SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH LÁNG HẠ
SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHẠM ĐỨC HUẤN
MÃ SINH VIÊN : A16308
CHUYÊN NGÀNH : NGÂN HÀNG
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH LÁNG HẠ
Giáo viên hƣớng dẫn : Ths. Trần Thị Thùy Linh
Sinh viên thực hiện : Phạm Đức Huấn
Mã sinh viên : A16308
Chuyên ngành : Ngân hàng
HÀ NỘI – 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của cô
giáoTrần Thị Thuỳ Linh, trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh
đó, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô trong Khoa Kinh tế Quản lý -
trường Đại học Thăng Long cũng như Ban lãnh đạo nhà trường đã tạo những điều kiện
tốt nhất để em có thể hoàn thành bài khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam nói chung và các anh chị tại Phòng Tín dụng của ngân hàng
nói riêng đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện bài khóa luận này.
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tiễn nên
bài khóa luận khó có thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng
góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Phạm Đức Huấn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có
sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu
của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có
nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
PHẠM ĐỨC HUẤN
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI..............................................................................................................1
1.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại...................................................1
1.1.1. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng .......................................................1
1.1.2. Một số dấu hiệu cơ bản để nhận biết rủi ro tín dụng................................6
1.1.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng ....................................................................12
1.2. Phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại13
1.2.1. Khái niệm phòng ngừa rủi ro tín dụng....................................................13
1.2.2. Vai trò của công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng....................................14
1.2.3. Nội dung phòng ngừa rủi ro tín dụng......................................................15
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng .......17
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
NHNO&PTNT LÁNG HẠ.........................................................................................20
2.1. Sơ lƣợc về tình hình hoạt động và phát triển của Chi nhánh NHNo &
PTNT Láng Hạ.........................................................................................................20
2.1.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ ...............20
2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động của Chi nhánh.......................................22
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ..........28
2.2.1. Thực trạng nợ quá hạn.............................................................................28
2.2.2. Thực trạng nợ xấu ....................................................................................31
2.3. Thực trạng phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Láng Hạ ............................................34
2.3.1. Mô hình phòng ngừa rủi ro tín dụng.......................................................34
2.3.2. Cơ chế và chính sách tín dụng đối với khách hàng ................................34
2.3.3. Quy trình nghiệp vụ tín dụng...................................................................35
2.3.4. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng .......................................36
2.3.5. Kiểm tra, kiểm soát tín dụng.....................................................................38
2.3.6. Thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng.....................................................39
2.3.7. Phương thức cho vay và cơ chế tín dụng nông nghiệp - nông thôn ......42
2.3.8. Trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng .................................43
2.4. Đánh giá thực trạng phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng trong Chi nhánh
NHNo & PTNT Láng Hạ trong thời gian qua ......................................................45
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ
HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT LÁNG HẠ.51
3.1. Định hƣớng về phòng ngừa rủi ro tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT
Láng Hạ. ...................................................................................................................51
3.2. Một số giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo
& PTNT Láng Hạ ....................................................................................................52
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích đánh giá khách hàng ............52
3.2.2. Kiểm tra chặt chẽ quy trình phát tiền vay, sử dụng vốn vay...................53
3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng...........................54
3.2.4. Các giải pháp phân tán rủi ro ..................................................................56
3.2.5. Tổ chức phân tích tín dụng theo định kỳ.................................................57
3.2.6. Cần có biện pháp phát hiện và xử lý kịp thời đối với các khoản nợ quá
hạn ....................................................................................................................57
3.2.7. Cần thay đổi quan điểm: Thế chấp là sự đảm bảo vững chắc cho khoản
tiền vay mà phải là hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng ........................59
3.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ......................................59
3.2.9. Kiểm tra chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng của Giám đốc và Ban
lãnh đạo.................................................................................................................60
3.2.10. Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đúng qui định ..................................60
3.2.11. Áp dụng lãi suất thỏa thuận.....................................................................61
3.2.12. Một số kiến nghị........................................................................................61
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
CBTD : Cán bộ tín dụng
CIC : Trung tâm thông tin tín dụng
CIH : Trung tâm điều hành
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
DPC : Dự phòng chung
DPCT : Dự phòng cụ thể
HĐQT : Hội đồng quản trị
HSX CN : Hộ sản xuất cá nhân
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHNNo&PTNT VN
: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam
RRTD : Rủi ro tín dụng
TCTD : Tổ chức tín dụng
XLRR : Xử lý rủi ro
CBTD : Cán bộ tín dụng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn...................................................................................23
Bảng 2.2: Kết quả cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ .............................25
Bảng 2.3: Doanh số một số dịch vụ của chi nhánh .......................................................27
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh NHNNo& PTNT Láng Hạ ..........................28
Bảng 2.5: Nợ quá hạn phân theo nhóm nợ....................................................................29
Bảng 2.6: Nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế ............................................................30
Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ..................................................................31
Bảng 2.8:Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ ....................................................................31
Bảng 2.9:Tỷ trọng nợ xấu phân theo từng nhóm nợ......................................................32
Bảng 2.10:Tình hình nợ xấu trên nợ quá hạn tại NHNNo&PTNT VN Chi nhánh Láng Hạ..33
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức ...........................................................................................21
Sơ đồ 2.2Hệ thống thông tin rủi ro tín dụng..................................................................41
Thang Long University Library
1
CHƢƠNG 1. PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất đặc biệt và nhạy cảm, đóng vai trò trung
gian, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế và cũng chịu khá nhiều
ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan và chủ quan. Ngoài ra ngân hàng thường có
đặc điểm là có hệ số nợ cao, do đó trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiềm ẩn
khá nhiều rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng, tuy nhiên, trong khuôn khổ đề
tài có thể định nghĩa rủi ro tín dụng là rủi ro về sự tổn thất tài chính (trực tiếp hoặc
gián tiếp) xuất phát từ việc người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn
theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Điều này có ý nghĩa là rủi ro tín dụng phát
sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ gốc, lãi hoặc cả gốc lẫn lãi
của khoản vay; hoặc việc thanh toán khoản vay của khách hàng không đúng kỳ hạn.
Trong tài liệu “ Công nghệ ngân hàng dành cho các nước đang phát triển”, rủi ro
tín dụng được định nghĩa là thiệt hại kinh tế của ngân hàng do một khách hàng hoặc
một nhóm khách hàng không hoàn trả được nợ vay ngân hàng.
Theo Thomas P.Fitch thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không
thanh toán được nợ theo thoả thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ,
rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay ngân hàng.
Còn theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN, “Rủi ro tín
dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt
động ngân hàng của TCTD khi khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng
thưc hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.”
Như vậy, việc khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ các khoản nợ vay sẽ
làm giảm thu nhập của ngân hàng, không những thế ngân hàng vừa phải trả tiền gốc và
lãi khi huy động cho vay vừa phải mất chi phí để huy động nguồn khác bù đắp. Chưa
kể ngân hàng cũng phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khi khách hàng không trả nợ
đúng hạn, điều này cũng làm tăng chi phí cho ngân hàng. Nói chung, rủi ro tín dụng
lúc nào cũng gây cho ngân hàng nhiều tổn thất về mặt tài chính.
1.1.1. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
A.Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan
 Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định:
 Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới
2
Nền kinh tế Việt Nam còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công
nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu…) vốn
rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới nên dễ bị tổn thương khi thị trường
thế giới biến động xấu.
 Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế
Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng
khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những
khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật
chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các
NHTM trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các
ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu
tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị ngân hàng nước
ngoài thu hút.
 Sự tấn công của hàng nhập lậu
Việt Nam với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình phức tạp
và tình hình đời sống nghèo khó của dân cư vùng biên giới, cuộc chiến buôn lậu đã
kéo dài dai dẳng từ nhiều năm nay mà kết quả là hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành
phố lớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho
các doanh nghiệp này. Các mặt hàng kim khí điện máy, gạch men, vải vóc, quần áo,
mỹ phẩm, thiết bị điện tử,.. là những ví dụ tiêu biểu cho tình hình buôn lậu ở nước ta.
 Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng
hoảng về đầu tư trong một số ngành
Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm
kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận
cho họ. Do đó, sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác là một hiện tượng
khách quan. Tuy nhiên, ở nước ta những nằm gần đây, sự cạnh tranh đã phát triển một
cách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, phân công lao động,
chuyên môn hoá lao động, sự bất lực trong vai trò của hiệp hội nghề nghiệp và sự điều
tiết vĩ mô của Nhà Nước. Điều này dẫn đến sự gia tăng quá nhiều vốn đầu tư vào một
số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí nguồn tài nguyên quốc gia.
 Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi
 Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương
Trong những năm qua, Chính phủ, Quốc hội và Ngân hàng Nhà nước đã ban
hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín
dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào
Thang Long University Library
3
hoạt động ngân hàng lại hết sức chậm chạp và còn nhiều vướng mắc bất cập như một
số văn bản cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong trường
hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay.
Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh
tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc
khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc chuyển tài sản đảm
bảo nợ vay để Toà án xứ lý qua con đường tố tụng…cùng nhiều các quy định khác dẫn
đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng và tài sản tồn đọng.
 Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN
Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và
đảm bảo an toàn hệ thống chưa có những sự cải thiện căn bản về chất lượng. Thanh tra
tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và
giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo
kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro vi
phạm. Mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập. Do vậy mà có
những sai phạm của các NHTM không được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp
ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp.
 Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập
Hiện nay, Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh
nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN đã hoạt động
hơn một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc
cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ
quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả. Đó cũng là
thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền
kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Nếu các ngân hàng cố
chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không
cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.
B. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan
 Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay là tổ chức:
 Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Đa số
các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh
cụ thể, khả thi. Số lượng doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa
đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên, khi vụ việc
phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh
hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác.
4
 Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân
hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào
tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản
lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng
chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là
nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi
mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.
 Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Thói quen ghi
chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các
doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán
mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất
hình thức hơn là thực tế. Đây cũng là nguyên nhân vì sao mà ngân hàng vẫn
luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng
chống rủi ro tín dụng. Chính điều này đã gây tác động lớn và ảnh hưởng
làm hạn chế đến khả năng cung ứng và tiếp cận nguồn vốn của các NHTM.
 Rủi ro do các nguyên nhân đến từ khách hàng vay là cá nhân:
Mặc dù quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là cá nhân đơn giản hơn nhiều so
với các doanh nghiệp, song trên thực tế, số lượng khách hàng cá nhân lại rất lớn, phân
tán trong khi giá trị các món vay lại nhỏ nên việc tìm hiểu nguyên nhân từ phía khách
hàng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Với khách hàng là cá nhân, nguyên nhân rủi ro có thể là:
 Hoạt đông kinh doanh không thuận lợi, gặp khó khăn, khả năng quản lý yếu
kém.
 Nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản bị mất hoặc suy giảm do mất việc,
chuyển sang công việc kém hơn hoặc không còn khả năng lao động….
 Cá nhân gặp những chuyện bất thường trong cuộc sống, vì vậy họ phải sử
dụng một số tiền lớn ảnh hưởng tới khả năng hoàn trả nợ ngân hàng.
 Đạo đức cá nhân không tốt; cố tình lừa đảo ngân hàng, sử dụng tiền vay bừa
bãi…
 Rủi ro do các nguyên nhân đến từ phía ngân hàng cho vay
 Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng
Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh
chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vẫn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên,
do việc kiểm tra thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhưng trong thời gian
trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình
Thang Long University Library
5
thức, bố máy, con người và cơ cấu chưa phù hợp… Kiểm tra nội bộ cần phải được
xem như một hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn
thì hệ thống này càng phải an toàn, hiệu quả thì mới tránh được cho cỗ xe khỏi đi vào
những ngã rẻ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới.
 Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian qua có những liên quan nhiều đến cán bộ
NHTM, đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cũng với khách hàng làm giả
hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền
ngân hàng.
Đạo đức cán bộ là một trong những yếu tố tối quan trọng để giải quyết vẫn đề
hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng
một cán bộ tha hoá về đạo đức dù có giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm
khi được bố trí trong công tác tín dụng.
 Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay
Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định
trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiếm soát đồng vốn sau khi cho vay.
Khi ngân hàng cho vay thì khoản vay cần phải được quản lý một cách chủ động để
đảm bảo sẽ được hoàn trả đúng hạn. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan
trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riếng và ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt
động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản hợp đồng tín dụng giữa khách
hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh
doanh. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán
bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các
doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đẩy đủ các thông tin mà
NHTM yêu cầu.
 Sự hợp tác giữa các ngân hàng thương mại quá lỏng lẻo, vai trò của thông
tin tín dụng chưa thực sự hiệu quả
Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói
cach khác là đi vay để cho vay, do vây, vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không
thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro.
Sự hợp tác này sinh ra do nhu cầu quản lý rủi ro đối với khách hàng khi khách hàng
này vay tiền tại nhiều ngân hàng. Trong quản trị tài chính khi khách hàng, khả năng trả
nợ một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi
thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt
quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng
nào.
6
Như vậy, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan
hoặc khách quan. Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các
NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêng từng ngân
hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế nhất là các nền kinh tế
đang trong quá trình chuyển đổi.
1.1.2. Một số dấu hiệu cơ bản để nhận biết rủi ro tín dụng
Hoạt động ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng luôn tiềm ẩn những
rủi ro tiềm tàng có thể bùng phát bất kỳ khi nào, việc chuẩn hóa và đưa ra những đánh
giá để nhận biết dấu hiệu rủi ro tín dụng của các NHTM luôn là một bài toán cần phải
có lời giải đáp. Quan điểm của Ủy ban Basel cho rằng sự yếu kém trong hệ thống ngân
hàng của một quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển đều có thể đe dọa
đến sự ổn định về mặt tài chính trong cả nội bộ quốc gia và trên thị trường quốc tế.
Nhu cầu cần nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính đòi hỏi bản thân các NHTM
phải đưa ra những giải pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong đó có việc
nhận biết phát hiện sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng luôn đóng một
vai trò tiên quyết.
A.Phát hiện sớm các dấu hiệu:
Đối với một ngân hàng không chỉ là vấn đề làm sao để quản lý tốt mà còn là việc
sẽ đối mặt với những vấn đề về cấp tín dụng trong một số giai đoạn như thế nào.
Các khoản tín dụng và nợ có vấn đề sẽ gia tăng khi khách hàng vay không thể
thực hiện đầy đủ những điều khoản đã cam kết hoặc thường xuyên xảy ra việc những
người vay thiếu trách nhiệm, cố ý không trả nợ, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật tài
chính.
Kiểm soát hiệu quả các khoản tín dụng có vấn đề phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản
sau:
 Phát hiện sớm vấn đề
 Ngay lập tức tiến hành điều chỉnh thực hiện dung
Hầu hết các sai phạm được phát hiện sớm nhờ vào những dấu hiệu báo trước.
Các dấu hiệu báo trước thông thường có những biểu hiện sau:
 Nhóm dấu hiệu báo trước từ rủi ro về ngành nghề kinh doanh – đặc điểm phân
tích ngành nghề kinh doanh:
 Lượng hàng bán trước đây và lợi nhuận;
 Độ bền (nghĩa là sẽ kéo dài được bao lâu?);
 Chính sách của Chính phủ;
Thang Long University Library
7
 Các điều kiện lao động;
 Các điều kiện cạnh tranh;
 Chu kỳ của ngành nghề kinh doanh;
 Nhóm dấu hiệu báo trước từ rủi ro trong kinh doanh (rủi ro về cơ cấu chiến
lược và hoạt động)
 Kế hoạch chiến lược và sự không đồng nhất trong việc lập kế hoạch;
 Việc mua và bán với quy mô lớn;
 Cơ cấu lại qui mô lớn, mở rộng hay thu hẹp công ty;
 Sụt giá cổ phiếu trên thị trường;
 Những thay đổi trong nhu cầu thị trường, cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi công
nghệ hay các qui chế hoặc việc bỏ qui chế;
 Giới thiệu hay hủy bỏ sản phẩm và dịch vụ chính;
Không có sự phân biệt về sản phẩm có cơ cấu chi phí cao;
 Chất lượng sản phẩm giảm;
 Những điều chỉnh quan trọng của luật pháp ảnh hưởng tới tính cạnh tranh;
 Việc giao hàng không hiệu quả;
 Hệ thống phân phối không hiệu quả trong điều kiện thị trường biến động;
 Sự thay đổi của giá đầu vào, giá hàng bán và cầu bán hàng;
 Khả năng điều chỉnh giá đầu ra theo những thay đổi giá đầu vào;
 Đòn bẩy hoạt động (tỷ lệ chi phí cố định)
 Nhóm dấu hiệu báo trước thông qua thông tin tài chính:
 Kiểm soát tài chính yếu kém và không thống nhất trong báo cáo
 Báo cáo muộn hoặc không đầy đủ về thong tin tài chính;
 Trì hoãn việc chuẩn bị các báo cáo tài chính;
 Những dấu hiệu hạch toán sáng tạo hay tô vẽ tài chính
 Thay đổi đơn vị kiểm toán;
 Giảm các khả năng tài chính;
 Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần ( vốn khả dụng, luồng tiền, giới hạn, tỷ lệ chi phí
xấu đi);
 Lỗ và các khoản dự phòng quá lớn, ngoài dự kiến;
 Tài khoản rút có quá số dư không?
8
 Tổng số dư của khách hàng có tình trạng rút quá triền miên
 Số dư có thay đổi bất thường hay có sự gia tăng số dư gốc không?
 Doanh số trên tài khoản đối vói các nghiệp vụ: Chuyển tiền, thu nợ, thư tín
dụng thực hiện qua ngân hàng có giảm xuống không?
 Có hiện tượng sai phạm hay thanh toán chậm các nghĩa vụ không?
 Giá trị các khoản đảm bảo có được kiểm tra thường xuyên không?
 Ngân hàng có nhận được kịp thời các thông tin về hàng trong khi và các tài
khoản phải thu không?
 Có sự chậm trễ quá mức nào trong việc nhận báo cáo tài chính, đặc biệt nếu
hợp đồng vay có điều khoản yêu cầu giao hàng phải thực hiện trong một
khoản thời gian nhất định?
 Những giải thích về sự chậm trễ của khách hàng thường là những dấu hiệu
báo trước về bản thân khách hàng;
 Đổ lỗi cho các nhân viên kiểm toán của công ty trong việc trì hoãn (có thể
là những khác biệt không thể hòa hợp được giữa khách hàng và nhân viên
kiểm toán).
 Nhóm dấu hiệu báo trước thông qua thông tin cá nhân/Công tác quản lý:
 Lối sống phung phí của các vị giám đốc
 Việc né tránh của các nhà quản lý công ty;
 Những yêu cầu xin miễn khoản đảm bảo;
 Những yêu cầu xin miễn bảo lãnh cá nhân;
 Sức ép thanh toán của nhà cung cấp;
 Tinh thần nhân viên kém;
 Những thay đổi bất thường trong cán bộ quản lý hoặc cán bộ chủ chốt;
 Ban quản lý bị chi phối bởi một người sáng lập,v..v..
 Năng lực của ban quản lý không đủ;
 Thông tin quản lý chậm và thiển cận;
 Các chỉ tiêu không đạt được mà không có sự phản hổi của ban quản lý;
 Không có hệ thống quản lý chi phí.
 Nhóm dấu hiệu báo trước thông qua thông tin bên ngoài:
 Thông tin về thị trường và ngành nghề kinh doanh không đủ;
 Ngành nghề kinh doanh đang gặp khó khăn gì?
Thang Long University Library
9
 Thông tin từ các ngân hàng khác cho thấy tình hình không mấy thuận lợi;
 Công ty có gia tăng các khoản vay không?
 Chú ý tới dư luận xã hội
B. Nhận diện rủi ro qua các dấu hiệu cảnh báo
Nhận diện rủi ro, qua đó có những giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa và xử lý các
tín dụng có rủi ro là khâu quan trọng quyết dịnh đến hiệu quả kinh doanh của ngân
hàng. Sau khi khoản vay phát sinh và được phân loại, cán bộ tín dụng phải theo dõi,
giám sát vay để nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh bảo sau:
 Nhóm dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng:
 Nhóm các dấu hiệu có liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng–biểu hiện
cụ thể:
 Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại với ngân hàng trong quá trình kiểm tra
định kì (đột xuất) tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động
sản xuất kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích minh bạch,
thuyết phục;
 Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm pháp luật trong
quá trình quan hệ tín dụng;
 Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không có
sự giải thích minh bạch, rõ ràng;
 Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu
căn cứ thuyết phục mang tính khách quan về gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn
nợ;
 Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng; xuất phát
những thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích được về tổng
mức lưu chuyển tiền gửi thanh toán của khách hàng;
 Chậm thanh toán các khoản lãi đến hạn;
 Thanh toán các khoản nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn;
 Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc
khách hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ, thu hồi công nợ chậm
hơn dự tính;
 Mức vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu
dự kiến;
10
 Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản bị giảm sút so với định
giá khi cho vay, có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán hay trao
đổi hoặc đã biến mất, không còn tồn tại;
 Có dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ các nguồn thu nhập bất thường
khác không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính hoặc từ hoạt động
được đề xuất trong phương án vay vốn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán;
 Có dấu hiệu sử dụng nguồn vốn với giá cao với mọi điều kiện
 Có dấu hiệu sử dụng nhiều tài khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động đầu
tư dài hạn.
 Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính
và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng:
Cũng như nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng, nhóm các
dấu hiệu này có tác động trực tiếp tới chất lượng khoản tín dụng nhưng tốc độ chậm
hơn. Các dấu hiệu này xuất phát từ chính hoạt động sản xuất kinh doanh của khách
hàng và không dễ nhận diện nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ, sâu sắc của cán bộ tín dụng.
Nó cũng đòi hỏi các giải pháp và chiến lược xử lý có tính dài hạn hơn. Biểu hiện cụ thể:
 Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến
khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng;
 Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức
độ hoạt động của khách hàng;
 Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí quảng cáo, tiếp khách, tập
trung quá mức chi phí để gây ấn tượng như thiết bị văn phòng rất hiện đại,
phương tiện giao thông đắt tiền;
 Thay đổi thường xuyên tổ chức của ban điều hành;
 Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong
quá trình quản lý;
 Xuất hiện hội chứng hợp đồng lớn: sẵn sang từ bỏ các hợp đồng nhỏ và vừa
nhưng có khả năng thu được tỷ suất lợi nhuận cao để tìm kiếm các hợp
đồng có giá trị lớn với các bạn hàng có “tên tuổi” dù lợi nhuận thu về có
khả năng đạt thấp hơn; sẵn sàng cắt giảm lợi nhuận để đạt được các hợp
đồng lớn, theo đuổi chiến lược “mượn thương hiệu nổi”.
 Xuất hiện dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp mắt: mải mê theo đuổi một sản
phẩm không thích hợp về mặt thời gian và năng lực hiện tại mà không chú
ý đến các yếu tố khác;
Thang Long University Library
11
 Có dấu hiệu phát hiện ra quá trình khảo sát, thẩm định dự án sai dẫn đến
việc đầu tư dự án không hiệu quả;
 Những thay đổi từ chính sách của Nhà nước; đặc biệt là tác động của các
chính sách thuế, xuất nhập khẩu, thay đổi các biến cố kinh tế vĩ mô: tỷ giá,
lãi suất; thay đổi công nghệ kỹ thuật sản xuất, thị hiếu tiêu dùng; mất nhà
cung ứng hoặc khách hàng lớn; thêm đối thủ cạnh tranh tác động bất lợi đến
chiến lược và kế hoạc sản xuất, kinh doanh của khách hàng;
 Do áp lực nội bộ dẫn tới tung ra thị trường các sản phẩm dịch vụ quá sớm
khi chưa hội đủ các điều kiện chín muồi hoặc đặt ra các hạn mức thời gian
kinh doanh, doanh số không thực tế, tạo mong đợi trên thị trường không
đúng lúc;
 Khó khăn trong phát triển sản phẩm, dịch vụ mới.
 Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng, cụ thể gồm:
 Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách
hàng, ví dụ: đánh giá quá cao năng lực tài chính của khách hàng so với thực tế;
đánh giá khách hàng chỉ thông qua thông tin “tĩnh” do khách hàng cung cấp
mà thiều đi thông tin “động” và các thông tin nhạy cảm từ những kênh
thông tin khác; bỏ qua các “nghi ngờ” được phản ánh qua cấu trúc và cơ
cấu số liệu khi phân tích dữ liệu tài chính, có dấu hiệu che giấu việc “đảo
nợ” của khách hàng thông qua việc cấp đều đặn, thường xuyên và liên tục
các khoản vay mới hay che giấu “nợ quá hạn” thông qua việc điều chỉnh kỳ
hạn và gia hạn nợ tràn lan thiếu căn cứ xác thực;
 Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm
của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hay các lợi ích do
khách hàng đem lại từ khoản tín dụng được cấp;
 Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực
kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng;
 Cho vay dựa trên các sự kiện bất thường xảy ra, chẳng hạn như sáp nhật,
thay đổi địa vị pháp lý từ chi nhánh lên công ty “con” hạch toán độc lập;
 Các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng;
không xác định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay; cố ý thỏa hiệp các
nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro;
 Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc lỏng để kẽ hở cho khách hàng lời
dụng;
12
 Cung cấp tín dụng với khối lượng lớn cho khách hàng không thuộc phân
đoạn thị trường tối ưu của ngân hàng;
 Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ không đầy đủ các quy định
hiện hành về phê duyệt tín dụng;
 Có khuynh hướng cạnh tranh thái quá: giảm thấp lãi suất cho vay, phí dịch
vụ hay thực hiện chiến lược “giữ chân” khách hàng bằng các khoản tín
dụng khác mặc dù biết rõ các khoản tín dụng sẽ cấp tiềm ẩn nguy cơ rủi ro
cao.
1.1.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng
Đối với nền kinh tế
Rủi ro tín dụng tác động đến nền kinh tế một cách gián tiếp thông qua các hoạt
động của ngân hàng. Do ngân hàng là kênh huy động vốn, trung gian của nền kinh tế;
ngân hàng nhận tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế để cho vay và đầu tư vào nên
kinh tế, cho nên một khi xảy ra rủi ro tín dụng làm mất khả năng thanh toán của ngân
hàng khiến cho việc hạn chế việc cho vay đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh
doanh. Dẫn tới làm giảm luồng tiền chảy vào nền kinh tế, kìm hãm sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế do những doanh nghiệp không có vốn để sản xuất hay bị phá sản.
Việc hạn chế tín dụng, cũng ảnh hưởng tới các cá nhân trong xã hội, do nhu cầu vay
vốn để phục vụ đời sống cũng gặp khó khăn. Ngoài ra việc mất thanh khoản cũng
khiến cho hiện tượng dân cư ồ ạt đến rút tiền có thể lan sang ngân hàng khác, gây ra sự
bất lợi cho hệ thống ngân hàng, dễ xảy ra khủng hoảng tài chính.
Nếu không có NHTW như là một cứu cánh cuối cùng đứng ra đảm bảo khả năng
thanh toán cho ngân hàng một khi ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh
toán khi xảy ra rủi ro tín dụng, thực tế là tất cả những người gửi tiền, cho vay ngân
hàng sẽ có khả năng không lấy lại được những khoản tiền gửi, tiền cho vay, đời sống
cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên khó khăn. Như vậy những hậu quả
của rủi ro tín dụng không chỉ xảy đến cho ngân hàng, người đi vay mà ngay cả bản
thân những người cung cấp vốn cho ngân hàng.
Tín dụng cũng là một công cụ điều hành hoạt động vĩ mô nền kinh tế của chính
phủ. Khi ngân hàng bị phá sản, gặp khó khăn hay hoạt động đình trệ thì hiệu quả của
chính sách tiền tệ của chính phủ bị giảm xuống, gây xáo trộn vĩ mô nền kinh tế.
Đối với ngân hàng
 Làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận
Có thể nói thu nhập của ngân hàng từ lãi cho vay chiếm tỷ lệ cao trong tồng thu
nhập của ngân hàng, một khi xảy ra rủi ro tín dụng, ngân hàng không những không thu
Thang Long University Library
13
hồi được khoản nợ gốc và lãi mà còn bị giảm lợi nhuận tín dụng. Ngoài ra việc không
thu hồi được vốn cũng khiến cho ngân hàng mất đi lợi nhuận vì không thể tái đầu tư
vốn vào phương án đầu tư khả thi khác. Khi khoản vay gặp rủi ro ngân hàng buộc phải
trích lập dự phòng rủi ro và tìm kiếm nguồn huy động vốn khác khiến cho chi phí hoạt
động của ngân hàng tăng lên.
 Giảm khả năng thanh toán và nguy cơ phá sản
Không những thế rủi ro tín dụng còn dẫn tới khả năng mất thanh khoản của ngân
hàng với việc khách hàng ồ ạt rút tiền ra khỏi ngân hàng. Tình thế này khiến ngân
hàng có khả năng phải buộc đóng cửa và tuyên bố phá sản nếu như ngân hàng mất khả
năng thanh toán. Không những thế một ngân hàng bị khó khăn về thanh khoán sẽ chịu
những quy định kinh doanh hạn chế của NHNN.
Rủi ro tín dụng làm gia tăng chi phí hoạt động của ngân hàng, để đảm bảo lợi
nhuận không bị giảm, ngân hàng buộc phải giảm chi phí khác như tiền lương, giảm lao
động, giảm đầu tư vào công nghệ, hạn chế việc mở rộng mạng lưới chi nhánh… Điều
này phần nào ảnh hưởng không tốt tới mặt nhân sự, công nghệ, thị phần hoạt động và
nhất là uy tín của ngân hàng trên thương trường.
 Giảm uy tín và năng lực canh trạnh khả
Khi ngân hàng rơi vào tình trạng rủi ro tín dụng và mất khả năng thanh toán thì
bắt buộc phải đi vay nhiều nguồn khác nhau, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài
chính sẽ bị suy giảm đáng kể. Hơn thế nữa tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao khiến
cho việc huy động vốn trở nên khó khăn do ảnh hưởng tâm lý của các đối tác cho vay
vốn và gặp nhiều sự cạnh trạnh từ các ngân hàng khác.
Nói chung, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau: nhẹ
nhất thì ngân hàng bị giảm lợi nhuận, không thu hổi được lãi cho vay, nặng nhất khi
ngân hàng không thu được cả vốn và lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị
lỗ và mất vốn. Nếu trình trạng kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản,
gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.
1.2. Phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm phòng ngừa rủi ro tín dụng
Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro, phát sinh nợ quá
hạn, nợ xấu khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ và chịu tổn thất. Do
đó việc chấp nhận rủi ro để có những biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro là việc làm
cần thiết và mang lại hiệu quả trong hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và hoạt
động cho vay nói riêng.
14
Phòng ngừa rủi ro tín dụng là những biện pháp được xây dựng và thực thi những
chính sách hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu
quả và phát triển bền vững của ngân hàng.
1.2.2. Vai trò của công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng
Rủi ro trong kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế thị trường
luôn luôn là vấn đề cần được quan tâm, do hoạt động ngân hàng có tính nhạy cảm cao,
ảnh hưởng mạnh đến sự ổn định kinh tế - xã hội. Nếu một ngân hàng nào đó gặp rủi ro,
lâm vào tình trạng thiếu khả năng thanh toán, có nguy cơ hoặc thực sự đi đến phá sản,
dễ gây tâm lý hoảng loạn, khiến mọi nguời đổ xô đi rút tiền gửi của mình thật nhanh
chóng để tránh bị tổn thất, gây đổ vỡ hệ thống.
Lịch sử hoạt động ngân hàng trên thế giới đã chứng kiến không ít các ngân hàng
lớn bị phá sản, mà hậu quả của nó thậm chí không giới hạn trong phạm vi một quốc
gia mà lan ra cả nhiều nước trong khu vực hay toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ tại Châu Á năm 1997 đã làm cho nhiều ngân
hàng, tổ chức tín dụng tài chính của các nước trong khu vực bị phá sản. Nhiều ngân
hàng nhỏ ở Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia phải sáp nhập hoặc bị các ngân hàng lớn
mua lại, nhiều công ty tài chính, môi giới chứng khoán bị phá sản.
Tương tự như vậy cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cáp nhà ở tại Mỹ cuối năm
2008 đã ảnh hưởng đến hàng loạt nền kinh tế khác và gây nên khủng hoảng tài chính
toàn cầu, được ví như cuộc khủng hoảng lớn nhất từ sau năm 1933 đến nay. Nếu
những tổn thất trong rủi ro tín dụng gây ra ở mức kiểm soát được thì xử lý tương đối
dễ dàng trong giới hạn cho phép của quỹ dự phòng rủi ro của TCTD. Nhưng khi tổn
thất lớn, gâuy hậu quả nghiêm trọng, khó lường không những cho chính TCTD đó, mà
còn cho cả những TCTD và doanh nghiệp khác có liên quan, ảnh hưởng tới quyền lợi
người gửi tiền và cuối cùng, ảnh hưởng tới toàn bộ kinh tế, là nguy cơ tiềm ẩn cho
khủng hoàng tài chính.
Tóm lại, công tác phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và
trong hoạt động tín dụng nói riêng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại của
mỗi ngân hàng. Nếu công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng được thực hiện tốt, sẽ hạn
chế được những rủi ro xảy ra đồi với ngân hàng, làm tăng thu nhập của ngân hàng.
