SlideShare a Scribd company logo
1 of 283
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------
NGUYỄN VĂN LAI
ĐẠO TIN LÀNH VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TÂY NGUYÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH – 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------
NGUYỄN VĂN LAI
ĐẠO TIN LÀNH VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TÂY NGUYÊN
Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS
Mã số: 62.22.80.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA
Phản biện: 1. PGS.TS. Trƣơng Văn Chung
2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Tế
3. PGS.TS. Lƣơng Minh Cừ
Phản biện độc lập:
1. PGS.TS. Trịnh Doãn Chính
2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Tế
TP. HỒ CHÍ MINH – 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là công trình do tác giả nghiên cứu. Kết quả công
trình nghiên cứu khoa học này là trung thực và chưa được công bố.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 3 năm 2013
Người thực hiện
NGUYỄN VĂN LAI
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: ĐẠO TIN LÀNH VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT
TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU
SỐ Ở TÂY NGUYÊN ................................................................................... 13
1.1. Khái quát về đạo Tin Lành và vai trò của đạo Tin Lành trong đời
sống xã hội...................................................................................................... 13
1.1.1. Khái quát về đạo Tin Lành ................................................................... 13
1.1.2. Vai trò của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội................................... 34
1.2. Những đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội và quá trình du nhập,
phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên ........................................................................................................... 50
1.2.1. Những đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên – cơ sở xã hội cho sự du nhập và phát triển đạo Tin
Lành ................................................................................................................ 50
1.2.2. Quá trình du nhập và phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên .............................................................................. 66
1.2.3. Nguyên nhân phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên hiện nay............................................................................... 77
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 89
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐẠO
TIN LÀNH VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN ..................................................................... 92
2.1. Những đặc điểm cơ bản hoạt động truyền giáo của đạo Tin Lành
trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên........................................ 92
2.1.1. Quá trình du nhập, phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên chủ yếu tập trung ở đồng bào dân tộc bản địa........... 93
2.1.2. Đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên sử
dụng phương pháp truyền giáo khá phong phú, linh hoạt để thu hút tín đồ..... 98
2.1.3. “Mưa dầm thấm lâu” là phương châm của hoạt động truyền đạo Tin
Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên................................... 100
2.1.4. Đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
thường bị thế lực thù địch lợi dụng trong hoạt động truyền giáo ...................101
2.2. Ảnh hƣởng của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế -
xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên ............................103
2.2.1. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đời sống kinh tế........................103
2.2.2. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đời sống chính trị.....................118
2.2.3. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đạo đức, lối sống ......................141
2.2.4. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với văn hóa, tín ngưỡng và tôn
giáo khác .........................................................................................................154
Kết luận chƣơng 2 .........................................................................................166
Chƣơng 3: XU HƢỚNG TIẾN TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC, PHÁT HUY
YẾU TỐ TÍCH CỰC CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐẾN QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN
TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN............................................................169
3.1. Những nhân tố tác động và xu hƣớng tiến triển đạo Tin Lành
trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên........................................169
3.1.1. Những nhân tố tác động đến hoạt động của đạo Tin Lành trong cộng
đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên ..............................................................169
3.1.2. Xu hướng tiến triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số
ở Tây Nguyên..................................................................................................176
3.2. Những giải pháp định hƣớng nhằm hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực và
phát huy yếu tố tích cực của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh
tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên ..........................192
3.2.1. Giải pháp về kinh tế, văn hóa, giáo dục................................................192
3.2.2. Giải pháp về hệ thống chính trị cơ sở và công tác cán bộ ....................204
3.2.3. Giải pháp về công tác vận động quần chúng và công tác tranh thủ
chức sắc, tín đồ của đạo Tin Lành...................................................................213
3.2.4. Giải pháp thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của
Đảng và Nhà nước...........................................................................................219
3.2.5. Giải pháp về tăng cường hoạt động đối ngoại tôn giáo Tin Lành và
công tác an ninh...............................................................................................223
Kết luận chƣơng 3………………………………………………….............232
PHẦN KẾT LUẬN CHUNG........................................................................234
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ...................................238
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................239
PHỤ LỤC.......................................................................................................249
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một hình thái ý thức xã hội, trong suốt quá trình phát triển của lịch
sử nhân loại, tôn giáo luôn chứng tỏ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, đa
dạng, phức tạp, có liên quan chặt chẽ đến những biến động xã hội, sắc tộc và
không ngừng tác động đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì thế, chính phủ
của các quốc gia trên thế giới nói chung, Đảng và Nhà nước Việt Nam nói
riêng luôn coi việc giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo là một nhiệm vụ có
tính chiến lược, ổn định vấn đề dân tộc và tôn giáo là điều kiện thuận lợi để
thúc đẩy kinh tế - xã hội nước ta phát triển.
Đạo Tin Lành là một trong sáu tôn giáo lớn ở nước ta, có hệ thống
giáo lý, luật lệ, lễ nghi, hệ thống tổ chức khác với các tôn giáo khác và đóng
vai trò nhất định đối với đời sống xã hội. So với các tôn giáo từ bên ngoài vào
Việt Nam, đạo Tin Lành có lịch sử du nhập muộn nhất, nhưng sau khi du
nhập đạo Tin Lành nhanh chóng tìm được chỗ đứng cho mình trong cộng
đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Đây là địa bàn chiến lược của nước ta có
nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, là nơi tồn tại nhiều tín
ngưỡng, tôn giáo khác nhau và cũng là nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số
đang cư trú với trình độ sản xuất còn thấp kém, song đời sống văn hóa tinh
thần rất đặc sắc và phong phú. Trong những năm gần đây, đạo Tin Lành ở
Tây Nguyên phát triển với tốc độ nhanh trên diện rộng, nhiều hệ phái mới
được hình thành, nhiều cơ sở thờ tự được xây mới, sửa sang khang trang hơn.
Đồng bào dân tộc thiểu số sinh hoạt đạo ngày một đông và thường xuyên hơn.
Quan niệm Thiên Chúa quan phòng, sinh hoạt đạo nhẹ nhàng, dân chủ, đạo
Tin Lành đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với đời sống văn hóa tinh thần của
nhân dân. Đạo Tin Lành bù đắp một phần những thiếu hụt về tinh thần, đã trở
thành một nhu cầu không thể thiếu của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số
2
ở Tây Nguyên. Với giáo lý răn dạy con người sống tiết kiệm và một số chuẩn
mực của đạo đức Tin Lành có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con
người; tác động tích cực đến suy nghĩ và hành động của một bộ phận đồng
bào, phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng và phát
triển đất nước.
Tuy nhiên, đạo Tin Lành ở Tây Nguyên đã phát sinh những hạn chế,
tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội, như hiện tượng chia tách thành nhiều
hệ phái, giành giật tín đồ giữa các hệ phái của Tin Lành và giữa tôn giáo Tin
Lành với các tôn giáo khác dễ dẫn đến mâu thuẫn xung đột tôn giáo, phá vỡ
khối đoàn kết dân tộc; một số nội dung trong giáo lý của đạo Tin Lành lạc hậu
so với sự phát triển của xã hội; phá vỡ những tín ngưỡng tôn giáo truyền
thống và làm mai một các phong tục, tập quán của cộng đồng dân tộc thiểu
số; làm xáo trộn và rạn nứt các mối quan hệ xã hội, trong đó có việc gây mất
đoàn kết nội bộ trong từng gia đình, dòng họ, buôn thôn, giữa những người
theo đạo và những người không theo đạo… đang tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn
định kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên, tạo kẽ hở cho bọn xấu khai thác lợi dụng.
Thực tế, các thế lực thù địch và bọn phản động lưu vong thường xuyên lợi
dụng chiêu bài vấn đề dân tộc, tôn giáo; dân chủ, nhân quyền; những khuyết
tật, hạn chế của địa phương để kích động, chia rẽ, lôi kéo đồng bào dân tộc
thiểu số theo hướng ly khai, tự trị, tuyên truyền thành lập “Nhà nước Đềga”…
hòng chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để phục vụ
cho mưu đồ chính trị, tạo nên những nhân tố gây mất ổn định xã hội, làm ảnh
hưởng xấu đến sản xuất, đời sống và an ninh trật tự trong cộng đồng dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên. Những tác động tiêu cực này thật sự là những lực cản
trên con đường phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, công tác dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên thời gian qua
đã bộc lộ những bất cập: cán bộ thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, cán
3
bộ chưa thật sự gần dân; các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư, Pháp lệnh… về
tôn giáo chưa hoàn thiện nên đã ảnh hưởng nhất định đến công tác tôn giáo.
Trước tình hình đó cần phải quan tâm nghiên cứu và có biện pháp phát
huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực của đạo Tin Lành đối với quá trình
phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Đó
là lý do tác giả chọn đề tài: “Đạo Tin Lành và ảnh hƣởng của nó đến quá
trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ Triết học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Đạo Tin Lành là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới và ở Việt
Nam nên đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của không ít các nhà khoa học
trong và ngoài nước. Các công trình đã công bố có thể khái quát thành các
hướng chính sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về đạo Tin Lành và những đóng góp của đạo Tin
Lành cho xã hội, phải kể đến các công trình sau: Max Weber (2010), Nền đạo
đức Tin Lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản (Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn
Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu Quang dịch), Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội.
Đây là công trình nghiên cứu khá công phu, trong đó tác giả đã làm rõ tinh
thần của chủ nghĩa tư bản được hiểu như là tâm thế mở luôn hướng đến
những cách giải quyết vấn đề mới, đối lập với óc thủ cựu; một thái độ tận tâm
và chuyên cần đối với công việc vì chính công việc chứ không vì mục đích
nào khác. Và như vậy, nền đạo đức Tin Lành đã trang bị cho con người một
cách suy nghĩ và dẫn đến hành động tận tâm, hết sức mình vì công việc. Từ
những vấn đề nghiên cứu, trình bày vai trò của đạo Tin Lành, tác giả cho rằng
nền đạo đức Tin Lành chính là một trong những động lực tinh thần làm xuất
hiện chủ nghĩa tư bản. TS. Trác Tân Bình (2007), Lý giải tôn giáo, Nhà xuất
bản Hà Nội; TS. Đỗ Minh Hợp, TS. Nguyễn Anh Tuấn, TS. Nguyễn Thanh,
Ths. Lê Hải Thanh (2005), Tôn giáo lý luận xưa và nay, Nhà xuất bản Tổng
4
hợp thành phố Hồ Chí Minh; Hoàng Tâm Xuyên (1999), Mười tôn giáo lớn
trên thế giới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Những công trình này
đi sâu nghiên cứu nhiều tôn giáo trên thế giới, phân tích tôn giáo, đạo Tin
Lành ở nhiều khía cạnh khác nhau, đồng thời phác thảo những đóng góp cơ
bản của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội.
Trác Tân Bình, trong cuốn Lý giải tôn giáo đã khái quát quá trình
phân nhánh của tôn giáo Kitô; phân tích lễ nghi của tôn giáo Kitô nói chung
và Tin Lành nói riêng; đưa ra một số dẫn chứng về vai trò của đạo Tin Lành
trong đời sống xã hội; lý giải mối quan hệ giữa tôn giáo với khao học; phân
tích sự phát triển đa nguyên của đạo Tin Lành, đó là nhiều giáo phái, giáo lý
thì có điểm khác biệt, tư tưởng thần học thì đủ mọi màu sắc, quan điểm chính
trị thì không thống nhất.
Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh và Lê Thanh Hải,
trong tác phẩm Tôn giáo lý luận xưa và nay, từ trang 314-317 nhóm tác giả đã
phân tích, làm rõ hoạt động tôn giáo. Hoạt động tôn giáo giữ một vị trí đặc
biệt trong hệ thống hoạt động xã hội. Có hai hình thức hoạt động tôn giáo cơ
bản là hoạt động thờ cúng và hoạt động ngoài thờ cúng. Nghiên cứu về vai trò
của đạo Tin Lành, từ trang 461- 463 nhóm tác giả khẳng định: Nếu các vĩ
nhân thời phục hưng chỉ cải cách tầng trên cùng của văn hóa nhờ phục hồi
nguyên tắc nhân đạo và tự do tư tưởng, thì phong trào cải cách tôn giáo nối
tiếp phục hưng và thực chất là sự phản ứng lại Giáo hội, đã giáng một đòn
mạnh mẽ vào những cơ sở của Cơ đốc giáo… Phong trào cải cách tôn giáo đã
đóng một vai trò to lớn trong số phận tiếp theo của Tây Âu, trong sự phát
triển thành công của nó theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Hoàng Tâm Xuyên, trong cuốn Mười tôn giáo lớn trên thế giới, từ
trang 629-641 tác giả đi sâu phân tích phong trào cải cách tôn giáo: cuộc cải
cách tôn giáo của nước Đức và phong trào cải cách tôn giáo ở ngoài nước
Đức với những bước thăng trầm khác nhau. Song, đối với phong trào cải cách
5
tôn giáo là một cuộc đấu tranh chính trị chống phong kiến, tranh thủ độc lập
dân tộc mà giai cấp tư sản mới trỗi dậy lúc đó đã thông qua cải cách tôn giáo
mà biểu hiện ra; Thông qua phong trào cải cách tôn giáo, cuộc cách mạng tư
sản Anh và cách mạng tư sản Pháp, châu Âu của giai cấp tư sản thế kỷ XVIII
đã giành được thắng lợi toàn diện.
Thứ hai, nghiên cứu quá trình du nhập và tác động của đạo Tin Lành
đến một số lĩnh vực ở Việt Nam; chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam
đối với đạo Tin Lành, có các công trình sau: GS. Đặng Nghiêm Vạn (2007),
Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội. Đây là công trình mà tác giả đi sâu phân tích nhiều vấn đề
khác nhau của tín ngưỡng, tôn giáo, như: Diễn biến của những định nghĩa về
bản chất tôn giáo; Yếu tố cấu thành một hình thức tôn giáo; Vai trò văn hóa –
xã hội của tôn giáo; Nhu cầu, vai trò và diễn biến tôn giáo trong đời sống;
Đặc điểm tình hình tôn giáo ở Việt Nam; Chính sách tôn giáo và chính sách
tự do tôn giáo ở Việt Nam… Đề cập đến đạo Tin Lành từ trang 335-340, tác
giả có nhiều khái quát sâu sắc theo hướng mở, như: Mặt tích cực và hạn chế
của đạo Tin Lành khi các giáo phái của đạo Tin Lành có tổ chức độc lập, có
sắc thái riêng; ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo Tin Lành đến văn hóa
truyền thống, đạo đức, lối sống của dân tộc Việt Nam. Viện Khoa học Công
an (1996), Bước đầu tìm hiểu đạo Tin Lành ở nước ta, Hà Nội. Viện Khoa
học Công an (1997), Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt
Nam, Thông tin chuyên đề, Hà Nội. Ths. Lại Đức Hạnh (2000), Đạo Tin Lành
- Những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự ở Việt Nam hiện nay, Đề tài
khoa học cấp Bộ Công an, Hà Nội. Công trình này đi sâu phân tích tổ chức
Giáo hội của đạo Tin Lành, các hệ phái Tin Lành; những hoạt động của đạo
Tin Lành liên quan đến an ninh trật tự, từ đó đưa ra những giải pháp đảm bảo
an ninh trật tự ở vùng có đạo Tin Lành. TS. Hoàng Minh Đô (2001), Đạo Tin
Lành ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra
6
hiện nay cho công tác lãnh đạo, quản lý, Đề tài nhánh cấp nhà nước, Hà Nội.
Công trình này đã khai thác sâu mối quan hệ trực tiếp giữa đạo Tin Lành với
các lĩnh vực chính trị, đời sống xã hội và đời sống tâm linh ở Việt Nam hiện
nay. Đó là những công trình nghiên cứu có giá trị, khá công phu về sự ra đời
đạo Tin Lành, sự du nhập của đạo Tin Lành vào Việt Nam, và đặc biệt là ảnh
hưởng của nó đối với đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội Việt Nam. Những
công trình nghiên cứu trên tạo nên một cái nhìn tổng quan và xuyên suốt về
đạo Tin Lành ở Việt Nam. Đáng chú ý hơn là công trình của Nguyễn Thanh
Xuân (2002), Bước đầu tìm hiểu đạo Tin Lành trên thế giới và ở Việt Nam,
Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu công phu về
quá trình hình thành đạo Tin Lành, luật lệ, lễ nghi, tổ chức Giáo hội của đạo
Tin Lành, quá trình du nhập và phát triển đạo Tin Lành ở Việt Nam cùng
những chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với đạo Tin Lành.
Thứ ba, nghiên cứu về nguyên nhân phát triển cùng các hoạt động của
đạo Tin Lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hoặc một địa
phương của Tây Nguyên, có các công trình tiêu biểu sau: Nông Văn Lưu
(1995), Thực trạng tình hình phục hồi, phát triển đạo Tin Lành ở các vùng
dân tộc thiểu số miền núi nước ta và những vấn đề đặt ra đối với công tác an
ninh, Đề tài khoa học cấp Bộ Công an, Hà Nội. Công trình này đã khai thác,
tìm hiểu sâu quá trình xâm nhập, phát triển đạo Tin Lành ở vùng dân tộc thiểu
số miền núi nói chung và Tây Nguyên nói riêng; làm rõ những tác động, ảnh
hưởng của sự phục hồi và phát triển đạo Tin Lành ở các vùng đồng bào dân
tộc thiểu số miền núi đối với công tác an ninh trật tự. Trọng tâm của công
trình này là phân tích các giải pháp công tác an ninh đối với sự phục hồi, phát
triển đạo Tin Lành ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Đây là
công trình nghiên cứu về đạo Tin Lành gắn với một địa phương khá sớm ở
nước ta, phạm vi nghiên cứu giới hạn ở các tỉnh miền núi phía Bắc, song công
trình lại có tính gợi mở cho nhiều hướng nghiên cứu mới. Đỗ Hữu Nghiêm
7
(1995), Đạo Tin Lành với các dân tộc ít người vùng Nam Trường Sơn - Tây
