SlideShare a Scribd company logo
1 of 13
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG
..............
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI 2 : NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI VÀ TÍNH CHẤT CỦA TÔN GIÁO.
NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI GIAN QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Giảng viên hướng dẩn: Đoàn Thị Như Thủy
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Như Ý
Mã sinh viên: 2057010077
Lớp học: 20TA2
Đà Nẵng, ngày 14 tháng 4 năm 2022
BÀI LÀM
A. Nội dung lí thuyết:
I. Khái niệm, bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo
II.Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
III.Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam
IV. Kết luận
B. Cụ Thể:
I. Khái niệm, bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo
- Khái niệm:
+Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hư
ảo hiện thực khách quan; thông qua sự phản ánh đó, các lực lượng tự nhiên và xã
hội trở thành siêu nhiên, thần bí.
+Theo Ph.Ăngghen: "… tất cả một tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào
trong đầu, óc của con người của những lực lượng ở bên ngoài chi phối sống hàng
ngày của họ; chỉ sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế mang hình thức
những lực lượng siêu trần thế".
- Khái quáttình hình tôn giáotrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
+ Thứ nhất, bản chất của tôn giáo.
• Chỉ rõ bản chất của tôn giáo, chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng: Tôn giáo là
một hiện tượng xã hội - văn hoá do con người sáng tạo ra. Con người sáng tạo ra tôn
giáo vì mục đích, lợi ích của họ, phản ánh những ước mơ, nguyện vọng, suy nghĩ
của họ
• Về phương diện thế giới quan, các tôn giáo mang thể giới quan duy tâm. Mặc dù
có sự khác biệt về thể giới quan của chủ nghĩa Mác - Lênin (duy vật biện chứng,
khoa học), nhưng những người cộng sản với lập trường mác xít không bao giờ có
thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân;
ngược lại, luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của
nhân dân. Trong những điều kiện cụ thể của xã hội,những người cộng sản và những
người có tín ngưỡng tôn giáo có thể cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn ở
thể giới hiện thực, xã hội ẩy chính là xã hội mà quần chúng tín đồ cũng từng mơ
ước và phản ánh nó qua một số tôn giáo.
+ Thứ hai, nguồn gốc của tôn giáo.
• Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội: Trong xã hội công xã nguyên thủy, do thiên
nhiên tác động và chi phối khiến cho con người không giải thích được, nên con
người đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực thần bí. Nhưng khi xuất hiện
nạn áp bức, giai cấp ra đời, những nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ bị bóc lột, bần
cùng,... Họ bị cầm tù trong hiện thực nên họ tìm đến sự giải thoát về mặt tư tưởng.
Họ tin tưởng có một lực lượng siêu nhiên, một thế giới nào đó không có áp bức và
đấu tranh mà chỉ có sự bình yên, tự do, hạnh phúc. Vì thế, tôn giáo ra đời.
• Nguồn gốc nhận thức: Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con
người về tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình là có giới hạn. Khi mà khoảng
cách giữa "biết" và "chưa biết" vẫn tồn tại, khi những điều kiện khoa học chưa giải
thích được, thì điều đó thường được giải thích thông qua lăng kính các tôn giáo.
Thực chất nguồn gốc nhận thức của tôn giáo chính là sự tuyệt đối hóa, sự cường
điệu mặt chủ thể các nhận thức của con người, biến cái nội dung khách quan thành
cái siêu nhiên, thần thánh.
• Nguồn gốc tâm lý: Tâm lý con người có muôn vàn cung bậc cảm xúc khác nhau.
Là con người thì đều có hỉ, nộ, ái, ố rất đa dạng. Có thể là sự sợ hãi, lo lắng, đau
khổ (trước thiên tai, thảm họa, bệnh tật, dịch bệnh,...), là sự hạnh phúc, vui vẻ (như
tìm được tình yêu đíchthực, cưới xin, tìm kiếm sự bình yên), thậm chí là sự tích cực
như lòng biết ơn cũng có thể dẫn dắt conngười đến với tôn giáo (như thờ các anh
hùng dân tộc,...).
+ Thứ ba, tính chất của tôn giáo.
• Tính lịch sử: Con người sáng tạo ra tôn giáo. Mặc dù nó còntồn tại lâu dài, nhưng
nó chỉ là một phạm trù lịch sử. Tôngiáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu
tượng của con người đạt tới mức độ nhất định.
Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử. Trong từng giai đoạn lịch sử, tôn giáo có sự biến
đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó. Thời đại thay đổi,
tôn giáo cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo.
Đến một giai đoạn lịch sử nhất định, khi conngười nhận thức được bản chất các
hiện tượng tự nhiên, xã hội, khi con người làm chủ được tự nhiên, xã hội, làm chủ
được bản thân mình và xây dựng được niềm tin cho mỗi conngười thì tôn giáo sẽ
không còn.
• Tính quần chúng: Tôngiáo là nơi sinh hoặt văn hóa, tinh thần của một số bộ phận
quần chúng nhân dân lao động. Hiện nay, số lượng tín đồ của các tôn giáo chiếm tỷ
lệ khá cao trong dân số thế giới.
Tuy tôn giáo phản ánh hạnh phúc hư ảo, song nó phản ánh khát vọng của những con
người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bát ái … Bởi vì, tôn giáo thường có
tính nhân văn, nhân đạo hướng thiện. Vì vậy, cònnhiều người ở trong các tầng lớp
khác nhau của xã hội.
• Tính chính trị: Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chi giai
cấp, các giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi íchcủa mình.
Trong nội bộ tôn giáo, cuộc đấu tranh giữa các dòng, hệ, phái nhiều khi cũng mang
tính chính trị. Trong những cuộc đấu tranh ý thức hệ, thì tôn giáo thường là một bộ
phận của đấu tranh giai cấp.
Ngày nay, tôn giáo đang có chiều hướng phát triển, đa dạng, phức tạp không chỉ ở
quốc gia mà còn cả phạm vi quốc tế. Đó là sự xuất hiện các tổ chức quốc tế của tôn
giáo với thế lực lớn đã tác động đến nhiều mặt, trong đó có chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội. Vì vậy, cần nhận thức rõ: đa số quần chúng đến với tôn giáo nhằm thõa
mãn nhu cầu tinh thần; song trên thực tế đã và đang bị các thế lực chính trị – xã hội
lợi dụng để thực hiện mục đíchngoài tôn giáo của họ.
II. Nguyên nhân sự tồn tại của tôn giáo và nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn
giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
1 Nguyên nhân:
Vì sao trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tôn giáo vẫn tồn tại ?
Xuất phát từ bản chất mang cả hai phương diện xã hội và giai cấp như đã trình bày
ở trên, tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như trong thời kỳ
đầu của chủ nghĩa xã hội vẫn sẽ tồn tại, bởi nó vẫn chưa mất hết những giá trị tích
cực cũng như vẫn còn có những nền tảng để tiếp tục tồn tại.
1. Nguyên nhân nhận thức:
- Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, trình độ nhận thức, trình độ dân trí của
nhân dân đã có những tiến bộ nhất định, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, vì thế, nhân
dân chưa nhận thức được hoặc nhận thức chưa đầy đủ các hiện tượng diễn ra trong
tự nhiên và trong xã hội. Sự hạn chế đó làm cho nhân dân dễ đến với tín ngưỡng tôn
giáo.
- Hiện nay, nhân loại đạt được những thành tựu lớn lao về khoa học và công nghệ,
nhất là những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công
nghệ vật liệu mới... đã giúp conngười có thêm những khả năng để nâng nhận thức
và vai trò làm chủ tự nhiên, xã hội của mình lên một tầm cao mới. Song, hiện thực
khách quan là vô cùng, vô tận, tồn tại đa dạng và phong phú, còn đặt ra nhiều vấn
đề mà hiện tại khoa học chưa thể làm rõ. Những sức mạnh tự phát của tự nhiên, xã
hội đôikhi rất nghiêm trọng vẫn tác động và chi phốiđời sống conngười. Do đó,
tâm lý sợ hãi, trông chờ, nhờ cậy và tin tưởng vào thánh, thần, Phật... vẫn còn tồn
tại trong ý thức của nhiều người.
2. Nguyên nhân kinh tế:
- Kinh tế là một vấn đề nhạy cảm, là xương sống của mỗi quốc gia. Sự phát triển
hay tụt hậu của một nền kinh tế theo bất kì xu hướng nào đều ảnh hưởng sâu sắc tới
đời sống của conngười. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, nhất là giai đoạnđầu của
thời kì quá độ vẫn còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Con
người luôn phải chịu sự chi phốicủa những qui luật kinh tế khách quan đó. Đặc biệt
trong thời kì này còn nhiều thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với
những lợi ích khác nhau giữa các giai cấp, tầng lớp... vẫn là một thực tế; trong nền