Ngoài ra, công tác phòng ngừa rủi ro nếu được thực hiên tốt còn tạo điều kiện cho sự
phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung, Vì khi rủi ro được hạn chế, tức là ngân
hàng đã cung cấp vốn một cách có hiệu quả cho nền kinh tế và đó chính là động lực
phát triển nền kinh tế.
Thang Long University Library
15
1.2.3. Nội dung phòng ngừa rủi ro tín dụng
Nội dung công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể được hiểu là những giải
pháp được các ngân hàng thực hiện nhằm phòng ngừa, hạn chế những tổn thất và khả
năng xảy ra tổn thất trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Do ảnh hưởng tiêu cực
của rủi ro tín dụng, mỗi ngân hàng đều tìm những biện pháp riếng biệt nhằm hạn chế
rủi ro tín dụng, khắc phục những tổn thất trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Nội
dung công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng là:
Chính sách tín dụng : Hoạt động tín dụng của ngân hàng rất phong phú, đa dạng
nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, xây dựng một chính sách tín dụng
nhất quán và hợp lý, phù hợp với đặc điểm của từng ngân hàng sẽ giúp phát huy được
các thế mạnh của mỗi ngân hàng, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng,
kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng.
Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng là những bước quy định cụ thể các bước
nghiệp vụ từ khi nhận hồ sơ tín dụng cho đến khi quyết định cho vay, thu nợ. Xây
dựng một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho công tác quản lý tín dụng được thống
nhất, khoa học, đồng thời nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ thực hiện quy trình tín
dụng thường được quy định trách nhiệm của từng bộ phận tham gia thực hiện công tác
tín dụng.
Chấm điểm khách hàng: Chấm điểm khách hàng là quá trình xếp hạng khách
hàng theo các cấp độ khác nhau dựa trên các yếu tố định tính và định lượng. Việc
chấm điểm khách hàng sẽ giúp ngân hàng sang lọc được những khách hàng không tốt,
từ đó có những chính sách cụ thể đối với mỗi loại khách hàng (chính sách cấp tín
dụng, lãi suất).
Nhận diện rủi ro liên quan đến khách hàng vay: Thông qua quá trình kiểm tra
trước, trong và sau khi cho vay bằng các kênh thông tin, cán bộ tín dụng phải luôn
bám sát, theo dõi khoản vay để kịp thời nhận diện rủi ro, từ đó có những biện pháp tối
ưu để khắc phục. Các dấu hiệu có thể gây ra rủi ro tín dụng từ phía khách hàng như:
khách hàng trì hoãn, gấy khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm tra định kì hoặc
kiểm tra đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất
kinh doanh của khách hàng; chậm gửi hoặc trì hoãn gửi báo cáo tài chính; chậm thanh
toán các khoản nợ đến hạn…
Vấn đề kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động tín dụng: Kiểm tra, kiểm soát tín
dụng là một công việc vô cùng quan trọng để phòng ngừa rủi ro tín dụng. Nó không
những giúp cho nhà quản trị rủi ro nhận ra được những vấn đề một cách nhanh chóng,
mà còn biết được xem cán bộ tín dụng có chấp hành đúng chính sách tín dụng của
ngân hàng hay không? Bộ phận kiểm tra tín dụng là bộ phận độc lập, tách rời khỏi bộ
16
phận tín dụng cho vay nhằm đảm bảo tình khách quan và chính xác trong quá trình
thực hiện. Việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát tín dụng giúp cho ban lãnh đạo đánh giá
được tình hình rủi ro tín dụng đối với ngân hàng, từ đó đề ra các biện pháp phòng
ngừa, hạn chế tổn thất do rủi ro tín dụng có thể gây ra.
Chính sách trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng: Tỷ lệ trích lập quỹ dự
phòng rủi ro thường được quy định ở mỗi nước khác nhau. Tỷ lệ này thường được đưa
ra dựa trên cơ sở thống kê hiện tại về mức độ rủi ro của các ngân hàng. Ở những nước
có hệ thống pháp luật cho việc quản lý các khoản nợ phát triển thi áp dụng tỷ lệ trích
lập thấp hơn. Điển hình như ở Mỹ thì quy định mức trích lập dự phòng khoảng 10%
đối với các khoản tín dụng không đủ tiêu chuẩn, 50% đối với các khoản nợ khó đòi và
100% với những khoản tín dụng mất mát, thua lỗ. Còn ở những nước đang phát triển
như Thái Lan thì mức độ trích lập vào khoảng 20-25% đối với những khoản nợ không
đủ tiêu chuẩn, 50-75% đối với những khoản nợ khó đòi và 100% với khoản nợ mất
mát. Quỹ dự phòng là nguồn bù đắp chủ yếu của những khoản tín dụng bị tổn thất.
Quỹ thường được trích lập từ lợi nhuận sau thuế. Với việc lập quỹ dự phòng rủi
ro khi xảy ra, việc mất vốn cho vay sẽ không gây ảnh hưởng nhiều tác động tới ngân
hàng.
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Thông tư 18/2007/NHNN: Dự phòng
rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung thì tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
đối với các nhóm nợ 1,2,3,4 và 5 lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%.
Trong đó dự phòng cụ thể được trích lập theo công thức sau:
R= max[0;(A-C)*r]
R: Số tiền cụ thể phải trích
A: là giá trị khoản nợ
C: Giá trị taì sản đảm bảo
r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể tương ứng từng nhóm nợ
Còn tỷ lệ trích lập dự phòng chung được tính toán bằng việc trích lập và duy trì
bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 được quy định tại
Điều 6 và Điều 7.
Bảo hiểm và mua bán nợ trong hoạt động tín dụng: Ngân hàng mua bảo hiểm
tín dụng, nếu rủi ro xảy ra thì công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho
ngân hàng theo quy định.
Vấn đề bảo hiểm áp dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàng khá quan trọng
trong cho vay hiện đại , chủ yếu là bảo hiểm tài sản đảm bảo nhằm tránh tổn thất trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và quản lý tài sản
Thang Long University Library
17
đảm bảo tiền vay. Ngoài ra thì việc mua bán nợ cũng là một giải pháp hữu hiệu để thu
hồi nợ nhanh, tăng vòng quay vốn đầu tư tín dụng cho ngân hàng khi ngân hàng
chuyển giao các khoản nợ cho công ty mua bán nợ.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt là rủi ro
tín dụng. Vì thế nên ngân hàng cần có những biện pháp phòng ngừa để giảm khả năng
xảy ra rủi ro tín dụng và những tổn thất của nó gây nên. Tuy nhiên công tác phòng
ngừa rủi ro tín dụng có được nhiều hay ít lại phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
 Chính sách quản lý rủi ro tín dụng
Chính sách quản lý rủi ro là một hệ thống các quy định nhằm điều hành hoạt
động tín dụng noi chung và cho vay nói riêng phù hợp với chiến lược kinh doanh của
ngân hàng theo từng thời kỳ. Chính sách quản lý rủi ro giúp ngân hàng điều hướng
phát triển hoạt động cho vay trên cơ sở chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định, đồng
thời cũng sẽ tác động trực tiếp đến việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa và hạn
chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay.
Việc nới lỏng hay thắt chặt chính sách quản lý rủi ro đều phải luôn tuân theo mức
độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Khi tỷ lệ rủi ro tín dụng gia tăng thì ngân hàng sẽ
có được ngay những biện pháp hữu hiệu để hạn chế xảy ra tổn thất và thực hiện phòng
ngừa trong tương lai để tránh tiếp diễn.
 Quy trình cho vay
Mỗi ngân hàng khi triển khai hoạt động cho vay thì đều có những quy trình
hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện. Việc ban hành quy trình cho vay chi tiết, rõ
ràng có tác dụng như là một biện pháp phòng ngừa giúp cho nhân viên ngân hàng hiểu
và thực hiện nghiệp vụ có hiệu quả, tránh được những sai sót, vi phạm không chủ đích,
gây ảnh hưởng tới chất lượng khoản vay và làm khoản vay của ngân hàng bị rủi ro.
 Nhân tố con người trong đó có cán bộ Ngân hàng thương mại
Trình độ của cán bộ ngân hàng các cấp là một yếu tố rất quan trọng quyết định
hiệu quả của công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng. Công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng
chỉ có thể đạt được hiệu quả nhất định khi có một đội ngũ lãnh đạo ngân hàng có trình
độ cao, tầm hiểu biết sâu, có khả năng tổng hợp phân tích và tầm nhìn dài hạn.
Trên cơ sở năng lực của đội ngũ lãnh đạo, nhân viên, ngân hàng sẽ xây dựng
được những chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng phù hợp.Với một đội ngũ nhân viên giàu
kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tốt trong thẩm định cho vay, thì ngân hàng sẽ có
những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro ở mức bình thường và ngược lại nếu
18
đội ngũ nhân viên có chất lượng chuyên môn chưa tốt, thì các biện pháp phòng ngừa
rủi ro tín dụng được xây dựng chặt chẽ, kiểm tra giám sát liên tục.
 Nhân tố công nghệ ngân hàng
Công nghệ ngân hàng hiện đại là một trong những đòi hỏi quan trong hàng đầu
để hỗ trợ hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Với sự hỗ trợ của các hệ
thông phần mềm tổng hợp và phân tích thông tin một cách nhanh chóng, chính xác
giúp cho các CBTD có thể ra được những quyết định đúng đắn và hợp lý, khoa học
dựa trên những kết quả xử lý thông tín.
 Sự biến động của môi trường vĩ mô như bất ổn chính trị, thiên tai, chiến tranh
Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô luôn có sự ảnh hưởng nhất định đến công tác
phòng ngừa rủi ro, do đặc thù kinh doanh của ngân hàng rất nhạy cảm. Vì vậy một
ngân hàng hoạt động trong điều kiện môi trường kinh doanh thường biến động nhiều
thì yêu cầu đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng càng cao, đặc biệt là công tác
phòng ngừa rủi ro tín dụng .
 Tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng
Hệ thống kiểm soát đóng vài trò quan trọng đối với công tác phòng ngừa rủi ro
tín dụng nói riêng và quản trị rủi ro tín dụng nói chung. Nó quyết định tính chính xác
và tin cậy của thông tin trong nội bộ ngân hàng. Một ngân hàng có hệ thống kiểm soát
nội bộ được tổ chức một cách có hệ thống và có sự phân quyền giữa các bộ phận quản
lý và bộ phận điều hạnh, đảm bảo tính độc lập trong hoạt động thì sẽ giúp ích rất nhiều
cho công tác quản trị và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
 Nhân tố khách hàng
Nhân tố khách hàng cũng là một nhân tố khá quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến
việc phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp thì rủi ro tín dụng sẽ được đo lường dựa
trên những phân tích về tính hình tài chính, tính pháp lý của hoạt động kinh doanh,
quan hệ đối tác, đặc điểm hoạt động kinh doanh. Từ đó đưa ra được những đánh giá để
có thể lường trước phòng ngữa những rủi ro xảy ra trong tương lai và tìm cách hạn chế nó.
Đối với khách hàng cá nhân thì việc đo lường rủi ro tín dụng sẽ dựa trên tình
hình tài chinh cá nhân ( khoản thu nhập như lương, đầu tư chứng khoán, góp vốn kinh
doanh..) các mối quan hệ họ hàng, tài sản đảm bảo, người bảo lãnh…
Thang Long University Library
19
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách
hàng. Hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động như một ngân hàng tập
hợp các chi nhánh, chưa kinh doanh đa năng; sản phẩm dịch vụ chưa phong phú; công
nghệ còn lạc hậu; chưa kết nối với nhau và liên kết với khách hàng dẫn đến rủi ro gia
tăng. Những loại rủi ro này ngân hàng nếu chú trọng đều có thể xác định được thông
qua các công cụ đo lường, các chỉ tiêu đánh giá. Do đó để thực hiện công tác phòng
ngừa rủi ro tín dụng và có được những mô hình phòng ngừa rủi ro tín dụng cho riêng
mình thì các NHTM cần phải có được các mô hình đánh giá và đo lường rủi ro tín
dụng cả theo phương pháp truyền thống lẫn hiện đại. Có như vậy mới tránh được tổn
thất phát sinh, chi phí trích lập dự phòng rủi ro và tăng được lợi nhuận.
20
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
NHNO&PTNT LÁNG HẠ
2.1. Sơ lƣợc về tình hình hoạt động và phát triển của Chi nhánh NHNo & PTNT
Láng Hạ
2.1.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ
a. Quá trình hình thành và phát triển.
Theo quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/01/1996 của Thống đốc NHNN
Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt
Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo &
PTNT Việt Nam). NHNo & PTNT Việt Nam có đầy đủ những chức năng, nhiệm vụ
của một NHTM, đặc biệt trên địa bàn hoạt động của NHNo & PTNT Việt Nam chủ
yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Để mở rộng mạng lưới hoạt động trên địa bàn thủ đô Hà Nội và nhiệm vụ xây
dựng một NHTM đa năng, ngày 01/8/1996, Tổng giám đốc NHNo & PTNT đã ký
quyết định số 334/QĐ-NHNN-02, thành lập Chi nhánh Láng Hạ và Chi nhánh chính
thức đi vào hoạt động từ ngày 17/3/1997.
NHNo & PTNT Láng Hạ là Ngân hàng cấp I, trực thuộc NHNo & PTNT Việt
Nam, hoạt động theo luật các TCTD và điều lệ của NHNo & PTNT nhưng có quyền tự
chủ trong kinh doanh và có con dấu riêng. Tuy mới thành lập nhưng ngân hàng đã có
quan hệ với nhiều ngân hàng trên cùng địa bàn đồng thời mở rộng thị trường và có
quan hệ mật thiết với các tổng công ty lớn và các doanh nghiệp lớn khác.
Sau 10 năm đi vào hoạt động NHNo & PTNT Láng Hạ đã xác định rõ mục tiêu
giải pháp trong điều hành và có những kết quả đáng khích lệ; luôn hoàn thành vượt
mức kế hoạch, thu hút ngày càng đông số lượng khách hàng, đáp ứng nhanh nhu cầu
với các doanh nghiệp. Với các bước đi đúng hướng Chi nhánh luôn được Đảng uỷ,
Ban lãnh đạo NHNo & PTNT Việt Nam đánh giá cao và được coi là lá cờ đầu của
ngành. Năm 2002, Ngân hàng đã đón nhận Huân chương lao động Hạng ba.
b. Tổ chức và nhiệm vụ của Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ.
* Cơ cấu tổ chức
 Ban giám đốc:
 Giám đốc phụ trách chung và trực tiếp phụ trách các phòng: Tổ chức cán
bộ, Tổ kiểm toán nội bộ, định hướng kế hoạch, chiến lược hoạt động kinh
doanh.
 Phó giám đốc: 3 phó giám đốc
Thang Long University Library
21
Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh bao gồm: phòng kế hoạch, phòng thẩm
định và phòng tín dụng.
Một phó giám đốc phụ trách: Phòng Kế toán ngân quĩ, phòng tin học, và phòng
Hành chính quản trị.
Một phó giám đốc phụ trách: phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế,
Tổ nghiệp vụ thẻ, tổ tiếp thị.
 Cơ cấu chi nhánh cấp II và các phòng giao dịch trực thuộc:
Ngoài các phòng, tổ tại trụ sở chính chi nhánh còn có têm hai chi nhánh cấp II
và 10 phòng giao dịch trực thuộc, các đơn vị này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giảm
đốc và các phòng nghiệp vụ có liên quan.
Đến ngày 31/12/ 2011 tổng số cán bộ viên chức của chi nhánh là 216 người.
Trong đó số cán bộ có trình độ trên đại học là 6 người, có trình độ đai học, cao đẳng là
160 người, còn lại là trình độ trung, sơ cấp.
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức
(Nguồn : Phòng nhân sự chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ)
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng
kế
toán
NQ
Phòng
h.chính
quản trị
Phòng
tín dụng
Phòng
TCCB
& ĐT
Phòng
KD ngoại
hối
Phòng
KTKT
nội bộ
Tổ
KTKTN
B
Phòng
KHTH
Phòng DV
Marketing
Phòng
tin
học
GD
số 2
GD
số 3
GD
số 5
GD
số 7
GD
số 8
GD
số
11
22
Những hoạt động kinh doanh chính của Chi nhánh được ghi cụ thể trong điều 9
chương 2, quyết định số 169/QĐ-HĐBT-02 ngày 07/9/2000.
 Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi thanh
toán của các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế và nước ngoài bằng
VNĐ hoặc ngoại tệ.
 Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng và thực hiện các
hình thức huy động vốn theo quyết định của NHNo & PTNT.
 Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ và các tổ chức
kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quyết định của NHNo & PTNT.
 Được phép vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi Tổng giám
đốc NHNo & PTNT cho phép.
 Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với tổ chức
kinh tế, cá nhân hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.
 Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và
các dịch vụ ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, NHNo
& PTNT Việt Nam.
 Kinh doanh dịch vụ: Thu chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự
động, két sắt, nhận cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, các dịch vụ khác
được NHNo & PTNT Việt Nam cho phép.
 Thực hiện đầu tư dưới các hình thức: Hùn vốn liên doanh, mua cổ phần và các
hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được
NHNo & PTNT cho phép.
 Làm dịch vụ cho Ngân hàng phục vụ cho người nghèo.
2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động của Chi nhánh
a. Hoạt động huy động vốn.
Với tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng, Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ đã tích cực huy động vốn tại chỗ, mở
rộng mạng lưới huy động tới khắp địa bàn dân cư, đa dạng hoá các hình thức huy động
vốn, áp dụng nhiều biện pháp nhằm đưa nguồn vốn tăng nhanh.
Thang Long University Library
23
ảng 2.1: Kết quả huy động vốn
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Cơ cấu nguồn vốn
Năm
2011
Năm 2012 Năm 2013
Số
tiền
Tăng/
giảm(+/-)
Số
tiền
Tăng/
giảm
(+/-)
Tổngnguồnvốnhuyđộng 5.180 6.463 24,77% 7.072 9,42%
Theo kì hạn
Nguồnvốnkhôngkìhạn 1.982 985 -50,30% 2.326 136,14%
Nguồn vốn có kì hạn 3.198 5.478 71,29% 4.746 -13,36%
Theothành phần kinh tế
Tiền gửi dân cư 1.828 2.075 13,51% 2.465 18,80%
Tiền gửi của các tổ chức
kinh tế
3.144 4.068 29,39% 4.080 0,29%
Vay các tổ chức tín dụng
khác
208 320 53,85% 527 64,69%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013)
Qua số liệu trên ta thấy, công tác huy động vốn đã được quan tâm và đạt kế
hoạch của NHNo & PTNT giao. Năm 2012, nguồn vốn huy động là: 6463/5405 tỷ kế
hoạch, đạt 120% tăng 24,77% so 2011, phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế. Năm 2013,
mặc dù thị trường vốn không ổn định nhưng chi nhánh đã chủ động tích cực đảm bảo
ổn định nguồn vốn và tăng trưởng, tăng 9,42% so với năm 2012.
Năm 2012, tiền gửi không kỳ hạn chiếm 15,24%, có kỳ hạn là 84,75%. Với xu
thế tăng trưởng về cơ cấu như vậy là tốt, phù hợp với cơ cấu đầu tư tín dụng vì nguồn
vốn ngắn hạn tuy lãi suất thấp nhưng không ổn định, khách hàng có thể lĩnh bất cứ lúc
nào mà Ngân hàng không kế hoạch hoá được, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của
24
Chi nhánh. Năm 2013, tiền gửi không kì hạn tăng cao với 2326 tỷ đồng, vươt 1341 tỷ
đồng so với năm 2012; giữ vững được tiền gửi thông qua các đợt huy động như tiết
kiệm dự thưởng mừng Xuân, 10 năm thành lập chi nhánh, AGRIBANK CUP và huy
động chứng chỉ tiền gửi; các hoạt động huy động tiền gửi có giải thưởng, quay số
trúng thưởng, giảm số dư tiền gửi có kì hạn của tổ chức tín dụng theo chỉ đạo của
NHNo&PTNT Việt Nam.
Ngân hàng chú trọng huy động vốn tại địa phương thể hiện qua nguồn tiền gửi
của dân cư cao. Năm 2012 tăng 13,51% so với năm trước, 2013 tăng trưởng 18,80% so
với năm trước, với nhiều hình thức huy động như chương trình tiết kiệm dự thưởng và
cơ chế lãi linh hoạt nhằm vào thị hiếu người dân nên đã giúp tăng trưởng cao nguồn
vốn này, đây là nguồn vốn ổn định nhất. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm
2012 đã tăng 29,39% so với 2011, năm 2013 tăng 0,29% so với 2012. Sở dĩ năm 2013
nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng không đáng kể là do tình hình kinh tế
có nhiều khó khăn, cá doanh nghiệp, tổ chức kinh tế chủ yếu tập trung vốn nhàn rỗi
vào sảm xuất kinh doanh. Mặc dù đây chỉ là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong thanh
toán, nhưng Chi nhánh đã huy động được như vậy là tốt vì đây là nguồn vốn có lãi suất
thấp song khó huy động.
b. Hoạt động cho vay.
Nhờ nguồn vốn huy động dồi dào, Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ đã tiến
hành đa dạng hoá các mặt nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng trong đó chủ yếu là
hoạt động tín dụng, chiếm khoảng 90% tổng số vốn được sử dụng. Hoạt động tín dụng
là hoạt động nghiệp vụ quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, vì
thế chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ luôn đặt ra mục tiêu mở rộng tín dụng, đồng
