23 hoạt
động. Những sinh tham tham gia khảo sát sẽ đọc 23 tình huống khó xử về đạo đức có
thể nảy sinh trong học tập và họ sẽ được hỏi về nhận thức hay mức độ nghiêm trọng
đối với mỗi hoạt động trong số 23 hoạt động sử dụng thang điểm sáu, (0) "không gian
lận", (1) "ít gian lận", (2) "" gian lận, (3)" vừa phải ", (4)" khá ", và (5)" gian lận nhất.
Những sinh viên tham gia được yêu cầu đưa ra những đánh giá liên quan đến các
hoạt động mà họ đã trở nên quen thuộc thông qua việc quan sát hoặc tham gia vào các
hoạt động tại trường đại học (Ameen, Guffey và cộng sự 1996). Những sinh tham tham
gia khảo sát sẽ đọc 23 tình huống khó xử về đạo đức có thể nảy sinh trong học tập và
họ sẽ được hỏi ý kiến của họ về hành vi trong các trường hợp này.
Bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu. Các bảng câu hỏi được in đã được
gửi đến các lớp học hoặc gửi link bảng câu hỏi vào các trang web của trường đại học
(công cụ google Docs). Các bảng câu hỏi được thu thập sau hai tuần, kết quả khảo sát
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
29
thu về được 137 mẫu. Kết quả khảo sát qua mạng (gửi câu hỏi khảo sát qua các trường)
chỉ chiếm tỷ lệ 12.60%.
Sau khi loại đi các phiếu câu hỏi trả lời không đạt yêu cầu và lọc dữ liệu (loại 10
sinh viên không thuộc chuyên ngành kế toán cùng với những bảng khảo sát bị thiếu dữ
liệu không cung cấp đủ thông tin cần thiết). Cuối cùng mẫu nghiên cứu còn 127 sinh
viên thuộc ngành kế toán được chọn để thực hiện dữ liệu theo tỷ lệ nam nữ như Hình
3.1 và được thể hiện chi tiết ở Bảng 3.1
GIỚI TÍNH
Nam
Nu 39%
61%
Nam Nu
Hình 3.1: Tỷ lệ nam/nữ trong mẫu nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát
Bảng 3.1: Mẫu tham gia của các trường
Gender Total
Nam Nu
Uni UEH 22 29 51
IUH 10 14 24
PTIT 15 28 43
KHAC 3 6 9
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
30
Total 50 77 127
Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát
3.4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Với mô hình nghiên cứu và các đặc tính thang đo của đề tài, mô hình hồi quy được sử
dụng để phân tích ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán
dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPPS. Theo đó, mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là
độ nhạy đạo đức, biến độc lập là giới tính tương ứng với một giả thuyết nghiên cứu đã
lập luận ở Mục 3.2.2. được biểu diễn như sau
MS = β0 + β1GENDER
Trong đó:
× Độ nhạy đạo đức: Biến phụ thuộc - Ký hiệu MS
× Giới tính của sinh viên: Biến độc lập – Ký hiệu GENDER.
× β0: Hằng số hồi quy
× β1: Hệ số Hồi quy.
3.5 THANG ĐO
Thang đo sử dụng cho các khái niệm nghiên cứu được trình bày ở Bảng 3.2:
- Độ nhạy đạo đức - MS: là biến đại diện cho mức độ nhận thức đạo đức.
Thang đo của độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán được thiết kế dựa trên
nghiên cứu của Tom và Borin 1988 và Ameen, Guffey và cộng sự 1996.
Khái niệm độ nhạy đạo đức được đo lường thông qua 23 biến quan sát. 23
biến quan sát này được ký hiệu từ A1 đến A23. (Phụ lục 1)
- Giới tính - GENDER: là biến thể hiện giới tính của sinh viên kế toán. Là
biến định tính, nhận giá trị là 1 nếu là sinh viên nữ và nhận giá trị 0 nếu là
sinh viên nam.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
31
Bảng 3.2: Tóm tắt các biến
Mã biến Tên biến Phương pháp tính
Biến phụ thuộc
MS Độ nhạy đạo đức Đo lường thông qua 23 biến quan sát
Biến độc lập
GENDER Giới tính Nhận giá trị là 1 nếu là sinh viên nữ
và nhận giá trị 0 nếu là sinh viên nam
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.6 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
3.6.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thông kê mô tả dùng để mô tả những đặc tính cơ bản dữ liệu để có
cái nhìn tổng quát về dữ liệu nghiên cứu được thể hiện qua các chỉ số như số trung bình
(mean), trung vị (median), độ lệch chuẩn (stvàard deviation), giá trị lớn nhất
(maximum), giá trị nhỏ nhất (minimum), …..
3.6.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và
hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo
thông qua hệ số Cronbach’s Alpha.
Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của
các biến trong thang đo của mô hình nghiên cứu. Nó được dùng để đánh giá độ tin cậy
của thang đo. Độ tin cây là mức độ tránh được các sai số ngẫu nhiên. Độ tin cậy liên
quan đến tính chính xác, tính nhất quán của kết quả. Nó là điều kiện cần để đo lường
có giá trị. Hệ số Alpha càng cao thể hiện tính đồng nhất của các biến càng cao tức là
mức độ liên kết của các biến đo lường càng cao. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có
hệ số tin cậy Cronbach alpha từ 0,6 trở lên Tuy nhiên Cronbach’s Alpha không cho
biết biến đo lường nào cần được bỏ đi và biến đo lường nào cần được giữ lại, chính vì
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
32
vậy mà ta xét thêm hệ số tương quan tổng biến của các biến. Các biến có hệ số tương
quan tổng biến nhỏ hơn 0,3 được coi là biến “rác” và sẽ loại khỏi thang đo (Hair và
cộng sự 2006). Tất cả các biến quan sát của những thành phần đạt được độ tin cậy sẽ
được tiếp tục phân tích nhân tố khám phá (EFA).
3.6.3 Phân tích nhân tố khám phá
Tác giả tiến hành phân tích nhân tố nhằm mục đích rút gọn dữ liệu và kiểm định các
yếu đại diện trong mô hình nghiên cứu. Điều kiện khi kiểm tra thang đo bằng phương
pháp phân tích nhân tố EFA:
- Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin)
là chỉ số duợc dùng dể xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số
KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích này mới thích
hợp, còn nếu giá trị này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng
không thích hợp với dữ liệu.
- Phân tích nhân tố EFA theo phương pháp Principal Component với phép
xoay Varimax. Các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hon 0.3 sẽ tiếp tục
bị loại. Thang đo đuợc chấp nhận khi tổng phuong sai được bằng hoặc lớn
hơn 50%.
- Số luợng nhân tố: Số luợng nhân tố được xác dịnh dựa vào chỉ số
eigenvalue dại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố.
Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có eigenvalue nhỏ hon 1 sẽ bị
loại khỏi mô hình nghiên cứu.
3.6.4 Phân tích hồi quy
Trước khi phân tích hồi quy, Phân tích tương quan được sử dụng để xem xét mối
quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc bằng cách lập ma trận hệ số tương quan và
dựa vào kết quả phân tích tương quan có thể bước đầu đánh giá được các dự báo của
mô hình. Ngoài ra, khi các dấu hiệu hệ thống không giống kỳ vọng, các biến độc lập có
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
33
mối tương quan cao hoặc không có ý nghĩa thống kê trong khi R2 cao thì đây có thể là
dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến. Do đó, phân tích tương quan giữa các biến độc
lập có thể nhận ra hiện tương đa cộng tuyến trong mẫu nghiên cứu.
Phân tích hồi quy tuyến tính bội là một phương pháp phân tích dùng kĩ thuật
thống kê được sử dụng để xem xet tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc.
Khi sử dụng phân tích hồi quy đa biến thì có hai vấn đề cơ bản cần lưu ý. Thứ nhất mỗi
quan hệ giữa các biến phụ thuộc với biến độc lập là quan hệ tương quan (như đã trình
bày ở trên) Thứ hai, các tham số thống kê cần được quan tâm bao gồm:
- Hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted coefficient of detemination): đo lường
phương sai của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập có tính
đến số lượng biến phụ thuộc và cỡ mẫu. Hệ số này càng cao, độ chính xác
của mô hình càng lớn và khả năng dự báo của các biến độc lập càng chính
xác.
- Kiểm định độ phù hợp của mô hình với tập dữ liệu: sử dụng trị thống kê F
để kiểm định mức ý nghĩa thống kê của mô hình. Giả thuyết Ho là các hệ
số Beta trong mô hình đều bằng 0. Nếu mức ý nghĩa của kiểm định nhỏ
hơn 0.05, ta có thể an toàn bác bỏ giả thuyết Ho hay nói cách khác mô hình
phù hợp với tập hợp dữ liệu khảo sát.
- Hệ số Beta (Stvàardized Beta Coefficent): hệ số hồi quy chuẩn hóa cho
phép so sánh một cách trực tiếp về mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập
lên biến phụ thuộc.
- Kiểm định mức ý nghĩa của hệ số Beta: sử dụng trị thống kê t để kiểm tra
mức ý nghĩa của hệ số Beta. Nếu mức ý nghĩa của kiểm định nhỏ 0.05, ta
có thể kết luận hệ số beta có ý nghĩa về mặt thống kê.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
34
3.6.5 Kiểm định ANOVA
Phân tích phương sai một yếu tố dùng để kiểm định giả thuyết trung bình bằng
nhau của các nhóm với khả năng sai lầm là 5%
Sau khi phân tích hồi quy tuyến tính để biết được sự ảnh hưởng của biến độc lập
và phụ thuộc, tác giả tiến hành kiểm định anova một chiều để biết sự khác nhau giữa
nam và nữ tới độ nhạy đạo đức
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
35
Kết luận chương 3
Trong chương này tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu,
xây dựng mô hình nghiên cứu, mẫu nghiên cứu, mô tả các biến và phương pháp nghiên
cứu. Tác giả đưa ra giả thuyết sự ảnh hưởng của giới tính độ nhạy đạo đức của sinh
viên kế toán.
Phương pháp thu thập dữ liệu là thu thập dữ liệu từ sinh viên chuyên ngành kế
toán thông qua bảng câu hỏi khảo sát.
Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày rõ trong chương tiếp theo.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu để đánh giá thang đo, kiểm
định mô hình, giả thuyết nghiên cứu. Mục đích của chương 4 là trình bày về kết quả về
mẫu phân tích, kết quả thống kê mô tả và kết quả phân tích hồi quy để chứng minh giả
thuyết nghiên cứu đề ra.
4.1 THÔNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU
Kết quả thu thập được theo Bảng 4.1 với 127 sinh viên ngành kế toán, số lượng sinh
viên nữ 77, chiếm 60.6% và số lượng sinh viên nam là 50 chiếm 39.4%. Theo thống kê
ban đầu cho thấy có một sự chêch lệch khá lớn giữa số lương sinh viên nữ và nam.
Sinh viên năm 2 chiếm 2.3%, sinh viên năm 3 chiếm 40.2%, sinh viên năm 4 chiếm
31.5%. Số lượng sinh viên trường đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) chiếm 40.2%,
trường Công nghiệp TP.HCM 18.9%, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ
sở TP.HCM (PTIT) chiếm 33.9% và sinh viên trường Đại học Sài Gòn, Đại học Tài
Chính Marketing, và Đại học Hutech (KHAC) chiếm 7.1%. Kết quả mẫu nghiên cứu
chính thức trình bày ở Bảng 4.1 bên dưới.
Bảng 4.1: Kết qua chung về mẫu (Mẫu = 127)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Lũy kế
Nam 50 39.4 39.4
Giới tính Nu 77 60.6 100.0
Total 127 100.0
UEH 51 40.2 40.2
Trường IUH 24 18.9 59.1
đại học PTIT 43 33.9 92.9
KHAC 9 7.1 100.0
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
37
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Lũy kế
Total 127 100.0
Nam 2 36 28.3 28.3
Sinh viên Nam 3 51 40.2 68.5
năm Nam 4 40 31.5 100.0
Total 127 100.0
Duoi 5 3 2.4 2.4
Tu 5 den can 6 16 12.6 15.0
Điểm Tu 6 den can 7 48 37.8 52.8
trung
Tu 7 den can 8 41 32.3 85.0
bình môn
chuyên
Tu 8 den can 9 17 13.4 98.4
ngành
Tu 9 den 10 2 1.6 100.0
Total 127 100.0
Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát
4.2 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO
Nghiên cứu này dựa vào nghiên cứu của Ameen, Guffey và cộng sự 1996 để đo lường
giới tính ảnh hưởng đến độ nhạy đạo đức của sinh viên chuyên ngành kế toán tại
TP.Hồ Chí Minh. Tuy nhiên như đã trình bày chương 2 và chương 3, bài nghiên cứu
vận dụng thang đo độ nhạy cảm đạo đức của sinh viên kế toán theo nghiên cứu
Ameen, Guffey và cộng sự 1996 nên khi áp dụng tại Việt Nam, cụ thể là thành phố
Hồ Chí Minh cần điều chỉnh cho phù hợp. Vì vậy khi sử dụng thang đo này để đo
lường khái niệm độ nhạy cảm đạo đức cần phải được kiểm định lại tại TP. Hồ Chí
Minh.
4.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối vối thang đo.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
38
Thang đo trong nghiên cứu này được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s
Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặc chẽ mà
các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau, giúp loại đi những biến và thang đo
không phù hợp. Ngoài ra, hệ số tương quan biến – tổng dùng để kiểm tra mối tương
quan chặt chẽ giữa các biến cùng đo lường một khái niệm nghiên cưu. Kết quả
Cronbach’s Alpha của thang đo được trình bày ở Bảng 4.2 cho thấy tất cả các thành
phần đều có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt tiêu chuẩn cho phép phân tích nhân
tố khám phá.
Kết quả phân tích ở Bảng 4.2 Cronbach’s Alpha của các thành phần của thang đo độ
nhạy đạo đức có đặc điểm sau:
- Thang đo Độ nhạy cảm đạo đức có Cronbach’s Alpha khá lớn là .988, các
biến quan sát trong thành phần này có hệ số tương quan biến tổng đều lớn
hơn thiêu chuẩn cho phép 0.3. Nên tất cả 23 biến quan sát đều được tiếp
tục đưa vào phân tích nhân tố EFA.
Như vậy, qua kết quả đánh giá thang đo trước khi phân tích nhân tố khám phá
EFA cho thang đo độ nhạy cảm đạo đức đều đủ điều kiện để thực hiện phân tích nhân
tố khám phá. (Phụ luc 2)
Bảng 4.2 Cronbach’s Alpha của thang đo độ nhạy cảm đạo đức
Trung bình Phương sai
Tương quan Hệ số alpha nếu
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu
biến tổng loại biến này
loại biến loại biến
MS1 68.69 1317.056 .831 .987
MS2 68.50 1329.998 .731 .988
MS3 69.24 1327.789 .836 .988
MS4 68.82 1279.943 .868 .987
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
39
Trung bình Phương sai
Tương quan Hệ số alpha nếu
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu
biến tổng loại biến này
loại biến loại biến
MS5 69.14 1299.758 .866 .987
MS6 68.95 1289.379 .842 .987
MS7 69.31 1282.056 .903 .987
MS8 69.20 1291.397 .880 .987
MS9 68.94 1278.703 .895 .987
MS10 68.94 1280.830 .881 .987
MS11 69.03 1259.745 .947 .987
MS12 69.08 1263.930 .939 .987
MS13 69.37 1286.394 .890 .987
MS14 69.26 1279.813 .884 .987
MS15 69.29 1293.240 .834 .987
MS16 69.30 1282.021 .908 .987
MS17 69.07 1288.463 .837 .987
MS18 69.29 1281.462 .927 .987
MS19 69.26 1299.845 .878 .987
MS20 69.06 1257.075 .949 .987
MS21 69.33 1302.429 .858 .987
MS22 69.14 1270.504 .931 .987
MS23 69.31 1276.849 .909 .987
Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát
4.2.2 Phân tích nhân tồ khám phá EFA với thang đo độ nhạy đạo đức.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
40
Kết quả kiểm định Barlett’s được trình bày ở Bảng 4.3 cho thấy, giữa các biến
trong tổng thể có mối tương quan với nhau (Sig = .0000 < .05), đồng thời hệ số KMO
= .971> 0.5, kết quả này cho thấy việc phân tích nhân tố là phù hợp.
Theo kết quả EFA trong bảng ma trận thành phần xoay (Rotated Component
Matrix) được trình bày ở bảng 4.4, 23 biến quan sát của thang đo độ nhạy cảm đạo
đức ban đầu theo lý thuyết đều có hệ số Factor loading đạt chuẩn, lớn hơn 0.5 (Phụ
luc 3)
Bảng 4.3 KMO và Bartlett's Test
KMO và Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .971
Approx. Chi-Square 4246.432
Bartlett's Test of Sphericity df 253
Sig. .000
Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát
Bảng 4. 4 Component Matrixa
Biến quan sát
Nhân tố
1
MS20 .953
MS11 .952
MS12 .944
MS22 .937
MS18 .934
MS23 .919
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
41
Biến quan sát
Nhân tố
1
MS16 .917
MS7 .911
MS9 .905
MS13 .900
MS14 .893
MS8 .891
MS19 .890
MS10 .890
MS5 .879
MS4 .879
MS21 .871
MS6 .855
MS3 .850
MS17 .849
MS15 .847
MS1 .845
MS2 .750
Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát
4.2.3 Kiểm độ tin cậy của thang đo
Sau khi phân tích nhân tố, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha nhằm kiểm
định lại mức độ chặt chẽ, mạch lạc của các biến quan sát trong thang đo. Kết quà
kiểm định cho thấy thang đo đạt yêu cầu. Như vây, tất cả các biến quan sát đều được
giữ lại để thực hiện phân tích hồi quy tiếp theo.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
42
4.3 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT
Căn cứ vào mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu đặt ra là có sự tương
quan giữa giới tính vào độ nhạy đạo đức. Phương pháp hồi quy được sử dụng để xác
định sự tương quan này có tuyến tính hay không và mức độ quan trọng của giới tính
đến độ nhạy đạo đức. Sau khi qua giai đoạn phân tích nhân tố, có 3 nhân tố được đưa
vào để kiểm định mô hình. Giá trị nhân tố là trung bình của các biến quan sát thành
phần thuộc nhân tố đó. Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để xem xét phù
hợ khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy.
4.3.1 Phân tích biến quan sát
Từ kết quả phân tích ở Bảng 4.5, Mức độ trung bình nhận được từ câu trả lời của
sinh viên nữ dao động từ 3.81 đến 4.81 và sinh viên nam dao động từ 0.9 đến 2.42.
Từ đó, tác giả có những nhận định ban đầu như sau: sinh viên nữ có nhận thức về gian
lận cao hơn sinh viên nam. Mức độ trung bình thấy nhất của sinh viên nữ là 3.81,
trong khi đó mức độ trung bình thấp nhất của nam là 0.9 (nữ gấp gần 4 lần của nam).
Do đó, mức độ nhận thức về các vấn đề gian lận của sinh viên nữ cao hơn rất nhiều so
với sinh viên nam. Những hoạt đông trong bảng, sinh viên nữ cho rằng là giân lận
nhưng lại sinh viên nam lại cho rằng nó ít gian lận và thậm chí là không gian lận.
Bảng 4.5: Phân tích Biến quan sát
Trung bình
Biến quan sát Tất cả Sinh viên nữ Sinh viên nam
(N = 127) (N = 77) (N = 50)
MS2 3.75 4.61 2.42
MS1 3.56 4.56 2.02
MS4 3.43 4.78 1.36
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
43
Trung bình
Biến quan sát Tất cả Sinh viên nữ Sinh viên nam
(N = 127) (N = 77) (N = 50)
MS9 3.31 4.70 1.16
MS10 3.31 4.64 1.26
MS6 3.30 4.52 1.42
MS11 3.22 4.81 0.78
MS20 3.19 4.77 0.76
MS17 3.18 4.47 1.2
MS12 3.17 4.69 0.84
MS5 3.11 4.23 1.38
MS22 3.11 4.55 0.9
MS8 3.06 4.26 1.2
MS3 3.01 3.81 1.78
MS14 2.99 4.32 0.94
MS19 2.99 4.08 1.32
MS15 2.96 4.12 1.18
MS18 2.96 4.26 0.96
MS16 2.95 4.30 0.88
MS7 2.94 4.27 0.9
MS23 2.94 4.31 0.84
MS21 2.92 3.99 1.28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
44
Trung bình
Biến quan sát Tất cả Sinh viên nữ Sinh viên nam
(N = 127) (N = 77) (N = 50)
MS13 2.88 4.13 0.96
Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát
4.3.2 Phân tích tương quan
Trước khi phân tích hồi quy tuyến tính bội, mối tương quan giữa các biến cần
phải được xem xét.
Bước đầu tiên khi phân tích hồi quy tuyến tính là sử dụng hệ số tương quan
Pearson để xem xét các mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và
từng biến độc lập, cũng như giữa các biến độc lập với nhau. Hệ số này luôn nằm trong
khoảng từ -1 đến +1, lấy giá trị tuyệt đối, nếu lớn hơn 0,6 thì có thể kết luận mối quan
hệ là chặt chẽ, và càng gần 1 thì mối quan hệ càng chặt, nếu nhỏ hơn 0,3 thì cho biết
mối quan hệ là lỏng lẻo.
Theo kết quả được trình bày ở Bảng 4.6, hệ số tương quan giữa biến độ nhạy cảm
đạo đức và biến giới tính có mối tương quan cao, hệ số tương quan là .960 và Sig có
giá trị nhỏ (Sig = .000). Vì vậy, biến biến độc lập giới tính và biến phụ thuộc độ nhạy
đạo đức đều được đưa vào mô hình phân tích hồi quy.
Bảng 4.6: Ma trân tương quan giữa các biến
MS_TB Gender
Pearson Correlation 1 .960**
MS_TB Sig. (2-tailed) .000
N 127 127
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
45
MS_TB Gender
Pearson Correlation .960**
1
Gender Sig. (2-tailed) .000
N 127 127
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát
4.3.3 Phân tích hồi quy
Nghiên cứu kiểm tra sự khác biệt về giới tính nam và nữ sinh viên chuyên ngành
kế toán tới độ nhạy cảm đạo đức bằng mô hình hồi quy và kiểm định ANOVA –
oneway (Phụ lục 4)
4.3.3.1 Phân tích hồi quy tuyến tính
Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tín
Các tiêu chuẩn kiểm định hồi quy tuyến tính gồm: Hệ số xác định R Square, Hệ
số điều chỉnh R Square, Sig, chỉ số VIF cũng được sử dụng để đánh giá độ phù hợp
của mô hình.
Hệ số xác định R Square = 0.922 khác 0 cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp.
Kết quả cũng cho thấy hệ số điều chỉnh R Square = 0.921 > 0.5 nhỏ hơn hệ số xác
định R Square (0.921 < 0.922), hệ số này dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình
an toàn, chính xác hơn là nó không thổi phồng độ phù hợp của mô hình (Bảng 4.7)
Điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Tiếp theo, để kiểm định sự phù hợp của mô hình này, tác giả sử dụng kiểm định F
trong phân tích phương sai ANOVA. Ý tưởng của kiểm định này về mối quan hệ
tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập là nó xem xét biến phụ thuộc có liên
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
46
hệ tuyến tính với biến độc lập hay không. Với kết quả tại Bảng 4.8, Sig = .000 < 0.5,
điều này có nghĩa là biến độc lập trong mô hình có thể giải thích sự biến thiên của
biến phụ thuộc và mô hình xây dựng phù hợp với tập dữ liệu, có thể được sử dụng.
Bảng 4. 7: Đánh giá độ phù hợp của mô hình
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 .960a .922 .921 .45769
a. Predictors: (Constant), Gender
Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát
Bảng 4.8: Kết quả phân tích kiểm định F
ANOVAa
Model Sum of df Mean Square F Sig.
Squares
Regression 308.874 1 308.874 1474.490 .000b
1 Residual 26.185 125 .209
Total 335.058 126
a. Dependent Variable: MS_TB
b. Predictors: (Constant), Gender
Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát
Ý nghĩa hệ số hồi quy
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
47
Kết quả phân tích hồi quy trong Bảng 4.9 cho thấy, trọng số hồi quy β của biến độc lập
giới tính có ý nghĩa thống kê, giá trị Sig. nhỏ hơn 0.05. (Sig = .000 < .05, Beta = .960).
Về kiểm định đa cộng tuyến, hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 10
(GENDER – VIF =1.000) cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến không bị vi phạm.
Bảng 4.9 Kết quả phân tích hồi quy
Coefficientsa
Mô hình Hệ số chưa Hệ số t Sig. Đa cộng tuyến
chuẩn hóa chuẩn hóa
B Độ lệch Beta Dung sai VIF
chuẩn
(Constant) 1.206 .065 18.633 .000
1
Gender 3.192 .083 .960 38.399 .000 1.000 1.000
a. Dependent Variable: MS_TB
Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát
Mô hình hồi quy sau đây đặc trưng cho mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu
thực tế:
MS = 1.206 + 3.192GENDER
Phương trình hồi quy cho thấy, Độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán chịu tác
động của giới tính, bị ảnh hưởng bởi giới tính.
Kiểm định giả thuyết
Giả thuyết H cho rằng có sự ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức của
sinh viên kế toán. Căn cứ vào kết quả phân tích hồi quy, giả thuyết này được chấp nhận
với hệ số Beta là 0.960 mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05. (Bảng 4.9). Như vậy giới tính
của sinh viên kế toán sẽ ảnh hưởng đến mức độ nhận thức đạo đức của mình.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
48
4.3.3.2 Phân tích ANOVA một chiều
Kết quả kiểm định ANOVA một chiều cho thấy Kiểm định Levene Sig = 0.033,
vậy giả định phương sai đồng nhất được chấp nhận (Bảng 4.11). Tiếp theo ANOVA
test cho kết quả Sig.= 0.000, vậy kết luận có sự phản ứng khác biệt giữa nam và nữ
sinh viên kết toán đối với độ nhạy đạo đức. Giá trị trung bình (mean) của sinh viên nữ
lớn hơn của sinh viên nam (4.3981 > 1.2061) (Bảng 4.10). Điều này cho thấy độ nhạy
đạo đức của sinh viên nữ cao hơn của sinh viên nam, nói cách khác mức độ nhận thức
của sinh viên nữ về các vấn đề đạo đức cao hơn mức độ nhận thức của sinh viên nam.
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với những nhận định ban đầu.
Bảng 4.10: Thống kê mô tả
Descriptives
MS_TB
N Mean Std. Std. 95% Confidence Minimum Maximum
Deviation Error Interval for Mean
Lower Upper
Bound Bound
Nam 50 1.2061 .59813 .08459 1.0361 1.3761 .39 4.04
Nu 77 4.3981 .33745 .03846 4.3215 4.4747 3.43 4.91
Total 127 3.1414 1.63070 .14470 2.8550 3.4278 .39 4.91
Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát
Bảng 4. 11: Kiểm định Levene phương sai đồng nhất
Test of Homogeneity of Variances
Ảnh Hưởng Của Giới Tính Đến Độ Nhạy Đạo Đức Của Sinh Viên Kế Toán Tại Một Số Trường Đại Học.doc
Ảnh Hưởng Của Giới Tính Đến Độ Nhạy Đạo Đức Của Sinh Viên Kế Toán Tại Một Số Trường Đại Học.doc
Ảnh Hưởng Của Giới Tính Đến Độ Nhạy Đạo Đức Của Sinh Viên Kế Toán Tại Một Số Trường Đại Học.doc
Ảnh Hưởng Của Giới Tính Đến Độ Nhạy Đạo Đức Của Sinh Viên Kế Toán Tại Một Số Trường Đại Học.doc