kinh tế đó, con người vẫn chịu sự tác động chi phối bởi các yếu tố tất nhiên, ngẫu
nhiên, may rủi …Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân chưa cao. Điều đó, làm
cho conngười vẫn tin vào lực lượng siêu nhiên, cầu xin công việc làm ăn gặp nhiều
may mắn.
3. Nguyên nhân tâm lý:
- Tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử nhân loại, ăn sâu vào tiềm thức của nhiều
người dân. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất. Những niềm tin tôn
giáo ảnh hưởng sâu đậm trong nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận nhân dân qua
nhiều thế hệ đã trở thành một kiểu sinh hoạt văn hoá tinh thần không thể thiếu được
của cuộc sống. Vì thế, dù hiện nay nhân loại đã và đang có những biến đổilớn lao
về kinh tế - xã hội nhưng tín ngưỡng, tôn giáo vẫn còn tồn tại bởi những lí do đó.
4. Nguyên nhân chính trị - xã hội
Trong chủ nghĩa xã hội, nhất là giai đoạn đầu củathời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội đang diễn ra ở nước ta, xét về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, văn hóa, chính
trị, tinh thần... vẫn còn mang nặng dấu vết của xã hội cũ. Do đó vẫn còncơ sở để tín
ngưỡng, tôn giáo còn tồn tại. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu
tranh giai cấp, đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa cái lạc hậu với cái tiến bộ trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội vẫn đang diễn ra rất gay go, quyết liệt, dưới
nhiều hình thức vô cùng phức tạp; trong đó, các thế lực phản động vẫn tìm mọi cách
nuôi dưỡng và lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho mưu đồ chính trị của chúng. Đây là
điều kiện cho tôn giáo còntồn tại. Các tổ chức và chức sắc tôn giáo đang ra sức
hoạt động tuyên truyền, tìm cáchlôi kéo tín đồ để duy trì sự tồn tại của tôn giáo.
Tôn giáo đã tồn tại trong xã hội suốthàng ngàn năm, và đã ăn sâu bám chặt vào nếp
sống, nếp nghĩ của conngười. Bởi vậy không dễ dàng gì mà ngay trong thời gian
ngắn có thể loại bỏ tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội. Ngày nay, chiến tranh hạt nhân
hủy diệt có khả năng bị đẩy lùi, nhưng những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột dân
tộc, sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, bạo loạn... cònxảy ra ở nhiều nơi. Nỗi lo sợ về
chiến tranh, bệnh tật, đóinghèo... cùng với những mối đe dọakhác là điều kiện
thuận lợi cho tôn giáo tồn tại. Những hạn chế, yếu kém của Đảng Cộng sản và Nhà
nước xã hội chủ nghĩa trongtổ chức, quản lý quá trình xây dựng xã hội mới; sự suy
thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức của một bộ phận cán bộ đảng viên gắn với tệ
quan liêu, tham nhũng và cáchiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội nảy sinh nhưng
chậm được khắc phục; công bằng xã hội cũng như quyền làm chủ của nhân dân bị
vi phạm... làm cho niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, với chế độ bị suy
giảm. Chính điều này cũng là cơ sở để nhân dân dễ đến với tín ngưỡng, tôn giáo.
5. Nguyên nhân văn hóa
- Văn hóa dân tộc phát triển, gắn bó mật thiết với bề dày lịch sử của mỗi quốc gia.
Đa số tín ngưỡng, tôn giáo đều gắn với sinh hoạt văn hoá của nhân dân. Do vậy,
việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đòi hỏi phải bảo tồn tôn giáo ở
những mức độ nhất định. Mỗi một loại hình tôn giáo đều có những nét văn hóa đặc
trưng như nhà thờ, chùa, đình,...tất cả đã góp phần làm cho văn hóa dân tộc đặc sắc
hơn. Mặt khác, tín ngưỡng, tôn giáo có liên quan đến tình cảm, tư tưởng của một bộ
phận dân cư. Vì vậy, sự tồn tại của tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa như là
một hiện tượng khách quan.
Nói tóm lại, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như giai đoạn đầu của
chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn sẽ tồn tại, bởi cả những nguyên nhân khách quan
lẫnnhững nguyên nhân chủ quan. Sự tồn tại này không có gì là vô lý bởi tôn giáo là
một hình thái ý thức xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng, tuy phải chịu sự chi phối
và quyết định của cơ sở hạ tầng, nhưng bản thân nó vẫn có sự độc lập tương đối; do
đó, dù đứng trước những biến đổi to lớn của đời sống kinh tế, chính trị, xã
hội...trong bước nhảy vọt từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn
không bị triệt tiêu ngay lập tức, mà chỉ " dần mất đi ảnh hưởng của nó đối với ý
thức xã hội ", và " chỉ trong xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển thì tôn giáo mới có
thể hoàn toàn biến mất và hoàn toàn bị xoá bỏ khỏi đời sống con người ".
2. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn còntồn tại, tuy đã có sự
biến đổitrên nhiều mặt. Vì vậy, khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần đảm bảo các
nguyên tắc sau:
- Thứnhất, tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của
nhân dân.
+ Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao,đấng
thiêng liêng nào đó mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng. Do đó,tựdo tín
ngưỡng và tự do không tín ngưỡng thuộc quyền tự do tư tưởng của nhân dân. Quyền
này nói lên rằng việc theo đạo đổiđạo, hay không theo đạo là thuộc quyền tự do lựa
chọn của mỗi người dân, không một cá nhân, tổ chức nào, kể cả những chức sắc tôn
giáo, tổ chức hội giáo…được quyền can thiệp vào sự lựa chọn này. Mọi hành vi
cấm đoán, ngăn cản tự do theo đạo, đổi đạo, bỏ đạo hay đe dọa, bắt buộc người dân
phải theo đạo đều xâm phạm đến quyền tự do tư tưởng của họ. Ví dụ: người chồng
ép vợ mình đổi từ đạo Thiên Chúa sang đạo Phật để giống với gia đình, dòng họ nhà
chồng; hành vi này vi phạm Điều 24 Hiến pháp 2013 và Luật Hôn nhân và Gia đình
"quyền Bình đẳng Hôn nhân Và Gia đình trong quan hệ nhân thân".
+ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng cũng chính là tôn trọng quyền con người, thể
hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
không can thiệp và không cho bất cứ ai can thiệp, xâm phạm đến quyền tự do tín
ngưỡng, quyền lựa chọn theo hay không theo tôn giáo của nhân dân. Các tôn giáo
và hoạt động tôn giáo bình thường, các cơ sở thờ tự, các các phương tiện phục vụ
nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của người dân được nhà nước Xã hội chủ nghĩa
tôn trọng và bảo hộ. Ví dụ: Nhà nước Việt Nam cho phép các nhà thờ, giáo xứ đạo
Thiên Chúa hằng tuần tổ chức các buổiđọc Kinh thánh, nghe giảng và xem những
tiết mục liên quan đến Thiên Chúa giáo.
- Thứhai, khắc phụcdần những ảnhhưởng tiêu cực của tôn giáo phảigắn liền với
quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
+ Nguyên tắc này để khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ hướng vào việc giải
quyết những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đốivới quần chúng nhân dân mà
không chủ trương can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo. Ví dụ:Việt Nam
bài trừ các "tà đạo", các giáo hội không được Nhà nước cho phép như Hội Thánh
Đức Chúa Trời tại thành phố Hồ Chí Minh; trừng phạt những người mạo danh là
các mục sư đi lang thang ngoài đường hòng trục lợi từ lòng tin,lòng hướng Phật của
người dân.
+ Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng, muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần
phải thay đổibản thân tồn tại xã hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng này sinh trong tư tưởng
con người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy. Điều cần thiết trước hết là
phải xác lập được một thế giới hiện thực không có áp bức, bất công, nghèo đóivà
thất học…cũngnhư những tệ nạn nảy sinh trong xã hội. Đó là một quá trình lâu dài,
và không thể thực hiện được nếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội
mới. Ví dụ: Việt Nam hiện nay đi trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội - một
xã hội "dân giàu, nước mạnh, công bằng, bình đẳng,văn minh", thực hiện tiêu chí đó
để người dân sẽ bỏ đi những ảo tưởng, những tư tưởng xa vời, tiêu cực, cực đoan
như minh hôn trong các gia đình nhà giàu có con, cháu chưa lập gia đình mà mất
sớm.
- Thứba, phân biệt hai mặtchính trị và tư tưởng của tôn giáo trong quá trình giải
quyết vấn đề tôn giáo.
+ Trong xã hội công xã nguyên thủy, tín ngưỡng, tôn giáo chỉ biểu hiện thuần túy về
tư tưởng. Nhưng khi xã hội đã xuất hiện giai cấp thì dấu ấn giai cấp chính trị ít
nhiều đều in rõ trong các tôn giáo. Từ đó, hai mặt chính trị và tư tưởng thường thể
hiện và có mối quan hệ với nhau trong vấn đề tôn giáo và bản thân mỗi tôn giáo. Ví
