SlideShare a Scribd company logo
1 of 212
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------
NGUYỄN THÁI BÌNH 
 
CHỦ NGHĨA MÁC‐LÊNIN, TƯ TƯỞNG  
HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO VÀ VIỆC  
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO  
ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH Ở GIA LAI HIỆN NAY
 
 
 
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC 
Thành phố Hồ Chí Mính – 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------
NGUYỄN THÁI BÌNH 
 
CHỦ NGHĨA MÁC‐LÊNIN, TƯ TƯỞNG  
HỒ CHÍ MINH VỀ  TÔN GIÁO VÀ VIỆC  
THỰC HIỆN  CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO  
ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH Ở GIA LAI HIỆN NAY 
Chuyên ngành : CN DVBC & CNDVLS  
Mã số : 62228005 
 
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC 
 
 
Người hướng dẫn khoa học 
1. PGS.TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA
2. TS. HÀ THIÊN SƠN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố.
Tp. Hồ Chí Minh ngày 01 tháng 09 năm 2010
Người cam đoan
Nguyễn Thái Bình
1
MỤC LỤC
YZ
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................................2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài .................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án..............................................................................9
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu....................................................................................10
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu................................................................10
6. Cái mới của luận án...................................................................................................10
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ......................................................................................11
8. Kết cấu của luận án ..................................................................................................11
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................................12
CHƯƠNG 1: CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ TÔN GIÁO.............................................................................................12
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo .................................................12
1.2. Tính chất, chức năng, đặc điểm và vai trò của tôn giáo.........................................28
1.3. Một số hình thức tôn giáo trong lịch sử .................................................................36
1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo........................................................................47
1.5. Thái độ của đảng mác – xít với tôn giáo...............................................................61
Kết luận chương 1 .........................................................................................................68
CHƯƠNG 2: ĐẠO TIN LÀNH VÀ SỰ DU NHẬP, PHÁT TRIỂN
ĐẠO TIN LÀNH Ở GIA LAI..................................................................70
2.1. Khái quát về đạo Tin lành ......................................................................................70
2.2. Sự du nhập và phát triển đạo Tin lành ở Gia Lai ...................................................87
Kết luận chương 2 .......................................................................................................129
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH
Ở GIA LAI HIỆN NAY............................................................................130
3.1. Quan điểm và chính sách tôn giáo của nhà nước Việt Nam ................................130
3.2. Việc thực hiện chính sách tôn giáo Tin lành ở Gia Lai........................................139
3.3. Những hạn chế trong quá trình giải quyết vấn đề phát triển trái phép
đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai.............................147
3.4. Những giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành
ở Gia Lai hiện nay................................................................................................156
Kết luận chương 3 .......................................................................................................194
PHẦN KẾT LUẬN ...........................................................................................................197
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................203
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mấy thập kỷ gần đây, tình hình tôn giáo trên thế giới và trong nước có
nhiều diễn biến phức tạp, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần lý giải trên cơ sở
khoa học. Tôn giáo đang là những vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý của
nhiều nhà khoa học và quản lý trên cả phương diện lý luận cũng như thực
tiễn. Có tình hình đó không chỉ do sự phục hồi, phát triển mạnh mẽ của các
hình thức tín ngưỡng, tôn giáo ở một số nước, mà còn vì trong thời đại ngày
nay, tôn giáo có liên quan chặt chẽ đến những cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc
đang diễn ra ở nhiều nơi và có tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời
sống xã hội.
Ở Việt Nam, tình hình đại thể, cũng như vây. Những “tình huống có vấn
đề” ở trần thế vừa khơi dậy nhu cầu khôi phục, gìn giữ và phổ cập các giá trị
nhân bản đáng trân trọng của tôn giáo, vừa làm tấy phát những mặt tiêu cực,
lỗi thời trong quan niệm, niềm tin tôn giáo làm xuất hiện nhiều “điểm nóng về
tôn giáo”. Chính vì vậy, trong quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta có
một trong những nội dung là đổi mới nhận thức về tôn giáo. Mục đích của sự
đổi mới đó là tiếp cận đầy đủ hơn lý luận khoa học Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về tôn giáo, lấy đó làm cơ sở để Đảng và Nhà nước bổ sung và
thực hiện chính sách đối với tôn giáo - một chính sách tác động đến một bộ
phận khá động đảo nhân dân ở phần rất sâu xa trong tâm thức của họ và luôn
là vấn đề nhạy cảm trong cuộc sống hàng ngày của họ; một chính sách mà kẻ
thù luôn tìm cách đối lập, xuyên tạc, lợi dụng để phá hoại sự phát triển của đất
nước ta, nhất là trong âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” hòng lật đổ chế
độ ta hiện nay.
3
Gia Lai là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và cũng là nơi
tồn tại nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Trong các tôn giáo ngoại nhập
hiện có ở Gia Lai, đạo Tin lành có lịch sử du nhập muộn nhất, nhưng sau khi
du nhập đạo Tin lành nhanh chóng tìm được chỗ đứng cho mình trong vùng
đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những năm gần đây, đạo Tin lành phát
triển với tốc độ nhanh, trên diện rộng và đã gây ra nhiều tác động tiêu cực về
tư tưởng chính trị và văn hóa - xã hội, như phá vỡ những tín ngưỡng tôn giáo
truyền thống và làm mai một các phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc
thiểu số; làm xáo trộn và rạn nứt các mối quan hệ xã hội, trong đó có việc gây
mất đoàn kết nội bộ trong từng gia đình, dòng họ, buôn làng, giữa những
người theo đạo và những người không theo đạo,…điều đó đang tiềm tàng
nguy cơ gây mất ổn định về chính trị-xã hội của tỉnh, tạo kẽ hở cho bọn xấu
khai thác lợi dụng. Thực tế thời gian qua, các thế lực thù địch và bọn phản
động quốc tế đang tìm mọi cách lợi dụng việc truyền đạo và theo đạo ở những
vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện các ý đồ chính trị chống
phá nhà nước ta, điển hình như vụ gây bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên nói
chung và Gia Lai nói riêng vào đầu năm 2001 và 2004. Do đó, việc đồng bào
các dân tộc thiểu số ở Gia Lai gia nhập đạo Tin lành một cách ồ ạt, nhanh
chóng đang là vấn đề tư tưởng, chính trị - xã hội rất phức tạp, liên quan đến
chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo cả trước mắt lẫn lâu dài.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu “Quan điểm Mác- Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với
đạo Tin lành Gia Lai hiện nay” là vấn đề hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý
luận và thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống
xã hội. Trên thế giới có tới hàng ngàn các loại hình tôn giáo khác nhau. Do
4
cách tiếp cận, mục đích nghiên cứu khác nhau, nên có nhiều quan niệm khác
nhau về tôn giáo.
Lý luận mác-xít về tôn giáo là một bộ phận hợp thành của thế giới quan
mác-xít đã được các nhà nghiên cứu đề cập trong hàng loạt tác phẩm. Với thế
giới quan duy vật biện chứng, các tác giả này đã phân tích bản chất, nguồn
gốc và vai trò của tôn giáo nói chung trên một số lĩnh vực của đời sống xã
hội.
Đối với vấn đề nguồn gốc, bản chất của tôn giáo, các nhà tôn giáo học
mác-xít đã đạt được nhiều thành tựu với nhiều công trình khảo cứu có giá trị
được xuất bản. C.Mác và Ph. Ăngghen về tôn giáo (Nguyễn Đức Sự chủ biên)
Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 1998. Hồ Chí Minh về vấn đề tôn
giáo, tín ngưỡng, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 1996. Viện Nghiên
cứu tôn giáo xuất bản cuốn: Hồ Chí Minh và vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, Nhà
xuất bản khoa học xã hội, năm 1998. Viện nghiên cứu tôn giáo “Về Tôn giáo”
do Nhà xuất bản khoa học xã hội, xuất bản 1994 và “Những vấn đề tôn giáo
hiện nay”, Nhà xuất bản khoa học xã hội, xuất bản 1994. Lưu Kiến Quân,
“Quan niệm về tín ngưỡng của C. Mác-Ph. Ăngghen”, Thông tin lý luận, số
3-1997. Ngô Hữu Thảo, Góp phần tìm hiểu các khái niệm tôn giáo và tín
ngưỡng, Tạp chí Tư tưởng văn hoá, số 4-1999. Đặng Nghiêm Vạn, Bản chất
và biểu hiện của tôn giáo, Tạp chí Triết học, số 4-1993. Trong các năm 2000-
2002, các cuốn sưu tập về chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo liên tiếp ra mắt
bạn đọc như: C.Mác, Ph. Ăngghen và Lênin về tôn giáo, PGS. Nguyễn Đức
Sự(chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2000. C.Mác, Ph Ăngghen
và Lênin về tôn giáo, Nhà xuất bản tôn giáo, Hà Nội, 2001. Đặc biệt, có một
cuốn sách của Viện Mác-Lênin Trung Quốc giới thiệu: Mác, Ăngghen, Lênin
bàn về tôn giáo và chủ nghĩa vô thần, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2001 do Trần Khang và Lê Cự Lộc dịch … Tập bài giảng tôn giáo học
5
của Nguyễn Hữu Vui - Trương Hải Cường, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2003; Đỗ Quang Hưng (chủ biên), Nhà nước và giáo hội, Nhà xuất
Tôn giáo, Hà nội, 2003; Paul Poupard, Các tôn giáo (bản dịch của Nguyễn
Mạnh Hoà), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 1999. Bùi Thị Kim Quỳ, Mối
quan hệ thời đại dân tộc tôn giáo, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2002. Viên
thông tin khoa học xã hội, tôn giáo và đời sống hiện đại, Hà Nội, tập1 và tập
2, 1997; tập 3 (1998); tập 4 (2001). Ngoài ra còn có hàng loạt bài viết như
Nguyễn Chính, Đảng viên với tín ngưỡng, tôn giáo, Tạp chí Cộng sản, số 11,
tháng 6-1998. Nguyễn Đức Lữ, Sự biến động và xu hướng của tôn giáo trong
thời đại ngày nay, Tạp chí Thông tin lí luận, số 11-1997. Nguyễn Hữu Vui,
“Tôn giáo và đạo đức - Nhìn từ mặt triết học”, Tạp chí triết học, số 4-1993.
Đỗ Quang Hưng, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng”,
Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1-1999. A.Xuhốp, Nguồn gốc nhận thức
luận của tôn giáo, Văn Phủng dịch, Tạp chí Học tập, số 7-1960. Ôpơrescô,
Chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc, bản chất của tôn giáo, Tạp chí Học tập,
số 12-1961 v.v... các công trình đó đã làm rõ những tư tưởng cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn gốc, bản chất cũng như cơ
sở tồn tại của tôn giáo nói chung.
Chính sách tôn giáo là một vấn đề rất quan trọng trong việc chuyển hoá
quan điểm, đường lối vào đời sống thực tiễn. Chính sách tôn giáo phù hợp có
ý nghĩa trực tiếp quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác tôn giáo.
Năm 1988, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cuốn Tìm hiểu
chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Đạo Thiên chúa giáo của Nguyễn
Văn Đông. Ban Tôn giáo Chính phủ, Tập văn bản về tổ chức và đường hướng
hành đạo của các tôn giáo tại Việt Nam, nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội,
2003. Đáng chú ý hơn, cuốn “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt
Nam” của GS Đặng Nghiêm Vạn do Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội,
6
2007 có phần thứ sáu bàn về “Chính sách tôn giáo” và “Chính sách tự do tôn
giáo ở Việt Nam”, nhưng khuôn khổ đề cập cũng khiêm tốn trong tổng thể
một công trình chung, rộng như tên cuốn sách. Năm 1988, Nhà xuất bản Công
an nhân dân xuất bản cuốn Tôn giáo thế giới và Việt Nam, của tác giả Mai
Thanh Hải, cũng đã dành phần V để nói về tình hình và chính sách tôn giáo
của một số nhà nước. Ngoài ra, phải kể đến cuốn Một số tôn giáo ở Việt Nam
của Ban Tôn giáo Chính phủ (in nội bộ). Đây là tài liệu khái quát lịch sử và
hiện trạng sáu tôn giáo lớn ở nuớc ta, cùng những nét khá quan trọng trong
chính sách, thái độ ứng xử của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo. Công trình
“Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” do Nhà xuất bản tôn
giáo xuất bản 2007 cũng đã dành phần phụ lục để in các Chỉ thị và Nghị định,
Pháp lệnh tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; Ban Tư tưởng Văn hoá Trung
ương, Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002..Những tác phẩm trên đã chỉ
ra quá trình Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng, phát triển và hoàn thiện đường
lối, chính sách, chủ trương và giải pháp cho công tác tôn giáo qua các giai
đoạn lịch sử trên phương diện chung của một quốc gia.
Là một tôn giáo lớn ở Việt Nam nói chung và Gia Lai nói riêng, đạo
Tin lành đã thu hút sự quan tâm của không ít các nhà khoa học ở trong và
ngoài nước; khá nhiều vấn đề nghiên cứu vấn đề này, trong đó phải kể đến
các công trình sau: Nguyễn Thanh Xuân, Bước đầu tìm hiểu Đạo Tin lành
trên thế giới và Việt Nam, tài liệu lưu hành nội bộ, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà
Nội, 2002; Nông Văn Lưu, Thực trạng tình hình phục hồi, phát triển đạo Tin
lành ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta và những vấn đề đặt ra đối
với công tác an ninh, đề tài khoa học cấp bộ, Mã số: 93-045-002, Hà Nội
1995. Đây là đề tài nghiên cứu về đạo Tin lành gắn với một địa phương khá
sớm ở nước ta, tuy phạm vi nghiên cứu giới hạn các tỉnh miền núi phía Bắc
7
nước ta, nhưng công trình có tính gợi mở cho hướng nghiên cứu mới. Như là
sự tiếp nối công trình Đạo Tin lành với các dân tộc ít người vùng Nam
Trường sơn - Tây Nguyên của tác giả Đỗ Hữu Nghiêm, Nhà xuất bản thành
phố Hồ Chí Minh xuất bản 1995, khi tác giả nghiên cứu quá trình du nhập và
phát triển của đạo Tin lành ở vùng miền núi phía Nam Trường Sơn -Tây
Nguyên, lý giải và tìm ra nguyên nhân đạo Tin lành phát triển mạnh ở vùng
các dân tộc thiểu số sinh sống. Một số vấn đề về tôn giáo Tin lành ở Tây
Nguyên - Ban dân vận Trung ương- Ban tôn giáo Chính phủ 1994. Tiếp đến là
đề tài cấp nhà nước là Đạo Tin lành ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng phát
triển và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo, quản lý do Trung tâm
khoa học về Tín ngưỡng và tôn giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh thực hiện năm 1998, đã chú trọng tìm hiểu, khai thác sâu mối quan hệ
trực tiếp giữa đạo Tin lành với các lĩnh vực chính trị, đời sống xã hội và đời
sống tâm linh ở Việt Nam hiện nay. Đề tài khoa học cấp Bộ: Các yếu tố ảnh
hưởng đến việc thực hiện chính sách kinh tế văn hoá - xã hội trên địa bàn Tây
Nguyên - những vấn đề đặt ra đối với an ninh trật tự, Tiến sĩ Hoàng Tăng
Cường làm chủ nhiệm đề tài. Tác giả của công trình đã chú trọng nghiên cứu
tác động của đạo Tin lành đối với việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội để
từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những yếu tố ảnh hương tiêu cực,
phát huy những yếu tố ảnh hưởng tích cực đế việc thực hiện chính sách kinh
tế, văn hoá- xã hội trên địa bàn Tây Nguyên. Đề tài khoa học cấp Bộ: Đạo Tin
lành những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự ở Việt Nam hiện nay, thạc sĩ
Lại Đức Hạnh chủ nhiệm đề tài. Công trình này đi sâu nghiên cứu bối cảnh ra
đời của đạo Tin lành, đặc điểm giáo lý, luật lệ, lễ nghi và tổ chức giáo hội của
đạo Tin lành ...từ đó đưa ra những giải pháp đảm bảo an ninh trật tự ở vùng có
đạo Tin lành. Nguyễn Văn Lai với Luận văn thạc sỹ triết học của mình: Đạo
Tin lành trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên
8
hiện nay, năm 2006. Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai có báo cáo tổng hợp: Tìm
hiểu thực trạng vấn đề tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc trong phát triển hiện
nay ở Gia Lai. Đề tài khoa học cấp Bộ (mã số: BA-1999-050-001) Đạo Tin
lành ở Gia Lai những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh, trật tự, Đại tá
Đinh Ngọc Tùng, Giám đốc Công an tỉnh Đăk Nông, Nguyên Phó Giám đốc
công an tỉnh Gia Lai chủ nhiệm đề tài. Công trình này tập trung đánh giá thực
trạng vấn đề phát triển đạo Tin lành vùng dân tộc thiểu số ở Gia Lai, những
ảnh hưởng của nó đối với an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, đề
ra giải pháp công tác an ninh, chủ động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh có
hiệu quả mọi âm mưu hoạt động lợi dụng việc phát triển đạo Tin lành vùng
dân tộc thiểu số Gia Lai vì mục đích chính trị phản động. Luận văn thạc sĩ
khoa học tôn giáo của Đoàn Triệu Long, Hoạt động truyền đạo Tin lành trái
phép ở Gia Lai- thực trạng và giải pháp, tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề
truyền đạo trái phép và đấu tranh chống truyền đạo trái phép trên địa bàn tỉnh
Gia Lai. Các tài liệu trên là hết sức giá trị, tạo nên cái nhìn tổng quan và
xuyên suốt về tôn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng. Tuy nhiên, do
nhiều nguyên nhân, hầu hết các đề tài đều hoặc nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô;
hoặc nghiên cứu ở những giác độ nhất định, một địa bàn cụ thể.
Tuy vậy, tình hình tôn giáo ở nước ta cũng diễn biến phức tạp trong
một thế giới đang đầy biến động, lại phải chuyển mình một cách khôn ngoan
và kịp thời từ một nước mà công nghiệp ở một điểm xuất phát thấp để hội
nhập vào một thế giới hiện đại. Nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề tôn giáo,
đang diễn ra dưới dạng khác với nhận thức của chúng ta (A. Malraux). Đó là
điều phản ánh đầy đủ tính lịch sử và tính biện chứng của chủ nghĩa Mác, khi
C.Mác phát biểu: “Con người chính là thế giới những con người, là nhà nước,
là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo” [92, tr.226]. Nên khi
nghiên cứu tôn giáo, không thể bỏ qua những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
9
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, đồng thời cũng phải từ thực
tiễn để làm phong phú thêm lý luận. Từ thực tế đó, luận án được triển khai
trên cơ sở kế thừa, học hỏi những lý luận chung và kinh nghiệm của các nhà
khoa học đi trước, từ đó phát triển một hướng đi khá độc lập cho mình, đó là
đi sâu nghiên cứu Quan điểm Mác -Lênin và Tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo,
việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia Lai hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Luận án trình bày một cách có hệ thống các luận điểm về tôn giáo của
Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và
các chính sách cơ bản của Nhà nước ta về tôn giáo nói chung và tôn giáo Tin
lành nói riêng. Tổng kết thực tiễn công tác tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia
Lai, từ đó đề xuất việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành ở
Gia Lai hiện nay.
Để đạt được mục đích này, luận án có những nhiệm vụ sau đây:
- Phân tích những luận điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư
tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo;
- Khái quát quá trình du nhập đạo Tin lành vào Việt Nam nói chung và
tỉnh Gia Lai nói riêng;
- Trình bày quan điểm và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
Việt Nam ;
- Phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nước Việt Nam đối với đạo Tin lành ở Gia Lai hiện nay;
- Đề xuất một số giải pháp có tính định hướng đối với việc thực hiện
chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia Lai hiện nay .
10
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Quan điểm Mác-Lênin và Tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, việc thực
hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia Lai hiện nay là vấn đề
rộng lớn bao gồm nhiều phương diện, nhiều cấp độ khác nhau. Giải quyết
toàn diện vấn đề này đòi hỏi nhiều công trình nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau. Trong phạm vi một luận án tiến sỹ triết học, chúng tôi chỉ phân
tích các quan điểm cơ bản về tôn giáo của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh trên phương diện nguồn gốc, bản chất của nó, nhằm làm cơ sở
lý luận cho việc đề xuất giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo
Tin lành và trong không gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số Ba Na, Gia Rai
ở tỉnh Gia Lai hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm
của Đảng về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta .
- Phương pháp nghiên cứu: luận án sử dụng các phương pháp: phân
tích, tổng hợp, so sánh, lôgic và lịch sử … việc sử dụng các phương pháp này
nhằm hiểu được sự ra đời của tôn giáo và lịch sử tôn giáo; hiểu được vai trò,
sự tồn tại và ảnh hưởng của tôn giáo trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định;
qua đó có những đánh giá khách quan, khoa học và giải pháp quản lý các
hoạt động tôn giáo.
6. Cái mới của luận án
- Luận án phân tích một cách có hệ thống dưới góc độ triết học tác động
của đạo Tin lành đối với văn hoá-xã hội và tín ngưỡng của người Gia Rai, Ba
Na ở tỉnh Gia Lai;
- Khái quát có hệ thống những hạn chế trong quá trình thực hiện chính
sách tôn giáo Tin lành ở Gia Lai và những hệ luỵ của nó;
11
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính định hướng trong việc thực
hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia Lai hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Để thiết thực góp phần vào việc thực hiện Nghị quyết Trung ương bảy
khoá IX của Đảng “Tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng
về công tác tôn giáo, tăng cường nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn, góp
phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ
trương, chính sách trước mắt và lâu dài đối với tôn giáo” [15, tr.52]. Nội dung
của những kết luận được rút ra từ luận án là những luận cứ khoa học giúp cho
việc xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước
về tôn giáo trên địa bàn Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng.
- Nội dung của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc
giảng dạy bộ môn Tôn giáo học, Văn hoá học, Triết học và những vấn đề liên
quan đến Dân tộc học. Đồng thời nó cũng là tài liệu bổ ích cho những ai quan
tâm nghiên cứu những vấn đề tôn giáo ở Gia Lai.
- Nội dung của những giải pháp mà luận án đưa ra cũng có ý nghĩa
khuyến nghị bổ ích đối với những cán bộ làm công tác tôn giáo ở vùng đồng
bào dân tộc thiểu số có đông tín đồ Tin lành tỉnh Gia Lai hiện nay
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, thư mục các tài liệu tham khảo,
luận án gồm có 3 chương.
Chương 1: Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
Chương 2: Đạo Tin lành và sự du nhập, phát triển đạo Tin lành ở Gia Lai
Chương 3: Quan điểm và những giải pháp thực hiện những chính sách
tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia Lai hiện nay.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
12
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ TÔN GIÁO
1.1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ TÔN GIÁO
1.1.1.Tôn giáo là hiện tượng xã hội đa diện và phức tạp
“Tôn giáo” là một thuật ngữ không thuần Việt, được du nhập từ nước
ngoài vào từ cuối thế kỷ XIX. Xét về nội dung, thuật ngữ Tôn giáo khó có thể
hàm chứa được tất cả nội dung đầy đủ của nó từ Cổ đến Kim, từ Đông sang
Tây. Thuật ngữ “Tôn giáo” vốn có nguồn gốc từ phương Tây và bản thân nó
cũng có một quá trình biến đổi nội dung và khi khái niệm này trở thành phổ
quát trên toàn thế giới thì lại vấp phải những khái niệm truyền thống không
tương ứng của những cư dân thuộc các nền văn minh khác. Vì vậy trên thực tế
đã xuất hiện rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về tôn giáo của nhiều
dân tộc và nhiều tác giả trên thế giới.
“Tôn giáo” bắt nguồn từ thuật ngữ “religion” (Tiếng Anh) và“religion”
lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm
sức mạnh siêu nhiên. Vào đầu công nguyên, sau khi đạo Kitô xuất hiện, đế
chế Roma yêu cầu phải có một tôn giáo chung và muốn xóa bỏ các tôn giáo
trước đó cho nên lúc này khái niệm “religion” chỉ mới là riêng của đạo Kitô.
Bởi lẽ, đương thời những đạo khác Kitô đều bị coi là tà đạo. Đến thế kỷ XVI,
với sự ra đời của đạo Tin lành - tách ra từ Công giáo - trên diễn đàn khoa học
và thần học châu Âu, “religion” mới trở thành một thuật ngữ chỉ hai tôn giáo
thờ cùng một chúa. Với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản ra khỏi phạm vi
châu Âu, với sự tiếp xúc các tôn giáo thuộc các nền văn minh khác Kitô giáo,
biểu hiện rất đa dạng, thuật ngữ “religion” được dùng nhằm chỉ các hình thức
tôn giáo khác nhau trên thế giới.
13
Thuật ngữ “religion” được dịch thành “Tông giáo” đầu tiên xuất hiện ở
Nhật Bản vào đầu thế kỷ XVIII vào sau đó du nhập vào Trung Hoa. Tuy
nhiên, ở Trung Hoa, vào thế kỷ XIII, thuật ngữ Tông giáo lại bao hàm một ý
nghĩa hoàn toàn khác: nó nhằm chỉ đạo Phật (Giáo: đó là lời thuyết giảng của
