SlideShare a Scribd company logo
1 of 99
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-------------
NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN
TRẦN THÙY MAI VÀ QUẾ HƢƠNG
Chuyên ngành: Văn Học Việt Nam
Mã số: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VIẾT THIỆN
Thừa Thiên Huế, năm 2018
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Huyền Trang
iii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giảng
dạy, hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của quý thầy cô; sự động viên, quan tâm, giúp đỡ
của anh chị em, bạn bè cùng gia đình. Với lòng kính trọng sâu sắc, tôi xin chân
thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư
phạm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
TS. Trần Viết Thiện – Giảng viên hướng dẫn khoa học - đã nhiệt tình chỉ dẫn,
giúp đỡ, khuyến khích tôi hoàn thành luận văn này.
Nhà văn Trần Thùy Mai – tác giả của những tập truyện ngắn, đã cung cấp tư
liệu cũng như có những gợi mở giúp tôi hiểu sâu sắc hơn những tác phẩm của chị
trong quá trình nghiên cứu.
Gia đình, bạn bè – những người đã động viên tôi học tập, làm việc và hoàn
thành luận văn.
Huế, tháng 09 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huyền Trang
1
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA..................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... iii
MỤC LỤC..................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................7
5. Đóng góp của luận văn............................................................................................8
6. Cấu trúc của luận văn..............................................................................................8
NỘI DUNG ................................................................................................................9
CHƢƠNG 1: YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ
LOẠI TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI...................................................9
1.1. Tổng quan về yếu tố trữ tình trong truyện ngắn ..................................................9
1.1.1. Khái niệm trữ tình .............................................................................................9
1.1.2. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn....................................................................10
1.2. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn một số giai đoạn văn học Việt Nam hiện đại
...................................................................................................................................12
1.2.1. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện tình cảm, cái tôi cá nhân trong giai đoạn
1930-1945..................................................................................................................12
1.2.2. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện tinh thần lãng mạn cách mạng giai đoạn
1945-1975..................................................................................................................15
1.2.3. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện hiện thực đời sống, số phận con người giai
đoạn sau 1975............................................................................................................18
CHƢƠNG 2: YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THUỲ
MAI, QUẾ HƢƠNG NHÌN TỪ THẾ GIỚI HÌNH TƢỢNG..............................26
2.1. Nhân vật .............................................................................................................26
2.1.1. Nhân vật cô đơn trên hành trình đi tìm hạnh phúc..........................................26
2
2.1.2. Nhân vật buồn - đau trong bi kịch cuộc sống .................................................30
2.1.3. Nhân vật giàu niềm vui sống, luôn hướng về điều tốt đẹp .............................37
2.2. Không gian nghệ thuật .......................................................................................41
2.2.1. Không gian thiên nhiên trong trẻo, nên thơ ....................................................42
2.2.2. Không gian văn hóa Huế trầm mặc, cổ kính...................................................46
2.3. Thời gian nghệ thuật ..........................................................................................48
2.3.1. Trở về với những miền hoài niệm...................................................................49
2.3.2. Đan xen giữa kí ức và thực tại ........................................................................51
CHƢƠNG 3: YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THUỲ
MAI, QUẾ HƢƠNG NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN TRẦN THUẬT...................56
3.1. Cốt truyện, kết cấu .............................................................................................56
3.1.1. Cốt truyện tâm lí..............................................................................................57
3.1.2. Kết thúc để ngỏ ...............................................................................................62
3.2. Ngôn ngữ............................................................................................................64
3.2.1. Ngôn ngữ người trần thuật..............................................................................65
3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật..........................................................................................73
3.3.1. Giọng điệu xót xa, thương cảm.......................................................................79
3.3.2. Giọng điệu trữ tình, triết lí ..............................................................................83
KẾT LUẬN..............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92
3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Sự tương tác, thâm nhập, giao thoa thể loại trong văn học là một hiện
tượng đặc sắc, để lại dấu ấn đậm nét trong cả văn học thế giới lẫn văn học Việt
Nam. Chính hiện tượng này đã tạo ra một thể loại khá độc đáo của văn xuôi – thể
loại văn xuôi trữ tình.
Văn xuôi trữ tình thế giới ghi dấu ấn với tên tuổi của các tác giả như K.
Paustovsky, C.T. Aytmatov,… Ở Việt Nam, dòng chảy văn xuôi trữ tình hiện đại
khởi nguồn từ thời kì văn học đầu thế kỉ XX, gắn với tên tuổi các tác giả như Thạch
Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu,… Trong cuốn Sổ tay truyện ngắn,
Vương Trí Nhàn có nhận định về văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX: “… chúng ta
chứng kiến sự xích lại gần nhau giữa thơ và văn xuôi… Việc xích lại gần thơ làm
cho văn xuôi trở nên vừa sâu sắc hơn, vừa dễ hiểu hơn” [49, tr.117].
Không khó để thấy rằng, sự giao thoa giữa hai loại hình văn học trữ tình và tự
sự tiếp tục phát triển trong giai đoạn văn học 1945 – 1975 với một số cây bút tiêu
biểu như Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc, Nguyễn Thi, Anh Đức, Lưu Quang
Vũ,… Đến giai đoạn văn học sau 1975, văn xuôi trữ tình đã trở thành một xu hướng
sáng tác phổ biến với nhiều tên tuổi như Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn
Thị Thu Huệ, Nguyễn Lập Em, Nguyễn Ngọc Tư, Nhật Chiêu, Nguyễn Quang
Thiều, Trần Thuỳ Mai, Quế Hương, Phan Thị Vàng Anh, Nguyên Hương,… Phổ
biến đến mức, Hoàng Ngọc Hiến coi đây là một đặc điểm nổi bật của truyện ngắn
sau Đổi mới [17].
1.2. Các nhà văn nữ thời Đổi mới đã ghi dấu ấn đậm nét ở thể loại truyện ngắn
trữ tình. Truyện ngắn trữ tình của các cây bút nữ Việt Nam sau Đổi mới đã thực sự
góp một tiếng nói riêng, góc nhìn riêng; kiến tạo nên bức tranh đa sắc của truyện
ngắn giai đoạn này. Nổi bật lên trong dòng chảy ấy cần phải nhắc đến hai cây bút
nữ miền Trung tiêu biểu: Trần Thùy Mai và Quế Hương.
Trần Thuỳ Mai là nhà văn nữ xứ Huế; chất Huế dịu dàng, sâu lắng thấm đẫm
trong nhiều truyện ngắn của chị. Trần Thuỳ Mai đã mang vào trang văn của mình
cái đằm thắm của thiên tính nữ. Văn chương của chị lôi cuốn người đọc bởi cái “trữ
4
lượng tình cảm” hết sức dồi dào. Quế Hương cũng là một nhà văn nữ gốc Huế.
Những câu chuyện của chị thường buồn đau nhưng ấm áp bởi nó xuất phát từ nguồn
mạch yêu thương, cảm thông. Đúng như nhận xét của Đoàn Ánh Dương:
… Văn Quế Hương tinh tế mà giản dị, sắc sảo mà dịu mát. Không thể tìm
thấy trong văn Quế Hương vẻ gay gắt, quyết liệt. Đó là một thế giới hài
hoà, hài hoà ngay cả từ sự đổ vỡ. Không có sự bất hạnh nào không có lối
thoát. Không có nỗi buồn nào không thể cảm thông. Như dòng Hương,
như nhà vườn, như điệu Nam ai, Nam bình, như tiếng dạ thưa của người
con gái Huế… bãng lãng trong rất nhiều sáng tác của chị [12; tr.6].
Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai, Quế Hương không chỉ
tạo nên một “dư vị” khó quên mà còn báo hiệu một phong cách thể loại đang được
định hình và ngày càng đa dạng, sắc nét.
1.3. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, đã có những lúc văn xuôi mở cuộc
xâm lăng vào thơ. Đó là thời kì khởi phát Thơ mới. Ngược lại, cũng có những giai
đoạn chất thơ xâm nhập vào văn xuôi, làm thành dòng truyện ngắn trữ tình với
nhiều phong cách nổi bật. Tìm hiểu yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thuỳ
Mai và Quế Hương giúp cho chúng ta thấy được dòng truyện ngắn trữ tình không
phải chỉ dừng lại ở những đỉnh cao của văn học quá khứ mà còn được tiếp nối ở các
nhà văn đương đại với nhiều sắc thái mới mẻ. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài
này còn mang một ý nghĩa thiết thực: giúp cho việc giảng dạy những tác phẩm văn
xuôi mang đậm màu sắc trữ tình trong nhà trường được thấu đáo hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Giao thoa thể loại là một hiện tượng có tính quy luật trong văn chương.
Truyện ngắn trữ tình chính là sự thâm nhập của yếu tố trữ tình vào một thể loại văn
xuôi hiện đang có nhiều thành tựu và được các nhà nghiên cứu dành sự quan tâm
khá lớn.
2.1. Nghiên cứu yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 nói chung
Qua khảo sát chúng tôi ghi nhận được một số bài viết, công trình, luận văn,
luận án sau đây:
5
Trong cuốn Thế hệ nhà văn sau 1975: Diện mạo và thành tựu, Đinh Trí
Dũng có bài viết Mạch trữ tình trong truyện ngắn thế hệ nhà văn sau 1975. Bài
viết khẳng định thế hệ này đã tiếp nối và làm phong phú thêm mạch ngầm trữ tình
trong văn xuôi Việt Nam hiện đại và làm cho bức tranh truyện ngắn thêm khởi sắc,
đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng đa dạng, nhiều chiều của người đọc. Ở bài viết
này, tác giả có đề cập nhưng chỉ dừng lại ở sự khái quát những nét chung nhất về
chất trữ tình trong truyện ngắn của các nhà văn nói chung, trong đó có nhắc đến
Trần Thuỳ Mai và Quế Hương.
Chuyên luận Tƣơng tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam đƣơng đại của
Trần Viết Thiện là công trình đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống về
văn xuôi sau Đổi mới dưới góc nhìn tương tác thể loại. Tác giả đã dành một chương
để khảo sát sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, nhìn từ
cấu trúc thể loại truyện ngắn. Trong đó, sự thâm nhập của chất trữ tình vào truyện
ngắn được người viết nhìn nhận qua các phương diện: cái tôi trữ tình, thế giới biểu
tượng và hiện tượng thơ trong văn. Trong phần kết luận, tác giả đã đặt ra triển vọng
của việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề: “Đi sâu nghiên cứu tương tác thể loại trong
từng tác giả, tác phẩm cũng là hướng đi hứa hẹn nhiều kết quả khoa học. Đó thực
sự là những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để góp thêm một góc nhìn trong việc
nghiên cứu văn học” [67].
Bên cạnh đó, cũng có một số luận văn đi sâu tìm hiểu yếu tố trữ tình trong
truyện ngắn của một số nhà văn cụ thể: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Thạch
Lam – Hồ Dzếnh của tác giả Nguyễn Văn Tấn, Chất trữ tình trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tƣ của tác giả Thái Thị Thanh Huyền, Yếu tố trữ tình trong văn
xuôi Thạch Lam của tác giả Lương Văn Dương,…
2.2. Nghiên cứu yếu tố trữ tình trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai và
Quế Hƣơng
Về tác giả Trần Thuỳ Mai, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy có một số bài
viết, luận văn đề cập đến yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai nhưng
hoặc mới chỉ dừng lại ở một vài góc độ riêng lẻ, hoặc chỉ điểm qua bằng những
nhận xét chung. Chưa có công trình lấy truyện ngắn trữ tình Trần Thuỳ Mai làm đối
tượng nghiên cứu trung tâm.
6
Luận văn Thi pháp nhân vật của truyện ngắn Trần Thuỳ Mai của tác giả
Nguyễn Thị Hồng Lê khi tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn có nhắc đến chất thơ là
một trong ba đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Trần Thuỳ Mai. Thế nhưng, chất thơ
được nêu ra nhằm góp phần lí giải đặc điểm nhân vật chứ chưa đi vào phân tích chất
thơ được thể hiện như thế nào trong truyện ngắn của tác giả này. Đồng thời, tác giả
cũng chỉ đề cập đến giọng điệu trữ tình như một phương thức góp phần xây dựng
nhân vật trung tâm trong các truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai. Luận văn Thế giới
nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai của tác giả Lê Thị Thanh Hiệp cũng chỉ
nhận xét chung về “chất Huế” trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai, đó là: giọng
văn rất Huế nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu chất thơ và rất nữ tính; giọng trần thuật khách
quan nhưng vẫn rất trữ tình, êm ái.
Tình hình nghiên cứu về tác giả Quế Hương cũng tương tự như trường hợp
Trần Thùy Mai. Chưa có công trình lấy truyện ngắn trữ tình Quế Hương làm đối
tượng nghiên cứu trung tâm. Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Quế Hƣơng của tác
giả Trương Ngọc Lợi đã đi sâu tìm hiểu về cuộc đời và quan niệm nghệ thuật của
Quế Hương; những đặc điểm cơ bản trong thế giới hình tượng và phương thức trần
thuật như nhân vật, không - thời gian, ngôn từ nghệ thuật, giọng điệu trần thuật,...
Trong đó yếu tố trữ tình chỉ được tác giả tìm hiểu, khái quát qua một phương diện
đó là giọng điệu trữ tình hoài niệm. Từ đó, tác giả khẳng định chính giọng điệu ấy
làm cho văn của bà dung dị mà sâu lắng, vừa xôn xao buồn, vừa bâng khuâng xao
xuyến. Đó là yếu tính làm nên chất văn đằm sâu, da diết rất Huế của bà. Bên cạnh
đó, phải kể đến bài viết Chất trữ tình trong truyện ngắn Quế Hƣơng của tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Giang. Bài viết đã tìm hiểu các phương diện như chất thơ, nhân
vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, giọng điệu mang đậm tính trữ tình.
Tuy nhiên, ở phạm vi một bài báo khoa học nên bài viết chỉ dừng lại ở tính khái
quát; chưa đi sâu phân tích, luận giải vào từng phương diện cụ thể.
Nhìn lại những nghiên cứu về sáng tác của Trần Thuỳ Mai và Quế Hương, có
thể thấy chưa có công trình nào nghiên cứu tập trung và có hệ thống về yếu tố trữ
tình trong sáng tác của hai cây bút nữ này. Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài Yếu
tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hƣơng nhằm nghiên cứu
một cách hệ thống bằng những khảo cứu, phân tích, kiến giải khoa học.
7
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng chính của luận văn là những phương diện biểu hiện của yếu tố trữ
tình trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai và Quế Hương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi khảo sát các tập truyện ngắn của hai tác giả như sau:
3.2.1. Tác giả Trần Thuỳ Mai
- Bài thơ về biển khơi, NXB Thuận Hoá, Huế, 1983.
- Trò chơi cấm, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1998.
- Quỷ trong trăng, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
- Đêm tái sinh, NXB Thuận Hoá, Huế, 2004.
- Mưa ở Strasbourg, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2007.
- Một mình ở Tokyo, NXB Văn Nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2008.
- Onkel yêu dấu, NXB Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2010.
3.2.2. Tác giả Quế Hƣơng
- Đôi chân biết khóc, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1995.
- Quán Búp Bê, NXB Kim Đồng, 1996.
- 27 truyện ngắn của Quế Hương, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2004.
- Truyện ngắn ba cây bút nữ: Ngân Hoa, Quế Hương, Đỗ Bích Thúy, NXB
Phụ nữ, Hà Nội, 2007.
- Đóa hoa không gai và con cừu không rọ mõm, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2010.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp loại hình: Chúng tôi sử dụng phương pháp loại hình nhằm phân
loại các đặc điểm thuộc phương thức trữ tình và phương thức tự sự; từ đó thấy được
sự xâm lấn, thâm nhập của yếu tố trữ tình vào truyện ngắn nói chung, truyện ngắn
hai tác giả nữ nói riêng.
- Phương pháp thi pháp học: Chúng tôi soi chiếu dấu ấn của yếu tố trữ tình
trong truyện ngắn trên các phương diện thế giới hình tượng và một số phương diện
trần thuật. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Quế Hương được
chúng tôi khai tác từ các góc độ: Nhân vật, không – thời gian, cốt truyện – kết cấu,
ngôn ngữ, giọng điệu,…
8
- Phương pháp khảo sát - thống kê: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để
khảo sát sự hiện diện của yếu tố trữ tình trong từng truyện ngắn cụ thể, từ đó thống
kê những dẫn chứng tiêu biểu tương ứng với các phương diện thế giới hình tượng
và một số phương diện trần thuật trong truyện ngắn của hai tác giả.
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Đề tài đặt trong hệ thống truyện ngắn sau
1975 và truyện ngắn nữ sau 1975 nói chung, truyện ngắn của hai tác giả nói riêng
để xem xét, phát hiện và đánh giá những biểu hiện của yếu tố trữ tình trong truyện
ngắn của hai tác giả.
- Phương pháp so sánh: Dựa trên phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại để
tìm ra nét đặc sắc của truyện ngắn hai tác giả so với các tác giả khác trên phương
diện biểu hiện của yếu tố trữ tình trong tác phẩm.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn khai thác và chỉ ra một cách hệ thống sự tiếp nối của yếu tố trữ tình
trong truyện ngắn Việt Nam, cũng như cho thấy những nét riêng đặc sắc về yếu tố
trữ tình trong sáng tác của hai nữ nhà văn Trần Thuỳ Mai và Quế Hương. Hi vọng
luận văn sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn toàn diện hơn về văn xuôi trữ tình Việt
Nam sau 1975 cũng như truyện ngắn trữ tình trong sáng tác của hai nhà văn Trần
Thuỳ Mai, Quế Hương.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn được
cấu trúc thành ba chương:
Chương 1: Yếu tố trữ tình trong sự phát triển của thể loại truyện ngắn Việt
Nam hiện đại
Chương 2: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai, Quế Hương nhìn
từ thế giới hình tượng
Chương 3. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai, Quế Hương nhìn
từ phương diện trần thuật
9
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ LOẠI
TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Tổng quan về yếu tố trữ tình trong truyện ngắn
1.1.1. Khái niệm trữ tình
“Trữ tình” hay “chất trữ tình” hoặc “yếu tố trữ tình” là một thuật ngữ lí luận
văn học, dùng như một khái niệm để nói đến một tính chất văn học. Qua khảo sát,
chúng tôi ghi nhận được một số quan niệm về khái niệm trữ tình như sau:
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Trữ tình (tiếng Pháp: lyricque) là một