dụ: trong xã hội chiếm hữu nô lệ, những tầng lớp, giai cấp nô lệ bị áp bức, bóc lột,
bần cùng nặng nề bởi chủ nô (chính trị), vì thế họ tin tưởng rằng có một thế lực siêu
trần thế có thể cứu giúp họ và cho họ tự do, hạnh phúc (tư tưởng).
+ Mặt chính trị phản ánh mối quan hệ giữa tiến bộ và phản tiến bộ, phản ánh mâu
thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế chính trị giữa các giai cấp, mâu thuẫn giữa những
thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng với lợi ích nhân dân lao
động. Mặt tư tưởng biểu hiện sự khác nhau về niềm tin,mức độ tin tưởng giữa
những người có tín ngưỡng tôn giáo và những người không theo tôn giáo, cũng như
những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau,phản ánh mâu thuẫn không mang
tính đốikháng. Ví dụ: Thực dân Pháp đã sử dụng tôn giáo để đàn áp phong trào đấu
tranh của nhân dân ta: “các sứgiả của Chúa nộp những người An Nam yêu nước
cho bọnchiến thắng đem lên máy chém hay giá treo cổ”. Trái lại, trong Kinh thánh
của đạo Thiên Chúa đã truyền lại rằng: Mọi con người được tạo nên theo hình ảnh
của Chúa và được ban quyền làm chủ vũ trụ, làm chủ thế giới.
+ Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo thực chất
là phân biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân
tôn giáo và trong vấn đề tôn giáo. Sự phân biệt này, trong thực tế không đơn giản,
bởi lẽ, trong đời sống xã hội, hiện tượng nhiều khi phản ánh sai lệch bản chất, mà
vấn đề chính trị và tư tưởng trong tôn giáo thường đan xen vào nhau. Mặt khác,
trong xã hội có đối kháng giai cấp, tôn giáo thường bị yếu tố chính trị chi phối rất
sâu sắc, nên khó nhận biết vấn đề chính trị hay tư tưởng thuần tuý trong tôn giáo.
Việc phân biệt hai mặt này là cần thiết nhằm tránh khuynh hướng cực đoan trong
quá trình quản lý, ứng xử những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Ví dụ:
người dân Việt Nam cảm thấy ăn thịt bò là chuyện bìnhthường, nhưng ở Hồi giáo,
họ tôn sùng conbò, bắt những người theo đạo Hồi không được ăn thịt bò
- Cuối cùng, quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.
Tôn giáo không phải là một hiện tượng xã hội bất biến, ngược lại, nó luôn luôn vận
động và biến đổi không ngừng tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế -xã hội - lịch
sử cụ thể. Mỗi tôn giáo đều có lịch sử hình thành, có quá trình tồn tại và phát triển
nhất định. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo
đối với đời sống xã hội không giống nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo
sĩ, giáo dân về những lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt. Vì vậy, cần
phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn
đề có liên quan đến tôn giáo và đốivới từng tôn giáo cụ thể. Ví dụ: Ở triều đại
phong kiến, Phật giáo được truyền vào Việt Nam để hình thành giá trị văn hóa chùa,
làng. Còn ngày nay, đạo Phật không chỉ giữ gìn văn hóa đền chùa mà còn tổ chức
rất nhiều buổitọa đàm giảng dạy, khóa tu, các lễ thiền, lễ phóng sanh, siêu độ cho
các vong linh mới qua đời,...
III. Vấn đề về tôn giáo ở Việt Nam:
1. Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo
- Có tất cả 15 loại loại tôn giáo riêng biệt theo phân loại của Chính Phủ trên nước ta
- Có trên 24 triệu người dân là tín đồ, con số này chiếm 27% dân số cả nước
- Hơn thế nưa, có khoảng 83.000 chức sức, 250.000 chức việc, 25.000 cơ sở thờ tự
và có đến 46 trường đào tạo chức sắc tôn giáo
2. Tín đồ tôn giáo ở Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lòng yêu nước,
tinh thần dân tộc
-Ta có thể thấy rằng, mỗi tôn giáo đều có những hạt nhân triết học hợp lý, có giá trị
nhân văn sâu sắc. Cụ thể như là:
 Đức “từ bi” của Phật Giáo
 Lòng “nhân nghĩa” của Đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo
 Tư tưởng “bác ái” của Đạo Ki-tô
 Truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng tự hào, tự tôn dân tộc
của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
- Hồ Chí Minh đã từng mượn những giá trị nhân văn sâu sắc của các tôn giáo để
dạy nhân dân Việt Nam rằng:
“ Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái.
Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi.
Khổng tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa ”
3. Lợi dụng tôn giáo vì lợi ích cá nhân
C.Mác từng đưa ra quan điểm: “Tôngiáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức,
là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những trật tự
không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.
Tại chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh), đã có những vụ việc tổ chức "giải oan
gia trái chủ", “chữa bệnh nhờ thỉnh vong”, "trả nợ cho vong" thu hàng trăm tỷ đồng.
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kết luận:
Việc tổ chức lễ "giải oan gia trái chủ", “chữa bệnh nhờ thỉnh vong”, "trả nợ cho
vong" bằng tiền hoặc lao động không công tại chùa là không đúng với nghi lễ Phật
giáo truyền thống, làm tổn thương đến thanh danh Giáo hội, đến Tăng đoàn.
4. Tôn giáo ở Việt Nam thường xuyên bị các thế lực phản động lợi dụng
- Xuất hiện những thế lực thù địch đi sâu tuyên truyền, gieo rắc tâm lý cho rằng, chủ
nghĩa xã hội không chấp nhận tôn giáo, xóa bỏ tôn giáo nhằm:
 Tạo ra khoảng cách, sự đối kháng giữa tôn giáo với đời sống hiện thực xã hội chủ
nghĩa
 Kích động tôn giáo chống lại Đảng, Nhà nước và sự nghiệp Cách mạng của Nhân
dân ta
- Cố gắng thực hiện âm mưu hình thành “Ủy ban liên tôn đấu tranh đòi quyền tự do
tôn giáo”, thành lập tổ chức “Liên tôn chống cộng”
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tôn giáo tất yếu đồng hành cùng dân tộc.
Ví dụ: Bạo động Tây Nguyên 2004
- Dưới sự kích động của các đối tượng chống đốilợi dụng dân tộc, bà con đồng bào
Tây Nguyên đã tụ tập đông người, kéo đến gây rối và phá hủy các trụ sở của cơ
quan công quyền, khiến cho đời sống chính trị bị đảo lộn
- Đây là sản phẩm trực tiếp của tổ chức phản động FULRO, cầm đầu bởi Ksor Kok
– đối tượng người dân tộc Gia Rai.
-Luận điệu được chúng sử dụng để kích động người dân là thành lập nhà nước Đề
ga độc lập, lấy Tây Nguyên về cho người Thượng
- Hầu hết những đồng bào dân tộc tham gia vụ này đều bị dụ dỗ, lôi kéo. "Họ bảo
chúng tôi đi, ra đó sẽ được cấp nhà ở, ai đi sớm sẽ được cấp nhà to ở mặt tiền, ai
muốn đi Mỹ thì sẽ có máy bay đưa đi
5. Tự do tôn giáo ở Việt Nam không được quốc tế công nhận
- Vẫn cònnhiều nước trên thế giới không hoàn toàn công nhận về những tôn giáo ở
Việt Nam. Đặc biệt trong đó có Mỹ
 Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế đưa ra năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn có
đánh giá sai trái rằng “Việt Nam tìm cách đàn áp tự do tôn giáo, đặc biệt nhắm vào
các nhóm tôn giáo không được chính quyền thừa nhận, dưới nhiều hình thức”.
 Ủy hội tự do tôn giáo quốc tế của Mỹ thậm chí cònkêu gọi Chính phủ Mỹ đưa
Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC)
để có biện pháp trừng phạt
6. Tôn giáo thời Co-vid
- Nhiều tôn giáo đã chủ động thực hiện các sinh hoạt tôn giáo trực tuyến trên các
mạng xã hội.
- Nhiều tổ chức tôn giáo còn tạm dừng các sinh hoạt tôn giáo truyền thống, không tổ
chức các lễ hội tôn giáo như thông lệ hằng năm.
- Bên cạnh đó, vẫn có một số chức sắc, tín đồ tôn giáo lại cố tình không chấp hành
quy định về phòng, chống dịch bệnh, một số người xuyên tạc về công tác phòng,
chống dịch bệnh là để hạn chế hoạt động tôn giáo.
IV. KẾT LUẬN:
Tóm lại, tôn giáo là một vấn đề tưởng chừng như vô cùng cũ kĩ, nhưng thực chất
nó luôn luôn mới mẻ . Cũng bởi vì tôn giáo nằm trong một bộ phận cấu thành nên
xã hội này nên cùng với sự thay đổi của loài người mà tôn giáo cũng có những sự
biến đổidù là về nội dung hay chỉ là về hình thức. Ở Việt Nam tôn giáo là một vấn
đề luôn được cập nhật thường xuyên bởi tôn giáo là sự phản ánh sự biến đổi của đất
nước, xã hội, nó cònphản ánh trình độ nhận thức của con người Việt Nam. Tôn
giáo, tín ngưỡng là hoạt động thường xuyên, liên tục của người dân Việt Nam, nó
có tầm vô cùng quan trọng trong đời sốngtinh thần của người dân. Vì thế, các
nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo
chủ nghĩa Mác - Lênin đã khắc họa rõ ràng tầm quan trọng của tôn giáo. Chúng ta
cần nhận thức rõ ràng, đa số quần chúng, tín đồ đến với tôn giáo nhằm thỏa mãn
nhu cầu tinh thần; song trên thực tế, tôn giáo đã và đang bị các thế lực chính trị - xã
hội lợi dụng thực hiện mục đíchngoài tôn giáo của họ. Nhân dân và tín độ Việt
Nam cần xác định rõ rệt những hành động lợi dụng tôn giáo này.

