SlideShare a Scribd company logo
1 of 164
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HOÀNG THU TRANG
¶NH H¦ëNG CñA §¹O §øC NHO GI¸O §èI VíI
§êI SèNG TINH THÇN CñA NG¦êI VIÖT NAM HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HOÀNG THU TRANG
¶NH H¦ëNG CñA §¹O §øC NHO GI¸O §èI VíI
§êI SèNG TINH THÇN CñA NG¦êI VIÖT NAM HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN THẾ KIỆT
2. TS. PHAN MẠNH TOÀN
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
đúng quy định.
Tác giả
Hoàng Thu Trang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5
1.1. Những công trình nghiên cứu về Nho giáo, đạo đức Nho giáo Trung Quốc
và Nho giáo, đạo đức Nho giáo ở Việt Nam 5
1.2. Những công trình nghiên cứu về đời sống tinh thần và ảnh hưởng của đạo
đức Nho giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay 10
1.3. Những công trình nghiên cứu về phương hướng và những giải pháp nhằm
phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức
Nho giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay 18
1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đến
đề tài và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết 21
Chương 2: ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRUNG QUỐC VÀ ĐẠO ĐỨC NHO
GIÁO Ở VIỆT NAM 24
2.1. Nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo Trung Quốc 24
2.2. Đạo đức Nho giáo ở Việt Nam 42
Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ
NGUYÊN NHÂN 67
3.1. Đời sống tinh thần và phương thức ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối
với đời sống tinh thần ở Việt Nam hiện nay 67
3.2. Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến một số lĩnh vực trong đời sống tinh
thần của người Việt Nam hiện nay 81
3.3. Nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với một số
lĩnh vực trong đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay 113
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT
HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA
ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG TINH THẦN
CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 121
4.1. Phương hướng phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực
của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng đời sống tinh thần của người
Việt Nam hiện nay 121
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng đời sống tinh
thần của người Việt Nam hiện nay 128
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nho giáo là một trong những trào lưu triết học Trung Hoa cổ đại do Khổng
Tử (551 - 479TCN) sáng lập. Nhìn chung, Nho giáo là cả một hệ thống quan niệm
về thế giới, xã hội và con người. Tuy nhiên, nội dung chủ yếu của Nho giáo là nói
về đạo đức, nhấn mạnh vào đạo đức, cường điệu tác động của đạo đức trong xã hội
và lịch sử, đây có thể coi là một đặc tính cơ bản của Nho giáo.
Nho giáo được du nhập vào nước ta từ những năm cuối trước công nguyên
chủ yếu theo “gót giày” quân xâm lược phương Bắc. Là một học thuyết chính trị,
đạo đức, xã hội lấy con người làm trọng tâm, Nho giáo đã đáp ứng yêu cầu xây
dựng nhà nước phong kiến Việt Nam qua nhiều thế kỷ (từ giữa thế kỷ XV về sau).
Với vị trí, vai trò là hệ tư tưởng, là công cụ cai trị của các triều đại phong kiến Việt
Nam, Nho giáo, đạo đức Nho giáo đã len lỏi, tác động trên tất cả các lĩnh vực từ
kinh tế, chính trị cho đến đời sống tinh thần của người Việt Nam.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã làm cho Nho giáo ở Việt Nam mất đi tư
cách là học thuyết thống trị xã hội, đạo đức Nho giáo không còn giữ vai trò nền tảng
chi phối toàn bộ đời sống tinh thần cùng với sự sụp đổ của chế độ phong kiến Việt
Nam. Từ đó, có những nơi, những lúc người ta đã phủ nhận sạch trơn vai trò của
Nho giáo, đạo đức Nho giáo đối với dân tộc ta và muốn nhanh chóng xóa bỏ nó
hoàn toàn bởi những hệ quả tiêu cực mà nó mang lại trong xã hội cũ như đầu óc gia
trưởng, tư tưởng trọng nam khinh nữ, bệnh gia đình chủ nghĩa… Tuy nhiên, trong
xã hội Việt Nam hiện đại, những dư âm của Nho giáo, đạo đức Nho giáo vẫn hiện
hữu trong các quan hệ xã hội, trong ứng xử giữa người với người, trong phong tục,
tập quán, trong nghi thức thờ cúng, trong những tín ngưỡng cổ truyền và vô vàn
những lát cắt khác nhau của đời sống. Đạo đức Nho giáo vẫn có những ảnh hưởng
nhất định trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam hiện nay theo cả hai
hướng tích cực và tiêu cực cho dù người ta có muốn hay không.
Vấn đề nảy sinh ở chỗ, đúng là những hạn chế, tiêu cực trong đạo đức Nho
giáo cần phải được loại bỏ để nó không cản trở sự phát triển của xã hội mới nhưng
những ảnh hưởng tích cực của nó thì cần được lưu giữ và phát huy. Vai trò của đạo
2
đức Nho giáo càng được khẳng định nhất là trong bối cảnh ngày nay khi chúng ta
đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực nảy sinh từ mặt trái của thể chế kinh tế
thị trường và quá trình hội nhập đã góp phần làm cho đạo đức xã hội xuống dốc một
cách nghiêm trọng. Không ít vấn đề được xem như đạo lý xưa nay bị đảo lộn khi mà sự
lên ngôi của đồng tiền đã khiến cho tình cảm giữa con người với con người trở thành
một thứ xa xỉ, khi mà cha mẹ bị con cái bạc đãi, đánh đập, khi mà người ta có thể sống
vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác… Trước thực trạng đó, nhiều người tỏ ra
nuối tiếc đạo đức Nho giáo.
Không những thế, gần đây, một số nước trong khu vực vốn chịu ảnh hưởng
của lễ giáo đạo Nho như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo… do biết khai thác tốt
những ảnh hưởng tích cực của đạo đức Nho giáo đã góp phần tạo nên những bước
phát triển kinh tế vượt bậc càng củng cố thêm sự nuối tiếc ấy. Thực tế, cách làm của
một số nước Châu Á trong việc khai thác những giá trị tích cực của Nho giáo, đạo
đức Nho giáo nhằm xây dựng và phát triển xã hội hiện đại đã trở thành bài học kinh
nghiệm sâu sắc đối với Việt Nam trong việc lựa chọn cách thức ứng xử hợp lý với
Nho giáo nói chung, đạo đức Nho giáo nói riêng.
Với vai trò là nền tảng của hệ tư tưởng phong kiến, Nho giáo đã hết thời từ lâu ở
Việt Nam cũng như ở quê hương của nó. Nhưng với tính cách là giá trị của di sản văn
hóa, nó vẫn không bị lãng quên. Do đó, việc tìm ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu
cực của Nho giáo nói chung, đạo đức Nho giáo nói riêng đối với đời sống tinh thần của
người Việt hiện tại, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực
hạn chế mặt tiêu cực của nó trong quá trình xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh ở
nước ta hiện nay là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Những suy nghĩ đó
đã thôi thúc tác giả đi vào nghiên cứu đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với
đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu của luận án
Góp phần làm rõ nội dung chính của đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó
đến đời sống tinh thần của người Việt Nam, từ đó đưa ra phương hướng và một số giải
pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo
đức Nho giáo trong việc xây dựng đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay.
3
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục tiêu đã nêu trên, luận án sẽ giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Trình bày một cách có hệ thống một số nội dung chủ yếu của đạo đức Nho
giáo Trung Quốc và đạo đức Nho giáo ở Việt Nam.
- Phân tích và làm rõ thực trạng ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đời
sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của nó.
- Đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng
tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng đời
sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong
đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Vì đời sống tinh thần nói chung rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Do
vậy, ở đây, luận án chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo trên ba
lĩnh vực cơ bản trong đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay, cụ thể là: đời sống
chính trị, đời sống pháp luật và đời sống đạo đức.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về
con người và văn hóa, đạo đức, về đời sống tinh thần…
- Tiếp thu, kế thừa có chọn lọc và phát triển những giá trị khoa học của một số
công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến nội dung của luận án.
- Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng các phương pháp: phương pháp lịch sử và lôgíc,
phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp qui nạp và diễn dịch, phương pháp
đối chiếu, so sánh… để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ mà luận án đặt ra.
5. Đóng góp mới của luận án
- Bước đầu làm rõ nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo Trung Quốc và quá
trình du nhập, biến đổi của chúng trong Nho giáo ở Việt Nam trên cơ sở luận giải
những nhân tố tác động đến sự biến đổi ấy.
4
- Phân tích những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của đạo đức Nho giáo
đến một số lĩnh vực cụ thể của đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay như: đời
sống chính trị, đời sống pháp luật, đời sống đạo đức và chỉ ra những nguyên nhân của
của sự ảnh hưởng.
- Đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh
hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc xây
dựng đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần vào việc tìm hiểu đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó
với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay, từ đó đề ra các giải pháp nhằm
phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong
việc xây dựng đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay.
- Luận án cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu,
giảng dạy và học tập môn lịch sử triết học phương Đông ở các trường Đại học, các
Học viện hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4
chương, 11 tiết.
5
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHO GIÁO, ĐẠO ĐỨC NHO
GIÁO TRUNG QUỐC VÀ NHO GIÁO, ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO Ở VIỆT NAM
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình tập trung nghiên cứu về Nho giáo,
đạo đức Nho giáo Trung quốc cũng như Nho giáo, đạo đức Nho giáo ở Việt Nam.
Những công trình nghiên cứu về vấn đề này chủ yếu tập trung vào việc trình bày
nguồn gốc ra đời của Nho giáo, đạo đức Nho giáo, những yêu cầu cơ bản của đạo
đức Nho giáo Trung Quốc; quá trình du nhập và sự tiếp biến của đạo đức Nho giáo
ở Việt Nam, tiêu biểu có thể kể đến các công trình sau:
- Dưới dạng các cuốn sách chuyên khảo hay tham khảo về Nho giáo và đạo đức
Nho giáo (ở cả Trung Quốc và Việt Nam) của các học giả trong nước có thể kể đến
như: Nho giáo tại Việt Nam [98] của Lê Sỹ Thắng, Bàn về văn hiến Việt Nam [48]
và Nho giáo và phát triển ở Việt Nam [49] của Vũ Khiêu, Nho giáo xưa và nay
[25] của Quang Đạm, Bàn về đạo Nho [123] của Nguyễn Khắc Viện, Một số vấn đề
Nho giáo Việt Nam [20] do Phan Đại Doãn chủ biên, Góp phần tìm hiểu Nho
giáo, nho sỹ, trí thức Việt Nam trước năm 1945 [100] của Chương Thâu, Nho
giáo [56] của Trần Trọng Kim, Sự kế thừa và phát triển đạo đức Nho giáo của Hồ Chí
Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam [115] của Hoàng Trung… Trong đó:
+ Ở cuốn Bàn về văn hiến Việt Nam [48], tác giả Vũ Khiêu đã dành một phần
dung lượng để khái quát mấy nét về nội dung học thuyết của Khổng Tử, trong đó, tác
giả tập trung vào làm rõ quan niệm của Khổng Tử về đạo và đức. Tác giả chỉ rõ, theo
quan niệm của Khổng Tử, đạo chính là năm mối quan hệ: vua tôi, cha con, chồng vợ,
anh em, bè bạn; còn đức bao gồm nhân, trí, dũng - những điều kiện cần thiết để thực
hiện năm mối quan hệ trên. Khổng Tử cũng cho rằng, con người ta có năm quan hệ
tức là ngũ luân, phải biến ngũ luân đó thành tình cảm sâu sắc là nhân và xác định
trách nhiệm của mình với ngũ luân là nghĩa. Nhân nghĩa là lẽ sống của con người, do
đó phải được đặt lên trên cả danh vị và tính mệnh. Nêu ra những nét chung trong học
thuyết Nho giáo của Khổng Tử cũng chính là cơ sở để tác giả phân tích những ảnh
6
hưởng của Nho giáo, đạo đức Nho giáo đối với đời sống tinh thần người Việt Nam từ
trong quá khứ cho tới hiện tại ở những phần tiếp theo của cuốn sách.
+ Tác giả Vũ Khiêu, ở phần I cuốn sách Nho giáo và phát triển ở Việt Nam
[49] đã tập trung vào việc khái quát một cách có hệ thống sự ra đời và phát triển của
Nho giáo, đạo đức Nho giáo trong lịch sử từ hoàn cảnh ra đời, các bước thăng trầm
trên chính quê hương nó tại Trung Quốc cho đến sự du nhập và phát triển của Nho
giáo, đạo đức Nho giáo ở Việt Nam. Tiếp theo đó, tác giả phân tích sự trì trệ của xã
hội Việt Nam cùng quá trình suy thoái của Nho giáo, đạo đức Nho giáo và cuối
cùng là sự thất bại đầy bi kịch của nó ở Việt Nam được đánh dấu bằng sự xâm lược
của thực dân Pháp năm 1858. Thông qua việc nghiên cứu một cách khá hệ thống đó,
tác giả đã cho người đọc một cái nhìn khá toàn diện sự ra đời, phát triển và suy tàn
của Nho giáo, đạo đức Nho giáo ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, đồng thời, tác
giả khẳng định:
… trên con đường phát triển, xã hội Việt Nam đã kế thừa rất nhiều
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong đó có sự đóng góp của Nho giáo.
Không thể phủ nhận ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam khi nó đã được
kẻ xâm lược truyền bá suốt 1000 năm và nhất là sau đó đã được Nhà
nước chủ động sử dụng như là hệ tư tưởng chính thống. Tuy nhiên, Nho
giáo là một vấn đề lớn và phức tạp cần được nghiên cứu nghiêm túc và
giải quyết trên cơ sở khoa học, tránh những kết luận cực đoan và vội vã
[49, tr.9-10].
+ Với tác phẩm Bàn về đạo Nho [123], tác giả Nguyễn Khắc Viện đã đi sâu vào
khái quát đặc điểm của Nho giáo, đạo đức Nho giáo cùng với những mặt tích cực và
tiêu cực của nó qua các thời kỳ gắn liền với các triều đại phong kiến và sự thăng trầm
của lịch sử Việt Nam. Ở đây, tác giả cũng nêu lên những điều tâm đắc của mình khi
nghiên cứu về đạo đức Nho giáo với các phạm trù cụ thể như: nhân, lễ, nghĩa. Ông
đánh giá cao tính “vừa phải” trong đạo làm người của Nho giáo và vấn đề “xử thế”
trong mọi tình huống với mọi đối tượng khác nhau khi đưa ra nhận xét “Tôi thích thú
tinh thần có mức độ, ứng xử vừa phải của đạo Nho” [123, tr.89].
+ Trong cuốn Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam [20], các tác giả đã phác
thảo lịch sử phát triển của Nho giáo, đạo đức Nho giáo Việt Nam từ thế kỷ XV
7
đến đầu thế kỷ XX. Thông qua việc nghiên cứu đó, các tác giả khẳng định: ở
Việt Nam, Nho giáo đã truyền nhập vào từ thời Bắc thuộc, trải qua các triều đại
phong kiến Lý, Trần, Nho giáo, đạo đức Nho giáo ngày càng có ảnh hưởng sâu
trong xã hội. Đặc biệt, các tác giả cũng cho rằng, Nho giáo khi được du nhập vào
Việt Nam được các nhà nho Việt Nam khai thác chủ yếu ở khía cạnh luân lý đạo
đức, các yêu cầu, phạm trù đạo đức mà Nho giáo đưa ra trong các mối quan hệ
xã hội nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Ở phần 1 trong chương 1 của cuốn sách Sự kế thừa và phát triển đạo đức
Nho giáo của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam [115], tác giả
Hoàng Trung đã chỉ ra những nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo. Tác giả cho
rằng, nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo là luân thường, cụ thể luân có năm
điều chính gọi là Ngũ luân dùng để chỉ các quan hệ xã hội của con người: vua tôi,
cha con, chồng vợ, anh em, bầu bạn. Trong đó, có 3 mối quan hệ cơ bản nhất gọi là
Tam cương: vua tôi, cha con, chồng vợ. Thường cũng có năm điều chính gọi là Ngũ
thường, bao gồm: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Sau đó tác giả đi vào luận giải từng phẩm
chất đạo đức cụ thể trong quan niệm Nho giáo và chủ yếu dừng lại ở tư tưởng của
Khổng Tử và Mạnh Tử…
- Một số công trình nghiên cứu của các học giả Trung Quốc về Nho giáo, đạo
đức Nho giáo dưới dạng những cuốn sách chuyên khảo được dịch ra tiếng Việt trong
những năm trở lại đây cũng cho chúng ta một cái nhìn khá toàn diện về nội dung cơ
bản trong những quan niệm đạo đức Nho giáo. Đồng thời, các công trình này cũng đưa
ra những đánh giá về mặt tích cực và tiêu cực của đạo đức Nho giáo theo ý kiến riêng
của từng tác giả căn cứ vào góc độ nghiên cứu khác nhau ở cùng một vấn đề. Tiêu biểu
có thể kể đến các công trình như: Bàn về Khổng Tử [87] của Quan Phong, Lâm Duật
Thời, Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc [128] của Lã Trấn Vũ, Nho gia với Trung
Quốc ngày nay [101] của Vi Chính Thông, Luận ngữ ứng dụng trong kinh doanh [127]
của Thiệu Vũ, Đạo hiếu trong Nho gia [13] của Cao Vọng Chi, Giá trị của đạo đức
Nho giáo trong thời đại ngày nay [30] do Tần Tại Đông chủ biên… Đặc biệt, hai trong
số các công trình kể trên thể hiện sự nghiên cứu rất sâu sắc của các tác giả về đạo đức
Nho giáo phải kể đến là Nho giáo với Trung Quốc ngày nay [101] và Giá trị của đạo
đức Nho giáo trong thời đại ngày nay [30].
8
+ Tác giả Vi Chính Thông đã nghiên cứu những quan điểm đạo đức Nho
giáo trên cơ sở phân tích những khiếm khuyết căn bản của nó với tư cách là một
bộ phận chủ yếu trong tư tưởng nhân sinh của Nho giáo trong cuốn sách Nho gia
với Trung Quốc ngày nay [101]. Với thái độ phê phán khách quan, khoa học
được đề cao từ sau phong trào văn hóa mới cho đến thời điểm bấy giờ tại Trung
Quốc, tác giả không hề phủ nhận những giá trị tích cực của đạo đức Nho giáo
nhưng đồng thời tác giả cũng cho rằng, phải chỉ rõ những hạn chế chủ yếu của
nó ví như: sự hiểu biết nông cạn về cuộc sống hay căn bệnh của đạo hiếu… Chỉ
khi nghiên cứu và chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế của đạo đức Nho giáo mới
giúp cho thế hệ trẻ tránh khỏi những suy tưởng phiến diện khi nghiên cứu về
Nho giáo, đạo đức Nho giáo như một trong những nhân tố quan trọng nhất trong
tư tưởng truyền thống của người Trung Hoa.
+ Trong cuốn Giá trị của đạo đức Nho giáo trong thời đại ngày nay [30]
do Tần Tại Đông chủ biên, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu những phạm trù đạo
đức Nho giáo như: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, trung, hiếu… và những biểu hiện cụ
thể của nó trong 6 lĩnh vực: lập thân, tu thân, xử thế, kết bạn, chức vụ, quản lý.
Qua đó, ta có thể hình dung khá rõ nét về diện mạo và nội dung trong những
quan điểm của Nho giáo về đạo đức. Không chỉ dừng lại ở đó, những quan niệm
đạo đức Nho giáo này vẫn còn có những ý nghĩa hết sức thiết thực trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc hiện nay…
- Một số bài viết của các tác giả được đăng tải trên các tạp chí, chẳng hạn
như: Quá trình du nhập và phát triển của Nho giáo Việt Nam từ thời Bắc thuộc
đến triều Lý [99] của Trần Việt Thắng, Sự phát triển của Nho giáo thời kỳ Lý -
Trần [16] của Doãn Chính và Phạm Thị Loan, Mấy vấn đề Nho giáo ở Việt Nam
thế kỷ XVI và XVII [93] của Nguyễn Đức Sự, Một số đặc trưng cơ bản của Nho
giáo Việt Nam [111] của Nguyễn Tài Thư, Đạo đức Nho giáo trong đời sống Việt
Nam [53] của Nguyễn Thế Kiệt… Trong khuôn khổ của những bài viết này, các
tác giả phần nào đã cho chúng ta thấy một bức tranh khá đầy đủ về quá trình du
nhập, phát triển của Nho giáo, đạo đức Nho giáo ở Việt Nam trải qua các thời kỳ
