SlideShare a Scribd company logo
1 of 258
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN ANH THƯỜNG
TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN
VÀ ĐẠO ĐỨC KITÔ GIÁO
VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Mã số: 62.22.80.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. TRƯƠNG VĂN CHUNG
PHẢN BIỆN HỘI ĐỒNG:
1. GS,TS. NGUYỄN HÙNG HẬU
2. PGS,TS. VŨ VĂN GẦU
3. PGS,TS. NGUYỄN THANH
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
1. GS,TS. NGUYỄN HÙNG HẬU
2. PGS,TS. NGUYỄN THỊ THÚY VÂN
3. PGS,TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trương Văn Chung.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của
công trình khoa học này.
Tác giả
NGUYỄN ANH THƯỜNG
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG
hương 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KITÔ GIÁO...15
1 1 nh h n h nh h nh g ..................................................15
1.1.1. Điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế xã hội vùng Palestine đầu Công nguyên
với sự hình thành và phát triển của Kitô giáo ........................................................15
1.1.2. Tiền đề về văn hóa - tư tưởng với sự hình thành Kitô giáo ...................................21
1 Q nh h n h g ........................................................25
1.2.1. Người sáng lập Kitô giáo và Giáo hội it gi thời sơ khai................................25
1.2.2. Quá trình phát triển và phân phái của Kitô giáo ....................................................35
1 h K nh h nh g .......................................................................49
1.3.1. Khái niệm, nguồn gốc và kết cấu Kinh thánh Kitô giáo........................................49
1.3.2. Khái quát về nội dung và đặc điểm Kinh thánh.....................................................52
n hương 1 ..........................................................................................................59
hương : NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN VÀ ĐẠO ĐỨC CỦA KITÔ GIÁO...62
1 ơ h ư ư ng nh n n g .............................62
2.1.1. Vũ trụ quan của Kitô giáo ......................................................................................62
2.1.2. Nhân sinh quan Kitô giáo.......................................................................................66
N ng ư ư ng nh n n g ..................................................................70
2.2.1. Tôn vinh con người là sản phẩm tối ưu của vũ trụ.................................................71
2.2.2. Đề cao quyền tự d và bình đẳng của c n người...................................................75
2.2.3. Tư tưởng giải phóng c n người..............................................................................83
N ng ư ư ng g ....................................................................88
2.3.1. Tư tưởng công bằng và bác ái của Kitô giáo .........................................................91
2.3.2. Tư tưởng khiêm nhường và nhẫn nhục của Kitô giáo..........................................115
2.2.3. Tư tưởng khoan dung và tha thứ của Kitô giáo ...................................................126
T nh h ư ư ng nh n n g ....................................134
2.4.1. Tư tưởng nhân văn và đạ đức của Kitô giáo có tính dung hợp, tính
duy lý và hệ thống................................................................................... 134
2.4.2. Tư tưởng nhân văn và đạ đức của Kitô giáo có tính duy tâm, siêu hình ...........136
2.4.3. Tư tưởng nhân văn và đạ đức Kitô giáo có tính phổ biến..................................139
n hương 2 ........................................................................................................142
hương : QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG
NHÂN VĂN VÀ ĐẠO ĐỨC KITÔ GIÁO TRONG NỀN VĂN
HÓA VIỆT NAM.....................................................................................144
1 Q nh nh g V N .................................................144
3.1.1. Bối cảnh lịch sử và cơ sở xã hội cho sự du nhập Kitô giáo vào Việt Nam..........144
3.1.2. C c giai đ ạn truyền giáo của Kitô giáo ở Việt Nam ..........................................150
ng g h n h g ng nh n g V N ...168
3.2.1. Những đóng góp của Kitô giáo trong quá trình truyền giáo ở Việt Nam ............169
3.2.2. Những hạn chế của Kitô giáo trong quá trình hội nhập ở Việt Nam ...................177
Ảnh hư ng ư ư ng nh n n g ng n h V N ....181
3.3.1. Tư tưởng nhân văn và đạ đức Kitô giáo ảnh hưởng đến văn hóa nhận thức
truyền thống Việt Nam........................................................................................182
3.3.2. Tư tưởng nhân văn và đạ đức Kitô giáo ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử
truyền thống Việt Nam........................................................................................202
3.3.3. Tư tưởng nhân văn và đạ đức Kitô giáo ảnh hưởng đến văn hóa tổ chức của
người Việt Nam...................................................................................................212
n hương 3 ........................................................................................................226
KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................................................228
Tài liệu tham khảo..........................................................................................................231
Các công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến đề tài ..........................................244
Phụ lục
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc nghiên cứu, học hỏi, tiếp thu,
chọn lọc các giá trị văn hóa của nhân loại, trong đó tư tưởng triết học tôn giáo
được xem là vấn đề cấp thiết. Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của thời đại,
nhưng nó cũng có tính hai mặt: một mặt nó sẽ mang lại cơ hội phát triển kinh
tế, khoa học công nghệ cho các quốc gia chậm phát triển; mặt khác, nó cũng
là thách thức lớn cho các quốc gia khi hội nhập về văn hóa.
Việt Nam là một nước đang phát triển, không thể nằm ngoài xu thế của
thời đại. Do vậy Đảng và Nhà nước ta chủ trương là cần phải chủ động hội
nhập, chủ động tiếp nhận những yếu tố tích cực và phòng tránh những yếu tố
tiêu cực, làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Để khắc phục
những nguy cơ, trong đó có nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, Đảng
Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở
cửa giao lưu quốc tế phải đặc biệt gìn giữ và nâng cao bản sắc văn hóa dân
tộc, kế thừa và tiếp thu truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào
dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới làm giàu đẹp thêm nền
văn hóa Việt Nam” [31, tr.11]. Thông qua đó, “…làm cho văn hóa thấm sâu
vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới cho
con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu
tinh hoa văn hóa của loài người” [36, tr. 212-213].
Kitô giáo đã có mặt ở Việt Nam hơn 400 năm, đã có những ảnh hưởng
nhất định đến văn hóa Việt Nam và đặc biệt ảnh hưởng đến đến văn hóa nhận
nhận thức, văn hóa ứng xử, văn hóa tổ chức, ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống
của một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam. Có lẽ, nhân tố cơ bản nhất
để Kitô giáo bén rễ trong nền văn hóa Việt Nam chính là tư tưởng nhân văn
và đạo đức gần gũi với quan niệm đạo lý của người Việt Nam. Tư tưởng nhân
2
văn và đạo đức đó không những phù hợp với quan niệm đạo lý truyền thống,
mà còn góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú hơn.
Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước trên mọi
phương diện một cách bền vững thì đất nước chúng ta hiện nay vẫn đang đứng
trước những khó khăn, thách thức lớn. Một trong những thách thức đó là lối
sống cá nhân chủ nghĩa và đạo đức xã hội ngày càng có chiều hướng suy thoái
và xuống cấp trầm trọng, trái với đạo đức và truyền thống văn hóa tốt đẹp của
dân tộc ta; “coi thường giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá
nhân vị kỷ… đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít
trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ
thầy trò, bàn bè, đồng nghiệp…” [33, tr. 46 – 47]. Có thể nhận thấy căn bệnh
vô cảm là kết quả của một lối sống chụp giựt, bon chen và tranh giành đang
ngày càng ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần văn hóa của xã hội Việt
Nam khi mà các giá trị sống, giá trị đạo đức tinh thần, lòng bao dung nhân ái,
tình thương yêu đồng loại, và sự hy sinh đang dần bị thế chỗ bởi lối sống thực
dụng và lợi ích cá nhân bất chính..., làm cho con người không còn cảm giác
trước nỗi đau của đồng loại, của người thân. Thực trạng xã hội hôm nay như
một bức tranh, mà ở đó nó có sự đảo lộn giá trị: cái ác, cái xấu đang có chiều
hướng thống trị, trong khi đó, giá trị nhân văn, nhân bản, đạo đức, luân lý
truyền thống đang bị xem nhẹ và có nguy cơ xói mòn.
Vì vậy, việc nghiên cứu, chỉ ra chân giá trị của tư tưởng nhân văn, đạo
đức của tôn giáo là một trong những vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng góp
phần trong công cuộc đổi mới nói chung, trong sự nghiệp giáo dục, bảo tồn và
phát huy các giá trị đạo đức, văn hóa dân tộc nói riêng. Để xây dựng một xã
hội dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh và hạnh phúc, bên cạnh việc
củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc thì không thể không kế
thừa, phát huy những hạt nhân hợp lý, những giá trị tốt đẹp trong các tôn giáo
3
trong đó có Kitô giáo vào việc xây dựng nền đạo đức xã hội, nền văn hóa Việt
Nam vừa mang tầm thời đại nhưng vẫn đậm tính nhân văn, nhân ái.
Sinh thời Hồ Chí Minh cũng đã từng viết: “Học thuyết Khổng Tử có ưu
điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Jesus có ưu điểm của
nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là làm việc biện
chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó là chính sách của nó thích
hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jesus, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có
những ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn hạnh phúc cho loài người, cho xã
hội. Nếu nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ
nhất định sống chung với nhau thân thiện như những người bạn thân thiết. Tôi
cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy” [112, tr. 134]. Vậy, chứng tỏ
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nhìn thấy giá trị nhân văn, ý nghĩa đạo đức
tích cực, đáng trân trọng của các tôn giáo, trong đó có Kitô giáo cần phải kế
thừa trong quá trình xây dựng xã hội.
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, nếu bỏ qua những hạn chế
nhất định, thì các giá trị tiến bộ của tôn giáo nói chung và Kitô giáo nói riêng,
trong đó có tư tưởng nhân văn và đạo đức là một di sản có giá trị phổ biến, có
thể bổ sung, làm giàu đẹp thêm truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo trên cơ sở
kế thừa với tinh thần khoan dung và hội nhập là điều cần thiết nhằm nâng cao
nhận thức về những giá trị của Kito giáo; từ đó, tìm cách giải quyết những
vần đề tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam một cách đúng đắn nhất trong giai
đoạn hiện nay.
Từ những lý do trên đây, tôi đã chọn vấn đề: “Tư tưởng nhân văn và
đạo đức Kitô giáo với văn hóa Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ triết học.
4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về Kitô giáo là một trong những lĩnh vực được nhiều người
quan tâm tìm hiểu, lý giải và hiện nay đã có rất nhiều đề tài, công trình nghiên
cứu dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như: đạo đức học, sử học, nhân
học, xã hội học, tôn giáo học, triết học, thần học…
Ở Việt Nam có một số tài liệu nghiên cứu về Kitô giáo, đầu tiên phải kể
đến cuốn Kinh thánh được dịch sang tiếng Việt bởi nhiều tác giả khác nhau.
Cho đến nay, có 7 bản dịch Kinh thánh trọn bộ, do các tác giả Kitô giáo thực
hiện: Bản dịch của linh mục Chính Linh (1913), bản dịch của ông Phan Khôi
(1940), bản dịch của linh mục Gérard Gagnon (1963), bản dịch của linh mục
Trần Đức Huân (1970), bản dịch của linh mục Nguyễn Thế Thuấn (1976),
bản dịch của Hồng Y Trịnh Văn Căn (1985) và bản dịch của Nhóm phiên dịch
Các giờ Kinh phụng vụ (1998).
Bản thứ nhất của linh mục Albertus Schlicklin, (còn gọi là Cố Chính
Linh), sinh năm 1857 tại Đức, linh mục chính địa phận Hà Nội (1890 – 1900)
và qua đời tại Hà Nội năm 1932. Ông đã dịch Kinh thánh từ bản Vulgata,
tiếng Latinh sang tiếng Việt, bản dịch được Giáo hội Công giáo công bố năm
1916, được xem là bản dịch Kinh thánh tiếng Việt sớm nhất. Bản dịch thứ hai
của ông Phan Khôi (1887 – 1960) là bản Kinh thánh Tin Lành, công bố năm
1924. Bản dịch thứ ba của Linh mục Gérard Gagnon (còn gọi là cha
Nhân), sinh năm 1914 tại Canada, sang Việt Nam năm 1935, dịch Kinh thánh
Tân ước, công bố năm 1962. Bản thứ tư của Linh mục Đaminh Trần Đức
Huân (1910 – 1984), dịch và xuất bản Bốn Phúc âm và Tông đồ công vụ năm
1950; Tân ước Đức Jesus Kitô năm 1963; Toàn bộ Cựu Ước Tân ước năm
1969, bản dịch này được dịch từ bản phổ thông Vulgata, tiếng Latinh, bản
dịch này khá phổ biến trong Giáo hội Công giáo, văn phong sáng sủa, thuần
Việt, trau chuốt. Bản thứ tư là của Linh mục Joseph Nguyễn Thế Thuấn
(thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, học trường Kinh thánh Jerusalem bốn năm, từ
5
1952-1956): Tân ước, nhà Sách Đức Mẹ ấn bản năm 1965; Kinh thánh (Cựu
ước và Tân ước) xuất bản năm 1976; là bản dịch được giới học thuật đánh giá
cao vì được dịch từ bản Kinh thánh Jerusalem (Bible de Jerusalem); bản dịch
này vừa có chú giải thuật ngữ khó hiểu, vừa có chỉ dẫn đối chiếu những nội
dung tương đồng trong các sách của Kinh thánh. Đặc biệt có các tiểu dẫn có
giá trị nghiên cứu và tính khái quát rất cao trước khi vào nội dung cụ thể của
các phần hoặc các sách của Kinh thánh. Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá bản
dịch này khá sát nghĩa với bản gốc, đồng thời chứa đựng những kết quả
nghiên cứu của các nhà thánh kinh học trường Jerusalem; tuy nhiên, ngôn ngữ
của bản dịch hơi cổ, văn phong không trau chuốt lắm, nhiều câu văn chưa
được Việt hóa hoàn toàn…; người viết luận án, ngoài việc tra cứu các bản
Kinh thánh bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, cũng thường xuyên sử dụng, trích dẫn
từ bản dịch này. Bản dịch thứ năm của Hồng Y Joseph Maria Trịnh Văn Căn
(1915 – 1990), dịch Kinh thánh dựa vào bản Bible de Jérusalem, có tham
khảo tiếng Hipri, Hylạp; bộ Tân ước xuất bản năm 1982, Toàn bộ Kinh thánh
xuất bản năm 1985. Bản dịch này văn phong rất thuần Việt, tuy nhiên nhiều
nhà nghiên cứu không đánh giá cao vì không sát với bản gốc và thiếu chú
giải. Bản thứ sáu là của Nhóm phụng vụ giờ kinh, năm 1994 xuất bản Tân
ước, năm 1998 xuất bản Kinh thánh Trọn bộ. Bản dịch này được nhiều người
tham gia nhất và đã được Tổng giám mục Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh
phê chuẩn (Imprimatour) nhưng hiện nay đang gây nhiều tranh cãi cả về văn
phong và cả về nội dung.
Trên lĩnh vực nghiên cứu về lịch sử - triết học – tôn giáo có một số
công trình đã công bố như: Mười tôn giáo lớn trên thế giới của Hoàng Tâm
Xuyên (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Trong quyển sách
này, tác giả đã trình bày khái quát nguồn gốc và các đặc điểm cơ bản của
nhiều tôn giáo phổ biến, như Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo, … Riêng ở phần
viết về Kitô giáo, Hoàng Tâm Xuyên đã trình bày một cách khái lược về lịch
6
sử ra đời, giáo lý, lễ nghi của Kitô giáo, chưa phân tích gì đến nội dung của tư
tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo; Tác phẩm Một số vấn đề lịch sử Thiên
Chúa giáo ở Việt Nam của Đỗ Quang Hưng, Tủ sách Đại học Tổng hợp Hà
Nội, 1991. Trong tài liệu này, tác giả trình bày về lịch sử quá trình du nhập và
phát triển của Kitô giáo qua các giai đoạn, đồng thời đánh giá về những hạn
chế, những thăng trầm của Kitô giáo ở Việt Nam. Đúng như tên của cuốn
sách, nội dung chủ yếu bàn về những vấn đề mang tính sử học, cuốn sách
cũng chưa phân tích vào những nội dung và giá trị nhân văn và đạo đức Kitô
giáo; hay cuốn, Tôn giáo thế giới và Việt Nam của Mai Thanh Hải, Nxb. Công
an Nhân dân, Hà Nội, 2000, trong cuốn sách này, tác giả trình bày khái quát
về quá trình ra đời, phát triển, giáo lý, lễ nghi, cơ cấu tổ chức của các tôn giáo
thế giới như Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo… và các tôn giáo bản địa của Việt
Nam như Cao Đài, Hòa Hảo…Về phần Kitô giáo tác giả cũng chỉ trình bày
những nét cơ bản của giáo lý Kitô giáo chứ chưa phân tích đánh giá về tư
tưởng luân lý đạo đức Kitô giáo; hay cuốn Một số tôn giáo ở Việt Nam của tác
giả Nguyễn Thanh Xuân, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội 2005. Trong cuốn này, phần
trình bày về Kitô giáo, tác giả chỉ trình bày khái lược về lịch sử, về một số nội
dung cơ bản về giáo lý và tổ chức của giáo hội, hầu như không trình bày và
phân tích gì về tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo; hay cuốn Thập giá và
lưỡi gươm của linh mục Trần Tam Tĩnh, bản gốc tiếng Pháp: “Catholique et
César”, được linh mục Vương Đình Bích dịch sang tiếng Việt, Nxb. Trẻ ấn
hành năm 1978, cuốn sách này còn nhiều tranh cãi về quan điểm, về những tư
liệu được trích dẫn. Tuy nhiên đây là cuốn sách trình bày khá chi tiết quá trình
du nhập của Kitô giáo vào Việt Nam, về âm mưu của đế quốc Pháp lợi dụng
giáo dân để chống lại triều đình nhà Nguyễn, về Giáo hội Công giáo Việt
Nam trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, Mỹ…; hay cuốn, Tôn giáo lý
luận xưa và nay của Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê
Hải Thanh, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2005. Cuốn sách này gần như
là sự tổng hợp của nhiều bài tham luận nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất,
7
chức năng và mối quan hệ của tôn giáo với các hình thái ý thức xã hội khác, ít
phân tích và trình bày về nội dung tư tưởng triết học đạo đức của tôn giáo.
Cuốn Một số vấn đề cơ bản của Công giáo ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn
Hồng Dương thuộc Viện Nghiên cứu Tôn giáo, nhà xuất bản Từ điển Bách
khoa, Hà Nội, 2012. Nội dung cuốn sách trình bày khá chi tiết về tổ chức
Giáo hội Công giáo Việt Nam, về đời sống đạo của giáo dân ở Việt Nam, về
các mối quan hệ của Nhà nước Việt Nam với Giáo hội Công giáo Roma, về
Giáo hội Công giáo Việt Nam với Giáo hội Công giáo Roma. Hay một số tác
phẩm khác của các linh mục như: Từ độc lập quốc gia đến độc lập tôn giáo,
của linh mục Thiện Cẩm, Nguyệt san Công giáo và Dân tộc, tháng 10 năm
2005; hay Công giáo đằng trong thời giám mục Pigneau, Tủ sách Đại kết,
1992, của Linh mục Trương Bá Cần; hoặc Lịch sử biên niên Giáo hội Công
giáo Việt Nam của Linh mục Trần Anh Dũng, Orlando, 1986. Hay cuốn Lịch
sử Giáo hội Công giáo của Linh mục Bùi Đức Sinh cũng đề cập đến quá trình
ra đời và phát triển của Kitô giáo dưới cái góc độ lịch sử thần học Giáo hội,
cuốn sách trình bày khá chi tiết về lịch sử của giáo hội Công giáo, … Những
tác phẩm này chủ yếu trình bày về lịch sử của Giáo hội Công giáo dưới cái
nhìn của một người Việt Nam trong vai trò là tín đồ, chức sắc Công giáo.
Trên lĩnh vực nghiên cứu tôn giáo giáo học văn hóa có cuốn Nghi lễ và lối
sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam của Nguyễn Hồng Dương, Nxb. Khoa
Học Xã Hội, 2001. Trong cuốn sách này tác giả Nguyễn Hồng Dương phân tích,
