SlideShare a Scribd company logo
1 of 78
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP
KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ VÀ KỸ
THUẬT THÔNG QUA PHÂN TÍCH MỘT
SỐ CHI TIÊU TÀI CHÍNH
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.s Vũ Lệ Hằng
Sinh viên thực hiện : Phạm Bích Hƣơng
Mã sinh viên : A17479
Chuyên ngành : Tài chính – Ngânhàng
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía thầy
cô, gia đình và bạn bè.
Đầu tiên tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Vũ lệ Hằng đã hết sức
nhiệt tình hướng dẫn, tìm hiểu tài liệu tham khảo và góp ý cho tôi trong suốt thời gian
qua để tôi có thể hoàn thành bài khóa luận này.
Tôi muốn nói lời cảm ơn đến bố, mẹ, anh chị tôi _những người đã luôn bên cạnh,
chăm sóc tôi và dành mọi điều kiên thuận lợi nhất_ để tôi hoàn thành bài khóa luận
này.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời tới các bạn Nguyễn Phương Trang, Nghiêm Nhật
Linh, Nguyễn Phương Thanh đã luôn ở bên giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành khóa
luận này.
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm
2012
Sinh viên
Phạm Bích Hương
Thang Long University Library
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TRONG DOANH NGHIỆP ................................................................................3
1.1 Khái niệm và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.....................3
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh ..................................................3
1.1.2 Bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh ..................................................3
1.2 Vai trò của hiệu quả hoạt động kinh doanh...........................................................5
1.3 Ý nghĩa của phân tíchhiệu quả hoạt động kinh doanh .......................................6
1.4 Nội dung phân tíchhiệu quả hoạt động kinh doanh........................................6
1.4.1 Các chỉ tiêu phân tích đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh
6
1.4.1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần:.......................................................7
1.4.1.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:...............................................................7
1.4.1.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: ......................................................7
1.4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản...................................................................8
1.4.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản .................................8
1.4.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá các thành phần của tài sản ngắn hạn:................ 10
1.4.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn...................... 13
1.4.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn........................ 13
1.4.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn....................................................................... 15
1.4.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu .............................................. 15
1.4.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay ......................................................... 16
1.4.4 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí................................................................. 17
1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệuquả hoạt động kinhdoanh của doanh
nghiệp................................................................................................................................. 18
1.5.1 Các nhân tố chủ quan......................................................................................... 18
1.5.2 Các nhân tố khách quan................................................................................... 19
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................................. 21
CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ....................................... 22
TOÀN BỘ VÀ KỸ THUẬT............................................................................................... 22
2.1.Giới thiệuchung về công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và
kỹ thuật .............................................................................................................................. 22
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV xuất nhập
khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật ................................................................................ 22
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị
toàn bộ và kỹ thuật........................................................................................................ 23
2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu
thiết bị toàn bộ và kỹ thuật .......................................................................................... 24
2.1.4 Quy trình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu
thiết bị toàn bộ và kỹ thuật .......................................................................................... 25
2.2 Thực trạng hiệuquả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV
xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật.............................................................. 26
2.2.1 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản........................ 29
2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn................... 37
2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí........................ 40
2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệuquả hoạt động kinhdoanh của công ty
TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật..................................... 41
2.4 Đánh giáhiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV xuất
nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật....................................................................... 44
2.4.1 Kết quả đạt được.................................................................................................. 44
2.4.2. Hạn chế................................................................................................................ 44
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................................. 48
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ
TOÀN BỘ VÀ KỸ THUẬT............................................................................................... 50
3.1 Xu hƣớng phát triểncủa ngành xuất nhập khẩu Việt Nam ........................... 50
3.2 Phƣơng hƣớng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV xuất nhập
khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật ................................................................................. 51
3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật..................................... 52
3.3.1. Đẩy mạnh nghiên cứu nhu cầu khách hàng để tăng doanh thu............... 52
3.3.2. Tổ chức đấu thầu một cách có hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí bán hàng
và đem lại doanh thu .................................................................................................... 53
3.3.3. Tăng cường quản lý khoản phải thu khách hàng........................................ 55
3.3.4. Để công tác hải quan có thể được thực hiện tốt........................................... 59
3.3.5 Nâng cao năng lực quản lý thông qua công tác bồi dưỡng cán bộ............ 59
3.3.6 Tăng cường huy động vốn ................................................................................. 60
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................................. 61
KẾT LUẬN............................................................................................................................ 62
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 68
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệuviết tắt Tên đầy đủ
DTT
GVHN
LNTT
MTV
QLDN
TNHH
TSDH
TSNH
VCSH
VNĐ
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận trước thuế
Một thành viên
Quản lý doanh nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản dài hạn
Tài sản ngắn hạn
Vốn chủ sở hữu
Việt Nam Đồng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 2.1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần .......................................................... 26
Bảng 2.2. Tỷ suất sinh lời trên tài sản............................................................................. 27
Bảng 2.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu............................................................. 28
Biểuđồ 2.1. Lợi nhuận ròng và 3 chỉ tiêutài chính cơ bản........................................ 28
Bảng 2.4. Phân tíchhiệu quả sử dụng tài sản ............................................................... 29
Bảng 2.5. Chỉ tiêuROA tính theo phƣơng pháp Dupont........................................... 31
Bảng 2.6. Phân tíchhiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ............................................. 32
Biểuđồ 2.2. Vòng quay hàng tồn kho trong giai đoạn 2010 -2012 .......................... 34
Bảng 2.7. Phân tíchhiệu quả sử dụng tài sản dài hạn................................................. 35
Bảng 2.8. Sức sinh lời vốn chủ sở hữu............................................................................. 37
Bảng 2.9. Chỉ tiêuđòn bẩy tài chính............................................................................... 38
Bảng 2.10. Chỉ tiêu ROE tính theo phƣơng pháp Dupont......................................... 38
Bảng 2.11. Phân tíchhiệu quả sử dụng vốn vay ........................................................... 39
Bảng 2.12. Phân tíchhiệu quả sử dụng chi phí............................................................. 40
Bảng 3.1. Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro ................................................... 56
Bảng 3.2. Mô hình tính điểm tíndụng ............................................................................ 57
Bảng 3.3 Bảng tính điểm tín dụng của công ty Marubeni international ................ 58
Bảng 3.4 Một số chỉ tiêu tài chính của công ty Marubeni international ................ 58
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động kinh doanh, nó có ý
nghĩa quyết định trong việc hình thành và tồn tại của doanh nghiệp. Do đó tất cả các
hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngược
lại tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá
trình kinh doanh. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp muốn đứng
vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó phân tích hiệu quả
kinh daonh thông qua phân tích một số chỉ tiêu tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh là một vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến
sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Điều này chỉ thực hiện được trên
cở sở phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó doanh nghiệp có thể nhận ra
những mặt mạnh và yếu, nhằm căn cứ vào đó để hoạch định phương án hành động phù
hợp cho tương lai đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định tăng cường
tình hình tài chính giúp nâng cao chất lương doanh nghiệp.
Nắm bắt được tầm quan trọng và sự cần thiết này của doanh nghiệp nhằm phân tích
hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Qua lời khuyên của
cô giáo hướng dẫn Vũ Lệ Hằng và việc tìm hiểu về hoạt động kinh doanh ngành xuất
nhập khẩu của Việt Nam, tôi đã lựa chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật
(Technoimport) thông qua phân tích một số chỉ tiêu tài chính” với mục tiêu chỉ rõ
được một số những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những hạn chế và khó khăn còn
tồn tại để rồi nêu ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
2. Mục tiêunghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận chung của hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh
nghiệp.
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu
thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport) trong giai đoạn 2010-2012.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua.
- Đưa ra được giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV
xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật.
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận đi sâu nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh
doanh tại công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật giai đoạn
2010 – 2012.
1
Thang Long University Library
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số và
phương pháp Dupont
5. Kết cấu khóa luận
Nội dung khóa luận tốt nghiệp gồm 3 phần như sau:
Phần 1: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh
nghiệp
Phần 2: Phân tíchhiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Xuất
nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật
Phần 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
TNHH MTV Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật
2
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là vấn đề đặt ra cho mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường.Từ trước tới nay, các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta, mục tiêu lâu dài bao trùm của các
doanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hoá lợi nhuận. Môi trường kinh
doanh luôn biến đổi đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh thích
hợp. Công việc kinh doanh là một nghệ thuật đòi hỏi sự tính toán nhanh nhạy, biết
nhìn nhận vấn đề ở tầm chiến lược. Hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với
hoạt động kinh doanh, có thể xem xét nó trên nhiều góc độ. Để hiểu được khái niệm
hiệu quả hoạt động kinh doanh cần xét đến hiệu quả kinh tế của một hiện tượng.
“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt
được mục tiêu xác định”
Nó biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ
ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế của một hiện tượng như trên ta có thể hiểu hiệu
quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả
thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại
lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao [3,tr.68]. Trên góc độ này thì hiệu quả đồng
nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của sản
phẩm đối với nhu cầu của thị trường.
1.1.2 Bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh
Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết
kiệm lao động xã hội. Để đạt được mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp buộc
phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố kinh
doanh và tiết kiệm mọi chi phí. Vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay chính xác hơn là đạt kết quả tối đa
với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí
ở đây được hiểu theo nghĩa rộng: chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn
lực, đồng thời bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốt
nhất đã bị bỏ qua, hay là giá trị của sự hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện
hoạt động kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán và
3
Thang Long University Library
loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy rõ lợi ích kinh tế thực sự. Cách tính như vậy sẽ
khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương hướng kinh doanh tốt nhất, các mặt
hàng sản xuất có hiệu quả hơn.
Hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh có mối quan hệ rất chặt chẽ. Để đạt
được kết quả kinh doanh tốt thì kinh doanh phải hiệu quả. Kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình kinh doanh, kết
quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu cần thiết của mọi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp trong từng thời kỳ kinh doanh. Kết quả được phản ánh bằng chỉ tiêu định tính
như số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh nghiệp, lợi nhuận… và cũng có thể phản ánh
bằng chỉ tiêu định lượng như uy tín, chất lượng sản phẩm.
Cần chú ý rằng chỉ tiêu định ra và chỉ tiêu định lượng của một thời kỳ kinh doanh
nào đó thường là rất khó xác định bởi nhiều lý do như kết quả không chỉ là sản phẩm
hoàn chỉnh mà còn là sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…Hơn nữa hầu như quá trình
sản xuất lại tách rời quá trình tiêu thụ nên ngay cả sản phẩm sản xuất xong ở một thời
kỳ nào đó cũng chưa thể khẳng định được liệu sản phẩm đó có tiêu thụ được không và
bao giờ thì tiêu thụ được và thu được tiền về. Trong khi đó hiệu quả là phạm trù phản
ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất. Trình độ sử dụng các nguồn lực không
thể đo bằng các đơn vị hiện vật hay giá trị mà là một phạm trù tương đối. Cần chú ý
rằng trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể được phản ánh bằng số tương đối. Cần
chú ý rằng trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể được phản ánh bằng số tương đối:
tỉ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Nếu kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất
kinh doanh thì hiệu quả là phương tiện để có thể đạt được các mục tiêu đó.
Trong thời đại ngày nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ
luôn gắn liền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận lợi khi các sản
phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận tức là đồng ý sử dụng sản phẩm đó. Để được
như vậy thì các chủ thể tiến hành sản xuất phải có khả năng kinh doanh. “ Nếu loại bỏ
các phần khác nhau nói về phương tiện, phương thức, kết quả cụ thể của hoạt động
kinh doanh thì có thể hiểu kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời
của chủ thể kinh doanh trên thị trường”
Hoạt động kinh doanh có những đặc điểm như sau: thứ nhất là do một chủ thể
thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia
đình, doanh nghiệp.Thứ hai, kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh
doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể
cung cấp đầu vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước. Các mối
quan hệ này giúp cho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh
nghiệp của mình này càng phát triển.Thứ ba, kinh doanh phải có sự vận động của đồng
4
vốn: Vốn là yếu tố quyết định cho công việc kinh doanh, không có vốn thì không thể
có hoạt động kinh doanh. Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị
sản xuất, thuê lao động...Cuối cùng, mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi
nhuận.
1.2 Vai trò của hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh
nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh : Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động
kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy động và sử dụng các nguồn lực mà
doanh nghiệp có khả năng có thể tạo ra kết quả phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp
đề ra. Ở mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đều có nhiều mục
tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng bao trùm toàn bộ quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn
lực của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng như các mục
tiêu khác, các nhà doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác
nhau. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu nất để các nhà
quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Thông qua việc tính toán hiệu quả sản
xuất kinh doanh không những cho phép các nhà quản trị kiểm tra đánh giá tính hiệu
quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (các hoạt động có hiệu
quả hay không và hiệu quả đạt ở mức độ nào), mà còn cho phép các nhà quản trị phân
tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, để từ đó đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương
diện giảm chi phí tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Với tư cách là một công cụ quản trị kinh doanh hiệu quả sản
xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng để kiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử
dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn được
sử dụng để kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong phạm vi toàn
doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Do vậy xét trên
phương diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai
trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh giá và phân tích
nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp hợp lý nhất để
thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả kinh tế như là
các nhiệm vụ, các mục tiêu để thực hiện. Vì đối với các nhà quản trị khi nói đến các
hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ đều quan tâm đến tính hiệu quả của nó. Do vậy
mà hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò là công cụ để thực hiện nhiệm vụ quản trị
kinh doanh đồng thời vừa là mục tiêu để quản trị kinh doanh.
5
Thang Long University Library
1.3 Ý nghĩa của phân tíchhiệu quả hoạt động kinh doanh
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng
tiềm tàng, là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Thông qua phân tích
doanh nghiệp ta mới thấy rõ nguyên nhân của các vấn đề phát sinh trong doanh
nghiệp, từ đó mới đưa ra biện pháp khắc phục hợp lý. Chính trên cơ sở này, các doanh
nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Phân tích hiệu quả kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản
trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.
Để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả như mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra,
doanh nghiệp phải tiến hành phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của mình, đồng
thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới để vạch ra chiến lược kinh
doanh cho phù hợp. Ngoài việc phân tích các đIều kiện về tài chính, vật tư, lao động...
doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như : thị
trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng ... từ đó doanh nghiệp có thể dự đoán những rủi
ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra.
1.4 Nội dung phân tíchhiệu quả hoạt động kinh doanh
Nội dung của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ cung cấp thông
tin để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
Thông tin này thường không có sẵn trong các báo cáo kết quả tài chính hoặc bất cứ tài
liệu nào ở doanh nghiệp. Để có những thông tin này người ta phải thông qua quá trình
phân tích.
Nội dung phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là đánh giá quá trình hướng đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và biểu hiện
thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Nó không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả
kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế, mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh
hưởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu kinh tế.
1.4.1 Các chỉ tiêu phân tích đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh
Đánh giá chung kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thông qua
phân tích, xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu tài chính trên BCKQKD giữa kỳ này
với kỳ trước dựa vào việc so sánh cả về số tuyệt đối và từng chỉ tiêu phân tích. Đồng
thời phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt chú ý đến sự biến động của doanh thu thuần, tổng
lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế. Để có
những nhận xét khái quát hiệu quả kinh doanh của công ty thì những tỷ số tài chính là
không thể thiếu. Dưới đây là 1 số chỉ tiêu quan trọng:
6
1.4.1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS_Return on sales) đo lường lãi ròng trên
mỗi đô la doanh thu; được tính bằng cách chia lãi ròng cho doanh thu.
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) =
Doanh thu thuần
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số
này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi
càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ số
này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình
sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của
toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có xu
hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường
tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.
1.4.1.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:
Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA_Return on asset) là tỷ lệ lãi ròng trên tổng tài
sản. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của
doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia
cho bình quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận
ròng hoặc lợi nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị tài
sản được lấy từ bảng cân đối kế toán.
Tỷ suất lợi nhuận trêntổng tài sản(ROA) =
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho ta biết hiệu quả kinh doanh của công ty
trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để
đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư (ROA). Tùy thuộc vào tình hình
cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn lợi
nhuận trước thuế và lãi hay lợi nhuận sau thuế để so sánh với tổng tài sản. Về mặt ý
nghĩa, ROA dùng để đánh giá khả năng sinh lời trên một đồng vốn đầu tư, nghĩa là
một đồng tài sản bỏ ra có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao
cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty tốt mang lại nhiều lợi nhuận. Ngược lại
tỷ số này thấp nghĩa là lợi nhuận mang lại thấp, hơn nữa nếu âm cho thấy công ty đang
trong tình trạng thua lỗ.