lịch sử. Qua đây, ta có thể hình dung rõ nét hơn về sự biến đổi của đạo đức Nho
9
giáo ở Việt Nam cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến đổi đó để làm
nên những nét riêng có của đạo đức Nho Việt so với những quan điểm đạo đức
Nho giáo Trung Quốc.
- Đặc biệt, trong một số bài tạp chí: Về tư tưởng triết học Nguyễn Trãi [17]
của Doãn Chính, Nho giáo và văn hóa ứng xử trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm
[126] của Trần Nguyên Việt, Sự giải thích mới một số khái niệm Nho giáo của nhà
cải cách Nguyễn Trường Tộ [59] của Lê Thị Lan; Tư tưởng của Phan Bội Châu về
đạo đức [65] của Cao Xuân Long, Nguyễn Trãi - một nhân cách Nho Việt [79] của
Triệu Quang Minh, Trần Thị Lan Hương..., những nét riêng của đạo đức Nho giáo
tại Việt Nam được phân tích, nhìn nhận, đánh giá một cách cụ thể qua tư tưởng của
một số nhà nho Việt tiêu biểu trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Từ đây, ta
cũng có thể khẳng định rằng, các nhà nho Việt Nam chính là một trong những nhân
tố quan trọng hàng đầu tạo nên sự biến đổi của đạo đức Nho giáo khi nó được du
nhập vào Việt Nam. Chính những nhà nho tiêu biểu này chứ không phải ai khác đã
dùng tài năng, trí tuệ của mình kết hợp giữa đạo đức truyền thống của người Việt cổ
với đạo đức Nho giáo tạo nên nét đặc sắc mang tính bản sắc trong các quan niệm
đạo đức của Nho giáo ở Việt Nam.
- Trong một số luận án tiến sĩ của các tác giả như: Ảnh hưởng của đạo đức
Nho giáo đối với đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay [70]
của Nguyễn Thị Thanh Mai, Ảnh hưởng của nhân lễ trong Nho giáo đối với đời
sống đạo đức ở Việt Nam hiện nay [113] của Phan Mạnh Toàn… những phạm trù
đạo đức của Nho giáo cũng được các tác giả phân tích, làm rõ ở những mức độ khác
nhau để phục vụ cho mục đích nghiên cứu tiếp theo của mình.
Có thể thấy rằng, những công trình trên đã phác họa cho người đọc một cái
nhìn khá toàn diện về Nho giáo, đạo đức Nho giáo cùng những giá trị tích cực và
hạn chế của nó. Mặc dù có những ý kiến đa chiều và không đi đến thống nhất trong
việc đánh giá hệ tư tưởng Nho giáo song, nhìn chung, các tác giả đều khẳng định
vai trò to lớn của Nho giáo và ảnh hưởng tích cực của nó đến các lĩnh vực trong đời
sống xã hội ở nước ta và đặt ra vấn đề cần kế thừa hệ tư tưởng Nho giáo cũng như
đạo đức Nho giáo.
10
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA
NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
1.2.1. Những công trình nghiên cứu về đời sống tinh thần và đời sống
tinh thần của người Việt Nam hiện nay
- Xung quanh đề tài về đời sống tinh thần có rất nhiều học giả quan tâm,
nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Đặc biệt là khi bàn về định nghĩa đời sống
tinh thần, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những quan niệm riêng. Có thể khái quát
thành các nhóm quan niệm sau: thứ nhất, quan niệm cho rằng cần định nghĩa đời
sống tinh thần dựa trên các khái niệm đời sống, đời sống vật chất, đời sống tinh
thần; thứ hai, quan niệm đồng nhất đời sống tinh thần với ý thức xã hội mà điển
hình là quan niệm của tác giả Nguyễn Thế Nghĩa trong cuốn Những chuyên đề dành
cho cao học và nghiên cứu sinh [84]; thứ ba, quan niệm về việc định nghĩa đời sống
tinh thần trong mối quan hệ với văn hóa tinh thần…
Ở một số luận án như: Đời sống tinh thần của xã hội và xây dựng đời sống tinh
thần của xã hội Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [125] của Trần Khắc
Việt; Ảnh hưởng của văn hóa tôn giáo trong đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay
[66] của Lê Văn Lợi, Tư tưởng nhân nghĩa trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với
một số lĩnh vực đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay [51] của Lê Trung Khoa…,
các tác giả cũng nêu ra định nghĩa đời sống tinh thần theo những cách không hoàn toàn
trùng khớp với nhau.
Như vậy, chúng ta thấy rằng xung quanh việc định nghĩa khái niệm đời sống tinh
thần còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau dựa trên nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.
- Với đề tài nghiên cứu về đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay đặc
biệt là việc xác định những đặc trưng của nó cũng tồn tại nhiều hệ quan điểm khác
nhau. Dựa trên các cách tiếp cận khác nhau nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu
của mình, mỗi tác giả lại lựa chọn những điểm mà họ cho là đặc trưng cơ bản trong
đời sống tinh thần của người Việt hiện nay. Chẳng hạn như trong luận án Đời sống
tinh thần của xã hội và xây dựng đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [125], tác giả Trần Khắc Việt cho rằng, đời sống tinh
11
thần của xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng cần có
đặc trưng chủ yếu sau: một là, hệ tư tưởng Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
giữ vai trò chủ đạo, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần xã hội; hai là, đời sống tinh
thần nảy nở trong bầu không khí xã hội dân chủ… Trong luận án Ảnh hưởng của
văn hóa tôn giáo trong đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay [66], tác giả Lê
Văn Lợi lại cho rằng, đặc điểm nổi trội trong đời sống tinh thần của người Việt hiện
nay là: đời sống tinh thần xã hội Việt Nam phát triển dựa trên nền kinh tế đang
chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; đời sống tinh thần Việt Nam thể hiện rõ sự đan xen giữa
giá trị cũ và mới, giữa truyền thống và hiện đại…
Nhóm công trình nghiên cứu này cho người đọc một cái nhìn khá toàn diện
về các chiều cạnh trong khái niệm đời sống tinh thần cũng như những đặc trưng
trong đời sống tinh thần của người Việt hiện nay.
1.2.2. Những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo
đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay
Bàn về những ảnh hưởng của Nho giáo nói chung, đạo đức Nho giáo nói riêng
đến các lĩnh vực trong đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay theo cả hai
hướng tích cực và tiêu cực cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu. Trong đó, đặc biệt
phải kể đến các công trình nghiên cứu của các học giả tiêu biểu như:
- Trong cuốn Nho giáo xưa và nay [45] do Vũ Khiêu chủ biên, tác giả đã tập
hợp nhiều bài viết của các học giả liên quan đến vấn đề ảnh hưởng của lễ giáo đạo
Nho đối với quá trình phát triển đất nước nói chung cũng như đối với một số mặt
trong đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay nói riêng. Cụ thể là:
+ Tác giả Quang Đạm ở bài viết Khổng giáo và gia đình, đã tổng kết những
ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với đời sống gia
đình nói riêng và đời sống tinh thần của người Việt Nam nói chung trong truyền
thống cũng như trong hiện tại.
Về mặt tích cực, tác giả khẳng định: lễ giáo đạo Nho nhấn mạnh tình nghĩa
và trách nhiệm của con người đối với gia đình và coi đó là đầu mối tình cảm để con
12
người thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nước và thiên hạ; Khổng giáo tích cực
nêu cao ý nghĩa của giáo dục gia đình; đề cao đức nhân trong mối quan hệ giữa
người với người trong toàn thiên hạ; trong đời sống cộng đồng, Nho giáo đặc biệt
coi trọng kỷ cương, trật tự…
Về những ảnh hưởng tiêu cực, tác giả cũng cho rằng không khó để nhận diện
nó trong đời sống của người Việt Nam hiện nay với những điểm chính yếu như: chủ
nghĩa gia đình vị kỷ - thói luôn luôn mưu cầu tư lợi bằng những mánh khóe bất
chính ích kỷ hại nhân, từ trên lĩnh vực kinh tế đến các lĩnh vực văn hóa, chính trị, xã
hội… tất cả đều ưu tiên đặt lợi ích của bản thân, của gia đình lên trên lợi ích của
người khác, của động đồng, của xã hội; chế độ gia đình trị; tác phong gia trưởng từ
trong gia đình được mở rộng ra đến phạm vi làng, xã, quận, huyện, cơ quan, xí
nghiệp, đoàn thể…; đầu óc bảo thủ và sự phục tùng mê muội; những bất công, phi
lý trong hệ thống pháp luật và thể chế…
Cuối cùng, tác giả nhận định: xem xét lại, rà soát lại cả hai mặt tích cực và
tiêu cực trong đạo lý gia đình của Khổng giáo - cũng như nhiều đạo lý cổ truyền nói
chung, chúng ta thấy, việc đánh giá đúng vấn đề là có nhiều khó khăn và việc giải
quyết thật tốt vấn đề lại càng khó khăn hơn nhiều. Sự kết hợp giữa truyền thống và
hiện đại đòi hỏi cố gắng biết rõ cả xưa và nay. Sự tiến hành cuộc vận động đổi mới
một cách khoa học cũng đòi hỏi biết rõ quá khứ và hiện tại. Đối mặt với tiêu cực
không chỉ vài nhát chổi văn hóa với pháp chế là xong. Đối với mặt tích cực không
phải chỉ kêu gọi “kế” và “thuật” là đủ.
+ Một số bài viết của các tác giả như Nho giáo và văn hóa Việt Nam của
Trần Quốc Vượng, Nho giáo với văn hóa dân gian ở Việt Nam và hiện tượng đình
làng của Đinh Gia Khánh đã cho chúng ta một cái nhìn khá bao quát về sự ảnh
hưởng của đạo đức Nho giáo đến văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa dân gian
Việt Nam nói riêng. Đặc biệt, trong bài viết Nho giáo với văn hóa dân gian Việt
Nam và hiện tượng đình làng, tác giả Đinh Gia Khánh cũng đã khái quát những ảnh
hưởng tích cực và tiêu cực mà đạo đức Nho giáo đã đưa đến cho đời sống của người
dân Việt cũng như nền văn hóa dân gian của người Việt. Ảnh hưởng tiêu cực như:
sự hình thành chế độ đẳng cấp ở làng xã, sự phá hoại tinh thần cộng đồng cố hữu
13
của công xã nông thôn. Bọn cường hào, địa chủ đã lợi dụng chế độ phân biệt đẳng
cấp theo những khuôn khổ của đạo đức Nho giáo để áp bức, bóc lột nhân dân…
Còn ảnh hưởng tích cực, trước hết thể hiện ở việc khái quát hóa những quan hệ xã
hội, quan hệ gia đình vốn đã hình thành trong nhân dân. Đặc biệt là với ảnh hưởng
của nho sĩ, khái niệm về đất nước, về dân tộc được xác định rõ hơn trong nhận thức
của người dân. Làng và nước gắn với nhau, việc làng, việc nước trở thành hai vế
quan trọng trong việc thực hiện trách nhiệm của mỗi người…
- Cuốn sách Nho giáo tại Việt Nam [98] do Lê Sỹ Thắng chủ biên, là tập hợp
nhiều bài nghiên cứu của các tác giả liên quan đến vấn đề ảnh hưởng của đạo đức Nho
giáo đối với con người và xã hội Việt Nam, tiêu biểu như:
+ Trong bài Vài ý kiến về ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam của
Đào Duy Anh, tác giả cho rằng, việc Khổng giáo hay Nho giáo đã tham gia một phần
quan trọng vào sự đúc nặn cái diện mạo tinh thần của dân tộc, vào sự tạo thành văn hóa
dân tộc là điều không ai có thể chối cãi được. Do vậy, trong cuộc cách mạng văn hóa
hiện nay, chúng ta tất yếu phải nghiên cứu Nho giáo để xem nó đã ảnh hưởng đến văn
hóa của chúng ta như thế nào trên cả hai bình diện xấu và tốt. Theo tác giả, những hiện
tượng thanh niên bị kìm hãm trong mọi lĩnh vực hoạt động, phụ nữ bị chồng bạc đãi, tệ
kéo bè, kết cánh… là do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến với nền tảng là đạo đức
Nho giáo gây nên. Cũng theo tác giả, những ảnh hưởng của những tàn tích này còn hết
sức nặng nề trong xã hội, kìm hãm sự tiến lên của chúng ta, do đó ta phải quét sạch
chúng. Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực, những mặt xấu, tác giả cũng khẳng định, ở
Nho giáo chứa đựng nhiều yếu tố tích cực mà chúng ta nên kế thừa và phát triển để
phục vụ cho những việc ích nước, lợi dân theo cái cách mà các vị anh hùng trong lịch
sử dân tộc đã làm như Nguyễn Trãi hay Hồ Chí Minh…
+ Bài viết Đạo đức Nho giáo và đạo đức truyền thống Việt Nam của Trần
Văn Giàu đã chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa đạo đức Nho giáo và đạo
đức truyền thống Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định, không thể xem nhẹ
những ảnh hưởng của văn hóa Hán, của đạo đức Nho giáo đối với dân tộc Việt Nam
từ quá khứ đến hiện tại. Những ảnh hưởng ấy tích cực có, tiêu cực có, song nhìn
chung thì lớn lắm, sâu lắm… Bên cạnh những giá trị tích cực, những tàn dư của đạo
14
đức Nho giáo vẫn còn gây ảnh hưởng lớn đối với xã hội ta ngày nay và tác giả cho
rằng, nó cần phải được quét sạch cho công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội mau
thắng lợi hoàn toàn, đó là: tư tưởng đức trị, nhân trị với những trở ngại cho đường
lối pháp trị xã hội chủ nghĩa; chủ nghĩa gia đình, chủ nghĩa đồng tộc, phương châm
trị đạo thân thân gây trở ngại cho việc thực hiện dân chủ, động viên tài năng; tư
tưởng trọng quan khinh dân - nền tảng cho thứ chủ nghĩa quan liêu, thơ lại mới.
+ Tác giả Nguyễn Đức Quỳ ở bài viết Ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch
sử tư tưởng Việt Nam đã khẳng định, tư tưởng Nho giáo có ảnh hưởng sâu, mạnh
tới toàn bộ đời sống tinh thần người Việt Nam. Những chuẩn mực đạo đức như
Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức bên cạnh những mặt tích cực đã bó
hẹp con người Việt Nam trong xã hội phong kiến truyền thống trong một khuôn
phép vô cùng nghiệt ngã, hà khắc. Tác giả cũng chỉ ra, những tàn dư của đạo đức
Nho giáo ở nước ta không phải là khó tìm. Nó tồn tại dưới nhiều dạng, ở mức độ
khác nhau trong từng mặt khác nhau, cụ thể như: nếp sống không thật sự dân chủ
trong xã hội chủ nghĩa; đánh giá con người không đúng tiêu chuẩn, coi thường
phụ nữ…
- Đề cập đến những di hại mà Nho giáo, đạo đức Nho giáo gây ra trong đời
sống của người dân Việt Nam, trong cuốn Bàn về văn hiến Việt Nam [48] tác giả Vũ
Khiêu đã chỉ ra một số những tiêu cực trong hệ tư tưởng Nho giáo như: Nho giáo
củng cố ở nhân dân tư tưởng về tính vĩnh cửu của chế độ phong kiến. Tư tưởng này
khiến cho người dân Việt Nam truyền thống tin rằng, con người sinh ra là đã có vua
và cha ở trên đầu và bổn phận của họ là phải tuyệt đối trung với vua, hiếu với cha.
Do đó, quần chúng không thể tưởng tượng ra cảnh một nước mà lại không có vua
đứng đầu, vua làm chủ; Nho giáo giam con người vào một trật tự phong kiến chặt
chẽ theo chế độ đẳng cấp nghiêm ngặt từ trên xuống dưới; lễ giáo đạo Nho gieo rắc
vào đầu óc con người tư tưởng coi thường lao động chân tay, tư tưởng coi khinh phụ
nữ; Nho giáo khuyến khích thái độ quan liêu, tư tưởng địa vị, gia trưởng… Tác giả
cũng cho rằng, những di hại trên đây của Nho giáo vẫn còn để lại nhiều tàn dư ngay
trong xã hội ta ngày nay. Và rằng, nhân dân ta có trách nhiệm thanh toán triệt để những
tàn dư ấy, và trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin đánh giá đúng đắn vai trò của Nho
15
giáo ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực, phát huy hơn nữa những truyền thống cao đẹp
của dân tộc, góp phần rèn luyện những phẩm chất của con người mới.
- Ở phần III của cuốn sách Nho giáo và phát triển ở Việt Nam [49], tác giả
Vũ Khiêu đã phân tích và đánh giá ảnh hưởng của Nho giáo nói chung, đạo đức
Nho giáo nói riêng đến các lĩnh vực khác nhau trong đời sống tinh thần người Việt
Nam hiện nay như đối với tư tưởng chính trị, đời sống gia đình hay bảng giá trị đạo
đức mới mà xã hội ta hôm nay cần thiết lập… Từ đó, tác giả đi khẳng định: vai trò
của Nho giáo trong lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam và những tàn dư của nó
tiếp tục gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển đất nước ta hiện nay là sự thật không
ai có thể phủ nhận. Vấn đề đặt ra là trên cơ sở khoa học, chúng ta cần phải tiếp tục
tìm hiểu xem cần gạt bỏ những gì và khai thác những gì của lễ giáo đạo Nho để
phục vụ cho sự nghiệp đổi mới ở đất nước ta hiện nay.
- Đề tài khoa học tiềm lực Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Nho giáo đến
đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam [62] do Nguyễn Ngọc Long chủ nhiệm là
tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu về ảnh hưởng của tư tưởng triết học
Nho giáo đối với những mảng, những mặt khác nhau trong đời sống tinh thần người
Việt Nam hiện nay. Những lĩnh vực của đời sống tinh thần chịu ảnh hưởng của Nho
giáo, đạo đức Nho giáo được các tác giả đề cập chủ yếu là đời sống chính trị, đời
sống đạo đức, đời sống pháp luật… Tuy mới chỉ dừng lại ở việc phân tích những
ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội ta hiện nay một cách chung chung nhưng
qua đó cũng làm cho người đọc hình dung những ảnh hưởng của Nho giáo trong đời
sống tinh thần người Việt Nam theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực.
- Trong cuốn sách Sự kế thừa và phát triển đạo đức Nho giáo của Hồ Chí
Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam [115], tác giả Hoàng Trung đã đề cập
đến những ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo trong lịch sử Việt Nam theo cả hai
hướng tích cực và tiêu cực. Theo tác giả những ảnh hưởng tích cực mà đạo đức Nho
giáo mang lại cho xã hội Việt Nam truyền thống bao gồm: đạo đức Nho giáo góp
phần thiết lập kỷ cương và trật tự xã hội, xây dựng các triều đại phong kiến Việt
Nam vững mạnh và bảo vệ chủ quyền dân tộc; đạo đức Nho giáo đã ảnh hưởng sâu
sắc đến những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam như tư
16
tưởng nhân nghĩa, tư tưởng trung quân, quan niệm về tình yêu thương con người…;
đạo đức Nho giáo cũng có những ảnh hưởng sâu sắc trong quan hệ gia đình, làng,
họ ở nông thôn Việt Nam…
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, tác giả cũng chỉ ra những ảnh hưởng
tiêu cực trong đạo đức Nho giáo như: Nho giáo dạy cả một hệ thống đạo đức mà
trong đó không bao giờ có chủ nghĩa yêu nước; Nho giáo chủ trương học sách vở
của thánh hiền, trọng xưa hơn nay, xem nhẹ khoa học tự nhiên, lao động sản xuất,
trọng nam khinh nữ; Nho giáo coi trọng đức, xem nhẹ pháp khiến cho nhiều nước đi
theo đạo Khổng trong đó có Việt Nam chưa hiểu thấu được tầm quan trọng của
pháp luật, chưa thấy được giá trị thực sự của tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ mà
coi trọng chế độ phân biệt tôn ti, đẳng cấp… Từ đây, tác giả cũng khẳng định: với
khoảng thời gian dài trên 2000 năm có mặt ở nước ta và 500 năm là hệ tư tưởng
chính thống của chế độ phong kiến Việt Nam, Nho giáo đã ảnh hưởng hết sức sâu
sắc trong mọi mặt đời sống tinh thần của dân tộc, đặc biệt là lĩnh vực đạo đức xã hội
theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất
nước, việc nghiên cứu đạo đức Nho giáo với những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực
của nó trong đời sống tinh thần dân tộc đồng thời nghiên cứu sự kế thừa, phát triển
đạo đức Nho giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết góp
phần phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Trên một số tạp chí triết học chuyên ngành cũng xuất hiện nhiều bài nghiên
cứu của các tác giả liên quan đến vấn đề ảnh hưởng của Nho giáo, đạo đức Nho
giáo trong các lĩnh vực đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay, tiêu biểu phải
kể đến các bài viết như: Vấn đề đạo đức trong triết học Khổng Tử [105] của Trần
Văn Thụy; Tư tưởng Nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt
Nam hiện nay [2] của Minh Anh, Nho giáo và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam hiện nay [110] của Nguyễn Tài Thư, Đạo đức Nho giáo trong đời
sống Việt Nam [53] của Nguyễn Thế Kiệt; Về giá trị đương đại của Nho giáo Việt
Nam [50] của Vũ Khiêu… Ở những bài viết này, các tác giả chủ yếu tập trung xoay
quanh việc nghiên cứu và chỉ ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức
Nho giáo đối với xã hội Việt Nam từ trong truyền thống cho đến hiện tại trong nhiều
17
mặt của đời sống xã hội. Phần lớn các tác giả đều khẳng định, để góp phần tích cực vào
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, chúng ta hoàn toàn có thể