Nguyên, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. Công trình khoa học này là sự
tiếp nối và tạo nên tính hoàn chỉnh cho công trình trên của Nông Văn Lưu.
Tác giả nghiên cứu quá trình du nhập và phát triển của đạo Tin Lành ở vùng
miền núi phía Nam Trường Sơn - Tây Nguyên, lý giải và tìm ra nguyên nhân
đạo Tin Lành phát triển mạnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Trần Xuân Thu (1994), Nguyên nhân, điều kiện phục hồi và phát triển đạo
Tin Lành trong đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar những năm từ 1989-1994, Đề
tài khoa học cấp Bộ Công an, Công an tỉnh Gia Lai thực hiện, Gia Lai. Đề tài
này đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản của việc đạo Tin
Lành phát triển mạnh trong một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây
Nguyên những thập niên 80, 90 của cuối thế kỷ XX. Nghiên cứu bối cảnh ra
đời đạo Tin Lành, đặc điểm giáo lý, luật lệ, lễ nghi của đạo Tin Lành. TS.
Nguyễn Văn Nam (2001), Đạo Tin Lành ở Tây Nguyên đặc điểm và giải pháp
thực hiện chính sách, Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội. Công
trình này cũng đã chú trọng nghiên cứu quá trình du nhập, phát triển và những
biến động của đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, từ đó tác giả đưa ra
những kiến nghị về việc quản lý của Nhà nước đối với đạo Tin Lành trên địa
bàn Tây Nguyên. TS. Hoàng Tăng Cường (2004), Các yếu tố ảnh hưởng đến
việc thực hiện chính sách kinh tế văn hóa - xã hội trên địa bàn Tây Nguyên -
những vấn đề đặt ra đối với an ninh trật tự, Đề tài khoa học cấp Bộ Công an,
Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả của công trình này chú trọng nghiên cứu tác
động của đạo Tin Lành đối với việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội để từ
đó đưa ra những giải pháp khắc phục những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực, phát
huy những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện chính sách kinh tế,
văn hóa - xã hội trên địa bàn Tây Nguyên. Đại tá Đinh Ngọc Từng (2005),
Đạo Tin Lành ở Đăk Lăk - Những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh trật
tự, Đề tài khoa học cấp Bộ Công an, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
8
Công trình này đã đi sâu nghiên cứu và chỉ ra nguyên nhân phát triển đạo Tin
Lành ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Đăk Lăk; đề xuất một số giải pháp cơ
bản giải quyết những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự trong Tin Lành Đăk
Lăk. Vương Thị Kim Oanh (2006), Nguyên nhân tâm lý xã hội của sự phục
hồi, phát triển đạo Tin Lành trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh, Đề tài khoa học cấp
Bộ Công an, Hà Nội. Trên cơ sở đi sâu nghiên cứu nguyên nhân tâm lý xã hội
của sự phục hồi, phát triển đạo Tin Lành trong đồng bào các dân tộc thiểu số
ở Tây Nguyên, tác giả đề xuất những giải pháp nghiệp vụ của lực lượng an
ninh nhằm bảo đảm an ninh trên địa bàn Tây Nguyên. Đoàn Triệu Long
(2006), Hoạt động truyền đạo Tin Lành trái phép ở Gia Lai – Thực trạng và
giải pháp, Luận văn thạc sĩ khoa học tôn giáo, Hà Nội. Tác giả đã khái quát
quá trình du nhập và phát triển đạo Tin Lành ở tỉnh Gia Lai và làm rõ thuật
ngữ truyền đạo trái phép. Trên cơ sở đó tác giả tập trung nghiên cứu thực
trạng truyền đạo trái phép và giải pháp đấu tranh chống truyền đạo Tin Lành
trái phép ở Gia Lai. Nguyễn Thái Bình (2010), Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với
đạo Tin Lành ở Gia Lai hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Thành phố Hồ
Chí Minh. Tác giả của luận án tập trung nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin về nguồn gốc, bản chất, chức năng của tôn giáo, một số hình
thức tôn giáo trong lịch sử; phân tích Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của
tôn giáo, đoàn kết lương giáo và về tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, đồng thời với việc chống âm mưu lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo. Tác giả cũng tập trung phân tích việc thực hiện chính sách tôn giáo Tin
Lành ở Gia Lai. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp thực hiện
chính sách tôn giáo đối với đạo Tin Lành ở Gia Lai hiện nay.
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu về nội dung nhất định
trong Kinh thánh; một số tạp chí, tài liệu, văn bản, nghị quyết, chủ trương
9
chính sách của các tỉnh Tây Nguyên về tình hình tôn giáo, công tác tôn giáo
đối với đạo Tin Lành, đó là: TS. Trương Như Vương (2005), Tìm hiểu quan
niệm đạo đức trong Kinh thánh, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội. Công trình
này của tác giả đã giải quyết tốt trên cả bốn trục: lịch sử, nghĩa ẩn dụ, trục đạo
đức và trục ngoại suy. Tác giả tập trung lý giải một số vấn đề chung về Kinh
thánh và khái quát một cách hệ thống những giá trị đạo đức phong phú (thiện
và ác, hạnh phúc, lương tâm, công bằng) cùng những quan niệm về chuẩn
mực đạo đức của bộ Kinh thánh. Mục sư N.C Âu Quang Vinh (2005), Những
bước đầu trong niềm tin Cơ đốc (tài liệu dành cho tân tín hữu), Nhà xuất bản
Tôn giáo, Hà Nội. Tác giả của công trình đã trình bày phương pháp cầu
nguyện, phương pháp làm chứng, bí quyết đương đầu cám dỗ; tác giả đi sâu
phân tích thánh lễ Báp tem, Tiệc thánh và ý nghĩa của thánh lễ Báp tem, Tiệc
thánh. Ban Tôn giáo tỉnh Đăk Lăk (2007), Nghiên cứu thực chất phát triển
đạo Tin Lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đăk Lăk và đề xuất
giải pháp, Thành phố Ban Mê Thuột, Đăk Lăk. Đảng bộ tỉnh Kon Tum, Văn
kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIII, Kon Tum, năm
2005. Đảng bộ tỉnh Gia Lai, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai
lần thứ XIII, Pleiku, năm 2005. Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk, Văn kiện Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2005 – 2010, Đăk Lăk,
năm 2006. Đảng bộ tỉnh Đăk Nông, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Đăk Nông nhiệm kỳ 2005 – 2010, Đăk Nông, năm 2005. Đảng bộ tỉnh Lâm
Đồng, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VIII (nhiệm
kỳ 2006 – 2010), Lâm Đồng, năm 2006.
Tuy nhiên, hầu hết các công trình trên hoặc là nghiên cứu ở cấp độ vĩ
mô, hoặc là nghiên cứu ở một lĩnh vực nhất định, một địa bàn cụ thể. Nghiên
cứu quá trình du nhập, phát triển đạo Tin Lành cùng những ảnh hưởng của nó
đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở
10
một địa bàn chiến lược của Việt Nam, trên thực tế chưa có một công trình nào
trực tiếp bàn đến một cách toàn diện và có hệ thống.
Với thực tế trên, luận án được triển khai trên cơ sở kế thừa những
thành quả của các công trình đã công bố, từ đó phát triển một hướng đi khá
độc lập cho mình, đó là đi sâu nghiên cứu đặc điểm giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ
chức giáo hội và quá trình du nhập, phát triển của đạo Tin Lành cùng những
ảnh hưởng của nó đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trong cộng
đồng dân tộc thiểu số ở một địa bàn cụ thể là Tây Nguyên.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Mục đích của luận án:
Làm rõ đặc điểm giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức giáo hội của đạo Tin
Lành và làm rõ ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với quá trình phát triển kinh
tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; đồng thời đề xuất
những giải pháp nhằm góp phần phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu
cực của đạo Tin Lành đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng
đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
- Nhiệm vụ của luận án:
Thứ nhất, làm rõ quá trình hình thành và phát triển đạo Tin Lành cùng
vai trò của đạo Tin Lành đối với đời sống kinh tế - xã hội.
Thứ hai, phân tích các giai đoạn và nguyên nhân phát triển đạo Tin
Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.
Thứ ba, phân tích những đặc điểm hoạt động truyền giáo của đạo Tin
Lành ở Tây Nguyên và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã
hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Thứ tư, đề xuất những giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn
chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã
hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
11
- Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án nghiên cứu đạo Tin Lành
trên thế giới; quá trình du nhập, phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên cùng những ảnh hưởng của nó đến quá trình phát
triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên giai
đoạn từ năm 1986 đến nay. Tuy nhiên, để có tính liên tục và lôgíc, đề tài sẽ đề
cập đến những vấn đề thuộc giai đoạn trước năm 1986.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề
dân tộc và tôn giáo.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với một số
phương pháp cụ thể: phân tích và tổng hợp; so sánh; lôgíc và lịch sử; phương
pháp phỏng vấn; phương pháp điều tra xã hội học; sử dụng các kết quả nghiên
cứu điều tra xã hội học của các công trình đã công bố ở nước ta có liên quan
trực tiếp đến đề tài.
5. Cái mới của luận án
Luận án có những đóng góp mới về khoa học sau đây:
- Luận án phân tích có hệ thống dưới góc độ triết học ảnh hưởng của
đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính định hướng nhằm khắc
phục tác động tiêu cực và phát huy ảnh hưởng tích cực của đạo Tin Lành đối
với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên.
12
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, nhất là trong quá trình
xây dựng và phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay.
Về ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần nâng cao nhận thức về đặc điểm
giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức giáo hội của đạo Tin Lành; làm rõ ảnh hưởng
của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, như: Ảnh hưởng đến đời sống kinh tế; ảnh
hưởng đến đời sống chính trị; ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống; ảnh hưởng
đến văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo khác.
Về ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào
việc xây dựng những cơ sở, luận cứ khoa học để củng cố, hoàn thiện quan
điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và công tác tôn giáo
trong tình hình mới.
Nội dung của những giải pháp mà luận án đưa ra có ý nghĩa khuyến
nghị bổ ích đối với những cơ quan, cán bộ làm công tác tôn giáo Tin Lành ở
Tây Nguyên hiện nay. Luận án được vận dụng có thể giúp các cơ quan và cán
bộ làm công tác quản lý tôn giáo Tin Lành ở Tây Nguyên hiện nay được tốt
hơn; góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu,
giảng dạy bộ môn Tôn giáo học, Triết học và những vấn đề liên quan đến Dân
tộc học và Văn hóa học. Luận án cũng là tài liệu bổ ích cho những ai quan
tâm nghiên cứu đạo Tin Lành nói chung và đạo Tin Lành trong cộng đồng
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói riêng.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận án gồm 3 chương, 6 tiết.
13
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
ĐẠO TIN LÀNH VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN
ĐẠO TIN LÀNH TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TÂY NGUYÊN
1.1. Khái quát về đạo Tin Lành và vai trò của đạo Tin Lành trong
đời sống xã hội
1.1.1. Khái quát về đạo Tin Lành
Lịch sử hình thành đạo Tin Lành: Đạo Tin Lành ra đời từ phong trào
cải cách tôn giáo lần thứ hai tại châu Âu thế kỷ XVI. Đây là kết quả tổng hợp
của nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân sâu xa là do bối cảnh kinh tế - xã
hội châu Âu lúc đó. Còn nguyên nhân trực tiếp xuất hiện phong trào cải cách
tôn giáo và Tin Lành chính là do khủng hoảng, trì trệ của Giáo hội Công giáo.
Nếu như phong trào cải cách tôn giáo lần thứ nhất tại châu Âu thế kỷ
XI dẫn đến sự phân hóa sâu sắc trong nội bộ Kitô giáo và dẫn đến sự xuất
hiện của Chính thống giáo, thì cuộc cải cách tôn giáo lần thứ hai đã dẫn đến
sự ra đời của Tin Lành và Anh giáo. Tôn giáo không phải do Thượng đế hay
lực lượng siêu nhiên nào tạo ra hoặc tự nhiên mà có. Mỗi tôn giáo ra đời đều
từ những cơ sở, tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội nhất định. Sự ra đời của
Tin Lành ở châu Âu là kết quả tổng hợp của những biến động xã hội cả về
chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa tư tưởng.
Về kinh tế: Cuối thời kỳ trung cổ ở châu Âu, cùng với sự suy yếu của
chế độ phong kiến và Giáo hội Công giáo, một nhân tố mới đang hình thành,
đó là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Phương thức sản xuất mới này ở
giai đoạn đầu của nó còn rất giản đơn, dưới hình thức công trường thủ công.
Đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa giai đoạn này là giai cấp
14
tư sản, đều xuất thân từ tầng lớp thị dân với thành phần khá phức tạp và chưa
trở thành một lực lượng độc lập, còn nằm trong khuôn khổ phong kiến. Từ
nửa cuối thế kỷ XV trở đi, với việc mở rộng những con đường hàng hải mới
và những phát kiến lớn về địa lý, giai cấp tư sản ngày càng phát triển và đẩy
nhanh quá trình tích lũy nguyên thủy. Đồng thời giai cấp tư sản từng bước
giành được sự độc lập và ảnh hưởng khá mạnh đến nhiều mặt của đời sống xã
hội ở châu Âu. Giai cấp tư sản càng mở rộng lực lượng, càng thúc đẩy những
yêu cầu mới. Trong đó yêu cầu về kinh tế, giai cấp tư sản cần vốn và sức lao
động nhưng cả hai đều bị Giáo hội Công giáo và thế lực phong kiến kìm hãm.
Để tích lũy vốn và giải phóng sức lao động, giai cấp tư sản phải có những
hoạt động cần thiết đối với Giáo hội Công giáo, với chế độ phong kiến. Như
vậy, Đạo Tin Lành bắt nguồn từ chính tồn tại của xã hội, đó là mầm mống
kinh tế tư bản đang lên, giai cấp tư sản đang hình thành và sự thối nát của
quan hệ sản xuất phong kiến. Với quá trình đang hình thành phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu, trong đó nét đặc sắc là giai cấp tư sản mới
hình thành đại biểu cho lực lượng sản xuất mới tấn công trực diện vào chế độ
phong kiến châu Âu đang suy tàn cùng với các trở lực gắn liền với nó qua
hàng ngàn năm của đêm trường trung cổ. Sự thắng thế về kinh tế của phương
thức sản xuất chủ nghĩa tư bản đang hình thành tạo những điều kiện vật chất
làm cơ sở cho những đảo lộn trong đời sống xã hội.
Về chính trị - xã hội: Chế độ phong kiến ở châu Âu cuối thế kỷ XV
đã bước vào giai đoạn suy yếu. Mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ, quý tộc với
giai cấp nông dân và tầng lớp thị dân ngày càng gay gắt. Trong cơ cấu giai
cấp của các xã hội châu Âu lúc này đã xuất hiện tầng lớp tư sản với tư tưởng
cấp tiến đang lên khao khát lật đổ chế độ phong kiến giành chính quyền và
xóa bỏ ý thức hệ Công giáo – chỗ dựa tinh thần của chế độ phong kiến, đã trở
thành lực cản cho quá trình phát triển của xã hội mới, tư tưởng mới – tư tưởng
15
tư sản, xã hội tư sản. Quá trình xóa bỏ rào cản đó được thực hiện gián tiếp
bằng phong trào cải cách Công giáo. Cuộc cải cách tôn giáo là một phong trào
chính trị - xã hội với quy mô tương đối lớn, đó chính là cuộc đấu tranh chính
trị chống phong kiến đến hồi suy tàn; phong trào này “dóng lên tiếng chuông
cáo chung của chủ nghĩa phong kiến. Cơ cấu xã hội ổn định hồi trung thế kỷ
tan rã nhanh chóng… nông dân, thị dân và thương nhân bắt đầu bước lên vũ
đài chính trị, khiến cho những người đang được hưởng lợi, trong đó bao gồm
thượng tầng giáo hội, cảm thấy kinh hoàng” [125, 629]. Như vậy, đúng như
Ph. ngghen nhận xét: Ngay trong thời kỳ cải cách tôn giáo vấn đề trước hết
vẫn là lợi ích hết sức rõ ràng của giai cấp. Những cuộc đấu tranh đó cũng là
cuộc đấu tranh giai cấp. Sự ra đời của đạo Tin Lành còn là kết quả của sự
khủng hoảng đến mức trầm trọng về uy tín của Giáo hội Công giáo xuất phát
từ những tham vọng quyền lực trần thế và từ sự sa sút về đạo đức của hàng
giáo phẩm. Núp dưới ngọn cờ của Giáo hội Công giáo những đòi hỏi về
quyền uy và lợi ích càng lớn dần lên, trong khi đó bộ mặt đạo đức của những
người có chức sắc đang ngày càng lộ rõ chân tướng xấu xa trần tục.
Về văn hóa - tƣ tƣởng: Phong trào cải cách tôn giáo cũng là kết quả
tổng hợp của các tiền đề tư tưởng đang hình thành trong lòng xã hội châu Âu
lúc đó. Trước hết, đó là kết quả của sự lúng túng và bế tắc của nền thần học
kinh viện thời trung cổ mà Giáo hội Công giáo ra sức bảo vệ. Cùng với nó là
sự tiếp nhận ngày một cởi mở hơn những ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện của
phong trào văn hóa phục hưng diễn ra từ những năm 50 của thế kỷ XV cho
đến thế kỷ XVII. Tinh thần nhân bản, phục hưng và chủ nghĩa tự do tư sản đã
thổi một luồng gió mới vào đời sống xã hội châu Âu đang chuyển mình.
Những nhân tố mới ấy lan tỏa vào các lĩnh vực từ chính trị, nghệ thuật, văn
chương cho tới khoa học và tôn giáo. Cùng với những tác nhân trên, sự tác
động mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa nhân văn và đặc biệt
là chủ nghĩa tự do châu Âu đã mang đến cho nhân loại một nhận thức mới về
16
nhân sinh quan, thế giới quan và do đó tạo nên cơ sở cho sự nảy sinh các trào
lưu tư tưởng, các tư duy triết học mới.
Với những nguyên nhân sâu xa nêu trên làm cơ sở để quần chúng tín
đồ đòi hỏi phá bỏ vòng trói buộc, phá bỏ những cơ cấu thối nát, những lễ nghi
cổ hủ, những quy chế rườm rà và nặng nề cản trở xu hướng tiến bộ của xã hội
thị dân.
Cải cách tôn giáo thế kỷ XVI nhằm phá bỏ những ràng buộc nặng nề
của thần quyền và tổ chức Giáo hội cũ, xây dựng một Giáo hội mới, với nghi
thức đơn giản, nhẹ nhàng hơn, đáp ứng tối đa sự tự do cá nhân trong xã hội tư
sản. Khởi xướng cho phong trào cải cách tôn giáo là Martin Luther (1484 –
1546), tiến sĩ thần học, giáo sư trường đại học Wittenberg - người sau này trở
thành lãnh tụ của đạo Tin Lành. Martin Luther là người chịu ảnh hưởng bởi
một nền giáo dục hà khắc từ gia đình và trường học. Từ nhỏ ông đã ám ảnh về
tôn giáo trừng phạt bởi sự chết chóc và hỏa ngục. Trong những năm tháng vào
tu dòng n sĩ Augustin, dù luôn gò mình trong khuôn khổ kỷ luật, ông vẫn
không tìm được sự thanh thản trong tâm hồn, dục vọng và tội lỗi vẫn còn đó,
Luther luôn lo sợ hình phạt cho đời sau. Khi đọc sách thần bí đề cao lòng tin
vào Chúa, ông bất ngờ đọc được “Con người được công chính hóa nhờ đức
tin chứ không do việc làm của lề luật”. Từ đó, Luther tin tưởng đã tìm thấy
niềm tin làm vợi nỗi lo âu. Chính trong tâm trạng đó, ông đã khám phá ra con
đường giải thoát đồng thời xây dựng cho mình một giáo thuyết riêng. Martin
Luther chủ trương thuyết truyền định theo số mệnh, chỉ nhận Thánh kinh,
chối bỏ Thánh truyền, phủ nhận quyền tối thượng của Giáo hoàng, chối từ
màu nhiệm biến thể trong Thánh thể, kết án vấn đề ân xá, không công nhận
giá trị lời tu thệ.
Xuất phát từ tư tưởng đó, tại Wittenberg (nước Đức), ngày 31 tháng
10 năm 1517, Martin Luther công bố "Chín mươi lăm luận đề" về vấn đề ân
xá và quyên tiền xây thánh đường. Đây là màn mở đầu cho cải cách tôn giáo.
17
Ông kịch liệt lên án việc lợi dụng danh thánh để bóc lột dân chúng của Giáo
hoàng và giáo quyền độc tài của giáo hội Rôma. Trong "Chín mươi lăm luận
đề", ông chĩa mũi nhọn vào việc chống lại Giáo hoàng, tố cáo tính giả dối
trong những lời lẽ thánh thiện nhằm che dấu cuộc sống tiền bạc sa đọa của
những người tự xưng là "thay mặt Chúa".
"Chín mươi lăm luận đề" về ân xá của Martin Luther đã tạo ra công
luận phê phán Giáo hội Rôma và đòi bãi bỏ đẳng cấp giáo sĩ, giải tán các nhà
tu, xoá hết quyền lực của Giáo hoàng. Ông đưa ra quan niệm mới về quyền tự
