SlideShare a Scribd company logo
1 of 71
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THU HÀ
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THU HÀ
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT
Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số: 9222024
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM HÙNG VIỆT
HÀ NỘI - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận án
là trung thực. Những kết luận nêu trong luận án chưa
được công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
NGUYỄN THỊ THU HÀ
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án được nghiên cứu sinh (NCS) thực hiện tại Khoa Ngôn ngữ học,
Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Hùng Việt.
NCS xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Hùng Việt
đã tận tình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình hướng dẫn NCS
hoàn thành nội dung luận án này.
NCS xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các thầy cô giáo Khoa Ngôn
ngữ học của Học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ và tạo điều kiện để NCS
hoàn thành luận án.
NCS xin chân thành cảm ơn các Nhà khoa học trong và ngoài Học viện
đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp NCS kịp thời bổ sung, hoàn thiện nội
dung luận án.
NCS xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình từ các cá nhân,
tổ chức đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu phục
vụ cho mục đích nghiên cứu.
NCS xin chân thành cảm ơn gia đình và đồng nghiệp là những người
luôn ở bên cạnh, hỗ trợ về mặt tinh thần và chia sẻ những lúc khó khăn trong
quá trình học tập, nghiên cứu.
Một lần nữa, nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn!
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......................7
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới ..........................................7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam ...........................................8
1.2. Tình hình nghiên cứu của thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh và tiếng Việt .11
1.2.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh......................11
1.2.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ dầu khí trong tiếng Việt......................18
1.3. Tiểu kết......................................................................................................19
Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN.........................................................................20
2.1. Cơ sở lí luận về thuật ngữ và thuật ngữ dầu khí .......................................20
2.1.1. Khái niệm về thuật ngữ và thuật ngữ dầu khí........................................20
2.1.2. Đặc điểm của thuật ngữ..........................................................................33
2.1.3. Phương thức đặt thuật ngữ.....................................................................42
2.1.4. Đơn vị cấu tạo nên thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh và tiếng Việt ..........44
2.1.5. Thuật ngữ với lí thuyết định danh..........................................................46
2.1.6. Phân biệt thuật ngữ và một số khái niệm liên quan ...............................50
2.2. Cơ sở lí luận về ngôn ngữ học đối chiếu...................................................51
2.2.1. Những nguyên tắc chung trong đối chiếu ngôn ngữ..............................52
2.3. Tiểu kết......................................................................................................55
Chương 3: ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
CỦA THUẬT NGỮ DẦU KHÍ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT57
3.1. Dẫn nhập ...................................................................................................57
3.2. Phương thức cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Anh và tiếng Việt..............57
3.2.1. Phương thức cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Anh.................................57
3.2.2. Phương thức cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Việt.................................64
3.3. Đối chiếu số lượng các thành tố cấu tạo TNDK tiếng Anh và tiếng Việt68
iv
3.3.1. thuật ngữ dầu khí tiếng Anh và tiếng Việt xét theo số lượng thành tố..68
3.3.2. Đánh giá điểm tương đồng và khác biệt của thuật ngữ dầu khí tiếng Anh
và tiếng Việt xét trên số lượng thành tố cấu tạo ..............................................70
3.4. Đối chiếu đặc điểm về cấu tạo và từ loại của thuật ngữ dầu khí Tiếng Anh
và Tiếng Việt....................................................................................................72
3.4.1. thuật ngữ dầu khí gồm một thành tố cấu tạo..........................................72
3.4.2. Thuật ngữ dầu khí gồm hai thành tố cấu tạo..........................................75
3.4.3. Thuật ngữ dầu khí gồm ba thành tố cấu tạo...........................................80
3.4.4. Thuật ngữ dầu khí gồm bốn thành tố cấu tạo.........................................82
3.4.5. TNDK gồm năm thành tố cấu tạo..........................................................83
3.4.6. TNDK gồm sáu và bảy thành tố cấu tạo................................................84
3.4.7. Thuật ngữ là từ viết tắt...........................................................................85
3.4.8. Những điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo và từ loại của
thuật ngữ dầu khí tiếng Anh và tiếng Việt........................................................85
3.5. Đối chiếu mô hình cấu tạo của thuật ngữ dầu khí Tiếng Anh và Tiếng Việt88
3.5.1. Các mô hình cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Anh.................................88
3.5.2. Các mô hình cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Việt :...............................93
3.5.3. Những điểm tương đồng khác biệt về mô hình cấu tạo của thuật ngữ dầu
khí tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................................103
3.6. Tiểu kết....................................................................................................103
Chương 4: ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC TẠO LẬP VÀ ĐẶC ĐIỂM
ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ DẦU KHÍ TRONG TIẾNG ANH VÀ
TIẾNG VIỆT ................................................................................................106
4.1. Những phương thức tạo lập Thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh và tiếng
Việt.................................................................................................................106
4.1.1. Phương thức thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường................................108
4.1.2. Phương thức vay mượn từ Thuật ngữ dầu khí nước ngoài ..................109
4.2. Đặc điểm định danh Thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh và tiếng Việt........115
v
4.2.1. Đặc điểm định danh thuật ngữ dầu khí xét theo kiểu ngữ nghĩa...............116
4.3. Mô hình định danh thuật ngữ dầu khí.....................................................118
4.3.1. Thuật ngữ sử dụng trong tìm kiếm, thăm dò dầu khí...........................118
4.3.2. Thuật ngữ sử dụng trong khai thác dầu khí .........................................122
4.3.3. Thuật ngữ sử dụng trong chế biến dầu khí...........................................129
4.3.4. Thuật ngữ sử dụng trong kỹ thuật phụ trợ dầu khí ..............................132
4.4. Một số vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ dầu khí trong tiếng Việt.................138
4.4.1. Khái niệm chuẩn hóa và chuẩn hóa thuật ngữ .....................................138
4.4.2. Thực trạng thuật ngữ dầu khí trong tiếng Việt.....................................141
4.4.3. Đề xuất về việc chuẩn hóa thuật ngữ dầu khí trong tiếng Việt............142
4.5. Tiểu kết....................................................................................................145
KẾT LUẬN...................................................................................................147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................152
NGỮ LIỆU KHẢO SÁT..............................................................................161
vi
DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐHQG Đại học Quốc gia
KHXH Khoa học xã hội
Nxb Nhà xuất bản
T
THCN
Thành tố
Trung học Chuyên nghiệp
TN Thuật ngữ
TNDK Thuật ngữ dầu khí
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. TNDK tiếng Anh và tiếng Việt xét theo số lượng thành tố................. 69
Bảng 3.2: TNDK tiếng Anh gồm 1 thành tố cấu tạo ........................................... 72
Bảng 3.3: TNDK tiếng Việt gồm 1 thành tố cấu tạo............................................ 74
Bảng 3.4: Thuật ngữ dầu khí tiếng Anh 2 thành tố.............................................. 77
Bảng 3.5: Thuật ngữ dầu khí tiếng Việt 2 thành tố.............................................. 79
Bảng 3.6: TNDK tiếng Anh và tiếng Việt 3 thành tố .......................................... 81
Bảng 3.7: TNDK tiếng Anh và tiếng Việt 4 thành tố .......................................... 82
Bảng 3.8: TNDK tiếng Anh và tiếng Việt 5 thành tố .......................................... 84
Bảng 3.9. TNDK tiếng Anh và tiếng Việt 6 và 7 thành tố................................... 85
Bảng 3.10. Tổng hợp từ loại TNDK tiếng Anh và tiếng Việt.............................. 87
Bảng 3.11. Bảng tổng hợp số lượng mô hình câu tạo thuật ngữ Anh-Việt ....... 102
Bảng 4.1. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ chủ thể tìm kiếm thăm dò dầu khí
trong tiếng Anh và tiếng Việt................................................................ 121
Bảng 4.2. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ chủ thể khai thác dầu khí trong tiếng
Anh và tiếng Việt................................................................................... 127
Bảng 4.3. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ chủ thể chế biến dầu khí trong tiếng
Anh và tiếng Việt................................................................................... 131
Bảng 4.4. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ chủ thể kỹ thuật phụ trợ dầu khí trong
tiếng Anh và tiếng Việt.......................................................................... 133
Bảng 4.5. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ chủ thể kinh tế dầu khí trong tiếng
Anh và tiếng Việt................................................................................... 135
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. TNDK tiếng Anh và tiếng Việt xét theo số lượng thành tố............. 69
Biểu đồ 3.2: TNDK tiếng Anh gồm 1 thành tố cấu tạo ....................................... 73
Biểu đồ 3.3: TNDK tiếng Việt gồm 1 thành tố cấu tạo ....................................... 74
Biểu đồ 3.4: TNDK tiếng Anh 2 thành tố............................................................ 78
Biểu đồ 3.5: Thuật ngữ dầu khí tiếng Việt 2 thành tố.......................................... 80
Biểu đồ 3.6: TNDK tiếng Anh và tiếng Việt 3 thành tố ...................................... 81
Biểu đồ 3.7: TNDK tiếng Anh và tiếng Việt 4 thành tố ...................................... 83
Biểu đồ 3.8: TNDK tiếng Anh và tiếng Việt 5 thành tố ...................................... 84
Biểu đồ 3.9. Tổng hợp từ loại TNDK tiếng Anh và tiếng Việt ........................... 87
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trong quá trình hội nhập toàn cầu và phát triển, tiếng Anh đã
trở thành ngôn ngữ quốc tế. Chính vì vậy, yêu cầu sử dụng tiếng Anh hiệu quả
trong học tập, giao tiếp và các ngành khoa học khác là rất quan trọng. Nằm
trong bối cảnh chung đó, tiếng Anh cũng được xem như là điều kiện tiên
quyết cho những người làm trong ngành dầu khí, đặc biệt là giới sinh viên
ngày nay. Các hoạt động của ngành dầu khí không chỉ sử dụng những từ ngữ
thông thường mà còn phải sử dụng một bộ phận từ ngữ chỉ đích danh những
khái niệm, biểu tượng, phạm trù, các sự vật, hiện tượng …, đó chính là hệ
thuật ngữ. Các nhà ngôn ngữ học xác định thuật ngữ là những từ chuyên môn
có nghĩa đặc biệt; những từ cố gắng chỉ có một nghĩa với tính cách biểu hiện
chính xác các khái niệm và tên gọi các sự vật [37]. Thuật ngữ khác từ thông
thường ở chỗ nó có ý nghĩa biểu vật trùng hoàn toàn với sự vật, hiện tượng …
có thực trong thực tế đối tượng của ngành kỹ thuật và ngành khoa học tương
ứng, và có ý nghĩa biểu niệm là khái niệm về các sự vật hiện tượng này đúng
như chúng tồn tại trong tư duy [4].
Trong xu hướng toàn cầu hóa như vậy, nhiệm vụ đặt ra là cần phải hệ
thống hóa và chuẩn hóa các thuật ngữ khoa học được sử dụng trong ngành
Dầu khí làm sao để nó vừa có giá trị khoa học, vừa mang tính thời sự rõ rệt.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, hầu hết các thuật ngữ dùng để biểu đạt các
khái niệm, biểu tượng, phạm trù thường được chuyển dịch hoặc vay mượn
từ tiếng nước ngoài như tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung và bây giờ là
tiếng Anh. Cho nên, còn thiếu những định nghĩa thống nhất cho nội dung
thuật ngữ bằng tiếng Việt, đặc biệt là cấu tạo, ngữ nghĩa và cách định danh
chưa được chuẩn hóa.
Thuật ngữ thường gắn liền với những từ ngữ chuyên môn có tính đặc
thù. Những từ ngữ chuyên môn đó mô tả một thực thể hay một khái niệm một
cách cụ thể, rõ ràng trong khi từ thông thường lại ít chính xác và thường đa
2
nghĩa. Ví dụ như thuật ngữ bus trong tiếng Anh được phiên chuyển sang tiếng
Việt với từ ngữ thông thường có nghĩa là xe buýt (một loại phương tiện giao
thông công cộng). Song với tư cách là một thuật ngữ Dầu khí thì bus lại có
nghĩa là thanh dẫn (những thanh dẫn điện được xếp cùng với nhau để tập hợp
và phân phối dòng điện từ nhiều nguồn). Đó là lý do các thuật ngữ cần phải
được đối chiếu với một ngôn ngữ phổ biến và thông dụng trên thế giới để đi
tới một cách hiểu thống nhất trong ngành. Đồng thời việc xây dựng hệ thuật
ngữ cho ngôn ngữ khoa học của ngành Dầu khí cũng là một trong những việc
cần được quan tâm.
Khảo sát ban đầu cho thấy, nhiều TNDK tiếng Việt chưa biểu đạt được
tính chính xác khái niệm. Không ít những thuật ngữ vay mượn nước ngoài
được sử dụng với nhiều biến thể khác nhau mà chưa được chuẩn hóa, hoặc có
những TNDK tiếng Anh có mà tiếng Việt chưa có … Việc chưa thống nhất và
vay mượn đặt ra một yêu cầu là nên phân tích, đối chiếu sự giống và khác
nhau giữa các thuật ngữ để đảm bảo những thuật ngữ đó biểu đạt được một
cách chính xác những khái niệm, biểu tượng, phạm trù, các sự vật, hiện tượng
tương ứng với ngôn ngữ gốc. Từ đó đặt ra việc nghiên cứu đối chiếu thuật
ngữ, mà trong trường hợp cụ thể này là TNDK. Yêu cầu hoàn thiện và từng
bước phát triển hệ thống thuật ngữ khoa học tiếng Việt sao cho phù hợp với
những chuẩn mực chung của thế giới trong ngành Dầu khí nhằm đáp ứng tình
hình hoạt động cũng như thúc đẩy quá trình hội nhập với thế giới là một tất yếu.
Là giảng viên dạy tiếng Anh tại một Trường đại học, là người góp phần
đào tạo những thế hệ tương lai, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết của việc xây
dựng một chương trình ngoại ngữ chuyên ngành chuẩn mà trọng tâm là ngôn
ngữ, văn phong khoa học với sự trợ giúp đắc lực của hệ thuật ngữ tiếng Anh
chuyên ngành chính xác. Chính vì vậy, việc đi sâu vào nghiên cứu cấu tạo,
ngữ nghĩa các thuật ngữ chuyên ngành dầu khí là thiết thực và có tính thời sự.
Việc chỉ ra được nguồn gốc, phương thức cấu tạo, nội dung ngữ nghĩa và cách
sử dụng thuật ngữ chuyên ngành là góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện
3
hệ thống thuật ngữ chuyên ngành trong ngành dầu khí. Thuật ngữ chuyên
ngành dầu khí là hệ thuật ngữ nằm trong tiếng Việt nói chung và trong hệ
thống ngôn ngữ khoa học ở Việt Nam nói riêng, nhưng hệ thuật ngữ này chưa
được quan tâm tới và thực tế từ trước đến nay chưa có một công trình khoa
học nào nghiên cứu chuyên sâu về thuật ngữ chuyên ngành dầu khí. Ý thức
được tầm quan trọng và sự cần thiết của hệ thuật ngữ chuyên ngành dầu khí
trong toàn bộ hệ thống thuật ngữ khoa học ở Việt Nam, chúng tôi bước đầu
tiến hành nghiên cứu đặc điểm của hệ thuật ngữ này về nguồn gốc, cấu tạo,
ngữ nghĩa và cách sử dụng với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ
bé vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thuật ngữ chuyên ngành dầu khí cho
ngành và làm giàu thêm cho hệ thống thuật ngữ khoa học Việt Nam.
Từ thực tế nêu trên chúng tôi chọn nghiên cứu “Đối chiếu thuật ngữ
Dầu khí Anh-Việt” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nhằm làm sáng tỏ đặc trưng về cấu tạo và ngữ nghĩa của hệ
thống thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó, luận án xác
định những điểm tương đồng và khác biệt giữa hệ thống thuật ngữ dầu khí ở
hai ngôn ngữ, tìm ra được những điểm cần lưu ý khi xây dựng thuật ngữ dầu
khí tiếng Việt. Nghiên cứu của luận án cũng là cơ sở để chúng tôi đề xuất
hướng chuẩn hóa thuật ngữ dầu khí tiếng Việt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trình bày các quan điểm lý thuyết về thuật ngữ, về ngôn ngữ học đối
chiếu để từ đó xác lập cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu;
- Xác định các loại mô hình kết hợp các thành tố để tạo thành TNDK ở
cả hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Việt.
- Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của TNDK trong tiếng Anh với tiếng Việt;
- Đối chiếu đặc điểm định danh của TNDK trong tiếng Anh với tiếng Việt;
4
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất phương hướng, biện
pháp cụ thể để xây dựng và chuẩn hóa TNDK tiếng Việt góp phần nâng cao
hiệu quả giảng dạy và hoạt động của ngành dầu khí tại Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ TNDK trong tiếng Anh và
tiếng Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là đối chiếu đặc điểm cấu tạo, đặc
điểm định danh của hệ TNDK trong tiếng Anh và tiếng Việt và vấn đề chuẩn
hóa TNDK tiếng Việt.
Ngữ liệu nghiên cứu:
Tài liệu nghiên cứu là các thuật ngữ dầu khí rút ra từ các quyển từ điển
chuyên ngành dầu khí được thu thập từ:
 Từ điển Dầu khí Anh – Việt do nhóm tác giả của Viện Dầu khí Việt Nam
biên soạn , được phát hành năm 1996, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
 Từ điển Dầu khí Anh – Nga - Việt do nhóm tác giả của Tổng hội Địa chất
Việt Nam biên soạn , được phát hành năm 2004, Nhà xuất bản Lao động xã hội.
 Các thông tin từ website: Terminology from Wikipedia, the free
encyclopedia
Ngoài ra, các thuật ngữ còn được thu thập từ những cuốn từ điển
TNDK tiếng Anh, giáo trình chuyên ngành, các tài liệu, tạp chí, bài báo
chuyên đề ngành dầu khí bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được sử dụng để miêu tả đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định
danh cũng như các vấn đề liên quan đến TNDK trong tiếng Anh và tiếng Việt.
5
4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng chính và xuyên suốt
trong luận án để so sánh đối chiếu hệ thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành dầu
khí với hệ thuật ngữ tiếng Việt chuyên ngành dầu khí về cấu tạo và định danh;
từ đó tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thuật ngữ, làm cơ
sở đề xuất các định hướng chuẩn hóa thuật ngữ phù hợp. Khi sử dụng phương
pháp này, tiếng Anh được chọn làm ngôn ngữ mẫu, còn tiếng Việt là ngôn
ngữ đối chiếu.
4.3. Phương pháp phân tích thành tố
Phương pháp phân tích thành tố dùng để phân tích đặc điểm cấu tạo của
một thuật ngữ xét theo thành tố trực tiếp nhằm xác định mô hình cấu trúc của
các thuật ngữ này
4.4. Thủ pháp thống kê, phân loại
Thủ pháp thống kê định lượng giúp luận án tính toán tần số xuất hiện
và tần số sử dụng của các thuật ngữ, từ đó có được các số liệu cụ thể làm cơ
sở xác thực cho những kết luận trong quá trình nghiên cứu. Kết quả thống kê
được tổng hợp thành các bảng biểu, các con số thông qua các mô hình hay tỷ
lệ phần trăm. Những kết quả thu được giúp chúng ta hình dung dễ dàng các
đặc trưng cơ bản về cấu trúc hình thức và cấu trúc ngữ nghĩa của thuật ngữ
tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành. Thủ pháp này được sử dụng để hệ thống
số liệu TNDK: thống kê từ loại, thống kê yếu tố từ loại, ... Kết quả số liệu
thống kê được sử dụng làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đối chiếu TNDK.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Có thể nói đây là công trình luận án đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu
đối chiếu một cách hệ thống và toàn diện những đặc điểm cơ bản của hệ
TNDK tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện cấu tạo và định danh.
Dựa vào kết quả nghiện cứu, luận án đã đề xuất các phương hướng, biện
pháp cụ thể, khả thi nhằm xây dựng và chuẩn hóa các TNDK trong tiếng Việt.
6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt lý luận
Luận án sẽ làm rõ những điểm giống và khác nhau về phương thức cấu
tạo TNDK trong hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Luận án cũng chỉ ra
tính có lý do của TNDK cùng với việc các nhà khoa học lựa chọn những đặc
trưng nào của khái niệm, đối tượng để làm cơ sở định danh khi tạo ra TNDK.
Kết quả của luận án sẽ góp phần vào việc làm rõ lý thuyết về thuật ngữ và
lí luận về chuẩn hóa ngôn ngữ nói chung, chuẩn hóa về thuật ngữ nói riêng.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ:
Góp phần phục vụ quá trình giảng dạy và biên soạn các tài liệu cho
chuyên ngành dầu khí;
Góp phần cho việc chỉnh lí để chuẩn hóa hệ thống TNDK hiện có trong
tiếng Việt;
Là cơ sở để đề xuất các biện pháp, phương hướng cấu tạo các TNDK
mà trong tiếng Việt hiện chưa có;
Là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu thuật ngữ học,
các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động trong lĩnh vực dầu khí.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận án có 04 chương, được bố cục như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lí luận.
Chương 3: Đối chiếu phương thức và đặc điểm cấu tạo của TNDK
trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Chương 4: Đối chiếu phương thức tạo lập và đặc điểm định danh của
TNDK trong tiếng Anh và tiếng Việt.
7
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở
Việt Nam
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới
Tuy không phải là một lĩnh vực hoàn toàn mới trong ngành nghiên cứu,
nhưng phải đến nửa sau thế kỉ XX, thuật ngữ mới thực sự được khẳng định
như một ngành khoa học. Việc nghiên cứu thuật ngữ xuất phát thông qua quá
trình quan sát, hình thành lí thuyết nhằm đáp ứng sự ra đời của một bộ phận
từ ngữ đặc biệt trong ngôn ngữ chuyên môn. Bên cạnh đó trong quá trình giao
tiếp, dựa trên thực tế, nhóm từ ngữ đặc biệt này được coi như những từ ngữ có
ứng dụng độc lập. Trên thực tế, thuật ngữ ra đời và được sử dụng trước khi
người ta tìm cách định nghĩa chúng. Bên cạnh cái chung, mỗi ngành khoa học
đều tạo dựng cho mình các cơ sở xây dựng nên những hệ thống thuật ngữ
chuyên ngành khác nhau, vì thế chúng có những đặc thù riêng. Để hình dung
một cách rõ hơn về nội dung của khái niệm “thuật ngữ khoa học”, trước hết
chúng ta hãy đến với quan niệm của các nhà khoa học Âu - Mĩ, nơi có nền
khoa học - kĩ thuật - công nghệ phát triển sớm, nhanh và mạnh nhất trên toàn
thế giới.
Bàn về thuật ngữ, chúng ta không thể không nhắc tới các nhà thuật
ngữ học nổi tiếng Eugen WUSTER – một nhà ngôn ngữ người Áo, ông được
xem như cha đẻ của ngành thuật ngữ, những nghiên cứu của ông là cơ sở cho
sự phát triển thuật ngữ hiện đại sau này. Trong luận án tiến sĩ của mình, năm
1930, ông đã trình bày luận cứ cho hệ thống hóa phương pháp làm việc theo
thuật ngữ, thành lập một số nguyên tắc làm việc với các điều khoản và vạch ra
những điểm chính của phương pháp tạo ra hệ thuật ngữ.
Theo WUSTER (trích trong Cabré, 1995: 5), bốn học giả có thể được
xác định là những người cha trí tuệ về lý thuyết thuật ngữ trên quy mô quốc
8
tế: Alfred Schlomann – học giả người Đức - người đầu tiên xem xét tính chất
hệ thống các điều khoản đặc biệt của thuật ngữ; tiếp theo là nhà ngôn ngữ học
người Thụy Sĩ – Ferrdinand de Saussure, người luôn quan tâm tới hệ thống tự
nhiên của ngôn ngữ, rồi đến E. Dresen, một người Nga, người tiên phong
trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của tiêu chuẩn hóa; và JE Holmstrom,
học giả người Anh từ UNESCO. Ngoài ra, còn có một số học giả khác như:
R.W. Brown (Mĩ), J.C. Boulanger (Anh), W.E. Flood (Mĩ), J.C. Segen (Mĩ).
Mục đích hoạt động của họ luôn hướng vào thực tiễn và có nhiều đóng góp
quan trọng không chỉ trong việc soạn thảo các văn bản chỉ dẫn biên soạn các
cuốn từ điển thuật ngữ mà còn kết hợp để đưa ra các văn bản xây dựng, chỉnh
lý hệ thống thuật ngữ sau này trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tên tuổi của các nhà thuật ngữ học Âu – Mĩ, các nhà
thuật ngữ học nổi tiếng của Xô viết như: A.S. gerd, B.N.Golovin, S.V.Grinev,
A.D.Hajutin, T.L.Kandenlaki, R.Ju.Kobrin, Z.I.Komarova, O.N.Trbachev,
N.V.Vasilieva, M.N.Volodina, D.S. Lotte, N.P. Kuz'kin, A.I. Moiseev, A.A.
Reformatskij, V.P. Đanilenko, V.M. Leichik… cũng dành rất nhiều công sức
để đi sâu vào phân tích bản chất, chức năng, khái niệm của thuật ngữ để từ đó
họ xây dựng nên những định nghĩa về thuật ngữ khoa học. Một trong số đó
phải kể đến nghiên cứu của tác giả G.O. Vinokur [93] về một số hiện tượng
cấu tạo từ trong hệ thuật ngữ kĩ thuật Nga (1939), nghiên cứu của ông đã trở