khai thác những giá trị tích cực của đạo đức Nho giáo trên một số phương diện như
quan điểm coi dân là gốc của nước, tư tưởng coi trọng, đề cao nhân nghĩa, đạo đức; đề
cao trách nhiệm của con người đối với gia đình và xã hội, tư tưởng tu thân… bên cạnh
việc kiên quyết loại bỏ những mặt phản tiến bộ, tiêu cực, lạc hậu của Nho giáo, đạo
đức Nho giáo. Bên cạnh đó, các tác giả cũng nhấn mạnh, khi khai thác những giá trị
tích cực của Nho giáo cần biết kết hợp khéo léo giữa truyền thống và hiện đại, tránh bê
nguyên xi những quan niệm truyền thống của Nho giáo áp dụng vào đời sống hiện tại.
Do đó, đối với những giá trị tích cực của đạo đức Nho giáo cần phải cải tạo nội dung
của nó ở những mặt nhất định; chuyển đổi, mở rộng cả nội dung lẫn hình thức trên cơ
sở kết hợp với những giá trị đương đại để tạo nên những chuẩn giá trị mới, tiến bộ
trong đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay.
- Ngoài ra, còn có các luận án tiến sĩ nghiên cứu các khía cạnh khác nhau trong
đạo đức Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đến từng lát cắt cụ thể trong đời sống tinh thần
của người Việt hiện nay. Những luận án tiêu biểu có thể kể đến như: Quan niệm của Nho
giáo về các mối quan hệ xã hội, ảnh hưởng và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta ngày nay
[6] của Nguyễn Văn Bình, Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức người cán
bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay [70] của Nguyễn Thị Thanh Mai, Ảnh hưởng
của nhân lễ trong Nho giáo đối với đời sống đạo đức ở Việt Nam hiện nay [113] của
Phan Mạnh Toàn, Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức người phụ nữ ở
nông thôn Việt Nam hiện nay [14] của Doãn Thị Chín…
Những công trình nghiên cứu thuộc nhóm này cho chúng ta cái nhìn khá tổng
quát về ảnh hưởng của Nho giáo, đạo đức Nho giáo đến các lĩnh vực khác nhau ở
nước ta trong đó có đời sống tinh thần trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực.
Những công trình đó dù có nhiều những kiến giải khác nhau về mặt tích cực hay
tiêu cực của đạo đức Nho giáo do các tác giả xuất phát từ các cách nhìn và các thời
điểm lịch sử khác nhau trong việc nhìn nhận, đánh giá, tuy nhiên đều có một điểm
chung là không phủ nhận vai trò của đạo đức Nho giáo trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
18
1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ
ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH
THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY
- Trong cuốn Nho giáo và phát triển ở Việt Nam [49] của Vũ Khiêu, ở mục
kết luận và kiến nghị, tác giả đã đề xuất nhiều ý kiến có thể xem như những phương
hướng, giải pháp trong việc khai thác những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh
hưởng tiêu cực của lễ giáo đạo Nho trong đời sống của xã hội Việt Nam hiện nay.
Chẳng hạn như: tác giả khẳng định, chúng ta cần tiếp thu một cách chủ động và
sáng tạo những kinh nghiệm khai thác Nho giáo của một số nước ở Châu Á. Thực tế
đã chứng minh, ở nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của lễ giáo đạo Nho trong
truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo…, hiện nay họ đang
có những đánh giá hết sức đúng đắn về vai trò tích cực của Nho giáo, từ đó khai
thác chúng một cách có hiệu quả trong công cuộc xây dựng đất nước ở những quốc
gia này. Do đó, Việt Nam hoàn toàn có thể học tập những kinh nghiệm quý trong
việc khai thác Nho giáo, đạo đức Nho giáo của các nước này. Tuy nhiên, cũng cần
lưu ý, sự tiếp thu này phải dựa trên tinh thần độc lập, chủ động, sáng tạo, vận dụng
linh hoạt vào hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, nhất thiết gạt bỏ những kinh
nghiệm không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, với đặc điểm của tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội ở nước ta hiện nay.
Bên cạnh đó, tác giả cũng nhấn mạnh việc khai thác và vận dụng một cách có
hiệu quả những nhân tố tích cực của Nho giáo dựa trên việc học tập thái độ của Chủ
tịch Hồ Chí Minh khi Người vừa khai thác những nhân tố hợp lý trong đạo đức Nho
giáo, vừa lên án những nét tiêu cực ở nó. Hồ Chí Minh đã nhanh chóng cải biến
nhiều khái niệm của Nho giáo để những khái niệm ấy chứa đựng một nội dung mới,
phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước.
- Ở bài viết Một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa và
từng bước khắc phục ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo,
quản lý ở nước ta hiện nay của Trần Văn Phòng trong cuốn sách Ảnh hưởng của
đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo, quản lý của Việt Nam hiện nay [52] do
Nguyễn Thế Kiệt chủ biên, tác giả khẳng định: trong thời kỳ đổi mới, đại bộ phận
19
cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành ở nước ta đã không ngừng học tập, rèn
luyện, phấn đấu vươn lên về mọi mặt, giữ vững được phẩm chất cách mạng, giữ gìn
được những giá trị văn hóa truyền thống… nhưng họ cũng đã chịu ảnh hưởng, tác
động tiêu cực của tàn dư đạo đức phong kiến sâu sắc mà cơ sở nền tảng của nó là
đạo đức Nho giáo. Đó là tư tưởng địa vị, đẳng cấp, gia trưởng; cục bộ, địa phương
chủ nghĩa; trọng nam kinh nữ… Để ngăn ngừa và từng bước khắc phục có hiệu quả
những ảnh hưởng tiêu cực này ở đội ngũ cán bộ, đảng viên và cán bộ lãnh đạo, quản
lý, theo tác giả, cần thực hiện tốt một số phương hướng và giải pháp sau: Một là,
thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Hai là, tiếp tục đổi mới công tác cán bộ theo hướng xây dựng đội
ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên. Ba là, thực hiện dân chủ hóa trong sinh hoạt
Đảng và trong toàn xã hội. Bốn là, đẩy mạnh cuộc đấu tranh tự phê bình và phê
bình, chống chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.
- Tác giả Nguyễn Văn Lý với cuốn sách Kế thừa và đổi mới những giá trị
truyền thống trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở Việt Nam [68], đã đề
xuất nhiều phương hướng, giải pháp bảo đảm việc kế thừa và đổi mới các giá trị đạo
đức truyền thống của dân tộc Việt Nam trong đó có nhiều hệ giá trị chịu ảnh hưởng sâu
sắc của đạo đức Nho giáo. Những phương hướng, giải pháp cụ thể là: kiên trì định
hướng xã hội chủ nghĩa, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển các quan hệ xã hội lành
mạnh trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường; đẩy mạnh giáo dục các giá trị
đạo đức truyền thống trong gia đình, nhà trường và xã hội với nội dung mới, hình thức
phù hợp; nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật trong việc giữ gìn và phát huy các giá
trị đạo đức truyền thống; kết hợp giữa phát huy các giá trị đạo đức truyền thống với
việc tiếp thu các giá trị nhân văn của thời đại thông qua giao lưu quốc tế.
Tác giả cũng khẳng định, phương hướng và những giải pháp này nếu được
triển khai một cách đồng bộ, phối hợp chặt chẽ sẽ đảm bảo cho quá trình kế thừa và
đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống ở nước ta hiện nay đạt được hiệu quả cao,
phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Bên cạnh đó, có nhiều luận án sau khi nghiên cứu những ảnh hưởng của
đạo đức Nho giáo đến các lĩnh vực khác nhau trong đời sống tinh thần ở xã hội
20
ta hiện nay, các tác giả cũng đề xuất nhiều phương hướng, giải pháp nhằm phát
huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối
với lĩnh vực mà mình nghiên cứu. Ví dụ như, trong luận án Ảnh hưởng tiêu cực
của tư tưởng phong kiến trong cán bộ lãnh đạo, quản lý và phương hướng khắc
phục [131] của Nguyễn Bình Yên, tác giả đã đưa ra nhiều phương hướng cơ bản
nhằm khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng phong kiến trong đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay như: đổi mới kinh tế gắn liền với cải tạo phong
tục, tập quán; dân chủ hóa trong toàn xã hội đi đôi với dân chủ hóa trong sinh
hoạt Đảng; tiếp tục đổi mới công tác cán bộ. Ở luận án Ảnh hưởng của nhân, lễ
trong Nho giáo đối với đời sống đạo đức ở Việt Nam hiện nay [113], trong
chương 4, tác giả Phan Mạnh Toàn đã đề xuất phương hướng và những giải pháp
nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân, lễ đối
với đời sống đạo đức - một lĩnh vực quan trọng trong đời sống tinh thần người
Việt Nam hiện nay như sau: về phương hướng: học tập phương pháp biện chứng
Hồ Chí Minh trong việc sử dụng phạm trù nhân, lễ của Nho giáo; bảo đảm sự
thống nhất giữa kế thừa, lọc bỏ với đổi mới, phát triển những giá trị của nhân, lễ
trong quá trình giáo dục đạo đức. Về giải pháp: khắc phục mặt trái của kinh tế thị
trường, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; coi trọng kế thừa giá trị, khắc
phục ảnh hưởng tiêu cực của nhân, lễ trong xây dựng các mối quan hệ gia đình ở
nước ta hiện nay; cải tạo phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng những tập quán
mới, tạo môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh trong xã hội… Ngoài ra, còn
không ít những luận án khi nghiên cứu về những ảnh hưởng của đạo đức Nho
giáo đối với xã hội ta hiện nay đều đề ra phương hướng và những giải pháp cụ
thể trong việc khai thác đạo đức Nho giáo.
Tất cả những công trình trên đây cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khá
toàn diện về hệ thống phương hướng và các giải pháp trong việc khai thác Nho giáo
nói chung, đạo đức Nho giáo nói riêng. Những giải pháp được các tác giả đưa ra
chủ yếu đều xuất phát từ tình hình thực tiễn của xã hội Việt Nam hiện nay và đều
hướng đến việc phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực
của đạo đức Nho giáo nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới.
21
1.4. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA
HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN CẦN
TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT
1.4.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công
bố liên quan đến đề tài
Trên đây là các công trình nghiên cứu được chia thành ba nhóm riêng liên quan
chặt chẽ với những nội dung chính của luận án. Nho giáo, đạo đức Nho giáo và những
ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam từ trong quá khứ cho tới hiện tại là một
mảng đề tài khá rộng lớn với hệ thống các công trình nghiên cứu khá đồ sộ của nhiều
học giả khác nhau. Do đó, luận án chưa có điều kiện tổng quan hết tất cả các công trình
này mà mới chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát các công trình có liên quan một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp đến những nội dung mà luận án nghiên cứu.
Sau khi khảo sát những nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến các nội
dung mà luận án sẽ triển khai, tác giả luận án thấy rằng:
Một là, đối với nhóm công trình nghiên cứu về Nho giáo, đạo đức Nho giáo
Trung Quốc và Nho giáo, đạo đức Nho giáo ở Việt Nam đã cung cấp cho tác giả luận án
một cái nhìn hết sức đầy đủ, sâu sắc và khá toàn diện quá trình ra đời, phát triển của Nho
giáo, đạo đức Nho giáo ở Trung Quốc, những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho
giáo về đạo đức cũng như toàn bộ quá trình du nhập, phát triển, biến đổi của đạo đức
Nho giáo ở Việt Nam trong từng thời kỳ lịch sử trải qua các triều đại phong kiến. Do đó,
ở chương 2 trong nội dung của luận án, khi nghiên cứu về đạo đức Nho giáo Trung Quốc
và đạo đức Nho giáo ở Việt Nam, tác giả luận án không kì vọng đem đến một sự hiểu
biết mới nào về vấn đề này. Kế thừa thành quả nghiên cứu của những người đi trước,
luận án chỉ tập hợp, khái quát lại một cách hệ thống nguồn gốc ra đời và một số nội dung
chủ yếu của đạo đức Nho giáo Trung Quốc; quá trình du nhập, những nhân tố ảnh hưởng
đến sự biến đổi của đạo đức Nho giáo Việt Nam cũng như chỉ ra những nét riêng của đạo
đức Nho giáo ở Việt Nam qua tư tưởng của một số nhà nho Việt tiêu biểu.
Hai là, ở nhóm công trình nghiên cứu về đời sống tinh thần và ảnh hưởng của
đạo đức Nho giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nay:
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này cũng hết sức đa
dạng, phong phú, công phu và nghiêm túc. Các tác giả đã chỉ ra nhiều ảnh hưởng
22
theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với nhiều mặt,
nhiều bộ phận trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam từ trong quá khứ
cho đến hiện tại. Đây là những tài liệu tham khảo rất quý giá cho tác giả luận án khi
tiến hành triển khai chương 3 với nội dung chính là nghiên cứu về ảnh hưởng của
đạo đức Nho giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay - thực
trạng và nguyên nhân. Tuy nhiên, đôi khi, do giới hạn về mặt thời lượng nghiên cứu
hay một yếu tố nào đó, nhiều công trình chủ yếu chỉ dừng lại ở mức nêu ra tên
những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong xã hội phong
kiến Việt Nam là gì và khẳng định những ảnh hưởng của nó còn kéo dài cho tới tận
ngày nay chứ ảnh hưởng của nó đối với các lĩnh vực cụ thể trong đời sống tinh thần
người Việt hiện nay diễn ra như thế nào, tác động ra sao, theo phương thức gì thì
nhìn chung các tác giả đề cập chưa nhiều. Nhiều công trình luận văn, luận án phân
tích cụ thể hơn về ảnh hưởng của lễ giáo đạo Nho đối với đời sống tinh thần người
Việt hiện nay theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực nhưng chủ yếu nhóm công
trình này mới tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến đời sống
đạo đức - chỉ là một trong những lĩnh vực cụ thể của đời sống tinh thần… Do đó, ở
chương này, luận án tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc thêm những ảnh hưởng cụ thể
của đạo đức Nho giáo trong đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay ở những
lĩnh vực cơ bản nhất của nó bao gồm: đời sống chính trị, đời sống pháp luật, đời
sống đạo đức. Ở chương này, tác giả cũng làm rõ thêm phương thức ảnh hưởng của
đạo đức Nho giáo đối với đời sống tinh thần người Việt hiện nay và những nguyên
nhân dẫn đến ảnh hưởng để trả lời cho câu hỏi tại sao khi những cơ sở kinh tế,
chính trị, xã hội cho sự tồn tại của Nho giáo, đạo đức Nho giáo gần như đã không
còn, nhưng những ảnh hưởng của nó thì vẫn tiếp diễn trong đời sống hiện tại, cho
dù người ta có muốn hay không.
Ba là, đối với nhóm công trình nghiên cứu về phương hướng và những giải
pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức
Nho giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay cũng là những tài
liệu tham khảo hết sức cần thiết đối với chương 4 trong luận án của tác giả. Tuy
nhiên, ở mỗi công trình nghiên cứu này, các tác giả cũng chỉ chủ yếu đề xuất phương
hướng và những giải pháp sát với nội dung khi họ nghiên cứu ảnh hưởng của một hay
23
nhiều phạm trù đạo đức Nho giáo trong các lĩnh vực khác nhau. Do vậy, bên cạnh việc
kế thừa những người đi trước, tác giả cũng dựa trên cách tiếp cận của mình để đưa ra
phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn
chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng đời sống tinh thần
của người Việt hiện nay.
1.4.2. Những vấn đề đặt ra, tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu
Từ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án với những kết quả đã được
khái quát ở trên, tác giả đưa ra một số vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu, giải
quyết như sau:
- Trình bày một cách có hệ thống một số nội dung chủ yếu của đạo đức Nho
giáo Trung Quốc và đạo đức Nho giáo ở Việt Nam.
- Phân tích và làm rõ thực trạng ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đời
sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của nó.
- Đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng
tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng đời
sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án, có thể
thấy, cho đến nay, đã có không ít những công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo và
ảnh hưởng của nó tới các mặt khác nhau trong đời sống xã hội Việt Nam nhưng, các
công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo tới các lĩnh vực trong đời
sống tinh thần người Việt Nam hiện nay đặc biệt là dưới góc độ triết học thì còn khá thưa
thớt. Do đó, đề tài tiếp tục hệ thống hóa, khái quát hóa các kết quả nghiên cứu của những
người đi trước để vận dụng vào việc nghiên cứu những nét chính trong đạo đức Nho giáo
và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay trong 3 lĩnh
vực cơ bản: đời sống chính trị, đời sống đạo đức, đời sống pháp luật theo cả hai hướng
tích cực và tiêu cực. Với việc làm này, tác giả luận án tin rằng, công trình nghiên cứu của
mình sẽ có đóng góp nhất định trong hệ thống các công trình nghiên cứu về Nho giáo,
đạo đức Nho giáo cũng như những ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay.
24
Chương 2
ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRUNG QUỐC VÀ ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO
Ở VIỆT NAM
2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRUNG QUỐC
2.1.1. Sơ lược những điều kiện dẫn đến sự hình thành Nho giáo và đạo
đức Nho giáo
2.1.1.1. Bốicảnh kinhtế-xãhộichosựhìnhthànhNhogiáovàđạođứcNhogiáo
Nho giáo ra đời ở Trung Quốc vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc (770 - 221
trước Công nguyên). Đây là thời kỳ suy tàn của chế độ chiếm hữu nô lệ để bước vào
một chế độ xã hội mới - chế độ phong kiến sơ kỳ với một số đặc điểm cơ bản sau:
Xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc đang chuyển biến mạnh mẽ
từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt với sự ra đời của nhiều loại công cụ lao
động mới, được cải tiến. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nông
nghiệp, thủ công nghiệp và do đó thương nghiệp cũng có sự khởi sắc rõ rệt. Trên cơ
sở phát triển của sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như các lĩnh vực khác, lúc
này quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ với chế độ kinh tế “tỉnh điền” bóc lột nhân dân
theo kiểu cũ của “thiên tử”, quý tộc nhà Chu đã trở nên lạc hậu và không còn phù hợp
nữa, nó đòi hỏi phải được thay thế bằng phương thức bóc lột khác. Chế độ chiếm hữu
tư nhân về ruộng đất từng bước hình thành và phát triển.
Sự phát triển về kinh tế cùng với sự xuất hiện của chế độ chiếm hữu tư nhân
về ruộng đất tất yếu dẫn đến những biến đổi sâu sắc trong kết cấu giai tầng của xã
hội. Nhiều giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện trong xã hội tồn tại đan xen nhau và mâu
thuẫn gay gắt. Sự suy yếu về địa vị kinh tế tất yếu dẫn đến sự suy yếu từng bước về
địa vị và vai trò chính trị của nhà Chu. Đây cũng là tiền đề, là cơ sở cho sự ra đời và
lớn mạnh của giai cấp địa chủ mới trong xã hội Trung Quốc. Giai cấp này ngày
càng trở nên đông đảo, ngày càng đòi hỏi tiếng nói và vị trí của mình trong xã hội.
Mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng lớp ngày càng trở nên gay gắt tất yếu dẫn đến
cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các giai tầng trong xã hội. Chính điều đó đã làm cho
xã hội trở nên rối ren, trật tự xã hội bị đảo lộn. Người ta cướp bóc, tranh giành
quyền lực, của cải, đất đai, chém giết lẫn nhau khiến xã hội loạn lạc.
25
Trong thời buổi nhiễu nhương tao loạn, cương thường đảo điên, cái mới, cái cũ
đan xen, xáo trộn ấy, một vấn đề rất lớn đặt ra với người Trung Quốc là tại sao đất nước
