SlideShare a Scribd company logo
1 of 113
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH TÀI CHÍNH
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG
TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM
SVTH: Lê Minh Khánh Hằng
MSSV: 1054030193
NGÀNH: Tài chính
GVHD: Ths. Nguyễn Như Ánh
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2014
i
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Như Ánh, người đã nhiệt
tình hướng dẫn, góp ý cho em trong việc hoàn thiện báo cáo thực tập và khóa luận tốt
nghiệp của mình. Ngoài ra, em cũng gửi lời cảm ơn đến anh Dương Minh Phú – chuyên
viên phòng Quan hệ khách hàng 1- người đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kinh nghiệm
cho em trong quá trình thực tập tại đơn vị. Bên cạnh đó, em cũng cảm ơn các anh chị
trong phòng Quan hệ khách hàng 1, Ngân hàng BIDV chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
đã nhiệt tình tạo điều kiện để em hoàn thành tốt học kỳ thực tập của mình.
Có thể trong thời gian thực tập em khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong anh,
chị trong phòng bỏ qua. Đồng thời vì trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm còn hạn chế
nên bài báo cáo còn tồn tại nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
cô và các anh chị để mở rộng kiến thức và rút kinh nghiệm cho khóa luận tốt nghiệp sắp
tới.
Em chân thành cảm ơn!
ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày…..tháng…..năm 2013
Giảng viên hướng dẫn
Ths. Nguyễn Như Ánh
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ/nghĩa đầy đủ
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
NH Ngân hàng
NHTM Ngân hàng thương mại
Cty Công ty
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
MTV Một thành viên
CTCP Công ty cổ phần
CNTT Công nghệ thông tin
VPĐD Văn phòng đại diện
XHTD Xếp hạng tín dụng
QHKH Quan hệ khách hàng
TMCP Thương mại cổ phần
QLRR Quản lý rủi ro
QTTD Quản trị tín dụng
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
DNCV Dư nợ cho vay
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
HĐKD Hoạt động kinh doanh
CBTD Cán bộ tín dụng
BCTC Báo cáo tài chính
TSNH Tài sản ngắn hạn
iv
HTK Hàng tồn kho
DTT Doanh thu thuần
BQ Bình quân
GVHB Giá vốn hàng bán
CKPT Các khoản phải thu
GT Giá trị
TSCĐ Tài sản cố định
VCSH Vốn chủ sở hữu
LNG Lợi nhuận gộp
BH & CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ
LNT Lợi nhuận thuần
TN Thu nhập
HĐTC Hoạt động tài chính
LNST Lợi nhuận sau thuế
LNTT Lợi nhuận trước thuế
CPLV Chi phí lãi vay
KH Khách hàng
VCB Vietcombank
NHNN Ngân hàng Nhà nước
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
v
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU.................................................................................................1
1.1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................................1
1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...........................................................................................2
1.3.PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..........................................................2
1.4.KẾT CẤU KHÓA LUẬN...............................................................................................2
CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHO VAY VÀ XẾP HẠNG TÍN
DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP..................................................4
2.1.HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.................................4
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động cấp tín dụng ngân hàng thương mại.............4
2.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng..............................................................................4
2.1.3. Quy trình tín dụng cơ bản....................................................................................5
2.1.4. Khái quát về xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp.................................6
CHƯƠNG 3.HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP CỦA BIDV.........................................................................9
3.1.TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)..9
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV.........................................................9
3.1.2. Hoạt động chính của BIDV................................................................................10
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của BIDV................................................................10
3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV trong các năm gần nhất...................13
3.2.KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA
BIDV TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2012..................................................................................14
3.2.1. Tổng quan về hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của BIDV giai đoạn
2008-2012 ..........................................................................................................14
3.2.2. Tình hình nợ xấu của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp ................17
3.3.QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA BIDV ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
.......................................................................................................................................18
3.4.HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA BIDV
.......................................................................................................................................21
3.4.1. Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của BIDV...................21
3.4.2. Nghiên cứu một tình huống xếp hạng tín dụng tại BIDV ..................................25
3.5.SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
CỦA BIDV VÀ VIETCOMBANK...............................................................................30
3.5.1. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank ...........................30
vi
3.5.2. Áp dụng tình huống công ty X theo mô hình xếp hạng tín dụng của
Vietcombank.......................................................................................................31
3.5.3. Sự khác biệt giữa hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV và của Vietcombank 35
3.6.NHẬN XÉT VỀ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG CỦA BIDV ..........................40
3.6.1. Những tác động tích cực....................................................................................40
3.6.2. Những mặt hạn chế............................................................................................42
3.6.2.1.Về dữ liệu đầu vào để xếp hạng tín dụng ........................................................42
3.6.2.2.Về cách xác định ngành nghề kinh doanh chính và quy mô doanh nghiệp.....43
CHƯƠNG 4.ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN
DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA BIDV
............................................................................................................................45
4.1.MỤC TIÊU HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
CỦA BIDV....................................................................................................................45
4.2.GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP CỦA BIDV.....................................................................................46
4.2.1. Nâng cao chất lượng dữ liệu đầu vào................................................................46
4.2.2. Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu đánh giá........................................................46
4.2.3. Bổ sung đối tượng của hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nội bộ của
BIDV ..................................................................................................................47
4.2.4. Tập huấn cho cán bộ về hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nội bộ ......47
4.2.5. Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho hệ thống xếp hạng tín
dụng doanh nghiệp nội bộ .................................................................................47
4.2.6. Các giải pháp khác ..........................................................................................488
KẾT LUẬN .......................................................................................................................49
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012
13
2 Bảng 3.2 Tốc độ tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của BIDV 13
3 Bảng 3.3 Tỷ trọng dư nợ cho vay KH doanh nghiệp so với tổng dư nợ
cho vay KH
15
4 Bảng 3.4 Tốc độ tăng trưởng trong tỷ trọng dư nợ cho vay KH doanh
nghiệp so với tổng dư nợ cho vay KH
15
5 Bảng 3.5 Tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN theo ngành của BIDV giai đoạn
2008-2012
16
6 Bảng 3.6 Điểm có trọng số theo loại hình doanh nghiệp các chỉ tiêu phi
tài chính trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BIDV
23
7 Bảng 3.7 Điểm có trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính trong
chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BIDV
24
8 Bảng 3.8 Hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BIDV 24
9 Bảng 3.9 Tóm tắt bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2012 của doanh
nghiệp X
26
10 Bảng 3.10 Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp X theo
hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV
26
11 Bảng 3.11 Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp X theo
hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV
27
12 Bảng 3.12 Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp X theo
hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank
32
13 Bảng 3.13 Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp X theo
hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank
33
14 Bảng 3.14 Tình hình xếp loại và nợ xấu của mẫu 100 khách hàng doanh
nghiệp giai đoạn 2010-2012
41
2. DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
1 Hình 2.1 Sơ đồ quy trình tín dụng cơ bản 5
2 Hình 3.1 Sơ đồ mô hình tổ chức của BIDV 10
3 Hình 3.2 Sơ đồ mô hình nhân sự tại chi nhánh của BIDV 11
4 Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng trong HĐKD của BIDV từ năm
2008-2012
14
5 Hình 3.4 Biểu đồ tổng dư nợ cho vay của BIDV giai đoạn 2008-2012 15
6 Hình 3.5 Biểu đồ tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp so với 16
viii
tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2008-2012
7 Hình 3.6 Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu của BIDV so với tỷ lệ nợ xấu của hệ thống
ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008-2012
17
8 Hình 3.7 Sơ đồ khái quát quy trình tín dụng của BIDV đối với
khách hàng doanh nghiệp
18
9 Hình 3.8 Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của BIDV 22
10 Hình 3.9 Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank 31
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua vào ngày 16 tháng 06 năm
2010, Ngân hàng thương mại (NHTM) là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện
toàn bộ hoạt động ngân hàng (NH) và các hoạt động kinh doanh (HĐKD) khác có liên
quan. Trong đó, hoạt động NH được định nghĩa là các hoạt động kinh doanh, cung ứng
thường xuyên hoặc một số các nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch
vụ qua tài khoản. Cấp tín dụng- một hoạt động kinh doanh tiêu biểu của các NHTM tại
Việt Nam cũng được đề cập trong luật này như là thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng
một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn
trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh NH
và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Thực tiễn cho thấy, hoạt động tín dụng là một trong những nguồn thu cơ bản của các
NHTM nói chung và ở Việt Nam nói riêng, tuy nhiên nó cũng đi kèm với nhiều rủi ro mà
nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc đánh giá chưa chính xác về khách hàng (KH).
Xếp hạng tín dụng (XHTD) là một trong những kỹ thuật đánh giá rủi ro tín dụng sử dụng
các thang điểm để xếp hạng uy tín về mặt tín dụng của KH, được thực hiện bởi các tổ
chức xếp hạng độc lập hoặc chính NHTM.
Có một thực tế phải nhìn nhận đó là hầu hết các NHTM tại Việt Nam đều sử dụng hệ
thống XHTD của chính NH mình để đánh giá mức tín nhiệm của KH và hiển nhiên việc
các NHTM tự mình xếp hạng tín nhiệm cho KH có thể sẽ cho ra kết quả không trung thực
và thiếu tính khách quan. Kết quả xếp hạng có thể chịu ảnh hưởng từ sự nhìn nhận và tiêu
chí chủ quan do NH đặt ra dẫn đến việc hệ thống đánh giá thiếu chính xác. Do vậy,
NHTM có thể có cái nhìn lạc quan về khách hàng của mình, từ đó nảy sinh các rủi ro liên
quan đến vấn đề nợ xấu.
Từ những nhận định trên, có thể thấy được XHTD giữ một vai trò quan trọng trong công
tác quản trị rủi ro tín dụng. Chính vì thế, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống XHTD nội
bộ tại các NHTM là nhiệm vụ cấp thiết, được thực hiện định kì để phù hợp với môi
trường kinh doanh và tăng mức độ chính xác cho việc dự báo trong quản trị rủi ro tín
dụng.
2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu nhằm nêu lên thực trạng về hệ thống XHTD nội bộ KH DN của
BIDV và lý giải nguyên nhân tình hình nợ xấu vẫn ở mức đáng được quan tâm mặc dù
BIDV đã áp dụng hệ thống chấm điểm XHTD KH dưới sự tư vấn của Công ty (Cty) Ernst
& Young từ năm 2006. Thật vậy, tổng dư nợ tín dụng trước dự phòng rủi ro tăng qua các
năm, cụ thể là năm 2010, chỉ tiêu này đạt 254.192 tỷ đồng, năm 2011 là 293.937 tỷ đồng
và năm 2012 là 339.924 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong đó tỷ lệ nợ xấu tuy có dao động nhưng
nhìn chung vẫn có chiều hướng tăng, cụ thể tỷ lệ này ở mức 2,71% năm 2010, 2,96% năm
2011 và 2,9% năm 2012.
Người viết đúc kết nhận xét về những thành tựu đã đạt được cũng như những mặt hạn chế
còn tồn tại để khái quát được bức tranh tổng quan về tình hình hệ thống XHTD của BIDV
hiện nay. Đồng thời, dựa vào đó, người viết cũng đề xuất một số giải pháp, bổ sung nhằm
góp phần hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ đối với KH DN hiện hành của BIDV.
1.3. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi của khóa luận
- Tập trung nghiên cứu về mô hình xếp hạng tín nhiệm đối với KH DN của BIDV từ
năm 2008 đến tháng 2012.
- Lý do của việc giới hạn phạm vi báo cáo như trên là vì dư nợ tín dụng của KH DN
chiếm phần lớn trong tổng dư nợ tín dụng của BIDV và BIDV bắt đầu áp dụng mô hình
XHTD KH từ năm 2006.
b. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng cả 2 phương pháp phân tích dữ liệu định lượng và định tính để làm rõ và đưa
ra nhận xét về thực trạng hệ thống XHTD của BIDV.
- Phương pháp nghiên cứu tình huống để tiếp cận chuyên môn về đối tượng, nội dung,
phương pháp XHTD của BIDV.
- Sử dụng dữ liệu thứ cấp là kết quả XHTD KH DN của BIDV từ năm 2008 đến 2012 .
1.4. KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Bố cục của khóa luận được chia thành 4chương và phần kết luận, cụ thể là:
Chương 1. Nêu khái quát lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp và phạm
vi nghiên cứu và mô tả vị trí thực tập.
Chương 2. Tổng quan lý thuyết về tín dụng và xếp hạng tín dụng
Chương 3. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
3
Chương 4. Đề xuất góp phần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách
hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Phần kết luận tóm tắt những điểm nổi bật trong quá trình tìm hiểu về hệ thống xếp hạng
tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV và đề xuất những giải pháp
nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp.
4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ
CHO VAY VÀ
XẾP HẠNG TÍN DỤNG
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
2.1. HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động cấp tín dụng ngân hàng
thương mại
Cấp tín dụng là việc NHTM cho các tổ chức, cá nhân vay tiền hoặc cho vay dưới các hình
thức khác như chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài
chính, v.v… theo quy định của NHNN.
Trong đó, tín dụng ngân hàng có đặc điểm là:
 Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ;
 Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay;
 Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với
quy mô phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa;
 Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể
trong nền kinh tế.
2.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng thường được phân loại tùy theo thời gian sử dụng vốn, mục đích sử
dụng vốn vay hoặc tính chất bảo đảm của các khoản vay. Cụ thể như sau:
 Theo thời gian sử dụng vốn vay, tín dụng được phân thành 3 loại sau:
 Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được sử dụng vào
nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh
nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân.
 Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay vốn phục vụ nhu
cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công
trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
 Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cung cấp vốn
cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.

 Tín dụ
nghiệp
 Tín dụ
dùng.

 Tín dụ
tương
 Tín dụ
cần tà
khách
này p
đủ, đú
nợ…
2.

 Đ
hiệ
 X
ng

Tùy t
dụng
Căn cứ và
ụng sản xu
p để họ tiến
ụng tiêu dù
Căn cứ và
ụng có bảo
g đương thế
ụng không
ài sản thế c
h hàng truy
hải có tình
úng hạn cả
.1.3. Qu
Mục đích
Đảm bảo ho
ệu quả; phò
Xác định trác
gừng nâng c
Các bước
heo đặc điể
riêng. Tuy
Lập hồ sơ
đề nghị
cấp tín
dụng
(Nguồn: Sác
ào mục đích
uất và lưu th
n hành sản x
ùng: là loại
ào tính chất
o đảm: là lo
chấp, có cá
có bảo đảm
chấp mà ch
ền thống, c
hình tài ch
gốc lẫn lãi
uy trình
của quy trì
oạt động cấp
òng ngừa, h
ch nhiệm củ
cao chất lượ
thực hiện q
ểm tổ chức
nhiên, về c
Hình
Phân tíc
tín dụng
ch “Tín dụng
h sử dụng v
hông hàng h
xuất và kinh
tín dụng đ
đảm bảo củ
oại hình tín
ác hình thức
m: là loại h
hỉ dựa vào
có quan hệ
hính lành m
i, có dự án
tín dụng
ình tín dụng
p tín dụng
ạn chế rủi r
ủa từng khâ
ợng tín dụng
quy trình tín
c và quản tr
ơ bản thì m
h 2.1 Sơ đồ
h
g
Quy
định
ký h
đồng
dụn
và Thẩm định
ốn vay, tín
hoá: là loại
h doanh.
được cấp ph
ủa các khoả
dụng mà c
c như: cầm
hình tín dụn
tín chấp. L
lâu dài và
mạnh và có u
sản xuất ki
cơ bản
g
diễn ra thố
ro
âu, từng bướ
g
n dụng
rị, mỗi ngâ
một quy trình
ồ quy trình
yết
h và
hợp
g tín
ng
Gi
h tín dụng ng
dụng ngân
i tín dụng đ
hát cho cá n
ản cho vay,
các khoản c
cố, thế chấ
ng mà các k
Loại hình n
sòng phẳng
uy tín đối v
inh doanh k
ống nhất, k
ớc trong qu
ân hàng đều
h tín dụng b
h tín dụng c
iải ngân
gân hàng”, Ng
hàng chia t
được cung
nhân để đáp
có các loại
cho vay phá
ấp, chiết kh
khoản cho
này thường
g với ngân
với ngân hà
khả thi, có
khoa học; tạ
uy trình cấp
u xây dựng
bao gồm 6 b
cơ bản
Giám sát
tín dụng
guyễn Minh K
thành 2 loại
cấp cho các
p ứng nhu
i tín dụng sa
át ra đều có
ấu và bảo lã
vay phát ra
được áp dụ
n hàng, khác
àng như trả
khả năng h
ạo cơ chế g
p tín dụng v
g một quy t
bước như sa
Thanh lý
hợp đồn
tín dụng
Kiều)
5
i:
c doanh
cầu tiêu
au:
ó tài sản
ãnh.
a không
ụng với
ch hàng
ả nợ đầy
hoàn trả
giám sát
à không
trình tín
au:
ý
g
g
6
Ngay từ bước đầu tiên của quy trình, các cán bộ tín dụng sẽ thực hiện thao tác chấm điểm,
XHTD khách hàng trước khi lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng. Mặc dù chỉ là một bước nhỏ
trong quy trình tín dụng nhưng không vì thế mà việc XHTD bị đánh giá thấp. Rõ ràng là
việc XHTD khách hàng sai dẫn đến những quyết định không chính xác, gây nên những
rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng.
2.1.4. Khái quát về xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp1
2.1.4.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng
“XHTD là các ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và sự sẵn sàng thanh toán các nghĩa
vụ tài chính (gốc và lãi) của một đối tượng xếp hạng một cách đầy đủ và đúng hạn thông
qua hệ thống phân loại theo ký hiệu đã được xác định trước trong suốt thời gian tồn tại
của đối tượng xếp hạng đó”
Đối tượng XHTD bao gồm cá nhân, tổ chức kinh tế (sau đây được gọi là doanh nghiệp)
và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên vì mục tiêu của khóa luận là phân tích hiện trạng và
đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD khách hàng DN nên người viết chỉ
tập trung vào các vấn đề liên quan đến việc XHTD khách hàng DN.
Nguồn thông tin sử dụng trong quá trình đánh giá và xếp loại doanh nghiệp được các cán
bộ tín dụng thu thập từ các BCTC mà DN cung cấp cho ngân hàng (bảng cân đối kế toán,
báo cáo thu nhập và tình hình dư nợ của khách hàng) cũng như những thông tin phi tài
chính khác. Việc đánh giá và phân loại khách hàng doanh nghiệp dựa trên ngành nghề
kinh doanh chính, quy mô và loại hình sở hữu của doanh nghiệp.
2.1.4.2. Tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng
Không thể chối cãi rằng: đối với một chủ thể kinh tế, lợi nhuận luôn luôn đi kèm với rủi
ro, và rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro thường gặp nhất. Như đã được biết, rủi ro
tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách nợ không còn khả năng chi trả. Trong hoạt động
của ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vay nợ có thể mất khả năng trả nợ
một khoản vay nào đó. Rủi ro tín dụng không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động
của các tổ chức tín dụng mà còn ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống thông qua mối quan
hệ tiền gửi và quan hệ trên thị trường liên ngân hàng, mỗi sự biến động về thanh khoản tại
mỗi tổ chức tín dụng đều có ảnh hưởng là gây sức ép lên thị trường tiền tệ.
1
Lê Tất Thành (2012), Cẩm nang xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, NXB Tổng Hợp TPHCM
Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê
7
Do vậy, để góp phần kiểm soát rủi ro tín dụng, các tổ chức tài chính hàng đầu trên thế giới
như Moody’s, S&P’s và Fitch đã xây dựng hệ thống XHTD đối với quốc gia, tổ chức tín
dụng, các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân, tùy thuộc vào yêu cầu khách hàng. Không chỉ có
vai trò tham gia giảm thiểu rủi ro tín dụng, hệ thống XHTD cũng được sử dụng để hỗ trợ
cho các đối tượng khác nhau. Cụ thể là:
 Đối với chủ thể phát hành:
 XHTD giúp các chủ thể phát hành mở rộng thị trường vốn trong và ngoài nước, giảm
bớt sự phụ thuộc vào các khoản vay ngân hàng, duy trì sự ổn định của nguồn tài trợ
 XHTD càng cao thì chi phí huy động vốn càng giảm vì các nhà đầu tư ngại rủi ro chấp
nhận một khoản lãi suất thấp cho một chứng khoán an toàn hơn
 XHTD giúp cho nguồn tài trợ linh hoạt hơn, chủ thể phát hành có thể cơ cấu thời hạn
và tổng giá trị chứng khoán một cách thích hợp
 Thông qua các báo cao phân tích tín dụng và các cuộc tiếp xúc với các tổ chức XHTD,
chủ thể phát hành có thể tiếp thu được nhiều thông tin, kinh nghiệm và thấy được
những yếu điểm trong tổ chức, giúp chủ thể phát hành cải thiện hiệu quả hoạt động
kinh doanh, tài chính và năng lực quản trị
 Đối với các tổ chức tài chính trung gian (ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho
thuê tài chính, tổ chức bảo lãnh tín dụng):
 XHTD là cơ sở để các tổ chức tài chính trung gian ra quyết định cấp tín dụng và/hoặc
bảo lãnh tín dụng, xác định mức lãi suất phù hợp căn cứ trên phần bù rủi ro.
 XHTD cũng hỗ trợ các tổ chức này trong hoạt động quản trị rủi ro, tuân thủ các quy
định pháp lý (phân loại nợ, trích lập dự phòng, quản trị danh mục tín dụng), góp phần
xây dựng chiến lược kinh doanh theo hướng tối đa hóa mục tiêu tăng trưởng hoặc lợi
nhuận, hoặc tối thiểu hóa rủi ro.
 Đối với nhà đầu tư
XHTD giúp các nhà đầu tư có thêm công cụ đánh giá rủi ro tín dụng, so sánh rủi ro tín
dụng của các đối tượng xếp hạng khác nhau và giảm thiểu chi phí thu thập, phân tích,
giám sát khả năng trả nợ của các đối tượng xếp hạng đó.
 Đối với thị trường tài chính và các cơ quan quản lý Nhà nước
XHTD giúp thị trường tài chính minh bạch hơn, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, tăng
cường năng lực giám sát thị trường của Chính phủ.
2.1.4.3. Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp
Việc XHTD KHDN về cơ bản được thực hiện theo quy trình gồm 5 bước như sau:
Bước 1: Xác định ngành nghề kinh tế
Doanh nghiệp có thể được xếp loại vào các ngành cụ thể như sau:
8
- Nông, lâm, ngư nghiệp
- Thương mại và dịch vụ
- Xây dựng và vật liệu xây dựng
- Sản xuất công nghiệp
- Ngành khác
Bước 2: Xác định quy mô DN
Quy mô của DN được tính toán dựa trên những tiêu thức cụ thể như vốn kinh doanh, lao
động, doanh thu ròng và nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước. Từ đó, DN được
phân loại thành DN có quy mô lớn, vừa và nhỏ.
Bước 3: Đánh giá các chỉ tiêu tài chính
Có 4 loại chỉ tiêu tài chính được đánh giá và xem xét gồm:
- Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động
- Chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ
- Chỉ tiêu đánh giá thu nhập
Việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của DN dựa trên tỷ trọng sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi
ngành nghề kinh tế và quy mô của DN.
Bước 4: Đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính
Việc đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng ở mỗi ngân hàng là
khác nhau vì hệ thống XHTD của mỗi ngân hàng được xây dựng bởi các tổ chức tài chính
khác nhau. Tuy nhiên, đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng DN theo tỷ trọng
cũng tương tự như đánh giá các chỉ tiêu tài chính theo tỷ trọng, đều bị phụ thuộc vào
ngành nghề kinh tế, quy mô và loại hình sở hữu của DN
Bước 5: Tổng hợp điểm và xếp loại
Điểm tổng là tổng điểm có được sau khi nhân trọng số điểm của từng nhóm chỉ tiêu tài
chính và phi tài chính. Dựa trên điểm tổng mà ngân hàng xếp khách hàng vào từng nhóm
như AA, A, BB, B, CC, C. Từ đó, ngân hàng sẽ có những quyết định cấp tín dụng và
chính sách tín dụng tùy theo mức độ rủi ro của khách hàng.
Kết luận Chương 2: Trong chương này, người viết đã nêu tóm tắt các cơ sở lý thuyết
liên quan đến hoạt động cho vay và XHTD khách hàng doanh nghiệp đồng thời cũng trình
bày được tầm quan trọng của việc XHTD trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng nói chung.
9
CHƯƠNG 3.HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP CỦA BIDV
3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM (BIDV)
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo nghị định
số 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua quá trình hình
thành và phát triển BIDV đã có những tên gọi:
- NH Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957
- NH Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981
- NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
- NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 01/05/2012
BIDV là một DN đã được cổ phần hóa trong đó Nhà nước nắm giữ phần lớn cổ phần,
được tổ chức theo mô hình tập đoàn mang tính hệ thống bao gồm hơn 150 chi nhánh và
các Cty trong toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh với nước ngoài (Nga, Lào và NH
Malaysia), hùn vốn với trên 5 tổ chức tín dụng.
Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của BIDV là phục vụ đầu tư phát
triển các dự án, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Bên
cạnh đó, BIDV cũng có đầy đủ các mặt nghiệp vụ của NH nhằm phục vụ các thành phần
kinh tế. Ngoài ra BIDV cũng không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 NH và
quan hệ thanh toán với trên 50 NH trên thế giới. Bên cạnh đó, trong năm 2006, với sự tư
vấn của Earns & Young, BIDV trở thành một trong những NHTM tiên phong trong việc
triển khai thực hiện XHTD nội bộ theo điều 7, quyết định 493, phù hợp với chuẩn mực
quốc tế và được NHNN công nhận.
Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (TP HCM) là chi nhánh lớn nhất của BIDV trên cả nước. Từ
khi được thành lập vào ngày 15/11/1976 đến nay, chi nhánh có đầy đủ các khối và phòng
ban cùng với 4 đơn vị trực thuộc nhằm phục vụ tốt KH DN lẫn KH cá nhân cùng các định
chế tài chính.
3.1.2
BIDV
đối đầ
tiêu đ
nói ch
Cá
 K
 K
 Đ
3.1.3
2. Hoạt đ
V là một NH
ầy đủ các sả
ề ra là thỏa
hung và cho
ác hoạt độn
KH cá nhân
KH doanh ng
Định chế tài
3. Cơ cấu
(N
K
động chín
HTM chiếm
ản phẩm dị
a mãn được
o các nhân v
ng chính của
n:
ghiệp
chính
u tổ chức
Hìn
Nguồn: Báo cá
Khối liên
doanh
nh của BI
m thị phần l
ịch vụ tài ch
nhu cầu củ
viên nói riên
a BIDV tập
+ Tiết
+ Tín d
+ NH đ
+ Quản
+ Tài t
+ Tín d
+ Tiền
+ Tiền
+ Kinh
và nhân
nh 3.1 Sơ đ
áo thường niê
B
Trụ sở
chính
IDV
lớn trong n
hính đa dạn
ủa KH, đem
ng.
trung vào b
kiệm, tiền g
dụng cá nhâ
điện tử
n lý tiền tệ
trợ xuất nhậ
dụng bảo lã
n gửi
n gửi
h doanh vốn
n sự của B
đồ mô hình
ên năm 2012 c
BID
Chi
nhánh &
Sở giao
dịch
ngành NH t
ng, có tính
m lại lợi ích
ba mảng sả
gửi
ân
ập khẩu
ãnh
n và tiền tệ
BIDV
h tổ chức củ
của BIDV)
DV
&
Khối đ
vị sự
nghiệp
VPĐD
tại Việt Nam
cạnh tranh
phát triển c
ản phẩm chí
+ Dịch
+ Dịch
+ Dịch
+ Kinh
tệ
+ Than
+ Dịch
+ Sản
thanh
sẻ rủi
tài trợ
toán s
chi tổ
BIDV
lưu ký
ủa BIDV
đơn
ự
p,
D
Các c
ty c
m, cung cấp
cao, đạt đư
cho bản thân
ính:
h vụ chuyển
h vụ thanh t
h vụ bảo hiể
h doanh vố
nh toán quố
h vụ thanh t
n phẩm d
toán liên N
ro đối với g
ợ thương m
song phươ
ổ chức tí
V E@syLin
ý giám sát, v
công
con
10
p tương
ược mục
n BIDV
n tiền
toán
ểm
ốn và tiền
ốc tế
toán
dịch vụ:
NH, chia
giao dịch
mại, thanh
ơng, thấu
ín dụng,
nk, NH
v.v…
Cơ cấ
nhiệm
sau:
Phòng
lớn (g
nhỏ, c
hàng
các lĩn
 Đố