thời hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Trong những năm qua, với quyết tâm cao, Chi nhánh đã vận dụng kịp thời, linh
hoạt các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của Ngành, bám sát từng đơn vị kinh tế
và có những giải pháp tích cực nên kết quả hoạt động tín dụng của nhánh
NHNo&PTNT Láng Hạ đạt được những kết quả tốt cả về tốc độ tăng trưởng lẫn chất
lượng các khoản đầu tư. Ngân hàng đã thực hiện cho vay với các thành phần kinh tế
khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó tăng cường đầu tư
cho khu vực kinh tế quốc dân, các ngành kinh tế trọng điểm, kinh tế mũi nhọn, sản
xuất kinh doanh lớn như: viễn thông, dầu khí, công nghiệp, dịch vụ giao thông vận tải,
ưu tiên đầu tư cho các dự án lớn, khả thi, có hiệu quả. Cùng với hoạt động kinh doanh
tín dụng đơn thuần, chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ còn thực hiện các chương trình
tín dụng ưu đãi, tín dụng chính sách như chương trình tín dụng tạo việc làm hay cho
vay sinh viên. Các chương trình này đều thực hiện với lãi suất ưu đãi, tuy số dư không
Thang Long University Library
25
nhiều nhưng nó mang ý nghĩa xã hội sâu sắc được mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ, nâng
cao uy tín của ngân hàng.
ảng 2.2: Kết quả cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ
giai đoạn 2011-2013
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch (%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
2012/2011 2013/2012
I- Dƣ nợ
phân theo
thời gian
2.802 100% 2.996 100% 3.246 100% 106,92% 108,34%
1- Dư nợ
ngắn hạn
1707,5 60,93% 1890,2 63,08% 1980,2 61% 110,70% 104,77%
2- Dư nợ
TDH
1.095 39,07% 1106,3 36,92% 1266,1 39% 101,04% 114,44%
II- Dƣ nợ
theo loại
tiền
2.802 100% 2.996 100% 3.246 100% 106,92% 108,34%
1- Dư nợ về
nội tệ
1432,3 51,11% 2134,1 71,22% 2992,1 92,17% 149,00% 140,21%
2- Dư nợ về
ngoại tệ
1370,1 48,89% 862,38 28,78% 254,19 7,83% 62,94% 29,47%
III- Dƣ nợ
phân theo
chất lƣợng
TD
2.802 100% 2.996 100% 3.246 100% 106,92% 108,34%
Nợ xấu 103 3,69% 185 6,17% 188 5,79% 178,91% 101,62%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hot động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013)
26
Qua số liệu trên ta thấy: Tổng dư nợ năm 2013 đạt 3246 tỷ kế hoạch, vượt
145,16% kế hoạch năm, tăng 108,34%so với năm 2012. Trong đó dư nợ cho vay ngắn
hạn tăng trong 3 năm. Năm 2012 tăng 10,7% so với 2011, năm 2013 tăng4,77% so với
năm 2012. Để đảm bảo cân đối nguồn vốn-sử dụng vốn và khả năng thanh toán, ngăn
ngừa lạm phát, NHNN đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, khống chế tăng trưởng
dư nợ tín dụng, do đó dư nợ cho vay ngắn hạn của chi nhánh trong 3 năm tăng không
đáng kể. Cũng do tình hình kinh tế tài chính khó khăn số dư nợ cho vay trung-dài hạn
cũng không ổn định qua các năm. Năm 2012 tăng nhẹ 1,44% so với năm 2011, năm
2013 tăng 14,44% so với năm 2012. Sở dĩ năm 2013 dư nợ cho vay trung-dài hạn tăng
đột biến do trong năm cơ cấu dư nợ thay đổi từ cho vay phụ thuộc vào các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng, cầm cố dư nợ trong món nhỏ sang các Tổng
công ty lớn với từng lần dư nợ rất lớn.
Do tăng trưởng tín dụng không ổn định nên nợ xấu cũng biến đổi theo từng
năm. Năm 2012 là 6,17%, tăng78,91% so 2011; Năm 2013 chiếm 5,79% tăng nhẹ
1,62% so với năm 2012. Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu cao chủ yếu là do các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh gặp khó khăn trong vấn đề tài chính, làm ăn thua lỗ không thu được
tiền hàng và do chi nhánh chuyển nợ quá hạn theo cơ cấu.
c. Các dịch vụ của chi nhánh
Một xã hội phát triển, một ngân hàng hiện đại thì dịch vụ là một phần không thể
thiếu của ngân hàng, đó là công cụ cạnh tranh và thu hút khách của mỗi ngân hàng.
Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ có đa dạng các dịch vụ như: kinh doanh ngoại tệ,
dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ kho quỹ, dịch vụ
thẻ, kiều hối đã và đang phát triển mạnh là một nguồn thu lớn của chi nhánh.
Thang Long University Library
27
ảng 2.3:Doanh số một số dịch vụ của chi nhánh
STT
Năm
Chỉ tiêu
ĐV tính
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
01 Mua bán ngoại tệ Triệu USD
Mua vào 366 449,1 304
Bán ra 380 452,7 304
02 Chuyển tiền Triệu USD 79 44 85
03 Mở L/C Triệu USD 459 608 603
04 Thẻ Tỷ VNĐ 0,255 43,2 45
05 Bảo lãnh Tỷ VNĐ 14 10,3 10,3
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh )
d.Kết quả kinh doanh
Trong những năm vừa qua tuy hoạt động kinh doanh diễn ra trong bối cảnh hết
sức khó khăn , song Chi nhánh cũng đã nhất trí, kiên trì thực hiện đúng định hướng
của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Do đó Chi nhánh cũng đạt được những kết
quả đáng khích lệ, thể hiện qua những kết quả tài chính như sau :
28
ảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh NHNNo& PTNT Láng Hạ
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm2012 Năm 2013
Số tiền
Chênh
lệch
Số tiền
Chênh
lệch
Tổng thu 697 771 10,62% 693 -10,12%
Tổng chi 620 662 6,77% 574 -13,29%
Lợi nhuận 77 109 41,56% 119 9,17%
(Nguồn:Báo cáo thu nhập – chi phí NHNo&PTNT Láng Hạ 2011 – 2013)
Lợi nhuận trong các năm tăng đều, năm 2012 tăng 41,56% so với năm
2011.Thu nhập năm 2013 đạt 119 tỷ đồng đạt 157% kế hoạch tăng 9,17% so với năm
2012, do cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng ngay gắt, khiến cho việc huy động các
nguồn vốn có lãi suất rẻ, đặc biệt là nguồn vốn không kỳ hạn từ các thị trường chứng
khoán trở nên khó khăn hơn, dẫn tăng chi phí đầu vào. Vì vậy, lợi nhuận năm 2013
tăng không cao so với năm 2012. Tuy nhiên, đây là tình trạng chung của các NHTM
nếu coi hoạt động tín dụng và huy động vốn là hoạt động mang lại thu nhập cho Ngân
hàng mà không tính đến phát triển các dịch vụ Ngân hàng hiện đại khác. Năm 2013,
lợi nhuận tăng đạt kế hoạch đề ra là do Chi nhánh đã phát triển các dịch vụ Ngân hàng
truyền thống như: bảo lãnh, thanh toán quốc tế. Đồng thời mở rộng thêm các dịch vụ
mới như: phonebanking, chi trả kiều hối, giúp tăng trưởng nguồn thu.
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ.
2.2.1. Thực trạng nợ quá hạn.
Theo quy định hiện hành của NHNN để đánh giá khả năng xử lý, thu hồi các
khoản nợ quá hạn, trong đó có vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết là phân loại nợ
quá hạn theo thời gian. Tổng quan về nợ quá hạn của Chi nhánh NHNo & PTNT Láng
Hạ phân theo thời gian bằng số liệu phân tích tại bảng sau:
Thang Long University Library
29
ảng 2.5:Nợ quá hạn phân theo nhóm nợ
(Đơn vị: Tỷ đồng.)
Nhóm
nợ
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Chênh lệch
2012/2011 2013/2012
Dƣ nợ Dƣ nợ Dƣ nợ
Tƣơng
đối
Tuyệt đối Tƣơng
đối
Tuyệt đối
(%) (%)
Tổng dư
nợ
2.802 2.996 3.246 194 6,92 250 8,34
Nhóm 1 2.298 2.385 2.604 87 3,78 219 9,19
Nhóm 2 401 426 454 25 6,27 28 6,62
Nhóm 3 25 33 42 8 32,78 8 25,27
Nhóm 4 19 52 31 33 178,48 -21 -39,73
Nhóm 5 60 100 115 40 67,79 15 14,70
(Nguồn báo cáo phân loại nợ của NHNNo&PTNT VN chi nhánh Láng Hạ giai đoạn 2011 – 2013)
Nợ nhóm 1: Nợ nhóm 1 là các khoản nợ trong hạn hoặc mới quá hạn 10 ngày,
đây là các khoản nợ đủ tiêu chuẩn, luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong 5 nhóm nợ. Qua
bảng 2.5 cho thấy, tỷ lệ nợ nhóm 1 qua các năm 2011, 2012, 2013 luôn chiếm tỷ trọng
cao nhất trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng NHNNo&PTNT VN, giữ ở mức
hơn 79% đến 81%. Sang đến năm 2013, nhận thấy tình hình nợ đủ tiêu chuẩn trong
năm 2012 có xu hướng giảm xuống, nên NHNNo&PTNT VN chi nhánh Láng Hạ đã
có những biện pháp mạnh để nâng cao chất lượng tín dụng với hy vọng nâng mức nợ
đủ tiêu chuẩn lên trên 80% như kế hoạch đề ra. Kết quả là số dư nợ nhóm 1 năm 2013
đã đạt mức 2.604 tỷ đồng, tăng lên 219 tỷ đồng tương đương với 9,20%, chiếm tỷ
trọng 80,21% tăng lên so với năm 2012 là 0,63%.
Nợ nhóm 2: Nợ nhóm 2 là nhóm nợ có xu hướng gia tăng qua các năm. Sự tăng
lên trong thời gian qua của dư nợ nhóm 2 là do việc nền kinh tế Việt Nam đã bị ảnh
hưởng mạnh mẽ từ cơn khủng hoảng tài chính thế giới, khiến cho các hoạt động sản
xuất kinh doanh bị trì chệ, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, không có nguồn để
trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.
Nợ nhóm 3: Dư nợ nhóm 3 có chiều hướng tăng lên từ năm 2011 đến năm 2013.
Dư nợ nhóm 3 chủ yếu được hình thành từ dư nợ nhóm 2 bị quá hạn từ 91 – 180 ngày,
phần lớn là nợ nhóm 2 của năm 2012 chuyển sang. Việc mở rộng cho vay đem lại thu
nhập cho ngân hàng những cũng kèm theo những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải
gánh chịu, nhất là khi nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.
30
Nợ nhóm 4: Số dự nợ nhóm 4 có dấu hiệu tăng lên mạnh từ năm 2011đến năm
2012, số dự nợ từ 19 tỷ đồng năm 2011 đã tăng lên 33 tỷ đồng tương đương 178,48%
trong năm 2012, đạt mức 52 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân vì sao tỷ lệ nợ xấu trong
năm 2012 của NHNNo&PTNT VN chi nhánh Láng tăng lên mức hơn 6%, rất nhiều
trong số này là các khoản cho vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán, mà thời
điểm 2011 – 2012 là thời điểm mà thị trường bất động sản đóng bằng, thị trường
chứng khoán lao dốc không còn ở thời kỳ cứ mua vào là lãi như trước đây. Nhưng đến
năm 2013 sau những nỗ lực thu hồi vốn, cơ cấu lại các khoản nợ, cho vay vốn thêm để
giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thì số dự nợ nhóm 4 chỉ còn 31 tỷ đồng,
giảm 21 tỷ đồng tương đương 39.73%. Một kết quả khá tốt cho những cố gắng của
NHNNo&PTNT VN chi nhánh Láng trong năm 2013 đẩy lùi nợ xấu.
Nợ nhóm 5: Đây là những khoản nợ có khả năng mất vốn, gây thiệt hại lớn cho
ngân hàng một khi phát sinh nhiều. Tuy vậy trong năm 2011 – 2013 thì số dư nợ nhóm
5 lại liên tục có chiều hướng gia tăng, cụ thể năm 2012 tăng lên 40 tỷ đồng, tương
đương mức tăng 67,79% so với năm 2011, năm 2013tăng lên 15 tỷ đồng tương ứng
14,70% so với năm 2013. Chưa kể tình hình kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế thế giới, đã khiến nhiều khoản nợ trở nên đầy rủi ro, nhất là nợ cho vay
kinh doanh bất động sản, thì việc mất vốn rất cao từ khoản nợ bắt buộc phải cho vay
theo chỉ đạo của Chính phủ cho 2 tập đoàn nhà nước Vinalines và Vinashin, đã khiến
cho NHNNo&PTNT VN không thể giảm được lượng nợ có khả năng mất vốn xuống
mà còn tăng lên.
ảng 2.6: Nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Tổng
NQH
504 100 612 100 642 100
KTQD 454,9 90,18 503,25 82,28 579,43 90,22
KTNQD 49,5 9,82 108,38 17,72 62,81 9,78
( nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh)
Qua bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn của chi nhánh chủ yếu rơi vào các doanh
nghiệp quốc doanh do các doanh nghiệp này trong thời gian qua kinh doanh không có
hiệu quả,cùng với tình hình nền kinh tế khó khăn hiện nay. Do đó chi nhánh cần đưa ra
Thang Long University Library
31
các giải pháp tháo gỡ nhằm thu hồi các khoản nợ đến hạn, đặc biệt đối với các doanh
nghiệp quốc doanh hạn chế thấp nhất khả năng không thu hồi được vốn.
ảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nợ quá hạn 504 612 642
Tổng dư nợ 2.802 2.996 3.246
Tỷ lệ (%) 17,99 20,43 19,78
Tỷ lệ nợ quá hạn trong 3 năm không ổn đinh, năm 2012 tỷ lệ này tăng khá
cao(Từ 17,99% lên 20,43%), điều này là do một số khách hàng lớn của chi nhánh
trong năm 2012 không đủ khả năng tài chính để trả nợ đúng hạn. Năm 2013 tỷ lệ này
giảm nhẹ xuống 19,78 %.
2.2.2. Thực trạng nợ xấu
Nợ xấu bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 dựa trên cơ sở phân loại
nhóm nợ theo quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR của NHNNo&PTNT VN. Theo đó
việc phân loại nợ theo nhóm trong thời gian 20101-2013 tại chi nhánh Láng Hạ như
sau:
ảng 2.8:Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dƣ nợ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nợ xấu (%) 3,69 6,19 5,78
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNNo&PTNT Việt Nam năm 2011 – 2013)
Nhìn vào bảng 2.8 trên đây ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng tỷ lệ nợ xấu của
NHNNo&PTNT VN đã tăng mạnh từ năm 2011 đến năm 2012, (từ 3,69% đã tăng lên
tới mức 6,19% ). Sau thời kì tăng trưởng tín dụng nóng những năm 2009 – 2011 thì
đến năm 2012 khi mà mức độ dư nợ cho vay tín dụng của NHNNo&PTNT VN vẫn
tăng trưởng khá tốt, thì phải đối mặt với một thực tế là khi tình hình kinh tế Việt Nam
bị ảnh hưởng mạnh bởi sự suy thoái kinh tế Mỹ và toàn cầu, hoạt động sản xuất kinh
doanh của nhiều tổ chức, doanh nghiệp trở nên khó khăn do chi phí sản xuất đầu vào
quá cao ( ảnh hưởng của tình trạng lạm phát), còn đầu ra tiêu thụ hàng hoá lại chậm
chạp, không có nguồn thu nhập ổn định để trả lãi vay cho ngân hàng. Chính vì điều đó
đã làm phát sinh một lượng lớn nợ xấu cho ngân hàng. Nếu loại trừ nợ xấu của
32
Vinashin, Vinaline (220 tỷ đồng) và nợ xấu của 2 Công ty ALC I, ALC II (4.183,8 tỷ
đồng) thì nợ xấu còn là 23.042 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu còn là 5,17%/tổng dư nợ.
Sang đến năm 2013 tình hình vẫn chưa cải thiện là mấy, nhưng NHNNo&PTNT
VN chi nhánh Láng Hạ cũng đã ý thức được việc nợ xấu quá lớn ảnh hưởng tới uy tín
ngân hàng và thu nhập của ngân hàng, do đó đã có những biện pháp thắt chặt chính
sách tín dụng cho vay đối với những đối tượng khách hàng nhất định, bên cạnh đó tìm
mọi cách để thu hồi nợ xấu, nên tỷ lệ nợ xấu trong năm 2013 đã giảm 0,41% chỉ còn ở
mức 5,78%.
ảng 2.9:Tỷ trọng nợ xấu phân theo từng nhóm nợ
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nhóm nợ
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
2012/2011 2013/2012
Dƣ nợ Dƣ nợ Dƣ nợ
Tuyệt
đối
Tƣơng đối Tuyệt
đối
Tƣơng đối
(%) (%)
Nhóm 3 25 33 42 8 32,78 8 25,27
Nhóm 4 19 52 31 33 178,48 (21) (39,73)
Nhóm 5 60 100 115 40 67,79 15 14,70
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNNo&PTNT Việt Nam năm 2011, 2012, 2013)
Theo như quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR, quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
và Thông tư 18/2007/QĐ-NHNN, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ
các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 được xếp hạng
vào nhóm 3, chủ yếu là là các khoản nợ đưuọc gia hạn nợ . Các khoảnnợ đưuọc miễn
hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng cũng
được đưa vào nhóm 3. Như vậy với sự thay đổi này thì có thể thấy từ năm 2011 thì nợ
nhóm 3 có xu hướng tăng lên, cụ thể là năm 2013 nợ nhóm 3 ở mức 42tỷ đồng, với tỷ
lệ 1,28% tổng dư nợ toàn hệ thống, tăng lên nhẹ so với năm 2012 là 0,17%.
Trong khi đó nợ nhóm 4 trong năm 2013 chỉ còn 31tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,97%
tổng dư nợ toàn hệ thống, giảm đi 21tỷ đồng so với năm 2012. So với thời điểm 2011
– 2012 nợ nhóm 4 tăng lên ở mức chóng mặt, từ 19 tỷ đồng, đã tăng lên 33 tỷ đồng, ở
mức 52 tỷ đồng trong năm 2011. Đây là nhóm nợ có khả năng gây ra tổn thất cao cho
ngân hàng, chính vì lẽ đó với mục tiêu giảm thiểu nợ xấu thì Ngân hàng đã xử dụng
những biện pháp xử lý và thu hồi nợ rủi ro hợp lý để cố gắng thu hồi lại khoản vay,
tránh tình trạng mất trắng.
Thang Long University Library
33
Nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn trong năm 2013 lại có chiều hướng tăng
lên từ 2,13% lên 3,34% trong năm 2012 tương ứng mức tăng 40 tỷ đồng, đến năm
2013 tỷ lệ nợ nhóm này đã đạt 3,53% năm với mức tương ứng là 115 tỷ đồng, nhiều
hơn 15 tỷ đồng so với năm 2012. Phần nhiều trong số đó là các khoản nợ của doanh
nghiệp hoạt động yếu kém như Vinashin, Vinalines. Trong năm 2013 NHNNo&PTNT
VN đã phát sinh nhiều khoản nợ xấu ngoại tệ do phải cho vay bắt buộc với các khoản
bảo lãnh bằng ngoại tệ cho các doanh nghiệp thuộc hai tập đoàn trên. Ngoài ra việc
giải quyết các khoản nợ của ALC 1 cũng đã làm cho tăng dư nợ xấu thêm cho
NHNNo&PTNT VN
ảng 2.10:Tình hình nợ xấu trên nợ quá hạn tại NHNNo&PTNT VN Chi nhánh
Láng Hạ
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
2012/2011 2013/2012
Tuyệt đối
Tƣơng
đối (%)
Tuyệt đối
Tƣơng
đối (%)
Nợ xấu 103 185 188 82 79,34 2 1,29
Nợ quá
hạn
504 612 642 108 21,25 30 5
Nợ xấu /
Nợ quá
hạn (%)
20,52 30,30 29,26 9,82 (1,07)
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ năm 2011-2013của NHNNo&PTNT VN Việt Nam)
Qua bảng 2.10 ta có thể thấy tình hình nợ xấu trên nợ quá hạn đã tăng mạnh
trong năm 2011 – 2012 và có xu hướng giảm xuống trong năm 2013. Nguyên nhân của
sự gia tăng mạnh đó là do năm 2012 NHNNo&PTNT VN chi nhánh Láng Hạ vẫn có
mức tăng trưởng tín dụng cao nhưng lại không kiểm soát được các khoản cho vay,
khiến cho tình trạng nợ quá hạn tăng lên 108 tỷ đồng tương đương 21,25% trong năm
2012. Những nguyên nhân khách quan từ khủng hoảng kinh tế đã khiến cho các khách
hàng của NHNNo&PTNT VN Chi nhánh Láng Hạ không thực hiện việc trả nợ đúng
hạn, nhiều doanh nghiệp trong số đó thua lỗ nặng nề nhất là doanh nghiệp bất động
sản, xây dựng, chứng khoán đã làm trầm trọng thêm nợ xấu của ngân hàng, khiến nợ
xấu trong năm 2012 tăng lên 79,34% tương đương 82 tỷ đồng. Tới năm 2013
NHNNo&PTNT VN chi nhánh Láng Hạ đã có những sự quản lý nợ xấu hợp lý, nên tỷ
lệ nợ xấu chỉ tăng lên rất ít chỉ ở mức 2 tỷ đồng tương ứng 1,29% nhưng tình trạng
34
khách hàng có nợ quá hạn vẫn còn chiều hướng tăng lên thêm 5,0% tương đương 30 tỷ
đồng
Nhìn chung hiện nay tỷ lệ nợ xấu của NHNNo&PTNT VN chi nhánh Láng vẫn ở
mức cao, tuy chỉ là mấy phần trăm nhưng nếu xét trên tổng dư nợ cho vay của ngân
hàng thì lại thấy đây là những khoản nợ không hề nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
nhuận của NHNNo&PTNT VN. Trong thời gian tới nhiệm vụ trọng tâm của ngân
hàng là làm sao để có thể xử lý và thu hồi được những khoản nợ xấu nói trên, như vậy
mới tăng được uy tín của ngân hàng trên thương trường.
2.3. Thực trạng phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Láng Hạ
2.3.1. Mô hình phòng ngừa rủi ro tín dụng
Trong những năm gần đây mô hình phòng ngừa rủi ro tín dụng của
NHNNo&PTNT VN không ngừng đổi mới theo yêu cầu hoạt động bền vững, an toàn
và hội nhập với khu vực cũng như trên toàn thế giới. Trách nhiệm giữa hội sở chính
hay trung tâm điều hành với các chi nhánh và đơn vị trực thuộc được phân định rõ
ràng. Hiện nay, ban tín dụng NHNNo&PTNT VN (bao gồm cả ban tín dụng doanh
nghiệp và ban tín dụng hộ sản xuất) chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách va quy
tắc quản trị chung cho công tác quản lý tín dụng trong toàn hệ thống dựa trên những
chính sách và quy tắc đó trực tiếp thực hiện các giao dịch tín dụng, quản lý và kiểm
soát, phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Tại mỗi chi nhánh trong đó có chi nhánh Láng Hạ đều có phòng kiểm tra kiểm
soát nội bộ thực hiện các chương trình công tác theo sự điều hành chuyên môn trực
tiếp từ Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ tại Trung tâm điều hành. Phòng kiểm tra kiểm
soát nội bộ tại các chi nhánh có chức năng kiểm tra kiểm soát việc tuân thủ quy trình
tín dụng, phòng ngừa và cảnh báo rủi ro. Ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ xây dựng quy
trình kiểm soát hoạt động tín dụng, xây dựng chương trình công tác kế hoạch kiểm tra
theo yêu cầu từng thời kỳ, đảm bảo hạn chế và phòng ngừa rủi ro ở mức chấp nhận.
Trung tâm phòng ngừa rủi ro là trung tâm xử lý và cung cấp thông tin khách
hang phục vụ công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng, giám sát việc phân loại nợ, xử lý
rủi ro và công tác tu hồi nợ tại các chi nhánh.
2.3.2. Cơ chế và chính sách tín dụng đối với khách hàng
Cho đến nay chính sách tín dụng của chi nhánh Láng Hạ đều thực hiện theo
những quy chế và căn bản mà NHNNo&PTNT VN đã ban hành phù hợp với quy định
của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cụ thể:
Thang Long University Library
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ

