SlideShare a Scribd company logo
1 of 273
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
  
ĐÀO TẤN THÀNH
ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ
SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐẠO ĐỨC
CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
  
ĐÀO TẤN THÀNH
ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ
SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐẠO ĐỨC
CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 62.22.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Ngƣời hƣớng n h họ :
1. PGS.TS. ĐINH NGỌC THẠCH
2. TS. TRẦN HOÀNG HẢO
Phản biện độc lập:
Phản biện độc lập 1: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG DƢƠNG
Phản biện độc lập 2: PGS.TS. NGUYỄN THANH
Phản biện:
Phản biện 1: PGS.TS. VŨ VĂN GẦU
Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT
Phản biện 3: PGS.TS. TRẦN MAI ƢỚC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2020
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ vô cùng
quý báu của các tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đinh Ngọc
Thạch và TS. Trần Hoàng Hảo đã hết sức tận tâm, tận lực, động viên, hướng dẫn
tôi nghiên cứu và thực hiện luận án. Đặc biệt là TT.TS. Thích Nhật Từ - Phó
Viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, TT.
Thích Quảng Lộc - Phó Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang - người luôn cố
vấn, hỗ trợ học bổng, cung cấp tài liệu và định hướng cho tôi trong quá trình
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể quý thầy cô trong Khoa Triết học,
Phòng Sau Đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học
quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với quý thầy Chùa
Vĩnh Nghiêm, Quận 3; Chùa Nghệ Sĩ, Quận Gò Vấp; Chùa Như Lai, Quận Gò
Vấp; Chùa Vĩnh Tràng, Tiền Giang; Chùa Trường Sanh, Tiền Giang; Chùa
Thiên Nguyên, Gò Công Đông, Tiền Giang, gia đình, những người thân, bạn
bè, quý thiện nam tín nữ Phật tử đã luôn là điểm tựa vững chắc và là nguồn
động viên to lớn về mọi mặt để tôi hoàn thành luận án này.
Chùa Nghệ Sĩ, ngày 22 tháng 5 năm 2020
Tác giả
Đào Tấn Thành - ĐĐ. Thích Huệ Đạo
Kính đề
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch và TS. Trần Hoàng Hảo. Kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố.
Tác giả
ĐÀO TẤN THÀNH
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................3
3. M c đích và nhiệm v của luận án ................................................................23
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .............................................24
5. Cơ sở l luận và phương pháp nghiên cứu ....................................................24
6. Cái mới của luận án .......................................................................................24
7. Ý nghĩa khoa học và nghĩa thực tiễn của luận án ......................................25
8. Kết cấu cơ ản của luận án ............................................................................25
PHẦN NỘI DUNG ..........................................................................................26
Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG ĐẠO
ĐỨC PHẬT GIÁO...........................................................................................26
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - HỘI ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
VỚI SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ...............................26
1.1.1. Đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên Ấn Độ cổ đại ...................................26
1.1.2. Đặc điểm điều kiện lịch sử - xã hội Ấn Độ cổ đại ..................................30
1.2. TIỀN ĐỀ L LUẬN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO........41
1.2.1. Tư tưởng đạo đức trong kinh Veda, Upanishad và trong sử thi Ramayana,
Mahabharata với sự hình thành tư tưởng đạo đức Phật giáo .............................41
1.2.2. Sự tác động, ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức trong L c sư ngoại đạo và
Jaina giáo với sự hình thành tư tưởng đạo đức Phật giáo .................................55
1.2.3. Sự tác động, ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức trong hệ thống triết học
chính thống với sự hình thành tư tưởng đạo đức Phật giáo ..............................62
Kết luận hƣơng 1 ...........................................................................................66
Chƣơng 2: KHÁI QUÁT TRIẾT HỌC CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG TƢ
TƢỞNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ................................................................68
2.1. KHÁI QUÁT TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO ..................................68
2.1.1. Quan điểm về thế giới của Phật giáo ......................................................69
2.1.2. Quan điểm về nhân sinh của Phật giáo ...................................................78
2.2. NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC
PHẬT GIÁO ........................................................................................................90
2.2.1. Nội dung cơ ản của tư tưởng đạo đức Phật giáo....................................90
2.2.2. Đặc điểm của tư tưởng đạo đức Phật giáo .............................................121
2.2.3. Giá trị và hạn chế của tư tưởng đạo đức Phật giáo ...............................127
Kết luận hƣơng 2 .........................................................................................134
Chƣơng 3: ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐẠO ĐỨC
CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................................136
3.1. ĐẠO ĐỨC CON NGƢỜI VIỆT NAM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NÓ VỚI ĐẠO
ĐỨC PHẬT GIÁO .............................................................................................136
3.1.1. Đạo đức con người Việt Nam hiện nay .................................................136
3.1.2. Mối quan hệ giữa đạo đức Phật giáo và đạo đức con người Việt Nam
hiện nay.................................................................................................... 151
3.2. ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN
NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG
ĐẠO ĐỨC CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................159
3.2.1. Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức Phật giáo đến đời
sống đạo đức con người Việt Nam ..................................................................163
3.2.2. Một số giải pháp cơ ản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế
ảnh hưởng mang tính tiêu cực của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người
Việt Nam hiện nay ...........................................................................................187
Kết luận hƣơng 3 .........................................................................................195
KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................198
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................201
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN ...............................................................................................216
PHỤ LỤC........................................................................................................217
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. T nh ấ thiết ủ đề tài
Việt Nam là một trong những nước phương Đông, nơi mà tôn giáo có ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa xã hội. Tùy vào các giai đoạn lịch sử phát
triển của các nước, tôn giáo nắm vai trò chủ đạo, có tác động mạnh mẽ đến đời
sống tinh thần, suy nghĩ của con người. Trong các tôn giáo lớn trên thế giới, thì
Phật giáo là một trong những tôn giáo đã du nhập vào Việt Nam và trở thành tôn
giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần, xã hội Việt Nam cho đến
ngày nay.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Phật giáo Việt Nam đã có
nhiều đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của dân tộc trên nhiều lĩnh vực,
đặc biệt là về lĩnh vực giáo d c đạo đức. Có thể nói, Phật giáo được xem là một
trong những nhân tố quan trọng góp phần định hình nên các quan niệm, chuẩn
mực và hệ giá trị đạo đức trong xã hội. Tư tưởng về đạo đức nhân sinh của Phật
giáo là một tư tưởng xuyên suốt và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần
của con người Việt Nam. Đất nước Việt Nam ngày nay đang trong thời kỳ quá
độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Trong sự nghiệp phát triển văn hóa,
giáo d c đạo đức con người Việt Nam, chúng ta đã đạt được những thành tựu to
lớn đáng ghi nhận:
“Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được vận d ng và phát
triển sáng tạo ngày càng tỏ rõ giá trị vững bền làm nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng nước ta, nhân tố hàng
đầu đảm bảo cho đời sống tinh thần xã hội phát triển đúng hướng. Ý thức
phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh thần trách nhiệm và
năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ, đảng viên được nâng lên một ước.
Nhiều nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức từng ước hình
thành” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1998, tr.42).
2
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là
trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giáo d c đạo đức, lối sống
ở nước ta vẫn còn những hạn chế, yếu kém.
“Tệ sùng ái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy
theo lối sống thực d ng, cá nhân, vị kỷ… đang gây hại đến thuần phong
mỹ t c của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà
đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Buôn
lậu và tham nhũng phát triển. Ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác
gia tăng. Nạn mê tín dị đoan khá phổ biến. Nhiều hủ t c cũ và mới lan tràn,
nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội… Nghiêm trọng hơn là sự suy
thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên,
trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền. Nạn tham nhũng, dùng tiền của
Nhà nước tiêu xài phung phí, ăn chơi sa đọa không được ngăn chặn có hiệu
quả. Hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, kèn cựa địa vị,
c c bộ, địa phương, è phái, mất đoàn kết khá phổ biến. Những tệ nạn đó
gây sự bất bình của nhân dân, làm tổn thương uy tín của Đảng, của Nhà
nước” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1998, tr.46-47).
Đây là tín hiệu “ áo động đỏ” trong đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay.
Mặt khác, trong xã hội hiện nay xuất hiện nguy cơ khủng hoảng niềm tin, mất
phương hướng lựa chọn giá trị niềm tin và lối sống, nhiều nhất ở thế hệ trẻ.
Những biểu hiện của nó trong lối sống; đôi khi nói không đi đôi với việc làm ở
những người lớn, trong gia đình, nhà trường, cơ quan, công sở và ở ngoài xã hội
đã gây ra những phản cảm đối với lớp trẻ. Chính điều đó đã ảnh hưởng đến sự
phát triển bền vững của xã hội, nhất là vấn đề xây dựng và phát triển con người
đầy đủ đức và tài hiện nay. Bởi vì vấn đề con người được xem là trung tâm để
phát triển lực lượng sản xuất, và sự phát triển của nền sản xuất suy cho cùng
cũng vì m c tiêu ph ng sự con người, hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ.
Do đó muốn đất nước ngày càng giàu mạnh, thì trước hết phải xem vấn đề giáo
d c và xây dựng con người là quốc sách hàng đầu, xem con người vừa là m c
3
tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển của nước nhà.
Trước thực trạng những tác động không lành mạnh ảnh hưởng đến các giá
trị nhân văn con người, tới đạo đức truyền thống của dân tộc, đạo đức Phật giáo
có thể có phần chung tay giúp con người thay đổi cách nhìn (chính kiến), cái suy
nghĩ (chính tư duy), và cách hành động (chính nghiệp) theo con đường chân
chính của Bát chính đạo. Đặc biệt là đạo đức Phật giáo luôn đề cao tinh thần
phản tỉnh tự giác của con người, kêu gọi con người hành thiện, tránh ác, mang
tình yêu thương, ình đẳng đến với mọi người. Từ đó có thể giúp con người
giảm bớt những vấn nạn trong cuộc sống như: vấn đề về môi trường, vấn đề về
dân số, vấn đề về cuộc sống hòa bình và hạnh phúc v.v., đồng thời tạo cho con
người sức mạnh tinh thần, phát huy nội lực, và thành công trong quá trình hợp
tác quốc tế. Do đó việc nghiên cứu đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến
đạo đức con người Việt Nam hiện nay là điều cần thiết, vừa mang nghĩa l
luận vừa mang nghĩa thực tiễn sâu sắc. Chính vì thế mà tác giả chọn vấn đề
“Đạo đức Phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người Việt
Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Với hệ thống triết l đạo đức nhân sinh sâu sắc, một hệ thống triết học có
chiều sâu về mặt lịch sử, triết học Phật giáo nói chung và đạo đức Phật giáo nói
riêng đã được các nhà khoa học, các học giả, các hành giả khắp nơi tìm hiểu và
nghiên cứu dưới nhiều góc độ và bình diện khác nhau về mặt học thuật cũng
như ứng d ng. Theo chúng tôi, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
luận án này tập trung chủ yếu vào ba hướng chủ đề chính:
Chủ đề thứ nhất, là các công trình nghiên cứu về điều kiện và tiền đề
hình thành triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại nói chung và tư tưởng đạo đức
Phật giáo nói riêng
Đầu tiên, là công trình “Di sản phương Đông của chúng ta” (Our Oriental
Heritage) của Will Durant, do Simon and Schuster, New York, xuất bản năm
1954 với quyển 2 có tựa đề: Ấn Độ và những người láng giềng của mình (India
4
and Her Heigh ors). Trong công trình này Will Durant đã trình ày rất sâu sắc
về lịch sử văn minh Ấn Độ trên các lĩnh vực như địa lý, dân cư, dân tộc, lịch sử
kinh tế, chính trị - xã hội, tư tưởng, khoa học, kỹ nghệ, tín ngưỡng, tôn giáo,
ngôn ngữ, phong t c - tập quán, văn học - nghệ thuật, hội họa - âm nhạc, kiến
trúc - điêu khắc. Trong đó nổi bật là triết học Ấn Độ được Will Durant đề cập
trong các Chương XIV: Những nền tảng của Ấn Độ (The Foundations of India)
gồm các vấn đề: “Đất đai”; “Nền văn minh cổ nhất”; “Dân tộc Ấn - Aryan”; “Xã
hội Ấn - Aryan”; “Tôn giáo trong các kinh Veda”; “Các kinh Veda về phương
diện văn học”; “Triết học trong các kinh Veda”, Chương XV: Đức Phật
(Buddha), tác giả đề cập đến nhiều vấn đề: “Bọn theo tà giáo”; “Mahavira và
các giáo đồ Jaina”; “Truyện Phật Thích Ca”; “Lời dạy của Đức Phật”; “Ngày
cuối cùng của Đức Phật”, Chương XVIII: Thiên đường của các vị thần (The
Paradise of the Gods), Chương XIX: Đời sống tinh thần (The Life of the mind),
gồm các vấn đề về: “Khoa học Hindu”; “Sáu hệ thống triết học Bà la môn”; “Sử
thi Ấn Độ” v.v.
Tiếp theo là các công trình: “Phát hiện Ấn Độ” (The Discovery of India)
của Jawaharlal Nehru, do The Oxford University Press, New Delhi, India, xuất
bản vào năm 1954, (Phạm Thủy Ba, Lê Ngọc, Hoàng Túy và Nguyễn Tâm
dịch), Nx . Văn học, Hà Nội, 1990. Quyển sách này gồm 3 tập và 10 chương:
Trong đó Chương 4: Phát hiện Ấn Độ; Chương 5: Qua các thời đại chủ nghĩa
dân tộc và chủ nghĩa đế quốc dưới triều Guptas, Will Durant đã nghiên cứu và
trình ày các điều kiện lịch sử, xã hội và văn hóa với sự hình thành triết học tôn
giáo Ấn Độ cổ đại qua các chủ đề lớn như: “Nền văn minh thung lũng Indus”;
“Ấn Độ giáo là gì?”; “Những ghi chép bộ kinh và thần thoại Ấn Độ sớm nhất”;
“Kinh Veda”; “Chấp nhận và phủ nhận cuộc sống; “Kinh Upanishads”; “Chủ
nghĩa duy vật; “Sử thi Maha harata”; Mahavira và Đức Phật”; “Đẳng cấp”; “Lời
dạy của Đức Phật”; “Triết học Phật giáo”; “Ảnh hưởng của đạo Phật và đạo
Hindu” và đáng chú là hai phần: “Tiếp cận triết học Ấn Độ”; “Sáu hệ thống
triết học” v.v.
5
“Ấn Độ cổ đại” (Tiếng Nga) của GM. Bongard - Levin và G.F. Ilyn, Nxb.
Khoa học Mátxcơva, 1985. Công trình này tác giả trình bày với ba phần lớn trên
nền chung là lịch sử và văn hóa Ấn Độ, gồm Phần một: Buổi bình minh của lịch
sử; Phần hai: Hình thức của những đế chế đầu tiên; Phần ba: Thời đại Kushana
Gupta. Các tác giả đã trình ày và phân tích những điều kiện tự nhiên, lịch sử, dân
tộc và văn hóa Ấn Độ cổ chi phối, ảnh hưởng đến triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại.
Trong đó các tác giả đã có những đánh giá và nhận định khá sâu sắc về nền triết
học tôn giáo này. C thể là các vấn đề: “Sự nổi lên của nền văn minh - văn hóa
Harappa”; “Chế độ varna”; “Tôn giáo và văn hóa của thời đại Veda”; “Phật giáo
và Jaina giáo”; “Sự thay đổi của các tôn giáo xã hội và hệ thống chủng tính
varna”; “Các trường phái triết học cơ ản của Ấn Độ thời cổ đại” v.v.
“Lịch sử thế giới cổ đại” của Lương Ninh (chủ iên), Đinh Ngọc Bảo,
Đặng Quang Minh, Nguyễn Gia Phu và Nghiêm Đình Vỳ, Nxb. Giáo d c, 2009.
Trong công trình này, tác giả đã trình ày 7 chương: từ xã hội nguyên thủy, Ai
Cập cổ đại, Lưỡng Hà cổ đại, Ấn Độ cổ đại, Trung Quốc cổ đại, Hy Lạp cổ đại,
Rôma cổ đại. Trong phần Ấn Độ cổ đại, tác giả đã trình ày và có những nhận
định sâu sắc về đất nước Ấn Độ, sự phát hiện Ấn Độ, thời tiền sử và nền văn
hóa sông Ấn, lưu vực sông Hằng thời sơ sử, các quốc gia sơ kỳ và bá quyền
Magada, vương triều Môrya và sự thống nhất Ấn Độ, sự phân biệt và biến
chuyển trên án đạo Ấn Độ và văn hóa cổ Ấn Độ.
“Lịch sử văn minh thế giới” của Vũ Dương Ninh, Nx . Giáo d c Việt
Nam, 2018. Trong công trình này, tác giả đã dành 8 chương nói về các vấn đề
quan trọng của văn minh thế giới. Chương 1: Văn minh Bắc Phi và Tây Á;
Chương 2: Văn minh Ấn Độ; Chương 3: Văn minh Trung Quốc; Chương 4: Văn
minh Hy Lạp cổ đại; Chương 5: Văn minh La Mã cổ đại; Chương 6: Văn minh
Tây Âu thời trung đại; Chương 7: Sự xuất hiện văn minh công nghiệp; Chương
8: Văn minh thế giới thế kỷ XX. Đặc biệt trong phần văn minh Ấn Độ, tác giả
đã trình ày điều kiện tự nhiên, dân cư, các giai đoạn chính dẫn đến hình thành
nền văn minh này như: thời văn minh lưu vực sông Ấn, thời Veda. Đây là thời
6
kỳ có hai vấn đề quan trọng ảnh hưởng lâu dài đến lịch sử Ấn Độ sau này: đó là
vấn đề đẳng cấp (Varna) và đạo Bà la môn. Thời này cũng xuất hiện nhiều tư
tưởng triết học tôn giáo như: đạo Bà la môn, đạo Phật, đạo Jaina v.v.
“Lịch sử văn minh Ấn Độ” của Will Durant, Nxb. Lá Bối, Sài Gòn, 1972.
Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu tư tưởng triết học Ấn Độ và vạch ra
những đặc điểm của nó trong một bức tranh tổng thể về nền văn minh Ấn Độ
với các hình thái, các lĩnh vực của đời sống xã hội phức tạp, vừa phong phú vừa
đa dạng đã và đang đan xen lẫn nhau. Điều đó được tác giả trình bày trong
Chương I: Tổng quan về Ấn Độ, Chương II: Đức Phật Thích Ca, Chương VI:
Đời sống tinh thần… Có thể nói đây là công trình cung cấp nhiều nội dung liên
quan đến điều kiện và tiền đề hình thành tư tưởng đạo đức Phật giáo trong luận
án, đặc biệt là bối cảnh xã hội, tiền đề tư tưởng trước thời Đức Phật.
Ngoài ra, còn có các công trình “Ấn Độ qua các thời đại” của Chiêm Tế,
Nxb. Giáo d c, Hà Nội, 1986; “Đại cương văn hóa phương Đông”, của Lương
Duy Thứ (chủ biên), Phan Nhật Chiêu và Phan Thu Hiền, Nxb. Giáo d c, Hà
Nội, 1998; “Hợp tuyển văn học Ấn Độ” của Lưu Đức Trung và Phan Thu Hiền,
Nxb. Giáo d c, Hà Nội, 2000. Ở các công trình này, các tác giả đã tập trung
nghiên cứu khá toàn diện và đánh giá khá sâu sắc về triết học, tôn giáo Ấn Độ
trên cơ sở điều kiện địa l , cư dân, lịch sử, kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội.
