SlideShare a Scribd company logo
1 of 198
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ÔNG VĂN NĂM
TRI THỨC VÀ QUYỀN LỰC TRI THỨC
TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
ALVIN TOFFLER
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
TP.HCM NĂM 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ÔNG VĂN NĂM
TRI THỨC VÀ QUYỀN LỰC TRI THỨC
TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
ALVIN TOFFLER
Chuyên ngành: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Mã số: 62.22.80.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Phạm Đình Nghiệm
Phản biện độc lập:
1. PGS.TS. Đỗ Minh Hợp
2. PGS.TS. Lê Văn Cương
Phản biện 1: PGS.TS. Lương Minh Cừ
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa
Phản biện 3: PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch
TP.HCM NĂM 2012
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................. 3
Chương 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH
TƯ TƯỞNG VỀ QUYỀN LỰC TRI THỨC CỦA ALVIN TOFFLER ..... 12
1.1. Alvin Toffler - con người và sự nghiệp .................................................. 12
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề khoa học của sự hình thành
tư tưởng về quyền lực tri thức của Alvin Toffler.......................................... 15
1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................... 15
1.2.2. Tiền đề khoa học ...................................................................................... 19
1.3. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng về quyền lực tri thức của
Alvin Toffler...................................................................................................... 22
1.3.1. Tư tưởng về Nhà nước lý tưởng của Plato và Aristotle........................... 22
1.3.2. Tư tưởng về vai trò của khoa học từ Roger Bacon, Francis Bacon đến
René Descartes.................................................................................................. 26
1.3.3. Khuynh hướng thực chứng – khoa học và thuyết kỹ trị trong triết học
phương Tây ....................................................................................................... 31
1.4. Những tư tưởng cơ bản trong tư tưởng chính trị của Alvin Toffler.... 41
1.4.1. Thuyết về sự thích nghi............................................................................ 42
1.4.2. Tư tưởng về ba làn sóng văn minh........................................................... 44
1.4.3. Tư tưởng về quyền lực tri thức ................................................................ 48
Kết luận chương 1 ............................................................................................ 52
Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG
ALVIN TOFFLER VỀ TRI THỨC VÀ QUYỀN LỰC TRI THỨC .......... 54
2.1. Quan điểm của Alvin Toffler về tri thức, quyền lực và chủ thể
quyền lực ........................................................................................................... 54
2.1.1. Quan điểm của Alvin Toffler về tri thức.................................................. 54
2.1.2. Quan điểm của Alvin Toffler về quyền lực ............................................. 57
2.1.3. Quan điểm của Alvin Toffler về chủ thể quyền lực................................. 62
2.2. Tư tưởng của Alvin Toffler về phẩm chất của quyền lực và các loại
quyền lực truyền thống ................................................................................... 70
2
2.2.1. Phẩm chất của quyền lực.......................................................................... 70
2.2.2. Quyền lực của bạo lực.............................................................................. 76
2.2.3. Quyền lực của tiền ................................................................................... 79
2.3. Tư tưởng của Alvin Toffler về bước chuyển của quyền lực và quyền
lực của tri thức.................................................................................................. 86
2.3.1. Bước chuyển của quyền lực..................................................................... 86
2.3.2. Quyền lực của tri thức.............................................................................. 91
2.4. Thực chất, hạn chế và giá trị của tư tưởng Alvin Toffler về
quyền lực tri thức ........................................................................................... 113
2.4.1. Thực chất, hạn chế của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức... 113
2.4.2. Giá trị của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức ....................... 133
Kết luận chương 2 .......................................................................................... 142
Chương 3: Ý NGHĨA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ TƯ TƯỞNG
ALVIN TOFFLER VỀ QUYỀN LỰC TRI THỨC ĐỐI VỚI VIỆC
PHÁT HUY NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY........... 144
3.1. Ý nghĩa của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức đối với việc
xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam ................................................... 144
3.2. Những vấn đặt ra từ tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức
đối với việc phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam ...................................... 152
3.2.1. Tóm lược về thực trạng đội ngũ trí thức khoa học ở nước ta hiện nay.. 152
3.2.2. Một số nguyên tắc và những vấn đề đặt ra nhằm phát huy nguồn lực
trí tuệ Việt Nam............................................................................................... 162
Kết luận chương 3 .......................................................................................... 183
KẾT LUẬN..................................................................................................... 184
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 187
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời điểm hiện nay nhân loại đang bước vào những năm đầu tiên của
thập kỷ thứ hai thế kỷ XXI, một thế kỷ mà theo dự đoán sẽ có những bước
nhảy vọt chưa từng thấy về khoa học và công nghệ, làm cho lực lượng sản
xuất phát triển một cách nhanh chóng vượt khỏi trí tưởng tượng của con
người. Loài người đang tạo ra những biến đổi về chất chưa từng có trong lực
lượng sản xuất, đưa nhân loại từng bước quá độ sang một nền văn minh mới -
văn minh trí tuệ. Một thực tế chắc chắn là, với sự gia tăng sức mạnh của tri
thức, khoa học, công nghệ, nền kinh tế của thế kỷ này không còn là nền kinh
tế dựa nhiều vào cơ bắp và tài nguyên thiên nhiên mà chủ yếu dựa vào tri
thức, khoa học, công nghệ. Các công nghệ mới, công nghệ thông tin, đặc biệt
là Internet và vô tuyến đã trở thành một vũ khí cạnh tranh có tính chiến lược
trong kinh doanh, một lực thúc đẩy then chốt trong hệ thống sáng tạo của cải
mới. Với việc ứng dụng tri thức, các phát minh khoa học - kỹ thuật - công
nghệ vào trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ v.v… làm cho hệ thống
sản xuất mới được mở rộng không ngừng. Kết quả của những biến đổi do
cách mạng khoa học - kỹ thuật - công nghệ mang lại là các vấn đề an sinh xã
hội đã được giải quyết từng bước, trong cơ cấu xã hội những người lao động
trí óc, hay “những chiếc áo cổ trắng” bắt đầu thay thế “những chiếc áo cổ
xanh” truyền thống trước đây. Những thay đổi trong cơ cấu kinh tế - xã hội
này cũng dẫn đến những thay đổi cả trong nội dung quyền lực. Các nhà
chuyên môn, các chuyên gia, các nhà quản lý, các giám đốc thông tin, các
CEO cao cấp theo nghĩa rộng là các nhà kỹ trị còn gọi là “giới thượng lưu xã
hội”, “thượng lưu tri thức trị” có tài - đức và có năng lực tổ chức cao đã dần
dần trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị. Điều này cho thấy tri thức, thông
tin đã trở thành một vấn đề trung tâm của việc thực hiện những cải cách xã
hội và quyết sách chính trị; trở thành nhân tố then chốt quyết định sự mạnh
yếu và hưng suy của quốc gia, dân tộc; trở thành động lực chủ yếu của sự phát
triển xã hội. Kinh tế tri thức đã và đang trở thành dòng thác lớn không gì ngăn
cản nổi trong ngọn triều lớn của thời đại, chỉ có những con người, dân tộc,
4
quốc gia có đầy đủ tri thức, thông tin mới có cơ hội giàu có và chiến thắng.
Thông tin và tri thức vì thế là cơ sở của quyền lực mới về chính trị và kinh tế
của thế giới đương đại; là tấm bản đồ tất yếu mà mỗi quốc gia, dân tộc, con
người cần phải có làm hành trang bước vào tương lai. Theo logic phát triển
khách quan của nó, tri thức là sức mạnh đặc biệt và đang trở thành một hình
thái quyền lực mới, quyền lực tri thức sẽ thay thế cho các loại hình thái quyền
lực truyền thống trước đây. Quyền lực của bạo lực, chủ yếu được dùng để
trừng phạt, là nguồn quyền lực có phẩm chất thấp nhất và kém linh hoạt nhất.
Của cải được dùng để khen thưởng lẫn trừng phạt, là một công cụ quyền lực
có phẩm chất bậc trung và rất uyển chuyển. Còn tri thức mới là nguồn quyền
lực cơ bản, linh hoạt, phẩm chất cao nhất và có tính dân chủ hơn cả. Chỉ có trí
tuệ của con người là tài cái lấy không bao giờ hết, dùng không bao giờ cạn, là
sản phẩm thay thế cho tất cả. Tri thức sẽ trở thành quyền lực số một trong số
các quyền lực đã có trong lịch sử quyền lực, thực tiễn đã và đang chứng minh
tính chân thực những dự báo trên của Alvin Toffler (Anvin Tôphlơ).
Bằng luận điểm: “Con đường quyền lực và phát triển kinh tế của thế kỷ
XXI không còn là con đường khai phát từ nguyên liệu và gân cốt của con
người. Mà như chúng ta đã thấy là phải vận dụng con đường Tâm Trí mà
thôi”[88, t2, 262], A.Toffler trở thành một trong số những nhà tương lai học
đầu tiên của thời kỳ hiện đại bàn đến quyền lực tri thức. Vấn đề quyền lực tri
thức, vì thế, trở thành một trong những vấn đề rất được quan tâm và A.Toffler
là một trong những nhà tư tưởng có quan điểm đáng chú ý nhất hiện nay về
vấn đề này.
Quan điểm của A.Toffler về quyền lực tri thức – hay sự lên ngôi của sức
mạnh tri thức là một trong những quan điểm được nhiều nhà khoa học, kinh
tế, chính trị, xã hội học, ...thừa nhận. Quan điểm này như một tuyên ngôn của
thời đại mới – thời đại kinh tế tri thức. Chính vì vậy, tư tưởng của A.Toffler
về quyền lực tri thức thu hút được sự quan tâm của nhiều giới. Hiện nay đã có
nhiều công trình cả trong và ngoài nước nghiên cứu về tư tưởng của A.Toffler
và các tác phẩm của ông. Những công trình này nghiên cứu những lĩnh vực
khác nhau mang lại nhiều ý nghĩa và có giá trị nhất định đối với các nhà
5
nghiên cứu muốn tìm hiểu về vợ chồng nhà tương lai học, kinh tế học, xã hội
học này. Tuy nhiên có thể nói chưa có một công trình nào trong nước nghiên
cứu một cách công phu đầy đủ về tư tưởng quyền lực tri thức của A.Toffler.
Do đó để tìm hiểu về tư tưởng của A.Toffler – một học giả tư sản được các
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá là nhà tương lai học, xã hội học,
kinh tế học, nhà chính luận, ... xem tư tưởng của ông có thể được vận dụng và
vận dụng những phần nào trong kế hoạch phát triển mạnh khoa học, công
nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát
triển kinh tế tri thức; góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả,
sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước;
nâng tỷ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng; phát huy
có hiệu quả và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tri thức của con người Việt
Nam và khai thác nhiều nhất tri thức của nhân loại tạo nền tảng để đến năm
2020 nước ta căn bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại được
xác định trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, tác giả đã chọn đề tài tri
thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị Alvin Toffler làm luận
án tiến sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về A.Toffler thu hút được sự quan tâm của rất nhiều giới cả
trong và ngoài nước, từ sinh viên đến các nhà quản lý, nhà khoa học, cho đến
các chính khách, … Trên thế giới các tác phẩm của A.Toffler được dịch ra
nhiều thứ tiếng khác nhau như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban
Nha, Ba Lan, Nga, Đức, Indonesia, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, ... và đã có nhiều
công trình nghiên cứu về A.Toffler và quan điểm quyền lực của ông. Các tác
phẩm nổi bật nhất là: E.A.Capitonov với tác phẩm Xã hội học thế kỷ XX: Lịch
sử và công nghệ, do Nguyễn Quý Thanh biên dịch của nhà xuất bản Đại học
quốc gia (2002) ấn hành. Trong đó E.A.Capitonov cho rằng Alvin Toffler đã
đưa ra một cách tiếp cận khác trong đánh giá nền văn minh công nghiệp, phác
thảo những nét căn bản của nền văn minh mới và đã có công rất lớn trong
6
việc xây dựng xã hội tương lai; A.Toffler đã có những quan điểm cấp tiến về
xã hội hậu công nghiệp. G.A.Duganov với tác phẩm Toàn cầu hóa và vận
mệnh nhân loại được giới thiệu trên tạp chí Thông tin những vấn đề lý luận,
số 19, tháng 10/2003, đánh giá rất cao những quan điểm cấp tiến, cũng như
những quan sát và kết luận của A.Toffler về các vấn đề thông tin, văn hóa, sự
biến đổi của quyền lực chính trị. Tác giả của nó cũng phê phán những hạn chế
không thoát khỏi phạm vi của lập trường giai cấp tư sản trong các quan điểm
của A.Toffler. Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm của các tác giả nước ngoài
phân tích nội dung những tư tưởng hoặc bị ảnh hưởng lớn bởi tư tưởng
A.Toffler như: M.Finley với tác phẩm Các làn sóng của Toffler, Tần Ngôn
Trước với tác phẩm Thời đại kinh tế tri thức do nhà xuất bản Chính trị quốc
gia Hà Nội (2001) ấn hành. Tác giả của tác phẩm này như một sự tiếp nối, chú
giải tư tưởng của A.Toffler và hoàn toàn bị A.Toffler chinh phục. Thẩm Vinh
Hoa và Ngô Quốc Diệu (chủ biên) với tác phẩm Tôn trọng tri thức tôn trọng
nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nguyễn Như Diệm (dịch), nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội (2008) cũng bị hấp dẫn bởi tư tưởng của
A.Toffler; hay tác phẩm Tương lai khác thường của James Canton (sách
dịch), xuất bản năm 2011 do nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Ở tác phẩm này James
Canton – người từng làm việc với Toffler trong nhiều dự án khác nhau đã
thừa nhận chính A.Toffler là người đầu tiên giúp ông thấy rõ được tầm quan
trọng của việc hiểu thấu tương lai, cung cấp một viễn cảnh độc đáo về ngày
mai, phân tích những sự đổi mới và những xu hướng sẽ định hình tương lai,
giúp ta hoạch định chiến lược, đầu tư, phát triển sản phẩm, phát triển kinh
doanh, chính sách xã hội, phát triển năng lực dự báo và ra quyết định; v.v… Ở
nước ta hiện nay cũng có rất nhiều tác giả trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến tư
tưởng của nhà tương lai học, xã hội học này. Chẳng hạn: Nguyễn Phúc Ân với
Một số khía cạnh xã hội, nhà xuất bản Trẻ (1996), với tiêu đề Đọc làn sóng
thứ ba của A.Toffler, tác giả đã tóm tắt nội dung, tính chất của làn sóng thứ
7
hai, làn sóng thứ ba và đánh giá tác phẩm Làn sóng thứ ba là tác phẩm có tính
hệ thống, đầy ắp thông tin và có sức thuyết phục lớn; Nguyễn Đức Bình với
Góp phần nhận thức thế giới đương đại do nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội ấn hành (2003) lại bị rơi vào chủ nghĩa A.Toffler khi phân tích nội
dung kiến trúc thượng tầng trong nền kinh tế tri thức qua các vấn đề như: dân
chủ, sự thay đổi vị trí các yếu tố vươn tới quyền lực, bản thân hệ thống quyền
lực, bản chất, chức năng, vai trò mới của nhà nước dân tộc; phương diện xã
hội trong nền kinh tế tri thức. Trần Xuân Trường với bài viết Tương lai dưới
con mắt nhà tương lai học Alvin Toffler đăng trên tạp chí Cộng sản, số 7, 8
(7/1995), trước hết đồng tình với một số quan điểm và dự báo của A.Toffler
về một số vấn đề khoa học, công nghệ, sự phân công lao động xã hội, những
hình thức và quan hệ mới của con người trong sản xuất kinh doanh. Sau đó
tác giả thực hiện sự phản biện một số quan điểm và nhận định của A.Toffler
về gia đình, tổ chức xã hội, thiết chế chính trị, quan hệ giai cấp, thế giới quan
của A.Toffler, ... ; luận văn triết học của Nguyễn Minh Hiền (2004) với Bước
đầu tìm hiểu học thuyết ba làn sóng văn minh của Alvin Toffler cũng khái
quát những đặc trưng của mỗi làn sóng văn minh, vạch ra những ưu điểm và
hạn chế các quan điểm của A.Toffler về sự vận động và phát triển của xã hội,
rút ra ý nghĩa của những dự báo của A.Toffer. Ngoài ra còn hàng loạt các tác
phẩm ảnh hưởng một phần, hoặc có đề cập đến tư tưởng A.Toffler như: Vũ
Dương Ninh (chủ biên) với Lịch sử văn minh nhân loại, nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội (1997); Lê Văn Giạng với Tìm hiểu sự phát triển của học thuyết
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cuối thế kỷ XX; Tác phẩm Trí thức Việt
Nam tiến cùng thời đại của Nguyễn Đắc Hưng do nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội ấn hành (2008), tác phẩm Vai trò của tri thức khoa học trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay của Trần Hồng
Lưu do nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2009), tác phẩm
Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và
8
công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức của Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam do nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2010), tác
phẩm Đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong sự nghiệp
đổi mới của Ngô Thị Phượng do nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn
hành (2007), tác phẩm Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam
của Nguyễn An Ninh, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành
(2008), tác phẩm Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự
nghiệp chấn hưng đất nước của Nguyễn Văn Khánh (chủ biên), cũng của nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2010), v.v... Nhưng dù là trong
hay ngoài nước các tác giả chủ yếu nghiên cứu về nội dung tư tưởng và viện
dẫn đến nhiều khía cạnh khác nhau trong tư tưởng của A.Toffler như: vai trò
của tri thức khoa học, của nguồn nhân lực, kinh tế tri thức, khoa học, giáo
dục,... Những nghiên cứu đó rất có giá trị để những người đi sau kế thừa và
phát triển. Tuy nhiên chưa có nhiều tác giả trong nước nghiên cứu hàn lâm về
quyền lực tri thức, thông tin. Chính vì vậy, tác giả đã chọn hướng nghiên cứu
này như một phương pháp tiếp cận về kinh tế tri thức.
3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án
 Mục đích của luận án
Từ việc phân tích tư tưởng của A.Toffler về tri thức, quyền lực của tri
thức, mục đích của tác giả luận án mong muốn đạt được là làm sáng tỏ tư
tưởng của ông về vai trò của tri thức khoa học; rút ra ý nghĩa của cách tiếp
cận tri thức – quyền lực trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, qua đó đề xuất
một số nguyên tắc có tính chất định hướng và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam
nhằm phát huy sức mạnh trí tuệ dân tộc.
 Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích của luận án, tác giả thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu,
nghiên cứu những vấn đề sau:
9
Một là, tìm hiểu tiền đề thực tiễn và lý luận của tư tưởng A.Toffler về
quyền lực tri thức.
Hai là, phân tích nội dung tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức.
Ba là, nhận xét, đánh giá và nêu lên những hạn chế và giá trị, ý nghĩa
của tư tưởng A.Toffler.
 Phạm vi nghiên cứu của luận án
Để làm rõ tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức, tác giả luận án
không có tham vọng đi sâu và nghiên cứu toàn bộ quan điểm, tư tưởng, tác
phẩm của A.Toffler mà chủ yếu tập trung nghiên cứu những phân tích của
A.Toffler về vai trò của tri thức khoa học, thông tin trong làn sóng thứ ba
được thể hiện trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà tương lai học này.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
 Cơ sở lý luận
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ trên, luận án này được thực
hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận nền tảng là chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện Đại hội và nghị quyết của Đảng
Cộng sản Việt Nam, mà chủ yếu chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm thực
tiễn.
 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp luận cơ bản, chỉ đạo xuyên suốt trong
quá trình nghiên cứu là phép biện chứng duy vật, kết hợp cách tiếp cận hình
thái và cách tiếp cận văn minh. Vận dụng các phương pháp cụ thể là logic -
lịch sử. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng các
phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu, khái quát hóa,
phương pháp văn bản học, phương pháp hội đồng, nhân học văn hóa.
5. Cái mới của luận án
Thứ nhất, làm rõ được quan điểm của Alvin Toffler về tri thức và
quyền lực tri thức, xác định được giá trị và ý nghĩa cùng với những hạn chế
10
của tư tưởng này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế tri thức ở nước
ta hiện nay.
Thứ hai, đề xuất những nguyên tắc và những vấn đề đặt ra mang tính
định hướng nhằm phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
 Về ý nghĩa khoa học
Luận án đã góp phần làm rõ nội dung tư tưởng của Alvin Toffler về tri
thức và quyền lực tri thức thông qua việc phân tích hệ thống các khái niệm tri
thức, quyền lực, chủ thể quyền lực, phẩm chất quyền lực, quyền lực của bạo
lực, quyền lực của của cải, bước chuyển của quyền lực và quyền lực của tri
thức.
Luận án góp phần vào việc nghiên cứu tương lai học tư sản và triết học
chính trị phương Tây.
 Về ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở làm rõ nội dung của tư tưởng Alvin Toffler về tri thức và
quyền lực tri thức, luận án đã chỉ ra những hạn chế và những ý nghĩa lịch sử
của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức. Trong điều kiện hiện nay,
việc nghiên cứu tư tưởng của Alvin Toffler về tri thức và quyền lực tri thức là
cần thiết, có giá trị tham khảo cho chúng ta trong việc xây dựng đội ngũ tri
thức, phát triển khoa học, phục vụ đắc lực cho quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, xây dựng và triển khai lộ trình phát triển kinh tế tri thức.
Bên cạnh đó luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong
học tập, nghiên cứu lịch sử triết học Mỹ nói riêng và lịch sử triết học phương
Tây nói chung.
7. Kết cấu của luận án
Hướng theo mục tiêu nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài
liệu tham khảo, luận án được chia làm ba chương với mười tiết.
11
Chương 1, “những điều kiện và tiền đề hình thành tư tưởng về quyền
lực tri thức của Alvin Toffler” luận án phân tích những điều kiện kinh tế - xã
hội, tiền đề khoa học (thực tiễn), tiền đề lý luận, khái quát về con người – sự
nghiệp cũng như những tư tưởng cơ bản trong tư tưởng chính trị của Alvin
Toffler để làm cơ sở cho việc tìm hiểu, phân tích về “nội dung cơ bản trong tư
tưởng Alvin Toffler về tri thức và quyền lực tri thức”, được thực hiện trong
chương 2, chương trọng tâm của luận án.
Trong chương 2, tác giả đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-
Lênin, cũng đã đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, những đóng góp và
những sai lầm của Alvin Toffler về tri thức và quyền lực tri thức.
Chương 3, “ý nghĩa và những vấn đề đặt ra của tư tưởng Alvin Toffler
về quyền lực tri thức đối với việc phát huy nguồn lực trí tuệ ở Việt Nam hiện
nay” trình bày về khả năng áp dụng những quan điểm tiến bộ của Alvin
Toffler về tri thức và quyền lực tri thức vào điều kiện của Việt Nam hiện nay,
khi đất nước đang bắt đầu phát triển kinh tế tri thức. Trong chương này tác giả
cũng cố gắng nêu một số nguyên tắc nhằm phát huy nguồn lực trí tuệ của Việt
Nam.
12
Chương 1
NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
VỀ QUYỀN LỰC TRI THỨC CỦA ALVIN TOFFLER
1.1. Alvin Toffler - con người và sự nghiệp
Alvin Toffler sinh ngày 04 - 10 – 1928, tại New York – Mỹ và hiện ông
đang sống cùng gia đình tại vùng Bel Air thuộc thành phố Los Angeles, bang
California. Ông tốt nghiệp cử nhân văn chương tại đại học New York. Với bộ
ba tác phẩm chủ đạo Alvin Toffler nổi lên như một nhà dự báo có ảnh hưởng
lớn trên thế giới trong những năm cuối của thế kỷ XX và những năm đầu của
thế kỷ XXI. Trong những tác phẩm của mình, ông không trực tiếp phân tích
tình hình thế giới như nó vốn có, mà chủ yếu là nêu lên những xu hướng biến
đổi và phát triển của văn minh loài người. Như chính lời ông nói, những cuốn
sách của ông “dựa vào giả thuyết cho rằng những thay đổi nhanh chóng của
thế giới hiện thời không phải là hỗn loạn và ngẫu nhiên như người ta tưởng”,
mà là một quá trình biến đổi từ nền văn minh này sang nền văn minh khác của
loài người. Chỉ trong một thời gian dài bằng một đời người, “văn minh nhà
máy” hay còn gọi là văn minh công nghiệp (Làn sóng thứ hai) từng thống trị
thế giới nhiều thế kỷ sẽ bị thay thế bằng một nền văn minh mới, khác về cơ
bản. Và theo ông, thời điểm chúng ta đang sống – thập kỷ 90 – trong cách
nhìn ấy chính là một trong những thời điểm “bản lề” lớn nhất của lịch sử loài
người. Cũng cần phải nói rằng, Alvin Toffler không phải là người đầu tiên mô
tả những thay đổi của văn minh loài người. Trước đó, đã có một số nhà
nghiên cứu nổi tiếng đề cập đến những thay đổi đó. D.Berle, D.Bell, hay Z.
Brzezinski chẳng hạn, đã nêu lên khái niệm “xã hội hậu công nghiệp” từ giữa
những năm 60 - 70. Nhưng có thể nói, đến Alvin Toffler, mọi vấn đề trở
thành có hệ thống hơn, có sức thuyết phục hơn do ông có cái nhìn bao quát
hơn, cụ thể hơn và cũng sâu hơn. Hơn nữa bởi vì thực tiễn xã hội ở thập kỷ 80
– 90 có những biến động vô cùng to lớn trong điện tử, tin học, viễn thông,
v.v. đã cung cấp dữ kiện nhiều hơn trước để nuôi dưỡng cho những tư tưởng
13
của ông.
Ban đầu những tác phẩm đầu tay của ông tập trung vào vấn đề công nghệ
và các tác động của công nghệ đến đời sống kinh tế – xã hội, văn hóa, v.v.
Sau đó ông chuyển qua nghiên cứu phản ứng về những sự thay đổi của xã hội.
Các tác phẩm sau này của ông thường đề cập đến sức mạnh của vũ khí, công