thành nghiên cứu kinh điển thời kỳ đó và làm nền tảng cho nhiều nghiên cứu
về sau.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thuật ngữ khoa học tiếng Việt xuất hiện khá muộn so với
các nước phương Tây và phải đến đầu thế kỷ XX, vấn đề nghiên cứu và xây
dựng thuật ngữ mới được chú ý. Từ những năm 1919, Dương Quảng Hàm,
người tiên phong trong lĩnh vực thuật ngữ ở Việt Nam đã có bài “Bàn về tiếng
An – Nam’trên tạp chí Nam Phong (1919) đề cập đến việc biên soạn từ điển
và đặt tên danh từ khoa học. Tiếp đó là một số bài như “Về sự dịch tiếng hóa
9
học” của Nguyễn Ứng hay “Danh từ hóa học” của Nguyễn Triệu Luật cũng
đều đề cập đến việc xây dựng thuật ngữ nhưng chủ yếu là dựa trên cơ chế vay
mượn từ tiếng Pháp hoặc tiếng Hán.
Thời kỳ sau này, khi nhà nước có chủ trương “tranh đấu vì tiếng nói,
chữ viết” của dân tộc mình thì bắt đầu xuất hiện những thuật ngữ khoa học
bằng tiếng Việt. Đầu tiên phải kể đến tác phẩm “Danh từ khoa học” của
Hoàng Xuân Hãn (1948), một nhà Toán học - Sử học - Ngữ văn, và cũng là
người đặt nền móng cho những nghiên cứu lý thuyết thuật ngữ ở Việt Nam.
Đóng góp của công trình không chỉ tập hợp, mô tả các thuật ngữ mới mà còn
đưa ra phương pháp, cách thức sáng tạo thuật ngữ tiếng Việt hiện đại. Sau
Hoàng Xuân Hãn, những công trình tiếp nối nghiên cứu về thuật ngữ và ngôn
ngữ khoa học có thể kể đến là: “Về vấn đề xây dựng thuật ngữ của các ngành
khoa học và kỹ thuật” của Võ Xuân Trang (1973), “Mấy vấn đề thay thế thuật
ngữ vay mượn tiếng nước ngoài bằng thuật ngữ thuần Việt” của Võ Xuân
Trang (1977), “Về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học” của Lưu Vân Lăng
(1977), “Từ thường và từ chuyên môn” của Nguyễn Đức Dân (1977), hay
“Nghiên cứu ngôn ngữ khoa học - kỹ thuật tiếng Việt (về ngữ pháp)” của
Hoàng Trọng Phiến (1985). Nhìn chung, các nhà nghiên cứu về thuật ngữ ở
Việt Nam thời kỳ này chủ yếu tập trung để đưa ra các định nghĩa thuật ngữ, vị
trí, đặc điểm, con đường hình thành của thuật ngữ, và vấn đề chuẩn hóa thuật
ngữ tiếng Việt… Cho dù mỗi tác giả có cái nhìn, đánh giá khác nhau về thuật
ngữ, nhưng họ vẫn chịu ảnh hưởng của những trường phái thuật ngữ lớn trên
thế giới: trường phái Praha, hoặc là trường phái Áo, và đặc biệt là trường phái
Xô Viết.
Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, bên cạnh việc xây dựng một thứ tiếng
nói riêng hoàn thiện và luôn phát triển của dân tộc, các nhà khoa học Việt
Nam, trước khi muốn hội nhập vào thế giới khoa học bằng vốn ngoại ngữ
riêng của mình, phải nghĩ ngay đến việc chuẩn hóa, xây dựng sáng tạo hệ
thuật ngữ khoa học của ngành mình. Vì vậy, các thuật ngữ chuyên ngành đã
10
ra đời ồ ạt. Trong dòng chảy lịch sử, kể từ khi cuốn từ điển đầu tiên liên quan
đến tiếng Việt được xuất bản năm 1651 cho đến năm 2005, theo thống kê của
Vũ Quang Hào thì số lượng từ điển về tiếng Việt, liên quan đến tiếng Việt,
được dịch ra tiếng Việt, được biên soạn bằng tiếng Việt có khoảng 1000 cuốn.
Trong số đó, từ điển về thuật ngữ có số lượng lớn nhất bao gồm các loại từ
điển giải thích thuật ngữ (từ điển chuyên ngành), từ điển đối chiếu thuật ngữ,
từ điển vừa giải thích vừa đối chiếu thuật ngữ, các từ điển bách khoa chuyên
ngành, với tổng số là 330 cuốn.
Bên cạnh những thành tựu đáng kể, công tác nghiên cứu và xây dựng
thuật ngữ ở nước ta vẫn còn những điểm cần hoàn thiện và thống nhất thêm.
Tạp chí ngôn ngữ là một tạp chí uy tín và là diễn đàn để các nhà khoa học
chia sẻ những lý luận, quan điểm khác nhau về vấn đề này. Các ý kiến tập
trung chủ yếu vào những vấn đề sau:
a) Những yêu cầu của thuật ngữ;
b) Về phương thức đặt thuật ngữ;
c) Vấn đề vay mượn thuật ngữ nước ngoài;
d) Có nên chấp nhận một số yếu tố mới hay không để cho thuật ngữ phiên
dịch gần với diện mạo quốc tế mà không quá xa lạ với tiếng Việt.
Như vậy, có thể thấy, các vấn đề thuật ngữ học được nghiên cứu ở Việt
Nam chủ yếu là từ những đòi hỏi của thực tiễn: xây dựng các hệ thuật ngữ
khoa học kỹ thuật. Cùng với những công trình lý luận thuật ngữ của Nguyễn
Đức Tồn và Hà Quang Năng bàn về vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ
tiếng Việt, còn những luận án Tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề xây dựng và
chuẩn hóa thuật ngữ trong một số lĩnh vực chuyên ngành cụ thể như: Luận án
tiến sĩ “ Hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt-Đặc điểm và cấu tạo thuật ngữ” của
Vũ Quang Hào, bảo vệ năm 1991; luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Bích Hà
“So sánh cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Nhật và tiếng Việt
hiện đại” bảo vệ năm 2000; luận án “Khảo sát hệ thuật ngữ tin học viễn thông
11
tiếng Việt” của Nguyễn Thị Kim Thanh, bảo vệ năm 2005, luận án tiến sĩ “ So
sánh đặc điểm cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ tài chính-kế
toán-ngân hàng tiếng Anh và tiếng Việt” của Nguyễn Thị Tuyết, bảo vệ năm
2011; Luận án “ Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa thuật ngữ sở hữu trí tuệ tiếng
Việt” của Mai Thị Loan, bảo vệ năm 2012 hay “ Thuật ngữ khoa học kỹ thuật
xây dựng trong tiếng Việt”-Luận án tiến sĩ của Vũ Thị Thu Huyền bảo vệ
năm 2012, và gần đây là luận án tiến sĩ của Lê Thanh Hà“Đối chiếu thuật ngữ
du lịch Việt – Anh” bảo vệ năm 2014, luận án tiến sĩ của Quách Thị
Gấm“Nghiên cứu thuật ngữ báo chí tiếng Việt”, bảo vệ năm 2015; Luận án
của Nguyễn Thanh Dung về “Đối chiếu thuật ngữ âm nhạc Việt –Anh” năm
2017 và, luận án “Đối chiếu thuật ngữ phụ sản trong tiếng Anh và tiếng Việt”
của Phí Thị Hà năm 2017, …
Nói tóm lại, ở Việt Nam, các vấn đề về nghiên cứu thuật ngữ chủ yếu bàn
đến: các tiêu chuẩn của thuật ngữ, phương thức đặt thuật ngữ, vấn đề vay mượn
thuật ngữ, vấn đề phiên âm các thuật ngữ nước ngoài, vấn đề thống nhất thuật
ngữ, một số các nghiên cứu gần đây tập trung về đối chiếu thuật ngữ.
1.2. Tình hình nghiên cứu của thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh và
tiếng Việt
1.2.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh
Nghiên cứu từ vựng thuật ngữ là một trong những hướng triển vọng của
ngôn ngữ học đương đại và thuật ngữ học. Các loại ngôn ngữ chuyên ngành là
phần cấu thành từ điển ngôn ngữ phát triển năng động nhất, thực hiện vai trò
cực kỳ to lớn trong xã hội hiện đại. Đây được xem là đặc điểm “thông tin”,
ngày càng dựa vào các nghiên cứu khoa học và các kiến thức nhận được, được
chuyên môn hóa trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, sản xuất và các dạng hoạt
động khác. Mỗi một lĩnh vực kiến thức hoặc hoạt động chuyên ngành tạo ra
công cụ ngôn ngữ của mình, nhằm phục vụ các mục tiêu nêu ra các quan điểm
và khái niệm, xác định nghĩa của chúng và truyền đạt trong quá trình giao tiếp.
12
Các ngôn ngữ hiện đại cho các mục đích chuyên ngành đóng vai trò
như là phương tiện giao tiếp, hoạt động tích cực và phát triển không ngừng.
Theo ý kiến của K.JA. Averbukh, có thể chia ra năm khuynh hướng phát triển
ngôn ngữ cho mục đích chuyên ngành: hội nhập, khu biệt, quốc tế hóa, nhất
thể hóa và tiết kiệm hóa (luật tiết kiệm) [89, tr.6].
Bởi vì các ngôn ngữ cho các mục đích chuyên ngành tác động qua lại
thường xuyên với ngôn ngữ toàn dân, nên ranh giới giữa từ vựng chuyên
ngành và không chuyên ngành là rất linh động. Một mặt, các từ chuyên ngành
có thể chuyển thành ngôn ngữ toàn dân, đồng thời chịu mất đi một số đặc tính
của mình, mặt khác các đơn vị từ vựng của ngôn ngữ toàn dân có thể được thuật
ngữ hóa.
Khác biệt căn bản của các ngôn ngữ chuyên ngành với ngôn ngữ toàn
dân là sự hiện diện trong ngôn ngữ chuyên ngành các tiểu hệ thống từ vựng
đặc biệt, trước hết là thuật ngữ, và một phần hệ thống cú pháp bị giảm đi hoặc
biến dạng. Các ngôn ngữ chuyên ngành nhìn chung không có các cấu trúc ngữ
pháp đặc biệt gặp ở ngoài phạm vi của chúng; đặc điểm của các ngôn ngữ
chuyên ngành là sự phân bố thống kê các cấu trúc ngữ pháp khác với ngôn
ngữ toàn dân.
Ngôn ngữ cho các mục đích chuyên ngành phát triển trên cơ sở các ngôn
ngữ tự nhiên, xây dựng trên chúng, có một số đặc tính đặc thù mới trong từ
vựng, cấu tạo từ, cú pháp, phong cách học, cho phép chúng phục vụ các nhu
cầu giao tiếp ngôn ngữ xã hội học trong các lĩnh vực xã hội” [104, tr.122].
Từ vựng thuật ngữ như là một phần cấu thành từ điển có hàng loạt các
đặc tính. “Từ vựng thuật ngữ khoa học cần không chỉ đơn giản là tổng thể các
từ, mà là hệ thống các từ hoặc cụm từ được tổ chức lại với nhau theo một
phương thức nhất định” [107, tr.67]. Khi so sánh các thuật ngữ chuyên ngành
cụ thể phát hiện ra các nét tiêu biểu của chúng bắt nguồn từ sự khác biệt theo
thời gian xuất hiện, nguồn gốc hình thành và số lượng các hình vị cấu tạo từ.
13
Ngoài ra cần phải bổ sung thêm các đặc điểm cấu trúc, nguồn gốc, ngữ nghĩa,
chức năng và các đặc điểm khác của các thuật ngữ thành phần [106, tr. 143].
Xuất phát từ quan điểm như vậy, TNDK tiếng Anh cũng có các đặc
điểm và giai đoạn phát triển chính của mình.
Dầu và các sản phẩm dầu – hiện tượng mà việc đảm bảo cuộc sống của
con người hiện đại phụ thuộc nhiều vào nó. Dầu chiếm vị trí chủ đạo trong
nền kinh tế nhiên liệu-năng lượng thế giới. Thậm chí không phụ thuộc vào
các ưu thế về lợi ích của dầu khí được phân bố rải rác hiện nay, TNDK vẫn
được chú trọng từ quan điểm ngôn ngữ học.
TNDK tiếng Anh xây dựng trên mô hình không đồng nhất, là kết quả
của sự tác động qua lại giữa một số lĩnh vực kiến thức của con người. Trong
đó bao gồm các thuật ngữ địa chất, địa vật lý, địa hóa học, và cả các thuật ngữ
liên quan tới khoan, xả nước, gia cố và đổ xi măng các giếng dầu khí, nghiên
cứu các mỏ dầu khí, thủy lực ngầm, khai thác dầu khí, các phương pháp chế
biến, khu vực giếng khoan, các thuật ngữ thiết bị khoan và khai thác, thuật
ngữ đường ống, thuật ngữ khoan biển, thuật ngữ kinh tế.
Sự xuất hiện của các thuật ngữ đầu tiên diễn ra vào giữa thế kỷ XIX, và
mỗi giai đoạn tiếp theo đều có các đặc tính là nguồn gốc gia tăng hệ TNDK
của mình để phản ánh sự phát triển của chính chuyên ngành. Đó là nguồn dự
trữ của tiếng Anh và vay mượn của các tiếng khác (tất nhiên ở mức độ không
đồng đều). Trong số các phương thức cấu tạo từ có cả các phương thức ngữ pháp
và cả ngữ nghĩa. Hệ thuật ngữ này có nhiều điểm độc đáo: ở đây có cả sự bảo
thủ được thể hiện qua việc không muốn loại bỏ đi các thuật ngữ cũ đã trải qua
công nghệ và kỹ thuật mà chúng biểu thị, và cả việc tích cực tạo ra từ mới.
Thông qua những khảo sát bước đầu về TNDK trong tiếng Anh, chúng
tôi nhận thấy với tầm quan trọng hàng đầu trong ngành công nghiệp đối với
một số quốc gia trên thế giới hiện nay, TNDK đã thu hút được sự chú ý của
đông đảo giới học thuật cả trong và ngoài ngành. TNDK xuất hiện nhiều trên
14
các tạp chí chuyên ngành, trong các bài viết của các trang mạng chuyên về
ngành công nghiệp dầu khí, và được chú trọng nghiên cứu, giảng dạy trong
các chương trình học tập tại cơ sở đào tạo về chuyên ngành dầu khí. Khi khảo
sát các trang mạng của sinh viên đang theo học ngành dầu khí cũng như của
những người hoạt động ở lĩnh vực dầu khí, chúng tôi thường xuyên bắt gặp
những băn khoăn về nghĩa của thuật ngữ này hay thuật ngữ kia là như thế nào.
Điều đó chứng tỏ rằng TNDK hiện nay là vấn đề có tính thời sự cao.
Đã có một số công trình nghiên cứu về một số bình diện của thuật ngữ
dầu khí, tiếng Anh dưới góc độ lí thuyết, trong đó phải kể đến bài viết về
Kiến trúc hệ thống thuật ngữ công nghiệp dầu khí tiếng Anh của tác giả
Dmitrievna T.S. đăng trên tạp chí Khoa học Ngữ văn. Những vấn đề lý thuyết
và thực hành, số 10 (40) 2014, phần 3-199. [96]. Bài báo xem xét rất cụ thể
những vấn đề thực hành của thuật ngữ khoa học - kỹ thuật trong tiếng Anh.
Dựa trên tài liệu của các nguồn từ vựng học nêu ra các bộ phận chủ yếu của
kiến trúc thuật ngữ công nghiệp dầu khí tiếng Anh và thiết lập các mối quan
hệ tương hỗ của chúng; tiến hành phân cấp thuật ngữ dầu khí tiếng Anh, và
mô tả những đặc điểm tiêu biểu của các phân cấp được nêu ra trong quá trình
phân tích hệ thuật ngữ dầu khí.
Liên quan đến TNDK tiếng Anh, tác gả Samigullina L.Z. đã đề cập các
bình diện chuẩn mực của TNDK trong bối cảnh của quá trình toàn cầu hóa
nền kinh tế thế giới hiện nay và sự phát triển như vũ bão các quá trình công
nghệ lĩnh vực dầu khí và sự tiếp tục tăng số lượng các đơn vị thuật ngữ có
tính tới mức độ chuẩn mực của chúng trong bài viết Các bình diện chuẩn mực
của thuật ngữ dầu khí tiếng Anh đăng trên tạp chí khoa học điện tử “Dầu khí”
số 5 , 2012 [109].
Với cách đặt vấn đề: yêu cầu cơ bản đối với thuật ngữ thường được
nhắc tới là không có đồng nghĩa trong phạm vi một hệ thống thuật ngữ nhất
định, coi đồng nghĩa như là một hiện tượng không mong muốn, xa lạ với từ
15
vựng thuật ngữ, nhưng hiện nay, các nhà khoa học đã công nhận rằng thuật
ngữ có thuộc tính của những hiện tượng ngôn ngữ học mà bất kỳ từ thường
dùng nào có, vì vậy, có cả hiện tượng đồng nghĩa. Bài báo là công trình
nghiên cứu của tác giả I.B.Tikhonova: Đồng nghĩa trong thuật ngữ chế biến
dầu tiếng Anh đăng trên tạp chí của Trường Đại học Bashkir. Cộng hòa liên
bang Nga, 2009. Tập 14, số 3 – 583 [115].
Việc nghiên cứu đồng nghĩa trong thuật ngữ chế biến dầu tiếng Anh đã
phần nào làm sáng tỏ khái niệm đồng nghĩa trong từ vựng thuật ngữ, mô tả
các phương pháp tiếp cận của các học giả đối với vấn đề đồng nghĩa thuật
ngữ, tiến hành phân loại từ đồng nghĩa, nêu rõ các nguyên nhân xuất hiện từ
đồng nghĩa trong thuật ngữ chế biến dầu tiếng Anh.
Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học của Tikhonova Irina Borisovna (2010,
Ufa, Liên bang Nga): Mô hình hóa tri nhận hệ thống thuật ngữ nghề nghiệp
(trên ngữ liệu thuật ngữ chế biến dầu tiếng Anh) [116]. Luận án đã tiến hành
nghiên cứu và xem xét hệ thống thuật ngữ nghề nghiệp chế biến dầu như là
kết quả của nhận thức khoa học. Việc áp dụng công cụ tri nhận cho phép xem
xét thuật ngữ như là các ý niệm (concept) cùng một cấp độ, tạo thành bức
tranh thế giới nghề nghiệp của lĩnh vực kiến thức nghiên cứu. Trong luận án
sử dụng phương pháp xây dựng các sơ đồ khung (frame) để nêu rõ tổ chức
cấu trúc và các liên hệ hệ thống giữa các đơn vị của hệ thuật ngữ.
Ngoài ra, luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học của Smagulova Aigerim Soviet
khanovna (Cộng hòa Kazakhstan, Almaty, 2010): Đặc thù trường thuật ngữ
trong lĩnh vực dầu và khí (trên ngữ liệu tiếng Anh và tiếng Kazakh) [110].
Luận án đã triển khai bốn nội dung: i) xem xét lịch sử ra đời, hình thành và
phát triển trường thuật ngữ “dầu và khí” trong tiếng Anh và tiếng Kazakh; ii)
nêu ra vốn (corpus) thuật ngữ trong các ngôn ngữ đang xem xét trên cơ sở
nghiên cứu các từ điển bách khoa toàn thư và các từ điển tường giải tiếng Anh
và tiếng Kazakh nhằm mục đích nghiên cứu các bình diện lý thuyết và
16
phương pháp luận, các đặc điểm cấu trúc và chức năng của chúng; iii) tiến
hành mô tả các đặc điểm cấu trúc, định danh – phái sinh và chức năng của
thuật ngữ trong trường thuật ngữ “dầu và khí” tiếng Anh và Kazakh; iv)
nghiên cứu các phương thức cấu tạo thuật ngữ lĩnh vực dầu khí trong hai ngôn
ngữ đang xem xét. Giá trị lý thuyết của luận án là ghi nhận và tái hiện các
định đề khoa học đang nghiên cứu, nêu ra các đặc điểm ngữ nghĩa – khái
niệm, cấu trúc - chức năng là kết quả ảnh hưởng của các yếu tố phi ngôn ngữ
và ngôn ngữ, khẳng định xu hướng hội nhập quốc tế của hệ thống thuật ngữ
và hình thành do mở rộng vốn thuật ngữ chung trên ngữ liệu các phạm vi
thuật ngữ đang xem xét, giải quyết vấn đề thuật ngữ hóa tiếng Anh và tiếng
Kazakh trong phạm vi khai thác và chế biến dầu, chế biến khí thiên nhiên và
đồng hành, thăm dò và khoan các mỏ dầu và khí.
Bên cạnh một số công trình nghiên cứu về lí thuyết nói trên, còn có
hàng loạt các cuốn từ điển chuyên ngành dầu khí tiếng Anh, song ngữ hoặc đa
ngữ phục vụ cho nhu cầu tra cứu học tập, nghiên cứu hàng ngày. Trước đây
những từ điển này xuất hiện dưới dạng duy nhất là các xuất bản phẩm in ấn.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, với sự phát triển của khoa học công nghệ,
nhiều cuốn từ điển này đã được số hóa và trở thành trực tuyến hoặc các phần
mềm được cài đặt theo điện thoại hoặc máy tính, nâng cao tiện ích cho người
dùng.
Trước hết chúng tôi muốn đề cập đến những sản phẩm từ điển giải
thích - những từ điển đơn ngữ Anh – Anh về các lĩnh vực dầu khí. Thống kê
cho đến tháng 4 năm 2018 của chúng tôi thu được kết quả là hiện có 26 cuốn
từ điển (bản in) đơn ngữ Anh –Anh về lĩnh vực dầu khí [Ngữ liệu khảo sát,
tr. 165].
Trong số 26 cuốn từ điển thuật ngữ dầu khí nói trên có 06 cuốn về kỹ
thuật khoan, khai thác và thăm dò dầu khí, 02 cuốn về lịch sử, nguồn gốc của
ngành công nghiệp dầu khí, 02 cuốn về công nghiệp chế biến dầu và khí, 01
17
cuốn về sản phẩm dầu và khí, 01 cuốn về khoa học và công nghệ dầu khí, 13
cuốn từ điển giải thích thuật ngữ dầu khí, 01 cuốn từ điển dùng trong hoạt
động marketing dầu khí, 02 cuốn tổng hợp thuật ngữ dầu khí. Như vậy, có
thể thấy rằng số lượng từ điển giải thích Anh – Anh về thuật ngữ dầu khí là
rất đa dạng, phong phú.
Có thể thấy rằng các nghiên cứu về TNDK trong tiếng Anh đã phủ khắp
các lĩnh vực chủ yếu của phạm trù này. Thực tế đó phản ánh sự quan tâm sâu
sắc của các nước nói tiếng Anh với lĩnh vực dầu khí. Điều này cho thấy trình độ
phát triển cao của các ngành khoa học về dầu khí cũng như sự phát triển cao của
ngành ngôn ngữ học ở khối các nước có tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất. Thành
tựu đó cũng có thể được giải thích bởi một số yếu tố mang tính lôgic khi tiếng
Anh là ngôn ngữ của những quốc gia có nền khoa học tự nhiên, khoa học xã hội
cực kỳ phát triển, là ngôn ngữ của những nền kinh tế hàng đầu thế giới như
Anh, Mỹ, Australia,... Ngoài ra nó cũng có thể được giải thích bằng một nguyên
nhân nữa là mang yếu tố địa – chính trị: phải chăng bởi vì vùng hoạt động của
tiếng Anh là quá lớn, dân cư không thuần nhất nảy sinh tình trạng ngôn ngữ này
có nhiều biến thể dẫn đến có nhiều vấn đề cần được thống nhất, tránh sự hiểu
lầm – chúng tôi cho rằng đó cũng là một lý do cần được nêu lên để giải thích
cho vấn đề số lượng các công trình nghiên cứu về thuật ngữ dầu khí rất lớn
trong tiếng Anh.
Ngoài các từ điển là các sản phẩm dưới hình thức bản in đã đề cập,
chúng tôi cũng thống kê được khá nhiều các sản phẩm từ điển on-line, các
phần mềm từ điển, các chuyên trang về dầu khí có từ điển thuật ngữ dầu khí
Anh – Anh. Trong số đó có thể kể đến: alphaDictionary, Oil dictionary
(Lexicool), Oilfield Dictionary, A dictionary for the Oil and Gas Industry ...
Bức tranh sinh động về các loại từ điển lĩnh vực này trong tiếng Anh
cho thấy sự phát triển của khoa học dầu khí ở các nước nói tiếng Anh cũng
như sự quan tâm của các quốc gia này đối với ngành công nghiệp dầu khí.
18
Bên cạnh các cuốn từ điển giải thích đơn ngữ Anh – Anh, còn có một
lượng khổng lồ các loại từ điển song ngữ đủ các lĩnh vực của ngành dầu khí
giữa tiếng Anh và một ngôn ngữ khác như từ điển dầu khí Anh - Nga, Anh -
Pháp ,... Bởi tiếng Anh là phương tiện giao tiếp quốc tế và là ngôn ngữ của
những quốc gia có nền khoa học công nghệ nói chung, khoa học công nghệ dầu
khí nói riêng hết sức phát triển.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ dầu khí trong tiếng Việt
Qua khảo sát của chúng tôi, trong tiếng Việt, tính đến thời điểm hiện tại,
chưa có công trình nào nghiên cứu về thuật ngữ dầu khí từ góc độ lý thuyết.
Những thành tựu chủ yếu ở Việt Nam về lĩnh vực dầu khí mới chỉ là các sản
phẩm từ điển.
Dưới đây là 03 cuốn từ điển dầu khí của Việt Nam .
1. Từ điển dầu khí Anh- Nga-Việt của Tổng hội địa chất Việt Nam.
Nxb. Lao động Xã hội, 2004.
2. Từ điển dầu khí Anh-Việt của Viện Dầu khí. Nxb. Khoa học Kỹ
thuật, 1996.
3. Từ điển Dầu khí Anh –Việt. Nxb Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội, 2008.
Cùng với một số phần mềm từ điển địa chất, GIS, Dầu khí, Trắc địa,
môi trường: EST GeoDict hoặc từ điển trực tuyến chuyên ngành dầu khí như
https://goo.gl/asOiqe
Mặc dù đã có một số từ điển thuật ngữ chuyên ngành dầu khí như trên,
nhưng những cuốn từ điển này chỉ đối chiếu các thuật ngữ tương ứng trong tiếng
Anh, tiếng Nga với tiếng Việt; chưa có một cuốn từ điển thuật ngữ giải thích nào
cho ngành dầu khí được biên soạn với bảng từ xuất phát từ tiếng Việt.
So với số lượng các công trình nghiên cứu dầu khí và các lĩnh vực liên
quan đến ngành dầu khí giữa Việt Nam và các nước nói tiếng Anh thì có sự
chênh lệch rõ ràng. Tại sao lại có khoảng cách lớn như vậy ở ngay một đất
nước mà tiềm năng về dầu khí là rất mạnh? Thật khó để đưa ra lý do chính
xác nhưng nguyên nhân có thể là do sự quan tâm của chúng ta đến lĩnh vực
19
thuật ngữ còn nhiều bất cập. Thực tế cho thấy sự tác động của các quy định
mang tính pháp luật đối với sự phát triển của thuật ngữ nói chung, TNDK nói
riêng là không đáng kể. Ví dụ điển hình cho tình trạng này là quy định về việc
phiên chuyển một từ nước ngoài vào tiếng Việt thực hiện như thế nào cho đến giờ
trong thực tế vẫn là vấn đề chưa được giải quyết dù chúng ta đã có một số quy
định (Quyết định số 240/QĐ của Bộ Giáo dục ngày 5-3-1984 “Quy định về chính
tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt”). Những gì thuật ngữ dầu khí đã có được là
sự phát triển có tính chất tự phát và chủ yếu do nhu cầu của những người làm
trong ngành dầu khí. Với một đất nước đang phát triển có quá nhiều công việc cấp
thiết cần làm, sự quan tâm đầu tư cho một ngành khoa học như thuật ngữ ở Việt
Nam còn nhiều hạn chế. Từ đó có thể cho thấy tại sao số lượng công trình nghiên
cứu về thuật ngữ dầu khí ở Việt Nam lại rất thiếu vắng khi so sánh với các nước
nói tiếng Anh. Đặc biệt chưa có công trình nào mang tính chất lý thuyết, những
nghiên cứu theo hướng xây dựng mô hình chuẩn hóa thuật ngữ dầu khí. Đây là
khoảng trống rất lớn cần được khắc phục để hệ thuật ngữ chuyên ngành dầu khí
phát triển, góp phần phục vụ tốt hơn cho ngành công nghiệp dầu khí.
Trong tình hình như vậy, có thể nói, luận án của chúng tôi là công trình
lý luận đầu tiên ở Việt Nam khảo cứu một cách tương đối toàn diện TNDK từ
góc độ đối chiếu chuyển dịch giữa hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
1.3. Tiểu kết
Trên cơ sở phân tích quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng, luận án đã trình bày khái quát tình hình và phát
triển của thuật ngữ dầu khí, quan điểm về thuật ngữ của các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước. Qua khảo sát tình hình nghiên cứu của thuật ngữ trong lĩnh
vực dầu khí chúng tôi thấy, việc nghiên cứu mới chỉ tập trung vào việc biên soạn
từ điển, biên soạn tổng hợp từ điển theo từng chuyên môn, chưa có công trình
nào thực hiện nghiên cứu một cách quy mô, có hệ thống về đặc điểm của thuật
ngữ thuộc chuyên ngành dầu khí, đặc biệt là trong khía cạnh ngôn ngữ học so
sánh đối chiếu.
20
Chương 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1. Cơ sở lí luận về thuật ngữ và thuật ngữ dầu khí
2.1.1. Khái niệm về thuật ngữ và thuật ngữ dầu khí
2.1.1.1. Khái niệm thuật ngữ
Trong mọi hoạt động của con người, trong đó có các hoạt động trong
lĩnh vực dầu khí, đều cần phải sử dụng những từ ngữ để có thể biểu đạt các
khái niệm, ngành nghề thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Trong số
các từ ngữ như vậy, có một số lượng từ được gọi là thuật ngữ. Vậy thế nào là
“thuật ngữ”?
Mặc dù một số lượng lớn các công trình nền tảng, cả trong và ngoài
nước, đã dành cho nghiên cứu các đặc điểm căn bản của thuật ngữ, tuy nhiên
cho đến nay, trong các tài liệu ngôn ngữ học vẫn chưa có một định nghĩa
thống nhất về thuật ngữ. Sở dĩ có nhiều cách định nghĩa khác nhau là do cách
nhìn của mỗi tác giả khác nhau, chẳng hạn Erhart Oeser và Gerhart Budin cho
rằng thuật ngữ xác định khái niệm, nhưng cũng có tác giả cho rằng thuật ngữ
không chỉ xác định khái niệm mà còn biểu hiện khái niệm như Vinokur. Và
khi nhắc đến khái niệm thuật ngữ, chúng ta không thể không nhắc đến các nhà
ngôn ngữ học Xô Viết. Nói về bản chất của thuật ngữ, D.S. Lotte cho rằng
thuật ngữ là từ đặc biệt [23], trong khi người đồng nghiệp của ông G.O.
Vinokur lại nhấn mạnh thuật ngữ không phải từ đặc biệt, mà chỉ là từ với
chức năng đặc biệt, và tuyên bố rằng, bất cứ từ nào cũng được cấu tạo để có
vai trò là một thuật ngữ [93, tr. 3-54].
Đại bách khoa toàn thư Xô Viết, 1976 đã đưa ra định nghĩa về thuật
ngữ “là một từ hoặc là một cụm từ chỉ ra một cách chính xác khái niệm và
quan hệ của nó với những khái niệm khác trong giới hạn của phạm vi chuyên
ngành. Thuật ngữ là cái biểu thị vốn đã chuyên biệt hóa, hạn định hóa về sự
vật, hiện tượng, thuộc tính và quan hệ của chúng trong phạm vi chuyên môn
21
đó” [91, tr.473-474]. Đồng quan điểm về khái niệm thuật ngữ, tác giả
V.M.Leichic đưa ra định nghĩa: “Thuật ngữ là đơn vị từ vựng của một thứ
ngôn ngữ nhất định dùng cho những mục đích chuyên môn, nó biểu thị một
khái niệm lý thuyết chung - cụ thể hay trừu tượng của một lĩnh vực tri thức
hay hoạt động chuyên môn nhất định” [105, tr 31-32].
Các công trình trước đây về lĩnh vực thuật ngữ vốn có quan điểm đơn
giản hóa và đơn nghĩa về thuật ngữ như là một từ đặc biệt, không gắn bó với
từ vựng của ngôn ngữ toàn dân, mà nội dung bên trong của nó chỉ thay đổi do
sự phát triển của các hình dung và quan điểm khoa học mới, hoặc do phân
nhóm lại các khái niệm trong khoa học. Khái niệm “thuật ngữ” trong ngôn
ngữ học chủ yếu mới được hình thành vào đầu thế kỷ XX. Năm 2007, công
trình “Thuật ngữ học đại cương - những vấn đề lý thuyết” của ba tác giả là
Speranskaja, Podolskaja và Vasileva được tái bản lần thứ tư; theo các tác giả