so sánh và trình bày rất chi tiết về quá trình hội nhập của Công giáo vào văn hóa
Việt Nam, về những biểu hiện cụ thể trong quá trình hội nhập như thánh ca, các
nghi thức, rước kiệu, dâng hoa…, về quan hệ ứng xử của người Công giáo với
cộng đồng xã hội, về tâm lý của người Công giáo. Có thể nói cuốn sách trình bày
khá hay và khá thuyết phục về quá trình hội nhập của Kitô giáo vào văn hóa Việt
Nam…Tuy nhiên, cuốn sách cũng không tập trung phân tích và đánh giá tư
tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo dưới góc độ triết học. Trên phương diện
8
nghiên cứu về thần học thì có rất nhiều tác phẩm của các chức sắc Kitô giáo, tuy
nhiên vì nhiều lý do, các tài liệu đó ít được xuất bản chính thức, nhìn chung các
tài liệu thần học ấy đều trình bày các vấn đề dưới góc độ của người có niềm tin
về nhập thể, nhập thế, cứu chuộc, về phục sinh… của Đức Jesus và các mầu
nhiệm, các bí tích và luân lý của Kitô giáo. Các tài liệu đó cũng có đề cập đến
các nội dung về tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giao nhưng dưới góc nhìn
của thần học, của niềm tin, chứ không phân tích đánh giá dưới góc độ của triết
học, của lý trí. Gần đây có một số tài liệu của các tác giả nước ngoài được dịch
hoạc biên dịch và được một số nhà xuất bản ấn hành. Trong đó có những cuốn
đáng chú ý như: Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo. Đây là
cuốn sách do Hội đồng Giám mục Việt Nam chịu trách nhiệm biên dịch, được
Nhà xuất bản Tôn giáo ấn hành năm 2007. Mặc dù là bản tóm lược nhưng cũng
khá đồ sộ, gần 700 trang, trình bày gần như hầu hết mọi vấn đề của con người và
đời sống xã hội, được nhìn nhận đánh giá dưới cái nhìn của thần học, của niềm
tin Kitô giáo. Cuốn Thần học Cơ đốc, gồm hai tập, của tác giả Millard J.
Erickson, một nhà thần học nổi tiếng của giáo hội Tin Lành, nguyên tác bằng
tiếng Anh: Christian Theology, được Viện Thần học Tin lành Việt Nam biên
dịch và Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2007, đây cũng là một tác
phẩm đồ sộ, với dung lượng gần 1400 trang. Nội dung của tác phẩm bàn đến gần
như tất cả những nội dung của thần học Kitô giáo: từ vấn đề sáng tạo, Thiên
Chúa, mặc khải, nguyên tổ, loài người, tội lỗi, tự do, cứu chuộc… cũng vậy, mọi
vấn đề đều được xem xét dưới góc độ của thần học và đức tin Kitô giáo.
Trên lĩnh vực nghiên cứu triết học cũng có một số tài liệu đáng chú ý,
chẵng hạn như: cuốn Triết học trung cổ Tây Âu của Doãn Chính và Đinh
Ngọc Thạch, Nxb. Thanh niên, Tp. Hồ Chí Minh, 2003. Trong cuốn này, các
tác giả đã trình bày cô động tư tưởng triết học của Kitô giáo, đặc biệt tư tưởng
của các giáo phu như Augustin, Tertulien, Justin… và đánh giá về những tích
cực và hạn chế của hệ thống triết học này dưới góc độ duy vật biện chứng, tuy
9
nhiên cuốn sách cũng chưa trình bày và phân tích sâu về nội dung của tư
tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo. Gần đây có cuốn Tìm hiểu quan niệm
đạo đức trong Kinh thánh của tác giả Trương Như Vương được Nhà xuất bản
Tôn giáo ấn hành năm 2005. Sách được Giám mục Nguyễn Văn Sang, Giám
mục giáo phận Thái Bình, GS.TS Đỗ Quang Hưng, nguyên Viện trưởng Viện
nghiên cứu Tôn giáo viết lời giới thiệu. Trong cuốn sách này tác giả trình bày
khá hệ thống lần lượt các nội dung chính như: vấn đề chung về Kinh thánh,
những quan niệm về giá trị đạo đức trong Kinh thánh, những quan niệm về
chuẩn mực đạo đức yêu người, những chuẩn mực trong cuộc sống gia đình,
trách nhiệm đối với Tổ quốc và những lời răn dạy về quan hệ xã hội, đời sống
tôn giáo… Cuốn sách đã chỉ ra được một trong những nội dung tư tưởng rất
cơ bản của Kinh thánh là đạo đức, để từ đó có thái độ trân trọng và phát huy.
Trên phương diên nào đó, cuốn sách đã trình bày được những nội dung cơ bản
của tư tưởng đạo đức Kitô giáo trong Kinh thánh, tuy nhiên, nếu nhìn nhận
dưới góc độ triết học thì chúng tôi cho rằng tác giả nghiêng về một số nội
dung cụ thể của đạo đức, chứ chưa trình bày khái quát kiểu triết học với
những phạm trù cơ bản của triết học đạo đức; hay, Luận án tiến sỹ triết học
với đề tài “Công giáo và những biến đổi của Công giáo hiện đại”, của Lê Thị
Thanh Hương, bảo vệ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.
Hồ Chí Minh, năm 2008; nội dung chủ yếu của luận án này trình bày quá
trình ra đời, phân phái của Kitô giáo và lý giải về những biến chuyển của
Giáo hội Công giáo trong giai đoạn hiện đại dưới góc nhìn của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và cũng không phân tích hay đánh giá gì nhiều về tư tưởng
nhân văn và đạo đức Kitô giáo mà chủ yếu mang tính mô tả về lịch sử - sự
kiện. Và gần đây có cuốn “Chút này làm tin”của tác giả Nguyễn Thái Hợp,
được nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn ấn hành năm 2008, đây là cuốn sách
mang âm hưởng của triết học hiện sinh tôn giáo, vừa là sự thể hiện tư tưởng
thần học Kito giáo hiện đại, vừa có những suy tư triết học nhẹ nhàng, văn
chương lãng mạn, lại vừa có những luận cứ, lập luận, chứng minh như một
10
khảo luận khoa học về hành trình sáng tạo, tiến hóa và niềm tin, phẩm giá
con người, về cái chết, về chiến tranh và hòa bình,… Trong cuốn sách này,
thông qua mục Phẩm giá của con người, trên tinh thần Học thuyết xã hội của
Giáo hội Công giáo, phần nào tác giả đã phân tích, trình bày tư tưởng nhân
văn Kito giáo, như đề cao phẩm giá con người, đề cao vị trí và vai trò của con
người trong vũ trụ, tương quan của cá nhân với mọi người trong xã hội.
Ngoài những ấn phẩm trên, còn nhiều tài liệu tiếng Việt khác viết về
Kitô giáo trên các tạp chí, nguyệt san, tập san khác nhau. Tuy nhiên, theo sự
hiểu biết của tác giả thì trong số các công trình đã công bố vẫn chưa có một
chuyên khảo nào nghiên cứu chuyên về tư tưởng nhân văn và đạo đức của
Kitô giáo với văn hóa Việt Nam, được tiếp cận dưới góc độ lịch sử triết học.
Về tài liệu tiếng nước ngoài, có nhiều tài liệu nghiên cứu với nhiều lĩnh
vực khác nhau về Kitô giáo, nhưng vì điều kiện và khả năng, nên tác giả cũng
chỉ tiếp cận được một số tài liệu bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Chẳng hạn
một số tài liệu tiếng Anh liên quan đến đề tài như: cuốn The Cambridge
companion to Christian doctrine, của các tác giả Gunton, E. Colin (1997),
Cambridge, UK, Cambridge University Press. Trong cuốc này, các tác giả
phân tích về các tín điều thần học Kitô giáo với những giá trị luân lý của nó
đối với tín đồ Kitô giáo; hay cuốn The Cambridge Companion to Christian
Ethics, của Gill, Robin (2001), UK, Cambridge University Press. Trong tác
phẩm này, các tác giả đặc biệt phân tích và đánh giá đạo đức học của Kitô
giáo đối với xã hội châu Âu; hay cuốn Introducing Christianity của nhóm tác
giả Padgett, G.Alan, Sally Bruyneel (2003), Maryknoll, New York, Orbis
Books. Nội dung cuốn sách này trình bày kiến thức cơ bản về Kitô giáo dưới
góc độ Kitô học, tức là trình bày lịch sử và những nội dung cơ bản của Kitô
giáo; hay cuốn The Story of Christianity của nhóm tác giả Price, Matthew
Arlen. Michael, Father Collins (2003), New York: DK Publishing Inc. Tài
liệu này trình bày quá trình ra đời và phát triển của Kitô giáo dưới góc độ thần
11
học lịch sử; hay cuốn Introduction To Christianity của nhóm tác giả Miller,
Michael Vincent, Ratzinger, Joseph, Pope Benedict XVI (2004), San
Francisco, Ignatius Press. Tài liệu này trình bày các khái niệm cơ bản về Kitô
giáo như: tín lý, tín điều, thánh truyền, mặc khải, công đồng, bí tích và các
giai đoạn phát triển của Kitô giáo; hay cuốn Anthropologie của nhóm tác giả
Georg Langemeyer, Styria Verlag, Graz Wien Koln. Tài liệu này đã được Đại
chủng viện Thánh Giuse chuyển ngữ và cho lưu hành nội bộ với tên gọi:
Nhân văn luận thần học qua các tác giả. Cuốn sách này đúng hơn phải gọi là
Nhân chủng học thì hợp lý hơn, cuốn sách tập hợp các tham luận mang tính
chất nghiên cứu nhân chủng học trên quan điểm Kitô giáo, đồng thời cũng
trình bày các quan niệm của Kinh thánh, của các giáo phụ và các nhà thần học
Kitô giáo về nguồn gốc của con người, về vị trí và vai trò của con người trong
vũ trụ, về bản tính của con người, về linh hồn, về tự do và trách nhiệm của
con người với Chúa. Cuốn sách này trình bày khá nhiều nội dung, tuy nhiên
chỉ sơ lược, không phân tích hay đánh giá gì nhiều. Một số tài liệu bằng tiếng
Pháp như: cuốn Histoire de L’Église của tác giả Bréhier L, Éditions du Cerf,
1971. Cuốn sách này thuần túy trình bày về lịch sử giáo hội Công giáo ; hay
cuốn Aux Origines d’une Eglise, Rome et les Missions d’Indochine au XVII
siècle, của tác giả Chappoulie 1943, tome 1, Éditions du Cerf. Cuốn sách này
cũng trình bày về lịch sử giáo hội Công giáo và quá trình truyền giáo ở Đông
Dương thế kỷ 17…
Nhìn chung, trong khả năng hiểu biết hạn hẹp, nghiên cứu sinh nhận thấy
hầu hết các công trình trên có xu hướng hoặc là nghiên cứu về lịch sử, hoặc
tiếp cận và giải quyết các vấn đề dưới góc độ thần học của Kitô giáo, hoặc
nghiên cứu về nhân chủng học Kitô giáo, hoặc nghiên cứu những hạn chế và
đóng góp của Kitô giáo dưới góc độ lịch sử triết học…
Mặc dù trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về Kitô
giáo, tuy nhiên nghiên cứu sinh nhận thấy chưa có công trình nào thật sự đi
sâu vào tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo dưới góc độ lịch sử triết học
12
và sự ảnh hưởng của tư tưởng đó trong văn hóa Việt Nam. Vì vậy, thiết nghĩ
đây là đề tài mới, không trùng lắp với các công trình đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là nghiên cứu làm rõ tư tưởng nhân văn, đạo đức
Kitô giáo, quá trình du nhập, đóng góp và hạn chế của Kitô giáo ở Việt Nam,
đồng thời chỉ ra sự ảnh hưởng của tư tưởng đó trong nền văn hóa Việt Nam.
Với mục đích như vậy, luận án đặt ra những nhiệm vụ chính sau đây:
Thứ nhất, trình bày khái quát về quá trình ra đời, phát triển và phân
phái của Kitô giáo, chứng minh các tiền đề hình thành Kitô giáo, lý giải về
quá trình phát triển và phân phái Kitô giáo, phân tích các đặc điểm của các
phái Kitô giáo và khái lược về kinh điển (Kinh thánh) Kitô giáo.
Thứ hai, trình bày, phân tích nội dung tư tưởng nhân văn và đạo đức của
Kitô giáo, đồng thời xác định những tính chất cơ bản của những tư tưởng đó.
Thứ ba, trình bày về quá trình du nhập của Kitô giáo vào Việt Nam, về
những đóng góp và hạn chế của Kitô giáo trong quá trình truyền giáo ở Việt
Nam, từ đó chỉ ra những ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô
giáo trong nền văn hóa Việt Nam.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận định
tính và biện chứng của lịch sử - logic. Đề tài được lý giải, phân tích, chứng
minh chủ yếu bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp,
so sánh, đối chiếu, loại suy và các phương pháp khác như văn bản học, tôn
giáo học với nguyên tắc tiếp cận liên ngành.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về phạm vi nội dung nghiên cứu, đề tài chủ yếu khai thác tư tưởng
nhân văn và các phạm trù đạo đức cơ bản của Kitô giáo, phân tích và đánh giá
13
dưới góc độ giá trị, lịch sử triết học, và sự ảnh hưởng của những tư tưởng đó
trong văn hóa nhận thức, văn hóa ứng xử và văn hóa tổ chức của một bộ phận
người Việt Nam. Về cơ sở tư liệu, đề tài được nghiên cứu chủ chủ yếu dựa
trên tư tưởng của Kinh thánh, Giáo lý, Học thuyết xã hội của Công giáo, một
số văn kiện của các Công đồng Kitô giáo, các Thư chung của Hội đồng Giám
mục,… và tham khảo các công trình khoa học có liên quan đã công bố trong
và ngoài nước.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Luận án trình bày và lý giải quá trình ra đời và phát
triển của Kitô giáo; phân tích và làm rõ được cơ sở triết học của tư tưởng
nhân văn và đạo đức Kitô giáo; làm rõ được nội dung của tư tưởng nhân văn
và đạo đức Kitô giáo qua các khái niệm như tự do, công bằng, bình đẳng,
khoan dung, tha thứ; chỉ ra được các tính chất của tư tưởng nhân văn và đạo
đức của Kitô giáo và sự ảnh hưởng của tư tưởng đó đối với đời sống văn hóa
của một bộ phận người dân Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần vào
việc hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách và công tác tôn giáo, đồng
thời giúp vận dụng vào trong công tác tôn giáo ở Việt Nam, nhằm phát huy
những giá trị tích cực của tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo trong xã
hội, thúc đẩy tinh thần đoàn kết dân tộc, cùng chung tay xây dựng đất nước
phồn vinh và hạnh phúc. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai
tìm hiểu, nghiên cứu về Kitô giáo với văn hóa Việt Nam.
7. Cái mới của luận án
Luận án xác định và chứng minh được nội dung cơ bản của tư tưởng
nhân văn Kitô giáo là đề cao con người như là tinh hoa của vũ trụ, đề cao
quyền tự do, bình đẳng của con người trong xã hội và tư tưởng giải phóng con
người khỏi những luật lệ phi nhân tính.
14
Luận án phân tích và xác định được nội dung cơ bản của tư tưởng đạo
đức Kitô giáo được khái quát trong sáu phạm trù cơ bản là công bằng, bác ái,
khoan dung, tha thứ, khiêm nhường và nhẫn nhục; đồng thời luận án cũng chỉ
ra được các tính chất của tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo có tính duy
lý, tính hệ thống, siêu hình và tính nhân loại phổ biến.
Luận án cũng lý giải và chứng minh được việc Kitô giáo du nhập vào
Việt Nam là tất yếu, đồng thời cũng chỉ ra được trong quá trình truyền giáo ở
Việt Nam hơn 400 năm qua đã có những đóng góp đáng trân trọng cho xã hội
Việt Nam, nhưng cũng trong quá trình truyền giáo ấy, Kitô giáo cũng có
những hạn chế do đường hướng truyền giáo thiếu tinh thần hội nhập ngay từ
đầu nên làm tổn thương đến tính bang giao, tính hòa hợp giữa Kitô giáo với
văn hóa Việt Nam; luận án cũng chứng minh được tư tưởng nhân văn và đạo
đức Kitô giáo ảnh hưởng đến đời sống văn hóa người Việt Nam cả ba phương
diện: văn hóa nhận thức, văn hóa ứng xử và văn hóa tổ chức.
8. Kết cấu của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, chú thích và danh mục tài
liệu tham khảo, được kết cấu thành 3 chương, 10 tiết: Chương 1. Trình bày về quá
trình hình thành và phát triển của Kitô giáo. Chương 2. Trình bày về tư tưởng
nhân văn và đạo đức Kitô giáo. Chương 3. Trình bày quá trình du nhập và ảnh
hưởng của tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo trong nền văn hóa Việt Nam.
15
Chương 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA KITÔ GIÁO
1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH KITÔ GIÁO
1.1.1. Điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế xã hội vùng Palestine đầu
Công nguyên với sự hình thành và phát triển của Kitô giáo
Nếu xem tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội thì tôn giáo ra đời là sự
phản ánh và chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Tức là do đặc điểm, yêu cầu
của đời sống sinh hoạt vật chất của xã hội nhất định mà mỗi tôn giáo ra đời,
tồn tại và phát triển. Với cách tiếp cận như thế thì Kitô giáo ra đời và phát
triển cũng là sự phản ánh tồn tại xã hội của vùng Palestine thuộc đế chế La
Mã từ đầu Công nguyên. Hay nói cách khác, do những yếu tố như lịch sử,
kinh tế, chính trị, xã hội của đế chế La Mã đầu Công nguyên mà Kitô giáo ra
đời, tồn tại và phát triển.
Về bối cảnh lịch sử và chính trị xã hội: Kitô giáo ra đời vào đầu Công
nguyên ở vùng đất Palestine, thuộc địa của đế chế La Mã. Thế nhưng, không
thể không nhắc đến những biến cố lịch sử của dân Israel từ khoảng 600 năm
trước Công nguyên như một tiến trình lịch sử cho quá trình ra đời và phát
triển của Kitô giáo.
Vào năm 586 trước Công nguyên, vua Nabuchodonosor II của đế chế
Babylon đưa quân chinh phạt Vương quốc Judah và Israel, phá hủy đền thờ
Do Thái. Ông ta cho quân lính cướp bóc toàn bộ các kho báu trong đền thờ,
và bắt người Do Thái đi lưu đày tại Babylon. Tương truyền rằng, vào năm
538 trước Công nguyên, vua Belshazzar khi đang dự yến tiệc ở kinh thành
16
Babylon thì bỗng thấy có bàn tay người hiện ra viết một dòng chữ lên tường
thành, nhà vua vội triệu tiên tri Daniel1
vào hỏi thì ông giải nghĩa dòng chữ
rằng, Thiên Chúa đã phán quyết Đế quốc Babylon đã đến hồi diệt vong. Quả
nhiên, vua Cyrus nước Ba Tư mang binh mã tinh nhuệ đánh chiếm nước
Babylon và lật đổ Belshazzar, tiêu diệt luôn cả đế quốc của ông ta. Sau khi
toàn thắng, Cyrus liền ban bố sắc lệnh của mình, Cyrus, vua Ba Tư, tuyên bố:
“Yave, Đức Chúa Trời đã ban cho ta các nước thế gian, và bảo ta xây cất cho
Ngài một cái đền ở tại Jerusalem trong xứ Judah. Trong các ngươi, phàm ai
thuộc về dân sự Ngài, hãy trở về Jerusalem; nguyện Yave, Đức Chúa Trời của
người ấy ở cùng người!”. Thế rồi, không những dân Do Thái mà tất cả các
dân tộc bị tù đày trong đế quốc Babylon đều được vua Cyrus ban bố tự do cho
trở về cố hương. Từ năm 538 TCN cho đến năm 535 TCN, quan tổng đốc
Zerubabbel đã dẫn dắt nhóm người Do Thái đầu tiên về quê hương. Với chính
sách tự do tôn giáo, triều đình Cyrus còn lấy ngân khố quốc gia Ba Tư để giúp
nhân dân Israel xây dựng lại đền thờ [152, tr.45].
Sau bước đường hồi hương là thời kỳ mà các nhà chú giải Kinh thánh
gọi là thời kỳ yên lặng về mặt tôn giáo, kéo dài khoảng 400 năm, vì hầu như
không có một biến cố gì quan trọng được Cựu ước đề cập đến. Tuy nhiên về
chính trị xã hội vẫn có nhưng hỗn loạn, chiến tranh vẫn xảy ra trên vùng đất
Jerusalem do sự chiếm đóng của nhiều đế quốc khác nhau. Quan trọng nhất là
vào năm 336 TCN, Alexandre đại đế chinh phục thế giới, và đem đến miền
Trung Đông ngôn ngữ phổ thông Lingua franca, lúc đó là tiếng Hy Lạp2
.
Nhưng Alexandre đại đế chỉ cai trị đế quốc một thời gian ngắn. Sau khi ông
qua đời, đế quốc của ông bị phân chia vào tay bốn vị tướng. Trong đó, người
giữ vai trò rất quan trọng đối với lịch sử dân tộc Do Thái là Seleucus vì ông đã
sáng lập một đế quốc tồn tại khoảng hai trăm năm. Trong thời kỳ của Seleucus,
1
Daniel là một tiên tri người Do Thái, sống vào khoảng năm 600 - 530 trước công nguyên.
2
Trong giai đoạn này, ở Alexandra (Ai-Cập), 70 học giả Do Thái cùng nhau dịch Kinh thánh Cựu ước ra
tiếng Hy Lạp, được gọi là bộ Septuagint. Đây là chuẩn mực cho người Do Thái ở rải rác khắp đế quốc Hy
Lạp được đọc lời Kinh thánh.
17
xuất hiện cuộc nổi dậy của Judas Maccabee chống lại đế quốc. Cuộc nổi dậy
thắng lợi, vì lúc đó Seleucus đang phải đối phó với nhiều thế lực. Về phía Bắc,
Seleucus phải đối phó với sự phản công của Parthian (cựu đế quốc Ba Tư). Về
phía Nam, Seleucus phải đối phó với sự nổi dậy của Ai Cập. Và về phía Tây,
Seleucus phải đối phó với một đế quốc mới là đế quốc La Mã.
Với sự thành công của cuộc nổi dậy do Judas Maccabee lãnh đạo, vào
năm 150 trước Công nguyên, dân tộc Do Thái bước vào giai đoạn mới. Đó là
triều đại nhà Hasmonean, còn gọi là nhà Judas Maccabee, cai trị trong vòng
100 năm. Đây là thời kỳ duy nhất dân Do Thái có một chế độ vua chúa với
một nhà nước độc lập sau thời kỳ vàng son của David và Solomon. Nhưng
vào cuối thời kỳ này, việc cai trị trở nên bất ổn do sự tham nhũng, bóc lột,
tranh giành quyền hành giữa nhiều phe phái khác nhau. Thế nên, các phe phái
phải nhờ một người ngoại bang làm thủ tướng để cai trị, đó là Antipater.
Antipater đến từ vùng Petra, biển Chết, thuộc dòng Nabatean Arabs, và đặc
biệt là một người khôn khéo. Antipater đã biến vùng Palestine thành quốc gia
hậu thuẫn La Mã chống lại Nabateans Arabs ở miền Nam và đế quốc
Parthians ở phía Đông. Vì vậy, ông rất được chính quyền La Mã tin tưởng và
hầu hết dân chúng ủng hộ. Khi Antipater bị ám sát, con thứ của ông là Herode
được đưa lên làm vua, Herode đầy mưu mô và xảo quyệt. Trong những năm
bất ổn ở vùng Địa Trung Hải, Herode đã kết thân với Pompei, Julius Caesar,