Đức Phật, Tông: lời của các đệ tử Đức Phật).
Thuật ngữ Tông giáo được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX
và được đăng trên các báo, nhưng do kỵ húy của vua Thiệu Trị nên được gọi
là “Tôn giáo”.
Như vậy, thuật ngữ tôn giáo ban đầu được sử dụng ở châu Âu nhằm chỉ
một tôn giáo sau đó thuật ngữ này lại làm nhiệm vụ chỉ những tôn giáo.
Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn
cãi rất nhiều. Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về
tôn giáo:
Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và
con người”.
Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin
vào cái siêu nhiên”.
Một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá
nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô
đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”.
Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo theo C.Mác:
“Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới
không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có
tinh thần” [43, tr. 570].
Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc tôn giáo của Ph. Ăngghen: “Tôn
giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo- vào trong đầu óc con người- của
những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là
14
phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực
lượng siêu trần thế” [48, tr. 664].
Để có khái niệm đầy đủ về tôn giáo cần phải chú ý:
Khi nói đến tôn giáo, dù theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì luôn
luôn phải đề cập đến vấn đề hai thế giới: thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện
hữu, thế giới của người sống và thế giới sau khi chết, thế giới của những vật
thể hữu hình và vô hình.
Tôn giáo không chỉ là những sự bất lực của con người trong cuộc đấu
tranh với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất
mình, do đó phải dựa vào thánh thần và hướng con người đến một hy vọng
tuyệt đối, một cuộc đời thánh thiện, mang tính “Hoàng kim nguyên thủy”,
một cuộc đời mà quá khứ, hiện tại, tương lai cùng chung sống. Nó gieo niềm
hi vọng vào con người, dù có phần ảo tưởng để mà yên tâm, tin tưởng để sống
và phải sống trong một thế giới trần gian có nhiều bất công và khổ ải.
Như vậy: Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình,
mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại
một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới
bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ
lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng
tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác
nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.
Tôn giáo là một hiện tượng đã tồn tại lâu đời trong xã hội loài người.
Chưa nói đến tôn giáo nguyên thủy, chỉ nói đến những tôn giáo lớn đang tồn
tại trên thế giới hiện nay thôi thì từ ngày trên lưu vực sông Hằng ở Ấn Độ.
Phật Thích Ca nói về cõi Niết Bàn, ở Trung Quốc Lão Tử nói về Đạo, Khổng
Tử nói về nhân, và sau đó khoảng 500 năm, ở Israel bên bờ Địa trung hải,
Jêsu xuất hiện và nói về tình yêu của Thiên Chúa – từ bấy đến nay lịch sử tôn
15
giáo đã phải tính hàng nghìn năm, còn nếu kể cả tôn giáo nguyên thủy nữa thì
có thể nói mà không sợ cường điệu rằng tôn giáo đã tồn tại khá lâu trong lịch
sử phát triển của xã hội loài người, là một bộ phận cấu thành quan trọng của
đời sống xã hội loài người. Hầu hết giới khoa học đều thống nhất rằng chỉ khi
hình thành con người hiện đại (Homo sapiens), hay còn gọi là người khôn
ngoan, chỉ khi con người đã bắt đầu tổ chức thành xã hội, tôn giáo mới manh
nha xuất hiện.“Thời kỳ đó cách đây khoảng 95.000-35.000 năm trước Công
nguyên. Gọi là người hiện đại, vì về phương diện sinh học, cấu trúc cơ thể của
nó đã gần gũi với con người hiện nay” [82, tr.41]. Với ba hình thức tôn giáo
rõ rệt, như S.A.Tokarev đã phỏng đoán “ Đạo vật tổ (tôtem), ma thuật và tang
lễ” [72, tr 75]. Đó là thời kỳ cách mạng đầu tiên đưa Con người trở thành Con
người xã hội trên hành tinh. Sự xuất hiện các hình thức này diễn ra ở những
thời điểm khác nhau, trên những khu vực khác nhau trên thế giới.
Do vậy, Ph.Ăngghen đã có nhận xét “tôn giáo sinh ra trong một thời đại
hết sức nguyên thuỷ…Do đó, những khái niệm tôn giáo ban đầu ấy, thường là
chung cho mỗi tập đoàn những dân tộc cùng dòng máu; thì sau khi các tập
đoàn đó phân chia ra thành nhiều mãng đều phát triển lên một cách đặc thù ở
mỗi dân tộc” [49,tr. 445].
Trong lịch sử, đã từng có thời kỳ tôn giáo ngự trị toàn bộ đời sống xã
hội, chi phối cuộc sống của con người không chỉ phần hồn mà cả phần xác,
không chỉ bên đạo mà cả bên đời. Lịch sử cũng đã từng biết đến những vụ
đụng độ tôn giáo quyết liệt, những cuộc chiến tranh tôn giáo đẫm máu, tàn sát
lẫn nhau giữa các giáo phái.
Tôn giáo là gì mà có ma lực cuốn hút người ta, làm cho người ta sùng
tín mãnh liệt, nó có thể đồng thời liên kết người ta hoặc ngược lại, đẩy người
ta đến chỗ kỳ thị lẫn nhau sâu sắc như vậy? Nó là gì mà có thể tác động tới
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, giáo dục,
16
đạo đức, ảnh hưởng tới tư tưởng, tình cảm và hành động của đông đảo dân
chúng đến như vậy? Nguồn gốc, bản chất, chức năng của nó là gì, nó đã tồn
tại như thế nào trong từng thời kỳ lịch sử hàng nghìn năm qua, vai trò xã hội
của tôn giáo trong tương lai sẽ ra sao?
Đã có không ít người cố gắng tìm lời giải đáp cho những vấn đề tương
tự. Có người đứng về mặt chức năng, mà chủ yếu là chức năng tiêu cực, để
nói tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân, là thứ rượu kém phẩm chất về tinh
thần, có người lại nhìn nhận bản chất nó từ mặt nhận thức luận để nói nó là
sản phẩm của sự u mê ngu dốt, là sự phản ánh hư ảo méo mó thế giới khách
quan trong đầu óc con người, là thế giới quan tiền khoa học hay đối lập với
khoa học, và với sự phát triển của khoa học, tôn giáo sẽ dần dần thu hẹp phạm
vi ảnh hưởng của mình và đi đến chỗ tiêu vong v.v. Những cách nhìn trên
hoàn toàn không sai. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Đúng là trong
những thời kỳ lịch sử và điều kiện xã hội nhất định, tôn giáo đã thể hiện vai
trò tiêu cực, nhưng trong phạm vi rộng lớn hơn và trong bối cách lịch sử lâu
dài hơn, nó đóng những vai trò tích cực nhất định trong việc điều chỉnh hành
vi của con người, duy trì đạo đức xã hội, giữ gìn sự thống nhất dân tộc. Đúng
là cùng với sự phát triển của khoa học, của trào lưu hiện đại hóa, cũng như
của xu hướng thế tục đã làm cho niềm tin tôn giáo phần nào phai nhạt, ảnh
hưởng và vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội, bị suy giảm, hay như có
người nói, tôn giáo bị thu hẹp phạm vi của mình trong lĩnh vực đời sống riêng
tư. Nhưng bên cạnh đó, lại thấy xuất hiện xu hướng phục hưng tôn giáo với sự
mở rộng nào đó ý nghĩa xã hội của nó và ra đời những tôn giáo mới nhiều khi
xuất hiện các giáo lý và nghi lễ kì quái.
Thực tế nói trên cho thấy tôn giáo là một hiện tượng cực kỳ phức tạp và
trong tình hình hiện nay, nó phát triển theo kiểu không phải là đơn diện mà đa
diện, không phải là đơn hướng mà đa hướng, hơn nữa những phương hướng
17
đó nhiều khi lại trái ngược nhau. Trước những biến đổi rộng lớn, sâu sắc và
mạnh mẽ của đời sống xã hội, trước sự lấn sân đầy thách đố và ngày càng
nghiêm trọng, gay gắt giữa sự phát triển của khoa học công nghệ và trào lưu
hiện đại tôn giáo, cụ thể là bằng cơ chế riêng vốn có của mình, tôn giáo đang
cố gắng tự điều chỉnh, tự thích nghi với môi trường mới đang biến đổi, trong
đó có sự biến đổi của khoa học và công nghệ đang giữ vững lấy thánh địa
thiêng liêng của mình để tiếp tục tồn tại lâu dài.
1.1.2. Nguồn gốc của tôn giáo
Tôn giáo xuất hiện từ rất lâu và con người mặc nhiên chấp nhận nó.
Việc đặt ra câu hỏi: “Tôn giáo là gì” mới chỉ được giới khoa học đặt ra trong
thời gian gần đây, khi mà vấn đề tôn giáo trở thành bức xúc và phức tạp. Khi
câu hỏi này được đặt ra cũng là lúc mà tôn giáo trở thành đối tượng nghiên
cứu của nhiều ngành khoa học riêng biệt. Đối tượng nghiên cứu của tôn giáo
xuất phát từ châu Âu khá sớm nhưng bộ môn khoa học về tôn giáo chỉ ra đời
vào cuối thế kỷ XIX.
Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử. Trong các tác phẩm của mình C.
Mác đã khẳng định: “Con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ tôn giáo không sáng
tạo ra con người” [92, tr.226]. Tôn giáo là một thực thể khách quan của loài
người nhưng lại là một thực thể có nhiều quan niệm phức tạp về cả nội dung
cũng như hình thức biểu hiện. Về mặt nội dung, nội dung cơ bản của tôn giáo
là niềm tin (hay tín ngưỡng) tác động lên các cá nhân, các cộng đồng. Tôn
giáo thường đưa ra các giá trị có tính tuyệt đối làm mục đích cho con người
vươn tới cuộc sống tốt đẹp và nội dung ấy được thể hiện bằng những nghi
thức, những sự kiêng kỵ…
Rất khó có thể đưa ra được một định nghĩa về tôn giáo có thể bao hàm
mọi quan niệm của con người về tôn giáo nhưng có thể thấy rõ rằng khi nói
18
đến tôn giáo là nói đến mối quan hệ giữa hai thế giới thực và hư, của hai tính
thiêng và tục giữa chúng không có sự tách bạch.
Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ph.Ăngnghen đã có một nhận xét
làm cho chúng ta thấy rõ bản chất của tôn giáo như sau: “Nhưng tất cả mọi
tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người-
của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống của họ, chỉ là sự phản ánh
trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu
trần thế.” [48, tr.664].
Vấn đề nguồn gốc của tôn giáo là một trong những vấn đề quan trọng
nhất của tôn giáo học mác-xít. Nhờ vạch ra được nguyên nhân xuất hiện và
tồn tại của hiện tượng nào đó mà sự giải thích nó mới mang tính khoa học.
Đối với hiện tượng tôn giáo cũng vậy.
V.I.Lênin đã gọi toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện tất yếu làm
nảy sinh niềm tin tôn giáo là những nguồn gốc của tôn giáo. Nguồn gốc đó
bao gồm:
Nguồn gốc xã hội của tôn giáo là toàn bộ những nguyên nhân và điều
kiện khách quan của đời sống xã hội tất yếu làm nảy sinh và tái hiện những
niềm tin tôn giáo.Trong đó, một số nguyên nhân và điều kiện gắn với mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên, một số khác gắn với mối quan hệ giữa
con người với con người.
Về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, tôn giáo học mácxít cho
rằng sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên là một nguồn
gốc xã hội của tôn giáo. Như chúng ta đã biết, mối quan hệ của con người với
tự nhiên thực hiện thông qua những phương tiện và công cụ lao động mà con
người có. Những công cụ và phương tiện càng kém phát triển bao nhiêu thì
con người càng yếu đuối trước giới tự nhiên bấy nhiêu và những lực lượng tự
nhiên càng thống trị con người mạnh bấy nhiêu. Sự bất lực của con người
19
nguyên thủy trong cuộc đấu tranh với giới tự nhiên là do sự hạn chế, sự yếu
kém của các phương tiện tác động thực tế của họ vào thế giới xung quanh.
Khi không đủ phương tiện, công cụ để đảm bảo kết quả, mong muốn trong lao
động, người nguyên thủy đã tìm đến phương tiện tưởng tượng hư ảo, nghĩa là
tìm đến tôn giáo. Ph.Ăngghen nhấn mạnh rằng tôn giáo trong xã hội nguyên
thủy xuất hiện do kết quả phát triển thấp của trình độ lực lượng sản xuất.
Trình độ thấp của sự phát triển sản xuất đã làm cho con người không có khả
năng nắm được một cách thực tiễn các lực lượng tự nhiên. Thế giới bao quanh
người nguyên thủy đã trở thành cái thù địch, bí hiểm, hùng hậu đối với họ.
Chúng ta cần thấy rằng, sự thống trị của tự nhiên đối với con người không
phải được quyết định bởi những thuộc tính và quy luật của giới tự nhiên, mà
quyết định bởi tính chất và mối quan hệ của con người với tự nhiên, nghĩa là
bởi sự phát triển kém của lực lượng sản xuất xã hội, mà trước hết là công cụ
lao động.
Như vậy, không phải bản thân giới tự nhiên sinh ra tôn giáo, mà là mối
quan hệ đặc thù của con người với giới tự nhiên, do trình độ sản xuất quyết
định. Đây là một nguồn gốc xã hội của tôn giáo.
Nhờ hoàn thiện những phương tiện lao động và toàn bộ hệ thống sản
xuất vật chất mà con người ngày càng nắm được lực lượng tự nhiên nhiều
hơn, càng ít phụ thuộc một cách mù quáng vào nó, do đó dần dần khắc phục
được một trong những nguồn gốc quan trọng của tôn giáo.
Về mối quan hệ giữa người và người, nguồn gốc xã hội của tôn giáo
còn bao gồm cả phạm vi các mối quan hệ giữa con người với nhau, nghĩa là
bao gồm các mối quan hệ xã hội, trong đó có hai yếu tố giữ vai trò quyết định
là tính tự phát của sự phát triển xã hội và ách áp bức giai cấp cùng chế độ
người bóc lột người.
20
Trong tất cả các hình thái kinh tế - xã hội trước hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản chủ nghĩa, những mối quan hệ xã hội đã phát triển một cách tự
phát. Những quy luật phát triển của xã hội biểu hiện như là những lực lượng
mù quáng, trói buộc con người và ảnh hưởng quyết định đến số phận của họ.
Những lực lượng đó trong ý thức con người được thần thánh hoá và mang
hình thức của những lực lượng siêu nhiên. Đây là một trong những nguồn gốc
xã hội chủ yếu của tôn giáo.
Trong các xã hội có đối kháng giai cấp, sự áp bức giai cấp, chế độ bóc
lột là một nhân tố quan trọng làm nảy sinh tôn giáo.
Người nô lệ, người nông nô, người vô sản mất tự do không phải chỉ là
sự tác động của lực lượng xã hội mù quáng mà họ không thể kiểm soát được,
mà còn bị bần cùng cả về mặt kinh tế, bị áp bức cả về mặt chính trị, bị tước
đoạt những phương tiện và khả năng phát triển tinh thần. Quần chúng không
thể tìm ra lối thoát hiện thực khỏi sự kìm kẹp và áp bức trên trái đất, nhưng họ
đã tìm ra lối thoát đó ở trên trời, ở thế giới bên kia.
Nguồn gốc xã hội của tôn giáo: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã
hội nảy sinh trên cơ sở kinh tế - xã hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội.
Do đó, tìm nguồn gốc hình thành của nó không phải trong “ý thức” mà phải
trong lịch sử xã hội, lịch sử hoạt động thực tiễn của con người.
Lịch sử xã hội hội loài người là lịch sử phát triển kế tiếp nhau của các hình
tháí kinh tế - xã hội. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thuỷ ra đời trên cơ
sở nề sản xuất hết sức thấp kém. Nền kinh tế tự nhiên lấy săn bắt, hái lượm là chính.
Cuộc sống của con người lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Quan hệ giữa các thành
viên trong thị tộc, bộ lạc là quan hệ bình đẳng, hợp tác trên cơ sở công hữu về tư
liệu sản xuất. Do lực lượng sản xuất thấp kém, giới tự nhiên kỳ bí, bao quanh con
người đe doạ cuộc sống của họ, những thiên tai bất thần như mưa, bão, nắng hạn,
động đất, cháy rừng, thú dữ, bệnh tật, đau ốm… luôn rình rập. Con người cảm thấy
21
bất lực trước tự nhiên. Họ thần thánh hoá sức mạnh của tự nhiên và sau đó lại cầu
xin sự che chở, cứu giúp của những sức mạnh đã được thần thánh hoá đó.
Ph.Ăngghen cho rằng “Trong những thời kỳ đầu của lịch sử, chính những thế lực
thiên nhiên là những cái trước tiên được phản ánh như thế, và trong quá trình phát
triển hơn nữa thì ở những dân tộc khác nhau, những lực lượng thiên nhiên ấy đã
được nhân cách hoá một cách hết sức nhiều vẻ và hết sức hỗn tạp” [48, tr.437]
Về sau, trong xã hội có giai cấp thì cùng với lực lượng bí ẩn của giới tự nhiên
là lực lượng mang tính xã hội luôn thống trị cuộc sống hàng ngày của quần chúng
nhân dân. Ph.Ăngghen cho rằng: “Chẳng bao lâu, bên cạnh những lực lượng thiên
nhiên lại còn có cả những lực lượng xã hội tác động- những lực lượng này đối lập
với con người, một cách cũng xa lạ lúc đầu cũng không thể hiểu được đối với họ, và
cũng thống trị họ với cái vẻ tất yếu bề ngoài giống như bản thân những lực lượng tự
nhiên vậy. Những nhân vật ảo tưởng, lúc đầu chỉ phản ánh những sức mạnh huyền
bí của các lực lượng tự nhiên, thì nay lại vì thế có cả những thuộc tính xã hội và trở
thành những đại biểu cho các lực lượng lịch sử” [48, tr.437].
Bế tắc trong đời sống hiện thực, con người tìm đến sự giải thoát trong
đời sống tinh thần, họ tìm đến tôn giáo. Trong xã hội có giai cấp, sự áp bức
bóc lột giai cấp, sự tàn bạo, bất công, chiến tranh, đói khổ và bệnh tật…cũng
là những nguyên nhân xã hội làm nảy sinh tôn giáo. V.I. Lênin cho rằng “sự
bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất
nhiên đẻ ra lòng tin vào cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống y
như sự bất lực của con người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên
đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu” [88, tr.46].
Theo Ph. Ăngghen “trong xã hội tư sản hiện nay con người bị thống trị
bởi những quan hệ kinh tế do chính họ tạo ra, bởi những tư liệu sản xuất do
chính họ sản xuất ra, như là bởi một lực lượng xa lạ. Do đó cơ sở thực tế của
sự phản ánh có tính chất tôn giáo của hiện thực vẫn tiếp tục tồn tại và cùng
22
với cơ sở đó thì chính ngay sự phản ánh của nó trong tôn giáo cũng tiếp tục
tồn tại” [ 48, tr.438].
Như vậy, có thể nói nguồn gốc xã hội của tôn giáo là tính hạn chế của
lực lượng sản xuất kéo theo sự hạn chế trong quan hệ giữa con người với
nhau trong xã hội. C.Mác cho rằng, tính hạn chế thực tế đó, đã phản ánh vào
trong những tôn giáo cổ đại, thể hiện sự bất lực của con người những sức
mạnh đang thống trị con người.
Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo: Các nhà duy vật trước C.Mác
thường nhấn mạnh về nguồn gốc nhận thức của tôn giáo. Còn những nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác-Lênin lại quan tâm trước hết đến nguồn gốc kinh tế -
xã hội của tôn giáo. Chính vì vậy, học thuyết duy vật của C.Mác đã vượt lên
trên các nhà duy vật đương thời. Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác - Lênin không
phủ nhận nguồn gốc nhận thức của tôn giáo mà còn làm sáng tỏ một cách có
cơ sở khoa học nguồn gốc đó.
Để giải thích nguồn gốc nhận thức của tôn giáo cần phải làm rõ lịch sử
nhận thức và các đặc điểm của quá trình nhận thức dẫn đến việc hình thành
quan niệm tôn giáo.
Trước hết, lịch sử nhận thức của con người là một quá trình từ thấp đến
cao, trong đó giai đoạn thấp là giai đoạn nhận thức tự nhiên cảm tính. Ở giai
đoạn nhận thức này (nhất là đối với cảm giác và tri giác), con người chưa thể
sáng tạo ra tôn giáo, bởi vì tôn giáo với tư cách là ý thức, là niềm tin bao giờ
cũng gắn với cái siêu nhiên, thần thánh, mà nhận thức trực quan cảm tính thì
chưa thể tạo ra cái siêu nhiên thần thánh được. Như vậy, tôn giáo chỉ có thể ra
đời khi con người đã đạt tới một trình độ nhận thức nhất định. Thần thánh, cái
siêu nhiên, thế giới bên kia… là sản phẩm của những biểu tượng, sự trừu
tượng hoá, sự khái quát dưới dạng hư ảo. Theo Ph. Ăngghen: “Sự nhân cách
hoá các lực lượng tự nhiên đã làm nảy sinh ra những vị thần đầu tiên, những
23
vị thần này, trong quá trình phát triển về sau của tôn giáo, ngày càng mang
một hình dáng những sức mạnh siêu phàm, cho đến lúc, rút cuộc lại, do một
quá trình trừu tượng hoá …(quá trình chưng cất - hoàn toàn tự nhiên) trong
tiến trình phát triển của trí trệ, trong đầu óc của con người, từ đông đảo những
vị thần có quyền lực ít nhiều bị hạn chế và hạn chế lẫn nhau, nảy sinh ra quan
niệm về một vị thần độc tôn của các tôn giáo độc thần” [49, tr.404]. Nói như
vậy có nghĩa là tôn giáo chỉ có thể ra đời ở một trình độ nhận thức nhất định,
đồng thời nó phải gắn với sự tự ý thức của con người về bản thân mình trong
mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Khi chưa biết tự ý thức, con người cũng
chưa nhận thức được sự bất lực của mình trước sức mạnh của thế giới bên
ngoài, do đó con người chưa có nhu cầu sáng tạo ra tôn giáo để bù đắp cho sự
bất lực ấy.
Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo gắn liền với đặc điểm của quá trình
nhận thức. Đó là một quá trình phức tạp và mâu thuẫn, nó là sự thống nhất
một cách biện chứng giữa nội dung khách quan và hình thức chủ quan. Những
hình thức phản ánh thế giới hiện thực càng đa dạng, phong phú bao nhiêu thì
con người càng có khả năng nhận thức thế giới xung quanh sâu sắc và đầy đủ
bấy nhiêu. Nhưng mỗi một hình thức mới của sự phản ánh không những tạo
ra những khả năng mới để nhận thức thế giới sâu sắc hơn mà còn tạo ra khả
năng “xa rời” hiện thực, phản ánh sai lầm nó. V.I. Lênin đồng ý với ý kiến
của L.Phoi ơ bắc, rằng: “Thượng đế siêu hình không phải một cái gì khác mà
là sự tập hợp, là toàn bộ những đặc tính chung nhất rút ra từ giới tự nhiên,
song con người, nhờ vào sức tưởng tượng, tức là chính bằng phương pháp
tách rời chủ thể khỏi bản chất cảm tính, khỏi vật chất của giới tự nhiên, lại
đem giới tự nhiên biến thành chủ thể hay một thực thể độc lập” [73, tr.31] và
ông còn phân tích sâu hơn “Khi trí tuệ (của con người) tiếp xúc với một vật cá
biệt, sao chụp hình ảnh (một khái niệm) của nó, đó không phải là một hành vi
24
giản đơn, trực tiếp, cứng đờ như phản ánh trong gương, mà là một hành vi
phức tạp, có hai mặt, khúc khuỷu, bao hàm khả năng của ảo tưởng bay ra khỏi
cuộc sống; hơn nữa: bao hàm khả năng của một sự chuyển biến (hơn nữa,
không thấy được, và người ta không có ý thức về nó) của khái niệm trừu
tượng, của ý niệm thành ảo tưởng (inlet-instanz = thượng đế)” [33,
tr.394,395]. Thực chất nguồn gốc nhận thức của tôn giáo cũng như của mọi ý
thức sai lầm chính là sự tuyệt đối hoá, sự cường điệu mặt chủ thể của nhận
thức con người, biến nó thành cái không còn nội dung khách quan, không còn
cơ sở “thế gian”, nghĩa là cái siêu nhiên thần thánh.“Tính phức tạp của quá
trình nhận thức đã tạo ra khả năng xuất hiện các quan niệm sai lầm mang tính
hư ảo của tôn giáo” [39, tr.14].
Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo: Ngay từ thời cổ đại, các nhà duy vật đã
nghiên cứu đến ảnh hưởng của yếu tố tâm lý (tâm trạng, xúc cảm) đến sự ra
đời của tôn giáo. Họ đã đưa ra luận điểm” “Sự sợ hãi sinh ra thần thánh”.
Các nhà duy vật cận đại đã phát triển tư tưởng của các nhà duy vật cổ
đại - đặc biệt là L.Phoi ơ bắc - và cho rằng nguồn gốc đó không chỉ bao gồm
những tình cảm tiêu cực như cô đơn, bất hạnh, đau khổ, nỗi kinh hoàng, sợ
hãi, sự chán chường …dễ dẫn con người đến với tôn giáo. Con người tìm đến
với tôn giáo để mong được sự an ủi, che chở, cứu giúp. Tôn giáo là thuốc
giảm đau, làm giảm nổi khổ đau của con người trong cuộc sống hiện thực.
Tôn giáo nhiều khi là phương tiện khá hữu hiệu giúp con người cân bằng sự
hẫng hụt tâm lí, giải thoát nỗi bất hạnh cô đơn của con người trong cuộc sống.
Trong cuộc sống hàng ngày, con người không những tiếp xúc cả với vô số
những cái vô hình, trừu tuợng, không thể lý giải được bằng lý trí mà chỉ có
thể cảm nhận được từ tâm thức, linh cảm. Trong thế giới của tâm thức và linh
cảm đó, chỉ có niềm tin vào sự hiện tồn và cứu giúp của thần thánh mới có thể
giúp con người lí giải, đứng vững và vượt qua những trở ngại trong cuộc
25
sống. Những trạng thái tâm lí tình cảm tích cực, niềm vui, sự thoả mãn, tình
yêu, sự kính trọng... một cách thái quá đôi khi cũng có thể là một trong những
nguyên nhân dẫn con người đến với tôn giáo. Con người muốn được san sẻ
trong tôn giáo những tình cảm vui sướng của mình, muốn được đắm mình
trong không gian tôn giáo để được sống trong trạng thái ảo giác, được hướng
về cái thiêng liêng cao cả và đôi khi, được lãng quên hiện tại. Không chỉ tình
cảm, mà cả những điều mong muốn, ước vọng, nhu cầu khắc phục những tình
cảm tiêu cực, muốn được đền bù hư ảo cũng dẫn đến sự hình thành và phát
triển tình cảm và niềm tin tôn giáo. Ph. Ăngghen cho rằng: “Tôn giáo vẫn có
thể tiếp tục tồn tại với tư cách là một hình thức trực tiếp, nghĩa là một hình
thức cảm xúc trong quan hệ của con người đối với các lực lượng xa lạ, tự
nhiên và xã hội đang thống trị họ” [48, tr.438].
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã giải quyết vấn đề
nguồn gốc tâm lý của tôn giáo khác về nguyên tắc so với các nhà duy vật
trước đó. Nếu như các nhà duy vật trước Mác gắn nguyên nhân xuất hiện tôn
giáo với sự sợ hãi trước lực lượng tự nhiên thì chủ nghĩa Mác lần đầu tiên
vạch được nguồn gốc xã hội của sự sợ hãi đó. Lênin tán thành và phân tích
thêm: “Sự sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản-mù quáng vì quần chúng
nhân dân không thể đoán trước được nó - là thế lực bất cứ lúc nào trong đời
sống của người vô sản và người tiểu chủ, cũng đe doạ đem lại cho họ và đang
đem lại cho họ sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm cho họ
phải diệt vong, biến họ thành một người ăn xin, một kẻ bần cùng, một gái
điếm, và dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo
hiện đại” [31, tr.515,516].
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội. Đặc điểm quan trọng trong ý
thức tôn giáo là một mặt nó phản ánh tồn tại xã hội. Mặt khác, nó lại có xu
26
hướng phản kháng lại xã hội đã sản sinh ra và nuôi dưỡng nó. Vì vậy, từ khi
ra đời đến nay, cùng với sự biến đổi của lịch sử, tôn giáo cũng biến đổi theo.
Với những thành tựu to lớn của ngành khảo cổ học, người ta đã chứng
minh được sự tồn tại của con người cách đây hàng triệu năm (từ 4 – 6 triệu
năm). Tuy nhiên, với những hiện vật thu được người ta khẳng định: có đến
hàng triệu năm con người không hề biết đến tôn giáo. Bởi vì tôn giáo đòi hỏi
tương ứng với nó là một trình độ nhận thức cao, nó là sản phẩm của tư duy
trừu tượng trong một đời sống xã hội ổn định.
Hầu hết trong giới khoa học đều thống nhất rằng chỉ khi con người hiện
đại - người khôn ngoan (Homo Sapiens) - hình thành và tổ chức thành xã hội,
tôn giáo mới xuất hiện. Thời kỳ này cách đây khoảng 95.000 - 35.000 năm.
Tuy nhiên trong thời kỳ đầu mới chỉ là các tín hiệu đầu tiên. Đa số các nhà
khoa học đều khẳng định tôn giáo ra đời khoảng 45.000 năm trước đây với
những hình thức tôn giáo sơ khai như đạo Vật tổ (Tôtem), ma thuật và tang
lễ… đây là thời kỳ tương ứng với thời kỳ đồ đá cũ.
Bước sang thời kỳ đồ đá giữa, con người chuyển dần từ săn bắt, hái
lượm sang trồng trọt và chăn nuôi, các hình thức tôn giáo dân tộc ra đời với
sự thiêng liêng hóa các nguồn lợi của con người trong sản xuất và cuộc sống:
thần Lúa, thần Khoai, thần Sông… hoặc tôn thờ các biểu tượng của sự sinh
