SlideShare a Scribd company logo
1 of 265
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THẢO
VĂN HỌC VÀ PHẬT HỌC
TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TRƯỚC NĂM 1945
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THẢO
VĂN HỌC VÀ PHẬT HỌC
TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TRƯỚC NĂM 1945
CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ : 62.22.34.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS. LÊ GIANG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014
Phản biện độc lập:
1. GS.TS. Huỳnh Như Phương
2. PGS.TS. Hà Văn Đức
Phản biện:
1. PGS.TS. Đoàn Thị Thu Vân
2. PGS.TS. Nguyễn Công Lý
3. PGS.TS. Trần Hồng Liên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 3 năm 2014
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thảo
KÝ HIỆU VÀ NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
1. TK. : Thế kỷ
2. VH&KHNV : Văn học và Khoa học Nhân văn
3. HT. : Hòa thượng
4. Nxb : Nhà xuất bản
5. TP. : Thành phố
6. tr. : Trang
7. Ví dụ [115, tr.339] : Tài liệu số 115 ở mục tài liệu tham khảo, trang 339
MỤC LỤC
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................8
6. Đóng góp mới của luận án....................................................................................9
7. Cấu trúc luận án..................................................................................................10
Chương 1: PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VÀ BÁO CHÍ PHẬT
GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC 1945.............................................11
1.1. Phong trào Chấn hưng Phật giáo từ cuối thập niên 1920
đến trước 1945............................................................................................11
1.1.1. Tình hình Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX ..........................................11
1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến phong trào Chấn hưng Phật giáo ...........................13
1.1.3. Hoạt động của phong trào Chấn hưng Phật giáo ......................................18
1.1.3.1. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ....................................18
1.1.3.2. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Trung Kỳ .................................23
1.1.3.3. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ.....................................26
1.1.4. Những thành tựu chung của phong trào Chấn hưng Phật giáo..................28
1.1.5. Những nhân vật tiêu biểu trong phong trào Chấn hưng Phật giáo............33
1.2. Tình hình báo chí Phật giáo Việt Nam trước 1945 .......................................40
1.2.1. Báo chí Phật giáo ở Nam Kỳ.....................................................................41
1.2.2. Báo chí Phật giáo ở Trung Kỳ...................................................................47
1.2.3. Báo chí Phật giáo ở Bắc Kỳ.......................................................................50
Tiểu kết.....................................................................................................................54
Chương 2: PHẬT HỌC TRÊN BÁO CHÍ
PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC 1945 ..................................56
2.1. Thế giới quan Phật giáo trên báo chí Phật giáo trước 1945.........................56
2.1.1. Vấn đề Thượng đế sáng tạo muôn vật.......................................................58
2.1.2. Vấn đề linh hồn bất tử ...............................................................................66
2.1.3. Vấn đề cảnh giới cực lạc và địa ngục........................................................74
2.1.4. Vấn đề tồn tại của ngoại giới.....................................................................82
2.2. Tư tưởng đạo đức Phật giáo trên báo chí Phật giáo trước 1945 .................91
2.2.1. Khuyến thiện và Nhân quả - nghiệp báo ...................................................92
2.2.2. Từ bi ..........................................................................................................97
2.2.3. Hiếu đạo...................................................................................................101
2.2.4. Lợi tha......................................................................................................104
2.3. Phật giáo với vấn đề dân tộc và đại chúng...................................................108
2.3.1. Phật giáo với dân tộc ...............................................................................108
2.3.2. Phật giáo với đại chúng ...........................................................................116
Tiểu kết...................................................................................................................123
Chương 3: VĂN HỌC TRÊN BÁO CHÍ
PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC 1945 ...............................125
3.1. Tổng quan về văn học trên báo chí Phật giáo trước 1945..........................125
3.2. Dịch kinh Phật - một loại hình dịch văn học đặc biệt.................................130
3.3. Giá trị nội dung của thơ văn trên báo chí Phật giáo trước 1945...............148
3.3.1. Giáo dục tư tưởng đạo đức Phật giáo ......................................................148
3.3.2. Thể hiện tinh thần dân tộc .......................................................................159
3.3.3. Thể hiện tinh thần nhân đạo ....................................................................169
3.4. Giá trị nghệ thuật của thơ văn trên báo chí Phật giáo trước 1945............175
3.4.1. Giá trị nghệ thuật của thơ ........................................................................175
3.4.1.1. Thể thơ ............................................................................................175
3.4.1.2. Ngôn ngữ thơ...................................................................................177
3.4.2. Giá trị nghệ thuật của văn xuôi................................................................184
3.4.2.1. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật ........................................184
3.4.2.2. Kết cấu tác phẩm.............................................................................192
3.4.2.3. Ngôn ngữ kể chuyện và đối thoại....................................................197
Tiểu kết...................................................................................................................204
KẾT LUẬN............................................................................................................205
DANH MỤC BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC 1945 ..................208
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................209
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ ............................219
PHỤ LỤC 1: Bìa báo chí Phật giáo trước 1945.....................................................220
PHỤ LỤC 2: Một số trang thơ văn trên báo chí Phật giáo trước 1945 .................235
PHỤ LỤC 3: Danh mục thơ trên báo chí Phật giáo trước 1945 ............................245
PHỤ LỤC 4: Danh mục văn xuôi trên báo chí Phật giáo trước 1945 ...................253
DẪN NHẬP
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Có thể nói, báo chí Việt Nam kể từ khi ra đời cho tới cuối thế kỷ XIX là
phương tiện thông tin đại chúng quan trọng nhất trong xã hội Việt Nam. Đến hôm
nay, tuy đã có hàng loạt các phương tiện thông tin đại chúng khác liên tục xuất hiện,
nhưng báo chí vẫn không mất đi địa vị và giá trị quan trọng của nó trong đời sống
xã hội Việt Nam.
Theo sự phát triển của lịch sử dân tộc, bước sang những thập niên đầu của
thời kỳ hiện đại, báo chí Việt Nam đã từng tác động đến dư luận xã hội trên cả hai
lĩnh vực chính trị và văn học. Về chính trị, báo chí dĩ nhiên là sự kết nối, truyền
thông về các mặt thời sự, xã hội, nhiều tờ báo có khuynh hướng yêu nước đã góp
phần đáng kể vào công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Về văn học, báo
chí là nhân tố quan trọng giúp cho văn học Quốc ngữ ra đời, góp phần to lớn trong
việc xây dựng và phát triển nền văn học Việt Nam hiện đại. Thiếu Sơn trong bài
diễn thuyết Báo giới và văn học quốc ngữ năm 1933 tại Hội Nam Kỳ Khuyến học
Sài Gòn, đã nhận thấy mối quan hệ đặc biệt của văn học và báo chí ở Việt Nam:
“Trong những nước văn minh, văn học ra đời trước báo chí, nhưng ở Việt Nam,
chính báo chí đã tạo nên nền văn học hiện đại” [95, tr.115].
Trong tình hình đó, từ những năm đầu TK.XX, những tư tưởng muốn chấn
hưng Phật giáo thỉnh thoảng được đăng trên các báo chí Quốc ngữ, nội dung chủ
yếu là đặt vấn đề chỉnh đốn và phát triển Phật giáo Việt Nam. Từ đó, các Hội
Nghiên cứu Phật học ra đời, cùng với nó là các tạp chí, tờ báo chuyên về Phật học
như: Từ bi âm, Duy tâm Phật học, Viên âm, Đuốc tuệ, Tiếng chuông sớm v.v.. góp
phần quan trọng tạo nên phong trào Chấn hưng Phật giáo đầu TK.XX. Tuy nhiên,
có thể nói, báo chí Phật giáo lúc bấy giờ dù phổ biến còn hạn chế, không gây tiếng
vang lớn như báo chí thế tục, nhưng những vấn đề nó đặt ra rất gần gũi với văn hóa
dân tộc, với tâm linh người Việt, để từ đó có thể nuôi dưỡng một niềm tin sâu xa
cao quý trong lòng người dân Việt Nam.
2
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện đại, những tạp chí,
tờ báo Phật giáo ấy đã ít được quan tâm và đề cập đến. Sẽ đáng tiếc, nếu tình hình
này cứ kéo dài.
Với số lượng hàng chục tờ báo, báo chí Phật giáo trước 1945 thực sự là một
hiện tượng quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc. Có thể qua những tờ báo
này giúp ta hiểu được lịch sử và văn học Phật giáo trong giai đoạn quan trọng: nửa
đầu TK.XX. Chọn đề tài Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam
trước năm 1945 để nghiên cứu, chúng tôi hy vọng có thể tìm về cội nguồn báo chí
Phật giáo, hiểu được văn học và tư tưởng Phật học giai đoạn này, từ đó hy vọng có
thể khơi dậy những giá trị tinh hoa của Phật giáo và dân tộc đã được tạo nên từ xưa.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Từ trước đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về báo chí Việt
Nam trước 1945. Trong đó có không ít công trình đề cập về sự hình thành và phát
triển của báo chí Phật giáo. Điều này đã giúp cho chúng tôi rất nhiều ý tưởng,
đường hướng để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
- Năm 1972, Nguyễn Văn Ẩn (Ban Báo chí học, phân khoa VH&KHNV,
Viện Đại học Vạn Hạnh) hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài Báo chí tôn
giáo tại Việt Nam. Trong chương III [2, tr.23], tác giả nhắc đến quá trình hình thành
và phát triển của báo chí Phật giáo giai đoạn 1920-1945 như Pháp âm, Phật hóa
Tân Thanh niên, Từ bi âm, Bát nhã âm, Tiến hóa, Duy tâm Phật học, Bồ đề, Viên
âm, Tam bảo, Đuốc tuệ, Tiếng chuông sớm. Tác giả cho rằng báo chí Phật giáo
những năm 1920-1945 là phương tiện chính của công cuộc canh tân đất nước và
góp phần quan trọng vào công cuộc chung này. Giai đoạn này, dù đã có những đáng
tiếc xảy ra giữa các báo, như cuộc bút chiến, thậm chí có lúc mạt sát lẫn nhau bằng
những lời quá đáng giữa Từ bi âm và Tiến hóa về các vấn đề quản lý nội bộ của Hội
Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học, nhưng người ta cũng dễ dàng thông cảm vì đó là
những khuyết điểm khó tránh khỏi của báo chí Phật giáo trong giai đoạn đầu. Ngoài
ra, tác giả còn đề cập đến những cuộc trao đổi khá sôi nổi về sự hiện hữu của Tây
phương cực lạc, giữa một bên nhận là có Tây phương cực lạc (Từ bi âm) và một bên
phủ nhận (Tiến hóa); về vấn đề canh tân Phật giáo giữa Tiến hóa và Duy tâm Phật
3
học; về giáo lý nhà Phật giữa Tiến hóa và Viên âm. Tác giả nhận định: các cuộc trao
đổi ấy cho thấy đã đến lúc phải thẳng thắn đặt ra nhiều vấn đề của Phật học âm ỉ lâu
nay. Tuy nhiên, với những vấn đề này, tác giả chỉ nêu vài ý kết luận khái quát mà
không phân tích, dẫn chứng cụ thể.
- Năm 1985, Nguyễn Lang công bố tập 3, cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận ở
Paris. Cho đến nay, công trình gồm cả ba tập đã được Nhà xuất bản Văn học (Hà
Nội) tái bản lần thứ ba (năm 2000). Trong tập 3, khi viết về phong trào Chấn hưng
Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Lang có đề cập đến một số tờ báo và tạp chí Phật giáo,
như: Pháp âm, Phật hóa Tân Thanh niên, Từ bi âm, Viên âm, Đuốc tuệ, Tiếng
chuông sớm, Duy tâm Phật học, Tiến hóa, Pháp âm Phật học, Tam bảo, Bát nhã âm,
Quan âm, Tinh tiến. Về báo chí Phật giáo, tác giả chỉ trình bày tổng quát quá trình
hình thành, tôn chỉ hoạt động và những đóng góp chung của các tạp chí, tờ báo Phật
giáo đối với Phật giáo và dân tộc nửa đầu TK.XX. Ngoài ra, tác giả còn nhắc đến
vài nét những cuộc tranh luận, thảo luận giữa các tạp chí lúc bấy giờ về tư tưởng
Phật học và đường hướng chấn hưng Phật giáo. Nhìn chung, theo tác giả đúc kết, sự
ra đời của báo chí Phật giáo lúc bấy giờ đã làm Phật học trở nên dễ dàng phổ biến
hơn đối với đại chúng. Ai cũng có thể đọc hiểu Phật pháp bằng chữ Quốc ngữ. Cho
nên có thể nói sự thành công của báo chí Phật giáo cũng là sự thành công của chữ
Quốc ngữ [67, tr.771-772]. Có thể nói Việt Nam Phật giáo sử luận (tập III) là công
trình nghiên cứu sâu về báo chí và Phong trào chấn hưng Phật giáo. Tuy nhiên
trong công trình này còn một số tạp chí chưa được đề cập đến (Bồ đề, Phật pháp chỉ
Niết bàn) và nhất là văn học Phật giáo hầu như chưa được quan tâm nghiên cứu.
- Công trình Triết học và tư tưởng của Giáo sư Trần Văn Giàu (Nxb. Thành
phố Hồ Chí Minh, 1988) đã dành một chương quan trọng cho việc nghiên cứu Phật
giáo nửa đầu TK.XX: Phong trào Chấn hưng Phật giáo và các vấn đề tư tưởng triết
học mà phong trào ấy đã nêu lên ở nước ta trong thời kỳ lịch sử giữa hai cuộc chiến
tranh thế giới [44, tr.320]. Trong chương này, tác giả đã khảo sát nhiều tờ báo, tạp
chí Phật giáo nổi tiếng như: Từ bi âm, Viên âm, Duy tâm Phật học, Đuốc tuệ…¸để
tìm hiểu tình hình Phật giáo trước 1945. Trong mục Mấy vấn đề tư tưởng cuộc vận
động Chấn hưng Phật giáo đã đề ra, Trần Văn Giàu đã chỉ ra những điểm tiến bộ
4
đặc biệt của Phật giáo đương thời thông qua cuộc thảo luận sôi nổi trên báo về
Thượng đế, linh hồn, Thiên đường, địa ngục… Có thể nói đây là công trình nghiên
cứu sớm nhất, công phu nhất của một nhà nghiên cứu mác-xít về báo chí Phật giáo
nửa đầu TK.XX. Trần Văn Giàu đã đánh giá cao tư tưởng yêu nước, khoa học của
nhiều tờ báo, tạp chí, sách vở Phật giáo giai đoạn này. Tuy nhiên công trình cũng
chưa dành sự quan tâm tới mảng văn học trên báo chí ấy.
- Báo chí Phật giáo với phong trào Chấn hưng Phật giáo (1930-1945), khóa
luận tốt nghiệp đại học ngành Lịch sử (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1994)
của Thích Thanh Đạt đã giới thiệu khái quát một số tạp chí, tờ báo Phật giáo và
những vấn đề tư tưởng triết học Phật giáo thể hiện qua báo chí Phật giáo thời kỳ
1930-1945. Tuy nhiên, trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp đại học, tác giả chưa
có điều kiện sưu tập tư liệu đầy đủ, cũng như chưa phân tích sâu những đặc điểm và
giá trị nội dung, nghệ thuật của Phật học và văn học thể hiện trên báo chí Phật giáo
lúc bấy giờ.
- Công trình Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945 (Nxb. TP. Hồ Chí Minh,
2000) của Huỳnh Văn Tòng đã nêu rõ sự hình thành, phát triển và những đóng góp
của làng báo chí Việt Nam trên các lĩnh lực văn hóa, giáo dục, chính trị, kinh tế, xã
hội của Việt Nam. Trong phần Những tờ báo chuyên biệt, tác giả có đề cập đến quá
trình ra đời của tạp chí Pháp âm [116, tr.345], Viên âm [116, tr.339] và báo Đuốc
tuệ [116, tr.306], là những tạp chí, tờ báo Phật giáo đầu tiên ở Nam Kỳ, Trung Kỳ
và Bắc Kỳ giai đoạn trước 1945. Ngoài ra, phần phụ lục cuối tập sách với nhan đề
Mục lục báo chí Việt ngữ từ 1865-1945, tác giả đã liệt kê hầu như gần đủ những tạp
chí, tờ báo Phật giáo trước 1945 và ghi cả thông tin về năm xuất bản, đình bản, như:
Từ bi âm (1932-1941), Viên âm (1933-1936), Đuốc tuệ (1935-1939), Tiếng chuông
sớm (1935-1936), Duy tân (tâm) (1935-1943), Bồ đề (1936), Bát nhã âm (1936-
1943), Pháp âm Phật học (1937-1938), Tam bảo (1937-1939), Tiến hóa (1938-
1939), Phật pháp chỉ Niết bàn (1941). Đây là công trình nghiên cứu tổng quát về
báo chí, trong đó có đề cập chi tiết đến những tạp chí, tờ báo Phật giáo đã ra đời
trước 1945. Tuy nhiên, khi khảo sát trực tiếp tư liệu báo chí Phật giáo hiện có,
chúng tôi thấy trong công trình này còn có rất nhiều lầm lẫn về năm đình bản một
5
số tờ báo, tạp chí Phật giáo, như: Từ bi âm (đình bản năm 1945, không phải năm
1941), Viên âm (đình bản năm 1945, không phải năm 1936), Đuốc tuệ (đình bản
năm 1945, không phải năm 1939), Tam bảo (đình bản năm 1938, không phải năm
1939), Tiến hóa (đình bản năm 1941, không phải năm 1939). Ngoài ra, tên chủ
nhiệm một số tạp chí cũng ghi không chính xác: chủ nhiệm tạp chí Tiến hóa là Đỗ
Kiết Triệu, chứ không phải Đỗ Kiết Tuân; tạp chí Duy tâm Phật học, chủ nhiệm là
Nguyễn Văn Ân, chứ không phải là Nguyễn Văn An.
- Công trình Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945 (Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2000) do Đỗ Quang Hưng chủ biên cũng có phần đề cập đến thời điểm ra
đời của báo chí Phật giáo trước 1945. Theo các tác giả (Đỗ Quang Hưng, Dương
Trung Quốc, Nguyễn Thành), báo chí Phật giáo Việt Nam ra đời từ phong trào
Chấn hưng Phật giáo. Phần phụ lục cuối sách, các tác giả đã thống kê, giới thiệu
ngắn gọn về quá trình xuất hiện và hoạt động của một số tạp chí, tờ báo Phật giáo
Việt Nam đương thời như: Viên âm, Đuốc tuệ, Quan âm, Tinh tiến v.v..
- Công trình Báo chí ở Thành phố Hồ Chí Minh (100 câu hỏi đáp về Gia
Định - Sài Gòn TP. Hồ Chí Minh, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, năm 2007, Trương Ngọc
Tường, Nguyễn Ngọc Phan biên soạn) cho biết tạp chí Quốc ngữ Phật giáo đầu tiên
được xuất bản ở Sài Gòn là Pháp âm và trình bày khá đầy đủ về diện mạo, nội dung
của tạp chí này [121, tr.112]. Ngoài ra, công trình còn cho thấy vai trò của nhà báo
Xích Liên (sư Thiện Chiếu) đối với sự nghiệp chấn hưng và sự nghiệp báo chí Phật
giáo [121, tr.115]. Có thể nói, dù công trình này không nhấn mạnh nhiều đến báo
chí Phật giáo, nhưng các tác giả cũng đã góp phần khẳng định thêm cho chúng ta
thấy sự hiện hữu đầu tiên của báo chí Phật giáo Việt Nam giai đoạn trước 1945 và
những đóng góp của nhà báo Xích Liên đối với Phật giáo và dân tộc.
- Công trình Lược khảo Báo chí Phật giáo Việt Nam (1929-2008) của
Nguyễn Đại Đồng (Nxb. Tôn giáo, 2008) đã cho thấy rõ nét tình hình báo chí Phật
giáo Việt Nam từ khi ra đời năm 1929 (theo tác giả) cho đến năm 2008. Phần thứ
nhất, tác giả trình bày Báo chí Phật giáo từ khi ra đời đến Toàn quốc kháng chiến
(1929-1946) [34, tr.7]. Trong mục này, tác giả đã trình bày khá đầy đủ hoàn cảnh ra
đời, nhân sự lãnh đạo, các hoạt động và nội dung khái quát của báo chí Phật giáo
6
trước 1945. Tuy nhiên, chúng tôi thấy công trình vẫn còn thiếu tạp chí Phật pháp
chỉ Niết bàn. Nói chung, công trình đã cho chúng tôi cái nhìn tổng thể, hệ thống,
toàn diện về báo chí Phật giáo Việt Nam và tầm ảnh hưởng của báo chí Phật giáo
trong đời sống xã hội.
- Công trình Phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam (Tư liệu báo chí Việt
Nam từ 1927-1938) của Nguyễn Đại Đồng và Nguyễn Thị Minh (Nxb. Tôn giáo,
2008) đã trình bày rõ ràng các hoạt động cụ thể của báo chí Phật giáo trong giai
đoạn đầu TK.XX, trong đó có nhấn mạnh vai trò của báo chí đối với phong trào
Chấn hưng Phật giáo nói riêng, đối với sự duy trì và bảo vệ nền độc lập dân tộc nói
chung. Công trình đã đem đến cho chúng tôi nhiều thông tin hữu ích về báo chí Phật