nghệ và chủ nghĩa tư bản của thế kỷ XXI. Cụ thể, năm 40 tuổi (1968), ông bắt
đầu được chú ý với tác phẩm đầu tay The culture consumers (Văn hóa tiêu
dùng) viết về con người và ứng xử của họ trong môi trường sản xuất và tiêu
thụ. Năm 1970, ông trở nên rất nổi tiếng ở Mỹ khi cho xuất bản tác phẩm thứ
hai: Future Shock (Cú sốc tương lai). Sau đó ông được thế giới biết đến với
hàng loạt những tác phẩm nổi tiếng, The Third Wave (Làn sóng thứ ba,
1980), Powershift (Thăng trầm quyền lực, 1990), War and antiwar – Survival
at the down of 21th century (Chiến tranh và chống chiến tranh – Sự sống còn
của loài người ở buổi bình minh của thế kỷ XXI, 1993), Creating a new
civilization – Politics of the Third Wave (Tạo dựng một nền văn minh mới –
Chính trị của làn sóng thứ ba, 1995), The Eco-spasm report (Dự báo về sự
bùng nổ kinh tế, 1975), Previews and Premises (Những tiên đoán và tiền đề,
1983), The adaptive corporation (Công ty uyển chuyển, 1984), Jamerica
(1994). Ngoài ra còn có những tác phẩm ông tham gia với các tác giả khác.
Bên cạnh đó, sự thành công của ông trong lĩnh vực khoa học không thể không
nhắc đến người đồng hành và cũng là người bạn đời của ông, bà Heidi
Toffler.
Tại Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới,
một số tác phẩm của Alvin Toffler được đánh giá là những tác phẩm kinh
điển, một thời từng là sách gối đầu dường trong chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội của nguyên thủ tướng Chu Dung Cơ. Các tác phẩm cũng như những tư
tưởng của ông được sử dụng trong nghiên cứu và giảng dạy tại nhiều nước
trên thế giới, chúng cũng là tài liệu được chính khách nhiều quốc gia tham
khảo. Các tác phẩm đó đã ảnh hưởng đến đường lối cai trị và lãnh đạo, cách
14
tư duy về tương lai của nhiều chính phủ. Tại Mỹ, các tác phẩm của Alvin
Toffler cũng ảnh hưởng đến một số quan điểm của Nhà Trắng dưới thời cựu
tổng thống Bill Clinton. Bill Clinton còn sử dụng các tác phẩm đó nhằm phục
vụ cho chiến dịch “Chiếc cầu bắc vào tương lai” (A bridge to the future).
Ở Hàn Quốc, trước đây cựu tổng thống Kim Dae Jung đích thân mời
Alvin Toffler giúp Hàn Quốc trong việc thực hiện bước quá độ vào nền kinh
tế làn sóng thứ ba. Bằng định hướng chiến lược đó Hàn Quốc đã vươn lên cải
thiện vị trí của mình trên bản đồ kinh tế thế giới. Ở Nhật có cả một chương
trình tổ chức cho hàng chục nghìn người tham gia đề tìm hiểu nghiên cứu tư
tưởng của Alvin Toffler. Theo đánh giá của tạp chí Time (Time magazine) thì
Alvin Toffler và Heidi Toffler đã đem đến cho tất cả những ai muốn trở thành
nhà tương lai học các chuẩn mực để định hướng suy nghĩ.
Accenture, một công ty tư vấn quản lý, bầu ông là một trong những
người có tiếng nói ảnh hưởng nhất trong giới doanh nhân, chỉ sau Bill Gates
và Peter Drucker. Financial Times coi ông là “nhà tương lai học nổi tiếng nhất
thế giới”. Nhật báo People’s Daily xếp ông vào danh sách 50 người nước
ngoài có ảnh hưởng lớn tới Trung Quốc thời hiện đại.
Ngoài nghiên cứu viết sách, Alvin Toffler còn tham gia rất nhiều hoạt
động. Ông đã từng là phó tổng biên tập của tạp chí Fortune. Những bài viết
của ông được đăng tải trên các tạp chí nổi tiếng như: Fortune, Washington
Post, Reader’s Digest, New York Times, Observer, Los Angeles Times, El
Pais, London Observer, Korea Economic Daily, Nikkei Business… Ông còn
là giáo sư thỉnh giảng và diễn thuyết tại nhiều trường đại học; là thành viên
của nhiều tổ chức như: Russell Sage Foudation (Mỹ), International Institute
for Strategic Studies (Anh), Futuribles (Pháp), Center for Global
Communication (Nhật), Multimedia Super Corridor (Malaysia)… Ngoài ra
ông là cộng tác viên của Nhà Trắng, tư vấn cho công ty AT  T (American
Telephone and Telegraph Company), Institute for the Future, Educational
Facilities Laboratories, Inc…
15
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề khoa học của sự hình thành
tư tưởng về quyền lực tri thức của Alvin Toffler
1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nửa sau thế kỷ XX, nhất là thập kỷ 70 – 80 đến 90, loài người đã chứng
kiến những thay đổi rất đáng kinh ngạc trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại. Có
thể hình dung tốc độ phát triển vũ bão của khoa học và công nghệ như sau:
“Số lượng tri thức khoa học của loài người tích lũy được trong một thế kỷ vừa
qua bằng tổng toàn bộ tri thức khoa học mà loài người tích lũy được trong
suốt lịch sử tồn tại của mình. Số lượng tri thức ấy rất có thể được nhân đôi lên
trong thế kỷ sau”[15, 213]. Quả thực chỉ trong vòng mấy chục năm gần đây,
tri thức của nhân loại tích lũy được đã ngang bằng với tổng số tri thức có
trong 2 thiên niên kỷ trước và người ta dự báo rằng, đến năm 2020, tri thức
nhân loại sẽ tăng 4 lần so với tri thức đã có hiện nay.
Theo A.Toffler hiện nay chúng ta đang sống trong thời kỳ rực rỡ nhất của
lịch sử loài người mà: “Tốc độ thay đổi gia tăng nhanh đến mức trí tưởng
tượng của chúng ta cũng không thể theo kịp”[86, 29]. Bước nhảy vọt vĩ đại
này được bắt đầu từ khi Gutenberg phát minh ra chữ in vào thế kỷ XV. Trước
năm 1500 châu Âu sản xuất sách với tốc độ 1.000 cuốn mỗi năm. Vào năm
1950, bốn thế kỷ rưỡi sau đó, tốc độ tăng vọt với 120.000 cuốn mỗi năm. Vào
những năm 1960, chỉ một thập kỷ sau, việc xuất bản sách đã thực hiện một
bước nhảy có ý nghĩa khác, số sách xuất bản trên thế giới là 1.000 cuốn mỗi
ngày. Có thể nói số sách in ra tương đương với tốc độ con người phát hiện ra
kiến thực mới. Giữa những năm 1959, và 1969, số lượng tạp chí Mỹ phát
hành các đề tài đặc biệt nhảy vọt từ con số 126 lên 235. Đối với sách cũng
thế, số lượng đầu sách tăng lên rất nhanh hàng năm, có khoảng 30.000 đầu
sách được in. Thời kỳ này theo con số của A.Toffler, chính phủ Mỹ tạo ra
100.000 báo cáo hàng năm, 450.000 bài báo, sách và tạp chí. Trên thế giới, số
16
lượng báo chí, sách vở khoa học và kỹ thuật tăng với tốc độ 600.000.000
trang mỗi năm. Giữa thế kỷ XVIII, toàn thế giới chỉ có 10 tờ tạp chí khoa học
thì đến giữa thế kỷ XX tăng lên 1.000 tờ, năm 1970 là 100.000 tờ.
Về khoa học nếu như năm 1800, số nhà khoa học chỉ là 1.000 người thì
đến năm 1850 là 10.000 người, năm 1900 là 100.000; năm 1950 tăng lên
1.000.000 người và đến năm 1970 là 3.200.000 người. Tri thức loài người
trong thế kỷ XIX, cứ 50 năm lại tăng lên một lần; đến đầu thế kỷ XX, cứ 30
năm lại tăng lên một lần, nhưng đến giữa những năm 50 của thế kỷ XX, cứ 10
năm lại tăng lên một lần. Hệ thống nghiên cứu và phát triển (R D) ở Mỹ bao
gồm các cơ sở nghiên cứu trong các công ty, hàng trăm trường đại học và hơn
700 phòng thí nghiệm liên bang. Kinh phí đầu tư cho hệ thống này hàng năm
lên đến 150 tỷ USD.
Xét về mặt kỹ thuật , từ giữa thế kỷ XIV trở về trước, trên thế giới chỉ có
khoảng 300 loại phát minh sáng tạo và thành tựu khoa học quan trọng. Từ thế
kỷ XV đến nay, phát minh sáng tạo về khoa học nói chung được ghi nhận chủ
yếu thông qua bản quyền. Tổng số bản quyền trước thế kỷ XX không tới 1
triệu bản, thì trong thế kỷ XX đã lên đến 40 triệu bản. Chỉ tính riêng ở Mỹ
trong khoảng 90 năm (1901 – 1991), nước Mỹ chiếm 203 trong tổng số 620
giải thưởng Nobel của thế giới (30%), trong đó khoa học tự nhiên chiếm 40%
và khoa học kinh tế chiếm 60%. Con số này hiện nay càng tập trung vào Mỹ.
Chỉ tính từ năm 1990 đến năm 1998, sau khi A.Toffler viết tác phẩm Thăng
trầm quyền lực, riêng ở Mỹ đã có 54 nhà khoa học trong tổng số 72 nhà khoa
học được giải thưởng Nobel. Và mặc dù dân số chỉ chiếm 1/22 dân số thế
giới, nhưng hàng năm, nền kinh tế Mỹ sản xuất ra một lượng của cải bằng 1/4
GDP của thế giới.
17
Nền tảng của các thành tựu này là những phát kiến vĩ đại và những đổi
mới công nghệ có tính đột phá trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học
công nghệ, công nghiệp diễn ra trong suốt thế kỷ thứ XX. Những thay đổi sâu
sắc tới mức nhiều nhà hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau đều phải nói tới
nhu cầu đổi mới cách tư duy về hiện tại, về tương lai và cách làm đối với
những vấn đề cơ bản đặt ra trong cuộc sống.
Với việc xuất hiện và ngày càng có sức cạnh tranh lớn của những ngành
sản xuất có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, thế mạnh tuyệt đối về
nguồn tài nguyên thiên nhiên, sức lao động dồi dào, ... ngày càng có ý nghĩa
tương đối. Các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng với thời gian, sự giàu có của
một quốc gia phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Thế kỷ XVIII trở về trước,
đó là sự màu mỡ của đất đai, sức mạnh cơ bắp có thể đưa vào làm nông
nghiệp; vào thời kỳ cách mạng công nghiệp, đó là cơ sở nguyên liệu, năng
lượng, quặng sắt, than đá, dầu mỏ, v.v., còn ngày nay là tiềm năng khoa học,
là khả năng động viên nguồn chất xám có được của đất nước.
Ph.Ăngghen viết: “Trong một chế độ hợp lý vượt lên trên sự chia rẽ về lợi
ích, thì yếu tố tinh thần sẽ được liệt kê là một trong các yếu tố của sản xuất và
sẽ tìm được vị trí của nó trong các hạng mục chi phí sản xuất của chính trị
kinh tế học. Đến lúc ấy chúng ta đương nhiên vui mừng thấy rằng chỉ một
thành quả khoa học như máy hơi nước của James Watt, trong 50 năm đầu tồn
tại của nó, đã đem lại cho thế giới lợi ích nhiều hơn so với những giá phải trả
cho công cuộc phát triển khoa học kể từ lúc bắt đầu”[60, t20, 607].
Thật vậy, những phát minh vĩ đại nhất trong thế kỷ thứ XX và sự phát
triển mạnh mẽ của một loạt ngành khoa học như toán lý thuyết và ứng dụng,
vật lý hạt nhân, hóa học, sinh học, tin học, điện tử học, vi điện tử, ... đã đưa
khoa học lên vị trí trọng yếu trong đời sống xã hội loài người.
18
Nếu trong nhiều thế kỷ trước đây, khoa học chỉ phát triển một cách độc lập
và mãi cho tới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX mới có quan hệ mật thiết với
kỹ thuật và công nghệ, với tốc độ phát triển chậm hơn so với chúng, thì vào
nửa sau thế kỷ XX, khoa học đã tiến vượt lên trên và giữ vị trí chủ đạo trong
dây chuyền “Khoa học - Kỹ thuật - Sản xuất”. Kể từ đây đã diễn ra quá trình
khoa học biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp, không chỉ thể hiện vai trò
của khoa học ngày càng tăng, mà còn là điều kiện cần thiết để đưa lực lực sản
xuất lên một bước phát triển mới.
Nhờ có những tiền đề được tạo ra bởi các cuộc cách mạng mới nhất trong
khoa học tự nhiên vào cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, mà cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật đã bắt đầu và thực hiện sự bùng nổ kể từ thập niên 40
tới giữa thập niên 70 của thế kỷ XX. Đây cũng chính là giai đoạn đầu tiên của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, được đặc trưng bởi sự áp dụng nhanh
chóng những thành tựu khoa học kỹ thuật, trước hết trong lĩnh vực quân sự ở
chiến tranh thế giới lần thứ hai, và sau đó là trong các lĩnh vực dân sự, khiến
cho lực lực sản xuất phát triển vượt bậc.
Từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX trở đi, xét trên phương diện trình độ
lực lực sản xuất, sự khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện
đại, tiếp ngay theo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, đã đưa nhân loại tiến
vào ngưỡng cửa của một thời đại mới, đó là thời đại tri thức. Đây là bước quá
độ sang sự phát triển kỹ thuật và công nghệ hoàn toàn chỉ trên cơ sở khoa học
trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội và các ngành sản xuất vật chất, biến bản
thân khoa học thành nền công nghiệp tri thức. Cố thủ tướng Anh – Winston
Churchill từng nói rằng: “Đế quốc tương lai sẽ được thiết lập bằng tri thức”,
lời dự đoán của ông càng ngày càng được khẳng định là đúng. Trong thời đại
tri thức, tri thức con người đóng vai trò quyết định sự phát triển, sự thịnh
vượng của một quốc gia. Trong giai đoạn này, con người sử dụng tri thức của
mình để chế tạo ra các loại máy móc, thiết bị có thể thay thế một phần chức
19
năng điều khiển, tư duy của mình trong một số lĩnh vực với kết quả cao hơn
nhiều so với bộ não của con người. Đứng ở vị trí trung tâm, con người có
trình độ độc lập về trí tuệ và tâm lý cao hơn nhiều so với hai thời đại trước đó
và hành động chủ yếu theo những yêu cầu tự biểu hiện và sáng tạo chứ không
phải theo những động cơ truyền thống. Trong thời đại tri thức, nền kinh tế
công nghiệp sẽ chuyển thành nền kinh tế thông tin (nhiều nhà khoa học còn
gọi đây là nền kinh tế tri thức, nền kinh tế tin học, nền kinh tế số, nền kinh tế
nhuyễn tính, …).
Như vậy thực tiễn kinh tế - xã hội phương Tây nói chung, đặc biệt là thực
tiễn kinh tế - xã hội Mỹ nói riêng đã tác động không nhỏ đến các tầng lớp trí
thức trong đó có A.Toffler. Do đó có thể nói tư tưởng của A.Toffler về quyền
lực tri thức ra đời trên mảnh đất hiện thực, nó không thể thoát ly khỏi điều
kiện kinh tế - xã hội đương thời.
1.2.2. Tiền đề khoa học
Sự ra đời tư tưởng về quyền lực tri thức của A.Toffler là sản phẩm tất
yếu của những điều kiện kinh tế - xã hội của xã hội tư bản chủ nghĩa Mỹ nửa
sau thế kỷ XX; đồng thời nó là sự phát triển phù hợp với lịch sử tư tưởng
nước Mỹ thời hiện đại. Tuy nhiên đề cập đến tư tưởng về quyền lực tri thức
của A.Toffler mà không đề cập đến những thành tựu trong khoa học – công
nghệ là một thiếu sót. Bởi lẽ, sự tác động của khoa học nói chung và khoa học
– kỹ thuật, công nghệ nói riêng đến đời sống con người là vô cùng to lớn, nó
có thể làm thay đổi nhận thức của một con người, một cộng đồng, cho đến cả
một dân tộc. Về tác động của những phát minh vạch thời đại đến nhận thức
con người, Ph.Ăngghen trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên đã vạch ra
rằng, mỗi lần có một phát minh vạch thời đại ngay cả trong lĩnh vực khoa học
tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật không thể tránh khỏi phải thay đổi hình thức
của nó. Và chính vì đề cao một cách thái quá về vai trò của tri thức khoa học,
20
nên một số nhà tư tưởng phương Tây, không ngoại trừ A.Toffler cho rằng
những thành tựu của khoa học – công nghệ hiện đại đem lại có thể quyết định
sự thắng lợi của một chế độ chính trị xã hội. Ở quê hương A.Toffler – nơi tập
trung những nhà khoa học hàng đầu thế giới những phát minh liên tục ra đời.
Có những phát minh khoa học không chỉ làm thay đổi nhận thức mà còn thay
đổi cả hành động của con người.
Với cốt lõi là cuộc cách mạng vi điện tử diễn ra từ đầu thập niên 60 và các
thành tựu khoa học kỹ thuật lớn nhất của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật hiện đại còn là bước quá độ với sự chỉ đạo và với vai trò dẫn
đường của khoa học sang quá trình tổ chức lại về căn bản công nghệ sản xuất,
điều tiết các quy trình công nghệ với quy mô ngày càng tăng, tổ chức lại tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội trên, từ giáo dục công ty, xí nghiệp, nhà máy
đến cơ cấu quyền lực nhà nước, … trên cơ sở những ngành công nghệ cao mà
các cuộc cách mạng trước đó chưa đủ điều kiện tạo ra một cách hoàn chỉnh
như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công
nghệ năng lượng mới, công nghệ tự động hoá trên cơ sở kỹ thuật vi điện tử,
… Ở bình diện trình độ của lực lượng sản xuất theo các tiêu chí như: công cụ,
tư liệu, phương tiện, vật liệu, năng lượng và động lực, … thì việc ra đời một
khuôn mẫu mới trong lĩnh vực này cũng có thể đồng nghĩa với sự xuất hiện
một thời đại kinh tế mới. C.Mác đã nhận xét “Những thời đại kinh tế khác
nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là, ở chỗ chúng sản xuất
bằng cách nào với những tư liệu lao động nào. Các tư liệu lao động không
những là các thước đo sự phát triển lao động của con người, mà còn là một
chỉ tiêu của những quan hệ xã hội, trong đó lao động được tiến hành. Trong
bản thân những tư liệu lao động thì những tư liệu lao động cơ khí lại cấu
thành những dấu hiệu đặc trưng tiêu biểu cho một thời đại sản xuất xã hội
nhất định”[62, t23, 269].
21
Nếu như các cuộc cách mạng trước đây góp phần tiết kiệm lao động sống
thì cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tạo điều kiện tiết kiệm
các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương
đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng hàng hoá
tiêu dùng. A.Toffler cho rằng ngày nay, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao
động dồi dào ngày càng đóng vai trị ít quan trọng. Ông quả quyết rằng, cuộc
cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của
nền sản xuất xã hội cũng như cơ cấu của quyền lực. Làm thay đổi tận gốc các
lực lượng sản xuất, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tác động
tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, từ kinh tế, xã hội, chính trị, quân
sự, văn hóa giáo dục cho đến sự ra đời những phong cách tư duy mới, nhất là
ở các nước tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là Mỹ, nơi phát sinh của cuộc cách
mạng này. Trên thực tế khi khoa học, kỹ thuật, công nghệ được vận dụng vào
trong lĩnh vực sản xuất sẽ làm biến đổi cơ cấu kinh tế. Đến khi nền kinh tế
thay đổi, hay nói cách khác khi phương thức sản xuất vật chất thay đổi thường
cũng kéo theo sự biến đổi của các yếu tố tâm lý, văn hoá truyền thống, thậm
chí đến cả thể chế xã hội và xu hướng chuyển đổi quyền lực cũng nằm trong
xu thế đó.
Sự thay đổi vô cùng nhanh chóng của khoa học – công nghệ, đặc biệt là sự
ra đời của máy vi tính và sau đó là mạng internet (ông gọi là mạng trí tuệ siêu
việt) cùng những thành tựu khoa học khác được vận dụng nhanh chóng vào
trong lĩnh vực sản xuất tạo ra lượng của cải khổng lồ trong những năm nửa
cuối của thế kỷ thứ XX ở Mỹ - nơi được coi là đầu tàu kinh tế của thế giới;
trung tâm của các phát minh khoa học, các bằng sáng chế, v.v… đã thúc đẩy
A.Toffler tạo nên quan điểm của mình về quyền lực tri thức.
22
1.3. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng về quyền lực tri thức của
Alvin Toffler
Mọi tư tưởng, học thuyết, lý luận trong các lĩnh vực như triết học, kinh
tế, chính trị, xã hội học, v.v. ra đời sau đều là sự kế thừa và phát triển những tư
tưởng trước đó. Những tinh hoa tinh thần của thời đại đó chính là sự kết tinh
văn hóa cổ kim của nhân loại hàng nghìn năm. Tư tưởng của A.Toffler về
quyền lực tri thức cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nó cũng phải vận động
theo quy luật và được phát triển trong dòng chảy của lịch sử nhân loại.
Vậy những tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức được hình thành
như thế nào, cơ sở lý luận của những tư tưởng đó là gì, tiền đề của nó bắt
nguồn từ đâu?
1.3.1. Tư tưởng về Nhà nước lý tưởng của Plato và Aristotle
Chúng ta biết rằng văn hoá thời Cổ đại để lại cho chúng ta những đại
biểu xuất sắc vượt thời đại, tiêu biểu nhất phải kể đến tư tưởng của các triết
gia Plato, Aristotle, Augustin, … Trong số này, những người có ảnh hưởng
lớn đến tư tưởng của A.Toffler là Plato và Aristotle.
Trong học thuyết về Nhà nước được thể hiện trong tác phẩm Nền Cộng
hoà (Republic), Plato (428 – 347 TCN) đã phác thảo một mô hình xã hội lý
tưởng, mô hình của tương lai - chế độ cộng sản mà sau này các nhà Mácxít
gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng. Trong đó mối quan tâm hàng đầu của
Plato trong triết học xã hội là vấn đề đức hạnh. Bốn đức hạnh thường xuyên
được đề cập trong học thuyết về nhà nước của ông là tiết độ, gan dạ, khôn
ngoan và công bằng. Trong đó khôn ngoan là đặc quyền của các triết gia –
vua. Trong tác phẩm này Plato xác định bảng phân tầng quyền lực trong xã
hội, dựa trên sự phân chia cơ cấu linh hồn ra làm ba phần.
- Thứ nhất, các triết gia – cai trị gia, còn gọi là đẳng cấp vàng, tương ứng
với phần lý trí của linh hồn.
23
- Thứ hai, các chiến binh, còn gọi là đẳng cấp bạc, tương ứng với phần ý
chí của linh hồn.
- Thứ ba, những người lao động chân tay và buôn bán, còn gọi là đẳng cấp
đồng và sắt, tương ứng với phần dục vọng của linh hồn.
Plato cho rằng, nhà nước với cơ cấu như trên là nhà nước lý tưởng. Bởi
vì, nó uyên thâm bởi sự uyên thâm của các triết gia – cai trị gia, nó hùng
mạnh bởi sự hùng mạnh và gan dạ của các chiến binh, nó hợp lý bởi sự phục
tùng một cách nghiêm túc từ bộ phận công dân đông đảo nhất trong xã hội.
Như vậy Plato chủ trương cai trị xã hội phải là các triết gia, tức đẳng
cấp vàng. Chính đây mới là đẳng cấp có đủ các phẩm chất cần có như đạo
đức, trí tuệ, sự thông thái để quản lý, lãnh đạo xã hội. Ông đã đặt vai trò của
tri thức, trí tuệ lên hàng đầu. Ông cho rằng, “nguyên lý căn bản của nhà nước
lý tưởng là công bằng, mục tiêu của nó – cái thiện tối cao, phương tiện của nó
– Giáo dục”[83, 127], nhưng “để cai trị xã hội nhất thiết phải căn cứ trên tiêu
chuẩn của tri thức và lý trí”[83, 127].
Còn đối với Aristotle (384 -322 TCN) - nhà bách khoa toàn thư của Hy
Lạp Cổ đại, trong học thuyết về đạo đức và chính trị – xã hội, cho rằng, “sự
nghiệp của con người là hoạt động hợp lý, thiên chức của con người là biến
cái hợp lý trong ý tưởng thành cái hợp lý trong cuộc sống, phương tiện của sự
hoàn thiện đạo đức là đức hạnh”[83, 178-179]. Đức hạnh, theo ông, hiện ra
dưới hai vẻ, một vẻ trí tuệ, một vẻ luân lý. Trong đức hạnh trí tuệ sự mẫn tiệp
là hình thức cao nhất, thể hiện năng lực suy nghiệm của con người, gắn với
phần lý trí của linh hồn. Trong đức hạnh thực hành sự khôn ngoan, nhất là
khôn ngoan chính trị, được đề cao, bởi vì con người trong đời sống chính trị
là một thực thể chính trị, một động vật mang tính xã hội, biết lựa chọn hành vi
xử thế phù hợp với chuẩn mực chung.
24
Theo ông “Nghệ thuật nào và cuộc sưu tầm nào, cũng như hành động nào
và sự thảo luận nào có suy nghĩ đều hướng về điều thiện”[83, 182] và “Chỉ có
kẻ bần tiện mới tìm hạnh phúc trong khoái lạc vật chất, xác thịt”[83, 183].
Ông đã phân biệt ba cách sống với ba mục đích khác nhau:
Một là, lối sống của quần chúng, xem mục đích chung cuộc là khoái lạc;
đó là lối sống nô lệ hay thú tính.
Hai là, lối sống của nhà chính trị, tìm hạnh phúc trong danh vọng.
Ba là, lối sống của nhà thông thái, xem chiêm nghiệm như lạc thú tinh
thần đặc biệt.
Ở ông chiêm nghiệm – hoạt động của nhà thông thái, gắn với phần lý trí
của linh hồn – là sự hợp nhất hạnh phúc, khoái lạc và điều thiện. Nhà thông
thái phải biết thâu tóm cái thường nhật của cuộc sống, cái dung dị của tự
nhiên để tạo nên tri thức chân lý, có ích cho mọi người. Nhà cai trị tốt không
nên chỉ say sưa với chiếc ghế quyền lực, mà còn biết dùng nó để làm cho
muôn dân hạnh phúc, nghĩa là dùng nó để làm điều thiện. Nhà cai trị cũng
như nhà khoa học, phải đặt chân lý lên hàng đầu. “Cả bạn và chân lý đều đáng
quý, nhưng chân lý quý hơn”[83, 183]. Ông chủ trương “Nghệ thuật quyền
lực phải được xây dựng trên cơ sở sự hiểu biết về con người, về đức hạnh
công dân và đức hạnh nói chung”, và “nhà chính trị phải là một nhân cách cao
thượng” có trình độ học vấn.
Ông đã so sánh ba hình thức cai trị kiểu mẫu và ba hình thức cai trị lệch
lạc trong lịch sử:
Ba hình thức cai trị kiểu mẫu mà ông đưa ra gồm quân chủ – quyền lực
của một người, nhưng không bị lạm dụng, là hình thức đầu tiên, xưa nhất và
cũng thánh thiện nhất, vì nhà vua luôn đóng vai trò “Thần giữa muôn dân”;
quý tộc – quyền lực của một số người ưu tú nhất, được xã hội thừa nhận; công
cộng – quyền lực của số đông.
25
Ba hình thức cai trị lệch lạc gồm bạo chính – quyền lực của bạo chúa là
quyền lực không nhất trí với bản tính tự nhiên của con người; hoạt đầu -
quyền lực của một tập đoàn, là quyền lực của những người giàu có hay những
tướng lĩnh thiếu tư cách, trọng sức mạnh và tiền bạc hơn nhân cách; dân chủ –
quyền lực của số đông, nhưng đó là số đông dốt nát, nghèo khổ, hoặc những
người xiểm nịnh, những kẻ mị dân – một quyền lực không xứng đáng.
Để khắc phục sự thái quá và bất cập trong thể chế chính trị theo ông
“Quan hệ nhà nước hợp lý nhất là quan hệ được xây dựng thông qua nguyên
tắc trung dung”[83, 186], xét về tài sản và trí tuệ. Có nghĩa là không quá giàu
và không quá nghèo, nhưng điều quan trọng là phải thông minh, có bản lĩnh
và kinh nghiệm.
Qua những phác thảo trên chúng ta nhận thấy rằng cả Plato cũng như
Aristotle đều quan tâm đến việc xây dựng một xã hội hoàn hảo cho con người,
họ đều tôn vinh hình ảnh con người lý trí, luôn nhấn mạnh đến trí tuệ, tri thức
của con người. Ở Plato nhà nước lý tưởng phải nằm trong tay vua – triết gia,
hoặc triết gia – vua. Còn ở Aristotle đó là hình ảnh con người thông minh,
kinh nghiệm, có bản lĩnh chính trị và có lương tâm.
Mặc dù còn có những hạn chế nhất định do tính quy định của lịch sử và
cũng hằn chứa dấu ấn giai cấp, nhưng với những đóng góp to lớn của mình
trong học thuyết về chính trị – xã hội qua hình ảnh của những con người
thông minh, lý trí, có tri thức học vấn và vai trò của triết gia, đẳng cấp vàng
trong việc phác thảo xây dựng mô hình nhà nước lý tưởng tư tưởng của hai
ông đã trở thành nền tảng cho nghệ thuật quản lý nhà nước của Hy Lạp thời
Cổ đại. Chính sự tương đồng trong tư tưởng chính trị của Plato về bảng phân
tầng quyền lực với vị trí cao nhất là đẳng cấp vàng tương ứng với phần lý trí
của linh hồn, tôn vinh hình ảnh con người trí tuệ và tư tưởng nhà chính trị
phải có sự hiểu biết, thông minh, có trình độ học vấn, biết khai phá cái mới
26
khám phá tự nhiên vượt qua lối mòn truyền thống của Aristotle là giá trị văn
hóa phương Tây nổi trội của của thời kỳ Cổ đại đuợc kế thừa và phát triển cho
đến tận ngày này. Với tư tưởng đề cao những tìm kiếm, khám phá, phát kiến
khoa học, không chấp nhận tư duy theo lối mòn, xem chiêm nghiệm như một
lạc thú tinh thần với phương châm “thầy đáng quý nhưng chân lý quý hơn”,
Plato cũng như Aristotle đã vượt qua những quy định khá khắc khe của chế
độ dân chủ chủ nô coi trọng quyền lực của bạo lực chính trị. Chính những tư
tưởng này của các ông đã trở thành giá trị bền vững của văn hóa phương Tây,
A.Toffler một nhà nghiên cứu, phân tích kinh tế, lịch sử, khoa học, xã hội, …
từ quá khứ, hiện tại đến tương lai không thể không nghiên cứu những giá trị
văn hóa của những bộ óc bách khoa thời Cổ đại. Cho nên có thể nói tư tưởng