trong ba phương thức thể hiện đời sống (bên cạnh tự sự và kịch) làm cơ sở cho một
loại tác phẩm văn học… Trữ tình phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý
thức con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ,
cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh… Nguyên tắc chủ quan là
nguyên tắc cơ bản trong việc chiếm lĩnh hiện thực, là nhân tố cơ bản quy định
những đặc điểm cốt yếu của tác phẩm trữ tình. Tác phẩm trữ tình thể hiện tâm
trạng. Do đó, nó thường không có “cốt truyện” hiểu theo nghĩa chặt chẽ của từ này
và dung lượng của nó thường ngắn (vì một trạng thái tâm trạng không thể kéo dài)”
[16, tr.374].
Trong Giáo trình Lí luận văn học, khái niệm trữ tình được hiểu là sự “miêu
tả và biểu hiện thế giới chủ quan của con người với những cảm xúc, tâm trạng và ý
nghĩ trực tiếp” [53, tr.189].
Trữ tình còn được hiểu là “chất thơ”: chất thơ hay chất trữ tình – tính chất
được tạo nên từ sự cô đọng của tâm hồn, sự hòa quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc,
tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơi gợi những rung
động thẫm mĩ và tình cảm nhân văn. Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy có nhận định
như sau: “Chất thơ trước tiên hiểu theo nghĩa rộng phải gắn với cái đẹp. Cái đẹp có
thể là do tự nhiên mang lại như cảnh mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh
thẳm, tạo ra cảm giác dễ chịu cho người ngắm nhìn. Hoặc, “chất thơ” cũng có thể
10
tạo ra từ những tình cảm, hành động của con người như: Sự nhớ nhung, sự uyển
chuyển của các điệu múa…” [84]. Như vậy, có thể thấy dù được gọi tên khác nhau
nhưng yếu tố trữ tình vẫn thống nhất ở nguồn gốc: xuất phát từ tâm hồn, biểu hiện
qua cảm xúc và tâm trạng chủ thể.
Tựu chung lại, khái niệm trữ tình được hiểu là phương thức thể hiện của văn
học, đó là phương thức thiên về diễn tả, bộc lộ cảm xúc. Nguyên nghĩa từ Hán Việt
“trữ tình” cũng có ý nghĩa như vậy: “trữ” là thổ lộ, “tình” là tình cảm, cảm xúc.
Trữ tình là một khái niệm dùng để chỉ một phương thức trong sáng tác văn học,
trong đó chú trọng đến miêu tả cảm xúc, tâm trạng, tình cảm chủ quan của chủ thể
trữ tình. Chúng tôi sử dụng cách hiểu này để nghiên cứu về yếu tố trữ tình trong
truyện ngắn ở những phần tiếp theo của luận văn. Tuy nhiên, yếu tố trữ tình không
những chỉ xuất hiện trong các tác phẩm trữ tình mà còn thể hiện trong các tác phẩm
tự sự hay kịch. Do vậy, đôi khi người ta dùng cách nói như “chất trữ tình”, “tính
trữ tình” hay “yếu tố trữ tình” để diễn tả đặc điểm này trong các tác phẩm tự sự.
1.1.2. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn
Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nhà văn thường sử dụng nhân vật, sự
kiện, biến cố,… để bộc lộ tư tưởng nghệ thuật về cuộc sống con người. Khác với
tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của
nó, truyện ngắn chỉ hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản
chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Vì thế, trong
truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện, biến cố. Nếu mỗi nhân vật của tiểu
thuyết là một thế giới thì mỗi nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế
giới ấy. Yếu tố quan trọng bậc nhất trong truyện ngắn là những chi tiết có dung
lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa
nói hết. Trong truyện ngắn, yếu tố tự sự là chủ đạo và xuyên suốt. Tuy nhiên, do bị
phụ thuộc vào nội dung được trần thuật, phụ thuộc vào thể tạng của nhà văn mà
trong một số sáng tác, yếu tố tự sự bị giảm nhẹ. Trong khi đó, các yếu tố trữ tình,
nghị luận sẽ tăng, tạo ra sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn.
Nói về vị trí chất thơ trong văn xuôi, K. Paustovsky viết: “Văn xuôi là sợi cốt,
còn thơ là sợi ngang. Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất
11
thơ sẽ trở thành thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không cánh, không
thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả” [54; tr.17]. Có thể thấy, quan niệm của
Paustovsky đã chỉ rõ vai trò cũng như vị trí của thơ trong văn xuôi.
Lại Nguyên Ân khi bàn luận về chất thơ của văn xuôi có khái quát về yếu tố
trữ tình nói chung và yếu tố trữ tình trong văn xuôi như sau:
Trữ tình thường gắn với những xung động tâm lí căng và ngắn. Ngôn từ ở
trữ tình có ưu thế biểu cảm hơn là mô tả (tạo hình), bộc bạch thế giới bên
trong của chủ thể phát ngôn hơn là vẽ ra thế giới bên ngoài chủ thể ấy.
Tất nhiên, với tư cách là một tố chất thẫm mĩ không nhất thiết phải đi kèm
với ngôn ngữ có vần điệu nghiêm ngặt, trữ tình chẳng những có thể được
thể hiện bằng thơ mà còn có khả năng thể hiện ở văn xuôi. Văn xuôi trữ
tình không phải bao giờ cũng là dạng “trữ tình” thuần túy, nhưng chính vì
vậy, đây lại là chỗ lộ rõ dấu vết thơ đối với văn xuôi [2].
Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn có thể bộc lộ ở phương diện hình thức thể
hiện. Đó là tính nhạc, sự hàm súc của ngôn từ, đó là sự linh hoạt của các thủ pháp
nghệ thuật tạo cho giọng văn, lời văn sức truyền cảm lớn. Yếu tố trữ tình trong
truyện ngắn cũng có thể thể hiện ở mạch kết cấu, ở những rung động tinh tế trong
tâm hồn nhân vật, ở bức tranh thiên nhiên thơ mộng trữ tình,…
Có thể thấy, yếu tố trữ tình trong truyện ngắn được tạo nên khi nhà văn chú ý
khai thác và biểu hiện một cách tinh tế mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân
vật hoặc của chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và
một lối văn trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm
hồn. Một truyện ngắn (hoặc tác phẩm văn xuôi) được coi là truyện ngắn trữ tình khi
mối bận tâm của người viết không đặt vào kể lại một biến cố, sự việc, hành động
mà là việc làm bật lên một trạng thái của đời sống hoặc của tâm hồn con người.
Qua từng thời kì, yếu tố trữ tình thâm nhập vào truyện ngắn với sự đậm nhạt
khác nhau. Sự tham gia của yếu tố trữ tình vào cấu trúc của truyện ngắn khi thì
được thể hiện qua cái tôi cảm xúc, cảm nghĩ, một cái tôi đầy suy tư của chủ thể trữ
tình; khi lại được thể hiện qua âm hưởng hào hùng, ngợi ca; khi lại là đi sâu khám
phá số phận con người trong cuộc sống đời thường.
12
Sự tương tác, giao thoa, thâm nhập của các yếu tố thuộc loại hình trữ tình vào
loại hình tự sự đã tạo nên dấu ấn thẩm mĩ đậm nét.
1.2. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn một số giai đoạn văn học Việt Nam
hiện đại
1.2.1. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện tình cảm, cái tôi cá nhân trong
giai đoạn 1930-1945
Nếu như dòng truyện ngắn hiện thực đi sâu vào những vấn đề xã hội nhức nhối
thì dòng truyện ngắn trữ tình lại cảm nhận và tái hiện cuộc sống từ cái Tôi trữ tình cá
nhân. Các nhà văn trữ tình miêu tả cuộc sống thông qua lăng kính chủ quan của mình,
lăng kính ấy chính là thế giới nội tâm, là cảm xúc, tâm trạng của nhà văn trước diễn
biến của xã hội. Đây chính là phương thức sáng tác cho mọi nhà văn đi theo dòng
truyện ngắn trữ tình trước 1945, dù ở mỗi nhà văn, cái tôi biểu hiện khác nhau.
Truyện ngắn trữ tình giai đoạn này dù tả cảnh, tả ngoại hình hay nội tâm nhân
vật,… yếu tố chủ quan của tác giả bao giờ cũng đậm nét. Sự giao hòa giữa hai loại
hình tự sự và trữ tình mang đến cho người đọc một thể loại văn học mà ở đó cái tôi
tâm trạng thấm đẫm xuyên suốt chiều dài của các sáng tác. Nếu như thơ trữ tình
biểu hiện cái tôi qua từng vần thơ, âm điệu, thì truyện ngắn trữ tình biểu hiện cái tôi
qua dòng tâm trạng của nhân vật. Truyện ngắn trữ tình thường có cốt truyện bị giảm
nhẹ; tác phẩm có cấu tứ gần như thơ trữ tình.
Từ năm 1936 đến năm 1942, phong cách truyện ngắn trữ tình mới thực sự
được định hình với cây bút truyện ngắn đặc sắc – Thạch Lam. Ba tập truyện ngắn
của Thạch Lam đã thực sự khởi động cho khuynh hướng truyện ngắn này trên văn
đàn. Nhiều nhà văn đã thử nghiệm và tiếp nối Thạch Lam làm nên một dòng phong
cách truyện ngắn trữ tình đặc sắc: Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn,...
Chính việc coi trọng cá thể và đề cao sự thể hiện cái tôi cá nhân đã tạo nên xu
hướng thẩm mĩ này. Chúng tôi muốn điểm qua vài tác giả nhằm thấy rõ hơn cái tôi
cá thể trong các truyện ngắn trữ tình giai đoạn này.
Trước tiên là Thạch Lam – người được coi là đã đặt nền móng cho dòng truyện
ngắn mang phong cách trữ tình trong văn xuôi giai đoạn 1930 – 1945. Phần lớn truyện
của Thạch Lam thuộc loại truyện không có cốt truyện. Mỗi truyện là một tâm trạng,
13
một bài thơ trữ tình. Trong truyện ngắn trữ tình Thạch Lam, các nhân vật không tồn tại
với tư cách là đại diện cho những tầng lớp, giai cấp hay địa vị xã hội nhất định, mà tồn
tại với tư cách là những cá tính của cá nhân, cá thể. Với tư cách là những cá nhân, nhân
vật của Thạch Lam là một cái tôi tinh thần… Cái tôi của Thạch Lam thường khiêm
nhường, ẩn trong những con người bình thường, nhỏ bé, cái tôi của cảm giác, cảm xúc
mơ hồ thoáng qua, khó nắm bắt. Tác giả Nguyễn Hoành Khung đã nhận xét về bút
pháp của Thạch Lam: “Ngòi bút của ông thường khơi sâu vào thế giới bên trong của
cái tôi, với sự phân tích cảm giác tinh tế. Sáng tác của Thạch Lam giàu chất thơ, và
đọc ông, đời sống bên trong có phong phú hơn, tế nhị hơn” [78].
Trong truyện ngắn Thạch Lam, chúng ta thấy hiện lên cái tôi từng trải điềm
tĩnh. Cái tôi trong truyện ngắn Thạch Lam đa dạng và biến hóa: khi là một thế giới
nhân vật nhỏ bé, nghèo khổ, nhưng luôn mang một tấm lòng trắc ẩn trong Gió lạnh
đầu mùa, là cái tôi tự vấn của Thanh trong Một cơn giận; Liên, Huệ trong Tối ba
mƣơi, hay Sinh, Mai trong Đói. Đó cũng có thể là cái tôi đồng cảm như Dung (Hai
lần chết) hay mẹ Lê (Nhà mẹ Lê),… Có thể thấy, dù đa dạng, nhưng cái tôi trong
truyện ngắn Thạch Lam đều thể hiện sự trải đời, điềm tĩnh của chính tác giả.
Xuân Diệu cũng là một trong những tác giả cần phải nhắc tới khi nói về truyện
ngắn trữ tình giai đoạn này với hai tập truyện ngắn Phấn thông vàng (1939) và
Trƣờng ca (1945). Nổi lên ở hai tập truyện trên là cảm xúc trữ tình của một cái tôi
khao khát mạnh mẽ. Hình tượng cái tôi trong truyện ngắn Xuân Diệu vừa là cái tôi
khao khát yêu thương, khao khát giao cảm với đời; vừa là cái tôi giàu lòng trắc ẩn.
Sự thành công của Thạch Lam, Xuân Diệu trong việc thể nghiệm chất trữ tình
trong văn xuôi đã tạo cảm hứng cho những nhà văn đến sau như Thanh Tịnh, Hồ
Dzếnh,… Cùng hướng đi, các tác giả này cũng được ghi nhận với những sáng tác
đậm chất trữ tình, đó là: Quê mẹ, Chị và em, Ngậm ngải tìm trầm của Thanh Tịnh;
là Chân trời cũ của Hồ Dzếnh,…
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng mỗi truyện ngắn của Thanh Tịnh
như một bài thơ trong đó nhiều truyện có khuynh hướng lãng mạn rõ rệt, còn một số
truyện khác lại có khuynh hướng hiện thực. Một chủ nghĩa hiện thực trữ tình. Trong
lời giới thiệu tập Văn xuôi lãng mạn Việt Nam, Nguyễn Hoành Khung đi sâu vào
14
phân tích chất thơ trong Chân trời cũ: “Đó là chất thơ của hoài niệm, cũng là chất
thơ của vẻ đẹp đất nước con người Việt Nam, “quê ngoại” mà tác giả đã gắn bó
bằng cả máu thịt tâm hồn mình”; “Truyện của Hồ Dzếnh thường rất buồn, văn Hồ
Dzếnh thường giàu cảm xúc, ý vị, tuy mực thước trau chuốt mà lắng đọng dư ba”
[35]. Còn Vũ Quần Phương thì nói rõ bằng việc xưng danh cụ thể: “Truyện ngắn
Hồ Dzếnh là truyện ngắn trữ tình” [81].
Về cái tôi trữ tình tiếp nối trong truyện ngắn các tác giả sau Thạch Lam,
chúng tôi nhận thấy có sự đồng điệu trong chất trữ tình của những truyện ngắn trữ
tình giai đoạn này, đó là hình tượng những cái tôi mà nhiều nhà nghiên cứu, nhận
định đó là: cái tôi gọi những cái tôi, thúc đẩy nhau sáng tạo [33]. Với Thanh Tịnh,
đó là cái tôi tâm trạng ẩn sâu trong cái nhìn của một cậu bé từ ấu thơ tới lúc
trưởng thành trước những đổi thay của làng quê. Làng Mỹ Lý xuất hiện trở đi trở
lại trong mười ba truyện ngắn của tập Quê mẹ. Từ cảm xúc rưng rưng trong ngày
trở lại trường của cậu bé ở Tôi đi học, đến những rung động đầu đời của Mẫn và
Hương ở Quê bạn, và rồi là tình quê khi xa làng Mỹ Lý đi làm ăn xa của Đông và
Thuyên ở Tình quê hƣơng,...
Hồ Dzếnh với tập truyện Chân trời cũ đã cho thấy một cái tôi trẻ thơ nhưng
luôn ám ảnh bởi những cảm nhận về gia tộc, dòng họ, quê hương, đất nước. Toàn bộ
mười lăm truyện ngắn trong tập Chân trời cũ được Hồ Dzếnh viết theo bút pháp tự
truyện về mối quan hệ, về tư tưởng, tình cảm của tác giả với từng người thân trong
gia đình. Dường như, cái tôi tác giả trong truyện vừa là chủ thể, vừa là đối tượng
thẫm mỹ; tác phẩm vì vậy là nơi bộc lộ thế giới nội tâm của chính nhà văn.
Có thể thấy, yếu tố trữ tình trong văn học giai đoạn 1930 – 1945 đã góp phần
thúc đẩy những cái tôi xuất hiện. Bằng dòng cảm xúc tinh tế, những truyện ngắn
giai đoạn này thiên về sự trải nghiệm và thể nghiệm lần đầu của những cái tôi. Đó
có thể là cảm xúc của “qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở
đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt” [36, tr.111], nơi
những đứa trẻ nghèo sống đầy nhân hậu, nơi một mảnh áo ấm sẵn sàng được sẻ
chia. Đó có thể là tâm trạng của một cái tôi trong trẻo giữa không gian nên thơ:
“Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những
15
đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu
trường…” [70, tr.85]. Hay đơn giản, chỉ là ánh mắt lấp lánh hi vọng của hai chị em
Liên trong Hai đứa trẻ - ánh mắt gửi gắm những ước mơ, những khát khao về cuộc
sống. Yếu tố trữ tình giúp các nhà văn phát hiện và gieo vào những cảm xúc tinh tế
nhất của con người, tạo nên một dòng truyện ngắn trữ tình mang âm hưởng đặc biệt,
đặt nền móng cho dòng truyện ngắn trữ tình trong văn học Việt Nam các giai đoạn
tiếp theo.
Phổ âm trữ tình trong truyện ngắn lãng mạn giai đoạn trước 1945 là thứ âm
hưởng của một cái tôi cá nhân, cá thể rõ nét. Sự kế thừa, nối tiếp của các thế hệ từ
Thạch Lam, Xuân Diệu đến Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh hay Đỗ Tốn khiến cho phong
cách truyện ngắn trữ tình chính thức được khơi nguồn ở Việt Nam.
1.2.2. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện tinh thần lãng mạn cách mạng
giai đoạn 1945-1975
Từ đầu thập kỉ 60 và trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, dòng văn
xuôi trữ tình tiếp tục nảy nở và phát triển ngay trong hoàn cảnh chiến tranh như một
biểu hiện của sức sống, vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam. Truyện của các
tác giả giai đoạn này tập trung khai thác vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước và nhất là vẻ
đẹp tâm hồn con người.
Thế giới trong truyện ngắn trữ tình thường thể hiện qua tâm trạng, cảm xúc,
cảm giác chủ quan của nhà văn. Trong ba thập kỉ đấu tranh bảo vệ và thống nhất đất
nước, hiện thực xã hội là một hiện thực đầy máu, khói lửa và bom đạn. Văn học
hiện thực đã đảm nhận vai trò ghi lại lịch sử cuộc kháng chiến đầy đau thương
nhưng cũng đáng tự hào ấy. Còn văn học trữ tình đảm nhận nhiệm vụ ca ngợi, phát
hiện những vẻ đẹp tiềm tàng trong mưa bom bão đạn, thể hiện tinh thần lãng mạn
cách mạng triệt để và sâu sắc.
Truyện ngắn trữ tình giai đoạn này tập trung khai thác hai chủ đề chính, đó là
vẻ đẹp tâm hồn con người và vẻ đẹp thiên nhiên đất nước. Con người Việt Nam
xuất hiện trong truyện ngắn trữ tình, trước hết là những con người có một thế giới
tâm hồn đẹp. Tâm tư, thái độ, nỗi niềm của họ đối với đời sống và đối với nhau là
cái nền để tác giả sáng tác nên truyện ngắn. Phẩm chất của họ là cái chất phù sa
16
lắng đọng qua bao đời nay từ Đất và Nước. Thái độ đối với cách mạng, với vận
mệnh của Tổ quốc lúc lâm nguy là thước đo phẩm giá của một con người. Họ có ở
mọi nơi, mọi thành phần, lứa tuổi: những anh chiến sĩ lái xe, những cô thanh niên
xung phong, những anh bưu tá, anh thợ gốm,… Hình tượng con người mang tình
yêu và niềm tin cách mạng như là một phẩm chất lí tưởng giúp thi vị hóa các sáng
tác về đề tài chiến tranh.
Đó là một ông già người Mèo tên Cắm dành cả cuộc đời mình cho cách mạng
trong Rẻo cao của Nguyên Ngọc. Truyện hầu như không có cốt truyện nhưng mang
lại nhiều cảm xúc cho người đọc: đó là vẻ đẹp tâm tư, tinh thần nhiệt huyết với cách
mạng, với Đảng của ông Cắm, là vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc. Nhận xét
về truyện ngắn này, nhà văn Bảo Ninh cho rằng: “Rẻo cao, tập truyện ngắn trong
sáng, tinh tế, vô cùng hồn hậu, chan chứa tình yêu và ước mơ hạnh phúc được sống
trong hòa bình ấy thực chất là bức tâm thư của người chiến sĩ miền Nam gửi độc giả
miền Bắc trước khi lên đường trường chinh trở lại quê hương đang lụt chìm trong
lửa đạn chiến tranh tàn khốc” [80]. Trần Đăng Khoa khi viết lời tựa cho truyện ngắn
này cũng khẳng định rằng: “Văn Nguyên Ngọc là thứ văn trong, sánh như mật ong,
lại đượm ướp một làn hương rất đặc biệt. Đọc cứ bàng hoàng váng vất mãi” [34].
Chất trữ tình chảy trong mạch truyện Rẻo cao là chất trữ tình xuất phát từ cảm hứng
lãng mạn cách mạng, với xúc cảm lí tưởng hóa con người và cảnh vật.
Những nhân vật mang một gương mặt tinh thần đẹp từ vóc dáng đến phẩm
chất cũng xuất hiện nhiều trong sáng tác của Đỗ Chu. Với bút pháp ước lệ và lý
tưởng hóa, con người trong truyện ngắn Đỗ Chu hiện lên thanh tú, lịch lãm, hiền
lành và hơn hết họ đều là những con người lí tưởng của cách mạng. Đó là Chuyên
trong Ráng đỏ, cô thanh niên xung phong đã anh dũng hi sinh để cứu xe trong trận
bom của giặc Mỹ. Đó là Quế, một cô văn công hiền lành nhưng gan góc, kín đáo
nhưng sôi nổi. Hay là Vĩnh trong Tháng Hai, một cán bộ địa chất xông xáo nhưng
cũng là một nghệ sĩ tài hoa, sống đẹp,… Nhìn chung, diện mạo nhân vật trong
truyện ngắn Đỗ Chu là hóa thân của lí tưởng cách mạng, mang vẻ đẹp của con
người thời đại.
17
Chiến tranh đã gõ cửa từng mái nhà, bao nhiêu thử thách khốc liệt đã đến với
mỗi người Việt Nam chúng ta. Nhưng những thử thách ấy không làm cho những
người dân Việt Nam chùn bước, trái lại càng quyết tâm trên tuyến đầu chống Mỹ.
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Thi, Đỗ Chu, Nguyễn Thành Long chúng ta thấy sự vĩ
đại ấy, sự thật khiến cả thế giới phải kinh ngạc, thán phục, biểu hiện ra ở những lúc,
những con người tưởng như bình thường nhất. Đó có thể là hai đứa trẻ mang tên
Đực và Bỉnh trong truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Thi, truyện ngắn Chuyện xóm
tôi (1964). Chúng chỉ là hai đứa trẻ bình thường sống ở một ngôi làng nhỏ nơi miệt
vườn Nam Bộ, nhưng trong tâm can hai đứa trẻ ấy lại ẩn chứa một sức mạnh phi
thường, đại diện cho lòng quật khởi của bao con dân Việt Nam. Sức mạnh bắt
nguồn từ lòng căm thù giặc đã cướp đi tính mạng người cha, sức mạnh ấy biến
thành ý chí quyết tâm, trả thù nhà, đền nợ nước. Hay truyện ngắn Ngƣời mẹ cầm
súng, mang đến cho người đọc chân dung những người phụ nữ anh hùng, giỏi việc
nước, đảm việc nhà trong chiến tranh. Có thể thấy, cảm hứng lãng mạn cách mạng
giai đoạn này đã mang đến những thiên truyện ngắn đẹp với những con người lí
tưởng. Nói về truyện ngắn trữ tình giai đoạn này không thể không nhắc tới Mảnh
trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu. Hình tượng nhân vật Nguyệt và Lãm với
những phẩm chất cao quý và niềm tin vào tương lai trong hoàn cảnh bom đạn khốc
liệt khiến cho truyện ngắn đậm chất thơ. Nhà nghiên cứu N.Nicolin có nhận xét về
các tác giả văn học giai đoạn này: “Nhà văn thời ấy đã khá triệt để trong việc thi vị
hóa nhân vật. Đây vừa là chỗ mạnh của anh vừa là chỗ yếu: niềm tin vào chất bất