 Th
 Tr
vụ
 Th
tro

 Tr
thô
đá
 Th
du
ấu tổ chức c
m vụ cụ thể
g QHKH đư
gồm phòng
cá nhân (ph
trong lĩnh v
nh vực ngo
ối với khách
Công tác
ham mưu, đ
rực tiếp tiếp
ụ, v.v…
hiết lập, duy
ong thị trườ
Công tác
rực tiếp đề
ông tin, phâ
ánh giá tài s
heo dõi, quả
ung vốn vay
KHỐI
QHKH
CÁC
P.QHKH
(Nguồn: Bá
Hình 3.2 S
của BIDV b
. Trong đó
ược chia th
QHKH 1,2
hòng QHK
vực xây dự
ài xây dựng
h hàng là D
tiếp thị và p
đề xuất chin
p thị và bán
y trì và phá
ờng mục tiêu
tín dụng:
xuất hạn m
ân tích, thẩm
ản đảm bảo
ản lý tình h
y, tài sản đả
H
H
KHỐI Q
P.QL
áo cáo thườn
Sơ đồ mô h
bao gồm nhi
, phòng QH
hành hai loạ
2,3) và phòn
H 4). Tuy
ựng còn các
g.
DN: Phòng Q
phát triển q
nh sách, kế h
n các sản p
át triển quan
u
mức, giới hạ
m định đán
o
hình hoạt độ
ảm bảo nợ v
QLRR
LRR
K
P.
CÁ
PH
T
P
g niên năm 2
ình nhân s
iều phòng,
HKH có ng
ại: phòng q
ng quan hệ
nhiên, phò
c phòng QH
QHKH có n
quan hệ khá
hoạch phát
phẩm: sản p
n hệ với kh
ạn tín dụng
nh giá dự án
ộng của khá
vay.
BAN GIÁM Đ
KHỐI TÁC
NGHIỆP
. QTRỊ TÍN
DỤNG
ÁC P.GDKH
HÒNG/ TỔ
TT-K.QUỸ
HÒNG/TỔ
TTQT
012 của BID
sự tại chi n
ban được th
ghĩa vụ phả
quan hệ khá
khách hàn
òng QHKH
HKH khác
những chức
ách hàng
triển quan
phẩm bán b
hách hàng h
g và đề xuất
n và đối chi
ách hàng. K
ĐỐC
KHỐI QL N
BỘ
P. TC-K
P. TC HÀN
CHÍNH
P. KH-T
PHÒNG/T
ĐIỆN TOÁ
V)
hánh của B
hiết kế nhằm
ải thực hiện
ách hàng là
ng là các do
1 chủ yếu
hướng đến
c năng, nhiệ
hệ khách h
buôn, tài trợ
hiện tại, khá
t tín dụng t
ếu với các
Kiểm tra, giá
NỘI
KT
ÀNH
H
TH
TỔ
ÁN
K
PH
Q
BIDV
m thực hiện
n những chứ
à các doanh
oanh nghiệp
u hướng đến
n khách hàn
ệm vụ sau:
àng
ợ thương m
ách hàng tiề
trên cơ sở t
điều kiện tí
ám sát quá
KHỐI TRỰC
THUỘC
HÒNG GIAO
DỊCH
QUỸ TIẾT
KIỆM
11
n những
ức năng
h nghiệp
p vừa và
n khách
ng trong
mại, dịch
ềm năng
thu thập
ín dụng,
trình sử
12
 Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng
ngừa, xử lý rủi ro. Thực hiện XHTD nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia
ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
 Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi và chuyển qua phòng QLRR xử lý
tiếp
 Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng ngân hàng của khách hàng. Theo dõi việc sử
dụng hạn mức của khách hàng
 Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin khách
hàng khi cung cấp, báo cáo
 Đối với khách hàng là cá nhân: phòng QHKH có những nhiệm vụ sau:
 Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng:
 Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân
 Xây dựng và tổ chức các chương trình marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm
 Tiếp cận và triển khai các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng
là cá nhân
 Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ:
 Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân
 Tư vấn cho khách hàng lựa chọn, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng
 Chịu trách nhiệm về bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối đa hóa doanh
thu nhằm mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của
ngân hàng
 Công tác tín dụng:
 Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và tiếp nhận hồ sơ vay vốn
 Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay, lập báo cáo thẩm định
 Đối chiếu các điều kiện tín dụng và các quy định về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro:
giới hạn, hạn mức, mức độ chấp nhận rủi ro, v.v…
 Lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng
 Soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng liên quan để trình lãnh đạo kí
 Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, đề xuất giải ngân trình lãnh đạo. Bàn giao toàn bộ
hồ sơ tín dụng gốc và các tài liệu liên quan đến khoản vay sang phòng QTTD
 Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra, giám sát qua trình sử
dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu
rủi ro và đề xuất xử lý
 Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi và chuyển qua phòng QLRR xử lý
tiếp
 Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin khách
hàng khi cung cấp, báo cáo
13
3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV trong các năm gần
nhất
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012
(Đvt: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Chỉ tiêu quy mô
Tổng tài sản 246.520 296.432 366.268 405.755 484.785
Vốn chủ sở hữu 13.484 17.639 24.220 24.390 26.494
Tổng DNCV KH trước dự phòng rủi ro 160.983 206.402 254.192 293.937 339.924
Tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá 181.048 203.298 251.924 244.838 331.116
Chỉ tiêu chất lượng
Tỷ lệ nợ xấu 2,75% 2,82% 2,71% 2,96% 2,90%
Tỷ lệ nợ nhóm II 20,70% 16,25% 11,85% 11.82% 9,99%
Chỉ tiêu hiệu quả
Tổng thu nhập từ các hoạt động 8.520 10.154 11.488 15.414 16.677
Chi phí hoạt động -3.473 -4.536 -5.546 -6.652 -6.765
Chi dự phòng rủi ro -3.087 -2.012 -1.317 -4.542 -5.587
Lợi nhuận trước thuế 2.368 3.605 4.626 4.220 4.325
Lợi nhuận thuần của chủ sở hữu 1.780 2.818 3.758 3.209 3.265
(Nguồn: Báo cáo thường niên từ năm 2008 đến năm 2012 của BIDV)
Bảng 3.2 Tốc độ tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của BIDV
(Đvt: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011
+/- % +/- % +/- % +/- %
Chỉ tiêu quy mô
Tổng tài sản 49.912 20,25% 69.836 23,56% 39.487 10,78% 79.030 19,48%
Vốn chủ sở hữu 4.155 30,81% 6.581 37,31% 170 0,70% 2.104 8,63%
Tổng DNCV KH trước
dự phòng rủi ro
45.419 28,21% 47.790 23,15% 39.745 15,64% 45.987 15,65%
Tiền gửi và phát hành
giấy tờ có giá
22.250 12,29% 48.626 23,92% -7.086 -2,81% 86.278 35,24%
Chỉ tiêu chất lượng
Tỷ lệ nợ xấu 0,07% 2,55% -0,11% -3,90% 0,25% 9,23% -0,06% -2,03%
Tỷ lệ nợ nhóm II -4,45% -21,50% -4,40% -27,08% -0,03% -0,25% -1,83% -15,48%
Chỉ tiêu hiệu quả
Tổng thu nhập từ các hoạt
động
1.634 19,18% 1.334 13,14% 3.926 34,17% 1.263 8,19%
14
Chi phí hoạt động -1.063 30,61% -1.010 22,27% -1.106 19,94% -113 1,70%
Chi dự phòng rủi ro 1.075 -34,82% 695 -34,54% -3.225
244,87
%
-1.045 23,01%
Lợi nhuận trước thuế 1.237 52,24% 1.021 28,32% -406 -8,78% 105 2,49%
Lợi nhuận thuần của chủ
sở hữu
1.038 58,31% 940 33,36% -549 -14,61% 56 1,75%
(Nguồn: Báo cáo thường niên từ năm 2008 đến năm 2012 của BIDV)
 Tổng tài sản năm 2009 ở mức
296.432 tỷ đồng, tương ứng tăng
20,25% so với năm 2008. Chỉ
tiêu này tăng đều qua các năm,
và đạt mức 484.785 tỷ đồng ở
năm 2012 tương đương tăng
19,48% so với năm liền trước.
 Tổng dư nợ cho vay tăng qua
các năm. Cụ thể là chỉ tiêu này
năm 2009 ở mức 206.402 tỷ
đồng, tương đương tăng
28,21% so với năm 2008, chỉ tiêu này có xu hướng tăng, tỷ lệ tăng này được duy trì ở
mức 15,65% trong 2 năm cuối của kỳ nghiên cứu.
 Chỉ tiêu tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá mặc dù có sự dao động qua các năm
nhưng nhìn chung vẫn có xu hướng tăng. Cụ thể là chỉ tiêu này ở mức 203.298 tỷ
đồng năm 2009 và tăng đến 331.116 tỷ đồng năm 2012, đảm bảo nhu cầu sử dụng vốn
và an toàn thanh khoản của hệ thống.
 Tổng thu từ các hoạt động nhìn chung có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên, tăng
chậm lại ở cuối giai đoạn. Cụ thể là chỉ tiêu này tăng 19,18% năm 2009, tăng 13,14%
năm 2010, 34,17% năm 2011 và 8,19% năm 2012 so với năm liền kề trước.
 Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt. Chỉ tiêu này mặc dù vẫn thể hiện chiều hướng
tăng trong suốt giai đoạn, nhưng mức độ gia tăng đang dần được thu hẹp. Cụ thể, tỷ lệ
này là 30,61% năm 2009, 22,27% năm 2010, 19,94% năm 2011 và 1,70% năm 2012.
3.2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP CỦA BIDV TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2012
3.2.1.Tổng quan về hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của
BIDV giai đoạn 2008-2012
-100000
0
100000
200000
300000
400000
500000
600000
2008 2009 2010 2011 2012
Tổng tài sản
Tổng DNCV
Tiền gửi & phát
hành giấy tờ có giá
Tổng thu từ các
hoạt động
Chi phí hoạt động
Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng trong
HĐKD của BIDV từ năm 2008-2012
(Nguồn: Tổng kết từ số liệu trong BCTN của BIDV năm 2008-2012)
15
Hình 3.4 Biểu đồ tổng dư nợ cho vay của
BIDV
Bảng 3.3 Dư nợ cho vay KH doanh nghiệp giai đoạn 2008-2012
(Đvt: tỷ đồng)
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
GT % GT % GT % GT % GT %
Tổng
DNCV
Trong đó:
DNCV
KHDN
160.983 100% 206.402 100% 254.192 100% 293.937 100% 339.924 100%
142.121 88,28% 184.207 89,26% 224.360 88,26% 255.611 86,96% 292.520 86,05%
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu các báo cáo thường niên từ năm 2008-2012 của BIDV)
Bảng 3.4 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay KH doanh nghiệp giai đoạn 2008-2012
(Đvt: tỷ đồng)
Năm 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011
+/- % +/- % +/- % +/- %
Tổng DNCV
Trong đó:
DNCV KHDN
45.419 28,21% 47.790 23,15% 39.745 15,64% 45.987 15,65%
42.086 0,98% 182.274 -1,00% 31.251 -1,30% 261.269 -0,91%
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu các báo cáo thường niên từ năm 2008-2012 của BIDV)
Tổng DNCV trước dự phòng rủi ro của
BIDV tăng đều đặn trong suốt 5 năm từ
năm 2008 đến năm 2012. Cụ thể là vào
cuối kỳ báo cáo năm 2009, DNCV trước
dự phòng rủi ro đạt 206.402 tỷ, tăng
28,2% so với năm 2008. Chỉ tiêu này
tăng trưởng đều qua các năm, đạt
339.924 tỷ năm 2012, tương ứng tăng
15,6% so với năm liền trước. Có được sự
tăng trưởng này là nhờ sự tăng trưởng
trong DNCV khách hàng cá nhân hoặc
các tổ chức tín dụng khác vì có thể dễ
dàng nhận ra rằng DNCV KHDN tăng
chậm và thậm chí sụt giảm vào những năm cuối kỳ nghiên cứu.
22%
28.20%
23.20%
15.60%
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
350,000
400,000
2008
2009
2010
2011
2012 Tổng dư nợ cho
vay
% tăng trưởng
so với năm liền
trước
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu các báo cáo thường niên từ
năm 2008-2012 của BIDV)
16
Nhìn vào biểu đồ hình 3.5, có
thể thấy, qua các kỳ nghiên cứu,
KH DN là đối tượng KH trọng
yếu, tỷ trọng DNCV đối với KH
DN chiếm trên 80% tổng
DNCV. Do đó, chất lượng tín
dụng của toàn hệ thống BIDV bị
ảnh hưởng nhiều bởi chất lượng
tín dụng của KH DN.
Bảng 3.5 Tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN theo ngành của BIDV giai đoạn 2008-2012
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Nông nghiệp & lâm nghiệp & thủy sản 6,46% 5,64% 3,54% 4,46% 5,34%
Công nghiệp khai thác mỏ 3,88% 5,89% 8,74% 2,72% 2,97%
Công nghiệp chế biến 20,49% 18,05% 12,08% 25,61% 21,97%
Sản xuất & phân phối điện khí đốt & nước 7,02% 6,95% 8,36% 9,40% 12,38%
Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,16%
Xây dựng 23,09% 23,80% 26,92% 14,50% 12,61%
Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, đồ dùng cá
nhân & gia đình 14,91% 15,92% 15,65% 20,06% 19,97%
Khách sạn & nhà hàng 5,45% 4,69% 2,50% 0,81% 0,00%
Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 7,04% 5,75% 6,17% 5,73% 3,98%
Dịch vụ lưu trữ, ăn uống 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 2,99%
Hoạt động tài chính 1,18% 1,94% 1,30% 0,57% 0,21%
Hoạt động kinh doanh bát động sản 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 6,88%
Hoạt động khoa học & công nghệ 0,00% 0,01% 0,68% 3,69% 0,07%
Hoạt động hành chính & dịch vụ hỗ trợ 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,03%
Hoạt động liên quan KD tài sản và DV tư vấn 0,00% 0,00% 0,00% 0,55% 0,00%
Quản lý nhà nước & an ninh quốc phòng 0,00% 0,06% 0,05% 0,12% 0,75%
Giaó dục & đào tạo 0,13% 0,16% 0,19% 0,22% 0,08%
Y tế & hoạt động cứu trợ xã hội 0,93% 0,83% 0,62% 0,55% 0,50%
Nghệ thuật, vui chơi, giải trí 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,15%
Hoạt động văn hóa thể thao 0,98% 1,22% 1,24% 0,03% 0,00%
Hoạt động phục vụ cá nhân & cộng đồng 9,64% 7,96% 10,93% 10,97% 0,00%
Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình 0,00% 0,42% 0,38% 0,00% 0,00%
(Nguồn: Tổng hợp dựa trên số liệu từ BCTC của BIDV 2008-2012)
Hình 3.5 Biểu đồ tổng dư nợ cho vay khách hàng
doanh nghiệp so với tổng dư nợ cho vay giai
đoạn 2008-2012
88.28%89.25%88.26%86.96%86.05%
11.72%10.75%11.74%13.04%13.95%
75%
80%
85%
90%
95%
100%
2008 2009 2010 2011 2012
DNCV khách hàng
khác
DNCV KHDN
17
Hoạt động các tổ chức & đoàn thể quốc tế 0,09% 0,04% 0,04% 0,00% 0,00%
Ngành khác 0,00% 0,00% 0,06% 0,02% 8,96%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV từ 2008-2012)
Trong số các KH DN của mình, BIDV tập trung cho vay các DN hoạt động trong lĩnh vực
xây dựng; công nghiệp; thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, đồ dùng cá nhân và gia
đình. Cụ thể là tỷ trọng dư nợ cho vay các DN thuộc ngành xây dựng chiếm tỷ trọng trung
bình khoảng 20,04%; tỷ trọng trung bình của ngành công nghiệp chế biến chiếm 19,64%;
tỷ trọng của thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, đồ dùng cá nhân và gia đình chiếm
khoảng 17,30% trên tổng DNCV KH DN trong suốt giai đoạn từ năm 2008 đến năm
2012.
3.2.2.Tình hình nợ xấu của hoạt động cho vay khách hàng doanh
nghiệp
Hình 3.6 Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu của BIDV so với tỷ lệ nợ xấu của
hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008-2012
Mặc dù tổng dư nợ cho vay của BIDV tăng trưởng đều đặn qua các năm, đặc biệt là ở hai
năm 2011 và 2012, tổng dư nợ cho vay của BIDV tăng trưởng khoảng 15,65% mỗi năm,
cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng (14,4%
năm 2011 và 8,85% năm 2012) nhưng BIDV vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ chất lượng
tín dụng, thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì ở mức dưới 3% (đồng nghĩa với tỷ lệ
tín dụng của riêng KHDN của BIDV cũng được kiểm soát ở mức thấp), thấp hơn nhiều so
với toàn hệ thống NH là nhờ:
- Công tác quản lý chất lượng tín dụng và công tác xử lý nợ xấu được phát huy và chú
trọng. Bên cạnh đó, danh mục đầu tư cũng được rà soát thường xuyên, nhờ vậy CBTD có
thể phát hiện kịp thời những KH có biểu hiện tài chính yếu kém hoặc có nguy cơ không
trả được nợ để chuyển xuống nhóm nợ xấu và có kế hoạch, biện pháp xử lý.
(Nguồn: Số liệu từ Báo cáo thường niên của BIDV & website:cafef.vn)
2008 2009 2010 2011 2012
Tỷ lệ nợ xấu của
BIDV
2.75% 2.82% 2.71% 2.96% 2.90%
TL nợ xấu toàn hệ
thống NH Việt Nam
2.17% 2.20% 2.14% 3.30% 8.82%
2.75% 2.82% 2.71%
2.96% 2.90%
2.17% 2.20% 2.14%
3.30%
8.82%
0.00%
1.00%
2.00%
3.00%
4.00%
5.00%
6.00%
7.00%
8.00%
9.00%
10.00%
18
- Triển khai đồng bộ các giải pháp quyết liệt nhằm kiểm soát rủi ro như thành lập các tổ
kiểm tra, đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, xử lý nợ xấu linh hoạt và hiệu quả.
- Ngoài ra, việc xây dựng quy trình tín dụng chặt chẽ, hợp lý cũng như trong đó có một
vai trò không nhỏ của hệ thống XHTD nội bộ trước khi lập đề xuất cho vay đã góp phần
giúp BIDV quản lý tốt tỷ lệ nợ xấu của mình.
3.3. QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA BIDV ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP
Hình 3.7 Sơ đồ khái quát quy trình tín dụng của BIDV đối với
khách hàng doanh nghiệp
Quy trình tín dụng của BIDV được xây dựng gồm 7 bước như sau:
Bước 1: Tiếp thị KH, lập báo cáo đề xuất tín dụng và phê duyệt đề xuất tín dụng
 Cán bộ QHKH tiếp thị và nhận hồ sơ, sau đó đánh giá, phân tích hồ sơ dựa trên:
 Đánh giá chung về khách hàng
 Tình hình tài chính của khách hàng
 Chấm điểm tín dụng khách hàng. Ngoài ra, BIDV phải tham khảo thêm
thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng để đánh giá khách hàng
 Phân tích, đánh giá về phương pháp sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, khả
năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp
 Đánh giá về tài sản đảm bảo theo quy định về giao dịch đảm bảo hiện hành của
BIDV
 Đánh giá toàn diện về rủi ro của dự án đầu tư và biện pháp phòng ngừa rủi ro
Thanh lý hợp đồng, bảo lãnh
Thu nợ, lãi phí
Giám sát và kiểm soát
Giải ngân và phát hành bảo lãnh
Phê duyệt cấp tín dụng
Thẩm định rủi ro
Tiếp thị khách hàng, lập báo cáo đề xuất tín dụng và phê duyệt đề
xuất tín dụng
(Nguồn: Dựa theo quy trình thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp của BIDV)
19
 Cán bộ QHKH lập báo cáo đề xuất tín dụng sau khi đánh giá, phân tích hồ sơ tín
dụng của khách hàng
 Phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng. Ở bước này, tùy thuộc vào hạn mức tín dụng
được đề nghị mà được quyết định bởi các cấp lãnh đạo.
Chi tiết về bước này được thể hiện rõ hơn ở Phụ lục 6
Bước 2: Thẩm định rủi ro
 Tiếp nhận hồ sơ
 Tại chi nhánh: Phòng QLRR tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín
dụng từ Phòng QHKH và Phòng giao dịch
 Tại hội sở chính: Ban QLRR tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín
dụng từ Ban QHKH đối với khách hàng quan hệ tín dụng trực tiếp tại hội sở
chính và các khách hàng của chi nhánh do Ban QHKHDN trực tiếp thẩm định
và chi nhánh đối với các trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt tín dụng của
chi nhánh
 Thẩm định rủi ro
 Tại chi nhánh: cán bộ QLRR thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và lập
báo cáo thẩm định rủi ro kèm hồ sơ tín dụng trình ban lãnh đạo phòng QLRR
Lãnh đạo phòng QLRR kiểm tra, rà soát lại nội dung của báo cáo thẩm định rủi
ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro tại
chi nhánh (PGĐ QLRR, GĐ chi nhánh, hội đồng tín dụng cơ sở).
 Tại hội sở chính: trình tự thực hiện tương tự như tại chi nhánh. Tuy nhiên, cấp
có thẩm quyền phê duyệt rủi ro là GĐ/PGĐ ban QLRR, PTGĐ QLRR, TGĐ,
hội đồng tín dụng trung ương, ủy ban QLRR, hội đồng quản trị
Đối với các trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt rủi ro của GĐ ban
QLRRTD, trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro, GĐ/PGĐ ban
QLRR phải có ý kiến và ký trên báo cáo thẩm định rủi ro.
Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng
 Tại chi nhánh:
 Các trường hợp cấp tín dụng không phải qua thẩm định rủi ro:
Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi PGĐ QHKH/ cấp có thẩm
quyền ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng trên báo cáo đề xuất tín dụng
Tại phòng giao dịch: trường hợp khách hàng có nhu cầu tín dụng thuộc thẩm quyền
phê duyệt tín dụng của lãnh đạo phòng giao dịch, khoản tín dụng được coi là phê
duyệt cấp tín dụng khi lãnh đạo phòng giao dịch ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng
trên báo cáo đề xuất tín dụng.
 Các trường hợp cấp tín dụng phải qua thẩm định rủi ro:
20
Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của GĐ/PGĐ QLRR:
khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt
của PGĐ QHKH trên báo cáo đề xuất tín dụng và GĐ/PGĐ QLRR trên báo cáo
thẩm định rủi ro
Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của hội đồng tín dụng
cơ sở: cán bộ QLRR chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và sao gửi các thành viên hội
đồng tín dụng cơ sở.
 Tại hội sở chính:
 Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của GĐ/PGĐ ban
QLRRTD: khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký
phê duyệt của GĐ/PGĐ ban QHKH trên báo cáo đề xuất tín dụng và GĐ/PGĐ ban
QLRRTD trên báo cáo thẩm định rủi ro
 Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của TGĐ/PTGĐ phụ
trách rủi ro: khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ
ký phê duyệt của PTGĐQHKH trên báo cáo đề xuất tín dụng và TGĐ/PTGĐ phụ
trách rủi ro trên báo cáo thẩm định rủi ro.
 Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của hội đồng tín dụng
trung ương: cán bộ QLRR chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và sao gửi các thành
viên hội đồng tín dụng trung ương.
Bước 4: Giải ngân và phát hành bảo lãnh
 Giải ngân: Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm tiếp nhận và lập đề xuất giải ngân
 Trình duyệt giải ngân: Bộ phận QTTD chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ của
hồ sơ giải ngân, hạn mức tín dụng của khách hàng, các điều kiện giải ngân trong
hợp đồng tín dụng, quyết định phê duyệt tín dụng, thẩm quyền và chữ ký của cán
bộ đề xuất và phê duyệt đề xuất giải ngân
 Phê duyệt giải ngân: căn cứ vào đề xuất giải ngân của bộ phận QHKH, QTTD và
hồ sơ giải ngân, cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân xem xét và ra quyết định
 Thực hiện giải ngân và lưu trữ hồ sơ
Bước 5: Giám sát và kiểm soát
 Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm theo dõi quá trình phê duyệt và xác định khoản
vay/bảo lãnh đã được giải ngân/phát hành bảo lãnh, nghĩa vụ của KH đối với BIDV đã
phát sinh để có biện pháp kiểm tra, giám sát, thu hồi.
 Bộ phận QLRR chịu trách nhiệm phối hợp với bộ phận QHKH và QTTD trong việc
phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp khoản
tín dụng/KH có dấu hiệu bất thường hoặc khoản vay của KH chuyển sang nợ xấu, quản lý
21
danh mục các khoản nợ xấu, nợ chuyển ngoại bảng, các khoản đã được bán nợ, khoanh
nợ,…
 Bộ phận QTTD chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến trạng thái các khoản nợ vay/bảo
lãnh của các KH, qua đó cảnh báo các dấu hiệu rủi ro cho bộ phận QHKH.
Bước 6: Thu nợ, lãi phí
 Cán bộ QHKH chịu trách nhiệm thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi
và phí đúng hạn
 Ngay sau khi giải ngân, cán bộ QTTD cài đặt thu nợ gôc, lãi tự động trên máy hoặc
lập chỉ thị thu nợ gửi bộ phận GDKH để thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí.
Bước 7: Thanh lý hợp đồng, giải tỏa bảo lãnh.
 Thanh lý hợp đồng cho vay: khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi, phí, bộ phận
QHKH phối hợp với bộ phận QTTD và GDKH thực hiện đối chiếu kiểm tra lại
số tiền thu nợ để tất toán hồ sơ tín dụng, giải chấp các hợp đồng bảo đảm, thanh
lý các hợp đồng (nếu có) và lưu trữ hồ sơ tín dụng đã tất toán.
 Thanh lý hợp đồng bảo lãnh: trường hợp thư bảo lãnh có thời hạn hết hiệu lực
mở hoặc hết hiệu lực trước thời hạn đã xác định trong thư bảo lãnh, bộ phận
QHKH có trách nhiệm theo dõi và đôn đốc khách hàng cung cấp các bằng
chứng liên quan đến điều kiện hết hiệu lực của thư bảo lãnh. Khi nhận được các
bằng chứng liên quan, bộ phận QHKH lập đề xuất tât toán bảo lãnh, chuyển đề
xuất tất toán kèm theo hồ sơ liên quan chuyển sang bộ phận QTTD. Cán bộ
QTTD đồng thời thực hiện thu phí bảo lãnh còn lại (nếu có) và tất toán bảo lãnh.
Quy trình tín dụng của BIDV gồm 7 bước, được xây dựng dựa trên lý thuyết và thực tế
phát sinh tại BIDV. Như đã nói, việc xây dựng quy trình tín dụng này đã góp phần rất lớn
trong việc hạn chế tỷ lệ nợ xấu của BIDV ở mức dưới 3% trong suốt 5 năm (từ 2008 đến
2012). Tuy mỗi bước trong quy trình đều có tầm quan trọng nhất định nhưng không thể
phủ nhận vai trò quyết định của công tác XHTD ngay từ bước đầu tiên của quy trình.
3.4. HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP CỦA BIDV
3.4.1. Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của
BIDV
Bộ phận QHKH tại các chi nhánh thực hiện việc chấm điểm tín dụng KH DN theo trình
tự 6 bước của mô hình XHTD do Earns & Young thiết kế, được quy định cụ thể trong
công văn số 8958/QĐ-BNC, quyết định về việc ban hành hệ thống XHTD nội bộ được
thông qua vào ngày 20/10/2006. Mục tiêu của việc XHTD nói chung là để đánh giá rủi ro
22
của khách hàng dựa trên các yếu tố như ngành nghề kinh tế, quy mô doanh nghiệp, loại
hình sở hữu, độ tin cậy của BCTC của DN, từ đó đưa ra quyết định cấp tín dụng cũng như
thiết lập các chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Hình 3.8 Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của BIDV
(Nguồn: Tổng hợp dựa trên quy trình XHTD của BIDV)
Bước 1: Xác định ngành nghề kinh doanh
Việc xác định ngành nghề kinh doanh của DN dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh
chính của KH. Trong đó, hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại từ
50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu hằng năm của KH.
Trong trường hợp KH kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào có doanh thu
chiếm từ trên 50% thì chi nhánh được quyền lựa chọn ngành có tiềm năng phát triển nhất
trong các ngành mà KH có hoạt động để xếp hạng.
Bước 2: Xác định quy mô
Quy mô hoạt động của KH phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà KH đang có hoạt
động. Quy mô của KH được xác định dựa trên việc chấm điểm các chỉ tiêu sau:
- Vốn chủ sở hữu
- Số lượng lao động
- Doanh thu thuần
- Tổng tài sản
Quy mô của KH được chia thành 3 loại như sau:
- KH quy mô lớn: có tổng số điểm từ 22 điểm đến 32 điểm.
- KH quy mô vừa: có tổng số điểm từ 12 điểm đến 21 điểm.
- KH quy mô nhỏ: có tổng số điểm dưới 12 điểm.
Xác định ngành nghề kinh tế:
- Nông, lâm, thủy sản
- Thương mại, dịch vụ
- Xây dựng
-Công nghiệp
Xác định quy mô:
- Lớn
- Vừa
- Nhỏ
Xác định loại hình sở hữu của
DN:
- DN Nhà nơớc
- DN có vốn đầu tư nước ngoài
- DN khác