1.4.1.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) =
7 Vốn chủ sởhữu
Thang Long University Library
Dưới góc độ của chủ doanh nghiệp hay cổ đông thì chỉ tiêu này là quan trọng
nhất vì nó phản ánh khả năng sinh lời trên phần vốn mà chủ doanh nghiệp hoặc các cổ
đông góp vào. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho vốn
chủ sở hữu. Tăng mức sinh lời vốn chủ sở hữu cùng là mục tiêu của hoạt động quản lý
tài chính doanh nghiệp. Tỷ số này cao cho thấy việc quản lý vốn của doanh nghiệp tốt
đem lại nhiều lợi nhuận, ngược lại tỷ số này thấp sẽ phản ánh tình hình hiệu quả sử
dụng vốn kém và cần được khắc phục kịp thời.
1.4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản là xem xét hiệu quả sử dụng của các loại tài
sản lưu động và tài sản lưu động của doanh nghiệp giữa kỳ này với kỳ trước.Cụ thể
phân tích các vấn đề:
-Phân tích tình hình sử dụng tài sản để đáp ứng đủ ,kịp thời khả năng thanh toán
,tăng tốc độ luân chuyển tài sản. Nếu doanh nghiệp dự trữ tài sản đáp ứng kịp thời kgar
năng thanh toán đến hạn hoặc sắp đến hạn,tài sản không sinh lời ,không dự trữ ở mức
hợp lý chứng tỏ việc sử dụng tài sản có hiệu quả và ngược lại.
-Phân tích tốc độ luân chuyển của toàn bộ tài sản dựa trên các chỉ tiêu doanh thu
trên tổng tài sản và lợi nhuận trên tổng tài sản để có thể thấy được 1 đồng tài sản(vốn)
doanh nghiệp bỏ ra trong một thời kỳ nhất định thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh
thu hoặc lợi nhuận.
-Phân tích khả năng sinh lời của 1 đồng tài sản lưu động và tài sản cố định vì hiệu
quả sử dụng toàn bộ tài sản cao hay thấp phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng của từng loại
tài sản cấu thành lên tổng tài sản.Vì vậy ,ta cần phân tích các chỉ tiêu: hiệu suất sử
dụng tài sản lưu động và hiệu suất sử dụng tài sản cố định để thấy được 1đồng tài sản
lưu động hay 1 đồng tài sản cố định doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ thì thu được bao
nhiêu đồng doanh thu.
1.4.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Hiệu quả sử dụng tài sản là chỉ tiêu dùng để đánh giá năng lực quản lý một số
khoản mục tài sản của một doanh nghiệp. Tiêu chí này cho thấy chính sách sử dụng,
quản lý tài sản của doanh nghiệp đã hợp lý hay chưa.
- Số vòng quay tổng tài sản
Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp mong muốn tài sản vận động
không ngừng, để đẩy mạnh tăng doanh thu, là nhân tố góp phần tăng lợi nhuận doanh
nghiệp. Số vòng quay của tài sản cho biết 1 đồng giá trị tài sản đầu tư trong kì thu
được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, có thể xác định bằng công thức:
Số vòng quay tổng tài sản =
Doanh thu thuần
Tài sản bình quân
8
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích các tài sản quay được bao nhiêu
vòng, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng
doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này thấp,
chứng tỏ các tài sản vận động chậm, có thể hàng tồn kho, sản phẩm dở dang nhiều,
làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm.
- Sức sinh lời của tài sản
Chỉ tiêu thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh nghiệp
sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên Lợi nhuận ròng
tổng tài sản(ROA) =
Tổng tài sản
Doanh thu có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tổng tài sản nên ROA sẽ phụ thuộc
vào tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình
Dupont như sau:
ROA= ROS x Số vòng quay tổng tài sản
Hay, ta có thể triển khai công thức như sau:
Lợi nhuận ròng
=
Lợi nhuận ròng x Doanh thu thuần
Tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản
Sự biến động của ROA là do chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: lợi nhuận trên doanh
thu và doanh thu trên tổng tài sản. Vì vậy, muốn nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên tổng
tài sản công ty cần kết hợp đồng bộ nâng cao 2 nhân tố trên bằng cách tiết kiệm chi
phí và tiết kiệm vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
-Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần
Khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản để dự
kiến vốn đầu tư khi doanh nghiệp muốn một mức doanh thu thuần như dự kiến, chỉ
tiêu này thường được xác định như sau:
Suất hao phí của tài sản so
BìnhTài sảnquânbìnhtài sảnquân
=
với doanh thu thuần
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được một đồng doanh
thu thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư, chỉ tiêu nay càng thấp hiệu quả sử
dụng tài sản càng tốt, góp phần sử dụng tài sản và nâng cao doanh thu thuần trong kỳ
của doanh nghiệp.
9
Thang Long University Library
- Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của các tài sản mà
doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này thường được xác
định như sau:
Suất hao phí của tài sản so Tài sản bình quân
=
vớilợi nhuậnsau thuế = Lợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được một đồng lợi
nhuận sau thuế thì cần bao nhiêu đồng tài sản, chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử
dụng các tài sản càng cao, hấp dẫn các cổ đông đầu tư.
1.4.2.2 Các chỉ tiêu đánhgiá cácthànhphần của tài sảnngắn hạn
- Vòng quay hàng tồn kho và thời gian quay vòng hàng tồn kho
Giávốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho được bán ra trong
kỳ kế toán và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn luân chuyển. Con số này càng
cao chứng tỏ khả năng bán ra càng lớn. Trên góc độ chu chuyển vốn thì hệ số quay
vòng tồn kho lớn sẽ giảm bớt được số vốn đầu tư vào công việc này, hiệu quả sử dụng
vốn sẽ cao hơn. Tuy nhiên, khi phân tích cũng cần chú ý đến những nhân tố khác ảnh
hưởng đến hệ số vòng quay tồn kho như việc áp dụng phương thức bán hàng, kết cấu
hàng tồn kho, thị hiếu tiêu dùng, tình trạng nền kinh tế, đặc điểm theo mùa vụ của
doanh nghiệp, thời gian giao hàng của nhà cung cấp..
Thời gian quay vòng hàng
360
=
tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu quay vòng hàng tồn kho cung cấp cho ta nhiều thông tin. Việc giảm vòng
quay hàng tồn kho có thể do chậm bán hàng, quản lý dự trữ kém, trong dự trữ có nhiều
sản phẩm lạc hậu. Nhưng việc giảm vòng quay hàng tồn kho cũng có thể là kết quả
quyết định cua doanh nghiệp tăng mức dự trữ nguyên vật liệu khi biết trước giá cả của
chúng sẽ tăng hoặc có thể sự gián đoạn trong việc cung cấp các nguyên vật liệu này
(có đình công, suy giảm sản xuất). Ngược lại, việc tăng vòng quay hàng tồn kho có thể
do những cải tiến được áp dụng trong khâu bán hàng hay hàng hóa của doanh nghiệp
đạt chất lượng cao, kết cấu hợp lý. Đây là điều đáng khích lệ. Còn nếu doanh nghiệp
duy trì mức tồn kho thấp thì cũng làm cho hệ số vòng quay hàng tồn kho tăng cao
nhưng điều này đôi khi gây ra tình trạng thiếu hàng để bán và ảnh hưởng đến việc tăng
doanh thu.
10
- Vòng quay các khoản phải thu
Doanh thu thuần
Vòng quay các khoản phải thu =
Các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu dùng để đo lường tính thanh khoản ngăn hạn cũng
như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỉ lệ này có thể cho người phân tích và sử
dụng thông tin biết được hiệu quả và chất lượng của việc quản lý các khoản phải thu.
Vòng quay các khoản phải thu cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ tốt. Tuy nhiên, điều
này có thể gây giảm doanh thudo chính sách bán chịu nghiêm ngặt hơn. Vòng quay
các khoản phải thu thấp chứng tỏ chính sách bán chịu của doanh nghiệp không có hiệu
quả và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trong hoạt động kinh doanh, việc tồn tại các khoản phải thu là điều khó tránh
khỏi. Nhờ bán chịu, doanh nghiệp có thể thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị trường
và duy trì thị trường truyền thống, do đó có thể giảm hàng tồn kho, duy trì được mức
sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị. Hơn nữa, nó còn có thể mang
lại lợi nhuận tiềm năng cao hơn nhờ việc tăng giá do khách hàng mua chịu. Song việc
bán chịu cũng đẩy doanh nghiệp vào tình trạng phải đối mặt không ít với các rủi ro. Đó
là giá trị hàng hóa lâu được thực hiện dẫn đến giảm tốc độ chu chuyển của vốn, đặc
biệt trong tình trạng thiếu vốn doanh nghiệp phải huy động nguồn tài trợ cho việc bán
chịu; một điều đáng lo ngại hơn là rủi ro về khả năng thu nợ, chi phí đòi nợ. Vì vậy,
nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp là phải quan tâm đến vòng quay các khoản
phải thu. Hay nói cách khác cần quản lý được kỳ thu tiền bình quân và có biện pháp
rút ngắn thời gian này.
-Kỳ thu tiền bình quân được tính theo công thức sau:
360
= Kỳ thu tiền bình quân =
Vòng quay các khoản phải thu
Trong phân tích tài chính, chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thu hồi
vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân
doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải
thu càng cao thì kỳ thu tiền càng thấp và ngược lại. Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc
vào nhiều yếu tố:
+ Tính chất của việc doanh nghiệp chấp nhận bán chịu: Một số doanh nghiệp có chính
sách mở rộng bán chịu và chấp nhận kéo dài thời hạn thanh toán hơn các đối thủ cạnh
tranh để phát triển thị trường.
+ Tình trạng của nền kinh tế: khi tình hình thuận lợi các doanh nghiệp có khuynh
hướng dễ dàng chấp nhận bán chịu và ngược lại. Nếu chấp nhận tăng thời gian bán
11
Thang Long University Library
chịu cho khách hàng mà không tăng được mức tiêu thụ thì đó là dấu hiệu xấu về tình
hình kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải thay đổi chính sách tiêu thụ để giữ khách
hàng hoặc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nhưng tình trạng đó cũng có
thể là do khách hàng gặp khó khăn trong chi trả nhất là ở vào thời kỳ kinh tế suy thoái.
Tình hình đó gây khó khăn dây chuyền cho các doanh nghiệp bán chịu.
+ Chính sách tín dụng và chi phí bán chịu: khi lãi suất tín dụng cấp cho các doanh
nghiệp để tài trợ cho kinh doanh tăng, các doanh nghiệp có xu hướng giảm thời gian
bán chịu vì nếu tiếp tục kéo dài thời hạn sẽ rất tốn kém về chi phí tài chính.
+ Ngoài ra độ lớn các khoản phải thu còn phụ thuộc vào các khoản trả trước của doanh
nghiệp.
- Thời gian quay vòng tiền
Thời gian quay vòng tiền = Chu kỳ kinh doanh – Thời gian trả nợ trung bình
Chu kỳ kinh doanh = Thời gian quay vòng hàng tồn kho + kỳ thu tiền bình quân
Trong đó thời gian quay vòng hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân đã được đưa
ra công thức tính ở phía trên. Muốn biết được thời gian quay vòng tiền, chúng ta còn
phải xem xét đến chỉ tiêu thời gian trả nợ trung bình. Thời gian trả nợ trung bình được
tình dựa trên vòng quay các khoản phải trả.
GVHB + Chi phí chung,
Vòng quay khoản bán hàng, QLDN
=
phải trả Phải trả + Lƣơng, thƣởng
ngƣời bán thuế phải trả
Thời gian trả nợ trung bình = 360/ Vòng quay khoản phải trả
Thời gian quay vòng tiền được định nghĩa là thời gian để doanh nghiệp chuyển
hóa các nguyên vật liệu sản xuất thành tiền mặt, đây cũng chính là khoảng thời gian
doanh nghiệp cần sử dụng vốn lưu động. Thời gian quay vòng tiền là công cụ hữu hiệu
tối ưu hóa nguồn vốn lưu động, kiểm soát chi phí tài chính và thiết lập các chính sách
quản trị liên quan đến các khoản phải trả - phải thu và hàng tồn kho. Rút ngắn thời
gian quay vòng tiền để doanh nghiệp có thể tối giảm chi phí tài chính dành cho vốn
lưu động. Mục tiêu này trước hết có thể thực hiện qua việc rút ngắn thời gian thu hồi
công nợ (giảm kỳ thu tiền bình quân) hoặc nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho
(giảm thời gian quay vòng hàng tồn kho). Ngoài ra, còn có thể thực hiện qua việc
thương thảo với các nhà cung ứng, kéo dài thời gian công nợ. Một số doanh nghiệp có
thời gian quay vòng tiền “âm”, có nghĩa là doanh nghiệp không cần sử dụng vốn lưu
động mà còn có thể tạo ra doanh thu tài chính nhờ “chiếm dụng” được vốn lưu động
của nhà cung ứng.
12
1.4.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
- Tỷ suất sinh lợi tài sản ngắn hạn
Tỷ suất sinh lợi TSNH =
Lợi nhuận sau thuế
TSNH bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSNH. Nó cho biết mỗi đơn vị giá trị
TSNH có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao,
hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là tốt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Số vòng quay tài sản ngắn hạn:
Số vòng quay TSNH = Tổng doanh thu thuần/Tổng TSNH bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ TSNH của doanh nghiệp quay được bao nhiêu
vòng, nếu vòng quay lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả TSNH cao. Hoặc
cho biết 1 đồng giá trị tài sản ngắn hạn đầu tư trong kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh
thu thuần, chỉ tiêu này thể hiện sự vận động của tài sản ngắn hạn trong kỳ, chỉ tiêu này
càng cao chứng tỏ TSNH vận động nhanh, đó là nhân tố góp phần nâng cao lợi nhuận.
- Suất hao phí cuả tài sản ngắn hạn so với doanh thu
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Suất hao phí của TSNH TSNH bình quân
=
so với doanh thu thuần
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết, doanh nghiệp muốn có 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ thì
cần bao nhiêu đồng giá trị TSNH bình quân, đó là căn cứ để đầu tư tài sản ngắn hạn
cho phù hợp. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng
cao.
- Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận sau thuế
Suất hao phí của TSNH so TSNH bình quân
=
với lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế
Để có 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì cần bao nhiêu đồng TSNH bình quân. Chỉ
tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao. Chỉ tiêu này
còn căn cứ để các doanh nghiệp xây dựng dự toán về nhu cầu TSNH khi muốn có mức
lợi nhuận như mong muốn.
1.4.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
-Số vòng quay tài sản dài hạn
Số vòng quay TSDH =
13
Thang Long University Library
TSDH bìnhquân
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị giá trị TSDH trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị
doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH càng cao. Nhân tố
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Tỷ suất sinh lời tài sản dài hạn
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời TSDH=
TSDH bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSDH. Nó cho biết mỗi đơn vị giá trị
TSDH có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao
chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH của doanh nghiệp là tốt, đó là nhân tố hấp dẫn các
nhà đầu tư.
- Suất hao phí của tài sản dài hạn so với doanh
thu Chỉ tiêu này được tính như sau:
TSDH bình quân
Suất hao phí của TSDH so =
với doanh thu thuần Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết, doanh nghiệp muốn có 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ thì
cần bao nhiêu đồng TSDH bình quân, đó là căn cứ để đầu tư TSDH cho phù hợp. Chỉ
tiêu này còn là căn cứ để xác định nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp khi muốn
mức doanh thu như mong muốn.
- Suất hao phí của tài sản dài hạn so vơi lợi nhuận sau thuế
Suất hao phí của TSDH so
TSDH bình quân
=
với lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì cần bao nhiêu đồng
TSDH bình quân, chỉ tiêu này càng thấp càng tốt. Đó là căn cứ để đầu tư TSDH phù
hợp. Chỉ tiêu này còn là căn cứ để đầu tư vốn dài hạn của doanh nghiệp khi muốn có
mức lợi nhuận như mong muốn.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, một mặt phải nâng cao quy mô về kết quả
đầu ra, mặt khác phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm về cơ cấu của TSCĐ.
- Mối quan hệ giữa tài sản dài hạn và vốn dài hạn
+ Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp bởi vốn chủ sở
hữu thì điều đó là hợp lý vì nó thể hiện doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ dài
hạn và vốn chủ sở hữu, nhưng nếu phần thiếu hụt này được bù đắp bởi nợ ngắn hạn thì
điều này sẽ làm mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
+ Nếu tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn , điều này chứng tỏ một phần nợ dài hạn đã
chuyển vào tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Hiện tượng này vừa gây lãng phí chi phí lãi
14
vay nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục đích nợ dài hạn. Điều này có thể dẫn tới
lợi nhuận kinh doanh giảm và những rối loạn tài chính doanh nghiệp.