do, mỗi người có quyền giải thích Kinh thánh riêng theo Thánh linh và chủ
trương phát triển một nền triết học tự do phê phán.
Những quan niệm mới của Luther đã thức tỉnh giới trí thức, những nhà
nhân bản học vốn đã quá chán ghét nền thần học cũ kỹ với những quan niệm
khắt khe. Tư tưởng cải cách của Luther đã được đa số lực lượng xã hội, các
lãnh chúa và thị dân Đức ủng hộ, nhất là số người mang tư tưởng bất bình với
Giáo hội Rôma, chủ trương chống lại La Mã.
Cũng như nhiều nước châu Âu, các tác phẩm và giáo thuyết của
Martin Luther đã vượt qua biên giới Đức tràn vào nước Pháp. Sự háo hức với
những điều mới lạ đã thu hút giới trí thức Pháp. Xã hội Pháp hưởng ứng giáo
thuyết của Luther với nhiều động cơ khác nhau. Một số ủng hộ giáo thuyết
mới, hy vọng khỏi nộp thuế cho Toà thánh, một số linh mục ủng hộ việc bãi
bỏ luật độc thân... Nhiều nhóm Tin Lành xuất hiện nhưng chưa có một tổ
chức hay một giáo thuyết rõ rệt.
Đồng thời với Đức, Pháp, ở Thụy Sĩ, Zwingli cũng phát động phong
trào cải cách tôn giáo khắp các thành phố. Vào những năm cuối thế kỷ XV,
Liên bang Thụy Sĩ chia thành 13 tổng. Mỗi tổng có tổ chức hành chính biệt
lập với những tập tục riêng. Hầu hết các thành phố ở Thụy Sĩ đều có toà giám
mục và các tu viện lớn, là trung tâm thương mại thịnh vượng, làm xuất hiện
18
một giai cấp trưởng giả, ưa tự do, mong muốn đoạt quyền các giám mục nên
sẵn sàng ủng hộ chủ trương chống Giáo hội của Zwingli. Chủ trương không
từ bỏ vũ lực để truyền giáo ở phía bắc Thụy Sĩ, đang mâu thuẫn gay gắt với
những vùng còn lại trung thành với Công giáo, phong trào cải cách của
Zwingli mau chóng ảnh hưởng khắp các thành phố ở Thụy Sĩ.
Từ trung tâm Đức, Thụy Sĩ, phong trào cải cách tôn giáo nhanh chóng
phát triển lan rộng sang các nước Pháp, Hà Lan, Scotland, Anh, Na Uy, Đan
Mạch. Tại Pháp, Jean Calvin (1509 – 1564) chịu ảnh hưởng tư tưởng cải cách
của Martin Luther, năm 1546 đã công bố một tác phẩm đồ sộ về cải cách thần
học: “Nguyên lý Kitô giáo”. Trong tác phẩm này, chủ trương của ông còn cấp
tiến hơn Martin Luther, bởi Jean Calvin đưa ra tư tưởng thần học tiền định
luận “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, cho rằng thành công và thất bại
của con người trong cuộc sống hiện thực là tiêu chí của dân được chọn và dân
bị vứt bỏ, những người chí phú phát tài trong sản xuất xã hội đều là dân chọn
của Thiên Chúa. Ông còn ca ngợi phẩm chất “liêm khiết tiết kiệm”, “kìm chế
bản thân” và “thanh bần” trong cuộc sống của tín hữu Kitô, để mọi người
hăng hái theo đuổi thành công thì phải ra sức làm việc, và đồng thời phải lấy
việc khắc chế như cấm dục để tích tụ tài sản. Ph. ngghen chỉ rõ: Những tín
điều của Calvin phù hợp với nhu cầu của con người dũng cảm nhất trong giai
cấp tư sản lúc bấy giờ. Học thuyết tiền định của ông ta chính là phản ánh một
cái sự thực về mặt tôn giáo dưới đây: Trong thế giới cạnh tranh buôn bán,
thành công hoặc thất bại không quyết định ở hoạt động và tài trí của một cá
nhân, mà quyết định ở cái tình huống mà anh ta không thể chi phối được. Cái
có tác dụng quyết định không phải là ý chí hoặc hành động của một người, mà
là ở sự sắp đặt điều khiển của lực lượng kinh tế tối cao không thể biết được.
Dưới sự ủng hộ của giai cấp tư sản, phong trào cải cách tôn giáo nhanh
chóng phát triển và đến cuối thế kỷ XVI hình thành một tôn giáo mới tách khỏi
19
Công giáo ở hầu hết các nước ở châu Âu và có tổ chức truyền giáo chuyên
nghiệp gọi là đạo Tin Lành. Đạo Tin Lành có nhiều tên gọi khác nhau. Ở các
nước Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ… gọi là đạo Thệ phản (phản đối, phản
kháng lại giáo hội cũ là Công giáo và Chính thống giáo). Ở các nước Bắc Mỹ
và một số nước khác gọi là đạo Cải cách hoặc Tân giáo. Còn các giáo sĩ của
Hội Cơ đốc và Hiệp hội Phúc âm truyền giáo (CMA) thì gọi là đạo Tin Lành.
Nội dung và đặc điểm về giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức giáo hội,
giáo phái của đạo Tin Lành
Về Giáo lý: Luận điểm chung mà các nhà cải cách (Luther, Zwingli,
Calvin) đưa ra là: “Cơ đốc giáo là đạo chân chính duy nhất của Đức Chúa
Trời, do sự lạm dụng sai lạc quá đáng của Giáo hội Công giáo thời trung cổ
mà đạo bị tha hoá, biến chất nên phải cải cách, phải trở lại với tinh thần Cơ
đốc giáo sơ khai thời các sứ đồ” [96, 6-7].
Với đường hướng trên, so với Thiên Chúa giáo, đạo Tin Lành có một
số khác biệt sau:
Tư tưởng được coi là chủ đạo, xuyên suốt và chi phối mọi hoạt động
tôn giáo của đạo Tin Lành đó là học thuyết về mối quan hệ trực tiếp giữa con
người và Thiên Chúa.
Theo quan niệm của Tin Lành, "Thiên huệ" (ơn Thiên Chúa) là do
Chúa trực tiếp ban cho con người không thông qua Giáo hội. "Sự cứu tinh"
chỉ đạt được nhờ lòng tin cá nhân của con người hướng tới Thiên Chúa, được
Thiên Chúa ban cho. Xuất phát từ quan niệm này, mọi vấn đề thuộc về giáo
lý, giáo luật Tin Lành đều xoay quanh việc tuyệt đối đề cao đức tin. Người
Tin Lành cho rằng cốt lõi mọi vấn đề đều nhằm mục đích hướng lòng tin cá
nhân của con người về với Chúa để được sống trong tình yêu thương của
Chúa, được Chúa che chở, nâng đỡ, cưu mang.
Từ quan niệm này, Tin Lành đã xây dựng cho mình một hệ thống lý
thuyết riêng khác hẳn so với các tôn giáo khác. Nếu các Giáo hội Kitô quan
20
niệm về một đấng Cứu Thế sáng láng vô cùng, vô hình vô tượng, vô thuỷ vô
chung, rằng Chúa ở chốn Thiên đàng, chỉ hiện diện ở những nơi linh thiêng,
huyền bí, tín đồ muốn thấu tỏ lời Chúa phải thường xuyên tới nhà thờ, phải
xưng tội qua giáo sĩ (linh mục) - người thay mặt Chúa chăm sóc phần hồn cho
các con chiên của Chúa ở trần gian. Tin Lành quan niệm về Chúa và mối liên
hệ của con người với Thiên Chúa được biểu hiện một cách cụ thể hơn, đơn
giản hơn. Nếu ở Công giáo và Chính thống giáo, con đường từ đức tin đến với
Thiên Chúa xa xôi cách trở bao nhiêu thì ở Tin Lành, Chúa gần gũi thân thuộc
bấy nhiêu. Tin Lành cho rằng Thiên Chúa không có gì xa cách, ngài chế ngự
thế gian và ở trong đức tin của con người hướng về Thiên Chúa.
Do ảnh hưởng bởi quan niệm về mối liên hệ trực tiếp giữa con người
và Thiên Chúa nên ở Tin Lành đức tin được đặc biệt đề cao, con đường từ
đức tin đến với Thiên Chúa không qua khâu trung gian, tín đồ Tin Lành cầu
nguyện, xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa và tuỳ thuộc vào niềm tin của con
người hướng tới Thiên Chúa, Chúa trực tiếp ban lại cho con người mọi điều
bình an may mắn. Đây là một trong những quan niệm đổi mới của Tin Lành,
một bước cải tiến quan trọng trong đời sống đức tin khiến người ta cảm thấy
Chúa thật gần gũi, Chúa thực sự tồn tại trong tâm mỗi người và xét ở góc độ
tôn giáo, Tin Lành đã phần nào đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo
quần chúng nhân dân muốn thoát khỏi xiềng xích phong kiến và hệ thống lễ
giáo hà khắc để vươn tới tự do. Học thuyết này không những đem lại cho con
người một nhận thức mới về đức tin mà còn phá bỏ địa vị đứng đầu quyền lực
Giáo hội đối với chính quyền thế tục và vai trò thống trị của Giáo hội Công
giáo và Giáo hoàng La Mã, khiến người ta cảm thấy niềm tin vào Chúa là ý
nguyện tự do ở mỗi cá nhân và Chúa của Tin Lành thật gần gũi, dễ tiếp nhận.
Về Kinh thánh, Tin Lành không công nhận các sách thuộc dòng Ma-
ca-bê mà chỉ công nhận Kinh thánh Cựu ước và Tân ước.
21
Điểm nổi bật thể hiện trong giáo lý Tin Lành là tư tưởng tuyệt đối đề
cao vị trí Đức Chúa Trời, Đức Chúa ba ngôi chiếm vị trí hoàn toàn độc quyền
và Thiên huệ Thiên Chúa tạo ra sự sáng cho loài người, được những người
theo Tin Lành đặc biệt ca tụng.
Nếu vị trí của đức mẹ Maria được các Giáo hội Kitô đề cao thì Tin
Lành lại gạt bỏ các tín điều nói về phép thiêng huyền bí về bà. Tin Lành thừa
nhận Chúa Giêsu được sinh hạ bởi bà Maria, song không thừa nhận bà là đức
trinh nữ vô nhiễm nguyên tội. Theo Tin Lành, bà Maria là người thường trần
tục được Chúa cha lựa chọn là người sinh hạ Chúa con thông qua phép thiêng
Chúa cha ban cho, vì vậy sau khi sinh hạ, bà Maria không thể đồng trinh. Tin
Lành bác bỏ việc suy tôn bà Maria và không đồng tình với việc suy tôn bà lên
hàng Thánh mẫu.
Theo giáo lý Tin Lành, ngoài 3 ngôi (cha, con và thánh thần) còn có
các thánh, nhưng Tin Lành không lạy thờ họ.
Nếu Công giáo phải đưa ra những hình phạt khủng khiếp để điều
chỉnh mối quan hệ trong xã hội loài người thì ngược lại, Tin Lành cũng cho
rằng có thiên đường - hỏa ngục nhưng không dùng nó để mê hoặc, răn đe con
người như đạo Công giáo, cũng không thể có chuyện phạm tội rồi lại nhờ bùa
phép hoặc ân huệ nào đó mà trở nên hết tội. Trong Kinh thánh có ghi: “Vậy,
Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh
sư và người Pha-ri-sêu thì sẽ chẳng được vào Nước Trời”[Matthêu 5, 20] và
“Đối với những kẻ ghét Ta, Ta phạt con cháu đến ba bốn đời vì tội lỗi của cha
ông. Còn với những ai yêu mến Ta và giữ các mệnh lệnh của ta, thì ta trọn
niềm nhân nghĩa đến ngàn đời”[Xuất hành 20, 5-6]. Cuốn sách “Chân giả
luận” cũng nêu rõ “Người nào đặt lòng tin nơi cứu Chúa Giêsu, biết làm việc
lành, dù ở trong hoàn cảnh nghèo hèn, nhưng tâm trí được bình an, lúc chết
linh hồn được trở về cùng Đức Chúa Trời; người nào nghịch mạng Chúa, làm
điều ác, dù được sống trong vinh hoa phú quý đời này, nhưng sau khi chết
22
linh hồn phải sa xuống hỏa ngục”[93, 34-35]. Ở đạo Tin Lành đặc biệt đề cao
lý trí trong đức tin và chỉ đức tin mới đưa đến chỗ cứu rỗi, vì vậy niềm tin tôn
giáo là cốt lõi mọi vấn đề và việc hướng con người vào các chuẩn mực, đạo
đức xã hội cũng phụ thuộc vào việc con người có tin và tự giác thực hiện hay
không. Xuất phát từ tư tưởng không trọng hình thức, Tin Lành bác bỏ thuyết
luyện ngục của Thiên Chúa giáo, cho rằng việc đưa xác chết tín đồ vào ngục
luyện tội như Thiên Chúa giáo là làm tổn thương đến sự cứu chuộc của Chúa
Giêsu trên thập tự giá. Linh hồn con người hoàn toàn được cứu rỗi, được trở
về Thiên đàng như một nguyên lý tất yếu, tuy nhiên khi sống ở trần gian, con
người cần phải tận tâm yêu kính Chúa, hối lỗi thật thà, gương mẫu.
Đạo Tin Lành tin trong Chúa Giêsu có hai bản tính "trời và người". Do
đó, trong nhà thờ Tin Lành không có ảnh tượng.
Về lễ nghi và luật lệ: Theo nghĩa thông thường, lễ nghi là hình thức
thờ phụng, là cách thức sinh hoạt của một tôn giáo. Lễ nghi còn là hình thức
biểu hiện của đức tin tôn giáo. Mỗi tôn giáo có những lễ nghi riêng và bao giờ
cũng mang nội dung văn hóa. Có tôn giáo lễ nghi được thay đổi theo thời gian
cùng với quá trình phát triển, chịu những tác động của xã hội nhưng cũng có
tôn giáo, lễ nghi vẫn giữ nguyên như khi nó hình thành.
Lễ nghi Kitô giáo được hình thành từ rất sớm, chủ yếu dưới chế độ
phong kiến La Mã. Lễ nghi Kitô giáo được Giáo hội Công giáo truyền nối,
duy trì và hầu như ít có sự thay đổi theo thời gian. Lễ nghi Công giáo tập
trung chủ yếu trong bảy Thánh lễ (gọi là bảy phép bí tích).
Thứ nhất, Bí tích Rửa tội
Thứ hai, Bí tích Thêm sức (lễ Bổ thục)
Thứ ba, Bí tích Giải tội
Thứ tư, Bí tích Thánh thể (thánh lễ Mi-sa)
Thứ năm, Bí tích sức dầu bệnh nhân
Thứ sáu, Bí tích Truyền chức thánh
Thứ bảy, Bí tích Hôn phối.
23
Đạo Tin Lành chỉ thực hiện hai trong bảy phép đạo nói trên, đó là:
phép Rửa tội (đạo Tin Lành gọi là phép Báp tem) và phép Thánh thể (đạo Tin
Lành gọi là Tiệc thánh). Bởi vì, đạo Tin Lành cho rằng chỉ có hai phép này
được chính Chúa Giêsu thiết lập và ghi trong Kinh thánh.
Luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo của Công giáo chịu ảnh hưởng của
nghi lễ phong kiến La Mã - rườm rà, cầu kỳ, trọng hình thức, lấy lễ là chính.
Khi đạo Tin Lành ra đời, với quan niệm mới về lễ nghi và cách thức hành đạo,
những luật lệ, lễ nghi truyền thống của Công giáo mới được cải sửa. Do chịu
ảnh hưởng của lối sống tư sản, nghi lễ tôn giáo ở Tin Lành được tiến hành đơn
giản, không cầu kỳ, không rườm rà. Đạo Tin Lành phản đối các nghi lễ phức
tạp, bày vẽ và nô lệ như phạt đánh roi dâu vào người có tội. Các nghi lễ của Tin
Lành không cần thông qua giáo sĩ, điểm cơ bản là tín đồ Tin Lành trực tiếp
xưng tội với Thiên Chúa ở bất cứ địa điểm nào, không cần đến nhà thờ, không
cần thông qua giáo sĩ. Chính đặc điểm này tạo cho Tin Lành một phong cách
tôn giáo riêng, dễ nhận biết, đó là sự đơn giản về hình thức.
Nếu so sánh quan niệm và cách thức thực hiện các phép đạo (phép
Báp tem và Tiệc thánh) giữa Tin Lành và Công giáo có sự khác nhau cụ thể
như sau:
Trong phép Báp tem, Công giáo cho rằng Bí tích rửa tội là để rửa sạch
tội tổ tông truyền trở thành tín hữu, được gia nhập Hội thánh và nhất là được
tái sinh trong ngày phán xét cuối cùng; thì đạo Tin Lành lại quan niệm việc
chuộc tội cho loài người, kể cả tội của A-đam và Ê-va mắc phải thuở xưa đã
có Chúa Giêsu chịu nạn, chịu chết chuộc cho rồi. Việc thực hiện nghi lễ Báp
tem cũng không phải là điều tuyệt đối cần thiết để có sự cứu rỗi, mà là sự thay
cũ đổi mới của mỗi con người, một “sự liên lạc bằng lương tâm và lý trí với
Thiên Chúa” [Phi-e-rơ I. 3, 21].
Công giáo thực hiện Bí tích Rửa tội đối với trẻ sơ sinh, sinh ra trong
gia đình Công giáo; đối với người lớn mới theo đạo phải qua thời kỳ chuẩn bị
24
kỹ về mặt tâm lý và phải xám hối về tội mới mắc phải. Đạo Tin Lành chỉ làm
phép Báp tem cho người đủ tuổi cần thiết để hiểu được lẽ đạo, biết ăn ở trong
sạch và không phạm tội. Dù thực hiện bằng cách dìm mình xuống nước hay
vẩy nước thì người chịu phép Báp tem đều phải tuyên nhận đức tin của mình
đối với Thiên Chúa.
Bí tích Thánh thể hay phép Mình Thánh Chúa, cả Công giáo và Tin
Lành đều tin rằng phép đạo này được chính Chúa Giêsu thiết lập như nói
trong Kinh thánh Tân ước. Tại “Bữa Tiệc ly” Chúa Giêsu đã bẻ bánh đưa cho
các môn đồ và nói rằng “Hãy ăn đi, này là thân thể ta”; sau đó rót rượu đưa
cho các môn đồ và nói rằng “Hết thảy hãy uống đi; vì này là huyết ta, huyết
của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội” [Matthêu 26, 26-28,
phần Sự lập Tiệc thánh và Cô-rinh-tô I.11, 23-26]. Song, giữa Công giáo và
Tin Lành về Bí tích này lại quan niệm và thực hiện khác nhau.
Công giáo cho rằng qua Bí tích Thánh thể sự màu nhiệm của công
cuộc cứu chuộc của Thiên Chúa sẽ được tiếp tục; qua Bí tích Thánh thể mà
Chúa Giêsu hiện diện giữa loài người, nhờ đó mà người tín hữu được trực tiếp
thông công với Thiên Chúa. Với quan niệm như vậy, Công giáo cho rằng Bí
tích Thánh thể “là đỉnh cao của nguồn mạch” trong đời sống tín ngưỡng của
tín hữu. Tất cả các Bí tích khác cũng như các hoạt động phụng vụ và mục vụ
khác đều hướng vào Bí tích này. Trong cử hành Bí tích Thánh thể quan trọng
nhất là vị chủ tế (linh mục, giám mục) đọc lời truyền phép Mình thánh theo
quy định của giáo hội để bánh và rượu trở thành Mình Máu Chúa, tức là Chúa
Giêsu đã “hiện diện trực tiếp” trong bánh và rượu (gọi là thuyết Biến Thể)
[120, 77]. Đạo Tin Lành quan niệm, Tiệc thánh chủ yếu kỷ niệm về sự chết
của Chúa Giêsu để chuộc tội cho loài người, qua đó nhắc nhở con người sống
xứng đáng với Thiên Chúa. Đây cũng là dịp cho các tín hữu xưng nhận đức
tin và giữ lời hứa với Thiên Chúa, theo như Kinh thánh đã dạy: “ấy vậy, mỗi
25
lần anh em ăn bánh này, uống chén này, thì rao giảng sự chết của Chúa cho
tới lúc Ngài đến” [Cô-rinh-tô I. 11,26].
Người tín hữu Công giáo sau khi đã xưng tội và được giải tội thì được
“chịu Mình Thánh”, tức là được nhận một miếng bánh nhỏ làm phép để Chúa
Giêsu ngự trong họ. Sau khi “chịu phép Mình thánh” lần đầu, mỗi năm người
tín hữu phải “chịu phép Mình thánh” ít nhất một lần. Đạo Tin Lành tổ chức
Tiệc thánh thường kỳ vào chủ nhật tuần đầu của tháng, do mục sư hoặc truyền
đạo chủ tọa Hội thánh cơ sở (chi hội) thực hiện theo một nghi thức đơn giản,
sau đó tất cả các tín hữu và chủ lễ cùng ăn bánh, uống rượu là nước nho pha
đường, không phải là rượu vang nho như của Công giáo.
Đạo Tin Lành duy trì năm ngày lễ quan trọng trong năm:
Thứ nhất, lễ Chúa Giêsu giáng sinh (ngày 25 tháng 12).
Thứ hai, lễ Chúa Giêsu chịu nạn (lễ Thương khó) thực hiện trước lễ
Phục sinh 3 ngày.
Thứ ba, lễ Chúa Giêsu Phục sinh, được thực hiện vào Chủ nhật đầu
tiên sau ngày trăng tròn của tháng sau xuân phân.
Thứ tư, lễ Chúa Giêsu lên trời, sau lễ Phục sinh 40 ngày.
Thứ năm, lễ Chúa thánh linh hiện xuống (lễ Ngũ tuần), sau lễ Chúa
Giêsu lên trời 10 ngày.
So với đạo Công giáo, đạo Tin Lành không thực hiện hai lễ mà đạo
Công giáo gọi là lễ trọng, là Đức bà Maria hồn và xác lên trời và lễ Các
Thánh. Các lễ nói trên của đạo Tin Lành không bắt buộc tín hữu nghỉ việc xác
để tham dự như Công giáo.
Đạo Tin Lành không thực hiện các lễ khác như: lễ Tro, lễ Lá, lễ Đức
bà vô nhiễm nguyên tội, lễ Thánh tông đồ Phi-e-rơ và Phao-lô, lễ cầu các linh
hồn nơi Luyện ngục… như Công giáo.
Ngoài năm lễ chính nói trên, đạo Tin Lành có các lễ liên quan đến tín
hữu: lễ Dâng con trẻ cho Thiên Chúa, lễ cưới, lễ cho người chết. Lễ Dâng con
26
trẻ cho Thiên Chúa được triển khai từ các tích trong Kinh Cựu ước. Bắt đầu
từ việc tổ phụ Abraham vì tin Giêhôva Thiên Chúa đã bằng lòng dâng con trai
của mình là Y-sác sinh ra trong khó khăn và muộn màng. Về sau khi lễ thức
này trở thành “luật pháp” của Môi-se, vợ chồng Ê-ca-na và An-ne đã làm lễ
dâng con trai là Sa-mu-ên khi dứt sữa mẹ lên đền thờ Giêhôva Thiên Chúa.
Bản thân Chúa Giêsu cũng được Giô-sép và Maria làm lễ dâng lên đền thờ ở
Giêrusalem. Với truyền thống đó, ngày nay các gia đình Tin Lành trong
khoảng thời gian từ khi sinh con được tám ngày tuổi đến lúc biết đi lại, bố mẹ
thực hiện lễ Dâng con trẻ cho Thiên Chúa tại nhà thờ. Khi thực hiện lễ này,
ngoài nghi thức tôn giáo, chủ lễ (mục sư hoặc truyền đạo) hỏi bố mẹ đứa trẻ
những câu hỏi liên quan đến sự dạy dỗ, hướng dẫn của gia đình để đứa trẻ lớn
lên trở thành một tín hữu Tin Lành chân chính.
Mỗi tuần, đạo Tin Lành có một lễ chính vào ngày Chủ nhật, một buổi
cầu nguyện vào tối thứ tư và các buổi giảng Tin Lành cho những người ngoài
đạo (thường vào tối thứ năm và tối Chủ nhật). Nội dung các buổi lễ cũng như
nội dung cầu nguyện được thực hiện theo từng chủ đề và sắp xếp theo lịch của
chủ tọa Hội thánh.
Tất cả các lễ và phép đạo nói trên đối với tín đồ Tin Lành đều không
bắt buộc, nếu vì lý do gì tín đồ không tham dự cũng không sao. Trong khi đó,
tín đồ Công giáo phải tham dự các bí tích và các lễ theo quy định của Giáo
hội, thậm chí có những lễ bắt buộc tín đồ phải nghỉ “việc xác” để tham dự.
Trong khi hành lễ, người tín hữu Công giáo xưng tội với linh mục là
hình thức chủ yếu nhất. Linh mục ngồi trong tòa giải tội với tư cách thay mặt
Thiên Chúa luận xét tội lỗi của người xưng tội để tha tội hoặc định ra những
hình thức sửa chữa để đền tội bằng những việc làm nhân đức. Giáo hội quy
định mỗi năm, tín hữu xưng tội ít nhất một lần. Tín hữu đạo Tin Lành không
xưng tội với mục sư, truyền đạo mà xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa. Trong
27
đời sống, Công giáo cho rằng con người không những phải làm việc thiện mà
còn phải hãm mình để chuộc tội. Đạo Tin Lành lại quan niệm rằng việc chuộc
tội cho loài người đã có Chúa Giêsu làm trọn rồi. Con người làm việc thiện để
xứng đáng với Thiên Chúa và tỏ ra là người được Thiên Chúa tuyển chọn.
Con người phải có đức tin mới được cứu vớt.
Trong sinh hoạt tôn giáo, Công giáo và Tin Lành đều duy trì hình thức
cầu nguyện. Tuy nhiên, nghi thức thực hiện giữa hai tôn giáo cũng có sự khác
nhau. Nếu đạo Tin Lành chỉ có một hình thức cầu nguyện duy nhất, dù cá
nhân hay tập thể (hiệp nguyện) là tự do và công khai nói lên ý nguyện của
mình với Thiên Chúa, thì Công giáo dành nhiều thời gian cho việc cầu
nguyện và thực hiện bằng nhiều hình thức với những nghi thức được thống