More Related Content

Similar to Ảnh Hưởng Của Giới Tính Đến Độ Nhạy Đạo Đức Của Sinh Viên Kế Toán Tại Một Số Trường Đại Học.doc

Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...
Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...
Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ Chức.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ Chức.docCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ Chức.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ Chức.docNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận Văn Sự Cam Kết Của Viên Chức Nghiên Cứu Tại Các Trƣờng Đại Học Công Lập
Luận Văn Sự Cam Kết Của Viên Chức Nghiên Cứu Tại Các Trƣờng Đại Học Công LậpLuận Văn Sự Cam Kết Của Viên Chức Nghiên Cứu Tại Các Trƣờng Đại Học Công Lập
Luận Văn Sự Cam Kết Của Viên Chức Nghiên Cứu Tại Các Trƣờng Đại Học Công LậpViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Định vị thương hiệu bia Sapporo tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh
Định vị thương hiệu bia Sapporo tại thị trường Thành phố Hồ Chí MinhĐịnh vị thương hiệu bia Sapporo tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh
Định vị thương hiệu bia Sapporo tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
Định vị thương hiệu xi măng Nghi Sơn Dân Dụng tại thị trường thành phố Hồ Chí...
Định vị thương hiệu xi măng Nghi Sơn Dân Dụng tại thị trường thành phố Hồ Chí...Định vị thương hiệu xi măng Nghi Sơn Dân Dụng tại thị trường thành phố Hồ Chí...
Định vị thương hiệu xi măng Nghi Sơn Dân Dụng tại thị trường thành phố Hồ Chí...luanvantrust
 

Similar to Ảnh Hưởng Của Giới Tính Đến Độ Nhạy Đạo Đức Của Sinh Viên Kế Toán Tại Một Số Trường Đại Học.doc (20)

Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...
Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...
Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...
 
Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docLuận văn Quản lý nhà nước về đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Doanh Nghiệp Đầu Tư.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Doanh Nghiệp Đầu Tư.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Doanh Nghiệp Đầu Tư.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Doanh Nghiệp Đầu Tư.doc
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài...
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài...Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài...
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ Chức.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ Chức.docCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ Chức.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ Chức.doc
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.docLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ Thống Thông Tin Kế Toán.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ Thống Thông Tin Kế Toán.docCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ Thống Thông Tin Kế Toán.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ Thống Thông Tin Kế Toán.doc
 
Các Nhân Tố Có Tính Chất Rào Cản Đối Với Việc Lựa Chọn Áp Dụng Ifrs Tại Việt ...
Các Nhân Tố Có Tính Chất Rào Cản Đối Với Việc Lựa Chọn Áp Dụng Ifrs Tại Việt ...Các Nhân Tố Có Tính Chất Rào Cản Đối Với Việc Lựa Chọn Áp Dụng Ifrs Tại Việt ...
Các Nhân Tố Có Tính Chất Rào Cản Đối Với Việc Lựa Chọn Áp Dụng Ifrs Tại Việt ...
 
Luận Văn Sự Cam Kết Của Viên Chức Nghiên Cứu Tại Các Trƣờng Đại Học Công Lập
Luận Văn Sự Cam Kết Của Viên Chức Nghiên Cứu Tại Các Trƣờng Đại Học Công LậpLuận Văn Sự Cam Kết Của Viên Chức Nghiên Cứu Tại Các Trƣờng Đại Học Công Lập
Luận Văn Sự Cam Kết Của Viên Chức Nghiên Cứu Tại Các Trƣờng Đại Học Công Lập
 
Luận Văn Công Bằng Tổ Chức Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Của Nhân Viên Văn Phòng.doc
Luận Văn Công Bằng Tổ Chức Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Của Nhân Viên Văn Phòng.docLuận Văn Công Bằng Tổ Chức Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Của Nhân Viên Văn Phòng.doc
Luận Văn Công Bằng Tổ Chức Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Của Nhân Viên Văn Phòng.doc
 
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc C...
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc C...Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc C...
Ảnh Hưởng Của Trải Nghiệm Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Đến Ý Định Nghỉ Việc C...
 
Luận Văn Thực Thi Chính Sách An Sinh Xã Hội Cho Hộ Nghèo, 9 Đ.doc
Luận Văn Thực Thi Chính Sách An Sinh Xã Hội Cho Hộ Nghèo, 9 Đ.docLuận Văn Thực Thi Chính Sách An Sinh Xã Hội Cho Hộ Nghèo, 9 Đ.doc
Luận Văn Thực Thi Chính Sách An Sinh Xã Hội Cho Hộ Nghèo, 9 Đ.doc
 
Mối Quan Hệ Giữa Chủ Nghĩa Dân Tộc Kinh Tế, Chủ Nghĩa Quốc Tế Và Hành Vi Tiêu...
Mối Quan Hệ Giữa Chủ Nghĩa Dân Tộc Kinh Tế, Chủ Nghĩa Quốc Tế Và Hành Vi Tiêu...Mối Quan Hệ Giữa Chủ Nghĩa Dân Tộc Kinh Tế, Chủ Nghĩa Quốc Tế Và Hành Vi Tiêu...
Mối Quan Hệ Giữa Chủ Nghĩa Dân Tộc Kinh Tế, Chủ Nghĩa Quốc Tế Và Hành Vi Tiêu...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp Nhỏ V...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp Nhỏ V...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp Nhỏ V...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp Nhỏ V...
 
Định vị thương hiệu bia Sapporo tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh
Định vị thương hiệu bia Sapporo tại thị trường Thành phố Hồ Chí MinhĐịnh vị thương hiệu bia Sapporo tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh
Định vị thương hiệu bia Sapporo tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh
 
Định vị thương hiệu xi măng Nghi Sơn Dân Dụng tại thị trường thành phố Hồ Chí...
Định vị thương hiệu xi măng Nghi Sơn Dân Dụng tại thị trường thành phố Hồ Chí...Định vị thương hiệu xi măng Nghi Sơn Dân Dụng tại thị trường thành phố Hồ Chí...
Định vị thương hiệu xi măng Nghi Sơn Dân Dụng tại thị trường thành phố Hồ Chí...
 
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.docSự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
 
Quản lý đào tạo lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh hội...
Quản lý đào tạo lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh hội...Quản lý đào tạo lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh hội...
Quản lý đào tạo lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh hội...
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
 
Tác Động Của Đặc Điểm Tính Cách Big Five Và Lãnh Đạo Đạo Đức Đến Sự Hài Lòng ...
Tác Động Của Đặc Điểm Tính Cách Big Five Và Lãnh Đạo Đạo Đức Đến Sự Hài Lòng ...Tác Động Của Đặc Điểm Tính Cách Big Five Và Lãnh Đạo Đạo Đức Đến Sự Hài Lòng ...
Tác Động Của Đặc Điểm Tính Cách Big Five Và Lãnh Đạo Đạo Đức Đến Sự Hài Lòng ...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 (20)

Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.docTác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
 
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
 
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
 
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
 
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
 
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.docNefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
 
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.docLuận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
 
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
 
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.docLuận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
 
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.docLuận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
 
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.docLuận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
 
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.docLuận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.docLuận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.docLuận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.doc
 

Recently uploaded

15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfThoNguyn989738
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)LinhV602347
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfThoNguyn989738
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxThoNguyn989738
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxPhimngn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxBÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxlamhn5635
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.TunQuc54
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜInguyendoan3122102508
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxBÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 

