SlideShare a Scribd company logo
1 of 102
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ PHƯƠNG NGA
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHẬN THỨC VỀ
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG
CHỨC TẠI SỞ TÀI CHÍNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ PHƯƠNG NGA
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHẬN THỨC VỀ
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG
CHỨC TẠI SỞ TÀI CHÍNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HỒ VIẾT TIẾN
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp hoàn thiện nhận thức về trách nhiệm xã
hội của công chức tại Sở Tài chính Đồng Nai” là đề tài nghiên cứu độc lập của cá
nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hồ Viết Tiến và sự hỗ trợ của các lãnh
đạo, đồng nghiệp tại Sở Tài chính Đồng Nai.
Các nguồn dữ liệu trích dẫn, các số liệu sử dụng và nội dung trong luận văn
này là trung thực, dữ liệu và kết quả nghiên cứu do tôi tự thực hiện và chưa từng
được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào.
Mọi tham khảo của luận văn này được trích dẫn theo đúng quy định, rõ ràng
tên tác giả, tên công trình nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm cá nhân về luận văn của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 04 năm 2018
Người thực hiện luận văn
TRẦN THỊ PHƯƠNG NGA
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các phụ lục
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2
2.1 Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... 2
2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3
4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................................ 4
7. Kết cấu luận văn.................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
DOANH NGHIỆP ................................................................................................... 6
1.1 Cơ sở lý luận về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp................................ 6
1.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social
Responsibility – CSR)............................................................................................... 6
1.1.2 Đạo đức kinh doanh ..................................................................................... 8
1.1.3 Phát triển bền vững – Mục tiêu thực hiện trách nhiệm xã hội ..................... 9
1.1.4 Lý thuyết các bên liên quan ........................................................................10
1.1.5 Một số mô hình nghiên cứu về CSR...........................................................11
1.1.5.1 Mô hình kim tự tháp của Carroll (1991).......................................... 11
1.1.5.2 Mô hình ba miền của Schwartz & Carroll (2003) ........................... 12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.1.5.3 Mô hình vòng tròn đồng tâm Ủy ban phát triển kinh tế (1971)....... 14
1.1.5.4 Mô hình về năm khía cạnh CSR của Alexander Dahlsrud (2008)... 15
1.1.5.5 Mô hình các bên liên quan............................................................... 16
1.2 Trách nhiệm xã hội trong khu vực công ........................................................18
1.3 Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội...............................................22
1.4 Mô hình nghiên cứu chính thức......................................................................22
TÓM TẮT CHƯƠNG 1.........................................................................................25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA CÔNG CHỨC TẠI SỞ TÀI CHÍNH ĐỒNG NAI ....................................26
2.1 Tổng quan về Sở Tài chính Đồng Nai.............................................................26
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển..................................................................26
2.1.1.1 Ngành Tài chính Đồng Nai..............................................................26
2.1.1.2 Giới thiệu về Sở Tài chính Đồng Nai hiện nay ...............................27
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài chính Đồng Nai......................................27
2.1.3 Cơ cấu tổ chức.............................................................................................28
2.1.4 Cơ chế hoạt động.........................................................................................30
2.1.5 Những yếu tố tác động đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị..........31
2.1.6 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của cán bộ, công chức................31
2.2 Tổng quan nghiên cứu .....................................................................................33
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................33
2.3 Mô tả mẫu khảo sát..........................................................................................37
2.4 Kết quả khảo sát và phân tích.........................................................................39
2.4.1 Trách nhiệm xã hội đối với khách hàng...................................................... 39
2.4.2 Trách nhiệm xã hội với người lao động...................................................... 42
2.4.3 Trách nhiệm xã hội với nhà cung cấp ......................................................... 43
2.4.4 Trách nhiệm xã hội với môi trường ............................................................ 45
2.4.5 Trách nhiệm xã hội với cộng đồng.............................................................. 46
2.4.6 Trách nhiệm xã hội với nhà quản lý............................................................ 48
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.5 Đánh giá chung về thực trạng nhận thức của cán bộ, công chức tại Sở Tài
chính Đồng Nai .......................................................................................................50
TÓM TẮT CHƯƠNG 2.........................................................................................51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHẬN THỨC VỀ TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI CỦA CÔNG CHỨC TẠI SỞ TÀI CHÍNH ĐỒNG NAI.....................52
TÓM TẮT CHƯƠNG 3.........................................................................................59
KẾT LUẬN .............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................61
PHỤ LỤC................................................................................................................67
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Mô tả mẫu quan sát………………………………………………………. 38
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát nhận thức về trách nhiệm xã hội với khách hàng…........ 40
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát nhận thức về trách nhiệm xã hội với người lao động….. 42
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát nhận thức về trách nhiệm xã hội với nhà cung cấp……. 44
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát nhận thức về trách nhiệm xã hội với môi trường………. 45
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát nhận thức về trách nhiệm xã hội với cộng đồng……… 47
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát nhận thức về trách nhiệm xã hội với nhà quản lý…….. 49
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp đánh giá nhận thức về trách nhiệm xã hội của CBCC Sở
Tài chính Đồng Nai………………………………………………………………….. 50
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mô hình kim tự tháp CSR, Carroll (1991)………………………………. 11
Hình 1.2: Mô hình ba miền của Schwarts & Carroll (2003)……………………….. 13
Hình 1.3: Mô hình vòng tròn đồng tâm Ủy ban Phát triển Kinh tế (1971)………… 14
Hình 1.4: Mô hình 5 khía cạnh CSR của Alexander Dahlsrud (2008)…………….. 15
Hình 1.5: Mô hình cổ điển của Milton Friedman và Mô hình CSR của Freeman…. 17
Hinh 1.6: Mô hình nguyên gốc về các bên liên quan…………………………….... 18
Hình 1.7: Mô hình nghiên cứu chính thức…………………………………………. 24
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Sở Tài chính Đồng Nai hiện nay………………………… 28
Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu……………………………………………………. 33
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBCC Cán bộ, công chức
CSR Corporate Sociel Responsibility (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp)
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Thang đo đề xuất
Dàn bài câu hỏi nghiên cứu định tính
Phụ lục 2
Phỏng vấn lần 1: xây dựng bảng câu hỏi khảo
sát Dàn bài câu hỏi nghiên cứu định tính
Phụ lục 3
Phỏng vấn lần 2: tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất giải pháp
Phụ lục 4 Phiếu khảo sát
Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007
Phụ lục 5 của Bộ Trưởng Bộ Nội vụ về quy tắc ứng xử của cán bộ, công
chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, nền
hành chính Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể theo hướng chuyển từ “cai trị”
sang “phục vụ”: hành chính là người phục vụ, công dân là khách hàng. Theo đó,
hoạt động của nhà nước phải định hướng theo khách hàng và phục vụ khách hàng
một cách tốt nhất, đem lại hiệu quả kinh tế, đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của con
người.
Mỗi cơ quan, mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm, nghĩa vụ giúp đỡ người
dân thể hiện và thỏa mãn lợi ích chính đáng, hợp pháp của họ; quản lý và điều hành
nền kinh tế thị trường; xây dựng, đảm bảo việc thực hiện các chính sách xã hội;
cung cấp các dịch vụ công có chất lượng cao; giúp cơ quan nhà nước hoạt động hiệu
quả hơn.
Trước tình hình phát triển của đất nước, đời sống con người từng bước được
nâng cao, tư tưởng, lối sống, đạo đức của cán bộ, công chức cũng có sự chuyển biến
lớn gây nên tác động tích cực lẫn tiêu cực về nhiều mặt. Theo Chỉ số PAPI (Chỉ số
hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh tại Việt Nam) năm 2017 được
Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam công bố: tỷ lệ người được gặp
và làm việc với cán bộ chính quyền khi có bức xúc tăng 21,42% so với năm 2016.
Tỉ lệ người hài lòng với kết quả phúc đáp của chính quyền về đơn thư khiếu nại tăng
17,78% so với năm 2016. Bên cạnh đó, tỷ lệ người cảm thấy hài lòng, đã đạt kết quả
tốt trong quá trình làm việc với cán bộ, công chức địa phương giảm nhẹ 2,4% so với
năm 2016. Tỉ lệ hài lòng với kết quả giải quyết thư tố cáo giảm 51,47% so với năm
2016. Cụ thể hơn, tại tỉnh Đồng Nai, theo báo cáo kết quả công tác thanh tra năm
2017 cho thấy, tuy chỉ số PAPI của tỉnh thuộc nhóm trung bình cao, các nội dung
đánh giá hiệu quả hoạt động đều tăng so với các năm vể trước nhưng vẫn còn một
số trường hợp bất cập như: qua thanh tra, phát hiện 101 trường hợp cán bộ, công
chức có hành vi sai phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, kỷ
cương hành chính; 03 đối tượng có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2
trong khi thi hành công vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, không tuân thủ nguyên tắc,
quy định về tài chính – kế toán để xảy ra các sai phạm về tài chính ngân sách. Trong
tổng số 51.329 cán bộ, công chức của tỉnh thực tế chỉ có khoảng 60% cán bộ, công
chức làm việc có hiệu quả cao; một số trường hợp cán bộ, công chức thiếu ý thức
trách nhiệm trong giải quyết công việc, có thái độ không đúng mực, xử lý phản ánh,
kiến nghị của người dân chưa triệt để; giải quyết công việc sai quy định; bớt xén
thời gian làm việc, thụ động trong việc học tập nâng cao trình độ dẫn đến năng lực
công tác hạn chế…Các vấn đề bất cập vẫn tiếp tục xảy ra khiến người dân dần mất
niềm tin vào cơ quan nhà nước tạo nên áp lực chung cho khu vực công.
Trước tình hình đó, cơ quan nhà nước cần kịp thời rút kinh nghiệm, hoàn
thiện chính sách, điều chỉnh lối làm việc, đáp ứng các yêu cầu về trách nhiệm xã
hội, đảm bảo tạo ra các dịch vụ công và hoạt động hiệu quả nhằm xây dựng lại uy
tín trong nhân dân. Đồng thời, mỗi cán bộ, công chức cần nhận thức đúng đắn trong
việc thực hiện trách nhiệm xã hội.
Như vậy, cán bộ, công chức tại Sở Tài chính Đồng Nai đã hiểu đúng về trách
nhiệm xã hội hay chưa? Làm thế nào để nâng cao nhận thức của họ về việc thực
hiện trách nhiệm xã hội? Vấn đề trên sẽ được giải đáp thông qua đề tài “Giải pháp
hoàn thiện nhận thức về trách nhiệm xã hội của công chức tại Sở Tài chính Đồng
Nai” để mỗi cá nhân làm việc tại Sở Tài chính Đồng Nai có định hướng đúng đắn
về nội dung trách nhiệm xã hội, góp phần nâng cao ý thức thực hiện trách nhiệm xã
hội trong mỗi hoạt động công vụ, giúp tổ chức ngày càng phát triển bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Thực trạng nhận thức của cán bộ, công chức tại Sở Tài chính Đồng Nai về
trách nhiệm xã hội từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện nhận thức của
họ về trách nhiệm xã hội.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các nội dung liên quan đến sự khác biệt của trách nhiệm xã
hội trong khu vực công.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3
- Thực trạng nhận thức về trách nhiệm xã hội của công chức Sở Tài chính
Đồng Nai.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện nhận thức về trách nhiệm xã hội của công
chức tại Sở Tài chính Đồng Nai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: nhận thức của cán bộ, công chức (người
lao động) về trách nhiệm xã hội.
- Đối tượng khảo sát: Cán bộ, công chức hiện đang làm công việc chuyên
môn tại Sở Tài chính Đồng Nai.
- Thời gian khảo sát: tháng 01 - 02/2018.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại Sở Tài chính Đồng Nai.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Nội dung trách nhiệm xã hội trong khu vực công là gì?
- Thực trạng nhận thức về trách nhiệm xã hội của công chức Sở Tài chính
Đồng Nai như thế nào?
- Giải pháp nào để hoàn thiện nhận thức về trách nhiệm xã hội của công chức
Sở Tài chính Đồng Nai?
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nói trên, đề tài được thực hiện thông
qua phương pháp định tính và phương pháp định lượng giản đơn bằng thống kê mô
tả; các số liệu được xử lý bằng chương trình Microsoft Excel.
a) Phương pháp định tính
- Cách thức thu thập dữ liệu thứ cấp:
Phương pháp phân tích tư liệu, dữ liệu có sẵn để hệ thống cơ sở lý luận một
cách khái quát cụ thể nhất về thực trạng và nội dung trách nhiệm xã hội của tổ chức.
- Cách thức thu thập dữ liệu sơ cấp:
+ Phương pháp phỏng vấn chuyên gia:
Tác giả dự thảo bảng câu hỏi cho phiếu khảo sát và phỏng vấn lấy ý kiến các
chuyên gia (gồm giảng viên hướng dẫn, lãnh đạo, quản lý và cán bộ quản lý nhân
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4
sự) để thống nhất, chỉnh sửa, hoàn thiện bảng câu hỏi cho phù hợp với ý kiến
chuyên gia và tình hình thực tế tại đơn vị đồng thời thảo luận phương pháp khảo sát
để tránh ảnh hưởng đến công việc của công chức.
Bằng phương pháp này, sau khi có kết quả khảo sát, tác giả tiếp tục tiến hành
thảo luận về nguyên nhân của một số kết quả phân tích nhằm có cái nhìn khách
quan, tham khảo các giải pháp được đề xuất và đưa ra giải pháp chính thức.
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Sau khi thống nhất ý kiến chuyên gia, tác giả điều chỉnh nội dung ban đầu và
đưa ra bảng câu hỏi khảo sát hoàn chỉnh và thực hiện khảo sát công chức tại Sở Tài
chính. Đối tượng được hỏi đưa ra câu trả lời của mình bằng cách đánh dấu vào các ô
trả lời tương ứng theo quy ước được đặt ra.
b) Phương pháp định lượng
Phương pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu thu thập từ
tài liệu và thực tế, từ đó hệ thống hóa, tổng hợp các thông tin và xử lý số liệu bằng
chương trình Microsoft Excel.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR). Trong luận văn này, tác giả tập
trung đánh giá nhận thức của cán bộ, công chức vì công chức trực tiếp tiếp xúc với
dân, giải quyết công việc phục vụ nhân dân. Mọi hoạt động công vụ của cán bộ,
công chức có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh bộ máy hành chính
nhà nước đồng thời họ có thể cảm nhận và đánh giá hiệu quả thực thi trách nhiệm
xã hội của tổ chức và đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm giúp tổ chức có hướng
phát triển tốt hơn trong tương lai, nhận thức của người lao động về đạo đức và trách
nhiệm xã hội của một tổ chức có thể ảnh hưởng đến thái độ và hiệu quả làm việc, từ
đó sẽ có ảnh hưởng đến tổ chức nơi họ đang làm việc.
Từ thực trạng nhận thức của đối tượng nêu trên, luận văn đề xuất giải pháp
để hoàn thiện nhận thức về trách nhiệm xã hội của cán bộ, công chức hướng đến
mục tiêu phát triển bền vững.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
5
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng nhận thức về trách nhiệm xã hội của công chức tại Sở
Tài chính Đồng Nai.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nhận thức về trách nhiệm xã hội của công
chức Sở Tài chính Đồng Nai.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate
Social Responsibility – CSR)
Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social
Responsibility – CSR) bắt đầu xuất hiện từ những năm 1920 tại Hoa Kỳ, tuy nhiên,
do cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1939) và Chiến tranh thế giới thứ
hai (1939 – 1945), vấn đề CSR đã không còn được chú ý. Cho đến những năm
1950, khái niệm CSR được đề cập trở lại trong cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của
Doanh nhân” (Social Responsibilities of the Businessmen) của học giả Howard
Bowen. Trong cuốn sách này, Bowen (1953) định nghĩa “CSR là nghĩa vụ của
doanh nhân để theo đuổi các chính sách, đưa ra các quyết định, hoặc thực hiện
chuỗi các hoạt động được xã hội mong đợi cả về mục tiêu và giá trị nhằm mục đích
tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến quyền và lợi
ích của người khác”. Votaw (1972) có nhận định rằng trách nhiệm trong CSR có
nghĩa là tổ chức có trách nhiệm tại địa phương, nơi đang hoạt động, tuy nhiên thuật
ngữ này không hoàn toàn giống nhau cho các tổ chức khác nhau.
Mô hình cổ điển của Milton Friedman (1970) cho rằng: “Trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp là tăng tối đa lợi nhuận của họ trong phạm vi của luật pháp và các
ràng buộc đạo đức tối thiểu”. Tiếp theo, Steiner (1971), cho rằng “trong hoạt động
kinh doanh, doanh nghiệp luôn đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu nhưng nó vẫn phải
có trách nhiệm đối với xã hội để giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu cơ bản.
Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp thường sử dụng một phần lợi nhuận ngắn hạn
hoặc dài hạn để duy trì hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội”. Trong khi đó,
Johnson (1971) cho rằng “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một trong những
hoạt động mà các nhà quản lý hướng tới thay vì chỉ phấn đấu để đem lại lợi ích cho
các cổ đông, doanh nghiệp còn có trách nhiệm tính đến lợi ích của nhân viên, nhà
cung cấp, đại lý, cộng đồng địa phương và toàn quốc” …
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
7
Carroll (1979) định nghĩa: "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm
kinh tế, pháp lý, đạo đức, và sự mong đợi của xã hội dành cho các tổ chức tại một
thời điểm nhất định”. Lưu ý rằng kinh tế và pháp lý là nghĩa vụ và trách nhiệm bắt
buộc trong khi các nghĩa vụ về đạo đức và những sự mong đợi khác thì do sự tự
nguyện của con người.
Không dừng lại ở đó, lý thuyết các bên liên quan đã được phát triển trong
khái niệm trách nhiệm xã hội (Freeman 1984, Donaldson và Preston 1995). Theo
đó, phạm vi của CSR không chỉ bao gồm bốn khía cạnh mà được mở rộng đến các
đối tượng hữu quan (stakeholder). Đến năm 2004, Maignan và Ferrell tiếp tục cho
rằng CSR là “các quyết định và hoạt động của doanh nghiệp nhằm tạo ra và cân
bằng các lợi ích khác nhau của những cá nhân và tổ chức liên quan”.
Theo như Matten và Moon (2004): “Trách nhiệm xã hội là một khái niệm
bao gồm nhiều khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện,
công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là khái niệm
động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”.
Ngân hàng Thế giới (2004) phát biểu rằng “CSR là cam kết của doanh
nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, phối hợp với người lao động,
gia đình của họ, cộng đồng địa phương và xã hội nhằm cải thiện chất lượng cuộc
sống theo hướng có lợi cho việc kinh doanh cũng như sự phát triển chung”. Đây
cũng là cam kết của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa
hóa lợi ích tác động đến xã hội (Mohr, Webb và Harris, 2001).
CSR liên quan đến những quyết định và hành động được thực hiện mà ít nhất
cũng vượt trên những lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, là những nguyên tắc điều
chỉnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội (Carroll & Shabana, 2010).
CSR ngày càng được đề cao cũng như dành được sự quan tâm của cộng đồng
tại nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung này
(Korhonen, 2003).
Một cách cụ thể, biểu hiện về trách nhiệm xã hội của tổ chức được thể hiện
qua các vấn đề sau: cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao cho người
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
8
tiêu dùng; tạo môi trường làm việc an toàn, trả lương theo quy định, đầu tư vào phát
triển nguồn nhân lực; tuân thủ các yêu cầu về lập pháp (tài chính, lao động, môi
trường…); xây dựng mối quan hệ tin cậy và chính xác với tất cả các bên liên quan;
cải thiện hoạt động của tổ chức nhằm nâng cao giá trị tổ chức; xem xét những mong
đợi của công chúng và những giá trị đạo đức được chấp nhận rộng rãi trong các hoạt
động của tổ chức; đóng góp vào xã hội thông qua hợp tác và các dự án phát triển
cộng đồng địa phương…Mục tiêu chính của CSR là nhằm đảm bảo tổ chức phát
triển theo đúng mục tiêu đã đề ra với định hướng bền vững trong một thời gian dài
để tiến hành hoạt động kinh doanh (Jamali, 2008).
1.1.2 Đạo đức kinh doanh
Trong một tổ chức, quy tắc đạo đức là một tập hợp các nguyên tắc hướng dẫn
tổ chức trong các chương trình, chính sách và quyết định của nó đối với việc kinh
doanh. Triết lý đạo đức mà tổ chức sử dụng để tiến hành hoạt động có tác động
mạnh mẽ đến uy tín, năng suất và lợi nhuận cuối cùng của tổ chức.
Đạo đức kinh doanh hình thành từ thực tiễn kinh doanh của mỗi tổ chức
trong các thời kỳ lịch sử. Các chuẩn mực đạo đức kinh doanh cũng thay đổi và phát
triển theo từng hình thái kinh tế, nhân khẩu học, đặc điểm địa phương. Đạo đức kinh
doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung
cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực của một tổ chức trong
những trường hợp nhất định. Cách thức đánh giá đạo đức kinh doanh của một tổ
chức được cụ thể hơn thông qua định nghĩa của Ferrel và Fraedrich (2008): “Đạo
đức kinh doanh bao gồm những nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi
trong thế giới kinh doanh. Việc đánh giá một hành vi cụ thể là đúng hay sai, phù
hợp với đạo đức hay không sẽ được quyết định bởi nhà đầu tư, nhân viên, khách
hàng, các nhóm có quyền lợi liên quan, hệ thống pháp lý cũng như cộng đồng”.
Nếu trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà tổ chức phải thực hiện nhằm đem đến
cho xã hội những tác động tích cực và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đối với
xã hội thì đạo đức kinh doanh đưa ra các chuẩn mực, quy định hướng dẫn hành vi
trong hoạt động của tổ chức. Đạo đức kinh doanh đưa ra những chuẩn mực rõ ràng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
9
để đánh giá phẩm chất của một tổ chức mà chính những chuẩn mực này dẫn dắt đến
việc đưa ra quyết định cuối cùng của tổ chức trong khi trách nhiệm xã hội được
xem như một cam kết của tổ chức đối vối xã hội. Khi hướng mục tiêu quan tâm đến
trách nhiệm xã hội, tổ chức sẽ quan tâm đến hậu quả tác động đến xã hội trước
những quyết định của tổ chức.
Tuy khác nhau nhưng trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau. Đạo đức trở thành sức mạnh trong trách nhiệm xã hội và là
một khía cạnh trong mô hình kim tự tháo về trách nhiệm xã hội (Carroll, 1979).
1.1.3 Phát triển bền vững – Mục tiêu thực hiện trách nhiệm xã hội
Năm 1972, tại hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường sống ở Stockholm, lần
đầu tiên thuật ngữ phát triển bền vững được sử dụng. Tuy nhiên mãi cho đến năm
1987, Ủy ban Brundtland - Ủy ban Môi trường và phát triển thế giới mới đưa ra một
định nghĩa chính thức về Phát triển bề vững như sau: “Phát triển có nghĩa là chỉ tập
trung thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không cam kết đảm bảo nguồn tài
nguyên cho những thế hệ trong tương lai. Còn phát triển bền vững là không chỉ
đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội đơn thuần mà còn cam kết, đảm bảo nhu
cầu của những người nghèo và thừa nhận giới hạn về nguồn tài nguyên thiên nhiên
của thế giới, không làm ảnh hưởng đến thế hệ tương lai”.
Như đã đề cập tại phần 1.1.2, Ngân hàng Thế giới (năm 2004) đã khẳng định
mối tương quan giữa trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững, theo đó “Trách
nhiệm xã hội là cam kết của tổ chức đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững,
phối hợp với người lao động, gia đình của họ, cộng đồng địa phương và xã hội
nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống theo hướng có lợi cho tổ chức cũng như sự
phát triển chung”.
Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không những giúp cho tổ
chức phát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.
Từ sự phát triển bền vững sẽ là nguyên nhân hướng đến việc áp dụng tính CSR vào
chính đơn vị theo hướng giai đoạn gồm 3 bước, đó là: (i) sự phát triển bền vững, (ii)
đơn vị đủ nguồn lực để đóng góp cho xã hội; (iii) tạo ra trách nhiệm xã hội của đơn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
10
vị (Arjan de Draaijer – KPMG Global Sustainability Service 2016). Hầu hết các tổ
chức muốn phát triển và tồn tại lâu dài đều phải có ý thức và hành động vì xã hội,
đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng
các nhu cầu của thế hệ trong tương lai.
1.1.4 Lý thuyết các bên liên quan
Lý thuyết các bên liên quan là lý thuyết được sử dụng phổ biến nhất trong
các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của tổ chức. Tiêu biểu trong trường phái lý
thuyết này là các tác giả Freeman, Friedman và Wood trong đó Freeman được xem
như là cha đẻ của lý thuyết này.
Lý thuyết các bên liên quan được đề cập tại cuốn sách “Quản trị chiến lược:
Phương pháp tiếp cận các bên liên quan” của Freeman (1984) như một đề xuất cho
chiến lược quản lý các tổ chức vào cuối thế kỷ XX. Theo thời gian, lý thuyết này đã
đã đạt được tầm quan trọng, và ngày càng có nhiều tác giả nhắc đến như Clarkson
(1994, 1995), Donaldson và Preston (1995), Mitchell et al (1997), Rowley (1997) và
Frooman (1999). Từ quan điểm chiến lược ban đầu, lý thuyết phát triển và được
xem như một phương tiện để quản lý, một ý tưởng về cách hoạt động của tổ chức.
Freeman (1984) lập luận rằng các tổ chức kinh doanh nên quan tâm đến lợi ích của
các bên liên quan khi đưa ra quyết định chiến lược, tổ chức là một phần của xã hội,
tổ chức có nhiệm vụ và trách nhiệm nhất định với các bên liên quan, hoặc các bên bị
ảnh hưởng bởi hoạt động của tổ chức. Hoạt động của tổ chức thực sự thành công khi
nó tạo ra giá trị cho khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, cộng đồng và các nhà tài
chính, cổ đông, ngân hàng và những người khác. Công việc của người quản lý bây
giờ là tìm hướng đi chung với sự quan tâm của khách hàng, nhà cung cấp, cộng
đồng, nhân viên, các nhà tài chính. Tổ chức nên đối xử với các bên liên quan một
cách công bằng và điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động của công ty trên thị
trường và do đó đảm bảo được tương lai cho các bên liên quan. Trong những năm
gần đây lý thuyết các bên liên quan đã được dần dần chấp nhận là một chủ đề thiết
yếu cùng với khái niệm về CSR và là "sợi chỉ đỏ" hàng đầu trong nghiên cứu về
kinh doanh – đạo đức (Fassin, 2009).
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
11
Trong đề tài này, tác giả sử dụng lý thuyết các bên liên quan làm nền tảng
cho khung phân tích nghiên cứu.
1.1.5 Một số mô hình nghiên cứu về CSR
1.1.5.1 Mô hình kim tự tháp của Carroll (1991)
Mô hình kim tự tháp của A. Carroll, 1991 về CSR là mô hình này được sử
dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Theo Carroll, CSR được chia thành bốn nhóm bao
gồm trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm
từ thiện/nhân văn (xem hình 1.1).
TRÁCH NHIỆM
TỪ THIỆN
TRÁCH NHIỆM
ĐẠO ĐỨC
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
TRÁCH NHIỆM KINH TẾ
Hình 1.1 Mô hình kim tự tháp CSR, Carroll (1991)
Nguồn: Carroll (1991)
Bốn nhóm trách nhiệm này gây ảnh hưởng đến các thành phần trong xã hội
như người tiêu dùng, nhân viên, đối tác, cộng đồng, nhà đầu tư, các bên liên quan
khác.
Cách đọc mô hình kim tự tháp của Carroll giống với thang bậc nhu cầu của
Maslow, cấp độ sau phụ thuộc vào cấp độ đứng trước nó: Thỏa mãn hai cấp độ đầu
tiên (trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý) là do xã hội đòi hỏi, thỏa mãn cấp độ
thứ ba (trách nhiệm đạo đức) là điều mà xã hội mong đợi, thỏa mãn cấp độ thứ tư
(trách nhiệm từ thiện) là điều mà xã hội ước ao.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
12
a) Trách nhiệm kinh tế
Trách nhiệm kinh tế là nền tảng và là trách nhiệm cơ bản hàng đầu xuất phát
từ mục đích tìm kiếm lợi nhuận của tổ chức.
b) Trách nhiệm pháp lý
Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của tổ chức là việc chấp hành
nghiêm chỉnh các quy định pháp lý do nhà nước ban hành, quy định đối với các bên
liên quan. Với người lao động, trách nhiệm pháp lý thể hiện qua việc cung cấp môi
trường lao động an toàn theo quy định, đảm bảo bình đẳng về cơ hội phát triển, chế
độ phúc lợi xã hội, lương thưởng, không tham nhũng…
c) Trách nhiệm đạo đức
Trách nhiệm đạo đức của một tổ chức thường được biểu hiện qua các giá trị
đạo đức, các nguyên tắc được tổ chức hoạch định trong sứ mệnh và chiến lược, bao
gồm những động thái mà xã hội mong đợi ở tổ chức, tuy nhiên, những hành vi này
không được thể chế hóa thành quy định pháp luật.
d) Trách nhiệm từ thiện
Trách nhiệm từ thiện là thang bậc trách nhiệm cao nhất trong mô hình kim tự
tháp Carroll và trách nhiệm này phụ thuộc vào sự tự nguyện của cá nhân, tổ chức
Nếu tổ chức thực hiện tốt trách nhiệm từ thiện tức là họ đã đảm bảo việc hoàn thành
ba trách nhiệm còn lại. Mục đích của thang bậc trách nhiệm này là thể hiện sự quan
tâm của tổ chức với cộng đồng, xã hội. Các chương trình cải thiện môi trường như
trồng cây, thu gom rác, các hoạt động từ thiện…là các ví dụ về việc thực hiện trách
nhiệm này. Thông qua các các hoạt động vì cộng đồng tổ chức vô hình chung tạo ra
cơ hội để nâng cao sự gắn kết giữa nhân viên với tổ chức.
1.1.5.2 Mô hình ba miền của Schwartz & Carroll (2003)
Dựa trên kim tự tháp Carroll, năm 2003, Carroll tiếp tục đưa ra một định
nghĩa khác và phát triển thành mô hình ba miền của CSR gồm Kinh tế, Pháp lý,
Đạo đức (xem hình 1.2).
Mô hình này không giống như mô hình kim tự tháp, cách tiếp cận ba miền
không còn sắp xếp ưu tiên theo thứ bậc của CSR và Schwartz và Carroll (2003) đã
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
13
đề xuất mô hình này để minh hoạ rằng: thực tế khi nhắc đến CSR, không khía cạnh
nào là quan trọng hơn.
Tuy nhiên, trách nhiệm xã hội của tổ chức chỉ được thể hiện tại vùng ba
miền giao nhau (Kinh tế/Pháp lý/Đạo đức) (Schwartz & Carroll, 2003). Đây là miền
lý tưởng cho các tổ chức, mọi hoạt động của tổ chức không chỉ tạo ra lợi nhuận, tối
đa hóa giá trị công ty mà còn tuân thủ pháp luật và chuẩn mực đạo đức.
Hình 1.2 Mô hình ba miền của Schwartz & Carroll (2003)
Nguồn: Schwartz & Carroll (2003)
Với khía cạnh kinh tế (Purely Economic – Hoàn toàn kinh tế), Carroll đề cập
đến trách nhiệm tạo ra hiệu quả kinh tế tích cực đối với công ty bằng cách trực tiếp
hay gián tiếp. Các hoạt động thực hiện trách nhiệm này nên tối đa hóa lợi nhuận của
tổ chức, các nguồn lực nên được sử dụng để nâng cao chất lượng của tổ chức hiệu
quả (Friedman, 1970).
Ở khía cạnh pháp lý (Purely Legal – Hoàn toàn pháp lý) liên quan đến việc
tuân thủ luật pháp. Các hoạt động không mang tính chất tối đa hóa lợi nhuận, tạo ra
kinh tế hay hoạt động vì hành vi đạo đức mà động cơ thúc đẩy hoạt động chỉ là
pháp luật.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
14
Về khía cạnh đạo đức (Purely Ethical – Hoàn toàn đạo đức): các hoạt động
không mang tính chất kinh tế hay pháp luật, mà chỉ có động cơ thúc đẩy bởi đạo
đức như hoạt động của các tổ chức tỉnh nguyện, tổ chức phi lợi nhuận.
Ngoài ra, mô hình còn có các miền giao thoa, thể hiện các nội dung:
- Miền Kinh tế/ Pháp lý: Các hoạt động không liên quan đến những cân nhắc
về đạo dức nhưng đều có động cơ về kinh tế và pháp lý.
- Miền Kinh tế/ Đạo đức: Các hoạt động không liên quan đến những cân
nhắc về pháp lý nhưng đều có động cơ về kinh tế và đạo đức.
- Miền Pháp lý/ Đạo đức: Các hoạt động không liên quan đến những cân
nhắc về kinh tế nhưng đều có động cơ về pháp lý và đạo đức
1.1.5.3 Mô hình vòng tròn đồng tâm Ủy ban phát triển kinh tế (1971)
Mô hình vòng tròn đồng tâm của CSR đã được thông qua từ tuyên bố của Ủy
ban Phát triển kinh tế (1971) (xem Hình 1.3).
KINH TẾ
PHÁP LÝ
ĐẠO ĐỨC
TỪ THIỆN/
NHÂN VĂN
Hình 1.3 Mô hình vòng tròn đồng tâm Ủy ban phát triển kinh tế (1971)
Nguồn: Ủy ban phát triển kinh tế (1971)
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
15
Mô hình vòng tròn đồng tâm tương tự như các mô hình kim tự tháp CSR của
Carroll (1991) và mô hình ba miền của Schwartz & Carroll (2003). Sự tương đồng
với mô hình kim tự tháp CSR của Carroll (1991) ở chỗ nó coi vai trò kinh tế là trách
nhiệm xã hội cốt lõi của tổ chức. Và những điểm tương đồng với mô hình ba miền
của Schwartz & Carroll (2003) là nó nhấn mạnh mối tương quan giữa các trách
nhiệm xã hội khác nhau. Các trách nhiệm xã hội hòa nhập với nhau và đều có một
yếu tố trung tâm cốt lõi đó là lợi ích kinh tế.
Vòng tròn đồng tâm được giải thích như sau: vòng tròn ngoài di chuyển vào
vòng tròn trong phản ánh mọi hoạt động kinh tế của tổ chức luôn chịu sự kiểm soát
mà xã hội áp đặt để đảm bảo tính thân thiện xã hội. Mặt khác, di chuyển từ bên
trong ra bên ngoài đại diện cho sự tồn tại của các khía cạnh trách nhiệm xã hội mà
tổ chức phải đảm bảo thực hiện được.
1.1.5.4 Mô hình về năm khía cạnh CSR của Alexander Dahlsrud (2008)
MÔI
TRƯỜNG
TỪ THIỆN XÃ HỘI
Năm khía
cạnh CSR
Dahlsrud
(2008)
CÁC BÊN
LIÊN QUAN KINH TẾ
Hình 1.4 Mô hình năm khía cạnh CSR của Dahlsrud (2008)
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Nguồn: Dahlsrud (2008)
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
16
Mô hình về năm khía cạnh CSR của Alexander Dahlsrud (2008) bao gồm 05
khía cạnh: kinh tế, các bên hữu quan, xã hội, môi trường, từ thiện.
a) Khía cạnh môi trường
Khía cạnh môi trường của CSR là tác động của tổ chức đối với môi trường.
Mục tiêu của tổ chức là tham gia vào các hoạt động có lợi cho môi trường, quản lý
môi trường, cân bằng các vấn đề môi trường trong hoạt động của tổ chức.
b) Khía cạnh xã hội
Khía cạnh xã hội liên quan đến mối quan hệ giữa tổ chức và toàn bộ xã hội.
Khi đề cập đến khía cạnh xã hội tức là hướng tới việc đưa tổ chức đi vào hoạt động,
góp phần xây dựng xã hội tốt hơn. Nó liên quan đến những nỗ lực mang lại lợi ích
cho xã hội, xem xét các tác động của tổ chức đối với cộng đồng.
c) Khía cạnh kinh tế
Khía cạnh này đề cập đến hiệu quả tài chính mà hoạt động của tổ chức đem
lại, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo lợi nhuận, phát triển hoạt động kinh doanh.
d) Các bên liên quan
Các bên liên quan là các cá nhân, tổ chức có quan hệ mật thiết với tổ chức.
Họ có quan tâm, chia sẻ những nguồn lực, chịu tác động hoặc trực tiếp tác động tới
doanh nghiệp trong các chiến lược, kế hoạch, các hoạt động kinh doanh và có thể
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi xem xét khía cạnh các
bên liên quan về trách nhiệm xã hội của tổ chức, ta xem xét các quyết định hoạt
động của tổ chức ảnh hưởng đến những nhóm này như thế nào.
e) Khía cạnh từ thiện
Tổ chức thực hiện các hoạt động dựa trên các giá trị đạo đức, hoạt động
ngoài các nghĩa vụ pháp lý. Mọi hoạt động từ thiện của tổ chức dựa trên tinh thần tự
nguyện. Mục đích là thể hiện sự quan tâm của tổ chức với cộng đồng, xã hội.
1.1.5.5 Mô hình các bên liên quan
Trong khi mô hình cổ điển lập luận rằng trách nhiệm đạo đức của một công
ty là kiếm được lợi nhuận và hoạt động tuân thủ pháp luật thì mô hình các bên liên
quan có cách tiếp cận phức tạp hơn (xem hình 1.5).
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
17
Ở mô hình cổ điển, Milton Friedman cho rằng mục tiêu tổ chức là để tích lũy
lợi nhuận sau đó phân phối lại lợi nhuận cho các cổ đông. Tuy nhiên đến năm 1984,