nhất trong toàn giáo hội, như: từng cá nhân cầu nguyện thầm lặng, cầu
nguyện trong gia đình, cầu nguyện theo từng cộng đoàn ở nhà thờ hoặc ở gia
đình… Các buổi cầu nguyện thường là đọc các bài kinh nguyện được Giáo
hội soạn sẵn, như: Kinh Nhật tụng, Kinh Lạy cha, Kinh Tin kính, Kinh Kính
mừng, Kinh Mân côi, Kinh Sáng danh, Kinh Mười bốn đường thương khó.
Tín hữu Công giáo vừa đọc kinh vừa lần tràng hạt để tĩnh tâm.
Đạo Tin Lành dùng các hình thức ca hát để tôn vinh Thiên Chúa, để
nói lên tấm lòng và niềm tin đối với Thiên Chúa, gọi chung là Thánh ca.
Thánh ca của Tin Lành rất phong phú bao gồm vài trăm bài hát theo các chủ
đề khác nhau, được soạn chủ yếu trong thời kỳ cải cách tôn giáo với sự tham
gia của nhiều nhạc sĩ tài ba. Thánh ca của Tin Lành được đánh giá là một
trong những thể loại âm nhạc tôn giáo hay nhất, khó có loại âm nhạc nào vượt
qua. Trong các sinh hoạt tôn giáo của đạo Tin Lành, hát Thánh ca là một nội
dung rất quan trọng và không thể thiếu được. Thông thường, mỗi một cuộc
nhóm lễ của đạo Tin Lành, ở gia đình hay ở nhà thờ, đều có ba nội dung quan
trọng: đọc - giảng Kinh thánh, hát Thánh ca và cầu nguyện. Tín hữu Tin Lành
28
khi tham dự các sinh hoạt tôn giáo bao giờ cũng có trên tay hai sách: Kinh
thánh và Thánh ca.
Trong sinh hoạt tôn giáo, Công giáo vẫn duy trì các hình thức lễ hội
vốn có từ lâu đời trong Kitô giáo. Lễ hội của Công giáo cũng bao gồm cả
phần lễ và phần hội với rất đông tín hữu hành hương tham dự. Phạm Gia
Thoan, trong tập tài liệu “Những nét đại cương về đạo Công giáo”, đăng trên
bản tin Tôn giáo, Ban Tôn giáo của Chính phủ đã cho rằng: Lễ hội là một
tổng hợp mọi hình thức lễ nghi của Công giáo, ở đó có Thánh lễ Mi-sa, có
ban ơn xá, có cầu nguyện chung, cầu nguyện riêng, có hát Thánh ca… Lễ hội
cũng là nơi tụ hội các hội đoàn tôn giáo và các nghi lễ rước kiệu. Ngày nay
trong xu hướng hội nhập với văn hóa dân tộc, các lễ hội của Công giáo ở Việt
Nam đã tiếp thu một số nghi lễ truyền thống trong lễ hội dân gian. Đạo Tin
Lành hầu như không tổ chức lễ hội với các nghi thức rước lễ linh đình như
Công giáo. Tuy nhiên, trong các dịp sinh hoạt về tổ chức - Đại hội đồng, tín
hữu ở khắp nơi hành hương về tham dự các sinh hoạt bồi linh cũng mang
dáng dấp của lễ hội.
Với phương châm nói và làm theo Kinh thánh, trong đời sống cũng
như trong sinh hoạt tôn giáo, đạo Tin Lành hướng dẫn các tín hữu thực hiện
Mười điều răn của Thiên Chúa và những lời răn dạy chỉ bảo khác trong Kinh
thánh. Một số hệ phái Tin Lành cũng có những quy định riêng nhưng chủ yếu
là sự thờ phụng và cách thức hành đạo. Một số hệ phái xây dựng Hiến chương
riêng nhưng chủ yếu để giải quyết về vấn đề tổ chức Giáo hội.
Do đặc điểm riêng về sinh hoạt tôn giáo là đơn giản, gọn nhẹ, đề cao
vai trò cá nhân và đức tin, lại chịu ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội
khi đạo Tin Lành ra đời và phát triển ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản,
nên đạo Tin Lành không chú trọng nhiều đến vấn đề nhà thờ như Công giáo.
Đa số các hệ phái Tin Lành quan niệm nhà thờ chỉ là nơi nhóm lễ hơn là nơi
29
Thiên Chúa ngự một cách linh thiêng. Do đó, người Tin Lành thường gọi nơi
thờ tự là nhà nguyện, nhà giảng hay điểm nhóm lễ. Đối với một số hệ phái
Tin Lành, nếu không có điều kiện thì nhóm lễ ở phòng họp, trong gia đình
hoặc một nơi nào đó, thậm chí ở trên nương rẫy. Nhà thờ của Công giáo
thường được xây dựng đồ sộ, kiến trúc theo kiểu Gô-tích cổ, với những hoa
văn, họa tiết rất công phu cầu kỳ, còn nhà thờ đạo Tin Lành thường đi theo lối
kiến trúc hiện đại, đơn giản. Đặc biệt trong và ngoài nhà thờ Tin Lành không
có bất kỳ tượng ảnh nào, chỉ có cây Thập giá biểu tượng Chúa Giêsu chịu
nạn; ở bức tường phía trước ngoài nhà thờ thường vẽ (hoặc đắp) quyển Kinh
thánh. Bởi vì, họ cho rằng chính Kinh thánh đã nói nhiều đến việc không thờ
ảnh tượng: “Các ngươi chớ làm những hình tượng; hoặc hình chạm; hoặc hình
đúc; chớ dựng trong xứ mình một hòn đá nào có dạng hình, đặng xấp mình
trước mặt hình đó” [Lê-vi 26,1]; “… Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình,
cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia hoặc nơi đất thấp
này hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ quỳ lạy trước các hình tượng đó, và
cũng đừng hầu việc chúng nó” [Xuất hành 20, 4-5]; “Hình tượng là công việc
do tay người làm ra, hình tượng có miệng mà không nói, có tai mà không
nghe, có lỗ mũi mà chẳng ngửi, có tay nhưng không rờ rẫm, có chân nào biết
bước đi, cuống họng nó chẳng tiếng ra nào, phàm kẻ nào làm hình tượng và
nhờ cậy nơi nó đều giống như nó” [Thi thiên 115, 4-8].
Ngoài những quy định trên, các hệ phái Tin Lành đều khuyên răn tín
đồ không nên uống rượu, hút thuốc, không cờ bạc, cần cù lao động, tiết kiệm
không được hoang phí, chăm chỉ học tập phấn đấu, giữ gìn nề nếp đạo đức
trong gia đình và ngoài xã hội… Có những điều chỉ là lời khuyên răn nhưng
được thực hiện rất nghiêm túc trở thành tập quán của đạo Tin Lành. Những
luật lệ, lễ nghi cách thức hành đạo, những cơ chế và mối quan hệ trong đạo
cùng với những tập quán, lối sống đã tạo ra đặc điểm riêng của người Tin
Lành. Nếu là một tín đồ Tin Lành chân chính, họ sẽ sống giản dị, tự lập, cần
30
cù lao động, tiết kiệm, dân chủ, thương yêu mọi người và tuân thủ pháp luật.
Đạo Tin Lành đã được nhiều tầng lớp, giai cấp hưởng ứng và nhanh chóng tạo
được vị trí ở châu Âu từ khoảng cuối thế kỷ XVI, dần dần vươn xa tầm ảnh
hưởng của mình, không chỉ bó hẹp ở châu Âu mà còn tìm cách xây dựng chỗ
đứng ở các nước trên các châu lục khác, trong đó có Việt Nam.
Về tổ chức Giáo hội: Là một tôn giáo tách ra từ Công giáo nhưng so
với Công giáo, đạo Tin Lành là tôn giáo có tổ chức Giáo hội gọn nhẹ hơn,
hiệu quả và dân chủ. Do đó, điểm qua đôi nét tổ chức Giáo hội của Công giáo
để có cơ sở hiểu rõ quan điểm tổ chức Giáo hội của đạo Tin Lành.
Công giáo truyền nối và duy trì tổ chức Giáo hội của Kitô giáo từ khi
hình thành cho đến ngày nay. Chính vì thế, nói về tổ chức Giáo hội Công giáo
người ta thường được biết đến một hệ thống giáo quyền thống nhất, chặt chẽ,
quy củ và rất có hiệu lực để quản lý, hướng dẫn hoạt động hơn ba ngàn giám
mục, hơn nửa triệu linh mục và hơn một tỷ tín hữu ở 165 nước của tất cả các
châu lục. Hệ thống của tổ chức Giáo hội Công giáo chỉ có ba cấp hành chính
chính thức có tư cách pháp nhân trong Giáo hội, có thẩm quyền pháp lý giải
quyết các công việc về đạo, nhất là những việc có liên quan đến tổ chức, đó là:
giáo triều Vatican do Giáo hoàng đứng đầu; địa phận do giám mục đứng đầu và
giáo xứ do linh mục đứng đầu. Ngoài ra còn có các cấp trung gian mang tính
chất liên hiệp để giữ mối liên kết trong Giáo hội, như: giáo hạt, giáo tỉnh, giáo
miền. Giáo triều Vatican là cơ quan đầu não của Giáo hội Công giáo. Năm
1929, Mussolini đã ký với Giáo hoàng Pio XI hiệp ước công nhận Vatican là
một quốc gia riêng với diện tích 44 ha. Từ đó, Vatican vừa là cơ quan trung
ương của Giáo hội Công giáo vừa là một quốc gia độc lập; Giáo hoàng vừa là
người đứng đầu Giáo hội Công giáo, vừa là nguyên thủ nhà nước Vatican. Giáo
hội Công giáo có ba chức vị chính: giáo hoàng; hồng y, giám mục và linh mục.
Hồng y là tước hiệu được ban cho một số giám mục.
31
Đặc điểm của tổ chức Giáo hội Công giáo là: Duy nhất, Công giáo,
Thánh thiện và Tông truyền. Đạo Tin Lành cũng nhìn nhận những thuộc tính
đó, nhưng có những nội dung lại giải thích theo hướng khác. Đạo Tin Lành
cho rằng tính thống nhất không phải nói về một Giáo hội duy nhất, mà là sự
thống nhất giữa các tín hữu “trong thân thể thuộc linh của Chúa Kitô”; tính
phổ thông không phải ở “Hội thánh hữu hình” mà ở “Hội thánh vô hình”
mang ý nghĩa thuộc linh.
Với quan điểm đó, đạo Tin Lành không lập ra tổ chức Giáo hội mang
tính phổ quát chung cho toàn đạo như tòa thánh Vatican của Công giáo mà
theo hướng xây dựng các Giáo hội riêng rẽ, độc lập với những hình thức hoạt
động khác nhau theo từng hệ phái, hoặc theo từng quốc gia. Đường hướng tổ
chức ấy, các hệ phái Tin Lành giao quyền tự trị rộng rãi cho tổ chức Giáo hội
cơ sở (chi hội) với quyền bầu cử, ứng cử của từng cá nhân tín đồ.
Cấp Giáo hội bên trên là cấp trung ương, thường được gọi với những
tên khác nhau như Tổng hội, Tổng liên hội hay Hội đồng, Ủy ban… Đây là cơ
quan quyền lực cao nhất điều hành các công việc về tổ chức như phong chức,
điều chuyển các mục sư, truyền đạo, bổ nhiệm chủ tọa (quản nhiệm) các chi
hội, mở trường Kinh thánh, tổ chức các lớp bồi linh, ngưng chức và cách chức
các mục sư, truyền đạo. Cấp trung ương cũng được hình thành linh hoạt, tùy
thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cho phép. Thậm chí, ở một số hệ phái Tin
Lành còn cho phép giáo sĩ, tín đồ của mình tự do tách khỏi hệ phái này, tham
gia hệ phái khác, hoặc đứng độc lập.
Giữa hai cấp hành chính nói trên, một số Giáo hội Tin Lành lập ra cấp
trung gian, thường được gọi là giáo khu hay địa hạt. Ở những Giáo hội lớn,
cấp này cũng được quy định những quyền lực nhất định về tổ chức nhưng đối
với những Giáo hội nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp, nếu có cấp này thì cũng chỉ
là hình thức liên hiệp để hỗ trợ nhau trong sinh hoạt tôn giáo.
32
Tất cả các cấp hành chính của Giáo hội Tin Lành đều được bầu cử trực
tiếp qua phiếu kín. Sinh hoạt về tổ chức của các Giáo hội Tin Lành được thực
hiện thông qua đại hội đại biểu từ dưới lên theo thường niên và theo nhiệm kỳ
của cơ quan lãnh đạo. Đại hội các cấp của Giáo hội được gọi là Đại hội đồng có
vị trí đặc biệt quan trọng trong các hoạt động tôn giáo và xã hội. Tất cả các chủ
trương của Giáo hội về tôn giáo và xã hội đều được thảo luận kỹ ở Đại hội
đồng để cuối cùng quyết định theo đa số thông qua phiếu kín hoặc biểu quyết.
Đạo Tin Lành cũng có giáo sĩ như Công giáo, nhưng giáo sĩ đạo Tin
Lành có hai chức danh chính là mục sư và truyền đạo (giảng sư). Trên thực tế,
chức mục sư của đạo Tin Lành ngang hàng với chức linh mục của Công giáo -
người phụ trách đơn vị cơ sở của Giáo hội - chi hội hay giáo xứ. Mục sư Tin
Lành là người giảng lời Chúa cho tín đồ, thực hành các lễ Báp tem, Thánh
thể… và là người ứng cử các chức vụ Hội trưởng, Chủ nhiệm và Đoàn trưởng
Đoàn truyền giáo. Truyền đạo là các sinh viên đã tốt nghiệp trường Kinh
thánh, là những người có bổn phận giảng Tin Lành ở các chi hội (chưa có
quyền làm lễ Báp tem và hôn phối). Các hệ phái Tin Lành đều thực hiện việc
tuyển chọn và đào tạo chức danh mục sư, truyền đạo khá công phu ở các
trường Kinh thánh. Sau khi học xong, các chủng sinh về các chi hội tập sự
một thời gian với chức danh truyền đạo. Ít nhất sau hai năm nếu thấy đủ điều
kiện thì truyền đạo mới có thể được phong chức mục sư (chỉ riêng đối với
truyền đạo là nam). Hội đồng mục sư gồm ít nhất 7 người sẽ thẩm định nếu
đạt các tiêu chuẩn mới được làm lễ phong chức.
Mục sư và truyền đạo của đạo Tin Lành được quyền lấy vợ, lấy chồng
và sinh con nhưng không có thần quyền, nghĩa là không có quyền thay mặt cho
Thiên Chúa ban phúc, tha tội cho tín hữu, không phải là cầu nối trung gian
trong mối quan hệ giữa tín hữu với Thiên chúa. U.Zwingli cho rằng: “Vì sao
linh mục lại có thể giữ chìa khóa cửa tương giao giữa Thiên Chúa và kẻ thờ
phượng Ngài. Người thờ phượng Ngài chỉ đến với Ngài qua Chúa Giêsu, chứ
33
không phải qua linh mục” [123, 193-194]. Chức năng chủ yếu của mục sư và
truyền đạo là quản trị hội thánh cơ sở và truyền giảng Kinh thánh. Với quan
niệm như vậy, vị trí của mục sư và truyền đạo của đạo Tin Lành đối với tín hữu
không tuyệt đối như các chức vụ trong hàng giáo phẩm của đạo Công giáo.
Ngoài hai chức danh trên, trong các chi hội Tin Lành còn có một số
nam, nữ chấp sự. Chấp sự là người giúp việc về tài chính cho Hội thánh, giúp
mục sư và truyền đạo trong cả việc đạo và việc đời.
Về giáo phái: Đề cập đến giáo phái Tin Lành, thường hiểu theo nghĩa
rộng là những xu hướng thần học hoặc cách thừa hành đạo riêng. Là một tôn
giáo cách tân, thấm đượm tư tưởng tự do tư sản và đề cao vai trò của cá nhân,
do vậy tôn giáo này khá dân chủ và tự do trong việc tổ chức các giáo phái.
Đạo Tin Lành là một tổ chức đa giáo phái. Thực tiễn lịch sử gần 500 năm tồn
tại và phát triển của Tin Lành cho thấy: các giáo phái của nó vẫn tiếp tục xuất
hiện và tan vỡ. Chính vì lẽ đó cho đến nay chưa có kết luận chính xác về số
lượng các giáo phái trên toàn thế giới (có khoảng 300 tổ chức và hệ phái khác
nhau). Nguyên nhân của sự sôi động và đa dạng của các giáo phái Tin Lành
bắt nguồn từ đặc điểm về giáo lý, luật lệ, lễ nghi của tôn giáo này; từ tư tưởng
tự do tư sản, tự do cá nhân và đặc biệt từ chính sự đa dạng, khác biệt của các
nhóm, các tầng lớp xã hội với những quyền lợi về kinh tế, chính trị xã hội và
văn hóa rất khác nhau.
Các giáo phái Tin Lành có từ một triệu tín đồ trở lên trên thế giới
gồm: Tin Lành Báp tít có khoảng 70 triệu tín đồ; Tin Lành Giám lý có khoảng
60 triệu tín đồ; Tin Lành Ngũ tuần có khoảng 35 triệu tín đồ; Tin Lành Nhân
chứng Giêhôva có khoảng 30 triệu tín đồ; Tin Lành Trưởng lão có khoảng 25
triệu tín đồ; Tin Lành Giáo hội cộng đồng có khoảng 20 triệu tín đồ; Tin Lành
Cơ đốc Phục lâm có khoảng 15 triệu tín đồ; Tin Lành Phúc âm truyền giáo có
khoảng 10 triệu tín đồ; Tin Lành Thánh giáo có khoảng 10 triệu tín đồ; Tin
Lành Môn đệ đấng Christ có khoảng 3 triệu tín đồ; Tin Lành Mormons có
34
khoảng 2 triệu tín đồ; Tin Lành Mennonit có khoảng 1 triệu tín đồ; Tin Lành
Quaquer có khoảng 1 triệu tín đồ và Tin Lành Giáo hội Thống nhất có khoảng
1 triệu tín đồ. Trong đó Tin Lành Báp tít, Tin Lành Giám lý (Methodist), Tin
Lành Ngũ tuần (Pentecostal) là các giáo phái có tốc độ phát triển nhanh và
tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới.
1.1.2. Vai trò của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội
Đạo Tin Lành chỉ mới ra đời từ thế kỷ XVI nhưng sau gần 500 năm,
đạo Tin Lành phát triển rất mạnh và đến nay đã trở thành một tôn giáo quốc
tế, với số lượng tín đồ và phạm vi hoạt động đứng hàng thứ ba trên thế giới.
Với tốc độ phát triển và phạm vi hoạt động như vậy, đạo Tin Lành có những
ảnh hưởng tích cực và tiêu cực cơ bản sau đây trong đời sống xã hội.
Thứ nhất, những ảnh hưởng tích cực của đạo Tin Lành trong đời sống
xã hội.
Đạo Tin Lành góp phần đưa châu Âu thoát khỏi tình trạng trì trệ và
ngưng đọng của đêm trường trung cổ dưới sự cai trị của phong kiến và Giáo
hội Công giáo. Xã hội trung cổ như V.I.Lênin nhận xét là xã hội mà việc tạo
ra của cải vật chất nằm trong tay những người tiểu nông, những người khốn
cùng, bị lệ thuộc nhục nhã về mặt cá nhân và tối tăm về mặt trí tuệ. Xét về
mặt tinh thần, thời Tây Âu trung cổ là thời kỳ thống trị của tôn giáo và nhà
thờ. Nhà thờ và tu viện đồng thời là những tên đại địa chủ, chiếm hữu nhiều
ruộng đất. Ý thức tôn giáo nổi lên hàng đầu chi phối tất cả các hình thái ý
thức xã hội khác. Nhà thờ nắm trong tay quyền lực chính trị, luật pháp… Nhà
thờ là một tổ chức tập quyền hùng mạnh, thống trị châu Âu về tinh thần và
chính trị. Giáo lý, sinh hoạt của nhà thờ chi phối toàn bộ đời sống tinh thần,
văn hoá của xã hội và của từng gia đình. Lãnh chúa phong kiến thời kỳ này
chỉ sống trong những lâu đài thành quách đen kịt. Họ trang bị cho mình mũ
sắt, áo giáp sắt, trường thương để gây chiến tranh chiếm đoạt đất đai các lãnh
chúa khác. Trò văn hoá tiêu khiển duy nhất của họ là uống rượu và tỉ thí với
35
nhau đổ máu trên đấu trường. Các nhà bác học và thần học ít khi vượt khỏi sự
bình luận và giải thích Kinh thánh. Tín điều nhà thờ là điểm xuất phát của mọi
tư duy, và thế giới quan thời trung cổ chủ yếu là thế giới quan thần học, bênh
vực cho Thiên Chúa giáo. Tình trạng này của Tây Âu kéo dài từ thế kỷ IX đến
thế kỷ XV, các nhà sử học gọi là “Đêm trường trung cổ”. Tuy nhiên, trong nỗi
đau đớn, tạo cơ sở cho sự ra đời lịch sử tương lai của châu Âu. Giai cấp tư sản
trưởng thành muốn có một tôn giáo phù hợp với nó, một tôn giáo ít tốn thời
gian, không phức tạp về nghi lễ giáo lý. Sự chuyển tiếp từ xã hội phong kiến
sang chế độ tư bản là cơ sở xã hội nảy sinh và phát triển đạo Tin Lành. Đạo
Tin Lành đưa ra những nét phác thảo về tư tưởng dân chủ đã phê phán, tấn
công vào chế độ phong kiến, phê phán Giáo hội, đề cao giá trị con người, đòi
quyền tự do cá nhân. Trong hai mươi ba năm (1541 – 1564) giữ quyền cai trị
tối cao ở Geneve, Calvin củng cố giáo quyền và thế quyền, xây dựng cơ chế
dân chủ là “hội nghị tôn giáo” các cấp, thiết lập 4 phạm trù mục vụ với các
chức năng và quyền hạn riêng biệt để giải quyết các công việc về tổ chức, kể
cả việc quản lý xã hội. Cụ thể là:
- Học giả: Chuyên trách về học thuật và giáo dục nhằm giáo huấn
người dân và đào tạo mục sư.
- Mục sư: Đảm nhiệm các chức trách như giảng dạy, ban thánh lễ, thi
hành kỷ luật mục vụ, dạy dỗ và khuyên bảo người dân.
- Chấp sự: Coi sóc các cơ sở từ thiện như bệnh viện và các chương
trình xóa đói giảm nghèo.
- Trưởng lão: Được giao nhiệm vụ kiểm tra tư cách đạo đức của người
dân, thường chỉ là cảnh cáo, nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng có
thể đưa người vi phạm ra tòa án tôn giáo.
Đạo Tin Lành thiết lập một pháp chế đạo đức cho Giáo hội, hướng dẫn
các sinh hoạt và đạo đức của dân chúng, đồng thời muốn gia tăng sự thịnh
vượng và phúc lợi của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Về mặt tố tụng tại
36
tòa án tôn giáo cho thấy sự quan tâm của tòa này đối với đời sống gia đình,
đặc biệt là quyền lợi phụ nữ. Lần đầu tiên vào thời bấy giờ, tội ngoại tình của
nam giới cũng bị trừng phạt nghiêm khắc như đối với nữ giới, tòa án tôn giáo
cũng tỏ ra không khoan nhượng trong các trường hợp bạo hành trong gia
đình. Những nét phác thảo về dân chủ của đạo Tin Lành sau này chủ nghĩa tư
bản kế thừa và phát triển, tiêu biểu là các lý thuyết về dân chủ của Lốccơ,
Rútxô, Vônte … Song do hạn chế về lịch sử, về giai cấp cho nên trong các
học thuyết về dân chủ của họ không tránh khỏi những hạn chế và sai lầm,
song cũng có nhiều quan điểm có giá trị cống hiến vào kho tàng lý luận dân
chủ của nhân loại.
Đạo Tin Lành còn góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc ở châu Âu. Đế quốc Sáclơmanhơ thời cát cứ không chỉ bị phân chia
thành 3 nước chính là Tây Phrăng, Giécmanh và trung tâm của đế quốc La
Mã (Pháp, Đức và Ý sau này) và nhiều nước khác mà ngay trong một nước
cũng bị chia cắt, mỗi lãnh địa là một công quốc riêng do lãnh chúa đứng đầu
nhưng Giáo hội Công giáo với người đứng đầu là Giáo hoàng Rôma đã có
mặt khắp nơi trên lãnh thổ Tây Âu, thế lực của họ đã thẩm thấu vào từng tế
bào của xã hội phong kiến Tây Âu, khiến các phương diện của đời sống xã
hội đều có dấu ấn của Giáo hội. Văn hoá duy nhất thời kỳ này là các bài Kinh
thánh. Do mâu thuẫn với Giáo hội, Martin Luther công bố 95 luận đề; Luther
dịch “Thánh kinh” ra tiếng Đức, lấy quyền uy của “Thánh kinh” thay thế cho
quyền uy của giáo hoàng, dùng “công chính hóa đức tin” để thủ tiêu những
can thiệp hành chính của các chức sắc, và chủ trương xây dựng một “Giáo hội
liêm chính, tiết kiệm” mang tính dân tộc không bị giáo hoàng khống chế.
phong trào này lan rộng, các phong trào bị áp bức cũng lợi dụng tôn giáo, lợi
dụng sự cải cách tôn giáo để đấu tranh vì sự tồn tại của mình. Như ở Bắc Mỹ,
do bị đe dọa của nạn phân biệt chủng tộc, người Indian đã lợi dụng tinh thần
cải cách và tôn giáo truyền thống của bộ lạc mình để hình thành nên một số
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên

More Related Content

What's hot

XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ nataliej4
 
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-video
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-videoBảng tiêu-chí-đánh-giá-video
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-videoKham Sang
 
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânChương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânLe Khoi
 
Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần Thơ
Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần ThơĐề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần Thơ
Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần ThơDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...Minh Chanh
 

What's hot (20)

XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
 
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây BắcLuận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
 
Luận án: Di sản hóa ở Việt Nam ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội
Luận án: Di sản hóa ở Việt Nam ở huyện Phúc Thọ,  Hà NộiLuận án: Di sản hóa ở Việt Nam ở huyện Phúc Thọ,  Hà Nội
Luận án: Di sản hóa ở Việt Nam ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội
 
Đề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAYĐề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAY
 
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-video
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-videoBảng tiêu-chí-đánh-giá-video
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-video
 
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
 
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânChương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
 
Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần Thơ
Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần ThơĐề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần Thơ
Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần Thơ
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAYLuận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng tại Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng tại Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng tại Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng tại Hà Nội, HOT
 
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
 
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
 
Luận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAYLuận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCMĐề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
 
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOTLuận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
 

Similar to ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên

Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Man_Ebook
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...HanaTiti
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...OnTimeVitThu
 
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namMan_Ebook
 
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNHLUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNHOnTimeVitThu
 
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...nataliej4
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...OnTimeVitThu
 
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdfHÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdfHanaTiti
 
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...nataliej4
 
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAYLUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAYOnTimeVitThu
 

Similar to ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên (20)

Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
 
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
 
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
 
Luận văn: Văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở Lào Cai
Luận văn: Văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở Lào CaiLuận văn: Văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở Lào Cai
Luận văn: Văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở Lào Cai
 
Luận án: Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh, HAY
Luận án: Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh, HAYLuận án: Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh, HAY
Luận án: Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh, HAY
 
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNHLUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
 
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
 
60.Khóa luận li hôn.doc
60.Khóa luận li hôn.doc60.Khóa luận li hôn.doc
60.Khóa luận li hôn.doc
 
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình DươngQuản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
 
Tập quán trong sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Hmông, 9đ
Tập quán trong sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Hmông, 9đTập quán trong sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Hmông, 9đ
Tập quán trong sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Hmông, 9đ
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
 
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAYLuận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
 
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdfHÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
 
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
 
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAYLUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
 