Như vậy, tất cả các công trình trên đã tập trung nghiên cứu những vấn đề
liên quan đến điều kiện và tiền đề hình thành, phát triển của triết lý Phật giáo Ấn
Độ nói chung và đạo đức Phật giáo nói riêng. Đó là điều kiện địa lý tự nhiên,
khí hậu, dân tộc, dân cư… vô cùng phong phú, đa dạng nhưng rất khắc nghiệt ở
Ấn Độ cổ đại. Sự khắc nghiệt đó không chỉ được biểu hiện ở tự nhiên mà còn
thể hiện trong một xã hội với chế độ nô lệ mang tính chất gia trưởng, hà khắc,
lại bị kìm hãm bởi công xã nông thôn vốn khép kín về địa àng cư trú, về dân
cư, về tổ chức hành chính và nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp, bảo thủ, trì
trệ. Chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội (varna) cực đoan phân iệt về chủng tính,
sắc tộc, hôn nhân, nghề nghiệp, tôn giáo, sự khắc khe trong giao tiếp. Cùng với
7
nhiều thành quả phát triển vượt bậc của nền văn minh Ấn Độ cổ đại qua các thời
kỳ như: văn minh sông Ấn, văn minh Veda - Sử thi, Phật giáo và Bà la môn
giáo, những thành tựu về khoa học kỹ thuật và văn hóa đặc sắc như: thiên văn,
lịch pháp, toán học, y học, kiến trúc, điêu khắc, văn học, nghệ thuật v.v. đã có
ảnh hưởng và ghi dấu ấn đậm nét trong triết l cơ ản và nội dung tư tưởng đạo
đức Phật giáo.
Chủ đề thứ hai, là các công trình nghiên cứu trực tiếp đến tư tưởng
triết lý Phật giáo Ấn Độ nói chung và nội dung tư tưởng đạo đức Phật giáo
nói riêng
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về triết học Ấn Độ qua nội dung, các
kinh sách và tư tưởng của các trường phái triết học, tôn giáo Ấn Độ cổ đại
Đầu tiên là ba công trình: “Indian Philosophy”, Vol. 1. của Sarveoalli
Radhakrishnan, New York, The Machillan, xuất bản năm 1951; và The Oxford
University Press, New Delhi, India, xuất bản năm 1956; “Six Systems of Indian
Philosophy” của Max Muller, do Bhavan’
s book University, xuất bản năm 1899;
“Triết học Ấn Độ - một cách tiếp cận mới” của Heinrich Zimmer, Nx . Văn hóa
Thông tin, Hà Nội, 2006. Các công trình này tiếp cận triết học Ấn Độ dưới góc
độ các chủ đề triết học chính như: “Triết học về thời gian”; “Triết học về sự
hoan lạc”; “Triết học về bổn phận”; “Triết học về sự vĩnh hằng” qua các kinh
sách, tư tưởng các trường phái triết học, tôn giáo Ấn Độ cổ đại.
Tiếp theo là các công trình: “Nhập môn triết học Ấn Độ” của Lê Xuân
Khoa, Trung tâm học liệu, Bộ Giáo d c, Sài Gòn, 1972. Trong công trình này,
tác giả đã chỉ ra những đặc điểm của triết học Ấn Độ như có tính cách truyền
thống, là triết học tâm linh, thực nghiệm… Trong đó, ông nhấn mạnh đến tư
tưởng giải thoát của Phật giáo trong triết học Ấn Độ. Tác giả cũng dựa trên các
tác phẩm như kinh Veda, Upanishad, sử thi Ramayana, Maha harata… để phân
tích các tư tưởng triết học đó.
“Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại” của Doãn Chính, Nx . Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2010. Trong quyển sách này, tác giả đã trình ày a thời kỳ
8
quan trọng trong triết học Ấn Độ. Đó là thời kỳ Veda – Sử thi, thời kỳ Phật giáo
– Bà la môn giáo và thời kỳ trung cận đại. Trong phần thứ hai, tác giả có nói đến
nội dung tư tưởng triết học Ấn Độ thời kỳ cổ điển với các trường phái triết học
chính thống và không chính thống. Trong đó, triết học Phật giáo được xem là
triết học không chính thống vì ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo
Bà la môn và chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội khắc nghiệt. Tác giả cho rằng:
đạo Phật với triết l đạo đức nhân sinh sâu sắc đã trở thành một trong những
ngọn cờ tiên phong của phong trào đòi tự do tư tưởng và ình đẳng xã hội Ấn
Độ đương thời.
“Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ” của Doãn Chính, Nx .
Đại học quốc gia, Hà Nội, 2003. Trong quyển sách này, tác giả trình bày hai
phần chính. Phần một: trình ày tư tưởng triết lý tôn giáo Ấn Độ trong thời kỳ
Anh hùng ca qua việc dịch và giới thiệu ba tác phẩm chính là luật Manu, luận
văn chính trị Artha – Satra và Bhagavad – gita. Phần hai: trình bày và giới thiệu
tư tưởng triết học của a trường phái thuộc hệ thống không chính thông là
Càrvaca, Jainism, Buddhism và tư tưởng của sáu trường phái thuộc hệ thống
chính thống là Nyaya, Vaisèsika, Sàmkhya, Yoga, Pùrva, Mimànsa và Vedànta.
Trong đó, tác giả có đề cập đến đạo đức Phật giáo qua giáo l “Tứ đế”: khổ đế,
tập đế, diệt đế và đạo đế. Tác giả cho rằng: Phật giáo chú tâm đặc biệt tới sự
đánh giá đạo đức con người. Đức Phật không nhìn nhận một thực tại tuyệt đối,
nằm bên ngoài sự đổi thay của thế giới, một bản thể nằm dưới những chuỗi thực
chứng của tinh thần và đặc tính tuyệt đối của Niết bàn. Tất cả đều nằm trong
mối quan hệ biện chứng ph thuộc lẫn nhau “cái này sinh thì cái kia sinh, cái
này diệt thì cái kia diệt”.
“Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ” của Doãn Chính, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Trong công trình này, tác giả đã trình ày những nét
khái quát về triết học Ấn Độ và những đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ đại như:
tính thống nhất và đa dạng, sự thống nhất giữa triết học và tôn giáo, triết l đạo
đức nhân sinh, vấn đề đời sống tinh thần, tâm linh con người, tính nhân văn …
9
Từ đó tác giả đã đi sâu phân tích về nguồn gốc, m c đích, nội dung, các con
đường, cách thức của sự giải thoát. Có thể nói tư tưởng giải thoát là một trong
những vấn đề trung tâm trong tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại.
“Lịch sử triết học Ấn Độ” của Thích Mãn Giác, Nx . Văn hóa, TP. HCM,
2007. Tác phẩm này gồm 10 chương, nói về hành trình người Arya đến Ấn Độ
và tư tưởng triết học buổi khai thủy đã ra đời cùng với sự phát triển của xã hội
nông thôn, Bà la môn giáo, tân trào tự do tư tưởng. Trong Chương IV: tác giả
đã đề cập đến tư tưởng đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đại chúng.
Phật giáo đã phát triển và chia thành nhiều tông phái được trình bày trong
Chương V.
“Sử cương triết học Ấn Độ” của Thích Quảng Liên, Nx . Bồ đề, Sài Gòn,
1965. Tác giả đã khái quát quá trình phát triển của triết học Ấn Độ và chia thành
hai hệ thống: truyền thống hay chính thống (Astika) và không truyền thống hay
phi chính thống (Nastika). Hệ thống chính thống có 6 trường phái chia làm 2
phái: Một là, trực tiếp ảnh hưởng đến Veda có: Mimànsa và Vedànta. Hai là,
gián tiếp ảnh hưởng đến Veda có: Nyaya, Vaisèsika, Sàmkhya, Yoga. Dù trực
tiếp hay gián tiếp, hai phái này đều thừa nhận quyền uy của thánh kinh Veda. Hệ
thống không chính thống gồm ba phái là: Càrvaca, Jainism, Buddhism phủ nhận
uy quyền và giáo lí Veda, phủ nhận vai trò sáng tạo thế giới của Phạm Thiên
(Brahma). Tác giả tập trung phân tích đạo đức Phật giáo thể hiện trong Tứ diệu
đế và Nhân duyên sinh.
“Lịch sử triết học phương Đông” của Nguyễn Đăng Th c, Nxb. Hồng
Đức, 2017. Trong quyển sách này, tác giả đã khái quát hai nguồn tư tưởng
chính, tiêu biểu cho phương Đông. Đó là triết học Ấn Độ xuất hiện từ thế kỷ X
trước công nguyên, từ thời Veda đến Phật giáo nguyên thủy. Triết học Trung
Quốc có từ thế kỷ VIII trước công nguyên, từ thời kỳ khởi điểm đến thời kỳ
hoàn thiện triết học. Với cách ghi nhận và phân tích khách quan, tác giả đã trình
bày các học thuyết triết học phương Đông như một tiến trình thống nhất, nêu lên
những tương quan tất yếu giữa các trường phái và các trào lưu khác nhau, ghi
10
nhận từng mốc tiến hóa của mỗi giai đoạn hình thành và phát triển, trong đó có
triết học Phật giáo.
“Đại cương triết học phương Đông” của Minh Chi và Hà Thúc Minh,
Nx . Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 1993. Trong công trình này,
tác giả đã trình ày 4 đặc điểm của triết học Ấn Độ: Một là, có một thực tại duy
nhất không thay đổi đằng sau thế giới hiện tượng vô cùng phong phú, đa dạng.
Theo Huxley là “thần tính”, Ấn Độ giáo gọi là Brahman, Phật giáo gọi là “Niết
àn”, “Chân như”… và m c tiêu cuối cùng là đạt được “Cái đó”. Hai là, để tiếp
xúc với “Cái đó” đòi hỏi con người phải “thực nghiệm tâm linh”. Ba là, con
người gồm “cái ta thật” và “cái ta giả”, con người sở dĩ khổ đau, luân hồi sinh tử
là đánh mất đi “cái ta thật” của mình. Bốn là, m c đích và nghĩa trong quan
niệm về nhân sinh trong triết học Ấn Độ là hướng mọi người quay về với chân
tâm “cái ta thật” của chính mình thông qua lối sống hướng thiện, vô ngã, vị tha.
“Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu” của Cao Xuân
Huy, Nx . Văn học, 1995. Quyển sách này gồm ba phần nội dung cơ ản. Phần
1: tác giả trình bày chủ toàn và chủ biệt, hai ngã rẽ trong triết học Đông Tây,
nêu lên những vấn đề lớn như: các i kịch của sự đồng nhất hoá; phương thức
chủ toàn và phương thức chủ biệt của tư tưởng; thiết vấn pháp của bản thể luận;
bản thể và nguyên l đồng nhất tính; vận động, phát triển về không gian và thời
gian; tri giác về thế giới. Phần 2: tác giả trình ày tư tưởng Việt Nam từ truyền
thống tới canh tân, trong đó nêu lên các nội dung như: Lê Qu Đôn và học
thuyết l khí; Tư tưởng Việt Nam dưới thời Tự Đức; chủ thuyết canh tân của
Nguyễn Trường Tộ. Phần 3: tác giả trình ày đề cương ài giảng triết học cổ đại
Trung Quốc, gồm 11 vấn đề liên quan đến xã hội và tư tưởng cổ đại Trung Quốc
như: Khổng Tử; Lão Tử; Mặc Tử; Mạnh Tử; Trang Tử; Tuân Tử; Pháp gia và
Hàn Phi; sơ lược về sách Liệt Tử và học thuyết Dương Chu; Tổng luận Chu
Dịch. Trong đó tác giả có trình ày tư tưởng triết học Phật giáo thời L c Triều,
Tuỳ, Đường. Có thể nói đây là công trình rất công phu của tác giả về tư tưởng
phương Đông với những kiến giải minh triết vô cùng sâu sắc.
11
“Triết học và tôn giáo phương Đông”của Diane Morgan, Lưu Văn Hy
dịch, Nx . Tôn giáo, Hà Nội, 2006. Trong công trình này, tác giả đã dành hẳn
một chương để khái quát về Phật giáo với tư cách là một tôn giáo của phương
Đông trong khi mô tả các tôn giáo khác như Ấn Độ giáo, Khổng giáo và Lão
giáo. Tác giả đã khái quát những nội dung cơ ản của triết học Phật giáo: từ
cuộc đời, lời dạy của Đức Phật đến các bộ phái cũng như giáo l của Ngài, góp
phần giúp cho người đọc hiểu thêm về những tư tưởng cơ ản của đạo đức
Phật giáo.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu và đưa ra những nhận định, đánh giá,
rút ra những đặc điểm, giá trị tư tưởng đạo đức Phật giáo trong từng giai đoạn
lịch sử Ấn Độ
Đầu tiên là công trình “Lược sử Phật giáo Ấn Độ” của Thích Thanh Kiểm,
Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2011. Nội dung quyển sách này chia làm bốn phần.
Phần thứ nhất: Thời đại Nguyên thủy Phật giáo, kể từ thời kỳ Đức Phật còn tại
thế cho tới cuối thế kỷ thứ III trước Tây lịch, sau vương triều Asoka, lược chép
tất cả sự biến thiên và sự phân liệt của giáo đoàn Phật giáo. Phần thứ hai là Thời
đại Bộ phái Phật giáo, kể từ cuối thế kỷ thứ III trước Tây lịch đến cuối thế kỷ
thứ II Tây lịch trong khoảng 400 năm. Đây là thời kỳ ghi chép sự biến thiên của
giáo đoàn cũng như giáo nghĩa của Bộ phái Phật giáo, sự phát triển của Tiểu
thừa Phật giáo. Phần thứ ba là Thời đại Đại thừa Phật giáo, kể từ cuối thế kỷ II
cho tới cuối thế kỷ thứ VII, chép về sự hưng long và phát triển của Đại thừa
Phật giáo qua các thời đại ngài Long Thọ, Đề Bà, đều thích ứng với tập t c của
từng dân tộc, từng địa phương mà chuyển hướng. Do đó tư tưởng Phật giáo đã
rộng lại rộng thêm. Phần thứ tư là Thời đại Mật giáo, kể từ cuối thế kỷ thứ VII
tới thế kỷ thứ XII, lược thuật sự hưng thịnh và biến thiên của Mật giáo ở Ấn Độ
và Tây Tạng. Đặc biệt trong Chương thứ tư thuộc phần thứ nhất, tác giả trình
bày nội dung cơ ản của giáo lý nguyên thủy Phật giáo như: Tứ đế, Mười hai
nhân duyên, Tam học, Thế giới quan, Phân loại thế giới, Phiền não và giải thoát,
Ý nghĩa Niết bàn, Giáo lý thực tiễn tu hành.
12
Tiếp theo là các công trình: “Ấn Độ Phật giáo sử luận” của Viên Trí, Nxb.
Phương Đông, TP. HCM, 2006. Trong công trình này, tác giả đã trình ày khái
quát quá trình hình thành và phát triển của triết học Phật giáo Ấn Độ từ thời Đức
Phật đến thời kỳ bộ phái qua 8 Chương. Tác giả đã cho thấy bối cảnh xã hội
trước thời Đức Phật và tiền đề hình thành tư tưởng đạo đức Phật giáo, đồng thời
trình bày quá trình hình thành và phát triển Tăng đoàn, a thời kỳ kết tập kinh
điển, các văn điển và các bộ phái Phật giáo. Đặc biệt là trong Chương IV, tác giả
đã trình ày nội dung giáo l căn ản của Phật giáo như: Tứ diệu đế, Duyên
khởi, Ngũ uẩn, Nghiệp và Nghiệp quả.
“Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ” của Edward Conze, Hạnh Viên dịch, Nx .
Phương Đông, 1962. Ông là một học giả nổi tiếng trong giới nghiên cứu Phật
học Tây phương. Đây là công trình nghiên cứu rất công phu của Edward Conze.
Ông đã dựng lại toàn bộ dòng phát triển tư tưởng Phật giáo của hầu hết các tông
phái ở Ấn độ, trải qua a giai đoạn phát triển của triết học, từ Phật giáo sơ kỳ
đến Phật giáo thời phân chia bộ phái, và cuối cùng là Phật giáo phát triển của
Đại thừa. Đặc biệt trong phần thứ nhất của Phật giáo sơ kỳ, tác giả có đề cập đến
một số nội dung cơ ản của giáo lý Phật giáo nguyên thủy như: Ba pháp ấn và
các đảo kiến ở Chương 3, Năm thiện căn ở Chương 4, Giải thoát ở Chương 5,
Đại bi tâm ở Chương 6, Pháp và Vạn pháp ở Chương 7, Uẩn, Xứ, giới ở Chương
8. Có thể nói công trình này là tập đại thành vô số tài liệu qu liên quan đến hầu
hết các bộ phái Phật giáo chủ yếu, được sưu tập và phân tích theo tiêu chuẩn học
thuật hàn lâm, được nhận định và trình bày với tinh thần trách nhiệm và thẩm
quyền đương nhiệm của chính tác giả.
“Đại Thừa và sự liên hệ với Tiểu Thừa” của Nalinaksha.Dutt, Thích Minh
Châu dịch, Nx . TP. HCM, 1999. Đây là công trình mà tác giả rất công phu khi
nghiên cứu về mối liên hệ giữa Tiểu thừa và Đại thừa. Quyển sách này gồm bốn
Chương. Chương 1: tác giả trình bày tiến trình lịch sử tư tưởng Phật giáo qua ba
giai đoạn lịch sử: Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo các Bộ phái và Phật giáo Đại
thừa. Tiến trình này liên t c, không có gián đoạn. Chương 2: tác giả trình bày
13
những nhận xét mang tính tổng quát về sự liên hệ giữa Tiểu thừa và Đại thừa.
Chương 3: tác giả so sánh những điểm sai biệt căn ản giữa Tiểu thừa và Đại
thừa. Chương 4: tác giả trình ày các giai đoạn trên con đường tiến triển tâm linh.
Đặc biệt trong Chương 3, trong quá trình so sánh, tác giả có nêu lên những tư
tưởng cơ ản của giáo lý Phật giáo như: Tứ đế, Niết bàn, hai loại T c đế.
“Tinh hoa và sự phát triển của đạo Phật” của Edwar Cone, Nxb. Vạn
Hạnh, Sài Gòn, 1974. Đây là công trình phân lỳ lịch sử rất chi tiết, trong đó tác
giả đã nêu nên những ảnh hưởng đến Phật giáo bởi các dòng tín ngưỡng bản địa
khi tôn giáo này lan truyền sang các quốc gia khác nhau. Từ đó giúp chúng ta có
cái nhìn chân thật và dễ phân biệt đâu là giáo l gốc, đâu là giáo l ị ảnh hưởng
bởi bản địa.
Ngoài ra, còn có các công trình như: “Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng
luận”, “Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận”, “Đại thừa Phật giáo tư tưởng
luận” của Kimura Taiken, Thích Quảng Độ dịch, Nxb. Tôn giáo, 2012; “Tìm
hiểu giáo lý Phật giáo nguyên thủy” của Thích Hạnh Bình, Nx . Phương Đông,
TP. HCM, 2007; “Tinh hoa triết học Phật giáo” của J.Takakusu (Tuệ Sỹ dịch
và chú giải), Nx . Phương Đông, 2011; “Những nhà tư tưởng lớn Ấn Độ” của
Albet Schweitzer (Phan Quang Định dịch), Nx . Văn hóa Thông tin, Hà Nội,
2003. Các công trình này hầu hết đều àn đến giáo l và tư tưởng đạo đức căn
bản của Phật giáo từ nguyên thủy, tiểu thừa cho đến đại thừa.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu trực tiếp về nội dung tư tưởng đạo đức
Phật giáo nói riêng và triết lý Phật giáo Ấn Độ nói chung
Công trình đầu tiên là cuốn “Đạo đức học Phật giáo” của Thích Minh
Châu giới thiệu và Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1995, đây
là quyển sách gồm nhiều bài tham luận của nhiều tác giả. Nội dung cuốn sách
này, các tác giả đã nêu lên nhiều phạm trù đạo đức cơ ản của Phật giáo như:
giải thoát, giới, định, tuệ, thiện, ác, từ bi, hỷ xả v.v. Đồng thời các tác giả còn
phân tích mối quan hệ cũng như ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo
đức con người Việt Nam. Qua đó cho thấy đạo đức Phật giáo là một bộ phận
14
không thể thiếu trong hệ thống giá trị văn hóa tinh thần, một trong những yếu tố
tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
Tiếp theo là các công trình: “Đạo đức học Phật giáo” của Hammalawa
Saddhatissa (Thích Thiện Chánh dịch), Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2017. Trong
quyển sách này tác giả đã phân tích, đánh giá và giải thích những khái niệm đạo
đức theo tinh thần Phật giáo, liệt kê những vấn đề chính của đạo đức như: vấn
đề chí thiện của hành vi con người, căn nguyên hoặc nguồn gốc tri thức đạo đức,
quy định về hành vi đạo đức, động cơ thúc đẩy hành vi đúng. Điểm mấu chốt là
những khái niệm về đạo đức của tất cả các trường phái Phật giáo, và sự thật
không có sự khác biệt giữa những khái niệm đạo đức trong những trường phái
khác nhau đó, cũng như trong Phật giáo nguyên thủy (Theravada) và Phật giáo
phát triển (Mahayana).
“Đạo đức học Phật giáo” của Damien Keown, Nguyễn Thanh Vân dịch,
Hoàng Hưng hiệu đính, Nx . Tri Thức, 2013. Damien Keown là giáo sư danh
dự về đạo đức học Phật giáo của Đại học Goldsmiths, Đại học Luân Đôn.
Những nghiên cứu của ông tập trung vào các vấn đề đạo đức hiện đại từ góc
nhìn Phật giáo. Cuốn sách này trình bày một cái nhìn tổng quát về phương thức
Phật giáo trong việc giải quyết những vấn nạn đạo đức mà thế giới hiện đại đang
đối mặt. Nó bàn tới sáu đề tài đương đại: thú vật và môi trường; tính d c; chiến
tranh và nạn khủng bố; phá thai; tự tử và cái chết tự nguyện; sinh sản vô tính.
Trong đó, tác giả trình bày những tư tưởng đạo đức căn ản của Phật giáo trong
chương đầu tiên và xem xét vấn đề lý thuyết về bản chất của tư tưởng đạo đức
này trong quan hệ với đạo đức học phương Tây trong chương thứ hai.
“Đạo đức học Đông phương” của Thích Mãn Giác, Nx . Văn hóa Sài
Gòn, 2007. Công trình này, tác giả trình bày các khái niệm chung về đạo đức và
đạo đức học trong Chương I. Từ Chương II cho đến Chương V, tác giả trình bày
các vấn đề của Ấn Độ với nền đạo đức tâm linh v thần, đạo đức Nho giáo, Lão
giáo, Trang Chu. Đặc biệt trong Chương VI, tác giả đề cập đến những vấn đề cơ
bản của đạo đức Phật giáo.
15
“Đạo đức học phương Đông cổ đại” của Vũ Tình, Nx . Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1998. Tác giả đã khái quát các vấn đề về đạo đức của Trung Quốc cổ
đại và Ấn Độ cổ đại. Trong Chương I, tác giả đã trình ày đạo đức học của Nho
gia, Mặc gia và Đạo gia. Trong Chương II, tác giả trình bày những điều kiện
hình thành các học thuyết đạo đức Ấn Độ cổ đại. Trong đó tác giả có đề cập đến
những vấn đề cốt lõi của đạo đức học Phật giáo.
Ngoài ra còn có các công trình mang đậm màu sắc giáo l căn ản của Phật
giáo như: “Phật học phổ thông” ba quyển của Thích Thiện Hoa, Nxb. Tôn giáo,
2013. Đây là giáo trình Phật học cơ ản về giáo lý, nhằm giúp cho học giả hiểu
biết về Phật pháp từ thấp lên cao, thấy được giá trị chân lý của đạo Phật. Thông
qua công trình này, chúng ta có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về đạo Phật nói
chung, đạo đức Phật giáo nói riêng, không chỉ cho tín đồ theo đạo Phật mà còn
cho các học giả muốn tìm hiểu về Phật pháp.
“Phật học tinh hoa” của Nguyễn Duy Cần, Nxb. Trẻ, 2015. Công trình này
trình bày rất khúc chiết và rõ ràng, giúp cho Tăng ni, Phật tử và các học giả hiểu