chính trị của các bậc tiền bối thời Cổ đại mà Plato, Aristotle là đại diện đã trở
thành nguồn gốc, cơ sở đầu tiên để sau này A.Toffler xây dựng quan điểm của
mình về quyền lực của tri thức.
1.3.2. Tư tưởng về vai trò của khoa học từ Roger Bacon, Francis
Bacon đến René Descartes
Sau những ảnh hưởng của Plato và Aristotle thời kỳ Cổ đại đến quan
điểm của A.Toffler, ở thời kỳ Trung cổ và Cận đại, tư tưởng của A.Toffler về
quyền lực tri thức còn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những tư tưởng của Roger
Bacon, Francis Bacon đến René Descartes, …
Roger Bacon (Rôgiê Bêcơn, 1214 – 1294), nhà tư tưởng cách tân nước
Anh thời trung đại, được coi là người đề xướng vĩ đại của khoa học thực
nghiệm thời kỳ mới. R.Bacon đưa ra phương pháp nghiên cứu giới tự nhiên
bằng thực nghiệm khoa học, thực hiện những công trình khoa học độc lập,
xác định mục đích của khoa học là tăng cường quyền lực của con người đối
với tự nhiên. Ông cho rằng nguồn gốc của nhận thức là uy tín, lý trí và thực
nghiệm; kinh nghiệm là tiêu chuẩn của chân lý, là thước đo của lý luận. Ông
27
là người hết sức coi trọng tri thức khoa học, do đó, ông cho rằng không có sự
nguy hiểm nào lớn hơn sự ngu dốt và không có gì vinh quang hơn sự nghiên
cứu, học tập, thông minh. Ông hướng sự nghiên cứu của mình vào khoa học
tư nhiên. Ông coi khoa học thực nghiệm là chúa tể của khoa học.
Có thể nói, ông là người tiên phong trong việc xác định vai trò của khoa
học trong thời đại mới với khẩu hiệu “tri thức là sức mạnh”. R.Bacon đã nắm
bắt được những biến đổi xã hội vừa mới xuất hiện, đi trước thời đại về tinh
thần đối với khoa học, nhất là khoa học thực nghiệm. Chính vì vậy mà người
ta gọi ông là nhà tiên tri của khoa học thực nghiệm Cận đại.
Nhưng có lẽ người ảnh hưởng nhiều nhất, trực tiếp nhất đến tư tưởng của
A.Toffler là Francis Bacon. Bởi lẽ trong các tác phẩm của mình A.Toffler
nhiều lần đề cập đến quan điểm của Francis Bacon – tri thức là sức mạnh (tri
thức là quyền lực). Francis Bacon (Pharanxi Bêcơn, 1561 – 1626) được xem
là “cha đẻ chính tông của chủ nghĩa duy vật Anh và của toàn bộ khoa học
thực nghiệm hiện đại”[60, t4, 195], đồng thời cũng là người mở đường cho
phong cách tư duy mới trong triết học Tây Âu. Nền triết học đó đã dần dần
đoạn tuyệt với với triết học kinh viện thời Trung cổ, mà tư tưởng Kitô giáo
chiếm thế thượng phong. Nó cũng chấm dứt quan niệm Trung cổ về quan hệ
giữa lý trí và niềm tin, giữa triết học và thần học. Quan niệm mới về tri thức,
đúng hơn, về bản chất và vai trò của tri thức, đã thay thế từng bước tri thức
kinh viện, thứ tri thức “trống rỗng về nội dung, mang tính giáo huấn một
chiều về bản chất và xa rời những đòi hỏi của thực tiễn”[117, 17].
Cùng với René Descartes (Rơnê Đềcáctơ, 1596 – 1650), F.Bacon đã sáng
lập nền triết học Cận đại, tức triết học thời đại các cuộc cách mạng tư sản,
thời đại bùng nổ các phát minh khoa học và ứng dụng kỹ thuật, thời đại mà tri
thức khoa học được vận dụng ngay vào hoạt động sản xuất, rời bỏ tính chất tư
28
biện, sáo rỗng cũ xưa, trở thành tri thức hữu dụng có hiệu quả. Nói như
C.Mác trong Tư bản, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Có thể nói F.Bacon là người đã nhạy bén trong việc nắm bắt những biến
đổi trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và phát triển những tư tưởng tiến
bộ của các bậc tiền bối lên tầm cao mới, trở thành người sáng lập triết học
Cận đại Anh.
Bị ảnh hưởng của phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu, tư tưởng của
F.Bacon có sự dung hoà giữa tri thức và niềm tin, khoa học và tôn giáo,
nhưng ông luôn nhấn mạnh vai trò của tri thức trong thực tiễn.
Ở thời kỳ này trước sự vận động của tư tưởng được triển khai trong lĩnh
vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, đưa đến sự giải phóng thực tế tư duy con
người khỏi quyền lực của thần học, tạo nên nguồn gốc và cơ sở cho các tư
tưởng, lý luận mới cũng như tạo tiền đề cho sự sáng lập các phương pháp
nghiên cứu khoa học mà F.Bacon là một đại diện.
Xác định dấu ấn ra đời cũng như nhấn mạnh vai trò hết sức to lớn của
những thành tựu trong lĩnh vực khoa học tư nhiên, Ph.Ăngghen cho rằng:
“khoa học tự nhiên hiện đại bắt đầu từ chính thời đại khi giai cấp tư sản đập
tan sức mạnh của chế độ phong kiến, từ thời đại khi mà nền quân chủ lớn
được xác lập ở châu Âu đã phá tan nền chuyên chính tinh thần của giáo hội.
Đó là thời đại vĩ đại nhất từ các cuộc cách mạng mà trái đất từng trải qua từ
trước tới nay”[60, t20, 458- 459].
Những phát minh khoa học vào thời Phục Hưng ở Tây Âu, đã đặt nền
móng cho sự hình thành phương pháp tư duy và quan niệm mới về tri thức.
Những người chủ trương thuyết Nhật tâm như Nicolas Coprenic, Giordano
Bruno, Galileo Galilei, … đã tạo nên bức tranh vật lý mới về thế giới, đối lập
với ý thức hệ Trung cổ, phá vỡ hàng rào ngăn cách siêu hình giữa trái đất và
bầu trời, mở ra triển vọng tìm hiểu vũ trụ bằng ánh sáng của trí tuệ, giải
29
phóng khoa học khỏi thần học. Bên cạnh đó, sự ra đời của khoa học thực
nghiệm đã được các nhà triết học đón nhận như minh chứng tất yếu của việc
đưa tri thức đến với cuộc sống. Nhu cầu khẳng định quyền lực của con người
trước tự nhiên và các lực lượng xã hội tự phát đã thúc đẩy quá trình tìm kiếm
phương pháp phù hợp. Vào thời kỳ ấy hình ảnh “con người lý trí”, “nhà nước
hợp lý tính” trở thành hình ảnh tiêu biểu nhằm đối lập với chế độ phong kiến
như “cái phi lý”, và do đó là “phi nhân tính”. Theo Ph.Ăngghen, lý trí đã trở
thành vị quan toà phán xét mọi hành vi của con người, lý trí thống nhất với
nhân tính, thậm chí cả bản tính tự nhiên của con người.
Những thành quả của khoa học thực nghiệm và xu thế toán học hoá tư
duy tạo tiền đề hình thành hai khuynh hướng chủ đạo trong nhận thức thời kỳ
này: duy lý và duy nghiệm, mà người mở đường là R.Descartes và F.Bacon.
F.Bacon trên tinh thần đề cao tri thức khoa học gắn với thực nghiệm, đã khởi
xướng khuynh hướng thực nghiệm khoa học và chủ trương xác lập phương
pháp qui nạp khoa học. Còn R.Descartes thì nhấn mạnh vai trò của toán học
và các khoa học lý thuyết, cho nên ông chủ trương khuynh hướng duy lý và
đưa ra phương pháp diễn dịch. Mặc dù là hai khuynh hướng khác nhau, nhưng
đều hướng đến mục đích chung là cải tổ khoa học, xây dựng phương pháp
mới giúp con người vươn lên làm chủ giới tự nhiên và bản thân mình, khẳng
định sức mạnh tri thức và quyền lực của con người trước giới tự nhiên.
Dựa trên cơ sở thực trạng nhận thức thời đó bị “bủa vây trong vòng kim
cô tư tưởng” của tri thức kinh viện Trung cổ – thực trạng chung của nhận thức
và đưa tri thức khoa học trở lại vị trí danh dự của nó, thanh tẩy lý trí, loại trừ
tri thức kinh viện sách vở sáo rỗng, đưa tri thức khoa học ứng dụng đến với
đời sống và biến tri thức thành sức mạnh, quyền lực của con người trong quá
trình vươn lên làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình,
F.Bacon chủ trương thực hiện chương trình “Đại phục hồi khoa học”. Trong
“Novum Orgarnum”(Công cụ mới), F.Bacon viết: “Con người là đầy tớ và là
30
kẻ giải thích giới tự nhiên, có thể hành động và nhận thức ngày càng sâu sắc
hơn chỉ khi nào anh ta quan sát trong thực tế hay trong tư tưởng về tiến trình
của tự nhiên”[120, 28]. Như vậy ở đây F.Bacon đánh giá rất cao vai trò của tri
thức. F.Bacon thường nhắc đi nhắc lại “Tri thức là sức mạnh” (Knowlegde is
power), tri thức phải trở thành công cụ của con người dùng để nhận thức bất
cứ sự vật nào tồn tại trong tự nhiên và trong thế giới của loài người. Sự tìm tòi
thứ chân lý ấy là sự thực hiện tự do của trí tuệ con người, bởi vì con người
được giao cho thiên chức kiểm soát thế giới bao la, và bằng sự khám phá,
bằng trí tuệ chân chính của mình bắt thế giới phục vụ cho nhu cầu của mình.
Mục đích cốt tuỷ của tri thức khoa học, xét đến cùng là trang bị cho con
người phương tiện hiện thực và năng lực biến đổi thế giới. Đối với vấn đề tri
thức và quyền lực F.Bacon cho rằng hai khát vọng của con người là khát vọng
tri thức và khát vọng quyền lực đều ngang bằng nhau. Còn Michel Foucault
(1926 – 1984) triết gia người Pháp, khi thấy được mối quan hệ biện chứng
giữa hai phạm trù trên đã chỉ ra rằng: “về căn bản, quyền lực và tri thức phụ
thuộc lẫn nhau, nên sự mở rộng của cái này cũng đồng thời là sự mở rộng
của cái kia”. Có tri thức ắt có quyền lực, sức mạnh. “Tri thức là sức mạnh” –
tư tưởng chủ đạo của triết học F.Bacon, cũng là tuyên ngôn của thời đại mới.
Chương trình Đại phục hồi khoa học cũng chính là nhằm làm sao để tri thức
khoa học thực sự trở thành sức mạnh, hữu dụng đối với con người.
Quan niệm về vai trò của tri thức như trên nó thể hiện tinh thần của văn
minh phương Tây, của nền triết học tự nhiên chủ trương hướng ngoại muốn
khám phá thế giới, chinh phục và làm chủ giới tự nhiên. Sống trong một đất
nước có cái gốc của nền văn hóa châu Âu, A.Toffler không thể không mang
theo hành trang của lối tư duy đó.
Qua những luận chứng vừa nêu, tư tưởng của F.Bacon đã gợi mở cho
A.Toffler về một xã hội lý tưởng được xác lập dựa trên tri thức và theo lôgích
phát triển khách quan của nó, lịch sử quyền lực sẽ có bước ngoặt, quyền lực
31
của tri thức sẽ dần khẳng định và chiếm vị trí thượng tôn trong xã hội tương
lai. Dựa trên cơ sở của những biến đổi sâu sắc trong hoạt động thực tiễn khoa
học công nghệ hiện đại và bằng một sự tổng hợp quy mô lớn, A.Toffler đã
phát triển tuyên ngôn của F.Bacon “Tri thức là sức mạnh” lên một tầm cao
mới bằng tinh thần trí tuệ và ngôn ngữ của thời đại.
1.3.3. Khuynh hướng thực chứng - khoa học và thuyết kỹ trị trong
triết học phương Tây
* Khuynh hướng thực chứng – khoa học nửa sau thế kỷ XIX
Chủ nghĩa thực chứng là một khuynh hướng nhận thức luận của triết học
và xã hội học cho rằng phương pháp khoa học là cách thức tốt nhất để lý giải
các sự kiện của tự nhiên, xã hội và con người. Chủ nghĩa thực chứng đã trở
thành một chủ đề thường xuyên trong lịch sử tư tưởng phương Tây từ thời Hy
Lạp cổ đại cho tới thời hiện đại.
Khuynh hướng thực chứng là hình thức hiện đại của chủ nghĩa duy lý,
người khởi xướng là Auguste Comte - nhà triết học và xã hội học người pháp,
sau đó là hàng loạt đại biểu nổi tiếng khác là H.Spencer, J.S.Mill, E.Mach,
B.Russell, … Từ những năm 50 của thế kỷ XIX trở đi, với sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học tự nhiên đem lại cho một số triết gia niềm tin lấy khoa học
làm chỗ dựa tinh thần. Trong điều kiện mới của sự phát triển xã hội, rất nhiều
triết gia không còn mặn mà với loại triết học thuần túy tư biện, vì theo họ loại
triết học này với những nguyên tắc tiên thiên, không tính tới kinh nghiệm, nó
không đủ khả năng tổng kết những thành quả về mặt tri thức, không giải
quyết được những vấn đề do cuộc sống đặt ra và cũng không đóng góp vai trò
chỉ đường cho khoa học. C.Mác đã từng phê phán loại triết học này, bằng luận
điểm có tính cách mạng trong lịch sử triết học: “Các nhà triết học trước đây
chỉ giải thích thế giới bằng những cách khác nhau, vấn đề là cải tạo thế giới”.
Do vậy, có thể thấy rằng bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XIX triết học phương Tây
32
ngày càng chú trọng đến phương pháp, thậm chí một số triết gia xem xét triết
học từ góc độ phương pháp thuần tuý. Họ chủ trương giải quyết những vấn đề
của đời sống, giải thích chân lý sự việc dựa trên nguyên tắc duy lý và nguyên
tắc thực chứng trực tiếp, lôgích khoa học, triết học khoa học. Tất cả những sự
kết hợp này trong hệ tư tưởng tư sản phương Tây đã hình thành nên cái gọi là
chủ nghĩa duy khoa học. Họ tuyên bố rằng giá trị thực sự của một học thuyết
không hẳn ở những cuộc tranh luận về ý nghĩa của tồn tại, về bản chất của
đời sống con người hay triển vọng của lịch sử, mà là ở việc xác định xem
phương pháp nào giúp chúng ta đi sâu vào tồn tại của sự vật, lột tả được bản
chất của đời sống và từ đó tạo điều kiện để mỗi cá nhân tự tìm ra lời giải đáp
về số phận của chính mình và của nhân loại. Đó cũng là sự phản ánh quá
trình chuyển hướng của triết học cho phù hợp với yêu cầu của trật tự xã hội tư
bản sau thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản. Giờ đây, mối quan tâm
không còn dành cho cách mạng xã hội, mà dành cho cách mạng tri thức, tìm
kiếm phương pháp thích hợp góp phần làm lành mạnh hóa môi trường xã hội.
Chủ nghĩa duy khoa học lạc quan của thế kỷ XIX không còn nữa. Giờ đây,
tiến bộ khoa học, kỹ thuật được trình bày phù hợp với quy luật hiện đại về lợi
nhuận. Nó được xem như một sự bắt buộc không cho con người được lựa
chọn mà phải phục tùng những gì là “duy lý” và cũng được xem như nguồn
gốc của những biến đổi thường là xấu, từ đó buộc phải coi nhiều tư tưởng,
nhiều lo lắng và nhiều xung đột ở kỷ nguyên của xã hội công nghiệp là đã lỗi
thời. Xã hội duy lý có những biến đổi thì những ứng xử khác với nó cũng phải
đổi thay.
Chủ đề về sự duy lý cũng là chủ đề cơ bản của hệ tư tưởng tư sản hiện
đại, bởi vì hình thức mới này của chủ nghĩa duy khoa học cho phép che lấp
mối liên hệ giữa việc sử dụng khoa học và lợi ích tài chính, xóa nhòa tầm
33
quan trọng của sở hữu tư bản chủ nghĩa. Việc che lấp là rõ ràng, bởi vì, có ý
thức hoặc không có ý thức, các nhà kỹ trị có lúc đối lập với chủ nghĩa tư bản
không phải nhân danh lợi ích chung duy lý nào đó mà là làm cho chủ nghĩa tư
bản thích ứng tốt nhất với sự tiến hóa kỹ thuật. Tuân theo cái gọi là “logos kỹ
thuật”, “logos tri thức”, người ta cho rằng, đã đến lúc con người đi tới một xã
hội đạt tới kỷ nguyên duy lý, khoa học, ở đó mọi vấn đề đều có thể tìm được
lời giải đáp kỹ thuật mà không cần kêu gọi tới lý luận và theo họ việc hoàn
thiện, việc duy lý hóa kinh tế sẽ đưa lại phúc lợi chung cho mọi người.
Những cách nhìn nhận trên đây đều nhấn mạnh giá trị kinh tế và xã hội
của tri thức khoa học, nền văn minh kỹ thuật và của xã hội công nghiệp hiện
đại. Giá trị này được A.Toffler đánh giá sẽ trở thành sức mạnh to lớn để cải
tạo kinh tế, biến đổi xã hội. Khi trả lời câu hỏi của nhà báo Norman Swan về
ba làn sóng của sự thay đổi, ngày 05/03/1998 trên kênh Life matters (những
vấn đề của cuộc sống), A.Toffler tự đặt câu hỏi: “Nếu nhìn vào cấu trúc
quyền lực trên thế giới ngày nay, thì ai đang giữ quyền lực và ai không?” và
ông tự trả lời: “Theo tôi, kể từ cuộc cách mạng công nghiệp các quốc gia nắm
quyền lực là những quốc gia công nghiệp, đầu tiên là nước Anh, sau đó đến
Mỹ và châu Âu nói chung. Vậy thì những gì bạn thấy là những quốc gia công
nghiệp đứng trên đỉnh của biểu tượng quyền lực, và các quốc gia nông nghiệp
đứng ở dưới đáy. Đó là một sự phân chia quyền lực quan trọng nhất trên hành
tinh trong sự đấu tranh Đông – Tây, thậm chí rõ ràng là cuộc chiến tranh lạnh
cũng bị bao hàm vào đó”.
Như vậy qua những phân tích trên có thể thấy, việc A.Toffler bị ảnh
hưởng và nằm trong khuynh hướng khoa học trong bối cảnh xã hôi công
nghiệp như vậy là lẽ hiển nhiên. Sự chi phối của các nước có nền công nghiệp
phát triển đối với các nước nông nghiệp lạc hậu cũng là lẽ tất yếu hợp quy
34
luật. Một vấn đề có tính logích là những nước nào công nghiệp phát triển thì
khoa học, công nghệ cũng phát triển, mà khoa học và công nghệ phát triển lại
càng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Và theo ông như đã nói, sự thắng
lợi của một chế độ chính trị cũng dựa vào sức mạnh của khoa học, công nghệ.
Nước Mỹ - nơi tập trung trình độ cao của tích tụ tư bản hiện đại, nơi sản xuất
tập trung sản xuất quy mô lớn dựa trên những thành tựu đáng kinh ngạc của
khoa học và công nghệ hiện đại được vận dụng vào trong quá trình sản xuất
càng cũng cố tư tưởng, niềm tin của ông về sức mạnh tri phối (làm chủ) của
tri thức khoa học trong phương thức sản xuất mới. Ở đây, A.Toffler đã thấy
được mối quan hệ biện chứng giữa khoa học, công nghệ (tri thức) và quyền
lực để dần hình thành quan điểm về quyền lực tri thức.
* Thuyết Kỹ trị và phương án thiên đường công nghệ
Sinh ra và lớn lên trong một vùng đất hợp chủng quốc và tiếp biến nhiều
nền văn minh, cũng như văn hóa khác nhau, cho nên ngoài khuynh hướng duy
lý và khuynh hướng khoa học ra thì ở thời đại mình, tư tưởng của A.Toffler
về quyền lực tri thức còn bị ảnh hưởng nhiều bởi thuyết kỹ trị và thuyết hội
tụ, chủ nghĩa thực chứng mới, chủ nghĩa thực chứng lôgích và Triết học phân
tích, chủ nghĩa thực dụng, v.v… Qua các bài báo và các tác phẩm của ông, ta
có thể nói rằng tư tưởng của A.Toffler là sự đan xen, tiếp biến của nhiều dòng
văn hóa, tư tưởng. Tuy nhiên nổi bật, mạnh mẽ và trực tiếp nhất trong số các
học thuyết có ảnh hưởng đến việc hình thành tư tưởng A.Toffler về quyền lực
tri thức là học thuyết kỹ trị.
Thuyết kỹ trị ra đời ở Mỹ vào những năm 20 của thế kỷ XX do
T.Veblen khởi xướng và phát triển mạnh vào những năm 50 - 60. Thuyết kỹ
trị được phổ biến thông qua nhiều khái niệm như “thiên đường công nghệ”,
“cách mạng công nghiệp”,”xã hội công nghiệp”,”cách mạng kỹ thuật”, …
35
Những năm 50, tại Mỹ đã công bố một loạt tác phẩm đáng chú ý như: “The
Stages of economic. A non –Kommunist manifesto” (Các giai đoạn tăng
trưởng kinh tế. Tuyên ngôn phi cộng sản) của W.Rostu (1958); “The 20th
century capitalist revolution” (Cách mạng tư sản thế kỷ XX) của D.Berle
(1954); “The Post Industrial society: Evolution of an idea” (Xã hội hậu công
nghiệp: Cách mạng tư tưởng) của D.Bell (1971); “Between two ages.
American role in the techotronic era” (Giữa hai thời kỳ. Vai trò của Mỹ trong
kỷ nguyên công nghệ điện tử) của Z.Brzezinski (1970). Theo họ nhân loại đã
chuyển từ cuộc cách mạng công nghiệp của thế kỷ XIX lên cuộc cách mạng
khoa học – kỹ thuật đang bắt đầu diễn ra trước mặt chúng ta và đang tạo ra
những biến đổi cực kỳ sâu sắc trong mọi phương diện của đời sống xã hội.
Dựa vào sự khảo sát toàn bộ quá trình phát triển và ứng dụng của khoa
học công nghệ vào đời sống xã hội, thuyết kỹ trị đã nêu ra một số đặc điểm
cơ bản của thời đại như sau:
Một là, nhờ có bước ngoặt diễn ra trong lĩnh vực chọn lọc và xử lý thông
tin và trong tổ chức quản lý mà tiến bộ khoa học – công nghệ trở nên có tính
chất vạn năng, tạo thành toạ độ của sự phát triển xã hội. Cần xét đoán sự tiến
bộ hay lạc hậu của nước này hay nước khác, dân tộc này hay dân tộc khác,
xác định vị trí của nhân loại trong không gian tự nhiên và thời gian lịch sử
theo chỉ số này. Z.Brzezinski viết: “Giờ đây những nước công nghiệp phát
triển nhất, trước tiên là Mỹ, bắt đầu chuyển từ thời kỳ công nghiệp của sự
phát triển, sang thời đại mới, khi mà công nghệ, cụ thể điện tử học, trở thành
nhân tố chủ yếu, quy định những chuyển biến xã hội, sự thay đổi phong hoá,
cơ cấu xã hội, giá trị, toàn xã hội nói chung”[115, 19].
Hai là, Cách mạng khoa học – kỹ thuật đã làm cho việc biến khả năng
thành hiện thực tiến triển nhanh hơn. Chính cách mạng khoa học – kỹ thuật đã
đưa đến sự thay đổi sâu sắc trong cơ cấu sản xuất và góp phần giải quyết
36
những vấn đề xã hội, chuyển trọng tâm từ sản xuất hàng hoá sang sản xuất
phương tiện dịch vụ. Lĩnh vực dịch vụ dần dần được mở rộng do sự phát triển
của y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học, quản lý, nghĩa là về thực chất toàn bộ
công việc xã hội mà ở đó không sản xuất của cải vật chất, mặc dù gián tiếp,
nhưng thông qua các yếu tố trung gian nó tác động rất tích cực đến sản xuất
vật chất. Từ thực tế trên, các nhà tương lai học đưa ra hai kết luận:
Thứ nhất, với sự mở rộng không ngừng của mình, lĩnh vực dịch vụ nắm
bắt nhu cầu công ăn việc làm đang tăng lên, và bằng cách đó nó có khả năng
thu hút toàn bộ lao động dư thừa do quá trình tự động hoá trong công nghiệp
và ứng dụng các phát minh công nghệ – kỹ thuật vào nông nghiệp. Điều này
có nghĩa là bài toán về thất nghiệp và các vấn đề an sinh xã hội có thể được
từng bước được giải quyết từ sự mở rộng này.
Thứ hai, cơ chế kinh tế, được xác lập trong điều kiện cách mạng khoa
học – kỹ thuật, tự nó điều hoà thu nhập và dần dần đưa đến sự quân bình tăng
trưởng trong thu nhập của người dân, làm cho người dân cùng giàu lên.
Đặc điểm thứ ba là: Do chỗ chức năng quản lý sản xuất có ý nghĩa ngày
càng lớn hơn so với chiếm hữu tư bản (thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự
do), và sự “khuyếch tán” của cái cuối cùng (phân ra những xí nghiệp vừa và
nhỏ gắn với sự phổ biến tư bản cổ phần) vấn đề sở hữu mất đi tính chất gay
gắt trước đây và tác động ngày càng ít hơn đến quá trình phát triển xã hội.
Ngay từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX giới xã hội học phương Tây
đã đưa ra luận điểm cho rằng sự kiểm soát tư bản và gắn với nó là chức năng
thống trị kinh tế đã chuyển sang các tay các nhà kỹ trị. J.Fourastié viết: “Quần
chúng ngày càng thấm nhuần rằng kỹ thuật trở thành cái quyết định đối với
văn minh, chứ không phải nhân tố pháp luật và chính trị, sở hữu, quan hệ sản
xuất, sự thống trị quân sự hay chính trị” [119, 8]. Aron thì cho rằng chủ nghĩa
tư bản, khác với chủ nghĩa xã hội, đi đến “kế hoạch hoá không cực quyền “,
37
rằng “kế hoạch hoá kiểu toàn diện Liên Xô là một sự ảo tưởng, rằng cuộc
tranh luận đề cập đến sở hữu xã hội hay sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất chỉ
có ý nghĩa tư tưởng”[111, 193].
Bốn là, kết quả của những biến đổi do khoa học - kỹ thuật mang lại là
trong cơ cấu xã hội những người lao động trí óc, hay “những chiếc áo cổ
trắng”, bắt đầu chiếm ưu thế. D.Bell phân chia các tầng lớp trong xã hội theo
đường trục tri thức:
Thứ nhất là tầng lớp những chuyên gia trình độ cao, trong đó có các nhà
bác học; các chuyên gia (kỹ sư, bác sỹ, nhà kinh tế); các nhà quản lý; các nhà
hoạt động văn hoá. Thứ hai đến kỹ thuật viên trung cấp. Tiếp theo là nhân
viên văn phòng và thương mại. Và cuối cùng là thợ thủ công và công nhân
“áo xanh”.
Đó là bốn tầng lớp chính, và là xu thế vận động của xã hội, đang thể hiện
dần dần trong “xã hội hậu công nghiệp”. Trong bảng phân tầng ấy nhà tư sản
cũng như chính trị gia không được đề cập.
Năm là, những thay đổi trong cơ cấu xã hội dẫn đến những thay đổi cả
trong nội dung quyền lực nhà nước: các nhà chuyên môn, giới “thượng lưu xã
hội” trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị. Nguồn gốc của luận điểm này là
thuyết “Cách mạng của những nhà quản lý” do J. Burnham đưa ra trong tác
phẩm The Managerial Revolution. What is Happening in the World do
nhà xuất bản NewYork xuất bản năm 1991. Theo J. Burnham, trong xã hội tư
bản hiện đại, một xã hội dường như không còn hướng đến chỉ mỗi thị trường,
và vận dụng những phương pháp hợp lý vào việc quản lý nền kinh tế, dựa trên
những thành tựu mới nhất của khoa học và kỹ thuật, việc phân bố hiện thực tư
bản chuyển vào tay các chuyên gia, các nhà quản lý, theo nghĩa rộng là các
nhà kỹ trị. J.Burnham khẳng định rằng, cũng như trong thời kỳ chuyển tiếp từ
chế độ nông nô sang chủ nghĩa tư bản, không phải giai cấp nông dân bị áp
38
bức, mà một giai cấp hoàn toàn mới, thay thế cho tầng lớp quý tộc phong
kiến. Giai cấp vô sản không thay thế cho giai cấp tư sản, mà nó sẽ buộc cùng
với giai cấp tư sản nhường quyền lực cho những nhà quản lý. Cách tiếp cận
này ảnh hưởng lớn đến tư tưởng A.Toffler. Chính vì thế, chúng ta cũng không
thấy làm lạ khi trong quyển Làn sóng thứ ba A.Toffler đã chia lịch sử phát
triển xã hội ra làm ba làn sóng, hay còn gọi là ba nền văn minh: làn sóng của
nền văn minh nông nghiệp, làn sóng của nền văn minh công nghiệp và làn
sóng của nền văn minh hậu công nghiệp. Ông xem những cuộc đấu tranh,
những biến động trong xã hội là do sự va chạm, sự xung đột giữa các nền văn
minh đó, “Từ nước này sang nước khác, sự xung đột giữa các quyền lợi của
làn sóng thứ nhất và làn sóng thứ hai nổ ra khắp nơi, dẫn đến khủng hoảng và
biến động chính trị, đình công, nổi loạn, đảo chính và chiến tranh”[87, 23].
Từ đó, ông xem cách mạng tháng Mười chỉ là sự chiến thắng của nền văn
minh công nghiệp gắn với kỹ thuật hiện đại, đối với nền văn minh nông
nghiệp lạc hậu, chứ không phải là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp. Ông
viết: “Cuộc cách mạng năm 1917 là bản dịch của Nga về cuộc nội chiến Mỹ.
Nó được chiến đấu không phải chủ yếu cho chủ nghĩa cộng sản, mà là cho
vấn đề công nghiệp. Khi những người Bônsêvích quét sạch những dấu vết
cuối cùng của chế độ nông nô và nền quân chủ phong kiến, họ đẩy nông
nghiệp ra phía sau và tăng tốc công nghiệp quy mô lớn”[87, 23].
Tuy nhiên, những đại diện “tả khuynh mới” đã phê phán quan điểm mà
họ cho là “chủ nghĩa quân chủ khoa học” này. Vì thế nó đã có sự điều chỉnh.
D.Bell giải thích thêm rằng xu hướng chung trong “xã hội hậu công nghiệp”
không phải là kỹ trị, mà là thượng lưu trí thức trị. Điều hành xã hội là những
người tài trí, có phẩm chất đạo đức tốt và có năng lực tổ chức cao. Họ là hình
ảnh của xã hội tương lai.
Thực ra những điều thuyết kỹ trị nói không hoàn toàn mới, nó đã được
39
khẳng định từ lâu. Nếu như lần lại lịch sử chúng ta thấy:
- Phân tầng quyền lực của Plato dựa trên các cấp độ của linh hồn.
- Augustin phân tầng quyền lực dựa theo tinh thần của Kitô giáo giữa
“Vương quốc của Chúa” và “Vương quốc trần gian”.
- Phân tầng quyền lực của Hegel là tuyệt đối hoá tri thức lý tính.
Còn mô hình chung bảng phân tầng quyền lực của thuyết “Thiên đường
công nghệ” như sau:
Các chỉ số Xã hội tiền
công nghiệp
Xã hội công
nghiệp
Xã hội hậu công
nghiệp
Tài nguyên Đất đai Máy móc Tri thức
Thiết chế xã
hội chủ yếu
Trang trại, đồn
điền
Các công ty tư
nhân
Trường Đại học,
viện nghiên cứu
Nhân vật
chiếm ưu thế
Chủ đất – nhà
binh
Nhà kinh doanh Bác học, cán bộ
khoa học
Phương thức
quyền lực
Kiểm soát trực
tiếp bằng bạo lực
Tác động trực
tiếp bằng chính
trị
Cần bằng các lực
lượng kỹ thuật –
chính trị, quyền lựa
chọn
Cơ sở giai cấp Sỡ hữu.
Sức mạnh quân
sự
Sở hữu tổ chức
chính trị, trình độ
chuyên môn kỹ
thuật
Trình độ chuyên
môn kỹ thuật
Phương thức
lập nghiệp
Thừa kế.
Chiếm đoạt bằng
quân sự
Thừa kế.
Tạo dựng.
Học vấn
Tổ chức chính trị,
trình độ học vấn kỹ
thuật, động viên,
trau dồi.
(Phân tầng quyền lực của thuyết “Thiên đường công nghệ”).
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler

More Related Content

What's hot

Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...Man_Ebook
 
Văn hóa phật giáo trong đời sống người việt nam ở đài loan, trung quốc
Văn hóa phật giáo trong đời sống người việt nam ở đài loan, trung quốcVăn hóa phật giáo trong đời sống người việt nam ở đài loan, trung quốc
Văn hóa phật giáo trong đời sống người việt nam ở đài loan, trung quốcMan_Ebook
 
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửTư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửMan_Ebook
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Man_Ebook
 
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945Man_Ebook
 
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMan_Ebook
 
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnhTư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnhMan_Ebook
 
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...Man_Ebook
 
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayđạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayMan_Ebook
 
Triết lý Lakei - Kamei trong cộng đồng người Chăm ở Nam Trung Bộ
Triết lý Lakei - Kamei trong cộng đồng người Chăm ở Nam Trung BộTriết lý Lakei - Kamei trong cộng đồng người Chăm ở Nam Trung Bộ
Triết lý Lakei - Kamei trong cộng đồng người Chăm ở Nam Trung BộMan_Ebook
 
Tieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hocTieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hocquangbk1994
 
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi...
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi...Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi...
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang ...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp   chuyên ngành thiết kế thời trang ...[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp   chuyên ngành thiết kế thời trang ...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...Man_Ebook
 
đồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleon
đồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleonđồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleon
đồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleonTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
 
Văn hóa phật giáo trong đời sống người việt nam ở đài loan, trung quốc
Văn hóa phật giáo trong đời sống người việt nam ở đài loan, trung quốcVăn hóa phật giáo trong đời sống người việt nam ở đài loan, trung quốc
Văn hóa phật giáo trong đời sống người việt nam ở đài loan, trung quốc
 
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửTư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
 
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
 
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
 
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnhTư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
 
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...
 