More Related Content

What's hot

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI nataliej4
 
Tieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac lenin
Tieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac leninTieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac lenin
Tieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac leninSang Tuấn
 
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaChương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóale hue
 
Bài 12 .sơ cấp chính trị
Bài 12 .sơ cấp chính trịBài 12 .sơ cấp chính trị
Bài 12 .sơ cấp chính trịOctieu Iumautrang
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTrần Đức Anh
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngDzaigia1988
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcmNgan Ha Le Hoang
 
Trò chơi tư tưởng hcm
Trò chơi tư tưởng hcmTrò chơi tư tưởng hcm
Trò chơi tư tưởng hcmCat Tuong
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhNgọc Hưng
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí MinhTư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí MinhNam Xuyen
 
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh nataliej4
 
Tư tưởng
Tư tưởngTư tưởng
Tư tưởngKatsu
 
Hồ Chí Minh và thanh niên (Khắc họa chân dung Hồ Chí Minh qua vấn đề thah niê...
Hồ Chí Minh và thanh niên (Khắc họa chân dung Hồ Chí Minh qua vấn đề thah niê...Hồ Chí Minh và thanh niên (Khắc họa chân dung Hồ Chí Minh qua vấn đề thah niê...
Hồ Chí Minh và thanh niên (Khắc họa chân dung Hồ Chí Minh qua vấn đề thah niê...Topica Artificial Intelligence Lab
 
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10Nam Cengroup
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaQuyên Nguyễn Tố
 
Tu tuong hcm ve van hoa dao duc xay dung xay dung con nguoi
Tu tuong hcm ve van hoa dao duc xay dung xay dung con nguoiTu tuong hcm ve van hoa dao duc xay dung xay dung con nguoi
Tu tuong hcm ve van hoa dao duc xay dung xay dung con nguoitrinhtien27a1
 
chống đi đôi với xây
chống đi đôi với xâychống đi đôi với xây
chống đi đôi với xâyhuynhchauthi
 

What's hot (20)

Tt hcm cmd moi
Tt hcm cmd moiTt hcm cmd moi
Tt hcm cmd moi
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
 
Chương viii
Chương viiiChương viii
Chương viii
 
Tieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac lenin
Tieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac leninTieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac lenin
Tieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac lenin
 
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaChương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
 
Bài 12 .sơ cấp chính trị
Bài 12 .sơ cấp chính trịBài 12 .sơ cấp chính trị
Bài 12 .sơ cấp chính trị
 
Bai tieu luan
Bai tieu luanBai tieu luan
Bai tieu luan
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
 
Trò chơi tư tưởng hcm
Trò chơi tư tưởng hcmTrò chơi tư tưởng hcm
Trò chơi tư tưởng hcm
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí MinhTư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
 
Tư tưởng
Tư tưởngTư tưởng
Tư tưởng
 
Hồ Chí Minh và thanh niên (Khắc họa chân dung Hồ Chí Minh qua vấn đề thah niê...
Hồ Chí Minh và thanh niên (Khắc họa chân dung Hồ Chí Minh qua vấn đề thah niê...Hồ Chí Minh và thanh niên (Khắc họa chân dung Hồ Chí Minh qua vấn đề thah niê...
Hồ Chí Minh và thanh niên (Khắc họa chân dung Hồ Chí Minh qua vấn đề thah niê...
 