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây NguyênẢnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- NGUYỄN VĂN LAI ĐẠO TIN LÀNH VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH – 2013
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- NGUYỄN VĂN LAI ĐẠO TIN LÀNH VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS Mã số: 62.22.80.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA Phản biện: 1. PGS.TS. Trƣơng Văn Chung 2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Tế 3. PGS.TS. Lƣơng Minh Cừ Phản biện độc lập: 1. PGS.TS. Trịnh Doãn Chính 2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Tế TP. HỒ CHÍ MINH – 2013
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan đây là công trình do tác giả nghiên cứu. Kết quả công trình nghiên cứu khoa học này là trung thực và chưa được công bố. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 3 năm 2013 Người thực hiện NGUYỄN VĂN LAI
  • 4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: ĐẠO TIN LÀNH VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN ................................................................................... 13 1.1. Khái quát về đạo Tin Lành và vai trò của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội...................................................................................................... 13 1.1.1. Khái quát về đạo Tin Lành ................................................................... 13 1.1.2. Vai trò của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội................................... 34 1.2. Những đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội và quá trình du nhập, phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên ........................................................................................................... 50 1.2.1. Những đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên – cơ sở xã hội cho sự du nhập và phát triển đạo Tin Lành ................................................................................................................ 50 1.2.2. Quá trình du nhập và phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên .............................................................................. 66 1.2.3. Nguyên nhân phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay............................................................................... 77 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 89 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐẠO TIN LÀNH VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN ..................................................................... 92 2.1. Những đặc điểm cơ bản hoạt động truyền giáo của đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên........................................ 92 2.1.1. Quá trình du nhập, phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên chủ yếu tập trung ở đồng bào dân tộc bản địa........... 93 2.1.2. Đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên sử dụng phương pháp truyền giáo khá phong phú, linh hoạt để thu hút tín đồ..... 98 2.1.3. “Mưa dầm thấm lâu” là phương châm của hoạt động truyền đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên................................... 100 2.1.4. Đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thường bị thế lực thù địch lợi dụng trong hoạt động truyền giáo ...................101
  • 5. 2.2. Ảnh hƣởng của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên ............................103 2.2.1. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đời sống kinh tế........................103 2.2.2. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đời sống chính trị.....................118 2.2.3. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đạo đức, lối sống ......................141 2.2.4. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo khác .........................................................................................................154 Kết luận chƣơng 2 .........................................................................................166 Chƣơng 3: XU HƢỚNG TIẾN TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC, PHÁT HUY YẾU TỐ TÍCH CỰC CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN............................................................169 3.1. Những nhân tố tác động và xu hƣớng tiến triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên........................................169 3.1.1. Những nhân tố tác động đến hoạt động của đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên ..............................................................169 3.1.2. Xu hướng tiến triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên..................................................................................................176 3.2. Những giải pháp định hƣớng nhằm hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực và phát huy yếu tố tích cực của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên ..........................192 3.2.1. Giải pháp về kinh tế, văn hóa, giáo dục................................................192 3.2.2. Giải pháp về hệ thống chính trị cơ sở và công tác cán bộ ....................204 3.2.3. Giải pháp về công tác vận động quần chúng và công tác tranh thủ chức sắc, tín đồ của đạo Tin Lành...................................................................213 3.2.4. Giải pháp thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước...........................................................................................219 3.2.5. Giải pháp về tăng cường hoạt động đối ngoại tôn giáo Tin Lành và công tác an ninh...............................................................................................223 Kết luận chƣơng 3………………………………………………….............232 PHẦN KẾT LUẬN CHUNG........................................................................234 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ...................................238 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................239 PHỤ LỤC.......................................................................................................249
  • 6. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là một hình thái ý thức xã hội, trong suốt quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, tôn giáo luôn chứng tỏ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, đa dạng, phức tạp, có liên quan chặt chẽ đến những biến động xã hội, sắc tộc và không ngừng tác động đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì thế, chính phủ của các quốc gia trên thế giới nói chung, Đảng và Nhà nước Việt Nam nói riêng luôn coi việc giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo là một nhiệm vụ có tính chiến lược, ổn định vấn đề dân tộc và tôn giáo là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế - xã hội nước ta phát triển. Đạo Tin Lành là một trong sáu tôn giáo lớn ở nước ta, có hệ thống giáo lý, luật lệ, lễ nghi, hệ thống tổ chức khác với các tôn giáo khác và đóng vai trò nhất định đối với đời sống xã hội. So với các tôn giáo từ bên ngoài vào Việt Nam, đạo Tin Lành có lịch sử du nhập muộn nhất, nhưng sau khi du nhập đạo Tin Lành nhanh chóng tìm được chỗ đứng cho mình trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Đây là địa bàn chiến lược của nước ta có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, là nơi tồn tại nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau và cũng là nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đang cư trú với trình độ sản xuất còn thấp kém, song đời sống văn hóa tinh thần rất đặc sắc và phong phú. Trong những năm gần đây, đạo Tin Lành ở Tây Nguyên phát triển với tốc độ nhanh trên diện rộng, nhiều hệ phái mới được hình thành, nhiều cơ sở thờ tự được xây mới, sửa sang khang trang hơn. Đồng bào dân tộc thiểu số sinh hoạt đạo ngày một đông và thường xuyên hơn. Quan niệm Thiên Chúa quan phòng, sinh hoạt đạo nhẹ nhàng, dân chủ, đạo Tin Lành đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Đạo Tin Lành bù đắp một phần những thiếu hụt về tinh thần, đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số
  • 7. 2 ở Tây Nguyên. Với giáo lý răn dạy con người sống tiết kiệm và một số chuẩn mực của đạo đức Tin Lành có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người; tác động tích cực đến suy nghĩ và hành động của một bộ phận đồng bào, phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, đạo Tin Lành ở Tây Nguyên đã phát sinh những hạn chế, tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội, như hiện tượng chia tách thành nhiều hệ phái, giành giật tín đồ giữa các hệ phái của Tin Lành và giữa tôn giáo Tin Lành với các tôn giáo khác dễ dẫn đến mâu thuẫn xung đột tôn giáo, phá vỡ khối đoàn kết dân tộc; một số nội dung trong giáo lý của đạo Tin Lành lạc hậu so với sự phát triển của xã hội; phá vỡ những tín ngưỡng tôn giáo truyền thống và làm mai một các phong tục, tập quán của cộng đồng dân tộc thiểu số; làm xáo trộn và rạn nứt các mối quan hệ xã hội, trong đó có việc gây mất đoàn kết nội bộ trong từng gia đình, dòng họ, buôn thôn, giữa những người theo đạo và những người không theo đạo… đang tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên, tạo kẽ hở cho bọn xấu khai thác lợi dụng. Thực tế, các thế lực thù địch và bọn phản động lưu vong thường xuyên lợi dụng chiêu bài vấn đề dân tộc, tôn giáo; dân chủ, nhân quyền; những khuyết tật, hạn chế của địa phương để kích động, chia rẽ, lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng ly khai, tự trị, tuyên truyền thành lập “Nhà nước Đềga”… hòng chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để phục vụ cho mưu đồ chính trị, tạo nên những nhân tố gây mất ổn định xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đời sống và an ninh trật tự trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Những tác động tiêu cực này thật sự là những lực cản trên con đường phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bên cạnh đó, công tác dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên thời gian qua đã bộc lộ những bất cập: cán bộ thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, cán
  • 8. 3 bộ chưa thật sự gần dân; các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư, Pháp lệnh… về tôn giáo chưa hoàn thiện nên đã ảnh hưởng nhất định đến công tác tôn giáo. Trước tình hình đó cần phải quan tâm nghiên cứu và có biện pháp phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực của đạo Tin Lành đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Đó là lý do tác giả chọn đề tài: “Đạo Tin Lành và ảnh hƣởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ Triết học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Đạo Tin Lành là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới và ở Việt Nam nên đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của không ít các nhà khoa học trong và ngoài nước. Các công trình đã công bố có thể khái quát thành các hướng chính sau: Thứ nhất, nghiên cứu về đạo Tin Lành và những đóng góp của đạo Tin Lành cho xã hội, phải kể đến các công trình sau: Max Weber (2010), Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản (Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu Quang dịch), Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu, trong đó tác giả đã làm rõ tinh thần của chủ nghĩa tư bản được hiểu như là tâm thế mở luôn hướng đến những cách giải quyết vấn đề mới, đối lập với óc thủ cựu; một thái độ tận tâm và chuyên cần đối với công việc vì chính công việc chứ không vì mục đích nào khác. Và như vậy, nền đạo đức Tin Lành đã trang bị cho con người một cách suy nghĩ và dẫn đến hành động tận tâm, hết sức mình vì công việc. Từ những vấn đề nghiên cứu, trình bày vai trò của đạo Tin Lành, tác giả cho rằng nền đạo đức Tin Lành chính là một trong những động lực tinh thần làm xuất hiện chủ nghĩa tư bản. TS. Trác Tân Bình (2007), Lý giải tôn giáo, Nhà xuất bản Hà Nội; TS. Đỗ Minh Hợp, TS. Nguyễn Anh Tuấn, TS. Nguyễn Thanh, Ths. Lê Hải Thanh (2005), Tôn giáo lý luận xưa và nay, Nhà xuất bản Tổng
  • 9. 4 hợp thành phố Hồ Chí Minh; Hoàng Tâm Xuyên (1999), Mười tôn giáo lớn trên thế giới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Những công trình này đi sâu nghiên cứu nhiều tôn giáo trên thế giới, phân tích tôn giáo, đạo Tin Lành ở nhiều khía cạnh khác nhau, đồng thời phác thảo những đóng góp cơ bản của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội. Trác Tân Bình, trong cuốn Lý giải tôn giáo đã khái quát quá trình phân nhánh của tôn giáo Kitô; phân tích lễ nghi của tôn giáo Kitô nói chung và Tin Lành nói riêng; đưa ra một số dẫn chứng về vai trò của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội; lý giải mối quan hệ giữa tôn giáo với khao học; phân tích sự phát triển đa nguyên của đạo Tin Lành, đó là nhiều giáo phái, giáo lý thì có điểm khác biệt, tư tưởng thần học thì đủ mọi màu sắc, quan điểm chính trị thì không thống nhất. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh và Lê Thanh Hải, trong tác phẩm Tôn giáo lý luận xưa và nay, từ trang 314-317 nhóm tác giả đã phân tích, làm rõ hoạt động tôn giáo. Hoạt động tôn giáo giữ một vị trí đặc biệt trong hệ thống hoạt động xã hội. Có hai hình thức hoạt động tôn giáo cơ bản là hoạt động thờ cúng và hoạt động ngoài thờ cúng. Nghiên cứu về vai trò của đạo Tin Lành, từ trang 461- 463 nhóm tác giả khẳng định: Nếu các vĩ nhân thời phục hưng chỉ cải cách tầng trên cùng của văn hóa nhờ phục hồi nguyên tắc nhân đạo và tự do tư tưởng, thì phong trào cải cách tôn giáo nối tiếp phục hưng và thực chất là sự phản ứng lại Giáo hội, đã giáng một đòn mạnh mẽ vào những cơ sở của Cơ đốc giáo… Phong trào cải cách tôn giáo đã đóng một vai trò to lớn trong số phận tiếp theo của Tây Âu, trong sự phát triển thành công của nó theo con đường tư bản chủ nghĩa. Hoàng Tâm Xuyên, trong cuốn Mười tôn giáo lớn trên thế giới, từ trang 629-641 tác giả đi sâu phân tích phong trào cải cách tôn giáo: cuộc cải cách tôn giáo của nước Đức và phong trào cải cách tôn giáo ở ngoài nước Đức với những bước thăng trầm khác nhau. Song, đối với phong trào cải cách
  • 10. 5 tôn giáo là một cuộc đấu tranh chính trị chống phong kiến, tranh thủ độc lập dân tộc mà giai cấp tư sản mới trỗi dậy lúc đó đã thông qua cải cách tôn giáo mà biểu hiện ra; Thông qua phong trào cải cách tôn giáo, cuộc cách mạng tư sản Anh và cách mạng tư sản Pháp, châu Âu của giai cấp tư sản thế kỷ XVIII đã giành được thắng lợi toàn diện. Thứ hai, nghiên cứu quá trình du nhập và tác động của đạo Tin Lành đến một số lĩnh vực ở Việt Nam; chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với đạo Tin Lành, có các công trình sau: GS. Đặng Nghiêm Vạn (2007), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đây là công trình mà tác giả đi sâu phân tích nhiều vấn đề khác nhau của tín ngưỡng, tôn giáo, như: Diễn biến của những định nghĩa về bản chất tôn giáo; Yếu tố cấu thành một hình thức tôn giáo; Vai trò văn hóa – xã hội của tôn giáo; Nhu cầu, vai trò và diễn biến tôn giáo trong đời sống; Đặc điểm tình hình tôn giáo ở Việt Nam; Chính sách tôn giáo và chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam… Đề cập đến đạo Tin Lành từ trang 335-340, tác giả có nhiều khái quát sâu sắc theo hướng mở, như: Mặt tích cực và hạn chế của đạo Tin Lành khi các giáo phái của đạo Tin Lành có tổ chức độc lập, có sắc thái riêng; ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo Tin Lành đến văn hóa truyền thống, đạo đức, lối sống của dân tộc Việt Nam. Viện Khoa học Công an (1996), Bước đầu tìm hiểu đạo Tin Lành ở nước ta, Hà Nội. Viện Khoa học Công an (1997), Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam, Thông tin chuyên đề, Hà Nội. Ths. Lại Đức Hạnh (2000), Đạo Tin Lành - Những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự ở Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ Công an, Hà Nội. Công trình này đi sâu phân tích tổ chức Giáo hội của đạo Tin Lành, các hệ phái Tin Lành; những hoạt động của đạo Tin Lành liên quan đến an ninh trật tự, từ đó đưa ra những giải pháp đảm bảo an ninh trật tự ở vùng có đạo Tin Lành. TS. Hoàng Minh Đô (2001), Đạo Tin Lành ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra
  • 11. 6 hiện nay cho công tác lãnh đạo, quản lý, Đề tài nhánh cấp nhà nước, Hà Nội. Công trình này đã khai thác sâu mối quan hệ trực tiếp giữa đạo Tin Lành với các lĩnh vực chính trị, đời sống xã hội và đời sống tâm linh ở Việt Nam hiện nay. Đó là những công trình nghiên cứu có giá trị, khá công phu về sự ra đời đạo Tin Lành, sự du nhập của đạo Tin Lành vào Việt Nam, và đặc biệt là ảnh hưởng của nó đối với đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội Việt Nam. Những công trình nghiên cứu trên tạo nên một cái nhìn tổng quan và xuyên suốt về đạo Tin Lành ở Việt Nam. Đáng chú ý hơn là công trình của Nguyễn Thanh Xuân (2002), Bước đầu tìm hiểu đạo Tin Lành trên thế giới và ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu công phu về quá trình hình thành đạo Tin Lành, luật lệ, lễ nghi, tổ chức Giáo hội của đạo Tin Lành, quá trình du nhập và phát triển đạo Tin Lành ở Việt Nam cùng những chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với đạo Tin Lành. Thứ ba, nghiên cứu về nguyên nhân phát triển cùng các hoạt động của đạo Tin Lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hoặc một địa phương của Tây Nguyên, có các công trình tiêu biểu sau: Nông Văn Lưu (1995), Thực trạng tình hình phục hồi, phát triển đạo Tin Lành ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh, Đề tài khoa học cấp Bộ Công an, Hà Nội. Công trình này đã khai thác, tìm hiểu sâu quá trình xâm nhập, phát triển đạo Tin Lành ở vùng dân tộc thiểu số miền núi nói chung và Tây Nguyên nói riêng; làm rõ những tác động, ảnh hưởng của sự phục hồi và phát triển đạo Tin Lành ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi đối với công tác an ninh trật tự. Trọng tâm của công trình này là phân tích các giải pháp công tác an ninh đối với sự phục hồi, phát triển đạo Tin Lành ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Đây là công trình nghiên cứu về đạo Tin Lành gắn với một địa phương khá sớm ở nước ta, phạm vi nghiên cứu giới hạn ở các tỉnh miền núi phía Bắc, song công trình lại có tính gợi mở cho nhiều hướng nghiên cứu mới. Đỗ Hữu Nghiêm
  • 12. 7 (1995), Đạo Tin Lành với các dân tộc ít người vùng Nam Trường Sơn - Tây Nguyên, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. Công trình khoa học này là sự tiếp nối và tạo nên tính hoàn chỉnh cho công trình trên của Nông Văn Lưu. Tác giả nghiên cứu quá trình du nhập và phát triển của đạo Tin Lành ở vùng miền núi phía Nam Trường Sơn - Tây Nguyên, lý giải và tìm ra nguyên nhân đạo Tin Lành phát triển mạnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trần Xuân Thu (1994), Nguyên nhân, điều kiện phục hồi và phát triển đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar những năm từ 1989-1994, Đề tài khoa học cấp Bộ Công an, Công an tỉnh Gia Lai thực hiện, Gia Lai. Đề tài này đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản của việc đạo Tin Lành phát triển mạnh trong một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên những thập niên 80, 90 của cuối thế kỷ XX. Nghiên cứu bối cảnh ra đời đạo Tin Lành, đặc điểm giáo lý, luật lệ, lễ nghi của đạo Tin Lành. TS. Nguyễn Văn Nam (2001), Đạo Tin Lành ở Tây Nguyên đặc điểm và giải pháp thực hiện chính sách, Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội. Công trình này cũng đã chú trọng nghiên cứu quá trình du nhập, phát triển và những biến động của đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, từ đó tác giả đưa ra những kiến nghị về việc quản lý của Nhà nước đối với đạo Tin Lành trên địa bàn Tây Nguyên. TS. Hoàng Tăng Cường (2004), Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách kinh tế văn hóa - xã hội trên địa bàn Tây Nguyên - những vấn đề đặt ra đối với an ninh trật tự, Đề tài khoa học cấp Bộ Công an, Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả của công trình này chú trọng nghiên cứu tác động của đạo Tin Lành đối với việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực, phát huy những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện chính sách kinh tế, văn hóa - xã hội trên địa bàn Tây Nguyên. Đại tá Đinh Ngọc Từng (2005), Đạo Tin Lành ở Đăk Lăk - Những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh trật tự, Đề tài khoa học cấp Bộ Công an, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
  • 13. 8 Công trình này đã đi sâu nghiên cứu và chỉ ra nguyên nhân phát triển đạo Tin Lành ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Đăk Lăk; đề xuất một số giải pháp cơ bản giải quyết những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự trong Tin Lành Đăk Lăk. Vương Thị Kim Oanh (2006), Nguyên nhân tâm lý xã hội của sự phục hồi, phát triển đạo Tin Lành trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh, Đề tài khoa học cấp Bộ Công an, Hà Nội. Trên cơ sở đi sâu nghiên cứu nguyên nhân tâm lý xã hội của sự phục hồi, phát triển đạo Tin Lành trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, tác giả đề xuất những giải pháp nghiệp vụ của lực lượng an ninh nhằm bảo đảm an ninh trên địa bàn Tây Nguyên. Đoàn Triệu Long (2006), Hoạt động truyền đạo Tin Lành trái phép ở Gia Lai – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ khoa học tôn giáo, Hà Nội. Tác giả đã khái quát quá trình du nhập và phát triển đạo Tin Lành ở tỉnh Gia Lai và làm rõ thuật ngữ truyền đạo trái phép. Trên cơ sở đó tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng truyền đạo trái phép và giải pháp đấu tranh chống truyền đạo Tin Lành trái phép ở Gia Lai. Nguyễn Thái Bình (2010), Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin Lành ở Gia Lai hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả của luận án tập trung nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguồn gốc, bản chất, chức năng của tôn giáo, một số hình thức tôn giáo trong lịch sử; phân tích Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của tôn giáo, đoàn kết lương giáo và về tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời với việc chống âm mưu lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo. Tác giả cũng tập trung phân tích việc thực hiện chính sách tôn giáo Tin Lành ở Gia Lai. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin Lành ở Gia Lai hiện nay. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu về nội dung nhất định trong Kinh thánh; một số tạp chí, tài liệu, văn bản, nghị quyết, chủ trương
  • 14. 9 chính sách của các tỉnh Tây Nguyên về tình hình tôn giáo, công tác tôn giáo đối với đạo Tin Lành, đó là: TS. Trương Như Vương (2005), Tìm hiểu quan niệm đạo đức trong Kinh thánh, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội. Công trình này của tác giả đã giải quyết tốt trên cả bốn trục: lịch sử, nghĩa ẩn dụ, trục đạo đức và trục ngoại suy. Tác giả tập trung lý giải một số vấn đề chung về Kinh thánh và khái quát một cách hệ thống những giá trị đạo đức phong phú (thiện và ác, hạnh phúc, lương tâm, công bằng) cùng những quan niệm về chuẩn mực đạo đức của bộ Kinh thánh. Mục sư N.C Âu Quang Vinh (2005), Những bước đầu trong niềm tin Cơ đốc (tài liệu dành cho tân tín hữu), Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội. Tác giả của công trình đã trình bày phương pháp cầu nguyện, phương pháp làm chứng, bí quyết đương đầu cám dỗ; tác giả đi sâu phân tích thánh lễ Báp tem, Tiệc thánh và ý nghĩa của thánh lễ Báp tem, Tiệc thánh. Ban Tôn giáo tỉnh Đăk Lăk (2007), Nghiên cứu thực chất phát triển đạo Tin Lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đăk Lăk và đề xuất giải pháp, Thành phố Ban Mê Thuột, Đăk Lăk. Đảng bộ tỉnh Kon Tum, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIII, Kon Tum, năm 2005. Đảng bộ tỉnh Gia Lai, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XIII, Pleiku, năm 2005. Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2005 – 2010, Đăk Lăk, năm 2006. Đảng bộ tỉnh Đăk Nông, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đăk Nông nhiệm kỳ 2005 – 2010, Đăk Nông, năm 2005. Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2006 – 2010), Lâm Đồng, năm 2006. Tuy nhiên, hầu hết các công trình trên hoặc là nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô, hoặc là nghiên cứu ở một lĩnh vực nhất định, một địa bàn cụ thể. Nghiên cứu quá trình du nhập, phát triển đạo Tin Lành cùng những ảnh hưởng của nó đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở
  • 15. 10 một địa bàn chiến lược của Việt Nam, trên thực tế chưa có một công trình nào trực tiếp bàn đến một cách toàn diện và có hệ thống. Với thực tế trên, luận án được triển khai trên cơ sở kế thừa những thành quả của các công trình đã công bố, từ đó phát triển một hướng đi khá độc lập cho mình, đó là đi sâu nghiên cứu đặc điểm giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức giáo hội và quá trình du nhập, phát triển của đạo Tin Lành cùng những ảnh hưởng của nó đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở một địa bàn cụ thể là Tây Nguyên. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án - Mục đích của luận án: Làm rõ đặc điểm giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức giáo hội của đạo Tin Lành và làm rõ ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm góp phần phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của đạo Tin Lành đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. - Nhiệm vụ của luận án: Thứ nhất, làm rõ quá trình hình thành và phát triển đạo Tin Lành cùng vai trò của đạo Tin Lành đối với đời sống kinh tế - xã hội. Thứ hai, phân tích các giai đoạn và nguyên nhân phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. Thứ ba, phân tích những đặc điểm hoạt động truyền giáo của đạo Tin Lành ở Tây Nguyên và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Thứ tư, đề xuất những giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
  • 16. 11 - Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án nghiên cứu đạo Tin Lành trên thế giới; quá trình du nhập, phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cùng những ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên giai đoạn từ năm 1986 đến nay. Tuy nhiên, để có tính liên tục và lôgíc, đề tài sẽ đề cập đến những vấn đề thuộc giai đoạn trước năm 1986. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và tôn giáo. - Phương pháp nghiên cứu: Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với một số phương pháp cụ thể: phân tích và tổng hợp; so sánh; lôgíc và lịch sử; phương pháp phỏng vấn; phương pháp điều tra xã hội học; sử dụng các kết quả nghiên cứu điều tra xã hội học của các công trình đã công bố ở nước ta có liên quan trực tiếp đến đề tài. 5. Cái mới của luận án Luận án có những đóng góp mới về khoa học sau đây: - Luận án phân tích có hệ thống dưới góc độ triết học ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính định hướng nhằm khắc phục tác động tiêu cực và phát huy ảnh hưởng tích cực của đạo Tin Lành đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
  • 17. 12 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, nhất là trong quá trình xây dựng và phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay. Về ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần nâng cao nhận thức về đặc điểm giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức giáo hội của đạo Tin Lành; làm rõ ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, như: Ảnh hưởng đến đời sống kinh tế; ảnh hưởng đến đời sống chính trị; ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống; ảnh hưởng đến văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo khác. Về ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào việc xây dựng những cơ sở, luận cứ khoa học để củng cố, hoàn thiện quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và công tác tôn giáo trong tình hình mới. Nội dung của những giải pháp mà luận án đưa ra có ý nghĩa khuyến nghị bổ ích đối với những cơ quan, cán bộ làm công tác tôn giáo Tin Lành ở Tây Nguyên hiện nay. Luận án được vận dụng có thể giúp các cơ quan và cán bộ làm công tác quản lý tôn giáo Tin Lành ở Tây Nguyên hiện nay được tốt hơn; góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy bộ môn Tôn giáo học, Triết học và những vấn đề liên quan đến Dân tộc học và Văn hóa học. Luận án cũng là tài liệu bổ ích cho những ai quan tâm nghiên cứu đạo Tin Lành nói chung và đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói riêng. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 3 chương, 6 tiết.
  • 18. 13 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 ĐẠO TIN LÀNH VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN 1.1. Khái quát về đạo Tin Lành và vai trò của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội 1.1.1. Khái quát về đạo Tin Lành Lịch sử hình thành đạo Tin Lành: Đạo Tin Lành ra đời từ phong trào cải cách tôn giáo lần thứ hai tại châu Âu thế kỷ XVI. Đây là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân sâu xa là do bối cảnh kinh tế - xã hội châu Âu lúc đó. Còn nguyên nhân trực tiếp xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo và Tin Lành chính là do khủng hoảng, trì trệ của Giáo hội Công giáo. Nếu như phong trào cải cách tôn giáo lần thứ nhất tại châu Âu thế kỷ XI dẫn đến sự phân hóa sâu sắc trong nội bộ Kitô giáo và dẫn đến sự xuất hiện của Chính thống giáo, thì cuộc cải cách tôn giáo lần thứ hai đã dẫn đến sự ra đời của Tin Lành và Anh giáo. Tôn giáo không phải do Thượng đế hay lực lượng siêu nhiên nào tạo ra hoặc tự nhiên mà có. Mỗi tôn giáo ra đời đều từ những cơ sở, tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội nhất định. Sự ra đời của Tin Lành ở châu Âu là kết quả tổng hợp của những biến động xã hội cả về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa tư tưởng. Về kinh tế: Cuối thời kỳ trung cổ ở châu Âu, cùng với sự suy yếu của chế độ phong kiến và Giáo hội Công giáo, một nhân tố mới đang hình thành, đó là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Phương thức sản xuất mới này ở giai đoạn đầu của nó còn rất giản đơn, dưới hình thức công trường thủ công. Đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa giai đoạn này là giai cấp
  • 19. 14 tư sản, đều xuất thân từ tầng lớp thị dân với thành phần khá phức tạp và chưa trở thành một lực lượng độc lập, còn nằm trong khuôn khổ phong kiến. Từ nửa cuối thế kỷ XV trở đi, với việc mở rộng những con đường hàng hải mới và những phát kiến lớn về địa lý, giai cấp tư sản ngày càng phát triển và đẩy nhanh quá trình tích lũy nguyên thủy. Đồng thời giai cấp tư sản từng bước giành được sự độc lập và ảnh hưởng khá mạnh đến nhiều mặt của đời sống xã hội ở châu Âu. Giai cấp tư sản càng mở rộng lực lượng, càng thúc đẩy những yêu cầu mới. Trong đó yêu cầu về kinh tế, giai cấp tư sản cần vốn và sức lao động nhưng cả hai đều bị Giáo hội Công giáo và thế lực phong kiến kìm hãm. Để tích lũy vốn và giải phóng sức lao động, giai cấp tư sản phải có những hoạt động cần thiết đối với Giáo hội Công giáo, với chế độ phong kiến. Như vậy, Đạo Tin Lành bắt nguồn từ chính tồn tại của xã hội, đó là mầm mống kinh tế tư bản đang lên, giai cấp tư sản đang hình thành và sự thối nát của quan hệ sản xuất phong kiến. Với quá trình đang hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu, trong đó nét đặc sắc là giai cấp tư sản mới hình thành đại biểu cho lực lượng sản xuất mới tấn công trực diện vào chế độ phong kiến châu Âu đang suy tàn cùng với các trở lực gắn liền với nó qua hàng ngàn năm của đêm trường trung cổ. Sự thắng thế về kinh tế của phương thức sản xuất chủ nghĩa tư bản đang hình thành tạo những điều kiện vật chất làm cơ sở cho những đảo lộn trong đời sống xã hội. Về chính trị - xã hội: Chế độ phong kiến ở châu Âu cuối thế kỷ XV đã bước vào giai đoạn suy yếu. Mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ, quý tộc với giai cấp nông dân và tầng lớp thị dân ngày càng gay gắt. Trong cơ cấu giai cấp của các xã hội châu Âu lúc này đã xuất hiện tầng lớp tư sản với tư tưởng cấp tiến đang lên khao khát lật đổ chế độ phong kiến giành chính quyền và xóa bỏ ý thức hệ Công giáo – chỗ dựa tinh thần của chế độ phong kiến, đã trở thành lực cản cho quá trình phát triển của xã hội mới, tư tưởng mới – tư tưởng
  • 20. 15 tư sản, xã hội tư sản. Quá trình xóa bỏ rào cản đó được thực hiện gián tiếp bằng phong trào cải cách Công giáo. Cuộc cải cách tôn giáo là một phong trào chính trị - xã hội với quy mô tương đối lớn, đó chính là cuộc đấu tranh chính trị chống phong kiến đến hồi suy tàn; phong trào này “dóng lên tiếng chuông cáo chung của chủ nghĩa phong kiến. Cơ cấu xã hội ổn định hồi trung thế kỷ tan rã nhanh chóng… nông dân, thị dân và thương nhân bắt đầu bước lên vũ đài chính trị, khiến cho những người đang được hưởng lợi, trong đó bao gồm thượng tầng giáo hội, cảm thấy kinh hoàng” [125, 629]. Như vậy, đúng như Ph. ngghen nhận xét: Ngay trong thời kỳ cải cách tôn giáo vấn đề trước hết vẫn là lợi ích hết sức rõ ràng của giai cấp. Những cuộc đấu tranh đó cũng là cuộc đấu tranh giai cấp. Sự ra đời của đạo Tin Lành còn là kết quả của sự khủng hoảng đến mức trầm trọng về uy tín của Giáo hội Công giáo xuất phát từ những tham vọng quyền lực trần thế và từ sự sa sút về đạo đức của hàng giáo phẩm. Núp dưới ngọn cờ của Giáo hội Công giáo những đòi hỏi về quyền uy và lợi ích càng lớn dần lên, trong khi đó bộ mặt đạo đức của những người có chức sắc đang ngày càng lộ rõ chân tướng xấu xa trần tục. Về văn hóa - tƣ tƣởng: Phong trào cải cách tôn giáo cũng là kết quả tổng hợp của các tiền đề tư tưởng đang hình thành trong lòng xã hội châu Âu lúc đó. Trước hết, đó là kết quả của sự lúng túng và bế tắc của nền thần học kinh viện thời trung cổ mà Giáo hội Công giáo ra sức bảo vệ. Cùng với nó là sự tiếp nhận ngày một cởi mở hơn những ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện của phong trào văn hóa phục hưng diễn ra từ những năm 50 của thế kỷ XV cho đến thế kỷ XVII. Tinh thần nhân bản, phục hưng và chủ nghĩa tự do tư sản đã thổi một luồng gió mới vào đời sống xã hội châu Âu đang chuyển mình. Những nhân tố mới ấy lan tỏa vào các lĩnh vực từ chính trị, nghệ thuật, văn chương cho tới khoa học và tôn giáo. Cùng với những tác nhân trên, sự tác động mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa nhân văn và đặc biệt là chủ nghĩa tự do châu Âu đã mang đến cho nhân loại một nhận thức mới về
  • 21. 16 nhân sinh quan, thế giới quan và do đó tạo nên cơ sở cho sự nảy sinh các trào lưu tư tưởng, các tư duy triết học mới. Với những nguyên nhân sâu xa nêu trên làm cơ sở để quần chúng tín đồ đòi hỏi phá bỏ vòng trói buộc, phá bỏ những cơ cấu thối nát, những lễ nghi cổ hủ, những quy chế rườm rà và nặng nề cản trở xu hướng tiến bộ của xã hội thị dân. Cải cách tôn giáo thế kỷ XVI nhằm phá bỏ những ràng buộc nặng nề của thần quyền và tổ chức Giáo hội cũ, xây dựng một Giáo hội mới, với nghi thức đơn giản, nhẹ nhàng hơn, đáp ứng tối đa sự tự do cá nhân trong xã hội tư sản. Khởi xướng cho phong trào cải cách tôn giáo là Martin Luther (1484 – 1546), tiến sĩ thần học, giáo sư trường đại học Wittenberg - người sau này trở thành lãnh tụ của đạo Tin Lành. Martin Luther là người chịu ảnh hưởng bởi một nền giáo dục hà khắc từ gia đình và trường học. Từ nhỏ ông đã ám ảnh về tôn giáo trừng phạt bởi sự chết chóc và hỏa ngục. Trong những năm tháng vào tu dòng n sĩ Augustin, dù luôn gò mình trong khuôn khổ kỷ luật, ông vẫn không tìm được sự thanh thản trong tâm hồn, dục vọng và tội lỗi vẫn còn đó, Luther luôn lo sợ hình phạt cho đời sau. Khi đọc sách thần bí đề cao lòng tin vào Chúa, ông bất ngờ đọc được “Con người được công chính hóa nhờ đức tin chứ không do việc làm của lề luật”. Từ đó, Luther tin tưởng đã tìm thấy niềm tin làm vợi nỗi lo âu. Chính trong tâm trạng đó, ông đã khám phá ra con đường giải thoát đồng thời xây dựng cho mình một giáo thuyết riêng. Martin Luther chủ trương thuyết truyền định theo số mệnh, chỉ nhận Thánh kinh, chối bỏ Thánh truyền, phủ nhận quyền tối thượng của Giáo hoàng, chối từ màu nhiệm biến thể trong Thánh thể, kết án vấn đề ân xá, không công nhận giá trị lời tu thệ. Xuất phát từ tư tưởng đó, tại Wittenberg (nước Đức), ngày 31 tháng 10 năm 1517, Martin Luther công bố "Chín mươi lăm luận đề" về vấn đề ân xá và quyên tiền xây thánh đường. Đây là màn mở đầu cho cải cách tôn giáo.
  • 22. 17 Ông kịch liệt lên án việc lợi dụng danh thánh để bóc lột dân chúng của Giáo hoàng và giáo quyền độc tài của giáo hội Rôma. Trong "Chín mươi lăm luận đề", ông chĩa mũi nhọn vào việc chống lại Giáo hoàng, tố cáo tính giả dối trong những lời lẽ thánh thiện nhằm che dấu cuộc sống tiền bạc sa đọa của những người tự xưng là "thay mặt Chúa". "Chín mươi lăm luận đề" về ân xá của Martin Luther đã tạo ra công luận phê phán Giáo hội Rôma và đòi bãi bỏ đẳng cấp giáo sĩ, giải tán các nhà tu, xoá hết quyền lực của Giáo hoàng. Ông đưa ra quan niệm mới về quyền tự do, mỗi người có quyền giải thích Kinh thánh riêng theo Thánh linh và chủ trương phát triển một nền triết học tự do phê phán. Những quan niệm mới của Luther đã thức tỉnh giới trí thức, những nhà nhân bản học vốn đã quá chán ghét nền thần học cũ kỹ với những quan niệm khắt khe. Tư tưởng cải cách của Luther đã được đa số lực lượng xã hội, các lãnh chúa và thị dân Đức ủng hộ, nhất là số người mang tư tưởng bất bình với Giáo hội Rôma, chủ trương chống lại La Mã. Cũng như nhiều nước châu Âu, các tác phẩm và giáo thuyết của Martin Luther đã vượt qua biên giới Đức tràn vào nước Pháp. Sự háo hức với những điều mới lạ đã thu hút giới trí thức Pháp. Xã hội Pháp hưởng ứng giáo thuyết của Luther với nhiều động cơ khác nhau. Một số ủng hộ giáo thuyết mới, hy vọng khỏi nộp thuế cho Toà thánh, một số linh mục ủng hộ việc bãi bỏ luật độc thân... Nhiều nhóm Tin Lành xuất hiện nhưng chưa có một tổ chức hay một giáo thuyết rõ rệt. Đồng thời với Đức, Pháp, ở Thụy Sĩ, Zwingli cũng phát động phong trào cải cách tôn giáo khắp các thành phố. Vào những năm cuối thế kỷ XV, Liên bang Thụy Sĩ chia thành 13 tổng. Mỗi tổng có tổ chức hành chính biệt lập với những tập tục riêng. Hầu hết các thành phố ở Thụy Sĩ đều có toà giám mục và các tu viện lớn, là trung tâm thương mại thịnh vượng, làm xuất hiện
  • 23. 18 một giai cấp trưởng giả, ưa tự do, mong muốn đoạt quyền các giám mục nên sẵn sàng ủng hộ chủ trương chống Giáo hội của Zwingli. Chủ trương không từ bỏ vũ lực để truyền giáo ở phía bắc Thụy Sĩ, đang mâu thuẫn gay gắt với những vùng còn lại trung thành với Công giáo, phong trào cải cách của Zwingli mau chóng ảnh hưởng khắp các thành phố ở Thụy Sĩ. Từ trung tâm Đức, Thụy Sĩ, phong trào cải cách tôn giáo nhanh chóng phát triển lan rộng sang các nước Pháp, Hà Lan, Scotland, Anh, Na Uy, Đan Mạch. Tại Pháp, Jean Calvin (1509 – 1564) chịu ảnh hưởng tư tưởng cải cách của Martin Luther, năm 1546 đã công bố một tác phẩm đồ sộ về cải cách thần học: “Nguyên lý Kitô giáo”. Trong tác phẩm này, chủ trương của ông còn cấp tiến hơn Martin Luther, bởi Jean Calvin đưa ra tư tưởng thần học tiền định luận “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, cho rằng thành công và thất bại của con người trong cuộc sống hiện thực là tiêu chí của dân được chọn và dân bị vứt bỏ, những người chí phú phát tài trong sản xuất xã hội đều là dân chọn của Thiên Chúa. Ông còn ca ngợi phẩm chất “liêm khiết tiết kiệm”, “kìm chế bản thân” và “thanh bần” trong cuộc sống của tín hữu Kitô, để mọi người hăng hái theo đuổi thành công thì phải ra sức làm việc, và đồng thời phải lấy việc khắc chế như cấm dục để tích tụ tài sản. Ph. ngghen chỉ rõ: Những tín điều của Calvin phù hợp với nhu cầu của con người dũng cảm nhất trong giai cấp tư sản lúc bấy giờ. Học thuyết tiền định của ông ta chính là phản ánh một cái sự thực về mặt tôn giáo dưới đây: Trong thế giới cạnh tranh buôn bán, thành công hoặc thất bại không quyết định ở hoạt động và tài trí của một cá nhân, mà quyết định ở cái tình huống mà anh ta không thể chi phối được. Cái có tác dụng quyết định không phải là ý chí hoặc hành động của một người, mà là ở sự sắp đặt điều khiển của lực lượng kinh tế tối cao không thể biết được. Dưới sự ủng hộ của giai cấp tư sản, phong trào cải cách tôn giáo nhanh chóng phát triển và đến cuối thế kỷ XVI hình thành một tôn giáo mới tách khỏi
  • 24. 19 Công giáo ở hầu hết các nước ở châu Âu và có tổ chức truyền giáo chuyên nghiệp gọi là đạo Tin Lành. Đạo Tin Lành có nhiều tên gọi khác nhau. Ở các nước Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ… gọi là đạo Thệ phản (phản đối, phản kháng lại giáo hội cũ là Công giáo và Chính thống giáo). Ở các nước Bắc Mỹ và một số nước khác gọi là đạo Cải cách hoặc Tân giáo. Còn các giáo sĩ của Hội Cơ đốc và Hiệp hội Phúc âm truyền giáo (CMA) thì gọi là đạo Tin Lành. Nội dung và đặc điểm về giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức giáo hội, giáo phái của đạo Tin Lành Về Giáo lý: Luận điểm chung mà các nhà cải cách (Luther, Zwingli, Calvin) đưa ra là: “Cơ đốc giáo là đạo chân chính duy nhất của Đức Chúa Trời, do sự lạm dụng sai lạc quá đáng của Giáo hội Công giáo thời trung cổ mà đạo bị tha hoá, biến chất nên phải cải cách, phải trở lại với tinh thần Cơ đốc giáo sơ khai thời các sứ đồ” [96, 6-7]. Với đường hướng trên, so với Thiên Chúa giáo, đạo Tin Lành có một số khác biệt sau: Tư tưởng được coi là chủ đạo, xuyên suốt và chi phối mọi hoạt động tôn giáo của đạo Tin Lành đó là học thuyết về mối quan hệ trực tiếp giữa con người và Thiên Chúa. Theo quan niệm của Tin Lành, "Thiên huệ" (ơn Thiên Chúa) là do Chúa trực tiếp ban cho con người không thông qua Giáo hội. "Sự cứu tinh" chỉ đạt được nhờ lòng tin cá nhân của con người hướng tới Thiên Chúa, được Thiên Chúa ban cho. Xuất phát từ quan niệm này, mọi vấn đề thuộc về giáo lý, giáo luật Tin Lành đều xoay quanh việc tuyệt đối đề cao đức tin. Người Tin Lành cho rằng cốt lõi mọi vấn đề đều nhằm mục đích hướng lòng tin cá nhân của con người về với Chúa để được sống trong tình yêu thương của Chúa, được Chúa che chở, nâng đỡ, cưu mang. Từ quan niệm này, Tin Lành đã xây dựng cho mình một hệ thống lý thuyết riêng khác hẳn so với các tôn giáo khác. Nếu các Giáo hội Kitô quan
  • 25. 20 niệm về một đấng Cứu Thế sáng láng vô cùng, vô hình vô tượng, vô thuỷ vô chung, rằng Chúa ở chốn Thiên đàng, chỉ hiện diện ở những nơi linh thiêng, huyền bí, tín đồ muốn thấu tỏ lời Chúa phải thường xuyên tới nhà thờ, phải xưng tội qua giáo sĩ (linh mục) - người thay mặt Chúa chăm sóc phần hồn cho các con chiên của Chúa ở trần gian. Tin Lành quan niệm về Chúa và mối liên hệ của con người với Thiên Chúa được biểu hiện một cách cụ thể hơn, đơn giản hơn. Nếu ở Công giáo và Chính thống giáo, con đường từ đức tin đến với Thiên Chúa xa xôi cách trở bao nhiêu thì ở Tin Lành, Chúa gần gũi thân thuộc bấy nhiêu. Tin Lành cho rằng Thiên Chúa không có gì xa cách, ngài chế ngự thế gian và ở trong đức tin của con người hướng về Thiên Chúa. Do ảnh hưởng bởi quan niệm về mối liên hệ trực tiếp giữa con người và Thiên Chúa nên ở Tin Lành đức tin được đặc biệt đề cao, con đường từ đức tin đến với Thiên Chúa không qua khâu trung gian, tín đồ Tin Lành cầu nguyện, xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa và tuỳ thuộc vào niềm tin của con người hướng tới Thiên Chúa, Chúa trực tiếp ban lại cho con người mọi điều bình an may mắn. Đây là một trong những quan niệm đổi mới của Tin Lành, một bước cải tiến quan trọng trong đời sống đức tin khiến người ta cảm thấy Chúa thật gần gũi, Chúa thực sự tồn tại trong tâm mỗi người và xét ở góc độ tôn giáo, Tin Lành đã phần nào đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân muốn thoát khỏi xiềng xích phong kiến và hệ thống lễ giáo hà khắc để vươn tới tự do. Học thuyết này không những đem lại cho con người một nhận thức mới về đức tin mà còn phá bỏ địa vị đứng đầu quyền lực Giáo hội đối với chính quyền thế tục và vai trò thống trị của Giáo hội Công giáo và Giáo hoàng La Mã, khiến người ta cảm thấy niềm tin vào Chúa là ý nguyện tự do ở mỗi cá nhân và Chúa của Tin Lành thật gần gũi, dễ tiếp nhận. Về Kinh thánh, Tin Lành không công nhận các sách thuộc dòng Ma- ca-bê mà chỉ công nhận Kinh thánh Cựu ước và Tân ước.
  • 26. 21 Điểm nổi bật thể hiện trong giáo lý Tin Lành là tư tưởng tuyệt đối đề cao vị trí Đức Chúa Trời, Đức Chúa ba ngôi chiếm vị trí hoàn toàn độc quyền và Thiên huệ Thiên Chúa tạo ra sự sáng cho loài người, được những người theo Tin Lành đặc biệt ca tụng. Nếu vị trí của đức mẹ Maria được các Giáo hội Kitô đề cao thì Tin Lành lại gạt bỏ các tín điều nói về phép thiêng huyền bí về bà. Tin Lành thừa nhận Chúa Giêsu được sinh hạ bởi bà Maria, song không thừa nhận bà là đức trinh nữ vô nhiễm nguyên tội. Theo Tin Lành, bà Maria là người thường trần tục được Chúa cha lựa chọn là người sinh hạ Chúa con thông qua phép thiêng Chúa cha ban cho, vì vậy sau khi sinh hạ, bà Maria không thể đồng trinh. Tin Lành bác bỏ việc suy tôn bà Maria và không đồng tình với việc suy tôn bà lên hàng Thánh mẫu. Theo giáo lý Tin Lành, ngoài 3 ngôi (cha, con và thánh thần) còn có các thánh, nhưng Tin Lành không lạy thờ họ. Nếu Công giáo phải đưa ra những hình phạt khủng khiếp để điều chỉnh mối quan hệ trong xã hội loài người thì ngược lại, Tin Lành cũng cho rằng có thiên đường - hỏa ngục nhưng không dùng nó để mê hoặc, răn đe con người như đạo Công giáo, cũng không thể có chuyện phạm tội rồi lại nhờ bùa phép hoặc ân huệ nào đó mà trở nên hết tội. Trong Kinh thánh có ghi: “Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu thì sẽ chẳng được vào Nước Trời”[Matthêu 5, 20] và “Đối với những kẻ ghét Ta, Ta phạt con cháu đến ba bốn đời vì tội lỗi của cha ông. Còn với những ai yêu mến Ta và giữ các mệnh lệnh của ta, thì ta trọn niềm nhân nghĩa đến ngàn đời”[Xuất hành 20, 5-6]. Cuốn sách “Chân giả luận” cũng nêu rõ “Người nào đặt lòng tin nơi cứu Chúa Giêsu, biết làm việc lành, dù ở trong hoàn cảnh nghèo hèn, nhưng tâm trí được bình an, lúc chết linh hồn được trở về cùng Đức Chúa Trời; người nào nghịch mạng Chúa, làm điều ác, dù được sống trong vinh hoa phú quý đời này, nhưng sau khi chết
  • 27. 22 linh hồn phải sa xuống hỏa ngục”[93, 34-35]. Ở đạo Tin Lành đặc biệt đề cao lý trí trong đức tin và chỉ đức tin mới đưa đến chỗ cứu rỗi, vì vậy niềm tin tôn giáo là cốt lõi mọi vấn đề và việc hướng con người vào các chuẩn mực, đạo đức xã hội cũng phụ thuộc vào việc con người có tin và tự giác thực hiện hay không. Xuất phát từ tư tưởng không trọng hình thức, Tin Lành bác bỏ thuyết luyện ngục của Thiên Chúa giáo, cho rằng việc đưa xác chết tín đồ vào ngục luyện tội như Thiên Chúa giáo là làm tổn thương đến sự cứu chuộc của Chúa Giêsu trên thập tự giá. Linh hồn con người hoàn toàn được cứu rỗi, được trở về Thiên đàng như một nguyên lý tất yếu, tuy nhiên khi sống ở trần gian, con người cần phải tận tâm yêu kính Chúa, hối lỗi thật thà, gương mẫu. Đạo Tin Lành tin trong Chúa Giêsu có hai bản tính "trời và người". Do đó, trong nhà thờ Tin Lành không có ảnh tượng. Về lễ nghi và luật lệ: Theo nghĩa thông thường, lễ nghi là hình thức thờ phụng, là cách thức sinh hoạt của một tôn giáo. Lễ nghi còn là hình thức biểu hiện của đức tin tôn giáo. Mỗi tôn giáo có những lễ nghi riêng và bao giờ cũng mang nội dung văn hóa. Có tôn giáo lễ nghi được thay đổi theo thời gian cùng với quá trình phát triển, chịu những tác động của xã hội nhưng cũng có tôn giáo, lễ nghi vẫn giữ nguyên như khi nó hình thành. Lễ nghi Kitô giáo được hình thành từ rất sớm, chủ yếu dưới chế độ phong kiến La Mã. Lễ nghi Kitô giáo được Giáo hội Công giáo truyền nối, duy trì và hầu như ít có sự thay đổi theo thời gian. Lễ nghi Công giáo tập trung chủ yếu trong bảy Thánh lễ (gọi là bảy phép bí tích). Thứ nhất, Bí tích Rửa tội Thứ hai, Bí tích Thêm sức (lễ Bổ thục) Thứ ba, Bí tích Giải tội Thứ tư, Bí tích Thánh thể (thánh lễ Mi-sa) Thứ năm, Bí tích sức dầu bệnh nhân Thứ sáu, Bí tích Truyền chức thánh Thứ bảy, Bí tích Hôn phối.
  • 28. 23 Đạo Tin Lành chỉ thực hiện hai trong bảy phép đạo nói trên, đó là: phép Rửa tội (đạo Tin Lành gọi là phép Báp tem) và phép Thánh thể (đạo Tin Lành gọi là Tiệc thánh). Bởi vì, đạo Tin Lành cho rằng chỉ có hai phép này được chính Chúa Giêsu thiết lập và ghi trong Kinh thánh. Luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo của Công giáo chịu ảnh hưởng của nghi lễ phong kiến La Mã - rườm rà, cầu kỳ, trọng hình thức, lấy lễ là chính. Khi đạo Tin Lành ra đời, với quan niệm mới về lễ nghi và cách thức hành đạo, những luật lệ, lễ nghi truyền thống của Công giáo mới được cải sửa. Do chịu ảnh hưởng của lối sống tư sản, nghi lễ tôn giáo ở Tin Lành được tiến hành đơn giản, không cầu kỳ, không rườm rà. Đạo Tin Lành phản đối các nghi lễ phức tạp, bày vẽ và nô lệ như phạt đánh roi dâu vào người có tội. Các nghi lễ của Tin Lành không cần thông qua giáo sĩ, điểm cơ bản là tín đồ Tin Lành trực tiếp xưng tội với Thiên Chúa ở bất cứ địa điểm nào, không cần đến nhà thờ, không cần thông qua giáo sĩ. Chính đặc điểm này tạo cho Tin Lành một phong cách tôn giáo riêng, dễ nhận biết, đó là sự đơn giản về hình thức. Nếu so sánh quan niệm và cách thức thực hiện các phép đạo (phép Báp tem và Tiệc thánh) giữa Tin Lành và Công giáo có sự khác nhau cụ thể như sau: Trong phép Báp tem, Công giáo cho rằng Bí tích rửa tội là để rửa sạch tội tổ tông truyền trở thành tín hữu, được gia nhập Hội thánh và nhất là được tái sinh trong ngày phán xét cuối cùng; thì đạo Tin Lành lại quan niệm việc chuộc tội cho loài người, kể cả tội của A-đam và Ê-va mắc phải thuở xưa đã có Chúa Giêsu chịu nạn, chịu chết chuộc cho rồi. Việc thực hiện nghi lễ Báp tem cũng không phải là điều tuyệt đối cần thiết để có sự cứu rỗi, mà là sự thay cũ đổi mới của mỗi con người, một “sự liên lạc bằng lương tâm và lý trí với Thiên Chúa” [Phi-e-rơ I. 3, 21]. Công giáo thực hiện Bí tích Rửa tội đối với trẻ sơ sinh, sinh ra trong gia đình Công giáo; đối với người lớn mới theo đạo phải qua thời kỳ chuẩn bị