1.4.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Ngày nay nền kinh tế xã hội phát triển mạnh, kinh doanh là một trong những mục
tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia. Để tiến hành kinh doanh bất kì doanh nghiệp nào
cũng cần phải có một lượng vốn nhất định: bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và các
loại vốn chuyên dùng khác. Nhưng có vốn chỉ là điều kiện cần chưa đủ dể đạt mục tiêu
tăng trưởng. Vấn đề đặt ra có ý nghĩa quyết định hơn là sử dụng vốn như thế nào để
đạt được hiệu quả như mong muốn.
Trong nền kinh tế thị trường đổi mới với sự xuất hiện nhiều thành phần kinh tế
khác nhau đầy sôi động, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động kinh doanh. Khi nào
qui luật cạnh tranh được xem là động lực phát triển kinh tế thì việc sử dụng vốn như
thế nào dể tạo lượng vốn ngày càng nhiều hơn là vấn đề cần thiết và bức bách trước
mắt cũng như lâu dài của doanh nghiệp. Đây cũng là thước đo đánh giá hiệu quả kinh
doanh để doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu bền hơn.
1.4.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Các nhà đầu tư thường coi trọng đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vì
họ quan tâm khả năng thu được lợi nhuận từ đồng vốn mà họ bỏ ra. Mặt khác chỉ tiêu
này giúp cho nhà quản trị tăng cường kiểm soát và bảo toàn vốn, giúp cho doanh
nghiệp tăng cường bền vững. Khi phân tích hiệu quả suwr dụng vốn chủ sở hữu, ta
thường sử dụng thông qua chỉ tiêu ROE.
- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này được xác địn như sau:
Tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE)
Lợi nhuận sau thuế
=
VCSH bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng VCSH đầu tư thì tạo ra được bao nhiêu đồng
lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao, càng biểu hiện xu hướng tích cực. Chỉ tiêu
này cao thường giúp nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính
để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ và
VCSH dưới mức vốn điều lệ thì hiệu qủa kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó
khăn trong việc thu hút vốn. Tuy nhiên, sức sinh lợi của VCSH cao không phải lúc nào
cũng thuận lợi vì có thể là do ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính, khi đó mức độ mạo
hiểm càng lớn.
Mô hình Dupont là kỹ thuật có thể được sử dụng để phân tích khả năng sinh lãi
của một công ty bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích
hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán.
15
Thang Long University Library
Dưới góc độ nhà đầu tư cổ phiếu, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ
số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng
nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng
tài sản. Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont như sau:
Hay, ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính
Lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng Tổng tài sản
= X
Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
Vì vậy, mô hình Dupont có thể tiếp tục được triển khai chi tiết thành:
Lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần Tổng tài sản
= Doanh thu thuần
X
Tổng tài sản
X
Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu
Hay, ROE = Hệ số Lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Đòn bẩy tài
chính.
Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện
pháp làm tăng ROE như sau:
– Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ
nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.
– Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông
qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ
cấu của tổng tài sản.
– Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó
tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tóm lại, phân tích chỉ tiêu ROE bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với
quản trị DN thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động
đến hiêu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của
doanh nghiệp.
1.4.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay là căn cứ để các nhà quản trị kinh doanh đưa
ra quyết định có cần vay thêm tiền để đầu tư vào hoạt động kinh doanh không, nhằm
góp phần bảo đảm và phát triển vốn cho doanh nghiệp. Để phân tích hiệu quả sử dụng
vốn vay, ta thường xác định chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay
EBIT
Khả năng thanh toán lãi vay
=
=
Chi phí lãi vay
16
Chỉ tiêu này phản ánh độ an toàn, khả năng thanh toán tiền vay của doanh nghiệp,
chỉ tiêu này càng cao khả năng sinh lợi của vốn vay càng tốt, khả năng chi trả lãi vay
tốt đó là sự hấp dẫn của các tổ chức tín dụng vào hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, các nhà cung cấp tín dụng còn căn cứ vào tỷ số độ bẩy tài chính để
ấn định mức lãi suất cho vay đối với công ty. Tỷ số độ bẩy tài chính đánh giá mức độ
mà một công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Độ nghiêng
đòn bẩy tài chính được đo lường bởi phần trăm thay đổi ở thu nhập mỗi cổ phần khi
EBIT thay đổi 1%. Dưới đây là công thức tính:
DFL =
EBIT
EBIT - I – PD/(1-T)
Trong đó:
EBIT: Lọi nhuận trước thuế và lãi vay
I: Chi phí lãi vay
PD: Lợi tức cổ phần ưu đãi
T : Thuế thu nhập doanh nghiệp
Đối với một công ty, tỷ số đòn bẩy tài chính sẽ giúp nhà quản trị lựa chọn cấu
trúc vốn hợp lý nhất của công ty mình. Công ty càng có nhiều nợ vay thì được hưởng
khoản tiết kiệm từ thuế do sử dụng nợ vay nhưng rủi ro về mặt tài chính càng lớn. Qua
độ bẩy tài chính nhà đầu thấy được rủi ro về tài chính của công ty từ đó dẫn đến quyết
định đầu tư của mình.
1.4.4 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
Chi phí sử dụng của doanh nghiệp chỉ ra thường bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi
phí bán hang, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác. Đó là các
khoản chi bỏ ra để thu về lợi nhuận trong kì. Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí
thường xem xét các chỉ tiêu sau:
- Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí
Chỉ tiêu này xác định như sau:
Tỷ suất sinh lời của tổng
Lợi nhuận trƣớc thuế
=
chi phí Tổng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí thì
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ
mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản chi
phí đã chi ra trong kỳ và ngược lại.
- Tỷ suất sinh lời trên GVHB
Tỷ suất sinh lời của
Lợi nhuận gộp về bán hàng
=
GVHB GVHB
17
Thang Long University Library
Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng GVHB
thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi
nhuận trong GVHB càng lớn, thể hiện các mặt hàng kinh doanh có lời nhất, do vậy
doanh nghiệp càng đẩy mạnh khối lượng tiêu thu.
- Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Lợi nhuận gộp về bán hàng
Tỷ suất sinh lời của chi phí
=
bán hàng Chi phí bán hàng
Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí
bán hàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức
lợi nhuận trong chi phí bán hàng càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí bán
hàng.
- Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Lợi nhuận gộp về bán hàng
Tỷ suất sinhlời của chi phí
=
QLDN
Chi phí QLDN
Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí
QLDN thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi
nhuận trong chi phí QLDN càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí QLDN.
1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.5.1 Các nhân tố chủ quan
Nhân tố bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính.
Là sự tác động trực tiếp của các cấp lãnh đạo xuống cán bộ công nhân viên nhằm
mục đích buộc phải thực hiện một hoạt động. Để quản lý tập trung thống nhất phải sử
dụng phương pháp hành chính. Việc thiết lập cơ cấu tổ chức của bộ máy doanh nghiệp
cũng như cách thức điều hành của các cấp lãnh đạo là nhân tố quyết định tính hiệu quả
trong hoạt động kinh doanh. Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, cách
điều hành sáng suốt sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh, ngược lại
nếu cơ cấu tổ chức xệch xoạc, cách điều hành kém cỏi sẽ dẫn đến hiệu quả thấp trong
hoạt động kinh doanh.
Nhân tố con người.
Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì nó là chủ thể
sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động ảnh hưởng của nhân tố này thể hiện qua
18
hai chỉ tiêu chủ yếu nhất. Đó là tinh thần làm việc và năng lực công tác. Tinh thần làm
việc được biểu hiện bởi bầu không khí trong doanh nghiệp, tình đoàn kết và ý chí phấn
đấu cho mục tiêu chung. Năng lực của nhân viên lại biểu hiện qua kỹ năng điều hành,
công tác nghiệp vụ cụ thể và qua kết quả của hoạt động. Để nâng cao vai trò của nhân
tố con người, các doanh nghiệp một mặt phải chú trọng đào tạo cán bộ, công nhân
viên, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ của họ, mặt khác, phải quan tâm thích đáng đến
lợi ích cá nhân, bao gồm cả lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần.
Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngoại thương phụ thuộc rất
lớn vào hệ thống mạng lươí kinh doanh của nó. Một mạng lưới kinh doanh rộng lớn,
với các điểm kinh doanh được bố trí hợp lý là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện các
hoạt động kinh doanh như tạo nguồn hàng, vận chuyển, làm đại lý xuất nhập khẩu ...
một cách thuận tiện hơn và do đó góp phần nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh xuất
nhập khẩu. Nếu mạng lưới kinh doanh là quá thiếu, hoặc bố trí ở các điểm không hợp
lý sẽ gây cản trở cho hoạt động kinh doanh làm triệt tiêu tính năng động và khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
1.4.3 Các nhân tố khách quan
Mỗi một chủ thể hoạt động trong xã hội đều chịu sự chi phối nhất định của môi
trường bao quanh nó. Đó là tổng hợp các yếu tố có tác động gián tiếp hay trực tiếp có
tác động qua lại lẫn nhau. Chính những nhân tố này quy định xu hướng và trạng thái
hành động của chủ thể. Trong kinh doanh thương mại quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh
vực xuất nhập khẩu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chịu sự chi phối của các
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các nhân tố này thường xuyên biến đổi, và vì vậy
làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng phức tạp hơn. Để
nâng cao hiệu quả kinh doanh yêu cầu đòi hỏi các nhà kinh doanh phải nắm bắt và
phân tích được ảnh hưởng của từng nhân tố cá biệt tác động đến hoạt động của doanh
nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể.
Nhân tố kinh tế - xã hội trong nước: có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu
ở đây bao gồm trạng thái của nền kinh tế trong nước và các chính sách của nhà nước.
Một nước có nguồn nhân lực dồi dào là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong
nước xúc tiến xuất nhập khẩu các mặt hàng có sử dụng sức lao động. Về mặt ngắn hạn,
nguồn nhân lực được xem như là không biến đổi, vì vậy chúng ít tác động tới sự biến
động của hoạt động xuất nhập khẩu. Nước ta nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ
là điều kiện thuận lợi để xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như hàng thủ
công mỹ nghệ, may mặc ... và đặc biệt là nhập khẩu thiết bị, máy móc kỹ thuật, công
nghệ tiên tiến...
19
Thang Long University Library
Khoa học công nghệ: tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội và mang lại
nhiều lợi ích, trong xuất nhập khẩu nó cũng mang lại hiệu quả cao. Nhờ sự phát triển
của hệ thống bưu chính viễn thông,các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm thoại
trực tiếp với khách hàng qua telex, fax, điện tín... giảm bớt những chi phí đi lại, xúc
tiến hoạt động xuất nhập khẩu. Giúp các nhà kinh doanh nắm bắt các thông tin về diễn
biến thị trường một cách chính xác, kịp thời. Bên cạnh đó, nhờ có xuất nhập khẩu mà
các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc với các thành tựu công nghệ tiên tiến trên
thế giới, thay thế, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp sản xuất. Khoa học công
nghệ còn tác động tới các lĩnh vực như vận tải hàng hoá, các kỹ nghệ nghiệp vụ trong
ngân hàng... Đó cũng chính là các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Cơ sở hạ tầng: tốt là một yếu tố không thể thiếu nhằm góp phần thúc đẩy hoạt
động xuất nhập khẩu. Cơ sở hạ tầng bao gồm: đường xá, bến bãi, hệ thống vận tải, hệ
thống thông tin, hệ thống ngân hàng... có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập
khẩu. Nếu các hoạt động này là hiện đại sẽ thúc đẩy hiệu quả xuất nhập khẩu, ngược
lại nó sẽ kìm hãm tiến trình xuất nhập khẩu.
Thông qua việc đề ra các chính sách và quy định, Nhà nước thiết lập môi trường
pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động của các doanh nghiệp nên nó có ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động kinh doanh. Chúng ta có thể xem xét tác động của các chính sách đó
dưới các khía cạnh sau.
Tỷ giá hối đoái: là quan hệ so sánh tỷ lệ giữa giá trị của hai đồng tiền của hai
nước với nhau. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực
hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Một tỷ giá hối đoái chính thức
được điều chỉnh theo quá trình lạm phát có liên quan gọi là tỷ giá hối đoái được điều
chỉnh theo quá trình lạm phát có liên quan hay là tỷ giá hối đoái thực tế. Trong quan hệ
buôn bán ngoại thương, tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng, tác động lớn tới hiệu quả
hoạt động xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái tăng hay giảm sẽ làm thay đổi giá trị hàng
hoá xuất nhập khẩu, ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu.
Khả năng cạnh tranh: của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực
tiếp của thuế xuất nhập khẩu và quota. Thuế xuất khẩu có xu thế làm giảm xuất khẩu
và do đó làm giảm nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Tuy nhiên, đối với nước ta hiện
nay, thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu nên hầu hết các mặt hàng xuất
khẩu, đặc biệt các mặt hàng nông sản, không phải chịu thuế xuất khẩu. Thuế nhập
khẩu có xu thế làm giảm nhập khẩu và do đó làm tăng nguồn thu ngoại tệ của đất
nước. Hiện nay ở nước ta, rất nhiều mặt hàng phải chịu thuế nhập khẩu để hạn chế
nhập khẩu nhằm bảo vệ các ngành sản xuất các mặt hàng đồng nhất ở trong nước.
20
Nhưng bắt đầu giai đoạn này, thực hiện chủ trương hội nhập với thế giới, tham gia vào
AFTA,nước ta đang tiến dần tới việc xoá bỏ dần một số hình thức bảo hộ bằng thuế
nhập khẩu. Còn quota là hình thức hạn chế về số lượng xuất nhập khẩu, có tác động
một mặt làm giảm số đầu mối tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp, mặt khác tạo cơ hội
thuận lợi cho những người xin được quota xuất nhập khẩu.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ sở
cho quốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng để xuất nhập khẩu. Nó góp phần ảnh
hưởng đến loại hàng, quy mô hàng xuất nhập khẩu của quốc gia.
Vị trí địa lý: có vai trò như là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển
kinh tế cũng như xuất nhập khẩu của một quốc gia. Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện
cho phép một quốc gia tranh thủ được phân công lao động quốc tế, hoặc thúc đẩy xuất
nhập khẩu dịch vụ như du lịch, vận tải, ngân hàng...
Ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thế giới: Trong xu thế toàn cầu hoá thì
phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng, vì vậy mà mỗi sự biến động của tình hình
kinh tế - xã hội ở nước ngoài đều có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh tế
trong nước. Lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu là lĩnh vực trực tiếp quan hệ với các
chủ thể ở nước ngoài, chịu sự chi phối và tác động của các nhân tố ở nước ngoài nên
nó lại càng rất nhạy cảm. Bất kỳ một sự thay đổi nào về chính sách xuất nhập khẩu,
tình hình lạm phát, thất nghiệp hay tăng trưởng và suy thoái kinh tế... của các nước đều
ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở nước
ta. Từ những ảnh hưởng đến hiệu quả xuất nhập khẩu dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty gặp nhiều khó khăn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 đưa ra những cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh
trong doanh nghiệp. Nôi dung lý thuyết gồm các chỉ tiêu tài chính nhằm phân tích hiệu
quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng chi phí và tìm hiểu về các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó là cơ
sở để đánh giá và đưa ra những nhận xét khái quát và chi tiết cụ thể cho công ty
TNHH MTV Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật ở chương 2. Những nhận
xét đánh giá đó là tiền đề cho những đề xuất giải pháp tối đa hóa lợi nhuận cho công
ty.
21
Thang Long University Library
CHƢƠNG II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ VÀ KỸ
THUẬT
2.1. Giới thiệuchung về công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và
kỹ thuật
- Tên công ty: Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật
- Tên giao dịch: The Viet Nam National Complete Equipment and Technics Import
Export Corporation Limited (Technoimport)
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH Nhà nước MTV
- Địa chỉ: 16-18 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
- Vốn điều lệ: 32.827.756.632 đồng VN
- Mã số thuế: 0100108021
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu
thiết bị toàn bộ và kỹ thuật
Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật (technoimport) được thành
lập ngày 28/01/1959, trực thuộc Bộ Ngoại thương trước đây nay là Bộ Công Thương.
Quyết định thành lập công ty nhà nước số: 105TM/TCBB ngày 22/02/1995 của Bộ
Trưởng Bộ Thương mại. Giấy ĐKKD: 0100108021 Do sở Kế hoạch và Đầu Tư TP.Hà
Nội cấp ngày 08/11/2010. Đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại Công ty: Tổng
Công ty Máy và thiết bị công nghiệp.Thời kỳ 1959-1989 Công ty Technoimport là
doanh nghiệp Nhà nước duy nhất được Nhà nước giao nhiệm vụ nhập khẩu các công
trình thiết bị toàn bộ cho tất cả các nghành thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo
dục, an ninh và quốc phòng.