biết một cách khái quát và chi tiết về nguồn gốc ra đời, tư tưởng đạo đức căn
bản liên quan đến giáo lý của Tiểu thừa và Đại thừa. Trong đó các giáo l đều
tập trung vào hướng về giải thoát con người. Cho nên tư tưởng giải thoát cũng là
yếu chỉ chính trong tác phẩm này.
“Đức Phật và Phật pháp” của Narada, Phạm Kim Khánh dịch, Nxb. TP.
Hồ Chí Minh, 1998. Tác giả đã trình ày đời sống của Đức Phật và giáo lý của
Ngài. Đặc biệt trong phần hai, tác giả đã trình ày những tư tưởng đạo đức căn
bản liên quan đến giáo lý của Phật giáo như: Tứ diệu đế, Nghiệp áo, Mười hai
nhân duyên, Tứ vô lượng tâm, Niết àn… Từ đó giúp độc giả có thể hiểu thêm
về đời sống và giáo l căn ản của Đức Phật.
Như vậy, các công trình nghiên cứu ở chủ đề thứ hai tập trung nghiên cứu
về triết học Ấn Độ qua nội dung, các kinh sách và tư tưởng của các trường phái
triết học, tôn giáo Ấn Độ cổ đại như vấn đề: bản thể luận, nhận thức luận, đạo
đức nhân sinh. Đặc biệt là nghiên cứu về nội dung tư tưởng đạo đức Phật giáo
16
nói riêng và triết lý Phật giáo Ấn Độ nói chung. Từ đó đưa ra những nhận định,
đánh giá, rút ra những đặc điểm cơ ản của triết học trong từng giai đoạn lịch sử
Ấn Độ.
Chủ đề thứ ba, là các công trình nghiên cứu, nhận định và đánh giá về
sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức con người Việt
Nam hiện nay
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu trực tiếp về ảnh hưởng của đạo đức
Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Trước tiên là công trình “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối
với con người Việt Nam hiện nay” do Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1997. Trong phần viết về Phật giáo, các tác giả đã tập trung
vào khái niệm từ, bi, hỉ, xả cùng các giá trị tư tưởng của Phật giáo với tư tưởng
của con người Việt Nam. Qua đó cho thấy ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến
con người Việt Nam là rất sâu sắc.
Tiếp theo là các công trình: “Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người
iệt Nam” của Đặng Thị Lan, Nx . Đại học quốc gia Hà Nội, 2006. Trong
quyển sách này, tác giả đã àn đến những vấn đề trọng tâm của đạo đức Phật
giáo, vai trò và ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với việc xây dựng nền đạo
đức trong xã hội, cùng với những giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn
chế những mặt mang tính bất cập của đạo đức Phật giáo trong xã hội Việt Nam
hiện nay.
“Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người” của Thích Minh Châu,
Nx . Tôn giáo, 2002. Đây là quyển sách gồm 29 bài nghiên cứu đề cập nhiều về
đạo đức Phật giáo. Nó được xem như là một nếp sống mang lại hạnh phúc cho
con người, đề cao giá trị con người, một nếp sống trong sạch, thanh tịnh lành
mạnh, một nếp sống trong ấy trí tuệ đóng vai trò then chốt, sống hài hòa với
thiên nhiên, với con người; một nếp sống vô ngã vị tha. Có thể nói đây là quyển
sách minh họa về nếp sống đạo đức, về con người đạo đức Phật giáo đầy trí tuệ,
thiện lành, tự tại và vô ngã, hài hòa trong môi trường tự nhiên và xã hội.
17
“Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại” của Trần Văn Giàu, Nx . Thành
phố Hồ Chí Minh, 1993. Trong quyển sách này, tác giả đã trình ày các nội
dung cơ ản của đạo đức Phật giáo, cũng như sự thích nghi của đạo đức Phật
giáo trong xã hội hiện đại. Qua đó cho thấy đạo đức Phật giáo có sức ảnh hưởng
lớn và lan rộng trong xã hội hiện đại.
“Ảnh hưởng của Đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội
Việt Nam hiện nay” của Tạ Chí Hồng, luận án tiến sĩ Triết học, 2003. Trong
luận án, tác giả đã nêu lên giáo l và các quan điểm cơ ản của đạo đức Phật
giáo về thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo như: quan điểm về vô thường,
vô ngã, luật nhân duyên, pháp và không, nghiệp. Đồng thời tác giả cũng trình
bày ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo ở Việt Nam qua nhiều lĩnh vực trong quá
trình dung hợp với các tín ngưỡng truyền thống Việt Nam.
“Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong hội iệt Nam
hiện nay” của Hoàng Thị Lan, luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội, 2004. Trong
luận án tác giả đã trình ày các khái niệm, đặc trưng và những quan điểm khác
nhau về lịch sử và vai trò của đạo đức tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng.
Đồng thời luận án còn chỉ ra ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức
xã hội Việt Nam, những giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực của Phật giáo
nói riêng và tôn giáo nói chung trong quá trình xây dựng nền đạo đức xã hội
mới hiện nay.
“Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh”của Thân Ngọc Anh, luận án tiến sĩ Triết học, TP. Hồ
Chí Minh, 2012. Trong luận án tác giả đã trình ày quá trình du nhập, phát triển
và những đặc điểm của Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời tác giả
cũng trình ày những tư tưởng đạo đức cơ ản của đạo Phật và sự ảnh hưởng
của nó trong đời sống tinh thần của nhân dân thành phố ở nhiều lĩnh vực như:
quan niệm, tư tưởng; đạo đức, lối sống; văn hóa, nghệ thuật. Từ đó đưa ra những
giải pháp mang tính định hướng nhằm phát huy vai trò của Phật giáo trong đời
sống văn hóa tinh thần của nhân dân thành phố hiện nay.
18
Bên cạnh đó, còn có các công trình của các tác giả như: “Ảnh hưởng của
tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam”
của Lê Hữu Tuấn, luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, 1998; Hoàng Thị Lan với bài viết “Góp phần tìm hiểu một số vấn
đề về đạo đức Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Nghiên
cứu Phật học, số 02/1997); tác giả Hoàng Thị Thơ với bài viết “Đạo đức
Phật giáo với vấn đề xây dựng nhân cách con người Việt Nam” (Tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo, số 1/2002); tác giả Ngô Thị Lan Anh với bài “Phạm
trù Tâm trong Phật giáo với việc xây dựng đời sống đạo đức ở nước ta hiện
nay”, luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,
2011); tác giả Lê Văn Đình với bài viết “Bàn thêm về ảnh hưởng của Phật
giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay” ( Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số
10/2007), tác giả Nguyễn Khắc Đức với bài viết “ ai trò của Phật giáo ở
Việt Nam hiện nay”, (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 7/2008)… Trong đó,
các tác giả làm rõ giá trị nhân văn của đạo đức Phật giáo như từ bi, hỷ xả,
nhân ái, vị tha và ảnh hưởng của nó trong việc hoàn thiện đạo đức con người
Việt Nam trong xã hội hiện đại.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu gián tiếp về ảnh hưởng của đạo đức
Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam trong các tác phẩm thuộc lĩnh vực
lịch sử, văn hóa, khoa học, xã hội
Đầu tiên là công trình “Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam” của Giáo
sư, Tiến sĩ Nguyễn Hùng Hậu, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002. Ở đây tác
giả chủ yếu khái quát những nét cơ ản về quá trình du nhập cũng như ảnh
hưởng của đạo đức Phật giáo với dân tộc Việt Nam.
Tiếp theo là các công trình: “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Tài
Thư (chủ biên), Viện Triết học, Hà Nội, 1991. Tác giả đã phân tích lịch sử
du nhập và quá trình phát triển của Phật giáo; các tông phái Phật giáo và phân
tích vai trò của Phật giáo đối với lĩnh vực tư tưởng chính trị trong suốt chiều dài
lịch sử Việt Nam.
19
“Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, tập I của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Nxb.
Khoa học Xã hội, 1993. Quyển sách này trình ày tư tưởng triết học, tư tưởng
chính trị qua các thời thời kỳ Việt Nam. Đặc biệt trong chương X, tác giả đã
trình ày khái quát tư tưởng đạo đức Phật giáo, tư tưởng triết học của các thiền
sư thời Đinh, Lê, L , Trần và sự ảnh hưởng sâu sắc của đạo đức Phật giáo trong
ý thức hệ chính trị lúc bấy giờ. Có thể nói đây là thời hoàng kim của Phật giáo.
“Tư tưởng Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Duy Hinh, Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội, 1999. Trong quyển sách này, tác giả đã tìm hiểu khái quát
nội dung tư tưởng Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là đạo đức Phật giáo trong
Chương III: Tư tưởng Phật giáo Đại Việt. Trên cơ sở đó, tác giả tìm kiếm đặc
điểm của Phật giáo Việt Nam với tư cách là một sản phẩm tôn giáo được hình
thành trên cơ sở tín ngưỡng, tâm linh cư dân ản địa, có tiếp thu văn hóa
ngoại nhập.
“Phật Giáo với văn hóa iệt Nam” của Nguyễn Đăng Duy, Nx . Hà Nội,
1999. Trong quyển sách này, tác giả trình bày, nghiên cứu các khái niệm, tư duy
triết l văn hoá về Phật giáo với văn hoá Việt Nam; việc du nhập và mở rộng
Phật giáo ở Việt Nam; lý luận Phật giáo với văn hoá hữu hình; Phật giáo với văn
hoá tinh thần và Phật giáo với văn học.
“Lịch sử Phật giáo Việt Nam” tập 1,2,3, của Lê Mạnh Thát, Nxb. Tổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006. Tác phẩm cho ta cái nhìn toàn cảnh về quá
trình truyền bá, du nhập và phát triển Phật giáo vào Việt Nam, đánh dấu sự xuất
hiện Phật giáo trên nước Việt Nam và vai trò của Phật giáo đối với dân tộc, góp
phần vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, đồng thời củng cố và duy trì bản
sắc truyền thống văn hóa Việt Nam.
“ iệt Nam Phật giáo sử luận” toàn tập của Nguyễn Lang, Nx . Văn Học,
Hà Nội, 2014. Tác phẩm đã phân tích các vấn đề cốt lõi của Phật giáo và ảnh
hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Tác giả đã vẽ
nên một bức tranh hiện thực của Phật giáo Việt Nam từ nguyên thủy đến thế kỷ
XIX, góp phần làm sống lại hào khí Phật giáo qua các thời đại.
20
“ iệt Nam Phật giáo sử lược” của Thích Mật Thể, Nxb. Tôn giáo, 2009.
Tác phẩm trình bày tiến trình phát triển của Phật giáo từ Ấn Độ, sang Phật giáo
Trung Quốc đến Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là cách tiếp nhận Phật giáo của
người Việt. Từ đó điểm qua những nét chính của Phật giáo từ khi mới du nhập,
lần lượt qua các triều đại cho đến hiện đại. Qua đó tác phẩm cung cấp cho độc
giả cái nhìn toàn cảnh về lịch sử truyền bá Phật giáo trong quá trình giao lưu
tiếp biến với nền văn hóa nước ta.
Ngoài ra, còn có các công trình nói về mối quan hệ gắn bó giữa Phật giáo
với dân tộc Việt Nam như: “Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam
của Viện Triết học, Hà Nội, 1986; “ ăn hóa Phật giáo và lối sống của người
Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ” của Nguyễn Thị Bảy, Nx . Văn hóa Thông
tin 1997; “Phật giáo nhập thế và phát triển” của Thích Trí Quảng, Nxb. Tôn
giáo, 2008; “Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ 13” của Trần Văn
Giáp, Tuệ Sỹ dịch, Tu thư Viện Đại học Vạn Hạnh, 1968; “ iệt Nam sử
lược”của Trần Trọng Kim, Nx . Văn hóa Thông tin, 1999; “Phật giáo thời đại
mới cơ hội và thách thức” của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Nxb. Tổng
hợp TP.Hồ Chí Minh, 2005; “Đại Việt sử ký toàn thư” của Hoàng Văn Lâu
(dịch và chú thích), GS. Hà Văn Tấn (hiệu đính), Nx . Văn hóa thông tin, Hà
Nội, 2000; “Tôn giáo trong mối quan hệ với văn hóa và phát triển ở Việt Nam”
của Nguyễn Hồng Dương, Nx . Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004; “Lý luận về
tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” của GS. Đặng Nghiêm Vạn, Nxb.
Tôn giáo, Hà Nội, 2001; “Tôn giáo tín ngưỡng hiện nay, mấy vấn đề lý luận và
thực tiễn cấp thiết”, Trung tâm Thông tin tư liệu - Học viện Chính trị quốc gia,
TP. Hồ Chí Minh, 1996.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu về đạo đức con người Việt Nam, đặc
biệt là các giá trị đạo đức truyền thống và những giải pháp phù hợp
Đầu tiên là công trình “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt
Nam” của Trần Văn Giàu, Nx . Chính trị quốc gia, 2011. Đây là công trình
nghiên cứu tâm huyết của GS. NGND Trần Văn Giàu. Công trình được tác giả
21
thực hiện vào những năm 70 của thế kỷ trước, thời điểm mà chưa có một nghiên
cứu mang tính hệ thống nào về chủ đề giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc
ta. Trong cuốn sách này, từ góc độ sử học, triết học và đạo đức học, tác giả đã
nghiên cứu và đưa ra những kiến giải sâu sắc về các giá trị đạo đức truyền thống
đặc thù của dân tộc Việt Nam. Sách được chia làm 11 chương, trong đó 3
chương đầu khái quát cơ ản về các khái niệm giá trị tinh thần truyền thống của
dân tộc và ảnh hưởng của lịch sử đối với việc phát triển các giá trị truyền thống.
Từ Chương 4 đến Chương 10 là phần chính của sách, tác giả tập trung phân tích
7 đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng,
sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa. Các phạm trù được trình bày một
cách có hệ thống và khoa học với nghĩa giống như một “ ảng giá trị tinh thần”
của người Việt. Điều khá đặc biệt là tác giả nhấn mạnh trong bảng giá trị tinh
thần này, tinh thần yêu nước là giá trị đầu tiên và quan trọng nhất, là thước đo
tiêu chuẩn cho mọi thước đo trong cuộc sống của con người. Có thể nói đây là
công trình mà nghiên cứu sinh dùng làm tài liệu tham khảo chính khi nghiên cứu
về các giá trị đạo đức con người Việt Nam hiện nay.
Tiếp theo là các công trình: “Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện
nay” của Nguyễn Ngọc Phú (chủ iên), Nx . Quân đội nhân dân, 2006. Công
trình đã chỉ ra sự vận động, biến đổi các chuẩn mực đạo đức của con người Việt
Nam trong từng giai đoạn lịch sử (từ trước những năm 1930 đến 1975 và hiện
nay). Đặc biệt, trong Chương 3, tác giả đã khái quát những chuẩn mực đạo đức cơ
bản của người Việt Nam hiện nay như: tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc; ý
thức cộng đồng, cố kết gia đình, dòng họ, làng xóm, Tổ Quốc; năng động, thông
minh, sáng tạo, vượt khó trong lao động; sống có nghĩa tình, trung thực, nhân ái,
ứng xử có văn hóa; hành động theo pháp luật; ham học hỏi, cầu tiến bộ; kết hợp
hài hòa tinh thần dân tộc và tinh thần đoàn kết quốc tế. Trên cơ sở đó, tác giả giúp
chúng ta nhận thức và phát huy những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp
vốn có của mình không chỉ trong nền kinh tế thị trường mà còn trong cuộc sống
và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
22
“Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp” của Nguyễn Duy
Quý (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. Công trình này, trong
phần thứ nhất tác giả đã xem đạo đức xã hội là nỗi lo chung của toàn nhân loại.
Đồng thời tác giả cho rằng đạo đức truyền thống chịu sự tác động, ảnh hưởng của
nền kinh tế và chính trị nước Việt Nam hiện nay. Trong phần thứ hai, tác giả đã
khái quát đời sống đạo đức xã hội nước ta hiện nay qua bốn khía cạnh: đạo đức
của cán bộ đảng viên và công chức; đạo đức trong lao động và giao tiếp; đạo đức
trong gia đình; đạo đức của thanh niên. Từ đó, trong phần thứ ba tác giả nêu lên
thực trạng và nguyên nhân suy thoái đạo đức trong xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả
đưa ra những giải pháp nhằm củng cố và giữ gìn đạo đức truyền thống của dân
tộc. Có thể nói đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc mang tầm vóc lớn khi
khảo sát về đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay.
Bên cạnh đó, còn có các công trình gián tiếp liên quan đến các giá trị đạo
đức truyền thống của người Việt Nam như: “Giá trị đạo đức truyền thống và
những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách con người” của Cao Thu Hằng (Tạp
chí Triết học, số 158), 2004; “Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức con người
Việt Nam trong điều kiện hiện nay” của Trần Thị Tuyết Sương, luận văn thạc sĩ
Triết học, Viện Triết học, 1998; “Những giá trị đạo đức của gia đình truyền
thống Việt Nam” của Lê Thanh Hà (Tạp chí Lý luận chính trị, số 273), 2000;
“Tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XI ” của
Nguyễn Thị Hương, Nx . Lao động Xã hội, 2007. “Một số vấn đề về lối sống,
đạo đức chuẩn giá trị xã hội” của Huỳnh Khái Vinh (chủ biên), Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2001. Các tác phẩm này chủ yếu tập trung tìm hiểu cơ sở hình
thành, nội dung và biểu hiện của những phẩm chất đạo đức truyền thống của con
người Việt Nam.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã mang lại một cái nhìn
khá toàn diện về lịch sử Phật giáo và ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời
sống xã hội. Tuy nhiên ở từng góc độ tiếp cận, m c đích nghiên cứu nên các tác
giả chỉ đề cập đến góc độ và có hướng đi riêng để đạt m c đích cho công trình
23
mình nghiên cứu. Từ đây, tác giả đã kế thừa được nhiều cách đánh giá, phân tích
khác nhau về Phật giáo và ảnh hưởng đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội,
cũng như cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu về ảnh hưởng của đạo đức
Phật giáo đến đạo đức con người. Qua việc tham khảo các đề tài trên, tác giả
nhận thấy đạo đức Phật giáo là một nội dung khá hấp dẫn và được đề cập đến ở
rất nhiều các đề tài nghiên cứu Phật giáo. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc thành
tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, tác giả đi vào tìm hiểu vai trò của
đạo đức Phật giáo từ góc độ triết học, tôn giáo nói chung và đặc biệt là ảnh
hưởng của nó đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay, với mong muốn đưa ra
một số đánh giá mang tính cập nhật về tinh thần nhập thế, phát triển của đạo đức
Phật giáo trong tình hình mới, gợi mở về sự ảnh hưởng sâu sắc đạo đức Phật
giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay và tương lai.
3. Mụ đ h và nhiệ vụ ủ uận án
c đích của luận án:
Từ việc trình ày khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử -
xã hội Ấn Độ cổ đại và nội dung cơ ản của đạo đức Phật giáo, các giá trị đạo
đức truyền thống, cách mạng con người Việt Nam, luận án nhằm chỉ ra giá trị tư
tưởng và ảnh hưởng sâu sắc của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt
Nam hiện nay. Từ đó đưa ra một số giải pháp thích hợp cho việc phát huy những
giá trị của đạo đức Phật giáo trong tình hình mới.
hiệ v của luận án:
Một là, trình ày, phân tích những đặc điểm điều kiện tự nhiên, điều kiện
lịch sử - xã hội Ấn Độ cổ đại và tiền đề lý luận hình thành tư tưởng đạo đức
Phật giáo.
Hai là, trình bày, phân tích, làm rõ những nội dung cơ ản và giá trị tư
tưởng của đạo đức Phật giáo.
Ba là, từ việc trình bày, phân tích các giá trị đạo đức truyền thống, đạo đức
cách mạng con người Việt Nam, mối quan hệ giữa đạo đức con người Việt Nam
hiện nay với đạo đức Phật giáo và thực trạng giáo d c đạo đức con người Việt
24
Nam hiện nay, luận án chỉ ra những ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo
đức con người Việt Nam. Từ đó đưa ra một số giải pháp cơ ản nhằm phát huy
ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo đến
đạo đức con người Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án:
Luận án tập trung nghiên cứu về đạo đức Phật giáo và sự ảnh hưởng của nó
đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay.
hạ vi nghi n cứu của uận án:
Luận án tập trung nghiên cứu về đạo đức Phật giáo thông qua các giới điều
và giáo lý Phật giáo nguyên thủy. Đối với đạo đức con người Việt Nam thì
nghiên cứu các vấn đề đạo đức truyền thống, đạo đức cách mạng nói chung, bỏ
qua những đặc điểm khác nhau về vị trí địa lý, vùng miền, lịch sử và văn hóa.
5. Cơ sở uận và hƣơng h nghi n ứu
Luận án dựa trên thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận; đồng thời tác giả luận