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
 
Tu tuong hcm ve van hoa dao duc xay dung xay dung con nguoi
Tu tuong hcm ve van hoa dao duc xay dung xay dung con nguoiTu tuong hcm ve van hoa dao duc xay dung xay dung con nguoi
Tu tuong hcm ve van hoa dao duc xay dung xay dung con nguoi
 
chống đi đôi với xây
chống đi đôi với xâychống đi đôi với xây
chống đi đôi với xây
 

Similar to Xahoikhoahoc.tieuluan.docx

Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta
Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước taTiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta
Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước taluanvantrust
 
xung đột tôn giáo hoàn chỉnh.pptx
xung đột tôn giáo hoàn chỉnh.pptxxung đột tôn giáo hoàn chỉnh.pptx
xung đột tôn giáo hoàn chỉnh.pptxanhduy123713
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Man_Ebook
 
chủ-nghĩa-KHXH-phần-1b RR.docx
chủ-nghĩa-KHXH-phần-1b RR.docxchủ-nghĩa-KHXH-phần-1b RR.docx
chủ-nghĩa-KHXH-phần-1b RR.docxHongLcNguyn3
 
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...Sam Phuong
 
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ( XONG) (1) (1).pptx
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ( XONG) (1) (1).pptxCHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ( XONG) (1) (1).pptx
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ( XONG) (1) (1).pptxTTrang19
 
Chuong 13
Chuong 13Chuong 13
Chuong 13ctt
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7Quang Huy
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
nhom4 (1).pptxwjwksjjsnsnwnensndjsjemmees
nhom4 (1).pptxwjwksjjsnsnwnensndjsjemmeesnhom4 (1).pptxwjwksjjsnsnwnensndjsjemmees
nhom4 (1).pptxwjwksjjsnsnwnensndjsjemmeeshauphung927
 
vấn đề tôn giáo của Thiên chúa giáo và Hội thánh đức chúa trời
vấn đề tôn giáo của Thiên chúa giáo và Hội thánh đức chúa trờivấn đề tôn giáo của Thiên chúa giáo và Hội thánh đức chúa trời
vấn đề tôn giáo của Thiên chúa giáo và Hội thánh đức chúa trờiThHi12
 
giáo án giảng bài gia đình
giáo án giảng bài gia đìnhgiáo án giảng bài gia đình
giáo án giảng bài gia đìnhTrung Dũng Hoàng
 
On tap mon chinh tri
On tap mon chinh triOn tap mon chinh tri
On tap mon chinh tripucca_dn
 
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên MớiNền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên MớiCelestial Light
 

Similar to Xahoikhoahoc.tieuluan.docx (20)

Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta
Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước taTiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta
Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta
 
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ TÔN GIÁO, HAY
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ TÔN GIÁO, HAYBÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ TÔN GIÁO, HAY
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ TÔN GIÁO, HAY
 
xung đột tôn giáo hoàn chỉnh.pptx
xung đột tôn giáo hoàn chỉnh.pptxxung đột tôn giáo hoàn chỉnh.pptx
xung đột tôn giáo hoàn chỉnh.pptx
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂM
 
7771
77717771
7771
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
 
chủ-nghĩa-KHXH-phần-1b RR.docx
chủ-nghĩa-KHXH-phần-1b RR.docxchủ-nghĩa-KHXH-phần-1b RR.docx
chủ-nghĩa-KHXH-phần-1b RR.docx
 
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
 
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ( XONG) (1) (1).pptx
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ( XONG) (1) (1).pptxCHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ( XONG) (1) (1).pptx
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ( XONG) (1) (1).pptx
 
Chuong 13
Chuong 13Chuong 13
Chuong 13
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
 
nhom4 (1).pptxwjwksjjsnsnwnensndjsjemmees
nhom4 (1).pptxwjwksjjsnsnwnensndjsjemmeesnhom4 (1).pptxwjwksjjsnsnwnensndjsjemmees
nhom4 (1).pptxwjwksjjsnsnwnensndjsjemmees
 
vấn đề tôn giáo của Thiên chúa giáo và Hội thánh đức chúa trời
vấn đề tôn giáo của Thiên chúa giáo và Hội thánh đức chúa trờivấn đề tôn giáo của Thiên chúa giáo và Hội thánh đức chúa trời
vấn đề tôn giáo của Thiên chúa giáo và Hội thánh đức chúa trời
 
giáo án giảng bài gia đình
giáo án giảng bài gia đìnhgiáo án giảng bài gia đình
giáo án giảng bài gia đình
 
Tu tuong
Tu tuongTu tuong
Tu tuong
 
On tap mon chinh tri
On tap mon chinh triOn tap mon chinh tri
On tap mon chinh tri
 
Tu tuong hcm
Tu tuong hcmTu tuong hcm
Tu tuong hcm
 
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên MớiNền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
 

