SlideShare a Scribd company logo
1 of 140
PHẠM THỊ HUYỀN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
Ở TP. HỒ CHÍ MINH
Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
PHẠM THỊ HUYỀN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
Ở TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM VĂN DƯỢC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa quý thầy cô, tôi tên Phạm Thị Huyền, học viên cao học khóa 26-
Chuyên nghành Kế toán – Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam
đoan luận văn Thạc sĩ với đề tài “ Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế
toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở Thành phố Hồ Chí Minh”
là kết quả của quá trình nghiên cứu độc lập cả cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Phạm Văn Dược. Các số liệu trong bài luận văn là do chính tác giả thu
thập, thống kê và xử lý một cách trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ
công trình nghiên cứu khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019
Học viên
Phạm Thị Huyền
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
PHẦN TÓM TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................... 2
4. Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................................ 3
6. Ý nghĩa nghiên cứu........................................................................................................... 3
7. Bố cục của luận văn.......................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC..................................... 5
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài............................................................................................ 5
1.2 Các nghiên cứu trong nước ............................................................................................ 9
1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu...............................................................................15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................................25
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..............................................................................26
2.1 Tổng quan về kế toán quản trị .....................................................................................26
2.1.1 Quá trình hình thành kế toán quản trị......................................................................26
2.1.2 Khái niệm kế toán quản trị........................................................................................28
2.1.3 Đặc điểm kế toán quản trị.........................................................................................30
2.1.4 Nội dung kế toán quản trị .........................................................................................30
2.1.4.1 Hệ thống kế toán chi phí........................................................................................30
2.1.4.2. Thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định..............................31
2.1.4.3 Dự toán ngân sách ..................................................................................................32
2.1.4.4 Kế toán trách nhiệm ...............................................................................................36
2.2 Lý thuyết nền ảnh hưởng đến vận dụng KTQT của các doanh nghiệp ..................37
2.2.1 Lý thuyết bất định ......................................................................................................37
2.2.2Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí (Cost benefit theory)......................................38
2.3 Đặc điểm hoạt động DN thương mại ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT.........38
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp ..................39
2.4.1 Quy mô doanh nghiệp ...............................................................................................40
2.4.2 Trình độ nhân viên kế toán .......................................................................................40
2.4.3 Công nghệ thông tin ..................................................................................................41
2.4.4 Nhận thức nhà quản lý ..............................................................................................42
2.4.5 Mức độ cạnh tranh của thị trường............................................................................43
2.4.6 Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp .......................44
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................................45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................................48
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................49
3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ..................................................49
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................49
3.1.2 Quy trình nghiên cứu và các bước thực hiện nghiên cứu .....................................50
3.2. Các giả thuyết nghiên cứu ..........................................................................................51
3.2.1 Các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh.................................51
3.2.2 Phương trình hồi quy tổng quát................................................................................54
3.3 Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi .............................................................55
3.4 Chọn mẫu nghiên cứu...................................................................................................60
3.4.1 Mẫu khảo sát dùng trong nghiên cứu định tính......................................................60
3.4.2 Mẫu khảo sát dùng trong nghiên cứu định lượng...................................................60
3.5 Công cụ phân tích và quy trình thu thập, xử lý dữ liệu............................................61
3.5.1 Công cụ phân tích dữ liệu.........................................................................................61
3.5.2 Quy trình thu thập dữ liệu.........................................................................................61
3.5.3 Quy trình xử lý dữ liệu..............................................................................................61
3.6 Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu...............................................................................62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................................64
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.......................................65
4.1 Đánh giá thang đo.........................................................................................................65
4.1.1 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố quy mô doanh nghiệp............................65
4.1.2 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố trình độ nhân viên kế toán....................66
4.1.3 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố công nghệ thông tin...............................67
4.1.4 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố nhận thức nhà quản lý...........................68
4.1.5 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường........68
4.1.6 Cronbach’s alpha của thang đo chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT
cho DN ..................................................................................................................................69
4.1.7 Cronbach’s alpha của thang đo vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp thương
mại TP. Hồ Chí Minh..........................................................................................................69
4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán
quản trị tại các doanh nghiệp thương mại TP. Hồ Chí Minh..........................................70
4.2.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)..........................................................................71
4.2.2 Kết luận phân tích nhân tố khám phá mô hình đo lường ......................................74
4.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu .......................................................75
4.3.1 Phương pháp nhập các biến thành phần trong mô hình hồi quy bội ...................75
4.3.2.Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội...........................76
4.3.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội..................................77
4.4 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy............................................78
4.5 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội................................................................79
4.5.1 Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi..........................79
4.5.2 Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn...............................................80
4.5.3 Kiểm tra giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập....................81
4.6. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ........................................................................................82
4.7 Bàn luận kết quả nghiên cứu........................................................................................82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4...................................................................................................85
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................86
5.1 Kết luận ..........................................................................................................................86
5.2 Kiến nghị cho doanh nghiệp thương mại thành phố Hồ Chí Minh.........................87
5.2.1 Mức độ cạnh tranh của thị trường............................................................................87
5.2.2 Công nghệ thông tin ..................................................................................................88
5.2.3 Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp .......................89
5.2.4 Trình độ nhân viên kế toán .......................................................................................90
5.2.5 Quy mô doanh nghiệp ...............................................................................................91
5.2.6 Nhận thức nhà quản lý ..............................................................................................92
5.3 Hạn chế của đề tài .........................................................................................................92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5...................................................................................................94
KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DN: Doạnh nghiệp
DNTM: Doanh nghiệp thương mại
DNNVV: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
KTQT: Kế toán quản trị
TP: Thành phố
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trong mức độ vận dụng
kế toán quản trị được báo cáo tại Úc, Anh và Mỹ............................................................. 5
Bảng 1.2: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu..15
Bảng 2.1: Sơ đồ tiến hóa của KTQT..................................................................................27
Bảng 2.3: Tổng hợp đề xuất các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị......46
Bảng 4.1: Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố quy mô doanh nghiệp....................66
Bảng 4.2: Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố trình độ nhân viên kế toán............66
Bảng 4.3: Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố công nghệ thông tin.......................67
Bảng 4.4: Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố nhận thức nhà quản lý...................68
Bảng 4.5: Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường68
Bảng 4.6: Cronbach’s alpha của thang đo chi phí cho việc tổ chức một hệ thống
KTQT cho DN......................................................................................................................69
Bảng 4.7: Cronbach’s alpha của thang đo vận dụng kế toán quản trị tại các doanh
nghiệp thương mại TP. Hồ Chí Minh................................................................................70
Bảng 4.8: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần..........................................71
Bảng 4.9: Bảng phương sai trích .......................................................................................72
Bảng 4.10: Bảng ma trận xoay...........................................................................................73
Bảng 4.11 Phương pháp nhập các biến vào phần mềm SPSS........................................75
Bảng 4.12: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội..................76
Bảng 4.13: Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội ....................77
Bảng 4.14: Bảng kết quả các trọng số hồi quy.................................................................78
Bảng 5.1: Tổng hợp mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị
trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh................................................86
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Kết quả nghiên cứu của Kamisah Ismail (2018).............................................. 9
Hình 1.2: Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Vũ (2017)............................11
Hình 1.3: Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Yến (2017)...................................13
Hình 1.4: Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai Trâm (2018)...................14
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất..............................................................................47
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.........................................................................................49
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi qui...........................79
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa...................................................80
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa...............................................81
TÓM TẮT
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thương
mại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, chủ yếu tập trung vào xây dựng hệ thống
thông tin kế toán tài chính phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế mà
chưa thực sự quan tâm đến kế toán quản trị, dẫn đến việc đưa ra chiến lược kinh
doanh ít căn cứ vào thông tin do kế toán quản trị cung cấp để phục vụ tình hình kinh
doanh, nên có nhiều nguy cơ tụt hậu, không cạnh tranh nổi với các đối thủ do không
xây dựng được chính sách giá hợp lý và thiếu tầm nhìn trong quản lý, thậm chí
nhiều trường hợp phải đóng cửa, phá sản, từ đó cho thấy tính cấp thiết trong vận
dụng KTQT ở các doanh nghiệp này.
Bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó phương pháp nghiên cứu
định tính được kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng, luận văn xác định
các nhân tố và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra 6 nhân tố gồm: Quy mô doanh nghiệp; trình độ
nhân viên kế toán; công nghệ thông tin; nhận thức nhà quản lý; mức độ cạnh tranh
của thị trường; chi phí cho việc tổ chức một hệ thống kế toán quản trị cho doanh
nghiệp đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến vận dụng kế toán quản trị trong các
DNTM ở thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể mức độ tác động của các nhân tố như sau:
nhân tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh
nghiệp thương mại ở thành phố Hồ Chí Minh là Mức độ cạnh tranh của thị trường
(  =0.357), tiếp đến là Công nghệ thông tin (  =0.266), Chi phí cho việc tổ chức
một hệ thống kế toán quản trị cho doanh nghiệp (  =0.259), Trình độ nhân viên kế
toán (  =0.247), Quy mô doanh nghiệp (  =0.224) và cuối cùng là nhân tố Nhận
thức nhà quản lý ( =0.187 ).
Với mỗi nhân tố tương ứng, tác giả đưa ra từng kiến nghị cụ thể mà doanh
nghiệp cần chú ý khi vận dụng kế toán quản trị từ đó góp phần nâng cao hiệu quả
vận dụng kế toán quản trị vào đơn vị. Tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong
nghiên cứu này và đưa ra các hướng nghiên cứu mở rộng tiếp theo cho đề tài.
ABSTRACT
Currently, Vietnamese enterprises in general and Ho Chi Minh City
commercial enterprises in particular, mainly focus on building a financial accounting
information system for the preparation of financial statements and reports. tax that
has not really paid attention to management accounting, leading to the introduction of
a little business strategy based on the information provided by management
accounting to serve the business situation, there is a high risk of lagging. , do not
compete with rivals due to the lack of a reasonable price policy and lack of vision in
management, even in many cases of closure and bankruptcy, thus showing the
urgency in designing applications. Management math at these businesses.
By a mixed research method, in which qualitative research methods are
combined with quantitative research methods, the thesis identifies the factors and
measures the impact of factors on accounting application governance in commercial
enterprises in Ho Chi Minh City.
Research results indicate 6 factors including: Enterprise size; accounting
staff qualifications; Information Technology; manager awareness; the level of
market competition; The cost of organizing a management accounting system for
businesses has a positive effect on the use of management accounting in
commercial enterprises in Ho Chi Minh City. Specifically, the impact level of
factors is as follows: the factor that has the strongest influence on applying
management accounting in commercial enterprises in Ho Chi Minh City is Market
Competition (β= 0.357), followed by Information Technology (β = 0.266), Cost for
organizing an enterprise accounting management system (β= 0.259), Accounting
staff qualification (β= 0.247), Business scale career (β= 0.224) and finally the
manager Awareness factor (β= 0.187).
For each corresponding factor, the author gives each specific recommendation that
enterprises need to pay attention when applying management accounting, thereby
contributing to improving the effectiveness of applying management accounting to
the unit. The author also points out the limitations in this study and provides further
research directions for the topic.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành thương mại thành phố Hồ Chí Minh được quy hoạch dựa trên 4 lĩnh
vực cốt lõi, bao gồm xuất khẩu; hậu cần (logistics); hội chợ triển lãm và lĩnh vực
bán buôn - bán lẻ (http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn). Ngành được xác định là
có nhiều lợi thế cạnh tranh để phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển kinh
tế - xã hội nói chung, góp phần đưa thành phố trở thành trung tâm thương mại trọng
yếu ở khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên thương mại cũng là ngành luôn phải đối mặt
với môi trường cạnh tranh gay gắt như sự hình thành và phát triển của các đối thủ
cạnh tranh trong và ngoài nước, cạnh tranh về giá, nhiều sức ép trong sự tiến bộ
nhanh chóng của kỹ thuật tự động hóa các quá trình sản xuất kinh doanh, phân phối,
thương mại điện tử, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng…
những điều này bắt buộc các DNTM muốn tồn tại và phát triển thì phải nắm trong
tay những công cụ cung cấp thông tin quan trọng, chất lượng, kịp thời để đưa ra
quyết định kinh doanh phù hợp (Trần Thế Nữ, 2011).
Trên thực tế, việc đưa ra các quyết định kinh tế, điều hành doanh nghiệp luôn