Ảnh Hưởng Của Giới Tính Đến Độ Nhạy Đạo Đức Của Sinh Viên Kế Toán Tại Một Số Trường Đại Học.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- PHẠM VIỆT HOÀI LINH ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH ĐẾN ĐỘ NHẠY ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN KẾ TOÁN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- PHẠM VIỆT HOÀI LINH ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH ĐẾN ĐỘ NHẠY ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN KẾ TOÁN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kế toán Mã ngành: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THẢO
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, luận văn “Ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán tại một số trường đại học ở TP. HCM” này là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan rằng, toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có nghiên cứu, luận văn, tài liệu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Dữ liệu phân tích trong luận văn là thông tin sơ cấp được thu thập từ các sinh viên kế toán đang học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình xử lý, phân tích dữ liệu và ghi lại kết quả nghiên cứu trong luận văn này cũng do chính tôi thực hiện, không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. TP. Hồ Chí Minh, năm 2018 PHẠM VIỆT HOÀI LINH
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Sự cần thiết của đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 2 3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 3 6. Kết cấu luận văn .............................................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ........................... 6 1.1TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ ĐỘ NHẠY ĐẠO ĐỨC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH ĐẾN ĐỘ NHẠY ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN KẾ TOÁN. ... 6 1.1.1 Các nghiên cứu trong nước ................................................................................... 6 1.1.2 Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................................. 6 1.2XÁC ĐỊNH KHE HỔNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 10 Kết luận chương 1 ................................................................................................................. 13 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 14 2.1 KHÁI NIỆM............................................................................................................... 14 2.1.1 Giới tính .............................................................................................................. 14 2.1.2 Độ nhạy đạo đức ................................................................................................. 15 2.1.3 Kế toán viên tương lai ......................................................................................... 16 2.2ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN KIỂM TOÁN ............................................ 17 2.3LÝ THUYẾT NỀN .................................................................................................... 17 2.3.1 Lý thuyết tâm lý (Psychological theory): ........................................................... 17
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.3.2 Lý thuyết hành vi................................................................................................. 20 Kết luận chương 2................................................................................................................. 22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 23 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ......................................................... 23 3.1.1 Nghiên cứu định tính ............................................................................................... 23 3.1.2 Nghiên cứu định lượng ............................................................................................ 23 3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................. 26 3.2.1 Mô hình nghiên cứu..................................................................................................... 26 3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................................. 26 3.3 MẪU ............................................................................................................................... 27 3.4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .................................................................................................. 30 3.5 THANG ĐO.................................................................................................................... 30 3.6 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ..................................................................... 31 3.6.1 Phương pháp thống kê mô tả ................................................................................... 31 3.6.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo .......................................................................... 31 3.6.3 Phân tích nhân tố khám phá..................................................................................... 32 3.6.4 Phân tích hồi quy ..................................................................................................... 32 3.6.5 Kiểm định ANOVA................................................................................................. 34 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 36 4.1 THÔNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU.............................................................. 36 4.2 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO ......................................................................................... 37 4.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối vối thang đo................................................... 37 4.2.2 Phân tích nhân tồ khám phá EFA với thang đo độ nhạy đạo đức. ...................... 39 4.2.3 Kiểm độ tin cậy của thang đo.............................................................................. 41 4.3 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT................................... 42 4.3.1 Phân tích biến quan sát........................................................................................ 42 4.3.2 Phân tích tương quan........................................................................................... 44 4.3.3 Phân tích hồi quy................................................................................................. 45 4.3.4 Bàn luận kết quả nghiên cứu............................................................................... 49 Kết luận chương 4................................................................................................................. 51
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH.............................................. 52 5.1 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 52 5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH.................................................................................................. 53 5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................................................. 53 5.3.1 Hạn chế của đề tài.................................................................................................... 54 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo..................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức của sinh viên chuyên ngành kế toán................................................................................................................ 11 Bảng 3.1: Mẫu tham gia của các trường ................................................................................... 29 Bảng 3.2: Tóm tắt các biến ....................................................................................................... 31 Bảng 4.1: Kết qua chung về mẫu (Mẫu = 127)......................................................................... 36 Bảng 4.2 Cronbach’s Alpha của thang đo độ nhạy cảm đạo đức ............................................. 38 Bảng 4.3 KMO và Bartlett's Test.............................................................................................. 40 Bảng 4.4 Component Matrixa ................................................................................................... 40 Bảng 4.5: Phân tích Biến quan sát ............................................................................................ 42 Bảng 4.6: Ma trân tương quan giữa các biến............................................................................ 44 Bảng 4.7: Đánh giá độ phù hợp của mô hình............................................................................ 46 Bảng 4.8: Kết quả phân tích kiểm định F ................................................................................. 46 Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi quy......................................................................................... 47 Bảng 4.10: Thống kê mô tả....................................................................................................... 48 Bảng 4.11: Kiểm định Levene phương sai đồng nhất............................................................... 48 Bảng 4.12: Kết quả ANOVA.................................................................................................... 49
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC HÌNH VẼ Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 25 Hình 3.1 Tỷ lệ nam/nữ trong mẫu nghiên cứu .............................................................. 29 Mô hình 3.1: Mô hình nghiên cứu chính thức .......................................................................... 26
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trên thế giới, các vụ bê bối doanh nghiệp và kế toán nổi tiếng như Enron và WorldCom đã đặt ra những câu hỏi về đạo đức của kế toán viên. Các cáo buộc về hành vi vi phạm tín dụng công của người kế toán đã dẫn đến sự can thiệp của chính phủ (Chan và Leung 2006). Ponemon và Gabhart (1993) cho rằng việc mất lòng tin của công chúng và sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ có thể ảnh hưởng đến nghề kế toán. Để đối phó với tình hình hiện tại, Trường Kinh doanh Collegiate và Ủy ban Quốc gia về Báo cáo Tài chính Gian lận (1987) đã kêu gọi nhấn mạnh hơn về các vấn đề đạo đức trong lớp học. Các tổ chức này tin rằng điều quan trọng là sinh viên và các nhà quản lý cần ý thức hơn với các vấn đề đạo đức. (Ameen, Guffey và cộng sự 1996) Ở Việt Nam, Bộ tài chính đã ban hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán theo quyết định 87/2005QĐ-BTC ngày 1/12/2005 bao gồm những tiêu chí về đạo đức mà người làm nghề kế toán phải có và là thước đo đánh giá nhận xét về đạo đức nghề nghiệp của họ. Tuy nhiên, vẫn có những câu chuyện về hành vi vi phạm đạo đức của người làm nghề kế toán. Ví dụ như vụ gian lận của Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành vừa công bố BCTC quý 2/2016 và giáng một đòn choáng váng vào các cổ đông của doanh nghiệp với khoản lỗ bất ngờ lên đến cả nghìn tỷ đồng và rất nhiều vụ gian lận lớn nhỏ khác được báo chí nhắc đến. Theo số liệu điều tra của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ với cuộc điều tra được thực hiện trên 114 quốc gia trong đó có Việt Nam cho thấy, tình trạng gian lận đã tác động xấu đến chất lượng báo cáo tài chính và tạo thông tin thiếu chính xác cho nhà đầu tư. Báo cáo cũng cho thấy rằng nguyên nhân của gian lận là do sự thiếu đạo đức nghề nghiệp trong chính đội ngũ lao động, quản lý hay chủ doanh nghiệp và trong số đó có những người am hiểu và được đào
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2 tạo về kế toán. Vì vậy, sự suy giảm về hành vi đạo đức trong nghề kế toán là vấn đề đáng lo ngại, cần được quan tâm Để khắc phục thì ngay từ đầu, chúng ta cần nhấn mạnh các vấn đề đạo đức trong lớp học cho sinh viên đang học tại các trường đại học thay vì để gian lận xảy rồi đi phòng ngừa, ngăn chặn. Sinh viên phải có ý thức về vấn đề đạo đức (Ameen, Guffey và cộng sự 1996). Sierles và cộng sự (1980) cho rằng hành vi gian lận trong đại học là một yếu tố dự đoán hành vi phi đạo đức trong các môi trường chuyên môn sau này. Trong lĩnh vực kế toán, phát hiện ra rằng sinh viên kế toán có khuynh hướng chứng minh mức độ phát triển đạo đức thấp hơn các sinh viên của ngành khác (Armstrong 1987; Ponemon và Glazer 1990, St. Pierre và cộng sự 1990). Việc điều tra tác động giới tính của sinh viên kế toán nam và nữ là rất quan trọng bởi vì nghiên cứu cho thấy rằng hành vi đạo đức của một người có thể liên quan đến giới tính. Tại Việt Nam, theo thống kê thì nữ giới làm trong lĩnh vực kế toán ngày càng nhiều hơn. Sự hiện diện ngày càng tăng của phụ nữ trong kế toán cho thấy rằng cần có sự hiểu biết lớn hơn về mối quan hệ giới tính với hành vi vi phạm đạo đức (Ameen, Guffey và cộng sự 1996). Tuy nhiên, Chan và Leung (2006) cho rằng Sinh viên kế toán nam và nữ ở đây phản ứng tương tự nhau đối với các tình huống nhạy cảm về mặt đạo đức trong một ngữ cảnh chuyên nghiệp. Vì vậy, luận văn này hướng đến nghiên cứu: “Ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán tại một số trường đại học ở TP. HCM” 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định mối quan hệ giữa giới tính và hành vi phi đạo đức của sinh viên ngành kế toán - Đo lường phản ứng của nữ, nam sinh viên ngành kế toán đối với hành vi đạo đức trong học tập.