sôi (thờ giống cái, hình ảnh phụ nữ, phồn thực…), đó là các vị thần của các
thị tộc mẫu hệ. Khi đồ sắt xuất hiện, các quốc gia dân tộc ra đời nhằm mục
đích phục vụ cho sự củng cố và phát triển của dân tộc. Tất cả các vị thần ấy
còn tồn tại chừng nào dân tộc tạo ra vị thần ấy còn tồn tại và khi dân tộc tiêu
vong, các vị thần ấy không còn nữa.
Trong thời kỳ văn minh nông nghiệp, nhiều đế chế ra đời và thâu tóm
vào mình nhiều quốc gia. Do nhu cầu một tôn giáo của đế chế, những tôn giáo
như Phật, Nho, Kitô, Hồi… đã xuất hiện từ trước trở thành tôn giáo của đế
27
chế và được chấp nhận như một tôn giáo chính thống. Theo thời gian, do nội
dung của các tôn giáo mang tính phổ quát, không gắn chặt với một quốc gia
cụ thể, với các vị thần cụ thể, với nghi thức cụ thể của một cộng đồng tộc
người, dân tộc hay địa phương nhất định nên sự bành trướng của nó diễn ra
thuận lợi, dễ dàng thích nghi với các dân tộc khác. Do vậy, dù được phổ biến
bằng cách nào (chiến tranh hay hòa bình), các tôn giáo đó đã được các quốc
gia bị lệ thuộc trực tiếp hay gián tiếp, tự giác hay không tự giác tiếp nhận và
trên nền tảng của tôn giáo truyền thống, biến đổi thành tôn giáo riêng của
quốc gia đó. Sự bành trướng kiểu như vậy diễn ra trong suốt thời kỳ văn minh
công nghiệp và cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý rằng,
giữa tôn giáo khu vực hay tôn giáo thế giới vừa chung sống cạnh nhau, vừa
tranh chấp xung đột nhau và không ít trường hợp, với sự ủng hộ của các thế
lực quân sự, chính trị, chiến tranh tôn giáo đã xảy ra. Những tôn giáo như
Kitô, Hồi do tính cực đoan của mình (chỉ coi chúa hay thánh của mình là đối
tượng tôn thờ duy nhất) nên ban đầu đi đến đâu cũng khó chung sống với các
tôn giáo khác đã có mặt ở đó từ trước. Còn một số tôn giáo phương Đông như
Nho, Phật thì chấp nhận hòa đồng với các tôn giáo bản địa, có xu hướng trần
tục nhiều hơn là thế giới bên kia.
Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra một xã hội công nghiệp, xã hội
này đòi hỏi phải có một tôn giáo năng động và tự do hơn, khó chấp nhận một
tổ chức, một giáo lý với những nghi thức cứng nhắc, phức tạp. Tình trạng độc
tôn của một tôn giáo trong một quốc gia đã bắt đầu chấm dứt và chấp nhận sự
đa dạng trong đời sống tôn giáo. Từ đây quan niệm về chính sách tự do tôn
giáo ra đời việc thực hiện chính sách đó, phát triển nhanh hay chậm và thể
hiện khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Những yếu tố lỗi thời được huỷ bỏ
hoặc tự thay đổi, thay thế để thích nghi. Với xu thế quốc tế hóa ngày càng gia
tăng, việc mỗi cá nhân chỉ biết đến tôn giáo của mình đã trở nên lạc hậu. Mỗi
28
người đều cho rằng trên thế gian có nhiều thánh thần, có nhiều tôn giáo. Họ
bắt đầu hoài nghi và lựa chọn, thần thánh được mang ra tranh luận, bàn cãi và
làm nảy sinh xu thế thế tục hoá tôn giáo và xu thế này ngày càng thắng thế.
Trong thời đại ngày nay, khi mà xu thế toàn cầu hóa đang chi phối mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội, sự nâng cao về trình độ học vấn và đặc biệt là
những thành tựu của khoa học và công nghệ đã làm cho các tôn giáo ngày
càng trở nên thế tục hóa kéo theo sự đa dạng trong đời sống tôn giáo. Từ đây
xuất hiện các ý kiến khác nhau trong một tôn giáo và dẫn đến sự chia rẽ trong
các tôn giáo một cách có tổ chức, bùng nổ các giáo phái và xuất hiện nhiều
tôn giáo mới. Bản thân trong các tôn giáo khu vực và thế giới cũng có những
biểu hiện khác trước: số tín đồ ngày càng tăng nhưng số tín đồ thực tế giảm,
nghĩa là người ta theo đạo nhưng không hành đạo, nhiều tín đồ bỏ đạo để theo
các “đạo mới”. Trong nội bộ các tôn giáo có sự chia rẽ thành những giáo phái
với những tính chất cấp tiến, ôn hòa hoặc cực đoan.
1.2. TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO
1.2.1.Tính chất của tôn giáo
Tính lịch sử của tôn giáo: Tôn giáo còn tồn tại lâu dài, nhưng không
phải là hiện tượng xã hội vĩnh hằng, bất biến mà có tính lịch sử. Tôn giáo có
mức khởi đầu, biến động và sẽ mất đi, khi mà: “Con người không chỉ mưu sự,
mà lại còn làm cho thành sự nữa, thì khi đó, cái sức mạnh xa lạ cuối cùng
hiện nay vẫn còn đang phản ánh vào tôn giáo mới sẽ mất đi, và cùng vói nó
bản thân sự phản ánh có tính chất tôn giáo cũng sẽ mất đi, vì khi đó sẽ không
có gì để phản ánh nữa”[ 48, tr.439].
Tính quần chúng của tôn giáo: Tính quần chúng của tôn giáo không
chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ các tôn giáo chiếm tỉ lệ cao trong dân số thế
giới, mà còn ở chỗ tôn giáo là một trong các hình thức sinh hoạt văn hóa tinh
thần của một bộ phận quần chúng nhân dân lao động. Dù tôn giáo hướng con
29
người hy vọng hạnh phúc hư ảo ở thế giới bên kia, song nó luôn luôn phản
ánh khát vọng của những người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác
ái. Khi thể hiện tính quần chúng, tôn giáo thường có tính nhân văn, nhân đạo,
hướng thiện. Do vậy, tôn giáo là một trong những nhu cầu tinh thần của một
bộ phận không nhỏ của quần chúng nhân dân lao động.
Tính chính trị của tôn giáo: Ở thời kì công xã nguyên thủy, tôn giáo
chỉ phản ánh nhận thức hồn nhiên, ngây thơ của con người về bản thân và thế
giới quanh mình. Nhưng, khi xuất hiện giai cấp thì tôn giáo thường phản ánh
lợi ích giai cấp và đấu tranh giai cấp. Như vậy, tính chính trị của tôn giáo chỉ
có khi xã hội phân chia giai cấp, khi có những lực lượng chính trị lợi dụng tôn
giáo vì mục đích ngoài tôn giáo.
Trong lịch sử và đương đại, những cuộc chiến tranh tôn giáo đã và đang
xảy ra, thực chất vẫn là xuất phát từ những lợi ích vật chất của những lực
lượng xã hội khác nhau. Trước khi có cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trên
mặt trận kinh tế, chính trị, quân sự… thường diễn ra cuộc đấu tranh trên lĩnh
vực tư tưởng, tôn giáo. Những cuộc đấu tranh hệ tư tưởng tôn giáo luôn là
một bộ phận của đấu tranh giai cấp. Và khi xã hội còn giai cấp thì tôn giáo
cũng luôn bị các giai cấp thống trị bóc lột sử dụng như một công cụ quan
trọng để bảo vệ lợi ích của mình.
Dĩ nhiên, đông đảo quần chúng tín đồ đến với tôn giáo là nhằm thỏa
mãn nhu cầu tinh thần. Song trên thực tế, tôn giáo đã và đang bị lực lượng
chính trị lợi dụng cho mục đích ngoài tôn giáo.
1.2.2.Chức năng của tôn giáo
Chức năng thế giới quan: Mỗi tôn giáo, để trở thành một tôn giáo
đích thực đều phải giải đáp câu hỏi: thế giới này (Kể cả tự nhiên và xã hội) là
gì? Do đâu mà có? Vận hành theo quy luật nào? Đằng sau cái thế giới hữu
hình này là cái gì? Có thể nhận thức được không ? v.v… Dù phản ánh hư ảo
30
thế giới khách quan, nhưng tôn giáo luôn có kỳ vọng đáp ứng nhu cầu của con
người về nhận thức thế giới: tự nhiên, xã hội và chính con người. Có những
tôn giáo, ví dụ như Kitô giáo, Phật giáo, Hồi giáo đã xây dựng cho mình một
thế giới quan tương đối hoàn chỉnh theo quan điểm của nó.
Chức năng bù đắp hư ảo: Con người trong thế giới đời thường luôn bị
sức ép của những sức mạnh tự nhiên cũng như xã hội (sự bóc lột giai cấp)
không tìm được lời giải thích chính xác về nguyên nhân của những bất bình
đẳng xã hội và biện pháp khắc phục của nó, cũng như bất lực trong cuộc đấu
tranh giai cấp, phải sống trong nỗi lo sợ khốn cùng, bất hạnh, trong khi chưa
được soi sáng bởi một chân lý - chân lý cách mạng - có thể tìm thấy trong tôn
giáo những giải đáp làm nguôi ngoai đi những khổ đau và ấp ủ một hy vọng
hư ảo. Đó là sự cứu rỗi của Chúa nhân từ, của Đức Phật từ bi, sự thưởng phạt
công minh đối với hành vi của mội người ngay trên trần thế, và khả năng đến
được cõi hạnh phúc, vĩnh hằng (Thiên đường, Niết bàn…), thông qua một quy
tắc sống an phận, chịu đựng, hướng thiện, tu tâm dưỡng tính - những phương
thức để đạt mục đích cuối cùng như tôn giáo đã chỉ ra. Sự đền bù hư ảo của
tôn giáo, nhưng lại có tác dụng hiện thực, bởi nhờ có nó mà con người trong
những lúc khổ đau tuyệt vọng nhất vẫn được an ủi và vẫn nuôi một hi vọng
vượt qua, hạn chế được những hành vi vô nghĩa hoặc tai hại cho đồng loại.
Chức năng điều chỉnh: Tôn giáo đã tạo nên một hệ thống những chuẩn
mực giá trị đạo đức. Những chuẩn mực ấy không chỉ duy trì trong quá trình
thực hiện các nghi thức tôn giáo mà còn điều chinh cả hành vi của con người
trong đời sống thường nhật khi ứng xử con người trong gia đình cũng như
ngoài xã hội. Qua những điều cấm kỵ, răn dạy đã điều chỉnh hành vi của mỗi
tín đồ trong đời sống cộng đồng.
Chức năng liên kết: Tôn giáo có khả năng liên kết những người cùng
tín ngưỡng. Họ có chung một niềm tin, cùng bị ràng buộc bởi giáo lý, giáo
31
luật, cùng thực hiện một nghi thức tôn giáo và những điểm tương đồng khác.
Sự liên kết giữa các cộng đồng cùng tôn giáo rất chặt chẽ và lâu bền. Tuy
nhiên, đôi khi tôn giáo bị lợi dụng để phục vụ cho âm mưu chia rẽ, phá hoại
khối đoàn kết toàn dân tộc. Vì vậy, bên cạnh chức năng liên kết, tôn giáo
cũng có khả năng bị phân ly vì sự khác biệt tín ngưỡng.
1.2.3. Đặc điểm và bản chất của tôn giáo
Tôn giáo là một hiện xã hội - văn hóa - đạo đức phổ biến ở các nước
trên thế giới và tồn tại từ xa xưa trong lịch sử của các dân tộc. Trên thế giới
hiện nay có hàng tỉ người theo các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, và tôn
giáo cũng đang giữ vai trò to lớn trong đời sống chính trị - xã hội - văn hóa ở
nhiều nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, chi phối đời sống
tâm linh của một bộ phận đông đảo nhân loại.
Tuy nhiên, hiểu đúng bản chất, chức năng, vai trò xã hội của tôn giáo
trong lịch sử và đối với tiến bộ xã hội thì không phải là việc giản đơn. Đối với
vấn đề này, đã và đang có những cách giải đáp khác nhau, xuất phát từ quan
điểm, phương pháp luận khác nhau.
Cơ sở hình thành quan niệm chung của các nhà thần học, các nhà tu
hành, cũng như những tín đồ của các tôn giáo là thuyết “thiên mệnh”, “tiền
định”, cho rằng vốn có những lực lượng “siêu nhiên” đứng đầu là một “đấng
tối cao”. Mọi sự kiện lịch sử, mọi hiện tượng xã hội, đến số phận của mỗi
người đều là hiện thân của ý chí thần thánh diễn ra theo sự sắp đặt, sự sáng
tạo của “đấng tối cao”. Mọi trật tự hiện hành, mọi sự diễn biến sắp tới của xã
hội, đời sống của mỗi cá nhân đều do “tiền định”.
Từ đó, họ cho mọi suy nghĩa và hành động của con người phải dựa vào
ý chí của đấng tối cao, cầu mong sự cứu vớt của các lực lượng siêu nhiên,
phải tuân theo những điều răn trong “Thánh kinh”, mà theo họ đây là những
chuẩn mực hành vi mang tính chất vĩnh cửu, bất biến cho mọi thời đại.
32
Như chúng ta đã biết, không có thứ đạo đức vĩnh hằng cho mọi thời
đại. Những chuẩn mực đạo đức tôn giáo tuy có một số điểm, một số khía cạnh
thể hiện nguyện vọng, lòng mong muốn tốt lành của quần chúng và phần nào
phù hợp với tình cảm tốt đẹp của con người. Đó là những chuẩn mực, những
giáo lý được xác định từ lúc ra đời của tôn giáo, thể hiện lòng mong muốn
“giải thoát” của quần chúng lao động. Còn toàn bộ đạo đức tôn giáo thực chất
được đặt ra và bổ sung qua các thời kỳ, trước hết vì lợi ích của giáo hội của
tầng lớp trên, của giai cấp thống trị.
Cùng với sự vận động, phát triển, đấu tranh của các quan điểm đối lập
nhau đối với sự phát triển của xã hội, trong lịch sử phát triển của tôn giáo luôn
nảy sinh mâu thuẫn giữa hư ảo với hiện thực, tôn giáo với khoa học, niềm tin
và lí trí. Lịch sử phát triển của tôn giáo mấy chục thế kỷ qua cũng là lịch sử
của các mâu thuẫn đó, đặc biệt là mâu thuẫn giữa tôn giáo với khoa học.
Những mâu thuẫn này được các tôn giáo giải quyết theo những phương hướng
khác nhau căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, sự phát triển văn hóa - văn
minh trình độ nhận thức, tư duy của quần chúng trong từng thời kì cụ thể.
Ngay từ khi tôn giáo ra đời, cũng đã xuất hiện những quan điểm duy
vật, vô thần, đối lập lại với quan điểm tôn giáo. Trong các quan điểm phê
phán tôn giáo, tiếp cận bản chất của tôn giáo, phải kể đến quan điểm của Lut-
vích Phoi-ơ-bắc (1804-1872) đều được C. Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đánh
giá rất cao.
Tiếp thu, kế thừa những tư tưởng duy vật, tiến bộ về tôn giáo của
những nhà duy vật, đặc biệt là của Phơi-ơ-bắc, trên cơ sở quan điểm duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, C. Mác, Ph.Ăngghen đã cho chúng ta những cơ
sở khoa học để kiến giải vấn đề tôn giáo.
Trước hết, C.Mác, Ph.Ăngghen xem tôn giáo như là một hiện tượng xã
hội phức tạp, đa dạng, gắn liền với những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
33
hội. Vì vậy, vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận đầu tiên là hiểu rõ “cơ sở
trần tục” của tôn giáo, cần phải tìm nguồn gốc của tôn giáo dưới đất chứ
không phải ở trên đời. Mác đã đưa ra một luận đề có tính tuyên ngôn, có ý
nghĩa phương pháp luận cơ bản là con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ tôn
giáo không sáng tạo ra con người. Cụ thể là “Con người chính là thế giới con
người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội sản sinh ra tôn giáo, tức là
thế giới quan lộn ngược, vì bản thân chúng là thế giới lôn ngược. Tôn giáo là
lý luận chung của thế giới ấy, là cương yếu bách khoa của nó, là lô-gích dưới
hình thức phổ cập của nó, là vấn đề danh dự duy linh luận của nó, là nhiệt tình
của nó, là sự chuẩn y về mặt đạo đức của nó, là sự bổ sung trang nghiêm của
nó, là căn cứ phổ biến mà nó dựa vào để an ủi và biện hộ. Tôn giáo biến bản
chất con người thành tính hiện thực ảo tưởng, vì bản chất con người không có
tính hiện thực thực sự. Do đó, đấu tranh chống tôn giáo là gián tiếp đấu tranh
chống cái thế giới mà lạc thú tinh thần của nó là tôn giáo” [43, tr.570, 571].
Ở luận đề này ta thấy nổi lên mấy điểm:
- Tôn giáo là một hiện tượng xã hội do chính con người sáng tạo ra.
- Con người đây là con người xã hội, chứ không phải là con người
chung chung, trừu tượng.
- Tôn giáo là sự sáng tạo ảo tưởng, là thế giới quan lộn ngược.
Thật vậy, xem xét bất cứ tôn giáo nào chúng ta cũng thấy nổi lên mấy
đặc trưng:
- Trước hết nói đến tôn giáo là nói đến “niềm tin”. Không có niềm tin
thì không có tôn giáo. Nhưng đó là niềm tin “hư ảo, ảo tưởng” ở sự tồn tại và
ở sức mạnh của lực lượng siêu nhiên. Niềm tin đó xuất phát từ ý thức, tình
cảm, tâm lý chủ quan của con người và không thể chứng minh được, nó hoàn
toàn khác với niềm tin khoa học là niềm tin được chứng minh bằng thực tiễn.
34
- Từ niềm tin về sự tồn tại và sức mạnh của lực lượng siêu nhiên, dẫn
đến quan hệ tình cảm với lực lượng siêu nhiên. Người tín ngưỡng không
những tưởng tượng ra cái siêu nhiên, tin cái siêu nhiên là có thật với sức
mạnh thần bí của nó, mà còn biểu hiện những mối quan hệ tình cảm, tâm lý
với cái siêu nhiên, chính vì thế mà hình thành tín ngưỡng tôn giáo.
- Từ quan hệ tình cảm đó dẫn đến những mối quan hệ thực tiễn - ảo
tưởng đặc biệt, thể hiện ở hành động, hành vi thờ cúng (lễ nghi) của người tín
ngưỡng như: các hành động cầu kinh, niệm phật, đi lễ, xưng tội, rửa tội, ăn
bánh thánh, uống thuốc thánh v.v. Để mong sự ban phước của đấng siêu
nhiên. Các nghi lễ thờ cúng được thực hiện bởi tổ chức tôn giáo. Như vậy, bất
cứ tôn giáo nào cũng là hệ thống kết cấu bởi ba yếu tố trên, (ý thức, nghi lễ
thờ cúng, tổ chức), trong đó ý thức tôn giáo - niềm tin hư ảo là cái xuyên suốt,
bản chất nhất. Vì vậy, về bản chất, tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức
xã hội mà còn là một lực lượng xã hội – văn hóa - tâm linh.
Những người theo chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, về bản chất, tôn giáo
không chỉ là hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực thể xã hội. Với tư
cách là hình thái ý thức xã hội, tôn giáo phản ánh một cách hoang đường, hư
ảo hiện thực khách quan. Điều này như Ph.Ăngghen đã khái quát: “ Nhưng tất
cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc người-
của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là
sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những
lực lượng siêu trần thế” [48, tr 664] .
Đạo Tin lành cũng mang tất cả những đặc điểm của một tôn giáo như
đã trình bày ở trên song hình thức tổ chức của nó mang tính mềm dẻo nên dễ
thích nghi với những dân tộc khác hơn, đặt biệt các dân tộc thiểu số ở Gia Lai
hiện nay.
35
1.2.4. Vai trò của tôn giáo
Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, tôn giáo chỉ là hạnh phúc hư ảo của
nhân dân, là vòng hoà quan thần thánh trong cái biển khổ của nhân dân, là
những bông hoa tưởng tượng trên xiềng xích của con người, là mặt trời ảo
tưởng xoay xung quanh con người.
Do đó, tôn giáo thường hạn chế sự phát triển tư duy duy vật, khoa học,
làm cho con người có thái độ nhẫn nhục, khuất phục, không tích cực, chủ
động, sáng tạo trong việc tạo dựng hạnh phúc thật sự nơi trần gian, mà lại hy
vọng hạnh phúc ở cuộc sống sau khi chết.
Trong xã hội có giai cấp thống trị bóc lột, tôn giáo thường bị giai cấp
thống trị lợi dụng để thực hiện ý đồ chính trị. Nhiều khi tôn giáo là thứ rượu
mạnh, men say để làm cho người ta có thái độ mù quáng và hành vi cuồng tín.
Tôn giáo cũng còn bị một số người lợi dụng cầu lợi. Họ biến các không gian
tôn giáo linh thiêng thành nơi có thể “buôn thần bán thánh”. Vì cơ sở nhận
thức của tôn giáo là chủ nghĩa duy tâm, thần bí, phủ nhận chân lý khách quan,
nên bản thân tôn giáo chứa đựng những yếu tố mê tín, dị đoan.
Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, đấu tranh chống tôn giáo là đấu tranh
chống lại cơ sở hiện thực làm nảy sinh tôn giáo. Cần hạn chế mặt tiêu cực,
khơi dậy và sử dụng mặt tích cực của tôn giáo.
Bên cạnh những biểu hiện tiêu cực, tôn giáo cũng có những mặt tích
cực của nó. Điều đó thể hiện ở chổ: Tôn giáo vừa là sự phản ánh sự khốn
cùng của hiện thực, đồng thời lại là sự phản kháng chống lại sự khốn cùng
của hiện thực ấy. Đó chính là sự đấu tranh chống lại sự bất công, tàn bạo
trong xã hội có giai cấp và bóc lột giai cấp.
Tôn giáo bao giờ cũng đề cao tính nhân văn, hướng thiện. Khuyên con
người thương yêu giúp đỡ nhau, tránh điều ác, phi nhân cách, phi đạo đức.
36
Đạo đức tôn giáo có những điều phù hợp với đạo đức xã hội, và nhiều khi trở
thành những giá trị văn hoá tinh thần của nhân loại.
Tôn giáo là một thành tố của văn hoá. Các nền văn minh lớn trên thế
giới thường mang dấu ấn của tôn giáo. Thí dụ như Văn hoá Cơ đốc giáo, văn
hoá Phật giáo…Tôn giáo luôn là mảnh đất màu mỡ, trên đó hình thành và
phát triển những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Đảng và Nhà nước ta đặc biệt
đánh giá cao vai trò tích cực của đạo đức tôn giáo. Văn kiện hội nghị lần thứ 7
của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX nhận định rằng trong xã hội
hiện đại “đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã
hội mới” [85 , tr.45].
1.3. MỘT SỐ HÌNH THỨC TÔN GIÁO TRONG LỊCH SỬ
Có nhiều cách phân loại các hình thức tôn giáo khác nhau. Có quan
điểm cho rằng tôn giáo tồn tại dưới hai kiểu chính là tôn giáo tự nhiên và tôn
giáo xã hội.
Tôn giáo tự nhiên có đối tượng thờ cúng các thần trong giới tự nhiên
như thần núi, thần sông, thần sét, thần mây, thần mưa…Tôn giáo tự nhiên tồn
tại phổ biến trong xã hội mà nền kinh tế mang tính tự nhiên, kém phát triển.
Tôn giáo xã hội có đối tượng tôn thờ là các nhân thần. Nhân thần có
thể là các vị thần linh do hư cấu, tưởng tượng mà thành, có thể là các nhân
vật lịch sử có thật, được con người thần thánh hoá thành các vị thần linh. Một
đặc điểm của tôn giáo xã hội là đề cao những giá trị đạo đức, điều chỉnh
những hành vi xã hội của con người theo hướng khuyến thiện, trừ ác. Nó có
vai trò quan trọng trong việc gắn kết con người trong mối liên hệ cộng đồng.
Ph. Ăngghen chia lịch sử làm hai gia đoạn lớn đó là thời đại dã man
(tương ứng với xã hội chưa có giai cấp) và văn minh (tương ứng với xã hội có
giai cấp). Dựa vào đó, có thể phân loại các tôn giáo thành ba kiểu là tôn giáo
nguyên thuỷ, các tôn giáo dân tộc và các tôn giáo thế giới.
37
Ph.Ăngghen cho rằng: “Tôn giáo sinh ra trong một thời đại hết sức
nguyên thuỷ, từ những khái niệm hết sức sai lầm, nguyên thuỷ của con người
về bản chất của chính họ và về thế giới tự nhiên bên ngoài, xung quanh họ”
[49, tr.445], xuất hiện từ thời kỳ nguyên thủy, với những quan niệm hết sức
dốt nát, tối tăm, nguyên thủy của con người về bản thân mình và thiên nhiên
bao quanh họ. Các tôn giáo nguyên thủy, sơ khai thể hiện niềm tin bản năng
của con người và lúc ấy chưa gắn với các lợi ích về kinh tế - xã hội. Các hình
thức phổ biến của tôn giáo nguyên thủy là các dạng sau:
Tô tem giáo (thờ vật tổ): Tô tem theo ngôn ngữ của thổ dân Bắc Mỹ
nghĩa là giống loài. Đây là hình thức tôn giáo cổ xưa nhất, thể hiện niềm tin
vào mối quan hệ gần gũi, huyết thống giữa một cộng đồng người (thị tộc, bộ
lạc) với một loài động thực vật hoặc một đối tượng nào đó được coi là “tổ”
của thị tộc có cùng huyết thống, có khả nang phù giúp họ trong cuộc sống. Tô
tem giáo thể hiện hình thức nhận biết đầu tiên về mối liên hệ của con người
với các hiện tượng xung quanh. Chẳng hạn: một bộ lạc tồn tại được nhờ săn
bắt một loài động vật nào đó dẫn đến xuất hiện một ảo tưởng về mối quan hệ
giữa loài vật đó với cộng đồng người săn nó và cuối cùng con vật này lại trở
thành tổ tiên chung - là một tô tem của một tập thể nào đó. Trong cộng đồng
thị tộc, vai trò các nhân còn hết sức mờ nhạt, biểu tượng về linh hồn cá nhân
chưa có khả năng hình thành, quan hệ tập thể của thị tộc với tô tem là quan hệ
chủ yếu. Do đó, sự khác biệt nhau về tô tem cũng là cơ sở xã hội để phân biệt
sự khác nhau các thị tộc, bộ lạc. Durkheim- nhà xã hội học tôn giáo người
Pháp cho rằng “Tô tem là hình thức sơ đẳng của thần, đó là tượng trưng của
thị tộc nguyên thuỷ, thông qua tô tem, thị tộc thờ cúng chính bản thân mình.
Thần của thị tộc, nguyên tắc tô tem giáo, không thể là một cái gì khác với
chính thị tộc nhưng một thị tộc được thể hiện bằng những hình ảnh của các
thực vật và động vật cụ thể là tô tem” [97, tr.63]. C.Mác cho rằng, to tem giáo
38
là một trong những hình thức tôn giáo xa xưa nhất, nó phản ánh tính hạn chế
của những quan hệ con người trong khuôn khổ quá trình sản xuất vật chất của
đời sống, tức là tính hạn chế của tất cả các quan hệ giữa người với người và
giữa người với tự nhiên. Ở đây quan hệ huyết thống giữa các thành viên trong
thị tộc được phản ánh thành mối quan hệ giữa người với tự nhiên. Nghi lễ tô
tem giáo được thể hiện qua việc đặt tên tô tem cho các thị tộc, tục không được
giết, kiêng ăn thịt Tô tem giáo phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là
các bộ lạc ở Úc, Bắc và Nam Mỹ, nhiều nước ở châu Phi, và châu Á. Trong
xã hội hiện đại, dấu vết tô tem giáo còn khá rõ. Thổ dân Úc coi Ken cu ru là
tổ tiên của mình. Tục ăn bánh thánh, tượng trưng cho máu thịt của Chúa trong
Ki tô giáo có nguồn gốc từ tô tem giáo.
Ma thuật giáo: Ma thuật theo tiếng Hi lạp cổ là phép phù thủy. Đây là
biểu hiện của việc người nguyên thủy tin vào khả năng tác động đến tự nhiên
bằng những hành động tượng trưng (cầu khấn, phù phép, thần chú…) nghĩa là
bằng con đường siêu nhiên. Nhờ các biện pháp ma thuật, người nguyên thủy
cố gắng tác động đến những sự kiện và làm cho nó diễn ra theo ý mình mong
muốn. Về sau, ma thuật trở thành một thành tố quan trọng không thể thiếu
được của các tôn giáo phát triển. Việc thờ cúng của bất kỳ tôn giáo nào cũng
phải có ma thuật (cầu nguyện, làm phép…). Tàn dư của ma thuật là các hiện
tượng bói toán, tướng số ngày nay. Ở Tây Nguyên hiện nay, các thầy phù
thuỷ, thầy cúng, thầy mo cũng có những tác động đáng kể tới đời sống tinh
thần của một bộ phận dân cư nhẹ dạ, cả tin, nhất là những dân cư ở vùng xa
xôi, hẻo lánh, trình độ văn hoá thấp.
Bái vật giáo: Bái vật theo tiếng Bồ Đào Nha là bùa hộ mệnh, phép lạ.
Bái vật giáo xuất hiện vào lúc mới hình thành tôn giáo và sự thờ cúng. Bái vật
giáo đặt lòng tin vào những thuộc tính siêu nhiên của các vật thể như hòn đá,
gốc cây, bùa, tượng… Họ cho rằng có một lực lượng siêu nhiên, thần bí trú
39
ngụ trong vật đó. Bái vật giáo là thành tố tất yếu của sự thờ cúng tôn giáo. Đó
là sự thờ cúng các tượng gỗ, cây thánh giá… hoặc lòng tin vào sức mạnh kỳ
quái của các lá bùa…Việc dùng các bùa hộ mệnh của một số người trong xã
hội ngày nay, là dấu vết của tín ngưỡng bái vật giáo nguyên thuỷ.
Vật linh giáo: Là hình thức tôn giáo ra đời ở cuối thời kỳ công xã thị
tộc. Đây là một bước tiến trong tư duy, là cơ sở nhận thức để hình thành các
tôn giáo trong xã hội có giai cấp sau này E.Tylor cho rằng vật linh giáo là
niềm tin vào một sinh vật hay một vật thể nào đó gồm hai phần thể xác (là cái
hữu hình) và linh hồn (là cái vô hình), cái vô hình có vai trò quan trọng so với
cái hũu hình. Lòng tin này là cơ sở quan trọng để hình thành nên quan niệm
về cái siêu nhiên của người cổ xưa. Giai đoạn này đã có ảo tưởng cho rằng có
hai thế giới: một thế giới tồn tại thực sự và một thế giới siêu nhiên, trong đó
thế giới siêu nhiên thống trị thế giới thực tại. Thế giới siêu nhiên này của
người nguyên thủy cũng đầy đủ động vật, thực vật, các đối tượng do tinh thần
tưởng tượng ra và không khác biệt gì lắm so với thế giới thực tại. Song không
phải bất cứ vật nào cũng có linh hồn, chỉ những vật mà con người quan tâm,
chú ý tới nó. Một biểu tượng quan trọng trong ý thức vật linh là “thần chủ”.
Thần chủ là sự biểu thị cực đoan của việc sinh vật hoá, nhân cách hoá và linh
hồn hoá các sự vật trong tự nhiên, xã hội. Các thần chủ của các dân tộc phía
Bắc của Nga là các thần rừng, thần biển, thần Tai ga vì các thần ấy, theo quan
niệm của các dân tộc ở đây, cung cấp các con thú cho người đi săn. Hình
tượng con rồng trên mũi thuyền của ngư dân vùng Đông Nam Á thể hiện sự
tôn thờ sức mạnh của sông biển, ý thức về sự phù trợ của các Thần sông, biển.
Ở Việt Nam, trống đồng được coi là Thần trống, trước khi đánh phải thắp
hương xin phép, cái nỏ bắn được nhiều mũi tên của An Dương Vương được
coi là “nỏ thần”, khẩu đại bác của triều Nguyễn được gọi là “Ngài thần
công”.. đều in đậm dấu vết của tín ngưỡng vật linh. Trong xã hội Tây nguyên
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay

More Related Content

What's hot

Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namMan_Ebook
 
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...Man_Ebook
 
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửTư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửMan_Ebook
 
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...Man_Ebook
 
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin tofflerTri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin tofflerMan_Ebook
 
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửTriết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửMan_Ebook
 
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayđạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayMan_Ebook
 
Triết lý Lakei - Kamei trong cộng đồng người Chăm ở Nam Trung Bộ
Triết lý Lakei - Kamei trong cộng đồng người Chăm ở Nam Trung BộTriết lý Lakei - Kamei trong cộng đồng người Chăm ở Nam Trung Bộ
Triết lý Lakei - Kamei trong cộng đồng người Chăm ở Nam Trung BộMan_Ebook
 
Tthcm ôn tập
Tthcm ôn tậpTthcm ôn tập
Tthcm ôn tậpYuPhim1
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019phamhieu56
 
Tiểu luận TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO. SỰ VẬN DỤN...
  Tiểu luận TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO. SỰ VẬN DỤN...  Tiểu luận TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO. SỰ VẬN DỤN...
Tiểu luận TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO. SỰ VẬN DỤN...hieu anh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện Đảng cầm quyền
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện Đảng cầm quyềnTư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện Đảng cầm quyền
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện Đảng cầm quyềnKien Thuc
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí MinhTư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí MinhNam Xuyen
 

What's hot (20)

Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
 
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
 
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửTư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
 
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...
 