Antony, rồi Augustus, … Ông ta tỏ ra rất được lòng những vị hoàng đế La Mã
lúc bấy giờ, vì vậy, mọi quyết định của ông đều được chính quyền La Mã
chấp thuận, kể cả vụ thảm sát hơn 200 trẻ sơ sinh ở Bethlehem và vùng phụ
cận (xem Mt 2, 16 – 18).
Vào những thập niên đầu Công nguyên, đế chế La Mã đã chuyển từ chế
độ thị tộc sang chế độ xã hội có giai cấp. La Mã là một đế chế chiếm hữu nô
lệ và là nhà nước có quân đội hùng mạnh nhất thế giới khi đó. Nhà nước
chiếm hữu nô lệ hùng mạnh nhất cũng có nghĩa là nhà nước có nhiều nô lệ
18
nhất, và chế độ nô lệ ở đây cũng khắc nghiệt nhất. Nô lệ là tầng lớp tận cùng
của xã hội, bị coi như những súc vật biết nói. Người ta có thể mua bán nô lệ
như mua bán súc vật. Tầng lớp nô lệ bị áp bức dã man, bị bóc lột tàn khóc.
Đây là nguyên nhân khiến họ liên kết để đấu tranh chống lại tầng lớp chủ nô.
Trong những cuộc nổi dậy của nô lệ thì khởi nghĩa do Spactacus3
lãnh đạo
vào những năm 73 - 71 trước Công nguyên đã gây được tiếng vang rất lớn.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, cuộc khởi nghĩa
này cũng bị dìm trong biển máu. Kết cục là anh hùng nô lệ Spartacus bị hành
hình. Cuộc khởi nghĩa không thành nên mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ, giữa
giới quý tộc với giới bình dân càng gay gắt hơn. Những người nghèo khổ
càng ngày càng cùng khổ hơn. Niềm hy vọng được giải phóng khỏi áp bức
bốc lột đã hoàn toàn bị dập tắt.
Vì vậy, nếu xét trong bối cảnh lịch sử và chính trị đầy bất công, bạo
lực, phi nhân tính như thế, Đức Jesus xuất hiện và rao giảng giáo lý công
bằng, bình đẳng, bác ái, khoan dung, tha thứ…, hứa hẹn một nước trời hoan
lạc và vĩnh cửu cho những ai biết yêu thương đồng loại, biết cho kẻ đói ăn,
biết cho kẻ mình trần áo mặc, biết nhẫn nhục hy sinh… đã được nhiều người
đón nhận. Vì vậy mà đã có lời nhận định rằng: “vì Spartacus thất bại nên Đức
Jesus đã thành công”. Bởi lẽ, dẫu sao những con người nghèo khổ, bị áp bức
bất công, bị đối xử phi nhân tính đã tìm thấy nơi tư tưởng của Đức Jesus sự an
ủi, vỗ về và thắp lên nơi họ niềm hy vọng được giải thoát khỏi những đau khổ
không lối thoát của cuộc đời.
Về điều kiện kinh tế: đế chế La Mã đầu Công nguyên được xem là thời
kỳ cực thịnh. Nền kinh tế lúc bấy giờ của đế chế La Mã khá đa dạng: nông
nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, ngoại thương, ngân hàng và
đặc biệt là buôn bán nô lệ. Kinh tế nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa mì, ép
rượu nho, ép dầu ô liu. Hàng hóa nông nghiệp ngoài cung cấp cho nhu cầu
3
Spartacus(109 tr.CN - 71 trước CN), theo các nhà sử học, ông là một đấu sĩ nô lệ, người đã trở thành một trong các thủ
lĩnh của cuộc nổi dậy không thành công của các nô lệ chống lại Cộng hòa La Mã được biết là Chiến tranh nô lệ lần ba.
19
trong nước họ còn dùng để trao đổi với các quốc gia khác như Ấn Độ, Ba
tư… Các ngành thủ công nghiệp khá phát triển lúc bấy giờ là nghề dệt vải,
làm bồn chứa, đóng ghe, thuyền… Mặc dù nền kinh tế của đế chế khá phát
triển, nhưng do phải nuôi bộ máy chính quyền khá lớn, đặc biệt là phải nuôi
quân đội, đội quân hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ, phải phục vụ cho
các cuộc viễn chinh và bảo vệ đế chế trước các thế lực khác xâm hại liên tục,
nên người dân phải nộp thuế rất nặng, dẫn đến cuộc sống kinh tế người dân
lao động vẫn cùng khổ.
Về hoạt động tôn giáo và điều kiện xã hội: để lý giải sự ra đời của Kitô
giáo, cũng xin được điểm lại những nhóm tôn giáo (cùng là Do Thái giáo)
khác nhau hoạt động trong vùng Palestine vào thời kỳ Kitô giáo ra đời.
Josephus4
, sử gia nổi tiếng của Do Thái vào thế kỷ I, diễn tả ba nhóm tôn giáo
chính với triết lý hoạt động khác nhau, đó là: phái Pharisee, phái Saduseo và
phái Essenes. Kinh thánh Tân ước chỉ đề cập đến phái Pharisee và Saduseo,
mà không đề cập gì đến phái Essenes. Ngoài việc đề cập đến ba nhóm hoạt
động tôn giáo trên, Josephus cũng đề cập đến những nhóm chính trị và những
nhóm cách mạng của người Do Thái trong thế kỷ này. Đặc biệt là những
nhóm có liên quan đến cuộc chiến tranh lần thứ nhất với La Mã.
Phái Pharisee có ảnh hưởng trong xã hội Do Thái từ thế kỷ thứ II trước
Công nguyên đến thế kỷ thứ I sau Công nguyên. Họ quan niệm giữ sự khắt
khe trong các lễ nghi Do Thái giáo, giữ sự trong sạch trong dịp lễ, và đòi hỏi
khắt khe trong việc ăn uống. Những quan niệm này của phái Pharisee được
căn cứ theo Cựu ước, cùng những truyền thống khác do các rabbi (thầy tư tế)
thêm vào qua nhiều thời kỳ. Phái Pharisee có ảnh hưởng đến những người
thuộc chính quyền Do Thái lúc bấy giờ, cũng như dân thường Do Thái. Phái
Pharisee có khuynh hướng đối nghịch chính trị, đối nghịch tôn giáo với phái
Saduseo. Những người lãnh đạo của phái Pharisee được gọi là rabbi, như
Nicodem Saolo [xem Ga 3, 1-10; Cv 23, 6, 26,5].
4
Flavius Josephus, một nhà sử học Do Thái (38-100 sau Công nguyên)
20
Phái Saduseo có ảnh hưởng về mặt tôn giáo trong đời sống người Do
Thái từ thế kỷ II trước Công nguyên đến thế kỷ I sau Công nguyên. Tuy là
một nhóm nhỏ hơn nhóm Pharisee, nhưng do tập họp được những thành phần
quan trọng (đa số là những thầy tế lễ) nên phái Saduseo có ảnh hưởng mạnh
hơn nhóm Pharisee. Đặc biệt, phái Saduseo thường là những người có tiền
bạc và thế lực, nên bị phái Pharisee ganh ghét. Phái Saduseo kiểm soát các thể
lệ trong đời sống tôn giáo của người Do Thái khi đó. Nhóm này cũng ủng hộ
triều đại cũ của Do Thái nên không thích chế độ mới của vua Herode, và đối
lập với nhóm Hedonians. Phái Saduseo cũng kiểm soát mọi sinh hoạt trong
đền thờ Jerusalem. Nhưng phái Saduseo bị xem là có hành vi bòn rút của
người nghèo sùng đạo, cũng như cho phép việc buôn bán đổi tiền ở trong đền
thờ. Như khi Đức Jesus vào đền thờ Jerusalem lần đầu tiên, Đức Jesus đã xua
đuổi đám người buôn bán đổi tiền này. Phái Saduseo còn nhượng bộ với
Herode và cả những nhóm khác. Vậy nên, việc tế lễ trong đền thờ lúc bây giờ
là cách trục lợi kinh tế; Đức Jesus đã lên án cách làm bất chính này và bị
nhóm này ghen ghét, tìm cách loại trừ (xem Mt 12, 41- 44).
Nhóm thứ ba được Josephus nhắc đến là Essenes. Phái Essenes là một
nhóm nhỏ, có lối sống tách biệt khỏi những cộng đồng ở vùng Qumran thuộc
biển Chết. Lúc đầu, họ là những thầy tế lễ. Nhưng về sau, họ tách rời ra khỏi
các lễ lộc trong đền thờ Jerusalem. Họ cho rằng các thầy tế lễ trong đền thờ
không đủ tư cách, không đủ thẩm quyền để thờ phụng Chúa. Có giả thuyết
được nhiều người chấp nhận rằng, họ tập trung ở vùng biển Chết và giữ bí
mật những cổ kinh Cựu ước, những cổ kinh này được tìm thấy ở Qumran năm
1947 [xem Wikipedia].
Dân Israel sống trong cảnh bị áp bức, không những dưới tay Herode mà
còn dưới ách thống trị của La Mã. Trong bối cảnh xã hội đó, dân Israel khao
khát một đấng cứu tinh, người Israel nào cũng mong chờ sự ra đời của Đấng
Messia đã được các tiên tri loan báo từ bao đời nay. Họ mong Đấng Messia
21
đến lật đổ người La Mã, chấm dứt sự khổ ải của cả một dân tộc. Vậy nên, thời
điểm Đức Jesus sinh ra đời đúng vào lúc người Do Thái đang ấp ủ một ao ước
có một vị lãnh tụ để giải phóng họ như Abraham, như Moses, như Yosueh,
như David… Vì vậy, lúc đầu Đức Jesus xuất hiện họ chào đón và hy vọng
như một anh hùng dân tộc. Thế nhưng, càng về sau giới chóp bu trong Do
Thái giáo nhận thấy Đức Jesus không phải là một lãnh tụ giải phóng dân tộc
Israel, thậm chí có nhiều tư tưởng khác với tư tưởng truyền thống, nhất là họ
sợ dân chúng tin theo Đức Jesus và không tin những lời giảng dạy của họ nữa
thì uy tín, tầm ảnh hưởng của họ có nguy cơ bị giảm sút… và rồi họ đã tìm
cách loại trừ Đức Jesus. Theo thần học Kitô giáo thì Đức Jesus là đấng giải
thoát con người về tinh thần, về phần linh hồn chứ không phải là một vị anh
hùng cách mạng để giải cứu dân tộc Israel, nên người Israel đã thất vọng.
Vậy, có thể khẳng định rằng, với điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị,
tôn giáo, xã hội của vùng Palestine thuộc đế chế La Mã đầu Công nguyên là
những yếu tố thuận lợi cho Kitô giáo ra đời. Hay nói cách khác, nếu xem Kitô
giáo là một hình thái ý thức xã hội thì Kitô giáo đã phản ánh đúng tồn tại xã
hội của vùng Palestine vào đầu Công nguyên.
1.1.2. Tiền đề về văn hóa - tư tưởng với sự hình thành Kitô giáo
Kitô giáo ra đời ngoài tiền đề về điều kiện lịch sử, chính trị, tôn giáo,
xã hội thì văn hóa tư tưởng của Do Thái giáo, tư tưởng triết học, văn chương
Hy Lạp cổ đại cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Tiền đề về tư tưởng và văn hóa o Thái giáo: nếu xét về lịch sử và văn
hóa thì Kitô giáo là tôn giáo bắt nguồn từ Do Thái giáo. Những tư tưởng và
văn hóa trong Kinh thánh Do Thái giáo chính là những tiền đề cơ bản hình
thành nên Kitô giáo.
Người Do Thái quan niệm về Thiên Chúa toàn năng xét xử công bằng,
về quỉ Satan chuyên cám dỗ, về Thiên đường - chốn vui sướng vô cùng, về
22
hỏa ngục - chốn đau đớn muôn đời muôn kiếp với một chảo lửa khổng lồ
không bao giờ tắt, về ngày tận thế với những vì sao trên vòm trời rụng xuống
như mưa, về viễn cảnh loài người từ mọi chân trời góc bể nghe được tiếng
kèn của thiên thần trổi dậy để nghe Thiên Chúa xét xử công bằng trong ngày
phán xét cuối cùng,…
Trong Do Thái giáo còn có một niềm tin sâu xa về Chúa Cứu thế mà
tiếng Do Thái gọi là Messia, tiếng Hy Lạp dịch thành Christos. Đấng Messia
là đấng mà các tổ phụ, tiên tri Do Thái như Abraham, Moses, David,
Salomon, Isaiah, Samuel, Eliah… đã tiên báo và mỏi mòn mong đợi từ lâu.
Người Do Thái, dù là Pharisee, Saduseo hay Assenes, đều mang trong mình
sự trông đợi Ðấng Cứu thế. Cứ mỗi lần quốc gia họ lâm nguy hoặc dân chúng
rơi vào cảnh nô lệ, lòng trông đợi lại nổi lên mạnh mẽ. Qua các thời đại, nhờ
sự nhắc nhở của các tiên tri, họ càng ý thức rõ rệt hơn về chọn lựa mà Thiên
Chúa đã giao ước với Tổ phụ họ.
Khi sống dưới ách đế quốc La Mã hà khắc, lòng trông đợi lại càng
mãnh liệt hơn. Họ dựa theo lời tiên tri trong Kinh thánh và lập luận rằng thời
gian trông đợi đã đến. Vì tiên tri Daniel5
đã tiên đoán: “Sau 69 tuần năm, các
đau khổ của Israel sẽ chấm dứt” (Đn 9, 24-27).
Thật ra, người Do Thái khi đó không có một quan niệm rõ rệt về Đấng
Messia mà họ mong đợi. Sống trong cảnh nô lệ, bị áp bức nên hầu hết người
Do Thái cho rằng Đấng Messia sẽ là vị anh hùng cứu quốc, có trong tay cả
trăm ngàn binh sĩ. Ngài sẽ báo thù cho dân Ngài, “đập tan các thù địch như
đập bình gốm” (Ml 1, 13). Ngài sẽ thống trị muôn dân, mở đầu cho thời huy
hoàng của Israel. Vì vậy, khi Đức Jesus xuất hiện, rao giảng và tự xưng mình
là Đấng Messia thì hầu hết người Do Thái đều tin Đức Jesus sẽ làm một cuộc
cách mạng để giải phóng dân tộc. Trong Phúc âm cũng tường thuật lại nhiều
5
Daniel ở trong nhóm người Do Thái đầu tiên bị bắt qua Babylon làm phu tù vào năm 605 BC, ông sống tại Babylon trải qua nhiều đời
vua, từ các vua của đế quốc Babylon là vua Nêbucátnếtsa, vua Bênxátsa cho đến các vua của đế quốc Mêđô Ba Tư, là vua Đariút, vua
Si-ru.
23
chi tiết chứng tỏ rằng người Do Thái lúc bấy giờ không nghĩ rằng Đức Jesus
là một người sáng lập tôn giáo mới mà hầu như họ đều nghĩ rằng Đức Jesus là
một lãnh tụ cách mạng của Israel và sẽ là vua của dân Do Thái.
Sau này, khi Đức Jesus đi rao giảng cũng nhiều lần chứng minh với
người Do Thái rằng chính Ngài là Đấng Messia mà các tiên tri đã từng loan
báo, một số người Do Thái đã tin theo, nhưng một số khác thì phản đối và
xem đó là sự mạo danh, là sự phạm thượng nên tìm cách loại trừ.
Tư tưởng về thế giới quan, về nhân sinh quan, đạo đức của Do Thái
giáo là tiền đề tư tưởng trực tiếp của Kitô giáo. Chính Đức Jesus trong quá
trình rao giảng về giáo lý của mình cũng khẳng định giáo lý Ngài rao giảng
không phủ định những tư tưởng luật lệ của người Do Thái mà ngược lại là sự
tiếp nối, kiện toàn những gì đã có (xem Mt 5, 17-19).
Tiền đề về tư tưởng triết học và văn chương Hy Lạp: Các triết gia Hy
Lạp xuất hiện trước Đức Jesus khoảng năm thế kỷ như Pythagore, Platon,
Aristote, Philo,… đã có những tư tưởng và quan niệm về một thế giới siêu
nhiên, về linh hồn bất tử, về Ngôi lời nhập thể, … Vì thế, những tư tưởng đó
vừa là tiền đề, vừa là giá đỡ về mặt lý luận cho Kitô giáo. Điều đó cũng được
các nhà thần học, triết học và những nhà hoạt động Kitô giáo thừa nhận.
Thượng phụ Bartholomew6
viết: “Thật vậy, Giáo hội Kitô giáo không thể phủ
nhận sự đóng góp của nền văn chương và triết học Hy Lạp vào tư tưởng và
giáo lý Kitô giáo. Ngay từ thuở ban đầu, nghĩa là từ thời các tông đồ, những
người bị coi là không có học thức, Giáo hội đã nhận được ảnh hưởng có lợi từ
nền văn chương và triết học Hy Lạp và đã vận dụng chúng làm phương tiện
để phát triển và biểu dương đức tin Kitô giáo của giáo hội”[158, tr.146]. Hay
chính thánh sử Gioan7
cũng tỏ ra là người rất hiểu biết với triết thuyết
Pythagore. Và bằng tất cả tư duy triết học, ông đã tiếp cận được với học
8 Người đứng đầu Chính thống giáo hiện nay.
7
Ông được xem là tác giả của sách Phúc âm thứ tư.
24
thuyết này qua triết gia Philo. Thần học về Ngôi lời (Logos) của thánh sử
Gioan được đề cập trong phần mở đầu cuốn Phúc âm Gioan. Điều này hàm ý
rằng thánh sử Gioan hiểu biết về triết học của Platon và tư tưởng của Philon.
Những văn bản đầu tiên của Thiên Chúa giáo, thuật lại tư tưởng và hoạt
động của Đức Jesus, có nhiều điểm tương đồng với những văn bản của
Sénophone. Ngay cả từ “theology” (thần học) cũng đã thấy xuất hiện trong
cuốn Republique của Platon. Triết gia Seneque thì thuyết giảng rằng Thượng
đế là cha và là người đồng hành với con người; con người phải luôn luôn bày tỏ
niềm tri ân với Thượng đế trong việc thực thi các nhân đức. Aristote thì khẳng
định tính ưu việt của thần học trên tất cả các khoa học khác. Trong khi đó,
Pythagore thì ghép chung khoa học và tôn giáo thành một cặp song sinh… Vì
vậy, có thể hiểu như vị thượng phụ Batholomew đã khẳng định: “Giáo hội, qua
những hoạt động giáo huấn đã hằng bao thế kỷ, giảng dạy cho giáo dân những
chân lý đã được mạc khải, Giáo hội chịu ơn những trường phái triết học về
những tư tưởng nhân sinh, về vũ trụ quan; những trường phái triết học ấy đã
góp phần vào việc phát triển tri thức và tâm linh con người…” [158, tr. 148].
Bên cạnh tư tưởng triết học và văn chương, Hy Lạp còn nổi danh là
một kho tàng khổng lồ của thế giới về thần thoại. Đặc tính của các truyện thần
thoại này là người có thể biến thành thần hoặc thần biến thành người. Người
Hy Lạp có truyền thống ước mơ một vị thần linh đầy quyền phép sẽ từ trên
trời xuống trần thế làm người, để cứu họ thoát khỏi cuộc sống trầm luân phàm
tục. Cuối thế kỷ I trước Công nguyên, một sản phẩm thần thoại mới của Hy
Lạp được ra đời là Thần ngôi lời (Logos), có nghĩa Thần nói ra lời. Thần
Logos được mô tả là một Chúa Cứu thế từ trời, đầu thai vào một thân xác con
người. Vì vậy, khi Kitô giáo ra đời và truyền đến Hy Lạp, một số nhà văn Hy
Lạp đã gán chuyện thần thoại Logos này vào nhân vật Jesus và biến Jesus
thành “Chúa Kitô ngôi lời nhập thể”. Một số nhà nghiên cứu triết học tôn giáo
có quan niệm rằng Kitô giáo là kết quả tổng hợp giữa huyền thoại Kitô của
25
Do Thái giáo và thần thoại Logos của Hy Lạp. Chúng tôi cũng cho rằng, nếu
nhìn nhận dưới góc độ lịch sử triết học thì tư tưởng, giáo lý Kitô giáo ra đời
như một sự tiếp biến tư tưởng thần thoại, tôn giáo và triết học của người Do
Thái và người Hy Lạp cổ đại.
Vậy có thể nói, với điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội của vùng
Palestine đầu Công nguyên, cùng với ngọn nguồn thần thoại, tư tưởng triết
học và tôn giáo đã có từ hằng ngàn năm trước của người Do Thái và người Hy
Lạp thì việc Kitô giáo ra đời và phát triển không phải là sự ngẫu nhiên nhưng
là một tất yếu của lịch sử.
1.2. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÂN PHÁI CỦA KITÔ GIÁO
Kitô giáo là tôn giáo do Đức Jesus (4tr.CN – 33s.CN) sáng lập tại
Israel, Palestine dưới thời hưng thịnh của đế chế La Mã. Thuật ngữ Kitô giáo
dùng để chỉ tất cả các phái tôn giáo do Đức Jesus Kitô sáng lập. Kitô giáo
gồm bốn nhánh lớn: Công giáo (Catholique), Chính thống giáo (Orthodorse),
Tin Lành (Protestament), Anh giáo (Englishisme). Đến nay, ước tính số tín đồ
trên toàn thế giới của tất cả các phái Kitô giáo khoảng hơn hai tỷ rưỡi người.
1.2.1. Người sáng lập Kitô giáo và Giáo hội Kitô giáo thời sơ khai
Đức Jesus cũng được gọi là Đức Kitô, hay Chúa Jesus Kitô là người
sáng lập ra Kitô giáo. Từ Kitô trong tiếng Việt được phiên âm từ tiếng Tây Ban
Nha Kyto, tiếng Latinh Christus, tiếng Hy Lạp Khristós, Tiếng Hán – Việt là
Cơ Đốc. Về nghĩa, thuật ngữ Kitô là một danh hiệu để chỉ “người được xức
dầu”, theo Thiên Chúa giáo, nghĩa là một người được chọn bởi Thiên Chúa.
Có thể nói Đức Jesus vừa là một nhân vật lịch sử vừa là một nhân vật
của niềm tin tôn giáo. Với tư cách là một nhân vật lịch sử, có những chứng cứ
chứng minh sự tồn tại của Đức Jesus, với tư cách là một nhân vật của niềm tin
tôn giáo Đức Jesus được Kinh thánh, giáo lý và rất nhiều các tác phẩm thần
học chứng minh về chương trình cứu độ của Đức Jesus, từ những lời tiên báo,
26
đến giáng sinh, rồi cuộc đời rao giảng Tin mừng, chịu chết khổ nhục trên thập
giá, phục sinh, lên trời…
Về phương diện sử học, Đức Jesus là một con người có thật. Điều đó
được các nhà sử học với những quan điểm khác nhau đầu Công nguyên thuật
lại khá đầy đủ. Chẵng hạn như, Cornelius Tacitus (55-120 SCN) được coi là
nhà sử học vĩ đại nhất của La Mã cổ đại, đã viết về hoàng đế Nero rằng
“Nero là kẻ đã dùng những hình thức tra tấn khủng khiếp nhất để trừng phạt
những người tín đồ Kitô giáo (Christian). Christus, tên của người sáng lập
Kitô giáo, đã bị xử tử bởi Pontius Pilate, quan tổng trấn xứ Judeas vào thời
hoàng đế Tiberius trị vì. Niềm tin mạnh mẽ vào giáo lý của Christus của
những người bị Nero đàn áp một thời gian lại bùng phát, không chỉ khắp xứ
Judeas, nơi niềm tin phát sinh, mà còn khắp thành Rome nữa”; còn Flavius
Josephus (38-100), một nhà sử học người Do Thái đã viết về Chúa Jesus trong
tác phẩm Jewish Antiquities của ông, nói rằng: Đức Jesus là một người khôn
ngoan đã làm những việc kinh ngạc, dạy dỗ nhiều người, chinh phục được
nhiều người đi theo cả dân Israel và Hy Lạp, rằng Chúa Jesus được người ta
tin là Đấng Messia, đã bị những người lãnh đạo Do Thái buộc tội, bị Pontius
Pilate kết án đóng đinh vào thập tự, và được nhiều người tin là đã sống lại
[Xem 166, 15]. Cuộc đời và quá trình đi rao giảng của Đức Jesus không chỉ
được Josephus và Tacitus ghi lại, mà còn có những nhà sử học cổ đại như
Suetonius, Thallus, Pliny the Younger, và Lucian ghi lại… Như vậy, có cả
những nhà sử học thiện cảm và cả không không thiện cảm đã viết về Đức
Jesus như một nhân vật lịch sử có thật đã sáng lập nên Kito giáo.
Với tư cách là một nhân vật của niềm tin tôn giáo, Đức Jesus được
Kinh thánh Tân ước đề cập khá chi tiết về nguồn gốc, về cuộc sống, về những
lời rao giảng…, về nguồn gốc, có hai tường thuật về gia phả của Đức Jesus
trong các sách Phúc âm: một sách tường thuật về họ nội qua người cha pháp
lý Giuse trong Phúc âm Mattheo (xem Mt 1, 2-16) và một sách tường thuật về
27
họ ngoại qua người mẹ được chép ở Phúc âm Luca (xem Lc 3, 23-38). Hai
tường thuật trên đều truy nguyên phổ hệ của Đức Jesus đến vua David. Cả hai
có sự tương đồng nếu tính từ Abraham đến David, nhưng có một vài khác biệt
nếu tính từ David đến Giuse. Mattheo khởi đầu với vua Solomon, liệt kê các
đời vua Judah cho đến vị vua sau cùng là Jeconiah. Sau thời vua Jeconiah, đất
nước Israel bị xâm lăng bởi đế quốc Babylon. Như thế, Mattheo chỉ ra rằng
Đức Jesus là hậu duệ chính thức của vương triều Israel. Trong khi đó, bản gia