đang thái bình lại trở nên loạn lạc và làm thế nào đưa xã hội từ loạn về trị. Bên cạnh đó,
thực tế đã chứng minh rằng mô hình và cách thức quản lý xã hội theo thể chế nhà Tây
Chu đã trở nên lỗi thời, lạc hậu đòi hỏi phải được thay thế bằng mẫu hình xã hội tương
lai phù hợp để ổn định trật tự và đưa xã hội đi lên. Trước những câu hỏi lớn mà thời đại
và lịch sử đặt ra như vậy, đã kích thích tầng lớp tri thức, kẻ sĩ đương thời quan tâm, lý
giải, mong tìm ra đáp án và giải pháp để “cứu đời, cứu người” có hiệu quả. Cũng chính
vì vậy mà thời kỳ này đã làm nảy sinh một loạt các nhà tư tưởng nổi tiếng đại diện cho
các trường phái triết học, tư tưởng khác nhau tạo ra một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử
tư tưởng Trung Quốc - thời kỳ “Bách gia tranh minh” (Trăm nhà đua tiếng) hay “Bách
gia chư tử” (Trăm nhà trăm thầy). Bách gia bao gồm những học phái tiêu biểu như: Nho
gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia, Âm dương gia, Tung hoành gia, Nông gia, Tạp gia…
Các học thuyết trên đây dù tư tưởng khác nhau nhưng nhìn chung họ đều đứng trên lập
trường của giai cấp, tầng lớp mình mà phê phán (để cải tổ hay thay đổi cơ bản) trật tự
cùng thiết chế xã hội cũ, xây dựng (trong tư tưởng) mô hình xã hội tương lai. Mỗi học
phái bằng cách này hay cách khác đã đề ra các phương pháp trị nước theo quan điểm của
riêng mình. Nếu Mặc gia cho rằng trị nước phải bằng “kiêm ái” (cùng yêu thương nhau),
Pháp gia muốn dựa vào luật pháp thì Nho giáo chủ trương con đường trị nước bằng đạo
đức (đức trị) bởi theo họ dùng đức để trị dân thì dân mới tâm phục, khẩu phục mà tuân
theo một cách tự nguyện còn nếu áp chế dân bằng sức mạnh tuy mau đạt được mục đích
song sẽ không bền… Xét theo một khía cạnh nhất định nào đó, những tư tưởng về đường
lối trị nước của các học thuyết nêu trên đều có ý nghĩa và phát huy được tác dụng của
mình trong thực tiễn. Trong số các học thuyết đó, Nho giáo được coi là học thuyết chính
trị - đạo đức tiêu biểu và có ảnh hưởng lâu dài nhất ở Trung Quốc cũng như ở các nước
láng giềng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo… Việt Nam cũng là một trong những
quốc gia chịu ảnh hưởng sâu đậm của hệ tư tưởng Nho giáo nói chung và đặc biệt là
quan niệm của Nho giáo về đạo đức nói riêng.
Người có công sáng lập ra Nho giáo là Khổng Tử (551 - 479 trước Công
nguyên) tên là Khâu, tự là Trọng Ni, người nước Lỗ (nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung
26
Quốc), sinh ra trong một gia đình quý tộc nhỏ, hoàn cảnh sa sút. Sống trong thời kỳ
loạn lạc, hàng ngày, hàng giờ được tận mắt chứng kiến cảnh cướp bóc, chém giết, do
đó, lý tưởng mà ông hướng tới là xây dựng một chế độ xã hội thái bình, thịnh trị, ổn
định theo khuôn mẫu của nhà Tây Chu. Theo ông, đó là một xã hội có đạo đức, con
người tồn tại trong những mối quan hệ xã hội nhất định và đi kèm với nó là những
chuẩn mực đạo đức, những khuôn phép nhất định. Nếu làm được như vậy sẽ đưa xã hội
từ loạn trở về trị. Từ đó, ông cho rằng, việc trị nước phải dựa trên đạo đức, phải dùng
nhân trị, lễ trị thì xã hội mới “hữu đạo”, mới thái bình thịnh trị. Tư tưởng đó của ông
sau này đã được các thế hệ học trò nối tiếp nhau kế thừa và phát triển làm nên sự lớn
mạnh và tầm ảnh hưởng sâu rộng của học thuyết Nho giáo nói chung và đạo đức Nho
giáo nói riêng. Tác phẩm kinh điển của Nho giáo bao gồm Tứ thư (Luận ngữ, Đại học,
Trung dung, Mạnh Tử), Ngũ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu).
2.1.1.2. Những tiền đề văn hóa, tư tưởng cho sự ra đời của Nho giáo và
đạo đức Nho giáo
Như bất kỳ một hệ tư tưởng nào xuất hiện trong lịch sử, Nho giáo không chỉ
là một học thuyết chính trị - đạo đức nảy sinh trên cơ sở của hiện thực xã hội mà
bản thân Nho giáo nói chung, quan niệm của Nho giáo về đạo đức nói riêng còn
được ra đời dựa trên nền tảng văn hóa, đạo đức truyền thống của Trung Quốc.
Trung Quốc là một quốc gia đất rộng, người đông và cũng là một trong những
nước có nền văn hóa được hình thành từ rất sớm và phát triển mạnh mẽ lên đến đỉnh cao
ở thời cổ đại. Với những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực toán học, thiên văn, địa lý,
trồng trọt, chăn nuôi, nghề y… đã góp phần to lớn thúc đẩy, phát triển đời sống vật chất
và tinh thần của xã hội tạo cơ sở cho sự ra đời của các học thuyết triết học, chính trị,
đạo đức và tôn giáo ở thời Xuân Thu - Chiến Quốc trong đó có Nho giáo.
Bên cạnh đó, Nho giáo, đạo đức Nho giáo còn được hình thành dựa trên nền
tảng đạo đức truyền thống của người Trung Quốc đã để lại từ các triều đại trước. Ngay
từ thời Ngũ đế, vua Nghiêu đã đặt ra vấn đề “truyền hiền” nghĩa là truyền ngôi cho
những người hiền tài (những người vừa có tài nhưng cũng phải vừa có đạo đức). Đến
nhà Hạ, các bậc quân vương cũng rất coi trọng đạo đức trong việc trị nước an dân. Vào
thời nhà Thương có vua Thang là điển hình của một vị vua có đức thương dân và
27
không ngừng tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình. Truyền thống coi trọng đạo đức đã
được khắc họa một cách rõ nét và sâu sắc hơn vào thời nhà Chu. Đây là thời kỳ mà
“đức là lý do làm cho tiên vương có thể sánh với thượng đế và cũng là lý do để tiên
vương nhận mệnh trị dân” [67, tr.156].
Như vậy, sự ra đời của Nho giáo nói chung và đạo đức Nho giáo nói riêng bắt
nguồn từ sự biến động lớn lao của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thời Xuân Thu -
Chiến Quốc cũng như từ việc kế thừa những tiền đề về văn hóa, tư tưởng, đạo đức của
người Trung Quốc từ trong lịch sử. Không chỉ có Nho giáo, vấn đề đạo đức, đạo làm
người cũng là một trong những nội dung cốt lõi của nhiều triết thuyết ở Trung Quốc.
Điều này đã làm nên nét riêng biệt của tư tưởng Trung Quốc so với các học thuyết
phương Tây. Nét riêng biệt đó chính là truyền thống coi trọng đạo đức, đạo làm người
người được khắc họa một cách rõ nét và sâu sắc nhất trong hệ tư tưởng Nho giáo.
2.1.2. Những nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo
2.1.2.1. Học thuyết Nho giáo về tính người - cơ sở hình thành quan niệm
của Nho giáo về đạo đức
Cùng với những vấn đề triết học chính trị khác, vấn đề “tâm”, “tính” con
người là một trong những chủ đề mà các nhà nho quan tâm nghiên cứu. Điều này
không xuất phát từ ý muốn chủ quan của họ mà xuất phát từ những yêu cầu nhất
định của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ.
Ở gần cuối thời Xuân Thu, Khổng Tử là người đầu tiên đề cập đến vấn đề tính
người. Ông nói: “Người ta sinh ra vốn ngay thẳng. Kẻ cong vậy mà vẫn sống chẳng
qua nhờ may mắn thoát chết” [42, tr.332]. Khổng Tử cho rằng, con người khi mới
sinh ra, cái tính của họ hoàn toàn trong trắng, ngây thơ. Cái bản tính tự nhiên ấy được
bẩm thụ từ trời đất, chưa chịu sự tác động của hoàn cảnh bên ngoài. Khổng Tử còn cho
rằng: “Bản tính người ta gần giống nhau, thói quen khiến xa nhau” [42, tr.614]. Điều
đó có nghĩa là, theo ông, con người ta sinh ra bản tính gần giống nhau giữa mọi người
nhưng do mỗi người có hoàn cảnh, môi trường sống, nghề nghiệp, tập quán và sự tu
dưỡng khác nhau nên làm cho bản tính ban đầu của con người, của từng người ngày
càng khác xa nhau. Chính luận điểm này của Khổng Tử đã khẳng định, bản tính của
con người có thể thay đổi bởi sự tác động, chi phối của rất nhiều yếu tố xã hội. Trong
28
các yếu tố đó, Khổng Tử đặc biệt đề cao vai trò của giáo dục trong việc tạo nên và duy
trì tính thiện của con người. Đây là tư tưởng hoàn toàn mới, thực sự mang tính đột phá
trong thời Xuân Thu - Chiến Quốc nhất là khi xã hội đang ở tình trạng rối ren, phi nhân
tính. Tuy nhiên, do đứng trên lập trường giai cấp, quan niệm về tính người của Khổng
Tử cũng chứa đựng điểm hạn chế khi một mặt, ông nhận thức được sự tác động của
ngoại cảnh, điều kiện xã hội đến sự hình thành và thay đổi tính người, mặt khác, ông lại
tỏ ra bảo thủ khi cho rằng: “Chỉ có dạng thượng trí và hạ ngu là không thay đổi (tính
tình)” [42, tr.614] thể hiện sự phân biệt đẳng cấp trên dưới. Quan niệm về tính người
mà Khổng Tử đưa ra là hết sức cơ bản, nó đặt nền tảng cho các nhà nho kế thừa và
phát triển sau này. Từ thời Chiến Quốc về sau, vấn đề tính người thực sự được các
nhà nho quan tâm với những quan niệm vừa giống vừa khác nhau, song nổi bật nhất
là hai quan niệm đối lập nhau về tính người của Mạnh Tử và Tuân Tử.
Đi xa hơn Khổng Tử trong việc luận giải vấn đề bản tính con người, Mạnh
Tử cho rằng: “Bản tính người ta vốn thiện, cũng như nước phải chảy xuống thấp
vậy. Người ta chẳng ai bất thiện, như nước luôn luôn chảy xuống thấp vậy” [42,
tr.1193]. Mạnh Tử luôn tin vào bản tính tốt đẹp của con người, ông còn cho rằng,
tính thiện của con người được biểu hiện bằng “tứ đức” (nhân, lễ, nghĩa, trí) mà
tứ đức lại bắt nguồn từ “tứ đoan”, đó là: “Lòng trắc ẩn là đầu mối của nhân, lòng
tu ố là đầu mối của nghĩa, lòng từ nhượng là đầu mối của lễ, lòng thị phi là đầu mối
của trí vậy. Người ta có bốn đầu mối đó, cũng như có hai tay, hai chân vậy” [42,
tr.861-862]. Mạnh Tử cũng nhận ra rằng, con người cũng có chỗ thiện và bất thiện
nhưng chỉ có cái tốt, cái thiện mới là cơ sở để phân biệt con người với cầm thú, còn
phần xấu, phần ác kia không gọi là tính được. Theo Mạnh Tử mặc dù tính thiện là
bản tính tự nhiên, vốn có của con người thì con người vẫn luôn chịu sự tác động của
hoàn cảnh, hoàn cảnh và môi trường xung quanh có thể làm lu mờ hoặc sai lệch tính
thiện của con người, không còn đúng với bản chất ban đầu nữa, điều này sẽ làm cho con
người trở thành bất thiện. Do đó, Mạnh Tử cũng đề cao vai trò của giáo hoá, giáo dục và
theo ông chỉ có nhờ giáo dục mới có thể khơi dậy, giữ vững và phát huy được cái thiện,
cái tốt trong mỗi con người, lúc ấy cái xấu sẽ bị loại trừ, bị đẩy lùi, con người trở nên tốt
đẹp hơn, xã hội trở nên thái bình, thịnh trị.
29
Trong quan niệm về tính người, Tuân Tử lại ngược hẳn với Mạnh tử. Nếu Mạnh
Tử cho rằng nhân, nghĩa, lễ, trí là biểu hiện của tính người, thì Tuân Tử lại cho đó
là: lòng hiếu lợi, lòng đố kỵ, lòng dục vọng, ba cái này khi mới sinh ra đã có sẵn
trong con người và đó là bản tính tự nhiên, nếu thuận theo tính tự nhiên này, con
người sẽ trở nên tàn ác. Mặc dù vậy, Tuân Tử không hề phủ nhận con người cũng
có những đức tính tốt và những đức tính tốt này là do con người tự đặt ra, do con
người học tập rèn luyện mới có được. Từ đây, ông cho rằng, phương thức tốt nhất
để loại trừ tính ác của con người là con người cần phải học tập, rèn luyện, phải được
giáo dục, giáo hoá theo nhân, lễ, nghĩa, trí.
Trong Nho giáo Tiên Tần, ngoài học thuyết tính người của Khổng Tử, Mạnh Tử
và Tuân Tử còn phải kể đến học thuyết tính người của Cáo Tử. Không giống như
Mạnh Tử hay Tuân Tử, Cáo Tử lại cho rằng, bản tính con người không thiện cũng
chẳng ác. Ông ví tính con người như dòng nuớc chảy, khơi về hướng Đông thì nó chảy
về hướng Đông, khơi về hướng Tây thì nó chảy về hướng Tây. Theo Cáo Tử, tính con
người ban đầu cũng mộc mạc, nguyên sơ như tờ giấy trắng, không thiện cũng không ác
nhưng có thể phát triển theo hướng thiện hoặc bất thiện. Tính thiện của con người như:
nhân, lễ, nghĩa, trí chỉ có được nhờ sự tu dưỡng, học tập và rèn luyện mà thôi.
Đến giai đoạn sau của sự phát triển Nho giáo, từ đời Hán trở đi, vấn đề tính
người vẫn được đưa ra và giải quyết theo những hướng khác nhau. Đổng Trọng Thư
cho rằng, tính con người có cả thiện lẫn ác. Ông còn đưa ra quan niệm tính người gồm
ba bậc: tính toàn thiện của bậc thánh nhân, tính chỉ ác của những người bị trị, tính vừa
thiện vừa ác của những người trung bình (tầng lớp trung gian). Giống như những bậc
tiền bối của mình, theo Đổng Trọng Thư, tính người là có sẵn từ khi mới sinh ra. Nhìn
chung, học thuyết tính người của ông nhằm phục vụ mục đích thống trị của giai cấp
phong kiến, cho nên ông đã có phần thần bí hoá học thuyết tính người của Khổng Tử,
Mạnh Tử và Tuân Tử. Theo Đổng Trọng Thư, bậc thánh nhân vì bản tính toàn thiện
nên có trách nhiệm uốn nắn, chỉ dẫn kẻ khác; kẻ bị trị (tính toàn ác) và cả tầng lớp
trung gian đều là đối tượng của sự giáo dục, giáo hoá.
Sau Đổng Trọng Thư, các nhà nho như Dương Hùng, Vương Sung đã kế thừa,
tiếp thu, phát triển quan điểm của ông khi xây dựng học thuyết tính người của mình. Cả
30
hai ông đều cho rằng, tính con người không hoàn toàn thiện cũng không hoàn toàn ác,
cái đó phải do sự tác động của giáo dục mới quyết định được. Giáo dục điều thiện, con
người sẽ trở nên thiện và ngược lại. Qua đó hai ông nhấn mạnh vai trò của giáo dục
trong việc thay đổi bản tính con người.
Các nhà nho thời đại sau này phát triển tư tưởng tính người theo hướng
lưỡng nguyên. Họ cho rằng, tính người vừa là bản tính vốn có, vừa được hình thành
do sự tác động của giáo dục, vì vậy con người thiện hay ác đều do sự tu dưỡng, rèn
luyện, dạy bảo.
Nhìn chung, khi đưa ra học thuyết về tính người, mỗi nhà nho đều dựa trên
những ý kiến chủ quan của mình, dựa trên việc đánh giá thực tế mà đưa ra những
quan điểm và sự luận giải hết sức khác nhau. Tuy nhiên dù quan niệm về bản tính
con người là thiện hay ác hay cả thiện lẫn ác thì các nhà nho đều cho rằng bản tính
con người có thể thay đổi dưới sự tác động của giáo dục. Cũng theo các nhà nho,
giáo dục ở đây phải là giáo dục đạo đức, phải trang bị cho mọi người những phẩm
chất đạo đức, chuẩn mực đạo đức, những hành vi ứng xử phù hợp với những mối
quan hệ xã hội nhất định. Chỉ có như vậy mới giúp con người giữ gìn được tính
thiện, tránh xa cái ác, trở về với đạo. Đó cũng là cách hiệu quả nhất để đưa xã hội từ
loạn về trị, là cơ sở để xây dựng một xã hội thật sự tốt đẹp, thái bình, thịnh trị…
Với những phân tích như vậy, có thể kết luận rằng, quan niệm của Nho giáo về
tính người là một trong những cơ sở quan trọng để các nhà nho đưa ra những quan niệm
về đạo đức. Điều này cũng là câu trả lời cho việc tại sao Nho giáo lại coi trọng đạo đức
và cho rằng đường lối đức trị dựa trên việc giáo dục, giáo hóa đạo đức cho tất cả mọi
người là biện pháp hữu hiệu nhất để ổn định trật tự xã hội.
2.1.2.2. Quan niệm của Nho giáo về đạo và đức
Trong học thuyết Nho giáo, có thể coi đạo đức là tư tưởng chủ đạo và cũng chính
vì lẽ đó mà người ta gọi Nho giáo là học thuyết chính trị - đạo đức.
Theo quan niệm của Khổng Tử, Đạo chính là năm mối quan hệ xã hội cơ bản
của con người, được gọi là Nhân luân. Mạnh Tử gọi là Ngũ luân bao gồm: vua - tôi,
cha - con, chồng - vợ, anh - em, bạn bè. Trong đó ba mối quan hệ đầu tiên: vua - tôi,
31
cha - con, chồng - vợ được coi là cơ bản nhất mà sau này Đổng Trọng Thư (179 -
104 trước Công nguyên) gọi là Tam cương.
Tam cương là ba mối quan hệ cơ bản nhất của con người trong gia đình cũng
như ngoài xã hội. Cụ thể của ba mối quan hệ này là: Quân vi thần cương, phu vi thê
cương, phụ vi tử cương. Ba quan hệ này về cơ bản nó như những sợi dây ràng buộc
con người trong những quy chuẩn, những lễ giáo phong kiến hà khắc, trật tự được
phân biệt theo đẳng cấp do Nho giáo đề ra.
Đối với Đức, theo quan niệm của Nho giáo, đây chính là các phẩm chất đạo
đức quan trọng mà con người cần phải có, cần phải được trang bị, được giáo dục
nhằm thực hiện tốt năm mối quan hệ cơ bản của Đạo được nêu ra ở trên.
Trải qua sự biến thiên của lịch sử, ở mỗi giai đoạn các phạm trù đạo đức Nho
giáo lại được các nhà nho bổ sung, sửa đổi, sắp xếp, thêm bớt theo những trật tự
khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu lịch sử của từng triều đại phong kiến. Với Khổng
Tử, ông nhấn mạnh ba đức cơ bản của con người là: nhân, trí, dũng. Đến Mạnh Tử,
ông lại cho rằng, những đức con người cần phải có là tứ đức: nhân, lễ, nghĩa, trí.
Đến Đổng Trọng Thư, ông nêu lên Ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Tam cương
và Ngũ thường kết hợp với nhau gọi là đạo cương thường, hay mở rộng ra sự kết
hợp giữa Ngũ luân với Ngũ thường gọi là luân thường. Cương thường có thể coi là
nội dung cơ bản trong đạo làm người của Nho giáo. Nó là nguyên tắc chi phối mọi
suy nghĩ và hành động của con người.
2.1.2.3. Tam cương
Theo quan niệm của Nho giáo, Tam cương dùng để chỉ ba mối quan hệ cơ bản
nhất của con người từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội, đó là các quan hệ: vua - tôi,
cha - con, chồng - vợ. Khái niệm Tam cương xuất hiện lần đầu tiên là trong Hán Nho
thể hiện tư tưởng của Đổng Trọng Thư vào thời Hán Vũ đế. Mục đích chính của tư
tưởng này là quy định thân phận của bề tôi, của người vợ và của người con phụ thuộc
vào vua, vào chồng, vào cha. Theo Đổng Trọng Thư, trong mối quan hệ vua - tôi, bề
tôi phải tuyệt đối trung thành với vua và vua giữ vai trò quyết định so với bề tôi, đến
mức vua bảo thần chết, thần không thể không chết; trong mối quan hệ cha - con, yêu
cầu người con phải có hiếu với cha mẹ và người cha giữ vai trò quyết định đối với con;
32
trong mối quan hệ vợ - chồng, yêu cầu vợ phải theo chồng, phải giữ tiết hạnh với chồng
và trong mối quan hệ này thì người chồng giữ vai trò quyết định đối với người vợ.
Đối với những mối quan hệ này, các nhà nho trong thời kỳ đầu phát triển của
Nho giáo (Nho giáo nguyên thủy) đã đưa ra những chuẩn mực đạo đức riêng cho
từng đối tượng trong từng mối quan hệ cụ thể:
Trong mối quan hệ vua - tôi (quân thần), Nho giáo đưa ra hai chuẩn mực đạo
đức để ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ giữa vua và thần dân là nhân và trung. Theo
đó, vua phải là người nhân từ, có đức, cai trị dân phải dựa trên nhân trị, đức trị, phải
dùng đạo đức của mình để thu phục lòng tin của dân… Để có thể dùng đức trị dân, theo
Nho giáo, người cầm quyền (người quân tử) phải không ngừng tu thân. Tu thân là biện
pháp rèn luyện đạo đức được Nho giáo đặt lên hàng đầu và là yêu cầu bắt buộc đối với
tất cả mọi người từ bậc đế vương cho đến dân thường, Sách Đại học có viết: “Từ bậc
thiên tử xuống tới hạng bình dân, ai nấy đều phải lấy tu thân làm gốc. Gốc đã loạn,
ngọn lại trị, là không thể được vậy” [42, tr.18]. Tuy nhiên, đối với nhà cầm quyền, tu
thân càng quan trọng và cần thiết hơn bởi, chỉ có thông qua con đường tu thân, rèn
luyện, tự sửa mình, tự lấy mình ra làm gương sáng để mọi người noi theo, người cầm
quyền mới có thể thi hành đường lối nhân trị, đức trị, mới khiến cho dân tin, dân phục
và dân tình nguyện đi theo. Về vấn đề này, Khổng Tử khẳng định: “Nếu có thể sửa
mình ngay thẳng, khi cai trị dân có gì là khó đâu? Không thể sửa mình ngay thẳng lại
có thể sửa người ngay thẳng được sao” [42, tr.507]. Ngược lại, bề tôi (dân) phải tuyệt
đối trung thành với nhà vua, phải nghe theo sự giáo hóa, sai bảo của vua và bảo vệ
nhà vua. Bởi lẽ, vua chính là “thiên tử” (con trời), gánh vác sứ mệnh to lớn là thay
trời giáo dân, trị dân, vua cũng giống như cha mẹ của dân. Về những chuẩn mực
đạo đức được quy định trong mối quan hệ này, Khổng Tử nhận định: “Vua lấy lễ sai
khiến bề tôi, bề tôi lấy lòng trung để thờ vua” [42, tr.255].
Trong mối quan hệ cha - con, Nho giáo đưa ra hai chuẩn mực đạo đức là
từ và hiếu. Theo đó, cha mẹ phải có trách nhiệm thương yêu, dưỡng dục con cái
và ngược lại, con cái phải kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Tuy
nhiên, trong mối quan hệ này, Nho giáo luôn đề cao vị trí, vai trò của cha mẹ đối
với con cái, do đó, các nhà nho nhấn mạnh đến chữ hiếu, nghĩa là nhấn mạnh đến
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam

More Related Content

What's hot

Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí MinhBài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minhsjuxinh
 
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaQuyên Nguyễn Tố
 
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Thích Hô Hấp
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayYenPhuong16
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcDương Nphs
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhHuynh Loc
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namMChau NTr
 
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...dinhtrongtran39
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcmLam Pham
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘIBee Bee
 
Xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânXã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânNga Linh
 
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10Nam Cengroup
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Phước Nguyễn
 
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptxChuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptxtNguyn877278
 

What's hot (20)

Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí MinhBài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
 
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
 
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
 
Xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânXã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhân
 
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0
 
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinhLuận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
 
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptxChuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
 

Similar to Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam

Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Man_Ebook
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayMan_Ebook
 
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào  Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam (20)

Tieu luan Phat giao
Tieu luan Phat giaoTieu luan Phat giao
Tieu luan Phat giao
 
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAYẢnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
 
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAYLuận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
 
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...
 
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
 
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
 
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
 
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam BộLuận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
 
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào  Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ  Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.docTóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ  Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
 
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáoẢnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAYĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 

Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOÀNG THU TRANG ¶NH H¦ëNG CñA §¹O §øC NHO GI¸O §èI VíI §êI SèNG TINH THÇN CñA NG¦êI VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2017
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOÀNG THU TRANG ¶NH H¦ëNG CñA §¹O §øC NHO GI¸O §èI VíI §êI SèNG TINH THÇN CñA NG¦êI VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN THẾ KIỆT 2. TS. PHAN MẠNH TOÀN HÀ NỘI - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định. Tác giả Hoàng Thu Trang
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5 1.1. Những công trình nghiên cứu về Nho giáo, đạo đức Nho giáo Trung Quốc và Nho giáo, đạo đức Nho giáo ở Việt Nam 5 1.2. Những công trình nghiên cứu về đời sống tinh thần và ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay 10 1.3. Những công trình nghiên cứu về phương hướng và những giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay 18 1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết 21 Chương 2: ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRUNG QUỐC VÀ ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO Ở VIỆT NAM 24 2.1. Nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo Trung Quốc 24 2.2. Đạo đức Nho giáo ở Việt Nam 42 Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 67 3.1. Đời sống tinh thần và phương thức ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đời sống tinh thần ở Việt Nam hiện nay 67 3.2. Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến một số lĩnh vực trong đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay 81 3.3. Nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với một số lĩnh vực trong đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay 113 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 121 4.1. Phương hướng phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay 121 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay 128 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nho giáo là một trong những trào lưu triết học Trung Hoa cổ đại do Khổng Tử (551 - 479TCN) sáng lập. Nhìn chung, Nho giáo là cả một hệ thống quan niệm về thế giới, xã hội và con người. Tuy nhiên, nội dung chủ yếu của Nho giáo là nói về đạo đức, nhấn mạnh vào đạo đức, cường điệu tác động của đạo đức trong xã hội và lịch sử, đây có thể coi là một đặc tính cơ bản của Nho giáo. Nho giáo được du nhập vào nước ta từ những năm cuối trước công nguyên chủ yếu theo “gót giày” quân xâm lược phương Bắc. Là một học thuyết chính trị, đạo đức, xã hội lấy con người làm trọng tâm, Nho giáo đã đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước phong kiến Việt Nam qua nhiều thế kỷ (từ giữa thế kỷ XV về sau). Với vị trí, vai trò là hệ tư tưởng, là công cụ cai trị của các triều đại phong kiến Việt Nam, Nho giáo, đạo đức Nho giáo đã len lỏi, tác động trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị cho đến đời sống tinh thần của người Việt Nam. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã làm cho Nho giáo ở Việt Nam mất đi tư cách là học thuyết thống trị xã hội, đạo đức Nho giáo không còn giữ vai trò nền tảng chi phối toàn bộ đời sống tinh thần cùng với sự sụp đổ của chế độ phong kiến Việt Nam. Từ đó, có những nơi, những lúc người ta đã phủ nhận sạch trơn vai trò của Nho giáo, đạo đức Nho giáo đối với dân tộc ta và muốn nhanh chóng xóa bỏ nó hoàn toàn bởi những hệ quả tiêu cực mà nó mang lại trong xã hội cũ như đầu óc gia trưởng, tư tưởng trọng nam khinh nữ, bệnh gia đình chủ nghĩa… Tuy nhiên, trong xã hội Việt Nam hiện đại, những dư âm của Nho giáo, đạo đức Nho giáo vẫn hiện hữu trong các quan hệ xã hội, trong ứng xử giữa người với người, trong phong tục, tập quán, trong nghi thức thờ cúng, trong những tín ngưỡng cổ truyền và vô vàn những lát cắt khác nhau của đời sống. Đạo đức Nho giáo vẫn có những ảnh hưởng nhất định trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam hiện nay theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực cho dù người ta có muốn hay không. Vấn đề nảy sinh ở chỗ, đúng là những hạn chế, tiêu cực trong đạo đức Nho giáo cần phải được loại bỏ để nó không cản trở sự phát triển của xã hội mới nhưng những ảnh hưởng tích cực của nó thì cần được lưu giữ và phát huy. Vai trò của đạo
  • 6. 2 đức Nho giáo càng được khẳng định nhất là trong bối cảnh ngày nay khi chúng ta đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực nảy sinh từ mặt trái của thể chế kinh tế thị trường và quá trình hội nhập đã góp phần làm cho đạo đức xã hội xuống dốc một cách nghiêm trọng. Không ít vấn đề được xem như đạo lý xưa nay bị đảo lộn khi mà sự lên ngôi của đồng tiền đã khiến cho tình cảm giữa con người với con người trở thành một thứ xa xỉ, khi mà cha mẹ bị con cái bạc đãi, đánh đập, khi mà người ta có thể sống vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác… Trước thực trạng đó, nhiều người tỏ ra nuối tiếc đạo đức Nho giáo. Không những thế, gần đây, một số nước trong khu vực vốn chịu ảnh hưởng của lễ giáo đạo Nho như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo… do biết khai thác tốt những ảnh hưởng tích cực của đạo đức Nho giáo đã góp phần tạo nên những bước phát triển kinh tế vượt bậc càng củng cố thêm sự nuối tiếc ấy. Thực tế, cách làm của một số nước Châu Á trong việc khai thác những giá trị tích cực của Nho giáo, đạo đức Nho giáo nhằm xây dựng và phát triển xã hội hiện đại đã trở thành bài học kinh nghiệm sâu sắc đối với Việt Nam trong việc lựa chọn cách thức ứng xử hợp lý với Nho giáo nói chung, đạo đức Nho giáo nói riêng. Với vai trò là nền tảng của hệ tư tưởng phong kiến, Nho giáo đã hết thời từ lâu ở Việt Nam cũng như ở quê hương của nó. Nhưng với tính cách là giá trị của di sản văn hóa, nó vẫn không bị lãng quên. Do đó, việc tìm ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Nho giáo nói chung, đạo đức Nho giáo nói riêng đối với đời sống tinh thần của người Việt hiện tại, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực hạn chế mặt tiêu cực của nó trong quá trình xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh ở nước ta hiện nay là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Những suy nghĩ đó đã thôi thúc tác giả đi vào nghiên cứu đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu của luận án Góp phần làm rõ nội dung chính của đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam, từ đó đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay.
  • 7. 3 2.2. Nhiệm vụ của luận án Để thực hiện mục tiêu đã nêu trên, luận án sẽ giải quyết một số nhiệm vụ sau: - Trình bày một cách có hệ thống một số nội dung chủ yếu của đạo đức Nho giáo Trung Quốc và đạo đức Nho giáo ở Việt Nam. - Phân tích và làm rõ thực trạng ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của nó. - Đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Vì đời sống tinh thần nói chung rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Do vậy, ở đây, luận án chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo trên ba lĩnh vực cơ bản trong đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay, cụ thể là: đời sống chính trị, đời sống pháp luật và đời sống đạo đức. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về con người và văn hóa, đạo đức, về đời sống tinh thần… - Tiếp thu, kế thừa có chọn lọc và phát triển những giá trị khoa học của một số công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến nội dung của luận án. - Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng các phương pháp: phương pháp lịch sử và lôgíc, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp qui nạp và diễn dịch, phương pháp đối chiếu, so sánh… để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ mà luận án đặt ra. 5. Đóng góp mới của luận án - Bước đầu làm rõ nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo Trung Quốc và quá trình du nhập, biến đổi của chúng trong Nho giáo ở Việt Nam trên cơ sở luận giải những nhân tố tác động đến sự biến đổi ấy.
  • 8. 4 - Phân tích những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của đạo đức Nho giáo đến một số lĩnh vực cụ thể của đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay như: đời sống chính trị, đời sống pháp luật, đời sống đạo đức và chỉ ra những nguyên nhân của của sự ảnh hưởng. - Đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần vào việc tìm hiểu đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay, từ đó đề ra các giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay. - Luận án cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn lịch sử triết học phương Đông ở các trường Đại học, các Học viện hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
  • 9. 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHO GIÁO, ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRUNG QUỐC VÀ NHO GIÁO, ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO Ở VIỆT NAM Cho đến nay đã có rất nhiều công trình tập trung nghiên cứu về Nho giáo, đạo đức Nho giáo Trung quốc cũng như Nho giáo, đạo đức Nho giáo ở Việt Nam. Những công trình nghiên cứu về vấn đề này chủ yếu tập trung vào việc trình bày nguồn gốc ra đời của Nho giáo, đạo đức Nho giáo, những yêu cầu cơ bản của đạo đức Nho giáo Trung Quốc; quá trình du nhập và sự tiếp biến của đạo đức Nho giáo ở Việt Nam, tiêu biểu có thể kể đến các công trình sau: - Dưới dạng các cuốn sách chuyên khảo hay tham khảo về Nho giáo và đạo đức Nho giáo (ở cả Trung Quốc và Việt Nam) của các học giả trong nước có thể kể đến như: Nho giáo tại Việt Nam [98] của Lê Sỹ Thắng, Bàn về văn hiến Việt Nam [48] và Nho giáo và phát triển ở Việt Nam [49] của Vũ Khiêu, Nho giáo xưa và nay [25] của Quang Đạm, Bàn về đạo Nho [123] của Nguyễn Khắc Viện, Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam [20] do Phan Đại Doãn chủ biên, Góp phần tìm hiểu Nho giáo, nho sỹ, trí thức Việt Nam trước năm 1945 [100] của Chương Thâu, Nho giáo [56] của Trần Trọng Kim, Sự kế thừa và phát triển đạo đức Nho giáo của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam [115] của Hoàng Trung… Trong đó: + Ở cuốn Bàn về văn hiến Việt Nam [48], tác giả Vũ Khiêu đã dành một phần dung lượng để khái quát mấy nét về nội dung học thuyết của Khổng Tử, trong đó, tác giả tập trung vào làm rõ quan niệm của Khổng Tử về đạo và đức. Tác giả chỉ rõ, theo quan niệm của Khổng Tử, đạo chính là năm mối quan hệ: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bè bạn; còn đức bao gồm nhân, trí, dũng - những điều kiện cần thiết để thực hiện năm mối quan hệ trên. Khổng Tử cũng cho rằng, con người ta có năm quan hệ tức là ngũ luân, phải biến ngũ luân đó thành tình cảm sâu sắc là nhân và xác định trách nhiệm của mình với ngũ luân là nghĩa. Nhân nghĩa là lẽ sống của con người, do đó phải được đặt lên trên cả danh vị và tính mệnh. Nêu ra những nét chung trong học thuyết Nho giáo của Khổng Tử cũng chính là cơ sở để tác giả phân tích những ảnh
  • 10. 6 hưởng của Nho giáo, đạo đức Nho giáo đối với đời sống tinh thần người Việt Nam từ trong quá khứ cho tới hiện tại ở những phần tiếp theo của cuốn sách. + Tác giả Vũ Khiêu, ở phần I cuốn sách Nho giáo và phát triển ở Việt Nam [49] đã tập trung vào việc khái quát một cách có hệ thống sự ra đời và phát triển của Nho giáo, đạo đức Nho giáo trong lịch sử từ hoàn cảnh ra đời, các bước thăng trầm trên chính quê hương nó tại Trung Quốc cho đến sự du nhập và phát triển của Nho giáo, đạo đức Nho giáo ở Việt Nam. Tiếp theo đó, tác giả phân tích sự trì trệ của xã hội Việt Nam cùng quá trình suy thoái của Nho giáo, đạo đức Nho giáo và cuối cùng là sự thất bại đầy bi kịch của nó ở Việt Nam được đánh dấu bằng sự xâm lược của thực dân Pháp năm 1858. Thông qua việc nghiên cứu một cách khá hệ thống đó, tác giả đã cho người đọc một cái nhìn khá toàn diện sự ra đời, phát triển và suy tàn của Nho giáo, đạo đức Nho giáo ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, đồng thời, tác giả khẳng định: … trên con đường phát triển, xã hội Việt Nam đã kế thừa rất nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong đó có sự đóng góp của Nho giáo. Không thể phủ nhận ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam khi nó đã được kẻ xâm lược truyền bá suốt 1000 năm và nhất là sau đó đã được Nhà nước chủ động sử dụng như là hệ tư tưởng chính thống. Tuy nhiên, Nho giáo là một vấn đề lớn và phức tạp cần được nghiên cứu nghiêm túc và giải quyết trên cơ sở khoa học, tránh những kết luận cực đoan và vội vã [49, tr.9-10]. + Với tác phẩm Bàn về đạo Nho [123], tác giả Nguyễn Khắc Viện đã đi sâu vào khái quát đặc điểm của Nho giáo, đạo đức Nho giáo cùng với những mặt tích cực và tiêu cực của nó qua các thời kỳ gắn liền với các triều đại phong kiến và sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam. Ở đây, tác giả cũng nêu lên những điều tâm đắc của mình khi nghiên cứu về đạo đức Nho giáo với các phạm trù cụ thể như: nhân, lễ, nghĩa. Ông đánh giá cao tính “vừa phải” trong đạo làm người của Nho giáo và vấn đề “xử thế” trong mọi tình huống với mọi đối tượng khác nhau khi đưa ra nhận xét “Tôi thích thú tinh thần có mức độ, ứng xử vừa phải của đạo Nho” [123, tr.89]. + Trong cuốn Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam [20], các tác giả đã phác thảo lịch sử phát triển của Nho giáo, đạo đức Nho giáo Việt Nam từ thế kỷ XV
  • 11. 7 đến đầu thế kỷ XX. Thông qua việc nghiên cứu đó, các tác giả khẳng định: ở Việt Nam, Nho giáo đã truyền nhập vào từ thời Bắc thuộc, trải qua các triều đại phong kiến Lý, Trần, Nho giáo, đạo đức Nho giáo ngày càng có ảnh hưởng sâu trong xã hội. Đặc biệt, các tác giả cũng cho rằng, Nho giáo khi được du nhập vào Việt Nam được các nhà nho Việt Nam khai thác chủ yếu ở khía cạnh luân lý đạo đức, các yêu cầu, phạm trù đạo đức mà Nho giáo đưa ra trong các mối quan hệ xã hội nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + Ở phần 1 trong chương 1 của cuốn sách Sự kế thừa và phát triển đạo đức Nho giáo của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam [115], tác giả Hoàng Trung đã chỉ ra những nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo. Tác giả cho rằng, nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo là luân thường, cụ thể luân có năm điều chính gọi là Ngũ luân dùng để chỉ các quan hệ xã hội của con người: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bầu bạn. Trong đó, có 3 mối quan hệ cơ bản nhất gọi là Tam cương: vua tôi, cha con, chồng vợ. Thường cũng có năm điều chính gọi là Ngũ thường, bao gồm: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Sau đó tác giả đi vào luận giải từng phẩm chất đạo đức cụ thể trong quan niệm Nho giáo và chủ yếu dừng lại ở tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử… - Một số công trình nghiên cứu của các học giả Trung Quốc về Nho giáo, đạo đức Nho giáo dưới dạng những cuốn sách chuyên khảo được dịch ra tiếng Việt trong những năm trở lại đây cũng cho chúng ta một cái nhìn khá toàn diện về nội dung cơ bản trong những quan niệm đạo đức Nho giáo. Đồng thời, các công trình này cũng đưa ra những đánh giá về mặt tích cực và tiêu cực của đạo đức Nho giáo theo ý kiến riêng của từng tác giả căn cứ vào góc độ nghiên cứu khác nhau ở cùng một vấn đề. Tiêu biểu có thể kể đến các công trình như: Bàn về Khổng Tử [87] của Quan Phong, Lâm Duật Thời, Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc [128] của Lã Trấn Vũ, Nho gia với Trung Quốc ngày nay [101] của Vi Chính Thông, Luận ngữ ứng dụng trong kinh doanh [127] của Thiệu Vũ, Đạo hiếu trong Nho gia [13] của Cao Vọng Chi, Giá trị của đạo đức Nho giáo trong thời đại ngày nay [30] do Tần Tại Đông chủ biên… Đặc biệt, hai trong số các công trình kể trên thể hiện sự nghiên cứu rất sâu sắc của các tác giả về đạo đức Nho giáo phải kể đến là Nho giáo với Trung Quốc ngày nay [101] và Giá trị của đạo đức Nho giáo trong thời đại ngày nay [30].