giáo lúc bấy giờ.
- Bên cạnh đó, Nguyễn Đại Đồng còn có các bài: “Tạp chí Viên âm”, “Tạp
chí Đuốc tuệ” trên tạp chí Nghiên cứu Phật học (2009) và “Tạp chí Duy tâm Phật
học” trên nguyệt san Giác ngộ (2011). Cả ba bài viết đều trình bày tổng quát về
diện mạo, nội dung của các tạp chí Phật giáo này.
- Những công trình: Việt Nam: Những sự kiện lịch sử (1919-1945) của
Dương Trung Quốc (2005), Báo chí Phật giáo tại Việt Nam: Thực trạng và vấn đề
(Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường ĐH KHXH & NV, ĐHQG Hà Nội) của Lê Thị
Hồng Hạnh (2010),… đã giới thiệu khái quát về nội dung và sự ảnh hưởng của báo
chí Phật giáo trong đời sống xã hội. Luận văn Thạc sĩ trên còn cho thấy điểm nổi
bật của báo chí Phật giáo hiện nay là làm rõ các vấn đề tín ngưỡng xã hội, tạo điều
kiện cho những người đang trăn trở với đức tin có cách nhìn đúng đắn, khách quan
hơn về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Bộ phận báo chí này cũng phát
huy ý thức, truyền thống dân tộc, góp phần xây dựng nền kinh tế quốc gia vững
mạnh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và sự đoàn kết giữa các tôn giáo.
- Bên cạnh đó, những bài viết trên báo mạng như “Báo chí Phật giáo: Vấn đề
hội nhập và phát triển” của Thích Thiện Bảo (2000) đăng trên website
daophatngaynay.com và giacngo.vn đã đề cập đến vai trò của báo chí Phật giáo
trong công cuộc chấn hưng cho đến hiện nay. Khi nói về vai trò của báo chí Phật
giáo trước 1945, tác giả chỉ nhấn mạnh đến tạp chí Pháp âm, Từ bi âm, Duy tâm
7
Phật học, Viên âm và báo Đuốc tuệ. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập vài nét đến cuộc
tranh luận giữa các tạp chí về vấn đề Thượng đế sáng tạo, vấn đề linh hồn bất tử…
Qua bài viết, tác giả nhận định rằng báo chí Phật giáo trước 1945 đã làm sáng tỏ
trắng đen, phản bác những luận điểm sai lầm của một số người chưa hiểu rõ về đạo
Phật.
Trần Kiêm Đạt (2008) với bài viết “Sơ lược lịch sử báo chí Phật giáo Việt
Nam” đăng trên website phattuvietnam.net, cũng đã trình bày khái lược diện mạo
một số tạp chí, tờ báo Phật giáo trước 1945. Trong đó, tác giả khẳng định báo chí
Phật giáo Việt Nam thực sự khai sinh và phát triển từ khi có phong trào Chấn hưng
Phật giáo vào thập niên 1930. Nội dung bài viết phản ảnh thực tế Phật giáo trong
từng giai đoạn, đồng thời cũng đề cập đến những cuộc tranh luận giữa các tạp chí,
mà tiêu biểu là Duy tâm Phật học và Tiến hóa.
Bài viết “Báo xuân Phật giáo xưa” của Nguyễn Ngọc Phan (2012) đăng trên
website khoavanhoc-ngonngu.edu.vn đã trình bày những giai phẩm xuân mà báo chí
Phật giáo giai đoạn đầu TK.XX từng thể hiện, như Duy tâm Phật học, Đuốc tuệ, Từ
bi âm, Bát nhã âm v.v.. Tác giả cho rằng báo chí Phật giáo trong sự nghiệp xiển
dương Phật pháp và chấn hưng Phật giáo luôn gắn liền với nhân sinh thời cuộc, bộc
lộ những ưu tư trăn trở trước hoàn cảnh mất nước và sự cùng khổ của đồng bào.
Những bài viết qua báo mạng trên ít nhiều cũng đã chỉ ra được vai trò và giá
trị của báo chí Phật giáo đối với phong trào Chấn hưng Phật giáo và đối với dân tộc,
đồng thời cũng đề cập đến một vài vấn đề mà báo chí đương thời tranh luận sôi nổi.
Tuy nhiên, các bài viết chỉ dừng lại ở điểm khái quát sơ lược mà chưa đi sâu phân
tích về những tác động tư tưởng nhiều mặt của báo chí.
Nhìn chung, trên thực tế dù đã từng có một số nhà nghiên cứu viết về lịch sử
báo chí Việt Nam, trong đó có đề cập đến báo chí Phật giáo, thậm chí có những nhà
nghiên cứu đề cập chuyên biệt về báo chí Phật giáo Việt Nam, nhưng các công trình,
bài viết ấy mới chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh riêng biệt, chưa bao quát hết các
tạp chí, tờ báo Phật giáo. Chưa có công trình nào đề cập cụ thể và toàn diện về diện
mạo, giá trị và đặc điểm của báo chí Phật giáo giai đoạn trước 1945 trên các lĩnh
vực Phật học, văn học, văn hóa tư tưởng, chính trị, kinh tế, xã hội v.v..
8
ủa những người đi trước, trong luận án
này, chúng tôi hy vọng có thể nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm, giá trị của Phật học
và văn học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước 1945.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với đề tài Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm
1945, chúng tôi muốn giới thiệu một cách hệ thống về báo chí Phật giáo trước 1945.
Trên cơ sở đó luận án sẽ trình bày, luận giải những vấn đề Phật học và văn học trên
bộ phận báo chí ấy. Về Phật học, luận án sẽ trình bày các phương diện: thế giới
quan Phật giáo, tư tưởng đạo đức, quan hệ Phật giáo với dân tộc và đại chúng… Về
văn học, luận án trình bày những giá trị đặc điểm nội dung, nghệ thuật của văn học
Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn này qua các thể loại thơ, văn xuôi, dịch văn học.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng chủ yếu chúng tôi chọn khảo sát là báo chí Phật giáo Việt Nam
trước 1945. Chúng tôi cố gắng khảo sát tất cả những tư liệu có thể tìm được. Hiện
nay còn 13 tạp chí và 2 tờ báo là: Tạp chí: Pháp âm (1929), Phật hóa Tân Thanh
niên (1929), Từ bi âm (1932-1945), Viên âm (1933-1945), Tiếng chuông sớm
(1935-1936), Duy tâm Phật học (1935-1943), Bồ đề (1936), Bác (Bát) nhã âm
(1936-1943), Pháp âm Phật học (1937-1938), Tam bảo (1937-1938) (Theo như
hình ảnh thì bản tiếng Hoa chỉ đề Tam bảo, nhưng bản tiếng Việt đề là Tam bảo chí,
Nguyễn Đại Đồng cũng viết là Tam bảo chí), Tiến hóa (1938-1941), Quan âm
(1938-1943), Phật pháp chỉ Niết bàn (1941) và báo: Đuốc tuệ (1935-1945), Tinh
tiến (1945).
Các tờ báo, tạp chí này hiện nay đang lưu trữ chủ yếu ở Thư viện Quốc gia
(Hà Nội), bên cạnh đó là ở một số chùa và tủ sách tư nhân.
Từ những tờ báo, tạp chí Phật giáo này, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu đặc
điểm, giá trị của tư tưởng Phật học và văn học.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành sưu tầm những tác phẩm, bài viết, tờ
báo, tạp chí và những công trình từ trước đến nay có liên quan đến mảng báo chí
9
Phật giáo Việt Nam trước 1945. Đồng thời, chúng tôi cũng sưu tầm tất cả những tạp
chí, tờ báo Phật giáo trước 1945. Đây là những tài liệu làm nền tảng cho việc nghiên
cứu một cách trung thực và chính xác.
Trong luận án này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu
sau:
5.1. Phƣơng pháp thống kê - phân loại
Dùng các phương pháp bổ trợ này nhằm mục đích thống kê, phân loại những
tài liệu có liên quan đến luận án đã sưu tầm được, từ đó góp phần tìm hiểu, thẩm
định giá trị đích thực của báo chí Phật giáo trước 1945.
5.2. Phƣơng pháp phân tích - so sánh - tổng hợp
Để đáp ứng nhu cầu của đề tài, luận án sử dụng xuyên suốt các phương pháp
chủ đạo: phân tích - so sánh - tổng hợp nhằm tìm ra những đặc điểm về nội dung tư
tưởng của các vấn đề Phật học, những giá trị nghệ thuật đặc sắc trong giáo lý nhà
Phật cùng những đặc điểm nội dung và giá trị nghệ thuật của thơ ca, văn xuôi đã thể
hiện trên báo chí Phật giáo trước 1945. Qua đó chứng minh sự đóng góp đích thực
của báo chí Phật giáo đương thời đối với Phật giáo và dân tộc. Trên cơ sở này, luận
án còn xác định sự ra đời và phát triển của báo chí Phật giáo trước 1945 đã phát huy
được gì cho nền văn hóa, văn học của dân tộc trong chặng đầu hiện đại hóa.
5.3. Phƣơng pháp lịch sử xã hội
Vận dụng thêm phương pháp này để xác định những tiền đề hình thành và
phát triển của báo chí Phật giáo trước 1945. Nghiên cứu báo chí Phật giáo trong mối
liên hệ chặt chẽ với lịch sử - xã hội đương thời.
6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Hoàn thành luận án Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước
năm 1945, chúng tôi mong muốn có những đóng góp sau:
- Giới thiệu một cách có hệ thống tình hình báo chí Phật giáo trước 1945. Xác
định lại năm ra đời, năm kết thúc, mục đích tôn chỉ, ban biên tập của từng tờ báo, tạp
chí Phật giáo.
10
- Trình bày một cách có hệ thống, tường minh về các vấn đề chủ yếu của Phật
học và văn học trên báo chí Phật giáo trước 1945.
Luận án có thể góp phần vào việc tìm lại giá trị của báo chí Phật giáo trước
1945, những đóng góp của báo chí Phật giáo đối với đời sống tinh thần của dân tộc.
7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Ngoài phần Dẫn nhập, luận án gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Phong trào Chấn hƣng Phật giáo và báo chí Phật giáo Việt
Nam trƣớc 1945: Trình bày khái quát về phong trào Chấn hưng Phật giáo và tình
hình báo chí Phật giáo Việt Nam trước 1945 (từ trang 11 đến trang 55).
Chƣơng 2: Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trƣớc 1945: Trình
bày thế giới quan Phật giáo, tư tưởng đạo đức Phật giáo, vấn đề Phật giáo đối với
dân tộc và đại chúng, nhằm rút ra những giá trị cơ bản của Phật giáo giai đoạn này
(từ trang 56 đến trang 124).
Chƣơng 3: Văn học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trƣớc 1945: Trình
bày khái quát về mảng văn học trên báo chí Phật giáo, phân tích giá trị nội dung,
nghệ thuật của thơ và văn xuôi trên những tờ báo ấy (từ trang 125 đến trang 204).
Đề tài luận án là “Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam
trước năm 1945”. Luận án phải đặt từ “Văn học” trước là để cho phù hợp với mã
ngành Văn học Việt Nam, nhưng trong khi triển khai thì Phật học (chương 2) được
trình bày trước Văn học (chương 3). Làm như vậy vì trên báo chí Phật giáo, tư
tưởng Phật học là vấn đề trung tâm, quan trọng nhất, phải nghiên cứu Phật học
(chương 2) trước rồi mới đến Văn học (chương 3). Văn học vẫn là vấn đề đi sau tư
tưởng và chủ yếu là phương tiện truyền bá tư tưởng Phật học.
Cuối luận án là phần Kết luận (từ trang 205 đến trang 207), Danh mục báo chí
Phật giáo (trang 208), Thư mục tài liệu tham khảo (từ trang 209 đến trang 218) và
Danh mục các công trình của tác giả đã công bố (trang 219). Người viết có chuẩn bị
thêm phần Phụ lục (từ trang 220 đến trang 258), giới thiệu một số hình ảnh báo chí,
tổng danh mục thơ và văn trên báo chí Phật giáo trước 1945.
11
Chƣơng 1
PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO
VÀ BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƢỚC 1945
1.1. PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO TỪ CUỐI THẬP NIÊN 1920
ĐẾN 1945
1.1.1. Tình hình Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX
Đầu TK.XX, sau khi bình định được Việt Nam, Pháp thực hiện chính sách
nâng đỡ, tạo điều kiện cho đạo Công giáo phát triển. Chính quyền Pháp vì muốn
loại trừ ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo, nên đã quyết tâm loại bỏ chữ Hán mà
thay bằng chữ Pháp [84, tr.474].
Lúc bấy giờ, kinh sách Phật toàn là chữ Hán, do vậy dân chúng học tiếng
Pháp hoặc ít học không đọc được kinh điển. Từ đó, tín đồ không thấu hiểu giáo lý
của Phật và đây là tiền đề khiến người dân cách xa dần đạo Phật, khiến đạo Phật
ngày càng suy vi. Đạo Phật đã suy đến mức toàn quốc không có một ngôi trường
Phật học nào cho người dân đến tham học [51, tr.20].
Thực dân Pháp đã cố tình loại trừ dần văn hóa dân tộc và thay vào đó là văn
hóa của phương Tây. Các khái niệm yêu nước, trung quân, đạo đức tôn giáo, phong
tục tập quán, tín ngưỡng… đều bị phê phán là lạc hậu, lỗi thời. Đạo Phật hầu như bị
gạt ra ngoài lề của đời sống xã hội đương thời. Dẫu biết rằng cả nước Việt Nam lúc
bấy giờ, mỗi làng đều có chùa thờ Phật, thậm chí có làng có đến ba ngôi chùa. Thế
nhưng, những ngôi chùa đó chỉ là nơi dành riêng cho phái nữ, những bà cụ… mỗi
tháng vào những ngày Rằm, mồng Một đến chùa lễ Phật. Đạo Phật thời kỳ đã trở
thành một tôn giáo tiêu cực, chán đời, mê tín dị đoan. Người dân tôn kính Đức Phật
như một bậc Thượng đế toàn năng có quyền ban phước giáng họa.
Cụ thể là chính quyền thực dân thực hiện chính sách kỳ thị, đàn áp Phật giáo
như: kiểm tra đời sống sinh hoạt của tăng chúng trong chùa, những chùa nào muốn
xây dựng, sửa chữa thì phải xin giấy phép và được chính quyền cấp giấy phép mới
được xây cất. Chúng dùng chính sách hủ hóa dân tộc ta bằng cách cho phép tự do
12
hoạt động mê tín dị đoan, nhưng hạn chế con đường giáo dục văn hóa truyền thống
của dân tộc. Mục đích của chúng là làm cho dân ta ngu dốt để dễ bề sai khiến,
không muốn cho dân tộc ta trở nên lớn mạnh và đạo Phật từ đó cũng bị đồng hóa
với những tà thuyết ngoại đạo. Ngoài ra, một số ngôi chùa lớn đã bị chính quyền
Pháp phá hủy dần [84, tr.475].
Việt Liên với bài Phật giáo không phải là đạo hữu thần đã ghi rất rõ về sự
kiện này:
Nhưng xét cho kỹ, phần đông người mình chưa hiểu cái yếu nghĩa của Phật
giáo, cho là một đạo hữu thần, cũng cầu xin, cũng chuộc tội, chẳng khác chi
những kẻ ỷ lại thần quyền. Hoặc cho là một đạo hoang đường mê tín, chứa
những việc huyễn hoặc dị đoan, không hiểu Phật giáo có một cái triết lý rất
thâm thiết. Trải qua bao nhiêu thế kỷ đã bị chôn sâu trong cái não mê tín
của bọn ngu dân và bị khuất sau tấm lòng lợi dụng của một hạng tín đồ vô
học... Nếu chẳng chấn hưng Phật giáo, chỉnh đốn Phật giáo lại, thì Phật giáo
cũng như các tôn giáo khác, sẽ theo một công lệ đào thải mà tiêu diệt trước
khi thế giới đại đồng [E, số 2, tr. 6-8].
Thời gian bị kìm hãm kéo dài cho đến năm 1920, giới tăng sĩ và trí thức
trong nước mới có cơ hội đứng ra hô hào, phát khởi phong trào Chấn hưng đạo Phật
Việt Nam. Từ đó, báo chí Phật giáo mới có cơ hội ra đời và được phổ biến rộng rãi
khắp nơi, đồng thời các kinh sách Phật giáo, nhờ phương tiện in ấn tiên tiến nên
cũng được xuất bản và lưu hành nhiều hơn.
Nhờ sự khởi sắc từ những thập niên đầu TK.XX mà sau này, việc đào tạo
tăng ni tại Việt Nam dần dần trở nên có quy củ. Hệ thống giáo dục được hình thành
và đi theo thứ bậc từ hệ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đến đại học.
Quả thật, giai đoạn những năm đầu thế kỷ XX, dù đất nước bị chia làm ba kỳ,
dưới ba hình thức cai trị khác nhau, nhưng sự thống nhất về dân tộc, văn hóa và tôn
giáo lúc bấy giờ vẫn được duy trì và gìn giữ. Sự hiện diện của đạo Phật xuyên suốt
từ Bắc chí Nam đã là một yếu tố góp phần to lớn, nhằm đối kháng với việc chia cắt
đất nước để cai trị theo chủ trương của người Pháp. Hơn nữa, dù chịu ảnh hưởng
13
mạnh của quá trình Âu hóa, nhưng Phật giáo Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ qua
phong trào Chấn hưng Phật giáo.
Ðạo Phật trong giai đoạn kháng Pháp nửa đầu thế kỷ XX đã gắn kết với quần
chúng, đã hòa chung với lòng yêu nước của muôn dân, thể hiện bằng mục đích Tu
là tìm hạnh phúc cho tha nhân và góp phần thực thi sứ mệnh đem lại hòa bình cho
quê hương đất nước. Lúc này có nhiều vị tăng sĩ đã cởi áo cà sa để khoác chiến bào,
hòa mình cùng dân tộc đấu tranh chống Pháp, đã có nhiều vị hy sinh anh dũng trong
cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc.
1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến phong trào Chấn hƣng Phật giáo
Đầu TK.XX, sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), nền kinh tế
tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng. Giai đoạn 1920-1930, khủng hoảng kinh tế bắt
đầu và kéo dài, các đế quốc tăng cường chính sách bóc lột ở các nước thuộc địa.
Đông Dương trở thành nạn nhân trong chính sách khai thác tàn nhẫn của Pháp. Việt
Nam cũng lâm vào tình trạng khốn khổ, “một cổ hai tròng” - vừa phát xít Nhật và
vừa thực dân Pháp đè nặng lên đôi vai người dân thuộc địa, dẫn đến mâu thuẫn và
phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến mọi
lĩnh vực trong đời sống từ kinh tế, chính trị, văn hóa và cả tín ngưỡng tâm linh.
Nhờ tiếp thu những trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản qua các tân thư, tân văn
của Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi cùng cuộc vận động cách mạng ở Trung
Quốc; các thuyết về nhân đạo, nhân quyền của những nhà khai sáng Pháp thế kỷ
XVIII như J. Rousseau, S. Montesquieu, F. Voltaire mà các trí thức yêu nước Việt
Nam đã có sự thay đổi sâu sắc về tư tưởng. Bên cạnh đó, tấm gương Nhật Bản nhờ
Duy Tân mấy chục năm mà đánh bại đế quốc Nga đã làm tăng thêm niềm tin của
các nhà trí thức yêu nước Việt Nam. Phong trào Duy Tân ở Việt Nam phát sinh từ
những nguyên nhân trên. Mục đích của phong trào là xây dựng một đất nước Việt
Nam độc lập, thống nhất, giàu mạnh. Hình thức hoạt động của phong trào Duy Tân
ở Việt Nam diễn ra vừa công khai, vừa bí mật nhưng khá toàn diện, phổ biến rộng
khắp 3 miền của đất nước.
14
Chính những biến động lịch sử đó đã tác động mạnh mẽ vào phong trào
Chấn hưng Phật giáo thời kỳ này. Nhiều nhà nho chí sĩ đã đánh giá cao vai trò của
Phật giáo đối với sự phát triển của xã hội, sự tự cường của dân tộc. Trong bối cảnh
đó, báo chí Quốc ngữ có khuynh hướng duy tân ra đời như: Nông cổ mín đàm
(1901), Lục tỉnh tân văn (1907), Đăng cổ tùng báo (1907), Đông Dương tạp chí
(1913), Nam phong tạp chí (1917), An Nam tạp chí (1926), Phụ nữ tân văn
(1929)… Những tờ báo này đã góp phần “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”
như khẩu hiệu của phong trào Duy Tân đầu TK.XX. Chính những tờ báo này cũng
góp phần thúc đẩy cho phong trào Chấn hưng Phật giáo diễn ra nhanh chóng và
phát triển mạnh trong đời sống xã hội.
Các nhà cách mạng tiêu biểu của phong trào Duy Tân, trong đó có Phan Chu
Trinh đã từng nhận định rằng Phật giáo hưng thịnh thì đất nước cũng sẽ hưng thịnh.
Có thể nói Phan Chu Trinh là người đặt niềm tin rất lớn vào sự đóng góp của một
nền Phật giáo phục hưng đối với nền hòa bình dân tộc, cho nên ông thường hô hào
việc chấn hưng đạo Phật để hỗ trợ cách mạng. Trong một buổi diễn thuyết, ông đã
từng nói:
Nước Đại Nam chúng ta ngày nay sở dĩ yếu hèn là vì thiếu tinh thần tôn
giáo, chúng ta không biết cương cường xả thân vì nghĩa, chỉ bo bo giữ cái
lối riêng của mình. Nay bà con thử xét, đời Trần sao dân tộc ta hùng dũng
như vậy: quân Nguyên thắng cả Á cả Âu, nuốt trọn Trung Hoa mà qua đến
nước ta thì bại tẩu; nào bị cướp sáo ở Chương Dương Độ, nào bị bắt trói ở
Bạch Đằng, như vậy chẳng phải là nhờ đạo Phật ở ta thời đó rất thịnh ư?
Nhờ cái tinh thần tôn giáo của ta ư? [67, tr.750].
Giai đoạn giữa năm 1935, có nhiều bài viết trên báo Tràng an lấy tên là H.T
luận bàn về Phong trào Phật giáo chấn hưng. Tác giả đã cho rằng có ba nguyên
nhân của sự phục hưng Phật giáo, đó là do lòng tự ái của dân tộc, niềm khát ngưỡng
một lý tưởng để theo và do nạn kinh tế khủng hoảng.
Thế nhưng lại còn có ý kiến cho rằng phong trào Chấn hưng Phật giáo ra đời
là do ý đồ mỵ dân của thực dân Pháp: chúng muốn đẩy dân ta đắm chìm trong tín
ngưỡng mê tín của tôn giáo, để họ quên đi sự chống đối ngoại bang. Theo Nguyễn
15
Lang, sự nghi ngờ đó được xuất phát từ hai sự kiện: thứ nhất là do việc Nhà nước
bảo hộ đã dễ dàng ký giấy cho phép thành lập các Hội Phật giáo; thứ hai là do có
một vài người được xem như là “người của chính quyền” đã hoạt động trong các
Hội Phật giáo, như Trần Nguyên Chấn trong Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học,
Nguyễn Năng Quốc và Lê Dư trong Hội Phật giáo Bắc Kỳ [67, tr.762]. Nhưng các
sĩ phu yêu nước ngay từ đầu đã không nghĩ như thế, các học giả có uy tín như
Nguyễn Lang [67], Trần Văn Giàu [44] đều thẳng thắn bác bỏ quan điểm sai trái ấy.
Huỳnh Thúc Kháng trên báo Viên âm, Phan Khôi trên báo Tràng an đã gạt
bỏ ra ngoài những quan điểm sai lầm về Phật giáo và phong trào Chấn hưng Phật
giáo. Các vị đã đưa ra ý kiến tán đồng với quan điểm của Phan Chu Trinh khi cho
rằng, chấn hưng Phật giáo là một việc làm có ích cho quốc dân như đã dẫn ở trên.
Đặc biệt, Huỳnh Thúc Kháng vừa phát biểu ý kiến tán đồng vấn đề chấn
hưng Phật giáo trên tạp chí Viên âm, vừa khuyên Viên âm nên cố gắng:
Viên âm hãy gắng lên. Người ta nói khoa học với tôn giáo không cùng đi
với nhau, là nói ở xứ văn minh nào kia, chứ ở xứ khai thông chậm trễ dân