Xahoikhoahoc.tieuluan.docx

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG .............. TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI 2 : NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI VÀ TÍNH CHẤT CỦA TÔN GIÁO. NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI GIAN QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Giảng viên hướng dẩn: Đoàn Thị Như Thủy Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Như Ý Mã sinh viên: 2057010077 Lớp học: 20TA2 Đà Nẵng, ngày 14 tháng 4 năm 2022
  • 2. BÀI LÀM A. Nội dung lí thuyết: I. Khái niệm, bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo II.Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội III.Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam IV. Kết luận B. Cụ Thể: I. Khái niệm, bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo - Khái niệm: +Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan; thông qua sự phản ánh đó, các lực lượng tự nhiên và xã hội trở thành siêu nhiên, thần bí. +Theo Ph.Ăngghen: "… tất cả một tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu, óc của con người của những lực lượng ở bên ngoài chi phối sống hàng ngày của họ; chỉ sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế mang hình thức những lực lượng siêu trần thế". - Khái quáttình hình tôn giáotrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: + Thứ nhất, bản chất của tôn giáo. • Chỉ rõ bản chất của tôn giáo, chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng: Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hoá do con người sáng tạo ra. Con người sáng tạo ra tôn giáo vì mục đích, lợi ích của họ, phản ánh những ước mơ, nguyện vọng, suy nghĩ của họ
  • 3. • Về phương diện thế giới quan, các tôn giáo mang thể giới quan duy tâm. Mặc dù có sự khác biệt về thể giới quan của chủ nghĩa Mác - Lênin (duy vật biện chứng, khoa học), nhưng những người cộng sản với lập trường mác xít không bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; ngược lại, luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của nhân dân. Trong những điều kiện cụ thể của xã hội,những người cộng sản và những người có tín ngưỡng tôn giáo có thể cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn ở thể giới hiện thực, xã hội ẩy chính là xã hội mà quần chúng tín đồ cũng từng mơ ước và phản ánh nó qua một số tôn giáo. + Thứ hai, nguồn gốc của tôn giáo. • Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội: Trong xã hội công xã nguyên thủy, do thiên nhiên tác động và chi phối khiến cho con người không giải thích được, nên con người đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực thần bí. Nhưng khi xuất hiện nạn áp bức, giai cấp ra đời, những nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ bị bóc lột, bần cùng,... Họ bị cầm tù trong hiện thực nên họ tìm đến sự giải thoát về mặt tư tưởng. Họ tin tưởng có một lực lượng siêu nhiên, một thế giới nào đó không có áp bức và đấu tranh mà chỉ có sự bình yên, tự do, hạnh phúc. Vì thế, tôn giáo ra đời. • Nguồn gốc nhận thức: Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình là có giới hạn. Khi mà khoảng cách giữa "biết" và "chưa biết" vẫn tồn tại, khi những điều kiện khoa học chưa giải thích được, thì điều đó thường được giải thích thông qua lăng kính các tôn giáo. Thực chất nguồn gốc nhận thức của tôn giáo chính là sự tuyệt đối hóa, sự cường điệu mặt chủ thể các nhận thức của con người, biến cái nội dung khách quan thành cái siêu nhiên, thần thánh. • Nguồn gốc tâm lý: Tâm lý con người có muôn vàn cung bậc cảm xúc khác nhau. Là con người thì đều có hỉ, nộ, ái, ố rất đa dạng. Có thể là sự sợ hãi, lo lắng, đau khổ (trước thiên tai, thảm họa, bệnh tật, dịch bệnh,...), là sự hạnh phúc, vui vẻ (như tìm được tình yêu đíchthực, cưới xin, tìm kiếm sự bình yên), thậm chí là sự tích cực như lòng biết ơn cũng có thể dẫn dắt conngười đến với tôn giáo (như thờ các anh hùng dân tộc,...). + Thứ ba, tính chất của tôn giáo.
  • 4. • Tính lịch sử: Con người sáng tạo ra tôn giáo. Mặc dù nó còntồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là một phạm trù lịch sử. Tôngiáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt tới mức độ nhất định. Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử. Trong từng giai đoạn lịch sử, tôn giáo có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó. Thời đại thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo. Đến một giai đoạn lịch sử nhất định, khi conngười nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên, xã hội, khi con người làm chủ được tự nhiên, xã hội, làm chủ được bản thân mình và xây dựng được niềm tin cho mỗi conngười thì tôn giáo sẽ không còn. • Tính quần chúng: Tôngiáo là nơi sinh hoặt văn hóa, tinh thần của một số bộ phận quần chúng nhân dân lao động. Hiện nay, số lượng tín đồ của các tôn giáo chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số thế giới. Tuy tôn giáo phản ánh hạnh phúc hư ảo, song nó phản ánh khát vọng của những con người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bát ái … Bởi vì, tôn giáo thường có tính nhân văn, nhân đạo hướng thiện. Vì vậy, cònnhiều người ở trong các tầng lớp khác nhau của xã hội. • Tính chính trị: Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chi giai cấp, các giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi íchcủa mình. Trong nội bộ tôn giáo, cuộc đấu tranh giữa các dòng, hệ, phái nhiều khi cũng mang tính chính trị. Trong những cuộc đấu tranh ý thức hệ, thì tôn giáo thường là một bộ phận của đấu tranh giai cấp. Ngày nay, tôn giáo đang có chiều hướng phát triển, đa dạng, phức tạp không chỉ ở quốc gia mà còn cả phạm vi quốc tế. Đó là sự xuất hiện các tổ chức quốc tế của tôn giáo với thế lực lớn đã tác động đến nhiều mặt, trong đó có chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì vậy, cần nhận thức rõ: đa số quần chúng đến với tôn giáo nhằm thõa mãn nhu cầu tinh thần; song trên thực tế đã và đang bị các thế lực chính trị – xã hội lợi dụng để thực hiện mục đíchngoài tôn giáo của họ.
  • 5. II. Nguyên nhân sự tồn tại của tôn giáo và nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: 1 Nguyên nhân: Vì sao trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tôn giáo vẫn tồn tại ? Xuất phát từ bản chất mang cả hai phương diện xã hội và giai cấp như đã trình bày ở trên, tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa xã hội vẫn sẽ tồn tại, bởi nó vẫn chưa mất hết những giá trị tích cực cũng như vẫn còn có những nền tảng để tiếp tục tồn tại. 1. Nguyên nhân nhận thức: - Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, trình độ nhận thức, trình độ dân trí của nhân dân đã có những tiến bộ nhất định, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, vì thế, nhân dân chưa nhận thức được hoặc nhận thức chưa đầy đủ các hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và trong xã hội. Sự hạn chế đó làm cho nhân dân dễ đến với tín ngưỡng tôn giáo. - Hiện nay, nhân loại đạt được những thành tựu lớn lao về khoa học và công nghệ, nhất là những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... đã giúp conngười có thêm những khả năng để nâng nhận thức và vai trò làm chủ tự nhiên, xã hội của mình lên một tầm cao mới. Song, hiện thực khách quan là vô cùng, vô tận, tồn tại đa dạng và phong phú, còn đặt ra nhiều vấn đề mà hiện tại khoa học chưa thể làm rõ. Những sức mạnh tự phát của tự nhiên, xã hội đôikhi rất nghiêm trọng vẫn tác động và chi phốiđời sống conngười. Do đó, tâm lý sợ hãi, trông chờ, nhờ cậy và tin tưởng vào thánh, thần, Phật... vẫn còn tồn tại trong ý thức của nhiều người. 2. Nguyên nhân kinh tế: - Kinh tế là một vấn đề nhạy cảm, là xương sống của mỗi quốc gia. Sự phát triển hay tụt hậu của một nền kinh tế theo bất kì xu hướng nào đều ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của conngười. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, nhất là giai đoạnđầu của thời kì quá độ vẫn còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Con người luôn phải chịu sự chi phốicủa những qui luật kinh tế khách quan đó. Đặc biệt