này, “thuật ngữ là từ hay cụm từ chuyên môn, được thừa nhận trong hoạt
động chuyên ngành và được sử dụng trong những điều kiện đặc biệt. Thuật
ngữ là sự biểu đạt bằng từ ngữ một khái niệm của một hệ thống các khái
niệm thuộc một lĩnh vực tri thức chuyên ngành nhất định. Thuật ngữ là yếu
tố khái niệm cơ sở của thứ ngôn ngữ dùng cho các mục đích chuyên môn”
[111, tr 14].
Thuật ngữ trong các nghiên cứu đương đại xuất hiện như một từ hoặc
cụm từ chỉ khái niệm lĩnh vực kiến thức hoặc hoạt động chuyên ngành [17].
Tatarinov sau khi tổng kết quá trình phát triển của thuật ngữ học trong giai
đoạn đương đại, định nghĩa thuật ngữ là một ký hiệu ngôn ngữ (từ/cụm từ), có
quan hệ với khái niệm, hiện tượng hoặc sự vật chuyên ngành [113]. Định
nghĩa như vậy chứng tỏ cách tiếp cận chuẩn mực nghiên cứu thuật ngữ, trong
đó thuật ngữ – một đơn vị từ vựng nhất định có cấu trúc ngữ pháp và ngữ
nghĩa đặc biệt làm cho nó khác các từ của ngôn ngữ toàn dân.
22
Theo Danilenko - người đại diện cho cách tiếp cận mô tả quan niệm
thuật ngữ là “đơn vị gọi tên độc lập, riêng biệt và đơn nhất” [94, tr.7-16].
Theo tác giả, thuật ngữ có tính chất của ký hiệu ngôn ngữ đặc biệt và bất kể
ký hiệu này là từ hay cụm từ, đều là một ký hiệu tương đương với một khái
niệm. Cách tiếp cận mô tả giải thích thuật ngữ như là từ có chức năng đặc biệt
và coi trọng sự hoạt động của các đơn vị thuật ngữ.
D.S. Lotte nhận thấy trong thuật ngữ có sự thống nhất của ký hiệu âm
thanh với khái niệm tương quan với nó trong hệ thống các khái niệm của lĩnh
vực khoa học và kỹ thuật này [23]. Khi cho rằng các đặc tính và tín hiệu cơ
bản của thuật ngữ cần được phản ánh trong định nghĩa, thì định nghĩa cần
phải có dung lượng lớn và cô đọng, theo quan điểm như vậy, Akhmanova đưa
ra một trong những định nghĩa thuật ngữ đạt nhất khi bà cho rằng thuật ngữ –
từ hoặc cụm từ đặc biệt của lĩnh vực sử dụng chuyên ngành nhằm thể hiện
đúng các khái niệm chuyên ngành và dựa trên định nghĩa [90].
Xét thuật ngữ trong mối quan hệ gắn liền với khái niệm, các nhà ngôn
ngữ học Âu Mỹ như Schlomann và Segen cho rằng thuật ngữ “là một tập hợp
các khái niệm, trong mỗi lĩnh vực chuyên ngành đều có các mô hình cấu trúc
đại diện cho tập hợp các khái niệm. Kiến thức khoa học được sắp xếp thành
các cấu trúc khái niệm, các phương tiện biểu đạt ngôn ngữ và kí hiệu tương
ứng được sử dụng trong văn phong khoa học để thông tin với người khác về
kết quả khoa học và bình luận các ngôn bản khác” [76, tr.12]. Bên cạnh đó,
thuật ngữ còn là một tập hợp các đặc điểm mà bản thân chúng là các khái
niệm [78, tr.17].
Cùng quan điểm thuật ngữ là kí hiệu ngôn ngữ cho một khái niệm,
Erhard và Gerhard nhận định “thuật ngữ là một tập hợp các khái niệm và biểu
đạt của nó, bao gồm các ký tự, các thuật ngữ và đơn vị cụm từ trong một lĩnh
vực chuyên ngành đặc biệt” [66, tr.15]. Ngoài ra, các ký hiệu ngôn ngữ này
23
không nhất thiết phải là từ đơn, nó cũng có thể là một nhóm từ, một cụm từ cố
định được sử dụng để mô tả một khái niệm chuyên môn [97, tr.8].
I.S. Kvitko cũng cho rằng “thuật ngữ là từ hoặc tổ hợp từ tham gia vào
quan hệ hệ thống với các từ và tổ hợp từ khác và cùng nhau tạo ra một hệ
thống khép kín nhờ có các dấu hiệu đặc biệt – tính thông tin, tính đơn nghĩa,
tính chính xác và trung tính biểu cảm” [103, tr.125]. Trong khi S.V.Grinev lại
nhấn mạnh tính chuyên môn hóa của thuật ngữ, coi thuật ngữ là đơn vị từ vựng
chuyên ngành, của ngôn ngữ chuyên ngành, áp dụng để gọi tên chính xác các
khái niệm chuyên ngành [101].
B.N.Golovin đặt lên vị trí hàng đầu trong thuật ngữ ý nghĩa nghề
nghiệp được hình thành trong quá trình nắm vững phạm vi các khái niệm,
khách thể và quan hệ giữa chúng dưới góc độ nghề nghiệp nhất định [100].
Nhiều học giả khác coi thuật ngữ là sự biểu hiện khái niệm kỹ thuật [dẫn
theo 33].
Cách tiếp cận nghiên cứu thuật ngữ nằm ở phạm vi khái niệm “nền tảng
ngôn ngữ”, khẳng định rằng giữa thuật ngữ và từ thường dùng (từ toàn dân)
có mối liên hệ tương hỗ chặt chẽ, bởi vì hệ thuật ngữ được coi là một bộ phận
cấu thành quan trọng của từ vựng của các ngôn ngữ văn học hiện đại. Tuy
nhiên các định nghĩa như vậy không lột tả được đầy đủ khối lượng và nội
dung khái niệm “thuật ngữ”, bởi vì thuật ngữ – là những từ có quan hệ không
những với các khái niệm kỹ thuật, mà còn với khái niệm của các lĩnh vực kiến
thức khác (nghệ thuật, khoa học v.v…).
Nhắc đến thuật ngữ, các nhà nghiên cứu đều có chung một quan điểm
khi cho rằng nét đặc thù quan trọng nhất của thuật ngữ là mối liên hệ chặt chẽ
với khái niệm mà nó biểu thị. Ý nghĩa của thuật ngữ gắn với khái niệm
nghiêm ngặt, nó thể hiện khái niệm và tham gia hình thành các khái niệm [4].
Trong số các định nghĩa đương đại, định nghĩa của Gerd có dung lượng lớn
và được xem là chính xác nhất: “Thuật ngữ – đó là đơn vị của ngôn ngữ nhân
24
tạo hay tự nhiên cụ thể nào đó (thường là từ hoặc cụm từ), đã từng tồn tại
trước đây hoặc được chuyên biệt tạo ra và có ý nghĩa thuật ngữ chuyên ngành,
được thể hiện dưới dạng từ, hoặc dưới hình thức này hay hình thức khác và
phản ánh khá chính xác và đầy đủ những dấu hiệu khái niệm khoa học chủ
yếu, quan trọng tương ứng với trình độ phát triển của khoa học” [dẫn theo 99,
tr.12-18].
Khi định nghĩa thuật ngữ, cần phải tính tới các yêu cầu ngữ nghĩa, hình
thức và dụng học (chức năng) đối với thuật ngữ như là đơn vị ngôn ngữ đặc
biệt. Các đặc điểm ngữ nghĩa bao gồm: không có tính mâu thuẫn ngữ nghĩa,
tức là nói đến sự phù hợp thuật ngữ với khái niệm; một nghĩa tức là loại trừ
tính đa nghĩa phạm trù; đủ nghĩa được hiểu là sự phản ánh trong nghĩa của
thuật ngữ số lượng tối thiểu các dấu hiệu đủ để nhận dạng khái niệm mà thuật
ngữ biểu hiện; không có đồng nghĩa.
Các yêu cầu hình thức là sự phù hợp với các chuẩn mực ngôn ngữ, cụ
thể là loại bỏ và thay thế những sai lệch đối với chuẩn ngữ âm và ngữ pháp,
loại bỏ các từ lóng nghề nghiệp; tính ngắn gọn hình thức và từ vựng, nghĩa là
ưu tiên tính không lặp lại từ và hình thức ngắn gọn; có khả năng tái tạo; tính
bất biến hình thức; tính có lý do; tính hệ thống (khả năng phản ánh trong cấu
trúc thuật ngữ mối liên hệ của khái niệm nêu ra với các khái niệm khác trong
cùng hệ thống khái niệm và vị trí của khái niệm này trong cùng hệ thống khái
niệm). Các yêu cầu dụng học hoặc chức năng đòi hỏi áp dụng vào giao tiếp
nghề nghiệp, điều này chỉ ra tính chấp nhận chung và sử dụng trong lĩnh vực
nhất định; bao gồm cả tính quốc tế hóa – hướng tới tính giống nhau hoặc gần
nhau về hình thức, trùng nội dung của các thuật ngữ được sử dụng trong một
số ngôn ngữ; tính hiện đại (thay các thuật ngữ cũ bằng các thuật ngữ tương
đương hiện đại); bí truyền (chủ ý không thông dụng đối với những người
không phải là chuyên gia); và cuối cùng là sự hài hòa âm, phát âm thuận tiện
và không có âm bất hòa liên tưởng) [dẫn theo 23, tr.335].
25
Sự độc đáo của các đơn vị thuật ngữ, trước hết là ở cấu trúc ngữ nghĩa
bên trong của chúng. Thuật ngữ là một ký hiệu mà về mặt lý tưởng chỉ có một
khái niệm tương ứng, khi tương quan của cái biểu hiện và cái được biểu hiện
đều có cùng một nghĩa. Thành tố tối thiểu có nghĩa của thuật ngữ – yếu tố
thuật ngữ [23] trùng với đơn vị cấu trúc tối thiểu có thể được biểu thị bằng
các phụ tố cấu tạo từ và bằng từ trong thành phần cụm thuật ngữ - điều này
không thấy ở từ thường dùng. Ngoài ra, thuật ngữ biểu thị những khái niệm
chuyên môn mà chúng có quan hệ, và trong cấu trúc ý nghĩa thuật ngữ những
khái niệm này có ý nghĩa đặc biệt, chủ đạo.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu thuật ngữ bắt đầu từ những năm đầu thế
kỷ XX. Rất nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã đi vào nghiên cứu và đưa ra
những định nghĩa thuật ngữ, làm cho khái niệm “thuật ngữ” ngày một đầy đủ
và chính xác.Trong số các tác giả đó không thể không kể đến Nguyễn Văn
Tu, Đỗ Hữu Châu, Lê Khả Kế, Lưu Vân Lăng, Hoàng Văn Hành, Nguyễn
Thiện Giáp, …
Theo Nguyễn Văn Tu trong cuốn Khái luận ngôn ngữ học được xuất
bản năm 1960, “Thuật ngữ là từ hoặc nhóm từ dùng trong các ngành khoa
chính trị, ngoại giao, nghệ thuật, v.v. và có một ý nghĩa đặc biệt, biểu thị
chính xác các khái niệm và tên các sự vật thuộc ngành nói trên" [52 tr.176].
Sau này, ông lại đưa ra một khái niệm khác về thuật ngữ: “Thuật ngữ là
những từ và những cụm từ chỉ những khái niệm của một ngành khoa học,
ngành sản xuất hay ngành văn hóa nào đó v.v... Ví dụ: đồng âm, phụ âm,
nguyên âm thuộc về ngành ngôn ngữ học; giáo án, lên lớp,... thuộc về ngành
giáo dục học; ôxi hidrô, benzen thuộc về ngành hóa học; quang phổ, quang
học, điện pin... thuộc về ngành lí v.v... Đặc điểm của thuật ngữ là một từ chỉ
có một nghĩa, không có từ đồng nghĩa, không có sắc thái tình cảm, có thể có
tính chất quốc tế (tùy từng ngành)” [53, tr.202] trong cuốn Từ và vốn từ tiếng
26
Việt hiện đại. Trong các định nghĩa của mình, tác giả đã nhấn mạnh đến khái
niệm mà các thuật ngữ biểu thị.
Đỗ Hữu Châu không chỉ nhấn mạnh đến mặt biểu thị khái niệm khoa
học mà còn chỉ tên một sự vật, hiện tượng khoa học, “thuật ngữ là từ chuyên
môn được sử dụng trong phạm vi một ngành khoa học, một nghề nghiệp hoặc
một ngành kỹ thuật nào đó. Có thuật ngữ của ngành vật lý, ngành hóa học,
toán học, thương mại, ngoại giao.v.v... Đặc tính của những từ này là phải cố
gắng chỉ có một nghĩa, biểu thị một khái niệm hay chỉ tên một sự vật, một
hiện tượng khoa học, kỹ thuật nhất định”. [7, tr.167]. Đến năm 1981, khi cho
ra đời cuốn Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, ông đưa ra định nghĩa khái quát
hơn về thuật ngữ khoa học, kĩ thuật; đó là: “Thuật ngữ khoa học, kĩ thuật bao
gồm các đơn vị từ vựng được dùng để biểu thị những sự vật, hiện tượng, hoạt
động, đặc điểm… trong những ngành kĩ thuật công nghiệp và trong những
ngành khoa học tự nhiên hay xã hội. Khác với từ thông thường, thuật ngữ có
ý nghĩa biểu vật trùng hoàn toàn với sự vật, hiện tượng… có thực trong thực
tế, đối tượng của ngành kỹ thuật và ngành khoa học tương ứng. ý nghĩa biểu
niệm của chúng cũng là những khái niệm về các sự vật hiện tượng này đúng
như chúng tồn tại trong tư duy. Về mặt nội dung, ở các thuật ngữ không sảy
ra sự chia cắt thực tế khách quan theo cách riêng của ngôn ngữ. Mỗi thuật ngữ
như là một cái “nhãn” dán vào đối tượng này (cùng với khái niệm về chúng)
tạo nên chính nội dung của nó” [4, tr.221-222].
Thuật ngữ nằm trong hệ thống từ vựng chung của ngôn ngữ, nhưng chỉ
tồn tại trong một hệ thống thuật ngữ cụ thể, nghĩa là nó chỉ được dùng trong
ngôn ngữ chuyên môn. Toàn bộ thuật ngữ của một lĩnh vực sản xuất, hoạt
động, tri thức tạo nên một lớp từ đặc biệt tạo thành một hệ thống thuật ngữ là
quan điểm về thuật ngữ của một nhóm tác giả gồm Đái Xuân Ninh, Nguyễn
Đức Dân, Nguyễn Quang và Vương Toàn [34, tr 64].
27
Nguyễn Thiện Giáp thì cho rằng: "Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt
của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định, là tên gọi chính xác
của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của
con người" [9, tr.308-309].
Lưu Vân Lăng và Như Ý quan niệm: "Thuật ngữ là bộ phận ngôn ngữ
(từ vựng) biểu đạt các khái niệm khoa học, là thuộc tính của khoa học, kĩ
thuật, chính trị, tức là những lĩnh vực của hiện thực xã hội đã được tổ chức
một cách có trí tuệ. Thuật ngữ có tính chất hệ thống hoàn toàn dựa trên sự đối
lập giữa các kí hiệu. Sự đối lập này về hình thức thể hiện ở chỗ khác nhau về
âm thanh hoặc về trật tự sắp xếp các yếu tố" [27, tr. 44].
Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ là quan điểm về thuật ngữ của một nhóm
tác giả gồm Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang và Vương
Toàn, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Thiện Giáp, Lưu Vân Lăng và Như Ý,
Nguyễn Hữu Quỳnh và gần đây là Vũ Quang Hào, trong luận án tiến sĩ về
“Đặc điểm và cấu tạo của thuật ngữ quân sự tiếng Việt” của mình, tác giả đã
trích dẫn lại và bổ sung định nghĩa thuật ngữ của Hoàng Văn Hành một cách
khá đầy đủ như sau: “Thuật ngữ là từ ngữ dùng để biểu thị một khái niệm xác
định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định” [15,
tr 15-16].
Nhìn chung các tác giả đều thống nhất với quan điểm, thuật ngữ về bản
chất là từ hoặc cụm từ, tuy nhiên từ thì có thể đa nghĩa, nhưng thuật ngữ thì
đơn nghĩa và mô tả khái niệm hay một khách thể. Để có cơ sở khoa học cho
quá trình khảo sát đối tượng của luận án, chúng tôi đồng quan điểm với
Nguyễn Thiện Giáp và lấy đó làm cơ sở để xây dựng lý luận cơ bản phục vụ
cho việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu: Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc
biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định, là tên gọi chính
xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn
của con người [9].
28
Như vậy, tổng hợp những điểm quan trọng nhất trong các định nghĩa
trên, có thể quan niệm thuật ngữ là: đơn vị ngôn ngữ chuyên ngành (từ hoặc
cụm từ), có quan hệ hệ thống với các đơn vị ngôn ngữ khác của ngôn ngữ
chuyên ngành tương ứng có trạng thái giống nó, dùng để gọi tên chính xác và
thể hiện đối tượng chuyên ngành, khái niệm, hiện tượng hoặc dạng hoạt động,
Là đơn vị của ngôn ngữ toàn dân, thuật ngữ đồng thời thuộc về một tiểu
hệ thống ngôn ngữ chuyên ngành thực hiện chức năng đặc biệt gọi tên khái
niệm nghề nghiệp và chuyên môn hóa và cho phép phân biệt thuật ngữ với
các đơn vị ngôn ngữ khác trong hệ thống ngôn ngữ.
2.1.1.2. Khái niệm TNDK và tiêu chí nhận diện TNDK
a). Quá trình hình thành và phát triển TNDK ở Việt Nam
Để có được thành quả như ngày hôm nay, Tổng công ty dầu khí Việt
Nam đã trải qua rất nhiều giai đoạn, và TNDK cũng không nằm ngoài quy
luật đó.
Sau năm 1975, trong điều kiện đất nước đang khôi phục nền kinh tế,
cộng với sự non trẻ trong ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã nhận được
rất nhiều sự hỗ trợ từ các nước bạn nhất là Liên Xô cũ trong vấn đề giáo dục,
cụ thể là các chương trình, giáo trình và các tư liệu phục vụ việc giảng dạy tại
các trường kinh tế, thương mại và kỹ thuật, và vì thế giai đoạn đó hầu hết các
tư liệu liên quan đến ngành dầu khí được dịch từ tiếng Nga, điều này đã góp
phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển hệ thống thuật ngữ dầu khí
ở Việt Nam. Cuối những năm 1990 là thời kỳ tan rã của Liên bang Xô Viết và
chính từ đó, thay vì đào tạo và sử dụng tiếng Nga thì tiếng Anh trở thành một
ngoại ngữ chiếm vị trí quan trọng, nhiều giảng viên của trường, cán bộ chủ
chốt trong các cơ quan nhà máy được cử đi đào tạo tại các nước phương Tây
mà ngoại ngữ sử dụng là tiếng Anh, vì thế việc du nhập các TNDK tiếng Anh
là điều hiển nhiên.
29
Ngoài ra, TNDK tiếng Anh cũng được du nhập vào Việt Nam một cách
mạnh mẽ khi mà ngành công nghiệp dầu khí trở thành một ngành công
nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế và ngày càng nhiều các công ty nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam và rất cần một đội ngũ cán bộ, nhân viên sử
dụng được tiếng Anh.
Sau gần 40 năm xây dựng và trải qua một chặng đường đầy khó khăn,
ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể,
trở thành “đầu tàu kinh tế” quốc dân và đi đầu trong kinh tế biển của đất
nước. Do vậy, nhu cầu tìm hiểu và tiếp thu những tri thức mới về lĩnh vực
này ngày càng cao và cấp bách, đòi hỏi hàng loạt các thuật ngữ ra đời nhằm
đáp ứng một phần nhu cầu thiết thực đó. Phần lớn những TNDK tiếng Việt là
các thuật ngữ vay mượn của nước ngoài mà điển hình là tiếng Nga, tiếng
Pháp và tiếng Anh.
b). Khái niệm về thuật ngữ dầu khí
Là một loại tài nguyên khoáng sản quý mà thiên nhiên ban tặng cho
con người. So với các khoáng sản khác như: than đá, đồng, chì, nhôm,
sắt…thì dầu khí được con người biết đến và sử dụng tương đối muộn hơn.
Dầu chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế nhiên liệu-năng lượng thế
giới. Thậm chí không phụ thuộc vào các ưu thế về lợi ích của dầu khí được
phân bố rải rác hiện nay, thuật ngữ dầu khí vẫn được chú trọng từ quan điểm
ngôn ngữ học.
Theo Luật dầu khí thì "Dầu khí là dầu thô, khí thiên nhiên và
hydrocarbon ở thể khí, lỏng, rắn hoặc nửa rắn trong trạng thái tự nhiên, kể cả
sulphur và các chất tương tự khác kèm theo hydrocarbon nhưng không kể
than, đá phiến sét, bitum hoặc các khoáng sản khác có thể chiết xuất được
dầu” [24, tr.3-7].
Như vậy Dầu khí bao gồm dầu mỏ và khí đốt là các hợp chất hữu cơ
được khai thác từ dưới lòng đất ở thể lỏng và thể khí. Ở thể khí, chúng bao
30
gồm khí thiên nhiên và khí đồng hành. Khí thiên nhiên là toàn bộ
hydrocacbon ở thể khí khai thác từ giếng khoan bao gồm cả khí ẩm và khí
thô. Khí đồng hành là khí tự nhiên nằm trong các vỉ dầu dưới dạng mũ khí
hoặc khí hoà tan và được khai thác đồng thời với dầu thô [117].
Dầu thô hay còn gọi là dầu mỏ, là một chất lỏng đặc sánh màu nâu
hoặc ngà lục, là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ thể lỏng đậm đặc, phần lớn là
hỗn hợp hydrocacbon có số phân tử Cacbon từ C5 đến C20 ở điều kiện thường
là chất lỏng.
Có nhiều lý thuyết giải thích việc hình thành dầu mỏ. Theo lý thuyết
tổng hợp sinh học được nhiều nhà khoa học đồng ý, “dầu mỏ phát sinh từ
những xác chết của các sinh vật ở đáy biển, hay từ các thực vật bị chôn trong
đất. Khi thiếu khí ôxy, bị đè nén dưới áp suất và ở nhiệt độ cao các chất hữu
cơ trong các sinh vật này được chuyển hoá thành các hợp chất tạo nên dầu.
Dầu tích tụ trong các lớp đá xốp, do nhẹ hơn nước nên dầu đã chuyển dần lên
trên cho đến khi gặp phải các lớp đá không thẩm thấu thì tích tụ lại ở đấy và
tạo thành mỏ dầu” [95, tr. 64-69].
Giống như nhiều loại tài nguyên khoáng sản khác, dầu mỏ được hình
thành do kết quả quá trình vận động phức tạp lâu dài hàng triệu năm về vật lý,
hoá học, địa chất, sinh học…trong vỏ trái đất. Thông thường dầu mỏ sau khi
khai thác có thể xử lý, tích trữ và xuất khẩu ngay
Khí đốt là toàn bộ hydrocacbon ở thể khí, khai thác từ giếng khoan, bao
gồm cả khí ẩm, khí khô, khí dầu giếng khoan và khí còn lại sau khi chiết xuất
hydrocacbon lỏng từ khí ẩm. Theo nguồn gốc hình thành khí đốt có thể chia
làm 3 loại: Khí tự nhiên, khí đồng hành và khí ngưng tụ.
Khí tự nhiên: là các khí chứa trong các mỏ riêng biệt. Trong khí, thành
phần chủ yếu là mêtan (từ 93% - 99%), còn lại là các khí khác như êtan,
propan và một ít butan và các chất khác (N2, S…).
31
Khí đồng hành: là khí nằm lẫn trong dầu mỏ được hình thành cùng với
dầu, thành phần chủ yếu là các khí nặng hơn như propan, butan, pentan.
Khí ngưng tụ: thực chất là dạng trung gian giữa dầu mỏ và khí, bao
gồm các hydrocacbonk khác như pentan, hexan.
Như đã trình bày trong phần khái niệm về thuật ngữ, thuật ngữ là bộ
phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ, bao gồm những từ cố định là tên gọi chính
xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn
của con người [53, tr.270].
Chung quan điểm về khái niệm thuật ngữ, nên khi nghiên cứu TNDK,
ngoài việc là tên gọi chính xác của các khái niệm liên quan đến dầu khí,
Vassillious cho rằng “thuật ngữ dầu khí còn mô tả hoạt động của con người, bao
gồm các lĩnh vực khai thác dầu khí khác nhau, cụ thể là: khoan, xói rửa, gia cố
và đổ xi măng các giếng, thủy lực lòng đất, vật lý tầng, chính việc khai thác dầu,
các phương pháp xử lý vùng đáy giếng khoan, xây dựng và thiết bị vận hành,
vận hành các giếng dầu khí, các phương pháp nâng cao việc khai thác và cả các
quá trình công nghệ khác nhau, trong số đó quan trọng là: lắp ráp, vận chuyển và
bảo quản dầu khí, xây dựng và vận hành đường ống, các trạm nén và các công
trình khác, khoan biển v.v…” [88, tr.34].
Đương nhiên, tất cả các công đoạn hoạt động của con người nêu trên
nhằm khai thác dầu và khí, được thể hiện bằng ngôn ngữ của mình trong hệ
thống ngôn ngữ. Từ ngữ thể hiện sự hoạt động tích cực có mục đích của
con người bằng các thuật ngữ chuyên ngành cấu thành cơ sở hệ thống thuật
ngữ của lĩnh vực nhất định, trong trường hợp này là lĩnh vực công nghiệp
dầu khí. [96, tr.199].
Trên cơ sở phân tích như đã trình bày, chúng tôi quan niệm thuật ngữ
dầu khí là từ và cụm từ dùng để gọi tên chính xác các khái niệm và các đối
tượng thuộc lĩnh vực dầu khí gồm các hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác,
chế biến, kỹ thuật phụ trợ và kinh doanh dầu khí.
c). Các tiêu chí để nhận diện TNDK
32
Để lựa chọn được những TNDK phục vụ cho mục đích nghiên cứu của
luận án, ngoài việc dựa vào định nghĩa về thuật ngữ dầu khí chúng tôi đã dựa
vào những nguyên tắc tham khảo trong các tài liệu [56, 58 và 59] có điều
chỉnh cho phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án để xác
lập những tiêu chí nhận diện những thuật ngữ nào là TNDK. Như vậy, những
thuật ngữ là TNDK tiếng Anh và tiếng Việt phải đảm bảo phù hợp các tiêu
chí sau:
Về mặt cấu tạo, các thành tố cấu tạo nên TNDK phải có mối quan hệ
liên kết với nhau, trong đó mỗi thành tố có một chức năng nhiệm vụ riêng để
tạo nên thuật ngữ.
Về mặt ý nghĩa, các thành tố tạo nên TNDK phải mang một đặc trưng
của khái niệm do thuật ngữ biểu hiện.
Về chức năng, thuật ngữ là đơn vị định danh vì vậy TNDK phải dạng
một từ hoặc một ngữ.
Về phạm vi sử dụng, thuật ngữ là TNDK tiếng Anh và tiếng việt phải là
một bộ phận từ ngữ được sử dụng để biểu thị khái niệm hoặc đối tượng trong
lĩnh vực dầu khí.
d). Hệ thống thuật ngữ dầu khí
Dựa vào tiêu chí và chiến lược kinh doanh phát triển của ngành dầu
khí, các hoạt động trong lĩnh vực dầu khí bao gồm 05 lĩnh vực chính và được
phân chia thành 05 hệ thống tương ứng sau:
1) Các thuật ngữ biểu thị chủ thể và đối tượng tham gia các hoạt động
tìm kiếm, thăm dò dầu khí;
2) Các thuật ngữ biểu thị chủ thể và đối tượng tham gia các hoạt động
khai thác dầu khí;
3) Các thuật ngữ biểu thị chủ thể và đối tượng tham gia các hoạt động
chế biến dầu khí;
33
4) Các thuật ngữ biểu thị chủ thể và đối tượng tham gia các hoạt động
kỹ thuật phụ trợ dầu khí;
5) Các thuật ngữ biểu thị chủ thể và đối tượng tham gia các hoạt động
kinh tế dầu khí;
Từ các hệ thống trên có thể phân ra thành các tiểu hệ thống nhỏ hơn, ví
dụ trong hệ thống thứ nhất có thể tiếp tục phân ra thành các hệ thống: thuật
ngữ chỉ tài liệu, công cụ, hình thức tìm kiếm, địa hình, …và tiếp tục được
phân nhỏ hơn nữa thành tiểu hệ thống các thuật ngữ chỉ bản đồ, biểu đồ, thử
nghiệm, khảo sát, … Hệ thống thứ hai có thể được phân thành hệ thống các
thuật ngữ chỉ trang thiết bị, hình thức thực hiện, nhân công, thủ tục hành
chính …. và tiếp tục được phân nhỏ hơn nữa thành các tiểu hệ thống thuật
ngữ chỉ mũi khoan, các loại sàn, các loại nút, các loại khoan, bơm, ….
2.1.2. Đặc điểm của thuật ngữ
Việc phân tích một số định nghĩa khái niệm “thuật ngữ” của Danilenko
và Skvortsov (1981), Golovin (1998), Akhmanova (1966), Grinev (1993) ,
Gerd (1971)… cho phép phát hiện nhiều đặc tính của thuật ngữ, mà thuật ngữ,
theo ý kiến của các tác giả các công trình đã công bố, có và cần có. Tuy nhiên
trong thành phần định nghĩa và trong số các đặc tính của thuật ngữ còn có cả
những đặc tính mà không làm cho thuật ngữ khác với từ thường dùng. Đồng
thời nó còn có một số đặc tính khác. Thứ nhất, thuật ngữ không là yếu tố khu
biệt hay không căn bản. Những dấu hiệu không căn bản, “nghĩa dư thừa” có
thể là các dấu hiệu nêu đặc điểm thuật ngữ như là đơn vị “được định hình có
trọng âm”, “của ngôn ngữ cụ thể hay nhân tạo” [102, tr. 62-64].
Thuật ngữ không chỉ là một đơn vị ngôn ngữ, mà còn là từ hoặc cụm
từ, nó cần có trọng âm, nghĩa là đơn vị được định hình có trọng âm. Một trong
những đặc tính nổi bật của nhóm này có thể khẳng định rằng trong thuật ngữ
34
có “sự thống nhất của ký hiệu ngôn ngữ và khái niệm tương ứng quan liên
quan với nó”, rằng thuật ngữ có tính chất ký hiệu.
Tuy nhiên những từ không phải là thuật ngữ cũng có tính chất ký hiệu
riêng, và vì vậy, có sự thống nhất của ký hiệu ngôn ngữ và khái niệm mà nó
liên quan. Hình dung tới ý kiến cho rằng thuật ngữ – “tổng thể tất cả các bất
biến (trong đó có cả biến đổi từ) của một từ hoặc cụm từ nhất định” – có thể
là thừa để hiểu thực chất của thuật ngữ [94, tr. 7-16]. Hai là, các thuộc tính đã
nêu trong các định nghĩa khái niệm “thuật ngữ” là căn bản và quan trọng,
nhưng đồng thời vẫn là không thích hợp, không khu biệt khái niệm này, trước
hết, với khái niệm của từ (nói chung) hoặc là từ của ngôn ngữ thường dùng.
Những đặc tính căn bản, nhưng không trung tâm của thuật ngữ là thuộc tính
có khả năng trở thành đối tượng của định nghĩa lô gic. Điều này nghĩa là có
thể định nghĩa thuật ngữ nhờ các quy tắc định nghĩa do lô gíc hình thức tạo ra,
trước hết là thông qua chủng loại gần nhất và các khác biệt nhánh. Đương
nhiên, đây là đặc tính quan trọng của thuật ngữ, nhưng đặc tính này cũng là
đặc tính của những từ thường dùng.
Đặc tính tiếp theo rất quan trọng của thuật ngữ là tính tương quan của
nó với các thuật ngữ khác trong lĩnh vực này và cùng với chúng tạo ra hệ
thống [22]. Đặc tính này của thuật ngữ thể hiện hai cách: một mặt, đây là tính
hệ thống khái niệm, lô gíc bắt nguồn từ tính hệ thống các khái niệm của chính
khoa học, mặt khác, đây là tính hệ thống ngôn ngữ học, tính hệ thống của các
đơn vị ngôn ngữ thể hiện các khái niệm này. Thuật ngữ có tính hệ thống, bởi
vì nó tham gia vào hệ thuật ngữ là hệ thống các khái niệm của một lĩnh vực
kiến thức nhất định, và chính trong hệ thống từ có đặc điểm của thuật ngữ.
Trong hệ thống thuật ngữ một thuật ngữ dường như ủng hộ thuật ngữ khác
đứng bên cạnh. Vị thế của thuật ngữ trong hàng ngũ các thuật ngữ khác có ý
nghĩa đặc biệt [22].
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019