phả của Luca dài hơn và chi tiết hơn bản gia phả của Mattheo. Luca truy
nguyên đến Adam và cung cấp nhiều tên tuổi hơn trong đoạn từ David đến
Đức Jesus, đưa ra các tên của những hậu duệ trực tiếp từ Adam đến Đức Jesus
về phía Maria.
Giuse (Joseph), cha nuôi chỉ xuất hiện trong phần tường thuật về tuổi
thơ của Đức Jesus. Sự kiện Đức Jesus phó thác cho người môn đồ thân yêu
bổn phận chăm sóc mẹ Maria khi Đức Jesus đang bị đóng đinh trên thập tự
giá (xem Ga 19, 25-27) cho thấy có lẽ ông Giuse cha nuôi đã từ trần trong
thời gian Đức Jesus chưa đi giảng đạo.
Theo tường thuật của hai Phúc âm Mattheo và Luca, Đức Jesus sinh ở
Bethlehem xứ Judea, bởi bà Maria, do “quyền năng siêu nhiên” của Chúa
Thánh Thần. Phúc âm Luca thuật lại sự kiện thiên sứ Gabriel đến gặp Maria
và báo tin cô đã được chọn để mang thai Con Thiên Chúa. Tín đồ Kitô giáo
gọi sự kiện này là Lễ Truyền tin. Cũng theo Luca, do chiếu chỉ của Caesar
Augustus, Maria và Joseph phải rời nhà mình là Nazareth, trở về quê hương
của Joseph thuộc dòng dõi vua David để kê khai nhân thân. Sau khi sinh hạ
hài nhi Jesus trong hang đá ở cánh đồng Bethlehem, hai người phải dùng một
máng cỏ làm nôi cho hài nhi Jesus bởi vì không tìm được chỗ nào trong quán
trọ. Theo Luca 2, 8-20, một thiên sứ đã loan tin giáng sinh cho những người
chăn chiên để họ tìm đến chiêm ngưỡng, rồi báo tin mừng đến khắp nơi trong
vùng. Mattheo thuật lại câu chuyện về những nhà thông thái mang lễ vật đến
28
cho hài nhi Jesus trong cuộc hành trình được hướng dẫn bởi một vì sao mà họ
tin là dấu hiệu báo tin giáng sinh của Đấng Messia hoặc vua của dân Do Thái.
Tuổi thơ của Đức Jesus, theo tường thuật của Tân ước, trải qua ở thành
Nazareth xứ Galilee. Theo tường thuật trong các sách Phúc âm, cậu bé Jesus
cùng cha mẹ lên Đền thờ ở Jerusalem, bị thất lạc nhưng được cha mẹ tìm
thấy. Đây là sự kiện duy nhất về quãng đời của Đức Jesus từ lúc niên thiếu
đến khi trưởng thành được thuật lại.
Phúc âm Marco thì bắt đầu với sự kiện Đức Jesus chịu phép rửa bởi
Gioan Baotixita. Chi tiết này được các học giả Kinh thánh xem là điểm khởi
đầu công cuộc truyền bá giáo lý mới. Theo tường thuật của Marco, Đức Jesus
đến sông Jordan, nơi Gioan Baotixita vẫn giảng dạy và làm phép rửa cho đám
đông. Đức Jesus chịu phép rửa lúc ngài khoảng ba mươi tuổi.
Theo tường thuật của Phúc âm Mattheo, sau khi chịu phép rửa, Đức
Jesus vào hoang địa. Ở đó, ngài kiêng ăn trong bốn mươi ngày đêm. Rồi sau
đó, Đức Jesus đi nhiều nơi để rao giảng giáo lý mới và làm nhiều phép lạ như
chữa bệnh, đuổi quỷ, đi trên mặt nước, hóa nước thành rượu, và khiến kẻ chết
sống lại như trong câu chuyện của Lazarô.
Phúc âm Gioan ghi nhận ba kỳ lễ Vượt qua trong thời gian Đức Jesus
đi giảng đạo. Điều này ngụ ý thời gian Đức Jesus rao giảng Phúc âm kéo dài
ba năm. Một trong những bài thuyết giáo nổi tiếng nhất của Đức Jesus là Bài
giảng trên núi, đề cập đến Tám nhân đức (tám mối phúc) và bài Cầu nguyện
chung. Đức Jesus khuyên bảo tránh xa sự giận dữ, tránh dâm dục, không ly dị,
không thề nguyền và không báo thù; tôn trọng và tuân giữ giới luật Moses.
Trong khi diễn giải luật Moses, Đức Jesus truyền dạy môn đồ “Điều răn mới”
là hãy yêu thương nhau.
Trong quá trình rao giảng Tin mừng, Đức Jesus thường dùng dụ ngôn
khi giảng dạy, như chuyện kể về “Người con trai hoang đàng” (Lc 15, 11-32),
29
câu chuyện “Người gieo giống”, “Người Samaritano nhân hậu”, “Con chiên
lạc”,… Giáo huấn của Đức Jesus tập trung vào tình yêu thương và tinh thần
hy sinh vì Thiên Chúa và vì tha nhân. Đức Jesus cũng dạy về tinh thần phục
vụ, đức khiêm nhường, lòng bao dung tha thứ, sống hòa bình, đức tin, và ơn
thừa hưởng sự sống vĩnh cửu trong “Vương quốc Thiên Chúa”. Bên cạnh đó,
Đức Jesus rao giảng những sự kiện sẽ xảy ra, tiên báo về sự tận cùng của thế
giới sẽ đến một cách bất ngờ. Tiên báo đó như nhắc nhở những người theo
Kitô giáo hãy luôn tỉnh thức và trung tín trong đức tin.
Đức Jesus thường tranh luận với giới lãnh đạo tôn giáo của dân Do
Thái, bất đồng với người Saduseo vì họ không tin vào sự sống lại của người
chết. Đặc biệt, mối quan hệ giữa Đức Jesus và người Pharisee còn phức tạp
hơn. Mặc dù thường quở trách người Pharisee là đạo đức giả, Đức Jesus vẫn
tiếp cận với họ, cùng ăn tối với họ, giảng dạy tại các hội đường của họ, và coi
một số người Pharisee như Nicodemus là môn đồ.
Đức Jesus sống gần gũi với những người bị xã hội khinh rẻ như giới thu
thuế, trong đó có Mattheo, người mà về sau là một trong Mười hai môn đồ.
Nhân viên thuế vụ của đế chế La Mã thường bị khinh miệt vì lợi dụng chức
quyền để nhũng nhiễu. Khi người Pharisee chỉ trích Jesus vì thường tiếp xúc với
kẻ tội lỗi, Đức Jesus đáp lại rằng: “Chỉ có người bệnh mới cần đến thầy thuốc,
không phải người khỏe mạnh hoặc tưởng mình là khỏe mạnh … Vì ta đến đây
không phải để kêu gọi kẻ công chính, nhưng để kêu gọi kẻ có tội” (Mt 9, 13).
Bốn sách Phúc âm đều thuật lại sự kiện Đức Jesus được dân chúng chào
đón rất nồng nhiệt khi vào thành Jerusalem. Đó là trong kỳ lễ Vượt qua của Do
Thái giáo. Theo Phúc âm Gioan, họ hô vang Hosanna để chúc tụng Jesus là
Đấng Messia, họ dùng những cành lá bên đường và trải cả áo mình ra để đón
Đức Jesus đi qua.
Câu chuyện Đức Jesus vào đền thờ Jerusalem được tường thuật trong
ba sách Phúc âm nhất lãm và trong Phúc âm Gioan. Khi bước vào đền thờ
30
Jerusalem, Đức Jesus nhìn thấy trong sân rất nhiều thú nuôi dùng để dâng tế
lễ và bàn của những người đổi bạc. Họ đổi tiền đang lưu hành sang những
đồng nửa shekel, loại tiền đồng dùng trong nghi thức đền thờ. Theo các sách
Phúc âm, Đức Jesus đánh đuổi thú nuôi, hất đổ những bàn đổi tiền và nói:
“Có lời chép rằng, Nhà ta là nhà cầu nguyện; song các ngươi biến thành hang
trộm cướp” (Mc 11, 17).
Theo Kinh thánh thì, vì nghe lời Đức Jesus giảng dạy, thấy phép lạ Đức
Jesus làm, dân chúng tin theo rất đông nên phái Pharisee tự thấy mình bị mất
ảnh hưởng, nên ghen ghét Đức Jesus, nhất là khi họ bị Đức Jesus lên án sự giả
hình, đạo đức giả, quá câu nệ vào tập tục, xem nhẹ các giá trị nhân văn... Cả
nhóm Saduseo cũng lo ngại trước ảnh hưởng của Đức Jesus trong dân chúng.
Bởi vậy, họ tìm cách loại trừ Đức Jesus, họ đã lập mưu bắt nộp Đức Jesus cho
quan Pilate và tố cáo Đức Jesus có hành vi chống lại đế chế La Mã. Về cái
chết của Đức Jesus, theo các sách Phúc âm nhất lãm, Đức Jesus dùng bữa
cùng các môn đồ, gọi là Tiệc Ly, rồi đến vườn Gethsemani để cầu nguyện.
Khi đang ở trong vườn Gethsemani, lính La Mã tìm đến vây bắt Đức Jesus
theo lệnh của Tòa công luận và thầy thượng tế Caiphas (Mt 26, 65-67). Nhà
chức trách quyết định bắt giữ Jesus vì xem ngài là mối đe dọa cho quyền lực
của họ, vì cách thức ngài dùng để diễn giải Kinh thánh và vì ngài thường vạch
trần sự giả trá của họ trong đời sống tôn giáo. Vì Đức Jesus được số đông dân
chúng yêu mến nên họ tìm cách bắt ngài vào ban đêm, nhằm tránh bùng nổ
bạo loạn (xem Mc 14, 2). Theo các sách Phúc âm, Judas Iscariot, một trong
các môn đồ, phản bội Đức Jesus bằng cách ôm hôn ngài để giúp binh lính có
thể nhận diện ngài trong bóng đêm. Còn Phêrô dùng gươm tấn công những kẻ
đến bắt giữ Đức Jesus, chém đứt tai một người. Và theo Phúc âm Luca, Đức
Jesus sau khi đã chữa lành vết thương cho người ấy, thì liền quay sang quở
trách Phêrô “Hãy đút gươm vào vỏ; vì hễ ai dùng gươm sẽ chết vì gươm” (Mt
26, 52). Sau khi Đức Jesus bị bắt, các môn đồ tản lạc nhiều nơi để ẩn trốn.
31
Đức Jesus bị Tòa công luận buộc tội phạm thượng. Thầy thượng tế giao Đức
Jesus cho tổng đốc La Mã Pilate với cáo buộc phản loạn rằng, Jesus tự nhận
mình là vua dân Do Thái (xem Mt 27, 21-31).
Khi Pilate hỏi Đức Jesus “Có phải ông là vua của dân Do Thái không?”,
Đức Jesus trả lời: “Đúng như lời ông nói”. Các sách Phúc âm kể lại: Pilate
nhận biết Đức Jesus không phạm tội gì chống chính quyền La Mã. Vì vậy theo
tập tục, vào dịp lễ Vượt qua, tổng đốc La Mã sẽ phóng thích một tù nhân. Pilate
yêu cầu đám đông chọn giữa Jesus người Nazareth và một kẻ phiến loạn tên
Barabbas. Đám đông, theo sự xúi giục của giới lãnh đạo Do Thái, muốn
Barabbas được tha và Jesus bị đóng đinh. Theo Phúc âm Mattheo, Pilate rửa
tay mình ngay trước phiên tòa để bày tỏ rằng ông vô tội trong quyết định này.
Pilate, vì cố xoa dịu cơn phẫn nộ của đám đông, cho đánh đòn Đức Jesus. Song
đám đông tiếp tục đòi hỏi Jesus phải bị đóng đinh. Trong cơn cuồng nộ, họ gào
thét: “Hãy đóng đinh hắn trên cây thập tự”; và khẳng định trách nhiệm của họ
về cái chết của Jesus: “Máu nó sẽ đổ lại trên chúng tôi và con cái chúng tôi!”
(Mt 27, 21-26). Cuối cùng Pilate chịu nhượng bộ, trao Đức Jesus cho quân lính
điệu đi, bắt vác thập giá lên đồi Golgotha và đóng đinh vào thập giá. Theo Phúc
âm Luca, khi bị treo trên cây thập tự, Đức Jesus cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha
cho họ; vì họ không biết mình làm điều gì”(Lc 23, 34).
Theo bốn sách Phúc âm, Đức Jesus trút hơi thở cuối cùng trước khi trời
tối. Joseph, người Arimathea, một người Do Thái giàu có và là thành viên Tòa
công luận, đến gặp Pilate để xin an táng Đức Jesus. Joseph đã an táng, đặt xác
Đức Jesus trong một ngôi mộ đá gần đó.
Theo cả bốn sách Phúc âm, Đức Jesus sống lại từ cõi chết sau ba ngày,
kể từ khi bị đóng đinh trên cây thập tự giá. Phúc âm Mattheo thuật lại một
thiên sứ hiện ra bên ngôi mộ và báo tin sự sống lại của Đức Jesus cho những
phụ nữ khi họ đến xức xác theo tục lệ. Quang cảnh hiện ra của thiên sứ đã làm
các lính canh hôn mê (Xem Mt, 28: 2-4). Trước đó, thầy thượng tế và người
32
Pharisee xin Pilate cho lính đến gác mộ vì họ tin rằng các môn đồ sẽ tìm cách
cướp xác. Theo Kinh thánh, Đức Jesus hiện ra với Maria Madalene. Khi
Maria Madalene nhìn vào ngôi mộ, thấy Đức Jesus nhưng bà không nhận ra
Chúa Jesus cho đến khi Ngài gọi bà. Theo tường thuật của sách Công vụ tông
đồ, Đức Jesus hiện ra tại nhiều địa điểm khác nhau trong suốt bốn mươi ngày.
Người Kitô giáo tin rằng Đức Jesus là Thiên Chúa Ngôi Hai giáng thế
làm người, rao giảng lời của Thiên Chúa và đã chịu nạn chịu chết trên cây
thập tự giá để cứu chuộc nhân loại tội lỗi mà cội nguồn tội lỗi lớn nhất là “tội
tổ tông”8
. Trọng tâm của đức tin Kitô giáo là tin rằng qua sự chết và phục sinh
của Đức Jesus, nhân loại tội lỗi được Thiên Chúa tha thứ; nhờ đó mà nhận
lãnh sự cứu rỗi và lời hứa linh hồn được sống đời đời.
Các sách Phúc âm viết rằng người La Mã buộc tội Jesus vì muốn xoa
dịu sự bất bình của giới cầm quyền Do Thái. Nhưng một số học giả cho rằng
đó là cách đế chế La Mã trừng phạt những người chống đối họ. Nhất là tư
tưởng của Jesus không phù hợp, thậm chí đối lập với ý thức hệ mà chế độ nô
lệ đang hiện hành của đế chế La Mã. Tín đồ Kitô giáo thì tin rằng việc Đức
Jesus chịu chết là một sự tiền định, vì đúng như những lời tiên tri đã chép
trong Kinh Cựu ước những thế kỷ trước về cái chết và sự sỉ nhục mà Đức
Jesus phải chịu. Sách Isaia tiên tri: “Đức Kitô bị vả, nhổ, đấm vào mặt…”, “bị
đánh bằng roi, cũng như bị sỉ nhục” (Is 50, 6; 52, 14-15; Mt 26, 67-68; Mc 14,
65); đó là cái chết để chuộc tội cho nhân loại…
Hầu hết người Kitô giáo xác tín câu chuyện phục sinh được tường thuật
trong Tân ước, và xem đó là sự kiện quan trọng nhất, đầy ý nghĩa tâm linh.
Họ coi câu chuyện phục sinh là tâm điểm cho đức tin của họ, mặc cho một số
tín đồ thuộc trào lưu tự do (liberalism) chỉ xem đó là câu chuyện có tính ẩn
dụ. Tuy nhiên mọi người nhận thấy, chính lịch sử đã chứng minh đây là niềm
8
Theo nghĩa đen Kinh thánh thì tội này do hai ông bà Adam và Eva không tuân lệnh Chúa đã ăn trái cấm
trong vườn địa đàng nên mang tội bất tuân và truyền lại cho con cháu muôn đời.
33
tin bất di bất dịch của Kitô giáo. Tất cả tín đồ Kitô giáo tin rằng Jesus đã làm
nhiều phép lạ và các môn đồ của Jesus cũng được ban cho quyền lực siêu
nhiên để làm nhiều phép lạ, chữa lành bệnh tật cho nhiều người và nói được
nhiều thứ tiếng khác nhau…
Theo sách Công vụ Tông đồ, Stephan mở đầu một cuộc bảo vệ giáo lý
Kitô giáo đầu tiên và ông đã kết luận bằng những lời lên án dân Do Thái: “Vì
các người cứng đầu cứng cổ, lòng chai dạ đá, nên các người luôn luôn chống
cự với Chúa Thánh Thần” (Cv 6). Những lời lẽ này đã khiến Stephan phải
chết, và trở thành ngưởi tử vì đạo đầu tiên. “Nghe những lời ấy, người Do
Thái nghiến răng căm giận Stephan, lại được nhà cầm quyền La Mã làm
thinh, họ ném đá ông cho đến khi chết” (Cv 6, 8).
Cái chết của Stephan năm 34 sau Công nguyên mở đầu cuộc bách hại
của người Do Thái đối với Giáo hội Kitô giáo ở Jerusalem. Nhiều giáo dân
phải bỏ Jerusalem tản cư về các vùng quê ở Judeas, Samaria,..., đi tới đâu họ
truyền bá giáo lý Kito giáo tới đó. Như thế cuộc bách hại và cấm đoán lại là
một trong những nguyên nhân trực tiếp mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Kitô
giáo. Bên cạnh đó, các giáo đoàn Kitô giáo tiên khởi có khuynh hướng cởi
mở, sẵn sàng đón nhận vào Giáo hội những phần tử mới, bất cứ họ là dân tộc
nào, bất cứ là tự do hay nô lệ…
Có thể khẳng định, có hai yếu tố chính yếu góp phần tách Kitô giáo ra
khỏi Do Thái giáo. Thứ nhất, người tín đồ Kitô giáo tuyên nhận rằng Đức
Jesus là Đấng Messia, là Đấng Kitô, và đó là điều mà người Do Thái không
chấp nhận, thậm chí xem đó là một sự phạm thượng, mạo danh... Vì mối kỳ
vọng của Do Thái giáo là Đấng Kitô sẽ giải phóng dân Do Thái khỏi sự thống
trị của người Roma, và mở ra vương quốc của Thiên Chúa. Nhưng Jesus đã
không đáp ứng những kỳ vọng này. Người đã không quật ngã người Roma,
mà trái lại còn bị người Roma xử tử, Người không chỉ đã chết, mà còn chết
một cách đầy sỉ nhục trên thập giá, người Do Thái không thể tin vào một
34
Đấng Messia bị đóng đinh thập giá như thế. Nhưng các tín đồ Kitô giáo thì tin
rằng Đức Jesus chính là Đấng Messia mà các tiên tri từ xa xưa đã tiên báo,
Thiên Chúa đã phục sinh Đức Jesus từ cõi chết, và Đức Jesus là Con Thiên
Chúa, là Đấng đã chết cho mọi người, để cứu rỗi mọi người... Nếu nhìn từ
một nhãn quan của người Do Thái thì đây là những khẳng định hết sức vô lý
và phạm thượng, nên nhiều người Do Thái lúc bấy giờ đã tẩy chay và bách
hại những người theo Kitô giáo.
Thứ hai, ngay từ khá sớm, làn sóng Kitô giáo đã lan tràn tới các nước
lân cận, những người không phải là Do Thái. Một câu hỏi được đặt ra, gây
nên một sự rạn nứt lớn trong Kitô giáo sơ khai, đó là phải chăng các tín đồ
Kitô giáo ngoài Do Thái cần phải tuân giữ luật Do Thái, gồm cả những qui
định nghiêm ngặt về kiêng khem, việc tuân giữ ngày sabat, và nhất là việc cắt
bì9
. Người ta có phải trở thành một người Do Thái để rồi trở thành một tín đồ
Kitô giáo hay không? Chúng ta gặp thấy một số tranh cãi quyết liệt về vấn đề
này trong sách Công vụ, chương 15. Cuối cùng nhiều tín đồ Kitô giáo vẫn tiếp
tục giữ các tập tục theo nghi lễ Do Thái và những người gốc dân ngoại không
cần phải cắt bì để trở nên tín đồ Kitô giáo (Gl 5, 11-12; Cv 15).
Quyết định này đã dàn xếp các căng thẳng giữa người Do Thái và các
tín đồ Kitô giáo, nhất là với sự tàn phá đền thờ Do Thái. Nhưng khi các tín đồ
Kitô giáo quay lưng lại không giữ luật Do Thái nữa, thì đó là lúc người Do
Thái đang nhấn mạnh hơn đến việc tuân giữ Lề luật nhằm cố gắng tái lập căn
tính Do Thái sau biến cố Đền thờ bị hủy diệt. Những căng thẳng gay gắt giữa
Kitô giáo và Do Thái giáo thời ấy có thể được ghi nhận rải rác trong toàn bộ
Tân ước, nhất là trong các bản văn của Phaolô, sách Công vụ Tông đồ.
Vậy, có thể khẳng định, Kitô giáo ra đời như là bước ngoặt lịch sử tư
tưởng, đồng thời là một sự báo hiệu về một hình thái ý thức xã hội mới ra đời,
đó là giai đoạn mà thế giới phương Tây đang chuyển mình để bước sang một
9
Theo tập tục Do Thái, con trai khi mới sinh ra phải cắt một miếng da ở đầu dương vật.
35
chế độ mới. Thật vậy, những tư tưởng của Kitô giáo như đề cao tự do, bình
đẳng, công bằng, bác ái, khoan dung, tha thứ… không phù hợp với chế độ nô
lệ, chế độ buôn bán, đối xử với người nô lệ như những công cụ, những súc vật
biết nói.
1.2.2. Quá trình phát triển và phân phái của Kitô giáo
Sau cái chết của Đức Jesus trên thập giá, các tông đồ đã đi truyền bá
giáo lý Kitô giáo ở Bắc Phi, Tiểu Á, Ả Rập, Hy Lạp và La Mã, để thành lập
những cộng đoàn Kitô giáo đầu tiên (xem Cv).
Năm 64, dưới sự đàn áp của Hoàng đế Néro, hai tông đồ Phêrô và
Phaolô tử đạo tại Roma. Năm 96, Giáo hoàng Clement I viết lá thư đầu tiên
gửi giáo đoàn Côrintô (Corinthios), một năm sau cái chết của vị tông đồ cuối
cùng Gioan tại Epheso (Ephesios). Từ những năm 150, những người truyền
giáo bắt đầu rao giảng thần học Kitô giáo để củng cố lòng tin trong tín đồ.
Đáng chú ý là Ignatius Antioch, Polycarp, Justin, Irenaeus, Tertullian,
Clement Alexandria và Origen… Họ vừa là người rao giảng giáo lý Kitô giáo
nhưng cũng đồng thời là những triết gia có tư tưởng hộ giáo; Giáo hội Kitô
giáo thường gọi họ là các bậc giáo phụ.
Vào năm 64, vua Néro cho rằng những tín đồ Kitô giáo đã châm lửa đốt
thành Rome; ông đã tra tấn và lên án các tín đồ Kitô giáo với quy mô lớn. Sau
này, Tertullian (khoảng 155 – 230) đã có một bản luận tội vua Néro, và là
người đầu tiên gọi Néro là kẻ lập mưu lấy cớ để tàn sát các tín đồ Kitô giáo.
Từ đó chính quyền La Mã đàn áp Giáo hội Kitô giáo qua chín đời hoàng đế,
gần ba thế kỷ. Mặc dù một thời gian dài liên tục bị bách hại như thế, nhưng
Kitô giáo vẫn phát triển và lan truyền khắp cả vùng Địa Trung Hải và đến
năm 313, Kitô giáo chính thức bước qua một gia đoạn phát triển mới.
Constantine I ban hành Sắc lệnh Milano năm 313: Constantine có lẽ
được biết đến nhiều nhất vì ông là hoàng đế La Mã đầu tiên theo Kitô giáo.
36
Triều đại của ông là một bước ngoặt lịch sử của Kitô giáo. Năm 313,
Constantine công bố chấp nhận Thiên Chúa giáo trong Sắc lệnh Milan, bãi bỏ
sự trừng phạt đối với những người theo Kitô giáo và trả lại các tài sản của
Giáo hội đã bị tịch thu. Triều đại lâu dài của Constantine, sự chuyển đổi của
ông, và sự bảo trợ Giáo hội của ông đã thiết lập lại vị thế mới của Kitô giáo
trong toàn đế chế La Mã.
Constantine tuyên bố rằng mình theo Thiên Chúa giáo. Khi viết cho
những người Kitô giáo, Constantine nói rõ rằng ông tin sự thành công của ông
là do sự bảo vệ của Đức Jesus Kitô. Trong suốt triều đại của mình,
Constantine đã bảo trợ Giáo hội về mặt tài chính, xây dựng nhiều thánh
đường khác nhau. Đặc biệt, ông còn ban ra những đặc quyền như miễn một số
thuế cho các tăng lữ, thăng chức những người Thiên Chúa giáo tới những vị
trí cao trong nhà nước, trả lại những tài sản tịch thu trong thời Diocletian.
Những nhà thờ nổi tiếng của ông xây dựng bao gồm nhà thờ Holy Sepulchre,
nhà thờ Thánh Phêrô.
Constantine tự cho mình có trách nhiệm với Chúa về mặt tâm linh của
thần dân của ông ta. Do đó, ông có trách nhiệm duy trì giáo lý. Đối với
Constantine, hoàng đế không quyết định ra giáo lý, vì đó là trách nhiệm của
các giám mục và linh mục. Vai trò của ông là bảo vệ giáo lý, diệt bỏ những dị
giáo, ủng hộ sự thống nhất về các vấn đề tôn giáo. Hoàng đế đảm bảo rằng
Thiên Chúa được tôn thờ đúng cách trong đế quốc của ông; còn tôn thờ đúng
đắn như thế nào là do giáo quyền quyết định.
Năm 316, Constantine đảm nhiệm vai trò trọng tài trong cuộc tranh cãi
ở Bắc Phi về sự dị giáo (heresy) của chủ nghĩa Donatism (không theo Kitô
giáo chính thống). Sau khi đi đến phán quyết chống lại chủ nghĩa Donatisme,
Constantine chỉ huy một đạo quân của Kitô giáo chống lại những người dị
Kitô giáo. Sau gần 300 năm chung sống hòa bình, đây là cuộc xung đột đầu
tiên trong nội bộ Kitô giáo. Và năm 325, ông triệu tập Công đồng Nicea, là
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam

More Related Content

What's hot

Tâm lý học
Tâm lý họcTâm lý học
Tâm lý họcTS DUOC
 
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpQuy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpSophie Nguyen
 
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-video
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-videoBảng tiêu-chí-đánh-giá-video
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-videoKham Sang
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namMChau NTr
 
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptxChuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptxtNguyn877278
 
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comTronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comThùy Linh
 
Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)
Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)
Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)Học Huỳnh Bá
 
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hươngcuonganh247
 
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luanMoi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luanAlice Jane
 

What's hot (20)

Tâm lý học
Tâm lý họcTâm lý học
Tâm lý học
 
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCMĐề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
 
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpQuy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
 
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
 
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-video
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-videoBảng tiêu-chí-đánh-giá-video
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-video
 
Đề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAYĐề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAY
 
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOTĐề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
 
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAYLuận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
 
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà NộiLuận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
 
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đạiLuận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
 
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptxChuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
 
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comTronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
 
Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)
Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)
Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)
 
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
 
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
 
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
 
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luanMoi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
 

Similar to Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam

Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sửTư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sửMan_Ebook
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...jackjohn45
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaLuận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Man_Ebook
 
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayMan_Ebook
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...NuioKila
 
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayđạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayMan_Ebook
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tailieu.vncty.com su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...
Tailieu.vncty.com su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...Trần Đức Anh
 

Similar to Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam (20)

Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sửTư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
 
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
 
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaLuận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
 
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAYẢnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
 
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
 
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAYLuận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayđạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂM
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
 
Tailieu.vncty.com su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...
Tailieu.vncty.com su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...
 
