SlideShare a Scribd company logo
1 of 206
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------
PHẠM THỊ DINH
TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ
- ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------
PHẠM THỊ DINH
TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ
- ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
Ngành: Triết học
Mã số: 62.22.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Anh Quốc
2. TS. Phạm Đình Đạt
Cán bộ phản biện độc lập:
1. PGS.TS. LƢƠNG MINH CỪ
2. PGS.TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT
Cán bộ phản biện:
1. PGS. TS. LƢƠNG MINH CỪ
2. PGS.TS. VŨ ĐỨC KHIỂN
3.TS. VŨ NGỌC LANH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Triết học, Trường đại học Khoa học xã hội
& Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - nơi đã trang bị cho tôi
thêm những kiến thức khoa học trong quá trình học tập nâng cao trình độ và
nghiên cứu khoa học của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Anh Quốc, TS. Phạm
Đình Đạt đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và thường xuyên động viên, khích lệ tôi
trong suốt quá trình tôi thực hiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thư viện Trường đại học Khoa học xã
hội & Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Thư viện Khoa học
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh; và các tác giả của các công trình đã công bố có
liên quan đến đề tài luận án tôi thực hiện. Đây là nơi cung cấp cho tôi những tư
liệu quan trọng trong quá trình tôi thực hiện đề tài luận án.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thành viên Hội đồng đánh giá
luận án tiến sĩ cấp Đơn vị chuyên môn, 02 cán bộ phản biện độc lập và các thành
viên Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường đã có những nhận xét, đánh giá
và những góp ý rất quý giá, giúp cho bản luận án của tôi được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin gửi tới gia đình, cơ quan công tác, đồng nghiệp và bạn bè
lời biết ơn sâu sắc, đã luôn tạo mọi điều kiện, khích lệ, động viên tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019
Tác giả
PHẠM THỊ DINH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận án là kết quả công trình nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Anh Quốc và TS. Phạm Đình Đạt. Kết
quả nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019
Người cam đoan
PHẠM THỊ DINH
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ
TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ .................................................. 18
1.1. SỰ BIẾN ĐỔI VỀ LỊCH SỬ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ XÃ HỘI VÀ SỰ BĂNG
HOẠI VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG XÃ HỘI TRUNG QUỐC THỜI XUÂN THU VỚI
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ .......... 18
1.1.1. Sự biến đổi về lịch sử, kinh tế, chính trị xã hội trong xã hội Trung
Quốc thời Xuân thu...............................................................................19
1.1.2. Sự băng hoại về đạo đức trong xã hội Trung Quốc thời Xuân thu..... 30
1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ NHÂN TỐ CHỦ QUAN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG
ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ.................................................................................44
1.2.1. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng đạo đức của Khổng Tử.............. 45
1.2.2. Nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng đạo đức của Khổng Tử...............52
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................... 59
Chƣơng : NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG
ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ .................................................................. 62
2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ....62
2.1.1. Tư tưởng của Khổng Tử về đạo đức và vai trò của đạo đức .............. 62
2.1.2. Tư tưởng của Khổng Tử về các quan hệ và các chuẩn mực đạo đức
cơ bản ..............................................................................................................71
2.1.3. Tư tưởng của Khổng Tử về các phương pháp giáo d c đạo đức cho
con người trong xã hội................................................................................ 100
. . ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ..108
2.2.1. Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử thể hiện sự thống nhất giữa đạo đức
và chính trị.................................................................................................. 109
2.2.2. Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử thể hiện tính thống nhất giữa ý thức
cá nhân, gia đình và ý thức cộng đồng ....................................................... 119
2.2.3. Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử thể hiện tính mâu thuẫn giữa quan
điểm tiến bộ với quan điểm bảo thủ, lạc hậu.............................................. 125
KẾT LUẬN CHƢƠNG ......................................................................... 128
Chƣơng 3: GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ TRONG TƢ
TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ ................................................ 131
3.1. NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRONG TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA
KHỔNG TỬ................................................................................................. 131
3.1.1. Những giá trị trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử....................... 131
3.1.2. Những hạn chế trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử.................... 144
3.2. Ý NGHĨA LỊCH SỬ TRONG TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ.. 148
3.2.1. Ý nghĩa lý luận trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử........................... 148
3.2.2. Ý nghĩa thực tiễn trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử ...................161
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3......................................................................... 184
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................... 186
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 190
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................. 200
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trung oa là một trong những trung tâm văn hóa, hoa học và triết học
cổ xưa, có những thành tựu phong phú và rực rỡ nhất hông ch của nền văn
minh phương Đông mà của cả nhân loại. Trong đó, tư tưởng triết học có một
ý nghĩa quan trọng trong nền văn hóa cổ Trung Quốc. Sự phát triển rực rỡ
của triết học Trung Quốc cổ đại cũng là lúc xã hội Trung Quốc bước vào thời
Xuân Thu. Đó là thời kỳ chuyển biến sâu sắc từ hình thái kinh tế - xã hội
chiếm hữu nô lệ sang hình thái kinh tế - xã hội phong kiến, những giá trị tư
tưởng, đạo đức của xã hội cũ bị băng hoại, nhưng giá trị tư tưởng, đạo đức
mới còn đang trên con đường xác lập. Chính trong điều iện lịch sử đ c biệt
đó đã tạo tiền đề cho sự ra đời hàng loạt hệ thống triết học với những triết gia
vĩ đại mà tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử Trung Hoa và nhân loại. iáo
sư Nguyễn Tài Thư 2 5 đã nhận xét: Có một thời ỳ trong lịch sử Trung
uốc mà ngày nay nhớ đến có người còn xốn xang bởi sự sôi động của nó,
bởi nhiều sự iện lịch sử xuất hiện dồn dập, nhiều học thuyết triết học và
chính trị - xã hội ra đời, nhiều hối óc tài ba làm nên sắc thái văn hóa và tư
tưởng của Trung uốc sau này tr.13 . Trong đó, Khổng Tử (551 - 479 TCN)
là người có một vị thế hết sức to lớn trong đời sống xã hội Trung uốc trong
nhiều thế , trở thành một thành tố văn hóa góp ph n làm phong phú nền
văn hóa Trung Hoa vốn được hình thành trên nền tảng của văn hóa án c ng
với sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa với các tộc người hác.
Trong suốt cuộc đời, trải qua hoạt động lý luận cũng như hoạt động thực
tiễn (chính trị, giáo d c… , và trên cơ sở kế thừa tiền đề lý luận trước đó,
Khổng Tử đã phân chia các quan hệ đạo đức trong xã hội thành năm mối quan
hệ cơ bản, đó là quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè. Mỗi quan
hệ có những tiêu chuẩn riêng cho từng đối tượng, như cha hiền, con thảo; anh
tốt, em ngoan; chồng biết tình, vợ nghe lẽ phải; bề trên từ hiếu, bề dưới kính
2
thuận; vua nhân từ, tôi trung thành. Đồng thời, ông đề xuất một hệ thống khái
niệm căn bản về đạo đức, như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, trung, hiếu, kính
đễ... để mọi người tu dưỡng, nh m hắc ph c, loại trừ tình trạng phi nhân tính,
vô đạo đức trong xã hội Trung Quốc thời Xuân thu và xây dựng nó thành một
học thuyết chính trị - đạo đức tương đối hoàn ch nh thời bấy giờ.
Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, có một lịch sử hình thành và phát triển
lâu dài trên cả bề sâu và chiều rộng. ề sâu là, tư tưởng đạo đức của Khổng Tử
đã được các thế hệ Nho gia và nhiều nhà tư tưởng sau này kế thừa, phát triển;
trong đó, giai đoạn sau thường phong phú hơn giai đoạn trước vì phải thích nghi
với điều iện xã hội mới, ho c vì phải đấu tranh với các luồng tư tưởng, tín
ngưỡng nội sinh hác ho c các tư tưởng ngoại sinh thâm nhập vào trong quá
trình phát triển.
Chiều rộng là, tư tưởng đạo đức của Khổng Tử đã trở thành truyền thống
văn hóa in đậm dấu ấn của mình lên lịch sử hông ch ở Trung uốc mà còn ở
nhiều nước Châu và thế giới trong suốt mấy nghìn năm qua. Vì vậy, trong
bức thư gửi tới lễ tưởng niệm Khổng Tử, tổng thống Mỹ Reagan đã viết:
Những lý tưởng cao đẹp và những tư tưởng đạo đức luân lý của Khổng
Tử không ch gây ảnh hưởng ở đất nước Trung Quốc của ông mà còn
ảnh hưởng tới toàn thể nhân loại. Những học thuyết của Khổng Tử
được truyền từ đời này sang đời hác, đưa ra vô vàn các nguyên tắc đối
nhân xử thế cho toàn nhân loại Dương Lực, 2002, tr.519).
Hiện nay, nhân loại đang bước vào nền công nghiệp 4. , nhưng cũng
đang phải đối m t với những thách thức mang tính toàn c u, như: chiến tranh,
dịch bệnh, đói nghèo, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, phai nhạt lý
tưởng sống; đ c biệt là sự sa sút, xuống cấp về đạo đức, sự sòng phẳng đến
mất nhân tính trong mối quan hệ giữa người với người, sự rạn nứt và thay
thế của các hệ chuẩn giá trị đạo đức,… Vì thế, việc xây dựng và hoàn thiện
đạo đức cho con người đã và đang đ t ra như một yêu c u tất yếu, hách
3
quan của bất cứ xã hội nào. Đạo đức c n phải được coi như chất keo kết dính,
liên kết con người lại g n nhau hơn để cùng giải quyết, vượt qua các xung
đột, mâu thuẫn và thách thức. Cho nên, bên cạnh việc giữ gìn và phát huy
các giá trị đạo đức tốt đẹp của mỗi dân tộc, đòi hỏi phải ế thừa những giá trị,
tinh hoa đạo đức của nhân loại, thời đại. Trong đó, tư tưởng đạo đức của
Khổng Tử đang tiếp t c được nghiên cứu, tìm hiểu và kế thừa không ch ở
các nước phương Đông - những nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa
Khổng giáo trong lịch sử, mà còn ở nhiều nước phương Tây. Chính những
thành công của một số nước trong việc kế thừa tư tưởng đạo đức của Khổng
Tử để ổn định và phát triển xã hội đã đưa tới kỳ vọng có thể hai thác tư
tưởng đạo đức của ông với tư cách là một trong những cơ sở, tiền đề tư
tưởng để giải quyết những vấn đề bất ổn của xã hội.
Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử nói riêng và tư tưởng của Nho gia nói
chung đã du nhập vào Việt Nam cùng với quân xâm lược phương ắc vào
khoảng năm 111 trước Công nguyên. Trong đó, thời phong kiến, nó không ch
ảnh hưởng và có vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và con
người Việt Nam, mà còn trở thành công c tinh th n của các triều đại phong
kiến; đóng một vai trò nhất định trong sự hình thành, phát triển của chế độ
phong kiến Việt Nam. Hiện nay, tư tưởng đó trở thành một trong những yếu tố
trong đời sống nhân dân ta, thể hiện ở phong t c, tập quán, lối sống, suy nghĩ,
đạo đức luân lý, v.v… của nhiều người. Nếu chúng ta biết loại bỏ những hạn
chế, tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo những giá trị, tinh hoa trong tư tưởng đạo
đức của Khổng Tử, tư tưởng đó vẫn còn những ý nghĩa lịch sử nhất định cả về
m t lý luận và thực tiễn giáo d c đạo đức con người, ổn định trật tự xã hội. Đề
cập đến vấn đề này, tại hội nghị toàn quốc l n thứ nhất về công tác huấn luyện
và học tập khai mạc ngày 06-5-1950, Hồ Chí Minh đã căn d n:
Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có
nhiều điều hông đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên
4
học. Ch có những người cách mạng chân chính mới thu hái được
những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại . Lênin dạy chúng ta
như vậy (Hồ Chí Minh, 2002, t.6, tr.46).
Văn iện Đại hội đại biểu toàn quốc l n thứ XII của Đảng Cộng sản
Việt Nam cũng đã hẳng định:
Trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ
sở iên định m c tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận d ng
sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại, vận d ng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, tr. 69).
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: Tư tưởng
đạo đức của Khổng Tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử, làm luận án tiến sĩ
triết học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Tư tưởng đạo đức Nho giáo mà tiêu biểu là tư tưởng đạo đức của
Khổng Tử không những tác động mạnh mẽ đối với đời sống kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của xã hội Trung
Quốc, mà nó còn ảnh hưởng đến nhiều nước trong v ng Đông Nam và
thế giới, trong đó có Việt Nam. Do đó, từ trước đến nay đã và đang thu hút
sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Vì vậy,
số lượng các công trình nghiên cứu liên quan tư tưởng đạo đức của Khổng Tử
há nhiều, nội dung rất đa dạng và sâu sắc với nhiều hướng tiếp cận hác
nhau. Có thể hái quát các công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng đạo
đức của Khổng Tử theo các hướng cơ bản sau đây:
Hướng thứ nhất, đó là các công trình nghiên cứu liên quan đến điều kiện,
tiền đề cho sự ra đời tư tưởng đạo đức của Khổng Tử. Tiêu biểu cho hướng
nghiên cứu này là các tác phẩm:
5
Tác phẩm Sử ký của Tư Mã Thiên, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội,
năm 1988, với thiên Khổng Tử thế gia, từ trang 212 đến trang 251, tác giả
đã trình bày há chi tiết về thân thế và cuộc đời của Khổng Tử qua từng
giai đoạn c thể.
Tác phẩm Lịch sử thế giới cổ trung đại, do Đỗ Văn Nhung biên soạn, tủ
sách đại học Khoa học xã hội và nhân văn, xuất bản năm 1998. Trong tác
phẩm này, tác giả đã đề cập đến tình hình kinh tế, xã hội trong thời kỳ Xuân
thu 77 trước Công nguyên đến thế k V trước Công nguyên . Đây là cơ sở
cho sự ra đời tư tưởng đạo đức của Khổng Tử.
Tác phẩm Sơ lược lịch sử Trung Quốc của Đổng Tập Minh, Nxb. Văn
hoá - Thông tin, Hà Nội, năm 2 2. Tác phẩm này gồm 7 chương, 454
trang, nói đến lịch sử Trung Quốc qua các thời kỳ, thời kỳ Xuân thu được
trình bày ở chương 4. Trong đó, tác giả nhấn mạnh, con người đã biết dùng
đồ sắt, các nước lớn tranh bá với nhau, văn hoá thời kỳ Xuân thu đang vào
giai đoạn phát triển.
Tác phẩm riết l trong văn h a phương ng, của .T . Nguyễn
ng ậu, Nhà xuất bản Đại học ư phạm, năm 2 2. Trong chương 2, tác
giả đề cập triết lý văn hóa Trung oa. Đ c biệt, từ trang 139 đến trang 149,
tác giả nghiên cứu hái quát những nét đ c sắc trong triết lý Khổng Tử, bao
gồm: thân thế, sự nghiệp Khổng Tử; nhân sinh quan và giá trị địa vị của
Khổng Tử. Theo tác giả, Khổng Tử là nhà giáo d c vĩ đại, nhưng hông đưa
đến sự giải phóng trí tuệ và tài năng con người, mà đề ra việc giải phóng b ng
con đường tu dưỡng đạo đức.
Tác phẩm hổng phu tử và u n ng của tác giả hạm Văn Khoái,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, à Nội, năm 2 4. Tác phẩm được ết cấu
bởi ba chương: 1 - Cuộc đời Khổng tử; 2 - ọc thuyết của Khổng Tử; 3 -
Luận ngữ nguyên văn chữ án, phiên âm và dịch . Trong chương 2 - ọc
6
thuyết của Khổng Tử, tác giả đã đề cập học thuyết của Khổng Tử về con
người và nhân cách con người; cơ sở xã hội thời Chu và một số tiêu chuẩn,
nguyên tắc tổ chức xã hội của Khổng Tử, v.v… Theo tác giả, thời Xuân thu,
quan hệ huyết thống nhạt d n, quan hệ về inh tế trên cơ sở sở hữu ruộng đất
tăng lên. Những thay đổi về inh tế dẫn đến những thay đổi về thiết chế tổ
chức xã hội. Nếu như thời Tây Chu, xã hội vận hành nhờ lễ, nhạc; các quan
hệ xã hội cũng được đánh giá theo tiêu chuẩn lễ, nhạc, thì đến thời Khổng
Tử nói riêng và thời Đông Chu nói chung, lễ cũ đã băng, nhạc cũ đã hoại,…
Tác phẩm Lịch sử Trung Quốc của hai tác giả Nguyễn Gia Phu và
Nguyễn uy uý, Nhà xuất bản iáo d c, Hà Nội, năm 2 7. Dưới góc
tiếp cận của sử học, các tác giả đã trình bày một cách khá chi tiết lịch sử
Trung Quốc thời kì Xuân thu - Chiến quốc, hoàn cảnh kinh tế - xã hội có
nhiều biến động. Đây là thời kì mà ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà
vua, xã hội phân chia đẳng cấp rõ rệt, mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt, đời
sống nhân dân vô cùng cực khổ... Các tác giả cũng hái quát về những tiền
đề văn hóa, tư tưởng của Trung Quốc thời kì này, giới thiệu tiểu sử của
Khổng Tử, khái quát nội dung tư tưởng triết học của ông.
Đề tài “Học thuyết chính trị xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở
Việt Nam (từ thế kỉ XI tới nửa đầu thế kỉ XIX)”, của tác giả Nguyễn Thanh
Bình, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, à Nội, năm 2 7. Trong ph n 1 của
chương 1, có phân tích khái quát cơ sở kinh tế - xã hội và tiền đề tư tưởng đối
với sự hình thành Nho giáo. Ở nội dung này, tác giả nêu lên những biến đổi sâu
sắc trên tất cả các m t, các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội Trung Quốc thời
kì Xuân Thu. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu tiền đề hình thành tư tưởng chính trị
- xã hội Nho giáo về tôn giáo, chính trị, đạo đức. Trên cơ sở những tiền đề trên,
tác giả khẳng định r ng, Nho giáo ra đời với tư cách là hình thái ý thức xã hội,
nh m giải đáp nhu c u mà thực tiễn xã hội Trung Quốc đ t ra lúc bấy giờ.
7
Tác phẩm Khổng Tử của tác giả Lý Tường Hải, Nhà xuất bản Văn hóa
thông tin, Hà Nội, năm 2 9 đã phân tích và nhìn nhận cuộc đời Khổng Tử
dưới góc độ nhân sinh quan. Ông cho r ng, cuộc đời Khổng Tử là một
chuyến lữ hành dọc đời sống gian nan và bền b . Khổng Tử sáng lập ra Nho
học là một loại học vấn của đời sống , ông hông ch đ t nền móng lý luận
cho học phái Nho gia mà còn thể hiện một hình tượng nhân cách rất rực rỡ.
Tác giả nhấn mạnh, Khổng Tử đã để lại cho lịch sử nhân loại một tấm bia
lớn về con người và nhân ái Lý Tường Hải, 2009, tr.13).
Tác phẩm Khổng Tử của tác giả Nguyễn Hiến Lê, Nhà xuất bản Tổng
hợp, thành phố ồ Chí Minh, năm 2 13, đã trình bày khá chi tiết về lịch sử
Trung Hoa thời Khổng Tử, cuộc đời và con người của đức Khổng Tử. Nguyễn
iến Lê, ngay trang đ u của cuốn hổng ử đã hẳng định: Muốn đánh giá
một triết thuyết thì phải đ t nó vào thời đại của nó, xem nó giải quyết được
những vấn đề của thời đại đó hông, coi đó là tiến bộ so với các thời trước,
một nguồn cảm hứng cho các thời sau hông. Và nếu sau mươi thế hệ, người
ta thấy nó vẫn còn làm cho đức trí của con người được nâng cao thì phải coi
đó là cống hiến to lớn của nhân loại rồi Nguyễn Hiến Lê, 2013, tr.5).
Ngoài ra, có thể kể đến các công trình nghiên cứu hác như: tác phẩm
Lịch sử triết học Trung Quốc của Hồng Tiềm, Nhiệm Hoa và Uông Tử
Tung, Nhà xuất bản ự thật, Hà Nội, năm 1957; tác phẩm Lịch sử văn h a
Trung Quốc, do Đàm ia Kiện (Chủ biên Trương Chính, han Văn Các
và Thạch Giang dịch , Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1993;…