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayđạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
 
Triết lý Lakei - Kamei trong cộng đồng người Chăm ở Nam Trung Bộ
Triết lý Lakei - Kamei trong cộng đồng người Chăm ở Nam Trung BộTriết lý Lakei - Kamei trong cộng đồng người Chăm ở Nam Trung Bộ
Triết lý Lakei - Kamei trong cộng đồng người Chăm ở Nam Trung Bộ
 
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAY
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAYLuận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAY
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAY
 
Tieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hocTieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hoc
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đLuận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
 
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi...
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi...Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi...
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi...
 
[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang ...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp   chuyên ngành thiết kế thời trang ...[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp   chuyên ngành thiết kế thời trang ...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang ...
 
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn DữLuận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
 
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
 
đồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleon
đồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleonđồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleon
đồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleon
 
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...
 

Similar to Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler

Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi ...
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi ...Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi ...
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdfCHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdfThinNguynVPhng
 
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội chuxuantinh
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 -...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 -...ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 -...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 -...NuioKila
 
Sinh học và mối quan hệ với triết học
Sinh học và mối quan hệ với triết học Sinh học và mối quan hệ với triết học
Sinh học và mối quan hệ với triết học Tài liệu sinh học
 
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdfVẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdfHanaTiti
 
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdfssuser45eccd1
 
Tiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcTiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcNgà Nguyễn
 
Giao trinh CNXHKH 20219.pdf
Giao trinh CNXHKH 20219.pdfGiao trinh CNXHKH 20219.pdf
Giao trinh CNXHKH 20219.pdfxunmaiphmth1
 
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdfTâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdfMan_Ebook
 
Luận án: Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ - Gửi miễn p...
Luận án: Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ - Gửi miễn p...Luận án: Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ - Gửi miễn p...
Luận án: Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler (20)

Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi ...
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi ...Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi ...
Tư tưởng Alvin Toffler và ý nghĩa của nó phát triển nguồn trí lực, HAY - Gửi ...
 
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdfCHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
 
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
 
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...
 
Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Trong Thời K...
Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Trong Thời K...Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Trong Thời K...
Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Trong Thời K...
 
Luận Văn Phát Triển Một Số Yếu Tố Của Tư Duy Sáng Tạo Cho Học Sinh Tiểu Học
Luận Văn Phát Triển Một Số Yếu Tố Của Tư Duy Sáng Tạo Cho Học Sinh Tiểu HọcLuận Văn Phát Triển Một Số Yếu Tố Của Tư Duy Sáng Tạo Cho Học Sinh Tiểu Học
Luận Văn Phát Triển Một Số Yếu Tố Của Tư Duy Sáng Tạo Cho Học Sinh Tiểu Học
 
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành in, HOT
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành in, HOTĐề tài: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành in, HOT
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành in, HOT
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 -...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 -...ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 -...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 -...
 
Sinh học và mối quan hệ với triết học
Sinh học và mối quan hệ với triết học Sinh học và mối quan hệ với triết học
Sinh học và mối quan hệ với triết học
 
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdfVẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
 
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
 
Tiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcTiểu luận triết học
Tiểu luận triết học
 
Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOTLuận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
 
Luận văn: Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá, HAY
Luận văn: Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá, HAYLuận văn: Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá, HAY
Luận văn: Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá, HAY
 
Giao trinh CNXHKH 20219.pdf
Giao trinh CNXHKH 20219.pdfGiao trinh CNXHKH 20219.pdf
Giao trinh CNXHKH 20219.pdf
 
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdfTâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt NamLuận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho ngành in ở Tp Hà Nội
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho ngành in ở Tp Hà NộiLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho ngành in ở Tp Hà Nội
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho ngành in ở Tp Hà Nội
 