án còn sử d ng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu c thể như: phân tích và
tổng hợp, logic và lịch sử, quy nạp và diễn dịch, đối chiếu và so sánh, trừu
tượng hóa, khái quát hóa, điều tra xã hội học để nghiên cứu và trình bày luận án.
Luận án được tiếp cận dưới góc độ triết học lịch sử, triết học tôn giáo và triết
học văn hóa.
6. Cái mới của luận án
Một là, luận án đã trình ày, làm rõ những điều kiện và tiền đề hình thành,
phát triển của tư tưởng đạo đức Phật giáo trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Từ đó hệ
thống hóa một cách tương đối logic những nội dung cơ ản của đạo đức Phật
giáo, từ truyền thống đến hiện đại, từ xuất thế đến nhập thế như: từ bi, tu tâm,
hành thiện và xây dựng các mối quan hệ xã hội, được trình bày trên nền tảng
giáo lý và giới luật, cũng như các giá trị đạo đức từ truyền thống đến hiện đại
của con người Việt Nam.
25
Hai là, luận án đã phân tích, làm rõ, hệ thống hóa những ảnh hưởng sâu sắc
của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay qua năm khía
cạnh có số liệu điều tra xã hội học về: quan niệm, tư tưởng; đạo đức, lối sống;
phong t c, tập quán; văn hóa, nghệ thuật; ứng xử giao tiếp. Từ việc phân tích
thực trạng những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức Phật giáo đến đạo
đức con người Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp cơ ản nhằm phát
huy giá trị đạo đức Phật giáo tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Qua đó thể
hiện tinh thần nhập thế và phát triển của đạo đức Phật giáo.
7. nghĩ h họ và nghĩ thực tiễn của luận án
Về ý nghĩa khoa học:
Việc tìm hiểu, nghiên cứu, làm rõ nội dung tư tưởng đạo đức Phật giáo và
sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay, giúp người đọc
có sự hiểu biết một cách hệ thống và sâu sắc hơn về triết lý Phật giáo nói chung
và đạo đức Phật giáo nói riêng trong mối quan hệ với đạo đức truyền thống Việt
Nam.
Về ý nghĩa thực tiễn:
Cùng với nghĩa về mặt khoa học, việc nghiên cứu một cách hệ thống về
đạo đức Phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người Việt Nam
hiện nay, không chỉ giúp chúng ta có sự hiểu biết một cách hệ thống và sâu sắc
về nội dung cơ ản của đạo đức Phật giáo, các giá trị đạo đức truyền thống Việt
Nam, mà qua đó còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng sâu sắc của đạo
đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam qua quá trình giao lưu tiếp biến
giữa các nền văn hóa từ khi Phật giáo du nhập Việt Nam. Qua đó thể hiện tinh
thần nhập thế, phát triển của đạo Phật qua phương châm: “Đạo pháp - Dân tộc -
Chủ nghĩa xã hội”.
8. Kết ấu ơ ản ủ uận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh m c tài liệu tham khảo và ph l c, luận
án gồm 200 trang được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết và 14 tiểu tiết.
26
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH
TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - HỘI ẤN ĐỘ CỔ
ĐẠI VỚI SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO
Ấn Độ cổ đại là một trong những cái nôi văn hóa có từ lâu đời của nền văn
minh phương Đông, nơi mà để lại cho nhân loại một kho tàng triết học vô cùng
phong phú và đa dạng. Mọi người ở đây từ vua quan cho đến thứ dân đều đam
mê triết học. Will Durant nhận định trong Lịch sử văn minh Ấn Độ như sau:
“Không có xứ sở nào mà người ta mê triết học như Ấn Độ. Người Ấn Độ không
coi triết học là một môn để tiêu khiển hoặc để trang sức trí óc, mà coi đó là lợi
ích bậc nhất, cần thiết cho đời sống hằng ngày” (Will Durant, 1954, tr.533). Do
đó triết học Ấn Độ cổ đại là sự tinh túy giá trị tinh thần và văn hóa của dân tộc
Ấn Độ. Sự hình thành và phát triển của nó gắn liền với điều kiện địa lý tự nhiên;
phong phú và đa dạng nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt, và trong một nền chính
trị - xã hội với chế độ nô lệ mang tính gia trưởng, bị kìm hãm bởi chế độ công
xã nông thôn và chế độ phân biệt đẳng cấp vô cùng hà khắc.
1.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên Ấn Độ cổ đại
Về vị trí địa lý, Ấn Độ là một án đảo lớn nằm ở miền Nam châu Á, hai
mặt Đông Nam và Tây Nam giáp Ấn Độ Dương. Phía Bắc là dãy Himalaya
hùng vĩ, án ngữ theo một vòng cung dài 2.600 km, có hơn 40 ngọn núi cao trên
7.000 m so với mực nước biển. Người Ấn Độ cho rằng: những ngọn núi này là
nơi cư trú của tuyết hay “xứ sở của tuyết”, là nơi tu hành khổ luyện của những
đạo sĩ. Với trí tưởng tượng vô cùng phong phú của người Ấn Độ, Himalaya là
nơi tiếp giáp giữa cõi trời và trần gian, giữa thiên giới và hạ giới.
Miền Bắc Ấn Độ là tỉnh Kashmir, một vùng nổi tiếng với nghệ thuật dệt.
Phía Nam Kashmir là miền Pendja có năm con sông: Indus, và ốn nhánh sông
27
Ravi, Thelum, Chenar, Sutleji. Nơi đây chính là nguồn gốc của nhiều chuyện
thần thoại và truyền thuyết nhằm lý giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống con
người. Jawaharlal Nehru đã viết:
“Tôi lang thang trên dãy Himalaya, nơi gắn chặt với những chuyện thần
thoại và truyền thuyết xưa, và nơi đã có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng và
văn học của chúng tôi. Lòng yêu mến núi non của tôi và tình ruột thịt với
Kashmir đã kéo tôi đến đó, và tôi được nhìn thấy không những cuộc sống,
sinh lực và cái đẹp của hiện tại, và cả vẻ duyên dáng được ghi nhớ của các
thời đại đã qua” (Jawaharlal Nehru, (Phạm Thủy Ba, Lê Ngọc, Hoàng Túy,
Nguyên Tâm dịch), 1990, tr.170).
Himalaya, theo tiếng Phạn nghĩa là “xứ sở của tuyết”, là nguồn nước vô
tận của các sông lớn như sông Ấn, sông Hằng. Các con sông này của Ấn Độ
như là hai cô gái kiều diễm, là hai chị em sinh đôi, nhưng từ khi sinh ra đã
ngoảnh mặt lại nhau và không nhìn nhau nữa. Con sông Ấn – sông Indus dài
trên 1.500 km chảy theo hướng Tây Nam, qua vùng Pendija Tây, đổ ra Vịnh
Oman, tên Ấn của nó là Sindhu, nghĩa là “sông”. Người Ba Tư khi vào đất
Ấn đã đổi nó thành Hindu và gọi miền Bắc Ấn Độ là Hindustan, nghĩa là “xứ
sở các con sông”. Chính đồng bằng sông Ấn – Hằng từ thiên niên kỷ thứ III
trước công nguyên là nơi nảy sinh một nền văn minh nổi tiếng là
MohenjoDaro và Harappa.
“Cũng từ miền Pendjab, sông Juma và Gange chảy lờ đờ đổ về phía Đông
Nam. Sông Juma chảy qua kinh đô Dehli và lăng Taj Mahal cổ kính ở Agra
(lăng Taj Mahal được quốc vương Shah Jahan xây vào thế kỷ XVII để
tưởng nhớ Mumtaz Mahal, người vợ yêu quý của mình), soi bóng trên
dòng nước của nó, còn con sông Gange cứ rộng lớn dần tới thánh địa
Bénerès đổ ra vịnh Bengale, mỗi ngày tẩy uế cho mười triệu tín đồ đạo
Hindu. Những chi nhánh của nó làm cho xứ Bengale miền xung quanh
Calcutta cựu kinh đô của đế quốc Anh hóa phì nhiêu” (Will Durant,
(Nguyễn Hiến Lê dịch), 2004, tr.35).
28
Với dòng phù sa mầu mỡ, sông Hằng là cái nôi phát triển của nền nông
nghiệp lúa nước cổ xưa, là nơi phát sinh ra các quốc gia chiếm hữu nô lệ nhỏ đầu
tiên ở Ấn Độ cổ đại. Các quốc gia chiếm hữu nô lệ này là các quốc gia của những
bộ tộc người Aryan, hình thành khi họ thâm nhập, chinh ph c Ấn Độ vào những
năm cuối thiên niên kỷ II đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên. Trong tư duy
huyền thoại của người Ấn Độ, sông Hằng được coi là con sông linh thiêng nhất
của Ấn Độ. Nó ắt nguồn từ dãy Himalaya, choàng ngang cả phía Bắc Ấn. Dãy
núi cao nhất thế giới với khối ăng tuyết vĩnh cửu của nó là nguồn nước vô tận
của sông Hằng. Vì vậy trong tư duy huyền thoại của người Ấn Độ, sông Hằng là
người con gái của Himalaya. Không những thế, người Ấn Độ còn cho rằng sông
Hằng là con sông ở trên trời. Nó chảy tung ọt dưới chân thần Visnu – thần ảo
tồn, nên nó có tên là Visnupadi. Thật sự sông Hằng có đến a dòng chảy qua cả
a thế giới: trên trời, nó là ngân hà; mặt đất, nó là hằng hà; dưới âm phủ nó có tên
là Patalaganga. Vì sông Hằng chảy qua cả a thế giới nên nó còn được gọi là
Tripathaga. Nước sông Hằng đối với người Ấn Độ có sức thanh tẩy rất mầu
nhiệm. Người có tội đến tắm nước sông Hằng sẽ trở nên trong sạch. Khi đến với
sông Hằng, họ cảm thấy tĩnh tâm, thanh thản, như trút đi hết mọi cực khổ, lo âu
của cuộc đời. Do vậy sông Hằng được xem như là một người mẹ hết sức ao
dung và nhân từ. Hình tượng nhân cách hóa của sông Hằng là một người đàn à
đội một ình đầy nước đứng trên một con cá sấu. Chính vì phẩm chất thanh lọc
đặc iệt đó mà việc tắm nước sông Hằng đã trở thành một sinh hoạt tôn giáo
thiêng liêng. Đó là lệ hội tắm nước sông Hằng Kum h Mela.
Cứ mỗi năm, hàng triệu tín đồ Hindu giáo, ao gồm các tầng lớp trong xã
hội: già, trẻ, trai, gái, trí thức, công nông, từ khắp mọi miền đất nước đều hành
hương về sông Hằng để tắm dòng nước mát và rửa sạch mọi tội lỗi để được tĩnh
tâm và an lạc. Khi chết, nếu được chết ên dòng sông Hằng thì đó là diễm phúc
của cuộc đời, Jawaharlal Nehru đã từng nói:
“… và dòng sông Hằng, trước hết là con sông của Ấn Độ và thu hút hàng
ao nhiêu triệu người đến ên ờ của nó từ uổi ình minh trong lịch sử.
29
Câu chuyện dòng sông Hằng, từ ngọn nguồn của nó đến iển cả, từ thời
xưa đến thời nay, là câu chuyện của nền văn minh và văn hóa Ấn Độ, của
sự hưng suy các triều đại, của những thành phố lớn kiêu hãnh, của cuộc
phiêu lưu của con người và sự tìm tòi của trí tuệ từng làm ận ịu các nhà
tư tưởng Ấn Độ, của sự phong phú và hoàn mỹ của cuộc sống, cũng như sự
từ chối và ác ỏ của nó, những thăng trầm, tăng trưởng và tàn l i, cuộc
sống và cái chết” (Jawaharlal Nehru, (Phạm Thủy Ba, Lê Ngọc, Hoàng
Túy, Nguyên Tâm dịch), 1990, tr.178).
Giữa miền Bắc và miền Nam Ấn được cách iệt nhau ởi dãy núi
Vindhya. Ở miền Bắc, đồng ằng lưu vực sông Indus và sông Gange ị chia
thành hai phần đông và tây ởi dãy núi Aryawatar và vùng sa mạc Thar nóng
nực như thiêu như đốt. Miền Nam Ấn là cao nguyên Deccan rộng lớn, có nhiều
rừng rú và khoáng sản nằm giữa hai dãy núi Đông Ghát và Tây Ghát, chạy dài
dọc theo hai mặt đông và tây của ờ iển Ấn Độ Dương. Vùng cao nguyên
Deccan có rất nhiều sông ngòi chảy qua và đổ ra iển, song nước của các con
sông này chảy rất mạnh và không ổn định nên không thuận lợi cho giao thông
cũng như thủy lợi.
Tuy nhiên, bên cạnh sự phong phú và phức tạp của điều kiện thiên nhiên,
khí hậu của đất nước Ấn Độ cũng vô cùng khắc nghiệt. Ở miền Bắc Ấn dãy
Himalaya quanh năm tuyết phủ, những cơn cuồng phong ào ào thổi tưởng như
ất tận, khi những cơn gió lạnh thấu xương thịt đó gặp hơi nóng ở miền Nam thì
tạo thành những đám sương mù dày đặc u ám, ao phủ cả nền trời. Đó thật sự là
một không khí và cảnh tượng kỳ í. Về mùa hè, khi nhiệt độ tăng lên thì làm tan
đi một phần ăng giá trên dãy Himalaya, đã tạo thành những cơn thác lũ đổ
xuống chân núi, có thể muốn lấp đi cả một vùng làng mạc dân cư. Ở miền
Pendja phù sa của mấy con sông lớn ồi đắp thành những cánh đồng phì nhiêu
không đâu ằng. Nhưng tiến xuống phía Nam thì ánh nắng chang chang quanh
năm suốt tháng, và cái nóng cứ hừng hựt như thiêu như đốt khiến cho đất đai
khô cằn và con người trở nên chai sạn, làm cực khổ cũng không đủ ăn.
30
“Đó đây, ít nhất là trên một phần năm đất đai còn những khu rừng hoang
dã của thời khai thiên lập địa, đầy cọp, eo, voi, chó sói, rắn độc và
những vùng đầm lầy hoang sơ, nơi những đàn cá sấu luôn rình rập, gây ra
cho con người ao nỗi kinh hoàng. Phía cuối án đảo, miền Deccan, khí
hậu nóng và khô, đôi khi nhờ gió iển mà mát được một chút. Nhưng từ
Dehli đến Ceylan, đặc điểm của khí hậu là nóng, một sức nóng làm cho
cơ thể ta suy nhược, trễ nải, con người mau già, làm ảnh hưởng tới những
quan niệm tôn giáo và triết l của thổ dân. Chỉ có mỗi một cách chống với
sức nóng đó là ngồi yên, không ham muốn gì hết. Mùa hè, gió mùa thổi,
mưa đổ xuống, không khí mát mẻ được một chút, đất đai trồng trọt được,
nhưng khi gió ngừng thổi thì cái nóng ập đến, Ấn Độ lại chịu cái nạn đói
và chỉ mơ tưởng cảnh Niết Bàn” (Will Durant, (Nguyễn Hiến Lê dịch),
2004, tr.37-38).
Có thể nói Ấn Độ là một đất nước có điều kiện tự nhiên, điều kiện địa l
hết sức đa dạng nhưng vô cùng khắc nghiệt. Đứng trước thiên nhiên hùng vĩ như
vậy, người Ấn Độ thiết tha khẳng định cuộc sống tự nhiên thuần phác của mình,
say mê trước vẻ đẹp huyền ảo của thiên nhiên, nhưng cũng chính thiên nhiên
đầy huyền í này gây ra cho con người iết ao những hiểm họa khôn lường.
Con người cảm thấy mình nhỏ é trước những lực lượng mạnh mẽ, khắc nghiệt
của tự nhiên, luôn phải sống trong tâm trạng hồi hộp, lo âu. Chính điều kiện
sống như thế đã ảnh hưởng đến sinh hoạt vật chất và tinh thần, đến phong t c
tập quán, tâm l , tín ngưỡng tôn giáo, quan điểm tư tưởng, phong cách tư duy
độc đáo, trừu tượng, cao siêu của người Ấn Độ.
1.1.2. Điều kiện lịch sử - xã hội Ấn Độ cổ đại
Xã hội Ấn Độ cổ đại được đánh dấu bằng sự kiện người Dravidian sống
quần cư dọc theo lưu vực hai con sông Ấn và sông Hằng. Họ sống chủ yếu là
canh tác nông nghiệp, thuần dưỡng gia súc, chế tạo đồ gốm. Khoảng 3000 năm
trước công nguyên, con người đã iết dùng rìu đồng và rìu đá để chặt cây, khẩn
hoang. Ngoài ra họ còn biết chế tạo nhiều công c như: liềm, cưa, dao, kiếm,
31
lưỡi câu từ đồng thau. Khoảng 2000 năm trước công nguyên, Ấn Độ thuộc về
người Aryan, là bộ lạc du m c và đến định cư tại Ấn Độ, phát triển sản xuất
nông nghiệp, dùng trâu bò làm sức kéo.
Về nông nghiệp, người Ấn Độ đã mở rộng diện tích đất canh tác, khai khẩn
đất đai, trồng trọt các loại ngũ cốc mới, mở mang các công trình thủy lợi, trên
bộ, giao thông và chuyên chở dùng ngựa và xe ò hai ánh. Do đó nông nghiệp
về cơ ản đã có sự phát triển tương đối cao. Ngoài ra thời kỳ này, người Ấn Độ
cổ đại đã iết sử d ng còn biết sử d ng các tàu buồm nhỏ chở các thổ sản như:
hương liệu tơ l a, bông vải, trân châu, hồng ngọc, mun, gỗ quý, kim tuyến qua
bán ở Ai Cập và A Rập.
Nghề thủ công, cũng đạt một số thành tựu đáng kể, nó tách khỏi nông
nghiệp và những người thợ thủ công t tập lại thành các tổ chức phường hội.
Kinh tế tự nhiên trong thời kỳ này rất phát triển cùng với thương nghiệp. Chính
sự phát triển về kinh tế đã làm trong xã hội xuất hiện thêm một tầng lớp thương
nhân quý tộc mới, xuất hiện nhiều thành phố trung tâm thủ công nghiệp và
thương nghiệp quan trọng. Đặc trưng của nền kinh tế trong công xã nông thôn
thời kỳ này là kinh tế tiểu nông kết hợp chặt chẽ với thủ công nghiệp gia đình
nên tính chất tự cung tự cấp là nổi bật, và việc quan hệ trao đổi giữa các công xã
rất yếu ớt.
Về chính trị, xã hội Ấn Độ cổ đại không chỉ chịu sự ảnh hưởng, quy định
bởi điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng và khắc nghiệt mà còn chịu sự chi
phối sâu sắc của chế độ nô lệ mang tính chất gia trưởng, bị kìm hãm bởi chế độ
công xã nông thôn bảo thủ, trì trệ và chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội hết sức
nghiệt ngã ở Ấn Độ cổ đại. Nhận xét về bối cảnh xã hội Ấn Độ thời này, C.Mác
đã viết:
“Cũng như nhân dân tất cả các nước phương Đông, nhân dân Ấn Độ trao
cho chính phủ trung ương chăm lo những công trình. Đó là điều kiện cơ
bản của nền nông nghiệp và thương nghiệp của họ. Mặt khác, dân cư Ấn
Độ rải rác ở khắp các lãnh thổ của đất nước, sống tập trung trong những
32
trung tâm nhỏ nhờ vào mối liên hệ có tính chất gia trưởng của những lao
động nông nghiệp và lao động thủ công nghiệp, cả hai tình hình từ những
thời xa xưa nhất, đã đẻ ra một chế độ xã hội đặc biệt gọi là chế độ công xã
nông thôn, chế độ này đã đem lại cho mỗi một đơn vị bé nhỏ ấy cái tổ chức
độc lập và cuộc sống biệt lập của nó” (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1993,
tr.175-176).
Trước hết, là chế độ nô lệ, trong ngôn ngữ cổ Ấn Độ, thì khái niệm “nô lệ”
bắt nguồn từ chữ “dasa”, nghĩa là “thấp hèn”, đối lập với chữ “arya” nghĩa là
“cao qu ”, dùng để chỉ cho những con người có thân phận, cuộc đời hoàn toàn
lệ thuộc vào người khác như: nô lệ, tôi tớ. Chế độ nô lệ Ấn Độ được hình thành
từ thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên khi người Aryan xâm chiếm Ấn Độ và
chinh ph c người Dravidian thì người Aryan đã ị chính người bản địa đồng hóa
bởi lối sống nông nghiệp, định cư và ngược lại người Dravidian cũng đã ị ảnh
hưởng bởi lối sống du m c của người Aryan, chính sự kết hợp giữa hai lối sống
này đã hình thành nên thời đại đồ sắt. Từ đó đưa xã hội Ấn Độ cổ đại ước sang
thời đại mới và cũng từ đó làm nảy sinh trong lòng xã hội Ấn Độ những mâu
thuẫn sâu sắc, khi người Aryan tự cho mình là tộc người thượng đẳng, có quyền
thống trị kẻ khác. Về tính chất của chế độ nô lệ ở Ấn Độ thì có 3 đặc tính cơ ản
như sau:
Một là, chế độ nô lệ vô cùng hà khắc do sự phân biệt rất khắc khe của các
loại nô lệ. Theo quyển Artha-sàstra của Cautilia (cuốn sách viết về chế độ kinh
tế xã hội Ấn Độ của vương triều Maurya, được dịch là “lợi ích vật chất” và
“sastra” nghĩa là “kinh”) và ộ luật Manu, nô lệ ở Ấn Độ được phân chia thành
15 loại khác nhau: 1. Nô lệ do cha mẹ là nô lệ sinh ra; 2. Nô lệ mua về; 3. Nô lệ
do người khác đem cho; 4. Nô lệ do thừa kế mà có; 5. Do đói khát mà làm nô lệ;
6. Do phạm tội mà bị xử phạt làm nô lệ; 7. Người làm con tin bị xem như làm
nô lệ; 8. Nô lệ chiến tù; 9. Nô lệ được thưởng trong các kỳ thi đấu; 10. Nô lệ tự
nguyện; 11. Vì bội ước mà phải làm nô lệ; 12. Nô lệ tạm thời; 13. Vì được kẻ
khác nuôi nấng mà đi làm nô lệ; 14. Vì lấy nô lệ mà thành nô lệ; 15. Bán mình
33
là nô lệ (S. Radhakrishnan and Charles A Moore, 1973, tr.193-223).
Hai là, chế độ nô lệ có tính chất gia trưởng giữa lao động nông nghiệp và
lao động thủ công nghiệp. Vị trí của nô lệ được ví như “động vật hai chân”,
“động vật bốn chân”. Người đứng đầu gia đình chủ nô không chỉ toàn quyền
quyết định với nô lệ mình như: ắt nô lệ mình lao động khổ sai và phạt tội bằng
những hình phạt tàn khốc như: cùm kẹp, đánh đập… mà còn có quyền quyết
định tuyệt đối với các thành viên trong gia đình như: có thể tùy tiện đánh đập,
hành hạ hay đem án cả nô lệ tôi tớ và vợ con mình như súc vật, đồ vật.
Ba là, chế độ nô lệ bị kìm hãm bởi chế độ công xã nông thôn, với nền kinh
tế tự cung tự cấp, biệt lập và bị sự trói buộc của những hủ t c khắc khe, bảo thủ,
trì trệ. Nó khép kín cả về địa àn cư trú, dân cư, huyết thống, tổ chức hành
chính, kinh tế, văn hoá giáo d c, lễ nghi và các sinh hoạt tôn giáo. Giữa nhà
nước và người dân không có sự quan tâm lẫn nhau.
Xã hội Ấn Độ cổ đại không chỉ chịu sự chi phối của chế độ nô lệ mang tính
chất gia trưởng, bị kìm hãm bởi chế độ công xã nông thôn bảo thủ, trì trệ mà còn
chịu sự tác động của chế độ phân biệt đẳng cấp hết sức nghiệt ngã. Đó còn gọi là
chế độ “varna”. Chế độ này phân biệt chủng tính, sắc tộc, hôn nhân. Nguyên
nghĩa an đầu nó có tên là “varna”, sau đó người Bồ Đào Nha đến Ấn Độ và
dịch là “casta” (nghĩa là thuần túy, không pha trộn) để chỉ những tầng lớp người
đặc biệt trong xã hội bản xứ (Doãn Chính, 2010, tr.43). Nguồn gốc của chế độ
varna được Will Durant nói trong Our Oriental Heritage như sau:
“Cũng như mọi dân tộc khác, người Aryan cấm cả sự đồng tộc kết hôn lẫn
sự chủng ngoại kết hôn, nghĩa là không được kết hôn với người trong họ
gần mà cũng không được kết hôn với người ngoài thị tộc. Từ những quy
tắc đó mà phát sinh ra chế độ đặc biệt nhất dưới đây của Ấn Độ: bị chìm
ngập trong số thổ dân đông hơn họ nhiều mà họ khinh là một giống thấp
hèn hơn họ, người Aryan phải cấm các cuộc kết hôn với thổ dân để giữ cho
khỏi lai, nếu không thì chỉ trong một hai thế kỷ sẽ bị thổ dân đồng hóa, thu
hút mà mất hết giống” (Will Durant, 1954, p.398).
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay

More Related Content

What's hot

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...KhoTi1
 
Thực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Thực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ SởThực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Thực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"Học Tập Long An
 
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...nataliej4
 
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdfGiáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdfMan_Ebook
 
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nayLuận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nayViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...jackjohn45
 
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
 
Thực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Thực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ SởThực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Thực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
 
Luận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
Luận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAYLuận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
Luận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
 
BÀI MẪU Tiểu luận tư duy phản biện, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận tư duy phản biện, HAYBÀI MẪU Tiểu luận tư duy phản biện, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận tư duy phản biện, HAY
 
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam BộLuận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
 
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng NamLuận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
 
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
 
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdfGiáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
 
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
 
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nayLuận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay
 
Ngân Hàng Câu Hỏi Đề Thi Môn TRiết Học Có Đáp ÁN Mới Nhất
Ngân Hàng Câu Hỏi Đề Thi Môn TRiết Học Có Đáp ÁN Mới NhấtNgân Hàng Câu Hỏi Đề Thi Môn TRiết Học Có Đáp ÁN Mới Nhất
Ngân Hàng Câu Hỏi Đề Thi Môn TRiết Học Có Đáp ÁN Mới Nhất
 
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
 
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
 
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa YLuận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
 
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ trong các cơ quan hành chính
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ trong các cơ quan hành chínhChất lượng nguồn nhân lực cán bộ trong các cơ quan hành chính
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ trong các cơ quan hành chính
 
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...
 