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3 3. Câu hỏi nghiên cứu - Giới tính của sinh viên kế toán có ảnh hưởng đến độ nhạy đạo đức. - Có phản ứng khác biệt giữa nam và nữ sinh viên kế toán đối với hành vi vi phạm đạo đức trong học tập. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán tại một số trường đại học ở TP. HCM. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện tại một số trường đại học có ngành kế toán ở TP.HCM bao gồm ba trường đại học chính là Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH), Đại học Công Nghiệp TP.HCM (IUH), Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ sở TP.HCM (PTIT) và một số trường đại học khác như: Đại học Sài Gòn, Đại học Tài Chính Marketing, và Đại học Hutech. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp định tính: Nhằm khám phá ra các tập biến đo lường các khái niệm giới tính, độ nhạy của đạo đức. Tập biến này phù hợp với đặc điểm và môi trường học tập của sinh viên kế toán đang học tại các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. Thảo luận nhóm với các chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm để xác định và hiệu chỉnh các biến đo lường trong mô hình nghiên cứu đề xuất, các phát biểu sau khi hiệu chỉnh được đưa vào bảng câu hỏi khảo sát, bảng câu hỏi này là công cụ thu thập dữ liệu trong nghiên cứu chính thức. - Phương pháp định lượng: Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Dữ liệu phân tích thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát với các đối tượng là sinh viên chuyên ngành kế toán tại các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4 Phương pháp này được sử dụng vì nghiên cứu mang ý nghĩa khám phá và đối tượng nghiên cứu tương đối dễ tiếp cận. Dữ liệu thu thập sẽ được làm sạch và xử lý bằng phần mền SPSS để kiểm định sơ bộ thang đo thông qua công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA, phân tích hồi quy để kiểm định giả thuyết của mô hình lý thuyết và kiểm định ANOVA một chiều. 6. Kết cấu luận văn Nội dung chính của luận văn được trình bày trong 5 chương sau: - Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước - Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày các khái niệm lý thuyết và lý thuyết nền. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này nói về phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài. - Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày kết quả phân tích dữ liệu bao gồm mô tả mẫu khảo sát, kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy, kiểm định giả thuyết nghiên cứu và phân tích ANOVA một chiều. - Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày các kết quả chính, một số hạn chế đề tài, đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. 7. Ý nghĩa của đề tài Kiểm định thang đo độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán tại trường đại học Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này nhằm mục đích nhận thức rõ hơn về mối quan hệ giữa giới tính và độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán. Là thông tin cần thiết đối với các trường đại học cũng như các nhà tuyển dụng trong tương lai, là cơ hội để nâng cao nhận thức về đạo đức cho sinh viên chuyên ngành kế toán.
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 5
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Chương này trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây của trong và ngoài nước đã thực hiện liên quan đến độ nhạy đạo đức và ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức, đồng thời xác những kết quả đạt được cũng như là khe hỏng nghiên cứu. 1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ ĐỘ NHẠY ĐẠO ĐỨC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH ĐẾN ĐỘ NHẠY ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN KẾ TOÁN. 1.1.1 Các nghiên cứu trong nước Hiện nay tại Việt Nan vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về độ nhạy đạo đức cũng như là về sự ảnh hưởng của giới tính đến những vấn đề về đạo đức. Qua tìm hiểu, một nghiên cứu của Đinh Ngọc Tú (2016) “Ảnh hưởng của giới tính nữ trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận: Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM”. Kết quả nghiên cứu của Đinh Ngọc Tú cho rằng có sự ảnh hưởng của giới tính nữ đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, một công ty có ít nhất 3 thành viên nữ trở lên thì làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Từ kết quả nghiên cứu của Đinh Ngọc Tú (2016) cho thấy được cái nhìn sơ bộ về ảnh hướng của giới tính đến hành vi vi phạm đạo đức. 1.1.2 Các nghiên cứu nước ngoài Độ nhạy đạo đức được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm vì nó thể hiện mức độ nhận biết đạo đức của mỗi người, một người có thể thể xem hành vi đó là xấu nhưng người khác lại xem đó là hành vi tốt, điều đó tùy thuộc vào độ nhạy đạo đức của mỗi người (mức độ nhận biết đạo đức). Trong đó có khá nhiều nghiên cứu chứng minh sự ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức. Nghiên cứu về độ nhạy đạo đức
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 7 Rest (1983) đã xây dựng một khuôn khổ gồm bốn thành phần để kiểm tra sự phát triển đạo đức của mỗi các nhân thông qua hành vi đạo đức. Ông cho rằng một hành vi đạo đức, một cá nhân phải trải qua ít nhất bốn quy trình tâm lý cơ bản sau: (1) Độ nhạy đạo đức (MS) (2) Đánh giá đạo đức (MJ) (3) Động lực đạo đức (MM) (4) Tính cách đạo đức (MC) (Bebeau, Rest và cộng sự 1985) Rest (1983) cho rằng hành vi đạo đức là kết quả của một quá trình phức tạp và đa dạng. Tất cả bốn thành phần (MS, MJ, MM và MC) là yếu tố quyết định hành động đạo đức và chúng tương tác với nhau. (Rest 1983) Như vậy, theo nghiên cứu của Rest (1983) thì độ nhạy đạo đức là một trong bốn quy trình tâm lý cơ bản của hành vi đạo đức. Độ nhạy đạo đức đề cập đến nhận thức về cách hành động của một người ảnh hưởng đến người khác. Nó liên quan đến nhận thức về các hành động có thể khác nhau và cách hành động đó có thể ảnh hưởng đến các bên liên quan. Theo nghiên cứu Bebeau, Rest và cộng sự (1985) độ nhạy cảm đạo đức là một thành phần quan trọng của hành vi đạo đức. Độ nhạy đạo đức trong bối cảnh cuộc sống thực cũng cho thấy rằng các đối tượng phản ứng khác nhau trong các tình huống khác nhau. Nghiên cứu về độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán. Nhiều nghiên cứu tập trung vào giáo dục đạo đức và đạo đức để tăng cường đạo đức kế toán, các nhà nghiên cứu cũng hướng sự chú ý và nỗ lực của họ vào việc nâng cao độ nhạy đạo đức của kế toán.
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 8 Nghiên cứu của Volker (1985) cho rằng không có sự khác nhau về độ nhạy đạo đức giữa người đi làm và sinh viên – người chưa có kinh nghiệm (Volker 1985) Sinh viên kế toán có khuynh hướng chứng minh mức độ phát triển đạo đức thấp hơn các sinh viên của ngành khác (Armstrong 1987) Nghiên cứu của Tom và Borin (1988) cho rằng độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán được đo lường bằng cách xếp hạng mức độ nhận thức của sinh viên về 23 hoạt động có vấn đề (liên quan đến gian lận). Một sinh viên càng khoan dung, sẵn lòng tham gia và xem đó hoạt động là bình thường (không gian lận), không gây ảnh hưởng đến người khác (nghĩa là nhận thức mà mức độ nghiêm trọng thấp), thì sinh viên đó ít nhạy cảm với các vấn đề đạo đức và sinh viên đó có khả năng tham gia vào các hành vi gian lận. (Chan và Leung 2006) Kết quả nghiên cứu của Chan và Leung (2006) cũng chỉ ra rằng việc can thiệp vào đạo đức kế toán có thể có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nhạy cảm về đạo đức của sinh viên kế toán. Do đó, một cá nhân sở hữu khả năng xác định cái gì là đúng hay sai (tư duy đạo đức cao) có thể không hành xử theo đạo đức do thiếu hụt trong việc xác định các vấn đề đạo đức (độ nhạy đạo đức thấp) trong một tình huống. Nghiên cứu về ảnh hưởng giới tính đến độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán Nghiên cứu của Broadbent và Kirkham (2008), giới tính vẫn là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm đối với cộng đồng kế toán nói chung và cộng đồng học thuật kế toán cụ thể hơn. Giới tính là một yếu tố cần được đưa vào nghiên cứu trong kế toán. Vì vậy, giới tính được các nhà nghiên cứu quan tâm trong mối quan hệ với độ nhạy đạo đức. Kết quả nghiên cứu của Ricklefs (1983) đã khẳng định niềm tin rằng có thể có sự khác biệt đáng kể về độ nhạy đạo đức giữa giới tính và nữ giới có thể đạo đức hơn nam giới.
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 9 Tiếp theo đó vào năm 1989, Nghiên cứu của Betz và cộng sự (1989) cho rằng nam giới và nữ giới mang lại các giá trị và đặc điểm khác nhau cho nơi làm việc. Những giá trị và đặc điểm khác nhau dựa trên giới tính khiến nam giới và nữ giới phát triển các mối quan tâm, quyết định và thực hành khác nhau liên quan đến giới tính. Do đó, nam giới và nữ giới phản ứng khác nhau với cùng một bộ phần thưởng và chi phí nghề nghiệp. Nam giới sẽ tìm kiếm thành công cạnh tranh và có nhiều khả năng vi phạm quy tắc hơn vì họ xem thành tích là cạnh tranh. Nữ giới quan tâm nhiều hơn đến việc làm tốt công việc và thúc đẩy mối quan hệ công việc hài hòa. Do đó, nữ giới có nhiều khả năng tuân thủ các quy tắc và ít khoan dung hơn đối với những cá nhân vi phạm các quy tắc. Betz, O'Connell và cộng sự (1989) cho rằng Nữ giới và nam giới vốn có các giá trị khác nhau ảnh hưởng rõ ràng đến hành vi của họ (mức độ nhận biết đạo đức). Betz, O'Connell và cộng sự (1989) đã có 213 sinh viên trường kinh doanh đưa ra đánh giá liên quan đến hành vi phi đạo đức trong vai trò của các sinh viên trong tương lai. Họ phát hiện ra rằng các sinh viên nam sẵn sàng tham gia vào các hành động phi đạo đức hơn là những sinh viên nữ. (Ruegger và King 1992) (Betz, O'Connell và cộng sự 1989) Nghiên cứu của Ruegger và King (1992) đã khảo sát 2.196 sinh viên theo học các khóa học để xác định xem nhận thức của một cá nhân về hành vi đạo đức phù hợp có bị ảnh hưởng bởi tuổi tác hay giới tính hay không. Kết quả cho thấy sinh viên nữ năm cuối có đạo đức hơn trong nhận thức của họ về các tình huống đạo đức. Ameen, Guffey và cộng sự (1996) cho rằng Các nữ sinh viên kế toán thấy nhạy cảm hơn và ít khoan dung về hành vi phi đạo đức, ít hoài nghi và ít có khả năng tham gia vào các hoạt động học thuật phi đạo đức hơn là sinh viên kế toán nam. Có sự khác biệt đáng kể trong phản hồi theo giới tính về mức độ nhạy cảm đạo đức (Radtke 2000)
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 10 Sự nhạy cảm về đạo đức cũng bị ảnh hưởng giới tính của người ra quyết định (Simga-Mugan, Daly và cộng sự 2005) Từ các nghiên trên cho thấy có sự ảnh hưởng giữa giới tính đến độ nhạy đạo đức. Từ đây có nhìn nhận tổng quan về sự ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu khác lại cho rằng, không có sự ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức. Như nghiên cứu của Harris (1989); McNichols và Zimmerer (1985); Tsalikis và OrtizBuonfina (1990) không tìm thấy sự khác biệt giữa hành vi đạo đức của sinh viên nam và nữ. Theo kết quả nghiên cứu của (Stanga và Turpen 1991) không có sự khác biệt giới tính về mức độ nhận biết đạo đức của sinh viên kế toán. Nghiên cứu của (Chan và Leung 2006) kiểm tra độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán và ảnh hưởng của giới tính, tuổi tác và thành tích học tập đến độ nhạy đạo đức. Kết quả nghiên cứu cho rằng sinh viên kế toán nam và nữ ở đây phản ứng tương tự như các tình huống nhạy cảm về mặt đạo đức trong một ngữ cảnh chuyên nghiệp. 1.2 XÁC ĐỊNH KHE HỔNG NGHIÊN CỨU Trong phần tổng quan nghiên cứu đã trình bày ở trên cho thấy rằng trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu xoay quanh về độ nhạy cảm đạo đức và giới tính được trình bày tóm tắt ở Bảng 1.1. Những nghiên cứu này đều xem xét trong môi trường chuyên nghiệp, chỉ có một số ít nghiên cứu trong môi trường học thuật. Tại Việt Nam, trong phạm vi hiểu biết và tìm hiểu của tác giả, các nghiên cứu về nhận thức đạo đức hoặc tính nhạy cảm chưa được thực hiện và ít được quan tâm và chưa có nghiên cứu cụ thể nào về ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán. Do vậy tác giả chọn đề tài này để làm luận văn thạc sĩ nhằm thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán, qua đó xem xét nhận thức của những sinh viên nam nữ đối với những vấn đề đạo đức (gian lận trong học thuật) như
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 11 thế nào. Từ đó, kết quả nghiên cứu này sẽ hỗ trợ cho những nghiên cứu chuyên sâu sau này. Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức của sinh viên chuyên ngành kế toán STT Tác giả Tên công trình Kết quả nghiên cứu A. Nhóm nghiên cứu có sự ảnh hưởng giới tính đến độ nhạy đạo đức Giám đốc điều hành Có sự khác biệt đáng kể về Ricklefs và công chúng nói độ nhạy đạo đức giữa giới 1 chung cho rằng hành tính và nữ giới có thể đạo (1983) vi đạo đức đang giảm đức hơn nam giới. tại Mỹ Sự khác biệt giới tính Họ phát hiện ra rằng các trong khuynh hướng sinh viên nam sẵn sàng Betz et al cho hành vi phi đạo tham gia vào các hành 2 (1989) đức động phi đạo đức hơn là những sinh viên nữ Một nghiên cứu về Kết quả cho thấy sinh viên 3 Ruegger và tác động của tuổi tác nữ năm cuối có đạo đức King (1992) và giới tính tới đạo hơn trong nhận thức của họ đức của sinh viên về các tình huống đạo đức Ameen, Sự khác biệt giới tính Các nữ sinh viên kế toán Guffey và trong việc xác định trong nghiên cứu này thấy 4 cộng sự mức độ nhạy cảm về nhạy cảm hơn và ít khoan (1996) đạo đức của những dung về hành vi phi đạo
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 12 STT Tác giả Tên công trình Kết quả nghiên cứu chuyên gia kế toán đức, ít hoài nghi và ít có tương lại khả năng tham gia vào các hoạt động học thuật phi đạo đức hơn là sinh viên kế toán nam Simga- Ảnh hưởng của quốc Độ nhạy cảm đạo đức đã 5 Mugan, Daly tịch và giới tính đến được tìm thấy bị ảnh hưởng và cộng sự độ nhạy đạo đức. bởi giới tính của người ra (2005) quyết định B. Nhóm nghiên cứu giới tính không ảnh hưởng đến độ nhạy đạo đức Đánh giá đạo đức về Không có sự khác biệt giới Stanga và các vấn đề kế toán tính về mức độ nhận biết 1 Turpen được chọn: Một đạo đức của sinh viên kế (1991) nghiên cứu thựctoán. nghiệm Ảnh hưởng của lý Sinh viên kế toán nam và luận đạo đức và yếu nữ ở đây phản ứng tương tự Chan và tố cá nhân của sinh như các tình huống nhạy 2 Leung (2006) sinh kế toán đến độ cảm về mặt đạo đức trong nhạy đạo đức của một ngữ cảnh chuyên sinh viên kế toán nghiệp. Nguồn: Tác giả tổng hợp
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 13 Kết luận chương 1 Trong chương này đã trình bày tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức cũng như những kết quả đạt được của các nghiên cứu trước đây. Trong số các nghiên cứu về độ nhạy đạo đức và giới tính, kết quả nghiên cứu khác nhau, có nghiên cứu cho rằng có sự ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức nhưng một vài nghiên cứu khác lại cho rằng là không có mối quan hệ giữa chúng. Từ đó, xác định khe hổng nghiên cứu và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận văn.
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 14 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương 2 sẽ trình bày và giới thiệu những lý thuyết cơ bản có liên quan đến đề tài như các khái niệm nghiên cứu: giới tính, độ nhạy về đạo đức, sinh viên chuyên ngành kế toán. Trên cơ sở lý thuyết, tác giả sẽ rút ra một số kết luận chung và đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết. 2.1 KHÁI NIỆM 2.1.1 Giới tính Theo điều 5 luật Bình đẳng giới, Giới chỉ đặc điểm, đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Và giới tính chỉ đặc điểm sinh học của nam và nữ. Trong ngôn ngữ Việt Nam, có nhiều từ gần nghĩa với "phụ nữ", đều chỉ một nhóm đối tượng thuộc nữ giới nhưng mang tính phân loại cao hơn. Một số từ tiêu biểu hay gặp là đàn bà, phụ nữ, con gái... - Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc được cho là đã trưởng thành về mặt xã hội. Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là trung lập, hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử dụng. - Đàn bà có một định nghĩa tương tự, nhưng bản thân nó đã không thể hiện sự trang trọng. Nó cho một cái nhìn bao hàm nhìều mặt, cả về khía cạnh xã hội cũng như bản chất sinh học... Thông thường, chỉ nên sử dụng từ "đàn bà" khi cần một cái nhìn thật sự trung lập, hoặc muốn thể hiện một thái độ thiếu thiện cảm, một chút kỳ thị đối với nữ giới đó, bởi nó khiến người ta liên tưởng đến những mặt xấu, hoặc được cho là xấu, mang đặc trưng và thường gặp ở nữ giới. - Con gái chỉ những nữ giới trẻ, thường ở độ tuổi vị thành niên và thanh niên, những người đã có biểu hiện rõ ràng của giới tính nữ (nhỏ hơn nữa thì được gọi là bé gái) nhưng chưa được cho là trưởng thành. - Nam giới, ngược với nữ giới, là những người có giới tính nam