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin tofflerTri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
 
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửTriết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
 
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayđạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
 
Triết lý Lakei - Kamei trong cộng đồng người Chăm ở Nam Trung Bộ
Triết lý Lakei - Kamei trong cộng đồng người Chăm ở Nam Trung BộTriết lý Lakei - Kamei trong cộng đồng người Chăm ở Nam Trung Bộ
Triết lý Lakei - Kamei trong cộng đồng người Chăm ở Nam Trung Bộ
 
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAY
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAYLuận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAY
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAY
 
Luận án: Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân và ý nghĩa
Luận án: Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân và ý nghĩaLuận án: Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân và ý nghĩa
Luận án: Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân và ý nghĩa
 
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con ngườiLuận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người
 
Tthcm ôn tập
Tthcm ôn tậpTthcm ôn tập
Tthcm ôn tập
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019
 
Tiểu luận TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO. SỰ VẬN DỤN...
  Tiểu luận TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO. SỰ VẬN DỤN...  Tiểu luận TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO. SỰ VẬN DỤN...
Tiểu luận TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO. SỰ VẬN DỤN...
 
Luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức, HAY
Luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức, HAYLuận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức, HAY
Luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức, HAY
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện Đảng cầm quyền
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện Đảng cầm quyềnTư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện Đảng cầm quyền
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện Đảng cầm quyền
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, HAY
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, HAYLuận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, HAY
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, HAY
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí MinhTư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viênLuận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
 

Similar to Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay

Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnLuận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnLuận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
xung đột tôn giáo hoàn chỉnh.pptx
xung đột tôn giáo hoàn chỉnh.pptxxung đột tôn giáo hoàn chỉnh.pptx
xung đột tôn giáo hoàn chỉnh.pptxanhduy123713
 
Xahoikhoahoc.tieuluan.docx
Xahoikhoahoc.tieuluan.docxXahoikhoahoc.tieuluan.docx
Xahoikhoahoc.tieuluan.docxHongThNh76
 
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂMLuận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Các mối quan hệ quốc tế của cộng đồng hồi giáo Việt Nam
Các mối quan hệ quốc tế của cộng đồng hồi giáo Việt NamCác mối quan hệ quốc tế của cộng đồng hồi giáo Việt Nam
Các mối quan hệ quốc tế của cộng đồng hồi giáo Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...HanaTiti
 
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...nataliej4
 

Similar to Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay (20)

Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ  Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.docTóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ  Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
 
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình DươngQuản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
 
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt NamẢnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnLuận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
 
Luận Văn Về Nhân Sinh Quan Trong Kinh Tân Ước Của Kitô Giáo.docx
Luận Văn Về Nhân Sinh Quan Trong Kinh Tân Ước Của Kitô Giáo.docxLuận Văn Về Nhân Sinh Quan Trong Kinh Tân Ước Của Kitô Giáo.docx
Luận Văn Về Nhân Sinh Quan Trong Kinh Tân Ước Của Kitô Giáo.docx
 
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công anCông tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an
 
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnLuận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
 
Luận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công an
Luận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công anLuận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công an
Luận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công an
 
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOTCông tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
 
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ TÔN GIÁO, HAY
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ TÔN GIÁO, HAYBÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ TÔN GIÁO, HAY
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ TÔN GIÁO, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
 
xung đột tôn giáo hoàn chỉnh.pptx
xung đột tôn giáo hoàn chỉnh.pptxxung đột tôn giáo hoàn chỉnh.pptx
xung đột tôn giáo hoàn chỉnh.pptx
 
Xahoikhoahoc.tieuluan.docx
Xahoikhoahoc.tieuluan.docxXahoikhoahoc.tieuluan.docx
Xahoikhoahoc.tieuluan.docx
 
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂMLuận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
 
Các mối quan hệ quốc tế của cộng đồng hồi giáo Việt Nam
Các mối quan hệ quốc tế của cộng đồng hồi giáo Việt NamCác mối quan hệ quốc tế của cộng đồng hồi giáo Việt Nam
Các mối quan hệ quốc tế của cộng đồng hồi giáo Việt Nam
 
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
 
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam BộLuận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
 
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 

Recently uploaded (19)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 

Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo tin lành ở gia lai hiện nay