Đây là những công trình nghiên cứu khá công phu của các học giả Trung
Quốc và Việt Nam với nội dung vừa phong phú vừa bao quát tất cả các lĩnh vực
lịch sử và đời sống văn hóa của dân tộc Trung Hoa nói chung và triết học Trung
Quốc nói riêng; trong đó, các công trình này đ c biệt đã dành một ph n lớn để
trình bày về lịch sử - xã hội Trung Quốc thời Xuân thu. Song, do lập trường,
8
quan điểm, thái độ, m c đích nghiên cứu ít nhiều có sự khác nhau ở mỗi tác giả,
vì thế, những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời tư tưởng đạo đức của Khổng Tử
chưa được tác giả nào trình bày và phân tích một cách hệ thống; một số nhận
định và đánh giá c n phải tiếp t c được bổ sung, phát triển cho toàn diện, sâu
sắc hơn, điều đó đòi hỏi phải tiếp t c nghiên cứu. Cho nên, trong khuôn khổ
luận án này, chúng tôi cố gắng trình bày một cách hệ thống trên quan điểm triết
học về điều kiện và tiền đề hình thành tư tưởng đạo đức của Khổng Tử.
Hướng thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu liên quan đến nội
dung tư tưởng đạo đức của Khổng Tử. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu
này là các tác phẩm:
Tác phẩm, Lu n ng của dịch giả Đoàn Trung Còn, Nhà xuất bản Trí
Đức, ài òn, năm 195 . Lu n ng do nhiều học trò các thế hệ của Khổng
Tử ghi chép lại lời nói và việc làm của ông cùng một số môn đệ và vua chúa
các nước chư h u, được coi là tài liệu đáng tin cậy nhất để nghiên cứu một
cách chính xác tư tưởng của ông. Vì vậy, nghiên cứu sinh chủ yếu dựa vào
Lu n ng của dịch giả Đoàn Trung Còn để nghiên cứu tư tưởng đạo đức của
Khổng Tử.
Tác phẩm Trung Quốc triết học sử đại cương của Hồ Thích, Nhà xuất
bản Khai Trí, ài òn, năm 1969 Huỳnh Minh Đức dịch). Cuốn sách đã
trình bày khái quát quá trình phát triển của triết học Tiên T n qua 12 thiên,
đề cập đến nội dung tư tưởng cơ bản của các nhà triết học nổi tiếng ở Trung
Quốc thời cổ đại, trong đó có tư tưởng nhất dĩ quán chi, nhân, trí, dũng của
Khổng Tử.
Tác phẩm Lịch sử văn minh rung Hoa của Will Durant, Trung tâm
thông tin đại học ư hạm, thành phố ồ Chí Minh, năm 199 Nguyễn
Hiến Lê dịch . Trong chương một, ph n hai, tác giả đã lý giải những tư
tưởng của trường phái Nho giáo, trong đó có tư tưởng đạo đức của Khổng
Tử và coi đó là những đóng góp quý báu trong lịch sử văn minh Trung Hoa.
9
Tác phẩm Trung Quốc triết học sử, thượng và hạ của Phùng Hữu Lan
do Đài ắc thương v ấn thư quán phát hành năm 199 , đã được Lê Anh
Minh dịch ra tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2005.
Đây là cuốn sách trình bày khá phong phú, sâu sắc nội dung tư tưởng của
các trường phái, các nhà triết học. Trong đó, tư tưởng đạo đức của Khổng
Tử là một trong những chủ đề nổi bật của công trình này với các khái niệm,
phạm trù: nhân, trung, thứ, nghĩa, lợi,..
Ở Việt Nam, nghiên cứu về tư tưởng đạo đức của Khổng Tử trong lịch
sử triết học Trung Quốc, trước hết phải kể đến tác phẩm ư tưởng triết học
phương ng gợi nh ng điểm nhìn tham chiếu của Cao Xuân Huy, Nhà xuất
bản Văn học, năm 1995. Trong ph n thứ nhất chủ toàn và chủ biệt, hai ngã
rẽ trong triết học Đông - Tây, tác giả đã trình bày sự khác nhau cơ bản giữa
các học thuyết triết học phương Đông và phương Tây. h n thứ hai, tác giả
đã phân tích những nội dung, tư tưởng cơ bản của Nho giáo. Tác giả cho
r ng, Nho giáo là hình thái ý thức của giai cấp thống trị trong xã hội phong
kiến, những quy định trong trong tam cương, ngũ thường là h ng tồn.
Tác phẩm Khổng học đăng của Phan Bội Châu, Nhà xuất bản Văn hóa
thông tin, Hà Nội, năm 1998 đã trình bày về sự hình thành và phát triển Nho
giáo từ Khổng Tử đến Khổng học thời Minh Thanh, tác phẩm đề cập sâu
rộng một số phạm trù trong học thuyết của Khổng Tử như Nhân, rí, Dũng...
và bàn về Khổng học thời Lưỡng Hán L c triều, thời Tống và Minh Thanh
Tác phẩm Nho giáo của Tr n Trọng Kim, Nhà xuất bản Thông tin, Hà
Nội, năm 2 3 đã trình bày và phân tích những tư tưởng cơ bản của Nho
giáo trong quá trình hình thành và phát triển. Đ c biệt nêu cao những giá trị
tích cực của Nho giáo trong việc đào tạo con người và ổn định trật tự xã hội.
Khi nói về cuốn Lu n ng của Khổng Tử, ông đã viết:
Trong sách ấy, cùng một chữ nhân, chữ hiếu, chữ chính mà mỗi nơi nói
một khác, là vì cách lập giáo của Khổng Tử cứ t y tư cách, ho c tùy sở
10
đắc, sở thất của từng người mà dạy bảo, cho nên nghĩa hông đồng.
Tuy hình thức thì không có trật tự, phân minh, nhưng văn từ thì thật rõ,
thật đúng, ý tứ rất sáng, rất gọn, mà câu nào cũng hàm súc ung dung,
đích đáng là lời dạy của thánh nhân (Tr n Trọng Kim, 2003, tr.171).
Các tác giả của Nho giáo và Khổng học đăng đều có điểm chung là:
thông qua cách trình bày một số phạm trù, nguyên lý cơ bản của Nho giáo,
nhìn nhận Nho giáo từ góc độ giá trị, cho r ng Nho giáo không ch là một
học thuyết triết học, mà còn là học thuyết chính trị xã hội, đạo đức, ở đó
dường như thâu thái đ y đủ những nội dung triết học của toàn thế giới. Hai
ông đã trình bày khá hệ thống nội dung tư tưởng của học thuyết này nh m
chứng minh sức sống trường tồn của Nho giáo, đ c biệt là lĩnh vực đạo đức.
Tuy nhiên có nhiều đánh giá, nhiều ý kiến mang yếu tố chủ quan, cá nhân.
Tác phẩm ại cương triết học Trung Quốc, quyển 1 và quyển 2 của hai
tác giả Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, Nhà xuất bản Thanh niên, năm 2004.
Trong tác phẩm này, các tác giả đã tập trung nghiên cứu vấn đề nhân sinh
quan trong học thuyết của Khổng Tử. Đồng thời, tác giả còn đi sâu phân
tích các khái niệm: nhân, trí, dũng, lễ, trung, hiếu, đễ, v.v của tư tưởng đạo
đức Khổng Tử trong sự đan xen, so sánh với các học thuyết triết học khác
của Trung Quốc qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Tác phẩm Lịch sử triết học phương ng do tác giả Doãn Chính (Chủ
biên , Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2 12 đã trình bày một
cách khá hệ thống nội dung tư tưởng của các học thuyết triết học Ấn Độ và
Trung Quốc cổ đại, lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, trong đó ph n giới
thiệu Nho giáo nói chung và tư tưởng của Khổng Tử nói riêng chiếm một
dung lượng đáng ể. Tuy nhiên, dù số lượng trang viết khá lớn, song với nội
dung vô cùng phong phú của triết học phương Đông, cuốn sách này cũng ch
mang tính lược khảo những vấn đề cơ bản của nền triết học này.
Nhìn chung, tất cả các công trình trên đều là những thành quả đáng trân
11
trọng của sự dày công nghiên cứu của các tác giả. Các nhà nghiên cứu đã
trình bày khoa học và hết sức hợp lý, ch t chẽ những luận điểm triết học của
các triết gia, các trường phái triết học. Nhưng do lượng tri thức truyền tải
quá rộng so với một công trình nghiên cứu c thể, xem xét tư tưởng đạo đức
của Khổng Tử là một trong những bộ phận cấu thành tư tưởng Nho gia nói
riêng và triết học Trung Quốc nói chung, nên các tác giả cũng ch dừng lại ở
những nét khái quát nhất. Ngoài ra, còn rất nhiều bài báo, tạp chí nghiên cứu
về tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, nhưng trong phạm vi giới hạn của một
bài báo không cho phép những công trình đó đi sâu vào toàn bộ nội dung tư
tưởng đạo đức của ông mà ch tập trung bàn luận một hía cạnh nào đó của
tư tưởng như: hạm trù nhân, phạm trù hiếu, phạm trù chính danh,… ong,
đây thực sự là nguồn tài liệu quý giá giúp nghiên cứu sinh tiếp t c phân tích,
làm rõ nội dung, đ c điểm cơ bản trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử một
cách đ y đủ, sâu sắc và có hệ thống hơn.
Hướng thứ ba, đó là các công trình nghiên cứu liên quan đến nhận
định, đánh giá về tư tưởng đạo đức của Khổng Tử. Tiêu biểu cho hướng
nghiên cứu này là các tác phẩm sau:
Tác phẩm Khổng giáo phê bình tiểu lu n của tác giả Đào Duy Anh, Nhà
xuất bản uan hải t ng thư, uế, năm 1938. Theo tác giả, để đánh giá đúng
Nho giáo c n có thái độ khách quan, toàn diện và khoa học. Ông phê phán một
số trí thức Trung Quốc và Việt Nam đã phủ nhận hoàn toàn vai trò của Nho
giáo, cho r ng nó là vô d ng. Ông đã nghiên cứu, phân tích nội dung cơ bản
của Nho giáo và đưa ra nhận định đúng mức về vai trò của Nho giáo.
Tác phẩm Khổng học đăng, của Phan Bội Châu, Nhà xuất bản Khai Trí,
ài òn, năm 1957. Tác giả đã đề cao những giá trị của Nho giáo và coi đạo
đức Nho giáo có vai trò cực ỳ to lớn trong việc giáo d c, hoàn thiện nhân
cách con người và ổn định trật tự, k cương xã hội. ua đó, chứng minh tư
tưởng Nho giáo mang tính nhân văn sâu sắc.
12
Tác phẩm Bàn về đạo nho của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Viện, Nhà
xuất bản Thế giới, Hà Nội, năm 1993 đã nêu lên m t tích cực và hạn chế của
Nho giáo. Khi đánh giá về m t tích cực của Nho giáo, ông cho r ng đạo Nho
đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành lòng yêu nước. Nói về
những điều tâm đắc của mình khi nghiên cứu về Nho giáo, ông đánh giá cao
tính vừa phải hông thái quá trong đạo làm người và vấn đề xử thế (xử thế
trong mọi tình huống, đối với người này, người hác… của Nho giáo.
Tác phẩm Nho giáo xưa và nay của uang Đạm, Nhà xuất bản Văn hóa,
năm 1994. Tác giả cho r ng, đạo đức Nho giáo có cả m t tích cực và hạn chế.
Việc tìm ra giá trị tích cực và hạn chế của đạo đức Nho giáo là c n thiết, để
nhìn rõ một cách khách quan, khoa học những hậu quả của nó trong cuộc
sống của chúng ta hiện nay. Nhìn chung, tác giả phê phán đạo đức Nho giáo
là khắt khe, trói buộc con người, đ c biệt là đối với ph nữ. Tác giả cũng đề
cập đến vấn đề kế thừa, vận d ng những giá trị của Nho giáo.
Tác phẩm Nho giáo và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam của Vũ
Khiêu, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1995. Tác giả đã phân tích quá
trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam; đ c biệt là vấn đề c n khai thác
Nho giáo trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, vì theo tác giả: Nhiều tiêu
chuẩn tối thiểu của đạo đức đã bị coi thường ở một số t ng lớp. Thái độ và
hành vi đối xử với cha mẹ, cũng như quan hệ vợ chồng, con cái, anh em
đang diễn ra một cách t y tiện và nhiều lúc rất đáng chê trách. hải chăng
đạo đức Nho giáo có những điều tốt đẹp mà xã hội ta đã hông giữ lại Vũ
Khiêu, 1995, tr.158). Từ đó, ông ch rõ kinh nghiệm vận d ng Nho giáo ở
Nhật Bản và Singapore.
Tác phẩm ạo Nho và văn h a phương ng, của tác giả à Thúc Minh,
Nhà xuất bản iáo d c, năm 2 1. Tác phẩm là một công trình há đồ sộ,
hông phải là ở số trang mà ở t m tư duy, tư tưởng của ngưởi viết. Thông qua
những bài viết trong tác phẩm, cho chúng ta thấy được những giá trị vững bền,
13
trường cửu của tư tưởng Nho gia, đ c biệt là tư tưởng giáo d c của Khổng Tử
như bài Đạo Khổng và vấn đề gia đình; đạo đức và trí tuệ; th y trò Khổng Tử;
Khổng Tử và chủ nghĩa nhân đạo; Khổng Tử và vấn đề con người, v.v…
Tác phẩm Quan niệm của Nho giáo về giáo dục con người của Nguyễn
Thị Nga - Hồ Trọng Hoài, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm
2003, đã hái quát quan điểm giáo d c con người của Nho giáo nh m đào
tạo những người quân tử, những kẻ sĩ có phẩm chất đạo đức cao quý, ham
hiểu biết, có nhân cách, có ý thức đối với cộng đồng để làm quan. Những
người này vừa là hạt nhân trong cuộc sống xã hội, vừa là lực lượng để bổ
sung cho các thế lực c m quyền, duy trì chế độ phong kiến. Nho giáo dạy
đạo làm người theo quan điểm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín chứa đựng nhiều yếu
tố hợp lý. Những điều răn dạy đó được cha ông ta tiếp thu có chọn lọc, bởi
vậy nó trở thành giá trị truyền thống của người Việt Nam.
Tác phẩm Bản sắc văn h a Việt Nam của han Ngọc, Nhà xuất bản
Văn học, Hà Nội, năm 2 8 đã ch ra các khúc xạ của Nho giáo khi vào Việt
Nam. Nho giáo được người Việt tiếp thu và biến đổi nó cho phù hợp với xã hội
Việt Nam. Nhiều phạm trù của Nho giáo đã được các nhà nho Việt Nam cải biến,
có nội hàm rộng hơn, phong phú, mang nhiều yếu tố nhân văn, nhân bản hơn.
Theo tác giả, có như vậy Nho giáo mới đóng một vai trò quan trọng đối với lịch
sử của dân tộc và ảnh hưởng nhiều m t đối với văn hóa Việt Nam.
Tác phẩm ạo Hiếu trong Nho gia của tác giả Cao Vọng Chi, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2 14 đã có những khảo cứu, so
sánh khá chi tiết về nội dung của Hiếu Kinh với đạo Hiếu trong Nho gia, từ
đó ch ra cơ sở xác lập, hoàn cảnh lịch sử và sự kế thừa tư tưởng đó trong
quá trình hình thành tư tưởng đạo Hiếu của Nho giáo. Tác giả còn phân tích
một cách sâu sắc những lời răn dạy của Nho giáo về đạo Hiếu đối với dân
chúng, với giới tri thức và nhất là đối với ph nữ. Đ c biệt, trong chương 8 về
Đạo Hiếu trong Nho gia, tác giả đã nêu lên t m ảnh hưởng của Nho giáo và
14
đạo đức Nho giáo đối với các nước láng giềng như Triều Tiên, Nhật Bản và
Việt Nam. Đối với Việt Nam, tác giả đã có sự hiểu biết rất sâu sắc về lịch sử
và phân tích những ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với Việt Nam như:
các sắc lệnh của vua ban về đạo Hiếu, về sự bắt buộc phải tuân thủ t c để tang
ba năm do Khổng Tử đề xuất, v.v. Ph n cuối của cuốn sách, tác giả đã có
những nghiên cứu và so sánh đạo Hiếu trong Nho gia với Phật giáo, Đạo giáo
và Thiên Chúa giáo. Đây là công trình giúp chúng tôi tham hảo nhiều vấn đề
liên quan đến quá trình thực hiện luận án, đ c biệt ở cách lý giải đạo Hiếu
trong Nho gia.
G n đây nhất là tác phẩm Giá trị của đạo đức nho giáo trong thời đại ngày
nay của tác giả T n Đại Đồng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm
2014. Tác phẩm đã trình bày những giá trị cốt lõi trong tư tưởng Nho giáo và
những ảnh hưởng của Nho giáo hiện nay.
Ngoài ra, bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, còn có nhiều đề
tài, luận án, luận văn, các bài viết trên nhiều lĩnh vực khác nhau như, bài viết:
hổng giáo với quá tr nh hiện đại h a x hội, T . Tr n Thanh iang, Tạp
chí Triết học số 9, năm 2 15. Tác giả nhấn mạnh sự ảnh hưởng của Khổng
giáo đến phát triển inh tế, xã hội của các nước phương Đông mang tính
chất đa diện, vì thế, hông nên ch quy nó về đạo đức lao động. Đương
nhiên, trong quá trình hiện đại hóa, bản thân Khổng giáo cũng phải trải qua
những biến đổi xác định, song hoàn toàn hông làm cho người ta hoài nghi
tư tưởng trung tâm của đạo đức vĩ mô Khổng giáo về sự thống nhất của con
người và tự nhiên. “ ư tưởng lấy dân làm gốc” của Nho giáo - cơ sở h nh
thành văn h a trọng dân của Hồ Chí Minh, T . Nguyễn Thế húc, Tạp chí
Triết học số 1, năm 2 16. Thông qua bài viết, tác giả đã cho chúng ta thấy tư
tưởng vì dân, hết lòng hết sức vì dân mà ph c v của ồ Chí Minh có nguồn
gốc sâu xa, đó là tư tưởng lấy dân làm gốc của Nho gia. Đây là một trong
những tiền đề lý luận cho việc hình thành văn hóa trọng dân của ồ Chí
15
Minh. Nó bao gồm: 1 - Tư tưởng uốc dĩ dân vi bản của Khổng Tử; 2 -
Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi hinh của Mạnh Tử. “Số 3” và mệnh
lệnh đạo đức người quân tử trong u n ng , .T . Tr n Nguyên Việt,
Tạp chí Triết học số 12, năm 2 16. ài viết đã hệ thống hóa những nội dung
liên quan đến bốn lĩnh vực chủ yếu mà người quân tử phải thực hiện với tư
cách những mệnh lệnh đạo đức, đó là trong lĩnh vực học tập, tu dưỡng nh m
nâng cao trí lực; ba đạo đức của người quân tử: nhân, trí, dũng; số 3 trong ứng
xử đạo đức và hoàn thiện nhân cách; số 3 với đạo đức của người quân tử
trong lĩnh vực chính trị. S tiếp iến quan điểm đạo đức Nho giáo trong tiến
tr nh lịch sử Việt Nam, PGS.TS. Trịnh Doãn Chính - hạm Thị Lan, Tạp chí
Triết học số 1, năm 2 17. ài viết đã hẳng định bản chất của Nho giáo; hái
quát quá trình Nho giáo vào Việt Nam. Có thể nói, đây cũng là quá trình con
người Việt Nam tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng cơ bản, cốt lõi của Nho
giáo, như tam cương , ngũ thường , ngũ luân ,… Các công trình trên, h u
hết các tác giả đã quán triệt quan điểm khách quan, toàn diện và quan điểm
lịch sử - c thể, đ t tư tưởng đạo đức của Khổng Tử nói riêng và tư tưởng
Nho gia nói chung vào trong bối cảnh của xã hội Trung Quốc thời Xuân thu
để đưa ra những đánh giá, nhận định. Tuy nhiên, chưa có công trình nào thực
sự đi sâu nghiên cứu một cách đ y đủ, hệ thống vấn đề mà luận án của chúng
tôi quan tâm. Song, những công trình đó đã góp ph n rất lớn vào việc định
hướng cho nghiên cứu sinh trong việc rút ra những giá trị, hạn chế và ý nghĩa
lịch sử trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử.
Tóm lại, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng
đạo đức của Khổng Tử. Mỗi một công trình đều có giá trị khoa học, tuy
nhiên vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót bởi những lý do khách quan
và chủ quan. Những giá trị vô cùng to lớn mà các công trình nói trên mang
lại sẽ là cơ sở khoa học để nghiên cứu sinh thực hiện luận án. Trong luận án,
nghiên cứu sinh đã tiếp thu và kế thừa những quan điểm của các bậc tiền
16
bối, đồng thời bổ sung những quan điểm của riêng mình về việc nhận định
và đánh giá tư tưởng đạo đức của Khổng Tử.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
Mục đích của lu n án
Luận án tập trung nghiên cứu nh m làm rõ nội dung, đ c điểm cơ bản
trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử; từ đó, đánh giá những giá trị, hạn chế
và rút ra ý nghĩa lịch sử của nó về m t lý luận và thực tiễn.
Nhiệm vụ của lu n án
Để đạt được m c đích trên, luận án phải thực hiện những nhiệm v sau:
Thứ nhất, trình bày, phân tích điều kiện xã hội và tiền đề hình thành tư
tưởng đạo đức của Khổng Tử.
Thứ hai, phân tích và làm rõ nội dung, đ c điểm cơ bản trong tư tưởng
đạo đức của Khổng Tử.
Thứ ba, đánh giá những giá trị, hạn chế và rút ra những ý nghĩa lịch sử
trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử về m t lý luận và thực tiễn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
ối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng đạo đức
của Khổng Tử.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu nội dung, đ c điểm và ý
nghĩa lịch sử trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử về m t lý luận và thực
tiễn từ hi tư tưởng của ông hình thành cho đến hiện nay qua các tư liệu có
liên quan.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý lu n: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam về vấn đề đạo đức, giáo d c đạo đức cho con người.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án được thực hiện trên cơ sở phương
pháp luận của triết học Mác – Lênin, đồng thời sử d ng tổng hợp các phương
17
pháp nghiên cứu c thể như: phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp,
logic và lịch sử, so sánh, đối chiếu lý luận với thực tiễn và phương pháp văn
bản học,...
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về nghĩa khoa học: Trên cơ sở trình bày có hệ thống nội dung, đ c
điểm cơ bản trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, giá trị, hạn chế và ý nghĩa
lịch sử của nó, luận án giúp cho người đọc có sự nhận thức tư tưởng đạo đức
của Khổng Tử một cách hệ thống và sâu sắc hơn.
Về nghĩa th c tiễn: Việc nghiên cứu tư tưởng đạo đức của Khổng Tử
một cách có hệ thống cả về nội dung, đ c điểm, giá trị và ý nghĩa lịch sử của
nó, giúp chúng ta thấy rõ vai trò to lớn trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử
đối với việc xác định yêu c u, trách nhiệm của mỗi người trong các mối quan
hệ xã hội, góp ph n điều ch nh hành vi đạo đức của con người và cai trị,
quản lý xã hội. Luận án có thể sử d ng làm tài liệu tham khảo cho việc học
tập, nghiên cứu và giảng dạy của các cá nhân, tổ chức có liên quan.
7. Cái mới của luận án
Thứ nhất, luận án đã phân tích, làm rõ một cách có hệ thống nội dung
và đ c điểm cơ bản trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử.
Thứ hai, luận án đã đánh giá những giá trị và hạn chế trong tư tưởng đạo
đức của Khổng Tử, rút ra ý nghĩa lịch sử của nó về m t lý luận và thực tiễn.
8. Kết cấu cơ bản của luận án
Ngoài ph n mở đ u, ph n kết luận chung và danh m c tài liêu tham
khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết và 14 tiểu tiết.
18
Chƣơng 1
ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH
TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, sự ra đời của một học
thuyết, một tư tưởng không phải ngẫu nhiên mà suy cho đến cùng là kết quả
phản ánh điều kiện xã hội và sự kế thừa những giá trị hợp lý, tinh túy trong
tư tưởng của các thời đại trước. C.Mác đã viết: Các triết gia không mọc
lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình,
mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong những
tư tưởng triết học (C.Mác & h.Ăngghen, 1994, t.1, tr.156 . uá trình
hình thành, phát triển tư tưởng của Khổng Tử cũng hông n m ngoài tính
quy luật nói trên, một m t nó phản ánh và chịu sự quy định của điều kiện xã
hội Trung Quốc thời Xuân thu; m t khác, là sự tiếp thu, kế thừa các tư
tưởng trước đó của người Trung Hoa cổ đại. Do vậy, khi nghiên cứu tư
tưởng đạo đức của Khổng Tử không thể không nghiên cứu điều kiện xã hội
và tiền đề hình thành nên nó.
1.1. SỰ BIẾN ĐỔI VỀ LỊCH SỬ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ XÃ HỘI VÀ SỰ
BĂNG HOẠI VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG XÃ HỘI TRUNG QUỐC THỜI XUÂN THU
VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ
Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử ra đời ở thời kỳ loạn lạc, song như
C.Mác đã từng khẳng định … hông thể nhận định về một thời đại đảo lộn
như thế căn cứ vào ý thức của thời đại ấy. Trái lại, phải giải thích ý thức ấy
b ng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, b ng sự xung đột hiện có
giữa các lực lượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội
(C.Mác & h.Ăngghen, 1995, t.3, tr.15). Nhìn một cách tổng quát nhất, có
thể nói, quá trình hình thành tư tưởng đạo đức của Khổng Tử xuất phát từ
hai điều kiện xã hội chính: một là, sự biến đổi lớn lao và sâu sắc về lịch sử,
19
kinh tế, chính trị xã hội trong xã hội Trung Quốc thời Xuân thu; hai là, sự
băng hoại về đạo đức trong xã hội Trung Quốc thời kỳ này.
1.1.1. Sự biến đổi về lịch sử, kinh tế, chính trị xã hội trong xã hội
Trung Quốc thời Xuân thu
Về mặt lịch sử, Trung Quốc là quốc gia có lịch sử lâu đời, là một trong
những trung tâm văn hóa cổ xưa rực rỡ và phong phú nhất của nền văn minh
nhân loại. Trước khi xuất hiện nhà nước đ u tiên, Trung Quốc đã trải qua
thời kỳ xã hội công xã nguyên thủy với các truyền thuyết về thời Tam Hoàng,
Ngũ Đế. Theo Tư Mã Thiên 1988 :
Thời Tam Hoàng, gồm có Thiên oàng, Địa Hoàng và Nhân Hoàng.
Thời Ngũ Đế, gồm oàng Đế, Chuyên Húc, Cốc, Nghiêu, Thuấn.
Trong đó, thời kỳ oàng Đế là thời kỳ có rất nhiều sáng chế, phát minh
quan trọng, như ỹ thuật làm nhà cửa, may qu n áo, đóng thuyền, xe.
Vua Nghiêu, vua Thuấn được coi là bậc đế vương thịnh đức của Trung
Quốc thời thượng cổ (tr.49).
ước sang nhà Hạ (2205 - 1766 trước Công nguyên) - nhà nước được
coi là cột mốc đánh dấu sự biến đổi có tính nhảy vọt trong xã hội Trung
Quốc cổ đại. Đó là sự biến đổi từ xã hội không có giai cấp, không có nhà
nước, mọi tài sản đều là của chung sang xã hội có giai cấp, có nhà nước, mở
đ u chế độ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc. Để bảo vệ tài sản, duy trì địa vị
thống trị của mình, giai cấp chủ nô đã đề ra các chính sách, cách thức cai trị,
đồng thời tiến hành kiến thiết thành quách để đề phòng sự tấn công của các
bộ lạc khác. Ngoài ra, giai cấp quý tộc nhà Hạ còn ra sức lợi d ng các biểu
tượng tôn giáo, tư tưởng thiên mệnh như một phương tiện quan trọng để ru
ngủ, lừa mị nhân dân lao động, xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội nh m m c
đích củng cố sự thống trị của chúng. Trải qua quá trình phát triển, đến thời
vua Lý Quý, còn gọi là vua Kiệt, do cai trị hà khắc, ăn chơi xa x khiến cho
nhân dân căm giận, lòng dân không thuận, làm cho nhà Hạ lao nhanh tới suy
20
vong. Đến khoảng thế k XVII trước Công nguyên, Thành Thang đứng đ u
nhà Thương lật đổ vua Kiệt, lập ra nhà Thương đ t đô ở đất Bạc. Ba thế k
sau (tức khoảng thế k XIV trước Công nguyên), vua tiếp theo nhà Thương
là Bàn Canh dời đô về đất Ân (thuộc An Dương, t nh Hà Nam bây giờ , đổi
tên thành nhà Ân.
Vào khoảng thế k XII trước Công nguyên, bộ tộc Chu nổi lên ở khu
vực sông Vị, thuộc t nh Thiểm Tây ngày nay. Một m t, họ ra sức phát triển
sản xuất nông nghiệp, nh m gia tăng tiềm lực kinh tế; m t khác, họ tích cực
chuẩn bị lực lượng để chinh ph c các bộ tộc lân cận với m c đích mở rộng
đất đai, bành trướng thế lực của mình. Trong hi đó, mâu thuẫn trong nội bộ
nhà Ân ngày càng trở nên gay gắt. Đế Tân - vị vua cuối cùng của nhà Ân,
hiệu là Tr hết sức tàn bạo, ham mê tửu sắc, xây dựng cung thất nguy nga,
lập ho để chứa tiền của, làm cho đời sống nhân dân cực khổ, l m than, vô
cùng oán thán. Nhiều chư h u đã nổi dậy phản kháng. Tới khoảng thế k XI
trước Công nguyên, con Chu Văn Vương là Chu Vũ Vương đã nổi dậy diệt
vua Tr , lập ra nhà Chu đóng đô tại Hạo Kinh (phía Tây thành Tây An ngày
nay). Lịch sử gọi đây là thời Tây Chu. Dưới thời Tây Chu, chế độ chiếm hữu
nô lệ ở Trung Quốc đạt đến giai đoạn phát triển cao. Nhà vua tự xưng là
thiên tử, mọi quyền hành đất đai, nhân dân đều thuộc về nhà vua. Từ thế k
thứ VIII trước Công nguyên, đ c biệt là cuối thời Tây Chu, chế độ chiếm
hữu nô lệ ở Trung Quốc bắt đ u khủng hoảng, địa vị và uy quyền nhà Chu
suy yếu, mệnh lệnh nhà vua không ai theo, chế độ tông pháp d n d n bị xóa
bỏ, các nước chư h u phân rã. Thời Tây Chu đến đây ết thúc.
Năm 781 trước Công nguyên, hi Chu U Vương phế truất Thân hậu để
đưa ao Tự lên thay thế, inh đô nhà Chu đã bị gi c Tây Nhung tràn vào
cướp phá do sự xúi gi c của Thân h u (cha Thân hậu . U Vương bị giết và
con cả là thái tử Nghi Câu được các quý tộc chư h u lập lên làm vua tức là
Chu ình Vương vào năm 771 trước Công nguyên. au đó một năm, ông
21
dời đô về phía Đông đến Lạc Ấp (Lạc Dương, à Nam bây giờ) - thời kỳ
Đông Chu bắt đ u. Lúc này xã hội Trung Quốc bước vào thời kỳ Xuân thu.
Ở giai đoạn Xuân thu (770 - 4 3 trước Công nguyên), Trung Quốc có
khoảng hơn 1 nước chư h u lớn nhỏ như Tề, Yên, Tống, Tào, Hình, Vệ,
Tr n, Lỗ, Sở, Tấn, Ngu, Quắc, Cảnh, Ng y, Trịnh, Ngô,… Từ khi dời đô
sang phía Đông, quyền uy của triều đình Chu d n giảm sút, suy yếu, thế lực
của một số nước chư h u ngày càng lớn mạnh; đây cũng là thời kỳ diễn ra
những cuộc chiến tranh liên miên giữa các nước chư h u với m c đích giành
quyền bá chủ, tiến tới tiêu diệt lẫn nhau để thống nhất đất nước.
Như vậy, về m t lịch sử, thời Xuân thu là thời kỳ xã hội Trung Quốc
chuyển từ chế độ chiếm hữu nô lệ mà đ nh cao là chế độ tông pháp nhà Tây
Chu sang chế độ phong kiến sơ ỳ, thời kỳ trật tự lễ nghĩa, chuẩn mực đạo
đức của xã hội cũ bị băng hoại và mất d n vai trò lịch sử của nó, nhưng trật
tự thể chế, pháp luật và chuẩn mực đạo đức mới đang hình thành, chưa đóng
vai trò thống trị trong xã hội. Chính điều này là một trong những nguyên
nhân hình thành tư tưởng đạo đức của Khổng Tử.
Về mặt kinh tế, với tư cách là cơ sở cho sự tồn tại của xã hội, nền kinh tế
Trung Quốc thời Xuân thu đang có sự chuyển biến mạnh mẽ từ thời đại đồ
đồng sang thời đại đồ sắt. Sự ra đời của đồ sắt là bước nhảy về chất, mang tính
cách mạng trong lực lượng sản xuất. Nó đã éo theo nhiều biến đổi tích cực
trong hoạt động sản xuất ra của cải vật chất của xã hội, góp ph n to lớn, thúc
đẩy mạnh mẽ nền kinh tế cổ đại Trung Quốc phát triển nhanh chóng trên
nhiều lĩnh vực, như nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp; đ c biệt,
trong nông nghiệp - một ngành kinh tế có truyền thống lâu đời và giữ vai trò
rất quan trọng trong đời sống của xã hội Trung uốc lúc bấy giờ. C thể là,
vào thời ấy, ở biên giới các nước chư h u và ở xung quanh các xã, thôn có rất
nhiều rừng núi, đất hoang và đ m hồ. Nhờ có nông c b ng sắt, người ta đã
khai phá nhiều đất hoang, làm cho diện tích canh tác mở rộng; đồng thời, tát
22
cạn đ m hồ, đắp đê điều, đào mương rãnh tưới nước và thoát nước, nên hệ
thống thủy lợi đã trải khắp khu vực Trường iang. Các công trình này hông
ch có tác d ng tưới tiêu đồng ruộng xanh tốt, hạn chế lũ l t mà còn có vai trò
quan trọng đối với giao thông vận tải từ oàng à đến Trường Giang. Ngoài
ra, việc d ng cày có lưỡi b ng kim loại do súc vật éo đã giảm được đáng ể
sức lao động cơ bắp của con người, tạo điều kiện tăng năng suất lao động.
Từ những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp do sự xuất hiện
của đồ sắt, tất yếu dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong quan hệ sản xuất ở
thời Xuân thu. Nếu trước đây, ruộng đất công được phân chia định kỳ căn
cứ vào đất tốt hay xấu, thì giờ đây công xã giao hẳn đất công cho từng gia
đình nông nô cày cấy trong thời gian lâu dài. Vì vậy, nông dân có thể dùng
phương pháp lưu canh hay luân canh để tăng năng suất cây trồng. Sự phân
hóa đất công còn diễn ra mạnh mẽ, một ph n do các quý tộc thương nhân
giàu có dùng tiền mua bán ruộng đất, một ph n do chư h u phong cấp đất
cho các tướng lĩnh có công, và một ph n khác do bọn quý tộc lợi d ng
quyền thế chiếm làm ruộng tư và đất tự nhiên do nông nô được phép vỡ
hoang biến thành đất tư. Chế độ t nh điền 井田 - cơ sở kinh tế của chế độ
nô lệ d n d n bị tan rã, chế độ tư hữu về ruộng đất từng bước hình thành và
ngày càng phát triển.
Cùng với việc thay đổi chế độ sở hữu về ruộng đất, phương thức thu
thuế cũng được thay đổi. Trước đây, theo chế độ t nh điền , ruộng đất của
công xã được chia đều cho nông nô theo chữ t nh , có chín ô. Nông nô cày
cấy tám ô xung quanh, có trách nhiệm cùng canh tác ô ở giữa để thu hoa lợi
nộp cho triều đình. Khi chế độ tư hữu ruộng đất phát triển, số lượng ruộng
đất của nông dân sở hữu không b ng nhau, nhà nước không thể tiếp t c duy
trì hình thức thu thuế cũ mà ban hành chế độ thu thuế mới, đánh thuế vào
từng mẫu ruộng (gọi là sơ thuế mẫu , nhà nước căn cứ theo số lượng mẫu
ruộng mà nông dân sở hữu để đánh thuế, tức là thừa nhận sự tồn tại hợp pháp
23
của tư hữu ruộng đất, xuất hiện quan hệ sản xuất của chế độ phong kiến.
Nước đ u tiên thực hành chế độ thuế mới là nước Lỗ vào năm 549 trước
Công nguyên, rồi các nước hác cũng l n lượt áp d ng theo. Chế độ thu thuế
mới căn bản là thu hiện vật, còn các việc ph c dịch khác không bãi bỏ. Khi
nước Lỗ thi hành chế độ sơ thuế mẫu , lại thi hành chế độ quân sự mới gọi
là hâu giáp - bốn ấp họp thành một khâu, mỗi khâu phải nộp một số đồ
trang bị cho quân đội, tăng quân số và thuế má. Nước Trịnh sau khi bãi bỏ
chế độ t nh điền cũng thi hành chế độ quân sự mới gọi là hâu phú - mỗi
khâu phải nộp một số tiền nhất định thay việc ph c v quân sự, tăng quân số
và thuế má.
Đồ sắt ra đời thay thế đồ đồng không ch thúc đẩy nông nghiệp phát
triển mà còn thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp phát triển. Với những ưu
việt, thế mạnh và tác d ng của đồ sắt, như: bền hơn, cứng hơn, sử d ng tiện
lợi hơn đồ đồng nên việc sử d ng công c b ng sắt ngày càng trở nên phong
phú, đa dạng và phổ biến. Điều đó có ý nghĩa góp ph n thúc đẩy sự phân
công trong sản xuất thủ công nghiệp nhanh chóng đạt tới trình độ chuyên
nghiệp cao, mở ra cơ hội cho một loạt ngành nghề thủ công nghiệp ra đời,
phát triển như, nghề luyện sắt, nghề rèn đúc, nghề mộc, nghề làm đồ gốm,…
Sự phát triển đa dạng của nhiều ngành nghề thủ công nghiệp về kinh tế đã có
ý nghĩa tích cực trong việc giải phóng sức lao động, góp ph n phá vỡ nền
kinh tế thu n nông, nâng cao đời sống của người lao động Trung uốc thời
cổ đại, nhưng về m t chính trị, m c dù số thợ thủ công nghiệp đông, song bị
giới hạn bởi trình độ còn thấp, vì thế họ chưa có ảnh hưởng gì to lớn, rộng
rãi trong đời sống chính trị xã hội lúc bấy giờ.
Cùng với nông nghiệp và thủ công nghiệp, đồ sắt ra đời và trở nên phổ
biến còn tạo cơ sở cho thương nghiệp phát triển hơn trước. Ở thời Thương và
Tây Chu, các sản phẩm được đem ra trao đổi chủ yếu là súc vật, nô lệ. Sang
thời Xuân thu, nhiều sản phẩm khá phong phú của các ngành nghề thủ công,
24
nông nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi được đem ra trao đổi trên thị trường. Thời
kỳ này cũng đã hình thành các trung tâm buôn bán, trao đổi hàng hóa rất hưng
thịnh, nhiều thành thị, hu thương nghiệp buôn bán xuất nhập nhộn nhịp ở các
nước Tề, T n, Sở... Thành thị đã có một cơ sở kinh tế tương đối độc lập, từng
bước tách ra khỏi chế độ thành thị thị tộc của quý tộc thị tộc, trở thành những
đơn vị khu vực của t ng lớp địa chủ mới lên. Tiền tệ b ng kim loại ra đời, vai
trò của tiền ngày càng phát triển. Do nhờ buôn bán mà giàu có, trong xã hội đã
hình thành một t ng lớp thương nhân lớn có số vốn lên đến hàng vạn lạng
vàng như hạm Lãi, Huyền Cao nước Trịnh), Tử Cống nước Tề). Khổng Tử
nói về Tử Cống, người học trò của mình là: Trò Tứ (Tử Cống) chẳng yên
chịu với số phận, bèn đi buôn mà trở nên giàu, nhưng liệu lượng điều chi thì
thường hay trúng lý Đoàn Trung Còn dịch, 1950a, tr.171). Tuy nhiên, thực
trạng hó hăn lúc bấy giờ đã cản trở rất nhiều đến việc giao lưu buôn bán
như: tình trạng xã hội đang rối ren, lãnh thổ chia năm xẻ bảy, phương tiện
giao thông thô sơ,… nên việc kinh doanh không phải ai cũng làm được mà đòi
hỏi phải là những người có thế lực, đ u óc tháo vát, quyết đoán và giám mạo
hiểm. Đ c biệt, trong quan niệm cổ truyền của người Trung Quốc với tư duy
nông bản, thương mạt , trọng nông, ức thương luôn xem thường, khinh rẻ
nghề buôn bán. Chính vì thế, thương nghiệp ở Trung Quốc thời kỳ này chưa
thực sự phát triển, chưa có tác động, ảnh hưởng lớn đối với đời sống kinh tế -
xã hội; nhưng sự hình thành của thương nghiệp, buôn bán đã tạo ra trong cơ
cấu xã hội, giai cấp một t ng lớp mới. T ng lớp này ngày càng có thế lực,
nhiều người kết giao với chư h u, công khanh, đại phu, có nhiều ảnh hưởng
đối với đời sống chính trị đương thời và tìm cách leo lên tranh giành quyền
lực với t ng lớp quý tộc cũ.
Như vậy, inh tế Trung Quốc thời Xuân thu có bước phát triển mạnh
mẽ; trong đó, nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu, thủ công nghiệp và thương
nghiệp cũng có bước phát triển đạt mức độ nhất định.
25
Về chính trị xã hội, trên cơ sở sự chuyển biến về lịch sử và sự phát triển
về kinh tế đã dẫn đến sự biến động về chính trị xã hội ở thời kỳ Xuân thu,
ảnh hưởng, chi phối đến việc hình thành tư tưởng đạo đức của Khổng Tử. Có
thể khái quát sự biến đổi về chính trị xã hội trong xã hội Trung Quốc thời kỳ
này ở một số m t sau: một là, sự phân hóa giai cấp và nạn tiếm ngôi việt vị ;
hai là, các cuộc chiến tranh liên miên và ác liệt giữa các nước chư h u hòng
tranh giành đất đai, quyền lực, làm bá chủ thiên hạ.
Trước hết và rõ rệt nhất đó là sự phân hóa trong cơ cấu giai cấp thống
trị - giai cấp mà tính cố kết, bền ch t của nó có ý nghĩa quyết định đến sự
vững bền của chế độ. Nếu như thời Tây Chu, giai cấp thống trị ch bao gồm
những quý tộc chủ nô, thiên tử, chư h u, công khanh, đại phu thì đến thời
Xuân thu đã có sự thay đổi. Một số người trong đó bị sa sút và trở thành thứ
dân, không còn giữ vai trò quan trọng trong xã hội. Nhưng có một số người
do thay đổi quan niệm và cách thức cai trị nên vẫn giữ được vị trí của mình.
Bên cạnh đó, chế độ sở hữu ruộng đất tư nhân đã dẫn đến sự ra đời của giai
cấp quý tộc địa chủ trong xã hội, đấu tranh chống lại địa vị, lợi ích và xóa bỏ
tàn dư của giai cấp quý tộc chủ nô. Ngoài ra, t ng lớp tự do vì giàu có, tài ba
mà trở nên có thế lực bắt đ u chi phối xã hội theo cách của mình. Các giai
cấp, t ng lớp này đều xuất hiện với tư cách là những địa chủ mới. Sự xuất
hiện của giai cấp, t ng lớp mới này là đ u mối của mọi sự biến đổi và chuyển
mình của xã hội Trung Quốc thời Xuân thu.
Dưới thời Tây Chu, thiên tử nhà Chu cai trị thiên hạ theo chế độ phong
h u kiến địa : Thiên tử phân phong đất đai, chức tước cho anh em, họ
hàng và công th n làm chư h u để họ dựng nước và trị dân các nơi. Chư h u
lại phân phong đất, chức tước cho các bậc đại phu, quý tộc. Chư h u cũng có
nhà nước riêng, quân đội riêng, ngân khố riêng, nhưng tất cả đều phải th n
ph c mệnh lệnh của Thiên tử (Doãn Chính, 2012, tr.233). Vì thế, chế độ
phong h u kiến địa vừa có ý nghĩa về m t chính trị, vừa có ý nghĩa về m t
26
kinh tế và huyết thống, điều đó có tác d ng tích cực giúp nhà Chu tồn tại,
hưng thịnh trong một thời gian dài. Nhưng đến thời Xuân thu, chế độ tông
pháp nhà Chu hông còn được tôn nghiêm, các mối quan hệ về kinh tế, chính
trị, quân sự giữa thiên tử và các nước chư h u ngày càng lỏng lẻo, những liên
hệ về kinh tế trên cơ sở chiếm hữu ruộng đất tăng lên, huyết thống ngày càng
xa, nhạt. Tình trạng đó được biểu hiện ra qua các tệ nạn tiếm ngôi việt vị .
C thể, ở nước Lỗ các đại phu tiếm quyền vua chư h u công khai và lâu dài,
nên Khổng Tử đã phải than r ng:
Các món thuế của nước Lỗ chẳng vào kho thất của vua, lại lọt vào tay
mấy nhà đại phu quyền thế đã năm đời vua rồi. Vào năm 6 9 trước
Dương lịch, vua Văn công nước Lỗ mất. Công tử Xích được chọn lên
ngôi, nhưng bị giết. Các công tử bèn lập ông Tuyên công. Nhưng Tuyên
công ch lên ngôi cho có vị, quyền hành do ông uý Võ tử nắm giữ.
Rồi đến những đời vua sau: Thành công, Tương công, Chiêu công,
Định công đều bị họ Quý, họ Thúc và họ Mạnh lấn quyền, thu thuế của
nhà vua cho vào tư thất mình).
Tuy trong nước có vua, nhưng chính quyền nước Lỗ đã vào tay hàng đại
phu bốn đời rồi. Trước hết là ông uí Võ tử lấn quyền vua, rồi truyền
cho dòng họ mình: uý Điệu tử, uý ình tử, uý oàn tử; tất cả là bốn
đời rồi . àng đại phu tiếm quyền, ít ai giữ được năm đời.
Vì vậy cho nên thế lực của ba nhà đại phu Quý, Thúc, Mạnh là con
cháu của vua oàn công, nay đến lúc suy vi (Đoàn Trung Còn dịch,
1950a, tr.261).
Những biến đổi, rạn nứt trên đã làm cho vai trò của Thiên tử ch còn là
hình thức, trên danh nghĩa, hữu danh vô thực, hông ai tôn trọng mệnh lệnh
của nhà vua, nền chính trị rối ren, trật tự xã hội bị đảo lộn. Thiên tử không còn
xét xử được những cuộc tranh chấp giữa các nước. Thời Tây Chu việc lễ, việc
nhạc, việc chính trị, việc hình phạt do thiên tử đề ra và các nước chư h u phải
27
theo đó mà thực hiện. Nhưng đến thời Xuân thu, những việc đó h u như
không còn do thiên tử sắp xếp, quyết định mà đều do chư h u, khanh, đại
phu tùy ý, tự tiện nêu ra và thực hiện. Các lãnh chúa nhỏ và vừa xưa nay vẫn
dựa vào quyền uy của Thiên tử giờ đây trở nên thất vọng. Như thế, c c diện
chính trị xã hội ở Trung Quốc thời Xuân Thu đã thay đổi, triều đại nhà Chu
đã suy s p. Nhân cơ hội này, nhiều nước đua nhau động binh, núp dưới danh
nghĩa, chiêu bài hôi ph c chế độ tông pháp nhà Chu với khẩu hiệu tôn
vương bài di , nhưng thực chất là để bảo vệ, khẳng định, mở rộng quyền lực
chính trị, kinh tế… của mình, thôn tính các nước nhỏ, tranh giành địa vị bá
chủ thiên hạ. Vì thế, xã hội luôn trong tình trạng chiến tranh thôn tính lẫn
nhau liên miên giữa các nước chư h u. Về sau, ở một số nước chư h u lớn,
t ng lớp công hanh, sĩ, đại phu cũng tranh giành lẫn nhau, thậm chí chia cắt
đất đai của chư h u, mở rộng đất đai của mình, mở đ u thời kỳ các nước lớn
tranh nhau bá quyền. Kết c c là các nước ở miền ơn Đông bị Tề thôn tính;
các nước ở miền Tây Bắc (gồm cả căn cứ địa ngày trước của nhà Chu) bị
T n thôn tính; các nước ở Hà Bắc, ơn Tây bị Tấn thôn tính; các nước ở
miền Giang, Hán, Hoài, Nhữ bị Sở thôn tính. Những nước chưa bị thôn tính
cũng rất suy nhược, nhưng ch vì ở vào thế hoãn xung giữa hai nước lớn nên
được tạm thời giữ lại. Những lúc đó, các nước thường dùng một phương
pháp hác để hòa bình giải quyết tham vọng đó là phương pháp triều sính
và minh hội . Theo Doãn Chính 2 4 :
Triều sính là nước lớn cưỡng bức nước nhỏ phải cống nạp sản vật cho
mình. Minh hội là các nước lớn hội nghị với nhau để bàn cách giải
quyết vấn đề cống nạp của các nước nhỏ. Vì thế, trong minh hội, cuộc