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 15 Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Phụ_nữ 2.1.2 Độ nhạy đạo đức Có nhiều khái niệm độ nhạy đạo đức và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Độ nhạy đạo đức là một thành phần quan trọng của hành vi đạo đức (Rest 1986) Độ nhạy đạo đức hay mức độ cảm nhận hay còn gọi là nhận thức về đạo đức (Shaub 1989, Simga-Mugan, Daly và cộng sự 2005) Theo Chan và Leung 2006, Độ nhạy đạo đức đề cập đến nhận thức về những hành động ảnh hưởng đến người khác. Nó liên quan đến nhận thức về hành động khác nhau và cách hành động có thể ảnh hưởng đến các bên liên quan. Nó liên quan đến việc tưởng tượng xây dựng các kịch bản có thể biết chuỗi quan hệ nhân-quả của sự kiện, sự đồng cảm và kỹ năng “nhập vai” tham gia. Vì vậy, một cá nhân trước hết phải nhận thức về tình huống có ý nghĩa đạo đức. Sau đó, các nhân đó xác định vai trò và ảnh hưởng của tình huống trên tất cả các bên bị ảnh hưởng. Cuối cùng, các hành động thay thế được xác định và kết quả tiềm năng được đánh giá. (Chan và Leung 2006) Một quan điểm về độ nhạy đạo đức cho rằng độ nhạy đạo đức hoàn toàn là khả năng nhận ra các vấn đề đạo đức. Một quan điểm khác cho rằng độ nhạy đạo đức đòi hỏi sự công nhận các vấn đề đạo đức và mô tả sự quan tâm đến chúng (Sparks và Hunt 1998): - Khái niệm 1: Độ nhạy đạo đức là khả năng nhận thức một tình huống có nội dung đạo đức - Khái niệm 2: Độ nhạy đạo đức là khả năng nhận thức một tình huống có nội dung đạo đức và tầm quan trọng đối với các vấn đề đó. Nhìn chung, các định nghĩa độ nhạy đạo đức trên có sự thống nhất khi cho rằng độ nhạy đạo đức là mức độ nhận thức các vấn đề đạo đức của một cá nhân.
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 16 Các ngành nghề nói chung đã bắt đầu điều tra các yếu tố quyết định về độ nhạy đạo đức. Các vấn đề đạo đức được cho là vốn có trong nghề kế toán. Và sự nhạy cảm đạo đức là trách nhiệm nghề nghiệp của kế toán (Shaub 1989). Khách hàng, người sử dụng lao động, và công chúng nói chung đều được hưởng lợi từ các dịch vụ của kế toán viên được chứng nhận. Trong việc giải phóng trách nhiệm nghề nghiệp của mình, các thành viên có thể gặp phải những áp lực mâu thuẫn giữa các nhóm này. Để giải quyết những xung đột đó, các thành viên nên hành động với tính toàn vẹn, được hướng dẫn bởi giới luật rằng khi các thành viên quan sát trách nhiệm của họ đối với lợi ích của công chúng, khách hàng và nhà tuyển dụng được phục vụ tốt nhất. Theo đó, được hướng dẫn bởi các nguyên tắc cơ bản trong Tiêu chuẩn ứng xử chuyên nghiệp, các thành viên phải thực hiện các phán đoán chuyên nghiệp và sự nhạy cảm đạo đức trong tất cả các hoạt động của họ. (Aderson và Ellyson, 1986, p, 96) Thang đo độ nhạy đạo đức Độ nhạy đạo đức (Moral Sensitive – MS): là biến đại diện cho mức độ nhận thức đạo đức. Thang đo của độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán được thiết kế dựa trên nghiên cứu của Tom và Borin (1988) và Ameen, Guffey và cộng sự (1996). Khái niệm độ nhạy đạo đức được đo lường thông qua 23 biến quan sát. Hai mươi ba biến quan sát này được ký hiệu từ MS1 đến MS23 (Phụ lục 1) 2.1.3 Kế toán viên tương lai Theo wikipedia Kế toán viên là khái niệm chung để chỉ tất cả những người làm kế toán, bao gồm kế toán trưởng; các nhân viên kế toán như kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết. Kế toán viên tương lai là những người đang học ngành kế toán và tương lai sẽ trở thành kế toán viên.
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 17 Nghiên cứu này tập trung vào sinh viên đang theo học ngành kế toán. Khái niệm sinh viên ngành kế toán sẽ được sử dung trong bài luận văn thay cho khái niệm kế toán viên tương lại 2.2 ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN KIỂM TOÁN Các tiêu chuẩn đạo đức được truyền đạt thông qua Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán theo quyết định 87/2005/QĐ-BTC ngày 1/12/2005, bao gồm các quy tắc đạo đức cơ bản sau: - Độc lập - Khách quan và chính trực - Bảo mật - Năng lực chuyên môn và tính thận trọng - Tư cách nghề nghiệp - Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp cơ bản: Mỗi kiểm toán viên, kế toán viên cần hiểu rõ và ghi nhớ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của mình trong mọi trường hợp nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Theo Shaub, M. K. (1989), Giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong trong trường học là một vấn đề cần thiết và cần có sự quan tâm ngày trong việc phát triển các phương pháp tiếp cận mới để truyền đạt tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp và trong việc phát triển các biện pháp sẽ giúp dự đoán về các vấn đề đạo đức trong tương lai, thay vì xử lý những vi phạm sau khi thiệt hại đã xảy ra. 2.3 LÝ THUYẾT NỀN 2.3.1 Lý thuyết tâm lý (Psychological theory): Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị, còn gọi là lý thuyết tác phong, là những quan điểm quản trị nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố tâm lý, tình cảm, quan hệ xã hội
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 18 của con người trong công việc. Lý thuyết này cho rằng, hiệu quả của quản trị do năng suất lao động quyết định, nhưng năng suất lao động không chỉ do các yếu tố vật chất quyết định mà còn do sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý, xã hội của con người. Lý thuyết này bắt đầu xuất hiện ở Mỹ trong thập niên 30, được phát triển mạnh bởi các nhà tâm lý học trong thập niên 60, và hiện nay vẫn còn được nghiên cứu tại nhiều nước phát triển nhằm tìm ra những hiểu biết đầy đủ về tâm lý phức tạp của con người, một yếu tố quan trọng để quản trị. Trường phái này có các tác giả sau: - RobertOwen (1771- 1858): là kỹ nghệ gia người Anh, là người đầu tiên nói đến nhân lực trong tổ chức. Ông chỉ trích các nhà công nghiệp bỏ tiền ra phát triển máy móc nhưng lại không chú ý đến sự phát triển nhân viên của doanh nghiệp. - HugoMunsterberg (1863- 1916): nghiên cứu tâm lý ứng dụng trong môi trường tổ chức, ông được coi là cha đẻ của ngành tâm lý học công nghiệp. Trong tác phẩm nhan đề “Tâm lý học và hiệu quả trong công nghiệp” xuất bản năm 1913, ông nhấn mạnh là phải nghiên cứu một cách khoa học tác phong của con người để tìm ra những mẫu mực chung và giải thích những sự khác biệt. Ông cho rằng năng suất lao động sẽ cao hơn nếu công việc giao phó cho họ được nghiên cứu phân tích chu đáo, và hợp với những kỹ năng cũng như tâm lý của họ. - MaryParkerFollett (1863- 1933): là nhà nghiên cứu quản trị ngay từ những năm 20 đã chú ý đến tâm lý trong quản trị, bà có nhiều đóng góp có giá trị về nhóm lao động và quan hệ xã hội trong quản trị. - Abraham Maslow (1908 – 1970): Là nhà tâm lý học đã xây dựng một lý thuyết về nhu cầu của con người gồm 5 cấp bậc được xếp từ thấp lên cao
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 19 theo thứ tự: (1) nhu cầu vật chất, (2) nhu cầu an toàn, (3) nhu cầu xã hội, (4) nhu cầu được tôn trọng và (5) nhu cầu tự hoàn thiện. - D.Mc. Gregor (1906- 1964): Mc. Gregor cho rằng các nhà quản trị trước đây đã tiến hành các cách thức quản trị trên những giả thuyết sai lầm về tác phong và hành vi của con người. Những giả thiết đó cho rằng, phần đông mọi người đều không thích làm việc, thích được chỉ huy hơn là tự chịu trách nhiệm, và hầu hết mọi người làm việc vì lợi ích vật chất, và như vậy các nhà quản trị đã xây dựng những bộ máy tổ chức với quyền hành tập trung đặt ra nhiều quy tắc thủ tục, đồng thời với một hệ thống kiểm tra giám sát chặt chẽ. Gregor gọi những giả thiết đó là X, và đề nghị một giả thuyết khác mà ông gọi là Y. Thuyết Y cho rằng con người sẽ thích thú với công việc nếu được những thuận lợi và họ có thể đóng góp nhiều điều hơn cho tổ chức. Mc Gregor cho rằng thay vì nhấn mạnh đến cơ chế kiểm tra thì nhà quản trị nên quan tâm nhiều hơn đến sự phối hợp hoạt động. - Elton Mayo (1880 – 1949): Ông cho rằng sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý của con người như muốn được người khác quan tâm, kính trọng, muốn có vai trò quan trọng trong sự nghiệp chung, muốn làm việc trong bầu không khí thân thiện giữa các đồng sự, v.v… có ảnh hưởng lớn đến năng suất và thành quả lao động của con người. Quan điểm cơ bản của lý thuyết này cũng giống như quan điểm của lý thuyết quản trị khoa học. Họ cho rằng sự quản trị hữu hiệu tùy thuộc vào năng suất lao động của con người làm việc trong tập thể. Tuy nhiên, khác với ý kiến của lý thuyết quản trị khoa học, lý thuyết tâm lý xã hội cho rằng, yếu tố tinh thần có ảnh hưởng mạnh đối với năng suất của lao động. Vận dụng lý thuyết tâm lý
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 20 Từ lý thuyết trên, cho thấy rằng yếu tố tinh thần ảnh hưởng đến hành động của một người. Do vậy giới tính nam nữ có những đặc đểm khác nhau, điều này có thề thề dẫn đến việc đưa ra những nhìn nhận khác nhau trong các trường hợp khác nhau. 2.3.2 Lý thuyết hành vi Theo cách hiểu của lý thuyết hành vi chính thống rất phát triển ở Mỹ, hành vi của con người chỉ là những phản ứng (máy móc) quan sát được sau các tác nhân và nếu không quan sát được được những phản ứng thì có thể nói rằng không có hành vi. J. Waston – một đại diện tiêu biểu của lý thuyết hành vi trong tâm lý học đã đưa ra mô hình hành vi gồm một chuỗi kích thích và phản ứng: S (tác nhân) → R (phản ứng) Theo sơ đồ này thì hành vi chúng ta hoàn toàn máy móc, cơ học mà không có sự tham gia của ý thức hay một yếu tố nào khác. Trong quá trình phát triển thuyết hành vi, khái niệm hành vi dần được mở rộng và chứa đựng thêm nhiều yếu tố mới. Các nhà hành vi mới (hay còn gọi là các nhà hành vi xã hội) cho rằng giữa hai yếu tố tác nhân và phản ứng còn có các yếu tố trung gian được chia làm 2 loại là các nhu cầu sinh lý và các yếu tố nhận thức. Nhà xã hội học Mỹ G. Mead đưa ra luận điểm về bản chất xã hội của hành vi con người: “Hành vi xã hội không thể hiểu được nếu xây dựng nó từ các tác nhân và phản ứng. Nó cần được phân tích như một chỉnh thể linh hoạt, không một bộ phận nào của chỉnh thể được phân tích hoặc có thể được phân tích độc lập”. Điều này có nghĩa, hành vi xã hội là một thể thống nhất gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Như vậy, hành vi của con người là một tập hợp nhiều hành động (hay việc làm cụ thể) liên kết với nhau một cách hết sức phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong (như tính cách, di truyền…) và các yếu tố bên ngoài (như kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, môi trường…) dưới nhiều góc độ và mức độ khác nhau. Có 4 thành
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 21 phần tạo nên mỗi hành vi của con người, đó là: kiến thức, niềm tin, thái độ và thực hành. Mỗi hành vi là sự thể hiện của tất cả 4 thành phần bên trong một loạt các hành động có thể quan sát được nhằm đáp ứng một kích thích bên ngoài nào đó tác động lên cơ thể. Vận dụng lý thuyết hành vi Từ lý thuyết hành vi này, hành vi gian lận của sinh viên ngành kế toán cũng chịu tác động của nhiều yếu tố. Bên cạnh đó, nhận thấy hành vi giân lận cũng là một dạng của hành vi xã hội, do đó nó là một thể thống nhất gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các yếu tố bên trong có thể hiểu đó là các đặc điểm cá nhân, đặc điểm tâm lý, sở thích của người tiêu dùng, các yếu tố bên ngoài là môi trường học tập, hoạt động của người đó.
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 22 Kết luận chương 2 Để chuẩn bị cho việc thiết kế nghiên cứu và các phân tích liên quan trong chương 3, chương 2 giới thiệu các khái niệm độ nhạy đạo đức, giới tính cũng như lý thuyết nền vận dụng trong nghiên cứu. Đồng thời chương 2 cũng định hướng mô hình nghiên cứu
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 23 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cở sở mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ở phần mở đầu; tổng quan nghiên cứu chương 1 và cơ sở lý thuyết cũng như mô hình nghiên cứu ở chương 2, trong chương này tác giả trình bày rõ hơn chi tiết hơn về phương pháp nghiên cứu và các thang đo để đo lường các khái niệm nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu. Cụ thể gồm có 2 phần chính: (1) Quy trình nghiên cứu và (2) Phương pháp nghiên cứu. 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng hai phương pháp là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. 3.1.1 Nghiên cứu định tính Các thang đo trong mô hình nghiên cứu của Ameen, Guffey và cộng sự (1996) đùng để xác định các khái niệm và thang đo được thiết lập tại nước ngoài do vậy nếu sử dụng trực tiếp thì không phù hợp với sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng do có sự khác biệt về môi trường học tập, ngôn ngữ, chương trình học tập…. Thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm kiểm tra sự phù hợp của thang đo như mức độ rõ ràng của từ ngữ, mức độ hiểu rõ các phát biểu và sự trùng lắp các phát biểu trong thang do để chọn ra những phát biểu phù hợp nhất đối với sinh viên tại các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, thang đo gốc sẽ được điều chỉnh cho phù hợp sẽ để xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức. 3.1.2 Nghiên cứu định lượng Sau khi điều chỉnh thang đo cho phù hợp ở nghiên cứu định tính, thì thang đo chính sẽ dùng cho nghiên cứu định lượng được thực hiên thông qua bảng câu hỏi khảo sát (Phụ lục 1). Mục đích của nghiên cứu này dùng để đánh giá thang đo và kiểm định lại giả thuyết. Dữ liệu thu thập được phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS để kiểm định dữ liệu tập hợp từ cuộc khảo sát để kiểm tra lại độ tin cậy của thang đo độ nhạy