Chấm điểm các chỉ tiêu tài
chính
Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài
chính
Tổng hợp điểm và xếp hạng
23
Căn cứ để phân loại KH có quy mô lớn, vừa và nhỏ: xem Phụ lục 6.
Bước 3: Xác định loại hình sở hữu của KH
Căn cứ vào đối tượng sở hữu, KH được chia thành các loại khác nhau:
- KH là doanh nghiệp nhà nước
- KH là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- KH khác
Với mỗi loại KH, hệ thống XHTD quy định cách chấm điểm riêng đối với trường hợp KH
đang có quan hệ tín dụng hoặc KH mới chưa có quan hệ tín dụng tại BIDV.
Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Các chỉ tiêu tài chính gồm 14 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm như sau:
 Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (3 chỉ tiêu)
 Nhóm chỉ tiêu hoạt động (4 chỉ tiêu)
 Nhóm chỉ tiêu cân nợ (2 chỉ tiêu)
 Nhóm chỉ tiêu thu nhập (5 chỉ tiêu)
Cơ cấu điểm (trọng số) của các chỉ tiêu tài chính được quy định khác nhau cho các ngành
khác nhau nhằm đánh giá đúng bản chất và đặc thù riêng của mỗi ngành kinh tế.
Chi tiết về các chỉ tiêu và cách chấm điểm các chỉ tiêu tài chính được thực hiện theo Phụ
lục 7.
Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
Thông thường, bộ chỉ tiêu phi tài chính gồm 40 chỉ tiêu thuộc 5 nhóm:
Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ (2 chỉ tiêu)
Trình độ quản lý và môi trường nội bộ của DN (9 chỉ tiêu)
Quan hệ với ngân hàng (11 chỉ tiêu)
Các nhân tố bên ngoài (7 chỉ tiêu)
Các đặc điểm hoạt động của KH (11 chỉ tiêu)
Tuy nhiên do đặc thù riêng của mỗi ngành nên số lượng, giá trị chuẩn và trọng số của các
chỉ tiêu phụ trong nhóm các chỉ tiêu phi tài chính của các ngành/nhóm ngành khác nhau là
khác nhau. Trọng số của nhóm các chỉ tiêu phi tài chính được quy định như sau:
Bảng 3.6 Điểm có trọng số theo loại hình doanh nghiệp các chỉ tiêu phi tài chính
trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BIDV
STT Các chỉ tiêu DNNN
DN có vốn đầu tư
nước ngoài
DN khác
1 Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ 6% 7% 5%
2 Trình độ quản lý 28% 26% 28%
3 Quan hệ với ngân hàng 37% 37% 37%
4 Các nhân tố bên ngoài 10% 10% 11%
5 Các đặc điểm hoạt động khác 19% 20% 19%
24
Tổng số 100% 100% 100%
(Nguồn: Sổ tay tín dụng BIDV)
Chi tiết về các nhóm chỉ tiêu phi tài chính và cách chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
được thực hiện theo Phụ lục 9.
Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng
Tổng hợp điểm: tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phụ thuộc vào độ tin cậy
của BCTC của KH.
Tổng điểm = Điểm các chỉ ×
tiêu tài chính
Tỷ trọng các +
chỉ tiêu tài
chính
Điểm các chỉ ×
tiêu phi tài chính
Tỷ trọng các chỉ
tiêu phi tài chính
Bảng 3.7 Điểm có trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính trong chấm điểm
xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BIDV
Chỉ tiêu BCTC đã được kiểm toán BCTC chưa được kiểm toán
Tỷ trọng chỉ tiêu tài chính 35% 30%
Tỷ trọng chỉ tiêu phi tài chính 65% 65%
(Nguồn: Sổ tay tín dụng BIDV)
- Dựa trên tổng điểm đạt được, KH được xếp vào một trong 10 nhóm theo thang điểm
sau:
Bảng 3.8 Hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BIDV
Điểm Xếp loại Ý nghĩa
90-100 AAA Là KH đặc biệt tốt, HĐKD có hiệu quả rất cao và liên tục tăng trưởng mạnh; tiềm lực tài
chính đặc biệt mạnh đáp ứng được tốt mọi nghĩa vụ trả nợ; cho vay đối với KH này có
khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn
83-90 AA Là KH rất tốt, HĐKD có hiệu quả cao và tăng trưởng vững chắc; tình hình tài chính tốt
đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đã cam kết. Cho vay đối với các KH này
có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn
77-83 A Là KH tốt, HĐKD có luôn tăng trưởng và có hiệu quả; tình hình tài chính ổn định, khả
năng trả nợ đảm bảo. Cho vay đối với các KH này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc
và lãi đúng hạn
71-77 BBB Là KH tương đối tốt, HĐKD có hiệu quả nhưng nhạy cảm với các thay đổi về điều kiện
ngoại cảnh; tình hình tài chính ổn định, khả năng trả nợ đảm bảo. Cho vay đối với các KH
này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu KH suy giảm khả năng
trả nợ
65-71 BB Là KH bình thường, HĐKD có hiệu quả tuy nhiên hiệu quả không cao và rất nhạy cảm
với các điều kiện ngoại cảnh. KH này có một số yếu điểm về tài chính, khả năng quản lý.
Cho vay đối với các KH này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu
hiệu KH suy giảm khả năng trả nợ
59-65 B Là KH cần chú ý, HĐKD hầu như không có hiệu quả, năng lực tài chính suy giảm, trình
độ quản lý còn nhiều bát cập; dư nợ vay của các KH này có khả năng tổn thất một phần
nợ gốc và lãi.
25
53-59 CCC Là KH yếu, HĐKD cầm chừng, năng lực quản trị không tốt; tài chính mất cân đối và chịu
tác động lớn khi có các thay đổi về môi trường kinh doanh. Dư nợ vay của các KH này có
khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
44-53 CC Là KH yếu kém, HĐKD cầm chừng, không thực hiện đúng các cam kết về trả nợ. Dư nợ
vay của các KH này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi
35-44 C Là KH rất yếu, kinh doanh thua lỗ và rất ít có khả năng phục hồi. Dư nợ vay của các KH
thuộc loại này có khả năng tổn thất rất cao
0-34 D Đây là các KH đặc biệt yếu kém, kinh doanh thua lỗ kéo và không còn khả năng khôi
phục. Dư nợ vay của các KH thuộc loại không còn khả năng thu hồi, mất vốn
Các chi nhánh sẽ tổ chức chấm điểm và xếp hạng KH theo định kỳ (phụ thuộc vào dư nợ
tín dụng của KH tại BIDV) trên cơ sở BCTC năm gần nhất và các thông tin cập nhật nhất
thu thập được liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của KH.
Tần suất chấm điểm KH được nêu chi tiết ở Phụ lục 11.
3.4.2. Nghiên cứu một tình huống xếp hạng tín dụng tại BIDV
Sau đây là một ví dụ minh họa về quy trình XHTD và cách xác định giá trị, chấm điểm
các chỉ tiêu một cách cụ thể.
Trình tự các bước xếp hạng trên thực tế:
Sau khi nhận được BCTC cũng như các thông tin KH thu thập được theo mẫu (Phụ lục
12), CBTD sẽ thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xác định ngành nghề kinh tế của DN
Doanh nghiệp được đề cập trong báo cáo thuộc loại hình Cty Trách nhiệm hữu hạn
(TNHH) MTV (sau đây được gọi là DN X). 99,5% doanh thu của DN đến từ HĐKD
trong lĩnh vực xây dựng. Do vậy, xây dựng là ngành nghề kinh doanh chính của DN.
Bước 2: Xác định quy mô2
Quy mô của KH phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế mà KH đang có hoạt động, được xác
định dựa trên các chỉ tiêu:
Vốn chủ sở hữu: 77.144 triệu đồng = 30 điểm
Số lượng lao động: 1.278 người = 15 điểm
Doanh thu thuần: 515.302 triệu đồng = 40 điểm
Tổng tài sản: 442.789 triệu đồng = 15 điểm
Tổng điểm của KH: = 100 điểm
2
Vì có sự không đồng bộ giữa Quyết định 8958 của BIDV và Phụ lục cách xác định quy mô DN mà người viết được
cung cấp nên có sự sai khác về điểm số trong tình huống thực tế so với lý thuyết áp dụng
(Nguồn: Sổ tay tín dụng BIDV)
26
Theo hệ thống XHTD đối với KH là DN, vì DN X có tổng số điểm 100 điểm nên thuộc
loại hình DN có quy mô lớn.
Bước 3: Xác định loại hình sở hữu của KH
Căn cứ vào những thông tin thu thập được từ KH cũng như trong BCTC, X thuộc loại
hình doanh nghiệp Nhà nước, đã từng có quan hệ tín dụng với BIDV.
Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Các số liệu cơ bản về tình hình tài chính của DN X này tại thời điểm xếp hạng năm 2012
được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.9 Tóm tắt bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2012 của doanh nghiệp X
Đvt: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Số tiền
A TÀI SẢN NGẮN HẠN 362.353
1 Tiền và các khoản tương đương tiền 50.628
2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn -
3 Các khoản phải thu ngắn hạn 194.795
Trong đó: Phải thu KH 164.599
4 Hàng tồn kho 93.845
5 Tài sản ngắn hạn khác 23.085
B TÀI SẢN DÀI HẠN 80.436
1 Tài sản cố định 21.575
2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3.188
3 Tài sản dài hạn khác 55.672
C NỢ PHẢI TRẢ 365.644
1 Nợ ngắn hạn 359.162
Trong đó: Phải trả người bán 50.794
2 Nợ dài hạn 6.483
D VỐN CHỦ SỞ HỮU 77.144
Tổng giá trị tài sản hoặc nguồn vốn 442.789
Kết quả kinh doanh năm 2012, DN X đạt doanh thu 515.302 triệu đồng, giá vốn hàng bán
là 447.347 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế thu nhập DN là 9.480 triệu đồng. Tổng lãi vay
đã thanh toán cho các NH là 14.041 triệu đồng.
Căn cứ vào hệ thống chấm điểm tín dụng của BIDV thì các chỉ tiêu tài chính của DN này
được chấm như sau:
Bảng 3.10 Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp X theo
hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV
Chỉ tiêu Công thức tính
Đơn
vị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Điểm
số
Điểm
trọng
số
Chỉ tiêu thanh khoản 25%
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam)
27
1. Khả năng thanh toán hiện hành TSNH/Nợ ngắn hạn Lần 8% 1,01 80 6,4
2. Khả năng thanh toán nhanh (TSNH-HTK)/Nợ ngắn hạn Lần 12% 0,75 100 12
3. Khả năng thanh toán tức thời Tiền & các khoản tương
đương tiền/Nợ ngắn hạn
Lần
5% 0,14 100 5
Chỉ tiêu hoạt động 25%
4. Vòng quay vốn lưu động DTT/TSNH BQ Lần 7% 1,16 60 4,2
5. Vòng quay hàng tồn kho GVHB/HTK BQ Lần 7% 3,49 100 7
6. Vòng quay các khoản phải thu DTT/CKPT BQ Lần 6% 2,19 60 3,6
7. Hiệu suất sử dụng TSCĐ DTT/GT còn lại của TSCĐ
BQ
%
5% 9,33 100 5
Chỉ tiêu cân nợ 25%
8. Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản %
10%
82,4
7
60 6
9. Nợ dài hạn/VCSH Nợ dài hạn/VCSH % 15% 8,35 100 15
Chỉ tiêu thu nhập 25%
10. Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần LNG từ BH & CCDV/DTT %
6%
17,7
2
100 6
11. Lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu
thuần
(LNT từ HĐKD- TN thuần từ
HĐTC+Chi phí PHĐTC)/DTT
%
6% 4,81 100 6
12. Lợi nhuận sau thuế/VCSH bình
quân
LNST/VCSH BQ %
4%
13,0
9
60 2,4
13. Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
bình quân
LNST/Tổng tài sản BQ %
4% 2,30 80 3,2
14. EBIT/Chi phí lãi vay (LNTT+CPLV)/CPLV Lần 5% 1,68 60 3
Tổng điểm các chỉ tiêu tài chính của DN X đạt được là 84,8.
Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
Nhóm các chỉ tiêu phi tài chính bao gồm khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ
quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ với NH, các nhân tố bên ngoài, các đặc điểm hoạt
động khác. Vì DN X thuộc loại hình DNNN nên tỷ trọng các chỉ tiêu được quy định và
chấm điểm như bảng 3.11 dưới đây:
Bảng 3.11 Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp X theo
hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV
Chỉ tiêu
Tỷ
trọng
Giá trị
Điểm
số
Điêm
trọng
số
I. Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ 6%
1. Khả năng trả nợ gốc trung, dài hạn 2,40% 3 lần 100 2,4
2. Nguồn trả nợ của KH theo đánh giá của
CBTD 3,60%
Nguồn trả nợ đáng tin cậy, DN
hoàn toàn có khả năng trả nợ
đúng hạn
100 3,6
II. Trình độ quản lý và môi trường nội bộ 28%
(Nguồn: Trích từ dữ liệu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam)
28
3. Lý lịch tư pháp của người đứng đầu doanh
nghiệp/ Kế toán trưởng 2,80%
Lý lịch tư pháp tốt 100 2,8
4. Kinh nghiệm chuyên môn của người trực
tiếp quản lý DN 2,80%
18 năm 100 2,8
5. Trình độ học vấn của người trực tiếp quản
lý DN
2,52%
Đại học 60 1,512
6. Năng lực điều hành của người trực tiếp
quản lý DN theo đánh giá của CBTD 4,20%
Khá 60 2,520
7. Quan hệ của ban lãnh đạo với các cơ quan
hữu quan 4,48%
Có mối quan hệ tốt, có thể tận
dụng cơ hội tốt cho sự phát triển
của DN
100 4,480
8. Tính năng động và độ nhạy bén của Ban
lãnh đạo DN với sự thay đổi của thị trường
theo đánh giá của CBTD
2,80%
Khá năng động, phản ứng nhanh
trước những thay đổi của thị
trường
80 2,240
9. Môi trường kiểm soát nội bộ của DN theo
đánh giá của CBTD
2,80%
Các quy trình kiểm soát nội bộ
& quy trình hoạt động được thiêt
lập, cập nhật thường xuyên, phát
huy hiệu quả cao trên thực tế. Cơ
cấu tổ chức tốt
100 2,8
10. Môi trường nhân sự nội bộ của DN 2,80% Tốt 80 2,240
11. Tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của DN
trong giai đoạn từ 2 đến 5 năm tới
2,80%
Có tầm nhìn & chiến lược kinh
doanh, tuy nhiên tính khả thi
trong 1 số trường hợp còn hạn
chế
60 1,680
III. Quan hệ với ngân hàng 37%
12. Lịch sử trả nợ của KH (bao gồm cả gốc và
lãi) trong 12 tháng qua
3,70%
Luôn trả nợ đúng hạn 100 3,7
13. Số lần cơ cấu lại (bao gồm cả gốc và lãi)
trong 12 tháng qua
3,33%
0 lần 100 3,33
14. Tỷ trọng nợ (nợ gốc) cơ cấu lại trên tổng
dư nợ tại thời điểm đánh giá
3,33%
0% 100 3,33
15. Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại 3,33% Không có nợ quá hạn 100 3,33
16. Lịch sử quan hệ đối với các cam kết ngoại
bảng (thư tín dụng, bảo lãnh, các cam kết
thanh toán khác…)
3,33%
BIDV chưa lần nào phải thực
hiện thay các nghĩa vụ cho KH
trong 24 tháng qua hoặc KH
không có giao dịch ngoại bảng
100 3,33
17. Tình hình cung cấp thông tin của KH theo
yêu cầu của BIDV trong 12 tháng qua
3,33%
Thông tin luôn được cung cấp
đầy đủ, đúng thời hạn & đảm
bảo chính xác theo yêu cầu của
BIDV. Rất tích cực hợp tác trong
việc cung cấp thông tin
100 3,33
29
18. Tỷ trọng doanh thu chuyển qua BIDV
trong tổng doanh thu (trong 12 tháng qua)
so với tỷ trọng tài trợ vốn của BIDV trong
tổng số vốn được tài trợ của DN
3,33% 192%
100 3,33
19. Mức độ sử dụng các dịch vụ (tiền gửi và
các dịch vụ khác) của BIDV 3,33%
KH sử dụng các dịch vụ của
BIDV với mức độ lớn nhất so
với các NH khác
80 2,664
20. Thời gian quan hệ tín dụng với BIDV 3,33% 15 năm 100 3,33
21. Tình trạng nợ quá hạn tại các NH khác
trong 12 tháng qua 3,33%
Không có nợ quá hạn/ không có
dư nợ vay tại các NH khác
100 3,33
22. Định hướng quan hệ tín dụng với KH theo
quan điểm của CBTD
3,33%
Duy trì 60 1,998
IV. Các nhân tố bên ngoài 10%
23. Triển vọng ngành 3,00% Tương đối phát triển 80 2,4
24. Khả năng gia nhập thị trường của các DN
mới theo đánh giá của CBTD
2,00%
Rất khó 100 2
25. Tính ổn định của nguồn nguyên liệu đầu
vào (khối lượng và giá cả) 2,00%
Tương đối ổn định hoặc có biến
động nhưng ít ảnh hưởng đến
HĐKD & lợi nhuận của DN
60 1,2
26. Các chính sách bảo hộ/ ưu đãi của nhà
nước
1,50%
Không có chính sách bảo hộ/ ưu
đãi hoặc có nhưng DN không thể
tận dụng để các chính sách này
phát huy hiệu quả trong HĐKD
60 0,9
27. Mức độ phụ thuộc của HĐKD của DN vào
các điều kiện tự nhiên
1,50%
Có phụ thuộc nhưng ảnh hưởng
không đáng kể
80 1,2
V. Các đặc điểm hoạt động khác 19%
28. Sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp
(nguồn nguyên liệu đầu vào)
1,90%
Bình thường 60 1,14
29. Sự phụ thuộc vào một số ít người tiêu dùng
(sản phẩm đầu ra)
1,71%
Bình thường 60 1,026
30. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của
doanh thu của DN trong 3 năm gần đây
1,52%
11% 80 1,216
31. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của lợi
nhuận (sau thuế) của DN trong 3 năm gần
đây
1,52%
-3258% 20 0,304
32. Số năm hoạt động trong ngành 2,28% 17 năm 100 2,280
33. Phạm vi hoạt động của DN (tiêu thụ sản
phẩm)
1,52%
Toàn quốc 100 1,520
34. Uy tín của DN đối với người tiêu dùng
2,28%
Có thương hiệu được đăng ký
trong hoặc ngoài nước, được
nhận các giải thưởng cấp quốc
gia, quốc tế
100 2,280
35. Mức độ bảo hiểm tài sản 1,52% 0% 20 0,304
30
36. Ảnh hưởng của sự biến động nhân sự đến
HĐKD của DN trong 2 năm gần đây 1,71%
Có biến động, không ảnh hưởng
đối với HĐKD của DN; hoặc ít/
không có biến động
60 1,026
37. Khả năng tiếp cận các nguồn vốn
1,52%
Có thể tiếp cận nhiều nguồn
khác nhau, tuy nhiên quy mô
huy động còn hạn chế
80 1,216
38. Triển vọng phát triển của DN theo đánh giá
của CBTD 1,52%
Phát triển ở mức độ trung bình
và tương đối vững chắc trong 3
đến 5 năm tới
80 1,216
Tổng điểm các chỉ tiêu phi tài chính theo trọng số của X là 85,30 điểm.
Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng
- Tổng hợp điểm: Vì BCTC của KH X cung cấp cho BIDV là báo cáo đã qua kiểm toán
nên trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính lần lượt là 35% và 65%.
Điểm của KH= 84,8 × 35% + 85,30 × 65% = 85,13
Dựa trên điểm đạt được, KH được xếp vào nhóm KH AA. Với mức xếp hạng này, X được
đánh giá là KH rất tốt, HĐKD có hiệu quả cao và tăng trưởng vững chắc; tình hình tài
chính tốt đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đã cam kết. Cho vay đối với
các KH này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn, rủi ro thấp.
3.5. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP CỦA BIDV VÀ VIETCOMBANK
3.5.1. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank
VCB được coi là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc chấm điểm tín dụng
khi bắt đầu áp dụng hệ thống XHTD nội bộ được xây dựng dựa trên sự tư vấn của các
chuyên gia tài chính của WorldBank vào năm 2004.
Nhìn chung, quy trình XHTD DN của VCB bao gồm 4 bước: xác định ngành nghề/lĩnh
vực, chấm điểm quy mô, chấm điểm các chỉ số tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính, tổng
hợp điểm và phân loại. Tuy số bước thực hiện của quy trình này ít hơn quy trình XHTD
DN của BIDV nhưng về bản chất của chúng là hoàn toàn như nhau. Điển hình là, cùng
xác định rủi ro của DN thông qua các nhân tố như ngành nghề kinh tế, quy mô DN, dựa
trên những thông tin có được để chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính và cuối
cùng là phân loại khách hàng dựa trên tổng điểm có được. Mặt khác, vì 2 hệ thống XHTD
của VCB và BIDV được xây dựng bởi 2 tổ chức tài chính khác nhau nên sẽ có những
điểm khác nhau như về tỷ trọng của các chỉ tiêu khi chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và
phi tài chính; cách xác định quy mô, v.v…
(Nguồn: NH TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam)
31
Hình 3.9 Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank
Chi tiết về quy trình XHTD của VCB được thể hiện trong Phụ lục 12.
3.5.2. Áp dụng tình huống công ty X theo mô hình xếp hạng tín dụng
của Vietcombank
Bước 1: Xác định ngành nghề kinh doanh, quy mô, loại hình sở hữu của DN
Đây chính là gộp chung 3 bước riêng biệt: xác định ngành nghề kinh doanh, xác định quy
mô và xác định loại hình sở hữu của khách hàng trong quy trình XHTD của BIDV
 Xác định ngành nghề kinh doanh
Vì 99,5% doanh thu của DN X đến từ HĐKD trong lĩnh vực xây dựng. Do vậy, xây dựng
là ngành nghề kinh doanh chính của DN.
 Xác định quy mô
Quy mô của KH phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế mà KH đang có hoạt động, được xác
định dựa trên các chỉ tiêu:
Vốn chủ sở hữu: 77.144 triệu đồng = 30 điểm
Số lượng lao động: 1.278 người = 12 điểm
Doanh thu thuần: 515.302 triệu đồng = 40 điểm
Thông tin về doanh nghiệp
Chấm điểm phi tài chính Xác định quy mô Xác định ngành nghề kinh tế
Chấm điểm tài chính
Xác định được DN
thuộc ngành:
- Nông, lâm, thủy sản;
- Thương mại, dịch vụ;
- Xây dựng;
- Công nghiệp
Xác định được
DN thuộc loại
- Lớn;
- Vừa;
- Nhỏ
Yếu tố
khác
Dòng
tiền
Quản
lý
Uy tín
giao dịch
Yếu tố bên
ngoài
Hạng của
khách
hàng
Tổng hợp điểm
Điểm phi tài chính Điểm tài chính
Nguồn: Sổ tay tín dụng Vietcombank 2004
32
Nghĩa vụ đối với ngân sách
Nhà nước:
0 triệu đồng = 1 điểm
Tổng điểm của KH: = 83 điểm
Theo hệ thống XHTD đối với KH là DN, vì DN X có tổng số điểm là 83 điểm nên thuộc
loại hình DN có quy mô lớn.
Cách chấm điểm quy mô của VCB được thực hiện theo Phụ lục 12.
 Xác định loại hình sở hữu
Căn cứ vào những thông tin thu thập được từ KH cũng như trong BCTC, X thuộc loại
hình doanh nghiệp Nhà nước.
Nhận xét: Không có sự khác biệt khi đánh giá KH X thông qua các chỉ tiêu ngành nghề
kinh doanh, quy mô, loại hình sở hữu theo 2 hệ thống XHTD của BIDV và VCB.
Bước 2: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Đây chính là bước 4 trong quy trình XHTD của BIDV
Cách chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của VCB được thực hiện theo Phụ lục 12.
Vì DN X thuộc loại DN có quy mô lớn, thuộc ngành xây dựng nên các chỉ tiêu tài chính
được tính như sau:
Bảng 3.12 Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp X theo
hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank
Chỉ tiêu Công thức tính
Đơn
vị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Điểm
số
Điểm
trọng
số
Chỉ tiêu thanh khoản 16%
15. Khả năng thanh toán hiện hành TSNH/Nợ ngắn hạn Lần 8% 1,01 80 6,4
16. Khả năng thanh toán nhanh (TSNH-HTK)/Nợ ngắn hạn Lần 8% 0,75 100 8
Chỉ tiêu hoạt động 30%
17. Vòng quay hàng tồn kho GVHB/HTK BQ Lần 10% 3,49 100 10
18. Kỳ thu tiền bình quân 360/(DTT/CKPT BQ) Ngày 10% 164 20 2
19. Doanh thu/ tổng tài sản DTT/Tổng tài sản Lần 10% 1,16 20 2
Chỉ tiêu cân nợ 30%
20. Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản Tổng nợ phải trả/ Tổng tài
sản
%
10% 82,47 20 2
21. Nợ phải trả/VCSH Tổng nợ phải trả /VCSH % 10% 82,47 20 2
22. Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân
hàng
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân
hàng
%
10% 0,78 80 8
Chỉ tiêu thu nhập 24%
23. Tổng thu nhập trước thuế/Doanh Tổng thu nhập trước % 8% 1,84 20 1,6
33
thu thuế/Doanh thu
24. Tổng thu nhập trước thuế/Tổng tài
sản
Tổng thu nhập trước
thuế/Tổng tài sản bình quân
%
8% 2,30 20 1,6
25. Tổng thu nhập trước thuế/VCSH Tổng thu nhập trước
thuế/VCSH bình quân
%
8% 13,09 100 8
Nguồn: Sổ tay tín dụng của Vietcombank 2004
Điểm các chỉ tiêu tài chính của DN X sau khi đã nhân trọng số theo mô hình XHTD của
VCB là 51,6 điểm.
Nhận xét: Theo cách xếp hạng của VCB, điểm các chỉ tiêu tài chính của DN X thấp hơn
nhiều so với điểm theo BIDV vì cách tính một số chỉ tiêu thu nhập, cách cho điểm và tỷ
trọng điểm của từng tỷ số giữa hai hệ thống khác nhau. Ngoài ra, cũng có một số chỉ tiêu
như khả năng thanh toán tức thời, vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng TSCĐ, nợ
dài hạn/VCSH BIDV có mà VCB không có và ngược lại.
Bước 3: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
Đây chính là bước 5 trong quy trình XHTD của BIDV
Bảng 3.13 Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp X theo
hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank
Chỉ tiêu
Tỳ
trọng Giá trị
Điểm
số
Điểm
trọng
số
Dòng tiền 20% 60 12
Hệ số khả năng trả lãi 1,68 lần 8
Hệ số khả năng trả nợ gốc 0,03 lần 8
Xu hướng lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ Tăng 16
Trạng thái lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động > lợi nhuận thuần 20
Tiền và các khoản tương đương tiền/VCSH 0,66 8
Chất lượng quản lý 27% 92 24,84
1. Kinh nghiệm trong ngành của ban quản lý
liên quan đến dự án đề xuất
18 năm 16
2. Kinh nghiệm ban quản lý 18 năm 20
3. Môi trường kiểm soát nội bộ Được xây dựng, ghi chép và kiểm
tra thường xuyên
20
4. Các thành tựu và thất bại của ban quản lý Đã có uy tín/ thành tựu trong lĩnh
vực liên quan
20
5. Tính khả thi của phương án kinh doanh và dự
toán tài chính
Tương đối cụ thể, rõ ràng 16
Uy tin trong giao dịch (Quan hệ tín dụng) 20% 84 16,8
6. Trả nợ đúng hạn Trong khoảng 12 tháng qua 12
7. Số lần giãn nợ hoặc gia hạn nợ Không có 20
34
8. Nợ quá hạn trong quá khứ Không có 20
9. Số lần cam kết mất khả năng thanh toán Không có 20
10. Cung cấp thông tin đầy đủ và đúng hạn theo
yêu cầu
Trong thời gian 12 tháng qua 12
Uy tin trong giao dịch (Quan hệ phi tín dụng) 13% 64 8,32
11. Thời gian duy trì tài khoản với BIDV 15 năm 20
12. Số lượng ngân hàng khác mà khách hàng duy
trì tài khoản
4 8
13. Số lượng giao dịch trung bình hàng tháng với
tài khoản tại BIDV
85 lần 16
14. Số lượng các loại giao dịch với BIDV 5 16
15. Số lượng tiền gửi trung bình tháng tại BIDV 3 tỷ đồng 4
Các yếu tố bên ngoài 7% 96 6,72
16. Triển vọng ngành Phát triển 20
17. Được biết đến Trên toàn cầu 20
18. Vị thế cạnh tranh Cao, được biết đến 20
19. Số lượng đối thủ cạnh tranh Ít 16
20. Thu nhập người đi vay chịu ảnh hưởng của
quá trình cải cách đổi mới các DN Nhà nước
Không 20
Các đặc điểm hoạt động khác 13% 100 13
21. Đa dạng hóa hoạt động theo ngành, thị
trường, vị trí
Đa dạng hóa cao độ 20
22. Thu nhập từ hoạt động xuất khẩu Dưới 20% thu nhập 8
23. Phụ thuộc vào đối tác Ít 16
24. Lợi nhuận sau thuế những năm gần đây Có tăng trưởng 16
25. Vị thế của công ty
Đối với DN Nhà nước Độc quyền quốc gia – lớn 20
Chủ thể khác Công ty lớn, có niêm yết 20
Nguồn: Sổ tay tín dụng của Vietcombank 2004
Cách chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính được thực hiện theo Phụ lục 12.
Ghi chú: Giá trị của các chỉ tiêu phi tài chính của DN X dựa trên mô hình chấm điểm tín
dụng của VCB đã được người viết quy đổi tương đương với mô hình XHTD của BIDV để
dễ dàng cho việc chấm điểm và theo dõi và so sánh.
Tổng điểm các chỉ tiêu phi tài chính của DN X tính theo mô hình XHTD của VCB là
81,68 điểm, hơi thấp hơn so với điểm theo BIDV (85,30 điểm)
Bước 4: Tổng hợp điểm và xếp hạng
Đây chính là bước 6 trong quy trình XHTD của BIDV
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp

More Related Content

What's hot

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...Nguyễn Công Huy
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá GiỏiKho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...Nam Hương
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
 
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH ShinhanĐề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
 
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá GiỏiKho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
 
Đề tài chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAYĐề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạiGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANKĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
 
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
 

Similar to Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp

Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
TOMTAT LUAN VAN SBV-TRAN THI NGOC TRINH.pdf
TOMTAT LUAN VAN SBV-TRAN THI NGOC TRINH.pdfTOMTAT LUAN VAN SBV-TRAN THI NGOC TRINH.pdf
TOMTAT LUAN VAN SBV-TRAN THI NGOC TRINH.pdfTONTRN433427
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐ...
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐ...ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐ...
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...hieu anh
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...hieu anh
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...hieu anh
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên Cứu Và Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hà...
Nghiên Cứu Và Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hà...Nghiên Cứu Và Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hà...
Nghiên Cứu Và Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hà...Man_Ebook
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tgPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
pdf Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhự...
pdf Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhự...pdf Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhự...
pdf Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp (20)

Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...
 
TOMTAT LUAN VAN SBV-TRAN THI NGOC TRINH.pdf
TOMTAT LUAN VAN SBV-TRAN THI NGOC TRINH.pdfTOMTAT LUAN VAN SBV-TRAN THI NGOC TRINH.pdf
TOMTAT LUAN VAN SBV-TRAN THI NGOC TRINH.pdf
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
 
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐ...
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐ...ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐ...
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐ...
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 4...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 4...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 4...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 4...
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
 
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...
 
Đề tài hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài  hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài  hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
 
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...
 
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
 
Nghiên Cứu Và Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hà...
Nghiên Cứu Và Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hà...Nghiên Cứu Và Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hà...
Nghiên Cứu Và Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hà...
 
Đề tài nghiên cứu và phân tích hoạt động cho vay, RẤT HAY, HOT
Đề tài  nghiên cứu và phân tích hoạt động cho vay, RẤT HAY, HOTĐề tài  nghiên cứu và phân tích hoạt động cho vay, RẤT HAY, HOT
Đề tài nghiên cứu và phân tích hoạt động cho vay, RẤT HAY, HOT
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tgPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
 
pdf Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhự...
pdf Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhự...pdf Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhự...
pdf Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhự...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp

  • 1. i TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM SVTH: Lê Minh Khánh Hằng MSSV: 1054030193 NGÀNH: Tài chính GVHD: Ths. Nguyễn Như Ánh Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2014
  • 2. i LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Như Ánh, người đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý cho em trong việc hoàn thiện báo cáo thực tập và khóa luận tốt nghiệp của mình. Ngoài ra, em cũng gửi lời cảm ơn đến anh Dương Minh Phú – chuyên viên phòng Quan hệ khách hàng 1- người đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kinh nghiệm cho em trong quá trình thực tập tại đơn vị. Bên cạnh đó, em cũng cảm ơn các anh chị trong phòng Quan hệ khách hàng 1, Ngân hàng BIDV chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình tạo điều kiện để em hoàn thành tốt học kỳ thực tập của mình. Có thể trong thời gian thực tập em khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong anh, chị trong phòng bỏ qua. Đồng thời vì trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên bài báo cáo còn tồn tại nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô và các anh chị để mở rộng kiến thức và rút kinh nghiệm cho khóa luận tốt nghiệp sắp tới. Em chân thành cảm ơn!
  • 3. ii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... TP. Hồ Chí Minh, ngày…..tháng…..năm 2013 Giảng viên hướng dẫn Ths. Nguyễn Như Ánh
  • 4. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ/nghĩa đầy đủ BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại Cty Công ty TNHH Trách nhiệm hữu hạn MTV Một thành viên CTCP Công ty cổ phần CNTT Công nghệ thông tin VPĐD Văn phòng đại diện XHTD Xếp hạng tín dụng QHKH Quan hệ khách hàng TMCP Thương mại cổ phần QLRR Quản lý rủi ro QTTD Quản trị tín dụng TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh DNCV Dư nợ cho vay DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nước HĐKD Hoạt động kinh doanh CBTD Cán bộ tín dụng BCTC Báo cáo tài chính TSNH Tài sản ngắn hạn
  • 5. iv HTK Hàng tồn kho DTT Doanh thu thuần BQ Bình quân GVHB Giá vốn hàng bán CKPT Các khoản phải thu GT Giá trị TSCĐ Tài sản cố định VCSH Vốn chủ sở hữu LNG Lợi nhuận gộp BH & CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ LNT Lợi nhuận thuần TN Thu nhập HĐTC Hoạt động tài chính LNST Lợi nhuận sau thuế LNTT Lợi nhuận trước thuế CPLV Chi phí lãi vay KH Khách hàng VCB Vietcombank NHNN Ngân hàng Nhà nước ĐTNN Đầu tư nước ngoài
  • 6. v MỤC LỤC CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU.................................................................................................1 1.1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................................1 1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...........................................................................................2 1.3.PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..........................................................2 1.4.KẾT CẤU KHÓA LUẬN...............................................................................................2 CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHO VAY VÀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP..................................................4 2.1.HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.................................4 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động cấp tín dụng ngân hàng thương mại.............4 2.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng..............................................................................4 2.1.3. Quy trình tín dụng cơ bản....................................................................................5 2.1.4. Khái quát về xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp.................................6 CHƯƠNG 3.HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA BIDV.........................................................................9 3.1.TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)..9 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV.........................................................9 3.1.2. Hoạt động chính của BIDV................................................................................10 3.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của BIDV................................................................10 3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV trong các năm gần nhất...................13 3.2.KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA BIDV TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2012..................................................................................14 3.2.1. Tổng quan về hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của BIDV giai đoạn 2008-2012 ..........................................................................................................14 3.2.2. Tình hình nợ xấu của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp ................17 3.3.QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA BIDV ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP .......................................................................................................................................18 3.4.HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA BIDV .......................................................................................................................................21 3.4.1. Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của BIDV...................21 3.4.2. Nghiên cứu một tình huống xếp hạng tín dụng tại BIDV ..................................25 3.5.SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA BIDV VÀ VIETCOMBANK...............................................................................30 3.5.1. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank ...........................30
  • 7. vi 3.5.2. Áp dụng tình huống công ty X theo mô hình xếp hạng tín dụng của Vietcombank.......................................................................................................31 3.5.3. Sự khác biệt giữa hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV và của Vietcombank 35 3.6.NHẬN XÉT VỀ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG CỦA BIDV ..........................40 3.6.1. Những tác động tích cực....................................................................................40 3.6.2. Những mặt hạn chế............................................................................................42 3.6.2.1.Về dữ liệu đầu vào để xếp hạng tín dụng ........................................................42 3.6.2.2.Về cách xác định ngành nghề kinh doanh chính và quy mô doanh nghiệp.....43 CHƯƠNG 4.ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA BIDV ............................................................................................................................45 4.1.MỤC TIÊU HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA BIDV....................................................................................................................45 4.2.GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA BIDV.....................................................................................46 4.2.1. Nâng cao chất lượng dữ liệu đầu vào................................................................46 4.2.2. Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu đánh giá........................................................46 4.2.3. Bổ sung đối tượng của hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nội bộ của BIDV ..................................................................................................................47 4.2.4. Tập huấn cho cán bộ về hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nội bộ ......47 4.2.5. Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nội bộ .................................................................................47 4.2.6. Các giải pháp khác ..........................................................................................488 KẾT LUẬN .......................................................................................................................49
  • 8. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU 1. DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 13 2 Bảng 3.2 Tốc độ tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của BIDV 13 3 Bảng 3.3 Tỷ trọng dư nợ cho vay KH doanh nghiệp so với tổng dư nợ cho vay KH 15 4 Bảng 3.4 Tốc độ tăng trưởng trong tỷ trọng dư nợ cho vay KH doanh nghiệp so với tổng dư nợ cho vay KH 15 5 Bảng 3.5 Tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN theo ngành của BIDV giai đoạn 2008-2012 16 6 Bảng 3.6 Điểm có trọng số theo loại hình doanh nghiệp các chỉ tiêu phi tài chính trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BIDV 23 7 Bảng 3.7 Điểm có trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính trong chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BIDV 24 8 Bảng 3.8 Hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BIDV 24 9 Bảng 3.9 Tóm tắt bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2012 của doanh nghiệp X 26 10 Bảng 3.10 Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp X theo hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV 26 11 Bảng 3.11 Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp X theo hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV 27 12 Bảng 3.12 Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp X theo hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank 32 13 Bảng 3.13 Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp X theo hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank 33 14 Bảng 3.14 Tình hình xếp loại và nợ xấu của mẫu 100 khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2010-2012 41 2. DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 1 Hình 2.1 Sơ đồ quy trình tín dụng cơ bản 5 2 Hình 3.1 Sơ đồ mô hình tổ chức của BIDV 10 3 Hình 3.2 Sơ đồ mô hình nhân sự tại chi nhánh của BIDV 11 4 Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng trong HĐKD của BIDV từ năm 2008-2012 14 5 Hình 3.4 Biểu đồ tổng dư nợ cho vay của BIDV giai đoạn 2008-2012 15 6 Hình 3.5 Biểu đồ tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp so với 16
  • 9. viii tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2008-2012 7 Hình 3.6 Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu của BIDV so với tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008-2012 17 8 Hình 3.7 Sơ đồ khái quát quy trình tín dụng của BIDV đối với khách hàng doanh nghiệp 18 9 Hình 3.8 Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của BIDV 22 10 Hình 3.9 Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank 31
  • 10. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua vào ngày 16 tháng 06 năm 2010, Ngân hàng thương mại (NHTM) là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng (NH) và các hoạt động kinh doanh (HĐKD) khác có liên quan. Trong đó, hoạt động NH được định nghĩa là các hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên hoặc một số các nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ qua tài khoản. Cấp tín dụng- một hoạt động kinh doanh tiêu biểu của các NHTM tại Việt Nam cũng được đề cập trong luật này như là thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh NH và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Thực tiễn cho thấy, hoạt động tín dụng là một trong những nguồn thu cơ bản của các NHTM nói chung và ở Việt Nam nói riêng, tuy nhiên nó cũng đi kèm với nhiều rủi ro mà nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc đánh giá chưa chính xác về khách hàng (KH). Xếp hạng tín dụng (XHTD) là một trong những kỹ thuật đánh giá rủi ro tín dụng sử dụng các thang điểm để xếp hạng uy tín về mặt tín dụng của KH, được thực hiện bởi các tổ chức xếp hạng độc lập hoặc chính NHTM. Có một thực tế phải nhìn nhận đó là hầu hết các NHTM tại Việt Nam đều sử dụng hệ thống XHTD của chính NH mình để đánh giá mức tín nhiệm của KH và hiển nhiên việc các NHTM tự mình xếp hạng tín nhiệm cho KH có thể sẽ cho ra kết quả không trung thực và thiếu tính khách quan. Kết quả xếp hạng có thể chịu ảnh hưởng từ sự nhìn nhận và tiêu chí chủ quan do NH đặt ra dẫn đến việc hệ thống đánh giá thiếu chính xác. Do vậy, NHTM có thể có cái nhìn lạc quan về khách hàng của mình, từ đó nảy sinh các rủi ro liên quan đến vấn đề nợ xấu. Từ những nhận định trên, có thể thấy được XHTD giữ một vai trò quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Chính vì thế, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ tại các NHTM là nhiệm vụ cấp thiết, được thực hiện định kì để phù hợp với môi trường kinh doanh và tăng mức độ chính xác cho việc dự báo trong quản trị rủi ro tín dụng.
  • 11. 2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài được nghiên cứu nhằm nêu lên thực trạng về hệ thống XHTD nội bộ KH DN của BIDV và lý giải nguyên nhân tình hình nợ xấu vẫn ở mức đáng được quan tâm mặc dù BIDV đã áp dụng hệ thống chấm điểm XHTD KH dưới sự tư vấn của Công ty (Cty) Ernst & Young từ năm 2006. Thật vậy, tổng dư nợ tín dụng trước dự phòng rủi ro tăng qua các năm, cụ thể là năm 2010, chỉ tiêu này đạt 254.192 tỷ đồng, năm 2011 là 293.937 tỷ đồng và năm 2012 là 339.924 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong đó tỷ lệ nợ xấu tuy có dao động nhưng nhìn chung vẫn có chiều hướng tăng, cụ thể tỷ lệ này ở mức 2,71% năm 2010, 2,96% năm 2011 và 2,9% năm 2012. Người viết đúc kết nhận xét về những thành tựu đã đạt được cũng như những mặt hạn chế còn tồn tại để khái quát được bức tranh tổng quan về tình hình hệ thống XHTD của BIDV hiện nay. Đồng thời, dựa vào đó, người viết cũng đề xuất một số giải pháp, bổ sung nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ đối với KH DN hiện hành của BIDV. 1.3. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU a. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi của khóa luận - Tập trung nghiên cứu về mô hình xếp hạng tín nhiệm đối với KH DN của BIDV từ năm 2008 đến tháng 2012. - Lý do của việc giới hạn phạm vi báo cáo như trên là vì dư nợ tín dụng của KH DN chiếm phần lớn trong tổng dư nợ tín dụng của BIDV và BIDV bắt đầu áp dụng mô hình XHTD KH từ năm 2006. b. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng cả 2 phương pháp phân tích dữ liệu định lượng và định tính để làm rõ và đưa ra nhận xét về thực trạng hệ thống XHTD của BIDV. - Phương pháp nghiên cứu tình huống để tiếp cận chuyên môn về đối tượng, nội dung, phương pháp XHTD của BIDV. - Sử dụng dữ liệu thứ cấp là kết quả XHTD KH DN của BIDV từ năm 2008 đến 2012 . 1.4. KẾT CẤU KHÓA LUẬN Bố cục của khóa luận được chia thành 4chương và phần kết luận, cụ thể là: Chương 1. Nêu khái quát lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp và phạm vi nghiên cứu và mô tả vị trí thực tập. Chương 2. Tổng quan lý thuyết về tín dụng và xếp hạng tín dụng Chương 3. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
  • 12. 3 Chương 4. Đề xuất góp phần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Phần kết luận tóm tắt những điểm nổi bật trong quá trình tìm hiểu về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp.
  • 13. 4 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHO VAY VÀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 2.1. HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động cấp tín dụng ngân hàng thương mại Cấp tín dụng là việc NHTM cho các tổ chức, cá nhân vay tiền hoặc cho vay dưới các hình thức khác như chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính, v.v… theo quy định của NHNN. Trong đó, tín dụng ngân hàng có đặc điểm là:  Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ;  Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay;  Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quy mô phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa;  Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế. 2.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng thường được phân loại tùy theo thời gian sử dụng vốn, mục đích sử dụng vốn vay hoặc tính chất bảo đảm của các khoản vay. Cụ thể như sau:  Theo thời gian sử dụng vốn vay, tín dụng được phân thành 3 loại sau:  Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân.  Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.  Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.
  • 14.   Tín dụ nghiệp  Tín dụ dùng.   Tín dụ tương  Tín dụ cần tà khách này p đủ, đú nợ… 2.   Đ hiệ  X ng  Tùy t dụng Căn cứ và ụng sản xu p để họ tiến ụng tiêu dù Căn cứ và ụng có bảo g đương thế ụng không ài sản thế c h hàng truy hải có tình úng hạn cả .1.3. Qu Mục đích Đảm bảo ho ệu quả; phò Xác định trác gừng nâng c Các bước heo đặc điể riêng. Tuy Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng (Nguồn: Sác ào mục đích uất và lưu th n hành sản x ùng: là loại ào tính chất o đảm: là lo chấp, có cá có bảo đảm chấp mà ch ền thống, c hình tài ch gốc lẫn lãi uy trình của quy trì oạt động cấp òng ngừa, h ch nhiệm củ cao chất lượ thực hiện q ểm tổ chức nhiên, về c Hình Phân tíc tín dụng ch “Tín dụng h sử dụng v hông hàng h xuất và kinh tín dụng đ đảm bảo củ oại hình tín ác hình thức m: là loại h hỉ dựa vào có quan hệ hính lành m i, có dự án tín dụng ình tín dụng p tín dụng ạn chế rủi r ủa từng khâ ợng tín dụng quy trình tín c và quản tr ơ bản thì m h 2.1 Sơ đồ h g Quy định ký h đồng dụn và Thẩm định ốn vay, tín hoá: là loại h doanh. được cấp ph ủa các khoả dụng mà c c như: cầm hình tín dụn tín chấp. L lâu dài và mạnh và có u sản xuất ki cơ bản g diễn ra thố ro âu, từng bướ g n dụng rị, mỗi ngâ một quy trình ồ quy trình yết h và hợp g tín ng Gi h tín dụng ng dụng ngân i tín dụng đ hát cho cá n ản cho vay, các khoản c cố, thế chấ ng mà các k Loại hình n sòng phẳng uy tín đối v inh doanh k ống nhất, k ớc trong qu ân hàng đều h tín dụng b h tín dụng c iải ngân gân hàng”, Ng hàng chia t được cung nhân để đáp có các loại cho vay phá ấp, chiết kh khoản cho này thường g với ngân với ngân hà khả thi, có khoa học; tạ uy trình cấp u xây dựng bao gồm 6 b cơ bản Giám sát tín dụng guyễn Minh K thành 2 loại cấp cho các p ứng nhu i tín dụng sa át ra đều có ấu và bảo lã vay phát ra được áp dụ n hàng, khác àng như trả khả năng h ạo cơ chế g p tín dụng v g một quy t bước như sa Thanh lý hợp đồn tín dụng Kiều) 5 i: c doanh cầu tiêu au: ó tài sản ãnh. a không ụng với ch hàng ả nợ đầy hoàn trả giám sát à không trình tín au: ý g g