Luận án: Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ - Gửi miễn p...
Luận án: Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ - Gửi miễn p...Luận án: Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ - Gửi miễn p...
Luận án: Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, HAY
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, HAYLuận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, HAY
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, HAY
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (19)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ÔNG VĂN NĂM TRI THỨC VÀ QUYỀN LỰC TRI THỨC TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ ALVIN TOFFLER LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC TP.HCM NĂM 2012
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ÔNG VĂN NĂM TRI THỨC VÀ QUYỀN LỰC TRI THỨC TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ ALVIN TOFFLER Chuyên ngành: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC Mã số: 62.22.80.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Đình Nghiệm Phản biện độc lập: 1. PGS.TS. Đỗ Minh Hợp 2. PGS.TS. Lê Văn Cương Phản biện 1: PGS.TS. Lương Minh Cừ Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa Phản biện 3: PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch TP.HCM NĂM 2012
  • 3. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................. 3 Chương 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG VỀ QUYỀN LỰC TRI THỨC CỦA ALVIN TOFFLER ..... 12 1.1. Alvin Toffler - con người và sự nghiệp .................................................. 12 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề khoa học của sự hình thành tư tưởng về quyền lực tri thức của Alvin Toffler.......................................... 15 1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................... 15 1.2.2. Tiền đề khoa học ...................................................................................... 19 1.3. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng về quyền lực tri thức của Alvin Toffler...................................................................................................... 22 1.3.1. Tư tưởng về Nhà nước lý tưởng của Plato và Aristotle........................... 22 1.3.2. Tư tưởng về vai trò của khoa học từ Roger Bacon, Francis Bacon đến René Descartes.................................................................................................. 26 1.3.3. Khuynh hướng thực chứng – khoa học và thuyết kỹ trị trong triết học phương Tây ....................................................................................................... 31 1.4. Những tư tưởng cơ bản trong tư tưởng chính trị của Alvin Toffler.... 41 1.4.1. Thuyết về sự thích nghi............................................................................ 42 1.4.2. Tư tưởng về ba làn sóng văn minh........................................................... 44 1.4.3. Tư tưởng về quyền lực tri thức ................................................................ 48 Kết luận chương 1 ............................................................................................ 52 Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ TRI THỨC VÀ QUYỀN LỰC TRI THỨC .......... 54 2.1. Quan điểm của Alvin Toffler về tri thức, quyền lực và chủ thể quyền lực ........................................................................................................... 54 2.1.1. Quan điểm của Alvin Toffler về tri thức.................................................. 54 2.1.2. Quan điểm của Alvin Toffler về quyền lực ............................................. 57 2.1.3. Quan điểm của Alvin Toffler về chủ thể quyền lực................................. 62 2.2. Tư tưởng của Alvin Toffler về phẩm chất của quyền lực và các loại quyền lực truyền thống ................................................................................... 70
  • 4. 2 2.2.1. Phẩm chất của quyền lực.......................................................................... 70 2.2.2. Quyền lực của bạo lực.............................................................................. 76 2.2.3. Quyền lực của tiền ................................................................................... 79 2.3. Tư tưởng của Alvin Toffler về bước chuyển của quyền lực và quyền lực của tri thức.................................................................................................. 86 2.3.1. Bước chuyển của quyền lực..................................................................... 86 2.3.2. Quyền lực của tri thức.............................................................................. 91 2.4. Thực chất, hạn chế và giá trị của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức ........................................................................................... 113 2.4.1. Thực chất, hạn chế của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức... 113 2.4.2. Giá trị của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức ....................... 133 Kết luận chương 2 .......................................................................................... 142 Chương 3: Ý NGHĨA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ QUYỀN LỰC TRI THỨC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY........... 144 3.1. Ý nghĩa của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức đối với việc xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam ................................................... 144 3.2. Những vấn đặt ra từ tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức đối với việc phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam ...................................... 152 3.2.1. Tóm lược về thực trạng đội ngũ trí thức khoa học ở nước ta hiện nay.. 152 3.2.2. Một số nguyên tắc và những vấn đề đặt ra nhằm phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam............................................................................................... 162 Kết luận chương 3 .......................................................................................... 183 KẾT LUẬN..................................................................................................... 184 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 187
  • 5. 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời điểm hiện nay nhân loại đang bước vào những năm đầu tiên của thập kỷ thứ hai thế kỷ XXI, một thế kỷ mà theo dự đoán sẽ có những bước nhảy vọt chưa từng thấy về khoa học và công nghệ, làm cho lực lượng sản xuất phát triển một cách nhanh chóng vượt khỏi trí tưởng tượng của con người. Loài người đang tạo ra những biến đổi về chất chưa từng có trong lực lượng sản xuất, đưa nhân loại từng bước quá độ sang một nền văn minh mới - văn minh trí tuệ. Một thực tế chắc chắn là, với sự gia tăng sức mạnh của tri thức, khoa học, công nghệ, nền kinh tế của thế kỷ này không còn là nền kinh tế dựa nhiều vào cơ bắp và tài nguyên thiên nhiên mà chủ yếu dựa vào tri thức, khoa học, công nghệ. Các công nghệ mới, công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet và vô tuyến đã trở thành một vũ khí cạnh tranh có tính chiến lược trong kinh doanh, một lực thúc đẩy then chốt trong hệ thống sáng tạo của cải mới. Với việc ứng dụng tri thức, các phát minh khoa học - kỹ thuật - công nghệ vào trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ v.v… làm cho hệ thống sản xuất mới được mở rộng không ngừng. Kết quả của những biến đổi do cách mạng khoa học - kỹ thuật - công nghệ mang lại là các vấn đề an sinh xã hội đã được giải quyết từng bước, trong cơ cấu xã hội những người lao động trí óc, hay “những chiếc áo cổ trắng” bắt đầu thay thế “những chiếc áo cổ xanh” truyền thống trước đây. Những thay đổi trong cơ cấu kinh tế - xã hội này cũng dẫn đến những thay đổi cả trong nội dung quyền lực. Các nhà chuyên môn, các chuyên gia, các nhà quản lý, các giám đốc thông tin, các CEO cao cấp theo nghĩa rộng là các nhà kỹ trị còn gọi là “giới thượng lưu xã hội”, “thượng lưu tri thức trị” có tài - đức và có năng lực tổ chức cao đã dần dần trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị. Điều này cho thấy tri thức, thông tin đã trở thành một vấn đề trung tâm của việc thực hiện những cải cách xã hội và quyết sách chính trị; trở thành nhân tố then chốt quyết định sự mạnh yếu và hưng suy của quốc gia, dân tộc; trở thành động lực chủ yếu của sự phát triển xã hội. Kinh tế tri thức đã và đang trở thành dòng thác lớn không gì ngăn cản nổi trong ngọn triều lớn của thời đại, chỉ có những con người, dân tộc,
  • 6. 4 quốc gia có đầy đủ tri thức, thông tin mới có cơ hội giàu có và chiến thắng. Thông tin và tri thức vì thế là cơ sở của quyền lực mới về chính trị và kinh tế của thế giới đương đại; là tấm bản đồ tất yếu mà mỗi quốc gia, dân tộc, con người cần phải có làm hành trang bước vào tương lai. Theo logic phát triển khách quan của nó, tri thức là sức mạnh đặc biệt và đang trở thành một hình thái quyền lực mới, quyền lực tri thức sẽ thay thế cho các loại hình thái quyền lực truyền thống trước đây. Quyền lực của bạo lực, chủ yếu được dùng để trừng phạt, là nguồn quyền lực có phẩm chất thấp nhất và kém linh hoạt nhất. Của cải được dùng để khen thưởng lẫn trừng phạt, là một công cụ quyền lực có phẩm chất bậc trung và rất uyển chuyển. Còn tri thức mới là nguồn quyền lực cơ bản, linh hoạt, phẩm chất cao nhất và có tính dân chủ hơn cả. Chỉ có trí tuệ của con người là tài cái lấy không bao giờ hết, dùng không bao giờ cạn, là sản phẩm thay thế cho tất cả. Tri thức sẽ trở thành quyền lực số một trong số các quyền lực đã có trong lịch sử quyền lực, thực tiễn đã và đang chứng minh tính chân thực những dự báo trên của Alvin Toffler (Anvin Tôphlơ). Bằng luận điểm: “Con đường quyền lực và phát triển kinh tế của thế kỷ XXI không còn là con đường khai phát từ nguyên liệu và gân cốt của con người. Mà như chúng ta đã thấy là phải vận dụng con đường Tâm Trí mà thôi”[88, t2, 262], A.Toffler trở thành một trong số những nhà tương lai học đầu tiên của thời kỳ hiện đại bàn đến quyền lực tri thức. Vấn đề quyền lực tri thức, vì thế, trở thành một trong những vấn đề rất được quan tâm và A.Toffler là một trong những nhà tư tưởng có quan điểm đáng chú ý nhất hiện nay về vấn đề này. Quan điểm của A.Toffler về quyền lực tri thức – hay sự lên ngôi của sức mạnh tri thức là một trong những quan điểm được nhiều nhà khoa học, kinh tế, chính trị, xã hội học, ...thừa nhận. Quan điểm này như một tuyên ngôn của thời đại mới – thời đại kinh tế tri thức. Chính vì vậy, tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức thu hút được sự quan tâm của nhiều giới. Hiện nay đã có nhiều công trình cả trong và ngoài nước nghiên cứu về tư tưởng của A.Toffler và các tác phẩm của ông. Những công trình này nghiên cứu những lĩnh vực khác nhau mang lại nhiều ý nghĩa và có giá trị nhất định đối với các nhà
  • 7. 5 nghiên cứu muốn tìm hiểu về vợ chồng nhà tương lai học, kinh tế học, xã hội học này. Tuy nhiên có thể nói chưa có một công trình nào trong nước nghiên cứu một cách công phu đầy đủ về tư tưởng quyền lực tri thức của A.Toffler. Do đó để tìm hiểu về tư tưởng của A.Toffler – một học giả tư sản được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá là nhà tương lai học, xã hội học, kinh tế học, nhà chính luận, ... xem tư tưởng của ông có thể được vận dụng và vận dụng những phần nào trong kế hoạch phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức; góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước; nâng tỷ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng; phát huy có hiệu quả và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tri thức của con người Việt Nam và khai thác nhiều nhất tri thức của nhân loại tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta căn bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại được xác định trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, tác giả đã chọn đề tài tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị Alvin Toffler làm luận án tiến sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về A.Toffler thu hút được sự quan tâm của rất nhiều giới cả trong và ngoài nước, từ sinh viên đến các nhà quản lý, nhà khoa học, cho đến các chính khách, … Trên thế giới các tác phẩm của A.Toffler được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Ba Lan, Nga, Đức, Indonesia, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, ... và đã có nhiều công trình nghiên cứu về A.Toffler và quan điểm quyền lực của ông. Các tác phẩm nổi bật nhất là: E.A.Capitonov với tác phẩm Xã hội học thế kỷ XX: Lịch sử và công nghệ, do Nguyễn Quý Thanh biên dịch của nhà xuất bản Đại học quốc gia (2002) ấn hành. Trong đó E.A.Capitonov cho rằng Alvin Toffler đã đưa ra một cách tiếp cận khác trong đánh giá nền văn minh công nghiệp, phác thảo những nét căn bản của nền văn minh mới và đã có công rất lớn trong
  • 8. 6 việc xây dựng xã hội tương lai; A.Toffler đã có những quan điểm cấp tiến về xã hội hậu công nghiệp. G.A.Duganov với tác phẩm Toàn cầu hóa và vận mệnh nhân loại được giới thiệu trên tạp chí Thông tin những vấn đề lý luận, số 19, tháng 10/2003, đánh giá rất cao những quan điểm cấp tiến, cũng như những quan sát và kết luận của A.Toffler về các vấn đề thông tin, văn hóa, sự biến đổi của quyền lực chính trị. Tác giả của nó cũng phê phán những hạn chế không thoát khỏi phạm vi của lập trường giai cấp tư sản trong các quan điểm của A.Toffler. Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm của các tác giả nước ngoài phân tích nội dung những tư tưởng hoặc bị ảnh hưởng lớn bởi tư tưởng A.Toffler như: M.Finley với tác phẩm Các làn sóng của Toffler, Tần Ngôn Trước với tác phẩm Thời đại kinh tế tri thức do nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội (2001) ấn hành. Tác giả của tác phẩm này như một sự tiếp nối, chú giải tư tưởng của A.Toffler và hoàn toàn bị A.Toffler chinh phục. Thẩm Vinh Hoa và Ngô Quốc Diệu (chủ biên) với tác phẩm Tôn trọng tri thức tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nguyễn Như Diệm (dịch), nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội (2008) cũng bị hấp dẫn bởi tư tưởng của A.Toffler; hay tác phẩm Tương lai khác thường của James Canton (sách dịch), xuất bản năm 2011 do nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Ở tác phẩm này James Canton – người từng làm việc với Toffler trong nhiều dự án khác nhau đã thừa nhận chính A.Toffler là người đầu tiên giúp ông thấy rõ được tầm quan trọng của việc hiểu thấu tương lai, cung cấp một viễn cảnh độc đáo về ngày mai, phân tích những sự đổi mới và những xu hướng sẽ định hình tương lai, giúp ta hoạch định chiến lược, đầu tư, phát triển sản phẩm, phát triển kinh doanh, chính sách xã hội, phát triển năng lực dự báo và ra quyết định; v.v… Ở nước ta hiện nay cũng có rất nhiều tác giả trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến tư tưởng của nhà tương lai học, xã hội học này. Chẳng hạn: Nguyễn Phúc Ân với Một số khía cạnh xã hội, nhà xuất bản Trẻ (1996), với tiêu đề Đọc làn sóng thứ ba của A.Toffler, tác giả đã tóm tắt nội dung, tính chất của làn sóng thứ
  • 9. 7 hai, làn sóng thứ ba và đánh giá tác phẩm Làn sóng thứ ba là tác phẩm có tính hệ thống, đầy ắp thông tin và có sức thuyết phục lớn; Nguyễn Đức Bình với Góp phần nhận thức thế giới đương đại do nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2003) lại bị rơi vào chủ nghĩa A.Toffler khi phân tích nội dung kiến trúc thượng tầng trong nền kinh tế tri thức qua các vấn đề như: dân chủ, sự thay đổi vị trí các yếu tố vươn tới quyền lực, bản thân hệ thống quyền lực, bản chất, chức năng, vai trò mới của nhà nước dân tộc; phương diện xã hội trong nền kinh tế tri thức. Trần Xuân Trường với bài viết Tương lai dưới con mắt nhà tương lai học Alvin Toffler đăng trên tạp chí Cộng sản, số 7, 8 (7/1995), trước hết đồng tình với một số quan điểm và dự báo của A.Toffler về một số vấn đề khoa học, công nghệ, sự phân công lao động xã hội, những hình thức và quan hệ mới của con người trong sản xuất kinh doanh. Sau đó tác giả thực hiện sự phản biện một số quan điểm và nhận định của A.Toffler về gia đình, tổ chức xã hội, thiết chế chính trị, quan hệ giai cấp, thế giới quan của A.Toffler, ... ; luận văn triết học của Nguyễn Minh Hiền (2004) với Bước đầu tìm hiểu học thuyết ba làn sóng văn minh của Alvin Toffler cũng khái quát những đặc trưng của mỗi làn sóng văn minh, vạch ra những ưu điểm và hạn chế các quan điểm của A.Toffler về sự vận động và phát triển của xã hội, rút ra ý nghĩa của những dự báo của A.Toffer. Ngoài ra còn hàng loạt các tác phẩm ảnh hưởng một phần, hoặc có đề cập đến tư tưởng A.Toffler như: Vũ Dương Ninh (chủ biên) với Lịch sử văn minh nhân loại, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội (1997); Lê Văn Giạng với Tìm hiểu sự phát triển của học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cuối thế kỷ XX; Tác phẩm Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại của Nguyễn Đắc Hưng do nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2008), tác phẩm Vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay của Trần Hồng Lưu do nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2009), tác phẩm Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và
  • 10. 8 công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam do nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2010), tác phẩm Đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới của Ngô Thị Phượng do nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2007), tác phẩm Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam của Nguyễn An Ninh, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2008), tác phẩm Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước của Nguyễn Văn Khánh (chủ biên), cũng của nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2010), v.v... Nhưng dù là trong hay ngoài nước các tác giả chủ yếu nghiên cứu về nội dung tư tưởng và viện dẫn đến nhiều khía cạnh khác nhau trong tư tưởng của A.Toffler như: vai trò của tri thức khoa học, của nguồn nhân lực, kinh tế tri thức, khoa học, giáo dục,... Những nghiên cứu đó rất có giá trị để những người đi sau kế thừa và phát triển. Tuy nhiên chưa có nhiều tác giả trong nước nghiên cứu hàn lâm về quyền lực tri thức, thông tin. Chính vì vậy, tác giả đã chọn hướng nghiên cứu này như một phương pháp tiếp cận về kinh tế tri thức. 3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án  Mục đích của luận án Từ việc phân tích tư tưởng của A.Toffler về tri thức, quyền lực của tri thức, mục đích của tác giả luận án mong muốn đạt được là làm sáng tỏ tư tưởng của ông về vai trò của tri thức khoa học; rút ra ý nghĩa của cách tiếp cận tri thức – quyền lực trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, qua đó đề xuất một số nguyên tắc có tính chất định hướng và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam nhằm phát huy sức mạnh trí tuệ dân tộc.  Nhiệm vụ của luận án Để đạt được mục đích của luận án, tác giả thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề sau:
  • 11. 9 Một là, tìm hiểu tiền đề thực tiễn và lý luận của tư tưởng A.Toffler về quyền lực tri thức. Hai là, phân tích nội dung tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức. Ba là, nhận xét, đánh giá và nêu lên những hạn chế và giá trị, ý nghĩa của tư tưởng A.Toffler.  Phạm vi nghiên cứu của luận án Để làm rõ tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức, tác giả luận án không có tham vọng đi sâu và nghiên cứu toàn bộ quan điểm, tư tưởng, tác phẩm của A.Toffler mà chủ yếu tập trung nghiên cứu những phân tích của A.Toffler về vai trò của tri thức khoa học, thông tin trong làn sóng thứ ba được thể hiện trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà tương lai học này. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án  Cơ sở lý luận Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ trên, luận án này được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận nền tảng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện Đại hội và nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà chủ yếu chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm thực tiễn.  Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp luận cơ bản, chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu là phép biện chứng duy vật, kết hợp cách tiếp cận hình thái và cách tiếp cận văn minh. Vận dụng các phương pháp cụ thể là logic - lịch sử. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu, khái quát hóa, phương pháp văn bản học, phương pháp hội đồng, nhân học văn hóa. 5. Cái mới của luận án Thứ nhất, làm rõ được quan điểm của Alvin Toffler về tri thức và quyền lực tri thức, xác định được giá trị và ý nghĩa cùng với những hạn chế
  • 12. 10 của tư tưởng này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay. Thứ hai, đề xuất những nguyên tắc và những vấn đề đặt ra mang tính định hướng nhằm phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án  Về ý nghĩa khoa học Luận án đã góp phần làm rõ nội dung tư tưởng của Alvin Toffler về tri thức và quyền lực tri thức thông qua việc phân tích hệ thống các khái niệm tri thức, quyền lực, chủ thể quyền lực, phẩm chất quyền lực, quyền lực của bạo lực, quyền lực của của cải, bước chuyển của quyền lực và quyền lực của tri thức. Luận án góp phần vào việc nghiên cứu tương lai học tư sản và triết học chính trị phương Tây.  Về ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở làm rõ nội dung của tư tưởng Alvin Toffler về tri thức và quyền lực tri thức, luận án đã chỉ ra những hạn chế và những ý nghĩa lịch sử của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức. Trong điều kiện hiện nay, việc nghiên cứu tư tưởng của Alvin Toffler về tri thức và quyền lực tri thức là cần thiết, có giá trị tham khảo cho chúng ta trong việc xây dựng đội ngũ tri thức, phát triển khoa học, phục vụ đắc lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và triển khai lộ trình phát triển kinh tế tri thức. Bên cạnh đó luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong học tập, nghiên cứu lịch sử triết học Mỹ nói riêng và lịch sử triết học phương Tây nói chung. 7. Kết cấu của luận án Hướng theo mục tiêu nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án được chia làm ba chương với mười tiết.
  • 13. 11 Chương 1, “những điều kiện và tiền đề hình thành tư tưởng về quyền lực tri thức của Alvin Toffler” luận án phân tích những điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề khoa học (thực tiễn), tiền đề lý luận, khái quát về con người – sự nghiệp cũng như những tư tưởng cơ bản trong tư tưởng chính trị của Alvin Toffler để làm cơ sở cho việc tìm hiểu, phân tích về “nội dung cơ bản trong tư tưởng Alvin Toffler về tri thức và quyền lực tri thức”, được thực hiện trong chương 2, chương trọng tâm của luận án. Trong chương 2, tác giả đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, cũng đã đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, những đóng góp và những sai lầm của Alvin Toffler về tri thức và quyền lực tri thức. Chương 3, “ý nghĩa và những vấn đề đặt ra của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức đối với việc phát huy nguồn lực trí tuệ ở Việt Nam hiện nay” trình bày về khả năng áp dụng những quan điểm tiến bộ của Alvin Toffler về tri thức và quyền lực tri thức vào điều kiện của Việt Nam hiện nay, khi đất nước đang bắt đầu phát triển kinh tế tri thức. Trong chương này tác giả cũng cố gắng nêu một số nguyên tắc nhằm phát huy nguồn lực trí tuệ của Việt Nam.
  • 14. 12 Chương 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG VỀ QUYỀN LỰC TRI THỨC CỦA ALVIN TOFFLER 1.1. Alvin Toffler - con người và sự nghiệp Alvin Toffler sinh ngày 04 - 10 – 1928, tại New York – Mỹ và hiện ông đang sống cùng gia đình tại vùng Bel Air thuộc thành phố Los Angeles, bang California. Ông tốt nghiệp cử nhân văn chương tại đại học New York. Với bộ ba tác phẩm chủ đạo Alvin Toffler nổi lên như một nhà dự báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới trong những năm cuối của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI. Trong những tác phẩm của mình, ông không trực tiếp phân tích tình hình thế giới như nó vốn có, mà chủ yếu là nêu lên những xu hướng biến đổi và phát triển của văn minh loài người. Như chính lời ông nói, những cuốn sách của ông “dựa vào giả thuyết cho rằng những thay đổi nhanh chóng của thế giới hiện thời không phải là hỗn loạn và ngẫu nhiên như người ta tưởng”, mà là một quá trình biến đổi từ nền văn minh này sang nền văn minh khác của loài người. Chỉ trong một thời gian dài bằng một đời người, “văn minh nhà máy” hay còn gọi là văn minh công nghiệp (Làn sóng thứ hai) từng thống trị thế giới nhiều thế kỷ sẽ bị thay thế bằng một nền văn minh mới, khác về cơ bản. Và theo ông, thời điểm chúng ta đang sống – thập kỷ 90 – trong cách nhìn ấy chính là một trong những thời điểm “bản lề” lớn nhất của lịch sử loài người. Cũng cần phải nói rằng, Alvin Toffler không phải là người đầu tiên mô tả những thay đổi của văn minh loài người. Trước đó, đã có một số nhà nghiên cứu nổi tiếng đề cập đến những thay đổi đó. D.Berle, D.Bell, hay Z. Brzezinski chẳng hạn, đã nêu lên khái niệm “xã hội hậu công nghiệp” từ giữa những năm 60 - 70. Nhưng có thể nói, đến Alvin Toffler, mọi vấn đề trở thành có hệ thống hơn, có sức thuyết phục hơn do ông có cái nhìn bao quát hơn, cụ thể hơn và cũng sâu hơn. Hơn nữa bởi vì thực tiễn xã hội ở thập kỷ 80 – 90 có những biến động vô cùng to lớn trong điện tử, tin học, viễn thông, v.v. đã cung cấp dữ kiện nhiều hơn trước để nuôi dưỡng cho những tư tưởng