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- NGUYỄN THÁI BÌNH    CHỦ NGHĨA MÁC‐LÊNIN, TƯ TƯỞNG   HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO VÀ VIỆC   THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO   ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH Ở GIA LAI HIỆN NAY         LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC  Thành phố Hồ Chí Mính – 2010
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- NGUYỄN THÁI BÌNH    CHỦ NGHĨA MÁC‐LÊNIN, TƯ TƯỞNG   HỒ CHÍ MINH VỀ  TÔN GIÁO VÀ VIỆC   THỰC HIỆN  CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO   ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH Ở GIA LAI HIỆN NAY  Chuyên ngành : CN DVBC & CNDVLS   Mã số : 62228005      LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC      Người hướng dẫn khoa học  1. PGS.TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA 2. TS. HÀ THIÊN SƠN Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố. Tp. Hồ Chí Minh ngày 01 tháng 09 năm 2010 Người cam đoan Nguyễn Thái Bình
  • 4. 1 MỤC LỤC YZ Trang PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................2 1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................................2 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài .................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án..............................................................................9 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu....................................................................................10 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu................................................................10 6. Cái mới của luận án...................................................................................................10 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ......................................................................................11 8. Kết cấu của luận án ..................................................................................................11 PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................................12 CHƯƠNG 1: CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO.............................................................................................12 1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo .................................................12 1.2. Tính chất, chức năng, đặc điểm và vai trò của tôn giáo.........................................28 1.3. Một số hình thức tôn giáo trong lịch sử .................................................................36 1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo........................................................................47 1.5. Thái độ của đảng mác – xít với tôn giáo...............................................................61 Kết luận chương 1 .........................................................................................................68 CHƯƠNG 2: ĐẠO TIN LÀNH VÀ SỰ DU NHẬP, PHÁT TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH Ở GIA LAI..................................................................70 2.1. Khái quát về đạo Tin lành ......................................................................................70 2.2. Sự du nhập và phát triển đạo Tin lành ở Gia Lai ...................................................87 Kết luận chương 2 .......................................................................................................129 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH Ở GIA LAI HIỆN NAY............................................................................130 3.1. Quan điểm và chính sách tôn giáo của nhà nước Việt Nam ................................130 3.2. Việc thực hiện chính sách tôn giáo Tin lành ở Gia Lai........................................139 3.3. Những hạn chế trong quá trình giải quyết vấn đề phát triển trái phép đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai.............................147 3.4. Những giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia Lai hiện nay................................................................................................156 Kết luận chương 3 .......................................................................................................194 PHẦN KẾT LUẬN ...........................................................................................................197 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................203
  • 5. 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mấy thập kỷ gần đây, tình hình tôn giáo trên thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần lý giải trên cơ sở khoa học. Tôn giáo đang là những vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà khoa học và quản lý trên cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Có tình hình đó không chỉ do sự phục hồi, phát triển mạnh mẽ của các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo ở một số nước, mà còn vì trong thời đại ngày nay, tôn giáo có liên quan chặt chẽ đến những cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc đang diễn ra ở nhiều nơi và có tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở Việt Nam, tình hình đại thể, cũng như vây. Những “tình huống có vấn đề” ở trần thế vừa khơi dậy nhu cầu khôi phục, gìn giữ và phổ cập các giá trị nhân bản đáng trân trọng của tôn giáo, vừa làm tấy phát những mặt tiêu cực, lỗi thời trong quan niệm, niềm tin tôn giáo làm xuất hiện nhiều “điểm nóng về tôn giáo”. Chính vì vậy, trong quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta có một trong những nội dung là đổi mới nhận thức về tôn giáo. Mục đích của sự đổi mới đó là tiếp cận đầy đủ hơn lý luận khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, lấy đó làm cơ sở để Đảng và Nhà nước bổ sung và thực hiện chính sách đối với tôn giáo - một chính sách tác động đến một bộ phận khá động đảo nhân dân ở phần rất sâu xa trong tâm thức của họ và luôn là vấn đề nhạy cảm trong cuộc sống hàng ngày của họ; một chính sách mà kẻ thù luôn tìm cách đối lập, xuyên tạc, lợi dụng để phá hoại sự phát triển của đất nước ta, nhất là trong âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” hòng lật đổ chế độ ta hiện nay.
  • 6. 3 Gia Lai là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và cũng là nơi tồn tại nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Trong các tôn giáo ngoại nhập hiện có ở Gia Lai, đạo Tin lành có lịch sử du nhập muộn nhất, nhưng sau khi du nhập đạo Tin lành nhanh chóng tìm được chỗ đứng cho mình trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những năm gần đây, đạo Tin lành phát triển với tốc độ nhanh, trên diện rộng và đã gây ra nhiều tác động tiêu cực về tư tưởng chính trị và văn hóa - xã hội, như phá vỡ những tín ngưỡng tôn giáo truyền thống và làm mai một các phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số; làm xáo trộn và rạn nứt các mối quan hệ xã hội, trong đó có việc gây mất đoàn kết nội bộ trong từng gia đình, dòng họ, buôn làng, giữa những người theo đạo và những người không theo đạo,…điều đó đang tiềm tàng nguy cơ gây mất ổn định về chính trị-xã hội của tỉnh, tạo kẽ hở cho bọn xấu khai thác lợi dụng. Thực tế thời gian qua, các thế lực thù địch và bọn phản động quốc tế đang tìm mọi cách lợi dụng việc truyền đạo và theo đạo ở những vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện các ý đồ chính trị chống phá nhà nước ta, điển hình như vụ gây bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng vào đầu năm 2001 và 2004. Do đó, việc đồng bào các dân tộc thiểu số ở Gia Lai gia nhập đạo Tin lành một cách ồ ạt, nhanh chóng đang là vấn đề tư tưởng, chính trị - xã hội rất phức tạp, liên quan đến chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo cả trước mắt lẫn lâu dài. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu “Quan điểm Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành Gia Lai hiện nay” là vấn đề hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội. Trên thế giới có tới hàng ngàn các loại hình tôn giáo khác nhau. Do
  • 7. 4 cách tiếp cận, mục đích nghiên cứu khác nhau, nên có nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo. Lý luận mác-xít về tôn giáo là một bộ phận hợp thành của thế giới quan mác-xít đã được các nhà nghiên cứu đề cập trong hàng loạt tác phẩm. Với thế giới quan duy vật biện chứng, các tác giả này đã phân tích bản chất, nguồn gốc và vai trò của tôn giáo nói chung trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với vấn đề nguồn gốc, bản chất của tôn giáo, các nhà tôn giáo học mác-xít đã đạt được nhiều thành tựu với nhiều công trình khảo cứu có giá trị được xuất bản. C.Mác và Ph. Ăngghen về tôn giáo (Nguyễn Đức Sự chủ biên) Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 1998. Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 1996. Viện Nghiên cứu tôn giáo xuất bản cuốn: Hồ Chí Minh và vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, Nhà xuất bản khoa học xã hội, năm 1998. Viện nghiên cứu tôn giáo “Về Tôn giáo” do Nhà xuất bản khoa học xã hội, xuất bản 1994 và “Những vấn đề tôn giáo hiện nay”, Nhà xuất bản khoa học xã hội, xuất bản 1994. Lưu Kiến Quân, “Quan niệm về tín ngưỡng của C. Mác-Ph. Ăngghen”, Thông tin lý luận, số 3-1997. Ngô Hữu Thảo, Góp phần tìm hiểu các khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng, Tạp chí Tư tưởng văn hoá, số 4-1999. Đặng Nghiêm Vạn, Bản chất và biểu hiện của tôn giáo, Tạp chí Triết học, số 4-1993. Trong các năm 2000- 2002, các cuốn sưu tập về chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo liên tiếp ra mắt bạn đọc như: C.Mác, Ph. Ăngghen và Lênin về tôn giáo, PGS. Nguyễn Đức Sự(chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2000. C.Mác, Ph Ăngghen và Lênin về tôn giáo, Nhà xuất bản tôn giáo, Hà Nội, 2001. Đặc biệt, có một cuốn sách của Viện Mác-Lênin Trung Quốc giới thiệu: Mác, Ăngghen, Lênin bàn về tôn giáo và chủ nghĩa vô thần, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 do Trần Khang và Lê Cự Lộc dịch … Tập bài giảng tôn giáo học
  • 8. 5 của Nguyễn Hữu Vui - Trương Hải Cường, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003; Đỗ Quang Hưng (chủ biên), Nhà nước và giáo hội, Nhà xuất Tôn giáo, Hà nội, 2003; Paul Poupard, Các tôn giáo (bản dịch của Nguyễn Mạnh Hoà), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 1999. Bùi Thị Kim Quỳ, Mối quan hệ thời đại dân tộc tôn giáo, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2002. Viên thông tin khoa học xã hội, tôn giáo và đời sống hiện đại, Hà Nội, tập1 và tập 2, 1997; tập 3 (1998); tập 4 (2001). Ngoài ra còn có hàng loạt bài viết như Nguyễn Chính, Đảng viên với tín ngưỡng, tôn giáo, Tạp chí Cộng sản, số 11, tháng 6-1998. Nguyễn Đức Lữ, Sự biến động và xu hướng của tôn giáo trong thời đại ngày nay, Tạp chí Thông tin lí luận, số 11-1997. Nguyễn Hữu Vui, “Tôn giáo và đạo đức - Nhìn từ mặt triết học”, Tạp chí triết học, số 4-1993. Đỗ Quang Hưng, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1-1999. A.Xuhốp, Nguồn gốc nhận thức luận của tôn giáo, Văn Phủng dịch, Tạp chí Học tập, số 7-1960. Ôpơrescô, Chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc, bản chất của tôn giáo, Tạp chí Học tập, số 12-1961 v.v... các công trình đó đã làm rõ những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn gốc, bản chất cũng như cơ sở tồn tại của tôn giáo nói chung. Chính sách tôn giáo là một vấn đề rất quan trọng trong việc chuyển hoá quan điểm, đường lối vào đời sống thực tiễn. Chính sách tôn giáo phù hợp có ý nghĩa trực tiếp quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác tôn giáo. Năm 1988, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cuốn Tìm hiểu chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Đạo Thiên chúa giáo của Nguyễn Văn Đông. Ban Tôn giáo Chính phủ, Tập văn bản về tổ chức và đường hướng hành đạo của các tôn giáo tại Việt Nam, nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2003. Đáng chú ý hơn, cuốn “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” của GS Đặng Nghiêm Vạn do Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội,
  • 9. 6 2007 có phần thứ sáu bàn về “Chính sách tôn giáo” và “Chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam”, nhưng khuôn khổ đề cập cũng khiêm tốn trong tổng thể một công trình chung, rộng như tên cuốn sách. Năm 1988, Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản cuốn Tôn giáo thế giới và Việt Nam, của tác giả Mai Thanh Hải, cũng đã dành phần V để nói về tình hình và chính sách tôn giáo của một số nhà nước. Ngoài ra, phải kể đến cuốn Một số tôn giáo ở Việt Nam của Ban Tôn giáo Chính phủ (in nội bộ). Đây là tài liệu khái quát lịch sử và hiện trạng sáu tôn giáo lớn ở nuớc ta, cùng những nét khá quan trọng trong chính sách, thái độ ứng xử của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo. Công trình “Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” do Nhà xuất bản tôn giáo xuất bản 2007 cũng đã dành phần phụ lục để in các Chỉ thị và Nghị định, Pháp lệnh tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002..Những tác phẩm trên đã chỉ ra quá trình Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng, phát triển và hoàn thiện đường lối, chính sách, chủ trương và giải pháp cho công tác tôn giáo qua các giai đoạn lịch sử trên phương diện chung của một quốc gia. Là một tôn giáo lớn ở Việt Nam nói chung và Gia Lai nói riêng, đạo Tin lành đã thu hút sự quan tâm của không ít các nhà khoa học ở trong và ngoài nước; khá nhiều vấn đề nghiên cứu vấn đề này, trong đó phải kể đến các công trình sau: Nguyễn Thanh Xuân, Bước đầu tìm hiểu Đạo Tin lành trên thế giới và Việt Nam, tài liệu lưu hành nội bộ, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2002; Nông Văn Lưu, Thực trạng tình hình phục hồi, phát triển đạo Tin lành ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh, đề tài khoa học cấp bộ, Mã số: 93-045-002, Hà Nội 1995. Đây là đề tài nghiên cứu về đạo Tin lành gắn với một địa phương khá sớm ở nước ta, tuy phạm vi nghiên cứu giới hạn các tỉnh miền núi phía Bắc
  • 10. 7 nước ta, nhưng công trình có tính gợi mở cho hướng nghiên cứu mới. Như là sự tiếp nối công trình Đạo Tin lành với các dân tộc ít người vùng Nam Trường sơn - Tây Nguyên của tác giả Đỗ Hữu Nghiêm, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh xuất bản 1995, khi tác giả nghiên cứu quá trình du nhập và phát triển của đạo Tin lành ở vùng miền núi phía Nam Trường Sơn -Tây Nguyên, lý giải và tìm ra nguyên nhân đạo Tin lành phát triển mạnh ở vùng các dân tộc thiểu số sinh sống. Một số vấn đề về tôn giáo Tin lành ở Tây Nguyên - Ban dân vận Trung ương- Ban tôn giáo Chính phủ 1994. Tiếp đến là đề tài cấp nhà nước là Đạo Tin lành ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo, quản lý do Trung tâm khoa học về Tín ngưỡng và tôn giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện năm 1998, đã chú trọng tìm hiểu, khai thác sâu mối quan hệ trực tiếp giữa đạo Tin lành với các lĩnh vực chính trị, đời sống xã hội và đời sống tâm linh ở Việt Nam hiện nay. Đề tài khoa học cấp Bộ: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách kinh tế văn hoá - xã hội trên địa bàn Tây Nguyên - những vấn đề đặt ra đối với an ninh trật tự, Tiến sĩ Hoàng Tăng Cường làm chủ nhiệm đề tài. Tác giả của công trình đã chú trọng nghiên cứu tác động của đạo Tin lành đối với việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những yếu tố ảnh hương tiêu cực, phát huy những yếu tố ảnh hưởng tích cực đế việc thực hiện chính sách kinh tế, văn hoá- xã hội trên địa bàn Tây Nguyên. Đề tài khoa học cấp Bộ: Đạo Tin lành những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự ở Việt Nam hiện nay, thạc sĩ Lại Đức Hạnh chủ nhiệm đề tài. Công trình này đi sâu nghiên cứu bối cảnh ra đời của đạo Tin lành, đặc điểm giáo lý, luật lệ, lễ nghi và tổ chức giáo hội của đạo Tin lành ...từ đó đưa ra những giải pháp đảm bảo an ninh trật tự ở vùng có đạo Tin lành. Nguyễn Văn Lai với Luận văn thạc sỹ triết học của mình: Đạo Tin lành trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên
  • 11. 8 hiện nay, năm 2006. Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai có báo cáo tổng hợp: Tìm hiểu thực trạng vấn đề tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc trong phát triển hiện nay ở Gia Lai. Đề tài khoa học cấp Bộ (mã số: BA-1999-050-001) Đạo Tin lành ở Gia Lai những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh, trật tự, Đại tá Đinh Ngọc Tùng, Giám đốc Công an tỉnh Đăk Nông, Nguyên Phó Giám đốc công an tỉnh Gia Lai chủ nhiệm đề tài. Công trình này tập trung đánh giá thực trạng vấn đề phát triển đạo Tin lành vùng dân tộc thiểu số ở Gia Lai, những ảnh hưởng của nó đối với an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, đề ra giải pháp công tác an ninh, chủ động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh có hiệu quả mọi âm mưu hoạt động lợi dụng việc phát triển đạo Tin lành vùng dân tộc thiểu số Gia Lai vì mục đích chính trị phản động. Luận văn thạc sĩ khoa học tôn giáo của Đoàn Triệu Long, Hoạt động truyền đạo Tin lành trái phép ở Gia Lai- thực trạng và giải pháp, tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề truyền đạo trái phép và đấu tranh chống truyền đạo trái phép trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Các tài liệu trên là hết sức giá trị, tạo nên cái nhìn tổng quan và xuyên suốt về tôn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hầu hết các đề tài đều hoặc nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô; hoặc nghiên cứu ở những giác độ nhất định, một địa bàn cụ thể. Tuy vậy, tình hình tôn giáo ở nước ta cũng diễn biến phức tạp trong một thế giới đang đầy biến động, lại phải chuyển mình một cách khôn ngoan và kịp thời từ một nước mà công nghiệp ở một điểm xuất phát thấp để hội nhập vào một thế giới hiện đại. Nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề tôn giáo, đang diễn ra dưới dạng khác với nhận thức của chúng ta (A. Malraux). Đó là điều phản ánh đầy đủ tính lịch sử và tính biện chứng của chủ nghĩa Mác, khi C.Mác phát biểu: “Con người chính là thế giới những con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo” [92, tr.226]. Nên khi nghiên cứu tôn giáo, không thể bỏ qua những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
  • 12. 9 Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, đồng thời cũng phải từ thực tiễn để làm phong phú thêm lý luận. Từ thực tế đó, luận án được triển khai trên cơ sở kế thừa, học hỏi những lý luận chung và kinh nghiệm của các nhà khoa học đi trước, từ đó phát triển một hướng đi khá độc lập cho mình, đó là đi sâu nghiên cứu Quan điểm Mác -Lênin và Tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia Lai hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Luận án trình bày một cách có hệ thống các luận điểm về tôn giáo của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và các chính sách cơ bản của Nhà nước ta về tôn giáo nói chung và tôn giáo Tin lành nói riêng. Tổng kết thực tiễn công tác tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia Lai, từ đó đề xuất việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia Lai hiện nay. Để đạt được mục đích này, luận án có những nhiệm vụ sau đây: - Phân tích những luận điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; - Khái quát quá trình du nhập đạo Tin lành vào Việt Nam nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng; - Trình bày quan điểm và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam ; - Phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với đạo Tin lành ở Gia Lai hiện nay; - Đề xuất một số giải pháp có tính định hướng đối với việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia Lai hiện nay .
  • 13. 10 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Quan điểm Mác-Lênin và Tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia Lai hiện nay là vấn đề rộng lớn bao gồm nhiều phương diện, nhiều cấp độ khác nhau. Giải quyết toàn diện vấn đề này đòi hỏi nhiều công trình nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong phạm vi một luận án tiến sỹ triết học, chúng tôi chỉ phân tích các quan điểm cơ bản về tôn giáo của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trên phương diện nguồn gốc, bản chất của nó, nhằm làm cơ sở lý luận cho việc đề xuất giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành và trong không gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số Ba Na, Gia Rai ở tỉnh Gia Lai hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta . - Phương pháp nghiên cứu: luận án sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, lôgic và lịch sử … việc sử dụng các phương pháp này nhằm hiểu được sự ra đời của tôn giáo và lịch sử tôn giáo; hiểu được vai trò, sự tồn tại và ảnh hưởng của tôn giáo trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định; qua đó có những đánh giá khách quan, khoa học và giải pháp quản lý các hoạt động tôn giáo. 6. Cái mới của luận án - Luận án phân tích một cách có hệ thống dưới góc độ triết học tác động của đạo Tin lành đối với văn hoá-xã hội và tín ngưỡng của người Gia Rai, Ba Na ở tỉnh Gia Lai; - Khái quát có hệ thống những hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo Tin lành ở Gia Lai và những hệ luỵ của nó;
  • 14. 11 - Đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính định hướng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia Lai hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Để thiết thực góp phần vào việc thực hiện Nghị quyết Trung ương bảy khoá IX của Đảng “Tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo, tăng cường nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách trước mắt và lâu dài đối với tôn giáo” [15, tr.52]. Nội dung của những kết luận được rút ra từ luận án là những luận cứ khoa học giúp cho việc xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng. - Nội dung của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy bộ môn Tôn giáo học, Văn hoá học, Triết học và những vấn đề liên quan đến Dân tộc học. Đồng thời nó cũng là tài liệu bổ ích cho những ai quan tâm nghiên cứu những vấn đề tôn giáo ở Gia Lai. - Nội dung của những giải pháp mà luận án đưa ra cũng có ý nghĩa khuyến nghị bổ ích đối với những cán bộ làm công tác tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số có đông tín đồ Tin lành tỉnh Gia Lai hiện nay 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, thư mục các tài liệu tham khảo, luận án gồm có 3 chương. Chương 1: Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo Chương 2: Đạo Tin lành và sự du nhập, phát triển đạo Tin lành ở Gia Lai Chương 3: Quan điểm và những giải pháp thực hiện những chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia Lai hiện nay. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 15. 12 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO 1.1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ TÔN GIÁO 1.1.1.Tôn giáo là hiện tượng xã hội đa diện và phức tạp “Tôn giáo” là một thuật ngữ không thuần Việt, được du nhập từ nước ngoài vào từ cuối thế kỷ XIX. Xét về nội dung, thuật ngữ Tôn giáo khó có thể hàm chứa được tất cả nội dung đầy đủ của nó từ Cổ đến Kim, từ Đông sang Tây. Thuật ngữ “Tôn giáo” vốn có nguồn gốc từ phương Tây và bản thân nó cũng có một quá trình biến đổi nội dung và khi khái niệm này trở thành phổ quát trên toàn thế giới thì lại vấp phải những khái niệm truyền thống không tương ứng của những cư dân thuộc các nền văn minh khác. Vì vậy trên thực tế đã xuất hiện rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về tôn giáo của nhiều dân tộc và nhiều tác giả trên thế giới. “Tôn giáo” bắt nguồn từ thuật ngữ “religion” (Tiếng Anh) và“religion” lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên. Vào đầu công nguyên, sau khi đạo Kitô xuất hiện, đế chế Roma yêu cầu phải có một tôn giáo chung và muốn xóa bỏ các tôn giáo trước đó cho nên lúc này khái niệm “religion” chỉ mới là riêng của đạo Kitô. Bởi lẽ, đương thời những đạo khác Kitô đều bị coi là tà đạo. Đến thế kỷ XVI, với sự ra đời của đạo Tin lành - tách ra từ Công giáo - trên diễn đàn khoa học và thần học châu Âu, “religion” mới trở thành một thuật ngữ chỉ hai tôn giáo thờ cùng một chúa. Với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản ra khỏi phạm vi châu Âu, với sự tiếp xúc các tôn giáo thuộc các nền văn minh khác Kitô giáo, biểu hiện rất đa dạng, thuật ngữ “religion” được dùng nhằm chỉ các hình thức tôn giáo khác nhau trên thế giới.