  • 6. trong thời kì này còn nhiều thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với những lợi ích khác nhau giữa các giai cấp, tầng lớp... vẫn là một thực tế; trong nền kinh tế đó, con người vẫn chịu sự tác động chi phối bởi các yếu tố tất nhiên, ngẫu nhiên, may rủi …Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân chưa cao. Điều đó, làm cho conngười vẫn tin vào lực lượng siêu nhiên, cầu xin công việc làm ăn gặp nhiều may mắn. 3. Nguyên nhân tâm lý: - Tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử nhân loại, ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người dân. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất. Những niềm tin tôn giáo ảnh hưởng sâu đậm trong nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ đã trở thành một kiểu sinh hoạt văn hoá tinh thần không thể thiếu được của cuộc sống. Vì thế, dù hiện nay nhân loại đã và đang có những biến đổilớn lao về kinh tế - xã hội nhưng tín ngưỡng, tôn giáo vẫn còn tồn tại bởi những lí do đó. 4. Nguyên nhân chính trị - xã hội Trong chủ nghĩa xã hội, nhất là giai đoạn đầu củathời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đang diễn ra ở nước ta, xét về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, văn hóa, chính trị, tinh thần... vẫn còn mang nặng dấu vết của xã hội cũ. Do đó vẫn còncơ sở để tín ngưỡng, tôn giáo còn tồn tại. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa cái lạc hậu với cái tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội vẫn đang diễn ra rất gay go, quyết liệt, dưới nhiều hình thức vô cùng phức tạp; trong đó, các thế lực phản động vẫn tìm mọi cách nuôi dưỡng và lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho mưu đồ chính trị của chúng. Đây là điều kiện cho tôn giáo còntồn tại. Các tổ chức và chức sắc tôn giáo đang ra sức hoạt động tuyên truyền, tìm cáchlôi kéo tín đồ để duy trì sự tồn tại của tôn giáo. Tôn giáo đã tồn tại trong xã hội suốthàng ngàn năm, và đã ăn sâu bám chặt vào nếp sống, nếp nghĩ của conngười. Bởi vậy không dễ dàng gì mà ngay trong thời gian ngắn có thể loại bỏ tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội. Ngày nay, chiến tranh hạt nhân hủy diệt có khả năng bị đẩy lùi, nhưng những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, bạo loạn... cònxảy ra ở nhiều nơi. Nỗi lo sợ về chiến tranh, bệnh tật, đóinghèo... cùng với những mối đe dọakhác là điều kiện thuận lợi cho tôn giáo tồn tại. Những hạn chế, yếu kém của Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa trongtổ chức, quản lý quá trình xây dựng xã hội mới; sự suy
  • 7. thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức của một bộ phận cán bộ đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng và cáchiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội nảy sinh nhưng chậm được khắc phục; công bằng xã hội cũng như quyền làm chủ của nhân dân bị vi phạm... làm cho niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, với chế độ bị suy giảm. Chính điều này cũng là cơ sở để nhân dân dễ đến với tín ngưỡng, tôn giáo. 5. Nguyên nhân văn hóa - Văn hóa dân tộc phát triển, gắn bó mật thiết với bề dày lịch sử của mỗi quốc gia. Đa số tín ngưỡng, tôn giáo đều gắn với sinh hoạt văn hoá của nhân dân. Do vậy, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đòi hỏi phải bảo tồn tôn giáo ở những mức độ nhất định. Mỗi một loại hình tôn giáo đều có những nét văn hóa đặc trưng như nhà thờ, chùa, đình,...tất cả đã góp phần làm cho văn hóa dân tộc đặc sắc hơn. Mặt khác, tín ngưỡng, tôn giáo có liên quan đến tình cảm, tư tưởng của một bộ phận dân cư. Vì vậy, sự tồn tại của tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa như là một hiện tượng khách quan. Nói tóm lại, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn sẽ tồn tại, bởi cả những nguyên nhân khách quan lẫnnhững nguyên nhân chủ quan. Sự tồn tại này không có gì là vô lý bởi tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng, tuy phải chịu sự chi phối và quyết định của cơ sở hạ tầng, nhưng bản thân nó vẫn có sự độc lập tương đối; do đó, dù đứng trước những biến đổi to lớn của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội...trong bước nhảy vọt từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn không bị triệt tiêu ngay lập tức, mà chỉ " dần mất đi ảnh hưởng của nó đối với ý thức xã hội ", và " chỉ trong xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển thì tôn giáo mới có thể hoàn toàn biến mất và hoàn toàn bị xoá bỏ khỏi đời sống con người ". 2. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn còntồn tại, tuy đã có sự biến đổitrên nhiều mặt. Vì vậy, khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Thứnhất, tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
  • 8. + Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao,đấng thiêng liêng nào đó mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng. Do đó,tựdo tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng thuộc quyền tự do tư tưởng của nhân dân. Quyền này nói lên rằng việc theo đạo đổiđạo, hay không theo đạo là thuộc quyền tự do lựa chọn của mỗi người dân, không một cá nhân, tổ chức nào, kể cả những chức sắc tôn giáo, tổ chức hội giáo…được quyền can thiệp vào sự lựa chọn này. Mọi hành vi cấm đoán, ngăn cản tự do theo đạo, đổi đạo, bỏ đạo hay đe dọa, bắt buộc người dân phải theo đạo đều xâm phạm đến quyền tự do tư tưởng của họ. Ví dụ: người chồng ép vợ mình đổi từ đạo Thiên Chúa sang đạo Phật để giống với gia đình, dòng họ nhà chồng; hành vi này vi phạm Điều 24 Hiến pháp 2013 và Luật Hôn nhân và Gia đình "quyền Bình đẳng Hôn nhân Và Gia đình trong quan hệ nhân thân". + Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng cũng chính là tôn trọng quyền con người, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không can thiệp và không cho bất cứ ai can thiệp, xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, quyền lựa chọn theo hay không theo tôn giáo của nhân dân. Các tôn giáo và hoạt động tôn giáo bình thường, các cơ sở thờ tự, các các phương tiện phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của người dân được nhà nước Xã hội chủ nghĩa tôn trọng và bảo hộ. Ví dụ: Nhà nước Việt Nam cho phép các nhà thờ, giáo xứ đạo Thiên Chúa hằng tuần tổ chức các buổiđọc Kinh thánh, nghe giảng và xem những tiết mục liên quan đến Thiên Chúa giáo. - Thứhai, khắc phụcdần những ảnhhưởng tiêu cực của tôn giáo phảigắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. + Nguyên tắc này để khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ hướng vào việc giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đốivới quần chúng nhân dân mà không chủ trương can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo. Ví dụ:Việt Nam bài trừ các "tà đạo", các giáo hội không được Nhà nước cho phép như Hội Thánh Đức Chúa Trời tại thành phố Hồ Chí Minh; trừng phạt những người mạo danh là các mục sư đi lang thang ngoài đường hòng trục lợi từ lòng tin,lòng hướng Phật của người dân. + Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng, muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổibản thân tồn tại xã hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng này sinh trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy. Điều cần thiết trước hết là