More Related Content

What's hot

Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Bai giang ngon ngu hoc doi chieu
Bai giang ngon ngu hoc doi chieuBai giang ngon ngu hoc doi chieu
Bai giang ngon ngu hoc doi chieuCún Con Sữa
 
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...nataliej4
 

What's hot (20)

Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
 
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ Dầu khí Anh-Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ Dầu khí Anh-Việt, HAYLuận án: Đối chiếu thuật ngữ Dầu khí Anh-Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ Dầu khí Anh-Việt, HAY
 
Luận án: Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật
Luận án: Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuậtLuận án: Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật
Luận án: Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật
 
Cấu tạo và phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chè
Cấu tạo và phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chèCấu tạo và phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chè
Cấu tạo và phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chè
 
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng ViệtTừ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
 
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đLuận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 
Luận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt
Luận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng ViệtLuận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt
Luận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt
 
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - ViệtLuận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
 
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAYLuận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
 
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng ViệtLuận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
 
Luận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOT
Luận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOTLuận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOT
Luận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOT
 
Bai giang ngon ngu hoc doi chieu
Bai giang ngon ngu hoc doi chieuBai giang ngon ngu hoc doi chieu
Bai giang ngon ngu hoc doi chieu
 
THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE...
THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE...THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE...
THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE...
 