Từ năm 1989 đến nay, trong sự chuyển hướng chung của nền kinh tế, công ty
Technoimport đã đi vào hạch toán và hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trường
với chức năng nhiệm vụ mở rộng hơn và đa dạng hơn. Hiện nay, Công ty
Technoimport có quan hệ hợp đồng thương mại với hàng trăm công ty, tập đoàn và
nhà sản xuất ở 68 quốc gia trên khắp các châu lục. Tính đến nay đã có hàng trăm công
trình thiết bị toàn bộ do Technoimport nhập khẩu và đang hoạt động có hiệu quả phục
vụ cho việc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Với những thành tích đáng kể trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, công
ty Technoimport đã được Nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng ba năm
1963, huân chương lao động hạng nhì năm 1984 và hai lần được nhận huân chương lao
động hạng nhất năm 1989 và 1997. Ngoài ra Công ty Technoimport được Chính phủ
tặng cờ thi đua “ là đơn vị dẫn đầu ngành Thương mại” liên tục trong những năm
1996,1997,1998,1999,2000; cờ thi đua của Bộ thương mại về thành tích 10 năm đổi
22
mới, bằng khen của Tổng cục an ninh, bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố Hà
nội.
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn
bộ và kỹ thuật
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty
Các đơn vị trực thuộc
TTTV Đầu tư & Thương
mại Chi nhánh tại TP.HCM
Chi nhánh tại Hải Phòng
Chi nhánh tại Đà Nẵng
Các VPDD tại nước ngoài
Tổng giám đốc
Các phó tổng giám đốc
Các phòng nghiệp vụ
Các phòng chức năng
Phòng XNK 1
P. Kế hoạch tài chính
Phòng XNK 2
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng XNK 3
P. Hành chính quản trị
Phòng XNK 4
Phòng XNK 5
Phòng XNK 6
Phòng XNK 7
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Tổng giám đốc: là người điều hành cao nhất của công ty, phụ trách tổng điều hành của
công ty.
Phó tổng giám đốc: gồm hai người giúp việc cho tổng giám đốc công ty, điều hành
hoạt động và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về lĩnh vực công tác
được giao. Mỗi phó tổng giám đốc được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh
vực công tác. Trong số các phó tổng giám đốc có một phó tổng giám đốc thứ nhất để
thay mặt tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty khi tổng giám đốc đi
vắng.
Các đơn vị trực thuộc
- Trung tâm tư vấn Đầu tư & Thương mại: có chức năng tư vấn các hợp đồng thiết bị
toàn bộ, chuẩn bị hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, tư vấn đầu tư và thương mại,
tổ chức ký kết các hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ
- Chi nhánh tại TP.HCM: có chức năng đại diện cho công ty tại miền Nam.
- Chi nhánh tại Hải Phòng: được giao nhiệm vụ giao nhận vận tải và kinh doanh xuất
nhập khẩu.
- Chi nhánh tại Đà Nẵng: có chức năng đại diện cho công ty kinh doanh trong khu
vực miền Trung
23
Thang Long University Library
- Các văn phòng đại diện tại nước ngoài: Bao gồm các văn phòng đại diện tại các
nước: Nga, Pháp, Bỉ, Italia, Mỹ, Thụy Điển, Singapore....
Các phòng chức năng
- Phòng kế hoạch tài chính: giúp Tổng giám đốc trong việc chỉ đạo, tổ chức quản lý
hệ thống kinh tế từ công ty đến các đơn vị trực thuộc, tổ chức thực hiện công tác kế
toán thống kê của công ty, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chế độ hạch toán của
công ty. Quản lý và theo rõi tình hình biến động tài sản, thực hiện ghi sổ sách kế toán
những phần công việc phát sinh ở công ty đồng thời định kỳ kiểm tra xét duyệt báo
cáo của các đơn vị trực thuộc và tổng hợp số liệu để lập báo cáo tổng hợp của toàn
công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê và chế dộ tài chính mà nhà nước ban
hành. Tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc lập các kế hoạch về tài chính, nhằm phục
vụ tốt và nâng cao kết quả kinh doanh của công ty.
- Phòng tổ chức cán bộ: là phòng chức năng nhằm giúp việc cho tổng giám đốc trong
việc quản lý cán bộ nhân sự toàn công ty. Do đó phòng tổ chức cán bộ có nhiệm vụ và
quyền hạn: nghiên cứu để tham mưu cho lãnh đạo về việc thuê mướn tuyển chọn lao
động, tiền lương và thù lao lao động, đề bạt, điều động đảm bảo công tác thanh tra, thi
đua của công ty. Tuyên truyền phổ biến và hướng dẫn thực hiện các chủ trương chính
sách, các văn bản pháp quy của Nhà nước và thu thập các thông tin phản hồi đề phản
ánh lên cấp trên
- Phòng hành chính quản trị: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, kinh doanh
của Công ty; Tổ chức tiếp khách, phương tiện đi lại; Trang bị cơ sở vật chất và điều
kiện làm việc cho toàn công ty những thiết bị máy móc, trang thiết bị văn phòng....
Các phòng nghiệp vụ gồm: Phòng XNK 1, Phòng XNK 2, Phòng XNK 3, Phòng
XNK 4, Phòng XNK 5, Phòng XNK 6, Phòng XNK 7. Các phòng này thực hiện toàn
bộ các hoạt động nghiệp vụ của quá trình kinh doanh của công ty từ việc nghiên cứu
thị trường, tìm bạn hàng và nguồn hàng, thực hiện ký kết các hợp đồng và thực hiện
hợp đồng. Ngoài ra còn thực hiện việc tư vấn đầu tư thương mại và các hợp đồng xuất
nhập khẩu thiết bị toàn bộ.
2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu
thiết bị toàn bộ và kỹ thuật
Hình thức sở hữu vốn: Doanh nghiệp nhà nước. Lĩnh vực kinh doanh: Thương
mại, dịch vụ. Ngành nghề kinh doanh:
Mặt hàng xuất khẩu: trong những năm gần đây, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của
Technoimport khá phong phú về chủng loại và dồi dào về số lượng. Trong đó, tập trung
chủ yếu vào các sản phẩm cao su tự nhiên và các chế phẩm có nguồn gốc từ cao su tự
nhiên (chiếm 60% trong cơ cấu xuất khẩu của công ty), hàng nông sản thực phẩm (chiếm
19%), than đá (10%), hàng công nghiệp (6%). Ngoài ra, là các sản phẩm khác
24
(5%). Tuy nhiên hàng xuất khẩu của công ty nhìn chung còn ở dạng nguyên liệu thô,
chưa qua chế biến tinh xảo hoặc mới chỉ là hàng sơ chế cho nên giá bán sản phẩm còn
thấp.
Mặt hàng nhập khẩu: Technoimport là công ty chuyên về nhập khẩu thiết bị toàn
bộ và kỹ thuật cho nên thế mạnh của Technoimport là nhập khẩu, đặc biệt là nhập
khẩu thiết bị toàn bộ. Ngoài ra, Technoimport còn nhập khẩu thiết bị lẻ, nguyên liệu
sản xuất và hàng tiêu dùng cụ thể như sau: Thiết bị toàn bộ: thiết bị toàn bộ, dây
chuyền máy móc thiết bị là mặt hàng kinh doanh của yếu của công ty chiếm 57% (số
liệu năm 2012) tổng kim ngạch nhập khẩu.
2.1.4 Quy trình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu
thiết bị toàn bộ và kỹ thuật
Công ty hoạt động xuất nhập khẩu trong nhiều lĩnh vực nghành nghề khác nhau
tuy nhiên hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chính tập trung chủ yếu là nhập khẩu
thiết bị toàn bộ phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, nhà máy cơ khí,…;
nhập khẩu chủ yếu là cao su.
Tìm kiếm hợp đồng
kinh doanh XNK
Sơ đồ 2.2: Quy trìnhxuất nhập khẩu
Ký kết hợp đồng
kinh doanh XNK
Thực hiện hợp đồng
kinh doanh XNK
Chi tiết quá trình hoạt động như sau:
Bƣớc 1: Tìm kiếm hợp đồng kinh doanh
XNK -Nghiên cứu thị trường
-Tìm bạn hàng và nguồn hàng:
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, bạn hàng hay khách hàng nói chung là những
người hay tổ chức có quan hệ giao dịch với công ty nhằm thực hiện các hợp đồng mua
bán hàng hóa XNK được chia làm ba loại: Các hãng hay công ty, các tập đoàn kinh
doanh, các cơ quan nhà nước.. Xét về tính chất và mục đích hoạt động, khách hàng
trong kinh doanh xuất khẩu có thể.
Việc lựa chọn thương nhân để giao dịch phải dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn
đề sau:
+ Tình hình kinh doanh của hãng, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh, khả năng là bạn
hàng thường xuyên.
+ Khả năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật.
+ Thái độ và quan điểm kinh doanh là chiếm lĩnh thị trường hay cố gắng giành lấy độc
quyền về hàng hóa.
+ Uy tín của bạn hàng.
25
Thang Long University Library
+ Trong việc lựa chọn thương nhân giao dịch, tốt nhất là nên lựa chọn đối tác trực tiếp,
tránh những đối tác trung gian, trừ trường hợp doanh nghiệp muốn thâm nhập vào các
thị trường mới mà mình chưa có kinh nghiệm.
Bƣớc 2: Ký kết hợp đồng kinh doanh XNK
Sau khi tìm kiếm được bạn hàng và nguồn hàng đáng tin cậy bước tiếp theo là
đàm phán và kí kết và hoàn thiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Đây là bước quan trọng
mà hai bên cần phải xem xét kĩ tránh những tranh chấp xảy ra sau này.
Bƣớc 3: Thực hiện hợp đồng kinh doanh XNK
Thực hiện hợp đồng theo phương thức thanh toán đã ký kết, giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu và hoàn thành mọi thủ tục hải quan có liên quan., nhận hàng và thanh
toán tiền đầy đủ. Cuối cùng là đi đến hoàn thiện và kết thúc hợp đồng.
2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV xuất
nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật
Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của công ty, ta dùng 3 chỉ tiêu là: tỷ
suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu thuần.
Tỷ suất sinhlời trêndoanhthu thuần (ROS_Returnonsales)
Bảng 2.1. Tỷ suất sinhlời trêndoanhthu thuần
Chỉ tiêu
Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch
2010 2011 2012 10-11 11-12
Lợi nhuận ròng (triệu) 226 (2.731) (4.318) (2.957) (1.587)
Doanh thu thuần (triệu) 240.815 102.272 30.410 (138.543) (71.862)
ROS (%) 0,09 (2,67) (14,19) (2,76) (11,43)
ROS ngành (%) 3 2 1,5 (1) (0,5)
(Nguồn Phòng kế hoạch tài chính_[1,tr68])
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần năm 2010 là 0,09 có nghĩa là cứ 100 đồng
doanh thu thuần thì tạo ra 0,09 đồng lợi nhuận sau thuế. Sau đó có sự giảm mạnh mẽ
xuống còn -2,67% vào năm 2011 và -14,19% năm 2012. Điều này là do tốc độ tăng
doanh thu chậm, doanh thu của doanh nghiệp ngày càng giảm. Bên cạnh đó, lợi nhuận
sau thuế đi xuống một cách nghiêm trọng đến mức âm, doanh nghiệp hoạt động không
đạt hiệu quả.
Trong giai đoạn này tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của ngành cũng trong tình
trạng giảm từ 3% năm 2010 xuống còn 1,5% năm 2012 do tình hình chung nền kinh tế
gặp nhiều khủng hoảng. Tình trạng này cho thấy việc doanh thu tăng chậm, lợi nhuận
sau thuế giảm mạnh là tình trạng chung của ngành mắc phải và công ty Technoimport
cũng không ngoại lệ dẫn đến việc tỷ suất sinh lời trên doanh thu giảm. Đặc biệt là tỷ
suất sinh lời trên doanh thu của công ty thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu ngành, ROS
26
ở mức âm. Nhận thấy công ty đang trong tình trạng thua lỗ nặng nề. Việc quản lý chi
phí gặp nhiều khó khăn cần khắc phục kịp thời. Hiệu quả hoạt động kinh doanh đang
đi xuống một cách nghiêm trọng cần có biện pháp ngăn chặn.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA_Return on total asset)
Bảng 2.2. Tỷ suất sinh lời trên tài sản
Chỉ tiêu
Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch
2010 2011 2012 10-11 11-12
Lợi nhuận ròng (triệu) 226 (2.731) (4.318) (2.957) (1.587)
Tổng tài sản (triệu) 150.528 142.440 104.69 (8.088) (37.746)
ROA (%) 0,16 (1,81) (4,12) (1,97) (2,31)
ROA ngành (%) 6 5 3 (1) (2)
(Nguồn Phòng kế hoạch tài chính_[1,tr.68]) Năm 2010 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
cho ta biết cứ 100 đồng tài sản bỏ ra để đầu tư thì lợi nhuận sau thuế thu về mang giá
trị là 0,16 đồng. Giá trị ROA của
công ty nhỏ hơn của ngành, 100 đồng tài sản doanh nghiệp tạo ra ít hơn 5,84 đồng lợi
nhuận sau thuế so với ngành, điều đó chứng tỏ khả năng quản lý tài sản của doanh
nghiệp và khả năng quản lý doanh thu trong năm 2010 kém hơn so với các doanh
nghiệp trong ngành. Trong giai đoạn này, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giảm về âm
xuống còn -1,81% năm 2011 và tiếp tục giảm 2,31% xuống còn -4,12% vào năm 2012.
Lý do chung là do lợi nhuận sau thuế của công ty đi xuống gặp tình trạng thua lỗ.
Bên cạnh đó ROA của ngành cũng giảm từ 5% năm 2011 xuống còn 3% năm
2012. Đây là tình hình chung của toàn ngành và chênh lệch giảm ROA của công ty
Technoimport gần như ngang bằng với chênh lệch giảm chung của ngành. Tuy nhiên
ROA của công ty vẫn còn rất thấp so với ROA chung của ngành cho thấy hiệu quả sử
dụng tài sản của doanh nghiệp so với tình hình chung của ngành là rất kém, không đạt
hiệu quả. Điều này là do việc thua lỗ năm 2011 ảnh hưởng làm lượng tiền giảm, các
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm đồng thời tình trạng kinh tế khó khăn dẫn đến
việc chi phí tăng làm lợi nhuận giảm, không đem lại hiệu quả kinh tế. Đến năm 2012,
tình hình này vẫn tiếp tục diễn ra và công ty còn gặp khó khăn hơn rất nhiều so với
năm trước. Hiệu quả hoạt động kinh doanh kém cần được khắc phục.
27
Thang Long University Library
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE_Return on Equity)
Bảng 2.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu
Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch
2010 2011 2012 10-11 11-12
Lợi nhuận ròng (triệu) 226 (2.731) (4.318) (2.957) (1.587)
Vốn chủ sở hữu (triệu) 34.484 29.153 26.619 (5.331) (2.534)
ROE (%) 0,65 (9,4) (16,22) (10,05) (6,82)
ROE ngành (%) 15 13 11 (2) (2)
(Nguồn Phòng kế hoạch tài chính_[1,tr.68]) Năm 2010, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu năm 2010 là 0,65 có nghĩa cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra để đầu tư thì lợi
nhuận sau thuế thu về mang lại giá trị là 0,65 đồng. Trong năm đó, giá trị ROE thấp
hơn rất nhiều so với ngành. Sang năm 2011, Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu năm
2011 là (9,4)% có nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra -9,4 đồng lợi nhuận sau
thuế. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty Technoimport không đạt
hiệu quả. Chỉ số ROE giảm mạnh tới 10,05% so với năm 2010. Tồi tệ hơn cả là đến
năm 2012, lợi nhuận sau thuế tiếp tục giảm mạnh do chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp tăng trong khi đó doanh thu giảm mạnh. Việc cạnh tranh trên thị trường
ngày càng nhiều với các công ty xuất nhập khẩu khác. Dẫn đến tỷ suất sinh lời trên
vốn chủ sở hữu giảm 6,82% xuống còn (16,22)% năm 2012. Việc sút giảm mạnh mẽ
này đưa công ty vào tình trạng khó khăn
về nguồn vốn kinh doanh.
Biểuđồ 2.1. Lợi nhuận ròng và 3 chỉ tiêutài chính cơ bản
500
0
-500
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
-1000
-1500 (4,12)
-2000
-2500
-3000
-3500
-4000
-4500
(14,19)
-5000
(16,22)
Triệu %
2
0
-2
-4
-6
-8
-10
-12
-14
-16
-18
Lợi nhuận ròng (Triệu)
ROS (%)
ROA (%)
ROE (%)
Căn cứ vào biểu đồ 2.1 trên ta thấy, lợi nhuận ròng giảm mạnh kéo theo các chỉ
tiêu tài chính cũng giảm mạnh theo. Trong đó, tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) và
tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) có độ dốc lớn và dốc xuống theo chiều âm.