More Related Content

What's hot

What's hot (17)

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
 
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệpĐề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và...
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thư...
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thư...Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thư...
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thư...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông ngh...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông ngh...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông ngh...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông ngh...
 
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
Đề tài cho vay tiêu dùng ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài cho vay tiêu dùng ngân hàng thương mại, HAYĐề tài cho vay tiêu dùng ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài cho vay tiêu dùng ngân hàng thương mại, HAY
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
 
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...
 
Đề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAO
Đề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAOĐề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAO
Đề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAO
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp t...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp t...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
 
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
 

Viewers also liked

Viewers also liked (15)

Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
 
Matriz de valoración
Matriz de valoraciónMatriz de valoración
Matriz de valoración
 
Mobility in deprived settlements - walking and the built environment
Mobility in deprived settlements - walking and the built environmentMobility in deprived settlements - walking and the built environment
Mobility in deprived settlements - walking and the built environment
 
Mohd Khairul Hairi Mazlan
Mohd Khairul Hairi MazlanMohd Khairul Hairi Mazlan
Mohd Khairul Hairi Mazlan
 
VK RAJESH J
VK RAJESH JVK RAJESH J
VK RAJESH J
 
tic
tictic
tic
 
Ob repair & resale
Ob repair & resaleOb repair & resale
Ob repair & resale
 
La cima
La cimaLa cima
La cima
 
Gerencia publica y privada
Gerencia publica y privadaGerencia publica y privada
Gerencia publica y privada
 
Session 6 - Poll
Session 6 - PollSession 6 - Poll
Session 6 - Poll
 
Clever Survivalist
Clever SurvivalistClever Survivalist
Clever Survivalist
 
Eastern ontario local food 2050 - Allan Douglas
Eastern ontario local food 2050 - Allan DouglasEastern ontario local food 2050 - Allan Douglas
Eastern ontario local food 2050 - Allan Douglas
 
Digital Transformation in Retail
Digital Transformation in RetailDigital Transformation in Retail
Digital Transformation in Retail
 
Oops New 2016-2017_low res
Oops New 2016-2017_low resOops New 2016-2017_low res
Oops New 2016-2017_low res
 
Final report
Final reportFinal report
Final report
 

Similar to Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ

Similar to Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ (20)

Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
 
Đề tài phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAYĐề tài  phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAY
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
 
Đề tài quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài  quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài  quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, ĐIỂM CAO, HOT
 
Đề tài hiệu quả tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Đề tài hiệu quả tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệpĐề tài hiệu quả tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Đề tài hiệu quả tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
 
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
 
Đề tài hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, HAY
Đề tài hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, HAYĐề tài hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, HAY
Đề tài hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, HAY
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...
 
Đề tài hiệu quả cho vay ngắn hạn, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài  hiệu quả cho vay ngắn hạn, ĐIỂM CAO, 2018Đề tài  hiệu quả cho vay ngắn hạn, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài hiệu quả cho vay ngắn hạn, ĐIỂM CAO, 2018
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
 
Đề tài: Cải thiện công tác quản lí rủi ro tại ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Cải thiện công tác quản lí rủi ro tại ngân hàng VietinbankĐề tài: Cải thiện công tác quản lí rủi ro tại ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Cải thiện công tác quản lí rủi ro tại ngân hàng Vietinbank
 
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO...GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
 
Đề tài đề hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Lào Cai, HAY
Đề tài đề hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Lào Cai, HAYĐề tài đề hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Lào Cai, HAY
Đề tài đề hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Lào Cai, HAY
 
Đề tàihoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng, RẤT HAY
Đề tàihoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng, RẤT HAYĐề tàihoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng, RẤT HAY
Đề tàihoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng, RẤT HAY
 
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
 
Đề tài chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8Đề tài chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thươn...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thươn...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thươn...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thươn...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
HuyBo25
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 

Recently uploaded (20)

Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 

Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH LÁNG HẠ SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHẠM ĐỨC HUẤN MÃ SINH VIÊN : A16308 CHUYÊN NGÀNH : NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH LÁNG HẠ Giáo viên hƣớng dẫn : Ths. Trần Thị Thùy Linh Sinh viên thực hiện : Phạm Đức Huấn Mã sinh viên : A16308 Chuyên ngành : Ngân hàng HÀ NỘI – 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của cô giáoTrần Thị Thuỳ Linh, trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô trong Khoa Kinh tế Quản lý - trường Đại học Thăng Long cũng như Ban lãnh đạo nhà trường đã tạo những điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành bài khóa luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và các anh chị tại Phòng Tín dụng của ngân hàng nói riêng đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện bài khóa luận này. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tiễn nên bài khóa luận khó có thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Phạm Đức Huấn
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên PHẠM ĐỨC HUẤN Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC CHƢƠNG 1. PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI..............................................................................................................1 1.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại...................................................1 1.1.1. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng .......................................................1 1.1.2. Một số dấu hiệu cơ bản để nhận biết rủi ro tín dụng................................6 1.1.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng ....................................................................12 1.2. Phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại13 1.2.1. Khái niệm phòng ngừa rủi ro tín dụng....................................................13 1.2.2. Vai trò của công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng....................................14 1.2.3. Nội dung phòng ngừa rủi ro tín dụng......................................................15 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng .......17 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT LÁNG HẠ.........................................................................................20 2.1. Sơ lƣợc về tình hình hoạt động và phát triển của Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ.........................................................................................................20 2.1.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ ...............20 2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động của Chi nhánh.......................................22 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ..........28 2.2.1. Thực trạng nợ quá hạn.............................................................................28 2.2.2. Thực trạng nợ xấu ....................................................................................31 2.3. Thực trạng phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Láng Hạ ............................................34 2.3.1. Mô hình phòng ngừa rủi ro tín dụng.......................................................34 2.3.2. Cơ chế và chính sách tín dụng đối với khách hàng ................................34 2.3.3. Quy trình nghiệp vụ tín dụng...................................................................35 2.3.4. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng .......................................36 2.3.5. Kiểm tra, kiểm soát tín dụng.....................................................................38 2.3.6. Thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng.....................................................39 2.3.7. Phương thức cho vay và cơ chế tín dụng nông nghiệp - nông thôn ......42
  • 6. 2.3.8. Trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng .................................43 2.4. Đánh giá thực trạng phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng trong Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ trong thời gian qua ......................................................45 CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT LÁNG HẠ.51 3.1. Định hƣớng về phòng ngừa rủi ro tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ. ...................................................................................................................51 3.2. Một số giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ ....................................................................................................52 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích đánh giá khách hàng ............52 3.2.2. Kiểm tra chặt chẽ quy trình phát tiền vay, sử dụng vốn vay...................53 3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng...........................54 3.2.4. Các giải pháp phân tán rủi ro ..................................................................56 3.2.5. Tổ chức phân tích tín dụng theo định kỳ.................................................57 3.2.6. Cần có biện pháp phát hiện và xử lý kịp thời đối với các khoản nợ quá hạn ....................................................................................................................57 3.2.7. Cần thay đổi quan điểm: Thế chấp là sự đảm bảo vững chắc cho khoản tiền vay mà phải là hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng ........................59 3.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ......................................59 3.2.9. Kiểm tra chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng của Giám đốc và Ban lãnh đạo.................................................................................................................60 3.2.10. Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đúng qui định ..................................60 3.2.11. Áp dụng lãi suất thỏa thuận.....................................................................61 3.2.12. Một số kiến nghị........................................................................................61 Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT CBTD : Cán bộ tín dụng CIC : Trung tâm thông tin tín dụng CIH : Trung tâm điều hành DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DPC : Dự phòng chung DPCT : Dự phòng cụ thể HĐQT : Hội đồng quản trị HSX CN : Hộ sản xuất cá nhân NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHNNo&PTNT VN : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam RRTD : Rủi ro tín dụng TCTD : Tổ chức tín dụng XLRR : Xử lý rủi ro CBTD : Cán bộ tín dụng
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn...................................................................................23 Bảng 2.2: Kết quả cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ .............................25 Bảng 2.3: Doanh số một số dịch vụ của chi nhánh .......................................................27 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh NHNNo& PTNT Láng Hạ ..........................28 Bảng 2.5: Nợ quá hạn phân theo nhóm nợ....................................................................29 Bảng 2.6: Nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế ............................................................30 Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ..................................................................31 Bảng 2.8:Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ ....................................................................31 Bảng 2.9:Tỷ trọng nợ xấu phân theo từng nhóm nợ......................................................32 Bảng 2.10:Tình hình nợ xấu trên nợ quá hạn tại NHNNo&PTNT VN Chi nhánh Láng Hạ..33 Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức ...........................................................................................21 Sơ đồ 2.2Hệ thống thông tin rủi ro tín dụng..................................................................41 Thang Long University Library
  • 9. 1 CHƢƠNG 1. PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại Hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất đặc biệt và nhạy cảm, đóng vai trò trung gian, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế và cũng chịu khá nhiều ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan và chủ quan. Ngoài ra ngân hàng thường có đặc điểm là có hệ số nợ cao, do đó trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng. Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng, tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài có thể định nghĩa rủi ro tín dụng là rủi ro về sự tổn thất tài chính (trực tiếp hoặc gián tiếp) xuất phát từ việc người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Điều này có ý nghĩa là rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ gốc, lãi hoặc cả gốc lẫn lãi của khoản vay; hoặc việc thanh toán khoản vay của khách hàng không đúng kỳ hạn. Trong tài liệu “ Công nghệ ngân hàng dành cho các nước đang phát triển”, rủi ro tín dụng được định nghĩa là thiệt hại kinh tế của ngân hàng do một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng không hoàn trả được nợ vay ngân hàng. Theo Thomas P.Fitch thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thoả thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay ngân hàng. Còn theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN, “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD khi khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thưc hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.” Như vậy, việc khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ các khoản nợ vay sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng, không những thế ngân hàng vừa phải trả tiền gốc và lãi khi huy động cho vay vừa phải mất chi phí để huy động nguồn khác bù đắp. Chưa kể ngân hàng cũng phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khi khách hàng không trả nợ đúng hạn, điều này cũng làm tăng chi phí cho ngân hàng. Nói chung, rủi ro tín dụng lúc nào cũng gây cho ngân hàng nhiều tổn thất về mặt tài chính. 1.1.1. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng A.Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan  Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định:  Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới
  • 10. 2 Nền kinh tế Việt Nam còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu…) vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu.  Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các NHTM trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị ngân hàng nước ngoài thu hút.  Sự tấn công của hàng nhập lậu Việt Nam với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình phức tạp và tình hình đời sống nghèo khó của dân cư vùng biên giới, cuộc chiến buôn lậu đã kéo dài dai dẳng từ nhiều năm nay mà kết quả là hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này. Các mặt hàng kim khí điện máy, gạch men, vải vóc, quần áo, mỹ phẩm, thiết bị điện tử,.. là những ví dụ tiêu biểu cho tình hình buôn lậu ở nước ta.  Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng về đầu tư trong một số ngành Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận cho họ. Do đó, sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác là một hiện tượng khách quan. Tuy nhiên, ở nước ta những nằm gần đây, sự cạnh tranh đã phát triển một cách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, phân công lao động, chuyên môn hoá lao động, sự bất lực trong vai trò của hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của Nhà Nước. Điều này dẫn đến sự gia tăng quá nhiều vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí nguồn tài nguyên quốc gia.  Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi  Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương Trong những năm qua, Chính phủ, Quốc hội và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào Thang Long University Library
  • 11. 3 hoạt động ngân hàng lại hết sức chậm chạp và còn nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Toà án xứ lý qua con đường tố tụng…cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng và tài sản tồn đọng.  Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có những sự cải thiện căn bản về chất lượng. Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro vi phạm. Mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập. Do vậy mà có những sai phạm của các NHTM không được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp.  Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập Hiện nay, Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN đã hoạt động hơn một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Nếu các ngân hàng cố chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng. B. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan  Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay là tổ chức:  Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên, khi vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác.
  • 12. 4  Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.  Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực tế. Đây cũng là nguyên nhân vì sao mà ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. Chính điều này đã gây tác động lớn và ảnh hưởng làm hạn chế đến khả năng cung ứng và tiếp cận nguồn vốn của các NHTM.  Rủi ro do các nguyên nhân đến từ khách hàng vay là cá nhân: Mặc dù quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là cá nhân đơn giản hơn nhiều so với các doanh nghiệp, song trên thực tế, số lượng khách hàng cá nhân lại rất lớn, phân tán trong khi giá trị các món vay lại nhỏ nên việc tìm hiểu nguyên nhân từ phía khách hàng này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Với khách hàng là cá nhân, nguyên nhân rủi ro có thể là:  Hoạt đông kinh doanh không thuận lợi, gặp khó khăn, khả năng quản lý yếu kém.  Nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản bị mất hoặc suy giảm do mất việc, chuyển sang công việc kém hơn hoặc không còn khả năng lao động….  Cá nhân gặp những chuyện bất thường trong cuộc sống, vì vậy họ phải sử dụng một số tiền lớn ảnh hưởng tới khả năng hoàn trả nợ ngân hàng.  Đạo đức cá nhân không tốt; cố tình lừa đảo ngân hàng, sử dụng tiền vay bừa bãi…  Rủi ro do các nguyên nhân đến từ phía ngân hàng cho vay  Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vẫn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhưng trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình Thang Long University Library
  • 13. 5 thức, bố máy, con người và cơ cấu chưa phù hợp… Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như một hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an toàn, hiệu quả thì mới tránh được cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẻ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới.  Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian qua có những liên quan nhiều đến cán bộ NHTM, đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cũng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng. Đạo đức cán bộ là một trong những yếu tố tối quan trọng để giải quyết vẫn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hoá về đạo đức dù có giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng.  Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiếm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả đúng hạn. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riếng và ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đẩy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu.  Sự hợp tác giữa các ngân hàng thương mại quá lỏng lẻo, vai trò của thông tin tín dụng chưa thực sự hiệu quả Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cach khác là đi vay để cho vay, do vây, vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Sự hợp tác này sinh ra do nhu cầu quản lý rủi ro đối với khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng. Trong quản trị tài chính khi khách hàng, khả năng trả nợ một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào.
  • 14. 6 Như vậy, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêng từng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế nhất là các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. 1.1.2. Một số dấu hiệu cơ bản để nhận biết rủi ro tín dụng Hoạt động ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng luôn tiềm ẩn những rủi ro tiềm tàng có thể bùng phát bất kỳ khi nào, việc chuẩn hóa và đưa ra những đánh giá để nhận biết dấu hiệu rủi ro tín dụng của các NHTM luôn là một bài toán cần phải có lời giải đáp. Quan điểm của Ủy ban Basel cho rằng sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển đều có thể đe dọa đến sự ổn định về mặt tài chính trong cả nội bộ quốc gia và trên thị trường quốc tế. Nhu cầu cần nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính đòi hỏi bản thân các NHTM phải đưa ra những giải pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong đó có việc nhận biết phát hiện sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng luôn đóng một vai trò tiên quyết. A.Phát hiện sớm các dấu hiệu: Đối với một ngân hàng không chỉ là vấn đề làm sao để quản lý tốt mà còn là việc sẽ đối mặt với những vấn đề về cấp tín dụng trong một số giai đoạn như thế nào. Các khoản tín dụng và nợ có vấn đề sẽ gia tăng khi khách hàng vay không thể thực hiện đầy đủ những điều khoản đã cam kết hoặc thường xuyên xảy ra việc những người vay thiếu trách nhiệm, cố ý không trả nợ, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật tài chính. Kiểm soát hiệu quả các khoản tín dụng có vấn đề phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản sau:  Phát hiện sớm vấn đề  Ngay lập tức tiến hành điều chỉnh thực hiện dung Hầu hết các sai phạm được phát hiện sớm nhờ vào những dấu hiệu báo trước. Các dấu hiệu báo trước thông thường có những biểu hiện sau:  Nhóm dấu hiệu báo trước từ rủi ro về ngành nghề kinh doanh – đặc điểm phân tích ngành nghề kinh doanh:  Lượng hàng bán trước đây và lợi nhuận;  Độ bền (nghĩa là sẽ kéo dài được bao lâu?);  Chính sách của Chính phủ; Thang Long University Library
  • 15. 7  Các điều kiện lao động;  Các điều kiện cạnh tranh;  Chu kỳ của ngành nghề kinh doanh;  Nhóm dấu hiệu báo trước từ rủi ro trong kinh doanh (rủi ro về cơ cấu chiến lược và hoạt động)  Kế hoạch chiến lược và sự không đồng nhất trong việc lập kế hoạch;  Việc mua và bán với quy mô lớn;  Cơ cấu lại qui mô lớn, mở rộng hay thu hẹp công ty;  Sụt giá cổ phiếu trên thị trường;  Những thay đổi trong nhu cầu thị trường, cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi công nghệ hay các qui chế hoặc việc bỏ qui chế;  Giới thiệu hay hủy bỏ sản phẩm và dịch vụ chính; Không có sự phân biệt về sản phẩm có cơ cấu chi phí cao;  Chất lượng sản phẩm giảm;  Những điều chỉnh quan trọng của luật pháp ảnh hưởng tới tính cạnh tranh;  Việc giao hàng không hiệu quả;  Hệ thống phân phối không hiệu quả trong điều kiện thị trường biến động;  Sự thay đổi của giá đầu vào, giá hàng bán và cầu bán hàng;  Khả năng điều chỉnh giá đầu ra theo những thay đổi giá đầu vào;  Đòn bẩy hoạt động (tỷ lệ chi phí cố định)  Nhóm dấu hiệu báo trước thông qua thông tin tài chính:  Kiểm soát tài chính yếu kém và không thống nhất trong báo cáo  Báo cáo muộn hoặc không đầy đủ về thong tin tài chính;  Trì hoãn việc chuẩn bị các báo cáo tài chính;  Những dấu hiệu hạch toán sáng tạo hay tô vẽ tài chính  Thay đổi đơn vị kiểm toán;  Giảm các khả năng tài chính;  Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần ( vốn khả dụng, luồng tiền, giới hạn, tỷ lệ chi phí xấu đi);  Lỗ và các khoản dự phòng quá lớn, ngoài dự kiến;  Tài khoản rút có quá số dư không?
  • 16. 8  Tổng số dư của khách hàng có tình trạng rút quá triền miên  Số dư có thay đổi bất thường hay có sự gia tăng số dư gốc không?  Doanh số trên tài khoản đối vói các nghiệp vụ: Chuyển tiền, thu nợ, thư tín dụng thực hiện qua ngân hàng có giảm xuống không?  Có hiện tượng sai phạm hay thanh toán chậm các nghĩa vụ không?  Giá trị các khoản đảm bảo có được kiểm tra thường xuyên không?  Ngân hàng có nhận được kịp thời các thông tin về hàng trong khi và các tài khoản phải thu không?  Có sự chậm trễ quá mức nào trong việc nhận báo cáo tài chính, đặc biệt nếu hợp đồng vay có điều khoản yêu cầu giao hàng phải thực hiện trong một khoản thời gian nhất định?  Những giải thích về sự chậm trễ của khách hàng thường là những dấu hiệu báo trước về bản thân khách hàng;  Đổ lỗi cho các nhân viên kiểm toán của công ty trong việc trì hoãn (có thể là những khác biệt không thể hòa hợp được giữa khách hàng và nhân viên kiểm toán).  Nhóm dấu hiệu báo trước thông qua thông tin cá nhân/Công tác quản lý:  Lối sống phung phí của các vị giám đốc  Việc né tránh của các nhà quản lý công ty;  Những yêu cầu xin miễn khoản đảm bảo;  Những yêu cầu xin miễn bảo lãnh cá nhân;  Sức ép thanh toán của nhà cung cấp;  Tinh thần nhân viên kém;  Những thay đổi bất thường trong cán bộ quản lý hoặc cán bộ chủ chốt;  Ban quản lý bị chi phối bởi một người sáng lập,v..v..  Năng lực của ban quản lý không đủ;  Thông tin quản lý chậm và thiển cận;  Các chỉ tiêu không đạt được mà không có sự phản hổi của ban quản lý;  Không có hệ thống quản lý chi phí.  Nhóm dấu hiệu báo trước thông qua thông tin bên ngoài:  Thông tin về thị trường và ngành nghề kinh doanh không đủ;  Ngành nghề kinh doanh đang gặp khó khăn gì? Thang Long University Library
  • 17. 9  Thông tin từ các ngân hàng khác cho thấy tình hình không mấy thuận lợi;  Công ty có gia tăng các khoản vay không?  Chú ý tới dư luận xã hội B. Nhận diện rủi ro qua các dấu hiệu cảnh báo Nhận diện rủi ro, qua đó có những giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa và xử lý các tín dụng có rủi ro là khâu quan trọng quyết dịnh đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Sau khi khoản vay phát sinh và được phân loại, cán bộ tín dụng phải theo dõi, giám sát vay để nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh bảo sau:  Nhóm dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng:  Nhóm các dấu hiệu có liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng–biểu hiện cụ thể:  Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại với ngân hàng trong quá trình kiểm tra định kì (đột xuất) tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục;  Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm pháp luật trong quá trình quan hệ tín dụng;  Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không có sự giải thích minh bạch, rõ ràng;  Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu căn cứ thuyết phục mang tính khách quan về gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn nợ;  Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng; xuất phát những thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích được về tổng mức lưu chuyển tiền gửi thanh toán của khách hàng;  Chậm thanh toán các khoản lãi đến hạn;  Thanh toán các khoản nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn;  Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính;  Mức vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến;
  • 18. 10  Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản bị giảm sút so với định giá khi cho vay, có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán hay trao đổi hoặc đã biến mất, không còn tồn tại;  Có dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ các nguồn thu nhập bất thường khác không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính hoặc từ hoạt động được đề xuất trong phương án vay vốn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán;  Có dấu hiệu sử dụng nguồn vốn với giá cao với mọi điều kiện  Có dấu hiệu sử dụng nhiều tài khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động đầu tư dài hạn.  Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng: Cũng như nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng, nhóm các dấu hiệu này có tác động trực tiếp tới chất lượng khoản tín dụng nhưng tốc độ chậm hơn. Các dấu hiệu này xuất phát từ chính hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và không dễ nhận diện nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ, sâu sắc của cán bộ tín dụng. Nó cũng đòi hỏi các giải pháp và chiến lược xử lý có tính dài hạn hơn. Biểu hiện cụ thể:  Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng;  Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng;  Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí quảng cáo, tiếp khách, tập trung quá mức chi phí để gây ấn tượng như thiết bị văn phòng rất hiện đại, phương tiện giao thông đắt tiền;  Thay đổi thường xuyên tổ chức của ban điều hành;  Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý;  Xuất hiện hội chứng hợp đồng lớn: sẵn sang từ bỏ các hợp đồng nhỏ và vừa nhưng có khả năng thu được tỷ suất lợi nhuận cao để tìm kiếm các hợp đồng có giá trị lớn với các bạn hàng có “tên tuổi” dù lợi nhuận thu về có khả năng đạt thấp hơn; sẵn sàng cắt giảm lợi nhuận để đạt được các hợp đồng lớn, theo đuổi chiến lược “mượn thương hiệu nổi”.  Xuất hiện dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp mắt: mải mê theo đuổi một sản phẩm không thích hợp về mặt thời gian và năng lực hiện tại mà không chú ý đến các yếu tố khác; Thang Long University Library