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HAY
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HAYLuận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HAY
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HAY
 
Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOT
Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOTKính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOT
Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOT
 
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
 
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAYLuận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
 
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 4...
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 4...ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 4...
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 4...
 
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 

Similar to LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019

Ngôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếuNgôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếuminhhdthvn
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Garment Space Blog0
 
Luận án tiến sĩ toán học nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật tự động tóm tắt ...
Luận án tiến sĩ toán học nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật tự động tóm tắt ...Luận án tiến sĩ toán học nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật tự động tóm tắt ...
Luận án tiến sĩ toán học nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật tự động tóm tắt ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận ở trường THPT
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận ở trường THPTLuận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận ở trường THPT
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận ở trường THPTDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...
Luận văn:  Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...Luận văn:  Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docxKhóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
ƯỚC TÍNH XÁC SUẤT ĐỊNH GIÁ SAI CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CỔ P...
ƯỚC TÍNH XÁC SUẤT ĐỊNH GIÁ SAI CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CỔ P...ƯỚC TÍNH XÁC SUẤT ĐỊNH GIÁ SAI CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CỔ P...
ƯỚC TÍNH XÁC SUẤT ĐỊNH GIÁ SAI CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CỔ P...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019 (20)

Ngôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếuNgôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếu
 
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
 
Đặc điểm tiếng anh chuyên ngành dược học đối chiếu với tiếng việt
Đặc điểm tiếng anh chuyên ngành dược học đối chiếu với tiếng việtĐặc điểm tiếng anh chuyên ngành dược học đối chiếu với tiếng việt
Đặc điểm tiếng anh chuyên ngành dược học đối chiếu với tiếng việt
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức sinh học 11
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức sinh học 11Luận văn: Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức sinh học 11
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức sinh học 11
 
Luận án tiến sĩ toán học nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật tự động tóm tắt ...
Luận án tiến sĩ toán học nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật tự động tóm tắt ...Luận án tiến sĩ toán học nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật tự động tóm tắt ...
Luận án tiến sĩ toán học nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật tự động tóm tắt ...
 
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
 
Phân tích câu về cú pháp dựa vào thuộc tính kết trị của từ, HAY
Phân tích câu về cú pháp dựa vào thuộc tính kết trị của từ, HAYPhân tích câu về cú pháp dựa vào thuộc tính kết trị của từ, HAY
Phân tích câu về cú pháp dựa vào thuộc tính kết trị của từ, HAY
 
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinhHệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
 
Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm
Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu nămĐánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm
Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
 
Ý niệm về thị trường chứng khoán trong tiếng anh và tiếng việt
Ý niệm về thị trường chứng khoán trong tiếng anh và tiếng việtÝ niệm về thị trường chứng khoán trong tiếng anh và tiếng việt
Ý niệm về thị trường chứng khoán trong tiếng anh và tiếng việt
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luậnLuận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận ở trường THPT
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận ở trường THPTLuận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận ở trường THPT
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận ở trường THPT
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gianLuận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...
Luận văn:  Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...Luận văn:  Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docxKhóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docx
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docxCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
 
ƯỚC TÍNH XÁC SUẤT ĐỊNH GIÁ SAI CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CỔ P...
ƯỚC TÍNH XÁC SUẤT ĐỊNH GIÁ SAI CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CỔ P...ƯỚC TÍNH XÁC SUẤT ĐỊNH GIÁ SAI CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CỔ P...
ƯỚC TÍNH XÁC SUẤT ĐỊNH GIÁ SAI CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CỔ P...
 
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...
 

More from PinkHandmade

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019PinkHandmade
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...PinkHandmade
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...PinkHandmade
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...PinkHandmade
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...PinkHandmade
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019PinkHandmade
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...PinkHandmade
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...PinkHandmade
 

More from PinkHandmade (20)

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
 

Recently uploaded

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 

Recently uploaded (20)