khả chiến thắng của cái đẹp tinh thần, của cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ anh đã
“tắm rửa sạch sẽ” các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong một
bầu không khí vô trùng” [82]. Mảnh trăng cuối rừng là một truyện ngắn trữ tình,
đậm chất thơ từ cách đặt tên, cho đến khung cảnh thiên nhiên “Xe tôi chạy trên lớp
sương bồng bềnh” [62, tr.38] và tạo hình nhân vật từ vẻ bề ngoài đến phẩm chất.
Truyện như một bản giao hưởng tình yêu giữa chiến tranh khốc liệt, người đọc vẫn
cảm thấy vẻ đẹp con người và thiên nhiên đầy thơ mộng giữa chiến tranh.
Vẻ đẹp thiên nhiên đất nước cũng được đưa vào trong các truyện ngắn trữ tình
giai đoạn này. Đó là phong cảnh Sa Pa (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) với
18
núi cao với thác đổ trắng xóa, đường núi uốn lượn quanh co, cây cối rậm rạp chen
nhau hiện dần lên: “Cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ
bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong
nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh, thỉnh
thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn
tròn lại từng cục, lăn trên những vòm lá ướt sương, rơi, xuống đường cái, luồn cả
vào gầm xe” [55, tr. 181]. Tất cả như muốn đem đến cho các nhân vật một cảm giác
mới lạ, thơ mộng về một vùng đất; về những khát khao, háo hức khi lần đầu tiên
bước chân đến một vùng đất mới.
Đó là những câu chuyện nhẹ nhàng, lấy cảnh làm duyên cớ để biểu lộ tâm
trạng nhân vật trong các sáng tác của Đỗ Chu. Cảnh sắc thiên nhiên trong truyện
ngắn Đỗ Chu gắn liền với sinh hoạt của làng quê, đó là cánh đồng, lũy tre, dòng
sông,… Thiên nhiên gắn bó mật thiết với cuộc sống con người, thật lãng mạn và
gần gũi: “Mùa xuân rồi mùa hạ, năm lại năm, anh trở về với con sông Cầu lãng
mạn như một câu quan họ” [8, tr.801]; hay: “từng con sóng đang đập vào bờ, từng
đám lau dưới đê đang bị gió đánh lả lướt đều muốn nói với cô một điều gì xót xa
lắm” [8, tr.164]. Cảnh vật ở đây giúp bộc lộ nội tâm, từ đó khiến chất trữ tình chảy
tràn trong các truyện ngắn với những cảm xúc đến từ tâm trạng các nhân vật.
Nhìn chung, có thể thấy, truyện ngắn trữ tình giai đoạn 1945 – 1975 mang âm
hưởng của thời đại, một thời đại cách mạng hào hùng. Sự hào hùng ấy đã thổi vào
trong văn thơ những cảm hứng đặc biệt, trong đó, truyện ngắn trữ tình đã tạo nên
thứ văn xuôi có chất thơ - “văn xuôi mọc cánh”, tấu lên bản hợp xướng hùng tráng,
tràn đầy niềm vui và tinh thần lạc quan trong sáng của thời đại.
1.2.3. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện hiện thực đời sống, số phận con
ngƣời giai đoạn sau 1975
Sau năm 1975, đất nước trở về với cuộc sống đời thường; với cú hích của tiểu
thuyết, truyện ngắn thăng hoa, nở rộ. Truyện ngắn của các nhà văn giai đoạn này đã
đi sâu bám sát cuộc sống đời thường, lật xới từng mảnh nhỏ của hiện thực để chiêm
nghiệm, suy ngẫm: có hiện thực nghiệt ngã, có kỳ ảo thâm trầm, có trào lộng thâm
thúy, có trữ tình da diết,…Nhà văn hướng đến việc lấy số phận cá nhân làm gương
19
soi lịch sử và lấy nội tâm con người để nói về cuộc sống, họ muốn “tìm thấy con
người trong con người” [3, tr.51], cũng như “miêu tả tất cả các chiều sâu của tâm
hồn con người” [3, tr.51].
Với nỗ lực đổi mới và phát triển, trong sự vận động mạnh mẽ của thể loại,
truyện ngắn sau 1975 đã tạo nên những xu hướng thể loại khác nhau. Và“sự hội ngộ
với phương thức trữ tình là một chiều tương tác mang lại tính phong phú và độc
đáo cho diện mạo truyện ngắn giai đoạn này” [67].
Có thể bắt gặp truyện ngắn đậm chất thơ chảy tràn trong văn phong Nguyễn
Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Nhật Chiêu, Nguyễn Quang Thiều,
Nguyễn Ngọc Tư, Trần Thuỳ Mai, Quế Hương, Phan Thị Vàng Anh, Nguyên
Hương,… Đọc nhiều truyện ngắn của họ, chúng ta bắt gặp một mạch ngầm da diết,
tiếp nối dòng mạch trữ tình sâu thẳm của văn chương Việt.
Một cái tôi đầy suy tư trước cuộc sống thường nhật, trước những thân phận
nhỏ bé của đời thường trong truyện ngắn Nguyễn Khải. Ở đó luôn hiện diện thường
trực hình tượng cái tôi hết sức gần gũi, thân thuộc. Cái tôi ấy có khi không cần giấu
giếm sau bức màn hư cấu mà luôn xuất hiện lồ lộ trên văn bản. Nhưng cũng có khi
cái tôi tác giả lùi về đằng sau để kể về những người thân yêu xung quanh mình. Do
vậy, truyện ngắn của ông đôi khi có dáng dấp của những cuốn tự truyện. Thế nhưng
điều làm cho cái tôi ấy gần với thơ là ở hình tượng cái tôi: “cái tôi - cảm nghĩ hơn
là cái tôi – tính cách” [67]. Truyện ngắn của Nguyễn Khải thường là một “mạch
cảm xúc”, một “dòng suy tưởng”. Cốt truyện là một dòng chảy, dòng chảy của ngôn
từ và dòng chảy của cảm xúc. Hình tượng trong tác phẩm hầu hết là các hình tượng
trữ tình: cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình, giọng điệu trữ tình, thiên nhiên trữ tình,…
nhưng sức ám gợi lớn nhất là một cái tôi tự bộc lộ với những nguồn mạch cảm xúc
tinh tế, “không ồn ào trên bề mặt sự kiện mà gây nên cái ba động ở chiều sâu”
[67]. Ông gọi đó là “một giọt nắng nhạt”, một ngọn “hoa cỏ may”: Một giọt nắng
nhạt, Má hồng, Phía khuất mặt trời, Hoa cỏ may,…
Nguyễn Huy Thiệp thuộc thế hệ nhà văn có tiếng tăm trên văn đàn vào thập
niên 80 của thế kỉ XX. Truyện ngắn của ông mang hơi thở mạnh mẽ của tư duy đổi
mới. Ông được xem là người mở toang cánh cửa để thơ đi vào văn xuôi một cách tự
20
do, nhuần nhuyễn và đậm nét. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang cảm quan của
thơ ca. Nhà văn Lê Minh Hà gọi đó là những truyện ngắn “dữ dội và hết sức thơ”
[50, tr.498]. Cảm quan thơ ca thể hiện bàng bạc trong tác phẩm của cây bút này từ
ngôn từ đến cấu trúc, từ huyền thoại đến những bài thơ, từ tiêu đề đến những kết
thúc: Chút thoáng Xuân Hƣơng, Con gái thủy thần, Chảy đi sông ơi, Cánh
buồm nâu thuở ấy, Thƣơng nhớ đồng quê,… Trong truyện ngắn, cũng như
Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp hoàn toàn không có ý định che giấu cái tôi của
mình. Nhưng như Nguyễn Đăng Mạnh từng nói, có một cái lưỡng phân trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp, một cái tôi của văn xuôi và một cái tôi của thơ. Cái tôi thứ
hai giàu suy tư và bao giờ cũng mênh mang buồn. Cái tôi thứ hai luôn khắc khoải đi
tìm; đi tìm cái đẹp, đi tìm tình yêu, đi tìm thiên tính nữ và tìm lại những chân trời
huyền thoại trong vô thức tuổi thơ của mỗi con người [67].
Hành trình sáng tác từ Phiên chợ Giát đến Bến quê của Nguyễn Minh Châu
là mẫu mực cho sự thay đổi tọa độ soi ngắm hiện thực, con người của truyện ngắn
giai đoạn này. Tác giả hướng vào chiều sâu bên trong, hiện thực ở đây trở thành
hiện thực sâu thẳm trong tâm hồn con người. Hiện thực trong Bến quê là hiện thực
trong tâm tưởng nhân vật Nhĩ được chiếu ứng bởi hình tượng bãi bồi phía bên kia
sông. Một người mãi vòng vèo, chùng chình; một người suốt đời “đi tới không sót
một xó xỉnh nào trên trái đất” để rồi khi bệnh liệt giường mới nhận ra vẻ đẹp của
“bến quê”: “Một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ
bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình” [6, tr.262]. Truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu thường tìm đến lối biểu đạt bằng hình tượng, những hình tượng đầy sức
ám gợi: hình tượng cỏ lau, hình tượng bãi bồi bên kia sông, hình tượng những bông
hoa bằng lăng,…
Chất thơ thấm đẫm trong các truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều ngay từ
tiêu đề: Chiều hoa tầm xuân, Giấc mơ hoa cỏ trắng, Khúc hát của dòng sông,
Mùa hoa cải bên sông, Tiếng đập cánh của chim thần, Tiếng gọi cuối mùa
đông,… Truyện ngắn của anh, dù viết về làng quê, về tình yêu hay về số phận của
những người phụ nữ đều hòa trộn cái ảo vào cái thực, thể hiện sâu đậm chất cổ tích
giữa đời thường. Dõi theo dòng chảy bất tận của cuộc đời, truyện ngắn Nguyễn
21
Quang Thiều luôn phản ánh những mâu thuẫn, nghịch lí của đời sống, nhưng đồng
thời cũng luôn tràn đầy hi vọng và niềm tin vào những điều tốt đẹp.
Phải nói rằng, sự góp mặt của hàng loạt cây bút nữ trong dòng chảy của nền
văn học Việt Nam sau 1975 đã đem đến một diện mạo mới, một làn gió mới cho
nền văn học dân tộc. Tác giả Bùi Việt Thắng cho rằng: “Văn học nước nhà sang thế
kỉ XXI sẽ mang gương mặt phụ nữ khoan dung, trắc ẩn và đắm đuối” [63; tr.18]. Sự
bổ sung về đội ngũ, sự phá cách và đặc trưng trong chiếm lĩnh hiện thực của các cây
bút nữ đã tạo nên những màu sắc mới cho văn học Việt Nam đương đại, mà trước
hết là sự đa dạng và phong phú về dấu ấn phong cách.
Với người Việt Nam, trữ tình nói chung và thi ca nói riêng luôn là một mạch
nguồn sâu thẳm cắm rễ trong tâm thức Việt. Đó chính là cội nguồn của chất trữ tình
đằm thắm trong một bộ phận truyện ngắn của các nhà văn nữ giai đoạn sau 1975,
tạo thành một dòng mạch sâu lắng và đầy xúc cảm. Những tên tuổi như Quỳnh Vân,
Nguyễn Ngọc Tư, Hoàng Ngọc Thư, Trần Thùy Mai, Dạ Ngân, Võ Thị Hảo,
Nguyễn Thị Thu Huệ, Quế Hương, Võ Thị Xuân Hà, Nguyên Hương,… đã tạo ra
những ấn tượng sâu sắc với bạn đọc. Truyện ngắn của các nhà văn ấy là những
mảng màu đa sắc: hiện thực mặn chát, kì ảo huyền hoặc, hài hước biếm họa,…
nhưng tất cả vẫn gặp nhau ở mạch ngầm trữ tình da diết từ trong sâu thẳm tâm hồn
nữ giới.
Trần Viết Thiện nhận ra trong cấu trúc truyện ngắn của các nhà văn nữ ấy luôn
hiện diện hình tượng cái tôi trữ tình. Cái tôi trữ tình ấy ngày càng thấm sâu vào thế
giới nghệ thuật nhiều truyện ngắn:
Đó là cái tôi thủ thỉ tâm tình của Quỳnh Vân qua từng truyện ngắn: Dòng
sông mùa nước cạn, Duyên phận, Lệ ơi!, Những ngọn sóng hình sin,…
Trong Dòng sông mùa nước cạn, Quỳnh Vân kể về một cuộc tình nhưng
hình như chỉ có điểm nhìn của “tôi”, một cái tôi trữ tình. Truyện có đối
thoại nhưng đối thoại qua dòng hồi ức của cái tôi ấy. Và rất nhiều trường
hợp, cái tôi ấy lặn sâu vào tâm cảm để có những đoạn trữ tình ngoại đề.
Như đoạn sau đây, nhân vật tôi không phải đối thoại với Đức mà chính là
đang trữ tình ngoại đề cùng người đọc: “Cũng như anh, tôi yêu dòng sông
22
như yêu mẹ của mình. Không có dòng sông không còn mẹ nữa, tôi như
người mất cả tuổi thơ, cái tuổi thơ lấm láp nhọc nhằn mà chứa chan ân
nghĩa [67].
Y Ban đã khéo léo lựa chọn hình thức thể loại tự do nhất cho truyện ngắn của
mình là thư từ để cái tôi ấy có khoảng không mà thỏa sức tuôn trào. Quỳnh Vân xuôi
dòng tâm trạng của mình trong hình thức một truyện ngắn - nhật kí; Y Ban lại để cái
tôi ấy bộc lộ qua hình thức truyện ngắn - bức thư: Bức thƣ gửi mẹ Âu Cơ. Tâm
trạng, nỗi niềm của con đã tạo nên những câu văn xuôi mang đậm dư vị của thi ca:
Mẹ ơi, ai đã dạy con ư? Đất đấy, thiên nhiên đấy, màu vàng của lúa,
màu xanh của cây, miền quê con sông ấy đã kiến tạo nên tâm hồn con, để
con biết khóc trong tiếng mưa, biết cười trong nắng, biết múa hát trong
tiếng cây cỏ trỗi dậy sau trận mưa rào”. “Hoàng Ngọc Thư viết truyện
ngắn Bốn bức thư như một bài thơ được cấu tứ qua bốn khổ: Bình minh,
Giữa trưa, Xế chiều và Đêm. Qua “bốn khổ thơ ngắn” ấy người đọc chỉ
thấy một chủ thể trữ tình là tôi, một nhân vật trữ tình là em và một âm
hưởng thơ ca dội lên từ cái tôi thăng hoa trong cảm xúc đậm màu sắc
lãng mạn. Truyện ngắn như một bài thơ văn xuôi, một bài thơ tình trong
trẻo, lãng mạn và rất đẹp [67].
Đó còn là thế giới mênh mang cảm xúc trong văn phong Nguyễn Ngọc Tư.
Trong thế giới ấy, dù trực tiếp hay gián tiếp đều hiện diện một cái tôi yêu thương da
diết với từng khung cảnh, từng cánh đồng, từng dòng kênh, từng mùa gió chướng
của vùng quê Nam Bộ: Hiu hiu gió bấc, Cái nhìn khắc khoải, Thƣơng quá rau
răm, Dòng nhớ, Nhớ sông, Cánh đồng bất tận. Đọc truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư do vậy luôn bắt gặp một chất giọng man mác buồn. Có lẽ, sức lôi cuốn của
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu được tạo nên bởi cái tôi sâu lắng, đầy tính
nhân văn ấy [67].
Truyện ngắn trữ tình Trần Thùy Mai thường khai thác những câu chuyện đời
thường dung dị, nhưng từ đó lại đặt ra nhiều vấn đề lớn, có ý nghĩa nhân văn sâu
sắc (Trăng nơi đáy giếng, Nàng công chúa lạc loài, Thập tự hoa, Biển đời
ngƣời,…). Trần Thùy Mai khá thành công với những nhân vật là nhà văn, nhà giáo,
23
họa sĩ,…, sống với bao lo toan, dằn vặt; vừa nhẫn nại, vừa cam chịu, vừa mơ mộng,
khát khao cháy bỏng về tình yêu, sự nghiệp để rồi lại thất vọng, đau xót vì ước vọng
không thành. Có nhiều buồn đau, day dứt, nhưng dư vị đọng lại qua các truyện ngắn
là tình người, sự sẻ chia, lòng nhân ái, bao dung. Chị cũng khai thác sâu vào tình
yêu, những mối tình đẹp và buồn, vừa mong manh, vừa vĩnh cửu. Đinh Trí Dũng so
sánh: “Những mối tình trong truyện không bạo liệt, gai góc như Y Ban, Nguyễn Thị
Thu Huệ nhưng đầy chất men quyến rũ bởi sự lãng mạn, lòng vị tha của người
trong cuộc, nhất là những người phụ nữ” [51]. Trần Thùy Mai có nhiều trang phân
tích tâm lí tinh tế, đào sâu vào những uẩn khúc, những éo le trong sâu thẳm tâm hồn
con người, trong đó nhiều nhân vật luôn toát lên vẻ đẹp trong trẻo, đằm thắm của
văn hóa Huế.
Nguyễn Ngọc Tư bên cạnh các tác phẩm phơi bày những mặt trái của đời
sống, của con người thì cũng có những tác phẩm đề cập đến những con người sống
thật đẹp với truyền thống đậm chất Nam Bộ: vị tha, trọng tình, trọng nghĩa, xem
khinh tiền bạc, vật chất (Qua cầu nhớ ngƣời, Cải ơi, Dòng nhớ, Cái nhìn khắc
khoải,…). Rất nhiều mất mát, đổ vỡ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Nguyên
nhân đổ vỡ cũng hết sức đa dạng: chiến tranh, li tán, đói nghèo, những ứng xử sai
lầm của con người,… Chất thơ trong nhiều truyện của Nguyễn Ngọc Tư toát lên từ
sự ứng xử của các nhân vật. Một người đàn ông mang nỗi đau bị hiểu nhầm vì đứa
con riêng của vợ bỏ đi, đã bỏ cả quãng đời dài mười hai năm đi tìm đứa con thơ dại,
trong tâm tưởng luôn vọng mãi tiếng kêu “Cải ơi” đầy xa xót (Cải ơi). Một người
đàn bà đau khổ, bị chồng bỏ rơi nhưng vẫn giữ lại trong mình những xúc cảm nóng
ấm tình người và một người đàn bà khác vừa thương cả người chồng đa tình, vừa
cảm thông với cả “tình địch” của mình (Dòng nhớ)…
Chất Huế dịu dàng, sâu lắng thấm đẫm trong nhiều truyện ngắn của Quế
Hương. Truyện ngắn của chị thường là những câu chuyện buồn nhưng ấm áp; tinh
tế mà giản dị; sắc sảo mà dịu dàng, là một thế giới hài hòa ngay trong sự đổ nát
(Câu hát tìm nhau, Phố Hoài, Tịnh Tâm Viên, Cội mai lƣu lạc, Trần gian có
mƣa,…) [51].
24
Nguyên Hương, sống và viết ở Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc). Truyện ngắn của
chị là tiếng lòng đồng cảm với những kiếp người bất hạnh ở một vùng cao nguyên
đầy nắng và gió. Chị viết nhiều về những con người cô đơn, thua thiệt do chiến
tranh, do bệnh tật, đói nghèo. Chị xúc động trước những thân phận tàn tật vẫn quyết
vươn lên, tìm chỗ đứng dưới mặt trời. Chị quan tâm đặc biệt đến số phận phụ nữ, trẻ
em (Triết gia, Hoàng đế một đêm, Tinh thần thƣợng võ,…). Mẹ con đậu đũa là
một trong những truyện ngắn đặc sắc của Nguyên Hương, đề cao tấm lòng người
cha đơn thân, nghèo khổ, dành hết tình yêu cho đứa con thơ dại của mình. Bố ơi
cũng là câu chuyện đầy tính nhân văn về người lính sau chiến tranh. Người đàn ông
mất ba đứa con vì chất độc da cam, vợ bỏ đi, vẫn trải lòng yêu thương một cô bé bất
hạnh mà ông xem như con gái mình. Quà muộn là những trang cảm động về tấm
lòng thơm thảo của những đứa con trong một gia đình đổ vỡ… Truyện ngắn
Nguyên Hương đôi lúc làm cho người đọc nhớ đến Thạch Lam trong Gió lạnh đầu
mùa, Đứa con nuôi,… Đôi khi chỉ là một món quà nhỏ con người trao nhau hay
“một chút âu yếm, một chút tình thương”, nhưng ở đó, những ai biết yêu thương sẽ
sống đẹp hơn.
Cuộc sống hôm nay còn nhiều vấn đề phức tạp, đa đoan; truyện ngắn trữ tình
nữ đã bám sát được những mạch sống ấy. Song, sau những bức xúc về thế thái nhân
tình chính là niềm tin mãnh liệt vào con người, cuộc sống, là những khao khát về
tương lai tươi sáng hơn. Đây chính là thiên tính nữ của văn học mà ở đó mỗi tác
phẩm được viết ra như là sự vắt kiệt của nhà văn, là một sự dâng hiến – dâng hiến
cái đẹp cho cuộc sống.
Những truyện ngắn trữ tình giai đoạn sau 1975 thường có hiện tượng mờ hóa
cốt truyện, nhiều lúc truyện chỉ là những dòng tâm trạng rời rạc, chắp nối. Không
mở rộng hiện thực về diện, truyện ngắn đào sâu vào thế giới bên trong, thế giới nội
tâm. Từ thế giới bên trong đầy phức tạp ấy, các nhà văn biết lọc ra phần sâu thẳm
đầy chất nhân văn của con người.
Dòng mạch trữ tình trong trong các truyện ngắn của những cây bút văn học
giai đoạn sau 1975 đã tiếp nối và làm phong phú thêm mạch ngầm trữ tình trong
văn xuôi Việt Nam hiện đại và làm cho bức tranh truyện ngắn thêm khởi sắc, đáp
ứng nhu cầu thẫm mỹ ngày càng đa dạng, nhiều chiều của người đọc. Trong đó, với
đặc tính về giới, các nhà văn nữ đã “lấn át” các nhà văn nam ở địa hạt này.
25
Tiểu kết chƣơng 1
Trữ tình rõ ràng không phải là tố chất dành riêng cho các thể loại như thơ ca,
tùy bút,… Tác giả truyện ngắn có thể năng động dung nạp bất cứ tố chất của thể loại
nào miễn là làm giàu cho tác phẩm của mình. Do vậy mà việc truyện ngắn tìm đến
chất trữ tình cũng không phải là sự gặp gỡ ngẫu nhiên. Yếu tố trữ tình đã hiện diện
một cách sinh động, đầy duyên nợ trong tiến trình phát triển của truyện ngắn Việt
Nam hiện đại. Đó là chất trữ tình mở đường cho sự lên ngôi của cái tôi cá nhân, cá
thể trong truyện ngắn đầu thế kỉ XX. Đó là thứ văn xuôi mọc cánh nhằm chuyển tải
cảm hứng lãng mạn trong truyện ngắn 1945 – 1975. Và tất nhiên khi cuộc sống sang
trang, khi trở về với giai điệu của đời thường, chất trữ tình đã dự phần rất quan trọng
trong việc đi sâu vào cái đa sự, đa đoan vốn có. Cả nhà văn nữ với sự mẫn cảm riêng
đã để lại những dấu ấn đậm nét trên khuynh hướng thể loại này.
26
CHƢƠNG 2
YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THUỲ MAI,
QUẾ HƢƠNG NHÌN TỪ THẾ GIỚI HÌNH TƢỢNG
2.1. Nhân vật
Con người là đối tượng trung tâm của văn học. Văn chương bao giờ cũng là
câu chuyện của con người. Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được nhà
văn miêu tả, thể hiện trong tác phẩm. Dẫu nhân vật đó sống động hay mờ nhạt, có
tên hoặc không tên hay núp dưới bóng những đồ vật, chim thú thì cái đích cuối cùng
mà nhà văn muốn hướng đến vẫn là con người. “Văn học không thể thiếu nhân vật,
bởi vì nó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình
tượng. Văn học chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như
tấm gương cuộc đời” [40, tr.107].
Hình tượng nhân vật trong nhiều truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
mang đậm tính chất của nhân vật trữ tình. Đó là những nhân vật luôn gánh trong tim
mình một tình yêu nặng trĩu, đẹp mà buồn. Họ luôn cô đơn trên hành trình đi tìm
hạnh phúc, buồn – đau trong bi kịch cuộc sống nhưng vượt lên trên hết là những
con người giàu niềm vui sống và luôn hướng về điều tốt đẹp. Chính sự thấu hiểu và
cảm thông với từng số phận con người đã khiến cho hai nhà văn đi sâu được vào đời
sống nội tâm, giao cảm được với con người qua những niềm vui, nỗi buồn, sự mất
mát, khổ đau, hướng người đọc về một niềm tin ở phía trước.
2.1.1. Nhân vật cô đơn trên hành trình đi tìm hạnh phúc
Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Quế Hương là những con người
có tâm hồn trong như ngọc với bao khát khao và ước mơ cháy bỏng, nhưng lại ít
gặp hồng phúc trong hành trình đi tìm hạnh phúc. Họ cô đơn khi đi tìm hạnh phúc