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOTLuận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
 

Similar to đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay

Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayMan_Ebook
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN OnTimeVitThu
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...jackjohn45
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộiGiáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộinataliej4
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn...
 Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn... Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn...hieu anh
 
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namMan_Ebook
 
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNHLUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNHOnTimeVitThu
 
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...OnTimeVitThu
 
ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934...
ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934...ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934...
ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMan_Ebook
 
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LUẬN VĂN: HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆ...
LUẬN VĂN: HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆ...LUẬN VĂN: HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆ...
LUẬN VĂN: HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆ...OnTimeVitThu
 

Similar to đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay (20)

Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân BìnhLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCDĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
 
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộiGiáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn...
 Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn... Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn...
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà NộiĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
 
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
 
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNHLUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
 
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
 
Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của sinh viên ĐH Đồng Nai
Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của sinh viên ĐH Đồng NaiLuận văn: Định hướng giá trị đạo đức của sinh viên ĐH Đồng Nai
Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của sinh viên ĐH Đồng Nai
 
ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934...
ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934...ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934...
ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934...
 
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
 
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
 
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
LUẬN VĂN: HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆ...
LUẬN VĂN: HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆ...LUẬN VĂN: HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆ...
LUẬN VĂN: HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆ...
 
Đề tài: Tổ chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang
Đề tài: Tổ chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên GiangĐề tài: Tổ chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang
Đề tài: Tổ chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (19)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN    ĐÀO TẤN THÀNH ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐẠO ĐỨC CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2020
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN    ĐÀO TẤN THÀNH ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐẠO ĐỨC CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: TRIẾT HỌC Mã số: 62.22.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng n h họ : 1. PGS.TS. ĐINH NGỌC THẠCH 2. TS. TRẦN HOÀNG HẢO Phản biện độc lập: Phản biện độc lập 1: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG DƢƠNG Phản biện độc lập 2: PGS.TS. NGUYỄN THANH Phản biện: Phản biện 1: PGS.TS. VŨ VĂN GẦU Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT Phản biện 3: PGS.TS. TRẦN MAI ƢỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2020
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch và TS. Trần Hoàng Hảo đã hết sức tận tâm, tận lực, động viên, hướng dẫn tôi nghiên cứu và thực hiện luận án. Đặc biệt là TT.TS. Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, TT. Thích Quảng Lộc - Phó Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang - người luôn cố vấn, hỗ trợ học bổng, cung cấp tài liệu và định hướng cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể quý thầy cô trong Khoa Triết học, Phòng Sau Đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với quý thầy Chùa Vĩnh Nghiêm, Quận 3; Chùa Nghệ Sĩ, Quận Gò Vấp; Chùa Như Lai, Quận Gò Vấp; Chùa Vĩnh Tràng, Tiền Giang; Chùa Trường Sanh, Tiền Giang; Chùa Thiên Nguyên, Gò Công Đông, Tiền Giang, gia đình, những người thân, bạn bè, quý thiện nam tín nữ Phật tử đã luôn là điểm tựa vững chắc và là nguồn động viên to lớn về mọi mặt để tôi hoàn thành luận án này. Chùa Nghệ Sĩ, ngày 22 tháng 5 năm 2020 Tác giả Đào Tấn Thành - ĐĐ. Thích Huệ Đạo Kính đề
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch và TS. Trần Hoàng Hảo. Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố. Tác giả ĐÀO TẤN THÀNH
  • 5. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................3 3. M c đích và nhiệm v của luận án ................................................................23 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .............................................24 5. Cơ sở l luận và phương pháp nghiên cứu ....................................................24 6. Cái mới của luận án .......................................................................................24 7. Ý nghĩa khoa học và nghĩa thực tiễn của luận án ......................................25 8. Kết cấu cơ ản của luận án ............................................................................25 PHẦN NỘI DUNG ..........................................................................................26 Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO...........................................................................................26 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - HỘI ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI VỚI SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ...............................26 1.1.1. Đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên Ấn Độ cổ đại ...................................26 1.1.2. Đặc điểm điều kiện lịch sử - xã hội Ấn Độ cổ đại ..................................30 1.2. TIỀN ĐỀ L LUẬN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO........41 1.2.1. Tư tưởng đạo đức trong kinh Veda, Upanishad và trong sử thi Ramayana, Mahabharata với sự hình thành tư tưởng đạo đức Phật giáo .............................41 1.2.2. Sự tác động, ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức trong L c sư ngoại đạo và Jaina giáo với sự hình thành tư tưởng đạo đức Phật giáo .................................55 1.2.3. Sự tác động, ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức trong hệ thống triết học chính thống với sự hình thành tư tưởng đạo đức Phật giáo ..............................62 Kết luận hƣơng 1 ...........................................................................................66 Chƣơng 2: KHÁI QUÁT TRIẾT HỌC CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ................................................................68 2.1. KHÁI QUÁT TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO ..................................68
  • 6. 2.1.1. Quan điểm về thế giới của Phật giáo ......................................................69 2.1.2. Quan điểm về nhân sinh của Phật giáo ...................................................78 2.2. NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ........................................................................................................90 2.2.1. Nội dung cơ ản của tư tưởng đạo đức Phật giáo....................................90 2.2.2. Đặc điểm của tư tưởng đạo đức Phật giáo .............................................121 2.2.3. Giá trị và hạn chế của tư tưởng đạo đức Phật giáo ...............................127 Kết luận hƣơng 2 .........................................................................................134 Chƣơng 3: ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐẠO ĐỨC CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................................136 3.1. ĐẠO ĐỨC CON NGƢỜI VIỆT NAM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NÓ VỚI ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO .............................................................................................136 3.1.1. Đạo đức con người Việt Nam hiện nay .................................................136 3.1.2. Mối quan hệ giữa đạo đức Phật giáo và đạo đức con người Việt Nam hiện nay.................................................................................................... 151 3.2. ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................159 3.2.1. Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức Phật giáo đến đời sống đạo đức con người Việt Nam ..................................................................163 3.2.2. Một số giải pháp cơ ản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng mang tính tiêu cực của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay ...........................................................................................187 Kết luận hƣơng 3 .........................................................................................195 KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................198 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................201 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...............................................................................................216 PHỤ LỤC........................................................................................................217
  • 7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. T nh ấ thiết ủ đề tài Việt Nam là một trong những nước phương Đông, nơi mà tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa xã hội. Tùy vào các giai đoạn lịch sử phát triển của các nước, tôn giáo nắm vai trò chủ đạo, có tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần, suy nghĩ của con người. Trong các tôn giáo lớn trên thế giới, thì Phật giáo là một trong những tôn giáo đã du nhập vào Việt Nam và trở thành tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần, xã hội Việt Nam cho đến ngày nay. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Phật giáo Việt Nam đã có nhiều đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của dân tộc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về lĩnh vực giáo d c đạo đức. Có thể nói, Phật giáo được xem là một trong những nhân tố quan trọng góp phần định hình nên các quan niệm, chuẩn mực và hệ giá trị đạo đức trong xã hội. Tư tưởng về đạo đức nhân sinh của Phật giáo là một tư tưởng xuyên suốt và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Đất nước Việt Nam ngày nay đang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Trong sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo d c đạo đức con người Việt Nam, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn đáng ghi nhận: “Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được vận d ng và phát triển sáng tạo ngày càng tỏ rõ giá trị vững bền làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng nước ta, nhân tố hàng đầu đảm bảo cho đời sống tinh thần xã hội phát triển đúng hướng. Ý thức phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh thần trách nhiệm và năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ, đảng viên được nâng lên một ước. Nhiều nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức từng ước hình thành” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1998, tr.42).
  • 8. 2 Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giáo d c đạo đức, lối sống ở nước ta vẫn còn những hạn chế, yếu kém. “Tệ sùng ái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực d ng, cá nhân, vị kỷ… đang gây hại đến thuần phong mỹ t c của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Buôn lậu và tham nhũng phát triển. Ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng. Nạn mê tín dị đoan khá phổ biến. Nhiều hủ t c cũ và mới lan tràn, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội… Nghiêm trọng hơn là sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền. Nạn tham nhũng, dùng tiền của Nhà nước tiêu xài phung phí, ăn chơi sa đọa không được ngăn chặn có hiệu quả. Hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, kèn cựa địa vị, c c bộ, địa phương, è phái, mất đoàn kết khá phổ biến. Những tệ nạn đó gây sự bất bình của nhân dân, làm tổn thương uy tín của Đảng, của Nhà nước” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1998, tr.46-47). Đây là tín hiệu “ áo động đỏ” trong đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay. Mặt khác, trong xã hội hiện nay xuất hiện nguy cơ khủng hoảng niềm tin, mất phương hướng lựa chọn giá trị niềm tin và lối sống, nhiều nhất ở thế hệ trẻ. Những biểu hiện của nó trong lối sống; đôi khi nói không đi đôi với việc làm ở những người lớn, trong gia đình, nhà trường, cơ quan, công sở và ở ngoài xã hội đã gây ra những phản cảm đối với lớp trẻ. Chính điều đó đã ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của xã hội, nhất là vấn đề xây dựng và phát triển con người đầy đủ đức và tài hiện nay. Bởi vì vấn đề con người được xem là trung tâm để phát triển lực lượng sản xuất, và sự phát triển của nền sản xuất suy cho cùng cũng vì m c tiêu ph ng sự con người, hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ. Do đó muốn đất nước ngày càng giàu mạnh, thì trước hết phải xem vấn đề giáo d c và xây dựng con người là quốc sách hàng đầu, xem con người vừa là m c
  • 9. 3 tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển của nước nhà. Trước thực trạng những tác động không lành mạnh ảnh hưởng đến các giá trị nhân văn con người, tới đạo đức truyền thống của dân tộc, đạo đức Phật giáo có thể có phần chung tay giúp con người thay đổi cách nhìn (chính kiến), cái suy nghĩ (chính tư duy), và cách hành động (chính nghiệp) theo con đường chân chính của Bát chính đạo. Đặc biệt là đạo đức Phật giáo luôn đề cao tinh thần phản tỉnh tự giác của con người, kêu gọi con người hành thiện, tránh ác, mang tình yêu thương, ình đẳng đến với mọi người. Từ đó có thể giúp con người giảm bớt những vấn nạn trong cuộc sống như: vấn đề về môi trường, vấn đề về dân số, vấn đề về cuộc sống hòa bình và hạnh phúc v.v., đồng thời tạo cho con người sức mạnh tinh thần, phát huy nội lực, và thành công trong quá trình hợp tác quốc tế. Do đó việc nghiên cứu đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay là điều cần thiết, vừa mang nghĩa l luận vừa mang nghĩa thực tiễn sâu sắc. Chính vì thế mà tác giả chọn vấn đề “Đạo đức Phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Với hệ thống triết l đạo đức nhân sinh sâu sắc, một hệ thống triết học có chiều sâu về mặt lịch sử, triết học Phật giáo nói chung và đạo đức Phật giáo nói riêng đã được các nhà khoa học, các học giả, các hành giả khắp nơi tìm hiểu và nghiên cứu dưới nhiều góc độ và bình diện khác nhau về mặt học thuật cũng như ứng d ng. Theo chúng tôi, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án này tập trung chủ yếu vào ba hướng chủ đề chính: Chủ đề thứ nhất, là các công trình nghiên cứu về điều kiện và tiền đề hình thành triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại nói chung và tư tưởng đạo đức Phật giáo nói riêng Đầu tiên, là công trình “Di sản phương Đông của chúng ta” (Our Oriental Heritage) của Will Durant, do Simon and Schuster, New York, xuất bản năm 1954 với quyển 2 có tựa đề: Ấn Độ và những người láng giềng của mình (India
  • 10. 4 and Her Heigh ors). Trong công trình này Will Durant đã trình ày rất sâu sắc về lịch sử văn minh Ấn Độ trên các lĩnh vực như địa lý, dân cư, dân tộc, lịch sử kinh tế, chính trị - xã hội, tư tưởng, khoa học, kỹ nghệ, tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ, phong t c - tập quán, văn học - nghệ thuật, hội họa - âm nhạc, kiến trúc - điêu khắc. Trong đó nổi bật là triết học Ấn Độ được Will Durant đề cập trong các Chương XIV: Những nền tảng của Ấn Độ (The Foundations of India) gồm các vấn đề: “Đất đai”; “Nền văn minh cổ nhất”; “Dân tộc Ấn - Aryan”; “Xã hội Ấn - Aryan”; “Tôn giáo trong các kinh Veda”; “Các kinh Veda về phương diện văn học”; “Triết học trong các kinh Veda”, Chương XV: Đức Phật (Buddha), tác giả đề cập đến nhiều vấn đề: “Bọn theo tà giáo”; “Mahavira và các giáo đồ Jaina”; “Truyện Phật Thích Ca”; “Lời dạy của Đức Phật”; “Ngày cuối cùng của Đức Phật”, Chương XVIII: Thiên đường của các vị thần (The Paradise of the Gods), Chương XIX: Đời sống tinh thần (The Life of the mind), gồm các vấn đề về: “Khoa học Hindu”; “Sáu hệ thống triết học Bà la môn”; “Sử thi Ấn Độ” v.v. Tiếp theo là các công trình: “Phát hiện Ấn Độ” (The Discovery of India) của Jawaharlal Nehru, do The Oxford University Press, New Delhi, India, xuất bản vào năm 1954, (Phạm Thủy Ba, Lê Ngọc, Hoàng Túy và Nguyễn Tâm dịch), Nx . Văn học, Hà Nội, 1990. Quyển sách này gồm 3 tập và 10 chương: Trong đó Chương 4: Phát hiện Ấn Độ; Chương 5: Qua các thời đại chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa đế quốc dưới triều Guptas, Will Durant đã nghiên cứu và trình ày các điều kiện lịch sử, xã hội và văn hóa với sự hình thành triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại qua các chủ đề lớn như: “Nền văn minh thung lũng Indus”; “Ấn Độ giáo là gì?”; “Những ghi chép bộ kinh và thần thoại Ấn Độ sớm nhất”; “Kinh Veda”; “Chấp nhận và phủ nhận cuộc sống; “Kinh Upanishads”; “Chủ nghĩa duy vật; “Sử thi Maha harata”; Mahavira và Đức Phật”; “Đẳng cấp”; “Lời dạy của Đức Phật”; “Triết học Phật giáo”; “Ảnh hưởng của đạo Phật và đạo Hindu” và đáng chú là hai phần: “Tiếp cận triết học Ấn Độ”; “Sáu hệ thống triết học” v.v.
  • 11. 5 “Ấn Độ cổ đại” (Tiếng Nga) của GM. Bongard - Levin và G.F. Ilyn, Nxb. Khoa học Mátxcơva, 1985. Công trình này tác giả trình bày với ba phần lớn trên nền chung là lịch sử và văn hóa Ấn Độ, gồm Phần một: Buổi bình minh của lịch sử; Phần hai: Hình thức của những đế chế đầu tiên; Phần ba: Thời đại Kushana Gupta. Các tác giả đã trình ày và phân tích những điều kiện tự nhiên, lịch sử, dân tộc và văn hóa Ấn Độ cổ chi phối, ảnh hưởng đến triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại. Trong đó các tác giả đã có những đánh giá và nhận định khá sâu sắc về nền triết học tôn giáo này. C thể là các vấn đề: “Sự nổi lên của nền văn minh - văn hóa Harappa”; “Chế độ varna”; “Tôn giáo và văn hóa của thời đại Veda”; “Phật giáo và Jaina giáo”; “Sự thay đổi của các tôn giáo xã hội và hệ thống chủng tính varna”; “Các trường phái triết học cơ ản của Ấn Độ thời cổ đại” v.v. “Lịch sử thế giới cổ đại” của Lương Ninh (chủ iên), Đinh Ngọc Bảo, Đặng Quang Minh, Nguyễn Gia Phu và Nghiêm Đình Vỳ, Nxb. Giáo d c, 2009. Trong công trình này, tác giả đã trình ày 7 chương: từ xã hội nguyên thủy, Ai Cập cổ đại, Lưỡng Hà cổ đại, Ấn Độ cổ đại, Trung Quốc cổ đại, Hy Lạp cổ đại, Rôma cổ đại. Trong phần Ấn Độ cổ đại, tác giả đã trình ày và có những nhận định sâu sắc về đất nước Ấn Độ, sự phát hiện Ấn Độ, thời tiền sử và nền văn hóa sông Ấn, lưu vực sông Hằng thời sơ sử, các quốc gia sơ kỳ và bá quyền Magada, vương triều Môrya và sự thống nhất Ấn Độ, sự phân biệt và biến chuyển trên án đạo Ấn Độ và văn hóa cổ Ấn Độ. “Lịch sử văn minh thế giới” của Vũ Dương Ninh, Nx . Giáo d c Việt Nam, 2018. Trong công trình này, tác giả đã dành 8 chương nói về các vấn đề quan trọng của văn minh thế giới. Chương 1: Văn minh Bắc Phi và Tây Á; Chương 2: Văn minh Ấn Độ; Chương 3: Văn minh Trung Quốc; Chương 4: Văn minh Hy Lạp cổ đại; Chương 5: Văn minh La Mã cổ đại; Chương 6: Văn minh Tây Âu thời trung đại; Chương 7: Sự xuất hiện văn minh công nghiệp; Chương 8: Văn minh thế giới thế kỷ XX. Đặc biệt trong phần văn minh Ấn Độ, tác giả đã trình ày điều kiện tự nhiên, dân cư, các giai đoạn chính dẫn đến hình thành nền văn minh này như: thời văn minh lưu vực sông Ấn, thời Veda. Đây là thời
  • 12. 6 kỳ có hai vấn đề quan trọng ảnh hưởng lâu dài đến lịch sử Ấn Độ sau này: đó là vấn đề đẳng cấp (Varna) và đạo Bà la môn. Thời này cũng xuất hiện nhiều tư tưởng triết học tôn giáo như: đạo Bà la môn, đạo Phật, đạo Jaina v.v. “Lịch sử văn minh Ấn Độ” của Will Durant, Nxb. Lá Bối, Sài Gòn, 1972. Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu tư tưởng triết học Ấn Độ và vạch ra những đặc điểm của nó trong một bức tranh tổng thể về nền văn minh Ấn Độ với các hình thái, các lĩnh vực của đời sống xã hội phức tạp, vừa phong phú vừa đa dạng đã và đang đan xen lẫn nhau. Điều đó được tác giả trình bày trong Chương I: Tổng quan về Ấn Độ, Chương II: Đức Phật Thích Ca, Chương VI: Đời sống tinh thần… Có thể nói đây là công trình cung cấp nhiều nội dung liên quan đến điều kiện và tiền đề hình thành tư tưởng đạo đức Phật giáo trong luận án, đặc biệt là bối cảnh xã hội, tiền đề tư tưởng trước thời Đức Phật. Ngoài ra, còn có các công trình “Ấn Độ qua các thời đại” của Chiêm Tế, Nxb. Giáo d c, Hà Nội, 1986; “Đại cương văn hóa phương Đông”, của Lương Duy Thứ (chủ biên), Phan Nhật Chiêu và Phan Thu Hiền, Nxb. Giáo d c, Hà Nội, 1998; “Hợp tuyển văn học Ấn Độ” của Lưu Đức Trung và Phan Thu Hiền, Nxb. Giáo d c, Hà Nội, 2000. Ở các công trình này, các tác giả đã tập trung nghiên cứu khá toàn diện và đánh giá khá sâu sắc về triết học, tôn giáo Ấn Độ trên cơ sở điều kiện địa l , cư dân, lịch sử, kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội. Như vậy, tất cả các công trình trên đã tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến điều kiện và tiền đề hình thành, phát triển của triết lý Phật giáo Ấn Độ nói chung và đạo đức Phật giáo nói riêng. Đó là điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu, dân tộc, dân cư… vô cùng phong phú, đa dạng nhưng rất khắc nghiệt ở Ấn Độ cổ đại. Sự khắc nghiệt đó không chỉ được biểu hiện ở tự nhiên mà còn thể hiện trong một xã hội với chế độ nô lệ mang tính chất gia trưởng, hà khắc, lại bị kìm hãm bởi công xã nông thôn vốn khép kín về địa àng cư trú, về dân cư, về tổ chức hành chính và nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp, bảo thủ, trì trệ. Chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội (varna) cực đoan phân iệt về chủng tính, sắc tộc, hôn nhân, nghề nghiệp, tôn giáo, sự khắc khe trong giao tiếp. Cùng với
  • 13. 7 nhiều thành quả phát triển vượt bậc của nền văn minh Ấn Độ cổ đại qua các thời kỳ như: văn minh sông Ấn, văn minh Veda - Sử thi, Phật giáo và Bà la môn giáo, những thành tựu về khoa học kỹ thuật và văn hóa đặc sắc như: thiên văn, lịch pháp, toán học, y học, kiến trúc, điêu khắc, văn học, nghệ thuật v.v. đã có ảnh hưởng và ghi dấu ấn đậm nét trong triết l cơ ản và nội dung tư tưởng đạo đức Phật giáo. Chủ đề thứ hai, là các công trình nghiên cứu trực tiếp đến tư tưởng triết lý Phật giáo Ấn Độ nói chung và nội dung tư tưởng đạo đức Phật giáo nói riêng Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về triết học Ấn Độ qua nội dung, các kinh sách và tư tưởng của các trường phái triết học, tôn giáo Ấn Độ cổ đại Đầu tiên là ba công trình: “Indian Philosophy”, Vol. 1. của Sarveoalli Radhakrishnan, New York, The Machillan, xuất bản năm 1951; và The Oxford University Press, New Delhi, India, xuất bản năm 1956; “Six Systems of Indian Philosophy” của Max Muller, do Bhavan’ s book University, xuất bản năm 1899; “Triết học Ấn Độ - một cách tiếp cận mới” của Heinrich Zimmer, Nx . Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2006. Các công trình này tiếp cận triết học Ấn Độ dưới góc độ các chủ đề triết học chính như: “Triết học về thời gian”; “Triết học về sự hoan lạc”; “Triết học về bổn phận”; “Triết học về sự vĩnh hằng” qua các kinh sách, tư tưởng các trường phái triết học, tôn giáo Ấn Độ cổ đại. Tiếp theo là các công trình: “Nhập môn triết học Ấn Độ” của Lê Xuân Khoa, Trung tâm học liệu, Bộ Giáo d c, Sài Gòn, 1972. Trong công trình này, tác giả đã chỉ ra những đặc điểm của triết học Ấn Độ như có tính cách truyền thống, là triết học tâm linh, thực nghiệm… Trong đó, ông nhấn mạnh đến tư tưởng giải thoát của Phật giáo trong triết học Ấn Độ. Tác giả cũng dựa trên các tác phẩm như kinh Veda, Upanishad, sử thi Ramayana, Maha harata… để phân tích các tư tưởng triết học đó. “Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại” của Doãn Chính, Nx . Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. Trong quyển sách này, tác giả đã trình ày a thời kỳ
  • 14. 8 quan trọng trong triết học Ấn Độ. Đó là thời kỳ Veda – Sử thi, thời kỳ Phật giáo – Bà la môn giáo và thời kỳ trung cận đại. Trong phần thứ hai, tác giả có nói đến nội dung tư tưởng triết học Ấn Độ thời kỳ cổ điển với các trường phái triết học chính thống và không chính thống. Trong đó, triết học Phật giáo được xem là triết học không chính thống vì ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bà la môn và chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội khắc nghiệt. Tác giả cho rằng: đạo Phật với triết l đạo đức nhân sinh sâu sắc đã trở thành một trong những ngọn cờ tiên phong của phong trào đòi tự do tư tưởng và ình đẳng xã hội Ấn Độ đương thời. “Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ” của Doãn Chính, Nx . Đại học quốc gia, Hà Nội, 2003. Trong quyển sách này, tác giả trình bày hai phần chính. Phần một: trình ày tư tưởng triết lý tôn giáo Ấn Độ trong thời kỳ Anh hùng ca qua việc dịch và giới thiệu ba tác phẩm chính là luật Manu, luận văn chính trị Artha – Satra và Bhagavad – gita. Phần hai: trình bày và giới thiệu tư tưởng triết học của a trường phái thuộc hệ thống không chính thông là Càrvaca, Jainism, Buddhism và tư tưởng của sáu trường phái thuộc hệ thống chính thống là Nyaya, Vaisèsika, Sàmkhya, Yoga, Pùrva, Mimànsa và Vedànta. Trong đó, tác giả có đề cập đến đạo đức Phật giáo qua giáo l “Tứ đế”: khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế. Tác giả cho rằng: Phật giáo chú tâm đặc biệt tới sự đánh giá đạo đức con người. Đức Phật không nhìn nhận một thực tại tuyệt đối, nằm bên ngoài sự đổi thay của thế giới, một bản thể nằm dưới những chuỗi thực chứng của tinh thần và đặc tính tuyệt đối của Niết bàn. Tất cả đều nằm trong mối quan hệ biện chứng ph thuộc lẫn nhau “cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt”. “Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ” của Doãn Chính, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Trong công trình này, tác giả đã trình ày những nét khái quát về triết học Ấn Độ và những đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ đại như: tính thống nhất và đa dạng, sự thống nhất giữa triết học và tôn giáo, triết l đạo đức nhân sinh, vấn đề đời sống tinh thần, tâm linh con người, tính nhân văn …