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAYLuận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
 
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóaLuận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ  Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.docTóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ  Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
 
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN ANH THƯỜNG TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN VÀ ĐẠO ĐỨC KITÔ GIÁO VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC Mã số: 62.22.80.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. TRƯƠNG VĂN CHUNG PHẢN BIỆN HỘI ĐỒNG: 1. GS,TS. NGUYỄN HÙNG HẬU 2. PGS,TS. VŨ VĂN GẦU 3. PGS,TS. NGUYỄN THANH PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP: 1. GS,TS. NGUYỄN HÙNG HẬU 2. PGS,TS. NGUYỄN THỊ THÚY VÂN 3. PGS,TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trương Văn Chung. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này. Tác giả NGUYỄN ANH THƯỜNG
  • 3. PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 PHẦN NỘI DUNG hương 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KITÔ GIÁO...15 1 1 nh h n h nh h nh g ..................................................15 1.1.1. Điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế xã hội vùng Palestine đầu Công nguyên với sự hình thành và phát triển của Kitô giáo ........................................................15 1.1.2. Tiền đề về văn hóa - tư tưởng với sự hình thành Kitô giáo ...................................21 1 Q nh h n h g ........................................................25 1.2.1. Người sáng lập Kitô giáo và Giáo hội it gi thời sơ khai................................25 1.2.2. Quá trình phát triển và phân phái của Kitô giáo ....................................................35 1 h K nh h nh g .......................................................................49 1.3.1. Khái niệm, nguồn gốc và kết cấu Kinh thánh Kitô giáo........................................49 1.3.2. Khái quát về nội dung và đặc điểm Kinh thánh.....................................................52 n hương 1 ..........................................................................................................59 hương : NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN VÀ ĐẠO ĐỨC CỦA KITÔ GIÁO...62 1 ơ h ư ư ng nh n n g .............................62 2.1.1. Vũ trụ quan của Kitô giáo ......................................................................................62 2.1.2. Nhân sinh quan Kitô giáo.......................................................................................66 N ng ư ư ng nh n n g ..................................................................70 2.2.1. Tôn vinh con người là sản phẩm tối ưu của vũ trụ.................................................71 2.2.2. Đề cao quyền tự d và bình đẳng của c n người...................................................75 2.2.3. Tư tưởng giải phóng c n người..............................................................................83 N ng ư ư ng g ....................................................................88 2.3.1. Tư tưởng công bằng và bác ái của Kitô giáo .........................................................91 2.3.2. Tư tưởng khiêm nhường và nhẫn nhục của Kitô giáo..........................................115
  • 4. 2.2.3. Tư tưởng khoan dung và tha thứ của Kitô giáo ...................................................126 T nh h ư ư ng nh n n g ....................................134 2.4.1. Tư tưởng nhân văn và đạ đức của Kitô giáo có tính dung hợp, tính duy lý và hệ thống................................................................................... 134 2.4.2. Tư tưởng nhân văn và đạ đức của Kitô giáo có tính duy tâm, siêu hình ...........136 2.4.3. Tư tưởng nhân văn và đạ đức Kitô giáo có tính phổ biến..................................139 n hương 2 ........................................................................................................142 hương : QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN VÀ ĐẠO ĐỨC KITÔ GIÁO TRONG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM.....................................................................................144 1 Q nh nh g V N .................................................144 3.1.1. Bối cảnh lịch sử và cơ sở xã hội cho sự du nhập Kitô giáo vào Việt Nam..........144 3.1.2. C c giai đ ạn truyền giáo của Kitô giáo ở Việt Nam ..........................................150 ng g h n h g ng nh n g V N ...168 3.2.1. Những đóng góp của Kitô giáo trong quá trình truyền giáo ở Việt Nam ............169 3.2.2. Những hạn chế của Kitô giáo trong quá trình hội nhập ở Việt Nam ...................177 Ảnh hư ng ư ư ng nh n n g ng n h V N ....181 3.3.1. Tư tưởng nhân văn và đạ đức Kitô giáo ảnh hưởng đến văn hóa nhận thức truyền thống Việt Nam........................................................................................182 3.3.2. Tư tưởng nhân văn và đạ đức Kitô giáo ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử truyền thống Việt Nam........................................................................................202 3.3.3. Tư tưởng nhân văn và đạ đức Kitô giáo ảnh hưởng đến văn hóa tổ chức của người Việt Nam...................................................................................................212 n hương 3 ........................................................................................................226 KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................................................228 Tài liệu tham khảo..........................................................................................................231 Các công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến đề tài ..........................................244 Phụ lục
  • 5. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc nghiên cứu, học hỏi, tiếp thu, chọn lọc các giá trị văn hóa của nhân loại, trong đó tư tưởng triết học tôn giáo được xem là vấn đề cấp thiết. Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của thời đại, nhưng nó cũng có tính hai mặt: một mặt nó sẽ mang lại cơ hội phát triển kinh tế, khoa học công nghệ cho các quốc gia chậm phát triển; mặt khác, nó cũng là thách thức lớn cho các quốc gia khi hội nhập về văn hóa. Việt Nam là một nước đang phát triển, không thể nằm ngoài xu thế của thời đại. Do vậy Đảng và Nhà nước ta chủ trương là cần phải chủ động hội nhập, chủ động tiếp nhận những yếu tố tích cực và phòng tránh những yếu tố tiêu cực, làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Để khắc phục những nguy cơ, trong đó có nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở cửa giao lưu quốc tế phải đặc biệt gìn giữ và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và tiếp thu truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam” [31, tr.11]. Thông qua đó, “…làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới cho con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người” [36, tr. 212-213]. Kitô giáo đã có mặt ở Việt Nam hơn 400 năm, đã có những ảnh hưởng nhất định đến văn hóa Việt Nam và đặc biệt ảnh hưởng đến đến văn hóa nhận nhận thức, văn hóa ứng xử, văn hóa tổ chức, ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam. Có lẽ, nhân tố cơ bản nhất để Kitô giáo bén rễ trong nền văn hóa Việt Nam chính là tư tưởng nhân văn và đạo đức gần gũi với quan niệm đạo lý của người Việt Nam. Tư tưởng nhân
  • 6. 2 văn và đạo đức đó không những phù hợp với quan niệm đạo lý truyền thống, mà còn góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú hơn. Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước trên mọi phương diện một cách bền vững thì đất nước chúng ta hiện nay vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn. Một trong những thách thức đó là lối sống cá nhân chủ nghĩa và đạo đức xã hội ngày càng có chiều hướng suy thoái và xuống cấp trầm trọng, trái với đạo đức và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta; “coi thường giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ… đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, bàn bè, đồng nghiệp…” [33, tr. 46 – 47]. Có thể nhận thấy căn bệnh vô cảm là kết quả của một lối sống chụp giựt, bon chen và tranh giành đang ngày càng ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần văn hóa của xã hội Việt Nam khi mà các giá trị sống, giá trị đạo đức tinh thần, lòng bao dung nhân ái, tình thương yêu đồng loại, và sự hy sinh đang dần bị thế chỗ bởi lối sống thực dụng và lợi ích cá nhân bất chính..., làm cho con người không còn cảm giác trước nỗi đau của đồng loại, của người thân. Thực trạng xã hội hôm nay như một bức tranh, mà ở đó nó có sự đảo lộn giá trị: cái ác, cái xấu đang có chiều hướng thống trị, trong khi đó, giá trị nhân văn, nhân bản, đạo đức, luân lý truyền thống đang bị xem nhẹ và có nguy cơ xói mòn. Vì vậy, việc nghiên cứu, chỉ ra chân giá trị của tư tưởng nhân văn, đạo đức của tôn giáo là một trong những vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng góp phần trong công cuộc đổi mới nói chung, trong sự nghiệp giáo dục, bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức, văn hóa dân tộc nói riêng. Để xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh và hạnh phúc, bên cạnh việc củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc thì không thể không kế thừa, phát huy những hạt nhân hợp lý, những giá trị tốt đẹp trong các tôn giáo
  • 7. 3 trong đó có Kitô giáo vào việc xây dựng nền đạo đức xã hội, nền văn hóa Việt Nam vừa mang tầm thời đại nhưng vẫn đậm tính nhân văn, nhân ái. Sinh thời Hồ Chí Minh cũng đã từng viết: “Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Jesus có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jesus, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn hạnh phúc cho loài người, cho xã hội. Nếu nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau thân thiện như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy” [112, tr. 134]. Vậy, chứng tỏ Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nhìn thấy giá trị nhân văn, ý nghĩa đạo đức tích cực, đáng trân trọng của các tôn giáo, trong đó có Kitô giáo cần phải kế thừa trong quá trình xây dựng xã hội. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, nếu bỏ qua những hạn chế nhất định, thì các giá trị tiến bộ của tôn giáo nói chung và Kitô giáo nói riêng, trong đó có tư tưởng nhân văn và đạo đức là một di sản có giá trị phổ biến, có thể bổ sung, làm giàu đẹp thêm truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo trên cơ sở kế thừa với tinh thần khoan dung và hội nhập là điều cần thiết nhằm nâng cao nhận thức về những giá trị của Kito giáo; từ đó, tìm cách giải quyết những vần đề tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam một cách đúng đắn nhất trong giai đoạn hiện nay. Từ những lý do trên đây, tôi đã chọn vấn đề: “Tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo với văn hóa Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ triết học.
  • 8. 4 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về Kitô giáo là một trong những lĩnh vực được nhiều người quan tâm tìm hiểu, lý giải và hiện nay đã có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như: đạo đức học, sử học, nhân học, xã hội học, tôn giáo học, triết học, thần học… Ở Việt Nam có một số tài liệu nghiên cứu về Kitô giáo, đầu tiên phải kể đến cuốn Kinh thánh được dịch sang tiếng Việt bởi nhiều tác giả khác nhau. Cho đến nay, có 7 bản dịch Kinh thánh trọn bộ, do các tác giả Kitô giáo thực hiện: Bản dịch của linh mục Chính Linh (1913), bản dịch của ông Phan Khôi (1940), bản dịch của linh mục Gérard Gagnon (1963), bản dịch của linh mục Trần Đức Huân (1970), bản dịch của linh mục Nguyễn Thế Thuấn (1976), bản dịch của Hồng Y Trịnh Văn Căn (1985) và bản dịch của Nhóm phiên dịch Các giờ Kinh phụng vụ (1998). Bản thứ nhất của linh mục Albertus Schlicklin, (còn gọi là Cố Chính Linh), sinh năm 1857 tại Đức, linh mục chính địa phận Hà Nội (1890 – 1900) và qua đời tại Hà Nội năm 1932. Ông đã dịch Kinh thánh từ bản Vulgata, tiếng Latinh sang tiếng Việt, bản dịch được Giáo hội Công giáo công bố năm 1916, được xem là bản dịch Kinh thánh tiếng Việt sớm nhất. Bản dịch thứ hai của ông Phan Khôi (1887 – 1960) là bản Kinh thánh Tin Lành, công bố năm 1924. Bản dịch thứ ba của Linh mục Gérard Gagnon (còn gọi là cha Nhân), sinh năm 1914 tại Canada, sang Việt Nam năm 1935, dịch Kinh thánh Tân ước, công bố năm 1962. Bản thứ tư của Linh mục Đaminh Trần Đức Huân (1910 – 1984), dịch và xuất bản Bốn Phúc âm và Tông đồ công vụ năm 1950; Tân ước Đức Jesus Kitô năm 1963; Toàn bộ Cựu Ước Tân ước năm 1969, bản dịch này được dịch từ bản phổ thông Vulgata, tiếng Latinh, bản dịch này khá phổ biến trong Giáo hội Công giáo, văn phong sáng sủa, thuần Việt, trau chuốt. Bản thứ tư là của Linh mục Joseph Nguyễn Thế Thuấn (thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, học trường Kinh thánh Jerusalem bốn năm, từ
  • 9. 5 1952-1956): Tân ước, nhà Sách Đức Mẹ ấn bản năm 1965; Kinh thánh (Cựu ước và Tân ước) xuất bản năm 1976; là bản dịch được giới học thuật đánh giá cao vì được dịch từ bản Kinh thánh Jerusalem (Bible de Jerusalem); bản dịch này vừa có chú giải thuật ngữ khó hiểu, vừa có chỉ dẫn đối chiếu những nội dung tương đồng trong các sách của Kinh thánh. Đặc biệt có các tiểu dẫn có giá trị nghiên cứu và tính khái quát rất cao trước khi vào nội dung cụ thể của các phần hoặc các sách của Kinh thánh. Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá bản dịch này khá sát nghĩa với bản gốc, đồng thời chứa đựng những kết quả nghiên cứu của các nhà thánh kinh học trường Jerusalem; tuy nhiên, ngôn ngữ của bản dịch hơi cổ, văn phong không trau chuốt lắm, nhiều câu văn chưa được Việt hóa hoàn toàn…; người viết luận án, ngoài việc tra cứu các bản Kinh thánh bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, cũng thường xuyên sử dụng, trích dẫn từ bản dịch này. Bản dịch thứ năm của Hồng Y Joseph Maria Trịnh Văn Căn (1915 – 1990), dịch Kinh thánh dựa vào bản Bible de Jérusalem, có tham khảo tiếng Hipri, Hylạp; bộ Tân ước xuất bản năm 1982, Toàn bộ Kinh thánh xuất bản năm 1985. Bản dịch này văn phong rất thuần Việt, tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu không đánh giá cao vì không sát với bản gốc và thiếu chú giải. Bản thứ sáu là của Nhóm phụng vụ giờ kinh, năm 1994 xuất bản Tân ước, năm 1998 xuất bản Kinh thánh Trọn bộ. Bản dịch này được nhiều người tham gia nhất và đã được Tổng giám mục Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh phê chuẩn (Imprimatour) nhưng hiện nay đang gây nhiều tranh cãi cả về văn phong và cả về nội dung. Trên lĩnh vực nghiên cứu về lịch sử - triết học – tôn giáo có một số công trình đã công bố như: Mười tôn giáo lớn trên thế giới của Hoàng Tâm Xuyên (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Trong quyển sách này, tác giả đã trình bày khái quát nguồn gốc và các đặc điểm cơ bản của nhiều tôn giáo phổ biến, như Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo, … Riêng ở phần viết về Kitô giáo, Hoàng Tâm Xuyên đã trình bày một cách khái lược về lịch
  • 10. 6 sử ra đời, giáo lý, lễ nghi của Kitô giáo, chưa phân tích gì đến nội dung của tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo; Tác phẩm Một số vấn đề lịch sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam của Đỗ Quang Hưng, Tủ sách Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1991. Trong tài liệu này, tác giả trình bày về lịch sử quá trình du nhập và phát triển của Kitô giáo qua các giai đoạn, đồng thời đánh giá về những hạn chế, những thăng trầm của Kitô giáo ở Việt Nam. Đúng như tên của cuốn sách, nội dung chủ yếu bàn về những vấn đề mang tính sử học, cuốn sách cũng chưa phân tích vào những nội dung và giá trị nhân văn và đạo đức Kitô giáo; hay cuốn, Tôn giáo thế giới và Việt Nam của Mai Thanh Hải, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2000, trong cuốn sách này, tác giả trình bày khái quát về quá trình ra đời, phát triển, giáo lý, lễ nghi, cơ cấu tổ chức của các tôn giáo thế giới như Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo… và các tôn giáo bản địa của Việt Nam như Cao Đài, Hòa Hảo…Về phần Kitô giáo tác giả cũng chỉ trình bày những nét cơ bản của giáo lý Kitô giáo chứ chưa phân tích đánh giá về tư tưởng luân lý đạo đức Kitô giáo; hay cuốn Một số tôn giáo ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Thanh Xuân, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội 2005. Trong cuốn này, phần trình bày về Kitô giáo, tác giả chỉ trình bày khái lược về lịch sử, về một số nội dung cơ bản về giáo lý và tổ chức của giáo hội, hầu như không trình bày và phân tích gì về tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo; hay cuốn Thập giá và lưỡi gươm của linh mục Trần Tam Tĩnh, bản gốc tiếng Pháp: “Catholique et César”, được linh mục Vương Đình Bích dịch sang tiếng Việt, Nxb. Trẻ ấn hành năm 1978, cuốn sách này còn nhiều tranh cãi về quan điểm, về những tư liệu được trích dẫn. Tuy nhiên đây là cuốn sách trình bày khá chi tiết quá trình du nhập của Kitô giáo vào Việt Nam, về âm mưu của đế quốc Pháp lợi dụng giáo dân để chống lại triều đình nhà Nguyễn, về Giáo hội Công giáo Việt Nam trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, Mỹ…; hay cuốn, Tôn giáo lý luận xưa và nay của Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Hải Thanh, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2005. Cuốn sách này gần như là sự tổng hợp của nhiều bài tham luận nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất,
  • 11. 7 chức năng và mối quan hệ của tôn giáo với các hình thái ý thức xã hội khác, ít phân tích và trình bày về nội dung tư tưởng triết học đạo đức của tôn giáo. Cuốn Một số vấn đề cơ bản của Công giáo ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Hồng Dương thuộc Viện Nghiên cứu Tôn giáo, nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2012. Nội dung cuốn sách trình bày khá chi tiết về tổ chức Giáo hội Công giáo Việt Nam, về đời sống đạo của giáo dân ở Việt Nam, về các mối quan hệ của Nhà nước Việt Nam với Giáo hội Công giáo Roma, về Giáo hội Công giáo Việt Nam với Giáo hội Công giáo Roma. Hay một số tác phẩm khác của các linh mục như: Từ độc lập quốc gia đến độc lập tôn giáo, của linh mục Thiện Cẩm, Nguyệt san Công giáo và Dân tộc, tháng 10 năm 2005; hay Công giáo đằng trong thời giám mục Pigneau, Tủ sách Đại kết, 1992, của Linh mục Trương Bá Cần; hoặc Lịch sử biên niên Giáo hội Công giáo Việt Nam của Linh mục Trần Anh Dũng, Orlando, 1986. Hay cuốn Lịch sử Giáo hội Công giáo của Linh mục Bùi Đức Sinh cũng đề cập đến quá trình ra đời và phát triển của Kitô giáo dưới cái góc độ lịch sử thần học Giáo hội, cuốn sách trình bày khá chi tiết về lịch sử của giáo hội Công giáo, … Những tác phẩm này chủ yếu trình bày về lịch sử của Giáo hội Công giáo dưới cái nhìn của một người Việt Nam trong vai trò là tín đồ, chức sắc Công giáo. Trên lĩnh vực nghiên cứu tôn giáo giáo học văn hóa có cuốn Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam của Nguyễn Hồng Dương, Nxb. Khoa Học Xã Hội, 2001. Trong cuốn sách này tác giả Nguyễn Hồng Dương phân tích, so sánh và trình bày rất chi tiết về quá trình hội nhập của Công giáo vào văn hóa Việt Nam, về những biểu hiện cụ thể trong quá trình hội nhập như thánh ca, các nghi thức, rước kiệu, dâng hoa…, về quan hệ ứng xử của người Công giáo với cộng đồng xã hội, về tâm lý của người Công giáo. Có thể nói cuốn sách trình bày khá hay và khá thuyết phục về quá trình hội nhập của Kitô giáo vào văn hóa Việt Nam…Tuy nhiên, cuốn sách cũng không tập trung phân tích và đánh giá tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo dưới góc độ triết học. Trên phương diện
  • 12. 8 nghiên cứu về thần học thì có rất nhiều tác phẩm của các chức sắc Kitô giáo, tuy nhiên vì nhiều lý do, các tài liệu đó ít được xuất bản chính thức, nhìn chung các tài liệu thần học ấy đều trình bày các vấn đề dưới góc độ của người có niềm tin về nhập thể, nhập thế, cứu chuộc, về phục sinh… của Đức Jesus và các mầu nhiệm, các bí tích và luân lý của Kitô giáo. Các tài liệu đó cũng có đề cập đến các nội dung về tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giao nhưng dưới góc nhìn của thần học, của niềm tin, chứ không phân tích đánh giá dưới góc độ của triết học, của lý trí. Gần đây có một số tài liệu của các tác giả nước ngoài được dịch hoạc biên dịch và được một số nhà xuất bản ấn hành. Trong đó có những cuốn đáng chú ý như: Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo. Đây là cuốn sách do Hội đồng Giám mục Việt Nam chịu trách nhiệm biên dịch, được Nhà xuất bản Tôn giáo ấn hành năm 2007. Mặc dù là bản tóm lược nhưng cũng khá đồ sộ, gần 700 trang, trình bày gần như hầu hết mọi vấn đề của con người và đời sống xã hội, được nhìn nhận đánh giá dưới cái nhìn của thần học, của niềm tin Kitô giáo. Cuốn Thần học Cơ đốc, gồm hai tập, của tác giả Millard J. Erickson, một nhà thần học nổi tiếng của giáo hội Tin Lành, nguyên tác bằng tiếng Anh: Christian Theology, được Viện Thần học Tin lành Việt Nam biên dịch và Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2007, đây cũng là một tác phẩm đồ sộ, với dung lượng gần 1400 trang. Nội dung của tác phẩm bàn đến gần như tất cả những nội dung của thần học Kitô giáo: từ vấn đề sáng tạo, Thiên Chúa, mặc khải, nguyên tổ, loài người, tội lỗi, tự do, cứu chuộc… cũng vậy, mọi vấn đề đều được xem xét dưới góc độ của thần học và đức tin Kitô giáo. Trên lĩnh vực nghiên cứu triết học cũng có một số tài liệu đáng chú ý, chẵng hạn như: cuốn Triết học trung cổ Tây Âu của Doãn Chính và Đinh Ngọc Thạch, Nxb. Thanh niên, Tp. Hồ Chí Minh, 2003. Trong cuốn này, các tác giả đã trình bày cô động tư tưởng triết học của Kitô giáo, đặc biệt tư tưởng của các giáo phu như Augustin, Tertulien, Justin… và đánh giá về những tích cực và hạn chế của hệ thống triết học này dưới góc độ duy vật biện chứng, tuy
  • 13. 9 nhiên cuốn sách cũng chưa trình bày và phân tích sâu về nội dung của tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo. Gần đây có cuốn Tìm hiểu quan niệm đạo đức trong Kinh thánh của tác giả Trương Như Vương được Nhà xuất bản Tôn giáo ấn hành năm 2005. Sách được Giám mục Nguyễn Văn Sang, Giám mục giáo phận Thái Bình, GS.TS Đỗ Quang Hưng, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo viết lời giới thiệu. Trong cuốn sách này tác giả trình bày khá hệ thống lần lượt các nội dung chính như: vấn đề chung về Kinh thánh, những quan niệm về giá trị đạo đức trong Kinh thánh, những quan niệm về chuẩn mực đạo đức yêu người, những chuẩn mực trong cuộc sống gia đình, trách nhiệm đối với Tổ quốc và những lời răn dạy về quan hệ xã hội, đời sống tôn giáo… Cuốn sách đã chỉ ra được một trong những nội dung tư tưởng rất cơ bản của Kinh thánh là đạo đức, để từ đó có thái độ trân trọng và phát huy. Trên phương diên nào đó, cuốn sách đã trình bày được những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Kitô giáo trong Kinh thánh, tuy nhiên, nếu nhìn nhận dưới góc độ triết học thì chúng tôi cho rằng tác giả nghiêng về một số nội dung cụ thể của đạo đức, chứ chưa trình bày khái quát kiểu triết học với những phạm trù cơ bản của triết học đạo đức; hay, Luận án tiến sỹ triết học với đề tài “Công giáo và những biến đổi của Công giáo hiện đại”, của Lê Thị Thanh Hương, bảo vệ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, năm 2008; nội dung chủ yếu của luận án này trình bày quá trình ra đời, phân phái của Kitô giáo và lý giải về những biến chuyển của Giáo hội Công giáo trong giai đoạn hiện đại dưới góc nhìn của chủ nghĩa duy vật biện chứng và cũng không phân tích hay đánh giá gì nhiều về tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo mà chủ yếu mang tính mô tả về lịch sử - sự kiện. Và gần đây có cuốn “Chút này làm tin”của tác giả Nguyễn Thái Hợp, được nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn ấn hành năm 2008, đây là cuốn sách mang âm hưởng của triết học hiện sinh tôn giáo, vừa là sự thể hiện tư tưởng thần học Kito giáo hiện đại, vừa có những suy tư triết học nhẹ nhàng, văn chương lãng mạn, lại vừa có những luận cứ, lập luận, chứng minh như một
  • 14. 10 khảo luận khoa học về hành trình sáng tạo, tiến hóa và niềm tin, phẩm giá con người, về cái chết, về chiến tranh và hòa bình,… Trong cuốn sách này, thông qua mục Phẩm giá của con người, trên tinh thần Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo, phần nào tác giả đã phân tích, trình bày tư tưởng nhân văn Kito giáo, như đề cao phẩm giá con người, đề cao vị trí và vai trò của con người trong vũ trụ, tương quan của cá nhân với mọi người trong xã hội. Ngoài những ấn phẩm trên, còn nhiều tài liệu tiếng Việt khác viết về Kitô giáo trên các tạp chí, nguyệt san, tập san khác nhau. Tuy nhiên, theo sự hiểu biết của tác giả thì trong số các công trình đã công bố vẫn chưa có một chuyên khảo nào nghiên cứu chuyên về tư tưởng nhân văn và đạo đức của Kitô giáo với văn hóa Việt Nam, được tiếp cận dưới góc độ lịch sử triết học. Về tài liệu tiếng nước ngoài, có nhiều tài liệu nghiên cứu với nhiều lĩnh vực khác nhau về Kitô giáo, nhưng vì điều kiện và khả năng, nên tác giả cũng chỉ tiếp cận được một số tài liệu bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Chẳng hạn một số tài liệu tiếng Anh liên quan đến đề tài như: cuốn The Cambridge companion to Christian doctrine, của các tác giả Gunton, E. Colin (1997), Cambridge, UK, Cambridge University Press. Trong cuốc này, các tác giả phân tích về các tín điều thần học Kitô giáo với những giá trị luân lý của nó đối với tín đồ Kitô giáo; hay cuốn The Cambridge Companion to Christian Ethics, của Gill, Robin (2001), UK, Cambridge University Press. Trong tác phẩm này, các tác giả đặc biệt phân tích và đánh giá đạo đức học của Kitô giáo đối với xã hội châu Âu; hay cuốn Introducing Christianity của nhóm tác giả Padgett, G.Alan, Sally Bruyneel (2003), Maryknoll, New York, Orbis Books. Nội dung cuốn sách này trình bày kiến thức cơ bản về Kitô giáo dưới góc độ Kitô học, tức là trình bày lịch sử và những nội dung cơ bản của Kitô giáo; hay cuốn The Story of Christianity của nhóm tác giả Price, Matthew Arlen. Michael, Father Collins (2003), New York: DK Publishing Inc. Tài liệu này trình bày quá trình ra đời và phát triển của Kitô giáo dưới góc độ thần