  • 9. phải xác lập được một thế giới hiện thực không có áp bức, bất công, nghèo đóivà thất học…cũngnhư những tệ nạn nảy sinh trong xã hội. Đó là một quá trình lâu dài, và không thể thực hiện được nếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Ví dụ: Việt Nam hiện nay đi trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội - một xã hội "dân giàu, nước mạnh, công bằng, bình đẳng,văn minh", thực hiện tiêu chí đó để người dân sẽ bỏ đi những ảo tưởng, những tư tưởng xa vời, tiêu cực, cực đoan như minh hôn trong các gia đình nhà giàu có con, cháu chưa lập gia đình mà mất sớm. - Thứba, phân biệt hai mặtchính trị và tư tưởng của tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo. + Trong xã hội công xã nguyên thủy, tín ngưỡng, tôn giáo chỉ biểu hiện thuần túy về tư tưởng. Nhưng khi xã hội đã xuất hiện giai cấp thì dấu ấn giai cấp chính trị ít nhiều đều in rõ trong các tôn giáo. Từ đó, hai mặt chính trị và tư tưởng thường thể hiện và có mối quan hệ với nhau trong vấn đề tôn giáo và bản thân mỗi tôn giáo. Ví dụ: trong xã hội chiếm hữu nô lệ, những tầng lớp, giai cấp nô lệ bị áp bức, bóc lột, bần cùng nặng nề bởi chủ nô (chính trị), vì thế họ tin tưởng rằng có một thế lực siêu trần thế có thể cứu giúp họ và cho họ tự do, hạnh phúc (tư tưởng). + Mặt chính trị phản ánh mối quan hệ giữa tiến bộ và phản tiến bộ, phản ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế chính trị giữa các giai cấp, mâu thuẫn giữa những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng với lợi ích nhân dân lao động. Mặt tư tưởng biểu hiện sự khác nhau về niềm tin,mức độ tin tưởng giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo và những người không theo tôn giáo, cũng như những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau,phản ánh mâu thuẫn không mang tính đốikháng. Ví dụ: Thực dân Pháp đã sử dụng tôn giáo để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta: “các sứgiả của Chúa nộp những người An Nam yêu nước cho bọnchiến thắng đem lên máy chém hay giá treo cổ”. Trái lại, trong Kinh thánh của đạo Thiên Chúa đã truyền lại rằng: Mọi con người được tạo nên theo hình ảnh của Chúa và được ban quyền làm chủ vũ trụ, làm chủ thế giới. + Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo thực chất là phân biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân tôn giáo và trong vấn đề tôn giáo. Sự phân biệt này, trong thực tế không đơn giản, bởi lẽ, trong đời sống xã hội, hiện tượng nhiều khi phản ánh sai lệch bản chất, mà
  • 10. vấn đề chính trị và tư tưởng trong tôn giáo thường đan xen vào nhau. Mặt khác, trong xã hội có đối kháng giai cấp, tôn giáo thường bị yếu tố chính trị chi phối rất sâu sắc, nên khó nhận biết vấn đề chính trị hay tư tưởng thuần tuý trong tôn giáo. Việc phân biệt hai mặt này là cần thiết nhằm tránh khuynh hướng cực đoan trong quá trình quản lý, ứng xử những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Ví dụ: người dân Việt Nam cảm thấy ăn thịt bò là chuyện bìnhthường, nhưng ở Hồi giáo, họ tôn sùng conbò, bắt những người theo đạo Hồi không được ăn thịt bò - Cuối cùng, quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Tôn giáo không phải là một hiện tượng xã hội bất biến, ngược lại, nó luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế -xã hội - lịch sử cụ thể. Mỗi tôn giáo đều có lịch sử hình thành, có quá trình tồn tại và phát triển nhất định. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không giống nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về những lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt. Vì vậy, cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo và đốivới từng tôn giáo cụ thể. Ví dụ: Ở triều đại phong kiến, Phật giáo được truyền vào Việt Nam để hình thành giá trị văn hóa chùa, làng. Còn ngày nay, đạo Phật không chỉ giữ gìn văn hóa đền chùa mà còn tổ chức rất nhiều buổitọa đàm giảng dạy, khóa tu, các lễ thiền, lễ phóng sanh, siêu độ cho các vong linh mới qua đời,... III. Vấn đề về tôn giáo ở Việt Nam: 1. Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo - Có tất cả 15 loại loại tôn giáo riêng biệt theo phân loại của Chính Phủ trên nước ta - Có trên 24 triệu người dân là tín đồ, con số này chiếm 27% dân số cả nước - Hơn thế nưa, có khoảng 83.000 chức sức, 250.000 chức việc, 25.000 cơ sở thờ tự và có đến 46 trường đào tạo chức sắc tôn giáo 2. Tín đồ tôn giáo ở Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc -Ta có thể thấy rằng, mỗi tôn giáo đều có những hạt nhân triết học hợp lý, có giá trị nhân văn sâu sắc. Cụ thể như là:  Đức “từ bi” của Phật Giáo
  • 11.  Lòng “nhân nghĩa” của Đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo  Tư tưởng “bác ái” của Đạo Ki-tô  Truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng tự hào, tự tôn dân tộc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên - Hồ Chí Minh đã từng mượn những giá trị nhân văn sâu sắc của các tôn giáo để dạy nhân dân Việt Nam rằng: “ Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa ” 3. Lợi dụng tôn giáo vì lợi ích cá nhân C.Mác từng đưa ra quan điểm: “Tôngiáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Tại chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh), đã có những vụ việc tổ chức "giải oan gia trái chủ", “chữa bệnh nhờ thỉnh vong”, "trả nợ cho vong" thu hàng trăm tỷ đồng. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kết luận: Việc tổ chức lễ "giải oan gia trái chủ", “chữa bệnh nhờ thỉnh vong”, "trả nợ cho vong" bằng tiền hoặc lao động không công tại chùa là không đúng với nghi lễ Phật giáo truyền thống, làm tổn thương đến thanh danh Giáo hội, đến Tăng đoàn. 4. Tôn giáo ở Việt Nam thường xuyên bị các thế lực phản động lợi dụng - Xuất hiện những thế lực thù địch đi sâu tuyên truyền, gieo rắc tâm lý cho rằng, chủ nghĩa xã hội không chấp nhận tôn giáo, xóa bỏ tôn giáo nhằm:  Tạo ra khoảng cách, sự đối kháng giữa tôn giáo với đời sống hiện thực xã hội chủ nghĩa  Kích động tôn giáo chống lại Đảng, Nhà nước và sự nghiệp Cách mạng của Nhân dân ta - Cố gắng thực hiện âm mưu hình thành “Ủy ban liên tôn đấu tranh đòi quyền tự do tôn giáo”, thành lập tổ chức “Liên tôn chống cộng” Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tôn giáo tất yếu đồng hành cùng dân tộc. Ví dụ: Bạo động Tây Nguyên 2004 - Dưới sự kích động của các đối tượng chống đốilợi dụng dân tộc, bà con đồng bào Tây Nguyên đã tụ tập đông người, kéo đến gây rối và phá hủy các trụ sở của cơ quan công quyền, khiến cho đời sống chính trị bị đảo lộn - Đây là sản phẩm trực tiếp của tổ chức phản động FULRO, cầm đầu bởi Ksor Kok
  • 12. – đối tượng người dân tộc Gia Rai. -Luận điệu được chúng sử dụng để kích động người dân là thành lập nhà nước Đề ga độc lập, lấy Tây Nguyên về cho người Thượng - Hầu hết những đồng bào dân tộc tham gia vụ này đều bị dụ dỗ, lôi kéo. "Họ bảo chúng tôi đi, ra đó sẽ được cấp nhà ở, ai đi sớm sẽ được cấp nhà to ở mặt tiền, ai muốn đi Mỹ thì sẽ có máy bay đưa đi 5. Tự do tôn giáo ở Việt Nam không được quốc tế công nhận - Vẫn cònnhiều nước trên thế giới không hoàn toàn công nhận về những tôn giáo ở Việt Nam. Đặc biệt trong đó có Mỹ  Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế đưa ra năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn có đánh giá sai trái rằng “Việt Nam tìm cách đàn áp tự do tôn giáo, đặc biệt nhắm vào các nhóm tôn giáo không được chính quyền thừa nhận, dưới nhiều hình thức”.  Ủy hội tự do tôn giáo quốc tế của Mỹ thậm chí cònkêu gọi Chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC) để có biện pháp trừng phạt 6. Tôn giáo thời Co-vid - Nhiều tôn giáo đã chủ động thực hiện các sinh hoạt tôn giáo trực tuyến trên các mạng xã hội. - Nhiều tổ chức tôn giáo còn tạm dừng các sinh hoạt tôn giáo truyền thống, không tổ chức các lễ hội tôn giáo như thông lệ hằng năm. - Bên cạnh đó, vẫn có một số chức sắc, tín đồ tôn giáo lại cố tình không chấp hành quy định về phòng, chống dịch bệnh, một số người xuyên tạc về công tác phòng, chống dịch bệnh là để hạn chế hoạt động tôn giáo. IV. KẾT LUẬN: Tóm lại, tôn giáo là một vấn đề tưởng chừng như vô cùng cũ kĩ, nhưng thực chất nó luôn luôn mới mẻ . Cũng bởi vì tôn giáo nằm trong một bộ phận cấu thành nên xã hội này nên cùng với sự thay đổi của loài người mà tôn giáo cũng có những sự biến đổidù là về nội dung hay chỉ là về hình thức. Ở Việt Nam tôn giáo là một vấn đề luôn được cập nhật thường xuyên bởi tôn giáo là sự phản ánh sự biến đổi của đất nước, xã hội, nó cònphản ánh trình độ nhận thức của con người Việt Nam. Tôn giáo, tín ngưỡng là hoạt động thường xuyên, liên tục của người dân Việt Nam, nó có tầm vô cùng quan trọng trong đời sốngtinh thần của người dân. Vì thế, các nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin đã khắc họa rõ ràng tầm quan trọng của tôn giáo. Chúng ta
  • 13. cần nhận thức rõ ràng, đa số quần chúng, tín đồ đến với tôn giáo nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần; song trên thực tế, tôn giáo đã và đang bị các thế lực chính trị - xã hội lợi dụng thực hiện mục đíchngoài tôn giáo của họ. Nhân dân và tín độ Việt Nam cần xác định rõ rệt những hành động lợi dụng tôn giáo này.