  • 15. 9 Từ đó tác giả đã đi sâu phân tích về nguồn gốc, m c đích, nội dung, các con đường, cách thức của sự giải thoát. Có thể nói tư tưởng giải thoát là một trong những vấn đề trung tâm trong tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại. “Lịch sử triết học Ấn Độ” của Thích Mãn Giác, Nx . Văn hóa, TP. HCM, 2007. Tác phẩm này gồm 10 chương, nói về hành trình người Arya đến Ấn Độ và tư tưởng triết học buổi khai thủy đã ra đời cùng với sự phát triển của xã hội nông thôn, Bà la môn giáo, tân trào tự do tư tưởng. Trong Chương IV: tác giả đã đề cập đến tư tưởng đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đại chúng. Phật giáo đã phát triển và chia thành nhiều tông phái được trình bày trong Chương V. “Sử cương triết học Ấn Độ” của Thích Quảng Liên, Nx . Bồ đề, Sài Gòn, 1965. Tác giả đã khái quát quá trình phát triển của triết học Ấn Độ và chia thành hai hệ thống: truyền thống hay chính thống (Astika) và không truyền thống hay phi chính thống (Nastika). Hệ thống chính thống có 6 trường phái chia làm 2 phái: Một là, trực tiếp ảnh hưởng đến Veda có: Mimànsa và Vedànta. Hai là, gián tiếp ảnh hưởng đến Veda có: Nyaya, Vaisèsika, Sàmkhya, Yoga. Dù trực tiếp hay gián tiếp, hai phái này đều thừa nhận quyền uy của thánh kinh Veda. Hệ thống không chính thống gồm ba phái là: Càrvaca, Jainism, Buddhism phủ nhận uy quyền và giáo lí Veda, phủ nhận vai trò sáng tạo thế giới của Phạm Thiên (Brahma). Tác giả tập trung phân tích đạo đức Phật giáo thể hiện trong Tứ diệu đế và Nhân duyên sinh. “Lịch sử triết học phương Đông” của Nguyễn Đăng Th c, Nxb. Hồng Đức, 2017. Trong quyển sách này, tác giả đã khái quát hai nguồn tư tưởng chính, tiêu biểu cho phương Đông. Đó là triết học Ấn Độ xuất hiện từ thế kỷ X trước công nguyên, từ thời Veda đến Phật giáo nguyên thủy. Triết học Trung Quốc có từ thế kỷ VIII trước công nguyên, từ thời kỳ khởi điểm đến thời kỳ hoàn thiện triết học. Với cách ghi nhận và phân tích khách quan, tác giả đã trình bày các học thuyết triết học phương Đông như một tiến trình thống nhất, nêu lên những tương quan tất yếu giữa các trường phái và các trào lưu khác nhau, ghi
  • 16. 10 nhận từng mốc tiến hóa của mỗi giai đoạn hình thành và phát triển, trong đó có triết học Phật giáo. “Đại cương triết học phương Đông” của Minh Chi và Hà Thúc Minh, Nx . Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 1993. Trong công trình này, tác giả đã trình ày 4 đặc điểm của triết học Ấn Độ: Một là, có một thực tại duy nhất không thay đổi đằng sau thế giới hiện tượng vô cùng phong phú, đa dạng. Theo Huxley là “thần tính”, Ấn Độ giáo gọi là Brahman, Phật giáo gọi là “Niết àn”, “Chân như”… và m c tiêu cuối cùng là đạt được “Cái đó”. Hai là, để tiếp xúc với “Cái đó” đòi hỏi con người phải “thực nghiệm tâm linh”. Ba là, con người gồm “cái ta thật” và “cái ta giả”, con người sở dĩ khổ đau, luân hồi sinh tử là đánh mất đi “cái ta thật” của mình. Bốn là, m c đích và nghĩa trong quan niệm về nhân sinh trong triết học Ấn Độ là hướng mọi người quay về với chân tâm “cái ta thật” của chính mình thông qua lối sống hướng thiện, vô ngã, vị tha. “Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu” của Cao Xuân Huy, Nx . Văn học, 1995. Quyển sách này gồm ba phần nội dung cơ ản. Phần 1: tác giả trình bày chủ toàn và chủ biệt, hai ngã rẽ trong triết học Đông Tây, nêu lên những vấn đề lớn như: các i kịch của sự đồng nhất hoá; phương thức chủ toàn và phương thức chủ biệt của tư tưởng; thiết vấn pháp của bản thể luận; bản thể và nguyên l đồng nhất tính; vận động, phát triển về không gian và thời gian; tri giác về thế giới. Phần 2: tác giả trình ày tư tưởng Việt Nam từ truyền thống tới canh tân, trong đó nêu lên các nội dung như: Lê Qu Đôn và học thuyết l khí; Tư tưởng Việt Nam dưới thời Tự Đức; chủ thuyết canh tân của Nguyễn Trường Tộ. Phần 3: tác giả trình ày đề cương ài giảng triết học cổ đại Trung Quốc, gồm 11 vấn đề liên quan đến xã hội và tư tưởng cổ đại Trung Quốc như: Khổng Tử; Lão Tử; Mặc Tử; Mạnh Tử; Trang Tử; Tuân Tử; Pháp gia và Hàn Phi; sơ lược về sách Liệt Tử và học thuyết Dương Chu; Tổng luận Chu Dịch. Trong đó tác giả có trình ày tư tưởng triết học Phật giáo thời L c Triều, Tuỳ, Đường. Có thể nói đây là công trình rất công phu của tác giả về tư tưởng phương Đông với những kiến giải minh triết vô cùng sâu sắc.
  • 17. 11 “Triết học và tôn giáo phương Đông”của Diane Morgan, Lưu Văn Hy dịch, Nx . Tôn giáo, Hà Nội, 2006. Trong công trình này, tác giả đã dành hẳn một chương để khái quát về Phật giáo với tư cách là một tôn giáo của phương Đông trong khi mô tả các tôn giáo khác như Ấn Độ giáo, Khổng giáo và Lão giáo. Tác giả đã khái quát những nội dung cơ ản của triết học Phật giáo: từ cuộc đời, lời dạy của Đức Phật đến các bộ phái cũng như giáo l của Ngài, góp phần giúp cho người đọc hiểu thêm về những tư tưởng cơ ản của đạo đức Phật giáo. Thứ hai, các công trình nghiên cứu và đưa ra những nhận định, đánh giá, rút ra những đặc điểm, giá trị tư tưởng đạo đức Phật giáo trong từng giai đoạn lịch sử Ấn Độ Đầu tiên là công trình “Lược sử Phật giáo Ấn Độ” của Thích Thanh Kiểm, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2011. Nội dung quyển sách này chia làm bốn phần. Phần thứ nhất: Thời đại Nguyên thủy Phật giáo, kể từ thời kỳ Đức Phật còn tại thế cho tới cuối thế kỷ thứ III trước Tây lịch, sau vương triều Asoka, lược chép tất cả sự biến thiên và sự phân liệt của giáo đoàn Phật giáo. Phần thứ hai là Thời đại Bộ phái Phật giáo, kể từ cuối thế kỷ thứ III trước Tây lịch đến cuối thế kỷ thứ II Tây lịch trong khoảng 400 năm. Đây là thời kỳ ghi chép sự biến thiên của giáo đoàn cũng như giáo nghĩa của Bộ phái Phật giáo, sự phát triển của Tiểu thừa Phật giáo. Phần thứ ba là Thời đại Đại thừa Phật giáo, kể từ cuối thế kỷ II cho tới cuối thế kỷ thứ VII, chép về sự hưng long và phát triển của Đại thừa Phật giáo qua các thời đại ngài Long Thọ, Đề Bà, đều thích ứng với tập t c của từng dân tộc, từng địa phương mà chuyển hướng. Do đó tư tưởng Phật giáo đã rộng lại rộng thêm. Phần thứ tư là Thời đại Mật giáo, kể từ cuối thế kỷ thứ VII tới thế kỷ thứ XII, lược thuật sự hưng thịnh và biến thiên của Mật giáo ở Ấn Độ và Tây Tạng. Đặc biệt trong Chương thứ tư thuộc phần thứ nhất, tác giả trình bày nội dung cơ ản của giáo lý nguyên thủy Phật giáo như: Tứ đế, Mười hai nhân duyên, Tam học, Thế giới quan, Phân loại thế giới, Phiền não và giải thoát, Ý nghĩa Niết bàn, Giáo lý thực tiễn tu hành.
  • 18. 12 Tiếp theo là các công trình: “Ấn Độ Phật giáo sử luận” của Viên Trí, Nxb. Phương Đông, TP. HCM, 2006. Trong công trình này, tác giả đã trình ày khái quát quá trình hình thành và phát triển của triết học Phật giáo Ấn Độ từ thời Đức Phật đến thời kỳ bộ phái qua 8 Chương. Tác giả đã cho thấy bối cảnh xã hội trước thời Đức Phật và tiền đề hình thành tư tưởng đạo đức Phật giáo, đồng thời trình bày quá trình hình thành và phát triển Tăng đoàn, a thời kỳ kết tập kinh điển, các văn điển và các bộ phái Phật giáo. Đặc biệt là trong Chương IV, tác giả đã trình ày nội dung giáo l căn ản của Phật giáo như: Tứ diệu đế, Duyên khởi, Ngũ uẩn, Nghiệp và Nghiệp quả. “Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ” của Edward Conze, Hạnh Viên dịch, Nx . Phương Đông, 1962. Ông là một học giả nổi tiếng trong giới nghiên cứu Phật học Tây phương. Đây là công trình nghiên cứu rất công phu của Edward Conze. Ông đã dựng lại toàn bộ dòng phát triển tư tưởng Phật giáo của hầu hết các tông phái ở Ấn độ, trải qua a giai đoạn phát triển của triết học, từ Phật giáo sơ kỳ đến Phật giáo thời phân chia bộ phái, và cuối cùng là Phật giáo phát triển của Đại thừa. Đặc biệt trong phần thứ nhất của Phật giáo sơ kỳ, tác giả có đề cập đến một số nội dung cơ ản của giáo lý Phật giáo nguyên thủy như: Ba pháp ấn và các đảo kiến ở Chương 3, Năm thiện căn ở Chương 4, Giải thoát ở Chương 5, Đại bi tâm ở Chương 6, Pháp và Vạn pháp ở Chương 7, Uẩn, Xứ, giới ở Chương 8. Có thể nói công trình này là tập đại thành vô số tài liệu qu liên quan đến hầu hết các bộ phái Phật giáo chủ yếu, được sưu tập và phân tích theo tiêu chuẩn học thuật hàn lâm, được nhận định và trình bày với tinh thần trách nhiệm và thẩm quyền đương nhiệm của chính tác giả. “Đại Thừa và sự liên hệ với Tiểu Thừa” của Nalinaksha.Dutt, Thích Minh Châu dịch, Nx . TP. HCM, 1999. Đây là công trình mà tác giả rất công phu khi nghiên cứu về mối liên hệ giữa Tiểu thừa và Đại thừa. Quyển sách này gồm bốn Chương. Chương 1: tác giả trình bày tiến trình lịch sử tư tưởng Phật giáo qua ba giai đoạn lịch sử: Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo các Bộ phái và Phật giáo Đại thừa. Tiến trình này liên t c, không có gián đoạn. Chương 2: tác giả trình bày
  • 19. 13 những nhận xét mang tính tổng quát về sự liên hệ giữa Tiểu thừa và Đại thừa. Chương 3: tác giả so sánh những điểm sai biệt căn ản giữa Tiểu thừa và Đại thừa. Chương 4: tác giả trình ày các giai đoạn trên con đường tiến triển tâm linh. Đặc biệt trong Chương 3, trong quá trình so sánh, tác giả có nêu lên những tư tưởng cơ ản của giáo lý Phật giáo như: Tứ đế, Niết bàn, hai loại T c đế. “Tinh hoa và sự phát triển của đạo Phật” của Edwar Cone, Nxb. Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1974. Đây là công trình phân lỳ lịch sử rất chi tiết, trong đó tác giả đã nêu nên những ảnh hưởng đến Phật giáo bởi các dòng tín ngưỡng bản địa khi tôn giáo này lan truyền sang các quốc gia khác nhau. Từ đó giúp chúng ta có cái nhìn chân thật và dễ phân biệt đâu là giáo l gốc, đâu là giáo l ị ảnh hưởng bởi bản địa. Ngoài ra, còn có các công trình như: “Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận”, “Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận”, “Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận” của Kimura Taiken, Thích Quảng Độ dịch, Nxb. Tôn giáo, 2012; “Tìm hiểu giáo lý Phật giáo nguyên thủy” của Thích Hạnh Bình, Nx . Phương Đông, TP. HCM, 2007; “Tinh hoa triết học Phật giáo” của J.Takakusu (Tuệ Sỹ dịch và chú giải), Nx . Phương Đông, 2011; “Những nhà tư tưởng lớn Ấn Độ” của Albet Schweitzer (Phan Quang Định dịch), Nx . Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003. Các công trình này hầu hết đều àn đến giáo l và tư tưởng đạo đức căn bản của Phật giáo từ nguyên thủy, tiểu thừa cho đến đại thừa. Thứ ba, các công trình nghiên cứu trực tiếp về nội dung tư tưởng đạo đức Phật giáo nói riêng và triết lý Phật giáo Ấn Độ nói chung Công trình đầu tiên là cuốn “Đạo đức học Phật giáo” của Thích Minh Châu giới thiệu và Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1995, đây là quyển sách gồm nhiều bài tham luận của nhiều tác giả. Nội dung cuốn sách này, các tác giả đã nêu lên nhiều phạm trù đạo đức cơ ản của Phật giáo như: giải thoát, giới, định, tuệ, thiện, ác, từ bi, hỷ xả v.v. Đồng thời các tác giả còn phân tích mối quan hệ cũng như ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức con người Việt Nam. Qua đó cho thấy đạo đức Phật giáo là một bộ phận
  • 20. 14 không thể thiếu trong hệ thống giá trị văn hóa tinh thần, một trong những yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Tiếp theo là các công trình: “Đạo đức học Phật giáo” của Hammalawa Saddhatissa (Thích Thiện Chánh dịch), Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2017. Trong quyển sách này tác giả đã phân tích, đánh giá và giải thích những khái niệm đạo đức theo tinh thần Phật giáo, liệt kê những vấn đề chính của đạo đức như: vấn đề chí thiện của hành vi con người, căn nguyên hoặc nguồn gốc tri thức đạo đức, quy định về hành vi đạo đức, động cơ thúc đẩy hành vi đúng. Điểm mấu chốt là những khái niệm về đạo đức của tất cả các trường phái Phật giáo, và sự thật không có sự khác biệt giữa những khái niệm đạo đức trong những trường phái khác nhau đó, cũng như trong Phật giáo nguyên thủy (Theravada) và Phật giáo phát triển (Mahayana). “Đạo đức học Phật giáo” của Damien Keown, Nguyễn Thanh Vân dịch, Hoàng Hưng hiệu đính, Nx . Tri Thức, 2013. Damien Keown là giáo sư danh dự về đạo đức học Phật giáo của Đại học Goldsmiths, Đại học Luân Đôn. Những nghiên cứu của ông tập trung vào các vấn đề đạo đức hiện đại từ góc nhìn Phật giáo. Cuốn sách này trình bày một cái nhìn tổng quát về phương thức Phật giáo trong việc giải quyết những vấn nạn đạo đức mà thế giới hiện đại đang đối mặt. Nó bàn tới sáu đề tài đương đại: thú vật và môi trường; tính d c; chiến tranh và nạn khủng bố; phá thai; tự tử và cái chết tự nguyện; sinh sản vô tính. Trong đó, tác giả trình bày những tư tưởng đạo đức căn ản của Phật giáo trong chương đầu tiên và xem xét vấn đề lý thuyết về bản chất của tư tưởng đạo đức này trong quan hệ với đạo đức học phương Tây trong chương thứ hai. “Đạo đức học Đông phương” của Thích Mãn Giác, Nx . Văn hóa Sài Gòn, 2007. Công trình này, tác giả trình bày các khái niệm chung về đạo đức và đạo đức học trong Chương I. Từ Chương II cho đến Chương V, tác giả trình bày các vấn đề của Ấn Độ với nền đạo đức tâm linh v thần, đạo đức Nho giáo, Lão giáo, Trang Chu. Đặc biệt trong Chương VI, tác giả đề cập đến những vấn đề cơ bản của đạo đức Phật giáo.
  • 21. 15 “Đạo đức học phương Đông cổ đại” của Vũ Tình, Nx . Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Tác giả đã khái quát các vấn đề về đạo đức của Trung Quốc cổ đại và Ấn Độ cổ đại. Trong Chương I, tác giả đã trình ày đạo đức học của Nho gia, Mặc gia và Đạo gia. Trong Chương II, tác giả trình bày những điều kiện hình thành các học thuyết đạo đức Ấn Độ cổ đại. Trong đó tác giả có đề cập đến những vấn đề cốt lõi của đạo đức học Phật giáo. Ngoài ra còn có các công trình mang đậm màu sắc giáo l căn ản của Phật giáo như: “Phật học phổ thông” ba quyển của Thích Thiện Hoa, Nxb. Tôn giáo, 2013. Đây là giáo trình Phật học cơ ản về giáo lý, nhằm giúp cho học giả hiểu biết về Phật pháp từ thấp lên cao, thấy được giá trị chân lý của đạo Phật. Thông qua công trình này, chúng ta có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về đạo Phật nói chung, đạo đức Phật giáo nói riêng, không chỉ cho tín đồ theo đạo Phật mà còn cho các học giả muốn tìm hiểu về Phật pháp. “Phật học tinh hoa” của Nguyễn Duy Cần, Nxb. Trẻ, 2015. Công trình này trình bày rất khúc chiết và rõ ràng, giúp cho Tăng ni, Phật tử và các học giả hiểu biết một cách khái quát và chi tiết về nguồn gốc ra đời, tư tưởng đạo đức căn bản liên quan đến giáo lý của Tiểu thừa và Đại thừa. Trong đó các giáo l đều tập trung vào hướng về giải thoát con người. Cho nên tư tưởng giải thoát cũng là yếu chỉ chính trong tác phẩm này. “Đức Phật và Phật pháp” của Narada, Phạm Kim Khánh dịch, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1998. Tác giả đã trình ày đời sống của Đức Phật và giáo lý của Ngài. Đặc biệt trong phần hai, tác giả đã trình ày những tư tưởng đạo đức căn bản liên quan đến giáo lý của Phật giáo như: Tứ diệu đế, Nghiệp áo, Mười hai nhân duyên, Tứ vô lượng tâm, Niết àn… Từ đó giúp độc giả có thể hiểu thêm về đời sống và giáo l căn ản của Đức Phật. Như vậy, các công trình nghiên cứu ở chủ đề thứ hai tập trung nghiên cứu về triết học Ấn Độ qua nội dung, các kinh sách và tư tưởng của các trường phái triết học, tôn giáo Ấn Độ cổ đại như vấn đề: bản thể luận, nhận thức luận, đạo đức nhân sinh. Đặc biệt là nghiên cứu về nội dung tư tưởng đạo đức Phật giáo
  • 22. 16 nói riêng và triết lý Phật giáo Ấn Độ nói chung. Từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá, rút ra những đặc điểm cơ ản của triết học trong từng giai đoạn lịch sử Ấn Độ. Chủ đề thứ ba, là các công trình nghiên cứu, nhận định và đánh giá về sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức con người Việt Nam hiện nay Thứ nhất, các công trình nghiên cứu trực tiếp về ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay Trước tiên là công trình “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay” do Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Trong phần viết về Phật giáo, các tác giả đã tập trung vào khái niệm từ, bi, hỉ, xả cùng các giá trị tư tưởng của Phật giáo với tư tưởng của con người Việt Nam. Qua đó cho thấy ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến con người Việt Nam là rất sâu sắc. Tiếp theo là các công trình: “Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người iệt Nam” của Đặng Thị Lan, Nx . Đại học quốc gia Hà Nội, 2006. Trong quyển sách này, tác giả đã àn đến những vấn đề trọng tâm của đạo đức Phật giáo, vai trò và ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với việc xây dựng nền đạo đức trong xã hội, cùng với những giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế những mặt mang tính bất cập của đạo đức Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay. “Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người” của Thích Minh Châu, Nx . Tôn giáo, 2002. Đây là quyển sách gồm 29 bài nghiên cứu đề cập nhiều về đạo đức Phật giáo. Nó được xem như là một nếp sống mang lại hạnh phúc cho con người, đề cao giá trị con người, một nếp sống trong sạch, thanh tịnh lành mạnh, một nếp sống trong ấy trí tuệ đóng vai trò then chốt, sống hài hòa với thiên nhiên, với con người; một nếp sống vô ngã vị tha. Có thể nói đây là quyển sách minh họa về nếp sống đạo đức, về con người đạo đức Phật giáo đầy trí tuệ, thiện lành, tự tại và vô ngã, hài hòa trong môi trường tự nhiên và xã hội.
  • 23. 17 “Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại” của Trần Văn Giàu, Nx . Thành phố Hồ Chí Minh, 1993. Trong quyển sách này, tác giả đã trình ày các nội dung cơ ản của đạo đức Phật giáo, cũng như sự thích nghi của đạo đức Phật giáo trong xã hội hiện đại. Qua đó cho thấy đạo đức Phật giáo có sức ảnh hưởng lớn và lan rộng trong xã hội hiện đại. “Ảnh hưởng của Đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay” của Tạ Chí Hồng, luận án tiến sĩ Triết học, 2003. Trong luận án, tác giả đã nêu lên giáo l và các quan điểm cơ ản của đạo đức Phật giáo về thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo như: quan điểm về vô thường, vô ngã, luật nhân duyên, pháp và không, nghiệp. Đồng thời tác giả cũng trình bày ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo ở Việt Nam qua nhiều lĩnh vực trong quá trình dung hợp với các tín ngưỡng truyền thống Việt Nam. “Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong hội iệt Nam hiện nay” của Hoàng Thị Lan, luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội, 2004. Trong luận án tác giả đã trình ày các khái niệm, đặc trưng và những quan điểm khác nhau về lịch sử và vai trò của đạo đức tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Đồng thời luận án còn chỉ ra ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức xã hội Việt Nam, những giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực của Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung trong quá trình xây dựng nền đạo đức xã hội mới hiện nay. “Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”của Thân Ngọc Anh, luận án tiến sĩ Triết học, TP. Hồ Chí Minh, 2012. Trong luận án tác giả đã trình ày quá trình du nhập, phát triển và những đặc điểm của Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời tác giả cũng trình ày những tư tưởng đạo đức cơ ản của đạo Phật và sự ảnh hưởng của nó trong đời sống tinh thần của nhân dân thành phố ở nhiều lĩnh vực như: quan niệm, tư tưởng; đạo đức, lối sống; văn hóa, nghệ thuật. Từ đó đưa ra những giải pháp mang tính định hướng nhằm phát huy vai trò của Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thành phố hiện nay.
  • 24. 18 Bên cạnh đó, còn có các công trình của các tác giả như: “Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam” của Lê Hữu Tuấn, luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1998; Hoàng Thị Lan với bài viết “Góp phần tìm hiểu một số vấn đề về đạo đức Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 02/1997); tác giả Hoàng Thị Thơ với bài viết “Đạo đức Phật giáo với vấn đề xây dựng nhân cách con người Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1/2002); tác giả Ngô Thị Lan Anh với bài “Phạm trù Tâm trong Phật giáo với việc xây dựng đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay”, luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2011); tác giả Lê Văn Đình với bài viết “Bàn thêm về ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay” ( Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 10/2007), tác giả Nguyễn Khắc Đức với bài viết “ ai trò của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay”, (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 7/2008)… Trong đó, các tác giả làm rõ giá trị nhân văn của đạo đức Phật giáo như từ bi, hỷ xả, nhân ái, vị tha và ảnh hưởng của nó trong việc hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam trong xã hội hiện đại. Thứ hai, các công trình nghiên cứu gián tiếp về ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam trong các tác phẩm thuộc lĩnh vực lịch sử, văn hóa, khoa học, xã hội Đầu tiên là công trình “Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam” của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hùng Hậu, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002. Ở đây tác giả chủ yếu khái quát những nét cơ ản về quá trình du nhập cũng như ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo với dân tộc Việt Nam. Tiếp theo là các công trình: “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Viện Triết học, Hà Nội, 1991. Tác giả đã phân tích lịch sử du nhập và quá trình phát triển của Phật giáo; các tông phái Phật giáo và phân tích vai trò của Phật giáo đối với lĩnh vực tư tưởng chính trị trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam.
  • 25. 19 “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, tập I của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Nxb. Khoa học Xã hội, 1993. Quyển sách này trình ày tư tưởng triết học, tư tưởng chính trị qua các thời thời kỳ Việt Nam. Đặc biệt trong chương X, tác giả đã trình ày khái quát tư tưởng đạo đức Phật giáo, tư tưởng triết học của các thiền sư thời Đinh, Lê, L , Trần và sự ảnh hưởng sâu sắc của đạo đức Phật giáo trong ý thức hệ chính trị lúc bấy giờ. Có thể nói đây là thời hoàng kim của Phật giáo. “Tư tưởng Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Duy Hinh, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1999. Trong quyển sách này, tác giả đã tìm hiểu khái quát nội dung tư tưởng Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là đạo đức Phật giáo trong Chương III: Tư tưởng Phật giáo Đại Việt. Trên cơ sở đó, tác giả tìm kiếm đặc điểm của Phật giáo Việt Nam với tư cách là một sản phẩm tôn giáo được hình thành trên cơ sở tín ngưỡng, tâm linh cư dân ản địa, có tiếp thu văn hóa ngoại nhập. “Phật Giáo với văn hóa iệt Nam” của Nguyễn Đăng Duy, Nx . Hà Nội, 1999. Trong quyển sách này, tác giả trình bày, nghiên cứu các khái niệm, tư duy triết l văn hoá về Phật giáo với văn hoá Việt Nam; việc du nhập và mở rộng Phật giáo ở Việt Nam; lý luận Phật giáo với văn hoá hữu hình; Phật giáo với văn hoá tinh thần và Phật giáo với văn học. “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” tập 1,2,3, của Lê Mạnh Thát, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006. Tác phẩm cho ta cái nhìn toàn cảnh về quá trình truyền bá, du nhập và phát triển Phật giáo vào Việt Nam, đánh dấu sự xuất hiện Phật giáo trên nước Việt Nam và vai trò của Phật giáo đối với dân tộc, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, đồng thời củng cố và duy trì bản sắc truyền thống văn hóa Việt Nam. “ iệt Nam Phật giáo sử luận” toàn tập của Nguyễn Lang, Nx . Văn Học, Hà Nội, 2014. Tác phẩm đã phân tích các vấn đề cốt lõi của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Tác giả đã vẽ nên một bức tranh hiện thực của Phật giáo Việt Nam từ nguyên thủy đến thế kỷ XIX, góp phần làm sống lại hào khí Phật giáo qua các thời đại.
  • 26. 20 “ iệt Nam Phật giáo sử lược” của Thích Mật Thể, Nxb. Tôn giáo, 2009. Tác phẩm trình bày tiến trình phát triển của Phật giáo từ Ấn Độ, sang Phật giáo Trung Quốc đến Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là cách tiếp nhận Phật giáo của người Việt. Từ đó điểm qua những nét chính của Phật giáo từ khi mới du nhập, lần lượt qua các triều đại cho đến hiện đại. Qua đó tác phẩm cung cấp cho độc giả cái nhìn toàn cảnh về lịch sử truyền bá Phật giáo trong quá trình giao lưu tiếp biến với nền văn hóa nước ta. Ngoài ra, còn có các công trình nói về mối quan hệ gắn bó giữa Phật giáo với dân tộc Việt Nam như: “Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam của Viện Triết học, Hà Nội, 1986; “ ăn hóa Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ” của Nguyễn Thị Bảy, Nx . Văn hóa Thông tin 1997; “Phật giáo nhập thế và phát triển” của Thích Trí Quảng, Nxb. Tôn giáo, 2008; “Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ 13” của Trần Văn Giáp, Tuệ Sỹ dịch, Tu thư Viện Đại học Vạn Hạnh, 1968; “ iệt Nam sử lược”của Trần Trọng Kim, Nx . Văn hóa Thông tin, 1999; “Phật giáo thời đại mới cơ hội và thách thức” của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Nxb. Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2005; “Đại Việt sử ký toàn thư” của Hoàng Văn Lâu (dịch và chú thích), GS. Hà Văn Tấn (hiệu đính), Nx . Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2000; “Tôn giáo trong mối quan hệ với văn hóa và phát triển ở Việt Nam” của Nguyễn Hồng Dương, Nx . Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004; “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” của GS. Đặng Nghiêm Vạn, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2001; “Tôn giáo tín ngưỡng hiện nay, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết”, Trung tâm Thông tin tư liệu - Học viện Chính trị quốc gia, TP. Hồ Chí Minh, 1996. Thứ ba, các công trình nghiên cứu về đạo đức con người Việt Nam, đặc biệt là các giá trị đạo đức truyền thống và những giải pháp phù hợp Đầu tiên là công trình “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của Trần Văn Giàu, Nx . Chính trị quốc gia, 2011. Đây là công trình nghiên cứu tâm huyết của GS. NGND Trần Văn Giàu. Công trình được tác giả