Ed Freeman nói rằng lợi nhuận là kết quả hoạt động của tổ chức chứ không phải là
nguyên nhân chính đem đến kết quả. Từ quan điểm của đó, ý tưởng của Friedman
có nghĩa là các tổ chức chỉ tập trung vào các cổ đông và không phải là những người
khác cũng bị ảnh hưởng bởi hoạt động của tổ chức, chẳng hạn như các khách hàng,
người lao động và nhà cung cấp. Tuy nhiên, nếu không có họ, tổ chức sẽ bị phá sản.
Hình 1.5 Mô hình cổ điển của Milton Friedman và Mô hình CSR của Freeman
Nguồn: www.spidermark.com
Với mô hình các bên liên quan, mục tiêu của công ty là đáp ứng nhu cầu của
các bên liên quan, ngoài việc có lợi nhuận, mô hình của Freeman bao gồm việc xem
xét tác động đến các bên liên quan khi đưa ra quyết định.
Trong cuốn sách về Quản lý Chiến lược (Strategic Management): Phương
pháp tiếp cận các bên liên quan, R. Edward Freeman đưa ra mô hình các bên liên
quan (xem hình 1.6), trong đó có tính đến tất cả các nhóm và cá nhân có thể ảnh
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
18
hưởng, hoặc bị ảnh hưởng bởi việc hoàn thành mục đích tổ chức. Mỗi nhóm được
xác định bởi Freeman có một vai trò trong sự thành công của tổ chức và được mô tả
bằng thuật ngữ “bên liên quan”. Theo đó, các bên liên quan theo Freeman (1984),
Fassin (2009) bao gồm cổ đông/ chủ sở hữu, chính quyền, đối thủ cạnh tranh, khách
hàng, người lao động, xã hội dân sự, nhà cung cấp.
ĐỐI THỦ
CẠNH
TRANH
CHÍNH
QUYỀN
KHÁCH
HÀNG
TỔ CHỨC
CỔ ĐÔNG/ NGƯỜI
LAO
CHỦ SỞ
ĐỘNG
HỮU
NHÀ
CUNG CẤP
XÃ HỘI
DÂN SỰ
Hình 1.6 Mô hình nguyên gốc về các bên liên quan
Nguồn: Freeman (1984), Fassin (2009)
1.2 Trách nhiệm xã hội trong khu vực công
Tổ chức khu vực tư nhân thường được tài trợ bởi các cổ đông, nhà sáng lập.
Họ theo đuổi mục tiêu chính là tối đa hoá lợi nhuận, họ có thể cố gắng tạo ra hình
ảnh theo đuổi các mục tiêu về bảo vệ môi trường, cải thiện cuộc sống của người dân
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
và tạo ra giá trị cho người dân theo nhiều cách khác…Tuy nhiên, họ xem các mục
tiêu này chỉ là thứ yếu, và dùng để hỗ trợ mục tiêu chính là tối đa hoá lợi nhuận
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
19
(John Dudovskiy, 2013). Còn các tổ chức thuộc khu vực công thường theo đuổi các
mục tiêu khác ngoài việc tối đa hoá lợi nhuận bởi nguồn tài trợ cho các tổ chức khu
vực công là tiền đóng thuế của người dân, do đó, mục tiêu của các tổ chức khu vực
công liên quan đến phục vụ cộng đồng như bảo vệ, cung cấp giáo dục, chăm sóc y
tế…Vì vậy, khách hàng mong đợi ở tổ chức tư nhân sự thỏa thuận tốt nhất đến từ
kinh doanh, cổ đông mong đợi tăng lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn còn kỳ
vọng của khách hàng đối với tổ chức khu vực công gắn liền với việc phân phối sản
phẩm và dịch vụ công một cách đầy đủ.
Khu vực công bao gồm các tổ chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp, tổ chức
chính phủ thực hiện các lĩnh vực: quản lý hành chính nhà nước, cung cấp các dịch
vụ công ích và hệ thống doanh nghiệp cung cấp các loại hàng hóa cho xã hội cả theo
mục đích chính trị và cả theo quan hệ thị trường. Do đó, từ phần này trở về sau,
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ được thay đổi thành trách nhiệm xã hội của
tổ chức.
Các tổ chức trên khắp thế giới, bất kể hình thức của nó (tư nhân hay công
lập) ngày càng quan tâm đến nhu cầu tiếp cận xã hội. Lúc này, thuật ngữ CSR được
đề cập thường xuyên hơn, tuy nhiên, nó thường được gắn liền với hoạt động của
một khu vực tư nhân, theo đó CSR yêu cầu các tổ chức tư nhân không những bền
vững về mặt kinh tế mà còn phải bền vững về mặt môi trường và xã hội. Tuy nhiên,
với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại, thuật ngữ này đã được mở rộng đến khu vực
công. Chính phủ của nhiều nước trên thế giới ngày càng nắm rõ được tầm quan
trọng của phát triển bền vững cũng như các khía cạnh trách nhiệm xã hội được thể
hiện qua các hoạt động của các tổ chức khu vực công. Khi xem trong bối cảnh các
đơn vị công thì việc áp dụng CSR được xem là một trong những sứ mệnh và nhiệm
vụ chính của đơn vị đó (Stead & Stead, 2008).
Tại Việt Nam, có rất ít các nghiên cứu về CSR cho khu vực công. Tuy nhiên,
Bộ Khoa học và Công nghệ đã sớm ban hành Tiêu chuẩn quốc gia TCVN
26000:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 26000:2010 hướng dẫn thực hiện trách
nhiệm xã hội, áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức từ khu vực tư nhân đến khu
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
20
vực công. Ngoài ra, tại tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh số 02 (2017), Tiến sĩ
Phạm Quang Huy đã công bố nghiên cứu khoa học về Định hướng áp dụng mô hình
CSR vào đơn vị công tại Việt Nam. Theo đó, việc áp dụng CSR vào đơn vị công là
cần thiết, “CSR được các nhà khoa học xem đây là một ý tưởng doanh nghiệp có
nghĩa vụ đối với xã hội hơn là chỉ hướng đến thỏa mãn các bên liên quan. Càng
quan trọng hơn khi đơn vị công lại đang nắm giữ những lĩnh vực, hoạt động trong
yếu của một quốc gia và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó”. Ngoài ra,
Trong thập niên qua, khu vực công cùng các bên liên quan tham gia tích cực
hơn trong việc thúc đẩy định hướng trách nhiệm xã hội (Moon, 2004), phối hợp với
các tổ chức phi chính phủ, thừa nhận rằng các chính sách công là rất quan trọng để
khuyến khích hành vi có trách nhiệm của khu vực tư nhân (Fox và cộng sự, 2002).
Các thể chế và cơ quan nhà nước quan tâm đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội,
như hành vi có trách nhiệm của các bên tham gia tư nhân có thể tạo điều kiện cho
việc thực hiện các mục tiêu chính sách công (Liston-Heyes và Ceton, 2007). Ngoài
ra, các chính sách về trách nhiệm xã hội có thể thay thế cho các quy định pháp luật
nếu không có ý chí chính trị để thông qua chúng. Sự suy giảm trong mức độ điều
tiết của nhà nước có thể tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các hình thức tự nguyện
mới hành vi (Moon, 2005). Trách nhiệm xã hội bắt đầu trở thành vấn đề "không chỉ
là một tính năng của các tập đoàn mà ngày càng trở thành một đặc trưng của quản
trị xã hội mới "(Moon, 2007, p.302).
Di Bitetto, Chymis, và D'Anselmi (2015) đưa ra một lời giải thích về những
lý do mà CSR phổ biến trong các tổ chức tư nhân hơn so với khu vực công. Bởi vì
các công ty tư nhân luôn có sự cạnh tranh gay gắt hơn nhằm tạo ra lợi nhuận; ở
nhiều quốc gia vẫn còn trong tình hình độc quyền, chủ nghĩa chuyên chế, đòi hỏi sự
tuân phục tuyệt đối với chính quyền, đối ngược với một chính phủ tôn trọng tự do
cá nhân. Nhưng xã hội ngày càng phát triển, người dân ngày càng có nhiều yêu cầu,
yêu cầu khu vực công hoạt động hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp các sản
phẩm và dịch vụ ngày một tốt hơn.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
21
Trong tiêu chí số 8, khung đánh giá chung (Common Assessment Framework
– CAF, 2006) nêu lên nhiệm vụ chính của khu vực công là để thỏa mãn nhu cầu và
mong muốn của xã hội. Khu vực công thông qua các hành vi có trách nhiệm để góp
phần vào sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, các thành phần liên quan
đến sự phát triển của địa phương, cộng đồng, quốc gia.
Fox và cộng sự (2002) tin rằng trách nhiệm xã hội trong khu vực công đáp
ứng được bốn chức năng
- Pháp luật, các quy định về việc trao quyền cho công dân.
- Tạo điều kiện thuận lợi đề cập đến những ưu đãi mà các cơ quan chính phủ
cung cấp cho các chủ thể tư nhân để khuyến khích các dự án CSR, nhưng cũng để
tăng tính minh bạch trong hoạt động của khu vực công.
- Sự hợp tác với các chủ thể tư nhân tham gia vào các dự án CSR khác nhau,
chia sẻ nguồn nhân lực, vật lực.
- Chính phủ nên hành động như một mô hình cho khu vực tư nhân, bằng
cách thực hiện các hoạt động phù hợp với CSR tiêu chuẩn.
Bên cạnh đó, Fox et al. (2002), Nelson (2002), Phường (2002), Albareda et
al. (2004), Albareda et al (2008), IOB Study (2013) cũng đã có những nghiên cứu
về CSR trong khu vực công: “Chúng tôi tin rằng trách nhiệm xã hội trong khu vực
công thể hiện trong các vấn đề sau:
- Xây dựng các quy định, chính sách và triển khai thực thi.
- Bắt đầu chính sách công có trách nhiệm.
- Đảm bảo quản lý tổ chức hiệu quả và hiệu quả.
- Đầu tư công cộng tôn trọng các nguyên tắc về hiệu quả, kinh tế.
- Từ thiện và tham gia vào các vấn đề của cộng đồng.
- Sự tham gia của các bên liên quan vào các hoạt động của các tổ chức công
và đại diện trong hội đồng quản trị hoặc tư vấn.
- Tăng tính minh bạch trong tất cả các hoạt động của các tổ chức công cộng.
- Bản chất của dịch vụ công phản ánh nhiều nguyên tắc về trách nhiệm xã
hội, minh bạch và tôn trọng các lợi ích của các bên có lợi ích khác nhau.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
22
1.3 Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội
Theo mô hình Fasset (2012), thực hiện trách nhiệm xã hội giúp tổ chức đảm
bảo một số lợi ích dài hạn:
- Gia tăng sự hài lòng của xã hội và công chúng.
- Thành lập đơn vị mới dễ dàng được công chúng thừa nhận.
- Tăng sự uy tín đối với các bên liên quan với đơn vị.
- Duy trì và giữ vững đội ngũ công chức thành thạo trong chuyên môn.
- Gia tăng hình ảnh của đơn vị cấp dưới với đơn vị cấp trên.
- Tiếp cận dễ dàng với các nguồn viện trợ trong và ngoài nước.
- Tăng sự uy tín của đơn vị trong ngành.
- Tạo ra sự hiệu quả hơn giữa các đơn vị.
- Tiết kiệm ngân sách nhà nước và các khoản chi hoạt động
Mandl và Dorr (2007) cho rằng các tổ chức công nên trở nên cởi mở hơn đối
với CSR, bởi vì CSR giúp mang lại cho tổ chức một hình ảnh tốt hơn trong nhận
thức của công dân, đối tác và nhà đầu tư. CSR mang lại các lợi ích cao hơn chi phí
liên quan về lâu dài. Bên cạnh đó, Steurer (2010) đã đề cập đến năm lý do chính phủ
nên tham gia nhiều hơn vào các hoạt động CSR như: giúp chính phủ đạt được các
mục tiêu chính sách trên cơ sở tự nguyện; các quy định về CSR có thể làm giảm tác
động tiêu cực của một số hoạt động không mong muốn các quy định có thể; ngay cả
khi CSR mở rộng ra ngoài khuôn khổ pháp lý, các chính phủ nên tập trung nhiều
hơn vào các sáng kiến không ràng buộc; CSR trở thành một tính năng quan trọng
của một quan hệ đối tác giữa các thực thể công cộng và tư nhân; sự đa dạng của các
bên liên quan.
1.4 Mô hình nghiên cứu chính thức
Khái niệm trách nhiệm xã hội liên quan đến trách nhiệm của tổ chức nói
chung, trong khi mô hình các bên liên quan nhắc đến trách nhiệm của tổ chức đối
với các bên cụ thể như cổ đông/ chủ sở hữu, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, người
lao động, nhà cung cấp…hay còn được gọi là các bên liên quan.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
23
CSR và lý thuyết các bên liên quan là nội dung quan trọng vì chúng tạo ra
các tác động đến hoạt động của tổ chức. Về bản chất, giá trị của công ty tăng lên khi
nó có thể đáp ứng được lợi ích của các bên khác nhau dựa trên mô hình các bên liên
quan. Ví dụ, một trong các bên liên quan là người tiêu dùng. Người tiêu dùng
thường quan tâm đến việc lựa chọn sản phẩm có chất lượng và lành mạnh. Sử dụng
mô hình các bên liên quan sẽ yêu cầu các tổ chức luôn nhớ đến người tiêu dùng,
phát triển các sản phẩm có chất lượng cao và có lợi cho sức khoẻ hơn. Khi tổ chức
đáp ứng được yêu cầu đó, người tiêu dùng sẽ cảm thấy hài lòng, họ có thể trở nên
trung thành và tin tưởng hơn với các sản phẩm của tổ chức. Như vậy, giá trị của tổ
chức không chỉ tăng lên về mặt xã hội, mà cả về mặt tài chính, góp phần giúp cộng
đồng phát triển.
Mô hình các bên liên quan có thể được sử dụng để hướng dẫn tổ chức xác
định và đáp ứng các trách nhiệm xã hội. Sử dụng CSR đơn giản chỉ khái quát hóa
trách nhiệm của công ty. Tuy nhiên, sử dụng mô hình các bên liên quan kết hợp với
CSR có thể tập trung nỗ lực của tổ chức vào việc thỏa mãn mối quan tâm của các
bên liên quan cụ thể. Bằng cách này, mô hình các bên liên quan giúp tổ chức có
hướng hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng các bên liên quan và do đó làm tăng giá trị
của công ty.
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên lý thuyết và mô hình nghiên cứu
trách nhiệm xã hội với các bên liên quan để đánh giá nhận thức về trách nhiệm xã
hội của cán bộ, công chức – người làm việc trong khu vực công.
Dựa trên cơ sở lý thuyết cùng với sự kế thừa có điều chỉnh từ các mô hình,
tác giả tiến hành đề xuất mô hình nghiên cứu qua sự phối hợp giữa mô hình về năm
khía cạnh CSR của Alexander Dahlsrud (2008) và mô hình các bên liên quan của
Freeman (1984).
Căn cứ vào tình hình thực tế của khu vực công, mô hình chính thực được sử
dụng để nghiên cứu đề tài như hình 1.7 dưới đây.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
24
NGƯỜI
LAO
ĐỘNG
KHÁCH NHÀ
HÀNG CUNG
CÁC BÊN
LIÊN
QUAN
MÔI
QUẢN LÝ
TRƯỜNG
CỘNG
ĐỒNG
Hình 1.7 Mô hình nghiên cứu chính thức
Nguồn: tác giả tổng hợp
Theo hình 1.7, trong nghiên cứu này, tác giả tập trung đánh giá nhận thức về
CSR thông qua các bên liên quan: khách hàng, người lao động, nhà cung ứng, nhà
quản lý, cộng đồng, môi trường. Trong đó:
- Trách nhiệm xã hội với khách hàng: bảo vệ quyền lợi của người dân, đảm
bảo cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất, đúng với những điều đã cam kết.
- Trách nhiệm xã hội với người lao động: đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
cho người lao động, bình đẳng trong đối xử với người lao động.
- Trách nhiệm xã hội với nhà cung cấp: thực hiện đúng các thỏa thuận với
nhà cung cấp, làm cho nhà cung cấp tin tưởng vào các hoạt động của tổ chức…
- Trách nhiệm xã hội với nhà quản lý: hoàn thành nhiệm vụ được giao…
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
25
- Trách nhiệm xã hội với cộng đồng: tham gia các hoạt động từ thiện, trợ
giúp xã hội, các hoạt động nhân viên tình nguyện như hướng dẫn người dân về thuế,
cách sử dụng dịch vụ công trực tuyến…
- Trách nhiệm xã hội với môi trường: thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường
và tài nguyên thiên nhiên.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày tổng quan các lý thuyết liên quan đến trách nhiệm xã
hội của tổ chức, các khía cạnh của trách nhiệm xã hội và trách nhiệm xã hội trong
khu vực công. Trong thời đại "tại sao chính phủ không thể chạy theo doanh nghiệp"
thì không có gì ngạc nhiên khi các cơ quan công quyền có chính sách hay tuyên bố
về việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Trên cơ sở lý luận và các mô hình trước đó,
tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức. Thông qua phỏng vấn, thảo luận
tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức bao gồm việc đánh giá nhận thức của
CBCC qua các khía cạnh trách nhiệm xã hội đối với khách hàng, người lao động,
nhà cung ứng, nhà quản lý, cộng đồng, môi trường đồng thời khảo sát một số đặc
điểm cá nhân để đánh giá sơ bộ quan niệm về các quyết định làm việc trong khu vực
công. Tiếp theo, thông qua kết quả khảo sát, chương 2 sẽ trình bày thực trạng nhận
thức về trách nhiệm xã hội của công chức tại Sở Tài chính Đồng Nai.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
26
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA CÔNG CHỨC TẠI SỞ TÀI CHÍNH ĐỒNG NAI
2.1 Tổng quan về Sở Tài chính Đồng Nai
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1.1 Ngành Tài chính Đồng Nai
Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, ngành Tài chính đứng trước nhiệm
vụ mới, phải nhanh chóng chuyển đổi chiến lược nhiệm vụ tài chính phục vụ chiến
đấu sang nhiệm vụ xây dựng và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tăng cường và
xây dựng đội ngũ cán bộ đủ sức thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.
Năm 1976, Ty Tài chính Đồng Nai được thành lập thực hiện mọi hoạt động
tài chính ở địa phương, quản lý toàn bộ cơ sở vật chất của chế độ cũ để lại, nhanh
chóng ổn định và khôi phục sản xuất nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa
phương. Trong 10 năm đầu sau giải phóng, hệ thống tổ chức ngành tài chính từ tỉnh
xuống cơ sở được hình thành và phát triển. Từ đó, nền kinh tế cũa tỉnh đã có những
bước phát triển nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu chi ngân sách
và thực hiện các nhiệm vụ về tài chính ngân sách của địa phương.
Hệ thống tổ chức quản lý ngành tài chính ở địa phương chuyển đổi theo
hướng chuyên môn hóa, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội theo cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể:
- Năm 1990, Cục Thuế Đồng Nai được thành lập với chức năng quản lý các
khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản
- Cũng trong năm 1990, Kho bạc nhà nước tỉnh Đồng Nai được thành lập, có
chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ tài chính và các quỹ khác của Nhà
nước được theo quy định của pháp luật; kiểm soát các khoản chi từ ngân sách nhà
nước và các nguồn vốn khác được giao theo quy định pháp luật với nguồn nhân lực
chủ yếu từ Sở Tài chính và một số cán bộ từ đơn vị khác chuyển tới.
- Năm 1994, Cục Hải quan Đồng Nai được thành lập theo quyết định số
137/TTg ngày 01/04/1994 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
27
từ ngày 03/01/1995 với nhiệm vụ tổ chức quản lý các khoản thu thuế liên quan đến
xuất nhập khẩu trên địa bàn. Hải quan là một trong các đơn vị tiên phong trong
ngành thực hiện hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý.
Hải quan điện tử giúp giảm bớt thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, thu hút doanh
nghiệp kê khai đăng ký tại Đồng Nai, góp phần thu tăng thu vào ngân sách nhà nước
và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.
- Tháng 01/1995, Cục Đầu tư Phát triển thành lập trên cơ sở số CBCC của
Sở Tài chính tại phòng Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và một số cán bộ, của Ngân
hàng Đầu tư và phát triển Đồng Nai.
- Năm 2000, Cục đầu tư phát triển chuyển thành Ngân hàng phát triển chi
nhánh Đồng Nai, bộ phận thanh toán vốn xây dựng cơ bản chuyển về kho bạc nhà
nước, bộ phận quyết toán vốn đầu tư chuyển về Sở Tài chính.
- Tháng 08/1995, Cục Quản lý vốn và Tài sản nhà nước (nay là Chi cục Tài
chính Doanh nghiệp) có nhiệm vụ tham mưu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước,
kết quả đến nay, tại Đồng Nai đã cổ phần hóa 48 doanh nghiệp, 06 doanh nghiệp
chuyển sang Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công chức, ngành tài chính đã
đạt được những thành tựu to lớn, kết quả thu ngân sách hàng năm vượt dự toán
Trung ương và Hội đồng nhân dân tỉnh giao, số thu ngân sách luôn đứng top 5 đầu