  • 29. 24 kỹ về mặt tâm lý và phải xám hối về tội mới mắc phải. Đạo Tin Lành chỉ làm phép Báp tem cho người đủ tuổi cần thiết để hiểu được lẽ đạo, biết ăn ở trong sạch và không phạm tội. Dù thực hiện bằng cách dìm mình xuống nước hay vẩy nước thì người chịu phép Báp tem đều phải tuyên nhận đức tin của mình đối với Thiên Chúa. Bí tích Thánh thể hay phép Mình Thánh Chúa, cả Công giáo và Tin Lành đều tin rằng phép đạo này được chính Chúa Giêsu thiết lập như nói trong Kinh thánh Tân ước. Tại “Bữa Tiệc ly” Chúa Giêsu đã bẻ bánh đưa cho các môn đồ và nói rằng “Hãy ăn đi, này là thân thể ta”; sau đó rót rượu đưa cho các môn đồ và nói rằng “Hết thảy hãy uống đi; vì này là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội” [Matthêu 26, 26-28, phần Sự lập Tiệc thánh và Cô-rinh-tô I.11, 23-26]. Song, giữa Công giáo và Tin Lành về Bí tích này lại quan niệm và thực hiện khác nhau. Công giáo cho rằng qua Bí tích Thánh thể sự màu nhiệm của công cuộc cứu chuộc của Thiên Chúa sẽ được tiếp tục; qua Bí tích Thánh thể mà Chúa Giêsu hiện diện giữa loài người, nhờ đó mà người tín hữu được trực tiếp thông công với Thiên Chúa. Với quan niệm như vậy, Công giáo cho rằng Bí tích Thánh thể “là đỉnh cao của nguồn mạch” trong đời sống tín ngưỡng của tín hữu. Tất cả các Bí tích khác cũng như các hoạt động phụng vụ và mục vụ khác đều hướng vào Bí tích này. Trong cử hành Bí tích Thánh thể quan trọng nhất là vị chủ tế (linh mục, giám mục) đọc lời truyền phép Mình thánh theo quy định của giáo hội để bánh và rượu trở thành Mình Máu Chúa, tức là Chúa Giêsu đã “hiện diện trực tiếp” trong bánh và rượu (gọi là thuyết Biến Thể) [120, 77]. Đạo Tin Lành quan niệm, Tiệc thánh chủ yếu kỷ niệm về sự chết của Chúa Giêsu để chuộc tội cho loài người, qua đó nhắc nhở con người sống xứng đáng với Thiên Chúa. Đây cũng là dịp cho các tín hữu xưng nhận đức tin và giữ lời hứa với Thiên Chúa, theo như Kinh thánh đã dạy: “ấy vậy, mỗi
  • 30. 25 lần anh em ăn bánh này, uống chén này, thì rao giảng sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến” [Cô-rinh-tô I. 11,26]. Người tín hữu Công giáo sau khi đã xưng tội và được giải tội thì được “chịu Mình Thánh”, tức là được nhận một miếng bánh nhỏ làm phép để Chúa Giêsu ngự trong họ. Sau khi “chịu phép Mình thánh” lần đầu, mỗi năm người tín hữu phải “chịu phép Mình thánh” ít nhất một lần. Đạo Tin Lành tổ chức Tiệc thánh thường kỳ vào chủ nhật tuần đầu của tháng, do mục sư hoặc truyền đạo chủ tọa Hội thánh cơ sở (chi hội) thực hiện theo một nghi thức đơn giản, sau đó tất cả các tín hữu và chủ lễ cùng ăn bánh, uống rượu là nước nho pha đường, không phải là rượu vang nho như của Công giáo. Đạo Tin Lành duy trì năm ngày lễ quan trọng trong năm: Thứ nhất, lễ Chúa Giêsu giáng sinh (ngày 25 tháng 12). Thứ hai, lễ Chúa Giêsu chịu nạn (lễ Thương khó) thực hiện trước lễ Phục sinh 3 ngày. Thứ ba, lễ Chúa Giêsu Phục sinh, được thực hiện vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn của tháng sau xuân phân. Thứ tư, lễ Chúa Giêsu lên trời, sau lễ Phục sinh 40 ngày. Thứ năm, lễ Chúa thánh linh hiện xuống (lễ Ngũ tuần), sau lễ Chúa Giêsu lên trời 10 ngày. So với đạo Công giáo, đạo Tin Lành không thực hiện hai lễ mà đạo Công giáo gọi là lễ trọng, là Đức bà Maria hồn và xác lên trời và lễ Các Thánh. Các lễ nói trên của đạo Tin Lành không bắt buộc tín hữu nghỉ việc xác để tham dự như Công giáo. Đạo Tin Lành không thực hiện các lễ khác như: lễ Tro, lễ Lá, lễ Đức bà vô nhiễm nguyên tội, lễ Thánh tông đồ Phi-e-rơ và Phao-lô, lễ cầu các linh hồn nơi Luyện ngục… như Công giáo. Ngoài năm lễ chính nói trên, đạo Tin Lành có các lễ liên quan đến tín hữu: lễ Dâng con trẻ cho Thiên Chúa, lễ cưới, lễ cho người chết. Lễ Dâng con
  • 31. 26 trẻ cho Thiên Chúa được triển khai từ các tích trong Kinh Cựu ước. Bắt đầu từ việc tổ phụ Abraham vì tin Giêhôva Thiên Chúa đã bằng lòng dâng con trai của mình là Y-sác sinh ra trong khó khăn và muộn màng. Về sau khi lễ thức này trở thành “luật pháp” của Môi-se, vợ chồng Ê-ca-na và An-ne đã làm lễ dâng con trai là Sa-mu-ên khi dứt sữa mẹ lên đền thờ Giêhôva Thiên Chúa. Bản thân Chúa Giêsu cũng được Giô-sép và Maria làm lễ dâng lên đền thờ ở Giêrusalem. Với truyền thống đó, ngày nay các gia đình Tin Lành trong khoảng thời gian từ khi sinh con được tám ngày tuổi đến lúc biết đi lại, bố mẹ thực hiện lễ Dâng con trẻ cho Thiên Chúa tại nhà thờ. Khi thực hiện lễ này, ngoài nghi thức tôn giáo, chủ lễ (mục sư hoặc truyền đạo) hỏi bố mẹ đứa trẻ những câu hỏi liên quan đến sự dạy dỗ, hướng dẫn của gia đình để đứa trẻ lớn lên trở thành một tín hữu Tin Lành chân chính. Mỗi tuần, đạo Tin Lành có một lễ chính vào ngày Chủ nhật, một buổi cầu nguyện vào tối thứ tư và các buổi giảng Tin Lành cho những người ngoài đạo (thường vào tối thứ năm và tối Chủ nhật). Nội dung các buổi lễ cũng như nội dung cầu nguyện được thực hiện theo từng chủ đề và sắp xếp theo lịch của chủ tọa Hội thánh. Tất cả các lễ và phép đạo nói trên đối với tín đồ Tin Lành đều không bắt buộc, nếu vì lý do gì tín đồ không tham dự cũng không sao. Trong khi đó, tín đồ Công giáo phải tham dự các bí tích và các lễ theo quy định của Giáo hội, thậm chí có những lễ bắt buộc tín đồ phải nghỉ “việc xác” để tham dự. Trong khi hành lễ, người tín hữu Công giáo xưng tội với linh mục là hình thức chủ yếu nhất. Linh mục ngồi trong tòa giải tội với tư cách thay mặt Thiên Chúa luận xét tội lỗi của người xưng tội để tha tội hoặc định ra những hình thức sửa chữa để đền tội bằng những việc làm nhân đức. Giáo hội quy định mỗi năm, tín hữu xưng tội ít nhất một lần. Tín hữu đạo Tin Lành không xưng tội với mục sư, truyền đạo mà xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa. Trong
  • 32. 27 đời sống, Công giáo cho rằng con người không những phải làm việc thiện mà còn phải hãm mình để chuộc tội. Đạo Tin Lành lại quan niệm rằng việc chuộc tội cho loài người đã có Chúa Giêsu làm trọn rồi. Con người làm việc thiện để xứng đáng với Thiên Chúa và tỏ ra là người được Thiên Chúa tuyển chọn. Con người phải có đức tin mới được cứu vớt. Trong sinh hoạt tôn giáo, Công giáo và Tin Lành đều duy trì hình thức cầu nguyện. Tuy nhiên, nghi thức thực hiện giữa hai tôn giáo cũng có sự khác nhau. Nếu đạo Tin Lành chỉ có một hình thức cầu nguyện duy nhất, dù cá nhân hay tập thể (hiệp nguyện) là tự do và công khai nói lên ý nguyện của mình với Thiên Chúa, thì Công giáo dành nhiều thời gian cho việc cầu nguyện và thực hiện bằng nhiều hình thức với những nghi thức được thống nhất trong toàn giáo hội, như: từng cá nhân cầu nguyện thầm lặng, cầu nguyện trong gia đình, cầu nguyện theo từng cộng đoàn ở nhà thờ hoặc ở gia đình… Các buổi cầu nguyện thường là đọc các bài kinh nguyện được Giáo hội soạn sẵn, như: Kinh Nhật tụng, Kinh Lạy cha, Kinh Tin kính, Kinh Kính mừng, Kinh Mân côi, Kinh Sáng danh, Kinh Mười bốn đường thương khó. Tín hữu Công giáo vừa đọc kinh vừa lần tràng hạt để tĩnh tâm. Đạo Tin Lành dùng các hình thức ca hát để tôn vinh Thiên Chúa, để nói lên tấm lòng và niềm tin đối với Thiên Chúa, gọi chung là Thánh ca. Thánh ca của Tin Lành rất phong phú bao gồm vài trăm bài hát theo các chủ đề khác nhau, được soạn chủ yếu trong thời kỳ cải cách tôn giáo với sự tham gia của nhiều nhạc sĩ tài ba. Thánh ca của Tin Lành được đánh giá là một trong những thể loại âm nhạc tôn giáo hay nhất, khó có loại âm nhạc nào vượt qua. Trong các sinh hoạt tôn giáo của đạo Tin Lành, hát Thánh ca là một nội dung rất quan trọng và không thể thiếu được. Thông thường, mỗi một cuộc nhóm lễ của đạo Tin Lành, ở gia đình hay ở nhà thờ, đều có ba nội dung quan trọng: đọc - giảng Kinh thánh, hát Thánh ca và cầu nguyện. Tín hữu Tin Lành
  • 33. 28 khi tham dự các sinh hoạt tôn giáo bao giờ cũng có trên tay hai sách: Kinh thánh và Thánh ca. Trong sinh hoạt tôn giáo, Công giáo vẫn duy trì các hình thức lễ hội vốn có từ lâu đời trong Kitô giáo. Lễ hội của Công giáo cũng bao gồm cả phần lễ và phần hội với rất đông tín hữu hành hương tham dự. Phạm Gia Thoan, trong tập tài liệu “Những nét đại cương về đạo Công giáo”, đăng trên bản tin Tôn giáo, Ban Tôn giáo của Chính phủ đã cho rằng: Lễ hội là một tổng hợp mọi hình thức lễ nghi của Công giáo, ở đó có Thánh lễ Mi-sa, có ban ơn xá, có cầu nguyện chung, cầu nguyện riêng, có hát Thánh ca… Lễ hội cũng là nơi tụ hội các hội đoàn tôn giáo và các nghi lễ rước kiệu. Ngày nay trong xu hướng hội nhập với văn hóa dân tộc, các lễ hội của Công giáo ở Việt Nam đã tiếp thu một số nghi lễ truyền thống trong lễ hội dân gian. Đạo Tin Lành hầu như không tổ chức lễ hội với các nghi thức rước lễ linh đình như Công giáo. Tuy nhiên, trong các dịp sinh hoạt về tổ chức - Đại hội đồng, tín hữu ở khắp nơi hành hương về tham dự các sinh hoạt bồi linh cũng mang dáng dấp của lễ hội. Với phương châm nói và làm theo Kinh thánh, trong đời sống cũng như trong sinh hoạt tôn giáo, đạo Tin Lành hướng dẫn các tín hữu thực hiện Mười điều răn của Thiên Chúa và những lời răn dạy chỉ bảo khác trong Kinh thánh. Một số hệ phái Tin Lành cũng có những quy định riêng nhưng chủ yếu là sự thờ phụng và cách thức hành đạo. Một số hệ phái xây dựng Hiến chương riêng nhưng chủ yếu để giải quyết về vấn đề tổ chức Giáo hội. Do đặc điểm riêng về sinh hoạt tôn giáo là đơn giản, gọn nhẹ, đề cao vai trò cá nhân và đức tin, lại chịu ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội khi đạo Tin Lành ra đời và phát triển ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, nên đạo Tin Lành không chú trọng nhiều đến vấn đề nhà thờ như Công giáo. Đa số các hệ phái Tin Lành quan niệm nhà thờ chỉ là nơi nhóm lễ hơn là nơi
  • 34. 29 Thiên Chúa ngự một cách linh thiêng. Do đó, người Tin Lành thường gọi nơi thờ tự là nhà nguyện, nhà giảng hay điểm nhóm lễ. Đối với một số hệ phái Tin Lành, nếu không có điều kiện thì nhóm lễ ở phòng họp, trong gia đình hoặc một nơi nào đó, thậm chí ở trên nương rẫy. Nhà thờ của Công giáo thường được xây dựng đồ sộ, kiến trúc theo kiểu Gô-tích cổ, với những hoa văn, họa tiết rất công phu cầu kỳ, còn nhà thờ đạo Tin Lành thường đi theo lối kiến trúc hiện đại, đơn giản. Đặc biệt trong và ngoài nhà thờ Tin Lành không có bất kỳ tượng ảnh nào, chỉ có cây Thập giá biểu tượng Chúa Giêsu chịu nạn; ở bức tường phía trước ngoài nhà thờ thường vẽ (hoặc đắp) quyển Kinh thánh. Bởi vì, họ cho rằng chính Kinh thánh đã nói nhiều đến việc không thờ ảnh tượng: “Các ngươi chớ làm những hình tượng; hoặc hình chạm; hoặc hình đúc; chớ dựng trong xứ mình một hòn đá nào có dạng hình, đặng xấp mình trước mặt hình đó” [Lê-vi 26,1]; “… Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia hoặc nơi đất thấp này hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ quỳ lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó” [Xuất hành 20, 4-5]; “Hình tượng là công việc do tay người làm ra, hình tượng có miệng mà không nói, có tai mà không nghe, có lỗ mũi mà chẳng ngửi, có tay nhưng không rờ rẫm, có chân nào biết bước đi, cuống họng nó chẳng tiếng ra nào, phàm kẻ nào làm hình tượng và nhờ cậy nơi nó đều giống như nó” [Thi thiên 115, 4-8]. Ngoài những quy định trên, các hệ phái Tin Lành đều khuyên răn tín đồ không nên uống rượu, hút thuốc, không cờ bạc, cần cù lao động, tiết kiệm không được hoang phí, chăm chỉ học tập phấn đấu, giữ gìn nề nếp đạo đức trong gia đình và ngoài xã hội… Có những điều chỉ là lời khuyên răn nhưng được thực hiện rất nghiêm túc trở thành tập quán của đạo Tin Lành. Những luật lệ, lễ nghi cách thức hành đạo, những cơ chế và mối quan hệ trong đạo cùng với những tập quán, lối sống đã tạo ra đặc điểm riêng của người Tin Lành. Nếu là một tín đồ Tin Lành chân chính, họ sẽ sống giản dị, tự lập, cần
  • 35. 30 cù lao động, tiết kiệm, dân chủ, thương yêu mọi người và tuân thủ pháp luật. Đạo Tin Lành đã được nhiều tầng lớp, giai cấp hưởng ứng và nhanh chóng tạo được vị trí ở châu Âu từ khoảng cuối thế kỷ XVI, dần dần vươn xa tầm ảnh hưởng của mình, không chỉ bó hẹp ở châu Âu mà còn tìm cách xây dựng chỗ đứng ở các nước trên các châu lục khác, trong đó có Việt Nam. Về tổ chức Giáo hội: Là một tôn giáo tách ra từ Công giáo nhưng so với Công giáo, đạo Tin Lành là tôn giáo có tổ chức Giáo hội gọn nhẹ hơn, hiệu quả và dân chủ. Do đó, điểm qua đôi nét tổ chức Giáo hội của Công giáo để có cơ sở hiểu rõ quan điểm tổ chức Giáo hội của đạo Tin Lành. Công giáo truyền nối và duy trì tổ chức Giáo hội của Kitô giáo từ khi hình thành cho đến ngày nay. Chính vì thế, nói về tổ chức Giáo hội Công giáo người ta thường được biết đến một hệ thống giáo quyền thống nhất, chặt chẽ, quy củ và rất có hiệu lực để quản lý, hướng dẫn hoạt động hơn ba ngàn giám mục, hơn nửa triệu linh mục và hơn một tỷ tín hữu ở 165 nước của tất cả các châu lục. Hệ thống của tổ chức Giáo hội Công giáo chỉ có ba cấp hành chính chính thức có tư cách pháp nhân trong Giáo hội, có thẩm quyền pháp lý giải quyết các công việc về đạo, nhất là những việc có liên quan đến tổ chức, đó là: giáo triều Vatican do Giáo hoàng đứng đầu; địa phận do giám mục đứng đầu và giáo xứ do linh mục đứng đầu. Ngoài ra còn có các cấp trung gian mang tính chất liên hiệp để giữ mối liên kết trong Giáo hội, như: giáo hạt, giáo tỉnh, giáo miền. Giáo triều Vatican là cơ quan đầu não của Giáo hội Công giáo. Năm 1929, Mussolini đã ký với Giáo hoàng Pio XI hiệp ước công nhận Vatican là một quốc gia riêng với diện tích 44 ha. Từ đó, Vatican vừa là cơ quan trung ương của Giáo hội Công giáo vừa là một quốc gia độc lập; Giáo hoàng vừa là người đứng đầu Giáo hội Công giáo, vừa là nguyên thủ nhà nước Vatican. Giáo hội Công giáo có ba chức vị chính: giáo hoàng; hồng y, giám mục và linh mục. Hồng y là tước hiệu được ban cho một số giám mục.
  • 36. 31 Đặc điểm của tổ chức Giáo hội Công giáo là: Duy nhất, Công giáo, Thánh thiện và Tông truyền. Đạo Tin Lành cũng nhìn nhận những thuộc tính đó, nhưng có những nội dung lại giải thích theo hướng khác. Đạo Tin Lành cho rằng tính thống nhất không phải nói về một Giáo hội duy nhất, mà là sự thống nhất giữa các tín hữu “trong thân thể thuộc linh của Chúa Kitô”; tính phổ thông không phải ở “Hội thánh hữu hình” mà ở “Hội thánh vô hình” mang ý nghĩa thuộc linh. Với quan điểm đó, đạo Tin Lành không lập ra tổ chức Giáo hội mang tính phổ quát chung cho toàn đạo như tòa thánh Vatican của Công giáo mà theo hướng xây dựng các Giáo hội riêng rẽ, độc lập với những hình thức hoạt động khác nhau theo từng hệ phái, hoặc theo từng quốc gia. Đường hướng tổ chức ấy, các hệ phái Tin Lành giao quyền tự trị rộng rãi cho tổ chức Giáo hội cơ sở (chi hội) với quyền bầu cử, ứng cử của từng cá nhân tín đồ. Cấp Giáo hội bên trên là cấp trung ương, thường được gọi với những tên khác nhau như Tổng hội, Tổng liên hội hay Hội đồng, Ủy ban… Đây là cơ quan quyền lực cao nhất điều hành các công việc về tổ chức như phong chức, điều chuyển các mục sư, truyền đạo, bổ nhiệm chủ tọa (quản nhiệm) các chi hội, mở trường Kinh thánh, tổ chức các lớp bồi linh, ngưng chức và cách chức các mục sư, truyền đạo. Cấp trung ương cũng được hình thành linh hoạt, tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cho phép. Thậm chí, ở một số hệ phái Tin Lành còn cho phép giáo sĩ, tín đồ của mình tự do tách khỏi hệ phái này, tham gia hệ phái khác, hoặc đứng độc lập. Giữa hai cấp hành chính nói trên, một số Giáo hội Tin Lành lập ra cấp trung gian, thường được gọi là giáo khu hay địa hạt. Ở những Giáo hội lớn, cấp này cũng được quy định những quyền lực nhất định về tổ chức nhưng đối với những Giáo hội nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp, nếu có cấp này thì cũng chỉ là hình thức liên hiệp để hỗ trợ nhau trong sinh hoạt tôn giáo.
  • 37. 32 Tất cả các cấp hành chính của Giáo hội Tin Lành đều được bầu cử trực tiếp qua phiếu kín. Sinh hoạt về tổ chức của các Giáo hội Tin Lành được thực hiện thông qua đại hội đại biểu từ dưới lên theo thường niên và theo nhiệm kỳ của cơ quan lãnh đạo. Đại hội các cấp của Giáo hội được gọi là Đại hội đồng có vị trí đặc biệt quan trọng trong các hoạt động tôn giáo và xã hội. Tất cả các chủ trương của Giáo hội về tôn giáo và xã hội đều được thảo luận kỹ ở Đại hội đồng để cuối cùng quyết định theo đa số thông qua phiếu kín hoặc biểu quyết. Đạo Tin Lành cũng có giáo sĩ như Công giáo, nhưng giáo sĩ đạo Tin Lành có hai chức danh chính là mục sư và truyền đạo (giảng sư). Trên thực tế, chức mục sư của đạo Tin Lành ngang hàng với chức linh mục của Công giáo - người phụ trách đơn vị cơ sở của Giáo hội - chi hội hay giáo xứ. Mục sư Tin Lành là người giảng lời Chúa cho tín đồ, thực hành các lễ Báp tem, Thánh thể… và là người ứng cử các chức vụ Hội trưởng, Chủ nhiệm và Đoàn trưởng Đoàn truyền giáo. Truyền đạo là các sinh viên đã tốt nghiệp trường Kinh thánh, là những người có bổn phận giảng Tin Lành ở các chi hội (chưa có quyền làm lễ Báp tem và hôn phối). Các hệ phái Tin Lành đều thực hiện việc tuyển chọn và đào tạo chức danh mục sư, truyền đạo khá công phu ở các trường Kinh thánh. Sau khi học xong, các chủng sinh về các chi hội tập sự một thời gian với chức danh truyền đạo. Ít nhất sau hai năm nếu thấy đủ điều kiện thì truyền đạo mới có thể được phong chức mục sư (chỉ riêng đối với truyền đạo là nam). Hội đồng mục sư gồm ít nhất 7 người sẽ thẩm định nếu đạt các tiêu chuẩn mới được làm lễ phong chức. Mục sư và truyền đạo của đạo Tin Lành được quyền lấy vợ, lấy chồng và sinh con nhưng không có thần quyền, nghĩa là không có quyền thay mặt cho Thiên Chúa ban phúc, tha tội cho tín hữu, không phải là cầu nối trung gian trong mối quan hệ giữa tín hữu với Thiên chúa. U.Zwingli cho rằng: “Vì sao linh mục lại có thể giữ chìa khóa cửa tương giao giữa Thiên Chúa và kẻ thờ phượng Ngài. Người thờ phượng Ngài chỉ đến với Ngài qua Chúa Giêsu, chứ
  • 38. 33 không phải qua linh mục” [123, 193-194]. Chức năng chủ yếu của mục sư và truyền đạo là quản trị hội thánh cơ sở và truyền giảng Kinh thánh. Với quan niệm như vậy, vị trí của mục sư và truyền đạo của đạo Tin Lành đối với tín hữu không tuyệt đối như các chức vụ trong hàng giáo phẩm của đạo Công giáo. Ngoài hai chức danh trên, trong các chi hội Tin Lành còn có một số nam, nữ chấp sự. Chấp sự là người giúp việc về tài chính cho Hội thánh, giúp mục sư và truyền đạo trong cả việc đạo và việc đời. Về giáo phái: Đề cập đến giáo phái Tin Lành, thường hiểu theo nghĩa rộng là những xu hướng thần học hoặc cách thừa hành đạo riêng. Là một tôn giáo cách tân, thấm đượm tư tưởng tự do tư sản và đề cao vai trò của cá nhân, do vậy tôn giáo này khá dân chủ và tự do trong việc tổ chức các giáo phái. Đạo Tin Lành là một tổ chức đa giáo phái. Thực tiễn lịch sử gần 500 năm tồn tại và phát triển của Tin Lành cho thấy: các giáo phái của nó vẫn tiếp tục xuất hiện và tan vỡ. Chính vì lẽ đó cho đến nay chưa có kết luận chính xác về số lượng các giáo phái trên toàn thế giới (có khoảng 300 tổ chức và hệ phái khác nhau). Nguyên nhân của sự sôi động và đa dạng của các giáo phái Tin Lành bắt nguồn từ đặc điểm về giáo lý, luật lệ, lễ nghi của tôn giáo này; từ tư tưởng tự do tư sản, tự do cá nhân và đặc biệt từ chính sự đa dạng, khác biệt của các nhóm, các tầng lớp xã hội với những quyền lợi về kinh tế, chính trị xã hội và văn hóa rất khác nhau. Các giáo phái Tin Lành có từ một triệu tín đồ trở lên trên thế giới gồm: Tin Lành Báp tít có khoảng 70 triệu tín đồ; Tin Lành Giám lý có khoảng 60 triệu tín đồ; Tin Lành Ngũ tuần có khoảng 35 triệu tín đồ; Tin Lành Nhân chứng Giêhôva có khoảng 30 triệu tín đồ; Tin Lành Trưởng lão có khoảng 25 triệu tín đồ; Tin Lành Giáo hội cộng đồng có khoảng 20 triệu tín đồ; Tin Lành Cơ đốc Phục lâm có khoảng 15 triệu tín đồ; Tin Lành Phúc âm truyền giáo có khoảng 10 triệu tín đồ; Tin Lành Thánh giáo có khoảng 10 triệu tín đồ; Tin Lành Môn đệ đấng Christ có khoảng 3 triệu tín đồ; Tin Lành Mormons có
  • 39. 34 khoảng 2 triệu tín đồ; Tin Lành Mennonit có khoảng 1 triệu tín đồ; Tin Lành Quaquer có khoảng 1 triệu tín đồ và Tin Lành Giáo hội Thống nhất có khoảng 1 triệu tín đồ. Trong đó Tin Lành Báp tít, Tin Lành Giám lý (Methodist), Tin Lành Ngũ tuần (Pentecostal) là các giáo phái có tốc độ phát triển nhanh và tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới. 1.1.2. Vai trò của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội Đạo Tin Lành chỉ mới ra đời từ thế kỷ XVI nhưng sau gần 500 năm, đạo Tin Lành phát triển rất mạnh và đến nay đã trở thành một tôn giáo quốc tế, với số lượng tín đồ và phạm vi hoạt động đứng hàng thứ ba trên thế giới. Với tốc độ phát triển và phạm vi hoạt động như vậy, đạo Tin Lành có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực cơ bản sau đây trong đời sống xã hội. Thứ nhất, những ảnh hưởng tích cực của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội. Đạo Tin Lành góp phần đưa châu Âu thoát khỏi tình trạng trì trệ và ngưng đọng của đêm trường trung cổ dưới sự cai trị của phong kiến và Giáo hội Công giáo. Xã hội trung cổ như V.I.Lênin nhận xét là xã hội mà việc tạo ra của cải vật chất nằm trong tay những người tiểu nông, những người khốn cùng, bị lệ thuộc nhục nhã về mặt cá nhân và tối tăm về mặt trí tuệ. Xét về mặt tinh thần, thời Tây Âu trung cổ là thời kỳ thống trị của tôn giáo và nhà thờ. Nhà thờ và tu viện đồng thời là những tên đại địa chủ, chiếm hữu nhiều ruộng đất. Ý thức tôn giáo nổi lên hàng đầu chi phối tất cả các hình thái ý thức xã hội khác. Nhà thờ nắm trong tay quyền lực chính trị, luật pháp… Nhà thờ là một tổ chức tập quyền hùng mạnh, thống trị châu Âu về tinh thần và chính trị. Giáo lý, sinh hoạt của nhà thờ chi phối toàn bộ đời sống tinh thần, văn hoá của xã hội và của từng gia đình. Lãnh chúa phong kiến thời kỳ này chỉ sống trong những lâu đài thành quách đen kịt. Họ trang bị cho mình mũ sắt, áo giáp sắt, trường thương để gây chiến tranh chiếm đoạt đất đai các lãnh chúa khác. Trò văn hoá tiêu khiển duy nhất của họ là uống rượu và tỉ thí với
  • 40. 35 nhau đổ máu trên đấu trường. Các nhà bác học và thần học ít khi vượt khỏi sự bình luận và giải thích Kinh thánh. Tín điều nhà thờ là điểm xuất phát của mọi tư duy, và thế giới quan thời trung cổ chủ yếu là thế giới quan thần học, bênh vực cho Thiên Chúa giáo. Tình trạng này của Tây Âu kéo dài từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV, các nhà sử học gọi là “Đêm trường trung cổ”. Tuy nhiên, trong nỗi đau đớn, tạo cơ sở cho sự ra đời lịch sử tương lai của châu Âu. Giai cấp tư sản trưởng thành muốn có một tôn giáo phù hợp với nó, một tôn giáo ít tốn thời gian, không phức tạp về nghi lễ giáo lý. Sự chuyển tiếp từ xã hội phong kiến sang chế độ tư bản là cơ sở xã hội nảy sinh và phát triển đạo Tin Lành. Đạo Tin Lành đưa ra những nét phác thảo về tư tưởng dân chủ đã phê phán, tấn công vào chế độ phong kiến, phê phán Giáo hội, đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân. Trong hai mươi ba năm (1541 – 1564) giữ quyền cai trị tối cao ở Geneve, Calvin củng cố giáo quyền và thế quyền, xây dựng cơ chế dân chủ là “hội nghị tôn giáo” các cấp, thiết lập 4 phạm trù mục vụ với các chức năng và quyền hạn riêng biệt để giải quyết các công việc về tổ chức, kể cả việc quản lý xã hội. Cụ thể là: - Học giả: Chuyên trách về học thuật và giáo dục nhằm giáo huấn người dân và đào tạo mục sư. - Mục sư: Đảm nhiệm các chức trách như giảng dạy, ban thánh lễ, thi hành kỷ luật mục vụ, dạy dỗ và khuyên bảo người dân. - Chấp sự: Coi sóc các cơ sở từ thiện như bệnh viện và các chương trình xóa đói giảm nghèo. - Trưởng lão: Được giao nhiệm vụ kiểm tra tư cách đạo đức của người dân, thường chỉ là cảnh cáo, nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng có thể đưa người vi phạm ra tòa án tôn giáo. Đạo Tin Lành thiết lập một pháp chế đạo đức cho Giáo hội, hướng dẫn các sinh hoạt và đạo đức của dân chúng, đồng thời muốn gia tăng sự thịnh vượng và phúc lợi của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Về mặt tố tụng tại
  • 41. 36 tòa án tôn giáo cho thấy sự quan tâm của tòa này đối với đời sống gia đình, đặc biệt là quyền lợi phụ nữ. Lần đầu tiên vào thời bấy giờ, tội ngoại tình của nam giới cũng bị trừng phạt nghiêm khắc như đối với nữ giới, tòa án tôn giáo cũng tỏ ra không khoan nhượng trong các trường hợp bạo hành trong gia đình. Những nét phác thảo về dân chủ của đạo Tin Lành sau này chủ nghĩa tư bản kế thừa và phát triển, tiêu biểu là các lý thuyết về dân chủ của Lốccơ, Rútxô, Vônte … Song do hạn chế về lịch sử, về giai cấp cho nên trong các học thuyết về dân chủ của họ không tránh khỏi những hạn chế và sai lầm, song cũng có nhiều quan điểm có giá trị cống hiến vào kho tàng lý luận dân chủ của nhân loại. Đạo Tin Lành còn góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Âu. Đế quốc Sáclơmanhơ thời cát cứ không chỉ bị phân chia thành 3 nước chính là Tây Phrăng, Giécmanh và trung tâm của đế quốc La Mã (Pháp, Đức và Ý sau này) và nhiều nước khác mà ngay trong một nước cũng bị chia cắt, mỗi lãnh địa là một công quốc riêng do lãnh chúa đứng đầu nhưng Giáo hội Công giáo với người đứng đầu là Giáo hoàng Rôma đã có mặt khắp nơi trên lãnh thổ Tây Âu, thế lực của họ đã thẩm thấu vào từng tế bào của xã hội phong kiến Tây Âu, khiến các phương diện của đời sống xã hội đều có dấu ấn của Giáo hội. Văn hoá duy nhất thời kỳ này là các bài Kinh thánh. Do mâu thuẫn với Giáo hội, Martin Luther công bố 95 luận đề; Luther dịch “Thánh kinh” ra tiếng Đức, lấy quyền uy của “Thánh kinh” thay thế cho quyền uy của giáo hoàng, dùng “công chính hóa đức tin” để thủ tiêu những can thiệp hành chính của các chức sắc, và chủ trương xây dựng một “Giáo hội liêm chính, tiết kiệm” mang tính dân tộc không bị giáo hoàng khống chế. phong trào này lan rộng, các phong trào bị áp bức cũng lợi dụng tôn giáo, lợi dụng sự cải cách tôn giáo để đấu tranh vì sự tồn tại của mình. Như ở Bắc Mỹ, do bị đe dọa của nạn phân biệt chủng tộc, người Indian đã lợi dụng tinh thần cải cách và tôn giáo truyền thống của bộ lạc mình để hình thành nên một số