  • 12. 8 + Tác giả Vi Chính Thông đã nghiên cứu những quan điểm đạo đức Nho giáo trên cơ sở phân tích những khiếm khuyết căn bản của nó với tư cách là một bộ phận chủ yếu trong tư tưởng nhân sinh của Nho giáo trong cuốn sách Nho gia với Trung Quốc ngày nay [101]. Với thái độ phê phán khách quan, khoa học được đề cao từ sau phong trào văn hóa mới cho đến thời điểm bấy giờ tại Trung Quốc, tác giả không hề phủ nhận những giá trị tích cực của đạo đức Nho giáo nhưng đồng thời tác giả cũng cho rằng, phải chỉ rõ những hạn chế chủ yếu của nó ví như: sự hiểu biết nông cạn về cuộc sống hay căn bệnh của đạo hiếu… Chỉ khi nghiên cứu và chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế của đạo đức Nho giáo mới giúp cho thế hệ trẻ tránh khỏi những suy tưởng phiến diện khi nghiên cứu về Nho giáo, đạo đức Nho giáo như một trong những nhân tố quan trọng nhất trong tư tưởng truyền thống của người Trung Hoa. + Trong cuốn Giá trị của đạo đức Nho giáo trong thời đại ngày nay [30] do Tần Tại Đông chủ biên, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu những phạm trù đạo đức Nho giáo như: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, trung, hiếu… và những biểu hiện cụ thể của nó trong 6 lĩnh vực: lập thân, tu thân, xử thế, kết bạn, chức vụ, quản lý. Qua đó, ta có thể hình dung khá rõ nét về diện mạo và nội dung trong những quan điểm của Nho giáo về đạo đức. Không chỉ dừng lại ở đó, những quan niệm đạo đức Nho giáo này vẫn còn có những ý nghĩa hết sức thiết thực trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc hiện nay… - Một số bài viết của các tác giả được đăng tải trên các tạp chí, chẳng hạn như: Quá trình du nhập và phát triển của Nho giáo Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến triều Lý [99] của Trần Việt Thắng, Sự phát triển của Nho giáo thời kỳ Lý - Trần [16] của Doãn Chính và Phạm Thị Loan, Mấy vấn đề Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ XVI và XVII [93] của Nguyễn Đức Sự, Một số đặc trưng cơ bản của Nho giáo Việt Nam [111] của Nguyễn Tài Thư, Đạo đức Nho giáo trong đời sống Việt Nam [53] của Nguyễn Thế Kiệt… Trong khuôn khổ của những bài viết này, các tác giả phần nào đã cho chúng ta thấy một bức tranh khá đầy đủ về quá trình du nhập, phát triển của Nho giáo, đạo đức Nho giáo ở Việt Nam trải qua các thời kỳ lịch sử. Qua đây, ta có thể hình dung rõ nét hơn về sự biến đổi của đạo đức Nho
  • 13. 9 giáo ở Việt Nam cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến đổi đó để làm nên những nét riêng có của đạo đức Nho Việt so với những quan điểm đạo đức Nho giáo Trung Quốc. - Đặc biệt, trong một số bài tạp chí: Về tư tưởng triết học Nguyễn Trãi [17] của Doãn Chính, Nho giáo và văn hóa ứng xử trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm [126] của Trần Nguyên Việt, Sự giải thích mới một số khái niệm Nho giáo của nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ [59] của Lê Thị Lan; Tư tưởng của Phan Bội Châu về đạo đức [65] của Cao Xuân Long, Nguyễn Trãi - một nhân cách Nho Việt [79] của Triệu Quang Minh, Trần Thị Lan Hương..., những nét riêng của đạo đức Nho giáo tại Việt Nam được phân tích, nhìn nhận, đánh giá một cách cụ thể qua tư tưởng của một số nhà nho Việt tiêu biểu trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Từ đây, ta cũng có thể khẳng định rằng, các nhà nho Việt Nam chính là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu tạo nên sự biến đổi của đạo đức Nho giáo khi nó được du nhập vào Việt Nam. Chính những nhà nho tiêu biểu này chứ không phải ai khác đã dùng tài năng, trí tuệ của mình kết hợp giữa đạo đức truyền thống của người Việt cổ với đạo đức Nho giáo tạo nên nét đặc sắc mang tính bản sắc trong các quan niệm đạo đức của Nho giáo ở Việt Nam. - Trong một số luận án tiến sĩ của các tác giả như: Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay [70] của Nguyễn Thị Thanh Mai, Ảnh hưởng của nhân lễ trong Nho giáo đối với đời sống đạo đức ở Việt Nam hiện nay [113] của Phan Mạnh Toàn… những phạm trù đạo đức của Nho giáo cũng được các tác giả phân tích, làm rõ ở những mức độ khác nhau để phục vụ cho mục đích nghiên cứu tiếp theo của mình. Có thể thấy rằng, những công trình trên đã phác họa cho người đọc một cái nhìn khá toàn diện về Nho giáo, đạo đức Nho giáo cùng những giá trị tích cực và hạn chế của nó. Mặc dù có những ý kiến đa chiều và không đi đến thống nhất trong việc đánh giá hệ tư tưởng Nho giáo song, nhìn chung, các tác giả đều khẳng định vai trò to lớn của Nho giáo và ảnh hưởng tích cực của nó đến các lĩnh vực trong đời sống xã hội ở nước ta và đặt ra vấn đề cần kế thừa hệ tư tưởng Nho giáo cũng như đạo đức Nho giáo.
  • 14. 10 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 1.2.1. Những công trình nghiên cứu về đời sống tinh thần và đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay - Xung quanh đề tài về đời sống tinh thần có rất nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Đặc biệt là khi bàn về định nghĩa đời sống tinh thần, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những quan niệm riêng. Có thể khái quát thành các nhóm quan niệm sau: thứ nhất, quan niệm cho rằng cần định nghĩa đời sống tinh thần dựa trên các khái niệm đời sống, đời sống vật chất, đời sống tinh thần; thứ hai, quan niệm đồng nhất đời sống tinh thần với ý thức xã hội mà điển hình là quan niệm của tác giả Nguyễn Thế Nghĩa trong cuốn Những chuyên đề dành cho cao học và nghiên cứu sinh [84]; thứ ba, quan niệm về việc định nghĩa đời sống tinh thần trong mối quan hệ với văn hóa tinh thần… Ở một số luận án như: Đời sống tinh thần của xã hội và xây dựng đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [125] của Trần Khắc Việt; Ảnh hưởng của văn hóa tôn giáo trong đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay [66] của Lê Văn Lợi, Tư tưởng nhân nghĩa trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với một số lĩnh vực đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay [51] của Lê Trung Khoa…, các tác giả cũng nêu ra định nghĩa đời sống tinh thần theo những cách không hoàn toàn trùng khớp với nhau. Như vậy, chúng ta thấy rằng xung quanh việc định nghĩa khái niệm đời sống tinh thần còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau dựa trên nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. - Với đề tài nghiên cứu về đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay đặc biệt là việc xác định những đặc trưng của nó cũng tồn tại nhiều hệ quan điểm khác nhau. Dựa trên các cách tiếp cận khác nhau nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình, mỗi tác giả lại lựa chọn những điểm mà họ cho là đặc trưng cơ bản trong đời sống tinh thần của người Việt hiện nay. Chẳng hạn như trong luận án Đời sống tinh thần của xã hội và xây dựng đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [125], tác giả Trần Khắc Việt cho rằng, đời sống tinh
  • 15. 11 thần của xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng cần có đặc trưng chủ yếu sau: một là, hệ tư tưởng Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần xã hội; hai là, đời sống tinh thần nảy nở trong bầu không khí xã hội dân chủ… Trong luận án Ảnh hưởng của văn hóa tôn giáo trong đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay [66], tác giả Lê Văn Lợi lại cho rằng, đặc điểm nổi trội trong đời sống tinh thần của người Việt hiện nay là: đời sống tinh thần xã hội Việt Nam phát triển dựa trên nền kinh tế đang chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đời sống tinh thần Việt Nam thể hiện rõ sự đan xen giữa giá trị cũ và mới, giữa truyền thống và hiện đại… Nhóm công trình nghiên cứu này cho người đọc một cái nhìn khá toàn diện về các chiều cạnh trong khái niệm đời sống tinh thần cũng như những đặc trưng trong đời sống tinh thần của người Việt hiện nay. 1.2.2. Những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay Bàn về những ảnh hưởng của Nho giáo nói chung, đạo đức Nho giáo nói riêng đến các lĩnh vực trong đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu. Trong đó, đặc biệt phải kể đến các công trình nghiên cứu của các học giả tiêu biểu như: - Trong cuốn Nho giáo xưa và nay [45] do Vũ Khiêu chủ biên, tác giả đã tập hợp nhiều bài viết của các học giả liên quan đến vấn đề ảnh hưởng của lễ giáo đạo Nho đối với quá trình phát triển đất nước nói chung cũng như đối với một số mặt trong đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay nói riêng. Cụ thể là: + Tác giả Quang Đạm ở bài viết Khổng giáo và gia đình, đã tổng kết những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với đời sống gia đình nói riêng và đời sống tinh thần của người Việt Nam nói chung trong truyền thống cũng như trong hiện tại. Về mặt tích cực, tác giả khẳng định: lễ giáo đạo Nho nhấn mạnh tình nghĩa và trách nhiệm của con người đối với gia đình và coi đó là đầu mối tình cảm để con
  • 16. 12 người thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nước và thiên hạ; Khổng giáo tích cực nêu cao ý nghĩa của giáo dục gia đình; đề cao đức nhân trong mối quan hệ giữa người với người trong toàn thiên hạ; trong đời sống cộng đồng, Nho giáo đặc biệt coi trọng kỷ cương, trật tự… Về những ảnh hưởng tiêu cực, tác giả cũng cho rằng không khó để nhận diện nó trong đời sống của người Việt Nam hiện nay với những điểm chính yếu như: chủ nghĩa gia đình vị kỷ - thói luôn luôn mưu cầu tư lợi bằng những mánh khóe bất chính ích kỷ hại nhân, từ trên lĩnh vực kinh tế đến các lĩnh vực văn hóa, chính trị, xã hội… tất cả đều ưu tiên đặt lợi ích của bản thân, của gia đình lên trên lợi ích của người khác, của động đồng, của xã hội; chế độ gia đình trị; tác phong gia trưởng từ trong gia đình được mở rộng ra đến phạm vi làng, xã, quận, huyện, cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể…; đầu óc bảo thủ và sự phục tùng mê muội; những bất công, phi lý trong hệ thống pháp luật và thể chế… Cuối cùng, tác giả nhận định: xem xét lại, rà soát lại cả hai mặt tích cực và tiêu cực trong đạo lý gia đình của Khổng giáo - cũng như nhiều đạo lý cổ truyền nói chung, chúng ta thấy, việc đánh giá đúng vấn đề là có nhiều khó khăn và việc giải quyết thật tốt vấn đề lại càng khó khăn hơn nhiều. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại đòi hỏi cố gắng biết rõ cả xưa và nay. Sự tiến hành cuộc vận động đổi mới một cách khoa học cũng đòi hỏi biết rõ quá khứ và hiện tại. Đối mặt với tiêu cực không chỉ vài nhát chổi văn hóa với pháp chế là xong. Đối với mặt tích cực không phải chỉ kêu gọi “kế” và “thuật” là đủ. + Một số bài viết của các tác giả như Nho giáo và văn hóa Việt Nam của Trần Quốc Vượng, Nho giáo với văn hóa dân gian ở Việt Nam và hiện tượng đình làng của Đinh Gia Khánh đã cho chúng ta một cái nhìn khá bao quát về sự ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa dân gian Việt Nam nói riêng. Đặc biệt, trong bài viết Nho giáo với văn hóa dân gian Việt Nam và hiện tượng đình làng, tác giả Đinh Gia Khánh cũng đã khái quát những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực mà đạo đức Nho giáo đã đưa đến cho đời sống của người dân Việt cũng như nền văn hóa dân gian của người Việt. Ảnh hưởng tiêu cực như: sự hình thành chế độ đẳng cấp ở làng xã, sự phá hoại tinh thần cộng đồng cố hữu
  • 17. 13 của công xã nông thôn. Bọn cường hào, địa chủ đã lợi dụng chế độ phân biệt đẳng cấp theo những khuôn khổ của đạo đức Nho giáo để áp bức, bóc lột nhân dân… Còn ảnh hưởng tích cực, trước hết thể hiện ở việc khái quát hóa những quan hệ xã hội, quan hệ gia đình vốn đã hình thành trong nhân dân. Đặc biệt là với ảnh hưởng của nho sĩ, khái niệm về đất nước, về dân tộc được xác định rõ hơn trong nhận thức của người dân. Làng và nước gắn với nhau, việc làng, việc nước trở thành hai vế quan trọng trong việc thực hiện trách nhiệm của mỗi người… - Cuốn sách Nho giáo tại Việt Nam [98] do Lê Sỹ Thắng chủ biên, là tập hợp nhiều bài nghiên cứu của các tác giả liên quan đến vấn đề ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với con người và xã hội Việt Nam, tiêu biểu như: + Trong bài Vài ý kiến về ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam của Đào Duy Anh, tác giả cho rằng, việc Khổng giáo hay Nho giáo đã tham gia một phần quan trọng vào sự đúc nặn cái diện mạo tinh thần của dân tộc, vào sự tạo thành văn hóa dân tộc là điều không ai có thể chối cãi được. Do vậy, trong cuộc cách mạng văn hóa hiện nay, chúng ta tất yếu phải nghiên cứu Nho giáo để xem nó đã ảnh hưởng đến văn hóa của chúng ta như thế nào trên cả hai bình diện xấu và tốt. Theo tác giả, những hiện tượng thanh niên bị kìm hãm trong mọi lĩnh vực hoạt động, phụ nữ bị chồng bạc đãi, tệ kéo bè, kết cánh… là do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến với nền tảng là đạo đức Nho giáo gây nên. Cũng theo tác giả, những ảnh hưởng của những tàn tích này còn hết sức nặng nề trong xã hội, kìm hãm sự tiến lên của chúng ta, do đó ta phải quét sạch chúng. Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực, những mặt xấu, tác giả cũng khẳng định, ở Nho giáo chứa đựng nhiều yếu tố tích cực mà chúng ta nên kế thừa và phát triển để phục vụ cho những việc ích nước, lợi dân theo cái cách mà các vị anh hùng trong lịch sử dân tộc đã làm như Nguyễn Trãi hay Hồ Chí Minh… + Bài viết Đạo đức Nho giáo và đạo đức truyền thống Việt Nam của Trần Văn Giàu đã chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa đạo đức Nho giáo và đạo đức truyền thống Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định, không thể xem nhẹ những ảnh hưởng của văn hóa Hán, của đạo đức Nho giáo đối với dân tộc Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại. Những ảnh hưởng ấy tích cực có, tiêu cực có, song nhìn chung thì lớn lắm, sâu lắm… Bên cạnh những giá trị tích cực, những tàn dư của đạo
  • 18. 14 đức Nho giáo vẫn còn gây ảnh hưởng lớn đối với xã hội ta ngày nay và tác giả cho rằng, nó cần phải được quét sạch cho công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội mau thắng lợi hoàn toàn, đó là: tư tưởng đức trị, nhân trị với những trở ngại cho đường lối pháp trị xã hội chủ nghĩa; chủ nghĩa gia đình, chủ nghĩa đồng tộc, phương châm trị đạo thân thân gây trở ngại cho việc thực hiện dân chủ, động viên tài năng; tư tưởng trọng quan khinh dân - nền tảng cho thứ chủ nghĩa quan liêu, thơ lại mới. + Tác giả Nguyễn Đức Quỳ ở bài viết Ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đã khẳng định, tư tưởng Nho giáo có ảnh hưởng sâu, mạnh tới toàn bộ đời sống tinh thần người Việt Nam. Những chuẩn mực đạo đức như Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức bên cạnh những mặt tích cực đã bó hẹp con người Việt Nam trong xã hội phong kiến truyền thống trong một khuôn phép vô cùng nghiệt ngã, hà khắc. Tác giả cũng chỉ ra, những tàn dư của đạo đức Nho giáo ở nước ta không phải là khó tìm. Nó tồn tại dưới nhiều dạng, ở mức độ khác nhau trong từng mặt khác nhau, cụ thể như: nếp sống không thật sự dân chủ trong xã hội chủ nghĩa; đánh giá con người không đúng tiêu chuẩn, coi thường phụ nữ… - Đề cập đến những di hại mà Nho giáo, đạo đức Nho giáo gây ra trong đời sống của người dân Việt Nam, trong cuốn Bàn về văn hiến Việt Nam [48] tác giả Vũ Khiêu đã chỉ ra một số những tiêu cực trong hệ tư tưởng Nho giáo như: Nho giáo củng cố ở nhân dân tư tưởng về tính vĩnh cửu của chế độ phong kiến. Tư tưởng này khiến cho người dân Việt Nam truyền thống tin rằng, con người sinh ra là đã có vua và cha ở trên đầu và bổn phận của họ là phải tuyệt đối trung với vua, hiếu với cha. Do đó, quần chúng không thể tưởng tượng ra cảnh một nước mà lại không có vua đứng đầu, vua làm chủ; Nho giáo giam con người vào một trật tự phong kiến chặt chẽ theo chế độ đẳng cấp nghiêm ngặt từ trên xuống dưới; lễ giáo đạo Nho gieo rắc vào đầu óc con người tư tưởng coi thường lao động chân tay, tư tưởng coi khinh phụ nữ; Nho giáo khuyến khích thái độ quan liêu, tư tưởng địa vị, gia trưởng… Tác giả cũng cho rằng, những di hại trên đây của Nho giáo vẫn còn để lại nhiều tàn dư ngay trong xã hội ta ngày nay. Và rằng, nhân dân ta có trách nhiệm thanh toán triệt để những tàn dư ấy, và trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin đánh giá đúng đắn vai trò của Nho
  • 19. 15 giáo ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực, phát huy hơn nữa những truyền thống cao đẹp của dân tộc, góp phần rèn luyện những phẩm chất của con người mới. - Ở phần III của cuốn sách Nho giáo và phát triển ở Việt Nam [49], tác giả Vũ Khiêu đã phân tích và đánh giá ảnh hưởng của Nho giáo nói chung, đạo đức Nho giáo nói riêng đến các lĩnh vực khác nhau trong đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay như đối với tư tưởng chính trị, đời sống gia đình hay bảng giá trị đạo đức mới mà xã hội ta hôm nay cần thiết lập… Từ đó, tác giả đi khẳng định: vai trò của Nho giáo trong lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam và những tàn dư của nó tiếp tục gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển đất nước ta hiện nay là sự thật không ai có thể phủ nhận. Vấn đề đặt ra là trên cơ sở khoa học, chúng ta cần phải tiếp tục tìm hiểu xem cần gạt bỏ những gì và khai thác những gì của lễ giáo đạo Nho để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới ở đất nước ta hiện nay. - Đề tài khoa học tiềm lực Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Nho giáo đến đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam [62] do Nguyễn Ngọc Long chủ nhiệm là tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu về ảnh hưởng của tư tưởng triết học Nho giáo đối với những mảng, những mặt khác nhau trong đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay. Những lĩnh vực của đời sống tinh thần chịu ảnh hưởng của Nho giáo, đạo đức Nho giáo được các tác giả đề cập chủ yếu là đời sống chính trị, đời sống đạo đức, đời sống pháp luật… Tuy mới chỉ dừng lại ở việc phân tích những ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội ta hiện nay một cách chung chung nhưng qua đó cũng làm cho người đọc hình dung những ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống tinh thần người Việt Nam theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. - Trong cuốn sách Sự kế thừa và phát triển đạo đức Nho giáo của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam [115], tác giả Hoàng Trung đã đề cập đến những ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo trong lịch sử Việt Nam theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Theo tác giả những ảnh hưởng tích cực mà đạo đức Nho giáo mang lại cho xã hội Việt Nam truyền thống bao gồm: đạo đức Nho giáo góp phần thiết lập kỷ cương và trật tự xã hội, xây dựng các triều đại phong kiến Việt Nam vững mạnh và bảo vệ chủ quyền dân tộc; đạo đức Nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam như tư
  • 20. 16 tưởng nhân nghĩa, tư tưởng trung quân, quan niệm về tình yêu thương con người…; đạo đức Nho giáo cũng có những ảnh hưởng sâu sắc trong quan hệ gia đình, làng, họ ở nông thôn Việt Nam… Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, tác giả cũng chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực trong đạo đức Nho giáo như: Nho giáo dạy cả một hệ thống đạo đức mà trong đó không bao giờ có chủ nghĩa yêu nước; Nho giáo chủ trương học sách vở của thánh hiền, trọng xưa hơn nay, xem nhẹ khoa học tự nhiên, lao động sản xuất, trọng nam khinh nữ; Nho giáo coi trọng đức, xem nhẹ pháp khiến cho nhiều nước đi theo đạo Khổng trong đó có Việt Nam chưa hiểu thấu được tầm quan trọng của pháp luật, chưa thấy được giá trị thực sự của tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ mà coi trọng chế độ phân biệt tôn ti, đẳng cấp… Từ đây, tác giả cũng khẳng định: với khoảng thời gian dài trên 2000 năm có mặt ở nước ta và 500 năm là hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Việt Nam, Nho giáo đã ảnh hưởng hết sức sâu sắc trong mọi mặt đời sống tinh thần của dân tộc, đặc biệt là lĩnh vực đạo đức xã hội theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, việc nghiên cứu đạo đức Nho giáo với những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nó trong đời sống tinh thần dân tộc đồng thời nghiên cứu sự kế thừa, phát triển đạo đức Nho giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết góp phần phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Trên một số tạp chí triết học chuyên ngành cũng xuất hiện nhiều bài nghiên cứu của các tác giả liên quan đến vấn đề ảnh hưởng của Nho giáo, đạo đức Nho giáo trong các lĩnh vực đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay, tiêu biểu phải kể đến các bài viết như: Vấn đề đạo đức trong triết học Khổng Tử [105] của Trần Văn Thụy; Tư tưởng Nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay [2] của Minh Anh, Nho giáo và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay [110] của Nguyễn Tài Thư, Đạo đức Nho giáo trong đời sống Việt Nam [53] của Nguyễn Thế Kiệt; Về giá trị đương đại của Nho giáo Việt Nam [50] của Vũ Khiêu… Ở những bài viết này, các tác giả chủ yếu tập trung xoay quanh việc nghiên cứu và chỉ ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với xã hội Việt Nam từ trong truyền thống cho đến hiện tại trong nhiều