bảng của cả nước, tạo nguồn thu quan trọng, đóng góp đáng kể vào nguồn ngân
sách Trung ương.
2.1.1.2 Giới thiệu về Sở Tài chính Đồng Nai hiện nay
- Tên đầy đủ: SỞ TÀI CHÍNH ĐỒNG NAI.
- Địa chỉ: Số 42, đưởng Cách Mạng tháng Tám, phường Quang Vinh, Biên
Hòa, Đồng Nai.
- Website: http://stc.dongnai.gov.vn.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài chính Đồng Nai
Căn cứ Quyết định số 82/2009/QĐ-UBND ngày 03/12/2009 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Nai: “Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
28
dân tỉnh Đồng Nai, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và
thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu
tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; giá và các hoạt
động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định pháp luật. Sở Tài chính có tư
cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức,
biên chế của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra
về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính”.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
a) Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ tổ chức của Sở Tài chính Đồng Nai được thể hiện như hình 2.1:
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG PHÒNG PHÒNG GIÁ PHÒNG VĂN PHÒNG BAN THANH CHI CỤC
TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH CÔNG SẢN ĐẦU TƯ SỞ TRA SỞ TÀI CHÍNH
HÀNH DOANH
CHÍNH SỰ NGHIỆP
NGHIỆP
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Sở Tài chính Đồng Nai hiện nay
Nguồn: tác giả tổng hợp
Sở Tài chính Đồng Nai có 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc trực tiếp quản lý,
điều hành 7 phòng ban, đơn vị trực thuộc là phòng Tài chính – Hành chính sự
nghiệp, phòng Ngân sách, phòng Giá Công sản, phòng Đầu tư, Văn phòng Sở, Ban
Thanh tra Sở và Chi cục Tài chính Doanh nghiệp. Số lượng lãnh đạo, quản lý được
sắp xếp theo đúng quy định tại Điều 3, Chương I, Thông tư liên tịch số
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
29
220/2015/TTLT-BTC-BNV ngày 31/12/2015 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và
Quyết định số 82/2009/QĐ – UBND ngày 03/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Nai quy định về tổ chức và hoạt động của Sở Tài chính Đồng Nai.
1. Phòng Ngân sách: thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý ngân
sách như: quản lý thu – chi ngân sách tỉnh; hướng dẫn kiểm tra và tổ chức thực hiện
chế độ công khai tài chính - ngân sách, chế độ quản lý tài chính, báo cáo kế toán
theo quy định của pháp luật; quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu thông qua
việc phối hợp với cơ quan có liên quan; xây dựng và tổ chức thực hiện các chính
sách liên quan đến tài chính thuộc thẩm quyền quản lý; hướng dẫn chuyên môn,
nghiệp vụ về quản lý tài chính ở cấp huyện và cấp xã…
2. Phòng Tài chính - Hành chính sự nghiệp: giám sát, kiểm tra việc quản
lý, sử dụng ngân sách ở các đơn vị sử dụng nguồn ngân sách; thẩm định quyết toán
thu – chi ngân sách nhà nước tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính
trị-xã hội…có sử dụng ngân sách nhà nước; thống nhất các chế độ và định mức về
chi tiêu tài chính Nhà nước thuộc lĩnh vực hành chính sự nghiệp theo quy định hiện
hành; tổng hợp dự toán ngân sách hàng năm của khối hành chính sự nghiệp…
3. Phòng Đầu tư: thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ
bản như: tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các chiến lược thu hút, sử dụng vốn
đầu tư ngắn hạn, dài hạn, trong và ngoài nước; đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng nguồn vốn ODA trên địa bàn; phối hợp với các đơn vị liên quan lập dự toán
và xây dựng phương án phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển; giám sát tình hình
thực hiện kế hoạch, quản lý, quyết toán vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương;
hướng dẫn các cơ quan tài chính các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc quản
lý, cấp phát, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
4. Phòng Giá - Công sản: thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý
Giá, tài sản công, chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thực hiện
thu hồi đất, xây dựng phương án giá hàng hoá, dịch vụ và kiểm soát việc hình thành
giá cho các hàng hóa, dịch vụ trong thẩm quyền; kiểm soát các vấn đề về giá; xây
dựng các Quyết định về việc cho thuê, mua sắm, điều chuyển, thu hồi, bán, thanh
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
30
lý, tiêu huỷ tài sản nhà nước…vào mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cho thuê,
liên doanh, liên kết.
5. Thanh tra sở: căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, thực hiện thanh
kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm về tài chính, các hoạt động vi
phạm pháp luật trong phạm vi quyền hạn của Sở; phòng chống tham nhũng, chống
lãng phí trong việc sử dụng tài sản công, kinh phí nhà nước giao; thanh tra các đơn
vị (các phòng, ban thuộc Sở) theo quy định; thanh tra tài chính đối với các doanh
nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội và công dân…
6. Văn phòng sở: tham mưu Ban Giám đốc sắp xếp bộ máy tổ chức phù hợp
với tình hình thực tế; hoàn thiện, nâng cao chất lượng về công tác tổ chức, đảm bảo
tuyển chọn theo đúng quy định và đề bạt đúng người phù hợp với chức danh; tổ
chức quản lý, đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện làm việc cho CBCC; đảm bảo các
chế độ, tiêu chuẩn, chính sách đối với CBCC trong cơ quan theo chế độ hiện hành;
thực hiện chương trình ISO gắn với công tác cải cách thủ tục hành chính - thực hiện
cơ chế một cửa trong cơ quan, tổ chức thực hiện công tác tiếp, làm việc với các tổ
chức và nhân dân có nhu cầu quan hệ công tác; phối hợp các phòng thực kiểm tra
công vụ thường kỳ.
7. Chi cục Tài chính doanh nghiệp: quản lý tài chính doanh nghiệp, kinh tế
tập thể; chính sách về chuyển đổi sở hữu, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, chuyển
đổi đơn vị sự nghiệp công lập sang doanh nghiệp, cổ phần hoá các doanh nghiệp
nhà nước, chế độ quản lý, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp; kiểm tra việc
thi hành pháp luật về tài chính, kế toán của các doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Nai theo
quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát quản lý, sử dụng vốn, phân phối thu nhập
và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp nhà nước; đánh giá, giám sát hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp nhà nước.
2.1.4 Cơ chế hoạt động
Căn cứ Quyết định số 82/2009/QĐ-UBND ngày 03/12/2009 của UBND tỉnh
Đồng Nai: “Sở Tài chính hoạt động theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu là
Giám đốc Sở, có quyền quyết định tất cả vấn đề liên quan đến hoạt động cơ quan và
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
31
phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cấp trên về quyết định của mình. Mọi hoạt
động của Sở Tài chính đều phải tuân thủ quy định của pháp luật, Quy chế hoạt động
do cơ quan xây dựng”.
Cán bộ, công chức Sở Tài chính có trách nhiệm xử lý, hoàn thành nhiệm vụ
được giao dựa trên các nguyên tắc sau: “Trong phân công công việc, mỗi việc được
giao cho một phòng và sẽ có một người đóng vai trò chịu trách nhiệm chính trong
quá trình xử lý hoặc đề xuất phối hợp với các phòng, đơn vị khác xử lý; bảo đảm
tuân thủ trình tự, thủ tục, thời hạn xử lý công việc theo đúng quy định của pháp luật,
quy chế hoạt động của cơ quan, kế hoạch, lịch làm việc ngoại trừ những trường hợp
đột xuất hoặc yêu cầu khác từ cấp trên; đảm bảo phát huy năng lực, sở trường của
cán bộ, đề cao sự hợp tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi
hoạt động căn cứ chức năng, quyền hạn được pháp luật quy định; bảo đảm dân chủ,
minh bạch, hiệu quả trong mọi hoạt động”.
2.1.5 Những yếu tố tác động đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
Sở Tài chính là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, thực hiện theo
chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước để tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước chuyên ngành tài chính trên địa bàn nên phụ
thuộc rất nhiều vào sự thay đổi văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành,
phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và cả nước.
2.1.6 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của cán bộ, công chức
Dựa trên kết quả đánh giá phân loại cán bộ, công chức hàng năm cho thấy
đại đa số cán bộ, công chức nước ta hoàn thành tốt trách nhiệm công vụ, tỷ lệ cán
bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, không đáng kể.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng năm 2018 tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 14: trong 5 năm, từ năm 2013 đến
năm 2018, tình hình tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp. Tình trạng sách nhiễu, vòi
vĩnh, phiền hà ở một bộ phận công chức, viên chức nhà nước vẫn diễn ra gây bức
xúc đối với người dân và doanh nghiệp. Tình hình tham nhũng trong khu vực công
vẫn còn nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, nhất là
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
32
trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài
nguyên, khoáng sản và đầu tư công. Cụ thể: phát hiện 404 nhóm vấn đề về hoàn
thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, chỉ đạo xử lý 452 vụ việc, vụ án tham nhũng,
kinh tế. Từ năm 2013 đến nay, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra, giám
sát, thi hành kỷ luật hơn 4.300 cán bộ tham nhũng, cố ý làm trái quy định của pháp
luật; qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý hơn 400 ngàn tỷ đồng và
18.525 ha đất, chuyển 515 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sang cơ
quan có thẩm quyền để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra, làm rõ, kết luận,
quyết định thi hành kỷ luật và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư kỷ luật nghiêm minh nhiều tổ chức đảng và đảng viên là cán bộ cao cấp
của Đảng, Nhà nước vi phạm, cả đương chức và đã nghỉ hưu, từ đầu nhiệm kỳ Đại
hội XII đến nay đã thi hành kỷ luật 56 cán bộ diện Trung ương quản lý.
Hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước được đánh giá thông
qua Chỉ số PAPI (Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh tại Việt
Nam). Theo đó, chỉ số PAPI ngày càng được cải thiện, cụ thể, năm 2017, tỷ lệ
người được gặp và làm việc với cán bộ chính quyền khi có bức xúc tăng 21,42% so
với năm 2016. Tỉ lệ người hài lòng với kết quả phúc đáp của chính quyền về đơn
thư khiếu nại tăng 17,78% so với năm 2016. Tuy nhiên, tỷ lệ người cảm thấy hài
lòng, đã đạt kết quả tốt trong quá trình làm việc với cán bộ, công chức địa phương
giảm nhẹ 2,4% so với năm 2016. Tỉ lệ hài lòng với kết quả giải quyết thư tố cáo
giảm 51,47% so với năm 2016. Riêng tại tỉnh Đồng Nai, theo báo cáo kết quả công
tác thanh tra năm 2017 cho thấy, tuy chỉ số PAPI của tỉnh thuộc nhóm trung bình
cao, các nội dung đánh giá hiệu quả hoạt động đều tăng so với các năm vể trước
nhưng vẫn còn một số trường hợp bất cập như: qua thanh tra, phát hiện 101 trường
hợp cán bộ, công chức có hành vi sai phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ, vi
phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính; 03 đối tượng có dấu hiệu lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, không tuân thủ
nguyên tắc, quy định về tài chính – kế toán để xảy ra các sai phạm về tài chính ngân
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
33
sách; trong tổng số 51.329 cán bộ, công chức của tỉnh thực tế chỉ có khoảng 60%
cán bộ, công chức làm việc có hiệu quả cao; một số trường hợp cán bộ, công chức
thiếu ý thức trách nhiệm trong giải quyết công việc, có thái độ không đúng mực, xử
lý phản ánh, kiến nghị của người dân chưa triệt để; giải quyết công việc sai quy
định; bớt xén thời gian làm việc, thụ động trong việc học tập nâng cao trình độ dẫn
đến năng lực công tác hạn chế…
2.2 Tổng quan nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
a) Quy trình nghiên cứu
Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: tác giả tổng hợp
Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước:
- Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu
- Bước 2: Nhận diện vấn đề nghiên cứu
- Bước 3: Tổng hợp cơ sở các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu và
các nghiên cứu liên quan trước đây. Từ đó chọn mô hình nghiên cứu phù hợp để áp
dụng cho đề tài nghiên cứu.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
34
- Bước 4: Thực hiện nghiên cứu thông qua phỏng vấn chuyên gia, thảo luận
nhóm để điều chỉnh mô hình nghiên cứu phù hợp với đặc điểm, tình hình của Sở
Tài chính Đồng Nai và thống nhất những nội dung trong bảng câu hỏi.
- Bước 5: Thực hiện khảo sát cán bộ, công chức hiện đang làm công việc
chuyên môn tại Sở Tài chính Đồng Nai.
- Bước 6: Xử lý số liệu, phân tích kết quả khảo sát.
- Bước 7: Tiếp tục thảo luận nhóm, phỏng vấn chuyên gia để tìm hiểu nguyên
nhân của một số vấn đề và tham khảo các giải pháp được đề xuất.
- Bước 8: Đề xuất giải pháp chính thức của đề tài nhằm nâng cao nhận thức
về trách nhiệm xã hội của công chức Sở Tài chính Đồng Nai.
b) Quy trình thiết kế bảng hỏi
Số liệu nghiên cứu không thể thu thập được từ dữ liệu thứ cấp, do đó, người
nghiên cứu thực hiện khảo sát thông qua bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu sơ cấp.
- Bước 1: Dựa vào mục tiêu, lý thuyết nghiên cứu và phỏng vấn sâu, thảo
luận nhóm để xác định các thông tin cần và thống nhất các khía cạnh nhằm đánh giá
nhận thức của CBCC về trách nhiệm xã hội.
- Bước 2: Xác định loại câu hỏi.
- Bước 3: Xác định nội dung của từng câu hỏi.
- Bước 4: Xác định từ ngữ sử dụng cho từng câu hỏi.
- Bước 5: Xác định tính logic cho các câu hỏi.
- Bước 6: Dự thảo phiếu khảo sát.
- Bước 7: Gửi giảng viên hướng dẫn, lãnh đạo, quản lý và nhóm thảo luận
bảng hỏi xin ý kiến góp ý và điều chỉnh phù hợp.
- Bước 8: Giảng viên hướng dẫn kiểm tra, chuẩn chỉnh lại và đồng ý cho tiến
hành phát phiếu khảo sát.
- Bước 9: Triển khai phiếu khảo sát với 97 CBCC làm công tác chuyên môn
tại Sở Tài chính Đồng Nai.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
35
- Bước 10: Sau khi có số liệu khảo sát, người nghiên cứu tiến hành phỏng
vấn sâu, thảo luận một lần nữa để lấy ý kiến về một số vấn đề liên quan và tìm ra
giải pháp.
Trong giai đoạn phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia, tác giả sử dụng kỹ thuật
phỏng vấn sâu, thảo luận tay đôi với các đối tượng được chọn theo phương pháp
thuận tiện. Đối tượng được chọn để nghiên cứu định tính bao gồm 05 CBCC làm
công tác tổ chức nhân sự và 05 chuyên gia (trong đó có 04 CBCC giữ chức vụ lãnh
đạo, quản lý tại cơ quan và 01 giảng viên hướng dẫn). Họ thường xuyên tiếp cận các
vấn đề về nhân sự, nắm giữ những vị trí chủ chốt và thường xuyên tiếp cận các nội
dung mới nên những ý kiến từ họ sẽ là thông tin thực tế hết sức quan trọng.
c) Phương pháp thu thập dữ liệu định tính
Tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia, thảo luận
tay đôi theo một dàn bài được chuẩn bị sẵn. Nội dung thảo luận trao đổi về các khía
cạnh trách nhiệm xã hội của tổ chức, các biến quan sát cho từng thang đo, các thành
phần trong mô hình, đánh giá nội dung thang đo đề xuất (phụ lục 1). Trình tự tiến
hành:
- Tác giả giới thiệu đề tài nghiên cứu và mục đích của buổi thảo luận.
- Buổi thảo luận được tiến hành giữa tác giả với từng đối tượng được chọn
tham gia nghiên cứu định tính để thu thập dữ liệu liên quan: Lý do làm việc trong cơ
quan nhà nước; quyết định lựa chọn công việc, năng lực thực hiện công việc, các
khía cạnh trách nhiệm xã hội phù hợp với khu vực công; ý kiến bổ sung, loại bỏ của
các đối tượng tham gia thảo luận về các khía cạnh nhằm xây dựng thang đo phù
hợp. Nội dung thảo luận được nắm bắt kịp thời bằng cách ghi âm và đã được sự
đồng ý của các thành viên tham gia phỏng vấn.
- Sau khi hoàn tất việc phỏng vấn các đối tượng, tác giả dựa vào thông tin
thu được để tiến hành điều chỉnh bảng câu hỏi.
- Dữ liệu sau khi điều chỉnh sẽ được trao đổi lại với các đối tượng tham gia
thảo luận một lần nữa. Quá trình nghiên cứu định tính kết thúc khi các câu hỏi thảo
luận đều cho kết quả lặp lại với các kết quả trước đó mà không tìm thấy sự thay đổi
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
36
gì mới, tất cả các thành viên thống nhất với nội dung thang đo và tác giả có một
thang đo hoàn chỉnh.
d) Kết quả thảo luận nhóm, phỏng vấn chuyên gia
Sau quá trình thảo luận, phỏng vấn, thông tin thu thập được đa phần các đối
tượng được phỏng vấn đều đồng ý với các khía cạnh về trách nhiệm xã hội mà tác
giả đã đề xuất ban đầu. Kết quả thu được như sau:
- Trách nhiệm đối với khách hàng (người dân, tổ chức) (8/10 ý kiến đồng ý).
- Trách nhiệm đối với người lao động (công chức) (10/10 ý kiến đồng ý).
- Trách nhiệm đối với nhà cung ứng (các công ty cung cấp dịch vụ, các sở
ban ngành cung cấp thông tin…) (9/10 ý kiến đồng ý).
- Trách nhiệm đối với môi trường (7/10 ý kiến đồng ý).
- Trách nhiệm đối với cộng đồng (9/10 ý kiến đồng ý).
- Trách nhiệm đối với nhà quản lý (cơ quan cấp trên) (10/10 ý kiến đồng ý)
Ngoải ra, các thành viên thống nhất nên khảo sát về đặc điểm cá nhân như lý
do làm việc trong cơ quan nhà nước; quyết định lựa chọn công việc, năng lực thực
hiện công việc. Những đặc điểm cá nhân này sẽ cho đánh giá sơ bộ về xuất phát
điểm, ý thức ban đầu khi làm việc trong khu vực công của mỗi CBCC.
Như vậy, nhận thức về trách nhiệm xã hội của CBCC sẽ được đo lường
thông qua 6 khía cạnh như mô hình đề xuất ban đầu (mô hình 2.7). Cụ thể gồm
trách nhiệm đối với khách hàng, trách nhiệm đối với người lao động, trách nhiệm
đối với nhà cung ứng, trách nhiệm đối với môi trường, trách nhiệm đối với cộng
đồng, trách nhiệm đối với nhà quản lý.
e) Kết quả xây dựng thang đo
Thang đo đề xuất được xây dựng dựa trên cơ sở thang đo gốc trong nghiên
cứu của Ana Patrícia Pereira Duarte Baltazar (2011) đề cập đến nhận thức của nhân
viên về trách nhiệm xã hội nhằm tìm hiểu thái độ thực hiện công việc; Žana Prutina,
PhD (2016) đề cập đến nhận thức của nhân viên về trách nhiệm xã hội của tổ chức
tại Bosnia và Herzegovina; Radu Florin Ogarca˘ and Silvia Puiu (2017) trách nhiệm
xã hội trong khu vực công tại Rumani và thông qua thảo luận tay đôi với các
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc

More Related Content

Similar to Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc

Similar to Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc (16)

Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực, Trách Nhiệm Xã H...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực, Trách Nhiệm Xã H...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực, Trách Nhiệm Xã H...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực, Trách Nhiệm Xã H...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Người Lao Động.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Người Lao Động.docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Người Lao Động.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Người Lao Động.doc
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ.docLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Doanh Nghiệp Đầu Tư.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Doanh Nghiệp Đầu Tư.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Doanh Nghiệp Đầu Tư.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Doanh Nghiệp Đầu Tư.doc
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường.docLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường.doc
 
Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Địa Ốc Nam Minh.doc
Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Địa Ốc Nam Minh.docGiải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Địa Ốc Nam Minh.doc
Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Địa Ốc Nam Minh.doc
 
Luận Văn Các nhân tố tác động đến hiệu quả làm việc công ty nhà nước.doc
Luận Văn Các nhân tố tác động đến hiệu quả làm việc công ty nhà nước.docLuận Văn Các nhân tố tác động đến hiệu quả làm việc công ty nhà nước.doc
Luận Văn Các nhân tố tác động đến hiệu quả làm việc công ty nhà nước.doc
 
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Đạo Đức Của Cổ Đông Kiểm Soát Đến Hạn Chế Tài Chính Và C...
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Đạo Đức Của Cổ Đông Kiểm Soát Đến Hạn Chế Tài Chính Và C...Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Đạo Đức Của Cổ Đông Kiểm Soát Đến Hạn Chế Tài Chính Và C...
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Đạo Đức Của Cổ Đông Kiểm Soát Đến Hạn Chế Tài Chính Và C...
 