trí mơ mù như xứ ta, tôn giáo còn là phương thuốc chữa bệnh chung cho
người mình có hiệu nghiệm. Huống là cái thuyết từ bi cứu khổ, độ tha, giác
tha và nhân quả luân hồi của Phật giáo thông cả các giai cấp trong xã hội,
mà ai thực hành theo có bổ ích cho chúng sanh không phải là ít, chưa nói
đến “Niết bàn” là chỗ thượng thừa cao xa kia [D, số 3].
Những quan điểm trên cho chúng ta hiểu được, phong trào Chấn hưng Phật
giáo tại Việt Nam đã nhận được sự đồng tình của nhiều chí sĩ yêu nước đầu TK.XX.
Nhìn rộng ra châu Á, phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam diễn ra
trong bối cảnh chung của phong trào Chấn hưng Phật giáo ở các nước châu Á: Tích
Lan, Ấn Độ, Trung Quốc… nhằm khôi phục lại các giá trị của Phật giáo, phát triển
Phật học.
Bắt đầu từ cư sĩ David Hewavitarane, người Tích Lan, sau này xuất gia thành
đại đức Dharmapala. Để chấn hưng Phật giáo, Dharmapala đã thành lập Hội Đại Bồ
đề Ấn Độ và xuất bản tạp chí Bồ đề, thành lập các trung tâm Phật học và tu viện
16
Phật giáo. Dharmapala thường hun đúc tinh thần chấn hưng Phật giáo của tín đồ
Phật giáo Ấn Độ bằng những lời kêu gọi trong mỗi thời thuyết pháp ở Ấn Độ: “Phật
giáo ở Ấn Độ đã bị truy phóng một thời gian dài 800 năm. Ngày nay, họ đã và đang
quay trở về Tổ quốc. Tất cả chúng ta hãy thức tỉnh siêu vượt chế độ, giai cấp và tín
điều, với mục đích duy nhất của Hội Đại Bồ đề là đem giáo lý của Đấng Phật đà
tặng mọi người dân Ấn Độ” [64, tr. 201].
Năm 1908, đại đức Dharmapala đã viết thư liên lạc với cư sĩ Dương Nhân
Sơn ở Trung Quốc để mời cộng tác và từ đó phong trào lan rộng nhanh chóng.
Tại Trung Quốc, cư sĩ Dương Nhân Sơn đã đứng lên thiết lập Kỳ Hoàn Tịnh
xá, triệu tập những học giả nghiên cứu Phật học bằng Hán văn, Anh văn và Pali.
Tiếp đó, năm 1912, HT. Thái Hư lập Phật học viện Vũ Xương, ra tạp chí Giác xã
năm 1918, sau đổi thành Hải triều âm, làm tiền đề cho nhiều Phật học viện ra đời.
Các hiệp hội Tăng Giáo dục, Phật giáo Hợp Tiến, Phật giáo Tổng hội, Phật giáo
Liên hiệp, Phật giáo Cư sĩ lâm... liên tiếp ra đời khắp mọi nơi.
Những hoạt động tích cực để chấn hưng Phật giáo của các nhân vật Phật giáo
xuất chúng từ Tích Lan, Ấn Độ, Trung Quốc đã tác động đến các nước ở châu Á
khác như: Miến Điện, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam v.v.. Phong trào
đổi mới Phật sự từ các nước này cũng được diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả. Có
thể nói, phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp và
mạnh mẽ từ phong trào Chấn hưng Phật giáo Trung Quốc, đặc biệt là những tư
tưởng cải cách Phật giáo của HT. Thái Hư.
Mặt khác, ở Việt Nam đầu TK.XX, do nhiều nguyên nhân về kinh tế, văn
hóa, xã hội và tư tưởng đã xuất hiện nhiều phong trào tôn giới mới. Những phong
trào tôn giáo này bắt nguồn từ Phật giáo, từ tín ngưỡng dân gian, hoặc từ “Tam
giáo” (Phật - Lão - Nho) rồi cải biên, trong đó có đạo Cao Đài do các ông Ngô
Minh Chiêu (1878-1930), Lê Văn Trung (1875-1934), Phạm Công Tắc (1893-
1959),… thành lập năm 1926; Phật giáo Hòa Hảo do ông Huỳnh Phú Sổ (1920-
1946) thành lập năm 1939,… Sự phát triển của các tôn giáo đương thời đã tạo ra
sức cạnh tranh mạnh mẽ đối với Phật giáo. Đây cũng là nhân tố tác động đến sự ra
đời của phong trào Chấn hưng Phật giáo.
17
Ngoài những nguyên nhân từ quốc tế, nguyên nhân chính trị - xã hội và tôn
giáo trong nước, sự ra đời của phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam còn do
những nguyên nhân nội tại trong giới Phật giáo. Trước đó và ngay cả giai đoạn này,
có lúc có nơi, sự suy giảm uy tín của Phật giáo đối với dân chúng khá rõ.
Nguyên nhân chủ yếu là do một bộ phận của giới tăng sĩ đã đi sai lạc con
đường chính pháp, không chuyên tâm tu hành mà chỉ chuyên lo “ứng phó” đạo
tràng để thu tài vật, lợi dụng tín ngưỡng dân gian để cầu danh cầu lợi cho bản thân.
Cư sĩ Khánh Vân đã trực tiếp lên án tình hình này trên tạp chí Duy tâm Phật học số
18 năm 1926: “Có kẻ mượn Phật làm danh, cũng ngày đêm hai buổi công phu, thọ
trì, nhập sóc vọng, cũng sám hối như ai, nhưng lại luyện bùa học ngải, luyện roi
thần, khi lên ông, lúc gặp bà, gọi là cứu nhân độ thế, nhưng thực ra lợi dụng lòng
mê muội của thiện nam, tín nữ, rộng túi tham vơ vét cho sạch sành sanh”.
Cư sĩ Thanh Quang cũng nói về tình trạng này trên báo Đuốc tuệ bằng những
lời lẽ phê phán gay gắt: “Đau đớn thay xứ ta, những hạng xuất gia vào chùa phần
nhiều chỉ học đặng vài bộ kinh, lo luyện hơi cho hay, tập nhịp tán cho già, nay lãnh
đám này, mai lãnh đám kia; cũng tràng hạt, cũng cà sa, thử lật mặt trái của họ ra mà
xem thì có khác nào người trần tục” [F, số 178-179, tr.3-5].
Rõ ràng, vấn đề “tha hóa đạo đức” của một bộ phận trong giới tu sĩ đã làm
ảnh hưởng đến sự suy đồi của Phật giáo. Điều đó đã khiến cho nhiều nhà lãnh đạo
Phật giáo, người có tâm huyết với Phật giáo trăn trở, lo lắng. Sư Thiện Chiếu, nhà
trí thức trẻ đầy nhiệt huyết không thể ngồi yên, đã mạnh dạng chỉ trích trên tờ Đông
Pháp thời báo số 532, ra ngày 14.1.1927: “Xét lại tăng giới hiện thời ở nước ta mà
nhất là ở Nam Kỳ, phần nhiều không chuyên tâm về đường học vấn, kẻ hảo tâm
thời lo độc thiện, có khi lạc vào cái chủ nghĩa yếm thế nên không biết nghĩa vụ và
trách nhiệm của mình; mình đã chẳng biết thời làm sao truyền bá ra cho người khác
biết được?”.
Nhìn chung, trước bối cảnh trong và ngoài nước như thế, nhiều tăng sĩ cùng
nhân sĩ trí thức yêu nước có nhiệt tâm, có tín tâm với đạo Phật đã tìm mọi cách chấn
hưng Phật giáo để khôi phục lại truyền thống tín ngưỡng, đạo lý và phong tục tập
quán của dân tộc, đồng thời qua đó đoàn kết tập hợp lực lượng để chống Pháp,
18
giành độc lập cho dân tộc. Công cuộc này đã làm thay đổi rất nhiều về nội dung và
hình thức hoạt động của Phật giáo Việt Nam.
1.1.3. Hoạt động của phong trào Chấn hƣng Phật giáo
Có thể nói, phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam được khởi đầu từ các
đô thị Nam Kỳ với những đóng góp quan trọng của HT. Khánh Hòa và sư Thiện
Chiếu, để sau đó lan ra Trung và Bắc Kỳ.
1.1.3.1. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ
Từ năm 1920, mặc dù trong cả nước, tình hình Phật giáo không có gì sáng
sủa nhưng tại Nam Kỳ, rải rác ở các nơi, nhiều vị có tâm huyết vẫn duy trì các đạo
tràng tu học Phật pháp và thuyết giảng tại các chùa lớn, như: HT. Thích Từ Phong
giảng dạy Phật pháp cho tăng sĩ tại chùa Giác Hải. Hòa thượng còn tổ chức khắc
bản in kinh và khuyến khích việc phiên dịch kinh Phật ra chữ Quốc ngữ. Từ năm
1922, Hòa thượng đã cho xuất bản bộ Quy Nguyên Trực Chỉ do chính mình phiên
dịch ra Quốc ngữ. HT. Khánh Hòa thì thuyết giảng Phật pháp cho chư tăng tại chùa
Tiên Linh. HT. Chí Thành quy tụ tăng sĩ về giảng dạy Phật pháp hàng năm tại chùa
Phi Lai. Hòa thượng còn tổ chức thành lập trường Phật học dành cho ni giới tại
chùa Giác Hoa (Bạc Liêu) và đã thu hút được trên một trăm học ni về tham học. Tại
Trà Vinh, HT. Huệ Quang giảng dạy Phật pháp tại chùa Long Hòa; HT. Khánh Anh
giảng tại chùa Long An. Cả hai đạo tràng đều có từ bốn mươi đến một trăm học
tăng tham học. Ngoài ra còn có HT. Tâm Thông chùa Trường Thọ (Gò Vấp - Gia
Định), HT. Hoằng Nghĩa chùa Giác Viên (Chợ Lớn), HT. Huệ Tịnh chùa Linh
Thuyền (Gò Công)… cũng thể hiện nhiệt huyết truyền bá Phật pháp ngay tại trú xứ
của chính các vị đó.
Năm 1923, trong một buổi họp của đại diện các Tổ đình tại chùa Long Hòa,
Trà Vinh, HT. Khánh Hòa đã khởi xướng thành lập tổ chức Lục Hòa Liên hiệp
nhằm mục đích tạo điều kiện cho các vị có tâm huyết, lo lắng về sự suy đồi của Phật
giáo Việt Nam có cơ hội gặp gỡ nhau để bàn bạc việc Chấn hưng Phật giáo, qua ba
nỗ lực: chỉnh đốn tăng già, kiến lập Phật học đường, diễn dịch và xuất bản kinh sách
19
Việt ngữ. Các vị Tổ sư tiền bối của phong trào này là HT. Huệ Quang, Khánh Hòa
và Khánh Anh.
Năm 1926, sau khi nghe cư sĩ Huỳnh Thái Cửu trình bày lời thỉnh cầu, đề
nghị thành lập Hội Phật giáo để khởi xướng phong trào nghiên cứu giáo lý, chấn
chỉnh Tăng già, HT. Khánh Hòa đã đem chuyện này bàn với HT. Huệ Quang, trú trì
chùa Long Hòa, Trà Vinh, đồng thời còn đề xuất chương trình chấn hưng, bao gồm
4 điểm:
- Lập hội Phật giáo.
- Thỉnh ba tạng kinh điển dịch ra chữ Quốc ngữ.
- Lập trường Phật học để đào tạo tăng tài.
- Xuất bản tạp chí phổ biến giáo lý, kêu gọi tăng đồ thức tỉnh, chấn hưng quy
củ thiền môn.
Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện thì không đủ kinh phí và còn nhiều vấn
đề phức tạp xảy ra, nên HT. Khánh Hòa cũng chưa thể thực hiện mong ước của
mình.
Tiếp đó, trên lĩnh vực truyền thông, các tờ báo liên tục đăng tải về tình hình
suy yếu của Phật giáo và kêu gọi chư tăng, Phật tử cùng giới trí thức yêu nước cần
có thái độ, quan điểm, lập trường chấn hưng nền Phật học nước nhà. Ngày 5.1.1927,
ông Nguyễn Mục Tiên, một nhà báo quen thuộc của nhân dân Sài Gòn trên tờ Đông
pháp thời báo số 529 đã viết bài kêu gọi Nên chấn hưng Phật giáo ở nước nhà.
Sư Thiện Chiếu, trú trì chùa Linh Sơn, Sài Gòn đã viết bài đăng trên Đông
Pháp thời báo số 532 ra ngày 14.1.1927 với nhan đề: Chấn hưng Phật giáo ở nước
nhà. Ngoài việc nêu lên những nguyên nhân khiến cho Phật giáo suy đồi, sư Thiện
Chiếu đã đề xuất những nội dung cụ thể cho phong trào Chấn hưng Phật giáo, gồm
3 điểm căn bản sau:
- Lập Phật học báo quán để truyền bá Phật lý, khi Phật lý được vãn hồi sẽ
xóa bỏ những điều mê tín.
20
- Lập Phật gia công học để đào tạo ra những bậc hoằng pháp mô phạm
truyền giáo về sau.
- Dịch kinh Phật ra tiếng ta để cho Phật giáo nước ta sau này khỏi sợ thất
truyền.
Cũng từ năm 1927, từ bài báo của nhà sư Tâm Lai tại Bắc Kỳ đề xuất chấn
hưng và thống nhất Phật giáo trên tờ Khai hóa nhật báo số 1640, ra ngày 16.1.1927
với chủ đề Sớm thành lập Việt Nam Phật giáo Hội cho cả ba miền, HT. Khánh Hòa
đã cử sư Thiện Chiếu ra gặp sư Tâm Lai để xúc tiến thành lập Phật giáo Tổng hội,
nhưng không đạt được sự đồng thuận do nhiều biến động trong cả nước.
Năm 1928, sau mùa an cư tại Quy Nhơn, HT. Khánh Hòa trở về Nam đề
nghị khởi xướng phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ và được sự ủng hộ của
HT. Huệ Quang (chùa Long Hòa, Tiểu Cần, Trà Vinh), HT. Khánh Anh (chùa
Thiên Phước, Trà Ôn, Cần Thơ). Đó là những bậc tu sĩ đạo cao đức trọng, học vấn
uyên thâm và đặc biệt là đầy nhiệt huyết với sự nghiệp hoằng dương chính pháp.
Học hỏi kinh nghiệm từ tình hình Phật giáo thế giới, chư vị Hòa thượng đã đồng
tâm hiệp lực, nhất trí khởi xướng phong trào Chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ, để từ
đó tạo tiền đề chấn hưng Phật giáo, chấn hưng Quốc học Việt Nam. HT. Khánh Hòa
đã cùng ba vị tăng sĩ Từ Nhẫn, Chơn Huệ và Thiện Niệm lo tổ chức việc xây dựng
Thích Học đường và Phật học Thư xã tại chùa Linh Sơn, Sài Gòn.
Năm 1929, HT. Khánh Hòa và Thiện Chiếu lại vận động giới cư sĩ hữu tâm ở
Trà Vinh gửi mua cho Thư xã một bộ Tục Tạng kinh gồm 750 tập và lưu giữ tại
chùa Linh Sơn. Đồng thời, HT. Khánh Hòa còn cho ấn hành tạp chí Pháp âm. Đó là
tờ báo Phật giáo đầu tiên bằng Quốc ngữ tại Việt Nam.
Năm 1931, tại Sài Gòn, Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học được thành lập,
trụ sở đặt tại chùa Linh Sơn, Hội trưởng là HT. Từ Phong. Hội đã xuất bản tạp chí
Từ bi âm do HT. Khánh Hòa làm chủ nhiệm. Hội đã lập Pháp Bảo Phường, thỉnh
Tam tạng kinh Trung Hoa làm tài liệu nghiên cứu, với hoài bão là làm sao cho Phật
pháp được sáng tỏ trong đương thời. Hội cũng đã cất được một Phật học đường,
trang bị nội thất đầy đủ để nhận học tăng nội trú. Tuy nhiên, vì sự bất hòa trong nội
21
bộ nên Phật học đường không được khai giảng và công việc hoằng pháp bị đình trệ.
Từ đó phát sinh ra hai Hội Phật giáo khác nhau, một Hội tên là Lưỡng Xuyên Phật
học tại Trà Vinh do HT. Khánh Hòa và Huệ Quang lãnh đạo và một Hội lấy tên là
Phật học Kiêm Tế ở Rạch Giá, do HT. Trí Thiền sáng lập, với sự cộng tác của sư
Thiện Chiếu.
Năm 1932, Đoàn Trung Còn đã thành lập Nhà xuất bản Phật học Tùng thư.
Nhờ đó mà giai đoạn này, nhiều kinh sách đã được xuất bản, như sách Phật giáo sơ
học, Phật giáo vấn đáp, Phật học giáo khoa thư. Cả những bộ kinh bằng chữ Quốc
ngữ cũng được xuất bản rộng rãi, như kinh Kim Cương, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm…
Năm 1933, với nhiệt huyết đào tạo tăng tài, HT. Khánh Hòa đã về chùa Long
Hòa, tổ chức Phật học đường lưu động, lấy tên là Liên Đoàn Phật học xã, với mục
đích đào tạo tăng tài và hoằng dương chính pháp. Đây là một Phật học đường hoạt
động theo lối tuần hoàn và liên tục, tức là quy cho mỗi chùa đài thọ chi phí ba tháng,
đồng thời ban ngày là để dạy học, ban đêm thì thuyết pháp. Từ khi lớp học được
khai giảng, đã có khoảng năm mươi vị học tăng được thu nhận vào liên đoàn. Pháp
sư giảng dạy thường xuyên có HT. Khánh Anh và HT. Pháp Hải. Khởi điểm đài thọ
được bắt đầu từ chùa Long Hòa ở Tiểu Cần - Vĩnh Bình, tiếp đến chùa Thiên Phước
(Trà Ôn). Cuối cùng đến chùa Viên Giác (Bến Tre) thì hội bị tan rã do thiếu tài
chính.
Năm 1934, HT. Khánh Hòa tiếp tục cùng các pháp hữu thành lập Hội Lưỡng
Xuyên Phật học, trụ sở tại chùa Lưỡng Xuyên, Trà Vinh (trước kia tên là chùa Long
Phước) và HT. An Lạc, chùa Vĩnh Tràng, Mỹ Tho được bầu làm Hội trưởng. Công
việc đầu tiên của hội là tổ chức Phật học đường và đã có nhiều học tăng đến cầu học.
Lưỡng Xuyên Phật học đường được khai giảng vào cuối năm 1934 và HT. Huệ
Quang, Khánh Anh được mời đến giảng dạy. HT. Khánh Hòa đảm nhiệm chức vụ
đốc giáo.
Năm 1935, Hội xuất bản sách Phật học Giáo khoa bằng hai thứ chữ Quốc
ngữ và Hán, đến tháng 10 cùng năm, Hội đã xuất bản tạp chí Duy tâm Phật học.
Tạp chí đã khởi dịch kinh Ưu Bà Tắc Giới và Quán Vô Lượng Thọ. Sau đó, Hội
Lưỡng Xuyên Phật học cũng mời thêm các HT. Mật Thể và Như Ý từ Thừa Thiên
22
vào để giảng dạy Phật pháp. Nhưng đến cuối năm 1941, trường lại bị đóng cửa vì
thiếu tài chính. Từ đó, Hội Lưỡng Xuyên Phật học chỉ còn đủ sức duy trì những lớp
tiểu học tại các chi hội địa phương như Sa Đéc, Phú Nhuận và Kế Sách.
Tuy nhiên, liền hai thập niên 1930-1940, khởi điểm từ Phật học đường
Lưỡng Xuyên, một phong trào Chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ đã ra đời và hoạt động
đạt hiệu quả, lan rộng đến khắp các tỉnh Nam Kỳ. Nhiều thế hệ tăng sinh từ miền
Đông, miền Tây Nam Bộ đều về đây để tu học, nghiên cứu Phật pháp. Chính nơi
này đã đào tạo được nhiều người trở thành những danh tăng, đóng góp lợi ích rất
lớn cho đạo pháp và dân tộc. Người có công nhất trong việc đào tạo thế hệ tăng sinh
có thể nói là HT. Huệ Quang - Chánh Tổng quản Hội Lưỡng Xuyên Phật học kiêm
Giảng sư chính Lưỡng Xuyên Phật học đường. Trong kháng chiến chống Pháp, Hòa
thượng là Ủy viên Xã hội thuộc Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Trà Vinh,
kiêm Chủ tịch Hội Phật giáo kháng chiến miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt vào năm
1947, Lưỡng Xuyên Phật học đường đã mở ra một trang sử sáng đẹp, đáp lại lời kêu
gọi của Tổ quốc lúc lâm nguy, 47 vị tăng sinh đang theo học tại đây đã gửi áo cà sa
lại nhà chùa, lên đường tham gia kháng chiến và nhiều người trong số họ đã anh
dũng hy sinh trên các chiến trường chống thực dân Pháp khắp Nam Kỳ.
Có thể nói, chùa Lưỡng Xuyên là một trung tâm Phật giáo lớn ở Nam Kỳ,
đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp Chấn hưng Phật giáo, chấn hưng quốc học nước
ta trong nửa đầu TK.XX và là tiền đề cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam hình thành,
phát triển sau này.
Năm 1934, Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội do đức tôn sư Minh Trí thành lập tại Tân
Hưng Long, xã Phú Định, Chợ Lớn và xuất bản tạp chí Pháp âm Phật học năm
1937. Tuy trong Hội không có hội viên là tăng sĩ nhưng Hội đã tôn sư Minh Trí làm
thầy Chứng minh. Hội này chủ trương Phật giáo nhập thế, phước huệ song tu, sử
dụng y thuật làm phương tiện cứu nhân độ thế, do đó, mọi tín đồ đều cần phải biết
về đông y và cách sử dụng thuốc nam.
Tuy tạp chí Pháp âm Phật học không được duy trì lâu dài, nhưng Tịnh Độ
Cư sĩ Phật hội vẫn tiếp tục hoạt động và đem đến những thành quả đáng kể. Tại
Nam Kỳ, tỉnh nào cũng có chùa của Hội, nhất là tại các tỉnh Cần Thơ, Ba Xuyên,
23
An Xuyên và Gia Định. Phần lớn những chùa này không có tăng sĩ trú trì và hướng
dẫn nghi lễ tụng niệm. Đặc biệt, các chùa thuộc Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội đều mở
phòng thuốc nam và chữa bệnh, cung cấp thuốc miễn phí cho dân chúng.
Năm 1936, Hội Phật học Kiêm Tế được thành lập tại Rạch Giá, trụ sở đặt tại
chùa Tam bảo, do HT. Trí Thiền (Nguyễn Văn Đồng) làm Chánh Tổng lý. Hội xuất
bản tạp chí Tiến hóa, sau đó sư Thiện Chiếu điều hành với những tư tưởng cách
mạng tiến bộ. Chủ trương của Hội Phật học Kiêm tế là đấu tranh chính trị, vừa
chuyển tải Phật học vừa trị nước giúp đời.
Có thể kể thêm nhiều Hội khác như: Hội Phật giáo Liên hữu do sư trú trì
chùa Bình An, tỉnh Long Xuyên thành lập (1932); Hội Phật giáo Tương Tế do HT.
Phước Chí (Lê Phước Chí) thành lập ở Sóc Trăng (1934), trụ sở đặt tại chùa Thiên
Phước và đến năm 1936 xuất bản tạp chí Bồ đề; Hội Thiên Thai Thiền giáo tông
liên hữu ở Bà Rịa do Tổ Huệ Đăng lập (1934), trụ sở tại chùa Thiên Thai, Vũng Tàu
và xuất bản tạp chí Bát nhã âm v.v.. Những Hội này tuy không hoạt động sôi nổi
nhưng cũng đã tạo được tiếng vang cho phong trào Chấn hưng Phật giáo lúc bấy giờ.
1.1.3.2. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Trung Kỳ
Vào khoảng năm 1920, cũng như Nam Kỳ, các chùa ở Trung Kỳ đã có
những Hòa thượng tâm huyết vẫn duy trì các đạo tràng tu học Phật pháp rất mạnh
mẽ, như HT. Tuệ Pháp là người uyên thâm giáo điển, thường giảng dạy kinh luận
tại chùa Thiên Hưng (Bình Định). Ngoài ra còn có HT. Thanh Thái chủ trì và hướng
dẫn đạo tràng tại chùa Từ Hiếu (Huế); HT. Đắc Ân tại chùa Quốc Ân (Huế); HT.
Tâm Tịnh tại chùa Tây Thiên (Huế); HT. Phước Huệ tại chùa Thập Tháp (Bình
Định)…
Từ Nam Kỳ, phong trào Chấn hưng Phật giáo đã lan đến Trung Kỳ và có thể
nói, HT. Giác Tiên là người khởi xướng phong trào Chấn hưng Phật giáo tại Trung
Kỳ.
Năm 1932, tại Huế, HT. Giác Tiên đã tập họp các tăng sĩ và với sự cộng tác
của cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, Nguyễn Khoa Tân v.v.. thành lập Hội An Nam
Phật học, trụ sở đặt tại chùa Trúc Lâm (nơi HT. Giác Tiên trú trì) do cư sĩ Lê Đình
24
Thám làm Hội trưởng, HT. Giác Tiên làm Chứng minh đạo sư và bắt đầu tổ chức
thuyết pháp tại chùa Từ Quang. Hội còn mở nhiều chi hội ở các tỉnh, quận, xã.
Chữ “học” trong danh từ An Nam Phật học, theo Lê Đình Thám còn có nghĩa
là “hành”. Hội An Nam Phật học đã liên tiếp mời các HT. Giác Tiên (chùa Diệu Đế),
Giác Nhiên (chùa Báo Quốc) và Tịnh Hạnh (chùa Tường Vân) làm Chứng minh đạo
sư. Ngoài ra Hội còn được sự hỗ trợ của các bậc tôn túc ở các Tổ đình và sự cộng
tác của các vị tăng ni xuất sắc thời đó như: Mật Khế, Mật Nguyện, Đôn Hậu, Trí Độ,
Trí Thủ, Mật Thể, Diệu Hương và Diệu Viên.
Năm 1933, Hội đã mở trường An Nam Phật học tại chùa Trúc Lâm, về sau,
trường được dời về chùa Báo Quốc.
Năm 1934, Hội An Nam Phật học đã khuyến khích mở các Phật học đường
Sơ đẳng tại các tỉnh.
Hội An Nam Phật học đã thỉnh Đại tạng kinh để làm tài liệu nghiên cứu và
xuất bản tạp chí Viên âm (1934) để hoằng dương chính pháp. Hội còn là nơi khởi
xướng thành lập Gia đình Phật Hóa Phổ đầu tiên (1940) và lập Trường Bồ Đề. Gia
đình Phật Hóa Phổ là hình thức đầu tiên của tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam,
được tổ chức theo từng gia đình, lấy tên gia trưởng làm tên đơn vị. Mục đích của
Gia đình Phật Hóa Phổ là phổ biến Phật pháp trong giới trẻ, dạy các em xây dựng
lòng tin chân chính, thực hành theo đạo lý một cách đúng đắn, không mê tín dị đoan.
Sau đó, đến năm 1935, Hội đã tiếp tục mở Phật học đường tại chùa Báo Quốc để