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 24 cảm đạo đức và đo lường mức độ ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức cũng như phản ứng của nữ, nam sinh viên ngành kế toán đối với đạo đức trong học tập. Quy trình nghiên cứu được trình bày trong Sơ đồ 3.1 bao gồm các bước được minh họa như sau: - Bước 1: Hình thành thang đo Việc lựa chọn thang đo đã được định hướng trong phần cơ sở lý thuyết. Thang đo được dịch sang tiếng Việt từ những thang đo đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước ở nước ngoài, cụ thể tác giả sử dụng thang đo trong nghiên cứu của Ameen, Guffey và cộng sự 1996. Do đó để đảm bảo giá trị nội dung của thang đo, một nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm được thực hiện nhằm khẳng định hiểu được nội dung ý nghĩa từ ngữ và đánh giá đúng các biến quan sát của thang đo. Sau khi hiệu chỉnh từ ngữ và thống nhất các phát biểu, thang đo chính thức được hình thành - Bảng câu hỏi khảo sát. Bảng câu hỏi được gửi đi thu thập dữ liệu. - Bước 2: Kiểm định thang đo Trong nghiên cứu bằng phương pháp định lượng, các thang đo được kiểm định thông qua 2 công cụ chính: (1) hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và (2) phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) - Bước 3: Phân tích dữ liệu Các thang đo đạt yêu cầu được đưa vào trong phân tích hồi quy để kiểm định giả thuyết về sự ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán. Sau khi phân tích hồi quy, thực hiên phân tích ANOVA-oneway để xem mức độ phản ứng của nam và nữ sinh viên kế toán đến độ nhạy đạo.
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 25 Mô hình Mục tiêu Cở sở lý thuyết Thang đo sơ bộ nghiên cứu Thảo luận nhóm Nghiên cứu định tính Điều chỉnh Nghiên cứu định lượng Thang đo đã điều chỉnh Đánh giá độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) Kiểm định thang đo Phân tích nhân tố (EFA) Phân tích hồi quy tuyến tính Kiểm định các giả thuyết Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu Nguồn: Quy trình nghiên cứu của tác giả
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 26 3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 3.2.1 Mô hình nghiên cứu Dựa vào nghiên cứu trước đây đã trình bày ở chương tổng quan, tác giả đưa ra mô ra mô hình dựa vào mô hình của Ameen, Guffey và cộng sự 1996 gồm một biến độc lập giới tính ảnh hưởng đến độ nhạy đạo đức như sau: (Ameen, Guffey và cộng sự 1996) × Biến độc lập: Giới tính của sinh viên (Nam/Nữ) × Biến phụ thuộc: Độ nhạy đạo đức Giới tính Độ nhạy đạo đức Mô hình 3.1: Mô hình nghiên cứu chính thức Nguồn: Ameen, Guffey và cộng sự (1996) 3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu Các thuộc tính cá nhân thường được các nhà lý thuyết đạo đức đặt ra như là các biến ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định đạo đức (Bommer và cộng sự, 1987; Hunt và Vitell, 1992). Các đề xuất của họ trong khía cạnh này thường được hỗ trợ bởi các nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa các biến nhân khẩu học nhất định và quá trình ra quyết định đạo đức. Biến nhân khẩu, tuổi tác, cho thấy một mối quan với độ nhạy đạo đức (Shaub, 1989; Karcher, 1996). Biến nhân khẩu học cho thấy mối quan hệ với độ nhạy cảm đạo đức bao gồm: - Thành tích học tập (Spickelmier 1983; Shaub 1994)
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 27 - Giới tính (Thoma 1984; Shaub 1994; Thorne 1999; Simga-Maugan và cộng sự 2005) (Collins 2000) Collins (2000) cung cấp một cái nhìn tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa giới tính và đạo đức. Một số kết quả nghiên cứu cho rằng phụ nữ, so với nam giới, thận trọng hơn và quan tâm hơn đến các vấn đề đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng. Sự nhạy cảm về đạo đức cũng bị ảnh hưởng bởi quốc tịch và giới tính của người ra quyết định (Simga-Mugan, Daly và cộng sự 2005). Tuy nhiên, Một vài nghiên cứu khác lại cho rằng không có sự ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức, điển hình là nghiên cứu của Chan và Leung (2006) và nghiên cứu của Stanga và Turpen (1991). Kết quả nghiên cứu của Chan và Leung (2006) cho rằng giữa sinh viên kế toán nam và nữ ở đây phản ứng tương tự như các tình huống nhạy cảm về mặt đạo đức trong một ngữ cảnh. Stanga và Turpen (1991) cũng có kết quả tương tự, không có sự khác biệt giới tính về mức độ nhận biết đạo đức của sinh viên kế toán. Một giải thích tiềm năng cho rằng kết quả dường như mâu thuẫn của nghiên cứu còn tồn tại là giả thiết rằng sự khác biệt về giới tính có thể hoặc không thể nảy sinh, tùy thuộc vào các yếu tố ngữ cảnh (Derry, 1987, 1989; Dobbins và Platz, 1986; Trevino, 1992; Weber, 1990). Rest 1986 tóm tắt phát hiện từ độ nhạy đạo đức như sau: độ nhạy đạo đức dường như bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố. Nghiên cứu trong tương lai nên đưa ra các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến độ nhạy cảm đạo đức. Vì vậy, giả thuyết được đưa ra như sau: H: Giới tính của sinh viên kế toán có ảnh hưởng đến độ nhạy đạo đức 3.3 MẪU Mẫu của nghiên cứu bao gồm sinh viên kế toán của Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH), Đại học Công Nghiệp TP.HCM (IUH), Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ sở TP.HCM (PTIT) và một số trường đại học khác. Cả 3 trường có mức độ kế toán tương tự nhau về các tiêu chuẩn tuyển sinh, cấu trúc chương trình,
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 28 chương trình học và phương thức giảng dạy. Trong chương trình đào tạo kế toán của UEH cũng như của IUH và PTIT, có một học về đạo đức nghề nghiệp trong kiểm toán trong chuyên ngảnh kế toán, được cung cấp như một môn học trong học kỳ thứ hai của năm thứ hai cho sinh viên kế toán của mình. Tuy nhiên, trong chương trình giảng dạy của các trường này lại không có khóa học chuyên về đạo đức cốt lõi cho sinh viên kế toán của mình. Thay vào đó, sinh viên kế toán sẽ được đưa ra một vài giờ can thiệp đạo đức tích hợp chúng vào một số môn học kế toán truyền thống như kiểm toán, thuế và kế toán tài chính. Sự tham gia của sinh viên là tự nguyện và ẩn danh được đảm bảo. Dữ liệu nhân khẩu học được yêu cầu bao gồm giới tính, tuổi tác, năm học và điểm trung bình môn học. Những sinh viên tham gia được yêu cầu đưa ra những đánh giá liên quan đến các hoạt động mà họ đã trở nên quen thuộc thông qua việc quan sát hoặc tham gia vào các hoạt động tại trường đại học (Ameen, Guffey và cộng sự 1996). Các câu hỏi được hỏi có vấn đề liên quan đến các bài kiểm tra, dự án nhóm và bài tập viết bao gồm 23 hoạt động. Những sinh tham tham gia khảo sát sẽ đọc 23 tình huống khó xử về đạo đức có thể nảy sinh trong học tập và họ sẽ được hỏi về nhận thức hay mức độ nghiêm trọng đối với mỗi hoạt động trong số 23 hoạt động sử dụng thang điểm sáu, (0) "không gian lận", (1) "ít gian lận", (2) "" gian lận, (3)" vừa phải ", (4)" khá ", và (5)" gian lận nhất. Những sinh viên tham gia được yêu cầu đưa ra những đánh giá liên quan đến các hoạt động mà họ đã trở nên quen thuộc thông qua việc quan sát hoặc tham gia vào các hoạt động tại trường đại học (Ameen, Guffey và cộng sự 1996). Những sinh tham tham gia khảo sát sẽ đọc 23 tình huống khó xử về đạo đức có thể nảy sinh trong học tập và họ sẽ được hỏi ý kiến của họ về hành vi trong các trường hợp này. Bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu. Các bảng câu hỏi được in đã được gửi đến các lớp học hoặc gửi link bảng câu hỏi vào các trang web của trường đại học (công cụ google Docs). Các bảng câu hỏi được thu thập sau hai tuần, kết quả khảo sát
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 29 thu về được 137 mẫu. Kết quả khảo sát qua mạng (gửi câu hỏi khảo sát qua các trường) chỉ chiếm tỷ lệ 12.60%. Sau khi loại đi các phiếu câu hỏi trả lời không đạt yêu cầu và lọc dữ liệu (loại 10 sinh viên không thuộc chuyên ngành kế toán cùng với những bảng khảo sát bị thiếu dữ liệu không cung cấp đủ thông tin cần thiết). Cuối cùng mẫu nghiên cứu còn 127 sinh viên thuộc ngành kế toán được chọn để thực hiện dữ liệu theo tỷ lệ nam nữ như Hình 3.1 và được thể hiện chi tiết ở Bảng 3.1 GIỚI TÍNH Nam Nu 39% 61% Nam Nu Hình 3.1: Tỷ lệ nam/nữ trong mẫu nghiên cứu Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát Bảng 3.1: Mẫu tham gia của các trường Gender Total Nam Nu Uni UEH 22 29 51 IUH 10 14 24 PTIT 15 28 43 KHAC 3 6 9
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 30 Total 50 77 127 Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát 3.4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Với mô hình nghiên cứu và các đặc tính thang đo của đề tài, mô hình hồi quy được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPPS. Theo đó, mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là độ nhạy đạo đức, biến độc lập là giới tính tương ứng với một giả thuyết nghiên cứu đã lập luận ở Mục 3.2.2. được biểu diễn như sau MS = β0 + β1GENDER Trong đó: × Độ nhạy đạo đức: Biến phụ thuộc - Ký hiệu MS × Giới tính của sinh viên: Biến độc lập – Ký hiệu GENDER. × β0: Hằng số hồi quy × β1: Hệ số Hồi quy. 3.5 THANG ĐO Thang đo sử dụng cho các khái niệm nghiên cứu được trình bày ở Bảng 3.2: - Độ nhạy đạo đức - MS: là biến đại diện cho mức độ nhận thức đạo đức. Thang đo của độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán được thiết kế dựa trên nghiên cứu của Tom và Borin 1988 và Ameen, Guffey và cộng sự 1996. Khái niệm độ nhạy đạo đức được đo lường thông qua 23 biến quan sát. 23 biến quan sát này được ký hiệu từ A1 đến A23. (Phụ lục 1) - Giới tính - GENDER: là biến thể hiện giới tính của sinh viên kế toán. Là biến định tính, nhận giá trị là 1 nếu là sinh viên nữ và nhận giá trị 0 nếu là sinh viên nam.
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 31 Bảng 3.2: Tóm tắt các biến Mã biến Tên biến Phương pháp tính Biến phụ thuộc MS Độ nhạy đạo đức Đo lường thông qua 23 biến quan sát Biến độc lập GENDER Giới tính Nhận giá trị là 1 nếu là sinh viên nữ và nhận giá trị 0 nếu là sinh viên nam Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.6 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 3.6.1 Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp thông kê mô tả dùng để mô tả những đặc tính cơ bản dữ liệu để có cái nhìn tổng quát về dữ liệu nghiên cứu được thể hiện qua các chỉ số như số trung bình (mean), trung vị (median), độ lệch chuẩn (stvàard deviation), giá trị lớn nhất (maximum), giá trị nhỏ nhất (minimum), ….. 3.6.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của các biến trong thang đo của mô hình nghiên cứu. Nó được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Độ tin cây là mức độ tránh được các sai số ngẫu nhiên. Độ tin cậy liên quan đến tính chính xác, tính nhất quán của kết quả. Nó là điều kiện cần để đo lường có giá trị. Hệ số Alpha càng cao thể hiện tính đồng nhất của các biến càng cao tức là mức độ liên kết của các biến đo lường càng cao. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có hệ số tin cậy Cronbach alpha từ 0,6 trở lên Tuy nhiên Cronbach’s Alpha không cho biết biến đo lường nào cần được bỏ đi và biến đo lường nào cần được giữ lại, chính vì
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 32 vậy mà ta xét thêm hệ số tương quan tổng biến của các biến. Các biến có hệ số tương quan tổng biến nhỏ hơn 0,3 được coi là biến “rác” và sẽ loại khỏi thang đo (Hair và cộng sự 2006). Tất cả các biến quan sát của những thành phần đạt được độ tin cậy sẽ được tiếp tục phân tích nhân tố khám phá (EFA). 3.6.3 Phân tích nhân tố khám phá Tác giả tiến hành phân tích nhân tố nhằm mục đích rút gọn dữ liệu và kiểm định các yếu đại diện trong mô hình nghiên cứu. Điều kiện khi kiểm tra thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA: - Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) là chỉ số duợc dùng dể xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích này mới thích hợp, còn nếu giá trị này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu. - Phân tích nhân tố EFA theo phương pháp Principal Component với phép xoay Varimax. Các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hon 0.3 sẽ tiếp tục bị loại. Thang đo đuợc chấp nhận khi tổng phuong sai được bằng hoặc lớn hơn 50%. - Số luợng nhân tố: Số luợng nhân tố được xác dịnh dựa vào chỉ số eigenvalue dại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có eigenvalue nhỏ hon 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. 3.6.4 Phân tích hồi quy Trước khi phân tích hồi quy, Phân tích tương quan được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc bằng cách lập ma trận hệ số tương quan và dựa vào kết quả phân tích tương quan có thể bước đầu đánh giá được các dự báo của mô hình. Ngoài ra, khi các dấu hiệu hệ thống không giống kỳ vọng, các biến độc lập có
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 33 mối tương quan cao hoặc không có ý nghĩa thống kê trong khi R2 cao thì đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến. Do đó, phân tích tương quan giữa các biến độc lập có thể nhận ra hiện tương đa cộng tuyến trong mẫu nghiên cứu. Phân tích hồi quy tuyến tính bội là một phương pháp phân tích dùng kĩ thuật thống kê được sử dụng để xem xet tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc. Khi sử dụng phân tích hồi quy đa biến thì có hai vấn đề cơ bản cần lưu ý. Thứ nhất mỗi quan hệ giữa các biến phụ thuộc với biến độc lập là quan hệ tương quan (như đã trình bày ở trên) Thứ hai, các tham số thống kê cần được quan tâm bao gồm: - Hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted coefficient of detemination): đo lường phương sai của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập có tính đến số lượng biến phụ thuộc và cỡ mẫu. Hệ số này càng cao, độ chính xác của mô hình càng lớn và khả năng dự báo của các biến độc lập càng chính xác. - Kiểm định độ phù hợp của mô hình với tập dữ liệu: sử dụng trị thống kê F để kiểm định mức ý nghĩa thống kê của mô hình. Giả thuyết Ho là các hệ số Beta trong mô hình đều bằng 0. Nếu mức ý nghĩa của kiểm định nhỏ hơn 0.05, ta có thể an toàn bác bỏ giả thuyết Ho hay nói cách khác mô hình phù hợp với tập hợp dữ liệu khảo sát. - Hệ số Beta (Stvàardized Beta Coefficent): hệ số hồi quy chuẩn hóa cho phép so sánh một cách trực tiếp về mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. - Kiểm định mức ý nghĩa của hệ số Beta: sử dụng trị thống kê t để kiểm tra mức ý nghĩa của hệ số Beta. Nếu mức ý nghĩa của kiểm định nhỏ 0.05, ta có thể kết luận hệ số beta có ý nghĩa về mặt thống kê.
  • 42. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 34 3.6.5 Kiểm định ANOVA Phân tích phương sai một yếu tố dùng để kiểm định giả thuyết trung bình bằng nhau của các nhóm với khả năng sai lầm là 5% Sau khi phân tích hồi quy tuyến tính để biết được sự ảnh hưởng của biến độc lập và phụ thuộc, tác giả tiến hành kiểm định anova một chiều để biết sự khác nhau giữa nam và nữ tới độ nhạy đạo đức
  • 43. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 35 Kết luận chương 3 Trong chương này tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu, mẫu nghiên cứu, mô tả các biến và phương pháp nghiên cứu. Tác giả đưa ra giả thuyết sự ảnh hưởng của giới tính độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán. Phương pháp thu thập dữ liệu là thu thập dữ liệu từ sinh viên chuyên ngành kế toán thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày rõ trong chương tiếp theo.