28
Nguyên nhân là do tốc độ giảm của lợi nhuận ròng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ
giảm của doanh thu và vốn chủ sở hữu. Cho thấy Công ty đang trong tình trạng hoạt
động kinh doanh gặp nhiều khó khăn không đem lại lợi nhuận kinh tế. Bên cạnh đó, tỷ
suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) có giảm nhưng độ dốc thoải hơn là do khi lợi
nhuận giảm cũng kéo theo tài sản giảm, tốc độ giảm của tài sản và lợi nhuận có đều
hơn so với tốc độ giảm nhanh chóng của vốn chủ sở hữu. Ngoài ra còn thấy rất rõ lợi
nhuận năm sau lỗ nhiều hơn 1/3 so với năm trước, tình hình hoạt động kinh doanh
không có hiệu quả. Công ty cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ, mở rộng thị
trường, ký kết nhiều hợp đồng hơn nữa đề tăng doanh thu đồng thời kéo lợi nhuận tăng
lên vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Kết luận: Qua việc phân tích các chỉ tiêu ROS, ROA, ROE, ta thấy tình hình
hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và
kỹ thuật trong giai đoạn năm 2010-2012 hoạt động không mang lại lợi nhuận kinh tế,
gặp rất nhiều khó khăn bởi lợi nhuận giảm mạnh. Cần phân cụ thể chi tiết ở nhiều khía
cạnh để tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục tình trạng này trong thời gian
tới.
2.2.1 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản
Để đánh giá và phân tích được hiệu quả sử dụng tài sản, ta dùng các chỉ tiêu là: số
vòng quay tài sản, sức sinh lời của tài sản, suất hao phí của tài sản so với doanh thu
thuần và suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế.
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Bảng 2.4. Phân tíchhiệu quả sử dụng tài sản
Chỉ tiêu
Năm Năm Năm
CL 10-11 CL 11-12
2010 2011 2012
Tổng tài sản (triệu) 150.528 142.440 104.69 (8.088) (37.746)
Doanh thu thuần (triệu) 240.815 102.272 30.410 (138.543) (71.862)
Lợi nhuận sau thuế (triệu) 226 (2.731) (4.318) (2.957) (1.587)
Số vòng quay tài sản (vòng) 1,73 0,68 0,29 (1,05) (0,39)
Tỷ suất sinh lời của tài sản (%) 0,16 (1,81) (4,12) (1,97) 2,31
Suất hao phí của tài sản so với
0,63 1,3 3,44 0,67 2,14
DT T (lần)
Suất hao phí của tài sản so với
665,38 (52,14) (23,95) (717,52) 28,19
LNST (lần)
(Nguồn Phòng kế hoạch tài chính_ tính toán của tác giả) Một doanh nghiệp chỉ được
xem là hoạt động có hiệu quả khi số vòng quay tài sản ngày càng tăng lên. Nhưng qua
bảng trên, ta thấy được vòng quay tài sản của công
29
Thang Long University Library
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY

More Related Content

Similar to BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY

Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh c...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh c...Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh c...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn...
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn...Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn...
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác trả lương công ty du lịch, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác trả lương công ty du lịch, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác trả lương công ty du lịch, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác trả lương công ty du lịch, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mới
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mớiPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mới
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mớihttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY (20)

Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh c...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh c...Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh c...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh c...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
 
Đề tài: Kế toán vốn tại công ty kinh doanh bất động sản, HAY
Đề tài: Kế toán vốn tại công ty kinh doanh bất động sản, HAYĐề tài: Kế toán vốn tại công ty kinh doanh bất động sản, HAY
Đề tài: Kế toán vốn tại công ty kinh doanh bất động sản, HAY
 
Luận văn: Tổ chức kế toán vốn tại công ty Đầu tư Sao Đỏ, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán vốn tại công ty Đầu tư Sao Đỏ, HAYLuận văn: Tổ chức kế toán vốn tại công ty Đầu tư Sao Đỏ, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán vốn tại công ty Đầu tư Sao Đỏ, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn tại công ty cổ phần Đầu tư Sao Đỏ
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn tại công ty cổ phần Đầu tư Sao ĐỏĐề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn tại công ty cổ phần Đầu tư Sao Đỏ
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn tại công ty cổ phần Đầu tư Sao Đỏ
 
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
Đề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAYĐề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
 
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn...
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn...Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn...
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
 
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và xây dựng, , ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và xây dựng, , ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và xây dựng, , ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và xây dựng, , ĐIỂM 8
 
Đề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAY
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động...
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác trả lương công ty du lịch, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác trả lương công ty du lịch, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác trả lương công ty du lịch, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác trả lương công ty du lịch, 9 ĐIỂM!
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mới
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mớiPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mới
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mới
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKhanh Nguyen Hoang Bao
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ VÀ KỸ THUẬT THÔNG QUA PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHI TIÊU TÀI CHÍNH TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM Giáo viên hƣớng dẫn : Th.s Vũ Lệ Hằng Sinh viên thực hiện : Phạm Bích Hƣơng Mã sinh viên : A17479 Chuyên ngành : Tài chính – Ngânhàng
  • 2. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía thầy cô, gia đình và bạn bè. Đầu tiên tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Vũ lệ Hằng đã hết sức nhiệt tình hướng dẫn, tìm hiểu tài liệu tham khảo và góp ý cho tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn thành bài khóa luận này. Tôi muốn nói lời cảm ơn đến bố, mẹ, anh chị tôi _những người đã luôn bên cạnh, chăm sóc tôi và dành mọi điều kiên thuận lợi nhất_ để tôi hoàn thành bài khóa luận này. Cuối cùng tôi muốn gửi lời tới các bạn Nguyễn Phương Trang, Nghiêm Nhật Linh, Nguyễn Phương Thanh đã luôn ở bên giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2012 Sinh viên Phạm Bích Hương
  • 4. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP ................................................................................3 1.1 Khái niệm và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.....................3 1.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh ..................................................3 1.1.2 Bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh ..................................................3 1.2 Vai trò của hiệu quả hoạt động kinh doanh...........................................................5 1.3 Ý nghĩa của phân tíchhiệu quả hoạt động kinh doanh .......................................6 1.4 Nội dung phân tíchhiệu quả hoạt động kinh doanh........................................6 1.4.1 Các chỉ tiêu phân tích đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh 6 1.4.1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần:.......................................................7 1.4.1.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:...............................................................7 1.4.1.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: ......................................................7 1.4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản...................................................................8 1.4.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản .................................8 1.4.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá các thành phần của tài sản ngắn hạn:................ 10 1.4.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn...................... 13 1.4.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn........................ 13 1.4.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn....................................................................... 15 1.4.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu .............................................. 15 1.4.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay ......................................................... 16 1.4.4 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí................................................................. 17 1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệuquả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp................................................................................................................................. 18 1.5.1 Các nhân tố chủ quan......................................................................................... 18 1.5.2 Các nhân tố khách quan................................................................................... 19 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................................. 21 CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ....................................... 22 TOÀN BỘ VÀ KỸ THUẬT............................................................................................... 22 2.1.Giới thiệuchung về công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật .............................................................................................................................. 22 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật ................................................................................ 22
  • 5. 2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật........................................................................................................ 23 2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật .......................................................................................... 24 2.1.4 Quy trình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật .......................................................................................... 25 2.2 Thực trạng hiệuquả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật.............................................................. 26 2.2.1 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản........................ 29 2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn................... 37 2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí........................ 40 2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệuquả hoạt động kinhdoanh của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật..................................... 41 2.4 Đánh giáhiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật....................................................................... 44 2.4.1 Kết quả đạt được.................................................................................................. 44 2.4.2. Hạn chế................................................................................................................ 44 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................................. 48 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ VÀ KỸ THUẬT............................................................................................... 50 3.1 Xu hƣớng phát triểncủa ngành xuất nhập khẩu Việt Nam ........................... 50 3.2 Phƣơng hƣớng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật ................................................................................. 51 3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật..................................... 52 3.3.1. Đẩy mạnh nghiên cứu nhu cầu khách hàng để tăng doanh thu............... 52 3.3.2. Tổ chức đấu thầu một cách có hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí bán hàng và đem lại doanh thu .................................................................................................... 53 3.3.3. Tăng cường quản lý khoản phải thu khách hàng........................................ 55 3.3.4. Để công tác hải quan có thể được thực hiện tốt........................................... 59 3.3.5 Nâng cao năng lực quản lý thông qua công tác bồi dưỡng cán bộ............ 59 3.3.6 Tăng cường huy động vốn ................................................................................. 60 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................................. 61 KẾT LUẬN............................................................................................................................ 62 PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 68 Thang Long University Library
  • 6. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệuviết tắt Tên đầy đủ DTT GVHN LNTT MTV QLDN TNHH TSDH TSNH VCSH VNĐ Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lợi nhuận trước thuế Một thành viên Quản lý doanh nghiệp Trách nhiệm hữu hạn Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn Vốn chủ sở hữu Việt Nam Đồng DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Trang Bảng 2.1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần .......................................................... 26 Bảng 2.2. Tỷ suất sinh lời trên tài sản............................................................................. 27 Bảng 2.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu............................................................. 28 Biểuđồ 2.1. Lợi nhuận ròng và 3 chỉ tiêutài chính cơ bản........................................ 28 Bảng 2.4. Phân tíchhiệu quả sử dụng tài sản ............................................................... 29 Bảng 2.5. Chỉ tiêuROA tính theo phƣơng pháp Dupont........................................... 31 Bảng 2.6. Phân tíchhiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ............................................. 32 Biểuđồ 2.2. Vòng quay hàng tồn kho trong giai đoạn 2010 -2012 .......................... 34 Bảng 2.7. Phân tíchhiệu quả sử dụng tài sản dài hạn................................................. 35 Bảng 2.8. Sức sinh lời vốn chủ sở hữu............................................................................. 37 Bảng 2.9. Chỉ tiêuđòn bẩy tài chính............................................................................... 38 Bảng 2.10. Chỉ tiêu ROE tính theo phƣơng pháp Dupont......................................... 38 Bảng 2.11. Phân tíchhiệu quả sử dụng vốn vay ........................................................... 39 Bảng 2.12. Phân tíchhiệu quả sử dụng chi phí............................................................. 40 Bảng 3.1. Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro ................................................... 56 Bảng 3.2. Mô hình tính điểm tíndụng ............................................................................ 57 Bảng 3.3 Bảng tính điểm tín dụng của công ty Marubeni international ................ 58 Bảng 3.4 Một số chỉ tiêu tài chính của công ty Marubeni international ................ 58
  • 7. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động kinh doanh, nó có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành và tồn tại của doanh nghiệp. Do đó tất cả các hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình kinh doanh. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó phân tích hiệu quả kinh daonh thông qua phân tích một số chỉ tiêu tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là một vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Điều này chỉ thực hiện được trên cở sở phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó doanh nghiệp có thể nhận ra những mặt mạnh và yếu, nhằm căn cứ vào đó để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lương doanh nghiệp. Nắm bắt được tầm quan trọng và sự cần thiết này của doanh nghiệp nhằm phân tích hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Qua lời khuyên của cô giáo hướng dẫn Vũ Lệ Hằng và việc tìm hiểu về hoạt động kinh doanh ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam, tôi đã lựa chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport) thông qua phân tích một số chỉ tiêu tài chính” với mục tiêu chỉ rõ được một số những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những hạn chế và khó khăn còn tồn tại để rồi nêu ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Mục tiêunghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận chung của hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport) trong giai đoạn 2010-2012. - Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua. - Đưa ra được giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật. Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận đi sâu nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật giai đoạn 2010 – 2012. 1 Thang Long University Library
  • 8. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số và phương pháp Dupont 5. Kết cấu khóa luận Nội dung khóa luận tốt nghiệp gồm 3 phần như sau: Phần 1: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp Phần 2: Phân tíchhiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật Phần 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật 2
  • 9. CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là vấn đề đặt ra cho mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.Từ trước tới nay, các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta, mục tiêu lâu dài bao trùm của các doanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hoá lợi nhuận. Môi trường kinh doanh luôn biến đổi đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh thích hợp. Công việc kinh doanh là một nghệ thuật đòi hỏi sự tính toán nhanh nhạy, biết nhìn nhận vấn đề ở tầm chiến lược. Hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh, có thể xem xét nó trên nhiều góc độ. Để hiểu được khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh cần xét đến hiệu quả kinh tế của một hiện tượng. “Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định” Nó biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó. Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế của một hiện tượng như trên ta có thể hiểu hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao [3,tr.68]. Trên góc độ này thì hiệu quả đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của sản phẩm đối với nhu cầu của thị trường. 1.1.2 Bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Để đạt được mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố kinh doanh và tiết kiệm mọi chi phí. Vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay chính xác hơn là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng: chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua, hay là giá trị của sự hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện hoạt động kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán và 3 Thang Long University Library