đòi hỏi nhà quản lý phải dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau, bao gồm cả
thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nhằm đạt được kết quả tốt nhất
trong quá trình điều hành hoạt động của doanh nghiệp mình. Kế toán quản trị là một
bộ phận cung cấp thông tin quan trọng, không thể thiếu hỗ trợ cho doanh nghiệp
trong việc lập kế hoạch, tổ chức điều hành đơn vị, kiểm tra và đánh giá kết quả thực
hiện, cũng như đưa ra các quyết định trong quản lý doanh nghiệp, qua đó góp phần
khẳng định vai trò quan trọng, cần thiết của nó cho sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các
doanh nghiệp thương mại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, chủ yếu tập trung vào
xây dựng hệ thống thông tin kế toán tài chính phục vụ cho việc lập báo cáo tài
chính, báo cáo thuế mà chưa thực sự quan tâm đến kế toán quản trị, dẫn đến việc
đưa ra chiến lược kinh doanh ít căn cứ vào thông tin do kế toán quản trị cung cấp để
phục vụ tình hình kinh doanh, nên có nhiều nguy cơ tụt hậu, không cạnh tranh nổi
với các đối thủ do không xây dựng được chính sách giá hợp lý và thiếu tầm nhìn
trong quản lý, thậm chí nhiều trường hợp phải đóng cửa, phá sản.
Thêm vào đó, DNTM nói chung tình hình thị trường trong lĩnh vực thương
mại có tính cạnh tranh cao do đó cần nhu cầu thông tin KTQT để ra các quyết định
kinh doanh mang tính cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại, tiếp nữa các
doanh nghiệp này đa phần là DNNVV quy mô không lớn cho nên cũng ảnh hưởng
đến mối quan hệ lợi ích – chi phí trong việc tổ chức hệ thống KTQT, nên cần nâng
cao nhận thức nhà quản lý để xác định nhu cầu thông tin và ý thức trong việc tổ
chức hệ thống KTQT cho từng doanh nghiệp. Từ đó cho thấy nhà quản trị doanh
nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mạinói riêng cần hơn nữa những
công cụ quản lý, phục vụ đắc lực cho việc quản trị doanh nghiệp, làm tăng sức cạnh
tranh của doanh nghiệp và kế toán quản trị là một công cụ cần thiết phải áp dụng.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc vận dụng KTQT trong các doanh
nghiệp thương mại như vừa nêu, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng
đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí
Minh” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế
toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh.
- Mục tiêu cụ thể: nghiên cứu này được thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu
cụ thể như sau:
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh.
+ Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị
trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
+ Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong
các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh?
+ Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị
trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh như thế nào?
4. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các
nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương
mại ở TP. Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không giannghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tại các doanh nghiệp
thương mại ở TP. Hồ Chí Minh.
+ Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn áp dụng phương pháp hỗn hợp trong nghiên cứu. Tức là kết hợp
hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng như sau:
- Phương pháp định tính: tổng hợp cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước
trong và ngoài nước, đồng thời dùng công cụ phỏng vấn kết hợp với xin ý kiến
chuyên gia để xác định các nhân tố có thể tác động đến vận dụng KTQT trong các
doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh. Từ nội dung trao đổi, tác giả sẽ sử
dụng kết quả thảo luận cuối cùng để làm cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi phục vụ
cho công tác khảo sát.
- Phương pháp định lượng: dùng công cụ khảo sát để tập hợp các dữ liệu
bằng cách chọn mẫu và gửi bảng khảo sát trực tiếp đến các đối tượng có liên quan
đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh,
từ đó tiếp tục dùng công cụ phần mềm SPSS 22.0 để kiểm định dữ liệu được tập
hợp từ các cuộc khảo sát để kiểm tra lại độ tin cậy của các thang đo các nhân tố tác
động đến việc vận dụng KTQT ở doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh,
đồng thời tìm ra các nhân tố mới và đo lường mức độ tác động của chúng. Các công
cụ sử dụng bao gồm Conbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân
tích hồi quy đa biến.
6. Ý nghĩa nghiên cứu
Vấn đề đặt ra cho đề tài giải quyết là tìm các nhân tố ảnh hưởng đến vận
dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh. Bên
cạnh đó, cũng cần làm sáng tỏ các mục tiêu nghiên cứu khác đã đặt ra như: đo
lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, xác định các nhân tố nào ảnh hưởng
mạnh, nhân tố nào ảnh hưởng yếu đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các doanh
nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh. Qua kết quả nghiên cứu đó, đề tài có ý
nghĩa thực tiễn là đề xuất các kiến nghị hoặc các gợi ý chính sách nhằm giúp cho
các nhà quản lý nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng nâng cao việc
vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận. Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Phần này tác giả trình bày một số các nghiên cứu tiêu biểu trước đây, trong
và ngoài nước có liên quan đến đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán
quản trị, từ đó góp phần hệ thống tổng quan về tình hình nghiên cứu, qua đó xác
định khe hổng nghiên cứu cho đề tài. Cụ thể như sau:
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Lobo, M.X., Tilt, C. and Forsaith D., 2004. The Future of Management
accounting: A South Australian Perspective.Journal of Management Accounting
Research, 2: 55-70. Tạm dịch: Tương lai của kế toán quản trị: Một quan điểm Nam
Úc. Thông qua việc xem xét các tài liệu học thuật thực nghiệm được thực hiện bởi
các cơ quan kế toán chuyên nghiệp ở Anh, Mỹ và Úc về bản chất của sự thay đổi
trong mức độ vận dụng kế toán quản trị, các tác giả này nhận thấy rằng mức độ vận
dụng kế toán quản trị ở các doanh nghiệp chịu sự tác động của hai nhóm yếu tố là:
nhóm các yếu tố môi trường và nhóm các yếu tố tổ chức. Các yếu tố tác động đến
mức độ vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp được tập hợp theo bảng sau:
Bảng 1.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trong mức độ vận
dụng kế toán quản trị được báo cáo tại Úc, Anh và Mỹ
NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG:
• Toàn cầu hóa thị trường
• Những tiến bộ trong công nghệ thông tin và
sản xuất
• Gia tăng cạnh tranh
CÁC NHÂN TỐ TỔ CHỨC: Nhấn mạnh hơn
về tổ chức:
• Năng lực cốt lõi
• Quan hệ khách hàng và nhà cung cấp
• Thu hẹp, sự giảm biên chế
• Gia công
• Cấu trúc tổ chức phẳng hóa
• Tinh thần hợp tác đồng đội
Mức độ vận
dụng kế toán
quản trị được
báo cáo tại
Úc, Anh và
Mỹ.
Nguồn: Lobo, M.X., Tilt, C. and Forsaith D., 2004)
Như vậy với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, khảo sát thông
qua việc gửi thư đến các thành viên CPA Australia, những người đang làm việc
hoặc các chuyên gia có mối quan tâm về kế toán quản trị, các tác giả xác định được
2 nhóm nhân tố môi trường và nhân tố tổ chứccó ảnh hưởng đến sự thay đổi trong
mức độ vận dụng KTQT được báo cáo tại Úc, Anh và Mỹ.
Kosaiyakanont A., (2011) “SME Entrepreneurs in Northern Thailand:
Their Perception of and Need for Management Accounting”. Journal of Business
and Policy Research, 6: 143-155. Tạm dịch: Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở miền Bắc
Thái Lan: Nhận thức và nhu cầu về kế toán quản trị. Mục tiêu nghiên cứu này xác
định và đo lường mức độ nhận thức về tầm quan trọng của kế toán quản trị và nhu
cầu vận dụng kế toán quản trị giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng Thượng
Bắc Thái Lan (miền bắc Thái Lan). Dữ liệu được thu thập được thông qua bảng câu
hỏi khảo sát gửi đến cho các doanh nghiệp và kích thước mẫu chính thức cho
nghiên cứu là 422 doanh nghiệp SME ở miền bắc Thái Lan, tiếp đó các tác giả sử
dụng phương pháp thống kê mô tả bao gồm tần suất, tỷ lệ phần trăm, trung bình và
độ lệch chuẩn, và hệ số tương quan được sử dụng để phân tích mối quan hệ và mức
độ tác động của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị. Kết quả của nghiên cứu
này cho thấy rằng các doanh nghiệp SME chỉ nhận thức một cách vừa phải về vai
trò của kế toán quản trị, liên quan đến lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định.
Nghiên cứu cũng cho thấy có mối quan hệ cùng chiều của nhận thức về tầm quan
trọng của kế toán quản trị của nhà quản lý và nhu cầu vận dụng kế toán quản trị,
đồng thời các DN có quy mô vừa thì nhận thức (am hiểu) về tầm quan trọng và tính
hữu ích của KTQT cũng như nhu cầu về vận dụng KTQT cao hơn các DN có quy
mô nhỏ.
Ahmad, Kamilah (2012) với nghiên cứu “The use of management
accounting practices in Malaysian SMES”. Tạm dịch: Việc sử dụng các phương
pháp kế toán quản trị trong các DNNVV ở Malaysia. Mục tiêu của nghiên cứu này
là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các
DNNVV và kiểm tra mối quan hệ giữa vận dụng kế toán quản trị và hiệu quả hoạt
động của các DNNVV. Để thực hiện nghiên cứu, các tác giả đã gửi bảng câu hỏi
khảo sát cho 1.000 doanh nghiệp nhỏ ở Malaysia trong lĩnh vực sản xuất, và thu về
160 bảng câu hỏi được trả lời hợp lệ và sử dụng chúng để tiếp tục nghiên cứu. Kết
quả cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều tổ chức vận dụng kế toán quản trị, chỉ
khác nhau là sẽ lựa chọn vận dụng kế toán quản trị truyền thống (gồm: nhận diện và
xác lập định mức chi phí; dự toán ngân sách; phân tích, đánh giá chênh lệch chi phí
giữa thực tế với định mức), hay vận dụng kế toán quản trị phức tạp (gồm: nhận diện
và xác lập định mức chi phí; dự toán ngân sách; phân tích, đánh giá chênh lệch chi
phí giữa thực tế với định mức; hỗ trợ ra quyết định; kế toán quản trị chiến lược) và
thực tế thì các doanh nghiệp được khảo sát vận dụng MAP truyền thống nhiều hơn
là vận dụng MAP phức tạp. Việc này được giải thích rằng các công ty có quy mô
lớn hơn thì nhu cầu vận dụng kế toán quản trị cũng nhiều hơn. Kết quả của nghiên
cứu này cũng cho thấy rằng MAP đóng vai trò rất quan trọng trong hiệu quả quản lý
các SME của Malaysia. Nghiên cứu kết luận rằng có bốn nhân tố ảnh hưởng đến
vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp gồm: quy mô của công ty, mức độ
cạnh tranh thị trường; sự tham gia của chủ sở hữu/ người quản lý trong việc phát
triển MAP và công nghệ sản xuất tiên tiến. Nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ
tích cực giữa việc vận dụng MAP và hiệu quả hoạt động của các DNNVV. Nghiên
cứu góp phần hệ thống cơ sở lý luận về kế toán quản trị và thúc đẩy sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu ở Malaysia cũng như các nhà nghiên cứu trên thế giới về
vận dụng kế toán quản trị.
Alper Erserim (2012) “The Impacts of Organizational Culture, Firm's
Characteristics and External Environment of Firms on Management Accounting
Practices: An Empirical Research on Industrial Firms in Turkey”. Tạm dịch: Tác
động của văn hóa tổ chức, đặc điểm của công ty và môi trường bên ngoài của các
doanh nghiệp về thực hành kế toán quản trị: Một nghiên cứu thực nghiệm ở các
doanh nghiệp công nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu này thực hiện khảo sát với
mẫu bao gồm 84 công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả lần
lượt đưa ra và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu như: Giả thuyết 1: Việc vận
dụng kế toán quản trị chịu tác động bởi văn hóa doanh nghiệp với (a) văn hóa tổ
chức hỗ trợ, (b) văn hóa tổ chức sáng tạo, (c) văn hóa tổ chức dựa trên quy tắc và
(d) văn hóa tổ chức dựa trên mục tiêu; Giả thuyết 2: Việc vận dụng kế toán quản trị
chịu tác động bởi thiết kế tổ chức doanh nghiệp với (a) mức độ tập trung kinh
doanh, (b) mức độ chính thức hóa kinh doanh, (c) mức độ cạnh tranh được nhận
thức và (d) mức độ không chắc chắn về môi trường.Với phương pháp nghiên cứu
định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức hỗ
trợ; quan hệ giữa văn hóa tổ chức dựa trên quy tắc, văn hóa tổ chức theo định hướng
mục tiêu; quan hệ giữa chính thức hóa đến việc áp dụng KTQT.
Kamilah Ahmad, Shafie Mohamed Zabri, (2015) “Factors explaining the
use of management accounting practices in Malaysian medium-sized firms”. Tạm
dịch: Các yếu tố giải thích việc vận dụng kế toán quản trị ở các doanh nghiệp vừa
của Malaysia. Mục đích của nghiên cứu này là để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến áp dụng kế toán quản trị (MAP) trong các doanh nghiệp vừa của Malaysia trong
lĩnh vực sản xuất. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng, theo
đó tác giả đã gửi bảng câu hỏi khảo sát đến 500 doanh nghiệp vừa của Malaysia
trong lĩnh vực sản xuất để điều tra ảnh hưởng của các nhân tố chính đến MAP, kết
quả thu về 110 bảng khảo sát hợp lệ để sử dụng cho nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu
cho thấy quy mô công ty, mức độ cạnh tranh thị trường, cam kết của chủ sở
hữu/người quản lý, công nghệ sản xuất tiên tiến có ảnh hưởng đáng kể đến MAP.
Tuy nhiên nghiên cứu này cũng có hạn chế là chỉ tập trung vào các doanh nghiệp
vừa trong lĩnh vực sản xuất, đo đó, kết quả nghiên cứu thực nghiệm có thể thiếu tính
tổng quát đối với tất cả các doanh nghiệp vừa của Malaysia. Nghiên cứu này lấp đầy
khoảng trống nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị,
và cung cấp một sự hiểu biết sâu hơn về MAP trong các doanh nghiệp vừa.
Kamisah Ismail, Che Ruhana Isa, Lokman Mia (2018). “Market
Competition, Lean Manufacturing Practices and The Role of Management
Accounting Systems (MAS) Information”. Tạm dịch: Cạnh tranh thị trường, thực
hành sản xuất tinh gọn và vai trò của các hệ thống kế toán quản trị (MAS). Theo các
tác giả này thì việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến là một trong những chiến
lược giúp các công ty sản xuất duy trì khả năng cạnh tranh và đạt được kết quả
mong muốn. Nghiên cứu này lập luận rằng các hệ thống kế toán quản lý truyền
thống (MAS) không còn có khả năng cung cấp thông tin cần thiết để hoạt động
trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi. Vì thế nghiên cứu này xem xét vai trò
của thông tin MAS trong mối quan hệ giữa mức độ cạnh tranh thị trường, sản xuất
tinh gọn và hiệu quả của tổ chức. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng bảng
câu hỏi khảo sát gửi đến các công ty sản xuất Malaysia (FMM). Kết quả cho thấy
mối quan hệ cùng chiều giữa sản xuất tinh gọn và MAS, cũng như giữa MAS và
hiệu quả của tổ chức. Kết quả của nghiên cứu được thể hiện dưới đây:
Hình 1.1: Kết quả nghiên cứu của Kamisah Ismail (2018)
(Nguồn: Kamisah Ismail (2018))
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởng
đến việc áp dụng sản xuất tinh gọn của công ty. Đồng thời kết quả trên cũng chỉ ra
rằng mức độ cạnh tranh thị trường và việc thực hiện sản xuất tinh gọn ảnh hưởng
đến việc sử dụng thông tin quản trị của các nhà quản lý.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Trần Thế Nữ (2011) “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các
doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam”. Luận án tiến sĩ,
trường đại học kinh tế quốc dân. Nghiên cứu này mang đến những đóng góp quan
trọng như: góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong các
doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ; Trình bày được thực trạng kế toán
quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ Việt Nam;
từ đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp xây dựng mô hình kế toán quản trị
chi phí tại những doanh nghiệp này. Theo tác giả này thì vận dụng kế toán quản trị
chi phí trong các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ Việt Nam vẫn còn
nhiều hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ: kế toán quản trị chi phí
vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các chủ doanh nghiệp; hay với các
doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống kế toán quản trị chi phí thì chỉ mới bước vào
giai đoạn đầu triển khai, nội dung đơn giản, còn thiên nhiều về kế toán tài chính;
hay việc vận dụng kế toán quản trị chi phí vẫn còn rất ngẫu hứng, manh mún, chưa
được tổ chức một cách khoa học, hiệu quả. Tác giả cũng kiến nghị rằng việc tạo ra
môi trường kinh tế cạnh trạnh lành mạnh sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy các doanh
nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng trong việc vận dụng kế
toán quản trị, bởi khi đó các doanh nghiệp rất cần các thông tin kinh tế, các thông
tin kế toán quản trị để phát huy hết các thế mạnh của doanh nghiệp mình.
Bùi Thị Nhân (2015) “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán
quản trị chi phí trong các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực
TP. Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp,
trong đó nghiên cứu định tính được dùng để xác định mô hình các nhân tố tác động
đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp lĩnh vực công
nghệ thông tin khu vực TP. Hồ Chí Minh và xây dựng bảng câu hỏi phục vụ khảo
sát, cũng như đưa ra các giả thuyết nghiên cứu; với nghiên cứu định lượng, tác giả
dùng công cụ phần mềm SPSS để kiểm định dữ liệu được tập hợp được, kiểm tra lại
độ tin cậy của các thang đo, với các công cụ sử dụng bao gồm Chi bình phương
(Chisquare), Conbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi
quy đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa các nhân
tố: Quy mô DN, trình độ chuyên môn và kỹ thuật sản xuất tiên tiến với vận dụng
KRQT chi phí trong các DN lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực TP. Hồ Chí
Minh. Kết quả cho thấy mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu R2=68.4%, tức là
3 nhân tố vừa nêu trên quyết định 68.4% đến việc vận dụng KTQT chi phí trong các
DN lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực TP. Hồ Chí Minh, còn 31.6% còn lại là
do các nhân tố khác quyết định, chưa được nghiên cứu trong đề tài này.
Nguyễn Ngọc Vũ (2017) “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế
toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực phi tài chính ở
Thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu được thực hiện với phương pháp nghiên
cứu định lượng, và sử dụng phần mềm SPSS là công cụ phân tích dữ liệu. Nghiên
cứu giải quyết các mục tiêu như nhận diện và đo lường mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến việc áp dụng công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở thành phố HCM. Thông qua việc trình bày các nghiên cứu trước trong và ngoài
nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả xác định mô hình các nhân tố tác
động đến việc áp dụng công tác kế toán quản trị tại các DN nhỏ và vừa ở thành phố
Hồ Chí Minh gồm: Quy mô, trình độ nhân viên kế toán, mức độ cạnh tranh, cam kết
của chủ sở hữu/ nhà quản lý, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến. Kết quả nghiên
cứu cho thấy nhân tố cam kết của chủ sở hữu/ nhà quản lý không ảnh hưởng đến
việc áp dụng công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố
Hồ Chí Minh. Kết quả của nghiên cứu này được thể hiện theo mô hình dưới đây:
Hình 1.2: Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Vũ (2017)
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Vũ (2017))
Như vậy qua nghiên cứu tác giả đã xác định được vận dụng kế toán quản trị
trong doanh nghiệp chịu sự tác động của các nhân tố theo thứ tự tác động giảm dần
của các nhân tố như sau: Quy mô, trình độ nhân viên kế toán, mức độ cạnh tranh
trong ngành và cuối cùng là áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến.
Nguyễn Vũ Thanh Giang (2017) “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng kế toán quản trị trong DN tại địa bàn TP.HCM”. Nghiên cứu này sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đồng thời công cụ phần mềm