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_10241612052019

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU HÀ ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU HÀ ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 9222024 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHẠM HÙNG VIỆT HÀ NỘI - 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận án là trung thực. Những kết luận nêu trong luận án chưa được công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ THU HÀ
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Luận án được nghiên cứu sinh (NCS) thực hiện tại Khoa Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Hùng Việt. NCS xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Hùng Việt đã tận tình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình hướng dẫn NCS hoàn thành nội dung luận án này. NCS xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các thầy cô giáo Khoa Ngôn ngữ học của Học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ và tạo điều kiện để NCS hoàn thành luận án. NCS xin chân thành cảm ơn các Nhà khoa học trong và ngoài Học viện đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp NCS kịp thời bổ sung, hoàn thiện nội dung luận án. NCS xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình từ các cá nhân, tổ chức đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu. NCS xin chân thành cảm ơn gia đình và đồng nghiệp là những người luôn ở bên cạnh, hỗ trợ về mặt tinh thần và chia sẻ những lúc khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu. Một lần nữa, nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn!
  • 5. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......................7 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới ..........................................7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam ...........................................8 1.2. Tình hình nghiên cứu của thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh và tiếng Việt .11 1.2.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh......................11 1.2.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ dầu khí trong tiếng Việt......................18 1.3. Tiểu kết......................................................................................................19 Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN.........................................................................20 2.1. Cơ sở lí luận về thuật ngữ và thuật ngữ dầu khí .......................................20 2.1.1. Khái niệm về thuật ngữ và thuật ngữ dầu khí........................................20 2.1.2. Đặc điểm của thuật ngữ..........................................................................33 2.1.3. Phương thức đặt thuật ngữ.....................................................................42 2.1.4. Đơn vị cấu tạo nên thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh và tiếng Việt ..........44 2.1.5. Thuật ngữ với lí thuyết định danh..........................................................46 2.1.6. Phân biệt thuật ngữ và một số khái niệm liên quan ...............................50 2.2. Cơ sở lí luận về ngôn ngữ học đối chiếu...................................................51 2.2.1. Những nguyên tắc chung trong đối chiếu ngôn ngữ..............................52 2.3. Tiểu kết......................................................................................................55 Chương 3: ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ DẦU KHÍ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT57 3.1. Dẫn nhập ...................................................................................................57 3.2. Phương thức cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Anh và tiếng Việt..............57 3.2.1. Phương thức cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Anh.................................57 3.2.2. Phương thức cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Việt.................................64 3.3. Đối chiếu số lượng các thành tố cấu tạo TNDK tiếng Anh và tiếng Việt68
  • 6. iv 3.3.1. thuật ngữ dầu khí tiếng Anh và tiếng Việt xét theo số lượng thành tố..68 3.3.2. Đánh giá điểm tương đồng và khác biệt của thuật ngữ dầu khí tiếng Anh và tiếng Việt xét trên số lượng thành tố cấu tạo ..............................................70 3.4. Đối chiếu đặc điểm về cấu tạo và từ loại của thuật ngữ dầu khí Tiếng Anh và Tiếng Việt....................................................................................................72 3.4.1. thuật ngữ dầu khí gồm một thành tố cấu tạo..........................................72 3.4.2. Thuật ngữ dầu khí gồm hai thành tố cấu tạo..........................................75 3.4.3. Thuật ngữ dầu khí gồm ba thành tố cấu tạo...........................................80 3.4.4. Thuật ngữ dầu khí gồm bốn thành tố cấu tạo.........................................82 3.4.5. TNDK gồm năm thành tố cấu tạo..........................................................83 3.4.6. TNDK gồm sáu và bảy thành tố cấu tạo................................................84 3.4.7. Thuật ngữ là từ viết tắt...........................................................................85 3.4.8. Những điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo và từ loại của thuật ngữ dầu khí tiếng Anh và tiếng Việt........................................................85 3.5. Đối chiếu mô hình cấu tạo của thuật ngữ dầu khí Tiếng Anh và Tiếng Việt88 3.5.1. Các mô hình cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Anh.................................88 3.5.2. Các mô hình cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Việt :...............................93 3.5.3. Những điểm tương đồng khác biệt về mô hình cấu tạo của thuật ngữ dầu khí tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................................103 3.6. Tiểu kết....................................................................................................103 Chương 4: ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC TẠO LẬP VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ DẦU KHÍ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ................................................................................................106 4.1. Những phương thức tạo lập Thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh và tiếng Việt.................................................................................................................106 4.1.1. Phương thức thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường................................108 4.1.2. Phương thức vay mượn từ Thuật ngữ dầu khí nước ngoài ..................109 4.2. Đặc điểm định danh Thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh và tiếng Việt........115
  • 7. v 4.2.1. Đặc điểm định danh thuật ngữ dầu khí xét theo kiểu ngữ nghĩa...............116 4.3. Mô hình định danh thuật ngữ dầu khí.....................................................118 4.3.1. Thuật ngữ sử dụng trong tìm kiếm, thăm dò dầu khí...........................118 4.3.2. Thuật ngữ sử dụng trong khai thác dầu khí .........................................122 4.3.3. Thuật ngữ sử dụng trong chế biến dầu khí...........................................129 4.3.4. Thuật ngữ sử dụng trong kỹ thuật phụ trợ dầu khí ..............................132 4.4. Một số vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ dầu khí trong tiếng Việt.................138 4.4.1. Khái niệm chuẩn hóa và chuẩn hóa thuật ngữ .....................................138 4.4.2. Thực trạng thuật ngữ dầu khí trong tiếng Việt.....................................141 4.4.3. Đề xuất về việc chuẩn hóa thuật ngữ dầu khí trong tiếng Việt............142 4.5. Tiểu kết....................................................................................................145 KẾT LUẬN...................................................................................................147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................152 NGỮ LIỆU KHẢO SÁT..............................................................................161
  • 8. vi DANH MỤC VIẾT TẮT ĐHQG Đại học Quốc gia KHXH Khoa học xã hội Nxb Nhà xuất bản T THCN Thành tố Trung học Chuyên nghiệp TN Thuật ngữ TNDK Thuật ngữ dầu khí
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. TNDK tiếng Anh và tiếng Việt xét theo số lượng thành tố................. 69 Bảng 3.2: TNDK tiếng Anh gồm 1 thành tố cấu tạo ........................................... 72 Bảng 3.3: TNDK tiếng Việt gồm 1 thành tố cấu tạo............................................ 74 Bảng 3.4: Thuật ngữ dầu khí tiếng Anh 2 thành tố.............................................. 77 Bảng 3.5: Thuật ngữ dầu khí tiếng Việt 2 thành tố.............................................. 79 Bảng 3.6: TNDK tiếng Anh và tiếng Việt 3 thành tố .......................................... 81 Bảng 3.7: TNDK tiếng Anh và tiếng Việt 4 thành tố .......................................... 82 Bảng 3.8: TNDK tiếng Anh và tiếng Việt 5 thành tố .......................................... 84 Bảng 3.9. TNDK tiếng Anh và tiếng Việt 6 và 7 thành tố................................... 85 Bảng 3.10. Tổng hợp từ loại TNDK tiếng Anh và tiếng Việt.............................. 87 Bảng 3.11. Bảng tổng hợp số lượng mô hình câu tạo thuật ngữ Anh-Việt ....... 102 Bảng 4.1. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ chủ thể tìm kiếm thăm dò dầu khí trong tiếng Anh và tiếng Việt................................................................ 121 Bảng 4.2. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ chủ thể khai thác dầu khí trong tiếng Anh và tiếng Việt................................................................................... 127 Bảng 4.3. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ chủ thể chế biến dầu khí trong tiếng Anh và tiếng Việt................................................................................... 131 Bảng 4.4. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ chủ thể kỹ thuật phụ trợ dầu khí trong tiếng Anh và tiếng Việt.......................................................................... 133 Bảng 4.5. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ chủ thể kinh tế dầu khí trong tiếng Anh và tiếng Việt................................................................................... 135
  • 10. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. TNDK tiếng Anh và tiếng Việt xét theo số lượng thành tố............. 69 Biểu đồ 3.2: TNDK tiếng Anh gồm 1 thành tố cấu tạo ....................................... 73 Biểu đồ 3.3: TNDK tiếng Việt gồm 1 thành tố cấu tạo ....................................... 74 Biểu đồ 3.4: TNDK tiếng Anh 2 thành tố............................................................ 78 Biểu đồ 3.5: Thuật ngữ dầu khí tiếng Việt 2 thành tố.......................................... 80 Biểu đồ 3.6: TNDK tiếng Anh và tiếng Việt 3 thành tố ...................................... 81 Biểu đồ 3.7: TNDK tiếng Anh và tiếng Việt 4 thành tố ...................................... 83 Biểu đồ 3.8: TNDK tiếng Anh và tiếng Việt 5 thành tố ...................................... 84 Biểu đồ 3.9. Tổng hợp từ loại TNDK tiếng Anh và tiếng Việt ........................... 87
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, trong quá trình hội nhập toàn cầu và phát triển, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ quốc tế. Chính vì vậy, yêu cầu sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong học tập, giao tiếp và các ngành khoa học khác là rất quan trọng. Nằm trong bối cảnh chung đó, tiếng Anh cũng được xem như là điều kiện tiên quyết cho những người làm trong ngành dầu khí, đặc biệt là giới sinh viên ngày nay. Các hoạt động của ngành dầu khí không chỉ sử dụng những từ ngữ thông thường mà còn phải sử dụng một bộ phận từ ngữ chỉ đích danh những khái niệm, biểu tượng, phạm trù, các sự vật, hiện tượng …, đó chính là hệ thuật ngữ. Các nhà ngôn ngữ học xác định thuật ngữ là những từ chuyên môn có nghĩa đặc biệt; những từ cố gắng chỉ có một nghĩa với tính cách biểu hiện chính xác các khái niệm và tên gọi các sự vật [37]. Thuật ngữ khác từ thông thường ở chỗ nó có ý nghĩa biểu vật trùng hoàn toàn với sự vật, hiện tượng … có thực trong thực tế đối tượng của ngành kỹ thuật và ngành khoa học tương ứng, và có ý nghĩa biểu niệm là khái niệm về các sự vật hiện tượng này đúng như chúng tồn tại trong tư duy [4]. Trong xu hướng toàn cầu hóa như vậy, nhiệm vụ đặt ra là cần phải hệ thống hóa và chuẩn hóa các thuật ngữ khoa học được sử dụng trong ngành Dầu khí làm sao để nó vừa có giá trị khoa học, vừa mang tính thời sự rõ rệt. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, hầu hết các thuật ngữ dùng để biểu đạt các khái niệm, biểu tượng, phạm trù thường được chuyển dịch hoặc vay mượn từ tiếng nước ngoài như tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung và bây giờ là tiếng Anh. Cho nên, còn thiếu những định nghĩa thống nhất cho nội dung thuật ngữ bằng tiếng Việt, đặc biệt là cấu tạo, ngữ nghĩa và cách định danh chưa được chuẩn hóa. Thuật ngữ thường gắn liền với những từ ngữ chuyên môn có tính đặc thù. Những từ ngữ chuyên môn đó mô tả một thực thể hay một khái niệm một cách cụ thể, rõ ràng trong khi từ thông thường lại ít chính xác và thường đa
  • 12. 2 nghĩa. Ví dụ như thuật ngữ bus trong tiếng Anh được phiên chuyển sang tiếng Việt với từ ngữ thông thường có nghĩa là xe buýt (một loại phương tiện giao thông công cộng). Song với tư cách là một thuật ngữ Dầu khí thì bus lại có nghĩa là thanh dẫn (những thanh dẫn điện được xếp cùng với nhau để tập hợp và phân phối dòng điện từ nhiều nguồn). Đó là lý do các thuật ngữ cần phải được đối chiếu với một ngôn ngữ phổ biến và thông dụng trên thế giới để đi tới một cách hiểu thống nhất trong ngành. Đồng thời việc xây dựng hệ thuật ngữ cho ngôn ngữ khoa học của ngành Dầu khí cũng là một trong những việc cần được quan tâm. Khảo sát ban đầu cho thấy, nhiều TNDK tiếng Việt chưa biểu đạt được tính chính xác khái niệm. Không ít những thuật ngữ vay mượn nước ngoài được sử dụng với nhiều biến thể khác nhau mà chưa được chuẩn hóa, hoặc có những TNDK tiếng Anh có mà tiếng Việt chưa có … Việc chưa thống nhất và vay mượn đặt ra một yêu cầu là nên phân tích, đối chiếu sự giống và khác nhau giữa các thuật ngữ để đảm bảo những thuật ngữ đó biểu đạt được một cách chính xác những khái niệm, biểu tượng, phạm trù, các sự vật, hiện tượng tương ứng với ngôn ngữ gốc. Từ đó đặt ra việc nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ, mà trong trường hợp cụ thể này là TNDK. Yêu cầu hoàn thiện và từng bước phát triển hệ thống thuật ngữ khoa học tiếng Việt sao cho phù hợp với những chuẩn mực chung của thế giới trong ngành Dầu khí nhằm đáp ứng tình hình hoạt động cũng như thúc đẩy quá trình hội nhập với thế giới là một tất yếu. Là giảng viên dạy tiếng Anh tại một Trường đại học, là người góp phần đào tạo những thế hệ tương lai, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết của việc xây dựng một chương trình ngoại ngữ chuyên ngành chuẩn mà trọng tâm là ngôn ngữ, văn phong khoa học với sự trợ giúp đắc lực của hệ thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành chính xác. Chính vì vậy, việc đi sâu vào nghiên cứu cấu tạo, ngữ nghĩa các thuật ngữ chuyên ngành dầu khí là thiết thực và có tính thời sự. Việc chỉ ra được nguồn gốc, phương thức cấu tạo, nội dung ngữ nghĩa và cách sử dụng thuật ngữ chuyên ngành là góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện
  • 13. 3 hệ thống thuật ngữ chuyên ngành trong ngành dầu khí. Thuật ngữ chuyên ngành dầu khí là hệ thuật ngữ nằm trong tiếng Việt nói chung và trong hệ thống ngôn ngữ khoa học ở Việt Nam nói riêng, nhưng hệ thuật ngữ này chưa được quan tâm tới và thực tế từ trước đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về thuật ngữ chuyên ngành dầu khí. Ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của hệ thuật ngữ chuyên ngành dầu khí trong toàn bộ hệ thống thuật ngữ khoa học ở Việt Nam, chúng tôi bước đầu tiến hành nghiên cứu đặc điểm của hệ thuật ngữ này về nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa và cách sử dụng với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thuật ngữ chuyên ngành dầu khí cho ngành và làm giàu thêm cho hệ thống thuật ngữ khoa học Việt Nam. Từ thực tế nêu trên chúng tôi chọn nghiên cứu “Đối chiếu thuật ngữ Dầu khí Anh-Việt” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nhằm làm sáng tỏ đặc trưng về cấu tạo và ngữ nghĩa của hệ thống thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó, luận án xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa hệ thống thuật ngữ dầu khí ở hai ngôn ngữ, tìm ra được những điểm cần lưu ý khi xây dựng thuật ngữ dầu khí tiếng Việt. Nghiên cứu của luận án cũng là cơ sở để chúng tôi đề xuất hướng chuẩn hóa thuật ngữ dầu khí tiếng Việt. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: - Trình bày các quan điểm lý thuyết về thuật ngữ, về ngôn ngữ học đối chiếu để từ đó xác lập cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu; - Xác định các loại mô hình kết hợp các thành tố để tạo thành TNDK ở cả hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Việt. - Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của TNDK trong tiếng Anh với tiếng Việt; - Đối chiếu đặc điểm định danh của TNDK trong tiếng Anh với tiếng Việt;
  • 14. 4 - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất phương hướng, biện pháp cụ thể để xây dựng và chuẩn hóa TNDK tiếng Việt góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và hoạt động của ngành dầu khí tại Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ TNDK trong tiếng Anh và tiếng Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là đối chiếu đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh của hệ TNDK trong tiếng Anh và tiếng Việt và vấn đề chuẩn hóa TNDK tiếng Việt. Ngữ liệu nghiên cứu: Tài liệu nghiên cứu là các thuật ngữ dầu khí rút ra từ các quyển từ điển chuyên ngành dầu khí được thu thập từ:  Từ điển Dầu khí Anh – Việt do nhóm tác giả của Viện Dầu khí Việt Nam biên soạn , được phát hành năm 1996, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.  Từ điển Dầu khí Anh – Nga - Việt do nhóm tác giả của Tổng hội Địa chất Việt Nam biên soạn , được phát hành năm 2004, Nhà xuất bản Lao động xã hội.  Các thông tin từ website: Terminology from Wikipedia, the free encyclopedia Ngoài ra, các thuật ngữ còn được thu thập từ những cuốn từ điển TNDK tiếng Anh, giáo trình chuyên ngành, các tài liệu, tạp chí, bài báo chuyên đề ngành dầu khí bằng tiếng Anh và tiếng Việt. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng một số phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp miêu tả Phương pháp này được sử dụng để miêu tả đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh cũng như các vấn đề liên quan đến TNDK trong tiếng Anh và tiếng Việt.
  • 15. 5 4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng chính và xuyên suốt trong luận án để so sánh đối chiếu hệ thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành dầu khí với hệ thuật ngữ tiếng Việt chuyên ngành dầu khí về cấu tạo và định danh; từ đó tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thuật ngữ, làm cơ sở đề xuất các định hướng chuẩn hóa thuật ngữ phù hợp. Khi sử dụng phương pháp này, tiếng Anh được chọn làm ngôn ngữ mẫu, còn tiếng Việt là ngôn ngữ đối chiếu. 4.3. Phương pháp phân tích thành tố Phương pháp phân tích thành tố dùng để phân tích đặc điểm cấu tạo của một thuật ngữ xét theo thành tố trực tiếp nhằm xác định mô hình cấu trúc của các thuật ngữ này 4.4. Thủ pháp thống kê, phân loại Thủ pháp thống kê định lượng giúp luận án tính toán tần số xuất hiện và tần số sử dụng của các thuật ngữ, từ đó có được các số liệu cụ thể làm cơ sở xác thực cho những kết luận trong quá trình nghiên cứu. Kết quả thống kê được tổng hợp thành các bảng biểu, các con số thông qua các mô hình hay tỷ lệ phần trăm. Những kết quả thu được giúp chúng ta hình dung dễ dàng các đặc trưng cơ bản về cấu trúc hình thức và cấu trúc ngữ nghĩa của thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành. Thủ pháp này được sử dụng để hệ thống số liệu TNDK: thống kê từ loại, thống kê yếu tố từ loại, ... Kết quả số liệu thống kê được sử dụng làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đối chiếu TNDK. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Có thể nói đây là công trình luận án đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu đối chiếu một cách hệ thống và toàn diện những đặc điểm cơ bản của hệ TNDK tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện cấu tạo và định danh. Dựa vào kết quả nghiện cứu, luận án đã đề xuất các phương hướng, biện pháp cụ thể, khả thi nhằm xây dựng và chuẩn hóa các TNDK trong tiếng Việt.
  • 16. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt lý luận Luận án sẽ làm rõ những điểm giống và khác nhau về phương thức cấu tạo TNDK trong hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Luận án cũng chỉ ra tính có lý do của TNDK cùng với việc các nhà khoa học lựa chọn những đặc trưng nào của khái niệm, đối tượng để làm cơ sở định danh khi tạo ra TNDK. Kết quả của luận án sẽ góp phần vào việc làm rõ lý thuyết về thuật ngữ và lí luận về chuẩn hóa ngôn ngữ nói chung, chuẩn hóa về thuật ngữ nói riêng. 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ: Góp phần phục vụ quá trình giảng dạy và biên soạn các tài liệu cho chuyên ngành dầu khí; Góp phần cho việc chỉnh lí để chuẩn hóa hệ thống TNDK hiện có trong tiếng Việt; Là cơ sở để đề xuất các biện pháp, phương hướng cấu tạo các TNDK mà trong tiếng Việt hiện chưa có; Là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu thuật ngữ học, các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động trong lĩnh vực dầu khí. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận án có 04 chương, được bố cục như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lí luận. Chương 3: Đối chiếu phương thức và đặc điểm cấu tạo của TNDK trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương 4: Đối chiếu phương thức tạo lập và đặc điểm định danh của TNDK trong tiếng Anh và tiếng Việt.
  • 17. 7 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới Tuy không phải là một lĩnh vực hoàn toàn mới trong ngành nghiên cứu, nhưng phải đến nửa sau thế kỉ XX, thuật ngữ mới thực sự được khẳng định như một ngành khoa học. Việc nghiên cứu thuật ngữ xuất phát thông qua quá trình quan sát, hình thành lí thuyết nhằm đáp ứng sự ra đời của một bộ phận từ ngữ đặc biệt trong ngôn ngữ chuyên môn. Bên cạnh đó trong quá trình giao tiếp, dựa trên thực tế, nhóm từ ngữ đặc biệt này được coi như những từ ngữ có ứng dụng độc lập. Trên thực tế, thuật ngữ ra đời và được sử dụng trước khi người ta tìm cách định nghĩa chúng. Bên cạnh cái chung, mỗi ngành khoa học đều tạo dựng cho mình các cơ sở xây dựng nên những hệ thống thuật ngữ chuyên ngành khác nhau, vì thế chúng có những đặc thù riêng. Để hình dung một cách rõ hơn về nội dung của khái niệm “thuật ngữ khoa học”, trước hết chúng ta hãy đến với quan niệm của các nhà khoa học Âu - Mĩ, nơi có nền khoa học - kĩ thuật - công nghệ phát triển sớm, nhanh và mạnh nhất trên toàn thế giới. Bàn về thuật ngữ, chúng ta không thể không nhắc tới các nhà thuật ngữ học nổi tiếng Eugen WUSTER – một nhà ngôn ngữ người Áo, ông được xem như cha đẻ của ngành thuật ngữ, những nghiên cứu của ông là cơ sở cho sự phát triển thuật ngữ hiện đại sau này. Trong luận án tiến sĩ của mình, năm 1930, ông đã trình bày luận cứ cho hệ thống hóa phương pháp làm việc theo thuật ngữ, thành lập một số nguyên tắc làm việc với các điều khoản và vạch ra những điểm chính của phương pháp tạo ra hệ thuật ngữ. Theo WUSTER (trích trong Cabré, 1995: 5), bốn học giả có thể được xác định là những người cha trí tuệ về lý thuyết thuật ngữ trên quy mô quốc
  • 18. 8 tế: Alfred Schlomann – học giả người Đức - người đầu tiên xem xét tính chất hệ thống các điều khoản đặc biệt của thuật ngữ; tiếp theo là nhà ngôn ngữ học người Thụy Sĩ – Ferrdinand de Saussure, người luôn quan tâm tới hệ thống tự nhiên của ngôn ngữ, rồi đến E. Dresen, một người Nga, người tiên phong trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của tiêu chuẩn hóa; và JE Holmstrom, học giả người Anh từ UNESCO. Ngoài ra, còn có một số học giả khác như: R.W. Brown (Mĩ), J.C. Boulanger (Anh), W.E. Flood (Mĩ), J.C. Segen (Mĩ). Mục đích hoạt động của họ luôn hướng vào thực tiễn và có nhiều đóng góp quan trọng không chỉ trong việc soạn thảo các văn bản chỉ dẫn biên soạn các cuốn từ điển thuật ngữ mà còn kết hợp để đưa ra các văn bản xây dựng, chỉnh lý hệ thống thuật ngữ sau này trên toàn thế giới. Bên cạnh những tên tuổi của các nhà thuật ngữ học Âu – Mĩ, các nhà thuật ngữ học nổi tiếng của Xô viết như: A.S. gerd, B.N.Golovin, S.V.Grinev, A.D.Hajutin, T.L.Kandenlaki, R.Ju.Kobrin, Z.I.Komarova, O.N.Trbachev, N.V.Vasilieva, M.N.Volodina, D.S. Lotte, N.P. Kuz'kin, A.I. Moiseev, A.A. Reformatskij, V.P. Đanilenko, V.M. Leichik… cũng dành rất nhiều công sức để đi sâu vào phân tích bản chất, chức năng, khái niệm của thuật ngữ để từ đó họ xây dựng nên những định nghĩa về thuật ngữ khoa học. Một trong số đó phải kể đến nghiên cứu của tác giả G.O. Vinokur [93] về một số hiện tượng cấu tạo từ trong hệ thuật ngữ kĩ thuật Nga (1939), nghiên cứu của ông đã trở thành nghiên cứu kinh điển thời kỳ đó và làm nền tảng cho nhiều nghiên cứu về sau. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam Ở Việt Nam, thuật ngữ khoa học tiếng Việt xuất hiện khá muộn so với các nước phương Tây và phải đến đầu thế kỷ XX, vấn đề nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ mới được chú ý. Từ những năm 1919, Dương Quảng Hàm, người tiên phong trong lĩnh vực thuật ngữ ở Việt Nam đã có bài “Bàn về tiếng An – Nam’trên tạp chí Nam Phong (1919) đề cập đến việc biên soạn từ điển và đặt tên danh từ khoa học. Tiếp đó là một số bài như “Về sự dịch tiếng hóa