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.docSự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
 
Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Đơn V...
Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Đơn V...Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Đơn V...
Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Đơn V...
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt...Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Với Cơ Quan Của Công Chức.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Với Cơ Quan Của Công Chức.docLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Với Cơ Quan Của Công Chức.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Với Cơ Quan Của Công Chức.doc
 
Đánh Giá Tác Động Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Công Tác Thu Thu...
Đánh Giá Tác Động Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Công Tác Thu Thu...Đánh Giá Tác Động Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Công Tác Thu Thu...
Đánh Giá Tác Động Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Công Tác Thu Thu...
 
Luận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt....
Luận Văn  Những Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt....Luận Văn  Những Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt....
Luận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt....
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Rủi Ro Tín Dụng Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Rủi Ro Tín Dụng Doanh Nghiệp.docLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Rủi Ro Tín Dụng Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Rủi Ro Tín Dụng Doanh Nghiệp.doc
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 (20)

Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.docTác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
 
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
 
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
 
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
 
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
 
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.docNhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
 
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.docNefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
 
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.docLuận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
 
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
 
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.docLuận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
 
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.docLuận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
 
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.docLuận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
 
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.docLuận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.docLuận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
 

Recently uploaded

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 

Giải Pháp Hoàn Thiện Nhận Thức Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Chức Tại Sở Tài Chính Đồng Nai.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ PHƯƠNG NGA GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHẬN THỨC VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG CHỨC TẠI SỞ TÀI CHÍNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ PHƯƠNG NGA GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHẬN THỨC VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG CHỨC TẠI SỞ TÀI CHÍNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HỒ VIẾT TIẾN
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp hoàn thiện nhận thức về trách nhiệm xã hội của công chức tại Sở Tài chính Đồng Nai” là đề tài nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hồ Viết Tiến và sự hỗ trợ của các lãnh đạo, đồng nghiệp tại Sở Tài chính Đồng Nai. Các nguồn dữ liệu trích dẫn, các số liệu sử dụng và nội dung trong luận văn này là trung thực, dữ liệu và kết quả nghiên cứu do tôi tự thực hiện và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Mọi tham khảo của luận văn này được trích dẫn theo đúng quy định, rõ ràng tên tác giả, tên công trình nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm cá nhân về luận văn của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 04 năm 2018 Người thực hiện luận văn TRẦN THỊ PHƯƠNG NGA
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ Danh mục các từ viết tắt Danh mục các phụ lục PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2 2.1 Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... 2 2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3 4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................................ 4 7. Kết cấu luận văn.................................................................................................. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................................... 6 1.1 Cơ sở lý luận về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp................................ 6 1.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR)............................................................................................... 6 1.1.2 Đạo đức kinh doanh ..................................................................................... 8 1.1.3 Phát triển bền vững – Mục tiêu thực hiện trách nhiệm xã hội ..................... 9 1.1.4 Lý thuyết các bên liên quan ........................................................................10 1.1.5 Một số mô hình nghiên cứu về CSR...........................................................11 1.1.5.1 Mô hình kim tự tháp của Carroll (1991).......................................... 11 1.1.5.2 Mô hình ba miền của Schwartz & Carroll (2003) ........................... 12
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.1.5.3 Mô hình vòng tròn đồng tâm Ủy ban phát triển kinh tế (1971)....... 14 1.1.5.4 Mô hình về năm khía cạnh CSR của Alexander Dahlsrud (2008)... 15 1.1.5.5 Mô hình các bên liên quan............................................................... 16 1.2 Trách nhiệm xã hội trong khu vực công ........................................................18 1.3 Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội...............................................22 1.4 Mô hình nghiên cứu chính thức......................................................................22 TÓM TẮT CHƯƠNG 1.........................................................................................25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG CHỨC TẠI SỞ TÀI CHÍNH ĐỒNG NAI ....................................26 2.1 Tổng quan về Sở Tài chính Đồng Nai.............................................................26 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển..................................................................26 2.1.1.1 Ngành Tài chính Đồng Nai..............................................................26 2.1.1.2 Giới thiệu về Sở Tài chính Đồng Nai hiện nay ...............................27 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài chính Đồng Nai......................................27 2.1.3 Cơ cấu tổ chức.............................................................................................28 2.1.4 Cơ chế hoạt động.........................................................................................30 2.1.5 Những yếu tố tác động đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị..........31 2.1.6 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của cán bộ, công chức................31 2.2 Tổng quan nghiên cứu .....................................................................................33 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................33 2.3 Mô tả mẫu khảo sát..........................................................................................37 2.4 Kết quả khảo sát và phân tích.........................................................................39 2.4.1 Trách nhiệm xã hội đối với khách hàng...................................................... 39 2.4.2 Trách nhiệm xã hội với người lao động...................................................... 42 2.4.3 Trách nhiệm xã hội với nhà cung cấp ......................................................... 43 2.4.4 Trách nhiệm xã hội với môi trường ............................................................ 45 2.4.5 Trách nhiệm xã hội với cộng đồng.............................................................. 46 2.4.6 Trách nhiệm xã hội với nhà quản lý............................................................ 48
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.5 Đánh giá chung về thực trạng nhận thức của cán bộ, công chức tại Sở Tài chính Đồng Nai .......................................................................................................50 TÓM TẮT CHƯƠNG 2.........................................................................................51 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHẬN THỨC VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG CHỨC TẠI SỞ TÀI CHÍNH ĐỒNG NAI.....................52 TÓM TẮT CHƯƠNG 3.........................................................................................59 KẾT LUẬN .............................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................61 PHỤ LỤC................................................................................................................67
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Mô tả mẫu quan sát………………………………………………………. 38 Bảng 2.2: Kết quả khảo sát nhận thức về trách nhiệm xã hội với khách hàng…........ 40 Bảng 2.3: Kết quả khảo sát nhận thức về trách nhiệm xã hội với người lao động….. 42 Bảng 2.4: Kết quả khảo sát nhận thức về trách nhiệm xã hội với nhà cung cấp……. 44 Bảng 2.5: Kết quả khảo sát nhận thức về trách nhiệm xã hội với môi trường………. 45 Bảng 2.6: Kết quả khảo sát nhận thức về trách nhiệm xã hội với cộng đồng……… 47 Bảng 2.7: Kết quả khảo sát nhận thức về trách nhiệm xã hội với nhà quản lý…….. 49 Bảng 2.8: Bảng tổng hợp đánh giá nhận thức về trách nhiệm xã hội của CBCC Sở Tài chính Đồng Nai………………………………………………………………….. 50
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô hình kim tự tháp CSR, Carroll (1991)………………………………. 11 Hình 1.2: Mô hình ba miền của Schwarts & Carroll (2003)……………………….. 13 Hình 1.3: Mô hình vòng tròn đồng tâm Ủy ban Phát triển Kinh tế (1971)………… 14 Hình 1.4: Mô hình 5 khía cạnh CSR của Alexander Dahlsrud (2008)…………….. 15 Hình 1.5: Mô hình cổ điển của Milton Friedman và Mô hình CSR của Freeman…. 17 Hinh 1.6: Mô hình nguyên gốc về các bên liên quan…………………………….... 18 Hình 1.7: Mô hình nghiên cứu chính thức…………………………………………. 24 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Sở Tài chính Đồng Nai hiện nay………………………… 28 Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu……………………………………………………. 33
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBCC Cán bộ, công chức CSR Corporate Sociel Responsibility (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp)
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1 Thang đo đề xuất Dàn bài câu hỏi nghiên cứu định tính Phụ lục 2 Phỏng vấn lần 1: xây dựng bảng câu hỏi khảo sát Dàn bài câu hỏi nghiên cứu định tính Phụ lục 3 Phỏng vấn lần 2: tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất giải pháp Phụ lục 4 Phiếu khảo sát Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 Phụ lục 5 của Bộ Trưởng Bộ Nội vụ về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương.
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, nền hành chính Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể theo hướng chuyển từ “cai trị” sang “phục vụ”: hành chính là người phục vụ, công dân là khách hàng. Theo đó, hoạt động của nhà nước phải định hướng theo khách hàng và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, đem lại hiệu quả kinh tế, đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của con người. Mỗi cơ quan, mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm, nghĩa vụ giúp đỡ người dân thể hiện và thỏa mãn lợi ích chính đáng, hợp pháp của họ; quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường; xây dựng, đảm bảo việc thực hiện các chính sách xã hội; cung cấp các dịch vụ công có chất lượng cao; giúp cơ quan nhà nước hoạt động hiệu quả hơn. Trước tình hình phát triển của đất nước, đời sống con người từng bước được nâng cao, tư tưởng, lối sống, đạo đức của cán bộ, công chức cũng có sự chuyển biến lớn gây nên tác động tích cực lẫn tiêu cực về nhiều mặt. Theo Chỉ số PAPI (Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh tại Việt Nam) năm 2017 được Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam công bố: tỷ lệ người được gặp và làm việc với cán bộ chính quyền khi có bức xúc tăng 21,42% so với năm 2016. Tỉ lệ người hài lòng với kết quả phúc đáp của chính quyền về đơn thư khiếu nại tăng 17,78% so với năm 2016. Bên cạnh đó, tỷ lệ người cảm thấy hài lòng, đã đạt kết quả tốt trong quá trình làm việc với cán bộ, công chức địa phương giảm nhẹ 2,4% so với năm 2016. Tỉ lệ hài lòng với kết quả giải quyết thư tố cáo giảm 51,47% so với năm 2016. Cụ thể hơn, tại tỉnh Đồng Nai, theo báo cáo kết quả công tác thanh tra năm 2017 cho thấy, tuy chỉ số PAPI của tỉnh thuộc nhóm trung bình cao, các nội dung đánh giá hiệu quả hoạt động đều tăng so với các năm vể trước nhưng vẫn còn một số trường hợp bất cập như: qua thanh tra, phát hiện 101 trường hợp cán bộ, công chức có hành vi sai phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính; 03 đối tượng có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2 trong khi thi hành công vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, không tuân thủ nguyên tắc, quy định về tài chính – kế toán để xảy ra các sai phạm về tài chính ngân sách. Trong tổng số 51.329 cán bộ, công chức của tỉnh thực tế chỉ có khoảng 60% cán bộ, công chức làm việc có hiệu quả cao; một số trường hợp cán bộ, công chức thiếu ý thức trách nhiệm trong giải quyết công việc, có thái độ không đúng mực, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân chưa triệt để; giải quyết công việc sai quy định; bớt xén thời gian làm việc, thụ động trong việc học tập nâng cao trình độ dẫn đến năng lực công tác hạn chế…Các vấn đề bất cập vẫn tiếp tục xảy ra khiến người dân dần mất niềm tin vào cơ quan nhà nước tạo nên áp lực chung cho khu vực công. Trước tình hình đó, cơ quan nhà nước cần kịp thời rút kinh nghiệm, hoàn thiện chính sách, điều chỉnh lối làm việc, đáp ứng các yêu cầu về trách nhiệm xã hội, đảm bảo tạo ra các dịch vụ công và hoạt động hiệu quả nhằm xây dựng lại uy tín trong nhân dân. Đồng thời, mỗi cán bộ, công chức cần nhận thức đúng đắn trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Như vậy, cán bộ, công chức tại Sở Tài chính Đồng Nai đã hiểu đúng về trách nhiệm xã hội hay chưa? Làm thế nào để nâng cao nhận thức của họ về việc thực hiện trách nhiệm xã hội? Vấn đề trên sẽ được giải đáp thông qua đề tài “Giải pháp hoàn thiện nhận thức về trách nhiệm xã hội của công chức tại Sở Tài chính Đồng Nai” để mỗi cá nhân làm việc tại Sở Tài chính Đồng Nai có định hướng đúng đắn về nội dung trách nhiệm xã hội, góp phần nâng cao ý thức thực hiện trách nhiệm xã hội trong mỗi hoạt động công vụ, giúp tổ chức ngày càng phát triển bền vững. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Thực trạng nhận thức của cán bộ, công chức tại Sở Tài chính Đồng Nai về trách nhiệm xã hội từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện nhận thức của họ về trách nhiệm xã hội. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các nội dung liên quan đến sự khác biệt của trách nhiệm xã hội trong khu vực công.
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3 - Thực trạng nhận thức về trách nhiệm xã hội của công chức Sở Tài chính Đồng Nai. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện nhận thức về trách nhiệm xã hội của công chức tại Sở Tài chính Đồng Nai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: nhận thức của cán bộ, công chức (người lao động) về trách nhiệm xã hội. - Đối tượng khảo sát: Cán bộ, công chức hiện đang làm công việc chuyên môn tại Sở Tài chính Đồng Nai. - Thời gian khảo sát: tháng 01 - 02/2018. - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại Sở Tài chính Đồng Nai. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Nội dung trách nhiệm xã hội trong khu vực công là gì? - Thực trạng nhận thức về trách nhiệm xã hội của công chức Sở Tài chính Đồng Nai như thế nào? - Giải pháp nào để hoàn thiện nhận thức về trách nhiệm xã hội của công chức Sở Tài chính Đồng Nai? 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nói trên, đề tài được thực hiện thông qua phương pháp định tính và phương pháp định lượng giản đơn bằng thống kê mô tả; các số liệu được xử lý bằng chương trình Microsoft Excel. a) Phương pháp định tính - Cách thức thu thập dữ liệu thứ cấp: Phương pháp phân tích tư liệu, dữ liệu có sẵn để hệ thống cơ sở lý luận một cách khái quát cụ thể nhất về thực trạng và nội dung trách nhiệm xã hội của tổ chức. - Cách thức thu thập dữ liệu sơ cấp: + Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Tác giả dự thảo bảng câu hỏi cho phiếu khảo sát và phỏng vấn lấy ý kiến các chuyên gia (gồm giảng viên hướng dẫn, lãnh đạo, quản lý và cán bộ quản lý nhân
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4 sự) để thống nhất, chỉnh sửa, hoàn thiện bảng câu hỏi cho phù hợp với ý kiến chuyên gia và tình hình thực tế tại đơn vị đồng thời thảo luận phương pháp khảo sát để tránh ảnh hưởng đến công việc của công chức. Bằng phương pháp này, sau khi có kết quả khảo sát, tác giả tiếp tục tiến hành thảo luận về nguyên nhân của một số kết quả phân tích nhằm có cái nhìn khách quan, tham khảo các giải pháp được đề xuất và đưa ra giải pháp chính thức. + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sau khi thống nhất ý kiến chuyên gia, tác giả điều chỉnh nội dung ban đầu và đưa ra bảng câu hỏi khảo sát hoàn chỉnh và thực hiện khảo sát công chức tại Sở Tài chính. Đối tượng được hỏi đưa ra câu trả lời của mình bằng cách đánh dấu vào các ô trả lời tương ứng theo quy ước được đặt ra. b) Phương pháp định lượng Phương pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu thu thập từ tài liệu và thực tế, từ đó hệ thống hóa, tổng hợp các thông tin và xử lý số liệu bằng chương trình Microsoft Excel. 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR). Trong luận văn này, tác giả tập trung đánh giá nhận thức của cán bộ, công chức vì công chức trực tiếp tiếp xúc với dân, giải quyết công việc phục vụ nhân dân. Mọi hoạt động công vụ của cán bộ, công chức có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh bộ máy hành chính nhà nước đồng thời họ có thể cảm nhận và đánh giá hiệu quả thực thi trách nhiệm xã hội của tổ chức và đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm giúp tổ chức có hướng phát triển tốt hơn trong tương lai, nhận thức của người lao động về đạo đức và trách nhiệm xã hội của một tổ chức có thể ảnh hưởng đến thái độ và hiệu quả làm việc, từ đó sẽ có ảnh hưởng đến tổ chức nơi họ đang làm việc. Từ thực trạng nhận thức của đối tượng nêu trên, luận văn đề xuất giải pháp để hoàn thiện nhận thức về trách nhiệm xã hội của cán bộ, công chức hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 5 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng nhận thức về trách nhiệm xã hội của công chức tại Sở Tài chính Đồng Nai. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nhận thức về trách nhiệm xã hội của công chức Sở Tài chính Đồng Nai.
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Cơ sở lý luận về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) bắt đầu xuất hiện từ những năm 1920 tại Hoa Kỳ, tuy nhiên, do cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1939) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), vấn đề CSR đã không còn được chú ý. Cho đến những năm 1950, khái niệm CSR được đề cập trở lại trong cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của Doanh nhân” (Social Responsibilities of the Businessmen) của học giả Howard Bowen. Trong cuốn sách này, Bowen (1953) định nghĩa “CSR là nghĩa vụ của doanh nhân để theo đuổi các chính sách, đưa ra các quyết định, hoặc thực hiện chuỗi các hoạt động được xã hội mong đợi cả về mục tiêu và giá trị nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến quyền và lợi ích của người khác”. Votaw (1972) có nhận định rằng trách nhiệm trong CSR có nghĩa là tổ chức có trách nhiệm tại địa phương, nơi đang hoạt động, tuy nhiên thuật ngữ này không hoàn toàn giống nhau cho các tổ chức khác nhau. Mô hình cổ điển của Milton Friedman (1970) cho rằng: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tăng tối đa lợi nhuận của họ trong phạm vi của luật pháp và các ràng buộc đạo đức tối thiểu”. Tiếp theo, Steiner (1971), cho rằng “trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp luôn đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu nhưng nó vẫn phải có trách nhiệm đối với xã hội để giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu cơ bản. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp thường sử dụng một phần lợi nhuận ngắn hạn hoặc dài hạn để duy trì hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội”. Trong khi đó, Johnson (1971) cho rằng “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một trong những hoạt động mà các nhà quản lý hướng tới thay vì chỉ phấn đấu để đem lại lợi ích cho các cổ đông, doanh nghiệp còn có trách nhiệm tính đến lợi ích của nhân viên, nhà cung cấp, đại lý, cộng đồng địa phương và toàn quốc” …
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 7 Carroll (1979) định nghĩa: "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm kinh tế, pháp lý, đạo đức, và sự mong đợi của xã hội dành cho các tổ chức tại một thời điểm nhất định”. Lưu ý rằng kinh tế và pháp lý là nghĩa vụ và trách nhiệm bắt buộc trong khi các nghĩa vụ về đạo đức và những sự mong đợi khác thì do sự tự nguyện của con người. Không dừng lại ở đó, lý thuyết các bên liên quan đã được phát triển trong khái niệm trách nhiệm xã hội (Freeman 1984, Donaldson và Preston 1995). Theo đó, phạm vi của CSR không chỉ bao gồm bốn khía cạnh mà được mở rộng đến các đối tượng hữu quan (stakeholder). Đến năm 2004, Maignan và Ferrell tiếp tục cho rằng CSR là “các quyết định và hoạt động của doanh nghiệp nhằm tạo ra và cân bằng các lợi ích khác nhau của những cá nhân và tổ chức liên quan”. Theo như Matten và Moon (2004): “Trách nhiệm xã hội là một khái niệm bao gồm nhiều khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”. Ngân hàng Thế giới (2004) phát biểu rằng “CSR là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, phối hợp với người lao động, gia đình của họ, cộng đồng địa phương và xã hội nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống theo hướng có lợi cho việc kinh doanh cũng như sự phát triển chung”. Đây cũng là cam kết của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa lợi ích tác động đến xã hội (Mohr, Webb và Harris, 2001). CSR liên quan đến những quyết định và hành động được thực hiện mà ít nhất cũng vượt trên những lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, là những nguyên tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội (Carroll & Shabana, 2010). CSR ngày càng được đề cao cũng như dành được sự quan tâm của cộng đồng tại nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung này (Korhonen, 2003). Một cách cụ thể, biểu hiện về trách nhiệm xã hội của tổ chức được thể hiện qua các vấn đề sau: cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao cho người
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 8 tiêu dùng; tạo môi trường làm việc an toàn, trả lương theo quy định, đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực; tuân thủ các yêu cầu về lập pháp (tài chính, lao động, môi trường…); xây dựng mối quan hệ tin cậy và chính xác với tất cả các bên liên quan; cải thiện hoạt động của tổ chức nhằm nâng cao giá trị tổ chức; xem xét những mong đợi của công chúng và những giá trị đạo đức được chấp nhận rộng rãi trong các hoạt động của tổ chức; đóng góp vào xã hội thông qua hợp tác và các dự án phát triển cộng đồng địa phương…Mục tiêu chính của CSR là nhằm đảm bảo tổ chức phát triển theo đúng mục tiêu đã đề ra với định hướng bền vững trong một thời gian dài để tiến hành hoạt động kinh doanh (Jamali, 2008). 1.1.2 Đạo đức kinh doanh Trong một tổ chức, quy tắc đạo đức là một tập hợp các nguyên tắc hướng dẫn tổ chức trong các chương trình, chính sách và quyết định của nó đối với việc kinh doanh. Triết lý đạo đức mà tổ chức sử dụng để tiến hành hoạt động có tác động mạnh mẽ đến uy tín, năng suất và lợi nhuận cuối cùng của tổ chức. Đạo đức kinh doanh hình thành từ thực tiễn kinh doanh của mỗi tổ chức trong các thời kỳ lịch sử. Các chuẩn mực đạo đức kinh doanh cũng thay đổi và phát triển theo từng hình thái kinh tế, nhân khẩu học, đặc điểm địa phương. Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực của một tổ chức trong những trường hợp nhất định. Cách thức đánh giá đạo đức kinh doanh của một tổ chức được cụ thể hơn thông qua định nghĩa của Ferrel và Fraedrich (2008): “Đạo đức kinh doanh bao gồm những nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi trong thế giới kinh doanh. Việc đánh giá một hành vi cụ thể là đúng hay sai, phù hợp với đạo đức hay không sẽ được quyết định bởi nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, các nhóm có quyền lợi liên quan, hệ thống pháp lý cũng như cộng đồng”. Nếu trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà tổ chức phải thực hiện nhằm đem đến cho xã hội những tác động tích cực và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh đưa ra các chuẩn mực, quy định hướng dẫn hành vi trong hoạt động của tổ chức. Đạo đức kinh doanh đưa ra những chuẩn mực rõ ràng