  • 10. loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy rõ lợi ích kinh tế thực sự. Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương hướng kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất có hiệu quả hơn. Hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh có mối quan hệ rất chặt chẽ. Để đạt được kết quả kinh doanh tốt thì kinh doanh phải hiệu quả. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu cần thiết của mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ kinh doanh. Kết quả được phản ánh bằng chỉ tiêu định tính như số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh nghiệp, lợi nhuận… và cũng có thể phản ánh bằng chỉ tiêu định lượng như uy tín, chất lượng sản phẩm. Cần chú ý rằng chỉ tiêu định ra và chỉ tiêu định lượng của một thời kỳ kinh doanh nào đó thường là rất khó xác định bởi nhiều lý do như kết quả không chỉ là sản phẩm hoàn chỉnh mà còn là sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…Hơn nữa hầu như quá trình sản xuất lại tách rời quá trình tiêu thụ nên ngay cả sản phẩm sản xuất xong ở một thời kỳ nào đó cũng chưa thể khẳng định được liệu sản phẩm đó có tiêu thụ được không và bao giờ thì tiêu thụ được và thu được tiền về. Trong khi đó hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất. Trình độ sử dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị hiện vật hay giá trị mà là một phạm trù tương đối. Cần chú ý rằng trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể được phản ánh bằng số tương đối. Cần chú ý rằng trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể được phản ánh bằng số tương đối: tỉ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Nếu kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả là phương tiện để có thể đạt được các mục tiêu đó. Trong thời đại ngày nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ luôn gắn liền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận lợi khi các sản phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận tức là đồng ý sử dụng sản phẩm đó. Để được như vậy thì các chủ thể tiến hành sản xuất phải có khả năng kinh doanh. “ Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện, phương thức, kết quả cụ thể của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường” Hoạt động kinh doanh có những đặc điểm như sau: thứ nhất là do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.Thứ hai, kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước. Các mối quan hệ này giúp cho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp của mình này càng phát triển.Thứ ba, kinh doanh phải có sự vận động của đồng 4
  • 11. vốn: Vốn là yếu tố quyết định cho công việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh. Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động...Cuối cùng, mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. 1.2 Vai trò của hiệu quả hoạt động kinh doanh Hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh : Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy động và sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng có thể tạo ra kết quả phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Ở mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đều có nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng bao trùm toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng như các mục tiêu khác, các nhà doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu nất để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Thông qua việc tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh không những cho phép các nhà quản trị kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệu quả đạt ở mức độ nào), mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm chi phí tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với tư cách là một công cụ quản trị kinh doanh hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng để kiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn được sử dụng để kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Do vậy xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả kinh tế như là các nhiệm vụ, các mục tiêu để thực hiện. Vì đối với các nhà quản trị khi nói đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ đều quan tâm đến tính hiệu quả của nó. Do vậy mà hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò là công cụ để thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh đồng thời vừa là mục tiêu để quản trị kinh doanh. 5 Thang Long University Library
  • 12. 1.3 Ý nghĩa của phân tíchhiệu quả hoạt động kinh doanh Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng, là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Thông qua phân tích doanh nghiệp ta mới thấy rõ nguyên nhân của các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp, từ đó mới đưa ra biện pháp khắc phục hợp lý. Chính trên cơ sở này, các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Phân tích hiệu quả kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả như mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới để vạch ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Ngoài việc phân tích các đIều kiện về tài chính, vật tư, lao động... doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như : thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng ... từ đó doanh nghiệp có thể dự đoán những rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra. 1.4 Nội dung phân tíchhiệu quả hoạt động kinh doanh Nội dung của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Thông tin này thường không có sẵn trong các báo cáo kết quả tài chính hoặc bất cứ tài liệu nào ở doanh nghiệp. Để có những thông tin này người ta phải thông qua quá trình phân tích. Nội dung phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là đánh giá quá trình hướng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Nó không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế, mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu kinh tế. 1.4.1 Các chỉ tiêu phân tích đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh Đánh giá chung kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thông qua phân tích, xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu tài chính trên BCKQKD giữa kỳ này với kỳ trước dựa vào việc so sánh cả về số tuyệt đối và từng chỉ tiêu phân tích. Đồng thời phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt chú ý đến sự biến động của doanh thu thuần, tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế. Để có những nhận xét khái quát hiệu quả kinh doanh của công ty thì những tỷ số tài chính là không thể thiếu. Dưới đây là 1 số chỉ tiêu quan trọng: 6
  • 13. 1.4.1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS_Return on sales) đo lường lãi ròng trên mỗi đô la doanh thu; được tính bằng cách chia lãi ròng cho doanh thu. Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) = Doanh thu thuần Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản. 1.4.1.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA_Return on asset) là tỷ lệ lãi ròng trên tổng tài sản. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho bình quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán. Tỷ suất lợi nhuận trêntổng tài sản(ROA) = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho ta biết hiệu quả kinh doanh của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư (ROA). Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn lợi nhuận trước thuế và lãi hay lợi nhuận sau thuế để so sánh với tổng tài sản. Về mặt ý nghĩa, ROA dùng để đánh giá khả năng sinh lời trên một đồng vốn đầu tư, nghĩa là một đồng tài sản bỏ ra có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty tốt mang lại nhiều lợi nhuận. Ngược lại tỷ số này thấp nghĩa là lợi nhuận mang lại thấp, hơn nữa nếu âm cho thấy công ty đang trong tình trạng thua lỗ. 1.4.1.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) = 7 Vốn chủ sởhữu Thang Long University Library
  • 14. Dưới góc độ của chủ doanh nghiệp hay cổ đông thì chỉ tiêu này là quan trọng nhất vì nó phản ánh khả năng sinh lời trên phần vốn mà chủ doanh nghiệp hoặc các cổ đông góp vào. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho vốn chủ sở hữu. Tăng mức sinh lời vốn chủ sở hữu cùng là mục tiêu của hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Tỷ số này cao cho thấy việc quản lý vốn của doanh nghiệp tốt đem lại nhiều lợi nhuận, ngược lại tỷ số này thấp sẽ phản ánh tình hình hiệu quả sử dụng vốn kém và cần được khắc phục kịp thời. 1.4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản là xem xét hiệu quả sử dụng của các loại tài sản lưu động và tài sản lưu động của doanh nghiệp giữa kỳ này với kỳ trước.Cụ thể phân tích các vấn đề: -Phân tích tình hình sử dụng tài sản để đáp ứng đủ ,kịp thời khả năng thanh toán ,tăng tốc độ luân chuyển tài sản. Nếu doanh nghiệp dự trữ tài sản đáp ứng kịp thời kgar năng thanh toán đến hạn hoặc sắp đến hạn,tài sản không sinh lời ,không dự trữ ở mức hợp lý chứng tỏ việc sử dụng tài sản có hiệu quả và ngược lại. -Phân tích tốc độ luân chuyển của toàn bộ tài sản dựa trên các chỉ tiêu doanh thu trên tổng tài sản và lợi nhuận trên tổng tài sản để có thể thấy được 1 đồng tài sản(vốn) doanh nghiệp bỏ ra trong một thời kỳ nhất định thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hoặc lợi nhuận. -Phân tích khả năng sinh lời của 1 đồng tài sản lưu động và tài sản cố định vì hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản cao hay thấp phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng của từng loại tài sản cấu thành lên tổng tài sản.Vì vậy ,ta cần phân tích các chỉ tiêu: hiệu suất sử dụng tài sản lưu động và hiệu suất sử dụng tài sản cố định để thấy được 1đồng tài sản lưu động hay 1 đồng tài sản cố định doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. 1.4.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản Hiệu quả sử dụng tài sản là chỉ tiêu dùng để đánh giá năng lực quản lý một số khoản mục tài sản của một doanh nghiệp. Tiêu chí này cho thấy chính sách sử dụng, quản lý tài sản của doanh nghiệp đã hợp lý hay chưa. - Số vòng quay tổng tài sản Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp mong muốn tài sản vận động không ngừng, để đẩy mạnh tăng doanh thu, là nhân tố góp phần tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Số vòng quay của tài sản cho biết 1 đồng giá trị tài sản đầu tư trong kì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, có thể xác định bằng công thức: Số vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần Tài sản bình quân 8
  • 15. Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích các tài sản quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ các tài sản vận động chậm, có thể hàng tồn kho, sản phẩm dở dang nhiều, làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm. - Sức sinh lời của tài sản Chỉ tiêu thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được tính như sau: Tỷ suất lợi nhuận trên Lợi nhuận ròng tổng tài sản(ROA) = Tổng tài sản Doanh thu có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tổng tài sản nên ROA sẽ phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont như sau: ROA= ROS x Số vòng quay tổng tài sản Hay, ta có thể triển khai công thức như sau: Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng x Doanh thu thuần Tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản Sự biến động của ROA là do chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: lợi nhuận trên doanh thu và doanh thu trên tổng tài sản. Vì vậy, muốn nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản công ty cần kết hợp đồng bộ nâng cao 2 nhân tố trên bằng cách tiết kiệm chi phí và tiết kiệm vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất. -Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần Khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản để dự kiến vốn đầu tư khi doanh nghiệp muốn một mức doanh thu thuần như dự kiến, chỉ tiêu này thường được xác định như sau: Suất hao phí của tài sản so BìnhTài sảnquânbìnhtài sảnquân = với doanh thu thuần Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư, chỉ tiêu nay càng thấp hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, góp phần sử dụng tài sản và nâng cao doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. 9 Thang Long University Library
  • 16. - Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của các tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này thường được xác định như sau: Suất hao phí của tài sản so Tài sản bình quân = vớilợi nhuậnsau thuế = Lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được một đồng lợi nhuận sau thuế thì cần bao nhiêu đồng tài sản, chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng các tài sản càng cao, hấp dẫn các cổ đông đầu tư. 1.4.2.2 Các chỉ tiêu đánhgiá cácthànhphần của tài sảnngắn hạn - Vòng quay hàng tồn kho và thời gian quay vòng hàng tồn kho Giávốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho được bán ra trong kỳ kế toán và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn luân chuyển. Con số này càng cao chứng tỏ khả năng bán ra càng lớn. Trên góc độ chu chuyển vốn thì hệ số quay vòng tồn kho lớn sẽ giảm bớt được số vốn đầu tư vào công việc này, hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao hơn. Tuy nhiên, khi phân tích cũng cần chú ý đến những nhân tố khác ảnh hưởng đến hệ số vòng quay tồn kho như việc áp dụng phương thức bán hàng, kết cấu hàng tồn kho, thị hiếu tiêu dùng, tình trạng nền kinh tế, đặc điểm theo mùa vụ của doanh nghiệp, thời gian giao hàng của nhà cung cấp.. Thời gian quay vòng hàng 360 = tồn kho Vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu quay vòng hàng tồn kho cung cấp cho ta nhiều thông tin. Việc giảm vòng quay hàng tồn kho có thể do chậm bán hàng, quản lý dự trữ kém, trong dự trữ có nhiều sản phẩm lạc hậu. Nhưng việc giảm vòng quay hàng tồn kho cũng có thể là kết quả quyết định cua doanh nghiệp tăng mức dự trữ nguyên vật liệu khi biết trước giá cả của chúng sẽ tăng hoặc có thể sự gián đoạn trong việc cung cấp các nguyên vật liệu này (có đình công, suy giảm sản xuất). Ngược lại, việc tăng vòng quay hàng tồn kho có thể do những cải tiến được áp dụng trong khâu bán hàng hay hàng hóa của doanh nghiệp đạt chất lượng cao, kết cấu hợp lý. Đây là điều đáng khích lệ. Còn nếu doanh nghiệp duy trì mức tồn kho thấp thì cũng làm cho hệ số vòng quay hàng tồn kho tăng cao nhưng điều này đôi khi gây ra tình trạng thiếu hàng để bán và ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu. 10
  • 17. - Vòng quay các khoản phải thu Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = Các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu dùng để đo lường tính thanh khoản ngăn hạn cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỉ lệ này có thể cho người phân tích và sử dụng thông tin biết được hiệu quả và chất lượng của việc quản lý các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ tốt. Tuy nhiên, điều này có thể gây giảm doanh thudo chính sách bán chịu nghiêm ngặt hơn. Vòng quay các khoản phải thu thấp chứng tỏ chính sách bán chịu của doanh nghiệp không có hiệu quả và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong hoạt động kinh doanh, việc tồn tại các khoản phải thu là điều khó tránh khỏi. Nhờ bán chịu, doanh nghiệp có thể thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị trường và duy trì thị trường truyền thống, do đó có thể giảm hàng tồn kho, duy trì được mức sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị. Hơn nữa, nó còn có thể mang lại lợi nhuận tiềm năng cao hơn nhờ việc tăng giá do khách hàng mua chịu. Song việc bán chịu cũng đẩy doanh nghiệp vào tình trạng phải đối mặt không ít với các rủi ro. Đó là giá trị hàng hóa lâu được thực hiện dẫn đến giảm tốc độ chu chuyển của vốn, đặc biệt trong tình trạng thiếu vốn doanh nghiệp phải huy động nguồn tài trợ cho việc bán chịu; một điều đáng lo ngại hơn là rủi ro về khả năng thu nợ, chi phí đòi nợ. Vì vậy, nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp là phải quan tâm đến vòng quay các khoản phải thu. Hay nói cách khác cần quản lý được kỳ thu tiền bình quân và có biện pháp rút ngắn thời gian này. -Kỳ thu tiền bình quân được tính theo công thức sau: 360 = Kỳ thu tiền bình quân = Vòng quay các khoản phải thu Trong phân tích tài chính, chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng cao thì kỳ thu tiền càng thấp và ngược lại. Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào nhiều yếu tố: + Tính chất của việc doanh nghiệp chấp nhận bán chịu: Một số doanh nghiệp có chính sách mở rộng bán chịu và chấp nhận kéo dài thời hạn thanh toán hơn các đối thủ cạnh tranh để phát triển thị trường. + Tình trạng của nền kinh tế: khi tình hình thuận lợi các doanh nghiệp có khuynh hướng dễ dàng chấp nhận bán chịu và ngược lại. Nếu chấp nhận tăng thời gian bán 11 Thang Long University Library
  • 18. chịu cho khách hàng mà không tăng được mức tiêu thụ thì đó là dấu hiệu xấu về tình hình kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải thay đổi chính sách tiêu thụ để giữ khách hàng hoặc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nhưng tình trạng đó cũng có thể là do khách hàng gặp khó khăn trong chi trả nhất là ở vào thời kỳ kinh tế suy thoái. Tình hình đó gây khó khăn dây chuyền cho các doanh nghiệp bán chịu. + Chính sách tín dụng và chi phí bán chịu: khi lãi suất tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để tài trợ cho kinh doanh tăng, các doanh nghiệp có xu hướng giảm thời gian bán chịu vì nếu tiếp tục kéo dài thời hạn sẽ rất tốn kém về chi phí tài chính. + Ngoài ra độ lớn các khoản phải thu còn phụ thuộc vào các khoản trả trước của doanh nghiệp. - Thời gian quay vòng tiền Thời gian quay vòng tiền = Chu kỳ kinh doanh – Thời gian trả nợ trung bình Chu kỳ kinh doanh = Thời gian quay vòng hàng tồn kho + kỳ thu tiền bình quân Trong đó thời gian quay vòng hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân đã được đưa ra công thức tính ở phía trên. Muốn biết được thời gian quay vòng tiền, chúng ta còn phải xem xét đến chỉ tiêu thời gian trả nợ trung bình. Thời gian trả nợ trung bình được tình dựa trên vòng quay các khoản phải trả. GVHB + Chi phí chung, Vòng quay khoản bán hàng, QLDN = phải trả Phải trả + Lƣơng, thƣởng ngƣời bán thuế phải trả Thời gian trả nợ trung bình = 360/ Vòng quay khoản phải trả Thời gian quay vòng tiền được định nghĩa là thời gian để doanh nghiệp chuyển hóa các nguyên vật liệu sản xuất thành tiền mặt, đây cũng chính là khoảng thời gian doanh nghiệp cần sử dụng vốn lưu động. Thời gian quay vòng tiền là công cụ hữu hiệu tối ưu hóa nguồn vốn lưu động, kiểm soát chi phí tài chính và thiết lập các chính sách quản trị liên quan đến các khoản phải trả - phải thu và hàng tồn kho. Rút ngắn thời gian quay vòng tiền để doanh nghiệp có thể tối giảm chi phí tài chính dành cho vốn lưu động. Mục tiêu này trước hết có thể thực hiện qua việc rút ngắn thời gian thu hồi công nợ (giảm kỳ thu tiền bình quân) hoặc nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho (giảm thời gian quay vòng hàng tồn kho). Ngoài ra, còn có thể thực hiện qua việc thương thảo với các nhà cung ứng, kéo dài thời gian công nợ. Một số doanh nghiệp có thời gian quay vòng tiền “âm”, có nghĩa là doanh nghiệp không cần sử dụng vốn lưu động mà còn có thể tạo ra doanh thu tài chính nhờ “chiếm dụng” được vốn lưu động của nhà cung ứng. 12