đấu tranh để giành quyền minh chủ là rất kịch liệt, bởi lẽ được làm minh
chủ thì có quyền bắt các nước nhỏ phải cống nạp, lệ thuộc vào mình.
Ngay trong từng nước cũng luôn xảy ra những cuộc tranh giành đất đai,
địa vị, quyền thế giữa những quý tộc với nhau. Chẳng hạn, vào năm 4 3
28
trước Công nguyên, ở nước Tấn có ba dòng họ là Hàn, Triệu, Ng y đã
nổi lên phế bỏ vua Tấn, dựng lên ba nước Hàn, Triệu, Ng y tr.36 .
Vì thế, thời Xuân thu tồn tại khoảng 242 năm nhưng đã xảy ra 483 cuộc
chiến tranh lớn nhỏ. Chiến tranh triền miên, khốc liệt giữa các nước chư h u,
các quý tộc đã tàn phá xã hội nghiêm trọng.
Thứ nhất, chiến tranh dẫn đến sự diệt vong của hàng loạt các nước chư
h u. Đ u thời Tây Chu có hàng ngàn nước, đến cuối thời Xuân thu ch còn
hơn 1 nước và nước tương đối lớn, ch có 14 nước: T n, Tấn, Tề, Sở, Lỗ,
Vệ, Yên, Tào, Tống, Tr n, Thái, Trịnh, Ngô, Việt. Trong đó, có những nước
hùng mạnh nhất thời bấy giờ thay nhau làm bá thiên hạ là Tề, Tấn, T n, Sở,
Tống, về sau có Ngô và Việt. Những quốc gia này hùng mạnh và làm minh
chủ các nước khác là do các vua trị vì dùng cách cai trị theo chính sách bá
đạo dựa trên sức mạnh bạo lực, hoàn toàn đối lập với cách cai trị của
vương đạo lấy nhân nghĩa, lấy đức thu ph c người và chủ giáo hóa người
(Doãn Chính, 2004, tr.243).
Thứ hai, chiến tranh đã xô đẩy người dân đến cùng khổ, mất mát. Trong
cuộc chiến tranh tàn khốc giành bá quyền giữa bọn thống trị các nước lớn,
nhân dân nước lớn cũng như nhỏ đều phải chịu trăm bề khổ sở. Nước lớn
đánh trận, nước nhỏ cũng phải cử binh tham gia. Trước áp lực đòi hỏi của
cuộc chiến, người dân ngoài việc phải tham gia chiến trận còn phải gánh chịu
sưu thuế, phu phen, lao dịch n ng nề. Không những thế, các lãnh chúa, quý
tộc đã hông từ một thủ đoạn nào để chiếm đoạt ruộng đất, cưỡng bức, đàn
áp dân lành. Nhân dân các nước nhỏ đã bị bọn thống trị nước mình bóc lột
tàn nhẫn, lại còn phải cống nạp cho nước lớn.
Theo Tử Sản: mỗi l n nước Trịnh nộp cống cho nước Tấn phải dùng
đến một trăm xe chở vải l a và da thú , trăm xe thì phải nghìn người .
Nếu cống nạp của các nước nhỏ hông theo đúng yêu c u của nước lớn
thì đất nước sẽ bị giày xéo khủng khiếp. Nước nhỏ bị đánh thì giếng bị
29
lấp, cây cối bị ch t, mùa màng bị g t đi, xe ngựa bị cướp bóc, trai gái bị
bắt làm nô lệ, nam làm th n, nữ làm thiếp . Lúc bấy giờ, nhân dân
nghèo khổ, đói ém, buộc phải vay nợ của bọn quý tộc, nhà giàu cho
vay n ng lãi nên đời sống bị hãm vào cảnh cùng cực. Thiên tai lại
thường xuyên xảy ra làm cho đời sống nhân dân càng thêm khốn khổ,
dân lưu vong, đồng ruộng bỏ hoang. Do đói rét, cực khổ, nạn trộm cướp
nổi lên. Bọn thống trị lại tăng cường hình pháp làm cho đời sống
nhân dân càng thêm nghẹt thở (Doãn Chính, 2004, tr.35-36).
Thứ ba, việc các nước gây chiến tranh thôn tính lẫn nhau gây thảm họa
chết chóc, cũng như các lãnh chúa bóc lột tàn khốc dân chúng không ch dẫn
tới sự diệt vong của hàng loạt các nước chư h u nhỏ, mà còn thúc đẩy mâu
thuẫn xã hội thời Xuân thu lên đến đ nh điểm, đưa chế độ chiếm hữu nô lệ
lao nhanh đến giờ phút cáo chung. Đó cũng là logic, xu thế tất yếu của lịch
sử. Có thể tóm tắt mấy mâu thuẫn chính nổi lên trong thời kỳ này là:
Mâu thuẫn giữa t ng lớp quý tộc nhà Chu và giai cấp địa chủ mới với
dân (những người nông dân, nông nô - những người này có nhu c u muốn
được giải phóng khỏi sự áp bức, bóc lột của giới quý tộc).
Mâu thuẫn giữa quý tộc cũ, bảo thủ muốn duy trì chế độ thống trị cũ với
một bộ phận quý tộc mới muốn thực hiện cải cách để bảo vệ quyền lợi và sự
thống trị của mình.
Mâu thuẫn giữa quý tộc mới với quý tộc mới nh m tiêu diệt nhau để
thiết lập quyền thống trị.
Mâu thuẫn gay gắt trong giới quý tộc đã làm cho xã hội rối ren, trật tự
xã hội bị đảo lộn. Người ta không ch cướp bóc về tiền của, mà cao hơn là
cướp bóc, tranh giành nhau về địa vị, quyền lực và đất đai. Khổng Tử đã gọi
đây là thời kỳ con người sống vô đạo, nhà vua không theo đúng đạo làm vua,
bề tôi hông theo đúng đạo làm bề tôi, cha hông theo đúng đạo làm cha, con
hông theo đúng đạo làm con.
30
Vì vậy, để đáp ứng nhu c u của thời đại nh m khắc ph c sự loạn lạc
trong xã hội và làm cho đất nước không ngừng phát triển, nhiều học thuyết
chính trị - xã hội đã ra đời. Tựu chung lại, có ba huynh hướng tư tưởng cơ
bản: Một là, huynh hướng sử d ng biến pháp, yêu c u việc trị nước phải dựa
vào pháp luật, từ đó hình thành nên trường phái Pháp gia; Hai là, khuynh
hướng sử d ng đạo đức để cảm hóa con người, khẳng định sức mạnh đạo đức
ưu việt hơn hình pháp, từ đó hình thành nên trường phái Nho gia; Ba là,
huynh hướng xa rời thực tiễn đời sống xã hội, thu mình suy ngẫm về những
vấn đề triết học, không khuyến khích hoạt động chính trị xã hội, theo chủ
trương vô vi , từ đó hính thành nên trường phái Đạo gia.
Vốn là người thuộc t ng lớp quý tộc, lớn lên trong cảnh loạn lạc, được
chứng kiến cảnh tranh giành, cướp bóc lẫn nhau trong xã hội, luân thường đạo
lý bị đảo lộn, Khổng Tử với tư cách là người sáng lập Nho gia rất chú trọng
đến vấn đề đạo đức và giáo hóa đạo đức con người. Việc kêu gọi d ng đạo
đức để cảm hóa con người, từ đó thiết lập sự thống trị xã hội, tiến tới xây dựng
xã hội lý tưởng theo mô hình xã hội thời hoàng kim Nghiêu - Thuấn đã làm
cho Nho giáo từ một học thuyết chính trị - xã hội sang một học thuyết chính
trị - đạo đức đúng với nghĩa của từ.
1.1.2. Sự băng hoại về đạo đức trong xã hội Trung Quốc thời Xuân thu
Cùng với sự biến đổi về lịch sử, kinh tế và chính trị xã hội, đạo đức
trong xã hội Trung uốc thời Xuân thu cũng có sự băng hoại rõ rệt. Điều này
được biểu hiện ở sự đảo lộn trong các mối quan hệ xã hội và sự suy đồi của
các chuẩn mực đạo đức. Chính sự băng hoại về đạo đức luân lý trong xã hội
thời kỳ Xuân thu đã thôi thúc Khổng Tử hình thành nên tư tưởng về đạo đức
nh m giáo hóa con người, ổn định trật tự xã hội.
Khổng Tử cho r ng, xã hội có năm mối quan hệ đạo đức cơ bản, gọi là
ngũ luân, đó là quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè. Mỗi
quan hệ có những tiêu chuẩn riêng cho từng đối tượng, như cha hiền, con
31
thảo, anh tốt em ngoan, chồng biết tình, vợ nghe lẽ phải, bề trên từ hiếu, bề
dưới ính thuận, vua nhân từ, tôi trung thành. Các mối quan hệ này, nếu
thực hiện đúng theo những tiêu chuẩn đó thì sẽ góp ph n duy trì trật tự xã
hội. Tuy nhiên, thời Xuân thu, do chiến tranh triền miên, xã hội hỗn loạn
nên tình trạng phi nhân tính, vô đạo đức nảy sinh, gia tăng trong quan hệ
giữa người với người.
ầu tiên là quan hệ vua - tôi: Ở thời kỳ này, uy quyền của nhà vua bị
xem thường, bị bề tôi lấn át. Thất vọng về hành động này, Khổng Tử nói:
Tang Võ Trọng chiếm lấy đất hường trong nước Lỗ mà yêu c u vua nước
Lỗ để cho con cháu trong họ mình nối nhau mà cai trị đất ấy. Dẫu cho ông
ấy nói r ng mình chẳng hiếp vua, thì ta cũng chẳng tin Đoàn Trung Còn
dịch, 1950a, tr.205). Tang Võ Trọng làm chức đại phu nước Lỗ, được vua
nước Lỗ phong ấp hường để hưởng huê lợi. Ông phạm tội với vua nước
Lỗ, chạy trốn qua nước Châu. au đó, ông trở lại ấp hường, phái người
đến xin lỗi vua nước Lỗ và xin vua nước Lỗ phong cho dòng họ mình ở đất
hường. Việc lập người thừa kế, trông coi ấp hường là việc của vua, thế
nhưng Tang Võ Trọng lại d ng phương pháp chiếm đất để đưa ra yêu sách
đối với vua là không hợp đạo vua tôi. Tức là, Tang Võ Trọng bất chấp thủ
đoạn để đạt m c đích thấp hèn của mình chính, vì thế Khổng Tử xem việc
làm này là có tội. Không ch lấn át, khống chế nhà vua, thời kỳ này còn
xuất hiện cảnh tôi giết vua. Trong sách Xuân thu tam truyện có ghi rất
nhiều trường hợp tôi giết vua, như ở nước Vệ: Ngày mậu thân, vệ Châu
Hu giết (thí) vua là Hoàn (Khổng Tử, 2002a, tr.70). Ở nước Tống: M a
Xuân, vương, tháng giêng, ngày Mậu thân Tống Đốc giết vua là Dữ Di,
c ng đại phu Khổng Phủ (Khổng Tử, 2002a, tr.118). Trong nước Sở:
M a đông tháng 1 ngày Đinh M i, ở Thế tử là Thương Th n giết vua là
uân (Khổng Tử, 2002c, tr.9). Ở nước Cử: Nước Cử giết vua là Thứ Kỳ
(Khổng Tử, 2002c, tr.122). Trong nước Tấn: M a Thu, tháng 9, ngày Ất
32
Sửu, Tấn Triệu Thuẫn giết vua là Di Cao (Khổng Tử, 2002c, tr.140). Còn
nhiều và rất nhiều trường hợp tôi giết vua khác. Nhìn chung, trong thời kỳ
này vua chư h u bị coi thường, Thiên tử không còn uy quyền với các nước
chư h u như trước nữa, quan hệ vua tôi bị đảo lộn.
Quan hệ cha - con: Thời Xuân thu, quan hệ cha con cũng bị băng hoại,
nhiều hiện tượng con giết cha xảy ra liên tiếp trong xã hội, như trong nước
Sở: M a đông tháng 1 ngày Đinh Mùi, Sở Thế tử là Thương Th n giết vua
là Quân (Khổng Tử, 2002c, tr.9); hay ở nước Sái: M a ạ, tháng tư, ái
thế tử Ban giết vua là Cố (Khổng Tử, 2002d, tr.236). Xã hội Trung Quốc
thời Xuân thu, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con . Vì quyền lợi, nhiều
người đã quên đi bổn phận làm con, làm cha.
Quan hệ vợ - chồng: Bên cạnh quan hệ cha con bị băng hoại, thời kỳ
này quan hệ vợ - chồng không còn thủy chung, tốt đẹp như trước. Trong Tả
Thị có ghi v vợ của Loan Hoàn Tử ở nước Tấn: Vợ là Loan Kì thông dâm
với gia tể là Châu Tân (Khổng Tử, 2002d, tr.137). Ngay cả vua chư h u
cũng làm những việc sai trái đạo đức: Trang Công vua Tề, thông dâm, lui
tới nhà Thôi Tử luôn (Khổng Tử, 2002d, tr.168). Trang Công vì mê tửu sắc
nên quan hệ bất chính với Khương Thị, mà Khương Thị là người của Thôi
Trữ và cũng chính việc làm này đã dẫn đến cái chết của Tề Trang công. Tệ
hại và đáng trách hơn là có người còn thông dâm với chính con dâu của mình,
làm cho gia đình ly tán, cha con bất hoà dẫn đến việc tàn sát nhau như trong
Tả Thị: Cảnh H u vua nước Sái, cho con là Thế Tử Ban lấy vợ ở Sở, rồi
thông dâm. Thế Tử giết Cảnh H u (Khổng Tử, 2002d, tr.236).
Quan hệ anh - em: Kết quả tình yêu của các c p vợ chồng là con cái
l n lượt ra đời, giữa họ có mối quan hệ huyết thống với nhau đó là quan hệ
anh chị em, nhưng thời kỳ này quan hệ anh chị em cũng bị băng hoại, có
hông ít người coi trọng người ngoài, xem nhẹ tình thâm, chính vì thế mà anh
em bất hoà, chia rẽ, hông quan tâm chăm sóc nhau như trước nữa. Nhiều
33
người, vì quyền lợi riêng tư mà anh em, huynh đệ tàn sát lẫn nhau không chút
do dự như v : Thiên tử giết em là Nịnh Phu (Khổng Tử, 2002d, tr.236).
Anh không bao bọc được em, em bỏ m c anh như v : Em Tr n h u tên là
Hoàng, trốn chạy sang Sở (Khổng Tử, 2002d, tr.131). Em của vua phải chạy
trốn sang Sở, đã chứng minh nhà vua bất lực không che chở nổi em của mình,
về ph n Hoàng lẽ ra không nên bỏ đi để cho bọn vô đạo chuyên quyền ở nước
Tr n, coi thường nhà vua, chia cắt anh em dòng họ của mình. Một trong
những nguyên nhân gây ra cảnh anh em giết hại, đối xử với nhau thiếu tình
thâm là tranh giành quyền lợi: Vua oàn công nước Tề giết em mình là công
tử Củ Đoàn Trung Còn dịch, 1950a, tr.223). Công tử Củ vì tranh chấp kế vị
ngôi vua với Tề Hoàn Công nên bị anh mình giết chết để diệt trừ hiểm họa;
Nhìn chung, tình nghĩa anh em ở giai đoạn này bị chi phối bởi quyền lợi cá
nhân rất lớn. Anh đuổi em ra khỏi quê hương, anh giết em để bảo vệ ngai vàng
và còn nhiều lý do khác nữa chung quy cũng ch vì lợi ích cá nhân.
Quan hệ bạn - bè: Thời Xuân thu, mối quan hệ bạn bè bị lệch lạc, biến
tướng, ph n lớn họ quan hệ với nhau dựa trên sự giả dối, lợi d ng, vun vén
cho sở thích và lợi ích đơn phương, làm mất lòng tin của nhau.
Tất cả thực trạng trên đã hiến Tề Cảnh Công phải cay đắng thừa nhận:
Vua hông ra vua, cha hông ra cha, con hông ra con; dẫu ta có lúa đ y kho,
có chắc ngồi yên mà ăn được chăng? Đoàn Trung Còn dịch, 1950a, tr.189).
Bên cạnh đó, thời Xuân thu, các chuẩn mực đạo đức như: nhân, nghĩa,
lễ, trí, tín, trung, hiếu, đễ,... cũng băng hoại, hông còn như trước nữa.
Trước hết là sự băng hoại của đức nhân. Chữ nhân theo quan niệm của
Khổng Tử mang một ý nghĩa hết sức rộng lớn, nó gắn bó ch t chẽ với lòng
yêu thương con người, yêu thương vạn vật. Thế nhưng, trong thời Khổng
Tử, nhân bị băng hoại tr m trọng. Nhân gồm nhiều đức tính như: Hiếu đễ,
trung, tín, cung, khoan, mẫn, huệ, trí, dũng, trung thứ... nếu thiếu một trong
những đức tính ấy sẽ trở thành bất nhân, vì tiêu chuẩn của nhân như vậy
34
nên thời Xuân thu, sự băng hoại của đức nhân khá phổ biến.
Trong Kinh Thi, tập 1, ph n Nguy Phong, chương Thạc thử, trang 492
- 493 có viết: Chuột to hỡi! Chuột to kia hỡi! Nếp ta, đừng ăn tới nghe mày.
a năm biết thói lâu nay. Xót thương chẳng chịu đói hoài đến ta. Nên đành
phải đi xa mày đó. Đến đất kia thật rõ yên vui . Người dân vô cùng khốn khổ
vì chế độ chính trị tham lam, tàn bạo, họ không chịu nổi cảnh bóc lột tàn
khốc, nên từng bước rời bỏ quê hương tha phương c u thực. Oán hận quan
lại tham tàn, nhân dân ví quan lại triều đình như con chuột, luôn đe doạ sự
sống của mọi người.
Ở inh hư, quan ph mẫu lẽ ra là người chăm sóc dân, lo cho dân,
nhưng ngược lại, họ: Không làm theo điều thiện, đ t ra hình phạt, có năm
ngược hình, gọi là pháp, giết dân vô tội (Khổng Tử, 2004, tr.361). Họ dồn
dân vào bước đường cùng.
Ở trong Lu n ng , thiên Tiên tấn, tiết 16, Khổng Tử nói: ọ Quí giàu
hơn ông Châu công, thế mà trò C u (Nhiễm Hữu) lại làm gia th n thâu thuế
bóp chẹn dân, chẳng qua là giúp của cho nhà giàu (tr.169). Ngày xưa, ông
Châu công, em vua Võ vương là bậc thượng tướng trong thiên hạ, có công
hai sáng nhà Chu, cho nên hưởng ph n giàu có là phải. Vào đời đức Khổng,
họ Quí chẳng qua là một vị quan đại phu của một nước chư h u là nước Lỗ,
thế mà giàu có hơn ông Châu công, đó là do sự bóp chẹn nhân dân. Thế mà
ông Nhiễm Hữu lãnh ph n thu thuế cho họ Quý một cách gắt gao. Khổng Tử
cho r ng đó là việc làm bất nhân, thất đức.
Tiếp theo, tại thiên Dương Hoá, tiết 20 có viết:
Ông Tể Ngã, đệ tử của Khổng Tử nói với Khổng Tử r ng: Cái tang ba
năm mà con để cho cha mẹ), nên thâu lại một năm cũng là lâu rồi.
Người quân tử trong hi cư tang ba năm ấy mà chẳng tập lễ, thì sự học lễ
của mình ắt hư hỏng; trong ba năm ấy mà chẳng tập nhạc, thì tài âm nhạc
của mình ắt l n mất. Vả lại, vừa trọn năm thì lúa cũ đã ăn hết rồi, lúa mới
35
đã g t xong, những thứ cây gi i để lấy lửa trong mỗi m a đã d ng qua
hết rồi. Cho nên để tang giáp năm cũng được rồi . Đức Khổng Tử nói
r ng: Trong hi chưa mãn tang ba năm mà ăn cơm gạo thơm thay vì
gạo thô), m c áo gấm thay vì áo gai , thì ngươi có an lòng chăng? -
An lòng - Nếu an lòng thì ngươi cứ làm đi. N y, người quân tử hi cư
tang, dẫu ăn thức ngọt cũng chẳng biết mùi vị, dẫu nghe âm nhạc cũng
chẳng vui, và người chẳng hề an lòng nơi chỗ mình ở. Cho nên chẳng
làm theo lối của ngươi. Nay ngươi an lòng mà làm thì cứ làm .
Ông Tể Ngã lui ra. Đức Khổng Tử than phiền với chư đệ tử r ng: Trò
Dư Tể Ngã là người bất nhân. Người ta sanh ra, ngoài ba năm, cha mẹ
mới hết ẵm bồng. Vậy, muốn tỏ lòng biết ơn, cái tang ba năm là tang
thông thường của kẻ làm con. Về ph n trò Dư, có lẽ trò chẳng được cha
mẹ yêu thương trong ba năm chớ gì? (tr.279, 281).
Như vậy, theo Khổng Tử, ở đây bất nhân bao hàm bất hiếu.
Đ c biệt, trong Xuân thu tam truyện, tập 4 có viết: M a thu, Tống
công giết Thái tử là Toà (Khổng Tử, 2002d, tr.188). Vì nghe lời siểm nịnh
của Y Lệ (Nội sư của Thái Tử), Tống công bắt giam Thái Tử Toà, khiến
Thái Tử thắt cổ chết, sau đó vua biết là Thái Tử vô tội, mới cho luộc Y Lệ.
Ở đây bất nhân bao hàm bất trí. Làm vua, làm cha khi nghe lời nói xấu về
bề tôi, về con của mình, thì phải điều tra cho kỹ trước hi đưa ra quyết định.
Nhà vua chưa tìm hiểu c n kẽ, vội cho bắt người và bức tử Thái Tử, đây là
việc làm bất nhân, mất hết nhân tính.
Tóm lại, thời Xuân thu đức nhân bị băng hoại, con người đối xử với
nhau một cách tàn bạo. Họ chạy theo lợi ích cá nhân, sẵn sàng giết chết đồng
loại, ngay cả người thân của mình. Chính vì vậy, xã hội trở nên loạn lạc,
chiến tranh triền miên, con người khốn khổ.
Không ch bất nhân, thời Xuân thu, con người sống bất nghĩa cũng
rất nhiều. Trong Kinh Thi có nhiều bài thơ nói về sự băng hoại của nghĩa,
36
như Tiểu nhã có bài đề cập đến việc dối vua hại nước của quan Thái sư
họ Doãn: Ngài chẳng đích thân coi chính trị. Lòng dân tin nay bị mất rồi.
Ngài không hỏi đến xét soi. Dối lừa Thiên tử hãy thôi đi ngài Tạ Quang
Phát dịch, 2004, tr.957). Nghĩa vua tôi không còn coi trọng, nghĩa quan dân
cũng bị lu mờ khi Thiên tử nhà Chu u thác việc chính trị cho quan Thái sư
họ Doãn, nhưng Thái sư hông trực tiếp điều hành, hông quan tâm chăm
sóc đến dân, chính vì vậy lòng tin của dân vào Thái sư hông còn nữa. Việc
làm của quan Thái sư họ Doãn không ch gây bất lợi cho dân mà còn dối
gạt Thiên tử, hưởng bổng lộc của Thiên tử mà không làm việc đúng chức
năng đã được giao. Đây là việc làm bất nghĩa, dối trên lừa dưới của đại bộ
phận quan chức thời Xuân thu.
Theo inh hư, bất nghĩa còn thể hiện ở chỗ dân không chịu nổi
những hình phạt n ng nề nên dân biến đổi d n, dẫn đến khắp nơi nổi loạn,
không còn giữ được trung tín, lật lọng với thề ước, ra oai tàn ngược, giết hại
dân chúng, dân chúng vô tội tố cáo lên trên (Khổng Tử, 2004, tr.362). Thời
Xuân thu, có nhiều hình phạt quá sức chịu đựng nên nhân dân nổi loạn. Như
vậy, dân không làm tròn nghĩa bề tôi; ngược lại quan hông thương dân, vua
hông yêu dân mà đ t ra nhiều hình phạt n ng nề, giết người hàng loạt, về
ph n nhà vua cũng không làm tròn nghĩa đối với dân.
Trong Lu n ng hiện tượng: Không phải tổ tiên mình mà mình cúng tế
(Đoàn Trung Còn dịch, 1950a, tr.29 . Đây là cách nịnh hót người thân của
người chết và đó cũng là việc làm bất nghĩa, vì người làm việc ấy muốn c u
cạnh một việc gì đó có lợi cho họ và có thể gây bất lợi cho người khác. Những
việc làm phi nghĩa còn thể hiện qua việc: Trọn ba ngày chẳng lâm triều
(Đoàn Trung Còn dịch, 1950a, tr.287). Đó là thời gian khi Khổng Tử làm chức
Tư hấu kiêm Tể tướng, giúp cho nước Lỗ rất cường thịnh. Nước Tề ở giáp
ranh, lo sợ oai thể của Ngài, nên đã d ng mỹ nhân kế. Vua quan nước Tề đưa
t ng vua Định công nước Lỗ một bọn 80 mỹ nữ. Ông Quí Hoàng tử thay m t
37
vua nước Lỗ thâu nhận. Trọn ba ngày, vua quan nước Lỗ vui say với bọn nữ
nhạc chẳng chịu lâm triều. Lâm triều là để nhà vua và các quan trong triều bàn
luận và quyết định những chuyện quốc gia đại sự, vậy mà ba ngày trôi qua nhà
vua và quan lại bỏ bê việc nước chạy theo những trò giải trí vô bổ, hại dân, hại
nước. Về phía nhà vua, không làm tròn nghĩa vua tôi (không lo cái lo của dân),
còn các quan trong triều, không làm tròn nghĩa của bề tôi hông ngăn cản việc
làm hông đúng của nhà vua). Việc nên làm, vua quan nước Lỗ không làm,
việc hông nên làm vua quan nước Lỗ lại làm, đó là hành vi bất nghĩa vì theo
Khổng Tử: Nghĩa là việc nên làm hay điều ta phải làm theo đúng đạo lý và
bổn phận Đoàn Trung Còn dịch, 1950a, tr.409).
Trong Xuân thu tam truyện, tập 5 có viết: M a hạ, tháng tư, ngày Đinh
Tị, vua Sở là Kiền, lập mưu d vua Sái là Ban, tới đất Thân giết đi Khổng Tử,
2002e, tr.5). Vua nước Sở ở đất Thân đ t tiệc mời Sái h u, đợi vua Sái say, bắt
giết đi và hành hình thêm 7 người tuỳ tùng nữa. Đây là hành động bất nghĩa
vì d ng mưu hiểm ác để giết người, mà lại giết hàng loạt.
Nhìn chung, thời Xuân thu, đức nghĩa bị băng hoại, vua bỏ bê phận sự
của mình đối với bề tôi, người trên không làm tròn nhiệm v của mình đối
với kẻ dưới; bề tôi thì không thờ vua, con không thờ cha,... xảy ra h ng ngày.
Không ch có sự băng hoại của nhân và nghĩa, thời Xuân thu, còn có sự
băng hoại tr m trọng của lễ. Điều này được đề cập rất nhiều qua các kinh
truyện như, inh hi, inh hư, u n ng , Xuân thu tam truyện,...
Trong Kinh Thi, ph n Tiểu nhã, bài thứ 2 , chương 3 có nói:
Tại sao thế hởi Trời cao rộng? Chẳng được tin lời đúng pháp quy. Cứ
hành sự như đương thì. Đến đâu cho được, mong gì ô hay! Trăm quân
tử các ngài quan lại. Mỗi người cung kính lấy thân mình. Vua tôi sao
chẳng kiêng tình? Tức là trên dưới chẳng kinh sợ trời (Tạ Quang Phát
dịch, 1992, tr.1014).
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử

More Related Content

What's hot

Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửTriết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửMan_Ebook
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm nataliej4
 
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namMan_Ebook
 
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giớiđề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giớiSùng A Tô
 
Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởng
Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởngTiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởng
Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfGiao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfMan_Ebook
 
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...NOT
 
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945Man_Ebook
 
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10Nam Cengroup
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
 
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửTriết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
 
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đĐề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng tại Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng tại Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng tại Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng tại Hà Nội, HOT
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm
 
Đề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAYĐề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAY
 
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAYLuận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
 
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của ngườiLuận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
 
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giớiđề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân
 
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn DữLuận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
 
Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởng
Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởngTiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởng
Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởng
 
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt NamLuận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
 
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfGiao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
 
CÂU HỎI và ĐÁP ÁN ôn thi Môn Triết học - cao học ( Thạc sĩ).
CÂU HỎI và ĐÁP ÁN ôn thi Môn Triết học - cao học ( Thạc sĩ).CÂU HỎI và ĐÁP ÁN ôn thi Môn Triết học - cao học ( Thạc sĩ).
CÂU HỎI và ĐÁP ÁN ôn thi Môn Triết học - cao học ( Thạc sĩ).
 
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
 
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
 
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
 

Similar to Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử

Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaLuận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...jackjohn45
 
Tiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcTiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcNgà Nguyễn
 
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XXTrữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XXDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của Sigmund Freud
Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của Sigmund FreudTư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của Sigmund Freud
Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của Sigmund FreudDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Man_Ebook
 
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayMan_Ebook
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn “ trung với nước, hiếu với dân” trong tư tường đạo đức hổ chí minh
Luận văn “ trung với nước, hiếu với dân” trong tư tường đạo đức hổ chí minhLuận văn “ trung với nước, hiếu với dân” trong tư tường đạo đức hổ chí minh
Luận văn “ trung với nước, hiếu với dân” trong tư tường đạo đức hổ chí minhjackjohn45
 
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMan_Ebook
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayđạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayMan_Ebook
 
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sửTư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sửMan_Ebook
 

Similar to Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử (20)

Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh KhiêmLuận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
 
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAYLuận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
 
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaLuận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
 
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
 
Nội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docx
Nội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docxNội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docx
Nội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docx
 
Tiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcTiểu luận triết học
Tiểu luận triết học
 
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XXTrữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
 
Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của Sigmund Freud
Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của Sigmund FreudTư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của Sigmund Freud
Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của Sigmund Freud
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
 
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn “ trung với nước, hiếu với dân” trong tư tường đạo đức hổ chí minh
Luận văn “ trung với nước, hiếu với dân” trong tư tường đạo đức hổ chí minhLuận văn “ trung với nước, hiếu với dân” trong tư tường đạo đức hổ chí minh
Luận văn “ trung với nước, hiếu với dân” trong tư tường đạo đức hổ chí minh
 
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
 
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAYẢnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
 
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayđạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
 
Luận án: Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của Nguyễn Du
Luận án: Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của Nguyễn DuLuận án: Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của Nguyễn Du
Luận án: Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của Nguyễn Du
 