SPSS để kiểm định dữ liệu với mẫu gồm 98 doanh nghiệp. Đối tượng khảo sát được
chọn bao gồm giám đốc, kế toán trưởng và những người trược tiếp tham gia vào
công tác kế toán của doanh nghiệp. Qua các giai đoạn nghiên cứu và thực hiện
phương pháp kiểm định, bài nghiên cứu đã xác định được 6 yếu tố ảnh hưởng đến
việc vận dụng KTQT vào trong doanh nghiệp (X) bao gồm: nhận thức của chủ
doanh nghiệp (PERC), chiến lược kinh doanh (STRA), quy mô doanh nghiệp
(SIZE), văn hóa doanh nghiệp (CULT), trình độ nhân viên kế toán (QUAL), và chi
phí tổ chức kế toán quản trị (COST). Kết quả nghiên cứu này cho ra R2= 0.525 hay
có thể hiểu rằng việc vận dụng kế toán quản trị vào trong doanh nghiệp thì 6 nhân tố
vừa nêu trên giải thích được 52.5%, còn 47.5% còn lại là do các nhân tố khác tác
động và chưa được nghiên cứu trong nghiên cứu này. Cụ thể, mức độ tác động của
các nhân tố như sau: PERC tác động mạnh nhất ( = 0.267); tiếp đó là các nhân tố
nhưSIZE ( =0.231); COST ( =0.231); QUAL ( =0.212),STRA ( =0.167); và
nhân tố CULT tác động yếu nhất với ( =0.097).
Trần Thị Yến (2017), “Nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản
trị trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định”. Tạp chí công thương (2017). Đối
tượng khảo sát của nghiên cứu này bao gồm: nhà quản lý, kế toán trưởng; giảng
viên thực hiện công tác giảng dạy về KTQT trên địa bàn tỉnh Bình Định, và tiến
hành chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, phi xác suất. Do kích thước mẫu dùng
cho nghiên cứu chính thức là 75 (tương đối nhỏ) nên dẫn đến hạn chế là tính tổng
quát của đề tài không cao. Nghiên cứu này cũng kiểm định chất lượng thang đo
bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Mô hình nghiên cứu
đề xuất của tác giả này bao gồm 4 nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị
trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định: quy mô doanh nghiệp, trình độ nhân
viên kế toán trong DN, mức độ cạnh tranh của thị trường và nhận thức của người
chủ/điều hành DN, tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố nhận thức của
người chủ/điều hành DN không ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong
các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định. Cụ thể kết quả nghiên cứu được trình bày theo
mô hình như sau:
Quy mô doanh nghiệp
( =0.030)
Trình độ nhân viên kế toán
trong DN ( =0.031)
Vận dụng kế toán
quản trị trong các
doanh nghiệp tại
tỉnh Bình Định
(R2
=0.514)
Mức độ cạnh tranh
( =0.727)
Hình 1.3: Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Yến (2017)
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả Trần Thị Yến (2017))
Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm
nâng cao việc vận dụng KTQT trong các DN tại tỉnh Bình Định, góp phần hoàn
thiện hệ thống thông tin hỗ trợ cho nhà quản lý trong điều hành hoạt động công ty.
Nguyễn Thị Mai Trâm (2018) “Các nhân tố tác động đến công tác kế toán
trách nhiệm tại các công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM”.
Theo tác giả này thì nội dụng của kế toán trách nhiệm là nội dung cơ bản của kế
toán quản trị, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị.
Luận văn được thưc hiện nhằm mục tiêu xác định các nhân tố tác động và mức độ
tác động của từng nhân tố đến công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty niêm yết
trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Kết quả nghiên cứu được thể hiện theo
mô hình dưới đây:
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
( = 0.317)
Nhận thức về kế toán trách nhiệm
( = 0.264)
Quy mô công ty
( = 0.192)
Phương pháp kỹ thuật
( = 0.179)
Trình độ nhân viên kế toán
( = 0.151)
Công tác kế toán
trách nhiệm tại các
công ty niêm yết
trên Sàn Giao dịch
Chứng khoán
TP.HCM
(R2
=0.539)
Công nghệ thông tin
( = 0.129)
Hình 1.4: Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai Trâm (2018)
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai Trâm (2018))
Kết quả cho thấy mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu là 53.9%, như
vậy các nhân tố trong mô hình nghiên cứu mà tác giả xây dựng giải thích được
53.9% sự thay đổi trong tổ chức công tác kế toán trách nhiệm, 46.1% còn lại là do
các nhân tố khác chưa được nghiên cứu trong đề tài này quyết định. Căn cứ vào kết
quả nghiên cứu, tác giả này cũng đưa ra các kiến nghị liên quan đến từng nhân tố
nhằm góp phần nâng cao tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty niêm
yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu
Từ những nghiên cứu trước đây, có thể thấy được nhu cầu thông tin kế toán
quản trị phục vụ cho việc quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dẫn
đến những thay đổi trong nhận thức, tiến trình và định hướng vận dụng kế toán quản
trị vào doanh nghiệp. Trước tình hình đó, càng ngày nhiều tác giả lựa chọn thực
hiện các nghiên cứu thực nghiệm nhằm mục tiêu xác định các nhân tố nào tác động
đến vận dụng kế toán quản trị và mức độ tác động của các nhân tố đó như thế nào,
từ đó, cung cấp nguồn thông tin, tài liệu tham khảo vô cùng quý giá, đáng tin cậy và
hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý và điều hành công ty hiệu quả. Dưới đây tác giả
xây dựng bảng tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài
nghiên cứu như:
Bảng 1.2: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên
cứu
STT Nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
1. Lobo, M.X., Tilt, C. and Forsaith
D., 2004. The Future of
Management accounting: A
South Australian
Perspective.Journal of
Management Accounting
Research, 2: 55-70.
Tạm dịch: Tương lai của KTQT:
Một quan điểm Nam Úc.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính thông qua việc xem xét các
tài liệu học thuật thực nghiệm được
thực hiện bởi các cơ quan kế toán
chuyên nghiệp ở Anh, Mỹ và Úc về
bản chất của sự thay đổi trong mức
độ vận dụng KTQT.
Xác định được 2 nhóm nhân tố ảnh
hưởng đến sự thay đổi trong mức độ
vận dụng KTQT được báo cáo tại Úc,
Anh và Mỹ gồm: nhân tố môi trường
(Toàn cầu hóa thị trường, Những tiến
bộ trong công nghệ thông tin và sản
xuất, Gia tăng cạnh tranhvà nhân tố tổ
chức (Năng lực cốt lõi, Quan hệ khách
hàng và nhà cung cấp, Thu hẹp, sự
giảm biên chế, Gia công, Cấu trúc tổ
chức phẳng hóa, Tinh thần hợp tác
đồng đội).
2. Kosaiyakanont A., (2011) “SME
Entrepreneurs in Northern
Thailand: Their Perception of and
Need for Management
Accounting”. Journal of Business
Sử dụng phương pháp nghiên cứu
hỗn hợp (nghiên cứu định tính kết
hợp nghiên cứu định lượng). Dữ liệu
được thu thập đượcthông qua bảng
câu hỏi khảo sát gửi đến cho các
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy
rằng các DNNVV chỉ nhận thức một
cách vừa phải về vai trò của KTQT,
liên quan đến lập kế hoạch, kiểm soát
và ra quyết định. Nghiên cứu cũng cho
and Policy Research, 6: 143-155.
Tạm dịch: DNNVV ở miền Bắc
Thái Lan: Nhận thức và nhu cầu
về KTQT.
doanh nghiệp và kích thước mẫu
chính thức chonghiên cứu là 422
doanh nghiệp SME ở miền bắc Thái
Lan, tiếp đó các tác giả sử dụng
phương pháp thống kê mô tả bao
gồm tần suất, tỷ lệ phần trăm, trung
bình và độ lệch chuẩn, và hệ số
tương quan được sử dụng để phân
tích mối quan hệ và mức độ tác động
của các nhân tố đến vận dụng KTQT.
thấy có mối quan hệ cùng chiều của
nhận thức về tầm quan trọng của
KTQT của nhà quản lý và nhu cầu vận
dụng KTQT, đồng thờicác DN có quy
mô vừa thì nhận thức (am hiểu) về tầm
quan trọng và tính hữu ích của KTQT
cũng như nhu cầu về vận dụng KTQT
cao hơn các DN có quy mô nhỏ.
3. Ahmad, Kamilah (2012) với Sử dụng phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu kết luận rằng có bốn nhân
nghiên cứu “The use of hỗn hợp (nghiên cứu định tính kết tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT
management accounting practices hợp nghiên cứu định lượng). Để thực trong DN gồm: quy mô của công ty,
in Malaysian SMES”. hiện nghiên cứu, các tác giả đã gửi mức độ cạnh tranh thị trường; sự tham
Tạm dịch: Việc sử dụng các bảng câu hỏi khảo sát cho 1.000 DN gia của chủ sở hữu/ người quản lý
phương pháp KTQT trong các nhỏ ở Malaysia trong lĩnh vực sản trong việc vận dụng KTQT và công
DNNVV ở Malaysia. xuất, và thu về 160 bảng câu hỏi nghệ sản xuất tiên tiến. Nghiên cứu
được trả lời hợp lệ và sử dụng chúng cũng tìm thấy mối quan hệ tích cực
để tiếp tục nghiên cứu. giữa việc vận dụng KTQT và hiệu quả
hoạt động của các DN.
4. Alper Erserim (2012) “The
Impacts of Organizational
Culture, Firm's Characteristics
and External Environment of
Firms on Management
Accounting Practices: An
Empirical Research on Industrial
Firms in Turkey”.
Tạm dịch: Tác động của văn hóa
tổ chức, đặc điểm của công ty và
môi trường bên ngoài của các
doanh nghiệp về thực hành
KTQT: Một nghiên cứu thực
nghiệm ở các doanh nghiệp công
nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Nghiên cứu được thực hiện bằng
phương pháp nghiên cứu định lượng,
nghiên cứu này thực hiện khảo sát
với mẫu bao gồm 84 công ty thuộc
lĩnh vực công nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối
quan hệ giữa văn hóa tổ chức hỗ trợ;
quan hệ giữa văn hóa tổ chức dựa trên
quy tắc, văn hóa tổ chức theo định
hướng mục tiêu; quan hệ giữa chính
thức hóa đến việc áp dụng KTQT.
5. Kamilah Ahmad, Shafie
Mohamed Zabri, (2015) “Factors
Nghiên cứu được thực hiện bằng
phương pháp định lượng, khảo sát
Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô
công ty, mức độ cạnh tranh thị trường,
explaining the use of
management accounting practices
in Malaysian medium-sized
firms”.
Tạm dịch: Các yếu tố giải thích
việc vận dụng KTQT ở các doanh
nghiệp vừa của Malaysia.
các doanh nghiệp vừa của Malaysia
trong lĩnh vực sản xuất.
cam kết của chủ sở hữu/ người quản lý,
công nghệ sản xuất tiên tiến có ảnh
hưởng đáng kể đến vận dụng KTQT.
6. Kamisah Ismail, Che Ruhana Isa,
Lokman Mia (2018). “Market
Competition, Lean
Manufacturing Practices and The
Role of Management Accounting
Systems (MAS) Information”.
Tạm dịch: Cạnh tranh thị trường,
thực hành sản xuất tinh gọn và
vai trò của các hệ thống KTQT
(MAS).
Nghiên cứu này sử dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng. Dữ liệu
được thu thập bằng cách sử dụng
bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các
công ty sản xuất Malaysia (FMM).
Kết quả cho thấy mối quan hệ cùng
chiều giữa sản xuất tinh gọn và vận
dụng KTQT, cũng như giữa KTQT và
hiệu quả của tổ chức.
7. Trần Thế Nữ (2011) “Xây dựng Sử dụng phương pháp nghiên cứu Theo tác giả này thì vận dụng KTQT
mô hình KTQT chi phí trong các
doanh nghiệp thương mại quy mô
vừa và nhỏ ở Việt Nam”.
định tính. chi phí trong các doanh nghiệp thương
mại quy mô vừa và nhỏ Việt Nam vẫn
còn nhiều hạn chế. Tác giả cũng kiến
nghị rằng việc tạo ra môi trường kinh
tế cạnh trạnh lành mạnh sẽ là yếu tố
quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp
nói chung và các doanh nghiệp thương
mại nói riêng trong việc vận dụng
KTQT, bởi khi đó các doanh nghiệp
rất cần các thông tin kinh tế, các thông
tin KTQT để phát huy hết các thế
mạnh của doanh nghiệp mình.
8. Bùi Thị Nhân (2015) “Các nhân
tố ảnh hưởng đến việc vận dụng
KTQT chi phí trong các doanh
nghiệp lĩnh vực công nghệ thông
tin khu vực TP. Hồ Chí Minh”.
Nghiên cứu này sử dụng phương
pháp nghiên cứu hỗn hợp (kết hợp
giữa nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng).
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối
quan hệ thuận chiều giữa các nhân tố:
Quy mô doanh nghiệp, trình độ chuyên
môn và kỹ thuật sản xuất tiên tiến với
vận dụng KTQT chi phí trong các
doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ
thông tin khu vực TP.HCM.
9. Nguyễn Ngọc Vũ (2017) “Các
nhân tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng KTQT trong các DNNVV
thuộc lĩnh vực phi tài chính ở
Thành phố Hồ Chí Minh”.
Nghiên cứu được thực hiện với
phương pháp nghiên cứu định lượng,
và sử dụng phần mềm SPSS là công
cụ phân tích dữ liệu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố
cam kết của chủ sở hữu/ nhà quản lý
không ảnh hưởng đến việc áp dụng
công tác KTQT tại các DNNVV ở
thành phố Hồ Chí Minh.
10 Nguyễn Vũ Thanh Giang (2017)
“Các nhân tố ảnh hưởng đến việc
vận dụng KTQT trong doanh
nghiệp tại địa bàn TP.HCM”.
Nghiên cứu này sử dụng phương
pháp nghiên cứu định tính và định
lượng, đồng thời công cụ phần mềm
SPSS để kiểm định dữ DN.
Qua các giai đoạn nghiên cứu và thực
hiện phương pháp kiểm định, bài
nghiên cứu đã xác định được 6 yếu tố
ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT
vào trong doanh nghiệp bao gồm: nhận
thức của chủ doanh nghiệp, chiến lược
kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, văn
hóa doanh nghiệp, trình độ nhân viên
kế toán, và chi phí tổ chức KTQT.
11 Trần Thị Yến (2017), “Nhân tố
ảnh hưởng đến việc vận dụng
KTQT trong các doanh nghiệp tại
tỉnh Bình Định”.
Vận dụng phương pháp nghiên cứu
hỗn hợp. Đối tượng khảo sát của
nghiên cứu này bao gồm: nhà quản
lý, kế toán trưởng; giảng viên thực
Vận dụng KTQT trong các doanh
nghiệp tại tỉnh Bình Định chịu sự tác
động của các nhân tố gồm: Quy mô
doanh nghiệp, Trình độ nhân viên kế
hiện công tác giảng dạy về KTQT
trên địa bàn tỉnh Bình Định, và tiến
hành chọn mẫu theo phương pháp
thuận tiện, phi xác suất. Nghiên cứu
này cũng kiểm định chất lượng thang
đo bằng Cronbach’s Alpha và phân
tích nhân tố khám phá EFA.
toán trong DN, Mức độ cạnh tranh.
12 Nguyễn Thị Mai Trâm (2018) Sử dụng phương pháp nghiên cứu Công tác kế toán trách nhiệm tại các
“Các nhân tố tác động đến công hỗn hợp trong đó phương pháp công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch
tác kế toán trách nhiệm tại các nghiên cứu định tính kết hợp với Chứng khoán TP.HCM chịu sự tác
công ty niêm yết trên Sàn Giao nghiên cứu định lượng. động của các nhân tố gồm: Cơ cấu tổ
dịch Chứng khoán TP.HCM”. chức bộ máy quản lý, Nhận thức về kế
toán trách nhiệm, Quy mô công ty,
Phương pháp kỹ thuật, Trình độ nhân
viên kế toán, Công nghệ thông tin.
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
- Như vậy đối với các nghiên cứu nước ngoài: Qua lược khảo các nghiên cứu
trước được thực hiện ở nước ngoài có thể nhận thấy chủ đề nghiên cứu về vận dụng
KTQT được nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu, từ đó cho thấy ý nghĩa cũng như
tầm quan trọng của mảng đề tài này. Bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau
như nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng hay phương pháp nghiên cứu hỗn
hợp, các nghiên cứu góp phần hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến KTQT, xác
định được các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT. Đồng thời các nghiên cứu
này cũng là căn cứ, tài liệu tham khảo quan trọng cho các nghiên cứu sau này liên
quan đến đề tài vận dụng KTQT. Tuy nhiên các nghiên cứu này được thực hiện ở
những nền kinh tế khác nhau như Nam Úc, Bắc Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ,... ở những
khoảng thời gian khác nhau, do vậy việc vận dụng rập khuôn kết quả nghiên cứu
của những nghiên cứu này vào điều kiện Việt Nam nói chung và DNTM tại TP.
HCM nói riêng là không tiến hành nghiên cứu hay kiểm định lại thì cũng không phù
hợp. Đây cũng được xác định là khe hổng nghiên cứu để tác giả kế thừa kết quả
nghiên cứu nước ngoài để thực hiện đề tài về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng KTQT trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. HCM, từ đó xác định các
nhân tố, đo lường mức độ tác động của các nhân tố sao cho phù hợp với đặc điểm
đặc thù của các doanh nghiệp này.
- Đối với các nghiên cứu trong nước: Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên
cứu liên quan đến đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị được
thực hiện, phân tích, mô tả chi tiết theo từng chủ đề của đề tài này thuộc các lĩnh
vực kinh doanh khác nhau, từ đó tạo nên lượng thông tin đáng kể, là cở sở lý thuyết
quan trọng để thực hiện các nghên cứu liên quan đến vận dụng kế toán quản trị sau
này. Mỗi nghiên cứu lại lựa chọn một tổ hợp các nhân tố khác nhau dẫn đến sự khác
nhau trong việc vận dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp, các nhân tố có thể kể
đến như: quy mô doanh nghiệp, văn hoá nội bộ, môi trường, trình độ nhân viên kế
toán, đội ngũ quản lý,... đồng thời các nghiên cứu này cũng khẳng định không thể
vận dụng một cách rập khuôn, máy móc từ những mô hình trước, mà phải vận dụng,
biến đổi sao cho phù hợp với những đặc thù của đối tượng nghiên cứu.
Tác giả nhận thấy việc vận dụng KTQT cho các doanh nghiệp thương mại ở
TP. Hồ Chí Minh có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tạo nên sự thành công
cho này trong kinh doanh, tuy nhiên mặc dù tính cấp thiết để thực hiện đề tài này
cao như vậy nhưng hiện nay các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế
toán quản trị vào doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh vẫn còn rất ít, rất
hạn chế.
Thông qua việc xác định khe hổng nghiên cứu như trên, trên quan điểm kế
thừa kết quả nghiên cứu của những nghiên cứu trước và tiếp tục nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp thương mại ở
TP. Hồ Chí Minh, luận văn mong muốn sẽ tiếp tục nghiên cứu một cách trực tiếp và
có hệ thống, đầy đủ về các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các
doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu xác định các nhân tố tác
động và mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này tác giả đã trình bày tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở
Việt Nam, qua đó có cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu và đồng thời giúp cho
người đọc nắm được bức tranh toàn cảnh về các nghiên cứu liên quan đến đề tài các
nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị. Ngoài ra, chương này cũng trình
bày điểm khác biệt của nghiên cứu này với các công trình đã được thực hiện trước
đây. Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh
nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh” trong điều kiện hiện nay vẫn còn tương đối
mới, tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trong đó kết hợp cả
phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm xác định các nhân tố và mức
độ tác động của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
thương mại ở TP. Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan về kế toán quản trị
2.1.1 Quá trình hình thành kế toán quản trị
Sách giáo khoa đầu tiên được biết đến về KTQT được trình bày vào năm 1950,
được viết bởi Vatter, và có tiêu đề KTQT. Vatter cho rằng KTQT có mục đích hỗ trợ
các nhà quản trị. Sự thay đổi từ kế toán chi phí thành KTQT cũng được thể hiện khi
Viện Kế Toán Chi phí và Sản Xuất (The Institute of Cost and Works Accountants) thay
đổi tên của tạp chí của nó từ “Kế toán chi phí” thành “Kế toán quản trị” vào năm 1965
và tên viện được đổi thành Viện Kế Toán Chi Phí và Quản Trị (The Institute of Cost
and Management Accounting) vào năm 1972. Năm 1986, viện đổi tên thành Viện
KTQT Chartered (Chartered Institute of Management Accountants -CIMA).Tại Mỹ
Hiệp Hội Quốc Gia Kế Toán Chi Phí đổi tên thành Hiệp Hội Kế Toán năm 1958. Tổ
chức này đãtrở thành Học Viện Kế Toán Quản Trị (IMA) trong năm 1991.
Tổng thể có thể thấy rằng sau thế kỷ XIX sự thay đổi trọng tâm từ kế toán chi phí
sang KTQT nhằm để nhấn mạnh vào việc cung cấp các thông tin phù hợp với nhu cầu
của các nhà quản trị.
Theo “Liên Đoàn Kế Toán Quốc Tế - IFAC(2002)- Kim Langfield, Helen
Thorne, Ronald W. Hilton – Management Accounting 4e”, sự tiến hóa của KTQT bao
gồm bốn giai đoạn chính. Các xu hướng của kế toán quản trị từ trước năm 1950 đến
nay được nhóm lại như trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Sơ đồ tiến hóa của KTQT
Giai đoạn
1
Đến 1950
Giai đoạn 2
Đến 1965
Giai đoạn 3
Đến 1985
Giai đoạn 4
Đến 1995
Các nội
dung được
nhấn mạnh
Xác định
và kiểm
soát chi
phí
Hoạch định
và kiểm soát
quản lý
Tối ưu hóa
các nguồn lực