  • 15. 6 Ngay từ bước đầu tiên của quy trình, các cán bộ tín dụng sẽ thực hiện thao tác chấm điểm, XHTD khách hàng trước khi lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng. Mặc dù chỉ là một bước nhỏ trong quy trình tín dụng nhưng không vì thế mà việc XHTD bị đánh giá thấp. Rõ ràng là việc XHTD khách hàng sai dẫn đến những quyết định không chính xác, gây nên những rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng. 2.1.4. Khái quát về xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp1 2.1.4.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng “XHTD là các ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và sự sẵn sàng thanh toán các nghĩa vụ tài chính (gốc và lãi) của một đối tượng xếp hạng một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống phân loại theo ký hiệu đã được xác định trước trong suốt thời gian tồn tại của đối tượng xếp hạng đó” Đối tượng XHTD bao gồm cá nhân, tổ chức kinh tế (sau đây được gọi là doanh nghiệp) và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên vì mục tiêu của khóa luận là phân tích hiện trạng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD khách hàng DN nên người viết chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan đến việc XHTD khách hàng DN. Nguồn thông tin sử dụng trong quá trình đánh giá và xếp loại doanh nghiệp được các cán bộ tín dụng thu thập từ các BCTC mà DN cung cấp cho ngân hàng (bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và tình hình dư nợ của khách hàng) cũng như những thông tin phi tài chính khác. Việc đánh giá và phân loại khách hàng doanh nghiệp dựa trên ngành nghề kinh doanh chính, quy mô và loại hình sở hữu của doanh nghiệp. 2.1.4.2. Tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng Không thể chối cãi rằng: đối với một chủ thể kinh tế, lợi nhuận luôn luôn đi kèm với rủi ro, và rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro thường gặp nhất. Như đã được biết, rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách nợ không còn khả năng chi trả. Trong hoạt động của ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vay nợ có thể mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó. Rủi ro tín dụng không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng mà còn ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống thông qua mối quan hệ tiền gửi và quan hệ trên thị trường liên ngân hàng, mỗi sự biến động về thanh khoản tại mỗi tổ chức tín dụng đều có ảnh hưởng là gây sức ép lên thị trường tiền tệ. 1 Lê Tất Thành (2012), Cẩm nang xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, NXB Tổng Hợp TPHCM Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê
  • 16. 7 Do vậy, để góp phần kiểm soát rủi ro tín dụng, các tổ chức tài chính hàng đầu trên thế giới như Moody’s, S&P’s và Fitch đã xây dựng hệ thống XHTD đối với quốc gia, tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân, tùy thuộc vào yêu cầu khách hàng. Không chỉ có vai trò tham gia giảm thiểu rủi ro tín dụng, hệ thống XHTD cũng được sử dụng để hỗ trợ cho các đối tượng khác nhau. Cụ thể là:  Đối với chủ thể phát hành:  XHTD giúp các chủ thể phát hành mở rộng thị trường vốn trong và ngoài nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào các khoản vay ngân hàng, duy trì sự ổn định của nguồn tài trợ  XHTD càng cao thì chi phí huy động vốn càng giảm vì các nhà đầu tư ngại rủi ro chấp nhận một khoản lãi suất thấp cho một chứng khoán an toàn hơn  XHTD giúp cho nguồn tài trợ linh hoạt hơn, chủ thể phát hành có thể cơ cấu thời hạn và tổng giá trị chứng khoán một cách thích hợp  Thông qua các báo cao phân tích tín dụng và các cuộc tiếp xúc với các tổ chức XHTD, chủ thể phát hành có thể tiếp thu được nhiều thông tin, kinh nghiệm và thấy được những yếu điểm trong tổ chức, giúp chủ thể phát hành cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh, tài chính và năng lực quản trị  Đối với các tổ chức tài chính trung gian (ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức bảo lãnh tín dụng):  XHTD là cơ sở để các tổ chức tài chính trung gian ra quyết định cấp tín dụng và/hoặc bảo lãnh tín dụng, xác định mức lãi suất phù hợp căn cứ trên phần bù rủi ro.  XHTD cũng hỗ trợ các tổ chức này trong hoạt động quản trị rủi ro, tuân thủ các quy định pháp lý (phân loại nợ, trích lập dự phòng, quản trị danh mục tín dụng), góp phần xây dựng chiến lược kinh doanh theo hướng tối đa hóa mục tiêu tăng trưởng hoặc lợi nhuận, hoặc tối thiểu hóa rủi ro.  Đối với nhà đầu tư XHTD giúp các nhà đầu tư có thêm công cụ đánh giá rủi ro tín dụng, so sánh rủi ro tín dụng của các đối tượng xếp hạng khác nhau và giảm thiểu chi phí thu thập, phân tích, giám sát khả năng trả nợ của các đối tượng xếp hạng đó.  Đối với thị trường tài chính và các cơ quan quản lý Nhà nước XHTD giúp thị trường tài chính minh bạch hơn, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, tăng cường năng lực giám sát thị trường của Chính phủ. 2.1.4.3. Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp Việc XHTD KHDN về cơ bản được thực hiện theo quy trình gồm 5 bước như sau: Bước 1: Xác định ngành nghề kinh tế Doanh nghiệp có thể được xếp loại vào các ngành cụ thể như sau:
  • 17. 8 - Nông, lâm, ngư nghiệp - Thương mại và dịch vụ - Xây dựng và vật liệu xây dựng - Sản xuất công nghiệp - Ngành khác Bước 2: Xác định quy mô DN Quy mô của DN được tính toán dựa trên những tiêu thức cụ thể như vốn kinh doanh, lao động, doanh thu ròng và nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước. Từ đó, DN được phân loại thành DN có quy mô lớn, vừa và nhỏ. Bước 3: Đánh giá các chỉ tiêu tài chính Có 4 loại chỉ tiêu tài chính được đánh giá và xem xét gồm: - Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động - Chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ - Chỉ tiêu đánh giá thu nhập Việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của DN dựa trên tỷ trọng sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi ngành nghề kinh tế và quy mô của DN. Bước 4: Đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính Việc đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng ở mỗi ngân hàng là khác nhau vì hệ thống XHTD của mỗi ngân hàng được xây dựng bởi các tổ chức tài chính khác nhau. Tuy nhiên, đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng DN theo tỷ trọng cũng tương tự như đánh giá các chỉ tiêu tài chính theo tỷ trọng, đều bị phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế, quy mô và loại hình sở hữu của DN Bước 5: Tổng hợp điểm và xếp loại Điểm tổng là tổng điểm có được sau khi nhân trọng số điểm của từng nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Dựa trên điểm tổng mà ngân hàng xếp khách hàng vào từng nhóm như AA, A, BB, B, CC, C. Từ đó, ngân hàng sẽ có những quyết định cấp tín dụng và chính sách tín dụng tùy theo mức độ rủi ro của khách hàng. Kết luận Chương 2: Trong chương này, người viết đã nêu tóm tắt các cơ sở lý thuyết liên quan đến hoạt động cho vay và XHTD khách hàng doanh nghiệp đồng thời cũng trình bày được tầm quan trọng của việc XHTD trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng nói chung.
  • 18. 9 CHƯƠNG 3.HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA BIDV 3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo nghị định số 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua quá trình hình thành và phát triển BIDV đã có những tên gọi: - NH Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957 - NH Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981 - NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990 - NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 01/05/2012 BIDV là một DN đã được cổ phần hóa trong đó Nhà nước nắm giữ phần lớn cổ phần, được tổ chức theo mô hình tập đoàn mang tính hệ thống bao gồm hơn 150 chi nhánh và các Cty trong toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh với nước ngoài (Nga, Lào và NH Malaysia), hùn vốn với trên 5 tổ chức tín dụng. Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của BIDV là phục vụ đầu tư phát triển các dự án, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Bên cạnh đó, BIDV cũng có đầy đủ các mặt nghiệp vụ của NH nhằm phục vụ các thành phần kinh tế. Ngoài ra BIDV cũng không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 NH và quan hệ thanh toán với trên 50 NH trên thế giới. Bên cạnh đó, trong năm 2006, với sự tư vấn của Earns & Young, BIDV trở thành một trong những NHTM tiên phong trong việc triển khai thực hiện XHTD nội bộ theo điều 7, quyết định 493, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và được NHNN công nhận. Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (TP HCM) là chi nhánh lớn nhất của BIDV trên cả nước. Từ khi được thành lập vào ngày 15/11/1976 đến nay, chi nhánh có đầy đủ các khối và phòng ban cùng với 4 đơn vị trực thuộc nhằm phục vụ tốt KH DN lẫn KH cá nhân cùng các định chế tài chính.
  • 19. 3.1.2 BIDV đối đầ tiêu đ nói ch Cá  K  K  Đ 3.1.3 2. Hoạt đ V là một NH ầy đủ các sả ề ra là thỏa hung và cho ác hoạt độn KH cá nhân KH doanh ng Định chế tài 3. Cơ cấu (N K động chín HTM chiếm ản phẩm dị a mãn được o các nhân v ng chính của n: ghiệp chính u tổ chức Hìn Nguồn: Báo cá Khối liên doanh nh của BI m thị phần l ịch vụ tài ch nhu cầu củ viên nói riên a BIDV tập + Tiết + Tín d + NH đ + Quản + Tài t + Tín d + Tiền + Tiền + Kinh và nhân nh 3.1 Sơ đ áo thường niê B Trụ sở chính IDV lớn trong n hính đa dạn ủa KH, đem ng. trung vào b kiệm, tiền g dụng cá nhâ điện tử n lý tiền tệ trợ xuất nhậ dụng bảo lã n gửi n gửi h doanh vốn n sự của B đồ mô hình ên năm 2012 c BID Chi nhánh & Sở giao dịch ngành NH t ng, có tính m lại lợi ích ba mảng sả gửi ân ập khẩu ãnh n và tiền tệ BIDV h tổ chức củ của BIDV) DV & Khối đ vị sự nghiệp VPĐD tại Việt Nam cạnh tranh phát triển c ản phẩm chí + Dịch + Dịch + Dịch + Kinh tệ + Than + Dịch + Sản thanh sẻ rủi tài trợ toán s chi tổ BIDV lưu ký ủa BIDV đơn ự p, D Các c ty c m, cung cấp cao, đạt đư cho bản thân ính: h vụ chuyển h vụ thanh t h vụ bảo hiể h doanh vố nh toán quố h vụ thanh t n phẩm d toán liên N ro đối với g ợ thương m song phươ ổ chức tí V E@syLin ý giám sát, v công con 10 p tương ược mục n BIDV n tiền toán ểm ốn và tiền ốc tế toán dịch vụ: NH, chia giao dịch mại, thanh ơng, thấu ín dụng, nk, NH v.v…
  • 20. Cơ cấ nhiệm sau: Phòng lớn (g nhỏ, c hàng các lĩn  Đố   Th  Tr vụ  Th tro   Tr thô đá  Th du ấu tổ chức c m vụ cụ thể g QHKH đư gồm phòng cá nhân (ph trong lĩnh v nh vực ngo ối với khách Công tác ham mưu, đ rực tiếp tiếp ụ, v.v… hiết lập, duy ong thị trườ Công tác rực tiếp đề ông tin, phâ ánh giá tài s heo dõi, quả ung vốn vay KHỐI QHKH CÁC P.QHKH (Nguồn: Bá Hình 3.2 S của BIDV b . Trong đó ược chia th QHKH 1,2 hòng QHK vực xây dự ài xây dựng h hàng là D tiếp thị và p đề xuất chin p thị và bán y trì và phá ờng mục tiêu tín dụng: xuất hạn m ân tích, thẩm ản đảm bảo ản lý tình h y, tài sản đả H H KHỐI Q P.QL áo cáo thườn Sơ đồ mô h bao gồm nhi , phòng QH hành hai loạ 2,3) và phòn H 4). Tuy ựng còn các g. DN: Phòng Q phát triển q nh sách, kế h n các sản p át triển quan u mức, giới hạ m định đán o hình hoạt độ ảm bảo nợ v QLRR LRR K P. CÁ PH T P g niên năm 2 ình nhân s iều phòng, HKH có ng ại: phòng q ng quan hệ nhiên, phò c phòng QH QHKH có n quan hệ khá hoạch phát phẩm: sản p n hệ với kh ạn tín dụng nh giá dự án ộng của khá vay. BAN GIÁM Đ KHỐI TÁC NGHIỆP . QTRỊ TÍN DỤNG ÁC P.GDKH HÒNG/ TỔ TT-K.QUỸ HÒNG/TỔ TTQT 012 của BID sự tại chi n ban được th ghĩa vụ phả quan hệ khá khách hàn òng QHKH HKH khác những chức ách hàng triển quan phẩm bán b hách hàng h g và đề xuất n và đối chi ách hàng. K ĐỐC KHỐI QL N BỘ P. TC-K P. TC HÀN CHÍNH P. KH-T PHÒNG/T ĐIỆN TOÁ V) hánh của B hiết kế nhằm ải thực hiện ách hàng là ng là các do 1 chủ yếu hướng đến c năng, nhiệ hệ khách h buôn, tài trợ hiện tại, khá t tín dụng t ếu với các Kiểm tra, giá NỘI KT ÀNH H TH TỔ ÁN K PH Q BIDV m thực hiện n những chứ à các doanh oanh nghiệp u hướng đến n khách hàn ệm vụ sau: àng ợ thương m ách hàng tiề trên cơ sở t điều kiện tí ám sát quá KHỐI TRỰC THUỘC HÒNG GIAO DỊCH QUỸ TIẾT KIỆM 11 n những ức năng h nghiệp p vừa và n khách ng trong mại, dịch ềm năng thu thập ín dụng, trình sử
  • 21. 12  Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Thực hiện XHTD nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng  Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi và chuyển qua phòng QLRR xử lý tiếp  Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng ngân hàng của khách hàng. Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng  Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin khách hàng khi cung cấp, báo cáo  Đối với khách hàng là cá nhân: phòng QHKH có những nhiệm vụ sau:  Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng:  Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân  Xây dựng và tổ chức các chương trình marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm  Tiếp cận và triển khai các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng là cá nhân  Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ:  Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân  Tư vấn cho khách hàng lựa chọn, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng  Chịu trách nhiệm về bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối đa hóa doanh thu nhằm mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng  Công tác tín dụng:  Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và tiếp nhận hồ sơ vay vốn  Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay, lập báo cáo thẩm định  Đối chiếu các điều kiện tín dụng và các quy định về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro: giới hạn, hạn mức, mức độ chấp nhận rủi ro, v.v…  Lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng  Soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng liên quan để trình lãnh đạo kí  Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, đề xuất giải ngân trình lãnh đạo. Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc và các tài liệu liên quan đến khoản vay sang phòng QTTD  Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra, giám sát qua trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý  Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi và chuyển qua phòng QLRR xử lý tiếp  Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin khách hàng khi cung cấp, báo cáo
  • 22. 13 3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV trong các năm gần nhất Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 (Đvt: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Chỉ tiêu quy mô Tổng tài sản 246.520 296.432 366.268 405.755 484.785 Vốn chủ sở hữu 13.484 17.639 24.220 24.390 26.494 Tổng DNCV KH trước dự phòng rủi ro 160.983 206.402 254.192 293.937 339.924 Tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá 181.048 203.298 251.924 244.838 331.116 Chỉ tiêu chất lượng Tỷ lệ nợ xấu 2,75% 2,82% 2,71% 2,96% 2,90% Tỷ lệ nợ nhóm II 20,70% 16,25% 11,85% 11.82% 9,99% Chỉ tiêu hiệu quả Tổng thu nhập từ các hoạt động 8.520 10.154 11.488 15.414 16.677 Chi phí hoạt động -3.473 -4.536 -5.546 -6.652 -6.765 Chi dự phòng rủi ro -3.087 -2.012 -1.317 -4.542 -5.587 Lợi nhuận trước thuế 2.368 3.605 4.626 4.220 4.325 Lợi nhuận thuần của chủ sở hữu 1.780 2.818 3.758 3.209 3.265 (Nguồn: Báo cáo thường niên từ năm 2008 đến năm 2012 của BIDV) Bảng 3.2 Tốc độ tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của BIDV (Đvt: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % +/- % +/- % Chỉ tiêu quy mô Tổng tài sản 49.912 20,25% 69.836 23,56% 39.487 10,78% 79.030 19,48% Vốn chủ sở hữu 4.155 30,81% 6.581 37,31% 170 0,70% 2.104 8,63% Tổng DNCV KH trước dự phòng rủi ro 45.419 28,21% 47.790 23,15% 39.745 15,64% 45.987 15,65% Tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá 22.250 12,29% 48.626 23,92% -7.086 -2,81% 86.278 35,24% Chỉ tiêu chất lượng Tỷ lệ nợ xấu 0,07% 2,55% -0,11% -3,90% 0,25% 9,23% -0,06% -2,03% Tỷ lệ nợ nhóm II -4,45% -21,50% -4,40% -27,08% -0,03% -0,25% -1,83% -15,48% Chỉ tiêu hiệu quả Tổng thu nhập từ các hoạt động 1.634 19,18% 1.334 13,14% 3.926 34,17% 1.263 8,19%
  • 23. 14 Chi phí hoạt động -1.063 30,61% -1.010 22,27% -1.106 19,94% -113 1,70% Chi dự phòng rủi ro 1.075 -34,82% 695 -34,54% -3.225 244,87 % -1.045 23,01% Lợi nhuận trước thuế 1.237 52,24% 1.021 28,32% -406 -8,78% 105 2,49% Lợi nhuận thuần của chủ sở hữu 1.038 58,31% 940 33,36% -549 -14,61% 56 1,75% (Nguồn: Báo cáo thường niên từ năm 2008 đến năm 2012 của BIDV)  Tổng tài sản năm 2009 ở mức 296.432 tỷ đồng, tương ứng tăng 20,25% so với năm 2008. Chỉ tiêu này tăng đều qua các năm, và đạt mức 484.785 tỷ đồng ở năm 2012 tương đương tăng 19,48% so với năm liền trước.  Tổng dư nợ cho vay tăng qua các năm. Cụ thể là chỉ tiêu này năm 2009 ở mức 206.402 tỷ đồng, tương đương tăng 28,21% so với năm 2008, chỉ tiêu này có xu hướng tăng, tỷ lệ tăng này được duy trì ở mức 15,65% trong 2 năm cuối của kỳ nghiên cứu.  Chỉ tiêu tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá mặc dù có sự dao động qua các năm nhưng nhìn chung vẫn có xu hướng tăng. Cụ thể là chỉ tiêu này ở mức 203.298 tỷ đồng năm 2009 và tăng đến 331.116 tỷ đồng năm 2012, đảm bảo nhu cầu sử dụng vốn và an toàn thanh khoản của hệ thống.  Tổng thu từ các hoạt động nhìn chung có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên, tăng chậm lại ở cuối giai đoạn. Cụ thể là chỉ tiêu này tăng 19,18% năm 2009, tăng 13,14% năm 2010, 34,17% năm 2011 và 8,19% năm 2012 so với năm liền kề trước.  Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt. Chỉ tiêu này mặc dù vẫn thể hiện chiều hướng tăng trong suốt giai đoạn, nhưng mức độ gia tăng đang dần được thu hẹp. Cụ thể, tỷ lệ này là 30,61% năm 2009, 22,27% năm 2010, 19,94% năm 2011 và 1,70% năm 2012. 3.2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA BIDV TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2012 3.2.1.Tổng quan về hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của BIDV giai đoạn 2008-2012 -100000 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng tài sản Tổng DNCV Tiền gửi & phát hành giấy tờ có giá Tổng thu từ các hoạt động Chi phí hoạt động Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng trong HĐKD của BIDV từ năm 2008-2012 (Nguồn: Tổng kết từ số liệu trong BCTN của BIDV năm 2008-2012)
  • 24. 15 Hình 3.4 Biểu đồ tổng dư nợ cho vay của BIDV Bảng 3.3 Dư nợ cho vay KH doanh nghiệp giai đoạn 2008-2012 (Đvt: tỷ đồng) Năm 2008 2009 2010 2011 2012 GT % GT % GT % GT % GT % Tổng DNCV Trong đó: DNCV KHDN 160.983 100% 206.402 100% 254.192 100% 293.937 100% 339.924 100% 142.121 88,28% 184.207 89,26% 224.360 88,26% 255.611 86,96% 292.520 86,05% (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu các báo cáo thường niên từ năm 2008-2012 của BIDV) Bảng 3.4 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay KH doanh nghiệp giai đoạn 2008-2012 (Đvt: tỷ đồng) Năm 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % +/- % +/- % Tổng DNCV Trong đó: DNCV KHDN 45.419 28,21% 47.790 23,15% 39.745 15,64% 45.987 15,65% 42.086 0,98% 182.274 -1,00% 31.251 -1,30% 261.269 -0,91% (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu các báo cáo thường niên từ năm 2008-2012 của BIDV) Tổng DNCV trước dự phòng rủi ro của BIDV tăng đều đặn trong suốt 5 năm từ năm 2008 đến năm 2012. Cụ thể là vào cuối kỳ báo cáo năm 2009, DNCV trước dự phòng rủi ro đạt 206.402 tỷ, tăng 28,2% so với năm 2008. Chỉ tiêu này tăng trưởng đều qua các năm, đạt 339.924 tỷ năm 2012, tương ứng tăng 15,6% so với năm liền trước. Có được sự tăng trưởng này là nhờ sự tăng trưởng trong DNCV khách hàng cá nhân hoặc các tổ chức tín dụng khác vì có thể dễ dàng nhận ra rằng DNCV KHDN tăng chậm và thậm chí sụt giảm vào những năm cuối kỳ nghiên cứu. 22% 28.20% 23.20% 15.60% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng dư nợ cho vay % tăng trưởng so với năm liền trước (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu các báo cáo thường niên từ năm 2008-2012 của BIDV)