cho bản thân trong một biển người mênh mông mà nhìn đâu cũng thấy xa lạ,
khoảng cách; họ càng khát khao hạnh phúc bao nhiêu thì thực tại cuộc đời lại càng
đau đớn, bất hạnh bấy nhiêu. Phần lớn các nhân vật cô đơn ấy đều là phụ nữ. Đó là
Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng, là Ng. trong Thị trấn hoa quỳ vàng, là Quyên
trong Cánh cửa thứ chín, là Trúc trong Chị Hai ơi,… (Trần Thùy Mai); đó là Mưa
27
trong Trần Gian có mƣa, là chị Thời trong Chiếc là hình giọt lệ, chị Ái trong Họ
và Lão,… (Quế Hương). Cá biệt mới có trường hợp ngoại lệ như lão Tầm Xuân
trong Câu hát tìm nhau. Với kiểu nhân vật này, cả Trần Thùy Mai và Quế Hương
đều rất ít khi chú ý miêu tả ngoại hình nhân vật, mà nếu có thì các nhân vật đều
được phác họa một cách chung chung là những người phụ nữ đẹp, hay ít ra là có
duyên. Những trường hợp khác, việc miêu tả ngoại hình đều nhằm hướng đến vẻ
đẹp bên trong tâm hồn của nhân vật. Đây là cách ông giới thiệu về Hạnh trong
truyện Trăng nơi đáy giếng: “Mỗi sáng, người trong xóm đều thấy cô Hạnh xách
tô ra đầu ngõ mua bún cho chồng. Những hôm mưa lâm thâm, cái dáng gầy của cô
co ro, tay cô cầm chiếc nón cố che cho kín tô bún, chứ chẳng nhớ che đầu” [43, tr
93]. Cái dáng gầy, co ro đó chỉ nhằm bộc lộ sự tận tụy, lo toan của người phụ nữ
Huế khi họ đã dành tất cả tình yêu, sự tôn kính cho đức lang quân của mình. Cả hai
nhà văn đều tập trung vào hành trình bên trong đầy nhọc nhằn của nhân vật. Trước
tiên, đó là hành trình cô đơn đi tìm hạnh phúc đời thường; càng khát khao hạnh
phúc cuộc đời, họ càng nặng trĩu cảm giác cô đơn. Hiệu ứng của những dòng tâm
trạng bên trong ấy kết thành chất trữ tình trong tác phẩm hơn là chất tự sự thuần túy.
Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng đúng ra là người được hưởng hạnh phúc bởi
trong cô có đầy đủ phẩm chất của một người vợ hiền. Cuộc đời Hạnh chỉ biết có
ông Phương – chồng cô. Người đàn ông này đã là người cô yêu thương, tôn thờ cho
đến nửa đời người và “hơn mười mấy năm, họ đã sống chung nơi căn hộ bé nhỏ
này. [43, tr.93]. Hạnh chăm sóc cho chồng từng li từng tí bởi vì ông Phương không
phải chỉ là chồng cô mà còn là vị Thánh sống đối với cô. Hạnh là người phụ nữ luôn
ý thức được thiên chức của người phụ nữ trong mình, nhưng trớ trêu thay, tạo hóa
chỉ ban cho cô làm vợ, còn cướp đi cái quyền làm mẹ. Chỉ vì “muốn anh ấy sung
sướng” và “không chịu nổi vẻ buồn thầm lặng trên khuôn mặt ông” mà Hạnh đã
mất dần tất cả. Thế rồi, bi kịch thật sự của đời cô đã đến khi cô nhận ra sự bội bạc,
lừa dối của những người thân yêu ngay bên cạnh mình: đó chính là ông Phương –
chồng cô, cô Thắm – người mà cô cưới về cho chồng, bà Thu thư kí công đoàn
trường. Để rồi cuối cùng không ai khác, Hạnh là người phải gánh lấy hậu quả của
28
lòng dối trá, thấp hèn của đời người. Hạnh phúc đối với cô, cái hạnh phúc bình dị
mà cô hằng khát khao, chỉ là “trăng nơi đáy giếng thấy bóng chẳng thấy hình”.
Đó là những người phụ nữ không tên trong Thập tự hoa, Giông mùa xuân;
họ đã từ chối hạnh phúc chỉ vì “Mỗi người đàn ông đều có con thuyền và giấc mơ
của mình, họ đến bến để rồi lại đi, mẹ không muốn ngăn cản những chuyến đi ấy
bao giờ” và họ “sợ giữ lại bên mình những cuộc đời bị giam hãm” [44; tr.319]. Là
Trúc trong Chị Hai ơi! sống tròn vo như định số dù trong đời đã từng thổn thức,
khát khao để rồi những khát vọng của tình yêu, những khoảnh khắc của hạnh phúc
ngọt ngào đó vẫn muôn đời là một huyền thoại, là những kí ức, những hoài niệm
của vĩnh cửu.
Hạnh phúc đối với họ như chiếc cầu vồng mờ ảo cuối chân trời, như cánh
cửa thứ chín của mỗi đời người, đầy hứa hẹn nhưng không thể mở ra. Hạnh phúc là
cái gì như sờ mó được, lại vừa xa xôi, hư ảo, cứ chấp chới phía trước. Trong Cánh
cửa thứ chín, Quyên mặc dù biết sau cánh cửa thứ chín ấy là một thế giới khác mà
muốn bước sang thế giới ấy thì người ta sẽ “bị cháy”, “bị bỏng”. Thế nhưng Quyên
lại “chịu cháy”, “chịu bỏng” để được đau đớn, được yêu thương, để được đến chân
trời với một tình yêu đích thực vì Quyên không chịu được “sự tẻ nhạt”. Song cuối
cùng, nhân vật phải chấp nhận đứng nhìn cánh cửa thứ chín không được mở ra cùng
với một thông điệp bỏ ngỏ đầy tính nhân bản của bi kịch khát khao yêu mà không
dám yêu của con người. Và Quyên đã tự chôn mình cùng với thế giới ấy – một thế
giới sau cánh cửa thứ chín để rồi “tôi đang khóc tôi”.
Với tác phẩm Thị trấn hoa quỳ vàng, Trần Thùy Mai đã miêu tả một bi kịch
tình yêu của những con người khao khát muốn thoát ra cái hữu hạn của cuộc sống
để vươn đến một tình yêu vĩnh cửu. Cái vĩnh cửu nằm trong sự tuyệt đối của tình
yêu, một tình yêu thuộc về thế giới ảo, chỉ để tôn thờ, ngưỡng vọng. Trong mười
năm trời, năm nào Ng. và người đàn ông cô yêu cũng gặp nhau vào ngày tháng ấy:
“Chỉ một đêm thôi họ đã sống cho đủ 365 ngày, và chẳng bao giờ dám ở lại lâu
hơn, bởi vì cũng như tất cả những kẻ không đầy đủ trên đời, họ cảm nhận hạnh
phúc như một thử thách chỉ có thể kính cẩn đụng môi đến một lần mỗi kỳ rước lễ”
[44, tr.225]. Bộ ba định mệnh “anh, em và Hướng Dương” không còn nguyên vẹn
29
và những cuộc phiêu lưu tình yêu của họ bây giờ chỉ còn là những kí ức chập chờn
ẩn hiện với lời hẹn ước năm nào, với những khát vọng không bờ bến, muốn vươn
đến một cái gì bên ngoài cuộc sống nhưng lại bị “ám ảnh bởi lời bà tiên dặn cô Lọ
Lem không được vui quá nửa đêm” [44, tr.227]. Thật bi kịch khi biết rằng “cuộc
đời hai người luôn luôn có hai thực tại, một thực tại mỗi ngày, tầm thường, bất lực,
đắng cay và thực tại trong khát vọng, huy hoàng, rực rỡ, không bến bờ” [44, tr.
225]. Và “cả hai đều muốn vươn tới một cái gì đó bên ngoài cuộc sống đầy giới
hạn này” [44, tr.225] nhưng đó chỉ còn là huyền thoại của một tình yêu trong kí ức
của Ng.
Người phụ nữ trong văn Quế Hương chẳng mấy khi được tận hưởng hạnh
phúc. Quế Hương nói: “Thượng đế cho người đàn bà đến ba đôi mắt! Đôi đằng
trước, đôi đằng sau, đôi trong tâm hồn để nhìn, cảm nhận và thấu suốt. Thượng đế
cho họ quá nhiều nhạy cảm nhưng lại giao kèo bằng đức hi sinh và sự yếu mềm”
(Trần gian có mƣa). Có lẽ vì tin như vậy mà nhân vật nữ trong truyện của chị luôn
luôn lặng lẽ sống, lặng lẽ buồn. Người ta đau đáu một tình yêu trong tim và lời yêu
chỉ vỡ òa thành tiếng “Mưa ơi” khắc khoải khi người ta khóc thương cho một đời
nằm xuống vì trần gian có mưa. Cả đời người phụ nữ tên Mưa ấy “ướt sủng” vì
hoài nhớ một kỉ niệm đã xa. Chị Thời yêu mà không biết mình đang cặm cụi cắt tỉa
một đời những Chiếc lá hình giọt lệ. Chị Ái “nhọc nhằn lắm mới có ngày hôm
nay”, thế mà định mệnh lại cướp đi hạnh phúc của chị (Họ và Lão). Là biển người
mênh mông, thời gian như lớp bụi mờ, lão Tầm Xuân vẫn đau đáu đi tìm nửa câu
quan họ cắt đôi chia lìa ngày trước (Câu hát tìm nhau)… Mỗi nhân vật một số
phận, họ khắc khoải tìm cho mình một con đường đến bến bờ hạnh phúc nhưng mỗi
ngày sống là một ngày buồn và những ngày sống là những vòng quay buồn.
Chính vì vậy, để níu giữ hạnh phúc mỏng manh, con người thường tìm đến cái
chết. Có khi là cái chết tâm hồn. Đó là Lan – người thiếu nữ đem lòng yêu chú tiểu
Minh, cô xem mối tình này là “sự sinh tử đời mình”. Sau hơn bốn trăm ngày đợi
chờ không thành, cô đã quyết định đi lấy chồng nhưng với cô “lấy một người mình
không thương, đến một nơi xa lạ thì với em còn khổ hơn là chết” [44, tr.75]. Hay
Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng, người đàn bà chịu đến tận cùng của bất hạnh, đã
30
tìm đến cõi tâm linh, vì cô không muốn sống với đời sống thực nữa. Hạnh đã mất
hết lòng tin ở con người trước những dối trá và chỉ có thế giới tâm linh mới ở lại với
cô và đem lại hạnh phúc cho cô mãi mãi. Kyoko trong Một mình ở Tokyo - luôn là
sự giằng xé giữa khát khao được yêu thương, được chở che, được san sẻ và ý thức
trách nhiệm, mong muốn được giải tỏa những dồn nén, được “tháo cũi sổ lồng”.
Nhưng nỗi khát khao, niềm mong muốn đã không thắng được ý thức trách nhiệm,
Kyoko không thể mở “cánh cửa thứ 9” của đời mình… Có khi là cái chết của thân
xác trần tục để linh hồn được sống: “Trái tim héo hắt của Vãi Thông đã ngừng đập
vào đúng lúc người đàn bà ấy nhận ra, không có nỗi ám ảnh quá khứ thì cuộc đời
bà chẳng còn gì để sống” [45, tr.188-189]. Với Hơ Thuyền, cô đã chọn cái chết cho
một tình yêu đích thực: “Hôm sau nó thắt cổ trên đỉnh cao nhất. Khi chết, mắt nó
cứ mở, nhìn về phía Quy Nhơn” [44, tr.206-207], cô đem vào thế giới thiên thu với
một tình yêu bất tử trong đôi mắt mà “chỉ có thần linh mới lột tả được trong đôi
mắt kia tình yêu dữ dội của nàng, con mắt trần gian của tôi đã không nhìn thấy”
[44, tr.206]. Có cái chết đau đớn, có cái chết vì quá hạnh phúc. Đó phải chăng chính
là lòng cảm thông sâu sắc với thân phận con người của nhà văn gửi gắm trong đó
cũng như giá trị thanh lọc tâm hồn do nó gợi ra?
Dễ thấy một điều lặp đi lặp lại trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Quế Hương,
đó là sự cô đơn thăm thẳm của những nhân vật nhiều khao khát trên hành trình đi
tìm hạnh phúc. Phải chăng vì thế mà đa phần nhân vật của hai nhà văn đều bất hạnh
hoặc một – nửa – hạnh – phúc. Con đường tìm đến hạnh phúc của họ chính vì thế
chỉ là “hành trình đi tìm hạnh phúc ảo ảnh” [31]. Với họ, “vẫn biết chân trời là nơi
không đến được nhưng dù sao tôi cũng có một chân trời” [44, tr.263]. Số phận của
họ, tình yêu của họ đã là một bài thơ trữ tình với nhiều dư ba.
2.1.2. Nhân vật buồn - đau trong bi kịch cuộc sống
Các cây bút nữ dường như nhạy cảm hơn với thân phận con người, bởi chính
họ mang những “bi kịch” của đời. Tuy nhiên, một số cây bút chỉ mới “chạm” đến
bi kịch mà chưa “lột” được bản chất của nó. Là hai cây bút nữ giàu trải nghiệm, có
độ chín về trải nghiệm cuộc đời và nghệ thuật nên Trần Thùy Mai và Quế Hương đã
thể hiện rất thành công tấn bi kịch của những thân phận con người. Một điểm gặp
31
nhau giữa truyện ngắn của Trần Thùy Mai và Quế Hương là: cả hai nhà văn đều
không chú trọng tạo ra những tình huống xung đột bên ngoài mà tập trung xoáy sâu
vào những cơn bão tố trong chính nội tâm nhân vật. Bên cạnh hành trình cô đơn
như đã nói ở trên, hai nhà văn đều hướng đến việc mô tả, sẻ chia đồng thời cũng đi
tìm câu trả lời cho bi kịch của những người cùng giới. Họ bị dối lừa một cách phũ
phàng, khi ngộ ra, họ đau đớn, nhưng họ chấp nhận và rồi tha thứ tất cả. Phải chăng
lòng độ lượng và bao dung của người phụ nữ là ưu điểm và cũng chính là nguyên
nhân dẫn đến những bi kịch của họ? Do vậy, hai nhà văn nữ đã để lại nhiều dấu ấn
riêng: vừa nhức nhối lại vừa dịu dàng, đậm chất nữ tính khi xây dựng và miêu tả
những bi kịch của con người. Ngòi bút của Trần Thùy Mai, Quế Hương đã xuyên qua
đời sống nội tâm, giao cảm được với con người ở những niềm vui, nỗi buồn, sự mất
mát, khổ đau,… Mỗi người mang một bi kịch khác nhau, nhưng như đúng bản chất của
khái niệm bi kịch, cuộc đời đau khổ của nhân vật nào cũng ánh lên những tia sáng hết
sức nhân văn: bi kịch của Na trong Ngƣời bán linh hồn, của Hạnh trong Trăng nơi
đáy giếng, của Ng. trong Thị trấn hoa quỳ vàng, của Quyên trong Cánh cửa thứ
chín, của Trang trong Khói trên sông Hƣơng, của Chị trong Thập tự hoa, của
Kha và Naoko trong Chiếc phong linh, của Akiko – cô gái Phù Tang - trong
Thuốc ba màu, … (Trần Thùy Mai); đó còn là bi kịch của Mưa trong Trần Gian
có mƣa, của chị Thời trong Chiếc là hình giọt lệ, chị Ái trong Họ và Lão, … (Quế
Hương).
Bi kịch trước tiên thuộc về những con người phải gánh chịu nhiều bất hạnh,
đau khổ trong tình yêu, bi kịch ấy phần lớn thuộc về người phụ nữ. Bi kịch của
những con người khao khát muốn thoát ra cái hữu hạn của cuộc sống để vươn đến
một tình yêu vĩnh cửu. Với tác phẩm Thị trấn hoa quỳ vàng, Trần Thùy Mai đã
thành công trong cách xây dựng kiểu thời gian, không gian hiện thực pha màu
huyền thoại với những hồi tưởng và những giấc mơ. Họ đã đắm mình trong hạnh
phúc với “khúc hát địa đàng lần đầu tiên và mãi mãi”, “khúc nhạc ấy hoài vang
vọng trong kí ức rất riêng của hai người” đã trở thành “tiếng gọi tỉ tê, lặng lẽ, đau
đớn, không ngừng thôi thúc họ đạp lên nhưng vòng gai để quay trở lại” [44, tr.221].
Thế nhưng đến “mặt trời cũng không vĩnh cửu”, với sự thay đổi của thị trấn bên bờ
32
biển thì tình yêu cũng xa dần. Đó là những khoảnh khắc tình yêu ngọt ngào nhưng
chỉ là một thế giới ảo mà cuộc đời hạn hữu không bao giờ chạm đến được.
Đó là Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng. Bất hạnh đã lấy đi hết của cô từ người
chồng, mà cô hết mực yêu thương và tôn kính, đến cu Nhứt, đứa con riêng của chồng
mà cô yêu thương như con đẻ, và con chó cũng bỏ cô mà đi. Hạnh hình như không
còn nơi bấu víu cho mình khi chứng kiến cảnh vị Thánh của lòng cô “đang lúi húi
giặt một đống áo quần đủ loại, đánh đánh chà chà trên sân xi măng”, “bọt trắng xà
phòng bay, bay tới tấp, nhấn chìm tôi, tức tưởi, mê man” [43, tr.103-104]. Hạnh tìm
đến cõi Phật; ông Hoàng Bảy – trấn thủ tỉnh Thừa Thiên, và thằng Cu – một đứa con
trai ở cõi vô hình. Cuộc sống của Hạnh giờ đây chỉ là một cõi mơ màng, “vẻ mơ
màng thường thấy trên gương mặt những người lãng trí” [43, tr.105]. Với Hạnh “tôi
không bỏ ông Hoàng, vì ông ấy đỡ đần tôi khi thập tử nhất sinh, ông ấy không bỏ tôi,
không ruồng rẫy tôi bao giờ…” [43, tr.106]. Đó là những lời bộc bạch tâm sự từ đáy
lòng của một kẻ cô đơn, đáng được cảm thông và chia sẻ.
Trong tình yêu, người phải gánh chịu những bất hạnh và đau khổ không ai
khác chính là những phụ nữ yếu đuối. Bởi càng nhạy cảm bao nhiêu thì phụ nữ lại
càng dễ bị tổn thương bấy nhiêu trước sự dối trá, đớn hèn của cuộc sống. Na trong
Ngƣời bán linh hồn, một người phụ nữ yêu hết mình; nàng là người yêu, người
bạn, người phục vụ, người bảo vệ và là người mẫu thường xuyên cho chàng vẽ. Cô
xem Tuấn, người yêu cô, như là một thần tượng, một thiên tài vì Tuấn là sinh viên
nổi trội nhất và một ngày kia anh sẽ là một họa sĩ vĩ đại. Cô sẵn sàng hi sinh gánh
lấy cái phần tục lụy của nghệ thuật, lao vào một cuộc mặc cả nhục nhã trong cuộc
bán mình để có tiền trả phòng trọ, để bức tranh của Tuấn có cơ hội được triển lãm
tại Gallery Kình Dương. Đau đớn thay, người đàn ông mà cô tôn thờ và hi sinh tất
cả để giữ gìn, bảo vệ cho tâm hồn ấy không bị tổn thương, bận bịu với những lo
toan đời thường để chuyên tâm sáng tác đã cam tâm bán cả linh hồn cho quỷ. Tuấn
– người họa sĩ tài hoa, vì ánh hào quang của danh vọng, trước cơ hội tiến thân đã
không kìm chế được lòng mình, đã biến tác phẩm mà “bất cứ ai đứng trước bức
tranh cũng bồi hồi xúc động” [44, tr.185] thành “dị dạng vô hồn, trông giống như
một thứ côn trùng đang biến thái dở dang” [44, tr.199]. Thế nhưng, người đời vẫn
33
“tấm tắc khen ngợi nó, một số nhà phê bình hội họa còn phát hiện ra nơi đây một
bút pháp mới đầy sáng tạo, pha trộn giữa hư và thực” [44, tr.199]. Na đã thắp nén
nhang cho người bội bạc lại tình yêu và nghệ thuật để chạy theo danh vọng, tiền tài
hư vô ở chốn xa hoa. Và cô ra đi, “nơi khoảng trống mà bức tranh để lại, Na đã đặt
một cái bàn nhỏ, trên bàn là bức chân dung của anh mà trước đây nàng đã vẽ: Một
bộ mặt thô thiển, nông cạn và chẳng có tí linh hồn”[44, tr.199]. Người đàn bà đã
bán thân xác để cứu rỗi một linh hồn, một tài năng; còn người đàn ông lại bán linh
hồn cho quỷ sứ để đổi lấy danh vọng, tiền tài. Đó chẳng phải là một “bi kịch”, một
nỗi ngang trái của cuộc đời này?
Người phụ nữ trong Thập tự hoa đã đóng đinh đời mình vào dĩ vãng. Chị
nghĩ “mỗi đời người đều có một cây thập tự phải mang” [44, tr.317]. Chị sống với
dĩ vãng của chị là bé Mi – kết quả của một tình yêu đầy kỉ niệm và một bó hoa khô
còn sót lại từ quá khứ. Đây là bó hoa mà người đàn ông đã mang đến cho chị vào
ngày sinh nhật thứ 26. Bây giờ “những chiếc lá xốp cứng, còn hoa thì giòn và khô
như những phiến đá mỏng” [44, tr.316], nhưng “trong những cánh hoa đã chết vẫn
còn dư âm của hơi thở, những lời thì thầm và cát” [44, tr.318]. Với chị, tất cả chỉ là
một giấc mơ hoang tưởng, chị không còn niềm tin vào những cuộc phiêu lưu mới
bởi vì có lẽ màu nâu khô dĩ vãng của bó hoa tuổi 26 và tình yêu của người đàn ông
“đã đặt cả vũ trụ vào lòng nàng rồi ra đi” [44, tr.318], đã đóng đinh cuộc đời chị
và cây thập tự mà chính chị đã dựng nên.
Trong Khói trên sông Hƣơng, Trang từ chối Tung, rời bỏ Hoành, vì cô đã
dành trọn tình yêu của mình cho nghệ thuật, vì cô “không thể tin chắc chắn vào bất
cứ điều gì, trừ những bài ca” [43, tr.75] và Trang tin số phận của cô “là ở đây để
giữ lấy dĩ vãng” [43, tr.76]. Cuộc đời con người xét đến cùng là một bi kịch, bởi ở
đó luôn có sự giới hạn khắt khe giữa cái thường tình dung tục với cái đẹp của những
khát vọng vô bờ. Nhưng rồi liệu cô có hoàn toàn hạnh phúc hay không khi chỉ giữ
bên mình những câu ca vĩnh cửu?
Trần gian có mƣa của Quế Hương khắc họa hình ảnh một người đàn bà cam
chịu với cuộc sống ép buộc bên người chồng mà không hề có tình yêu. Bà phải dối
lòng mình để sống với bổn phận của một người vợ “bởi mẹ đã đóng đinh số phận
34
vào ngôi nhà này, gia đình này”. Một người đàn bà mà mọi suy nghĩ, hành động, sự
tồn tại đều hướng về tâm điểm chồng con, để rồi nửa đêm tỉnh giấc, tóc đứa con lại
ướt đẫm vì nước mắt của người mẹ. Những tâm tư, những suy nghĩ đành chôn sâu,
giấu kín trong tận đáy lòng, tạo nên những khoảng lặng trong cuộc sống mà đôi khi
đi bên nhau suốt cuộc đời người chồng cũng không bao giờ có thể hiểu được. Ngày
tháng trôi đi đối với bà là những ngày buồn, tối tăm mặt mũi vì cuộc sống đầy rẫy
những lo toan. Cuộc sống với họ vẫn mãi là những cuộc chiến không cân sức, nó in
hằn trên khuôn mặt và cả trong trái tim người đàn bà khốn khổ ấy vô số những dấu
vết của sự đè nén và cam chịu.
Nếu ai đã đọc Chiếc lá hình giọt lệ hẳn sẽ không quên được hình ảnh người
con gái đảm đang, tỉ mỉ làm những lọ mứt Tết, đó là chị Thời với mái tóc nhung dài
buộc chiếc nơ đen. Chị trao trọn lòng yêu thương cho chú Tâm, người láng giềng
thân thiết, người đã đem lòng yêu thương người khác và giờ đây đang gàn dở vì
bệnh thất tình. Chính chị đã cùng mẹ lên chùa Linh Mụ để giải bùa cho chú khỏi nỗi
khổ đau vì tình để rồi chính chị cũng ngấm dần nỗi đau đó. Chị đã dõi theo từng
bước đi của người mình yêu để rồi chịu nỗi đau lặng câm không hề lên tiếng: “Dưới
ánh sáng kì diệu của tình yêu mãnh liệt mà câm nín ấy trông chị đẹp lạ lùng… Tôi
quay lại nhìn chị Thời như cố khắc ghi thoáng hạnh phúc mong manh rờ rỡ trên
mặt chị trước khi nó lịm tắt” (Chiếc lá hình giọt lệ). Người mình thương yêu đi lấy
vợ mà chị vẫn nhẫn nại, tỉ mỉ ngồi gọt những chiếc lá – chị đâu hay rằng những
chiếc lá cũng giống như nỗi buồn câm lặng của chị, chúng mang hình giọt lệ.
Nỗi buồn – đau của con người còn bị giăng lưới trong bi kịch giữa khát vọng và
hiện thực. Các nhân vật dường như ý thức được những giới hạn khắt khe của hiện
thực nghiệt ngã, của cái đời thường dung tục với cái cao đẹp của những khát khao.
Đó là Kha và Naoko trong truyện ngắn Chiếc phong linh, câu chuyện như
một huyền thoại. Tác giả miêu tả đôi tình nhân với một tình yêu định mệnh. Họ
không thể tránh khỏi bi kịch định mệnh – một cuộc hội ngộ trong khoảnh khắc yêu
thương mà nghìn thu li biệt. Cuộc tình của họ bị cuốn vào những huyền ảo của cuộc
sống, những bí ẩn của linh hồn Naoko. Kha – người đàn ông “không thích nói đến
những chuyện không chắc có thật” [44, tr.138] và luôn “mong mình sẽ gặp lại nhau
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương

More Related Content

What's hot

Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnMan_Ebook
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
 
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOTLuận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
 
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAYDấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh ChâuĐề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt NamLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
 
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
 
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata YasunariLuận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quêLuận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
 
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAYYếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam BộLuận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
 
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đThế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
 

Similar to Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương

TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019
TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019
TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019phamhieu56
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương (20)

Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi phápLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAYLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
 
TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019
TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019
TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019
 
Luận văn: Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ, 9đ, HAY
Luận văn: Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ, 9đ, HAYLuận văn: Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ, 9đ, HAY
Luận văn: Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ, 9đ, HAY
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAYLuận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
 
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện KiềuBút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
 
Luận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy ThiệpLuận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bảnLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAYLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
 
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
 
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAYLuận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
 
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh NhànLuận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
 
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh NhànThế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương

  • 1. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------------- NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI VÀ QUẾ HƢƠNG Chuyên ngành: Văn Học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VIẾT THIỆN Thừa Thiên Huế, năm 2018
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của quý thầy cô; sự động viên, quan tâm, giúp đỡ của anh chị em, bạn bè cùng gia đình. Với lòng kính trọng sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. TS. Trần Viết Thiện – Giảng viên hướng dẫn khoa học - đã nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ, khuyến khích tôi hoàn thành luận văn này. Nhà văn Trần Thùy Mai – tác giả của những tập truyện ngắn, đã cung cấp tư liệu cũng như có những gợi mở giúp tôi hiểu sâu sắc hơn những tác phẩm của chị trong quá trình nghiên cứu. Gia đình, bạn bè – những người đã động viên tôi học tập, làm việc và hoàn thành luận văn. Huế, tháng 09 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Huyền Trang
  • 4. 1 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA..................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... iii MỤC LỤC..................................................................................................................1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................3 2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................7 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................7 5. Đóng góp của luận văn............................................................................................8 6. Cấu trúc của luận văn..............................................................................................8 NỘI DUNG ................................................................................................................9 CHƢƠNG 1: YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI...................................................9 1.1. Tổng quan về yếu tố trữ tình trong truyện ngắn ..................................................9 1.1.1. Khái niệm trữ tình .............................................................................................9 1.1.2. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn....................................................................10 1.2. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn một số giai đoạn văn học Việt Nam hiện đại ...................................................................................................................................12 1.2.1. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện tình cảm, cái tôi cá nhân trong giai đoạn 1930-1945..................................................................................................................12 1.2.2. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện tinh thần lãng mạn cách mạng giai đoạn 1945-1975..................................................................................................................15 1.2.3. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện hiện thực đời sống, số phận con người giai đoạn sau 1975............................................................................................................18 CHƢƠNG 2: YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THUỲ MAI, QUẾ HƢƠNG NHÌN TỪ THẾ GIỚI HÌNH TƢỢNG..............................26 2.1. Nhân vật .............................................................................................................26 2.1.1. Nhân vật cô đơn trên hành trình đi tìm hạnh phúc..........................................26
  • 5. 2 2.1.2. Nhân vật buồn - đau trong bi kịch cuộc sống .................................................30 2.1.3. Nhân vật giàu niềm vui sống, luôn hướng về điều tốt đẹp .............................37 2.2. Không gian nghệ thuật .......................................................................................41 2.2.1. Không gian thiên nhiên trong trẻo, nên thơ ....................................................42 2.2.2. Không gian văn hóa Huế trầm mặc, cổ kính...................................................46 2.3. Thời gian nghệ thuật ..........................................................................................48 2.3.1. Trở về với những miền hoài niệm...................................................................49 2.3.2. Đan xen giữa kí ức và thực tại ........................................................................51 CHƢƠNG 3: YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THUỲ MAI, QUẾ HƢƠNG NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN TRẦN THUẬT...................56 3.1. Cốt truyện, kết cấu .............................................................................................56 3.1.1. Cốt truyện tâm lí..............................................................................................57 3.1.2. Kết thúc để ngỏ ...............................................................................................62 3.2. Ngôn ngữ............................................................................................................64 3.2.1. Ngôn ngữ người trần thuật..............................................................................65 3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật..........................................................................................73 3.3.1. Giọng điệu xót xa, thương cảm.......................................................................79 3.3.2. Giọng điệu trữ tình, triết lí ..............................................................................83 KẾT LUẬN..............................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92
  • 6. 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Sự tương tác, thâm nhập, giao thoa thể loại trong văn học là một hiện tượng đặc sắc, để lại dấu ấn đậm nét trong cả văn học thế giới lẫn văn học Việt Nam. Chính hiện tượng này đã tạo ra một thể loại khá độc đáo của văn xuôi – thể loại văn xuôi trữ tình. Văn xuôi trữ tình thế giới ghi dấu ấn với tên tuổi của các tác giả như K. Paustovsky, C.T. Aytmatov,… Ở Việt Nam, dòng chảy văn xuôi trữ tình hiện đại khởi nguồn từ thời kì văn học đầu thế kỉ XX, gắn với tên tuổi các tác giả như Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu,… Trong cuốn Sổ tay truyện ngắn, Vương Trí Nhàn có nhận định về văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX: “… chúng ta chứng kiến sự xích lại gần nhau giữa thơ và văn xuôi… Việc xích lại gần thơ làm cho văn xuôi trở nên vừa sâu sắc hơn, vừa dễ hiểu hơn” [49, tr.117]. Không khó để thấy rằng, sự giao thoa giữa hai loại hình văn học trữ tình và tự sự tiếp tục phát triển trong giai đoạn văn học 1945 – 1975 với một số cây bút tiêu biểu như Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc, Nguyễn Thi, Anh Đức, Lưu Quang Vũ,… Đến giai đoạn văn học sau 1975, văn xuôi trữ tình đã trở thành một xu hướng sáng tác phổ biến với nhiều tên tuổi như Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Lập Em, Nguyễn Ngọc Tư, Nhật Chiêu, Nguyễn Quang Thiều, Trần Thuỳ Mai, Quế Hương, Phan Thị Vàng Anh, Nguyên Hương,… Phổ biến đến mức, Hoàng Ngọc Hiến coi đây là một đặc điểm nổi bật của truyện ngắn sau Đổi mới [17]. 1.2. Các nhà văn nữ thời Đổi mới đã ghi dấu ấn đậm nét ở thể loại truyện ngắn trữ tình. Truyện ngắn trữ tình của các cây bút nữ Việt Nam sau Đổi mới đã thực sự góp một tiếng nói riêng, góc nhìn riêng; kiến tạo nên bức tranh đa sắc của truyện ngắn giai đoạn này. Nổi bật lên trong dòng chảy ấy cần phải nhắc đến hai cây bút nữ miền Trung tiêu biểu: Trần Thùy Mai và Quế Hương. Trần Thuỳ Mai là nhà văn nữ xứ Huế; chất Huế dịu dàng, sâu lắng thấm đẫm trong nhiều truyện ngắn của chị. Trần Thuỳ Mai đã mang vào trang văn của mình cái đằm thắm của thiên tính nữ. Văn chương của chị lôi cuốn người đọc bởi cái “trữ
  • 7. 4 lượng tình cảm” hết sức dồi dào. Quế Hương cũng là một nhà văn nữ gốc Huế. Những câu chuyện của chị thường buồn đau nhưng ấm áp bởi nó xuất phát từ nguồn mạch yêu thương, cảm thông. Đúng như nhận xét của Đoàn Ánh Dương: … Văn Quế Hương tinh tế mà giản dị, sắc sảo mà dịu mát. Không thể tìm thấy trong văn Quế Hương vẻ gay gắt, quyết liệt. Đó là một thế giới hài hoà, hài hoà ngay cả từ sự đổ vỡ. Không có sự bất hạnh nào không có lối thoát. Không có nỗi buồn nào không thể cảm thông. Như dòng Hương, như nhà vườn, như điệu Nam ai, Nam bình, như tiếng dạ thưa của người con gái Huế… bãng lãng trong rất nhiều sáng tác của chị [12; tr.6]. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai, Quế Hương không chỉ tạo nên một “dư vị” khó quên mà còn báo hiệu một phong cách thể loại đang được định hình và ngày càng đa dạng, sắc nét. 1.3. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, đã có những lúc văn xuôi mở cuộc xâm lăng vào thơ. Đó là thời kì khởi phát Thơ mới. Ngược lại, cũng có những giai đoạn chất thơ xâm nhập vào văn xuôi, làm thành dòng truyện ngắn trữ tình với nhiều phong cách nổi bật. Tìm hiểu yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai và Quế Hương giúp cho chúng ta thấy được dòng truyện ngắn trữ tình không phải chỉ dừng lại ở những đỉnh cao của văn học quá khứ mà còn được tiếp nối ở các nhà văn đương đại với nhiều sắc thái mới mẻ. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài này còn mang một ý nghĩa thiết thực: giúp cho việc giảng dạy những tác phẩm văn xuôi mang đậm màu sắc trữ tình trong nhà trường được thấu đáo hơn. 2. Lịch sử vấn đề Giao thoa thể loại là một hiện tượng có tính quy luật trong văn chương. Truyện ngắn trữ tình chính là sự thâm nhập của yếu tố trữ tình vào một thể loại văn xuôi hiện đang có nhiều thành tựu và được các nhà nghiên cứu dành sự quan tâm khá lớn. 2.1. Nghiên cứu yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 nói chung Qua khảo sát chúng tôi ghi nhận được một số bài viết, công trình, luận văn, luận án sau đây:
  • 8. 5 Trong cuốn Thế hệ nhà văn sau 1975: Diện mạo và thành tựu, Đinh Trí Dũng có bài viết Mạch trữ tình trong truyện ngắn thế hệ nhà văn sau 1975. Bài viết khẳng định thế hệ này đã tiếp nối và làm phong phú thêm mạch ngầm trữ tình trong văn xuôi Việt Nam hiện đại và làm cho bức tranh truyện ngắn thêm khởi sắc, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng đa dạng, nhiều chiều của người đọc. Ở bài viết này, tác giả có đề cập nhưng chỉ dừng lại ở sự khái quát những nét chung nhất về chất trữ tình trong truyện ngắn của các nhà văn nói chung, trong đó có nhắc đến Trần Thuỳ Mai và Quế Hương. Chuyên luận Tƣơng tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam đƣơng đại của Trần Viết Thiện là công trình đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống về văn xuôi sau Đổi mới dưới góc nhìn tương tác thể loại. Tác giả đã dành một chương để khảo sát sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, nhìn từ cấu trúc thể loại truyện ngắn. Trong đó, sự thâm nhập của chất trữ tình vào truyện ngắn được người viết nhìn nhận qua các phương diện: cái tôi trữ tình, thế giới biểu tượng và hiện tượng thơ trong văn. Trong phần kết luận, tác giả đã đặt ra triển vọng của việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề: “Đi sâu nghiên cứu tương tác thể loại trong từng tác giả, tác phẩm cũng là hướng đi hứa hẹn nhiều kết quả khoa học. Đó thực sự là những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để góp thêm một góc nhìn trong việc nghiên cứu văn học” [67]. Bên cạnh đó, cũng có một số luận văn đi sâu tìm hiểu yếu tố trữ tình trong truyện ngắn của một số nhà văn cụ thể: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Thạch Lam – Hồ Dzếnh của tác giả Nguyễn Văn Tấn, Chất trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ của tác giả Thái Thị Thanh Huyền, Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam của tác giả Lương Văn Dương,… 2.2. Nghiên cứu yếu tố trữ tình trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai và Quế Hƣơng Về tác giả Trần Thuỳ Mai, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy có một số bài viết, luận văn đề cập đến yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai nhưng hoặc mới chỉ dừng lại ở một vài góc độ riêng lẻ, hoặc chỉ điểm qua bằng những nhận xét chung. Chưa có công trình lấy truyện ngắn trữ tình Trần Thuỳ Mai làm đối tượng nghiên cứu trung tâm.
  • 9. 6 Luận văn Thi pháp nhân vật của truyện ngắn Trần Thuỳ Mai của tác giả Nguyễn Thị Hồng Lê khi tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn có nhắc đến chất thơ là một trong ba đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Trần Thuỳ Mai. Thế nhưng, chất thơ được nêu ra nhằm góp phần lí giải đặc điểm nhân vật chứ chưa đi vào phân tích chất thơ được thể hiện như thế nào trong truyện ngắn của tác giả này. Đồng thời, tác giả cũng chỉ đề cập đến giọng điệu trữ tình như một phương thức góp phần xây dựng nhân vật trung tâm trong các truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai. Luận văn Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai của tác giả Lê Thị Thanh Hiệp cũng chỉ nhận xét chung về “chất Huế” trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai, đó là: giọng văn rất Huế nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu chất thơ và rất nữ tính; giọng trần thuật khách quan nhưng vẫn rất trữ tình, êm ái. Tình hình nghiên cứu về tác giả Quế Hương cũng tương tự như trường hợp Trần Thùy Mai. Chưa có công trình lấy truyện ngắn trữ tình Quế Hương làm đối tượng nghiên cứu trung tâm. Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Quế Hƣơng của tác giả Trương Ngọc Lợi đã đi sâu tìm hiểu về cuộc đời và quan niệm nghệ thuật của Quế Hương; những đặc điểm cơ bản trong thế giới hình tượng và phương thức trần thuật như nhân vật, không - thời gian, ngôn từ nghệ thuật, giọng điệu trần thuật,... Trong đó yếu tố trữ tình chỉ được tác giả tìm hiểu, khái quát qua một phương diện đó là giọng điệu trữ tình hoài niệm. Từ đó, tác giả khẳng định chính giọng điệu ấy làm cho văn của bà dung dị mà sâu lắng, vừa xôn xao buồn, vừa bâng khuâng xao xuyến. Đó là yếu tính làm nên chất văn đằm sâu, da diết rất Huế của bà. Bên cạnh đó, phải kể đến bài viết Chất trữ tình trong truyện ngắn Quế Hƣơng của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Giang. Bài viết đã tìm hiểu các phương diện như chất thơ, nhân vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, giọng điệu mang đậm tính trữ tình. Tuy nhiên, ở phạm vi một bài báo khoa học nên bài viết chỉ dừng lại ở tính khái quát; chưa đi sâu phân tích, luận giải vào từng phương diện cụ thể. Nhìn lại những nghiên cứu về sáng tác của Trần Thuỳ Mai và Quế Hương, có thể thấy chưa có công trình nào nghiên cứu tập trung và có hệ thống về yếu tố trữ tình trong sáng tác của hai cây bút nữ này. Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hƣơng nhằm nghiên cứu một cách hệ thống bằng những khảo cứu, phân tích, kiến giải khoa học.
  • 10. 7 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng chính của luận văn là những phương diện biểu hiện của yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai và Quế Hương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi khảo sát các tập truyện ngắn của hai tác giả như sau: 3.2.1. Tác giả Trần Thuỳ Mai - Bài thơ về biển khơi, NXB Thuận Hoá, Huế, 1983. - Trò chơi cấm, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1998. - Quỷ trong trăng, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2001. - Đêm tái sinh, NXB Thuận Hoá, Huế, 2004. - Mưa ở Strasbourg, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2007. - Một mình ở Tokyo, NXB Văn Nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2008. - Onkel yêu dấu, NXB Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2010. 3.2.2. Tác giả Quế Hƣơng - Đôi chân biết khóc, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1995. - Quán Búp Bê, NXB Kim Đồng, 1996. - 27 truyện ngắn của Quế Hương, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2004. - Truyện ngắn ba cây bút nữ: Ngân Hoa, Quế Hương, Đỗ Bích Thúy, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2007. - Đóa hoa không gai và con cừu không rọ mõm, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2010. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp loại hình: Chúng tôi sử dụng phương pháp loại hình nhằm phân loại các đặc điểm thuộc phương thức trữ tình và phương thức tự sự; từ đó thấy được sự xâm lấn, thâm nhập của yếu tố trữ tình vào truyện ngắn nói chung, truyện ngắn hai tác giả nữ nói riêng. - Phương pháp thi pháp học: Chúng tôi soi chiếu dấu ấn của yếu tố trữ tình trong truyện ngắn trên các phương diện thế giới hình tượng và một số phương diện trần thuật. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Quế Hương được chúng tôi khai tác từ các góc độ: Nhân vật, không – thời gian, cốt truyện – kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu,…