đào tạo Tăng tài.
Sơn môn Huế và Hội An Nam Phật học rất chú trọng việc đào tạo tăng tài và
chỉnh lý tăng giới. Cho nên, ngoài việc thành lập các lớp Phật học cho tăng sĩ trẻ tại
các chùa, Hội đã đề ra một chương trình chỉnh lý tình trạng tăng sĩ, gồm hai điểm:
- Thành lập một hội đồng luật sư gồm có những bậc tăng già tinh thông giới
luật để giám sát giới hạnh của tăng chúng.
- Tổ chức những ban thầy cúng, là những người biết tán, tụng, cầu an, cầu
siêu và hướng dẫn tang lễ [D, số 14].
25
Cũng trong thời kỳ hưởng ứng phong trào Chấn hưng Phật giáo, tại tỉnh Bình
Định, những bậc đống lương thạch trụ: HT. Phước Huệ (chùa Thập Tháp) (1920-
1945), Pháp sư Phổ Huệ (1920-1935), HT. Vĩnh Khánh… đã nhiệt tình cho ấn hành
các pháp bảo: Liên tôn thập niệm yếu lãm, Tịnh nghiệp văn và Mông sơn thập loại
diễn nghĩa... Chư Hòa thượng viện chủ, trú trì các chùa Long Khánh, Thiên Đức,
Bạch Sa, Minh Tịnh thì hợp tác sáng lập, giảng dạy và duy trì các trường Gia giáo
tại những chùa này. Sau đó, các vị họp nhau thành lập Hội Phật học Bình Định từ
năm 1932 đến năm 1945.
Cuối năm 1934, gặp lúc phong trào chấn hưng Phật giáo đang phát triển
mạnh mẽ ở miền Trung, thầy Trí Thủ đã cùng một số bạn đồng môn tại Huế vận
động tổ chức trường Phật học Tây Thiên. Các thầy đã mời HT. Giác Nhiên, Phước
Huệ, Thánh Duyên, Quốc Ân, Tường Vân dạy nội điển; mời bác sĩ Tâm Minh Lê
Ðình Thám, các ông Nguyễn Khoa Toàn và Cao Xuân Huy dạy các môn văn hóa
ngoại điển. Trường xây dựng học trình mười năm, gồm: ba năm sơ đẳng, ba năm
trung đẳng, hai năm cao đẳng và hai năm siêu đẳng. Lớp Sơ đẳng do Tổ Thập Tháp
chủ giảng, phần nội điển gồm: Luật Sa di, kinh Vô lượng thọ, kinh Ðịa tạng, kinh
Thủy sám.
Năm 1935, Hội Đà Thành Phật học được thành lập tại Đà Nẵng và cơ quan
ngôn luận là tạp chí Tam bảo xuất bản năm 1937. Bản ý và chủ đích hành động của
hội Đà thành Phật học, theo Tam bảo số 1 là:
- Phò khởi tăng giới, nguyện cùng chư tôn Nam Bắc liên đoàn bảo tồn Tăng
bảo.
- Nguyện cùng chư tôn chấn chỉnh tôn phong, thi hành chung một điều lệ và
cần phải giữ giới hạnh đoan nghiêm.
Năm 1935, tại Huế đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản trong hai ngày 7 và
8 tháng 4 âm lịch. Chiều ngày 7 tháng 4 âm lịch, tại chùa Diệu Ðế, Ban Ðồng ấu
gồm 52 em trong đồng phục áo the xanh quần trắng, đeo giải băng màu vàng chữ
nâu: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, hát bản nhạc Mừng Phật đản (sau này
được phổ biến dưới tên Trầm Hương Ðốt). Ðây là bản nhạc Phật giáo đầu tiên, được
26
ghi theo ký âm phương Tây của nhạc sĩ Bửu Bác, ở giai đoạn nền tân nhạc Việt
Nam còn phôi thai.
Sự thành công của lễ Phật Ðản này đã tạo ra một số bài báo công kích đạo
Phật trên các báo Tràng an và Ánh sáng (Huế). Các bài viết cho rằng đạo Phật ru
ngủ quần chúng, nên phục hưng Phật giáo là việc làm không hợp thời. Tuy nhiên,
các cư sĩ Nguyễn Xuân Thanh và Tâm Minh Lê Ðình Thám đã phản bác lại bằng
những lập luận có sức thuyết phục cao.
Năm 1940, Hội An Nam Phật học đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục thanh
thiếu niên, đã mở một lớp học chuyên dạy về Phật học, Lão học và Khổng học cho
thanh niên tân học. Từ đó mà Đoàn Thanh niên Phật học Đức Dục được thành lập,
dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Lê Đình Thám. Vì đoàn là sự kết hợp của những
người vừa có tân học, vừa vững chãi về Phật học, nên đã tiến bộ rất nhanh chóng về
mọi mặt.
Đoàn Phật học Đức Dục còn tổ chức Phật học tùng thư, xuất bản sách dành
riêng cho tuổi trẻ. Những tác phẩm Phật giáo sơ học (Đoàn Phật học Đức Dục
soạn), Phật giáo và Đức Dục (Đinh Văn Vinh), Đời vui (Ngọc Thừa), Nghĩa chữ
Cho (Nguyễn Hữu Quán), Thanh niên Đức Dục (Đinh Văn Nam), Phật giáo và
Thanh niên Đức Dục (Phạm Hữu Bình) v.v.. được liên tục xuất bản. Đồng thời
những lớp thiếu niên Phật tử gọi là Đồng ấu được thành lập dưới sự hướng dẫn của
đoàn và tính đến năm 1942, đã có 12 đoàn Đồng ấu ra đời, mỗi đoàn khoảng 40 em.
Ngày Phật đản năm 1943, Đại hội Thanh thiếu niên Phật tử đã quy tụ trên
400 đoàn sinh tại đồi Quảng Tế, gần chùa Từ Hiếu. Sự kiện này đã đánh dấu bước
đầu thành công trong việc phát động phong trào thanh niên Phật tử tại đất Việt.
Năm 1943, Thượng tọa Mật Thể (Tâm Nhất, Nguyễn Hữu Kế, 1912-1961)
công bố Việt Nam Phật giáo sử lược, Tân Việt xuất bản tại Hà Nội. Tác phẩm được
tái bản nhiều lần.
1.1.3.3. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ
Từ năm 1920, tại Bắc Kỳ, HT. Thanh Hanh đã duy trì việc giảng dạy Phật
pháp tại chùa Vĩnh Nghiêm; chùa Bà Đá cũng duy trì được một đạo tràng lớn, mỗi
27
năm có hàng trăm tăng sĩ an cư kiết hạ và học tập giáo điển. HT. Thanh Thao (Đỗ
Văn Hỷ) thì in ấn kinh sách rất nhiều, kể cả những bộ kinh lớn như Đại Bảo tích.
Năm 1927, sau cuộc hội ngộ giữa hai nhà lãnh đạo là sư Thiện Chiếu và Tâm
Lai về việc thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam bất thành, phong trào Chấn
hưng tại Bắc Kỳ tạm lắng xuống, nhưng ở Nam Kỳ, phong trào lại khởi lên khá
mạnh mẽ. Thông qua cửa ngõ tuyên truyền bằng phương tiện truyền thông báo chí,
cộng với sự nhiệt tâm tinh cần của HT. Khánh Hòa, sư Thiện Chiếu… phong trào
Chấn hưng Phật giáo đã lan ra Trung Kỳ và Bắc Kỳ, như lời khẳng định trên tạp chí
Tiếng chuông sớm:
Trước Từ bi âm ta chớ nên quên hai cuốn Pháp âm và Phật giáo Tân
Thanh niên làm quân tiên phong dọn đường đi trước. Ông Đoàn Trung
Còn, người có lòng với đạo Phật thay! Một mình dịch theo sách Tây tra
sang sách Ta, bao nhiêu là quyển nói về Phật giáo. Ấy cũng nhờ những cái
nhân duyên từ trước ấy, cho nên Trung Kỳ, Bắc Kỳ lần lượt theo sau mà
đứng lên hoằng tuyên Phật pháp… [E, số 1, tr. 45-47].
Từ đó, năm 1934, tại Hà Nội, Hội Phật giáo Bắc Kỳ được thành lập, do cư sĩ
Nguyễn Năng Quốc làm Hội trưởng, tôn HT. Thanh Hanh (Tổ Vĩnh Nghiêm) làm
Thiền gia Pháp chủ. Tuy thành lập muộn hơn các Hội ở Nam Kỳ và Trung Kỳ,
nhưng Hội Phật giáo Bắc Kỳ đã phát triển rất nhanh chóng. Chỉ trong vòng một
năm mà các chi hội đã được thành lập khắp nơi trên đất Bắc.
Hội xuất bản tuần báo Đuốc tuệ (1935) để hoằng dương chính pháp, đồng
thời mở trường đào tạo tăng sinh ở chùa Quán Sứ, trường ni tại chùa Bồ Đề và chùa
Bát Tháp. Khóa học bắt đầu từ bốn năm sơ cấp lên ba năm trung cấp.
Năm 1934, Hội Bắc Kỳ Cổ sơn môn được thành lập, do HT. Thanh Tường
(Đinh Xuân Lạc) đứng đầu. Cơ quan ngôn luận là tạp chí Tiếng chuông sớm (1935).
Năm 1940, Hội Phật giáo Bắc Kỳ qua nỗ lực của các nhà sư Quang Minh,
Thanh Thạnh, Doãn Hài và Thanh Tích phối hợp với Trường Viễn Ðông Bác Cổ đã
bắt đầu thực hiện bộ Đại Nam Phật điển tùng san. Công trình này có ý nghĩa lớn lao
là đã góp phần bảo tồn văn hóa Phật giáo và giữ gìn văn hóa dân tộc. Đến năm 1943,
28
bộ này đã thực hiện theo lối in dập lại được 8 tập các tác phẩm Phật giáo Việt Nam
bằng chữ Nôm và chữ Hán: Chư kinh nhật tụng, Thụ giới nghi phạm, Thiền uyển kế
đăng lục, Pháp hoa đề cương, Bát nhã trực giải, Khóa Hư lục, Trần Triều dật tồn
Phật điển lục và Lễ tụng hành trì yếu tập. Ðây là những tài liệu tham khảo hiếm hoi,
quý giá về các tác phẩm xưa của Phật giáo Việt Nam.
Ngoài ra, Hội cũng thực hiện thêm bộ Hải triều âm văn khố, giới thiệu các
tác phẩm tân thư dễ hiểu về Phật giáo Trung Hoa cận đại của các tác giả như Ðại sư
Thái Hư, Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Châu Tự Ca, Âu Dương Kiến Vô... giúp
cho giới cư sĩ cựu học và tân học được dễ dàng hơn trong việc học Phật của mình.
Hội Phật giáo Bắc Kỳ còn tổ chức thành lập nhiều ban Đồng ấu ở các tỉnh
hội, thể thức hoạt động cũng giống như các ban Đồng ấu ở Trung Kỳ. Nghi thức lễ
Phật dành cho các em đã được Hội biên soạn bằng chữ Quốc ngữ. Cư sĩ Công Chân
là người có công nhất trong sự dạy dỗ và huấn luyện giới trẻ.
Năm 1943, Hội Thanh Niên Phật tử Việt Nam thành lập, do bác sĩ Nguyễn
Hữu Thuyết làm Hội trưởng. Hội chủ trương lấy tinh thần từ bi cứu độ và làm công
tác xã hội.
Có thể nói, từ năm 1934 đến 1945, Hội Phật giáo Bắc Kỳ đã tạo được nhiều
thành tích to lớn, đồng thời sự có mặt đông đảo của giới trí thức làm cho Hội thêm
khởi sắc. Các HT. Tâm Băng, Tâm Lĩnh, Tâm Bác, Thọ Cầu, Tâm Bảo, Thanh
Hoán, Thanh Hậu, Tâm Tấn, Trí Hải, Tố Liên, Tuệ Chiếu v.v.. đều là những người
đã hoạt động đắc lực cho phong trào Chấn hưng Phật giáo tại Bắc Kỳ lúc bấy giờ.
1.1.4. Những thành tựu chung của phong trào Chấn hƣng Phật giáo
Những năm đầu TK.XX, phong trào Chấn hưng Phật giáo đã lần lượt dấy lên
ở nhiều nơi. Hàng tăng sĩ với nhiệt tâm mạnh mẽ, bấy lâu ẩn dật, đến lúc thể hiện
tinh thần nhập thế tích cực của người đệ tử Phật.
Ngoài ra, ở cả ba miền đất nước còn có những cư sĩ trí thức cựu học lẫn tân
học, uyên thâm về cả thế học và Phật học. Họ là những cư sĩ có tâm huyết, đã tích
cực góp phần trong việc đổi mới cách thuyết giáo và giảng dạy cổ truyền trong chốn
Phật đường. Nhân vật trí thức đầy nhiệt huyết tiêu biểu lúc bấy giờ có: Thiều Chửu
29
Nguyễn Hữu Kha (1902-1954). Ông là đông y sĩ, người sáng lập Hội Phật học Bắc
Kỳ, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ (Hà Nội); phụ trách báo Đuốc tuệ của Hội. Bên
cạnh còn có Tâm Minh Lê Đình Thám (1897-1969), là bác sĩ tây y; sáng lập viên và
là Hội trưởng Hội Phật học Trung Kỳ (tức là An Nam Phật học hội), trụ sở đặt tại
chùa Trúc Lâm (Huế); chủ nhiệm kiêm chủ bút nguyệt san Viên âm, cơ quan hoằng
pháp của Hội. Người tiêu biểu thứ ba không thể không đề cập đến là Chánh Trí Mai
Thọ Truyền (1905-1973). Ông là Đốc phủ sứ, sáng lập chùa Xá Lợi (Sài Gòn) và
Hội Phật học Nam Việt, đóng góp rất nhiều cho tạp chí Từ quang của Hội.
Những thành tựu nổi bật của phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam là:
(1) Chấn hưng Phật học:
Các Hội Phật giáo được thành lập ở ba miền. Tuy mỗi Hội đều đề ra phương
thức hoạt động khác nhau tùy theo khả năng và điều kiện của từng vùng miền,
nhưng cùng hướng về mục tiêu chung là cải cách từ nội dung Phật học cho đến mô
hình sinh hoạt, tu học. Mục đích là chấn chỉnh tăng già, nâng cao trình độ Phật học
cho tăng ni, phổ cập giáo lý đến mọi tầng lớp quần chúng Phật tử. Do vậy, kinh
sách đã được chư tăng, học giả uyên thâm Phật học sưu tầm, biên dịch ra chữ Quốc
ngữ và ấn tống rộng rãi các nơi. Mỗi Hội đều có cơ quan ngôn luận để tuyên truyền
đường lối chấn hưng, đã tạo nên sức thu hút mạnh mẽ đối với quần chúng.
Các tạp chí Phật học được xuất bản làm phương tiện chấn chỉnh giáo lý và sự
tu hành của tăng sĩ, tín đồ, chuyển hóa được phần nào đức tin của quần chúng đối
với đạo Phật từ mê tín thành chánh tín. Sự ra đời của báo chí Phật giáo bằng chữ
Quốc ngữ và kinh sách Phật học phổ thông đã tạo nên một phong trào học Phật dễ
dàng cho đại chúng. Hơn nữa, vấn đề mở rộng đạo tràng thuyết pháp tại các cơ sở
tự viện đã tạo cơ hội cho nhiều người biết đến Phật pháp. Chính những hoạt động
của báo chí Phật giáo đã tạo điều kiện cho phong trào Chấn hưng Phật giáo càng
lang rộng và lớn mạnh trong cả nước, nhất là trên diễn đàn văn hóa dân tộc, văn hóa
Phật giáo cũng như các lĩnh vực khác liên quan đến Phật giáo nước nhà.
Từ phong trào Chấn hưng, đã tạo nên nhiều cuộc trao đổi, tranh luận về các
tư tưởng Phật học trên diễn đàn báo chí Phật giáo, với nhiều chủ đề được đặt ra liên
30
quan đến thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo. Điều này đã thu hút sự quan
tâm của các giới từ những người nghiên cứu Phật học cho đến những nhà trí thức
không thuộc Phật giáo. Nó có tác động mạnh mẽ trong cả nước về tình hình sinh
hoạt Phật giáo, đồng thời còn thể hiện tinh thần hội nhập Phật giáo thế giới theo xu
hướng phát triển.
Trước kia, kinh điển rất hiếm có, tín đồ muốn đọc kinh Phật phải tìm đến
chùa mượn nhưng cũng rất ít. Từ lúc phong trào Chấn hưng Phật giáo lan rộng thì
kinh sách Phật giáo bằng chữ Quốc ngữ khá nhiều và được bán rộng rãi tại các chùa
thuộc Hội Phật giáo, đồng thời các tạp chí Phật học cũng có thể gửi bằng đường bưu
điện đến tận nhà.
Các Hội Phật học đã quy tụ được nhiều học giả đến tìm hiểu Phật pháp. Tại
Hội Phật giáo Bắc Kỳ, nhiều nhân sĩ đã tham gia vào Ban Khảo cứu Phật học:
Nguyễn Văn Tố, Trần Trọng Kim, Trần Văn Giáp, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Văn
Ngọc, Dương Bá Trạc, Nguyễn Trọng Thuật, Bùi Kỷ v.v.. Tại tòa soạn Tiếng
chuông sớm ở chùa Bà Đá ta thấy cả Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Mạnh
Bổng, Nguyễn Tiến Lãng v.v..
(2) Bước đầu hình thành nền báo chí, văn học Phật giáo Việt Nam bằng chữ
Quốc ngữ. Đây chính là tiền đề dẫn đến việc hình thành Đại tạng kinh Việt Nam
bằng chữ Quốc ngữ sau này.
(3) Đào tạo được đội ngũ tăng tài kế thừa để phục vụ đạo pháp và dân tộc:
Xuất phát từ các Hội, nhiều trường Phật học được thành lập. Chương trình
giảng dạy giáo lý của mỗi trường đều được biên soạn cụ thể, riêng biệt theo các cấp
độ khác nhau. Đây là đường hướng giáo dục có cơ sở, theo một hệ thống từ thấp
đến cao, nhằm nâng cao trình độ Phật pháp, phát triển dân trí, cũng là lần đầu tiên
quá trình đào tạo tăng tài cho hiện tại và tương lai của Phật giáo được thực hiện có
tổ chức. Như lời nhận xét của Phạm Quỳnh trong dịp viếng thăm Phật học đường
Báo Quốc ngày 29.05.1937: “Trường Sơ đẳng Phật học lập ra chưa đầy ba năm mà
học sinh đã làm được bài chữ Hán, học kinh tiểu thừa, lý nghĩa đều đã rõ nhiều lắm.
31
Trong các điệu (học tăng trẻ) lên nói, có điệu mới có mười, mười hai tuổi mà thôi,
thật đáng khen công đức các ngài dạy dỗ” [D, số 25, tr.51].
Nhờ sự củng cố, trưởng thành về tổ chức đó mà phong trào Chấn hưng Phật
giáo của các Hội ở ba miền đã xây dựng được một số cơ sở đào tạo gọi là Phật học
đường để đào tạo tăng ni một cách quy củ.
Tại Nam Kỳ có trường Tăng sĩ ở Chợ Lớn, các lớp Phật học ở các chùa Tiên
Linh (Bến Tre), chùa Phi Lai (Châu Đốc), chùa Giác Hoa (Bạc Liêu), chùa Long
Hòa (Trà Vinh), chùa Thiên Phước (Vĩnh Long). Đặc biệt vào năm 1934, Phật học
đường Lưỡng Xuyên khai giảng và đào tạo được một số tăng tài: HT. Thiện Hòa,
Thiện Hoa, Hành Trụ, Hiển Thụy, Chánh Quang v.v..
Tại Trung Kỳ có trường Sơ đẳng Tăng, Phật học đường Trúc Lâm và Tây
Thiên, Phật học đường Báo Quốc và Kim Sơn (Huế).
Đặc biệt, trường An Nam Phật học đã đào tạo được năm mươi học tăng nội
trú. Sau khi học xong sáu năm tiểu học và ba năm trung học, lớp này được thi lên
đại học. Về sau, lớp đã có mười vị Tăng sĩ xuất sắc như HT. Trí Quang, Thiện Siêu,
Trí Thuyên v.v.. Từ năm 1922, HT. Giác Tiên đã rước HT. Phước Huệ từ chùa
Thập Tháp (Bình Định) về chùa Trúc Lâm (Huế) để mở trường Sơn Môn Phật học
với tư cách là một trường Đại học. Trường đã đào tạo được những vị tài đức như
HT. Mật Thể, Trí Thủ, Quảng Huệ, Mật Hiển, Mật Khế, Thiện Trí v.v.. Sau đó bốn
năm, HT. Mật Khế lại mở một lớp tiểu học để đào tạo bốn mươi học tăng tại chùa
Tường Vân và một lớp tại chùa Từ Đàm cho hai mươi học ni.
Năm 1937, tại chùa Long Khánh (Bình Định) đã khai giảng trường Trung
đẳng Phật học, chùa Tây Thiên (Phan Rang) mở được một lớp tiểu học. Riêng Phật
học đường của Hội Đà Thành Phật học ở Đà Đẵng đã khai giảng được hai lớp cấp
tiểu học và trung học.
Hội Phật giáo Bắc Kỳ đã tổ chức được hai lớp tiểu học cho tăng ni sinh tại
chùa Cao Phong ở Phúc Yên và chùa Côn Sơn ở Hải Dương. Một lớp trung học
được khai giảng tại chùa Quán Sứ và một lớp đại học được duy trì tại chùa Sở (Hà
Đông). Tổng số các học tăng nội trú của bốn lớp là 69 vị [C, số 159].
32
Có thể nói, các cơ sở đào tạo của Phật giáo lúc bấy giờ không chỉ đào tạo
được đội ngũ tăng ni trí thức để hỗ trợ cho phong trào Chấn hưng Phật giáo mà còn
định hình được một phương hướng, nề nếp mới trong việc đào tạo tăng tài ở những
giai đoạn về sau.
Ngoài ra, hệ thống chùa chiền đều được chấn chỉnh, từ việc thờ tự cúng bái
cho đến hình thức lễ nghi và các sinh hoạt trong chùa đều được tổ chức trang
nghiêm. Chùa được xem là cơ sở quan trọng nhất của việc phát triển Sơn môn pháp
phái và của Hội. Đây không chỉ là cơ sở tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người
Việt mà còn là cơ sở đại diện cho nền văn hóa dân tộc.
Quả thật, phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam giai đoạn nửa đầu
TK.XX có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng không những trong giới Phật giáo mà
còn ngoài xã hội. Chấn hưng Phật giáo đã đưa Phật giáo trở lại đúng với truyền
thống, vai trò và vị trí vốn có trong xã hội Việt Nam. Đặc biệt, phong trào đã xóa bỏ
sự mê tín dị đoan, bỏ đi những hủ tục tín ngưỡng cúng vái không thích hợp trong
cuộc sống, đồng thời đem giáo pháp vào đời để ban vui cứu khổ cho chúng sinh
đúng theo tinh thần nhập thế tích cực của đạo Phật. Xem tiếp lời của Phạm Quỳnh
trong dịp viếng thăm Phật học đường Báo Quốc ngày 29.05.1937, chúng ta sẽ thấy
rõ hơn ý nghĩa này:
“Cái tinh thần Việt Nam của chúng ta đây tất phải nhờ các học thuyết tạo
thành, mà xét về đức dục thì một phần lớn là do công nghiệp của Phật học.
Phật học đã có ảnh hưởng về luân lý đạo đức trong dân tộc ta như vậy, thì ai
là người muốn bảo tồn tinh thần dân tộc Việt Nam tất phải tán thành cho
Phật học… Tôi xin khuyên các thầy học sinh nên mở mang đạo lý của Phật
rõ ràng cho công chúng dễ hiểu. Xin chúc các Hội Phật học và Tăng già đạt
mục đích chấn hưng Phật học” [D, số 25, tr.54-55].
Nhìn chung, phong trào Chấn hưng Phật giáo trong những năm đầu TK.XX
đã có nhiều hội Phật học ra đời, nhiều tạp chí xuất bản và nhiều trường lớp Phật học
v.v.. liên tục hình thành. Tất cả đều cùng chung ý tưởng hướng về mục đích đào tạo
tăng tài để hoằng dương chính pháp, đồng thời còn khơi dậy, hun đúc tinh thần yêu
33
nước, giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc và vươn lên vì hòa bình, độc lập, tự
do, thống nhất Tổ quốc Việt Nam.
Với những ý nghĩa trên mà phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam đến
hôm nay đã được xem là nền tảng để xây dựng một ngôi nhà Phật giáo Việt Nam
vững mạnh, luôn đồng hành cùng với Dân tộc trong sự nghiệp phát triển đất nước
và đạo pháp trong thời hiện đại.
1.1.5. Những nhân vật tiêu biểu trong phong trào Chấn hƣng Phật giáo
Lịch sử cho thấy, phong trào Chấn hưng Phật giáo được khởi xướng từ HT.
Khánh Hòa tại Nam Kỳ, HT. Giác Tiên tại Trung Kỳ và HT. Thanh Hanh tại Bắc
Kỳ. Đó chính là ba vị được tôn là Tổ sư của phong trào Chấn hưng Phật giáo lúc
bấy giờ.
Để tìm hiểu về tiểu sử của các nhân vật tiêu biểu này, chúng tôi đã căn cứ
vào tài liệu Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang [67] và Tiểu sử danh tăng
Việt Nam thế kỷ XX của Thích Đồng Bổn [3].
HT. Khánh Hòa pháp danh Thích Như Trí, sinh ngày 22 tháng 4 năm Mậu
Dần (1877) tại làng Phú Lễ, tổng Bảo An, quận Ba Tri, nay là xã Phú Lễ, huyện Ba
Tri, tỉnh Bến Tre. Hòa thượng xuất gia năm 19, thọ giáo ở chùa Kim Cang và chùa
Long Triều (Tân An). Vốn là người thông minh lại hiếu học, cho nên sau mười năm
theo thầy học đạo, nghiên cứu kinh sách, ngài đã nổi tiếng là một nhà sư tinh thông
về Phật học. Hòa thượng được cử làm trú trì ở các chùa Khải Tường, Long Phước,
Hàng Lâm… Năm 1907, Hòa thượng về trú trì chùa Tiên Linh và tổ chức việc
truyền giảng giáo lý nhà Phật, đào tạo tăng sinh, rồi dần dần mở rộng tầm hoạt động
ra các tỉnh khác ở Nam Kỳ.
Hòa thượng còn hiểu biết nhiều về Nho học, đã đi đến nhiều nơi và giao
thiệp rộng với các nhân sĩ, trí thức, cư sĩ Phật giáo, đặc biệt sống gần gũi với quần
chúng tín đồ nên Hòa thượng có sự hiểu biết sâu sắc về đời sống của nhân dân,
nguyện vọng, ước mơ của họ cùng tình hình xã hội của Nam Kỳ trong những thập
niên đầu TK.XX. Từ đó, Hòa thượng cùng với một số nhà sư có tinh thần yêu nước,
tiến bộ như HT. Huệ Quang, sư Thiện Chiếu… tiến hành một cuộc vận động Chấn
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945