  • 21. 17 mặt của đời sống xã hội. Phần lớn các tác giả đều khẳng định, để góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, chúng ta hoàn toàn có thể khai thác những giá trị tích cực của đạo đức Nho giáo trên một số phương diện như quan điểm coi dân là gốc của nước, tư tưởng coi trọng, đề cao nhân nghĩa, đạo đức; đề cao trách nhiệm của con người đối với gia đình và xã hội, tư tưởng tu thân… bên cạnh việc kiên quyết loại bỏ những mặt phản tiến bộ, tiêu cực, lạc hậu của Nho giáo, đạo đức Nho giáo. Bên cạnh đó, các tác giả cũng nhấn mạnh, khi khai thác những giá trị tích cực của Nho giáo cần biết kết hợp khéo léo giữa truyền thống và hiện đại, tránh bê nguyên xi những quan niệm truyền thống của Nho giáo áp dụng vào đời sống hiện tại. Do đó, đối với những giá trị tích cực của đạo đức Nho giáo cần phải cải tạo nội dung của nó ở những mặt nhất định; chuyển đổi, mở rộng cả nội dung lẫn hình thức trên cơ sở kết hợp với những giá trị đương đại để tạo nên những chuẩn giá trị mới, tiến bộ trong đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay. - Ngoài ra, còn có các luận án tiến sĩ nghiên cứu các khía cạnh khác nhau trong đạo đức Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đến từng lát cắt cụ thể trong đời sống tinh thần của người Việt hiện nay. Những luận án tiêu biểu có thể kể đến như: Quan niệm của Nho giáo về các mối quan hệ xã hội, ảnh hưởng và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta ngày nay [6] của Nguyễn Văn Bình, Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay [70] của Nguyễn Thị Thanh Mai, Ảnh hưởng của nhân lễ trong Nho giáo đối với đời sống đạo đức ở Việt Nam hiện nay [113] của Phan Mạnh Toàn, Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức người phụ nữ ở nông thôn Việt Nam hiện nay [14] của Doãn Thị Chín… Những công trình nghiên cứu thuộc nhóm này cho chúng ta cái nhìn khá tổng quát về ảnh hưởng của Nho giáo, đạo đức Nho giáo đến các lĩnh vực khác nhau ở nước ta trong đó có đời sống tinh thần trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Những công trình đó dù có nhiều những kiến giải khác nhau về mặt tích cực hay tiêu cực của đạo đức Nho giáo do các tác giả xuất phát từ các cách nhìn và các thời điểm lịch sử khác nhau trong việc nhìn nhận, đánh giá, tuy nhiên đều có một điểm chung là không phủ nhận vai trò của đạo đức Nho giáo trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
  • 22. 18 1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY - Trong cuốn Nho giáo và phát triển ở Việt Nam [49] của Vũ Khiêu, ở mục kết luận và kiến nghị, tác giả đã đề xuất nhiều ý kiến có thể xem như những phương hướng, giải pháp trong việc khai thác những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của lễ giáo đạo Nho trong đời sống của xã hội Việt Nam hiện nay. Chẳng hạn như: tác giả khẳng định, chúng ta cần tiếp thu một cách chủ động và sáng tạo những kinh nghiệm khai thác Nho giáo của một số nước ở Châu Á. Thực tế đã chứng minh, ở nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của lễ giáo đạo Nho trong truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo…, hiện nay họ đang có những đánh giá hết sức đúng đắn về vai trò tích cực của Nho giáo, từ đó khai thác chúng một cách có hiệu quả trong công cuộc xây dựng đất nước ở những quốc gia này. Do đó, Việt Nam hoàn toàn có thể học tập những kinh nghiệm quý trong việc khai thác Nho giáo, đạo đức Nho giáo của các nước này. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, sự tiếp thu này phải dựa trên tinh thần độc lập, chủ động, sáng tạo, vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, nhất thiết gạt bỏ những kinh nghiệm không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, với đặc điểm của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhấn mạnh việc khai thác và vận dụng một cách có hiệu quả những nhân tố tích cực của Nho giáo dựa trên việc học tập thái độ của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người vừa khai thác những nhân tố hợp lý trong đạo đức Nho giáo, vừa lên án những nét tiêu cực ở nó. Hồ Chí Minh đã nhanh chóng cải biến nhiều khái niệm của Nho giáo để những khái niệm ấy chứa đựng một nội dung mới, phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. - Ở bài viết Một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa và từng bước khắc phục ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay của Trần Văn Phòng trong cuốn sách Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo, quản lý của Việt Nam hiện nay [52] do Nguyễn Thế Kiệt chủ biên, tác giả khẳng định: trong thời kỳ đổi mới, đại bộ phận
  • 23. 19 cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành ở nước ta đã không ngừng học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên về mọi mặt, giữ vững được phẩm chất cách mạng, giữ gìn được những giá trị văn hóa truyền thống… nhưng họ cũng đã chịu ảnh hưởng, tác động tiêu cực của tàn dư đạo đức phong kiến sâu sắc mà cơ sở nền tảng của nó là đạo đức Nho giáo. Đó là tư tưởng địa vị, đẳng cấp, gia trưởng; cục bộ, địa phương chủ nghĩa; trọng nam kinh nữ… Để ngăn ngừa và từng bước khắc phục có hiệu quả những ảnh hưởng tiêu cực này ở đội ngũ cán bộ, đảng viên và cán bộ lãnh đạo, quản lý, theo tác giả, cần thực hiện tốt một số phương hướng và giải pháp sau: Một là, thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hai là, tiếp tục đổi mới công tác cán bộ theo hướng xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên. Ba là, thực hiện dân chủ hóa trong sinh hoạt Đảng và trong toàn xã hội. Bốn là, đẩy mạnh cuộc đấu tranh tự phê bình và phê bình, chống chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. - Tác giả Nguyễn Văn Lý với cuốn sách Kế thừa và đổi mới những giá trị truyền thống trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở Việt Nam [68], đã đề xuất nhiều phương hướng, giải pháp bảo đảm việc kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam trong đó có nhiều hệ giá trị chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo đức Nho giáo. Những phương hướng, giải pháp cụ thể là: kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển các quan hệ xã hội lành mạnh trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường; đẩy mạnh giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống trong gia đình, nhà trường và xã hội với nội dung mới, hình thức phù hợp; nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống; kết hợp giữa phát huy các giá trị đạo đức truyền thống với việc tiếp thu các giá trị nhân văn của thời đại thông qua giao lưu quốc tế. Tác giả cũng khẳng định, phương hướng và những giải pháp này nếu được triển khai một cách đồng bộ, phối hợp chặt chẽ sẽ đảm bảo cho quá trình kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống ở nước ta hiện nay đạt được hiệu quả cao, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Bên cạnh đó, có nhiều luận án sau khi nghiên cứu những ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến các lĩnh vực khác nhau trong đời sống tinh thần ở xã hội
  • 24. 20 ta hiện nay, các tác giả cũng đề xuất nhiều phương hướng, giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với lĩnh vực mà mình nghiên cứu. Ví dụ như, trong luận án Ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng phong kiến trong cán bộ lãnh đạo, quản lý và phương hướng khắc phục [131] của Nguyễn Bình Yên, tác giả đã đưa ra nhiều phương hướng cơ bản nhằm khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng phong kiến trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay như: đổi mới kinh tế gắn liền với cải tạo phong tục, tập quán; dân chủ hóa trong toàn xã hội đi đôi với dân chủ hóa trong sinh hoạt Đảng; tiếp tục đổi mới công tác cán bộ. Ở luận án Ảnh hưởng của nhân, lễ trong Nho giáo đối với đời sống đạo đức ở Việt Nam hiện nay [113], trong chương 4, tác giả Phan Mạnh Toàn đã đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân, lễ đối với đời sống đạo đức - một lĩnh vực quan trọng trong đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay như sau: về phương hướng: học tập phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh trong việc sử dụng phạm trù nhân, lễ của Nho giáo; bảo đảm sự thống nhất giữa kế thừa, lọc bỏ với đổi mới, phát triển những giá trị của nhân, lễ trong quá trình giáo dục đạo đức. Về giải pháp: khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; coi trọng kế thừa giá trị, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của nhân, lễ trong xây dựng các mối quan hệ gia đình ở nước ta hiện nay; cải tạo phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng những tập quán mới, tạo môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh trong xã hội… Ngoài ra, còn không ít những luận án khi nghiên cứu về những ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xã hội ta hiện nay đều đề ra phương hướng và những giải pháp cụ thể trong việc khai thác đạo đức Nho giáo. Tất cả những công trình trên đây cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khá toàn diện về hệ thống phương hướng và các giải pháp trong việc khai thác Nho giáo nói chung, đạo đức Nho giáo nói riêng. Những giải pháp được các tác giả đưa ra chủ yếu đều xuất phát từ tình hình thực tiễn của xã hội Việt Nam hiện nay và đều hướng đến việc phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới.
  • 25. 21 1.4. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT 1.4.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài Trên đây là các công trình nghiên cứu được chia thành ba nhóm riêng liên quan chặt chẽ với những nội dung chính của luận án. Nho giáo, đạo đức Nho giáo và những ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam từ trong quá khứ cho tới hiện tại là một mảng đề tài khá rộng lớn với hệ thống các công trình nghiên cứu khá đồ sộ của nhiều học giả khác nhau. Do đó, luận án chưa có điều kiện tổng quan hết tất cả các công trình này mà mới chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát các công trình có liên quan một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến những nội dung mà luận án nghiên cứu. Sau khi khảo sát những nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến các nội dung mà luận án sẽ triển khai, tác giả luận án thấy rằng: Một là, đối với nhóm công trình nghiên cứu về Nho giáo, đạo đức Nho giáo Trung Quốc và Nho giáo, đạo đức Nho giáo ở Việt Nam đã cung cấp cho tác giả luận án một cái nhìn hết sức đầy đủ, sâu sắc và khá toàn diện quá trình ra đời, phát triển của Nho giáo, đạo đức Nho giáo ở Trung Quốc, những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho giáo về đạo đức cũng như toàn bộ quá trình du nhập, phát triển, biến đổi của đạo đức Nho giáo ở Việt Nam trong từng thời kỳ lịch sử trải qua các triều đại phong kiến. Do đó, ở chương 2 trong nội dung của luận án, khi nghiên cứu về đạo đức Nho giáo Trung Quốc và đạo đức Nho giáo ở Việt Nam, tác giả luận án không kì vọng đem đến một sự hiểu biết mới nào về vấn đề này. Kế thừa thành quả nghiên cứu của những người đi trước, luận án chỉ tập hợp, khái quát lại một cách hệ thống nguồn gốc ra đời và một số nội dung chủ yếu của đạo đức Nho giáo Trung Quốc; quá trình du nhập, những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến đổi của đạo đức Nho giáo Việt Nam cũng như chỉ ra những nét riêng của đạo đức Nho giáo ở Việt Nam qua tư tưởng của một số nhà nho Việt tiêu biểu. Hai là, ở nhóm công trình nghiên cứu về đời sống tinh thần và ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nay: Nhìn chung, các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này cũng hết sức đa dạng, phong phú, công phu và nghiêm túc. Các tác giả đã chỉ ra nhiều ảnh hưởng
  • 26. 22 theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với nhiều mặt, nhiều bộ phận trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam từ trong quá khứ cho đến hiện tại. Đây là những tài liệu tham khảo rất quý giá cho tác giả luận án khi tiến hành triển khai chương 3 với nội dung chính là nghiên cứu về ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay - thực trạng và nguyên nhân. Tuy nhiên, đôi khi, do giới hạn về mặt thời lượng nghiên cứu hay một yếu tố nào đó, nhiều công trình chủ yếu chỉ dừng lại ở mức nêu ra tên những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam là gì và khẳng định những ảnh hưởng của nó còn kéo dài cho tới tận ngày nay chứ ảnh hưởng của nó đối với các lĩnh vực cụ thể trong đời sống tinh thần người Việt hiện nay diễn ra như thế nào, tác động ra sao, theo phương thức gì thì nhìn chung các tác giả đề cập chưa nhiều. Nhiều công trình luận văn, luận án phân tích cụ thể hơn về ảnh hưởng của lễ giáo đạo Nho đối với đời sống tinh thần người Việt hiện nay theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực nhưng chủ yếu nhóm công trình này mới tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến đời sống đạo đức - chỉ là một trong những lĩnh vực cụ thể của đời sống tinh thần… Do đó, ở chương này, luận án tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc thêm những ảnh hưởng cụ thể của đạo đức Nho giáo trong đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay ở những lĩnh vực cơ bản nhất của nó bao gồm: đời sống chính trị, đời sống pháp luật, đời sống đạo đức. Ở chương này, tác giả cũng làm rõ thêm phương thức ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đời sống tinh thần người Việt hiện nay và những nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng để trả lời cho câu hỏi tại sao khi những cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội cho sự tồn tại của Nho giáo, đạo đức Nho giáo gần như đã không còn, nhưng những ảnh hưởng của nó thì vẫn tiếp diễn trong đời sống hiện tại, cho dù người ta có muốn hay không. Ba là, đối với nhóm công trình nghiên cứu về phương hướng và những giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay cũng là những tài liệu tham khảo hết sức cần thiết đối với chương 4 trong luận án của tác giả. Tuy nhiên, ở mỗi công trình nghiên cứu này, các tác giả cũng chỉ chủ yếu đề xuất phương hướng và những giải pháp sát với nội dung khi họ nghiên cứu ảnh hưởng của một hay
  • 27. 23 nhiều phạm trù đạo đức Nho giáo trong các lĩnh vực khác nhau. Do vậy, bên cạnh việc kế thừa những người đi trước, tác giả cũng dựa trên cách tiếp cận của mình để đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng đời sống tinh thần của người Việt hiện nay. 1.4.2. Những vấn đề đặt ra, tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu Từ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án với những kết quả đã được khái quát ở trên, tác giả đưa ra một số vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu, giải quyết như sau: - Trình bày một cách có hệ thống một số nội dung chủ yếu của đạo đức Nho giáo Trung Quốc và đạo đức Nho giáo ở Việt Nam. - Phân tích và làm rõ thực trạng ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của nó. - Đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay. Tiểu kết chương 1 Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án, có thể thấy, cho đến nay, đã có không ít những công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó tới các mặt khác nhau trong đời sống xã hội Việt Nam nhưng, các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo tới các lĩnh vực trong đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay đặc biệt là dưới góc độ triết học thì còn khá thưa thớt. Do đó, đề tài tiếp tục hệ thống hóa, khái quát hóa các kết quả nghiên cứu của những người đi trước để vận dụng vào việc nghiên cứu những nét chính trong đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay trong 3 lĩnh vực cơ bản: đời sống chính trị, đời sống đạo đức, đời sống pháp luật theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Với việc làm này, tác giả luận án tin rằng, công trình nghiên cứu của mình sẽ có đóng góp nhất định trong hệ thống các công trình nghiên cứu về Nho giáo, đạo đức Nho giáo cũng như những ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay.
  • 28. 24 Chương 2 ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRUNG QUỐC VÀ ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO Ở VIỆT NAM 2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRUNG QUỐC 2.1.1. Sơ lược những điều kiện dẫn đến sự hình thành Nho giáo và đạo đức Nho giáo 2.1.1.1. Bốicảnh kinhtế-xãhộichosựhìnhthànhNhogiáovàđạođứcNhogiáo Nho giáo ra đời ở Trung Quốc vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc (770 - 221 trước Công nguyên). Đây là thời kỳ suy tàn của chế độ chiếm hữu nô lệ để bước vào một chế độ xã hội mới - chế độ phong kiến sơ kỳ với một số đặc điểm cơ bản sau: Xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc đang chuyển biến mạnh mẽ từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt với sự ra đời của nhiều loại công cụ lao động mới, được cải tiến. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, thủ công nghiệp và do đó thương nghiệp cũng có sự khởi sắc rõ rệt. Trên cơ sở phát triển của sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như các lĩnh vực khác, lúc này quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ với chế độ kinh tế “tỉnh điền” bóc lột nhân dân theo kiểu cũ của “thiên tử”, quý tộc nhà Chu đã trở nên lạc hậu và không còn phù hợp nữa, nó đòi hỏi phải được thay thế bằng phương thức bóc lột khác. Chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất từng bước hình thành và phát triển. Sự phát triển về kinh tế cùng với sự xuất hiện của chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất tất yếu dẫn đến những biến đổi sâu sắc trong kết cấu giai tầng của xã hội. Nhiều giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện trong xã hội tồn tại đan xen nhau và mâu thuẫn gay gắt. Sự suy yếu về địa vị kinh tế tất yếu dẫn đến sự suy yếu từng bước về địa vị và vai trò chính trị của nhà Chu. Đây cũng là tiền đề, là cơ sở cho sự ra đời và lớn mạnh của giai cấp địa chủ mới trong xã hội Trung Quốc. Giai cấp này ngày càng trở nên đông đảo, ngày càng đòi hỏi tiếng nói và vị trí của mình trong xã hội. Mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng lớp ngày càng trở nên gay gắt tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các giai tầng trong xã hội. Chính điều đó đã làm cho xã hội trở nên rối ren, trật tự xã hội bị đảo lộn. Người ta cướp bóc, tranh giành quyền lực, của cải, đất đai, chém giết lẫn nhau khiến xã hội loạn lạc.