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sửTư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (19)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- PHẠM THỊ DINH TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ - ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- PHẠM THỊ DINH TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ - ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ Ngành: Triết học Mã số: 62.22.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Anh Quốc 2. TS. Phạm Đình Đạt Cán bộ phản biện độc lập: 1. PGS.TS. LƢƠNG MINH CỪ 2. PGS.TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT Cán bộ phản biện: 1. PGS. TS. LƢƠNG MINH CỪ 2. PGS.TS. VŨ ĐỨC KHIỂN 3.TS. VŨ NGỌC LANH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Triết học, Trường đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - nơi đã trang bị cho tôi thêm những kiến thức khoa học trong quá trình học tập nâng cao trình độ và nghiên cứu khoa học của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Anh Quốc, TS. Phạm Đình Đạt đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và thường xuyên động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thư viện Trường đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh; và các tác giả của các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài luận án tôi thực hiện. Đây là nơi cung cấp cho tôi những tư liệu quan trọng trong quá trình tôi thực hiện đề tài luận án. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thành viên Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Đơn vị chuyên môn, 02 cán bộ phản biện độc lập và các thành viên Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường đã có những nhận xét, đánh giá và những góp ý rất quý giá, giúp cho bản luận án của tôi được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin gửi tới gia đình, cơ quan công tác, đồng nghiệp và bạn bè lời biết ơn sâu sắc, đã luôn tạo mọi điều kiện, khích lệ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Tác giả PHẠM THỊ DINH
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án là kết quả công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Anh Quốc và TS. Phạm Đình Đạt. Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Người cam đoan PHẠM THỊ DINH
  • 5. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ .................................................. 18 1.1. SỰ BIẾN ĐỔI VỀ LỊCH SỬ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ XÃ HỘI VÀ SỰ BĂNG HOẠI VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG XÃ HỘI TRUNG QUỐC THỜI XUÂN THU VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ .......... 18 1.1.1. Sự biến đổi về lịch sử, kinh tế, chính trị xã hội trong xã hội Trung Quốc thời Xuân thu...............................................................................19 1.1.2. Sự băng hoại về đạo đức trong xã hội Trung Quốc thời Xuân thu..... 30 1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ NHÂN TỐ CHỦ QUAN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ.................................................................................44 1.2.1. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng đạo đức của Khổng Tử.............. 45 1.2.2. Nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng đạo đức của Khổng Tử...............52 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................... 59 Chƣơng : NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ .................................................................. 62 2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ....62 2.1.1. Tư tưởng của Khổng Tử về đạo đức và vai trò của đạo đức .............. 62 2.1.2. Tư tưởng của Khổng Tử về các quan hệ và các chuẩn mực đạo đức cơ bản ..............................................................................................................71 2.1.3. Tư tưởng của Khổng Tử về các phương pháp giáo d c đạo đức cho con người trong xã hội................................................................................ 100 . . ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ..108 2.2.1. Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử thể hiện sự thống nhất giữa đạo đức và chính trị.................................................................................................. 109 2.2.2. Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử thể hiện tính thống nhất giữa ý thức cá nhân, gia đình và ý thức cộng đồng ....................................................... 119
  • 6. 2.2.3. Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử thể hiện tính mâu thuẫn giữa quan điểm tiến bộ với quan điểm bảo thủ, lạc hậu.............................................. 125 KẾT LUẬN CHƢƠNG ......................................................................... 128 Chƣơng 3: GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ TRONG TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ ................................................ 131 3.1. NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRONG TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ................................................................................................. 131 3.1.1. Những giá trị trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử....................... 131 3.1.2. Những hạn chế trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử.................... 144 3.2. Ý NGHĨA LỊCH SỬ TRONG TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ.. 148 3.2.1. Ý nghĩa lý luận trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử........................... 148 3.2.2. Ý nghĩa thực tiễn trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử ...................161 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3......................................................................... 184 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................... 186 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 190 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................. 200
  • 7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trung oa là một trong những trung tâm văn hóa, hoa học và triết học cổ xưa, có những thành tựu phong phú và rực rỡ nhất hông ch của nền văn minh phương Đông mà của cả nhân loại. Trong đó, tư tưởng triết học có một ý nghĩa quan trọng trong nền văn hóa cổ Trung Quốc. Sự phát triển rực rỡ của triết học Trung Quốc cổ đại cũng là lúc xã hội Trung Quốc bước vào thời Xuân Thu. Đó là thời kỳ chuyển biến sâu sắc từ hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ sang hình thái kinh tế - xã hội phong kiến, những giá trị tư tưởng, đạo đức của xã hội cũ bị băng hoại, nhưng giá trị tư tưởng, đạo đức mới còn đang trên con đường xác lập. Chính trong điều iện lịch sử đ c biệt đó đã tạo tiền đề cho sự ra đời hàng loạt hệ thống triết học với những triết gia vĩ đại mà tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử Trung Hoa và nhân loại. iáo sư Nguyễn Tài Thư 2 5 đã nhận xét: Có một thời ỳ trong lịch sử Trung uốc mà ngày nay nhớ đến có người còn xốn xang bởi sự sôi động của nó, bởi nhiều sự iện lịch sử xuất hiện dồn dập, nhiều học thuyết triết học và chính trị - xã hội ra đời, nhiều hối óc tài ba làm nên sắc thái văn hóa và tư tưởng của Trung uốc sau này tr.13 . Trong đó, Khổng Tử (551 - 479 TCN) là người có một vị thế hết sức to lớn trong đời sống xã hội Trung uốc trong nhiều thế , trở thành một thành tố văn hóa góp ph n làm phong phú nền văn hóa Trung Hoa vốn được hình thành trên nền tảng của văn hóa án c ng với sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa với các tộc người hác. Trong suốt cuộc đời, trải qua hoạt động lý luận cũng như hoạt động thực tiễn (chính trị, giáo d c… , và trên cơ sở kế thừa tiền đề lý luận trước đó, Khổng Tử đã phân chia các quan hệ đạo đức trong xã hội thành năm mối quan hệ cơ bản, đó là quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè. Mỗi quan hệ có những tiêu chuẩn riêng cho từng đối tượng, như cha hiền, con thảo; anh tốt, em ngoan; chồng biết tình, vợ nghe lẽ phải; bề trên từ hiếu, bề dưới kính
  • 8. 2 thuận; vua nhân từ, tôi trung thành. Đồng thời, ông đề xuất một hệ thống khái niệm căn bản về đạo đức, như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, trung, hiếu, kính đễ... để mọi người tu dưỡng, nh m hắc ph c, loại trừ tình trạng phi nhân tính, vô đạo đức trong xã hội Trung Quốc thời Xuân thu và xây dựng nó thành một học thuyết chính trị - đạo đức tương đối hoàn ch nh thời bấy giờ. Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, có một lịch sử hình thành và phát triển lâu dài trên cả bề sâu và chiều rộng. ề sâu là, tư tưởng đạo đức của Khổng Tử đã được các thế hệ Nho gia và nhiều nhà tư tưởng sau này kế thừa, phát triển; trong đó, giai đoạn sau thường phong phú hơn giai đoạn trước vì phải thích nghi với điều iện xã hội mới, ho c vì phải đấu tranh với các luồng tư tưởng, tín ngưỡng nội sinh hác ho c các tư tưởng ngoại sinh thâm nhập vào trong quá trình phát triển. Chiều rộng là, tư tưởng đạo đức của Khổng Tử đã trở thành truyền thống văn hóa in đậm dấu ấn của mình lên lịch sử hông ch ở Trung uốc mà còn ở nhiều nước Châu và thế giới trong suốt mấy nghìn năm qua. Vì vậy, trong bức thư gửi tới lễ tưởng niệm Khổng Tử, tổng thống Mỹ Reagan đã viết: Những lý tưởng cao đẹp và những tư tưởng đạo đức luân lý của Khổng Tử không ch gây ảnh hưởng ở đất nước Trung Quốc của ông mà còn ảnh hưởng tới toàn thể nhân loại. Những học thuyết của Khổng Tử được truyền từ đời này sang đời hác, đưa ra vô vàn các nguyên tắc đối nhân xử thế cho toàn nhân loại Dương Lực, 2002, tr.519). Hiện nay, nhân loại đang bước vào nền công nghiệp 4. , nhưng cũng đang phải đối m t với những thách thức mang tính toàn c u, như: chiến tranh, dịch bệnh, đói nghèo, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, phai nhạt lý tưởng sống; đ c biệt là sự sa sút, xuống cấp về đạo đức, sự sòng phẳng đến mất nhân tính trong mối quan hệ giữa người với người, sự rạn nứt và thay thế của các hệ chuẩn giá trị đạo đức,… Vì thế, việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức cho con người đã và đang đ t ra như một yêu c u tất yếu, hách
  • 9. 3 quan của bất cứ xã hội nào. Đạo đức c n phải được coi như chất keo kết dính, liên kết con người lại g n nhau hơn để cùng giải quyết, vượt qua các xung đột, mâu thuẫn và thách thức. Cho nên, bên cạnh việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức tốt đẹp của mỗi dân tộc, đòi hỏi phải ế thừa những giá trị, tinh hoa đạo đức của nhân loại, thời đại. Trong đó, tư tưởng đạo đức của Khổng Tử đang tiếp t c được nghiên cứu, tìm hiểu và kế thừa không ch ở các nước phương Đông - những nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa Khổng giáo trong lịch sử, mà còn ở nhiều nước phương Tây. Chính những thành công của một số nước trong việc kế thừa tư tưởng đạo đức của Khổng Tử để ổn định và phát triển xã hội đã đưa tới kỳ vọng có thể hai thác tư tưởng đạo đức của ông với tư cách là một trong những cơ sở, tiền đề tư tưởng để giải quyết những vấn đề bất ổn của xã hội. Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử nói riêng và tư tưởng của Nho gia nói chung đã du nhập vào Việt Nam cùng với quân xâm lược phương ắc vào khoảng năm 111 trước Công nguyên. Trong đó, thời phong kiến, nó không ch ảnh hưởng và có vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và con người Việt Nam, mà còn trở thành công c tinh th n của các triều đại phong kiến; đóng một vai trò nhất định trong sự hình thành, phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Hiện nay, tư tưởng đó trở thành một trong những yếu tố trong đời sống nhân dân ta, thể hiện ở phong t c, tập quán, lối sống, suy nghĩ, đạo đức luân lý, v.v… của nhiều người. Nếu chúng ta biết loại bỏ những hạn chế, tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo những giá trị, tinh hoa trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, tư tưởng đó vẫn còn những ý nghĩa lịch sử nhất định cả về m t lý luận và thực tiễn giáo d c đạo đức con người, ổn định trật tự xã hội. Đề cập đến vấn đề này, tại hội nghị toàn quốc l n thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập khai mạc ngày 06-5-1950, Hồ Chí Minh đã căn d n: Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều hông đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên
  • 10. 4 học. Ch có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại . Lênin dạy chúng ta như vậy (Hồ Chí Minh, 2002, t.6, tr.46). Văn iện Đại hội đại biểu toàn quốc l n thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã hẳng định: Trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở iên định m c tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận d ng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận d ng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, tr. 69). Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử, làm luận án tiến sĩ triết học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Tư tưởng đạo đức Nho giáo mà tiêu biểu là tư tưởng đạo đức của Khổng Tử không những tác động mạnh mẽ đối với đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của xã hội Trung Quốc, mà nó còn ảnh hưởng đến nhiều nước trong v ng Đông Nam và thế giới, trong đó có Việt Nam. Do đó, từ trước đến nay đã và đang thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Vì vậy, số lượng các công trình nghiên cứu liên quan tư tưởng đạo đức của Khổng Tử há nhiều, nội dung rất đa dạng và sâu sắc với nhiều hướng tiếp cận hác nhau. Có thể hái quát các công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng đạo đức của Khổng Tử theo các hướng cơ bản sau đây: Hướng thứ nhất, đó là các công trình nghiên cứu liên quan đến điều kiện, tiền đề cho sự ra đời tư tưởng đạo đức của Khổng Tử. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các tác phẩm:
  • 11. 5 Tác phẩm Sử ký của Tư Mã Thiên, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, năm 1988, với thiên Khổng Tử thế gia, từ trang 212 đến trang 251, tác giả đã trình bày há chi tiết về thân thế và cuộc đời của Khổng Tử qua từng giai đoạn c thể. Tác phẩm Lịch sử thế giới cổ trung đại, do Đỗ Văn Nhung biên soạn, tủ sách đại học Khoa học xã hội và nhân văn, xuất bản năm 1998. Trong tác phẩm này, tác giả đã đề cập đến tình hình kinh tế, xã hội trong thời kỳ Xuân thu 77 trước Công nguyên đến thế k V trước Công nguyên . Đây là cơ sở cho sự ra đời tư tưởng đạo đức của Khổng Tử. Tác phẩm Sơ lược lịch sử Trung Quốc của Đổng Tập Minh, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, năm 2 2. Tác phẩm này gồm 7 chương, 454 trang, nói đến lịch sử Trung Quốc qua các thời kỳ, thời kỳ Xuân thu được trình bày ở chương 4. Trong đó, tác giả nhấn mạnh, con người đã biết dùng đồ sắt, các nước lớn tranh bá với nhau, văn hoá thời kỳ Xuân thu đang vào giai đoạn phát triển. Tác phẩm riết l trong văn h a phương ng, của .T . Nguyễn ng ậu, Nhà xuất bản Đại học ư phạm, năm 2 2. Trong chương 2, tác giả đề cập triết lý văn hóa Trung oa. Đ c biệt, từ trang 139 đến trang 149, tác giả nghiên cứu hái quát những nét đ c sắc trong triết lý Khổng Tử, bao gồm: thân thế, sự nghiệp Khổng Tử; nhân sinh quan và giá trị địa vị của Khổng Tử. Theo tác giả, Khổng Tử là nhà giáo d c vĩ đại, nhưng hông đưa đến sự giải phóng trí tuệ và tài năng con người, mà đề ra việc giải phóng b ng con đường tu dưỡng đạo đức. Tác phẩm hổng phu tử và u n ng của tác giả hạm Văn Khoái, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, à Nội, năm 2 4. Tác phẩm được ết cấu bởi ba chương: 1 - Cuộc đời Khổng tử; 2 - ọc thuyết của Khổng Tử; 3 - Luận ngữ nguyên văn chữ án, phiên âm và dịch . Trong chương 2 - ọc
  • 12. 6 thuyết của Khổng Tử, tác giả đã đề cập học thuyết của Khổng Tử về con người và nhân cách con người; cơ sở xã hội thời Chu và một số tiêu chuẩn, nguyên tắc tổ chức xã hội của Khổng Tử, v.v… Theo tác giả, thời Xuân thu, quan hệ huyết thống nhạt d n, quan hệ về inh tế trên cơ sở sở hữu ruộng đất tăng lên. Những thay đổi về inh tế dẫn đến những thay đổi về thiết chế tổ chức xã hội. Nếu như thời Tây Chu, xã hội vận hành nhờ lễ, nhạc; các quan hệ xã hội cũng được đánh giá theo tiêu chuẩn lễ, nhạc, thì đến thời Khổng Tử nói riêng và thời Đông Chu nói chung, lễ cũ đã băng, nhạc cũ đã hoại,… Tác phẩm Lịch sử Trung Quốc của hai tác giả Nguyễn Gia Phu và Nguyễn uy uý, Nhà xuất bản iáo d c, Hà Nội, năm 2 7. Dưới góc tiếp cận của sử học, các tác giả đã trình bày một cách khá chi tiết lịch sử Trung Quốc thời kì Xuân thu - Chiến quốc, hoàn cảnh kinh tế - xã hội có nhiều biến động. Đây là thời kì mà ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà vua, xã hội phân chia đẳng cấp rõ rệt, mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ... Các tác giả cũng hái quát về những tiền đề văn hóa, tư tưởng của Trung Quốc thời kì này, giới thiệu tiểu sử của Khổng Tử, khái quát nội dung tư tưởng triết học của ông. Đề tài “Học thuyết chính trị xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam (từ thế kỉ XI tới nửa đầu thế kỉ XIX)”, của tác giả Nguyễn Thanh Bình, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, à Nội, năm 2 7. Trong ph n 1 của chương 1, có phân tích khái quát cơ sở kinh tế - xã hội và tiền đề tư tưởng đối với sự hình thành Nho giáo. Ở nội dung này, tác giả nêu lên những biến đổi sâu sắc trên tất cả các m t, các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội Trung Quốc thời kì Xuân Thu. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu tiền đề hình thành tư tưởng chính trị - xã hội Nho giáo về tôn giáo, chính trị, đạo đức. Trên cơ sở những tiền đề trên, tác giả khẳng định r ng, Nho giáo ra đời với tư cách là hình thái ý thức xã hội, nh m giải đáp nhu c u mà thực tiễn xã hội Trung Quốc đ t ra lúc bấy giờ.
  • 13. 7 Tác phẩm Khổng Tử của tác giả Lý Tường Hải, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, năm 2 9 đã phân tích và nhìn nhận cuộc đời Khổng Tử dưới góc độ nhân sinh quan. Ông cho r ng, cuộc đời Khổng Tử là một chuyến lữ hành dọc đời sống gian nan và bền b . Khổng Tử sáng lập ra Nho học là một loại học vấn của đời sống , ông hông ch đ t nền móng lý luận cho học phái Nho gia mà còn thể hiện một hình tượng nhân cách rất rực rỡ. Tác giả nhấn mạnh, Khổng Tử đã để lại cho lịch sử nhân loại một tấm bia lớn về con người và nhân ái Lý Tường Hải, 2009, tr.13). Tác phẩm Khổng Tử của tác giả Nguyễn Hiến Lê, Nhà xuất bản Tổng hợp, thành phố ồ Chí Minh, năm 2 13, đã trình bày khá chi tiết về lịch sử Trung Hoa thời Khổng Tử, cuộc đời và con người của đức Khổng Tử. Nguyễn iến Lê, ngay trang đ u của cuốn hổng ử đã hẳng định: Muốn đánh giá một triết thuyết thì phải đ t nó vào thời đại của nó, xem nó giải quyết được những vấn đề của thời đại đó hông, coi đó là tiến bộ so với các thời trước, một nguồn cảm hứng cho các thời sau hông. Và nếu sau mươi thế hệ, người ta thấy nó vẫn còn làm cho đức trí của con người được nâng cao thì phải coi đó là cống hiến to lớn của nhân loại rồi Nguyễn Hiến Lê, 2013, tr.5). Ngoài ra, có thể kể đến các công trình nghiên cứu hác như: tác phẩm Lịch sử triết học Trung Quốc của Hồng Tiềm, Nhiệm Hoa và Uông Tử Tung, Nhà xuất bản ự thật, Hà Nội, năm 1957; tác phẩm Lịch sử văn h a Trung Quốc, do Đàm ia Kiện (Chủ biên Trương Chính, han Văn Các và Thạch Giang dịch , Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1993;… Đây là những công trình nghiên cứu khá công phu của các học giả Trung Quốc và Việt Nam với nội dung vừa phong phú vừa bao quát tất cả các lĩnh vực lịch sử và đời sống văn hóa của dân tộc Trung Hoa nói chung và triết học Trung Quốc nói riêng; trong đó, các công trình này đ c biệt đã dành một ph n lớn để trình bày về lịch sử - xã hội Trung Quốc thời Xuân thu. Song, do lập trường,
  • 14. 8 quan điểm, thái độ, m c đích nghiên cứu ít nhiều có sự khác nhau ở mỗi tác giả, vì thế, những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời tư tưởng đạo đức của Khổng Tử chưa được tác giả nào trình bày và phân tích một cách hệ thống; một số nhận định và đánh giá c n phải tiếp t c được bổ sung, phát triển cho toàn diện, sâu sắc hơn, điều đó đòi hỏi phải tiếp t c nghiên cứu. Cho nên, trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi cố gắng trình bày một cách hệ thống trên quan điểm triết học về điều kiện và tiền đề hình thành tư tưởng đạo đức của Khổng Tử. Hướng thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung tư tưởng đạo đức của Khổng Tử. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các tác phẩm: Tác phẩm, Lu n ng của dịch giả Đoàn Trung Còn, Nhà xuất bản Trí Đức, ài òn, năm 195 . Lu n ng do nhiều học trò các thế hệ của Khổng Tử ghi chép lại lời nói và việc làm của ông cùng một số môn đệ và vua chúa các nước chư h u, được coi là tài liệu đáng tin cậy nhất để nghiên cứu một cách chính xác tư tưởng của ông. Vì vậy, nghiên cứu sinh chủ yếu dựa vào Lu n ng của dịch giả Đoàn Trung Còn để nghiên cứu tư tưởng đạo đức của Khổng Tử. Tác phẩm Trung Quốc triết học sử đại cương của Hồ Thích, Nhà xuất bản Khai Trí, ài òn, năm 1969 Huỳnh Minh Đức dịch). Cuốn sách đã trình bày khái quát quá trình phát triển của triết học Tiên T n qua 12 thiên, đề cập đến nội dung tư tưởng cơ bản của các nhà triết học nổi tiếng ở Trung Quốc thời cổ đại, trong đó có tư tưởng nhất dĩ quán chi, nhân, trí, dũng của Khổng Tử. Tác phẩm Lịch sử văn minh rung Hoa của Will Durant, Trung tâm thông tin đại học ư hạm, thành phố ồ Chí Minh, năm 199 Nguyễn Hiến Lê dịch . Trong chương một, ph n hai, tác giả đã lý giải những tư tưởng của trường phái Nho giáo, trong đó có tư tưởng đạo đức của Khổng Tử và coi đó là những đóng góp quý báu trong lịch sử văn minh Trung Hoa.
  • 15. 9 Tác phẩm Trung Quốc triết học sử, thượng và hạ của Phùng Hữu Lan do Đài ắc thương v ấn thư quán phát hành năm 199 , đã được Lê Anh Minh dịch ra tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2005. Đây là cuốn sách trình bày khá phong phú, sâu sắc nội dung tư tưởng của các trường phái, các nhà triết học. Trong đó, tư tưởng đạo đức của Khổng Tử là một trong những chủ đề nổi bật của công trình này với các khái niệm, phạm trù: nhân, trung, thứ, nghĩa, lợi,.. Ở Việt Nam, nghiên cứu về tư tưởng đạo đức của Khổng Tử trong lịch sử triết học Trung Quốc, trước hết phải kể đến tác phẩm ư tưởng triết học phương ng gợi nh ng điểm nhìn tham chiếu của Cao Xuân Huy, Nhà xuất bản Văn học, năm 1995. Trong ph n thứ nhất chủ toàn và chủ biệt, hai ngã rẽ trong triết học Đông - Tây, tác giả đã trình bày sự khác nhau cơ bản giữa các học thuyết triết học phương Đông và phương Tây. h n thứ hai, tác giả đã phân tích những nội dung, tư tưởng cơ bản của Nho giáo. Tác giả cho r ng, Nho giáo là hình thái ý thức của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến, những quy định trong trong tam cương, ngũ thường là h ng tồn. Tác phẩm Khổng học đăng của Phan Bội Châu, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, năm 1998 đã trình bày về sự hình thành và phát triển Nho giáo từ Khổng Tử đến Khổng học thời Minh Thanh, tác phẩm đề cập sâu rộng một số phạm trù trong học thuyết của Khổng Tử như Nhân, rí, Dũng... và bàn về Khổng học thời Lưỡng Hán L c triều, thời Tống và Minh Thanh Tác phẩm Nho giáo của Tr n Trọng Kim, Nhà xuất bản Thông tin, Hà Nội, năm 2 3 đã trình bày và phân tích những tư tưởng cơ bản của Nho giáo trong quá trình hình thành và phát triển. Đ c biệt nêu cao những giá trị tích cực của Nho giáo trong việc đào tạo con người và ổn định trật tự xã hội. Khi nói về cuốn Lu n ng của Khổng Tử, ông đã viết: Trong sách ấy, cùng một chữ nhân, chữ hiếu, chữ chính mà mỗi nơi nói một khác, là vì cách lập giáo của Khổng Tử cứ t y tư cách, ho c tùy sở
  • 16. 10 đắc, sở thất của từng người mà dạy bảo, cho nên nghĩa hông đồng. Tuy hình thức thì không có trật tự, phân minh, nhưng văn từ thì thật rõ, thật đúng, ý tứ rất sáng, rất gọn, mà câu nào cũng hàm súc ung dung, đích đáng là lời dạy của thánh nhân (Tr n Trọng Kim, 2003, tr.171). Các tác giả của Nho giáo và Khổng học đăng đều có điểm chung là: thông qua cách trình bày một số phạm trù, nguyên lý cơ bản của Nho giáo, nhìn nhận Nho giáo từ góc độ giá trị, cho r ng Nho giáo không ch là một học thuyết triết học, mà còn là học thuyết chính trị xã hội, đạo đức, ở đó dường như thâu thái đ y đủ những nội dung triết học của toàn thế giới. Hai ông đã trình bày khá hệ thống nội dung tư tưởng của học thuyết này nh m chứng minh sức sống trường tồn của Nho giáo, đ c biệt là lĩnh vực đạo đức. Tuy nhiên có nhiều đánh giá, nhiều ý kiến mang yếu tố chủ quan, cá nhân. Tác phẩm ại cương triết học Trung Quốc, quyển 1 và quyển 2 của hai tác giả Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, Nhà xuất bản Thanh niên, năm 2004. Trong tác phẩm này, các tác giả đã tập trung nghiên cứu vấn đề nhân sinh quan trong học thuyết của Khổng Tử. Đồng thời, tác giả còn đi sâu phân tích các khái niệm: nhân, trí, dũng, lễ, trung, hiếu, đễ, v.v của tư tưởng đạo đức Khổng Tử trong sự đan xen, so sánh với các học thuyết triết học khác của Trung Quốc qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Tác phẩm Lịch sử triết học phương ng do tác giả Doãn Chính (Chủ biên , Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2 12 đã trình bày một cách khá hệ thống nội dung tư tưởng của các học thuyết triết học Ấn Độ và Trung Quốc cổ đại, lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, trong đó ph n giới thiệu Nho giáo nói chung và tư tưởng của Khổng Tử nói riêng chiếm một dung lượng đáng ể. Tuy nhiên, dù số lượng trang viết khá lớn, song với nội dung vô cùng phong phú của triết học phương Đông, cuốn sách này cũng ch mang tính lược khảo những vấn đề cơ bản của nền triết học này. Nhìn chung, tất cả các công trình trên đều là những thành quả đáng trân