More Related Content

What's hot

Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửTriết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửMan_Ebook
 
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửTư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửMan_Ebook
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh nataliej4
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ nataliej4
 
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10Nam Cengroup
 
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐlongvanhien
 
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tâm lí giao tiếp ứng xử
Tâm lí giao tiếp  ứng xửTâm lí giao tiếp  ứng xử
Tâm lí giao tiếp ứng xửtamlyvb2k02
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM nataliej4
 

What's hot (20)

Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửTriết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửTư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đĐề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đLuận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
 
Luận văn: Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân, HAY
Luận văn: Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân, HAYLuận văn: Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân, HAY
Luận văn: Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân, HAY
 
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
 
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
 
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
 
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy ThiệpLuận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
 
Tâm lí giao tiếp ứng xử
Tâm lí giao tiếp  ứng xửTâm lí giao tiếp  ứng xử
Tâm lí giao tiếp ứng xử
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAYĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
 
Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...
Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...
Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...
 

Similar to Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945

Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...anh hieu
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...hieu anh
 
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayMan_Ebook
 
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...jackjohn45
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn...
 Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn... Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn...hieu anh
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...OnTimeVitThu
 
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMan_Ebook
 

Similar to Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945 (20)

Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh BìnhĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAYĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
 
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều NguyễnLuận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
 
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAYLuận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
 
BÀI MÂU Luận văn lịch sử văn hóa Việt Nam, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MÂU Luận văn lịch sử văn hóa Việt Nam, 9 ĐIỂM, HAYBÀI MÂU Luận văn lịch sử văn hóa Việt Nam, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MÂU Luận văn lịch sử văn hóa Việt Nam, 9 ĐIỂM, HAY
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt NamLuận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
 
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn...
 Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn... Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn...
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà NộiĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
 