  • 25. 16 Nhìn vào biểu đồ hình 3.5, có thể thấy, qua các kỳ nghiên cứu, KH DN là đối tượng KH trọng yếu, tỷ trọng DNCV đối với KH DN chiếm trên 80% tổng DNCV. Do đó, chất lượng tín dụng của toàn hệ thống BIDV bị ảnh hưởng nhiều bởi chất lượng tín dụng của KH DN. Bảng 3.5 Tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN theo ngành của BIDV giai đoạn 2008-2012 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Nông nghiệp & lâm nghiệp & thủy sản 6,46% 5,64% 3,54% 4,46% 5,34% Công nghiệp khai thác mỏ 3,88% 5,89% 8,74% 2,72% 2,97% Công nghiệp chế biến 20,49% 18,05% 12,08% 25,61% 21,97% Sản xuất & phân phối điện khí đốt & nước 7,02% 6,95% 8,36% 9,40% 12,38% Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,16% Xây dựng 23,09% 23,80% 26,92% 14,50% 12,61% Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, đồ dùng cá nhân & gia đình 14,91% 15,92% 15,65% 20,06% 19,97% Khách sạn & nhà hàng 5,45% 4,69% 2,50% 0,81% 0,00% Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 7,04% 5,75% 6,17% 5,73% 3,98% Dịch vụ lưu trữ, ăn uống 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 2,99% Hoạt động tài chính 1,18% 1,94% 1,30% 0,57% 0,21% Hoạt động kinh doanh bát động sản 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 6,88% Hoạt động khoa học & công nghệ 0,00% 0,01% 0,68% 3,69% 0,07% Hoạt động hành chính & dịch vụ hỗ trợ 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,03% Hoạt động liên quan KD tài sản và DV tư vấn 0,00% 0,00% 0,00% 0,55% 0,00% Quản lý nhà nước & an ninh quốc phòng 0,00% 0,06% 0,05% 0,12% 0,75% Giaó dục & đào tạo 0,13% 0,16% 0,19% 0,22% 0,08% Y tế & hoạt động cứu trợ xã hội 0,93% 0,83% 0,62% 0,55% 0,50% Nghệ thuật, vui chơi, giải trí 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,15% Hoạt động văn hóa thể thao 0,98% 1,22% 1,24% 0,03% 0,00% Hoạt động phục vụ cá nhân & cộng đồng 9,64% 7,96% 10,93% 10,97% 0,00% Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình 0,00% 0,42% 0,38% 0,00% 0,00% (Nguồn: Tổng hợp dựa trên số liệu từ BCTC của BIDV 2008-2012) Hình 3.5 Biểu đồ tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp so với tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2008-2012 88.28%89.25%88.26%86.96%86.05% 11.72%10.75%11.74%13.04%13.95% 75% 80% 85% 90% 95% 100% 2008 2009 2010 2011 2012 DNCV khách hàng khác DNCV KHDN
  • 26. 17 Hoạt động các tổ chức & đoàn thể quốc tế 0,09% 0,04% 0,04% 0,00% 0,00% Ngành khác 0,00% 0,00% 0,06% 0,02% 8,96% (Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV từ 2008-2012) Trong số các KH DN của mình, BIDV tập trung cho vay các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng; công nghiệp; thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, đồ dùng cá nhân và gia đình. Cụ thể là tỷ trọng dư nợ cho vay các DN thuộc ngành xây dựng chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 20,04%; tỷ trọng trung bình của ngành công nghiệp chế biến chiếm 19,64%; tỷ trọng của thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, đồ dùng cá nhân và gia đình chiếm khoảng 17,30% trên tổng DNCV KH DN trong suốt giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012. 3.2.2.Tình hình nợ xấu của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp Hình 3.6 Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu của BIDV so với tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008-2012 Mặc dù tổng dư nợ cho vay của BIDV tăng trưởng đều đặn qua các năm, đặc biệt là ở hai năm 2011 và 2012, tổng dư nợ cho vay của BIDV tăng trưởng khoảng 15,65% mỗi năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng (14,4% năm 2011 và 8,85% năm 2012) nhưng BIDV vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì ở mức dưới 3% (đồng nghĩa với tỷ lệ tín dụng của riêng KHDN của BIDV cũng được kiểm soát ở mức thấp), thấp hơn nhiều so với toàn hệ thống NH là nhờ: - Công tác quản lý chất lượng tín dụng và công tác xử lý nợ xấu được phát huy và chú trọng. Bên cạnh đó, danh mục đầu tư cũng được rà soát thường xuyên, nhờ vậy CBTD có thể phát hiện kịp thời những KH có biểu hiện tài chính yếu kém hoặc có nguy cơ không trả được nợ để chuyển xuống nhóm nợ xấu và có kế hoạch, biện pháp xử lý. (Nguồn: Số liệu từ Báo cáo thường niên của BIDV & website:cafef.vn) 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ nợ xấu của BIDV 2.75% 2.82% 2.71% 2.96% 2.90% TL nợ xấu toàn hệ thống NH Việt Nam 2.17% 2.20% 2.14% 3.30% 8.82% 2.75% 2.82% 2.71% 2.96% 2.90% 2.17% 2.20% 2.14% 3.30% 8.82% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 9.00% 10.00%
  • 27. 18 - Triển khai đồng bộ các giải pháp quyết liệt nhằm kiểm soát rủi ro như thành lập các tổ kiểm tra, đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, xử lý nợ xấu linh hoạt và hiệu quả. - Ngoài ra, việc xây dựng quy trình tín dụng chặt chẽ, hợp lý cũng như trong đó có một vai trò không nhỏ của hệ thống XHTD nội bộ trước khi lập đề xuất cho vay đã góp phần giúp BIDV quản lý tốt tỷ lệ nợ xấu của mình. 3.3. QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA BIDV ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP Hình 3.7 Sơ đồ khái quát quy trình tín dụng của BIDV đối với khách hàng doanh nghiệp Quy trình tín dụng của BIDV được xây dựng gồm 7 bước như sau: Bước 1: Tiếp thị KH, lập báo cáo đề xuất tín dụng và phê duyệt đề xuất tín dụng  Cán bộ QHKH tiếp thị và nhận hồ sơ, sau đó đánh giá, phân tích hồ sơ dựa trên:  Đánh giá chung về khách hàng  Tình hình tài chính của khách hàng  Chấm điểm tín dụng khách hàng. Ngoài ra, BIDV phải tham khảo thêm thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng để đánh giá khách hàng  Phân tích, đánh giá về phương pháp sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp  Đánh giá về tài sản đảm bảo theo quy định về giao dịch đảm bảo hiện hành của BIDV  Đánh giá toàn diện về rủi ro của dự án đầu tư và biện pháp phòng ngừa rủi ro Thanh lý hợp đồng, bảo lãnh Thu nợ, lãi phí Giám sát và kiểm soát Giải ngân và phát hành bảo lãnh Phê duyệt cấp tín dụng Thẩm định rủi ro Tiếp thị khách hàng, lập báo cáo đề xuất tín dụng và phê duyệt đề xuất tín dụng (Nguồn: Dựa theo quy trình thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp của BIDV)
  • 28. 19  Cán bộ QHKH lập báo cáo đề xuất tín dụng sau khi đánh giá, phân tích hồ sơ tín dụng của khách hàng  Phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng. Ở bước này, tùy thuộc vào hạn mức tín dụng được đề nghị mà được quyết định bởi các cấp lãnh đạo. Chi tiết về bước này được thể hiện rõ hơn ở Phụ lục 6 Bước 2: Thẩm định rủi ro  Tiếp nhận hồ sơ  Tại chi nhánh: Phòng QLRR tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng từ Phòng QHKH và Phòng giao dịch  Tại hội sở chính: Ban QLRR tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng từ Ban QHKH đối với khách hàng quan hệ tín dụng trực tiếp tại hội sở chính và các khách hàng của chi nhánh do Ban QHKHDN trực tiếp thẩm định và chi nhánh đối với các trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt tín dụng của chi nhánh  Thẩm định rủi ro  Tại chi nhánh: cán bộ QLRR thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và lập báo cáo thẩm định rủi ro kèm hồ sơ tín dụng trình ban lãnh đạo phòng QLRR Lãnh đạo phòng QLRR kiểm tra, rà soát lại nội dung của báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro tại chi nhánh (PGĐ QLRR, GĐ chi nhánh, hội đồng tín dụng cơ sở).  Tại hội sở chính: trình tự thực hiện tương tự như tại chi nhánh. Tuy nhiên, cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro là GĐ/PGĐ ban QLRR, PTGĐ QLRR, TGĐ, hội đồng tín dụng trung ương, ủy ban QLRR, hội đồng quản trị Đối với các trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt rủi ro của GĐ ban QLRRTD, trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro, GĐ/PGĐ ban QLRR phải có ý kiến và ký trên báo cáo thẩm định rủi ro. Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng  Tại chi nhánh:  Các trường hợp cấp tín dụng không phải qua thẩm định rủi ro: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi PGĐ QHKH/ cấp có thẩm quyền ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng trên báo cáo đề xuất tín dụng Tại phòng giao dịch: trường hợp khách hàng có nhu cầu tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt tín dụng của lãnh đạo phòng giao dịch, khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi lãnh đạo phòng giao dịch ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng trên báo cáo đề xuất tín dụng.  Các trường hợp cấp tín dụng phải qua thẩm định rủi ro:
  • 29. 20 Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của GĐ/PGĐ QLRR: khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của PGĐ QHKH trên báo cáo đề xuất tín dụng và GĐ/PGĐ QLRR trên báo cáo thẩm định rủi ro Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của hội đồng tín dụng cơ sở: cán bộ QLRR chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và sao gửi các thành viên hội đồng tín dụng cơ sở.  Tại hội sở chính:  Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của GĐ/PGĐ ban QLRRTD: khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của GĐ/PGĐ ban QHKH trên báo cáo đề xuất tín dụng và GĐ/PGĐ ban QLRRTD trên báo cáo thẩm định rủi ro  Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của TGĐ/PTGĐ phụ trách rủi ro: khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của PTGĐQHKH trên báo cáo đề xuất tín dụng và TGĐ/PTGĐ phụ trách rủi ro trên báo cáo thẩm định rủi ro.  Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của hội đồng tín dụng trung ương: cán bộ QLRR chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và sao gửi các thành viên hội đồng tín dụng trung ương. Bước 4: Giải ngân và phát hành bảo lãnh  Giải ngân: Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm tiếp nhận và lập đề xuất giải ngân  Trình duyệt giải ngân: Bộ phận QTTD chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giải ngân, hạn mức tín dụng của khách hàng, các điều kiện giải ngân trong hợp đồng tín dụng, quyết định phê duyệt tín dụng, thẩm quyền và chữ ký của cán bộ đề xuất và phê duyệt đề xuất giải ngân  Phê duyệt giải ngân: căn cứ vào đề xuất giải ngân của bộ phận QHKH, QTTD và hồ sơ giải ngân, cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân xem xét và ra quyết định  Thực hiện giải ngân và lưu trữ hồ sơ Bước 5: Giám sát và kiểm soát  Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm theo dõi quá trình phê duyệt và xác định khoản vay/bảo lãnh đã được giải ngân/phát hành bảo lãnh, nghĩa vụ của KH đối với BIDV đã phát sinh để có biện pháp kiểm tra, giám sát, thu hồi.  Bộ phận QLRR chịu trách nhiệm phối hợp với bộ phận QHKH và QTTD trong việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp khoản tín dụng/KH có dấu hiệu bất thường hoặc khoản vay của KH chuyển sang nợ xấu, quản lý
  • 30. 21 danh mục các khoản nợ xấu, nợ chuyển ngoại bảng, các khoản đã được bán nợ, khoanh nợ,…  Bộ phận QTTD chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến trạng thái các khoản nợ vay/bảo lãnh của các KH, qua đó cảnh báo các dấu hiệu rủi ro cho bộ phận QHKH. Bước 6: Thu nợ, lãi phí  Cán bộ QHKH chịu trách nhiệm thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi và phí đúng hạn  Ngay sau khi giải ngân, cán bộ QTTD cài đặt thu nợ gôc, lãi tự động trên máy hoặc lập chỉ thị thu nợ gửi bộ phận GDKH để thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí. Bước 7: Thanh lý hợp đồng, giải tỏa bảo lãnh.  Thanh lý hợp đồng cho vay: khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi, phí, bộ phận QHKH phối hợp với bộ phận QTTD và GDKH thực hiện đối chiếu kiểm tra lại số tiền thu nợ để tất toán hồ sơ tín dụng, giải chấp các hợp đồng bảo đảm, thanh lý các hợp đồng (nếu có) và lưu trữ hồ sơ tín dụng đã tất toán.  Thanh lý hợp đồng bảo lãnh: trường hợp thư bảo lãnh có thời hạn hết hiệu lực mở hoặc hết hiệu lực trước thời hạn đã xác định trong thư bảo lãnh, bộ phận QHKH có trách nhiệm theo dõi và đôn đốc khách hàng cung cấp các bằng chứng liên quan đến điều kiện hết hiệu lực của thư bảo lãnh. Khi nhận được các bằng chứng liên quan, bộ phận QHKH lập đề xuất tât toán bảo lãnh, chuyển đề xuất tất toán kèm theo hồ sơ liên quan chuyển sang bộ phận QTTD. Cán bộ QTTD đồng thời thực hiện thu phí bảo lãnh còn lại (nếu có) và tất toán bảo lãnh. Quy trình tín dụng của BIDV gồm 7 bước, được xây dựng dựa trên lý thuyết và thực tế phát sinh tại BIDV. Như đã nói, việc xây dựng quy trình tín dụng này đã góp phần rất lớn trong việc hạn chế tỷ lệ nợ xấu của BIDV ở mức dưới 3% trong suốt 5 năm (từ 2008 đến 2012). Tuy mỗi bước trong quy trình đều có tầm quan trọng nhất định nhưng không thể phủ nhận vai trò quyết định của công tác XHTD ngay từ bước đầu tiên của quy trình. 3.4. HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA BIDV 3.4.1. Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của BIDV Bộ phận QHKH tại các chi nhánh thực hiện việc chấm điểm tín dụng KH DN theo trình tự 6 bước của mô hình XHTD do Earns & Young thiết kế, được quy định cụ thể trong công văn số 8958/QĐ-BNC, quyết định về việc ban hành hệ thống XHTD nội bộ được thông qua vào ngày 20/10/2006. Mục tiêu của việc XHTD nói chung là để đánh giá rủi ro
  • 31. 22 của khách hàng dựa trên các yếu tố như ngành nghề kinh tế, quy mô doanh nghiệp, loại hình sở hữu, độ tin cậy của BCTC của DN, từ đó đưa ra quyết định cấp tín dụng cũng như thiết lập các chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Hình 3.8 Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của BIDV (Nguồn: Tổng hợp dựa trên quy trình XHTD của BIDV) Bước 1: Xác định ngành nghề kinh doanh Việc xác định ngành nghề kinh doanh của DN dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của KH. Trong đó, hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại từ 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu hằng năm của KH. Trong trường hợp KH kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào có doanh thu chiếm từ trên 50% thì chi nhánh được quyền lựa chọn ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà KH có hoạt động để xếp hạng. Bước 2: Xác định quy mô Quy mô hoạt động của KH phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà KH đang có hoạt động. Quy mô của KH được xác định dựa trên việc chấm điểm các chỉ tiêu sau: - Vốn chủ sở hữu - Số lượng lao động - Doanh thu thuần - Tổng tài sản Quy mô của KH được chia thành 3 loại như sau: - KH quy mô lớn: có tổng số điểm từ 22 điểm đến 32 điểm. - KH quy mô vừa: có tổng số điểm từ 12 điểm đến 21 điểm. - KH quy mô nhỏ: có tổng số điểm dưới 12 điểm. Xác định ngành nghề kinh tế: - Nông, lâm, thủy sản - Thương mại, dịch vụ - Xây dựng -Công nghiệp Xác định quy mô: - Lớn - Vừa - Nhỏ Xác định loại hình sở hữu của DN: - DN Nhà nơớc - DN có vốn đầu tư nước ngoài - DN khác Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Tổng hợp điểm và xếp hạng
  • 32. 23 Căn cứ để phân loại KH có quy mô lớn, vừa và nhỏ: xem Phụ lục 6. Bước 3: Xác định loại hình sở hữu của KH Căn cứ vào đối tượng sở hữu, KH được chia thành các loại khác nhau: - KH là doanh nghiệp nhà nước - KH là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - KH khác Với mỗi loại KH, hệ thống XHTD quy định cách chấm điểm riêng đối với trường hợp KH đang có quan hệ tín dụng hoặc KH mới chưa có quan hệ tín dụng tại BIDV. Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính Các chỉ tiêu tài chính gồm 14 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm như sau:  Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (3 chỉ tiêu)  Nhóm chỉ tiêu hoạt động (4 chỉ tiêu)  Nhóm chỉ tiêu cân nợ (2 chỉ tiêu)  Nhóm chỉ tiêu thu nhập (5 chỉ tiêu) Cơ cấu điểm (trọng số) của các chỉ tiêu tài chính được quy định khác nhau cho các ngành khác nhau nhằm đánh giá đúng bản chất và đặc thù riêng của mỗi ngành kinh tế. Chi tiết về các chỉ tiêu và cách chấm điểm các chỉ tiêu tài chính được thực hiện theo Phụ lục 7. Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Thông thường, bộ chỉ tiêu phi tài chính gồm 40 chỉ tiêu thuộc 5 nhóm: Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ (2 chỉ tiêu) Trình độ quản lý và môi trường nội bộ của DN (9 chỉ tiêu) Quan hệ với ngân hàng (11 chỉ tiêu) Các nhân tố bên ngoài (7 chỉ tiêu) Các đặc điểm hoạt động của KH (11 chỉ tiêu) Tuy nhiên do đặc thù riêng của mỗi ngành nên số lượng, giá trị chuẩn và trọng số của các chỉ tiêu phụ trong nhóm các chỉ tiêu phi tài chính của các ngành/nhóm ngành khác nhau là khác nhau. Trọng số của nhóm các chỉ tiêu phi tài chính được quy định như sau: Bảng 3.6 Điểm có trọng số theo loại hình doanh nghiệp các chỉ tiêu phi tài chính trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BIDV STT Các chỉ tiêu DNNN DN có vốn đầu tư nước ngoài DN khác 1 Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ 6% 7% 5% 2 Trình độ quản lý 28% 26% 28% 3 Quan hệ với ngân hàng 37% 37% 37% 4 Các nhân tố bên ngoài 10% 10% 11% 5 Các đặc điểm hoạt động khác 19% 20% 19%
  • 33. 24 Tổng số 100% 100% 100% (Nguồn: Sổ tay tín dụng BIDV) Chi tiết về các nhóm chỉ tiêu phi tài chính và cách chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính được thực hiện theo Phụ lục 9. Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng Tổng hợp điểm: tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phụ thuộc vào độ tin cậy của BCTC của KH. Tổng điểm = Điểm các chỉ × tiêu tài chính Tỷ trọng các + chỉ tiêu tài chính Điểm các chỉ × tiêu phi tài chính Tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính Bảng 3.7 Điểm có trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính trong chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BIDV Chỉ tiêu BCTC đã được kiểm toán BCTC chưa được kiểm toán Tỷ trọng chỉ tiêu tài chính 35% 30% Tỷ trọng chỉ tiêu phi tài chính 65% 65% (Nguồn: Sổ tay tín dụng BIDV) - Dựa trên tổng điểm đạt được, KH được xếp vào một trong 10 nhóm theo thang điểm sau: Bảng 3.8 Hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BIDV Điểm Xếp loại Ý nghĩa 90-100 AAA Là KH đặc biệt tốt, HĐKD có hiệu quả rất cao và liên tục tăng trưởng mạnh; tiềm lực tài chính đặc biệt mạnh đáp ứng được tốt mọi nghĩa vụ trả nợ; cho vay đối với KH này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn 83-90 AA Là KH rất tốt, HĐKD có hiệu quả cao và tăng trưởng vững chắc; tình hình tài chính tốt đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đã cam kết. Cho vay đối với các KH này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn 77-83 A Là KH tốt, HĐKD có luôn tăng trưởng và có hiệu quả; tình hình tài chính ổn định, khả năng trả nợ đảm bảo. Cho vay đối với các KH này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn 71-77 BBB Là KH tương đối tốt, HĐKD có hiệu quả nhưng nhạy cảm với các thay đổi về điều kiện ngoại cảnh; tình hình tài chính ổn định, khả năng trả nợ đảm bảo. Cho vay đối với các KH này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu KH suy giảm khả năng trả nợ 65-71 BB Là KH bình thường, HĐKD có hiệu quả tuy nhiên hiệu quả không cao và rất nhạy cảm với các điều kiện ngoại cảnh. KH này có một số yếu điểm về tài chính, khả năng quản lý. Cho vay đối với các KH này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu KH suy giảm khả năng trả nợ 59-65 B Là KH cần chú ý, HĐKD hầu như không có hiệu quả, năng lực tài chính suy giảm, trình độ quản lý còn nhiều bát cập; dư nợ vay của các KH này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