  • 15. 13 của ông. Ban đầu những tác phẩm đầu tay của ông tập trung vào vấn đề công nghệ và các tác động của công nghệ đến đời sống kinh tế – xã hội, văn hóa, v.v. Sau đó ông chuyển qua nghiên cứu phản ứng về những sự thay đổi của xã hội. Các tác phẩm sau này của ông thường đề cập đến sức mạnh của vũ khí, công nghệ và chủ nghĩa tư bản của thế kỷ XXI. Cụ thể, năm 40 tuổi (1968), ông bắt đầu được chú ý với tác phẩm đầu tay The culture consumers (Văn hóa tiêu dùng) viết về con người và ứng xử của họ trong môi trường sản xuất và tiêu thụ. Năm 1970, ông trở nên rất nổi tiếng ở Mỹ khi cho xuất bản tác phẩm thứ hai: Future Shock (Cú sốc tương lai). Sau đó ông được thế giới biết đến với hàng loạt những tác phẩm nổi tiếng, The Third Wave (Làn sóng thứ ba, 1980), Powershift (Thăng trầm quyền lực, 1990), War and antiwar – Survival at the down of 21th century (Chiến tranh và chống chiến tranh – Sự sống còn của loài người ở buổi bình minh của thế kỷ XXI, 1993), Creating a new civilization – Politics of the Third Wave (Tạo dựng một nền văn minh mới – Chính trị của làn sóng thứ ba, 1995), The Eco-spasm report (Dự báo về sự bùng nổ kinh tế, 1975), Previews and Premises (Những tiên đoán và tiền đề, 1983), The adaptive corporation (Công ty uyển chuyển, 1984), Jamerica (1994). Ngoài ra còn có những tác phẩm ông tham gia với các tác giả khác. Bên cạnh đó, sự thành công của ông trong lĩnh vực khoa học không thể không nhắc đến người đồng hành và cũng là người bạn đời của ông, bà Heidi Toffler. Tại Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới, một số tác phẩm của Alvin Toffler được đánh giá là những tác phẩm kinh điển, một thời từng là sách gối đầu dường trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nguyên thủ tướng Chu Dung Cơ. Các tác phẩm cũng như những tư tưởng của ông được sử dụng trong nghiên cứu và giảng dạy tại nhiều nước trên thế giới, chúng cũng là tài liệu được chính khách nhiều quốc gia tham khảo. Các tác phẩm đó đã ảnh hưởng đến đường lối cai trị và lãnh đạo, cách
  • 16. 14 tư duy về tương lai của nhiều chính phủ. Tại Mỹ, các tác phẩm của Alvin Toffler cũng ảnh hưởng đến một số quan điểm của Nhà Trắng dưới thời cựu tổng thống Bill Clinton. Bill Clinton còn sử dụng các tác phẩm đó nhằm phục vụ cho chiến dịch “Chiếc cầu bắc vào tương lai” (A bridge to the future). Ở Hàn Quốc, trước đây cựu tổng thống Kim Dae Jung đích thân mời Alvin Toffler giúp Hàn Quốc trong việc thực hiện bước quá độ vào nền kinh tế làn sóng thứ ba. Bằng định hướng chiến lược đó Hàn Quốc đã vươn lên cải thiện vị trí của mình trên bản đồ kinh tế thế giới. Ở Nhật có cả một chương trình tổ chức cho hàng chục nghìn người tham gia đề tìm hiểu nghiên cứu tư tưởng của Alvin Toffler. Theo đánh giá của tạp chí Time (Time magazine) thì Alvin Toffler và Heidi Toffler đã đem đến cho tất cả những ai muốn trở thành nhà tương lai học các chuẩn mực để định hướng suy nghĩ. Accenture, một công ty tư vấn quản lý, bầu ông là một trong những người có tiếng nói ảnh hưởng nhất trong giới doanh nhân, chỉ sau Bill Gates và Peter Drucker. Financial Times coi ông là “nhà tương lai học nổi tiếng nhất thế giới”. Nhật báo People’s Daily xếp ông vào danh sách 50 người nước ngoài có ảnh hưởng lớn tới Trung Quốc thời hiện đại. Ngoài nghiên cứu viết sách, Alvin Toffler còn tham gia rất nhiều hoạt động. Ông đã từng là phó tổng biên tập của tạp chí Fortune. Những bài viết của ông được đăng tải trên các tạp chí nổi tiếng như: Fortune, Washington Post, Reader’s Digest, New York Times, Observer, Los Angeles Times, El Pais, London Observer, Korea Economic Daily, Nikkei Business… Ông còn là giáo sư thỉnh giảng và diễn thuyết tại nhiều trường đại học; là thành viên của nhiều tổ chức như: Russell Sage Foudation (Mỹ), International Institute for Strategic Studies (Anh), Futuribles (Pháp), Center for Global Communication (Nhật), Multimedia Super Corridor (Malaysia)… Ngoài ra ông là cộng tác viên của Nhà Trắng, tư vấn cho công ty AT T (American Telephone and Telegraph Company), Institute for the Future, Educational Facilities Laboratories, Inc…
  • 17. 15 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề khoa học của sự hình thành tư tưởng về quyền lực tri thức của Alvin Toffler 1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội Nửa sau thế kỷ XX, nhất là thập kỷ 70 – 80 đến 90, loài người đã chứng kiến những thay đổi rất đáng kinh ngạc trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại. Có thể hình dung tốc độ phát triển vũ bão của khoa học và công nghệ như sau: “Số lượng tri thức khoa học của loài người tích lũy được trong một thế kỷ vừa qua bằng tổng toàn bộ tri thức khoa học mà loài người tích lũy được trong suốt lịch sử tồn tại của mình. Số lượng tri thức ấy rất có thể được nhân đôi lên trong thế kỷ sau”[15, 213]. Quả thực chỉ trong vòng mấy chục năm gần đây, tri thức của nhân loại tích lũy được đã ngang bằng với tổng số tri thức có trong 2 thiên niên kỷ trước và người ta dự báo rằng, đến năm 2020, tri thức nhân loại sẽ tăng 4 lần so với tri thức đã có hiện nay. Theo A.Toffler hiện nay chúng ta đang sống trong thời kỳ rực rỡ nhất của lịch sử loài người mà: “Tốc độ thay đổi gia tăng nhanh đến mức trí tưởng tượng của chúng ta cũng không thể theo kịp”[86, 29]. Bước nhảy vọt vĩ đại này được bắt đầu từ khi Gutenberg phát minh ra chữ in vào thế kỷ XV. Trước năm 1500 châu Âu sản xuất sách với tốc độ 1.000 cuốn mỗi năm. Vào năm 1950, bốn thế kỷ rưỡi sau đó, tốc độ tăng vọt với 120.000 cuốn mỗi năm. Vào những năm 1960, chỉ một thập kỷ sau, việc xuất bản sách đã thực hiện một bước nhảy có ý nghĩa khác, số sách xuất bản trên thế giới là 1.000 cuốn mỗi ngày. Có thể nói số sách in ra tương đương với tốc độ con người phát hiện ra kiến thực mới. Giữa những năm 1959, và 1969, số lượng tạp chí Mỹ phát hành các đề tài đặc biệt nhảy vọt từ con số 126 lên 235. Đối với sách cũng thế, số lượng đầu sách tăng lên rất nhanh hàng năm, có khoảng 30.000 đầu sách được in. Thời kỳ này theo con số của A.Toffler, chính phủ Mỹ tạo ra 100.000 báo cáo hàng năm, 450.000 bài báo, sách và tạp chí. Trên thế giới, số
  • 18. 16 lượng báo chí, sách vở khoa học và kỹ thuật tăng với tốc độ 600.000.000 trang mỗi năm. Giữa thế kỷ XVIII, toàn thế giới chỉ có 10 tờ tạp chí khoa học thì đến giữa thế kỷ XX tăng lên 1.000 tờ, năm 1970 là 100.000 tờ. Về khoa học nếu như năm 1800, số nhà khoa học chỉ là 1.000 người thì đến năm 1850 là 10.000 người, năm 1900 là 100.000; năm 1950 tăng lên 1.000.000 người và đến năm 1970 là 3.200.000 người. Tri thức loài người trong thế kỷ XIX, cứ 50 năm lại tăng lên một lần; đến đầu thế kỷ XX, cứ 30 năm lại tăng lên một lần, nhưng đến giữa những năm 50 của thế kỷ XX, cứ 10 năm lại tăng lên một lần. Hệ thống nghiên cứu và phát triển (R D) ở Mỹ bao gồm các cơ sở nghiên cứu trong các công ty, hàng trăm trường đại học và hơn 700 phòng thí nghiệm liên bang. Kinh phí đầu tư cho hệ thống này hàng năm lên đến 150 tỷ USD. Xét về mặt kỹ thuật , từ giữa thế kỷ XIV trở về trước, trên thế giới chỉ có khoảng 300 loại phát minh sáng tạo và thành tựu khoa học quan trọng. Từ thế kỷ XV đến nay, phát minh sáng tạo về khoa học nói chung được ghi nhận chủ yếu thông qua bản quyền. Tổng số bản quyền trước thế kỷ XX không tới 1 triệu bản, thì trong thế kỷ XX đã lên đến 40 triệu bản. Chỉ tính riêng ở Mỹ trong khoảng 90 năm (1901 – 1991), nước Mỹ chiếm 203 trong tổng số 620 giải thưởng Nobel của thế giới (30%), trong đó khoa học tự nhiên chiếm 40% và khoa học kinh tế chiếm 60%. Con số này hiện nay càng tập trung vào Mỹ. Chỉ tính từ năm 1990 đến năm 1998, sau khi A.Toffler viết tác phẩm Thăng trầm quyền lực, riêng ở Mỹ đã có 54 nhà khoa học trong tổng số 72 nhà khoa học được giải thưởng Nobel. Và mặc dù dân số chỉ chiếm 1/22 dân số thế giới, nhưng hàng năm, nền kinh tế Mỹ sản xuất ra một lượng của cải bằng 1/4 GDP của thế giới.
  • 19. 17 Nền tảng của các thành tựu này là những phát kiến vĩ đại và những đổi mới công nghệ có tính đột phá trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, công nghiệp diễn ra trong suốt thế kỷ thứ XX. Những thay đổi sâu sắc tới mức nhiều nhà hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau đều phải nói tới nhu cầu đổi mới cách tư duy về hiện tại, về tương lai và cách làm đối với những vấn đề cơ bản đặt ra trong cuộc sống. Với việc xuất hiện và ngày càng có sức cạnh tranh lớn của những ngành sản xuất có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, thế mạnh tuyệt đối về nguồn tài nguyên thiên nhiên, sức lao động dồi dào, ... ngày càng có ý nghĩa tương đối. Các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng với thời gian, sự giàu có của một quốc gia phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Thế kỷ XVIII trở về trước, đó là sự màu mỡ của đất đai, sức mạnh cơ bắp có thể đưa vào làm nông nghiệp; vào thời kỳ cách mạng công nghiệp, đó là cơ sở nguyên liệu, năng lượng, quặng sắt, than đá, dầu mỏ, v.v., còn ngày nay là tiềm năng khoa học, là khả năng động viên nguồn chất xám có được của đất nước. Ph.Ăngghen viết: “Trong một chế độ hợp lý vượt lên trên sự chia rẽ về lợi ích, thì yếu tố tinh thần sẽ được liệt kê là một trong các yếu tố của sản xuất và sẽ tìm được vị trí của nó trong các hạng mục chi phí sản xuất của chính trị kinh tế học. Đến lúc ấy chúng ta đương nhiên vui mừng thấy rằng chỉ một thành quả khoa học như máy hơi nước của James Watt, trong 50 năm đầu tồn tại của nó, đã đem lại cho thế giới lợi ích nhiều hơn so với những giá phải trả cho công cuộc phát triển khoa học kể từ lúc bắt đầu”[60, t20, 607]. Thật vậy, những phát minh vĩ đại nhất trong thế kỷ thứ XX và sự phát triển mạnh mẽ của một loạt ngành khoa học như toán lý thuyết và ứng dụng, vật lý hạt nhân, hóa học, sinh học, tin học, điện tử học, vi điện tử, ... đã đưa khoa học lên vị trí trọng yếu trong đời sống xã hội loài người.
  • 20. 18 Nếu trong nhiều thế kỷ trước đây, khoa học chỉ phát triển một cách độc lập và mãi cho tới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX mới có quan hệ mật thiết với kỹ thuật và công nghệ, với tốc độ phát triển chậm hơn so với chúng, thì vào nửa sau thế kỷ XX, khoa học đã tiến vượt lên trên và giữ vị trí chủ đạo trong dây chuyền “Khoa học - Kỹ thuật - Sản xuất”. Kể từ đây đã diễn ra quá trình khoa học biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp, không chỉ thể hiện vai trò của khoa học ngày càng tăng, mà còn là điều kiện cần thiết để đưa lực lực sản xuất lên một bước phát triển mới. Nhờ có những tiền đề được tạo ra bởi các cuộc cách mạng mới nhất trong khoa học tự nhiên vào cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã bắt đầu và thực hiện sự bùng nổ kể từ thập niên 40 tới giữa thập niên 70 của thế kỷ XX. Đây cũng chính là giai đoạn đầu tiên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, được đặc trưng bởi sự áp dụng nhanh chóng những thành tựu khoa học kỹ thuật, trước hết trong lĩnh vực quân sự ở chiến tranh thế giới lần thứ hai, và sau đó là trong các lĩnh vực dân sự, khiến cho lực lực sản xuất phát triển vượt bậc. Từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX trở đi, xét trên phương diện trình độ lực lực sản xuất, sự khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, tiếp ngay theo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, đã đưa nhân loại tiến vào ngưỡng cửa của một thời đại mới, đó là thời đại tri thức. Đây là bước quá độ sang sự phát triển kỹ thuật và công nghệ hoàn toàn chỉ trên cơ sở khoa học trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội và các ngành sản xuất vật chất, biến bản thân khoa học thành nền công nghiệp tri thức. Cố thủ tướng Anh – Winston Churchill từng nói rằng: “Đế quốc tương lai sẽ được thiết lập bằng tri thức”, lời dự đoán của ông càng ngày càng được khẳng định là đúng. Trong thời đại tri thức, tri thức con người đóng vai trò quyết định sự phát triển, sự thịnh vượng của một quốc gia. Trong giai đoạn này, con người sử dụng tri thức của mình để chế tạo ra các loại máy móc, thiết bị có thể thay thế một phần chức
  • 21. 19 năng điều khiển, tư duy của mình trong một số lĩnh vực với kết quả cao hơn nhiều so với bộ não của con người. Đứng ở vị trí trung tâm, con người có trình độ độc lập về trí tuệ và tâm lý cao hơn nhiều so với hai thời đại trước đó và hành động chủ yếu theo những yêu cầu tự biểu hiện và sáng tạo chứ không phải theo những động cơ truyền thống. Trong thời đại tri thức, nền kinh tế công nghiệp sẽ chuyển thành nền kinh tế thông tin (nhiều nhà khoa học còn gọi đây là nền kinh tế tri thức, nền kinh tế tin học, nền kinh tế số, nền kinh tế nhuyễn tính, …). Như vậy thực tiễn kinh tế - xã hội phương Tây nói chung, đặc biệt là thực tiễn kinh tế - xã hội Mỹ nói riêng đã tác động không nhỏ đến các tầng lớp trí thức trong đó có A.Toffler. Do đó có thể nói tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức ra đời trên mảnh đất hiện thực, nó không thể thoát ly khỏi điều kiện kinh tế - xã hội đương thời. 1.2.2. Tiền đề khoa học Sự ra đời tư tưởng về quyền lực tri thức của A.Toffler là sản phẩm tất yếu của những điều kiện kinh tế - xã hội của xã hội tư bản chủ nghĩa Mỹ nửa sau thế kỷ XX; đồng thời nó là sự phát triển phù hợp với lịch sử tư tưởng nước Mỹ thời hiện đại. Tuy nhiên đề cập đến tư tưởng về quyền lực tri thức của A.Toffler mà không đề cập đến những thành tựu trong khoa học – công nghệ là một thiếu sót. Bởi lẽ, sự tác động của khoa học nói chung và khoa học – kỹ thuật, công nghệ nói riêng đến đời sống con người là vô cùng to lớn, nó có thể làm thay đổi nhận thức của một con người, một cộng đồng, cho đến cả một dân tộc. Về tác động của những phát minh vạch thời đại đến nhận thức con người, Ph.Ăngghen trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên đã vạch ra rằng, mỗi lần có một phát minh vạch thời đại ngay cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật không thể tránh khỏi phải thay đổi hình thức của nó. Và chính vì đề cao một cách thái quá về vai trò của tri thức khoa học,
  • 22. 20 nên một số nhà tư tưởng phương Tây, không ngoại trừ A.Toffler cho rằng những thành tựu của khoa học – công nghệ hiện đại đem lại có thể quyết định sự thắng lợi của một chế độ chính trị xã hội. Ở quê hương A.Toffler – nơi tập trung những nhà khoa học hàng đầu thế giới những phát minh liên tục ra đời. Có những phát minh khoa học không chỉ làm thay đổi nhận thức mà còn thay đổi cả hành động của con người. Với cốt lõi là cuộc cách mạng vi điện tử diễn ra từ đầu thập niên 60 và các thành tựu khoa học kỹ thuật lớn nhất của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại còn là bước quá độ với sự chỉ đạo và với vai trò dẫn đường của khoa học sang quá trình tổ chức lại về căn bản công nghệ sản xuất, điều tiết các quy trình công nghệ với quy mô ngày càng tăng, tổ chức lại tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trên, từ giáo dục công ty, xí nghiệp, nhà máy đến cơ cấu quyền lực nhà nước, … trên cơ sở những ngành công nghệ cao mà các cuộc cách mạng trước đó chưa đủ điều kiện tạo ra một cách hoàn chỉnh như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới, công nghệ tự động hoá trên cơ sở kỹ thuật vi điện tử, … Ở bình diện trình độ của lực lượng sản xuất theo các tiêu chí như: công cụ, tư liệu, phương tiện, vật liệu, năng lượng và động lực, … thì việc ra đời một khuôn mẫu mới trong lĩnh vực này cũng có thể đồng nghĩa với sự xuất hiện một thời đại kinh tế mới. C.Mác đã nhận xét “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là, ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào với những tư liệu lao động nào. Các tư liệu lao động không những là các thước đo sự phát triển lao động của con người, mà còn là một chỉ tiêu của những quan hệ xã hội, trong đó lao động được tiến hành. Trong bản thân những tư liệu lao động thì những tư liệu lao động cơ khí lại cấu thành những dấu hiệu đặc trưng tiêu biểu cho một thời đại sản xuất xã hội nhất định”[62, t23, 269].
  • 23. 21 Nếu như các cuộc cách mạng trước đây góp phần tiết kiệm lao động sống thì cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng hàng hoá tiêu dùng. A.Toffler cho rằng ngày nay, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào ngày càng đóng vai trị ít quan trọng. Ông quả quyết rằng, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội cũng như cơ cấu của quyền lực. Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, từ kinh tế, xã hội, chính trị, quân sự, văn hóa giáo dục cho đến sự ra đời những phong cách tư duy mới, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là Mỹ, nơi phát sinh của cuộc cách mạng này. Trên thực tế khi khoa học, kỹ thuật, công nghệ được vận dụng vào trong lĩnh vực sản xuất sẽ làm biến đổi cơ cấu kinh tế. Đến khi nền kinh tế thay đổi, hay nói cách khác khi phương thức sản xuất vật chất thay đổi thường cũng kéo theo sự biến đổi của các yếu tố tâm lý, văn hoá truyền thống, thậm chí đến cả thể chế xã hội và xu hướng chuyển đổi quyền lực cũng nằm trong xu thế đó. Sự thay đổi vô cùng nhanh chóng của khoa học – công nghệ, đặc biệt là sự ra đời của máy vi tính và sau đó là mạng internet (ông gọi là mạng trí tuệ siêu việt) cùng những thành tựu khoa học khác được vận dụng nhanh chóng vào trong lĩnh vực sản xuất tạo ra lượng của cải khổng lồ trong những năm nửa cuối của thế kỷ thứ XX ở Mỹ - nơi được coi là đầu tàu kinh tế của thế giới; trung tâm của các phát minh khoa học, các bằng sáng chế, v.v… đã thúc đẩy A.Toffler tạo nên quan điểm của mình về quyền lực tri thức.
  • 24. 22 1.3. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng về quyền lực tri thức của Alvin Toffler Mọi tư tưởng, học thuyết, lý luận trong các lĩnh vực như triết học, kinh tế, chính trị, xã hội học, v.v. ra đời sau đều là sự kế thừa và phát triển những tư tưởng trước đó. Những tinh hoa tinh thần của thời đại đó chính là sự kết tinh văn hóa cổ kim của nhân loại hàng nghìn năm. Tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nó cũng phải vận động theo quy luật và được phát triển trong dòng chảy của lịch sử nhân loại. Vậy những tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức được hình thành như thế nào, cơ sở lý luận của những tư tưởng đó là gì, tiền đề của nó bắt nguồn từ đâu? 1.3.1. Tư tưởng về Nhà nước lý tưởng của Plato và Aristotle Chúng ta biết rằng văn hoá thời Cổ đại để lại cho chúng ta những đại biểu xuất sắc vượt thời đại, tiêu biểu nhất phải kể đến tư tưởng của các triết gia Plato, Aristotle, Augustin, … Trong số này, những người có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của A.Toffler là Plato và Aristotle. Trong học thuyết về Nhà nước được thể hiện trong tác phẩm Nền Cộng hoà (Republic), Plato (428 – 347 TCN) đã phác thảo một mô hình xã hội lý tưởng, mô hình của tương lai - chế độ cộng sản mà sau này các nhà Mácxít gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng. Trong đó mối quan tâm hàng đầu của Plato trong triết học xã hội là vấn đề đức hạnh. Bốn đức hạnh thường xuyên được đề cập trong học thuyết về nhà nước của ông là tiết độ, gan dạ, khôn ngoan và công bằng. Trong đó khôn ngoan là đặc quyền của các triết gia – vua. Trong tác phẩm này Plato xác định bảng phân tầng quyền lực trong xã hội, dựa trên sự phân chia cơ cấu linh hồn ra làm ba phần. - Thứ nhất, các triết gia – cai trị gia, còn gọi là đẳng cấp vàng, tương ứng với phần lý trí của linh hồn.
  • 25. 23 - Thứ hai, các chiến binh, còn gọi là đẳng cấp bạc, tương ứng với phần ý chí của linh hồn. - Thứ ba, những người lao động chân tay và buôn bán, còn gọi là đẳng cấp đồng và sắt, tương ứng với phần dục vọng của linh hồn. Plato cho rằng, nhà nước với cơ cấu như trên là nhà nước lý tưởng. Bởi vì, nó uyên thâm bởi sự uyên thâm của các triết gia – cai trị gia, nó hùng mạnh bởi sự hùng mạnh và gan dạ của các chiến binh, nó hợp lý bởi sự phục tùng một cách nghiêm túc từ bộ phận công dân đông đảo nhất trong xã hội. Như vậy Plato chủ trương cai trị xã hội phải là các triết gia, tức đẳng cấp vàng. Chính đây mới là đẳng cấp có đủ các phẩm chất cần có như đạo đức, trí tuệ, sự thông thái để quản lý, lãnh đạo xã hội. Ông đã đặt vai trò của tri thức, trí tuệ lên hàng đầu. Ông cho rằng, “nguyên lý căn bản của nhà nước lý tưởng là công bằng, mục tiêu của nó – cái thiện tối cao, phương tiện của nó – Giáo dục”[83, 127], nhưng “để cai trị xã hội nhất thiết phải căn cứ trên tiêu chuẩn của tri thức và lý trí”[83, 127]. Còn đối với Aristotle (384 -322 TCN) - nhà bách khoa toàn thư của Hy Lạp Cổ đại, trong học thuyết về đạo đức và chính trị – xã hội, cho rằng, “sự nghiệp của con người là hoạt động hợp lý, thiên chức của con người là biến cái hợp lý trong ý tưởng thành cái hợp lý trong cuộc sống, phương tiện của sự hoàn thiện đạo đức là đức hạnh”[83, 178-179]. Đức hạnh, theo ông, hiện ra dưới hai vẻ, một vẻ trí tuệ, một vẻ luân lý. Trong đức hạnh trí tuệ sự mẫn tiệp là hình thức cao nhất, thể hiện năng lực suy nghiệm của con người, gắn với phần lý trí của linh hồn. Trong đức hạnh thực hành sự khôn ngoan, nhất là khôn ngoan chính trị, được đề cao, bởi vì con người trong đời sống chính trị là một thực thể chính trị, một động vật mang tính xã hội, biết lựa chọn hành vi xử thế phù hợp với chuẩn mực chung.
  • 26. 24 Theo ông “Nghệ thuật nào và cuộc sưu tầm nào, cũng như hành động nào và sự thảo luận nào có suy nghĩ đều hướng về điều thiện”[83, 182] và “Chỉ có kẻ bần tiện mới tìm hạnh phúc trong khoái lạc vật chất, xác thịt”[83, 183]. Ông đã phân biệt ba cách sống với ba mục đích khác nhau: Một là, lối sống của quần chúng, xem mục đích chung cuộc là khoái lạc; đó là lối sống nô lệ hay thú tính. Hai là, lối sống của nhà chính trị, tìm hạnh phúc trong danh vọng. Ba là, lối sống của nhà thông thái, xem chiêm nghiệm như lạc thú tinh thần đặc biệt. Ở ông chiêm nghiệm – hoạt động của nhà thông thái, gắn với phần lý trí của linh hồn – là sự hợp nhất hạnh phúc, khoái lạc và điều thiện. Nhà thông thái phải biết thâu tóm cái thường nhật của cuộc sống, cái dung dị của tự nhiên để tạo nên tri thức chân lý, có ích cho mọi người. Nhà cai trị tốt không nên chỉ say sưa với chiếc ghế quyền lực, mà còn biết dùng nó để làm cho muôn dân hạnh phúc, nghĩa là dùng nó để làm điều thiện. Nhà cai trị cũng như nhà khoa học, phải đặt chân lý lên hàng đầu. “Cả bạn và chân lý đều đáng quý, nhưng chân lý quý hơn”[83, 183]. Ông chủ trương “Nghệ thuật quyền lực phải được xây dựng trên cơ sở sự hiểu biết về con người, về đức hạnh công dân và đức hạnh nói chung”, và “nhà chính trị phải là một nhân cách cao thượng” có trình độ học vấn. Ông đã so sánh ba hình thức cai trị kiểu mẫu và ba hình thức cai trị lệch lạc trong lịch sử: Ba hình thức cai trị kiểu mẫu mà ông đưa ra gồm quân chủ – quyền lực của một người, nhưng không bị lạm dụng, là hình thức đầu tiên, xưa nhất và cũng thánh thiện nhất, vì nhà vua luôn đóng vai trò “Thần giữa muôn dân”; quý tộc – quyền lực của một số người ưu tú nhất, được xã hội thừa nhận; công cộng – quyền lực của số đông.
  • 27. 25 Ba hình thức cai trị lệch lạc gồm bạo chính – quyền lực của bạo chúa là quyền lực không nhất trí với bản tính tự nhiên của con người; hoạt đầu - quyền lực của một tập đoàn, là quyền lực của những người giàu có hay những tướng lĩnh thiếu tư cách, trọng sức mạnh và tiền bạc hơn nhân cách; dân chủ – quyền lực của số đông, nhưng đó là số đông dốt nát, nghèo khổ, hoặc những người xiểm nịnh, những kẻ mị dân – một quyền lực không xứng đáng. Để khắc phục sự thái quá và bất cập trong thể chế chính trị theo ông “Quan hệ nhà nước hợp lý nhất là quan hệ được xây dựng thông qua nguyên tắc trung dung”[83, 186], xét về tài sản và trí tuệ. Có nghĩa là không quá giàu và không quá nghèo, nhưng điều quan trọng là phải thông minh, có bản lĩnh và kinh nghiệm. Qua những phác thảo trên chúng ta nhận thấy rằng cả Plato cũng như Aristotle đều quan tâm đến việc xây dựng một xã hội hoàn hảo cho con người, họ đều tôn vinh hình ảnh con người lý trí, luôn nhấn mạnh đến trí tuệ, tri thức của con người. Ở Plato nhà nước lý tưởng phải nằm trong tay vua – triết gia, hoặc triết gia – vua. Còn ở Aristotle đó là hình ảnh con người thông minh, kinh nghiệm, có bản lĩnh chính trị và có lương tâm. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định do tính quy định của lịch sử và cũng hằn chứa dấu ấn giai cấp, nhưng với những đóng góp to lớn của mình trong học thuyết về chính trị – xã hội qua hình ảnh của những con người thông minh, lý trí, có tri thức học vấn và vai trò của triết gia, đẳng cấp vàng trong việc phác thảo xây dựng mô hình nhà nước lý tưởng tư tưởng của hai ông đã trở thành nền tảng cho nghệ thuật quản lý nhà nước của Hy Lạp thời Cổ đại. Chính sự tương đồng trong tư tưởng chính trị của Plato về bảng phân tầng quyền lực với vị trí cao nhất là đẳng cấp vàng tương ứng với phần lý trí của linh hồn, tôn vinh hình ảnh con người trí tuệ và tư tưởng nhà chính trị phải có sự hiểu biết, thông minh, có trình độ học vấn, biết khai phá cái mới
  • 28. 26 khám phá tự nhiên vượt qua lối mòn truyền thống của Aristotle là giá trị văn hóa phương Tây nổi trội của của thời kỳ Cổ đại đuợc kế thừa và phát triển cho đến tận ngày này. Với tư tưởng đề cao những tìm kiếm, khám phá, phát kiến khoa học, không chấp nhận tư duy theo lối mòn, xem chiêm nghiệm như một lạc thú tinh thần với phương châm “thầy đáng quý nhưng chân lý quý hơn”, Plato cũng như Aristotle đã vượt qua những quy định khá khắc khe của chế độ dân chủ chủ nô coi trọng quyền lực của bạo lực chính trị. Chính những tư tưởng này của các ông đã trở thành giá trị bền vững của văn hóa phương Tây, A.Toffler một nhà nghiên cứu, phân tích kinh tế, lịch sử, khoa học, xã hội, … từ quá khứ, hiện tại đến tương lai không thể không nghiên cứu những giá trị văn hóa của những bộ óc bách khoa thời Cổ đại. Cho nên có thể nói tư tưởng chính trị của các bậc tiền bối thời Cổ đại mà Plato, Aristotle là đại diện đã trở thành nguồn gốc, cơ sở đầu tiên để sau này A.Toffler xây dựng quan điểm của mình về quyền lực của tri thức. 1.3.2. Tư tưởng về vai trò của khoa học từ Roger Bacon, Francis Bacon đến René Descartes Sau những ảnh hưởng của Plato và Aristotle thời kỳ Cổ đại đến quan điểm của A.Toffler, ở thời kỳ Trung cổ và Cận đại, tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức còn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những tư tưởng của Roger Bacon, Francis Bacon đến René Descartes, … Roger Bacon (Rôgiê Bêcơn, 1214 – 1294), nhà tư tưởng cách tân nước Anh thời trung đại, được coi là người đề xướng vĩ đại của khoa học thực nghiệm thời kỳ mới. R.Bacon đưa ra phương pháp nghiên cứu giới tự nhiên bằng thực nghiệm khoa học, thực hiện những công trình khoa học độc lập, xác định mục đích của khoa học là tăng cường quyền lực của con người đối với tự nhiên. Ông cho rằng nguồn gốc của nhận thức là uy tín, lý trí và thực nghiệm; kinh nghiệm là tiêu chuẩn của chân lý, là thước đo của lý luận. Ông