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGUYỄN THỊ THẢO VĂN HỌC VÀ PHẬT HỌC TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1945 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGUYỄN THỊ THẢO VĂN HỌC VÀ PHẬT HỌC TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1945 CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ : 62.22.34.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS. LÊ GIANG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014 Phản biện độc lập: 1. GS.TS. Huỳnh Như Phương 2. PGS.TS. Hà Văn Đức Phản biện: 1. PGS.TS. Đoàn Thị Thu Vân 2. PGS.TS. Nguyễn Công Lý 3. PGS.TS. Trần Hồng Liên
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 3 năm 2014 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thảo
  • 4. KÝ HIỆU VÀ NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT 1. TK. : Thế kỷ 2. VH&KHNV : Văn học và Khoa học Nhân văn 3. HT. : Hòa thượng 4. Nxb : Nhà xuất bản 5. TP. : Thành phố 6. tr. : Trang 7. Ví dụ [115, tr.339] : Tài liệu số 115 ở mục tài liệu tham khảo, trang 339
  • 5. MỤC LỤC DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................8 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................8 6. Đóng góp mới của luận án....................................................................................9 7. Cấu trúc luận án..................................................................................................10 Chương 1: PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VÀ BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC 1945.............................................11 1.1. Phong trào Chấn hưng Phật giáo từ cuối thập niên 1920 đến trước 1945............................................................................................11 1.1.1. Tình hình Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX ..........................................11 1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến phong trào Chấn hưng Phật giáo ...........................13 1.1.3. Hoạt động của phong trào Chấn hưng Phật giáo ......................................18 1.1.3.1. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ....................................18 1.1.3.2. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Trung Kỳ .................................23 1.1.3.3. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ.....................................26 1.1.4. Những thành tựu chung của phong trào Chấn hưng Phật giáo..................28 1.1.5. Những nhân vật tiêu biểu trong phong trào Chấn hưng Phật giáo............33 1.2. Tình hình báo chí Phật giáo Việt Nam trước 1945 .......................................40 1.2.1. Báo chí Phật giáo ở Nam Kỳ.....................................................................41 1.2.2. Báo chí Phật giáo ở Trung Kỳ...................................................................47 1.2.3. Báo chí Phật giáo ở Bắc Kỳ.......................................................................50 Tiểu kết.....................................................................................................................54 Chương 2: PHẬT HỌC TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC 1945 ..................................56 2.1. Thế giới quan Phật giáo trên báo chí Phật giáo trước 1945.........................56
  • 6. 2.1.1. Vấn đề Thượng đế sáng tạo muôn vật.......................................................58 2.1.2. Vấn đề linh hồn bất tử ...............................................................................66 2.1.3. Vấn đề cảnh giới cực lạc và địa ngục........................................................74 2.1.4. Vấn đề tồn tại của ngoại giới.....................................................................82 2.2. Tư tưởng đạo đức Phật giáo trên báo chí Phật giáo trước 1945 .................91 2.2.1. Khuyến thiện và Nhân quả - nghiệp báo ...................................................92 2.2.2. Từ bi ..........................................................................................................97 2.2.3. Hiếu đạo...................................................................................................101 2.2.4. Lợi tha......................................................................................................104 2.3. Phật giáo với vấn đề dân tộc và đại chúng...................................................108 2.3.1. Phật giáo với dân tộc ...............................................................................108 2.3.2. Phật giáo với đại chúng ...........................................................................116 Tiểu kết...................................................................................................................123 Chương 3: VĂN HỌC TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC 1945 ...............................125 3.1. Tổng quan về văn học trên báo chí Phật giáo trước 1945..........................125 3.2. Dịch kinh Phật - một loại hình dịch văn học đặc biệt.................................130 3.3. Giá trị nội dung của thơ văn trên báo chí Phật giáo trước 1945...............148 3.3.1. Giáo dục tư tưởng đạo đức Phật giáo ......................................................148 3.3.2. Thể hiện tinh thần dân tộc .......................................................................159 3.3.3. Thể hiện tinh thần nhân đạo ....................................................................169 3.4. Giá trị nghệ thuật của thơ văn trên báo chí Phật giáo trước 1945............175 3.4.1. Giá trị nghệ thuật của thơ ........................................................................175 3.4.1.1. Thể thơ ............................................................................................175 3.4.1.2. Ngôn ngữ thơ...................................................................................177 3.4.2. Giá trị nghệ thuật của văn xuôi................................................................184 3.4.2.1. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật ........................................184 3.4.2.2. Kết cấu tác phẩm.............................................................................192 3.4.2.3. Ngôn ngữ kể chuyện và đối thoại....................................................197 Tiểu kết...................................................................................................................204
  • 7. KẾT LUẬN............................................................................................................205 DANH MỤC BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC 1945 ..................208 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................209 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ ............................219 PHỤ LỤC 1: Bìa báo chí Phật giáo trước 1945.....................................................220 PHỤ LỤC 2: Một số trang thơ văn trên báo chí Phật giáo trước 1945 .................235 PHỤ LỤC 3: Danh mục thơ trên báo chí Phật giáo trước 1945 ............................245 PHỤ LỤC 4: Danh mục văn xuôi trên báo chí Phật giáo trước 1945 ...................253
  • 8. DẪN NHẬP 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Có thể nói, báo chí Việt Nam kể từ khi ra đời cho tới cuối thế kỷ XIX là phương tiện thông tin đại chúng quan trọng nhất trong xã hội Việt Nam. Đến hôm nay, tuy đã có hàng loạt các phương tiện thông tin đại chúng khác liên tục xuất hiện, nhưng báo chí vẫn không mất đi địa vị và giá trị quan trọng của nó trong đời sống xã hội Việt Nam. Theo sự phát triển của lịch sử dân tộc, bước sang những thập niên đầu của thời kỳ hiện đại, báo chí Việt Nam đã từng tác động đến dư luận xã hội trên cả hai lĩnh vực chính trị và văn học. Về chính trị, báo chí dĩ nhiên là sự kết nối, truyền thông về các mặt thời sự, xã hội, nhiều tờ báo có khuynh hướng yêu nước đã góp phần đáng kể vào công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Về văn học, báo chí là nhân tố quan trọng giúp cho văn học Quốc ngữ ra đời, góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển nền văn học Việt Nam hiện đại. Thiếu Sơn trong bài diễn thuyết Báo giới và văn học quốc ngữ năm 1933 tại Hội Nam Kỳ Khuyến học Sài Gòn, đã nhận thấy mối quan hệ đặc biệt của văn học và báo chí ở Việt Nam: “Trong những nước văn minh, văn học ra đời trước báo chí, nhưng ở Việt Nam, chính báo chí đã tạo nên nền văn học hiện đại” [95, tr.115]. Trong tình hình đó, từ những năm đầu TK.XX, những tư tưởng muốn chấn hưng Phật giáo thỉnh thoảng được đăng trên các báo chí Quốc ngữ, nội dung chủ yếu là đặt vấn đề chỉnh đốn và phát triển Phật giáo Việt Nam. Từ đó, các Hội Nghiên cứu Phật học ra đời, cùng với nó là các tạp chí, tờ báo chuyên về Phật học như: Từ bi âm, Duy tâm Phật học, Viên âm, Đuốc tuệ, Tiếng chuông sớm v.v.. góp phần quan trọng tạo nên phong trào Chấn hưng Phật giáo đầu TK.XX. Tuy nhiên, có thể nói, báo chí Phật giáo lúc bấy giờ dù phổ biến còn hạn chế, không gây tiếng vang lớn như báo chí thế tục, nhưng những vấn đề nó đặt ra rất gần gũi với văn hóa dân tộc, với tâm linh người Việt, để từ đó có thể nuôi dưỡng một niềm tin sâu xa cao quý trong lòng người dân Việt Nam.
  • 9. 2 Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện đại, những tạp chí, tờ báo Phật giáo ấy đã ít được quan tâm và đề cập đến. Sẽ đáng tiếc, nếu tình hình này cứ kéo dài. Với số lượng hàng chục tờ báo, báo chí Phật giáo trước 1945 thực sự là một hiện tượng quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc. Có thể qua những tờ báo này giúp ta hiểu được lịch sử và văn học Phật giáo trong giai đoạn quan trọng: nửa đầu TK.XX. Chọn đề tài Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945 để nghiên cứu, chúng tôi hy vọng có thể tìm về cội nguồn báo chí Phật giáo, hiểu được văn học và tư tưởng Phật học giai đoạn này, từ đó hy vọng có thể khơi dậy những giá trị tinh hoa của Phật giáo và dân tộc đã được tạo nên từ xưa. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Từ trước đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về báo chí Việt Nam trước 1945. Trong đó có không ít công trình đề cập về sự hình thành và phát triển của báo chí Phật giáo. Điều này đã giúp cho chúng tôi rất nhiều ý tưởng, đường hướng để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. - Năm 1972, Nguyễn Văn Ẩn (Ban Báo chí học, phân khoa VH&KHNV, Viện Đại học Vạn Hạnh) hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài Báo chí tôn giáo tại Việt Nam. Trong chương III [2, tr.23], tác giả nhắc đến quá trình hình thành và phát triển của báo chí Phật giáo giai đoạn 1920-1945 như Pháp âm, Phật hóa Tân Thanh niên, Từ bi âm, Bát nhã âm, Tiến hóa, Duy tâm Phật học, Bồ đề, Viên âm, Tam bảo, Đuốc tuệ, Tiếng chuông sớm. Tác giả cho rằng báo chí Phật giáo những năm 1920-1945 là phương tiện chính của công cuộc canh tân đất nước và góp phần quan trọng vào công cuộc chung này. Giai đoạn này, dù đã có những đáng tiếc xảy ra giữa các báo, như cuộc bút chiến, thậm chí có lúc mạt sát lẫn nhau bằng những lời quá đáng giữa Từ bi âm và Tiến hóa về các vấn đề quản lý nội bộ của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học, nhưng người ta cũng dễ dàng thông cảm vì đó là những khuyết điểm khó tránh khỏi của báo chí Phật giáo trong giai đoạn đầu. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến những cuộc trao đổi khá sôi nổi về sự hiện hữu của Tây phương cực lạc, giữa một bên nhận là có Tây phương cực lạc (Từ bi âm) và một bên phủ nhận (Tiến hóa); về vấn đề canh tân Phật giáo giữa Tiến hóa và Duy tâm Phật
  • 10. 3 học; về giáo lý nhà Phật giữa Tiến hóa và Viên âm. Tác giả nhận định: các cuộc trao đổi ấy cho thấy đã đến lúc phải thẳng thắn đặt ra nhiều vấn đề của Phật học âm ỉ lâu nay. Tuy nhiên, với những vấn đề này, tác giả chỉ nêu vài ý kết luận khái quát mà không phân tích, dẫn chứng cụ thể. - Năm 1985, Nguyễn Lang công bố tập 3, cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận ở Paris. Cho đến nay, công trình gồm cả ba tập đã được Nhà xuất bản Văn học (Hà Nội) tái bản lần thứ ba (năm 2000). Trong tập 3, khi viết về phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Lang có đề cập đến một số tờ báo và tạp chí Phật giáo, như: Pháp âm, Phật hóa Tân Thanh niên, Từ bi âm, Viên âm, Đuốc tuệ, Tiếng chuông sớm, Duy tâm Phật học, Tiến hóa, Pháp âm Phật học, Tam bảo, Bát nhã âm, Quan âm, Tinh tiến. Về báo chí Phật giáo, tác giả chỉ trình bày tổng quát quá trình hình thành, tôn chỉ hoạt động và những đóng góp chung của các tạp chí, tờ báo Phật giáo đối với Phật giáo và dân tộc nửa đầu TK.XX. Ngoài ra, tác giả còn nhắc đến vài nét những cuộc tranh luận, thảo luận giữa các tạp chí lúc bấy giờ về tư tưởng Phật học và đường hướng chấn hưng Phật giáo. Nhìn chung, theo tác giả đúc kết, sự ra đời của báo chí Phật giáo lúc bấy giờ đã làm Phật học trở nên dễ dàng phổ biến hơn đối với đại chúng. Ai cũng có thể đọc hiểu Phật pháp bằng chữ Quốc ngữ. Cho nên có thể nói sự thành công của báo chí Phật giáo cũng là sự thành công của chữ Quốc ngữ [67, tr.771-772]. Có thể nói Việt Nam Phật giáo sử luận (tập III) là công trình nghiên cứu sâu về báo chí và Phong trào chấn hưng Phật giáo. Tuy nhiên trong công trình này còn một số tạp chí chưa được đề cập đến (Bồ đề, Phật pháp chỉ Niết bàn) và nhất là văn học Phật giáo hầu như chưa được quan tâm nghiên cứu. - Công trình Triết học và tư tưởng của Giáo sư Trần Văn Giàu (Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1988) đã dành một chương quan trọng cho việc nghiên cứu Phật giáo nửa đầu TK.XX: Phong trào Chấn hưng Phật giáo và các vấn đề tư tưởng triết học mà phong trào ấy đã nêu lên ở nước ta trong thời kỳ lịch sử giữa hai cuộc chiến tranh thế giới [44, tr.320]. Trong chương này, tác giả đã khảo sát nhiều tờ báo, tạp chí Phật giáo nổi tiếng như: Từ bi âm, Viên âm, Duy tâm Phật học, Đuốc tuệ…¸để tìm hiểu tình hình Phật giáo trước 1945. Trong mục Mấy vấn đề tư tưởng cuộc vận động Chấn hưng Phật giáo đã đề ra, Trần Văn Giàu đã chỉ ra những điểm tiến bộ
  • 11. 4 đặc biệt của Phật giáo đương thời thông qua cuộc thảo luận sôi nổi trên báo về Thượng đế, linh hồn, Thiên đường, địa ngục… Có thể nói đây là công trình nghiên cứu sớm nhất, công phu nhất của một nhà nghiên cứu mác-xít về báo chí Phật giáo nửa đầu TK.XX. Trần Văn Giàu đã đánh giá cao tư tưởng yêu nước, khoa học của nhiều tờ báo, tạp chí, sách vở Phật giáo giai đoạn này. Tuy nhiên công trình cũng chưa dành sự quan tâm tới mảng văn học trên báo chí ấy. - Báo chí Phật giáo với phong trào Chấn hưng Phật giáo (1930-1945), khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Lịch sử (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1994) của Thích Thanh Đạt đã giới thiệu khái quát một số tạp chí, tờ báo Phật giáo và những vấn đề tư tưởng triết học Phật giáo thể hiện qua báo chí Phật giáo thời kỳ 1930-1945. Tuy nhiên, trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp đại học, tác giả chưa có điều kiện sưu tập tư liệu đầy đủ, cũng như chưa phân tích sâu những đặc điểm và giá trị nội dung, nghệ thuật của Phật học và văn học thể hiện trên báo chí Phật giáo lúc bấy giờ. - Công trình Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945 (Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 2000) của Huỳnh Văn Tòng đã nêu rõ sự hình thành, phát triển và những đóng góp của làng báo chí Việt Nam trên các lĩnh lực văn hóa, giáo dục, chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam. Trong phần Những tờ báo chuyên biệt, tác giả có đề cập đến quá trình ra đời của tạp chí Pháp âm [116, tr.345], Viên âm [116, tr.339] và báo Đuốc tuệ [116, tr.306], là những tạp chí, tờ báo Phật giáo đầu tiên ở Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ giai đoạn trước 1945. Ngoài ra, phần phụ lục cuối tập sách với nhan đề Mục lục báo chí Việt ngữ từ 1865-1945, tác giả đã liệt kê hầu như gần đủ những tạp chí, tờ báo Phật giáo trước 1945 và ghi cả thông tin về năm xuất bản, đình bản, như: Từ bi âm (1932-1941), Viên âm (1933-1936), Đuốc tuệ (1935-1939), Tiếng chuông sớm (1935-1936), Duy tân (tâm) (1935-1943), Bồ đề (1936), Bát nhã âm (1936- 1943), Pháp âm Phật học (1937-1938), Tam bảo (1937-1939), Tiến hóa (1938- 1939), Phật pháp chỉ Niết bàn (1941). Đây là công trình nghiên cứu tổng quát về báo chí, trong đó có đề cập chi tiết đến những tạp chí, tờ báo Phật giáo đã ra đời trước 1945. Tuy nhiên, khi khảo sát trực tiếp tư liệu báo chí Phật giáo hiện có, chúng tôi thấy trong công trình này còn có rất nhiều lầm lẫn về năm đình bản một
  • 12. 5 số tờ báo, tạp chí Phật giáo, như: Từ bi âm (đình bản năm 1945, không phải năm 1941), Viên âm (đình bản năm 1945, không phải năm 1936), Đuốc tuệ (đình bản năm 1945, không phải năm 1939), Tam bảo (đình bản năm 1938, không phải năm 1939), Tiến hóa (đình bản năm 1941, không phải năm 1939). Ngoài ra, tên chủ nhiệm một số tạp chí cũng ghi không chính xác: chủ nhiệm tạp chí Tiến hóa là Đỗ Kiết Triệu, chứ không phải Đỗ Kiết Tuân; tạp chí Duy tâm Phật học, chủ nhiệm là Nguyễn Văn Ân, chứ không phải là Nguyễn Văn An. - Công trình Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945 (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000) do Đỗ Quang Hưng chủ biên cũng có phần đề cập đến thời điểm ra đời của báo chí Phật giáo trước 1945. Theo các tác giả (Đỗ Quang Hưng, Dương Trung Quốc, Nguyễn Thành), báo chí Phật giáo Việt Nam ra đời từ phong trào Chấn hưng Phật giáo. Phần phụ lục cuối sách, các tác giả đã thống kê, giới thiệu ngắn gọn về quá trình xuất hiện và hoạt động của một số tạp chí, tờ báo Phật giáo Việt Nam đương thời như: Viên âm, Đuốc tuệ, Quan âm, Tinh tiến v.v.. - Công trình Báo chí ở Thành phố Hồ Chí Minh (100 câu hỏi đáp về Gia Định - Sài Gòn TP. Hồ Chí Minh, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, năm 2007, Trương Ngọc Tường, Nguyễn Ngọc Phan biên soạn) cho biết tạp chí Quốc ngữ Phật giáo đầu tiên được xuất bản ở Sài Gòn là Pháp âm và trình bày khá đầy đủ về diện mạo, nội dung của tạp chí này [121, tr.112]. Ngoài ra, công trình còn cho thấy vai trò của nhà báo Xích Liên (sư Thiện Chiếu) đối với sự nghiệp chấn hưng và sự nghiệp báo chí Phật giáo [121, tr.115]. Có thể nói, dù công trình này không nhấn mạnh nhiều đến báo chí Phật giáo, nhưng các tác giả cũng đã góp phần khẳng định thêm cho chúng ta thấy sự hiện hữu đầu tiên của báo chí Phật giáo Việt Nam giai đoạn trước 1945 và những đóng góp của nhà báo Xích Liên đối với Phật giáo và dân tộc. - Công trình Lược khảo Báo chí Phật giáo Việt Nam (1929-2008) của Nguyễn Đại Đồng (Nxb. Tôn giáo, 2008) đã cho thấy rõ nét tình hình báo chí Phật giáo Việt Nam từ khi ra đời năm 1929 (theo tác giả) cho đến năm 2008. Phần thứ nhất, tác giả trình bày Báo chí Phật giáo từ khi ra đời đến Toàn quốc kháng chiến (1929-1946) [34, tr.7]. Trong mục này, tác giả đã trình bày khá đầy đủ hoàn cảnh ra đời, nhân sự lãnh đạo, các hoạt động và nội dung khái quát của báo chí Phật giáo
  • 13. 6 trước 1945. Tuy nhiên, chúng tôi thấy công trình vẫn còn thiếu tạp chí Phật pháp chỉ Niết bàn. Nói chung, công trình đã cho chúng tôi cái nhìn tổng thể, hệ thống, toàn diện về báo chí Phật giáo Việt Nam và tầm ảnh hưởng của báo chí Phật giáo trong đời sống xã hội. - Công trình Phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam (Tư liệu báo chí Việt Nam từ 1927-1938) của Nguyễn Đại Đồng và Nguyễn Thị Minh (Nxb. Tôn giáo, 2008) đã trình bày rõ ràng các hoạt động cụ thể của báo chí Phật giáo trong giai đoạn đầu TK.XX, trong đó có nhấn mạnh vai trò của báo chí đối với phong trào Chấn hưng Phật giáo nói riêng, đối với sự duy trì và bảo vệ nền độc lập dân tộc nói chung. Công trình đã đem đến cho chúng tôi nhiều thông tin hữu ích về báo chí Phật giáo lúc bấy giờ. - Bên cạnh đó, Nguyễn Đại Đồng còn có các bài: “Tạp chí Viên âm”, “Tạp chí Đuốc tuệ” trên tạp chí Nghiên cứu Phật học (2009) và “Tạp chí Duy tâm Phật học” trên nguyệt san Giác ngộ (2011). Cả ba bài viết đều trình bày tổng quát về diện mạo, nội dung của các tạp chí Phật giáo này. - Những công trình: Việt Nam: Những sự kiện lịch sử (1919-1945) của Dương Trung Quốc (2005), Báo chí Phật giáo tại Việt Nam: Thực trạng và vấn đề (Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường ĐH KHXH & NV, ĐHQG Hà Nội) của Lê Thị Hồng Hạnh (2010),… đã giới thiệu khái quát về nội dung và sự ảnh hưởng của báo chí Phật giáo trong đời sống xã hội. Luận văn Thạc sĩ trên còn cho thấy điểm nổi bật của báo chí Phật giáo hiện nay là làm rõ các vấn đề tín ngưỡng xã hội, tạo điều kiện cho những người đang trăn trở với đức tin có cách nhìn đúng đắn, khách quan hơn về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Bộ phận báo chí này cũng phát huy ý thức, truyền thống dân tộc, góp phần xây dựng nền kinh tế quốc gia vững mạnh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và sự đoàn kết giữa các tôn giáo. - Bên cạnh đó, những bài viết trên báo mạng như “Báo chí Phật giáo: Vấn đề hội nhập và phát triển” của Thích Thiện Bảo (2000) đăng trên website daophatngaynay.com và giacngo.vn đã đề cập đến vai trò của báo chí Phật giáo trong công cuộc chấn hưng cho đến hiện nay. Khi nói về vai trò của báo chí Phật giáo trước 1945, tác giả chỉ nhấn mạnh đến tạp chí Pháp âm, Từ bi âm, Duy tâm
  • 14. 7 Phật học, Viên âm và báo Đuốc tuệ. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập vài nét đến cuộc tranh luận giữa các tạp chí về vấn đề Thượng đế sáng tạo, vấn đề linh hồn bất tử… Qua bài viết, tác giả nhận định rằng báo chí Phật giáo trước 1945 đã làm sáng tỏ trắng đen, phản bác những luận điểm sai lầm của một số người chưa hiểu rõ về đạo Phật. Trần Kiêm Đạt (2008) với bài viết “Sơ lược lịch sử báo chí Phật giáo Việt Nam” đăng trên website phattuvietnam.net, cũng đã trình bày khái lược diện mạo một số tạp chí, tờ báo Phật giáo trước 1945. Trong đó, tác giả khẳng định báo chí Phật giáo Việt Nam thực sự khai sinh và phát triển từ khi có phong trào Chấn hưng Phật giáo vào thập niên 1930. Nội dung bài viết phản ảnh thực tế Phật giáo trong từng giai đoạn, đồng thời cũng đề cập đến những cuộc tranh luận giữa các tạp chí, mà tiêu biểu là Duy tâm Phật học và Tiến hóa. Bài viết “Báo xuân Phật giáo xưa” của Nguyễn Ngọc Phan (2012) đăng trên website khoavanhoc-ngonngu.edu.vn đã trình bày những giai phẩm xuân mà báo chí Phật giáo giai đoạn đầu TK.XX từng thể hiện, như Duy tâm Phật học, Đuốc tuệ, Từ bi âm, Bát nhã âm v.v.. Tác giả cho rằng báo chí Phật giáo trong sự nghiệp xiển dương Phật pháp và chấn hưng Phật giáo luôn gắn liền với nhân sinh thời cuộc, bộc lộ những ưu tư trăn trở trước hoàn cảnh mất nước và sự cùng khổ của đồng bào. Những bài viết qua báo mạng trên ít nhiều cũng đã chỉ ra được vai trò và giá trị của báo chí Phật giáo đối với phong trào Chấn hưng Phật giáo và đối với dân tộc, đồng thời cũng đề cập đến một vài vấn đề mà báo chí đương thời tranh luận sôi nổi. Tuy nhiên, các bài viết chỉ dừng lại ở điểm khái quát sơ lược mà chưa đi sâu phân tích về những tác động tư tưởng nhiều mặt của báo chí. Nhìn chung, trên thực tế dù đã từng có một số nhà nghiên cứu viết về lịch sử báo chí Việt Nam, trong đó có đề cập đến báo chí Phật giáo, thậm chí có những nhà nghiên cứu đề cập chuyên biệt về báo chí Phật giáo Việt Nam, nhưng các công trình, bài viết ấy mới chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh riêng biệt, chưa bao quát hết các tạp chí, tờ báo Phật giáo. Chưa có công trình nào đề cập cụ thể và toàn diện về diện mạo, giá trị và đặc điểm của báo chí Phật giáo giai đoạn trước 1945 trên các lĩnh vực Phật học, văn học, văn hóa tư tưởng, chính trị, kinh tế, xã hội v.v..
  • 15. 8 ủa những người đi trước, trong luận án này, chúng tôi hy vọng có thể nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm, giá trị của Phật học và văn học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước 1945. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Với đề tài Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945, chúng tôi muốn giới thiệu một cách hệ thống về báo chí Phật giáo trước 1945. Trên cơ sở đó luận án sẽ trình bày, luận giải những vấn đề Phật học và văn học trên bộ phận báo chí ấy. Về Phật học, luận án sẽ trình bày các phương diện: thế giới quan Phật giáo, tư tưởng đạo đức, quan hệ Phật giáo với dân tộc và đại chúng… Về văn học, luận án trình bày những giá trị đặc điểm nội dung, nghệ thuật của văn học Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn này qua các thể loại thơ, văn xuôi, dịch văn học. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng chủ yếu chúng tôi chọn khảo sát là báo chí Phật giáo Việt Nam trước 1945. Chúng tôi cố gắng khảo sát tất cả những tư liệu có thể tìm được. Hiện nay còn 13 tạp chí và 2 tờ báo là: Tạp chí: Pháp âm (1929), Phật hóa Tân Thanh niên (1929), Từ bi âm (1932-1945), Viên âm (1933-1945), Tiếng chuông sớm (1935-1936), Duy tâm Phật học (1935-1943), Bồ đề (1936), Bác (Bát) nhã âm (1936-1943), Pháp âm Phật học (1937-1938), Tam bảo (1937-1938) (Theo như hình ảnh thì bản tiếng Hoa chỉ đề Tam bảo, nhưng bản tiếng Việt đề là Tam bảo chí, Nguyễn Đại Đồng cũng viết là Tam bảo chí), Tiến hóa (1938-1941), Quan âm (1938-1943), Phật pháp chỉ Niết bàn (1941) và báo: Đuốc tuệ (1935-1945), Tinh tiến (1945). Các tờ báo, tạp chí này hiện nay đang lưu trữ chủ yếu ở Thư viện Quốc gia (Hà Nội), bên cạnh đó là ở một số chùa và tủ sách tư nhân. Từ những tờ báo, tạp chí Phật giáo này, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm, giá trị của tư tưởng Phật học và văn học. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành sưu tầm những tác phẩm, bài viết, tờ báo, tạp chí và những công trình từ trước đến nay có liên quan đến mảng báo chí