  • 15. 11 học lịch sử; hay cuốn Introduction To Christianity của nhóm tác giả Miller, Michael Vincent, Ratzinger, Joseph, Pope Benedict XVI (2004), San Francisco, Ignatius Press. Tài liệu này trình bày các khái niệm cơ bản về Kitô giáo như: tín lý, tín điều, thánh truyền, mặc khải, công đồng, bí tích và các giai đoạn phát triển của Kitô giáo; hay cuốn Anthropologie của nhóm tác giả Georg Langemeyer, Styria Verlag, Graz Wien Koln. Tài liệu này đã được Đại chủng viện Thánh Giuse chuyển ngữ và cho lưu hành nội bộ với tên gọi: Nhân văn luận thần học qua các tác giả. Cuốn sách này đúng hơn phải gọi là Nhân chủng học thì hợp lý hơn, cuốn sách tập hợp các tham luận mang tính chất nghiên cứu nhân chủng học trên quan điểm Kitô giáo, đồng thời cũng trình bày các quan niệm của Kinh thánh, của các giáo phụ và các nhà thần học Kitô giáo về nguồn gốc của con người, về vị trí và vai trò của con người trong vũ trụ, về bản tính của con người, về linh hồn, về tự do và trách nhiệm của con người với Chúa. Cuốn sách này trình bày khá nhiều nội dung, tuy nhiên chỉ sơ lược, không phân tích hay đánh giá gì nhiều. Một số tài liệu bằng tiếng Pháp như: cuốn Histoire de L’Église của tác giả Bréhier L, Éditions du Cerf, 1971. Cuốn sách này thuần túy trình bày về lịch sử giáo hội Công giáo ; hay cuốn Aux Origines d’une Eglise, Rome et les Missions d’Indochine au XVII siècle, của tác giả Chappoulie 1943, tome 1, Éditions du Cerf. Cuốn sách này cũng trình bày về lịch sử giáo hội Công giáo và quá trình truyền giáo ở Đông Dương thế kỷ 17… Nhìn chung, trong khả năng hiểu biết hạn hẹp, nghiên cứu sinh nhận thấy hầu hết các công trình trên có xu hướng hoặc là nghiên cứu về lịch sử, hoặc tiếp cận và giải quyết các vấn đề dưới góc độ thần học của Kitô giáo, hoặc nghiên cứu về nhân chủng học Kitô giáo, hoặc nghiên cứu những hạn chế và đóng góp của Kitô giáo dưới góc độ lịch sử triết học… Mặc dù trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về Kitô giáo, tuy nhiên nghiên cứu sinh nhận thấy chưa có công trình nào thật sự đi sâu vào tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo dưới góc độ lịch sử triết học
  • 16. 12 và sự ảnh hưởng của tư tưởng đó trong văn hóa Việt Nam. Vì vậy, thiết nghĩ đây là đề tài mới, không trùng lắp với các công trình đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Mục đích của luận án là nghiên cứu làm rõ tư tưởng nhân văn, đạo đức Kitô giáo, quá trình du nhập, đóng góp và hạn chế của Kitô giáo ở Việt Nam, đồng thời chỉ ra sự ảnh hưởng của tư tưởng đó trong nền văn hóa Việt Nam. Với mục đích như vậy, luận án đặt ra những nhiệm vụ chính sau đây: Thứ nhất, trình bày khái quát về quá trình ra đời, phát triển và phân phái của Kitô giáo, chứng minh các tiền đề hình thành Kitô giáo, lý giải về quá trình phát triển và phân phái Kitô giáo, phân tích các đặc điểm của các phái Kitô giáo và khái lược về kinh điển (Kinh thánh) Kitô giáo. Thứ hai, trình bày, phân tích nội dung tư tưởng nhân văn và đạo đức của Kitô giáo, đồng thời xác định những tính chất cơ bản của những tư tưởng đó. Thứ ba, trình bày về quá trình du nhập của Kitô giáo vào Việt Nam, về những đóng góp và hạn chế của Kitô giáo trong quá trình truyền giáo ở Việt Nam, từ đó chỉ ra những ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo trong nền văn hóa Việt Nam. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận định tính và biện chứng của lịch sử - logic. Đề tài được lý giải, phân tích, chứng minh chủ yếu bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh, đối chiếu, loại suy và các phương pháp khác như văn bản học, tôn giáo học với nguyên tắc tiếp cận liên ngành. 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về phạm vi nội dung nghiên cứu, đề tài chủ yếu khai thác tư tưởng nhân văn và các phạm trù đạo đức cơ bản của Kitô giáo, phân tích và đánh giá
  • 17. 13 dưới góc độ giá trị, lịch sử triết học, và sự ảnh hưởng của những tư tưởng đó trong văn hóa nhận thức, văn hóa ứng xử và văn hóa tổ chức của một bộ phận người Việt Nam. Về cơ sở tư liệu, đề tài được nghiên cứu chủ chủ yếu dựa trên tư tưởng của Kinh thánh, Giáo lý, Học thuyết xã hội của Công giáo, một số văn kiện của các Công đồng Kitô giáo, các Thư chung của Hội đồng Giám mục,… và tham khảo các công trình khoa học có liên quan đã công bố trong và ngoài nước. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Luận án trình bày và lý giải quá trình ra đời và phát triển của Kitô giáo; phân tích và làm rõ được cơ sở triết học của tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo; làm rõ được nội dung của tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo qua các khái niệm như tự do, công bằng, bình đẳng, khoan dung, tha thứ; chỉ ra được các tính chất của tư tưởng nhân văn và đạo đức của Kitô giáo và sự ảnh hưởng của tư tưởng đó đối với đời sống văn hóa của một bộ phận người dân Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần vào việc hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách và công tác tôn giáo, đồng thời giúp vận dụng vào trong công tác tôn giáo ở Việt Nam, nhằm phát huy những giá trị tích cực của tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo trong xã hội, thúc đẩy tinh thần đoàn kết dân tộc, cùng chung tay xây dựng đất nước phồn vinh và hạnh phúc. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai tìm hiểu, nghiên cứu về Kitô giáo với văn hóa Việt Nam. 7. Cái mới của luận án Luận án xác định và chứng minh được nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn Kitô giáo là đề cao con người như là tinh hoa của vũ trụ, đề cao quyền tự do, bình đẳng của con người trong xã hội và tư tưởng giải phóng con người khỏi những luật lệ phi nhân tính.
  • 18. 14 Luận án phân tích và xác định được nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Kitô giáo được khái quát trong sáu phạm trù cơ bản là công bằng, bác ái, khoan dung, tha thứ, khiêm nhường và nhẫn nhục; đồng thời luận án cũng chỉ ra được các tính chất của tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo có tính duy lý, tính hệ thống, siêu hình và tính nhân loại phổ biến. Luận án cũng lý giải và chứng minh được việc Kitô giáo du nhập vào Việt Nam là tất yếu, đồng thời cũng chỉ ra được trong quá trình truyền giáo ở Việt Nam hơn 400 năm qua đã có những đóng góp đáng trân trọng cho xã hội Việt Nam, nhưng cũng trong quá trình truyền giáo ấy, Kitô giáo cũng có những hạn chế do đường hướng truyền giáo thiếu tinh thần hội nhập ngay từ đầu nên làm tổn thương đến tính bang giao, tính hòa hợp giữa Kitô giáo với văn hóa Việt Nam; luận án cũng chứng minh được tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo ảnh hưởng đến đời sống văn hóa người Việt Nam cả ba phương diện: văn hóa nhận thức, văn hóa ứng xử và văn hóa tổ chức. 8. Kết cấu của luận án Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, chú thích và danh mục tài liệu tham khảo, được kết cấu thành 3 chương, 10 tiết: Chương 1. Trình bày về quá trình hình thành và phát triển của Kitô giáo. Chương 2. Trình bày về tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo. Chương 3. Trình bày quá trình du nhập và ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo trong nền văn hóa Việt Nam.
  • 19. 15 Chương 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KITÔ GIÁO 1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH KITÔ GIÁO 1.1.1. Điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế xã hội vùng Palestine đầu Công nguyên với sự hình thành và phát triển của Kitô giáo Nếu xem tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội thì tôn giáo ra đời là sự phản ánh và chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Tức là do đặc điểm, yêu cầu của đời sống sinh hoạt vật chất của xã hội nhất định mà mỗi tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển. Với cách tiếp cận như thế thì Kitô giáo ra đời và phát triển cũng là sự phản ánh tồn tại xã hội của vùng Palestine thuộc đế chế La Mã từ đầu Công nguyên. Hay nói cách khác, do những yếu tố như lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội của đế chế La Mã đầu Công nguyên mà Kitô giáo ra đời, tồn tại và phát triển. Về bối cảnh lịch sử và chính trị xã hội: Kitô giáo ra đời vào đầu Công nguyên ở vùng đất Palestine, thuộc địa của đế chế La Mã. Thế nhưng, không thể không nhắc đến những biến cố lịch sử của dân Israel từ khoảng 600 năm trước Công nguyên như một tiến trình lịch sử cho quá trình ra đời và phát triển của Kitô giáo. Vào năm 586 trước Công nguyên, vua Nabuchodonosor II của đế chế Babylon đưa quân chinh phạt Vương quốc Judah và Israel, phá hủy đền thờ Do Thái. Ông ta cho quân lính cướp bóc toàn bộ các kho báu trong đền thờ, và bắt người Do Thái đi lưu đày tại Babylon. Tương truyền rằng, vào năm 538 trước Công nguyên, vua Belshazzar khi đang dự yến tiệc ở kinh thành
  • 20. 16 Babylon thì bỗng thấy có bàn tay người hiện ra viết một dòng chữ lên tường thành, nhà vua vội triệu tiên tri Daniel1 vào hỏi thì ông giải nghĩa dòng chữ rằng, Thiên Chúa đã phán quyết Đế quốc Babylon đã đến hồi diệt vong. Quả nhiên, vua Cyrus nước Ba Tư mang binh mã tinh nhuệ đánh chiếm nước Babylon và lật đổ Belshazzar, tiêu diệt luôn cả đế quốc của ông ta. Sau khi toàn thắng, Cyrus liền ban bố sắc lệnh của mình, Cyrus, vua Ba Tư, tuyên bố: “Yave, Đức Chúa Trời đã ban cho ta các nước thế gian, và bảo ta xây cất cho Ngài một cái đền ở tại Jerusalem trong xứ Judah. Trong các ngươi, phàm ai thuộc về dân sự Ngài, hãy trở về Jerusalem; nguyện Yave, Đức Chúa Trời của người ấy ở cùng người!”. Thế rồi, không những dân Do Thái mà tất cả các dân tộc bị tù đày trong đế quốc Babylon đều được vua Cyrus ban bố tự do cho trở về cố hương. Từ năm 538 TCN cho đến năm 535 TCN, quan tổng đốc Zerubabbel đã dẫn dắt nhóm người Do Thái đầu tiên về quê hương. Với chính sách tự do tôn giáo, triều đình Cyrus còn lấy ngân khố quốc gia Ba Tư để giúp nhân dân Israel xây dựng lại đền thờ [152, tr.45]. Sau bước đường hồi hương là thời kỳ mà các nhà chú giải Kinh thánh gọi là thời kỳ yên lặng về mặt tôn giáo, kéo dài khoảng 400 năm, vì hầu như không có một biến cố gì quan trọng được Cựu ước đề cập đến. Tuy nhiên về chính trị xã hội vẫn có nhưng hỗn loạn, chiến tranh vẫn xảy ra trên vùng đất Jerusalem do sự chiếm đóng của nhiều đế quốc khác nhau. Quan trọng nhất là vào năm 336 TCN, Alexandre đại đế chinh phục thế giới, và đem đến miền Trung Đông ngôn ngữ phổ thông Lingua franca, lúc đó là tiếng Hy Lạp2 . Nhưng Alexandre đại đế chỉ cai trị đế quốc một thời gian ngắn. Sau khi ông qua đời, đế quốc của ông bị phân chia vào tay bốn vị tướng. Trong đó, người giữ vai trò rất quan trọng đối với lịch sử dân tộc Do Thái là Seleucus vì ông đã sáng lập một đế quốc tồn tại khoảng hai trăm năm. Trong thời kỳ của Seleucus, 1 Daniel là một tiên tri người Do Thái, sống vào khoảng năm 600 - 530 trước công nguyên. 2 Trong giai đoạn này, ở Alexandra (Ai-Cập), 70 học giả Do Thái cùng nhau dịch Kinh thánh Cựu ước ra tiếng Hy Lạp, được gọi là bộ Septuagint. Đây là chuẩn mực cho người Do Thái ở rải rác khắp đế quốc Hy Lạp được đọc lời Kinh thánh.
  • 21. 17 xuất hiện cuộc nổi dậy của Judas Maccabee chống lại đế quốc. Cuộc nổi dậy thắng lợi, vì lúc đó Seleucus đang phải đối phó với nhiều thế lực. Về phía Bắc, Seleucus phải đối phó với sự phản công của Parthian (cựu đế quốc Ba Tư). Về phía Nam, Seleucus phải đối phó với sự nổi dậy của Ai Cập. Và về phía Tây, Seleucus phải đối phó với một đế quốc mới là đế quốc La Mã. Với sự thành công của cuộc nổi dậy do Judas Maccabee lãnh đạo, vào năm 150 trước Công nguyên, dân tộc Do Thái bước vào giai đoạn mới. Đó là triều đại nhà Hasmonean, còn gọi là nhà Judas Maccabee, cai trị trong vòng 100 năm. Đây là thời kỳ duy nhất dân Do Thái có một chế độ vua chúa với một nhà nước độc lập sau thời kỳ vàng son của David và Solomon. Nhưng vào cuối thời kỳ này, việc cai trị trở nên bất ổn do sự tham nhũng, bóc lột, tranh giành quyền hành giữa nhiều phe phái khác nhau. Thế nên, các phe phái phải nhờ một người ngoại bang làm thủ tướng để cai trị, đó là Antipater. Antipater đến từ vùng Petra, biển Chết, thuộc dòng Nabatean Arabs, và đặc biệt là một người khôn khéo. Antipater đã biến vùng Palestine thành quốc gia hậu thuẫn La Mã chống lại Nabateans Arabs ở miền Nam và đế quốc Parthians ở phía Đông. Vì vậy, ông rất được chính quyền La Mã tin tưởng và hầu hết dân chúng ủng hộ. Khi Antipater bị ám sát, con thứ của ông là Herode được đưa lên làm vua, Herode đầy mưu mô và xảo quyệt. Trong những năm bất ổn ở vùng Địa Trung Hải, Herode đã kết thân với Pompei, Julius Caesar, Antony, rồi Augustus, … Ông ta tỏ ra rất được lòng những vị hoàng đế La Mã lúc bấy giờ, vì vậy, mọi quyết định của ông đều được chính quyền La Mã chấp thuận, kể cả vụ thảm sát hơn 200 trẻ sơ sinh ở Bethlehem và vùng phụ cận (xem Mt 2, 16 – 18). Vào những thập niên đầu Công nguyên, đế chế La Mã đã chuyển từ chế độ thị tộc sang chế độ xã hội có giai cấp. La Mã là một đế chế chiếm hữu nô lệ và là nhà nước có quân đội hùng mạnh nhất thế giới khi đó. Nhà nước chiếm hữu nô lệ hùng mạnh nhất cũng có nghĩa là nhà nước có nhiều nô lệ
  • 22. 18 nhất, và chế độ nô lệ ở đây cũng khắc nghiệt nhất. Nô lệ là tầng lớp tận cùng của xã hội, bị coi như những súc vật biết nói. Người ta có thể mua bán nô lệ như mua bán súc vật. Tầng lớp nô lệ bị áp bức dã man, bị bóc lột tàn khóc. Đây là nguyên nhân khiến họ liên kết để đấu tranh chống lại tầng lớp chủ nô. Trong những cuộc nổi dậy của nô lệ thì khởi nghĩa do Spactacus3 lãnh đạo vào những năm 73 - 71 trước Công nguyên đã gây được tiếng vang rất lớn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, cuộc khởi nghĩa này cũng bị dìm trong biển máu. Kết cục là anh hùng nô lệ Spartacus bị hành hình. Cuộc khởi nghĩa không thành nên mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ, giữa giới quý tộc với giới bình dân càng gay gắt hơn. Những người nghèo khổ càng ngày càng cùng khổ hơn. Niềm hy vọng được giải phóng khỏi áp bức bốc lột đã hoàn toàn bị dập tắt. Vì vậy, nếu xét trong bối cảnh lịch sử và chính trị đầy bất công, bạo lực, phi nhân tính như thế, Đức Jesus xuất hiện và rao giảng giáo lý công bằng, bình đẳng, bác ái, khoan dung, tha thứ…, hứa hẹn một nước trời hoan lạc và vĩnh cửu cho những ai biết yêu thương đồng loại, biết cho kẻ đói ăn, biết cho kẻ mình trần áo mặc, biết nhẫn nhục hy sinh… đã được nhiều người đón nhận. Vì vậy mà đã có lời nhận định rằng: “vì Spartacus thất bại nên Đức Jesus đã thành công”. Bởi lẽ, dẫu sao những con người nghèo khổ, bị áp bức bất công, bị đối xử phi nhân tính đã tìm thấy nơi tư tưởng của Đức Jesus sự an ủi, vỗ về và thắp lên nơi họ niềm hy vọng được giải thoát khỏi những đau khổ không lối thoát của cuộc đời. Về điều kiện kinh tế: đế chế La Mã đầu Công nguyên được xem là thời kỳ cực thịnh. Nền kinh tế lúc bấy giờ của đế chế La Mã khá đa dạng: nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, ngoại thương, ngân hàng và đặc biệt là buôn bán nô lệ. Kinh tế nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa mì, ép rượu nho, ép dầu ô liu. Hàng hóa nông nghiệp ngoài cung cấp cho nhu cầu 3 Spartacus(109 tr.CN - 71 trước CN), theo các nhà sử học, ông là một đấu sĩ nô lệ, người đã trở thành một trong các thủ lĩnh của cuộc nổi dậy không thành công của các nô lệ chống lại Cộng hòa La Mã được biết là Chiến tranh nô lệ lần ba.
  • 23. 19 trong nước họ còn dùng để trao đổi với các quốc gia khác như Ấn Độ, Ba tư… Các ngành thủ công nghiệp khá phát triển lúc bấy giờ là nghề dệt vải, làm bồn chứa, đóng ghe, thuyền… Mặc dù nền kinh tế của đế chế khá phát triển, nhưng do phải nuôi bộ máy chính quyền khá lớn, đặc biệt là phải nuôi quân đội, đội quân hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ, phải phục vụ cho các cuộc viễn chinh và bảo vệ đế chế trước các thế lực khác xâm hại liên tục, nên người dân phải nộp thuế rất nặng, dẫn đến cuộc sống kinh tế người dân lao động vẫn cùng khổ. Về hoạt động tôn giáo và điều kiện xã hội: để lý giải sự ra đời của Kitô giáo, cũng xin được điểm lại những nhóm tôn giáo (cùng là Do Thái giáo) khác nhau hoạt động trong vùng Palestine vào thời kỳ Kitô giáo ra đời. Josephus4 , sử gia nổi tiếng của Do Thái vào thế kỷ I, diễn tả ba nhóm tôn giáo chính với triết lý hoạt động khác nhau, đó là: phái Pharisee, phái Saduseo và phái Essenes. Kinh thánh Tân ước chỉ đề cập đến phái Pharisee và Saduseo, mà không đề cập gì đến phái Essenes. Ngoài việc đề cập đến ba nhóm hoạt động tôn giáo trên, Josephus cũng đề cập đến những nhóm chính trị và những nhóm cách mạng của người Do Thái trong thế kỷ này. Đặc biệt là những nhóm có liên quan đến cuộc chiến tranh lần thứ nhất với La Mã. Phái Pharisee có ảnh hưởng trong xã hội Do Thái từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên đến thế kỷ thứ I sau Công nguyên. Họ quan niệm giữ sự khắt khe trong các lễ nghi Do Thái giáo, giữ sự trong sạch trong dịp lễ, và đòi hỏi khắt khe trong việc ăn uống. Những quan niệm này của phái Pharisee được căn cứ theo Cựu ước, cùng những truyền thống khác do các rabbi (thầy tư tế) thêm vào qua nhiều thời kỳ. Phái Pharisee có ảnh hưởng đến những người thuộc chính quyền Do Thái lúc bấy giờ, cũng như dân thường Do Thái. Phái Pharisee có khuynh hướng đối nghịch chính trị, đối nghịch tôn giáo với phái Saduseo. Những người lãnh đạo của phái Pharisee được gọi là rabbi, như Nicodem Saolo [xem Ga 3, 1-10; Cv 23, 6, 26,5]. 4 Flavius Josephus, một nhà sử học Do Thái (38-100 sau Công nguyên)
  • 24. 20 Phái Saduseo có ảnh hưởng về mặt tôn giáo trong đời sống người Do Thái từ thế kỷ II trước Công nguyên đến thế kỷ I sau Công nguyên. Tuy là một nhóm nhỏ hơn nhóm Pharisee, nhưng do tập họp được những thành phần quan trọng (đa số là những thầy tế lễ) nên phái Saduseo có ảnh hưởng mạnh hơn nhóm Pharisee. Đặc biệt, phái Saduseo thường là những người có tiền bạc và thế lực, nên bị phái Pharisee ganh ghét. Phái Saduseo kiểm soát các thể lệ trong đời sống tôn giáo của người Do Thái khi đó. Nhóm này cũng ủng hộ triều đại cũ của Do Thái nên không thích chế độ mới của vua Herode, và đối lập với nhóm Hedonians. Phái Saduseo cũng kiểm soát mọi sinh hoạt trong đền thờ Jerusalem. Nhưng phái Saduseo bị xem là có hành vi bòn rút của người nghèo sùng đạo, cũng như cho phép việc buôn bán đổi tiền ở trong đền thờ. Như khi Đức Jesus vào đền thờ Jerusalem lần đầu tiên, Đức Jesus đã xua đuổi đám người buôn bán đổi tiền này. Phái Saduseo còn nhượng bộ với Herode và cả những nhóm khác. Vậy nên, việc tế lễ trong đền thờ lúc bây giờ là cách trục lợi kinh tế; Đức Jesus đã lên án cách làm bất chính này và bị nhóm này ghen ghét, tìm cách loại trừ (xem Mt 12, 41- 44). Nhóm thứ ba được Josephus nhắc đến là Essenes. Phái Essenes là một nhóm nhỏ, có lối sống tách biệt khỏi những cộng đồng ở vùng Qumran thuộc biển Chết. Lúc đầu, họ là những thầy tế lễ. Nhưng về sau, họ tách rời ra khỏi các lễ lộc trong đền thờ Jerusalem. Họ cho rằng các thầy tế lễ trong đền thờ không đủ tư cách, không đủ thẩm quyền để thờ phụng Chúa. Có giả thuyết được nhiều người chấp nhận rằng, họ tập trung ở vùng biển Chết và giữ bí mật những cổ kinh Cựu ước, những cổ kinh này được tìm thấy ở Qumran năm 1947 [xem Wikipedia]. Dân Israel sống trong cảnh bị áp bức, không những dưới tay Herode mà còn dưới ách thống trị của La Mã. Trong bối cảnh xã hội đó, dân Israel khao khát một đấng cứu tinh, người Israel nào cũng mong chờ sự ra đời của Đấng Messia đã được các tiên tri loan báo từ bao đời nay. Họ mong Đấng Messia
  • 25. 21 đến lật đổ người La Mã, chấm dứt sự khổ ải của cả một dân tộc. Vậy nên, thời điểm Đức Jesus sinh ra đời đúng vào lúc người Do Thái đang ấp ủ một ao ước có một vị lãnh tụ để giải phóng họ như Abraham, như Moses, như Yosueh, như David… Vì vậy, lúc đầu Đức Jesus xuất hiện họ chào đón và hy vọng như một anh hùng dân tộc. Thế nhưng, càng về sau giới chóp bu trong Do Thái giáo nhận thấy Đức Jesus không phải là một lãnh tụ giải phóng dân tộc Israel, thậm chí có nhiều tư tưởng khác với tư tưởng truyền thống, nhất là họ sợ dân chúng tin theo Đức Jesus và không tin những lời giảng dạy của họ nữa thì uy tín, tầm ảnh hưởng của họ có nguy cơ bị giảm sút… và rồi họ đã tìm cách loại trừ Đức Jesus. Theo thần học Kitô giáo thì Đức Jesus là đấng giải thoát con người về tinh thần, về phần linh hồn chứ không phải là một vị anh hùng cách mạng để giải cứu dân tộc Israel, nên người Israel đã thất vọng. Vậy, có thể khẳng định rằng, với điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, tôn giáo, xã hội của vùng Palestine thuộc đế chế La Mã đầu Công nguyên là những yếu tố thuận lợi cho Kitô giáo ra đời. Hay nói cách khác, nếu xem Kitô giáo là một hình thái ý thức xã hội thì Kitô giáo đã phản ánh đúng tồn tại xã hội của vùng Palestine vào đầu Công nguyên. 1.1.2. Tiền đề về văn hóa - tư tưởng với sự hình thành Kitô giáo Kitô giáo ra đời ngoài tiền đề về điều kiện lịch sử, chính trị, tôn giáo, xã hội thì văn hóa tư tưởng của Do Thái giáo, tư tưởng triết học, văn chương Hy Lạp cổ đại cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tiền đề về tư tưởng và văn hóa o Thái giáo: nếu xét về lịch sử và văn hóa thì Kitô giáo là tôn giáo bắt nguồn từ Do Thái giáo. Những tư tưởng và văn hóa trong Kinh thánh Do Thái giáo chính là những tiền đề cơ bản hình thành nên Kitô giáo. Người Do Thái quan niệm về Thiên Chúa toàn năng xét xử công bằng, về quỉ Satan chuyên cám dỗ, về Thiên đường - chốn vui sướng vô cùng, về
  • 26. 22 hỏa ngục - chốn đau đớn muôn đời muôn kiếp với một chảo lửa khổng lồ không bao giờ tắt, về ngày tận thế với những vì sao trên vòm trời rụng xuống như mưa, về viễn cảnh loài người từ mọi chân trời góc bể nghe được tiếng kèn của thiên thần trổi dậy để nghe Thiên Chúa xét xử công bằng trong ngày phán xét cuối cùng,… Trong Do Thái giáo còn có một niềm tin sâu xa về Chúa Cứu thế mà tiếng Do Thái gọi là Messia, tiếng Hy Lạp dịch thành Christos. Đấng Messia là đấng mà các tổ phụ, tiên tri Do Thái như Abraham, Moses, David, Salomon, Isaiah, Samuel, Eliah… đã tiên báo và mỏi mòn mong đợi từ lâu. Người Do Thái, dù là Pharisee, Saduseo hay Assenes, đều mang trong mình sự trông đợi Ðấng Cứu thế. Cứ mỗi lần quốc gia họ lâm nguy hoặc dân chúng rơi vào cảnh nô lệ, lòng trông đợi lại nổi lên mạnh mẽ. Qua các thời đại, nhờ sự nhắc nhở của các tiên tri, họ càng ý thức rõ rệt hơn về chọn lựa mà Thiên Chúa đã giao ước với Tổ phụ họ. Khi sống dưới ách đế quốc La Mã hà khắc, lòng trông đợi lại càng mãnh liệt hơn. Họ dựa theo lời tiên tri trong Kinh thánh và lập luận rằng thời gian trông đợi đã đến. Vì tiên tri Daniel5 đã tiên đoán: “Sau 69 tuần năm, các đau khổ của Israel sẽ chấm dứt” (Đn 9, 24-27). Thật ra, người Do Thái khi đó không có một quan niệm rõ rệt về Đấng Messia mà họ mong đợi. Sống trong cảnh nô lệ, bị áp bức nên hầu hết người Do Thái cho rằng Đấng Messia sẽ là vị anh hùng cứu quốc, có trong tay cả trăm ngàn binh sĩ. Ngài sẽ báo thù cho dân Ngài, “đập tan các thù địch như đập bình gốm” (Ml 1, 13). Ngài sẽ thống trị muôn dân, mở đầu cho thời huy hoàng của Israel. Vì vậy, khi Đức Jesus xuất hiện, rao giảng và tự xưng mình là Đấng Messia thì hầu hết người Do Thái đều tin Đức Jesus sẽ làm một cuộc cách mạng để giải phóng dân tộc. Trong Phúc âm cũng tường thuật lại nhiều 5 Daniel ở trong nhóm người Do Thái đầu tiên bị bắt qua Babylon làm phu tù vào năm 605 BC, ông sống tại Babylon trải qua nhiều đời vua, từ các vua của đế quốc Babylon là vua Nêbucátnếtsa, vua Bênxátsa cho đến các vua của đế quốc Mêđô Ba Tư, là vua Đariút, vua Si-ru.
  • 27. 23 chi tiết chứng tỏ rằng người Do Thái lúc bấy giờ không nghĩ rằng Đức Jesus là một người sáng lập tôn giáo mới mà hầu như họ đều nghĩ rằng Đức Jesus là một lãnh tụ cách mạng của Israel và sẽ là vua của dân Do Thái. Sau này, khi Đức Jesus đi rao giảng cũng nhiều lần chứng minh với người Do Thái rằng chính Ngài là Đấng Messia mà các tiên tri đã từng loan báo, một số người Do Thái đã tin theo, nhưng một số khác thì phản đối và xem đó là sự mạo danh, là sự phạm thượng nên tìm cách loại trừ. Tư tưởng về thế giới quan, về nhân sinh quan, đạo đức của Do Thái giáo là tiền đề tư tưởng trực tiếp của Kitô giáo. Chính Đức Jesus trong quá trình rao giảng về giáo lý của mình cũng khẳng định giáo lý Ngài rao giảng không phủ định những tư tưởng luật lệ của người Do Thái mà ngược lại là sự tiếp nối, kiện toàn những gì đã có (xem Mt 5, 17-19). Tiền đề về tư tưởng triết học và văn chương Hy Lạp: Các triết gia Hy Lạp xuất hiện trước Đức Jesus khoảng năm thế kỷ như Pythagore, Platon, Aristote, Philo,… đã có những tư tưởng và quan niệm về một thế giới siêu nhiên, về linh hồn bất tử, về Ngôi lời nhập thể, … Vì thế, những tư tưởng đó vừa là tiền đề, vừa là giá đỡ về mặt lý luận cho Kitô giáo. Điều đó cũng được các nhà thần học, triết học và những nhà hoạt động Kitô giáo thừa nhận. Thượng phụ Bartholomew6 viết: “Thật vậy, Giáo hội Kitô giáo không thể phủ nhận sự đóng góp của nền văn chương và triết học Hy Lạp vào tư tưởng và giáo lý Kitô giáo. Ngay từ thuở ban đầu, nghĩa là từ thời các tông đồ, những người bị coi là không có học thức, Giáo hội đã nhận được ảnh hưởng có lợi từ nền văn chương và triết học Hy Lạp và đã vận dụng chúng làm phương tiện để phát triển và biểu dương đức tin Kitô giáo của giáo hội”[158, tr.146]. Hay chính thánh sử Gioan7 cũng tỏ ra là người rất hiểu biết với triết thuyết Pythagore. Và bằng tất cả tư duy triết học, ông đã tiếp cận được với học 8 Người đứng đầu Chính thống giáo hiện nay. 7 Ông được xem là tác giả của sách Phúc âm thứ tư.