  • 17. 11 trọng của sự dày công nghiên cứu của các tác giả. Các nhà nghiên cứu đã trình bày khoa học và hết sức hợp lý, ch t chẽ những luận điểm triết học của các triết gia, các trường phái triết học. Nhưng do lượng tri thức truyền tải quá rộng so với một công trình nghiên cứu c thể, xem xét tư tưởng đạo đức của Khổng Tử là một trong những bộ phận cấu thành tư tưởng Nho gia nói riêng và triết học Trung Quốc nói chung, nên các tác giả cũng ch dừng lại ở những nét khái quát nhất. Ngoài ra, còn rất nhiều bài báo, tạp chí nghiên cứu về tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, nhưng trong phạm vi giới hạn của một bài báo không cho phép những công trình đó đi sâu vào toàn bộ nội dung tư tưởng đạo đức của ông mà ch tập trung bàn luận một hía cạnh nào đó của tư tưởng như: hạm trù nhân, phạm trù hiếu, phạm trù chính danh,… ong, đây thực sự là nguồn tài liệu quý giá giúp nghiên cứu sinh tiếp t c phân tích, làm rõ nội dung, đ c điểm cơ bản trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử một cách đ y đủ, sâu sắc và có hệ thống hơn. Hướng thứ ba, đó là các công trình nghiên cứu liên quan đến nhận định, đánh giá về tư tưởng đạo đức của Khổng Tử. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các tác phẩm sau: Tác phẩm Khổng giáo phê bình tiểu lu n của tác giả Đào Duy Anh, Nhà xuất bản uan hải t ng thư, uế, năm 1938. Theo tác giả, để đánh giá đúng Nho giáo c n có thái độ khách quan, toàn diện và khoa học. Ông phê phán một số trí thức Trung Quốc và Việt Nam đã phủ nhận hoàn toàn vai trò của Nho giáo, cho r ng nó là vô d ng. Ông đã nghiên cứu, phân tích nội dung cơ bản của Nho giáo và đưa ra nhận định đúng mức về vai trò của Nho giáo. Tác phẩm Khổng học đăng, của Phan Bội Châu, Nhà xuất bản Khai Trí, ài òn, năm 1957. Tác giả đã đề cao những giá trị của Nho giáo và coi đạo đức Nho giáo có vai trò cực ỳ to lớn trong việc giáo d c, hoàn thiện nhân cách con người và ổn định trật tự, k cương xã hội. ua đó, chứng minh tư tưởng Nho giáo mang tính nhân văn sâu sắc.
  • 18. 12 Tác phẩm Bàn về đạo nho của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Viện, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, năm 1993 đã nêu lên m t tích cực và hạn chế của Nho giáo. Khi đánh giá về m t tích cực của Nho giáo, ông cho r ng đạo Nho đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành lòng yêu nước. Nói về những điều tâm đắc của mình khi nghiên cứu về Nho giáo, ông đánh giá cao tính vừa phải hông thái quá trong đạo làm người và vấn đề xử thế (xử thế trong mọi tình huống, đối với người này, người hác… của Nho giáo. Tác phẩm Nho giáo xưa và nay của uang Đạm, Nhà xuất bản Văn hóa, năm 1994. Tác giả cho r ng, đạo đức Nho giáo có cả m t tích cực và hạn chế. Việc tìm ra giá trị tích cực và hạn chế của đạo đức Nho giáo là c n thiết, để nhìn rõ một cách khách quan, khoa học những hậu quả của nó trong cuộc sống của chúng ta hiện nay. Nhìn chung, tác giả phê phán đạo đức Nho giáo là khắt khe, trói buộc con người, đ c biệt là đối với ph nữ. Tác giả cũng đề cập đến vấn đề kế thừa, vận d ng những giá trị của Nho giáo. Tác phẩm Nho giáo và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam của Vũ Khiêu, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1995. Tác giả đã phân tích quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam; đ c biệt là vấn đề c n khai thác Nho giáo trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, vì theo tác giả: Nhiều tiêu chuẩn tối thiểu của đạo đức đã bị coi thường ở một số t ng lớp. Thái độ và hành vi đối xử với cha mẹ, cũng như quan hệ vợ chồng, con cái, anh em đang diễn ra một cách t y tiện và nhiều lúc rất đáng chê trách. hải chăng đạo đức Nho giáo có những điều tốt đẹp mà xã hội ta đã hông giữ lại Vũ Khiêu, 1995, tr.158). Từ đó, ông ch rõ kinh nghiệm vận d ng Nho giáo ở Nhật Bản và Singapore. Tác phẩm ạo Nho và văn h a phương ng, của tác giả à Thúc Minh, Nhà xuất bản iáo d c, năm 2 1. Tác phẩm là một công trình há đồ sộ, hông phải là ở số trang mà ở t m tư duy, tư tưởng của ngưởi viết. Thông qua những bài viết trong tác phẩm, cho chúng ta thấy được những giá trị vững bền,
  • 19. 13 trường cửu của tư tưởng Nho gia, đ c biệt là tư tưởng giáo d c của Khổng Tử như bài Đạo Khổng và vấn đề gia đình; đạo đức và trí tuệ; th y trò Khổng Tử; Khổng Tử và chủ nghĩa nhân đạo; Khổng Tử và vấn đề con người, v.v… Tác phẩm Quan niệm của Nho giáo về giáo dục con người của Nguyễn Thị Nga - Hồ Trọng Hoài, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2003, đã hái quát quan điểm giáo d c con người của Nho giáo nh m đào tạo những người quân tử, những kẻ sĩ có phẩm chất đạo đức cao quý, ham hiểu biết, có nhân cách, có ý thức đối với cộng đồng để làm quan. Những người này vừa là hạt nhân trong cuộc sống xã hội, vừa là lực lượng để bổ sung cho các thế lực c m quyền, duy trì chế độ phong kiến. Nho giáo dạy đạo làm người theo quan điểm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín chứa đựng nhiều yếu tố hợp lý. Những điều răn dạy đó được cha ông ta tiếp thu có chọn lọc, bởi vậy nó trở thành giá trị truyền thống của người Việt Nam. Tác phẩm Bản sắc văn h a Việt Nam của han Ngọc, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, năm 2 8 đã ch ra các khúc xạ của Nho giáo khi vào Việt Nam. Nho giáo được người Việt tiếp thu và biến đổi nó cho phù hợp với xã hội Việt Nam. Nhiều phạm trù của Nho giáo đã được các nhà nho Việt Nam cải biến, có nội hàm rộng hơn, phong phú, mang nhiều yếu tố nhân văn, nhân bản hơn. Theo tác giả, có như vậy Nho giáo mới đóng một vai trò quan trọng đối với lịch sử của dân tộc và ảnh hưởng nhiều m t đối với văn hóa Việt Nam. Tác phẩm ạo Hiếu trong Nho gia của tác giả Cao Vọng Chi, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2 14 đã có những khảo cứu, so sánh khá chi tiết về nội dung của Hiếu Kinh với đạo Hiếu trong Nho gia, từ đó ch ra cơ sở xác lập, hoàn cảnh lịch sử và sự kế thừa tư tưởng đó trong quá trình hình thành tư tưởng đạo Hiếu của Nho giáo. Tác giả còn phân tích một cách sâu sắc những lời răn dạy của Nho giáo về đạo Hiếu đối với dân chúng, với giới tri thức và nhất là đối với ph nữ. Đ c biệt, trong chương 8 về Đạo Hiếu trong Nho gia, tác giả đã nêu lên t m ảnh hưởng của Nho giáo và
  • 20. 14 đạo đức Nho giáo đối với các nước láng giềng như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Đối với Việt Nam, tác giả đã có sự hiểu biết rất sâu sắc về lịch sử và phân tích những ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với Việt Nam như: các sắc lệnh của vua ban về đạo Hiếu, về sự bắt buộc phải tuân thủ t c để tang ba năm do Khổng Tử đề xuất, v.v. Ph n cuối của cuốn sách, tác giả đã có những nghiên cứu và so sánh đạo Hiếu trong Nho gia với Phật giáo, Đạo giáo và Thiên Chúa giáo. Đây là công trình giúp chúng tôi tham hảo nhiều vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện luận án, đ c biệt ở cách lý giải đạo Hiếu trong Nho gia. G n đây nhất là tác phẩm Giá trị của đạo đức nho giáo trong thời đại ngày nay của tác giả T n Đại Đồng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2014. Tác phẩm đã trình bày những giá trị cốt lõi trong tư tưởng Nho giáo và những ảnh hưởng của Nho giáo hiện nay. Ngoài ra, bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, còn có nhiều đề tài, luận án, luận văn, các bài viết trên nhiều lĩnh vực khác nhau như, bài viết: hổng giáo với quá tr nh hiện đại h a x hội, T . Tr n Thanh iang, Tạp chí Triết học số 9, năm 2 15. Tác giả nhấn mạnh sự ảnh hưởng của Khổng giáo đến phát triển inh tế, xã hội của các nước phương Đông mang tính chất đa diện, vì thế, hông nên ch quy nó về đạo đức lao động. Đương nhiên, trong quá trình hiện đại hóa, bản thân Khổng giáo cũng phải trải qua những biến đổi xác định, song hoàn toàn hông làm cho người ta hoài nghi tư tưởng trung tâm của đạo đức vĩ mô Khổng giáo về sự thống nhất của con người và tự nhiên. “ ư tưởng lấy dân làm gốc” của Nho giáo - cơ sở h nh thành văn h a trọng dân của Hồ Chí Minh, T . Nguyễn Thế húc, Tạp chí Triết học số 1, năm 2 16. Thông qua bài viết, tác giả đã cho chúng ta thấy tư tưởng vì dân, hết lòng hết sức vì dân mà ph c v của ồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa, đó là tư tưởng lấy dân làm gốc của Nho gia. Đây là một trong những tiền đề lý luận cho việc hình thành văn hóa trọng dân của ồ Chí
  • 21. 15 Minh. Nó bao gồm: 1 - Tư tưởng uốc dĩ dân vi bản của Khổng Tử; 2 - Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi hinh của Mạnh Tử. “Số 3” và mệnh lệnh đạo đức người quân tử trong u n ng , .T . Tr n Nguyên Việt, Tạp chí Triết học số 12, năm 2 16. ài viết đã hệ thống hóa những nội dung liên quan đến bốn lĩnh vực chủ yếu mà người quân tử phải thực hiện với tư cách những mệnh lệnh đạo đức, đó là trong lĩnh vực học tập, tu dưỡng nh m nâng cao trí lực; ba đạo đức của người quân tử: nhân, trí, dũng; số 3 trong ứng xử đạo đức và hoàn thiện nhân cách; số 3 với đạo đức của người quân tử trong lĩnh vực chính trị. S tiếp iến quan điểm đạo đức Nho giáo trong tiến tr nh lịch sử Việt Nam, PGS.TS. Trịnh Doãn Chính - hạm Thị Lan, Tạp chí Triết học số 1, năm 2 17. ài viết đã hẳng định bản chất của Nho giáo; hái quát quá trình Nho giáo vào Việt Nam. Có thể nói, đây cũng là quá trình con người Việt Nam tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng cơ bản, cốt lõi của Nho giáo, như tam cương , ngũ thường , ngũ luân ,… Các công trình trên, h u hết các tác giả đã quán triệt quan điểm khách quan, toàn diện và quan điểm lịch sử - c thể, đ t tư tưởng đạo đức của Khổng Tử nói riêng và tư tưởng Nho gia nói chung vào trong bối cảnh của xã hội Trung Quốc thời Xuân thu để đưa ra những đánh giá, nhận định. Tuy nhiên, chưa có công trình nào thực sự đi sâu nghiên cứu một cách đ y đủ, hệ thống vấn đề mà luận án của chúng tôi quan tâm. Song, những công trình đó đã góp ph n rất lớn vào việc định hướng cho nghiên cứu sinh trong việc rút ra những giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử. Tóm lại, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng đạo đức của Khổng Tử. Mỗi một công trình đều có giá trị khoa học, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót bởi những lý do khách quan và chủ quan. Những giá trị vô cùng to lớn mà các công trình nói trên mang lại sẽ là cơ sở khoa học để nghiên cứu sinh thực hiện luận án. Trong luận án, nghiên cứu sinh đã tiếp thu và kế thừa những quan điểm của các bậc tiền
  • 22. 16 bối, đồng thời bổ sung những quan điểm của riêng mình về việc nhận định và đánh giá tư tưởng đạo đức của Khổng Tử. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận án Mục đích của lu n án Luận án tập trung nghiên cứu nh m làm rõ nội dung, đ c điểm cơ bản trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử; từ đó, đánh giá những giá trị, hạn chế và rút ra ý nghĩa lịch sử của nó về m t lý luận và thực tiễn. Nhiệm vụ của lu n án Để đạt được m c đích trên, luận án phải thực hiện những nhiệm v sau: Thứ nhất, trình bày, phân tích điều kiện xã hội và tiền đề hình thành tư tưởng đạo đức của Khổng Tử. Thứ hai, phân tích và làm rõ nội dung, đ c điểm cơ bản trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử. Thứ ba, đánh giá những giá trị, hạn chế và rút ra những ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử về m t lý luận và thực tiễn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án ối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng đạo đức của Khổng Tử. Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu nội dung, đ c điểm và ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử về m t lý luận và thực tiễn từ hi tư tưởng của ông hình thành cho đến hiện nay qua các tư liệu có liên quan. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý lu n: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề đạo đức, giáo d c đạo đức cho con người. Phương pháp nghiên cứu: Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác – Lênin, đồng thời sử d ng tổng hợp các phương
  • 23. 17 pháp nghiên cứu c thể như: phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, logic và lịch sử, so sánh, đối chiếu lý luận với thực tiễn và phương pháp văn bản học,... 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Về nghĩa khoa học: Trên cơ sở trình bày có hệ thống nội dung, đ c điểm cơ bản trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử của nó, luận án giúp cho người đọc có sự nhận thức tư tưởng đạo đức của Khổng Tử một cách hệ thống và sâu sắc hơn. Về nghĩa th c tiễn: Việc nghiên cứu tư tưởng đạo đức của Khổng Tử một cách có hệ thống cả về nội dung, đ c điểm, giá trị và ý nghĩa lịch sử của nó, giúp chúng ta thấy rõ vai trò to lớn trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử đối với việc xác định yêu c u, trách nhiệm của mỗi người trong các mối quan hệ xã hội, góp ph n điều ch nh hành vi đạo đức của con người và cai trị, quản lý xã hội. Luận án có thể sử d ng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy của các cá nhân, tổ chức có liên quan. 7. Cái mới của luận án Thứ nhất, luận án đã phân tích, làm rõ một cách có hệ thống nội dung và đ c điểm cơ bản trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử. Thứ hai, luận án đã đánh giá những giá trị và hạn chế trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, rút ra ý nghĩa lịch sử của nó về m t lý luận và thực tiễn. 8. Kết cấu cơ bản của luận án Ngoài ph n mở đ u, ph n kết luận chung và danh m c tài liêu tham khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết và 14 tiểu tiết.
  • 24. 18 Chƣơng 1 ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, sự ra đời của một học thuyết, một tư tưởng không phải ngẫu nhiên mà suy cho đến cùng là kết quả phản ánh điều kiện xã hội và sự kế thừa những giá trị hợp lý, tinh túy trong tư tưởng của các thời đại trước. C.Mác đã viết: Các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết học (C.Mác & h.Ăngghen, 1994, t.1, tr.156 . uá trình hình thành, phát triển tư tưởng của Khổng Tử cũng hông n m ngoài tính quy luật nói trên, một m t nó phản ánh và chịu sự quy định của điều kiện xã hội Trung Quốc thời Xuân thu; m t khác, là sự tiếp thu, kế thừa các tư tưởng trước đó của người Trung Hoa cổ đại. Do vậy, khi nghiên cứu tư tưởng đạo đức của Khổng Tử không thể không nghiên cứu điều kiện xã hội và tiền đề hình thành nên nó. 1.1. SỰ BIẾN ĐỔI VỀ LỊCH SỬ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ XÃ HỘI VÀ SỰ BĂNG HOẠI VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG XÃ HỘI TRUNG QUỐC THỜI XUÂN THU VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử ra đời ở thời kỳ loạn lạc, song như C.Mác đã từng khẳng định … hông thể nhận định về một thời đại đảo lộn như thế căn cứ vào ý thức của thời đại ấy. Trái lại, phải giải thích ý thức ấy b ng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, b ng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội (C.Mác & h.Ăngghen, 1995, t.3, tr.15). Nhìn một cách tổng quát nhất, có thể nói, quá trình hình thành tư tưởng đạo đức của Khổng Tử xuất phát từ hai điều kiện xã hội chính: một là, sự biến đổi lớn lao và sâu sắc về lịch sử,
  • 25. 19 kinh tế, chính trị xã hội trong xã hội Trung Quốc thời Xuân thu; hai là, sự băng hoại về đạo đức trong xã hội Trung Quốc thời kỳ này. 1.1.1. Sự biến đổi về lịch sử, kinh tế, chính trị xã hội trong xã hội Trung Quốc thời Xuân thu Về mặt lịch sử, Trung Quốc là quốc gia có lịch sử lâu đời, là một trong những trung tâm văn hóa cổ xưa rực rỡ và phong phú nhất của nền văn minh nhân loại. Trước khi xuất hiện nhà nước đ u tiên, Trung Quốc đã trải qua thời kỳ xã hội công xã nguyên thủy với các truyền thuyết về thời Tam Hoàng, Ngũ Đế. Theo Tư Mã Thiên 1988 : Thời Tam Hoàng, gồm có Thiên oàng, Địa Hoàng và Nhân Hoàng. Thời Ngũ Đế, gồm oàng Đế, Chuyên Húc, Cốc, Nghiêu, Thuấn. Trong đó, thời kỳ oàng Đế là thời kỳ có rất nhiều sáng chế, phát minh quan trọng, như ỹ thuật làm nhà cửa, may qu n áo, đóng thuyền, xe. Vua Nghiêu, vua Thuấn được coi là bậc đế vương thịnh đức của Trung Quốc thời thượng cổ (tr.49). ước sang nhà Hạ (2205 - 1766 trước Công nguyên) - nhà nước được coi là cột mốc đánh dấu sự biến đổi có tính nhảy vọt trong xã hội Trung Quốc cổ đại. Đó là sự biến đổi từ xã hội không có giai cấp, không có nhà nước, mọi tài sản đều là của chung sang xã hội có giai cấp, có nhà nước, mở đ u chế độ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc. Để bảo vệ tài sản, duy trì địa vị thống trị của mình, giai cấp chủ nô đã đề ra các chính sách, cách thức cai trị, đồng thời tiến hành kiến thiết thành quách để đề phòng sự tấn công của các bộ lạc khác. Ngoài ra, giai cấp quý tộc nhà Hạ còn ra sức lợi d ng các biểu tượng tôn giáo, tư tưởng thiên mệnh như một phương tiện quan trọng để ru ngủ, lừa mị nhân dân lao động, xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội nh m m c đích củng cố sự thống trị của chúng. Trải qua quá trình phát triển, đến thời vua Lý Quý, còn gọi là vua Kiệt, do cai trị hà khắc, ăn chơi xa x khiến cho nhân dân căm giận, lòng dân không thuận, làm cho nhà Hạ lao nhanh tới suy
  • 26. 20 vong. Đến khoảng thế k XVII trước Công nguyên, Thành Thang đứng đ u nhà Thương lật đổ vua Kiệt, lập ra nhà Thương đ t đô ở đất Bạc. Ba thế k sau (tức khoảng thế k XIV trước Công nguyên), vua tiếp theo nhà Thương là Bàn Canh dời đô về đất Ân (thuộc An Dương, t nh Hà Nam bây giờ , đổi tên thành nhà Ân. Vào khoảng thế k XII trước Công nguyên, bộ tộc Chu nổi lên ở khu vực sông Vị, thuộc t nh Thiểm Tây ngày nay. Một m t, họ ra sức phát triển sản xuất nông nghiệp, nh m gia tăng tiềm lực kinh tế; m t khác, họ tích cực chuẩn bị lực lượng để chinh ph c các bộ tộc lân cận với m c đích mở rộng đất đai, bành trướng thế lực của mình. Trong hi đó, mâu thuẫn trong nội bộ nhà Ân ngày càng trở nên gay gắt. Đế Tân - vị vua cuối cùng của nhà Ân, hiệu là Tr hết sức tàn bạo, ham mê tửu sắc, xây dựng cung thất nguy nga, lập ho để chứa tiền của, làm cho đời sống nhân dân cực khổ, l m than, vô cùng oán thán. Nhiều chư h u đã nổi dậy phản kháng. Tới khoảng thế k XI trước Công nguyên, con Chu Văn Vương là Chu Vũ Vương đã nổi dậy diệt vua Tr , lập ra nhà Chu đóng đô tại Hạo Kinh (phía Tây thành Tây An ngày nay). Lịch sử gọi đây là thời Tây Chu. Dưới thời Tây Chu, chế độ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc đạt đến giai đoạn phát triển cao. Nhà vua tự xưng là thiên tử, mọi quyền hành đất đai, nhân dân đều thuộc về nhà vua. Từ thế k thứ VIII trước Công nguyên, đ c biệt là cuối thời Tây Chu, chế độ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc bắt đ u khủng hoảng, địa vị và uy quyền nhà Chu suy yếu, mệnh lệnh nhà vua không ai theo, chế độ tông pháp d n d n bị xóa bỏ, các nước chư h u phân rã. Thời Tây Chu đến đây ết thúc. Năm 781 trước Công nguyên, hi Chu U Vương phế truất Thân hậu để đưa ao Tự lên thay thế, inh đô nhà Chu đã bị gi c Tây Nhung tràn vào cướp phá do sự xúi gi c của Thân h u (cha Thân hậu . U Vương bị giết và con cả là thái tử Nghi Câu được các quý tộc chư h u lập lên làm vua tức là Chu ình Vương vào năm 771 trước Công nguyên. au đó một năm, ông
  • 27. 21 dời đô về phía Đông đến Lạc Ấp (Lạc Dương, à Nam bây giờ) - thời kỳ Đông Chu bắt đ u. Lúc này xã hội Trung Quốc bước vào thời kỳ Xuân thu. Ở giai đoạn Xuân thu (770 - 4 3 trước Công nguyên), Trung Quốc có khoảng hơn 1 nước chư h u lớn nhỏ như Tề, Yên, Tống, Tào, Hình, Vệ, Tr n, Lỗ, Sở, Tấn, Ngu, Quắc, Cảnh, Ng y, Trịnh, Ngô,… Từ khi dời đô sang phía Đông, quyền uy của triều đình Chu d n giảm sút, suy yếu, thế lực của một số nước chư h u ngày càng lớn mạnh; đây cũng là thời kỳ diễn ra những cuộc chiến tranh liên miên giữa các nước chư h u với m c đích giành quyền bá chủ, tiến tới tiêu diệt lẫn nhau để thống nhất đất nước. Như vậy, về m t lịch sử, thời Xuân thu là thời kỳ xã hội Trung Quốc chuyển từ chế độ chiếm hữu nô lệ mà đ nh cao là chế độ tông pháp nhà Tây Chu sang chế độ phong kiến sơ ỳ, thời kỳ trật tự lễ nghĩa, chuẩn mực đạo đức của xã hội cũ bị băng hoại và mất d n vai trò lịch sử của nó, nhưng trật tự thể chế, pháp luật và chuẩn mực đạo đức mới đang hình thành, chưa đóng vai trò thống trị trong xã hội. Chính điều này là một trong những nguyên nhân hình thành tư tưởng đạo đức của Khổng Tử. Về mặt kinh tế, với tư cách là cơ sở cho sự tồn tại của xã hội, nền kinh tế Trung Quốc thời Xuân thu đang có sự chuyển biến mạnh mẽ từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Sự ra đời của đồ sắt là bước nhảy về chất, mang tính cách mạng trong lực lượng sản xuất. Nó đã éo theo nhiều biến đổi tích cực trong hoạt động sản xuất ra của cải vật chất của xã hội, góp ph n to lớn, thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế cổ đại Trung Quốc phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực, như nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp; đ c biệt, trong nông nghiệp - một ngành kinh tế có truyền thống lâu đời và giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống của xã hội Trung uốc lúc bấy giờ. C thể là, vào thời ấy, ở biên giới các nước chư h u và ở xung quanh các xã, thôn có rất nhiều rừng núi, đất hoang và đ m hồ. Nhờ có nông c b ng sắt, người ta đã khai phá nhiều đất hoang, làm cho diện tích canh tác mở rộng; đồng thời, tát
  • 28. 22 cạn đ m hồ, đắp đê điều, đào mương rãnh tưới nước và thoát nước, nên hệ thống thủy lợi đã trải khắp khu vực Trường iang. Các công trình này hông ch có tác d ng tưới tiêu đồng ruộng xanh tốt, hạn chế lũ l t mà còn có vai trò quan trọng đối với giao thông vận tải từ oàng à đến Trường Giang. Ngoài ra, việc d ng cày có lưỡi b ng kim loại do súc vật éo đã giảm được đáng ể sức lao động cơ bắp của con người, tạo điều kiện tăng năng suất lao động. Từ những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp do sự xuất hiện của đồ sắt, tất yếu dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong quan hệ sản xuất ở thời Xuân thu. Nếu trước đây, ruộng đất công được phân chia định kỳ căn cứ vào đất tốt hay xấu, thì giờ đây công xã giao hẳn đất công cho từng gia đình nông nô cày cấy trong thời gian lâu dài. Vì vậy, nông dân có thể dùng phương pháp lưu canh hay luân canh để tăng năng suất cây trồng. Sự phân hóa đất công còn diễn ra mạnh mẽ, một ph n do các quý tộc thương nhân giàu có dùng tiền mua bán ruộng đất, một ph n do chư h u phong cấp đất cho các tướng lĩnh có công, và một ph n khác do bọn quý tộc lợi d ng quyền thế chiếm làm ruộng tư và đất tự nhiên do nông nô được phép vỡ hoang biến thành đất tư. Chế độ t nh điền 井田 - cơ sở kinh tế của chế độ nô lệ d n d n bị tan rã, chế độ tư hữu về ruộng đất từng bước hình thành và ngày càng phát triển. Cùng với việc thay đổi chế độ sở hữu về ruộng đất, phương thức thu thuế cũng được thay đổi. Trước đây, theo chế độ t nh điền , ruộng đất của công xã được chia đều cho nông nô theo chữ t nh , có chín ô. Nông nô cày cấy tám ô xung quanh, có trách nhiệm cùng canh tác ô ở giữa để thu hoa lợi nộp cho triều đình. Khi chế độ tư hữu ruộng đất phát triển, số lượng ruộng đất của nông dân sở hữu không b ng nhau, nhà nước không thể tiếp t c duy trì hình thức thu thuế cũ mà ban hành chế độ thu thuế mới, đánh thuế vào từng mẫu ruộng (gọi là sơ thuế mẫu , nhà nước căn cứ theo số lượng mẫu ruộng mà nông dân sở hữu để đánh thuế, tức là thừa nhận sự tồn tại hợp pháp
  • 29. 23 của tư hữu ruộng đất, xuất hiện quan hệ sản xuất của chế độ phong kiến. Nước đ u tiên thực hành chế độ thuế mới là nước Lỗ vào năm 549 trước Công nguyên, rồi các nước hác cũng l n lượt áp d ng theo. Chế độ thu thuế mới căn bản là thu hiện vật, còn các việc ph c dịch khác không bãi bỏ. Khi nước Lỗ thi hành chế độ sơ thuế mẫu , lại thi hành chế độ quân sự mới gọi là hâu giáp - bốn ấp họp thành một khâu, mỗi khâu phải nộp một số đồ trang bị cho quân đội, tăng quân số và thuế má. Nước Trịnh sau khi bãi bỏ chế độ t nh điền cũng thi hành chế độ quân sự mới gọi là hâu phú - mỗi khâu phải nộp một số tiền nhất định thay việc ph c v quân sự, tăng quân số và thuế má. Đồ sắt ra đời thay thế đồ đồng không ch thúc đẩy nông nghiệp phát triển mà còn thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp phát triển. Với những ưu việt, thế mạnh và tác d ng của đồ sắt, như: bền hơn, cứng hơn, sử d ng tiện lợi hơn đồ đồng nên việc sử d ng công c b ng sắt ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và phổ biến. Điều đó có ý nghĩa góp ph n thúc đẩy sự phân công trong sản xuất thủ công nghiệp nhanh chóng đạt tới trình độ chuyên nghiệp cao, mở ra cơ hội cho một loạt ngành nghề thủ công nghiệp ra đời, phát triển như, nghề luyện sắt, nghề rèn đúc, nghề mộc, nghề làm đồ gốm,… Sự phát triển đa dạng của nhiều ngành nghề thủ công nghiệp về kinh tế đã có ý nghĩa tích cực trong việc giải phóng sức lao động, góp ph n phá vỡ nền kinh tế thu n nông, nâng cao đời sống của người lao động Trung uốc thời cổ đại, nhưng về m t chính trị, m c dù số thợ thủ công nghiệp đông, song bị giới hạn bởi trình độ còn thấp, vì thế họ chưa có ảnh hưởng gì to lớn, rộng rãi trong đời sống chính trị xã hội lúc bấy giờ. Cùng với nông nghiệp và thủ công nghiệp, đồ sắt ra đời và trở nên phổ biến còn tạo cơ sở cho thương nghiệp phát triển hơn trước. Ở thời Thương và Tây Chu, các sản phẩm được đem ra trao đổi chủ yếu là súc vật, nô lệ. Sang thời Xuân thu, nhiều sản phẩm khá phong phú của các ngành nghề thủ công,
  • 30. 24 nông nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi được đem ra trao đổi trên thị trường. Thời kỳ này cũng đã hình thành các trung tâm buôn bán, trao đổi hàng hóa rất hưng thịnh, nhiều thành thị, hu thương nghiệp buôn bán xuất nhập nhộn nhịp ở các nước Tề, T n, Sở... Thành thị đã có một cơ sở kinh tế tương đối độc lập, từng bước tách ra khỏi chế độ thành thị thị tộc của quý tộc thị tộc, trở thành những đơn vị khu vực của t ng lớp địa chủ mới lên. Tiền tệ b ng kim loại ra đời, vai trò của tiền ngày càng phát triển. Do nhờ buôn bán mà giàu có, trong xã hội đã hình thành một t ng lớp thương nhân lớn có số vốn lên đến hàng vạn lạng vàng như hạm Lãi, Huyền Cao nước Trịnh), Tử Cống nước Tề). Khổng Tử nói về Tử Cống, người học trò của mình là: Trò Tứ (Tử Cống) chẳng yên chịu với số phận, bèn đi buôn mà trở nên giàu, nhưng liệu lượng điều chi thì thường hay trúng lý Đoàn Trung Còn dịch, 1950a, tr.171). Tuy nhiên, thực trạng hó hăn lúc bấy giờ đã cản trở rất nhiều đến việc giao lưu buôn bán như: tình trạng xã hội đang rối ren, lãnh thổ chia năm xẻ bảy, phương tiện giao thông thô sơ,… nên việc kinh doanh không phải ai cũng làm được mà đòi hỏi phải là những người có thế lực, đ u óc tháo vát, quyết đoán và giám mạo hiểm. Đ c biệt, trong quan niệm cổ truyền của người Trung Quốc với tư duy nông bản, thương mạt , trọng nông, ức thương luôn xem thường, khinh rẻ nghề buôn bán. Chính vì thế, thương nghiệp ở Trung Quốc thời kỳ này chưa thực sự phát triển, chưa có tác động, ảnh hưởng lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội; nhưng sự hình thành của thương nghiệp, buôn bán đã tạo ra trong cơ cấu xã hội, giai cấp một t ng lớp mới. T ng lớp này ngày càng có thế lực, nhiều người kết giao với chư h u, công khanh, đại phu, có nhiều ảnh hưởng đối với đời sống chính trị đương thời và tìm cách leo lên tranh giành quyền lực với t ng lớp quý tộc cũ. Như vậy, inh tế Trung Quốc thời Xuân thu có bước phát triển mạnh mẽ; trong đó, nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu, thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng có bước phát triển đạt mức độ nhất định.