  • 16. 9 Phật giáo Việt Nam trước 1945. Đồng thời, chúng tôi cũng sưu tầm tất cả những tạp chí, tờ báo Phật giáo trước 1945. Đây là những tài liệu làm nền tảng cho việc nghiên cứu một cách trung thực và chính xác. Trong luận án này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 5.1. Phƣơng pháp thống kê - phân loại Dùng các phương pháp bổ trợ này nhằm mục đích thống kê, phân loại những tài liệu có liên quan đến luận án đã sưu tầm được, từ đó góp phần tìm hiểu, thẩm định giá trị đích thực của báo chí Phật giáo trước 1945. 5.2. Phƣơng pháp phân tích - so sánh - tổng hợp Để đáp ứng nhu cầu của đề tài, luận án sử dụng xuyên suốt các phương pháp chủ đạo: phân tích - so sánh - tổng hợp nhằm tìm ra những đặc điểm về nội dung tư tưởng của các vấn đề Phật học, những giá trị nghệ thuật đặc sắc trong giáo lý nhà Phật cùng những đặc điểm nội dung và giá trị nghệ thuật của thơ ca, văn xuôi đã thể hiện trên báo chí Phật giáo trước 1945. Qua đó chứng minh sự đóng góp đích thực của báo chí Phật giáo đương thời đối với Phật giáo và dân tộc. Trên cơ sở này, luận án còn xác định sự ra đời và phát triển của báo chí Phật giáo trước 1945 đã phát huy được gì cho nền văn hóa, văn học của dân tộc trong chặng đầu hiện đại hóa. 5.3. Phƣơng pháp lịch sử xã hội Vận dụng thêm phương pháp này để xác định những tiền đề hình thành và phát triển của báo chí Phật giáo trước 1945. Nghiên cứu báo chí Phật giáo trong mối liên hệ chặt chẽ với lịch sử - xã hội đương thời. 6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Hoàn thành luận án Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945, chúng tôi mong muốn có những đóng góp sau: - Giới thiệu một cách có hệ thống tình hình báo chí Phật giáo trước 1945. Xác định lại năm ra đời, năm kết thúc, mục đích tôn chỉ, ban biên tập của từng tờ báo, tạp chí Phật giáo.
  • 17. 10 - Trình bày một cách có hệ thống, tường minh về các vấn đề chủ yếu của Phật học và văn học trên báo chí Phật giáo trước 1945. Luận án có thể góp phần vào việc tìm lại giá trị của báo chí Phật giáo trước 1945, những đóng góp của báo chí Phật giáo đối với đời sống tinh thần của dân tộc. 7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Ngoài phần Dẫn nhập, luận án gồm 3 chương: Chƣơng 1: Phong trào Chấn hƣng Phật giáo và báo chí Phật giáo Việt Nam trƣớc 1945: Trình bày khái quát về phong trào Chấn hưng Phật giáo và tình hình báo chí Phật giáo Việt Nam trước 1945 (từ trang 11 đến trang 55). Chƣơng 2: Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trƣớc 1945: Trình bày thế giới quan Phật giáo, tư tưởng đạo đức Phật giáo, vấn đề Phật giáo đối với dân tộc và đại chúng, nhằm rút ra những giá trị cơ bản của Phật giáo giai đoạn này (từ trang 56 đến trang 124). Chƣơng 3: Văn học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trƣớc 1945: Trình bày khái quát về mảng văn học trên báo chí Phật giáo, phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ và văn xuôi trên những tờ báo ấy (từ trang 125 đến trang 204). Đề tài luận án là “Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945”. Luận án phải đặt từ “Văn học” trước là để cho phù hợp với mã ngành Văn học Việt Nam, nhưng trong khi triển khai thì Phật học (chương 2) được trình bày trước Văn học (chương 3). Làm như vậy vì trên báo chí Phật giáo, tư tưởng Phật học là vấn đề trung tâm, quan trọng nhất, phải nghiên cứu Phật học (chương 2) trước rồi mới đến Văn học (chương 3). Văn học vẫn là vấn đề đi sau tư tưởng và chủ yếu là phương tiện truyền bá tư tưởng Phật học. Cuối luận án là phần Kết luận (từ trang 205 đến trang 207), Danh mục báo chí Phật giáo (trang 208), Thư mục tài liệu tham khảo (từ trang 209 đến trang 218) và Danh mục các công trình của tác giả đã công bố (trang 219). Người viết có chuẩn bị thêm phần Phụ lục (từ trang 220 đến trang 258), giới thiệu một số hình ảnh báo chí, tổng danh mục thơ và văn trên báo chí Phật giáo trước 1945.
  • 18. 11 Chƣơng 1 PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO VÀ BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƢỚC 1945 1.1. PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO TỪ CUỐI THẬP NIÊN 1920 ĐẾN 1945 1.1.1. Tình hình Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX Đầu TK.XX, sau khi bình định được Việt Nam, Pháp thực hiện chính sách nâng đỡ, tạo điều kiện cho đạo Công giáo phát triển. Chính quyền Pháp vì muốn loại trừ ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo, nên đã quyết tâm loại bỏ chữ Hán mà thay bằng chữ Pháp [84, tr.474]. Lúc bấy giờ, kinh sách Phật toàn là chữ Hán, do vậy dân chúng học tiếng Pháp hoặc ít học không đọc được kinh điển. Từ đó, tín đồ không thấu hiểu giáo lý của Phật và đây là tiền đề khiến người dân cách xa dần đạo Phật, khiến đạo Phật ngày càng suy vi. Đạo Phật đã suy đến mức toàn quốc không có một ngôi trường Phật học nào cho người dân đến tham học [51, tr.20]. Thực dân Pháp đã cố tình loại trừ dần văn hóa dân tộc và thay vào đó là văn hóa của phương Tây. Các khái niệm yêu nước, trung quân, đạo đức tôn giáo, phong tục tập quán, tín ngưỡng… đều bị phê phán là lạc hậu, lỗi thời. Đạo Phật hầu như bị gạt ra ngoài lề của đời sống xã hội đương thời. Dẫu biết rằng cả nước Việt Nam lúc bấy giờ, mỗi làng đều có chùa thờ Phật, thậm chí có làng có đến ba ngôi chùa. Thế nhưng, những ngôi chùa đó chỉ là nơi dành riêng cho phái nữ, những bà cụ… mỗi tháng vào những ngày Rằm, mồng Một đến chùa lễ Phật. Đạo Phật thời kỳ đã trở thành một tôn giáo tiêu cực, chán đời, mê tín dị đoan. Người dân tôn kính Đức Phật như một bậc Thượng đế toàn năng có quyền ban phước giáng họa. Cụ thể là chính quyền thực dân thực hiện chính sách kỳ thị, đàn áp Phật giáo như: kiểm tra đời sống sinh hoạt của tăng chúng trong chùa, những chùa nào muốn xây dựng, sửa chữa thì phải xin giấy phép và được chính quyền cấp giấy phép mới được xây cất. Chúng dùng chính sách hủ hóa dân tộc ta bằng cách cho phép tự do
  • 19. 12 hoạt động mê tín dị đoan, nhưng hạn chế con đường giáo dục văn hóa truyền thống của dân tộc. Mục đích của chúng là làm cho dân ta ngu dốt để dễ bề sai khiến, không muốn cho dân tộc ta trở nên lớn mạnh và đạo Phật từ đó cũng bị đồng hóa với những tà thuyết ngoại đạo. Ngoài ra, một số ngôi chùa lớn đã bị chính quyền Pháp phá hủy dần [84, tr.475]. Việt Liên với bài Phật giáo không phải là đạo hữu thần đã ghi rất rõ về sự kiện này: Nhưng xét cho kỹ, phần đông người mình chưa hiểu cái yếu nghĩa của Phật giáo, cho là một đạo hữu thần, cũng cầu xin, cũng chuộc tội, chẳng khác chi những kẻ ỷ lại thần quyền. Hoặc cho là một đạo hoang đường mê tín, chứa những việc huyễn hoặc dị đoan, không hiểu Phật giáo có một cái triết lý rất thâm thiết. Trải qua bao nhiêu thế kỷ đã bị chôn sâu trong cái não mê tín của bọn ngu dân và bị khuất sau tấm lòng lợi dụng của một hạng tín đồ vô học... Nếu chẳng chấn hưng Phật giáo, chỉnh đốn Phật giáo lại, thì Phật giáo cũng như các tôn giáo khác, sẽ theo một công lệ đào thải mà tiêu diệt trước khi thế giới đại đồng [E, số 2, tr. 6-8]. Thời gian bị kìm hãm kéo dài cho đến năm 1920, giới tăng sĩ và trí thức trong nước mới có cơ hội đứng ra hô hào, phát khởi phong trào Chấn hưng đạo Phật Việt Nam. Từ đó, báo chí Phật giáo mới có cơ hội ra đời và được phổ biến rộng rãi khắp nơi, đồng thời các kinh sách Phật giáo, nhờ phương tiện in ấn tiên tiến nên cũng được xuất bản và lưu hành nhiều hơn. Nhờ sự khởi sắc từ những thập niên đầu TK.XX mà sau này, việc đào tạo tăng ni tại Việt Nam dần dần trở nên có quy củ. Hệ thống giáo dục được hình thành và đi theo thứ bậc từ hệ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đến đại học. Quả thật, giai đoạn những năm đầu thế kỷ XX, dù đất nước bị chia làm ba kỳ, dưới ba hình thức cai trị khác nhau, nhưng sự thống nhất về dân tộc, văn hóa và tôn giáo lúc bấy giờ vẫn được duy trì và gìn giữ. Sự hiện diện của đạo Phật xuyên suốt từ Bắc chí Nam đã là một yếu tố góp phần to lớn, nhằm đối kháng với việc chia cắt đất nước để cai trị theo chủ trương của người Pháp. Hơn nữa, dù chịu ảnh hưởng
  • 20. 13 mạnh của quá trình Âu hóa, nhưng Phật giáo Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ qua phong trào Chấn hưng Phật giáo. Ðạo Phật trong giai đoạn kháng Pháp nửa đầu thế kỷ XX đã gắn kết với quần chúng, đã hòa chung với lòng yêu nước của muôn dân, thể hiện bằng mục đích Tu là tìm hạnh phúc cho tha nhân và góp phần thực thi sứ mệnh đem lại hòa bình cho quê hương đất nước. Lúc này có nhiều vị tăng sĩ đã cởi áo cà sa để khoác chiến bào, hòa mình cùng dân tộc đấu tranh chống Pháp, đã có nhiều vị hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc. 1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến phong trào Chấn hƣng Phật giáo Đầu TK.XX, sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), nền kinh tế tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng. Giai đoạn 1920-1930, khủng hoảng kinh tế bắt đầu và kéo dài, các đế quốc tăng cường chính sách bóc lột ở các nước thuộc địa. Đông Dương trở thành nạn nhân trong chính sách khai thác tàn nhẫn của Pháp. Việt Nam cũng lâm vào tình trạng khốn khổ, “một cổ hai tròng” - vừa phát xít Nhật và vừa thực dân Pháp đè nặng lên đôi vai người dân thuộc địa, dẫn đến mâu thuẫn và phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực trong đời sống từ kinh tế, chính trị, văn hóa và cả tín ngưỡng tâm linh. Nhờ tiếp thu những trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản qua các tân thư, tân văn của Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi cùng cuộc vận động cách mạng ở Trung Quốc; các thuyết về nhân đạo, nhân quyền của những nhà khai sáng Pháp thế kỷ XVIII như J. Rousseau, S. Montesquieu, F. Voltaire mà các trí thức yêu nước Việt Nam đã có sự thay đổi sâu sắc về tư tưởng. Bên cạnh đó, tấm gương Nhật Bản nhờ Duy Tân mấy chục năm mà đánh bại đế quốc Nga đã làm tăng thêm niềm tin của các nhà trí thức yêu nước Việt Nam. Phong trào Duy Tân ở Việt Nam phát sinh từ những nguyên nhân trên. Mục đích của phong trào là xây dựng một đất nước Việt Nam độc lập, thống nhất, giàu mạnh. Hình thức hoạt động của phong trào Duy Tân ở Việt Nam diễn ra vừa công khai, vừa bí mật nhưng khá toàn diện, phổ biến rộng khắp 3 miền của đất nước.
  • 21. 14 Chính những biến động lịch sử đó đã tác động mạnh mẽ vào phong trào Chấn hưng Phật giáo thời kỳ này. Nhiều nhà nho chí sĩ đã đánh giá cao vai trò của Phật giáo đối với sự phát triển của xã hội, sự tự cường của dân tộc. Trong bối cảnh đó, báo chí Quốc ngữ có khuynh hướng duy tân ra đời như: Nông cổ mín đàm (1901), Lục tỉnh tân văn (1907), Đăng cổ tùng báo (1907), Đông Dương tạp chí (1913), Nam phong tạp chí (1917), An Nam tạp chí (1926), Phụ nữ tân văn (1929)… Những tờ báo này đã góp phần “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” như khẩu hiệu của phong trào Duy Tân đầu TK.XX. Chính những tờ báo này cũng góp phần thúc đẩy cho phong trào Chấn hưng Phật giáo diễn ra nhanh chóng và phát triển mạnh trong đời sống xã hội. Các nhà cách mạng tiêu biểu của phong trào Duy Tân, trong đó có Phan Chu Trinh đã từng nhận định rằng Phật giáo hưng thịnh thì đất nước cũng sẽ hưng thịnh. Có thể nói Phan Chu Trinh là người đặt niềm tin rất lớn vào sự đóng góp của một nền Phật giáo phục hưng đối với nền hòa bình dân tộc, cho nên ông thường hô hào việc chấn hưng đạo Phật để hỗ trợ cách mạng. Trong một buổi diễn thuyết, ông đã từng nói: Nước Đại Nam chúng ta ngày nay sở dĩ yếu hèn là vì thiếu tinh thần tôn giáo, chúng ta không biết cương cường xả thân vì nghĩa, chỉ bo bo giữ cái lối riêng của mình. Nay bà con thử xét, đời Trần sao dân tộc ta hùng dũng như vậy: quân Nguyên thắng cả Á cả Âu, nuốt trọn Trung Hoa mà qua đến nước ta thì bại tẩu; nào bị cướp sáo ở Chương Dương Độ, nào bị bắt trói ở Bạch Đằng, như vậy chẳng phải là nhờ đạo Phật ở ta thời đó rất thịnh ư? Nhờ cái tinh thần tôn giáo của ta ư? [67, tr.750]. Giai đoạn giữa năm 1935, có nhiều bài viết trên báo Tràng an lấy tên là H.T luận bàn về Phong trào Phật giáo chấn hưng. Tác giả đã cho rằng có ba nguyên nhân của sự phục hưng Phật giáo, đó là do lòng tự ái của dân tộc, niềm khát ngưỡng một lý tưởng để theo và do nạn kinh tế khủng hoảng. Thế nhưng lại còn có ý kiến cho rằng phong trào Chấn hưng Phật giáo ra đời là do ý đồ mỵ dân của thực dân Pháp: chúng muốn đẩy dân ta đắm chìm trong tín ngưỡng mê tín của tôn giáo, để họ quên đi sự chống đối ngoại bang. Theo Nguyễn
  • 22. 15 Lang, sự nghi ngờ đó được xuất phát từ hai sự kiện: thứ nhất là do việc Nhà nước bảo hộ đã dễ dàng ký giấy cho phép thành lập các Hội Phật giáo; thứ hai là do có một vài người được xem như là “người của chính quyền” đã hoạt động trong các Hội Phật giáo, như Trần Nguyên Chấn trong Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học, Nguyễn Năng Quốc và Lê Dư trong Hội Phật giáo Bắc Kỳ [67, tr.762]. Nhưng các sĩ phu yêu nước ngay từ đầu đã không nghĩ như thế, các học giả có uy tín như Nguyễn Lang [67], Trần Văn Giàu [44] đều thẳng thắn bác bỏ quan điểm sai trái ấy. Huỳnh Thúc Kháng trên báo Viên âm, Phan Khôi trên báo Tràng an đã gạt bỏ ra ngoài những quan điểm sai lầm về Phật giáo và phong trào Chấn hưng Phật giáo. Các vị đã đưa ra ý kiến tán đồng với quan điểm của Phan Chu Trinh khi cho rằng, chấn hưng Phật giáo là một việc làm có ích cho quốc dân như đã dẫn ở trên. Đặc biệt, Huỳnh Thúc Kháng vừa phát biểu ý kiến tán đồng vấn đề chấn hưng Phật giáo trên tạp chí Viên âm, vừa khuyên Viên âm nên cố gắng: Viên âm hãy gắng lên. Người ta nói khoa học với tôn giáo không cùng đi với nhau, là nói ở xứ văn minh nào kia, chứ ở xứ khai thông chậm trễ dân trí mơ mù như xứ ta, tôn giáo còn là phương thuốc chữa bệnh chung cho người mình có hiệu nghiệm. Huống là cái thuyết từ bi cứu khổ, độ tha, giác tha và nhân quả luân hồi của Phật giáo thông cả các giai cấp trong xã hội, mà ai thực hành theo có bổ ích cho chúng sanh không phải là ít, chưa nói đến “Niết bàn” là chỗ thượng thừa cao xa kia [D, số 3]. Những quan điểm trên cho chúng ta hiểu được, phong trào Chấn hưng Phật giáo tại Việt Nam đã nhận được sự đồng tình của nhiều chí sĩ yêu nước đầu TK.XX. Nhìn rộng ra châu Á, phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam diễn ra trong bối cảnh chung của phong trào Chấn hưng Phật giáo ở các nước châu Á: Tích Lan, Ấn Độ, Trung Quốc… nhằm khôi phục lại các giá trị của Phật giáo, phát triển Phật học. Bắt đầu từ cư sĩ David Hewavitarane, người Tích Lan, sau này xuất gia thành đại đức Dharmapala. Để chấn hưng Phật giáo, Dharmapala đã thành lập Hội Đại Bồ đề Ấn Độ và xuất bản tạp chí Bồ đề, thành lập các trung tâm Phật học và tu viện
  • 23. 16 Phật giáo. Dharmapala thường hun đúc tinh thần chấn hưng Phật giáo của tín đồ Phật giáo Ấn Độ bằng những lời kêu gọi trong mỗi thời thuyết pháp ở Ấn Độ: “Phật giáo ở Ấn Độ đã bị truy phóng một thời gian dài 800 năm. Ngày nay, họ đã và đang quay trở về Tổ quốc. Tất cả chúng ta hãy thức tỉnh siêu vượt chế độ, giai cấp và tín điều, với mục đích duy nhất của Hội Đại Bồ đề là đem giáo lý của Đấng Phật đà tặng mọi người dân Ấn Độ” [64, tr. 201]. Năm 1908, đại đức Dharmapala đã viết thư liên lạc với cư sĩ Dương Nhân Sơn ở Trung Quốc để mời cộng tác và từ đó phong trào lan rộng nhanh chóng. Tại Trung Quốc, cư sĩ Dương Nhân Sơn đã đứng lên thiết lập Kỳ Hoàn Tịnh xá, triệu tập những học giả nghiên cứu Phật học bằng Hán văn, Anh văn và Pali. Tiếp đó, năm 1912, HT. Thái Hư lập Phật học viện Vũ Xương, ra tạp chí Giác xã năm 1918, sau đổi thành Hải triều âm, làm tiền đề cho nhiều Phật học viện ra đời. Các hiệp hội Tăng Giáo dục, Phật giáo Hợp Tiến, Phật giáo Tổng hội, Phật giáo Liên hiệp, Phật giáo Cư sĩ lâm... liên tiếp ra đời khắp mọi nơi. Những hoạt động tích cực để chấn hưng Phật giáo của các nhân vật Phật giáo xuất chúng từ Tích Lan, Ấn Độ, Trung Quốc đã tác động đến các nước ở châu Á khác như: Miến Điện, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam v.v.. Phong trào đổi mới Phật sự từ các nước này cũng được diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả. Có thể nói, phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ từ phong trào Chấn hưng Phật giáo Trung Quốc, đặc biệt là những tư tưởng cải cách Phật giáo của HT. Thái Hư. Mặt khác, ở Việt Nam đầu TK.XX, do nhiều nguyên nhân về kinh tế, văn hóa, xã hội và tư tưởng đã xuất hiện nhiều phong trào tôn giới mới. Những phong trào tôn giáo này bắt nguồn từ Phật giáo, từ tín ngưỡng dân gian, hoặc từ “Tam giáo” (Phật - Lão - Nho) rồi cải biên, trong đó có đạo Cao Đài do các ông Ngô Minh Chiêu (1878-1930), Lê Văn Trung (1875-1934), Phạm Công Tắc (1893- 1959),… thành lập năm 1926; Phật giáo Hòa Hảo do ông Huỳnh Phú Sổ (1920- 1946) thành lập năm 1939,… Sự phát triển của các tôn giáo đương thời đã tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ đối với Phật giáo. Đây cũng là nhân tố tác động đến sự ra đời của phong trào Chấn hưng Phật giáo.
  • 24. 17 Ngoài những nguyên nhân từ quốc tế, nguyên nhân chính trị - xã hội và tôn giáo trong nước, sự ra đời của phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam còn do những nguyên nhân nội tại trong giới Phật giáo. Trước đó và ngay cả giai đoạn này, có lúc có nơi, sự suy giảm uy tín của Phật giáo đối với dân chúng khá rõ. Nguyên nhân chủ yếu là do một bộ phận của giới tăng sĩ đã đi sai lạc con đường chính pháp, không chuyên tâm tu hành mà chỉ chuyên lo “ứng phó” đạo tràng để thu tài vật, lợi dụng tín ngưỡng dân gian để cầu danh cầu lợi cho bản thân. Cư sĩ Khánh Vân đã trực tiếp lên án tình hình này trên tạp chí Duy tâm Phật học số 18 năm 1926: “Có kẻ mượn Phật làm danh, cũng ngày đêm hai buổi công phu, thọ trì, nhập sóc vọng, cũng sám hối như ai, nhưng lại luyện bùa học ngải, luyện roi thần, khi lên ông, lúc gặp bà, gọi là cứu nhân độ thế, nhưng thực ra lợi dụng lòng mê muội của thiện nam, tín nữ, rộng túi tham vơ vét cho sạch sành sanh”. Cư sĩ Thanh Quang cũng nói về tình trạng này trên báo Đuốc tuệ bằng những lời lẽ phê phán gay gắt: “Đau đớn thay xứ ta, những hạng xuất gia vào chùa phần nhiều chỉ học đặng vài bộ kinh, lo luyện hơi cho hay, tập nhịp tán cho già, nay lãnh đám này, mai lãnh đám kia; cũng tràng hạt, cũng cà sa, thử lật mặt trái của họ ra mà xem thì có khác nào người trần tục” [F, số 178-179, tr.3-5]. Rõ ràng, vấn đề “tha hóa đạo đức” của một bộ phận trong giới tu sĩ đã làm ảnh hưởng đến sự suy đồi của Phật giáo. Điều đó đã khiến cho nhiều nhà lãnh đạo Phật giáo, người có tâm huyết với Phật giáo trăn trở, lo lắng. Sư Thiện Chiếu, nhà trí thức trẻ đầy nhiệt huyết không thể ngồi yên, đã mạnh dạng chỉ trích trên tờ Đông Pháp thời báo số 532, ra ngày 14.1.1927: “Xét lại tăng giới hiện thời ở nước ta mà nhất là ở Nam Kỳ, phần nhiều không chuyên tâm về đường học vấn, kẻ hảo tâm thời lo độc thiện, có khi lạc vào cái chủ nghĩa yếm thế nên không biết nghĩa vụ và trách nhiệm của mình; mình đã chẳng biết thời làm sao truyền bá ra cho người khác biết được?”. Nhìn chung, trước bối cảnh trong và ngoài nước như thế, nhiều tăng sĩ cùng nhân sĩ trí thức yêu nước có nhiệt tâm, có tín tâm với đạo Phật đã tìm mọi cách chấn hưng Phật giáo để khôi phục lại truyền thống tín ngưỡng, đạo lý và phong tục tập quán của dân tộc, đồng thời qua đó đoàn kết tập hợp lực lượng để chống Pháp,
  • 25. 18 giành độc lập cho dân tộc. Công cuộc này đã làm thay đổi rất nhiều về nội dung và hình thức hoạt động của Phật giáo Việt Nam. 1.1.3. Hoạt động của phong trào Chấn hƣng Phật giáo Có thể nói, phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam được khởi đầu từ các đô thị Nam Kỳ với những đóng góp quan trọng của HT. Khánh Hòa và sư Thiện Chiếu, để sau đó lan ra Trung và Bắc Kỳ. 1.1.3.1. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ Từ năm 1920, mặc dù trong cả nước, tình hình Phật giáo không có gì sáng sủa nhưng tại Nam Kỳ, rải rác ở các nơi, nhiều vị có tâm huyết vẫn duy trì các đạo tràng tu học Phật pháp và thuyết giảng tại các chùa lớn, như: HT. Thích Từ Phong giảng dạy Phật pháp cho tăng sĩ tại chùa Giác Hải. Hòa thượng còn tổ chức khắc bản in kinh và khuyến khích việc phiên dịch kinh Phật ra chữ Quốc ngữ. Từ năm 1922, Hòa thượng đã cho xuất bản bộ Quy Nguyên Trực Chỉ do chính mình phiên dịch ra Quốc ngữ. HT. Khánh Hòa thì thuyết giảng Phật pháp cho chư tăng tại chùa Tiên Linh. HT. Chí Thành quy tụ tăng sĩ về giảng dạy Phật pháp hàng năm tại chùa Phi Lai. Hòa thượng còn tổ chức thành lập trường Phật học dành cho ni giới tại chùa Giác Hoa (Bạc Liêu) và đã thu hút được trên một trăm học ni về tham học. Tại Trà Vinh, HT. Huệ Quang giảng dạy Phật pháp tại chùa Long Hòa; HT. Khánh Anh giảng tại chùa Long An. Cả hai đạo tràng đều có từ bốn mươi đến một trăm học tăng tham học. Ngoài ra còn có HT. Tâm Thông chùa Trường Thọ (Gò Vấp - Gia Định), HT. Hoằng Nghĩa chùa Giác Viên (Chợ Lớn), HT. Huệ Tịnh chùa Linh Thuyền (Gò Công)… cũng thể hiện nhiệt huyết truyền bá Phật pháp ngay tại trú xứ của chính các vị đó. Năm 1923, trong một buổi họp của đại diện các Tổ đình tại chùa Long Hòa, Trà Vinh, HT. Khánh Hòa đã khởi xướng thành lập tổ chức Lục Hòa Liên hiệp nhằm mục đích tạo điều kiện cho các vị có tâm huyết, lo lắng về sự suy đồi của Phật giáo Việt Nam có cơ hội gặp gỡ nhau để bàn bạc việc Chấn hưng Phật giáo, qua ba nỗ lực: chỉnh đốn tăng già, kiến lập Phật học đường, diễn dịch và xuất bản kinh sách
  • 26. 19 Việt ngữ. Các vị Tổ sư tiền bối của phong trào này là HT. Huệ Quang, Khánh Hòa và Khánh Anh. Năm 1926, sau khi nghe cư sĩ Huỳnh Thái Cửu trình bày lời thỉnh cầu, đề nghị thành lập Hội Phật giáo để khởi xướng phong trào nghiên cứu giáo lý, chấn chỉnh Tăng già, HT. Khánh Hòa đã đem chuyện này bàn với HT. Huệ Quang, trú trì chùa Long Hòa, Trà Vinh, đồng thời còn đề xuất chương trình chấn hưng, bao gồm 4 điểm: - Lập hội Phật giáo. - Thỉnh ba tạng kinh điển dịch ra chữ Quốc ngữ. - Lập trường Phật học để đào tạo tăng tài. - Xuất bản tạp chí phổ biến giáo lý, kêu gọi tăng đồ thức tỉnh, chấn hưng quy củ thiền môn. Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện thì không đủ kinh phí và còn nhiều vấn đề phức tạp xảy ra, nên HT. Khánh Hòa cũng chưa thể thực hiện mong ước của mình. Tiếp đó, trên lĩnh vực truyền thông, các tờ báo liên tục đăng tải về tình hình suy yếu của Phật giáo và kêu gọi chư tăng, Phật tử cùng giới trí thức yêu nước cần có thái độ, quan điểm, lập trường chấn hưng nền Phật học nước nhà. Ngày 5.1.1927, ông Nguyễn Mục Tiên, một nhà báo quen thuộc của nhân dân Sài Gòn trên tờ Đông pháp thời báo số 529 đã viết bài kêu gọi Nên chấn hưng Phật giáo ở nước nhà. Sư Thiện Chiếu, trú trì chùa Linh Sơn, Sài Gòn đã viết bài đăng trên Đông Pháp thời báo số 532 ra ngày 14.1.1927 với nhan đề: Chấn hưng Phật giáo ở nước nhà. Ngoài việc nêu lên những nguyên nhân khiến cho Phật giáo suy đồi, sư Thiện Chiếu đã đề xuất những nội dung cụ thể cho phong trào Chấn hưng Phật giáo, gồm 3 điểm căn bản sau: - Lập Phật học báo quán để truyền bá Phật lý, khi Phật lý được vãn hồi sẽ xóa bỏ những điều mê tín.
  • 27. 20 - Lập Phật gia công học để đào tạo ra những bậc hoằng pháp mô phạm truyền giáo về sau. - Dịch kinh Phật ra tiếng ta để cho Phật giáo nước ta sau này khỏi sợ thất truyền. Cũng từ năm 1927, từ bài báo của nhà sư Tâm Lai tại Bắc Kỳ đề xuất chấn hưng và thống nhất Phật giáo trên tờ Khai hóa nhật báo số 1640, ra ngày 16.1.1927 với chủ đề Sớm thành lập Việt Nam Phật giáo Hội cho cả ba miền, HT. Khánh Hòa đã cử sư Thiện Chiếu ra gặp sư Tâm Lai để xúc tiến thành lập Phật giáo Tổng hội, nhưng không đạt được sự đồng thuận do nhiều biến động trong cả nước. Năm 1928, sau mùa an cư tại Quy Nhơn, HT. Khánh Hòa trở về Nam đề nghị khởi xướng phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ và được sự ủng hộ của HT. Huệ Quang (chùa Long Hòa, Tiểu Cần, Trà Vinh), HT. Khánh Anh (chùa Thiên Phước, Trà Ôn, Cần Thơ). Đó là những bậc tu sĩ đạo cao đức trọng, học vấn uyên thâm và đặc biệt là đầy nhiệt huyết với sự nghiệp hoằng dương chính pháp. Học hỏi kinh nghiệm từ tình hình Phật giáo thế giới, chư vị Hòa thượng đã đồng tâm hiệp lực, nhất trí khởi xướng phong trào Chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ, để từ đó tạo tiền đề chấn hưng Phật giáo, chấn hưng Quốc học Việt Nam. HT. Khánh Hòa đã cùng ba vị tăng sĩ Từ Nhẫn, Chơn Huệ và Thiện Niệm lo tổ chức việc xây dựng Thích Học đường và Phật học Thư xã tại chùa Linh Sơn, Sài Gòn. Năm 1929, HT. Khánh Hòa và Thiện Chiếu lại vận động giới cư sĩ hữu tâm ở Trà Vinh gửi mua cho Thư xã một bộ Tục Tạng kinh gồm 750 tập và lưu giữ tại chùa Linh Sơn. Đồng thời, HT. Khánh Hòa còn cho ấn hành tạp chí Pháp âm. Đó là tờ báo Phật giáo đầu tiên bằng Quốc ngữ tại Việt Nam. Năm 1931, tại Sài Gòn, Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học được thành lập, trụ sở đặt tại chùa Linh Sơn, Hội trưởng là HT. Từ Phong. Hội đã xuất bản tạp chí Từ bi âm do HT. Khánh Hòa làm chủ nhiệm. Hội đã lập Pháp Bảo Phường, thỉnh Tam tạng kinh Trung Hoa làm tài liệu nghiên cứu, với hoài bão là làm sao cho Phật pháp được sáng tỏ trong đương thời. Hội cũng đã cất được một Phật học đường, trang bị nội thất đầy đủ để nhận học tăng nội trú. Tuy nhiên, vì sự bất hòa trong nội
  • 28. 21 bộ nên Phật học đường không được khai giảng và công việc hoằng pháp bị đình trệ. Từ đó phát sinh ra hai Hội Phật giáo khác nhau, một Hội tên là Lưỡng Xuyên Phật học tại Trà Vinh do HT. Khánh Hòa và Huệ Quang lãnh đạo và một Hội lấy tên là Phật học Kiêm Tế ở Rạch Giá, do HT. Trí Thiền sáng lập, với sự cộng tác của sư Thiện Chiếu. Năm 1932, Đoàn Trung Còn đã thành lập Nhà xuất bản Phật học Tùng thư. Nhờ đó mà giai đoạn này, nhiều kinh sách đã được xuất bản, như sách Phật giáo sơ học, Phật giáo vấn đáp, Phật học giáo khoa thư. Cả những bộ kinh bằng chữ Quốc ngữ cũng được xuất bản rộng rãi, như kinh Kim Cương, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm… Năm 1933, với nhiệt huyết đào tạo tăng tài, HT. Khánh Hòa đã về chùa Long Hòa, tổ chức Phật học đường lưu động, lấy tên là Liên Đoàn Phật học xã, với mục đích đào tạo tăng tài và hoằng dương chính pháp. Đây là một Phật học đường hoạt động theo lối tuần hoàn và liên tục, tức là quy cho mỗi chùa đài thọ chi phí ba tháng, đồng thời ban ngày là để dạy học, ban đêm thì thuyết pháp. Từ khi lớp học được khai giảng, đã có khoảng năm mươi vị học tăng được thu nhận vào liên đoàn. Pháp sư giảng dạy thường xuyên có HT. Khánh Anh và HT. Pháp Hải. Khởi điểm đài thọ được bắt đầu từ chùa Long Hòa ở Tiểu Cần - Vĩnh Bình, tiếp đến chùa Thiên Phước (Trà Ôn). Cuối cùng đến chùa Viên Giác (Bến Tre) thì hội bị tan rã do thiếu tài chính. Năm 1934, HT. Khánh Hòa tiếp tục cùng các pháp hữu thành lập Hội Lưỡng Xuyên Phật học, trụ sở tại chùa Lưỡng Xuyên, Trà Vinh (trước kia tên là chùa Long Phước) và HT. An Lạc, chùa Vĩnh Tràng, Mỹ Tho được bầu làm Hội trưởng. Công việc đầu tiên của hội là tổ chức Phật học đường và đã có nhiều học tăng đến cầu học. Lưỡng Xuyên Phật học đường được khai giảng vào cuối năm 1934 và HT. Huệ Quang, Khánh Anh được mời đến giảng dạy. HT. Khánh Hòa đảm nhiệm chức vụ đốc giáo. Năm 1935, Hội xuất bản sách Phật học Giáo khoa bằng hai thứ chữ Quốc ngữ và Hán, đến tháng 10 cùng năm, Hội đã xuất bản tạp chí Duy tâm Phật học. Tạp chí đã khởi dịch kinh Ưu Bà Tắc Giới và Quán Vô Lượng Thọ. Sau đó, Hội Lưỡng Xuyên Phật học cũng mời thêm các HT. Mật Thể và Như Ý từ Thừa Thiên