  • 19. 11  Có dấu hiệu phát hiện ra quá trình khảo sát, thẩm định dự án sai dẫn đến việc đầu tư dự án không hiệu quả;  Những thay đổi từ chính sách của Nhà nước; đặc biệt là tác động của các chính sách thuế, xuất nhập khẩu, thay đổi các biến cố kinh tế vĩ mô: tỷ giá, lãi suất; thay đổi công nghệ kỹ thuật sản xuất, thị hiếu tiêu dùng; mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn; thêm đối thủ cạnh tranh tác động bất lợi đến chiến lược và kế hoạc sản xuất, kinh doanh của khách hàng;  Do áp lực nội bộ dẫn tới tung ra thị trường các sản phẩm dịch vụ quá sớm khi chưa hội đủ các điều kiện chín muồi hoặc đặt ra các hạn mức thời gian kinh doanh, doanh số không thực tế, tạo mong đợi trên thị trường không đúng lúc;  Khó khăn trong phát triển sản phẩm, dịch vụ mới.  Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng, cụ thể gồm:  Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng, ví dụ: đánh giá quá cao năng lực tài chính của khách hàng so với thực tế; đánh giá khách hàng chỉ thông qua thông tin “tĩnh” do khách hàng cung cấp mà thiều đi thông tin “động” và các thông tin nhạy cảm từ những kênh thông tin khác; bỏ qua các “nghi ngờ” được phản ánh qua cấu trúc và cơ cấu số liệu khi phân tích dữ liệu tài chính, có dấu hiệu che giấu việc “đảo nợ” của khách hàng thông qua việc cấp đều đặn, thường xuyên và liên tục các khoản vay mới hay che giấu “nợ quá hạn” thông qua việc điều chỉnh kỳ hạn và gia hạn nợ tràn lan thiếu căn cứ xác thực;  Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hay các lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản tín dụng được cấp;  Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng;  Cho vay dựa trên các sự kiện bất thường xảy ra, chẳng hạn như sáp nhật, thay đổi địa vị pháp lý từ chi nhánh lên công ty “con” hạch toán độc lập;  Các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng; không xác định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay; cố ý thỏa hiệp các nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro;  Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc lỏng để kẽ hở cho khách hàng lời dụng;
  • 20. 12  Cung cấp tín dụng với khối lượng lớn cho khách hàng không thuộc phân đoạn thị trường tối ưu của ngân hàng;  Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện hành về phê duyệt tín dụng;  Có khuynh hướng cạnh tranh thái quá: giảm thấp lãi suất cho vay, phí dịch vụ hay thực hiện chiến lược “giữ chân” khách hàng bằng các khoản tín dụng khác mặc dù biết rõ các khoản tín dụng sẽ cấp tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. 1.1.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng Đối với nền kinh tế Rủi ro tín dụng tác động đến nền kinh tế một cách gián tiếp thông qua các hoạt động của ngân hàng. Do ngân hàng là kênh huy động vốn, trung gian của nền kinh tế; ngân hàng nhận tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế để cho vay và đầu tư vào nên kinh tế, cho nên một khi xảy ra rủi ro tín dụng làm mất khả năng thanh toán của ngân hàng khiến cho việc hạn chế việc cho vay đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh. Dẫn tới làm giảm luồng tiền chảy vào nền kinh tế, kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển kinh tế do những doanh nghiệp không có vốn để sản xuất hay bị phá sản. Việc hạn chế tín dụng, cũng ảnh hưởng tới các cá nhân trong xã hội, do nhu cầu vay vốn để phục vụ đời sống cũng gặp khó khăn. Ngoài ra việc mất thanh khoản cũng khiến cho hiện tượng dân cư ồ ạt đến rút tiền có thể lan sang ngân hàng khác, gây ra sự bất lợi cho hệ thống ngân hàng, dễ xảy ra khủng hoảng tài chính. Nếu không có NHTW như là một cứu cánh cuối cùng đứng ra đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng một khi ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi xảy ra rủi ro tín dụng, thực tế là tất cả những người gửi tiền, cho vay ngân hàng sẽ có khả năng không lấy lại được những khoản tiền gửi, tiền cho vay, đời sống cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên khó khăn. Như vậy những hậu quả của rủi ro tín dụng không chỉ xảy đến cho ngân hàng, người đi vay mà ngay cả bản thân những người cung cấp vốn cho ngân hàng. Tín dụng cũng là một công cụ điều hành hoạt động vĩ mô nền kinh tế của chính phủ. Khi ngân hàng bị phá sản, gặp khó khăn hay hoạt động đình trệ thì hiệu quả của chính sách tiền tệ của chính phủ bị giảm xuống, gây xáo trộn vĩ mô nền kinh tế. Đối với ngân hàng  Làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận Có thể nói thu nhập của ngân hàng từ lãi cho vay chiếm tỷ lệ cao trong tồng thu nhập của ngân hàng, một khi xảy ra rủi ro tín dụng, ngân hàng không những không thu Thang Long University Library
  • 21. 13 hồi được khoản nợ gốc và lãi mà còn bị giảm lợi nhuận tín dụng. Ngoài ra việc không thu hồi được vốn cũng khiến cho ngân hàng mất đi lợi nhuận vì không thể tái đầu tư vốn vào phương án đầu tư khả thi khác. Khi khoản vay gặp rủi ro ngân hàng buộc phải trích lập dự phòng rủi ro và tìm kiếm nguồn huy động vốn khác khiến cho chi phí hoạt động của ngân hàng tăng lên.  Giảm khả năng thanh toán và nguy cơ phá sản Không những thế rủi ro tín dụng còn dẫn tới khả năng mất thanh khoản của ngân hàng với việc khách hàng ồ ạt rút tiền ra khỏi ngân hàng. Tình thế này khiến ngân hàng có khả năng phải buộc đóng cửa và tuyên bố phá sản nếu như ngân hàng mất khả năng thanh toán. Không những thế một ngân hàng bị khó khăn về thanh khoán sẽ chịu những quy định kinh doanh hạn chế của NHNN. Rủi ro tín dụng làm gia tăng chi phí hoạt động của ngân hàng, để đảm bảo lợi nhuận không bị giảm, ngân hàng buộc phải giảm chi phí khác như tiền lương, giảm lao động, giảm đầu tư vào công nghệ, hạn chế việc mở rộng mạng lưới chi nhánh… Điều này phần nào ảnh hưởng không tốt tới mặt nhân sự, công nghệ, thị phần hoạt động và nhất là uy tín của ngân hàng trên thương trường.  Giảm uy tín và năng lực canh trạnh khả Khi ngân hàng rơi vào tình trạng rủi ro tín dụng và mất khả năng thanh toán thì bắt buộc phải đi vay nhiều nguồn khác nhau, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị suy giảm đáng kể. Hơn thế nữa tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao khiến cho việc huy động vốn trở nên khó khăn do ảnh hưởng tâm lý của các đối tác cho vay vốn và gặp nhiều sự cạnh trạnh từ các ngân hàng khác. Nói chung, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau: nhẹ nhất thì ngân hàng bị giảm lợi nhuận, không thu hổi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được cả vốn và lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu trình trạng kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. 1.2. Phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại 1.2.1. Khái niệm phòng ngừa rủi ro tín dụng Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro, phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ và chịu tổn thất. Do đó việc chấp nhận rủi ro để có những biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro là việc làm cần thiết và mang lại hiệu quả trong hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng.
  • 22. 14 Phòng ngừa rủi ro tín dụng là những biện pháp được xây dựng và thực thi những chính sách hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững của ngân hàng. 1.2.2. Vai trò của công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng Rủi ro trong kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế thị trường luôn luôn là vấn đề cần được quan tâm, do hoạt động ngân hàng có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng mạnh đến sự ổn định kinh tế - xã hội. Nếu một ngân hàng nào đó gặp rủi ro, lâm vào tình trạng thiếu khả năng thanh toán, có nguy cơ hoặc thực sự đi đến phá sản, dễ gây tâm lý hoảng loạn, khiến mọi nguời đổ xô đi rút tiền gửi của mình thật nhanh chóng để tránh bị tổn thất, gây đổ vỡ hệ thống. Lịch sử hoạt động ngân hàng trên thế giới đã chứng kiến không ít các ngân hàng lớn bị phá sản, mà hậu quả của nó thậm chí không giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà lan ra cả nhiều nước trong khu vực hay toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ tại Châu Á năm 1997 đã làm cho nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng tài chính của các nước trong khu vực bị phá sản. Nhiều ngân hàng nhỏ ở Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia phải sáp nhập hoặc bị các ngân hàng lớn mua lại, nhiều công ty tài chính, môi giới chứng khoán bị phá sản. Tương tự như vậy cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cáp nhà ở tại Mỹ cuối năm 2008 đã ảnh hưởng đến hàng loạt nền kinh tế khác và gây nên khủng hoảng tài chính toàn cầu, được ví như cuộc khủng hoảng lớn nhất từ sau năm 1933 đến nay. Nếu những tổn thất trong rủi ro tín dụng gây ra ở mức kiểm soát được thì xử lý tương đối dễ dàng trong giới hạn cho phép của quỹ dự phòng rủi ro của TCTD. Nhưng khi tổn thất lớn, gâuy hậu quả nghiêm trọng, khó lường không những cho chính TCTD đó, mà còn cho cả những TCTD và doanh nghiệp khác có liên quan, ảnh hưởng tới quyền lợi người gửi tiền và cuối cùng, ảnh hưởng tới toàn bộ kinh tế, là nguy cơ tiềm ẩn cho khủng hoàng tài chính. Tóm lại, công tác phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại của mỗi ngân hàng. Nếu công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng được thực hiện tốt, sẽ hạn chế được những rủi ro xảy ra đồi với ngân hàng, làm tăng thu nhập của ngân hàng. Ngoài ra, công tác phòng ngừa rủi ro nếu được thực hiên tốt còn tạo điều kiện cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung, Vì khi rủi ro được hạn chế, tức là ngân hàng đã cung cấp vốn một cách có hiệu quả cho nền kinh tế và đó chính là động lực phát triển nền kinh tế. Thang Long University Library
  • 23. 15 1.2.3. Nội dung phòng ngừa rủi ro tín dụng Nội dung công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể được hiểu là những giải pháp được các ngân hàng thực hiện nhằm phòng ngừa, hạn chế những tổn thất và khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Do ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro tín dụng, mỗi ngân hàng đều tìm những biện pháp riếng biệt nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, khắc phục những tổn thất trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Nội dung công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng là: Chính sách tín dụng : Hoạt động tín dụng của ngân hàng rất phong phú, đa dạng nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với đặc điểm của từng ngân hàng sẽ giúp phát huy được các thế mạnh của mỗi ngân hàng, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng. Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng là những bước quy định cụ thể các bước nghiệp vụ từ khi nhận hồ sơ tín dụng cho đến khi quyết định cho vay, thu nợ. Xây dựng một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho công tác quản lý tín dụng được thống nhất, khoa học, đồng thời nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ thực hiện quy trình tín dụng thường được quy định trách nhiệm của từng bộ phận tham gia thực hiện công tác tín dụng. Chấm điểm khách hàng: Chấm điểm khách hàng là quá trình xếp hạng khách hàng theo các cấp độ khác nhau dựa trên các yếu tố định tính và định lượng. Việc chấm điểm khách hàng sẽ giúp ngân hàng sang lọc được những khách hàng không tốt, từ đó có những chính sách cụ thể đối với mỗi loại khách hàng (chính sách cấp tín dụng, lãi suất). Nhận diện rủi ro liên quan đến khách hàng vay: Thông qua quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay bằng các kênh thông tin, cán bộ tín dụng phải luôn bám sát, theo dõi khoản vay để kịp thời nhận diện rủi ro, từ đó có những biện pháp tối ưu để khắc phục. Các dấu hiệu có thể gây ra rủi ro tín dụng từ phía khách hàng như: khách hàng trì hoãn, gấy khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm tra định kì hoặc kiểm tra đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng; chậm gửi hoặc trì hoãn gửi báo cáo tài chính; chậm thanh toán các khoản nợ đến hạn… Vấn đề kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động tín dụng: Kiểm tra, kiểm soát tín dụng là một công việc vô cùng quan trọng để phòng ngừa rủi ro tín dụng. Nó không những giúp cho nhà quản trị rủi ro nhận ra được những vấn đề một cách nhanh chóng, mà còn biết được xem cán bộ tín dụng có chấp hành đúng chính sách tín dụng của ngân hàng hay không? Bộ phận kiểm tra tín dụng là bộ phận độc lập, tách rời khỏi bộ
  • 24. 16 phận tín dụng cho vay nhằm đảm bảo tình khách quan và chính xác trong quá trình thực hiện. Việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát tín dụng giúp cho ban lãnh đạo đánh giá được tình hình rủi ro tín dụng đối với ngân hàng, từ đó đề ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tổn thất do rủi ro tín dụng có thể gây ra. Chính sách trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng: Tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng rủi ro thường được quy định ở mỗi nước khác nhau. Tỷ lệ này thường được đưa ra dựa trên cơ sở thống kê hiện tại về mức độ rủi ro của các ngân hàng. Ở những nước có hệ thống pháp luật cho việc quản lý các khoản nợ phát triển thi áp dụng tỷ lệ trích lập thấp hơn. Điển hình như ở Mỹ thì quy định mức trích lập dự phòng khoảng 10% đối với các khoản tín dụng không đủ tiêu chuẩn, 50% đối với các khoản nợ khó đòi và 100% với những khoản tín dụng mất mát, thua lỗ. Còn ở những nước đang phát triển như Thái Lan thì mức độ trích lập vào khoảng 20-25% đối với những khoản nợ không đủ tiêu chuẩn, 50-75% đối với những khoản nợ khó đòi và 100% với khoản nợ mất mát. Quỹ dự phòng là nguồn bù đắp chủ yếu của những khoản tín dụng bị tổn thất. Quỹ thường được trích lập từ lợi nhuận sau thuế. Với việc lập quỹ dự phòng rủi ro khi xảy ra, việc mất vốn cho vay sẽ không gây ảnh hưởng nhiều tác động tới ngân hàng. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Thông tư 18/2007/NHNN: Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung thì tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ 1,2,3,4 và 5 lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Trong đó dự phòng cụ thể được trích lập theo công thức sau: R= max[0;(A-C)*r] R: Số tiền cụ thể phải trích A: là giá trị khoản nợ C: Giá trị taì sản đảm bảo r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể tương ứng từng nhóm nợ Còn tỷ lệ trích lập dự phòng chung được tính toán bằng việc trích lập và duy trì bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 được quy định tại Điều 6 và Điều 7. Bảo hiểm và mua bán nợ trong hoạt động tín dụng: Ngân hàng mua bảo hiểm tín dụng, nếu rủi ro xảy ra thì công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho ngân hàng theo quy định. Vấn đề bảo hiểm áp dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàng khá quan trọng trong cho vay hiện đại , chủ yếu là bảo hiểm tài sản đảm bảo nhằm tránh tổn thất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và quản lý tài sản Thang Long University Library
  • 25. 17 đảm bảo tiền vay. Ngoài ra thì việc mua bán nợ cũng là một giải pháp hữu hiệu để thu hồi nợ nhanh, tăng vòng quay vốn đầu tư tín dụng cho ngân hàng khi ngân hàng chuyển giao các khoản nợ cho công ty mua bán nợ. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Vì thế nên ngân hàng cần có những biện pháp phòng ngừa để giảm khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và những tổn thất của nó gây nên. Tuy nhiên công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng có được nhiều hay ít lại phụ thuộc vào một số yếu tố sau:  Chính sách quản lý rủi ro tín dụng Chính sách quản lý rủi ro là một hệ thống các quy định nhằm điều hành hoạt động tín dụng noi chung và cho vay nói riêng phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng theo từng thời kỳ. Chính sách quản lý rủi ro giúp ngân hàng điều hướng phát triển hoạt động cho vay trên cơ sở chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định, đồng thời cũng sẽ tác động trực tiếp đến việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay. Việc nới lỏng hay thắt chặt chính sách quản lý rủi ro đều phải luôn tuân theo mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Khi tỷ lệ rủi ro tín dụng gia tăng thì ngân hàng sẽ có được ngay những biện pháp hữu hiệu để hạn chế xảy ra tổn thất và thực hiện phòng ngừa trong tương lai để tránh tiếp diễn.  Quy trình cho vay Mỗi ngân hàng khi triển khai hoạt động cho vay thì đều có những quy trình hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện. Việc ban hành quy trình cho vay chi tiết, rõ ràng có tác dụng như là một biện pháp phòng ngừa giúp cho nhân viên ngân hàng hiểu và thực hiện nghiệp vụ có hiệu quả, tránh được những sai sót, vi phạm không chủ đích, gây ảnh hưởng tới chất lượng khoản vay và làm khoản vay của ngân hàng bị rủi ro.  Nhân tố con người trong đó có cán bộ Ngân hàng thương mại Trình độ của cán bộ ngân hàng các cấp là một yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả của công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng. Công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng chỉ có thể đạt được hiệu quả nhất định khi có một đội ngũ lãnh đạo ngân hàng có trình độ cao, tầm hiểu biết sâu, có khả năng tổng hợp phân tích và tầm nhìn dài hạn. Trên cơ sở năng lực của đội ngũ lãnh đạo, nhân viên, ngân hàng sẽ xây dựng được những chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng phù hợp.Với một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tốt trong thẩm định cho vay, thì ngân hàng sẽ có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro ở mức bình thường và ngược lại nếu
  • 26. 18 đội ngũ nhân viên có chất lượng chuyên môn chưa tốt, thì các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng được xây dựng chặt chẽ, kiểm tra giám sát liên tục.  Nhân tố công nghệ ngân hàng Công nghệ ngân hàng hiện đại là một trong những đòi hỏi quan trong hàng đầu để hỗ trợ hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Với sự hỗ trợ của các hệ thông phần mềm tổng hợp và phân tích thông tin một cách nhanh chóng, chính xác giúp cho các CBTD có thể ra được những quyết định đúng đắn và hợp lý, khoa học dựa trên những kết quả xử lý thông tín.  Sự biến động của môi trường vĩ mô như bất ổn chính trị, thiên tai, chiến tranh Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô luôn có sự ảnh hưởng nhất định đến công tác phòng ngừa rủi ro, do đặc thù kinh doanh của ngân hàng rất nhạy cảm. Vì vậy một ngân hàng hoạt động trong điều kiện môi trường kinh doanh thường biến động nhiều thì yêu cầu đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng càng cao, đặc biệt là công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng .  Tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng Hệ thống kiểm soát đóng vài trò quan trọng đối với công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng nói riêng và quản trị rủi ro tín dụng nói chung. Nó quyết định tính chính xác và tin cậy của thông tin trong nội bộ ngân hàng. Một ngân hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ được tổ chức một cách có hệ thống và có sự phân quyền giữa các bộ phận quản lý và bộ phận điều hạnh, đảm bảo tính độc lập trong hoạt động thì sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác quản trị và phòng ngừa rủi ro tín dụng.  Nhân tố khách hàng Nhân tố khách hàng cũng là một nhân tố khá quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến việc phòng ngừa rủi ro tín dụng. Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp thì rủi ro tín dụng sẽ được đo lường dựa trên những phân tích về tính hình tài chính, tính pháp lý của hoạt động kinh doanh, quan hệ đối tác, đặc điểm hoạt động kinh doanh. Từ đó đưa ra được những đánh giá để có thể lường trước phòng ngữa những rủi ro xảy ra trong tương lai và tìm cách hạn chế nó. Đối với khách hàng cá nhân thì việc đo lường rủi ro tín dụng sẽ dựa trên tình hình tài chinh cá nhân ( khoản thu nhập như lương, đầu tư chứng khoán, góp vốn kinh doanh..) các mối quan hệ họ hàng, tài sản đảm bảo, người bảo lãnh… Thang Long University Library
  • 27. 19 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách hàng. Hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động như một ngân hàng tập hợp các chi nhánh, chưa kinh doanh đa năng; sản phẩm dịch vụ chưa phong phú; công nghệ còn lạc hậu; chưa kết nối với nhau và liên kết với khách hàng dẫn đến rủi ro gia tăng. Những loại rủi ro này ngân hàng nếu chú trọng đều có thể xác định được thông qua các công cụ đo lường, các chỉ tiêu đánh giá. Do đó để thực hiện công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng và có được những mô hình phòng ngừa rủi ro tín dụng cho riêng mình thì các NHTM cần phải có được các mô hình đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng cả theo phương pháp truyền thống lẫn hiện đại. Có như vậy mới tránh được tổn thất phát sinh, chi phí trích lập dự phòng rủi ro và tăng được lợi nhuận.
  • 28. 20 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT LÁNG HẠ 2.1. Sơ lƣợc về tình hình hoạt động và phát triển của Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ 2.1.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ a. Quá trình hình thành và phát triển. Theo quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/01/1996 của Thống đốc NHNN Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo & PTNT Việt Nam). NHNo & PTNT Việt Nam có đầy đủ những chức năng, nhiệm vụ của một NHTM, đặc biệt trên địa bàn hoạt động của NHNo & PTNT Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Để mở rộng mạng lưới hoạt động trên địa bàn thủ đô Hà Nội và nhiệm vụ xây dựng một NHTM đa năng, ngày 01/8/1996, Tổng giám đốc NHNo & PTNT đã ký quyết định số 334/QĐ-NHNN-02, thành lập Chi nhánh Láng Hạ và Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/3/1997. NHNo & PTNT Láng Hạ là Ngân hàng cấp I, trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam, hoạt động theo luật các TCTD và điều lệ của NHNo & PTNT nhưng có quyền tự chủ trong kinh doanh và có con dấu riêng. Tuy mới thành lập nhưng ngân hàng đã có quan hệ với nhiều ngân hàng trên cùng địa bàn đồng thời mở rộng thị trường và có quan hệ mật thiết với các tổng công ty lớn và các doanh nghiệp lớn khác. Sau 10 năm đi vào hoạt động NHNo & PTNT Láng Hạ đã xác định rõ mục tiêu giải pháp trong điều hành và có những kết quả đáng khích lệ; luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch, thu hút ngày càng đông số lượng khách hàng, đáp ứng nhanh nhu cầu với các doanh nghiệp. Với các bước đi đúng hướng Chi nhánh luôn được Đảng uỷ, Ban lãnh đạo NHNo & PTNT Việt Nam đánh giá cao và được coi là lá cờ đầu của ngành. Năm 2002, Ngân hàng đã đón nhận Huân chương lao động Hạng ba. b. Tổ chức và nhiệm vụ của Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ. * Cơ cấu tổ chức  Ban giám đốc:  Giám đốc phụ trách chung và trực tiếp phụ trách các phòng: Tổ chức cán bộ, Tổ kiểm toán nội bộ, định hướng kế hoạch, chiến lược hoạt động kinh doanh.  Phó giám đốc: 3 phó giám đốc Thang Long University Library
  • 29. 21 Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh bao gồm: phòng kế hoạch, phòng thẩm định và phòng tín dụng. Một phó giám đốc phụ trách: Phòng Kế toán ngân quĩ, phòng tin học, và phòng Hành chính quản trị. Một phó giám đốc phụ trách: phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, Tổ nghiệp vụ thẻ, tổ tiếp thị.  Cơ cấu chi nhánh cấp II và các phòng giao dịch trực thuộc: Ngoài các phòng, tổ tại trụ sở chính chi nhánh còn có têm hai chi nhánh cấp II và 10 phòng giao dịch trực thuộc, các đơn vị này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giảm đốc và các phòng nghiệp vụ có liên quan. Đến ngày 31/12/ 2011 tổng số cán bộ viên chức của chi nhánh là 216 người. Trong đó số cán bộ có trình độ trên đại học là 6 người, có trình độ đai học, cao đẳng là 160 người, còn lại là trình độ trung, sơ cấp. Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức (Nguồn : Phòng nhân sự chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ) Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán NQ Phòng h.chính quản trị Phòng tín dụng Phòng TCCB & ĐT Phòng KD ngoại hối Phòng KTKT nội bộ Tổ KTKTN B Phòng KHTH Phòng DV Marketing Phòng tin học GD số 2 GD số 3 GD số 5 GD số 7 GD số 8 GD số 11