  • 16. 13 Thuật ngữ “religion” được dịch thành “Tông giáo” đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ XVIII vào sau đó du nhập vào Trung Hoa. Tuy nhiên, ở Trung Hoa, vào thế kỷ XIII, thuật ngữ Tông giáo lại bao hàm một ý nghĩa hoàn toàn khác: nó nhằm chỉ đạo Phật (Giáo: đó là lời thuyết giảng của Đức Phật, Tông: lời của các đệ tử Đức Phật). Thuật ngữ Tông giáo được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX và được đăng trên các báo, nhưng do kỵ húy của vua Thiệu Trị nên được gọi là “Tôn giáo”. Như vậy, thuật ngữ tôn giáo ban đầu được sử dụng ở châu Âu nhằm chỉ một tôn giáo sau đó thuật ngữ này lại làm nhiệm vụ chỉ những tôn giáo. Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất nhiều. Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo: Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”. Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên”. Một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”. Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo theo C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần” [43, tr. 570]. Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc tôn giáo của Ph. Ăngghen: “Tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo- vào trong đầu óc con người- của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là
  • 17. 14 phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [48, tr. 664]. Để có khái niệm đầy đủ về tôn giáo cần phải chú ý: Khi nói đến tôn giáo, dù theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì luôn luôn phải đề cập đến vấn đề hai thế giới: thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu, thế giới của người sống và thế giới sau khi chết, thế giới của những vật thể hữu hình và vô hình. Tôn giáo không chỉ là những sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất mình, do đó phải dựa vào thánh thần và hướng con người đến một hy vọng tuyệt đối, một cuộc đời thánh thiện, mang tính “Hoàng kim nguyên thủy”, một cuộc đời mà quá khứ, hiện tại, tương lai cùng chung sống. Nó gieo niềm hi vọng vào con người, dù có phần ảo tưởng để mà yên tâm, tin tưởng để sống và phải sống trong một thế giới trần gian có nhiều bất công và khổ ải. Như vậy: Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau. Tôn giáo là một hiện tượng đã tồn tại lâu đời trong xã hội loài người. Chưa nói đến tôn giáo nguyên thủy, chỉ nói đến những tôn giáo lớn đang tồn tại trên thế giới hiện nay thôi thì từ ngày trên lưu vực sông Hằng ở Ấn Độ. Phật Thích Ca nói về cõi Niết Bàn, ở Trung Quốc Lão Tử nói về Đạo, Khổng Tử nói về nhân, và sau đó khoảng 500 năm, ở Israel bên bờ Địa trung hải, Jêsu xuất hiện và nói về tình yêu của Thiên Chúa – từ bấy đến nay lịch sử tôn
  • 18. 15 giáo đã phải tính hàng nghìn năm, còn nếu kể cả tôn giáo nguyên thủy nữa thì có thể nói mà không sợ cường điệu rằng tôn giáo đã tồn tại khá lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, là một bộ phận cấu thành quan trọng của đời sống xã hội loài người. Hầu hết giới khoa học đều thống nhất rằng chỉ khi hình thành con người hiện đại (Homo sapiens), hay còn gọi là người khôn ngoan, chỉ khi con người đã bắt đầu tổ chức thành xã hội, tôn giáo mới manh nha xuất hiện.“Thời kỳ đó cách đây khoảng 95.000-35.000 năm trước Công nguyên. Gọi là người hiện đại, vì về phương diện sinh học, cấu trúc cơ thể của nó đã gần gũi với con người hiện nay” [82, tr.41]. Với ba hình thức tôn giáo rõ rệt, như S.A.Tokarev đã phỏng đoán “ Đạo vật tổ (tôtem), ma thuật và tang lễ” [72, tr 75]. Đó là thời kỳ cách mạng đầu tiên đưa Con người trở thành Con người xã hội trên hành tinh. Sự xuất hiện các hình thức này diễn ra ở những thời điểm khác nhau, trên những khu vực khác nhau trên thế giới. Do vậy, Ph.Ăngghen đã có nhận xét “tôn giáo sinh ra trong một thời đại hết sức nguyên thuỷ…Do đó, những khái niệm tôn giáo ban đầu ấy, thường là chung cho mỗi tập đoàn những dân tộc cùng dòng máu; thì sau khi các tập đoàn đó phân chia ra thành nhiều mãng đều phát triển lên một cách đặc thù ở mỗi dân tộc” [49,tr. 445]. Trong lịch sử, đã từng có thời kỳ tôn giáo ngự trị toàn bộ đời sống xã hội, chi phối cuộc sống của con người không chỉ phần hồn mà cả phần xác, không chỉ bên đạo mà cả bên đời. Lịch sử cũng đã từng biết đến những vụ đụng độ tôn giáo quyết liệt, những cuộc chiến tranh tôn giáo đẫm máu, tàn sát lẫn nhau giữa các giáo phái. Tôn giáo là gì mà có ma lực cuốn hút người ta, làm cho người ta sùng tín mãnh liệt, nó có thể đồng thời liên kết người ta hoặc ngược lại, đẩy người ta đến chỗ kỳ thị lẫn nhau sâu sắc như vậy? Nó là gì mà có thể tác động tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, giáo dục,
  • 19. 16 đạo đức, ảnh hưởng tới tư tưởng, tình cảm và hành động của đông đảo dân chúng đến như vậy? Nguồn gốc, bản chất, chức năng của nó là gì, nó đã tồn tại như thế nào trong từng thời kỳ lịch sử hàng nghìn năm qua, vai trò xã hội của tôn giáo trong tương lai sẽ ra sao? Đã có không ít người cố gắng tìm lời giải đáp cho những vấn đề tương tự. Có người đứng về mặt chức năng, mà chủ yếu là chức năng tiêu cực, để nói tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân, là thứ rượu kém phẩm chất về tinh thần, có người lại nhìn nhận bản chất nó từ mặt nhận thức luận để nói nó là sản phẩm của sự u mê ngu dốt, là sự phản ánh hư ảo méo mó thế giới khách quan trong đầu óc con người, là thế giới quan tiền khoa học hay đối lập với khoa học, và với sự phát triển của khoa học, tôn giáo sẽ dần dần thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của mình và đi đến chỗ tiêu vong v.v. Những cách nhìn trên hoàn toàn không sai. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Đúng là trong những thời kỳ lịch sử và điều kiện xã hội nhất định, tôn giáo đã thể hiện vai trò tiêu cực, nhưng trong phạm vi rộng lớn hơn và trong bối cách lịch sử lâu dài hơn, nó đóng những vai trò tích cực nhất định trong việc điều chỉnh hành vi của con người, duy trì đạo đức xã hội, giữ gìn sự thống nhất dân tộc. Đúng là cùng với sự phát triển của khoa học, của trào lưu hiện đại hóa, cũng như của xu hướng thế tục đã làm cho niềm tin tôn giáo phần nào phai nhạt, ảnh hưởng và vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội, bị suy giảm, hay như có người nói, tôn giáo bị thu hẹp phạm vi của mình trong lĩnh vực đời sống riêng tư. Nhưng bên cạnh đó, lại thấy xuất hiện xu hướng phục hưng tôn giáo với sự mở rộng nào đó ý nghĩa xã hội của nó và ra đời những tôn giáo mới nhiều khi xuất hiện các giáo lý và nghi lễ kì quái. Thực tế nói trên cho thấy tôn giáo là một hiện tượng cực kỳ phức tạp và trong tình hình hiện nay, nó phát triển theo kiểu không phải là đơn diện mà đa diện, không phải là đơn hướng mà đa hướng, hơn nữa những phương hướng
  • 20. 17 đó nhiều khi lại trái ngược nhau. Trước những biến đổi rộng lớn, sâu sắc và mạnh mẽ của đời sống xã hội, trước sự lấn sân đầy thách đố và ngày càng nghiêm trọng, gay gắt giữa sự phát triển của khoa học công nghệ và trào lưu hiện đại tôn giáo, cụ thể là bằng cơ chế riêng vốn có của mình, tôn giáo đang cố gắng tự điều chỉnh, tự thích nghi với môi trường mới đang biến đổi, trong đó có sự biến đổi của khoa học và công nghệ đang giữ vững lấy thánh địa thiêng liêng của mình để tiếp tục tồn tại lâu dài. 1.1.2. Nguồn gốc của tôn giáo Tôn giáo xuất hiện từ rất lâu và con người mặc nhiên chấp nhận nó. Việc đặt ra câu hỏi: “Tôn giáo là gì” mới chỉ được giới khoa học đặt ra trong thời gian gần đây, khi mà vấn đề tôn giáo trở thành bức xúc và phức tạp. Khi câu hỏi này được đặt ra cũng là lúc mà tôn giáo trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học riêng biệt. Đối tượng nghiên cứu của tôn giáo xuất phát từ châu Âu khá sớm nhưng bộ môn khoa học về tôn giáo chỉ ra đời vào cuối thế kỷ XIX. Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử. Trong các tác phẩm của mình C. Mác đã khẳng định: “Con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người” [92, tr.226]. Tôn giáo là một thực thể khách quan của loài người nhưng lại là một thực thể có nhiều quan niệm phức tạp về cả nội dung cũng như hình thức biểu hiện. Về mặt nội dung, nội dung cơ bản của tôn giáo là niềm tin (hay tín ngưỡng) tác động lên các cá nhân, các cộng đồng. Tôn giáo thường đưa ra các giá trị có tính tuyệt đối làm mục đích cho con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp và nội dung ấy được thể hiện bằng những nghi thức, những sự kiêng kỵ… Rất khó có thể đưa ra được một định nghĩa về tôn giáo có thể bao hàm mọi quan niệm của con người về tôn giáo nhưng có thể thấy rõ rằng khi nói
  • 21. 18 đến tôn giáo là nói đến mối quan hệ giữa hai thế giới thực và hư, của hai tính thiêng và tục giữa chúng không có sự tách bạch. Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ph.Ăngnghen đã có một nhận xét làm cho chúng ta thấy rõ bản chất của tôn giáo như sau: “Nhưng tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người- của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế.” [48, tr.664]. Vấn đề nguồn gốc của tôn giáo là một trong những vấn đề quan trọng nhất của tôn giáo học mác-xít. Nhờ vạch ra được nguyên nhân xuất hiện và tồn tại của hiện tượng nào đó mà sự giải thích nó mới mang tính khoa học. Đối với hiện tượng tôn giáo cũng vậy. V.I.Lênin đã gọi toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện tất yếu làm nảy sinh niềm tin tôn giáo là những nguồn gốc của tôn giáo. Nguồn gốc đó bao gồm: Nguồn gốc xã hội của tôn giáo là toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện khách quan của đời sống xã hội tất yếu làm nảy sinh và tái hiện những niềm tin tôn giáo.Trong đó, một số nguyên nhân và điều kiện gắn với mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, một số khác gắn với mối quan hệ giữa con người với con người. Về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, tôn giáo học mácxít cho rằng sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên là một nguồn gốc xã hội của tôn giáo. Như chúng ta đã biết, mối quan hệ của con người với tự nhiên thực hiện thông qua những phương tiện và công cụ lao động mà con người có. Những công cụ và phương tiện càng kém phát triển bao nhiêu thì con người càng yếu đuối trước giới tự nhiên bấy nhiêu và những lực lượng tự nhiên càng thống trị con người mạnh bấy nhiêu. Sự bất lực của con người
  • 22. 19 nguyên thủy trong cuộc đấu tranh với giới tự nhiên là do sự hạn chế, sự yếu kém của các phương tiện tác động thực tế của họ vào thế giới xung quanh. Khi không đủ phương tiện, công cụ để đảm bảo kết quả, mong muốn trong lao động, người nguyên thủy đã tìm đến phương tiện tưởng tượng hư ảo, nghĩa là tìm đến tôn giáo. Ph.Ăngghen nhấn mạnh rằng tôn giáo trong xã hội nguyên thủy xuất hiện do kết quả phát triển thấp của trình độ lực lượng sản xuất. Trình độ thấp của sự phát triển sản xuất đã làm cho con người không có khả năng nắm được một cách thực tiễn các lực lượng tự nhiên. Thế giới bao quanh người nguyên thủy đã trở thành cái thù địch, bí hiểm, hùng hậu đối với họ. Chúng ta cần thấy rằng, sự thống trị của tự nhiên đối với con người không phải được quyết định bởi những thuộc tính và quy luật của giới tự nhiên, mà quyết định bởi tính chất và mối quan hệ của con người với tự nhiên, nghĩa là bởi sự phát triển kém của lực lượng sản xuất xã hội, mà trước hết là công cụ lao động. Như vậy, không phải bản thân giới tự nhiên sinh ra tôn giáo, mà là mối quan hệ đặc thù của con người với giới tự nhiên, do trình độ sản xuất quyết định. Đây là một nguồn gốc xã hội của tôn giáo. Nhờ hoàn thiện những phương tiện lao động và toàn bộ hệ thống sản xuất vật chất mà con người ngày càng nắm được lực lượng tự nhiên nhiều hơn, càng ít phụ thuộc một cách mù quáng vào nó, do đó dần dần khắc phục được một trong những nguồn gốc quan trọng của tôn giáo. Về mối quan hệ giữa người và người, nguồn gốc xã hội của tôn giáo còn bao gồm cả phạm vi các mối quan hệ giữa con người với nhau, nghĩa là bao gồm các mối quan hệ xã hội, trong đó có hai yếu tố giữ vai trò quyết định là tính tự phát của sự phát triển xã hội và ách áp bức giai cấp cùng chế độ người bóc lột người.
  • 23. 20 Trong tất cả các hình thái kinh tế - xã hội trước hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, những mối quan hệ xã hội đã phát triển một cách tự phát. Những quy luật phát triển của xã hội biểu hiện như là những lực lượng mù quáng, trói buộc con người và ảnh hưởng quyết định đến số phận của họ. Những lực lượng đó trong ý thức con người được thần thánh hoá và mang hình thức của những lực lượng siêu nhiên. Đây là một trong những nguồn gốc xã hội chủ yếu của tôn giáo. Trong các xã hội có đối kháng giai cấp, sự áp bức giai cấp, chế độ bóc lột là một nhân tố quan trọng làm nảy sinh tôn giáo. Người nô lệ, người nông nô, người vô sản mất tự do không phải chỉ là sự tác động của lực lượng xã hội mù quáng mà họ không thể kiểm soát được, mà còn bị bần cùng cả về mặt kinh tế, bị áp bức cả về mặt chính trị, bị tước đoạt những phương tiện và khả năng phát triển tinh thần. Quần chúng không thể tìm ra lối thoát hiện thực khỏi sự kìm kẹp và áp bức trên trái đất, nhưng họ đã tìm ra lối thoát đó ở trên trời, ở thế giới bên kia. Nguồn gốc xã hội của tôn giáo: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội nảy sinh trên cơ sở kinh tế - xã hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Do đó, tìm nguồn gốc hình thành của nó không phải trong “ý thức” mà phải trong lịch sử xã hội, lịch sử hoạt động thực tiễn của con người. Lịch sử xã hội hội loài người là lịch sử phát triển kế tiếp nhau của các hình tháí kinh tế - xã hội. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thuỷ ra đời trên cơ sở nề sản xuất hết sức thấp kém. Nền kinh tế tự nhiên lấy săn bắt, hái lượm là chính. Cuộc sống của con người lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Quan hệ giữa các thành viên trong thị tộc, bộ lạc là quan hệ bình đẳng, hợp tác trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất. Do lực lượng sản xuất thấp kém, giới tự nhiên kỳ bí, bao quanh con người đe doạ cuộc sống của họ, những thiên tai bất thần như mưa, bão, nắng hạn, động đất, cháy rừng, thú dữ, bệnh tật, đau ốm… luôn rình rập. Con người cảm thấy
  • 24. 21 bất lực trước tự nhiên. Họ thần thánh hoá sức mạnh của tự nhiên và sau đó lại cầu xin sự che chở, cứu giúp của những sức mạnh đã được thần thánh hoá đó. Ph.Ăngghen cho rằng “Trong những thời kỳ đầu của lịch sử, chính những thế lực thiên nhiên là những cái trước tiên được phản ánh như thế, và trong quá trình phát triển hơn nữa thì ở những dân tộc khác nhau, những lực lượng thiên nhiên ấy đã được nhân cách hoá một cách hết sức nhiều vẻ và hết sức hỗn tạp” [48, tr.437] Về sau, trong xã hội có giai cấp thì cùng với lực lượng bí ẩn của giới tự nhiên là lực lượng mang tính xã hội luôn thống trị cuộc sống hàng ngày của quần chúng nhân dân. Ph.Ăngghen cho rằng: “Chẳng bao lâu, bên cạnh những lực lượng thiên nhiên lại còn có cả những lực lượng xã hội tác động- những lực lượng này đối lập với con người, một cách cũng xa lạ lúc đầu cũng không thể hiểu được đối với họ, và cũng thống trị họ với cái vẻ tất yếu bề ngoài giống như bản thân những lực lượng tự nhiên vậy. Những nhân vật ảo tưởng, lúc đầu chỉ phản ánh những sức mạnh huyền bí của các lực lượng tự nhiên, thì nay lại vì thế có cả những thuộc tính xã hội và trở thành những đại biểu cho các lực lượng lịch sử” [48, tr.437]. Bế tắc trong đời sống hiện thực, con người tìm đến sự giải thoát trong đời sống tinh thần, họ tìm đến tôn giáo. Trong xã hội có giai cấp, sự áp bức bóc lột giai cấp, sự tàn bạo, bất công, chiến tranh, đói khổ và bệnh tật…cũng là những nguyên nhân xã hội làm nảy sinh tôn giáo. V.I. Lênin cho rằng “sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất lực của con người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu” [88, tr.46]. Theo Ph. Ăngghen “trong xã hội tư sản hiện nay con người bị thống trị bởi những quan hệ kinh tế do chính họ tạo ra, bởi những tư liệu sản xuất do chính họ sản xuất ra, như là bởi một lực lượng xa lạ. Do đó cơ sở thực tế của sự phản ánh có tính chất tôn giáo của hiện thực vẫn tiếp tục tồn tại và cùng
  • 25. 22 với cơ sở đó thì chính ngay sự phản ánh của nó trong tôn giáo cũng tiếp tục tồn tại” [ 48, tr.438]. Như vậy, có thể nói nguồn gốc xã hội của tôn giáo là tính hạn chế của lực lượng sản xuất kéo theo sự hạn chế trong quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội. C.Mác cho rằng, tính hạn chế thực tế đó, đã phản ánh vào trong những tôn giáo cổ đại, thể hiện sự bất lực của con người những sức mạnh đang thống trị con người. Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo: Các nhà duy vật trước C.Mác thường nhấn mạnh về nguồn gốc nhận thức của tôn giáo. Còn những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin lại quan tâm trước hết đến nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo. Chính vì vậy, học thuyết duy vật của C.Mác đã vượt lên trên các nhà duy vật đương thời. Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác - Lênin không phủ nhận nguồn gốc nhận thức của tôn giáo mà còn làm sáng tỏ một cách có cơ sở khoa học nguồn gốc đó. Để giải thích nguồn gốc nhận thức của tôn giáo cần phải làm rõ lịch sử nhận thức và các đặc điểm của quá trình nhận thức dẫn đến việc hình thành quan niệm tôn giáo. Trước hết, lịch sử nhận thức của con người là một quá trình từ thấp đến cao, trong đó giai đoạn thấp là giai đoạn nhận thức tự nhiên cảm tính. Ở giai đoạn nhận thức này (nhất là đối với cảm giác và tri giác), con người chưa thể sáng tạo ra tôn giáo, bởi vì tôn giáo với tư cách là ý thức, là niềm tin bao giờ cũng gắn với cái siêu nhiên, thần thánh, mà nhận thức trực quan cảm tính thì chưa thể tạo ra cái siêu nhiên thần thánh được. Như vậy, tôn giáo chỉ có thể ra đời khi con người đã đạt tới một trình độ nhận thức nhất định. Thần thánh, cái siêu nhiên, thế giới bên kia… là sản phẩm của những biểu tượng, sự trừu tượng hoá, sự khái quát dưới dạng hư ảo. Theo Ph. Ăngghen: “Sự nhân cách hoá các lực lượng tự nhiên đã làm nảy sinh ra những vị thần đầu tiên, những
  • 26. 23 vị thần này, trong quá trình phát triển về sau của tôn giáo, ngày càng mang một hình dáng những sức mạnh siêu phàm, cho đến lúc, rút cuộc lại, do một quá trình trừu tượng hoá …(quá trình chưng cất - hoàn toàn tự nhiên) trong tiến trình phát triển của trí trệ, trong đầu óc của con người, từ đông đảo những vị thần có quyền lực ít nhiều bị hạn chế và hạn chế lẫn nhau, nảy sinh ra quan niệm về một vị thần độc tôn của các tôn giáo độc thần” [49, tr.404]. Nói như vậy có nghĩa là tôn giáo chỉ có thể ra đời ở một trình độ nhận thức nhất định, đồng thời nó phải gắn với sự tự ý thức của con người về bản thân mình trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Khi chưa biết tự ý thức, con người cũng chưa nhận thức được sự bất lực của mình trước sức mạnh của thế giới bên ngoài, do đó con người chưa có nhu cầu sáng tạo ra tôn giáo để bù đắp cho sự bất lực ấy. Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo gắn liền với đặc điểm của quá trình nhận thức. Đó là một quá trình phức tạp và mâu thuẫn, nó là sự thống nhất một cách biện chứng giữa nội dung khách quan và hình thức chủ quan. Những hình thức phản ánh thế giới hiện thực càng đa dạng, phong phú bao nhiêu thì con người càng có khả năng nhận thức thế giới xung quanh sâu sắc và đầy đủ bấy nhiêu. Nhưng mỗi một hình thức mới của sự phản ánh không những tạo ra những khả năng mới để nhận thức thế giới sâu sắc hơn mà còn tạo ra khả năng “xa rời” hiện thực, phản ánh sai lầm nó. V.I. Lênin đồng ý với ý kiến của L.Phoi ơ bắc, rằng: “Thượng đế siêu hình không phải một cái gì khác mà là sự tập hợp, là toàn bộ những đặc tính chung nhất rút ra từ giới tự nhiên, song con người, nhờ vào sức tưởng tượng, tức là chính bằng phương pháp tách rời chủ thể khỏi bản chất cảm tính, khỏi vật chất của giới tự nhiên, lại đem giới tự nhiên biến thành chủ thể hay một thực thể độc lập” [73, tr.31] và ông còn phân tích sâu hơn “Khi trí tuệ (của con người) tiếp xúc với một vật cá biệt, sao chụp hình ảnh (một khái niệm) của nó, đó không phải là một hành vi
  • 27. 24 giản đơn, trực tiếp, cứng đờ như phản ánh trong gương, mà là một hành vi phức tạp, có hai mặt, khúc khuỷu, bao hàm khả năng của ảo tưởng bay ra khỏi cuộc sống; hơn nữa: bao hàm khả năng của một sự chuyển biến (hơn nữa, không thấy được, và người ta không có ý thức về nó) của khái niệm trừu tượng, của ý niệm thành ảo tưởng (inlet-instanz = thượng đế)” [33, tr.394,395]. Thực chất nguồn gốc nhận thức của tôn giáo cũng như của mọi ý thức sai lầm chính là sự tuyệt đối hoá, sự cường điệu mặt chủ thể của nhận thức con người, biến nó thành cái không còn nội dung khách quan, không còn cơ sở “thế gian”, nghĩa là cái siêu nhiên thần thánh.“Tính phức tạp của quá trình nhận thức đã tạo ra khả năng xuất hiện các quan niệm sai lầm mang tính hư ảo của tôn giáo” [39, tr.14]. Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo: Ngay từ thời cổ đại, các nhà duy vật đã nghiên cứu đến ảnh hưởng của yếu tố tâm lý (tâm trạng, xúc cảm) đến sự ra đời của tôn giáo. Họ đã đưa ra luận điểm” “Sự sợ hãi sinh ra thần thánh”. Các nhà duy vật cận đại đã phát triển tư tưởng của các nhà duy vật cổ đại - đặc biệt là L.Phoi ơ bắc - và cho rằng nguồn gốc đó không chỉ bao gồm những tình cảm tiêu cực như cô đơn, bất hạnh, đau khổ, nỗi kinh hoàng, sợ hãi, sự chán chường …dễ dẫn con người đến với tôn giáo. Con người tìm đến với tôn giáo để mong được sự an ủi, che chở, cứu giúp. Tôn giáo là thuốc giảm đau, làm giảm nổi khổ đau của con người trong cuộc sống hiện thực. Tôn giáo nhiều khi là phương tiện khá hữu hiệu giúp con người cân bằng sự hẫng hụt tâm lí, giải thoát nỗi bất hạnh cô đơn của con người trong cuộc sống. Trong cuộc sống hàng ngày, con người không những tiếp xúc cả với vô số những cái vô hình, trừu tuợng, không thể lý giải được bằng lý trí mà chỉ có thể cảm nhận được từ tâm thức, linh cảm. Trong thế giới của tâm thức và linh cảm đó, chỉ có niềm tin vào sự hiện tồn và cứu giúp của thần thánh mới có thể giúp con người lí giải, đứng vững và vượt qua những trở ngại trong cuộc
  • 28. 25 sống. Những trạng thái tâm lí tình cảm tích cực, niềm vui, sự thoả mãn, tình yêu, sự kính trọng... một cách thái quá đôi khi cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn con người đến với tôn giáo. Con người muốn được san sẻ trong tôn giáo những tình cảm vui sướng của mình, muốn được đắm mình trong không gian tôn giáo để được sống trong trạng thái ảo giác, được hướng về cái thiêng liêng cao cả và đôi khi, được lãng quên hiện tại. Không chỉ tình cảm, mà cả những điều mong muốn, ước vọng, nhu cầu khắc phục những tình cảm tiêu cực, muốn được đền bù hư ảo cũng dẫn đến sự hình thành và phát triển tình cảm và niềm tin tôn giáo. Ph. Ăngghen cho rằng: “Tôn giáo vẫn có thể tiếp tục tồn tại với tư cách là một hình thức trực tiếp, nghĩa là một hình thức cảm xúc trong quan hệ của con người đối với các lực lượng xa lạ, tự nhiên và xã hội đang thống trị họ” [48, tr.438]. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã giải quyết vấn đề nguồn gốc tâm lý của tôn giáo khác về nguyên tắc so với các nhà duy vật trước đó. Nếu như các nhà duy vật trước Mác gắn nguyên nhân xuất hiện tôn giáo với sự sợ hãi trước lực lượng tự nhiên thì chủ nghĩa Mác lần đầu tiên vạch được nguồn gốc xã hội của sự sợ hãi đó. Lênin tán thành và phân tích thêm: “Sự sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản-mù quáng vì quần chúng nhân dân không thể đoán trước được nó - là thế lực bất cứ lúc nào trong đời sống của người vô sản và người tiểu chủ, cũng đe doạ đem lại cho họ và đang đem lại cho họ sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm cho họ phải diệt vong, biến họ thành một người ăn xin, một kẻ bần cùng, một gái điếm, và dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại” [31, tr.515,516]. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội. Đặc điểm quan trọng trong ý thức tôn giáo là một mặt nó phản ánh tồn tại xã hội. Mặt khác, nó lại có xu
  • 29. 26 hướng phản kháng lại xã hội đã sản sinh ra và nuôi dưỡng nó. Vì vậy, từ khi ra đời đến nay, cùng với sự biến đổi của lịch sử, tôn giáo cũng biến đổi theo. Với những thành tựu to lớn của ngành khảo cổ học, người ta đã chứng minh được sự tồn tại của con người cách đây hàng triệu năm (từ 4 – 6 triệu năm). Tuy nhiên, với những hiện vật thu được người ta khẳng định: có đến hàng triệu năm con người không hề biết đến tôn giáo. Bởi vì tôn giáo đòi hỏi tương ứng với nó là một trình độ nhận thức cao, nó là sản phẩm của tư duy trừu tượng trong một đời sống xã hội ổn định. Hầu hết trong giới khoa học đều thống nhất rằng chỉ khi con người hiện đại - người khôn ngoan (Homo Sapiens) - hình thành và tổ chức thành xã hội, tôn giáo mới xuất hiện. Thời kỳ này cách đây khoảng 95.000 - 35.000 năm. Tuy nhiên trong thời kỳ đầu mới chỉ là các tín hiệu đầu tiên. Đa số các nhà khoa học đều khẳng định tôn giáo ra đời khoảng 45.000 năm trước đây với những hình thức tôn giáo sơ khai như đạo Vật tổ (Tôtem), ma thuật và tang lễ… đây là thời kỳ tương ứng với thời kỳ đồ đá cũ. Bước sang thời kỳ đồ đá giữa, con người chuyển dần từ săn bắt, hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi, các hình thức tôn giáo dân tộc ra đời với sự thiêng liêng hóa các nguồn lợi của con người trong sản xuất và cuộc sống: thần Lúa, thần Khoai, thần Sông… hoặc tôn thờ các biểu tượng của sự sinh sôi (thờ giống cái, hình ảnh phụ nữ, phồn thực…), đó là các vị thần của các thị tộc mẫu hệ. Khi đồ sắt xuất hiện, các quốc gia dân tộc ra đời nhằm mục đích phục vụ cho sự củng cố và phát triển của dân tộc. Tất cả các vị thần ấy còn tồn tại chừng nào dân tộc tạo ra vị thần ấy còn tồn tại và khi dân tộc tiêu vong, các vị thần ấy không còn nữa. Trong thời kỳ văn minh nông nghiệp, nhiều đế chế ra đời và thâu tóm vào mình nhiều quốc gia. Do nhu cầu một tôn giáo của đế chế, những tôn giáo như Phật, Nho, Kitô, Hồi… đã xuất hiện từ trước trở thành tôn giáo của đế