  • 44. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 36 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu để đánh giá thang đo, kiểm định mô hình, giả thuyết nghiên cứu. Mục đích của chương 4 là trình bày về kết quả về mẫu phân tích, kết quả thống kê mô tả và kết quả phân tích hồi quy để chứng minh giả thuyết nghiên cứu đề ra. 4.1 THÔNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU Kết quả thu thập được theo Bảng 4.1 với 127 sinh viên ngành kế toán, số lượng sinh viên nữ 77, chiếm 60.6% và số lượng sinh viên nam là 50 chiếm 39.4%. Theo thống kê ban đầu cho thấy có một sự chêch lệch khá lớn giữa số lương sinh viên nữ và nam. Sinh viên năm 2 chiếm 2.3%, sinh viên năm 3 chiếm 40.2%, sinh viên năm 4 chiếm 31.5%. Số lượng sinh viên trường đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) chiếm 40.2%, trường Công nghiệp TP.HCM 18.9%, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ sở TP.HCM (PTIT) chiếm 33.9% và sinh viên trường Đại học Sài Gòn, Đại học Tài Chính Marketing, và Đại học Hutech (KHAC) chiếm 7.1%. Kết quả mẫu nghiên cứu chính thức trình bày ở Bảng 4.1 bên dưới. Bảng 4.1: Kết qua chung về mẫu (Mẫu = 127) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Lũy kế Nam 50 39.4 39.4 Giới tính Nu 77 60.6 100.0 Total 127 100.0 UEH 51 40.2 40.2 Trường IUH 24 18.9 59.1 đại học PTIT 43 33.9 92.9 KHAC 9 7.1 100.0
  • 45. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 37 Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Lũy kế Total 127 100.0 Nam 2 36 28.3 28.3 Sinh viên Nam 3 51 40.2 68.5 năm Nam 4 40 31.5 100.0 Total 127 100.0 Duoi 5 3 2.4 2.4 Tu 5 den can 6 16 12.6 15.0 Điểm Tu 6 den can 7 48 37.8 52.8 trung Tu 7 den can 8 41 32.3 85.0 bình môn chuyên Tu 8 den can 9 17 13.4 98.4 ngành Tu 9 den 10 2 1.6 100.0 Total 127 100.0 Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát 4.2 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO Nghiên cứu này dựa vào nghiên cứu của Ameen, Guffey và cộng sự 1996 để đo lường giới tính ảnh hưởng đến độ nhạy đạo đức của sinh viên chuyên ngành kế toán tại TP.Hồ Chí Minh. Tuy nhiên như đã trình bày chương 2 và chương 3, bài nghiên cứu vận dụng thang đo độ nhạy cảm đạo đức của sinh viên kế toán theo nghiên cứu Ameen, Guffey và cộng sự 1996 nên khi áp dụng tại Việt Nam, cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh cần điều chỉnh cho phù hợp. Vì vậy khi sử dụng thang đo này để đo lường khái niệm độ nhạy cảm đạo đức cần phải được kiểm định lại tại TP. Hồ Chí Minh. 4.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối vối thang đo.
  • 46. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 38 Thang đo trong nghiên cứu này được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặc chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau, giúp loại đi những biến và thang đo không phù hợp. Ngoài ra, hệ số tương quan biến – tổng dùng để kiểm tra mối tương quan chặt chẽ giữa các biến cùng đo lường một khái niệm nghiên cưu. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo được trình bày ở Bảng 4.2 cho thấy tất cả các thành phần đều có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt tiêu chuẩn cho phép phân tích nhân tố khám phá. Kết quả phân tích ở Bảng 4.2 Cronbach’s Alpha của các thành phần của thang đo độ nhạy đạo đức có đặc điểm sau: - Thang đo Độ nhạy cảm đạo đức có Cronbach’s Alpha khá lớn là .988, các biến quan sát trong thành phần này có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn thiêu chuẩn cho phép 0.3. Nên tất cả 23 biến quan sát đều được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố EFA. Như vậy, qua kết quả đánh giá thang đo trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA cho thang đo độ nhạy cảm đạo đức đều đủ điều kiện để thực hiện phân tích nhân tố khám phá. (Phụ luc 2) Bảng 4.2 Cronbach’s Alpha của thang đo độ nhạy cảm đạo đức Trung bình Phương sai Tương quan Hệ số alpha nếu Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu biến tổng loại biến này loại biến loại biến MS1 68.69 1317.056 .831 .987 MS2 68.50 1329.998 .731 .988 MS3 69.24 1327.789 .836 .988 MS4 68.82 1279.943 .868 .987
  • 47. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 39 Trung bình Phương sai Tương quan Hệ số alpha nếu Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu biến tổng loại biến này loại biến loại biến MS5 69.14 1299.758 .866 .987 MS6 68.95 1289.379 .842 .987 MS7 69.31 1282.056 .903 .987 MS8 69.20 1291.397 .880 .987 MS9 68.94 1278.703 .895 .987 MS10 68.94 1280.830 .881 .987 MS11 69.03 1259.745 .947 .987 MS12 69.08 1263.930 .939 .987 MS13 69.37 1286.394 .890 .987 MS14 69.26 1279.813 .884 .987 MS15 69.29 1293.240 .834 .987 MS16 69.30 1282.021 .908 .987 MS17 69.07 1288.463 .837 .987 MS18 69.29 1281.462 .927 .987 MS19 69.26 1299.845 .878 .987 MS20 69.06 1257.075 .949 .987 MS21 69.33 1302.429 .858 .987 MS22 69.14 1270.504 .931 .987 MS23 69.31 1276.849 .909 .987 Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát 4.2.2 Phân tích nhân tồ khám phá EFA với thang đo độ nhạy đạo đức.
  • 48. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 40 Kết quả kiểm định Barlett’s được trình bày ở Bảng 4.3 cho thấy, giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (Sig = .0000 < .05), đồng thời hệ số KMO = .971> 0.5, kết quả này cho thấy việc phân tích nhân tố là phù hợp. Theo kết quả EFA trong bảng ma trận thành phần xoay (Rotated Component Matrix) được trình bày ở bảng 4.4, 23 biến quan sát của thang đo độ nhạy cảm đạo đức ban đầu theo lý thuyết đều có hệ số Factor loading đạt chuẩn, lớn hơn 0.5 (Phụ luc 3) Bảng 4.3 KMO và Bartlett's Test KMO và Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .971 Approx. Chi-Square 4246.432 Bartlett's Test of Sphericity df 253 Sig. .000 Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát Bảng 4. 4 Component Matrixa Biến quan sát Nhân tố 1 MS20 .953 MS11 .952 MS12 .944 MS22 .937 MS18 .934 MS23 .919
  • 49. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 41 Biến quan sát Nhân tố 1 MS16 .917 MS7 .911 MS9 .905 MS13 .900 MS14 .893 MS8 .891 MS19 .890 MS10 .890 MS5 .879 MS4 .879 MS21 .871 MS6 .855 MS3 .850 MS17 .849 MS15 .847 MS1 .845 MS2 .750 Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát 4.2.3 Kiểm độ tin cậy của thang đo Sau khi phân tích nhân tố, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha nhằm kiểm định lại mức độ chặt chẽ, mạch lạc của các biến quan sát trong thang đo. Kết quà kiểm định cho thấy thang đo đạt yêu cầu. Như vây, tất cả các biến quan sát đều được giữ lại để thực hiện phân tích hồi quy tiếp theo.
  • 50. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 42 4.3 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT Căn cứ vào mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu đặt ra là có sự tương quan giữa giới tính vào độ nhạy đạo đức. Phương pháp hồi quy được sử dụng để xác định sự tương quan này có tuyến tính hay không và mức độ quan trọng của giới tính đến độ nhạy đạo đức. Sau khi qua giai đoạn phân tích nhân tố, có 3 nhân tố được đưa vào để kiểm định mô hình. Giá trị nhân tố là trung bình của các biến quan sát thành phần thuộc nhân tố đó. Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để xem xét phù hợ khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy. 4.3.1 Phân tích biến quan sát Từ kết quả phân tích ở Bảng 4.5, Mức độ trung bình nhận được từ câu trả lời của sinh viên nữ dao động từ 3.81 đến 4.81 và sinh viên nam dao động từ 0.9 đến 2.42. Từ đó, tác giả có những nhận định ban đầu như sau: sinh viên nữ có nhận thức về gian lận cao hơn sinh viên nam. Mức độ trung bình thấy nhất của sinh viên nữ là 3.81, trong khi đó mức độ trung bình thấp nhất của nam là 0.9 (nữ gấp gần 4 lần của nam). Do đó, mức độ nhận thức về các vấn đề gian lận của sinh viên nữ cao hơn rất nhiều so với sinh viên nam. Những hoạt đông trong bảng, sinh viên nữ cho rằng là giân lận nhưng lại sinh viên nam lại cho rằng nó ít gian lận và thậm chí là không gian lận. Bảng 4.5: Phân tích Biến quan sát Trung bình Biến quan sát Tất cả Sinh viên nữ Sinh viên nam (N = 127) (N = 77) (N = 50) MS2 3.75 4.61 2.42 MS1 3.56 4.56 2.02 MS4 3.43 4.78 1.36
  • 51. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 43 Trung bình Biến quan sát Tất cả Sinh viên nữ Sinh viên nam (N = 127) (N = 77) (N = 50) MS9 3.31 4.70 1.16 MS10 3.31 4.64 1.26 MS6 3.30 4.52 1.42 MS11 3.22 4.81 0.78 MS20 3.19 4.77 0.76 MS17 3.18 4.47 1.2 MS12 3.17 4.69 0.84 MS5 3.11 4.23 1.38 MS22 3.11 4.55 0.9 MS8 3.06 4.26 1.2 MS3 3.01 3.81 1.78 MS14 2.99 4.32 0.94 MS19 2.99 4.08 1.32 MS15 2.96 4.12 1.18 MS18 2.96 4.26 0.96 MS16 2.95 4.30 0.88 MS7 2.94 4.27 0.9 MS23 2.94 4.31 0.84 MS21 2.92 3.99 1.28
  • 52. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 44 Trung bình Biến quan sát Tất cả Sinh viên nữ Sinh viên nam (N = 127) (N = 77) (N = 50) MS13 2.88 4.13 0.96 Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát 4.3.2 Phân tích tương quan Trước khi phân tích hồi quy tuyến tính bội, mối tương quan giữa các biến cần phải được xem xét. Bước đầu tiên khi phân tích hồi quy tuyến tính là sử dụng hệ số tương quan Pearson để xem xét các mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập, cũng như giữa các biến độc lập với nhau. Hệ số này luôn nằm trong khoảng từ -1 đến +1, lấy giá trị tuyệt đối, nếu lớn hơn 0,6 thì có thể kết luận mối quan hệ là chặt chẽ, và càng gần 1 thì mối quan hệ càng chặt, nếu nhỏ hơn 0,3 thì cho biết mối quan hệ là lỏng lẻo. Theo kết quả được trình bày ở Bảng 4.6, hệ số tương quan giữa biến độ nhạy cảm đạo đức và biến giới tính có mối tương quan cao, hệ số tương quan là .960 và Sig có giá trị nhỏ (Sig = .000). Vì vậy, biến biến độc lập giới tính và biến phụ thuộc độ nhạy đạo đức đều được đưa vào mô hình phân tích hồi quy. Bảng 4.6: Ma trân tương quan giữa các biến MS_TB Gender Pearson Correlation 1 .960** MS_TB Sig. (2-tailed) .000 N 127 127
  • 53. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 45 MS_TB Gender Pearson Correlation .960** 1 Gender Sig. (2-tailed) .000 N 127 127 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát 4.3.3 Phân tích hồi quy Nghiên cứu kiểm tra sự khác biệt về giới tính nam và nữ sinh viên chuyên ngành kế toán tới độ nhạy cảm đạo đức bằng mô hình hồi quy và kiểm định ANOVA – oneway (Phụ lục 4) 4.3.3.1 Phân tích hồi quy tuyến tính Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tín Các tiêu chuẩn kiểm định hồi quy tuyến tính gồm: Hệ số xác định R Square, Hệ số điều chỉnh R Square, Sig, chỉ số VIF cũng được sử dụng để đánh giá độ phù hợp của mô hình. Hệ số xác định R Square = 0.922 khác 0 cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp. Kết quả cũng cho thấy hệ số điều chỉnh R Square = 0.921 > 0.5 nhỏ hơn hệ số xác định R Square (0.921 < 0.922), hệ số này dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình an toàn, chính xác hơn là nó không thổi phồng độ phù hợp của mô hình (Bảng 4.7) Điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Tiếp theo, để kiểm định sự phù hợp của mô hình này, tác giả sử dụng kiểm định F trong phân tích phương sai ANOVA. Ý tưởng của kiểm định này về mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập là nó xem xét biến phụ thuộc có liên
  • 54. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 46 hệ tuyến tính với biến độc lập hay không. Với kết quả tại Bảng 4.8, Sig = .000 < 0.5, điều này có nghĩa là biến độc lập trong mô hình có thể giải thích sự biến thiên của biến phụ thuộc và mô hình xây dựng phù hợp với tập dữ liệu, có thể được sử dụng. Bảng 4. 7: Đánh giá độ phù hợp của mô hình Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .960a .922 .921 .45769 a. Predictors: (Constant), Gender Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát Bảng 4.8: Kết quả phân tích kiểm định F ANOVAa Model Sum of df Mean Square F Sig. Squares Regression 308.874 1 308.874 1474.490 .000b 1 Residual 26.185 125 .209 Total 335.058 126 a. Dependent Variable: MS_TB b. Predictors: (Constant), Gender Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát Ý nghĩa hệ số hồi quy
  • 55. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 47 Kết quả phân tích hồi quy trong Bảng 4.9 cho thấy, trọng số hồi quy β của biến độc lập giới tính có ý nghĩa thống kê, giá trị Sig. nhỏ hơn 0.05. (Sig = .000 < .05, Beta = .960). Về kiểm định đa cộng tuyến, hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 10 (GENDER – VIF =1.000) cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến không bị vi phạm. Bảng 4.9 Kết quả phân tích hồi quy Coefficientsa Mô hình Hệ số chưa Hệ số t Sig. Đa cộng tuyến chuẩn hóa chuẩn hóa B Độ lệch Beta Dung sai VIF chuẩn (Constant) 1.206 .065 18.633 .000 1 Gender 3.192 .083 .960 38.399 .000 1.000 1.000 a. Dependent Variable: MS_TB Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát Mô hình hồi quy sau đây đặc trưng cho mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thực tế: MS = 1.206 + 3.192GENDER Phương trình hồi quy cho thấy, Độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán chịu tác động của giới tính, bị ảnh hưởng bởi giới tính. Kiểm định giả thuyết Giả thuyết H cho rằng có sự ảnh hưởng của giới tính đến độ nhạy đạo đức của sinh viên kế toán. Căn cứ vào kết quả phân tích hồi quy, giả thuyết này được chấp nhận với hệ số Beta là 0.960 mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05. (Bảng 4.9). Như vậy giới tính của sinh viên kế toán sẽ ảnh hưởng đến mức độ nhận thức đạo đức của mình.
  • 56. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 48 4.3.3.2 Phân tích ANOVA một chiều Kết quả kiểm định ANOVA một chiều cho thấy Kiểm định Levene Sig = 0.033, vậy giả định phương sai đồng nhất được chấp nhận (Bảng 4.11). Tiếp theo ANOVA test cho kết quả Sig.= 0.000, vậy kết luận có sự phản ứng khác biệt giữa nam và nữ sinh viên kết toán đối với độ nhạy đạo đức. Giá trị trung bình (mean) của sinh viên nữ lớn hơn của sinh viên nam (4.3981 > 1.2061) (Bảng 4.10). Điều này cho thấy độ nhạy đạo đức của sinh viên nữ cao hơn của sinh viên nam, nói cách khác mức độ nhận thức của sinh viên nữ về các vấn đề đạo đức cao hơn mức độ nhận thức của sinh viên nam. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với những nhận định ban đầu. Bảng 4.10: Thống kê mô tả Descriptives MS_TB N Mean Std. Std. 95% Confidence Minimum Maximum Deviation Error Interval for Mean Lower Upper Bound Bound Nam 50 1.2061 .59813 .08459 1.0361 1.3761 .39 4.04 Nu 77 4.3981 .33745 .03846 4.3215 4.4747 3.43 4.91 Total 127 3.1414 1.63070 .14470 2.8550 3.4278 .39 4.91 Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát Bảng 4. 11: Kiểm định Levene phương sai đồng nhất Test of Homogeneity of Variances