  • 29. 22 vào để giảng dạy Phật pháp. Nhưng đến cuối năm 1941, trường lại bị đóng cửa vì thiếu tài chính. Từ đó, Hội Lưỡng Xuyên Phật học chỉ còn đủ sức duy trì những lớp tiểu học tại các chi hội địa phương như Sa Đéc, Phú Nhuận và Kế Sách. Tuy nhiên, liền hai thập niên 1930-1940, khởi điểm từ Phật học đường Lưỡng Xuyên, một phong trào Chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ đã ra đời và hoạt động đạt hiệu quả, lan rộng đến khắp các tỉnh Nam Kỳ. Nhiều thế hệ tăng sinh từ miền Đông, miền Tây Nam Bộ đều về đây để tu học, nghiên cứu Phật pháp. Chính nơi này đã đào tạo được nhiều người trở thành những danh tăng, đóng góp lợi ích rất lớn cho đạo pháp và dân tộc. Người có công nhất trong việc đào tạo thế hệ tăng sinh có thể nói là HT. Huệ Quang - Chánh Tổng quản Hội Lưỡng Xuyên Phật học kiêm Giảng sư chính Lưỡng Xuyên Phật học đường. Trong kháng chiến chống Pháp, Hòa thượng là Ủy viên Xã hội thuộc Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Trà Vinh, kiêm Chủ tịch Hội Phật giáo kháng chiến miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt vào năm 1947, Lưỡng Xuyên Phật học đường đã mở ra một trang sử sáng đẹp, đáp lại lời kêu gọi của Tổ quốc lúc lâm nguy, 47 vị tăng sinh đang theo học tại đây đã gửi áo cà sa lại nhà chùa, lên đường tham gia kháng chiến và nhiều người trong số họ đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường chống thực dân Pháp khắp Nam Kỳ. Có thể nói, chùa Lưỡng Xuyên là một trung tâm Phật giáo lớn ở Nam Kỳ, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp Chấn hưng Phật giáo, chấn hưng quốc học nước ta trong nửa đầu TK.XX và là tiền đề cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam hình thành, phát triển sau này. Năm 1934, Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội do đức tôn sư Minh Trí thành lập tại Tân Hưng Long, xã Phú Định, Chợ Lớn và xuất bản tạp chí Pháp âm Phật học năm 1937. Tuy trong Hội không có hội viên là tăng sĩ nhưng Hội đã tôn sư Minh Trí làm thầy Chứng minh. Hội này chủ trương Phật giáo nhập thế, phước huệ song tu, sử dụng y thuật làm phương tiện cứu nhân độ thế, do đó, mọi tín đồ đều cần phải biết về đông y và cách sử dụng thuốc nam. Tuy tạp chí Pháp âm Phật học không được duy trì lâu dài, nhưng Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội vẫn tiếp tục hoạt động và đem đến những thành quả đáng kể. Tại Nam Kỳ, tỉnh nào cũng có chùa của Hội, nhất là tại các tỉnh Cần Thơ, Ba Xuyên,
  • 30. 23 An Xuyên và Gia Định. Phần lớn những chùa này không có tăng sĩ trú trì và hướng dẫn nghi lễ tụng niệm. Đặc biệt, các chùa thuộc Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội đều mở phòng thuốc nam và chữa bệnh, cung cấp thuốc miễn phí cho dân chúng. Năm 1936, Hội Phật học Kiêm Tế được thành lập tại Rạch Giá, trụ sở đặt tại chùa Tam bảo, do HT. Trí Thiền (Nguyễn Văn Đồng) làm Chánh Tổng lý. Hội xuất bản tạp chí Tiến hóa, sau đó sư Thiện Chiếu điều hành với những tư tưởng cách mạng tiến bộ. Chủ trương của Hội Phật học Kiêm tế là đấu tranh chính trị, vừa chuyển tải Phật học vừa trị nước giúp đời. Có thể kể thêm nhiều Hội khác như: Hội Phật giáo Liên hữu do sư trú trì chùa Bình An, tỉnh Long Xuyên thành lập (1932); Hội Phật giáo Tương Tế do HT. Phước Chí (Lê Phước Chí) thành lập ở Sóc Trăng (1934), trụ sở đặt tại chùa Thiên Phước và đến năm 1936 xuất bản tạp chí Bồ đề; Hội Thiên Thai Thiền giáo tông liên hữu ở Bà Rịa do Tổ Huệ Đăng lập (1934), trụ sở tại chùa Thiên Thai, Vũng Tàu và xuất bản tạp chí Bát nhã âm v.v.. Những Hội này tuy không hoạt động sôi nổi nhưng cũng đã tạo được tiếng vang cho phong trào Chấn hưng Phật giáo lúc bấy giờ. 1.1.3.2. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Trung Kỳ Vào khoảng năm 1920, cũng như Nam Kỳ, các chùa ở Trung Kỳ đã có những Hòa thượng tâm huyết vẫn duy trì các đạo tràng tu học Phật pháp rất mạnh mẽ, như HT. Tuệ Pháp là người uyên thâm giáo điển, thường giảng dạy kinh luận tại chùa Thiên Hưng (Bình Định). Ngoài ra còn có HT. Thanh Thái chủ trì và hướng dẫn đạo tràng tại chùa Từ Hiếu (Huế); HT. Đắc Ân tại chùa Quốc Ân (Huế); HT. Tâm Tịnh tại chùa Tây Thiên (Huế); HT. Phước Huệ tại chùa Thập Tháp (Bình Định)… Từ Nam Kỳ, phong trào Chấn hưng Phật giáo đã lan đến Trung Kỳ và có thể nói, HT. Giác Tiên là người khởi xướng phong trào Chấn hưng Phật giáo tại Trung Kỳ. Năm 1932, tại Huế, HT. Giác Tiên đã tập họp các tăng sĩ và với sự cộng tác của cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, Nguyễn Khoa Tân v.v.. thành lập Hội An Nam Phật học, trụ sở đặt tại chùa Trúc Lâm (nơi HT. Giác Tiên trú trì) do cư sĩ Lê Đình
  • 31. 24 Thám làm Hội trưởng, HT. Giác Tiên làm Chứng minh đạo sư và bắt đầu tổ chức thuyết pháp tại chùa Từ Quang. Hội còn mở nhiều chi hội ở các tỉnh, quận, xã. Chữ “học” trong danh từ An Nam Phật học, theo Lê Đình Thám còn có nghĩa là “hành”. Hội An Nam Phật học đã liên tiếp mời các HT. Giác Tiên (chùa Diệu Đế), Giác Nhiên (chùa Báo Quốc) và Tịnh Hạnh (chùa Tường Vân) làm Chứng minh đạo sư. Ngoài ra Hội còn được sự hỗ trợ của các bậc tôn túc ở các Tổ đình và sự cộng tác của các vị tăng ni xuất sắc thời đó như: Mật Khế, Mật Nguyện, Đôn Hậu, Trí Độ, Trí Thủ, Mật Thể, Diệu Hương và Diệu Viên. Năm 1933, Hội đã mở trường An Nam Phật học tại chùa Trúc Lâm, về sau, trường được dời về chùa Báo Quốc. Năm 1934, Hội An Nam Phật học đã khuyến khích mở các Phật học đường Sơ đẳng tại các tỉnh. Hội An Nam Phật học đã thỉnh Đại tạng kinh để làm tài liệu nghiên cứu và xuất bản tạp chí Viên âm (1934) để hoằng dương chính pháp. Hội còn là nơi khởi xướng thành lập Gia đình Phật Hóa Phổ đầu tiên (1940) và lập Trường Bồ Đề. Gia đình Phật Hóa Phổ là hình thức đầu tiên của tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam, được tổ chức theo từng gia đình, lấy tên gia trưởng làm tên đơn vị. Mục đích của Gia đình Phật Hóa Phổ là phổ biến Phật pháp trong giới trẻ, dạy các em xây dựng lòng tin chân chính, thực hành theo đạo lý một cách đúng đắn, không mê tín dị đoan. Sau đó, đến năm 1935, Hội đã tiếp tục mở Phật học đường tại chùa Báo Quốc để đào tạo Tăng tài. Sơn môn Huế và Hội An Nam Phật học rất chú trọng việc đào tạo tăng tài và chỉnh lý tăng giới. Cho nên, ngoài việc thành lập các lớp Phật học cho tăng sĩ trẻ tại các chùa, Hội đã đề ra một chương trình chỉnh lý tình trạng tăng sĩ, gồm hai điểm: - Thành lập một hội đồng luật sư gồm có những bậc tăng già tinh thông giới luật để giám sát giới hạnh của tăng chúng. - Tổ chức những ban thầy cúng, là những người biết tán, tụng, cầu an, cầu siêu và hướng dẫn tang lễ [D, số 14].
  • 32. 25 Cũng trong thời kỳ hưởng ứng phong trào Chấn hưng Phật giáo, tại tỉnh Bình Định, những bậc đống lương thạch trụ: HT. Phước Huệ (chùa Thập Tháp) (1920- 1945), Pháp sư Phổ Huệ (1920-1935), HT. Vĩnh Khánh… đã nhiệt tình cho ấn hành các pháp bảo: Liên tôn thập niệm yếu lãm, Tịnh nghiệp văn và Mông sơn thập loại diễn nghĩa... Chư Hòa thượng viện chủ, trú trì các chùa Long Khánh, Thiên Đức, Bạch Sa, Minh Tịnh thì hợp tác sáng lập, giảng dạy và duy trì các trường Gia giáo tại những chùa này. Sau đó, các vị họp nhau thành lập Hội Phật học Bình Định từ năm 1932 đến năm 1945. Cuối năm 1934, gặp lúc phong trào chấn hưng Phật giáo đang phát triển mạnh mẽ ở miền Trung, thầy Trí Thủ đã cùng một số bạn đồng môn tại Huế vận động tổ chức trường Phật học Tây Thiên. Các thầy đã mời HT. Giác Nhiên, Phước Huệ, Thánh Duyên, Quốc Ân, Tường Vân dạy nội điển; mời bác sĩ Tâm Minh Lê Ðình Thám, các ông Nguyễn Khoa Toàn và Cao Xuân Huy dạy các môn văn hóa ngoại điển. Trường xây dựng học trình mười năm, gồm: ba năm sơ đẳng, ba năm trung đẳng, hai năm cao đẳng và hai năm siêu đẳng. Lớp Sơ đẳng do Tổ Thập Tháp chủ giảng, phần nội điển gồm: Luật Sa di, kinh Vô lượng thọ, kinh Ðịa tạng, kinh Thủy sám. Năm 1935, Hội Đà Thành Phật học được thành lập tại Đà Nẵng và cơ quan ngôn luận là tạp chí Tam bảo xuất bản năm 1937. Bản ý và chủ đích hành động của hội Đà thành Phật học, theo Tam bảo số 1 là: - Phò khởi tăng giới, nguyện cùng chư tôn Nam Bắc liên đoàn bảo tồn Tăng bảo. - Nguyện cùng chư tôn chấn chỉnh tôn phong, thi hành chung một điều lệ và cần phải giữ giới hạnh đoan nghiêm. Năm 1935, tại Huế đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản trong hai ngày 7 và 8 tháng 4 âm lịch. Chiều ngày 7 tháng 4 âm lịch, tại chùa Diệu Ðế, Ban Ðồng ấu gồm 52 em trong đồng phục áo the xanh quần trắng, đeo giải băng màu vàng chữ nâu: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, hát bản nhạc Mừng Phật đản (sau này được phổ biến dưới tên Trầm Hương Ðốt). Ðây là bản nhạc Phật giáo đầu tiên, được
  • 33. 26 ghi theo ký âm phương Tây của nhạc sĩ Bửu Bác, ở giai đoạn nền tân nhạc Việt Nam còn phôi thai. Sự thành công của lễ Phật Ðản này đã tạo ra một số bài báo công kích đạo Phật trên các báo Tràng an và Ánh sáng (Huế). Các bài viết cho rằng đạo Phật ru ngủ quần chúng, nên phục hưng Phật giáo là việc làm không hợp thời. Tuy nhiên, các cư sĩ Nguyễn Xuân Thanh và Tâm Minh Lê Ðình Thám đã phản bác lại bằng những lập luận có sức thuyết phục cao. Năm 1940, Hội An Nam Phật học đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục thanh thiếu niên, đã mở một lớp học chuyên dạy về Phật học, Lão học và Khổng học cho thanh niên tân học. Từ đó mà Đoàn Thanh niên Phật học Đức Dục được thành lập, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Lê Đình Thám. Vì đoàn là sự kết hợp của những người vừa có tân học, vừa vững chãi về Phật học, nên đã tiến bộ rất nhanh chóng về mọi mặt. Đoàn Phật học Đức Dục còn tổ chức Phật học tùng thư, xuất bản sách dành riêng cho tuổi trẻ. Những tác phẩm Phật giáo sơ học (Đoàn Phật học Đức Dục soạn), Phật giáo và Đức Dục (Đinh Văn Vinh), Đời vui (Ngọc Thừa), Nghĩa chữ Cho (Nguyễn Hữu Quán), Thanh niên Đức Dục (Đinh Văn Nam), Phật giáo và Thanh niên Đức Dục (Phạm Hữu Bình) v.v.. được liên tục xuất bản. Đồng thời những lớp thiếu niên Phật tử gọi là Đồng ấu được thành lập dưới sự hướng dẫn của đoàn và tính đến năm 1942, đã có 12 đoàn Đồng ấu ra đời, mỗi đoàn khoảng 40 em. Ngày Phật đản năm 1943, Đại hội Thanh thiếu niên Phật tử đã quy tụ trên 400 đoàn sinh tại đồi Quảng Tế, gần chùa Từ Hiếu. Sự kiện này đã đánh dấu bước đầu thành công trong việc phát động phong trào thanh niên Phật tử tại đất Việt. Năm 1943, Thượng tọa Mật Thể (Tâm Nhất, Nguyễn Hữu Kế, 1912-1961) công bố Việt Nam Phật giáo sử lược, Tân Việt xuất bản tại Hà Nội. Tác phẩm được tái bản nhiều lần. 1.1.3.3. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ Từ năm 1920, tại Bắc Kỳ, HT. Thanh Hanh đã duy trì việc giảng dạy Phật pháp tại chùa Vĩnh Nghiêm; chùa Bà Đá cũng duy trì được một đạo tràng lớn, mỗi
  • 34. 27 năm có hàng trăm tăng sĩ an cư kiết hạ và học tập giáo điển. HT. Thanh Thao (Đỗ Văn Hỷ) thì in ấn kinh sách rất nhiều, kể cả những bộ kinh lớn như Đại Bảo tích. Năm 1927, sau cuộc hội ngộ giữa hai nhà lãnh đạo là sư Thiện Chiếu và Tâm Lai về việc thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam bất thành, phong trào Chấn hưng tại Bắc Kỳ tạm lắng xuống, nhưng ở Nam Kỳ, phong trào lại khởi lên khá mạnh mẽ. Thông qua cửa ngõ tuyên truyền bằng phương tiện truyền thông báo chí, cộng với sự nhiệt tâm tinh cần của HT. Khánh Hòa, sư Thiện Chiếu… phong trào Chấn hưng Phật giáo đã lan ra Trung Kỳ và Bắc Kỳ, như lời khẳng định trên tạp chí Tiếng chuông sớm: Trước Từ bi âm ta chớ nên quên hai cuốn Pháp âm và Phật giáo Tân Thanh niên làm quân tiên phong dọn đường đi trước. Ông Đoàn Trung Còn, người có lòng với đạo Phật thay! Một mình dịch theo sách Tây tra sang sách Ta, bao nhiêu là quyển nói về Phật giáo. Ấy cũng nhờ những cái nhân duyên từ trước ấy, cho nên Trung Kỳ, Bắc Kỳ lần lượt theo sau mà đứng lên hoằng tuyên Phật pháp… [E, số 1, tr. 45-47]. Từ đó, năm 1934, tại Hà Nội, Hội Phật giáo Bắc Kỳ được thành lập, do cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm Hội trưởng, tôn HT. Thanh Hanh (Tổ Vĩnh Nghiêm) làm Thiền gia Pháp chủ. Tuy thành lập muộn hơn các Hội ở Nam Kỳ và Trung Kỳ, nhưng Hội Phật giáo Bắc Kỳ đã phát triển rất nhanh chóng. Chỉ trong vòng một năm mà các chi hội đã được thành lập khắp nơi trên đất Bắc. Hội xuất bản tuần báo Đuốc tuệ (1935) để hoằng dương chính pháp, đồng thời mở trường đào tạo tăng sinh ở chùa Quán Sứ, trường ni tại chùa Bồ Đề và chùa Bát Tháp. Khóa học bắt đầu từ bốn năm sơ cấp lên ba năm trung cấp. Năm 1934, Hội Bắc Kỳ Cổ sơn môn được thành lập, do HT. Thanh Tường (Đinh Xuân Lạc) đứng đầu. Cơ quan ngôn luận là tạp chí Tiếng chuông sớm (1935). Năm 1940, Hội Phật giáo Bắc Kỳ qua nỗ lực của các nhà sư Quang Minh, Thanh Thạnh, Doãn Hài và Thanh Tích phối hợp với Trường Viễn Ðông Bác Cổ đã bắt đầu thực hiện bộ Đại Nam Phật điển tùng san. Công trình này có ý nghĩa lớn lao là đã góp phần bảo tồn văn hóa Phật giáo và giữ gìn văn hóa dân tộc. Đến năm 1943,
  • 35. 28 bộ này đã thực hiện theo lối in dập lại được 8 tập các tác phẩm Phật giáo Việt Nam bằng chữ Nôm và chữ Hán: Chư kinh nhật tụng, Thụ giới nghi phạm, Thiền uyển kế đăng lục, Pháp hoa đề cương, Bát nhã trực giải, Khóa Hư lục, Trần Triều dật tồn Phật điển lục và Lễ tụng hành trì yếu tập. Ðây là những tài liệu tham khảo hiếm hoi, quý giá về các tác phẩm xưa của Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, Hội cũng thực hiện thêm bộ Hải triều âm văn khố, giới thiệu các tác phẩm tân thư dễ hiểu về Phật giáo Trung Hoa cận đại của các tác giả như Ðại sư Thái Hư, Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Châu Tự Ca, Âu Dương Kiến Vô... giúp cho giới cư sĩ cựu học và tân học được dễ dàng hơn trong việc học Phật của mình. Hội Phật giáo Bắc Kỳ còn tổ chức thành lập nhiều ban Đồng ấu ở các tỉnh hội, thể thức hoạt động cũng giống như các ban Đồng ấu ở Trung Kỳ. Nghi thức lễ Phật dành cho các em đã được Hội biên soạn bằng chữ Quốc ngữ. Cư sĩ Công Chân là người có công nhất trong sự dạy dỗ và huấn luyện giới trẻ. Năm 1943, Hội Thanh Niên Phật tử Việt Nam thành lập, do bác sĩ Nguyễn Hữu Thuyết làm Hội trưởng. Hội chủ trương lấy tinh thần từ bi cứu độ và làm công tác xã hội. Có thể nói, từ năm 1934 đến 1945, Hội Phật giáo Bắc Kỳ đã tạo được nhiều thành tích to lớn, đồng thời sự có mặt đông đảo của giới trí thức làm cho Hội thêm khởi sắc. Các HT. Tâm Băng, Tâm Lĩnh, Tâm Bác, Thọ Cầu, Tâm Bảo, Thanh Hoán, Thanh Hậu, Tâm Tấn, Trí Hải, Tố Liên, Tuệ Chiếu v.v.. đều là những người đã hoạt động đắc lực cho phong trào Chấn hưng Phật giáo tại Bắc Kỳ lúc bấy giờ. 1.1.4. Những thành tựu chung của phong trào Chấn hƣng Phật giáo Những năm đầu TK.XX, phong trào Chấn hưng Phật giáo đã lần lượt dấy lên ở nhiều nơi. Hàng tăng sĩ với nhiệt tâm mạnh mẽ, bấy lâu ẩn dật, đến lúc thể hiện tinh thần nhập thế tích cực của người đệ tử Phật. Ngoài ra, ở cả ba miền đất nước còn có những cư sĩ trí thức cựu học lẫn tân học, uyên thâm về cả thế học và Phật học. Họ là những cư sĩ có tâm huyết, đã tích cực góp phần trong việc đổi mới cách thuyết giáo và giảng dạy cổ truyền trong chốn Phật đường. Nhân vật trí thức đầy nhiệt huyết tiêu biểu lúc bấy giờ có: Thiều Chửu
  • 36. 29 Nguyễn Hữu Kha (1902-1954). Ông là đông y sĩ, người sáng lập Hội Phật học Bắc Kỳ, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ (Hà Nội); phụ trách báo Đuốc tuệ của Hội. Bên cạnh còn có Tâm Minh Lê Đình Thám (1897-1969), là bác sĩ tây y; sáng lập viên và là Hội trưởng Hội Phật học Trung Kỳ (tức là An Nam Phật học hội), trụ sở đặt tại chùa Trúc Lâm (Huế); chủ nhiệm kiêm chủ bút nguyệt san Viên âm, cơ quan hoằng pháp của Hội. Người tiêu biểu thứ ba không thể không đề cập đến là Chánh Trí Mai Thọ Truyền (1905-1973). Ông là Đốc phủ sứ, sáng lập chùa Xá Lợi (Sài Gòn) và Hội Phật học Nam Việt, đóng góp rất nhiều cho tạp chí Từ quang của Hội. Những thành tựu nổi bật của phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam là: (1) Chấn hưng Phật học: Các Hội Phật giáo được thành lập ở ba miền. Tuy mỗi Hội đều đề ra phương thức hoạt động khác nhau tùy theo khả năng và điều kiện của từng vùng miền, nhưng cùng hướng về mục tiêu chung là cải cách từ nội dung Phật học cho đến mô hình sinh hoạt, tu học. Mục đích là chấn chỉnh tăng già, nâng cao trình độ Phật học cho tăng ni, phổ cập giáo lý đến mọi tầng lớp quần chúng Phật tử. Do vậy, kinh sách đã được chư tăng, học giả uyên thâm Phật học sưu tầm, biên dịch ra chữ Quốc ngữ và ấn tống rộng rãi các nơi. Mỗi Hội đều có cơ quan ngôn luận để tuyên truyền đường lối chấn hưng, đã tạo nên sức thu hút mạnh mẽ đối với quần chúng. Các tạp chí Phật học được xuất bản làm phương tiện chấn chỉnh giáo lý và sự tu hành của tăng sĩ, tín đồ, chuyển hóa được phần nào đức tin của quần chúng đối với đạo Phật từ mê tín thành chánh tín. Sự ra đời của báo chí Phật giáo bằng chữ Quốc ngữ và kinh sách Phật học phổ thông đã tạo nên một phong trào học Phật dễ dàng cho đại chúng. Hơn nữa, vấn đề mở rộng đạo tràng thuyết pháp tại các cơ sở tự viện đã tạo cơ hội cho nhiều người biết đến Phật pháp. Chính những hoạt động của báo chí Phật giáo đã tạo điều kiện cho phong trào Chấn hưng Phật giáo càng lang rộng và lớn mạnh trong cả nước, nhất là trên diễn đàn văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo cũng như các lĩnh vực khác liên quan đến Phật giáo nước nhà. Từ phong trào Chấn hưng, đã tạo nên nhiều cuộc trao đổi, tranh luận về các tư tưởng Phật học trên diễn đàn báo chí Phật giáo, với nhiều chủ đề được đặt ra liên
  • 37. 30 quan đến thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo. Điều này đã thu hút sự quan tâm của các giới từ những người nghiên cứu Phật học cho đến những nhà trí thức không thuộc Phật giáo. Nó có tác động mạnh mẽ trong cả nước về tình hình sinh hoạt Phật giáo, đồng thời còn thể hiện tinh thần hội nhập Phật giáo thế giới theo xu hướng phát triển. Trước kia, kinh điển rất hiếm có, tín đồ muốn đọc kinh Phật phải tìm đến chùa mượn nhưng cũng rất ít. Từ lúc phong trào Chấn hưng Phật giáo lan rộng thì kinh sách Phật giáo bằng chữ Quốc ngữ khá nhiều và được bán rộng rãi tại các chùa thuộc Hội Phật giáo, đồng thời các tạp chí Phật học cũng có thể gửi bằng đường bưu điện đến tận nhà. Các Hội Phật học đã quy tụ được nhiều học giả đến tìm hiểu Phật pháp. Tại Hội Phật giáo Bắc Kỳ, nhiều nhân sĩ đã tham gia vào Ban Khảo cứu Phật học: Nguyễn Văn Tố, Trần Trọng Kim, Trần Văn Giáp, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Văn Ngọc, Dương Bá Trạc, Nguyễn Trọng Thuật, Bùi Kỷ v.v.. Tại tòa soạn Tiếng chuông sớm ở chùa Bà Đá ta thấy cả Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Mạnh Bổng, Nguyễn Tiến Lãng v.v.. (2) Bước đầu hình thành nền báo chí, văn học Phật giáo Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ. Đây chính là tiền đề dẫn đến việc hình thành Đại tạng kinh Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ sau này. (3) Đào tạo được đội ngũ tăng tài kế thừa để phục vụ đạo pháp và dân tộc: Xuất phát từ các Hội, nhiều trường Phật học được thành lập. Chương trình giảng dạy giáo lý của mỗi trường đều được biên soạn cụ thể, riêng biệt theo các cấp độ khác nhau. Đây là đường hướng giáo dục có cơ sở, theo một hệ thống từ thấp đến cao, nhằm nâng cao trình độ Phật pháp, phát triển dân trí, cũng là lần đầu tiên quá trình đào tạo tăng tài cho hiện tại và tương lai của Phật giáo được thực hiện có tổ chức. Như lời nhận xét của Phạm Quỳnh trong dịp viếng thăm Phật học đường Báo Quốc ngày 29.05.1937: “Trường Sơ đẳng Phật học lập ra chưa đầy ba năm mà học sinh đã làm được bài chữ Hán, học kinh tiểu thừa, lý nghĩa đều đã rõ nhiều lắm.
  • 38. 31 Trong các điệu (học tăng trẻ) lên nói, có điệu mới có mười, mười hai tuổi mà thôi, thật đáng khen công đức các ngài dạy dỗ” [D, số 25, tr.51]. Nhờ sự củng cố, trưởng thành về tổ chức đó mà phong trào Chấn hưng Phật giáo của các Hội ở ba miền đã xây dựng được một số cơ sở đào tạo gọi là Phật học đường để đào tạo tăng ni một cách quy củ. Tại Nam Kỳ có trường Tăng sĩ ở Chợ Lớn, các lớp Phật học ở các chùa Tiên Linh (Bến Tre), chùa Phi Lai (Châu Đốc), chùa Giác Hoa (Bạc Liêu), chùa Long Hòa (Trà Vinh), chùa Thiên Phước (Vĩnh Long). Đặc biệt vào năm 1934, Phật học đường Lưỡng Xuyên khai giảng và đào tạo được một số tăng tài: HT. Thiện Hòa, Thiện Hoa, Hành Trụ, Hiển Thụy, Chánh Quang v.v.. Tại Trung Kỳ có trường Sơ đẳng Tăng, Phật học đường Trúc Lâm và Tây Thiên, Phật học đường Báo Quốc và Kim Sơn (Huế). Đặc biệt, trường An Nam Phật học đã đào tạo được năm mươi học tăng nội trú. Sau khi học xong sáu năm tiểu học và ba năm trung học, lớp này được thi lên đại học. Về sau, lớp đã có mười vị Tăng sĩ xuất sắc như HT. Trí Quang, Thiện Siêu, Trí Thuyên v.v.. Từ năm 1922, HT. Giác Tiên đã rước HT. Phước Huệ từ chùa Thập Tháp (Bình Định) về chùa Trúc Lâm (Huế) để mở trường Sơn Môn Phật học với tư cách là một trường Đại học. Trường đã đào tạo được những vị tài đức như HT. Mật Thể, Trí Thủ, Quảng Huệ, Mật Hiển, Mật Khế, Thiện Trí v.v.. Sau đó bốn năm, HT. Mật Khế lại mở một lớp tiểu học để đào tạo bốn mươi học tăng tại chùa Tường Vân và một lớp tại chùa Từ Đàm cho hai mươi học ni. Năm 1937, tại chùa Long Khánh (Bình Định) đã khai giảng trường Trung đẳng Phật học, chùa Tây Thiên (Phan Rang) mở được một lớp tiểu học. Riêng Phật học đường của Hội Đà Thành Phật học ở Đà Đẵng đã khai giảng được hai lớp cấp tiểu học và trung học. Hội Phật giáo Bắc Kỳ đã tổ chức được hai lớp tiểu học cho tăng ni sinh tại chùa Cao Phong ở Phúc Yên và chùa Côn Sơn ở Hải Dương. Một lớp trung học được khai giảng tại chùa Quán Sứ và một lớp đại học được duy trì tại chùa Sở (Hà Đông). Tổng số các học tăng nội trú của bốn lớp là 69 vị [C, số 159].
  • 39. 32 Có thể nói, các cơ sở đào tạo của Phật giáo lúc bấy giờ không chỉ đào tạo được đội ngũ tăng ni trí thức để hỗ trợ cho phong trào Chấn hưng Phật giáo mà còn định hình được một phương hướng, nề nếp mới trong việc đào tạo tăng tài ở những giai đoạn về sau. Ngoài ra, hệ thống chùa chiền đều được chấn chỉnh, từ việc thờ tự cúng bái cho đến hình thức lễ nghi và các sinh hoạt trong chùa đều được tổ chức trang nghiêm. Chùa được xem là cơ sở quan trọng nhất của việc phát triển Sơn môn pháp phái và của Hội. Đây không chỉ là cơ sở tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người Việt mà còn là cơ sở đại diện cho nền văn hóa dân tộc. Quả thật, phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam giai đoạn nửa đầu TK.XX có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng không những trong giới Phật giáo mà còn ngoài xã hội. Chấn hưng Phật giáo đã đưa Phật giáo trở lại đúng với truyền thống, vai trò và vị trí vốn có trong xã hội Việt Nam. Đặc biệt, phong trào đã xóa bỏ sự mê tín dị đoan, bỏ đi những hủ tục tín ngưỡng cúng vái không thích hợp trong cuộc sống, đồng thời đem giáo pháp vào đời để ban vui cứu khổ cho chúng sinh đúng theo tinh thần nhập thế tích cực của đạo Phật. Xem tiếp lời của Phạm Quỳnh trong dịp viếng thăm Phật học đường Báo Quốc ngày 29.05.1937, chúng ta sẽ thấy rõ hơn ý nghĩa này: “Cái tinh thần Việt Nam của chúng ta đây tất phải nhờ các học thuyết tạo thành, mà xét về đức dục thì một phần lớn là do công nghiệp của Phật học. Phật học đã có ảnh hưởng về luân lý đạo đức trong dân tộc ta như vậy, thì ai là người muốn bảo tồn tinh thần dân tộc Việt Nam tất phải tán thành cho Phật học… Tôi xin khuyên các thầy học sinh nên mở mang đạo lý của Phật rõ ràng cho công chúng dễ hiểu. Xin chúc các Hội Phật học và Tăng già đạt mục đích chấn hưng Phật học” [D, số 25, tr.54-55]. Nhìn chung, phong trào Chấn hưng Phật giáo trong những năm đầu TK.XX đã có nhiều hội Phật học ra đời, nhiều tạp chí xuất bản và nhiều trường lớp Phật học v.v.. liên tục hình thành. Tất cả đều cùng chung ý tưởng hướng về mục đích đào tạo tăng tài để hoằng dương chính pháp, đồng thời còn khơi dậy, hun đúc tinh thần yêu
  • 40. 33 nước, giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc và vươn lên vì hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Với những ý nghĩa trên mà phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam đến hôm nay đã được xem là nền tảng để xây dựng một ngôi nhà Phật giáo Việt Nam vững mạnh, luôn đồng hành cùng với Dân tộc trong sự nghiệp phát triển đất nước và đạo pháp trong thời hiện đại. 1.1.5. Những nhân vật tiêu biểu trong phong trào Chấn hƣng Phật giáo Lịch sử cho thấy, phong trào Chấn hưng Phật giáo được khởi xướng từ HT. Khánh Hòa tại Nam Kỳ, HT. Giác Tiên tại Trung Kỳ và HT. Thanh Hanh tại Bắc Kỳ. Đó chính là ba vị được tôn là Tổ sư của phong trào Chấn hưng Phật giáo lúc bấy giờ. Để tìm hiểu về tiểu sử của các nhân vật tiêu biểu này, chúng tôi đã căn cứ vào tài liệu Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang [67] và Tiểu sử danh tăng Việt Nam thế kỷ XX của Thích Đồng Bổn [3]. HT. Khánh Hòa pháp danh Thích Như Trí, sinh ngày 22 tháng 4 năm Mậu Dần (1877) tại làng Phú Lễ, tổng Bảo An, quận Ba Tri, nay là xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Hòa thượng xuất gia năm 19, thọ giáo ở chùa Kim Cang và chùa Long Triều (Tân An). Vốn là người thông minh lại hiếu học, cho nên sau mười năm theo thầy học đạo, nghiên cứu kinh sách, ngài đã nổi tiếng là một nhà sư tinh thông về Phật học. Hòa thượng được cử làm trú trì ở các chùa Khải Tường, Long Phước, Hàng Lâm… Năm 1907, Hòa thượng về trú trì chùa Tiên Linh và tổ chức việc truyền giảng giáo lý nhà Phật, đào tạo tăng sinh, rồi dần dần mở rộng tầm hoạt động ra các tỉnh khác ở Nam Kỳ. Hòa thượng còn hiểu biết nhiều về Nho học, đã đi đến nhiều nơi và giao thiệp rộng với các nhân sĩ, trí thức, cư sĩ Phật giáo, đặc biệt sống gần gũi với quần chúng tín đồ nên Hòa thượng có sự hiểu biết sâu sắc về đời sống của nhân dân, nguyện vọng, ước mơ của họ cùng tình hình xã hội của Nam Kỳ trong những thập niên đầu TK.XX. Từ đó, Hòa thượng cùng với một số nhà sư có tinh thần yêu nước, tiến bộ như HT. Huệ Quang, sư Thiện Chiếu… tiến hành một cuộc vận động Chấn