  • 29. 27 là người hết sức coi trọng tri thức khoa học, do đó, ông cho rằng không có sự nguy hiểm nào lớn hơn sự ngu dốt và không có gì vinh quang hơn sự nghiên cứu, học tập, thông minh. Ông hướng sự nghiên cứu của mình vào khoa học tư nhiên. Ông coi khoa học thực nghiệm là chúa tể của khoa học. Có thể nói, ông là người tiên phong trong việc xác định vai trò của khoa học trong thời đại mới với khẩu hiệu “tri thức là sức mạnh”. R.Bacon đã nắm bắt được những biến đổi xã hội vừa mới xuất hiện, đi trước thời đại về tinh thần đối với khoa học, nhất là khoa học thực nghiệm. Chính vì vậy mà người ta gọi ông là nhà tiên tri của khoa học thực nghiệm Cận đại. Nhưng có lẽ người ảnh hưởng nhiều nhất, trực tiếp nhất đến tư tưởng của A.Toffler là Francis Bacon. Bởi lẽ trong các tác phẩm của mình A.Toffler nhiều lần đề cập đến quan điểm của Francis Bacon – tri thức là sức mạnh (tri thức là quyền lực). Francis Bacon (Pharanxi Bêcơn, 1561 – 1626) được xem là “cha đẻ chính tông của chủ nghĩa duy vật Anh và của toàn bộ khoa học thực nghiệm hiện đại”[60, t4, 195], đồng thời cũng là người mở đường cho phong cách tư duy mới trong triết học Tây Âu. Nền triết học đó đã dần dần đoạn tuyệt với với triết học kinh viện thời Trung cổ, mà tư tưởng Kitô giáo chiếm thế thượng phong. Nó cũng chấm dứt quan niệm Trung cổ về quan hệ giữa lý trí và niềm tin, giữa triết học và thần học. Quan niệm mới về tri thức, đúng hơn, về bản chất và vai trò của tri thức, đã thay thế từng bước tri thức kinh viện, thứ tri thức “trống rỗng về nội dung, mang tính giáo huấn một chiều về bản chất và xa rời những đòi hỏi của thực tiễn”[117, 17]. Cùng với René Descartes (Rơnê Đềcáctơ, 1596 – 1650), F.Bacon đã sáng lập nền triết học Cận đại, tức triết học thời đại các cuộc cách mạng tư sản, thời đại bùng nổ các phát minh khoa học và ứng dụng kỹ thuật, thời đại mà tri thức khoa học được vận dụng ngay vào hoạt động sản xuất, rời bỏ tính chất tư
  • 30. 28 biện, sáo rỗng cũ xưa, trở thành tri thức hữu dụng có hiệu quả. Nói như C.Mác trong Tư bản, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Có thể nói F.Bacon là người đã nhạy bén trong việc nắm bắt những biến đổi trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và phát triển những tư tưởng tiến bộ của các bậc tiền bối lên tầm cao mới, trở thành người sáng lập triết học Cận đại Anh. Bị ảnh hưởng của phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu, tư tưởng của F.Bacon có sự dung hoà giữa tri thức và niềm tin, khoa học và tôn giáo, nhưng ông luôn nhấn mạnh vai trò của tri thức trong thực tiễn. Ở thời kỳ này trước sự vận động của tư tưởng được triển khai trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, đưa đến sự giải phóng thực tế tư duy con người khỏi quyền lực của thần học, tạo nên nguồn gốc và cơ sở cho các tư tưởng, lý luận mới cũng như tạo tiền đề cho sự sáng lập các phương pháp nghiên cứu khoa học mà F.Bacon là một đại diện. Xác định dấu ấn ra đời cũng như nhấn mạnh vai trò hết sức to lớn của những thành tựu trong lĩnh vực khoa học tư nhiên, Ph.Ăngghen cho rằng: “khoa học tự nhiên hiện đại bắt đầu từ chính thời đại khi giai cấp tư sản đập tan sức mạnh của chế độ phong kiến, từ thời đại khi mà nền quân chủ lớn được xác lập ở châu Âu đã phá tan nền chuyên chính tinh thần của giáo hội. Đó là thời đại vĩ đại nhất từ các cuộc cách mạng mà trái đất từng trải qua từ trước tới nay”[60, t20, 458- 459]. Những phát minh khoa học vào thời Phục Hưng ở Tây Âu, đã đặt nền móng cho sự hình thành phương pháp tư duy và quan niệm mới về tri thức. Những người chủ trương thuyết Nhật tâm như Nicolas Coprenic, Giordano Bruno, Galileo Galilei, … đã tạo nên bức tranh vật lý mới về thế giới, đối lập với ý thức hệ Trung cổ, phá vỡ hàng rào ngăn cách siêu hình giữa trái đất và bầu trời, mở ra triển vọng tìm hiểu vũ trụ bằng ánh sáng của trí tuệ, giải
  • 31. 29 phóng khoa học khỏi thần học. Bên cạnh đó, sự ra đời của khoa học thực nghiệm đã được các nhà triết học đón nhận như minh chứng tất yếu của việc đưa tri thức đến với cuộc sống. Nhu cầu khẳng định quyền lực của con người trước tự nhiên và các lực lượng xã hội tự phát đã thúc đẩy quá trình tìm kiếm phương pháp phù hợp. Vào thời kỳ ấy hình ảnh “con người lý trí”, “nhà nước hợp lý tính” trở thành hình ảnh tiêu biểu nhằm đối lập với chế độ phong kiến như “cái phi lý”, và do đó là “phi nhân tính”. Theo Ph.Ăngghen, lý trí đã trở thành vị quan toà phán xét mọi hành vi của con người, lý trí thống nhất với nhân tính, thậm chí cả bản tính tự nhiên của con người. Những thành quả của khoa học thực nghiệm và xu thế toán học hoá tư duy tạo tiền đề hình thành hai khuynh hướng chủ đạo trong nhận thức thời kỳ này: duy lý và duy nghiệm, mà người mở đường là R.Descartes và F.Bacon. F.Bacon trên tinh thần đề cao tri thức khoa học gắn với thực nghiệm, đã khởi xướng khuynh hướng thực nghiệm khoa học và chủ trương xác lập phương pháp qui nạp khoa học. Còn R.Descartes thì nhấn mạnh vai trò của toán học và các khoa học lý thuyết, cho nên ông chủ trương khuynh hướng duy lý và đưa ra phương pháp diễn dịch. Mặc dù là hai khuynh hướng khác nhau, nhưng đều hướng đến mục đích chung là cải tổ khoa học, xây dựng phương pháp mới giúp con người vươn lên làm chủ giới tự nhiên và bản thân mình, khẳng định sức mạnh tri thức và quyền lực của con người trước giới tự nhiên. Dựa trên cơ sở thực trạng nhận thức thời đó bị “bủa vây trong vòng kim cô tư tưởng” của tri thức kinh viện Trung cổ – thực trạng chung của nhận thức và đưa tri thức khoa học trở lại vị trí danh dự của nó, thanh tẩy lý trí, loại trừ tri thức kinh viện sách vở sáo rỗng, đưa tri thức khoa học ứng dụng đến với đời sống và biến tri thức thành sức mạnh, quyền lực của con người trong quá trình vươn lên làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình, F.Bacon chủ trương thực hiện chương trình “Đại phục hồi khoa học”. Trong “Novum Orgarnum”(Công cụ mới), F.Bacon viết: “Con người là đầy tớ và là
  • 32. 30 kẻ giải thích giới tự nhiên, có thể hành động và nhận thức ngày càng sâu sắc hơn chỉ khi nào anh ta quan sát trong thực tế hay trong tư tưởng về tiến trình của tự nhiên”[120, 28]. Như vậy ở đây F.Bacon đánh giá rất cao vai trò của tri thức. F.Bacon thường nhắc đi nhắc lại “Tri thức là sức mạnh” (Knowlegde is power), tri thức phải trở thành công cụ của con người dùng để nhận thức bất cứ sự vật nào tồn tại trong tự nhiên và trong thế giới của loài người. Sự tìm tòi thứ chân lý ấy là sự thực hiện tự do của trí tuệ con người, bởi vì con người được giao cho thiên chức kiểm soát thế giới bao la, và bằng sự khám phá, bằng trí tuệ chân chính của mình bắt thế giới phục vụ cho nhu cầu của mình. Mục đích cốt tuỷ của tri thức khoa học, xét đến cùng là trang bị cho con người phương tiện hiện thực và năng lực biến đổi thế giới. Đối với vấn đề tri thức và quyền lực F.Bacon cho rằng hai khát vọng của con người là khát vọng tri thức và khát vọng quyền lực đều ngang bằng nhau. Còn Michel Foucault (1926 – 1984) triết gia người Pháp, khi thấy được mối quan hệ biện chứng giữa hai phạm trù trên đã chỉ ra rằng: “về căn bản, quyền lực và tri thức phụ thuộc lẫn nhau, nên sự mở rộng của cái này cũng đồng thời là sự mở rộng của cái kia”. Có tri thức ắt có quyền lực, sức mạnh. “Tri thức là sức mạnh” – tư tưởng chủ đạo của triết học F.Bacon, cũng là tuyên ngôn của thời đại mới. Chương trình Đại phục hồi khoa học cũng chính là nhằm làm sao để tri thức khoa học thực sự trở thành sức mạnh, hữu dụng đối với con người. Quan niệm về vai trò của tri thức như trên nó thể hiện tinh thần của văn minh phương Tây, của nền triết học tự nhiên chủ trương hướng ngoại muốn khám phá thế giới, chinh phục và làm chủ giới tự nhiên. Sống trong một đất nước có cái gốc của nền văn hóa châu Âu, A.Toffler không thể không mang theo hành trang của lối tư duy đó. Qua những luận chứng vừa nêu, tư tưởng của F.Bacon đã gợi mở cho A.Toffler về một xã hội lý tưởng được xác lập dựa trên tri thức và theo lôgích phát triển khách quan của nó, lịch sử quyền lực sẽ có bước ngoặt, quyền lực
  • 33. 31 của tri thức sẽ dần khẳng định và chiếm vị trí thượng tôn trong xã hội tương lai. Dựa trên cơ sở của những biến đổi sâu sắc trong hoạt động thực tiễn khoa học công nghệ hiện đại và bằng một sự tổng hợp quy mô lớn, A.Toffler đã phát triển tuyên ngôn của F.Bacon “Tri thức là sức mạnh” lên một tầm cao mới bằng tinh thần trí tuệ và ngôn ngữ của thời đại. 1.3.3. Khuynh hướng thực chứng - khoa học và thuyết kỹ trị trong triết học phương Tây * Khuynh hướng thực chứng – khoa học nửa sau thế kỷ XIX Chủ nghĩa thực chứng là một khuynh hướng nhận thức luận của triết học và xã hội học cho rằng phương pháp khoa học là cách thức tốt nhất để lý giải các sự kiện của tự nhiên, xã hội và con người. Chủ nghĩa thực chứng đã trở thành một chủ đề thường xuyên trong lịch sử tư tưởng phương Tây từ thời Hy Lạp cổ đại cho tới thời hiện đại. Khuynh hướng thực chứng là hình thức hiện đại của chủ nghĩa duy lý, người khởi xướng là Auguste Comte - nhà triết học và xã hội học người pháp, sau đó là hàng loạt đại biểu nổi tiếng khác là H.Spencer, J.S.Mill, E.Mach, B.Russell, … Từ những năm 50 của thế kỷ XIX trở đi, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên đem lại cho một số triết gia niềm tin lấy khoa học làm chỗ dựa tinh thần. Trong điều kiện mới của sự phát triển xã hội, rất nhiều triết gia không còn mặn mà với loại triết học thuần túy tư biện, vì theo họ loại triết học này với những nguyên tắc tiên thiên, không tính tới kinh nghiệm, nó không đủ khả năng tổng kết những thành quả về mặt tri thức, không giải quyết được những vấn đề do cuộc sống đặt ra và cũng không đóng góp vai trò chỉ đường cho khoa học. C.Mác đã từng phê phán loại triết học này, bằng luận điểm có tính cách mạng trong lịch sử triết học: “Các nhà triết học trước đây chỉ giải thích thế giới bằng những cách khác nhau, vấn đề là cải tạo thế giới”. Do vậy, có thể thấy rằng bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XIX triết học phương Tây
  • 34. 32 ngày càng chú trọng đến phương pháp, thậm chí một số triết gia xem xét triết học từ góc độ phương pháp thuần tuý. Họ chủ trương giải quyết những vấn đề của đời sống, giải thích chân lý sự việc dựa trên nguyên tắc duy lý và nguyên tắc thực chứng trực tiếp, lôgích khoa học, triết học khoa học. Tất cả những sự kết hợp này trong hệ tư tưởng tư sản phương Tây đã hình thành nên cái gọi là chủ nghĩa duy khoa học. Họ tuyên bố rằng giá trị thực sự của một học thuyết không hẳn ở những cuộc tranh luận về ý nghĩa của tồn tại, về bản chất của đời sống con người hay triển vọng của lịch sử, mà là ở việc xác định xem phương pháp nào giúp chúng ta đi sâu vào tồn tại của sự vật, lột tả được bản chất của đời sống và từ đó tạo điều kiện để mỗi cá nhân tự tìm ra lời giải đáp về số phận của chính mình và của nhân loại. Đó cũng là sự phản ánh quá trình chuyển hướng của triết học cho phù hợp với yêu cầu của trật tự xã hội tư bản sau thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản. Giờ đây, mối quan tâm không còn dành cho cách mạng xã hội, mà dành cho cách mạng tri thức, tìm kiếm phương pháp thích hợp góp phần làm lành mạnh hóa môi trường xã hội. Chủ nghĩa duy khoa học lạc quan của thế kỷ XIX không còn nữa. Giờ đây, tiến bộ khoa học, kỹ thuật được trình bày phù hợp với quy luật hiện đại về lợi nhuận. Nó được xem như một sự bắt buộc không cho con người được lựa chọn mà phải phục tùng những gì là “duy lý” và cũng được xem như nguồn gốc của những biến đổi thường là xấu, từ đó buộc phải coi nhiều tư tưởng, nhiều lo lắng và nhiều xung đột ở kỷ nguyên của xã hội công nghiệp là đã lỗi thời. Xã hội duy lý có những biến đổi thì những ứng xử khác với nó cũng phải đổi thay. Chủ đề về sự duy lý cũng là chủ đề cơ bản của hệ tư tưởng tư sản hiện đại, bởi vì hình thức mới này của chủ nghĩa duy khoa học cho phép che lấp mối liên hệ giữa việc sử dụng khoa học và lợi ích tài chính, xóa nhòa tầm
  • 35. 33 quan trọng của sở hữu tư bản chủ nghĩa. Việc che lấp là rõ ràng, bởi vì, có ý thức hoặc không có ý thức, các nhà kỹ trị có lúc đối lập với chủ nghĩa tư bản không phải nhân danh lợi ích chung duy lý nào đó mà là làm cho chủ nghĩa tư bản thích ứng tốt nhất với sự tiến hóa kỹ thuật. Tuân theo cái gọi là “logos kỹ thuật”, “logos tri thức”, người ta cho rằng, đã đến lúc con người đi tới một xã hội đạt tới kỷ nguyên duy lý, khoa học, ở đó mọi vấn đề đều có thể tìm được lời giải đáp kỹ thuật mà không cần kêu gọi tới lý luận và theo họ việc hoàn thiện, việc duy lý hóa kinh tế sẽ đưa lại phúc lợi chung cho mọi người. Những cách nhìn nhận trên đây đều nhấn mạnh giá trị kinh tế và xã hội của tri thức khoa học, nền văn minh kỹ thuật và của xã hội công nghiệp hiện đại. Giá trị này được A.Toffler đánh giá sẽ trở thành sức mạnh to lớn để cải tạo kinh tế, biến đổi xã hội. Khi trả lời câu hỏi của nhà báo Norman Swan về ba làn sóng của sự thay đổi, ngày 05/03/1998 trên kênh Life matters (những vấn đề của cuộc sống), A.Toffler tự đặt câu hỏi: “Nếu nhìn vào cấu trúc quyền lực trên thế giới ngày nay, thì ai đang giữ quyền lực và ai không?” và ông tự trả lời: “Theo tôi, kể từ cuộc cách mạng công nghiệp các quốc gia nắm quyền lực là những quốc gia công nghiệp, đầu tiên là nước Anh, sau đó đến Mỹ và châu Âu nói chung. Vậy thì những gì bạn thấy là những quốc gia công nghiệp đứng trên đỉnh của biểu tượng quyền lực, và các quốc gia nông nghiệp đứng ở dưới đáy. Đó là một sự phân chia quyền lực quan trọng nhất trên hành tinh trong sự đấu tranh Đông – Tây, thậm chí rõ ràng là cuộc chiến tranh lạnh cũng bị bao hàm vào đó”. Như vậy qua những phân tích trên có thể thấy, việc A.Toffler bị ảnh hưởng và nằm trong khuynh hướng khoa học trong bối cảnh xã hôi công nghiệp như vậy là lẽ hiển nhiên. Sự chi phối của các nước có nền công nghiệp phát triển đối với các nước nông nghiệp lạc hậu cũng là lẽ tất yếu hợp quy
  • 36. 34 luật. Một vấn đề có tính logích là những nước nào công nghiệp phát triển thì khoa học, công nghệ cũng phát triển, mà khoa học và công nghệ phát triển lại càng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Và theo ông như đã nói, sự thắng lợi của một chế độ chính trị cũng dựa vào sức mạnh của khoa học, công nghệ. Nước Mỹ - nơi tập trung trình độ cao của tích tụ tư bản hiện đại, nơi sản xuất tập trung sản xuất quy mô lớn dựa trên những thành tựu đáng kinh ngạc của khoa học và công nghệ hiện đại được vận dụng vào trong quá trình sản xuất càng cũng cố tư tưởng, niềm tin của ông về sức mạnh tri phối (làm chủ) của tri thức khoa học trong phương thức sản xuất mới. Ở đây, A.Toffler đã thấy được mối quan hệ biện chứng giữa khoa học, công nghệ (tri thức) và quyền lực để dần hình thành quan điểm về quyền lực tri thức. * Thuyết Kỹ trị và phương án thiên đường công nghệ Sinh ra và lớn lên trong một vùng đất hợp chủng quốc và tiếp biến nhiều nền văn minh, cũng như văn hóa khác nhau, cho nên ngoài khuynh hướng duy lý và khuynh hướng khoa học ra thì ở thời đại mình, tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức còn bị ảnh hưởng nhiều bởi thuyết kỹ trị và thuyết hội tụ, chủ nghĩa thực chứng mới, chủ nghĩa thực chứng lôgích và Triết học phân tích, chủ nghĩa thực dụng, v.v… Qua các bài báo và các tác phẩm của ông, ta có thể nói rằng tư tưởng của A.Toffler là sự đan xen, tiếp biến của nhiều dòng văn hóa, tư tưởng. Tuy nhiên nổi bật, mạnh mẽ và trực tiếp nhất trong số các học thuyết có ảnh hưởng đến việc hình thành tư tưởng A.Toffler về quyền lực tri thức là học thuyết kỹ trị. Thuyết kỹ trị ra đời ở Mỹ vào những năm 20 của thế kỷ XX do T.Veblen khởi xướng và phát triển mạnh vào những năm 50 - 60. Thuyết kỹ trị được phổ biến thông qua nhiều khái niệm như “thiên đường công nghệ”, “cách mạng công nghiệp”,”xã hội công nghiệp”,”cách mạng kỹ thuật”, …
  • 37. 35 Những năm 50, tại Mỹ đã công bố một loạt tác phẩm đáng chú ý như: “The Stages of economic. A non –Kommunist manifesto” (Các giai đoạn tăng trưởng kinh tế. Tuyên ngôn phi cộng sản) của W.Rostu (1958); “The 20th century capitalist revolution” (Cách mạng tư sản thế kỷ XX) của D.Berle (1954); “The Post Industrial society: Evolution of an idea” (Xã hội hậu công nghiệp: Cách mạng tư tưởng) của D.Bell (1971); “Between two ages. American role in the techotronic era” (Giữa hai thời kỳ. Vai trò của Mỹ trong kỷ nguyên công nghệ điện tử) của Z.Brzezinski (1970). Theo họ nhân loại đã chuyển từ cuộc cách mạng công nghiệp của thế kỷ XIX lên cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đang bắt đầu diễn ra trước mặt chúng ta và đang tạo ra những biến đổi cực kỳ sâu sắc trong mọi phương diện của đời sống xã hội. Dựa vào sự khảo sát toàn bộ quá trình phát triển và ứng dụng của khoa học công nghệ vào đời sống xã hội, thuyết kỹ trị đã nêu ra một số đặc điểm cơ bản của thời đại như sau: Một là, nhờ có bước ngoặt diễn ra trong lĩnh vực chọn lọc và xử lý thông tin và trong tổ chức quản lý mà tiến bộ khoa học – công nghệ trở nên có tính chất vạn năng, tạo thành toạ độ của sự phát triển xã hội. Cần xét đoán sự tiến bộ hay lạc hậu của nước này hay nước khác, dân tộc này hay dân tộc khác, xác định vị trí của nhân loại trong không gian tự nhiên và thời gian lịch sử theo chỉ số này. Z.Brzezinski viết: “Giờ đây những nước công nghiệp phát triển nhất, trước tiên là Mỹ, bắt đầu chuyển từ thời kỳ công nghiệp của sự phát triển, sang thời đại mới, khi mà công nghệ, cụ thể điện tử học, trở thành nhân tố chủ yếu, quy định những chuyển biến xã hội, sự thay đổi phong hoá, cơ cấu xã hội, giá trị, toàn xã hội nói chung”[115, 19]. Hai là, Cách mạng khoa học – kỹ thuật đã làm cho việc biến khả năng thành hiện thực tiến triển nhanh hơn. Chính cách mạng khoa học – kỹ thuật đã đưa đến sự thay đổi sâu sắc trong cơ cấu sản xuất và góp phần giải quyết
  • 38. 36 những vấn đề xã hội, chuyển trọng tâm từ sản xuất hàng hoá sang sản xuất phương tiện dịch vụ. Lĩnh vực dịch vụ dần dần được mở rộng do sự phát triển của y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học, quản lý, nghĩa là về thực chất toàn bộ công việc xã hội mà ở đó không sản xuất của cải vật chất, mặc dù gián tiếp, nhưng thông qua các yếu tố trung gian nó tác động rất tích cực đến sản xuất vật chất. Từ thực tế trên, các nhà tương lai học đưa ra hai kết luận: Thứ nhất, với sự mở rộng không ngừng của mình, lĩnh vực dịch vụ nắm bắt nhu cầu công ăn việc làm đang tăng lên, và bằng cách đó nó có khả năng thu hút toàn bộ lao động dư thừa do quá trình tự động hoá trong công nghiệp và ứng dụng các phát minh công nghệ – kỹ thuật vào nông nghiệp. Điều này có nghĩa là bài toán về thất nghiệp và các vấn đề an sinh xã hội có thể được từng bước được giải quyết từ sự mở rộng này. Thứ hai, cơ chế kinh tế, được xác lập trong điều kiện cách mạng khoa học – kỹ thuật, tự nó điều hoà thu nhập và dần dần đưa đến sự quân bình tăng trưởng trong thu nhập của người dân, làm cho người dân cùng giàu lên. Đặc điểm thứ ba là: Do chỗ chức năng quản lý sản xuất có ý nghĩa ngày càng lớn hơn so với chiếm hữu tư bản (thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do), và sự “khuyếch tán” của cái cuối cùng (phân ra những xí nghiệp vừa và nhỏ gắn với sự phổ biến tư bản cổ phần) vấn đề sở hữu mất đi tính chất gay gắt trước đây và tác động ngày càng ít hơn đến quá trình phát triển xã hội. Ngay từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX giới xã hội học phương Tây đã đưa ra luận điểm cho rằng sự kiểm soát tư bản và gắn với nó là chức năng thống trị kinh tế đã chuyển sang các tay các nhà kỹ trị. J.Fourastié viết: “Quần chúng ngày càng thấm nhuần rằng kỹ thuật trở thành cái quyết định đối với văn minh, chứ không phải nhân tố pháp luật và chính trị, sở hữu, quan hệ sản xuất, sự thống trị quân sự hay chính trị” [119, 8]. Aron thì cho rằng chủ nghĩa tư bản, khác với chủ nghĩa xã hội, đi đến “kế hoạch hoá không cực quyền “,
  • 39. 37 rằng “kế hoạch hoá kiểu toàn diện Liên Xô là một sự ảo tưởng, rằng cuộc tranh luận đề cập đến sở hữu xã hội hay sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất chỉ có ý nghĩa tư tưởng”[111, 193]. Bốn là, kết quả của những biến đổi do khoa học - kỹ thuật mang lại là trong cơ cấu xã hội những người lao động trí óc, hay “những chiếc áo cổ trắng”, bắt đầu chiếm ưu thế. D.Bell phân chia các tầng lớp trong xã hội theo đường trục tri thức: Thứ nhất là tầng lớp những chuyên gia trình độ cao, trong đó có các nhà bác học; các chuyên gia (kỹ sư, bác sỹ, nhà kinh tế); các nhà quản lý; các nhà hoạt động văn hoá. Thứ hai đến kỹ thuật viên trung cấp. Tiếp theo là nhân viên văn phòng và thương mại. Và cuối cùng là thợ thủ công và công nhân “áo xanh”. Đó là bốn tầng lớp chính, và là xu thế vận động của xã hội, đang thể hiện dần dần trong “xã hội hậu công nghiệp”. Trong bảng phân tầng ấy nhà tư sản cũng như chính trị gia không được đề cập. Năm là, những thay đổi trong cơ cấu xã hội dẫn đến những thay đổi cả trong nội dung quyền lực nhà nước: các nhà chuyên môn, giới “thượng lưu xã hội” trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị. Nguồn gốc của luận điểm này là thuyết “Cách mạng của những nhà quản lý” do J. Burnham đưa ra trong tác phẩm The Managerial Revolution. What is Happening in the World do nhà xuất bản NewYork xuất bản năm 1991. Theo J. Burnham, trong xã hội tư bản hiện đại, một xã hội dường như không còn hướng đến chỉ mỗi thị trường, và vận dụng những phương pháp hợp lý vào việc quản lý nền kinh tế, dựa trên những thành tựu mới nhất của khoa học và kỹ thuật, việc phân bố hiện thực tư bản chuyển vào tay các chuyên gia, các nhà quản lý, theo nghĩa rộng là các nhà kỹ trị. J.Burnham khẳng định rằng, cũng như trong thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ nông nô sang chủ nghĩa tư bản, không phải giai cấp nông dân bị áp
  • 40. 38 bức, mà một giai cấp hoàn toàn mới, thay thế cho tầng lớp quý tộc phong kiến. Giai cấp vô sản không thay thế cho giai cấp tư sản, mà nó sẽ buộc cùng với giai cấp tư sản nhường quyền lực cho những nhà quản lý. Cách tiếp cận này ảnh hưởng lớn đến tư tưởng A.Toffler. Chính vì thế, chúng ta cũng không thấy làm lạ khi trong quyển Làn sóng thứ ba A.Toffler đã chia lịch sử phát triển xã hội ra làm ba làn sóng, hay còn gọi là ba nền văn minh: làn sóng của nền văn minh nông nghiệp, làn sóng của nền văn minh công nghiệp và làn sóng của nền văn minh hậu công nghiệp. Ông xem những cuộc đấu tranh, những biến động trong xã hội là do sự va chạm, sự xung đột giữa các nền văn minh đó, “Từ nước này sang nước khác, sự xung đột giữa các quyền lợi của làn sóng thứ nhất và làn sóng thứ hai nổ ra khắp nơi, dẫn đến khủng hoảng và biến động chính trị, đình công, nổi loạn, đảo chính và chiến tranh”[87, 23]. Từ đó, ông xem cách mạng tháng Mười chỉ là sự chiến thắng của nền văn minh công nghiệp gắn với kỹ thuật hiện đại, đối với nền văn minh nông nghiệp lạc hậu, chứ không phải là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp. Ông viết: “Cuộc cách mạng năm 1917 là bản dịch của Nga về cuộc nội chiến Mỹ. Nó được chiến đấu không phải chủ yếu cho chủ nghĩa cộng sản, mà là cho vấn đề công nghiệp. Khi những người Bônsêvích quét sạch những dấu vết cuối cùng của chế độ nông nô và nền quân chủ phong kiến, họ đẩy nông nghiệp ra phía sau và tăng tốc công nghiệp quy mô lớn”[87, 23]. Tuy nhiên, những đại diện “tả khuynh mới” đã phê phán quan điểm mà họ cho là “chủ nghĩa quân chủ khoa học” này. Vì thế nó đã có sự điều chỉnh. D.Bell giải thích thêm rằng xu hướng chung trong “xã hội hậu công nghiệp” không phải là kỹ trị, mà là thượng lưu trí thức trị. Điều hành xã hội là những người tài trí, có phẩm chất đạo đức tốt và có năng lực tổ chức cao. Họ là hình ảnh của xã hội tương lai. Thực ra những điều thuyết kỹ trị nói không hoàn toàn mới, nó đã được
  • 41. 39 khẳng định từ lâu. Nếu như lần lại lịch sử chúng ta thấy: - Phân tầng quyền lực của Plato dựa trên các cấp độ của linh hồn. - Augustin phân tầng quyền lực dựa theo tinh thần của Kitô giáo giữa “Vương quốc của Chúa” và “Vương quốc trần gian”. - Phân tầng quyền lực của Hegel là tuyệt đối hoá tri thức lý tính. Còn mô hình chung bảng phân tầng quyền lực của thuyết “Thiên đường công nghệ” như sau: Các chỉ số Xã hội tiền công nghiệp Xã hội công nghiệp Xã hội hậu công nghiệp Tài nguyên Đất đai Máy móc Tri thức Thiết chế xã hội chủ yếu Trang trại, đồn điền Các công ty tư nhân Trường Đại học, viện nghiên cứu Nhân vật chiếm ưu thế Chủ đất – nhà binh Nhà kinh doanh Bác học, cán bộ khoa học Phương thức quyền lực Kiểm soát trực tiếp bằng bạo lực Tác động trực tiếp bằng chính trị Cần bằng các lực lượng kỹ thuật – chính trị, quyền lựa chọn Cơ sở giai cấp Sỡ hữu. Sức mạnh quân sự Sở hữu tổ chức chính trị, trình độ chuyên môn kỹ thuật Trình độ chuyên môn kỹ thuật Phương thức lập nghiệp Thừa kế. Chiếm đoạt bằng quân sự Thừa kế. Tạo dựng. Học vấn Tổ chức chính trị, trình độ học vấn kỹ thuật, động viên, trau dồi. (Phân tầng quyền lực của thuyết “Thiên đường công nghệ”).