  • 30. 22 Những hoạt động kinh doanh chính của Chi nhánh được ghi cụ thể trong điều 9 chương 2, quyết định số 169/QĐ-HĐBT-02 ngày 07/9/2000.  Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế và nước ngoài bằng VNĐ hoặc ngoại tệ.  Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn theo quyết định của NHNo & PTNT.  Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quyết định của NHNo & PTNT.  Được phép vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi Tổng giám đốc NHNo & PTNT cho phép.  Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với tổ chức kinh tế, cá nhân hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.  Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, NHNo & PTNT Việt Nam.  Kinh doanh dịch vụ: Thu chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, két sắt, nhận cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, các dịch vụ khác được NHNo & PTNT Việt Nam cho phép.  Thực hiện đầu tư dưới các hình thức: Hùn vốn liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được NHNo & PTNT cho phép.  Làm dịch vụ cho Ngân hàng phục vụ cho người nghèo. 2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động của Chi nhánh a. Hoạt động huy động vốn. Với tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ đã tích cực huy động vốn tại chỗ, mở rộng mạng lưới huy động tới khắp địa bàn dân cư, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, áp dụng nhiều biện pháp nhằm đưa nguồn vốn tăng nhanh. Thang Long University Library
  • 31. 23 ảng 2.1: Kết quả huy động vốn (Đơn vị: Tỷ đồng) Cơ cấu nguồn vốn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tăng/ giảm(+/-) Số tiền Tăng/ giảm (+/-) Tổngnguồnvốnhuyđộng 5.180 6.463 24,77% 7.072 9,42% Theo kì hạn Nguồnvốnkhôngkìhạn 1.982 985 -50,30% 2.326 136,14% Nguồn vốn có kì hạn 3.198 5.478 71,29% 4.746 -13,36% Theothành phần kinh tế Tiền gửi dân cư 1.828 2.075 13,51% 2.465 18,80% Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 3.144 4.068 29,39% 4.080 0,29% Vay các tổ chức tín dụng khác 208 320 53,85% 527 64,69% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013) Qua số liệu trên ta thấy, công tác huy động vốn đã được quan tâm và đạt kế hoạch của NHNo & PTNT giao. Năm 2012, nguồn vốn huy động là: 6463/5405 tỷ kế hoạch, đạt 120% tăng 24,77% so 2011, phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế. Năm 2013, mặc dù thị trường vốn không ổn định nhưng chi nhánh đã chủ động tích cực đảm bảo ổn định nguồn vốn và tăng trưởng, tăng 9,42% so với năm 2012. Năm 2012, tiền gửi không kỳ hạn chiếm 15,24%, có kỳ hạn là 84,75%. Với xu thế tăng trưởng về cơ cấu như vậy là tốt, phù hợp với cơ cấu đầu tư tín dụng vì nguồn vốn ngắn hạn tuy lãi suất thấp nhưng không ổn định, khách hàng có thể lĩnh bất cứ lúc nào mà Ngân hàng không kế hoạch hoá được, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của
  • 32. 24 Chi nhánh. Năm 2013, tiền gửi không kì hạn tăng cao với 2326 tỷ đồng, vươt 1341 tỷ đồng so với năm 2012; giữ vững được tiền gửi thông qua các đợt huy động như tiết kiệm dự thưởng mừng Xuân, 10 năm thành lập chi nhánh, AGRIBANK CUP và huy động chứng chỉ tiền gửi; các hoạt động huy động tiền gửi có giải thưởng, quay số trúng thưởng, giảm số dư tiền gửi có kì hạn của tổ chức tín dụng theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam. Ngân hàng chú trọng huy động vốn tại địa phương thể hiện qua nguồn tiền gửi của dân cư cao. Năm 2012 tăng 13,51% so với năm trước, 2013 tăng trưởng 18,80% so với năm trước, với nhiều hình thức huy động như chương trình tiết kiệm dự thưởng và cơ chế lãi linh hoạt nhằm vào thị hiếu người dân nên đã giúp tăng trưởng cao nguồn vốn này, đây là nguồn vốn ổn định nhất. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2012 đã tăng 29,39% so với 2011, năm 2013 tăng 0,29% so với 2012. Sở dĩ năm 2013 nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng không đáng kể là do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, cá doanh nghiệp, tổ chức kinh tế chủ yếu tập trung vốn nhàn rỗi vào sảm xuất kinh doanh. Mặc dù đây chỉ là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong thanh toán, nhưng Chi nhánh đã huy động được như vậy là tốt vì đây là nguồn vốn có lãi suất thấp song khó huy động. b. Hoạt động cho vay. Nhờ nguồn vốn huy động dồi dào, Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ đã tiến hành đa dạng hoá các mặt nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng trong đó chủ yếu là hoạt động tín dụng, chiếm khoảng 90% tổng số vốn được sử dụng. Hoạt động tín dụng là hoạt động nghiệp vụ quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, vì thế chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ luôn đặt ra mục tiêu mở rộng tín dụng, đồng thời hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Trong những năm qua, với quyết tâm cao, Chi nhánh đã vận dụng kịp thời, linh hoạt các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của Ngành, bám sát từng đơn vị kinh tế và có những giải pháp tích cực nên kết quả hoạt động tín dụng của nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ đạt được những kết quả tốt cả về tốc độ tăng trưởng lẫn chất lượng các khoản đầu tư. Ngân hàng đã thực hiện cho vay với các thành phần kinh tế khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó tăng cường đầu tư cho khu vực kinh tế quốc dân, các ngành kinh tế trọng điểm, kinh tế mũi nhọn, sản xuất kinh doanh lớn như: viễn thông, dầu khí, công nghiệp, dịch vụ giao thông vận tải, ưu tiên đầu tư cho các dự án lớn, khả thi, có hiệu quả. Cùng với hoạt động kinh doanh tín dụng đơn thuần, chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ còn thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi, tín dụng chính sách như chương trình tín dụng tạo việc làm hay cho vay sinh viên. Các chương trình này đều thực hiện với lãi suất ưu đãi, tuy số dư không Thang Long University Library
  • 33. 25 nhiều nhưng nó mang ý nghĩa xã hội sâu sắc được mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ, nâng cao uy tín của ngân hàng. ảng 2.2: Kết quả cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ giai đoạn 2011-2013 (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2012/2011 2013/2012 I- Dƣ nợ phân theo thời gian 2.802 100% 2.996 100% 3.246 100% 106,92% 108,34% 1- Dư nợ ngắn hạn 1707,5 60,93% 1890,2 63,08% 1980,2 61% 110,70% 104,77% 2- Dư nợ TDH 1.095 39,07% 1106,3 36,92% 1266,1 39% 101,04% 114,44% II- Dƣ nợ theo loại tiền 2.802 100% 2.996 100% 3.246 100% 106,92% 108,34% 1- Dư nợ về nội tệ 1432,3 51,11% 2134,1 71,22% 2992,1 92,17% 149,00% 140,21% 2- Dư nợ về ngoại tệ 1370,1 48,89% 862,38 28,78% 254,19 7,83% 62,94% 29,47% III- Dƣ nợ phân theo chất lƣợng TD 2.802 100% 2.996 100% 3.246 100% 106,92% 108,34% Nợ xấu 103 3,69% 185 6,17% 188 5,79% 178,91% 101,62% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hot động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013)
  • 34. 26 Qua số liệu trên ta thấy: Tổng dư nợ năm 2013 đạt 3246 tỷ kế hoạch, vượt 145,16% kế hoạch năm, tăng 108,34%so với năm 2012. Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn tăng trong 3 năm. Năm 2012 tăng 10,7% so với 2011, năm 2013 tăng4,77% so với năm 2012. Để đảm bảo cân đối nguồn vốn-sử dụng vốn và khả năng thanh toán, ngăn ngừa lạm phát, NHNN đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, khống chế tăng trưởng dư nợ tín dụng, do đó dư nợ cho vay ngắn hạn của chi nhánh trong 3 năm tăng không đáng kể. Cũng do tình hình kinh tế tài chính khó khăn số dư nợ cho vay trung-dài hạn cũng không ổn định qua các năm. Năm 2012 tăng nhẹ 1,44% so với năm 2011, năm 2013 tăng 14,44% so với năm 2012. Sở dĩ năm 2013 dư nợ cho vay trung-dài hạn tăng đột biến do trong năm cơ cấu dư nợ thay đổi từ cho vay phụ thuộc vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng, cầm cố dư nợ trong món nhỏ sang các Tổng công ty lớn với từng lần dư nợ rất lớn. Do tăng trưởng tín dụng không ổn định nên nợ xấu cũng biến đổi theo từng năm. Năm 2012 là 6,17%, tăng78,91% so 2011; Năm 2013 chiếm 5,79% tăng nhẹ 1,62% so với năm 2012. Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu cao chủ yếu là do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp khó khăn trong vấn đề tài chính, làm ăn thua lỗ không thu được tiền hàng và do chi nhánh chuyển nợ quá hạn theo cơ cấu. c. Các dịch vụ của chi nhánh Một xã hội phát triển, một ngân hàng hiện đại thì dịch vụ là một phần không thể thiếu của ngân hàng, đó là công cụ cạnh tranh và thu hút khách của mỗi ngân hàng. Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ có đa dạng các dịch vụ như: kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ kho quỹ, dịch vụ thẻ, kiều hối đã và đang phát triển mạnh là một nguồn thu lớn của chi nhánh. Thang Long University Library
  • 35. 27 ảng 2.3:Doanh số một số dịch vụ của chi nhánh STT Năm Chỉ tiêu ĐV tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 01 Mua bán ngoại tệ Triệu USD Mua vào 366 449,1 304 Bán ra 380 452,7 304 02 Chuyển tiền Triệu USD 79 44 85 03 Mở L/C Triệu USD 459 608 603 04 Thẻ Tỷ VNĐ 0,255 43,2 45 05 Bảo lãnh Tỷ VNĐ 14 10,3 10,3 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ) d.Kết quả kinh doanh Trong những năm vừa qua tuy hoạt động kinh doanh diễn ra trong bối cảnh hết sức khó khăn , song Chi nhánh cũng đã nhất trí, kiên trì thực hiện đúng định hướng của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Do đó Chi nhánh cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ, thể hiện qua những kết quả tài chính như sau :
  • 36. 28 ảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh NHNNo& PTNT Láng Hạ (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm2012 Năm 2013 Số tiền Chênh lệch Số tiền Chênh lệch Tổng thu 697 771 10,62% 693 -10,12% Tổng chi 620 662 6,77% 574 -13,29% Lợi nhuận 77 109 41,56% 119 9,17% (Nguồn:Báo cáo thu nhập – chi phí NHNo&PTNT Láng Hạ 2011 – 2013) Lợi nhuận trong các năm tăng đều, năm 2012 tăng 41,56% so với năm 2011.Thu nhập năm 2013 đạt 119 tỷ đồng đạt 157% kế hoạch tăng 9,17% so với năm 2012, do cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng ngay gắt, khiến cho việc huy động các nguồn vốn có lãi suất rẻ, đặc biệt là nguồn vốn không kỳ hạn từ các thị trường chứng khoán trở nên khó khăn hơn, dẫn tăng chi phí đầu vào. Vì vậy, lợi nhuận năm 2013 tăng không cao so với năm 2012. Tuy nhiên, đây là tình trạng chung của các NHTM nếu coi hoạt động tín dụng và huy động vốn là hoạt động mang lại thu nhập cho Ngân hàng mà không tính đến phát triển các dịch vụ Ngân hàng hiện đại khác. Năm 2013, lợi nhuận tăng đạt kế hoạch đề ra là do Chi nhánh đã phát triển các dịch vụ Ngân hàng truyền thống như: bảo lãnh, thanh toán quốc tế. Đồng thời mở rộng thêm các dịch vụ mới như: phonebanking, chi trả kiều hối, giúp tăng trưởng nguồn thu. 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ. 2.2.1. Thực trạng nợ quá hạn. Theo quy định hiện hành của NHNN để đánh giá khả năng xử lý, thu hồi các khoản nợ quá hạn, trong đó có vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết là phân loại nợ quá hạn theo thời gian. Tổng quan về nợ quá hạn của Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ phân theo thời gian bằng số liệu phân tích tại bảng sau: Thang Long University Library
  • 37. 29 ảng 2.5:Nợ quá hạn phân theo nhóm nợ (Đơn vị: Tỷ đồng.) Nhóm nợ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Dƣ nợ Dƣ nợ Dƣ nợ Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối (%) (%) Tổng dư nợ 2.802 2.996 3.246 194 6,92 250 8,34 Nhóm 1 2.298 2.385 2.604 87 3,78 219 9,19 Nhóm 2 401 426 454 25 6,27 28 6,62 Nhóm 3 25 33 42 8 32,78 8 25,27 Nhóm 4 19 52 31 33 178,48 -21 -39,73 Nhóm 5 60 100 115 40 67,79 15 14,70 (Nguồn báo cáo phân loại nợ của NHNNo&PTNT VN chi nhánh Láng Hạ giai đoạn 2011 – 2013) Nợ nhóm 1: Nợ nhóm 1 là các khoản nợ trong hạn hoặc mới quá hạn 10 ngày, đây là các khoản nợ đủ tiêu chuẩn, luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong 5 nhóm nợ. Qua bảng 2.5 cho thấy, tỷ lệ nợ nhóm 1 qua các năm 2011, 2012, 2013 luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng NHNNo&PTNT VN, giữ ở mức hơn 79% đến 81%. Sang đến năm 2013, nhận thấy tình hình nợ đủ tiêu chuẩn trong năm 2012 có xu hướng giảm xuống, nên NHNNo&PTNT VN chi nhánh Láng Hạ đã có những biện pháp mạnh để nâng cao chất lượng tín dụng với hy vọng nâng mức nợ đủ tiêu chuẩn lên trên 80% như kế hoạch đề ra. Kết quả là số dư nợ nhóm 1 năm 2013 đã đạt mức 2.604 tỷ đồng, tăng lên 219 tỷ đồng tương đương với 9,20%, chiếm tỷ trọng 80,21% tăng lên so với năm 2012 là 0,63%. Nợ nhóm 2: Nợ nhóm 2 là nhóm nợ có xu hướng gia tăng qua các năm. Sự tăng lên trong thời gian qua của dư nợ nhóm 2 là do việc nền kinh tế Việt Nam đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ cơn khủng hoảng tài chính thế giới, khiến cho các hoạt động sản xuất kinh doanh bị trì chệ, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, không có nguồn để trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Nợ nhóm 3: Dư nợ nhóm 3 có chiều hướng tăng lên từ năm 2011 đến năm 2013. Dư nợ nhóm 3 chủ yếu được hình thành từ dư nợ nhóm 2 bị quá hạn từ 91 – 180 ngày, phần lớn là nợ nhóm 2 của năm 2012 chuyển sang. Việc mở rộng cho vay đem lại thu nhập cho ngân hàng những cũng kèm theo những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu, nhất là khi nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.
  • 38. 30 Nợ nhóm 4: Số dự nợ nhóm 4 có dấu hiệu tăng lên mạnh từ năm 2011đến năm 2012, số dự nợ từ 19 tỷ đồng năm 2011 đã tăng lên 33 tỷ đồng tương đương 178,48% trong năm 2012, đạt mức 52 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân vì sao tỷ lệ nợ xấu trong năm 2012 của NHNNo&PTNT VN chi nhánh Láng tăng lên mức hơn 6%, rất nhiều trong số này là các khoản cho vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán, mà thời điểm 2011 – 2012 là thời điểm mà thị trường bất động sản đóng bằng, thị trường chứng khoán lao dốc không còn ở thời kỳ cứ mua vào là lãi như trước đây. Nhưng đến năm 2013 sau những nỗ lực thu hồi vốn, cơ cấu lại các khoản nợ, cho vay vốn thêm để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thì số dự nợ nhóm 4 chỉ còn 31 tỷ đồng, giảm 21 tỷ đồng tương đương 39.73%. Một kết quả khá tốt cho những cố gắng của NHNNo&PTNT VN chi nhánh Láng trong năm 2013 đẩy lùi nợ xấu. Nợ nhóm 5: Đây là những khoản nợ có khả năng mất vốn, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng một khi phát sinh nhiều. Tuy vậy trong năm 2011 – 2013 thì số dư nợ nhóm 5 lại liên tục có chiều hướng gia tăng, cụ thể năm 2012 tăng lên 40 tỷ đồng, tương đương mức tăng 67,79% so với năm 2011, năm 2013tăng lên 15 tỷ đồng tương ứng 14,70% so với năm 2013. Chưa kể tình hình kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, đã khiến nhiều khoản nợ trở nên đầy rủi ro, nhất là nợ cho vay kinh doanh bất động sản, thì việc mất vốn rất cao từ khoản nợ bắt buộc phải cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ cho 2 tập đoàn nhà nước Vinalines và Vinashin, đã khiến cho NHNNo&PTNT VN không thể giảm được lượng nợ có khả năng mất vốn xuống mà còn tăng lên. ảng 2.6: Nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng NQH 504 100 612 100 642 100 KTQD 454,9 90,18 503,25 82,28 579,43 90,22 KTNQD 49,5 9,82 108,38 17,72 62,81 9,78 ( nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh) Qua bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn của chi nhánh chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp quốc doanh do các doanh nghiệp này trong thời gian qua kinh doanh không có hiệu quả,cùng với tình hình nền kinh tế khó khăn hiện nay. Do đó chi nhánh cần đưa ra Thang Long University Library
  • 39. 31 các giải pháp tháo gỡ nhằm thu hồi các khoản nợ đến hạn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp quốc doanh hạn chế thấp nhất khả năng không thu hồi được vốn. ảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nợ quá hạn 504 612 642 Tổng dư nợ 2.802 2.996 3.246 Tỷ lệ (%) 17,99 20,43 19,78 Tỷ lệ nợ quá hạn trong 3 năm không ổn đinh, năm 2012 tỷ lệ này tăng khá cao(Từ 17,99% lên 20,43%), điều này là do một số khách hàng lớn của chi nhánh trong năm 2012 không đủ khả năng tài chính để trả nợ đúng hạn. Năm 2013 tỷ lệ này giảm nhẹ xuống 19,78 %. 2.2.2. Thực trạng nợ xấu Nợ xấu bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 dựa trên cơ sở phân loại nhóm nợ theo quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR của NHNNo&PTNT VN. Theo đó việc phân loại nợ theo nhóm trong thời gian 20101-2013 tại chi nhánh Láng Hạ như sau: ảng 2.8:Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dƣ nợ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nợ xấu (%) 3,69 6,19 5,78 (Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNNo&PTNT Việt Nam năm 2011 – 2013) Nhìn vào bảng 2.8 trên đây ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng tỷ lệ nợ xấu của NHNNo&PTNT VN đã tăng mạnh từ năm 2011 đến năm 2012, (từ 3,69% đã tăng lên tới mức 6,19% ). Sau thời kì tăng trưởng tín dụng nóng những năm 2009 – 2011 thì đến năm 2012 khi mà mức độ dư nợ cho vay tín dụng của NHNNo&PTNT VN vẫn tăng trưởng khá tốt, thì phải đối mặt với một thực tế là khi tình hình kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh bởi sự suy thoái kinh tế Mỹ và toàn cầu, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều tổ chức, doanh nghiệp trở nên khó khăn do chi phí sản xuất đầu vào quá cao ( ảnh hưởng của tình trạng lạm phát), còn đầu ra tiêu thụ hàng hoá lại chậm chạp, không có nguồn thu nhập ổn định để trả lãi vay cho ngân hàng. Chính vì điều đó đã làm phát sinh một lượng lớn nợ xấu cho ngân hàng. Nếu loại trừ nợ xấu của
  • 40. 32 Vinashin, Vinaline (220 tỷ đồng) và nợ xấu của 2 Công ty ALC I, ALC II (4.183,8 tỷ đồng) thì nợ xấu còn là 23.042 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu còn là 5,17%/tổng dư nợ. Sang đến năm 2013 tình hình vẫn chưa cải thiện là mấy, nhưng NHNNo&PTNT VN chi nhánh Láng Hạ cũng đã ý thức được việc nợ xấu quá lớn ảnh hưởng tới uy tín ngân hàng và thu nhập của ngân hàng, do đó đã có những biện pháp thắt chặt chính sách tín dụng cho vay đối với những đối tượng khách hàng nhất định, bên cạnh đó tìm mọi cách để thu hồi nợ xấu, nên tỷ lệ nợ xấu trong năm 2013 đã giảm 0,41% chỉ còn ở mức 5,78%. ảng 2.9:Tỷ trọng nợ xấu phân theo từng nhóm nợ Đơn vị tính: Tỷ đồng Nhóm nợ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Dƣ nợ Dƣ nợ Dƣ nợ Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối (%) (%) Nhóm 3 25 33 42 8 32,78 8 25,27 Nhóm 4 19 52 31 33 178,48 (21) (39,73) Nhóm 5 60 100 115 40 67,79 15 14,70 (Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNNo&PTNT Việt Nam năm 2011, 2012, 2013) Theo như quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR, quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Thông tư 18/2007/QĐ-NHNN, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 được xếp hạng vào nhóm 3, chủ yếu là là các khoản nợ đưuọc gia hạn nợ . Các khoảnnợ đưuọc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng cũng được đưa vào nhóm 3. Như vậy với sự thay đổi này thì có thể thấy từ năm 2011 thì nợ nhóm 3 có xu hướng tăng lên, cụ thể là năm 2013 nợ nhóm 3 ở mức 42tỷ đồng, với tỷ lệ 1,28% tổng dư nợ toàn hệ thống, tăng lên nhẹ so với năm 2012 là 0,17%. Trong khi đó nợ nhóm 4 trong năm 2013 chỉ còn 31tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,97% tổng dư nợ toàn hệ thống, giảm đi 21tỷ đồng so với năm 2012. So với thời điểm 2011 – 2012 nợ nhóm 4 tăng lên ở mức chóng mặt, từ 19 tỷ đồng, đã tăng lên 33 tỷ đồng, ở mức 52 tỷ đồng trong năm 2011. Đây là nhóm nợ có khả năng gây ra tổn thất cao cho ngân hàng, chính vì lẽ đó với mục tiêu giảm thiểu nợ xấu thì Ngân hàng đã xử dụng những biện pháp xử lý và thu hồi nợ rủi ro hợp lý để cố gắng thu hồi lại khoản vay, tránh tình trạng mất trắng. Thang Long University Library
  • 41. 33 Nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn trong năm 2013 lại có chiều hướng tăng lên từ 2,13% lên 3,34% trong năm 2012 tương ứng mức tăng 40 tỷ đồng, đến năm 2013 tỷ lệ nợ nhóm này đã đạt 3,53% năm với mức tương ứng là 115 tỷ đồng, nhiều hơn 15 tỷ đồng so với năm 2012. Phần nhiều trong số đó là các khoản nợ của doanh nghiệp hoạt động yếu kém như Vinashin, Vinalines. Trong năm 2013 NHNNo&PTNT VN đã phát sinh nhiều khoản nợ xấu ngoại tệ do phải cho vay bắt buộc với các khoản bảo lãnh bằng ngoại tệ cho các doanh nghiệp thuộc hai tập đoàn trên. Ngoài ra việc giải quyết các khoản nợ của ALC 1 cũng đã làm cho tăng dư nợ xấu thêm cho NHNNo&PTNT VN ảng 2.10:Tình hình nợ xấu trên nợ quá hạn tại NHNNo&PTNT VN Chi nhánh Láng Hạ Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Nợ xấu 103 185 188 82 79,34 2 1,29 Nợ quá hạn 504 612 642 108 21,25 30 5 Nợ xấu / Nợ quá hạn (%) 20,52 30,30 29,26 9,82 (1,07) (Nguồn: Báo cáo phân loại nợ năm 2011-2013của NHNNo&PTNT VN Việt Nam) Qua bảng 2.10 ta có thể thấy tình hình nợ xấu trên nợ quá hạn đã tăng mạnh trong năm 2011 – 2012 và có xu hướng giảm xuống trong năm 2013. Nguyên nhân của sự gia tăng mạnh đó là do năm 2012 NHNNo&PTNT VN chi nhánh Láng Hạ vẫn có mức tăng trưởng tín dụng cao nhưng lại không kiểm soát được các khoản cho vay, khiến cho tình trạng nợ quá hạn tăng lên 108 tỷ đồng tương đương 21,25% trong năm 2012. Những nguyên nhân khách quan từ khủng hoảng kinh tế đã khiến cho các khách hàng của NHNNo&PTNT VN Chi nhánh Láng Hạ không thực hiện việc trả nợ đúng hạn, nhiều doanh nghiệp trong số đó thua lỗ nặng nề nhất là doanh nghiệp bất động sản, xây dựng, chứng khoán đã làm trầm trọng thêm nợ xấu của ngân hàng, khiến nợ xấu trong năm 2012 tăng lên 79,34% tương đương 82 tỷ đồng. Tới năm 2013 NHNNo&PTNT VN chi nhánh Láng Hạ đã có những sự quản lý nợ xấu hợp lý, nên tỷ lệ nợ xấu chỉ tăng lên rất ít chỉ ở mức 2 tỷ đồng tương ứng 1,29% nhưng tình trạng
  • 42. 34 khách hàng có nợ quá hạn vẫn còn chiều hướng tăng lên thêm 5,0% tương đương 30 tỷ đồng Nhìn chung hiện nay tỷ lệ nợ xấu của NHNNo&PTNT VN chi nhánh Láng vẫn ở mức cao, tuy chỉ là mấy phần trăm nhưng nếu xét trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng thì lại thấy đây là những khoản nợ không hề nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của NHNNo&PTNT VN. Trong thời gian tới nhiệm vụ trọng tâm của ngân hàng là làm sao để có thể xử lý và thu hồi được những khoản nợ xấu nói trên, như vậy mới tăng được uy tín của ngân hàng trên thương trường. 2.3. Thực trạng phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Láng Hạ 2.3.1. Mô hình phòng ngừa rủi ro tín dụng Trong những năm gần đây mô hình phòng ngừa rủi ro tín dụng của NHNNo&PTNT VN không ngừng đổi mới theo yêu cầu hoạt động bền vững, an toàn và hội nhập với khu vực cũng như trên toàn thế giới. Trách nhiệm giữa hội sở chính hay trung tâm điều hành với các chi nhánh và đơn vị trực thuộc được phân định rõ ràng. Hiện nay, ban tín dụng NHNNo&PTNT VN (bao gồm cả ban tín dụng doanh nghiệp và ban tín dụng hộ sản xuất) chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách va quy tắc quản trị chung cho công tác quản lý tín dụng trong toàn hệ thống dựa trên những chính sách và quy tắc đó trực tiếp thực hiện các giao dịch tín dụng, quản lý và kiểm soát, phòng ngừa rủi ro tín dụng. Tại mỗi chi nhánh trong đó có chi nhánh Láng Hạ đều có phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ thực hiện các chương trình công tác theo sự điều hành chuyên môn trực tiếp từ Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ tại Trung tâm điều hành. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh có chức năng kiểm tra kiểm soát việc tuân thủ quy trình tín dụng, phòng ngừa và cảnh báo rủi ro. Ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ xây dựng quy trình kiểm soát hoạt động tín dụng, xây dựng chương trình công tác kế hoạch kiểm tra theo yêu cầu từng thời kỳ, đảm bảo hạn chế và phòng ngừa rủi ro ở mức chấp nhận. Trung tâm phòng ngừa rủi ro là trung tâm xử lý và cung cấp thông tin khách hang phục vụ công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng, giám sát việc phân loại nợ, xử lý rủi ro và công tác tu hồi nợ tại các chi nhánh. 2.3.2. Cơ chế và chính sách tín dụng đối với khách hàng Cho đến nay chính sách tín dụng của chi nhánh Láng Hạ đều thực hiện theo những quy chế và căn bản mà NHNNo&PTNT VN đã ban hành phù hợp với quy định của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cụ thể: Thang Long University Library