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 9 để đánh giá phẩm chất của một tổ chức mà chính những chuẩn mực này dẫn dắt đến việc đưa ra quyết định cuối cùng của tổ chức trong khi trách nhiệm xã hội được xem như một cam kết của tổ chức đối vối xã hội. Khi hướng mục tiêu quan tâm đến trách nhiệm xã hội, tổ chức sẽ quan tâm đến hậu quả tác động đến xã hội trước những quyết định của tổ chức. Tuy khác nhau nhưng trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đạo đức trở thành sức mạnh trong trách nhiệm xã hội và là một khía cạnh trong mô hình kim tự tháo về trách nhiệm xã hội (Carroll, 1979). 1.1.3 Phát triển bền vững – Mục tiêu thực hiện trách nhiệm xã hội Năm 1972, tại hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường sống ở Stockholm, lần đầu tiên thuật ngữ phát triển bền vững được sử dụng. Tuy nhiên mãi cho đến năm 1987, Ủy ban Brundtland - Ủy ban Môi trường và phát triển thế giới mới đưa ra một định nghĩa chính thức về Phát triển bề vững như sau: “Phát triển có nghĩa là chỉ tập trung thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không cam kết đảm bảo nguồn tài nguyên cho những thế hệ trong tương lai. Còn phát triển bền vững là không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội đơn thuần mà còn cam kết, đảm bảo nhu cầu của những người nghèo và thừa nhận giới hạn về nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới, không làm ảnh hưởng đến thế hệ tương lai”. Như đã đề cập tại phần 1.1.2, Ngân hàng Thế giới (năm 2004) đã khẳng định mối tương quan giữa trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững, theo đó “Trách nhiệm xã hội là cam kết của tổ chức đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, phối hợp với người lao động, gia đình của họ, cộng đồng địa phương và xã hội nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống theo hướng có lợi cho tổ chức cũng như sự phát triển chung”. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không những giúp cho tổ chức phát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội. Từ sự phát triển bền vững sẽ là nguyên nhân hướng đến việc áp dụng tính CSR vào chính đơn vị theo hướng giai đoạn gồm 3 bước, đó là: (i) sự phát triển bền vững, (ii) đơn vị đủ nguồn lực để đóng góp cho xã hội; (iii) tạo ra trách nhiệm xã hội của đơn
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 10 vị (Arjan de Draaijer – KPMG Global Sustainability Service 2016). Hầu hết các tổ chức muốn phát triển và tồn tại lâu dài đều phải có ý thức và hành động vì xã hội, đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai. 1.1.4 Lý thuyết các bên liên quan Lý thuyết các bên liên quan là lý thuyết được sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của tổ chức. Tiêu biểu trong trường phái lý thuyết này là các tác giả Freeman, Friedman và Wood trong đó Freeman được xem như là cha đẻ của lý thuyết này. Lý thuyết các bên liên quan được đề cập tại cuốn sách “Quản trị chiến lược: Phương pháp tiếp cận các bên liên quan” của Freeman (1984) như một đề xuất cho chiến lược quản lý các tổ chức vào cuối thế kỷ XX. Theo thời gian, lý thuyết này đã đã đạt được tầm quan trọng, và ngày càng có nhiều tác giả nhắc đến như Clarkson (1994, 1995), Donaldson và Preston (1995), Mitchell et al (1997), Rowley (1997) và Frooman (1999). Từ quan điểm chiến lược ban đầu, lý thuyết phát triển và được xem như một phương tiện để quản lý, một ý tưởng về cách hoạt động của tổ chức. Freeman (1984) lập luận rằng các tổ chức kinh doanh nên quan tâm đến lợi ích của các bên liên quan khi đưa ra quyết định chiến lược, tổ chức là một phần của xã hội, tổ chức có nhiệm vụ và trách nhiệm nhất định với các bên liên quan, hoặc các bên bị ảnh hưởng bởi hoạt động của tổ chức. Hoạt động của tổ chức thực sự thành công khi nó tạo ra giá trị cho khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, cộng đồng và các nhà tài chính, cổ đông, ngân hàng và những người khác. Công việc của người quản lý bây giờ là tìm hướng đi chung với sự quan tâm của khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng, nhân viên, các nhà tài chính. Tổ chức nên đối xử với các bên liên quan một cách công bằng và điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động của công ty trên thị trường và do đó đảm bảo được tương lai cho các bên liên quan. Trong những năm gần đây lý thuyết các bên liên quan đã được dần dần chấp nhận là một chủ đề thiết yếu cùng với khái niệm về CSR và là "sợi chỉ đỏ" hàng đầu trong nghiên cứu về kinh doanh – đạo đức (Fassin, 2009).
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 11 Trong đề tài này, tác giả sử dụng lý thuyết các bên liên quan làm nền tảng cho khung phân tích nghiên cứu. 1.1.5 Một số mô hình nghiên cứu về CSR 1.1.5.1 Mô hình kim tự tháp của Carroll (1991) Mô hình kim tự tháp của A. Carroll, 1991 về CSR là mô hình này được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Theo Carroll, CSR được chia thành bốn nhóm bao gồm trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện/nhân văn (xem hình 1.1). TRÁCH NHIỆM TỪ THIỆN TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRÁCH NHIỆM KINH TẾ Hình 1.1 Mô hình kim tự tháp CSR, Carroll (1991) Nguồn: Carroll (1991) Bốn nhóm trách nhiệm này gây ảnh hưởng đến các thành phần trong xã hội như người tiêu dùng, nhân viên, đối tác, cộng đồng, nhà đầu tư, các bên liên quan khác. Cách đọc mô hình kim tự tháp của Carroll giống với thang bậc nhu cầu của Maslow, cấp độ sau phụ thuộc vào cấp độ đứng trước nó: Thỏa mãn hai cấp độ đầu tiên (trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý) là do xã hội đòi hỏi, thỏa mãn cấp độ thứ ba (trách nhiệm đạo đức) là điều mà xã hội mong đợi, thỏa mãn cấp độ thứ tư (trách nhiệm từ thiện) là điều mà xã hội ước ao.
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 12 a) Trách nhiệm kinh tế Trách nhiệm kinh tế là nền tảng và là trách nhiệm cơ bản hàng đầu xuất phát từ mục đích tìm kiếm lợi nhuận của tổ chức. b) Trách nhiệm pháp lý Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của tổ chức là việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp lý do nhà nước ban hành, quy định đối với các bên liên quan. Với người lao động, trách nhiệm pháp lý thể hiện qua việc cung cấp môi trường lao động an toàn theo quy định, đảm bảo bình đẳng về cơ hội phát triển, chế độ phúc lợi xã hội, lương thưởng, không tham nhũng… c) Trách nhiệm đạo đức Trách nhiệm đạo đức của một tổ chức thường được biểu hiện qua các giá trị đạo đức, các nguyên tắc được tổ chức hoạch định trong sứ mệnh và chiến lược, bao gồm những động thái mà xã hội mong đợi ở tổ chức, tuy nhiên, những hành vi này không được thể chế hóa thành quy định pháp luật. d) Trách nhiệm từ thiện Trách nhiệm từ thiện là thang bậc trách nhiệm cao nhất trong mô hình kim tự tháp Carroll và trách nhiệm này phụ thuộc vào sự tự nguyện của cá nhân, tổ chức Nếu tổ chức thực hiện tốt trách nhiệm từ thiện tức là họ đã đảm bảo việc hoàn thành ba trách nhiệm còn lại. Mục đích của thang bậc trách nhiệm này là thể hiện sự quan tâm của tổ chức với cộng đồng, xã hội. Các chương trình cải thiện môi trường như trồng cây, thu gom rác, các hoạt động từ thiện…là các ví dụ về việc thực hiện trách nhiệm này. Thông qua các các hoạt động vì cộng đồng tổ chức vô hình chung tạo ra cơ hội để nâng cao sự gắn kết giữa nhân viên với tổ chức. 1.1.5.2 Mô hình ba miền của Schwartz & Carroll (2003) Dựa trên kim tự tháp Carroll, năm 2003, Carroll tiếp tục đưa ra một định nghĩa khác và phát triển thành mô hình ba miền của CSR gồm Kinh tế, Pháp lý, Đạo đức (xem hình 1.2). Mô hình này không giống như mô hình kim tự tháp, cách tiếp cận ba miền không còn sắp xếp ưu tiên theo thứ bậc của CSR và Schwartz và Carroll (2003) đã
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 13 đề xuất mô hình này để minh hoạ rằng: thực tế khi nhắc đến CSR, không khía cạnh nào là quan trọng hơn. Tuy nhiên, trách nhiệm xã hội của tổ chức chỉ được thể hiện tại vùng ba miền giao nhau (Kinh tế/Pháp lý/Đạo đức) (Schwartz & Carroll, 2003). Đây là miền lý tưởng cho các tổ chức, mọi hoạt động của tổ chức không chỉ tạo ra lợi nhuận, tối đa hóa giá trị công ty mà còn tuân thủ pháp luật và chuẩn mực đạo đức. Hình 1.2 Mô hình ba miền của Schwartz & Carroll (2003) Nguồn: Schwartz & Carroll (2003) Với khía cạnh kinh tế (Purely Economic – Hoàn toàn kinh tế), Carroll đề cập đến trách nhiệm tạo ra hiệu quả kinh tế tích cực đối với công ty bằng cách trực tiếp hay gián tiếp. Các hoạt động thực hiện trách nhiệm này nên tối đa hóa lợi nhuận của tổ chức, các nguồn lực nên được sử dụng để nâng cao chất lượng của tổ chức hiệu quả (Friedman, 1970). Ở khía cạnh pháp lý (Purely Legal – Hoàn toàn pháp lý) liên quan đến việc tuân thủ luật pháp. Các hoạt động không mang tính chất tối đa hóa lợi nhuận, tạo ra kinh tế hay hoạt động vì hành vi đạo đức mà động cơ thúc đẩy hoạt động chỉ là pháp luật.
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 14 Về khía cạnh đạo đức (Purely Ethical – Hoàn toàn đạo đức): các hoạt động không mang tính chất kinh tế hay pháp luật, mà chỉ có động cơ thúc đẩy bởi đạo đức như hoạt động của các tổ chức tỉnh nguyện, tổ chức phi lợi nhuận. Ngoài ra, mô hình còn có các miền giao thoa, thể hiện các nội dung: - Miền Kinh tế/ Pháp lý: Các hoạt động không liên quan đến những cân nhắc về đạo dức nhưng đều có động cơ về kinh tế và pháp lý. - Miền Kinh tế/ Đạo đức: Các hoạt động không liên quan đến những cân nhắc về pháp lý nhưng đều có động cơ về kinh tế và đạo đức. - Miền Pháp lý/ Đạo đức: Các hoạt động không liên quan đến những cân nhắc về kinh tế nhưng đều có động cơ về pháp lý và đạo đức 1.1.5.3 Mô hình vòng tròn đồng tâm Ủy ban phát triển kinh tế (1971) Mô hình vòng tròn đồng tâm của CSR đã được thông qua từ tuyên bố của Ủy ban Phát triển kinh tế (1971) (xem Hình 1.3). KINH TẾ PHÁP LÝ ĐẠO ĐỨC TỪ THIỆN/ NHÂN VĂN Hình 1.3 Mô hình vòng tròn đồng tâm Ủy ban phát triển kinh tế (1971) Nguồn: Ủy ban phát triển kinh tế (1971)
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 15 Mô hình vòng tròn đồng tâm tương tự như các mô hình kim tự tháp CSR của Carroll (1991) và mô hình ba miền của Schwartz & Carroll (2003). Sự tương đồng với mô hình kim tự tháp CSR của Carroll (1991) ở chỗ nó coi vai trò kinh tế là trách nhiệm xã hội cốt lõi của tổ chức. Và những điểm tương đồng với mô hình ba miền của Schwartz & Carroll (2003) là nó nhấn mạnh mối tương quan giữa các trách nhiệm xã hội khác nhau. Các trách nhiệm xã hội hòa nhập với nhau và đều có một yếu tố trung tâm cốt lõi đó là lợi ích kinh tế. Vòng tròn đồng tâm được giải thích như sau: vòng tròn ngoài di chuyển vào vòng tròn trong phản ánh mọi hoạt động kinh tế của tổ chức luôn chịu sự kiểm soát mà xã hội áp đặt để đảm bảo tính thân thiện xã hội. Mặt khác, di chuyển từ bên trong ra bên ngoài đại diện cho sự tồn tại của các khía cạnh trách nhiệm xã hội mà tổ chức phải đảm bảo thực hiện được. 1.1.5.4 Mô hình về năm khía cạnh CSR của Alexander Dahlsrud (2008) MÔI TRƯỜNG TỪ THIỆN XÃ HỘI Năm khía cạnh CSR Dahlsrud (2008) CÁC BÊN LIÊN QUAN KINH TẾ Hình 1.4 Mô hình năm khía cạnh CSR của Dahlsrud (2008)
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Nguồn: Dahlsrud (2008)
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 16 Mô hình về năm khía cạnh CSR của Alexander Dahlsrud (2008) bao gồm 05 khía cạnh: kinh tế, các bên hữu quan, xã hội, môi trường, từ thiện. a) Khía cạnh môi trường Khía cạnh môi trường của CSR là tác động của tổ chức đối với môi trường. Mục tiêu của tổ chức là tham gia vào các hoạt động có lợi cho môi trường, quản lý môi trường, cân bằng các vấn đề môi trường trong hoạt động của tổ chức. b) Khía cạnh xã hội Khía cạnh xã hội liên quan đến mối quan hệ giữa tổ chức và toàn bộ xã hội. Khi đề cập đến khía cạnh xã hội tức là hướng tới việc đưa tổ chức đi vào hoạt động, góp phần xây dựng xã hội tốt hơn. Nó liên quan đến những nỗ lực mang lại lợi ích cho xã hội, xem xét các tác động của tổ chức đối với cộng đồng. c) Khía cạnh kinh tế Khía cạnh này đề cập đến hiệu quả tài chính mà hoạt động của tổ chức đem lại, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo lợi nhuận, phát triển hoạt động kinh doanh. d) Các bên liên quan Các bên liên quan là các cá nhân, tổ chức có quan hệ mật thiết với tổ chức. Họ có quan tâm, chia sẻ những nguồn lực, chịu tác động hoặc trực tiếp tác động tới doanh nghiệp trong các chiến lược, kế hoạch, các hoạt động kinh doanh và có thể quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi xem xét khía cạnh các bên liên quan về trách nhiệm xã hội của tổ chức, ta xem xét các quyết định hoạt động của tổ chức ảnh hưởng đến những nhóm này như thế nào. e) Khía cạnh từ thiện Tổ chức thực hiện các hoạt động dựa trên các giá trị đạo đức, hoạt động ngoài các nghĩa vụ pháp lý. Mọi hoạt động từ thiện của tổ chức dựa trên tinh thần tự nguyện. Mục đích là thể hiện sự quan tâm của tổ chức với cộng đồng, xã hội. 1.1.5.5 Mô hình các bên liên quan Trong khi mô hình cổ điển lập luận rằng trách nhiệm đạo đức của một công ty là kiếm được lợi nhuận và hoạt động tuân thủ pháp luật thì mô hình các bên liên quan có cách tiếp cận phức tạp hơn (xem hình 1.5).
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 17 Ở mô hình cổ điển, Milton Friedman cho rằng mục tiêu tổ chức là để tích lũy lợi nhuận sau đó phân phối lại lợi nhuận cho các cổ đông. Tuy nhiên đến năm 1984, Ed Freeman nói rằng lợi nhuận là kết quả hoạt động của tổ chức chứ không phải là nguyên nhân chính đem đến kết quả. Từ quan điểm của đó, ý tưởng của Friedman có nghĩa là các tổ chức chỉ tập trung vào các cổ đông và không phải là những người khác cũng bị ảnh hưởng bởi hoạt động của tổ chức, chẳng hạn như các khách hàng, người lao động và nhà cung cấp. Tuy nhiên, nếu không có họ, tổ chức sẽ bị phá sản. Hình 1.5 Mô hình cổ điển của Milton Friedman và Mô hình CSR của Freeman Nguồn: www.spidermark.com Với mô hình các bên liên quan, mục tiêu của công ty là đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan, ngoài việc có lợi nhuận, mô hình của Freeman bao gồm việc xem xét tác động đến các bên liên quan khi đưa ra quyết định. Trong cuốn sách về Quản lý Chiến lược (Strategic Management): Phương pháp tiếp cận các bên liên quan, R. Edward Freeman đưa ra mô hình các bên liên quan (xem hình 1.6), trong đó có tính đến tất cả các nhóm và cá nhân có thể ảnh
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 18 hưởng, hoặc bị ảnh hưởng bởi việc hoàn thành mục đích tổ chức. Mỗi nhóm được xác định bởi Freeman có một vai trò trong sự thành công của tổ chức và được mô tả bằng thuật ngữ “bên liên quan”. Theo đó, các bên liên quan theo Freeman (1984), Fassin (2009) bao gồm cổ đông/ chủ sở hữu, chính quyền, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, người lao động, xã hội dân sự, nhà cung cấp. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CHÍNH QUYỀN KHÁCH HÀNG TỔ CHỨC CỔ ĐÔNG/ NGƯỜI LAO CHỦ SỞ ĐỘNG HỮU NHÀ CUNG CẤP XÃ HỘI DÂN SỰ Hình 1.6 Mô hình nguyên gốc về các bên liên quan Nguồn: Freeman (1984), Fassin (2009) 1.2 Trách nhiệm xã hội trong khu vực công Tổ chức khu vực tư nhân thường được tài trợ bởi các cổ đông, nhà sáng lập. Họ theo đuổi mục tiêu chính là tối đa hoá lợi nhuận, họ có thể cố gắng tạo ra hình ảnh theo đuổi các mục tiêu về bảo vệ môi trường, cải thiện cuộc sống của người dân
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 và tạo ra giá trị cho người dân theo nhiều cách khác…Tuy nhiên, họ xem các mục tiêu này chỉ là thứ yếu, và dùng để hỗ trợ mục tiêu chính là tối đa hoá lợi nhuận
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 19 (John Dudovskiy, 2013). Còn các tổ chức thuộc khu vực công thường theo đuổi các mục tiêu khác ngoài việc tối đa hoá lợi nhuận bởi nguồn tài trợ cho các tổ chức khu vực công là tiền đóng thuế của người dân, do đó, mục tiêu của các tổ chức khu vực công liên quan đến phục vụ cộng đồng như bảo vệ, cung cấp giáo dục, chăm sóc y tế…Vì vậy, khách hàng mong đợi ở tổ chức tư nhân sự thỏa thuận tốt nhất đến từ kinh doanh, cổ đông mong đợi tăng lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn còn kỳ vọng của khách hàng đối với tổ chức khu vực công gắn liền với việc phân phối sản phẩm và dịch vụ công một cách đầy đủ. Khu vực công bao gồm các tổ chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp, tổ chức chính phủ thực hiện các lĩnh vực: quản lý hành chính nhà nước, cung cấp các dịch vụ công ích và hệ thống doanh nghiệp cung cấp các loại hàng hóa cho xã hội cả theo mục đích chính trị và cả theo quan hệ thị trường. Do đó, từ phần này trở về sau, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ được thay đổi thành trách nhiệm xã hội của tổ chức. Các tổ chức trên khắp thế giới, bất kể hình thức của nó (tư nhân hay công lập) ngày càng quan tâm đến nhu cầu tiếp cận xã hội. Lúc này, thuật ngữ CSR được đề cập thường xuyên hơn, tuy nhiên, nó thường được gắn liền với hoạt động của một khu vực tư nhân, theo đó CSR yêu cầu các tổ chức tư nhân không những bền vững về mặt kinh tế mà còn phải bền vững về mặt môi trường và xã hội. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại, thuật ngữ này đã được mở rộng đến khu vực công. Chính phủ của nhiều nước trên thế giới ngày càng nắm rõ được tầm quan trọng của phát triển bền vững cũng như các khía cạnh trách nhiệm xã hội được thể hiện qua các hoạt động của các tổ chức khu vực công. Khi xem trong bối cảnh các đơn vị công thì việc áp dụng CSR được xem là một trong những sứ mệnh và nhiệm vụ chính của đơn vị đó (Stead & Stead, 2008). Tại Việt Nam, có rất ít các nghiên cứu về CSR cho khu vực công. Tuy nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ đã sớm ban hành Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 26000:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 26000:2010 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm xã hội, áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức từ khu vực tư nhân đến khu
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 20 vực công. Ngoài ra, tại tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh số 02 (2017), Tiến sĩ Phạm Quang Huy đã công bố nghiên cứu khoa học về Định hướng áp dụng mô hình CSR vào đơn vị công tại Việt Nam. Theo đó, việc áp dụng CSR vào đơn vị công là cần thiết, “CSR được các nhà khoa học xem đây là một ý tưởng doanh nghiệp có nghĩa vụ đối với xã hội hơn là chỉ hướng đến thỏa mãn các bên liên quan. Càng quan trọng hơn khi đơn vị công lại đang nắm giữ những lĩnh vực, hoạt động trong yếu của một quốc gia và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó”. Ngoài ra, Trong thập niên qua, khu vực công cùng các bên liên quan tham gia tích cực hơn trong việc thúc đẩy định hướng trách nhiệm xã hội (Moon, 2004), phối hợp với các tổ chức phi chính phủ, thừa nhận rằng các chính sách công là rất quan trọng để khuyến khích hành vi có trách nhiệm của khu vực tư nhân (Fox và cộng sự, 2002). Các thể chế và cơ quan nhà nước quan tâm đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội, như hành vi có trách nhiệm của các bên tham gia tư nhân có thể tạo điều kiện cho việc thực hiện các mục tiêu chính sách công (Liston-Heyes và Ceton, 2007). Ngoài ra, các chính sách về trách nhiệm xã hội có thể thay thế cho các quy định pháp luật nếu không có ý chí chính trị để thông qua chúng. Sự suy giảm trong mức độ điều tiết của nhà nước có thể tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các hình thức tự nguyện mới hành vi (Moon, 2005). Trách nhiệm xã hội bắt đầu trở thành vấn đề "không chỉ là một tính năng của các tập đoàn mà ngày càng trở thành một đặc trưng của quản trị xã hội mới "(Moon, 2007, p.302). Di Bitetto, Chymis, và D'Anselmi (2015) đưa ra một lời giải thích về những lý do mà CSR phổ biến trong các tổ chức tư nhân hơn so với khu vực công. Bởi vì các công ty tư nhân luôn có sự cạnh tranh gay gắt hơn nhằm tạo ra lợi nhuận; ở nhiều quốc gia vẫn còn trong tình hình độc quyền, chủ nghĩa chuyên chế, đòi hỏi sự tuân phục tuyệt đối với chính quyền, đối ngược với một chính phủ tôn trọng tự do cá nhân. Nhưng xã hội ngày càng phát triển, người dân ngày càng có nhiều yêu cầu, yêu cầu khu vực công hoạt động hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngày một tốt hơn.
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 21 Trong tiêu chí số 8, khung đánh giá chung (Common Assessment Framework – CAF, 2006) nêu lên nhiệm vụ chính của khu vực công là để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của xã hội. Khu vực công thông qua các hành vi có trách nhiệm để góp phần vào sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, các thành phần liên quan đến sự phát triển của địa phương, cộng đồng, quốc gia. Fox và cộng sự (2002) tin rằng trách nhiệm xã hội trong khu vực công đáp ứng được bốn chức năng - Pháp luật, các quy định về việc trao quyền cho công dân. - Tạo điều kiện thuận lợi đề cập đến những ưu đãi mà các cơ quan chính phủ cung cấp cho các chủ thể tư nhân để khuyến khích các dự án CSR, nhưng cũng để tăng tính minh bạch trong hoạt động của khu vực công. - Sự hợp tác với các chủ thể tư nhân tham gia vào các dự án CSR khác nhau, chia sẻ nguồn nhân lực, vật lực. - Chính phủ nên hành động như một mô hình cho khu vực tư nhân, bằng cách thực hiện các hoạt động phù hợp với CSR tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, Fox et al. (2002), Nelson (2002), Phường (2002), Albareda et al. (2004), Albareda et al (2008), IOB Study (2013) cũng đã có những nghiên cứu về CSR trong khu vực công: “Chúng tôi tin rằng trách nhiệm xã hội trong khu vực công thể hiện trong các vấn đề sau: - Xây dựng các quy định, chính sách và triển khai thực thi. - Bắt đầu chính sách công có trách nhiệm. - Đảm bảo quản lý tổ chức hiệu quả và hiệu quả. - Đầu tư công cộng tôn trọng các nguyên tắc về hiệu quả, kinh tế. - Từ thiện và tham gia vào các vấn đề của cộng đồng. - Sự tham gia của các bên liên quan vào các hoạt động của các tổ chức công và đại diện trong hội đồng quản trị hoặc tư vấn. - Tăng tính minh bạch trong tất cả các hoạt động của các tổ chức công cộng. - Bản chất của dịch vụ công phản ánh nhiều nguyên tắc về trách nhiệm xã hội, minh bạch và tôn trọng các lợi ích của các bên có lợi ích khác nhau.
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 22 1.3 Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội Theo mô hình Fasset (2012), thực hiện trách nhiệm xã hội giúp tổ chức đảm bảo một số lợi ích dài hạn: - Gia tăng sự hài lòng của xã hội và công chúng. - Thành lập đơn vị mới dễ dàng được công chúng thừa nhận. - Tăng sự uy tín đối với các bên liên quan với đơn vị. - Duy trì và giữ vững đội ngũ công chức thành thạo trong chuyên môn. - Gia tăng hình ảnh của đơn vị cấp dưới với đơn vị cấp trên. - Tiếp cận dễ dàng với các nguồn viện trợ trong và ngoài nước. - Tăng sự uy tín của đơn vị trong ngành. - Tạo ra sự hiệu quả hơn giữa các đơn vị. - Tiết kiệm ngân sách nhà nước và các khoản chi hoạt động Mandl và Dorr (2007) cho rằng các tổ chức công nên trở nên cởi mở hơn đối với CSR, bởi vì CSR giúp mang lại cho tổ chức một hình ảnh tốt hơn trong nhận thức của công dân, đối tác và nhà đầu tư. CSR mang lại các lợi ích cao hơn chi phí liên quan về lâu dài. Bên cạnh đó, Steurer (2010) đã đề cập đến năm lý do chính phủ nên tham gia nhiều hơn vào các hoạt động CSR như: giúp chính phủ đạt được các mục tiêu chính sách trên cơ sở tự nguyện; các quy định về CSR có thể làm giảm tác động tiêu cực của một số hoạt động không mong muốn các quy định có thể; ngay cả khi CSR mở rộng ra ngoài khuôn khổ pháp lý, các chính phủ nên tập trung nhiều hơn vào các sáng kiến không ràng buộc; CSR trở thành một tính năng quan trọng của một quan hệ đối tác giữa các thực thể công cộng và tư nhân; sự đa dạng của các bên liên quan. 1.4 Mô hình nghiên cứu chính thức Khái niệm trách nhiệm xã hội liên quan đến trách nhiệm của tổ chức nói chung, trong khi mô hình các bên liên quan nhắc đến trách nhiệm của tổ chức đối với các bên cụ thể như cổ đông/ chủ sở hữu, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, người lao động, nhà cung cấp…hay còn được gọi là các bên liên quan.