  • 19. 1.4.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn - Tỷ suất sinh lợi tài sản ngắn hạn Tỷ suất sinh lợi TSNH = Lợi nhuận sau thuế TSNH bình quân Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSNH. Nó cho biết mỗi đơn vị giá trị TSNH có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là tốt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Số vòng quay tài sản ngắn hạn: Số vòng quay TSNH = Tổng doanh thu thuần/Tổng TSNH bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ TSNH của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng, nếu vòng quay lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả TSNH cao. Hoặc cho biết 1 đồng giá trị tài sản ngắn hạn đầu tư trong kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, chỉ tiêu này thể hiện sự vận động của tài sản ngắn hạn trong kỳ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ TSNH vận động nhanh, đó là nhân tố góp phần nâng cao lợi nhuận. - Suất hao phí cuả tài sản ngắn hạn so với doanh thu Chỉ tiêu này được tính như sau: Suất hao phí của TSNH TSNH bình quân = so với doanh thu thuần Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết, doanh nghiệp muốn có 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ thì cần bao nhiêu đồng giá trị TSNH bình quân, đó là căn cứ để đầu tư tài sản ngắn hạn cho phù hợp. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao. - Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận sau thuế Suất hao phí của TSNH so TSNH bình quân = với lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Để có 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì cần bao nhiêu đồng TSNH bình quân. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao. Chỉ tiêu này còn căn cứ để các doanh nghiệp xây dựng dự toán về nhu cầu TSNH khi muốn có mức lợi nhuận như mong muốn. 1.4.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn -Số vòng quay tài sản dài hạn Số vòng quay TSDH = 13 Thang Long University Library TSDH bìnhquân Doanh thu thuần
  • 20. Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị giá trị TSDH trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH càng cao. Nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Tỷ suất sinh lời tài sản dài hạn Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất sinh lời TSDH= TSDH bình quân Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSDH. Nó cho biết mỗi đơn vị giá trị TSDH có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH của doanh nghiệp là tốt, đó là nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tư. - Suất hao phí của tài sản dài hạn so với doanh thu Chỉ tiêu này được tính như sau: TSDH bình quân Suất hao phí của TSDH so = với doanh thu thuần Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết, doanh nghiệp muốn có 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ thì cần bao nhiêu đồng TSDH bình quân, đó là căn cứ để đầu tư TSDH cho phù hợp. Chỉ tiêu này còn là căn cứ để xác định nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp khi muốn mức doanh thu như mong muốn. - Suất hao phí của tài sản dài hạn so vơi lợi nhuận sau thuế Suất hao phí của TSDH so TSDH bình quân = với lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì cần bao nhiêu đồng TSDH bình quân, chỉ tiêu này càng thấp càng tốt. Đó là căn cứ để đầu tư TSDH phù hợp. Chỉ tiêu này còn là căn cứ để đầu tư vốn dài hạn của doanh nghiệp khi muốn có mức lợi nhuận như mong muốn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, một mặt phải nâng cao quy mô về kết quả đầu ra, mặt khác phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm về cơ cấu của TSCĐ. - Mối quan hệ giữa tài sản dài hạn và vốn dài hạn + Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp bởi vốn chủ sở hữu thì điều đó là hợp lý vì nó thể hiện doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu, nhưng nếu phần thiếu hụt này được bù đắp bởi nợ ngắn hạn thì điều này sẽ làm mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. + Nếu tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn , điều này chứng tỏ một phần nợ dài hạn đã chuyển vào tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Hiện tượng này vừa gây lãng phí chi phí lãi 14
  • 21. vay nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục đích nợ dài hạn. Điều này có thể dẫn tới lợi nhuận kinh doanh giảm và những rối loạn tài chính doanh nghiệp. 1.4.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Ngày nay nền kinh tế xã hội phát triển mạnh, kinh doanh là một trong những mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia. Để tiến hành kinh doanh bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định: bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và các loại vốn chuyên dùng khác. Nhưng có vốn chỉ là điều kiện cần chưa đủ dể đạt mục tiêu tăng trưởng. Vấn đề đặt ra có ý nghĩa quyết định hơn là sử dụng vốn như thế nào để đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong nền kinh tế thị trường đổi mới với sự xuất hiện nhiều thành phần kinh tế khác nhau đầy sôi động, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động kinh doanh. Khi nào qui luật cạnh tranh được xem là động lực phát triển kinh tế thì việc sử dụng vốn như thế nào dể tạo lượng vốn ngày càng nhiều hơn là vấn đề cần thiết và bức bách trước mắt cũng như lâu dài của doanh nghiệp. Đây cũng là thước đo đánh giá hiệu quả kinh doanh để doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu bền hơn. 1.4.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Các nhà đầu tư thường coi trọng đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vì họ quan tâm khả năng thu được lợi nhuận từ đồng vốn mà họ bỏ ra. Mặt khác chỉ tiêu này giúp cho nhà quản trị tăng cường kiểm soát và bảo toàn vốn, giúp cho doanh nghiệp tăng cường bền vững. Khi phân tích hiệu quả suwr dụng vốn chủ sở hữu, ta thường sử dụng thông qua chỉ tiêu ROE. - Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này được xác địn như sau: Tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE) Lợi nhuận sau thuế = VCSH bình quân Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng VCSH đầu tư thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao, càng biểu hiện xu hướng tích cực. Chỉ tiêu này cao thường giúp nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ và VCSH dưới mức vốn điều lệ thì hiệu qủa kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Tuy nhiên, sức sinh lợi của VCSH cao không phải lúc nào cũng thuận lợi vì có thể là do ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính, khi đó mức độ mạo hiểm càng lớn. Mô hình Dupont là kỹ thuật có thể được sử dụng để phân tích khả năng sinh lãi của một công ty bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán. 15 Thang Long University Library
  • 22. Dưới góc độ nhà đầu tư cổ phiếu, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản. Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont như sau: Hay, ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính Lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng Tổng tài sản = X Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Vì vậy, mô hình Dupont có thể tiếp tục được triển khai chi tiết thành: Lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần Tổng tài sản = Doanh thu thuần X Tổng tài sản X Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Hay, ROE = Hệ số Lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính. Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE như sau: – Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động. – Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản. – Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Tóm lại, phân tích chỉ tiêu ROE bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị DN thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiêu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp. 1.4.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay là căn cứ để các nhà quản trị kinh doanh đưa ra quyết định có cần vay thêm tiền để đầu tư vào hoạt động kinh doanh không, nhằm góp phần bảo đảm và phát triển vốn cho doanh nghiệp. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay, ta thường xác định chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay EBIT Khả năng thanh toán lãi vay = = Chi phí lãi vay 16
  • 23. Chỉ tiêu này phản ánh độ an toàn, khả năng thanh toán tiền vay của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao khả năng sinh lợi của vốn vay càng tốt, khả năng chi trả lãi vay tốt đó là sự hấp dẫn của các tổ chức tín dụng vào hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp tín dụng còn căn cứ vào tỷ số độ bẩy tài chính để ấn định mức lãi suất cho vay đối với công ty. Tỷ số độ bẩy tài chính đánh giá mức độ mà một công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Độ nghiêng đòn bẩy tài chính được đo lường bởi phần trăm thay đổi ở thu nhập mỗi cổ phần khi EBIT thay đổi 1%. Dưới đây là công thức tính: DFL = EBIT EBIT - I – PD/(1-T) Trong đó: EBIT: Lọi nhuận trước thuế và lãi vay I: Chi phí lãi vay PD: Lợi tức cổ phần ưu đãi T : Thuế thu nhập doanh nghiệp Đối với một công ty, tỷ số đòn bẩy tài chính sẽ giúp nhà quản trị lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý nhất của công ty mình. Công ty càng có nhiều nợ vay thì được hưởng khoản tiết kiệm từ thuế do sử dụng nợ vay nhưng rủi ro về mặt tài chính càng lớn. Qua độ bẩy tài chính nhà đầu thấy được rủi ro về tài chính của công ty từ đó dẫn đến quyết định đầu tư của mình. 1.4.4 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí Chi phí sử dụng của doanh nghiệp chỉ ra thường bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hang, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác. Đó là các khoản chi bỏ ra để thu về lợi nhuận trong kì. Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí thường xem xét các chỉ tiêu sau: - Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí Chỉ tiêu này xác định như sau: Tỷ suất sinh lời của tổng Lợi nhuận trƣớc thuế = chi phí Tổng chi phí Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản chi phí đã chi ra trong kỳ và ngược lại. - Tỷ suất sinh lời trên GVHB Tỷ suất sinh lời của Lợi nhuận gộp về bán hàng = GVHB GVHB 17
  • 25. Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng GVHB thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong GVHB càng lớn, thể hiện các mặt hàng kinh doanh có lời nhất, do vậy doanh nghiệp càng đẩy mạnh khối lượng tiêu thu. - Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng Chỉ tiêu này được xác định như sau: Lợi nhuận gộp về bán hàng Tỷ suất sinh lời của chi phí = bán hàng Chi phí bán hàng Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí bán hàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí bán hàng. - Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp Chỉ tiêu này được xác định như sau: Lợi nhuận gộp về bán hàng Tỷ suất sinhlời của chi phí = QLDN Chi phí QLDN Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí QLDN thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí QLDN càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí QLDN. 1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.5.1 Các nhân tố chủ quan Nhân tố bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính. Là sự tác động trực tiếp của các cấp lãnh đạo xuống cán bộ công nhân viên nhằm mục đích buộc phải thực hiện một hoạt động. Để quản lý tập trung thống nhất phải sử dụng phương pháp hành chính. Việc thiết lập cơ cấu tổ chức của bộ máy doanh nghiệp cũng như cách thức điều hành của các cấp lãnh đạo là nhân tố quyết định tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, cách điều hành sáng suốt sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh, ngược lại nếu cơ cấu tổ chức xệch xoạc, cách điều hành kém cỏi sẽ dẫn đến hiệu quả thấp trong hoạt động kinh doanh. Nhân tố con người. Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì nó là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động ảnh hưởng của nhân tố này thể hiện qua 18
  • 26. hai chỉ tiêu chủ yếu nhất. Đó là tinh thần làm việc và năng lực công tác. Tinh thần làm việc được biểu hiện bởi bầu không khí trong doanh nghiệp, tình đoàn kết và ý chí phấn đấu cho mục tiêu chung. Năng lực của nhân viên lại biểu hiện qua kỹ năng điều hành, công tác nghiệp vụ cụ thể và qua kết quả của hoạt động. Để nâng cao vai trò của nhân tố con người, các doanh nghiệp một mặt phải chú trọng đào tạo cán bộ, công nhân viên, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ của họ, mặt khác, phải quan tâm thích đáng đến lợi ích cá nhân, bao gồm cả lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần. Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngoại thương phụ thuộc rất lớn vào hệ thống mạng lươí kinh doanh của nó. Một mạng lưới kinh doanh rộng lớn, với các điểm kinh doanh được bố trí hợp lý là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh như tạo nguồn hàng, vận chuyển, làm đại lý xuất nhập khẩu ... một cách thuận tiện hơn và do đó góp phần nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu mạng lưới kinh doanh là quá thiếu, hoặc bố trí ở các điểm không hợp lý sẽ gây cản trở cho hoạt động kinh doanh làm triệt tiêu tính năng động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. 1.4.3 Các nhân tố khách quan Mỗi một chủ thể hoạt động trong xã hội đều chịu sự chi phối nhất định của môi trường bao quanh nó. Đó là tổng hợp các yếu tố có tác động gián tiếp hay trực tiếp có tác động qua lại lẫn nhau. Chính những nhân tố này quy định xu hướng và trạng thái hành động của chủ thể. Trong kinh doanh thương mại quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chịu sự chi phối của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các nhân tố này thường xuyên biến đổi, và vì vậy làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng phức tạp hơn. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh yêu cầu đòi hỏi các nhà kinh doanh phải nắm bắt và phân tích được ảnh hưởng của từng nhân tố cá biệt tác động đến hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể. Nhân tố kinh tế - xã hội trong nước: có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu ở đây bao gồm trạng thái của nền kinh tế trong nước và các chính sách của nhà nước. Một nước có nguồn nhân lực dồi dào là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước xúc tiến xuất nhập khẩu các mặt hàng có sử dụng sức lao động. Về mặt ngắn hạn, nguồn nhân lực được xem như là không biến đổi, vì vậy chúng ít tác động tới sự biến động của hoạt động xuất nhập khẩu. Nước ta nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ là điều kiện thuận lợi để xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc ... và đặc biệt là nhập khẩu thiết bị, máy móc kỹ thuật, công nghệ tiên tiến... 19 Thang Long University Library
  • 27. Khoa học công nghệ: tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội và mang lại nhiều lợi ích, trong xuất nhập khẩu nó cũng mang lại hiệu quả cao. Nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông,các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm thoại trực tiếp với khách hàng qua telex, fax, điện tín... giảm bớt những chi phí đi lại, xúc tiến hoạt động xuất nhập khẩu. Giúp các nhà kinh doanh nắm bắt các thông tin về diễn biến thị trường một cách chính xác, kịp thời. Bên cạnh đó, nhờ có xuất nhập khẩu mà các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc với các thành tựu công nghệ tiên tiến trên thế giới, thay thế, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp sản xuất. Khoa học công nghệ còn tác động tới các lĩnh vực như vận tải hàng hoá, các kỹ nghệ nghiệp vụ trong ngân hàng... Đó cũng chính là các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng: tốt là một yếu tố không thể thiếu nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Cơ sở hạ tầng bao gồm: đường xá, bến bãi, hệ thống vận tải, hệ thống thông tin, hệ thống ngân hàng... có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu các hoạt động này là hiện đại sẽ thúc đẩy hiệu quả xuất nhập khẩu, ngược lại nó sẽ kìm hãm tiến trình xuất nhập khẩu. Thông qua việc đề ra các chính sách và quy định, Nhà nước thiết lập môi trường pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động của các doanh nghiệp nên nó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh. Chúng ta có thể xem xét tác động của các chính sách đó dưới các khía cạnh sau. Tỷ giá hối đoái: là quan hệ so sánh tỷ lệ giữa giá trị của hai đồng tiền của hai nước với nhau. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Một tỷ giá hối đoái chính thức được điều chỉnh theo quá trình lạm phát có liên quan gọi là tỷ giá hối đoái được điều chỉnh theo quá trình lạm phát có liên quan hay là tỷ giá hối đoái thực tế. Trong quan hệ buôn bán ngoại thương, tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng, tác động lớn tới hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái tăng hay giảm sẽ làm thay đổi giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu, ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Khả năng cạnh tranh: của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuế xuất nhập khẩu và quota. Thuế xuất khẩu có xu thế làm giảm xuất khẩu và do đó làm giảm nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Tuy nhiên, đối với nước ta hiện nay, thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu nên hầu hết các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt các mặt hàng nông sản, không phải chịu thuế xuất khẩu. Thuế nhập khẩu có xu thế làm giảm nhập khẩu và do đó làm tăng nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Hiện nay ở nước ta, rất nhiều mặt hàng phải chịu thuế nhập khẩu để hạn chế nhập khẩu nhằm bảo vệ các ngành sản xuất các mặt hàng đồng nhất ở trong nước. 20