  • 34. 25 53-59 CCC Là KH yếu, HĐKD cầm chừng, năng lực quản trị không tốt; tài chính mất cân đối và chịu tác động lớn khi có các thay đổi về môi trường kinh doanh. Dư nợ vay của các KH này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. 44-53 CC Là KH yếu kém, HĐKD cầm chừng, không thực hiện đúng các cam kết về trả nợ. Dư nợ vay của các KH này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi 35-44 C Là KH rất yếu, kinh doanh thua lỗ và rất ít có khả năng phục hồi. Dư nợ vay của các KH thuộc loại này có khả năng tổn thất rất cao 0-34 D Đây là các KH đặc biệt yếu kém, kinh doanh thua lỗ kéo và không còn khả năng khôi phục. Dư nợ vay của các KH thuộc loại không còn khả năng thu hồi, mất vốn Các chi nhánh sẽ tổ chức chấm điểm và xếp hạng KH theo định kỳ (phụ thuộc vào dư nợ tín dụng của KH tại BIDV) trên cơ sở BCTC năm gần nhất và các thông tin cập nhật nhất thu thập được liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của KH. Tần suất chấm điểm KH được nêu chi tiết ở Phụ lục 11. 3.4.2. Nghiên cứu một tình huống xếp hạng tín dụng tại BIDV Sau đây là một ví dụ minh họa về quy trình XHTD và cách xác định giá trị, chấm điểm các chỉ tiêu một cách cụ thể. Trình tự các bước xếp hạng trên thực tế: Sau khi nhận được BCTC cũng như các thông tin KH thu thập được theo mẫu (Phụ lục 12), CBTD sẽ thực hiện các bước sau: Bước 1: Xác định ngành nghề kinh tế của DN Doanh nghiệp được đề cập trong báo cáo thuộc loại hình Cty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) MTV (sau đây được gọi là DN X). 99,5% doanh thu của DN đến từ HĐKD trong lĩnh vực xây dựng. Do vậy, xây dựng là ngành nghề kinh doanh chính của DN. Bước 2: Xác định quy mô2 Quy mô của KH phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế mà KH đang có hoạt động, được xác định dựa trên các chỉ tiêu: Vốn chủ sở hữu: 77.144 triệu đồng = 30 điểm Số lượng lao động: 1.278 người = 15 điểm Doanh thu thuần: 515.302 triệu đồng = 40 điểm Tổng tài sản: 442.789 triệu đồng = 15 điểm Tổng điểm của KH: = 100 điểm 2 Vì có sự không đồng bộ giữa Quyết định 8958 của BIDV và Phụ lục cách xác định quy mô DN mà người viết được cung cấp nên có sự sai khác về điểm số trong tình huống thực tế so với lý thuyết áp dụng (Nguồn: Sổ tay tín dụng BIDV)
  • 35. 26 Theo hệ thống XHTD đối với KH là DN, vì DN X có tổng số điểm 100 điểm nên thuộc loại hình DN có quy mô lớn. Bước 3: Xác định loại hình sở hữu của KH Căn cứ vào những thông tin thu thập được từ KH cũng như trong BCTC, X thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước, đã từng có quan hệ tín dụng với BIDV. Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính Các số liệu cơ bản về tình hình tài chính của DN X này tại thời điểm xếp hạng năm 2012 được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.9 Tóm tắt bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2012 của doanh nghiệp X Đvt: triệu đồng STT Chỉ tiêu Số tiền A TÀI SẢN NGẮN HẠN 362.353 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 50.628 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 194.795 Trong đó: Phải thu KH 164.599 4 Hàng tồn kho 93.845 5 Tài sản ngắn hạn khác 23.085 B TÀI SẢN DÀI HẠN 80.436 1 Tài sản cố định 21.575 2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3.188 3 Tài sản dài hạn khác 55.672 C NỢ PHẢI TRẢ 365.644 1 Nợ ngắn hạn 359.162 Trong đó: Phải trả người bán 50.794 2 Nợ dài hạn 6.483 D VỐN CHỦ SỞ HỮU 77.144 Tổng giá trị tài sản hoặc nguồn vốn 442.789 Kết quả kinh doanh năm 2012, DN X đạt doanh thu 515.302 triệu đồng, giá vốn hàng bán là 447.347 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế thu nhập DN là 9.480 triệu đồng. Tổng lãi vay đã thanh toán cho các NH là 14.041 triệu đồng. Căn cứ vào hệ thống chấm điểm tín dụng của BIDV thì các chỉ tiêu tài chính của DN này được chấm như sau: Bảng 3.10 Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp X theo hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV Chỉ tiêu Công thức tính Đơn vị Tỷ trọng Giá trị Điểm số Điểm trọng số Chỉ tiêu thanh khoản 25% (Nguồn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam)
  • 36. 27 1. Khả năng thanh toán hiện hành TSNH/Nợ ngắn hạn Lần 8% 1,01 80 6,4 2. Khả năng thanh toán nhanh (TSNH-HTK)/Nợ ngắn hạn Lần 12% 0,75 100 12 3. Khả năng thanh toán tức thời Tiền & các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn Lần 5% 0,14 100 5 Chỉ tiêu hoạt động 25% 4. Vòng quay vốn lưu động DTT/TSNH BQ Lần 7% 1,16 60 4,2 5. Vòng quay hàng tồn kho GVHB/HTK BQ Lần 7% 3,49 100 7 6. Vòng quay các khoản phải thu DTT/CKPT BQ Lần 6% 2,19 60 3,6 7. Hiệu suất sử dụng TSCĐ DTT/GT còn lại của TSCĐ BQ % 5% 9,33 100 5 Chỉ tiêu cân nợ 25% 8. Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản % 10% 82,4 7 60 6 9. Nợ dài hạn/VCSH Nợ dài hạn/VCSH % 15% 8,35 100 15 Chỉ tiêu thu nhập 25% 10. Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần LNG từ BH & CCDV/DTT % 6% 17,7 2 100 6 11. Lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần (LNT từ HĐKD- TN thuần từ HĐTC+Chi phí PHĐTC)/DTT % 6% 4,81 100 6 12. Lợi nhuận sau thuế/VCSH bình quân LNST/VCSH BQ % 4% 13,0 9 60 2,4 13. Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân LNST/Tổng tài sản BQ % 4% 2,30 80 3,2 14. EBIT/Chi phí lãi vay (LNTT+CPLV)/CPLV Lần 5% 1,68 60 3 Tổng điểm các chỉ tiêu tài chính của DN X đạt được là 84,8. Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Nhóm các chỉ tiêu phi tài chính bao gồm khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ với NH, các nhân tố bên ngoài, các đặc điểm hoạt động khác. Vì DN X thuộc loại hình DNNN nên tỷ trọng các chỉ tiêu được quy định và chấm điểm như bảng 3.11 dưới đây: Bảng 3.11 Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp X theo hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV Chỉ tiêu Tỷ trọng Giá trị Điểm số Điêm trọng số I. Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ 6% 1. Khả năng trả nợ gốc trung, dài hạn 2,40% 3 lần 100 2,4 2. Nguồn trả nợ của KH theo đánh giá của CBTD 3,60% Nguồn trả nợ đáng tin cậy, DN hoàn toàn có khả năng trả nợ đúng hạn 100 3,6 II. Trình độ quản lý và môi trường nội bộ 28% (Nguồn: Trích từ dữ liệu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam)
  • 37. 28 3. Lý lịch tư pháp của người đứng đầu doanh nghiệp/ Kế toán trưởng 2,80% Lý lịch tư pháp tốt 100 2,8 4. Kinh nghiệm chuyên môn của người trực tiếp quản lý DN 2,80% 18 năm 100 2,8 5. Trình độ học vấn của người trực tiếp quản lý DN 2,52% Đại học 60 1,512 6. Năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý DN theo đánh giá của CBTD 4,20% Khá 60 2,520 7. Quan hệ của ban lãnh đạo với các cơ quan hữu quan 4,48% Có mối quan hệ tốt, có thể tận dụng cơ hội tốt cho sự phát triển của DN 100 4,480 8. Tính năng động và độ nhạy bén của Ban lãnh đạo DN với sự thay đổi của thị trường theo đánh giá của CBTD 2,80% Khá năng động, phản ứng nhanh trước những thay đổi của thị trường 80 2,240 9. Môi trường kiểm soát nội bộ của DN theo đánh giá của CBTD 2,80% Các quy trình kiểm soát nội bộ & quy trình hoạt động được thiêt lập, cập nhật thường xuyên, phát huy hiệu quả cao trên thực tế. Cơ cấu tổ chức tốt 100 2,8 10. Môi trường nhân sự nội bộ của DN 2,80% Tốt 80 2,240 11. Tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của DN trong giai đoạn từ 2 đến 5 năm tới 2,80% Có tầm nhìn & chiến lược kinh doanh, tuy nhiên tính khả thi trong 1 số trường hợp còn hạn chế 60 1,680 III. Quan hệ với ngân hàng 37% 12. Lịch sử trả nợ của KH (bao gồm cả gốc và lãi) trong 12 tháng qua 3,70% Luôn trả nợ đúng hạn 100 3,7 13. Số lần cơ cấu lại (bao gồm cả gốc và lãi) trong 12 tháng qua 3,33% 0 lần 100 3,33 14. Tỷ trọng nợ (nợ gốc) cơ cấu lại trên tổng dư nợ tại thời điểm đánh giá 3,33% 0% 100 3,33 15. Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại 3,33% Không có nợ quá hạn 100 3,33 16. Lịch sử quan hệ đối với các cam kết ngoại bảng (thư tín dụng, bảo lãnh, các cam kết thanh toán khác…) 3,33% BIDV chưa lần nào phải thực hiện thay các nghĩa vụ cho KH trong 24 tháng qua hoặc KH không có giao dịch ngoại bảng 100 3,33 17. Tình hình cung cấp thông tin của KH theo yêu cầu của BIDV trong 12 tháng qua 3,33% Thông tin luôn được cung cấp đầy đủ, đúng thời hạn & đảm bảo chính xác theo yêu cầu của BIDV. Rất tích cực hợp tác trong việc cung cấp thông tin 100 3,33
  • 38. 29 18. Tỷ trọng doanh thu chuyển qua BIDV trong tổng doanh thu (trong 12 tháng qua) so với tỷ trọng tài trợ vốn của BIDV trong tổng số vốn được tài trợ của DN 3,33% 192% 100 3,33 19. Mức độ sử dụng các dịch vụ (tiền gửi và các dịch vụ khác) của BIDV 3,33% KH sử dụng các dịch vụ của BIDV với mức độ lớn nhất so với các NH khác 80 2,664 20. Thời gian quan hệ tín dụng với BIDV 3,33% 15 năm 100 3,33 21. Tình trạng nợ quá hạn tại các NH khác trong 12 tháng qua 3,33% Không có nợ quá hạn/ không có dư nợ vay tại các NH khác 100 3,33 22. Định hướng quan hệ tín dụng với KH theo quan điểm của CBTD 3,33% Duy trì 60 1,998 IV. Các nhân tố bên ngoài 10% 23. Triển vọng ngành 3,00% Tương đối phát triển 80 2,4 24. Khả năng gia nhập thị trường của các DN mới theo đánh giá của CBTD 2,00% Rất khó 100 2 25. Tính ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào (khối lượng và giá cả) 2,00% Tương đối ổn định hoặc có biến động nhưng ít ảnh hưởng đến HĐKD & lợi nhuận của DN 60 1,2 26. Các chính sách bảo hộ/ ưu đãi của nhà nước 1,50% Không có chính sách bảo hộ/ ưu đãi hoặc có nhưng DN không thể tận dụng để các chính sách này phát huy hiệu quả trong HĐKD 60 0,9 27. Mức độ phụ thuộc của HĐKD của DN vào các điều kiện tự nhiên 1,50% Có phụ thuộc nhưng ảnh hưởng không đáng kể 80 1,2 V. Các đặc điểm hoạt động khác 19% 28. Sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp (nguồn nguyên liệu đầu vào) 1,90% Bình thường 60 1,14 29. Sự phụ thuộc vào một số ít người tiêu dùng (sản phẩm đầu ra) 1,71% Bình thường 60 1,026 30. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của doanh thu của DN trong 3 năm gần đây 1,52% 11% 80 1,216 31. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của lợi nhuận (sau thuế) của DN trong 3 năm gần đây 1,52% -3258% 20 0,304 32. Số năm hoạt động trong ngành 2,28% 17 năm 100 2,280 33. Phạm vi hoạt động của DN (tiêu thụ sản phẩm) 1,52% Toàn quốc 100 1,520 34. Uy tín của DN đối với người tiêu dùng 2,28% Có thương hiệu được đăng ký trong hoặc ngoài nước, được nhận các giải thưởng cấp quốc gia, quốc tế 100 2,280 35. Mức độ bảo hiểm tài sản 1,52% 0% 20 0,304
  • 39. 30 36. Ảnh hưởng của sự biến động nhân sự đến HĐKD của DN trong 2 năm gần đây 1,71% Có biến động, không ảnh hưởng đối với HĐKD của DN; hoặc ít/ không có biến động 60 1,026 37. Khả năng tiếp cận các nguồn vốn 1,52% Có thể tiếp cận nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên quy mô huy động còn hạn chế 80 1,216 38. Triển vọng phát triển của DN theo đánh giá của CBTD 1,52% Phát triển ở mức độ trung bình và tương đối vững chắc trong 3 đến 5 năm tới 80 1,216 Tổng điểm các chỉ tiêu phi tài chính theo trọng số của X là 85,30 điểm. Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng - Tổng hợp điểm: Vì BCTC của KH X cung cấp cho BIDV là báo cáo đã qua kiểm toán nên trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính lần lượt là 35% và 65%. Điểm của KH= 84,8 × 35% + 85,30 × 65% = 85,13 Dựa trên điểm đạt được, KH được xếp vào nhóm KH AA. Với mức xếp hạng này, X được đánh giá là KH rất tốt, HĐKD có hiệu quả cao và tăng trưởng vững chắc; tình hình tài chính tốt đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đã cam kết. Cho vay đối với các KH này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn, rủi ro thấp. 3.5. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA BIDV VÀ VIETCOMBANK 3.5.1. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank VCB được coi là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc chấm điểm tín dụng khi bắt đầu áp dụng hệ thống XHTD nội bộ được xây dựng dựa trên sự tư vấn của các chuyên gia tài chính của WorldBank vào năm 2004. Nhìn chung, quy trình XHTD DN của VCB bao gồm 4 bước: xác định ngành nghề/lĩnh vực, chấm điểm quy mô, chấm điểm các chỉ số tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính, tổng hợp điểm và phân loại. Tuy số bước thực hiện của quy trình này ít hơn quy trình XHTD DN của BIDV nhưng về bản chất của chúng là hoàn toàn như nhau. Điển hình là, cùng xác định rủi ro của DN thông qua các nhân tố như ngành nghề kinh tế, quy mô DN, dựa trên những thông tin có được để chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính và cuối cùng là phân loại khách hàng dựa trên tổng điểm có được. Mặt khác, vì 2 hệ thống XHTD của VCB và BIDV được xây dựng bởi 2 tổ chức tài chính khác nhau nên sẽ có những điểm khác nhau như về tỷ trọng của các chỉ tiêu khi chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính; cách xác định quy mô, v.v… (Nguồn: NH TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam)
  • 40. 31 Hình 3.9 Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank Chi tiết về quy trình XHTD của VCB được thể hiện trong Phụ lục 12. 3.5.2. Áp dụng tình huống công ty X theo mô hình xếp hạng tín dụng của Vietcombank Bước 1: Xác định ngành nghề kinh doanh, quy mô, loại hình sở hữu của DN Đây chính là gộp chung 3 bước riêng biệt: xác định ngành nghề kinh doanh, xác định quy mô và xác định loại hình sở hữu của khách hàng trong quy trình XHTD của BIDV  Xác định ngành nghề kinh doanh Vì 99,5% doanh thu của DN X đến từ HĐKD trong lĩnh vực xây dựng. Do vậy, xây dựng là ngành nghề kinh doanh chính của DN.  Xác định quy mô Quy mô của KH phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế mà KH đang có hoạt động, được xác định dựa trên các chỉ tiêu: Vốn chủ sở hữu: 77.144 triệu đồng = 30 điểm Số lượng lao động: 1.278 người = 12 điểm Doanh thu thuần: 515.302 triệu đồng = 40 điểm Thông tin về doanh nghiệp Chấm điểm phi tài chính Xác định quy mô Xác định ngành nghề kinh tế Chấm điểm tài chính Xác định được DN thuộc ngành: - Nông, lâm, thủy sản; - Thương mại, dịch vụ; - Xây dựng; - Công nghiệp Xác định được DN thuộc loại - Lớn; - Vừa; - Nhỏ Yếu tố khác Dòng tiền Quản lý Uy tín giao dịch Yếu tố bên ngoài Hạng của khách hàng Tổng hợp điểm Điểm phi tài chính Điểm tài chính Nguồn: Sổ tay tín dụng Vietcombank 2004
  • 41. 32 Nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước: 0 triệu đồng = 1 điểm Tổng điểm của KH: = 83 điểm Theo hệ thống XHTD đối với KH là DN, vì DN X có tổng số điểm là 83 điểm nên thuộc loại hình DN có quy mô lớn. Cách chấm điểm quy mô của VCB được thực hiện theo Phụ lục 12.  Xác định loại hình sở hữu Căn cứ vào những thông tin thu thập được từ KH cũng như trong BCTC, X thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước. Nhận xét: Không có sự khác biệt khi đánh giá KH X thông qua các chỉ tiêu ngành nghề kinh doanh, quy mô, loại hình sở hữu theo 2 hệ thống XHTD của BIDV và VCB. Bước 2: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính Đây chính là bước 4 trong quy trình XHTD của BIDV Cách chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của VCB được thực hiện theo Phụ lục 12. Vì DN X thuộc loại DN có quy mô lớn, thuộc ngành xây dựng nên các chỉ tiêu tài chính được tính như sau: Bảng 3.12 Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp X theo hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank Chỉ tiêu Công thức tính Đơn vị Tỷ trọng Giá trị Điểm số Điểm trọng số Chỉ tiêu thanh khoản 16% 15. Khả năng thanh toán hiện hành TSNH/Nợ ngắn hạn Lần 8% 1,01 80 6,4 16. Khả năng thanh toán nhanh (TSNH-HTK)/Nợ ngắn hạn Lần 8% 0,75 100 8 Chỉ tiêu hoạt động 30% 17. Vòng quay hàng tồn kho GVHB/HTK BQ Lần 10% 3,49 100 10 18. Kỳ thu tiền bình quân 360/(DTT/CKPT BQ) Ngày 10% 164 20 2 19. Doanh thu/ tổng tài sản DTT/Tổng tài sản Lần 10% 1,16 20 2 Chỉ tiêu cân nợ 30% 20. Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản % 10% 82,47 20 2 21. Nợ phải trả/VCSH Tổng nợ phải trả /VCSH % 10% 82,47 20 2 22. Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng % 10% 0,78 80 8 Chỉ tiêu thu nhập 24% 23. Tổng thu nhập trước thuế/Doanh Tổng thu nhập trước % 8% 1,84 20 1,6
  • 42. 33 thu thuế/Doanh thu 24. Tổng thu nhập trước thuế/Tổng tài sản Tổng thu nhập trước thuế/Tổng tài sản bình quân % 8% 2,30 20 1,6 25. Tổng thu nhập trước thuế/VCSH Tổng thu nhập trước thuế/VCSH bình quân % 8% 13,09 100 8 Nguồn: Sổ tay tín dụng của Vietcombank 2004 Điểm các chỉ tiêu tài chính của DN X sau khi đã nhân trọng số theo mô hình XHTD của VCB là 51,6 điểm. Nhận xét: Theo cách xếp hạng của VCB, điểm các chỉ tiêu tài chính của DN X thấp hơn nhiều so với điểm theo BIDV vì cách tính một số chỉ tiêu thu nhập, cách cho điểm và tỷ trọng điểm của từng tỷ số giữa hai hệ thống khác nhau. Ngoài ra, cũng có một số chỉ tiêu như khả năng thanh toán tức thời, vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng TSCĐ, nợ dài hạn/VCSH BIDV có mà VCB không có và ngược lại. Bước 3: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Đây chính là bước 5 trong quy trình XHTD của BIDV Bảng 3.13 Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp X theo hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank Chỉ tiêu Tỳ trọng Giá trị Điểm số Điểm trọng số Dòng tiền 20% 60 12 Hệ số khả năng trả lãi 1,68 lần 8 Hệ số khả năng trả nợ gốc 0,03 lần 8 Xu hướng lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ Tăng 16 Trạng thái lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động > lợi nhuận thuần 20 Tiền và các khoản tương đương tiền/VCSH 0,66 8 Chất lượng quản lý 27% 92 24,84 1. Kinh nghiệm trong ngành của ban quản lý liên quan đến dự án đề xuất 18 năm 16 2. Kinh nghiệm ban quản lý 18 năm 20 3. Môi trường kiểm soát nội bộ Được xây dựng, ghi chép và kiểm tra thường xuyên 20 4. Các thành tựu và thất bại của ban quản lý Đã có uy tín/ thành tựu trong lĩnh vực liên quan 20 5. Tính khả thi của phương án kinh doanh và dự toán tài chính Tương đối cụ thể, rõ ràng 16 Uy tin trong giao dịch (Quan hệ tín dụng) 20% 84 16,8 6. Trả nợ đúng hạn Trong khoảng 12 tháng qua 12 7. Số lần giãn nợ hoặc gia hạn nợ Không có 20
  • 43. 34 8. Nợ quá hạn trong quá khứ Không có 20 9. Số lần cam kết mất khả năng thanh toán Không có 20 10. Cung cấp thông tin đầy đủ và đúng hạn theo yêu cầu Trong thời gian 12 tháng qua 12 Uy tin trong giao dịch (Quan hệ phi tín dụng) 13% 64 8,32 11. Thời gian duy trì tài khoản với BIDV 15 năm 20 12. Số lượng ngân hàng khác mà khách hàng duy trì tài khoản 4 8 13. Số lượng giao dịch trung bình hàng tháng với tài khoản tại BIDV 85 lần 16 14. Số lượng các loại giao dịch với BIDV 5 16 15. Số lượng tiền gửi trung bình tháng tại BIDV 3 tỷ đồng 4 Các yếu tố bên ngoài 7% 96 6,72 16. Triển vọng ngành Phát triển 20 17. Được biết đến Trên toàn cầu 20 18. Vị thế cạnh tranh Cao, được biết đến 20 19. Số lượng đối thủ cạnh tranh Ít 16 20. Thu nhập người đi vay chịu ảnh hưởng của quá trình cải cách đổi mới các DN Nhà nước Không 20 Các đặc điểm hoạt động khác 13% 100 13 21. Đa dạng hóa hoạt động theo ngành, thị trường, vị trí Đa dạng hóa cao độ 20 22. Thu nhập từ hoạt động xuất khẩu Dưới 20% thu nhập 8 23. Phụ thuộc vào đối tác Ít 16 24. Lợi nhuận sau thuế những năm gần đây Có tăng trưởng 16 25. Vị thế của công ty Đối với DN Nhà nước Độc quyền quốc gia – lớn 20 Chủ thể khác Công ty lớn, có niêm yết 20 Nguồn: Sổ tay tín dụng của Vietcombank 2004 Cách chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính được thực hiện theo Phụ lục 12. Ghi chú: Giá trị của các chỉ tiêu phi tài chính của DN X dựa trên mô hình chấm điểm tín dụng của VCB đã được người viết quy đổi tương đương với mô hình XHTD của BIDV để dễ dàng cho việc chấm điểm và theo dõi và so sánh. Tổng điểm các chỉ tiêu phi tài chính của DN X tính theo mô hình XHTD của VCB là 81,68 điểm, hơi thấp hơn so với điểm theo BIDV (85,30 điểm) Bước 4: Tổng hợp điểm và xếp hạng Đây chính là bước 6 trong quy trình XHTD của BIDV