  • 31. 25 Về chính trị xã hội, trên cơ sở sự chuyển biến về lịch sử và sự phát triển về kinh tế đã dẫn đến sự biến động về chính trị xã hội ở thời kỳ Xuân thu, ảnh hưởng, chi phối đến việc hình thành tư tưởng đạo đức của Khổng Tử. Có thể khái quát sự biến đổi về chính trị xã hội trong xã hội Trung Quốc thời kỳ này ở một số m t sau: một là, sự phân hóa giai cấp và nạn tiếm ngôi việt vị ; hai là, các cuộc chiến tranh liên miên và ác liệt giữa các nước chư h u hòng tranh giành đất đai, quyền lực, làm bá chủ thiên hạ. Trước hết và rõ rệt nhất đó là sự phân hóa trong cơ cấu giai cấp thống trị - giai cấp mà tính cố kết, bền ch t của nó có ý nghĩa quyết định đến sự vững bền của chế độ. Nếu như thời Tây Chu, giai cấp thống trị ch bao gồm những quý tộc chủ nô, thiên tử, chư h u, công khanh, đại phu thì đến thời Xuân thu đã có sự thay đổi. Một số người trong đó bị sa sút và trở thành thứ dân, không còn giữ vai trò quan trọng trong xã hội. Nhưng có một số người do thay đổi quan niệm và cách thức cai trị nên vẫn giữ được vị trí của mình. Bên cạnh đó, chế độ sở hữu ruộng đất tư nhân đã dẫn đến sự ra đời của giai cấp quý tộc địa chủ trong xã hội, đấu tranh chống lại địa vị, lợi ích và xóa bỏ tàn dư của giai cấp quý tộc chủ nô. Ngoài ra, t ng lớp tự do vì giàu có, tài ba mà trở nên có thế lực bắt đ u chi phối xã hội theo cách của mình. Các giai cấp, t ng lớp này đều xuất hiện với tư cách là những địa chủ mới. Sự xuất hiện của giai cấp, t ng lớp mới này là đ u mối của mọi sự biến đổi và chuyển mình của xã hội Trung Quốc thời Xuân thu. Dưới thời Tây Chu, thiên tử nhà Chu cai trị thiên hạ theo chế độ phong h u kiến địa : Thiên tử phân phong đất đai, chức tước cho anh em, họ hàng và công th n làm chư h u để họ dựng nước và trị dân các nơi. Chư h u lại phân phong đất, chức tước cho các bậc đại phu, quý tộc. Chư h u cũng có nhà nước riêng, quân đội riêng, ngân khố riêng, nhưng tất cả đều phải th n ph c mệnh lệnh của Thiên tử (Doãn Chính, 2012, tr.233). Vì thế, chế độ phong h u kiến địa vừa có ý nghĩa về m t chính trị, vừa có ý nghĩa về m t
  • 32. 26 kinh tế và huyết thống, điều đó có tác d ng tích cực giúp nhà Chu tồn tại, hưng thịnh trong một thời gian dài. Nhưng đến thời Xuân thu, chế độ tông pháp nhà Chu hông còn được tôn nghiêm, các mối quan hệ về kinh tế, chính trị, quân sự giữa thiên tử và các nước chư h u ngày càng lỏng lẻo, những liên hệ về kinh tế trên cơ sở chiếm hữu ruộng đất tăng lên, huyết thống ngày càng xa, nhạt. Tình trạng đó được biểu hiện ra qua các tệ nạn tiếm ngôi việt vị . C thể, ở nước Lỗ các đại phu tiếm quyền vua chư h u công khai và lâu dài, nên Khổng Tử đã phải than r ng: Các món thuế của nước Lỗ chẳng vào kho thất của vua, lại lọt vào tay mấy nhà đại phu quyền thế đã năm đời vua rồi. Vào năm 6 9 trước Dương lịch, vua Văn công nước Lỗ mất. Công tử Xích được chọn lên ngôi, nhưng bị giết. Các công tử bèn lập ông Tuyên công. Nhưng Tuyên công ch lên ngôi cho có vị, quyền hành do ông uý Võ tử nắm giữ. Rồi đến những đời vua sau: Thành công, Tương công, Chiêu công, Định công đều bị họ Quý, họ Thúc và họ Mạnh lấn quyền, thu thuế của nhà vua cho vào tư thất mình). Tuy trong nước có vua, nhưng chính quyền nước Lỗ đã vào tay hàng đại phu bốn đời rồi. Trước hết là ông uí Võ tử lấn quyền vua, rồi truyền cho dòng họ mình: uý Điệu tử, uý ình tử, uý oàn tử; tất cả là bốn đời rồi . àng đại phu tiếm quyền, ít ai giữ được năm đời. Vì vậy cho nên thế lực của ba nhà đại phu Quý, Thúc, Mạnh là con cháu của vua oàn công, nay đến lúc suy vi (Đoàn Trung Còn dịch, 1950a, tr.261). Những biến đổi, rạn nứt trên đã làm cho vai trò của Thiên tử ch còn là hình thức, trên danh nghĩa, hữu danh vô thực, hông ai tôn trọng mệnh lệnh của nhà vua, nền chính trị rối ren, trật tự xã hội bị đảo lộn. Thiên tử không còn xét xử được những cuộc tranh chấp giữa các nước. Thời Tây Chu việc lễ, việc nhạc, việc chính trị, việc hình phạt do thiên tử đề ra và các nước chư h u phải
  • 33. 27 theo đó mà thực hiện. Nhưng đến thời Xuân thu, những việc đó h u như không còn do thiên tử sắp xếp, quyết định mà đều do chư h u, khanh, đại phu tùy ý, tự tiện nêu ra và thực hiện. Các lãnh chúa nhỏ và vừa xưa nay vẫn dựa vào quyền uy của Thiên tử giờ đây trở nên thất vọng. Như thế, c c diện chính trị xã hội ở Trung Quốc thời Xuân Thu đã thay đổi, triều đại nhà Chu đã suy s p. Nhân cơ hội này, nhiều nước đua nhau động binh, núp dưới danh nghĩa, chiêu bài hôi ph c chế độ tông pháp nhà Chu với khẩu hiệu tôn vương bài di , nhưng thực chất là để bảo vệ, khẳng định, mở rộng quyền lực chính trị, kinh tế… của mình, thôn tính các nước nhỏ, tranh giành địa vị bá chủ thiên hạ. Vì thế, xã hội luôn trong tình trạng chiến tranh thôn tính lẫn nhau liên miên giữa các nước chư h u. Về sau, ở một số nước chư h u lớn, t ng lớp công hanh, sĩ, đại phu cũng tranh giành lẫn nhau, thậm chí chia cắt đất đai của chư h u, mở rộng đất đai của mình, mở đ u thời kỳ các nước lớn tranh nhau bá quyền. Kết c c là các nước ở miền ơn Đông bị Tề thôn tính; các nước ở miền Tây Bắc (gồm cả căn cứ địa ngày trước của nhà Chu) bị T n thôn tính; các nước ở Hà Bắc, ơn Tây bị Tấn thôn tính; các nước ở miền Giang, Hán, Hoài, Nhữ bị Sở thôn tính. Những nước chưa bị thôn tính cũng rất suy nhược, nhưng ch vì ở vào thế hoãn xung giữa hai nước lớn nên được tạm thời giữ lại. Những lúc đó, các nước thường dùng một phương pháp hác để hòa bình giải quyết tham vọng đó là phương pháp triều sính và minh hội . Theo Doãn Chính 2 4 : Triều sính là nước lớn cưỡng bức nước nhỏ phải cống nạp sản vật cho mình. Minh hội là các nước lớn hội nghị với nhau để bàn cách giải quyết vấn đề cống nạp của các nước nhỏ. Vì thế, trong minh hội, cuộc đấu tranh để giành quyền minh chủ là rất kịch liệt, bởi lẽ được làm minh chủ thì có quyền bắt các nước nhỏ phải cống nạp, lệ thuộc vào mình. Ngay trong từng nước cũng luôn xảy ra những cuộc tranh giành đất đai, địa vị, quyền thế giữa những quý tộc với nhau. Chẳng hạn, vào năm 4 3
  • 34. 28 trước Công nguyên, ở nước Tấn có ba dòng họ là Hàn, Triệu, Ng y đã nổi lên phế bỏ vua Tấn, dựng lên ba nước Hàn, Triệu, Ng y tr.36 . Vì thế, thời Xuân thu tồn tại khoảng 242 năm nhưng đã xảy ra 483 cuộc chiến tranh lớn nhỏ. Chiến tranh triền miên, khốc liệt giữa các nước chư h u, các quý tộc đã tàn phá xã hội nghiêm trọng. Thứ nhất, chiến tranh dẫn đến sự diệt vong của hàng loạt các nước chư h u. Đ u thời Tây Chu có hàng ngàn nước, đến cuối thời Xuân thu ch còn hơn 1 nước và nước tương đối lớn, ch có 14 nước: T n, Tấn, Tề, Sở, Lỗ, Vệ, Yên, Tào, Tống, Tr n, Thái, Trịnh, Ngô, Việt. Trong đó, có những nước hùng mạnh nhất thời bấy giờ thay nhau làm bá thiên hạ là Tề, Tấn, T n, Sở, Tống, về sau có Ngô và Việt. Những quốc gia này hùng mạnh và làm minh chủ các nước khác là do các vua trị vì dùng cách cai trị theo chính sách bá đạo dựa trên sức mạnh bạo lực, hoàn toàn đối lập với cách cai trị của vương đạo lấy nhân nghĩa, lấy đức thu ph c người và chủ giáo hóa người (Doãn Chính, 2004, tr.243). Thứ hai, chiến tranh đã xô đẩy người dân đến cùng khổ, mất mát. Trong cuộc chiến tranh tàn khốc giành bá quyền giữa bọn thống trị các nước lớn, nhân dân nước lớn cũng như nhỏ đều phải chịu trăm bề khổ sở. Nước lớn đánh trận, nước nhỏ cũng phải cử binh tham gia. Trước áp lực đòi hỏi của cuộc chiến, người dân ngoài việc phải tham gia chiến trận còn phải gánh chịu sưu thuế, phu phen, lao dịch n ng nề. Không những thế, các lãnh chúa, quý tộc đã hông từ một thủ đoạn nào để chiếm đoạt ruộng đất, cưỡng bức, đàn áp dân lành. Nhân dân các nước nhỏ đã bị bọn thống trị nước mình bóc lột tàn nhẫn, lại còn phải cống nạp cho nước lớn. Theo Tử Sản: mỗi l n nước Trịnh nộp cống cho nước Tấn phải dùng đến một trăm xe chở vải l a và da thú , trăm xe thì phải nghìn người . Nếu cống nạp của các nước nhỏ hông theo đúng yêu c u của nước lớn thì đất nước sẽ bị giày xéo khủng khiếp. Nước nhỏ bị đánh thì giếng bị
  • 35. 29 lấp, cây cối bị ch t, mùa màng bị g t đi, xe ngựa bị cướp bóc, trai gái bị bắt làm nô lệ, nam làm th n, nữ làm thiếp . Lúc bấy giờ, nhân dân nghèo khổ, đói ém, buộc phải vay nợ của bọn quý tộc, nhà giàu cho vay n ng lãi nên đời sống bị hãm vào cảnh cùng cực. Thiên tai lại thường xuyên xảy ra làm cho đời sống nhân dân càng thêm khốn khổ, dân lưu vong, đồng ruộng bỏ hoang. Do đói rét, cực khổ, nạn trộm cướp nổi lên. Bọn thống trị lại tăng cường hình pháp làm cho đời sống nhân dân càng thêm nghẹt thở (Doãn Chính, 2004, tr.35-36). Thứ ba, việc các nước gây chiến tranh thôn tính lẫn nhau gây thảm họa chết chóc, cũng như các lãnh chúa bóc lột tàn khốc dân chúng không ch dẫn tới sự diệt vong của hàng loạt các nước chư h u nhỏ, mà còn thúc đẩy mâu thuẫn xã hội thời Xuân thu lên đến đ nh điểm, đưa chế độ chiếm hữu nô lệ lao nhanh đến giờ phút cáo chung. Đó cũng là logic, xu thế tất yếu của lịch sử. Có thể tóm tắt mấy mâu thuẫn chính nổi lên trong thời kỳ này là: Mâu thuẫn giữa t ng lớp quý tộc nhà Chu và giai cấp địa chủ mới với dân (những người nông dân, nông nô - những người này có nhu c u muốn được giải phóng khỏi sự áp bức, bóc lột của giới quý tộc). Mâu thuẫn giữa quý tộc cũ, bảo thủ muốn duy trì chế độ thống trị cũ với một bộ phận quý tộc mới muốn thực hiện cải cách để bảo vệ quyền lợi và sự thống trị của mình. Mâu thuẫn giữa quý tộc mới với quý tộc mới nh m tiêu diệt nhau để thiết lập quyền thống trị. Mâu thuẫn gay gắt trong giới quý tộc đã làm cho xã hội rối ren, trật tự xã hội bị đảo lộn. Người ta không ch cướp bóc về tiền của, mà cao hơn là cướp bóc, tranh giành nhau về địa vị, quyền lực và đất đai. Khổng Tử đã gọi đây là thời kỳ con người sống vô đạo, nhà vua không theo đúng đạo làm vua, bề tôi hông theo đúng đạo làm bề tôi, cha hông theo đúng đạo làm cha, con hông theo đúng đạo làm con.
  • 36. 30 Vì vậy, để đáp ứng nhu c u của thời đại nh m khắc ph c sự loạn lạc trong xã hội và làm cho đất nước không ngừng phát triển, nhiều học thuyết chính trị - xã hội đã ra đời. Tựu chung lại, có ba huynh hướng tư tưởng cơ bản: Một là, huynh hướng sử d ng biến pháp, yêu c u việc trị nước phải dựa vào pháp luật, từ đó hình thành nên trường phái Pháp gia; Hai là, khuynh hướng sử d ng đạo đức để cảm hóa con người, khẳng định sức mạnh đạo đức ưu việt hơn hình pháp, từ đó hình thành nên trường phái Nho gia; Ba là, huynh hướng xa rời thực tiễn đời sống xã hội, thu mình suy ngẫm về những vấn đề triết học, không khuyến khích hoạt động chính trị xã hội, theo chủ trương vô vi , từ đó hính thành nên trường phái Đạo gia. Vốn là người thuộc t ng lớp quý tộc, lớn lên trong cảnh loạn lạc, được chứng kiến cảnh tranh giành, cướp bóc lẫn nhau trong xã hội, luân thường đạo lý bị đảo lộn, Khổng Tử với tư cách là người sáng lập Nho gia rất chú trọng đến vấn đề đạo đức và giáo hóa đạo đức con người. Việc kêu gọi d ng đạo đức để cảm hóa con người, từ đó thiết lập sự thống trị xã hội, tiến tới xây dựng xã hội lý tưởng theo mô hình xã hội thời hoàng kim Nghiêu - Thuấn đã làm cho Nho giáo từ một học thuyết chính trị - xã hội sang một học thuyết chính trị - đạo đức đúng với nghĩa của từ. 1.1.2. Sự băng hoại về đạo đức trong xã hội Trung Quốc thời Xuân thu Cùng với sự biến đổi về lịch sử, kinh tế và chính trị xã hội, đạo đức trong xã hội Trung uốc thời Xuân thu cũng có sự băng hoại rõ rệt. Điều này được biểu hiện ở sự đảo lộn trong các mối quan hệ xã hội và sự suy đồi của các chuẩn mực đạo đức. Chính sự băng hoại về đạo đức luân lý trong xã hội thời kỳ Xuân thu đã thôi thúc Khổng Tử hình thành nên tư tưởng về đạo đức nh m giáo hóa con người, ổn định trật tự xã hội. Khổng Tử cho r ng, xã hội có năm mối quan hệ đạo đức cơ bản, gọi là ngũ luân, đó là quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè. Mỗi quan hệ có những tiêu chuẩn riêng cho từng đối tượng, như cha hiền, con
  • 37. 31 thảo, anh tốt em ngoan, chồng biết tình, vợ nghe lẽ phải, bề trên từ hiếu, bề dưới ính thuận, vua nhân từ, tôi trung thành. Các mối quan hệ này, nếu thực hiện đúng theo những tiêu chuẩn đó thì sẽ góp ph n duy trì trật tự xã hội. Tuy nhiên, thời Xuân thu, do chiến tranh triền miên, xã hội hỗn loạn nên tình trạng phi nhân tính, vô đạo đức nảy sinh, gia tăng trong quan hệ giữa người với người. ầu tiên là quan hệ vua - tôi: Ở thời kỳ này, uy quyền của nhà vua bị xem thường, bị bề tôi lấn át. Thất vọng về hành động này, Khổng Tử nói: Tang Võ Trọng chiếm lấy đất hường trong nước Lỗ mà yêu c u vua nước Lỗ để cho con cháu trong họ mình nối nhau mà cai trị đất ấy. Dẫu cho ông ấy nói r ng mình chẳng hiếp vua, thì ta cũng chẳng tin Đoàn Trung Còn dịch, 1950a, tr.205). Tang Võ Trọng làm chức đại phu nước Lỗ, được vua nước Lỗ phong ấp hường để hưởng huê lợi. Ông phạm tội với vua nước Lỗ, chạy trốn qua nước Châu. au đó, ông trở lại ấp hường, phái người đến xin lỗi vua nước Lỗ và xin vua nước Lỗ phong cho dòng họ mình ở đất hường. Việc lập người thừa kế, trông coi ấp hường là việc của vua, thế nhưng Tang Võ Trọng lại d ng phương pháp chiếm đất để đưa ra yêu sách đối với vua là không hợp đạo vua tôi. Tức là, Tang Võ Trọng bất chấp thủ đoạn để đạt m c đích thấp hèn của mình chính, vì thế Khổng Tử xem việc làm này là có tội. Không ch lấn át, khống chế nhà vua, thời kỳ này còn xuất hiện cảnh tôi giết vua. Trong sách Xuân thu tam truyện có ghi rất nhiều trường hợp tôi giết vua, như ở nước Vệ: Ngày mậu thân, vệ Châu Hu giết (thí) vua là Hoàn (Khổng Tử, 2002a, tr.70). Ở nước Tống: M a Xuân, vương, tháng giêng, ngày Mậu thân Tống Đốc giết vua là Dữ Di, c ng đại phu Khổng Phủ (Khổng Tử, 2002a, tr.118). Trong nước Sở: M a đông tháng 1 ngày Đinh M i, ở Thế tử là Thương Th n giết vua là uân (Khổng Tử, 2002c, tr.9). Ở nước Cử: Nước Cử giết vua là Thứ Kỳ (Khổng Tử, 2002c, tr.122). Trong nước Tấn: M a Thu, tháng 9, ngày Ất
  • 38. 32 Sửu, Tấn Triệu Thuẫn giết vua là Di Cao (Khổng Tử, 2002c, tr.140). Còn nhiều và rất nhiều trường hợp tôi giết vua khác. Nhìn chung, trong thời kỳ này vua chư h u bị coi thường, Thiên tử không còn uy quyền với các nước chư h u như trước nữa, quan hệ vua tôi bị đảo lộn. Quan hệ cha - con: Thời Xuân thu, quan hệ cha con cũng bị băng hoại, nhiều hiện tượng con giết cha xảy ra liên tiếp trong xã hội, như trong nước Sở: M a đông tháng 1 ngày Đinh Mùi, Sở Thế tử là Thương Th n giết vua là Quân (Khổng Tử, 2002c, tr.9); hay ở nước Sái: M a ạ, tháng tư, ái thế tử Ban giết vua là Cố (Khổng Tử, 2002d, tr.236). Xã hội Trung Quốc thời Xuân thu, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con . Vì quyền lợi, nhiều người đã quên đi bổn phận làm con, làm cha. Quan hệ vợ - chồng: Bên cạnh quan hệ cha con bị băng hoại, thời kỳ này quan hệ vợ - chồng không còn thủy chung, tốt đẹp như trước. Trong Tả Thị có ghi v vợ của Loan Hoàn Tử ở nước Tấn: Vợ là Loan Kì thông dâm với gia tể là Châu Tân (Khổng Tử, 2002d, tr.137). Ngay cả vua chư h u cũng làm những việc sai trái đạo đức: Trang Công vua Tề, thông dâm, lui tới nhà Thôi Tử luôn (Khổng Tử, 2002d, tr.168). Trang Công vì mê tửu sắc nên quan hệ bất chính với Khương Thị, mà Khương Thị là người của Thôi Trữ và cũng chính việc làm này đã dẫn đến cái chết của Tề Trang công. Tệ hại và đáng trách hơn là có người còn thông dâm với chính con dâu của mình, làm cho gia đình ly tán, cha con bất hoà dẫn đến việc tàn sát nhau như trong Tả Thị: Cảnh H u vua nước Sái, cho con là Thế Tử Ban lấy vợ ở Sở, rồi thông dâm. Thế Tử giết Cảnh H u (Khổng Tử, 2002d, tr.236). Quan hệ anh - em: Kết quả tình yêu của các c p vợ chồng là con cái l n lượt ra đời, giữa họ có mối quan hệ huyết thống với nhau đó là quan hệ anh chị em, nhưng thời kỳ này quan hệ anh chị em cũng bị băng hoại, có hông ít người coi trọng người ngoài, xem nhẹ tình thâm, chính vì thế mà anh em bất hoà, chia rẽ, hông quan tâm chăm sóc nhau như trước nữa. Nhiều
  • 39. 33 người, vì quyền lợi riêng tư mà anh em, huynh đệ tàn sát lẫn nhau không chút do dự như v : Thiên tử giết em là Nịnh Phu (Khổng Tử, 2002d, tr.236). Anh không bao bọc được em, em bỏ m c anh như v : Em Tr n h u tên là Hoàng, trốn chạy sang Sở (Khổng Tử, 2002d, tr.131). Em của vua phải chạy trốn sang Sở, đã chứng minh nhà vua bất lực không che chở nổi em của mình, về ph n Hoàng lẽ ra không nên bỏ đi để cho bọn vô đạo chuyên quyền ở nước Tr n, coi thường nhà vua, chia cắt anh em dòng họ của mình. Một trong những nguyên nhân gây ra cảnh anh em giết hại, đối xử với nhau thiếu tình thâm là tranh giành quyền lợi: Vua oàn công nước Tề giết em mình là công tử Củ Đoàn Trung Còn dịch, 1950a, tr.223). Công tử Củ vì tranh chấp kế vị ngôi vua với Tề Hoàn Công nên bị anh mình giết chết để diệt trừ hiểm họa; Nhìn chung, tình nghĩa anh em ở giai đoạn này bị chi phối bởi quyền lợi cá nhân rất lớn. Anh đuổi em ra khỏi quê hương, anh giết em để bảo vệ ngai vàng và còn nhiều lý do khác nữa chung quy cũng ch vì lợi ích cá nhân. Quan hệ bạn - bè: Thời Xuân thu, mối quan hệ bạn bè bị lệch lạc, biến tướng, ph n lớn họ quan hệ với nhau dựa trên sự giả dối, lợi d ng, vun vén cho sở thích và lợi ích đơn phương, làm mất lòng tin của nhau. Tất cả thực trạng trên đã hiến Tề Cảnh Công phải cay đắng thừa nhận: Vua hông ra vua, cha hông ra cha, con hông ra con; dẫu ta có lúa đ y kho, có chắc ngồi yên mà ăn được chăng? Đoàn Trung Còn dịch, 1950a, tr.189). Bên cạnh đó, thời Xuân thu, các chuẩn mực đạo đức như: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trung, hiếu, đễ,... cũng băng hoại, hông còn như trước nữa. Trước hết là sự băng hoại của đức nhân. Chữ nhân theo quan niệm của Khổng Tử mang một ý nghĩa hết sức rộng lớn, nó gắn bó ch t chẽ với lòng yêu thương con người, yêu thương vạn vật. Thế nhưng, trong thời Khổng Tử, nhân bị băng hoại tr m trọng. Nhân gồm nhiều đức tính như: Hiếu đễ, trung, tín, cung, khoan, mẫn, huệ, trí, dũng, trung thứ... nếu thiếu một trong những đức tính ấy sẽ trở thành bất nhân, vì tiêu chuẩn của nhân như vậy
  • 40. 34 nên thời Xuân thu, sự băng hoại của đức nhân khá phổ biến. Trong Kinh Thi, tập 1, ph n Nguy Phong, chương Thạc thử, trang 492 - 493 có viết: Chuột to hỡi! Chuột to kia hỡi! Nếp ta, đừng ăn tới nghe mày. a năm biết thói lâu nay. Xót thương chẳng chịu đói hoài đến ta. Nên đành phải đi xa mày đó. Đến đất kia thật rõ yên vui . Người dân vô cùng khốn khổ vì chế độ chính trị tham lam, tàn bạo, họ không chịu nổi cảnh bóc lột tàn khốc, nên từng bước rời bỏ quê hương tha phương c u thực. Oán hận quan lại tham tàn, nhân dân ví quan lại triều đình như con chuột, luôn đe doạ sự sống của mọi người. Ở inh hư, quan ph mẫu lẽ ra là người chăm sóc dân, lo cho dân, nhưng ngược lại, họ: Không làm theo điều thiện, đ t ra hình phạt, có năm ngược hình, gọi là pháp, giết dân vô tội (Khổng Tử, 2004, tr.361). Họ dồn dân vào bước đường cùng. Ở trong Lu n ng , thiên Tiên tấn, tiết 16, Khổng Tử nói: ọ Quí giàu hơn ông Châu công, thế mà trò C u (Nhiễm Hữu) lại làm gia th n thâu thuế bóp chẹn dân, chẳng qua là giúp của cho nhà giàu (tr.169). Ngày xưa, ông Châu công, em vua Võ vương là bậc thượng tướng trong thiên hạ, có công hai sáng nhà Chu, cho nên hưởng ph n giàu có là phải. Vào đời đức Khổng, họ Quí chẳng qua là một vị quan đại phu của một nước chư h u là nước Lỗ, thế mà giàu có hơn ông Châu công, đó là do sự bóp chẹn nhân dân. Thế mà ông Nhiễm Hữu lãnh ph n thu thuế cho họ Quý một cách gắt gao. Khổng Tử cho r ng đó là việc làm bất nhân, thất đức. Tiếp theo, tại thiên Dương Hoá, tiết 20 có viết: Ông Tể Ngã, đệ tử của Khổng Tử nói với Khổng Tử r ng: Cái tang ba năm mà con để cho cha mẹ), nên thâu lại một năm cũng là lâu rồi. Người quân tử trong hi cư tang ba năm ấy mà chẳng tập lễ, thì sự học lễ của mình ắt hư hỏng; trong ba năm ấy mà chẳng tập nhạc, thì tài âm nhạc của mình ắt l n mất. Vả lại, vừa trọn năm thì lúa cũ đã ăn hết rồi, lúa mới
  • 41. 35 đã g t xong, những thứ cây gi i để lấy lửa trong mỗi m a đã d ng qua hết rồi. Cho nên để tang giáp năm cũng được rồi . Đức Khổng Tử nói r ng: Trong hi chưa mãn tang ba năm mà ăn cơm gạo thơm thay vì gạo thô), m c áo gấm thay vì áo gai , thì ngươi có an lòng chăng? - An lòng - Nếu an lòng thì ngươi cứ làm đi. N y, người quân tử hi cư tang, dẫu ăn thức ngọt cũng chẳng biết mùi vị, dẫu nghe âm nhạc cũng chẳng vui, và người chẳng hề an lòng nơi chỗ mình ở. Cho nên chẳng làm theo lối của ngươi. Nay ngươi an lòng mà làm thì cứ làm . Ông Tể Ngã lui ra. Đức Khổng Tử than phiền với chư đệ tử r ng: Trò Dư Tể Ngã là người bất nhân. Người ta sanh ra, ngoài ba năm, cha mẹ mới hết ẵm bồng. Vậy, muốn tỏ lòng biết ơn, cái tang ba năm là tang thông thường của kẻ làm con. Về ph n trò Dư, có lẽ trò chẳng được cha mẹ yêu thương trong ba năm chớ gì? (tr.279, 281). Như vậy, theo Khổng Tử, ở đây bất nhân bao hàm bất hiếu. Đ c biệt, trong Xuân thu tam truyện, tập 4 có viết: M a thu, Tống công giết Thái tử là Toà (Khổng Tử, 2002d, tr.188). Vì nghe lời siểm nịnh của Y Lệ (Nội sư của Thái Tử), Tống công bắt giam Thái Tử Toà, khiến Thái Tử thắt cổ chết, sau đó vua biết là Thái Tử vô tội, mới cho luộc Y Lệ. Ở đây bất nhân bao hàm bất trí. Làm vua, làm cha khi nghe lời nói xấu về bề tôi, về con của mình, thì phải điều tra cho kỹ trước hi đưa ra quyết định. Nhà vua chưa tìm hiểu c n kẽ, vội cho bắt người và bức tử Thái Tử, đây là việc làm bất nhân, mất hết nhân tính. Tóm lại, thời Xuân thu đức nhân bị băng hoại, con người đối xử với nhau một cách tàn bạo. Họ chạy theo lợi ích cá nhân, sẵn sàng giết chết đồng loại, ngay cả người thân của mình. Chính vì vậy, xã hội trở nên loạn lạc, chiến tranh triền miên, con người khốn khổ. Không ch bất nhân, thời Xuân thu, con người sống bất nghĩa cũng rất nhiều. Trong Kinh Thi có nhiều bài thơ nói về sự băng hoại của nghĩa,
  • 42. 36 như Tiểu nhã có bài đề cập đến việc dối vua hại nước của quan Thái sư họ Doãn: Ngài chẳng đích thân coi chính trị. Lòng dân tin nay bị mất rồi. Ngài không hỏi đến xét soi. Dối lừa Thiên tử hãy thôi đi ngài Tạ Quang Phát dịch, 2004, tr.957). Nghĩa vua tôi không còn coi trọng, nghĩa quan dân cũng bị lu mờ khi Thiên tử nhà Chu u thác việc chính trị cho quan Thái sư họ Doãn, nhưng Thái sư hông trực tiếp điều hành, hông quan tâm chăm sóc đến dân, chính vì vậy lòng tin của dân vào Thái sư hông còn nữa. Việc làm của quan Thái sư họ Doãn không ch gây bất lợi cho dân mà còn dối gạt Thiên tử, hưởng bổng lộc của Thiên tử mà không làm việc đúng chức năng đã được giao. Đây là việc làm bất nghĩa, dối trên lừa dưới của đại bộ phận quan chức thời Xuân thu. Theo inh hư, bất nghĩa còn thể hiện ở chỗ dân không chịu nổi những hình phạt n ng nề nên dân biến đổi d n, dẫn đến khắp nơi nổi loạn, không còn giữ được trung tín, lật lọng với thề ước, ra oai tàn ngược, giết hại dân chúng, dân chúng vô tội tố cáo lên trên (Khổng Tử, 2004, tr.362). Thời Xuân thu, có nhiều hình phạt quá sức chịu đựng nên nhân dân nổi loạn. Như vậy, dân không làm tròn nghĩa bề tôi; ngược lại quan hông thương dân, vua hông yêu dân mà đ t ra nhiều hình phạt n ng nề, giết người hàng loạt, về ph n nhà vua cũng không làm tròn nghĩa đối với dân. Trong Lu n ng hiện tượng: Không phải tổ tiên mình mà mình cúng tế (Đoàn Trung Còn dịch, 1950a, tr.29 . Đây là cách nịnh hót người thân của người chết và đó cũng là việc làm bất nghĩa, vì người làm việc ấy muốn c u cạnh một việc gì đó có lợi cho họ và có thể gây bất lợi cho người khác. Những việc làm phi nghĩa còn thể hiện qua việc: Trọn ba ngày chẳng lâm triều (Đoàn Trung Còn dịch, 1950a, tr.287). Đó là thời gian khi Khổng Tử làm chức Tư hấu kiêm Tể tướng, giúp cho nước Lỗ rất cường thịnh. Nước Tề ở giáp ranh, lo sợ oai thể của Ngài, nên đã d ng mỹ nhân kế. Vua quan nước Tề đưa t ng vua Định công nước Lỗ một bọn 80 mỹ nữ. Ông Quí Hoàng tử thay m t
  • 43. 37 vua nước Lỗ thâu nhận. Trọn ba ngày, vua quan nước Lỗ vui say với bọn nữ nhạc chẳng chịu lâm triều. Lâm triều là để nhà vua và các quan trong triều bàn luận và quyết định những chuyện quốc gia đại sự, vậy mà ba ngày trôi qua nhà vua và quan lại bỏ bê việc nước chạy theo những trò giải trí vô bổ, hại dân, hại nước. Về phía nhà vua, không làm tròn nghĩa vua tôi (không lo cái lo của dân), còn các quan trong triều, không làm tròn nghĩa của bề tôi hông ngăn cản việc làm hông đúng của nhà vua). Việc nên làm, vua quan nước Lỗ không làm, việc hông nên làm vua quan nước Lỗ lại làm, đó là hành vi bất nghĩa vì theo Khổng Tử: Nghĩa là việc nên làm hay điều ta phải làm theo đúng đạo lý và bổn phận Đoàn Trung Còn dịch, 1950a, tr.409). Trong Xuân thu tam truyện, tập 5 có viết: M a hạ, tháng tư, ngày Đinh Tị, vua Sở là Kiền, lập mưu d vua Sái là Ban, tới đất Thân giết đi Khổng Tử, 2002e, tr.5). Vua nước Sở ở đất Thân đ t tiệc mời Sái h u, đợi vua Sái say, bắt giết đi và hành hình thêm 7 người tuỳ tùng nữa. Đây là hành động bất nghĩa vì d ng mưu hiểm ác để giết người, mà lại giết hàng loạt. Nhìn chung, thời Xuân thu, đức nghĩa bị băng hoại, vua bỏ bê phận sự của mình đối với bề tôi, người trên không làm tròn nhiệm v của mình đối với kẻ dưới; bề tôi thì không thờ vua, con không thờ cha,... xảy ra h ng ngày. Không ch có sự băng hoại của nhân và nghĩa, thời Xuân thu, còn có sự băng hoại tr m trọng của lễ. Điều này được đề cập rất nhiều qua các kinh truyện như, inh hi, inh hư, u n ng , Xuân thu tam truyện,... Trong Kinh Thi, ph n Tiểu nhã, bài thứ 2 , chương 3 có nói: Tại sao thế hởi Trời cao rộng? Chẳng được tin lời đúng pháp quy. Cứ hành sự như đương thì. Đến đâu cho được, mong gì ô hay! Trăm quân tử các ngài quan lại. Mỗi người cung kính lấy thân mình. Vua tôi sao chẳng kiêng tình? Tức là trên dưới chẳng kinh sợ trời (Tạ Quang Phát dịch, 1992, tr.1014).