  • 30. 27 chế và được chấp nhận như một tôn giáo chính thống. Theo thời gian, do nội dung của các tôn giáo mang tính phổ quát, không gắn chặt với một quốc gia cụ thể, với các vị thần cụ thể, với nghi thức cụ thể của một cộng đồng tộc người, dân tộc hay địa phương nhất định nên sự bành trướng của nó diễn ra thuận lợi, dễ dàng thích nghi với các dân tộc khác. Do vậy, dù được phổ biến bằng cách nào (chiến tranh hay hòa bình), các tôn giáo đó đã được các quốc gia bị lệ thuộc trực tiếp hay gián tiếp, tự giác hay không tự giác tiếp nhận và trên nền tảng của tôn giáo truyền thống, biến đổi thành tôn giáo riêng của quốc gia đó. Sự bành trướng kiểu như vậy diễn ra trong suốt thời kỳ văn minh công nghiệp và cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý rằng, giữa tôn giáo khu vực hay tôn giáo thế giới vừa chung sống cạnh nhau, vừa tranh chấp xung đột nhau và không ít trường hợp, với sự ủng hộ của các thế lực quân sự, chính trị, chiến tranh tôn giáo đã xảy ra. Những tôn giáo như Kitô, Hồi do tính cực đoan của mình (chỉ coi chúa hay thánh của mình là đối tượng tôn thờ duy nhất) nên ban đầu đi đến đâu cũng khó chung sống với các tôn giáo khác đã có mặt ở đó từ trước. Còn một số tôn giáo phương Đông như Nho, Phật thì chấp nhận hòa đồng với các tôn giáo bản địa, có xu hướng trần tục nhiều hơn là thế giới bên kia. Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra một xã hội công nghiệp, xã hội này đòi hỏi phải có một tôn giáo năng động và tự do hơn, khó chấp nhận một tổ chức, một giáo lý với những nghi thức cứng nhắc, phức tạp. Tình trạng độc tôn của một tôn giáo trong một quốc gia đã bắt đầu chấm dứt và chấp nhận sự đa dạng trong đời sống tôn giáo. Từ đây quan niệm về chính sách tự do tôn giáo ra đời việc thực hiện chính sách đó, phát triển nhanh hay chậm và thể hiện khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Những yếu tố lỗi thời được huỷ bỏ hoặc tự thay đổi, thay thế để thích nghi. Với xu thế quốc tế hóa ngày càng gia tăng, việc mỗi cá nhân chỉ biết đến tôn giáo của mình đã trở nên lạc hậu. Mỗi
  • 31. 28 người đều cho rằng trên thế gian có nhiều thánh thần, có nhiều tôn giáo. Họ bắt đầu hoài nghi và lựa chọn, thần thánh được mang ra tranh luận, bàn cãi và làm nảy sinh xu thế thế tục hoá tôn giáo và xu thế này ngày càng thắng thế. Trong thời đại ngày nay, khi mà xu thế toàn cầu hóa đang chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, sự nâng cao về trình độ học vấn và đặc biệt là những thành tựu của khoa học và công nghệ đã làm cho các tôn giáo ngày càng trở nên thế tục hóa kéo theo sự đa dạng trong đời sống tôn giáo. Từ đây xuất hiện các ý kiến khác nhau trong một tôn giáo và dẫn đến sự chia rẽ trong các tôn giáo một cách có tổ chức, bùng nổ các giáo phái và xuất hiện nhiều tôn giáo mới. Bản thân trong các tôn giáo khu vực và thế giới cũng có những biểu hiện khác trước: số tín đồ ngày càng tăng nhưng số tín đồ thực tế giảm, nghĩa là người ta theo đạo nhưng không hành đạo, nhiều tín đồ bỏ đạo để theo các “đạo mới”. Trong nội bộ các tôn giáo có sự chia rẽ thành những giáo phái với những tính chất cấp tiến, ôn hòa hoặc cực đoan. 1.2. TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO 1.2.1.Tính chất của tôn giáo Tính lịch sử của tôn giáo: Tôn giáo còn tồn tại lâu dài, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh hằng, bất biến mà có tính lịch sử. Tôn giáo có mức khởi đầu, biến động và sẽ mất đi, khi mà: “Con người không chỉ mưu sự, mà lại còn làm cho thành sự nữa, thì khi đó, cái sức mạnh xa lạ cuối cùng hiện nay vẫn còn đang phản ánh vào tôn giáo mới sẽ mất đi, và cùng vói nó bản thân sự phản ánh có tính chất tôn giáo cũng sẽ mất đi, vì khi đó sẽ không có gì để phản ánh nữa”[ 48, tr.439]. Tính quần chúng của tôn giáo: Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ các tôn giáo chiếm tỉ lệ cao trong dân số thế giới, mà còn ở chỗ tôn giáo là một trong các hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân lao động. Dù tôn giáo hướng con
  • 32. 29 người hy vọng hạnh phúc hư ảo ở thế giới bên kia, song nó luôn luôn phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái. Khi thể hiện tính quần chúng, tôn giáo thường có tính nhân văn, nhân đạo, hướng thiện. Do vậy, tôn giáo là một trong những nhu cầu tinh thần của một bộ phận không nhỏ của quần chúng nhân dân lao động. Tính chính trị của tôn giáo: Ở thời kì công xã nguyên thủy, tôn giáo chỉ phản ánh nhận thức hồn nhiên, ngây thơ của con người về bản thân và thế giới quanh mình. Nhưng, khi xuất hiện giai cấp thì tôn giáo thường phản ánh lợi ích giai cấp và đấu tranh giai cấp. Như vậy, tính chính trị của tôn giáo chỉ có khi xã hội phân chia giai cấp, khi có những lực lượng chính trị lợi dụng tôn giáo vì mục đích ngoài tôn giáo. Trong lịch sử và đương đại, những cuộc chiến tranh tôn giáo đã và đang xảy ra, thực chất vẫn là xuất phát từ những lợi ích vật chất của những lực lượng xã hội khác nhau. Trước khi có cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trên mặt trận kinh tế, chính trị, quân sự… thường diễn ra cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo. Những cuộc đấu tranh hệ tư tưởng tôn giáo luôn là một bộ phận của đấu tranh giai cấp. Và khi xã hội còn giai cấp thì tôn giáo cũng luôn bị các giai cấp thống trị bóc lột sử dụng như một công cụ quan trọng để bảo vệ lợi ích của mình. Dĩ nhiên, đông đảo quần chúng tín đồ đến với tôn giáo là nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần. Song trên thực tế, tôn giáo đã và đang bị lực lượng chính trị lợi dụng cho mục đích ngoài tôn giáo. 1.2.2.Chức năng của tôn giáo Chức năng thế giới quan: Mỗi tôn giáo, để trở thành một tôn giáo đích thực đều phải giải đáp câu hỏi: thế giới này (Kể cả tự nhiên và xã hội) là gì? Do đâu mà có? Vận hành theo quy luật nào? Đằng sau cái thế giới hữu hình này là cái gì? Có thể nhận thức được không ? v.v… Dù phản ánh hư ảo
  • 33. 30 thế giới khách quan, nhưng tôn giáo luôn có kỳ vọng đáp ứng nhu cầu của con người về nhận thức thế giới: tự nhiên, xã hội và chính con người. Có những tôn giáo, ví dụ như Kitô giáo, Phật giáo, Hồi giáo đã xây dựng cho mình một thế giới quan tương đối hoàn chỉnh theo quan điểm của nó. Chức năng bù đắp hư ảo: Con người trong thế giới đời thường luôn bị sức ép của những sức mạnh tự nhiên cũng như xã hội (sự bóc lột giai cấp) không tìm được lời giải thích chính xác về nguyên nhân của những bất bình đẳng xã hội và biện pháp khắc phục của nó, cũng như bất lực trong cuộc đấu tranh giai cấp, phải sống trong nỗi lo sợ khốn cùng, bất hạnh, trong khi chưa được soi sáng bởi một chân lý - chân lý cách mạng - có thể tìm thấy trong tôn giáo những giải đáp làm nguôi ngoai đi những khổ đau và ấp ủ một hy vọng hư ảo. Đó là sự cứu rỗi của Chúa nhân từ, của Đức Phật từ bi, sự thưởng phạt công minh đối với hành vi của mội người ngay trên trần thế, và khả năng đến được cõi hạnh phúc, vĩnh hằng (Thiên đường, Niết bàn…), thông qua một quy tắc sống an phận, chịu đựng, hướng thiện, tu tâm dưỡng tính - những phương thức để đạt mục đích cuối cùng như tôn giáo đã chỉ ra. Sự đền bù hư ảo của tôn giáo, nhưng lại có tác dụng hiện thực, bởi nhờ có nó mà con người trong những lúc khổ đau tuyệt vọng nhất vẫn được an ủi và vẫn nuôi một hi vọng vượt qua, hạn chế được những hành vi vô nghĩa hoặc tai hại cho đồng loại. Chức năng điều chỉnh: Tôn giáo đã tạo nên một hệ thống những chuẩn mực giá trị đạo đức. Những chuẩn mực ấy không chỉ duy trì trong quá trình thực hiện các nghi thức tôn giáo mà còn điều chinh cả hành vi của con người trong đời sống thường nhật khi ứng xử con người trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Qua những điều cấm kỵ, răn dạy đã điều chỉnh hành vi của mỗi tín đồ trong đời sống cộng đồng. Chức năng liên kết: Tôn giáo có khả năng liên kết những người cùng tín ngưỡng. Họ có chung một niềm tin, cùng bị ràng buộc bởi giáo lý, giáo
  • 34. 31 luật, cùng thực hiện một nghi thức tôn giáo và những điểm tương đồng khác. Sự liên kết giữa các cộng đồng cùng tôn giáo rất chặt chẽ và lâu bền. Tuy nhiên, đôi khi tôn giáo bị lợi dụng để phục vụ cho âm mưu chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết toàn dân tộc. Vì vậy, bên cạnh chức năng liên kết, tôn giáo cũng có khả năng bị phân ly vì sự khác biệt tín ngưỡng. 1.2.3. Đặc điểm và bản chất của tôn giáo Tôn giáo là một hiện xã hội - văn hóa - đạo đức phổ biến ở các nước trên thế giới và tồn tại từ xa xưa trong lịch sử của các dân tộc. Trên thế giới hiện nay có hàng tỉ người theo các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, và tôn giáo cũng đang giữ vai trò to lớn trong đời sống chính trị - xã hội - văn hóa ở nhiều nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, chi phối đời sống tâm linh của một bộ phận đông đảo nhân loại. Tuy nhiên, hiểu đúng bản chất, chức năng, vai trò xã hội của tôn giáo trong lịch sử và đối với tiến bộ xã hội thì không phải là việc giản đơn. Đối với vấn đề này, đã và đang có những cách giải đáp khác nhau, xuất phát từ quan điểm, phương pháp luận khác nhau. Cơ sở hình thành quan niệm chung của các nhà thần học, các nhà tu hành, cũng như những tín đồ của các tôn giáo là thuyết “thiên mệnh”, “tiền định”, cho rằng vốn có những lực lượng “siêu nhiên” đứng đầu là một “đấng tối cao”. Mọi sự kiện lịch sử, mọi hiện tượng xã hội, đến số phận của mỗi người đều là hiện thân của ý chí thần thánh diễn ra theo sự sắp đặt, sự sáng tạo của “đấng tối cao”. Mọi trật tự hiện hành, mọi sự diễn biến sắp tới của xã hội, đời sống của mỗi cá nhân đều do “tiền định”. Từ đó, họ cho mọi suy nghĩa và hành động của con người phải dựa vào ý chí của đấng tối cao, cầu mong sự cứu vớt của các lực lượng siêu nhiên, phải tuân theo những điều răn trong “Thánh kinh”, mà theo họ đây là những chuẩn mực hành vi mang tính chất vĩnh cửu, bất biến cho mọi thời đại.
  • 35. 32 Như chúng ta đã biết, không có thứ đạo đức vĩnh hằng cho mọi thời đại. Những chuẩn mực đạo đức tôn giáo tuy có một số điểm, một số khía cạnh thể hiện nguyện vọng, lòng mong muốn tốt lành của quần chúng và phần nào phù hợp với tình cảm tốt đẹp của con người. Đó là những chuẩn mực, những giáo lý được xác định từ lúc ra đời của tôn giáo, thể hiện lòng mong muốn “giải thoát” của quần chúng lao động. Còn toàn bộ đạo đức tôn giáo thực chất được đặt ra và bổ sung qua các thời kỳ, trước hết vì lợi ích của giáo hội của tầng lớp trên, của giai cấp thống trị. Cùng với sự vận động, phát triển, đấu tranh của các quan điểm đối lập nhau đối với sự phát triển của xã hội, trong lịch sử phát triển của tôn giáo luôn nảy sinh mâu thuẫn giữa hư ảo với hiện thực, tôn giáo với khoa học, niềm tin và lí trí. Lịch sử phát triển của tôn giáo mấy chục thế kỷ qua cũng là lịch sử của các mâu thuẫn đó, đặc biệt là mâu thuẫn giữa tôn giáo với khoa học. Những mâu thuẫn này được các tôn giáo giải quyết theo những phương hướng khác nhau căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, sự phát triển văn hóa - văn minh trình độ nhận thức, tư duy của quần chúng trong từng thời kì cụ thể. Ngay từ khi tôn giáo ra đời, cũng đã xuất hiện những quan điểm duy vật, vô thần, đối lập lại với quan điểm tôn giáo. Trong các quan điểm phê phán tôn giáo, tiếp cận bản chất của tôn giáo, phải kể đến quan điểm của Lut- vích Phoi-ơ-bắc (1804-1872) đều được C. Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đánh giá rất cao. Tiếp thu, kế thừa những tư tưởng duy vật, tiến bộ về tôn giáo của những nhà duy vật, đặc biệt là của Phơi-ơ-bắc, trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, C. Mác, Ph.Ăngghen đã cho chúng ta những cơ sở khoa học để kiến giải vấn đề tôn giáo. Trước hết, C.Mác, Ph.Ăngghen xem tôn giáo như là một hiện tượng xã hội phức tạp, đa dạng, gắn liền với những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
  • 36. 33 hội. Vì vậy, vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận đầu tiên là hiểu rõ “cơ sở trần tục” của tôn giáo, cần phải tìm nguồn gốc của tôn giáo dưới đất chứ không phải ở trên đời. Mác đã đưa ra một luận đề có tính tuyên ngôn, có ý nghĩa phương pháp luận cơ bản là con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người. Cụ thể là “Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội sản sinh ra tôn giáo, tức là thế giới quan lộn ngược, vì bản thân chúng là thế giới lôn ngược. Tôn giáo là lý luận chung của thế giới ấy, là cương yếu bách khoa của nó, là lô-gích dưới hình thức phổ cập của nó, là vấn đề danh dự duy linh luận của nó, là nhiệt tình của nó, là sự chuẩn y về mặt đạo đức của nó, là sự bổ sung trang nghiêm của nó, là căn cứ phổ biến mà nó dựa vào để an ủi và biện hộ. Tôn giáo biến bản chất con người thành tính hiện thực ảo tưởng, vì bản chất con người không có tính hiện thực thực sự. Do đó, đấu tranh chống tôn giáo là gián tiếp đấu tranh chống cái thế giới mà lạc thú tinh thần của nó là tôn giáo” [43, tr.570, 571]. Ở luận đề này ta thấy nổi lên mấy điểm: - Tôn giáo là một hiện tượng xã hội do chính con người sáng tạo ra. - Con người đây là con người xã hội, chứ không phải là con người chung chung, trừu tượng. - Tôn giáo là sự sáng tạo ảo tưởng, là thế giới quan lộn ngược. Thật vậy, xem xét bất cứ tôn giáo nào chúng ta cũng thấy nổi lên mấy đặc trưng: - Trước hết nói đến tôn giáo là nói đến “niềm tin”. Không có niềm tin thì không có tôn giáo. Nhưng đó là niềm tin “hư ảo, ảo tưởng” ở sự tồn tại và ở sức mạnh của lực lượng siêu nhiên. Niềm tin đó xuất phát từ ý thức, tình cảm, tâm lý chủ quan của con người và không thể chứng minh được, nó hoàn toàn khác với niềm tin khoa học là niềm tin được chứng minh bằng thực tiễn.
  • 37. 34 - Từ niềm tin về sự tồn tại và sức mạnh của lực lượng siêu nhiên, dẫn đến quan hệ tình cảm với lực lượng siêu nhiên. Người tín ngưỡng không những tưởng tượng ra cái siêu nhiên, tin cái siêu nhiên là có thật với sức mạnh thần bí của nó, mà còn biểu hiện những mối quan hệ tình cảm, tâm lý với cái siêu nhiên, chính vì thế mà hình thành tín ngưỡng tôn giáo. - Từ quan hệ tình cảm đó dẫn đến những mối quan hệ thực tiễn - ảo tưởng đặc biệt, thể hiện ở hành động, hành vi thờ cúng (lễ nghi) của người tín ngưỡng như: các hành động cầu kinh, niệm phật, đi lễ, xưng tội, rửa tội, ăn bánh thánh, uống thuốc thánh v.v. Để mong sự ban phước của đấng siêu nhiên. Các nghi lễ thờ cúng được thực hiện bởi tổ chức tôn giáo. Như vậy, bất cứ tôn giáo nào cũng là hệ thống kết cấu bởi ba yếu tố trên, (ý thức, nghi lễ thờ cúng, tổ chức), trong đó ý thức tôn giáo - niềm tin hư ảo là cái xuyên suốt, bản chất nhất. Vì vậy, về bản chất, tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một lực lượng xã hội – văn hóa - tâm linh. Những người theo chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, về bản chất, tôn giáo không chỉ là hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực thể xã hội. Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, tôn giáo phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Điều này như Ph.Ăngghen đã khái quát: “ Nhưng tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc người- của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [48, tr 664] . Đạo Tin lành cũng mang tất cả những đặc điểm của một tôn giáo như đã trình bày ở trên song hình thức tổ chức của nó mang tính mềm dẻo nên dễ thích nghi với những dân tộc khác hơn, đặt biệt các dân tộc thiểu số ở Gia Lai hiện nay.
  • 38. 35 1.2.4. Vai trò của tôn giáo Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, tôn giáo chỉ là hạnh phúc hư ảo của nhân dân, là vòng hoà quan thần thánh trong cái biển khổ của nhân dân, là những bông hoa tưởng tượng trên xiềng xích của con người, là mặt trời ảo tưởng xoay xung quanh con người. Do đó, tôn giáo thường hạn chế sự phát triển tư duy duy vật, khoa học, làm cho con người có thái độ nhẫn nhục, khuất phục, không tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tạo dựng hạnh phúc thật sự nơi trần gian, mà lại hy vọng hạnh phúc ở cuộc sống sau khi chết. Trong xã hội có giai cấp thống trị bóc lột, tôn giáo thường bị giai cấp thống trị lợi dụng để thực hiện ý đồ chính trị. Nhiều khi tôn giáo là thứ rượu mạnh, men say để làm cho người ta có thái độ mù quáng và hành vi cuồng tín. Tôn giáo cũng còn bị một số người lợi dụng cầu lợi. Họ biến các không gian tôn giáo linh thiêng thành nơi có thể “buôn thần bán thánh”. Vì cơ sở nhận thức của tôn giáo là chủ nghĩa duy tâm, thần bí, phủ nhận chân lý khách quan, nên bản thân tôn giáo chứa đựng những yếu tố mê tín, dị đoan. Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, đấu tranh chống tôn giáo là đấu tranh chống lại cơ sở hiện thực làm nảy sinh tôn giáo. Cần hạn chế mặt tiêu cực, khơi dậy và sử dụng mặt tích cực của tôn giáo. Bên cạnh những biểu hiện tiêu cực, tôn giáo cũng có những mặt tích cực của nó. Điều đó thể hiện ở chổ: Tôn giáo vừa là sự phản ánh sự khốn cùng của hiện thực, đồng thời lại là sự phản kháng chống lại sự khốn cùng của hiện thực ấy. Đó chính là sự đấu tranh chống lại sự bất công, tàn bạo trong xã hội có giai cấp và bóc lột giai cấp. Tôn giáo bao giờ cũng đề cao tính nhân văn, hướng thiện. Khuyên con người thương yêu giúp đỡ nhau, tránh điều ác, phi nhân cách, phi đạo đức.
  • 39. 36 Đạo đức tôn giáo có những điều phù hợp với đạo đức xã hội, và nhiều khi trở thành những giá trị văn hoá tinh thần của nhân loại. Tôn giáo là một thành tố của văn hoá. Các nền văn minh lớn trên thế giới thường mang dấu ấn của tôn giáo. Thí dụ như Văn hoá Cơ đốc giáo, văn hoá Phật giáo…Tôn giáo luôn là mảnh đất màu mỡ, trên đó hình thành và phát triển những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Đảng và Nhà nước ta đặc biệt đánh giá cao vai trò tích cực của đạo đức tôn giáo. Văn kiện hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX nhận định rằng trong xã hội hiện đại “đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới” [85 , tr.45]. 1.3. MỘT SỐ HÌNH THỨC TÔN GIÁO TRONG LỊCH SỬ Có nhiều cách phân loại các hình thức tôn giáo khác nhau. Có quan điểm cho rằng tôn giáo tồn tại dưới hai kiểu chính là tôn giáo tự nhiên và tôn giáo xã hội. Tôn giáo tự nhiên có đối tượng thờ cúng các thần trong giới tự nhiên như thần núi, thần sông, thần sét, thần mây, thần mưa…Tôn giáo tự nhiên tồn tại phổ biến trong xã hội mà nền kinh tế mang tính tự nhiên, kém phát triển. Tôn giáo xã hội có đối tượng tôn thờ là các nhân thần. Nhân thần có thể là các vị thần linh do hư cấu, tưởng tượng mà thành, có thể là các nhân vật lịch sử có thật, được con người thần thánh hoá thành các vị thần linh. Một đặc điểm của tôn giáo xã hội là đề cao những giá trị đạo đức, điều chỉnh những hành vi xã hội của con người theo hướng khuyến thiện, trừ ác. Nó có vai trò quan trọng trong việc gắn kết con người trong mối liên hệ cộng đồng. Ph. Ăngghen chia lịch sử làm hai gia đoạn lớn đó là thời đại dã man (tương ứng với xã hội chưa có giai cấp) và văn minh (tương ứng với xã hội có giai cấp). Dựa vào đó, có thể phân loại các tôn giáo thành ba kiểu là tôn giáo nguyên thuỷ, các tôn giáo dân tộc và các tôn giáo thế giới.
  • 40. 37 Ph.Ăngghen cho rằng: “Tôn giáo sinh ra trong một thời đại hết sức nguyên thuỷ, từ những khái niệm hết sức sai lầm, nguyên thuỷ của con người về bản chất của chính họ và về thế giới tự nhiên bên ngoài, xung quanh họ” [49, tr.445], xuất hiện từ thời kỳ nguyên thủy, với những quan niệm hết sức dốt nát, tối tăm, nguyên thủy của con người về bản thân mình và thiên nhiên bao quanh họ. Các tôn giáo nguyên thủy, sơ khai thể hiện niềm tin bản năng của con người và lúc ấy chưa gắn với các lợi ích về kinh tế - xã hội. Các hình thức phổ biến của tôn giáo nguyên thủy là các dạng sau: Tô tem giáo (thờ vật tổ): Tô tem theo ngôn ngữ của thổ dân Bắc Mỹ nghĩa là giống loài. Đây là hình thức tôn giáo cổ xưa nhất, thể hiện niềm tin vào mối quan hệ gần gũi, huyết thống giữa một cộng đồng người (thị tộc, bộ lạc) với một loài động thực vật hoặc một đối tượng nào đó được coi là “tổ” của thị tộc có cùng huyết thống, có khả nang phù giúp họ trong cuộc sống. Tô tem giáo thể hiện hình thức nhận biết đầu tiên về mối liên hệ của con người với các hiện tượng xung quanh. Chẳng hạn: một bộ lạc tồn tại được nhờ săn bắt một loài động vật nào đó dẫn đến xuất hiện một ảo tưởng về mối quan hệ giữa loài vật đó với cộng đồng người săn nó và cuối cùng con vật này lại trở thành tổ tiên chung - là một tô tem của một tập thể nào đó. Trong cộng đồng thị tộc, vai trò các nhân còn hết sức mờ nhạt, biểu tượng về linh hồn cá nhân chưa có khả năng hình thành, quan hệ tập thể của thị tộc với tô tem là quan hệ chủ yếu. Do đó, sự khác biệt nhau về tô tem cũng là cơ sở xã hội để phân biệt sự khác nhau các thị tộc, bộ lạc. Durkheim- nhà xã hội học tôn giáo người Pháp cho rằng “Tô tem là hình thức sơ đẳng của thần, đó là tượng trưng của thị tộc nguyên thuỷ, thông qua tô tem, thị tộc thờ cúng chính bản thân mình. Thần của thị tộc, nguyên tắc tô tem giáo, không thể là một cái gì khác với chính thị tộc nhưng một thị tộc được thể hiện bằng những hình ảnh của các thực vật và động vật cụ thể là tô tem” [97, tr.63]. C.Mác cho rằng, to tem giáo
  • 41. 38 là một trong những hình thức tôn giáo xa xưa nhất, nó phản ánh tính hạn chế của những quan hệ con người trong khuôn khổ quá trình sản xuất vật chất của đời sống, tức là tính hạn chế của tất cả các quan hệ giữa người với người và giữa người với tự nhiên. Ở đây quan hệ huyết thống giữa các thành viên trong thị tộc được phản ánh thành mối quan hệ giữa người với tự nhiên. Nghi lễ tô tem giáo được thể hiện qua việc đặt tên tô tem cho các thị tộc, tục không được giết, kiêng ăn thịt Tô tem giáo phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các bộ lạc ở Úc, Bắc và Nam Mỹ, nhiều nước ở châu Phi, và châu Á. Trong xã hội hiện đại, dấu vết tô tem giáo còn khá rõ. Thổ dân Úc coi Ken cu ru là tổ tiên của mình. Tục ăn bánh thánh, tượng trưng cho máu thịt của Chúa trong Ki tô giáo có nguồn gốc từ tô tem giáo. Ma thuật giáo: Ma thuật theo tiếng Hi lạp cổ là phép phù thủy. Đây là biểu hiện của việc người nguyên thủy tin vào khả năng tác động đến tự nhiên bằng những hành động tượng trưng (cầu khấn, phù phép, thần chú…) nghĩa là bằng con đường siêu nhiên. Nhờ các biện pháp ma thuật, người nguyên thủy cố gắng tác động đến những sự kiện và làm cho nó diễn ra theo ý mình mong muốn. Về sau, ma thuật trở thành một thành tố quan trọng không thể thiếu được của các tôn giáo phát triển. Việc thờ cúng của bất kỳ tôn giáo nào cũng phải có ma thuật (cầu nguyện, làm phép…). Tàn dư của ma thuật là các hiện tượng bói toán, tướng số ngày nay. Ở Tây Nguyên hiện nay, các thầy phù thuỷ, thầy cúng, thầy mo cũng có những tác động đáng kể tới đời sống tinh thần của một bộ phận dân cư nhẹ dạ, cả tin, nhất là những dân cư ở vùng xa xôi, hẻo lánh, trình độ văn hoá thấp. Bái vật giáo: Bái vật theo tiếng Bồ Đào Nha là bùa hộ mệnh, phép lạ. Bái vật giáo xuất hiện vào lúc mới hình thành tôn giáo và sự thờ cúng. Bái vật giáo đặt lòng tin vào những thuộc tính siêu nhiên của các vật thể như hòn đá, gốc cây, bùa, tượng… Họ cho rằng có một lực lượng siêu nhiên, thần bí trú
  • 42. 39 ngụ trong vật đó. Bái vật giáo là thành tố tất yếu của sự thờ cúng tôn giáo. Đó là sự thờ cúng các tượng gỗ, cây thánh giá… hoặc lòng tin vào sức mạnh kỳ quái của các lá bùa…Việc dùng các bùa hộ mệnh của một số người trong xã hội ngày nay, là dấu vết của tín ngưỡng bái vật giáo nguyên thuỷ. Vật linh giáo: Là hình thức tôn giáo ra đời ở cuối thời kỳ công xã thị tộc. Đây là một bước tiến trong tư duy, là cơ sở nhận thức để hình thành các tôn giáo trong xã hội có giai cấp sau này E.Tylor cho rằng vật linh giáo là niềm tin vào một sinh vật hay một vật thể nào đó gồm hai phần thể xác (là cái hữu hình) và linh hồn (là cái vô hình), cái vô hình có vai trò quan trọng so với cái hũu hình. Lòng tin này là cơ sở quan trọng để hình thành nên quan niệm về cái siêu nhiên của người cổ xưa. Giai đoạn này đã có ảo tưởng cho rằng có hai thế giới: một thế giới tồn tại thực sự và một thế giới siêu nhiên, trong đó thế giới siêu nhiên thống trị thế giới thực tại. Thế giới siêu nhiên này của người nguyên thủy cũng đầy đủ động vật, thực vật, các đối tượng do tinh thần tưởng tượng ra và không khác biệt gì lắm so với thế giới thực tại. Song không phải bất cứ vật nào cũng có linh hồn, chỉ những vật mà con người quan tâm, chú ý tới nó. Một biểu tượng quan trọng trong ý thức vật linh là “thần chủ”. Thần chủ là sự biểu thị cực đoan của việc sinh vật hoá, nhân cách hoá và linh hồn hoá các sự vật trong tự nhiên, xã hội. Các thần chủ của các dân tộc phía Bắc của Nga là các thần rừng, thần biển, thần Tai ga vì các thần ấy, theo quan niệm của các dân tộc ở đây, cung cấp các con thú cho người đi săn. Hình tượng con rồng trên mũi thuyền của ngư dân vùng Đông Nam Á thể hiện sự tôn thờ sức mạnh của sông biển, ý thức về sự phù trợ của các Thần sông, biển. Ở Việt Nam, trống đồng được coi là Thần trống, trước khi đánh phải thắp hương xin phép, cái nỏ bắn được nhiều mũi tên của An Dương Vương được coi là “nỏ thần”, khẩu đại bác của triều Nguyễn được gọi là “Ngài thần công”.. đều in đậm dấu vết của tín ngưỡng vật linh. Trong xã hội Tây nguyên