  • 19. 9 học” của Nguyễn Ứng hay “Danh từ hóa học” của Nguyễn Triệu Luật cũng đều đề cập đến việc xây dựng thuật ngữ nhưng chủ yếu là dựa trên cơ chế vay mượn từ tiếng Pháp hoặc tiếng Hán. Thời kỳ sau này, khi nhà nước có chủ trương “tranh đấu vì tiếng nói, chữ viết” của dân tộc mình thì bắt đầu xuất hiện những thuật ngữ khoa học bằng tiếng Việt. Đầu tiên phải kể đến tác phẩm “Danh từ khoa học” của Hoàng Xuân Hãn (1948), một nhà Toán học - Sử học - Ngữ văn, và cũng là người đặt nền móng cho những nghiên cứu lý thuyết thuật ngữ ở Việt Nam. Đóng góp của công trình không chỉ tập hợp, mô tả các thuật ngữ mới mà còn đưa ra phương pháp, cách thức sáng tạo thuật ngữ tiếng Việt hiện đại. Sau Hoàng Xuân Hãn, những công trình tiếp nối nghiên cứu về thuật ngữ và ngôn ngữ khoa học có thể kể đến là: “Về vấn đề xây dựng thuật ngữ của các ngành khoa học và kỹ thuật” của Võ Xuân Trang (1973), “Mấy vấn đề thay thế thuật ngữ vay mượn tiếng nước ngoài bằng thuật ngữ thuần Việt” của Võ Xuân Trang (1977), “Về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học” của Lưu Vân Lăng (1977), “Từ thường và từ chuyên môn” của Nguyễn Đức Dân (1977), hay “Nghiên cứu ngôn ngữ khoa học - kỹ thuật tiếng Việt (về ngữ pháp)” của Hoàng Trọng Phiến (1985). Nhìn chung, các nhà nghiên cứu về thuật ngữ ở Việt Nam thời kỳ này chủ yếu tập trung để đưa ra các định nghĩa thuật ngữ, vị trí, đặc điểm, con đường hình thành của thuật ngữ, và vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt… Cho dù mỗi tác giả có cái nhìn, đánh giá khác nhau về thuật ngữ, nhưng họ vẫn chịu ảnh hưởng của những trường phái thuật ngữ lớn trên thế giới: trường phái Praha, hoặc là trường phái Áo, và đặc biệt là trường phái Xô Viết. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, bên cạnh việc xây dựng một thứ tiếng nói riêng hoàn thiện và luôn phát triển của dân tộc, các nhà khoa học Việt Nam, trước khi muốn hội nhập vào thế giới khoa học bằng vốn ngoại ngữ riêng của mình, phải nghĩ ngay đến việc chuẩn hóa, xây dựng sáng tạo hệ thuật ngữ khoa học của ngành mình. Vì vậy, các thuật ngữ chuyên ngành đã
  • 20. 10 ra đời ồ ạt. Trong dòng chảy lịch sử, kể từ khi cuốn từ điển đầu tiên liên quan đến tiếng Việt được xuất bản năm 1651 cho đến năm 2005, theo thống kê của Vũ Quang Hào thì số lượng từ điển về tiếng Việt, liên quan đến tiếng Việt, được dịch ra tiếng Việt, được biên soạn bằng tiếng Việt có khoảng 1000 cuốn. Trong số đó, từ điển về thuật ngữ có số lượng lớn nhất bao gồm các loại từ điển giải thích thuật ngữ (từ điển chuyên ngành), từ điển đối chiếu thuật ngữ, từ điển vừa giải thích vừa đối chiếu thuật ngữ, các từ điển bách khoa chuyên ngành, với tổng số là 330 cuốn. Bên cạnh những thành tựu đáng kể, công tác nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ ở nước ta vẫn còn những điểm cần hoàn thiện và thống nhất thêm. Tạp chí ngôn ngữ là một tạp chí uy tín và là diễn đàn để các nhà khoa học chia sẻ những lý luận, quan điểm khác nhau về vấn đề này. Các ý kiến tập trung chủ yếu vào những vấn đề sau: a) Những yêu cầu của thuật ngữ; b) Về phương thức đặt thuật ngữ; c) Vấn đề vay mượn thuật ngữ nước ngoài; d) Có nên chấp nhận một số yếu tố mới hay không để cho thuật ngữ phiên dịch gần với diện mạo quốc tế mà không quá xa lạ với tiếng Việt. Như vậy, có thể thấy, các vấn đề thuật ngữ học được nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu là từ những đòi hỏi của thực tiễn: xây dựng các hệ thuật ngữ khoa học kỹ thuật. Cùng với những công trình lý luận thuật ngữ của Nguyễn Đức Tồn và Hà Quang Năng bàn về vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt, còn những luận án Tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ trong một số lĩnh vực chuyên ngành cụ thể như: Luận án tiến sĩ “ Hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt-Đặc điểm và cấu tạo thuật ngữ” của Vũ Quang Hào, bảo vệ năm 1991; luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Bích Hà “So sánh cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện đại” bảo vệ năm 2000; luận án “Khảo sát hệ thuật ngữ tin học viễn thông
  • 21. 11 tiếng Việt” của Nguyễn Thị Kim Thanh, bảo vệ năm 2005, luận án tiến sĩ “ So sánh đặc điểm cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ tài chính-kế toán-ngân hàng tiếng Anh và tiếng Việt” của Nguyễn Thị Tuyết, bảo vệ năm 2011; Luận án “ Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa thuật ngữ sở hữu trí tuệ tiếng Việt” của Mai Thị Loan, bảo vệ năm 2012 hay “ Thuật ngữ khoa học kỹ thuật xây dựng trong tiếng Việt”-Luận án tiến sĩ của Vũ Thị Thu Huyền bảo vệ năm 2012, và gần đây là luận án tiến sĩ của Lê Thanh Hà“Đối chiếu thuật ngữ du lịch Việt – Anh” bảo vệ năm 2014, luận án tiến sĩ của Quách Thị Gấm“Nghiên cứu thuật ngữ báo chí tiếng Việt”, bảo vệ năm 2015; Luận án của Nguyễn Thanh Dung về “Đối chiếu thuật ngữ âm nhạc Việt –Anh” năm 2017 và, luận án “Đối chiếu thuật ngữ phụ sản trong tiếng Anh và tiếng Việt” của Phí Thị Hà năm 2017, … Nói tóm lại, ở Việt Nam, các vấn đề về nghiên cứu thuật ngữ chủ yếu bàn đến: các tiêu chuẩn của thuật ngữ, phương thức đặt thuật ngữ, vấn đề vay mượn thuật ngữ, vấn đề phiên âm các thuật ngữ nước ngoài, vấn đề thống nhất thuật ngữ, một số các nghiên cứu gần đây tập trung về đối chiếu thuật ngữ. 1.2. Tình hình nghiên cứu của thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh và tiếng Việt 1.2.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh Nghiên cứu từ vựng thuật ngữ là một trong những hướng triển vọng của ngôn ngữ học đương đại và thuật ngữ học. Các loại ngôn ngữ chuyên ngành là phần cấu thành từ điển ngôn ngữ phát triển năng động nhất, thực hiện vai trò cực kỳ to lớn trong xã hội hiện đại. Đây được xem là đặc điểm “thông tin”, ngày càng dựa vào các nghiên cứu khoa học và các kiến thức nhận được, được chuyên môn hóa trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, sản xuất và các dạng hoạt động khác. Mỗi một lĩnh vực kiến thức hoặc hoạt động chuyên ngành tạo ra công cụ ngôn ngữ của mình, nhằm phục vụ các mục tiêu nêu ra các quan điểm và khái niệm, xác định nghĩa của chúng và truyền đạt trong quá trình giao tiếp.
  • 22. 12 Các ngôn ngữ hiện đại cho các mục đích chuyên ngành đóng vai trò như là phương tiện giao tiếp, hoạt động tích cực và phát triển không ngừng. Theo ý kiến của K.JA. Averbukh, có thể chia ra năm khuynh hướng phát triển ngôn ngữ cho mục đích chuyên ngành: hội nhập, khu biệt, quốc tế hóa, nhất thể hóa và tiết kiệm hóa (luật tiết kiệm) [89, tr.6]. Bởi vì các ngôn ngữ cho các mục đích chuyên ngành tác động qua lại thường xuyên với ngôn ngữ toàn dân, nên ranh giới giữa từ vựng chuyên ngành và không chuyên ngành là rất linh động. Một mặt, các từ chuyên ngành có thể chuyển thành ngôn ngữ toàn dân, đồng thời chịu mất đi một số đặc tính của mình, mặt khác các đơn vị từ vựng của ngôn ngữ toàn dân có thể được thuật ngữ hóa. Khác biệt căn bản của các ngôn ngữ chuyên ngành với ngôn ngữ toàn dân là sự hiện diện trong ngôn ngữ chuyên ngành các tiểu hệ thống từ vựng đặc biệt, trước hết là thuật ngữ, và một phần hệ thống cú pháp bị giảm đi hoặc biến dạng. Các ngôn ngữ chuyên ngành nhìn chung không có các cấu trúc ngữ pháp đặc biệt gặp ở ngoài phạm vi của chúng; đặc điểm của các ngôn ngữ chuyên ngành là sự phân bố thống kê các cấu trúc ngữ pháp khác với ngôn ngữ toàn dân. Ngôn ngữ cho các mục đích chuyên ngành phát triển trên cơ sở các ngôn ngữ tự nhiên, xây dựng trên chúng, có một số đặc tính đặc thù mới trong từ vựng, cấu tạo từ, cú pháp, phong cách học, cho phép chúng phục vụ các nhu cầu giao tiếp ngôn ngữ xã hội học trong các lĩnh vực xã hội” [104, tr.122]. Từ vựng thuật ngữ như là một phần cấu thành từ điển có hàng loạt các đặc tính. “Từ vựng thuật ngữ khoa học cần không chỉ đơn giản là tổng thể các từ, mà là hệ thống các từ hoặc cụm từ được tổ chức lại với nhau theo một phương thức nhất định” [107, tr.67]. Khi so sánh các thuật ngữ chuyên ngành cụ thể phát hiện ra các nét tiêu biểu của chúng bắt nguồn từ sự khác biệt theo thời gian xuất hiện, nguồn gốc hình thành và số lượng các hình vị cấu tạo từ.
  • 23. 13 Ngoài ra cần phải bổ sung thêm các đặc điểm cấu trúc, nguồn gốc, ngữ nghĩa, chức năng và các đặc điểm khác của các thuật ngữ thành phần [106, tr. 143]. Xuất phát từ quan điểm như vậy, TNDK tiếng Anh cũng có các đặc điểm và giai đoạn phát triển chính của mình. Dầu và các sản phẩm dầu – hiện tượng mà việc đảm bảo cuộc sống của con người hiện đại phụ thuộc nhiều vào nó. Dầu chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế nhiên liệu-năng lượng thế giới. Thậm chí không phụ thuộc vào các ưu thế về lợi ích của dầu khí được phân bố rải rác hiện nay, TNDK vẫn được chú trọng từ quan điểm ngôn ngữ học. TNDK tiếng Anh xây dựng trên mô hình không đồng nhất, là kết quả của sự tác động qua lại giữa một số lĩnh vực kiến thức của con người. Trong đó bao gồm các thuật ngữ địa chất, địa vật lý, địa hóa học, và cả các thuật ngữ liên quan tới khoan, xả nước, gia cố và đổ xi măng các giếng dầu khí, nghiên cứu các mỏ dầu khí, thủy lực ngầm, khai thác dầu khí, các phương pháp chế biến, khu vực giếng khoan, các thuật ngữ thiết bị khoan và khai thác, thuật ngữ đường ống, thuật ngữ khoan biển, thuật ngữ kinh tế. Sự xuất hiện của các thuật ngữ đầu tiên diễn ra vào giữa thế kỷ XIX, và mỗi giai đoạn tiếp theo đều có các đặc tính là nguồn gốc gia tăng hệ TNDK của mình để phản ánh sự phát triển của chính chuyên ngành. Đó là nguồn dự trữ của tiếng Anh và vay mượn của các tiếng khác (tất nhiên ở mức độ không đồng đều). Trong số các phương thức cấu tạo từ có cả các phương thức ngữ pháp và cả ngữ nghĩa. Hệ thuật ngữ này có nhiều điểm độc đáo: ở đây có cả sự bảo thủ được thể hiện qua việc không muốn loại bỏ đi các thuật ngữ cũ đã trải qua công nghệ và kỹ thuật mà chúng biểu thị, và cả việc tích cực tạo ra từ mới. Thông qua những khảo sát bước đầu về TNDK trong tiếng Anh, chúng tôi nhận thấy với tầm quan trọng hàng đầu trong ngành công nghiệp đối với một số quốc gia trên thế giới hiện nay, TNDK đã thu hút được sự chú ý của đông đảo giới học thuật cả trong và ngoài ngành. TNDK xuất hiện nhiều trên
  • 24. 14 các tạp chí chuyên ngành, trong các bài viết của các trang mạng chuyên về ngành công nghiệp dầu khí, và được chú trọng nghiên cứu, giảng dạy trong các chương trình học tập tại cơ sở đào tạo về chuyên ngành dầu khí. Khi khảo sát các trang mạng của sinh viên đang theo học ngành dầu khí cũng như của những người hoạt động ở lĩnh vực dầu khí, chúng tôi thường xuyên bắt gặp những băn khoăn về nghĩa của thuật ngữ này hay thuật ngữ kia là như thế nào. Điều đó chứng tỏ rằng TNDK hiện nay là vấn đề có tính thời sự cao. Đã có một số công trình nghiên cứu về một số bình diện của thuật ngữ dầu khí, tiếng Anh dưới góc độ lí thuyết, trong đó phải kể đến bài viết về Kiến trúc hệ thống thuật ngữ công nghiệp dầu khí tiếng Anh của tác giả Dmitrievna T.S. đăng trên tạp chí Khoa học Ngữ văn. Những vấn đề lý thuyết và thực hành, số 10 (40) 2014, phần 3-199. [96]. Bài báo xem xét rất cụ thể những vấn đề thực hành của thuật ngữ khoa học - kỹ thuật trong tiếng Anh. Dựa trên tài liệu của các nguồn từ vựng học nêu ra các bộ phận chủ yếu của kiến trúc thuật ngữ công nghiệp dầu khí tiếng Anh và thiết lập các mối quan hệ tương hỗ của chúng; tiến hành phân cấp thuật ngữ dầu khí tiếng Anh, và mô tả những đặc điểm tiêu biểu của các phân cấp được nêu ra trong quá trình phân tích hệ thuật ngữ dầu khí. Liên quan đến TNDK tiếng Anh, tác gả Samigullina L.Z. đã đề cập các bình diện chuẩn mực của TNDK trong bối cảnh của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay và sự phát triển như vũ bão các quá trình công nghệ lĩnh vực dầu khí và sự tiếp tục tăng số lượng các đơn vị thuật ngữ có tính tới mức độ chuẩn mực của chúng trong bài viết Các bình diện chuẩn mực của thuật ngữ dầu khí tiếng Anh đăng trên tạp chí khoa học điện tử “Dầu khí” số 5 , 2012 [109]. Với cách đặt vấn đề: yêu cầu cơ bản đối với thuật ngữ thường được nhắc tới là không có đồng nghĩa trong phạm vi một hệ thống thuật ngữ nhất định, coi đồng nghĩa như là một hiện tượng không mong muốn, xa lạ với từ
  • 25. 15 vựng thuật ngữ, nhưng hiện nay, các nhà khoa học đã công nhận rằng thuật ngữ có thuộc tính của những hiện tượng ngôn ngữ học mà bất kỳ từ thường dùng nào có, vì vậy, có cả hiện tượng đồng nghĩa. Bài báo là công trình nghiên cứu của tác giả I.B.Tikhonova: Đồng nghĩa trong thuật ngữ chế biến dầu tiếng Anh đăng trên tạp chí của Trường Đại học Bashkir. Cộng hòa liên bang Nga, 2009. Tập 14, số 3 – 583 [115]. Việc nghiên cứu đồng nghĩa trong thuật ngữ chế biến dầu tiếng Anh đã phần nào làm sáng tỏ khái niệm đồng nghĩa trong từ vựng thuật ngữ, mô tả các phương pháp tiếp cận của các học giả đối với vấn đề đồng nghĩa thuật ngữ, tiến hành phân loại từ đồng nghĩa, nêu rõ các nguyên nhân xuất hiện từ đồng nghĩa trong thuật ngữ chế biến dầu tiếng Anh. Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học của Tikhonova Irina Borisovna (2010, Ufa, Liên bang Nga): Mô hình hóa tri nhận hệ thống thuật ngữ nghề nghiệp (trên ngữ liệu thuật ngữ chế biến dầu tiếng Anh) [116]. Luận án đã tiến hành nghiên cứu và xem xét hệ thống thuật ngữ nghề nghiệp chế biến dầu như là kết quả của nhận thức khoa học. Việc áp dụng công cụ tri nhận cho phép xem xét thuật ngữ như là các ý niệm (concept) cùng một cấp độ, tạo thành bức tranh thế giới nghề nghiệp của lĩnh vực kiến thức nghiên cứu. Trong luận án sử dụng phương pháp xây dựng các sơ đồ khung (frame) để nêu rõ tổ chức cấu trúc và các liên hệ hệ thống giữa các đơn vị của hệ thuật ngữ. Ngoài ra, luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học của Smagulova Aigerim Soviet khanovna (Cộng hòa Kazakhstan, Almaty, 2010): Đặc thù trường thuật ngữ trong lĩnh vực dầu và khí (trên ngữ liệu tiếng Anh và tiếng Kazakh) [110]. Luận án đã triển khai bốn nội dung: i) xem xét lịch sử ra đời, hình thành và phát triển trường thuật ngữ “dầu và khí” trong tiếng Anh và tiếng Kazakh; ii) nêu ra vốn (corpus) thuật ngữ trong các ngôn ngữ đang xem xét trên cơ sở nghiên cứu các từ điển bách khoa toàn thư và các từ điển tường giải tiếng Anh và tiếng Kazakh nhằm mục đích nghiên cứu các bình diện lý thuyết và
  • 26. 16 phương pháp luận, các đặc điểm cấu trúc và chức năng của chúng; iii) tiến hành mô tả các đặc điểm cấu trúc, định danh – phái sinh và chức năng của thuật ngữ trong trường thuật ngữ “dầu và khí” tiếng Anh và Kazakh; iv) nghiên cứu các phương thức cấu tạo thuật ngữ lĩnh vực dầu khí trong hai ngôn ngữ đang xem xét. Giá trị lý thuyết của luận án là ghi nhận và tái hiện các định đề khoa học đang nghiên cứu, nêu ra các đặc điểm ngữ nghĩa – khái niệm, cấu trúc - chức năng là kết quả ảnh hưởng của các yếu tố phi ngôn ngữ và ngôn ngữ, khẳng định xu hướng hội nhập quốc tế của hệ thống thuật ngữ và hình thành do mở rộng vốn thuật ngữ chung trên ngữ liệu các phạm vi thuật ngữ đang xem xét, giải quyết vấn đề thuật ngữ hóa tiếng Anh và tiếng Kazakh trong phạm vi khai thác và chế biến dầu, chế biến khí thiên nhiên và đồng hành, thăm dò và khoan các mỏ dầu và khí. Bên cạnh một số công trình nghiên cứu về lí thuyết nói trên, còn có hàng loạt các cuốn từ điển chuyên ngành dầu khí tiếng Anh, song ngữ hoặc đa ngữ phục vụ cho nhu cầu tra cứu học tập, nghiên cứu hàng ngày. Trước đây những từ điển này xuất hiện dưới dạng duy nhất là các xuất bản phẩm in ấn. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều cuốn từ điển này đã được số hóa và trở thành trực tuyến hoặc các phần mềm được cài đặt theo điện thoại hoặc máy tính, nâng cao tiện ích cho người dùng. Trước hết chúng tôi muốn đề cập đến những sản phẩm từ điển giải thích - những từ điển đơn ngữ Anh – Anh về các lĩnh vực dầu khí. Thống kê cho đến tháng 4 năm 2018 của chúng tôi thu được kết quả là hiện có 26 cuốn từ điển (bản in) đơn ngữ Anh –Anh về lĩnh vực dầu khí [Ngữ liệu khảo sát, tr. 165]. Trong số 26 cuốn từ điển thuật ngữ dầu khí nói trên có 06 cuốn về kỹ thuật khoan, khai thác và thăm dò dầu khí, 02 cuốn về lịch sử, nguồn gốc của ngành công nghiệp dầu khí, 02 cuốn về công nghiệp chế biến dầu và khí, 01
  • 27. 17 cuốn về sản phẩm dầu và khí, 01 cuốn về khoa học và công nghệ dầu khí, 13 cuốn từ điển giải thích thuật ngữ dầu khí, 01 cuốn từ điển dùng trong hoạt động marketing dầu khí, 02 cuốn tổng hợp thuật ngữ dầu khí. Như vậy, có thể thấy rằng số lượng từ điển giải thích Anh – Anh về thuật ngữ dầu khí là rất đa dạng, phong phú. Có thể thấy rằng các nghiên cứu về TNDK trong tiếng Anh đã phủ khắp các lĩnh vực chủ yếu của phạm trù này. Thực tế đó phản ánh sự quan tâm sâu sắc của các nước nói tiếng Anh với lĩnh vực dầu khí. Điều này cho thấy trình độ phát triển cao của các ngành khoa học về dầu khí cũng như sự phát triển cao của ngành ngôn ngữ học ở khối các nước có tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất. Thành tựu đó cũng có thể được giải thích bởi một số yếu tố mang tính lôgic khi tiếng Anh là ngôn ngữ của những quốc gia có nền khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cực kỳ phát triển, là ngôn ngữ của những nền kinh tế hàng đầu thế giới như Anh, Mỹ, Australia,... Ngoài ra nó cũng có thể được giải thích bằng một nguyên nhân nữa là mang yếu tố địa – chính trị: phải chăng bởi vì vùng hoạt động của tiếng Anh là quá lớn, dân cư không thuần nhất nảy sinh tình trạng ngôn ngữ này có nhiều biến thể dẫn đến có nhiều vấn đề cần được thống nhất, tránh sự hiểu lầm – chúng tôi cho rằng đó cũng là một lý do cần được nêu lên để giải thích cho vấn đề số lượng các công trình nghiên cứu về thuật ngữ dầu khí rất lớn trong tiếng Anh. Ngoài các từ điển là các sản phẩm dưới hình thức bản in đã đề cập, chúng tôi cũng thống kê được khá nhiều các sản phẩm từ điển on-line, các phần mềm từ điển, các chuyên trang về dầu khí có từ điển thuật ngữ dầu khí Anh – Anh. Trong số đó có thể kể đến: alphaDictionary, Oil dictionary (Lexicool), Oilfield Dictionary, A dictionary for the Oil and Gas Industry ... Bức tranh sinh động về các loại từ điển lĩnh vực này trong tiếng Anh cho thấy sự phát triển của khoa học dầu khí ở các nước nói tiếng Anh cũng như sự quan tâm của các quốc gia này đối với ngành công nghiệp dầu khí.
  • 28. 18 Bên cạnh các cuốn từ điển giải thích đơn ngữ Anh – Anh, còn có một lượng khổng lồ các loại từ điển song ngữ đủ các lĩnh vực của ngành dầu khí giữa tiếng Anh và một ngôn ngữ khác như từ điển dầu khí Anh - Nga, Anh - Pháp ,... Bởi tiếng Anh là phương tiện giao tiếp quốc tế và là ngôn ngữ của những quốc gia có nền khoa học công nghệ nói chung, khoa học công nghệ dầu khí nói riêng hết sức phát triển. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ dầu khí trong tiếng Việt Qua khảo sát của chúng tôi, trong tiếng Việt, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nào nghiên cứu về thuật ngữ dầu khí từ góc độ lý thuyết. Những thành tựu chủ yếu ở Việt Nam về lĩnh vực dầu khí mới chỉ là các sản phẩm từ điển. Dưới đây là 03 cuốn từ điển dầu khí của Việt Nam . 1. Từ điển dầu khí Anh- Nga-Việt của Tổng hội địa chất Việt Nam. Nxb. Lao động Xã hội, 2004. 2. Từ điển dầu khí Anh-Việt của Viện Dầu khí. Nxb. Khoa học Kỹ thuật, 1996. 3. Từ điển Dầu khí Anh –Việt. Nxb Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội, 2008. Cùng với một số phần mềm từ điển địa chất, GIS, Dầu khí, Trắc địa, môi trường: EST GeoDict hoặc từ điển trực tuyến chuyên ngành dầu khí như https://goo.gl/asOiqe Mặc dù đã có một số từ điển thuật ngữ chuyên ngành dầu khí như trên, nhưng những cuốn từ điển này chỉ đối chiếu các thuật ngữ tương ứng trong tiếng Anh, tiếng Nga với tiếng Việt; chưa có một cuốn từ điển thuật ngữ giải thích nào cho ngành dầu khí được biên soạn với bảng từ xuất phát từ tiếng Việt. So với số lượng các công trình nghiên cứu dầu khí và các lĩnh vực liên quan đến ngành dầu khí giữa Việt Nam và các nước nói tiếng Anh thì có sự chênh lệch rõ ràng. Tại sao lại có khoảng cách lớn như vậy ở ngay một đất nước mà tiềm năng về dầu khí là rất mạnh? Thật khó để đưa ra lý do chính xác nhưng nguyên nhân có thể là do sự quan tâm của chúng ta đến lĩnh vực
  • 29. 19 thuật ngữ còn nhiều bất cập. Thực tế cho thấy sự tác động của các quy định mang tính pháp luật đối với sự phát triển của thuật ngữ nói chung, TNDK nói riêng là không đáng kể. Ví dụ điển hình cho tình trạng này là quy định về việc phiên chuyển một từ nước ngoài vào tiếng Việt thực hiện như thế nào cho đến giờ trong thực tế vẫn là vấn đề chưa được giải quyết dù chúng ta đã có một số quy định (Quyết định số 240/QĐ của Bộ Giáo dục ngày 5-3-1984 “Quy định về chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt”). Những gì thuật ngữ dầu khí đã có được là sự phát triển có tính chất tự phát và chủ yếu do nhu cầu của những người làm trong ngành dầu khí. Với một đất nước đang phát triển có quá nhiều công việc cấp thiết cần làm, sự quan tâm đầu tư cho một ngành khoa học như thuật ngữ ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Từ đó có thể cho thấy tại sao số lượng công trình nghiên cứu về thuật ngữ dầu khí ở Việt Nam lại rất thiếu vắng khi so sánh với các nước nói tiếng Anh. Đặc biệt chưa có công trình nào mang tính chất lý thuyết, những nghiên cứu theo hướng xây dựng mô hình chuẩn hóa thuật ngữ dầu khí. Đây là khoảng trống rất lớn cần được khắc phục để hệ thuật ngữ chuyên ngành dầu khí phát triển, góp phần phục vụ tốt hơn cho ngành công nghiệp dầu khí. Trong tình hình như vậy, có thể nói, luận án của chúng tôi là công trình lý luận đầu tiên ở Việt Nam khảo cứu một cách tương đối toàn diện TNDK từ góc độ đối chiếu chuyển dịch giữa hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. 1.3. Tiểu kết Trên cơ sở phân tích quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, luận án đã trình bày khái quát tình hình và phát triển của thuật ngữ dầu khí, quan điểm về thuật ngữ của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Qua khảo sát tình hình nghiên cứu của thuật ngữ trong lĩnh vực dầu khí chúng tôi thấy, việc nghiên cứu mới chỉ tập trung vào việc biên soạn từ điển, biên soạn tổng hợp từ điển theo từng chuyên môn, chưa có công trình nào thực hiện nghiên cứu một cách quy mô, có hệ thống về đặc điểm của thuật ngữ thuộc chuyên ngành dầu khí, đặc biệt là trong khía cạnh ngôn ngữ học so sánh đối chiếu.
  • 30. 20 Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1. Cơ sở lí luận về thuật ngữ và thuật ngữ dầu khí 2.1.1. Khái niệm về thuật ngữ và thuật ngữ dầu khí 2.1.1.1. Khái niệm thuật ngữ Trong mọi hoạt động của con người, trong đó có các hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, đều cần phải sử dụng những từ ngữ để có thể biểu đạt các khái niệm, ngành nghề thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Trong số các từ ngữ như vậy, có một số lượng từ được gọi là thuật ngữ. Vậy thế nào là “thuật ngữ”? Mặc dù một số lượng lớn các công trình nền tảng, cả trong và ngoài nước, đã dành cho nghiên cứu các đặc điểm căn bản của thuật ngữ, tuy nhiên cho đến nay, trong các tài liệu ngôn ngữ học vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về thuật ngữ. Sở dĩ có nhiều cách định nghĩa khác nhau là do cách nhìn của mỗi tác giả khác nhau, chẳng hạn Erhart Oeser và Gerhart Budin cho rằng thuật ngữ xác định khái niệm, nhưng cũng có tác giả cho rằng thuật ngữ không chỉ xác định khái niệm mà còn biểu hiện khái niệm như Vinokur. Và khi nhắc đến khái niệm thuật ngữ, chúng ta không thể không nhắc đến các nhà ngôn ngữ học Xô Viết. Nói về bản chất của thuật ngữ, D.S. Lotte cho rằng thuật ngữ là từ đặc biệt [23], trong khi người đồng nghiệp của ông G.O. Vinokur lại nhấn mạnh thuật ngữ không phải từ đặc biệt, mà chỉ là từ với chức năng đặc biệt, và tuyên bố rằng, bất cứ từ nào cũng được cấu tạo để có vai trò là một thuật ngữ [93, tr. 3-54]. Đại bách khoa toàn thư Xô Viết, 1976 đã đưa ra định nghĩa về thuật ngữ “là một từ hoặc là một cụm từ chỉ ra một cách chính xác khái niệm và quan hệ của nó với những khái niệm khác trong giới hạn của phạm vi chuyên ngành. Thuật ngữ là cái biểu thị vốn đã chuyên biệt hóa, hạn định hóa về sự vật, hiện tượng, thuộc tính và quan hệ của chúng trong phạm vi chuyên môn