  • 27. 21 thực hiện vào những năm 70 của thế kỷ trước, thời điểm mà chưa có một nghiên cứu mang tính hệ thống nào về chủ đề giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc ta. Trong cuốn sách này, từ góc độ sử học, triết học và đạo đức học, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những kiến giải sâu sắc về các giá trị đạo đức truyền thống đặc thù của dân tộc Việt Nam. Sách được chia làm 11 chương, trong đó 3 chương đầu khái quát cơ ản về các khái niệm giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc và ảnh hưởng của lịch sử đối với việc phát triển các giá trị truyền thống. Từ Chương 4 đến Chương 10 là phần chính của sách, tác giả tập trung phân tích 7 đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa. Các phạm trù được trình bày một cách có hệ thống và khoa học với nghĩa giống như một “ ảng giá trị tinh thần” của người Việt. Điều khá đặc biệt là tác giả nhấn mạnh trong bảng giá trị tinh thần này, tinh thần yêu nước là giá trị đầu tiên và quan trọng nhất, là thước đo tiêu chuẩn cho mọi thước đo trong cuộc sống của con người. Có thể nói đây là công trình mà nghiên cứu sinh dùng làm tài liệu tham khảo chính khi nghiên cứu về các giá trị đạo đức con người Việt Nam hiện nay. Tiếp theo là các công trình: “Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Ngọc Phú (chủ iên), Nx . Quân đội nhân dân, 2006. Công trình đã chỉ ra sự vận động, biến đổi các chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử (từ trước những năm 1930 đến 1975 và hiện nay). Đặc biệt, trong Chương 3, tác giả đã khái quát những chuẩn mực đạo đức cơ bản của người Việt Nam hiện nay như: tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc; ý thức cộng đồng, cố kết gia đình, dòng họ, làng xóm, Tổ Quốc; năng động, thông minh, sáng tạo, vượt khó trong lao động; sống có nghĩa tình, trung thực, nhân ái, ứng xử có văn hóa; hành động theo pháp luật; ham học hỏi, cầu tiến bộ; kết hợp hài hòa tinh thần dân tộc và tinh thần đoàn kết quốc tế. Trên cơ sở đó, tác giả giúp chúng ta nhận thức và phát huy những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp vốn có của mình không chỉ trong nền kinh tế thị trường mà còn trong cuộc sống và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
  • 28. 22 “Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp” của Nguyễn Duy Quý (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. Công trình này, trong phần thứ nhất tác giả đã xem đạo đức xã hội là nỗi lo chung của toàn nhân loại. Đồng thời tác giả cho rằng đạo đức truyền thống chịu sự tác động, ảnh hưởng của nền kinh tế và chính trị nước Việt Nam hiện nay. Trong phần thứ hai, tác giả đã khái quát đời sống đạo đức xã hội nước ta hiện nay qua bốn khía cạnh: đạo đức của cán bộ đảng viên và công chức; đạo đức trong lao động và giao tiếp; đạo đức trong gia đình; đạo đức của thanh niên. Từ đó, trong phần thứ ba tác giả nêu lên thực trạng và nguyên nhân suy thoái đạo đức trong xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm củng cố và giữ gìn đạo đức truyền thống của dân tộc. Có thể nói đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc mang tầm vóc lớn khi khảo sát về đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, còn có các công trình gián tiếp liên quan đến các giá trị đạo đức truyền thống của người Việt Nam như: “Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách con người” của Cao Thu Hằng (Tạp chí Triết học, số 158), 2004; “Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức con người Việt Nam trong điều kiện hiện nay” của Trần Thị Tuyết Sương, luận văn thạc sĩ Triết học, Viện Triết học, 1998; “Những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam” của Lê Thanh Hà (Tạp chí Lý luận chính trị, số 273), 2000; “Tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XI ” của Nguyễn Thị Hương, Nx . Lao động Xã hội, 2007. “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức chuẩn giá trị xã hội” của Huỳnh Khái Vinh (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Các tác phẩm này chủ yếu tập trung tìm hiểu cơ sở hình thành, nội dung và biểu hiện của những phẩm chất đạo đức truyền thống của con người Việt Nam. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã mang lại một cái nhìn khá toàn diện về lịch sử Phật giáo và ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội. Tuy nhiên ở từng góc độ tiếp cận, m c đích nghiên cứu nên các tác giả chỉ đề cập đến góc độ và có hướng đi riêng để đạt m c đích cho công trình
  • 29. 23 mình nghiên cứu. Từ đây, tác giả đã kế thừa được nhiều cách đánh giá, phân tích khác nhau về Phật giáo và ảnh hưởng đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội, cũng như cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu về ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người. Qua việc tham khảo các đề tài trên, tác giả nhận thấy đạo đức Phật giáo là một nội dung khá hấp dẫn và được đề cập đến ở rất nhiều các đề tài nghiên cứu Phật giáo. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, tác giả đi vào tìm hiểu vai trò của đạo đức Phật giáo từ góc độ triết học, tôn giáo nói chung và đặc biệt là ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay, với mong muốn đưa ra một số đánh giá mang tính cập nhật về tinh thần nhập thế, phát triển của đạo đức Phật giáo trong tình hình mới, gợi mở về sự ảnh hưởng sâu sắc đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay và tương lai. 3. Mụ đ h và nhiệ vụ ủ uận án c đích của luận án: Từ việc trình ày khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử - xã hội Ấn Độ cổ đại và nội dung cơ ản của đạo đức Phật giáo, các giá trị đạo đức truyền thống, cách mạng con người Việt Nam, luận án nhằm chỉ ra giá trị tư tưởng và ảnh hưởng sâu sắc của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra một số giải pháp thích hợp cho việc phát huy những giá trị của đạo đức Phật giáo trong tình hình mới. hiệ v của luận án: Một là, trình ày, phân tích những đặc điểm điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử - xã hội Ấn Độ cổ đại và tiền đề lý luận hình thành tư tưởng đạo đức Phật giáo. Hai là, trình bày, phân tích, làm rõ những nội dung cơ ản và giá trị tư tưởng của đạo đức Phật giáo. Ba là, từ việc trình bày, phân tích các giá trị đạo đức truyền thống, đạo đức cách mạng con người Việt Nam, mối quan hệ giữa đạo đức con người Việt Nam hiện nay với đạo đức Phật giáo và thực trạng giáo d c đạo đức con người Việt
  • 30. 24 Nam hiện nay, luận án chỉ ra những ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam. Từ đó đưa ra một số giải pháp cơ ản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu về đạo đức Phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay. hạ vi nghi n cứu của uận án: Luận án tập trung nghiên cứu về đạo đức Phật giáo thông qua các giới điều và giáo lý Phật giáo nguyên thủy. Đối với đạo đức con người Việt Nam thì nghiên cứu các vấn đề đạo đức truyền thống, đạo đức cách mạng nói chung, bỏ qua những đặc điểm khác nhau về vị trí địa lý, vùng miền, lịch sử và văn hóa. 5. Cơ sở uận và hƣơng h nghi n ứu Luận án dựa trên thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận; đồng thời tác giả luận án còn sử d ng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu c thể như: phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, quy nạp và diễn dịch, đối chiếu và so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, điều tra xã hội học để nghiên cứu và trình bày luận án. Luận án được tiếp cận dưới góc độ triết học lịch sử, triết học tôn giáo và triết học văn hóa. 6. Cái mới của luận án Một là, luận án đã trình ày, làm rõ những điều kiện và tiền đề hình thành, phát triển của tư tưởng đạo đức Phật giáo trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Từ đó hệ thống hóa một cách tương đối logic những nội dung cơ ản của đạo đức Phật giáo, từ truyền thống đến hiện đại, từ xuất thế đến nhập thế như: từ bi, tu tâm, hành thiện và xây dựng các mối quan hệ xã hội, được trình bày trên nền tảng giáo lý và giới luật, cũng như các giá trị đạo đức từ truyền thống đến hiện đại của con người Việt Nam.
  • 31. 25 Hai là, luận án đã phân tích, làm rõ, hệ thống hóa những ảnh hưởng sâu sắc của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay qua năm khía cạnh có số liệu điều tra xã hội học về: quan niệm, tư tưởng; đạo đức, lối sống; phong t c, tập quán; văn hóa, nghệ thuật; ứng xử giao tiếp. Từ việc phân tích thực trạng những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp cơ ản nhằm phát huy giá trị đạo đức Phật giáo tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Qua đó thể hiện tinh thần nhập thế và phát triển của đạo đức Phật giáo. 7. nghĩ h họ và nghĩ thực tiễn của luận án Về ý nghĩa khoa học: Việc tìm hiểu, nghiên cứu, làm rõ nội dung tư tưởng đạo đức Phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay, giúp người đọc có sự hiểu biết một cách hệ thống và sâu sắc hơn về triết lý Phật giáo nói chung và đạo đức Phật giáo nói riêng trong mối quan hệ với đạo đức truyền thống Việt Nam. Về ý nghĩa thực tiễn: Cùng với nghĩa về mặt khoa học, việc nghiên cứu một cách hệ thống về đạo đức Phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay, không chỉ giúp chúng ta có sự hiểu biết một cách hệ thống và sâu sắc về nội dung cơ ản của đạo đức Phật giáo, các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam, mà qua đó còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng sâu sắc của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam qua quá trình giao lưu tiếp biến giữa các nền văn hóa từ khi Phật giáo du nhập Việt Nam. Qua đó thể hiện tinh thần nhập thế, phát triển của đạo Phật qua phương châm: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. 8. Kết ấu ơ ản ủ uận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh m c tài liệu tham khảo và ph l c, luận án gồm 200 trang được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết và 14 tiểu tiết.
  • 32. 26 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - HỘI ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI VỚI SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO Ấn Độ cổ đại là một trong những cái nôi văn hóa có từ lâu đời của nền văn minh phương Đông, nơi mà để lại cho nhân loại một kho tàng triết học vô cùng phong phú và đa dạng. Mọi người ở đây từ vua quan cho đến thứ dân đều đam mê triết học. Will Durant nhận định trong Lịch sử văn minh Ấn Độ như sau: “Không có xứ sở nào mà người ta mê triết học như Ấn Độ. Người Ấn Độ không coi triết học là một môn để tiêu khiển hoặc để trang sức trí óc, mà coi đó là lợi ích bậc nhất, cần thiết cho đời sống hằng ngày” (Will Durant, 1954, tr.533). Do đó triết học Ấn Độ cổ đại là sự tinh túy giá trị tinh thần và văn hóa của dân tộc Ấn Độ. Sự hình thành và phát triển của nó gắn liền với điều kiện địa lý tự nhiên; phong phú và đa dạng nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt, và trong một nền chính trị - xã hội với chế độ nô lệ mang tính gia trưởng, bị kìm hãm bởi chế độ công xã nông thôn và chế độ phân biệt đẳng cấp vô cùng hà khắc. 1.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên Ấn Độ cổ đại Về vị trí địa lý, Ấn Độ là một án đảo lớn nằm ở miền Nam châu Á, hai mặt Đông Nam và Tây Nam giáp Ấn Độ Dương. Phía Bắc là dãy Himalaya hùng vĩ, án ngữ theo một vòng cung dài 2.600 km, có hơn 40 ngọn núi cao trên 7.000 m so với mực nước biển. Người Ấn Độ cho rằng: những ngọn núi này là nơi cư trú của tuyết hay “xứ sở của tuyết”, là nơi tu hành khổ luyện của những đạo sĩ. Với trí tưởng tượng vô cùng phong phú của người Ấn Độ, Himalaya là nơi tiếp giáp giữa cõi trời và trần gian, giữa thiên giới và hạ giới. Miền Bắc Ấn Độ là tỉnh Kashmir, một vùng nổi tiếng với nghệ thuật dệt. Phía Nam Kashmir là miền Pendja có năm con sông: Indus, và ốn nhánh sông
  • 33. 27 Ravi, Thelum, Chenar, Sutleji. Nơi đây chính là nguồn gốc của nhiều chuyện thần thoại và truyền thuyết nhằm lý giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống con người. Jawaharlal Nehru đã viết: “Tôi lang thang trên dãy Himalaya, nơi gắn chặt với những chuyện thần thoại và truyền thuyết xưa, và nơi đã có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng và văn học của chúng tôi. Lòng yêu mến núi non của tôi và tình ruột thịt với Kashmir đã kéo tôi đến đó, và tôi được nhìn thấy không những cuộc sống, sinh lực và cái đẹp của hiện tại, và cả vẻ duyên dáng được ghi nhớ của các thời đại đã qua” (Jawaharlal Nehru, (Phạm Thủy Ba, Lê Ngọc, Hoàng Túy, Nguyên Tâm dịch), 1990, tr.170). Himalaya, theo tiếng Phạn nghĩa là “xứ sở của tuyết”, là nguồn nước vô tận của các sông lớn như sông Ấn, sông Hằng. Các con sông này của Ấn Độ như là hai cô gái kiều diễm, là hai chị em sinh đôi, nhưng từ khi sinh ra đã ngoảnh mặt lại nhau và không nhìn nhau nữa. Con sông Ấn – sông Indus dài trên 1.500 km chảy theo hướng Tây Nam, qua vùng Pendija Tây, đổ ra Vịnh Oman, tên Ấn của nó là Sindhu, nghĩa là “sông”. Người Ba Tư khi vào đất Ấn đã đổi nó thành Hindu và gọi miền Bắc Ấn Độ là Hindustan, nghĩa là “xứ sở các con sông”. Chính đồng bằng sông Ấn – Hằng từ thiên niên kỷ thứ III trước công nguyên là nơi nảy sinh một nền văn minh nổi tiếng là MohenjoDaro và Harappa. “Cũng từ miền Pendjab, sông Juma và Gange chảy lờ đờ đổ về phía Đông Nam. Sông Juma chảy qua kinh đô Dehli và lăng Taj Mahal cổ kính ở Agra (lăng Taj Mahal được quốc vương Shah Jahan xây vào thế kỷ XVII để tưởng nhớ Mumtaz Mahal, người vợ yêu quý của mình), soi bóng trên dòng nước của nó, còn con sông Gange cứ rộng lớn dần tới thánh địa Bénerès đổ ra vịnh Bengale, mỗi ngày tẩy uế cho mười triệu tín đồ đạo Hindu. Những chi nhánh của nó làm cho xứ Bengale miền xung quanh Calcutta cựu kinh đô của đế quốc Anh hóa phì nhiêu” (Will Durant, (Nguyễn Hiến Lê dịch), 2004, tr.35).
  • 34. 28 Với dòng phù sa mầu mỡ, sông Hằng là cái nôi phát triển của nền nông nghiệp lúa nước cổ xưa, là nơi phát sinh ra các quốc gia chiếm hữu nô lệ nhỏ đầu tiên ở Ấn Độ cổ đại. Các quốc gia chiếm hữu nô lệ này là các quốc gia của những bộ tộc người Aryan, hình thành khi họ thâm nhập, chinh ph c Ấn Độ vào những năm cuối thiên niên kỷ II đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên. Trong tư duy huyền thoại của người Ấn Độ, sông Hằng được coi là con sông linh thiêng nhất của Ấn Độ. Nó ắt nguồn từ dãy Himalaya, choàng ngang cả phía Bắc Ấn. Dãy núi cao nhất thế giới với khối ăng tuyết vĩnh cửu của nó là nguồn nước vô tận của sông Hằng. Vì vậy trong tư duy huyền thoại của người Ấn Độ, sông Hằng là người con gái của Himalaya. Không những thế, người Ấn Độ còn cho rằng sông Hằng là con sông ở trên trời. Nó chảy tung ọt dưới chân thần Visnu – thần ảo tồn, nên nó có tên là Visnupadi. Thật sự sông Hằng có đến a dòng chảy qua cả a thế giới: trên trời, nó là ngân hà; mặt đất, nó là hằng hà; dưới âm phủ nó có tên là Patalaganga. Vì sông Hằng chảy qua cả a thế giới nên nó còn được gọi là Tripathaga. Nước sông Hằng đối với người Ấn Độ có sức thanh tẩy rất mầu nhiệm. Người có tội đến tắm nước sông Hằng sẽ trở nên trong sạch. Khi đến với sông Hằng, họ cảm thấy tĩnh tâm, thanh thản, như trút đi hết mọi cực khổ, lo âu của cuộc đời. Do vậy sông Hằng được xem như là một người mẹ hết sức ao dung và nhân từ. Hình tượng nhân cách hóa của sông Hằng là một người đàn à đội một ình đầy nước đứng trên một con cá sấu. Chính vì phẩm chất thanh lọc đặc iệt đó mà việc tắm nước sông Hằng đã trở thành một sinh hoạt tôn giáo thiêng liêng. Đó là lệ hội tắm nước sông Hằng Kum h Mela. Cứ mỗi năm, hàng triệu tín đồ Hindu giáo, ao gồm các tầng lớp trong xã hội: già, trẻ, trai, gái, trí thức, công nông, từ khắp mọi miền đất nước đều hành hương về sông Hằng để tắm dòng nước mát và rửa sạch mọi tội lỗi để được tĩnh tâm và an lạc. Khi chết, nếu được chết ên dòng sông Hằng thì đó là diễm phúc của cuộc đời, Jawaharlal Nehru đã từng nói: “… và dòng sông Hằng, trước hết là con sông của Ấn Độ và thu hút hàng ao nhiêu triệu người đến ên ờ của nó từ uổi ình minh trong lịch sử.
  • 35. 29 Câu chuyện dòng sông Hằng, từ ngọn nguồn của nó đến iển cả, từ thời xưa đến thời nay, là câu chuyện của nền văn minh và văn hóa Ấn Độ, của sự hưng suy các triều đại, của những thành phố lớn kiêu hãnh, của cuộc phiêu lưu của con người và sự tìm tòi của trí tuệ từng làm ận ịu các nhà tư tưởng Ấn Độ, của sự phong phú và hoàn mỹ của cuộc sống, cũng như sự từ chối và ác ỏ của nó, những thăng trầm, tăng trưởng và tàn l i, cuộc sống và cái chết” (Jawaharlal Nehru, (Phạm Thủy Ba, Lê Ngọc, Hoàng Túy, Nguyên Tâm dịch), 1990, tr.178). Giữa miền Bắc và miền Nam Ấn được cách iệt nhau ởi dãy núi Vindhya. Ở miền Bắc, đồng ằng lưu vực sông Indus và sông Gange ị chia thành hai phần đông và tây ởi dãy núi Aryawatar và vùng sa mạc Thar nóng nực như thiêu như đốt. Miền Nam Ấn là cao nguyên Deccan rộng lớn, có nhiều rừng rú và khoáng sản nằm giữa hai dãy núi Đông Ghát và Tây Ghát, chạy dài dọc theo hai mặt đông và tây của ờ iển Ấn Độ Dương. Vùng cao nguyên Deccan có rất nhiều sông ngòi chảy qua và đổ ra iển, song nước của các con sông này chảy rất mạnh và không ổn định nên không thuận lợi cho giao thông cũng như thủy lợi. Tuy nhiên, bên cạnh sự phong phú và phức tạp của điều kiện thiên nhiên, khí hậu của đất nước Ấn Độ cũng vô cùng khắc nghiệt. Ở miền Bắc Ấn dãy Himalaya quanh năm tuyết phủ, những cơn cuồng phong ào ào thổi tưởng như ất tận, khi những cơn gió lạnh thấu xương thịt đó gặp hơi nóng ở miền Nam thì tạo thành những đám sương mù dày đặc u ám, ao phủ cả nền trời. Đó thật sự là một không khí và cảnh tượng kỳ í. Về mùa hè, khi nhiệt độ tăng lên thì làm tan đi một phần ăng giá trên dãy Himalaya, đã tạo thành những cơn thác lũ đổ xuống chân núi, có thể muốn lấp đi cả một vùng làng mạc dân cư. Ở miền Pendja phù sa của mấy con sông lớn ồi đắp thành những cánh đồng phì nhiêu không đâu ằng. Nhưng tiến xuống phía Nam thì ánh nắng chang chang quanh năm suốt tháng, và cái nóng cứ hừng hựt như thiêu như đốt khiến cho đất đai khô cằn và con người trở nên chai sạn, làm cực khổ cũng không đủ ăn.
  • 36. 30 “Đó đây, ít nhất là trên một phần năm đất đai còn những khu rừng hoang dã của thời khai thiên lập địa, đầy cọp, eo, voi, chó sói, rắn độc và những vùng đầm lầy hoang sơ, nơi những đàn cá sấu luôn rình rập, gây ra cho con người ao nỗi kinh hoàng. Phía cuối án đảo, miền Deccan, khí hậu nóng và khô, đôi khi nhờ gió iển mà mát được một chút. Nhưng từ Dehli đến Ceylan, đặc điểm của khí hậu là nóng, một sức nóng làm cho cơ thể ta suy nhược, trễ nải, con người mau già, làm ảnh hưởng tới những quan niệm tôn giáo và triết l của thổ dân. Chỉ có mỗi một cách chống với sức nóng đó là ngồi yên, không ham muốn gì hết. Mùa hè, gió mùa thổi, mưa đổ xuống, không khí mát mẻ được một chút, đất đai trồng trọt được, nhưng khi gió ngừng thổi thì cái nóng ập đến, Ấn Độ lại chịu cái nạn đói và chỉ mơ tưởng cảnh Niết Bàn” (Will Durant, (Nguyễn Hiến Lê dịch), 2004, tr.37-38). Có thể nói Ấn Độ là một đất nước có điều kiện tự nhiên, điều kiện địa l hết sức đa dạng nhưng vô cùng khắc nghiệt. Đứng trước thiên nhiên hùng vĩ như vậy, người Ấn Độ thiết tha khẳng định cuộc sống tự nhiên thuần phác của mình, say mê trước vẻ đẹp huyền ảo của thiên nhiên, nhưng cũng chính thiên nhiên đầy huyền í này gây ra cho con người iết ao những hiểm họa khôn lường. Con người cảm thấy mình nhỏ é trước những lực lượng mạnh mẽ, khắc nghiệt của tự nhiên, luôn phải sống trong tâm trạng hồi hộp, lo âu. Chính điều kiện sống như thế đã ảnh hưởng đến sinh hoạt vật chất và tinh thần, đến phong t c tập quán, tâm l , tín ngưỡng tôn giáo, quan điểm tư tưởng, phong cách tư duy độc đáo, trừu tượng, cao siêu của người Ấn Độ. 1.1.2. Điều kiện lịch sử - xã hội Ấn Độ cổ đại Xã hội Ấn Độ cổ đại được đánh dấu bằng sự kiện người Dravidian sống quần cư dọc theo lưu vực hai con sông Ấn và sông Hằng. Họ sống chủ yếu là canh tác nông nghiệp, thuần dưỡng gia súc, chế tạo đồ gốm. Khoảng 3000 năm trước công nguyên, con người đã iết dùng rìu đồng và rìu đá để chặt cây, khẩn hoang. Ngoài ra họ còn biết chế tạo nhiều công c như: liềm, cưa, dao, kiếm,
  • 37. 31 lưỡi câu từ đồng thau. Khoảng 2000 năm trước công nguyên, Ấn Độ thuộc về người Aryan, là bộ lạc du m c và đến định cư tại Ấn Độ, phát triển sản xuất nông nghiệp, dùng trâu bò làm sức kéo. Về nông nghiệp, người Ấn Độ đã mở rộng diện tích đất canh tác, khai khẩn đất đai, trồng trọt các loại ngũ cốc mới, mở mang các công trình thủy lợi, trên bộ, giao thông và chuyên chở dùng ngựa và xe ò hai ánh. Do đó nông nghiệp về cơ ản đã có sự phát triển tương đối cao. Ngoài ra thời kỳ này, người Ấn Độ cổ đại đã iết sử d ng còn biết sử d ng các tàu buồm nhỏ chở các thổ sản như: hương liệu tơ l a, bông vải, trân châu, hồng ngọc, mun, gỗ quý, kim tuyến qua bán ở Ai Cập và A Rập. Nghề thủ công, cũng đạt một số thành tựu đáng kể, nó tách khỏi nông nghiệp và những người thợ thủ công t tập lại thành các tổ chức phường hội. Kinh tế tự nhiên trong thời kỳ này rất phát triển cùng với thương nghiệp. Chính sự phát triển về kinh tế đã làm trong xã hội xuất hiện thêm một tầng lớp thương nhân quý tộc mới, xuất hiện nhiều thành phố trung tâm thủ công nghiệp và thương nghiệp quan trọng. Đặc trưng của nền kinh tế trong công xã nông thôn thời kỳ này là kinh tế tiểu nông kết hợp chặt chẽ với thủ công nghiệp gia đình nên tính chất tự cung tự cấp là nổi bật, và việc quan hệ trao đổi giữa các công xã rất yếu ớt. Về chính trị, xã hội Ấn Độ cổ đại không chỉ chịu sự ảnh hưởng, quy định bởi điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng và khắc nghiệt mà còn chịu sự chi phối sâu sắc của chế độ nô lệ mang tính chất gia trưởng, bị kìm hãm bởi chế độ công xã nông thôn bảo thủ, trì trệ và chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội hết sức nghiệt ngã ở Ấn Độ cổ đại. Nhận xét về bối cảnh xã hội Ấn Độ thời này, C.Mác đã viết: “Cũng như nhân dân tất cả các nước phương Đông, nhân dân Ấn Độ trao cho chính phủ trung ương chăm lo những công trình. Đó là điều kiện cơ bản của nền nông nghiệp và thương nghiệp của họ. Mặt khác, dân cư Ấn Độ rải rác ở khắp các lãnh thổ của đất nước, sống tập trung trong những
  • 38. 32 trung tâm nhỏ nhờ vào mối liên hệ có tính chất gia trưởng của những lao động nông nghiệp và lao động thủ công nghiệp, cả hai tình hình từ những thời xa xưa nhất, đã đẻ ra một chế độ xã hội đặc biệt gọi là chế độ công xã nông thôn, chế độ này đã đem lại cho mỗi một đơn vị bé nhỏ ấy cái tổ chức độc lập và cuộc sống biệt lập của nó” (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1993, tr.175-176). Trước hết, là chế độ nô lệ, trong ngôn ngữ cổ Ấn Độ, thì khái niệm “nô lệ” bắt nguồn từ chữ “dasa”, nghĩa là “thấp hèn”, đối lập với chữ “arya” nghĩa là “cao qu ”, dùng để chỉ cho những con người có thân phận, cuộc đời hoàn toàn lệ thuộc vào người khác như: nô lệ, tôi tớ. Chế độ nô lệ Ấn Độ được hình thành từ thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên khi người Aryan xâm chiếm Ấn Độ và chinh ph c người Dravidian thì người Aryan đã ị chính người bản địa đồng hóa bởi lối sống nông nghiệp, định cư và ngược lại người Dravidian cũng đã ị ảnh hưởng bởi lối sống du m c của người Aryan, chính sự kết hợp giữa hai lối sống này đã hình thành nên thời đại đồ sắt. Từ đó đưa xã hội Ấn Độ cổ đại ước sang thời đại mới và cũng từ đó làm nảy sinh trong lòng xã hội Ấn Độ những mâu thuẫn sâu sắc, khi người Aryan tự cho mình là tộc người thượng đẳng, có quyền thống trị kẻ khác. Về tính chất của chế độ nô lệ ở Ấn Độ thì có 3 đặc tính cơ ản như sau: Một là, chế độ nô lệ vô cùng hà khắc do sự phân biệt rất khắc khe của các loại nô lệ. Theo quyển Artha-sàstra của Cautilia (cuốn sách viết về chế độ kinh tế xã hội Ấn Độ của vương triều Maurya, được dịch là “lợi ích vật chất” và “sastra” nghĩa là “kinh”) và ộ luật Manu, nô lệ ở Ấn Độ được phân chia thành 15 loại khác nhau: 1. Nô lệ do cha mẹ là nô lệ sinh ra; 2. Nô lệ mua về; 3. Nô lệ do người khác đem cho; 4. Nô lệ do thừa kế mà có; 5. Do đói khát mà làm nô lệ; 6. Do phạm tội mà bị xử phạt làm nô lệ; 7. Người làm con tin bị xem như làm nô lệ; 8. Nô lệ chiến tù; 9. Nô lệ được thưởng trong các kỳ thi đấu; 10. Nô lệ tự nguyện; 11. Vì bội ước mà phải làm nô lệ; 12. Nô lệ tạm thời; 13. Vì được kẻ khác nuôi nấng mà đi làm nô lệ; 14. Vì lấy nô lệ mà thành nô lệ; 15. Bán mình
  • 39. 33 là nô lệ (S. Radhakrishnan and Charles A Moore, 1973, tr.193-223). Hai là, chế độ nô lệ có tính chất gia trưởng giữa lao động nông nghiệp và lao động thủ công nghiệp. Vị trí của nô lệ được ví như “động vật hai chân”, “động vật bốn chân”. Người đứng đầu gia đình chủ nô không chỉ toàn quyền quyết định với nô lệ mình như: ắt nô lệ mình lao động khổ sai và phạt tội bằng những hình phạt tàn khốc như: cùm kẹp, đánh đập… mà còn có quyền quyết định tuyệt đối với các thành viên trong gia đình như: có thể tùy tiện đánh đập, hành hạ hay đem án cả nô lệ tôi tớ và vợ con mình như súc vật, đồ vật. Ba là, chế độ nô lệ bị kìm hãm bởi chế độ công xã nông thôn, với nền kinh tế tự cung tự cấp, biệt lập và bị sự trói buộc của những hủ t c khắc khe, bảo thủ, trì trệ. Nó khép kín cả về địa àn cư trú, dân cư, huyết thống, tổ chức hành chính, kinh tế, văn hoá giáo d c, lễ nghi và các sinh hoạt tôn giáo. Giữa nhà nước và người dân không có sự quan tâm lẫn nhau. Xã hội Ấn Độ cổ đại không chỉ chịu sự chi phối của chế độ nô lệ mang tính chất gia trưởng, bị kìm hãm bởi chế độ công xã nông thôn bảo thủ, trì trệ mà còn chịu sự tác động của chế độ phân biệt đẳng cấp hết sức nghiệt ngã. Đó còn gọi là chế độ “varna”. Chế độ này phân biệt chủng tính, sắc tộc, hôn nhân. Nguyên nghĩa an đầu nó có tên là “varna”, sau đó người Bồ Đào Nha đến Ấn Độ và dịch là “casta” (nghĩa là thuần túy, không pha trộn) để chỉ những tầng lớp người đặc biệt trong xã hội bản xứ (Doãn Chính, 2010, tr.43). Nguồn gốc của chế độ varna được Will Durant nói trong Our Oriental Heritage như sau: “Cũng như mọi dân tộc khác, người Aryan cấm cả sự đồng tộc kết hôn lẫn sự chủng ngoại kết hôn, nghĩa là không được kết hôn với người trong họ gần mà cũng không được kết hôn với người ngoài thị tộc. Từ những quy tắc đó mà phát sinh ra chế độ đặc biệt nhất dưới đây của Ấn Độ: bị chìm ngập trong số thổ dân đông hơn họ nhiều mà họ khinh là một giống thấp hèn hơn họ, người Aryan phải cấm các cuộc kết hôn với thổ dân để giữ cho khỏi lai, nếu không thì chỉ trong một hai thế kỷ sẽ bị thổ dân đồng hóa, thu hút mà mất hết giống” (Will Durant, 1954, p.398).