Làm gia tăng giá trị
Các kỹ
thuật được
sử dụng
Lập dự
toán và kế
toán chi
phí
Phân tích
quyết định và
kế toán trách
nhiệm
Phân tích quy
trình và tái
cấu trúc hệ
thống
Sử dụng công nghệ thông tin và
tài nguyên tri thức để kiểm tra các
tiêu thức về giá trị khách hàng, giá
trị cổ đông và đổi mới tổ chức
(Nguồn:Tác giả tổng hợp)
- Giai đoạn 1 - Trước 1950: KTQT chủ yếu quan tâm vào việc xác định chi phí và
kiểm soát tài chính, thông qua việc sử dụng kỹ thuật dự toán và kế toán chi phí.
- Giai đoạn 2 –Từ 1950 đến Năm 1965: Trọng tâm của KTQT đã chuyển sang
cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch quản trị và kiểm soát, thông qua việc sử dụng
các kỹ thuật như phân tích quyết định và kế toán trách nhiệm.
- Giai đoạn 3 –Từ năm 1965 đến năm 1985: Sự chú ý được tập trung vào việc
giảm lãng phí nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, thông qua việc
sử dụng các kỹ thuật phân tích quá trình và tái cấu trúc hệ thống.
- Giai đoạn 4 – Từ 1985 đến năm 1995: Sự chú ý đã chuyển sang thế hệ hoặc tạo
ra giá trị thông qua hiệu quả sử dụng các nguồn lực, thông qua việc sử dụng các kỹ
thuật đánh giá các yết tố tạo nên giá trị khách hàng, giá trị cổ đông, và đổi mới tổ chức.
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, kế toán quản
trị đã không ngừng hoàn thiện, phát triển đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc
cung cấp thông tin hỗ trợ các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định và trở thành
một bộ phận không thể thiếu trong quá trình quản trịhiện đại (lib.sgu.edu.vn).
Sự thay đổi trong từng giai đoạn cho thấy sự thích ứng với môi trường mới mà
các tổ chức, doanh nghiệp phải đối mặt. Các tổ chức này đã phải định hình lại và tái
cấu trúc chiến lược của mình để duy trì cạnh tranh trên thị trường. Chức năng của
KTQT được phát triển từ hẹp đến ngày càng rộng hơn và ngày càng là một bộ phận
không thể tách rời khỏi kế toán nói chung, cũng như là công cụ không thể thiếu đối với
các nhà quản trị.
2.1.2 Khái niệm kế toán quản trị
Có quan điểm cho rằng không có định nghĩa chung về KTQT. Sự tiến hóa của
KTQT bây giờ sẽ được khám phá trong các định nghĩa thay đổi từ ba cơ quan hàng đầu
của kế toán gồm: Viện KTQT (IMA), Học Viện KTQT Chartered (CIMA) và Liên
Đoàn Kế Toán Quốc Tế (IFAC).
Định nghĩa ban đầu về KTQT của IMA (1981), KTQT là “... quá trình xác định,
đo lường, tích lũy, phân tích, chuẩn bị, giải thích, và thông tin tài chính cho việc quản
trị kế hoạch, đánh giá và kiểm soát của một tổ chức nhằm đảm bảo sử dụng hợp lý đối
với các nguồn lực của nó. KTQT cũng bao gồm việc lập các báo cáo tài chính cho các
nhóm không quản trị như cổ đông, chủ nợ, cơ quan chức năng và cơ quan thuế. Nhưng
gần đây, KTQT được định nghĩa như là “một nghề có liên quan đến sự hợp tác trong
quản trị để ra quyết định, vạch ra kế hoạch và quản trị hiệu quả hệ thống, đồng thời
cung cấp chuyên môn trong báo cáo tài chính và kiểm soát để hỗ trợ quản trị trong việc
xây dựng và thực hiện chiến lược của một tổ chức” (IMA, 2008). Các thay đổi trong
định nghĩa cho thấy vai trò của KTQT phát triển từ xu hướng giao dịch và tuân thủ
thành một đối tác kinh doanh chiến lược giúp các tổ chức trong hoạt động quản trị
doanh nghiệp, lập kế hoạch và dự toán ngân sách, quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ, báo
cáo tài chính tại thời điểm của sự thay đổi lớn, cũng như các phương thức quản trị chi
phí chuyên sâu (IMA, 2008).
Theo tổ chức CIMA, KTQT được định nghĩa là cung cấp thông tin theo yêu cầu
của nhà quản trị cho các mục đích như: xây dựng chính sách, lập kế hoạch và kiểm soát
hoạt động của doanh nghiệp; quyết định các hoạt động thay thế; thông tin ra bên ngoài
để cho cổ đông và những người khác, thông tin cho nhân viên. (CIMA, 2005) cho thấy
KTQT đã chuyển hướng tới một vai trò rộng lớn hơn. KTQT được định nghĩa là việc
áp dụng các nguyên tắc của KTQT và quản trị tài chính để tạo ra, bảo vệ, bảo tồn và
gia tăng giá trị cho các bên liên quan kể cả doanh nghiệp vì lợi nhuận và phi lợi nhuận
trong khu vực công và tư nhân. CIMA (2005) nói rõ hơn định nghĩa của KTQT, nhấn
mạnh KTQT là một phần của quản trị, trong đó yêu cầu xác định, trình bày, giải thích
và sử dụng thông tin liên quan để: Xây dựng chiến lược kinh doanh; Lập kế hoạch hoạt
động dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; Xác định cơ cấu nguồn vốn và các quỹ; Kiểm
soát các hoạt động và đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực; Triển khai các qui
trình quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ Định nghĩa thay đổi
của CIMA cho thấy, KTQT đã tiến gần hơn đến mối quan tâm quản trị cấp cao tập
trung vào tính hiệu quả, lập kế hoạch chiến lược và tạo ra giá trị sáng tạo.
IFAC (1989) định nghĩa: “KTQT là một quá trình nhận diện, đo lường, tổng
hợp, phân tích, chuẩn bị, điễn giải và truyền đạt các thông tin (cả về tài chính lẫn
hoạt động) được sử dụng bởi các nhà quản lý nhằm mục đích hoạch định, đo lường
và kiểm soát một tổ chức, và để đảm bảo rằng nguồn lực của tổ chức đó được sử
dụng một cách phù hợp và có trách nhiệm”. IFAC (2002) thì “…KTQT hướng về
các quá trình xử lý và kỹ thuật, tập trung vào việc sử dụng một cách có hiệu quả và
hiệu suất những nguồn lực của tổ chức, giúp hỗ trợ các nhà quản lý hoàn thành
nhiệm vụ gia tăng giá trị cho khách hàng cũng như cổ đông”.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “Kế toán quản trị” mới chỉ được ghi nhận chính thức
trong Luật Kế Toán ban hành vào ngày 17/06/2003. Ngày 12/06/2006 Bộ tài chính
ban hành thông tư 53/2006/TT - BTC, hướng dẫn áp dụng KTQT trong doanh
nghiệp. Theo đó, KTQT được hiểu là “việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin
kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ
đơn vị kế toán”.
Như vậy, tóm lại có thể hiểu rằng KTQT là việc thu thập, xử lý thông tin về
các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp nhằm cung cấp cơ sở cần thiết để nhà quản
trị đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong tương lai.
2.1.3 Đặc điểm kế toán quản trị
Theo Huỳnh Lợi (2008) thì KTQT bao gồm những đặc điểm như sau:
+ KTQT nhằm phục vụ chức năng điều hành trong nội bộ doanh nghiệp.
+ Thông tin KTQT chủ yếu phục vụ cho các đối tương như Hội đồng quản
trị, Ban giám đốc, các giám đốc bộ phận, nhà quản trị ở các phòng ban trong doanh
nghiệp.
+Thông tin KTQT phản ánh tình hình kinh doanh trong quá khứ, đồng thời
cũng có đặc điểm dự đoán tình hình kinh doanh trong tương lai, và mục tiêu cuối
cùng là phục vụ, hỗ trợ nhà quản lý trong quá trình ra quyết định điều hành hoạt
động kinh doanh trong thời gian đến. Thông tin KTQT được thu thập và đo lường
bằng nhiều loại đơn vị, hình thức khác nhau, lượng thông tin cần được cung cấp và
thời điểm cung cấp phụ thuộc vào yêu cầu của các nhà quản lý trong doanh nghiệp.
+ Báo cáo KTQT có đặc điểm thể hiện thông tin tình hình tài chính một
cáchtổng hợp, theo yêu cầu, mục đích sử dụng của nhà quản lý đơn vị nên có thể
không tuân theo một nguyên tắc, chuẩn mực, hay quy định của Luật, chính sách kế
toán mà chủ yếu tuân theo yêu cầu, ý định sử dụng của nhà quản lý.
2.1.4 Nội dung kế toán quản trị
Theo giáo trình kế toán quản trị của tác giả Phạm Văn Dược(2006) thì các
nội dung chính của KTQT bao gồm:
2.1.4.1 Hệ thống kế toán chi phí
Chi phí có thể hiểu là giá trị của các nguồn lực chi ra tiêu dùng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của tổ chức để đạt được một mục đích nào đó. Bản chất
của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một kết quả, kết quả có thể dưới dạng vật chất
như sản phẩm, tiền, nhà xưởng…hoặc không có dạng vật chất như kiến thức, dịch
vụ được phục vụ.
Tuy nhiên, mục đích của kế toán quản trị trong lĩnh vực chi phí là nhằm cung
cấp thông tin thích hợp, hữu ích và kịp thời cho việc ra quyết định kinh doanh của
nhà quản trị. Vì thế, đối với kế toán quản trị, chi phí có thể là những phí tổn thực tế
phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp,
chi phí cũng có thể là những phí tổn ước tính để thực hiện một dự án, hoặc là những
lợi nhuận bị mất đi do lựa chọn phương án, hi sinh cơ hội kinh doanh. Do đó, việc
phân loại chi phí theo nhiều tiêu thức khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu quản lý
khác nhau là một yêu cầu cần thiết của kế toán chi phí. Một số chi phí phục vụ cho
việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định:
- Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được: chi phí kiểm soát
được đối với một cấp quản lý là những chi phí do cấp đó ra quyết định. Những chi
phí nằm ngoài quyền quyết định của một cấp quản lý gọi là chi phí không kiểm soát
được.
- Chi phí chênh lệch: là những chi phí có trong phương án này nhưng lại
không hoặc chỉ có một phần trong phương án kia, do đó tạo ra chênh lệch chi phí.
Chi phí chênh lệch là những thông tin để người quản lý lựa chọn phương án.
- Chi phí cơ hội: là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi án này thay cho
phương án khác.
- Chi phí chìm: là những chi phí đã bỏ ra trong quá khứ và không thể tránh
được dù lựa chọn bất kỳ phương án nào.
2.1.4.2 Thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận: phân tích mối
quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là xem xét mối quan hệ nội tại của
các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt
hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của công
ty. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận có ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của công ty, là cơ sở để đưa ra
các quyết định như: chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược bán
hàng…
Phân tích thông tin kế toán quản trị để ra các quyết định đầu tư ngắn hạn, dài
hạn. Quá trình ra quyết định của doanh nghiệp là việclựa chọn từ nhiều phương án
khác nhau, trong đó mỗi phương án được xem xét bao gồm rất nhiều thông tin của
kế toán nhất là thông tin về chi phí đầu tư nhằm đạt được các lợi ích kinh tế cao
nhất. Các nhà quản trị doanh nghiệp thường phải đứng trước sự lựa chọn nhiều
phương án kinh doanh khác nhau. Mỗi phương án hành động là một tình huống
khác nhau, có số loại, số lượng, khoản mục chi phí và thu nhập khác nhau, chúng
chỉ có chung một đặc điểm là đều gắn nhiều vào các thông tin của kế toán, do đó
đòi hỏi các nhà quản trị phải xem xét, cân nhắc để ra quyết định đúng đắn nhất. Và
để đảm bảo ra quyết định đúng đắn, nhà quản trị cần phải có công cụ thích hợp giúp
họ phân biệt được thông tin thích hợp với những thông tin không thích hợp, thông
tin nào không thích hợp cần được loại bỏ ra khỏi cơ cấu thông tin cần xem xét và
chỉ có những thông tin cần thiết mới thích hợp trong các quyết định kinh doanh.
2.1.4.3 Dự toán ngân sách
Dự toán ngân sách là những tính toán, dự kiến một cách toàn diện mục tiêu
kinh tế, tài chính mà doanh nghiệp cần đạt được trong kỳ hoạt động, đồng thời chỉ
rõ cách thức, biện pháp huy động các nguồn lực để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ
đó. Dự toán ngân sách là một hệ thống bao gồm nhiều dự toán như: dự toán tiêu thụ,
dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu, dự toán chi phí nhân công, dự
toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí quản lý doanh
nghiệp, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán vốn đầu tư, dự toán tiền, dự toán báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán. Dự toán ngân sách là
cơ sở để đánh giá thành quả hoạt động của từng bộ phận, từ đó xác định trách nhiệm
của từng bộ phận nhằm phục vụ tốt cho quá trình tổ chức và hoạch định.
Dự toán là công cụ của nhà quản lý, chính vì thế đòi hỏi nhà quản lý phải am
hiểu các loại dự toán để thích ứng với từng nhu cầu riêng lẻ và từng hòan cảnh cụ
thể của từng tổ chức trong từng thời kỳ, từng giai đọan. Tùy theo cách thức phân
loại sẽ có các loại dự toán ngân sách sau đây:
 Phân loại theo thời gian gồm dự toán ngân sách ngắn hạn và dự toán ngân
sách dài hạn. Trong đó:
+ Dự toán ngân sách ngắn hạn: Dự toán ngân sách ngắn hạn là dự toán được
lập cho kỳ kế hoạch là một năm và được chia ra từng kỳ ngắn hơn là hàng quý và
hàng tháng. Dự toán ngân sách ngắn hạn thường liên quan đến các hoạt động kinh
doanh thường xuyên của tổ chức như mua hàng, bán hàng, thu tiền, chi tiền, sản
xuất…Dự toán ngân sách ngắn hạn được lập hàng năm trước khi niên độ kế toán kết
thúc và được xem như là định hướng chỉ đạo cho mọi hoạt động của tổ chức trong
năm kế hoạch.
+ Dự toán ngân sách dài hạn: Dự toán ngân sách dài hạn còn được gọi là dự
toán ngân sách vốn, đây là dự toán được lập liên quan đến tài sản dài hạn, thời gian
sử dụng tài sản vào các hoạt động kinh doanh thường hơn một năm. Dự toán dài hạn
thường bao gồm việc dự toán cho các tài sản lớn phục vụ cho hoạt động sản xuất và
hệ thống phân phối như nhà xưởng, máy móc thiết bị…để đáp ứng yêu cầu chiến
lược kinh doanh. Đặc điểm cơ bản của dự toán ngân sách vốn là lợi nhuận dự kiến
lớn, mức độ rủi ro cao, thời gian thu hồi vốn dài.
 Phân loại theo chức năng gồm dự toán hoạt động, dự toán tài chính. Trong
đó:
+ Dự toán hoạt động: Dự toán hoạt động bao gồm các dự toán liên quan đến
hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Như dự toán tiêu thụ nhằm phán đóan tình hình
tiêu thụ của công ty trong kỳ dự toán, dự toán sản xuất được áp dụng cho các doanh
nghiệp sản xuất nhằm dự toán sản lượng sản xuất đủ cho tiêu thụ từ đó tính dự toán
chiphí sản xuất, dự toán mua hàng được dùng cho các doanh nghiệp thương mại
nhằm dự toán khối lượng hàng cần thiết phải mua đủ cho tiêu thụ và tồn kho, sau đó
lập dự toán chi phí bán hàng và quản lý, dự toán kết quả kinh doanh.
+ Dự toán tài chính: Dự toán hoạt động là các dự toán liên quan đến tiền tệ,
vốn đầu tư, bảng cân đối kế toán, dựtoán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
trong đó: dự toán tiền tệ là kế hoạch chi tiết cho việc thu và chi tiền, dự toán vốn
đầu tư trình bày dự toán các tài sản dài hạn và vốn cần thiết cho hoạt động kinh
doanh ở những năm tiếp theo, dự toán bảng cân đối kế toán, dự toán báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh là các dự toán tổng hợp số liệu kinh doanh của doanh nghiệp.
 Phân loại theo phương pháp lập gồm dự toán ngân sách linh hoạt, dự toán
ngân sách cố định.
+ Dự toán ngân sách linh hoạt: Dự toán ngân sách linh hoạt là dự toán cung
cấp cho công ty khả năng ước tính chi phí và doanh thu tại nhiều mức độ hoạt động
khác nhau. Dự toán linh hoạt được lập theo mối quan hệ với quá trình hoạt động,
giúp xác định ngân sách dự kiến tương ứng ở từng mức độ và phạm vi hoạt động
khác nhau. Thông thường dự toán linh hoạt được lập ở ba mức độ hoạt động cơ bản
là: mức độ hoạt động bình thường, trung bình; mức độ hoạt động khả quan nhất;
mức độ bất lợi nhất. Ưu điểm của dự toán linh hoạt là có thể thích ứng với sự thay
đổi của hoạt động kinh doanh, mở rộng phạm vi dự toán, tránh được việc sửa đổi dự
toán một cách phiền phức khi mức độ hoạt động thay đổi. Mặt khác, có thể dùng dự
toán để xem xét tình hình thực hiện trong thực tế.
+ Dự toán ngân sách cố định: Dự toán ngân sách cố định là dự toán tại các số
liệu tương ứng với một mức độ hoạt động ấn định trước. Dự toán ngân sách cố định
phù hợp với doanh nghiệp có hoạt động kinh tế ổn định. Dự toán cố định chỉ dựa
vào một mức độ hoạt động mà không xét tới mức độ này có thể bị biến động trong
kỳ dự toán. Nếu dùng dự toán này để đánh giá thành quả kinh doanh của một doanh
nghiệp mà các nghiệp vụ luôn biến động thì khó đánh giá được tình hình thực hiện
dự toán của doanh nghiệp.
 Phân loại theo mức độ phân tích gồm dự toán từ gốc, dự toán cuốn chiếu.
Trong đó:
+ Dự toán từ gốc: Dự toán từ gốc là khi lập dự toán phải gạt bỏ hết những dự
toán số liệu đã tồn tại trong quá khứ và xem các nghiệp vụ kinh doanh như mới bắt
đầu. Tiến hành xem xét khả năng thu nhập, những khoản chi phí phát sinh và khả
năng thực hiện lợi nhuận của doanh nghiệp để lập các báo cáo dự toán. Các báo cáo
dự toán mới sẽ không lệ thuộc vào số liệu của báo cáo dự toán cũ.
Dự toán từ gốc không chịu hạn chế các mức chi tiêu đã qua, không có khuôn
mẫu vì thế nó đòi hỏi nhà quản lý các cấp phải phát huy tính năng động chủ quan,
tính sáng tạo và căn cứ vào tình hình cụ thể để lập dự toán ngân sách. Phương pháp
dự toán từ gốc có nhiều ưu điểm:
Thứ nhất, nó không lệ thuộc vào các số liệu của kỳ quá khứ. Thông thường
thì các doanh nghiệp thường hay dựa vào số liệu của các báo cáo dự toán cũ kết hợp
với mục tiêu mới để lập dự toán ngân sách cho năm sau. Nhưng cách lập dự toán
ngân sách như vậy sẽ che lấp và lệ thuộc vào các khuyết điểm của kỳ quá khứ tồn
tại mãi trong doanh nghiệp. Dự toán từ gốc sẽ khắc phục nhược điểm này trong quá
trình lập dự toán.
Thứ hai, phương pháp dự toán từ gốc sẽ phát huy mạnh mẽ tính chủ động và
sáng tạo của bộ phận lập dự toán. Quan điểm của các bộ phận lập dự toán không bị
ảnh hưởng, chi phối bởi những quan điểm sai lầm của những người đi trước. Thông
thường thì các bộ phận lập dự toán có khuynh hướng dựa vào ý định của người
quản lý cùng với các quy định có sẵn để lập dự toán, thiếu chủ động suy nghĩ về
tình hình tương lai, không mạnh dạn khai thác cơ hội phát triển công việc. Vì vậy
làm cho công tác dự toán chỉ mang tính hình thức, mất đi tính hiệu quả thực sự.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tất cả mọi hoạt động phân
tích, nghiên cứu đều bắt đầu từ con số không, khối lượng công việc nhiều, thời gian
dùng cho việc lập dự toán dài, kinh phí cho việc lập dự toán cao và cũng không thể
chắc chắn rằng số liệu dự toán từ gốc chính xác hoàn toàn, không có sai sót.
+ Dự toán cuốn chiếu:
Dự toán cuốn chiếu còn gọi là dự toán nối mạch. Dự toán theo phương pháp
này là các bộ phận lập dự toán sẽ dựa vào các báo cáo dự toán cũ của doanh nghiệp
và điều chỉnh với những thay đổi trong thực tế để lập các báo cáo dự toán mới.
Ưu điểm của phương pháp này là các báo cáo dự toán được sọan thảo, theo
dõi và cập nhật một cách liên tục, không ngừng.
Dự toán cuốn chiếu giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp có thể kế hoạch
hóa liên tục các hoạt động kinh doanh của các năm một cách liên tục mà không đợi
kết thúc việc thực hiện dự toán năm cũ mới có thể lập dự toán cho năm mới.
Khuyết điểm của phương pháp này là quá trình lập dự toán ngân sách lệ
thuộc rất nhiều vào các báo cáo dự toán cũ, không phát huy tính chủ động sáng tạo
của các bộ phận lập dự toán ngân sách.
2.1.4.4 Kế toán trách nhiệm
Kế toán trách nhiệm là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin có thể
kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt được mục tiêu
chung của tổ chức.
Kế toán trách nhiệm là nghiên cứu các trung tâm trách nhiệm. Trung tâm
trách nhiệm là một bộ phận hay một phòng ban chức năng mà kết quả của nó được
gắn trách nhiệm trực tiếp của một nhà quản lý cụ thể. Theo nhóm tác giả Anthony
A.Atkinson, Robert s. Kaplan và Ella Mae Matsumura (2012) có bốn loại trung tâm
trách nhiệm, bao gồm:
+ Trung tâm chi phí là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ chịu trách
nhiệm hoặc chỉ có quyền kiểm soát đối với chi phí phát sinh ở trung tâm, không có
quyền hạn đối với lợi nhuận và vốn đầu tư.
+ Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có trách
nhiệm với doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm với lợi nhuận và vốn đầu
tư.
+ Trung tâm lợi nhuận là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị chỉ được
quyền ra quyết định đối với lợi nhuận, doanh thu đạt được và chi phí phát sinh trong
bộ phận đó.
+ Trung tâm đầu tư: Một trung tâm trách nhiệm được xem là một trung tâm
đầu tư khi nhà quản trị của trung tâm đó không những quản lý chi phí và doanh thu
mà còn quyết định lượng vốn sử dụng để tiến hành quá trình đó.
Vậy hệ thống kế toán trách nhiệm được xây dựng dựa trên cơ cấu tổ chức các
bộ phận trong doanh nghiệp có liên quan đến việc sử dụng chi phí, thực hiện doanh
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị

More Related Content

What's hot

Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Kế toán chi phí doanh thu tại Công ty thiết kế công trình - Gửi miễ...
Luận văn: Kế toán chi phí doanh thu tại Công ty thiết kế công trình - Gửi miễ...Luận văn: Kế toán chi phí doanh thu tại Công ty thiết kế công trình - Gửi miễ...
Luận văn: Kế toán chi phí doanh thu tại Công ty thiết kế công trình - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-kinh-doanh-bat-dong-san
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-kinh-doanh-bat-dong-sanPhan tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-kinh-doanh-bat-dong-san
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-kinh-doanh-bat-dong-sanNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
 
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉLuận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
 
Luận văn: Kế toán chi phí doanh thu tại Công ty thiết kế công trình - Gửi miễ...
Luận văn: Kế toán chi phí doanh thu tại Công ty thiết kế công trình - Gửi miễ...Luận văn: Kế toán chi phí doanh thu tại Công ty thiết kế công trình - Gửi miễ...
Luận văn: Kế toán chi phí doanh thu tại Công ty thiết kế công trình - Gửi miễ...
 
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-kinh-doanh-bat-dong-san
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-kinh-doanh-bat-dong-sanPhan tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-kinh-doanh-bat-dong-san
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-kinh-doanh-bat-dong-san
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
 
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại các doanh...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại các doanh...Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại các doanh...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại các doanh...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
 
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Đề tài: Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền tại chi nhánh Sài Gòn
Đề tài: Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền tại chi nhánh Sài Gòn Đề tài: Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền tại chi nhánh Sài Gòn
Đề tài: Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền tại chi nhánh Sài Gòn
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý kê khai thuế qua mạng tại tp HCM, hOT
Luận văn: Quản lý kê khai thuế qua mạng tại tp HCM, hOTLuận văn: Quản lý kê khai thuế qua mạng tại tp HCM, hOT
Luận văn: Quản lý kê khai thuế qua mạng tại tp HCM, hOT
 
Đề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xuất nhập khẩu
Đề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xuất nhập khẩuĐề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xuất nhập khẩu
Đề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xuất nhập khẩu
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...
 
Đề tài: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK, HAY
Đề tài: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK, HAYĐề tài: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK, HAY
Đề tài: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK, HAY
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAYĐề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
 
LV: Kết nối nguồn lực dựa vào cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe sau sinh
LV: Kết nối nguồn lực dựa vào cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe sau sinhLV: Kết nối nguồn lực dựa vào cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe sau sinh
LV: Kết nối nguồn lực dựa vào cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe sau sinh
 
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
 

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị

Nghiên cứu đánh giá tác động của Mobile marketing lên thái độ và hành vi khi ...
Nghiên cứu đánh giá tác động của Mobile marketing lên thái độ và hành vi khi ...Nghiên cứu đánh giá tác động của Mobile marketing lên thái độ và hành vi khi ...
Nghiên cứu đánh giá tác động của Mobile marketing lên thái độ và hành vi khi ...luanvantrust
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...KhoTi1
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Xây dựng Ho...
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Xây dựng Ho...Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Xây dựng Ho...
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Xây dựng Ho...luanvantrust
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC ...
NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC ...NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC ...
NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...
Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...
Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệpLuận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệpDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị (20)

Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên SinhLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
 
Nghiên cứu đánh giá tác động của Mobile marketing lên thái độ và hành vi khi ...
Nghiên cứu đánh giá tác động của Mobile marketing lên thái độ và hành vi khi ...Nghiên cứu đánh giá tác động của Mobile marketing lên thái độ và hành vi khi ...
Nghiên cứu đánh giá tác động của Mobile marketing lên thái độ và hành vi khi ...
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừaLuận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Luận văn: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp, HOTLuận văn: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp, HOT
 
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng, HAY
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng, HAYLuận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng, HAY
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng, HAY
 
Luận Văn Chuyên Ngành Quản Trị Kinh Doanh Hướng Ứng Dụng.doc
Luận Văn Chuyên Ngành Quản Trị Kinh Doanh Hướng Ứng Dụng.docLuận Văn Chuyên Ngành Quản Trị Kinh Doanh Hướng Ứng Dụng.doc
Luận Văn Chuyên Ngành Quản Trị Kinh Doanh Hướng Ứng Dụng.doc
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 
Luận Văn Phân Tích Digital Marketing Tại Truyền Hình FPT
Luận Văn Phân Tích Digital Marketing Tại Truyền Hình FPTLuận Văn Phân Tích Digital Marketing Tại Truyền Hình FPT
Luận Văn Phân Tích Digital Marketing Tại Truyền Hình FPT
 
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Xây dựng Ho...
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Xây dựng Ho...Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Xây dựng Ho...
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Xây dựng Ho...
 
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Hải Nam
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Hải NamChi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Hải Nam
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Hải Nam
 
BÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
 
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAYBÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
 
Luận văn: Kế toán tại các doanh nghiệp ngành may mặc, HOT
Luận văn: Kế toán tại các doanh nghiệp ngành may mặc, HOTLuận văn: Kế toán tại các doanh nghiệp ngành may mặc, HOT
Luận văn: Kế toán tại các doanh nghiệp ngành may mặc, HOT
 
NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC ...
NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC ...NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC ...
NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC ...
 
Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...
Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...
Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ ...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ ...Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ ...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệpLuận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149 (20)

Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du LịchLuận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
 