  • 11. 8 - Phương pháp khảo sát - thống kê: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để khảo sát sự hiện diện của yếu tố trữ tình trong từng truyện ngắn cụ thể, từ đó thống kê những dẫn chứng tiêu biểu tương ứng với các phương diện thế giới hình tượng và một số phương diện trần thuật trong truyện ngắn của hai tác giả. - Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Đề tài đặt trong hệ thống truyện ngắn sau 1975 và truyện ngắn nữ sau 1975 nói chung, truyện ngắn của hai tác giả nói riêng để xem xét, phát hiện và đánh giá những biểu hiện của yếu tố trữ tình trong truyện ngắn của hai tác giả. - Phương pháp so sánh: Dựa trên phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại để tìm ra nét đặc sắc của truyện ngắn hai tác giả so với các tác giả khác trên phương diện biểu hiện của yếu tố trữ tình trong tác phẩm. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn khai thác và chỉ ra một cách hệ thống sự tiếp nối của yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Việt Nam, cũng như cho thấy những nét riêng đặc sắc về yếu tố trữ tình trong sáng tác của hai nữ nhà văn Trần Thuỳ Mai và Quế Hương. Hi vọng luận văn sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn toàn diện hơn về văn xuôi trữ tình Việt Nam sau 1975 cũng như truyện ngắn trữ tình trong sáng tác của hai nhà văn Trần Thuỳ Mai, Quế Hương. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn được cấu trúc thành ba chương: Chương 1: Yếu tố trữ tình trong sự phát triển của thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại Chương 2: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai, Quế Hương nhìn từ thế giới hình tượng Chương 3. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai, Quế Hương nhìn từ phương diện trần thuật
  • 12. 9 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1.1. Tổng quan về yếu tố trữ tình trong truyện ngắn 1.1.1. Khái niệm trữ tình “Trữ tình” hay “chất trữ tình” hoặc “yếu tố trữ tình” là một thuật ngữ lí luận văn học, dùng như một khái niệm để nói đến một tính chất văn học. Qua khảo sát, chúng tôi ghi nhận được một số quan niệm về khái niệm trữ tình như sau: Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Trữ tình (tiếng Pháp: lyricque) là một trong ba phương thức thể hiện đời sống (bên cạnh tự sự và kịch) làm cơ sở cho một loại tác phẩm văn học… Trữ tình phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh… Nguyên tắc chủ quan là nguyên tắc cơ bản trong việc chiếm lĩnh hiện thực, là nhân tố cơ bản quy định những đặc điểm cốt yếu của tác phẩm trữ tình. Tác phẩm trữ tình thể hiện tâm trạng. Do đó, nó thường không có “cốt truyện” hiểu theo nghĩa chặt chẽ của từ này và dung lượng của nó thường ngắn (vì một trạng thái tâm trạng không thể kéo dài)” [16, tr.374]. Trong Giáo trình Lí luận văn học, khái niệm trữ tình được hiểu là sự “miêu tả và biểu hiện thế giới chủ quan của con người với những cảm xúc, tâm trạng và ý nghĩ trực tiếp” [53, tr.189]. Trữ tình còn được hiểu là “chất thơ”: chất thơ hay chất trữ tình – tính chất được tạo nên từ sự cô đọng của tâm hồn, sự hòa quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơi gợi những rung động thẫm mĩ và tình cảm nhân văn. Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy có nhận định như sau: “Chất thơ trước tiên hiểu theo nghĩa rộng phải gắn với cái đẹp. Cái đẹp có thể là do tự nhiên mang lại như cảnh mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh thẳm, tạo ra cảm giác dễ chịu cho người ngắm nhìn. Hoặc, “chất thơ” cũng có thể
  • 13. 10 tạo ra từ những tình cảm, hành động của con người như: Sự nhớ nhung, sự uyển chuyển của các điệu múa…” [84]. Như vậy, có thể thấy dù được gọi tên khác nhau nhưng yếu tố trữ tình vẫn thống nhất ở nguồn gốc: xuất phát từ tâm hồn, biểu hiện qua cảm xúc và tâm trạng chủ thể. Tựu chung lại, khái niệm trữ tình được hiểu là phương thức thể hiện của văn học, đó là phương thức thiên về diễn tả, bộc lộ cảm xúc. Nguyên nghĩa từ Hán Việt “trữ tình” cũng có ý nghĩa như vậy: “trữ” là thổ lộ, “tình” là tình cảm, cảm xúc. Trữ tình là một khái niệm dùng để chỉ một phương thức trong sáng tác văn học, trong đó chú trọng đến miêu tả cảm xúc, tâm trạng, tình cảm chủ quan của chủ thể trữ tình. Chúng tôi sử dụng cách hiểu này để nghiên cứu về yếu tố trữ tình trong truyện ngắn ở những phần tiếp theo của luận văn. Tuy nhiên, yếu tố trữ tình không những chỉ xuất hiện trong các tác phẩm trữ tình mà còn thể hiện trong các tác phẩm tự sự hay kịch. Do vậy, đôi khi người ta dùng cách nói như “chất trữ tình”, “tính trữ tình” hay “yếu tố trữ tình” để diễn tả đặc điểm này trong các tác phẩm tự sự. 1.1.2. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nhà văn thường sử dụng nhân vật, sự kiện, biến cố,… để bộc lộ tư tưởng nghệ thuật về cuộc sống con người. Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn chỉ hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Vì thế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện, biến cố. Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì mỗi nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy. Yếu tố quan trọng bậc nhất trong truyện ngắn là những chi tiết có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Trong truyện ngắn, yếu tố tự sự là chủ đạo và xuyên suốt. Tuy nhiên, do bị phụ thuộc vào nội dung được trần thuật, phụ thuộc vào thể tạng của nhà văn mà trong một số sáng tác, yếu tố tự sự bị giảm nhẹ. Trong khi đó, các yếu tố trữ tình, nghị luận sẽ tăng, tạo ra sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn. Nói về vị trí chất thơ trong văn xuôi, K. Paustovsky viết: “Văn xuôi là sợi cốt, còn thơ là sợi ngang. Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất
  • 14. 11 thơ sẽ trở thành thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả” [54; tr.17]. Có thể thấy, quan niệm của Paustovsky đã chỉ rõ vai trò cũng như vị trí của thơ trong văn xuôi. Lại Nguyên Ân khi bàn luận về chất thơ của văn xuôi có khái quát về yếu tố trữ tình nói chung và yếu tố trữ tình trong văn xuôi như sau: Trữ tình thường gắn với những xung động tâm lí căng và ngắn. Ngôn từ ở trữ tình có ưu thế biểu cảm hơn là mô tả (tạo hình), bộc bạch thế giới bên trong của chủ thể phát ngôn hơn là vẽ ra thế giới bên ngoài chủ thể ấy. Tất nhiên, với tư cách là một tố chất thẫm mĩ không nhất thiết phải đi kèm với ngôn ngữ có vần điệu nghiêm ngặt, trữ tình chẳng những có thể được thể hiện bằng thơ mà còn có khả năng thể hiện ở văn xuôi. Văn xuôi trữ tình không phải bao giờ cũng là dạng “trữ tình” thuần túy, nhưng chính vì vậy, đây lại là chỗ lộ rõ dấu vết thơ đối với văn xuôi [2]. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn có thể bộc lộ ở phương diện hình thức thể hiện. Đó là tính nhạc, sự hàm súc của ngôn từ, đó là sự linh hoạt của các thủ pháp nghệ thuật tạo cho giọng văn, lời văn sức truyền cảm lớn. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn cũng có thể thể hiện ở mạch kết cấu, ở những rung động tinh tế trong tâm hồn nhân vật, ở bức tranh thiên nhiên thơ mộng trữ tình,… Có thể thấy, yếu tố trữ tình trong truyện ngắn được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một lối văn trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn. Một truyện ngắn (hoặc tác phẩm văn xuôi) được coi là truyện ngắn trữ tình khi mối bận tâm của người viết không đặt vào kể lại một biến cố, sự việc, hành động mà là việc làm bật lên một trạng thái của đời sống hoặc của tâm hồn con người. Qua từng thời kì, yếu tố trữ tình thâm nhập vào truyện ngắn với sự đậm nhạt khác nhau. Sự tham gia của yếu tố trữ tình vào cấu trúc của truyện ngắn khi thì được thể hiện qua cái tôi cảm xúc, cảm nghĩ, một cái tôi đầy suy tư của chủ thể trữ tình; khi lại được thể hiện qua âm hưởng hào hùng, ngợi ca; khi lại là đi sâu khám phá số phận con người trong cuộc sống đời thường.
  • 15. 12 Sự tương tác, giao thoa, thâm nhập của các yếu tố thuộc loại hình trữ tình vào loại hình tự sự đã tạo nên dấu ấn thẩm mĩ đậm nét. 1.2. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn một số giai đoạn văn học Việt Nam hiện đại 1.2.1. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện tình cảm, cái tôi cá nhân trong giai đoạn 1930-1945 Nếu như dòng truyện ngắn hiện thực đi sâu vào những vấn đề xã hội nhức nhối thì dòng truyện ngắn trữ tình lại cảm nhận và tái hiện cuộc sống từ cái Tôi trữ tình cá nhân. Các nhà văn trữ tình miêu tả cuộc sống thông qua lăng kính chủ quan của mình, lăng kính ấy chính là thế giới nội tâm, là cảm xúc, tâm trạng của nhà văn trước diễn biến của xã hội. Đây chính là phương thức sáng tác cho mọi nhà văn đi theo dòng truyện ngắn trữ tình trước 1945, dù ở mỗi nhà văn, cái tôi biểu hiện khác nhau. Truyện ngắn trữ tình giai đoạn này dù tả cảnh, tả ngoại hình hay nội tâm nhân vật,… yếu tố chủ quan của tác giả bao giờ cũng đậm nét. Sự giao hòa giữa hai loại hình tự sự và trữ tình mang đến cho người đọc một thể loại văn học mà ở đó cái tôi tâm trạng thấm đẫm xuyên suốt chiều dài của các sáng tác. Nếu như thơ trữ tình biểu hiện cái tôi qua từng vần thơ, âm điệu, thì truyện ngắn trữ tình biểu hiện cái tôi qua dòng tâm trạng của nhân vật. Truyện ngắn trữ tình thường có cốt truyện bị giảm nhẹ; tác phẩm có cấu tứ gần như thơ trữ tình. Từ năm 1936 đến năm 1942, phong cách truyện ngắn trữ tình mới thực sự được định hình với cây bút truyện ngắn đặc sắc – Thạch Lam. Ba tập truyện ngắn của Thạch Lam đã thực sự khởi động cho khuynh hướng truyện ngắn này trên văn đàn. Nhiều nhà văn đã thử nghiệm và tiếp nối Thạch Lam làm nên một dòng phong cách truyện ngắn trữ tình đặc sắc: Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn,... Chính việc coi trọng cá thể và đề cao sự thể hiện cái tôi cá nhân đã tạo nên xu hướng thẩm mĩ này. Chúng tôi muốn điểm qua vài tác giả nhằm thấy rõ hơn cái tôi cá thể trong các truyện ngắn trữ tình giai đoạn này. Trước tiên là Thạch Lam – người được coi là đã đặt nền móng cho dòng truyện ngắn mang phong cách trữ tình trong văn xuôi giai đoạn 1930 – 1945. Phần lớn truyện của Thạch Lam thuộc loại truyện không có cốt truyện. Mỗi truyện là một tâm trạng,
  • 16. 13 một bài thơ trữ tình. Trong truyện ngắn trữ tình Thạch Lam, các nhân vật không tồn tại với tư cách là đại diện cho những tầng lớp, giai cấp hay địa vị xã hội nhất định, mà tồn tại với tư cách là những cá tính của cá nhân, cá thể. Với tư cách là những cá nhân, nhân vật của Thạch Lam là một cái tôi tinh thần… Cái tôi của Thạch Lam thường khiêm nhường, ẩn trong những con người bình thường, nhỏ bé, cái tôi của cảm giác, cảm xúc mơ hồ thoáng qua, khó nắm bắt. Tác giả Nguyễn Hoành Khung đã nhận xét về bút pháp của Thạch Lam: “Ngòi bút của ông thường khơi sâu vào thế giới bên trong của cái tôi, với sự phân tích cảm giác tinh tế. Sáng tác của Thạch Lam giàu chất thơ, và đọc ông, đời sống bên trong có phong phú hơn, tế nhị hơn” [78]. Trong truyện ngắn Thạch Lam, chúng ta thấy hiện lên cái tôi từng trải điềm tĩnh. Cái tôi trong truyện ngắn Thạch Lam đa dạng và biến hóa: khi là một thế giới nhân vật nhỏ bé, nghèo khổ, nhưng luôn mang một tấm lòng trắc ẩn trong Gió lạnh đầu mùa, là cái tôi tự vấn của Thanh trong Một cơn giận; Liên, Huệ trong Tối ba mƣơi, hay Sinh, Mai trong Đói. Đó cũng có thể là cái tôi đồng cảm như Dung (Hai lần chết) hay mẹ Lê (Nhà mẹ Lê),… Có thể thấy, dù đa dạng, nhưng cái tôi trong truyện ngắn Thạch Lam đều thể hiện sự trải đời, điềm tĩnh của chính tác giả. Xuân Diệu cũng là một trong những tác giả cần phải nhắc tới khi nói về truyện ngắn trữ tình giai đoạn này với hai tập truyện ngắn Phấn thông vàng (1939) và Trƣờng ca (1945). Nổi lên ở hai tập truyện trên là cảm xúc trữ tình của một cái tôi khao khát mạnh mẽ. Hình tượng cái tôi trong truyện ngắn Xuân Diệu vừa là cái tôi khao khát yêu thương, khao khát giao cảm với đời; vừa là cái tôi giàu lòng trắc ẩn. Sự thành công của Thạch Lam, Xuân Diệu trong việc thể nghiệm chất trữ tình trong văn xuôi đã tạo cảm hứng cho những nhà văn đến sau như Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh,… Cùng hướng đi, các tác giả này cũng được ghi nhận với những sáng tác đậm chất trữ tình, đó là: Quê mẹ, Chị và em, Ngậm ngải tìm trầm của Thanh Tịnh; là Chân trời cũ của Hồ Dzếnh,… Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng mỗi truyện ngắn của Thanh Tịnh như một bài thơ trong đó nhiều truyện có khuynh hướng lãng mạn rõ rệt, còn một số truyện khác lại có khuynh hướng hiện thực. Một chủ nghĩa hiện thực trữ tình. Trong lời giới thiệu tập Văn xuôi lãng mạn Việt Nam, Nguyễn Hoành Khung đi sâu vào
  • 17. 14 phân tích chất thơ trong Chân trời cũ: “Đó là chất thơ của hoài niệm, cũng là chất thơ của vẻ đẹp đất nước con người Việt Nam, “quê ngoại” mà tác giả đã gắn bó bằng cả máu thịt tâm hồn mình”; “Truyện của Hồ Dzếnh thường rất buồn, văn Hồ Dzếnh thường giàu cảm xúc, ý vị, tuy mực thước trau chuốt mà lắng đọng dư ba” [35]. Còn Vũ Quần Phương thì nói rõ bằng việc xưng danh cụ thể: “Truyện ngắn Hồ Dzếnh là truyện ngắn trữ tình” [81]. Về cái tôi trữ tình tiếp nối trong truyện ngắn các tác giả sau Thạch Lam, chúng tôi nhận thấy có sự đồng điệu trong chất trữ tình của những truyện ngắn trữ tình giai đoạn này, đó là hình tượng những cái tôi mà nhiều nhà nghiên cứu, nhận định đó là: cái tôi gọi những cái tôi, thúc đẩy nhau sáng tạo [33]. Với Thanh Tịnh, đó là cái tôi tâm trạng ẩn sâu trong cái nhìn của một cậu bé từ ấu thơ tới lúc trưởng thành trước những đổi thay của làng quê. Làng Mỹ Lý xuất hiện trở đi trở lại trong mười ba truyện ngắn của tập Quê mẹ. Từ cảm xúc rưng rưng trong ngày trở lại trường của cậu bé ở Tôi đi học, đến những rung động đầu đời của Mẫn và Hương ở Quê bạn, và rồi là tình quê khi xa làng Mỹ Lý đi làm ăn xa của Đông và Thuyên ở Tình quê hƣơng,... Hồ Dzếnh với tập truyện Chân trời cũ đã cho thấy một cái tôi trẻ thơ nhưng luôn ám ảnh bởi những cảm nhận về gia tộc, dòng họ, quê hương, đất nước. Toàn bộ mười lăm truyện ngắn trong tập Chân trời cũ được Hồ Dzếnh viết theo bút pháp tự truyện về mối quan hệ, về tư tưởng, tình cảm của tác giả với từng người thân trong gia đình. Dường như, cái tôi tác giả trong truyện vừa là chủ thể, vừa là đối tượng thẫm mỹ; tác phẩm vì vậy là nơi bộc lộ thế giới nội tâm của chính nhà văn. Có thể thấy, yếu tố trữ tình trong văn học giai đoạn 1930 – 1945 đã góp phần thúc đẩy những cái tôi xuất hiện. Bằng dòng cảm xúc tinh tế, những truyện ngắn giai đoạn này thiên về sự trải nghiệm và thể nghiệm lần đầu của những cái tôi. Đó có thể là cảm xúc của “qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt” [36, tr.111], nơi những đứa trẻ nghèo sống đầy nhân hậu, nơi một mảnh áo ấm sẵn sàng được sẻ chia. Đó có thể là tâm trạng của một cái tôi trong trẻo giữa không gian nên thơ: “Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những
  • 18. 15 đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường…” [70, tr.85]. Hay đơn giản, chỉ là ánh mắt lấp lánh hi vọng của hai chị em Liên trong Hai đứa trẻ - ánh mắt gửi gắm những ước mơ, những khát khao về cuộc sống. Yếu tố trữ tình giúp các nhà văn phát hiện và gieo vào những cảm xúc tinh tế nhất của con người, tạo nên một dòng truyện ngắn trữ tình mang âm hưởng đặc biệt, đặt nền móng cho dòng truyện ngắn trữ tình trong văn học Việt Nam các giai đoạn tiếp theo. Phổ âm trữ tình trong truyện ngắn lãng mạn giai đoạn trước 1945 là thứ âm hưởng của một cái tôi cá nhân, cá thể rõ nét. Sự kế thừa, nối tiếp của các thế hệ từ Thạch Lam, Xuân Diệu đến Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh hay Đỗ Tốn khiến cho phong cách truyện ngắn trữ tình chính thức được khơi nguồn ở Việt Nam. 1.2.2. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện tinh thần lãng mạn cách mạng giai đoạn 1945-1975 Từ đầu thập kỉ 60 và trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, dòng văn xuôi trữ tình tiếp tục nảy nở và phát triển ngay trong hoàn cảnh chiến tranh như một biểu hiện của sức sống, vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam. Truyện của các tác giả giai đoạn này tập trung khai thác vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước và nhất là vẻ đẹp tâm hồn con người. Thế giới trong truyện ngắn trữ tình thường thể hiện qua tâm trạng, cảm xúc, cảm giác chủ quan của nhà văn. Trong ba thập kỉ đấu tranh bảo vệ và thống nhất đất nước, hiện thực xã hội là một hiện thực đầy máu, khói lửa và bom đạn. Văn học hiện thực đã đảm nhận vai trò ghi lại lịch sử cuộc kháng chiến đầy đau thương nhưng cũng đáng tự hào ấy. Còn văn học trữ tình đảm nhận nhiệm vụ ca ngợi, phát hiện những vẻ đẹp tiềm tàng trong mưa bom bão đạn, thể hiện tinh thần lãng mạn cách mạng triệt để và sâu sắc. Truyện ngắn trữ tình giai đoạn này tập trung khai thác hai chủ đề chính, đó là vẻ đẹp tâm hồn con người và vẻ đẹp thiên nhiên đất nước. Con người Việt Nam xuất hiện trong truyện ngắn trữ tình, trước hết là những con người có một thế giới tâm hồn đẹp. Tâm tư, thái độ, nỗi niềm của họ đối với đời sống và đối với nhau là cái nền để tác giả sáng tác nên truyện ngắn. Phẩm chất của họ là cái chất phù sa
  • 19. 16 lắng đọng qua bao đời nay từ Đất và Nước. Thái độ đối với cách mạng, với vận mệnh của Tổ quốc lúc lâm nguy là thước đo phẩm giá của một con người. Họ có ở mọi nơi, mọi thành phần, lứa tuổi: những anh chiến sĩ lái xe, những cô thanh niên xung phong, những anh bưu tá, anh thợ gốm,… Hình tượng con người mang tình yêu và niềm tin cách mạng như là một phẩm chất lí tưởng giúp thi vị hóa các sáng tác về đề tài chiến tranh. Đó là một ông già người Mèo tên Cắm dành cả cuộc đời mình cho cách mạng trong Rẻo cao của Nguyên Ngọc. Truyện hầu như không có cốt truyện nhưng mang lại nhiều cảm xúc cho người đọc: đó là vẻ đẹp tâm tư, tinh thần nhiệt huyết với cách mạng, với Đảng của ông Cắm, là vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc. Nhận xét về truyện ngắn này, nhà văn Bảo Ninh cho rằng: “Rẻo cao, tập truyện ngắn trong sáng, tinh tế, vô cùng hồn hậu, chan chứa tình yêu và ước mơ hạnh phúc được sống trong hòa bình ấy thực chất là bức tâm thư của người chiến sĩ miền Nam gửi độc giả miền Bắc trước khi lên đường trường chinh trở lại quê hương đang lụt chìm trong lửa đạn chiến tranh tàn khốc” [80]. Trần Đăng Khoa khi viết lời tựa cho truyện ngắn này cũng khẳng định rằng: “Văn Nguyên Ngọc là thứ văn trong, sánh như mật ong, lại đượm ướp một làn hương rất đặc biệt. Đọc cứ bàng hoàng váng vất mãi” [34]. Chất trữ tình chảy trong mạch truyện Rẻo cao là chất trữ tình xuất phát từ cảm hứng lãng mạn cách mạng, với xúc cảm lí tưởng hóa con người và cảnh vật. Những nhân vật mang một gương mặt tinh thần đẹp từ vóc dáng đến phẩm chất cũng xuất hiện nhiều trong sáng tác của Đỗ Chu. Với bút pháp ước lệ và lý tưởng hóa, con người trong truyện ngắn Đỗ Chu hiện lên thanh tú, lịch lãm, hiền lành và hơn hết họ đều là những con người lí tưởng của cách mạng. Đó là Chuyên trong Ráng đỏ, cô thanh niên xung phong đã anh dũng hi sinh để cứu xe trong trận bom của giặc Mỹ. Đó là Quế, một cô văn công hiền lành nhưng gan góc, kín đáo nhưng sôi nổi. Hay là Vĩnh trong Tháng Hai, một cán bộ địa chất xông xáo nhưng cũng là một nghệ sĩ tài hoa, sống đẹp,… Nhìn chung, diện mạo nhân vật trong truyện ngắn Đỗ Chu là hóa thân của lí tưởng cách mạng, mang vẻ đẹp của con người thời đại.