  • 28. Nhưng bắt đầu giai đoạn này, thực hiện chủ trương hội nhập với thế giới, tham gia vào AFTA,nước ta đang tiến dần tới việc xoá bỏ dần một số hình thức bảo hộ bằng thuế nhập khẩu. Còn quota là hình thức hạn chế về số lượng xuất nhập khẩu, có tác động một mặt làm giảm số đầu mối tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp, mặt khác tạo cơ hội thuận lợi cho những người xin được quota xuất nhập khẩu. Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ sở cho quốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng để xuất nhập khẩu. Nó góp phần ảnh hưởng đến loại hàng, quy mô hàng xuất nhập khẩu của quốc gia. Vị trí địa lý: có vai trò như là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế cũng như xuất nhập khẩu của một quốc gia. Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện cho phép một quốc gia tranh thủ được phân công lao động quốc tế, hoặc thúc đẩy xuất nhập khẩu dịch vụ như du lịch, vận tải, ngân hàng... Ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thế giới: Trong xu thế toàn cầu hoá thì phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng, vì vậy mà mỗi sự biến động của tình hình kinh tế - xã hội ở nước ngoài đều có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh tế trong nước. Lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu là lĩnh vực trực tiếp quan hệ với các chủ thể ở nước ngoài, chịu sự chi phối và tác động của các nhân tố ở nước ngoài nên nó lại càng rất nhạy cảm. Bất kỳ một sự thay đổi nào về chính sách xuất nhập khẩu, tình hình lạm phát, thất nghiệp hay tăng trưởng và suy thoái kinh tế... của các nước đều ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở nước ta. Từ những ảnh hưởng đến hiệu quả xuất nhập khẩu dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chương 1 đưa ra những cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Nôi dung lý thuyết gồm các chỉ tiêu tài chính nhằm phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng chi phí và tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó là cơ sở để đánh giá và đưa ra những nhận xét khái quát và chi tiết cụ thể cho công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật ở chương 2. Những nhận xét đánh giá đó là tiền đề cho những đề xuất giải pháp tối đa hóa lợi nhuận cho công ty. 21 Thang Long University Library
  • 29. CHƢƠNG II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ VÀ KỸ THUẬT 2.1. Giới thiệuchung về công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật - Tên công ty: Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật - Tên giao dịch: The Viet Nam National Complete Equipment and Technics Import Export Corporation Limited (Technoimport) - Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH Nhà nước MTV - Địa chỉ: 16-18 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội - Vốn điều lệ: 32.827.756.632 đồng VN - Mã số thuế: 0100108021 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật (technoimport) được thành lập ngày 28/01/1959, trực thuộc Bộ Ngoại thương trước đây nay là Bộ Công Thương. Quyết định thành lập công ty nhà nước số: 105TM/TCBB ngày 22/02/1995 của Bộ Trưởng Bộ Thương mại. Giấy ĐKKD: 0100108021 Do sở Kế hoạch và Đầu Tư TP.Hà Nội cấp ngày 08/11/2010. Đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại Công ty: Tổng Công ty Máy và thiết bị công nghiệp.Thời kỳ 1959-1989 Công ty Technoimport là doanh nghiệp Nhà nước duy nhất được Nhà nước giao nhiệm vụ nhập khẩu các công trình thiết bị toàn bộ cho tất cả các nghành thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh và quốc phòng. Từ năm 1989 đến nay, trong sự chuyển hướng chung của nền kinh tế, công ty Technoimport đã đi vào hạch toán và hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trường với chức năng nhiệm vụ mở rộng hơn và đa dạng hơn. Hiện nay, Công ty Technoimport có quan hệ hợp đồng thương mại với hàng trăm công ty, tập đoàn và nhà sản xuất ở 68 quốc gia trên khắp các châu lục. Tính đến nay đã có hàng trăm công trình thiết bị toàn bộ do Technoimport nhập khẩu và đang hoạt động có hiệu quả phục vụ cho việc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Với những thành tích đáng kể trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, công ty Technoimport đã được Nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng ba năm 1963, huân chương lao động hạng nhì năm 1984 và hai lần được nhận huân chương lao động hạng nhất năm 1989 và 1997. Ngoài ra Công ty Technoimport được Chính phủ tặng cờ thi đua “ là đơn vị dẫn đầu ngành Thương mại” liên tục trong những năm 1996,1997,1998,1999,2000; cờ thi đua của Bộ thương mại về thành tích 10 năm đổi 22
  • 30. mới, bằng khen của Tổng cục an ninh, bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội. 2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Các đơn vị trực thuộc TTTV Đầu tư & Thương mại Chi nhánh tại TP.HCM Chi nhánh tại Hải Phòng Chi nhánh tại Đà Nẵng Các VPDD tại nước ngoài Tổng giám đốc Các phó tổng giám đốc Các phòng nghiệp vụ Các phòng chức năng Phòng XNK 1 P. Kế hoạch tài chính Phòng XNK 2 Phòng tổ chức cán bộ Phòng XNK 3 P. Hành chính quản trị Phòng XNK 4 Phòng XNK 5 Phòng XNK 6 Phòng XNK 7 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Tổng giám đốc: là người điều hành cao nhất của công ty, phụ trách tổng điều hành của công ty. Phó tổng giám đốc: gồm hai người giúp việc cho tổng giám đốc công ty, điều hành hoạt động và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về lĩnh vực công tác được giao. Mỗi phó tổng giám đốc được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác. Trong số các phó tổng giám đốc có một phó tổng giám đốc thứ nhất để thay mặt tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty khi tổng giám đốc đi vắng. Các đơn vị trực thuộc - Trung tâm tư vấn Đầu tư & Thương mại: có chức năng tư vấn các hợp đồng thiết bị toàn bộ, chuẩn bị hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, tư vấn đầu tư và thương mại, tổ chức ký kết các hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ - Chi nhánh tại TP.HCM: có chức năng đại diện cho công ty tại miền Nam. - Chi nhánh tại Hải Phòng: được giao nhiệm vụ giao nhận vận tải và kinh doanh xuất nhập khẩu. - Chi nhánh tại Đà Nẵng: có chức năng đại diện cho công ty kinh doanh trong khu vực miền Trung 23 Thang Long University Library
  • 31. - Các văn phòng đại diện tại nước ngoài: Bao gồm các văn phòng đại diện tại các nước: Nga, Pháp, Bỉ, Italia, Mỹ, Thụy Điển, Singapore.... Các phòng chức năng - Phòng kế hoạch tài chính: giúp Tổng giám đốc trong việc chỉ đạo, tổ chức quản lý hệ thống kinh tế từ công ty đến các đơn vị trực thuộc, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê của công ty, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chế độ hạch toán của công ty. Quản lý và theo rõi tình hình biến động tài sản, thực hiện ghi sổ sách kế toán những phần công việc phát sinh ở công ty đồng thời định kỳ kiểm tra xét duyệt báo cáo của các đơn vị trực thuộc và tổng hợp số liệu để lập báo cáo tổng hợp của toàn công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê và chế dộ tài chính mà nhà nước ban hành. Tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc lập các kế hoạch về tài chính, nhằm phục vụ tốt và nâng cao kết quả kinh doanh của công ty. - Phòng tổ chức cán bộ: là phòng chức năng nhằm giúp việc cho tổng giám đốc trong việc quản lý cán bộ nhân sự toàn công ty. Do đó phòng tổ chức cán bộ có nhiệm vụ và quyền hạn: nghiên cứu để tham mưu cho lãnh đạo về việc thuê mướn tuyển chọn lao động, tiền lương và thù lao lao động, đề bạt, điều động đảm bảo công tác thanh tra, thi đua của công ty. Tuyên truyền phổ biến và hướng dẫn thực hiện các chủ trương chính sách, các văn bản pháp quy của Nhà nước và thu thập các thông tin phản hồi đề phản ánh lên cấp trên - Phòng hành chính quản trị: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, kinh doanh của Công ty; Tổ chức tiếp khách, phương tiện đi lại; Trang bị cơ sở vật chất và điều kiện làm việc cho toàn công ty những thiết bị máy móc, trang thiết bị văn phòng.... Các phòng nghiệp vụ gồm: Phòng XNK 1, Phòng XNK 2, Phòng XNK 3, Phòng XNK 4, Phòng XNK 5, Phòng XNK 6, Phòng XNK 7. Các phòng này thực hiện toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ của quá trình kinh doanh của công ty từ việc nghiên cứu thị trường, tìm bạn hàng và nguồn hàng, thực hiện ký kết các hợp đồng và thực hiện hợp đồng. Ngoài ra còn thực hiện việc tư vấn đầu tư thương mại và các hợp đồng xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ. 2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Hình thức sở hữu vốn: Doanh nghiệp nhà nước. Lĩnh vực kinh doanh: Thương mại, dịch vụ. Ngành nghề kinh doanh: Mặt hàng xuất khẩu: trong những năm gần đây, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Technoimport khá phong phú về chủng loại và dồi dào về số lượng. Trong đó, tập trung chủ yếu vào các sản phẩm cao su tự nhiên và các chế phẩm có nguồn gốc từ cao su tự nhiên (chiếm 60% trong cơ cấu xuất khẩu của công ty), hàng nông sản thực phẩm (chiếm 19%), than đá (10%), hàng công nghiệp (6%). Ngoài ra, là các sản phẩm khác 24
  • 32. (5%). Tuy nhiên hàng xuất khẩu của công ty nhìn chung còn ở dạng nguyên liệu thô, chưa qua chế biến tinh xảo hoặc mới chỉ là hàng sơ chế cho nên giá bán sản phẩm còn thấp. Mặt hàng nhập khẩu: Technoimport là công ty chuyên về nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật cho nên thế mạnh của Technoimport là nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Ngoài ra, Technoimport còn nhập khẩu thiết bị lẻ, nguyên liệu sản xuất và hàng tiêu dùng cụ thể như sau: Thiết bị toàn bộ: thiết bị toàn bộ, dây chuyền máy móc thiết bị là mặt hàng kinh doanh của yếu của công ty chiếm 57% (số liệu năm 2012) tổng kim ngạch nhập khẩu. 2.1.4 Quy trình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Công ty hoạt động xuất nhập khẩu trong nhiều lĩnh vực nghành nghề khác nhau tuy nhiên hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chính tập trung chủ yếu là nhập khẩu thiết bị toàn bộ phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, nhà máy cơ khí,…; nhập khẩu chủ yếu là cao su. Tìm kiếm hợp đồng kinh doanh XNK Sơ đồ 2.2: Quy trìnhxuất nhập khẩu Ký kết hợp đồng kinh doanh XNK Thực hiện hợp đồng kinh doanh XNK Chi tiết quá trình hoạt động như sau: Bƣớc 1: Tìm kiếm hợp đồng kinh doanh XNK -Nghiên cứu thị trường -Tìm bạn hàng và nguồn hàng: Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, bạn hàng hay khách hàng nói chung là những người hay tổ chức có quan hệ giao dịch với công ty nhằm thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa XNK được chia làm ba loại: Các hãng hay công ty, các tập đoàn kinh doanh, các cơ quan nhà nước.. Xét về tính chất và mục đích hoạt động, khách hàng trong kinh doanh xuất khẩu có thể. Việc lựa chọn thương nhân để giao dịch phải dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề sau: + Tình hình kinh doanh của hãng, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh, khả năng là bạn hàng thường xuyên. + Khả năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật. + Thái độ và quan điểm kinh doanh là chiếm lĩnh thị trường hay cố gắng giành lấy độc quyền về hàng hóa. + Uy tín của bạn hàng. 25 Thang Long University Library
  • 33. + Trong việc lựa chọn thương nhân giao dịch, tốt nhất là nên lựa chọn đối tác trực tiếp, tránh những đối tác trung gian, trừ trường hợp doanh nghiệp muốn thâm nhập vào các thị trường mới mà mình chưa có kinh nghiệm. Bƣớc 2: Ký kết hợp đồng kinh doanh XNK Sau khi tìm kiếm được bạn hàng và nguồn hàng đáng tin cậy bước tiếp theo là đàm phán và kí kết và hoàn thiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Đây là bước quan trọng mà hai bên cần phải xem xét kĩ tránh những tranh chấp xảy ra sau này. Bƣớc 3: Thực hiện hợp đồng kinh doanh XNK Thực hiện hợp đồng theo phương thức thanh toán đã ký kết, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và hoàn thành mọi thủ tục hải quan có liên quan., nhận hàng và thanh toán tiền đầy đủ. Cuối cùng là đi đến hoàn thiện và kết thúc hợp đồng. 2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của công ty, ta dùng 3 chỉ tiêu là: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần. Tỷ suất sinhlời trêndoanhthu thuần (ROS_Returnonsales) Bảng 2.1. Tỷ suất sinhlời trêndoanhthu thuần Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch 2010 2011 2012 10-11 11-12 Lợi nhuận ròng (triệu) 226 (2.731) (4.318) (2.957) (1.587) Doanh thu thuần (triệu) 240.815 102.272 30.410 (138.543) (71.862) ROS (%) 0,09 (2,67) (14,19) (2,76) (11,43) ROS ngành (%) 3 2 1,5 (1) (0,5) (Nguồn Phòng kế hoạch tài chính_[1,tr68]) Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần năm 2010 là 0,09 có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra 0,09 đồng lợi nhuận sau thuế. Sau đó có sự giảm mạnh mẽ xuống còn -2,67% vào năm 2011 và -14,19% năm 2012. Điều này là do tốc độ tăng doanh thu chậm, doanh thu của doanh nghiệp ngày càng giảm. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế đi xuống một cách nghiêm trọng đến mức âm, doanh nghiệp hoạt động không đạt hiệu quả. Trong giai đoạn này tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của ngành cũng trong tình trạng giảm từ 3% năm 2010 xuống còn 1,5% năm 2012 do tình hình chung nền kinh tế gặp nhiều khủng hoảng. Tình trạng này cho thấy việc doanh thu tăng chậm, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh là tình trạng chung của ngành mắc phải và công ty Technoimport cũng không ngoại lệ dẫn đến việc tỷ suất sinh lời trên doanh thu giảm. Đặc biệt là tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu ngành, ROS 26
  • 34. ở mức âm. Nhận thấy công ty đang trong tình trạng thua lỗ nặng nề. Việc quản lý chi phí gặp nhiều khó khăn cần khắc phục kịp thời. Hiệu quả hoạt động kinh doanh đang đi xuống một cách nghiêm trọng cần có biện pháp ngăn chặn. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA_Return on total asset) Bảng 2.2. Tỷ suất sinh lời trên tài sản Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch 2010 2011 2012 10-11 11-12 Lợi nhuận ròng (triệu) 226 (2.731) (4.318) (2.957) (1.587) Tổng tài sản (triệu) 150.528 142.440 104.69 (8.088) (37.746) ROA (%) 0,16 (1,81) (4,12) (1,97) (2,31) ROA ngành (%) 6 5 3 (1) (2) (Nguồn Phòng kế hoạch tài chính_[1,tr.68]) Năm 2010 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cho ta biết cứ 100 đồng tài sản bỏ ra để đầu tư thì lợi nhuận sau thuế thu về mang giá trị là 0,16 đồng. Giá trị ROA của công ty nhỏ hơn của ngành, 100 đồng tài sản doanh nghiệp tạo ra ít hơn 5,84 đồng lợi nhuận sau thuế so với ngành, điều đó chứng tỏ khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp và khả năng quản lý doanh thu trong năm 2010 kém hơn so với các doanh nghiệp trong ngành. Trong giai đoạn này, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giảm về âm xuống còn -1,81% năm 2011 và tiếp tục giảm 2,31% xuống còn -4,12% vào năm 2012. Lý do chung là do lợi nhuận sau thuế của công ty đi xuống gặp tình trạng thua lỗ. Bên cạnh đó ROA của ngành cũng giảm từ 5% năm 2011 xuống còn 3% năm 2012. Đây là tình hình chung của toàn ngành và chênh lệch giảm ROA của công ty Technoimport gần như ngang bằng với chênh lệch giảm chung của ngành. Tuy nhiên ROA của công ty vẫn còn rất thấp so với ROA chung của ngành cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp so với tình hình chung của ngành là rất kém, không đạt hiệu quả. Điều này là do việc thua lỗ năm 2011 ảnh hưởng làm lượng tiền giảm, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm đồng thời tình trạng kinh tế khó khăn dẫn đến việc chi phí tăng làm lợi nhuận giảm, không đem lại hiệu quả kinh tế. Đến năm 2012, tình hình này vẫn tiếp tục diễn ra và công ty còn gặp khó khăn hơn rất nhiều so với năm trước. Hiệu quả hoạt động kinh doanh kém cần được khắc phục. 27 Thang Long University Library
  • 35. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE_Return on Equity) Bảng 2.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch 2010 2011 2012 10-11 11-12 Lợi nhuận ròng (triệu) 226 (2.731) (4.318) (2.957) (1.587) Vốn chủ sở hữu (triệu) 34.484 29.153 26.619 (5.331) (2.534) ROE (%) 0,65 (9,4) (16,22) (10,05) (6,82) ROE ngành (%) 15 13 11 (2) (2) (Nguồn Phòng kế hoạch tài chính_[1,tr.68]) Năm 2010, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu năm 2010 là 0,65 có nghĩa cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra để đầu tư thì lợi nhuận sau thuế thu về mang lại giá trị là 0,65 đồng. Trong năm đó, giá trị ROE thấp hơn rất nhiều so với ngành. Sang năm 2011, Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu năm 2011 là (9,4)% có nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra -9,4 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty Technoimport không đạt hiệu quả. Chỉ số ROE giảm mạnh tới 10,05% so với năm 2010. Tồi tệ hơn cả là đến năm 2012, lợi nhuận sau thuế tiếp tục giảm mạnh do chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng trong khi đó doanh thu giảm mạnh. Việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng nhiều với các công ty xuất nhập khẩu khác. Dẫn đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giảm 6,82% xuống còn (16,22)% năm 2012. Việc sút giảm mạnh mẽ này đưa công ty vào tình trạng khó khăn về nguồn vốn kinh doanh. Biểuđồ 2.1. Lợi nhuận ròng và 3 chỉ tiêutài chính cơ bản 500 0 -500 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 -1000 -1500 (4,12) -2000 -2500 -3000 -3500 -4000 -4500 (14,19) -5000 (16,22) Triệu % 2 0 -2 -4 -6 -8 -10 -12 -14 -16 -18 Lợi nhuận ròng (Triệu) ROS (%) ROA (%) ROE (%) Căn cứ vào biểu đồ 2.1 trên ta thấy, lợi nhuận ròng giảm mạnh kéo theo các chỉ tiêu tài chính cũng giảm mạnh theo. Trong đó, tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) có độ dốc lớn và dốc xuống theo chiều âm. 28
  • 36. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của lợi nhuận ròng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của doanh thu và vốn chủ sở hữu. Cho thấy Công ty đang trong tình trạng hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn không đem lại lợi nhuận kinh tế. Bên cạnh đó, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) có giảm nhưng độ dốc thoải hơn là do khi lợi nhuận giảm cũng kéo theo tài sản giảm, tốc độ giảm của tài sản và lợi nhuận có đều hơn so với tốc độ giảm nhanh chóng của vốn chủ sở hữu. Ngoài ra còn thấy rất rõ lợi nhuận năm sau lỗ nhiều hơn 1/3 so với năm trước, tình hình hoạt động kinh doanh không có hiệu quả. Công ty cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ, mở rộng thị trường, ký kết nhiều hợp đồng hơn nữa đề tăng doanh thu đồng thời kéo lợi nhuận tăng lên vượt qua giai đoạn khó khăn này. Kết luận: Qua việc phân tích các chỉ tiêu ROS, ROA, ROE, ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và kỹ thuật trong giai đoạn năm 2010-2012 hoạt động không mang lại lợi nhuận kinh tế, gặp rất nhiều khó khăn bởi lợi nhuận giảm mạnh. Cần phân cụ thể chi tiết ở nhiều khía cạnh để tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục tình trạng này trong thời gian tới. 2.2.1 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản Để đánh giá và phân tích được hiệu quả sử dụng tài sản, ta dùng các chỉ tiêu là: số vòng quay tài sản, sức sinh lời của tài sản, suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần và suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản Bảng 2.4. Phân tíchhiệu quả sử dụng tài sản Chỉ tiêu Năm Năm Năm CL 10-11 CL 11-12 2010 2011 2012 Tổng tài sản (triệu) 150.528 142.440 104.69 (8.088) (37.746) Doanh thu thuần (triệu) 240.815 102.272 30.410 (138.543) (71.862) Lợi nhuận sau thuế (triệu) 226 (2.731) (4.318) (2.957) (1.587) Số vòng quay tài sản (vòng) 1,73 0,68 0,29 (1,05) (0,39) Tỷ suất sinh lời của tài sản (%) 0,16 (1,81) (4,12) (1,97) 2,31 Suất hao phí của tài sản so với 0,63 1,3 3,44 0,67 2,14 DT T (lần) Suất hao phí của tài sản so với 665,38 (52,14) (23,95) (717,52) 28,19 LNST (lần) (Nguồn Phòng kế hoạch tài chính_ tính toán của tác giả) Một doanh nghiệp chỉ được xem là hoạt động có hiệu quả khi số vòng quay tài sản ngày càng tăng lên. Nhưng qua bảng trên, ta thấy được vòng quay tài sản của công 29 Thang Long University Library