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
 

Recently uploaded

35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị

  • 1. PHẠM THỊ HUYỀN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Ở TP. HỒ CHÍ MINH Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
  • 2. PHẠM THỊ HUYỀN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Ở TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kế toán Mã số ngành: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Kính thưa quý thầy cô, tôi tên Phạm Thị Huyền, học viên cao học khóa 26- Chuyên nghành Kế toán – Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ với đề tài “ Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở Thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả của quá trình nghiên cứu độc lập cả cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Văn Dược. Các số liệu trong bài luận văn là do chính tác giả thu thập, thống kê và xử lý một cách trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Học viên Phạm Thị Huyền
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ PHẦN TÓM TẮT PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................... 2 4. Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................................ 3 6. Ý nghĩa nghiên cứu........................................................................................................... 3 7. Bố cục của luận văn.......................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC..................................... 5 1.1 Các nghiên cứu nước ngoài............................................................................................ 5 1.2 Các nghiên cứu trong nước ............................................................................................ 9 1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu...............................................................................15 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................................25 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..............................................................................26 2.1 Tổng quan về kế toán quản trị .....................................................................................26 2.1.1 Quá trình hình thành kế toán quản trị......................................................................26 2.1.2 Khái niệm kế toán quản trị........................................................................................28 2.1.3 Đặc điểm kế toán quản trị.........................................................................................30 2.1.4 Nội dung kế toán quản trị .........................................................................................30
  • 5. 2.1.4.1 Hệ thống kế toán chi phí........................................................................................30 2.1.4.2. Thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định..............................31 2.1.4.3 Dự toán ngân sách ..................................................................................................32 2.1.4.4 Kế toán trách nhiệm ...............................................................................................36 2.2 Lý thuyết nền ảnh hưởng đến vận dụng KTQT của các doanh nghiệp ..................37 2.2.1 Lý thuyết bất định ......................................................................................................37 2.2.2Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí (Cost benefit theory)......................................38 2.3 Đặc điểm hoạt động DN thương mại ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT.........38 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp ..................39 2.4.1 Quy mô doanh nghiệp ...............................................................................................40 2.4.2 Trình độ nhân viên kế toán .......................................................................................40 2.4.3 Công nghệ thông tin ..................................................................................................41 2.4.4 Nhận thức nhà quản lý ..............................................................................................42 2.4.5 Mức độ cạnh tranh của thị trường............................................................................43 2.4.6 Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp .......................44 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................................45 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................................48 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................49 3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ..................................................49 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................49 3.1.2 Quy trình nghiên cứu và các bước thực hiện nghiên cứu .....................................50 3.2. Các giả thuyết nghiên cứu ..........................................................................................51 3.2.1 Các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh.................................51 3.2.2 Phương trình hồi quy tổng quát................................................................................54 3.3 Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi .............................................................55 3.4 Chọn mẫu nghiên cứu...................................................................................................60
  • 6. 3.4.1 Mẫu khảo sát dùng trong nghiên cứu định tính......................................................60 3.4.2 Mẫu khảo sát dùng trong nghiên cứu định lượng...................................................60 3.5 Công cụ phân tích và quy trình thu thập, xử lý dữ liệu............................................61 3.5.1 Công cụ phân tích dữ liệu.........................................................................................61 3.5.2 Quy trình thu thập dữ liệu.........................................................................................61 3.5.3 Quy trình xử lý dữ liệu..............................................................................................61 3.6 Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu...............................................................................62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................................64 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.......................................65 4.1 Đánh giá thang đo.........................................................................................................65 4.1.1 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố quy mô doanh nghiệp............................65 4.1.2 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố trình độ nhân viên kế toán....................66 4.1.3 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố công nghệ thông tin...............................67 4.1.4 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố nhận thức nhà quản lý...........................68 4.1.5 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường........68 4.1.6 Cronbach’s alpha của thang đo chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT cho DN ..................................................................................................................................69 4.1.7 Cronbach’s alpha của thang đo vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp thương mại TP. Hồ Chí Minh..........................................................................................................69 4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thương mại TP. Hồ Chí Minh..........................................70 4.2.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)..........................................................................71 4.2.2 Kết luận phân tích nhân tố khám phá mô hình đo lường ......................................74 4.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu .......................................................75 4.3.1 Phương pháp nhập các biến thành phần trong mô hình hồi quy bội ...................75 4.3.2.Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội...........................76 4.3.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội..................................77 4.4 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy............................................78
  • 7. 4.5 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội................................................................79 4.5.1 Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi..........................79 4.5.2 Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn...............................................80 4.5.3 Kiểm tra giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập....................81 4.6. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ........................................................................................82 4.7 Bàn luận kết quả nghiên cứu........................................................................................82 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4...................................................................................................85 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................86 5.1 Kết luận ..........................................................................................................................86 5.2 Kiến nghị cho doanh nghiệp thương mại thành phố Hồ Chí Minh.........................87 5.2.1 Mức độ cạnh tranh của thị trường............................................................................87 5.2.2 Công nghệ thông tin ..................................................................................................88 5.2.3 Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp .......................89 5.2.4 Trình độ nhân viên kế toán .......................................................................................90 5.2.5 Quy mô doanh nghiệp ...............................................................................................91 5.2.6 Nhận thức nhà quản lý ..............................................................................................92 5.3 Hạn chế của đề tài .........................................................................................................92 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5...................................................................................................94 KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DN: Doạnh nghiệp DNTM: Doanh nghiệp thương mại DNNVV: Doanh nghiệp vừa và nhỏ KTQT: Kế toán quản trị TP: Thành phố
  • 9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trong mức độ vận dụng kế toán quản trị được báo cáo tại Úc, Anh và Mỹ............................................................. 5 Bảng 1.2: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu..15 Bảng 2.1: Sơ đồ tiến hóa của KTQT..................................................................................27 Bảng 2.3: Tổng hợp đề xuất các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị......46 Bảng 4.1: Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố quy mô doanh nghiệp....................66 Bảng 4.2: Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố trình độ nhân viên kế toán............66 Bảng 4.3: Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố công nghệ thông tin.......................67 Bảng 4.4: Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố nhận thức nhà quản lý...................68 Bảng 4.5: Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường68 Bảng 4.6: Cronbach’s alpha của thang đo chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT cho DN......................................................................................................................69 Bảng 4.7: Cronbach’s alpha của thang đo vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thương mại TP. Hồ Chí Minh................................................................................70 Bảng 4.8: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần..........................................71 Bảng 4.9: Bảng phương sai trích .......................................................................................72 Bảng 4.10: Bảng ma trận xoay...........................................................................................73 Bảng 4.11 Phương pháp nhập các biến vào phần mềm SPSS........................................75 Bảng 4.12: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội..................76 Bảng 4.13: Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội ....................77 Bảng 4.14: Bảng kết quả các trọng số hồi quy.................................................................78 Bảng 5.1: Tổng hợp mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh................................................86
  • 10. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Kết quả nghiên cứu của Kamisah Ismail (2018).............................................. 9 Hình 1.2: Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Vũ (2017)............................11 Hình 1.3: Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Yến (2017)...................................13 Hình 1.4: Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai Trâm (2018)...................14 Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất..............................................................................47 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.........................................................................................49 Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi qui...........................79 Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa...................................................80 Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa...............................................81
  • 11. TÓM TẮT Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thương mại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, chủ yếu tập trung vào xây dựng hệ thống thông tin kế toán tài chính phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế mà chưa thực sự quan tâm đến kế toán quản trị, dẫn đến việc đưa ra chiến lược kinh doanh ít căn cứ vào thông tin do kế toán quản trị cung cấp để phục vụ tình hình kinh doanh, nên có nhiều nguy cơ tụt hậu, không cạnh tranh nổi với các đối thủ do không xây dựng được chính sách giá hợp lý và thiếu tầm nhìn trong quản lý, thậm chí nhiều trường hợp phải đóng cửa, phá sản, từ đó cho thấy tính cấp thiết trong vận dụng KTQT ở các doanh nghiệp này. Bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó phương pháp nghiên cứu định tính được kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng, luận văn xác định các nhân tố và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 6 nhân tố gồm: Quy mô doanh nghiệp; trình độ nhân viên kế toán; công nghệ thông tin; nhận thức nhà quản lý; mức độ cạnh tranh của thị trường; chi phí cho việc tổ chức một hệ thống kế toán quản trị cho doanh nghiệp đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến vận dụng kế toán quản trị trong các DNTM ở thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể mức độ tác động của các nhân tố như sau: nhân tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở thành phố Hồ Chí Minh là Mức độ cạnh tranh của thị trường (  =0.357), tiếp đến là Công nghệ thông tin (  =0.266), Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống kế toán quản trị cho doanh nghiệp (  =0.259), Trình độ nhân viên kế toán (  =0.247), Quy mô doanh nghiệp (  =0.224) và cuối cùng là nhân tố Nhận thức nhà quản lý ( =0.187 ). Với mỗi nhân tố tương ứng, tác giả đưa ra từng kiến nghị cụ thể mà doanh nghiệp cần chú ý khi vận dụng kế toán quản trị từ đó góp phần nâng cao hiệu quả vận dụng kế toán quản trị vào đơn vị. Tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong nghiên cứu này và đưa ra các hướng nghiên cứu mở rộng tiếp theo cho đề tài.
  • 12. ABSTRACT Currently, Vietnamese enterprises in general and Ho Chi Minh City commercial enterprises in particular, mainly focus on building a financial accounting information system for the preparation of financial statements and reports. tax that has not really paid attention to management accounting, leading to the introduction of a little business strategy based on the information provided by management accounting to serve the business situation, there is a high risk of lagging. , do not compete with rivals due to the lack of a reasonable price policy and lack of vision in management, even in many cases of closure and bankruptcy, thus showing the urgency in designing applications. Management math at these businesses. By a mixed research method, in which qualitative research methods are combined with quantitative research methods, the thesis identifies the factors and measures the impact of factors on accounting application governance in commercial enterprises in Ho Chi Minh City. Research results indicate 6 factors including: Enterprise size; accounting staff qualifications; Information Technology; manager awareness; the level of market competition; The cost of organizing a management accounting system for businesses has a positive effect on the use of management accounting in commercial enterprises in Ho Chi Minh City. Specifically, the impact level of factors is as follows: the factor that has the strongest influence on applying management accounting in commercial enterprises in Ho Chi Minh City is Market Competition (β= 0.357), followed by Information Technology (β = 0.266), Cost for organizing an enterprise accounting management system (β= 0.259), Accounting staff qualification (β= 0.247), Business scale career (β= 0.224) and finally the manager Awareness factor (β= 0.187). For each corresponding factor, the author gives each specific recommendation that enterprises need to pay attention when applying management accounting, thereby contributing to improving the effectiveness of applying management accounting to the unit. The author also points out the limitations in this study and provides further research directions for the topic.
  • 13. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành thương mại thành phố Hồ Chí Minh được quy hoạch dựa trên 4 lĩnh vực cốt lõi, bao gồm xuất khẩu; hậu cần (logistics); hội chợ triển lãm và lĩnh vực bán buôn - bán lẻ (http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn). Ngành được xác định là có nhiều lợi thế cạnh tranh để phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, góp phần đưa thành phố trở thành trung tâm thương mại trọng yếu ở khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên thương mại cũng là ngành luôn phải đối mặt với môi trường cạnh tranh gay gắt như sự hình thành và phát triển của các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, cạnh tranh về giá, nhiều sức ép trong sự tiến bộ nhanh chóng của kỹ thuật tự động hóa các quá trình sản xuất kinh doanh, phân phối, thương mại điện tử, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng… những điều này bắt buộc các DNTM muốn tồn tại và phát triển thì phải nắm trong tay những công cụ cung cấp thông tin quan trọng, chất lượng, kịp thời để đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp (Trần Thế Nữ, 2011). Trên thực tế, việc đưa ra các quyết định kinh tế, điều hành doanh nghiệp luôn đòi hỏi nhà quản lý phải dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau, bao gồm cả thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình điều hành hoạt động của doanh nghiệp mình. Kế toán quản trị là một bộ phận cung cấp thông tin quan trọng, không thể thiếu hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch, tổ chức điều hành đơn vị, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện, cũng như đưa ra các quyết định trong quản lý doanh nghiệp, qua đó góp phần khẳng định vai trò quan trọng, cần thiết của nó cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thương mại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, chủ yếu tập trung vào xây dựng hệ thống thông tin kế toán tài chính phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế mà chưa thực sự quan tâm đến kế toán quản trị, dẫn đến việc đưa ra chiến lược kinh doanh ít căn cứ vào thông tin do kế toán quản trị cung cấp để phục vụ tình hình kinh doanh, nên có nhiều nguy cơ tụt hậu, không cạnh tranh nổi
  • 14. với các đối thủ do không xây dựng được chính sách giá hợp lý và thiếu tầm nhìn trong quản lý, thậm chí nhiều trường hợp phải đóng cửa, phá sản. Thêm vào đó, DNTM nói chung tình hình thị trường trong lĩnh vực thương mại có tính cạnh tranh cao do đó cần nhu cầu thông tin KTQT để ra các quyết định kinh doanh mang tính cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại, tiếp nữa các doanh nghiệp này đa phần là DNNVV quy mô không lớn cho nên cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ lợi ích – chi phí trong việc tổ chức hệ thống KTQT, nên cần nâng cao nhận thức nhà quản lý để xác định nhu cầu thông tin và ý thức trong việc tổ chức hệ thống KTQT cho từng doanh nghiệp. Từ đó cho thấy nhà quản trị doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mạinói riêng cần hơn nữa những công cụ quản lý, phục vụ đắc lực cho việc quản trị doanh nghiệp, làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và kế toán quản trị là một công cụ cần thiết phải áp dụng. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp thương mại như vừa nêu, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh. - Mục tiêu cụ thể: nghiên cứu này được thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu cụ thể như sau: + Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh. + Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh. 3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: + Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh?
  • 15. + Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh như thế nào? 4. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không giannghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tại các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh. + Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện năm 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn áp dụng phương pháp hỗn hợp trong nghiên cứu. Tức là kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng như sau: - Phương pháp định tính: tổng hợp cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước trong và ngoài nước, đồng thời dùng công cụ phỏng vấn kết hợp với xin ý kiến chuyên gia để xác định các nhân tố có thể tác động đến vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh. Từ nội dung trao đổi, tác giả sẽ sử dụng kết quả thảo luận cuối cùng để làm cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho công tác khảo sát. - Phương pháp định lượng: dùng công cụ khảo sát để tập hợp các dữ liệu bằng cách chọn mẫu và gửi bảng khảo sát trực tiếp đến các đối tượng có liên quan đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh, từ đó tiếp tục dùng công cụ phần mềm SPSS 22.0 để kiểm định dữ liệu được tập hợp từ các cuộc khảo sát để kiểm tra lại độ tin cậy của các thang đo các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT ở doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh, đồng thời tìm ra các nhân tố mới và đo lường mức độ tác động của chúng. Các công cụ sử dụng bao gồm Conbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đa biến. 6. Ý nghĩa nghiên cứu
  • 16. Vấn đề đặt ra cho đề tài giải quyết là tìm các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, cũng cần làm sáng tỏ các mục tiêu nghiên cứu khác đã đặt ra như: đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, xác định các nhân tố nào ảnh hưởng mạnh, nhân tố nào ảnh hưởng yếu đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh. Qua kết quả nghiên cứu đó, đề tài có ý nghĩa thực tiễn là đề xuất các kiến nghị hoặc các gợi ý chính sách nhằm giúp cho các nhà quản lý nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng nâng cao việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận. Luận văn bao gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  • 17. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Phần này tác giả trình bày một số các nghiên cứu tiêu biểu trước đây, trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị, từ đó góp phần hệ thống tổng quan về tình hình nghiên cứu, qua đó xác định khe hổng nghiên cứu cho đề tài. Cụ thể như sau: 1.1 Các nghiên cứu nước ngoài Lobo, M.X., Tilt, C. and Forsaith D., 2004. The Future of Management accounting: A South Australian Perspective.Journal of Management Accounting Research, 2: 55-70. Tạm dịch: Tương lai của kế toán quản trị: Một quan điểm Nam Úc. Thông qua việc xem xét các tài liệu học thuật thực nghiệm được thực hiện bởi các cơ quan kế toán chuyên nghiệp ở Anh, Mỹ và Úc về bản chất của sự thay đổi trong mức độ vận dụng kế toán quản trị, các tác giả này nhận thấy rằng mức độ vận dụng kế toán quản trị ở các doanh nghiệp chịu sự tác động của hai nhóm yếu tố là: nhóm các yếu tố môi trường và nhóm các yếu tố tổ chức. Các yếu tố tác động đến mức độ vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp được tập hợp theo bảng sau: Bảng 1.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trong mức độ vận dụng kế toán quản trị được báo cáo tại Úc, Anh và Mỹ NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG: • Toàn cầu hóa thị trường • Những tiến bộ trong công nghệ thông tin và sản xuất • Gia tăng cạnh tranh CÁC NHÂN TỐ TỔ CHỨC: Nhấn mạnh hơn về tổ chức: • Năng lực cốt lõi • Quan hệ khách hàng và nhà cung cấp • Thu hẹp, sự giảm biên chế • Gia công • Cấu trúc tổ chức phẳng hóa • Tinh thần hợp tác đồng đội Mức độ vận dụng kế toán quản trị được báo cáo tại Úc, Anh và Mỹ. Nguồn: Lobo, M.X., Tilt, C. and Forsaith D., 2004)