  • 29. 25 Trong thời buổi nhiễu nhương tao loạn, cương thường đảo điên, cái mới, cái cũ đan xen, xáo trộn ấy, một vấn đề rất lớn đặt ra với người Trung Quốc là tại sao đất nước đang thái bình lại trở nên loạn lạc và làm thế nào đưa xã hội từ loạn về trị. Bên cạnh đó, thực tế đã chứng minh rằng mô hình và cách thức quản lý xã hội theo thể chế nhà Tây Chu đã trở nên lỗi thời, lạc hậu đòi hỏi phải được thay thế bằng mẫu hình xã hội tương lai phù hợp để ổn định trật tự và đưa xã hội đi lên. Trước những câu hỏi lớn mà thời đại và lịch sử đặt ra như vậy, đã kích thích tầng lớp tri thức, kẻ sĩ đương thời quan tâm, lý giải, mong tìm ra đáp án và giải pháp để “cứu đời, cứu người” có hiệu quả. Cũng chính vì vậy mà thời kỳ này đã làm nảy sinh một loạt các nhà tư tưởng nổi tiếng đại diện cho các trường phái triết học, tư tưởng khác nhau tạo ra một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc - thời kỳ “Bách gia tranh minh” (Trăm nhà đua tiếng) hay “Bách gia chư tử” (Trăm nhà trăm thầy). Bách gia bao gồm những học phái tiêu biểu như: Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia, Âm dương gia, Tung hoành gia, Nông gia, Tạp gia… Các học thuyết trên đây dù tư tưởng khác nhau nhưng nhìn chung họ đều đứng trên lập trường của giai cấp, tầng lớp mình mà phê phán (để cải tổ hay thay đổi cơ bản) trật tự cùng thiết chế xã hội cũ, xây dựng (trong tư tưởng) mô hình xã hội tương lai. Mỗi học phái bằng cách này hay cách khác đã đề ra các phương pháp trị nước theo quan điểm của riêng mình. Nếu Mặc gia cho rằng trị nước phải bằng “kiêm ái” (cùng yêu thương nhau), Pháp gia muốn dựa vào luật pháp thì Nho giáo chủ trương con đường trị nước bằng đạo đức (đức trị) bởi theo họ dùng đức để trị dân thì dân mới tâm phục, khẩu phục mà tuân theo một cách tự nguyện còn nếu áp chế dân bằng sức mạnh tuy mau đạt được mục đích song sẽ không bền… Xét theo một khía cạnh nhất định nào đó, những tư tưởng về đường lối trị nước của các học thuyết nêu trên đều có ý nghĩa và phát huy được tác dụng của mình trong thực tiễn. Trong số các học thuyết đó, Nho giáo được coi là học thuyết chính trị - đạo đức tiêu biểu và có ảnh hưởng lâu dài nhất ở Trung Quốc cũng như ở các nước láng giềng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo… Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng sâu đậm của hệ tư tưởng Nho giáo nói chung và đặc biệt là quan niệm của Nho giáo về đạo đức nói riêng. Người có công sáng lập ra Nho giáo là Khổng Tử (551 - 479 trước Công nguyên) tên là Khâu, tự là Trọng Ni, người nước Lỗ (nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung
  • 30. 26 Quốc), sinh ra trong một gia đình quý tộc nhỏ, hoàn cảnh sa sút. Sống trong thời kỳ loạn lạc, hàng ngày, hàng giờ được tận mắt chứng kiến cảnh cướp bóc, chém giết, do đó, lý tưởng mà ông hướng tới là xây dựng một chế độ xã hội thái bình, thịnh trị, ổn định theo khuôn mẫu của nhà Tây Chu. Theo ông, đó là một xã hội có đạo đức, con người tồn tại trong những mối quan hệ xã hội nhất định và đi kèm với nó là những chuẩn mực đạo đức, những khuôn phép nhất định. Nếu làm được như vậy sẽ đưa xã hội từ loạn trở về trị. Từ đó, ông cho rằng, việc trị nước phải dựa trên đạo đức, phải dùng nhân trị, lễ trị thì xã hội mới “hữu đạo”, mới thái bình thịnh trị. Tư tưởng đó của ông sau này đã được các thế hệ học trò nối tiếp nhau kế thừa và phát triển làm nên sự lớn mạnh và tầm ảnh hưởng sâu rộng của học thuyết Nho giáo nói chung và đạo đức Nho giáo nói riêng. Tác phẩm kinh điển của Nho giáo bao gồm Tứ thư (Luận ngữ, Đại học, Trung dung, Mạnh Tử), Ngũ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu). 2.1.1.2. Những tiền đề văn hóa, tư tưởng cho sự ra đời của Nho giáo và đạo đức Nho giáo Như bất kỳ một hệ tư tưởng nào xuất hiện trong lịch sử, Nho giáo không chỉ là một học thuyết chính trị - đạo đức nảy sinh trên cơ sở của hiện thực xã hội mà bản thân Nho giáo nói chung, quan niệm của Nho giáo về đạo đức nói riêng còn được ra đời dựa trên nền tảng văn hóa, đạo đức truyền thống của Trung Quốc. Trung Quốc là một quốc gia đất rộng, người đông và cũng là một trong những nước có nền văn hóa được hình thành từ rất sớm và phát triển mạnh mẽ lên đến đỉnh cao ở thời cổ đại. Với những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực toán học, thiên văn, địa lý, trồng trọt, chăn nuôi, nghề y… đã góp phần to lớn thúc đẩy, phát triển đời sống vật chất và tinh thần của xã hội tạo cơ sở cho sự ra đời của các học thuyết triết học, chính trị, đạo đức và tôn giáo ở thời Xuân Thu - Chiến Quốc trong đó có Nho giáo. Bên cạnh đó, Nho giáo, đạo đức Nho giáo còn được hình thành dựa trên nền tảng đạo đức truyền thống của người Trung Quốc đã để lại từ các triều đại trước. Ngay từ thời Ngũ đế, vua Nghiêu đã đặt ra vấn đề “truyền hiền” nghĩa là truyền ngôi cho những người hiền tài (những người vừa có tài nhưng cũng phải vừa có đạo đức). Đến nhà Hạ, các bậc quân vương cũng rất coi trọng đạo đức trong việc trị nước an dân. Vào thời nhà Thương có vua Thang là điển hình của một vị vua có đức thương dân và
  • 31. 27 không ngừng tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình. Truyền thống coi trọng đạo đức đã được khắc họa một cách rõ nét và sâu sắc hơn vào thời nhà Chu. Đây là thời kỳ mà “đức là lý do làm cho tiên vương có thể sánh với thượng đế và cũng là lý do để tiên vương nhận mệnh trị dân” [67, tr.156]. Như vậy, sự ra đời của Nho giáo nói chung và đạo đức Nho giáo nói riêng bắt nguồn từ sự biến động lớn lao của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thời Xuân Thu - Chiến Quốc cũng như từ việc kế thừa những tiền đề về văn hóa, tư tưởng, đạo đức của người Trung Quốc từ trong lịch sử. Không chỉ có Nho giáo, vấn đề đạo đức, đạo làm người cũng là một trong những nội dung cốt lõi của nhiều triết thuyết ở Trung Quốc. Điều này đã làm nên nét riêng biệt của tư tưởng Trung Quốc so với các học thuyết phương Tây. Nét riêng biệt đó chính là truyền thống coi trọng đạo đức, đạo làm người người được khắc họa một cách rõ nét và sâu sắc nhất trong hệ tư tưởng Nho giáo. 2.1.2. Những nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo 2.1.2.1. Học thuyết Nho giáo về tính người - cơ sở hình thành quan niệm của Nho giáo về đạo đức Cùng với những vấn đề triết học chính trị khác, vấn đề “tâm”, “tính” con người là một trong những chủ đề mà các nhà nho quan tâm nghiên cứu. Điều này không xuất phát từ ý muốn chủ quan của họ mà xuất phát từ những yêu cầu nhất định của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ. Ở gần cuối thời Xuân Thu, Khổng Tử là người đầu tiên đề cập đến vấn đề tính người. Ông nói: “Người ta sinh ra vốn ngay thẳng. Kẻ cong vậy mà vẫn sống chẳng qua nhờ may mắn thoát chết” [42, tr.332]. Khổng Tử cho rằng, con người khi mới sinh ra, cái tính của họ hoàn toàn trong trắng, ngây thơ. Cái bản tính tự nhiên ấy được bẩm thụ từ trời đất, chưa chịu sự tác động của hoàn cảnh bên ngoài. Khổng Tử còn cho rằng: “Bản tính người ta gần giống nhau, thói quen khiến xa nhau” [42, tr.614]. Điều đó có nghĩa là, theo ông, con người ta sinh ra bản tính gần giống nhau giữa mọi người nhưng do mỗi người có hoàn cảnh, môi trường sống, nghề nghiệp, tập quán và sự tu dưỡng khác nhau nên làm cho bản tính ban đầu của con người, của từng người ngày càng khác xa nhau. Chính luận điểm này của Khổng Tử đã khẳng định, bản tính của con người có thể thay đổi bởi sự tác động, chi phối của rất nhiều yếu tố xã hội. Trong
  • 32. 28 các yếu tố đó, Khổng Tử đặc biệt đề cao vai trò của giáo dục trong việc tạo nên và duy trì tính thiện của con người. Đây là tư tưởng hoàn toàn mới, thực sự mang tính đột phá trong thời Xuân Thu - Chiến Quốc nhất là khi xã hội đang ở tình trạng rối ren, phi nhân tính. Tuy nhiên, do đứng trên lập trường giai cấp, quan niệm về tính người của Khổng Tử cũng chứa đựng điểm hạn chế khi một mặt, ông nhận thức được sự tác động của ngoại cảnh, điều kiện xã hội đến sự hình thành và thay đổi tính người, mặt khác, ông lại tỏ ra bảo thủ khi cho rằng: “Chỉ có dạng thượng trí và hạ ngu là không thay đổi (tính tình)” [42, tr.614] thể hiện sự phân biệt đẳng cấp trên dưới. Quan niệm về tính người mà Khổng Tử đưa ra là hết sức cơ bản, nó đặt nền tảng cho các nhà nho kế thừa và phát triển sau này. Từ thời Chiến Quốc về sau, vấn đề tính người thực sự được các nhà nho quan tâm với những quan niệm vừa giống vừa khác nhau, song nổi bật nhất là hai quan niệm đối lập nhau về tính người của Mạnh Tử và Tuân Tử. Đi xa hơn Khổng Tử trong việc luận giải vấn đề bản tính con người, Mạnh Tử cho rằng: “Bản tính người ta vốn thiện, cũng như nước phải chảy xuống thấp vậy. Người ta chẳng ai bất thiện, như nước luôn luôn chảy xuống thấp vậy” [42, tr.1193]. Mạnh Tử luôn tin vào bản tính tốt đẹp của con người, ông còn cho rằng, tính thiện của con người được biểu hiện bằng “tứ đức” (nhân, lễ, nghĩa, trí) mà tứ đức lại bắt nguồn từ “tứ đoan”, đó là: “Lòng trắc ẩn là đầu mối của nhân, lòng tu ố là đầu mối của nghĩa, lòng từ nhượng là đầu mối của lễ, lòng thị phi là đầu mối của trí vậy. Người ta có bốn đầu mối đó, cũng như có hai tay, hai chân vậy” [42, tr.861-862]. Mạnh Tử cũng nhận ra rằng, con người cũng có chỗ thiện và bất thiện nhưng chỉ có cái tốt, cái thiện mới là cơ sở để phân biệt con người với cầm thú, còn phần xấu, phần ác kia không gọi là tính được. Theo Mạnh Tử mặc dù tính thiện là bản tính tự nhiên, vốn có của con người thì con người vẫn luôn chịu sự tác động của hoàn cảnh, hoàn cảnh và môi trường xung quanh có thể làm lu mờ hoặc sai lệch tính thiện của con người, không còn đúng với bản chất ban đầu nữa, điều này sẽ làm cho con người trở thành bất thiện. Do đó, Mạnh Tử cũng đề cao vai trò của giáo hoá, giáo dục và theo ông chỉ có nhờ giáo dục mới có thể khơi dậy, giữ vững và phát huy được cái thiện, cái tốt trong mỗi con người, lúc ấy cái xấu sẽ bị loại trừ, bị đẩy lùi, con người trở nên tốt đẹp hơn, xã hội trở nên thái bình, thịnh trị.
  • 33. 29 Trong quan niệm về tính người, Tuân Tử lại ngược hẳn với Mạnh tử. Nếu Mạnh Tử cho rằng nhân, nghĩa, lễ, trí là biểu hiện của tính người, thì Tuân Tử lại cho đó là: lòng hiếu lợi, lòng đố kỵ, lòng dục vọng, ba cái này khi mới sinh ra đã có sẵn trong con người và đó là bản tính tự nhiên, nếu thuận theo tính tự nhiên này, con người sẽ trở nên tàn ác. Mặc dù vậy, Tuân Tử không hề phủ nhận con người cũng có những đức tính tốt và những đức tính tốt này là do con người tự đặt ra, do con người học tập rèn luyện mới có được. Từ đây, ông cho rằng, phương thức tốt nhất để loại trừ tính ác của con người là con người cần phải học tập, rèn luyện, phải được giáo dục, giáo hoá theo nhân, lễ, nghĩa, trí. Trong Nho giáo Tiên Tần, ngoài học thuyết tính người của Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử còn phải kể đến học thuyết tính người của Cáo Tử. Không giống như Mạnh Tử hay Tuân Tử, Cáo Tử lại cho rằng, bản tính con người không thiện cũng chẳng ác. Ông ví tính con người như dòng nuớc chảy, khơi về hướng Đông thì nó chảy về hướng Đông, khơi về hướng Tây thì nó chảy về hướng Tây. Theo Cáo Tử, tính con người ban đầu cũng mộc mạc, nguyên sơ như tờ giấy trắng, không thiện cũng không ác nhưng có thể phát triển theo hướng thiện hoặc bất thiện. Tính thiện của con người như: nhân, lễ, nghĩa, trí chỉ có được nhờ sự tu dưỡng, học tập và rèn luyện mà thôi. Đến giai đoạn sau của sự phát triển Nho giáo, từ đời Hán trở đi, vấn đề tính người vẫn được đưa ra và giải quyết theo những hướng khác nhau. Đổng Trọng Thư cho rằng, tính con người có cả thiện lẫn ác. Ông còn đưa ra quan niệm tính người gồm ba bậc: tính toàn thiện của bậc thánh nhân, tính chỉ ác của những người bị trị, tính vừa thiện vừa ác của những người trung bình (tầng lớp trung gian). Giống như những bậc tiền bối của mình, theo Đổng Trọng Thư, tính người là có sẵn từ khi mới sinh ra. Nhìn chung, học thuyết tính người của ông nhằm phục vụ mục đích thống trị của giai cấp phong kiến, cho nên ông đã có phần thần bí hoá học thuyết tính người của Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử. Theo Đổng Trọng Thư, bậc thánh nhân vì bản tính toàn thiện nên có trách nhiệm uốn nắn, chỉ dẫn kẻ khác; kẻ bị trị (tính toàn ác) và cả tầng lớp trung gian đều là đối tượng của sự giáo dục, giáo hoá. Sau Đổng Trọng Thư, các nhà nho như Dương Hùng, Vương Sung đã kế thừa, tiếp thu, phát triển quan điểm của ông khi xây dựng học thuyết tính người của mình. Cả
  • 34. 30 hai ông đều cho rằng, tính con người không hoàn toàn thiện cũng không hoàn toàn ác, cái đó phải do sự tác động của giáo dục mới quyết định được. Giáo dục điều thiện, con người sẽ trở nên thiện và ngược lại. Qua đó hai ông nhấn mạnh vai trò của giáo dục trong việc thay đổi bản tính con người. Các nhà nho thời đại sau này phát triển tư tưởng tính người theo hướng lưỡng nguyên. Họ cho rằng, tính người vừa là bản tính vốn có, vừa được hình thành do sự tác động của giáo dục, vì vậy con người thiện hay ác đều do sự tu dưỡng, rèn luyện, dạy bảo. Nhìn chung, khi đưa ra học thuyết về tính người, mỗi nhà nho đều dựa trên những ý kiến chủ quan của mình, dựa trên việc đánh giá thực tế mà đưa ra những quan điểm và sự luận giải hết sức khác nhau. Tuy nhiên dù quan niệm về bản tính con người là thiện hay ác hay cả thiện lẫn ác thì các nhà nho đều cho rằng bản tính con người có thể thay đổi dưới sự tác động của giáo dục. Cũng theo các nhà nho, giáo dục ở đây phải là giáo dục đạo đức, phải trang bị cho mọi người những phẩm chất đạo đức, chuẩn mực đạo đức, những hành vi ứng xử phù hợp với những mối quan hệ xã hội nhất định. Chỉ có như vậy mới giúp con người giữ gìn được tính thiện, tránh xa cái ác, trở về với đạo. Đó cũng là cách hiệu quả nhất để đưa xã hội từ loạn về trị, là cơ sở để xây dựng một xã hội thật sự tốt đẹp, thái bình, thịnh trị… Với những phân tích như vậy, có thể kết luận rằng, quan niệm của Nho giáo về tính người là một trong những cơ sở quan trọng để các nhà nho đưa ra những quan niệm về đạo đức. Điều này cũng là câu trả lời cho việc tại sao Nho giáo lại coi trọng đạo đức và cho rằng đường lối đức trị dựa trên việc giáo dục, giáo hóa đạo đức cho tất cả mọi người là biện pháp hữu hiệu nhất để ổn định trật tự xã hội. 2.1.2.2. Quan niệm của Nho giáo về đạo và đức Trong học thuyết Nho giáo, có thể coi đạo đức là tư tưởng chủ đạo và cũng chính vì lẽ đó mà người ta gọi Nho giáo là học thuyết chính trị - đạo đức. Theo quan niệm của Khổng Tử, Đạo chính là năm mối quan hệ xã hội cơ bản của con người, được gọi là Nhân luân. Mạnh Tử gọi là Ngũ luân bao gồm: vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bạn bè. Trong đó ba mối quan hệ đầu tiên: vua - tôi,
  • 35. 31 cha - con, chồng - vợ được coi là cơ bản nhất mà sau này Đổng Trọng Thư (179 - 104 trước Công nguyên) gọi là Tam cương. Tam cương là ba mối quan hệ cơ bản nhất của con người trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Cụ thể của ba mối quan hệ này là: Quân vi thần cương, phu vi thê cương, phụ vi tử cương. Ba quan hệ này về cơ bản nó như những sợi dây ràng buộc con người trong những quy chuẩn, những lễ giáo phong kiến hà khắc, trật tự được phân biệt theo đẳng cấp do Nho giáo đề ra. Đối với Đức, theo quan niệm của Nho giáo, đây chính là các phẩm chất đạo đức quan trọng mà con người cần phải có, cần phải được trang bị, được giáo dục nhằm thực hiện tốt năm mối quan hệ cơ bản của Đạo được nêu ra ở trên. Trải qua sự biến thiên của lịch sử, ở mỗi giai đoạn các phạm trù đạo đức Nho giáo lại được các nhà nho bổ sung, sửa đổi, sắp xếp, thêm bớt theo những trật tự khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu lịch sử của từng triều đại phong kiến. Với Khổng Tử, ông nhấn mạnh ba đức cơ bản của con người là: nhân, trí, dũng. Đến Mạnh Tử, ông lại cho rằng, những đức con người cần phải có là tứ đức: nhân, lễ, nghĩa, trí. Đến Đổng Trọng Thư, ông nêu lên Ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Tam cương và Ngũ thường kết hợp với nhau gọi là đạo cương thường, hay mở rộng ra sự kết hợp giữa Ngũ luân với Ngũ thường gọi là luân thường. Cương thường có thể coi là nội dung cơ bản trong đạo làm người của Nho giáo. Nó là nguyên tắc chi phối mọi suy nghĩ và hành động của con người. 2.1.2.3. Tam cương Theo quan niệm của Nho giáo, Tam cương dùng để chỉ ba mối quan hệ cơ bản nhất của con người từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội, đó là các quan hệ: vua - tôi, cha - con, chồng - vợ. Khái niệm Tam cương xuất hiện lần đầu tiên là trong Hán Nho thể hiện tư tưởng của Đổng Trọng Thư vào thời Hán Vũ đế. Mục đích chính của tư tưởng này là quy định thân phận của bề tôi, của người vợ và của người con phụ thuộc vào vua, vào chồng, vào cha. Theo Đổng Trọng Thư, trong mối quan hệ vua - tôi, bề tôi phải tuyệt đối trung thành với vua và vua giữ vai trò quyết định so với bề tôi, đến mức vua bảo thần chết, thần không thể không chết; trong mối quan hệ cha - con, yêu cầu người con phải có hiếu với cha mẹ và người cha giữ vai trò quyết định đối với con;
  • 36. 32 trong mối quan hệ vợ - chồng, yêu cầu vợ phải theo chồng, phải giữ tiết hạnh với chồng và trong mối quan hệ này thì người chồng giữ vai trò quyết định đối với người vợ. Đối với những mối quan hệ này, các nhà nho trong thời kỳ đầu phát triển của Nho giáo (Nho giáo nguyên thủy) đã đưa ra những chuẩn mực đạo đức riêng cho từng đối tượng trong từng mối quan hệ cụ thể: Trong mối quan hệ vua - tôi (quân thần), Nho giáo đưa ra hai chuẩn mực đạo đức để ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ giữa vua và thần dân là nhân và trung. Theo đó, vua phải là người nhân từ, có đức, cai trị dân phải dựa trên nhân trị, đức trị, phải dùng đạo đức của mình để thu phục lòng tin của dân… Để có thể dùng đức trị dân, theo Nho giáo, người cầm quyền (người quân tử) phải không ngừng tu thân. Tu thân là biện pháp rèn luyện đạo đức được Nho giáo đặt lên hàng đầu và là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả mọi người từ bậc đế vương cho đến dân thường, Sách Đại học có viết: “Từ bậc thiên tử xuống tới hạng bình dân, ai nấy đều phải lấy tu thân làm gốc. Gốc đã loạn, ngọn lại trị, là không thể được vậy” [42, tr.18]. Tuy nhiên, đối với nhà cầm quyền, tu thân càng quan trọng và cần thiết hơn bởi, chỉ có thông qua con đường tu thân, rèn luyện, tự sửa mình, tự lấy mình ra làm gương sáng để mọi người noi theo, người cầm quyền mới có thể thi hành đường lối nhân trị, đức trị, mới khiến cho dân tin, dân phục và dân tình nguyện đi theo. Về vấn đề này, Khổng Tử khẳng định: “Nếu có thể sửa mình ngay thẳng, khi cai trị dân có gì là khó đâu? Không thể sửa mình ngay thẳng lại có thể sửa người ngay thẳng được sao” [42, tr.507]. Ngược lại, bề tôi (dân) phải tuyệt đối trung thành với nhà vua, phải nghe theo sự giáo hóa, sai bảo của vua và bảo vệ nhà vua. Bởi lẽ, vua chính là “thiên tử” (con trời), gánh vác sứ mệnh to lớn là thay trời giáo dân, trị dân, vua cũng giống như cha mẹ của dân. Về những chuẩn mực đạo đức được quy định trong mối quan hệ này, Khổng Tử nhận định: “Vua lấy lễ sai khiến bề tôi, bề tôi lấy lòng trung để thờ vua” [42, tr.255]. Trong mối quan hệ cha - con, Nho giáo đưa ra hai chuẩn mực đạo đức là từ và hiếu. Theo đó, cha mẹ phải có trách nhiệm thương yêu, dưỡng dục con cái và ngược lại, con cái phải kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Tuy nhiên, trong mối quan hệ này, Nho giáo luôn đề cao vị trí, vai trò của cha mẹ đối với con cái, do đó, các nhà nho nhấn mạnh đến chữ hiếu, nghĩa là nhấn mạnh đến