  • 28. 24 thuyết này qua triết gia Philo. Thần học về Ngôi lời (Logos) của thánh sử Gioan được đề cập trong phần mở đầu cuốn Phúc âm Gioan. Điều này hàm ý rằng thánh sử Gioan hiểu biết về triết học của Platon và tư tưởng của Philon. Những văn bản đầu tiên của Thiên Chúa giáo, thuật lại tư tưởng và hoạt động của Đức Jesus, có nhiều điểm tương đồng với những văn bản của Sénophone. Ngay cả từ “theology” (thần học) cũng đã thấy xuất hiện trong cuốn Republique của Platon. Triết gia Seneque thì thuyết giảng rằng Thượng đế là cha và là người đồng hành với con người; con người phải luôn luôn bày tỏ niềm tri ân với Thượng đế trong việc thực thi các nhân đức. Aristote thì khẳng định tính ưu việt của thần học trên tất cả các khoa học khác. Trong khi đó, Pythagore thì ghép chung khoa học và tôn giáo thành một cặp song sinh… Vì vậy, có thể hiểu như vị thượng phụ Batholomew đã khẳng định: “Giáo hội, qua những hoạt động giáo huấn đã hằng bao thế kỷ, giảng dạy cho giáo dân những chân lý đã được mạc khải, Giáo hội chịu ơn những trường phái triết học về những tư tưởng nhân sinh, về vũ trụ quan; những trường phái triết học ấy đã góp phần vào việc phát triển tri thức và tâm linh con người…” [158, tr. 148]. Bên cạnh tư tưởng triết học và văn chương, Hy Lạp còn nổi danh là một kho tàng khổng lồ của thế giới về thần thoại. Đặc tính của các truyện thần thoại này là người có thể biến thành thần hoặc thần biến thành người. Người Hy Lạp có truyền thống ước mơ một vị thần linh đầy quyền phép sẽ từ trên trời xuống trần thế làm người, để cứu họ thoát khỏi cuộc sống trầm luân phàm tục. Cuối thế kỷ I trước Công nguyên, một sản phẩm thần thoại mới của Hy Lạp được ra đời là Thần ngôi lời (Logos), có nghĩa Thần nói ra lời. Thần Logos được mô tả là một Chúa Cứu thế từ trời, đầu thai vào một thân xác con người. Vì vậy, khi Kitô giáo ra đời và truyền đến Hy Lạp, một số nhà văn Hy Lạp đã gán chuyện thần thoại Logos này vào nhân vật Jesus và biến Jesus thành “Chúa Kitô ngôi lời nhập thể”. Một số nhà nghiên cứu triết học tôn giáo có quan niệm rằng Kitô giáo là kết quả tổng hợp giữa huyền thoại Kitô của
  • 29. 25 Do Thái giáo và thần thoại Logos của Hy Lạp. Chúng tôi cũng cho rằng, nếu nhìn nhận dưới góc độ lịch sử triết học thì tư tưởng, giáo lý Kitô giáo ra đời như một sự tiếp biến tư tưởng thần thoại, tôn giáo và triết học của người Do Thái và người Hy Lạp cổ đại. Vậy có thể nói, với điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội của vùng Palestine đầu Công nguyên, cùng với ngọn nguồn thần thoại, tư tưởng triết học và tôn giáo đã có từ hằng ngàn năm trước của người Do Thái và người Hy Lạp thì việc Kitô giáo ra đời và phát triển không phải là sự ngẫu nhiên nhưng là một tất yếu của lịch sử. 1.2. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÂN PHÁI CỦA KITÔ GIÁO Kitô giáo là tôn giáo do Đức Jesus (4tr.CN – 33s.CN) sáng lập tại Israel, Palestine dưới thời hưng thịnh của đế chế La Mã. Thuật ngữ Kitô giáo dùng để chỉ tất cả các phái tôn giáo do Đức Jesus Kitô sáng lập. Kitô giáo gồm bốn nhánh lớn: Công giáo (Catholique), Chính thống giáo (Orthodorse), Tin Lành (Protestament), Anh giáo (Englishisme). Đến nay, ước tính số tín đồ trên toàn thế giới của tất cả các phái Kitô giáo khoảng hơn hai tỷ rưỡi người. 1.2.1. Người sáng lập Kitô giáo và Giáo hội Kitô giáo thời sơ khai Đức Jesus cũng được gọi là Đức Kitô, hay Chúa Jesus Kitô là người sáng lập ra Kitô giáo. Từ Kitô trong tiếng Việt được phiên âm từ tiếng Tây Ban Nha Kyto, tiếng Latinh Christus, tiếng Hy Lạp Khristós, Tiếng Hán – Việt là Cơ Đốc. Về nghĩa, thuật ngữ Kitô là một danh hiệu để chỉ “người được xức dầu”, theo Thiên Chúa giáo, nghĩa là một người được chọn bởi Thiên Chúa. Có thể nói Đức Jesus vừa là một nhân vật lịch sử vừa là một nhân vật của niềm tin tôn giáo. Với tư cách là một nhân vật lịch sử, có những chứng cứ chứng minh sự tồn tại của Đức Jesus, với tư cách là một nhân vật của niềm tin tôn giáo Đức Jesus được Kinh thánh, giáo lý và rất nhiều các tác phẩm thần học chứng minh về chương trình cứu độ của Đức Jesus, từ những lời tiên báo,
  • 30. 26 đến giáng sinh, rồi cuộc đời rao giảng Tin mừng, chịu chết khổ nhục trên thập giá, phục sinh, lên trời… Về phương diện sử học, Đức Jesus là một con người có thật. Điều đó được các nhà sử học với những quan điểm khác nhau đầu Công nguyên thuật lại khá đầy đủ. Chẵng hạn như, Cornelius Tacitus (55-120 SCN) được coi là nhà sử học vĩ đại nhất của La Mã cổ đại, đã viết về hoàng đế Nero rằng “Nero là kẻ đã dùng những hình thức tra tấn khủng khiếp nhất để trừng phạt những người tín đồ Kitô giáo (Christian). Christus, tên của người sáng lập Kitô giáo, đã bị xử tử bởi Pontius Pilate, quan tổng trấn xứ Judeas vào thời hoàng đế Tiberius trị vì. Niềm tin mạnh mẽ vào giáo lý của Christus của những người bị Nero đàn áp một thời gian lại bùng phát, không chỉ khắp xứ Judeas, nơi niềm tin phát sinh, mà còn khắp thành Rome nữa”; còn Flavius Josephus (38-100), một nhà sử học người Do Thái đã viết về Chúa Jesus trong tác phẩm Jewish Antiquities của ông, nói rằng: Đức Jesus là một người khôn ngoan đã làm những việc kinh ngạc, dạy dỗ nhiều người, chinh phục được nhiều người đi theo cả dân Israel và Hy Lạp, rằng Chúa Jesus được người ta tin là Đấng Messia, đã bị những người lãnh đạo Do Thái buộc tội, bị Pontius Pilate kết án đóng đinh vào thập tự, và được nhiều người tin là đã sống lại [Xem 166, 15]. Cuộc đời và quá trình đi rao giảng của Đức Jesus không chỉ được Josephus và Tacitus ghi lại, mà còn có những nhà sử học cổ đại như Suetonius, Thallus, Pliny the Younger, và Lucian ghi lại… Như vậy, có cả những nhà sử học thiện cảm và cả không không thiện cảm đã viết về Đức Jesus như một nhân vật lịch sử có thật đã sáng lập nên Kito giáo. Với tư cách là một nhân vật của niềm tin tôn giáo, Đức Jesus được Kinh thánh Tân ước đề cập khá chi tiết về nguồn gốc, về cuộc sống, về những lời rao giảng…, về nguồn gốc, có hai tường thuật về gia phả của Đức Jesus trong các sách Phúc âm: một sách tường thuật về họ nội qua người cha pháp lý Giuse trong Phúc âm Mattheo (xem Mt 1, 2-16) và một sách tường thuật về
  • 31. 27 họ ngoại qua người mẹ được chép ở Phúc âm Luca (xem Lc 3, 23-38). Hai tường thuật trên đều truy nguyên phổ hệ của Đức Jesus đến vua David. Cả hai có sự tương đồng nếu tính từ Abraham đến David, nhưng có một vài khác biệt nếu tính từ David đến Giuse. Mattheo khởi đầu với vua Solomon, liệt kê các đời vua Judah cho đến vị vua sau cùng là Jeconiah. Sau thời vua Jeconiah, đất nước Israel bị xâm lăng bởi đế quốc Babylon. Như thế, Mattheo chỉ ra rằng Đức Jesus là hậu duệ chính thức của vương triều Israel. Trong khi đó, bản gia phả của Luca dài hơn và chi tiết hơn bản gia phả của Mattheo. Luca truy nguyên đến Adam và cung cấp nhiều tên tuổi hơn trong đoạn từ David đến Đức Jesus, đưa ra các tên của những hậu duệ trực tiếp từ Adam đến Đức Jesus về phía Maria. Giuse (Joseph), cha nuôi chỉ xuất hiện trong phần tường thuật về tuổi thơ của Đức Jesus. Sự kiện Đức Jesus phó thác cho người môn đồ thân yêu bổn phận chăm sóc mẹ Maria khi Đức Jesus đang bị đóng đinh trên thập tự giá (xem Ga 19, 25-27) cho thấy có lẽ ông Giuse cha nuôi đã từ trần trong thời gian Đức Jesus chưa đi giảng đạo. Theo tường thuật của hai Phúc âm Mattheo và Luca, Đức Jesus sinh ở Bethlehem xứ Judea, bởi bà Maria, do “quyền năng siêu nhiên” của Chúa Thánh Thần. Phúc âm Luca thuật lại sự kiện thiên sứ Gabriel đến gặp Maria và báo tin cô đã được chọn để mang thai Con Thiên Chúa. Tín đồ Kitô giáo gọi sự kiện này là Lễ Truyền tin. Cũng theo Luca, do chiếu chỉ của Caesar Augustus, Maria và Joseph phải rời nhà mình là Nazareth, trở về quê hương của Joseph thuộc dòng dõi vua David để kê khai nhân thân. Sau khi sinh hạ hài nhi Jesus trong hang đá ở cánh đồng Bethlehem, hai người phải dùng một máng cỏ làm nôi cho hài nhi Jesus bởi vì không tìm được chỗ nào trong quán trọ. Theo Luca 2, 8-20, một thiên sứ đã loan tin giáng sinh cho những người chăn chiên để họ tìm đến chiêm ngưỡng, rồi báo tin mừng đến khắp nơi trong vùng. Mattheo thuật lại câu chuyện về những nhà thông thái mang lễ vật đến
  • 32. 28 cho hài nhi Jesus trong cuộc hành trình được hướng dẫn bởi một vì sao mà họ tin là dấu hiệu báo tin giáng sinh của Đấng Messia hoặc vua của dân Do Thái. Tuổi thơ của Đức Jesus, theo tường thuật của Tân ước, trải qua ở thành Nazareth xứ Galilee. Theo tường thuật trong các sách Phúc âm, cậu bé Jesus cùng cha mẹ lên Đền thờ ở Jerusalem, bị thất lạc nhưng được cha mẹ tìm thấy. Đây là sự kiện duy nhất về quãng đời của Đức Jesus từ lúc niên thiếu đến khi trưởng thành được thuật lại. Phúc âm Marco thì bắt đầu với sự kiện Đức Jesus chịu phép rửa bởi Gioan Baotixita. Chi tiết này được các học giả Kinh thánh xem là điểm khởi đầu công cuộc truyền bá giáo lý mới. Theo tường thuật của Marco, Đức Jesus đến sông Jordan, nơi Gioan Baotixita vẫn giảng dạy và làm phép rửa cho đám đông. Đức Jesus chịu phép rửa lúc ngài khoảng ba mươi tuổi. Theo tường thuật của Phúc âm Mattheo, sau khi chịu phép rửa, Đức Jesus vào hoang địa. Ở đó, ngài kiêng ăn trong bốn mươi ngày đêm. Rồi sau đó, Đức Jesus đi nhiều nơi để rao giảng giáo lý mới và làm nhiều phép lạ như chữa bệnh, đuổi quỷ, đi trên mặt nước, hóa nước thành rượu, và khiến kẻ chết sống lại như trong câu chuyện của Lazarô. Phúc âm Gioan ghi nhận ba kỳ lễ Vượt qua trong thời gian Đức Jesus đi giảng đạo. Điều này ngụ ý thời gian Đức Jesus rao giảng Phúc âm kéo dài ba năm. Một trong những bài thuyết giáo nổi tiếng nhất của Đức Jesus là Bài giảng trên núi, đề cập đến Tám nhân đức (tám mối phúc) và bài Cầu nguyện chung. Đức Jesus khuyên bảo tránh xa sự giận dữ, tránh dâm dục, không ly dị, không thề nguyền và không báo thù; tôn trọng và tuân giữ giới luật Moses. Trong khi diễn giải luật Moses, Đức Jesus truyền dạy môn đồ “Điều răn mới” là hãy yêu thương nhau. Trong quá trình rao giảng Tin mừng, Đức Jesus thường dùng dụ ngôn khi giảng dạy, như chuyện kể về “Người con trai hoang đàng” (Lc 15, 11-32),
  • 33. 29 câu chuyện “Người gieo giống”, “Người Samaritano nhân hậu”, “Con chiên lạc”,… Giáo huấn của Đức Jesus tập trung vào tình yêu thương và tinh thần hy sinh vì Thiên Chúa và vì tha nhân. Đức Jesus cũng dạy về tinh thần phục vụ, đức khiêm nhường, lòng bao dung tha thứ, sống hòa bình, đức tin, và ơn thừa hưởng sự sống vĩnh cửu trong “Vương quốc Thiên Chúa”. Bên cạnh đó, Đức Jesus rao giảng những sự kiện sẽ xảy ra, tiên báo về sự tận cùng của thế giới sẽ đến một cách bất ngờ. Tiên báo đó như nhắc nhở những người theo Kitô giáo hãy luôn tỉnh thức và trung tín trong đức tin. Đức Jesus thường tranh luận với giới lãnh đạo tôn giáo của dân Do Thái, bất đồng với người Saduseo vì họ không tin vào sự sống lại của người chết. Đặc biệt, mối quan hệ giữa Đức Jesus và người Pharisee còn phức tạp hơn. Mặc dù thường quở trách người Pharisee là đạo đức giả, Đức Jesus vẫn tiếp cận với họ, cùng ăn tối với họ, giảng dạy tại các hội đường của họ, và coi một số người Pharisee như Nicodemus là môn đồ. Đức Jesus sống gần gũi với những người bị xã hội khinh rẻ như giới thu thuế, trong đó có Mattheo, người mà về sau là một trong Mười hai môn đồ. Nhân viên thuế vụ của đế chế La Mã thường bị khinh miệt vì lợi dụng chức quyền để nhũng nhiễu. Khi người Pharisee chỉ trích Jesus vì thường tiếp xúc với kẻ tội lỗi, Đức Jesus đáp lại rằng: “Chỉ có người bệnh mới cần đến thầy thuốc, không phải người khỏe mạnh hoặc tưởng mình là khỏe mạnh … Vì ta đến đây không phải để kêu gọi kẻ công chính, nhưng để kêu gọi kẻ có tội” (Mt 9, 13). Bốn sách Phúc âm đều thuật lại sự kiện Đức Jesus được dân chúng chào đón rất nồng nhiệt khi vào thành Jerusalem. Đó là trong kỳ lễ Vượt qua của Do Thái giáo. Theo Phúc âm Gioan, họ hô vang Hosanna để chúc tụng Jesus là Đấng Messia, họ dùng những cành lá bên đường và trải cả áo mình ra để đón Đức Jesus đi qua. Câu chuyện Đức Jesus vào đền thờ Jerusalem được tường thuật trong ba sách Phúc âm nhất lãm và trong Phúc âm Gioan. Khi bước vào đền thờ
  • 34. 30 Jerusalem, Đức Jesus nhìn thấy trong sân rất nhiều thú nuôi dùng để dâng tế lễ và bàn của những người đổi bạc. Họ đổi tiền đang lưu hành sang những đồng nửa shekel, loại tiền đồng dùng trong nghi thức đền thờ. Theo các sách Phúc âm, Đức Jesus đánh đuổi thú nuôi, hất đổ những bàn đổi tiền và nói: “Có lời chép rằng, Nhà ta là nhà cầu nguyện; song các ngươi biến thành hang trộm cướp” (Mc 11, 17). Theo Kinh thánh thì, vì nghe lời Đức Jesus giảng dạy, thấy phép lạ Đức Jesus làm, dân chúng tin theo rất đông nên phái Pharisee tự thấy mình bị mất ảnh hưởng, nên ghen ghét Đức Jesus, nhất là khi họ bị Đức Jesus lên án sự giả hình, đạo đức giả, quá câu nệ vào tập tục, xem nhẹ các giá trị nhân văn... Cả nhóm Saduseo cũng lo ngại trước ảnh hưởng của Đức Jesus trong dân chúng. Bởi vậy, họ tìm cách loại trừ Đức Jesus, họ đã lập mưu bắt nộp Đức Jesus cho quan Pilate và tố cáo Đức Jesus có hành vi chống lại đế chế La Mã. Về cái chết của Đức Jesus, theo các sách Phúc âm nhất lãm, Đức Jesus dùng bữa cùng các môn đồ, gọi là Tiệc Ly, rồi đến vườn Gethsemani để cầu nguyện. Khi đang ở trong vườn Gethsemani, lính La Mã tìm đến vây bắt Đức Jesus theo lệnh của Tòa công luận và thầy thượng tế Caiphas (Mt 26, 65-67). Nhà chức trách quyết định bắt giữ Jesus vì xem ngài là mối đe dọa cho quyền lực của họ, vì cách thức ngài dùng để diễn giải Kinh thánh và vì ngài thường vạch trần sự giả trá của họ trong đời sống tôn giáo. Vì Đức Jesus được số đông dân chúng yêu mến nên họ tìm cách bắt ngài vào ban đêm, nhằm tránh bùng nổ bạo loạn (xem Mc 14, 2). Theo các sách Phúc âm, Judas Iscariot, một trong các môn đồ, phản bội Đức Jesus bằng cách ôm hôn ngài để giúp binh lính có thể nhận diện ngài trong bóng đêm. Còn Phêrô dùng gươm tấn công những kẻ đến bắt giữ Đức Jesus, chém đứt tai một người. Và theo Phúc âm Luca, Đức Jesus sau khi đã chữa lành vết thương cho người ấy, thì liền quay sang quở trách Phêrô “Hãy đút gươm vào vỏ; vì hễ ai dùng gươm sẽ chết vì gươm” (Mt 26, 52). Sau khi Đức Jesus bị bắt, các môn đồ tản lạc nhiều nơi để ẩn trốn.
  • 35. 31 Đức Jesus bị Tòa công luận buộc tội phạm thượng. Thầy thượng tế giao Đức Jesus cho tổng đốc La Mã Pilate với cáo buộc phản loạn rằng, Jesus tự nhận mình là vua dân Do Thái (xem Mt 27, 21-31). Khi Pilate hỏi Đức Jesus “Có phải ông là vua của dân Do Thái không?”, Đức Jesus trả lời: “Đúng như lời ông nói”. Các sách Phúc âm kể lại: Pilate nhận biết Đức Jesus không phạm tội gì chống chính quyền La Mã. Vì vậy theo tập tục, vào dịp lễ Vượt qua, tổng đốc La Mã sẽ phóng thích một tù nhân. Pilate yêu cầu đám đông chọn giữa Jesus người Nazareth và một kẻ phiến loạn tên Barabbas. Đám đông, theo sự xúi giục của giới lãnh đạo Do Thái, muốn Barabbas được tha và Jesus bị đóng đinh. Theo Phúc âm Mattheo, Pilate rửa tay mình ngay trước phiên tòa để bày tỏ rằng ông vô tội trong quyết định này. Pilate, vì cố xoa dịu cơn phẫn nộ của đám đông, cho đánh đòn Đức Jesus. Song đám đông tiếp tục đòi hỏi Jesus phải bị đóng đinh. Trong cơn cuồng nộ, họ gào thét: “Hãy đóng đinh hắn trên cây thập tự”; và khẳng định trách nhiệm của họ về cái chết của Jesus: “Máu nó sẽ đổ lại trên chúng tôi và con cái chúng tôi!” (Mt 27, 21-26). Cuối cùng Pilate chịu nhượng bộ, trao Đức Jesus cho quân lính điệu đi, bắt vác thập giá lên đồi Golgotha và đóng đinh vào thập giá. Theo Phúc âm Luca, khi bị treo trên cây thập tự, Đức Jesus cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha cho họ; vì họ không biết mình làm điều gì”(Lc 23, 34). Theo bốn sách Phúc âm, Đức Jesus trút hơi thở cuối cùng trước khi trời tối. Joseph, người Arimathea, một người Do Thái giàu có và là thành viên Tòa công luận, đến gặp Pilate để xin an táng Đức Jesus. Joseph đã an táng, đặt xác Đức Jesus trong một ngôi mộ đá gần đó. Theo cả bốn sách Phúc âm, Đức Jesus sống lại từ cõi chết sau ba ngày, kể từ khi bị đóng đinh trên cây thập tự giá. Phúc âm Mattheo thuật lại một thiên sứ hiện ra bên ngôi mộ và báo tin sự sống lại của Đức Jesus cho những phụ nữ khi họ đến xức xác theo tục lệ. Quang cảnh hiện ra của thiên sứ đã làm các lính canh hôn mê (Xem Mt, 28: 2-4). Trước đó, thầy thượng tế và người
  • 36. 32 Pharisee xin Pilate cho lính đến gác mộ vì họ tin rằng các môn đồ sẽ tìm cách cướp xác. Theo Kinh thánh, Đức Jesus hiện ra với Maria Madalene. Khi Maria Madalene nhìn vào ngôi mộ, thấy Đức Jesus nhưng bà không nhận ra Chúa Jesus cho đến khi Ngài gọi bà. Theo tường thuật của sách Công vụ tông đồ, Đức Jesus hiện ra tại nhiều địa điểm khác nhau trong suốt bốn mươi ngày. Người Kitô giáo tin rằng Đức Jesus là Thiên Chúa Ngôi Hai giáng thế làm người, rao giảng lời của Thiên Chúa và đã chịu nạn chịu chết trên cây thập tự giá để cứu chuộc nhân loại tội lỗi mà cội nguồn tội lỗi lớn nhất là “tội tổ tông”8 . Trọng tâm của đức tin Kitô giáo là tin rằng qua sự chết và phục sinh của Đức Jesus, nhân loại tội lỗi được Thiên Chúa tha thứ; nhờ đó mà nhận lãnh sự cứu rỗi và lời hứa linh hồn được sống đời đời. Các sách Phúc âm viết rằng người La Mã buộc tội Jesus vì muốn xoa dịu sự bất bình của giới cầm quyền Do Thái. Nhưng một số học giả cho rằng đó là cách đế chế La Mã trừng phạt những người chống đối họ. Nhất là tư tưởng của Jesus không phù hợp, thậm chí đối lập với ý thức hệ mà chế độ nô lệ đang hiện hành của đế chế La Mã. Tín đồ Kitô giáo thì tin rằng việc Đức Jesus chịu chết là một sự tiền định, vì đúng như những lời tiên tri đã chép trong Kinh Cựu ước những thế kỷ trước về cái chết và sự sỉ nhục mà Đức Jesus phải chịu. Sách Isaia tiên tri: “Đức Kitô bị vả, nhổ, đấm vào mặt…”, “bị đánh bằng roi, cũng như bị sỉ nhục” (Is 50, 6; 52, 14-15; Mt 26, 67-68; Mc 14, 65); đó là cái chết để chuộc tội cho nhân loại… Hầu hết người Kitô giáo xác tín câu chuyện phục sinh được tường thuật trong Tân ước, và xem đó là sự kiện quan trọng nhất, đầy ý nghĩa tâm linh. Họ coi câu chuyện phục sinh là tâm điểm cho đức tin của họ, mặc cho một số tín đồ thuộc trào lưu tự do (liberalism) chỉ xem đó là câu chuyện có tính ẩn dụ. Tuy nhiên mọi người nhận thấy, chính lịch sử đã chứng minh đây là niềm 8 Theo nghĩa đen Kinh thánh thì tội này do hai ông bà Adam và Eva không tuân lệnh Chúa đã ăn trái cấm trong vườn địa đàng nên mang tội bất tuân và truyền lại cho con cháu muôn đời.
  • 37. 33 tin bất di bất dịch của Kitô giáo. Tất cả tín đồ Kitô giáo tin rằng Jesus đã làm nhiều phép lạ và các môn đồ của Jesus cũng được ban cho quyền lực siêu nhiên để làm nhiều phép lạ, chữa lành bệnh tật cho nhiều người và nói được nhiều thứ tiếng khác nhau… Theo sách Công vụ Tông đồ, Stephan mở đầu một cuộc bảo vệ giáo lý Kitô giáo đầu tiên và ông đã kết luận bằng những lời lên án dân Do Thái: “Vì các người cứng đầu cứng cổ, lòng chai dạ đá, nên các người luôn luôn chống cự với Chúa Thánh Thần” (Cv 6). Những lời lẽ này đã khiến Stephan phải chết, và trở thành ngưởi tử vì đạo đầu tiên. “Nghe những lời ấy, người Do Thái nghiến răng căm giận Stephan, lại được nhà cầm quyền La Mã làm thinh, họ ném đá ông cho đến khi chết” (Cv 6, 8). Cái chết của Stephan năm 34 sau Công nguyên mở đầu cuộc bách hại của người Do Thái đối với Giáo hội Kitô giáo ở Jerusalem. Nhiều giáo dân phải bỏ Jerusalem tản cư về các vùng quê ở Judeas, Samaria,..., đi tới đâu họ truyền bá giáo lý Kito giáo tới đó. Như thế cuộc bách hại và cấm đoán lại là một trong những nguyên nhân trực tiếp mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Kitô giáo. Bên cạnh đó, các giáo đoàn Kitô giáo tiên khởi có khuynh hướng cởi mở, sẵn sàng đón nhận vào Giáo hội những phần tử mới, bất cứ họ là dân tộc nào, bất cứ là tự do hay nô lệ… Có thể khẳng định, có hai yếu tố chính yếu góp phần tách Kitô giáo ra khỏi Do Thái giáo. Thứ nhất, người tín đồ Kitô giáo tuyên nhận rằng Đức Jesus là Đấng Messia, là Đấng Kitô, và đó là điều mà người Do Thái không chấp nhận, thậm chí xem đó là một sự phạm thượng, mạo danh... Vì mối kỳ vọng của Do Thái giáo là Đấng Kitô sẽ giải phóng dân Do Thái khỏi sự thống trị của người Roma, và mở ra vương quốc của Thiên Chúa. Nhưng Jesus đã không đáp ứng những kỳ vọng này. Người đã không quật ngã người Roma, mà trái lại còn bị người Roma xử tử, Người không chỉ đã chết, mà còn chết một cách đầy sỉ nhục trên thập giá, người Do Thái không thể tin vào một
  • 38. 34 Đấng Messia bị đóng đinh thập giá như thế. Nhưng các tín đồ Kitô giáo thì tin rằng Đức Jesus chính là Đấng Messia mà các tiên tri từ xa xưa đã tiên báo, Thiên Chúa đã phục sinh Đức Jesus từ cõi chết, và Đức Jesus là Con Thiên Chúa, là Đấng đã chết cho mọi người, để cứu rỗi mọi người... Nếu nhìn từ một nhãn quan của người Do Thái thì đây là những khẳng định hết sức vô lý và phạm thượng, nên nhiều người Do Thái lúc bấy giờ đã tẩy chay và bách hại những người theo Kitô giáo. Thứ hai, ngay từ khá sớm, làn sóng Kitô giáo đã lan tràn tới các nước lân cận, những người không phải là Do Thái. Một câu hỏi được đặt ra, gây nên một sự rạn nứt lớn trong Kitô giáo sơ khai, đó là phải chăng các tín đồ Kitô giáo ngoài Do Thái cần phải tuân giữ luật Do Thái, gồm cả những qui định nghiêm ngặt về kiêng khem, việc tuân giữ ngày sabat, và nhất là việc cắt bì9 . Người ta có phải trở thành một người Do Thái để rồi trở thành một tín đồ Kitô giáo hay không? Chúng ta gặp thấy một số tranh cãi quyết liệt về vấn đề này trong sách Công vụ, chương 15. Cuối cùng nhiều tín đồ Kitô giáo vẫn tiếp tục giữ các tập tục theo nghi lễ Do Thái và những người gốc dân ngoại không cần phải cắt bì để trở nên tín đồ Kitô giáo (Gl 5, 11-12; Cv 15). Quyết định này đã dàn xếp các căng thẳng giữa người Do Thái và các tín đồ Kitô giáo, nhất là với sự tàn phá đền thờ Do Thái. Nhưng khi các tín đồ Kitô giáo quay lưng lại không giữ luật Do Thái nữa, thì đó là lúc người Do Thái đang nhấn mạnh hơn đến việc tuân giữ Lề luật nhằm cố gắng tái lập căn tính Do Thái sau biến cố Đền thờ bị hủy diệt. Những căng thẳng gay gắt giữa Kitô giáo và Do Thái giáo thời ấy có thể được ghi nhận rải rác trong toàn bộ Tân ước, nhất là trong các bản văn của Phaolô, sách Công vụ Tông đồ. Vậy, có thể khẳng định, Kitô giáo ra đời như là bước ngoặt lịch sử tư tưởng, đồng thời là một sự báo hiệu về một hình thái ý thức xã hội mới ra đời, đó là giai đoạn mà thế giới phương Tây đang chuyển mình để bước sang một 9 Theo tập tục Do Thái, con trai khi mới sinh ra phải cắt một miếng da ở đầu dương vật.
  • 39. 35 chế độ mới. Thật vậy, những tư tưởng của Kitô giáo như đề cao tự do, bình đẳng, công bằng, bác ái, khoan dung, tha thứ… không phù hợp với chế độ nô lệ, chế độ buôn bán, đối xử với người nô lệ như những công cụ, những súc vật biết nói. 1.2.2. Quá trình phát triển và phân phái của Kitô giáo Sau cái chết của Đức Jesus trên thập giá, các tông đồ đã đi truyền bá giáo lý Kitô giáo ở Bắc Phi, Tiểu Á, Ả Rập, Hy Lạp và La Mã, để thành lập những cộng đoàn Kitô giáo đầu tiên (xem Cv). Năm 64, dưới sự đàn áp của Hoàng đế Néro, hai tông đồ Phêrô và Phaolô tử đạo tại Roma. Năm 96, Giáo hoàng Clement I viết lá thư đầu tiên gửi giáo đoàn Côrintô (Corinthios), một năm sau cái chết của vị tông đồ cuối cùng Gioan tại Epheso (Ephesios). Từ những năm 150, những người truyền giáo bắt đầu rao giảng thần học Kitô giáo để củng cố lòng tin trong tín đồ. Đáng chú ý là Ignatius Antioch, Polycarp, Justin, Irenaeus, Tertullian, Clement Alexandria và Origen… Họ vừa là người rao giảng giáo lý Kitô giáo nhưng cũng đồng thời là những triết gia có tư tưởng hộ giáo; Giáo hội Kitô giáo thường gọi họ là các bậc giáo phụ. Vào năm 64, vua Néro cho rằng những tín đồ Kitô giáo đã châm lửa đốt thành Rome; ông đã tra tấn và lên án các tín đồ Kitô giáo với quy mô lớn. Sau này, Tertullian (khoảng 155 – 230) đã có một bản luận tội vua Néro, và là người đầu tiên gọi Néro là kẻ lập mưu lấy cớ để tàn sát các tín đồ Kitô giáo. Từ đó chính quyền La Mã đàn áp Giáo hội Kitô giáo qua chín đời hoàng đế, gần ba thế kỷ. Mặc dù một thời gian dài liên tục bị bách hại như thế, nhưng Kitô giáo vẫn phát triển và lan truyền khắp cả vùng Địa Trung Hải và đến năm 313, Kitô giáo chính thức bước qua một gia đoạn phát triển mới. Constantine I ban hành Sắc lệnh Milano năm 313: Constantine có lẽ được biết đến nhiều nhất vì ông là hoàng đế La Mã đầu tiên theo Kitô giáo.
  • 40. 36 Triều đại của ông là một bước ngoặt lịch sử của Kitô giáo. Năm 313, Constantine công bố chấp nhận Thiên Chúa giáo trong Sắc lệnh Milan, bãi bỏ sự trừng phạt đối với những người theo Kitô giáo và trả lại các tài sản của Giáo hội đã bị tịch thu. Triều đại lâu dài của Constantine, sự chuyển đổi của ông, và sự bảo trợ Giáo hội của ông đã thiết lập lại vị thế mới của Kitô giáo trong toàn đế chế La Mã. Constantine tuyên bố rằng mình theo Thiên Chúa giáo. Khi viết cho những người Kitô giáo, Constantine nói rõ rằng ông tin sự thành công của ông là do sự bảo vệ của Đức Jesus Kitô. Trong suốt triều đại của mình, Constantine đã bảo trợ Giáo hội về mặt tài chính, xây dựng nhiều thánh đường khác nhau. Đặc biệt, ông còn ban ra những đặc quyền như miễn một số thuế cho các tăng lữ, thăng chức những người Thiên Chúa giáo tới những vị trí cao trong nhà nước, trả lại những tài sản tịch thu trong thời Diocletian. Những nhà thờ nổi tiếng của ông xây dựng bao gồm nhà thờ Holy Sepulchre, nhà thờ Thánh Phêrô. Constantine tự cho mình có trách nhiệm với Chúa về mặt tâm linh của thần dân của ông ta. Do đó, ông có trách nhiệm duy trì giáo lý. Đối với Constantine, hoàng đế không quyết định ra giáo lý, vì đó là trách nhiệm của các giám mục và linh mục. Vai trò của ông là bảo vệ giáo lý, diệt bỏ những dị giáo, ủng hộ sự thống nhất về các vấn đề tôn giáo. Hoàng đế đảm bảo rằng Thiên Chúa được tôn thờ đúng cách trong đế quốc của ông; còn tôn thờ đúng đắn như thế nào là do giáo quyền quyết định. Năm 316, Constantine đảm nhiệm vai trò trọng tài trong cuộc tranh cãi ở Bắc Phi về sự dị giáo (heresy) của chủ nghĩa Donatism (không theo Kitô giáo chính thống). Sau khi đi đến phán quyết chống lại chủ nghĩa Donatisme, Constantine chỉ huy một đạo quân của Kitô giáo chống lại những người dị Kitô giáo. Sau gần 300 năm chung sống hòa bình, đây là cuộc xung đột đầu tiên trong nội bộ Kitô giáo. Và năm 325, ông triệu tập Công đồng Nicea, là