  • 18. Như vậy với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, khảo sát thông qua việc gửi thư đến các thành viên CPA Australia, những người đang làm việc hoặc các chuyên gia có mối quan tâm về kế toán quản trị, các tác giả xác định được 2 nhóm nhân tố môi trường và nhân tố tổ chứccó ảnh hưởng đến sự thay đổi trong mức độ vận dụng KTQT được báo cáo tại Úc, Anh và Mỹ. Kosaiyakanont A., (2011) “SME Entrepreneurs in Northern Thailand: Their Perception of and Need for Management Accounting”. Journal of Business and Policy Research, 6: 143-155. Tạm dịch: Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở miền Bắc Thái Lan: Nhận thức và nhu cầu về kế toán quản trị. Mục tiêu nghiên cứu này xác định và đo lường mức độ nhận thức về tầm quan trọng của kế toán quản trị và nhu cầu vận dụng kế toán quản trị giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng Thượng Bắc Thái Lan (miền bắc Thái Lan). Dữ liệu được thu thập được thông qua bảng câu hỏi khảo sát gửi đến cho các doanh nghiệp và kích thước mẫu chính thức cho nghiên cứu là 422 doanh nghiệp SME ở miền bắc Thái Lan, tiếp đó các tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả bao gồm tần suất, tỷ lệ phần trăm, trung bình và độ lệch chuẩn, và hệ số tương quan được sử dụng để phân tích mối quan hệ và mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng các doanh nghiệp SME chỉ nhận thức một cách vừa phải về vai trò của kế toán quản trị, liên quan đến lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định. Nghiên cứu cũng cho thấy có mối quan hệ cùng chiều của nhận thức về tầm quan trọng của kế toán quản trị của nhà quản lý và nhu cầu vận dụng kế toán quản trị, đồng thời các DN có quy mô vừa thì nhận thức (am hiểu) về tầm quan trọng và tính hữu ích của KTQT cũng như nhu cầu về vận dụng KTQT cao hơn các DN có quy mô nhỏ. Ahmad, Kamilah (2012) với nghiên cứu “The use of management accounting practices in Malaysian SMES”. Tạm dịch: Việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị trong các DNNVV ở Malaysia. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các DNNVV và kiểm tra mối quan hệ giữa vận dụng kế toán quản trị và hiệu quả hoạt
  • 19. động của các DNNVV. Để thực hiện nghiên cứu, các tác giả đã gửi bảng câu hỏi khảo sát cho 1.000 doanh nghiệp nhỏ ở Malaysia trong lĩnh vực sản xuất, và thu về 160 bảng câu hỏi được trả lời hợp lệ và sử dụng chúng để tiếp tục nghiên cứu. Kết quả cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều tổ chức vận dụng kế toán quản trị, chỉ khác nhau là sẽ lựa chọn vận dụng kế toán quản trị truyền thống (gồm: nhận diện và xác lập định mức chi phí; dự toán ngân sách; phân tích, đánh giá chênh lệch chi phí giữa thực tế với định mức), hay vận dụng kế toán quản trị phức tạp (gồm: nhận diện và xác lập định mức chi phí; dự toán ngân sách; phân tích, đánh giá chênh lệch chi phí giữa thực tế với định mức; hỗ trợ ra quyết định; kế toán quản trị chiến lược) và thực tế thì các doanh nghiệp được khảo sát vận dụng MAP truyền thống nhiều hơn là vận dụng MAP phức tạp. Việc này được giải thích rằng các công ty có quy mô lớn hơn thì nhu cầu vận dụng kế toán quản trị cũng nhiều hơn. Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy rằng MAP đóng vai trò rất quan trọng trong hiệu quả quản lý các SME của Malaysia. Nghiên cứu kết luận rằng có bốn nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp gồm: quy mô của công ty, mức độ cạnh tranh thị trường; sự tham gia của chủ sở hữu/ người quản lý trong việc phát triển MAP và công nghệ sản xuất tiên tiến. Nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa việc vận dụng MAP và hiệu quả hoạt động của các DNNVV. Nghiên cứu góp phần hệ thống cơ sở lý luận về kế toán quản trị và thúc đẩy sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở Malaysia cũng như các nhà nghiên cứu trên thế giới về vận dụng kế toán quản trị. Alper Erserim (2012) “The Impacts of Organizational Culture, Firm's Characteristics and External Environment of Firms on Management Accounting Practices: An Empirical Research on Industrial Firms in Turkey”. Tạm dịch: Tác động của văn hóa tổ chức, đặc điểm của công ty và môi trường bên ngoài của các doanh nghiệp về thực hành kế toán quản trị: Một nghiên cứu thực nghiệm ở các doanh nghiệp công nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu này thực hiện khảo sát với mẫu bao gồm 84 công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả lần lượt đưa ra và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu như: Giả thuyết 1: Việc vận
  • 20. dụng kế toán quản trị chịu tác động bởi văn hóa doanh nghiệp với (a) văn hóa tổ chức hỗ trợ, (b) văn hóa tổ chức sáng tạo, (c) văn hóa tổ chức dựa trên quy tắc và (d) văn hóa tổ chức dựa trên mục tiêu; Giả thuyết 2: Việc vận dụng kế toán quản trị chịu tác động bởi thiết kế tổ chức doanh nghiệp với (a) mức độ tập trung kinh doanh, (b) mức độ chính thức hóa kinh doanh, (c) mức độ cạnh tranh được nhận thức và (d) mức độ không chắc chắn về môi trường.Với phương pháp nghiên cứu định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức hỗ trợ; quan hệ giữa văn hóa tổ chức dựa trên quy tắc, văn hóa tổ chức theo định hướng mục tiêu; quan hệ giữa chính thức hóa đến việc áp dụng KTQT. Kamilah Ahmad, Shafie Mohamed Zabri, (2015) “Factors explaining the use of management accounting practices in Malaysian medium-sized firms”. Tạm dịch: Các yếu tố giải thích việc vận dụng kế toán quản trị ở các doanh nghiệp vừa của Malaysia. Mục đích của nghiên cứu này là để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị (MAP) trong các doanh nghiệp vừa của Malaysia trong lĩnh vực sản xuất. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng, theo đó tác giả đã gửi bảng câu hỏi khảo sát đến 500 doanh nghiệp vừa của Malaysia trong lĩnh vực sản xuất để điều tra ảnh hưởng của các nhân tố chính đến MAP, kết quả thu về 110 bảng khảo sát hợp lệ để sử dụng cho nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô công ty, mức độ cạnh tranh thị trường, cam kết của chủ sở hữu/người quản lý, công nghệ sản xuất tiên tiến có ảnh hưởng đáng kể đến MAP. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng có hạn chế là chỉ tập trung vào các doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực sản xuất, đo đó, kết quả nghiên cứu thực nghiệm có thể thiếu tính tổng quát đối với tất cả các doanh nghiệp vừa của Malaysia. Nghiên cứu này lấp đầy khoảng trống nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị, và cung cấp một sự hiểu biết sâu hơn về MAP trong các doanh nghiệp vừa. Kamisah Ismail, Che Ruhana Isa, Lokman Mia (2018). “Market Competition, Lean Manufacturing Practices and The Role of Management Accounting Systems (MAS) Information”. Tạm dịch: Cạnh tranh thị trường, thực hành sản xuất tinh gọn và vai trò của các hệ thống kế toán quản trị (MAS). Theo các
  • 21. tác giả này thì việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến là một trong những chiến lược giúp các công ty sản xuất duy trì khả năng cạnh tranh và đạt được kết quả mong muốn. Nghiên cứu này lập luận rằng các hệ thống kế toán quản lý truyền thống (MAS) không còn có khả năng cung cấp thông tin cần thiết để hoạt động trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi. Vì thế nghiên cứu này xem xét vai trò của thông tin MAS trong mối quan hệ giữa mức độ cạnh tranh thị trường, sản xuất tinh gọn và hiệu quả của tổ chức. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các công ty sản xuất Malaysia (FMM). Kết quả cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa sản xuất tinh gọn và MAS, cũng như giữa MAS và hiệu quả của tổ chức. Kết quả của nghiên cứu được thể hiện dưới đây: Hình 1.1: Kết quả nghiên cứu của Kamisah Ismail (2018) (Nguồn: Kamisah Ismail (2018)) Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởng đến việc áp dụng sản xuất tinh gọn của công ty. Đồng thời kết quả trên cũng chỉ ra rằng mức độ cạnh tranh thị trường và việc thực hiện sản xuất tinh gọn ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin quản trị của các nhà quản lý. 1.2 Các nghiên cứu trong nước Trần Thế Nữ (2011) “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam”. Luận án tiến sĩ, trường đại học kinh tế quốc dân. Nghiên cứu này mang đến những đóng góp quan
  • 22. trọng như: góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ; Trình bày được thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ Việt Nam; từ đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí tại những doanh nghiệp này. Theo tác giả này thì vận dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ: kế toán quản trị chi phí vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các chủ doanh nghiệp; hay với các doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống kế toán quản trị chi phí thì chỉ mới bước vào giai đoạn đầu triển khai, nội dung đơn giản, còn thiên nhiều về kế toán tài chính; hay việc vận dụng kế toán quản trị chi phí vẫn còn rất ngẫu hứng, manh mún, chưa được tổ chức một cách khoa học, hiệu quả. Tác giả cũng kiến nghị rằng việc tạo ra môi trường kinh tế cạnh trạnh lành mạnh sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng trong việc vận dụng kế toán quản trị, bởi khi đó các doanh nghiệp rất cần các thông tin kinh tế, các thông tin kế toán quản trị để phát huy hết các thế mạnh của doanh nghiệp mình. Bùi Thị Nhân (2015) “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực TP. Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó nghiên cứu định tính được dùng để xác định mô hình các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực TP. Hồ Chí Minh và xây dựng bảng câu hỏi phục vụ khảo sát, cũng như đưa ra các giả thuyết nghiên cứu; với nghiên cứu định lượng, tác giả dùng công cụ phần mềm SPSS để kiểm định dữ liệu được tập hợp được, kiểm tra lại độ tin cậy của các thang đo, với các công cụ sử dụng bao gồm Chi bình phương (Chisquare), Conbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa các nhân tố: Quy mô DN, trình độ chuyên môn và kỹ thuật sản xuất tiên tiến với vận dụng KRQT chi phí trong các DN lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực TP. Hồ Chí
  • 23. Minh. Kết quả cho thấy mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu R2=68.4%, tức là 3 nhân tố vừa nêu trên quyết định 68.4% đến việc vận dụng KTQT chi phí trong các DN lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực TP. Hồ Chí Minh, còn 31.6% còn lại là do các nhân tố khác quyết định, chưa được nghiên cứu trong đề tài này. Nguyễn Ngọc Vũ (2017) “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực phi tài chính ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu được thực hiện với phương pháp nghiên cứu định lượng, và sử dụng phần mềm SPSS là công cụ phân tích dữ liệu. Nghiên cứu giải quyết các mục tiêu như nhận diện và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố HCM. Thông qua việc trình bày các nghiên cứu trước trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả xác định mô hình các nhân tố tác động đến việc áp dụng công tác kế toán quản trị tại các DN nhỏ và vừa ở thành phố Hồ Chí Minh gồm: Quy mô, trình độ nhân viên kế toán, mức độ cạnh tranh, cam kết của chủ sở hữu/ nhà quản lý, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố cam kết của chủ sở hữu/ nhà quản lý không ảnh hưởng đến việc áp dụng công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả của nghiên cứu này được thể hiện theo mô hình dưới đây: Hình 1.2: Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Vũ (2017) (Nguồn: tác giả tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Vũ (2017))
  • 24. Như vậy qua nghiên cứu tác giả đã xác định được vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp chịu sự tác động của các nhân tố theo thứ tự tác động giảm dần của các nhân tố như sau: Quy mô, trình độ nhân viên kế toán, mức độ cạnh tranh trong ngành và cuối cùng là áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến. Nguyễn Vũ Thanh Giang (2017) “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong DN tại địa bàn TP.HCM”. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đồng thời công cụ phần mềm SPSS để kiểm định dữ liệu với mẫu gồm 98 doanh nghiệp. Đối tượng khảo sát được chọn bao gồm giám đốc, kế toán trưởng và những người trược tiếp tham gia vào công tác kế toán của doanh nghiệp. Qua các giai đoạn nghiên cứu và thực hiện phương pháp kiểm định, bài nghiên cứu đã xác định được 6 yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT vào trong doanh nghiệp (X) bao gồm: nhận thức của chủ doanh nghiệp (PERC), chiến lược kinh doanh (STRA), quy mô doanh nghiệp (SIZE), văn hóa doanh nghiệp (CULT), trình độ nhân viên kế toán (QUAL), và chi phí tổ chức kế toán quản trị (COST). Kết quả nghiên cứu này cho ra R2= 0.525 hay có thể hiểu rằng việc vận dụng kế toán quản trị vào trong doanh nghiệp thì 6 nhân tố vừa nêu trên giải thích được 52.5%, còn 47.5% còn lại là do các nhân tố khác tác động và chưa được nghiên cứu trong nghiên cứu này. Cụ thể, mức độ tác động của các nhân tố như sau: PERC tác động mạnh nhất ( = 0.267); tiếp đó là các nhân tố nhưSIZE ( =0.231); COST ( =0.231); QUAL ( =0.212),STRA ( =0.167); và nhân tố CULT tác động yếu nhất với ( =0.097). Trần Thị Yến (2017), “Nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định”. Tạp chí công thương (2017). Đối tượng khảo sát của nghiên cứu này bao gồm: nhà quản lý, kế toán trưởng; giảng viên thực hiện công tác giảng dạy về KTQT trên địa bàn tỉnh Bình Định, và tiến hành chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, phi xác suất. Do kích thước mẫu dùng cho nghiên cứu chính thức là 75 (tương đối nhỏ) nên dẫn đến hạn chế là tính tổng quát của đề tài không cao. Nghiên cứu này cũng kiểm định chất lượng thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Mô hình nghiên cứu
  • 25. đề xuất của tác giả này bao gồm 4 nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định: quy mô doanh nghiệp, trình độ nhân viên kế toán trong DN, mức độ cạnh tranh của thị trường và nhận thức của người chủ/điều hành DN, tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố nhận thức của người chủ/điều hành DN không ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định. Cụ thể kết quả nghiên cứu được trình bày theo mô hình như sau: Quy mô doanh nghiệp ( =0.030) Trình độ nhân viên kế toán trong DN ( =0.031) Vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định (R2 =0.514) Mức độ cạnh tranh ( =0.727) Hình 1.3: Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Yến (2017) (Nguồn: tác giả tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả Trần Thị Yến (2017)) Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao việc vận dụng KTQT trong các DN tại tỉnh Bình Định, góp phần hoàn thiện hệ thống thông tin hỗ trợ cho nhà quản lý trong điều hành hoạt động công ty. Nguyễn Thị Mai Trâm (2018) “Các nhân tố tác động đến công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM”. Theo tác giả này thì nội dụng của kế toán trách nhiệm là nội dung cơ bản của kế toán quản trị, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị. Luận văn được thưc hiện nhằm mục tiêu xác định các nhân tố tác động và mức độ tác động của từng nhân tố đến công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Kết quả nghiên cứu được thể hiện theo mô hình dưới đây:
  • 26. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ( = 0.317) Nhận thức về kế toán trách nhiệm ( = 0.264) Quy mô công ty ( = 0.192) Phương pháp kỹ thuật ( = 0.179) Trình độ nhân viên kế toán ( = 0.151) Công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (R2 =0.539) Công nghệ thông tin ( = 0.129) Hình 1.4: Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai Trâm (2018) (Nguồn: tác giả tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai Trâm (2018)) Kết quả cho thấy mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu là 53.9%, như vậy các nhân tố trong mô hình nghiên cứu mà tác giả xây dựng giải thích được 53.9% sự thay đổi trong tổ chức công tác kế toán trách nhiệm, 46.1% còn lại là do các nhân tố khác chưa được nghiên cứu trong đề tài này quyết định. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, tác giả này cũng đưa ra các kiến nghị liên quan đến từng nhân tố nhằm góp phần nâng cao tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. 1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu Từ những nghiên cứu trước đây, có thể thấy được nhu cầu thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dẫn đến những thay đổi trong nhận thức, tiến trình và định hướng vận dụng kế toán quản
  • 27. trị vào doanh nghiệp. Trước tình hình đó, càng ngày nhiều tác giả lựa chọn thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm nhằm mục tiêu xác định các nhân tố nào tác động đến vận dụng kế toán quản trị và mức độ tác động của các nhân tố đó như thế nào, từ đó, cung cấp nguồn thông tin, tài liệu tham khảo vô cùng quý giá, đáng tin cậy và hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý và điều hành công ty hiệu quả. Dưới đây tác giả xây dựng bảng tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Bảng 1.2: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu
  • 28. STT Nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu 1. Lobo, M.X., Tilt, C. and Forsaith D., 2004. The Future of Management accounting: A South Australian Perspective.Journal of Management Accounting Research, 2: 55-70. Tạm dịch: Tương lai của KTQT: Một quan điểm Nam Úc. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc xem xét các tài liệu học thuật thực nghiệm được thực hiện bởi các cơ quan kế toán chuyên nghiệp ở Anh, Mỹ và Úc về bản chất của sự thay đổi trong mức độ vận dụng KTQT. Xác định được 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trong mức độ vận dụng KTQT được báo cáo tại Úc, Anh và Mỹ gồm: nhân tố môi trường (Toàn cầu hóa thị trường, Những tiến bộ trong công nghệ thông tin và sản xuất, Gia tăng cạnh tranhvà nhân tố tổ chức (Năng lực cốt lõi, Quan hệ khách hàng và nhà cung cấp, Thu hẹp, sự giảm biên chế, Gia công, Cấu trúc tổ chức phẳng hóa, Tinh thần hợp tác đồng đội). 2. Kosaiyakanont A., (2011) “SME Entrepreneurs in Northern Thailand: Their Perception of and Need for Management Accounting”. Journal of Business Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng). Dữ liệu được thu thập đượcthông qua bảng câu hỏi khảo sát gửi đến cho các Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng các DNNVV chỉ nhận thức một cách vừa phải về vai trò của KTQT, liên quan đến lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định. Nghiên cứu cũng cho
  • 29. and Policy Research, 6: 143-155. Tạm dịch: DNNVV ở miền Bắc Thái Lan: Nhận thức và nhu cầu về KTQT. doanh nghiệp và kích thước mẫu chính thức chonghiên cứu là 422 doanh nghiệp SME ở miền bắc Thái Lan, tiếp đó các tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả bao gồm tần suất, tỷ lệ phần trăm, trung bình và độ lệch chuẩn, và hệ số tương quan được sử dụng để phân tích mối quan hệ và mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng KTQT. thấy có mối quan hệ cùng chiều của nhận thức về tầm quan trọng của KTQT của nhà quản lý và nhu cầu vận dụng KTQT, đồng thờicác DN có quy mô vừa thì nhận thức (am hiểu) về tầm quan trọng và tính hữu ích của KTQT cũng như nhu cầu về vận dụng KTQT cao hơn các DN có quy mô nhỏ. 3. Ahmad, Kamilah (2012) với Sử dụng phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu kết luận rằng có bốn nhân nghiên cứu “The use of hỗn hợp (nghiên cứu định tính kết tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT management accounting practices hợp nghiên cứu định lượng). Để thực trong DN gồm: quy mô của công ty, in Malaysian SMES”. hiện nghiên cứu, các tác giả đã gửi mức độ cạnh tranh thị trường; sự tham Tạm dịch: Việc sử dụng các bảng câu hỏi khảo sát cho 1.000 DN gia của chủ sở hữu/ người quản lý phương pháp KTQT trong các nhỏ ở Malaysia trong lĩnh vực sản trong việc vận dụng KTQT và công DNNVV ở Malaysia. xuất, và thu về 160 bảng câu hỏi nghệ sản xuất tiên tiến. Nghiên cứu được trả lời hợp lệ và sử dụng chúng cũng tìm thấy mối quan hệ tích cực để tiếp tục nghiên cứu. giữa việc vận dụng KTQT và hiệu quả
  • 30. hoạt động của các DN. 4. Alper Erserim (2012) “The Impacts of Organizational Culture, Firm's Characteristics and External Environment of Firms on Management Accounting Practices: An Empirical Research on Industrial Firms in Turkey”. Tạm dịch: Tác động của văn hóa tổ chức, đặc điểm của công ty và môi trường bên ngoài của các doanh nghiệp về thực hành KTQT: Một nghiên cứu thực nghiệm ở các doanh nghiệp công nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, nghiên cứu này thực hiện khảo sát với mẫu bao gồm 84 công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức hỗ trợ; quan hệ giữa văn hóa tổ chức dựa trên quy tắc, văn hóa tổ chức theo định hướng mục tiêu; quan hệ giữa chính thức hóa đến việc áp dụng KTQT. 5. Kamilah Ahmad, Shafie Mohamed Zabri, (2015) “Factors Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng, khảo sát Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô công ty, mức độ cạnh tranh thị trường,
  • 31. explaining the use of management accounting practices in Malaysian medium-sized firms”. Tạm dịch: Các yếu tố giải thích việc vận dụng KTQT ở các doanh nghiệp vừa của Malaysia. các doanh nghiệp vừa của Malaysia trong lĩnh vực sản xuất. cam kết của chủ sở hữu/ người quản lý, công nghệ sản xuất tiên tiến có ảnh hưởng đáng kể đến vận dụng KTQT. 6. Kamisah Ismail, Che Ruhana Isa, Lokman Mia (2018). “Market Competition, Lean Manufacturing Practices and The Role of Management Accounting Systems (MAS) Information”. Tạm dịch: Cạnh tranh thị trường, thực hành sản xuất tinh gọn và vai trò của các hệ thống KTQT (MAS). Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các công ty sản xuất Malaysia (FMM). Kết quả cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa sản xuất tinh gọn và vận dụng KTQT, cũng như giữa KTQT và hiệu quả của tổ chức. 7. Trần Thế Nữ (2011) “Xây dựng Sử dụng phương pháp nghiên cứu Theo tác giả này thì vận dụng KTQT
  • 32. mô hình KTQT chi phí trong các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam”. định tính. chi phí trong các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Tác giả cũng kiến nghị rằng việc tạo ra môi trường kinh tế cạnh trạnh lành mạnh sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng trong việc vận dụng KTQT, bởi khi đó các doanh nghiệp rất cần các thông tin kinh tế, các thông tin KTQT để phát huy hết các thế mạnh của doanh nghiệp mình. 8. Bùi Thị Nhân (2015) “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT chi phí trong các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực TP. Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng). Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa các nhân tố: Quy mô doanh nghiệp, trình độ chuyên môn và kỹ thuật sản xuất tiên tiến với vận dụng KTQT chi phí trong các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực TP.HCM.
  • 33. 9. Nguyễn Ngọc Vũ (2017) “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong các DNNVV thuộc lĩnh vực phi tài chính ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu được thực hiện với phương pháp nghiên cứu định lượng, và sử dụng phần mềm SPSS là công cụ phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố cam kết của chủ sở hữu/ nhà quản lý không ảnh hưởng đến việc áp dụng công tác KTQT tại các DNNVV ở thành phố Hồ Chí Minh. 10 Nguyễn Vũ Thanh Giang (2017) “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp tại địa bàn TP.HCM”. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đồng thời công cụ phần mềm SPSS để kiểm định dữ DN. Qua các giai đoạn nghiên cứu và thực hiện phương pháp kiểm định, bài nghiên cứu đã xác định được 6 yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT vào trong doanh nghiệp bao gồm: nhận thức của chủ doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, trình độ nhân viên kế toán, và chi phí tổ chức KTQT. 11 Trần Thị Yến (2017), “Nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định”. Vận dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu này bao gồm: nhà quản lý, kế toán trưởng; giảng viên thực Vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định chịu sự tác động của các nhân tố gồm: Quy mô doanh nghiệp, Trình độ nhân viên kế