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 23 CSR và lý thuyết các bên liên quan là nội dung quan trọng vì chúng tạo ra các tác động đến hoạt động của tổ chức. Về bản chất, giá trị của công ty tăng lên khi nó có thể đáp ứng được lợi ích của các bên khác nhau dựa trên mô hình các bên liên quan. Ví dụ, một trong các bên liên quan là người tiêu dùng. Người tiêu dùng thường quan tâm đến việc lựa chọn sản phẩm có chất lượng và lành mạnh. Sử dụng mô hình các bên liên quan sẽ yêu cầu các tổ chức luôn nhớ đến người tiêu dùng, phát triển các sản phẩm có chất lượng cao và có lợi cho sức khoẻ hơn. Khi tổ chức đáp ứng được yêu cầu đó, người tiêu dùng sẽ cảm thấy hài lòng, họ có thể trở nên trung thành và tin tưởng hơn với các sản phẩm của tổ chức. Như vậy, giá trị của tổ chức không chỉ tăng lên về mặt xã hội, mà cả về mặt tài chính, góp phần giúp cộng đồng phát triển. Mô hình các bên liên quan có thể được sử dụng để hướng dẫn tổ chức xác định và đáp ứng các trách nhiệm xã hội. Sử dụng CSR đơn giản chỉ khái quát hóa trách nhiệm của công ty. Tuy nhiên, sử dụng mô hình các bên liên quan kết hợp với CSR có thể tập trung nỗ lực của tổ chức vào việc thỏa mãn mối quan tâm của các bên liên quan cụ thể. Bằng cách này, mô hình các bên liên quan giúp tổ chức có hướng hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng các bên liên quan và do đó làm tăng giá trị của công ty. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên lý thuyết và mô hình nghiên cứu trách nhiệm xã hội với các bên liên quan để đánh giá nhận thức về trách nhiệm xã hội của cán bộ, công chức – người làm việc trong khu vực công. Dựa trên cơ sở lý thuyết cùng với sự kế thừa có điều chỉnh từ các mô hình, tác giả tiến hành đề xuất mô hình nghiên cứu qua sự phối hợp giữa mô hình về năm khía cạnh CSR của Alexander Dahlsrud (2008) và mô hình các bên liên quan của Freeman (1984). Căn cứ vào tình hình thực tế của khu vực công, mô hình chính thực được sử dụng để nghiên cứu đề tài như hình 1.7 dưới đây.
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 24 NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÁCH NHÀ HÀNG CUNG CÁC BÊN LIÊN QUAN MÔI QUẢN LÝ TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG Hình 1.7 Mô hình nghiên cứu chính thức Nguồn: tác giả tổng hợp Theo hình 1.7, trong nghiên cứu này, tác giả tập trung đánh giá nhận thức về CSR thông qua các bên liên quan: khách hàng, người lao động, nhà cung ứng, nhà quản lý, cộng đồng, môi trường. Trong đó: - Trách nhiệm xã hội với khách hàng: bảo vệ quyền lợi của người dân, đảm bảo cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất, đúng với những điều đã cam kết. - Trách nhiệm xã hội với người lao động: đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, bình đẳng trong đối xử với người lao động. - Trách nhiệm xã hội với nhà cung cấp: thực hiện đúng các thỏa thuận với nhà cung cấp, làm cho nhà cung cấp tin tưởng vào các hoạt động của tổ chức… - Trách nhiệm xã hội với nhà quản lý: hoàn thành nhiệm vụ được giao…
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 25 - Trách nhiệm xã hội với cộng đồng: tham gia các hoạt động từ thiện, trợ giúp xã hội, các hoạt động nhân viên tình nguyện như hướng dẫn người dân về thuế, cách sử dụng dịch vụ công trực tuyến… - Trách nhiệm xã hội với môi trường: thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 đã trình bày tổng quan các lý thuyết liên quan đến trách nhiệm xã hội của tổ chức, các khía cạnh của trách nhiệm xã hội và trách nhiệm xã hội trong khu vực công. Trong thời đại "tại sao chính phủ không thể chạy theo doanh nghiệp" thì không có gì ngạc nhiên khi các cơ quan công quyền có chính sách hay tuyên bố về việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Trên cơ sở lý luận và các mô hình trước đó, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức. Thông qua phỏng vấn, thảo luận tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức bao gồm việc đánh giá nhận thức của CBCC qua các khía cạnh trách nhiệm xã hội đối với khách hàng, người lao động, nhà cung ứng, nhà quản lý, cộng đồng, môi trường đồng thời khảo sát một số đặc điểm cá nhân để đánh giá sơ bộ quan niệm về các quyết định làm việc trong khu vực công. Tiếp theo, thông qua kết quả khảo sát, chương 2 sẽ trình bày thực trạng nhận thức về trách nhiệm xã hội của công chức tại Sở Tài chính Đồng Nai.
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 26 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG CHỨC TẠI SỞ TÀI CHÍNH ĐỒNG NAI 2.1 Tổng quan về Sở Tài chính Đồng Nai 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1.1 Ngành Tài chính Đồng Nai Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, ngành Tài chính đứng trước nhiệm vụ mới, phải nhanh chóng chuyển đổi chiến lược nhiệm vụ tài chính phục vụ chiến đấu sang nhiệm vụ xây dựng và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tăng cường và xây dựng đội ngũ cán bộ đủ sức thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Năm 1976, Ty Tài chính Đồng Nai được thành lập thực hiện mọi hoạt động tài chính ở địa phương, quản lý toàn bộ cơ sở vật chất của chế độ cũ để lại, nhanh chóng ổn định và khôi phục sản xuất nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương. Trong 10 năm đầu sau giải phóng, hệ thống tổ chức ngành tài chính từ tỉnh xuống cơ sở được hình thành và phát triển. Từ đó, nền kinh tế cũa tỉnh đã có những bước phát triển nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu chi ngân sách và thực hiện các nhiệm vụ về tài chính ngân sách của địa phương. Hệ thống tổ chức quản lý ngành tài chính ở địa phương chuyển đổi theo hướng chuyên môn hóa, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể: - Năm 1990, Cục Thuế Đồng Nai được thành lập với chức năng quản lý các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản - Cũng trong năm 1990, Kho bạc nhà nước tỉnh Đồng Nai được thành lập, có chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ tài chính và các quỹ khác của Nhà nước được theo quy định của pháp luật; kiểm soát các khoản chi từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác được giao theo quy định pháp luật với nguồn nhân lực chủ yếu từ Sở Tài chính và một số cán bộ từ đơn vị khác chuyển tới. - Năm 1994, Cục Hải quan Đồng Nai được thành lập theo quyết định số 137/TTg ngày 01/04/1994 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 27 từ ngày 03/01/1995 với nhiệm vụ tổ chức quản lý các khoản thu thuế liên quan đến xuất nhập khẩu trên địa bàn. Hải quan là một trong các đơn vị tiên phong trong ngành thực hiện hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý. Hải quan điện tử giúp giảm bớt thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, thu hút doanh nghiệp kê khai đăng ký tại Đồng Nai, góp phần thu tăng thu vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. - Tháng 01/1995, Cục Đầu tư Phát triển thành lập trên cơ sở số CBCC của Sở Tài chính tại phòng Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và một số cán bộ, của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đồng Nai. - Năm 2000, Cục đầu tư phát triển chuyển thành Ngân hàng phát triển chi nhánh Đồng Nai, bộ phận thanh toán vốn xây dựng cơ bản chuyển về kho bạc nhà nước, bộ phận quyết toán vốn đầu tư chuyển về Sở Tài chính. - Tháng 08/1995, Cục Quản lý vốn và Tài sản nhà nước (nay là Chi cục Tài chính Doanh nghiệp) có nhiệm vụ tham mưu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước, kết quả đến nay, tại Đồng Nai đã cổ phần hóa 48 doanh nghiệp, 06 doanh nghiệp chuyển sang Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công chức, ngành tài chính đã đạt được những thành tựu to lớn, kết quả thu ngân sách hàng năm vượt dự toán Trung ương và Hội đồng nhân dân tỉnh giao, số thu ngân sách luôn đứng top 5 đầu bảng của cả nước, tạo nguồn thu quan trọng, đóng góp đáng kể vào nguồn ngân sách Trung ương. 2.1.1.2 Giới thiệu về Sở Tài chính Đồng Nai hiện nay - Tên đầy đủ: SỞ TÀI CHÍNH ĐỒNG NAI. - Địa chỉ: Số 42, đưởng Cách Mạng tháng Tám, phường Quang Vinh, Biên Hòa, Đồng Nai. - Website: http://stc.dongnai.gov.vn. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài chính Đồng Nai Căn cứ Quyết định số 82/2009/QĐ-UBND ngày 03/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai: “Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 28 dân tỉnh Đồng Nai, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định pháp luật. Sở Tài chính có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính”. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức a) Sơ đồ tổ chức Sơ đồ tổ chức của Sở Tài chính Đồng Nai được thể hiện như hình 2.1: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG PHÒNG GIÁ PHÒNG VĂN PHÒNG BAN THANH CHI CỤC TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH CÔNG SẢN ĐẦU TƯ SỞ TRA SỞ TÀI CHÍNH HÀNH DOANH CHÍNH SỰ NGHIỆP NGHIỆP Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Sở Tài chính Đồng Nai hiện nay Nguồn: tác giả tổng hợp Sở Tài chính Đồng Nai có 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc trực tiếp quản lý, điều hành 7 phòng ban, đơn vị trực thuộc là phòng Tài chính – Hành chính sự nghiệp, phòng Ngân sách, phòng Giá Công sản, phòng Đầu tư, Văn phòng Sở, Ban Thanh tra Sở và Chi cục Tài chính Doanh nghiệp. Số lượng lãnh đạo, quản lý được sắp xếp theo đúng quy định tại Điều 3, Chương I, Thông tư liên tịch số
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 29 220/2015/TTLT-BTC-BNV ngày 31/12/2015 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Quyết định số 82/2009/QĐ – UBND ngày 03/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về tổ chức và hoạt động của Sở Tài chính Đồng Nai. 1. Phòng Ngân sách: thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý ngân sách như: quản lý thu – chi ngân sách tỉnh; hướng dẫn kiểm tra và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài chính - ngân sách, chế độ quản lý tài chính, báo cáo kế toán theo quy định của pháp luật; quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu thông qua việc phối hợp với cơ quan có liên quan; xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách liên quan đến tài chính thuộc thẩm quyền quản lý; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý tài chính ở cấp huyện và cấp xã… 2. Phòng Tài chính - Hành chính sự nghiệp: giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng ngân sách ở các đơn vị sử dụng nguồn ngân sách; thẩm định quyết toán thu – chi ngân sách nhà nước tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị-xã hội…có sử dụng ngân sách nhà nước; thống nhất các chế độ và định mức về chi tiêu tài chính Nhà nước thuộc lĩnh vực hành chính sự nghiệp theo quy định hiện hành; tổng hợp dự toán ngân sách hàng năm của khối hành chính sự nghiệp… 3. Phòng Đầu tư: thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản như: tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các chiến lược thu hút, sử dụng vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn, trong và ngoài nước; đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trên địa bàn; phối hợp với các đơn vị liên quan lập dự toán và xây dựng phương án phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển; giám sát tình hình thực hiện kế hoạch, quản lý, quyết toán vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương; hướng dẫn các cơ quan tài chính các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc quản lý, cấp phát, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 4. Phòng Giá - Công sản: thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý Giá, tài sản công, chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thực hiện thu hồi đất, xây dựng phương án giá hàng hoá, dịch vụ và kiểm soát việc hình thành giá cho các hàng hóa, dịch vụ trong thẩm quyền; kiểm soát các vấn đề về giá; xây dựng các Quyết định về việc cho thuê, mua sắm, điều chuyển, thu hồi, bán, thanh
  • 42. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 30 lý, tiêu huỷ tài sản nhà nước…vào mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết. 5. Thanh tra sở: căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, thực hiện thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm về tài chính, các hoạt động vi phạm pháp luật trong phạm vi quyền hạn của Sở; phòng chống tham nhũng, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản công, kinh phí nhà nước giao; thanh tra các đơn vị (các phòng, ban thuộc Sở) theo quy định; thanh tra tài chính đối với các doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội và công dân… 6. Văn phòng sở: tham mưu Ban Giám đốc sắp xếp bộ máy tổ chức phù hợp với tình hình thực tế; hoàn thiện, nâng cao chất lượng về công tác tổ chức, đảm bảo tuyển chọn theo đúng quy định và đề bạt đúng người phù hợp với chức danh; tổ chức quản lý, đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện làm việc cho CBCC; đảm bảo các chế độ, tiêu chuẩn, chính sách đối với CBCC trong cơ quan theo chế độ hiện hành; thực hiện chương trình ISO gắn với công tác cải cách thủ tục hành chính - thực hiện cơ chế một cửa trong cơ quan, tổ chức thực hiện công tác tiếp, làm việc với các tổ chức và nhân dân có nhu cầu quan hệ công tác; phối hợp các phòng thực kiểm tra công vụ thường kỳ. 7. Chi cục Tài chính doanh nghiệp: quản lý tài chính doanh nghiệp, kinh tế tập thể; chính sách về chuyển đổi sở hữu, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập sang doanh nghiệp, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, chế độ quản lý, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp; kiểm tra việc thi hành pháp luật về tài chính, kế toán của các doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Nai theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát quản lý, sử dụng vốn, phân phối thu nhập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp nhà nước; đánh giá, giám sát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. 2.1.4 Cơ chế hoạt động Căn cứ Quyết định số 82/2009/QĐ-UBND ngày 03/12/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai: “Sở Tài chính hoạt động theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu là Giám đốc Sở, có quyền quyết định tất cả vấn đề liên quan đến hoạt động cơ quan và
  • 43. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 31 phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cấp trên về quyết định của mình. Mọi hoạt động của Sở Tài chính đều phải tuân thủ quy định của pháp luật, Quy chế hoạt động do cơ quan xây dựng”. Cán bộ, công chức Sở Tài chính có trách nhiệm xử lý, hoàn thành nhiệm vụ được giao dựa trên các nguyên tắc sau: “Trong phân công công việc, mỗi việc được giao cho một phòng và sẽ có một người đóng vai trò chịu trách nhiệm chính trong quá trình xử lý hoặc đề xuất phối hợp với các phòng, đơn vị khác xử lý; bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục, thời hạn xử lý công việc theo đúng quy định của pháp luật, quy chế hoạt động của cơ quan, kế hoạch, lịch làm việc ngoại trừ những trường hợp đột xuất hoặc yêu cầu khác từ cấp trên; đảm bảo phát huy năng lực, sở trường của cán bộ, đề cao sự hợp tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động căn cứ chức năng, quyền hạn được pháp luật quy định; bảo đảm dân chủ, minh bạch, hiệu quả trong mọi hoạt động”. 2.1.5 Những yếu tố tác động đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị Sở Tài chính là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, thực hiện theo chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước chuyên ngành tài chính trên địa bàn nên phụ thuộc rất nhiều vào sự thay đổi văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và cả nước. 2.1.6 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của cán bộ, công chức Dựa trên kết quả đánh giá phân loại cán bộ, công chức hàng năm cho thấy đại đa số cán bộ, công chức nước ta hoàn thành tốt trách nhiệm công vụ, tỷ lệ cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, không đáng kể. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng năm 2018 tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 14: trong 5 năm, từ năm 2013 đến năm 2018, tình hình tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp. Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, phiền hà ở một bộ phận công chức, viên chức nhà nước vẫn diễn ra gây bức xúc đối với người dân và doanh nghiệp. Tình hình tham nhũng trong khu vực công vẫn còn nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, nhất là
  • 44. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 32 trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản và đầu tư công. Cụ thể: phát hiện 404 nhóm vấn đề về hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, chỉ đạo xử lý 452 vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế. Từ năm 2013 đến nay, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật hơn 4.300 cán bộ tham nhũng, cố ý làm trái quy định của pháp luật; qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý hơn 400 ngàn tỷ đồng và 18.525 ha đất, chuyển 515 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sang cơ quan có thẩm quyền để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra, làm rõ, kết luận, quyết định thi hành kỷ luật và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư kỷ luật nghiêm minh nhiều tổ chức đảng và đảng viên là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước vi phạm, cả đương chức và đã nghỉ hưu, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay đã thi hành kỷ luật 56 cán bộ diện Trung ương quản lý. Hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước được đánh giá thông qua Chỉ số PAPI (Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh tại Việt Nam). Theo đó, chỉ số PAPI ngày càng được cải thiện, cụ thể, năm 2017, tỷ lệ người được gặp và làm việc với cán bộ chính quyền khi có bức xúc tăng 21,42% so với năm 2016. Tỉ lệ người hài lòng với kết quả phúc đáp của chính quyền về đơn thư khiếu nại tăng 17,78% so với năm 2016. Tuy nhiên, tỷ lệ người cảm thấy hài lòng, đã đạt kết quả tốt trong quá trình làm việc với cán bộ, công chức địa phương giảm nhẹ 2,4% so với năm 2016. Tỉ lệ hài lòng với kết quả giải quyết thư tố cáo giảm 51,47% so với năm 2016. Riêng tại tỉnh Đồng Nai, theo báo cáo kết quả công tác thanh tra năm 2017 cho thấy, tuy chỉ số PAPI của tỉnh thuộc nhóm trung bình cao, các nội dung đánh giá hiệu quả hoạt động đều tăng so với các năm vể trước nhưng vẫn còn một số trường hợp bất cập như: qua thanh tra, phát hiện 101 trường hợp cán bộ, công chức có hành vi sai phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính; 03 đối tượng có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, không tuân thủ nguyên tắc, quy định về tài chính – kế toán để xảy ra các sai phạm về tài chính ngân
  • 45. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 33 sách; trong tổng số 51.329 cán bộ, công chức của tỉnh thực tế chỉ có khoảng 60% cán bộ, công chức làm việc có hiệu quả cao; một số trường hợp cán bộ, công chức thiếu ý thức trách nhiệm trong giải quyết công việc, có thái độ không đúng mực, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân chưa triệt để; giải quyết công việc sai quy định; bớt xén thời gian làm việc, thụ động trong việc học tập nâng cao trình độ dẫn đến năng lực công tác hạn chế… 2.2 Tổng quan nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu a) Quy trình nghiên cứu Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu Nguồn: tác giả tổng hợp Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước: - Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu - Bước 2: Nhận diện vấn đề nghiên cứu - Bước 3: Tổng hợp cơ sở các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu và các nghiên cứu liên quan trước đây. Từ đó chọn mô hình nghiên cứu phù hợp để áp dụng cho đề tài nghiên cứu.
  • 46. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 34 - Bước 4: Thực hiện nghiên cứu thông qua phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm để điều chỉnh mô hình nghiên cứu phù hợp với đặc điểm, tình hình của Sở Tài chính Đồng Nai và thống nhất những nội dung trong bảng câu hỏi. - Bước 5: Thực hiện khảo sát cán bộ, công chức hiện đang làm công việc chuyên môn tại Sở Tài chính Đồng Nai. - Bước 6: Xử lý số liệu, phân tích kết quả khảo sát. - Bước 7: Tiếp tục thảo luận nhóm, phỏng vấn chuyên gia để tìm hiểu nguyên nhân của một số vấn đề và tham khảo các giải pháp được đề xuất. - Bước 8: Đề xuất giải pháp chính thức của đề tài nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của công chức Sở Tài chính Đồng Nai. b) Quy trình thiết kế bảng hỏi Số liệu nghiên cứu không thể thu thập được từ dữ liệu thứ cấp, do đó, người nghiên cứu thực hiện khảo sát thông qua bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu sơ cấp. - Bước 1: Dựa vào mục tiêu, lý thuyết nghiên cứu và phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm để xác định các thông tin cần và thống nhất các khía cạnh nhằm đánh giá nhận thức của CBCC về trách nhiệm xã hội. - Bước 2: Xác định loại câu hỏi. - Bước 3: Xác định nội dung của từng câu hỏi. - Bước 4: Xác định từ ngữ sử dụng cho từng câu hỏi. - Bước 5: Xác định tính logic cho các câu hỏi. - Bước 6: Dự thảo phiếu khảo sát. - Bước 7: Gửi giảng viên hướng dẫn, lãnh đạo, quản lý và nhóm thảo luận bảng hỏi xin ý kiến góp ý và điều chỉnh phù hợp. - Bước 8: Giảng viên hướng dẫn kiểm tra, chuẩn chỉnh lại và đồng ý cho tiến hành phát phiếu khảo sát. - Bước 9: Triển khai phiếu khảo sát với 97 CBCC làm công tác chuyên môn tại Sở Tài chính Đồng Nai.
  • 47. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 35 - Bước 10: Sau khi có số liệu khảo sát, người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu, thảo luận một lần nữa để lấy ý kiến về một số vấn đề liên quan và tìm ra giải pháp. Trong giai đoạn phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia, tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu, thảo luận tay đôi với các đối tượng được chọn theo phương pháp thuận tiện. Đối tượng được chọn để nghiên cứu định tính bao gồm 05 CBCC làm công tác tổ chức nhân sự và 05 chuyên gia (trong đó có 04 CBCC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan và 01 giảng viên hướng dẫn). Họ thường xuyên tiếp cận các vấn đề về nhân sự, nắm giữ những vị trí chủ chốt và thường xuyên tiếp cận các nội dung mới nên những ý kiến từ họ sẽ là thông tin thực tế hết sức quan trọng. c) Phương pháp thu thập dữ liệu định tính Tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia, thảo luận tay đôi theo một dàn bài được chuẩn bị sẵn. Nội dung thảo luận trao đổi về các khía cạnh trách nhiệm xã hội của tổ chức, các biến quan sát cho từng thang đo, các thành phần trong mô hình, đánh giá nội dung thang đo đề xuất (phụ lục 1). Trình tự tiến hành: - Tác giả giới thiệu đề tài nghiên cứu và mục đích của buổi thảo luận. - Buổi thảo luận được tiến hành giữa tác giả với từng đối tượng được chọn tham gia nghiên cứu định tính để thu thập dữ liệu liên quan: Lý do làm việc trong cơ quan nhà nước; quyết định lựa chọn công việc, năng lực thực hiện công việc, các khía cạnh trách nhiệm xã hội phù hợp với khu vực công; ý kiến bổ sung, loại bỏ của các đối tượng tham gia thảo luận về các khía cạnh nhằm xây dựng thang đo phù hợp. Nội dung thảo luận được nắm bắt kịp thời bằng cách ghi âm và đã được sự đồng ý của các thành viên tham gia phỏng vấn. - Sau khi hoàn tất việc phỏng vấn các đối tượng, tác giả dựa vào thông tin thu được để tiến hành điều chỉnh bảng câu hỏi. - Dữ liệu sau khi điều chỉnh sẽ được trao đổi lại với các đối tượng tham gia thảo luận một lần nữa. Quá trình nghiên cứu định tính kết thúc khi các câu hỏi thảo luận đều cho kết quả lặp lại với các kết quả trước đó mà không tìm thấy sự thay đổi
  • 48. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 36 gì mới, tất cả các thành viên thống nhất với nội dung thang đo và tác giả có một thang đo hoàn chỉnh. d) Kết quả thảo luận nhóm, phỏng vấn chuyên gia Sau quá trình thảo luận, phỏng vấn, thông tin thu thập được đa phần các đối tượng được phỏng vấn đều đồng ý với các khía cạnh về trách nhiệm xã hội mà tác giả đã đề xuất ban đầu. Kết quả thu được như sau: - Trách nhiệm đối với khách hàng (người dân, tổ chức) (8/10 ý kiến đồng ý). - Trách nhiệm đối với người lao động (công chức) (10/10 ý kiến đồng ý). - Trách nhiệm đối với nhà cung ứng (các công ty cung cấp dịch vụ, các sở ban ngành cung cấp thông tin…) (9/10 ý kiến đồng ý). - Trách nhiệm đối với môi trường (7/10 ý kiến đồng ý). - Trách nhiệm đối với cộng đồng (9/10 ý kiến đồng ý). - Trách nhiệm đối với nhà quản lý (cơ quan cấp trên) (10/10 ý kiến đồng ý) Ngoải ra, các thành viên thống nhất nên khảo sát về đặc điểm cá nhân như lý do làm việc trong cơ quan nhà nước; quyết định lựa chọn công việc, năng lực thực hiện công việc. Những đặc điểm cá nhân này sẽ cho đánh giá sơ bộ về xuất phát điểm, ý thức ban đầu khi làm việc trong khu vực công của mỗi CBCC. Như vậy, nhận thức về trách nhiệm xã hội của CBCC sẽ được đo lường thông qua 6 khía cạnh như mô hình đề xuất ban đầu (mô hình 2.7). Cụ thể gồm trách nhiệm đối với khách hàng, trách nhiệm đối với người lao động, trách nhiệm đối với nhà cung ứng, trách nhiệm đối với môi trường, trách nhiệm đối với cộng đồng, trách nhiệm đối với nhà quản lý. e) Kết quả xây dựng thang đo Thang đo đề xuất được xây dựng dựa trên cơ sở thang đo gốc trong nghiên cứu của Ana Patrícia Pereira Duarte Baltazar (2011) đề cập đến nhận thức của nhân viên về trách nhiệm xã hội nhằm tìm hiểu thái độ thực hiện công việc; Žana Prutina, PhD (2016) đề cập đến nhận thức của nhân viên về trách nhiệm xã hội của tổ chức tại Bosnia và Herzegovina; Radu Florin Ogarca˘ and Silvia Puiu (2017) trách nhiệm xã hội trong khu vực công tại Rumani và thông qua thảo luận tay đôi với các