  • 31. 21 đó” [91, tr.473-474]. Đồng quan điểm về khái niệm thuật ngữ, tác giả V.M.Leichic đưa ra định nghĩa: “Thuật ngữ là đơn vị từ vựng của một thứ ngôn ngữ nhất định dùng cho những mục đích chuyên môn, nó biểu thị một khái niệm lý thuyết chung - cụ thể hay trừu tượng của một lĩnh vực tri thức hay hoạt động chuyên môn nhất định” [105, tr 31-32]. Các công trình trước đây về lĩnh vực thuật ngữ vốn có quan điểm đơn giản hóa và đơn nghĩa về thuật ngữ như là một từ đặc biệt, không gắn bó với từ vựng của ngôn ngữ toàn dân, mà nội dung bên trong của nó chỉ thay đổi do sự phát triển của các hình dung và quan điểm khoa học mới, hoặc do phân nhóm lại các khái niệm trong khoa học. Khái niệm “thuật ngữ” trong ngôn ngữ học chủ yếu mới được hình thành vào đầu thế kỷ XX. Năm 2007, công trình “Thuật ngữ học đại cương - những vấn đề lý thuyết” của ba tác giả là Speranskaja, Podolskaja và Vasileva được tái bản lần thứ tư; theo các tác giả này, “thuật ngữ là từ hay cụm từ chuyên môn, được thừa nhận trong hoạt động chuyên ngành và được sử dụng trong những điều kiện đặc biệt. Thuật ngữ là sự biểu đạt bằng từ ngữ một khái niệm của một hệ thống các khái niệm thuộc một lĩnh vực tri thức chuyên ngành nhất định. Thuật ngữ là yếu tố khái niệm cơ sở của thứ ngôn ngữ dùng cho các mục đích chuyên môn” [111, tr 14]. Thuật ngữ trong các nghiên cứu đương đại xuất hiện như một từ hoặc cụm từ chỉ khái niệm lĩnh vực kiến thức hoặc hoạt động chuyên ngành [17]. Tatarinov sau khi tổng kết quá trình phát triển của thuật ngữ học trong giai đoạn đương đại, định nghĩa thuật ngữ là một ký hiệu ngôn ngữ (từ/cụm từ), có quan hệ với khái niệm, hiện tượng hoặc sự vật chuyên ngành [113]. Định nghĩa như vậy chứng tỏ cách tiếp cận chuẩn mực nghiên cứu thuật ngữ, trong đó thuật ngữ – một đơn vị từ vựng nhất định có cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa đặc biệt làm cho nó khác các từ của ngôn ngữ toàn dân.
  • 32. 22 Theo Danilenko - người đại diện cho cách tiếp cận mô tả quan niệm thuật ngữ là “đơn vị gọi tên độc lập, riêng biệt và đơn nhất” [94, tr.7-16]. Theo tác giả, thuật ngữ có tính chất của ký hiệu ngôn ngữ đặc biệt và bất kể ký hiệu này là từ hay cụm từ, đều là một ký hiệu tương đương với một khái niệm. Cách tiếp cận mô tả giải thích thuật ngữ như là từ có chức năng đặc biệt và coi trọng sự hoạt động của các đơn vị thuật ngữ. D.S. Lotte nhận thấy trong thuật ngữ có sự thống nhất của ký hiệu âm thanh với khái niệm tương quan với nó trong hệ thống các khái niệm của lĩnh vực khoa học và kỹ thuật này [23]. Khi cho rằng các đặc tính và tín hiệu cơ bản của thuật ngữ cần được phản ánh trong định nghĩa, thì định nghĩa cần phải có dung lượng lớn và cô đọng, theo quan điểm như vậy, Akhmanova đưa ra một trong những định nghĩa thuật ngữ đạt nhất khi bà cho rằng thuật ngữ – từ hoặc cụm từ đặc biệt của lĩnh vực sử dụng chuyên ngành nhằm thể hiện đúng các khái niệm chuyên ngành và dựa trên định nghĩa [90]. Xét thuật ngữ trong mối quan hệ gắn liền với khái niệm, các nhà ngôn ngữ học Âu Mỹ như Schlomann và Segen cho rằng thuật ngữ “là một tập hợp các khái niệm, trong mỗi lĩnh vực chuyên ngành đều có các mô hình cấu trúc đại diện cho tập hợp các khái niệm. Kiến thức khoa học được sắp xếp thành các cấu trúc khái niệm, các phương tiện biểu đạt ngôn ngữ và kí hiệu tương ứng được sử dụng trong văn phong khoa học để thông tin với người khác về kết quả khoa học và bình luận các ngôn bản khác” [76, tr.12]. Bên cạnh đó, thuật ngữ còn là một tập hợp các đặc điểm mà bản thân chúng là các khái niệm [78, tr.17]. Cùng quan điểm thuật ngữ là kí hiệu ngôn ngữ cho một khái niệm, Erhard và Gerhard nhận định “thuật ngữ là một tập hợp các khái niệm và biểu đạt của nó, bao gồm các ký tự, các thuật ngữ và đơn vị cụm từ trong một lĩnh vực chuyên ngành đặc biệt” [66, tr.15]. Ngoài ra, các ký hiệu ngôn ngữ này
  • 33. 23 không nhất thiết phải là từ đơn, nó cũng có thể là một nhóm từ, một cụm từ cố định được sử dụng để mô tả một khái niệm chuyên môn [97, tr.8]. I.S. Kvitko cũng cho rằng “thuật ngữ là từ hoặc tổ hợp từ tham gia vào quan hệ hệ thống với các từ và tổ hợp từ khác và cùng nhau tạo ra một hệ thống khép kín nhờ có các dấu hiệu đặc biệt – tính thông tin, tính đơn nghĩa, tính chính xác và trung tính biểu cảm” [103, tr.125]. Trong khi S.V.Grinev lại nhấn mạnh tính chuyên môn hóa của thuật ngữ, coi thuật ngữ là đơn vị từ vựng chuyên ngành, của ngôn ngữ chuyên ngành, áp dụng để gọi tên chính xác các khái niệm chuyên ngành [101]. B.N.Golovin đặt lên vị trí hàng đầu trong thuật ngữ ý nghĩa nghề nghiệp được hình thành trong quá trình nắm vững phạm vi các khái niệm, khách thể và quan hệ giữa chúng dưới góc độ nghề nghiệp nhất định [100]. Nhiều học giả khác coi thuật ngữ là sự biểu hiện khái niệm kỹ thuật [dẫn theo 33]. Cách tiếp cận nghiên cứu thuật ngữ nằm ở phạm vi khái niệm “nền tảng ngôn ngữ”, khẳng định rằng giữa thuật ngữ và từ thường dùng (từ toàn dân) có mối liên hệ tương hỗ chặt chẽ, bởi vì hệ thuật ngữ được coi là một bộ phận cấu thành quan trọng của từ vựng của các ngôn ngữ văn học hiện đại. Tuy nhiên các định nghĩa như vậy không lột tả được đầy đủ khối lượng và nội dung khái niệm “thuật ngữ”, bởi vì thuật ngữ – là những từ có quan hệ không những với các khái niệm kỹ thuật, mà còn với khái niệm của các lĩnh vực kiến thức khác (nghệ thuật, khoa học v.v…). Nhắc đến thuật ngữ, các nhà nghiên cứu đều có chung một quan điểm khi cho rằng nét đặc thù quan trọng nhất của thuật ngữ là mối liên hệ chặt chẽ với khái niệm mà nó biểu thị. Ý nghĩa của thuật ngữ gắn với khái niệm nghiêm ngặt, nó thể hiện khái niệm và tham gia hình thành các khái niệm [4]. Trong số các định nghĩa đương đại, định nghĩa của Gerd có dung lượng lớn và được xem là chính xác nhất: “Thuật ngữ – đó là đơn vị của ngôn ngữ nhân
  • 34. 24 tạo hay tự nhiên cụ thể nào đó (thường là từ hoặc cụm từ), đã từng tồn tại trước đây hoặc được chuyên biệt tạo ra và có ý nghĩa thuật ngữ chuyên ngành, được thể hiện dưới dạng từ, hoặc dưới hình thức này hay hình thức khác và phản ánh khá chính xác và đầy đủ những dấu hiệu khái niệm khoa học chủ yếu, quan trọng tương ứng với trình độ phát triển của khoa học” [dẫn theo 99, tr.12-18]. Khi định nghĩa thuật ngữ, cần phải tính tới các yêu cầu ngữ nghĩa, hình thức và dụng học (chức năng) đối với thuật ngữ như là đơn vị ngôn ngữ đặc biệt. Các đặc điểm ngữ nghĩa bao gồm: không có tính mâu thuẫn ngữ nghĩa, tức là nói đến sự phù hợp thuật ngữ với khái niệm; một nghĩa tức là loại trừ tính đa nghĩa phạm trù; đủ nghĩa được hiểu là sự phản ánh trong nghĩa của thuật ngữ số lượng tối thiểu các dấu hiệu đủ để nhận dạng khái niệm mà thuật ngữ biểu hiện; không có đồng nghĩa. Các yêu cầu hình thức là sự phù hợp với các chuẩn mực ngôn ngữ, cụ thể là loại bỏ và thay thế những sai lệch đối với chuẩn ngữ âm và ngữ pháp, loại bỏ các từ lóng nghề nghiệp; tính ngắn gọn hình thức và từ vựng, nghĩa là ưu tiên tính không lặp lại từ và hình thức ngắn gọn; có khả năng tái tạo; tính bất biến hình thức; tính có lý do; tính hệ thống (khả năng phản ánh trong cấu trúc thuật ngữ mối liên hệ của khái niệm nêu ra với các khái niệm khác trong cùng hệ thống khái niệm và vị trí của khái niệm này trong cùng hệ thống khái niệm). Các yêu cầu dụng học hoặc chức năng đòi hỏi áp dụng vào giao tiếp nghề nghiệp, điều này chỉ ra tính chấp nhận chung và sử dụng trong lĩnh vực nhất định; bao gồm cả tính quốc tế hóa – hướng tới tính giống nhau hoặc gần nhau về hình thức, trùng nội dung của các thuật ngữ được sử dụng trong một số ngôn ngữ; tính hiện đại (thay các thuật ngữ cũ bằng các thuật ngữ tương đương hiện đại); bí truyền (chủ ý không thông dụng đối với những người không phải là chuyên gia); và cuối cùng là sự hài hòa âm, phát âm thuận tiện và không có âm bất hòa liên tưởng) [dẫn theo 23, tr.335].
  • 35. 25 Sự độc đáo của các đơn vị thuật ngữ, trước hết là ở cấu trúc ngữ nghĩa bên trong của chúng. Thuật ngữ là một ký hiệu mà về mặt lý tưởng chỉ có một khái niệm tương ứng, khi tương quan của cái biểu hiện và cái được biểu hiện đều có cùng một nghĩa. Thành tố tối thiểu có nghĩa của thuật ngữ – yếu tố thuật ngữ [23] trùng với đơn vị cấu trúc tối thiểu có thể được biểu thị bằng các phụ tố cấu tạo từ và bằng từ trong thành phần cụm thuật ngữ - điều này không thấy ở từ thường dùng. Ngoài ra, thuật ngữ biểu thị những khái niệm chuyên môn mà chúng có quan hệ, và trong cấu trúc ý nghĩa thuật ngữ những khái niệm này có ý nghĩa đặc biệt, chủ đạo. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu thuật ngữ bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ XX. Rất nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã đi vào nghiên cứu và đưa ra những định nghĩa thuật ngữ, làm cho khái niệm “thuật ngữ” ngày một đầy đủ và chính xác.Trong số các tác giả đó không thể không kể đến Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Lê Khả Kế, Lưu Vân Lăng, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Thiện Giáp, … Theo Nguyễn Văn Tu trong cuốn Khái luận ngôn ngữ học được xuất bản năm 1960, “Thuật ngữ là từ hoặc nhóm từ dùng trong các ngành khoa chính trị, ngoại giao, nghệ thuật, v.v. và có một ý nghĩa đặc biệt, biểu thị chính xác các khái niệm và tên các sự vật thuộc ngành nói trên" [52 tr.176]. Sau này, ông lại đưa ra một khái niệm khác về thuật ngữ: “Thuật ngữ là những từ và những cụm từ chỉ những khái niệm của một ngành khoa học, ngành sản xuất hay ngành văn hóa nào đó v.v... Ví dụ: đồng âm, phụ âm, nguyên âm thuộc về ngành ngôn ngữ học; giáo án, lên lớp,... thuộc về ngành giáo dục học; ôxi hidrô, benzen thuộc về ngành hóa học; quang phổ, quang học, điện pin... thuộc về ngành lí v.v... Đặc điểm của thuật ngữ là một từ chỉ có một nghĩa, không có từ đồng nghĩa, không có sắc thái tình cảm, có thể có tính chất quốc tế (tùy từng ngành)” [53, tr.202] trong cuốn Từ và vốn từ tiếng
  • 36. 26 Việt hiện đại. Trong các định nghĩa của mình, tác giả đã nhấn mạnh đến khái niệm mà các thuật ngữ biểu thị. Đỗ Hữu Châu không chỉ nhấn mạnh đến mặt biểu thị khái niệm khoa học mà còn chỉ tên một sự vật, hiện tượng khoa học, “thuật ngữ là từ chuyên môn được sử dụng trong phạm vi một ngành khoa học, một nghề nghiệp hoặc một ngành kỹ thuật nào đó. Có thuật ngữ của ngành vật lý, ngành hóa học, toán học, thương mại, ngoại giao.v.v... Đặc tính của những từ này là phải cố gắng chỉ có một nghĩa, biểu thị một khái niệm hay chỉ tên một sự vật, một hiện tượng khoa học, kỹ thuật nhất định”. [7, tr.167]. Đến năm 1981, khi cho ra đời cuốn Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, ông đưa ra định nghĩa khái quát hơn về thuật ngữ khoa học, kĩ thuật; đó là: “Thuật ngữ khoa học, kĩ thuật bao gồm các đơn vị từ vựng được dùng để biểu thị những sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm… trong những ngành kĩ thuật công nghiệp và trong những ngành khoa học tự nhiên hay xã hội. Khác với từ thông thường, thuật ngữ có ý nghĩa biểu vật trùng hoàn toàn với sự vật, hiện tượng… có thực trong thực tế, đối tượng của ngành kỹ thuật và ngành khoa học tương ứng. ý nghĩa biểu niệm của chúng cũng là những khái niệm về các sự vật hiện tượng này đúng như chúng tồn tại trong tư duy. Về mặt nội dung, ở các thuật ngữ không sảy ra sự chia cắt thực tế khách quan theo cách riêng của ngôn ngữ. Mỗi thuật ngữ như là một cái “nhãn” dán vào đối tượng này (cùng với khái niệm về chúng) tạo nên chính nội dung của nó” [4, tr.221-222]. Thuật ngữ nằm trong hệ thống từ vựng chung của ngôn ngữ, nhưng chỉ tồn tại trong một hệ thống thuật ngữ cụ thể, nghĩa là nó chỉ được dùng trong ngôn ngữ chuyên môn. Toàn bộ thuật ngữ của một lĩnh vực sản xuất, hoạt động, tri thức tạo nên một lớp từ đặc biệt tạo thành một hệ thống thuật ngữ là quan điểm về thuật ngữ của một nhóm tác giả gồm Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang và Vương Toàn [34, tr 64].
  • 37. 27 Nguyễn Thiện Giáp thì cho rằng: "Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định, là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người" [9, tr.308-309]. Lưu Vân Lăng và Như Ý quan niệm: "Thuật ngữ là bộ phận ngôn ngữ (từ vựng) biểu đạt các khái niệm khoa học, là thuộc tính của khoa học, kĩ thuật, chính trị, tức là những lĩnh vực của hiện thực xã hội đã được tổ chức một cách có trí tuệ. Thuật ngữ có tính chất hệ thống hoàn toàn dựa trên sự đối lập giữa các kí hiệu. Sự đối lập này về hình thức thể hiện ở chỗ khác nhau về âm thanh hoặc về trật tự sắp xếp các yếu tố" [27, tr. 44]. Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ là quan điểm về thuật ngữ của một nhóm tác giả gồm Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang và Vương Toàn, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Thiện Giáp, Lưu Vân Lăng và Như Ý, Nguyễn Hữu Quỳnh và gần đây là Vũ Quang Hào, trong luận án tiến sĩ về “Đặc điểm và cấu tạo của thuật ngữ quân sự tiếng Việt” của mình, tác giả đã trích dẫn lại và bổ sung định nghĩa thuật ngữ của Hoàng Văn Hành một cách khá đầy đủ như sau: “Thuật ngữ là từ ngữ dùng để biểu thị một khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định” [15, tr 15-16]. Nhìn chung các tác giả đều thống nhất với quan điểm, thuật ngữ về bản chất là từ hoặc cụm từ, tuy nhiên từ thì có thể đa nghĩa, nhưng thuật ngữ thì đơn nghĩa và mô tả khái niệm hay một khách thể. Để có cơ sở khoa học cho quá trình khảo sát đối tượng của luận án, chúng tôi đồng quan điểm với Nguyễn Thiện Giáp và lấy đó làm cơ sở để xây dựng lý luận cơ bản phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu: Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định, là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người [9].
  • 38. 28 Như vậy, tổng hợp những điểm quan trọng nhất trong các định nghĩa trên, có thể quan niệm thuật ngữ là: đơn vị ngôn ngữ chuyên ngành (từ hoặc cụm từ), có quan hệ hệ thống với các đơn vị ngôn ngữ khác của ngôn ngữ chuyên ngành tương ứng có trạng thái giống nó, dùng để gọi tên chính xác và thể hiện đối tượng chuyên ngành, khái niệm, hiện tượng hoặc dạng hoạt động, Là đơn vị của ngôn ngữ toàn dân, thuật ngữ đồng thời thuộc về một tiểu hệ thống ngôn ngữ chuyên ngành thực hiện chức năng đặc biệt gọi tên khái niệm nghề nghiệp và chuyên môn hóa và cho phép phân biệt thuật ngữ với các đơn vị ngôn ngữ khác trong hệ thống ngôn ngữ. 2.1.1.2. Khái niệm TNDK và tiêu chí nhận diện TNDK a). Quá trình hình thành và phát triển TNDK ở Việt Nam Để có được thành quả như ngày hôm nay, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã trải qua rất nhiều giai đoạn, và TNDK cũng không nằm ngoài quy luật đó. Sau năm 1975, trong điều kiện đất nước đang khôi phục nền kinh tế, cộng với sự non trẻ trong ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các nước bạn nhất là Liên Xô cũ trong vấn đề giáo dục, cụ thể là các chương trình, giáo trình và các tư liệu phục vụ việc giảng dạy tại các trường kinh tế, thương mại và kỹ thuật, và vì thế giai đoạn đó hầu hết các tư liệu liên quan đến ngành dầu khí được dịch từ tiếng Nga, điều này đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển hệ thống thuật ngữ dầu khí ở Việt Nam. Cuối những năm 1990 là thời kỳ tan rã của Liên bang Xô Viết và chính từ đó, thay vì đào tạo và sử dụng tiếng Nga thì tiếng Anh trở thành một ngoại ngữ chiếm vị trí quan trọng, nhiều giảng viên của trường, cán bộ chủ chốt trong các cơ quan nhà máy được cử đi đào tạo tại các nước phương Tây mà ngoại ngữ sử dụng là tiếng Anh, vì thế việc du nhập các TNDK tiếng Anh là điều hiển nhiên.
  • 39. 29 Ngoài ra, TNDK tiếng Anh cũng được du nhập vào Việt Nam một cách mạnh mẽ khi mà ngành công nghiệp dầu khí trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế và ngày càng nhiều các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và rất cần một đội ngũ cán bộ, nhân viên sử dụng được tiếng Anh. Sau gần 40 năm xây dựng và trải qua một chặng đường đầy khó khăn, ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành “đầu tàu kinh tế” quốc dân và đi đầu trong kinh tế biển của đất nước. Do vậy, nhu cầu tìm hiểu và tiếp thu những tri thức mới về lĩnh vực này ngày càng cao và cấp bách, đòi hỏi hàng loạt các thuật ngữ ra đời nhằm đáp ứng một phần nhu cầu thiết thực đó. Phần lớn những TNDK tiếng Việt là các thuật ngữ vay mượn của nước ngoài mà điển hình là tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Anh. b). Khái niệm về thuật ngữ dầu khí Là một loại tài nguyên khoáng sản quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người. So với các khoáng sản khác như: than đá, đồng, chì, nhôm, sắt…thì dầu khí được con người biết đến và sử dụng tương đối muộn hơn. Dầu chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế nhiên liệu-năng lượng thế giới. Thậm chí không phụ thuộc vào các ưu thế về lợi ích của dầu khí được phân bố rải rác hiện nay, thuật ngữ dầu khí vẫn được chú trọng từ quan điểm ngôn ngữ học. Theo Luật dầu khí thì "Dầu khí là dầu thô, khí thiên nhiên và hydrocarbon ở thể khí, lỏng, rắn hoặc nửa rắn trong trạng thái tự nhiên, kể cả sulphur và các chất tương tự khác kèm theo hydrocarbon nhưng không kể than, đá phiến sét, bitum hoặc các khoáng sản khác có thể chiết xuất được dầu” [24, tr.3-7]. Như vậy Dầu khí bao gồm dầu mỏ và khí đốt là các hợp chất hữu cơ được khai thác từ dưới lòng đất ở thể lỏng và thể khí. Ở thể khí, chúng bao
  • 40. 30 gồm khí thiên nhiên và khí đồng hành. Khí thiên nhiên là toàn bộ hydrocacbon ở thể khí khai thác từ giếng khoan bao gồm cả khí ẩm và khí thô. Khí đồng hành là khí tự nhiên nằm trong các vỉ dầu dưới dạng mũ khí hoặc khí hoà tan và được khai thác đồng thời với dầu thô [117]. Dầu thô hay còn gọi là dầu mỏ, là một chất lỏng đặc sánh màu nâu hoặc ngà lục, là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ thể lỏng đậm đặc, phần lớn là hỗn hợp hydrocacbon có số phân tử Cacbon từ C5 đến C20 ở điều kiện thường là chất lỏng. Có nhiều lý thuyết giải thích việc hình thành dầu mỏ. Theo lý thuyết tổng hợp sinh học được nhiều nhà khoa học đồng ý, “dầu mỏ phát sinh từ những xác chết của các sinh vật ở đáy biển, hay từ các thực vật bị chôn trong đất. Khi thiếu khí ôxy, bị đè nén dưới áp suất và ở nhiệt độ cao các chất hữu cơ trong các sinh vật này được chuyển hoá thành các hợp chất tạo nên dầu. Dầu tích tụ trong các lớp đá xốp, do nhẹ hơn nước nên dầu đã chuyển dần lên trên cho đến khi gặp phải các lớp đá không thẩm thấu thì tích tụ lại ở đấy và tạo thành mỏ dầu” [95, tr. 64-69]. Giống như nhiều loại tài nguyên khoáng sản khác, dầu mỏ được hình thành do kết quả quá trình vận động phức tạp lâu dài hàng triệu năm về vật lý, hoá học, địa chất, sinh học…trong vỏ trái đất. Thông thường dầu mỏ sau khi khai thác có thể xử lý, tích trữ và xuất khẩu ngay Khí đốt là toàn bộ hydrocacbon ở thể khí, khai thác từ giếng khoan, bao gồm cả khí ẩm, khí khô, khí dầu giếng khoan và khí còn lại sau khi chiết xuất hydrocacbon lỏng từ khí ẩm. Theo nguồn gốc hình thành khí đốt có thể chia làm 3 loại: Khí tự nhiên, khí đồng hành và khí ngưng tụ. Khí tự nhiên: là các khí chứa trong các mỏ riêng biệt. Trong khí, thành phần chủ yếu là mêtan (từ 93% - 99%), còn lại là các khí khác như êtan, propan và một ít butan và các chất khác (N2, S…).
  • 41. 31 Khí đồng hành: là khí nằm lẫn trong dầu mỏ được hình thành cùng với dầu, thành phần chủ yếu là các khí nặng hơn như propan, butan, pentan. Khí ngưng tụ: thực chất là dạng trung gian giữa dầu mỏ và khí, bao gồm các hydrocacbonk khác như pentan, hexan. Như đã trình bày trong phần khái niệm về thuật ngữ, thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ, bao gồm những từ cố định là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người [53, tr.270]. Chung quan điểm về khái niệm thuật ngữ, nên khi nghiên cứu TNDK, ngoài việc là tên gọi chính xác của các khái niệm liên quan đến dầu khí, Vassillious cho rằng “thuật ngữ dầu khí còn mô tả hoạt động của con người, bao gồm các lĩnh vực khai thác dầu khí khác nhau, cụ thể là: khoan, xói rửa, gia cố và đổ xi măng các giếng, thủy lực lòng đất, vật lý tầng, chính việc khai thác dầu, các phương pháp xử lý vùng đáy giếng khoan, xây dựng và thiết bị vận hành, vận hành các giếng dầu khí, các phương pháp nâng cao việc khai thác và cả các quá trình công nghệ khác nhau, trong số đó quan trọng là: lắp ráp, vận chuyển và bảo quản dầu khí, xây dựng và vận hành đường ống, các trạm nén và các công trình khác, khoan biển v.v…” [88, tr.34]. Đương nhiên, tất cả các công đoạn hoạt động của con người nêu trên nhằm khai thác dầu và khí, được thể hiện bằng ngôn ngữ của mình trong hệ thống ngôn ngữ. Từ ngữ thể hiện sự hoạt động tích cực có mục đích của con người bằng các thuật ngữ chuyên ngành cấu thành cơ sở hệ thống thuật ngữ của lĩnh vực nhất định, trong trường hợp này là lĩnh vực công nghiệp dầu khí. [96, tr.199]. Trên cơ sở phân tích như đã trình bày, chúng tôi quan niệm thuật ngữ dầu khí là từ và cụm từ dùng để gọi tên chính xác các khái niệm và các đối tượng thuộc lĩnh vực dầu khí gồm các hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác, chế biến, kỹ thuật phụ trợ và kinh doanh dầu khí. c). Các tiêu chí để nhận diện TNDK
  • 42. 32 Để lựa chọn được những TNDK phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận án, ngoài việc dựa vào định nghĩa về thuật ngữ dầu khí chúng tôi đã dựa vào những nguyên tắc tham khảo trong các tài liệu [56, 58 và 59] có điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án để xác lập những tiêu chí nhận diện những thuật ngữ nào là TNDK. Như vậy, những thuật ngữ là TNDK tiếng Anh và tiếng Việt phải đảm bảo phù hợp các tiêu chí sau: Về mặt cấu tạo, các thành tố cấu tạo nên TNDK phải có mối quan hệ liên kết với nhau, trong đó mỗi thành tố có một chức năng nhiệm vụ riêng để tạo nên thuật ngữ. Về mặt ý nghĩa, các thành tố tạo nên TNDK phải mang một đặc trưng của khái niệm do thuật ngữ biểu hiện. Về chức năng, thuật ngữ là đơn vị định danh vì vậy TNDK phải dạng một từ hoặc một ngữ. Về phạm vi sử dụng, thuật ngữ là TNDK tiếng Anh và tiếng việt phải là một bộ phận từ ngữ được sử dụng để biểu thị khái niệm hoặc đối tượng trong lĩnh vực dầu khí. d). Hệ thống thuật ngữ dầu khí Dựa vào tiêu chí và chiến lược kinh doanh phát triển của ngành dầu khí, các hoạt động trong lĩnh vực dầu khí bao gồm 05 lĩnh vực chính và được phân chia thành 05 hệ thống tương ứng sau: 1) Các thuật ngữ biểu thị chủ thể và đối tượng tham gia các hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí; 2) Các thuật ngữ biểu thị chủ thể và đối tượng tham gia các hoạt động khai thác dầu khí; 3) Các thuật ngữ biểu thị chủ thể và đối tượng tham gia các hoạt động chế biến dầu khí;
  • 43. 33 4) Các thuật ngữ biểu thị chủ thể và đối tượng tham gia các hoạt động kỹ thuật phụ trợ dầu khí; 5) Các thuật ngữ biểu thị chủ thể và đối tượng tham gia các hoạt động kinh tế dầu khí; Từ các hệ thống trên có thể phân ra thành các tiểu hệ thống nhỏ hơn, ví dụ trong hệ thống thứ nhất có thể tiếp tục phân ra thành các hệ thống: thuật ngữ chỉ tài liệu, công cụ, hình thức tìm kiếm, địa hình, …và tiếp tục được phân nhỏ hơn nữa thành tiểu hệ thống các thuật ngữ chỉ bản đồ, biểu đồ, thử nghiệm, khảo sát, … Hệ thống thứ hai có thể được phân thành hệ thống các thuật ngữ chỉ trang thiết bị, hình thức thực hiện, nhân công, thủ tục hành chính …. và tiếp tục được phân nhỏ hơn nữa thành các tiểu hệ thống thuật ngữ chỉ mũi khoan, các loại sàn, các loại nút, các loại khoan, bơm, …. 2.1.2. Đặc điểm của thuật ngữ Việc phân tích một số định nghĩa khái niệm “thuật ngữ” của Danilenko và Skvortsov (1981), Golovin (1998), Akhmanova (1966), Grinev (1993) , Gerd (1971)… cho phép phát hiện nhiều đặc tính của thuật ngữ, mà thuật ngữ, theo ý kiến của các tác giả các công trình đã công bố, có và cần có. Tuy nhiên trong thành phần định nghĩa và trong số các đặc tính của thuật ngữ còn có cả những đặc tính mà không làm cho thuật ngữ khác với từ thường dùng. Đồng thời nó còn có một số đặc tính khác. Thứ nhất, thuật ngữ không là yếu tố khu biệt hay không căn bản. Những dấu hiệu không căn bản, “nghĩa dư thừa” có thể là các dấu hiệu nêu đặc điểm thuật ngữ như là đơn vị “được định hình có trọng âm”, “của ngôn ngữ cụ thể hay nhân tạo” [102, tr. 62-64]. Thuật ngữ không chỉ là một đơn vị ngôn ngữ, mà còn là từ hoặc cụm từ, nó cần có trọng âm, nghĩa là đơn vị được định hình có trọng âm. Một trong những đặc tính nổi bật của nhóm này có thể khẳng định rằng trong thuật ngữ
  • 44. 34 có “sự thống nhất của ký hiệu ngôn ngữ và khái niệm tương ứng quan liên quan với nó”, rằng thuật ngữ có tính chất ký hiệu. Tuy nhiên những từ không phải là thuật ngữ cũng có tính chất ký hiệu riêng, và vì vậy, có sự thống nhất của ký hiệu ngôn ngữ và khái niệm mà nó liên quan. Hình dung tới ý kiến cho rằng thuật ngữ – “tổng thể tất cả các bất biến (trong đó có cả biến đổi từ) của một từ hoặc cụm từ nhất định” – có thể là thừa để hiểu thực chất của thuật ngữ [94, tr. 7-16]. Hai là, các thuộc tính đã nêu trong các định nghĩa khái niệm “thuật ngữ” là căn bản và quan trọng, nhưng đồng thời vẫn là không thích hợp, không khu biệt khái niệm này, trước hết, với khái niệm của từ (nói chung) hoặc là từ của ngôn ngữ thường dùng. Những đặc tính căn bản, nhưng không trung tâm của thuật ngữ là thuộc tính có khả năng trở thành đối tượng của định nghĩa lô gic. Điều này nghĩa là có thể định nghĩa thuật ngữ nhờ các quy tắc định nghĩa do lô gíc hình thức tạo ra, trước hết là thông qua chủng loại gần nhất và các khác biệt nhánh. Đương nhiên, đây là đặc tính quan trọng của thuật ngữ, nhưng đặc tính này cũng là đặc tính của những từ thường dùng. Đặc tính tiếp theo rất quan trọng của thuật ngữ là tính tương quan của nó với các thuật ngữ khác trong lĩnh vực này và cùng với chúng tạo ra hệ thống [22]. Đặc tính này của thuật ngữ thể hiện hai cách: một mặt, đây là tính hệ thống khái niệm, lô gíc bắt nguồn từ tính hệ thống các khái niệm của chính khoa học, mặt khác, đây là tính hệ thống ngôn ngữ học, tính hệ thống của các đơn vị ngôn ngữ thể hiện các khái niệm này. Thuật ngữ có tính hệ thống, bởi vì nó tham gia vào hệ thuật ngữ là hệ thống các khái niệm của một lĩnh vực kiến thức nhất định, và chính trong hệ thống từ có đặc điểm của thuật ngữ. Trong hệ thống thuật ngữ một thuật ngữ dường như ủng hộ thuật ngữ khác đứng bên cạnh. Vị thế của thuật ngữ trong hàng ngũ các thuật ngữ khác có ý nghĩa đặc biệt [22].