  • 20. 17 Chiến tranh đã gõ cửa từng mái nhà, bao nhiêu thử thách khốc liệt đã đến với mỗi người Việt Nam chúng ta. Nhưng những thử thách ấy không làm cho những người dân Việt Nam chùn bước, trái lại càng quyết tâm trên tuyến đầu chống Mỹ. Đọc truyện ngắn của Nguyễn Thi, Đỗ Chu, Nguyễn Thành Long chúng ta thấy sự vĩ đại ấy, sự thật khiến cả thế giới phải kinh ngạc, thán phục, biểu hiện ra ở những lúc, những con người tưởng như bình thường nhất. Đó có thể là hai đứa trẻ mang tên Đực và Bỉnh trong truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Thi, truyện ngắn Chuyện xóm tôi (1964). Chúng chỉ là hai đứa trẻ bình thường sống ở một ngôi làng nhỏ nơi miệt vườn Nam Bộ, nhưng trong tâm can hai đứa trẻ ấy lại ẩn chứa một sức mạnh phi thường, đại diện cho lòng quật khởi của bao con dân Việt Nam. Sức mạnh bắt nguồn từ lòng căm thù giặc đã cướp đi tính mạng người cha, sức mạnh ấy biến thành ý chí quyết tâm, trả thù nhà, đền nợ nước. Hay truyện ngắn Ngƣời mẹ cầm súng, mang đến cho người đọc chân dung những người phụ nữ anh hùng, giỏi việc nước, đảm việc nhà trong chiến tranh. Có thể thấy, cảm hứng lãng mạn cách mạng giai đoạn này đã mang đến những thiên truyện ngắn đẹp với những con người lí tưởng. Nói về truyện ngắn trữ tình giai đoạn này không thể không nhắc tới Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu. Hình tượng nhân vật Nguyệt và Lãm với những phẩm chất cao quý và niềm tin vào tương lai trong hoàn cảnh bom đạn khốc liệt khiến cho truyện ngắn đậm chất thơ. Nhà nghiên cứu N.Nicolin có nhận xét về các tác giả văn học giai đoạn này: “Nhà văn thời ấy đã khá triệt để trong việc thi vị hóa nhân vật. Đây vừa là chỗ mạnh của anh vừa là chỗ yếu: niềm tin vào chất bất khả chiến thắng của cái đẹp tinh thần, của cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ anh đã “tắm rửa sạch sẽ” các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng” [82]. Mảnh trăng cuối rừng là một truyện ngắn trữ tình, đậm chất thơ từ cách đặt tên, cho đến khung cảnh thiên nhiên “Xe tôi chạy trên lớp sương bồng bềnh” [62, tr.38] và tạo hình nhân vật từ vẻ bề ngoài đến phẩm chất. Truyện như một bản giao hưởng tình yêu giữa chiến tranh khốc liệt, người đọc vẫn cảm thấy vẻ đẹp con người và thiên nhiên đầy thơ mộng giữa chiến tranh. Vẻ đẹp thiên nhiên đất nước cũng được đưa vào trong các truyện ngắn trữ tình giai đoạn này. Đó là phong cảnh Sa Pa (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) với
  • 21. 18 núi cao với thác đổ trắng xóa, đường núi uốn lượn quanh co, cây cối rậm rạp chen nhau hiện dần lên: “Cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh, thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên những vòm lá ướt sương, rơi, xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe” [55, tr. 181]. Tất cả như muốn đem đến cho các nhân vật một cảm giác mới lạ, thơ mộng về một vùng đất; về những khát khao, háo hức khi lần đầu tiên bước chân đến một vùng đất mới. Đó là những câu chuyện nhẹ nhàng, lấy cảnh làm duyên cớ để biểu lộ tâm trạng nhân vật trong các sáng tác của Đỗ Chu. Cảnh sắc thiên nhiên trong truyện ngắn Đỗ Chu gắn liền với sinh hoạt của làng quê, đó là cánh đồng, lũy tre, dòng sông,… Thiên nhiên gắn bó mật thiết với cuộc sống con người, thật lãng mạn và gần gũi: “Mùa xuân rồi mùa hạ, năm lại năm, anh trở về với con sông Cầu lãng mạn như một câu quan họ” [8, tr.801]; hay: “từng con sóng đang đập vào bờ, từng đám lau dưới đê đang bị gió đánh lả lướt đều muốn nói với cô một điều gì xót xa lắm” [8, tr.164]. Cảnh vật ở đây giúp bộc lộ nội tâm, từ đó khiến chất trữ tình chảy tràn trong các truyện ngắn với những cảm xúc đến từ tâm trạng các nhân vật. Nhìn chung, có thể thấy, truyện ngắn trữ tình giai đoạn 1945 – 1975 mang âm hưởng của thời đại, một thời đại cách mạng hào hùng. Sự hào hùng ấy đã thổi vào trong văn thơ những cảm hứng đặc biệt, trong đó, truyện ngắn trữ tình đã tạo nên thứ văn xuôi có chất thơ - “văn xuôi mọc cánh”, tấu lên bản hợp xướng hùng tráng, tràn đầy niềm vui và tinh thần lạc quan trong sáng của thời đại. 1.2.3. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện hiện thực đời sống, số phận con ngƣời giai đoạn sau 1975 Sau năm 1975, đất nước trở về với cuộc sống đời thường; với cú hích của tiểu thuyết, truyện ngắn thăng hoa, nở rộ. Truyện ngắn của các nhà văn giai đoạn này đã đi sâu bám sát cuộc sống đời thường, lật xới từng mảnh nhỏ của hiện thực để chiêm nghiệm, suy ngẫm: có hiện thực nghiệt ngã, có kỳ ảo thâm trầm, có trào lộng thâm thúy, có trữ tình da diết,…Nhà văn hướng đến việc lấy số phận cá nhân làm gương
  • 22. 19 soi lịch sử và lấy nội tâm con người để nói về cuộc sống, họ muốn “tìm thấy con người trong con người” [3, tr.51], cũng như “miêu tả tất cả các chiều sâu của tâm hồn con người” [3, tr.51]. Với nỗ lực đổi mới và phát triển, trong sự vận động mạnh mẽ của thể loại, truyện ngắn sau 1975 đã tạo nên những xu hướng thể loại khác nhau. Và“sự hội ngộ với phương thức trữ tình là một chiều tương tác mang lại tính phong phú và độc đáo cho diện mạo truyện ngắn giai đoạn này” [67]. Có thể bắt gặp truyện ngắn đậm chất thơ chảy tràn trong văn phong Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Nhật Chiêu, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Ngọc Tư, Trần Thuỳ Mai, Quế Hương, Phan Thị Vàng Anh, Nguyên Hương,… Đọc nhiều truyện ngắn của họ, chúng ta bắt gặp một mạch ngầm da diết, tiếp nối dòng mạch trữ tình sâu thẳm của văn chương Việt. Một cái tôi đầy suy tư trước cuộc sống thường nhật, trước những thân phận nhỏ bé của đời thường trong truyện ngắn Nguyễn Khải. Ở đó luôn hiện diện thường trực hình tượng cái tôi hết sức gần gũi, thân thuộc. Cái tôi ấy có khi không cần giấu giếm sau bức màn hư cấu mà luôn xuất hiện lồ lộ trên văn bản. Nhưng cũng có khi cái tôi tác giả lùi về đằng sau để kể về những người thân yêu xung quanh mình. Do vậy, truyện ngắn của ông đôi khi có dáng dấp của những cuốn tự truyện. Thế nhưng điều làm cho cái tôi ấy gần với thơ là ở hình tượng cái tôi: “cái tôi - cảm nghĩ hơn là cái tôi – tính cách” [67]. Truyện ngắn của Nguyễn Khải thường là một “mạch cảm xúc”, một “dòng suy tưởng”. Cốt truyện là một dòng chảy, dòng chảy của ngôn từ và dòng chảy của cảm xúc. Hình tượng trong tác phẩm hầu hết là các hình tượng trữ tình: cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình, giọng điệu trữ tình, thiên nhiên trữ tình,… nhưng sức ám gợi lớn nhất là một cái tôi tự bộc lộ với những nguồn mạch cảm xúc tinh tế, “không ồn ào trên bề mặt sự kiện mà gây nên cái ba động ở chiều sâu” [67]. Ông gọi đó là “một giọt nắng nhạt”, một ngọn “hoa cỏ may”: Một giọt nắng nhạt, Má hồng, Phía khuất mặt trời, Hoa cỏ may,… Nguyễn Huy Thiệp thuộc thế hệ nhà văn có tiếng tăm trên văn đàn vào thập niên 80 của thế kỉ XX. Truyện ngắn của ông mang hơi thở mạnh mẽ của tư duy đổi mới. Ông được xem là người mở toang cánh cửa để thơ đi vào văn xuôi một cách tự
  • 23. 20 do, nhuần nhuyễn và đậm nét. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang cảm quan của thơ ca. Nhà văn Lê Minh Hà gọi đó là những truyện ngắn “dữ dội và hết sức thơ” [50, tr.498]. Cảm quan thơ ca thể hiện bàng bạc trong tác phẩm của cây bút này từ ngôn từ đến cấu trúc, từ huyền thoại đến những bài thơ, từ tiêu đề đến những kết thúc: Chút thoáng Xuân Hƣơng, Con gái thủy thần, Chảy đi sông ơi, Cánh buồm nâu thuở ấy, Thƣơng nhớ đồng quê,… Trong truyện ngắn, cũng như Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp hoàn toàn không có ý định che giấu cái tôi của mình. Nhưng như Nguyễn Đăng Mạnh từng nói, có một cái lưỡng phân trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, một cái tôi của văn xuôi và một cái tôi của thơ. Cái tôi thứ hai giàu suy tư và bao giờ cũng mênh mang buồn. Cái tôi thứ hai luôn khắc khoải đi tìm; đi tìm cái đẹp, đi tìm tình yêu, đi tìm thiên tính nữ và tìm lại những chân trời huyền thoại trong vô thức tuổi thơ của mỗi con người [67]. Hành trình sáng tác từ Phiên chợ Giát đến Bến quê của Nguyễn Minh Châu là mẫu mực cho sự thay đổi tọa độ soi ngắm hiện thực, con người của truyện ngắn giai đoạn này. Tác giả hướng vào chiều sâu bên trong, hiện thực ở đây trở thành hiện thực sâu thẳm trong tâm hồn con người. Hiện thực trong Bến quê là hiện thực trong tâm tưởng nhân vật Nhĩ được chiếu ứng bởi hình tượng bãi bồi phía bên kia sông. Một người mãi vòng vèo, chùng chình; một người suốt đời “đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất” để rồi khi bệnh liệt giường mới nhận ra vẻ đẹp của “bến quê”: “Một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình” [6, tr.262]. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thường tìm đến lối biểu đạt bằng hình tượng, những hình tượng đầy sức ám gợi: hình tượng cỏ lau, hình tượng bãi bồi bên kia sông, hình tượng những bông hoa bằng lăng,… Chất thơ thấm đẫm trong các truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều ngay từ tiêu đề: Chiều hoa tầm xuân, Giấc mơ hoa cỏ trắng, Khúc hát của dòng sông, Mùa hoa cải bên sông, Tiếng đập cánh của chim thần, Tiếng gọi cuối mùa đông,… Truyện ngắn của anh, dù viết về làng quê, về tình yêu hay về số phận của những người phụ nữ đều hòa trộn cái ảo vào cái thực, thể hiện sâu đậm chất cổ tích giữa đời thường. Dõi theo dòng chảy bất tận của cuộc đời, truyện ngắn Nguyễn
  • 24. 21 Quang Thiều luôn phản ánh những mâu thuẫn, nghịch lí của đời sống, nhưng đồng thời cũng luôn tràn đầy hi vọng và niềm tin vào những điều tốt đẹp. Phải nói rằng, sự góp mặt của hàng loạt cây bút nữ trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam sau 1975 đã đem đến một diện mạo mới, một làn gió mới cho nền văn học dân tộc. Tác giả Bùi Việt Thắng cho rằng: “Văn học nước nhà sang thế kỉ XXI sẽ mang gương mặt phụ nữ khoan dung, trắc ẩn và đắm đuối” [63; tr.18]. Sự bổ sung về đội ngũ, sự phá cách và đặc trưng trong chiếm lĩnh hiện thực của các cây bút nữ đã tạo nên những màu sắc mới cho văn học Việt Nam đương đại, mà trước hết là sự đa dạng và phong phú về dấu ấn phong cách. Với người Việt Nam, trữ tình nói chung và thi ca nói riêng luôn là một mạch nguồn sâu thẳm cắm rễ trong tâm thức Việt. Đó chính là cội nguồn của chất trữ tình đằm thắm trong một bộ phận truyện ngắn của các nhà văn nữ giai đoạn sau 1975, tạo thành một dòng mạch sâu lắng và đầy xúc cảm. Những tên tuổi như Quỳnh Vân, Nguyễn Ngọc Tư, Hoàng Ngọc Thư, Trần Thùy Mai, Dạ Ngân, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Quế Hương, Võ Thị Xuân Hà, Nguyên Hương,… đã tạo ra những ấn tượng sâu sắc với bạn đọc. Truyện ngắn của các nhà văn ấy là những mảng màu đa sắc: hiện thực mặn chát, kì ảo huyền hoặc, hài hước biếm họa,… nhưng tất cả vẫn gặp nhau ở mạch ngầm trữ tình da diết từ trong sâu thẳm tâm hồn nữ giới. Trần Viết Thiện nhận ra trong cấu trúc truyện ngắn của các nhà văn nữ ấy luôn hiện diện hình tượng cái tôi trữ tình. Cái tôi trữ tình ấy ngày càng thấm sâu vào thế giới nghệ thuật nhiều truyện ngắn: Đó là cái tôi thủ thỉ tâm tình của Quỳnh Vân qua từng truyện ngắn: Dòng sông mùa nước cạn, Duyên phận, Lệ ơi!, Những ngọn sóng hình sin,… Trong Dòng sông mùa nước cạn, Quỳnh Vân kể về một cuộc tình nhưng hình như chỉ có điểm nhìn của “tôi”, một cái tôi trữ tình. Truyện có đối thoại nhưng đối thoại qua dòng hồi ức của cái tôi ấy. Và rất nhiều trường hợp, cái tôi ấy lặn sâu vào tâm cảm để có những đoạn trữ tình ngoại đề. Như đoạn sau đây, nhân vật tôi không phải đối thoại với Đức mà chính là đang trữ tình ngoại đề cùng người đọc: “Cũng như anh, tôi yêu dòng sông
  • 25. 22 như yêu mẹ của mình. Không có dòng sông không còn mẹ nữa, tôi như người mất cả tuổi thơ, cái tuổi thơ lấm láp nhọc nhằn mà chứa chan ân nghĩa [67]. Y Ban đã khéo léo lựa chọn hình thức thể loại tự do nhất cho truyện ngắn của mình là thư từ để cái tôi ấy có khoảng không mà thỏa sức tuôn trào. Quỳnh Vân xuôi dòng tâm trạng của mình trong hình thức một truyện ngắn - nhật kí; Y Ban lại để cái tôi ấy bộc lộ qua hình thức truyện ngắn - bức thư: Bức thƣ gửi mẹ Âu Cơ. Tâm trạng, nỗi niềm của con đã tạo nên những câu văn xuôi mang đậm dư vị của thi ca: Mẹ ơi, ai đã dạy con ư? Đất đấy, thiên nhiên đấy, màu vàng của lúa, màu xanh của cây, miền quê con sông ấy đã kiến tạo nên tâm hồn con, để con biết khóc trong tiếng mưa, biết cười trong nắng, biết múa hát trong tiếng cây cỏ trỗi dậy sau trận mưa rào”. “Hoàng Ngọc Thư viết truyện ngắn Bốn bức thư như một bài thơ được cấu tứ qua bốn khổ: Bình minh, Giữa trưa, Xế chiều và Đêm. Qua “bốn khổ thơ ngắn” ấy người đọc chỉ thấy một chủ thể trữ tình là tôi, một nhân vật trữ tình là em và một âm hưởng thơ ca dội lên từ cái tôi thăng hoa trong cảm xúc đậm màu sắc lãng mạn. Truyện ngắn như một bài thơ văn xuôi, một bài thơ tình trong trẻo, lãng mạn và rất đẹp [67]. Đó còn là thế giới mênh mang cảm xúc trong văn phong Nguyễn Ngọc Tư. Trong thế giới ấy, dù trực tiếp hay gián tiếp đều hiện diện một cái tôi yêu thương da diết với từng khung cảnh, từng cánh đồng, từng dòng kênh, từng mùa gió chướng của vùng quê Nam Bộ: Hiu hiu gió bấc, Cái nhìn khắc khoải, Thƣơng quá rau răm, Dòng nhớ, Nhớ sông, Cánh đồng bất tận. Đọc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư do vậy luôn bắt gặp một chất giọng man mác buồn. Có lẽ, sức lôi cuốn của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu được tạo nên bởi cái tôi sâu lắng, đầy tính nhân văn ấy [67]. Truyện ngắn trữ tình Trần Thùy Mai thường khai thác những câu chuyện đời thường dung dị, nhưng từ đó lại đặt ra nhiều vấn đề lớn, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc (Trăng nơi đáy giếng, Nàng công chúa lạc loài, Thập tự hoa, Biển đời ngƣời,…). Trần Thùy Mai khá thành công với những nhân vật là nhà văn, nhà giáo,
  • 26. 23 họa sĩ,…, sống với bao lo toan, dằn vặt; vừa nhẫn nại, vừa cam chịu, vừa mơ mộng, khát khao cháy bỏng về tình yêu, sự nghiệp để rồi lại thất vọng, đau xót vì ước vọng không thành. Có nhiều buồn đau, day dứt, nhưng dư vị đọng lại qua các truyện ngắn là tình người, sự sẻ chia, lòng nhân ái, bao dung. Chị cũng khai thác sâu vào tình yêu, những mối tình đẹp và buồn, vừa mong manh, vừa vĩnh cửu. Đinh Trí Dũng so sánh: “Những mối tình trong truyện không bạo liệt, gai góc như Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ nhưng đầy chất men quyến rũ bởi sự lãng mạn, lòng vị tha của người trong cuộc, nhất là những người phụ nữ” [51]. Trần Thùy Mai có nhiều trang phân tích tâm lí tinh tế, đào sâu vào những uẩn khúc, những éo le trong sâu thẳm tâm hồn con người, trong đó nhiều nhân vật luôn toát lên vẻ đẹp trong trẻo, đằm thắm của văn hóa Huế. Nguyễn Ngọc Tư bên cạnh các tác phẩm phơi bày những mặt trái của đời sống, của con người thì cũng có những tác phẩm đề cập đến những con người sống thật đẹp với truyền thống đậm chất Nam Bộ: vị tha, trọng tình, trọng nghĩa, xem khinh tiền bạc, vật chất (Qua cầu nhớ ngƣời, Cải ơi, Dòng nhớ, Cái nhìn khắc khoải,…). Rất nhiều mất mát, đổ vỡ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Nguyên nhân đổ vỡ cũng hết sức đa dạng: chiến tranh, li tán, đói nghèo, những ứng xử sai lầm của con người,… Chất thơ trong nhiều truyện của Nguyễn Ngọc Tư toát lên từ sự ứng xử của các nhân vật. Một người đàn ông mang nỗi đau bị hiểu nhầm vì đứa con riêng của vợ bỏ đi, đã bỏ cả quãng đời dài mười hai năm đi tìm đứa con thơ dại, trong tâm tưởng luôn vọng mãi tiếng kêu “Cải ơi” đầy xa xót (Cải ơi). Một người đàn bà đau khổ, bị chồng bỏ rơi nhưng vẫn giữ lại trong mình những xúc cảm nóng ấm tình người và một người đàn bà khác vừa thương cả người chồng đa tình, vừa cảm thông với cả “tình địch” của mình (Dòng nhớ)… Chất Huế dịu dàng, sâu lắng thấm đẫm trong nhiều truyện ngắn của Quế Hương. Truyện ngắn của chị thường là những câu chuyện buồn nhưng ấm áp; tinh tế mà giản dị; sắc sảo mà dịu dàng, là một thế giới hài hòa ngay trong sự đổ nát (Câu hát tìm nhau, Phố Hoài, Tịnh Tâm Viên, Cội mai lƣu lạc, Trần gian có mƣa,…) [51].
  • 27. 24 Nguyên Hương, sống và viết ở Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc). Truyện ngắn của chị là tiếng lòng đồng cảm với những kiếp người bất hạnh ở một vùng cao nguyên đầy nắng và gió. Chị viết nhiều về những con người cô đơn, thua thiệt do chiến tranh, do bệnh tật, đói nghèo. Chị xúc động trước những thân phận tàn tật vẫn quyết vươn lên, tìm chỗ đứng dưới mặt trời. Chị quan tâm đặc biệt đến số phận phụ nữ, trẻ em (Triết gia, Hoàng đế một đêm, Tinh thần thƣợng võ,…). Mẹ con đậu đũa là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Nguyên Hương, đề cao tấm lòng người cha đơn thân, nghèo khổ, dành hết tình yêu cho đứa con thơ dại của mình. Bố ơi cũng là câu chuyện đầy tính nhân văn về người lính sau chiến tranh. Người đàn ông mất ba đứa con vì chất độc da cam, vợ bỏ đi, vẫn trải lòng yêu thương một cô bé bất hạnh mà ông xem như con gái mình. Quà muộn là những trang cảm động về tấm lòng thơm thảo của những đứa con trong một gia đình đổ vỡ… Truyện ngắn Nguyên Hương đôi lúc làm cho người đọc nhớ đến Thạch Lam trong Gió lạnh đầu mùa, Đứa con nuôi,… Đôi khi chỉ là một món quà nhỏ con người trao nhau hay “một chút âu yếm, một chút tình thương”, nhưng ở đó, những ai biết yêu thương sẽ sống đẹp hơn. Cuộc sống hôm nay còn nhiều vấn đề phức tạp, đa đoan; truyện ngắn trữ tình nữ đã bám sát được những mạch sống ấy. Song, sau những bức xúc về thế thái nhân tình chính là niềm tin mãnh liệt vào con người, cuộc sống, là những khao khát về tương lai tươi sáng hơn. Đây chính là thiên tính nữ của văn học mà ở đó mỗi tác phẩm được viết ra như là sự vắt kiệt của nhà văn, là một sự dâng hiến – dâng hiến cái đẹp cho cuộc sống. Những truyện ngắn trữ tình giai đoạn sau 1975 thường có hiện tượng mờ hóa cốt truyện, nhiều lúc truyện chỉ là những dòng tâm trạng rời rạc, chắp nối. Không mở rộng hiện thực về diện, truyện ngắn đào sâu vào thế giới bên trong, thế giới nội tâm. Từ thế giới bên trong đầy phức tạp ấy, các nhà văn biết lọc ra phần sâu thẳm đầy chất nhân văn của con người. Dòng mạch trữ tình trong trong các truyện ngắn của những cây bút văn học giai đoạn sau 1975 đã tiếp nối và làm phong phú thêm mạch ngầm trữ tình trong văn xuôi Việt Nam hiện đại và làm cho bức tranh truyện ngắn thêm khởi sắc, đáp ứng nhu cầu thẫm mỹ ngày càng đa dạng, nhiều chiều của người đọc. Trong đó, với đặc tính về giới, các nhà văn nữ đã “lấn át” các nhà văn nam ở địa hạt này.
  • 28. 25 Tiểu kết chƣơng 1 Trữ tình rõ ràng không phải là tố chất dành riêng cho các thể loại như thơ ca, tùy bút,… Tác giả truyện ngắn có thể năng động dung nạp bất cứ tố chất của thể loại nào miễn là làm giàu cho tác phẩm của mình. Do vậy mà việc truyện ngắn tìm đến chất trữ tình cũng không phải là sự gặp gỡ ngẫu nhiên. Yếu tố trữ tình đã hiện diện một cách sinh động, đầy duyên nợ trong tiến trình phát triển của truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Đó là chất trữ tình mở đường cho sự lên ngôi của cái tôi cá nhân, cá thể trong truyện ngắn đầu thế kỉ XX. Đó là thứ văn xuôi mọc cánh nhằm chuyển tải cảm hứng lãng mạn trong truyện ngắn 1945 – 1975. Và tất nhiên khi cuộc sống sang trang, khi trở về với giai điệu của đời thường, chất trữ tình đã dự phần rất quan trọng trong việc đi sâu vào cái đa sự, đa đoan vốn có. Cả nhà văn nữ với sự mẫn cảm riêng đã để lại những dấu ấn đậm nét trên khuynh hướng thể loại này.
  • 29. 26 CHƢƠNG 2 YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THUỲ MAI, QUẾ HƢƠNG NHÌN TỪ THẾ GIỚI HÌNH TƢỢNG 2.1. Nhân vật Con người là đối tượng trung tâm của văn học. Văn chương bao giờ cũng là câu chuyện của con người. Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được nhà văn miêu tả, thể hiện trong tác phẩm. Dẫu nhân vật đó sống động hay mờ nhạt, có tên hoặc không tên hay núp dưới bóng những đồ vật, chim thú thì cái đích cuối cùng mà nhà văn muốn hướng đến vẫn là con người. “Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì nó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Văn học chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như tấm gương cuộc đời” [40, tr.107]. Hình tượng nhân vật trong nhiều truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương mang đậm tính chất của nhân vật trữ tình. Đó là những nhân vật luôn gánh trong tim mình một tình yêu nặng trĩu, đẹp mà buồn. Họ luôn cô đơn trên hành trình đi tìm hạnh phúc, buồn – đau trong bi kịch cuộc sống nhưng vượt lên trên hết là những con người giàu niềm vui sống và luôn hướng về điều tốt đẹp. Chính sự thấu hiểu và cảm thông với từng số phận con người đã khiến cho hai nhà văn đi sâu được vào đời sống nội tâm, giao cảm được với con người qua những niềm vui, nỗi buồn, sự mất mát, khổ đau, hướng người đọc về một niềm tin ở phía trước. 2.1.1. Nhân vật cô đơn trên hành trình đi tìm hạnh phúc Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Quế Hương là những con người có tâm hồn trong như ngọc với bao khát khao và ước mơ cháy bỏng, nhưng lại ít gặp hồng phúc trong hành trình đi tìm hạnh phúc. Họ cô đơn khi đi tìm hạnh phúc cho bản thân trong một biển người mênh mông mà nhìn đâu cũng thấy xa lạ, khoảng cách; họ càng khát khao hạnh phúc bao nhiêu thì thực tại cuộc đời lại càng đau đớn, bất hạnh bấy nhiêu. Phần lớn các nhân vật cô đơn ấy đều là phụ nữ. Đó là Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng, là Ng. trong Thị trấn hoa quỳ vàng, là Quyên trong Cánh cửa thứ chín, là Trúc trong Chị Hai ơi,… (Trần Thùy Mai); đó là Mưa