  • 34. hiện công tác giảng dạy về KTQT trên địa bàn tỉnh Bình Định, và tiến hành chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, phi xác suất. Nghiên cứu này cũng kiểm định chất lượng thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. toán trong DN, Mức độ cạnh tranh. 12 Nguyễn Thị Mai Trâm (2018) Sử dụng phương pháp nghiên cứu Công tác kế toán trách nhiệm tại các “Các nhân tố tác động đến công hỗn hợp trong đó phương pháp công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch tác kế toán trách nhiệm tại các nghiên cứu định tính kết hợp với Chứng khoán TP.HCM chịu sự tác công ty niêm yết trên Sàn Giao nghiên cứu định lượng. động của các nhân tố gồm: Cơ cấu tổ dịch Chứng khoán TP.HCM”. chức bộ máy quản lý, Nhận thức về kế toán trách nhiệm, Quy mô công ty, Phương pháp kỹ thuật, Trình độ nhân viên kế toán, Công nghệ thông tin. (Nguồn: tác giả tổng hợp)
  • 35. - Như vậy đối với các nghiên cứu nước ngoài: Qua lược khảo các nghiên cứu trước được thực hiện ở nước ngoài có thể nhận thấy chủ đề nghiên cứu về vận dụng KTQT được nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu, từ đó cho thấy ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của mảng đề tài này. Bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng hay phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, các nghiên cứu góp phần hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến KTQT, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT. Đồng thời các nghiên cứu này cũng là căn cứ, tài liệu tham khảo quan trọng cho các nghiên cứu sau này liên quan đến đề tài vận dụng KTQT. Tuy nhiên các nghiên cứu này được thực hiện ở những nền kinh tế khác nhau như Nam Úc, Bắc Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ,... ở những khoảng thời gian khác nhau, do vậy việc vận dụng rập khuôn kết quả nghiên cứu của những nghiên cứu này vào điều kiện Việt Nam nói chung và DNTM tại TP. HCM nói riêng là không tiến hành nghiên cứu hay kiểm định lại thì cũng không phù hợp. Đây cũng được xác định là khe hổng nghiên cứu để tác giả kế thừa kết quả nghiên cứu nước ngoài để thực hiện đề tài về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. HCM, từ đó xác định các nhân tố, đo lường mức độ tác động của các nhân tố sao cho phù hợp với đặc điểm đặc thù của các doanh nghiệp này. - Đối với các nghiên cứu trong nước: Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị được thực hiện, phân tích, mô tả chi tiết theo từng chủ đề của đề tài này thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, từ đó tạo nên lượng thông tin đáng kể, là cở sở lý thuyết quan trọng để thực hiện các nghên cứu liên quan đến vận dụng kế toán quản trị sau này. Mỗi nghiên cứu lại lựa chọn một tổ hợp các nhân tố khác nhau dẫn đến sự khác nhau trong việc vận dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp, các nhân tố có thể kể đến như: quy mô doanh nghiệp, văn hoá nội bộ, môi trường, trình độ nhân viên kế toán, đội ngũ quản lý,... đồng thời các nghiên cứu này cũng khẳng định không thể vận dụng một cách rập khuôn, máy móc từ những mô hình trước, mà phải vận dụng, biến đổi sao cho phù hợp với những đặc thù của đối tượng nghiên cứu.
  • 36. Tác giả nhận thấy việc vận dụng KTQT cho các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tạo nên sự thành công cho này trong kinh doanh, tuy nhiên mặc dù tính cấp thiết để thực hiện đề tài này cao như vậy nhưng hiện nay các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh vẫn còn rất ít, rất hạn chế. Thông qua việc xác định khe hổng nghiên cứu như trên, trên quan điểm kế thừa kết quả nghiên cứu của những nghiên cứu trước và tiếp tục nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh, luận văn mong muốn sẽ tiếp tục nghiên cứu một cách trực tiếp và có hệ thống, đầy đủ về các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu xác định các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh.
  • 37. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương này tác giả đã trình bày tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó có cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu và đồng thời giúp cho người đọc nắm được bức tranh toàn cảnh về các nghiên cứu liên quan đến đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị. Ngoài ra, chương này cũng trình bày điểm khác biệt của nghiên cứu này với các công trình đã được thực hiện trước đây. Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh” trong điều kiện hiện nay vẫn còn tương đối mới, tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trong đó kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm xác định các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh.
  • 38. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Tổng quan về kế toán quản trị 2.1.1 Quá trình hình thành kế toán quản trị Sách giáo khoa đầu tiên được biết đến về KTQT được trình bày vào năm 1950, được viết bởi Vatter, và có tiêu đề KTQT. Vatter cho rằng KTQT có mục đích hỗ trợ các nhà quản trị. Sự thay đổi từ kế toán chi phí thành KTQT cũng được thể hiện khi Viện Kế Toán Chi phí và Sản Xuất (The Institute of Cost and Works Accountants) thay đổi tên của tạp chí của nó từ “Kế toán chi phí” thành “Kế toán quản trị” vào năm 1965 và tên viện được đổi thành Viện Kế Toán Chi Phí và Quản Trị (The Institute of Cost and Management Accounting) vào năm 1972. Năm 1986, viện đổi tên thành Viện KTQT Chartered (Chartered Institute of Management Accountants -CIMA).Tại Mỹ Hiệp Hội Quốc Gia Kế Toán Chi Phí đổi tên thành Hiệp Hội Kế Toán năm 1958. Tổ chức này đãtrở thành Học Viện Kế Toán Quản Trị (IMA) trong năm 1991. Tổng thể có thể thấy rằng sau thế kỷ XIX sự thay đổi trọng tâm từ kế toán chi phí sang KTQT nhằm để nhấn mạnh vào việc cung cấp các thông tin phù hợp với nhu cầu của các nhà quản trị. Theo “Liên Đoàn Kế Toán Quốc Tế - IFAC(2002)- Kim Langfield, Helen Thorne, Ronald W. Hilton – Management Accounting 4e”, sự tiến hóa của KTQT bao gồm bốn giai đoạn chính. Các xu hướng của kế toán quản trị từ trước năm 1950 đến nay được nhóm lại như trong bảng dưới đây:
  • 39. Bảng 2.1: Sơ đồ tiến hóa của KTQT Giai đoạn 1 Đến 1950 Giai đoạn 2 Đến 1965 Giai đoạn 3 Đến 1985 Giai đoạn 4 Đến 1995 Các nội dung được nhấn mạnh Xác định và kiểm soát chi phí Hoạch định và kiểm soát quản lý Tối ưu hóa các nguồn lực Làm gia tăng giá trị Các kỹ thuật được sử dụng Lập dự toán và kế toán chi phí Phân tích quyết định và kế toán trách nhiệm Phân tích quy trình và tái cấu trúc hệ thống Sử dụng công nghệ thông tin và tài nguyên tri thức để kiểm tra các tiêu thức về giá trị khách hàng, giá trị cổ đông và đổi mới tổ chức (Nguồn:Tác giả tổng hợp) - Giai đoạn 1 - Trước 1950: KTQT chủ yếu quan tâm vào việc xác định chi phí và kiểm soát tài chính, thông qua việc sử dụng kỹ thuật dự toán và kế toán chi phí. - Giai đoạn 2 –Từ 1950 đến Năm 1965: Trọng tâm của KTQT đã chuyển sang cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch quản trị và kiểm soát, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật như phân tích quyết định và kế toán trách nhiệm. - Giai đoạn 3 –Từ năm 1965 đến năm 1985: Sự chú ý được tập trung vào việc giảm lãng phí nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật phân tích quá trình và tái cấu trúc hệ thống. - Giai đoạn 4 – Từ 1985 đến năm 1995: Sự chú ý đã chuyển sang thế hệ hoặc tạo ra giá trị thông qua hiệu quả sử dụng các nguồn lực, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật đánh giá các yết tố tạo nên giá trị khách hàng, giá trị cổ đông, và đổi mới tổ chức. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, kế toán quản trị đã không ngừng hoàn thiện, phát triển đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc cung cấp thông tin hỗ trợ các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định và trở thành
  • 40. một bộ phận không thể thiếu trong quá trình quản trịhiện đại (lib.sgu.edu.vn). Sự thay đổi trong từng giai đoạn cho thấy sự thích ứng với môi trường mới mà các tổ chức, doanh nghiệp phải đối mặt. Các tổ chức này đã phải định hình lại và tái cấu trúc chiến lược của mình để duy trì cạnh tranh trên thị trường. Chức năng của KTQT được phát triển từ hẹp đến ngày càng rộng hơn và ngày càng là một bộ phận không thể tách rời khỏi kế toán nói chung, cũng như là công cụ không thể thiếu đối với các nhà quản trị. 2.1.2 Khái niệm kế toán quản trị Có quan điểm cho rằng không có định nghĩa chung về KTQT. Sự tiến hóa của KTQT bây giờ sẽ được khám phá trong các định nghĩa thay đổi từ ba cơ quan hàng đầu của kế toán gồm: Viện KTQT (IMA), Học Viện KTQT Chartered (CIMA) và Liên Đoàn Kế Toán Quốc Tế (IFAC). Định nghĩa ban đầu về KTQT của IMA (1981), KTQT là “... quá trình xác định, đo lường, tích lũy, phân tích, chuẩn bị, giải thích, và thông tin tài chính cho việc quản trị kế hoạch, đánh giá và kiểm soát của một tổ chức nhằm đảm bảo sử dụng hợp lý đối với các nguồn lực của nó. KTQT cũng bao gồm việc lập các báo cáo tài chính cho các nhóm không quản trị như cổ đông, chủ nợ, cơ quan chức năng và cơ quan thuế. Nhưng gần đây, KTQT được định nghĩa như là “một nghề có liên quan đến sự hợp tác trong quản trị để ra quyết định, vạch ra kế hoạch và quản trị hiệu quả hệ thống, đồng thời cung cấp chuyên môn trong báo cáo tài chính và kiểm soát để hỗ trợ quản trị trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược của một tổ chức” (IMA, 2008). Các thay đổi trong định nghĩa cho thấy vai trò của KTQT phát triển từ xu hướng giao dịch và tuân thủ thành một đối tác kinh doanh chiến lược giúp các tổ chức trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, lập kế hoạch và dự toán ngân sách, quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ, báo cáo tài chính tại thời điểm của sự thay đổi lớn, cũng như các phương thức quản trị chi phí chuyên sâu (IMA, 2008). Theo tổ chức CIMA, KTQT được định nghĩa là cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhà quản trị cho các mục đích như: xây dựng chính sách, lập kế hoạch và kiểm soát
  • 41. hoạt động của doanh nghiệp; quyết định các hoạt động thay thế; thông tin ra bên ngoài để cho cổ đông và những người khác, thông tin cho nhân viên. (CIMA, 2005) cho thấy KTQT đã chuyển hướng tới một vai trò rộng lớn hơn. KTQT được định nghĩa là việc áp dụng các nguyên tắc của KTQT và quản trị tài chính để tạo ra, bảo vệ, bảo tồn và gia tăng giá trị cho các bên liên quan kể cả doanh nghiệp vì lợi nhuận và phi lợi nhuận trong khu vực công và tư nhân. CIMA (2005) nói rõ hơn định nghĩa của KTQT, nhấn mạnh KTQT là một phần của quản trị, trong đó yêu cầu xác định, trình bày, giải thích và sử dụng thông tin liên quan để: Xây dựng chiến lược kinh doanh; Lập kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; Xác định cơ cấu nguồn vốn và các quỹ; Kiểm soát các hoạt động và đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực; Triển khai các qui trình quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ Định nghĩa thay đổi của CIMA cho thấy, KTQT đã tiến gần hơn đến mối quan tâm quản trị cấp cao tập trung vào tính hiệu quả, lập kế hoạch chiến lược và tạo ra giá trị sáng tạo. IFAC (1989) định nghĩa: “KTQT là một quá trình nhận diện, đo lường, tổng hợp, phân tích, chuẩn bị, điễn giải và truyền đạt các thông tin (cả về tài chính lẫn hoạt động) được sử dụng bởi các nhà quản lý nhằm mục đích hoạch định, đo lường và kiểm soát một tổ chức, và để đảm bảo rằng nguồn lực của tổ chức đó được sử dụng một cách phù hợp và có trách nhiệm”. IFAC (2002) thì “…KTQT hướng về các quá trình xử lý và kỹ thuật, tập trung vào việc sử dụng một cách có hiệu quả và hiệu suất những nguồn lực của tổ chức, giúp hỗ trợ các nhà quản lý hoàn thành nhiệm vụ gia tăng giá trị cho khách hàng cũng như cổ đông”. Ở Việt Nam, thuật ngữ “Kế toán quản trị” mới chỉ được ghi nhận chính thức trong Luật Kế Toán ban hành vào ngày 17/06/2003. Ngày 12/06/2006 Bộ tài chính ban hành thông tư 53/2006/TT - BTC, hướng dẫn áp dụng KTQT trong doanh nghiệp. Theo đó, KTQT được hiểu là “việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”.
  • 42. Như vậy, tóm lại có thể hiểu rằng KTQT là việc thu thập, xử lý thông tin về các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp nhằm cung cấp cơ sở cần thiết để nhà quản trị đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. 2.1.3 Đặc điểm kế toán quản trị Theo Huỳnh Lợi (2008) thì KTQT bao gồm những đặc điểm như sau: + KTQT nhằm phục vụ chức năng điều hành trong nội bộ doanh nghiệp. + Thông tin KTQT chủ yếu phục vụ cho các đối tương như Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các giám đốc bộ phận, nhà quản trị ở các phòng ban trong doanh nghiệp. +Thông tin KTQT phản ánh tình hình kinh doanh trong quá khứ, đồng thời cũng có đặc điểm dự đoán tình hình kinh doanh trong tương lai, và mục tiêu cuối cùng là phục vụ, hỗ trợ nhà quản lý trong quá trình ra quyết định điều hành hoạt động kinh doanh trong thời gian đến. Thông tin KTQT được thu thập và đo lường bằng nhiều loại đơn vị, hình thức khác nhau, lượng thông tin cần được cung cấp và thời điểm cung cấp phụ thuộc vào yêu cầu của các nhà quản lý trong doanh nghiệp. + Báo cáo KTQT có đặc điểm thể hiện thông tin tình hình tài chính một cáchtổng hợp, theo yêu cầu, mục đích sử dụng của nhà quản lý đơn vị nên có thể không tuân theo một nguyên tắc, chuẩn mực, hay quy định của Luật, chính sách kế toán mà chủ yếu tuân theo yêu cầu, ý định sử dụng của nhà quản lý. 2.1.4 Nội dung kế toán quản trị Theo giáo trình kế toán quản trị của tác giả Phạm Văn Dược(2006) thì các nội dung chính của KTQT bao gồm: 2.1.4.1 Hệ thống kế toán chi phí Chi phí có thể hiểu là giá trị của các nguồn lực chi ra tiêu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức để đạt được một mục đích nào đó. Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một kết quả, kết quả có thể dưới dạng vật chất như sản phẩm, tiền, nhà xưởng…hoặc không có dạng vật chất như kiến thức, dịch vụ được phục vụ.
  • 43. Tuy nhiên, mục đích của kế toán quản trị trong lĩnh vực chi phí là nhằm cung cấp thông tin thích hợp, hữu ích và kịp thời cho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị. Vì thế, đối với kế toán quản trị, chi phí có thể là những phí tổn thực tế phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, chi phí cũng có thể là những phí tổn ước tính để thực hiện một dự án, hoặc là những lợi nhuận bị mất đi do lựa chọn phương án, hi sinh cơ hội kinh doanh. Do đó, việc phân loại chi phí theo nhiều tiêu thức khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu quản lý khác nhau là một yêu cầu cần thiết của kế toán chi phí. Một số chi phí phục vụ cho việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định: - Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được: chi phí kiểm soát được đối với một cấp quản lý là những chi phí do cấp đó ra quyết định. Những chi phí nằm ngoài quyền quyết định của một cấp quản lý gọi là chi phí không kiểm soát được. - Chi phí chênh lệch: là những chi phí có trong phương án này nhưng lại không hoặc chỉ có một phần trong phương án kia, do đó tạo ra chênh lệch chi phí. Chi phí chênh lệch là những thông tin để người quản lý lựa chọn phương án. - Chi phí cơ hội: là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi án này thay cho phương án khác. - Chi phí chìm: là những chi phí đã bỏ ra trong quá khứ và không thể tránh được dù lựa chọn bất kỳ phương án nào. 2.1.4.2 Thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận: phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của công ty. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của công ty, là cơ sở để đưa ra các quyết định như: chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược bán hàng…
  • 44. Phân tích thông tin kế toán quản trị để ra các quyết định đầu tư ngắn hạn, dài hạn. Quá trình ra quyết định của doanh nghiệp là việclựa chọn từ nhiều phương án khác nhau, trong đó mỗi phương án được xem xét bao gồm rất nhiều thông tin của kế toán nhất là thông tin về chi phí đầu tư nhằm đạt được các lợi ích kinh tế cao nhất. Các nhà quản trị doanh nghiệp thường phải đứng trước sự lựa chọn nhiều phương án kinh doanh khác nhau. Mỗi phương án hành động là một tình huống khác nhau, có số loại, số lượng, khoản mục chi phí và thu nhập khác nhau, chúng chỉ có chung một đặc điểm là đều gắn nhiều vào các thông tin của kế toán, do đó đòi hỏi các nhà quản trị phải xem xét, cân nhắc để ra quyết định đúng đắn nhất. Và để đảm bảo ra quyết định đúng đắn, nhà quản trị cần phải có công cụ thích hợp giúp họ phân biệt được thông tin thích hợp với những thông tin không thích hợp, thông tin nào không thích hợp cần được loại bỏ ra khỏi cơ cấu thông tin cần xem xét và chỉ có những thông tin cần thiết mới thích hợp trong các quyết định kinh doanh. 2.1.4.3 Dự toán ngân sách Dự toán ngân sách là những tính toán, dự kiến một cách toàn diện mục tiêu kinh tế, tài chính mà doanh nghiệp cần đạt được trong kỳ hoạt động, đồng thời chỉ rõ cách thức, biện pháp huy động các nguồn lực để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đó. Dự toán ngân sách là một hệ thống bao gồm nhiều dự toán như: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu, dự toán chi phí nhân công, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán vốn đầu tư, dự toán tiền, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán. Dự toán ngân sách là cơ sở để đánh giá thành quả hoạt động của từng bộ phận, từ đó xác định trách nhiệm của từng bộ phận nhằm phục vụ tốt cho quá trình tổ chức và hoạch định. Dự toán là công cụ của nhà quản lý, chính vì thế đòi hỏi nhà quản lý phải am hiểu các loại dự toán để thích ứng với từng nhu cầu riêng lẻ và từng hòan cảnh cụ thể của từng tổ chức trong từng thời kỳ, từng giai đọan. Tùy theo cách thức phân loại sẽ có các loại dự toán ngân sách sau đây:
  • 45.  Phân loại theo thời gian gồm dự toán ngân sách ngắn hạn và dự toán ngân sách dài hạn. Trong đó: + Dự toán ngân sách ngắn hạn: Dự toán ngân sách ngắn hạn là dự toán được lập cho kỳ kế hoạch là một năm và được chia ra từng kỳ ngắn hơn là hàng quý và hàng tháng. Dự toán ngân sách ngắn hạn thường liên quan đến các hoạt động kinh doanh thường xuyên của tổ chức như mua hàng, bán hàng, thu tiền, chi tiền, sản xuất…Dự toán ngân sách ngắn hạn được lập hàng năm trước khi niên độ kế toán kết thúc và được xem như là định hướng chỉ đạo cho mọi hoạt động của tổ chức trong năm kế hoạch. + Dự toán ngân sách dài hạn: Dự toán ngân sách dài hạn còn được gọi là dự toán ngân sách vốn, đây là dự toán được lập liên quan đến tài sản dài hạn, thời gian sử dụng tài sản vào các hoạt động kinh doanh thường hơn một năm. Dự toán dài hạn thường bao gồm việc dự toán cho các tài sản lớn phục vụ cho hoạt động sản xuất và hệ thống phân phối như nhà xưởng, máy móc thiết bị…để đáp ứng yêu cầu chiến lược kinh doanh. Đặc điểm cơ bản của dự toán ngân sách vốn là lợi nhuận dự kiến lớn, mức độ rủi ro cao, thời gian thu hồi vốn dài.  Phân loại theo chức năng gồm dự toán hoạt động, dự toán tài chính. Trong đó: + Dự toán hoạt động: Dự toán hoạt động bao gồm các dự toán liên quan đến hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Như dự toán tiêu thụ nhằm phán đóan tình hình tiêu thụ của công ty trong kỳ dự toán, dự toán sản xuất được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất nhằm dự toán sản lượng sản xuất đủ cho tiêu thụ từ đó tính dự toán chiphí sản xuất, dự toán mua hàng được dùng cho các doanh nghiệp thương mại nhằm dự toán khối lượng hàng cần thiết phải mua đủ cho tiêu thụ và tồn kho, sau đó lập dự toán chi phí bán hàng và quản lý, dự toán kết quả kinh doanh. + Dự toán tài chính: Dự toán hoạt động là các dự toán liên quan đến tiền tệ, vốn đầu tư, bảng cân đối kế toán, dựtoán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trong đó: dự toán tiền tệ là kế hoạch chi tiết cho việc thu và chi tiền, dự toán vốn đầu tư trình bày dự toán các tài sản dài hạn và vốn cần thiết cho hoạt động kinh
  • 46. doanh ở những năm tiếp theo, dự toán bảng cân đối kế toán, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là các dự toán tổng hợp số liệu kinh doanh của doanh nghiệp.  Phân loại theo phương pháp lập gồm dự toán ngân sách linh hoạt, dự toán ngân sách cố định. + Dự toán ngân sách linh hoạt: Dự toán ngân sách linh hoạt là dự toán cung cấp cho công ty khả năng ước tính chi phí và doanh thu tại nhiều mức độ hoạt động khác nhau. Dự toán linh hoạt được lập theo mối quan hệ với quá trình hoạt động, giúp xác định ngân sách dự kiến tương ứng ở từng mức độ và phạm vi hoạt động khác nhau. Thông thường dự toán linh hoạt được lập ở ba mức độ hoạt động cơ bản là: mức độ hoạt động bình thường, trung bình; mức độ hoạt động khả quan nhất; mức độ bất lợi nhất. Ưu điểm của dự toán linh hoạt là có thể thích ứng với sự thay đổi của hoạt động kinh doanh, mở rộng phạm vi dự toán, tránh được việc sửa đổi dự toán một cách phiền phức khi mức độ hoạt động thay đổi. Mặt khác, có thể dùng dự toán để xem xét tình hình thực hiện trong thực tế. + Dự toán ngân sách cố định: Dự toán ngân sách cố định là dự toán tại các số liệu tương ứng với một mức độ hoạt động ấn định trước. Dự toán ngân sách cố định phù hợp với doanh nghiệp có hoạt động kinh tế ổn định. Dự toán cố định chỉ dựa vào một mức độ hoạt động mà không xét tới mức độ này có thể bị biến động trong kỳ dự toán. Nếu dùng dự toán này để đánh giá thành quả kinh doanh của một doanh nghiệp mà các nghiệp vụ luôn biến động thì khó đánh giá được tình hình thực hiện dự toán của doanh nghiệp.  Phân loại theo mức độ phân tích gồm dự toán từ gốc, dự toán cuốn chiếu. Trong đó: + Dự toán từ gốc: Dự toán từ gốc là khi lập dự toán phải gạt bỏ hết những dự toán số liệu đã tồn tại trong quá khứ và xem các nghiệp vụ kinh doanh như mới bắt đầu. Tiến hành xem xét khả năng thu nhập, những khoản chi phí phát sinh và khả năng thực hiện lợi nhuận của doanh nghiệp để lập các báo cáo dự toán. Các báo cáo dự toán mới sẽ không lệ thuộc vào số liệu của báo cáo dự toán cũ.
  • 47. Dự toán từ gốc không chịu hạn chế các mức chi tiêu đã qua, không có khuôn mẫu vì thế nó đòi hỏi nhà quản lý các cấp phải phát huy tính năng động chủ quan, tính sáng tạo và căn cứ vào tình hình cụ thể để lập dự toán ngân sách. Phương pháp dự toán từ gốc có nhiều ưu điểm: Thứ nhất, nó không lệ thuộc vào các số liệu của kỳ quá khứ. Thông thường thì các doanh nghiệp thường hay dựa vào số liệu của các báo cáo dự toán cũ kết hợp với mục tiêu mới để lập dự toán ngân sách cho năm sau. Nhưng cách lập dự toán ngân sách như vậy sẽ che lấp và lệ thuộc vào các khuyết điểm của kỳ quá khứ tồn tại mãi trong doanh nghiệp. Dự toán từ gốc sẽ khắc phục nhược điểm này trong quá trình lập dự toán. Thứ hai, phương pháp dự toán từ gốc sẽ phát huy mạnh mẽ tính chủ động và sáng tạo của bộ phận lập dự toán. Quan điểm của các bộ phận lập dự toán không bị ảnh hưởng, chi phối bởi những quan điểm sai lầm của những người đi trước. Thông thường thì các bộ phận lập dự toán có khuynh hướng dựa vào ý định của người quản lý cùng với các quy định có sẵn để lập dự toán, thiếu chủ động suy nghĩ về tình hình tương lai, không mạnh dạn khai thác cơ hội phát triển công việc. Vì vậy làm cho công tác dự toán chỉ mang tính hình thức, mất đi tính hiệu quả thực sự. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tất cả mọi hoạt động phân tích, nghiên cứu đều bắt đầu từ con số không, khối lượng công việc nhiều, thời gian dùng cho việc lập dự toán dài, kinh phí cho việc lập dự toán cao và cũng không thể chắc chắn rằng số liệu dự toán từ gốc chính xác hoàn toàn, không có sai sót. + Dự toán cuốn chiếu: Dự toán cuốn chiếu còn gọi là dự toán nối mạch. Dự toán theo phương pháp này là các bộ phận lập dự toán sẽ dựa vào các báo cáo dự toán cũ của doanh nghiệp và điều chỉnh với những thay đổi trong thực tế để lập các báo cáo dự toán mới. Ưu điểm của phương pháp này là các báo cáo dự toán được sọan thảo, theo dõi và cập nhật một cách liên tục, không ngừng.
  • 48. Dự toán cuốn chiếu giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp có thể kế hoạch hóa liên tục các hoạt động kinh doanh của các năm một cách liên tục mà không đợi kết thúc việc thực hiện dự toán năm cũ mới có thể lập dự toán cho năm mới. Khuyết điểm của phương pháp này là quá trình lập dự toán ngân sách lệ thuộc rất nhiều vào các báo cáo dự toán cũ, không phát huy tính chủ động sáng tạo của các bộ phận lập dự toán ngân sách. 2.1.4.4 Kế toán trách nhiệm Kế toán trách nhiệm là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Kế toán trách nhiệm là nghiên cứu các trung tâm trách nhiệm. Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận hay một phòng ban chức năng mà kết quả của nó được gắn trách nhiệm trực tiếp của một nhà quản lý cụ thể. Theo nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Robert s. Kaplan và Ella Mae Matsumura (2012) có bốn loại trung tâm trách nhiệm, bao gồm: + Trung tâm chi phí là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ chịu trách nhiệm hoặc chỉ có quyền kiểm soát đối với chi phí phát sinh ở trung tâm, không có quyền hạn đối với lợi nhuận và vốn đầu tư. + Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có trách nhiệm với doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm với lợi nhuận và vốn đầu tư. + Trung tâm lợi nhuận là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị chỉ được quyền ra quyết định đối với lợi nhuận, doanh thu đạt được và chi phí phát sinh trong bộ phận đó. + Trung tâm đầu tư: Một trung tâm trách nhiệm được xem là một trung tâm đầu tư khi nhà quản trị của trung tâm đó không những quản lý chi phí và doanh thu mà còn quyết định lượng vốn sử dụng để tiến hành quá trình đó. Vậy hệ thống kế toán trách nhiệm được xây dựng dựa trên cơ cấu tổ chức các bộ phận trong doanh nghiệp có liên quan đến việc sử dụng chi phí, thực hiện doanh