  • 30. 27 trong Trần Gian có mƣa, là chị Thời trong Chiếc là hình giọt lệ, chị Ái trong Họ và Lão,… (Quế Hương). Cá biệt mới có trường hợp ngoại lệ như lão Tầm Xuân trong Câu hát tìm nhau. Với kiểu nhân vật này, cả Trần Thùy Mai và Quế Hương đều rất ít khi chú ý miêu tả ngoại hình nhân vật, mà nếu có thì các nhân vật đều được phác họa một cách chung chung là những người phụ nữ đẹp, hay ít ra là có duyên. Những trường hợp khác, việc miêu tả ngoại hình đều nhằm hướng đến vẻ đẹp bên trong tâm hồn của nhân vật. Đây là cách ông giới thiệu về Hạnh trong truyện Trăng nơi đáy giếng: “Mỗi sáng, người trong xóm đều thấy cô Hạnh xách tô ra đầu ngõ mua bún cho chồng. Những hôm mưa lâm thâm, cái dáng gầy của cô co ro, tay cô cầm chiếc nón cố che cho kín tô bún, chứ chẳng nhớ che đầu” [43, tr 93]. Cái dáng gầy, co ro đó chỉ nhằm bộc lộ sự tận tụy, lo toan của người phụ nữ Huế khi họ đã dành tất cả tình yêu, sự tôn kính cho đức lang quân của mình. Cả hai nhà văn đều tập trung vào hành trình bên trong đầy nhọc nhằn của nhân vật. Trước tiên, đó là hành trình cô đơn đi tìm hạnh phúc đời thường; càng khát khao hạnh phúc cuộc đời, họ càng nặng trĩu cảm giác cô đơn. Hiệu ứng của những dòng tâm trạng bên trong ấy kết thành chất trữ tình trong tác phẩm hơn là chất tự sự thuần túy. Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng đúng ra là người được hưởng hạnh phúc bởi trong cô có đầy đủ phẩm chất của một người vợ hiền. Cuộc đời Hạnh chỉ biết có ông Phương – chồng cô. Người đàn ông này đã là người cô yêu thương, tôn thờ cho đến nửa đời người và “hơn mười mấy năm, họ đã sống chung nơi căn hộ bé nhỏ này. [43, tr.93]. Hạnh chăm sóc cho chồng từng li từng tí bởi vì ông Phương không phải chỉ là chồng cô mà còn là vị Thánh sống đối với cô. Hạnh là người phụ nữ luôn ý thức được thiên chức của người phụ nữ trong mình, nhưng trớ trêu thay, tạo hóa chỉ ban cho cô làm vợ, còn cướp đi cái quyền làm mẹ. Chỉ vì “muốn anh ấy sung sướng” và “không chịu nổi vẻ buồn thầm lặng trên khuôn mặt ông” mà Hạnh đã mất dần tất cả. Thế rồi, bi kịch thật sự của đời cô đã đến khi cô nhận ra sự bội bạc, lừa dối của những người thân yêu ngay bên cạnh mình: đó chính là ông Phương – chồng cô, cô Thắm – người mà cô cưới về cho chồng, bà Thu thư kí công đoàn trường. Để rồi cuối cùng không ai khác, Hạnh là người phải gánh lấy hậu quả của
  • 31. 28 lòng dối trá, thấp hèn của đời người. Hạnh phúc đối với cô, cái hạnh phúc bình dị mà cô hằng khát khao, chỉ là “trăng nơi đáy giếng thấy bóng chẳng thấy hình”. Đó là những người phụ nữ không tên trong Thập tự hoa, Giông mùa xuân; họ đã từ chối hạnh phúc chỉ vì “Mỗi người đàn ông đều có con thuyền và giấc mơ của mình, họ đến bến để rồi lại đi, mẹ không muốn ngăn cản những chuyến đi ấy bao giờ” và họ “sợ giữ lại bên mình những cuộc đời bị giam hãm” [44; tr.319]. Là Trúc trong Chị Hai ơi! sống tròn vo như định số dù trong đời đã từng thổn thức, khát khao để rồi những khát vọng của tình yêu, những khoảnh khắc của hạnh phúc ngọt ngào đó vẫn muôn đời là một huyền thoại, là những kí ức, những hoài niệm của vĩnh cửu. Hạnh phúc đối với họ như chiếc cầu vồng mờ ảo cuối chân trời, như cánh cửa thứ chín của mỗi đời người, đầy hứa hẹn nhưng không thể mở ra. Hạnh phúc là cái gì như sờ mó được, lại vừa xa xôi, hư ảo, cứ chấp chới phía trước. Trong Cánh cửa thứ chín, Quyên mặc dù biết sau cánh cửa thứ chín ấy là một thế giới khác mà muốn bước sang thế giới ấy thì người ta sẽ “bị cháy”, “bị bỏng”. Thế nhưng Quyên lại “chịu cháy”, “chịu bỏng” để được đau đớn, được yêu thương, để được đến chân trời với một tình yêu đích thực vì Quyên không chịu được “sự tẻ nhạt”. Song cuối cùng, nhân vật phải chấp nhận đứng nhìn cánh cửa thứ chín không được mở ra cùng với một thông điệp bỏ ngỏ đầy tính nhân bản của bi kịch khát khao yêu mà không dám yêu của con người. Và Quyên đã tự chôn mình cùng với thế giới ấy – một thế giới sau cánh cửa thứ chín để rồi “tôi đang khóc tôi”. Với tác phẩm Thị trấn hoa quỳ vàng, Trần Thùy Mai đã miêu tả một bi kịch tình yêu của những con người khao khát muốn thoát ra cái hữu hạn của cuộc sống để vươn đến một tình yêu vĩnh cửu. Cái vĩnh cửu nằm trong sự tuyệt đối của tình yêu, một tình yêu thuộc về thế giới ảo, chỉ để tôn thờ, ngưỡng vọng. Trong mười năm trời, năm nào Ng. và người đàn ông cô yêu cũng gặp nhau vào ngày tháng ấy: “Chỉ một đêm thôi họ đã sống cho đủ 365 ngày, và chẳng bao giờ dám ở lại lâu hơn, bởi vì cũng như tất cả những kẻ không đầy đủ trên đời, họ cảm nhận hạnh phúc như một thử thách chỉ có thể kính cẩn đụng môi đến một lần mỗi kỳ rước lễ” [44, tr.225]. Bộ ba định mệnh “anh, em và Hướng Dương” không còn nguyên vẹn
  • 32. 29 và những cuộc phiêu lưu tình yêu của họ bây giờ chỉ còn là những kí ức chập chờn ẩn hiện với lời hẹn ước năm nào, với những khát vọng không bờ bến, muốn vươn đến một cái gì bên ngoài cuộc sống nhưng lại bị “ám ảnh bởi lời bà tiên dặn cô Lọ Lem không được vui quá nửa đêm” [44, tr.227]. Thật bi kịch khi biết rằng “cuộc đời hai người luôn luôn có hai thực tại, một thực tại mỗi ngày, tầm thường, bất lực, đắng cay và thực tại trong khát vọng, huy hoàng, rực rỡ, không bến bờ” [44, tr. 225]. Và “cả hai đều muốn vươn tới một cái gì đó bên ngoài cuộc sống đầy giới hạn này” [44, tr.225] nhưng đó chỉ còn là huyền thoại của một tình yêu trong kí ức của Ng. Người phụ nữ trong văn Quế Hương chẳng mấy khi được tận hưởng hạnh phúc. Quế Hương nói: “Thượng đế cho người đàn bà đến ba đôi mắt! Đôi đằng trước, đôi đằng sau, đôi trong tâm hồn để nhìn, cảm nhận và thấu suốt. Thượng đế cho họ quá nhiều nhạy cảm nhưng lại giao kèo bằng đức hi sinh và sự yếu mềm” (Trần gian có mƣa). Có lẽ vì tin như vậy mà nhân vật nữ trong truyện của chị luôn luôn lặng lẽ sống, lặng lẽ buồn. Người ta đau đáu một tình yêu trong tim và lời yêu chỉ vỡ òa thành tiếng “Mưa ơi” khắc khoải khi người ta khóc thương cho một đời nằm xuống vì trần gian có mưa. Cả đời người phụ nữ tên Mưa ấy “ướt sủng” vì hoài nhớ một kỉ niệm đã xa. Chị Thời yêu mà không biết mình đang cặm cụi cắt tỉa một đời những Chiếc lá hình giọt lệ. Chị Ái “nhọc nhằn lắm mới có ngày hôm nay”, thế mà định mệnh lại cướp đi hạnh phúc của chị (Họ và Lão). Là biển người mênh mông, thời gian như lớp bụi mờ, lão Tầm Xuân vẫn đau đáu đi tìm nửa câu quan họ cắt đôi chia lìa ngày trước (Câu hát tìm nhau)… Mỗi nhân vật một số phận, họ khắc khoải tìm cho mình một con đường đến bến bờ hạnh phúc nhưng mỗi ngày sống là một ngày buồn và những ngày sống là những vòng quay buồn. Chính vì vậy, để níu giữ hạnh phúc mỏng manh, con người thường tìm đến cái chết. Có khi là cái chết tâm hồn. Đó là Lan – người thiếu nữ đem lòng yêu chú tiểu Minh, cô xem mối tình này là “sự sinh tử đời mình”. Sau hơn bốn trăm ngày đợi chờ không thành, cô đã quyết định đi lấy chồng nhưng với cô “lấy một người mình không thương, đến một nơi xa lạ thì với em còn khổ hơn là chết” [44, tr.75]. Hay Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng, người đàn bà chịu đến tận cùng của bất hạnh, đã
  • 33. 30 tìm đến cõi tâm linh, vì cô không muốn sống với đời sống thực nữa. Hạnh đã mất hết lòng tin ở con người trước những dối trá và chỉ có thế giới tâm linh mới ở lại với cô và đem lại hạnh phúc cho cô mãi mãi. Kyoko trong Một mình ở Tokyo - luôn là sự giằng xé giữa khát khao được yêu thương, được chở che, được san sẻ và ý thức trách nhiệm, mong muốn được giải tỏa những dồn nén, được “tháo cũi sổ lồng”. Nhưng nỗi khát khao, niềm mong muốn đã không thắng được ý thức trách nhiệm, Kyoko không thể mở “cánh cửa thứ 9” của đời mình… Có khi là cái chết của thân xác trần tục để linh hồn được sống: “Trái tim héo hắt của Vãi Thông đã ngừng đập vào đúng lúc người đàn bà ấy nhận ra, không có nỗi ám ảnh quá khứ thì cuộc đời bà chẳng còn gì để sống” [45, tr.188-189]. Với Hơ Thuyền, cô đã chọn cái chết cho một tình yêu đích thực: “Hôm sau nó thắt cổ trên đỉnh cao nhất. Khi chết, mắt nó cứ mở, nhìn về phía Quy Nhơn” [44, tr.206-207], cô đem vào thế giới thiên thu với một tình yêu bất tử trong đôi mắt mà “chỉ có thần linh mới lột tả được trong đôi mắt kia tình yêu dữ dội của nàng, con mắt trần gian của tôi đã không nhìn thấy” [44, tr.206]. Có cái chết đau đớn, có cái chết vì quá hạnh phúc. Đó phải chăng chính là lòng cảm thông sâu sắc với thân phận con người của nhà văn gửi gắm trong đó cũng như giá trị thanh lọc tâm hồn do nó gợi ra? Dễ thấy một điều lặp đi lặp lại trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Quế Hương, đó là sự cô đơn thăm thẳm của những nhân vật nhiều khao khát trên hành trình đi tìm hạnh phúc. Phải chăng vì thế mà đa phần nhân vật của hai nhà văn đều bất hạnh hoặc một – nửa – hạnh – phúc. Con đường tìm đến hạnh phúc của họ chính vì thế chỉ là “hành trình đi tìm hạnh phúc ảo ảnh” [31]. Với họ, “vẫn biết chân trời là nơi không đến được nhưng dù sao tôi cũng có một chân trời” [44, tr.263]. Số phận của họ, tình yêu của họ đã là một bài thơ trữ tình với nhiều dư ba. 2.1.2. Nhân vật buồn - đau trong bi kịch cuộc sống Các cây bút nữ dường như nhạy cảm hơn với thân phận con người, bởi chính họ mang những “bi kịch” của đời. Tuy nhiên, một số cây bút chỉ mới “chạm” đến bi kịch mà chưa “lột” được bản chất của nó. Là hai cây bút nữ giàu trải nghiệm, có độ chín về trải nghiệm cuộc đời và nghệ thuật nên Trần Thùy Mai và Quế Hương đã thể hiện rất thành công tấn bi kịch của những thân phận con người. Một điểm gặp
  • 34. 31 nhau giữa truyện ngắn của Trần Thùy Mai và Quế Hương là: cả hai nhà văn đều không chú trọng tạo ra những tình huống xung đột bên ngoài mà tập trung xoáy sâu vào những cơn bão tố trong chính nội tâm nhân vật. Bên cạnh hành trình cô đơn như đã nói ở trên, hai nhà văn đều hướng đến việc mô tả, sẻ chia đồng thời cũng đi tìm câu trả lời cho bi kịch của những người cùng giới. Họ bị dối lừa một cách phũ phàng, khi ngộ ra, họ đau đớn, nhưng họ chấp nhận và rồi tha thứ tất cả. Phải chăng lòng độ lượng và bao dung của người phụ nữ là ưu điểm và cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những bi kịch của họ? Do vậy, hai nhà văn nữ đã để lại nhiều dấu ấn riêng: vừa nhức nhối lại vừa dịu dàng, đậm chất nữ tính khi xây dựng và miêu tả những bi kịch của con người. Ngòi bút của Trần Thùy Mai, Quế Hương đã xuyên qua đời sống nội tâm, giao cảm được với con người ở những niềm vui, nỗi buồn, sự mất mát, khổ đau,… Mỗi người mang một bi kịch khác nhau, nhưng như đúng bản chất của khái niệm bi kịch, cuộc đời đau khổ của nhân vật nào cũng ánh lên những tia sáng hết sức nhân văn: bi kịch của Na trong Ngƣời bán linh hồn, của Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng, của Ng. trong Thị trấn hoa quỳ vàng, của Quyên trong Cánh cửa thứ chín, của Trang trong Khói trên sông Hƣơng, của Chị trong Thập tự hoa, của Kha và Naoko trong Chiếc phong linh, của Akiko – cô gái Phù Tang - trong Thuốc ba màu, … (Trần Thùy Mai); đó còn là bi kịch của Mưa trong Trần Gian có mƣa, của chị Thời trong Chiếc là hình giọt lệ, chị Ái trong Họ và Lão, … (Quế Hương). Bi kịch trước tiên thuộc về những con người phải gánh chịu nhiều bất hạnh, đau khổ trong tình yêu, bi kịch ấy phần lớn thuộc về người phụ nữ. Bi kịch của những con người khao khát muốn thoát ra cái hữu hạn của cuộc sống để vươn đến một tình yêu vĩnh cửu. Với tác phẩm Thị trấn hoa quỳ vàng, Trần Thùy Mai đã thành công trong cách xây dựng kiểu thời gian, không gian hiện thực pha màu huyền thoại với những hồi tưởng và những giấc mơ. Họ đã đắm mình trong hạnh phúc với “khúc hát địa đàng lần đầu tiên và mãi mãi”, “khúc nhạc ấy hoài vang vọng trong kí ức rất riêng của hai người” đã trở thành “tiếng gọi tỉ tê, lặng lẽ, đau đớn, không ngừng thôi thúc họ đạp lên nhưng vòng gai để quay trở lại” [44, tr.221]. Thế nhưng đến “mặt trời cũng không vĩnh cửu”, với sự thay đổi của thị trấn bên bờ
  • 35. 32 biển thì tình yêu cũng xa dần. Đó là những khoảnh khắc tình yêu ngọt ngào nhưng chỉ là một thế giới ảo mà cuộc đời hạn hữu không bao giờ chạm đến được. Đó là Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng. Bất hạnh đã lấy đi hết của cô từ người chồng, mà cô hết mực yêu thương và tôn kính, đến cu Nhứt, đứa con riêng của chồng mà cô yêu thương như con đẻ, và con chó cũng bỏ cô mà đi. Hạnh hình như không còn nơi bấu víu cho mình khi chứng kiến cảnh vị Thánh của lòng cô “đang lúi húi giặt một đống áo quần đủ loại, đánh đánh chà chà trên sân xi măng”, “bọt trắng xà phòng bay, bay tới tấp, nhấn chìm tôi, tức tưởi, mê man” [43, tr.103-104]. Hạnh tìm đến cõi Phật; ông Hoàng Bảy – trấn thủ tỉnh Thừa Thiên, và thằng Cu – một đứa con trai ở cõi vô hình. Cuộc sống của Hạnh giờ đây chỉ là một cõi mơ màng, “vẻ mơ màng thường thấy trên gương mặt những người lãng trí” [43, tr.105]. Với Hạnh “tôi không bỏ ông Hoàng, vì ông ấy đỡ đần tôi khi thập tử nhất sinh, ông ấy không bỏ tôi, không ruồng rẫy tôi bao giờ…” [43, tr.106]. Đó là những lời bộc bạch tâm sự từ đáy lòng của một kẻ cô đơn, đáng được cảm thông và chia sẻ. Trong tình yêu, người phải gánh chịu những bất hạnh và đau khổ không ai khác chính là những phụ nữ yếu đuối. Bởi càng nhạy cảm bao nhiêu thì phụ nữ lại càng dễ bị tổn thương bấy nhiêu trước sự dối trá, đớn hèn của cuộc sống. Na trong Ngƣời bán linh hồn, một người phụ nữ yêu hết mình; nàng là người yêu, người bạn, người phục vụ, người bảo vệ và là người mẫu thường xuyên cho chàng vẽ. Cô xem Tuấn, người yêu cô, như là một thần tượng, một thiên tài vì Tuấn là sinh viên nổi trội nhất và một ngày kia anh sẽ là một họa sĩ vĩ đại. Cô sẵn sàng hi sinh gánh lấy cái phần tục lụy của nghệ thuật, lao vào một cuộc mặc cả nhục nhã trong cuộc bán mình để có tiền trả phòng trọ, để bức tranh của Tuấn có cơ hội được triển lãm tại Gallery Kình Dương. Đau đớn thay, người đàn ông mà cô tôn thờ và hi sinh tất cả để giữ gìn, bảo vệ cho tâm hồn ấy không bị tổn thương, bận bịu với những lo toan đời thường để chuyên tâm sáng tác đã cam tâm bán cả linh hồn cho quỷ. Tuấn – người họa sĩ tài hoa, vì ánh hào quang của danh vọng, trước cơ hội tiến thân đã không kìm chế được lòng mình, đã biến tác phẩm mà “bất cứ ai đứng trước bức tranh cũng bồi hồi xúc động” [44, tr.185] thành “dị dạng vô hồn, trông giống như một thứ côn trùng đang biến thái dở dang” [44, tr.199]. Thế nhưng, người đời vẫn
  • 36. 33 “tấm tắc khen ngợi nó, một số nhà phê bình hội họa còn phát hiện ra nơi đây một bút pháp mới đầy sáng tạo, pha trộn giữa hư và thực” [44, tr.199]. Na đã thắp nén nhang cho người bội bạc lại tình yêu và nghệ thuật để chạy theo danh vọng, tiền tài hư vô ở chốn xa hoa. Và cô ra đi, “nơi khoảng trống mà bức tranh để lại, Na đã đặt một cái bàn nhỏ, trên bàn là bức chân dung của anh mà trước đây nàng đã vẽ: Một bộ mặt thô thiển, nông cạn và chẳng có tí linh hồn”[44, tr.199]. Người đàn bà đã bán thân xác để cứu rỗi một linh hồn, một tài năng; còn người đàn ông lại bán linh hồn cho quỷ sứ để đổi lấy danh vọng, tiền tài. Đó chẳng phải là một “bi kịch”, một nỗi ngang trái của cuộc đời này? Người phụ nữ trong Thập tự hoa đã đóng đinh đời mình vào dĩ vãng. Chị nghĩ “mỗi đời người đều có một cây thập tự phải mang” [44, tr.317]. Chị sống với dĩ vãng của chị là bé Mi – kết quả của một tình yêu đầy kỉ niệm và một bó hoa khô còn sót lại từ quá khứ. Đây là bó hoa mà người đàn ông đã mang đến cho chị vào ngày sinh nhật thứ 26. Bây giờ “những chiếc lá xốp cứng, còn hoa thì giòn và khô như những phiến đá mỏng” [44, tr.316], nhưng “trong những cánh hoa đã chết vẫn còn dư âm của hơi thở, những lời thì thầm và cát” [44, tr.318]. Với chị, tất cả chỉ là một giấc mơ hoang tưởng, chị không còn niềm tin vào những cuộc phiêu lưu mới bởi vì có lẽ màu nâu khô dĩ vãng của bó hoa tuổi 26 và tình yêu của người đàn ông “đã đặt cả vũ trụ vào lòng nàng rồi ra đi” [44, tr.318], đã đóng đinh cuộc đời chị và cây thập tự mà chính chị đã dựng nên. Trong Khói trên sông Hƣơng, Trang từ chối Tung, rời bỏ Hoành, vì cô đã dành trọn tình yêu của mình cho nghệ thuật, vì cô “không thể tin chắc chắn vào bất cứ điều gì, trừ những bài ca” [43, tr.75] và Trang tin số phận của cô “là ở đây để giữ lấy dĩ vãng” [43, tr.76]. Cuộc đời con người xét đến cùng là một bi kịch, bởi ở đó luôn có sự giới hạn khắt khe giữa cái thường tình dung tục với cái đẹp của những khát vọng vô bờ. Nhưng rồi liệu cô có hoàn toàn hạnh phúc hay không khi chỉ giữ bên mình những câu ca vĩnh cửu? Trần gian có mƣa của Quế Hương khắc họa hình ảnh một người đàn bà cam chịu với cuộc sống ép buộc bên người chồng mà không hề có tình yêu. Bà phải dối lòng mình để sống với bổn phận của một người vợ “bởi mẹ đã đóng đinh số phận
  • 37. 34 vào ngôi nhà này, gia đình này”. Một người đàn bà mà mọi suy nghĩ, hành động, sự tồn tại đều hướng về tâm điểm chồng con, để rồi nửa đêm tỉnh giấc, tóc đứa con lại ướt đẫm vì nước mắt của người mẹ. Những tâm tư, những suy nghĩ đành chôn sâu, giấu kín trong tận đáy lòng, tạo nên những khoảng lặng trong cuộc sống mà đôi khi đi bên nhau suốt cuộc đời người chồng cũng không bao giờ có thể hiểu được. Ngày tháng trôi đi đối với bà là những ngày buồn, tối tăm mặt mũi vì cuộc sống đầy rẫy những lo toan. Cuộc sống với họ vẫn mãi là những cuộc chiến không cân sức, nó in hằn trên khuôn mặt và cả trong trái tim người đàn bà khốn khổ ấy vô số những dấu vết của sự đè nén và cam chịu. Nếu ai đã đọc Chiếc lá hình giọt lệ hẳn sẽ không quên được hình ảnh người con gái đảm đang, tỉ mỉ làm những lọ mứt Tết, đó là chị Thời với mái tóc nhung dài buộc chiếc nơ đen. Chị trao trọn lòng yêu thương cho chú Tâm, người láng giềng thân thiết, người đã đem lòng yêu thương người khác và giờ đây đang gàn dở vì bệnh thất tình. Chính chị đã cùng mẹ lên chùa Linh Mụ để giải bùa cho chú khỏi nỗi khổ đau vì tình để rồi chính chị cũng ngấm dần nỗi đau đó. Chị đã dõi theo từng bước đi của người mình yêu để rồi chịu nỗi đau lặng câm không hề lên tiếng: “Dưới ánh sáng kì diệu của tình yêu mãnh liệt mà câm nín ấy trông chị đẹp lạ lùng… Tôi quay lại nhìn chị Thời như cố khắc ghi thoáng hạnh phúc mong manh rờ rỡ trên mặt chị trước khi nó lịm tắt” (Chiếc lá hình giọt lệ). Người mình thương yêu đi lấy vợ mà chị vẫn nhẫn nại, tỉ mỉ ngồi gọt những chiếc lá – chị đâu hay rằng những chiếc lá cũng giống như nỗi buồn câm lặng của chị, chúng mang hình giọt lệ. Nỗi buồn – đau của con người còn bị giăng lưới trong bi kịch giữa khát vọng và hiện thực. Các nhân vật dường như ý thức được những giới hạn khắt khe của hiện thực nghiệt ngã, của cái đời thường dung tục với cái cao đẹp của những khát khao. Đó là Kha và Naoko trong truyện ngắn Chiếc phong linh, câu chuyện như một huyền thoại. Tác giả miêu tả đôi tình nhân với một tình yêu định mệnh. Họ không thể tránh khỏi bi kịch định mệnh – một cuộc hội ngộ trong khoảnh khắc yêu thương mà nghìn thu li biệt. Cuộc tình của họ bị cuốn vào những huyền ảo của cuộc sống, những bí ẩn của linh hồn Naoko. Kha – người đàn ông “không thích nói đến những chuyện không chắc có thật” [44, tr.138] và luôn “mong mình sẽ gặp lại nhau